Phụng Vụ - Mục Vụ
Kiên tâm chờ đợi ân phúc Thánh Linh
Lm Jude Siciliano OP
06:19 22/05/2009
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN năm B
Cv 1: 1-11; Tv: 47; Ephêsô 1: 17-23; Marcô 16:15-20
Anh chị em thân mến,
Sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu với lời Chúa Giêsu Phục Sinh bảo các tông đồ: hãy chờ đợi. Tôi tự hỏi, các ông trong cộng đoàn sơ khai có chán nản vì lời khuyên đó không. Chúng ta thấy các ông đã sẵn sàng hoạt động, và có thể họ làm sai nhiều việc. Vì qua câu hỏi sau, họ đã chứng tỏ không hiểu gì cả: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?". Lẽ cố nhiên các ông chỉ nghĩ đến một vương quốc trần thế, về quyền hành chính trị của dân tộc Ít-ra-en. Không, họ phải chờ đợi phép Rửa bởi Chúa Thánh Linh, nhờ đó họ sẽ biết được làm chứng nhân cho Chúa Giêsu là làm gì và ở đâu.
Chúa Giêsu muốn các Môn đệ tránh xa những ý nghĩ nhỏ mọn, hồ đồ của các ông, làm cho các ông không biết được ý nghĩa đời sống của Ngài. Và Ngài cũng muốn các ông sẽ làm chứng nhân cho Ngài vượt khỏi biên giới It-ra-en. Ngài lại nói: "bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất". Để làm được việc này, các Môn đệ cần nghe theo thánh ý Chúa và sự giúp đỡ của Chúa, vì thế các ông phải chờ hồng ân Chúa tuôn đổ xuống cho.
Chúng ta thường không muốn chờ đợi. Nếu chưa thấy thành quả ngay thì đâm ra mệt mỏi. Như khi chúng ta sắp hàng chờ đợi, một tia hy vọng, chờ con cái đi dự dạ vũ về, chờ cha mẹ chúng ta khám bệnh, v.v.... Những lúc này, chúng ta dõi mắt chờ đợi hòa bình đến với Iraq, Afghanistan, Trung Đông và nhiều nơi khác đang gặp khó khăn trên thế giới. Chúng ta không biết chờ đợi. Vì sao chờ đợi lại chán đến thế? Vì làm cho chúng trông đợi một vị đầy uy quyền nào khác có thể giải quyết sự việc; ngoài tầm với và ngoài khả năng của chúng ta; vì chúng ta bị chi phối bởi nhiều thế lực bên ngoài.
Chúa Giêsu bảo các Môn đệ "chờ đợi lời hứa của Chúa Cha". Các ông chưa thể ra đi loan báo về việc Phục sinh của Chúa Giêsu. Các ông là một cộng đoàn nhỏ bé, đang lo sợ, nơi họ chẳng có chút năng quyền nào. Như Phúc âm cho thấy, các ông thường hiểu lời Chúa Giêsu một cách lệch lạc. Vì thế, các ông bỏ chạy khi gặp khó khăn. Do các ông không hiểu việc Chúa làm, và hay làm trái ý Chúa Giêsu. Thử hỏi, mỗi chúng ta là những Kitô hữu, có hay vấp phạm lỗi lớn đối với lời Chúa và đường lối của Ngài, hoặc đã có lần nào lẫn trốn khi gặp khó khăn chưa? Trong lịch sử Giáo Hội, đã có nhiều chuyện kể về những sai phạm như: bắt người ta phải chịu Phép Rửa, và chà đạp giá trị văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
Vậy thì chúng ta cũng như các Môn đệ đầu tiên phải "kềm chế mình" để chờ đợi Thiên Chúa thực hiện lời hứa. Việc thực hiện đó sẽ đến theo ý Chúa chứ không theo ý chúng ta. Chúng ta chỉ quan tâm đến đường lối và cách thức hoạt động; dù cho việc đó dùng để phục vụ cho những mục đích tốt; thử hỏi có khi nào chúng ta lắng nghe thánh ý Chúa trong những công việc đó chưa? Chúng ta có thưa chuyện với Chúa chưa? Có chờ Chúa trả lời, hay hướng dẫn chưa? Có lẽ vì "quá vội", nên chúng ta khong chịu "chờ đợi" Chúa Thánh Linh can thiệp vào công việc của chúng ta.
Mặc dù Chúa Kitô nói với các Môn đệ về sứ vụ của các ông trải dài cho đến "tận cùng trái đất", thánh Luca muốn chúng ta đừng quên những gì đã xảy ra ở Giê-ru-sa-lem. Chúng ta có nhớ câu chuyện ở Emaus, hai Môn đệ với vẻ mặt buồn chán, tâm sự với Người lạ mặt, "trước đây chúng tôi vẫn hy vọng...". Điều các ông hy vọng là sự khải hoàn của Chúa Giêsu và cả của các ông nữa, theo ý nguyện mình. Nhưng Người lạ mặt; Chúa Giêsu, phải gợi ý cho họ cách hiểu Thánh Kinh, "bắt đầu từ Mô-sê cho đến các các ngôn sứ", vì kinh qua đau khổ là yếu tố cần có trong cuộc sống và sứ vụ của Ngài. Hôm nay trong sách Công Vụ, thánh Luca lại nhắc cho chúng ta hiểu rõ sự liên hệ giữa đau khổ và sứ vụ của Chúa Giêsu. Thánh Luca viết: "Ngài lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Ngài vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình". Xưa Chúa Giêsu, và nay đến các Môn đệ, không thể tránh khỏi khổ hình trong sự kiên trung rao giảng Tin mừng. Ngay cả khi ở trước mặt Chúa Phục Sinh, sự khổ hình vẫn luôn đeo bám họ. Bởi thế, các Môn đệ, là những người sẽ phải rao giảng giá trị của sự đau khổ mà các ông và cả chúng ta nữa, phải trả để chứng tỏ đức tin và sứ vụ của chúng ta.
Chúng ta phải chờ đợi ơn Chúa Thánh Linh đến nâng đỡ chúng ta mỗi khi khó khăn xảy đến. Chúng ta sẽ là chứng nhân của Chúa Giêsu qua đời sống trung thực, sự dấn thân theo đường lối của Ngài. Nếu chúng ta trung thành với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, chúng ta vẫn sẽ phải gặp khổ hình trong việc làm, trong gia đình, nơi trường học và kể cả trong môi trường chính trị v.v..... Hoặc, tệ hơn nữa, là bị bỏ rơi, hay bị coi như là những kẻ hoang tưởng. Và chúng ta cần chờ đợi ơn Chúa Thánh Linh, mới vượt qua được.
Ông Thomas Troeger mục sư truyền giảng Tin Lành, trong ngày lễ Chúa Thăng Thiên, đã giảng về sự chán nản của các Môn đệ, và của Giáo Hội sơ khai trong lúc họ chờ đợi Nước Thiên Chúa được thực hiện: Chúng ta cũng nên cảm nhận sự chán nản này. Sau khi chúng ta hiến dâng cuộc sống cho Chúa Giêsu Kitô, chúng ta không tìm được sự vinh hiển, nhưng chúng ta gặp cả hai: vinh hiển và thất bại. Vậy có gì thay đổi đâu? Có sự khác biệt nào trong việc tuân giữ đức tin của chúng ta không? Và ông tự hỏi "Mọi việc khi hoàn tất luôn bao gồm sự cố gắng chiu đựng", và ông lấy lời của nhà thơ Yeats để diễn tả thế giới chúng ta đang sống:
Mọi sự tan biến, đầu não vô quyền;
Hổn loạn lan tràn khắp nơi
Máu vẫn chảy
Sự vui tươi và đơn sơ rơi rụng
Niềm tin không còn
Cái xấu được tuyên dương (trích theo "Trở lại lần thứ hai")
Chúng ta mệt mỏi vì sự chờ đợi. Với Yeats, chúng ta mượn lời của nhà thơ để nói rằng: "Chắc sẽ có mạc khải điều gì; chắc lần Trở Lại thứ Hai sắp đến". Đây là lời than vãn, một lời kinh xin sự phù giúp. Chúng ta cần được giúp những gì mà chúng ta không tự làm được. Mục sư Troeger kêu gọi chúng ta nên lắng nghe lại lời than vãn của Giáo Hội buổi sơ khai. "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" (Cv1,7). Đối với chúng ta, thật là khó khăn để nghe những lời ấy trong hoàn cảnh hiện tại, vì hằng ngày chúng ta vẫn nghe và thấy mọi việc đang xảy ra trên truyền hình, những hình ảnh và tiếng oán than của hàng ngàn người di cư, lánh cư vì khủng bố. Ông Troeger lại nhắc chúng ta là, những gì chúng ta đang có là sự tin tưởng vào Chúa Kitô, tin Ngài đang hiển trị và Ngài sẽ gởi Thánh Linh Ngài đến giúp chúng ta sống theo ý Ngài. Chúng ta không thể ngăn được cánh tay thần lực của Chúa Thánh Linh, tuôn đổ ân phúc xuống trên chúng ta. Vì thế chúng ta vẫn phải chờ đợi.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Cv 1: 1-11; Tv: 47; Ephêsô 1: 17-23; Marcô 16:15-20
Anh chị em thân mến,
Sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu với lời Chúa Giêsu Phục Sinh bảo các tông đồ: hãy chờ đợi. Tôi tự hỏi, các ông trong cộng đoàn sơ khai có chán nản vì lời khuyên đó không. Chúng ta thấy các ông đã sẵn sàng hoạt động, và có thể họ làm sai nhiều việc. Vì qua câu hỏi sau, họ đã chứng tỏ không hiểu gì cả: "Thưa Thầy, có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?". Lẽ cố nhiên các ông chỉ nghĩ đến một vương quốc trần thế, về quyền hành chính trị của dân tộc Ít-ra-en. Không, họ phải chờ đợi phép Rửa bởi Chúa Thánh Linh, nhờ đó họ sẽ biết được làm chứng nhân cho Chúa Giêsu là làm gì và ở đâu.
Chúa Giêsu muốn các Môn đệ tránh xa những ý nghĩ nhỏ mọn, hồ đồ của các ông, làm cho các ông không biết được ý nghĩa đời sống của Ngài. Và Ngài cũng muốn các ông sẽ làm chứng nhân cho Ngài vượt khỏi biên giới It-ra-en. Ngài lại nói: "bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất". Để làm được việc này, các Môn đệ cần nghe theo thánh ý Chúa và sự giúp đỡ của Chúa, vì thế các ông phải chờ hồng ân Chúa tuôn đổ xuống cho.
Chúng ta thường không muốn chờ đợi. Nếu chưa thấy thành quả ngay thì đâm ra mệt mỏi. Như khi chúng ta sắp hàng chờ đợi, một tia hy vọng, chờ con cái đi dự dạ vũ về, chờ cha mẹ chúng ta khám bệnh, v.v.... Những lúc này, chúng ta dõi mắt chờ đợi hòa bình đến với Iraq, Afghanistan, Trung Đông và nhiều nơi khác đang gặp khó khăn trên thế giới. Chúng ta không biết chờ đợi. Vì sao chờ đợi lại chán đến thế? Vì làm cho chúng trông đợi một vị đầy uy quyền nào khác có thể giải quyết sự việc; ngoài tầm với và ngoài khả năng của chúng ta; vì chúng ta bị chi phối bởi nhiều thế lực bên ngoài.
Chúa Giêsu bảo các Môn đệ "chờ đợi lời hứa của Chúa Cha". Các ông chưa thể ra đi loan báo về việc Phục sinh của Chúa Giêsu. Các ông là một cộng đoàn nhỏ bé, đang lo sợ, nơi họ chẳng có chút năng quyền nào. Như Phúc âm cho thấy, các ông thường hiểu lời Chúa Giêsu một cách lệch lạc. Vì thế, các ông bỏ chạy khi gặp khó khăn. Do các ông không hiểu việc Chúa làm, và hay làm trái ý Chúa Giêsu. Thử hỏi, mỗi chúng ta là những Kitô hữu, có hay vấp phạm lỗi lớn đối với lời Chúa và đường lối của Ngài, hoặc đã có lần nào lẫn trốn khi gặp khó khăn chưa? Trong lịch sử Giáo Hội, đã có nhiều chuyện kể về những sai phạm như: bắt người ta phải chịu Phép Rửa, và chà đạp giá trị văn hóa của các dân tộc trên thế giới.
Vậy thì chúng ta cũng như các Môn đệ đầu tiên phải "kềm chế mình" để chờ đợi Thiên Chúa thực hiện lời hứa. Việc thực hiện đó sẽ đến theo ý Chúa chứ không theo ý chúng ta. Chúng ta chỉ quan tâm đến đường lối và cách thức hoạt động; dù cho việc đó dùng để phục vụ cho những mục đích tốt; thử hỏi có khi nào chúng ta lắng nghe thánh ý Chúa trong những công việc đó chưa? Chúng ta có thưa chuyện với Chúa chưa? Có chờ Chúa trả lời, hay hướng dẫn chưa? Có lẽ vì "quá vội", nên chúng ta khong chịu "chờ đợi" Chúa Thánh Linh can thiệp vào công việc của chúng ta.
Mặc dù Chúa Kitô nói với các Môn đệ về sứ vụ của các ông trải dài cho đến "tận cùng trái đất", thánh Luca muốn chúng ta đừng quên những gì đã xảy ra ở Giê-ru-sa-lem. Chúng ta có nhớ câu chuyện ở Emaus, hai Môn đệ với vẻ mặt buồn chán, tâm sự với Người lạ mặt, "trước đây chúng tôi vẫn hy vọng...". Điều các ông hy vọng là sự khải hoàn của Chúa Giêsu và cả của các ông nữa, theo ý nguyện mình. Nhưng Người lạ mặt; Chúa Giêsu, phải gợi ý cho họ cách hiểu Thánh Kinh, "bắt đầu từ Mô-sê cho đến các các ngôn sứ", vì kinh qua đau khổ là yếu tố cần có trong cuộc sống và sứ vụ của Ngài. Hôm nay trong sách Công Vụ, thánh Luca lại nhắc cho chúng ta hiểu rõ sự liên hệ giữa đau khổ và sứ vụ của Chúa Giêsu. Thánh Luca viết: "Ngài lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Ngài vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình". Xưa Chúa Giêsu, và nay đến các Môn đệ, không thể tránh khỏi khổ hình trong sự kiên trung rao giảng Tin mừng. Ngay cả khi ở trước mặt Chúa Phục Sinh, sự khổ hình vẫn luôn đeo bám họ. Bởi thế, các Môn đệ, là những người sẽ phải rao giảng giá trị của sự đau khổ mà các ông và cả chúng ta nữa, phải trả để chứng tỏ đức tin và sứ vụ của chúng ta.
Chúng ta phải chờ đợi ơn Chúa Thánh Linh đến nâng đỡ chúng ta mỗi khi khó khăn xảy đến. Chúng ta sẽ là chứng nhân của Chúa Giêsu qua đời sống trung thực, sự dấn thân theo đường lối của Ngài. Nếu chúng ta trung thành với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, chúng ta vẫn sẽ phải gặp khổ hình trong việc làm, trong gia đình, nơi trường học và kể cả trong môi trường chính trị v.v..... Hoặc, tệ hơn nữa, là bị bỏ rơi, hay bị coi như là những kẻ hoang tưởng. Và chúng ta cần chờ đợi ơn Chúa Thánh Linh, mới vượt qua được.
Ông Thomas Troeger mục sư truyền giảng Tin Lành, trong ngày lễ Chúa Thăng Thiên, đã giảng về sự chán nản của các Môn đệ, và của Giáo Hội sơ khai trong lúc họ chờ đợi Nước Thiên Chúa được thực hiện: Chúng ta cũng nên cảm nhận sự chán nản này. Sau khi chúng ta hiến dâng cuộc sống cho Chúa Giêsu Kitô, chúng ta không tìm được sự vinh hiển, nhưng chúng ta gặp cả hai: vinh hiển và thất bại. Vậy có gì thay đổi đâu? Có sự khác biệt nào trong việc tuân giữ đức tin của chúng ta không? Và ông tự hỏi "Mọi việc khi hoàn tất luôn bao gồm sự cố gắng chiu đựng", và ông lấy lời của nhà thơ Yeats để diễn tả thế giới chúng ta đang sống:
Mọi sự tan biến, đầu não vô quyền;
Hổn loạn lan tràn khắp nơi
Máu vẫn chảy
Sự vui tươi và đơn sơ rơi rụng
Niềm tin không còn
Cái xấu được tuyên dương (trích theo "Trở lại lần thứ hai")
Chúng ta mệt mỏi vì sự chờ đợi. Với Yeats, chúng ta mượn lời của nhà thơ để nói rằng: "Chắc sẽ có mạc khải điều gì; chắc lần Trở Lại thứ Hai sắp đến". Đây là lời than vãn, một lời kinh xin sự phù giúp. Chúng ta cần được giúp những gì mà chúng ta không tự làm được. Mục sư Troeger kêu gọi chúng ta nên lắng nghe lại lời than vãn của Giáo Hội buổi sơ khai. "Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt" (Cv1,7). Đối với chúng ta, thật là khó khăn để nghe những lời ấy trong hoàn cảnh hiện tại, vì hằng ngày chúng ta vẫn nghe và thấy mọi việc đang xảy ra trên truyền hình, những hình ảnh và tiếng oán than của hàng ngàn người di cư, lánh cư vì khủng bố. Ông Troeger lại nhắc chúng ta là, những gì chúng ta đang có là sự tin tưởng vào Chúa Kitô, tin Ngài đang hiển trị và Ngài sẽ gởi Thánh Linh Ngài đến giúp chúng ta sống theo ý Ngài. Chúng ta không thể ngăn được cánh tay thần lực của Chúa Thánh Linh, tuôn đổ ân phúc xuống trên chúng ta. Vì thế chúng ta vẫn phải chờ đợi.
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Thánh hiến đời sống cho Chúa
Lm Jude Siciliano OP
06:23 22/05/2009
CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH (B)
Cv 1: 15-17, 20a, 20c-26; Tv 47; 1 Ga 4: 11-16; Ga 17: 11b-19
Anh chị em thân mến,
Cách đây do 20 năm, tôi có người bạn bị ung thư nặng. Mỗi khi tôi đi thăm ông, tôi hay mang quà đến cho ông: vài món thức ăn mà ông thích và còn có thể ăn được. Tôi không hề biết lần thăm nào là lần cuối. Ông qua đời khi tôi đi xa. Mặc dù khi tôi đến thăm lần cuối cùng, tôi biết ông gần đến lúc ra đi, tôi thấy ông vẫn khỏe, và tôi nghĩ là tôi sẽ gặp lại ông một lần nữa. (Tôi nhớ một câu trong bài hát của James Taylor "Lửa và Mưa" nói về cái chết của một người bạn. “…nhưng tôi luôn nghĩ tôi sẽ gặp lại bạn") Nếu tôi biết lần thăm đó là lần cuối, có lẽ tôi đã nói với ông nhiều chuyện quan trong, hơn là mất thì giờ bàn chuyện trận đá bóng chúa nhật trước.
Những buổi chia tay là những lúc quý báu, người ta chia sẻ cho nhau tình thương, cảm ơn nhau và nói về tương lai. Sau khi bạn tôi mất, tôi nhận được một tấm thiệp do ông gởi nhờ một người bạn đem đến. Ông biết giờ cuối sắp đến, nên ông viết ra những gì còn tồn đọng trong con tim và tiềm thức về tình bạn hữu của chúng tôi và những người bạn chung của chúng tôi nữa. Thật đáng quý là đến giờ chót, ông vẫn nghĩ đến tôi. Tôi giữ kỹ "lời di chúc cuối cùng đó" và lâu lâu mở ra xem lại để nhớ tới bạn.
Bài Phúc âm hôm nay là "bài chia tay" của Chúa Giêsu, trong bữa Tiệc Ly. Mặc dù Ngài biết sẽ không chết vì bệnh hoạn, nhưng Ngài biết giờ cuối của đời Ngài sắp đến. Gần cuối bữa ăn, Ngài nói với các môn đệ "Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết."(Ga:15:15). Vậy Chúa Giêsu đã nói với các "bạn hữu" của Ngài về những điều rất quan trọng trong con tim và tiềm thức. Các môn đệ sẽ giữ kỹ lời Ngài và truyền lại cho chúng ta, để chúng ta cũng sẽ nhớ và cố gắng sống như Ngài nơi trần gian này.
Trong bài Phúc Âm thánh Gioan, từ "thế gian" được nhắc đến 9 lần, "thế gian" ám chỉ những con người và những quyền lực chống đối Thiên Chúa. Từ thế gian không ám chỉ trần gian do Chúa dựng nên (1:3). Trần gian bởi Chúa tạo dựng, thánh hóa và gìn giữ trong tình yêu thương của Ngài. Nhưng vẫn còn một "thế gian" từ chối Chúa và sắp sửa giết chết Chúa Giêsu. Chúa Giêsu lìa xa các môn đệ Ngài và các ông sẽ bị những người của thế gian ruồng bỏ như Ngài đã bị thế gian ruồng bỏ.
Thế gian chống đối những người theo Chúa Giêsu. Nó không phải luôn ra mặt chống đối, nhưng nó núp trong cái vỏ: quyền bính, địa vị, của cải hào nhoáng, để đánh lừa các Kitô Hữu, cám dỗ và lôi kéo chúng ta. Chúa Giêsu cũng biết là nếu chúng ta đối kháng lại những lề thói của thế gian, chúng ta sẽ bị ruồng bỏ với đầy chông gai và thử thách. Chúng ta sẽ trở nên người ngoài cuộc không phù hợp với thế gian, và ngay cả với gia đình chúng ta. Vì thế, Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha phù giúp cho những người Ngài để lại, hầu vượt qua được sự chống đối của thế gian đối với Ngài và những giá trị Ngài đã truyền dạy.
Thời tôi còn trẻ, sức mạnh chống đối Chúa trong thế gian có vẻ dễ nhìn thấy: đó là lý thuyết Cộng sản. Chúng ta cứ nghĩ là chúng ta có thể điểm mặt được "thế gian" chống đối Chúa Kitô. Đó là những người vô thần và cộng sản. Chúng ta có thể nhận ra họ ngay và họ làm chúng ta sợ. Nhưng, không dễ như vậy; "Thế gian" mà thánh Gioan mô tả, nó rất gần chúng ta. Chúng ta đang sống trong nó đấy, và những giá trị của thế gian đó có ảnh hưởng đến chúng ta, và con cháu chúng ta một cách nhẹ nhàng từng ngày. Thi dụ, có nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến những chương trình truyền hình mà con cái họ xem, đã than phiền là truyền hình có nhiều tiết mục đầy bạo lực và tình dục. Trước đây, những chương trình này thường chiếu vào giờ khuya khi trẻ con đã đi ngủ, nhưng nay lại chiếu trong những giờ chính có phẩm chất không tốt, tạo thành những cạm bẫy cho trẻ con.
Phải chăng, chỉ có cuộc sống của con cháu chúng ta mới bị ảnh hưởng của thế gian xâm phạm? Thế gian chúng ta đang sống đánh mạnh đến cá tính chúng ta. Chúng ta là số một, nên những thứ làm chúng ta thoải mái, đẹp, nhiều tiền hơn, nhiều của cải v.v... Thử hỏi chúng ta có chấp nhận những giá trị đó không? Chúng ta có bị lôi cuốn vào những giá tri chính yếu đó không? Hãy tự xét mình mỗi ngày xem chúng ta có sống đời sống theo lời Chúa dạy chưa? Hay chúng ta có khi sống theo thế gian, và có khi sống theo những điều ngược lại những gì Chúa Kitô dạy. Thật là nguy hiểm, nếu chúng ta sống hai đời sống như thế. Sáu ngày theo những giá trị thế gian, rồi đến ngày thứ 7 thì tuyên xưng đức tin trong một đời sống khác.
Lời kinh Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha ở bữa Tiệc Ly cùng với các môn đệ cũng là lời kinh nơi bàn Tiệc Thánh hôm nay Ngài cùng dâng với chúng ta. Ngài xin cho chúng ta được sống trong thế gian nhưng không bị thế gian trấn áp. Ngài muốn chúng ta được "thánh hiến": nghĩa là sống và làm chứng cho thế gian là làm chứng cho sự thật và nhờ sự thật chúng ta được thánh hiến như Chúa Kitô đã làm. Chúa Giêsu không xin Chúa Cha "cất" chúng ta "khỏi thế gian".Trái lại, Ngài "sai" các môn đệ "đến thế gian" như Chúa Cha đã sai Ngài đến thế gian.
Nếu Chúa Giêsu rời chúng ta rồi về trời thì thật là chua cay phải không? Chúng ta, những Môn đệ của Ngài, làm thế nào sống được trong một thế gian đã chống đối và giết chết Chúa Giêsu? Và giá trị cuộc sống chúng ta bị thách đố? Tự chúng ta không thể làm được, nhưng Chúa Giêsu đã cầu nguyện không phải cho Ngài mà là cho chúng ta đang ở lại thế gian này.
Sự vâng theo thánh ý Chúa Cha của Chúa Giêsu đã đem đến cái chết cho ngài. Ngài đã "thánh hiến", đã vâng phục sứ mệnh mà Chúa Cha đã giao. Ngài dâng hiến đời sống của Ngài vì các Môn đệ như Ngài đã nói lúc đầu bữa Tiệc Ly (Ga:13:1), và khi Ngài rửa chân cho các ông. Và bây giờ, các Môn đệ cũng được thánh hiến bởi sự thật, bởi đời sống khiêm nhường như Ngài đã sống và đã chết.
Trong bàn Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta họp nhau với Chúa Giêsu cùng cầu nguyện cho chúng ta và cùng với Ngài, chúng ta dâng lời cầu lên Chúa Cha. Một lần nữa, Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta trong đời sống thánh hiến của Ngài. Chúa Giêsu sống mật thiết với Chúa Cha, và giờ đây, Ngài chia sẻ đời sống đó với chúng ta. Thật là một ân sủng cho cộng đoàn chúng ta. Chúng ta cần có can đảm để nâng đỡ nhau, nêu gương sáng cho nhau trong khi cùng sống ơn gọi giữa thế gian. Chúng ta có thể làm những việc đó nhờ lời cầu xin của Chúa Giêsu: Mà chúng ta được thánh hiến.
Tuần tới, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần, và sẽ nghe bài Phúc âm thánh Gioan (15:26-27; 16:12-15). Chúng ta vui mừng là Chúa Giêsu đã gởi "Thánh Linh Sự Thật của Chúa" đến với chúng ta. Chúa Giêsu nói Thánh Linh Ngài "sẽ hướng dẫn chúng ta đến tất cả sự thật". Vì Chúa Giêsu không bỏ chúng ta, nên thế gian đã không thắng được chúng ta. Ngài cầu xin Chúa Cha cho chúng ta, Ngài tụ họp chúng ta thành cộng đoàn, để chúng ta có thể nghe lời Ngài nói lúc sắp chia tay, Ngài đã hứa là sẽ gởi Thánh Linh Ngài đến, và Ngài đã thánh hiến chúng ta và giúp chúng ta sống trong sự thật mà Ngài đã sống trong thế gian
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Cv 1: 15-17, 20a, 20c-26; Tv 47; 1 Ga 4: 11-16; Ga 17: 11b-19
Anh chị em thân mến,
Cách đây do 20 năm, tôi có người bạn bị ung thư nặng. Mỗi khi tôi đi thăm ông, tôi hay mang quà đến cho ông: vài món thức ăn mà ông thích và còn có thể ăn được. Tôi không hề biết lần thăm nào là lần cuối. Ông qua đời khi tôi đi xa. Mặc dù khi tôi đến thăm lần cuối cùng, tôi biết ông gần đến lúc ra đi, tôi thấy ông vẫn khỏe, và tôi nghĩ là tôi sẽ gặp lại ông một lần nữa. (Tôi nhớ một câu trong bài hát của James Taylor "Lửa và Mưa" nói về cái chết của một người bạn. “…nhưng tôi luôn nghĩ tôi sẽ gặp lại bạn") Nếu tôi biết lần thăm đó là lần cuối, có lẽ tôi đã nói với ông nhiều chuyện quan trong, hơn là mất thì giờ bàn chuyện trận đá bóng chúa nhật trước.
Những buổi chia tay là những lúc quý báu, người ta chia sẻ cho nhau tình thương, cảm ơn nhau và nói về tương lai. Sau khi bạn tôi mất, tôi nhận được một tấm thiệp do ông gởi nhờ một người bạn đem đến. Ông biết giờ cuối sắp đến, nên ông viết ra những gì còn tồn đọng trong con tim và tiềm thức về tình bạn hữu của chúng tôi và những người bạn chung của chúng tôi nữa. Thật đáng quý là đến giờ chót, ông vẫn nghĩ đến tôi. Tôi giữ kỹ "lời di chúc cuối cùng đó" và lâu lâu mở ra xem lại để nhớ tới bạn.
Bài Phúc âm hôm nay là "bài chia tay" của Chúa Giêsu, trong bữa Tiệc Ly. Mặc dù Ngài biết sẽ không chết vì bệnh hoạn, nhưng Ngài biết giờ cuối của đời Ngài sắp đến. Gần cuối bữa ăn, Ngài nói với các môn đệ "Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết."(Ga:15:15). Vậy Chúa Giêsu đã nói với các "bạn hữu" của Ngài về những điều rất quan trọng trong con tim và tiềm thức. Các môn đệ sẽ giữ kỹ lời Ngài và truyền lại cho chúng ta, để chúng ta cũng sẽ nhớ và cố gắng sống như Ngài nơi trần gian này.
Trong bài Phúc Âm thánh Gioan, từ "thế gian" được nhắc đến 9 lần, "thế gian" ám chỉ những con người và những quyền lực chống đối Thiên Chúa. Từ thế gian không ám chỉ trần gian do Chúa dựng nên (1:3). Trần gian bởi Chúa tạo dựng, thánh hóa và gìn giữ trong tình yêu thương của Ngài. Nhưng vẫn còn một "thế gian" từ chối Chúa và sắp sửa giết chết Chúa Giêsu. Chúa Giêsu lìa xa các môn đệ Ngài và các ông sẽ bị những người của thế gian ruồng bỏ như Ngài đã bị thế gian ruồng bỏ.
Thế gian chống đối những người theo Chúa Giêsu. Nó không phải luôn ra mặt chống đối, nhưng nó núp trong cái vỏ: quyền bính, địa vị, của cải hào nhoáng, để đánh lừa các Kitô Hữu, cám dỗ và lôi kéo chúng ta. Chúa Giêsu cũng biết là nếu chúng ta đối kháng lại những lề thói của thế gian, chúng ta sẽ bị ruồng bỏ với đầy chông gai và thử thách. Chúng ta sẽ trở nên người ngoài cuộc không phù hợp với thế gian, và ngay cả với gia đình chúng ta. Vì thế, Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha phù giúp cho những người Ngài để lại, hầu vượt qua được sự chống đối của thế gian đối với Ngài và những giá trị Ngài đã truyền dạy.
Thời tôi còn trẻ, sức mạnh chống đối Chúa trong thế gian có vẻ dễ nhìn thấy: đó là lý thuyết Cộng sản. Chúng ta cứ nghĩ là chúng ta có thể điểm mặt được "thế gian" chống đối Chúa Kitô. Đó là những người vô thần và cộng sản. Chúng ta có thể nhận ra họ ngay và họ làm chúng ta sợ. Nhưng, không dễ như vậy; "Thế gian" mà thánh Gioan mô tả, nó rất gần chúng ta. Chúng ta đang sống trong nó đấy, và những giá trị của thế gian đó có ảnh hưởng đến chúng ta, và con cháu chúng ta một cách nhẹ nhàng từng ngày. Thi dụ, có nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến những chương trình truyền hình mà con cái họ xem, đã than phiền là truyền hình có nhiều tiết mục đầy bạo lực và tình dục. Trước đây, những chương trình này thường chiếu vào giờ khuya khi trẻ con đã đi ngủ, nhưng nay lại chiếu trong những giờ chính có phẩm chất không tốt, tạo thành những cạm bẫy cho trẻ con.
Phải chăng, chỉ có cuộc sống của con cháu chúng ta mới bị ảnh hưởng của thế gian xâm phạm? Thế gian chúng ta đang sống đánh mạnh đến cá tính chúng ta. Chúng ta là số một, nên những thứ làm chúng ta thoải mái, đẹp, nhiều tiền hơn, nhiều của cải v.v... Thử hỏi chúng ta có chấp nhận những giá trị đó không? Chúng ta có bị lôi cuốn vào những giá tri chính yếu đó không? Hãy tự xét mình mỗi ngày xem chúng ta có sống đời sống theo lời Chúa dạy chưa? Hay chúng ta có khi sống theo thế gian, và có khi sống theo những điều ngược lại những gì Chúa Kitô dạy. Thật là nguy hiểm, nếu chúng ta sống hai đời sống như thế. Sáu ngày theo những giá trị thế gian, rồi đến ngày thứ 7 thì tuyên xưng đức tin trong một đời sống khác.
Lời kinh Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha ở bữa Tiệc Ly cùng với các môn đệ cũng là lời kinh nơi bàn Tiệc Thánh hôm nay Ngài cùng dâng với chúng ta. Ngài xin cho chúng ta được sống trong thế gian nhưng không bị thế gian trấn áp. Ngài muốn chúng ta được "thánh hiến": nghĩa là sống và làm chứng cho thế gian là làm chứng cho sự thật và nhờ sự thật chúng ta được thánh hiến như Chúa Kitô đã làm. Chúa Giêsu không xin Chúa Cha "cất" chúng ta "khỏi thế gian".Trái lại, Ngài "sai" các môn đệ "đến thế gian" như Chúa Cha đã sai Ngài đến thế gian.
Nếu Chúa Giêsu rời chúng ta rồi về trời thì thật là chua cay phải không? Chúng ta, những Môn đệ của Ngài, làm thế nào sống được trong một thế gian đã chống đối và giết chết Chúa Giêsu? Và giá trị cuộc sống chúng ta bị thách đố? Tự chúng ta không thể làm được, nhưng Chúa Giêsu đã cầu nguyện không phải cho Ngài mà là cho chúng ta đang ở lại thế gian này.
Sự vâng theo thánh ý Chúa Cha của Chúa Giêsu đã đem đến cái chết cho ngài. Ngài đã "thánh hiến", đã vâng phục sứ mệnh mà Chúa Cha đã giao. Ngài dâng hiến đời sống của Ngài vì các Môn đệ như Ngài đã nói lúc đầu bữa Tiệc Ly (Ga:13:1), và khi Ngài rửa chân cho các ông. Và bây giờ, các Môn đệ cũng được thánh hiến bởi sự thật, bởi đời sống khiêm nhường như Ngài đã sống và đã chết.
Trong bàn Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta họp nhau với Chúa Giêsu cùng cầu nguyện cho chúng ta và cùng với Ngài, chúng ta dâng lời cầu lên Chúa Cha. Một lần nữa, Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta trong đời sống thánh hiến của Ngài. Chúa Giêsu sống mật thiết với Chúa Cha, và giờ đây, Ngài chia sẻ đời sống đó với chúng ta. Thật là một ân sủng cho cộng đoàn chúng ta. Chúng ta cần có can đảm để nâng đỡ nhau, nêu gương sáng cho nhau trong khi cùng sống ơn gọi giữa thế gian. Chúng ta có thể làm những việc đó nhờ lời cầu xin của Chúa Giêsu: Mà chúng ta được thánh hiến.
Tuần tới, chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần, và sẽ nghe bài Phúc âm thánh Gioan (15:26-27; 16:12-15). Chúng ta vui mừng là Chúa Giêsu đã gởi "Thánh Linh Sự Thật của Chúa" đến với chúng ta. Chúa Giêsu nói Thánh Linh Ngài "sẽ hướng dẫn chúng ta đến tất cả sự thật". Vì Chúa Giêsu không bỏ chúng ta, nên thế gian đã không thắng được chúng ta. Ngài cầu xin Chúa Cha cho chúng ta, Ngài tụ họp chúng ta thành cộng đoàn, để chúng ta có thể nghe lời Ngài nói lúc sắp chia tay, Ngài đã hứa là sẽ gởi Thánh Linh Ngài đến, và Ngài đã thánh hiến chúng ta và giúp chúng ta sống trong sự thật mà Ngài đã sống trong thế gian
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Sống Kỉ Niệm
Lm Vũđình Tường
13:33 22/05/2009
Vừa qua tôi may mắn gặp lại người bạn học sau gần bốn thập niên. Cuộc gặp gỡ làm sống lại hình ảnh của những năm tháng trước đó. Gợi nhớ đến tên người này, tính nết, khuôn mặt, dáng đi người nọ. Nhắc lại những điều xảy ra, kẻ biết, người không, đến bệnh thời học trò, như lười làm bài, biếng học, cóp bài, gian lận thi cử. Ngay cả mảnh thư tình, nhặt được lén lút chuyền tay nhau. Đọc cười khúc khích vì sợ lộ tẩy. Nhờ mẩu tin đó mà có trò chơi gán đứa này, ghép đứa nọ. Kỉ niệm xưa từ từ chỗi dậy sau bốn mươi năm ngủ dài.
Đời người là những chuỗi ngày với nhiều đổi thay. Thực tế cuộc đời gồm đoàn tụ và chia li. Dường như sau mỗi lần chia tay vòng tròn bạn hữu xiết nhỏ hơn lần gặp trước. Mỗi lần chia tay là một mất mát. Nếu may mắn gặp lại trong tương lai sẽ có người không đến được vì nhiều lí do. Biết đâu có kẻ về quê trời vĩnh cửu và không ai biết lần tới sẽ đến lượt ai?
Vì thế lần gặp gỡ nào cũng trân trọng, cũng đáng quí. Không biết lần tới là lúc nào?
Dù gặp nhau nơi đâu, trong nước hay hải ngoại cũng không tài nào đủ mặt. Chỉ có một nơi, một hy vọng duy nhất có thể gặp nhau đông đủ, đó chính là quê trời.
Vẫy tay tạm biệt
Năm sau cùng của trung học cũng là năm bạn bè tuôn ra muôn phương. Kẻ tiếp tục học, ở ban ngành khác nhau, nên mấy khi có cơ may gặp lại. Số khác chập chững bước vào chợ đời, thi thố sở học, áp dụng kiến thức trường cung cấp vào thực tế cuộc sống. Có anh em gặp nhau trong quân trường. Hạnh phúc nào hơn, may mắn gặp thân hữu nơi trận mạc, vui buồn, sướng khổ cùng nhau chia sẻ. Có nhau trong hoàn cảnh lành lặn, thương tật, trực diện sống chết đến nhanh như làn chớp. Đau khổ không giúp được gì khi tận mắt chứng kiến bạn mình quằn quại trong đớn đau, rồi báo hung tin cho gia đình biết người đó không cùng đồng hành nữa.
Lạ lùng thay gặp nhau trong hiện tại mà tâm tình quay về quá khứ, nhắc quá khứ, kỉ niệm xưa. Nhắc lại niềm vui, nỗi buồn ngày trước. Nhắc hết kỉ niệm đời mình, lân la sang kỉ niệm người, dẫu rằng không ai chủ ý nhưng ngồi lại với nhau tự nhiên khơi lại. Tin tức cũ, mới được trao đổi qua câu chuyện, hàn huyên, tâm sự gây nên trong lòng niềm vui rạo rực. Người nhắc một chút, một vài kỉ niệm cuối. Hình ảnh cả lớp từ từ sống lại mang đủ màu sắc của thời niên thiếu.
Dường như người nào cũng lắng nghe, đón nhận với tâm tình trân trọng, trìu mến, rạo rực vui tận cõi lòng. Nhắc lại kỉ niệm xưa với tâm tình hoàn toàn tự chủ, không sôi động, nóng nảy, bực dọc như lúc sự kiện đó xảy ra. Người nghe có là nạn nhân vẫn cảm thấy một niềm hoan lạc, vui trong ngớ ngẩn tuổi trẻ, khờ dại thời niên thiếu, bồng bột tuổi trẻ con. Cảm giác mến thương pha trộn với tâm tình rộng lượng, thứ tha lớn dần với tuổi đời.
Đất trời giao hoà
Có gì quá đáng khi so sánh niềm vui gặp nhau trên đời và gặp nhau trên trời. Gặp nhau trên trời để chia sẻ kỉ niệm cũ, cuộc sống xa cách mấy chục năm được kể lại rành mạch. Bật mí các bí ẩn thời lữ hành dương thế. Ngạc nhiên khi gặp lại người này, vui đến sửng sốt trông thấy người nọ. Câu chuyện xoay quanh đề tài sau khi chia tay ai may nhiều, rủi ít. Ai hên, ai xui là đề tài nóng bỏng của ngày hội ngộ thiên quốc. Ngày đất trời giao hoà vì ngày đó trên trời nghe kể chuyện trần gian. Gặp lại Đức Kitô, Chúa cùng ta nhắc lại kỉ niệm xưa. Kỉ niệm trần thế mang lên trời cao, được Con Thiên Chúa lắng nghe. Không lí nào khi còn ở trần thế Ngài lắng nghe tiếng ta kêu cầu và đáp lại.
Bây giờ gặp nhau trên trời Ngài lại không thích nghe ta tâm sự. Chắc chắn Ngài rất muốn nghe lời ta thỏ thẻ. Biến cố sống sượng dương thế trở thành biến cố chín mùi theo năm tháng trong đời. Chúa thích nghe ta nhắc lại biến cố chín mùi. Ta kể với tâm tình hoàn toàn khác biệt, không sôi nổi, hàm hồ, giận dữ, trách móc, than van của thời biến cố sống sượng. Ta kể với tâm tình mến yêu, cảm tạ. Tuổi đời nung nấu các biến cố. Bực dọc nào cũng đi qua, nóng nảy nào cũng lắng đọng, háo hức nào cũng nguôi ngoai, bốc đồng nào cũng chìm xuống, lãng quên nào cũng sống lại.
Gặp gỡ Chúa Kitô bí ẩn cuộc đời mở ra. Mọi giai thoại, biến cố trong đời hé mở giúp ta hiểu ý nghĩa từng biến cố. Chúa cho nghe từng lời cầu ta kêu đến Ngài. Ngày con gặp tai nạn, lúc thành công rực rỡ, lúc phụ giúp xứ đạo, thời gian sinh hoạt đoàn thể, khi tham gia hội dòng Vui buồn, tin tưởng, nghi ngờ đức tin. Con thắc mắc sao Chúa làm thế? Ngài âu yếm nhìn con đáp: Để hôm nay có niềm vui hội ngộ.
Tất cả kỉ niệm, biến cố trong đời Chúa từ từ nhắc lại. Ta nghe với tâm hồn mới. Tâm tình tin yêu. Lòng mến mới, có Chúa kề bên, không xa diệu vợi như thời ở dương thế. Một thác tín mới, không bán tin, bán nghi. Không còn sôi động, háo hức, hàm hồ của biến cố sống. Trái lại nó êm đềm, thắm tình người, khác hẳn tâm tình non dại thời son trẻ.
Chúa cho thấy tận mắt khi ta đau khổ Ngài nâng đỡ nhưng đau khổ như áng mây mờ che mắt. Sợ hãi vây quanh khiến không nhận ra Ngài. Hấp tấp, nóng nảy, xốn xang làm ta chỉ nghĩ đến ta, tự tìm cách giải quyết bỏ Ngài sang một bên. Tiếng lòng to hơn tiếng Chúa, lời cầu kinh át tiếng Chúa nhiệm mầu, nhẹ nhàng, như gió thoảng ta không nhận ra.
Ngài biết và thông cảm, không trách móc, cũng chẳng chê bai, Ngài hiện diện, kề bên nghe ta thỏ thẻ, và ta nói với Ngài không phải trong tiếng nấc, khóc than mà nói với tâm tình cảm mến.
Cuộc sống Thiên Quốc có vậy thôi sao? Còn nhiều hơn thế. Đây chỉ là một phần nhỏ nhoi trong cuộc sống mai hậu. Bây giờ chưa được hé lộ. Khi nào, lúc nào và bao nhiêu là việc làm của Thiên Chúa.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Đời người là những chuỗi ngày với nhiều đổi thay. Thực tế cuộc đời gồm đoàn tụ và chia li. Dường như sau mỗi lần chia tay vòng tròn bạn hữu xiết nhỏ hơn lần gặp trước. Mỗi lần chia tay là một mất mát. Nếu may mắn gặp lại trong tương lai sẽ có người không đến được vì nhiều lí do. Biết đâu có kẻ về quê trời vĩnh cửu và không ai biết lần tới sẽ đến lượt ai?
Vì thế lần gặp gỡ nào cũng trân trọng, cũng đáng quí. Không biết lần tới là lúc nào?
Dù gặp nhau nơi đâu, trong nước hay hải ngoại cũng không tài nào đủ mặt. Chỉ có một nơi, một hy vọng duy nhất có thể gặp nhau đông đủ, đó chính là quê trời.
Vẫy tay tạm biệt
Năm sau cùng của trung học cũng là năm bạn bè tuôn ra muôn phương. Kẻ tiếp tục học, ở ban ngành khác nhau, nên mấy khi có cơ may gặp lại. Số khác chập chững bước vào chợ đời, thi thố sở học, áp dụng kiến thức trường cung cấp vào thực tế cuộc sống. Có anh em gặp nhau trong quân trường. Hạnh phúc nào hơn, may mắn gặp thân hữu nơi trận mạc, vui buồn, sướng khổ cùng nhau chia sẻ. Có nhau trong hoàn cảnh lành lặn, thương tật, trực diện sống chết đến nhanh như làn chớp. Đau khổ không giúp được gì khi tận mắt chứng kiến bạn mình quằn quại trong đớn đau, rồi báo hung tin cho gia đình biết người đó không cùng đồng hành nữa.
Lạ lùng thay gặp nhau trong hiện tại mà tâm tình quay về quá khứ, nhắc quá khứ, kỉ niệm xưa. Nhắc lại niềm vui, nỗi buồn ngày trước. Nhắc hết kỉ niệm đời mình, lân la sang kỉ niệm người, dẫu rằng không ai chủ ý nhưng ngồi lại với nhau tự nhiên khơi lại. Tin tức cũ, mới được trao đổi qua câu chuyện, hàn huyên, tâm sự gây nên trong lòng niềm vui rạo rực. Người nhắc một chút, một vài kỉ niệm cuối. Hình ảnh cả lớp từ từ sống lại mang đủ màu sắc của thời niên thiếu.
Dường như người nào cũng lắng nghe, đón nhận với tâm tình trân trọng, trìu mến, rạo rực vui tận cõi lòng. Nhắc lại kỉ niệm xưa với tâm tình hoàn toàn tự chủ, không sôi động, nóng nảy, bực dọc như lúc sự kiện đó xảy ra. Người nghe có là nạn nhân vẫn cảm thấy một niềm hoan lạc, vui trong ngớ ngẩn tuổi trẻ, khờ dại thời niên thiếu, bồng bột tuổi trẻ con. Cảm giác mến thương pha trộn với tâm tình rộng lượng, thứ tha lớn dần với tuổi đời.
Đất trời giao hoà
Có gì quá đáng khi so sánh niềm vui gặp nhau trên đời và gặp nhau trên trời. Gặp nhau trên trời để chia sẻ kỉ niệm cũ, cuộc sống xa cách mấy chục năm được kể lại rành mạch. Bật mí các bí ẩn thời lữ hành dương thế. Ngạc nhiên khi gặp lại người này, vui đến sửng sốt trông thấy người nọ. Câu chuyện xoay quanh đề tài sau khi chia tay ai may nhiều, rủi ít. Ai hên, ai xui là đề tài nóng bỏng của ngày hội ngộ thiên quốc. Ngày đất trời giao hoà vì ngày đó trên trời nghe kể chuyện trần gian. Gặp lại Đức Kitô, Chúa cùng ta nhắc lại kỉ niệm xưa. Kỉ niệm trần thế mang lên trời cao, được Con Thiên Chúa lắng nghe. Không lí nào khi còn ở trần thế Ngài lắng nghe tiếng ta kêu cầu và đáp lại.
Bây giờ gặp nhau trên trời Ngài lại không thích nghe ta tâm sự. Chắc chắn Ngài rất muốn nghe lời ta thỏ thẻ. Biến cố sống sượng dương thế trở thành biến cố chín mùi theo năm tháng trong đời. Chúa thích nghe ta nhắc lại biến cố chín mùi. Ta kể với tâm tình hoàn toàn khác biệt, không sôi nổi, hàm hồ, giận dữ, trách móc, than van của thời biến cố sống sượng. Ta kể với tâm tình mến yêu, cảm tạ. Tuổi đời nung nấu các biến cố. Bực dọc nào cũng đi qua, nóng nảy nào cũng lắng đọng, háo hức nào cũng nguôi ngoai, bốc đồng nào cũng chìm xuống, lãng quên nào cũng sống lại.
Gặp gỡ Chúa Kitô bí ẩn cuộc đời mở ra. Mọi giai thoại, biến cố trong đời hé mở giúp ta hiểu ý nghĩa từng biến cố. Chúa cho nghe từng lời cầu ta kêu đến Ngài. Ngày con gặp tai nạn, lúc thành công rực rỡ, lúc phụ giúp xứ đạo, thời gian sinh hoạt đoàn thể, khi tham gia hội dòng Vui buồn, tin tưởng, nghi ngờ đức tin. Con thắc mắc sao Chúa làm thế? Ngài âu yếm nhìn con đáp: Để hôm nay có niềm vui hội ngộ.
Tất cả kỉ niệm, biến cố trong đời Chúa từ từ nhắc lại. Ta nghe với tâm hồn mới. Tâm tình tin yêu. Lòng mến mới, có Chúa kề bên, không xa diệu vợi như thời ở dương thế. Một thác tín mới, không bán tin, bán nghi. Không còn sôi động, háo hức, hàm hồ của biến cố sống. Trái lại nó êm đềm, thắm tình người, khác hẳn tâm tình non dại thời son trẻ.
Chúa cho thấy tận mắt khi ta đau khổ Ngài nâng đỡ nhưng đau khổ như áng mây mờ che mắt. Sợ hãi vây quanh khiến không nhận ra Ngài. Hấp tấp, nóng nảy, xốn xang làm ta chỉ nghĩ đến ta, tự tìm cách giải quyết bỏ Ngài sang một bên. Tiếng lòng to hơn tiếng Chúa, lời cầu kinh át tiếng Chúa nhiệm mầu, nhẹ nhàng, như gió thoảng ta không nhận ra.
Ngài biết và thông cảm, không trách móc, cũng chẳng chê bai, Ngài hiện diện, kề bên nghe ta thỏ thẻ, và ta nói với Ngài không phải trong tiếng nấc, khóc than mà nói với tâm tình cảm mến.
Cuộc sống Thiên Quốc có vậy thôi sao? Còn nhiều hơn thế. Đây chỉ là một phần nhỏ nhoi trong cuộc sống mai hậu. Bây giờ chưa được hé lộ. Khi nào, lúc nào và bao nhiêu là việc làm của Thiên Chúa.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Biến nỗi nhớ niềm thương thành hành động
Anmai, CSsR
15:06 22/05/2009
Chúa nhật Lễ Thăng Thiên
Ai đã một lần chứng kiến cảnh chia ly sẽ không khỏi ngậm ngùi, thương nhớ. Niềm thương nỗi nhớ ấy sẽ tăng thêm bội phần nếu đó là người thương của mình.
Các môn đệ thân tín của Chúa rơi vào cái cảnh ngậm ngùi, thương nhớ ấy khi mà Thầy của mình về trời. Tiếc ngẩn tiếc ngơ chứ không phải là đùa. Bằng chứng là sách Công Vụ Tông đồ mới thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu về Trời. Khi các ông đăm đăm nhìn Trời như vậy thì có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi người xứ Galilê, sao con đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông vừa được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời”. (Cv 1, 11)
Vấn đề chúng ta tìm hiểu đó là sau khi Chúa Giêsu về Trời thì các môn đệ như thế nào ? Có những người sau khi chia tay với người thân của mình thì bị “sốc” và không làm được gì và cũng có những người sau khi chia tay với người thân ấy lại có một sức mạnh, một lực đẩy để tiếp nối công việc mà người thân để lại.
Các môn đệ không dừng lại ở cái chỗ nuối tiếc, thương cảm nhưng các môn đệ đã tiếp nối sứ mạng của Thầy mình. Bằng chứng rõ ràng là trong quyển sách Sứ vụ các tông đồ, chúng ta thấy sách ấy đã kể lại tất cả những công việc của các Ngài. Các Ngài đã biến niềm đau, nỗi nhớ ấy bằng hành động là rao giảng Tin Mừng. Không chỉ rao giảng mà rao giảng một cách hết sức là tự tin, hết sức là mãnh liệt vì lẽ các tông đồ đã hoàn toàn tin tưởng và phó thác đời mình vào lòng bàn tay của Chúa. Niềm tin và sự phó thác của các tông đồ như đứa trẻ trong câu chuyện sau không ?
Có một gia đình nọ sống giữa đồng không mông quạnh. Vào một đêm kia, có người trong nhà sơ ý làm rớt cây đèn dầu, căn nhà bốc cháy dữ dội. Cha mẹ, con cái vội vã chạy ra ngoài sân và đành đứng bất lực nhìn ngọn lừa thiêu rụi mái ấm của họ. Bỗng mọi người chợt nhận ra còn thiếu mất đứa con bé nhất. Thì ra cậu bé cũng chạy với mọi người, nhưng chưa ra tới cửa, thấy lửa cháy dữ quá, cậu sợ hãi nên lại chạy trở lên lầu. Lửa phừng phừng cao ngút tứ phía, đang lúc cả gia đình hốt hoảng không biết phải làm sao để cứu cậu bé chỉ mới 5 tuổi, thì bỗng cửa sổ trên lầâu mở toang, và cậu bé ló ra, nhìn xuống kêu khóc inh ỏi. Từ dưới sân, cha cậu bé gọi lớn tên con, rồi nói: “Con nhảy xuống đây ?” Cậu bé chỉ thấy bên dưới toàn khói mù và lửa, nhưng nghe rõ tiếng cha kêu mình, liền trả lời: “Ba ơi, con không trông thấy ba đâu hết !” Người cha trả lời giọng cương quyết: “Con cứ nhảy đi, có ba trông thấy con là đủ rồi ?”
Và cậu bé leo lên thành cửa sổ, liều mình nhảy xuống. Mọi người thấy vậy thì la lên kinh hãi vì lo sợ cho mạng sống của cậu, nhưng cậu đã rơi đúng vào vòng tay yêu thương của cha mình một cách an toàn...Sau này nhiều năm, người quen trong khu phố ai gặp cậu bé cũng tò mò hỏi: “Sao hôm ấy cháu liều thế, lỡ rơi không trúng vòng tay của ba cháu thì sao ?” Cậu hồn nhiên trả lời: “Cháu cũng không biết nữa, khi ấy cháu nghe tiếng kêu của ba cháu, tự nhiên cháu không sợ nữa, cháu tin ba cháu không bao giờ để cho cháu té chết đâu !”
Các môn đệ đã ra đi rao giảng Tin mừng khắp tư phương thiên hạ như Chúa Giêsu truyền dạy bất chấp những hiểm nguy, thử thách rình rập các Ngài. Vì sao ? vì lẽ như Chúa hứa đấy ! Chúa hứa là Chúa sẽ ban cho các Ngài dấy lạ kèm theo các môn đệ, kèm theo cho những ai tin: « Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe ». (Mc 16, 17.18)
Loan báo Tin mừng có nhiều cách, nhiều lối và nhiều phương thức khác nhau. Hôm nay, Thánh Phaolô qua thư của Ngài gửi tín hữu Êphêsô Ngài mời gọi mỗi người chúng ta: « Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau ».
Đó là điều căn bản, đó là thái độ nền tảng nhất mà kitô hữu phải có trước khi ra đi loan báo Tin mừng.
Có người sẽ bảo rằng tôi không có khả năng loan báo Tin mừng, tôi sống ở thành thị đâu có loan báo Tin mừng được, tôi không có thời gian, tôi không biết loan báo Tin mừng là gì ? Xin thưa rằng Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta ơn riêng như Thánh Phaolô vừa mới nói: « Và chính Người đã ban cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan Báo Tin Mừng, kẻ khác làm người coi sóc và dạy dỗ ».
Thế đấy ! Thiên Chúa ban ơn và Chúa cũng mời gọi mỗi người tùy theo hoàn cảnh, tùy theo ơn gọi, tùy theo khả năng của mình để cộng tác vào việc loan báo Tin mừng của Chúa.
Cũng chẳng cần làm gì to tác, hoành tráng và vĩ đại. Chỉ cần đơn giản thực thi lời Thánh Phaolô mời gọi là khiêm tốn, hiền từ, nhẫn nại và lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau và thêm một chút tâm tình suy trì sự hiệp nhất cũng đủ để góp phần vào việc loan báo Tin mừng của mình. Bên cạnh đó, chúng ta có những suy tư, những thao thức với những thao thức và trăn trở của Giáo Hội hay là chúng ta chỉ là những người đứng bên ngoài, không mang tâm tình của Giáo Hội.
Giáo Hội luôn phải đương đầu với những thế lực của ma quỷ, của sự gian dối và xảo trá. Là thành phần của Giáo Hội, là con cái của Thiên Chúa, chúng ta có cùng nhịp đập của Giáo Hội trước những thế lực đen tối hay không ? Tất cả những gì mà Giáo Hội đang phải đương đầu ấy có dính dự với tôi hay không ? Hay là chuyện đó của các giám mục, chuyện đó của các linh mục chứ không phải là chuyện của tôi.
Chỉ cần duy trì sự hiệp nhất trong Giáo Hội, bớt đi một chút sự ích kỷ, bớt đi một chút thờ ơ chúng ta sẽ góp phần rất lớn vào công cuộc loan báo Tin mừng mà hôm nay Chúa Giêsu trước khi lên Trời cùng Cha đã mời gọi.
Những biến cố đang đi ngang cuộc đời của chúng ta nó có để lại trong ta suy nghĩ gì không ? Những biến cố ấy có tác động gì trên tôi không ?
Biến cố mà Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các cha các thầy trong Dòng Chúa Cứu Thế bị nhục mạ, bị khủng bố ấy có dính dự gì đến tôi hay không ? Tôi có quan tâm, tôi có hiệp thông để nói lên tiếng nói của Sự Thật, của Công Lý và của Hòa Bình không ?
Nếu chúng ta thờ ơ, chúng ta nhát đảm không hiệp thông, không hiệp nhất với Giáo Hội thì coi như chúng ta đã đánh mất lời mời gọi đi rao giảng Tin mừng mà Chúa mời gọi.
Chúa về Trời nhưng thật ra Chúa lại ở gần với mỗi người chúng ta hơn trong Thần Tính của Ngài.
Chúa về Trời để lại niềm thương nỗi nhớ cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta, phần chúng ta, có biến nỗi thương niềm nhớ đó thành hành động như các môn đệ hay không ? Nếu chúng ta là môn đệ đích thực của Chúa như các môn đệ xưa kia thì chúng ta sẽ biến những niềm thương nỗi nhớ thành những hành động thiết thực trong cuộc đời chúng ta. Hành động đó hết sức cụ thể đó là cải biến con người chúng ta ngày mỗi ngày dễ thương hơn, ngoan ngùy hơn theo Thánh ý Chúa để Chúa có thể đến và ở lại trong cuộc đời chúng ta. Ngài vẫn có đó, Ngài vẫn hiện diện trong cuộc đời này nhưng phần còn lại là của chúng ta, chúng ta có tiếp nhận Ngài để Ngài sống trong ta và ta sống trong Ngài hay không mà thôi.
Xin Chúa ban thêm cho mỗi người chúng ta sức mạnh, can đảm để chúng ta dám sống thật, dám nói lên tiếng nói tự lòng mình để làm chứng cho Tin Mừng.
Ai đã một lần chứng kiến cảnh chia ly sẽ không khỏi ngậm ngùi, thương nhớ. Niềm thương nỗi nhớ ấy sẽ tăng thêm bội phần nếu đó là người thương của mình.
Các môn đệ thân tín của Chúa rơi vào cái cảnh ngậm ngùi, thương nhớ ấy khi mà Thầy của mình về trời. Tiếc ngẩn tiếc ngơ chứ không phải là đùa. Bằng chứng là sách Công Vụ Tông đồ mới thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu về Trời. Khi các ông đăm đăm nhìn Trời như vậy thì có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: “Hỡi người xứ Galilê, sao con đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa lìa bỏ các ông vừa được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời”. (Cv 1, 11)
Vấn đề chúng ta tìm hiểu đó là sau khi Chúa Giêsu về Trời thì các môn đệ như thế nào ? Có những người sau khi chia tay với người thân của mình thì bị “sốc” và không làm được gì và cũng có những người sau khi chia tay với người thân ấy lại có một sức mạnh, một lực đẩy để tiếp nối công việc mà người thân để lại.
Các môn đệ không dừng lại ở cái chỗ nuối tiếc, thương cảm nhưng các môn đệ đã tiếp nối sứ mạng của Thầy mình. Bằng chứng rõ ràng là trong quyển sách Sứ vụ các tông đồ, chúng ta thấy sách ấy đã kể lại tất cả những công việc của các Ngài. Các Ngài đã biến niềm đau, nỗi nhớ ấy bằng hành động là rao giảng Tin Mừng. Không chỉ rao giảng mà rao giảng một cách hết sức là tự tin, hết sức là mãnh liệt vì lẽ các tông đồ đã hoàn toàn tin tưởng và phó thác đời mình vào lòng bàn tay của Chúa. Niềm tin và sự phó thác của các tông đồ như đứa trẻ trong câu chuyện sau không ?
Có một gia đình nọ sống giữa đồng không mông quạnh. Vào một đêm kia, có người trong nhà sơ ý làm rớt cây đèn dầu, căn nhà bốc cháy dữ dội. Cha mẹ, con cái vội vã chạy ra ngoài sân và đành đứng bất lực nhìn ngọn lừa thiêu rụi mái ấm của họ. Bỗng mọi người chợt nhận ra còn thiếu mất đứa con bé nhất. Thì ra cậu bé cũng chạy với mọi người, nhưng chưa ra tới cửa, thấy lửa cháy dữ quá, cậu sợ hãi nên lại chạy trở lên lầu. Lửa phừng phừng cao ngút tứ phía, đang lúc cả gia đình hốt hoảng không biết phải làm sao để cứu cậu bé chỉ mới 5 tuổi, thì bỗng cửa sổ trên lầâu mở toang, và cậu bé ló ra, nhìn xuống kêu khóc inh ỏi. Từ dưới sân, cha cậu bé gọi lớn tên con, rồi nói: “Con nhảy xuống đây ?” Cậu bé chỉ thấy bên dưới toàn khói mù và lửa, nhưng nghe rõ tiếng cha kêu mình, liền trả lời: “Ba ơi, con không trông thấy ba đâu hết !” Người cha trả lời giọng cương quyết: “Con cứ nhảy đi, có ba trông thấy con là đủ rồi ?”
Và cậu bé leo lên thành cửa sổ, liều mình nhảy xuống. Mọi người thấy vậy thì la lên kinh hãi vì lo sợ cho mạng sống của cậu, nhưng cậu đã rơi đúng vào vòng tay yêu thương của cha mình một cách an toàn...Sau này nhiều năm, người quen trong khu phố ai gặp cậu bé cũng tò mò hỏi: “Sao hôm ấy cháu liều thế, lỡ rơi không trúng vòng tay của ba cháu thì sao ?” Cậu hồn nhiên trả lời: “Cháu cũng không biết nữa, khi ấy cháu nghe tiếng kêu của ba cháu, tự nhiên cháu không sợ nữa, cháu tin ba cháu không bao giờ để cho cháu té chết đâu !”
Các môn đệ đã ra đi rao giảng Tin mừng khắp tư phương thiên hạ như Chúa Giêsu truyền dạy bất chấp những hiểm nguy, thử thách rình rập các Ngài. Vì sao ? vì lẽ như Chúa hứa đấy ! Chúa hứa là Chúa sẽ ban cho các Ngài dấy lạ kèm theo các môn đệ, kèm theo cho những ai tin: « Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe ». (Mc 16, 17.18)
Loan báo Tin mừng có nhiều cách, nhiều lối và nhiều phương thức khác nhau. Hôm nay, Thánh Phaolô qua thư của Ngài gửi tín hữu Êphêsô Ngài mời gọi mỗi người chúng ta: « Tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau ».
Đó là điều căn bản, đó là thái độ nền tảng nhất mà kitô hữu phải có trước khi ra đi loan báo Tin mừng.
Có người sẽ bảo rằng tôi không có khả năng loan báo Tin mừng, tôi sống ở thành thị đâu có loan báo Tin mừng được, tôi không có thời gian, tôi không biết loan báo Tin mừng là gì ? Xin thưa rằng Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta ơn riêng như Thánh Phaolô vừa mới nói: « Và chính Người đã ban cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan Báo Tin Mừng, kẻ khác làm người coi sóc và dạy dỗ ».
Thế đấy ! Thiên Chúa ban ơn và Chúa cũng mời gọi mỗi người tùy theo hoàn cảnh, tùy theo ơn gọi, tùy theo khả năng của mình để cộng tác vào việc loan báo Tin mừng của Chúa.
Cũng chẳng cần làm gì to tác, hoành tráng và vĩ đại. Chỉ cần đơn giản thực thi lời Thánh Phaolô mời gọi là khiêm tốn, hiền từ, nhẫn nại và lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau và thêm một chút tâm tình suy trì sự hiệp nhất cũng đủ để góp phần vào việc loan báo Tin mừng của mình. Bên cạnh đó, chúng ta có những suy tư, những thao thức với những thao thức và trăn trở của Giáo Hội hay là chúng ta chỉ là những người đứng bên ngoài, không mang tâm tình của Giáo Hội.
Giáo Hội luôn phải đương đầu với những thế lực của ma quỷ, của sự gian dối và xảo trá. Là thành phần của Giáo Hội, là con cái của Thiên Chúa, chúng ta có cùng nhịp đập của Giáo Hội trước những thế lực đen tối hay không ? Tất cả những gì mà Giáo Hội đang phải đương đầu ấy có dính dự với tôi hay không ? Hay là chuyện đó của các giám mục, chuyện đó của các linh mục chứ không phải là chuyện của tôi.
Chỉ cần duy trì sự hiệp nhất trong Giáo Hội, bớt đi một chút sự ích kỷ, bớt đi một chút thờ ơ chúng ta sẽ góp phần rất lớn vào công cuộc loan báo Tin mừng mà hôm nay Chúa Giêsu trước khi lên Trời cùng Cha đã mời gọi.
Những biến cố đang đi ngang cuộc đời của chúng ta nó có để lại trong ta suy nghĩ gì không ? Những biến cố ấy có tác động gì trên tôi không ?
Biến cố mà Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các cha các thầy trong Dòng Chúa Cứu Thế bị nhục mạ, bị khủng bố ấy có dính dự gì đến tôi hay không ? Tôi có quan tâm, tôi có hiệp thông để nói lên tiếng nói của Sự Thật, của Công Lý và của Hòa Bình không ?
Nếu chúng ta thờ ơ, chúng ta nhát đảm không hiệp thông, không hiệp nhất với Giáo Hội thì coi như chúng ta đã đánh mất lời mời gọi đi rao giảng Tin mừng mà Chúa mời gọi.
Chúa về Trời nhưng thật ra Chúa lại ở gần với mỗi người chúng ta hơn trong Thần Tính của Ngài.
Chúa về Trời để lại niềm thương nỗi nhớ cho các môn đệ cũng như cho mỗi người chúng ta, phần chúng ta, có biến nỗi thương niềm nhớ đó thành hành động như các môn đệ hay không ? Nếu chúng ta là môn đệ đích thực của Chúa như các môn đệ xưa kia thì chúng ta sẽ biến những niềm thương nỗi nhớ thành những hành động thiết thực trong cuộc đời chúng ta. Hành động đó hết sức cụ thể đó là cải biến con người chúng ta ngày mỗi ngày dễ thương hơn, ngoan ngùy hơn theo Thánh ý Chúa để Chúa có thể đến và ở lại trong cuộc đời chúng ta. Ngài vẫn có đó, Ngài vẫn hiện diện trong cuộc đời này nhưng phần còn lại là của chúng ta, chúng ta có tiếp nhận Ngài để Ngài sống trong ta và ta sống trong Ngài hay không mà thôi.
Xin Chúa ban thêm cho mỗi người chúng ta sức mạnh, can đảm để chúng ta dám sống thật, dám nói lên tiếng nói tự lòng mình để làm chứng cho Tin Mừng.
Chúa thăng thiên ''ở xa mà gần''
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
15:08 22/05/2009
Chúa Nhật Thăng Thiên
Năm ngoái, trên trang vietcatholic.net, mục tin tức có bài: “Úc Châu, Một Phi Vụ Thăng Thiên Gây Quỹ”. Hai phi công là 2 linh mục đang phục vụ trong giáo phận Albury, tiểu bang New South Wales, đã phát động phong trào có tên “Phi vụ Thăng Thiên” (Fly away to Heaven) nhằm gây quỹ cho giới trẻ và bán CD. Họ đã phá kỷ lục lái chiếc máy bay J400 một động cơ do chính mình chế tạo, bay vòng quanh nước Úc.
Chiếc phi cơ “Những cánh Thiên thần” khởi hành tại phi trường Albury từ sáng sớm ngày 01.5.2008, với nhiều cánh tay thân hữu vẫy chào, chúc bình an. Máy bay lần lượt đáp xuống phi trường của các thành phố. Thời gian thực hiện phi vụ mất hơn một tháng. Tại mỗi thành phố, nơi dừng chân, các cha đã thuyết trình về mục đích của “Phi Vụ Thăng Thiên” này và các ngài có những cuộc nhào lộn máy bay trên không trung, “Air Show”.
Biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên, tức lên trời mà hôm nay Giáo hội mừng kính hoàn toàn khác. Chúa Giêsu thăng thiên không phải để bán CD hay để gây quỹ, cũng không phải là để thiết lập một kỷ lục guiness. Chúa Giêsu thăng thiên cũng không phải là lên ở trên một tầng mây nào đó, hay ở nơi một hành tinh như Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Hỏa như các phi hành gia vũ trụ.
Vậy thì, Chúa lên trời Ngài ở đâu ? Không ai trong chúng ta biết được. Nói cách khác, con người không thể giới hạn chỗ ở cho Chúa một nơi nào đó, để chúng ta hiểu và thấy được Ngài bằng con mắt xác thịt. Nhưng ta cần hiểu bằng con mắt đức tin hơn là dùng giác quan, lý trí để cung chiêm.
Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại Ngài đã lên trời rồi theo kiểu nói của Thánh Kinh, nghĩa là Ngài đi vào vinh quang của Chúa Cha. Như vậy biến cố lên trời có ý nghĩa sâu xa: nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại cách hữu hình; nói nôm na là chấm dứt lịch sử dương thế của một con người mang tên Giêsu Nazarét.
Từ nay trở đi, Ngài sẽ hiện diện cách vô hình, một sự hiện diện thâm sâu và hiệu năng. Thâm sâu vì Ngài không chỉ hiện diện bện cạnh mà còn hiện diện trong lòng chúng ta. Hiệu năng vì Ngài không chỉ hiện diện với một số người ở một nơi nhất định mà hiện diện với cả gần 7 tỉ con tim nhân loại, mọi thời và mọi nơi.
Nói khác đi việc Chúa Giêsu lên trời về với Chúa Cha, đúng hơn là một sự biến đổi. Biến đổi từ trạng thái hữu hình sang trạng thái vô hình để Ngài có thể hiện diện và đồng hành với chúng ta mọi nơi mọi lúc, vì Ngài không còn bị lệ thuộc bởi thời gian và không gian nữa, như lời Ngài nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Ngài vắng mặt hữu hình, nhưng vẫn tiếp tục hiện diện qua Chúa Thánh Thần, hiện diện trong bí tích Thánh Thể, hiện diện trong các cộng đoàn, "nơi có hai ba người họp mặt cầu nguyện". Chúa hiện diện ở bất cứ nơi nào có yêu thương chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; hiện diện tại bất cứ nơi nào con người được giải phóng khỏi bất công, bạo lực và nghèo đói….
Vậy biến cố Chúa lên trời hướng chúng ta đến những cái nhìn nào ? Thiết nghĩ biến cố Chúa Giêsu lên trời hướng chúng ta đến hai cái nhìn:
- Cái nhìn hướng lên trời cao. Hướng lên trời cao để biết rằng quê hương vĩnh cữu của ta ở trên trời, nơi đó có Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha và nơi đó ta có hộ khẩu thường trú đúng nghĩa, còn trần gian chỉ là nơi ta tạm trú. Vì không ai có địa chỉ thường trú vĩnh viễn trên trái đất này. Hướng lên trời cao để ta còn biết “ái mộ những sự trên trời” và biết sống niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về với nguồn cội của mình là thiên đàng vĩnh phúc.
- Cái nhìn hướng xuống đất thấp. Để biết chu toàn bổn phận xây dựng trần thế trong giây phút và hoàn cảnh hiện tại của mỗi người. Hướng xuống đất thấp còn để biết thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa Kitô đã trao phó với một thái độ tin tưởng vì có Chúa luôn đồng hành: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Cũng xin nhớ rằng sứ mạng này Chúa Giêsu không “khoán trắng”, hay “đùn đẩy” cho các môn đệ của Ngài, nhưng Ngài thực hiện gián tiếp qua việc hoạt động cách vô hình nơi họ. Nói một cụ thể, Chúa Giêsu mượn đôi chân của ta để đến với tha nhân; mượn đôi môi của ta để công bố sứ điệp của Ngài cho nhân loại; mượn đôi tay của ta để phân phát ơn lành của Thiên Chúa cho hết thảy mọi người.
Xin Chúa giúp ta sống trọn vẹn ý nghĩa đó của ngày lễ Chúa Thăng Thiên trong chính cuộc đời của mình.
Phan Thiết, lễ Thăng Thiên 2009
Năm ngoái, trên trang vietcatholic.net, mục tin tức có bài: “Úc Châu, Một Phi Vụ Thăng Thiên Gây Quỹ”. Hai phi công là 2 linh mục đang phục vụ trong giáo phận Albury, tiểu bang New South Wales, đã phát động phong trào có tên “Phi vụ Thăng Thiên” (Fly away to Heaven) nhằm gây quỹ cho giới trẻ và bán CD. Họ đã phá kỷ lục lái chiếc máy bay J400 một động cơ do chính mình chế tạo, bay vòng quanh nước Úc.
Chiếc phi cơ “Những cánh Thiên thần” khởi hành tại phi trường Albury từ sáng sớm ngày 01.5.2008, với nhiều cánh tay thân hữu vẫy chào, chúc bình an. Máy bay lần lượt đáp xuống phi trường của các thành phố. Thời gian thực hiện phi vụ mất hơn một tháng. Tại mỗi thành phố, nơi dừng chân, các cha đã thuyết trình về mục đích của “Phi Vụ Thăng Thiên” này và các ngài có những cuộc nhào lộn máy bay trên không trung, “Air Show”.
Biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên, tức lên trời mà hôm nay Giáo hội mừng kính hoàn toàn khác. Chúa Giêsu thăng thiên không phải để bán CD hay để gây quỹ, cũng không phải là để thiết lập một kỷ lục guiness. Chúa Giêsu thăng thiên cũng không phải là lên ở trên một tầng mây nào đó, hay ở nơi một hành tinh như Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Hỏa như các phi hành gia vũ trụ.
Vậy thì, Chúa lên trời Ngài ở đâu ? Không ai trong chúng ta biết được. Nói cách khác, con người không thể giới hạn chỗ ở cho Chúa một nơi nào đó, để chúng ta hiểu và thấy được Ngài bằng con mắt xác thịt. Nhưng ta cần hiểu bằng con mắt đức tin hơn là dùng giác quan, lý trí để cung chiêm.
Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại Ngài đã lên trời rồi theo kiểu nói của Thánh Kinh, nghĩa là Ngài đi vào vinh quang của Chúa Cha. Như vậy biến cố lên trời có ý nghĩa sâu xa: nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại cách hữu hình; nói nôm na là chấm dứt lịch sử dương thế của một con người mang tên Giêsu Nazarét.
Từ nay trở đi, Ngài sẽ hiện diện cách vô hình, một sự hiện diện thâm sâu và hiệu năng. Thâm sâu vì Ngài không chỉ hiện diện bện cạnh mà còn hiện diện trong lòng chúng ta. Hiệu năng vì Ngài không chỉ hiện diện với một số người ở một nơi nhất định mà hiện diện với cả gần 7 tỉ con tim nhân loại, mọi thời và mọi nơi.
Nói khác đi việc Chúa Giêsu lên trời về với Chúa Cha, đúng hơn là một sự biến đổi. Biến đổi từ trạng thái hữu hình sang trạng thái vô hình để Ngài có thể hiện diện và đồng hành với chúng ta mọi nơi mọi lúc, vì Ngài không còn bị lệ thuộc bởi thời gian và không gian nữa, như lời Ngài nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Ngài vắng mặt hữu hình, nhưng vẫn tiếp tục hiện diện qua Chúa Thánh Thần, hiện diện trong bí tích Thánh Thể, hiện diện trong các cộng đoàn, "nơi có hai ba người họp mặt cầu nguyện". Chúa hiện diện ở bất cứ nơi nào có yêu thương chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau; hiện diện tại bất cứ nơi nào con người được giải phóng khỏi bất công, bạo lực và nghèo đói….
Vậy biến cố Chúa lên trời hướng chúng ta đến những cái nhìn nào ? Thiết nghĩ biến cố Chúa Giêsu lên trời hướng chúng ta đến hai cái nhìn:
- Cái nhìn hướng lên trời cao. Hướng lên trời cao để biết rằng quê hương vĩnh cữu của ta ở trên trời, nơi đó có Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha và nơi đó ta có hộ khẩu thường trú đúng nghĩa, còn trần gian chỉ là nơi ta tạm trú. Vì không ai có địa chỉ thường trú vĩnh viễn trên trái đất này. Hướng lên trời cao để ta còn biết “ái mộ những sự trên trời” và biết sống niềm hy vọng một ngày nào đó sẽ được trở về với nguồn cội của mình là thiên đàng vĩnh phúc.
- Cái nhìn hướng xuống đất thấp. Để biết chu toàn bổn phận xây dựng trần thế trong giây phút và hoàn cảnh hiện tại của mỗi người. Hướng xuống đất thấp còn để biết thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa Kitô đã trao phó với một thái độ tin tưởng vì có Chúa luôn đồng hành: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Cũng xin nhớ rằng sứ mạng này Chúa Giêsu không “khoán trắng”, hay “đùn đẩy” cho các môn đệ của Ngài, nhưng Ngài thực hiện gián tiếp qua việc hoạt động cách vô hình nơi họ. Nói một cụ thể, Chúa Giêsu mượn đôi chân của ta để đến với tha nhân; mượn đôi môi của ta để công bố sứ điệp của Ngài cho nhân loại; mượn đôi tay của ta để phân phát ơn lành của Thiên Chúa cho hết thảy mọi người.
Xin Chúa giúp ta sống trọn vẹn ý nghĩa đó của ngày lễ Chúa Thăng Thiên trong chính cuộc đời của mình.
Phan Thiết, lễ Thăng Thiên 2009
Nghe bài thánh ca: Con với Mẹ
Phạm Trung
23:47 22/05/2009
scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" frameborder="0"/>
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:04 22/05/2009
TỐNG THỐNG TIẾP KIẾN
Khi Calvin Coolidge làm tổng thống nước Mỹ, mỗi ngày đều tiếp kiến rất nhiều người, mà mỗi người đều có nói một vài ý kiến hoặc không thỏa mãn.
Một hôm, có thị trưởng thành phố nọ nói với tổng thống, anh ta không cách gì tưởng tượng được chỉ trong vài giờ ngắn ngủi mà tổng thống tiếp rất nhiều người.
- “Trước khi ăn cơm ngài đã tiếp xong tất cả mọi người, còn tôi thì mãi đến cơm trưa vẫn chưa rời khỏi văn phòng, tại sao lại như thế ?”
- “Thật đúng như vậy.” Tổng thống nói tiếp: “Là bởi vì ông vừa làm vừa nói chuyện đó !”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những công việc vừa làm vừa trò chuyện thì làm rất nhanh và kết quả khả quan, chẳng hạn như những công việc lao động cơ bắp tay chân; có những công việc nếu vừa làm vừa nói chuyện thì không những làm chậm mà còn làm sai nữa, đó là những công việc ở văn phòng như kế toán, sổ sách, thống kê.v.v...
Có những lúc cầu nguyện cần phải lớn tiếng như khi dâng thánh lễ với cộng đoàn, và có khi cầu nguyện âm thầm chỉ có Chúa với mình, đó là lúc cầu nguyện riêng tư.
Vừa cầu nguyện với Chúa vừa lo ra nói chuyện thời sự với người bên cạnh thì sẽ không có ơn ích gì, mà lại làm gương xấu cho người khác, nhưng ếu chuyên tâm cầu nguyện thì chắc chắn sẽ nhìn thấy được mình và hiểu được thánh ý của Thiên Chúa.
Trong giờ làm việc chúng ta có thể vừa làm việc vừa cầu nguyện, nhưng trong giờ cầu nguyện thì chúng ta không thể vừa cầu nguyện vừa làm việc. Hai việc khác xa nhau lắm, ai hiểu được thì hiểu !
N2T |
Khi Calvin Coolidge làm tổng thống nước Mỹ, mỗi ngày đều tiếp kiến rất nhiều người, mà mỗi người đều có nói một vài ý kiến hoặc không thỏa mãn.
Một hôm, có thị trưởng thành phố nọ nói với tổng thống, anh ta không cách gì tưởng tượng được chỉ trong vài giờ ngắn ngủi mà tổng thống tiếp rất nhiều người.
- “Trước khi ăn cơm ngài đã tiếp xong tất cả mọi người, còn tôi thì mãi đến cơm trưa vẫn chưa rời khỏi văn phòng, tại sao lại như thế ?”
- “Thật đúng như vậy.” Tổng thống nói tiếp: “Là bởi vì ông vừa làm vừa nói chuyện đó !”
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những công việc vừa làm vừa trò chuyện thì làm rất nhanh và kết quả khả quan, chẳng hạn như những công việc lao động cơ bắp tay chân; có những công việc nếu vừa làm vừa nói chuyện thì không những làm chậm mà còn làm sai nữa, đó là những công việc ở văn phòng như kế toán, sổ sách, thống kê.v.v...
Có những lúc cầu nguyện cần phải lớn tiếng như khi dâng thánh lễ với cộng đoàn, và có khi cầu nguyện âm thầm chỉ có Chúa với mình, đó là lúc cầu nguyện riêng tư.
Vừa cầu nguyện với Chúa vừa lo ra nói chuyện thời sự với người bên cạnh thì sẽ không có ơn ích gì, mà lại làm gương xấu cho người khác, nhưng ếu chuyên tâm cầu nguyện thì chắc chắn sẽ nhìn thấy được mình và hiểu được thánh ý của Thiên Chúa.
Trong giờ làm việc chúng ta có thể vừa làm việc vừa cầu nguyện, nhưng trong giờ cầu nguyện thì chúng ta không thể vừa cầu nguyện vừa làm việc. Hai việc khác xa nhau lắm, ai hiểu được thì hiểu !
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:05 22/05/2009
N2T |
22. Không nên làm một vị thánh hèn kém.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:06 22/05/2009
N2T |
122. Trong cuộc sống có hai mục tiêu giá trị: một là anh cần phải sắp xếp có phương pháp để đạt được thứ mà anh muốn; hai là thử hưởng thụ thứ mà anh đã đạt được.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mạng lưới Pope2you.net nhắm thu hút giới trẻ
Bùi Hữu Thư
01:50 22/05/2009
Mạng lưới Pope2you.net nhắm thu hút giới trẻ:
Mạng lưới Vatican mới được khai trương hôm thứ năm
VATICAN CITY, ngày 20, tháng 5, 2009 (Zenit.org).- The Vatican khai trương mạng lưới mới tuần này. Có tên là Pope2You.net, và nhắm đem lời và các điện văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI đến với giới trẻ.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói với ZENIT là dự án này để đáp ứng điệp văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho Ngày Truyền Thông Xã Hội Thế Giới, được gửi cho “thế hệ kỹ thuật số. "
Vị chủ tịch nói ý kiến khởi sự với mục đích thức đẩy giới trẻ đọc các điệp văn Đức Thánh Cha gửi cho họ về việc sử dụng các kỹ thuật mới một cách có trách nhiệm.
Ngài nói mạng lưới cho phép giới trẻ làm nhiều việc họ có thể làm trên các mạng lưới khác.
Tổng Giám Mục Celli tiếp, "Qua mạng lưới này giới trẻ có thể gửi các thiệp điện tử cho bạn hữu, các tấm thiệp với hình ảnh đẹp của Đức Thánh Cha và một lời trích trong các huấn từ của ngài."
Vị tổng giám mục Ý nói, "Đây là một phương cách để loan truyền các giá trị chúng ta tin. Chúng tôi hy vọng là giới trẻ biết cách lợi dụng phương tiện truyền thông này để cho sứ điệp Phúc Âm được giới trẻ trên thế giới hôm nay đọc biết. Đây là lý do của mạng lưới này."
Ngài nói các tấm thiệp được gửi qua một thảo chương của Facebook, mặc dầu ngài nói rõ là “Đức Thánh Cha sẽ không xuất hiện trên Facebook với lý lịch của ngài."
Tổng giám mục Celli tiếp, một sắc thái khác của mạng lưới là cung cấp một "wiki" về viễn ảnh của Đức Thánh Cha Benedict XVI về các kỹ thuật mới.
Ngài nói "wiki" được văn phòng truyền thông xã hội của Hội Đồng Giám Mục Ý soạn thảo. Và đây là một cách để giúp cho điệp văn của Đức Thánh Cha dễ đến với nhiều giới trẻ hơn.
Tổng giám mục Celli nói, một sắc thái thứ ba “là việc sử dụng iPhone để tiếp nhận các hình ảnh và lời nói của Đức Thánh Cha."
Ngài cũng ghi nhận là mạng lưới này cũng được nối kết với kênh You Tube của Vatican.
Hãy tưởng nghĩ ra một tương lai mới cho Đất Thánh
Vũ Văn An
04:38 22/05/2009
Cha David Neuhaus, SJ, giám đốc văn phòng đại diện những người Công Giáo Do Thái nói tiếng Hibálai thuộc tòa thượng phụ Latinh ở Giêrusalem, có một số nhận định sau chuyến viếng thăm Đất Thánh của Đức GH Bênêđíctô XVI tại đất nước của Cha.
Cha cho hay việc đầu tiên là phải cảm tạ Chúa về hồng ân được đón tiếp Đức Thánh Cha ngay tại quê hương Chúa Giêsu Thành Nadarét và là quê hương của cha. Sau đó, cha xoay các nhận định của cha chung quanh các vai trò do Đức Giáo Hoàng thủ diễn trong suốt cuộc hành trình này: vai trò người hành hương, vai trò người mục tử, vai trò người đối thoại và vai trò người cổ động hòa bình. Qua các vai trò đó, ngài biểu lộ khuôn mặt của Chúa Kitô cho mọi người ngài gặp.
Người hành hương
Đức Thánh Cha đến như người hành hương đi kính viếng các nơi được Thiên Chúa thánh hóa làm hoạt trường cho lịch sử cứu rỗi của chúng ta. Ngài đến để nhắc lại cho Kitô hữu biết tầm quan trọng của những nơi này vì ta có thể dùng chúng làm “phúc âm” để loan báo tin mừng của Chúa cho nhân loại về một Thiên Chúa trung tín và cứu vớt mà hết thẩy chúng ta phải chạy tới. Cuộc thăm viếng của ngài vì thế sẽ khuyến khích mọi Kitô hữu hãy đến và cầu nguyện tại đây vì “câu truyện Phúc Âm, một khi được chiêm ngắm trong bối cảnh lịch sử và địa dư của nó, sẽ trở nên sống động và đầy mầu sắc, giúp ta nắm rõ ý nghĩa các lời Chúa nói và các việc Chúa làm” (Phòng Tiệc Ly).
Cầu nguyện là bài học quan trọng nhất trong cuộc viếng thăm này. Trên tất cả mọi điều khác, ta được mời gọi thành người cầu nguyện, biết mở rộng trái tim mình cho một Thiên Chúa luôn tìm cách hành động qua con cái mình, ngõ hầu ban cho họ những ơn phúc họ khao khát một cách khẩn thiết nhất, đó là hòa bình và hợp nhất. “Cầu nguyện là hy vọng bằng hành động […] và ta cảm nhận được các khả thể diệu kỳ đang mở ra trước mặt ta khi trái tim ta chịu quay về với chân lý của Chúa, với kế sách của Người dành cho mỗi người chúng ta và cho thế giới” (Trung Tâm Nữ Vương Hòa Bình).
Người mục tử
Có lẽ những giây phút mạnh mẽ nhất trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha là những lúc ngài cầu nguyện với các cộng đồng Kitô Giáo tại Đất Thánh. Chính trong bối cảnh ấy, Đức Giáo Hoàng đã trực tiếp nói truyện với đoàn chiên của ngài và nói lên sự quan tâm lo lắng đầy tình cha con đối với các môn đệ của Chúa Giêsu đang sống giữa tranh chấp và lao nhọc. Tại mọi khúc quanh, ngài đều nhấn mạnh tới sinh khí của cuộc sống Kitô Giáo và chú trọng tới sự hợp nhất. Đức Giáo Hoàng làm nổi bật ơn gọi độc đáo của Kitô hữu trong vùng, khích lệ họ tiếp tục làm chứng tá cho tình yêu của Chúa Kitô ngay trên quê hương của Người. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành tông đồ của tình yêu, cột trụ của đức tin và hoà hợp, người rao giảng phúc âm sự sống, người truyền giảng Nước Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nhắc đến man vàn các khó khăn mà Kitô hữu đang gánh chịu: “Cha hy vọng sự hiện diện của cha tại đây là một dấu chỉ cho thấy các con không bị lãng quên, sự hiện diện và chứng tá đầy kiên tâm của các con quả là qúy giá trước mặt Chúa và là chủ yếu đối với tương lai của các lãnh thổ này. […] Các con, các Kitô hữu của Đất Thánh, các con được kêu gọi phục vụ […] như chất men của hòa hợp, của khôn ngoan và cân bằng” (Thánh Lễ tại Giêrusalem). Đức Thánh Cha nói rất lâu về bổn phận người Kitô hữu phải trở nên chứng nhân cho sự sống chứ không phải cho sự chết: “Trên hết, các con hãy trở nên các nhân chứng cho sức mạnh của sự sống, sự sống mới đã được Chúa Kitô Phục Sinh đem lại, một sự sống có khả năng chiếu sáng và biến đổi ngay cả những hoàn cảnh đen tối nhất, vô vọng nhất của thân phận con người […] Các con đừng sợ hãi!” (Thánh Lễ tại Bêlem)
Đức Thánh Cha so sánh Kitô hữu với Trinh Nữ Maria: “Có lẽ đôi khi các con cảm thấy tiếng nói của các con chẳng đáng kể bao nhiêu. Nhiều đồng bào Kitô hữu của các con đã di cư […] Tình thế của các con khiến người ta nhớ tới trinh nữ Maria lúc còn trẻ […] Giống Đức Maria, các con có một vai trò để đảm nhiệm trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, bằng cách đem Chúa Kitô đến cho thế giới, bằng cách làm nhân chứng cho Người và truyền bá sứ điệp hòa bình và hợp nhất của Người” (Kinh Chiều tại Nadarét).
Người đối thoại
Đức Thánh Cha tới cũng để cổ vũ cuộc đối thoại liên tôn. Đến một vùng nơi Kitô hữu chỉ là một phần rất nhỏ của dân số, ngài tìm cách gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo của cả Hồi Giáo lẫn Do Thái Giáo ngõ hầu đảm bảo với họ rằng Giáo Hội Công Giáo là một người sẵn sàng hùn hạp vào cố gắng kiến tạo một thế giới tốt hơn. “Chúng tôi biết rằng các dị biệt của chúng ta không bao giờ được trình bày sai lạc như là nguồn gốc không thể tránh được của va chạm […] Đúng hơn, các dị biệt ấy phải đem lại một dịp may kỳ diệu để người thuộc các tôn giáo khác nhau có thể sống với nhau trong một lòng kính trọng, quí mến sâu xa, biết đánh giá nhau, khuyến khích nhau trên các nẻo đường của Chúa” (Trung Tâm Thánh Mẫu).
Trong cuộc gặp gỡ với các đại giáo trưởng, Đức Giáo Hoàng tha thiết kêu gọi một sự tin tưởng lẫn nhau trong cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo: “Tin tưởng nhau hiển nhiên là một yếu tố có tính yếu tính đối với một cuộc đối thoại hữu hiệu” (Tòa Đại Giáo Trưởng). Muốn vượt qua nhiều thế kỷ dị biệt, bất tin tưởng và cả thù hận nữa cũng đòi phải có nhiều khôn ngoan và kiên nhẫn. “Chúng ta nên làm mọi sự để có thể học hỏi ngôn từ của người khác, và đối với tôi, xem ra chúng ta đang thực hiện được nhiều tiến bộ lớn lao” (Trên máy bay). Cùng với việc ta đang học cách tôn trọng và vinh danh những gì chúng ta có chung, Giáo Hội và người Do Thái Giáo cũng cần phải khám phá ra cách biết tôn trọng và vinh danh những gì chúng ta còn dị biệt nhau. Đây là một thách đố đáng sợ vẫn còn đang ở trước mặt ta.
Ngay sau khi đặt chân tới Do Thái, Đức Giáo Hoàng đã nhìn nhận tầm quan trọng của Shoah (Nạn Diệt Chủng). Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội cam kết đối với việc tưởng niệm các nạn nhân và đứng cạnh nhân dân Do Thái trong việc tranh đấu chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa bài Do Thái: “Buồn thay, chủ nghĩa bài Do Thái vẫn tiếp tục thò cái đầu xấu xa của nó tại nhiều nơi trên thế giới. Điều ấy không thể nào chấp nhận được. Mọi cố gắng cần đưa ra để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái tại bất cứ nơi nào nó hiện diện, và để cổ vũ lòng kính trọng và qúi mến đối với thành viên của mọi dân tộc, bộ lạc, ngôn ngữ và quốc gia trên khắp mặt địa cầu (Phi trường Ben Gurion)
Theo chân vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng thực hiện hai cuộc hành hương có tính biểu tượng: thăm Bức Tường Phía Tây, nơi ngài đặt một lời cầu nguyện viết sẵn trên giấy vào khe hở của Bức Tường và thăm Yad Vashem, đài tưởng niệm các nạn nhân của Shoah. Tại Yad Vashem, Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng ngài tới đây để đứng im lặng: “một sự im lặng để tưởng niệm, một sự im lặng để cầu nguyện, một sự im lặng để hy vọng” (Yad VaShem).
Đức Giáo Hoàng cũng nói truyện với người Hồi Giáo nhiều dịp trong suốt chuyến viếng thăm, để một lần nữa nói lên xác tín của ngài rằng người Hồi Giáo và người Kitô Giáo được mời gọi làm việc với nhau để kiến tạo các xã hội biết đặt cơ sở trên các giá trị chung mà người Hồi Giáo và người Kitô Giáo cùng chia sẻ. “Chắc chắn hiện đang có một sứ điệp chung, và chúng ta sẽ có dịp trình bày sứ điệp ấy. Và bất kể các dị biệt về nguồn gốc, chúng ta vẫn có những chiếc rễ chung” (trên máy bay). Đức Giáo Hoàng tới thăm nhiều đền thờ Hồi Giáo, ở cả Amman lẫn Giêrusalem. Qua đó, một lần nữa ngài đã chứng tỏ được lòng tôn kính đối với niềm tin tôn giáo của người Hồi Giáo. “Ước chi mọi tín đồ của Người tiếp tục ngắm nhìn sự tốt lành tuyệt đối của Người, và đừng bao giờ quên không nhìn đến cách thế sự tốt lành tuyệt đối ấy được phản ảnh trong khuôn mặt người khác” (Haram al-Sharif).
Người hòa bình
Trong suốt chuyến viếng thăm của ngài, Đức Giáo Hoàng lúc nào cũng lưu ý đến việc ngài liên lỉ cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Ngài làm thế không phải như một người làm chính trị, nhưng như một người cầu nguyện, như một mục tử đào tạo lương tâm và như người đi tìm sự thật. Tại Giêrusalem, ngài lưu ý mọi người tới ơn gọi của Thành Phố này, một ơn gọi chưa thể hiện được trong cảnh bất ổn hiện nay: “Giêrusalem phải là một nơi dạy người ta tính phổ quát, lòng tôn trọng người khác, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau; một nơi mà thiên kiến, ngu dốt và sợ sệt phải được vượt qua bằng trung thực, ngay thẳng và mưu cầu hòa bình” (Thánh lễ tại Giêrusalem).
Không nản chí, Đức Giáo Hoàng lặp đi lặp lại lời khẩn thiết của Giáo Hội kêu gọi xây dựng những cây cầu chứ không phải những bức tường, nhờ thế giải quyết thực tế hết sức đáng buồn hiện nay tại Đất Thánh, một lãnh thổ tường ngăn nhiều hơn và hiển nhiên hơn cầu nối. Ngài khẩn khoản yêu cầu hai bên mở rộng trái tim đón nhận một tinh thần mới. Dù sao, Đức Thánh Cha cũng cho các thính giả của ngài hay tường ngăn không tồn tại mãi đâu: “Bất kể cuộc tranh chấp có tỏ ra không thể giải quyết và được giao thông hào bảo vệ kỹ đến bao nhiêu, người ta vẫn có cơ sở để hy vọng, hy vọng rằng nó có thể giải quyết được, hy vọng rằng các cố gắng nhẫn nại và trì chí của những người đang hoạt động cho hòa bình và hoà giải, cuối cùng, sẽ đem lại kết quả” (Từ giã Bêlem).
Trong diễn văn cuối cùng đọc tại Phi Trường Quốc Tế Ben Gurion, một lần nữa, Đức Thánh Cha lại nói lên sự đau đớn của những người vốn qúy yêu Đất Thánh và mọi dân tộc của Đất Thánh. “Không bằng hữu nào của người Do Thái và người Palestine lại không đau buồn vì các căng thẳng liên tục giữa hai dân tộc. […] Hãy để giải pháp hai nhà nước trở thành một thực tế, chứ không phải chỉ là mộng ước nữa. Và hãy để hòa bình từ các lãnh thổ này tỏa lan ra bên ngoài […]đem hy vọng lại cho nhiều vùng khác đang bị tranh chấp tác động” (Từ giã Do Thái).
Đức Thánh Cha cho rằng: điều cần đối với tình thế hiện nay là “lòng can đảm và trí tưởng tượng để theo đuổi con đường hòa giải đầy thách thức và hết sức cần thiết” (Trại tị nạn Aida). Can đảm để tưởng tượng ra một tương lai! Việc Đức Bênêđíctô XVI di chuyển dọc các tường ngăn và rào cản cho người ta thấy rằng những tường ngăn và rào cản này chỉ bị hạ xuống khi ta biết mở tâm hồn mình để tưởng tượng ra khả thể kia.
Hy vọng không hàm hồ
Theo vị đại diện người Công Giáo nói tiếng Hibálai tại Đất Thánh này, ta cần cảm ơn Đức Giáo Hoàng và mọi người góp phần làm cho chuyến tông du của ngài thành công. Ngài đến quả đã an ủi, khích lệ và nâng đỡ được các Kitô hữu ở đây. Điều quan trọng lúc này là phải học hỏi lời ngài nói và việc ngài làm vì những lời nói và việc làm ấy đem sự việc về một mối với nhau, theo một phương cách có thể nói lên tính đặc thù trong sứ điệp Kitô Giáo, tại mảnh đất đầy tranh chấp và chia rẽ này.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhắc người Kitô hữu tại Đất Thánh rằng mỗi ngày họ phải mỗi trở thành một hiện diện có thể nói lên không những công lý và hòa bình mà còn cả tha thứ, yêu thương và hy vọng nữa. Tưởng không còn lời nào gây xúc động bằng lời ngài nói lúc đứng trước Mộ Chúa Giêsu ở Giêrusalem: “Ngôi mộ trống nói với ta về hy vọng, niềm hy vọng không bao giờ làm ta thất vọng vì nó là hồng ân của Thánh Thần sự sống” (Mộ Thánh).
Cha cho hay việc đầu tiên là phải cảm tạ Chúa về hồng ân được đón tiếp Đức Thánh Cha ngay tại quê hương Chúa Giêsu Thành Nadarét và là quê hương của cha. Sau đó, cha xoay các nhận định của cha chung quanh các vai trò do Đức Giáo Hoàng thủ diễn trong suốt cuộc hành trình này: vai trò người hành hương, vai trò người mục tử, vai trò người đối thoại và vai trò người cổ động hòa bình. Qua các vai trò đó, ngài biểu lộ khuôn mặt của Chúa Kitô cho mọi người ngài gặp.
Người hành hương
Đức Thánh Cha đến như người hành hương đi kính viếng các nơi được Thiên Chúa thánh hóa làm hoạt trường cho lịch sử cứu rỗi của chúng ta. Ngài đến để nhắc lại cho Kitô hữu biết tầm quan trọng của những nơi này vì ta có thể dùng chúng làm “phúc âm” để loan báo tin mừng của Chúa cho nhân loại về một Thiên Chúa trung tín và cứu vớt mà hết thẩy chúng ta phải chạy tới. Cuộc thăm viếng của ngài vì thế sẽ khuyến khích mọi Kitô hữu hãy đến và cầu nguyện tại đây vì “câu truyện Phúc Âm, một khi được chiêm ngắm trong bối cảnh lịch sử và địa dư của nó, sẽ trở nên sống động và đầy mầu sắc, giúp ta nắm rõ ý nghĩa các lời Chúa nói và các việc Chúa làm” (Phòng Tiệc Ly).
Cầu nguyện là bài học quan trọng nhất trong cuộc viếng thăm này. Trên tất cả mọi điều khác, ta được mời gọi thành người cầu nguyện, biết mở rộng trái tim mình cho một Thiên Chúa luôn tìm cách hành động qua con cái mình, ngõ hầu ban cho họ những ơn phúc họ khao khát một cách khẩn thiết nhất, đó là hòa bình và hợp nhất. “Cầu nguyện là hy vọng bằng hành động […] và ta cảm nhận được các khả thể diệu kỳ đang mở ra trước mặt ta khi trái tim ta chịu quay về với chân lý của Chúa, với kế sách của Người dành cho mỗi người chúng ta và cho thế giới” (Trung Tâm Nữ Vương Hòa Bình).
Người mục tử
Có lẽ những giây phút mạnh mẽ nhất trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha là những lúc ngài cầu nguyện với các cộng đồng Kitô Giáo tại Đất Thánh. Chính trong bối cảnh ấy, Đức Giáo Hoàng đã trực tiếp nói truyện với đoàn chiên của ngài và nói lên sự quan tâm lo lắng đầy tình cha con đối với các môn đệ của Chúa Giêsu đang sống giữa tranh chấp và lao nhọc. Tại mọi khúc quanh, ngài đều nhấn mạnh tới sinh khí của cuộc sống Kitô Giáo và chú trọng tới sự hợp nhất. Đức Giáo Hoàng làm nổi bật ơn gọi độc đáo của Kitô hữu trong vùng, khích lệ họ tiếp tục làm chứng tá cho tình yêu của Chúa Kitô ngay trên quê hương của Người. Ngài kêu gọi chúng ta trở thành tông đồ của tình yêu, cột trụ của đức tin và hoà hợp, người rao giảng phúc âm sự sống, người truyền giảng Nước Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nhắc đến man vàn các khó khăn mà Kitô hữu đang gánh chịu: “Cha hy vọng sự hiện diện của cha tại đây là một dấu chỉ cho thấy các con không bị lãng quên, sự hiện diện và chứng tá đầy kiên tâm của các con quả là qúy giá trước mặt Chúa và là chủ yếu đối với tương lai của các lãnh thổ này. […] Các con, các Kitô hữu của Đất Thánh, các con được kêu gọi phục vụ […] như chất men của hòa hợp, của khôn ngoan và cân bằng” (Thánh Lễ tại Giêrusalem). Đức Thánh Cha nói rất lâu về bổn phận người Kitô hữu phải trở nên chứng nhân cho sự sống chứ không phải cho sự chết: “Trên hết, các con hãy trở nên các nhân chứng cho sức mạnh của sự sống, sự sống mới đã được Chúa Kitô Phục Sinh đem lại, một sự sống có khả năng chiếu sáng và biến đổi ngay cả những hoàn cảnh đen tối nhất, vô vọng nhất của thân phận con người […] Các con đừng sợ hãi!” (Thánh Lễ tại Bêlem)
Đức Thánh Cha so sánh Kitô hữu với Trinh Nữ Maria: “Có lẽ đôi khi các con cảm thấy tiếng nói của các con chẳng đáng kể bao nhiêu. Nhiều đồng bào Kitô hữu của các con đã di cư […] Tình thế của các con khiến người ta nhớ tới trinh nữ Maria lúc còn trẻ […] Giống Đức Maria, các con có một vai trò để đảm nhiệm trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, bằng cách đem Chúa Kitô đến cho thế giới, bằng cách làm nhân chứng cho Người và truyền bá sứ điệp hòa bình và hợp nhất của Người” (Kinh Chiều tại Nadarét).
Người đối thoại
Đức Thánh Cha tới cũng để cổ vũ cuộc đối thoại liên tôn. Đến một vùng nơi Kitô hữu chỉ là một phần rất nhỏ của dân số, ngài tìm cách gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo của cả Hồi Giáo lẫn Do Thái Giáo ngõ hầu đảm bảo với họ rằng Giáo Hội Công Giáo là một người sẵn sàng hùn hạp vào cố gắng kiến tạo một thế giới tốt hơn. “Chúng tôi biết rằng các dị biệt của chúng ta không bao giờ được trình bày sai lạc như là nguồn gốc không thể tránh được của va chạm […] Đúng hơn, các dị biệt ấy phải đem lại một dịp may kỳ diệu để người thuộc các tôn giáo khác nhau có thể sống với nhau trong một lòng kính trọng, quí mến sâu xa, biết đánh giá nhau, khuyến khích nhau trên các nẻo đường của Chúa” (Trung Tâm Thánh Mẫu).
Trong cuộc gặp gỡ với các đại giáo trưởng, Đức Giáo Hoàng tha thiết kêu gọi một sự tin tưởng lẫn nhau trong cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo: “Tin tưởng nhau hiển nhiên là một yếu tố có tính yếu tính đối với một cuộc đối thoại hữu hiệu” (Tòa Đại Giáo Trưởng). Muốn vượt qua nhiều thế kỷ dị biệt, bất tin tưởng và cả thù hận nữa cũng đòi phải có nhiều khôn ngoan và kiên nhẫn. “Chúng ta nên làm mọi sự để có thể học hỏi ngôn từ của người khác, và đối với tôi, xem ra chúng ta đang thực hiện được nhiều tiến bộ lớn lao” (Trên máy bay). Cùng với việc ta đang học cách tôn trọng và vinh danh những gì chúng ta có chung, Giáo Hội và người Do Thái Giáo cũng cần phải khám phá ra cách biết tôn trọng và vinh danh những gì chúng ta còn dị biệt nhau. Đây là một thách đố đáng sợ vẫn còn đang ở trước mặt ta.
Ngay sau khi đặt chân tới Do Thái, Đức Giáo Hoàng đã nhìn nhận tầm quan trọng của Shoah (Nạn Diệt Chủng). Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội cam kết đối với việc tưởng niệm các nạn nhân và đứng cạnh nhân dân Do Thái trong việc tranh đấu chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa bài Do Thái: “Buồn thay, chủ nghĩa bài Do Thái vẫn tiếp tục thò cái đầu xấu xa của nó tại nhiều nơi trên thế giới. Điều ấy không thể nào chấp nhận được. Mọi cố gắng cần đưa ra để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái tại bất cứ nơi nào nó hiện diện, và để cổ vũ lòng kính trọng và qúi mến đối với thành viên của mọi dân tộc, bộ lạc, ngôn ngữ và quốc gia trên khắp mặt địa cầu (Phi trường Ben Gurion)
Theo chân vị tiền nhiệm của ngài là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng thực hiện hai cuộc hành hương có tính biểu tượng: thăm Bức Tường Phía Tây, nơi ngài đặt một lời cầu nguyện viết sẵn trên giấy vào khe hở của Bức Tường và thăm Yad Vashem, đài tưởng niệm các nạn nhân của Shoah. Tại Yad Vashem, Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng ngài tới đây để đứng im lặng: “một sự im lặng để tưởng niệm, một sự im lặng để cầu nguyện, một sự im lặng để hy vọng” (Yad VaShem).
Đức Giáo Hoàng cũng nói truyện với người Hồi Giáo nhiều dịp trong suốt chuyến viếng thăm, để một lần nữa nói lên xác tín của ngài rằng người Hồi Giáo và người Kitô Giáo được mời gọi làm việc với nhau để kiến tạo các xã hội biết đặt cơ sở trên các giá trị chung mà người Hồi Giáo và người Kitô Giáo cùng chia sẻ. “Chắc chắn hiện đang có một sứ điệp chung, và chúng ta sẽ có dịp trình bày sứ điệp ấy. Và bất kể các dị biệt về nguồn gốc, chúng ta vẫn có những chiếc rễ chung” (trên máy bay). Đức Giáo Hoàng tới thăm nhiều đền thờ Hồi Giáo, ở cả Amman lẫn Giêrusalem. Qua đó, một lần nữa ngài đã chứng tỏ được lòng tôn kính đối với niềm tin tôn giáo của người Hồi Giáo. “Ước chi mọi tín đồ của Người tiếp tục ngắm nhìn sự tốt lành tuyệt đối của Người, và đừng bao giờ quên không nhìn đến cách thế sự tốt lành tuyệt đối ấy được phản ảnh trong khuôn mặt người khác” (Haram al-Sharif).
Người hòa bình
Trong suốt chuyến viếng thăm của ngài, Đức Giáo Hoàng lúc nào cũng lưu ý đến việc ngài liên lỉ cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Ngài làm thế không phải như một người làm chính trị, nhưng như một người cầu nguyện, như một mục tử đào tạo lương tâm và như người đi tìm sự thật. Tại Giêrusalem, ngài lưu ý mọi người tới ơn gọi của Thành Phố này, một ơn gọi chưa thể hiện được trong cảnh bất ổn hiện nay: “Giêrusalem phải là một nơi dạy người ta tính phổ quát, lòng tôn trọng người khác, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau; một nơi mà thiên kiến, ngu dốt và sợ sệt phải được vượt qua bằng trung thực, ngay thẳng và mưu cầu hòa bình” (Thánh lễ tại Giêrusalem).
Không nản chí, Đức Giáo Hoàng lặp đi lặp lại lời khẩn thiết của Giáo Hội kêu gọi xây dựng những cây cầu chứ không phải những bức tường, nhờ thế giải quyết thực tế hết sức đáng buồn hiện nay tại Đất Thánh, một lãnh thổ tường ngăn nhiều hơn và hiển nhiên hơn cầu nối. Ngài khẩn khoản yêu cầu hai bên mở rộng trái tim đón nhận một tinh thần mới. Dù sao, Đức Thánh Cha cũng cho các thính giả của ngài hay tường ngăn không tồn tại mãi đâu: “Bất kể cuộc tranh chấp có tỏ ra không thể giải quyết và được giao thông hào bảo vệ kỹ đến bao nhiêu, người ta vẫn có cơ sở để hy vọng, hy vọng rằng nó có thể giải quyết được, hy vọng rằng các cố gắng nhẫn nại và trì chí của những người đang hoạt động cho hòa bình và hoà giải, cuối cùng, sẽ đem lại kết quả” (Từ giã Bêlem).
Trong diễn văn cuối cùng đọc tại Phi Trường Quốc Tế Ben Gurion, một lần nữa, Đức Thánh Cha lại nói lên sự đau đớn của những người vốn qúy yêu Đất Thánh và mọi dân tộc của Đất Thánh. “Không bằng hữu nào của người Do Thái và người Palestine lại không đau buồn vì các căng thẳng liên tục giữa hai dân tộc. […] Hãy để giải pháp hai nhà nước trở thành một thực tế, chứ không phải chỉ là mộng ước nữa. Và hãy để hòa bình từ các lãnh thổ này tỏa lan ra bên ngoài […]đem hy vọng lại cho nhiều vùng khác đang bị tranh chấp tác động” (Từ giã Do Thái).
Đức Thánh Cha cho rằng: điều cần đối với tình thế hiện nay là “lòng can đảm và trí tưởng tượng để theo đuổi con đường hòa giải đầy thách thức và hết sức cần thiết” (Trại tị nạn Aida). Can đảm để tưởng tượng ra một tương lai! Việc Đức Bênêđíctô XVI di chuyển dọc các tường ngăn và rào cản cho người ta thấy rằng những tường ngăn và rào cản này chỉ bị hạ xuống khi ta biết mở tâm hồn mình để tưởng tượng ra khả thể kia.
Hy vọng không hàm hồ
Theo vị đại diện người Công Giáo nói tiếng Hibálai tại Đất Thánh này, ta cần cảm ơn Đức Giáo Hoàng và mọi người góp phần làm cho chuyến tông du của ngài thành công. Ngài đến quả đã an ủi, khích lệ và nâng đỡ được các Kitô hữu ở đây. Điều quan trọng lúc này là phải học hỏi lời ngài nói và việc ngài làm vì những lời nói và việc làm ấy đem sự việc về một mối với nhau, theo một phương cách có thể nói lên tính đặc thù trong sứ điệp Kitô Giáo, tại mảnh đất đầy tranh chấp và chia rẽ này.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhắc người Kitô hữu tại Đất Thánh rằng mỗi ngày họ phải mỗi trở thành một hiện diện có thể nói lên không những công lý và hòa bình mà còn cả tha thứ, yêu thương và hy vọng nữa. Tưởng không còn lời nào gây xúc động bằng lời ngài nói lúc đứng trước Mộ Chúa Giêsu ở Giêrusalem: “Ngôi mộ trống nói với ta về hy vọng, niềm hy vọng không bao giờ làm ta thất vọng vì nó là hồng ân của Thánh Thần sự sống” (Mộ Thánh).
Đức Thánh Cha thăm tu viện Biển Đức
Bùi Hữu Thư
12:27 22/05/2009
Đức Thánh Cha thăm tu viện Biển Đức
VATICAN CITY, ngày 21,tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm tu viện được vị thánh ngài chọn làm quan thầy sáng lập, khi ngài đã chọn tên Benedict XVI.
Ngày chúa nhật Đức Thánh Cha sẽ đến Monte Cassino, tu viện thánh Biển Đức thành lập, đã trở nên cái nôi của Dòng Biển Đức.
Cuộc viếng thăm khởi sự với một Thánh lễ tại Công Trường Cassino, của thành phố nằm ngay bên phía đông của tu viện. Điạ điểm dâng thánh lễ sẽ được đặt tên là Benedict XVI.
Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ khánh thành “Căn Nhà Bác Ái” dành cho các di dân vô gia cư. Dự án này được thực hiện tại một bệnh viện cũ dưới sự bảo trợ của tu viện trưởng của Monte Cassino.
Phần thứ hai trong ngày sẽ dành cho các tu sĩ Biển Đức, khi Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các bề trên nam và nữ từ khắp nơi trên thế giới, cũng như một số đông các tu sĩ nam nữ.
Cuối cùng, trước khi trở về Rôma, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Nghiã Trang Ba Lan, một trong các nghiã trang của Thế Chiến Thứ Hai. Năm nay kỷ niệm Trận Chiến Monte Cassino, cũng còn được gọi là Trận Tái Chiến Rôma.
Giáo Hội Pháp và cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:02 22/05/2009
Khi nói về Cộng Đồng Châu Âu, Giáo Hội Pháp bày tỏ quan điểm của mình và cho rằng Cộng Đồng Châu Âu cần được xây dựng trên tinh thần liên đới, cổ võ cho nền hòa bình và tôn trọng quyền con người. Kể từ năm 1979, Nghị Viện Châu Âu là cơ quan duy nhất của Cộng Đồng Châu Âu được tuyển chọn thông qua hình thức bỏ phiếu phổ thông. Trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra tại Pháp vào Chúa Nhật ngày 7 tháng sáu tới đây, Giáo Hội Pháp mời gọi các cử tri công giáo cần phải thận trọng cân nhắc trong việc bỏ phiếu:
« Dù tình cảm của nhân dân Pháp muốn chia sẻ sự bền chặt đối với Cộng Đồng Châu Âu, cuộc bầu cử này mang tính quan trọng về cái được và cái mất, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Bỏ phiếu luôn là trách nhiệm, tuy thế để tránh sự nhầm lẫn hơn thiệt, điều đó rất cần quan tâm đến thông tin một cách nghiêm túc ».
Cổ võ cho nền hòa bình
Đánh giá về thành tựu của khối Châu Âu, HĐGM Pháp nhấn mạnh: « Kể từ hơn năm thập niên qua, sự phát triển về một Cộng Đồng Châu Âu đã là một nhân tố cho hòa bình và sự thịnh vượng của các quốc gia sáng lập, cũng như các thành viên trong quá trình mở rộng khối Châu Âu ».
Nhìn trong bối cảnh hiện nay, HĐGM Pháp cho rằng: « Ngày hôm nay, cũng như tình hình tại các nước khác trên thế giới, Khối Châu Âu phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính cũng như những hậu quả trầm trọng của nó gây ra. Nhiều lo sợ, co cụm trong vỏ bọc đồng nhất, hay những khuynh hướng rập khuôn theo chủ nghĩa đặc thù quốc gia hay khu vực có thể bắt đầu ló rạng, trong khi đó lối thoát chỉ có thể có được trong sự thống nhất, trong sự liên đới chặt chẽ cũng như tính đến sự bền chặt càng ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh kế chung của khối ».
Tăng cường tính liên đới
Quan điểm của HĐGM Pháp cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo khủng khoảng xã hội. Một xã hội nặng tính cá nhân chủ nghĩa sẽ tạo ra hố cách biệt giữa giầu và nghèo và những kẻ yếu tất nhiên sẽ bị gạt ra ngoài lề. Và vì thế rất cần mô hình liên đới trong xã hội để tôn trọng phẩm giá con người, những người cô thế cô thân tại mỗi quốc gia thành viên nói riêng và trong cộng đồng Châu Âu nói chung.
Một điểm cũng cần lưu ý đó là con người không phải chỉ đơn thuần là người sản xuất hay người tiêu dùng mà trong họ còn có những giá trị về xã hội, gia đình, văn hóa và tinh thần.
Tuy nhiên HĐGM Pháp cũng thừa nhận rằng không dừng lại việc liên đới trong khuôn khổ nội bộ hay giới hạn về biên giới của Cộng Đồng Châu Âu mà còn phải nhắm đến những hành động thực tiễn bên ngoài Châu Âu bằng chính sách về sự phát triển, về quyền cư trú và về môi trường.
Thay đổi lối sống
Về vấn đề này, HĐGM Pháp nhận thấy việc xây dựng một mô hình xã hội không phải là cái gì mang tính bột phát, và không một quốc gia nào có thể tiến hành một cách đơn điệu. Việc xây dựng này nhấn mạnh đến sự thay đổi về lối sống cũng như về chủ nghĩa tiêu thụ. Và do đó cần có những quyết định, những phương sách chắc chắn trong phạm vi quốc gia cũng như trong phạm vi Châu Âu.
Giáo Hội Pháp bày tỏ thao thức của mình: « Hơn bao giờ hết, điều quan trọng của ngày hôm nay là nước Pháp phái đến Nghị Viện Châu Âu những người nam và nữ mang đầy nhiệt huyết trong việc dấn thân bảo vệ sự tôn trọng con người và mọi người ».
« Dù tình cảm của nhân dân Pháp muốn chia sẻ sự bền chặt đối với Cộng Đồng Châu Âu, cuộc bầu cử này mang tính quan trọng về cái được và cái mất, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Bỏ phiếu luôn là trách nhiệm, tuy thế để tránh sự nhầm lẫn hơn thiệt, điều đó rất cần quan tâm đến thông tin một cách nghiêm túc ».
Cổ võ cho nền hòa bình
Đánh giá về thành tựu của khối Châu Âu, HĐGM Pháp nhấn mạnh: « Kể từ hơn năm thập niên qua, sự phát triển về một Cộng Đồng Châu Âu đã là một nhân tố cho hòa bình và sự thịnh vượng của các quốc gia sáng lập, cũng như các thành viên trong quá trình mở rộng khối Châu Âu ».
Nhìn trong bối cảnh hiện nay, HĐGM Pháp cho rằng: « Ngày hôm nay, cũng như tình hình tại các nước khác trên thế giới, Khối Châu Âu phải đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính cũng như những hậu quả trầm trọng của nó gây ra. Nhiều lo sợ, co cụm trong vỏ bọc đồng nhất, hay những khuynh hướng rập khuôn theo chủ nghĩa đặc thù quốc gia hay khu vực có thể bắt đầu ló rạng, trong khi đó lối thoát chỉ có thể có được trong sự thống nhất, trong sự liên đới chặt chẽ cũng như tính đến sự bền chặt càng ngày càng mạnh mẽ trong nền kinh kế chung của khối ».
Tăng cường tính liên đới
Quan điểm của HĐGM Pháp cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo khủng khoảng xã hội. Một xã hội nặng tính cá nhân chủ nghĩa sẽ tạo ra hố cách biệt giữa giầu và nghèo và những kẻ yếu tất nhiên sẽ bị gạt ra ngoài lề. Và vì thế rất cần mô hình liên đới trong xã hội để tôn trọng phẩm giá con người, những người cô thế cô thân tại mỗi quốc gia thành viên nói riêng và trong cộng đồng Châu Âu nói chung.
Một điểm cũng cần lưu ý đó là con người không phải chỉ đơn thuần là người sản xuất hay người tiêu dùng mà trong họ còn có những giá trị về xã hội, gia đình, văn hóa và tinh thần.
Tuy nhiên HĐGM Pháp cũng thừa nhận rằng không dừng lại việc liên đới trong khuôn khổ nội bộ hay giới hạn về biên giới của Cộng Đồng Châu Âu mà còn phải nhắm đến những hành động thực tiễn bên ngoài Châu Âu bằng chính sách về sự phát triển, về quyền cư trú và về môi trường.
Thay đổi lối sống
Về vấn đề này, HĐGM Pháp nhận thấy việc xây dựng một mô hình xã hội không phải là cái gì mang tính bột phát, và không một quốc gia nào có thể tiến hành một cách đơn điệu. Việc xây dựng này nhấn mạnh đến sự thay đổi về lối sống cũng như về chủ nghĩa tiêu thụ. Và do đó cần có những quyết định, những phương sách chắc chắn trong phạm vi quốc gia cũng như trong phạm vi Châu Âu.
Giáo Hội Pháp bày tỏ thao thức của mình: « Hơn bao giờ hết, điều quan trọng của ngày hôm nay là nước Pháp phái đến Nghị Viện Châu Âu những người nam và nữ mang đầy nhiệt huyết trong việc dấn thân bảo vệ sự tôn trọng con người và mọi người ».
Top Stories
DE DIVERS HORIZONS: Le Conseil des Eglises de Malaisie demande la libération d’Aung San Suu Kyi
Eglises d'Asie
16:58 22/05/2009
« Nous demandons instamment à tous les pays d’Asie et tout spécialement à notre gouvernement, ainsi qu’au reste de la communauté internationale, de faire pression sur le gouvernement militaire [de Birmanie] pour la libération sans condition d’Aung San Suu Kyi ainsi que pour la restauration de la démocratie dans le pays » (1). Par cette déclaration sans équivoque publiée le 21 mai, le Rév. Thomas Philips, de l’Eglise Mar Thomas (2), président du Conseil des Eglises de Malaisie (CCM) (3), et son secrétaire général, le Rév. Hermen Shastri, de l’Eglise méthodiste, ont condamné l’emprisonnement et le procès d’Aung San Suu Kyi, prix Nobel de la paix, figure emblématique de la résistance à la junte birmane.
La dirigeante de la Ligue nationale pour la démocratie (LND), âgée de 63 ans, est accusée d’avoir enfreint les règles de son assignation à résidence, en hébergeant un Américain début mai. John Yettaw, membre de l’Eglise mormone, qui avait traversé à la nage le lac bordant la maison de la dissidente à Rangoun, a expliqué son geste en disant avoir eu la prémonition de l’exécution d’Aung San Suu Kyi. Cette dernière, ainsi que ses deux employées de maison, assignées à résidence avec elle, ont expliqué n’avoir pu empêcher l’intrusion de cet homme âgée d’une cinquantaine d’années, ni le dissuader de repartir, après sa traversée. Il est actuellement jugé ainsi que les deux compagnes de la résistante birmane.
Sur les dix-neuf dernières années, Aung San Suu Kyi a été privée de liberté durant treize ans. Si elle est condamnée par la cour, elle risque une peine de prison de cinq années supplémentaires. Malgré un état de santé qui inspire des inquiétudes, elle a été transférée à la prison d’Insein pour la durée de son procès, lequel a débuté la 18 mai dernier.
La junte birmane fait actuellement face à une vague d’indignation internationale dénonçant l’arrestation de la dissidente à quelques jours de l’expiration de son assignation à résidence – le 27 mai – comme un prétexte pour l’évincer de la campagne électorale nationale prévue pour 2010. « Le procès a pour but de rendre un jugement qui prolongera son assignation à résidence pour plusieurs années et l’empêchera de participer aux prochaines élections », poursuit ainsi la déclaration du Conseil des Eglises de Malaisie.
Définissant Aung San Suu Kyi comme « l’ambassadrice de la résistance passive pour le changement démocratique » et comme un « symbole de courage et d’espérance pour le peuple birman et le reste du monde », la déclaration du CMM conclut en assurant la dissidente de « sa solidarité et de sa prière pour le peuple de Birmanie, qui s’efforce avec foi et espérance d’instaurer la paix et la démocratie au cœur de sa nation ».
(1) Ucanews, 22 mai 2009.
(2) Le Conseil des Eglises de Malaisie (Council of Churches of Malaysia, CCM) est un rassemblement œcuménique d’Eglises et d’organisations chrétiennes. L’Eglise catholique de Malaisie, la plus importante des Eglises chrétiennes en Malaisie avec environ 600 000 fidèles, n’en fait pas partie. Près de 300 000 fidèles adhèrent à l’Eglise méthodiste et 170 000 à l’Eglise anglicane. En Malaisie, où l’islam est la religion officielle, les chrétiens représentent 7 % de la population.
(3) L’Eglise malankare Mar Thomas, de tradition syriaque, est d’obédience anglicane.
(Source: Eglises d'Asie, 22 mai 2009)
La dirigeante de la Ligue nationale pour la démocratie (LND), âgée de 63 ans, est accusée d’avoir enfreint les règles de son assignation à résidence, en hébergeant un Américain début mai. John Yettaw, membre de l’Eglise mormone, qui avait traversé à la nage le lac bordant la maison de la dissidente à Rangoun, a expliqué son geste en disant avoir eu la prémonition de l’exécution d’Aung San Suu Kyi. Cette dernière, ainsi que ses deux employées de maison, assignées à résidence avec elle, ont expliqué n’avoir pu empêcher l’intrusion de cet homme âgée d’une cinquantaine d’années, ni le dissuader de repartir, après sa traversée. Il est actuellement jugé ainsi que les deux compagnes de la résistante birmane.
Sur les dix-neuf dernières années, Aung San Suu Kyi a été privée de liberté durant treize ans. Si elle est condamnée par la cour, elle risque une peine de prison de cinq années supplémentaires. Malgré un état de santé qui inspire des inquiétudes, elle a été transférée à la prison d’Insein pour la durée de son procès, lequel a débuté la 18 mai dernier.
La junte birmane fait actuellement face à une vague d’indignation internationale dénonçant l’arrestation de la dissidente à quelques jours de l’expiration de son assignation à résidence – le 27 mai – comme un prétexte pour l’évincer de la campagne électorale nationale prévue pour 2010. « Le procès a pour but de rendre un jugement qui prolongera son assignation à résidence pour plusieurs années et l’empêchera de participer aux prochaines élections », poursuit ainsi la déclaration du Conseil des Eglises de Malaisie.
Définissant Aung San Suu Kyi comme « l’ambassadrice de la résistance passive pour le changement démocratique » et comme un « symbole de courage et d’espérance pour le peuple birman et le reste du monde », la déclaration du CMM conclut en assurant la dissidente de « sa solidarité et de sa prière pour le peuple de Birmanie, qui s’efforce avec foi et espérance d’instaurer la paix et la démocratie au cœur de sa nation ».
(1) Ucanews, 22 mai 2009.
(2) Le Conseil des Eglises de Malaisie (Council of Churches of Malaysia, CCM) est un rassemblement œcuménique d’Eglises et d’organisations chrétiennes. L’Eglise catholique de Malaisie, la plus importante des Eglises chrétiennes en Malaisie avec environ 600 000 fidèles, n’en fait pas partie. Près de 300 000 fidèles adhèrent à l’Eglise méthodiste et 170 000 à l’Eglise anglicane. En Malaisie, où l’islam est la religion officielle, les chrétiens représentent 7 % de la population.
(3) L’Eglise malankare Mar Thomas, de tradition syriaque, est d’obédience anglicane.
(Source: Eglises d'Asie, 22 mai 2009)
CHINE: A Rome, à l’occasion du 400ème anniversaire de la mort du P. Matteo Ricci, le pape souligne la personnalité du célèbre jésuite, « modèle du dialogue »
Eglises d'Asie
18:06 22/05/2009
En 2007, les autorités chinoises ont célébré avec une certaine emphase le 50ème anniversaire de la création de l’Association patriotique des catholiques chinois; puis, en 2008, celui des premières ordinations épiscopales illicites, en 2008 (1). A chaque fois, ces anniversaires ont été l’occasion pour Pékin de réaffirmer son attachement au principe d’« indépendance » de l’Eglise catholique de Chine, un principe qui devrait à nouveau être mis à l’honneur lors de la prochaine « Assemblée nationale des représentants catholiques ». Cette instance doit se réunir d’ici à la fin 2009 pour élire le président de l’Association patriotique et celui de la Conférence des évêques « officiels ». Rome, de son côté, a choisi de mettre en avant un autre anniversaire: le 400ème anniversaire de la mort de Matteo Ricci. Le 18 mai dernier, le pape Benoît XVI a envoyé un message à l’évêque de Macerata, lieu de naissance du célèbre jésuite italien, en mettant à l’honneur l’œuvre et l’héritage d’un éminent missionnaire adepte d’une évangélisation pensée en harmonie avec la culture chinoise.
Saint François Xavier était mort le 3 décembre 1552 sur l’île de Sancian, sans pouvoir toucher la Chine. Trois ans plus tard, le jésuite Melchior Nunez Barreto arrivait à Canton; en 1582, le P. Mateo Ricci le rejoignait. Sa connaissance de la langue chinoise, sa science de géographe et d’astronome devaient séduire les savants ainsi que l’empereur qui l’appelait à Pékin en 1601. Ses travaux astronomiques, sa réforme du calendrier chinois, ses écrits sur la morale de Confucius et sur le « Seigneur maître du ciel » sont diffusés dans l’empire. A sa mort, le 11 mai 1610, l’empereur confirme ses successeurs européens dans leurs charges et permet aux missionnaires jésuites d’annoncer l’Evangile dans toutes les provinces, sauf deux situées à l’extrême ouest.
Pour les catholiques comme pour les non-catholiques, la figure du P. Matteo Ricci incarne le prototype du missionnaire éclairé, respectueux des hommes et de la culture auprès desquels il est envoyé et soucieux d’annoncer la Bonne nouvelle de l’Evangile. Dans un message rendu public par le Saint-Siège le 18 mai dernier, le pape Benoît XVI a redit son admiration pour l’originalité et le style « prophétique » de la mission chinoise du jésuite italien.
Matteo Ricci avait vu le jour le 6 octobre 1552 à Macerata, dans la région des Marches, au centre de l’Italie. C’est donc par un message en date du 6 mai que Benoît XVI a exprimé à Mgr Claudio Giulodori, actuel évêque du diocèse de Macerata, son soutien à l’année jubilaire décrétée pour l’occasion dans ce diocèse et aux manifestations qui l’accompagnent.
Selon Benoît XVI, Matteo Ricci était « doué d’une foi profonde et d’un génie scientifique et culturel extraordinaire ». Le jésuite italien a « consacré de longues années de sa vie à nouer un dialogue profond entre l’Occident et l’Orient, en même temps qu’il œuvrait profondément à enraciner l’Evangile dans la culture du grand peuple de la Chine ». « Encore de nos jours, son exemple demeure un modèle pour la rencontre fructueuse entre les civilisations européenne et chinoise », écrit le pape.
En rappelant le succès considérable remporté dès sa parution à Nankin en 1595 du Traité de l’amitié (De amicitia en latin, Jiaoyoulun en chinois) de Matteo Ricci, le pape souligne que « ce qui a rendu son apostolat original et, nous pouvons le dire, prophétique, est la sympathie profonde qu’il nourrissait pour les Chinois, pour leurs traditions culturelles et religieuses ». Cette amitié placé au cœur de son apostolat, Matteo Ricci eut la joie de la voir partagée par ses interlocuteurs grâce « au climat de respect et d’estime qu’il cherchait à cultiver, lui qui prenait soin de connaître toujours mieux les traditions de la Chine de son époque ».
Le pape exprime son espoir que l’année jubilaire décidée à Macerata et les nombreux colloques et manifestations culturelles qui l’accompagneront en Italie comme en Chine « offriront l’opportunité d’approfondir les connaissances sur la personnalité et les activités » du jésuite italien – qui ne fut reconnu comme un pionnier dans la proclamation de l’Evangile et un précurseur de l’inculturation dans le travail missionnaire qu’au XXème siècle. Benoît XVI conclut en formulant le vœu que l’exemple donné par Matteo Ricci permette « à nos propres communautés, qui comprennent des personnes appartenant à différentes religions et cultures, de grandir dans un esprit de respect et d’acceptation réciproque ».
On peut noter qu’en mars 2007, trois mois avant la publication de sa Lettre aux catholiques chinois, le pape Benoît XVI avait déjà envoyé un télégramme à l’université de Macerata, où un congrès sur l’œuvre de Matteo Ricci était organisé. Le pape citait alors le jésuite italien comme un « précurseur » du lien d’amitié entre la Chine et le christianisme. Plus avant, en 2001, à l’occasion d’un colloque à l’université grégorienne, à Rome, alors que d’autres rencontres se déroulaient à Pékin, le pape Jean Paul II avait cité le traité sur l’amitié en rappelant que l’Eglise ne réclame aucun privilège mais veut construire avec la nation chinoise une amitié « fondée sur le respect mutuel et sur une compréhension plus profonde » (2).
(1) Voir EDA 498.
(2) Zenit, 19 mai 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 22 mai 2009)
Saint François Xavier était mort le 3 décembre 1552 sur l’île de Sancian, sans pouvoir toucher la Chine. Trois ans plus tard, le jésuite Melchior Nunez Barreto arrivait à Canton; en 1582, le P. Mateo Ricci le rejoignait. Sa connaissance de la langue chinoise, sa science de géographe et d’astronome devaient séduire les savants ainsi que l’empereur qui l’appelait à Pékin en 1601. Ses travaux astronomiques, sa réforme du calendrier chinois, ses écrits sur la morale de Confucius et sur le « Seigneur maître du ciel » sont diffusés dans l’empire. A sa mort, le 11 mai 1610, l’empereur confirme ses successeurs européens dans leurs charges et permet aux missionnaires jésuites d’annoncer l’Evangile dans toutes les provinces, sauf deux situées à l’extrême ouest.
Pour les catholiques comme pour les non-catholiques, la figure du P. Matteo Ricci incarne le prototype du missionnaire éclairé, respectueux des hommes et de la culture auprès desquels il est envoyé et soucieux d’annoncer la Bonne nouvelle de l’Evangile. Dans un message rendu public par le Saint-Siège le 18 mai dernier, le pape Benoît XVI a redit son admiration pour l’originalité et le style « prophétique » de la mission chinoise du jésuite italien.
Matteo Ricci avait vu le jour le 6 octobre 1552 à Macerata, dans la région des Marches, au centre de l’Italie. C’est donc par un message en date du 6 mai que Benoît XVI a exprimé à Mgr Claudio Giulodori, actuel évêque du diocèse de Macerata, son soutien à l’année jubilaire décrétée pour l’occasion dans ce diocèse et aux manifestations qui l’accompagnent.
Selon Benoît XVI, Matteo Ricci était « doué d’une foi profonde et d’un génie scientifique et culturel extraordinaire ». Le jésuite italien a « consacré de longues années de sa vie à nouer un dialogue profond entre l’Occident et l’Orient, en même temps qu’il œuvrait profondément à enraciner l’Evangile dans la culture du grand peuple de la Chine ». « Encore de nos jours, son exemple demeure un modèle pour la rencontre fructueuse entre les civilisations européenne et chinoise », écrit le pape.
En rappelant le succès considérable remporté dès sa parution à Nankin en 1595 du Traité de l’amitié (De amicitia en latin, Jiaoyoulun en chinois) de Matteo Ricci, le pape souligne que « ce qui a rendu son apostolat original et, nous pouvons le dire, prophétique, est la sympathie profonde qu’il nourrissait pour les Chinois, pour leurs traditions culturelles et religieuses ». Cette amitié placé au cœur de son apostolat, Matteo Ricci eut la joie de la voir partagée par ses interlocuteurs grâce « au climat de respect et d’estime qu’il cherchait à cultiver, lui qui prenait soin de connaître toujours mieux les traditions de la Chine de son époque ».
Le pape exprime son espoir que l’année jubilaire décidée à Macerata et les nombreux colloques et manifestations culturelles qui l’accompagneront en Italie comme en Chine « offriront l’opportunité d’approfondir les connaissances sur la personnalité et les activités » du jésuite italien – qui ne fut reconnu comme un pionnier dans la proclamation de l’Evangile et un précurseur de l’inculturation dans le travail missionnaire qu’au XXème siècle. Benoît XVI conclut en formulant le vœu que l’exemple donné par Matteo Ricci permette « à nos propres communautés, qui comprennent des personnes appartenant à différentes religions et cultures, de grandir dans un esprit de respect et d’acceptation réciproque ».
On peut noter qu’en mars 2007, trois mois avant la publication de sa Lettre aux catholiques chinois, le pape Benoît XVI avait déjà envoyé un télégramme à l’université de Macerata, où un congrès sur l’œuvre de Matteo Ricci était organisé. Le pape citait alors le jésuite italien comme un « précurseur » du lien d’amitié entre la Chine et le christianisme. Plus avant, en 2001, à l’occasion d’un colloque à l’université grégorienne, à Rome, alors que d’autres rencontres se déroulaient à Pékin, le pape Jean Paul II avait cité le traité sur l’amitié en rappelant que l’Eglise ne réclame aucun privilège mais veut construire avec la nation chinoise une amitié « fondée sur le respect mutuel et sur une compréhension plus profonde » (2).
(1) Voir EDA 498.
(2) Zenit, 19 mai 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 22 mai 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Nhạc sĩ Guitare Laurenxo Hải Thoại
J.B Nguyễn Hữu Vinh
05:26 22/05/2009
THÁI HÀ - Nhân dịp 49 ngày của Nhạc sĩ Guitare Laurenxo Hải Thoại (1936 – 2/4/2009). cộng đồng Vinh tại Hà Nội đã tổ chức thắp nến cầu nguyện, dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Nhạc sĩ tài hoa nổi tiếng này tại đền Thánh Giêrađô – Giáo xứ Thái Hà.
Tham dự buổi cầu nguyện, Thánh lễ và buổi giao lưu có đông đảo bạn trẻ cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, giáo dân Thái Hà, nghệ sĩ Nguyễn Quang Vinh và các bạn bè của cố Nhạc sĩ Laurenxo.
Nhạc sĩ Laurenxo Hải Thoại, tên khai sinh là Nguyễn Hải Thoại, người Phù Khê, Từ Sơn (Bắc Ninh), là con trai trưởng nhà soạn kịch Nam Xương (Nguyễn Cát Ngạc) nổi tiếng. Ông là thân sinh của nghệ sĩ Nguyễn Quang Vinh, giảng viên nhạc viện Hà Nội.
Ông được mệnh danh là “huyền thoại guitare” với nhiều sáng tác nổi tiếng.
Sinh thời, ông không phải là người Công giáo. Nhưng qua quá trình sống cuộc đời thăng trầm của mình, ông đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình và ông đã ước mơ trở về với Chúa. Trong những ngày cuối cuộc đời, ông đã âm thầm đi theo tiếng gọi của Tin mừng.
Người ta kể lại, trong những ngày cuối cùng của ông, trong túi ông vẫn mang một chuỗi tràng hạt mân côi và đầu giường ông gối một cuốn Kinh Thánh. Ông đã để lại ước nguyện của mình là được gia nhập vào Giáo hội và được an táng theo nghi thức Công giáo.
Cảm động trước ơn gọi mà Thiên Chúa đã dành cho ông, cộng đồng Vinh tại Hà Nội đã đến cùng ông trong ngày sau hết. Các sơ dòng và các linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã giúp ông toại nguyện con đường đến với Đức tin của mình.
Nhân dịp 49 ngày của ông, cộng đoàn dân Chúa đã dâng những lời cầu nguyện tha thiết cho linh hồn Laurenxo Hải Thoại. Xin Chúa mở rộng vòng tay đón linh hồn ông vào nước Trời như lòng ông hằng mong ước.
Tham dự buổi cầu nguyện, Thánh lễ và buổi giao lưu có đông đảo bạn trẻ cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, giáo dân Thái Hà, nghệ sĩ Nguyễn Quang Vinh và các bạn bè của cố Nhạc sĩ Laurenxo.
Nhạc sĩ Laurenxo Hải Thoại, tên khai sinh là Nguyễn Hải Thoại, người Phù Khê, Từ Sơn (Bắc Ninh), là con trai trưởng nhà soạn kịch Nam Xương (Nguyễn Cát Ngạc) nổi tiếng. Ông là thân sinh của nghệ sĩ Nguyễn Quang Vinh, giảng viên nhạc viện Hà Nội.
Ông được mệnh danh là “huyền thoại guitare” với nhiều sáng tác nổi tiếng.
Sinh thời, ông không phải là người Công giáo. Nhưng qua quá trình sống cuộc đời thăng trầm của mình, ông đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình và ông đã ước mơ trở về với Chúa. Trong những ngày cuối cuộc đời, ông đã âm thầm đi theo tiếng gọi của Tin mừng.
Người ta kể lại, trong những ngày cuối cùng của ông, trong túi ông vẫn mang một chuỗi tràng hạt mân côi và đầu giường ông gối một cuốn Kinh Thánh. Ông đã để lại ước nguyện của mình là được gia nhập vào Giáo hội và được an táng theo nghi thức Công giáo.
Cảm động trước ơn gọi mà Thiên Chúa đã dành cho ông, cộng đồng Vinh tại Hà Nội đã đến cùng ông trong ngày sau hết. Các sơ dòng và các linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã giúp ông toại nguyện con đường đến với Đức tin của mình.
Nhân dịp 49 ngày của ông, cộng đoàn dân Chúa đã dâng những lời cầu nguyện tha thiết cho linh hồn Laurenxo Hải Thoại. Xin Chúa mở rộng vòng tay đón linh hồn ông vào nước Trời như lòng ông hằng mong ước.
Hãy cùng góp tay Tiếp sức Mùa Thi năm 2009 với Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
05:42 22/05/2009
Thư Ngỏ:
Tiếp sức mùa thi năm 2009 của sinh viên Công giáo TGP Hà Nội
Trọng kính quý Đức Cha
Kính thưa quý Cha, quý Ân nhân
Trong tinh thần người đi trước giúp đỡ người đi sau, Hội sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội chúng con vẫn tổ chức “Tiếp sức mùa thi” như mọi năm. Đây là một công việc rất ý nghĩa về tinh thần Kitô giáo nhưng nó cũng gặp rất nhiều khó khăn khi giúp đỡ các em thí sinh, nhất là gặp khó khăn về phương tiện vật chất.
Vì vậy, chúng con kính xin quý Đức Cha, quý Cha, quý Ân nhân cầu nguyện và nâng đỡ chúng con cả về tinh thần cũng như vật chất để chúng con có điều kiện phục vụ các em được tốt hơn.
Chúng con xin chân thành tri ân!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009
T/M BAN ĐẠI DIỆN
TRƯỞNG HỘI
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
Tổng kết Tiếp sức mùa thi năm 2008
I. Số tình nguyện viên
- Hơn 400 tình nguyện viên
II. Số thí sinh được giúp đỡ
- Tổng số cả 2 đợt: 1.783 thí sinh
III. Ước tính giảm bớt kinh tế
- Ước tính giảm bớt kinh tế cho gia đình và xã hội: khoảng 1 tỷ đồng
IV. Số tiền ủng hộ cho việc tiếp sức mùa thi năm 2008
- Đức Tổng giám mục Hà Nội: 6.000.000đ
- Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khải: 3.000.000đ
Hình ảnh tiếp sức mùa thi năm 2008
Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2009 của sinh viên Công giáo TGP Hà Nội
I. Mục đích
- Tạo tâm lý thoải mái các cho thí sinh
- Giảm bớt kinh tế cho gia đình và xã hội
II. Thời gian tiếp sức mùa thi
- Tiếp sức trong 2 đợt thi đại học
+ Đợt 1: Từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 7 năm 2009
+ Đợt 2: Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 7 năm 2009
III. Địa điểm tiếp sức mùa thi
- Tất cả các địa điểm thi tại Hà Nội, Gia Lâm, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
IV. Thời gian đón tiếp các thí sinh
- Tại bến xe Giáp Bát
+ Đợt 1: Từ 6h30 đến 12h30 ngày 2 tháng 7 năm 2009
+ Đợt 2: Từ 6h30 đến 12h30 ngày 7 tháng 7 năm 2009
+ Tại bàn tiếp đón có ghi chữ:
HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
“TIẾP SỨC MÙA THI NĂM 2009”
- Tại bến xe Mỹ Đình và Gia Lâm
+ Đợt 1: Từ 7h00 đến 15h ngày 2 tháng 7 năm 2009
+ Đợt 2: Từ 7h00 đến 15h ngày 7 tháng 7 năm 2009
V. Phương thức phục vụ thí sinh
- Hội sinh viên sẽ chia thành các nhóm nhỏ để đảm trách các khu vực và tìm nhà ở cho các thí sinh (các thí sinh chủ yếu là ở nhà thờ, nhà xứ, chủng viên và nhà giáo dân)
- Các tình nguyện viên sẽ phục vụ nấu cơm và chăm lo sức khỏe cho các thí sinh (phải chế biến những món ăn hợp khẩu vị của thí sinh ở vùng quê)
- Các tình nguyện viên sẽ đưa đón các thí sinh đến địa điểm thi bằng các phương tiện tốt nhất, phù hợp với địa điểm thi (không dùng phương tiện xe buýt nếu thí sinh đó bị say xe)
VI. Đối tượng thí sinh được phục vụ
- Tất cả các thí sinh không phân biệt lương giáo
VII. Dự trù kinh phí cho Tiếp mùa thi năm 2009
- Băng zôn + Biển hiệu: 200.000đ
- Nước Uống: 500.000đ
- Điện thoại liên lạc cho các nhóm:
+ Số nhóm: 14 nhóm tình nguyện (gồm các nhóm: Bùi Chu, Thanh Hoá, Phát Diệm, Thái Bình, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Hà Nam, Hải Hà, Nông Nghiệp, Công Nghiêp, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên).
+ Số tiền cho các nhóm: 500.000đ/1 nhóm
+ Tổng số tiền điện thoại liên lạc: 7.000.000đ
- Áo đồng phục cho các tình nguyện viên:
+ Số áo cho tình nguyện: 500 chiếc
+ Giá tiền áo cho mỗi chiếc: 50.000đ/1chiếc
+ Tổng số tiền áo của tình nguyện: 25.000.000đ
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận sự hảo tâm của tất cả mọi người!
Địa chỉ liên hệ:
Cha Gioan Lê Trọng Cung - Đặc trách sinh viên TGP Hà Nội
ĐT: 0904251626
Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội
ĐT: 0976265717
Email: nguyentiendatbc@yahoo.com
Tiếp sức mùa thi năm 2009 của sinh viên Công giáo TGP Hà Nội
Trọng kính quý Đức Cha
Kính thưa quý Cha, quý Ân nhân
Trong tinh thần người đi trước giúp đỡ người đi sau, Hội sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội chúng con vẫn tổ chức “Tiếp sức mùa thi” như mọi năm. Đây là một công việc rất ý nghĩa về tinh thần Kitô giáo nhưng nó cũng gặp rất nhiều khó khăn khi giúp đỡ các em thí sinh, nhất là gặp khó khăn về phương tiện vật chất.
Vì vậy, chúng con kính xin quý Đức Cha, quý Cha, quý Ân nhân cầu nguyện và nâng đỡ chúng con cả về tinh thần cũng như vật chất để chúng con có điều kiện phục vụ các em được tốt hơn.
Chúng con xin chân thành tri ân!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009
T/M BAN ĐẠI DIỆN
TRƯỞNG HỘI
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
Tổng kết Tiếp sức mùa thi năm 2008
I. Số tình nguyện viên
- Hơn 400 tình nguyện viên
II. Số thí sinh được giúp đỡ
- Tổng số cả 2 đợt: 1.783 thí sinh
III. Ước tính giảm bớt kinh tế
- Ước tính giảm bớt kinh tế cho gia đình và xã hội: khoảng 1 tỷ đồng
IV. Số tiền ủng hộ cho việc tiếp sức mùa thi năm 2008
- Đức Tổng giám mục Hà Nội: 6.000.000đ
- Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khải: 3.000.000đ
Hình ảnh tiếp sức mùa thi năm 2008
Chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2009 của sinh viên Công giáo TGP Hà Nội
I. Mục đích
- Tạo tâm lý thoải mái các cho thí sinh
- Giảm bớt kinh tế cho gia đình và xã hội
II. Thời gian tiếp sức mùa thi
- Tiếp sức trong 2 đợt thi đại học
+ Đợt 1: Từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 7 năm 2009
+ Đợt 2: Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 7 năm 2009
III. Địa điểm tiếp sức mùa thi
- Tất cả các địa điểm thi tại Hà Nội, Gia Lâm, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
IV. Thời gian đón tiếp các thí sinh
- Tại bến xe Giáp Bát
+ Đợt 1: Từ 6h30 đến 12h30 ngày 2 tháng 7 năm 2009
+ Đợt 2: Từ 6h30 đến 12h30 ngày 7 tháng 7 năm 2009
+ Tại bàn tiếp đón có ghi chữ:
HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
“TIẾP SỨC MÙA THI NĂM 2009”
- Tại bến xe Mỹ Đình và Gia Lâm
+ Đợt 1: Từ 7h00 đến 15h ngày 2 tháng 7 năm 2009
+ Đợt 2: Từ 7h00 đến 15h ngày 7 tháng 7 năm 2009
V. Phương thức phục vụ thí sinh
- Hội sinh viên sẽ chia thành các nhóm nhỏ để đảm trách các khu vực và tìm nhà ở cho các thí sinh (các thí sinh chủ yếu là ở nhà thờ, nhà xứ, chủng viên và nhà giáo dân)
- Các tình nguyện viên sẽ phục vụ nấu cơm và chăm lo sức khỏe cho các thí sinh (phải chế biến những món ăn hợp khẩu vị của thí sinh ở vùng quê)
- Các tình nguyện viên sẽ đưa đón các thí sinh đến địa điểm thi bằng các phương tiện tốt nhất, phù hợp với địa điểm thi (không dùng phương tiện xe buýt nếu thí sinh đó bị say xe)
VI. Đối tượng thí sinh được phục vụ
- Tất cả các thí sinh không phân biệt lương giáo
VII. Dự trù kinh phí cho Tiếp mùa thi năm 2009
- Băng zôn + Biển hiệu: 200.000đ
- Nước Uống: 500.000đ
- Điện thoại liên lạc cho các nhóm:
+ Số nhóm: 14 nhóm tình nguyện (gồm các nhóm: Bùi Chu, Thanh Hoá, Phát Diệm, Thái Bình, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Nam Định, Hà Nam, Hải Hà, Nông Nghiệp, Công Nghiêp, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên).
+ Số tiền cho các nhóm: 500.000đ/1 nhóm
+ Tổng số tiền điện thoại liên lạc: 7.000.000đ
- Áo đồng phục cho các tình nguyện viên:
+ Số áo cho tình nguyện: 500 chiếc
+ Giá tiền áo cho mỗi chiếc: 50.000đ/1chiếc
+ Tổng số tiền áo của tình nguyện: 25.000.000đ
Chúng con luôn sẵn sàng đón nhận sự hảo tâm của tất cả mọi người!
Địa chỉ liên hệ:
Cha Gioan Lê Trọng Cung - Đặc trách sinh viên TGP Hà Nội
ĐT: 0904251626
Anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt - Trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội
ĐT: 0976265717
Email: nguyentiendatbc@yahoo.com
Giáo phận Salt Lake (Utah) có thêm một Phó tế gốc Việt Nam
Trương Hải
15:26 22/05/2009
SALT LAKE, Utah - Vào lúc 7 giờ chiều thứ tư ngày 20 tháng 5 năm 2009, Cộng đoàn Công giáo Việt nam và Cộng đoàn Công giáo Philippine hân hoan đón nhận 2 tân Phó Tế: Thầy Joseph Frez (người Philippino) và Thầy Phao Lô Nguyễn Trọng Tài (người Việt nam).
Hai tân chức đã được Đức Giám Mục John C Wester thuộc địa phận Salt Lake (Utah) truyền chức. Cùng đồng tế với Đức Giám Mục trong Thánh Lễ phong chức có quý Linh Mục, và quý thầy Phó Tế ở trong địa phận. Đặc biệt về phía Linh Mục Việt Nam có Cha Đa Minh Hà Đăng Thụy, chánh xứ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp tại tiểu bang Utah.
Mở đầu Thánh Lễ Đức Cha John C Wester đã làm dấu Thánh giá bằng tiếng Việt nam: Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần… Phần Công bố lời Chúa: qua bài đọc thứ 1 đã được đọc bằng tiếng Philippine, và bài đọc thứ 2 đã được đọc bằng tiếng Việt nam. Phần giảng giải đã được Đức Cha giảng bằng tiếng Anh ngữ
Hai tân chức đã được Đức Giám Mục John C Wester thuộc địa phận Salt Lake (Utah) truyền chức. Cùng đồng tế với Đức Giám Mục trong Thánh Lễ phong chức có quý Linh Mục, và quý thầy Phó Tế ở trong địa phận. Đặc biệt về phía Linh Mục Việt Nam có Cha Đa Minh Hà Đăng Thụy, chánh xứ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp tại tiểu bang Utah.
Mở đầu Thánh Lễ Đức Cha John C Wester đã làm dấu Thánh giá bằng tiếng Việt nam: Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần… Phần Công bố lời Chúa: qua bài đọc thứ 1 đã được đọc bằng tiếng Philippine, và bài đọc thứ 2 đã được đọc bằng tiếng Việt nam. Phần giảng giải đã được Đức Cha giảng bằng tiếng Anh ngữ
Lễ ra mắt Cộng đoàn Khôi Bình (Kolping) tại nhà thờ Trù Mật, giáo phận Hưng Hóa
Đa minh Nguyễn Văn Biển
17:21 22/05/2009
Nhà thờ Trù Mật thuộc tỉnh Phú Thọ |
Xem hình ảnh
Hiện nay cộng đoàn Khôi Bình có mặt ở 65 nước trên thế giới với khoảng 500.000 thành viên.
Nghi thức kết nạp thành viên mới |
Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp Khóa gặp gỡ XIII
Trần Văn Cảnh
18:39 22/05/2009
MỤC VỤ GIỚI TRƯỞNG THÀNH
Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp Khóa gặp gỡ XIII từ 21 đến 24/05/2008 tại Orsay
NGÀY GẶP MẶT, 21/05/2008
1. Đức Ái là Tâm điểm của đời sống Kitô hữu
“Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đạ thương yêu anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Gioan, 13, 34-35)
« Thầy nói với anh em là người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em ».(Luca 6,27)
Thưa Thầy, trong sách luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ? Đức Giêsu đáp lại: « Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình. Tất cả luật Mô – sê và các sách Ngôn sứ đều tùy thuộc về hai điều răn ấy » (Mt 22, 36-40)
« Họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẽ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẽ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ. » (TĐCV: 2, 42- 47)
« Ðức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Ðức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Ðức mến không bao giờ mất được ». (1 Cor., 13, 4-8)
2. Đức Ái là đề tài học hỏi và trao đổi của Khóa Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, từ 21 đến 24 tháng 05 năm 2009 ở Orsay
« Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp » được thành lập và được giáo quyền Pháp chính thức vào năm 1947, đã mở đầu sự hiện diện và cộng tác sinh hoạt của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Năm 1952 Liên Đoàn đã xin thành lập « Sở Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp », để sinh hoạt, thay vào qui chế Liên đoàn. Năm 1977, Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ Giáo Hội Pháp đặt Cha Samuel Trương Đình Hoè làm Đại Diện của Ủy Ban bên cạnh các tuyên úy Việt Nam tại Pháp. Sự bổ nhiệm Cha Samuel Trương Đình Hoè đánh dấu một thay đổi lớn trong việc phân bổ trách nhiệm mục vụ. Kể từ đây, các cộng đoàn Công giáo được Giáo hội Pháp chính thức công nhận. Tiếng nói của người Công Giáo Việt Nam là Tuyên Úy Đoàn. Giáo xứ Việt Nam Paris cũng như những cộng đoàn khác tùy thuộc Giám mục địa phương. Vai trò chính yếu của vị Đại Diện là phối hợp các công tác mục vụ toàn quốc, trong đó có sự duy trì và phát huy văn hoá dân tộc. Các tuyên úy được mời gọi hợp tác tích cực với ngài trong sứ mệnh này.
Từ 1977, như vậy, cơ cấu tổ chức chung của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp là Tuyên Úy Đoàn, mà đứng đầu là linh mục Đại Diện, cũng gọi là Tổng Tuyên Úy. Các Linh mục đại diện lần lượt đã được bổ nhiệm là: Cha Samuel Trương Đình Hoè, (1978-1981, 1981-1984). Cha Pierre Nguyễn Văn Tự, (1984-1987, 1987-1990). Đức ông Joseph Mai Đức Vinh, (1990-1993, 1993-1996). Cha Clément Nguyễn Văn Thể, (1996-1999, 1999-2002, 2003). Cha Lucas Hà Quang Minh, (2003-2006, 2006-2009). Linh mục đại diện, cùng với các cố vấn, thủ quĩ, thơ ký, tạo thành Ban Điều Hành Trung Ương.
Từ năm 1990, dưới nhiệm kỳ của Đức Ông Mai Đức Vinh, hai ban mục vụ chuyên biệt đã được thành lập. Đó là Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành và Ban Mục Vụ Giới Trẻ. Ban Mục Vụ Giới Trưởng thành: Gồm 5 vị tuyên úy và 5 vị đại diện giáo dân thuộc 5 vùng điện thoại. Ban Mục Vụ Giới Trẻ: Gồm Linh mục trưởng ban, 5 tuyên úy trẻ và 5 đại diện bạn trẻ thuộc 5 vùng điện thoại.
Hiện nay, từ năm 2004, cha Hà Quang Minh được bổ nhiệm làm Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam. Từ năm 2007, một Ban Tuyên Úy mới đã được bầu cho Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, gồm cha Nguyễn Kim Sang, Cha Lê Văn Vĩnh, cha Vũ Mộng Thơ, sư huynh Trần Công Lao, phó tế Nguyễn Văn Thạch và nữ tu Đỗ thị Lan. Về phía giáo dân, các thành viên gồm: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh (Paris), ông Nguyễn Xuân Tuệ (Rennes), Bà Delaprune Minh Tâm (Versaille), ông Đoàn Quốc Khánh (Orléans), bà Coissard Nguyễn Kim Phỉ (Clermond Ferrand).
Từ ngày được thành lập, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã liên tục tổ chức các khóa gặp gỡ, để các đại diện các cộng đoàn gặp gỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm mục vụ và học hỏi về một kỹ thuật, một lãnh vực hay một tổ chức mục vụ, qua các đề tài như:
Năm nay (2009), theo sự gợi ý của Hội Đồng Giám Mục Pháp, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã chọn đề tài « ĐỨC ÁI » cho khóa gặp gỡ kỳ thứ 13 này:
Từ 14 giờ trưa, các hội thảo viên, trên 60 gười, gồm các tuyên úy và các đại diện của 22 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đã dần dà đi đến Trung Tâm « LA CLARTÉ-DIEU », nằm trong thành phố Orsay, ngoại ô phía nam Paris.
Đa số các hội thảo viên đều là những thành viên Ban Mục Vụ, đại diện địa điểm mục vụ của mình. Theo thống kê mới đây, vào năm 2006, các tuyên úy đã ghi nhận có 46 cộng đoàn công giáo việt nam sinh hoạt trong các địa phận Pháp. Năm ngoái, 2008, 16 cộng đoàn đã gởi đại diện về họp mặt. Năm nay, 22 cộng đoàn đã có người đại diện về họp. Đó là các cộng đoàn Antony, Belley-Ars, Bordeaux, Cergy-Pontoise, Clermont-Ferrand, Dijon, Ermont, Lille, Marne–La-Vallée, Orléans, Paris, Poitiers, Reims, Rennes, Saint-Etienne, Sarcelles, Strasbourg, Toulon, Toulouse, Troyes, Versailles, Villiers–Le –Bel. Tất cả 68 đại biểu đã về tham dự Khóa Gặp Gỡ. Đông nhất là Paris, với 11 đại biểu, do Đức Ông Vinh cầm đầu. Rồi Lille, với 8 đại biểu, do Sơ Nhàn cầm đầu. Trên tổng số 68 đại biểu, có 10 linh mục và 7 tu sĩ.
3. Ngày gặp mặt 21/05/2009, các hội thảo viên dâng thánh lễ chung, dùng bữa chung rồi gặp gỡ, giới thiệu, thông qua chương trình, và đọc kinh tối chung.
Kẻ đến trước, người đến sau, đúng 18 giờ Khóa Gặp Gỡ thứ XIII của Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã được chính thức khai mạc qua thánh lễ đồng tế, Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Bài ca nhập lễ, cả cộng đoàn « cất tiếng reo mừng Chúa ngự lên trời ». Và bài ca hiệp lễ « Vì Chúa là Tình Yêu » của Kim Long, đã mời các đại biểu đi vào chủ đề của cuộc gặp gỡ: « Đức Ái »: « Hỡi các dân tộc đang sống trên trần gian, Hỡi những ai đang buồn thương bước trong cuộc đời, hãy sống vui tình bác ái. Xin hãy thương yêu nhau. Vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu. Để tình yêu bừng cháy tiêu diệt sự chết. Tình yêu bền vững, tháng năm chẳng tàn phai. Vì tình yêu là chính giới luật của Chúa. Tình yêu tuyệt đối, chính Chúa là tình yêu,… »
Sau bữa cơm gặp mặt, các đại biểu đã về phòng họp gặp gỡ nhau. Mỗi người tự giới thiệu về địa điểm và công việc mục vụ mình đảm nhiệm. Người già nhất cỡ bảy chục hơn. Người trẻ nhất chỉ chừng 20 tuổi. Mọi người đều thống nhất thông qua chương trình 4 ngày gặp gỡ.
Chương trình khóa gặp gỡ được đề nghị như sau
THỨ NĂM 21 / 5 / 2009
14 g 00: Tiếp đón - Nhận phòng
18 g 00: Thánh lễ khai mạc
19 g 15: Cơm tối
20 g 30: Gặp gỡ, giới thiệu, thông qua chương trình, kinh tối, rồi nghỉ đêm.
22 g 00: Họp Ban điều hành
THỨ SÁU 22 / 5 / 2009
08 g 30: Điểm tâm
09 g 15: Kinh sáng – Cha Đại diện khai mạc khóa, bầu chủ tọa cho mỗi ngày - Chọn Ban thư ký cho cả khóa – Chia nhóm
10 g: 00 ĐÔ Mai đức Vinh trình bày tông huấn " Deus caritas " của ĐGH Bênêditô XIV
11 g: 00 Giải lao
11 g 15: Họp nhóm
12 g:15 Đúc kết
12 g 45: Cơm trưa
14 g 30: Cha Dũng trình bày: Đức Ái trong cộng đoàn + Chứng từ của Sr. Lan
15 g 30: Giải lao
15 g 45: Họp nhóm
16 g 45: Đúc kết - Tập hát lễ
18 g 00: Thánh lễ bằng hai ngôn ngữ Pháp và Việt
19 g 15: Cơm tối
20 g 30: Giới thiệu chương trình văn nghệ tối thứ bảy
21 g 30: Kinh tối
21 g 45: Sinh hoạt " Hưong vị bốn phương "
THỨ BẢY 23 / 5 / 2009
08 g 30: Điểm tâm
09 g 15: Kinh sáng
09 g 30: Gs Cảnh trình bày: Đức Ái trong gia đình
10 g 30: Họp nhóm
11 g 30: Giải lao
11 g 45: Đúc kết - Chụp hình lưu niệm
12 g 45: Cơm trưa
14 g 30: Anh Khánh trình bày: Đức Ái trong xã hội
15 g 30: Giải lao
15 g 45: Đúc kết - Chuẩn bị văn nghệ
18 g 00 Kinh chiều - Tập hát – Thánh lễ kính Đức Mẹ
19 g 15: Cơm tối
20 g 30: Kinh tối – Văn nghệ
CHÚA NHẬT 24 / 5 / 2009
08 g 30: Điểm tâm
09 g 30: Thánh lễ, Nghi thức sai đi
10 h 30: Họp mặt, rút ưu khuyết điểm, hướng về Khóa gặp gỡ thứ XIV
12g 15: Cơm trưa – Ra về
Ngày gặp gỡ đầu tiên, 21/05/2009, của 69 đại biểu, đại diện 22 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã được kết thúc với lời kinh tối thứ năm, lễ Thăng Thiên.
“Lậy Chúa, lậy Chúa con, chính con trông cậy ở Ngài.
Lậy Chúa, lậy Chúa con, hãy đưa con về sống trong niềm vui,...
Hỡi những ai nương tựa Đấng Tối Cao và núp bóng đấng quyền năng tuyệt đối, hãy thưa với Chúa rằng: Lậy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn, là đồn lũy chở che, con tin tưởng vào Ngài,..”
Lậy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh,;;;
Con dâng Mẹ đây tâm hồn, đây trí khôn,...
Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp Khóa gặp gỡ XIII từ 21 đến 24/05/2008 tại Orsay
NGÀY GẶP MẶT, 21/05/2008
1. Đức Ái là Tâm điểm của đời sống Kitô hữu
“Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đạ thương yêu anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Gioan, 13, 34-35)
« Thầy nói với anh em là người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em ».(Luca 6,27)
Thưa Thầy, trong sách luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất ? Đức Giêsu đáp lại: « Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và đứng đầu. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình. Tất cả luật Mô – sê và các sách Ngôn sứ đều tùy thuộc về hai điều răn ấy » (Mt 22, 36-40)
« Họ chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẽ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều kính sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẽ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ. » (TĐCV: 2, 42- 47)
« Ðức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Ðức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Ðức mến không bao giờ mất được ». (1 Cor., 13, 4-8)
2. Đức Ái là đề tài học hỏi và trao đổi của Khóa Gặp Gỡ Giới Trưởng Thành của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, từ 21 đến 24 tháng 05 năm 2009 ở Orsay
« Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp » được thành lập và được giáo quyền Pháp chính thức vào năm 1947, đã mở đầu sự hiện diện và cộng tác sinh hoạt của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Năm 1952 Liên Đoàn đã xin thành lập « Sở Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp », để sinh hoạt, thay vào qui chế Liên đoàn. Năm 1977, Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ Giáo Hội Pháp đặt Cha Samuel Trương Đình Hoè làm Đại Diện của Ủy Ban bên cạnh các tuyên úy Việt Nam tại Pháp. Sự bổ nhiệm Cha Samuel Trương Đình Hoè đánh dấu một thay đổi lớn trong việc phân bổ trách nhiệm mục vụ. Kể từ đây, các cộng đoàn Công giáo được Giáo hội Pháp chính thức công nhận. Tiếng nói của người Công Giáo Việt Nam là Tuyên Úy Đoàn. Giáo xứ Việt Nam Paris cũng như những cộng đoàn khác tùy thuộc Giám mục địa phương. Vai trò chính yếu của vị Đại Diện là phối hợp các công tác mục vụ toàn quốc, trong đó có sự duy trì và phát huy văn hoá dân tộc. Các tuyên úy được mời gọi hợp tác tích cực với ngài trong sứ mệnh này.
Từ 1977, như vậy, cơ cấu tổ chức chung của các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp là Tuyên Úy Đoàn, mà đứng đầu là linh mục Đại Diện, cũng gọi là Tổng Tuyên Úy. Các Linh mục đại diện lần lượt đã được bổ nhiệm là: Cha Samuel Trương Đình Hoè, (1978-1981, 1981-1984). Cha Pierre Nguyễn Văn Tự, (1984-1987, 1987-1990). Đức ông Joseph Mai Đức Vinh, (1990-1993, 1993-1996). Cha Clément Nguyễn Văn Thể, (1996-1999, 1999-2002, 2003). Cha Lucas Hà Quang Minh, (2003-2006, 2006-2009). Linh mục đại diện, cùng với các cố vấn, thủ quĩ, thơ ký, tạo thành Ban Điều Hành Trung Ương.
Từ năm 1990, dưới nhiệm kỳ của Đức Ông Mai Đức Vinh, hai ban mục vụ chuyên biệt đã được thành lập. Đó là Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành và Ban Mục Vụ Giới Trẻ. Ban Mục Vụ Giới Trưởng thành: Gồm 5 vị tuyên úy và 5 vị đại diện giáo dân thuộc 5 vùng điện thoại. Ban Mục Vụ Giới Trẻ: Gồm Linh mục trưởng ban, 5 tuyên úy trẻ và 5 đại diện bạn trẻ thuộc 5 vùng điện thoại.
Hiện nay, từ năm 2004, cha Hà Quang Minh được bổ nhiệm làm Đại Diện Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các Tuyên Úy Việt Nam. Từ năm 2007, một Ban Tuyên Úy mới đã được bầu cho Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, gồm cha Nguyễn Kim Sang, Cha Lê Văn Vĩnh, cha Vũ Mộng Thơ, sư huynh Trần Công Lao, phó tế Nguyễn Văn Thạch và nữ tu Đỗ thị Lan. Về phía giáo dân, các thành viên gồm: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh (Paris), ông Nguyễn Xuân Tuệ (Rennes), Bà Delaprune Minh Tâm (Versaille), ông Đoàn Quốc Khánh (Orléans), bà Coissard Nguyễn Kim Phỉ (Clermond Ferrand).
Từ ngày được thành lập, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã liên tục tổ chức các khóa gặp gỡ, để các đại diện các cộng đoàn gặp gỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm mục vụ và học hỏi về một kỹ thuật, một lãnh vực hay một tổ chức mục vụ, qua các đề tài như:
- ‘Vai trò và trách nhiệm của giáo dân dựa trên các văn kiện của Công Đồng Vatican II’
- ‘Khai tâm và nhận diện thực chất của Giáo dân Việt Nam tại Pháp dựa trên các yếu tố thực tế ‘
- ‘Tìm hiểu một số các hội đoàn đang sinh hoạt trong các xứ đạo Pháp‘,
- ‘Giáo dục thanh thiếuniên trong môi trường gia đình Việt Nam tại xã hội Pháp’
- ‘Vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp’
- ‘Đào tạo nhân sự cộng đoàn’
- ‘Những yếu tố làm sống cộng đoàn’
- ‘Từ mọi ngôn ngữ và mọi văn hóa, chúng ta phải cùng nhau sống và trở nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày Đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này‘
- ‘Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng‘
- ‘Khác biệt giữa các tôn giáo‘ (Đạo nào cũng giống nhau),...
- “Những thách đố cho người công giáo Việt Nam tại Pháp hôm nay”
Năm nay (2009), theo sự gợi ý của Hội Đồng Giám Mục Pháp, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã chọn đề tài « ĐỨC ÁI » cho khóa gặp gỡ kỳ thứ 13 này:
- Đức Ái trong gia đình,
- Đức Ái trong cộng đoàn,
- Đức Ái trong xã hội.
Từ 14 giờ trưa, các hội thảo viên, trên 60 gười, gồm các tuyên úy và các đại diện của 22 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, đã dần dà đi đến Trung Tâm « LA CLARTÉ-DIEU », nằm trong thành phố Orsay, ngoại ô phía nam Paris.
Đa số các hội thảo viên đều là những thành viên Ban Mục Vụ, đại diện địa điểm mục vụ của mình. Theo thống kê mới đây, vào năm 2006, các tuyên úy đã ghi nhận có 46 cộng đoàn công giáo việt nam sinh hoạt trong các địa phận Pháp. Năm ngoái, 2008, 16 cộng đoàn đã gởi đại diện về họp mặt. Năm nay, 22 cộng đoàn đã có người đại diện về họp. Đó là các cộng đoàn Antony, Belley-Ars, Bordeaux, Cergy-Pontoise, Clermont-Ferrand, Dijon, Ermont, Lille, Marne–La-Vallée, Orléans, Paris, Poitiers, Reims, Rennes, Saint-Etienne, Sarcelles, Strasbourg, Toulon, Toulouse, Troyes, Versailles, Villiers–Le –Bel. Tất cả 68 đại biểu đã về tham dự Khóa Gặp Gỡ. Đông nhất là Paris, với 11 đại biểu, do Đức Ông Vinh cầm đầu. Rồi Lille, với 8 đại biểu, do Sơ Nhàn cầm đầu. Trên tổng số 68 đại biểu, có 10 linh mục và 7 tu sĩ.
3. Ngày gặp mặt 21/05/2009, các hội thảo viên dâng thánh lễ chung, dùng bữa chung rồi gặp gỡ, giới thiệu, thông qua chương trình, và đọc kinh tối chung.
Kẻ đến trước, người đến sau, đúng 18 giờ Khóa Gặp Gỡ thứ XIII của Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã được chính thức khai mạc qua thánh lễ đồng tế, Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Bài ca nhập lễ, cả cộng đoàn « cất tiếng reo mừng Chúa ngự lên trời ». Và bài ca hiệp lễ « Vì Chúa là Tình Yêu » của Kim Long, đã mời các đại biểu đi vào chủ đề của cuộc gặp gỡ: « Đức Ái »: « Hỡi các dân tộc đang sống trên trần gian, Hỡi những ai đang buồn thương bước trong cuộc đời, hãy sống vui tình bác ái. Xin hãy thương yêu nhau. Vui với ai mừng vui, khóc với ai đang khổ sầu. Để tình yêu bừng cháy tiêu diệt sự chết. Tình yêu bền vững, tháng năm chẳng tàn phai. Vì tình yêu là chính giới luật của Chúa. Tình yêu tuyệt đối, chính Chúa là tình yêu,… »
Sau bữa cơm gặp mặt, các đại biểu đã về phòng họp gặp gỡ nhau. Mỗi người tự giới thiệu về địa điểm và công việc mục vụ mình đảm nhiệm. Người già nhất cỡ bảy chục hơn. Người trẻ nhất chỉ chừng 20 tuổi. Mọi người đều thống nhất thông qua chương trình 4 ngày gặp gỡ.
Chương trình khóa gặp gỡ được đề nghị như sau
THỨ NĂM 21 / 5 / 2009
14 g 00: Tiếp đón - Nhận phòng
18 g 00: Thánh lễ khai mạc
19 g 15: Cơm tối
20 g 30: Gặp gỡ, giới thiệu, thông qua chương trình, kinh tối, rồi nghỉ đêm.
22 g 00: Họp Ban điều hành
THỨ SÁU 22 / 5 / 2009
08 g 30: Điểm tâm
09 g 15: Kinh sáng – Cha Đại diện khai mạc khóa, bầu chủ tọa cho mỗi ngày - Chọn Ban thư ký cho cả khóa – Chia nhóm
10 g: 00 ĐÔ Mai đức Vinh trình bày tông huấn " Deus caritas " của ĐGH Bênêditô XIV
11 g: 00 Giải lao
11 g 15: Họp nhóm
12 g:15 Đúc kết
12 g 45: Cơm trưa
14 g 30: Cha Dũng trình bày: Đức Ái trong cộng đoàn + Chứng từ của Sr. Lan
15 g 30: Giải lao
15 g 45: Họp nhóm
16 g 45: Đúc kết - Tập hát lễ
18 g 00: Thánh lễ bằng hai ngôn ngữ Pháp và Việt
19 g 15: Cơm tối
20 g 30: Giới thiệu chương trình văn nghệ tối thứ bảy
21 g 30: Kinh tối
21 g 45: Sinh hoạt " Hưong vị bốn phương "
THỨ BẢY 23 / 5 / 2009
08 g 30: Điểm tâm
09 g 15: Kinh sáng
09 g 30: Gs Cảnh trình bày: Đức Ái trong gia đình
10 g 30: Họp nhóm
11 g 30: Giải lao
11 g 45: Đúc kết - Chụp hình lưu niệm
12 g 45: Cơm trưa
14 g 30: Anh Khánh trình bày: Đức Ái trong xã hội
15 g 30: Giải lao
15 g 45: Đúc kết - Chuẩn bị văn nghệ
18 g 00 Kinh chiều - Tập hát – Thánh lễ kính Đức Mẹ
19 g 15: Cơm tối
20 g 30: Kinh tối – Văn nghệ
CHÚA NHẬT 24 / 5 / 2009
08 g 30: Điểm tâm
09 g 30: Thánh lễ, Nghi thức sai đi
10 h 30: Họp mặt, rút ưu khuyết điểm, hướng về Khóa gặp gỡ thứ XIV
12g 15: Cơm trưa – Ra về
Ngày gặp gỡ đầu tiên, 21/05/2009, của 69 đại biểu, đại diện 22 Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã được kết thúc với lời kinh tối thứ năm, lễ Thăng Thiên.
“Lậy Chúa, lậy Chúa con, chính con trông cậy ở Ngài.
Lậy Chúa, lậy Chúa con, hãy đưa con về sống trong niềm vui,...
Hỡi những ai nương tựa Đấng Tối Cao và núp bóng đấng quyền năng tuyệt đối, hãy thưa với Chúa rằng: Lậy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn, là đồn lũy chở che, con tin tưởng vào Ngài,..”
Lậy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh,;;;
Con dâng Mẹ đây tâm hồn, đây trí khôn,...
Lễ tổng kết Trường Mẫu giáo tư thục Vũ Hòa, Phan Thiết
Lm Giacôbê Tạ Chúc
18:46 22/05/2009
PHAN THIẾT - Trong không khí của những ngày cuối năm, khi tiếng ve kêu, hoa phượng nở đỏ thắm. Các em học sinh chuẩn bị cho những ngày thi và tổng kết cuối năm.
Sáng hôm nay, ngày thứ sáu, 22 tháng năm 2009, tại trường tư thục Mẫu giáo xã Vũ hòa huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, Quý nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Phan thiết đã tổ chức lễ tổng kết cuối năm học 2008-2009 cho các cháu Mẫu giáo. Đông đảo Quý phụ huynh đã đến dự, với những nổ lực đóng góp của quý cô và các bậc phụ huynh, các em đã được rèn luyện và trau dồi về ba mặt cơ bản: Trí dục, đức dục và thể dục. Giáo dục con người luôn là một vấn đề mà Giáo hội và xã hội rất quan tâm, đặc biệt là tuổi thơ, tương lai và tiền đồ của đất nước. Các em mẫu giáo, đầy năng động và chăm ngoan, thể hiện qua các tiết mục: múa, hát, đọc thơ và kể chuyện…Nơi đây, các em nhận được sự dạy dỗ tận tình, tận tâm, tận lực của các nữ tu, họ vừa là những cô giáo, vừa là những người mẹ của các em. Những học sinh nơi đây thuộc đủ mọi thành phần, các em được đối xử như nhau, không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo…Cảm nhận của các phụ huynh là rất hài lòng, vì đa số các em khi về trong gia đình đã trở thành những đứa con ngoan ngõan, biết lễ phép, vâng lời bố mẹ và anh chị. Chính quyền xã Vũ hòa cũng hiện diện và đóng góp ý kiến trong lễ tổng kết.
Trong bức thư chung của HĐGMVN năm 2007-2008 đã viết:” Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời”( Số 3).
Buổi lễ kết thúc trong không khí thân thiện và chan hòa tình yêu thương.
Sáng hôm nay, ngày thứ sáu, 22 tháng năm 2009, tại trường tư thục Mẫu giáo xã Vũ hòa huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, Quý nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Phan thiết đã tổ chức lễ tổng kết cuối năm học 2008-2009 cho các cháu Mẫu giáo. Đông đảo Quý phụ huynh đã đến dự, với những nổ lực đóng góp của quý cô và các bậc phụ huynh, các em đã được rèn luyện và trau dồi về ba mặt cơ bản: Trí dục, đức dục và thể dục. Giáo dục con người luôn là một vấn đề mà Giáo hội và xã hội rất quan tâm, đặc biệt là tuổi thơ, tương lai và tiền đồ của đất nước. Các em mẫu giáo, đầy năng động và chăm ngoan, thể hiện qua các tiết mục: múa, hát, đọc thơ và kể chuyện…Nơi đây, các em nhận được sự dạy dỗ tận tình, tận tâm, tận lực của các nữ tu, họ vừa là những cô giáo, vừa là những người mẹ của các em. Những học sinh nơi đây thuộc đủ mọi thành phần, các em được đối xử như nhau, không phân biệt tôn giáo, giàu nghèo…Cảm nhận của các phụ huynh là rất hài lòng, vì đa số các em khi về trong gia đình đã trở thành những đứa con ngoan ngõan, biết lễ phép, vâng lời bố mẹ và anh chị. Chính quyền xã Vũ hòa cũng hiện diện và đóng góp ý kiến trong lễ tổng kết.
Trong bức thư chung của HĐGMVN năm 2007-2008 đã viết:” Mục đích của nền giáo dục Kitô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con người thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con người sống xứng đáng với tư cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nước Trời”( Số 3).
Buổi lễ kết thúc trong không khí thân thiện và chan hòa tình yêu thương.
Các nữ tu Huế đến hỗ trợ các gia đình bệnh nhân phong Đà Nẵng
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
18:52 22/05/2009
Đà Nẵng, Việt Nam ( 22-5-2009) -
Ngôi làng Hòa Vân sau lưng là núi, trước mặt là sóng biển bao la. Đối với 67 gia đình bệnh nhân phong đang sinh sống dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng này là sự quan tâm đặc biệt của dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế.
Nữ tu Agnes Nguyễn Thị Lợi, đặc trách bác ái của dòng cho biết, làng phong Hòa Vân trước đây là nơi cách ly bệnh nhân hủi với người bình thường, muốn ra được làng phải đi bằng loại thuyền đánh cá vì làng nằm ở vị trí hiểm trở, đi lại khó khăn, nếu không có thuyền phải nhờ anh em hướng đạo sinh mở đường, băng ngang lau sậy xuống dốc đá lởm chởm rất nguy hiểm”.
Chị Lợi kể về những gian nan bước đầu năm 1981, các chị bị nghi ngờ vượt biên trái phép vì đóng gói lương thực trên tàu thủy gạo, đường, dầu ăn, muối, sữa, kẹo bánh, áo quần, và đồ chơi trẻ con xuống làng phong Hòa Vân ”. Nhưng mục đích của dòng là chia sẻ Tin Mừng cho anh chị em phong đang sống thiếu thốn phương tiện từ vật chất đến tinh thần.
Các bệnh nhân phong đến đây năm 1968, họ đến từ các tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam, lâu ngày họ quen nhau, lập gia đình, sinh con cái và trở thành làng phong Hoa Vân.
Ông Nguyễn Thanh Tương, 83 tuổi, quê Điện Bàn Quãng Nam là một trong 150 bệnh nhân phong nhập viện đầu tiên nói rằng một sĩ quan hải quân Mỹ đóng quân tại đây năm 1968, đã sáng lập ra trại phong này để nuôi và chữa bệnh cho bệnh nhân phong. Ông nói:”Các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế là những người viếng thăm chúng tôi từ năm 1981”.
Cứ 3 tháng các nữ tu thăm làng phong một lần từ sáng đến chiều, các chị thường làm một số công việc như tập hát sinh hoạt với trẻ em, phát gạo, dầu ăn, muối, đường, mỳ tôm, giúp tiền học phí, đồ chơi trẻ em, và hát thánh ca cho chúng tôi nghe. Ông Tương nói:”Họ giống như người nhà của chúng tôi”.
Bà Maria Cecilia Nguyễn Thị Vân, quê ở Quãng Ngãi, cho biết bà bị làng xóm xua đuổi khi họ phát hiện các ngón tay phải của bà bị rụng vì lỡ loét năm bà 18 tuổi, ba người cháu gọi bà bằng cô ruột, đưa bà nhập viện năm 1971.
Bà Vân, 78 tuổi, mất hết các ngón tay và các ngón chân vì vi trùng Hansen, tâm sự: ” Hơn 38 năm, tôi không được đến nhà thờ, tôi nhớ người thân, tôi chỉ biết thông tin của Giáo Hội và đời sống bên ngoài nhờ các nữ tu nói cho tôi”.
Phương tiên đi lại của làng phong Hòa Vân là chiếc thuyền đánh cá được sửa lại làm phương tiện chở khách và cấp cứu người trong làng từ Hòa Vân đến thị trấn Nam Ô. Ông Gioan Ngô Minh Hà, 36 tuổi, chủ thuyền cho biết: “Mỗi năm vào mùa mưa bão, ông phải gọi điện cho các nữ tu trước 2-3 ngày để báo biển động, ông không thể vào bờ đón các nữ tu ra thăm trại phong được vì sóng lớn”.
Anh Hà cho biết, chính quyền địa phương có ý định di dời trại phong vào một nơi sâu xa để lấy lại trại phong nầy xây dựng khu du lịch trong vài năm tới.
Ngôi làng Hòa Vân sau lưng là núi, trước mặt là sóng biển bao la. Đối với 67 gia đình bệnh nhân phong đang sinh sống dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng này là sự quan tâm đặc biệt của dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế.
Nữ tu Agnes Nguyễn Thị Lợi, đặc trách bác ái của dòng cho biết, làng phong Hòa Vân trước đây là nơi cách ly bệnh nhân hủi với người bình thường, muốn ra được làng phải đi bằng loại thuyền đánh cá vì làng nằm ở vị trí hiểm trở, đi lại khó khăn, nếu không có thuyền phải nhờ anh em hướng đạo sinh mở đường, băng ngang lau sậy xuống dốc đá lởm chởm rất nguy hiểm”.
Chị Lợi kể về những gian nan bước đầu năm 1981, các chị bị nghi ngờ vượt biên trái phép vì đóng gói lương thực trên tàu thủy gạo, đường, dầu ăn, muối, sữa, kẹo bánh, áo quần, và đồ chơi trẻ con xuống làng phong Hòa Vân ”. Nhưng mục đích của dòng là chia sẻ Tin Mừng cho anh chị em phong đang sống thiếu thốn phương tiện từ vật chất đến tinh thần.
Các bệnh nhân phong đến đây năm 1968, họ đến từ các tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam, lâu ngày họ quen nhau, lập gia đình, sinh con cái và trở thành làng phong Hoa Vân.
Ông Nguyễn Thanh Tương, 83 tuổi, quê Điện Bàn Quãng Nam là một trong 150 bệnh nhân phong nhập viện đầu tiên nói rằng một sĩ quan hải quân Mỹ đóng quân tại đây năm 1968, đã sáng lập ra trại phong này để nuôi và chữa bệnh cho bệnh nhân phong. Ông nói:”Các nữ tu dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế là những người viếng thăm chúng tôi từ năm 1981”.
Cứ 3 tháng các nữ tu thăm làng phong một lần từ sáng đến chiều, các chị thường làm một số công việc như tập hát sinh hoạt với trẻ em, phát gạo, dầu ăn, muối, đường, mỳ tôm, giúp tiền học phí, đồ chơi trẻ em, và hát thánh ca cho chúng tôi nghe. Ông Tương nói:”Họ giống như người nhà của chúng tôi”.
Bà Maria Cecilia Nguyễn Thị Vân, quê ở Quãng Ngãi, cho biết bà bị làng xóm xua đuổi khi họ phát hiện các ngón tay phải của bà bị rụng vì lỡ loét năm bà 18 tuổi, ba người cháu gọi bà bằng cô ruột, đưa bà nhập viện năm 1971.
Bà Vân, 78 tuổi, mất hết các ngón tay và các ngón chân vì vi trùng Hansen, tâm sự: ” Hơn 38 năm, tôi không được đến nhà thờ, tôi nhớ người thân, tôi chỉ biết thông tin của Giáo Hội và đời sống bên ngoài nhờ các nữ tu nói cho tôi”.
Phương tiên đi lại của làng phong Hòa Vân là chiếc thuyền đánh cá được sửa lại làm phương tiện chở khách và cấp cứu người trong làng từ Hòa Vân đến thị trấn Nam Ô. Ông Gioan Ngô Minh Hà, 36 tuổi, chủ thuyền cho biết: “Mỗi năm vào mùa mưa bão, ông phải gọi điện cho các nữ tu trước 2-3 ngày để báo biển động, ông không thể vào bờ đón các nữ tu ra thăm trại phong được vì sóng lớn”.
Anh Hà cho biết, chính quyền địa phương có ý định di dời trại phong vào một nơi sâu xa để lấy lại trại phong nầy xây dựng khu du lịch trong vài năm tới.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ban Tôn giáo Chính phủ CSVN: USCIRF đừng đặt lại vấn đề cũ
Thiện Giao, phóng viên RFA
00:05 22/05/2009
Tuần lễ vừa qua, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong nhiều hoạt động và gặp gỡ, Ủy Ban cũng đã làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, là tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nói rằng phía Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận một cách tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo của Việt Nam.
Ông Phó Trưởng Ban cũng đề cập đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến giáo xứ Thái Hà, Hòa Hảo, linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ trương của Nhà Nước về đất đai tôn giáo, vân vân.
Cuộc gặp với USCIRF
Thiện Giao: Được biết Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ sang Việt Nam tuần vừa rồi có làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Với tư cách Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ và có tham dự làm việc với Ủy Ban, xin ông chia sẻ nội dung cuộc gặp gỡ?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Đúng là Ủy Ban và Ban Tôn Giáo có gặp nhau. Đó là một cuộc làm việc thẳng thắn. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ có đặt vấn đề với chúng tôi về sự tiến triển trong việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Họ hỏi nhiều đến các sinh hoạt tôn giáo ở những khu đặc thù, vùng Tây Bắc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều quan trọng lần này là chúng tôi thống nhất với các vị trong Ủy Ban về phương pháp tiếp cận tôn giáo Việt Nam. Họ thống nhất với chúng tôi là không nhìn những cá biệt mà nhìn sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Những việc a, việc b, việc c liên quan đến những vụ việc cụ thể chỉ là những điểm nào đó để quan tâm, chứ không phải là tất cả.
Chúng tôi cũng thừa nhận, trong quá trình hoàn chỉnh pháp lý, có thể có những điều ở địa phương, ở cơ sở, vẫn chưa làm hết được.
Thiện Giao: Có người nói rằng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có yêu cầu Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ không gặp các tu sĩ tại giáo xứ Thái Hà. Nhưng về sau có các cấp khác cao hơn, cho phép. Có những cản trở như vậy không?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Ủy Ban có đề nghị chúng tôi để gặp giáo xứ Thái Hà. Nhưng chúng tôi nói, việc của giáo xứ Thái Hà không liên quan đến hoạt động tôn giáo. Đó chỉ là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Mà ở Việt Nam, việc này không phải là không có.
Chúng tôi cũng đã giải thích cho Ủy Ban rằng việc này, trên cơ sở như vậy, nên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ không đặt vấn đề trong các chương trình hoạt động của mình. Đó là việc hoàn toàn mang tính nội bộ của Việt Nam. Và thậm chí họ còn chia sẻ với Việt Nam các vấn đề liên quan đến đất đai.
Chúng tôi cũng nói với họ, ở Việt Nam trong 1 thế kỷ 20 thôi, dân số đã tăng gấp 5 lần, mà đất đai thì không tăng. Trước khi đó, do hoàn cảnh, thì các tôn giáo, trong đó có Công Giáo bao chiếm và sở hữu rất nhiều đất.
Tại Việt Nam trước đây đã có khái niệm “địa chủ Nhà Chung,” tức là Nhà Chung, hay Giáo Hội, đã trở thành địa chủ.
Do đó, tất cả đất đai Nhà Nước đã sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo.
Nhà Nước giải quyết nhu cầu thờ tự, nhu cầu các cơ sở như dòng tu, trường, trụ sở, là căn bản theo nhu cầu.
Không trả lại đất đai. Mà nếu có trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều, nên không thể trả được.
Chuyện cũ?
Thiện Giao: Ông có nói phương pháp tiếp cận thỏa thuận với Ủy Ban là tổng quát, chứ không phải là những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, có những vấn đề rất cụ thể, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, vân vân. Thưa ông, những vấn đề cụ thể này có cho thấy một điều gì khác hơn về hình ảnh của tôn giáo Việt Nam hiện nay?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Điều này thì tôi xin thưa: vấn đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi yêu cầu Ủy Ban của Hoa Kỳ loại ra ngoài vấn đề đặt ra thành những điểm, như lưu ý, quan tâm vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam.
Vấn đề Hòa Hảo, hoạt động phục hoạt của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, các vấn đề khác, thì không nên nêu lên nữa. Đã nêu lên 3, 4 lần rồi. Không phải là mỗi lần đến Việt Nam lại nêu lên các điểm đã cũ.
Ông Nguyễn Văn Lý là đã bị xử án rồi. Lần nào đến cũng nêu lại chuyện này.
Loại tất cả các vấn đề này ra. Vấn đề này cũ rồi. Hãy đặt vấn đề mới mà chúng tôi quan tâm.
Thiện Giao: Cũng xin được mở ngoặc với ông trước khi hỏi ông câu cuối. Ông có nói không đặt các vấn đề này ra, nó cũ rồi. Thưa ông, nó cũ vì thời gian đã cũ rồi, hay là vấn đề này không cần phải đặt ra nữa?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Không cần đặt ra nữa!
Mọi người đã nói nhiều rồi. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bản chất là gì? Cái của những người mạo xưng nó là gì? Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo với việc của ông Lê Quang Liêm là cái gì? Ông Nguyễn Văn Lý vi phạm pháp luật Việt Nam là cái gì? Mỗi lần vào Việt Nam lại đặt vấn đề cũ.
Cũ, ý tôi muốn nói là đã rõ ra rồi.
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng. Dựa trên những vấn đề thực tế hiện nay, với một cái nhìn hết sức thực tế, Chính Phủ Việt Nam nhìn nhận vấn đề tôn giáo hiện nay tại Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Chính Phủ chúng tôi, Đảng và Nhà Nước Việt Nam, trong đánh giá của mình, phải nói là nỗ lực của chính phủ, Đảng, Nhà Nước, là rất lớn. Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực.
Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử.
Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian ông dành cho chúng tôi.
Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, là tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nói rằng phía Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận một cách tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo của Việt Nam.
Ông Phó Trưởng Ban cũng đề cập đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến giáo xứ Thái Hà, Hòa Hảo, linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ trương của Nhà Nước về đất đai tôn giáo, vân vân.
Cuộc gặp với USCIRF
Thiện Giao: Được biết Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ sang Việt Nam tuần vừa rồi có làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Với tư cách Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ và có tham dự làm việc với Ủy Ban, xin ông chia sẻ nội dung cuộc gặp gỡ?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Đúng là Ủy Ban và Ban Tôn Giáo có gặp nhau. Đó là một cuộc làm việc thẳng thắn. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ có đặt vấn đề với chúng tôi về sự tiến triển trong việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Họ hỏi nhiều đến các sinh hoạt tôn giáo ở những khu đặc thù, vùng Tây Bắc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều quan trọng lần này là chúng tôi thống nhất với các vị trong Ủy Ban về phương pháp tiếp cận tôn giáo Việt Nam. Họ thống nhất với chúng tôi là không nhìn những cá biệt mà nhìn sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Những việc a, việc b, việc c liên quan đến những vụ việc cụ thể chỉ là những điểm nào đó để quan tâm, chứ không phải là tất cả.
Chúng tôi cũng thừa nhận, trong quá trình hoàn chỉnh pháp lý, có thể có những điều ở địa phương, ở cơ sở, vẫn chưa làm hết được.
Thiện Giao: Có người nói rằng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có yêu cầu Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ không gặp các tu sĩ tại giáo xứ Thái Hà. Nhưng về sau có các cấp khác cao hơn, cho phép. Có những cản trở như vậy không?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Ủy Ban có đề nghị chúng tôi để gặp giáo xứ Thái Hà. Nhưng chúng tôi nói, việc của giáo xứ Thái Hà không liên quan đến hoạt động tôn giáo. Đó chỉ là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Mà ở Việt Nam, việc này không phải là không có.
Chúng tôi cũng đã giải thích cho Ủy Ban rằng việc này, trên cơ sở như vậy, nên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ không đặt vấn đề trong các chương trình hoạt động của mình. Đó là việc hoàn toàn mang tính nội bộ của Việt Nam. Và thậm chí họ còn chia sẻ với Việt Nam các vấn đề liên quan đến đất đai.
Chúng tôi cũng nói với họ, ở Việt Nam trong 1 thế kỷ 20 thôi, dân số đã tăng gấp 5 lần, mà đất đai thì không tăng. Trước khi đó, do hoàn cảnh, thì các tôn giáo, trong đó có Công Giáo bao chiếm và sở hữu rất nhiều đất.
Tại Việt Nam trước đây đã có khái niệm “địa chủ Nhà Chung,” tức là Nhà Chung, hay Giáo Hội, đã trở thành địa chủ.
Do đó, tất cả đất đai Nhà Nước đã sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo.
Nhà Nước giải quyết nhu cầu thờ tự, nhu cầu các cơ sở như dòng tu, trường, trụ sở, là căn bản theo nhu cầu.
Không trả lại đất đai. Mà nếu có trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều, nên không thể trả được.
Chuyện cũ?
Thiện Giao: Ông có nói phương pháp tiếp cận thỏa thuận với Ủy Ban là tổng quát, chứ không phải là những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, có những vấn đề rất cụ thể, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, vân vân. Thưa ông, những vấn đề cụ thể này có cho thấy một điều gì khác hơn về hình ảnh của tôn giáo Việt Nam hiện nay?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Điều này thì tôi xin thưa: vấn đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi yêu cầu Ủy Ban của Hoa Kỳ loại ra ngoài vấn đề đặt ra thành những điểm, như lưu ý, quan tâm vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam.
Vấn đề Hòa Hảo, hoạt động phục hoạt của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, các vấn đề khác, thì không nên nêu lên nữa. Đã nêu lên 3, 4 lần rồi. Không phải là mỗi lần đến Việt Nam lại nêu lên các điểm đã cũ.
Ông Nguyễn Văn Lý là đã bị xử án rồi. Lần nào đến cũng nêu lại chuyện này.
Loại tất cả các vấn đề này ra. Vấn đề này cũ rồi. Hãy đặt vấn đề mới mà chúng tôi quan tâm.
Thiện Giao: Cũng xin được mở ngoặc với ông trước khi hỏi ông câu cuối. Ông có nói không đặt các vấn đề này ra, nó cũ rồi. Thưa ông, nó cũ vì thời gian đã cũ rồi, hay là vấn đề này không cần phải đặt ra nữa?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Không cần đặt ra nữa!
Mọi người đã nói nhiều rồi. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bản chất là gì? Cái của những người mạo xưng nó là gì? Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo với việc của ông Lê Quang Liêm là cái gì? Ông Nguyễn Văn Lý vi phạm pháp luật Việt Nam là cái gì? Mỗi lần vào Việt Nam lại đặt vấn đề cũ.
Cũ, ý tôi muốn nói là đã rõ ra rồi.
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng. Dựa trên những vấn đề thực tế hiện nay, với một cái nhìn hết sức thực tế, Chính Phủ Việt Nam nhìn nhận vấn đề tôn giáo hiện nay tại Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Chính Phủ chúng tôi, Đảng và Nhà Nước Việt Nam, trong đánh giá của mình, phải nói là nỗ lực của chính phủ, Đảng, Nhà Nước, là rất lớn. Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực.
Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử.
Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian ông dành cho chúng tôi.
Quan niệm viết sử của sử gia ngoại quốc về Lịch sử Việt Nam
Đỗ Hữu Nghiêm
04:41 22/05/2009
Một Thí Dụ Về Cách Tác Động Đến Quan Niệm Viết Sử
Của Sử Gia Ngoại Quốc Về Lịch Sử Việt Nam:
David Marr Với Lịch Sử Việt Nam
Chú thích: Tôi có cơ hội được tiếp xúc với GS David Marr.
Lần thứ nhất, khi tôi l àm thông dịch cho cuộc hội thảo của ông với một nhóm các nhà sử học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, tham dự hội nghị khoa học về “Áp Dụng Các Quan Niệm và Phương Pháp Khoa Học Xã Hội Vào Nghiên Cứu Các Tác Ðộng Về Thay Ðổi Kinh Tế Ðối Với Xã Hội Việt Nam” , tổ chức tại Sàigòn ngày 29/7 – 10/8/1996.
Khi ông nêu vấn đề nghiên cứu sử học phải khách quan, trung thực và tự do, và khi ông hỏi các nhà nghiên cứu sử học có được tự do xử dụng các tài liệu và bàn luận cùng suy nghĩ tự do không, thì tôi trả lời, theo cảm nhận của một số người tham dự, trong đó có tôi,là chúng tôi không có tự do kiều đó, thì từ ngay trong phiên họp hôm sau, tôi không được tiếp tục công việc giao phó cho tôi và không được tiếp xúc với GS David Marr nữa.
Lần thứ hai, khi có học bổng của trường đại học Úc và được chấp thuận làm luận án tiền sĩ sử học cụ thể tại School of Arts and Historical Sciences, Wollongong University, cách 70 miles Nam Sydney, thuộc Tiểu bang New South Wales. Từ Trường Wollongong, qua GS Li Tana, tôi được GS David Marr mời lên làm việc dưới sự giúp đỡ của chính giáo sư tại Thư Viện Trường Đại Học Quốc Gia Úc ở thủ đô Canberra. Nhưng tôi chỉ được điện thoại với Giáo sư, vì mấy ngày sau, tôi bỏ chuyến đi Camberra, trở về Việt Nam làm thực địa, rồi vì nhiều trở ngại phức tạp, tôi không trở lại Úc sau thời hạn một năm trú Việt Nam.
Giáo Sư David Marr, Một Con Người Phức Tạp Khó Hiểu
1. David G. Marr là giáo sư của Trường Nghiên Cứu Thái Bình Dương Học, thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Úc (National University of Australia in Canberra). Ông còn là tác giả của hai tác phẩm nghiên cứu chuyên về lịch sử phong trào Cộng Sản tại Việt Nam và một số tác phẩm viết chung với các tác giả khác. Ngoài tác phẩm nói trên còn có hai tác phẩm có ý nghĩa:
Vietnamese anticolonialism 1885-1925, California 1971;
Vietnam: 1945, A Quest for Power, California 1995.
Sau khi xuất bản ông đã gặp nhiều giới chức Việt Nam và thảo luận với họ và phổ biến khá rộng rãi tại Việt Nam những tác phẩm này và nhiều tác phẩm viết chung với một số tác giả khác. Tôi là một trong những người nhận được cả ba tác phẩm này của ông với tính cách sử gia kiêm thông dịch viên Anh ngữ, phải làm việc khi đó tại Ban Sử Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Tại Tp HCM. Viện này trước kia thuộc Ủy Ban Quốc Gia về Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Cho đến trước cuối năm 1999, thì Viện này gồm các Ban: Triết Học, Văn Học, Xã Hội Học, Kinh Tế Học, Sử Học, Tôn giáo, Khảo Cổ. Viện này trực thuộc Viện Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia có trụ sở ở phố Trần Xuân Soạn,Tthủ đô Hà Nội
2. Là môt sĩ quan tình báo làm việc trong Một Đơn Vị Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam năm 1962-1963, ông dần dần bị lôi cuốn phải chú ý đến điều ông gọi là khả năng của Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc (đầy đủ hơn là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam), trong lúc ông tiến hành những cuộc hành quân quân sự và chính trị phức tạp giữa một số điều kiện khó khăn nhất thấy rõ. Du kích Cộng Sản trong Mặt Trận này hoạt động rải rắc ở cả trăm vị trí khác nhau, lại bị liên quân đối phương Việt Mỹ săn đuổi liên tục từ nhiều phía: trên không, dưới biển và trên mặt đất. Lâm vào hoàn cảnh xem ra cực kỳ nghiệt ngã, tổ chức MTGP vẫn ngoan cường bền bỉ, tìm mọi cách để tồn tại, và khỏi bị tan vở thành từng mảnh. Hơn nữa, rõ ràng là vẫn theo ông, MTGP đã dần dần trở thành trực tiếp thách thức và kết cuộc có thể thắng thế chế độ Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ hậu thuẫn, lúc đó có trụ sở tại Sàigòn.
Từ Công Tác Tình Báo Chống Nổi Dậy Đến Thiện Cảm Với Mặt Trân Giải Phóng
Ông chú ý đến một mẩu tin tình báo cho biết nhiều chi tiết về tổ chức này. MTGP có hệ thống liên lạc cực kỳ thô sơ, nhưng ngay cả các đơn vị thấp nhất trong tổ chức đều thường hiểu tổng quát là phải cố gắng cùng hợp đồng hành động. Cũng có lúc toàn thế các lãnh tụ MTGP tại một làng hay một huyện cụ thể nào đó bị giết chết, bị bắt, hay bị buộc phải chạy trốn sang khu vực khác, các hoạt động “chống chính phủ” VNCH vẫn không bị hoàn toàn ngưng hẳn.
Quả thực, theo nhận định của ông, sau một vài tháng đến một năm, hoạt động khỏi nghĩa như thế có vẻ được củng cố lại. Các liên lạc với những cấp cao hơn của MTGP được tái lập, khiến bộ máy liên hợp Mỹ-Sàigòn lâm vào tình trạng tối tệ hơn trước.
Có những lần khác ông để ý thấy rằng hai thủ lãnh đơn vị MTGP ở cách xa nhau nhiều dậm, và đối phó với những tình huống mới giống nhau. Các đơn vị này không thề chờ chỉ đạo từ cấp trên, nhưng có xu hướng phản ứng khác nhau. Họ có thể không luôn chọn đúng, nhưng rõ ràng họ có cùng một cách nhìn, khi tiếp cận thực tế, ngay lúc đầu không lệ thuộc vào hệ cấp tổ chức. Trong số nhiều chuyện khác, chuyện này cho thấy các chuyên gia chống nổi dậy nào đánh MTGP theo chiến thuật “đốm da beo” , nghĩa là cô lập các khu vực và cố khai thác các mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương để tiêu diệt đối phương. MTGP thế nào cũng mất mát, nhưng không vì chính sách của lực lượng Sàigòn Mỹ muốn chia họ để trị.
Nói tắt lại, ông bắt đầu ngờ rằng các thành viên MTGP có nhất trí về ý thức hệ, khiến cán bộ địa phương có thể hoạt động nhiều tuần hay nhiểu tháng không theo mệnh lệnh đặc biệt từ cấp cao hơn khác. Hơn nữa khi các lực lượng Sàigòn Mỹ hành quân loại trừ các lãnh tụ địa phương, các người theo thường vẫn còn đủ hoà hợp để đổi mới lại phong trào trong thời gian ngắn.
Chuyển Hướng Do Tuyên Truyền Cộng Sản:
Ông từ giã Quân Đoàn Hải Quân năm 1964, nhưng vẫn quan tâm đến vấn đề ý thức hệ này. Làm sao tiến hành được? Ông loại bỏ khoa học chính trị như một phương pháp luận thích hợp trong năm bắt đầu theo học tại Viện Đại Học Berkeley, California. Ông mường tượng như ông có thể vào trong một làng Việt Nam và nhiều lần tiến hành khảo sát chính xác khác nhau. Và ông không muốn liên lụy đến việc phỏng vấn các tù nhân. Ông cố phân tích nội dung, theo dõi các truyền đơn, bản tóm tắt, và các tờ báo MTGP hay Bắc Việt Nam đang có. Nhưng chắc chắn kỹ thuật còn nông cạn và còn mù mờ về nguồn gốc nhiều vấn đề chủ chốt. Năm 1965, ông phỏng vấn nhiều nhà trí thức thành thị Nam Việt Nam, nhưng ông ngạc nhiên khám phá thấy rằng họ không biết nhiều về chủ nghĩa chống thực dân Việt Nam hiện đại hay tình hình phát triển của chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam.
Theo ông phán đoán, ông bỏ lịch sử như một lựa chọn thay thế. Không có gì phải vội trong cuộc tìm kiếm này, bởi vì sau năm 1966, ông không còn nghĩ về người cộng sản như những kẻ thù ông lùa khỏi hầm hố hay phải đánh thắng nữa. Quả thế trong khi tiến hành nghiên cứu cho chương trình Tiến Sĩ tại Nam Việt Nam năm 1967, ông thâm tín rằng những người cộng sản sắp sửa chiến thắng, chủ yếu vỉ họ thừa kế một truyền thống dân tộc và chống thực dân mạnh.
Tuyên Truyền Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam Bằng Tiếng Anh Cho Giới Học Giả Ngoại Quốc ở Nước Ngoài
Năm 1971, ông xuất bản cuốn Chủ Nghĩa Chống thực dân Việt Nam, 1885-1925 (Ấn Quán Viện Đại Học California). Vào lúc này, thay vì viết một chuỗi những điều có ý nghĩa, ông tập trung vào kiến thức ông đã thâu thái nhờ các người khác có cùng chí hướng. Như thế ông hy vọng thuyết phục các người bạn Mỹ tin rằng các hành động của Mỹ ở Đông Nam Á vừa tai hại vừa bất nhân.
Nhắm mục đích này, ông và các đồng chí chủ định thành lập Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương. Mặc dù họ không hề hy vọng cạnh tranh với bộ máy thông tin to lớn của ngành Hành Pháp Mỹ, cố gắng của họ có lúc không phải là không thành công. Đại sứ Mỹ tại Sàigòn thậm chí còn dành cho TTTNĐD tín dụng hậu thuẫn để “mất” Việt Nam. Thực ra cứ thẳng thắn, theo ông, lịch sử nên ghi nhận rằng vào năm 1975 Bộ Đội Nhân Dân Việt Nam đó đã giải quyết vấn đề chiến trường Việt Nam. Bộ Đội này nay chiếm được cà hệ thống thông tin tình báo và chỉ huy phức tạp.
Kho Tư Liệu Dồi Dào Về Đông Dương Tại Pháp
Theo nhận định của ông, đến Viện Đại Học Quốc Gia Úc năm 1975, ban đầu ông định nghiên cứu và viết một cuốn thứ hai chống chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên ý tưởng đó đã thay đổi, khi ông khám phá ra rằng các nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng cho giai đoạn 1920-1945. Theo ông, hầu hết 10.000 nhan đề bằng tiếng Việt đã được ký thác chỉ riêng trong Thư Viện Quốc Gia (Paris) . Hằng trăm sưu tập tiếng Việt và Pháp tại Versailles và có thể đặt mua bằng vi phim. Ít nhất 80 cá nhân sinh viên đã xuất bản luận án cao học của họ về các hoạt động văn hóa, quân sự và chính trị cho đến cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Các Văn Khố Hải Ngoại (Paris và Aix-en-Provence) chứa một số xuất bản phẩm lậu và nhiều tác phẩm khác đã được các tờ báo trí thức tại Hà Nội in lại. Mặc dù rõ ràng là ông không thể đọc hết các tư liệu này, ông cảm thấy rằng không thể gạt bỏ cuốn nào trước là không thích hợp.
“Bản thân tôi đặt vấn đề là phải chăng CSVN đã thay thề, thêm bớt nhiều tài liệu trong kho tư liệu này nhằm mục đích đánh lạc hướng nghiên cứu qua nhiều thủ thuật tinh vi? Tôi đặt vấn đề như thế dựa vào kinh nghiệm làm việc với nhiều đơn vị CSVN nên có kinh nghiệm cụ thể về những mánh khóe tình báo văn hóa hay được xử dụng mà người có óc quan sát tinh vi mới có thể nhận thấy”.
Rõ ràng nhất là từ các nguồn tài nguyên ban đầu này, nhiều lần giới trí thức thí nghiệm, nhiệt tình suy nghĩ, thông tin cho nhau. Họ tỏ ra thất vọng ê chề, và phải đánh giá lại nội dung do tư liệu này chứa đựng, dù đau đớn. Nơi hàng ngũ những người từng quen biết với các học giả sinh viên nghiên cứu trong thập kỷ về sau tại Việt Nam, đã có nhiều ý kiến bất đồng. Nhiều học giả vẫn ước ao phác họa nên những luận đề khách quan giữa Những Người Thực Dân Và Người Chống Thực Dân, Quốc Gia Và Cộng Sản, Truyền Thống Và Hiện Đại. Trong lúc đó dường như chính ông thấy có nhiều thách thức hơn, nhưng có kết quả hơn là chỉ cố chuyển đạt môi trường trí thức chung này. Ông tò mò muớn biết nhiều hơn và cố tập trung thi hành sau khi đã thực sự thảo luận ráo riết.
Truyền Thống Việt Nam Bị Thách Thức, 1920-1945
(David G. Marr: Vietnamese Tradition On Trial, 1920-1945. 1981, 468 pages, First paperback printing 1984. sbn=0520050819.)
Cuốn sách của ông cuối cùng chủ yếu gồm tám chương đề tài, nhưng không chương nào được quyết định trước khi ông bắt đầu truy tìm các nguồn tài liệu đầu tay. Theo ông tìm hiểu chính thế hệ lớp học giả trước, ông thấy rằng thế hệ các nhà trí thức này vẫn còn chú ý đến quan hệ giữa Đạo lý và Chính trị, đến ý nghĩa của quá khứ, và những vấn đề hài hòa xã hội và đấu tranh xã hội.
Giới Thiệu Bố Cục Sơ Lược Của Cuốn sách
List of Abbreviation Liệt Kê Các Chữ Viết Tắt
Preface Lời Tựa
Introduction Giới Thiệu
1. The Colonial Setting Khung Cảnh Thực Dân 15
2. Morality Instruction Giáo Dục Đạo Đức 54
3. Ethics and Politics Đạo lý và Chính Trị 101
4. Language and Literature Ngôn Ngữ và Văn Chương 136
5. The Question of Women Vấn Đề Người Phụ Nữ 190
6. Perception of the Past Nắm Bắt Quá Khứ 252
7. Harmony and Struggle Hài Hòa và Đấu Tranh 288
8. Knowledge Power Sức Mạnh Tri Thức 327
9. Learning from Experience Bài Học Kinh Nghiệm 368
10. Conclusion Kết Luận 413
Glossary Từ Vựng 421
Selected bibliography Thư Mục Chọn Lựa 429
Index Chỉ Dẫn 453
Ông linh cảm rằng vấn đề là lý thuyết quan hệ thế nào với thực hành và ngược lại. Đấy là vấn đề chọn lựa quyết liệt cho những nhà trí thức nào do hoàn cảnh mà trở nên thành phần tham gia các phong trào chính trị có tổ chức. Mặt khác, ông chưa tiếp xúc được nhiều văn bản và đề mục dồi dào về giáo dục đạo đức. Và ông cũng không tưởng tượng được tầm mức bàn luận rộng rãi về việc cải cách ngôn ngữ.Và trong cuộc bàn luận sôi nổi về vai trò đang thay đổi của người đàn bà Việt Nam, thì ông hoàn toàn không hề được chuẩn bị.
Theo ông, ít nhất có ba đề tài khác nữa được xem là có ý nghĩa, nhưng không may không thể mô tả hay phân tích tỉ mỉ trong cuốn này.
1). Các chuyện giả tưởng bình dân có tác dụng lớn tại Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên sau khi đọc hằng chục cuốn tiểu thuyết và các truyện ngắn trong hằng ngàn cuốn có sẵn, ông kết luận rằng nghiên cứu truyện giả tưởng có nhiều phức tạp về mặt phương pháp luận mà ông không đượcchuẩn bị chu đào.
2). Về tôn giáo củng có thể nói như vậy và những tác phẩm viết về tôn giáo, ngoại trừ vấn đề phương pháp luận ở đây, còn nhiều vấn đề về thuật ngữ quá chuyên môn.
3). Cuối cùng có một vấn đề quan trọng về văn hóa bình dân Việt Nam, vừa từ quan điểm của các nhà văn thời ký 1920-1945 vừa như được phản ảnh trong văn chương truyền khẩu còn sống còn.
Sau một chút do dự, ông chọn chuyển đề tài này sang cuốn thứ ba, dự định.bàn về các thái độ nông dân Việt Nam, các chiến dịch động viên quần chúng của Việt Minh, và cuộc thực hiện chiến tranh nhan dân sau năm 1945.
Ông hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có các trả lời cho hai câu hỏi vẫn còn nấn ná cho đến khi gần xong cuốn này. Các giới ưu tuyển quan niệm việc vận động nông dân đến mực nào và; và các nhà lãnh đạo buộc phải thích ứng đến chừng nhất định nào với các thái độ truyền thống có lợi cho việc xây dựng một phong trào quân sự và chính trị hữu hiệu?
Ngoài nhận thức tám đề tài thảo luận trí thức, ông còn cần đặt chúng vào một bối cảnh lịch sử thích đáng, và sắp đặt chúng liên tục theo một chuỗi.
Chương nhập đề và chương 1 được thiết kế đáp ứng nhu cầu thứ nhất, măc dù đầu tiên ông nhận ra cong cuộc nghiên cứu không thích hợp, khi ông đặt vấn đề trên các nền tảng như kinh tế thuộc địa Việt Nam, giai cấp xã hội, hệ thống hành chính và cảnh sát, và mối quan hệ của những điều này với nhu cầu tâm lý và tài chính khác nhau ở mẫu quốc.
Mỗi chương tiếp theo phù hợp với một nền tảng lịch sử nào đó. Với đề tài có sẳn như thế, ông hy vọng dành đủ cho người đọc bình thường và không quá nhiều cho người chuyên môn.
Về tính liên tục, cuốn sách tiệm tiến trình bày các vấn đề theo sát các mối quan tâm trí thức từ sớm đến muộn, từ tư tưởng chính trị bảo thủ đến triệt để và từ tư tưởng đến hành động. Ông tin rằng cuốn này phản ảnh luồng lịch sử của mỗi thời kỳ, mặc dù ông vẫn có cái nhìn sau cùng của riêng ông.
Mặt khác, một số tác thấy ông chưa chú ý đủ đến Đáng Cộng Sản Đông Dương và nhất là Hồ Chí Minh. Ông trả lời là có thể tìm đến những chuyên khảo, tiểu sử hay bản dịch sẵn có về đề tài này qua nhiều ngôn ngữ phương Tây.
Tuy nhiên, căn bản hơn, theo ông nghĩ, nếu chỉ tập chú vào người thắng trận, thì có nguy cơ hiểu lầm lý do người thua lại thua. Thua hay thắng đều có một tiến trình sáng tạo riêng, giờ phút lịch sử của mình.
Không đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn hay giản lược mọi người vào các nguyên mẫu thích hợp, trừ người Cộng Sản, thì một cách khôi hài có nguy cơ hạ giá các thành tựu lịch sử của toàn đảng CSVN và Hồ Chí Minh. Ngoài ra suốt cuộc nghiên cứu của ông, ông thâm tín rằng có hai lần Đảng CSVN có thể sống sót sau khi tàn phá hoàn toàn.và rồi phất lên cuộc cách mạng, lập nên một chính quyền có thể tồn tại được. và dàn dựng lên một cuộc đấu tranh dân tộc ba mươi năm không đưọc giải thích bằng lịch sử tố chức cũng như sự xuất sác của một người.
Trong số các nhà sử học đương đại Việt Nam, một số người có xu hướng lập luận rằng người Việt Nam thành công đánh bại người Pháp trước nhất, và rồi đến người Mỹ, thì cơ bản là vì sức mạnh truyển thống, chẳng hạn tính đồng bộ tương đối về ngôn ngữ và chủng tộc, văn minh cổ và một kỷ lục hãnh diện đấu tranh với xâm lược phương Bắc.
Các nhân tố đó là chắc chắn quan trọng, như ông cố chứng minh trong cuốn sách đầu tiên của ông Tuy nhiên, kết quả tích lũy của tất cả các nghiên cứu của ông (bằng tiếng Việt, Anh và Pháp) nhấn mạnh sức mạnh của truyền thống làm giảm giá trị ý nghĩa lịch sử của nhiều biến đổi quan trọng xảy ra trong thời kỳ thuộc địa ở Việt Nam (1859-1945).
Tại sao luận đề liên tục lại quá xuyên suốt là một câu hỏi hay trong chính nó. Giả định trước như một thiên kiến, một số nhà sử học đã khằng định dễ chịu về thứ triết lý bảo thủ của chính họ về đời sống. Nhiều người khác có xu hướng lẫn lộn, vừa muốn kết án chủ nghĩa đế quốc vừa muốn xác định khách quan và chính xác là nhân tố nào giúp hay ngăn cản chính nghĩa của chủ nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa chống đế quốc.
Nhiều nhà Mácxít Việt Nam muốn khoa lịch sử sử học luôn luôn phục vụ chính trị. Lịch s3 sử học và chính trị, cả hai đều được dùng khi làm công cụ phân tích khi để tuyên truyền.Vẫn theo ông, điều đáng chú ý, như có thể thấy về sau, là cách mà các nhà văn Mácxít Việt Nam đã nhấn mạnh đến thay đổi lịch sử, khi phân tích xã hội thực dân hay xây dựng những người cốt cán theo cách mạng. Nhưng lại nhấn mạnh đến tính liên tục lịch sử, khi cần động viên một phong trào giải phóng vẫn còn phân tán. Theo ông, chỗ nào người ta chưa theo Cách Mạng (chủ nghĩa Cộng sản), thì giờ đây phải tiến hành đấu tranh giải phóng và bắt đầu xây dựng một xã hội nông công nghiệp. Đó chính là câu hỏi ông vẫn đề cập trong phần kết luận của ông. (xi)
Những Ai Đã Đóng Góp Hình Thành Cuốn Sách
Suốt hơn tám năm, rầt nhiều người đã góp phần vào cuốn sách này. Trên hết ông muốn cám ơn Christiane Rageau thuộc Thư Viện Quốc Gia Pháp. Không có Christiane, thì không được phép khảo sát một cách có hệ thống toàn bộ sưu tập Việt Nam. Từ giai đoạn sớm nhất, năm 1972, ông Phạm Như Hồ đã tích cực giúp đỡ. Rồi về sau, nhiều người trong Ban Nhân sự phụ trách về Các thư khố Hài Ngoại Pháp [Archives d’Outre-Mer tại Paris và Aix-en-Provence] đã uyển chuyển cho phép nghiên cứu.
Các nhân viên thư viện cũng làm như thế tại Viện Sử Học Hà Nội. Nhờ khoản trợ cấp US National Endowment for Humanities (qua Chương Trình Đông Nam Á của Viên Đại Học Cornell), việc khảo sát thực địa có thể được tiến hành năm 1971-1972. Và năm 1977-1978, lại khảo sát thực địa thêm nhờ tặng khoản từ Trường Nghiên Cứu Thái Bình Dương Học thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Úc.
Frederic Wakeman, Jr, Alexander Woodside, John Whitmore, Joseph Esherick, Jeffrey Barlow, và David Elliot lúc đầu đã tích cực suy nghĩ và phê phán về nhiều phương diện. Nhiều người góp phần trong việc biên soạn về sau và trong số họ, ông đặc biệt biết ơn David Chandler, Christian White, và Jennifer Brewster về nhiều chú thích và gợi ý tỉ mỉ của họ. Nhiều người còn có những chú giải hữu ích về nhiều tiết đặc biệt gồm có Wang Gungwu, Daniel Héméry, Anthony Reid, Gail Kelly, Alfred McCoy, Michael Stenson, Craig Reynolds, William O’ Malley, và John Spragen Jr.
Trong thàng 2/1978, ba học giả tại Viện Sử Học Việt Nam là Văn Tạo, Ngô Văn Hòa và Dương Kinh Quốc đọc bản thảo đầu tiên của cuốn sách và phê phán gay gắt. Ngoài những trường hợp đặc biệt do ông giải thích của, ông tin tưởng rằng ông đã có thể đừng vững và tiếp tục đối thoại thêm. Rồi trong năm 1978 và tháng 4/1980, GS Trần Văn Giàu có thào luận với ông về các vấn đề trí thức trùng lắp và các biến cố mà trong đó bản thân ông có dính líu. Chú thích của Trần Văn Giàu giúp ông nghiên cứu xa hơn ngoài phạm vi cuốn sách này.
Ban Quản Trị Ban Lịch Sử Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Viện Đại Học Quốc Gia Úc, tìm cách chuyển vô số những tờ viết tay của ông thành các bản đánh máy gọn gang, như Robyn Walker. Philip Robyn giúp biên soạn bản thảo cuối cùng. Bà Ái, vợ ông, liên tục chỉ dẫn nghiên cứu về đất nước của bà, còn con cái họ, Andy, Aileen giúp họ khỏi nghĩ đến quá khứ. Các người bạn bè tốt như, Đỗ Quý Tân, Chris Jenkins và Trần Khánh Tuyết, giúp nhắc nhở, và hoàn chỉnh bản viết.
Phần Chương V về “Vấn Đề Phụ Nữ” nguyên thủy xuất bản trên tờ Journal of South East Asia, cuốn 35, số 3 (5/1976) , tt.371-89, và xin phép in lại. Chương sáu là bản duyệt lại do đóng góp của chung Anthony Reid và David Marr, nhà xuất bàn, Perception of the Past in South East Asia (Heineman, 1979) và Hội Nghiên Cứu Á châu của Úc Đại Lọi cho phép in lại.
Thử Đi Đến Một Kết Luận
Dường như cách nhồi nhét quan điểm Cộng Sản tinh vi hết sức bằng cách chọn một đối tượng trong hàng ngũ nhân viên tinh báo Mỹ có tinh thần phản chiến, từng theo học và làm việc trong một trường đại học danh tiêng của Mỹ có nhiều sinh viên và học giả châu Á theo học, cộng tác hay nghiên cứu.
Chính ông là người đã viết sách từ tài liệu trong kho tư liệu Đông Dương ở Bibliothèque Nationale de Pars và ở Archives d’Outre-Mer, Fonds Indochinois d’Aix-en-Provence, Pháp. Điều đó cho người ta cảm giác là ông tìm tận gốc để trình bày các quan điểm của ông.
Tuy nhi ên, c áng về sau, thực tế cách mạng diễn ra ở Việt Nam đã làm cho nhiều quan điểm của ông thay đổi.
Qua ba tác phẩm chính ông xuất bản tại Mỹ, nhiều tác phẩm của học giả ngoại quốc tại Pháp như Duméry, Bourdarel, … và nhiều tác phẩm của nhiều tác giả ngoại quốc khác về Việt Nam xuất bản tại nhiều trường đại học ở Toronto, nhất là ở Montréal, Canada, người nghiên cứu có thể thấy quan điểm của các nhà dân tộc học hay sử học, xã hội họcViệt Nam đã tác động nhất định, nếu không muốn nói là khá mạnh, đến quan điểm nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài.
Theo cách nhìn của ông chịu ảnh hưởngphần nào của nhiều giới chức Cộng Sản, ngoài nhiều vấn đề xã hội cổ truyền Việt Nam như hồn linh giáo, tam giáo cổ truyền, gia đình (thờ cúng gia tiên), … còn có truyền thống công điền công thổ. Theo cách nhìn của họ, đấy là những truyền thống cơ bản đã bị chủ nghĩa thực dân phá hoại bằng cách cấy vào xã hội việt Nam hệ thống Kirtô giáo (Công giáo và Tin Lành) với cơ cấu xã hội do ý thức hệ Kitôgiáo chi phối.
Theo cách nhìn CS, hai quan niệm dân chủ tự do và chế độ tư hữu điền địa là do yếu tố ngoại lai từ phương Tây mang lại. Phá hủy chế độ hữu đièn địa chính là phá hủy gốc rể kinh tế xã hội của Kitô giáo. Và theo họ, như thế là triệt tiêu nguồn gốc bất công xã hội do chủ nghĩa thực dân mang đến Việt Nam
Chính vì thế mà ngày nay CSVN rất mạnh tay trong việc cải tạo điền địa cũng như khép chặt những đòi hỏi dân chủ, tư do và nhân quyền, chấp nhận đi theo đướng lối bảo thủ của Trung quốc.
Trước đây, ý chí tự do dân chủ, đấu tranh chống chủ nghĩa Công Sản của Mỹ tại Việt Nam bị bẻ gẫy, một phần vì phong trào phản chiến có sự vận động của phong trào CS quốc tế với những thành phần CS của Mỳ. Khi cuộc chiến hàng ngày được chiếu trên truyền hình vào các gia đình Mỹ mỗi buổi tối, thì chính các gia đình Mỹ có con em đang chiến đấu sẽ ủng hộ mạnh mẽ việc rút chân quân đội và viên chức Mỹ khỏi Việt Nam. Họ trở thành những người phản chiến mạnh mẽ nhất, buộc chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ phải hành động!
Vài tài liệu tham khảo
Ngoài kinh nghiệm suy nghĩ và cảm nhận cá nhân, đây là một số tham khảo khác:
David G. Marr - Research School of Pacific and Asian Studies.. .Feb 1, 2006.. . David G. Marr head and shoulders. I am currently working on two books. The first examines state formation in Vietnam 1945-1954,.. . rspas.anu.edu.au/people/personal/marrd_pah.php - 18k - Cached - Similar pages -
Online Resources for Study of Contemporary Viet Nam, Vietnam / David G. Marr, compiler; with the assistance of Kristine Alilunas-.. ... Postwar Vietnam: dilemmas in socialist development / David G. Marr.. . www.lib.washington.edu/southEastAsia/VNFulb.html - 76k - Cached - Similar pages -
Postwar Vietnam: dilemmas in socialist development - Google Books Result by David G. Marr, Christine Pelzer White, Joint.. . - 1988 - Social Science - 248 pages. books.google.com/books?isbn=0877271208... -Vietnam 1945: The Quest for Power, by David G Marr,.. . - 1997 - 636 pages, books.google.com - About this book - More book results » Vietnam 1945: David G. Marr 1945: the most significant year in the modern history of Vietnam. One thousand years of dynastic politics and monarchist ideology came to an end. www.ucpress.edu/books/pages/5991.php - 24k - Cached - Similar pages -
David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power, real building blocks of history in the making, in Vietnam as in the rest of the world. David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power.. . www.springerlink.com/index/H51145681N14L230.pdf - Similar pages - by A Rothacher - 2006
Vietnam 1945: the quest for power - Google Books Result by David G. Marr, American Council of Learned.. . - 1997 - History - 602 pages, 1945: the most significant year in the modern history of Vietnam. books.google.com/books?isbn=0520212282... -
Independence of [i.e. or] death: Vietnam 1945 / David G. Marr.. . Available in the National Library of Australia collection. Author: Marr, David G; Format: Book; 25 p.; 30 cm. catalogue.nla.gov.au/Record/161160?lookfor=&offset=&max=47 - 22k - Cached - Similar pages -
Vietnam 1945: The Quest for Power, David Marr - eBay (item.. . eBay: Find Vietnam 1945: The Quest for Power, David Marr in the Books, Nonfiction Books category on eBay. cgi.ebay.com/Vietnam-1945:-The-Quest-for-Power,-David-Marr_W0QQitemZ390050245528QQcmdZViewItemQ... - 113k - Cached - Similar pages -
David Marr - Wikipedia, the free encyclopedia, Nov 25, 2008.. . Jump to: navigation, search. David Marr may be:.. . David G. Marr, American historian known for his work on Vietnam... . en.wikipedia.org/wiki/David_Marr - 17k - Cached - Similar pages -
The Anti-Colonial Movement in Vietnam, Ngo Van, Vietnam 1920-1945, Revolution et contre-revolution sous la domination coloniale, Paris, L'insomniaqe, 1995, 444 pp. return. ** David G. Marr.. . www.wpunj.edu/~newpol/issue23/goldne23.htm - 27k - Cached - Similar pages - by L Goldner - Related articles - All 2 versions [PDF]
The Anti-Colonial Movement in Vietnam, File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML, David Marr, Vietnam 1945. While it would be quite unfair to criticize. Marr for not being a Vietnamese revolutionary, it is certainly remarkable.. . www.tusachnghiencuu.org/essay/TSNC_AntiColonial_Movement_VN.pdf - Similar pages - by L Goldner - Related articles - All 2 versions,
Book Review: Temporary Allies: The OSS and Ho Chi Minh: The OSS.. . She provides more detailed coverage of these secret operations than did David Marr in his more broadly focused history of Vietnam in 1945, [2] and the book.. . www.politicalreviewnet.com/polrev/reviews/DIPH/R_0145_2096_325_1007621.asp - 16k - Cached - Similar pages -
HISTORY 319—THE VIETNAM WARS
File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML
*David G. Marr, "Vietnam Strives to Catch Up," Asian Update (1995), pp. 4-.. .. Marr, David G. Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley: University of.. .
history.wisc.edu/course/course_descriptions/archive/fall2006_07/history319_fall2006.pdf - Similar pages -
The OSS and Ho Chi Minh
David G. Marr, author of Vietnam 1945: The Quest for Power. “Should become the point of departure for understanding the ultimately tragic American role in.. .
www.kansaspress.ku.edu/baross.html - 9k - Cached - Similar pages -
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945
TTCN - + Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi đã cho ra đời hai cuốn khác về cách mạng VN?
vietbao.vn/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 50k - Cached - Similar pages -
TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945
Ban co the doc ban tieng Viet co dau cua bai viet TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945 bang cach nhan chuot vao duong dan tren... .
vietbao.vn/vi/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 18k - Cached - Similar pages -
QuanPHP.net NEWS TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945
Quanphp.net diễn đàn PHP cho các newbie. Cung cấp giải pháp lấy tin tự động. Ngoài ra bạn cũng có thể download nhiều ebook hay, hoàn toàn trực tiếp.
quanphp.net/news/11/23/395521/ - 45k - Cached - Similar pages -
QuanPHP.net SOFTWARE
Chính trị - Xã hội. TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945.. . TTCN - * Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi.. .
quanphp.net/software/news.php?t=soft&item=1&c=3&a=95521 - 28k - Cached - Similar pages -
PrintView
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945.. . TTCN - * Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi đã cho ra đời hai.. .
www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=95521&ChannelID=3 - 11k - Cached - Similar pages -
Tiền Phong Online
Năm 1996, cuốn Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực của GS... . những cuốn sách về Việt Nam cùng nhiều bài báo lên án cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam của.. . Không chỉ giảng dạy và nghiên cứu về Việt Nam, TS David Marr còn là vị giáo sư.. .
www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159225&ChannelID=6 - 51k - Cached - Similar pages -
Người suốt đời gắn bó với Việt Nam - Báo Việt Nam
26 Tháng Tư 2009.. . Năm 1996, cuốn Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực của GS... . Không chỉ giảng dạy và nghiên cứu về Việt Nam, TS David Marr còn là vị giáo.. .
www.baovietnam.vn/van-hoa/173245/23/Nguoi-suot-doi-gan-bo-voi-Viet-Nam - 51k - Cached - Similar pages -
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945 - (29/08). Cuốn tiểu sử gây bất ngờ ở Pháp - (27/08). Cây bút 21 tuổi lật đổ tác giả của “Harry Potter” - (26/08).. .
www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=58&rootId=4&newsid=1654 - 66k - Cached - Similar pages -
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945
File Format: WAP WML - View as HTML
TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945. TTCN - Cuốn sách trình bày bối cảnh và diễn tiến cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, vào lúc lực lượng Việt Minh cướp.. .
wap.vietbao.vn/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 12k - Similar pages -
TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945. Thứ bảy, 27 Tháng tám 2005, 16:15 GMT+7. Trang 1 / 4. //. TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945.. .
news.minternet.com.vn/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 7k - Cached - Similar pages -
VẤN ĐỀ PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: NỘI.. .
File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML
TÁM NĂM 1945: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP. TS. Đặng Thị Vân Chi.. ... David Marr thì sau cuốn Nữ học luân lý tập đọc của Phan Đình Giáp năm 1918, có.. ... bút danh Nguyễn Thị Kim Anh, Kim Anh, bà đã viết sách Vấn đề phụ nữ và nhiều bài.. .
www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB2/chi.pdf - Similar pages -
Tiền Phong Online
Năm 1962, chàng trai David Marr lần đầu tiên tới Việt Nam sau khi theo học khóa học.. . Tiến sĩ David G. Marr là tác giả của nhiều công trình xuất sắc về Việt Nam,.. . Nhiều người Việt tại Séc chuyển sang kinh doanh thực phẩm - (12/04).. .
www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159225&ChannelID=6 - 51k - Cached - Similar pages -
VẤN ĐỀ PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: NỘI.. .
File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML
Trước hết đó là vấn đề vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội... .... Marr David G (1995), Vietnamese tradition on Trial.1920-1945, University of.. .
www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB2/chi.pdf - Similar pages -
Marr, David G. - US$56.00
VIETNAMESE TRADITION ON TRIAL 1920-1945
(Bekerley, 1981)
479 pp., 160 x 235 mm
Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945: David G. Marr
Despite the historical importance of the Vietnam War, we know very little about what the Vietnamese people thought and felt prior to the conflict.
www.ucpress.edu/books/pages/1585.php - 23k - Cached - Similar pages -
Vietnam 1945: the quest for power - Google Books Result
by David G. Marr, American Council of Learned.. . - 1997 - History - 602 pages
1945: the most significant year in the modern history of Vietnam.
books.google.com/books?isbn=0520212282... -
David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power
real building blocks of history in the making, in Vietnam as in the rest of the world. David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power.. .
www.springerlink.com/index/H51145681N14L230.pdf - Similar pages -
by A Rothacher – 2006
David Marr - Wikivietlit
David Marr is an American historian of modern Viet Nam who has made his academic career in Australia. The footnotes to his three political histories of.. .
www.vietnamlit.org/wiki/index.php?title=David_Marr - 14k - Cached - Similar pages -
Vietnamese Anticolonialism, 1885-1925, (University of California, 1971)
Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945, (University of California, 1981)
Vietnam. World Bibliographical Series, vol.147 (Clio, 1992)
Vietnam 1945: The Quest for Power, (University of California, 1995)
Research School of Pacific and Asian Studies (RSPAS)
http://rspas.anu.edu.au/people/personal/marrd_pah.php
Oakland, Bắt đầu nghiên cứu Ngày 16/2/2007.5
Oakland, Kết thúc Wed, May 20, 2009
Của Sử Gia Ngoại Quốc Về Lịch Sử Việt Nam:
David Marr Với Lịch Sử Việt Nam
Chú thích: Tôi có cơ hội được tiếp xúc với GS David Marr.
Lần thứ nhất, khi tôi l àm thông dịch cho cuộc hội thảo của ông với một nhóm các nhà sử học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, tham dự hội nghị khoa học về “Áp Dụng Các Quan Niệm và Phương Pháp Khoa Học Xã Hội Vào Nghiên Cứu Các Tác Ðộng Về Thay Ðổi Kinh Tế Ðối Với Xã Hội Việt Nam” , tổ chức tại Sàigòn ngày 29/7 – 10/8/1996.
Khi ông nêu vấn đề nghiên cứu sử học phải khách quan, trung thực và tự do, và khi ông hỏi các nhà nghiên cứu sử học có được tự do xử dụng các tài liệu và bàn luận cùng suy nghĩ tự do không, thì tôi trả lời, theo cảm nhận của một số người tham dự, trong đó có tôi,là chúng tôi không có tự do kiều đó, thì từ ngay trong phiên họp hôm sau, tôi không được tiếp tục công việc giao phó cho tôi và không được tiếp xúc với GS David Marr nữa.
Lần thứ hai, khi có học bổng của trường đại học Úc và được chấp thuận làm luận án tiền sĩ sử học cụ thể tại School of Arts and Historical Sciences, Wollongong University, cách 70 miles Nam Sydney, thuộc Tiểu bang New South Wales. Từ Trường Wollongong, qua GS Li Tana, tôi được GS David Marr mời lên làm việc dưới sự giúp đỡ của chính giáo sư tại Thư Viện Trường Đại Học Quốc Gia Úc ở thủ đô Canberra. Nhưng tôi chỉ được điện thoại với Giáo sư, vì mấy ngày sau, tôi bỏ chuyến đi Camberra, trở về Việt Nam làm thực địa, rồi vì nhiều trở ngại phức tạp, tôi không trở lại Úc sau thời hạn một năm trú Việt Nam.
Giáo Sư David Marr, Một Con Người Phức Tạp Khó Hiểu
1. David G. Marr là giáo sư của Trường Nghiên Cứu Thái Bình Dương Học, thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Úc (National University of Australia in Canberra). Ông còn là tác giả của hai tác phẩm nghiên cứu chuyên về lịch sử phong trào Cộng Sản tại Việt Nam và một số tác phẩm viết chung với các tác giả khác. Ngoài tác phẩm nói trên còn có hai tác phẩm có ý nghĩa:
Vietnamese anticolonialism 1885-1925, California 1971;
Vietnam: 1945, A Quest for Power, California 1995.
Sau khi xuất bản ông đã gặp nhiều giới chức Việt Nam và thảo luận với họ và phổ biến khá rộng rãi tại Việt Nam những tác phẩm này và nhiều tác phẩm viết chung với một số tác giả khác. Tôi là một trong những người nhận được cả ba tác phẩm này của ông với tính cách sử gia kiêm thông dịch viên Anh ngữ, phải làm việc khi đó tại Ban Sử Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Tại Tp HCM. Viện này trước kia thuộc Ủy Ban Quốc Gia về Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Cho đến trước cuối năm 1999, thì Viện này gồm các Ban: Triết Học, Văn Học, Xã Hội Học, Kinh Tế Học, Sử Học, Tôn giáo, Khảo Cổ. Viện này trực thuộc Viện Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia có trụ sở ở phố Trần Xuân Soạn,Tthủ đô Hà Nội
2. Là môt sĩ quan tình báo làm việc trong Một Đơn Vị Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam năm 1962-1963, ông dần dần bị lôi cuốn phải chú ý đến điều ông gọi là khả năng của Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc (đầy đủ hơn là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam), trong lúc ông tiến hành những cuộc hành quân quân sự và chính trị phức tạp giữa một số điều kiện khó khăn nhất thấy rõ. Du kích Cộng Sản trong Mặt Trận này hoạt động rải rắc ở cả trăm vị trí khác nhau, lại bị liên quân đối phương Việt Mỹ săn đuổi liên tục từ nhiều phía: trên không, dưới biển và trên mặt đất. Lâm vào hoàn cảnh xem ra cực kỳ nghiệt ngã, tổ chức MTGP vẫn ngoan cường bền bỉ, tìm mọi cách để tồn tại, và khỏi bị tan vở thành từng mảnh. Hơn nữa, rõ ràng là vẫn theo ông, MTGP đã dần dần trở thành trực tiếp thách thức và kết cuộc có thể thắng thế chế độ Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ hậu thuẫn, lúc đó có trụ sở tại Sàigòn.
Từ Công Tác Tình Báo Chống Nổi Dậy Đến Thiện Cảm Với Mặt Trân Giải Phóng
Ông chú ý đến một mẩu tin tình báo cho biết nhiều chi tiết về tổ chức này. MTGP có hệ thống liên lạc cực kỳ thô sơ, nhưng ngay cả các đơn vị thấp nhất trong tổ chức đều thường hiểu tổng quát là phải cố gắng cùng hợp đồng hành động. Cũng có lúc toàn thế các lãnh tụ MTGP tại một làng hay một huyện cụ thể nào đó bị giết chết, bị bắt, hay bị buộc phải chạy trốn sang khu vực khác, các hoạt động “chống chính phủ” VNCH vẫn không bị hoàn toàn ngưng hẳn.
Quả thực, theo nhận định của ông, sau một vài tháng đến một năm, hoạt động khỏi nghĩa như thế có vẻ được củng cố lại. Các liên lạc với những cấp cao hơn của MTGP được tái lập, khiến bộ máy liên hợp Mỹ-Sàigòn lâm vào tình trạng tối tệ hơn trước.
Có những lần khác ông để ý thấy rằng hai thủ lãnh đơn vị MTGP ở cách xa nhau nhiều dậm, và đối phó với những tình huống mới giống nhau. Các đơn vị này không thề chờ chỉ đạo từ cấp trên, nhưng có xu hướng phản ứng khác nhau. Họ có thể không luôn chọn đúng, nhưng rõ ràng họ có cùng một cách nhìn, khi tiếp cận thực tế, ngay lúc đầu không lệ thuộc vào hệ cấp tổ chức. Trong số nhiều chuyện khác, chuyện này cho thấy các chuyên gia chống nổi dậy nào đánh MTGP theo chiến thuật “đốm da beo” , nghĩa là cô lập các khu vực và cố khai thác các mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương để tiêu diệt đối phương. MTGP thế nào cũng mất mát, nhưng không vì chính sách của lực lượng Sàigòn Mỹ muốn chia họ để trị.
Nói tắt lại, ông bắt đầu ngờ rằng các thành viên MTGP có nhất trí về ý thức hệ, khiến cán bộ địa phương có thể hoạt động nhiều tuần hay nhiểu tháng không theo mệnh lệnh đặc biệt từ cấp cao hơn khác. Hơn nữa khi các lực lượng Sàigòn Mỹ hành quân loại trừ các lãnh tụ địa phương, các người theo thường vẫn còn đủ hoà hợp để đổi mới lại phong trào trong thời gian ngắn.
Chuyển Hướng Do Tuyên Truyền Cộng Sản:
Ông từ giã Quân Đoàn Hải Quân năm 1964, nhưng vẫn quan tâm đến vấn đề ý thức hệ này. Làm sao tiến hành được? Ông loại bỏ khoa học chính trị như một phương pháp luận thích hợp trong năm bắt đầu theo học tại Viện Đại Học Berkeley, California. Ông mường tượng như ông có thể vào trong một làng Việt Nam và nhiều lần tiến hành khảo sát chính xác khác nhau. Và ông không muốn liên lụy đến việc phỏng vấn các tù nhân. Ông cố phân tích nội dung, theo dõi các truyền đơn, bản tóm tắt, và các tờ báo MTGP hay Bắc Việt Nam đang có. Nhưng chắc chắn kỹ thuật còn nông cạn và còn mù mờ về nguồn gốc nhiều vấn đề chủ chốt. Năm 1965, ông phỏng vấn nhiều nhà trí thức thành thị Nam Việt Nam, nhưng ông ngạc nhiên khám phá thấy rằng họ không biết nhiều về chủ nghĩa chống thực dân Việt Nam hiện đại hay tình hình phát triển của chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam.
Theo ông phán đoán, ông bỏ lịch sử như một lựa chọn thay thế. Không có gì phải vội trong cuộc tìm kiếm này, bởi vì sau năm 1966, ông không còn nghĩ về người cộng sản như những kẻ thù ông lùa khỏi hầm hố hay phải đánh thắng nữa. Quả thế trong khi tiến hành nghiên cứu cho chương trình Tiến Sĩ tại Nam Việt Nam năm 1967, ông thâm tín rằng những người cộng sản sắp sửa chiến thắng, chủ yếu vỉ họ thừa kế một truyền thống dân tộc và chống thực dân mạnh.
Tuyên Truyền Chủ Nghĩa Cộng Sản Việt Nam Bằng Tiếng Anh Cho Giới Học Giả Ngoại Quốc ở Nước Ngoài
Năm 1971, ông xuất bản cuốn Chủ Nghĩa Chống thực dân Việt Nam, 1885-1925 (Ấn Quán Viện Đại Học California). Vào lúc này, thay vì viết một chuỗi những điều có ý nghĩa, ông tập trung vào kiến thức ông đã thâu thái nhờ các người khác có cùng chí hướng. Như thế ông hy vọng thuyết phục các người bạn Mỹ tin rằng các hành động của Mỹ ở Đông Nam Á vừa tai hại vừa bất nhân.
Nhắm mục đích này, ông và các đồng chí chủ định thành lập Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương. Mặc dù họ không hề hy vọng cạnh tranh với bộ máy thông tin to lớn của ngành Hành Pháp Mỹ, cố gắng của họ có lúc không phải là không thành công. Đại sứ Mỹ tại Sàigòn thậm chí còn dành cho TTTNĐD tín dụng hậu thuẫn để “mất” Việt Nam. Thực ra cứ thẳng thắn, theo ông, lịch sử nên ghi nhận rằng vào năm 1975 Bộ Đội Nhân Dân Việt Nam đó đã giải quyết vấn đề chiến trường Việt Nam. Bộ Đội này nay chiếm được cà hệ thống thông tin tình báo và chỉ huy phức tạp.
Kho Tư Liệu Dồi Dào Về Đông Dương Tại Pháp
Theo nhận định của ông, đến Viện Đại Học Quốc Gia Úc năm 1975, ban đầu ông định nghiên cứu và viết một cuốn thứ hai chống chủ nghĩa thực dân. Tuy nhiên ý tưởng đó đã thay đổi, khi ông khám phá ra rằng các nguồn tài nguyên rất phong phú và đa dạng cho giai đoạn 1920-1945. Theo ông, hầu hết 10.000 nhan đề bằng tiếng Việt đã được ký thác chỉ riêng trong Thư Viện Quốc Gia (Paris) . Hằng trăm sưu tập tiếng Việt và Pháp tại Versailles và có thể đặt mua bằng vi phim. Ít nhất 80 cá nhân sinh viên đã xuất bản luận án cao học của họ về các hoạt động văn hóa, quân sự và chính trị cho đến cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Các Văn Khố Hải Ngoại (Paris và Aix-en-Provence) chứa một số xuất bản phẩm lậu và nhiều tác phẩm khác đã được các tờ báo trí thức tại Hà Nội in lại. Mặc dù rõ ràng là ông không thể đọc hết các tư liệu này, ông cảm thấy rằng không thể gạt bỏ cuốn nào trước là không thích hợp.
“Bản thân tôi đặt vấn đề là phải chăng CSVN đã thay thề, thêm bớt nhiều tài liệu trong kho tư liệu này nhằm mục đích đánh lạc hướng nghiên cứu qua nhiều thủ thuật tinh vi? Tôi đặt vấn đề như thế dựa vào kinh nghiệm làm việc với nhiều đơn vị CSVN nên có kinh nghiệm cụ thể về những mánh khóe tình báo văn hóa hay được xử dụng mà người có óc quan sát tinh vi mới có thể nhận thấy”.
Rõ ràng nhất là từ các nguồn tài nguyên ban đầu này, nhiều lần giới trí thức thí nghiệm, nhiệt tình suy nghĩ, thông tin cho nhau. Họ tỏ ra thất vọng ê chề, và phải đánh giá lại nội dung do tư liệu này chứa đựng, dù đau đớn. Nơi hàng ngũ những người từng quen biết với các học giả sinh viên nghiên cứu trong thập kỷ về sau tại Việt Nam, đã có nhiều ý kiến bất đồng. Nhiều học giả vẫn ước ao phác họa nên những luận đề khách quan giữa Những Người Thực Dân Và Người Chống Thực Dân, Quốc Gia Và Cộng Sản, Truyền Thống Và Hiện Đại. Trong lúc đó dường như chính ông thấy có nhiều thách thức hơn, nhưng có kết quả hơn là chỉ cố chuyển đạt môi trường trí thức chung này. Ông tò mò muớn biết nhiều hơn và cố tập trung thi hành sau khi đã thực sự thảo luận ráo riết.
Truyền Thống Việt Nam Bị Thách Thức, 1920-1945
(David G. Marr: Vietnamese Tradition On Trial, 1920-1945. 1981, 468 pages, First paperback printing 1984. sbn=0520050819.)
Cuốn sách của ông cuối cùng chủ yếu gồm tám chương đề tài, nhưng không chương nào được quyết định trước khi ông bắt đầu truy tìm các nguồn tài liệu đầu tay. Theo ông tìm hiểu chính thế hệ lớp học giả trước, ông thấy rằng thế hệ các nhà trí thức này vẫn còn chú ý đến quan hệ giữa Đạo lý và Chính trị, đến ý nghĩa của quá khứ, và những vấn đề hài hòa xã hội và đấu tranh xã hội.
Giới Thiệu Bố Cục Sơ Lược Của Cuốn sách
List of Abbreviation Liệt Kê Các Chữ Viết Tắt
Preface Lời Tựa
Introduction Giới Thiệu
1. The Colonial Setting Khung Cảnh Thực Dân 15
2. Morality Instruction Giáo Dục Đạo Đức 54
3. Ethics and Politics Đạo lý và Chính Trị 101
4. Language and Literature Ngôn Ngữ và Văn Chương 136
5. The Question of Women Vấn Đề Người Phụ Nữ 190
6. Perception of the Past Nắm Bắt Quá Khứ 252
7. Harmony and Struggle Hài Hòa và Đấu Tranh 288
8. Knowledge Power Sức Mạnh Tri Thức 327
9. Learning from Experience Bài Học Kinh Nghiệm 368
10. Conclusion Kết Luận 413
Glossary Từ Vựng 421
Selected bibliography Thư Mục Chọn Lựa 429
Index Chỉ Dẫn 453
Ông linh cảm rằng vấn đề là lý thuyết quan hệ thế nào với thực hành và ngược lại. Đấy là vấn đề chọn lựa quyết liệt cho những nhà trí thức nào do hoàn cảnh mà trở nên thành phần tham gia các phong trào chính trị có tổ chức. Mặt khác, ông chưa tiếp xúc được nhiều văn bản và đề mục dồi dào về giáo dục đạo đức. Và ông cũng không tưởng tượng được tầm mức bàn luận rộng rãi về việc cải cách ngôn ngữ.Và trong cuộc bàn luận sôi nổi về vai trò đang thay đổi của người đàn bà Việt Nam, thì ông hoàn toàn không hề được chuẩn bị.
Theo ông, ít nhất có ba đề tài khác nữa được xem là có ý nghĩa, nhưng không may không thể mô tả hay phân tích tỉ mỉ trong cuốn này.
1). Các chuyện giả tưởng bình dân có tác dụng lớn tại Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên sau khi đọc hằng chục cuốn tiểu thuyết và các truyện ngắn trong hằng ngàn cuốn có sẵn, ông kết luận rằng nghiên cứu truyện giả tưởng có nhiều phức tạp về mặt phương pháp luận mà ông không đượcchuẩn bị chu đào.
2). Về tôn giáo củng có thể nói như vậy và những tác phẩm viết về tôn giáo, ngoại trừ vấn đề phương pháp luận ở đây, còn nhiều vấn đề về thuật ngữ quá chuyên môn.
3). Cuối cùng có một vấn đề quan trọng về văn hóa bình dân Việt Nam, vừa từ quan điểm của các nhà văn thời ký 1920-1945 vừa như được phản ảnh trong văn chương truyền khẩu còn sống còn.
Sau một chút do dự, ông chọn chuyển đề tài này sang cuốn thứ ba, dự định.bàn về các thái độ nông dân Việt Nam, các chiến dịch động viên quần chúng của Việt Minh, và cuộc thực hiện chiến tranh nhan dân sau năm 1945.
Ông hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có các trả lời cho hai câu hỏi vẫn còn nấn ná cho đến khi gần xong cuốn này. Các giới ưu tuyển quan niệm việc vận động nông dân đến mực nào và; và các nhà lãnh đạo buộc phải thích ứng đến chừng nhất định nào với các thái độ truyền thống có lợi cho việc xây dựng một phong trào quân sự và chính trị hữu hiệu?
Ngoài nhận thức tám đề tài thảo luận trí thức, ông còn cần đặt chúng vào một bối cảnh lịch sử thích đáng, và sắp đặt chúng liên tục theo một chuỗi.
Chương nhập đề và chương 1 được thiết kế đáp ứng nhu cầu thứ nhất, măc dù đầu tiên ông nhận ra cong cuộc nghiên cứu không thích hợp, khi ông đặt vấn đề trên các nền tảng như kinh tế thuộc địa Việt Nam, giai cấp xã hội, hệ thống hành chính và cảnh sát, và mối quan hệ của những điều này với nhu cầu tâm lý và tài chính khác nhau ở mẫu quốc.
Mỗi chương tiếp theo phù hợp với một nền tảng lịch sử nào đó. Với đề tài có sẳn như thế, ông hy vọng dành đủ cho người đọc bình thường và không quá nhiều cho người chuyên môn.
Về tính liên tục, cuốn sách tiệm tiến trình bày các vấn đề theo sát các mối quan tâm trí thức từ sớm đến muộn, từ tư tưởng chính trị bảo thủ đến triệt để và từ tư tưởng đến hành động. Ông tin rằng cuốn này phản ảnh luồng lịch sử của mỗi thời kỳ, mặc dù ông vẫn có cái nhìn sau cùng của riêng ông.
Mặt khác, một số tác thấy ông chưa chú ý đủ đến Đáng Cộng Sản Đông Dương và nhất là Hồ Chí Minh. Ông trả lời là có thể tìm đến những chuyên khảo, tiểu sử hay bản dịch sẵn có về đề tài này qua nhiều ngôn ngữ phương Tây.
Tuy nhiên, căn bản hơn, theo ông nghĩ, nếu chỉ tập chú vào người thắng trận, thì có nguy cơ hiểu lầm lý do người thua lại thua. Thua hay thắng đều có một tiến trình sáng tạo riêng, giờ phút lịch sử của mình.
Không đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn hay giản lược mọi người vào các nguyên mẫu thích hợp, trừ người Cộng Sản, thì một cách khôi hài có nguy cơ hạ giá các thành tựu lịch sử của toàn đảng CSVN và Hồ Chí Minh. Ngoài ra suốt cuộc nghiên cứu của ông, ông thâm tín rằng có hai lần Đảng CSVN có thể sống sót sau khi tàn phá hoàn toàn.và rồi phất lên cuộc cách mạng, lập nên một chính quyền có thể tồn tại được. và dàn dựng lên một cuộc đấu tranh dân tộc ba mươi năm không đưọc giải thích bằng lịch sử tố chức cũng như sự xuất sác của một người.
Trong số các nhà sử học đương đại Việt Nam, một số người có xu hướng lập luận rằng người Việt Nam thành công đánh bại người Pháp trước nhất, và rồi đến người Mỹ, thì cơ bản là vì sức mạnh truyển thống, chẳng hạn tính đồng bộ tương đối về ngôn ngữ và chủng tộc, văn minh cổ và một kỷ lục hãnh diện đấu tranh với xâm lược phương Bắc.
Các nhân tố đó là chắc chắn quan trọng, như ông cố chứng minh trong cuốn sách đầu tiên của ông Tuy nhiên, kết quả tích lũy của tất cả các nghiên cứu của ông (bằng tiếng Việt, Anh và Pháp) nhấn mạnh sức mạnh của truyền thống làm giảm giá trị ý nghĩa lịch sử của nhiều biến đổi quan trọng xảy ra trong thời kỳ thuộc địa ở Việt Nam (1859-1945).
Tại sao luận đề liên tục lại quá xuyên suốt là một câu hỏi hay trong chính nó. Giả định trước như một thiên kiến, một số nhà sử học đã khằng định dễ chịu về thứ triết lý bảo thủ của chính họ về đời sống. Nhiều người khác có xu hướng lẫn lộn, vừa muốn kết án chủ nghĩa đế quốc vừa muốn xác định khách quan và chính xác là nhân tố nào giúp hay ngăn cản chính nghĩa của chủ nghĩa đế quốc hay chủ nghĩa chống đế quốc.
Nhiều nhà Mácxít Việt Nam muốn khoa lịch sử sử học luôn luôn phục vụ chính trị. Lịch s3 sử học và chính trị, cả hai đều được dùng khi làm công cụ phân tích khi để tuyên truyền.Vẫn theo ông, điều đáng chú ý, như có thể thấy về sau, là cách mà các nhà văn Mácxít Việt Nam đã nhấn mạnh đến thay đổi lịch sử, khi phân tích xã hội thực dân hay xây dựng những người cốt cán theo cách mạng. Nhưng lại nhấn mạnh đến tính liên tục lịch sử, khi cần động viên một phong trào giải phóng vẫn còn phân tán. Theo ông, chỗ nào người ta chưa theo Cách Mạng (chủ nghĩa Cộng sản), thì giờ đây phải tiến hành đấu tranh giải phóng và bắt đầu xây dựng một xã hội nông công nghiệp. Đó chính là câu hỏi ông vẫn đề cập trong phần kết luận của ông. (xi)
Những Ai Đã Đóng Góp Hình Thành Cuốn Sách
Suốt hơn tám năm, rầt nhiều người đã góp phần vào cuốn sách này. Trên hết ông muốn cám ơn Christiane Rageau thuộc Thư Viện Quốc Gia Pháp. Không có Christiane, thì không được phép khảo sát một cách có hệ thống toàn bộ sưu tập Việt Nam. Từ giai đoạn sớm nhất, năm 1972, ông Phạm Như Hồ đã tích cực giúp đỡ. Rồi về sau, nhiều người trong Ban Nhân sự phụ trách về Các thư khố Hài Ngoại Pháp [Archives d’Outre-Mer tại Paris và Aix-en-Provence] đã uyển chuyển cho phép nghiên cứu.
Các nhân viên thư viện cũng làm như thế tại Viện Sử Học Hà Nội. Nhờ khoản trợ cấp US National Endowment for Humanities (qua Chương Trình Đông Nam Á của Viên Đại Học Cornell), việc khảo sát thực địa có thể được tiến hành năm 1971-1972. Và năm 1977-1978, lại khảo sát thực địa thêm nhờ tặng khoản từ Trường Nghiên Cứu Thái Bình Dương Học thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Úc.
Frederic Wakeman, Jr, Alexander Woodside, John Whitmore, Joseph Esherick, Jeffrey Barlow, và David Elliot lúc đầu đã tích cực suy nghĩ và phê phán về nhiều phương diện. Nhiều người góp phần trong việc biên soạn về sau và trong số họ, ông đặc biệt biết ơn David Chandler, Christian White, và Jennifer Brewster về nhiều chú thích và gợi ý tỉ mỉ của họ. Nhiều người còn có những chú giải hữu ích về nhiều tiết đặc biệt gồm có Wang Gungwu, Daniel Héméry, Anthony Reid, Gail Kelly, Alfred McCoy, Michael Stenson, Craig Reynolds, William O’ Malley, và John Spragen Jr.
Trong thàng 2/1978, ba học giả tại Viện Sử Học Việt Nam là Văn Tạo, Ngô Văn Hòa và Dương Kinh Quốc đọc bản thảo đầu tiên của cuốn sách và phê phán gay gắt. Ngoài những trường hợp đặc biệt do ông giải thích của, ông tin tưởng rằng ông đã có thể đừng vững và tiếp tục đối thoại thêm. Rồi trong năm 1978 và tháng 4/1980, GS Trần Văn Giàu có thào luận với ông về các vấn đề trí thức trùng lắp và các biến cố mà trong đó bản thân ông có dính líu. Chú thích của Trần Văn Giàu giúp ông nghiên cứu xa hơn ngoài phạm vi cuốn sách này.
Ban Quản Trị Ban Lịch Sử Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Viện Đại Học Quốc Gia Úc, tìm cách chuyển vô số những tờ viết tay của ông thành các bản đánh máy gọn gang, như Robyn Walker. Philip Robyn giúp biên soạn bản thảo cuối cùng. Bà Ái, vợ ông, liên tục chỉ dẫn nghiên cứu về đất nước của bà, còn con cái họ, Andy, Aileen giúp họ khỏi nghĩ đến quá khứ. Các người bạn bè tốt như, Đỗ Quý Tân, Chris Jenkins và Trần Khánh Tuyết, giúp nhắc nhở, và hoàn chỉnh bản viết.
Phần Chương V về “Vấn Đề Phụ Nữ” nguyên thủy xuất bản trên tờ Journal of South East Asia, cuốn 35, số 3 (5/1976) , tt.371-89, và xin phép in lại. Chương sáu là bản duyệt lại do đóng góp của chung Anthony Reid và David Marr, nhà xuất bàn, Perception of the Past in South East Asia (Heineman, 1979) và Hội Nghiên Cứu Á châu của Úc Đại Lọi cho phép in lại.
Thử Đi Đến Một Kết Luận
Dường như cách nhồi nhét quan điểm Cộng Sản tinh vi hết sức bằng cách chọn một đối tượng trong hàng ngũ nhân viên tinh báo Mỹ có tinh thần phản chiến, từng theo học và làm việc trong một trường đại học danh tiêng của Mỹ có nhiều sinh viên và học giả châu Á theo học, cộng tác hay nghiên cứu.
Chính ông là người đã viết sách từ tài liệu trong kho tư liệu Đông Dương ở Bibliothèque Nationale de Pars và ở Archives d’Outre-Mer, Fonds Indochinois d’Aix-en-Provence, Pháp. Điều đó cho người ta cảm giác là ông tìm tận gốc để trình bày các quan điểm của ông.
Tuy nhi ên, c áng về sau, thực tế cách mạng diễn ra ở Việt Nam đã làm cho nhiều quan điểm của ông thay đổi.
Qua ba tác phẩm chính ông xuất bản tại Mỹ, nhiều tác phẩm của học giả ngoại quốc tại Pháp như Duméry, Bourdarel, … và nhiều tác phẩm của nhiều tác giả ngoại quốc khác về Việt Nam xuất bản tại nhiều trường đại học ở Toronto, nhất là ở Montréal, Canada, người nghiên cứu có thể thấy quan điểm của các nhà dân tộc học hay sử học, xã hội họcViệt Nam đã tác động nhất định, nếu không muốn nói là khá mạnh, đến quan điểm nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài.
Theo cách nhìn của ông chịu ảnh hưởngphần nào của nhiều giới chức Cộng Sản, ngoài nhiều vấn đề xã hội cổ truyền Việt Nam như hồn linh giáo, tam giáo cổ truyền, gia đình (thờ cúng gia tiên), … còn có truyền thống công điền công thổ. Theo cách nhìn của họ, đấy là những truyền thống cơ bản đã bị chủ nghĩa thực dân phá hoại bằng cách cấy vào xã hội việt Nam hệ thống Kirtô giáo (Công giáo và Tin Lành) với cơ cấu xã hội do ý thức hệ Kitôgiáo chi phối.
Theo cách nhìn CS, hai quan niệm dân chủ tự do và chế độ tư hữu điền địa là do yếu tố ngoại lai từ phương Tây mang lại. Phá hủy chế độ hữu đièn địa chính là phá hủy gốc rể kinh tế xã hội của Kitô giáo. Và theo họ, như thế là triệt tiêu nguồn gốc bất công xã hội do chủ nghĩa thực dân mang đến Việt Nam
Chính vì thế mà ngày nay CSVN rất mạnh tay trong việc cải tạo điền địa cũng như khép chặt những đòi hỏi dân chủ, tư do và nhân quyền, chấp nhận đi theo đướng lối bảo thủ của Trung quốc.
Trước đây, ý chí tự do dân chủ, đấu tranh chống chủ nghĩa Công Sản của Mỹ tại Việt Nam bị bẻ gẫy, một phần vì phong trào phản chiến có sự vận động của phong trào CS quốc tế với những thành phần CS của Mỳ. Khi cuộc chiến hàng ngày được chiếu trên truyền hình vào các gia đình Mỹ mỗi buổi tối, thì chính các gia đình Mỹ có con em đang chiến đấu sẽ ủng hộ mạnh mẽ việc rút chân quân đội và viên chức Mỹ khỏi Việt Nam. Họ trở thành những người phản chiến mạnh mẽ nhất, buộc chính phủ Mỹ và Quốc hội Mỹ phải hành động!
Vài tài liệu tham khảo
Ngoài kinh nghiệm suy nghĩ và cảm nhận cá nhân, đây là một số tham khảo khác:
David G. Marr - Research School of Pacific and Asian Studies.. .Feb 1, 2006.. . David G. Marr head and shoulders. I am currently working on two books. The first examines state formation in Vietnam 1945-1954,.. . rspas.anu.edu.au/people/personal/marrd_pah.php - 18k - Cached - Similar pages -
Online Resources for Study of Contemporary Viet Nam, Vietnam / David G. Marr, compiler; with the assistance of Kristine Alilunas-.. ... Postwar Vietnam: dilemmas in socialist development / David G. Marr.. . www.lib.washington.edu/southEastAsia/VNFulb.html - 76k - Cached - Similar pages -
Postwar Vietnam: dilemmas in socialist development - Google Books Result by David G. Marr, Christine Pelzer White, Joint.. . - 1988 - Social Science - 248 pages. books.google.com/books?isbn=0877271208... -Vietnam 1945: The Quest for Power, by David G Marr,.. . - 1997 - 636 pages, books.google.com - About this book - More book results » Vietnam 1945: David G. Marr 1945: the most significant year in the modern history of Vietnam. One thousand years of dynastic politics and monarchist ideology came to an end. www.ucpress.edu/books/pages/5991.php - 24k - Cached - Similar pages -
David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power, real building blocks of history in the making, in Vietnam as in the rest of the world. David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power.. . www.springerlink.com/index/H51145681N14L230.pdf - Similar pages - by A Rothacher - 2006
Vietnam 1945: the quest for power - Google Books Result by David G. Marr, American Council of Learned.. . - 1997 - History - 602 pages, 1945: the most significant year in the modern history of Vietnam. books.google.com/books?isbn=0520212282... -
Independence of [i.e. or] death: Vietnam 1945 / David G. Marr.. . Available in the National Library of Australia collection. Author: Marr, David G; Format: Book; 25 p.; 30 cm. catalogue.nla.gov.au/Record/161160?lookfor=&offset=&max=47 - 22k - Cached - Similar pages -
Vietnam 1945: The Quest for Power, David Marr - eBay (item.. . eBay: Find Vietnam 1945: The Quest for Power, David Marr in the Books, Nonfiction Books category on eBay. cgi.ebay.com/Vietnam-1945:-The-Quest-for-Power,-David-Marr_W0QQitemZ390050245528QQcmdZViewItemQ... - 113k - Cached - Similar pages -
David Marr - Wikipedia, the free encyclopedia, Nov 25, 2008.. . Jump to: navigation, search. David Marr may be:.. . David G. Marr, American historian known for his work on Vietnam... . en.wikipedia.org/wiki/David_Marr - 17k - Cached - Similar pages -
The Anti-Colonial Movement in Vietnam, Ngo Van, Vietnam 1920-1945, Revolution et contre-revolution sous la domination coloniale, Paris, L'insomniaqe, 1995, 444 pp. return. ** David G. Marr.. . www.wpunj.edu/~newpol/issue23/goldne23.htm - 27k - Cached - Similar pages - by L Goldner - Related articles - All 2 versions [PDF]
The Anti-Colonial Movement in Vietnam, File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML, David Marr, Vietnam 1945. While it would be quite unfair to criticize. Marr for not being a Vietnamese revolutionary, it is certainly remarkable.. . www.tusachnghiencuu.org/essay/TSNC_AntiColonial_Movement_VN.pdf - Similar pages - by L Goldner - Related articles - All 2 versions,
Book Review: Temporary Allies: The OSS and Ho Chi Minh: The OSS.. . She provides more detailed coverage of these secret operations than did David Marr in his more broadly focused history of Vietnam in 1945, [2] and the book.. . www.politicalreviewnet.com/polrev/reviews/DIPH/R_0145_2096_325_1007621.asp - 16k - Cached - Similar pages -
HISTORY 319—THE VIETNAM WARS
File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML
*David G. Marr, "Vietnam Strives to Catch Up," Asian Update (1995), pp. 4-.. .. Marr, David G. Vietnam 1945: The Quest for Power (Berkeley: University of.. .
history.wisc.edu/course/course_descriptions/archive/fall2006_07/history319_fall2006.pdf - Similar pages -
The OSS and Ho Chi Minh
David G. Marr, author of Vietnam 1945: The Quest for Power. “Should become the point of departure for understanding the ultimately tragic American role in.. .
www.kansaspress.ku.edu/baross.html - 9k - Cached - Similar pages -
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945
TTCN - + Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi đã cho ra đời hai cuốn khác về cách mạng VN?
vietbao.vn/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 50k - Cached - Similar pages -
TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945
Ban co the doc ban tieng Viet co dau cua bai viet TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945 bang cach nhan chuot vao duong dan tren... .
vietbao.vn/vi/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 18k - Cached - Similar pages -
QuanPHP.net NEWS TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945
Quanphp.net diễn đàn PHP cho các newbie. Cung cấp giải pháp lấy tin tự động. Ngoài ra bạn cũng có thể download nhiều ebook hay, hoàn toàn trực tiếp.
quanphp.net/news/11/23/395521/ - 45k - Cached - Similar pages -
QuanPHP.net SOFTWARE
Chính trị - Xã hội. TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945.. . TTCN - * Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi.. .
quanphp.net/software/news.php?t=soft&item=1&c=3&a=95521 - 28k - Cached - Similar pages -
PrintView
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945.. . TTCN - * Động cơ nào đã thúc đẩy anh viết cuốn sách về Cách mạng Tháng Tám 1945 nàysau khi đã cho ra đời hai.. .
www.tuoitre.com.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=95521&ChannelID=3 - 11k - Cached - Similar pages -
Tiền Phong Online
Năm 1996, cuốn Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực của GS... . những cuốn sách về Việt Nam cùng nhiều bài báo lên án cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam của.. . Không chỉ giảng dạy và nghiên cứu về Việt Nam, TS David Marr còn là vị giáo sư.. .
www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159225&ChannelID=6 - 51k - Cached - Similar pages -
Người suốt đời gắn bó với Việt Nam - Báo Việt Nam
26 Tháng Tư 2009.. . Năm 1996, cuốn Việt Nam 1945 - Sự tìm kiếm quyền lực của GS... . Không chỉ giảng dạy và nghiên cứu về Việt Nam, TS David Marr còn là vị giáo.. .
www.baovietnam.vn/van-hoa/173245/23/Nguoi-suot-doi-gan-bo-voi-Viet-Nam - 51k - Cached - Similar pages -
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945 - (29/08). Cuốn tiểu sử gây bất ngờ ở Pháp - (27/08). Cây bút 21 tuổi lật đổ tác giả của “Harry Potter” - (26/08).. .
www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=58&rootId=4&newsid=1654 - 66k - Cached - Similar pages -
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945
File Format: WAP WML - View as HTML
TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945. TTCN - Cuốn sách trình bày bối cảnh và diễn tiến cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, vào lúc lực lượng Việt Minh cướp.. .
wap.vietbao.vn/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 12k - Similar pages -
TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945
TS David Marr và cuốn sách Việt Nam 1945. Thứ bảy, 27 Tháng tám 2005, 16:15 GMT+7. Trang 1 / 4. //. TS David Marr va cuon sach Viet Nam 1945.. .
news.minternet.com.vn/Xa-hoi/TS-David-Marr-va-cuon-sach-Viet-Nam-1945/40095521/157/ - 7k - Cached - Similar pages -
VẤN ĐỀ PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: NỘI.. .
File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML
TÁM NĂM 1945: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP. TS. Đặng Thị Vân Chi.. ... David Marr thì sau cuốn Nữ học luân lý tập đọc của Phan Đình Giáp năm 1918, có.. ... bút danh Nguyễn Thị Kim Anh, Kim Anh, bà đã viết sách Vấn đề phụ nữ và nhiều bài.. .
www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB2/chi.pdf - Similar pages -
Tiền Phong Online
Năm 1962, chàng trai David Marr lần đầu tiên tới Việt Nam sau khi theo học khóa học.. . Tiến sĩ David G. Marr là tác giả của nhiều công trình xuất sắc về Việt Nam,.. . Nhiều người Việt tại Séc chuyển sang kinh doanh thực phẩm - (12/04).. .
www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=159225&ChannelID=6 - 51k - Cached - Similar pages -
VẤN ĐỀ PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945: NỘI.. .
File Format: PDF/Adobe Acrobat - View as HTML
Trước hết đó là vấn đề vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội... .... Marr David G (1995), Vietnamese tradition on Trial.1920-1945, University of.. .
www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB2/chi.pdf - Similar pages -
Marr, David G. - US$56.00
VIETNAMESE TRADITION ON TRIAL 1920-1945
(Bekerley, 1981)
479 pp., 160 x 235 mm
Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945: David G. Marr
Despite the historical importance of the Vietnam War, we know very little about what the Vietnamese people thought and felt prior to the conflict.
www.ucpress.edu/books/pages/1585.php - 23k - Cached - Similar pages -
Vietnam 1945: the quest for power - Google Books Result
by David G. Marr, American Council of Learned.. . - 1997 - History - 602 pages
1945: the most significant year in the modern history of Vietnam.
books.google.com/books?isbn=0520212282... -
David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power
real building blocks of history in the making, in Vietnam as in the rest of the world. David G. Marr: Vietnam 1945. The Quest for Power.. .
www.springerlink.com/index/H51145681N14L230.pdf - Similar pages -
by A Rothacher – 2006
David Marr - Wikivietlit
David Marr is an American historian of modern Viet Nam who has made his academic career in Australia. The footnotes to his three political histories of.. .
www.vietnamlit.org/wiki/index.php?title=David_Marr - 14k - Cached - Similar pages -
Vietnamese Anticolonialism, 1885-1925, (University of California, 1971)
Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945, (University of California, 1981)
Vietnam. World Bibliographical Series, vol.147 (Clio, 1992)
Vietnam 1945: The Quest for Power, (University of California, 1995)
Research School of Pacific and Asian Studies (RSPAS)
http://rspas.anu.edu.au/people/personal/marrd_pah.php
Oakland, Bắt đầu nghiên cứu Ngày 16/2/2007.5
Oakland, Kết thúc Wed, May 20, 2009
Từ Hoàng Sa đến Tây Nguyên
Người Buôn Gió's Blog
19:27 22/05/2009
LTS.- Sau đây là tâm sự và nhận định của Blogger Người Buôn Gió, một trong những người viết báo mạng cá nhân được nhiều người đọc và quan tâm. Người Buôn Gió nói lên lòng yêu nước và đau thương nhục nhã trước sự nhu nhược của Bộ Chính Trị và nhà cầm quyền CSVN. Xin mời độc giả đọc quan điểm của người viết blog Người Buôn Gió dưới đây:
Tàu Ngư Chính của TQ hiện đang bảo vệ các tàu đánh cá khác của TQ khai thác hải sản trên lãnh hải Việt Nam. Chỉ với một chiếc tàu theo như TQ nói là phục vụ ngư trường này, TQ khiến cho lực lượng hải quân Việt Nam phải im lặng. Tàu Ngư Chính ngang nhiên quần thảo tại khu vực Hoàng Sa bảo kê cho các tàu con công khai cướp đoạt tài nguyên của nhân dân Việt Nam mà không hề có ý e ngại điều gì. Người TQ vừa ban lệnh cấm các tàu nước khác xâm phạm vùng lãnh hải mà họ nói là chủ quyền của họ, đồng thời nhấn mạnh sẽ " trừng phạt'' tàu nước khác dám xâm phạm.
Như thường lệ, phía Việt Nam phát biểu yếu ớt cho có lệ qua lời của ông Lê Dũng. Những phát biểu từ lâu TQ đã quá quen thuộc đến nỗi dường như chính họ là người soạn bài cho ông Lê Dũng đọc.
Tại sao người TQ càng ngày càng có những hành động ngang ngược như vậy đối với Việt Nam.? Phải chăng họ quá mạnh so với VN?. Cho nên chính phủ VN đành phải nhân nhượng để giữ cái chiêu bài " giữ hòa bình trong khu vực'' để che dấu sự bạc nhược của mình. VN có thể khơi hàng đống lý do để nói với dân chúng về động thái không quyết liệt của chính phủ trước chủ quyền đất nước, bằng ngàn mỹ từ trên truyền thông đại chúng, hay bằng cách truyền khẩu qua những lời của đảng viên cấp cơ sở thấp nhất. Những luận điệu ấy tóm tắt gồm các ý, giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, phải khéo léo ngoại giao để đạt được cái mình muốn, cần có thời gian lâu dài....
TQ không phải bây giờ mạnh hơn VN, mà cả ngàn đời nay họ vẫn mạnh hơn như vậy. Cách đây 30 năm, người TQ tiến vào biên giới VN thế như chẻ tre, tàn sát đồng bào, chiến sĩ Việt Nam như đốn cây chuối trong vườn. Lúc ấy họ mạt sát VN, nhưng không dám coi thường bằng những hành động xỉ nhục như vụ tàu Ngư Chính bây giờ. Bởi vì lúc ấy người Việt Nam dám chiến đấu, họ chiến đấu với tinh thần quật cường, dân tộc, chủ quyền. Yếu hay mạnh, phát triển kinh tế, ổn định gì gì... người Việt Nam không quan tâm tính tóan đến điều đó, bởi lẽ chủ quyền đất nước là trên hết. Trước chủ quyền dân tộc, đến mạng sống còn không nghĩa lý chứ đừng nói đến những toan tính làm ăn,phát triển kinh tế. Người TQ rất ngại điều đó lặp lại.
Ngày nay người TQ đã có kinh nghiệm trong việc đối xử với Việt Nam để không phải tốn xương máu. Một cuộc chiến ở thời điểm này tất nhiên bất lợi cho cả hai bên, nhưng ở vị thế nước lớn đang phát triển, chiến tranh sẽ khiến các quan hệ với quốc tế của TQ xấu đi rất nhiều. Nếu VN chấp nhận đối đầu với tinh thần cảm tử như năm 79. Các cường quốc thế giới ắt sẽ can thiệp, và cho dù các cường quốc này sẽ trục lợi cá nhân họ như luận điệu của chính quyền Việt Nam tuyên truyền, thì phần mà VN thiệt thòi đi cũng không lớn hơn phần bị TQ thôn tính.Thậm chí còn ít hơn nếu so sánh với tình trạng cứ thế này để TQ lấn thêm nữa với kiểu tằm ăn lá dâu.
Nhưng người TQ quá khôn ngoan để tính không cho người Việt thể hiện cái tinh thần bất chấp tất cả để giữ gìn lãnh thổ như trong hàng nghìn năm lịch sử, họ đã có những bước đi, ý đồ nhằm tiêu diệt sự đấu tranh ngay trong lòng người Việt. Dập tắt ý chí chiến đấu bảo vệ chủ quyền của người Việt ngay trong trứng nước.
Nhìn toàn cục thái độ ứng xử của VN về lãnh hải bây giờ, người TQ không có gì đáng lo. Việc Việt Nam nhập tàu chiến, máy bay không thể hiện ý chí chuẩn bị chiến tranh, mà chỉ là động thái vờ vịt để cho dân chúng đỡ hoài nghi về thái độ quá nhũn nhường của chính quyền với chủ quyền đất nước. Vì số lượng vũ khí ấy chả bõ bèn gì nếu so sánh với tiềm lực quân sự của TQ. Nếu VN thực sự muốn bảo vệ chủ quyền trước hành động xâm lấn của TQ, thìcái cần là hiệp ước quân sự với cường quốc nào đó như đã từng ký với Nga trước kia. Cộng với tinh thần dân tộc mạnh mẽ, kiên quyết.
Cho nên TQ phải giải quyết các hai điểm nêu trên này được, thì mới ngang ngược cho tàu hoạt động công khai trên lãnh hải Việt Nam. Và người TQ đã giải quyết được chưa, giải quyết bằng cách nào.?
TQ giải quyết vấn đề này thông qua một số quan chức Việt Nam thân Tàu mà họ đã lựa chọn kỹ. Những cá nhân nòng cốt mà người TQ đã chọn lựa ngay từ năm 88 trong buổi gặp ở Thành Đô. Cá nhân đó giờ vẫn uy nghi, oai vệ trong trong buổi họp quốc hộ VN khai mạc ngày hôm nay 20-5-2009. Từ cá nhân này mà người TQ phát triển nhân lên thành nhiều cá nhân khác. Các cá nhân khác trông thấy con đường tiến thân vững chắc của cá nhân kia từ năm 88 đến nay trên con đường quan lộ. Tự họ phải biết mình dựa vào đâu để có sự nghiệp chính trị, buồn thay cho nước Việt là những nấc thang tiến lên của các cá nhân này đúng như mong muốn của họ. Mấy năm gần đây số ủy viên BCT tỏ thái độ hữu hảo với TQ ngày càng nhiều về số lượng cũng như chất lượng bày tỏ tấm lòng. Từ những cá nhân có quyền hành này dội xuống, các phương tiện truyền thông đi theo một lề đã chỉ định. Ca ngợi quan hệ Việt - Trung, kiểm soát chặt chẽ và trừng phạt những tư tưởng bài Trung Quốc. Điều đó thể hiện qua truyền thông, báo chí được thoải mái ca ngợi người bạn, người anh Trung Hoa. Ví dụ như báo Hà Nội Mới ca ngợi Hứa Thế Hữu, ủng hộ bô xít Tây Nguyên đã dành được khen ngợi hồi tổng kết báo chí năm 2008, hay truyền hình chiếu nhiều phim Trung Quốc cũng được khen thưởng. Trang web của bộ Công thương để mặc cho TQ thao túng tuyên truyền cũng không cá nhân nào liên đới bị xử lý. Trong khi đó những cá nhân, đơn vị có ý châm chích, phản đối mối tình quái gở Việt- Trung này đều bị xứ lý thích đáng như bloge Điếu Cày, báo Vietnamnet,báo Du lịch.....với truyền thông thế này thì ngừoi TQ hoàn toàn yên tâm là tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền của người Việt không thể ngóc lên. Mà tan rã ngay từ tại tư gia mỗi công dân bởi màn hình tivi. Tinh thần ấy càng tan rã hơn bởi những luận điệu như ổn định,phát triển, hòa bình...đã dập tắt chút ít quật cường nhen nhóm trong lòng người Việt Nam. Vừa ca ngợi, vừa đe dọa, vừa thủ thỉ dỗ dành chỉ cho thấy những cái lợi trước mắt. Từng ấy thử đoạn được truyền thông liên tiếp chuyển tải hàng ngày, hàng giờ khiến người Việt Nam mất cảnh giác, thiếu thông tin chính xác, thậm chí còn ngây thơ nghĩ rằng dù thế nào đi nữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có cách đối thoại trong vẫn đề chủ quyền. Việt Nam sẽ không bị thiệt thòi.
Bô Xít Tây Nguyên trở thành nóng bỏng, không chỉ là môi trường, lợi nhuận, an ninh quốc phòng mà dự án này bị phản đối như vậy. Bởi nó liên quan đến sự có mặt người TQ tại VN. Vậy dự án này còn là cái đo nhiệt kế, cái phép tính xem lòng người Việt Nam mạnh đến đâu khi. Nó là nước đi mà người TQ cần biết rõ những con cờ của họ trong hàng ngũ lãnh đạo VN thể hiện quyết tâm hữu hảo đúng như lời nói không.
Một đám đông chuẩn bị phản đối, bị ném cho quả pháo cũ rích " cẩn thận các thế lực thù địch lợi dụng'' vào giữa đám. Thế là chưa gì mỗi ông một nhóm, ông tướng già thì đứng đơn cá nhân mình, vài ông giáo sư chỉ gom lại hàng ngũ gọi là tri thức ''sạch sẽ'' để '' nâng cao cảnh giác kẻ xấu trà trộn''. Đám còn lại bị khoác cái áo giấy vu khống là ma, một đám nữa thì bơ vơ chả biết phản đối thế nào.
Các quân cờ khắc chữ Hán thì sang sông với khí thế không hề biết lùi. Vừa tiến vừa hô '' chủ trương lớn'' hay '' quốc hội nhất trí hoàn toàn'' hoặc '' đảm bảo công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường''.......''phát triển kinh tế Tây Nguyên''......
Người Trung Quốc đứng xem xoa tay hài lòng. Tinh thần dân chúng Việt Nam đến vậy, các con cờ thể hiện nhất mực như lời nói. Còn gì nữa mà đắn đo, giải quyết tiếp xong biển đảo rồi tính đến việc khác.
(Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS290hb67U6oYE5faRfPd8?bid=3897&yy=2009&mm=5)
Tàu Ngư Chính của TQ hiện đang bảo vệ các tàu đánh cá khác của TQ khai thác hải sản trên lãnh hải Việt Nam. Chỉ với một chiếc tàu theo như TQ nói là phục vụ ngư trường này, TQ khiến cho lực lượng hải quân Việt Nam phải im lặng. Tàu Ngư Chính ngang nhiên quần thảo tại khu vực Hoàng Sa bảo kê cho các tàu con công khai cướp đoạt tài nguyên của nhân dân Việt Nam mà không hề có ý e ngại điều gì. Người TQ vừa ban lệnh cấm các tàu nước khác xâm phạm vùng lãnh hải mà họ nói là chủ quyền của họ, đồng thời nhấn mạnh sẽ " trừng phạt'' tàu nước khác dám xâm phạm.
Như thường lệ, phía Việt Nam phát biểu yếu ớt cho có lệ qua lời của ông Lê Dũng. Những phát biểu từ lâu TQ đã quá quen thuộc đến nỗi dường như chính họ là người soạn bài cho ông Lê Dũng đọc.
Tại sao người TQ càng ngày càng có những hành động ngang ngược như vậy đối với Việt Nam.? Phải chăng họ quá mạnh so với VN?. Cho nên chính phủ VN đành phải nhân nhượng để giữ cái chiêu bài " giữ hòa bình trong khu vực'' để che dấu sự bạc nhược của mình. VN có thể khơi hàng đống lý do để nói với dân chúng về động thái không quyết liệt của chính phủ trước chủ quyền đất nước, bằng ngàn mỹ từ trên truyền thông đại chúng, hay bằng cách truyền khẩu qua những lời của đảng viên cấp cơ sở thấp nhất. Những luận điệu ấy tóm tắt gồm các ý, giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, phải khéo léo ngoại giao để đạt được cái mình muốn, cần có thời gian lâu dài....
TQ không phải bây giờ mạnh hơn VN, mà cả ngàn đời nay họ vẫn mạnh hơn như vậy. Cách đây 30 năm, người TQ tiến vào biên giới VN thế như chẻ tre, tàn sát đồng bào, chiến sĩ Việt Nam như đốn cây chuối trong vườn. Lúc ấy họ mạt sát VN, nhưng không dám coi thường bằng những hành động xỉ nhục như vụ tàu Ngư Chính bây giờ. Bởi vì lúc ấy người Việt Nam dám chiến đấu, họ chiến đấu với tinh thần quật cường, dân tộc, chủ quyền. Yếu hay mạnh, phát triển kinh tế, ổn định gì gì... người Việt Nam không quan tâm tính tóan đến điều đó, bởi lẽ chủ quyền đất nước là trên hết. Trước chủ quyền dân tộc, đến mạng sống còn không nghĩa lý chứ đừng nói đến những toan tính làm ăn,phát triển kinh tế. Người TQ rất ngại điều đó lặp lại.
Ngày nay người TQ đã có kinh nghiệm trong việc đối xử với Việt Nam để không phải tốn xương máu. Một cuộc chiến ở thời điểm này tất nhiên bất lợi cho cả hai bên, nhưng ở vị thế nước lớn đang phát triển, chiến tranh sẽ khiến các quan hệ với quốc tế của TQ xấu đi rất nhiều. Nếu VN chấp nhận đối đầu với tinh thần cảm tử như năm 79. Các cường quốc thế giới ắt sẽ can thiệp, và cho dù các cường quốc này sẽ trục lợi cá nhân họ như luận điệu của chính quyền Việt Nam tuyên truyền, thì phần mà VN thiệt thòi đi cũng không lớn hơn phần bị TQ thôn tính.Thậm chí còn ít hơn nếu so sánh với tình trạng cứ thế này để TQ lấn thêm nữa với kiểu tằm ăn lá dâu.
Nhưng người TQ quá khôn ngoan để tính không cho người Việt thể hiện cái tinh thần bất chấp tất cả để giữ gìn lãnh thổ như trong hàng nghìn năm lịch sử, họ đã có những bước đi, ý đồ nhằm tiêu diệt sự đấu tranh ngay trong lòng người Việt. Dập tắt ý chí chiến đấu bảo vệ chủ quyền của người Việt ngay trong trứng nước.
Nhìn toàn cục thái độ ứng xử của VN về lãnh hải bây giờ, người TQ không có gì đáng lo. Việc Việt Nam nhập tàu chiến, máy bay không thể hiện ý chí chuẩn bị chiến tranh, mà chỉ là động thái vờ vịt để cho dân chúng đỡ hoài nghi về thái độ quá nhũn nhường của chính quyền với chủ quyền đất nước. Vì số lượng vũ khí ấy chả bõ bèn gì nếu so sánh với tiềm lực quân sự của TQ. Nếu VN thực sự muốn bảo vệ chủ quyền trước hành động xâm lấn của TQ, thìcái cần là hiệp ước quân sự với cường quốc nào đó như đã từng ký với Nga trước kia. Cộng với tinh thần dân tộc mạnh mẽ, kiên quyết.
Cho nên TQ phải giải quyết các hai điểm nêu trên này được, thì mới ngang ngược cho tàu hoạt động công khai trên lãnh hải Việt Nam. Và người TQ đã giải quyết được chưa, giải quyết bằng cách nào.?
TQ giải quyết vấn đề này thông qua một số quan chức Việt Nam thân Tàu mà họ đã lựa chọn kỹ. Những cá nhân nòng cốt mà người TQ đã chọn lựa ngay từ năm 88 trong buổi gặp ở Thành Đô. Cá nhân đó giờ vẫn uy nghi, oai vệ trong trong buổi họp quốc hộ VN khai mạc ngày hôm nay 20-5-2009. Từ cá nhân này mà người TQ phát triển nhân lên thành nhiều cá nhân khác. Các cá nhân khác trông thấy con đường tiến thân vững chắc của cá nhân kia từ năm 88 đến nay trên con đường quan lộ. Tự họ phải biết mình dựa vào đâu để có sự nghiệp chính trị, buồn thay cho nước Việt là những nấc thang tiến lên của các cá nhân này đúng như mong muốn của họ. Mấy năm gần đây số ủy viên BCT tỏ thái độ hữu hảo với TQ ngày càng nhiều về số lượng cũng như chất lượng bày tỏ tấm lòng. Từ những cá nhân có quyền hành này dội xuống, các phương tiện truyền thông đi theo một lề đã chỉ định. Ca ngợi quan hệ Việt - Trung, kiểm soát chặt chẽ và trừng phạt những tư tưởng bài Trung Quốc. Điều đó thể hiện qua truyền thông, báo chí được thoải mái ca ngợi người bạn, người anh Trung Hoa. Ví dụ như báo Hà Nội Mới ca ngợi Hứa Thế Hữu, ủng hộ bô xít Tây Nguyên đã dành được khen ngợi hồi tổng kết báo chí năm 2008, hay truyền hình chiếu nhiều phim Trung Quốc cũng được khen thưởng. Trang web của bộ Công thương để mặc cho TQ thao túng tuyên truyền cũng không cá nhân nào liên đới bị xử lý. Trong khi đó những cá nhân, đơn vị có ý châm chích, phản đối mối tình quái gở Việt- Trung này đều bị xứ lý thích đáng như bloge Điếu Cày, báo Vietnamnet,báo Du lịch.....với truyền thông thế này thì ngừoi TQ hoàn toàn yên tâm là tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền của người Việt không thể ngóc lên. Mà tan rã ngay từ tại tư gia mỗi công dân bởi màn hình tivi. Tinh thần ấy càng tan rã hơn bởi những luận điệu như ổn định,phát triển, hòa bình...đã dập tắt chút ít quật cường nhen nhóm trong lòng người Việt Nam. Vừa ca ngợi, vừa đe dọa, vừa thủ thỉ dỗ dành chỉ cho thấy những cái lợi trước mắt. Từng ấy thử đoạn được truyền thông liên tiếp chuyển tải hàng ngày, hàng giờ khiến người Việt Nam mất cảnh giác, thiếu thông tin chính xác, thậm chí còn ngây thơ nghĩ rằng dù thế nào đi nữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có cách đối thoại trong vẫn đề chủ quyền. Việt Nam sẽ không bị thiệt thòi.
Bô Xít Tây Nguyên trở thành nóng bỏng, không chỉ là môi trường, lợi nhuận, an ninh quốc phòng mà dự án này bị phản đối như vậy. Bởi nó liên quan đến sự có mặt người TQ tại VN. Vậy dự án này còn là cái đo nhiệt kế, cái phép tính xem lòng người Việt Nam mạnh đến đâu khi. Nó là nước đi mà người TQ cần biết rõ những con cờ của họ trong hàng ngũ lãnh đạo VN thể hiện quyết tâm hữu hảo đúng như lời nói không.
Một đám đông chuẩn bị phản đối, bị ném cho quả pháo cũ rích " cẩn thận các thế lực thù địch lợi dụng'' vào giữa đám. Thế là chưa gì mỗi ông một nhóm, ông tướng già thì đứng đơn cá nhân mình, vài ông giáo sư chỉ gom lại hàng ngũ gọi là tri thức ''sạch sẽ'' để '' nâng cao cảnh giác kẻ xấu trà trộn''. Đám còn lại bị khoác cái áo giấy vu khống là ma, một đám nữa thì bơ vơ chả biết phản đối thế nào.
Các quân cờ khắc chữ Hán thì sang sông với khí thế không hề biết lùi. Vừa tiến vừa hô '' chủ trương lớn'' hay '' quốc hội nhất trí hoàn toàn'' hoặc '' đảm bảo công nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường''.......''phát triển kinh tế Tây Nguyên''......
Người Trung Quốc đứng xem xoa tay hài lòng. Tinh thần dân chúng Việt Nam đến vậy, các con cờ thể hiện nhất mực như lời nói. Còn gì nữa mà đắn đo, giải quyết tiếp xong biển đảo rồi tính đến việc khác.
(Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS290hb67U6oYE5faRfPd8?bid=3897&yy=2009&mm=5)
Những điều không ''tử tế'' trong câu chuyện Bauxite Việt Nam
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
21:01 22/05/2009
Câu chuyện khai thác quặng mỏ bauxite và sự hiện diện của công nhân và chuyên viên Trung cộng ở cao nguyên Trung phần Việt Nam hiện là một điểm nóng và là một đề tài đã được người dân trong nước cũng như ở hải ngoại quan tâm. Truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình hầu như khai thác hàng ngày trên mọi mặt của vân đề từ gần 3 tháng qua.
Bài viết nầy, qua đề tựa lần lượt nêu ra một số vấn đề "bất cập"; trong đó những người có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp của dự án, những người đang trực tiếp điều hành nhà nước CS Việt Nam…đã nêu ra, biện giải hay phản bác những "góp ý" của người dân trong và ngoài nước trên báo chí, phòng vấn, hội thảo v.v… Sở dĩ có quá nhiều chuyện cần phải "bàn lại" vì dự án khai thác quặng bauxite đã được chính Tổng bí thư Đảng CS là Nông Đúc Mạnh đã ký với TC ngày 3/12/2001 qua ký kết "…Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế…."
1/ Về diện tích đất khai thác: Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất "hoang", không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v… Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.
Hiện tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bà con có thể chấp nhận được khi tiền bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và đất trồng. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhà và đất chung quanh, cộng thêm một diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!
2/ Vấn đề hoàn thổ và trình tự khai thác "cuốn chiếu": Theo biện giải của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải và mới đây nhứt được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ) tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thì cũng phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyên như thác đổ, nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay. Và phải lấy đất ở đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu?
Nếu đúng như vậy, tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khu khai thác bauxite ở nước họ, mà phải khăn gói sang một nơi xa xôi để bắt đấu làm lại rất tốn kém. Và tại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần biên giới Bắc – Trung mà phải vào tận Cao nguyên Trung phần Việt Nam? Có phải vì một ẩn ý chính trị gì không?
3/ Vấn đề chuyên chở: Theo dự án, một đường xe lửa nối liền Đắk Nông tới Bình Thuận dài khoảng 300 Km và một hải cảng sẽ được thiết lập tại Kê Gà (Bình Thuận). Hai công trình nầy dự kiến trong dự án, nhưng hoàn toàn không nghe nói đến chi tiết kỹ thuật, tài chính cầnn cho dự án, cũng như tiến độ thi công vào giai đoạn nào…trong lúc hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã bắt đầu đến giai đoạn xây dựng nhà máy. Có phải phải chờ 5 hay 10 năm nữa mới bắt đầu chuyển vận alumina về TC hay không?
4/ Vấn đề điện năng và nguồn nước cho khai thác: Theo như dự án Nhân Cơ, nguồn điện năng dùng cho việc khai thác bauxite để chế biến nhôm gồm việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Đắk Tít với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ nước chạy dọc theo soôg Serépok để cung cấp nước cho nhà máy. Trong lúc đó, Ông PTT CS Hoàng Trung Hải nói là dự án sẽ xây dựng 3 tổ máy với công suất 3x30 MW và lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai và một số suối trong khu vực để lấy nước cho việc khai thác. Như vậy, chẳng lẽ có hai dự án khai thác khau nhau ở tại Nhân Cơ. Người viết cũng không nghe nói đền nguồn điện và nước dùng để khai thác công trường Tân Rai ở Lâm Đồng, mặc dù ở hai nơi nầy cùng chung một chỉ tiêu khai thác là 600.000 tấn nhôm (ròng)/năm.
Với tính cách thông tin, hiện tại lượng điện năng dung cho toàn cõi Việt Nam là 58 tỷ KWH, và muốn khai thác 1,2 triệu tấn nhôm/năm phải cần đến 18 tỷ KWH. Như vậy tính khả thi của của hai nguồn điện trên (nếu nằm trong dự án) sẽ không cao nếu không nói là không tưởng.
Còn vấn đề nguồn nước, qua các dữ kiện "chung chung" nói trên, người đọc cũng sẽ dễ dàng nhận biết là có thể đến Tết "congo" mới hy vọng có đủ nước để hoàn thành dự án.
Một phương pháp "tối tân" nữa mà người viết với kinh nghiệm trên 20 năm trong lãnh vực xử lý bùn phế thải ở Hoa Kỳ chưa được biết là, bùn đỏ sẽ được trích nước ra để còn 54,4% nước (bằng cách nào, dự án không nói tới) và nước cùng với kiềm (sút) đã được trích ly sẽ được dùng lại để khai thác lô quặng khác, không cần phải thêm hoá chất.
Đây quả thật là một chu trình kín ứng hợp với tiến trình tòan cầu hoá trong việc áp dụng công nghệ sạch và xanh vì bùn đỏ sẽ được trộn lẫn với lớp đất mặt, đất mùn(?) (ở đâu ra(?)), phân bón hữu cơ để hoàn thổ và trồng cây công nghiệp, bảo vệ môi trường…
5/ Vấn để xử lý bùn đỏ: Theo tính toán của công nghệ khai thác quặng bauxite trên thế giới, trung bình khai thác 4 tấn quặng nguyên sinh sẽ có được 2 tấn alumina; và từ alumina sẽ điện phân được 1 tấn nhôm ròng. Lượng bùn đỏ trộn lẫn với nước là khoảng độ 2 tấn.
Nếu theo như diễn giải nêu trên thì không cần phải xử lý bùn đỏ vì bùn đỏ đã được biến thành đất nông nghiệp rồi?
Vấn đề hồ chứa bùn đỏ: Theo dự án, các hồ chứa bùn đỏ đều được thiết kế theo hệ thống thu hồi nước tuần hoàn kể trên.. Lợi dụng các khu vực thung lũng trong khu vực để xây dựng các hồ chứa quặng. Khu vực bãi chứa bùn đỏ sẽ dựa theo "tiêu chuẩn khồng chế ô nhiễm chôn lấp chất thải ô nhiễm" của Trung Cộng (tiêu chuẩn GB18598-2001) sử dụng giải pháp chống rò rỉ toàn diện, để tránh khỏi tình trạng dung dịch của bùn đỏ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước dưới lòng đất (tức là nước ngầm).
Nếu theo tiến trình xử lý bùn đỏ ở phần trên, nước trong bùn đã được thu hồi và sử dụng lại, thì nước bùn đỏ đâu còn nữa mà phải bảo quản chặt chẽ để tránh ô nhiễm mãch nước ngầm, cũng như trồng cây chung quanh khu chứa bùn đỏ để tránh "sạt nở"?
6/ Vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm: Để bảo đảm việc dung dịch trong hồ bùn đỏ không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ thiết kế bố trí 4 giếng quan sát, kiểm tra nguồn nước lở thượng nguồn, hạ nguồn gần bùn đỏ. Hạ lưu bãi bùn đỏ thiết kế 1 giếng đối chiếu, và bố trí 3 giếng ở hạ lưu, tổ hợp thành kiểm tra 3 chiếu để quan sát ảnh hưởng của dung dịch ở hồ chứa bùn đỏ đối với nguồn nước.
Xin thưa, nước rỉ của một bãi chứa bùn đỏ sẽ thấm qua các lớp đât đá bên dưới và lần lần sẽ đi vào nguồn nước ngầm. Do tiến trình thẩm thấu từ vài năm đến vài chục năm tuỳ theo điều kiện địa chất ở từng vùng, do đó các giếng quan trắc (chứ không phải quan sát) (monitoring wells) phải được thăm dò và đóng ở những độ sâu khác nhau để có thể thu hồi nước rỉ trước khi nước nầy thấm vào mạch nước ngầm. Việc nấy đòi hỏi phải cần có cuộc khảo sát sâu rộng để định vị các giếng chứ không phải đóng một vài giếng đã được "chỉ định". Và cần phải có hàng trăm giếng chứ không phải một vài giếng ở thượng và hạ nguồn là đủ!
7/ Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ: Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên, ành hưởng đến không khí trong vùng, không những ở vùng khai thác mà bụi còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công nghiệp của dân chúng.
Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly ti có đường kính dưới 10 micron. Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung thư. Còn đối với cây trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.
Thêm nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên không được nêu ra ngoài những mỹ từ đẹp đẻ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm phúc lợi cho người dân sống trong vùng, tạo dựng đường xá, trường học, y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).
Về bức xạ, dự án đã khẳng định là các công ty nước ngoài đã phân tích mẫu quặng ở Tân Rai và Nhân Cơ và kết quả là hoàn toàn không có phóng xạ. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radium và có nồng độ giao động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hình như tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.
Hãy nghe một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ) ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động Fluoride (Fluoride Action Network) nói rắng: "Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và chúng tôi mất kế sinh nhai của mình".
8/ Vấn đề hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc: Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt của công nhân và chuyên viên TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiền nước trên thế giới tham gia trong việc khai thác nầy, và họ kê khai công ty Alcoa, Hoa Kỳ đã có 40% cổ phần khai thác.
Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, và hiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trù vào năm 2012.
Từ đó, chúng ta thấy những bào chữa hay giải thích của "chính quyền" các cấp đều là những hình thức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.
Hiện tại, dân số ở cao nguyên Trung phần Việt Nam tăng lên đến 4,2 triệu so với 1,2 trước năm 1975, và trong thời điểm vừa kể, người thiểu số chiếm gần 90%. Còn mức gia tăng gia tăng hiện tại ngày hôm nay phải là do sự nhập cư của của người Việt và các dân tộc khác đến từ bên ngoài Cao nguyên Trung phần và dân tộc thiểu số nguyên khai đã được ước tính trong năm 2008 là khoảng độ 400 ngàn mà thôi. Như vậy, mức gia tăng nầy cho thấy Việt Nam đã gián tiếp đẩy người thiểu số rời khỏi đất nước Việt Nam, bằng cớ là họ đã di chuyển sang Lào và Camdodia từ mấy chục năm nay. Như vậy, sự gia tăng đến từ đâu? Phải chăng họ đến từ phương bắc?
Người "công nhân" TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã có trên 100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000.
Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé… Thế mà cũng đã có hàng ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới vừa công bố là không có công nhân "không có giấy phép làm việc" và các công ty đều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v… Đây có phải là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không?
9/ Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu: Trong một suy nghĩ đơn giàn, việc đấu thầu một công trình có tính các quốc gia cần phải tham khảo và kêu gọi nhiều đối tác đấu thầu. Và cũng theo Luật Lao động và chủ trương của "nhà nước" công cuộc đấu thầu cần phải dành ưu tiên cho các công ty nội địa để thứ nhứt bảo đảm công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai bảo vệ công cuộc phát triển và tài nguyên của quốc gia.
Trong trường hợp hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai, cùng với nhiều công trình phát triển khác ở miền Bắc, sự việc không diễn ra như trên.
Bộ chính trị đạ định và đã dành cho TC "cái đặc quyền khai thác" (đã dành hay đã bị hay cùng nhau hợp tác…vẫn còn là một câu hỏi lớn và bí mật giữa hai đảng CS TC và Vệt Nam). Mọi thủ tục tiến hành để thực hiện một công trình khai thác và sản xuất đều vượt ra ngoài khuôn khổ của Bô luật Môi trường của Viêt Nam là phải nộp bản Nghiên cứu Tác động Môi trường (Enviromental Assessment Impacts – EAI) trước khi giấy phép khai thác được chấp thuận. Nghĩa là công ty muốn khai thác phải chứng minh là quy trình sản xuất nầy bảo đảm không làm đão lộn hệ sinh thái trong vùng và giải quyết toàn thể mọi phế thải từ không khí, đến phế thải rắn và lỏng.
Bộ chính trị còn cho thêm nhiều đặc quyền cho TC nữa là chấp nhận 35% vật liệu xây dựng, công nhân được chuyển thẳng từ TC, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những vật liệu xây dựng và giải trí cho công nhân đều được chở từ TC sang, thậm chí đế những bàn cầu để tiểu tiện cũng …made in China nữa!
10/ Và điều thứ mười là cung cách tuyên truyền không trung thực: Theo tuyên truyền và những "thông tin khoa học" chính thức phát ra từ "chính quyền" qua văn bản, tuyên bồ, họp báo…thì phẩm chất bauxite ổ Việt Nam thuộc vào loại…tốt nhứt trên thế giới, có hàm lượng alumina cao và oxit silic thấp (SiO2).
Trên thực tế thì ngược lại. Quặng bauxite được khảo sát và thẩm định qua việc ước tính tỷ lệ hai hoá chất trên qua chỉ số Silic (mSi), nghĩa là tỷ lệ giữa alumina và silic. Và tỷ lệ nấy thấp đối với bauxite Việt Nam so với các quặng mỏ khác trên thé giới. Chỉ số mSi ở Nhân Cơ từ 3,5 đến 7,8 (trung bình 4,93). Trong lúc đó, chỉ số quặng trên ở Indonesia là từ 14 đến 18, Úc, 11 – 20, Ấn Độ, 20 – 25. Do đó, tỷ lệ thu hồi Alumina rất thấp và dĩ nhiên sự phát thải bùn đỏ càng nhiều hơn. Và phương pháp Bayer áp dụng cho việc tách rữa nầy sẽ sử dụng nước nhiều hơn…vì phải cần tinh luyện qua tẩy rữa nhiều lần để tăng nồng độ alumina trong quặng. Và sút phải được dùng nhiều hơn qua nhiều giai đoạn tẩy rữa bằng phương pháp nầy.
Đôi với quặng ở Nhân Cơ, theo quy trình của dự án, thì giai đoạn 1, sẽ đạt được alumina đạt được hàm lượng 35 – 39%. Sau đó, phải cần đến giai đoạn 2 trong việc tẩy rữa bằng sút tiếp theo để có thể đạt được nồng độ gần tinh khiết của alumina là 98,6%. Rồi sau đó mới tới giai đoạn điện phần để cho nhôm ròng. Vì vậy chúng ta nghe nói việc khai thác bauxite ở Nhân Cơ áp dụng theo phương pháp Bayer "ướt" là do việc sử dụng nhiều sút qua nhiều công đoạn tẩy rữa mà thôi (và dĩ nhiên, cần thêm sút thì cũng cần thêm nước để tẩy rữa).
Từ 10 sự việc "không tử tế" xảy ra cho hai dự án trên, tất cả đã nói lên não trạng cứng ngắt của lãnh đạo Việt Nam hiện tại. Có thể nói không "sợ trật" là trong bất cứ dự án nào có tính cách quốc gia ở Việt Nam hiện tại, những "sự cố" nêu trên cũng sẽ xảy ra tương tự và điều khác biệt duy nhứt là tên của dự án đã được thay đổi mà thôi!
Câu chuyện Tân Rai và Nhân Cơ cùng những câu chuyện phát triển khác đang xảy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài dài, đã đang và sẽ báo hiệu sự phản kháng của đủ mọi tầng lớp dân chúng ở quốc nội và hải ngoại.
Tiếng nói của người dân, đã không được chú ý, và nếu sự việc không được giải quyết thoả đáng, sự xáo trộn xã hội có thể bùng nổ trong một tương lai không xa và có thể đưa đến nội loạn.
Thiết nghĩ, tiên liệu trên đây cần phải được lằng nghe và sửa sai.
Mai Thanh Truyết
VAST- 5/2009
Ghi Chú: Với tính cách thông tin, sau đây là những thông số kỹ thuật của nhà máy sản xuất nhôm của Alcoa tại Rockdale, Texas, Hoa Kỳ.
Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.
Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm
Ô nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khí kểv trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.
Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 999 oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn. Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.
(Nguồn: http://maithanhtruyet.blogspot.com/)
Bài viết nầy, qua đề tựa lần lượt nêu ra một số vấn đề "bất cập"; trong đó những người có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp của dự án, những người đang trực tiếp điều hành nhà nước CS Việt Nam…đã nêu ra, biện giải hay phản bác những "góp ý" của người dân trong và ngoài nước trên báo chí, phòng vấn, hội thảo v.v… Sở dĩ có quá nhiều chuyện cần phải "bàn lại" vì dự án khai thác quặng bauxite đã được chính Tổng bí thư Đảng CS là Nông Đúc Mạnh đã ký với TC ngày 3/12/2001 qua ký kết "…Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế…."
1/ Về diện tích đất khai thác: Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất "hoang", không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v… Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.
Hiện tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bà con có thể chấp nhận được khi tiền bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và đất trồng. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhà và đất chung quanh, cộng thêm một diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!
2/ Vấn đề hoàn thổ và trình tự khai thác "cuốn chiếu": Theo biện giải của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải và mới đây nhứt được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ) tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thì cũng phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyên như thác đổ, nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay. Và phải lấy đất ở đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu?
Nếu đúng như vậy, tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khu khai thác bauxite ở nước họ, mà phải khăn gói sang một nơi xa xôi để bắt đấu làm lại rất tốn kém. Và tại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần biên giới Bắc – Trung mà phải vào tận Cao nguyên Trung phần Việt Nam? Có phải vì một ẩn ý chính trị gì không?
3/ Vấn đề chuyên chở: Theo dự án, một đường xe lửa nối liền Đắk Nông tới Bình Thuận dài khoảng 300 Km và một hải cảng sẽ được thiết lập tại Kê Gà (Bình Thuận). Hai công trình nầy dự kiến trong dự án, nhưng hoàn toàn không nghe nói đến chi tiết kỹ thuật, tài chính cầnn cho dự án, cũng như tiến độ thi công vào giai đoạn nào…trong lúc hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã bắt đầu đến giai đoạn xây dựng nhà máy. Có phải phải chờ 5 hay 10 năm nữa mới bắt đầu chuyển vận alumina về TC hay không?
4/ Vấn đề điện năng và nguồn nước cho khai thác: Theo như dự án Nhân Cơ, nguồn điện năng dùng cho việc khai thác bauxite để chế biến nhôm gồm việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Đắk Tít với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ nước chạy dọc theo soôg Serépok để cung cấp nước cho nhà máy. Trong lúc đó, Ông PTT CS Hoàng Trung Hải nói là dự án sẽ xây dựng 3 tổ máy với công suất 3x30 MW và lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai và một số suối trong khu vực để lấy nước cho việc khai thác. Như vậy, chẳng lẽ có hai dự án khai thác khau nhau ở tại Nhân Cơ. Người viết cũng không nghe nói đền nguồn điện và nước dùng để khai thác công trường Tân Rai ở Lâm Đồng, mặc dù ở hai nơi nầy cùng chung một chỉ tiêu khai thác là 600.000 tấn nhôm (ròng)/năm.
Với tính cách thông tin, hiện tại lượng điện năng dung cho toàn cõi Việt Nam là 58 tỷ KWH, và muốn khai thác 1,2 triệu tấn nhôm/năm phải cần đến 18 tỷ KWH. Như vậy tính khả thi của của hai nguồn điện trên (nếu nằm trong dự án) sẽ không cao nếu không nói là không tưởng.
Còn vấn đề nguồn nước, qua các dữ kiện "chung chung" nói trên, người đọc cũng sẽ dễ dàng nhận biết là có thể đến Tết "congo" mới hy vọng có đủ nước để hoàn thành dự án.
Một phương pháp "tối tân" nữa mà người viết với kinh nghiệm trên 20 năm trong lãnh vực xử lý bùn phế thải ở Hoa Kỳ chưa được biết là, bùn đỏ sẽ được trích nước ra để còn 54,4% nước (bằng cách nào, dự án không nói tới) và nước cùng với kiềm (sút) đã được trích ly sẽ được dùng lại để khai thác lô quặng khác, không cần phải thêm hoá chất.
Đây quả thật là một chu trình kín ứng hợp với tiến trình tòan cầu hoá trong việc áp dụng công nghệ sạch và xanh vì bùn đỏ sẽ được trộn lẫn với lớp đất mặt, đất mùn(?) (ở đâu ra(?)), phân bón hữu cơ để hoàn thổ và trồng cây công nghiệp, bảo vệ môi trường…
5/ Vấn để xử lý bùn đỏ: Theo tính toán của công nghệ khai thác quặng bauxite trên thế giới, trung bình khai thác 4 tấn quặng nguyên sinh sẽ có được 2 tấn alumina; và từ alumina sẽ điện phân được 1 tấn nhôm ròng. Lượng bùn đỏ trộn lẫn với nước là khoảng độ 2 tấn.
Nếu theo như diễn giải nêu trên thì không cần phải xử lý bùn đỏ vì bùn đỏ đã được biến thành đất nông nghiệp rồi?
Vấn đề hồ chứa bùn đỏ: Theo dự án, các hồ chứa bùn đỏ đều được thiết kế theo hệ thống thu hồi nước tuần hoàn kể trên.. Lợi dụng các khu vực thung lũng trong khu vực để xây dựng các hồ chứa quặng. Khu vực bãi chứa bùn đỏ sẽ dựa theo "tiêu chuẩn khồng chế ô nhiễm chôn lấp chất thải ô nhiễm" của Trung Cộng (tiêu chuẩn GB18598-2001) sử dụng giải pháp chống rò rỉ toàn diện, để tránh khỏi tình trạng dung dịch của bùn đỏ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước dưới lòng đất (tức là nước ngầm).
Nếu theo tiến trình xử lý bùn đỏ ở phần trên, nước trong bùn đã được thu hồi và sử dụng lại, thì nước bùn đỏ đâu còn nữa mà phải bảo quản chặt chẽ để tránh ô nhiễm mãch nước ngầm, cũng như trồng cây chung quanh khu chứa bùn đỏ để tránh "sạt nở"?
6/ Vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm: Để bảo đảm việc dung dịch trong hồ bùn đỏ không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ thiết kế bố trí 4 giếng quan sát, kiểm tra nguồn nước lở thượng nguồn, hạ nguồn gần bùn đỏ. Hạ lưu bãi bùn đỏ thiết kế 1 giếng đối chiếu, và bố trí 3 giếng ở hạ lưu, tổ hợp thành kiểm tra 3 chiếu để quan sát ảnh hưởng của dung dịch ở hồ chứa bùn đỏ đối với nguồn nước.
Xin thưa, nước rỉ của một bãi chứa bùn đỏ sẽ thấm qua các lớp đât đá bên dưới và lần lần sẽ đi vào nguồn nước ngầm. Do tiến trình thẩm thấu từ vài năm đến vài chục năm tuỳ theo điều kiện địa chất ở từng vùng, do đó các giếng quan trắc (chứ không phải quan sát) (monitoring wells) phải được thăm dò và đóng ở những độ sâu khác nhau để có thể thu hồi nước rỉ trước khi nước nầy thấm vào mạch nước ngầm. Việc nấy đòi hỏi phải cần có cuộc khảo sát sâu rộng để định vị các giếng chứ không phải đóng một vài giếng đã được "chỉ định". Và cần phải có hàng trăm giếng chứ không phải một vài giếng ở thượng và hạ nguồn là đủ!
7/ Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ: Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên, ành hưởng đến không khí trong vùng, không những ở vùng khai thác mà bụi còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công nghiệp của dân chúng.
Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly ti có đường kính dưới 10 micron. Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung thư. Còn đối với cây trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.
Thêm nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên không được nêu ra ngoài những mỹ từ đẹp đẻ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm phúc lợi cho người dân sống trong vùng, tạo dựng đường xá, trường học, y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).
Về bức xạ, dự án đã khẳng định là các công ty nước ngoài đã phân tích mẫu quặng ở Tân Rai và Nhân Cơ và kết quả là hoàn toàn không có phóng xạ. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radium và có nồng độ giao động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hình như tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.
Hãy nghe một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ) ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động Fluoride (Fluoride Action Network) nói rắng: "Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và chúng tôi mất kế sinh nhai của mình".
8/ Vấn đề hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc: Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt của công nhân và chuyên viên TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiền nước trên thế giới tham gia trong việc khai thác nầy, và họ kê khai công ty Alcoa, Hoa Kỳ đã có 40% cổ phần khai thác.
Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, và hiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trù vào năm 2012.
Từ đó, chúng ta thấy những bào chữa hay giải thích của "chính quyền" các cấp đều là những hình thức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.
Hiện tại, dân số ở cao nguyên Trung phần Việt Nam tăng lên đến 4,2 triệu so với 1,2 trước năm 1975, và trong thời điểm vừa kể, người thiểu số chiếm gần 90%. Còn mức gia tăng gia tăng hiện tại ngày hôm nay phải là do sự nhập cư của của người Việt và các dân tộc khác đến từ bên ngoài Cao nguyên Trung phần và dân tộc thiểu số nguyên khai đã được ước tính trong năm 2008 là khoảng độ 400 ngàn mà thôi. Như vậy, mức gia tăng nầy cho thấy Việt Nam đã gián tiếp đẩy người thiểu số rời khỏi đất nước Việt Nam, bằng cớ là họ đã di chuyển sang Lào và Camdodia từ mấy chục năm nay. Như vậy, sự gia tăng đến từ đâu? Phải chăng họ đến từ phương bắc?
Người "công nhân" TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã có trên 100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000.
Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé… Thế mà cũng đã có hàng ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới vừa công bố là không có công nhân "không có giấy phép làm việc" và các công ty đều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v… Đây có phải là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không?
9/ Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu: Trong một suy nghĩ đơn giàn, việc đấu thầu một công trình có tính các quốc gia cần phải tham khảo và kêu gọi nhiều đối tác đấu thầu. Và cũng theo Luật Lao động và chủ trương của "nhà nước" công cuộc đấu thầu cần phải dành ưu tiên cho các công ty nội địa để thứ nhứt bảo đảm công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai bảo vệ công cuộc phát triển và tài nguyên của quốc gia.
Trong trường hợp hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai, cùng với nhiều công trình phát triển khác ở miền Bắc, sự việc không diễn ra như trên.
Bộ chính trị đạ định và đã dành cho TC "cái đặc quyền khai thác" (đã dành hay đã bị hay cùng nhau hợp tác…vẫn còn là một câu hỏi lớn và bí mật giữa hai đảng CS TC và Vệt Nam). Mọi thủ tục tiến hành để thực hiện một công trình khai thác và sản xuất đều vượt ra ngoài khuôn khổ của Bô luật Môi trường của Viêt Nam là phải nộp bản Nghiên cứu Tác động Môi trường (Enviromental Assessment Impacts – EAI) trước khi giấy phép khai thác được chấp thuận. Nghĩa là công ty muốn khai thác phải chứng minh là quy trình sản xuất nầy bảo đảm không làm đão lộn hệ sinh thái trong vùng và giải quyết toàn thể mọi phế thải từ không khí, đến phế thải rắn và lỏng.
Bộ chính trị còn cho thêm nhiều đặc quyền cho TC nữa là chấp nhận 35% vật liệu xây dựng, công nhân được chuyển thẳng từ TC, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những vật liệu xây dựng và giải trí cho công nhân đều được chở từ TC sang, thậm chí đế những bàn cầu để tiểu tiện cũng …made in China nữa!
10/ Và điều thứ mười là cung cách tuyên truyền không trung thực: Theo tuyên truyền và những "thông tin khoa học" chính thức phát ra từ "chính quyền" qua văn bản, tuyên bồ, họp báo…thì phẩm chất bauxite ổ Việt Nam thuộc vào loại…tốt nhứt trên thế giới, có hàm lượng alumina cao và oxit silic thấp (SiO2).
Trên thực tế thì ngược lại. Quặng bauxite được khảo sát và thẩm định qua việc ước tính tỷ lệ hai hoá chất trên qua chỉ số Silic (mSi), nghĩa là tỷ lệ giữa alumina và silic. Và tỷ lệ nấy thấp đối với bauxite Việt Nam so với các quặng mỏ khác trên thé giới. Chỉ số mSi ở Nhân Cơ từ 3,5 đến 7,8 (trung bình 4,93). Trong lúc đó, chỉ số quặng trên ở Indonesia là từ 14 đến 18, Úc, 11 – 20, Ấn Độ, 20 – 25. Do đó, tỷ lệ thu hồi Alumina rất thấp và dĩ nhiên sự phát thải bùn đỏ càng nhiều hơn. Và phương pháp Bayer áp dụng cho việc tách rữa nầy sẽ sử dụng nước nhiều hơn…vì phải cần tinh luyện qua tẩy rữa nhiều lần để tăng nồng độ alumina trong quặng. Và sút phải được dùng nhiều hơn qua nhiều giai đoạn tẩy rữa bằng phương pháp nầy.
Đôi với quặng ở Nhân Cơ, theo quy trình của dự án, thì giai đoạn 1, sẽ đạt được alumina đạt được hàm lượng 35 – 39%. Sau đó, phải cần đến giai đoạn 2 trong việc tẩy rữa bằng sút tiếp theo để có thể đạt được nồng độ gần tinh khiết của alumina là 98,6%. Rồi sau đó mới tới giai đoạn điện phần để cho nhôm ròng. Vì vậy chúng ta nghe nói việc khai thác bauxite ở Nhân Cơ áp dụng theo phương pháp Bayer "ướt" là do việc sử dụng nhiều sút qua nhiều công đoạn tẩy rữa mà thôi (và dĩ nhiên, cần thêm sút thì cũng cần thêm nước để tẩy rữa).
Từ 10 sự việc "không tử tế" xảy ra cho hai dự án trên, tất cả đã nói lên não trạng cứng ngắt của lãnh đạo Việt Nam hiện tại. Có thể nói không "sợ trật" là trong bất cứ dự án nào có tính cách quốc gia ở Việt Nam hiện tại, những "sự cố" nêu trên cũng sẽ xảy ra tương tự và điều khác biệt duy nhứt là tên của dự án đã được thay đổi mà thôi!
Câu chuyện Tân Rai và Nhân Cơ cùng những câu chuyện phát triển khác đang xảy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài dài, đã đang và sẽ báo hiệu sự phản kháng của đủ mọi tầng lớp dân chúng ở quốc nội và hải ngoại.
Tiếng nói của người dân, đã không được chú ý, và nếu sự việc không được giải quyết thoả đáng, sự xáo trộn xã hội có thể bùng nổ trong một tương lai không xa và có thể đưa đến nội loạn.
Thiết nghĩ, tiên liệu trên đây cần phải được lằng nghe và sửa sai.
Mai Thanh Truyết
VAST- 5/2009
Ghi Chú: Với tính cách thông tin, sau đây là những thông số kỹ thuật của nhà máy sản xuất nhôm của Alcoa tại Rockdale, Texas, Hoa Kỳ.
Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.
Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm
Ô nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khí kểv trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.
Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 999 oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn. Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.
(Nguồn: http://maithanhtruyet.blogspot.com/)
Giấc Mơ Ra Biển Lớn
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết
21:05 22/05/2009
Từ thập niên năm 60 ở thế kỷ 20 vừa qua, Orson Wells, văn hào Anh đã từng tiên đoán về những hệ luỵ hết sức tiêu cực của tư bản chủ nghĩa qua kinh tế thị trường, sự tăng gia sản xuất tối đa, tận dụng tài nguyên thiên nhiên để thoả mản sản xuất… Từ đó, ông bi quan cho tương lai thế giới sẽ đi đến một cơn khủng hoảng lớn cho tương lai…
Tiếp theo, kinh tế gia Thomas Friedman nói về quá trình suy sụp của một số quốc gia giàu tài nguyên như dầu hoả, vàng, khí đốt v.v… sử dụng các tài nguyên trên như một nguồn lợi chính của quốc gia và không nghĩ đến việc cân bằng trong việc xuất huyết tài nguyên thiên nhiên để chuyển hoá việc phát triển theo tiến trình phát triển bền vững.
Lãnh đạo của các quốc gia nầy ăn trên ngồi trước trên đống "vàng" mà thiên nhiên ưu đãi cho đất nước họ, quên hẳn việc cần phải làm là tạo dựng hạ tầng cơ sở cho quốc gia, mang lại phúc lợi cho người dân…
Họ đã nhiễm căn bịnh thời bấy giờ gọi là "Căn bịnh Hòa Lan". Đó là những quốc gia vùng Trung Đông với nguồn dầu hoả dồi dào, các nước Phi Châu với vàng và kim cương vô tận. Người dân và chính quyền sở tại bắt đầu vọng ngoại, chỉ biết tung tiền dễ dàng kiếm được mà không nghĩ đến việc phát triển đất nước đích thực.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là, một số lãnh đạo của các quốc gia "giàu tài nguyên" trên cũng có ý thức xây dựng và phát triển quốc gia, nhưng vì áp lực của các tài phiệt Tây phương trên chính sách hợp tác và khai thác khiến cho họ không còn khả năng thực hiện sự phát triển đất nước theo ý muốn là mang lại phúc lợi cho người dân.
Rồi thời gian qua, chúng ta thấy được những gì? Các quốc gia kể trên, sau nhiều thập niên qua, dân trí vẫn còn thấp kém, phúc lợi tạo dựng không tăng trưởng, đời sống kinh tế của người dân cũng còn ở mức thấp. Tất cả lợi nhuận cho việc xuất cảng tài nguyên thiên nhiên chỉ mang lại phồn vinh cho cấp lãnh đạo hay vua chúa của các nước nầy.
Trong lúc đó, các quốc gia nghèo tài nguyên như Đại Hàn, Tân Gia Ba, Mã Lai, Đài Loan, thậm chí các quốc gia như Thái Lan, Phi Luật Tân…đã không ngừng phát triển theo chiều hướng đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ trong nước, an sinh xã hội không ngừng tăng trưởng, do đó, đời sống người dân dần dần dược cải thiện và nâng cao trong hiện tại.
Phát triển ngày hôm nay cần phải được hiểu theo ý nghĩa là phát triển "trên đất" chứ không phải là phát triển "dưới đất" vì nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không bồi hoàn, không tái tạo lại được. Do đó, khi nguồn tài nguyên kia cạn kiệt, đất nước sẽ có nhiều nguy cơ khủng hoảng vì không kịp chuẩn bị thích ứng với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trong việc xuất cảng tài nguyên thiên nhiên trước kia.
Đó cũng là trường hợp của một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Phát triển qua việc xuất cảng tài nguyên
Trong quá trình phát triển và mở cửa của Việt Nam từ năm 1986 trở đi,Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhưng so với thời gian và mức độ phát triển cùng mức độ đầu tư, chúng ta vẫn thấy Việt Nam có những bước phát triển chậm và không theo kịp mức độ phát triển bình thường so với các quốc gia ngang tầm kể trên.
Lý do, mức độ phát triển của một quốc gia trung bình là với 3 Mỹ kim đầu tư có thể cho ra 1 Mỹ kim sản phẩm, trong lúc đó Việt Nam phải cần đến 5 hay 6 Mỹ kim để có được kết quả như trên.
Việt Nam lại tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên hiện có và tự ru ngũ bằng những mỹ từ như "rừng vàng bạc biển".
Rừng vàng đâu không thấy, nhưng chỉ thấy, vì sự khai thác vô tội vạ, không có kế hoạch đã làm đão lộn hệ sinh thái của toán đất nước từ Bắc chí Nam. Hiện tượng mưa gió bất thường, lũ lụt, hạn hán…không còn nằm trong chu kỳ giống như trước khi phát triển và xảy ra thường xuyên hơn. Đó là hậu quả tất yếu của việc xuất cảng gỗ qua việc phá rừng.
Bạc biển đâu không thấy, nhưng qua việc phát triển các khu du lịch bờ biển làm cho nước biển bị ô nhiễm, các vùng san hô, nơi cư trú và sinh sản cho tôm cá hầu như không còn nữa. Một loại cá nục nổi tiếng của vùng Phan Thiết, Ninh Thuận, nay hấu như tuyệt tích và đã di chuyển sang tận Phi Luật Tân.
Hàng năm, Việt Nam sản xuất khoảng 9 triệu tấn dầu thô (năm 2008). Tất cả đều xuất cảng và đã xuất cảng sang Trung Cộng 6,7 triệu tấn. Tất cả tiền dầu thô bán được cũng không thanh toán được cán cân mậu dịch do việc nhập cảng xăng dầu cho nhu cầu trong nước. Thêm nữa, nếu lượng dầu thô sản xuất được trong nước được xử lý hoá dầu (refinery), Việt Nam có thể ngoài việc cân bằng cán cân mậu dịch trên mà còn có khả năng giải quyết được nhu cầu hoá chất căn bản cần thiết cho phát triển và bảo đảm hàng chục ngàn công ăn việc làm cho người dân.
Và còn nhiều nhiều nữa, xuất cảng nông nghiệp như lúa gạo, các cây công nghiệp như cao su, trà, tiêu, cà phê…, xuất cảng tôm, cá…dành được hạng thứ cao trên thế giới so sánh với các quốc gia khác, nhưng vẫn không mang lại hay cải thiện đời sống của người nông dân và chăn nuôi thuỷ sản.
Thực sự, những thành phảm xuất cảng trên không đem lại thêm phúc lợi cho người dân mà chỉ giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng trong xứ. Đất nước chỉ sống "cầm hơi" ngoại trừ một thiểu số cầm quyền và những người có liên quan đến gia đình hay quyền lợi của cán bộ cộng sản mà thôi. Và di sản để lại cho các thế hệ về sau là một tình trạng môi trường cực kỳ xấu xa cùng mức ô nhiễm đến mức báo động cho toàn đất nước.
Một nhà sử học Nga phát biểu: "Một khi chính phủ tập trung vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhưng không chú trọng đến việc sản xuất ra thành phẩm, thì nó không cần đến dân chúng nữa." và đã đánh giá hiện tượng nầy như là một bước phát triển có tỷ lệ nghịch với tiến trình dân chủ trong một quốc gia. Vì chế độ điều hành quốc gia trong não trạng trên, có thể lúc nào cũng kiểm soát và áp đặt được dân chúng qua chính sách kiểm soát kinh tế qua các công ty quốc doanh để cho các nhà sản xuất khó có thể bước thêm một bước trong việc phát triển theo kinh tế thị trường.
Cái đuôi phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cái thắng hữu hiệu nhứt của lãnh đạo Việt Nam dùng để xiết chặt hầu bao của những nhà sản xuất có viễn kiến cũng như mạnh dạn đầu tư. Từ đó, thiếu vắng một sự cạnh tranh công bằng, một yếu tố căn bản cho sự phát triển quốc gia.
Ngày hôm nay, thêm một lần nữa, Việt Nam đang làm thêm một lầm lỗi lớn nữa là việc khai thác quặng mõ bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Một lỗi lầm mà không thể nào xoá được đối với lịch sử trong tương lai.
Việt Nam đã bất chấp mọi cảnh báo của những người dân yêu nước trong và ngoài lãnh thổ để mặc nhiên cho TC tận dụng nguồn tài nguyên vốn không còn lại bao nhiêu và cao nguyên Trung phần Việt Nam là một vùng hiểm yếu của quốc gia.
Có thể quy kết rằng, tất cả những thảm trạng hiện đang xảy ra cho Việt Nam là do chính đảng cộng sản Việt Nam gây ra ngay từ khi "thống nhứt" lãnh thổ. Do đó, việc để cho TC khai thác vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một lỗi lầm sau cùng đưa đến nguy cơ mất hoàn toàn chủ quyền của dân tộc. Sự việc nầy thực sự đã được hai đảng cộng sản Trung-Việt kết ước từ sau hội nghị trung ương đảng lần thứ IX, nghĩa là đã hơn 10 năm qua.
Điều trên chứng tỏ rằng, Bộ chính trị công sản Việt Nam chính là người chủ mưu cùng với công sản Trung Hoa thực hiện chiều hướng của cộng sản quốc tế là kiểm soát toàn thể vùng Đông Nam Á, và Việt Nam qua câu chuyện bauxite chỉ là một mắc xích nằm trong toàn bộ tiến trình chiếm đóng trên mà thôi.
Có thể đây là điểm khởi đầu cho sự tan rã của chế độ chăng?
Giấc mơ ra biển lớn của Việt Nam dưới sự cai trị độc đoán của đảng cộng sản Việt Nam khó có khả năng trở thành hiện thực và cái giá của sự sai lầm sẽ được ghi vào những trang sử hiện đại của nước nhà.
Đã đến lúc mọi người dân trong và ngoài nước cần phải nhận thức được thảm hoạ trên và cần phải hành động theo những phương thức thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Mọi sự thờ ơ thụ động có thể được xem như là đồng lõa cùng với kẻ ác để bán đứng Đất và Nước Việt Nam.
Ngày Chiến sĩ trận vong 25/5/2009
(Nguồn: http://maithanhtruyet.blogspot.com/)
Tiếp theo, kinh tế gia Thomas Friedman nói về quá trình suy sụp của một số quốc gia giàu tài nguyên như dầu hoả, vàng, khí đốt v.v… sử dụng các tài nguyên trên như một nguồn lợi chính của quốc gia và không nghĩ đến việc cân bằng trong việc xuất huyết tài nguyên thiên nhiên để chuyển hoá việc phát triển theo tiến trình phát triển bền vững.
Lãnh đạo của các quốc gia nầy ăn trên ngồi trước trên đống "vàng" mà thiên nhiên ưu đãi cho đất nước họ, quên hẳn việc cần phải làm là tạo dựng hạ tầng cơ sở cho quốc gia, mang lại phúc lợi cho người dân…
Họ đã nhiễm căn bịnh thời bấy giờ gọi là "Căn bịnh Hòa Lan". Đó là những quốc gia vùng Trung Đông với nguồn dầu hoả dồi dào, các nước Phi Châu với vàng và kim cương vô tận. Người dân và chính quyền sở tại bắt đầu vọng ngoại, chỉ biết tung tiền dễ dàng kiếm được mà không nghĩ đến việc phát triển đất nước đích thực.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm là, một số lãnh đạo của các quốc gia "giàu tài nguyên" trên cũng có ý thức xây dựng và phát triển quốc gia, nhưng vì áp lực của các tài phiệt Tây phương trên chính sách hợp tác và khai thác khiến cho họ không còn khả năng thực hiện sự phát triển đất nước theo ý muốn là mang lại phúc lợi cho người dân.
Rồi thời gian qua, chúng ta thấy được những gì? Các quốc gia kể trên, sau nhiều thập niên qua, dân trí vẫn còn thấp kém, phúc lợi tạo dựng không tăng trưởng, đời sống kinh tế của người dân cũng còn ở mức thấp. Tất cả lợi nhuận cho việc xuất cảng tài nguyên thiên nhiên chỉ mang lại phồn vinh cho cấp lãnh đạo hay vua chúa của các nước nầy.
Trong lúc đó, các quốc gia nghèo tài nguyên như Đại Hàn, Tân Gia Ba, Mã Lai, Đài Loan, thậm chí các quốc gia như Thái Lan, Phi Luật Tân…đã không ngừng phát triển theo chiều hướng đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ trong nước, an sinh xã hội không ngừng tăng trưởng, do đó, đời sống người dân dần dần dược cải thiện và nâng cao trong hiện tại.
Phát triển ngày hôm nay cần phải được hiểu theo ý nghĩa là phát triển "trên đất" chứ không phải là phát triển "dưới đất" vì nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không bồi hoàn, không tái tạo lại được. Do đó, khi nguồn tài nguyên kia cạn kiệt, đất nước sẽ có nhiều nguy cơ khủng hoảng vì không kịp chuẩn bị thích ứng với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trong việc xuất cảng tài nguyên thiên nhiên trước kia.
Đó cũng là trường hợp của một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Phát triển qua việc xuất cảng tài nguyên
Trong quá trình phát triển và mở cửa của Việt Nam từ năm 1986 trở đi,Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhưng so với thời gian và mức độ phát triển cùng mức độ đầu tư, chúng ta vẫn thấy Việt Nam có những bước phát triển chậm và không theo kịp mức độ phát triển bình thường so với các quốc gia ngang tầm kể trên.
Lý do, mức độ phát triển của một quốc gia trung bình là với 3 Mỹ kim đầu tư có thể cho ra 1 Mỹ kim sản phẩm, trong lúc đó Việt Nam phải cần đến 5 hay 6 Mỹ kim để có được kết quả như trên.
Việt Nam lại tận dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên hiện có và tự ru ngũ bằng những mỹ từ như "rừng vàng bạc biển".
Rừng vàng đâu không thấy, nhưng chỉ thấy, vì sự khai thác vô tội vạ, không có kế hoạch đã làm đão lộn hệ sinh thái của toán đất nước từ Bắc chí Nam. Hiện tượng mưa gió bất thường, lũ lụt, hạn hán…không còn nằm trong chu kỳ giống như trước khi phát triển và xảy ra thường xuyên hơn. Đó là hậu quả tất yếu của việc xuất cảng gỗ qua việc phá rừng.
Bạc biển đâu không thấy, nhưng qua việc phát triển các khu du lịch bờ biển làm cho nước biển bị ô nhiễm, các vùng san hô, nơi cư trú và sinh sản cho tôm cá hầu như không còn nữa. Một loại cá nục nổi tiếng của vùng Phan Thiết, Ninh Thuận, nay hấu như tuyệt tích và đã di chuyển sang tận Phi Luật Tân.
Hàng năm, Việt Nam sản xuất khoảng 9 triệu tấn dầu thô (năm 2008). Tất cả đều xuất cảng và đã xuất cảng sang Trung Cộng 6,7 triệu tấn. Tất cả tiền dầu thô bán được cũng không thanh toán được cán cân mậu dịch do việc nhập cảng xăng dầu cho nhu cầu trong nước. Thêm nữa, nếu lượng dầu thô sản xuất được trong nước được xử lý hoá dầu (refinery), Việt Nam có thể ngoài việc cân bằng cán cân mậu dịch trên mà còn có khả năng giải quyết được nhu cầu hoá chất căn bản cần thiết cho phát triển và bảo đảm hàng chục ngàn công ăn việc làm cho người dân.
Và còn nhiều nhiều nữa, xuất cảng nông nghiệp như lúa gạo, các cây công nghiệp như cao su, trà, tiêu, cà phê…, xuất cảng tôm, cá…dành được hạng thứ cao trên thế giới so sánh với các quốc gia khác, nhưng vẫn không mang lại hay cải thiện đời sống của người nông dân và chăn nuôi thuỷ sản.
Thực sự, những thành phảm xuất cảng trên không đem lại thêm phúc lợi cho người dân mà chỉ giải quyết nhu cầu lao động ngày càng tăng trong xứ. Đất nước chỉ sống "cầm hơi" ngoại trừ một thiểu số cầm quyền và những người có liên quan đến gia đình hay quyền lợi của cán bộ cộng sản mà thôi. Và di sản để lại cho các thế hệ về sau là một tình trạng môi trường cực kỳ xấu xa cùng mức ô nhiễm đến mức báo động cho toàn đất nước.
Một nhà sử học Nga phát biểu: "Một khi chính phủ tập trung vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nhưng không chú trọng đến việc sản xuất ra thành phẩm, thì nó không cần đến dân chúng nữa." và đã đánh giá hiện tượng nầy như là một bước phát triển có tỷ lệ nghịch với tiến trình dân chủ trong một quốc gia. Vì chế độ điều hành quốc gia trong não trạng trên, có thể lúc nào cũng kiểm soát và áp đặt được dân chúng qua chính sách kiểm soát kinh tế qua các công ty quốc doanh để cho các nhà sản xuất khó có thể bước thêm một bước trong việc phát triển theo kinh tế thị trường.
Cái đuôi phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cái thắng hữu hiệu nhứt của lãnh đạo Việt Nam dùng để xiết chặt hầu bao của những nhà sản xuất có viễn kiến cũng như mạnh dạn đầu tư. Từ đó, thiếu vắng một sự cạnh tranh công bằng, một yếu tố căn bản cho sự phát triển quốc gia.
Ngày hôm nay, thêm một lần nữa, Việt Nam đang làm thêm một lầm lỗi lớn nữa là việc khai thác quặng mõ bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Một lỗi lầm mà không thể nào xoá được đối với lịch sử trong tương lai.
Việt Nam đã bất chấp mọi cảnh báo của những người dân yêu nước trong và ngoài lãnh thổ để mặc nhiên cho TC tận dụng nguồn tài nguyên vốn không còn lại bao nhiêu và cao nguyên Trung phần Việt Nam là một vùng hiểm yếu của quốc gia.
Có thể quy kết rằng, tất cả những thảm trạng hiện đang xảy ra cho Việt Nam là do chính đảng cộng sản Việt Nam gây ra ngay từ khi "thống nhứt" lãnh thổ. Do đó, việc để cho TC khai thác vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một lỗi lầm sau cùng đưa đến nguy cơ mất hoàn toàn chủ quyền của dân tộc. Sự việc nầy thực sự đã được hai đảng cộng sản Trung-Việt kết ước từ sau hội nghị trung ương đảng lần thứ IX, nghĩa là đã hơn 10 năm qua.
Điều trên chứng tỏ rằng, Bộ chính trị công sản Việt Nam chính là người chủ mưu cùng với công sản Trung Hoa thực hiện chiều hướng của cộng sản quốc tế là kiểm soát toàn thể vùng Đông Nam Á, và Việt Nam qua câu chuyện bauxite chỉ là một mắc xích nằm trong toàn bộ tiến trình chiếm đóng trên mà thôi.
Có thể đây là điểm khởi đầu cho sự tan rã của chế độ chăng?
Giấc mơ ra biển lớn của Việt Nam dưới sự cai trị độc đoán của đảng cộng sản Việt Nam khó có khả năng trở thành hiện thực và cái giá của sự sai lầm sẽ được ghi vào những trang sử hiện đại của nước nhà.
Đã đến lúc mọi người dân trong và ngoài nước cần phải nhận thức được thảm hoạ trên và cần phải hành động theo những phương thức thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Mọi sự thờ ơ thụ động có thể được xem như là đồng lõa cùng với kẻ ác để bán đứng Đất và Nước Việt Nam.
Ngày Chiến sĩ trận vong 25/5/2009
(Nguồn: http://maithanhtruyet.blogspot.com/)
Thông Báo
Phân ưu cùng Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm
Tuyên Úy Doàn
01:40 22/05/2009
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Tuyên Uý Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu vừa nhận được tin buồn:
BÀ CỐ MARIA HỒ THỊ TRUNG,
Thân Mẫu của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm,
Tuyên Uý Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc,
Chủ Tịch Tuyên Uý Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu,
Vừa qua đời vào lúc 10 giờ 30 tối Chúa Nhật ngày 17 tháng 5 năm 2009 tại Việt Nam Hưởng Thọ 81 tuổi.
Quý Linh Mục trong Tuyên Uý Đoàn Úc Châu & Nam Thái Bình Dương
và Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
Xin chân thành chia buồn cùng Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm và tang quyến.
Nguyện Xin Chúa và Mẹ Maria sớm đưa
Linh Hồn Bà cố Maria HỒ THỊ TRUNG
về hưởng tôn nhan Chúa.
Thành Kính Phân Ưu
Tuyên Uý Đoàn & Dân Chúa Úc Châu.
Lm Paul Chu Văn Chi – Sydney.
Lm Phêrô Nguyễn Khoa Toàn – Sydney.
Lm FX Nguyễn Văn Tuyết - Sydney.
Lm Phêrô Dương Thanh Liêm – Sydney.
Lm Henry Trần Hữu Đức – Parramatta.
Lm Antôn Hà Thanh Sơn – Wollongong.
Lm Raphael Võ Văn Thiện – Melbourne.
Lm Vũ Đình Tường – Brisbane.
Lm JB. Nguyễn Viết Huy – Adelaide.
Lm Phêrô Bùi Xuân Mỹ - Canberra.
Lm Phêrô Nguyễn Văn Huỳnh – Perth.
Lm Miae Phạm Quang Hồng – Perth.
Lm Andrê Nguyễn Hữu Lễ - New Zealand.
Lm Phêrô Ngô Quang Quí – Noumea.
Lm Antôn Nguyễn Hữu Quảng – Dân Chúa Úc Châu.
Lm James Võ Thanh Xuân – Dân Chúa Úc Châu.
Tuyên Uý Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu vừa nhận được tin buồn:
BÀ CỐ MARIA HỒ THỊ TRUNG,
Thân Mẫu của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm,
Tuyên Uý Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc,
Chủ Tịch Tuyên Uý Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Châu,
Vừa qua đời vào lúc 10 giờ 30 tối Chúa Nhật ngày 17 tháng 5 năm 2009 tại Việt Nam Hưởng Thọ 81 tuổi.
Quý Linh Mục trong Tuyên Uý Đoàn Úc Châu & Nam Thái Bình Dương
và Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
Xin chân thành chia buồn cùng Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm và tang quyến.
Nguyện Xin Chúa và Mẹ Maria sớm đưa
Linh Hồn Bà cố Maria HỒ THỊ TRUNG
về hưởng tôn nhan Chúa.
Thành Kính Phân Ưu
Tuyên Uý Đoàn & Dân Chúa Úc Châu.
Lm Paul Chu Văn Chi – Sydney.
Lm Phêrô Nguyễn Khoa Toàn – Sydney.
Lm FX Nguyễn Văn Tuyết - Sydney.
Lm Phêrô Dương Thanh Liêm – Sydney.
Lm Henry Trần Hữu Đức – Parramatta.
Lm Antôn Hà Thanh Sơn – Wollongong.
Lm Raphael Võ Văn Thiện – Melbourne.
Lm Vũ Đình Tường – Brisbane.
Lm JB. Nguyễn Viết Huy – Adelaide.
Lm Phêrô Bùi Xuân Mỹ - Canberra.
Lm Phêrô Nguyễn Văn Huỳnh – Perth.
Lm Miae Phạm Quang Hồng – Perth.
Lm Andrê Nguyễn Hữu Lễ - New Zealand.
Lm Phêrô Ngô Quang Quí – Noumea.
Lm Antôn Nguyễn Hữu Quảng – Dân Chúa Úc Châu.
Lm James Võ Thanh Xuân – Dân Chúa Úc Châu.
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Egyptian Cross - Eparchy
Nguyễn Trọng Đa
10:34 22/05/2009
Egyptian Cross
Thánh giá Ai Cập. Là một biểu tượng ngoại giáo, còn được gọi là "ankh," nghĩa là “sự sống”. Thánh giá này có hình chữ T, giữa thanh ngang là một vòng tròn phía trên, và phần cuối tập trung tại nơi giao nhau của hai cánh. Các Kitô hữu biến nó thành một biểu tượng của sự sống siêu nhiên mà Chúa Kitô hưởng xứng đáng qua thập giá của Ngài.
Eighth Crusade
Cuộc Thập tự chinh thứ Tám. Đây là cuộc Thập tự chinh cuối cùng (năm 1270), do thánh Louis của Pháp (1214-70) tiến hành, với sự giúp đỡ của em trai ngài là Charles thành Anjou. Sau một cuộc tấn công ở Tunis, thánh Louis qua đời ở đó vào năm 1270, và Charles kết thúc cuộc Thập tự chinh qua thương lượng hòa bình với người Hồi giáo. Sau đó ít lâu, cựu Vương quốc Jerusalem do các Kitô hữu thành lập, sau cuộc Thập tự chinh đầu tiên vào năm 1100 bị rơi vào tay người Hồi giáo.
Einsiedeln, Our Lady Of
Ðền thánh Đức Mẹ Einsiedeln. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ Maria trong nhà nguyện của tu viện Biển Đức ở Einsiedeln, Thụy sĩ. Năm 840, tu sĩ Meinrad, rút lui khỏi Tu viện Biển Đức ở Reichenau đến sống ở một khu rừng gần đó, hy vọng sống một đời khổ hạnh hơn. Thầy mang theo một tượng Ðức mẹ bế Chúa Con nhỏ, và phòng ở của thầy trở thành nhà nguyện nhỏ của Mẹ. Bức tượng nhỏ này có hình Chúa Hài nhi được ẵm trên tay trái của Mẹ, trong khi tay nhỏ của Ngài đang giơ lên để ban phép lành. Hai mươi ba năm sau, tu sĩ giá này bị một bọn cướp sát hại, vì nghĩ là thầy đã dấu cất vàng và vật quý giá nơi thầy ẩn náu bên núi. Qua nhiều năm tháng, phòng ở của thầy là nơi diễn ra nhiều đặc ân và ơn huệ khác thường. Sau đó, phòng ở được bao quanh bởi một ngôi nhà thờ lớn, và trở thành đền thánh kính dâng “Ðức Mẹ của các Ẩn Tu”, như Đức Mẹ được gọi. Hiện nay thánh tượng được tôn kính trong ngôi nhà nguyện Hồng Ân lộng lẫy của tu viện. Thày Meinrad đã được phong hiển thánh.
El
El, Electio, electus--cuộc bầu cử, người trạch cử, người đắc cử, tuyển nhân
Elders
Kỳ mục, trưởng lão. Là những kỳ mục cao niên trong một cộng đồng hành xử như một cơ quan quản trị (I Sm 16:4). Chẳng hạn Công nghị gồm các kỳ mục (Xh 3:16). Họ được nhắc đến trong Tin mừng theo thánh Mathêu (Mt) khi các kỳ mục liên kết với các thượng tế trong việc thách thức Chúa Giêsu về sứ mạng của Chúa (Mt 27:12). Chế độ truyền thống này đã được thực hiện nơi các cộng đoàn Kitô hữu. Các thánh Tông đồ chỉ định các kỳ mục phụ trách mỗi hội thánh (Cv 14:23). Theo Công đồng chung Trent, các kỳ mục được thánh Giacôbê nêu ra như những vị ban bí tích Xức dầu (Gc 5:14) “không phải là các người cao niên hoặc người có thế lực trong cộng đoàn, nhưng là các giám mục hay linh mục được Giám mục truyền chức hợp lệ qua việc đặt tay” (Denzinger 1697).
Eleazar
Eleazar, ông E-la-da; có 11 người mang tên này trong Cựu Ước. Người nổi tiếng nhất có lẽ là Eleazar, con trai của ông Aaron (A-ha-ron), trở nên thủ lĩnh của các thầy Levite (Lê-vi), và kế nhiệm cha mình làm thầy cả thượng phẩm thời ông Moses (Mô-sê) và sau đó thời ông Joshua (Gio-duê, Ds 3:32; Xh 6:23). Công trạng có ý nghĩa nhất của ông có lẽ là đem vùng đất Canaan sát nhập vào Israel (Gd 14:1-2).
Election
Chọn lựa, bầu chọn. Là hành vi chọn lựa hay chọn lọc phương tiện thích hợp cho một mục đích, được thực hiện bởi một con người thông minh. Trong từ ngữ Kinh thánh, việc Chúa chọn là Chúa chọn một số người để thực hiện một sứ mạng mà Chúa mong muốn. Do đó, Phaolô là “lợi khí được chọn" (Cv 9:15), và mọi Kitô hữu “đã được chọn” (I Tx 1:4).
Election By Compromise
Trạch cử bằng thỏa hiệp. Trong luật Giáo hội, đây là cuộc bầu cử mà trong đó các cử tri, bằng văn bản viết tay, nhất trí chuyển quyền bầu cử vào tay một hay nhiều người có uy tín, thuộc cơ quan của họ hay ngòai cơ quan cũng được, và những người này có quyền bầu cử nhân danh mọi người.
Elegy
Ai ca, khúc bi thương, ai khúc, điếu tụng. Là bài thơ bi thương, thường để tưởng nhớ người qua đời. Ai ca Kitô giáo nổi tiếng nhất là bài Dies Irae (Ngày phẫn nộ). (Từ nguyên Latinh elegia, theo theo thể ai ca; từ chữ Hi lạp elegos, ai khúc.)
Elevation Of The Host
Dâng Mình Thánh lên. Là sự nâng Mình Thánh lên cho giáo hữu thờ lạy trong Thánh Lễ, trước khi truyền phép Máu Thánh, và ngay sau đó Chén thánh được nâng lên cho giáo hữu thờ lạy. Việc nâng riêng Mình Thánh nhằm tuyên xưng sự Hiện Diện Thật sự của Thân Mình Chúa Kitô, trước khi truyền phép Máu Thánh.
Elicited Acts
Hành vi trực phát, hành vi trực khởi. Là các hành vi nhân linh phát xuất từ một năng lực hoặc sức mạnh tinh thần. Đây là chức năng nội tại của các năng lực này, tự chúng làm, và do đó không phải là các năng lực thuần túy, hoặc không phải là giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động của chúng, hoặc không là ảnh hưởng của hoạt động trên các sức mạnh khác. Như thế, một hành vi yêu thương là một hành vi sáng tỏ của tâm trí, vốn ở lại trong tâm trí và làm hoàn thiện tâm trí.
Elijah
Elijah, ngôn sứ Ê-li-a. Là một trong các thủ lĩnh tôn giáo vĩ đại nhất của dân Israel. Ngôn sứ sống ở thế kỷ thứ chín trước Công nguyên, và ảnh hưởng của ngài thống trị tư duy của dân Israel trong nhiều thế kỷ mặc dầu ngài không để lại bút tích nào. Ngài là một con người xuất chúng, thoải mái, có sức khỏe tốt, một con người vẫn sống khỏe qua bao gian nản thử thách (I V 17-21). Trong một chuyến đi gian khổ qua sa mạc đến Núi Horeb (Khô-rếp), ngài thực hiện lại các kinh nghiệm của ngôn sứ Moses (Môsê), khi ông tiếp nhận lề luật của Chúa. Việc ông giao tiếp với Chúa mở rộng việc thi hành Mười Điều Răn trong một thời kỳ có đời sống xã hội phức tạp hơn nhiều. Để chứng minh Chúa là Thiên Chúa đích thực, ngôn sứ Elijah đã chiến thắng các tiên tri của Baal trong một cuộc thi, và sự xác minh này đã thiết lập tôn giáo của người Do Thái một cách vững chắc và chấm dứt nạn hạn hán đã gây hại cho Israel (I V 18:22-40). Trong tuổi già Elijah đã chọn Elisha (Ê-li-sa) làm người kế nhiệm mình (II V 2:15). Người ta cho rằng ngài lên trời mà không phải chết, và người ta tin rằng ngài sẽ xuất hiện lại trên trần gian để tái lập vinh quang của nước Israel (II V 2:11). Trong thực tế nhiều người nhầm lẫn Chúa Kitô với ngôn sứ Elijah (Mt 16:14). Trong dịp Chúa Hiển dung, chính Moses và Elijah hiện ra đàm đạo với Chúa Kitô (Mt 17:3). Trong lễ Vượt qua của đạo Do Thái, cửa nhà được mở ra để báo trước việc ngôn sứ sẽ lại đến, và một ly rượu được rót ra cho ngài. Chữ Elijah còn đọc là Elias.
Elizabeth
Elizabeth, bà Ê-li-sa-bét. Là người dòng dõi ông Aaron (A-ha-ron), bà kết hôn với ông Zechariah (Da-ca-ri-a) và khi về già, bà sinh một con trai và được gợi ý đặt tên con là Gioan Tẩy Giả (Lc 1:5-13). Khi đang mang thai, bà được người em họ là Maria đến thăm, sau khi Maria nhận lời từ thiên thần Gabriel là sẽ trở thành mẹ của Chúa Giêsu. Cuộc gặp của hai bà mẹ mang thai này là dịp cho Maria tỏ lộ lời kinh Magnificat (Linh hồn tôi chúc tụng Chúa, Lc 1:46-55). Sau vài tháng, con bà Elizabeth chào đời. Bạn bè thúc giục bà đặt tên con theo tên cha nó, nhưng vâng lời với mặc khải của thiên thần Gabriel cho ông Zechariah, bà đặt tên con là Gioan. Thánh Luca kết luận: “Và quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em” (Lc 1:66). (Từ nguyên Hi Lạp, viết theo tiếng Do Thái cổ elishebha, Chúa là viên mãn.)
Elohim
Elohim, Êlôhim, là từ ngữ Do Thái cổ thường dùng thay cho ĐỨC CHÚA (Giavê). Từ ngữ này xuất hiện hàng ngàn lần trong Cựu Ước. Từ ngữ được dùng theo số nhiều có nghĩa là “thần minh” (St 35:2, Xh 18:11). Khi Chúa Giêsu nói tên thánh giá "Eli, Eli, lama sabachtani (Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?", Ngài sử dụng một dạng chữ viết tắt của Elohim (Mt 27:46).
El Shaddai
El Shaddai, một tên khác của ĐỨC CHÚA (Giavê). “Thiên Chúa phán với ông Mô-sê: “Ta là ĐỨC CHÚA. Ta đã hiện ra với Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp với tư cách là Thiên Chúa Toàn Năng, nhưng Ta đã không cho họ biết danh của Ta là ĐỨC CHÚA!" (Xh 6:3). Điều này được chứng thực bởi quy chiếu đến các đọan văn trong Sáng thế ký (St), trong đó Chúa dùng tên này khi nói với Abraham and Jacob (St 17:1; 35:11).
Elvira, Council Of
Công đồng Elvira. Là công đồng cấp quốc gia của Tây Ban Nha, năm 306, sau một thời gian bách hại đạo. Trong số 81 điều luật công đồng thông qua có các sự trừng phạt nặng đối với tội bội giáo và ngoại tình. Sự độc thân của giáo sĩ được đặt thành luật, với hình phạt phế truất nếu vi phạm (điều luật 33).
E.M.
E.M., Episcopus et martyr--Giám mục tử đạo.
Emanation
Sinh xuất, lưu xuất. Trong triết học của thuyết sinh xuất, là sự sinh xuất của mọi lòai từ bản chất của Chúa, và do đó cũng là những gì đã sinh xuất. Sự sinh xuất đuợc xem là một thuộc tính cần thiết của bản chất Chúa, và cái gì sinh xuất (chẳng hạn tia sáng) được cho là mất sự hòan hảo khi nó sinh xuất. Là một hình thức của thuyết phiếm thần, thuyết sinh xuất đã bị Công đồng chung Vatican II lên án, bởi vì Chúa là Đấng tuyệt đối đơn thuần và không thể đổi thay, không thể tuôn hữu thể Ngài ra. (Từ nguyên Latinh emanatio, chảy ra.)
Embalming
Tẩm ướp xác. Là việc bảo quản tạm thời hay lâu dài một xác chết, vì lý do tôn giáo hay vì thực tế. Việc tẩm ướp nổi tiếng xưa kia là ở Ai Cập, nơi có một số xác ướp vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Trong tiến trình ướp xác hiện đại, máu được rút ra hết khỏi các mạch máu người chết và thay vào bằng một chất lỏng, chẳng hạn formalin, một dạng lỏng của formaldehyde. Việc ướp xác bằng tiêm động mạch trở nên phổ thông tại các nước Tây phương. Trong các thế kỷ đầu của Công nguyên, Giáo hội bác bỏ tất cả các hình thức ướp xác, xem đó là phong tục ngọai giáo, mặc dầu có những ngọai lệ nổi tiếng, chẳng hạn Charlemagne, với xác ướp của ông được đặt trong tư thế ngồi trong quan tài ở Aachen, nơi ông qua đời năm 814. Mục đích của việc ướp xác là để cho người chết có dáng dấp như khi còn sống trong nhiều ngày sau khi chết. Không có luật nào của Giáo hội về vấn đề này cả.
Ember Days
Ngày bốn mùa. Là ba ngày dành riêng cho việc ăn chay, hãm mình và cầu nguyện trong mỗi mùa của bốn mùa trong năm. Đó là các ngày thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy sau lễ thánh Lucy (qua đời năm 304) (ngày 13-12), sau Chủ nhật thứ nhất mùa Chay, sau lễ Hiện Xuống, và sau lễ Suy tôn Thánh Giá (Ngày 14-9). Từ khi có sự duyệt lại lịch Roma vào năm 1969, các Ngày bốn mùa được tuân giữ tùy theo quyết định của các Hội đồng Giám mục Quốc gia. Hơn nữa, việc tuân giữ này có thể kéo dài hơn ba ngày, và có thể lặp lại trong năm. Có thể nguồn gốc là từ một lễ hội nông nghiệp thời Roma xưa, giáo dân tuân giữ các ngày ấy để làm dịp thánh hóa cá mùa khác nhau trong năm, và cũng để cầu xin Chúa ban phúc cho các giáo sĩ được truyền chức vào dịp Ngày bốn mùa. (Từ nguyên Anglo-Saxon o_merge, tro bụi.)
Emblem
Biểu hiệu, biểu tượng. Là một hình tượng hoặc một huy hiệu liên kết một cách biểu tượng với một người hay một vật, gợi ý một ý tưởng nào đó hay một tình cảm thiêng liêng nào đó. Do đó, một thánh giá là biểu tượng của sự hy sinh, một cái neo làm biểu tượng của niềm hy vọng, một cành cọ là biểu tượng của chiến thắng hay là tử vì đạo. Các biểu tượng được dùng trong thời Giáo hội sơ khai để diễn tả các mầu nhiệm của đức tin công giáo, tạo cảm hứng và bảo vệ các tín lý khỏi sự nhạo báng của người không tín ngưỡng. Các huy hiệu phân biệt hội đòan và các ngọn cờ trong Giáo hội có thể được xếp vào loại biểu tượng. Chúng luôn luôn có tính biểu tượng rõ ràng cho chân lý tôn giáo, và nhất quán với đức tin và tập tục Công giáo. Các biểu tượng cũng diễn tả một số nhân đức của các thánh, chẳng hạn chim phượng hòang là biểu tượng cho tính siêu phàm của thánh Gioan Thánh sử.
Embolism
Kinh khẩn xin, lời nguyện phụ thêm, số ngày nhuận thêm. Là kinh trong lễ Quy bắt đầu với các chữ “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ," chèn giữa Kinh Lạy Cha và việc Bẻ bánh. Nhiều phụng vụ Đông phương có kinh tương tự. Số ngày nhuận thêm là sự khác biệt giữa số ngày trong lịch giữa âm lịch có 354 ngày và dương lịch có 365¼ ngày, thường gọi là epact (ngày nhuận thêm). (Từ nguyên Hi Lạp emballein, đưa vào, chêm vào.)
Eminent Good Works
Các việc lành phúc đức. Ba việc lành phúc đức trong Kitô giáo là cầu nguyện, ăn chay và bố thí.
Emmanuel
Emmanuel, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Là tên sứ ngôn được ngôn sứ Isaiah (I-sai-a) sử dụng để báo trước việc Chúa Giêsu sẽ xuống thế (Is 7:14). Kinh thánh nói rằng con trẻ sẽ ra đời tại Bethlehem (Bê-lem) và sẽ là “một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en” theo lời của ngôn sứ Micah (Mi-kha, Mk 5:1).
Emmaus
Emmaus, làng Em-mau. Một ngôi làng cách Jerusalem khỏang 11km. Chính trên đường đi Emmaus mà hai môn đệ gặp Chúa Giêsu Phục sinh và Chúa cùng đi với họ đến làng (Lc 24:13-35). Chỉ đến khi Chúa bẻ bánh tại bữa ăn họ mới nhận ra Chúa. Lúc ấy Chúa biến đi và họ vội vã trở về Jerusalem, để kể lại với các thánh Tông đổ cuộc gặp gỡ ấy.
Empathy
Đồng cảm, thấu cảm, tha cảm. Một chức năng của đức ái qua đó một người đồng cảm với các tâm tư tình cảm, nhu cầu và khổ đau của người khác. (Từ nguyên Hi Lạp en + pathein, chịu đựng.)
Empiricism
Chủ nghĩa duy nghiệm, chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong triết học luân lý, đó là hệ thống tư tưởng cho rằng kinh nghiệm là nguồn hợp lý duy nhất cho kiến thức. Hơn thế, chủ nghĩa này còn nói rằng kinh nghiệm là một giả định cho mọi kiến thức của con người hoặc là một trắc nghiệm của điều mà kiến thức đã có được. Nó chủ trương rằng chỉ có tâm trí có thể điều hòa các dữ liệu của kinh nghiệm. Mọi khái niệm gọi là phổ quát và mọi phán đóan, trong đó con người nói về bản tính các sự vật, theo các nhà theo chủ nghĩa duy nghiệm, là không phổ quát hoặc không theo bản tính gì cả. Chúng thuần túy chỉ là một lọat các dữ liệu cảm giác rút ra từ kinh nghiệm, và được lý trí nối kết thành nhiều mối quan hệ khác nhau, nhưng giá trị của chúng vẫn chỉ là giả thiết thuần túy. Kết quả là, không có các đề xuất thật sự phổ quát cho tâm trí đón nhận, và không có luật lệ ràng buộc có tính phổ quát cho ý chí tuân theo, bởi vì mọi kiến thức đều được điều kiện hóa bởi kinh nghiệm hạn chế đã qua của người ta, và kinh nghiệm chưa có thể dự báo được vẫn còn chờ sẽ tới. (Từ nguyên Hi Lạp empeirikos, có kinh nghiệm.)
Emus
Emus, Eminentissimus—Trọng kính, Rất đáng kính.
Enchiridion Symbolorum
Enchiridion Symbolorum, Tuyển tập tín liệu. Là cẩm nang Giáo lý Công giáo, chứa các đọan trích quan trọng của mọi định nghĩa, định tín, và tuyên bố về đức tin và luân lý từ thế kỷ thứ nhất đến ngày nay. Nguyên thủy Tuyển tập này do Heinrich Denzinger (1819-83), một trong các nhà tiên phong về thần học thực chứng của công giáo Đức, sưu tập và xuất bản. Công đồng chung Vatican II dựa vào Tuyển tập này cho các trích dẫn của mình, do đó quy chiếu đến “Denzinger."
Enclosure
Nội vi, nội cấm. Là nội vi của một cộng đòan tu sĩ, dành một số phần của khu vực tu viện cho các thành viên của cộng đòan sử dụng mà thôi. Nội vi nhặt, gọi là nội vi giáo hòang, là tiêu chuẩn cho các nội vi khác kém nghiêm ngặt hơn. Nội vi gắn liền với các dòng tu nữ chuyên về chiêm niệm. Từ Công đồng chung Vatican II, có hai điều khỏan chính cho nội vi là: 1. “Các nữ tu, tập sinh và thỉnh sinh phải sống trong khuôn viên của tu viện được nội vi quy định, và không được phép ra khỏi nội vi này, trừ ra trong các trường hợp được dự trù theo luật,” và 2. “Luật nội vi cũng cấm bất kỳ ai, thuộc tầng lớp nào, bậc sống nào, phái tính hay tuổi tác nào, đi vào khu vực nội vi của tu viện, trừ ra trong các trường hợp được dự trù theo luật” (Venite Seorsum, 1969, VII, 5, 6).
Encounter
Gặp gỡ, tiếp xúc. Một từ ngữ hiện sinh, được đưa vào ngôn ngữ tôn giáo, để mô tả cuộc gặp gỡ của con người với Chúa Kitô trong các Bí tích. Cuộc gặp trong bí tích là một sự chuyển thông một cách hiệu quả ân sủng từ Chúa Kitô như là Thiên Chúa, qua Đức Kitô như là con người, đến với người nhận lãnh có lòng tin.
Encounter With Christ
Gặp gỡ Chúa Kitô. Là một từ ngữ áp dụng cho mối tương quan với Chúa Kitô trong mỗi lần nhận lãnh Bí tích. Mối tương quan này tùy thuộc trước tiên vào Bí tích nào được nhận lãnh, và do đó chủ yếu nhắm đến Bí tích Thánh Thể, nơi Chúa Kitô được nhận lãnh trong sự toàn vẹn của Ngôi Lời nhập thể. Nhưng cuộc gặp gỡ cũng có thể áp dụng cho mọi Bí tích để nói lên hai yếu tố: mỗi bí tích trước tiên được Chúa Kitô ban như sự tiếp nối của công trình cứu chuộc của Chúa trên thế giới này, và ơn ích phát sinh từ Bí tích cũng tùy thuộc vào lòng mến Chúa một cách tin tưởng và phó thác, mà qua đó người ta nhận lãnh Bí tích.
End Of The World
Tận thế. Là chân lý mặc khải nói rằng thế giới hiện tại của không gian và thời gian sẽ chấm dứt một ngày nào đó. Đó là ngày người chết sẽ chỗi dậy từ mồ chôn, và Chúa Kitô sẽ xuất hiện trong vinh quang uy linh để phán xét loài người. Về cách thức hủy diệt thế giới và thời điểm nào, không gì được nói rõ dù là từ khoa học tự nhiên hoặc từ đức tin Kitô giáo. Ý tưởng tiêu diệt bằng lửa (II Pr 3:7; 10, 12) chỉ là một lối diễn tả hiện đại, để nói rằng thế giới hiện nay sẽ tiêu tan và một thế giới mới sẽ xuất hiện.
Ends Of The Mass
Mục đích Thánh lễ. Có bốn mục đích mà Giáo hội dâng Hy tế tạ ơn; đó là thờ phượng, tạ ơn, đền tội và cầu xin. Do đó Thánh lễ là hy tế để ca tụng Chúa vĩ đại muôn đời, tạ ơn Chúa về lòng nhân lành của Chúa trong quá khứ và hiện tại, xin Chúa thứ tha vì đã xúc phạm đến sự uy nghi cao cả của Chúa, và cầu xin Chúa thương ban ân huệ của Chúa trong tương lai.
Energumen
Người bị quỷ ám. Từ ngữ này cũng áp dụng cho những người bị rối loạn tâm thần. Dầu bị quỷ ám hay không, họ đều được đối xử với lòng nhân từ và sự chăm sóc đặc biệt, và khi cần thiết, họ được trừ quỷ trong một Thánh lễ. Nếu họ không bị nặng, họ có thể được Rước lễ. Nhưng họ bị cấm nhận lãnh các chức thánh, cả sau khi họ đã chữa lành.
Energy
Năng lượng, năng lực, nghị lực. Là sức mạnh vốn có để sản sinh một hiệu quả nhất định. Từ ngữ thường áp dụng cho năng lượng vật lý và tự nhiên, nhưng cũng có thể áp dụng cho năng lượng thiêng liêng do ân sủng Chúa ban cho. Là sức mạnh siêu nhiên, nó giúp con người thực thi các hành động vượt quá khả năng của bản tính con người, vốn bị suy yếu do tội, hoặc hoàn toàn vượt quá khả năng tự nhiên của bất cứ loài thụ tạo nào, và nhờ đó dẫn con người chiếm hữu Chúa trong phúc kiến.
Enjoyment
Ưa thích, thích thú. Là sự thích thú của sức mạnh thèm muốn sau khi hoàn thành được mục đích của mình. Là sự thỏa mãn đi kèm với việc đạt được sự thèm muốn. Là niềm vui mà một người cảm nghiệm khi đạt được điều mình hy vọng hoặc chờ trông.
Enlightenment
Ánh sáng, minh giải. Là từ ngữ được triết gia Immanuel Kant (1724-1804) và các người khác sử dụng, để mô tả việc con người đã đến tuổi khôn từ tuổi trẻ thơ, trong tuổi này người ấy không thể sử dụng lý trí của mình, nhưng lệ thuộc vào người khác, kể cả sự mặc khải từ Chúa. Thời đại Ánh sáng trở thành một phong trào, vốn ảnh huởng nhiều đến thế giới Tây phương.
Enoch
Enoch, ông Kha-nốc. 1. là con trai của ông Cain. Chúng ta đọc thấy rằng người cha đã xây dựng một thành và lấy tên con đặt cho thành ấy (St 4:17); 2. trong danh sách các tổ phụ hậu duệ của ông Adam, ông Jared (Gie-rét) được nêu tên là cha của ông Enoch và Enoch là cha của ông Methuseleh (Mơ-thu-se-lác) (St 5:18-21). Trong Tân Ước, khi kể ra tổ tiên của Chúa Giêsu, thánh Luca nhắc lại sự nối tiếp Jared-Enoch-Methuseleh (Lc 3:37). “Sau khi đi với Thiên Chúa, ông không còn nữa, vì Thiên Chúa đã đem ông đi” (St 5:24). Ông Enoch được đưa lên trời mà không chết sao? Sách Huấn ca (Hc) gợi ý điều này: “Trong số những người được dựng nên ở trần gian, chẳng có ai giống như ông Kha-nốc, vì ông được cất lên khỏi cõi đất này" (Hc 49:14). Điều này được củng cố trong Thư gửi tín hữu Do Thái: “Nhờ đức tin, ông Kha-nốc được đem đi nơi khác để khỏi chết, và người ta không tìm thấy ông nữa, bởi vì Thiên Chúa đã đem ông đi” (Dt 11:5).
Ens
Hữu thể. Trong triết học hữu thể là mẫu số chung cho tòan thực tại, và được xếp lọai rất đa dạng tùy theo các lọai thực tại mà trí óc con người biết được. Do đó hữu thể tự hữu (a se) là hữu thể từ chính nó, hoặc là Hữu thể không được sáng tạo, đó là chính Chúa; còn hữu thể tha khởi (ab alio) là hữu thể xuất hiện từ hữu thể khác, cụ thể là một hữu thể được tạo ra hay gây ra, đó là thụ tạo; hữu thể tự tại (in se) là hữu thể trong chính nó, và cũng là hữu thể tự thể (per se) vốn là hữu thể qua chính bản thể của nó, hay hữu thể trong một nghĩa tuiyệt đối, hay trong cả hai trường hợp là bản thể; ens entis là hữu thể của hữu thể, có nghĩa là nó không hiện hữu trong chính nó nhưng chỉ trong một bản thể, như thế đó là một tùy thể; ens rationis là một hữu thể hoặc sự sáng tạo của lý trí, tức là một hữu thể thuộc lý luận hoặc khái niệm, hoặc một ý niệm của điều gì không hiện hữu thực tế bên ngòai tâm trí; và ens ut sic là “hữu thể như là vậy”, khác với các dạng khác của hiện hữu, và là đối tượng của siêu hình học hay triết học hữu thể. (Từ nguyên Latinh ens, hữu thể, cái gì hiện hữu.)
Entablature
Mũ cột, đầu cột, hệ đỡ. Trong kiến trúc nhà thờ, đây là không gian tường trên một cái cột lớn, thường gồm có một gờ dầm đầu cột, trụ ngạch, và một chóp mũ cột.
Entelechy
Chung tố, tình trạng hoàn chỉnh của hữu thể, nguyên lý siêu hình, hiện thực của tiềm thể. Là nguyên lý đặc trưng nội tại, vốn hướng dẫn tích cực một bản thể đi đến mục đích của nó. Trong triết học kinh viện, đây là tình trạng hòan chỉnh của hữu thể. Nó là nguyên lý siêu hình hướng dẫn và điều phối mọi họat động của một bộ phận từ bên trong, và vì lợi ích của tòan thể. Hơn là sức cơ học, nó là sức nội tại tạo ra mục đích và hướng dẫn cho mọi họat động của mọi sinh vật. (Từ nguyên Latinh entelechia, hòan thành; từ chữ Hi Lạp entelecheia.)
Enthronement Of The Sacred Heart
Tôn vương Thánh Tâm Chúa Giêsu. Là sự công nhận, về mặt xã hội và chính thức, vương quyền của Thánh Tâm Chúa Giêsu tại một gia đình Kitô giáo. Là lễ nghi tôn giáo, việc tôn vương gồm có việc đặt ảnh Thánh Tâm nơi trang trọng của nhà ở gia đình, và một hành vi thánh hiến do linh mục chủ sự. Việc tôn vương này được cổ vũ lần đầu tiên bởi Mateo Crawley-Boevey (1875-1960), thành viên của Linh mục Dòng Thánh Tâm, và được Thánh Giáo hòang Pius X chuẩn y.
Entitative Habit
Tập tính thuộc hữu thể. Là ơn thánh hóa như là một phẩm tính thường xuyên được thêm vào cho bản tính con người, và trực tiếp điều chỉnh hữu thể hơn là điều chỉnh các họat động của hữu thể, như trong trường hợp nhân đức.
Entity
Hữu thể tính, thực thể. Trong triết học kinh viện, là hữu thể thực tế hoặc quan niệm được, với sự nhấn mạnh về tính thực tại của nó, để đối lại với sự gì không thực tế, vốn là vô thực thể. (Từ nguyên Latinh ens, hữu thể, cái gì hiện hữu.)
Entrusted Secret
Bí mật trao phó. Là một sự thật hay một sự việc mà một người học được, sau một thỏa thuận minh nhiên hoặc thỏa thuận ngầm rằng bí mật cần được bảo tòan. Các bí mật nghề nghiệp thuộc về lọai này, chẳng hạn trong nghề y hay nghề luật, và các trường hợp khác trong đó người ta thừa nhận rằng thông tin được nhận cần được giữ kín. Các bí mật trao phó có tính ràng buộc, nếu vi phạm là mắc tội trọng.
Envoy
Phái viên, sứ giả, đại diện ngoại giao. Trong luật Giáo hội, là một đại diện ngọai giao; là người được Tòa Thánh chỉ định để thương lượng một hiệp ước với một chính phủ của nước khác; phái viên, là người được phái đi cho một nhiệm vụ đặc biệt. Qua nhiều thế kỷ, nhiều phái viên hoặc sứ giả Giáo hòang đã được sai đi với nhiều công tác khác nhau bên cạnh các vị nguyên thủ nhà nước. (Từ nguyên Pháp envoyer, gửi đi.)
Epact
Số ngày nhuận thêm, bảng tính các ngày trong lịch, niên nguyệt. Từ ngữ được áp dụng cho số ngày thặng dư của dương lịch so với âm lịch, hoặc tuổi trăng là ngày nào trong ngày đầu của một năm dương lịch. Hệ thống ngày nhuận thêm được dùng để xác định thời gian tuần trăng để tính ngày lễ Phục Sinh là ngày nào.
Ep., Epus., Eps., Episc.
Ep., Epus., Eps., Episc.: Episcopus—Giám mục.
Eparchy
Giáo phận, giáo tỉnh. Trong các Giáo hội Kitô Đông phương, đây là tên gọi một giáo phận. Nó khác với tỉnh hành chính, vốn là nhỏ hơn một giáo phận. Các giáo phận này thành lập vào đầu thế kỷ thứ tư, và vị đứng đầu gọi là eparch (giám mục), đôi khi gọi là metropolitan (tổng giám mục), và vị tổng giám mục này có quyền phủ quyết việc chọn các giám mục cho các giáo phận trong giáo tỉnh của ngài. (Từ nguyên Hi Lạp eparchia, tỉnh; từ chữ eparchos, quận.)