Phụng Vụ - Mục Vụ
BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN : Ý NGHĨA MỖI ƠN
Anphong Nguyễn Công Minh ofm
16:58 18/05/2024
BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN : Ý NGHĨA MỖI ƠN
“Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa.” (Nghi thức Thêm Sức, lúc đặt tay)
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa mỗi ơn trong 7 ơn Chúa Thánh Thần.
Xin thú thật mãi cho tới những năm gần đây vẫn không sao phân biệt nổi những ơn này khác nhau làm sao. Nhất là mấy ơn đầu: 1) Khôn ngoan, 2) Hiểu biết 3) Thông minh. Ba ơn này chẳng là một hay sao, tuy mức độ có chênh nhau hơn kém…. Như khi người ta khen con cái mình rằng là nó nhỏ nhưng nó khôn lắm, nó thông minh lắm, nó hiểu nhanh lắm, ta thấy ba cái khen đó, nó “xêm xêm”: chẳng khác gì đầu đề một quyển sách châm biếm của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nêxin : “Con chúng ta giỏi thật !”
Sách “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” năm 1992 có nhắc tới 7 ơn này hai lần, một trong phần Nghi thức bí tích Thêm sức (số 1299) và một trong phần Hiệu quả bí tích (số 1303), nhưng chỉ liệt kê chứ không có một dòng giải thích.
Vậy muốn hiểu rõ 7 ơn Chúa Thánh Thần, ta phải coi lại bản gốc của nó : Isaia 11,2. Các nhà chuyên môn đã làm giúp ta, ta chỉ việc thu lấy kết quả của họ. Vì quả thật nếu dịch các ơn đó từ tiếng Hipri rồi Hy lạp qua Latinh, rồi mới từ Latinh chuyển qua tiếng Việt chúng ta đọc, thì thật khó lòng hiểu nổi các ơn đó muốn nói gì. Cần phải dịch lại mới sáng tỏ nội dung. Chúng ta sẽ không khởi đầu từ ơn khôn ngoan mà đi từ ơn thứ bảy, ơn dễ hiểu nhất để ngược lên tới ơn trên cùng là ơn khôn ngoan.
7- Ơn thứ bảy là “ơn kính sợ” Đức Chúa Trời. Đây là ơn mà đọc lên chúng ta hiểu ngay muốn nói gì. Kính sợ là úy kính, một tâm tình mà ở trần thế này con người cần có thì mới mong tránh loạn tặc. Khi một người nào đó ngang tàng, coi trời bằng vung, không biết sợ trời là gì, thì người ấy có thể làm mọi sự và thường là những điều tệ hại nhất.
6- Nhưng một ơn khác của Chúa Thánh Thần làm cho ơn kính sợ này trở nên tình yêu, đó là “ơn đạo đức”. Sáu là ơn đạo đức : nghe chữ “đạo đức”, ta nghĩ ngay đạo đức là năng đi nhà thờ, năng đọc kinh lần hạt. Nhưng đó mới là những diễn tả. Đạo đức chính là Đạo làm con. Một người con năng đến với cha là người con có hiếu. Và nếu cần dịch lại thì sẽ là “ơn sùng hiếu” (pietas). Ơn thứ 7 cho ta kính sợ Chúa, nhưng không phải kính sợ Chúa như một ông vua đầy uy quyền sát khí, một lời nói là đầu rơi, một chau mày là người chết. Nhưng ơn kính sợ Chúa cộng với ơn sùng hiếu này khiến ta kính sợ Chúa như người Cha của chúng ta. Đây phải là một ơn riêng của Chúa Thánh Thần khiến ta mới có thể dám xem Chúa là Cha của mình (x. Ga 4,6; Rm 8,15).
5- Năm là “ơn mạnh bạo” hoặc ơn mạnh sức. Đây không phải là sức khoẻ phần xác thôi, nhưng là sự dũng cảm của một người con Chúa can trường và vui vẻ thực hiện ý của Cha mình. Do đó có thể dịch ơn mạnh bạo là “ơn dũng cảm”.
Thực vậy để thực hiện chứ không phải chỉ “biết” thôi –ý của Chúa- nhiều khi chẳng dễ nuốt ngon ăn. Phải dũng cảm lắm mới được. Chúa Giêsu đã nói : “Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và chỉ những ai mạnh bạo mới được vào Nước Trời” (Mt 11,12). Một chỗ khác, Chúa Giêsu nói : “Không phải cứ kêu ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ mà được vào Nước Trời, nhưng là thi hành ý của Cha Ta” (Mt 7, 21). Móc nối 2 câu này ta thấy phải dũng cảm lắm mới thực thi được ý Chúa để có thể chiếm Nước Trời.
4- Bốn là "ơn lo liệu". Ơn thứ năm mạnh bạo cho ta sự dũng cảm để làm theo ý Chúa, nhưng chính ơn lo liệu này, dịch rõ hơn phải là "ơn chỉ giáo" cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể. Trong Tam Quốc Chí, Khổng Minh Gia Cát Lượng trao cho Triệu Tử Long trên đường sang Đông Ngô 3 túi gấm trong đó có sẵn những chỉ dẫn. Khi cần thì cứ mở cẩm nang (túi gấm) để biết phải làm gì, làm gì, làm gì. Tới bờ sông, mở túi gấm 1, gặp quả núi mở túi gấm 2…
Vì thế ơn lo liệu tức là ơn cẩm nang, ơn túi gấm, ơn chỉ giáo (conseil) : là ơn hiểu biết ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể để ơn dũng cảm cho ta sức mạnh thi hành.
Ba ơn còn lại liên hệ đến chữ BIẾT. Nhưng mỗi ơn cho ta "biết" Chúa mỗi cách.
3- Ba là "ơn thông minh". Dịch như trong lời nguyện của Bí tích Thêm sức sẽ dễ hiểu hơn: "ơn suy biết". Là ơn mình 'suy' từ thiên nhiên vạn vật mà 'biết' có Chúa là Đấng Tạo Hoá (science). Cách biết Chúa bằng lối này Chúa Thánh Thần ban cho rất nhiều người. Nhìn chiếc đồng hồ có các bánh xe ăn khớp nhau, ta suy biết có người làm ra đồng hồ. Thì nhìn trời đất muôn vật với 'trật tự lạ lùng', ta suy ra có ông Trời là Tạo Hoá. Đây là cách biết Chúa sơ đẳng nhất: biết Chúa qua thiên nhiên, biết Tạo Hoá qua mọi thọ tạo. Trước đây dịch là ơn thông minh. Dịch là ơn 'suy biết' thì có lẽ 'thông minh' hơn !
2- Ơn suy biết là biết Chúa qua thọ tạo (Science). Cách biết Chúa cao hơn là biết Chúa qua mặc khải. Đây chính là ơn thứ hai: hai là ơn hiểu biết, hay dịch đúng hơn: "ơn thấu hiểu", ơn "thông hiểu". Không phải là hiểu biết thường qua thọ tạo, nhưng là hiểu biết "thấu" đến chính Tạo Hoá đó đã "tỏ mình ra" với con người. Tiếng chuyên môn gọi là mặc khải. Nói rõ hơn, ơn này đòi hỏi ta phải "tin" nữa. Tin Thiên Chúa là Lời – Lời nói với con người – cụ thể là tin Kinh Thánh là Lời ngỏ của Chúa cho nhân loại. Ơn này cũng còn có nghĩa là hiểu lời ngỏ của Chúa nữa: nói nôm na là hiểu và giải thích Kinh Thánh. Các nhà chú giải Thánh Kinh có lẽ nhận được ơn này nhiều. Tất cả thuộc phạm vi của ơn thấu hiểu.
1- Và cuối cùng là "ơn khôn ngoan" : một là ơn khôn ngoan. Chữ “khôn ngoan” chưa nói được gì cả về ơn thứ nhất trong 7 ơn Chúa Thánh Thần này. Phải móc nối với một câu trong sách Khôn Ngoan ta mới khôn ra được, mới sáng trí hơn : "Xin rộng ban cho tôi, Đức Khôn Ngoan hằng ở bên toà Chúa" (Kn 9,4). Hoặc trong sách Huấn ca : "Khôn ngoan đều xuất phát bởi Chúa, và khôn ngoan ở với Người muôn đời" (Hc 1, 1). Vậy ơn khôn ngoan dịch cách 'khôn ngoan' hơn phải là "ơn thượng trí", tức là ơn “biết” Chúa thật sự, 'biết' theo nghĩa Kinh Thánh—có thể nói như thế: Adong 'biết' Eva, sinh ra Cain. Ơn thượng trí cho ta "biết" Chúa thật sự bằng cách bay vút lên trời (thượng trí mà !) để sống thân mật, sống kết hợp, sống kề cận ở ngay bên Chúa, nếm được Chúa, cảm được Ngài: Đức "Khôn Ngoan" hằng ở bên toà Chúa.
Chúa Thánh Thần cũng ban "ơn thượng trí" này cho một số vị tuy còn trong thân xác trần gian, nhưng ngất trí, được đưa thấu tận trời xanh để cảm, để nếm Chúa, để -nói theo lối nói của kẻ đã được đưa lên tầng trời thứ ba : có trong thân xác hay ngoài thân xác, người ấy không biết- đưa lên để nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. “Về một người như thế, tôi sẽ tự hào.” Phaolo thuật như vậy trong 2Cr 12, 1-6.
Nhiều vị thánh khác, nhất là thánh nữ, được ơn thượng trí kết hợp với Chúa trong khi cầu nguyện. Toma Celano thì nói về Phanxicô Assisi như sau, “khi cầu nguyện, không phải là thánh nhân cầu nguyện mà Phanxicô là hiện thân của sự cầu nguyện” -một kiểu nói khác của sự kết hợp chiêm niệm, của ơn thượng trí. (Nếu các thánh khó khăn lắm mới được ơn này, thì hình như ta dễ dàng được ơn thượng trí, ngất trí này hơn, nhất là trong tuần phòng gặp những bài giảng khô và lâu, tức gặp những chuyên viên gây mê giỏi !). Thôi ta hãy khoan vội xin ơn thượng trí này, mà ta hãy cứ thấy Chúa bằng ơn suy biết khi đi dạo vườn hoa cây cối nơi TGM này. Xin Chúa Thánh Thần cho ta biết hô lên Eureka như Archimede ngày xưa khi ta khám phá được ý nghĩa hay ho của Lời Chúa qua ơn thấu hiểu. Ta hãy xin cho ta biết ý Chúa muốn ta làm gì hôm nay, chốn này, qua ơn chỉ giáo. Lại xin ơn dũng cảm để ta thực thi điều Chúa vừa chỉ giáo. Và như thế ta là người con thật của Chúa là Cha qua ơn sùng hiếu và ơn kính sợ.
[Còn nếu ta xin thẳng ơn thượng trí để “biết” Chúa, kết hợp với Chúa ngay từ đầu tuần phòng, thì chẳng cần mấy bài giảng của đức cha, chẳng cần lân la đến nhà thờ lễ lạy, vì ta đã đắm chìm trong Ngài rồi, thì quả là “khôn ngoan,” mà dịch là ơn khôn ngoan cũng chẳng sai vậy !]
________________________________________
[Ghi chú : ta thấy các ơn đi từng cặp :
- ơn 'sùng hiếu' làm cho ta 'kính sợ' Chúa như con kính sợ Cha
- ơn 'dũng cảm' làm cho ta dám thực hiện ý Chúa trong giây phút hiện tại mà ơn 'chỉ giáo' cho ta biết đâu là ý của Ngài lúc này.
- ơn 'suy biết' cho ta biết Chúa qua thọ tạo thiên nhiên để rồi nhờ ơn 'thấu hiểu' giúp ta biết Ngài ngỏ lời với con người.
- cuối cùng, khi biết Chúa thì yêu Ngài (vô tri bất mộ) : lúc đó biết theo nghĩa thông thường trở thành “biết” theo nghĩa Kinh thánh, tức là yêu, là kết hợp với Chúa qua ơn 'thượng trí'.]
Bảy Ơn :
1. ơn Khôn ngoan (dịch lại là ơn 'Thượng trí', ơn kết hợp thân thiết với Chúa)
2. ơn Hiểu biết (dịch lại là ơn 'Thấu hiểu', hiểu biết thấu đến Chúa qua mạc khải)
3. ơn Thông minh (dịch lại là ơn 'Suy biết', biết Chúa qua suy ra từ vạn vật)
4. ơn Lo liệu (dịch lại là ơn 'Chỉ giáo', chỉ cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể)
5. ơn Mạnh bạo (dịch lại là ơn 'Dũng cảm', dám can đảm thực thi ý Chúa mà ơn Chỉ giáo cho biết)
6. ơn Đạo đức (dịch lại là ơn 'Sùng hiếu', ơn kính sợ Chúa trong tư cách là con của Cha, chứ không phải bề tôi của vua)
7. ơn Kính sợ (không cần dịch lại)
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(từ một bài giảng đầu tuần tĩnh tâm năm tại Toà Giám Mục kia)
“Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa.” (Nghi thức Thêm Sức, lúc đặt tay)
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa mỗi ơn trong 7 ơn Chúa Thánh Thần.
Xin thú thật mãi cho tới những năm gần đây vẫn không sao phân biệt nổi những ơn này khác nhau làm sao. Nhất là mấy ơn đầu: 1) Khôn ngoan, 2) Hiểu biết 3) Thông minh. Ba ơn này chẳng là một hay sao, tuy mức độ có chênh nhau hơn kém…. Như khi người ta khen con cái mình rằng là nó nhỏ nhưng nó khôn lắm, nó thông minh lắm, nó hiểu nhanh lắm, ta thấy ba cái khen đó, nó “xêm xêm”: chẳng khác gì đầu đề một quyển sách châm biếm của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nêxin : “Con chúng ta giỏi thật !”
Sách “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” năm 1992 có nhắc tới 7 ơn này hai lần, một trong phần Nghi thức bí tích Thêm sức (số 1299) và một trong phần Hiệu quả bí tích (số 1303), nhưng chỉ liệt kê chứ không có một dòng giải thích.
Vậy muốn hiểu rõ 7 ơn Chúa Thánh Thần, ta phải coi lại bản gốc của nó : Isaia 11,2. Các nhà chuyên môn đã làm giúp ta, ta chỉ việc thu lấy kết quả của họ. Vì quả thật nếu dịch các ơn đó từ tiếng Hipri rồi Hy lạp qua Latinh, rồi mới từ Latinh chuyển qua tiếng Việt chúng ta đọc, thì thật khó lòng hiểu nổi các ơn đó muốn nói gì. Cần phải dịch lại mới sáng tỏ nội dung. Chúng ta sẽ không khởi đầu từ ơn khôn ngoan mà đi từ ơn thứ bảy, ơn dễ hiểu nhất để ngược lên tới ơn trên cùng là ơn khôn ngoan.
7- Ơn thứ bảy là “ơn kính sợ” Đức Chúa Trời. Đây là ơn mà đọc lên chúng ta hiểu ngay muốn nói gì. Kính sợ là úy kính, một tâm tình mà ở trần thế này con người cần có thì mới mong tránh loạn tặc. Khi một người nào đó ngang tàng, coi trời bằng vung, không biết sợ trời là gì, thì người ấy có thể làm mọi sự và thường là những điều tệ hại nhất.
6- Nhưng một ơn khác của Chúa Thánh Thần làm cho ơn kính sợ này trở nên tình yêu, đó là “ơn đạo đức”. Sáu là ơn đạo đức : nghe chữ “đạo đức”, ta nghĩ ngay đạo đức là năng đi nhà thờ, năng đọc kinh lần hạt. Nhưng đó mới là những diễn tả. Đạo đức chính là Đạo làm con. Một người con năng đến với cha là người con có hiếu. Và nếu cần dịch lại thì sẽ là “ơn sùng hiếu” (pietas). Ơn thứ 7 cho ta kính sợ Chúa, nhưng không phải kính sợ Chúa như một ông vua đầy uy quyền sát khí, một lời nói là đầu rơi, một chau mày là người chết. Nhưng ơn kính sợ Chúa cộng với ơn sùng hiếu này khiến ta kính sợ Chúa như người Cha của chúng ta. Đây phải là một ơn riêng của Chúa Thánh Thần khiến ta mới có thể dám xem Chúa là Cha của mình (x. Ga 4,6; Rm 8,15).
5- Năm là “ơn mạnh bạo” hoặc ơn mạnh sức. Đây không phải là sức khoẻ phần xác thôi, nhưng là sự dũng cảm của một người con Chúa can trường và vui vẻ thực hiện ý của Cha mình. Do đó có thể dịch ơn mạnh bạo là “ơn dũng cảm”.
Thực vậy để thực hiện chứ không phải chỉ “biết” thôi –ý của Chúa- nhiều khi chẳng dễ nuốt ngon ăn. Phải dũng cảm lắm mới được. Chúa Giêsu đã nói : “Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và chỉ những ai mạnh bạo mới được vào Nước Trời” (Mt 11,12). Một chỗ khác, Chúa Giêsu nói : “Không phải cứ kêu ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ mà được vào Nước Trời, nhưng là thi hành ý của Cha Ta” (Mt 7, 21). Móc nối 2 câu này ta thấy phải dũng cảm lắm mới thực thi được ý Chúa để có thể chiếm Nước Trời.
4- Bốn là "ơn lo liệu". Ơn thứ năm mạnh bạo cho ta sự dũng cảm để làm theo ý Chúa, nhưng chính ơn lo liệu này, dịch rõ hơn phải là "ơn chỉ giáo" cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể. Trong Tam Quốc Chí, Khổng Minh Gia Cát Lượng trao cho Triệu Tử Long trên đường sang Đông Ngô 3 túi gấm trong đó có sẵn những chỉ dẫn. Khi cần thì cứ mở cẩm nang (túi gấm) để biết phải làm gì, làm gì, làm gì. Tới bờ sông, mở túi gấm 1, gặp quả núi mở túi gấm 2…
Vì thế ơn lo liệu tức là ơn cẩm nang, ơn túi gấm, ơn chỉ giáo (conseil) : là ơn hiểu biết ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể để ơn dũng cảm cho ta sức mạnh thi hành.
Ba ơn còn lại liên hệ đến chữ BIẾT. Nhưng mỗi ơn cho ta "biết" Chúa mỗi cách.
3- Ba là "ơn thông minh". Dịch như trong lời nguyện của Bí tích Thêm sức sẽ dễ hiểu hơn: "ơn suy biết". Là ơn mình 'suy' từ thiên nhiên vạn vật mà 'biết' có Chúa là Đấng Tạo Hoá (science). Cách biết Chúa bằng lối này Chúa Thánh Thần ban cho rất nhiều người. Nhìn chiếc đồng hồ có các bánh xe ăn khớp nhau, ta suy biết có người làm ra đồng hồ. Thì nhìn trời đất muôn vật với 'trật tự lạ lùng', ta suy ra có ông Trời là Tạo Hoá. Đây là cách biết Chúa sơ đẳng nhất: biết Chúa qua thiên nhiên, biết Tạo Hoá qua mọi thọ tạo. Trước đây dịch là ơn thông minh. Dịch là ơn 'suy biết' thì có lẽ 'thông minh' hơn !
2- Ơn suy biết là biết Chúa qua thọ tạo (Science). Cách biết Chúa cao hơn là biết Chúa qua mặc khải. Đây chính là ơn thứ hai: hai là ơn hiểu biết, hay dịch đúng hơn: "ơn thấu hiểu", ơn "thông hiểu". Không phải là hiểu biết thường qua thọ tạo, nhưng là hiểu biết "thấu" đến chính Tạo Hoá đó đã "tỏ mình ra" với con người. Tiếng chuyên môn gọi là mặc khải. Nói rõ hơn, ơn này đòi hỏi ta phải "tin" nữa. Tin Thiên Chúa là Lời – Lời nói với con người – cụ thể là tin Kinh Thánh là Lời ngỏ của Chúa cho nhân loại. Ơn này cũng còn có nghĩa là hiểu lời ngỏ của Chúa nữa: nói nôm na là hiểu và giải thích Kinh Thánh. Các nhà chú giải Thánh Kinh có lẽ nhận được ơn này nhiều. Tất cả thuộc phạm vi của ơn thấu hiểu.
1- Và cuối cùng là "ơn khôn ngoan" : một là ơn khôn ngoan. Chữ “khôn ngoan” chưa nói được gì cả về ơn thứ nhất trong 7 ơn Chúa Thánh Thần này. Phải móc nối với một câu trong sách Khôn Ngoan ta mới khôn ra được, mới sáng trí hơn : "Xin rộng ban cho tôi, Đức Khôn Ngoan hằng ở bên toà Chúa" (Kn 9,4). Hoặc trong sách Huấn ca : "Khôn ngoan đều xuất phát bởi Chúa, và khôn ngoan ở với Người muôn đời" (Hc 1, 1). Vậy ơn khôn ngoan dịch cách 'khôn ngoan' hơn phải là "ơn thượng trí", tức là ơn “biết” Chúa thật sự, 'biết' theo nghĩa Kinh Thánh—có thể nói như thế: Adong 'biết' Eva, sinh ra Cain. Ơn thượng trí cho ta "biết" Chúa thật sự bằng cách bay vút lên trời (thượng trí mà !) để sống thân mật, sống kết hợp, sống kề cận ở ngay bên Chúa, nếm được Chúa, cảm được Ngài: Đức "Khôn Ngoan" hằng ở bên toà Chúa.
Chúa Thánh Thần cũng ban "ơn thượng trí" này cho một số vị tuy còn trong thân xác trần gian, nhưng ngất trí, được đưa thấu tận trời xanh để cảm, để nếm Chúa, để -nói theo lối nói của kẻ đã được đưa lên tầng trời thứ ba : có trong thân xác hay ngoài thân xác, người ấy không biết- đưa lên để nghe những lời khôn tả mà loài người không được phép nói lại. “Về một người như thế, tôi sẽ tự hào.” Phaolo thuật như vậy trong 2Cr 12, 1-6.
Nhiều vị thánh khác, nhất là thánh nữ, được ơn thượng trí kết hợp với Chúa trong khi cầu nguyện. Toma Celano thì nói về Phanxicô Assisi như sau, “khi cầu nguyện, không phải là thánh nhân cầu nguyện mà Phanxicô là hiện thân của sự cầu nguyện” -một kiểu nói khác của sự kết hợp chiêm niệm, của ơn thượng trí. (Nếu các thánh khó khăn lắm mới được ơn này, thì hình như ta dễ dàng được ơn thượng trí, ngất trí này hơn, nhất là trong tuần phòng gặp những bài giảng khô và lâu, tức gặp những chuyên viên gây mê giỏi !). Thôi ta hãy khoan vội xin ơn thượng trí này, mà ta hãy cứ thấy Chúa bằng ơn suy biết khi đi dạo vườn hoa cây cối nơi TGM này. Xin Chúa Thánh Thần cho ta biết hô lên Eureka như Archimede ngày xưa khi ta khám phá được ý nghĩa hay ho của Lời Chúa qua ơn thấu hiểu. Ta hãy xin cho ta biết ý Chúa muốn ta làm gì hôm nay, chốn này, qua ơn chỉ giáo. Lại xin ơn dũng cảm để ta thực thi điều Chúa vừa chỉ giáo. Và như thế ta là người con thật của Chúa là Cha qua ơn sùng hiếu và ơn kính sợ.
[Còn nếu ta xin thẳng ơn thượng trí để “biết” Chúa, kết hợp với Chúa ngay từ đầu tuần phòng, thì chẳng cần mấy bài giảng của đức cha, chẳng cần lân la đến nhà thờ lễ lạy, vì ta đã đắm chìm trong Ngài rồi, thì quả là “khôn ngoan,” mà dịch là ơn khôn ngoan cũng chẳng sai vậy !]
________________________________________
[Ghi chú : ta thấy các ơn đi từng cặp :
- ơn 'sùng hiếu' làm cho ta 'kính sợ' Chúa như con kính sợ Cha
- ơn 'dũng cảm' làm cho ta dám thực hiện ý Chúa trong giây phút hiện tại mà ơn 'chỉ giáo' cho ta biết đâu là ý của Ngài lúc này.
- ơn 'suy biết' cho ta biết Chúa qua thọ tạo thiên nhiên để rồi nhờ ơn 'thấu hiểu' giúp ta biết Ngài ngỏ lời với con người.
- cuối cùng, khi biết Chúa thì yêu Ngài (vô tri bất mộ) : lúc đó biết theo nghĩa thông thường trở thành “biết” theo nghĩa Kinh thánh, tức là yêu, là kết hợp với Chúa qua ơn 'thượng trí'.]
Bảy Ơn :
1. ơn Khôn ngoan (dịch lại là ơn 'Thượng trí', ơn kết hợp thân thiết với Chúa)
2. ơn Hiểu biết (dịch lại là ơn 'Thấu hiểu', hiểu biết thấu đến Chúa qua mạc khải)
3. ơn Thông minh (dịch lại là ơn 'Suy biết', biết Chúa qua suy ra từ vạn vật)
4. ơn Lo liệu (dịch lại là ơn 'Chỉ giáo', chỉ cho ta biết đâu là ý Chúa trong từng trường hợp cụ thể)
5. ơn Mạnh bạo (dịch lại là ơn 'Dũng cảm', dám can đảm thực thi ý Chúa mà ơn Chỉ giáo cho biết)
6. ơn Đạo đức (dịch lại là ơn 'Sùng hiếu', ơn kính sợ Chúa trong tư cách là con của Cha, chứ không phải bề tôi của vua)
7. ơn Kính sợ (không cần dịch lại)
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(từ một bài giảng đầu tuần tĩnh tâm năm tại Toà Giám Mục kia)
Ra khỏi nhà tù tự tạo
Lm. Minh Anh
18:06 18/05/2024
RA KHỎI NHÀ TÙ TỰ TẠO
“Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín!”.
“Satan, thủ lãnh thế giới, giam hãm chúng ta vào nhà tù riêng của mình bằng các chấn song tính hư nết xấu và tội lỗi. Nhưng Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ Thế Giới, bẻ gãy các chấn song, giải thoát chúng ta ra khỏi nhà tù tự tạo của mình!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ Thế Giới, giải thoát chúng ta ‘ra khỏi nhà tù tự tạo’ của mình!”. Đúng! Tin Mừng Chúa Nhật Hiện Xuống chứng tỏ điều đó với một chi tiết khá thú vị, dẫu “các cửa đều đóng kín”, Chúa Phục Sinh vẫn hiện ra, ban Thánh Thần cho các tông đồ!
Với Chúa Phục Sinh, cửa khoá không là vấn đề! Ngài không ngại cửa khoá! Không chỉ đi vào, Ngài còn đi ra; mở toang cửa tâm hồn, cửa trái tim; tiếp đến, Ngài thổi hơi Thánh Thần, giục chúng ta mau ra khỏi đó. “Cửa đóng kín!” nghĩa là cửa ‘khoá phía trong!’. Vậy điều gì khiến trái tim bạn ‘khoá phía trong’ và chững lại trên con đường dấn thân và hoán cải? Không lẽ chỉ vì sự ươn lười nội tâm mà bạn và tôi không nhận ra quyền năng sống động của Thánh Thần? Chúng ta hoàn toàn có thể ra khỏi ‘ra khỏi nhà tù tự tạo’ bằng những ‘trải nghiệm phục sinh’ trong quyền lực Thánh Thần. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, các tông đồ không còn sợ hãi, các ngài có thể nói các thứ tiếng địa phương để “loan báo những kỳ công của Thiên Chúa”, vì “ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần”.
Chúa Phục Sinh nói, “Bình an cho các con!”. Nào xem, bình an của bạn có phải là “bình an” của phòng Tiệc Ly? Trong tuần qua, những nơi nào bạn đã cố tìm ủi an; bạn “thoả mãn”, “hài lòng” hay “bình an” với chúng? Bạn có thể biết ơn một số thoả mãn vốn là một phần cuộc sống; nhưng khi tìm chúng vì ích kỷ, bạn có thể dễ dàng nhấn chìm sự sống của Thánh Thần! Lễ Hiện Xuống phải thuyết phục bạn và tôi trên hết và trước hết ‘về cầu nguyện và về trật tự cuộc sống’, vốn cho phép mỗi người tiếp cận ân sủng của Thánh Thần, Đấng “canh tân bộ mặt trái đất”, Đấng “đổi mới tâm hồn” - Thánh Vịnh đáp ca.
Trong Bí tích Hoà Giải, bạn được thứ tha nhờ tác động của Thánh Thần. Bạn tin ơn tha thứ, tin sự biến đổi nhờ lòng thương xót Chúa; vậy tại sao bạn không tin ân sủng Thánh Thần có thể giúp bạn ‘ra khỏi tù’ để trở nên những vị thánh anh hùng, chiến thắng trong thử thách, nhẫn nại trong gian truân và hiệu quả trong tư cách tông đồ? Chúa Kitô luôn ở với chúng ta; vì vậy, không lý do gì để bạn và tôi - trong cuộc sống - “trung lập” hay “thoả hiệp” sau một vài sự cố tồi tệ!
Anh Chị em,
“Các cửa đều đóng kín!”. Thế giới càng mở ra bao nhiêu, tâm hồn mỗi người càng khép kín bấy nhiêu! Tại sao? Vì thế giới luôn mở ra với bao chèo kéo, nhằm cuốn hút con người vào vòng xoáy cơn lốc của hưởng thụ; mồi chài nó bằng sự dễ dãi của thuyết tương đối. Từ đó con người ngày càng dễ đóng kín, ích kỷ, nếu không nói là ‘khoá chặt phía trong’. Không, đừng để mình vong thân, bạn và tôi không phải là những tù nhân. Chúa Phục Sinh, “Đấng bẻ gãy các chấn song tính hư nết xấu và tội lỗi” sẽ giải thoát chúng ta vốn là con cái tự do của “Đấng làm mọi sự trong mọi người” - bài đọc hai. Ngài đang làm hết sức để chúng ta sớm mở khoá mà ra khỏi đó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Thánh Thần, giúp con mở những ‘cánh cửa khoá phía trong’; bẻ gãy ‘các chấn song’. Đưa con ra khỏi ‘chốn tù đày’ mà không bao giờ luyến tiếc!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín!”.
“Satan, thủ lãnh thế giới, giam hãm chúng ta vào nhà tù riêng của mình bằng các chấn song tính hư nết xấu và tội lỗi. Nhưng Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ Thế Giới, bẻ gãy các chấn song, giải thoát chúng ta ra khỏi nhà tù tự tạo của mình!” - Anon.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ Thế Giới, giải thoát chúng ta ‘ra khỏi nhà tù tự tạo’ của mình!”. Đúng! Tin Mừng Chúa Nhật Hiện Xuống chứng tỏ điều đó với một chi tiết khá thú vị, dẫu “các cửa đều đóng kín”, Chúa Phục Sinh vẫn hiện ra, ban Thánh Thần cho các tông đồ!
Với Chúa Phục Sinh, cửa khoá không là vấn đề! Ngài không ngại cửa khoá! Không chỉ đi vào, Ngài còn đi ra; mở toang cửa tâm hồn, cửa trái tim; tiếp đến, Ngài thổi hơi Thánh Thần, giục chúng ta mau ra khỏi đó. “Cửa đóng kín!” nghĩa là cửa ‘khoá phía trong!’. Vậy điều gì khiến trái tim bạn ‘khoá phía trong’ và chững lại trên con đường dấn thân và hoán cải? Không lẽ chỉ vì sự ươn lười nội tâm mà bạn và tôi không nhận ra quyền năng sống động của Thánh Thần? Chúng ta hoàn toàn có thể ra khỏi ‘ra khỏi nhà tù tự tạo’ bằng những ‘trải nghiệm phục sinh’ trong quyền lực Thánh Thần. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, các tông đồ không còn sợ hãi, các ngài có thể nói các thứ tiếng địa phương để “loan báo những kỳ công của Thiên Chúa”, vì “ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần”.
Chúa Phục Sinh nói, “Bình an cho các con!”. Nào xem, bình an của bạn có phải là “bình an” của phòng Tiệc Ly? Trong tuần qua, những nơi nào bạn đã cố tìm ủi an; bạn “thoả mãn”, “hài lòng” hay “bình an” với chúng? Bạn có thể biết ơn một số thoả mãn vốn là một phần cuộc sống; nhưng khi tìm chúng vì ích kỷ, bạn có thể dễ dàng nhấn chìm sự sống của Thánh Thần! Lễ Hiện Xuống phải thuyết phục bạn và tôi trên hết và trước hết ‘về cầu nguyện và về trật tự cuộc sống’, vốn cho phép mỗi người tiếp cận ân sủng của Thánh Thần, Đấng “canh tân bộ mặt trái đất”, Đấng “đổi mới tâm hồn” - Thánh Vịnh đáp ca.
Trong Bí tích Hoà Giải, bạn được thứ tha nhờ tác động của Thánh Thần. Bạn tin ơn tha thứ, tin sự biến đổi nhờ lòng thương xót Chúa; vậy tại sao bạn không tin ân sủng Thánh Thần có thể giúp bạn ‘ra khỏi tù’ để trở nên những vị thánh anh hùng, chiến thắng trong thử thách, nhẫn nại trong gian truân và hiệu quả trong tư cách tông đồ? Chúa Kitô luôn ở với chúng ta; vì vậy, không lý do gì để bạn và tôi - trong cuộc sống - “trung lập” hay “thoả hiệp” sau một vài sự cố tồi tệ!
Anh Chị em,
“Các cửa đều đóng kín!”. Thế giới càng mở ra bao nhiêu, tâm hồn mỗi người càng khép kín bấy nhiêu! Tại sao? Vì thế giới luôn mở ra với bao chèo kéo, nhằm cuốn hút con người vào vòng xoáy cơn lốc của hưởng thụ; mồi chài nó bằng sự dễ dãi của thuyết tương đối. Từ đó con người ngày càng dễ đóng kín, ích kỷ, nếu không nói là ‘khoá chặt phía trong’. Không, đừng để mình vong thân, bạn và tôi không phải là những tù nhân. Chúa Phục Sinh, “Đấng bẻ gãy các chấn song tính hư nết xấu và tội lỗi” sẽ giải thoát chúng ta vốn là con cái tự do của “Đấng làm mọi sự trong mọi người” - bài đọc hai. Ngài đang làm hết sức để chúng ta sớm mở khoá mà ra khỏi đó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Thánh Thần, giúp con mở những ‘cánh cửa khoá phía trong’; bẻ gãy ‘các chấn song’. Đưa con ra khỏi ‘chốn tù đày’ mà không bao giờ luyến tiếc!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:22 18/05/2024
12. Phàm là người không thường luôn suy niệm, thì thiếu sợi dây liên hệ giữa linh hồn và Thiên Chúa.
(Thánh nữ Paula)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:25 18/05/2024
59. VÊNH VÊNH VÁO VÁO
Có người vung tiền để mua được chức quan, ngày nhậm chức thì vội vàng mặc áo quan vào, dùng gương soi ngang soi dọc, đắc ý nói với vợ:
- “Bà coi ở trong gương là ai vậy?”
Bà vợ mĩa mai nói:
- “Xì, chính ông mà cũng không nhận ra chính mình nữa hay sao?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 59:
Đem tiền để mua chức tước thì có gì là vinh vang, nịnh hót cấp trên để được ngồi vị trí “ngon” thì có gì là vinh dự, tất cả chỉ là cái mả tô vôi bên ngoài sơn phết trắng xóa, nhưng bên trong thì chỉ là xương cốt hôi hám.
Làm cái mả tô vôi thì ai cũng làm được, chỉ cần có tiền, nhưng làm người với tất cả thực lực của mình có như tài trí, khôn ngoan, hiểu biết thì mới là khó và đó chính là cái đáng vinh dự.
Thông thường người dùng tiền để mua chức tước thì hay khoác lác với mọi người, người nịnh hót cấp trên để được thăng quan tiến chức là người ngay cả bản thân mình cũng không biết mình là ai, bởi vì suốt đời họ chỉ biết cúi đầu xuống đất nhìn chân ông chủ (cấp trên) mà không nhìn lại mình là ai !
Người không nhận ra chính mình là ai thì cũng không giúp ích gì được cho tha nhân, bởi vì nơi họ không có lòng thành thật, bởi vì họ như cái mả để người khác tô vôi mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người vung tiền để mua được chức quan, ngày nhậm chức thì vội vàng mặc áo quan vào, dùng gương soi ngang soi dọc, đắc ý nói với vợ:
- “Bà coi ở trong gương là ai vậy?”
Bà vợ mĩa mai nói:
- “Xì, chính ông mà cũng không nhận ra chính mình nữa hay sao?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 59:
Đem tiền để mua chức tước thì có gì là vinh vang, nịnh hót cấp trên để được ngồi vị trí “ngon” thì có gì là vinh dự, tất cả chỉ là cái mả tô vôi bên ngoài sơn phết trắng xóa, nhưng bên trong thì chỉ là xương cốt hôi hám.
Làm cái mả tô vôi thì ai cũng làm được, chỉ cần có tiền, nhưng làm người với tất cả thực lực của mình có như tài trí, khôn ngoan, hiểu biết thì mới là khó và đó chính là cái đáng vinh dự.
Thông thường người dùng tiền để mua chức tước thì hay khoác lác với mọi người, người nịnh hót cấp trên để được thăng quan tiến chức là người ngay cả bản thân mình cũng không biết mình là ai, bởi vì suốt đời họ chỉ biết cúi đầu xuống đất nhìn chân ông chủ (cấp trên) mà không nhìn lại mình là ai !
Người không nhận ra chính mình là ai thì cũng không giúp ích gì được cho tha nhân, bởi vì nơi họ không có lòng thành thật, bởi vì họ như cái mả để người khác tô vôi mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những quy định mới của Vatican liên quan đến hiện tượng siêu nhiên
Vũ Văn An
15:20 18/05/2024
Theo tin của Aleteia ngày 17/05/24, gần 50 năm sau lần cuối cùng ban hành các quy tắc nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên trong Giáo Hội Công Giáo (các cuộc hiện ra, mặc khải, v.v.), vào ngày 17 tháng 5 năm 2024, Vatican đã công bố các quy định mới nhằm tránh những vụ tai tiếng và nhầm lẫn giữa các tín hữu.
Tài liệu dài 15 trang được ký bởi Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Victor Manuel Fernandez. Nó cung cấp cho các giám mục trên toàn thế giới một thủ tục nghiêm ngặt để nhận định các hiện tượng huyền bí xảy ra trong giáo phận của họ. Các giám mục được yêu cầu gửi ý kiến của mình tới Rome, sau đó Vatican phải xác nhận. Trừ khi Đức Giáo Hoàng can thiệp, Giáo Hội Công Giáo sẽ không bao giờ thừa nhận bản chất siêu nhiên của một hiện tượng, mà chỉ có thể đưa ra lời Nihil Obstat [không trái với đức tin].
Tại sao Giáo hội thay đổi các quy tắc của mình?
Những quy định về cách thức tiến hành phân biệt các cuộc được cho là hiện ra hoặc mặc khải trước đây, Đức Hồng Y Fernandez nhắc nhở chúng ta trong phần giới thiệu của ngài, có từ năm 1978 – được Đức Phaolô VI phê chuẩn – và chỉ được công bố vào năm 2011. Thủ tục cũ này, vốn không được công bố vào năm 2011. Ngài giải thích rằng việc kêu gọi bất cứ tuyên bố công khai nào từ Tòa Thánh thường khiến các tín hữu bối rối và các giám mục “không có định hướng rõ ràng”.
Vị tổng trưởng người Argentina cũng chỉ tay vào sự chậm trễ có vấn đề của các thủ tục, thừa nhận rằng “sự phân định của giáo hội thường đến quá muộn”. Ngài đề cập đến sự kiện là chỉ có sáu trường hợp được “giải quyết chính thức” kể từ năm 1950.
Sự lan truyền thông tin về những hiện tượng này, Đức Hồng Y Fernandez lưu ý, ngày nay được khuếch đại bởi sự ra đời của các phương tiện truyền thông hiện đại, đòi hỏi phải có sự chú ý bổ sung để ngăn chặn những nguy hiểm có thể phát sinh.
Do đó, ngài lưu ý sự cần thiết của các thủ tục có khả năng liên quan đến một số giáo phận, lưu ý rằng những hiện tượng này có xu hướng xuyên biên giới.
Các thông điệp hỗn hợp từ các đại diện của Giáo hội và việc thiếu quyết định rõ ràng từ Rome về một số cuộc hiện ra có mục đích, chẳng hạn như ở Medjugorie, đã khiến các tín hữu bối rối. Các chuẩn mực mới nhằm tránh những tình huống như vậy.
Bảo vệ các tín hữu
Đức Hồng Y hy vọng những thay đổi này sẽ giúp việc giải quyết một số “vấn đề hết sức nghiêm trọng” đã nảy sinh trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, ngài nhắm vào những trường hợp mà “sự hiện ra” hoặc “sự mặc khải” có thể được sử dụng để đạt được “lợi nhuận, quyền lực, danh tiếng, sự công nhận của xã hội hoặc lợi ích cá nhân khác”. Ngài cũng trích dẫn những trường hợp mà hiện tượng là “phương tiện hoặc cái cớ để kiểm soát con người hoặc thực hiện hành vi lạm dụng”.
Đức Hồng Y người Argentina cũng cảnh cáo chống lại “những mặc khải” chứa đựng “những sai sót về tín lý” hoặc lan truyền “tâm lý bè phái”. Cuối cùng, ngài đề cập đến những hiện tượng đã được chứng minh là kết quả của “khuynh hướng nói dối” hoặc xu hướng “bịa đặt những điều sai trái (mythomania)” của một ai đó.
Ngay trong những trường hợp không có động cơ gây tranh cãi, những cuộc hiện ra chỉ được coi là sự mặc khải riêng tư.
Đức Hồng Y cho biết thêm, các tín hữu “không cần phải chấp nhận tính xác thực của những sự kiện này”, đồng thời than thở rằng các thủ tục hiện tại đôi khi gợi ý khác. Ngài giải thích rằng “Mặc khải” – sự thật được mặc khải nơi Chúa Giêsu và được truyền lại trong các Tin Mừng – là “dứt khoát” và do đó không cần phải được bổ sung bằng những mặc khải.
Thủ tục chi tiết
Tòa Thánh cung cấp cho các giám mục một thủ tục chi tiết để tuân theo. Giám mục của mỗi giáo phận có trách nhiệm xem xét các trường hợp được cho là có hiện tượng siêu nhiên trong lãnh thổ của mình. Ngài được yêu cầu “tránh khơi dậy bầu không khí giật gân”, tránh “thể hiện sự sùng đạo một cách không kiểm soát hoặc đáng ngờ” và kiềm chế “đưa ra bất cứ tuyên bố công khai nào”.
Nếu hiện tượng này vẫn còn hạn chế, giám mục có nhiệm vụ “cảnh giác”. Nếu “các hình thức tôn sùng xuất hiện”, giám mục phải khởi xướng một cuộc điều tra theo giáo luật, thành lập một ủy ban điều tra gồm ít nhất một nhà thần học, một nhà giáo luật và một chuyên gia. Rome nhấn mạnh vào tính công bằng và tính bảo mật của cuộc điều tra.
Ngoài việc thẩm vấn các nhân chứng về những hiện tượng này, bất cứ đồ vật nào liên quan – chảy nước mắt của ảnh thánh, đổ mồ hôi, chảy máu, sự biến đổi có thể nhìn thấy được của bánh thánh đã được truyền phép, v.v. – đều phải được kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Tiêu chuẩn chuyên biệt
Tòa Thánh đưa ra các tiêu chuẩn phân định tích cực và tiêu cực để đánh giá các hiện tượng. Bốn điểm “tích cực” cần được xem xét là “sự tín nhiệm và danh tiếng tốt của những người” liên quan, “sự chính thống về tín lý” của hiện tượng này và các thông điệp kèm theo, “bản chất không thể đoán trước” của hiện tượng này (chứng tỏ nó không phải là “kết quả của sáng kiến của những người liên quan”), và “hoa trái của đời sống Kitô giáo” của nó.
Sáu điểm tiêu cực cần tìm là “một sai sót rõ ràng về biến cố”, “các sai sót về tín lý”, phát hiện “tinh thần bè phái”, “theo đuổi lợi nhuận, quyền lực, danh vọng, sự công nhận của xã hội hoặc các lợi ích cá nhân khác có liên quan chặt chẽ”. đối với biến cố,” “những hành động vô đạo đức nghiêm trọng do đối tượng hoặc những người theo dõi đối tượng thực hiện tại hoặc xung quanh thời điểm xảy ra biến cố,” và cuối cùng là “những thay đổi tâm lý hoặc khuynh hướng thần kinh không ổn định nơi con người, […] bất cứ bệnh tâm thần nào, cơn cuồng loạn tập thể, các yếu tố có thể theo dõi được trong bối cảnh bệnh lý nào.”
Khi kết thúc cuộc điều tra sơ bộ, Giám mục phải lập một báo cáo với quan điểm bản thân và chuyển tất cả các hành vi cũng như phán quyết của mình cho Bộ. Tài liệu nhấn mạnh rằng Rome phải đưa ra “phán quyết cuối cùng”, trong đó quy định rằng Bộ Giáo lý Đức tin “có quyền can thiệp một lần nữa tùy thuộc vào diễn biến của hiện tượng được đề cập”.
Cuối cùng, Giám mục phải công bố phản hồi của Bộ, nêu rõ “thông qua một sắc lệnh, bản chất của việc ủy quyền và giới hạn của bất cứ sự tôn kính nào được phép”. Sau đó, ngài tiếp tục theo dõi hiện tượng này “với sự chú ý thận trọng”. Và nếu thấy “có ý định cố ý làm hoang mang và lừa dối người khác vì những động cơ thầm kín”, vị giám mục thậm chí có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo giáo luật.
Thước đo của Rome để đánh giá các hiện tượng siêu nhiên
Sau cuộc điều tra của vị giám mục, ngài gửi tới Rome xác định của mình về hiện tượng đang được nghiên cứu. Sáu công thức khác nhau được đưa ra cho vị giám mục, theo thước đo khác nhau, từ “Nihil obstat” đến tuyên bố “không phải siêu nhiên”. Tại Vatican, Bộ Giáo lý Đức tin xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tiến hành “xác nhận hoặc không xác nhận xác định do giám mục đề xuất”. Dưới đây là sáu kết luận có thể có:
Nihil obstat. Đây là mức độ tích cực cao nhất trong thước đo phân định các hiện tượng siêu nhiên. Nhưng Vatican vẫn thận trọng, “không bày tỏ bất cứ sự chắc chắn nào về tính xác thực siêu nhiên của chính hiện tượng này”. Rome công nhận “nhiều dấu hiệu về hoạt động của Chúa Thánh Thần” và “không có khía cạnh nào đặc biệt quan trọng hoặc rủi ro đã được phát hiện”, thông tư tiếp tục viết như thế và thấy cần bổ sung thêm: “ít nhất là cho đến nay”. Với Nihil obstat, giám mục có thể cổ vũ đề xuất tâm linh trong khi vẫn chú ý đến những phát triển tiếp theo.
Prae oculis habeatur. Với phản ứng này, Rome thừa nhận “những dấu hiệu tích cực quan trọng” trong hiện tượng này, nhưng cũng lưu ý “các khía cạnh nhầm lẫn hoặc rủi ro tiềm ẩn”. Cần phải có “sự phân định cẩn thận” và sự đối thoại giữa giám mục và “những người lãnh nhận” “kinh nghiệm thiêng liêng”. Việc “làm rõ tín lý” có thể cần thiết nếu đã có thông điệp.
Curatur. Bộ đã ghi nhận một số yếu tố tiêu cực đáng kể nhưng “đồng thời, hiện tượng này đã lan rộng và có những thành quả thiêng liêng có thể kiểm chứng được”. “Một lệnh cấm có thể gây khó chịu cho dân Chúa thì không được khuyến khích”, ghi chú giải thích, đồng thời mời giám mục không “khuyến khích hiện tượng này”, “tìm kiếm những cách thể hiện lòng sùng kính khác” và có thể “định hướng lại các khía cạnh thiêng liêng và mục vụ của nó”.
Sub mandato. Trong phạm trù này, Rome không thách thức chính hiện tượng này nhưng thách thức “một người, một gia đình hoặc một nhóm người đang lạm dụng nó” và, chẳng hạn, thu được “lợi ích tài chính” từ nó. Trong những trường hợp như vậy, việc quản lý “địa điểm cụ thể nơi hiện tượng đang xảy ra” được giao cho giám mục hoặc người được Tòa thánh ủy quyền.
Prohibetur et obstruatur.“Các vấn đề và rủi ro quan trọng […] dường như rất nghiêm trọng.” Để tránh bất cứ sự nhầm lẫn hoặc tai tiếng nào, “Bộ yêu cầu Giám mục giáo phận tuyên bố công khai rằng không được phép tuân theo hiện tượng này”, giải thích lý do cho các tín hữu bị ảnh hưởng và “định hướng lại” những mối quan tâm thiêng liêng của họ.
Declaratio de non supernaturalitate. Rôma cho phép giám mục tuyên bố rằng hiện tượng này được công nhận là “không phải siêu nhiên”. Quyết định được đưa ra trên cơ sở bằng chứng. Ví dụ: thông tư giải thích, khi “một người được cho là thị nhân đã nói dối hoặc nếu các nhân chứng đáng tin cậy cung cấp các yếu tố bằng chứng” giúp có thể xác minh rằng hiện tượng này là kết quả của “sự bịa đặt, một ý định sai lầm hoặc hoang tưởng”.
Từ nay trở đi, Bộ Giáo lý Đức tin có quyền tự mình nghiên cứu một trường hợp. Đức Giáo Hoàng là người duy nhất có thể ủy quyền đặc biệt cho việc tuyên bố tính chất siêu nhiên của một sự kiện.
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương sáu: Bối cảnh thế kỷ 18
Vũ Văn An
20:30 18/05/2024
Bối cảnh thế kỷ 18
Bối cảnh sâu xa của phương pháp phê bình lịch sử—cách tiếp cận học thuật chính thống đối với Kinh thánh bên ngoài Giáo Hội Công Giáo trong hai trăm năm qua—liên quan đến một loạt các giả định có liên hệ mật thiết với lịch sử trí thức châu Âu. Theo nghĩa rộng nhất, nó phản ảnh hai trực giác khó dung hòa: (1) quan điểm của Phong trào Ánh sáng về một Lý trí phổ quát có giá trị ở mọi thời đại và mọi nơi (bị giới hạn bởi một số giả định nhất định về những gì được coi là “hợp lý”), và (2) phản ứng Lãng mạn đối với việc trói chân trói tay duy lý đó, một phản ứng đánh giá cao những con người và nền văn hóa đặc thù như những thành phần độc đáo và không thể thay thế của sự phong phú của thế giới (Volksgeist [tinh thần dân gian] và Volk [dân gian] đóng một vai trò nổi bật vì việc trốn chạy khỏi tính hữu lý trừu tượng và hẹp hòi). Đôi khi, hai yếu tố lớn và cạnh tranh nhau thậm chí còn được đồng nhất hóa với các nền văn hóa chuyên biệt: chủ nghĩa duy phổ quát mà Cách mạng Pháp cho là của họ và tính đặc thù của người Đức trong giai đoạn đầu, hoặc Zivilization [Văn minh] đối lập với Kultur [Văn hóa], như nó được hiểu ở Đức. Tất nhiên, sau đó, những người ủng hộ nền văn minh phổ quát đã xuất hiện ở Đức, cũng như những người theo chủ nghĩa Lãng mạn (những người chào hàng và văn hóa) xuất hiện ở Pháp. Nhưng dù sự phân chia nhị phân này được đặc trưng như thế nào, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền học giả Kinh thánh sau đó.
Một cuộc khủng hoảng thực sự đã nảy sinh khi một loại chủ nghĩa duy lý thời Ánh sáng được áp dụng vào Kinh thánh. Trong các cuốn lịch sử tiêu chuẩn của Thệ phản, điều này bắt đầu với Hermann Samuel Reimarus (1694—1768). Khảo sát có ảnh hưởng lớn của Albert Schweitzer về lịch sử này, The Quest of the Historical Jesus [Cuộc tìm kiếm Chúa Giêsu lịch sử], mang tựa đề tiếng Đức là Von Reimarus zu Wrede (Từ Reimarus đến Wrede; 1906). Wrede là một trong những người cùng thời với Schweitzer; ông kết luận rằng, từ những bản văn bản chúng ta hiện có, trong căn bản là không thể biết được Chúa Kitô. Reimarus đã áp dụng một số phân tích bản văn hiện đại được phát triển để nghiên cứu các bản văn cổ điển trong thời kỳ Phục hưng bởi các nhân vật như Petrarch và Erasmus để nghiên cứu Kinh thánh, một quy trình cũng được Spinoza ủng hộ. Reimarus nhận thấy Kinh thánh thiếu tính nhất quán theo các tiêu chuẩn như vậy. Hay đúng hơn, đó là lập trường công khai của ông ta. Một cách riêng tư, như những mảnh được Gotthold Lessing xuất bản di cảo cho thấy, ông đã quyết định rằng Kitô giáo là một sự giả dối nguy hiểm và cần phải bị vạch trần. Và ông đã sử dụng một loạt các giả định được rút ra từ các nhà Duy thần người Anh, chủ nghĩa duy tự nhiên triết học và chủ nghĩa hoài nghi thế tục trong việc phân tích các sách Tin Mừng, mặc dù nói cho ngay, ông không thực sự làm được gì nhiều để được một học giả hiện đại thậm chí coi là phân tích. Thay vào đó, ông hành động với một tập hợp các tiên thiên [a prioris] dường như hợp lý không thể phủ nhận đối với nhiều nhà tư tưởng có ảnh hưởng trong thế kỷ 17 và 18. (12) Ông bác bỏ khả thể có phép lạ—và thậm chí cả siêu nhiên—để ủng hộ điều mà sau này được gọi là việc tìm kiếm Chúa Giêsu lịch sử, người mà Reimarus tin tưởng (mặc dù ông tuyên bố rằng chúng ta không thể biết nhiều về Người), là một nhà cách mạng chính trị hơn là một nhân vật tôn giáo ở thế giới khác.
Nhiều giả định trong số này tiếp tục dưới nhiều ngụy trang khác nhau để ảnh hưởng đến nền học giả kinh thánh đương thời, ngay cả giữa những người Thệ phản và Công Giáo. Từ lâu, người ta vốn hiểu rằng có ba giai đoạn nối tiếp nhau trong quá trình viết Kinh thánh và những giai đoạn này đã làm nảy sinh ngành nghiên cứu “lịch đại” [diachronic] trong giới học giả hiện đại: (1) có những sự kiện và lời nói trong Kinh thánh mà trong Cựu ước, vốn liên quan đến lịch sử của người Do Thái và, trong Tân Ước, cuộc đời thực sự của Chúa Giêsu; (2) theo sau chúng, các trình thuật rời rạc bằng miệng và bằng văn bản lưu hành và phát triển; (3) các văn bản nhận được hình thức cuối cùng bởi tác giả nhân bản hoặc một người biên tập (“người soạn thảo”, theo thuật ngữ kỹ thuật). (13) Sự phân biệt của Reimarus giữa Chúa Giêsu “lịch sử” và Chúa Giêsu theo cách hiểu của các truyền thống tôn giáo vẫn là một loại đường vạch biên giới. Nói điều này theo những thuật ngữ hơi khác, vốn đã trở nên sắc nét hơn khi nghiên cứu hiện đại tiếp tục diễn ra, hầu hết các học giả hiện đại di chuyển qua lại một cách khó khăn giữa một tập chú một mặt vào độ tin cậy hoặc tư thế của các đoạn văn trong Tân Ước theo quan điểm học thuật gắn liền với các tiền giả định của các trường đại học hiện đại và mặt khác, vào ý nghĩa của chúng đối với đời sống đức tin, nơi mà một cuộc sống như vậy hiện hữu, nghĩa là, không phải trong các cơ sở giáo dục đại học, mà là trong các nhà thờ và niềm tin và hành vi của những Kitô hữu bình thường, phần lớn trong số họ không và sẽ không bao giờ là những nhà học thuật.
Một cách nào đó, cách tiếp cận phê bình-lịch sử có thể được xem như một loại chủ nghĩa siêu Thệ phản [über-Protestantism], và có những người Thệ phản thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đã nhìn nó theo những thuật ngữ đó. Từ quan điểm đó, việc viết và lên qui điển các bản văn Tân ước đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Giáo hội “Công Giáo” thời kỳ đầu, một ảnh hưởng cần phải loại bỏ để trở lại với Chúa Giêsu đích thực, có tính “lịch sử”. Điều này rõ ràng phản ảnh - ở dạng triệt để - ý tưởng cũ của Luther về sola Scriptura, cho rằng chỉ có Kinh thánh mới đáng tin cậy chứ không phải các truyền thống sau này. Nó cũng thừa nhận rằng Kinh thánh là sản phẩm của Giáo hội sơ khai; những người từng có những nghi ngờ về Giáo hội thậm chí không thể dựa vào các văn bản mà chúng ta hiện có nếu họ muốn một sự tiếp cận không bị bóp méo với Chúa Kitô. Nhưng đó không phải là cách duy nhất mà cách học mới có thể được sử dụng. Nhân vật hiện đại đầu tiên áp dụng những phương pháp này vào Kinh thánh là Richard Simon (1638–1712), một linh mục Công Giáo người Pháp, người đã chấp nhận phép lạ, siêu nhiên và thẩm quyền của Giáo hội, nhưng tin vào việc đọc kỹ càng, một phần như một cách để bác bỏ sự quá chú trọng của Thệ Phản vào sola Scriptura. Đương nhiên, vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, chính Simon đã vấp phải rắc rối với thẩm quyền giáo hội, trong trường hợp của ông là Giám mục Bossuet nổi tiếng. Quả đáng lưu ý khi suy đoán điều gì có thể đã xảy ra nếu một việc dấn thân của Công Giáo vào khoa phê bình văn bản hiện đại được phát triển, với một vị trí dành cho truyền thống và quan điểm coi Kinh thánh như tất yếu liên quan đến đời sống giáo hội. Rất có thể nó đã đưa ra một đối trọng với những gì, căn cứ theo cam kết của người Thệ Phản đối với sự thật đơn giản của Kinh thánh, chỉ có thể thiên về hướng chia rẽ giữa một bên là chủ nghĩa chính thống cực đoan đúng nghĩa, và bên kia là Kitô giáo được tự do hóa triệt để, bác bỏ các sách Tin Mừng không chắc chắn về phương diện lịch sử như đã bị Giáo hội làm ô nhiễm và do đó, như C. S. Lewis đã lo sợ, hướng tới sự vô tín hoàn toàn.
Một phản ứng sớm sủa đối với việc áp dụng một tiêu chuẩn hợp lý được cho là phổ quát của phong trào duy thần và Ánh sáng vào Kinh thánh là phản ứng Lãng mạn coi Kinh thánh như một bài thơ được linh hứng. Điển hình cho phản ứng đó là một nhân vật có ảnh hưởng lớn: Johann Gottfried Herder (1744—1803). Herder nhận ra rằng các bản văn khác nhau được nhóm lại với nhau trong Kinh thánh có thể được hiểu như nhiều “thời điểm” (một từ có nghĩa phức tạp trong tiếng Đức) trong lịch sử của dân tộc Do Thái, mặc dù cũng phải tính đến những thiên tài văn học đặc thù. Cho đến đây mọi sự đều êm xuôi. Mọi người đều có thể thừa nhận rằng đây là một phần của sự thật. Nhưng làm thế nào Kinh thánh tiếng Do thái có thể được cho là có tầm quan trọng hơn bất cứ tài liệu cổ xưa nào khác hoặc Kitô giáo có thể được coi là một tôn giáo phổ quát, một lập trường mà Herder muốn bảo vệ? Lý trí Phổ quát, theo nghĩa của phong trào Ánh sáng, dường như làm giảm giá trị của điều đặc thù, và điều đặc thù không thể giản lược được dường như khiến điều phổ quát chỉ còn là vấn đề ngôn từ. Câu trả lời của Herder cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này là nhìn thấy trong bản thân tính đặc thù của Kitô giáo một khát vọng duy nhất: “tôn giáo của loài người, động cơ thúc đẩy tình yêu và dây nối kết mọi các quốc gia”, (14) như ông đã nói ở một điểm nào đó (ông sẽ đưa ra những cố gắng khác). Tuy nhiên, tiến xa hơn, cách nhìn Kitô giáo này dường như hòa tan trở lại vào những nguyên tắc chung chung đó—Thiên Chúa, sự bất tử, nền luân lý và sự phán xét ở thế giới bên kia—mà thuyết Duy Thần vốn bảo tồn, mà không đặc biệt cần đến Kitô giáo phải làm như vậy. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một vấn đề không thể giải quyết bằng các công cụ có sẵn trong các giả định của phong trào Ánh sáng về lý trí.
Trong số nhiều khó khăn khác, toàn bộ cách tiếp cận này đã làm cho bản văn Kinh thánh trở nên độc nhất và cố định trong quá khứ, đồng thời khẳng định rằng một tôn giáo được cho là duy lý, chưa từng hiện hữu ở bất cứ đâu trong lịch sử trước đó, là ý nghĩa “đích thực” của các tôn giáo đặc thù và ý nghĩa đích thực của Kitô giáo mà không có gì đáng tin cậy ở giữa — Giáo Hội, các nhà thần học, chuyên gia tâm linh, thậm chí cả những độc giả Kitô đơn giản — một cách kỳ lạ để tiếp cận một bản văn được tạo ra bởi và cho các cộng đồng lịch sử đang diễn tiến, người Do Thái trong trường hợp Kinh thánh tiếng Do Thái và Giáo Hội Kitô trong trường hợp Cựu Ước và Tân Ước. Theo quan điểm này, cũng không có khả thể các bản văn có thể mang những ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu mà các tác giả nhân bản của chúng dự định. Ở đây, cũng như ở nhiều nơi trong các cách tiếp cận học thuật đối với Kinh thánh, một loại thuyết Luther cấp tiến tin vào việc quay trở lại nguồn gốc mà không cần bất cứ trung gian nào như cách duy nhất có thể có để đọc hoặc để là tín hữu. Nhưng liệu một phân tích như vậy có thể được thực hiện một cách chắc chắn không, thậm chí từ góc độ thế tục? Như một nhà thông diễn hiện đại về đọc và ký hiệu học có thể đặt câu hỏi: Liệu chúng ta có thể biết một cách không mơ hồ, liệu bất cứ người đọc nào cũng có thể tiếp nhận, bản văn “nguyên khởi” bên ngoài mọi giải thích sau này, bối cảnh xã hội, quan điểm bản vị, hoặc các giả định triết học? (15) Và liệu người ta có thể nói một cách dứt khoát một bản văn “nguyên khởi” như vậy thậm chí còn hiện hữu như một đối tượng hoàn toàn cố định chăng? Trả lời “có” cho câu hỏi này sẽ dẫn đến những diễn giải ngày càng triệt để và, nói cho ngay, càng có tính suy đoán hơn về lịch sử đằng sau bản văn. Trả lời “không” cho câu hỏi này, dưới ánh sáng của một loại lý trí nào đó của phong trào Ánh sáng, dường như là đầu hàng trước “truyền thống” và cách diễn giải tùy tiện và không trong sạch.
Nền học giả của ngôi vị giáo hoàng
Tất nhiên, coi sự lựa chọn giữa một chủ nghĩa duy sử trống rỗng và các nguyên tắc phổ quát không phải là cách duy nhất để hiểu các bản văn và chính sự hiện hữu của con người. Friedrich Schleiermacher (1768–1834), một nhân vật có ảnh hưởng lớn khác, đã lao vào nhiệm vụ thông diễn mà không may đã không thành công trong việc lật ngược các đối lập duy sử- duy lý thông thường, vốn thực sự là hai mặt của cùng một đồng tiền. Schleiermacher bị mắc kẹt với cách diễn giải bản văn theo nghĩa đen, một thủ tục hữu ích theo một số ý nghĩa, nhất là ở chỗ nó cho thấy điều sau này được gọi là “vòng thông diễn” [hermeneutic circle] – chúng ta chỉ có thể hiểu từng từ, cụm từ và sách (thời điểm) từ ngữ cảnh của chúng trong các ngôn ngữ và nền văn hóa, và chúng ta chỉ có thể hiểu các ngôn ngữ và nền văn hóa khi xem xét các từ, bản văn và các hiện vật khác mà chúng đã tạo ra. Đây không phải là một vòng luẩn quẩn tự đánh bại mình như thoạt nghe, vì tất cả chúng ta đều bắt đầu, cả trong ngôn ngữ và nền văn hóa mẹ đẻ của mình, với sự hiểu biết một phần mà, với sự nghiên cứu và nỗ lực, chúng ta dần dần mở rộng ra, mặc dù nó không bao giờ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một điều phức tạp khác của bản văn Kinh thánh, nếu chúng ta hiểu nó theo cách nó được viết, đó là mục tiêu cuối cùng không phải là hiểu bản văn của Isaia, Luca hay Phaolô. Mục đích là để hiểu Thiên Chúa, Đấng mà truyền thống cho rằng nói một cách chuyên biệt trong các bản văn đặc thù: tiếng nói của Thiên Chúa bằng lời nói của con người. (16) Làm thế nào chúng ta có thể biết được điều này hoặc làm thế nào chúng ta phản ứng với nó, tất nhiên, vốn là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi kể thế kỷ 19, đặc biệt trong giới học thuật nơi giả định cho rằng Thiên Chúa có thể nói chuyện với chúng ta, ít nhất phải nói là không phổ biến.
Vì tất cả những điều đó, Schleiermacher muốn bảo vệ Kitô giáo khỏi chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy sử mang tính hủy diệt, và ông đã đề xuất một loại cảm giác tôn giáo phổ quát—một động thái mà Rousseau cũng đã thực hiện với Cha phó Savoy Duy thần tốt bụng của ông trong Émile—như đi trước mọi nỗ lực về thông diễn học. Cảm giác đó cho chúng ta biết cả sự hiện hữu của Thiên Chúa lẫn sự lệ thuộc của chúng ta vào Người. Đức tin đến với các cá nhân thông qua Giáo Hội, bởi vì họ chỉ có thể nghe về Thiên Chúa theo cách đó, nhưng — trong một sự trở lại khác của thuyết Lutherô cấp tiến — Giáo Hội không thể cung cấp điều gì đáng tin cậy về mặt hiểu biết về đức tin. Tuy nhiên, ít nhất theo hàm ý, điều này có nghĩa là Kinh thánh - hiện đã phải chịu nhiều truy vấn lịch sử khác nhau và bị chia cắt thành nhiều phần được gán cho các thời kỳ khác nhau bằng các phương pháp ngày càng ít có tính bênh vực được hơn - cũng đã mất địa vị cũ trong phong trào Thệ Phản. Nơi Schleiermacher, Giáo Hội có thể không có tính thẩm quyền, nhưng chức tư tế học thuật hoạt động dựa trên bản văn Kinh thánh đã thay thế. Thật vậy, có chỗ, ông tuyên bố rằng thông diễn học là “hiểu một phát ngôn trước hết cũng tốt như, và sau đó tốt hơn, tác giả của nó”. (17)
Với ý thức lớn hơn của chúng ta về tính tất yếu của một số loại thông diễn học về việc đọc, ngược lại, ngày nay chúng ta có lẽ sẽ nói rằng một bản văn dự kiến để được đọc tự cung cấp cho một “độc giả mặc nhiên” có khả năng nắm bắt ý nghĩa của nó bởi vì độc giả này vốn là một phần của một truyền thống và cộng đồng nào đó, với các thực hành và niềm tin giúp cho việc thông đạt trở nên khả hữu. Khoa phê bình hợp lý trong nội bộ các cộng đồng đó và nỗ lực dung hòa các bản văn bên trong truyền thống có chỗ dành cho lý trí, nhưng không như một loại sấm ngôn độc lập làm cho các bản văn, truyền thống và cộng đồng trở nên không cần thiết và thậm chí không thể bênh vực được một cách hợp lý. Thật vậy, việc một độc giả đơn nhất của Schleiermacher (và không chỉ của ông) ngồi một mình và phân tích một bản văn, nghĩ rằng mình có thể hiểu nó hơn tác giả hoặc hơn một truyền thống diễn giải, có thể khiến chúng ta có ấn tượng về một kiểu ngây thơ hiện đại. Đối với chúng ta, chính “lý trí” mang nhiều hình thức và có thể có nghĩa nhiều điều khác nhau trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Nhân vật vĩ đại Hegel ẩn sau sự thay đổi trên bởi vì, bất kể không thỏa đáng đến đâu, phân tích cuối cùng, ông đã thừa nhận rằng gốc rễ của vấn đề nằm ở việc phát biểu vấn đề này theo lối duy lý-duy sử ngay từ đầu. Một cách nổi tiếng— và, trong một cuộc kình địch học thuật sôi nổi với Schleiermacher, một cách cuồng nhiệt— Hegel đã lịch sử hóa lý tính theo nghĩa thừa nhận rằng độc giả sẽ luôn mang chính tinh thần của mình vào cuộc gặp gỡ với chuyển động lịch sử của Tinh thần Tuyệt đối từng tự mặc khải cho chúng ta. Do đó, các giả định và câu hỏi của chúng ta trở nên hiển thị và không thể tránh khỏi, vì chúng không như thế trong phần lớn nền học giả có tính lịch sử trước đây, vốn tự cho mình là hoàn toàn hợp lý và khoa học mà không cần phải đặt nghi vấn thêm. Các nhà văn thế kỷ 19 như David Friedrich Strauss và Ernest Renan đã tạo ra những “cuộc đời” rất nổi tiếng và có ảnh hưởng về Chúa Giêsu, khác nhau về nhiều chi tiết nhưng đồng ý ở những giả định lớn đó (mặc dù chúng không còn được những độc giả có hiểu biết coi trọng nữa). Đối với tất cả những gì có thể nói chống lại dự án của ông, Hegel minh nhiên khẳng định một bài học cần phải được học đi học lại: các bài chú giải Kinh thánh chắc chắn phản ảnh thời đại của chúng, ngay cả khi chúng tìm cách hiểu một quá khứ lịch sử nào đó mà chúng ta không bao giờ có thể nắm được một cách đầy đủ hoặc độ chắc chắn khoa học bởi vì chủ đề, tự bản chất của nó, không thể được biết như vậy.
Hơn nữa, Hegel muốn khắc phục sự tách biệt giữa điều đặc thù và điều phổ quát bằng cách tích hợp chúng vào dòng thời gian. Theo cách giải thích của Kinh thánh, điều này có nghĩa là Giáo Hội trở thành sự phát triển tự nhiên tất yếu của một thời điểm khởi nguồn không thể cứu vãn được trong quá khứ nhưng có tầm quan trọng của nó nhờ một tinh thần liên tục. Hegel tách khỏi cuộc tranh luận của Phong trào Cải cách về Kinh thánh đối nghịch với truyền thống ít nhất trong chừng mực ông coi cả hai đều được linh hứng bởi một tinh thần đơn nhất. Thật vậy, ông khẳng định rằng Giáo Hội nhất thiết phải khác với Chúa Giêsu, cũng như việc giải thích Kinh thánh nhất thiết phải khác với Kinh thánh. Nhưng tất cả những điều này nhất thiết thừa nhận sự quá độ của tinh thần qua thời gian. Hegel dường như ít sử dụng Cựu Ước trong sơ đồ này, ngoại trừ như một thứ gì đó cần được thay thế, và quan điểm của ông coi Chúa Giêsu như một nguồn gốc không thể thực sự tìm lại được hầu như tách ông khỏi tất cả những gì theo sau. Tuy nhiên, mặc dù cả cách tiếp cận Kinh thánh của Hegel cũng có những thiếu sót, nhưng ít nhất Hegel đã đúng khi thấy rằng sự chia rẽ giữa chủ nghĩa lịch sử và chủ nghĩa duy lý là sản phẩm của một số giả định và phải được khắc phục trước khi Kinh thánh có thể hữu hiệu trở lại về mặt tôn giáo thay vì chỉ là thi ca hay vật vô tri để phân tích học thuật.
Người ta đã không khắc phục được sự chia rẽ đó trong suốt thế kỷ 19 và 20, và không có gì ngạc nhiên khi Giáo Hội Công Giáo hết sức hoài nghi về cách tiếp cận của Phong trào Ánh sáng hoặc siêu Cải cách này đối với Kinh thánh. Thật vậy, cho đến tận cuối thế kỷ 20, Giáo hội đã hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng cách đọc Kinh thánh đã bị học thuật hóa này. Nhìn lại, mặc dù sự thận trọng đã cản trở việc nghiên cứu Kinh thánh Công Giáo trong nhiều thập niên, nhưng nó mang lại cho nó một cái nhìn sâu sắc. Đến cuối thế kỷ 20, ngay nhiều học giả Thệ phản cũng nhận ra rằng thật vô nghĩa—ngay trong việc giải thích và phân tích lịch sử Kinh thánh— khi tách biệt nó một cách triệt để khỏi cộng đồng liên tục từng viết ra nó, tiếp tục đọc và coi trọng nó. Các loại giải thích thế tục khác nhau càng phá đổ giả định cho rằng các học giả “khách quan” đứng bên ngoài truyền thống luôn là những người đánh giá các bản văn Kinh thánh và ý nghĩa của chúng tốt hơn những người ở bên trong. Đến thế kỷ 20, một số nhà chú giải Thệ phản thậm chí còn nói tới mong muốn của họ là “bảo toàn hàng ngũ giáo dân Kitô giáo khỏi nền học giả của ngôi vị giáo hoàng”. (18) Giáo hội, trước đó, vốn chống lại nền học giả hiện đại vì một loại định kiến lành mạnh và nghiêm ngặt, mặc dù Giáo hội sẽ phải vượt qua một giai đoạn tiếp thu, tiêu hóa và vượt ra ngoài những quy ước phê bình lịch sử nổi bật để đi đến một cách đọc các bản văn kinh thánh đáng kính trọng về mặt trí thức nhưng phong phú về mặt tôn giáo—một diễn trình phần lớn vẫn chưa kết thúc ngay trong thế kỷ hai mươi mốt.
Những bước đầu tiên hướng tới những điều mới mẻ
Căn cứ vào lịch sử mà chúng tôi vừa tóm tắt, không thể tránh khỏi việc một số người Công Giáo đầu tiên dấn thân một cách nghiêm túc vào các phương pháp phê bình Kinh Thánh sẽ vấp phải sự chỉ trích của thẩm quyền Giáo hội. Một khi đã vượt quá các ranh giới được phê chuẩn, những người nổi bật nhất trong số những người theo thuyết duy hiện đại đã đi xa đến mức họ đã đơn giản rẽ vào các quan điểm khó có thể hòa giải với bất cứ hình thức Công Giáo thực sự nào. Thí dụ, Alfred Loisy (1857—1940), một trong những người theo thuyết duy hiện đại lỗi lạc đó, (19) bác bỏ tất cả các nguyên lý của Kinh Tin Kính Nixêa ngoại trừ việc Chúa Kitô bị đóng đinh. Ông từng theo học tại Institut Catholique ở Paris, nơi dễ hiểu là ông đã kinh hoàng trước một số bóp méo trí thức gượng ép được các giáo sư của ông tham gia để bảo tồn những gì lúc đó được coi là nghĩa đen của Kinh thánh. Sau đó, ông giảng dạy tại Institut, nhưng ông bị cách chức vào năm 1893 và bị vạ tuyệt thông vào năm 1908.
Nhận xét hóm hỉnh và nổi tiếng của ông rằng Chúa Giêsu đã công bố Nước Trời nhưng điều diễn ra lại là Giáo hội (“Jésus annonçait le Royaume et c'est l'Église qui est place”) nghe có vẻ khá cấp tiến và nhằm chỉ trích khía cạnh quan liêu cứng ngắc hơn của định chế. Và ở nhiều khía cạnh rõ ràng, Loisy đã ném trái banh phá phách vào các niềm tin Công Giáo. Tuy nhiên, ông từng tuyên bố một cách công bằng rằng công việc của ông có mối quan hệ thân thiết với công việc của Đức Hồng Y Newman. Ông tin rằng sự phát triển của Giáo hội như một định chế thi hành việc làm của Chúa Kitô là cần thiết và những dấu hiệu cho thấy Giáo hội đã “vượt quá” Chúa Giêsu theo cách Tân Ước được kết hợp với nhau chỉ cho thấy rằng ngay cả những cộng đồng Công Giáo đầu tiên cũng đã có một đời sống nội tại dẫn đến sự tăng trưởng, như ý định của Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, điều đó có thể được hiểu là muốn nói rằng Giáo Hội Công Giáo hiện đại có thẩm quyền tiếp tục sứ mệnh, hoàn toàn độc lập đối với Kinh thánh. Nhưng Đức Giáo Hoàng và các giám mục đã bác bỏ các cơ sở dựa vào đó, Loisy đưa ra lời đề xuất của ông. Trớ trêu thay, họ coi cách tiếp cận của ông như trao cho Giáo hội thẩm quyền loại bỏ mọi ý nghĩa vĩnh viễn của bản văn Kinh thánh và trong yếu tính, bỏ nó lại phía sau như một giai đoạn lỗi thời trong diễn trình phát triển định chế. (20)
Cuốn sách L'Évangile et l'Église, 1902 [Tin Mừng và Giáo hội] của Loisy thường được coi là cuốn sách gây tranh cãi nhất của ông. Tuy nhiên, nó đưa ra một luận điểm kỳ quặc. Chống lại những người Thệ phản cấp tiến như Adolf von Harnack, người, trong tác phẩm gây ảnh hưởng lớn Das Wesen des Christentums, 1901 [Kitô giáo là gì?) đã cô lập một loại Kitô giáo tiên khởi (Ur-Christianity] liên kết với Chúa Giêsu mà từ đó mọi sự phát triển của giáo hội chỉ là một sự sa sút, Loisy coi tất cả lịch sử là sự thay đổi tất yếu và bất cứ nỗ lực nào nhằm xác định bản chất bất biến của Kitô giáo chỉ là điều bất khả. Loisy thừa nhận rằng bản văn Tân Ước có tính "tĩnh", nhưng ông không thể chấp nhận việc Công Giáo cho là mình có sự tiếp tục trực tiếp với các sự thật được bày tỏ trong đó cũng như việc Thệ phản cấp tiến làm giảm bớt các yêu sách của Kitô giáo đến mức tất cả những gì còn lại trong niềm tin yếu ớt của Harnack vào cách Chúa Giêsu mặc khải mối quan hệ trực tiếp của linh hồn cá nhân với Thiên Chúa. Thuyết duy hiện đại, nơi Loisy, là một quá trình lịch sử hóa sâu rộng cả bản văn lẫn Giáo hội. (21)
Ở Anh, George Tyrrell, người sinh ra ở Ái Nhĩ Lan và trở thành người trở lại đạo Công Giáo và là tu sĩ Dòng Tên cho đến khi bị trục xuất khỏi dòng, cũng làm dấy lên mối lo ngại về chủ thuyết duy hiện đại, mặc dù trên những cơ sở khác. Có vẻ như các vấn đề của Tyrrell chủ yếu bắt nguồn từ những khó khăn của ông với thẩm quyền Công Giáo, điều mà ông cho là hẹp hòi và, theo cách nói của ông, là duy cá nhân khi tập trung quyền lực không thể sai lầm vào tay một người: giáo hoàng. Các thẩm quyền Giáo hội coi điều này, dù đúng hay sai, là đi theo con đường mà điểm cuối của nó, một lần nữa, là loại phán đoán riêng tư bị họ liên kết với phong trào Thệ phản. Trong bầu không khí sôi nổi trong đó ông thấy mình sa vào, Tyrrell dường như ngày càng đi xa hơn khỏi ranh giới của đạo Công Giáo, và ngay cả những nhà bình luận có thiện cảm cũng chỉ ra những cách thức trong đó những cuốn sách cuối cùng của ông, Through Scylla and Charybdis (22) và Christian at the Cross-Roads, (23) có một quan điểm phóng đại về tôn giáo như chỉ là một tập hợp đơn thuần các sự thật mang tính biểu tượng, phá vỡ mối liên kết không những với các sự kiện được ghi lại trong Kinh thánh mà còn với toàn bộ truyền thống Kitô giáo. (24)
Loisy và Tyrrell đóng vai trò quan trọng trong lịch sử cuộc khủng hoảng duy hiện đại (25) đã dẫn đến phản ứng gay gắt của Vatican. Nhưng nhiều nhà chú giải Công Giáo khác, những người không phải là người bất đồng chính kiến cũng không phải là nhà cách mạng, đã trở thành nạn nhân của sự đàn áp của Rôma trong thế kỷ XX; Rôma dường như lo sợ rằng bất cứ sự đi trệch nào khỏi cách giải thích và hiểu biết truyền thống chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả triệt để nhất.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Hàng trăm UAV, ATACMS ồ ạt tấn công kho dầu, hải cảng, sân bay Nga. Chiến thuật của không quân Kyiv
VietCatholic Media
02:43 18/05/2024
1. Không quân Ukraine áp dụng chiến thuật thời Việt Nam chống lại hệ thống phòng không Nga
Tờ Kyiv Post cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukrainian Aviation Adopts Vietnam-Era Tactics Against Russian Air Defenses”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các phi công Ukraine được tường trình đang sử dụng cái gọi là chiến thuật “chồn hoang” để dụ các radar phòng không của Nga bật lên trước khi tấn công chúng bằng hỏa tiễn chống radar do phương Tây cung cấp.
Trang Business Insider của Mỹ hôm 11 Tháng Năm đưa tin các phi công Ukraine đang áp dụng chiến thuật có độ rủi ro cao lần đầu tiên được Không quân Mỹ áp dụng, giúp bù đắp cho sự bất lợi về số lượng của họ trước lực lượng không quân Nga.
Về cơ bản, nó liên quan đến việc các phi công bay trong khu vực mà họ biết là được phòng không Nga bao phủ và dụ dỗ họ bật radar lên để phi công Ukraine phát hiện mục tiêu.
Ngay khi máy bay Ukraine có thể nhanh chóng xác định nguồn phát radar, phi công phóng ngay một hỏa tiễn được thiết kế đặc biệt để chống lại hệ thống phòng không. Vũ khí bao gồm Hỏa tiễn chống bức xạ tốc độ cao, gọi tắt là HARM, AGM-88 do Mỹ sản xuất mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine từ giữa năm 2022.
Mục đích là nhằm tấn công radar liên kết với hệ thống hỏa tiễn đất đối không của Mạc Tư Khoa trước khi chúng có thể nhắm mục tiêu vào máy bay.
Loại hoạt động này được gọi là Ngăn chặn hệ thống phòng không của đối phương (SEAD) hoặc Tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương (DEAD). Được phát triển trong chiến tranh Việt Nam, ban đầu nó được gọi là “Dự án Ferret” theo tên loài động vật có vú nhỏ được thuần hóa dùng để tấn công và tiêu diệt sâu bọ trong hang của chúng. Sau đó nó được đổi tên thành “Chồn hoang” vì tên Ferret trước đây đã được sử dụng cho một chiến dịch tương tự trong Thế chiến thứ hai.
Nhà bình luận quân sự kỹ thuật OSINT đã đăng một video trên X vào tháng 2 cho thấy chiến thuật này đang được sử dụng, vào khoảng mùa hè năm 2022, bởi một chiến binh Sukhoi Su-27 của Ukraine bay trên ngọn cây trước khi phóng HARM :
Cùng một miblogger này đã đăng một video thứ hai vào tháng 3 cho thấy chiến thuật này được sử dụng, từ góc nhìn của phi công Ukraine:
HARM là hỏa tiễn không đối đất nặng 350 kg của Mỹ với đầu đạn nổ phân mảnh nặng 68 kg, tốc độ tối đa gần Mach 3 và tầm bắn từ 30 đến 150 km tùy thuộc vào độ cao mà nó được bắn. Độ cao hoạt động càng thấp thì hỏa tiễn càng nhanh nhưng tầm bắn tổng thể ngắn hơn. Nó đã được sử dụng rộng rãi và thành công trong các cuộc xung đột gần đây.
Ban đầu, Ukraine gặp vấn đề trong việc tích hợp HARM với các máy bay thời Liên Xô, cùng với các hỏa tiễn khác do phương Tây cung cấp. Vào tháng 4, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William LaPlante tiết lộ khi phát biểu tại Diễn đàn An ninh Toàn cầu thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế rằng Kyiv đã tìm ra giải pháp theo trang web War Zone – bằng việc sử dụng máy tính bảng iPad để kiểm soát hỏa tiễn.
Frederik Mertens, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, nói với Business Insider: “Ukraine rõ ràng đang áp dụng kinh nghiệm của quân đội phương Tây”. Ông nói rằng mặc dù chiến thuật này có rủi ro cao nhưng trong hoàn cảnh của Ukraine thì đó là một chiến thuật đáng thực hiện.
2. Không quân Ukraine bắn hạ toàn bộ 20 máy bay không người lái của Nga chỉ trong một đêm
Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ toàn bộ 20 máy bay không người lái tấn công loại Shahed được phóng đi trong cuộc tấn công của Nga đêm 17 Tháng Năm.
Các máy bay không người lái được cho là đã được phóng từ thị trấn cảng Primorsko-Akhtarsk của Nga, nằm trên bờ biển Azov và từ tỉnh Kursk của Nga.
Oleshchuk cho biết, các đơn vị máy bay, hỏa tiễn và tác chiến điện tử cũng như các nhóm hỏa lực cơ động của Không quân Ukraine đã chặn các máy bay không người lái trên bầu trời Kharkiv, Poltava, Vinnytsia, Odesa và Mykolaiv.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xảy ra hàng ngày ở Ukraine, ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước. Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn quy mô lớn nhằm vào các cơ sở quan trọng.
Ukraine đã đưa ra các hạn chế về cung cấp năng lượng trên toàn quốc do “tình trạng thiếu điện đáng kể”.
3. Hình ảnh vệ tinh Crimea cho thấy hậu quả của cuộc tấn công ATACMS 'quy mô lớn'
Tờ Newsweek cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Crimea Satellite Images Show Aftermath of 'Massive' ATACMS Strike”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Các hình ảnh vệ tinh đã được công bố cho thấy hậu quả của các cuộc tấn công của Ukraine bằng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp vào một căn cứ không quân quan trọng của Nga ở Crimea. Các cuộc tấn công đã kéo dài hết đêm này sang đêm khác từ tối Thứ Ba, 14 Tháng Năm, cho đến nay.
Những bức ảnh được kênh Telegram Operativno ZSU liên kết với quân đội Ukraine chia sẻ vào hôm thứ Sáu và được Maxar Technologies chụp lại.
Kênh này cho biết, ngoài một số khi đạn pháo và hỏa tiễn phát nổ, các hình ảnh vệ tinh cho thấy “tổn thất của đối phương về không quân” tại phi trường Belbek, bao gồm hai chiến đấu cơ MiG-31, một máy bay Su-27 bị phá hủy hoàn toàn và một chiến đấu cơ MiG-29 bị hư hỏng.
Các cuộc tấn công vào Crimea đã gia tăng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, khi Kyiv thề sẽ đòi lại bán đảo Hắc Hải. Khu vực này đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014.
Trước đó, hãng tin độc lập Astra của Nga cho biết một cặp chiến đấu cơ chiến đấu cơ MiG-31 đã bị “phá hủy” và hệ thống phòng không S-400 bị hư hại vào đầu giờ thứ Tư sau khi Ukraine tấn công căn cứ không quân nằm gần thành phố Sevastopol của bán đảo Crimea.
Kênh Telegram của Operativno ZSU cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy “tổn thất của đối phương” tại phi trường Belbek, bao gồm hai chiến đấu cơ MiG-31, một máy bay Su-27 và một chiến đấu cơ MiG-29 bị hư hỏng.
Cuộc tấn công trước đây được mô tả là “quy mô lớn” bởi người dùng mã nguồn mở OSINT Digital, người đã chia sẻ hình ảnh vệ tinh của NASA, cho biết họ cho thấy những đám cháy lớn tại phi trường.
Tài khoản cho biết: “Các lực lượng Ukraine được tường trình đã thực hiện một cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn vào căn cứ không quân Belbek ở Crimea bị Nga tạm chiếm, sử dụng hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS”. “Các nguồn tin của Nga cho biết có nhiều vụ nổ trong khu vực.”
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không của họ đã đánh chặn 10 hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân độido Mỹ cung cấp trên bán đảo Hắc Hải bị sáp nhập vào thời điểm xảy ra vụ tấn công.
Mikhail Razvozhaev, Thống đốc Sevastopol do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, cho biết vào thời điểm đó rằng lực lượng phòng không Nga đã “đẩy lùi một cuộc tấn công lớn” vào Sevastopol, bao gồm một số hỏa tiễn xung quanh phi trường Belbek.
Đài Radio Liberty do Mỹ tài trợ cũng cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã thu được các hình ảnh vệ tinh từ công ty hình ảnh toàn cầu Planet Labs có trụ sở tại California, cho thấy hậu quả của vụ tấn công.
Cơ quan truyền thông cho biết các bức ảnh chụp phi trường Belbek vào ngày 16 tháng 5 cho thấy dấu vết của một vụ hỏa hoạn ở khu vực nơi các chiến đấu cơ của Nga thường đậu, đồng thời lưu ý rằng rất khó để xác định quy mô thiệt hại gây ra vì Nga có thể di chuyển các máy bay bị hư hỏng ra nơi khác.
Họ cho biết các bức ảnh cũng cho thấy kho nhiên liệu và dầu bôi trơn của căn cứ quân sự đã “bị thiêu rụi hoàn toàn”.
Christiaan Triebert, nhà báo của New York Times, cho biết hình ảnh từ Maxar cho thấy “hai chiếc MiG-31 và một chiếc Su-27 đã bị phá hủy hoàn toàn, còn một chiếc MiG-29 thì bị hư hại”.
Ông nói trên X. “Một kho chứa nhiên liệu gần đường băng chính của căn cứ không quân cũng bị phá hủy và các mảnh vỡ tiếp tục bốc cháy sau đó”.
Sergej Sumlenny, người sáng lập tổ chức tư vấn Đức, Trung tâm Sáng kiến Phục hồi Âu Châu, cho biết trên X rằng các cuộc tấn công “sẽ làm giảm đáng kể năng lực không kích của Nga”.
Ông viết: “Hãy tưởng tượng những ATACMS này có thể làm gì với các phi trường Belgorod nơi Nga ném bom Kharkiv”.
Ukraine thường xuyên tấn công các căn cứ quân sự của Nga với lý do đây là mục tiêu hợp pháp trong cuộc chiến đang diễn ra.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong đánh giá ngày 1 Tháng Năm rằng các cuộc tấn công như vậy có thể sẽ buộc Nga phải phân tán chiến đấu cơ và di chuyển các hệ thống phòng không trong tương lai.
4. Truyền thông Nga: Cảng Novorossiysk, và kho dầu bị tấn công trong đêm
Kênh tin tức Telegram Astra của Nga đưa tin máy bay không người lái và hỏa tiễn đã tấn công một nhà máy lọc dầu và hải cảng Novorossiysk của Nga vào rạng sáng ngày Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, gây ra những vụ nổ lớn và mất điện.
Người dân địa phương cho biết họ đã nghe thấy ít nhất 8 vụ nổ ở Novorossiysk trong đêm và đưa ra một đoạn video ghi lại âm thanh của cả máy bay không người lái và hoạt động phòng không.
Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, cho biết một hỏa tiễn đã tấn công cảng Novorossiysk và gây ra hỏa hoạn.
Ông cho biết cuộc tấn công cũng đánh vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của thành phố. Cả hai kho dầu Novorossiysk và kho dầu Transneft đều bị tấn công.
Ông phàn nàn rằng Novorossiysk đã mất điện trong các cuộc tấn công, và các dịch vụ khẩn cấp đang cố gắng phục hồi nguồn điện.
Bộ Quốc phòng Anh ngày 31 Tháng Ba đưa tin Nga đang tăng cường khả năng phòng thủ của cảng Novorossiysk nhằm bảo vệ Hạm đội Hắc Hải khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra của Ukraine.
Nga đã rút hầu hết các tàu của Hạm đội Hắc Hải khỏi Crimea bị tạm chiếm vào năm 2023 và tái triển khai chúng đến Novorossiysk. Động thái này diễn ra sau một loạt cuộc tấn công tàn khốc của Ukraine, bao gồm cả vụ tấn công hỏa tiễn vào trụ sở hạm đội ở Sevastopol vào ngày 22 Tháng Chín.
Cảng Novorossiysk nằm trên bờ Hắc Hải của Nga, ở khu vực phía nam Krasnodar Krai.
Lực lượng Ukraine đã tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga vào mùa xuân này. Kyiv nói rằng những cuộc tấn công này được thực hiện nhằm làm suy yếu các hoạt động quân sự của Nga và trả đũa các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, Tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, xác nhận rằng họ đã thực hiện thành công một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một căn cứ dầu mỏ ở tỉnh Rostov của Nga vào ngày 15 Tháng Năm.
5. Nga bổ sung thêm nhiều chính trị gia từ vùng Baltic, Ba Lan vào danh sách truy nã
Truyền thông Nga ngày 16 Tháng Năm đưa tin Bộ Nội vụ Nga đã bổ sung một số quan chức cũ và đương nhiệm từ các nước vùng Baltic và Ba Lan vào danh sách truy nã.
Nga trước đó đã bổ sung nhiều quan chức cao cấp phương Tây vào danh sách truy nã, trong đó có Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, nhiều người trong số này bị cáo buộc dỡ bỏ tượng đài tưởng niệm binh lính Liên Xô.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng được thêm vào danh sách hồi đầu tháng 5, nhưng mục này sau đó đã bị gỡ xuống.
Những người mới được bổ sung bao gồm Elmar Vaher, cựu giám đốc Cảnh sát Biên phòng Estonia, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Urmas Reinsalu, cùng các nhà lập pháp hiện tại và chính trị gia địa phương từ vùng Baltic và Ba Lan.
Quá trình phi cộng sản hóa ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và Hiệp ước Warsaw đã diễn ra kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhưng đã tăng cường kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.
Quốc hội Ukraine đã đặt ra ngoài vòng pháp luật hầu hết các biểu tượng, tên đường và các tác phẩm của Liên Xô và cộng sản vào năm 2015 như một phần của quá trình phi cộng sản hóa. Các di tích trên khắp đất nước kể từ đó đã bị dỡ bỏ hoặc bị thay đổi, mặc dù số lượng lớn các bức tượng và biểu tượng từ thời Liên Xô đã kéo dài thời gian hoàn thành dự án.
Thống đốc tỉnh Lviv Maksym Kozytskyi cho biết vào Tháng Giêng rằng tỉnh này đã trở thành nơi đầu tiên hoàn thành quá trình phi cộng sản hóa.
6. Nga tuyên bố bắn rơi hơn 100 máy bay không người lái trong bối cảnh có báo cáo về cuộc tấn công lớn vào cảng, và cơ sở dầu mỏ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia claims over 100 downed drones amid reports of massive attack on port, oil facilities”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Nga đã cáo buộc Ukraine tiến hành một cuộc tấn công lớn trong đêm nhằm vào các mục tiêu của Nga, bao gồm cảng Novorossiysk và các cơ sở dầu mỏ. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov tuyên bố đã phá hủy hơn 100 máy bay không người lái của không quân và hải quân vào ngày 17 tháng 5.
Konashenkov tuyên bố 102 máy bay không người lái và 6 thuyền không người lái của hải quân đã bị chặn và phá hủy và không báo cáo bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào.
“Hệ thống phòng không đã tiêu diệt và đánh chặn 51 máy bay không người lái trên lãnh thổ bán đảo Crimea, 44 máy bay không người lái trên lãnh thổ Krasnodar Krai, 6 máy bay không người lái trên lãnh thổ Belgorod và một máy bay không người lái trên lãnh thổ Tỉnh Kursk,” Konashenkov nói.
“Trong đêm, các tàu tuần tra và máy bay của Hạm đội Hắc Hải đã phá hủy 6 tàu không người lái ở Hắc Hải.”
Các tuyên bố không thể được xác minh độc lập. Chính quyền Nga thường xuyên tuyên bố đã bắn hạ hỏa tiễn và máy bay không người lái của Ukraine mà không báo cáo thiệt hại, mặc dù các báo cáo sau đó thường xuyên cho thấy các mục tiêu quân sự hoặc cơ sở hạ tầng đã bị tấn công.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất của Ukraine trong toàn bộ cuộc xâm lược toàn diện. Một cuộc tấn công trước đó vào tháng 3 đã chứng kiến Điện Cẩm Linh tuyên bố đã bắn hạ 65 máy bay không người lái.
Tờ Kyiv Independent đã liên lạc với cơ quan tình báo quân sự Ukraine để xác nhận vụ tấn công và được thông báo rằng thông tin vẫn đang được làm rõ.
Truyền thông Nga và các kênh Telegram địa phương đưa tin về nhiều vụ nổ ở Novorossiysk ở Krasnodar Krai trên bờ Hắc Hải của Nga.
Cảng ở Novorossiysk là nơi Mạc Tư Khoa bắt đầu tái triển khai Hạm đội Hắc Hải sau một loạt cuộc tấn công tàn khốc của Ukraine, bao gồm cả vụ tấn công hỏa tiễn vào trụ sở của nước này ở Sevastopol vào ngày 22 tháng 9 năm 2023.
Theo người dân địa phương, cuộc tấn công cũng tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ của thành phố. Cả kho cảng dầu nhiên liệu Novorossiysk và kho cảng Transneft đều bị tấn công.
Các video chưa được xác minh được đăng lên mạng xã hội cũng cho thấy các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào nhà máy lọc dầu Tuapse, cũng nằm trên bờ Hắc Hải của Nga.
Theo Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, nhà máy lọc dầu bốc cháy sau khi các mảnh vỡ của máy bay không người lái rơi xuống. Được biết, đám cháy đã được dập tắt và không có thương vong nào được báo cáo.
Lực lượng Ukraine đã tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga vào mùa xuân này.
Kyiv nói rằng những cuộc tấn công này được thực hiện nhằm làm suy yếu các hoạt động quân sự của Nga và trả đũa các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, trước đó xác nhận rằng họ đã thực hiện thành công một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một căn cứ dầu mỏ ở tỉnh Rostov của Nga vào ngày 15 Tháng Năm.
Các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu năng lượng của Nga đã khiến các quan chức Mỹ chỉ trích, những người đã nói rõ rằng Washington không ủng hộ các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu, với lý do lo ngại rằng nó có thể đe dọa thị trường năng lượng toàn cầu.
Đáp lại, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho rằng Kyiv có quyền sử dụng vũ khí của mình để tấn công vào sâu bên trong nước Nga.
7. Hình ảnh vệ tinh cho thấy cuộc tấn công của phi trường Belbek đã phá hủy 3 máy bay Nga
Hình ảnh vệ tinh từ ngày 16 tháng 5 về hậu quả của cuộc tấn công bị nghi ngờ bằng hỏa tiễn ATACMS của Ukraine vào phi trường quân sự Belbek của Nga ở Crimea cho thấy ba máy bay gần đây đã bị phá hủy.
Kênh Crimea Wind Telegram đưa tin phi trường bị tấn công bắt đầu từ cuối ngày 15 Tháng Năm và một kho nhiên liệu bốc cháy ngay trong ngày đầu tấn công, trong khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 5 hỏa tiễn ATACMS do Mỹ cung cấp đã bị “hệ thống phòng không đang làm nhiệm vụ” đánh chặn trong đêm.
Các cuộc tấn công nhằm vào phi trường Belbek cũng được báo cáo vào các đêm sau đó, và được tường trình đã dẫn đến hỏa hoạn gần cơ sở quân sự.
Hình ảnh vệ tinh do RFE và The New York Times thu được cho thấy hai chiếc MiG-31 và một chiếc Su-27 đã bị hư hại nếu không muốn nói là bị phá hủy hoàn toàn.
Quân đội Ukraine chưa bình luận về các cuộc tấn công, nhưng trong bản cập nhật hàng ngày, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hai máy bay Nga và một trực thăng đã bị phá hủy trong 24 giờ trước đó.
Ngày 16 Tháng Năm, nhóm du kích Atesh cho biết kho hỏa tiễn và đạn pháo của phi trường quân sự Belbek của Nga gần Sevastopol bị tạm chiếm đã bị hư hại.
Các nhóm du kích tuyên bố kho chứa bị hư hại là nơi chứa “hầu hết hỏa tiễn” cho các chiến binh Su-27 và Su-30 của Nga cũng như máy bay MiG-31, phương tiện mang hỏa tiễn đạn đạo Kinzhal mà Nga sử dụng để tấn công Ukraine.
Các nhóm du kích chưa xác định được liệu đạn dược được lưu trữ có bao gồm Kinzhals hay không.
Atesh tuyên bố: “Cơ sở hạ tầng của phi trường cũng bị thiệt hại đáng kể do vụ nổ thứ cấp”.
Ở những nơi khác, Ukraine được cho là đã tiến hành một cuộc tấn công lớn trong đêm nhằm vào các mục tiêu của Nga vào ngày 17 tháng 5, bao gồm cảng Novorossiysk và các cơ sở dầu mỏ, trong đó Điện Cẩm Linh tuyên bố đã phá hủy hơn 100 máy bay không người lái của không quân và hải quân.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, tuyên bố 102 máy bay không người lái và 6 thuyền không người lái của hải quân đã bị chặn và phá hủy, nhưng không báo cáo bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào.
“Hệ thống phòng không đã tiêu diệt và đánh chặn 51 máy bay không người láitrên lãnh thổ bán đảo Crimea, 44 máy bay không người lái trên lãnh thổ Krasnodar Krai, 6 máy bay không người lái trên lãnh thổ Belgorod và một máy bay không người lái trên lãnh thổ tỉnh Kursk,” Konashenkov nói.
“Trong đêm, các tàu tuần tra và hàng không hải quân của Hạm đội Hắc Hải đã phá hủy 6 thuyền không người lái ở Hắc Hải.”
Các tuyên bố không thể được xác minh độc lập. Chính quyền Nga thường xuyên tuyên bố đã bắn hạ hỏa tiễn và máy bay không người lái của Ukraine mà không báo cáo thiệt hại, mặc dù các báo cáo sau đó đôi khi xuất hiện cho thấy các mục tiêu quân sự hoặc cơ sở hạ tầng đã bị tấn công.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất của Ukraine trong toàn bộ cuộc xâm lược của Putin từ ngày 24 Tháng Hai, 2022.
Một cuộc tấn công trước đó vào tháng 3 đã chứng kiến Điện Cẩm Linh tuyên bố đã bắn hạ 65 máy bay không người lái.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 16 Tháng Năm
Trong bản tin tình báo ngày 16 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến nền kinh tế của Ukraine.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Nền kinh tế Ukraine vẫn kiên cường sau hai năm bị Nga xâm lược. Bất chấp các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, nhiều khả năng Ukraine sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế thực sự khoảng 3% vào năm 2024. Điều này tiếp tục xu hướng phục hồi thời chiến sau khi nền kinh tế Ukraine suy giảm khoảng 29% vào năm 2022, tiếp theo là tăng trưởng kinh tế thực sự khoảng 5% trong năm 2023, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF
Ngân hàng Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NBU, nâng dự báo lạm phát hàng năm lên 8,2% cho năm 2024, giảm so với mức 8,6% dự báo trước đó. Lạm phát ở Ukraine đã giảm xuống 3,2% tính theo hàng năm vào tháng 3 năm 2024, củng cố xu hướng lạm phát giảm từ mức đỉnh hơn 26% vào năm 2022. Tuy nhiên, lạm phát có thể sẽ tăng trong nửa cuối năm 2024. NBU dự báo những tác động mờ dần từ vụ thu hoạch bội thu năm ngoái, tiêu dùng tiếp tục phục hồi và chi phí kinh doanh tăng cao trong thời kỳ chiến tranh.
Những cải thiện liên tục trong điều kiện kinh tế của Ukraine gần như chắc chắn đã cho phép NBU giảm dần lãi suất cơ bản. NBU đã hạ lãi suất cơ bản xuống 13,5% vào cuối tháng 4 năm 2024, giảm từ mức 14,5% được thiết lập vào tháng 3 năm 2024 và dưới mức cao nhất thời chiến là 25%.
9. Cuộc tấn công của máy bay không người lái gây cháy trạm xăng Belgorod
Thống đốc Vyacheslav Gladkov tuyên bố lực lượng Ukraine đã tấn công nhiều khu định cư ở Belgorod trong hai ngày 16 và 17 Tháng Năm, làm hư hại một trạm xăng và giết chết hai người.
Các báo cáo về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hoặc máy bay không người lái nhằm vào tỉnh Belgorod, giáp ranh với các tỉnh Sumy, Kharkiv và Luhansk của Ukraine, đã trở nên phổ biến trong những tháng gần đây.
Gladkov cho biết một máy bay không người lái đã tấn công một trạm xăng gần làng Bessonovka, khiến thùng nhiên liệu bốc cháy. Lính cứu hỏa đã dập tắt ngọn lửa kể từ đó.
Tại làng Oktyabyrsky, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã giết chết một phụ nữ và đứa con bốn tuổi của cô, Gladkov tuyên bố. Ông cũng cho biết cha của đứa trẻ cũng bị thương.
Cùng đêm đó, truyền thông và quan chức Nga đưa tin về các cuộc tấn công nhằm vào Novorossiysk ở Krasnodar Krai và Sevastopol ở Crimea bị tạm chiếm.
Ukraine đã tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ và ngành công nghiệp quốc phòng của Nga với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng trong suốt mùa đông và mùa xuân.
Kyiv không phải lúc nào cũng tuyên bố chịu trách nhiệm chính thức về các cuộc tấn công được báo cáo trên đất Nga. Trong một số trường hợp, Ukraine đã bác bỏ các cáo buộc của Nga liên quan đến các cuộc tấn công ở tỉnh Belgorod.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, bác bỏ cáo buộc rằng một cuộc tấn công của Ukraine khiến tòa nhà chung cư 10 tầng ở thành phố Belgorod sụp đổ vào ngày 12 Tháng Năm.
10. Nga tuyên bố nổ lớn tại nhà máy lọc dầu ở Krasnodar Krai sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
Một đám cháy bùng phát tại một nhà máy lọc dầu ở thị trấn Tuapse ở Krasnodar Krai của Nga vào đêm Thứ Sáu, 17 tháng 5 sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng phòng không Nga được cho là đã bắn hạ 102 máy bay không người lái của Ukraine vào ban đêm, trong đó có 44 chiếc trên bầu trời Krasnodar Krai.
Theo Veniamin Kondratev, Thống đốc khu vực Krasnodar của Nga, nhà máy lọc dầu ở Tuapse bốc cháy sau khi các mảnh vỡ của máy bay không người lái rơi xuống. Kênh Telegram của Nga đã chia sẻ đoạn video cho thấy khói bốc lên khắp thị trấn.
Sau khi hỏa hoạn hoành hành trong 5 giờ, thống đốc cho biết “Đám cháy đã được dập tắt. Không có thương vong nào được báo cáo.”
Các quan chức Ukraine không bình luận về tuyên bố này. Kênh tin tức Telegram của Nga Astra đưa tin, máy bay không người lái và hỏa tiễn cũng đã tấn công một nhà máy lọc dầu và cảng biển ở thành phố Novorossiysk của Nga vào rạng sáng ngày 17 Tháng Năm, gây ra vụ nổ và mất điện.
Các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu năng lượng của Nga đã khiến các quan chức Mỹ chỉ trích, những người đã nói rõ rằng Washington không ủng hộ các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu, với lý do lo ngại rằng nó có thể đe dọa thị trường năng lượng toàn cầu.
Đáp lại, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho rằng Kyiv có quyền sử dụng vũ khí của mình để tấn công vào sâu bên trong nước Nga.
11. Vụ nổ súng Thủ tướng Slovakia - mọi điều chúng ta biết cho đến nay về vụ ám sát Robert Fico
Slovakia rung chuyển ngày 15 Tháng Năm khi Thủ tướng nước này bị bắn trong một vụ ám sát khi ông rời cuộc họp chính phủ ở thị trấn Handlova.
Đoạn phim từ hiện trường cho thấy tay súng bị tình nghi đang ở giữa một nhóm nhỏ người trên đường phía sau hàng rào kim loại đang chờ gặp Fico, người được vây quanh bởi một số thành viên trong đội an ninh của anh ta.
Tay súng bị tình nghi sau đó đã vượt qua hàng rào, cầm súng. Năm phát súng vang lên và Fico nhanh chóng được đưa vào một chiếc xe hơi đang chờ sẵn.
Tình trạng của Fico ra sao?
Vài giờ sau vụ tấn công, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Kalinak phát biểu trong một cuộc họp báo bên ngoài bệnh viện nơi Fico, 59 tuổi đang được điều trị rằng ông đang “chiến đấu cho sự sống của mình”.
Một tuyên bố trên trang Facebook chính thức của Fico cho biết anh đã được đưa đến một bệnh viện chấn thương lớn ở Banska Bystrica thay vì thủ đô Bratislava, vì “một sự can thiệp cấp tính” là cần thiết.
“Vài giờ tới sẽ quyết định tính mạng của anh ta” tuyên bố nói thêm.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Môi trường Slovakia Tomas Taraba nói với Newshour của BBC vào cuối ngày 15 Tháng Năm rằng Fico không còn trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sau ca phẫu thuật.
“May mắn thay, theo như tôi biết, ca phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp và tôi đoán cuối cùng, anh ta sẽ sống sót,” anh ta nói và nói thêm: “Anh ta không ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vào lúc này.”
Ông nói rằng Fico “bị thương nặng” trong cuộc tấn công, và một viên đạn “xuyên qua bụng” trong khi một viên khác “đâm vào khớp”.
Chiều 16 Tháng Năm, Miriam Lapunikova, giám đốc Bệnh viện Đại học Franklin Delano Roosevelt ở Banska Bystrica, cho biết Fico đang trong tình trạng “rất nghiêm trọng” nhưng ổn định.
Cô nói với các phóng viên: “Tại thời điểm này, tình trạng của anh ta đã ổn định nhưng thực sự rất nghiêm trọng, anh ta sẽ nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt”.
Trong khi các báo cáo ban đầu cho biết Fico đã bị bắn 5 phát, các báo cáo sau đó cho biết anh chỉ bị trúng 3 viên đạn.
Cuộc họp báo trước bệnh viện vào chiều Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, cho biết Fico đã thoát khỏi tình trạng hôn mê và nói được vài câu.
Chúng ta biết gì về kẻ nổ súng?
Hiện tại thì rất ít. Một người đàn ông đã bị bắt giữ tại hiện trường nhưng vẫn chưa xác định được danh tính chính thức.
Theo truyền thông Slovakia, ông là nhà văn và nhà hoạt động chính trị 71 tuổi có khuynh hướng thân Điện Cẩm Linh.
Chúng ta biết gì về động cơ?
Hiện chưa có thông tin chính thức về động cơ của kẻ xả súng.
Bộ trưởng Nội vụ Matus Sutaj Estok mô tả đây là một vụ ám sát “có động cơ chính trị”.
Tổng thống đắc cử Peter Pellegrini, một đồng minh của Fico, cho biết vụ nổ súng là mối đe dọa đối với nền dân chủ của Slovakia.
Pellegrini nói: “Tôi kinh hoàng trước việc sự căm ghét một quan điểm chính trị khác có thể dẫn đến đâu.
Tại sao Fico lại gây tranh cãi như vậy?
Được bầu vào tháng 9 năm 2023 trên nền tảng dân túy, và chống Ukraine, Fico đã tạm dừng cung cấp vũ khí từ kho quân sự của Slovakia và đã nhiều lần chỉ trích cả hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine lẫn các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Ông cũng đổ lỗi cho “Đức Quốc xã và phát xít Ukraine” đã kích động chiến tranh xâm lược Nga, lặp lại những luận điểm sai lầm trong tuyên truyền của Nga.
Trước các chỉ trích từ trong nước, Fico sau đó đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu.
Trong nước, chính phủ liên minh của Fico đang thúc đẩy những cải cách gây tranh cãi nhằm giảm hình phạt cho tội tham nhũng.
Thủ tướng đã bãi bỏ văn phòng công tố viên đặc biệt của Slovakia, là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các vụ tham nhũng nhạy cảm về mặt chính trị.
Chính phủ của Fico cũng đang tìm cách đóng cửa và thay thế đài truyền hình quốc gia trong một động thái được Liên minh Truyền thông Đại chúng mô tả là mang lại “quyền kiểm soát chính trị lớn hơn” đối với các phương tiện truyền thông của đất nước.
Estok đã cáo buộc giới truyền thông đã tạo ra bầu không khí dẫn đến vụ ám sát, đồng thời nói với các phóng viên: “Nhiều người trong số các bạn là những người đã gieo rắc sự thù hận này”.
Ông cũng cảnh báo rằng cuộc tấn công là dấu hiệu cho thấy “chúng ta đang trên bờ vực nội chiến”.
Cộng đồng quốc tế đã phản ứng thế nào?
Các nhà lãnh đạo quốc tế ngay lập tức phản ứng với thông tin này và đề nghị hỗ trợ Fico và Slovakia.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vụ nổ súng ở Fico là “kinh hoàng” và nói thêm rằng “chúng tôi cực lực lên án hành động bạo lực này đối với nhà lãnh đạo chính phủ quốc gia đối tác láng giềng của chúng tôi”.
Nhiều người cũng liên kết những lời lẽ chính trị thù địch với vụ tấn công.
Tổng thống Tiệp Petr Pavel cho biết cuộc tấn công vào Fico “rõ ràng là đáng trách, bất kể động cơ là gì”.
“Nó phải là một lời cảnh báo cho chúng ta về việc sự thù địch và gây hấn trong xã hội có thể dẫn đến mức độ sâu sắc hơn.”
12. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 15 Tháng Năm
Trong bản tin tình báo ngày 15 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến Công ước UNESCO về Bảo vệ Tài sản Văn hóa trong Trường hợp Xung đột Vũ trang. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Ngày 14 tháng 5 năm 2024 là ngày kỷ niệm 70 năm thông qua Công ước UNESCO về Bảo vệ Tài sản Văn hóa trong Trường hợp Xung đột Vũ trang. Khi chiến tranh ở Ukraine tiếp tục, việc Nga bắn phá các thành phố thông qua các cuộc tấn công bằng không quân tầm xa và bom lượn đã có tác động tàn phá đối với di sản văn hóa, lịch sử và tôn giáo của Ukraine.
Bộ Chính sách Thông tin và Văn hóa Ukraine tuyên bố rằng tính đến ngày 02 tháng 5 năm 2024, tổng cộng 1.987 cơ sở văn hóa đã bị thiệt hại và thiệt hại kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Bộ cũng ước tính tính đến ngày 06 tháng 5 năm 2024, 1.062 di sản văn hóa đã bị phá hủy hoặc hư hại kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược và UNESCO đã xác minh riêng thiệt hại đối với 129 địa điểm tôn giáo tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2024.
Vào giữa tháng 2 năm 2024, UNESCO ước tính Nga đã gây thiệt hại 3,5 tỷ USD cho di sản văn hóa của Ukraine và sẽ cần 10 năm và 9 tỷ USD để thay thế. Khi chiến tranh tiếp diễn, bộ máy quân sự của Nga có thể sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho di sản lịch sử và văn hóa của Ukraine.
NATO: Nga kiệt quệ ở Kharkiv. Thủ tướng Bỉ bị hăm ám sát vì ủng hộ Kyiv. Slovakia bên bờ nội chiến
VietCatholic Media
15:07 18/05/2024
1. Slovakia cố gắng dập tắt sự căm ghét sau vụ nổ súng ám sát Fico
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Slovakia tries to rebottle genie of hate after Fico shooting”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Sau vụ ám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico hôm thứ Tư, các chính trị gia dân cử cao cấp đã cố gắng kiềm chế những đam mê chính trị đang quay cuồng. Nhưng sự giận dữ bộc phát từ liên minh cầm quyền cho thấy thần đèn sẽ không quay trở lại trong chai dễ dàng như vậy.
Tổng thống Zuzana Čaputová, người đồng sáng lập đảng Tiến bộ Slovakia, gọi tắt là PS, là đảng đối lập chính, cùng với người kế nhiệm được bầu của bà, Peter Pellegrini của liên minh cầm quyền Tiếng nói, đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi bình tĩnh và mời nhà lãnh đạo tất cả các nhóm tham dự cuộc họp ở phủ tổng thống để thảo luận các bước tiếp theo.
“Chúng tôi đứng đây cùng nhau vì muốn gửi tín hiệu hòa giải trong thời điểm căng thẳng này,” Čaputová nói, nhấn mạnh rằng việc không đồng ý là điều đương nhiên, nhưng cô và Pellegrini đã đoàn kết vì lợi ích đất nước.
Cô nói: “Chúng ta là một quốc gia, một quốc gia và cùng với các dân tộc thiểu số, chúng ta tạo thành một cộng đồng nhân loại duy nhất”.
Lời kêu gọi của họ dường như không được chú ý, ít nhất là trong hàng ngũ chính phủ.
Monika Beňová, một thành viên của Nghị Viện Âu Châu của đảng Smer của Fico, thuộc Đảng Xã hội Âu Châu), đã kêu gọi trên Facebook “tất cả chúng ta hãy bình tĩnh và cố gắng vượt qua sự tức giận mà cuộc tấn công nhằm vào Robert Fico đã khơi dậy. Điều đó cũng không hề dễ dàng với tôi, tin tôi đi”, cô viết.
Nhưng sau đó cô ấy tiếp tục liệt kê những điều nhỏ nhặt mà cô ấy vừa kêu gọi người khác bỏ qua. Cô viết: “Tôi có thể viết một vài bài về tất cả những người hàng ngày chửi bới Robert, xúc phạm anh ta, v.v.
“Chúng ta sẽ không giống họ. Chúng ta, những người cao thượng, sẽ không đe dọa hay mắng chửi lũ khỉ đó, những tên vô dụng, rác rưởi, cặn bã, khốn nạn, chó má, súc sanh đó.”
Cô ta tiếp tục: “Chúng ta cũng sẽ không đưa ra bất kỳ nghị quyết nào tại Nghị viện Âu Châu chống lại Slovakia, trong đó chúng ta cáo buộc phe đối lập và giới truyền thông về một vụ thảm sát đáng hận, mà họ đã thực hiện hàng ngày kể từ thất bại tại quốc hội và sau đó là cuộc bầu cử tổng thống.
“Đối với bản thân tôi, tôi sẽ không tha thứ cho họ, bất kỳ ai trong số họ, vì những gì đã xảy ra hôm thứ Tư. Nhưng tôi không mong điều gì xấu xảy ra với bất kỳ ai trong số họ. Hãy để họ sống cuộc sống an toàn và cuối cùng khám phá được sự bình yên và hòa giải trong chính họ và trong bong bóng của họ.”
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Ľuboš Blaha, từ đảng Smer của Fico, tuyên bố mà không đưa ra bằng chứng rằng người đàn ông được tường trình đã bắn Thủ tướng đã hoạt động chính trị tại các sự kiện do đảng PS đối lập điều hành. Ông nói: “Chúng tôi, các nghị sĩ liên minh cầm quyền, là mục tiêu lớn nhất tiếp theo.”
Hôm thứ Tư, sau khi làm gián đoạn phiên họp quốc hội để thông báo “thủ tướng Slovakia đã bị bắn”, Blaha nói thêm với các nghị sĩ đối lập: “Đây là công việc của các bạn”.
Một phó diễn giả khác, Andrej Danko của Đảng Quốc gia Slovakia, gọi tắt là SNS, cực hữu, đổ lỗi vụ ám sát cho các phương tiện truyền thông độc lập. “Bây giờ tụi bay vui sướng chưa?” anh ta hỏi. “Tôi vẫn không thể tin được rằng có ai đó trong xã hội lại sẵn sàng vượt qua ranh giới đó.”
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Danko gọi một số nhà báo là “những con lợn kinh tởm” và nói rằng đảng SNS của ông coi cuộc tấn công vào Fico là sự khởi đầu của một cuộc chiến chính trị. “Tôi tin rằng với Robert Fico, chúng tôi sẽ giải quyết được tình hình, nhưng sẽ có một số thay đổi ở đây.”
Về phần mình, các phương tiện truyền thông trong nước đã ký một tuyên bố trực tuyến chung lên án cuộc tấn công vào Fico là “con đường của sự thù hận mà chúng tôi không thể cho phép chiếm lấy Slovakia, vì nó sẽ đưa chúng ta đến nơi đen tối nhất trên bản đồ.
“Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia đừng chia rẽ xã hội của chúng ta thêm nữa và đừng ngay lập tức bắt đầu truy tìm những bên có tội. Bây giờ là lúc để hiệp nhất.”
Nhưng Juraj Marušiak, một nhà khoa học chính trị tại Học viện Khoa học Slovakia, cho biết ông lo lắng rằng vụ ám sát Fico sẽ khiến Slovakia trở nên tồi tệ hơn, ít nhất là trong ngắn hạn.
Ông nói: “Tôi nghĩ nó sẽ dẫn đến tình trạng cực đoan hóa xã hội thậm chí còn lớn hơn”. “Tôi không nghĩ giới tinh hoa chính trị của chúng ta có khả năng gửi tín hiệu rằng điều này không thể tiếp tục, rằng đây không phải là con đường phía trước.”
2. Tư lệnh cao cấp của NATO nói Nga không đủ quân số để đột phá ở tỉnh Kharkiv
Tướng Christopher Cavoli, chỉ huy hàng đầu của NATO ở Âu Châu, cho biết trong cuộc họp báo ngày 16 Tháng Năm rằng lực lượng Nga ở Kharkiv không có đủ quân số để tạo ra “đột phá chiến lược” đối với hệ thống phòng thủ Ukraine ở đó.
Nga phát động cuộc tấn công mới với 30.000 quân vào ngày 10 Tháng Năm, nhắm vào tỉnh Kharkiv, nằm ở biên giới với Nga ở phía đông bắc Ukraine.
Quân đội Mạc Tư Khoa đã tập trung nỗ lực vào hướng Lyptsi và Vovchansk, hai khu định cư cách biên giới vài km về phía nam. Giao tranh đang diễn ra ở vùng ngoại ô phía bắc Vovchansk vào sáng ngày 16 tháng 5.
Nhắc lại những bình luận của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, người trước đó đã nói rằng tình hình ở Kharkiv là “khó khăn” nhưng “trong tầm kiểm soát”, Cavoli bày tỏ sự tin tưởng rằng Ukraine sẽ có thể nhanh chóng đẩy lùi các cuộc tấn công.
Cavoli nói: “Người Nga không có đủ số lượng cần thiết để thực hiện một bước đột phá chiến lược.
“Quan trọng hơn, họ không có kỹ năng và khả năng để làm điều đó, họ không thể hoạt động ở quy mô cần thiết để có thể khai thác bất kỳ bước đột phá nào nhằm đạt được lợi thế chiến lược.”
Tổng thống Zelenskiy nói rằng Nga đã phải chịu “tổn thất đáng kể” trong khu vực.
Cavoli nhận xét rằng:
“Quân Nga có khả năng đạt được những tiến bộ ở địa phương và họ đã làm được một số điều đó. Họ cũng gây ra một số tổn thất cục bộ”, vị tướng nói.
Cavoli nói thêm rằng ông đang “liên lạc chặt chẽ” với các chỉ huy Ukraine.
3. Putin cảm ơn nhà độc tài Trung Quốc đã giúp đỡ trong cuộc “khủng hoảng” Ukraine
Khi Putin có những tiến bộ thân thiện với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình khi bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày tới Bắc Kinh hôm thứ Năm, nhà độc tài Nga đã mô tả tiến trình xâm lược Ukraine của ông, nói rằng, nó “đang được tiến hành theo mọi hướng và đang diễn ra khá tốt.”
Putin hứa sẽ cung cấp cho ông Tập thông tin cập nhật về chiến trường một cách riêng tư.
Hôm thứ Năm, các phái đoàn Trung Quốc và Nga đã tiến hành cuộc hội đàm kéo dài khoảng 45 phút, một cuộc hội thảo mà Putin nói với báo chí là “ấm áp tình đồng chí”.
Putin nhấn mạnh rằng cả hai nước đang nỗ lực xây dựng một “thế giới đa cực”, chứ không phải một thế giới do NATO thống trị, đồng thời cho biết nhiều đường lối của hai nước đối với chính sách công quốc tế là tương tự nhau.
Trong khi Mạc Tư Khoa đã tuyên chiến với các đồng minh phương Tây của Ukraine về cuộc xâm lược kéo dài hơn hai năm của họ, thì Trung Quốc cũng vậy, dù chỉ bằng lời nói, về tranh chấp liên tục đối với chủ quyền của Đài Loan.
Một phần trong gói viện trợ quốc tế trị giá 95,3 tỷ Mỹ Kim gần đây của Washington không chỉ bao gồm khoảng 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga mà còn khoảng 8 tỷ Mỹ Kim cho các lợi ích “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược nào sắp tới của Trung Quốc đối với quốc đảo Đài Loan, mà Trung Quốc luôn coi là một phần lãnh thổ của mình.
Cụ thể, như một phần của dự luật cuối cùng được cả hai viện Quốc hội và Tòa Bạch Ốc thông qua để trở thành luật, Hạ viện Hoa Kỳ đã đính kèm một điều khoản cho phép Bộ Quốc phòng không chỉ cung cấp vũ khí cho Đài Bắc mà còn cung cấp hàng tỷ đô la cho Đài Bắc, và nhiều đô la hơn trong tương lai để mua công nghệ quân sự tiên tiến.
4. Mỹ nói Trung Quốc phải lựa chọn giữa Putin và phương Tây
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US Says China Must Choose Between Putin and West”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Hoa Kỳ đã khiển trách Trung Quốc về việc nước này tiếp tục ủng hộ Putin, người đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt ở Trung Quốc hôm thứ Năm.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói với các phóng viên báo chí: “Nếu Trung Quốc muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Âu Châu và các nước khác, họ không thể tiếp tục gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Âu Châu”, đồng thời nhấn mạnh đây là quan điểm không chỉ của Washington mà còn của Liên minh Âu Châu, NATO và G7.
Chuyến thăm của Putin, là chuyến công du quốc tế chính thức đầu tiên của ông kể từ khi đắc cử nhiệm kỳ thứ năm, diễn ra khi cuộc xâm lược Ukraine của ông bước sang năm thứ ba, trong bối cảnh Mỹ và các cường quốc phương Tây khác đang tìm cách cô lập Mạc Tư Khoa hơn nữa trong bối cảnh Nga tiến bộ.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao cho biết Nga sẽ gặp khó khăn khi tiếp tục cuộc chiến chống Ukraine mà không có sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh rằng: “Không quốc gia nào nên tạo cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của ông ấy”. “Chúng tôi không thể quay trở lại hoạt động kinh doanh như bình thường hoặc nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế mà Nga đã vi phạm ở Ukraine. Cần phải có trách nhiệm giải trình cho những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh.”
Jonathan Ward, thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Hudson có trụ sở tại Washington, DC, nói với Newsweek rằng chuyến thăm của Putin phản ánh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước láng giềng.
Ông nói: “Tại thời điểm này, trục Nga-Trung đã hình thành và Hoa Kỳ cũng như Âu Châu đã hoàn toàn nhận thức được sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với các nỗ lực chiến tranh của Nga ở Âu Châu”. “Vì vậy, việc hai quốc gia độc tài tiếp tục can dự và 'phối hợp chiến lược' toàn lực phía trước, ngay cả khi Mỹ và các đồng minh nhận thức được điều này, cho thấy rằng đây là một mối quan hệ đối tác sâu sắc và sẽ có nhiều hoạt động bất chính sắp xảy ra.”
Trong cuộc thảo luận với Putin hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi 75 năm quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Mạc Tư Khoa và kêu gọi “sự phối hợp chiến lược chặt chẽ”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Putin được dẫn lời nói rằng Nga sẵn sàng xây dựng sự hợp tác này “để thúc đẩy việc thiết lập một trật tự quốc tế công bằng và bình đẳng hơn”. Hai nhà lãnh đạo đã ký một loạt văn kiện về nhiều vấn đề, từ kinh tế đến bảo tồn.
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Ukraine, Nga ngày càng phụ thuộc vào thương mại Trung Quốc để duy trì nền kinh tế. Các mối quan hệ kinh tế này gần đây đã trở nên căng thẳng trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thứ cấp mới của chính quyền Tổng thống Biden nhằm hạn chế nhập khẩu và các giao dịch tài chính có thể hỗ trợ cơ sở công nghiệp quân sự của Điện Cẩm Linh.
Theo truyền thông Nga, các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã ngừng nhận thanh toán từ các thương nhân Nga để tránh các lệnh trừng phạt mới. Và trong khi thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng mạnh trong hai năm qua, dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu sang Nga đã giảm lần đầu tiên vào tháng trước kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu.
Tháng trước, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt gần 100 tỷ Mỹ Kim viện trợ bổ sung cho Ukraine, Israel và các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Đài Loan mà Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền.
5. Thủ tướng Bỉ khiếu nại người dẫn chương trình phát thanh bảo người nghe bắn ông
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã đệ đơn khiếu nại một người dẫn chương trình đài phát thanh địa phương, người được cho là đã kêu gọi thính giả bắn ông ta vì đã ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga.
“Nhà báo kêu gọi thính giả 'tiếp tục bất chấp an ninh xung quanh anh chàng đó' và đề cập đến vụ tấn công Thủ tướng Fico ở Slovakia,” Giám đốc Truyền thông của De Croo, Barend Leyts, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico - người hiện đang trong tình trạng “ổn định nhưng rất nghiêm trọng” - đã bị bắn vào chiều thứ Tư. Một người đàn ông 71 tuổi, tên là Juraj Cintula, đã bị buộc tội cố ý giết người.
“Kêu gọi bạo lực là có thể bị trừng phạt. Đơn khiếu nại đã được gửi đến cảnh sát Waregem. Thủ tướng tiếp tục chiến dịch tranh cử của mình,” Leyts nói. Bỉ dự kiến tổ chức bầu cử liên bang vào ngày 9 Tháng Sáu.
Theo kênh tin tức của đài truyền hình công cộng Flemish VRT, người dẫn chương trình của đài phát thanh Waregem1 địa phương cho biết: “Gửi tới tất cả những ai đang cân nhắc việc bắn Alexander De Croo, nhưng không dám làm vì lực lượng an ninh bao quanh anh chàng đó. Bạn thấy rằng có thể bắn hạ một thủ tướng. Vì thế tôi sẽ nói: Cứ tiếp tục đi.”
Trong một tuyên bố, Waregem1, phát sóng từ tỉnh Tây Flanders của Bỉ, cho biết họ đã ngay lập tức đình chỉ người dẫn chương trình, lập luận rằng “anh ta đã đánh giá sai hoàn toàn về thời gian và bối cảnh và không thể đưa ra tuyên bố như thế”.
Thông báo của Waregem1 viết một cách cố ý mơ hồ rằng:
“Hôm qua có một nhân viên khai báo sai thông tin tại Waregem1. Người dẫn chương trình nói rằng anh ta muốn nói điều này một cách vui tươi, nhưng nó không diễn ra theo cách đó. Anh ta gửi lời xin lỗi tới người nghe và Waregem1”, thông báo viết.
6. Ngũ Giác Đài cho biết Washington không thay đổi lập trường về việc Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí Mỹ
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Pentagon: Washington has not changed position on Ukrainian strikes in Russia with US arms”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Năm rằng Washington không thay đổi quan điểm về các cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine bằng vũ khí do Mỹ cung cấp trên lãnh thổ Nga, ngay cả sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công ở Kharkiv.
Giới chức Mỹ nhiều lần tuyên bố không ủng hộ hay khuyến khích các cuộc tấn công của Kyiv bằng vũ khí Mỹ vào lãnh thổ Nga, trong khi giới chức Ukraine được cho là đang cố gắng thuyết phục Washington dỡ bỏ lệnh cấm này.
“Chúng tôi tin rằng trang thiết bị, khả năng mà chúng tôi đang cung cấp cho Ukraine, mà các nước khác đang cung cấp cho Ukraine nên được sử dụng để lấy lại lãnh thổ thuộc chủ quyền của Ukraine”, Singh nói và cho biết thêm rằng Mỹ đã đưa ra yêu cầu “khá công khai” này.
Theo Singh, nhà lãnh đạo Ngũ Giác Đài Lloyd Austin đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov về cách Ukraine có thể sử dụng tốt nhất số vũ khí được cung cấp.
Phát ngôn nhân nói: “Và chúng tôi tin rằng khu vực đó nằm trong lãnh thổ Ukraine”.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 16 Tháng Năm cho biết ông tin rằng “không nên có lệnh cấm vì đây không phải là cuộc tấn công của Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga. Đây là về phòng thủ.”
“Vấn đề tương tự như các biện pháp trừng phạt phủ đầu mà chúng ta đã nói đến trước cuộc chiến toàn diện… Đó là một lời cảnh báo”, ông Zelenskiy nói với các nhà báo ở Kyiv.
Tổng thống cũng lưu ý rằng Nga đã thiết lập một khu vực “vùng xám” ở phía biên giới mà họ trục xuất dân thường.
Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn ATACMS tầm xa mà Ukraine được cho là đã sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga ở Crimea. Những hạn chế của Washington, như các quan chức Ukraine mô tả, sẽ ngăn chặn việc lặp lại một cuộc tấn công như vậy bên trong lãnh thổ Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 15 Tháng Năm cho biết Kyiv “phải tự đưa ra quyết định” khi quyết định cách sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp nhưng nhắc lại rằng Washington không kích hoạt hoặc khuyến khích các cuộc tấn công bên ngoài Ukraine.
Anh mới đây cho biết nước này không phản đối Ukraine sử dụng vũ khí do Anh cung cấp để tấn công trực tiếp vào Nga. Ngoại trưởng Latvia Baiba Braze hồi đầu tháng 5 cho biết một số quốc gia đã gửi vũ khí tới Kyiv mà không hạn chế các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga.
7. New York Times: Các nước thành viên NATO xem xét gửi huấn luyện viên quân sự tới Ukraine
Tờ New York Times ngày 16 Tháng Năm đưa tin một số quốc gia thành viên NATO đang thảo luận khả năng cử giảng viên quân sự hoặc các huấn luyện viên tới Ukraine để huấn luyện quân đội Ukraine và hỗ trợ sửa chữa thiết bị.
Ukraine đã yêu cầu Mỹ và các nước NATO khác giúp huấn luyện 150.000 binh sĩ gần tiền tuyến hơn.
Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra do dự, do nguy cơ bị tấn công vào các huấn luyện viên - có khả năng kích hoạt điều khoản phòng thủ tập thể của NATO.
Một số quan chức đề nghị tiếp tục đào tạo một số lượng lớn tân binh Ukraine ở Đức và Ba Lan, như đã từng làm trước đây. Tuy nhiên, đường lối này gây ra những thách thức đáng kể về mặt hậu cần trong việc vận chuyển một số lượng quân đáng kể như vậy.
Một số quốc gia NATO, bao gồm Anh, Đức và Pháp, đang xem xét triển khai các nhà thầu quốc phòng tới Ukraine, trong khi Tòa Bạch Ốc đang xem xét lại lệnh cấm đối với các nhà thầu quốc phòng Mỹ hoạt động ở đó.
Cuộc tranh luận xung quanh việc quân đội NATO ở Ukraine đã nổ ra sau những bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 2, trong đó ông cân nhắc khả năng gửi quân đến Ukraine nếu được yêu cầu.
8. Kyiv cho biết Nga đang trên đường lập kỷ lục nghiệt ngã
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia On Course To Set Grim Record: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Theo số liệu từ quân đội Kyiv, Nga đang trên đà hứng chịu số thương vong cao nhất trong một tuần kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành một cuộc tấn công mới vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine gần một tuần trước, quân đội Ukraine đã báo cáo số thương vong của Nga tăng đột biến.
Lực lượng vũ trang Kyiv cũng báo cáo về các cuộc đụng độ ác liệt ở phía đông và phía nam, cũng như các cuộc tấn công của Nga gia tăng tại các điểm nóng ở khu vực phía đông Donetsk.
Tính đến sáng thứ Hai, Nga đã mất 1.740 binh sĩ trong 24 giờ trước đó - theo thống kê của Ukraine - đánh dấu con số thương vong hàng ngày cao nhất của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện.
Hôm thứ Ba, tổn thất trong khoảng thời gian tương tự là 1.400 binh sĩ, tiếp theo là 1.510 vào thứ Tư và 1.520 vào thứ Năm.
Hôm thứ Tư, Nga cho biết họ đã giành quyền kiểm soát Robotyne, một tiền đồn của Ukraine ở vùng Zaporizhzhia phía nam và hai thị trấn phía bắc thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkiv. Tuy nhiên, quân đội Ukraine hôm thứ Năm cho biết các chiến binh của Kyiv không mất bất kỳ vùng đất nào xung quanh Robotyne mà lực lượng của họ đã chiếm lại từ Nga trong cuộc phản công mùa hè năm 2023 của Kyiv.
Số lượng thương vong cực kỳ khó xác định chính xác, nhưng số liệu của Ukraine đưa ra một số dấu hiệu về tổn thất của Nga dọc theo hàng trăm dặm tiền tuyến. Cả hai bên được cho là đều chịu tổn thất nặng nề về nhân mạng và trang thiết bị, nhưng cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều không thường xuyên thừa nhận thương vong của mình.
Chính quyền Nga không cung cấp con số thống kê về tổng thiệt hại được cho là của Ukraine, nhưng hôm thứ Năm cho biết Ukraine đã mất 1.320 chiến binh trong ngày qua. Vào cuối tháng 2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong hai năm chiến tranh. Nga cho biết số người chết ở Ukraine cao hơn nhiều, đồng thời cho biết Kyiv đã mất 215.000 binh sĩ chỉ riêng trong năm 2023.
Đầu tháng này, chính phủ Anh cho biết số thương vong trung bình hàng ngày của Nga chỉ ở mức dưới 900 một chút trong suốt tháng 4 năm 2024. Bộ Quốc phòng Anh trước đó cho biết Nga có trung bình 913 thương vong mỗi ngày trong tháng 3 năm 2024, sau khi gia tăng trong những tháng đầu của chiến tranh. năm khi Mạc Tư Khoa tấn công thành phố Avdiivka của Donetsk. Lực lượng Điện Cẩm Linh đã chiếm được Avdiivka vào giữa tháng 2.
Chính phủ Anh tính toán vào đầu tháng 4 rằng mỗi năm diễn ra chiến tranh đều chứng kiến số thương vong được báo cáo hàng ngày của Nga gia tăng. Bộ Quốc phòng Anh cho biết con số này đứng ở mức 400 vào năm 2022, tăng lên 693 vào năm 2023.
Luân Đôn hồi đầu tháng ước tính rằng Nga có thể phải chịu hơn 465.000 người thương vong. Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné nói với Novaya Gazeta Europe có trụ sở tại Latvia trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 3 tháng 5 rằng Paris ước tính tổng số thương vong của Nga vào khoảng 500.000 người, với khoảng 150.000 chiến binh thiệt mạng.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm thứ Năm cho biết lực lượng Nga đã chịu 488.460 thương vong.
9. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố tùy viên quốc phòng Anh là người không được chào đón
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova đã tuyên bố Adrian Coghill, tùy viên quân sự của Đại sứ quán Anh tại Mạc Tư Khoa, là “persona non grata” hay “người không được chào đón” và ra lệnh cho ông này rời khỏi đất nước trong vòng một tuần.
Quyết định này là một biện pháp trả đũa sau khi Anh trục xuất tùy viên quân sự Nga vào ngày 8 tháng 5, người mà họ cho là một sĩ quan tình báo ngụy trang dưới vỏ bọc một nhà ngoại giao.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố vào ngày 8 tháng 5: “Biện pháp này không làm cạn kiệt phản ứng của chúng tôi trước những hành động chống Nga không thân thiện của phía Anh”. “Những người khởi xướng leo thang sẽ được thông báo về các bước trả đũa tiếp theo”.
Việc trục xuất này là một phần của những căng thẳng rộng lớn hơn, bao gồm các hành động gần đây của Vương quốc Anh chống lại các cá nhân bị cáo buộc tiến hành các hoạt động thù địch vì lợi ích của chính phủ Nga và cáo buộc gián điệp đối với một số công dân Bulgaria vì bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga.
Bộ trưởng Nội vụ Anh James Cleverly cho biết: “Phản ứng của chúng tôi sẽ kiên quyết và mạnh mẽ”. “Thông điệp của chúng tôi gửi tới Nga rất rõ ràng: hãy chấm dứt cuộc chiến bất hợp pháp này, rút quân khỏi Ukraine, chấm dứt hoạt động ác độc này”.
10. Reuters: Sri Lanka cử phái đoàn sang Nga yêu cầu trả lại lính đánh thuê chiến đấu trong quân đội Nga
Reuters ngày 16 Tháng Năm đưa tin Chính phủ Sri Lanka sẽ cử một phái đoàn tới Nga để xác định danh tính và hồi hương các công dân nước này đang chiến đấu thay mặt cho Nga tại Ukraine.
Theo báo cáo, một quan chức hàng đầu của chính phủ Sri Lanka tuyên bố rằng chính phủ sẽ cử một phái đoàn đến Nga để điều tra số phận của hàng trăm công dân được cho là đang chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine.
Các chiến dịch truyền thông xã hội hoạt động trên WhatsApp đã tấn công vào các cựu quân nhân ở Sri Lanka, hứa hẹn mức lương béo bở và quốc tịch Nga để chiến đấu ở Ukraine thay mặt cho Nga. Bộ Quốc phòng nước này cảnh báo công dân của mình không nên bị lừa.
Các trung tâm tuyển mộ trực tuyến lấy số lượng cựu quân nhân ở Sri Lanka và sau đó sắp xếp các chuyến bay cũng như giấy tờ để đưa họ đến Nga.
Chiến dịch này đặc biệt thành công ở Sri Lanka, nơi nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong hơn bảy thập niên. Reuters đưa tin tỷ lệ nghèo đói đã tăng hơn gấp đôi kể từ thời điểm trước đại dịch, khiến hàng trăm người phải di cư.
Chính phủ Sri Lanka hồi đầu tháng này đã mở một cuộc điều tra về các báo cáo về việc công dân Sri Lanka có nguồn gốc quân nhân bị buôn bán để chiến đấu ở Ukraine.
“Thách thức chính nằm ở việc xác định chính xác số lượng cá nhân ở Nga. Theo các nguồn tin không chính thức, có khoảng 600 đến 800 cá nhân Sri Lanka đang ở Nga”, Bộ trưởng Ngoại giao Tharaka Balasuriya nói với các phóng viên.
Sri Lanka đã nhận được hơn 288 đơn khiếu nại từ gia đình các công dân được cho là đã rời đất nước để chiến đấu ở Ukraine. Nhà chức trách đã bắt giữ 7 người, trong đó có một tướng về hưu, liên quan đến đường dây buôn người.
Ít nhất 16 công dân Sri Lanka đã thiệt mạng khi chiến đấu ở Ukraine.
Nga đã tuyển dụng người nước ngoài từ các quốc gia như Nepal, Somalia, Ấn Độ, Cuba và những quốc gia khác để chiến đấu ở Ukraine ngay từ đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Đầu năm nay, Trụ sở điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh của Ukraine tuyên bố rằng Nga ngày càng lôi kéo lính đánh thuê nước ngoài từ các quốc gia có “tình hình kinh tế khó khăn” đến chiến đấu ở Ukraine.
Theo Công ước Geneva, lính đánh thuê không có quyền trở thành chiến binh hoặc tù nhân trong chiến tranh và hoạt động đánh thuê phải bị coi là tội phạm.
Đầu tháng Giêng, Nepal đã tạm dừng cấp giấy phép lao động nước ngoài cho công dân nước này làm việc tại Nga cho đến khi có thông báo mới sau khi ngày càng có nhiều thông tin cho rằng lính đánh thuê Nepal thiệt mạng khi chiến đấu cho quân đội Nga ở Ukraine.
Theo chính phủ Nepal, ít nhất 10 người Nepal đã được xác nhận thiệt mạng khi phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Nga và ước tính có tới 200 người đang chiến đấu cho Nga tính đến tháng Giêng.
11. Cuộc gọi của Zelenskiy với Thủ tướng Ba Lan tập trung vào các mục tiêu mới của Nga về các nguồn năng lượng Âu Châu
Trong cuộc gọi với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm thứ Năm, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cảnh báo rằng một trong những mục tiêu của Nga hiện nay là cơ sở hạ tầng khí đốt ở miền Tây Ukraine, khiến một số nguồn năng lượng còn lại của Đông Âu bị đe dọa.
“Một trong những mục tiêu của Nga hiện nay là cơ sở hạ tầng khí đốt của chúng tôi ở phía Tây Ukraine. Sự thành công của Nga trong việc tấn công vào nó có thể khiến toàn bộ an ninh năng lượng của Âu Châu bị đe dọa. Chúng ta phải cùng nhau tìm cách chống lại thách thức này”, Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Sáu, 17 Tháng Năm.
Zelenskiy cũng cho biết ông đã thông báo ngắn gọn cho Tusk về chuyến thăm gần đây tới thành phố Kharkiv, là thành phố lớn thứ hai của Ukraine đang bị bao vây và một lần nữa yêu cầu tăng cường phòng không.
“Chúng tôi cũng chỉ đạo các nhóm của mình bắt đầu soạn thảo văn bản thỏa thuận an ninh song phương ngay lập tức. Một thỏa thuận như vậy giữa các đối tác lịch sử phải chi tiết nhất có thể”, Zelenskiy tiếp tục khi mô tả về cuộc gọi.
Ba Lan đã cung cấp cho Ukraine gần 4 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược, và cả Mỹ và Đức đều cam kết bổ sung hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot kể từ cuộc tấn công mới của Nga dọc biên giới phía đông bắc nước này.
12. Mạc Tư Khoa cáo buộc Ukraine gây thương vong cho dân thường ở Donetsk và qua biên giới Nga
Khi chính quyền Ukraine hiện đã di tản gần 9.000 người khỏi biên giới đất nước với Nga do tình trạng thù địch ở phía Bắc Kharkiv, lãnh đạo do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm ở khu vực biên giới bị tạm chiếm ở Donetsk hôm thứ sáu tuyên bố rằng pháo kích của Ukraine đã giết chết 4 phụ nữ dân sự ở đó, trong khi chính quyền Nga trong khu vực thường bị pháo kích Belgorod than thở về việc hai người lái xe dọc biên giới hai nước thiệt mạng.
Phát ngôn nhân tại khu vực Donetsk bị tạm chiếm đã đăng trên Telegram rằng “Bốn phụ nữ sinh năm 1986, 1980, 1961 và 1952 đã bị giết trên phố Petrovsky gần trạm dừng giao thông công cộng Trường học số 106”. Cũng có thông tin cho rằng vụ tấn công đã làm bị thương hai người khác, một cô gái trẻ và một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi.
Nhà lãnh đạo chính quyền khu vực được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn, Denis Pushilin, đổ lỗi cho quân đội Ukraine.
Trong khi đó, Thống đốc vùng Belgorod của Nga, Vyacheslav Gladkov, cho biết vào đầu ngày thứ Sáu rằng một máy bay không người lái của Ukraine trong cùng khu vực chiến tranh đó đã tấn công một gia đình đang lái xe trong một thị trấn dọc khu vực biên giới, khiến một bà mẹ và đứa con bốn tuổi của bà thiệt mạng.
Gladkov nói: “Sau vụ nổ, người phụ nữ chết tại chỗ vì vết thương. “Đứa trẻ đang trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đã làm mọi thứ có thể để cứu anh ta.”
Giữa chiến tranh kinh hoàng, đội triều thiên cho tượng Mẹ Fatima Ukraine. Nhà truyền giáo Pháp ở VN
VietCatholic Media
17:00 18/05/2024
1. Người Việt Nam muốn nhà truyền giáo người Pháp được phong thánh
Camille Dalmas, trên Aleteia ngày 14/05/24 tường trình rằng Cha Benoît Thuận (1880-1933), một linh mục truyền giáo người Pháp và là người sáng lập cộng đoàn Xitô ở Việt Nam, có thể sẽ sớm được Giáo Hội Công Giáo công nhận là bậc đáng kính.
“Cộng đoàn thành kính thắp hương dâng lên đấng sáng lập/ Hãy nếm hương thơm tưởng nhớ người cha kính yêu”: Những lời này, được hát bằng tiếng Việt trong căn phòng nhỏ tại Tòa Đại Diện Rôma vào một ngày Thứ Sáu ấm áp của tháng Năm, đánh dấu sự kiện bắt đầu lễ kết thúc cuộc điều tra của giáo phận đối với Cha Benoît Thuận.
Một con dấu công chứng bằng sáp đỏ, các hồ sơ dày sẽ được chuyển cho cáo thỉnh viên, người giờ đây sẽ phải bảo vệ án phong thánh tại Vatican để được công nhận “nhân đức anh hùng” của vị linh mục, bước đầu tiên trên con đường phong thánh.
Trong hội trường chức năng cao cấp của Cung điện Lateran, một số lượng lớn các tu sĩ mặc áo dài trắng và áo choàng đen được buộc với nhau bằng một chiếc thắt lưng da đơn giản. Phụ nữ cũng có thói quen tương tự, với việc đội thêm một chiếc khăn màu đen trên đầu. Họ là những tu sĩ Xitô, và nhiều người trong số họ là người Việt Nam.
Giám Mục Phụ Tá và phó giáo phận Rôma, Đức Giám Mục Baldassare Reina (giữa), được bao quanh bởi các tu sĩ dòng Xitô khi kết thúc giai đoạn giáo phận trong nghi lễ của Cha Benoît Thuận. Camille Dalmas
“Hôm nay, gần một nửa số tu sĩ Xitô đến từ Việt Nam,” Cha Tổng Viện Trưởng của Dòng, Mauro-Giuseppe Lepori, tiết lộ. Sự kiện này mắc nợ rất nhiều nơi người anh hùng thời đó, Cha Benoît Thuân (1880-1933), người gốc Pas-de-Calais.
Một ơn gọi tiệm tiến
Sinh năm 1880 tại Boulogne-sur-Mer, Pháp, người đàn ông lúc đó có tên là Henri Denis gia nhập tiểu chủng viện ở thành phố cảng lúc 12 tuổi, sau đó chuyển sang đại chủng viện Arras vào năm 1900. Nhưng người con này của Opal Coast mơ ước được đi biển để trở thành một nhà truyền giáo, và rời quê hương vào năm 1901 để đến chủng viện Truyền giáo Nước ngoài ở Paris.
Sau một thời gian đào tạo ngắn ngủi, ngài được thụ phong linh mục năm 1903 và được phái đi truyền giáo. Đối với ngài, đó là Huế, nơi lúc ấy được gọi là Đông Dương: Việt Nam. Ở đó, vị tông tòa đại diện, để giúp ngài hòa nhập với giáo xứ của mình, đã đặt cho ngài một cái tên mới: Benoît Thuận — trong tiếng Việt có nghĩa là “vâng lời”.
Cha Thuận rất tận tâm với công việc mục vụ của mình và nói được cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung. Ngài phát triển mạnh mẽ ở vùng đất mới này, nhưng cảm thấy nhu cầu cần phải có sự hiện diện chiêm niệm, nên ngài quyết định thành lập một cộng đồng tu sĩ, cộng đồng nam giới đầu tiên trong cả nước. Rôma đồng ý, và năm 1917 ngài thành lập đan viện Đức Mẹ An Nam ở Phước Sơn chỉ với một anh em.
Ngay từ đầu, ngài muốn đan viện của ngài thuộc về gia đình Xitô và đã khởi xướng các thủ tục để trở thành thành viên. Những năm tháng đó thật khó khăn, được đánh dấu bằng nạn đói và sự thù địch của một số người dân địa phương, nhưng dần dần ngài đã chiếm được cảm tình của họ và nhận được sự đồng cảm, kính trọng của người dân.
Dưới sự bảo vệ của Thánh Têrêxa
Ngài đã nhận được sự hỗ trợ bất ngờ cho sứ mệnh của mình khi, vào năm 1924, ngài viết thư cho chị gái của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, ngay sau khi vị thánh bé nhỏ ở Lisieux được phong chân phước vào năm 1923 (bà được phong thánh năm 1925).
Trong câu trả lời của mình, Mẹ Agnes Chúa Giêsu đã tuyên bố rằng người chị lúc đó là chân phước của Mẹ, người gần như đã được gửi đến Việt Nam, sẽ là “người bảo vệ cộng đồng”.
“Cha Thuận rất nổi tiếng vào thời của ngài,” Viện phụ Jean XXIII Nguyễn Văn Sơn, hiện là viện phụ của đan viện do Cha Thuận thành lập, cho biết. Cha Thuận qua đời năm 1933, ngay cả trước khi tu viện của ngài chính thức gia nhập Dòng Xitô vào năm 1935, nhưng vẫn được công nhận là người sáng lập dòng tu địa phương.
Ngày nay người Công Giáo Việt Nam biết rất ít về Cha Thuận, do họ phải chịu đựng sự im lặng và đàn áp khủng khiếp sau khi Chủ nghĩa Cộng sản xuất hiện. Nhưng con đường phong thánh có thể thay đổi mọi thứ: “Đối với các tín hữu Công Giáo Việt Nam, đó là một niềm vui lớn lao”, Viện phụ Jean XXIII nói.
Hoa trái của đan sĩ truyền giáo
“Cha Thuận đã kết trái,” vị viện phụ nói tiếp, đồng thời nhắc lại những lời chứng từ các tu sĩ cũ trong cộng đồng của mình, những người đã biết rõ về Cha. Dòng Thánh Gia, chi nhánh Việt Nam của Dòng do Cha Thuận thành lập, hiện có 12 đan viện ở Việt Nam, trong đó có 3 cộng đoàn nữ và hơn 1,300 thành viên.
“Cha Thuận rất phù hợp ngày nay và đã truyền cảm hứng cho cá nhân tôi,” Tổng viện phụ Mauro-Giuseppe Lepori giải thích. “Đời sống đan tu thường thiếu một chút chiều kích truyền giáo, và đời sống truyền giáo đôi khi thiếu chiều kích chiêm niệm của đời sống đan tu”, vị tu sĩ Thụy Sĩ giải thích, cho rằng loại nhân vật thánh thiện này mang lại một “sự cân bằng” và có thể đại diện cho một mô hình cho tương lai của dòng tu ngài.
2. Đức Tổng Giám Mục Caccia: Giải pháp quân sự không mang lại tương lai
Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, tuyên bố rằng những gì đang xảy ra tại Ukraine và Trung Đông chứng tỏ rằng giải pháp quân sự “không ổn” và cho thấy hàng ngàn sinh mạng bị tiêu diệt, các gia đình tan vỡ, cùng với các gia cư và cơ cấu hạ tầng. Vì thế, cần đi theo con đường khác.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan truyền thông của Vatican, truyền đi hôm 14 tháng Năm vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Caccia phác họa những hành trình cần thiết để đạt tới hòa bình, nêu bật những phương thế, kể cả những phương thế mà ngành ngoại giao quốc tế có được, có thể giúp giảm bớt xung đột và cho đến nay, chưa được sử dụng. Trong số các phương thế đó, có các cuộc thương thuyết, điều tra, làm trung gian, hòa giải, làm trọng tài, các quy luật xét xử, nại tới các tổ chức hoặc các hiệp định miền. Thêm vào đó, có hàng loạt các sáng kiến nhân đạo có thể giúp đạt tới các giải pháp. Tóm lại, là có nhiều chỗ cho các sáng kiến khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là ý chí cương quyết và cùng muốn sử dụng chúng trong tinh thần tôn trọng công pháp quốc tế, chẳng vậy sẽ thật khó khăn thực thi chúng trong thực tế”.
Đức Tổng Giám Mục đại diện Tòa Thánh cũng nhắc lại tình trạng chi phí hiện nay, chưa từng có trước đây, những ngân khoản cho việc võ trang tại nhiều nước, lẽ ra, những số tiền đó phải được đầu tư để sử dụng tốt hơn cho sự phát triển xã hội kinh tế và trong các chương trình phòng ngừa xung đột, và cần tái lập sự tín nhiệm, các cơ cấu ngoại giao và cộng tác. “Căn cội của tình trạng trên đây là ảo tưởng nguy hiểm, nghĩ rằng an ninh là do võ lực và việc sở hữu võ khí mang lại. Trong thực tế, an ninh là kết quả của những tương quan dựa trên sự tín nhiệm nhau và tinh thần trách nhiệm. Theo nghĩa đó, Đức Tổng Giám Mục nói, lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình huynh đệ hoặc về tình bạn xã hội, chắc chắn đòi có một sự hoán cải cần thiết nếu muốn đạt tới mục tiêu hòa bình”.
Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Caccia tái bày tỏ sự lo âu của Giáo Hội Công Giáo trước những nguy cơ võ khí hạt nhân, một đe dọa cho sự sống còn của nhân loại nói chung.
Đức Tổng Giám Mục Caccia, người Ý, năm nay 66 tuổi (1858), phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh từ 33 năm nay và đã từng làm phó Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, tương đương với Thứ trưởng Nội vụ, và năm 2009 được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại Liban, rồi chuyển sang Philippines, trước khi làm Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại New York, từ 5 năm nay (2019).
3. Triều thiên do Đức Thánh Cha làm phép được đội cho tượng Đức Mẹ Fatima ở Ukraine
Hôm 12 tháng Năm vừa qua, áp ngày kỷ niệm 107 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, triều thiên do Đức Thánh Cha Phanxicô làm phép đã được cho đội tượng Đức Mẹ Fatima, tại tu viện Đa Minh thánh Phêrô và Martinô de Porres ở thành phố Fastov, nơi có trung tâm cứu trợ nhân đạo lớn nhất ở Ukraine, trong thời buổi chiến tranh tại nước này hiện nay.
Fastow là thành phố có 44 ngàn dân cư, gần thủ đô Kyiv. Tượng Đức Mẹ Fatima cổ kính tại đây được thực hiện tại Bồ Đào Nha năm 1919, tức là hai năm sau khi Đức Mẹ bắt đầu hiện ra tại Fatima.
Cha Mykhailo Romaniw, Dòng Đa Minh, là người trách nhiệm Trung tâm cứu trợ ở Fastow, với sự cộng tác của đông đảo các giáo dân thiện nguyện. Cha kể với Đài Vatican, chương trình tiếng Ba Lan, rằng: “Ý tưởng đội Bắc Hàn cho tượng Đức Mẹ đến từ một giáo dân trong giáo xứ chúng tôi, ông Aleksaner Lysenko. Ông thấy một tượng Đức Mẹ Fatima trên trang mạng về các đồ cổ. Tượng Đức Mẹ bằng gỗ cao 120 centimet đến từ Fatima và được tạc hồi năm 1919. Và chúng tôi đặc biệt quan tâm đến pho tượng này. Tiếp đến, điều quan trọng thứ hai là Đức Mẹ Fatima dạy chúng ta cầu nguyện cho nước Nga trong bối cảnh chiến tranh này. Điều này rất quan trọng và tôi luôn nhớ rằng không hề có mạc khải nào khác nói về nước Nga”.
Cha Romaniv cũng cho biết rằng ý tưởng xin Đức Thánh Cha làm phép triều thiên cũng xuất hiện liên quan đến cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Bộ trưởng Bộ bác ái của Đức Thánh Cha, đến viếng Ukraine, liền sau thảm họa: Nga phá sập đập nước bên sông Dnipro ở miền Novaya Kachoka. Việc trao triều Đức Mẹ diễn ra tại Kherson, một nơi rất biểu tượng, vì thành này mới được giải phóng khỏi sự xâm lược của Nga. Đông đảo những người thiện nguyện đến từ Fastow đã tới đây để giúp đỡ dân chúng tại Kherson. Nhờ số tiền giúp đỡ của Đức Thánh Cha, một quán ăn xã hội được thiết lập để giúp bữa ăn cho những người túng thiếu.
Cha Romaniv nói: “Triều thiên Đức Mẹ đã được Đức Thánh Cha làm phép trong dịp Thượng Hội đồng Giám mục, hồi tháng Mười năm ngoái do Đức Giám Mục Aleksander Jazlowiecki, Bản quyền của chúng tôi ở Giáo phận Kyiv Zhytomyr và ngài đợi đến ngày 12 tháng Năm vừa qua, áp kỷ niệm Đức Mẹ Fatima bắt đầu hiện ra, tiến hành nghi thức đội triều thiên cho tượng Đức Mẹ.
Còn thánh lễ trọng thể tại Fastow trong dịp đó do Đức Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Kyiv-Zhytomyr chủ sự, nơi có trung tâm bác ái của Dòng Đa Minh.