Ngày 26-05-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Não
Lm Vũđình Tường
00:40 26/05/2022
Dựa vào suy nghĩ, lí luận chúng ta hiểu sự vật quanh ta, tuy nhiên khi nói đến tình yêu chúng ta lệ thuộc vào con tim nhiều hơn khối óc. Trong rất nhiều trường hợp tim và tim óc hợp tác, sinh hoạt hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên về phương diện tâm linh, cả tim lẫn óc đều bối rối bởi tâm linh cần niềm tin, lòng mến. Chính niềm tin và lòng mến dẫn con người đến Đấng Tạo Hoá.

Đức Kitô dùng ngôn ngữ loài người giảng giải về tình yêu Chúa. Ngài kêu gọi chúng ta học cách yêu thương của Ngài để yêu thương anh em. Đi tìm hiểu tình yêu của người khác quả là việc khó khăn, trở ngại bởi tình yêu không theo luật hài hoà, lí luận hợp lí của khối óc. Như thế con tim có luật riêng của nó. Tìm hiểu tình yêu của Thiên Chúa, không những đã gặp rất nhiều trở ngại và còn có thể đi đến lầm lạc hại cho đời sống tâm linh, bởi chúng ta là tạo vật sao có thể hiểu được Đấng dựng nên ta. Tình yêu giới hạn của ta không thể nào hiểu thấu tình yêu vô hạn của Thiên Chúa. Dùng tình yêu nhỏ bé, giới hạn tìm hiểu tình yêu vô hạn là làm công việc dùng giây trói, cột mây trời. Làm sao cản được mây bay. Quả là mất công, vô ích. Chúa yêu ta không phải để ta tìm hiểu về tình yêu Ngài, mà chính là để ta đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa. Đáp trả bằng cách chân thành đón nhận, ấp ủ trong tim, và dâng lời tạ ơn. Trí óc nhỏ bé, giới hạn của ta có khả năng ghi nhớ và hiểu ít nhiều về tình yêu thánh, nhưng trí óc không thể thấu hiểu mầu nhiệm tình yêu. Ngay cả khi chúng ta được Chúa cho diện kiến thánh nhan, chúng ta cũng không thể hiểu hết về tình yêu cao vời, tuyệt vời. Vì thế chọn lựa khôn ngoan đúng đắn nhất vẫn là khiêm nhường chấp nhận với lòng chân thành. Môn đệ Đức Kitô đi theo Ngài, nghe Ngài giảng giải, ăn cùng mâm. Các ông chỉ hiểu phần nào về tình yêu Chúa. Các ông gặp khó khăn ngay cả trong việc hiểu điều Đức Kitô giảng dậy.

Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô nhắc lại cho các tông đồ về việc tiên tri loan báo trước những gì sẽ xảy ra cho Ngài và điều đó xảy ra đúng như những gì đã viết.

'Đấng Thiên sai sẽ chịu nhiều đau khổ và sau ba ngày sẽ sống lại từ cõi chết' Lc 24,26.

Gợi nhớ lại cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô để giúp cho môn đệ nhận ra thực tế hiện tại. Ngay sau đó Đức Kitô kêu gọi các ông làm công việc rao giảng Tin Mừng- Tin Đức Kitô Phục Sinh. Thực tế hiện tại của Đức Kitô là Ngài sống lại từ cõi chết, và Ngài sẽ về trời cùng Chúa Cha. Thực tế hiện tại của các tông đồ là đi rao giảng Tin Mừng. Thực tế hiện tại của Ngôi Ba Thiên Chúa là thay thế Đức Kitô nơi trần gian, giúp môn đệ Đức Kitô hiểu nhiều hơn, sâu hơn, rộng hơn về những điều Đức Kitô đã rao giảng. Việc Đức Kitô về cùng Chúa Cha là một mầu nhiệm, sâu thẳm đến độ môn đệ chỉ có thể tuyên xưng để tin. Kitô hữu tuyên xưng mầu nhiệm này khi đọc kinh Tin Kính vào các dịp lễ trọng và Chúa Nhật quanh năm. Kitô hữu sống trong hy vọng, sau cuộc sống trần gian, còn cuộc sống Thiên Quốc. Sứ mạng trần thế của Đức Kitô chấm dứt; sứ mạng rao giảng về Đức Kitô phục sinh là của các tông đồ khởi đầu từ Giêrusalem và lan dần khắp các châu, cho đến hải đảo xa ngoài biển khơi.

'Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.... dậy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' Mt 28,14.

Đức Kitô không gặp bất cứ trở ngại nào về luật vật lí. Ngài lên trời trước mắt môn đệ. Đức Kitô hiện ra với các môn đệ xác định Ngài sống lại từ cõi chết. Ngài lên trời trước sự chứng kiến của các ông cho biết Ngài là Thiên Chúa và Ngài trở về cùng Chúa Cha. Tông đồ rao giảng Tin Mừng phục sinh đem lại vinh quang cho Thiên Chúa. Như thế vinh quang Thiên Chúa cùng vang lừng trên các tầng trời cũng như toàn cõi mặt đất.

Đức Kitô về cùng Chúa Cha và đồng thời cũng 'ở cùng các môn đệ mọi ngày cho đến tận thế' là một mầu nhiệm Kitô hữu tuyên xưng. Mầu nhiệm 'cùng lúc vừa vắng mặt vừa có mặt'. Ngài hiện diện trong Kinh Thánh, Lời Chúa, hiện diện khi ta tụ họp cầu nguyện, hiện diện nơi bí tích thánh, nhất là bí tích Thánh Thể.

Tông đồ không hiểu a/mầu nhiệm Phục Sinh, b/Lên trời và c/vừa vắng mặt vừa hiện hữu của Thiên Chúa, vì thế các ông tụ họp nơi thánh điện, vui mừng ca vang lời chúc tụng Thiên Chúa.

Các ông nhận biết Đức Kitô nói lời từ biệt, tâm tình giã biệt, không phải là cách li, chia tay, chia lìa mà chính là đoàn tụ, họp mặt, gặp gỡ dưới một hình thức khác, cao hơn, tâm tình hơn và cởi mở hơn.

Ngày lễ kính Đức Kitô về trời nhắc nhở chúng ta là thế hệ môn đệ sau các tông đồ, chúng ta cũng được chia sẻ sứ vụ đi làm cho mọi người trở thành môn đệ Đức Kitô. Chúng ta xin làm tròn vai trò Đức Kitô trao ban.

TiengChuong.org

Mind and heart

We use our mind to make sense of things, but when it comes to love, our heart is the main driver. Mind and heart work in reciprocity in most cases, but when it comes to the matter of faith in Christ; it is not mind and heart, but faith that is the decisive factor. Love and faith work together, and that leads God. Jesus used our human language to teach us about God's love for us. He called us to learn from Him to love others. Trying to understand a person's love is a challenging task because love does not follow the logic of a mind. A heart has rules of its own. Trying to make sense of God's love could potentially lead to having a fatal mistake, because we are unable to understand our Maker. God made us out of love, and has given us a mind and heart that enables us to love God. Our finite love is able to make sense of Jesus' teaching, but the finite could never match the infinity of the Divine love, even if God allows us to see God face to face. God's love is not for examining, but for appreciating, embracing and cherishing. A human mind is able to grasp some of the holy, but when it comes to a mystery of God's love, the wise choice is humility. Jesus' disciples were with Him, heard Him and dined with Him. They struggled hard to understand some of His teaching.

Before returning to the Father, Jesus reminds His disciples about the prophecy of Him. It happened as it was written,

'that the Messiah is to suffer and to rise from the dead on the third day' Lk 24,46.

Recalling the prophecy about His death and resurrection, Jesus helped the apostles to understand the present reality. He then asked them to move forward to make disciples of all the nations. The present reality was His Ascension, that Jesus was taking His place at the right hand of the Father. This is a part of the Creed we confess each Sunday. This mystery is beyond human query, in that it requires faith to believe. We live in faith with the hope that one day we will join Him. Jesus' saving mission on earth was completed, and the new mission begins. It is the mission of His disciples,

'Go, therefore, make disciples of all the nations.. And know that I am with you always, yes, to the end of time' Mat 28,19.

The risen Christ is not conditional on the laws of physic, and thus He was taken into heaven. His appearance to the apostles confirmed that Jesus is truly risen from death. The Ascension is the affirmation that Jesus is truly Son of God. The message which the apostles announced to the world gives glory to God. In this way, God is glorified both on earth as it is in heaven.

Jesus is -far away- taking place at the right hand of God and at the same time -near, and presence among us- is another mystery of our faith. He is truly present in his word, the sacraments and the celebration of the Eucharist.
Instead of discussing among themselves about the Ascension of the Lord, the apostles knew that His love for them was beyond comprehension, they gathered in the Temple joyfully giving thanks to God.

For Jesus, saying goodbye is not a separation, but rather a new beginning of a journey. His journey was returning to the Father. His disciples' journey was making disciple of others; The Advocate's journey was to be with Jesus' disciples. The Feast of the Ascension reminds us that we, the second generation disciples of Jesus, are being sent on the mission: Making disciples of others.
 
Ngày 27/05: Nỗi buồn và niềm vui – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:40 26/05/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa.”

Đó là lời Chúa
 
Hướng về trời cao
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
17:54 26/05/2022


Có một đàn chim đông đảo bị giam nhốt trong một chiếc lồng khá lớn. Kiếp sống ngục tù trong cảnh “chim lồng cá chậu” làm cho đa số chim trong lồng không có cơ hội cất cánh bay lên, thế nên đôi cánh của chúng gần như tê liệt. Đối với chúng, thế giới chỉ là chiếc lồng chật chội và khoảng không gian nhỏ hẹp chung quanh. Hằng ngày chúng chen chúc trong lồng, an phận sống kiếp gia cầm chờ ngày bị đem đi xào nấu.

Vào một ngày đẹp trời, con chim mẹ trổ được một lỗ hổng trên đỉnh chiếc lồng và thoát ra được bên ngoài, tung cánh bay vút lên cao giữa khung trời cao rộng.

Khi thấy chim mẹ được diễm phúc đó, đoàn chim con tràn đầy hân hoan và hy vọng. Nhiều con chim trong lồng bắt đầu cố gắng luyện tập cho đôi cánh mạnh mẽ lên để có thể bay cao, thoát ra khỏi chiếc lồng chật chội như ngục tù giam hãm đời mình, để bay vút lên trời xanh nối theo chim mẹ.

Hướng về trời cao

Qua biến cố sống lại và lên trời, Chúa Giê-su tỏ cho chúng ta thấy rằng kiếp người không phải chỉ giới hạn trên trái đất chật hẹp nầy nhưng còn được nối tiếp trong thế giới thiêng liêng và Ngài đã mở ra cho chúng ta một lối thoát, thoát ra khỏi thế giới tạm bợ để vào thiên quốc.

Sự kiện Chúa Giê-su lên trời hướng tâm hồn chúng ta về trời cao, giúp chúng ta biết cùng đích của đời người không phải là chốn trần gian tạm bợ, không phải là nấm mộ thấp hèn mà là cõi thiên đàng hạnh phúc. Ngài lên trời mở ra cho chúng ta một chân trời mới, một triển vọng mới.

Vì thế, chúng ta đừng bám chặt vào thế giới phù du tạm bợ này, vì không sớm thì muộn, chúng ta cũng phải từ bỏ nó. Vậy thì đừng đắm mình trong nếp sống ươn hèn tội lỗi, đừng ngụp lặn trong lạc thú mau qua, đừng chỉ biết cúi xuống để sống an phận, mà phải biết ngẩng đầu sống siêu thoát và biết hướng tâm hồn lên cao.

Khi đàn chim non thấy chim mẹ bay thoát ra khỏi chiếc lồng giam nhốt mình từ bấy lâu nay thì chúng quyết luyện tập cho đôi cánh được mạnh mẽ để có thể thoát ra khỏi chốn ngục tù, tung cánh bay lên cao như chim mẹ.

Vậy thì chúng ta cũng phải kiên trì luyện tập mỗi ngày, cho đức tin của mình được mạnh mẽ, cho tâm hồn đạo đức được gia tăng, cho lòng mến được dồi dào, nhờ đó, mai đây chúng ta có thể “cất cánh” về với Thiên Chúa là nguồn hoan lạc của chúng ta.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã xuống trần để vạch đường chỉ lối cho chúng con về thiên quốc. Chúa đã về trời để dọn sẵn chỗ ở cho chúng con trên thiên đàng như lời Chúa nói: “Thầy đi dọn chỗ cho các con, Thầy lại đến và đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó” (Ga 14, 3).

Xin cho chúng con biết rèn luyện “đôi cánh mến Chúa yêu người” cho mạnh mẽ, để đủ sức “bay” về nơi Chúa đã dọn sẵn cho chúng con trên cõi trời. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 26/05/2022

7. Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối giữ lời hứa, cho nên khi chúng ta cầu xin, thì cũng phải ôm lòng tin tuyệt đối mà tiếp nhận.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:02 26/05/2022
90. BẢO CỪ XÉT ÁN

Thái thú Trần Bảo Cừ là người Hàng Châu.

Khi ông ta đảm nhậm chức xét án viên tô giới Anh tại Thượng Hải, có lần xét án tội ăn trộm, biết tội phạm cũng là họ Trần nên nhướng mày giương mắt nói:

- “Người họ Trần của chúng ta không có ai làm nghề ăn trộm cả”.

Tiếp tục điều tra thì lại biết tên ăn trộm là người Hàng Châu thì lắc đầu liên tục nói:

- “Ái dà, ai cho phép mày làm người Hàng Châu?”

Xét hỏi xong thì nhắn với tên trộm:

- “Lần sau mày mà ăn trộm thì đi đến tô giới của người Pháp mà ăn trộm, đừng ăn trộm chỗ tô giới của người Anh nơi tao làm việc, nhớ đấy nhé, nhớ đấy nhé”.

(Tiếu lâm sử)

Suy tư 90:

Bổn phận của quan án là tìm ra cái tội của phạm nhân cách công minh theo luật pháp, rồi sau đó răn đe, dạy bảo, bỏ tù và có khi tuyên án tử theo luật pháp quy định, chứ không răn đe theo kiểu cảm tình lợi mình hại người.

Có rất nhiều người Ki-tô hữu sợ Chúa phạt nên phải ăn ở tốt lành, đó là cách suy nghĩ tiêu cực, bởi vì thật ra, Thiên Chúa không bao giờ phạt ai cả vì Ngài là tình thương, có phạt chăng chính là tự mình phạt mình mà thôi, tức là khi mình phạm tội, tội càng nặng thì lương tâm càng bất ổn, tinh thần suy sụp, thể xác mất quân bình, hành vi bất thường...

Thiên Chúa là Cha rất nhân từ đối với con cái, chứ không phải là ông quan nghiêm khắc đối với tội nhân. Người Ki-tô hữu phải nhớ lấy điều ấy để đáp trả tình yêu thương của Ngài trong cuộc sống của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
8g tối 27/5: Hiệp thông lần chuỗi với Giáo triều Rôma, cầu nguyện cho hòa bình thế giới, theo ý ĐTC
Giáo Hội Năm Châu
18:55 26/05/2022
 
Khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn
Lm. Minh Anh
21:20 26/05/2022

KHÚC DẠO ĐẦU CHO MỘT NIỀM VUI LỚN HƠN
“Cứ nói đi, đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con!”.

Trong cuốn “A Holy Rebellion”, “Một Cuộc Nổi Loạn Thánh”, Thomas Ice & Robert Dean đặt vấn đề, “Khi nào chúng ta hành động giống như Satan?”. Câu trả lời là, “Khi chúng ta chú ý hơn đến việc, đơn giản là, duy trì tình trạng hiện tại của mình. Khi chúng ta đặt lợi ích bản thân và vật chất trên lợi ích của Chúa Kitô. Và khi chúng ta coi khổ đau và cái chết trong cuộc sống của mình như một thất bại, thay vì là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn’, Niềm Vui Phục Sinh!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ý tưởng của hai tác giả trên một lần nữa được gặp thấy trong Lời Chúa hôm nay. Quan điểm của Chúa Giêsu hoàn toàn tương đồng với quan điểm của hai ông; rằng, khổ đau, bắt bớ, chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn!’. Vì thế, thông điệp “Ta ở cùng con” Chúa Giêsu gửi cho Phaolô qua bài đọc Công Vụ Tông Đồ cũng là thông điệp Ngài gửi cho các môn đệ và cả chúng ta qua bài Tin Mừng.

Khi nói, “Cứ nói đi, đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con!”, Chúa Giêsu muốn xác nhận những gì rồi đây, Phaolô sẽ phải chịu và điều đó có thể khiến ông sợ hãi là có thật! Việc người ta sẽ tìm cách bịt miệng Phaolô là có thật! Việc chống đối Phaolô và Phúc Âm Phaolô rao giảng là có thật! Vì vậy, Ngài trấn an, “Ta ở cùng con, không ai tra tay hại được con; vì Ta có một dân đông đảo trong thành này!”. Qua đó, Chúa Giêsu cho biết, bách hại, tù đày… Phaolô sẽ chịu, những gì không thể thiếu của người môn đệ, sẽ chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn’, “Niềm Vui Phục Sinh”, “Niềm Vui Thiên Chúa được nhận biết”. Dân thành này, rồi ra cũng tuyên xưng, “Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu” như dân các thành khác, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Với bài Tin Mừng, thông điệp của Chúa Giêsu càng đậm nét hơn. Với những ai theo Ngài, Chúa Giêsu thừa nhận những nỗi đau và u buồn đang ở phía trước họ, “Các con sẽ khóc lóc; còn thế gian, sẽ vui mừng”. Dẫu thế, Ngài kịp trấn an, “Thầy sẽ gặp lại các con!”; nói cách khác, “Thầy sẽ ở cùng các con, ở với các con và ở trong các con!”. Sau đó, không thể tin được, Ngài dùng một hình ảnh sống động, thú vị, tưởng như chính Ngài đã từng trải nghiệm, “Người phụ nữ sinh con rồi, thì không còn nhớ đến gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui”. Như vậy, Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng, sự hiện diện thường xuyên của Ngài bên chúng ta, trong chúng ta, với chúng ta, sẽ giúp chúng ta vượt qua bất cứ nghịch cảnh nào; và mọi hiểm nguy, đòn bọng, hay bất cứ điều gì khác nữa, cũng chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn!’.

Anh Chị em,

“Ta ở cùng con!”. Đó cũng là những gì Thiên Chúa thường hứa với những ai Ngài gọi và trao cho họ một sứ vụ. Khi chọn Môisen, sai ông đi giải phóng dân; ông hỏi một đàng, Chúa trả lời một nẻo, “Con là ai mà dám ra trước Pharaô?”; Ngài trả lời, “Ta sẽ ở cùng ngươi!”. Thật lý thú, vì từ đó, xem ra Môisen có một tên mới, “Ta Sẽ Ở Cùng Ngươi”; trong biến cố Truyền Tin, Gabriel cất lời chào Đức Mẹ, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, ‘Chúa ở cùng bà’”; mỗi ngày trong Thánh Lễ, chúng ta chào nhau, “Chúa ở cùng anh chị em”, “và ở cùng cha”… Đó là một sự thật đáng vui mừng! Đừng quên, Chúa Giêsu là Emmanuel, “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta!”. Thiên Chúa ở cùng chúng ta như đã ở với Chúa Giêsu suốt cuộc đời dương thế của Ngài. Vì thế, bao khốn khổ, đớn đau Ngài đã trải qua, kể cả cái chết trên thập giá… tất cả chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn’, “Niềm Vui Phục Sinh” vốn đã tiềm tàng ở cuối chân trời!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước gì con luôn đi qua cuộc đời này với sự duyên dáng và phẩm giá của một người con Chúa; một người con có Chúa ở cùng. Xin cho con biết, triều thiên của con, Chúa đang cầm trên tay; và mọi đau khổ của con chỉ là ‘khúc dạo đầu cho một niềm vui lớn hơn!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân phản kháng trước tòa
Đặng Tự Do
06:07 26/05/2022


Tờ South China Morning Post đưa tin, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã không nhận tội với những cáo buộc chống lại ngài tại phiên tòa đầu tiên được tổ chức tại tòa án Tây Cửu Long (Kowloon, 九龍) vào ngày 24 tháng 5.

Đức Hồng Y đã bị bắt và được tại ngoại vào ngày 11 tháng 5. Vị giám mục hiệu tòa Hương Cảng phải hầu tòa vì ngài là người được ủy thác của Quỹ cứu trợ nhân đạo 612, một hiệp hội hỗ trợ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong cuộc bạo động năm 2019 để mướn luật sư bào chữa trước tòa.

Đức Hồng Y, bốn người được ủy thác khác và thư ký của quỹ đều bị cáo buộc đã không khai báo quỹ một cách hợp pháp theo luật pháp địa phương. Các vụ đã kiên quyết chống lại cáo buộc này.

Ban đầu bị bắt vì tội “âm mưu cấu kết với lực lượng nước ngoài” theo luật an ninh do Bắc Kinh áp đặt vào tháng 6 năm 2020, sáu bị cáo vẫn chưa bị buộc tội về tội danh đó.

France 24 đưa tin rằng hiện họ đang phải đối mặt với một khoản tiền phạt nhỏ - 10.000 đô la Hương Cảng, hoặc 1.274 euro - cho hành vi phạm tội nhẹ hơn này, không thuộc phạm vi của luật an ninh.

Phiên tòa xét xử tội “âm mưu cấu kết với lực lượng nước ngoài” sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 9, cùng khoảng thời gian trong đó câu hỏi liệu có nên gia hạn thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết vào tháng 9 năm 2018 và gia hạn vào tháng 10 năm 2020 hay không.

Đức Hồng Y Quân là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ thỏa hiệp này.

Một ngày sau khi vị Hồng Y bị bắt, Tòa thánh bày tỏ quan ngại sâu sắc và cho biết họ đang theo dõi “rất chặt chẽ diễn biến của tình hình”.

Sau phiên tòa, Đức Hồng Y Quân không đưa ra bình luận nào với báo chí. Ngài đã cử hành một thánh lễ vào buổi tối nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc, cũng là ngày lễ của Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu.

Nhận định về cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Quân, Đức Hồng Y Charles Bo, của Miến Điện, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, nói:

“Anh tôi, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đã bị bắt và phải đối mặt với các cáo buộc chỉ vì ngài từng là người được ủy thác của một quỹ hỗ trợ pháp lý cho các nhà hoạt động đối mặt với các vụ kiện của tòa án. Trong bất kỳ hệ thống nào mà nhà nước pháp quyền tồn tại, việc hỗ trợ để giúp những người bị truy tố chi trả án phí là một quyền phù hợp và được chấp nhận. Giúp người bị tố cáo có quyền bào chữa, đại diện hợp pháp thì làm sao có thể có thể coi là một tội phạm được?”

Nhiều tín hữu Công Giáo Hương Cảng cảm thấy cay đắng vì kẻ ký lệnh bắt giữ Đức Hồng Y Quân là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, 林鄭月娥), một người Công Giáo. Bà ta cũng chọn đúng ngày 24 tháng 5, là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc, cũng là ngày lễ của Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, để đưa ngài ra tòa.
Source:Aleteia
 
Tôi không muốn phẫu thuật, Đức Thánh Cha cho biết như trên trong cuộc thảo luận về đầu gối của ngài
Đặng Tự Do
06:08 26/05/2022


Đức Thánh Cha nói rằng việc gây mê hồi tháng Bảy năm ngoái rất khó khăn và ngài muốn ở ngoài phòng phẫu thuật.

Đức Thánh Cha Phanxicô không muốn phẫu thuật nữa, ngài nói với các giám mục Ý vào ngày 23 tháng 5 trong cuộc họp toàn thể của các vị. Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các giám mục trong khoảng hai giờ, đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả sức khỏe của ngài.

Đức Giáo Hoàng nói rằng cuộc gây mê toàn thân cho cuộc phẫu thuật ruột kết của ngài vào ngày 4 tháng 7 vừa qua đã mang lại những tác dụng phụ khó chịu, và do đó ngài không muốn phẫu thuật cho đầu gối của mình. Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã ở lại bệnh viện 10 ngày vào dịp đó vào mùa hè năm ngoái, khi Vatican ban đầu thông báo về việc phục hồi trong bệnh viện chỉ kéo dài 7 ngày.

Giờ đây, Đức Giáo Hoàng cho biết, ngài hy vọng rằng việc tiêm thuốc và vật lý trị liệu sẽ làm giảm cơn đau đầu gối của ngài đủ để hoạt động, và giúp ngài không phải vào phòng phẫu thuật.

Đức Thánh Cha đã ngồi trên xe lăn cho hầu hết các hoạt động công cộng kể từ ngày 5 tháng 5, nhưng đôi khi, Ngài đang sử dụng một cây gậy ba chân, chẳng hạn như trong một sự kiện với Caritas vào ngày 15 tháng 5.

Mặc dù vấn đề về đầu gối của Đức Thánh Cha đã khiến lịch trình của ngài thay đổi một số, nhưng ngài đã có hai chuyến công du quốc tế vào mùa hè này, với Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo dự kiến vào đầu tháng Bảy, và Canada dự kiến vào cuối tháng Bảy.

Theo một dòng tweet từ người bạn của ngài, là Đức Tổng Giám Mục La Plata, Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng đang tập phục hồi chức năng hơn hai giờ mỗi ngày và điều này đang giúp tình trạng đau đầu gối của ngài được cải thiện.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thể hiện cả khiếu hài hước và quan điểm tâm linh liên quan đến đầu gối của mình, ngay cả khi các máy quay có lúc bắt gặp khuôn mặt của ngài phản ánh cơn đau dữ dội.
Source:Aleteia
 
Đức Tổng Giám Mục Cordileone đáp lại những lời chỉ trích rằng ngài đang chính trị hóa Bí tích Thánh Thể
Đặng Tự Do
06:10 26/05/2022


Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore Cordileone đã phản ứng trước những lời chỉ trích rằng ngài đang “chính trị hóa” Bí tích Thánh Thể khi không cho bà Nancy Pelosi được rước lễ. Đức Cha nói rằng ngài muốn Chủ tịch Hạ viện Dân chủ tiếp tục tại vị “và trở thành một người bênh vực cho sự sống trong bụng mẹ”.

“Việc chính trị hóa Bí tích Thánh Thể có nghĩa là gì nếu một người đang tuân theo giáo huấn của Giáo hội và áp dụng giáo huấn của Giáo hội?” Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn với Erik Rosales của EWTN News phát sóng ngày 23 tháng 5 trên “EWTN News Nightly.”

“Người ta sẽ phải chứng minh rằng tôi đang làm điều đó vì một mục đích chính trị,” tổng giám mục nói.

“Tôi đã rất rõ ràng, mục đích của tôi là mục vụ, không phải chính trị. Tôi không vận động cho bất kỳ ai cho chức vụ này. Trên thực tế, tôi muốn Pelosi sẽ tiếp tục tại vị và trở thành người ủng hộ cho sự sống khi còn trong bụng mẹ.”

Hôm thứ Sáu, Đức Tổng Giám Mục Cordileone thông báo rằng ngài đã thông báo cho Pelosi rằng cho đến khi bà công khai phủ nhận việc ủng hộ phá thai, bà sẽ không được rước lễ tại Tổng giáo phận San Francisco, là giáo phận quê hương của bà, cũng như không nên rước lễ ở bất cứ thánh lễ nào.

Đức Cha Cordileone nói với Rosales rằng ngài chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Pelosi cho đến nay. Bà Nancy Pelosi, người tự mô tả mình là một người Công Giáo sùng đạo, 82 tuổi cũng chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về lệnh cấm Rước lễ.

Tính đến ngày 23 tháng 5, ít nhất một chục giám mục Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ hành động của Đức Cha Cordileone. Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver gọi Đức Cha Cordileone là “một mục tử với trái tim và khối óc của Chúa Kitô, người thực sự mong muốn dẫn dắt người khác đến với tình yêu, lòng thương xót và lời hứa cứu rỗi đời đời của Chúa Kitô.”

Hồng Y Wilton Gregory của Tổng giáo phận Washington, DC, nơi Pelosi dành phần lớn thời gian của mình, đã không bình luận công khai về hành động của Đức Tổng Giám Mục Cordileone, nhưng trước đây đã chỉ ra rằng ngài không có ý định từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia Công Giáo, những người tích cực cổ vũ việc phá thai và những người ủng hộ các chính sách mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội.

Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói với Rosales rằng việc chính trị hóa Bí tích Thánh Thể thậm chí có thể xảy ra “ngược lại”. Người ta có thể xem “Rước lễ như một phương tiện để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị.”

Đức Tổng Giám Mục Cordileone lưu ý rằng nhiều người Công Giáo không hiểu giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể.

Ngài nói thêm rằng ngài muốn giúp người Công Giáo hiểu được “cái ác nghiêm trọng của việc phá thai và ý nghĩa của việc hợp tác với cái ác ở các cấp độ khác nhau”.

“Tôi muốn rõ ràng khi đưa ra lời dạy đó”

Lập trường phá thai 'hung hãn'

Đức Tổng Giám Mục cho biết quyết định của ngài không liên quan đến việc rò rỉ quan điểm của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ gần đây cho thấy tòa án đã sẵn sàng lật lại Roe kiện Wade, là vụ án mang tính bước ngoặt năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Cordileone “được thúc đẩy bởi phản ứng của Nancy Pelosi đối với Luật Nhịp tim Texas”, là luật cấm hầu hết các trường hợp phá thai sau khi phát hiện được nhịp tim thai, khi thai được khoảng sáu tuần.

“Đó là khi Pelosi trở nên rất quyết liệt và hiếu chiến - tôi sẽ dùng từ đó - khi thề sẽ luật hóa quyết định Roe chống Wade thành luật liên bang,” Đức Cha Cordileone nói khi đề cập đến sự ủng hộ nhiệt thành của bà ta đối với Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, được Hạ viện thông qua nhưng không thu được đủ số phiếu tại Thượng viện.

Đức Cha Cordileone nói: “Nếu được thông qua nó sẽ bảo đảm cho cái gọi là quyền phá thai trong suốt 9 tháng, tất cả trên khắp đất nước. Điều này rất đáng báo động, rất đáng lo ngại.”

Vào thời điểm đó, Đức Cha Cordileone bắt đầu chiến dịch “Bông hồng và Chuỗi Mân Côi cho Nancy”, yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện và ăn chay để làm dịu trái tim của bà ấy đối với thai nhi.
Source:Catholic News Agency
 
Hàng nghìn người Hồi giáo tham dự lễ tang của một nhà báo Kitô Hữu người Palestine hy vọng về hòa bình đã được thắp lên
Đặng Tự Do
06:11 26/05/2022


Cái chết của Shireen Abu Akleh cho thấy sự bất khả thi của hiện trạng ở Palestine. Tuy nhiên, đám tang của cô, với sự tham dự của cả người Hồi giáo và Kitô giáo, cũng mang đến hy vọng về hòa bình ở Đất thánh. Cha Gregory Collins cho biết như trên.

Cái chết bi thảm của nhà báo Kitô Hữu người Palestine, Shireen Abu Akleh, đã cho thấy sự vô ích của việc tiếp tục hiện trạng này và nhu cầu về một nền hòa bình cuối cùng giữa người Israel và người Palestine. Cái chết của bà cũng đã khuyến khích nhiều người đứng lên chống lại sự chia rẽ giáo phái và những tư tưởng theo chủ nghĩa cực đoan nuôi dưỡng nó.

Ngày 11/5, lực lượng đặc nhiệm Israel đã đột kích vào trại tị nạn nằm ở thành phố Jenin của Palestine. Theo quân đội Israel, các binh sĩ đã vào trại để bắt giữ các chiến binh của tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine và Hamas bị nghi ngờ về các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Israel. Tuy nhiên, trong một cuộc đối đầu vũ trang giữa các chiến binh và Lực lượng Phòng vệ Israel, Shireen Abu Akleh đã bị giết một cách thảm khốc.

Ngay sau cái chết của Abu Akleh, câu hỏi ai chịu trách nhiệm đã độc quyền các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội. Đó là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết - ai chịu trách nhiệm về vụ nổ súng của cô ấy đáng bị truy tố. Tuy nhiên, hai tuần kể từ khi cô qua đời, thật đúng khi suy nghĩ về những vấn đề rộng lớn hơn xung quanh việc giết chết Abu Akleh.

Thứ nhất, cái chết của Abu Akleh đã đặt xung đột Israel-Palestine một lần nữa vào chương trình nghị sự toàn cầu như một cuộc xung đột đòi hỏi một giải pháp. Thứ hai, trong xã hội Palestine, cái chết của một Kitô hữu Palestine cho thấy sự tồn tại của vấn đề giáo phái giữa người Hồi giáo và Kitô giáo.

Việc quân đội Israel tiến vào một thành phố của Palestine không phải là một hiện tượng bất ngờ hay mới mẻ đối với người Palestine. Điều này đã xảy ra nhiều lần kể từ năm 1967, và thậm chí sau thỏa thuận Oslo được ký kết vào năm 1993, trong đó trao cho người Palestine quyền quản lý đối với các thành phố lớn ở Bờ Tây và Gaza. Abu Akleh đã tường thuật những điểm nóng này trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine trong hơn hai thập kỷ qua; cô ấy sẽ có mặt trong mọi cuộc đột kích, đụng độ hoặc phản kháng lớn vì thế giới dường như đã quên đi thực tế cuộc sống ở Palestine.

Mối quan hệ Israel-Palestine hậu Oslo hiện nay không phải là tình trạng chiến tranh, cũng không phải là tình trạng hòa bình. Tình hình tạm thời trở nên yên tĩnh hơn hoặc bạo lực hơn tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau. Ví dụ: bạo lực định kỳ có thể bùng phát sau khi có sự thay đổi trong các hạn chế của Israel tại Alharam Alsharif Núi Đền ở Giêrusalem, hoặc sau một cuộc biểu tình bạo lực đặc biệt hoặc một hành động của chính phủ. Tương tự như vậy, các cuộc tấn công của những người định cư Do Thái và việc thiếu nỗ lực nghiêm túc để đạt được một thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa Chính quyền Palestine và Israel đã gây ra những giai đoạn bạo lực. Các tổ chức Palestine như Hamas và Muslim Jihadi kích động và tấn công người Israel là một yếu tố quan trọng khác. Kể từ tháng 4, hơn 19 người Israel đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của người Palestine mà Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine ủng hộ.

Kể từ thất bại trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Chính quyền Palestine, làn sóng bi quan hoặc sẵn sàng phớt lờ cuộc xung đột đã chi phối diễn biến chính trị toàn cầu liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cảnh vẫn thường xảy ra là thường dân Israel vô tội bị những người Palestine, với biệt danh là những con sói đơn độc, nhắm tới sau một chiến dịch kích động của Hamas. Bên cạnh đó, là những cuộc đột kích của quân đội Israel vào các lãnh thổ Palestine, như vụ tấn công vào Jenin dẫn đến việc giết chết Abu Akleh. Vụ này đã khiến thế giới chú ý đến điều mà các tín hữu Kitô ở Thánh địa đã biết từ lâu: cần có một giải pháp chính trị dựa trên sự tôn trọng. mối quan tâm và phẩm giá của hai người sống giữa sông Giođan và biển Địa Trung Hải.

Sau cái chết của Abu Akleh, tất cả chúng ta đều rất tức giận. Làm thế nào chúng ta có thể làm ngơ được? Cô ấy vô tội, và cái chết của cô ấy nhắc nhở chúng ta về chiều sâu của nỗi đau và sự mất mát của những sinh mạng vô tội mà cuộc xung đột này đã khiến người Palestine phải trả giá. Abu Akleh, người đưa tin về Palestine được mọi người Palestine biết đến nếu không muốn nói là mọi người Ả Rập đều biết đến cô. Có những người phản ứng với bi kịch này với sự tức giận và mong muốn trả thù, và họ có nguy cơ làm bùng phát xung đột, và có nguy cơ mất mạng nhiều hơn. Và có một nhóm thứ hai mà sự tức giận và đau đớn đã khiến họ nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình giữa hai người. Anton, anh trai của Shireen, đại diện cho quan điểm thứ hai khi, trong một cuộc phỏng vấn với Times of Israel, anh nói: “Bất chấp điều đó là cay đắng và đau đớn cho người Palestine và cho tất cả mọi người… Tôi yêu cầu người dân Israel xem đây là cơ hội cho hòa bình. Người dân Palestine muốn hòa bình và hướng tới hòa bình. Cảm giác này nên được chia sẻ “.

Để thương tiếc cái chết của một nhà báo người Palestine theo Công Giáo, một mạng sống vô tội, bị mất đi một cách vô nghĩa, chúng ta nên tức giận và yêu cầu trách nhiệm giải trình rõ ràng từ bất cứ ai có liên quan đến thảm kịch này. Tuy nhiên, một phản ứng của Kitô hữu nên nhận ra rằng nhiều sinh mạng vô tội sẽ bị mất đi trừ khi cốt lõi của vấn đề được giải quyết, đó là xung đột. Xung đột này phải kết thúc; hòa bình nên đạt được giữa hai dân tộc. Điều này có thể xảy ra khi chúng ta nhận ra rằng hiện trạng ngày này không thể chấp nhận được. Người Palestine cần được sống trong tự do và an ninh, cũng như người Israel. Sau vụ giết Abu Akleh và đợt bạo lực cuối cùng, chúng ta rất dễ rơi vào suy nghĩ bộ lạc và mong muốn trả thù. Tuy nhiên, như anh trai cô đã nói rõ ràng, cả hai bên nên đi đến chấp nhận sự cần thiết của một giải pháp chính trị hòa bình giữa hai người.

Cái chết của Abu Akleh cho thấy sự bất khả thi của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Hơn nữa, nó còn bộc lộ nguy cơ chủ nghĩa bè phái đương thời đe dọa cả những người Palestine theo Kitô Giáo và một phong trào dân tộc lành mạnh của Palestine. Kể từ năm 1997, Abu Akleh đã báo cáo về những câu chuyện của người Palestine trong cuộc xung đột. Cô ấy đã ở đó trong cuộc Intifada lần thứ hai, bốn cuộc chiến ở Gaza, và nhiều hơn nữa. Việc cô ấy đi khắp Palestine để tường thuật những câu chuyện của chúng ta, kể cả trong lúc nguy cấp, đã biến cô ấy thành hình mẫu cho những phụ nữ Palestine, những người mơ ước một ngày nào đó trở thành nhà báo. Thế hệ của tôi, những người lớn lên trong Intifada thứ hai, đã nghe giọng nói nhẹ nhàng nhưng tự tin của cô ấy khi cô ấy báo cáo từ các địa điểm khác nhau. Cô ấy nói rằng cô ấy chọn trở thành một nhà báo để gần gũi với “con người” và những lời nói của cô ấy đã được người Palestine cảm nhận một cách chân thực.

Tuy nhiên, việc sát hại Abu Akleh đã mở ra một cuộc tranh luận lâu đời giữa những người Palestine theo đạo Hồi và thế giới Ả Rập nói chung, đó là việc người Hồi giáo cầu nguyện cho những người theo đạo Kitô đã qua đời có phù hợp hay không. Việc Abu Akleh quá nổi tiếng trong khu vực đã khiến nhiều người Hồi giáo khó có thể tuân theo ý tưởng rằng người ta không thể cầu chúc cho một tín hữu Kitô được yên nghỉ. Trong khi một điều như vậy có thể được coi là một sự khác biệt về mặt thần học, nó đặt ra câu hỏi liệu người Ả Rập theo đạo Kitô có được hưởng quyền bình đẳng với người Hồi giáo ở Trung Đông hay không. Cuộc tranh luận này càng trở nên xác đáng hơn khi sự trỗi dậy của một phong trào chính trị Hồi giáo vốn luôn mơ hồ trong quan điểm về quyền công dân của những người không theo đạo Hồi.

Trong lịch sử, các tín hữu Kitô ở Palestine đã ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ả Rập thế tục, như được ủng hộ bởi các nhà tư tưởng như Khalil Sakainin, một người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ả Rập thế tục ở Palestine vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, con đường chưa bao giờ là dễ dàng. Sakaini đã viết trong nhật ký của mình rằng mặc dù sự vận động của ông đối với người Ả Rập ở Palestine không phân biệt giữa Mulsim và Kitô giáo, một số người Hồi giáo chỉ coi ông là Kitô hữu và tấn công ông. Trong thập kỷ qua, tinh thần bè phái tương tự đã gia tăng ở Palestine và dẫn đến mối quan tâm của các tín hữu Kitô đối với tương lai của họ. Theo một cuộc khảo sát năm 2020 do trung tâm khảo sát và nghiên cứu chính sách của người Palestine thực hiện, 42% cảm thấy không mong muốn ở vùng đất có đa số người theo đạo Hồi và 66% lo lắng về những người theo đạo Hồi. Cũng chính hệ tư tưởng này cấm người Hồi giáo cầu nguyện cho linh hồn của Abu Akhel.

Bất chấp một số nhà phê bình theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, hàng chục nghìn người Palestine, hầu hết là người Hồi giáo, đã đến để đi bộ trong đám tang của Abu Akhel và bày tỏ sự kính trọng đối với cuộc đời phục vụ của cô. Những bức ảnh của những người đưa tang trong đám tang của cô ấy đại diện cho một hy vọng mới cho một quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bè phái. Việc hàng nghìn người Hồi giáo đến dự đám tang của người theo đạo Công Giáo và cầu nguyện cho cô ấy bất chấp các trạm kiểm soát và những trở ngại an ninh nặng nề là minh chứng cho hy vọng về sự thống nhất mà cái chết của Shireen Abu Akhel đã mang lại.

Nói tóm lại, tất cả chúng ta nên lo lắng về cái chết của Abu Akhel và yêu cầu bất cứ ai chịu trách nhiệm phải bị đưa ra công lý. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra sự cần thiết của một giải pháp rộng hơn cho cuộc xung đột, giải pháp đó sẽ giải quyết tận gốc vấn đề đã dẫn đến thiệt hại của rất nhiều sinh mạng. Khi những người Hồi giáo và Kitô giáo cùng đến để tang một người theo đạo Kitô, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc trao quyền cho phong trào Palestine không theo giáo phái đại diện tại đám tang của cô ấy. Cái chết bi thảm của Abu Akhel không có mục đích gì, nhưng vì những gì nó tiết lộ, nó đã cho chúng ta niềm hy vọng.
Source:Aleteia
 
Hàng loạt phép lạ đã giúp hành khách hạ cánh máy bay trong trường hợp khẩn cấp
Đặng Tự Do
17:05 26/05/2022


Darren Harrison đã được xem là một anh hùng khi có thể hạ cánh một chiếc máy bay Cessna 208 khi phi công lâm bệnh. Những hành động dứt khoát, bình tĩnh và tràn đầy niềm tin của anh đã giúp anh điều khiển chiếc máy bay hạ cánh cách an toàn, mặc dù anh chưa bao giờ lái máy bay, cũng như chưa từng bao giờ học lái máy bay.

Trong một cuộc phỏng vấn với Savannah Guthrie của chương trình Today của NBC, người hành khách đã trở thành phi công bất đắc dĩ cho rằng đức tin vào Chúa đã đóng vai trò quan trọng trong hành động anh hùng này.

Harrison đã tìm cách đáp chiếc máy bay xuống phi trường sau khi người phi công bất động trên ghế anh ta.

Anh nói: “Tôi khá bình tĩnh và tận dụng toàn bộ thời gian, bởi vì tôi biết đó là một tình huống sinh tử. Hoặc bạn làm những gì bạn phải làm để kiểm soát tình hình hoặc bạn sẽ chết. Và đó là những gì tôi đã làm. Trong tâm trí tôi, tôi biết mình sẽ không chết… Hôm nay không phải là ngày của tôi. Tôi biết mình sẽ hạ cánh chiếc máy bay này an toàn với ơn phù trợ của Chúa”.

Vực viên phi công sang một bên, Harrison cố gắng liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu. Kiểm soát viên không lưu Bobby Morgan đã hướng dẫn anh cách thức điều khiển cho chiếc máy bay đáp xuống sân bay Palm Beach. Do không có kinh nghiệm, tuy Harrison đáp xuống được đường băng nhưng anh lao xuống quá nhanh. Morgan cho biết lúc đó, từ đài kiểm soát không lưu, anh theo dõi chiếc máy bay lao xuống, thầm lo ngại rằng chiếc máy bay sẽ đi hết phi đạo, lao ra ngoài, và thảm họa sẽ xảy ra.

Phi trường báo động khẩn cấp. Hàng chục xe cứu hỏa lao theo chiếc máy bay. Tuy nhiên, họ không cần phải làm gì hết. Khi gần đến cuối đường băng, chiếc máy bay đã dừng lại.

Harrison đã quỳ xuống phi đạo.

“Tôi đã nói lời cầu nguyện mạnh mẽ nhất mà tôi từng làm trong đời… Đó là lời cầu nguyện biết ơn vì sự an toàn và mọi thứ đã xảy ra. Nhưng phần cuối cùng của lời cầu nguyện, và phần mạnh nhất, là dành cho người phi công đang được đưa đi cấp cứu.”

Câu chuyện của viên phi công trên chiếc máy bay kinh hoàng đó cũng là một phép lạ. Bác sĩ Nishant Patel, một bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Palm Beach Gardens, giải thích rằng viên phi công bị nghẹt động mạch chủ, và cơ hội sống sót là rất hi hữu.

“50 phần trăm bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện. 50 phần trăm bệnh nhân đến được bệnh viện sẽ qua đời trong vòng 24 giờ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 20 phần trăm sẽ sống sót sau khi được chẩn đoán kịp thời và giải phẩu cấp tốc.”

Vậy mà, thật ngạc nhiên, viên phi công đã được xuất viện vào hôm thứ Hai, sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật như thế.

Khi được hỏi làm sao Harrison có thể giữ được sự tập trung và bình tĩnh như vậy. Harrison chỉ đơn giản nói: “Chính Chúa giúp tôi. Chính bàn tay của Chúa đã ở trên chiếc máy bay đó”.
Source:Aleteia
 
Tổng giáo phận Nicaragua yêu cầu chế độ Ortega chấm dứt cuộc bao vây tài sản của nhà thờ
Đặng Tự Do
17:07 26/05/2022


“Chúng tôi đã kêu gọi cảnh sát Nicaragua từ bỏ thái độ bao vây không cần thiết này,” tuyên bố của Tổng giáo phận Managua, thủ đô Nicaragua, do Hồng Y Leopoldo José Brenes Solórzano, nơi hai giáo xứ đang bị cảnh sát bao vây, cho biết.

Kể từ thứ Sáu, cảnh sát đã bao vây giáo xứ Santo Cristo de las Colinas, nơi Đức Cha Rolando Álvarez, của Matagalpa, ẩn náu vào đêm thứ Năm.

Đức Giám Mục đã tuyên bố tuyệt thực để phản đối sự đàn áp và sách nhiễu mà ngài đã phải chịu đựng bởi cảnh sát. Đức Cha Álvarez đã đặt vấn đề về các chiến thuật đàn áp của chính phủ Ortega đối với phe đối lập.

Một giáo xứ khác, Nhà thờ San Juan Bautista ở phía nam thành phố Masaya, ngoại ô Managua, đã bị cảnh sát giám sát trong một tuần, và Cha sở là Cha Harving Padilla, đã bị cấm rời khỏi nhà xứ. Ngài nói: “Họ đã vi phạm quyền được sống theo Kitô Giáo của chúng tôi. Họ đã bao vây toàn bộ chu vi của nhà thờ, đã đóng cửa các đường phố dẫn đến ngôi thánh đường. Tôi muốn biết lý do tại sao các tín hữu không được phép vào tham dự Thánh lễ, và tại sao các người lại nhốt tôi ở đây. Các mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước ngày càng căng thẳng trong những năm qua khi chế độ độc tài Ortega đã tăng cường sự xâm lược của mình chống lại phe đối lập.
Source:Crux
 
Chủ tịch HĐGM Ba Lan : Đường lối của Vatican đối với Nga và Ukraine là ngây thơ và hoang tưởng
Đặng Tự Do
17:08 26/05/2022
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan đã nói rằng đường lối của Vatican đối với Nga là “ngây thơ và hoang tưởng.”

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Công Giáo Ba Lan KAI được công bố vào ngày 23 tháng 5, sau chuyến thăm từ ngày 17 đến 20 tháng 5 tới Ukraine.

Vị tổng giám mục 72 tuổi đã được hỏi về cuộc gặp gỡ của ngài tại thủ đô Kyiv của Ukraine với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Đức Cha Gądecki lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một “bản ghi nhớ đặc biệt” về “chính sách phương Đông hiện tại” của Vatican. Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã trình bày tài liệu này cho Đức Giáo Hoàng trong một buổi tiếp kiến riêng ngày 28 tháng Ba.

Đức Cha Gądecki nói với KAI: “Theo tôi, đường lối của Vatican đối với Nga nên thay đổi theo hướng chín chắn hơn, vì đường lối trong quá khứ và hiện tại có vẻ rất ngây thơ và hoang tưởng.”

“Tất nhiên, mục tiêu thiết lập các cuộc tiếp xúc và đối thoại là cao cả, dựa trên thực tế rằng nước Nga lớn mạnh và đáng được tôn trọng. Nhưng điều này không đi kèm với sự phản ánh đủ nghiêm túc về phần của Vatican”.

“Đối với Nga, Vatican là một thực thể quan trọng, nhưng đồng thời Nga cũng muốn sỉ nhục Vatican, như chính Putin đã nhiều lần thể hiện bằng cách cố tình đến muộn hàng giờ cho cuộc gặp đã lên lịch với Đức Giáo Hoàng.”

Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã đề cập đến các cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga Putin và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican vào các năm 2013, 2015 và 2019. Putin được tường trình đã trễ 50 phút trước buổi tiếp kiến của Giáo hoàng vào năm 2013, muộn 70 phút vào năm 2015 và gần một giờ vào năm 2019.

Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Tòa thánh nên hiểu rằng trong quan hệ với Nga, cần phải thận trọng hơn, tối thiểu là vì theo kinh nghiệm của các nước Trung và Đông Âu, có vẻ như nói dối là bản chất thứ hai trong nền ngoại giao của Nga”.

Vị Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Poznań, trung tây Ba Lan, cho rằng chính sách ngoại giao của Vatican trong lịch sử đã “đánh giá thấp” các quốc gia ở Trung và Đông Âu.

Nhắc đến Chân phước Stefan Wyszyński, người đã lãnh đạo Giáo hội Ba Lan trong thời kỳ cộng sản, ngài nói: “Đức Hồng Y Stefan Wyszyński đã cố gắng thay đổi điều này, nhưng tôi không nghĩ ngài đã thành công. Chính sự Quan phòng, những nỗ lực và quyết tâm của Ngài, chứ không phải những nỗ lực ngoại giao của Tòa thánh đã cứu Giáo hội ở Ba Lan. Một sự thay đổi căn bản chỉ được thực hiện bởi triều đại Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng bây giờ chúng ta dường như đang trở lại đường lối cũ. “

Đức Tổng Giám Mục Gądecki thừa nhận rằng Tòa thánh cam kết trung lập trong các vấn đề quốc tế. “Chính sách ngoại giao của Vatican - nhận thức được rằng các Kitô hữu thường chiến đấu ở cả hai bên – cho nên không chỉ trích bên xâm lược mà cố gắng làm mọi thứ có thể để đạt được một kết luận hòa bình thông qua các nỗ lực ngoại giao”.

“Nhưng ngày nay, trong tình hình chiến tranh, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, là Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là Tòa thánh ủng hộ Ukraine ở mọi cấp độ và đừng chạy theo những ý tưởng hoang tưởng lấy từ thần học giải phóng.”

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Cha Gądecki đã kể về chuyến thăm đoàn kết của ngài tới Ukraine trong phái đoàn bao gồm Đức Tổng Giám Mục Wojciech Polak, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Budzik của Lublin, miền Đông Ba Lan, và một linh mục Ba Lan.

Các giám mục Ba Lan đã gặp Đức Tổng Giám Mục Mieczysław Mokrzycki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục theo nghi thức Latinh của Ukraine, tại Lviv, miền Tây Ukraine, cũng như Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk ở Kyiv. Các ngài cũng đến thăm các thành phố được giải phóng là Irpin và Bucha để cầu nguyện cho những người Ukraine thiệt mạng dưới sự chiếm đóng của Nga.

Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng nói với KAI rằng ngài đã thảo luận về bức thư gần đây của mình bày tỏ “mối quan tâm của tình huynh đệ” về “Tiến Trình Công Nghị” của Đức với Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Trong thư gửi chủ tịch hội đồng giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing, Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã đặt câu hỏi liệu sáng kiến tập hợp các giám mục và giáo dân của Đức có bắt nguồn từ Phúc âm hay không.

“Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã thông báo với tôi rằng Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, rất biết ơn về bức thư gửi cho Georg Bätzing, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, trong đó tôi đã phê bình đường lối của Thượng hội đồng Đức,” Tổng giám mục Ba Lan nói trong buổi phỏng vấn.
Source:Catholic News Agency
 
Những Câu Truyện Từ Vatican 5
Vũ Văn An
17:38 26/05/2022

Cuộc cách mạng của sự dịu dàng

Câu truyện từ Vatican tuần này do Yakiv Bohdan Shumylo O.S.B.M. tường thuật, về Cộng đồng Emmaus, một điển hình thành công của việc người khuyết tật có thể được hội nhập ra sao vào xã hội. Trong trường hợp này, là vào một môi trường học thuật đầy sinh động của Đại Học Công Giáo Ukraine ở Lviv. Đây là câu chuyện của Nadia và Khystyna, hai người phụ nữ trẻ làm việc tại đó.

Nadia Kalachova học kinh tế trong 4 năm. Nhưng giấc mơ tuổi trẻ của cô là trở thành một nhà báo. Khi giấc mộng ấy thành sự thực, cô khám phá ra Chúa dành cho cô một điều hết sức độc đáo. "Cuộc tìm kiếm Thiên Chúa và ơn gọi riêng của bạn đi đôi với nhau, vì khi bạn tìm được Thiên Chúa, Người là Đấng giúp bạn khám phá ra ơn gọi của bạn”.

Khi tham dự Trường Báo Chí tại Đại Học Công Giáo Ukraine (UCU), Nadia bắt đầu đào sâu nhận thức về Thiên Chúa. Cô nói, “Khi tôi tới tại Đại Học Công Giáo Ukraine, tôi mang theo mình một số câu hỏi chưa được giải đáp. Cha mẹ tôi là thành phần của một Cộng Đồng Thệ Phản, nên tôi đã có một kinh nghiệm nào đó về đức tin. Nhưng trong tất cả chuyện này, tôi đi tìm một trật tự và không hề có nghi ngờ chi”. Dự các lớp học đáng lưu ý, đàm đạo với các giáo sư, và lắng nghe kinh nghiệm đức tin của bạn bè cô cho cô thấy Thiên Chúa đã hành động ra sao trong cuộc sống hàng ngày.

Sau khi hoàn thành việc học, Nadia phải nghĩ tới sự nghiệp. "Tôi có tham vọng trở thành một nhà báo, nhưng đồng thời tôi cầu nguyện và hỏi Chúa xem Người muốn tôi ở đâu. Từng chút một, con đường mở ra trước mắt đã hướng tôi đến với những người khuyết tật tâm thần".

Mọi chuyện bắt đầu khi cô đọc cuốn sách "The Chrysalis" của Dorota Terakowska: câu chuyện về một gia đình đối phó ra sao với hình thức Hội chứng Down đặc biệt nghiêm trọng của con gái họ. Ngay sau đó, Nadia gặp Roman Maksymovych, một chàng trai trẻ bị ảnh hưởng bởi cùng một bệnh lý di truyền này. Nadia rất có ấn tượng bởi cách anh đọc "Bài thánh ca đức ái" của Thánh Phaolô, từ Thư gửi tín hữu Côrintô.
Nadia giải thích: “Chúng tôi cố gắng thấy, nơi những người khuyết tật, phẩm giá và những hồng phúc mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Sau đó, chúng tôi cố gắng giúp họ tìm thấy vị trí của họ trong xã hội, bởi vì Chúa đã trao cho mỗi người một sứ mệnh trong cuộc sống. Các thành viên của cộng đồng "Emmaus" tại tại Đại Học Công Giáo Ukraine, mà Nadia vốn thuộc về, gọi những người có khuyết tật là "bạn".

Jean Vanier, sáng lập viên của L'Arche


Nadia tìm thấy nguồn cảm hứng của mình nơi Jean Vanier, người sáng lập Cộng đồng "L'Arche", một tổ chức tự nguyện hỗ trợ và giúp đỡ những người có nhu cầu đặc biệt. Nadia xác định bằng câu nói sau: "Không những kẻ yếu mới cần kẻ mạnh mà cả kẻ mạnh cũng cần kẻ yếu. Vì với sự yếu đuối của họ, họ đánh thức trong ta nguồn năng lực của lòng nhân hậu dịu dàng". Nadia nhớ lại rất nhiều lần những người khuyết tật đã giúp cô tìm lại sự nhân hậu dịu dàng này, điều mà cô miêu tả như “nhu cầu” hơn là “phần thưởng”.

Khám phá sự độc đáo cá nhân

Nadia nói: “Đừng sợ thực hiện bước đầu tiên trong việc khám phá sự độc đáo của những người có nhu cầu đặc biệt”. Nhưng hãy lưu ý điều này: một số điều chỉ với thời gian người ta mới có thể học được. Không phải lúc nào cũng dễ dàng xây dựng các mối liên hệ với những người bạn mới này. Nadia mô tả kinh nghiệm của chính cô cảm thấy cô không thể kết nối với họ. Đó là vì, trong thế giới ngày nay, mọi điều đều phải có ngay lập tức. Mặt khác, những người có nhu cầu đặc biệt dạy chúng ta sống chậm lại.

Nadia giải thích: Khám phá mầu nhiệm và tính độc đáo của những người có nhu cầu đặc biệt cần có thời gian và sự kiên nhẫn. Họ tiết lộ các hồng phúc của họ một cách chậm rãi và dưới một hình thức thông đạt sâu sắc. Đó là lý do tại sao, với sự đơn giản và tự phát, họ dạy chúng ta cách tín thác.

Nadia với Danylo của cộng đồng "Emmaus".


Nadia kể lại điều, đối với cô, là một số khoảnh khắc thú vị hơn khi được làm việc với những người gặp khó khăn về trí hiểu. Cuộc gặp gỡ của cô với Paul là một trong số đó. Cô cho biết, “Anh ấy đến gần tôi và ôm tôi, rồi anh lấy ngón tay chạm vào lông mày của mình và nói: ‘Bạn hết sức thần thánh!”. Anh ấy không chỉ dành cho tôi một lời khen hời hợt. Với những lời này, anh ấy nhắc nhở tôi rằng con người là 'thần thánh' bởi vì họ được tạo ra bởi Thiên Chúa. Paul thường nói với tôi: 'Đứng thẳng lên!'. Anh ấy không muốn nói đến tư thế. Ngược lại. Nhiều người trong số những 'người bạn' này của chúng ta phải cúi đầu sống qua cuộc sống vì họ thường bị bác bỏ. Thay vào đó, với những lời nói này, Paul nói với tôi rằng đừng che giấu trái tim mình, tôi phải cởi mở với mọi người".

Khám phá ra một thế giới ít phức tạp hơn

Khrystyna Moroz làm việc với Cộng đồng "Emmaus" trong khuôn viên tại Đại Học Công Giáo Ukraine. Cô nói, “Người khuyết tật nhìn thấy rất nhiều, họ có thể quan sát những điều mà đối với người khác dường như vô hình”. Qua họ, chúng ta khám phá ra một thế giới ít phức tạp hơn.

Khrystyna Moroz trong một xuất phẩm phim


Cô nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm thông đạt với loại người này trước đây. Khi tôi học đại học, tôi chưa bao giờ chú ý đến họ”. Tất cả bắt đầu bằng một cuộc tìm kiếm, cả bên trong lẫn bên ngoài, kết thúc khi Khrystyna nhìn thấy một quảng cáo tuyển dụng làm trợ lý cho Cộng đồng “Emmaus” ở Đại Học Công Giáo Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn xin việc, họ hỏi cô những câu hỏi thông thường về điểm mạnh và điểm yếu của cô. Cô đã nhận được chức vụ, nhưng chỉ coi nó như một điểm dừng trước khi tìm được một công việc tốt hơn. Cô đã tham gia Cộng đồng “Emmaus” được bốn năm.

"Những tháng đầu tiên thật khó khăn và có vẻ như công việc này thực sự không dành cho tôi. Nó không tương ứng với việc đào tạo và tham vọng của tôi. Nhưng sau một năm, tôi nhận ra những người ở đó quan trọng rất nhiều đối với tôi và tôi quyết định ở lại".

Khrystyna nói về mối liên hệ của cô với bạn bè của cô tại Cộng đồng Emmaus và không ai ở đó đặt câu hỏi với bạn về cuộc sống của bạn, bạn hay người nào quan trọng ra sao. Họ chỉ yêu bạn thôi. Cô nói, "Dù tôi không làm những gì tôi đã học, tôi đang phục vụ một điều lớn hơn thế. Tôi luôn học hỏi một điều mới mẻ". Càng dành nhiều thời gian ở đây, cô càng cảm thấy đây là nơi cô muốn hiện diện.

Một khoảnh khắc trong lễ hội L’Arche


Làm việc giữa những người khuyết tật giúp lên khuôn nhân cách của bạn, Khrystyna nói tiếp. "Kể từ khi tôi làm việc ở đây, các mạng lưới thông đạt và các mối liên hệ nội bộ đã thay đổi". Cô nói, giờ đây, chúng tôi biết nhiều hơn. "Tôi nhìn nhận có những người và những tình huống khác nhau, nhưng mọi điều dường như dễ dàng hơn. Đó là những gì tôi đã học được ở ‘Emmaus’".

Khám phá những thực tại mới

Khrystyna nhớ lại phản ứng của một người đến thăm Cộng đồng Emmaus và phát hiện ra rằng cô, Khrystyna, có bằng đại học và một gia đình hạnh phúc ở quê nhà. “Cô rất ngạc nhiên. Cô tin chắc rằng chỉ có những người bất hạnh với trái tim tan vỡ và không có gia đình mới là những người làm việc với người khuyết tật ”.

Nadia Kalachova điều khiển một dự án bao hàm gồm các sinh viên Đại Học và người khuyết tật


“Chúng ta càng bước vào xã hội và để người ta trải nghiệm các thiên phú của những người khuyết tật về trí thức, thì điều đó càng có vẻ tự nhiên, và chúng ta càng ít cảm thấy mình phải chứng minh điều gì đó”.
Nadia và Khrystyna dịu dàng nói về Katrusia, người cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt vì em mắc cả chứng bại não và tự kỷ. Họ ngạc nhiên về khả năng thông đạt tích cực của em với mọi người xung quanh. Họ nói, ngay cả âm thanh vui vẻ trong giọng nói của em khi em nói “Xin chào” cũng đủ khiến mọi người có tâm trạng vui vẻ. Cách sống dịu dàng và kín đáo của em giúp người khác đánh giá cao những điều nhỏ nhặt mà trước đây họ có thể không lưu ý.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nói về cuộc cách mạng của sự âu yếm dịu dàng. Ngài dạy chúng ta rằng sự âu yếm dịu dàng có nghĩa là dùng mắt để “nhìn” người khác, lắng nghe bằng tai để “nghe” người khác. Có lẽ tất cả chúng ta đều cần loại ân sủng đó để trở thành người chuyên chở lòng thương xót, sự âu yếm dịu dàng và tình yêu thương của Thiên Chúa.

Câu chuyện của Nadia và Khrystyna là một điển hình cho kiểu nhìn và nghe đó. Đây là một câu chuyện về tình yêu: một tình yêu nhận ra người khác trong trọn vẹn vẻ đẹp bên trong của họ.
 
Chad: Nhà thờ Chính tòa ở Chad được trùng tu lại sau bốn mươi hai năm hỏa hoạn.
Thanh Quảng sdb
19:44 26/05/2022
Chad: Nhà thờ Chính tòa ở Chad được trùng tu lại sau bốn mươi hai năm hỏa hoạn.

Bốn mươi hai năm ngôi nhà thờ Chính tòa này bị cháy trong cuộc nội chiến thứ hai ở Chad, công việc trùng tu lại ngôi Nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình ở N’Djamena (Notre-Dame de N’Djamena) đang được tiến hành tốt đẹp.

(Tin Vatican)

Công trình trùng tu Nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình ở N’Djamena đang được tiến triển nhịp nhàng. Một chuyến tham quan gần đây của các kiến trúc sư trong và ngoài nước đã làm dấy lên hy vọng rằng Nhà thờ nằm ở thủ đô Chad có thể hoàn tất vào dịp Giáng sinh năm nay.

Nhìn lại những trang sử đen tối của chiến tranh

Nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình ở N’Djamena được thánh hiến vào tháng 3 năm 1965, 5 năm sau khi Cộng hòa Chad giành được độc lập. Nhà thờ được an toàn suốt cuộc nội chiến thứ nhất (1965-1979), nhưng nó đã bị phá hủy vào ngày 21 tháng 4 năm 1980 trong cuộc nội chiến ở Chad lần thứ hai (1979-1982). Sau khi cuộc xung đột vũ trang này kết thúc vào năm 1983, công việc trùng tu đã được khởi đầu. Tuy vậy vì tốn phí quá cao nên Giáo Hội Công Giáo ở Chad đã phải lựa chọn một dự án khiêm tốn hơn.

Nhà thờ được trùng tu

Người dân Chad nói chung và các tín hữu Công Giáo nói riêng luôn mơ ước được nhìn thấy công trình này được khôi phục và hoàn thiện như thuở ban đầu. Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Liên bang Chad, việc trùng tu đã được tiến hành đều đặn...

Mừng lễ Giáng sinh trong Nhà thờ mới

Người đứng đầu công trình trùng tu là kiến trú sư Amadou Gueye, tin rằng các tín hữu Công Giáo của Chad sẽ được mừng lễ Giáng sinh trong ngôi Nhà thờ được trùng tu này.

Tổng chi phí của công việc trùng tu lên tới hơn năm tỷ Franc CFA, do Liên bang Chad tài trợ.
 
VietCatholic TV
Tuổi già và sự vỡ mộng theo sách Giảng viên
VietCatholic Media
04:08 26/05/2022


Sáng thứ Tư, 25 tháng Năm vừa qua, đã có hơn 20.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nóng như mùa hè.

Trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu.

Đầu buổi tiếp kiến là phần tôn vinh Lời Chúa. Mọi người lắng nghe đoạn sách Giảng viên (Gv 2,17-18; 12.13-14):

“Bấy giờ, tôi đâm ra oán ghét cuộc đời, vì mọi việc người ta làm dưới ánh mặt trời đều không thể chịu nổi đối với tôi. Thực vậy, tất cả chỉ là hư vô và là một sự chạy theo gió. Tôi oán ghét mọi công việc mà tôi đã vất vả thực hiện dưới ánh mặt trời, vì tôi sẽ phải để lại nó cho người kế nhiệm tôi [...] Kết luận diễn văn sau khi lắng nghe mọi sự: hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài, vì trọn con người là ở đó. Thực vậy, Thiên Chúa sẽ xét xử mọi hành động, cả tất cả những gì kín đáo, điều lành hoặc điều tốt”.

Trong bài huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già và trình bày bài thứ mười một này với tựa đề: “Sách Giảng viên: đêm đen không chắc chắn về ý nghĩa và những sự việc của cuộc đời”.

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong suy gẫm của chúng ta về tuổi già - chúng ta tiếp tục suy gẫm về tuổi già - hôm nay chúng ta bàn tới Sách Qoheleth, hay sách Giảng viên, một viên ngọc khác được nạm vào Kinh thánh. Đọc nó lần đầu, cuốn sách ngắn này gây ấn tượng mạnh và khiến người ta ngạc nhiên bởi điệp khúc nổi tiếng của nó: “Mọi sự đều là phù vân”, mọi sự đều là phù vân: điệp khúc cứ thế lặp đi lặp lại, mọi sự đều là phù vân, mọi sự đều là “sương mù”, mọi sự đều là “mây khói”, mọi sự đều là “trống rỗng”. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy trong Kinh Thánh những biểu thức nghi vấn ý nghĩa của đời sống. Thực thế, việc Qoheleth liên tục dao động giữa ý nghĩa và vô nghĩa là trình bầy đầy oái oăm một nhận thức về cuộc sống tách rời khỏi niềm đam mê công lý, mà Sự phán xét của Thiên Chúa về nó là một bảo đảm. Và phần kết luận của Sách chỉ ra con đường thoát khỏi thử thách: “Hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các điều răn của Người; vì đây là toàn thể bổn phận của con người ”(12:13). Đấy là lời khuyên để giải quyết vấn đề này.

Đối diện với một thực tại mà ở một số thời điểm nào đó, đối với chúng ta, dường như có thể tiếp nhận mọi mâu thuẫn, gán cho chúng cùng một số phận bất chấp mọi điều – một cách sẽ kết cục trong hư vô - con đường thờ ơ cũng có thể xuất hiện với chúng ta như một phương thuốc duy nhất cho sự vỡ mộng đầy đau đớn. Những câu hỏi như thế này nảy sinh trong chúng ta: Các cố gắng của chúng ta có thay đổi được thế giới chưa? Có ai có khả năng xác nhận sự khác biệt giữa người công chính và người bất chính chưa? Có vẻ như tất cả những điều này đều vô ích… Tại sao phải nỗ lực nhiều như vậy?

Có một loại trực giác tiêu cực có thể hiển hiện trong bất cứ mùa nào của cuộc đời, nhưng điều chắc chắn là tuổi già khiến cuộc gặp gỡ với sự thất vọng này gần như không thể tránh khỏi. Sự thất vọng đến với tuổi già. Và do đó, sự phản kháng của tuổi già đối với những tác động làm sa sút tinh thần của sự thất vọng này có tính quyết định: nếu những người cao niên, những người, vào thời điểm đó, đã chứng kiến mọi sự, vẫn giữ nguyên vẹn được niềm đam mê công lý của họ, thì sẽ có hy vọng cho tình yêu và cả đức tin nữa. Và đối với thế giới đương thời, việc vượt qua cuộc khủng hoảng này, một cuộc khủng hoảng lành mạnh, đã trở nên chủ yếu. Tại sao? Vì một nền văn hóa có cao vọng đo lường mọi sự và thao túng mọi sự kết cục cũng sẽ tạo ra một sự hạ giá đối với ý nghĩa, đối với tình yêu, và đối với lòng tốt.

Sự hạ giá này làm mất đi ý chí hành động của chúng ta. Điều tự nhận là “chân lý” nào tự giới hạn vào việc quan sát thế giới, cũng sẽ thờ ơ đối với các điều mâu thuẫn và gán chúng cho dòng chảy của thời gian và số phận của hư vô, không hề có ơn cứu chuộc. Trong hình thức này - bị che đậy trong tính khoa học, nhưng thiếu tính nhậy cảm và thiếu tính đạo đức - hành trình hiện đại tìm kiếm sự thật đã bị cám dỗ bỏ rơi hoàn toàn niềm đam mê công lý. Nó không còn tin vào số phận của nó, lời hứa của nó, ơn cứu chuộc của nó.

Đối với nền văn hóa hiện đại của chúng ta, trong thực hành, muốn qui kết mọi sự vào nhận thức chính xác về sự vật, thì sự xuất hiện của lý lẽ khuyển nho mới này – một lý lẽ kết hợp giữa nhận thức và sự vô trách nhiệm - là một hậu quả khắc nghiệt. Thật vậy, nhận thức nào miễn trừ đạo đức cho chúng ta thoạt đầu có vẻ là nguồn của tự do, là nguồn của năng lực, nhưng nhanh chóng biến thành sự tê liệt của linh hồn.

Với sự oái oăm của mình, Sách Giảng viên đã vạch trần cơn cám dỗ chết người này về sự toàn năng của nhận thức - một “cơn mê sảng của trí tuệ toàn tri” – một toàn tri tạo ra sự bất lực cho ý chí. Các đan sĩ của truyền thống Kitô giáo cổ xưa nhất đã nhận diện chính xác căn bệnh của linh hồn này, họ đột nhiên phát hiện ra sự hư vô của một nhận thức không có đức tin và không có đạo đức, ảo tưởng của sự thật không có công lý. Họ gọi nó là “acedia” (vô cảm). Và đây là một cơn cám dỗ cho tất cả mọi người, ngay cả những người cao niên… Nhưng nó là [một cơn cám dỗ] cho tất cả mọi người. Nó không chỉ đơn giản là sự lười biếng; không, nó còn hơn thế nữa. Nó không chỉ đơn giản là trầm cảm. Không. Đúng hơn, acedia là sự đầu hàng trước nhận thức về thế giới mà không có bất cứ niềm đam mê nào đối với công lý và dấn thân cho nó.

Sự trống rỗng ý nghĩa và việc thiếu sức mạnh được mở ra bởi loại nhận thức này, vốn bác bỏ mọi trách nhiệm đạo đức và bất cứ tình cảm nào dành cho điều thiện thực sự, không phải là vô hại. Nó không chỉ lấy đi sức mạnh để ta ước muốn điều tốt: bằng phản ứng ngược lại, nó còn mở ra cánh cửa cho sự hung hãn của các sức mạnh xấu xa. Đây là những sức mạnh của lý trí đã trở nên điên loạn, trở nên khuyển nho bởi một ý thức hệ thái quá. Thực vậy, với tất cả sự tiến bộ của chúng ta, với tất cả sự thịnh vượng của chúng ta, chúng ta đã thực sự trở thành một “xã hội của sự mệt mỏi”. Anh chị em hãy nghĩ về nó: chúng ta là xã hội của sự mệt mỏi. Chúng ta được cho là đã tạo ra một nền phúc lợi rộng rãi và chúng ta chấp nhận một thị trường có chọn lọc một cách khoa học liên quan đến sức khỏe. Đáng lẽ chúng ta phải đặt ra một ngưỡng cửa hòa bình không ai có thể thể vượt qua được, thế mà chúng ta ngày càng chứng kiến nhiều cuộc chiến tàn nhẫn chống lại những người không có khả năng tự vệ. Khoa học tiến bộ, tất nhiên, và điều đó là điều tốt. Nhưng sự khôn ngoan của cuộc sống là một điều gì đó hoàn toàn khác, và nó dường như đang bị đình trệ.

Cuối cùng, lý do vô cảm và không có trách nhiệm này cũng lấy mất ý nghĩa và năng lực khỏi nhận thức sự thật. Không phải ngẫu nhiên mà thời đại của chúng ta là thời đại của tin tức giả mạo, mê tín tập thể và sự thật khoa học giả tạo. Quả là kỳ cục: trong nền văn hóa nhận thức này, biết đủ thứ, thậm chí cả độ chính xác của nhận thức, rất nhiều phép thuật phù thủy đã được loan truyền, mà là những trò phù thủy có văn hóa nhé. Đó là phép thuật phù thủy với một chút văn hóa nào đó nhưng lại dẫn anh chị em đến một cuộc sống mê tín dị đoan: một mặt, đến chỗ thúc đẩy trí khôn hiểu biết mọi sự từ tận gốc rễ của chúng; mặt khác, linh hồn cần một điều gì khác và đi theo con đường dị đoan, và kết cục là trò phù thủy. Từ sự khôn ngoan đầy hài hước của Qoheleth, tuổi già có thể học được nghệ thuật đưa ra ánh sáng sự lừa dối ẩn nấp trong cơn mê sảng về một sự thật của tâm trí không có tình cảm nào với công lý. Người cao niên giàu khôn ngoan và hài hước giúp đỡ rất nhiều cho người trẻ! Họ cứu người trẻ khỏi cơn cám dỗ chỉ muốn một nhận thức về thế giới ảm đạm và không có sự khôn ngoan của cuộc sống. Và những người già này cũng đưa những người trẻ trở lại với lời hứa của Chúa Giêsu: “Phúc cho ai đói khát công chính, vì họ sẽ được no nê” (Mt 5, 6). Họ sẽ là những người gieo niềm đói khát công lý nơi những người trẻ tuổi. Hãy can đảm lên, tất cả chúng ta, những người lớn tuổi! Hãy can đảm và tiến lên! Chúng ta có một sứ mệnh rất lớn trong thế giới. Nhưng, xin vui lòng, chúng ta không được tìm nơi ẩn náu trong một thứ chủ nghĩa duy tâm phần nào không cụ thể, không có thực, không gốc rễ này - chúng ta phải nói rõ ràng như thế - trong phép phù thủy của cuộc sống.

Bài có liên quan
 
Putin đã 5 lần bị mưu sát. Cựu Thủ tướng Nga nhận định Putin đã biết mình thua. Nga sắp hết hỏa tiễn
VietCatholic Media
04:11 26/05/2022


1. Putin đã năm lần bị ám sát

Nhà làm phim Oliver Stone, nói với Sky News Australia, anh ta đã từng có cuộc phỏng vấn với Putin. Trong cuộc gặp gỡ đó, Putin đã ca ngợi đội ngũ an ninh bảo vệ ông ta suốt ngày đêm.

“Ba lần làm tổng thống, năm lần bị ám sát, ông ta đã nói với tôi như thế. Không bằng Fidel Castro, là người mà tôi đã phỏng vấn. Tôi nghĩ Castro chắc hẳn đã bị mưu sát khoảng 50 lần. Nhưng chính thức mà nói thì có năm mưu toan đảo chính,” Stone nói.

Putin nói: “Vâng, tôi cũng đã nói chuyện với Castro về điều đó”.

“Và ông ấy nói với tôi, 'Bạn có biết tại sao tôi vẫn còn sống không?' Tôi hỏi anh ta, 'Tại sao?' 'Bởi vì tôi luôn là người tự mình giải quyết vấn đề an ninh của mình.' Vâng, tôi làm công việc của mình. Và các nhân viên an ninh làm việc của họ và họ vẫn đang thực hiện khá thành công”.

Tổng thống Putin nói với nhà làm phim Oliver Stone rằng ông có thể sống sót nhờ sự tin tưởng vào đội ngũ an ninh của mình.

Stone đặt ra câu hỏi với Tổng thống Putin rằng liệu ông có biết số phận của mình trong tương lai ra sao với vô số quân Nga đang đe dọa tính mạng của mình.

“Chỉ có Chúa mới biết số phận của chúng ta - của bạn và của tôi,” ông ta nói.

“Một ngày nào đó cái chết sẽ xảy ra với mỗi người trong chúng ta.

“Câu hỏi đặt ra là, những gì chúng ta sẽ đạt được sau đó trong thế giới thoáng qua này, liệu chúng ta có tận hưởng cuộc sống của mình không?”

Tin tức về các vụ ám sát nổi lên sau những đồn đoán ngày càng tăng xung quanh sức khỏe ốm yếu của Tổng thống Putin.

Đoạn phim mới về cuộc gặp gỡ giữa nhà độc tài với đồng minh thân cận, người Belarus Alexander Lukashenko cho thấy tay ông ta run rẩy khi họ trò chuyện tại thành phố Sochi của Nga.

Bàn tay của anh ấy dường như run lên không kiểm soát được trong một thời gian ngắn và anh ấy không thể giữ yên chân của mình trong khi anh ấy nắm chặt ngón tay cái của mình giữa lòng bàn tay.

Người dẫn chương trình Sky News Peta Credlin cho biết sức khỏe của Tổng thống Nga Vladimir Putin được coi là “các vấn đề nghiêm trọng”. “Những câu chuyện tôi đang đọc là ông ta bị ốm nặng,” cô nói. “Có những câu chuyện về các vấn đề với đôi chân của anh ấy.”

2. Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov nói rằng Vladimir Putin 'đã nhận ra rằng mình đang thua trong cuộc chiến này'

Mikhail Kasyanov, người từng giữ chức Thủ tướng dưới thời Vladimir Putin từ năm 2000 đến năm 2004, cho biết bài phát biểu Ngày Chiến thắng của Tổng thống Nga là “hoàn toàn yếu ớt”.

Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov nói rằng ông tin rằng Tổng thống Vladimir Putin đã bắt đầu nhận ra rằng ông ấy sẽ thua trong cuộc chiến này.

Ông Kasyanov, người từng giữ chức Thủ tướng dưới thời ông Putin từ năm 2000 đến năm 2004, đã trở thành người lớn tiếng phản đối Điện Cẩm Linh sau khi ông bị sa thải khỏi vai trò này.

Cựu Thủ tướng, người lãnh đạo Đảng Nhân dân Tự do - một nhóm đối lập ở Nga, nói với một hãng truyền thông Đức rằng ông Putin có vẻ “hơi lo lắng” trong bài phát biểu Ngày Chiến thắng của Nga.

“Phản ứng của ông Putin và bài phát biểu của ông ấy hoàn toàn yếu ớt,” ông Kasyanov nói với đài truyền hình DW, đồng thời cho biết thêm ông Putin “đã bắt đầu nhận ra rằng ông ấy đang thua trong cuộc chiến này”.

Trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo Nga liên tục đổ lỗi cuộc chiến cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, và phương Tây, đồng thời tuyên bố họ đã từ chối tham gia vào một “cuộc đối thoại trung thực” trước cuộc xâm lược.

“Tháng 12 năm ngoái chúng ta đã đề xuất ký một hiệp ước về bảo đảm an ninh. Nga kêu gọi phương Tây tổ chức một cuộc đối thoại trung thực để tìm kiếm các giải pháp có ý nghĩa và mang tính thỏa hiệp, đồng thời tính đến lợi ích của nhau”, ông Putin nói vào ngày 9/5.

“Tất cả đều không đi đến đâu. Các nước NATO không muốn để ý đến chúng ta, có nghĩa là họ có những kế hoạch hoàn toàn khác. Và chúng ta đã thấy điều đó”.

Nhưng ông Kasyanov tuyên bố rằng vòng trong của ông Putin đã giấu kín thông tin và không cung cấp một bức tranh đầy đủ về quân đội Nga trước khi họ tuyên bố “hoạt động quân sự đặc biệt”.

“Tôi chắc chắn rằng ông ấy đã bị lừa,” ông nói với DW, đồng thời nói thêm rằng ông Putin “tin rằng quân đội của ông ấy đang ở một trạng thái tuyệt vời” để tiếp quản Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn.

Ông Kasyanov cho rằng sự phản kháng quyết liệt của Ukraine và sự hỗ trợ từ phương Tây khiến ông Putin ngạc nhiên.

“Bây giờ chúng ta đang đến một giai đoạn khác - sự cạnh tranh, sự ganh đua về tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự.”

3. Lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi 10 cuộc tấn công của quân Nga trong khu vực diễn ra Chiến dịch liên hợp ở vùng Donetsk và Luhansk vào ngày 25/5.

Trong bản báo cáo sáng 26 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trên toàn tuyến phòng thủ, quân Nga đã sử dụng máy bay chiến đấu, nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo cỡ lớn, xe tăng, súng cối các loại, tiến hành tấn công hỏa tiễn, ném bom vào các cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư yên bình.

Quân đội Nga đã nã đạn vào hơn 40 khu định cư ở các vùng Donetsk và Luhansk, phá hủy và làm hư hại 38 ngôi nhà, một trường học, một trại y tế, một trung tâm giải trí và một nhà ga.

Năm dân thường thiệt mạng và 12 người khác bị thương do pháo kích.

“Các lực lượng phòng thủ Ukraine của Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp đã đẩy lùi mười cuộc tấn công của quân Nga trong ngày hôm nay, và các trận chiến với quân chiếm đóng vẫn đang diễn ra tại hai địa điểm. Các chiến binh dũng cảm của chúng ta đã gây ra tổn thất cho những quân xâm lược Nga về nhân lực và thiết bị.”

Trong 24 giờ qua, Lực lượng liên quân Ukraine đã phá hủy 4 xe tăng Nga, một thiết bị đặc biệt, 2 hệ thống pháo, một tàu chở quân bọc thép và một xe cơ giới.

Các đơn vị phòng không đã bắn rơi 4 máy bay không người lái Orlan-10.

“Vào ngày 25 tháng 5, quân chiếm đóng tiếp tục bắn hỏa tiễn hành trình vào Ukraine. Vào khoảng 20 giờ tối thứ Tư, máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 đã tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn từ lãnh thổ Nga vào các nhóm của Lực lượng vũ trang Ukraine ở hướng Donetsk và Luhansk. Quân Nga cũng bắn hỏa tiễn vào Ukraine từ hướng nam. Hai hỏa tiễn hành trình đã bị các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đánh chặn và phá hủy”

Các chiến binh Ukraine cũng tiêu diệt một đại đội chiến thuật, nhân lực và khoảng mười xe bọc thép hạng nhẹ.

Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, sự hiện diện trên không của Nga xung quanh biên giới Ukraine ngày càng nhiều, nhưng máy bay của quân xâm lược gần như không đi vào vùng trời do lực lượng phòng không Ukraine kiểm soát.

4. Nguyên thứ trưởng Quốc Phòng Ba Lan trấn an người Ukraine. Nga chỉ hù dọa

Việc triển khai các bệ phóng hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn Iskander-M tới khu vực Brest của Belarus chỉ không có nghĩa là chúng có thể được sử dụng tích cực để chống lại Ukraine, vì Nga hiện không có số lượng lớn hỏa tiễn cho các hệ thống này. Đây chỉ là chiến lược hù dọa của Nga.

Waldemar Skrzypczak, cựu chỉ huy các lực lượng bộ binh Ba Lan và cựu thứ trưởng bộ quốc phòng, đã đưa ra lập trường trên.

“Người Nga không có nhiều Iskander, vì vậy họ phải tiết kiệm. Việc triển khai các bệ phóng không có ý nghĩa gì cả, bởi vì bạn cần phải có hỏa tiễn cho chúng. Họ đã sử dụng rất nhiều hỏa tiễn. Tôi không nghĩ rằng họ có trữ lượng đáng kể,” Skrzypczak nói.

Theo ông, người Nga không có cơ hội bổ sung kho hỏa tiễn, vì các lệnh trừng phạt đã hạn chế khả năng thu được các nguyên tố cần thiết để tạo ra các loại đạn pháo này của họ.

“Họ sẽ chỉ khai hỏa khi mục tiêu của cuộc tấn công được xác nhận 100%,” chuyên gia nói.

Theo ông, Nga có ý định bắn vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine từ khu vực Brest, bao gồm các nút giao thông đường sắt và nhà ga, cơ sở hạ tầng đường bộ quan trọng, nhà kho, những nơi chủ yếu nằm ở khu vực Lviv. Cụ thể, họ muốn ngăn chặn việc cung cấp vũ khí mới của phương Tây cho tiền tuyến.

Chuyên gia lưu ý rằng người Nga sẽ sử dụng gián điệp và những điềm chỉ viên cung cấp thông tin để kiểm tra các mục tiêu, vì họ sẽ không thể thực hiện điều đó bằng máy bay không người lái và các máy bay ở độ cao đáng kể do sự hiện diện của các hệ thống phòng không Ukraine.

Skrzypczak nhấn mạnh Ukraine hiện cần vũ khí tấn công, hệ thống phòng không và máy bay thế hệ mới.

Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine ngày 24/5 cho biết, Nga đã điều động một bộ phận bệ phóng hỏa tiễn Iskander-M tới khu vực Brest ở khoảng cách tới 50 km tính từ biên giới quốc gia Ukraine.

5. Nga hứa mở hành lang an toàn cho tàu rời cảng Hắc Hải

Bộ Quốc phòng Nga hứa hẹn sẽ mở một hành lang an toàn cho phép các tàu nước ngoài rời các cảng trên Hắc Hải. Một hành lang riêng sẽ được mở để cho phép các tàu rời Mariupol bằng cách đi từ cảng trên Biển Azov đến Hắc Hải.

Thượng tướng Nga Mikhail Mizintsev, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Quốc phòng thuộc Bộ Tổng tham mưu, cho biết 70 tàu nước ngoài từ 16 quốc gia hiện đang ở 6 cảng trên Hắc Hải bao gồm Odesa, Kherson và Mykolaiv.

Mizintsev đã đưa ra bình luận trên tại cuộc họp báo ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Tư được hãng thông tấn Interfax đưa tin, cho biết các hành lang sẽ mở cửa hàng ngày.

Trước đó, quân đội Nga cho biết cảng Mariupol đã hoạt động trở lại sau 3 tháng giao tranh. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng cho biết trước tiên quân đội phải rà phá bom mìn ở cảng.

Trước đó, hôm thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói rằng Nga sẽ mở hành lang an toàn cho các tàu rời cảng Hắc Hải với điều kiện Hoa Kỳ và các nước phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga.

Cho đến nay, người ta vẫn không chắc những lời hứa của Bộ Quốc phòng Nga sẽ được thực hiện với các điều kiện mà Maria Zakharova đã đề cập đến hay không có các điều kiện này.

Trong khi đó, Mỹ tuyên bố sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga để chấm dứt phong tỏa các cảng Ukraine

Hoa Kỳ cho biết họ sẽ không xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga để đổi lấy việc Mạc Tư Khoa để cho các hàng hóa xuất khẩu của Ukraine rời các cảng Hắc Hải.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của mình để đáp lại những lời hứa suông, và chúng tôi đã nghe thấy những lời hứa suông trước đây từ Liên bang Nga”.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có - tất cả đều có lý do chính đáng để hoài nghi khi nghe nhiều cam kết và đề nghị từ Nga. Tất nhiên, mọi người hãy nhớ rằng Nga cũng chính là đất nước mà trong nhiều tháng đã liên tục khẳng định rằng họ không có ý định xâm lược nước láng giềng và tham gia vào cuộc chiến tàn khốc này,” ông nói thêm.

Boris Bondarev, một nhà ngoại giao Nga làm việc tại phái bộ Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, và vừa từ chức nói với BBC rằng chính phủ Nga, cụ thể là Bộ Ngoại giao Nga, chỉ quan tâm đến “sự dối trá và thù hận” hơn là ngoại giao.

6. Lực lượng vũ trang Ukraine đã buộc hải quân Nga phải tránh tiếp cận bờ biển của Ukraine.

Vadym Skibitskyi, phát ngôn nhân của Cục tình báo quân đội Ukraine cho biết hải quân Nga đã cố gắnh tránh tiếp cận bờ biển của Ukraine sau khi soái hạm Mạc Tư Khoa bị đánh trúng hai quả hỏa tiễn Neptune và các tầu đổ bộ bị đánh đắm ở đảo Rắn.

Ông nói: “Họ đã trở nên thận trọng, tránh xa bờ biển của Ukraine, khả năng mở cuộc tấn công vào Odessa giảm thiểu đáng kể. Nhưng các chiến hạm của họ ngày nay, thật không may, vẫn nắm được toàn quyền kiểm soát Biển Azov, và điều này, cùng với việc kiểm soát được eo biển Kerch, đang phong tỏa các cảng của chúng ta trên Hắc Hải”.

Theo Skibitskyi, mục tiêu của Nga hiện nay không phải là đổ bộ vào Odessa từ phía biển, nhưng là gây thiệt hại kinh tế cho Ukraine nhằm ngăn chặn hoạt động của các cảng Ukraine cũng như các khu kinh tế lân cận.

“Người Nga muốn ngăn chặn sự di chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Ukraine và từ các cảng của chúng ta ra nước ngoài, đó là mục tiêu trước mắt của họ. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì sự sẵn sàng sử dụng các tàu đổ bộ cỡ lớn, và các chiến hạm khác trong trường hợp có hoạt động đổ bộ đường biển. Nhưng tôi sẽ muốn nhắc lại một lần nữa hành động quyết liệt của chúng ta đã buộc họ phải hạn chế các hoạt động của Hạm đội Hắc Hải trong giai đoạn này.”
 
Quá sức báng bổ: Bà Công Giáo Nguyệt Nga ký lệnh bắt Đức Hồng Y, rồi chọn ngày lễ Đức Mẹ đưa ngài ra tòa
VietCatholic Media
05:27 26/05/2022


1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân phản kháng trước tòa

Tờ South China Morning Post đưa tin, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã không nhận tội với những cáo buộc chống lại ngài tại phiên tòa đầu tiên được tổ chức tại tòa án Tây Cửu Long (Kowloon, 九龍) vào ngày 24 tháng 5.

Đức Hồng Y đã bị bắt và được tại ngoại vào ngày 11 tháng 5. Vị giám mục hiệu tòa Hương Cảng phải hầu tòa vì ngài là người được ủy thác của Quỹ cứu trợ nhân đạo 612, một hiệp hội hỗ trợ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong cuộc bạo động năm 2019 để mướn luật sư bào chữa trước tòa.

Đức Hồng Y, bốn người được ủy thác khác và thư ký của quỹ đều bị cáo buộc đã không khai báo quỹ một cách hợp pháp theo luật pháp địa phương. Các vụ đã kiên quyết chống lại cáo buộc này.

Ban đầu bị bắt vì tội “âm mưu cấu kết với lực lượng nước ngoài” theo luật an ninh do Bắc Kinh áp đặt vào tháng 6 năm 2020, sáu bị cáo vẫn chưa bị buộc tội về tội danh đó.

France 24 đưa tin rằng hiện họ đang phải đối mặt với một khoản tiền phạt nhỏ - 10.000 đô la Hương Cảng, hoặc 1.274 euro - cho hành vi phạm tội nhẹ hơn này, không thuộc phạm vi của luật an ninh.

Phiên tòa xét xử tội “âm mưu cấu kết với lực lượng nước ngoài” sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 9, cùng khoảng thời gian trong đó câu hỏi liệu có nên gia hạn thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết vào tháng 9 năm 2018 và gia hạn vào tháng 10 năm 2020 hay không.

Đức Hồng Y Quân là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ thỏa hiệp này.

Một ngày sau khi vị Hồng Y bị bắt, Tòa thánh bày tỏ quan ngại sâu sắc và cho biết họ đang theo dõi “rất chặt chẽ diễn biến của tình hình”.

Sau phiên tòa, Đức Hồng Y Quân không đưa ra bình luận nào với báo chí. Ngài đã cử hành một thánh lễ vào buổi tối nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc, cũng là ngày lễ của Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu.

Nhận định về cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Quân, Đức Hồng Y Charles Bo, của Miến Điện, chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, nói:

“Anh tôi, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đã bị bắt và phải đối mặt với các cáo buộc chỉ vì ngài từng là người được ủy thác của một quỹ hỗ trợ pháp lý cho các nhà hoạt động đối mặt với các vụ kiện của tòa án. Trong bất kỳ hệ thống nào mà nhà nước pháp quyền tồn tại, việc hỗ trợ để giúp những người bị truy tố chi trả án phí là một quyền phù hợp và được chấp nhận. Giúp người bị tố cáo có quyền bào chữa, đại diện hợp pháp thì làm sao có thể có thể coi là một tội phạm được?”

Nhiều tín hữu Công Giáo Hương Cảng cảm thấy cay đắng vì kẻ ký lệnh bắt giữ Đức Hồng Y Quân là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, 林鄭月娥), một người Công Giáo. Bà ta cũng chọn đúng ngày 24 tháng 5, là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Giáo hội ở Trung Quốc, cũng là ngày lễ của Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, để đưa ngài ra tòa.


Source:Aleteia

2. Tôi không muốn phẫu thuật, Đức Thánh Cha cho biết như trên trong cuộc thảo luận về đầu gối của ngài

Đức Thánh Cha nói rằng việc gây mê hồi tháng Bảy năm ngoái rất khó khăn và ngài muốn ở ngoài phòng phẫu thuật.

Đức Thánh Cha Phanxicô không muốn phẫu thuật nữa, ngài nói với các giám mục Ý vào ngày 23 tháng 5 trong cuộc họp toàn thể của các vị. Đức Thánh Cha đã nói chuyện với các giám mục trong khoảng hai giờ, đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả sức khỏe của ngài.

Đức Giáo Hoàng nói rằng cuộc gây mê toàn thân cho cuộc phẫu thuật ruột kết của ngài vào ngày 4 tháng 7 vừa qua đã mang lại những tác dụng phụ khó chịu, và do đó ngài không muốn phẫu thuật cho đầu gối của mình. Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã ở lại bệnh viện 10 ngày vào dịp đó vào mùa hè năm ngoái, khi Vatican ban đầu thông báo về việc phục hồi trong bệnh viện chỉ kéo dài 7 ngày.

Giờ đây, Đức Giáo Hoàng cho biết, ngài hy vọng rằng việc tiêm thuốc và vật lý trị liệu sẽ làm giảm cơn đau đầu gối của ngài đủ để hoạt động, và giúp ngài không phải vào phòng phẫu thuật.

Đức Thánh Cha đã ngồi trên xe lăn cho hầu hết các hoạt động công cộng kể từ ngày 5 tháng 5, nhưng đôi khi, Ngài đang sử dụng một cây gậy ba chân, chẳng hạn như trong một sự kiện với Caritas vào ngày 15 tháng 5.

Mặc dù vấn đề về đầu gối của Đức Thánh Cha đã khiến lịch trình của ngài thay đổi một số, nhưng ngài đã có hai chuyến công du quốc tế vào mùa hè này, với Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo dự kiến vào đầu tháng Bảy, và Canada dự kiến vào cuối tháng Bảy.

Theo một dòng tweet từ người bạn của ngài, là Đức Tổng Giám Mục La Plata, Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng đang tập phục hồi chức năng hơn hai giờ mỗi ngày và điều này đang giúp tình trạng đau đầu gối của ngài được cải thiện.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thể hiện cả khiếu hài hước và quan điểm tâm linh liên quan đến đầu gối của mình, ngay cả khi các máy quay có lúc bắt gặp khuôn mặt của ngài phản ánh cơn đau dữ dội.


Source:Aleteia

3. Đức Tổng Giám Mục Cordileone đáp lại những lời chỉ trích rằng ngài đang 'chính trị hóa Bí tích Thánh Thể'

Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore Cordileone đã phản ứng trước những lời chỉ trích rằng ngài đang “chính trị hóa” Bí tích Thánh Thể khi không cho bà Nancy Pelosi được rước lễ. Đức Cha nói rằng ngài muốn Chủ tịch Hạ viện Dân chủ tiếp tục tại vị “và trở thành một người bênh vực cho sự sống trong bụng mẹ”.

“Việc chính trị hóa Bí tích Thánh Thể có nghĩa là gì nếu một người đang tuân theo giáo huấn của Giáo hội và áp dụng giáo huấn của Giáo hội?” Đức Tổng Giám Mục Cordileone cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn với Erik Rosales của EWTN News phát sóng ngày 23 tháng 5 trên “EWTN News Nightly.”

“Người ta sẽ phải chứng minh rằng tôi đang làm điều đó vì một mục đích chính trị,” tổng giám mục nói.

“Tôi đã rất rõ ràng, mục đích của tôi là mục vụ, không phải chính trị. Tôi không vận động cho bất kỳ ai cho chức vụ này. Trên thực tế, tôi muốn Pelosi sẽ tiếp tục tại vị và trở thành người ủng hộ cho sự sống khi còn trong bụng mẹ.”

Hôm thứ Sáu, Đức Tổng Giám Mục Cordileone thông báo rằng ngài đã thông báo cho Pelosi rằng cho đến khi bà công khai phủ nhận việc ủng hộ phá thai, bà sẽ không được rước lễ tại Tổng giáo phận San Francisco, là giáo phận quê hương của bà, cũng như không nên rước lễ ở bất cứ thánh lễ nào.

Đức Cha Cordileone nói với Rosales rằng ngài chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Pelosi cho đến nay. Bà Nancy Pelosi, người tự mô tả mình là một người Công Giáo sùng đạo, 82 tuổi cũng chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về lệnh cấm Rước lễ.

Tính đến ngày 23 tháng 5, ít nhất một chục giám mục Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ hành động của Đức Cha Cordileone. Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver gọi Đức Cha Cordileone là “một mục tử với trái tim và khối óc của Chúa Kitô, người thực sự mong muốn dẫn dắt người khác đến với tình yêu, lòng thương xót và lời hứa cứu rỗi đời đời của Chúa Kitô.”

Hồng Y Wilton Gregory của Tổng giáo phận Washington, DC, nơi Pelosi dành phần lớn thời gian của mình, đã không bình luận công khai về hành động của Đức Tổng Giám Mục Cordileone, nhưng trước đây đã chỉ ra rằng ngài không có ý định từ chối Rước lễ đối với các chính trị gia Công Giáo, những người tích cực cổ vũ việc phá thai và những người ủng hộ các chính sách mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội.

Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói với Rosales rằng việc chính trị hóa Bí tích Thánh Thể thậm chí có thể xảy ra “ngược lại”. Người ta có thể xem “Rước lễ như một phương tiện để thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị.”

Đức Tổng Giám Mục Cordileone lưu ý rằng nhiều người Công Giáo không hiểu giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể.

Ngài nói thêm rằng ngài muốn giúp người Công Giáo hiểu được “cái ác nghiêm trọng của việc phá thai và ý nghĩa của việc hợp tác với cái ác ở các cấp độ khác nhau”.

“Tôi muốn rõ ràng khi đưa ra lời dạy đó”

Lập trường phá thai 'hung hãn'

Đức Tổng Giám Mục cho biết quyết định của ngài không liên quan đến việc rò rỉ quan điểm của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ gần đây cho thấy tòa án đã sẵn sàng lật lại Roe kiện Wade, là vụ án mang tính bước ngoặt năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Cordileone “được thúc đẩy bởi phản ứng của Nancy Pelosi đối với Luật Nhịp tim Texas”, là luật cấm hầu hết các trường hợp phá thai sau khi phát hiện được nhịp tim thai, khi thai được khoảng sáu tuần.

“Đó là khi Pelosi trở nên rất quyết liệt và hiếu chiến - tôi sẽ dùng từ đó - khi thề sẽ luật hóa quyết định Roe chống Wade thành luật liên bang,” Đức Cha Cordileone nói khi đề cập đến sự ủng hộ nhiệt thành của bà ta đối với Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ, được Hạ viện thông qua nhưng không thu được đủ số phiếu tại Thượng viện.

Đức Cha Cordileone nói: “Nếu được thông qua nó sẽ bảo đảm cho cái gọi là quyền phá thai trong suốt 9 tháng, tất cả trên khắp đất nước. Điều này rất đáng báo động, rất đáng lo ngại.”

Vào thời điểm đó, Đức Cha Cordileone bắt đầu chiến dịch “Bông hồng và Chuỗi Mân Côi cho Nancy”, yêu cầu người Công Giáo cầu nguyện và ăn chay để làm dịu trái tim của bà ấy đối với thai nhi.
Source:Catholic News Agency

4. Hàng nghìn người Hồi giáo tham dự lễ tang của một nhà báo Kitô Hữu người Palestine hy vọng về hòa bình đã được thắp lên

Cái chết của Shireen Abu Akleh cho thấy sự bất khả thi của hiện trạng ở Palestine. Tuy nhiên, đám tang của cô, với sự tham dự của cả người Hồi giáo và Kitô giáo, cũng mang đến hy vọng về hòa bình ở Đất thánh. Cha Gregory Collins cho biết như trên.

Cái chết bi thảm của nhà báo Kitô Hữu người Palestine, Shireen Abu Akleh, đã cho thấy sự vô ích của việc tiếp tục hiện trạng này và nhu cầu về một nền hòa bình cuối cùng giữa người Israel và người Palestine. Cái chết của bà cũng đã khuyến khích nhiều người đứng lên chống lại sự chia rẽ giáo phái và những tư tưởng theo chủ nghĩa cực đoan nuôi dưỡng nó.

Ngày 11/5, lực lượng đặc nhiệm Israel đã đột kích vào trại tị nạn nằm ở thành phố Jenin của Palestine. Theo quân đội Israel, các binh sĩ đã vào trại để bắt giữ các chiến binh của tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine và Hamas bị nghi ngờ về các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở Israel. Tuy nhiên, trong một cuộc đối đầu vũ trang giữa các chiến binh và Lực lượng Phòng vệ Israel, Shireen Abu Akleh đã bị giết một cách thảm khốc.

Ngay sau cái chết của Abu Akleh, câu hỏi ai chịu trách nhiệm đã độc quyền các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội. Đó là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết - ai chịu trách nhiệm về vụ nổ súng của cô ấy đáng bị truy tố. Tuy nhiên, hai tuần kể từ khi cô qua đời, thật đúng khi suy nghĩ về những vấn đề rộng lớn hơn xung quanh việc giết chết Abu Akleh.

Thứ nhất, cái chết của Abu Akleh đã đặt xung đột Israel-Palestine một lần nữa vào chương trình nghị sự toàn cầu như một cuộc xung đột đòi hỏi một giải pháp. Thứ hai, trong xã hội Palestine, cái chết của một Kitô hữu Palestine cho thấy sự tồn tại của vấn đề giáo phái giữa người Hồi giáo và Kitô giáo.

Việc quân đội Israel tiến vào một thành phố của Palestine không phải là một hiện tượng bất ngờ hay mới mẻ đối với người Palestine. Điều này đã xảy ra nhiều lần kể từ năm 1967, và thậm chí sau thỏa thuận Oslo được ký kết vào năm 1993, trong đó trao cho người Palestine quyền quản lý đối với các thành phố lớn ở Bờ Tây và Gaza. Abu Akleh đã tường thuật những điểm nóng này trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine trong hơn hai thập kỷ qua; cô ấy sẽ có mặt trong mọi cuộc đột kích, đụng độ hoặc phản kháng lớn vì thế giới dường như đã quên đi thực tế cuộc sống ở Palestine.

Mối quan hệ Israel-Palestine hậu Oslo hiện nay không phải là tình trạng chiến tranh, cũng không phải là tình trạng hòa bình. Tình hình tạm thời trở nên yên tĩnh hơn hoặc bạo lực hơn tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau. Ví dụ: bạo lực định kỳ có thể bùng phát sau khi có sự thay đổi trong các hạn chế của Israel tại Alharam Alsharif Núi Đền ở Giêrusalem, hoặc sau một cuộc biểu tình bạo lực đặc biệt hoặc một hành động của chính phủ. Tương tự như vậy, các cuộc tấn công của những người định cư Do Thái và việc thiếu nỗ lực nghiêm túc để đạt được một thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa Chính quyền Palestine và Israel đã gây ra những giai đoạn bạo lực. Các tổ chức Palestine như Hamas và Muslim Jihadi kích động và tấn công người Israel là một yếu tố quan trọng khác. Kể từ tháng 4, hơn 19 người Israel đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của người Palestine mà Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine ủng hộ.

Kể từ thất bại trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Chính quyền Palestine, làn sóng bi quan hoặc sẵn sàng phớt lờ cuộc xung đột đã chi phối diễn biến chính trị toàn cầu liên quan đến cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cảnh vẫn thường xảy ra là thường dân Israel vô tội bị những người Palestine, với biệt danh là những con sói đơn độc, nhắm tới sau một chiến dịch kích động của Hamas. Bên cạnh đó, là những cuộc đột kích của quân đội Israel vào các lãnh thổ Palestine, như vụ tấn công vào Jenin dẫn đến việc giết chết Abu Akleh. Vụ này đã khiến thế giới chú ý đến điều mà các tín hữu Kitô ở Thánh địa đã biết từ lâu: cần có một giải pháp chính trị dựa trên sự tôn trọng. mối quan tâm và phẩm giá của hai người sống giữa sông Giođan và biển Địa Trung Hải.

Sau cái chết của Abu Akleh, tất cả chúng ta đều rất tức giận. Làm thế nào chúng ta có thể làm ngơ được? Cô ấy vô tội, và cái chết của cô ấy nhắc nhở chúng ta về chiều sâu của nỗi đau và sự mất mát của những sinh mạng vô tội mà cuộc xung đột này đã khiến người Palestine phải trả giá. Abu Akleh, người đưa tin về Palestine được mọi người Palestine biết đến nếu không muốn nói là mọi người Ả Rập đều biết đến cô. Có những người phản ứng với bi kịch này với sự tức giận và mong muốn trả thù, và họ có nguy cơ làm bùng phát xung đột, và có nguy cơ mất mạng nhiều hơn. Và có một nhóm thứ hai mà sự tức giận và đau đớn đã khiến họ nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình giữa hai người. Anton, anh trai của Shireen, đại diện cho quan điểm thứ hai khi, trong một cuộc phỏng vấn với Times of Israel, anh nói: “Bất chấp điều đó là cay đắng và đau đớn cho người Palestine và cho tất cả mọi người… Tôi yêu cầu người dân Israel xem đây là cơ hội cho hòa bình. Người dân Palestine muốn hòa bình và hướng tới hòa bình. Cảm giác này nên được chia sẻ “.

Để thương tiếc cái chết của một nhà báo người Palestine theo Công Giáo, một mạng sống vô tội, bị mất đi một cách vô nghĩa, chúng ta nên tức giận và yêu cầu trách nhiệm giải trình rõ ràng từ bất cứ ai có liên quan đến thảm kịch này. Tuy nhiên, một phản ứng của Kitô hữu nên nhận ra rằng nhiều sinh mạng vô tội sẽ bị mất đi trừ khi cốt lõi của vấn đề được giải quyết, đó là xung đột. Xung đột này phải kết thúc; hòa bình nên đạt được giữa hai dân tộc. Điều này có thể xảy ra khi chúng ta nhận ra rằng hiện trạng ngày này không thể chấp nhận được. Người Palestine cần được sống trong tự do và an ninh, cũng như người Israel. Sau vụ giết Abu Akleh và đợt bạo lực cuối cùng, chúng ta rất dễ rơi vào suy nghĩ bộ lạc và mong muốn trả thù. Tuy nhiên, như anh trai cô đã nói rõ ràng, cả hai bên nên đi đến chấp nhận sự cần thiết của một giải pháp chính trị hòa bình giữa hai người.

Cái chết của Abu Akleh cho thấy sự bất khả thi của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Hơn nữa, nó còn bộc lộ nguy cơ chủ nghĩa bè phái đương thời đe dọa cả những người Palestine theo Kitô Giáo và một phong trào dân tộc lành mạnh của Palestine. Kể từ năm 1997, Abu Akleh đã báo cáo về những câu chuyện của người Palestine trong cuộc xung đột. Cô ấy đã ở đó trong cuộc Intifada lần thứ hai, bốn cuộc chiến ở Gaza, và nhiều hơn nữa. Việc cô ấy đi khắp Palestine để tường thuật những câu chuyện của chúng ta, kể cả trong lúc nguy cấp, đã biến cô ấy thành hình mẫu cho những phụ nữ Palestine, những người mơ ước một ngày nào đó trở thành nhà báo. Thế hệ của tôi, những người lớn lên trong Intifada thứ hai, đã nghe giọng nói nhẹ nhàng nhưng tự tin của cô ấy khi cô ấy báo cáo từ các địa điểm khác nhau. Cô ấy nói rằng cô ấy chọn trở thành một nhà báo để gần gũi với “con người” và những lời nói của cô ấy đã được người Palestine cảm nhận một cách chân thực.

Tuy nhiên, việc sát hại Abu Akleh đã mở ra một cuộc tranh luận lâu đời giữa những người Palestine theo đạo Hồi và thế giới Ả Rập nói chung, đó là việc người Hồi giáo cầu nguyện cho những người theo đạo Kitô đã qua đời có phù hợp hay không. Việc Abu Akleh quá nổi tiếng trong khu vực đã khiến nhiều người Hồi giáo khó có thể tuân theo ý tưởng rằng người ta không thể cầu chúc cho một tín hữu Kitô được yên nghỉ. Trong khi một điều như vậy có thể được coi là một sự khác biệt về mặt thần học, nó đặt ra câu hỏi liệu người Ả Rập theo đạo Kitô có được hưởng quyền bình đẳng với người Hồi giáo ở Trung Đông hay không. Cuộc tranh luận này càng trở nên xác đáng hơn khi sự trỗi dậy của một phong trào chính trị Hồi giáo vốn luôn mơ hồ trong quan điểm về quyền công dân của những người không theo đạo Hồi.

Trong lịch sử, các tín hữu Kitô ở Palestine đã ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ả Rập thế tục, như được ủng hộ bởi các nhà tư tưởng như Khalil Sakainin, một người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ả Rập thế tục ở Palestine vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, con đường chưa bao giờ là dễ dàng. Sakaini đã viết trong nhật ký của mình rằng mặc dù sự vận động của ông đối với người Ả Rập ở Palestine không phân biệt giữa Mulsim và Kitô giáo, một số người Hồi giáo chỉ coi ông là Kitô hữu và tấn công ông. Trong thập kỷ qua, tinh thần bè phái tương tự đã gia tăng ở Palestine và dẫn đến mối quan tâm của các tín hữu Kitô đối với tương lai của họ. Theo một cuộc khảo sát năm 2020 do trung tâm khảo sát và nghiên cứu chính sách của người Palestine thực hiện, 42% cảm thấy không mong muốn ở vùng đất có đa số người theo đạo Hồi và 66% lo lắng về những người theo đạo Hồi. Cũng chính hệ tư tưởng này cấm người Hồi giáo cầu nguyện cho linh hồn của Abu Akhel.

Bất chấp một số nhà phê bình theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo, hàng chục nghìn người Palestine, hầu hết là người Hồi giáo, đã đến để đi bộ trong đám tang của Abu Akhel và bày tỏ sự kính trọng đối với cuộc đời phục vụ của cô. Những bức ảnh của những người đưa tang trong đám tang của cô ấy đại diện cho một hy vọng mới cho một quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bè phái. Việc hàng nghìn người Hồi giáo đến dự đám tang của người theo đạo Công Giáo và cầu nguyện cho cô ấy bất chấp các trạm kiểm soát và những trở ngại an ninh nặng nề là minh chứng cho hy vọng về sự thống nhất mà cái chết của Shireen Abu Akhel đã mang lại.

Nói tóm lại, tất cả chúng ta nên lo lắng về cái chết của Abu Akhel và yêu cầu bất cứ ai chịu trách nhiệm phải bị đưa ra công lý. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra sự cần thiết của một giải pháp rộng hơn cho cuộc xung đột, giải pháp đó sẽ giải quyết tận gốc vấn đề đã dẫn đến thiệt hại của rất nhiều sinh mạng. Khi những người Hồi giáo và Kitô giáo cùng đến để tang một người theo đạo Kitô, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc trao quyền cho phong trào Palestine không theo giáo phái đại diện tại đám tang của cô ấy. Cái chết bi thảm của Abu Akhel không có mục đích gì, nhưng vì những gì nó tiết lộ, nó đã cho chúng ta niềm hy vọng.
Source:Aleteia
 
Putin tê tái: Thảm họa của Không quân Nga. Chấn động: Zelenskiy tố âm mưu phù thủy Henry Kissinger
VietCatholic Media
16:59 26/05/2022


1. Báo cáo của tình báo Anh: Không quân Nga là một thảm họa của Putin

Trong báo cáo tình báo mới nhất, Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau: “Lực lượng không quân Nga – gọi tắt là VDV - đã tham gia rất nhiều vào một số thất bại chiến thuật đáng chú ý kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga.

Điều này bao gồm nỗ lực tiến chiếm Kyiv thông qua Sân bay Hostomel vào tháng 3, tiến độ bị đình trệ trên trục Izium kể từ tháng 4, và các cuộc vượt sông Siverskyi Donets thất bại và gây thương vong cao gần đây.

Học thuyết quân sự của Nga dự kiến sẽ trao cho không quân Nga một số hoạt động đòi hỏi khắt khe nhất. Lực lượng không quân mạnh của Nga lên đến 45.000 người chủ yếu bao gồm các quân nhân hợp đồng chuyên nghiệp. Các thành viên của nó được hưởng tình trạng ưu tú và được trả thêm lương.

Không quân Nga đã được sử dụng trong các nhiệm vụ lẽ ra nên được trao cho bộ binh được trang bị xe bọc thép nhiều hơn; và vì thế không quân Nga đã chịu thương vong nặng nề trong chiến dịch. Tác động lộn xộn của nó có thể phản ánh sự quản lý yếu kém khả năng chiến lược này, và cho thấy Nga không đảm bảo được ưu thế trên không.

Tình trạng sử dụng không quân Nga ở Ukraine cho thấy sự đầu tư đáng kể của Putin vào các lực lượng vũ trang trong 15 năm qua đã dẫn đến một lực lượng không cân bằng về tổng thể.

Việc không lường trước được sự kháng cự của người Ukraine và sự tự mãn sau đó của các chỉ huy Nga đã dẫn đến những tổn thất đáng kể đối với nhiều đơn vị tinh nhuệ hơn của Nga.

2. Nga tăng cường các cuộc tấn công trên khắp vùng Donetsk và Luhansk, bất kể thiệt hại nhân mạng

Trong báo cáo tối thứ Năm 26 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhận định rằng quâm Nga đang tăng cường các cuộc tấn công trên khắp vùng Donetsk và Luhansk, bất kể thiệt hại nhân mạng được ghi nhận là rất lớn.

Đoạn video do Lực lượng vũ trang Ukraine công bố cho thấy sự kinh hoàng của chiến tranh. Xác binh lính Nga tràn ngập các con đường bên cạnh các tác động tàn khốc của đạn pháo từ những chiếc TOS-1A của Nga bắn trúng các vị trí của Ukraine gần Novomykhailivka thuộc khu vực Donetsk vào ngày 26/5.

Theo các quan chức Ukraine, các lực lượng Nga đang tung ra nhiều loại vũ khí trên nhiều mặt trận ở miền đông Ukraine khi họ cố gắng phá vỡ các tuyến phòng thủ quyết liệt của Ukraine, bất kể con số thương vong cao. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine mô tả tình hình là “rất khó khăn” và thừa nhận các đơn vị Ukraine có thể phải lùi lại ở một số nơi.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Ukraine cho biết, người Nga đã kết hợp hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, hệ thống rocket phóng loạt, pháo hạng nặng và xe tăng trong một cuộc bắn phá không thương tiếc vào các thị trấn và thành phố ở các vùng Luhansk và Donetsk vẫn thuộc quyền kiểm soát của Ukraine.

Cảnh sát Quốc gia Ukraine cho biết, thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào 13 khu định cư ở Donetsk. Các lực lượng Nga dường như đang mở rộng số lượng các thị trấn mà họ đang pháo kích khi họ cố gắng phá hủy các tuyến phòng thủ và đường tiếp tế của Ukraine.

Mục tiêu chính của họ dường như là chiếm Sloviansk, nơi đã chứng kiến sự gia tăng các cuộc pháo kích trong những ngày gần đây. Thị trưởng Vadym Liakh cho biết một nửa thành phố hiện không có nước và sẽ “không có nguồn cung cấp khí đốt cho đến mùa sưởi ấm.”

Ngày càng có nhiều quan chức Ukraine mô tả tình hình quân sự ở mức độ nghiêm trọng, mặc dù những tiến bộ của Nga trên thực địa là rất khiêm tốn, và con số thương vong của Nga là rất cao.

3. Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy tấn công không thương tiếc Henry Kissinger

Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy đã thực hiện một cuộc tấn công dồn dập nhằm vào cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người đã đề xuất hôm thứ Ba rằng các cuộc đàm phán hòa bình nên nhằm tạo ra các biên giới dọc theo “đường giới tuyến” ở Donbas như nó đã tồn tại trước cuộc xâm lược của Nga. Henry Kissinger thường dùng các kiểu nói với cú pháp phức tạp. Nói một cách vắn tắt, ý ông ta là Ukraine phải nhượng bộ, phải nhường đất cho Nga để có hòa bình. Những người có chút hiểu biết về lịch sử Việt Nam cận đại đều hiểu rõ đề nghị này của Henry Kissinger đối với Ukraine, cũng là đề nghị nhằm bức tử miền Nam Việt Nam vào năm 1973.

Trong video gởi quốc dân đồng bào, Zelenskiy nói, “Bất kể nhà nước Nga làm gì, vẫn có người nói: 'hãy tính đến lợi ích của Nga.' Năm nay ở Davos, điều đó đã được nghe thấy một lần nữa. Bất chấp hàng nghìn hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng Ukraine. Bất chấp hàng chục nghìn người Ukraine bị giết. Bất chấp Bucha và Mariupol, bất chấp các thành phố bị phá hủy. Và bất chấp những 'trại thanh lọc' do nhà nước Nga xây dựng, trong đó họ giết chóc, tra tấn, hãm hiếp và làm nhục người dân Ukraine.

“Nga đã làm tất cả những điều này ở Âu Châu. Tuy nhiên, ở Davos, chẳng hạn, ông Kissinger lại xuất hiện từ quá khứ sâu thẳm và nói rằng một phần Ukraine nên được trao cho Nga. “

Trong phát biểu của mình, Kissinger nói về cuộc xung đột rằng: “Các cuộc đàm phán cần phải bắt đầu trong hai tháng tới trước khi nó tạo ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân chia nên được giữ nguyên trạng “. Nói cách khác, Ukraine phải đồng ý từ bỏ phần lớn Donbas và Crimea.

Kissinger nói: “Tiếp tục theo đuổi cuộc chiến ngoài biên giới hiện nay không phải vì quyền tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại chính nước Nga.”

Zelenskiy so sánh quan điểm của Kissinger với chính sách nhượng bộ Đức Quốc xã vào năm 1938. Người ta tìm cách nhượng bộ Đức Quốc xã để có hòa bình mà không biết rằng, càng nhượng bộ bọn xâm lược, chúng càng tỏ ra hiếu chiếu hơn.

“Có vẻ như lịch của Kissinger không phải là năm 2022 mà là năm 1938, và ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang nói chuyện với một khán giả không phải ở Davos mà ở nơi sau đó là Munich,” Ông Zelenskiy nói. “Nhân tiện, vào năm thực 1938, khi gia đình ông Kissinger chạy trốn Đức Quốc xã, ông mới 15 tuổi.”

Zelenskiy gọi những người khuyên rằng Ukraine nên giao điều gì đó cho Nga, là “'các chính trị gia địa lý xu thời' đến mức không muốn nhìn thấy những người bình thường đang thực sự sống trên những lãnh thổ mà họ đang đề xuất bán đứng cho bọn xâm lược để đổi lấy ảo tưởng hòa bình.”

4. Báo cáo của tình báo Mỹ về hậu quả của việc Nga phong tỏa Ukraine đối với các nước nghèo trên thế giới

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã khiến mọi hoạt động thương mại hàng hải tại các hải cảng Ukraine bị đình trệ, triệt tiêu mọi cơ hội xuất khẩu qua đường hàng hải các mặt hàng quan trọng của Ukraine và gây nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, cho biết trong những tháng kể từ khi bắt đầu cuộc hành xâm lược Ukraine vào tháng Hai, Nga đã thiết lập một biện pháp “phong tỏa hiệu quả” ở một phần ba phía bắc của Hắc Hải.

Bản đồ phân tích mật độ tàu ra vào các cảng của Ukraine trước và sau khi bắt đầu xung đột, cho thấy gần như toàn bộ lượng giao thông thương mại của Ukraine đều ra vào các cảng ở Hắc Hải và Biển Azov. Sau khi cuộc xâm lược nổ ra tất cả các hoạt động này đều bị đình trệ. Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, hải quân Nga đã xua đuổi 94 tàu thuyền muốn vào Hắc Hải.

Tướng Kirby cho biết: “Tác động của các hành động của Nga không thể bị đánh giá thấp vì xuất khẩu đường biển của Ukraine rất quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu”. Quan điểm này được chia sẻ rộng rãi bởi các nhà phân tích phương Tây và các quan chức chính phủ.

Ukraine cung cấp khoảng 10% lượng lúa mì xuất khẩu của thế giới, phần lớn trong số đó xuất cảnh từ các cảng ở Hắc Hải.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trước chiến tranh, Ukraine là nhà xuất khẩu ngô lớn thứ tư thế giới và nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm. Gần 30% nguồn lúa mì toàn cầu đến từ Nga và Ukraine.

Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc - giúp chống lại tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu - mua khoảng một nửa lượng lúa mì của họ từ Ukraine mỗi năm và đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu các cảng của Ukraine không được mở ra.

Tuần trước CNN đưa tin Mỹ và các đồng minh đang tổ chức các cuộc thảo luận về cách phát triển các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc từ Ukraine một cách an toàn trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung cấp lương thực toàn cầu. Các hình ảnh vệ tinh mới được CNN đưa tin hôm thứ Hai chứng minh cho tuyên bố của Ukraine rằng Nga cũng đang đánh cắp các kho chứa ngũ cốc tại các cảng thương mại.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Nga đã đe dọa giao thông thương mại, đôi khi cản trở việc đi lại an toàn đến Ukraine qua eo biển Kerch và rõ ràng nhất là trấn đóng các tàu chiến ở ngoài khơi Ukraine và tấn công các cảng của Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Đức Cem Özdemir cáo buộc Nga trộm cắp từ nông dân Ukraine, nói rằng đây là “một hình thức chiến tranh đặc biệt đáng ghê tởm mà Nga đang dẫn đầu, trong đó họ đang ăn cắp, cướp bóc, lấy ngũ cốc từ miền đông Ukraine”.

Phát biểu tại thành phố Stuttgart, miền tây nam nước Đức, nơi các bộ trưởng nông nghiệp của G7 đã cùng gặp gỡ với những người đồng cấp Ukraine để thảo luận về cách đối phó với một cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế đang rình rập do Nga xâm lược Ukraine, ông Özdemir cho biết đó là “sử dụng nạn đói là một thành phần đặc biệt ghê tởm trong cuộc chiến mà Putin đã dùng đến.”

“Tất cả mọi người, tất cả mọi người, sẽ phải trả giá cho cuộc chiến này trên toàn thế giới, ngay cả khi họ sống ở những lục địa khác,” Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi cho biết tại hội nghị.

Ông nói: “Mọi người sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm, và họ phải biết rằng họ sẽ phải trả nhiều hơn mỗi ngày.”

Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, các ngoại trưởng của G7, cùng với những người đồng cấp Ukraine và Moldova, sẽ thảo luận về cách thức chấm dứt việc phong tỏa ngũ cốc Ukraine để có thể xuất khẩu ra thế giới.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Ukraine nằm trong số năm nước xuất khẩu hàng đầu toàn cầu đối với nhiều loại nông sản chính, bao gồm ngô, lúa mì và lúa mạch. Ukraine cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu của cả dầu và bột hướng dương.

CNN hồi đầu tháng đã phát hiện một tàu buôn Nga chở đầy ngũ cốc bị đánh cắp ở Ukraine đã rời khỏi ít nhất một cảng Địa Trung Hải và hiện đang ở cảng Latakia của Syria. Nó chở theo gần 30.000 tấn lúa mì của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính rằng ít nhất 400.000 tấn ngũ cốc đã bị đánh cắp và đưa ra khỏi Ukraine kể từ khi Nga xâm lược.
 
Hi hữu: Phi công bất tỉnh, hàng loạt phép lạ đã giúp hành khách hạ cánh máy bay an toàn
VietCatholic Media
17:03 26/05/2022


1. Hàng loạt phép lạ đã giúp hành khách hạ cánh máy bay trong trường hợp khẩn cấp

Darren Harrison đã được xem là một anh hùng khi có thể hạ cánh một chiếc máy bay Cessna 208 khi phi công lâm bệnh. Những hành động dứt khoát, bình tĩnh và tràn đầy niềm tin của anh đã giúp anh điều khiển chiếc máy bay hạ cánh cách an toàn, mặc dù anh chưa bao giờ lái máy bay, cũng như chưa từng bao giờ học lái máy bay.

Trong một cuộc phỏng vấn với Savannah Guthrie của chương trình Today của NBC, người hành khách đã trở thành phi công bất đắc dĩ cho rằng đức tin vào Chúa đã đóng vai trò quan trọng trong hành động anh hùng này.

Harrison đã tìm cách đáp chiếc máy bay xuống phi trường sau khi người phi công bất động trên ghế anh ta.

Anh nói: “Tôi khá bình tĩnh và tận dụng toàn bộ thời gian, bởi vì tôi biết đó là một tình huống sinh tử. Hoặc bạn làm những gì bạn phải làm để kiểm soát tình hình hoặc bạn sẽ chết. Và đó là những gì tôi đã làm. Trong tâm trí tôi, tôi biết mình sẽ không chết… Hôm nay không phải là ngày của tôi. Tôi biết mình sẽ hạ cánh chiếc máy bay này an toàn với ơn phù trợ của Chúa”.

Vực viên phi công sang một bên, Harrison cố gắng liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu. Kiểm soát viên không lưu Bobby Morgan đã hướng dẫn anh cách thức điều khiển cho chiếc máy bay đáp xuống sân bay Palm Beach. Do không có kinh nghiệm, tuy Harrison đáp xuống được đường băng nhưng anh lao xuống quá nhanh. Morgan cho biết lúc đó, từ đài kiểm soát không lưu, anh theo dõi chiếc máy bay lao xuống, thầm lo ngại rằng chiếc máy bay sẽ đi hết phi đạo, lao ra ngoài, và thảm họa sẽ xảy ra.

Phi trường báo động khẩn cấp. Hàng chục xe cứu hỏa lao theo chiếc máy bay. Tuy nhiên, họ không cần phải làm gì hết. Khi gần đến cuối đường băng, chiếc máy bay đã dừng lại.

Harrison đã quỳ xuống phi đạo.

“Tôi đã nói lời cầu nguyện mạnh mẽ nhất mà tôi từng làm trong đời… Đó là lời cầu nguyện biết ơn vì sự an toàn và mọi thứ đã xảy ra. Nhưng phần cuối cùng của lời cầu nguyện, và phần mạnh nhất, là dành cho người phi công đang được đưa đi cấp cứu.”

Câu chuyện của viên phi công trên chiếc máy bay kinh hoàng đó cũng là một phép lạ. Bác sĩ Nishant Patel, một bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Palm Beach Gardens, giải thích rằng viên phi công bị nghẹt động mạch chủ, và cơ hội sống sót là rất hi hữu.

“50 phần trăm bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện. 50 phần trăm bệnh nhân đến được bệnh viện sẽ qua đời trong vòng 24 giờ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 20 phần trăm sẽ sống sót sau khi được chẩn đoán kịp thời và giải phẩu cấp tốc.”

Vậy mà, thật ngạc nhiên, viên phi công đã được xuất viện vào hôm thứ Hai, sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật như thế.

Khi được hỏi làm sao Harrison có thể giữ được sự tập trung và bình tĩnh như vậy. Harrison chỉ đơn giản nói: “Chính Chúa giúp tôi. Chính bàn tay của Chúa đã ở trên chiếc máy bay đó”.
Source:Aleteia

2. Tổng giáo phận Nicaragua yêu cầu chế độ Ortega chấm dứt 'cuộc bao vây' tài sản của nhà thờ

“Chúng tôi đã kêu gọi cảnh sát Nicaragua từ bỏ thái độ bao vây không cần thiết này,” tuyên bố của Tổng giáo phận Managua, thủ đô Nicaragua, do Hồng Y Leopoldo José Brenes Solórzano, nơi hai giáo xứ đang bị cảnh sát bao vây, cho biết.

Kể từ thứ Sáu, cảnh sát đã bao vây giáo xứ Santo Cristo de las Colinas, nơi Đức Cha Rolando Álvarez, của Matagalpa, ẩn náu vào đêm thứ Năm.

Đức Giám Mục đã tuyên bố tuyệt thực để phản đối sự đàn áp và sách nhiễu mà ngài đã phải chịu đựng bởi cảnh sát. Đức Cha Álvarez đã đặt vấn đề về các chiến thuật đàn áp của chính phủ Ortega đối với phe đối lập.

Một giáo xứ khác, Nhà thờ San Juan Bautista ở phía nam thành phố Masaya, ngoại ô Managua, đã bị cảnh sát giám sát trong một tuần, và Cha sở là Cha Harving Padilla, đã bị cấm rời khỏi nhà xứ. Ngài nói: “Họ đã vi phạm quyền được sống theo Kitô Giáo của chúng tôi. Họ đã bao vây toàn bộ chu vi của nhà thờ, đã đóng cửa các đường phố dẫn đến ngôi thánh đường. Tôi muốn biết lý do tại sao các tín hữu không được phép vào tham dự Thánh lễ, và tại sao các người lại nhốt tôi ở đây. Các mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước ngày càng căng thẳng trong những năm qua khi chế độ độc tài Ortega đã tăng cường sự xâm lược của mình chống lại phe đối lập.
Source:Crux

3. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan thẳng thắn phê bình: Đường lối của Vatican đối với cuộc chiến do Nga gây ra ở Ukraine là 'ngây thơ và hoang tưởng'

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan đã nói rằng đường lối của Vatican đối với Nga là “ngây thơ và hoang tưởng.”

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Công Giáo Ba Lan KAI được công bố vào ngày 23 tháng 5, sau chuyến thăm từ ngày 17 đến 20 tháng 5 tới Ukraine.

Vị tổng giám mục 72 tuổi đã được hỏi về cuộc gặp gỡ của ngài tại thủ đô Kyiv của Ukraine với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Đức Cha Gądecki lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận được một “bản ghi nhớ đặc biệt” về “chính sách phương Đông hiện tại” của Vatican. Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã trình bày tài liệu này cho Đức Giáo Hoàng trong một buổi tiếp kiến riêng ngày 28 tháng Ba.

Đức Cha Gądecki nói với KAI: “Theo tôi, đường lối của Vatican đối với Nga nên thay đổi theo hướng chín chắn hơn, vì đường lối trong quá khứ và hiện tại có vẻ rất ngây thơ và hoang tưởng.”

“Tất nhiên, mục tiêu thiết lập các cuộc tiếp xúc và đối thoại là cao cả, dựa trên thực tế rằng nước Nga lớn mạnh và đáng được tôn trọng. Nhưng điều này không đi kèm với sự phản ánh đủ nghiêm túc về phần của Vatican”.

“Đối với Nga, Vatican là một thực thể quan trọng, nhưng đồng thời Nga cũng muốn sỉ nhục Vatican, như chính Putin đã nhiều lần thể hiện bằng cách cố tình đến muộn hàng giờ cho cuộc gặp đã lên lịch với Đức Giáo Hoàng.”

Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã đề cập đến các cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga Putin và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican vào các năm 2013, 2015 và 2019. Putin được tường trình đã trễ 50 phút trước buổi tiếp kiến của Giáo hoàng vào năm 2013, muộn 70 phút vào năm 2015 và gần một giờ vào năm 2019.

Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “Tòa thánh nên hiểu rằng trong quan hệ với Nga, cần phải thận trọng hơn, tối thiểu là vì theo kinh nghiệm của các nước Trung và Đông Âu, có vẻ như nói dối là bản chất thứ hai trong nền ngoại giao của Nga”.

Vị Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Poznań, trung tây Ba Lan, cho rằng chính sách ngoại giao của Vatican trong lịch sử đã “đánh giá thấp” các quốc gia ở Trung và Đông Âu.

Nhắc đến Chân phước Stefan Wyszyński, người đã lãnh đạo Giáo hội Ba Lan trong thời kỳ cộng sản, ngài nói: “Đức Hồng Y Stefan Wyszyński đã cố gắng thay đổi điều này, nhưng tôi không nghĩ ngài đã thành công. Chính sự Quan phòng, những nỗ lực và quyết tâm của Ngài, chứ không phải những nỗ lực ngoại giao của Tòa thánh đã cứu Giáo hội ở Ba Lan. Một sự thay đổi căn bản chỉ được thực hiện bởi triều đại Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng bây giờ chúng ta dường như đang trở lại đường lối cũ. “

Đức Tổng Giám Mục Gądecki thừa nhận rằng Tòa thánh cam kết trung lập trong các vấn đề quốc tế. “Chính sách ngoại giao của Vatican - nhận thức được rằng các Kitô hữu thường chiến đấu ở cả hai bên – cho nên không chỉ trích bên xâm lược mà cố gắng làm mọi thứ có thể để đạt được một kết luận hòa bình thông qua các nỗ lực ngoại giao”.

“Nhưng ngày nay, trong tình hình chiến tranh, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, là Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là Tòa thánh ủng hộ Ukraine ở mọi cấp độ và đừng chạy theo những ý tưởng hoang tưởng lấy từ thần học giải phóng.”

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Cha Gądecki đã kể về chuyến thăm đoàn kết của ngài tới Ukraine trong phái đoàn bao gồm Đức Tổng Giám Mục Wojciech Polak, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Budzik của Lublin, miền Đông Ba Lan, và một linh mục Ba Lan.

Các giám mục Ba Lan đã gặp Đức Tổng Giám Mục Mieczysław Mokrzycki, Chủ tịch Hội đồng Giám mục theo nghi thức Latinh của Ukraine, tại Lviv, miền Tây Ukraine, cũng như Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk ở Kyiv. Các ngài cũng đến thăm các thành phố được giải phóng là Irpin và Bucha để cầu nguyện cho những người Ukraine thiệt mạng dưới sự chiếm đóng của Nga.

Đức Tổng Giám Mục Gądecki cũng nói với KAI rằng ngài đã thảo luận về bức thư gần đây của mình bày tỏ “mối quan tâm của tình huynh đệ” về “Tiến Trình Công Nghị” của Đức với Đức Tổng Giám Mục Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Trong thư gửi chủ tịch hội đồng giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing, Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã đặt câu hỏi liệu sáng kiến tập hợp các giám mục và giáo dân của Đức có bắt nguồn từ Phúc âm hay không.

“Đức Tổng Giám Mục Gallagher đã thông báo với tôi rằng Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, rất biết ơn về bức thư gửi cho Georg Bätzing, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, trong đó tôi đã phê bình đường lối của Thượng hội đồng Đức,” Tổng giám mục Ba Lan nói trong buổi phỏng vấn.
Source:Catholic News Agency