Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Phục sinh 19/5/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:55 18/05/2019
Bài Ðọc I: Cv 14, 20b-26
"Các ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: "Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa". Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Ðấng họ tin theo.
Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Perghê, các ngài xuống Attilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab
Ðáp: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
Xướng: Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.
Xướng: Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ.
Bài Ðọc II: Kh 21, 1-5a
"Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã thấy trời mới và đất mới. Vì trời cũ và đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn nữa. Và tôi là Gioan đã thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: "Ðây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi". Và Ðấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: "Này đây, Ta đổi mới mọi sự".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 13, 34
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 13, 31-33a. 34-35
"Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.
"Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Ðó là lời Chúa.
"Các ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: "Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa". Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Ðấng họ tin theo.
Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Perghê, các ngài xuống Attilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab
Ðáp: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
Xướng: Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Ngài.
Xướng: Ðể con cái loài người nhận biết quyền năng và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Ngài là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Ngài tồn tại qua muôn thế hệ.
Bài Ðọc II: Kh 21, 1-5a
"Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã thấy trời mới và đất mới. Vì trời cũ và đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn nữa. Và tôi là Gioan đã thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: "Ðây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi". Và Ðấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: "Này đây, Ta đổi mới mọi sự".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 13, 34
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 13, 31-33a. 34-35
"Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.
"Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:41 18/05/2019
12. Hãy nên luôn nói với mình: “Nếu tôi muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ.” (Thánh Alphonsus Liguori)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:44 18/05/2019
THÔNG HƠI NGƯỜI KHÁC
Người nọ bị bệnh, thầy thuốc bắt mạch nói:
- “Uống thuốc của tôi, trong bụng sẽ sôi lên, sau đó sẽ đại tiện và ruột được thông, tệ lắm thì cũng có thể đánh rắm vài cái để thông khí”.
Nói vừa xong thì đột nhiên nghe một tiếng đánh rắm, thầy thuốc rất đắc ý, nói:
- “Thế nào, tôi nói không sai chứ ?”
Người bệnh nói với ông ta:
- “Đó là thằng em út tôi đánh rắm đấy ạ”
Bộ mặt đắc ý của thầy thuốc loé lên nói lãng:
- “Cũng tốt, cũng tốt”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 15:
Thầy thuốc chân chính thì không biết nói dối với bệnh nhân, nhưng biết an ủi và làm cho bệnh nhân an lòng.
Có những thầy thuốc “được” người ta gọi là lang băm, gọi là lang băm vì họ chỉ biết tiền hơn là biết căn bệnh của bệnh nhân, họ chỉ biết làm cách nào để làm cho bệnh nhân đưa tiền cho họ, mà không biết cách chữa bệnh cho bệnh nhân được lành.
Người được gọi là lang băm là người học nghề thuốc không đến nơi đến chốn mà đã mở phòng mạch, đã treo bảng với cái tên rất “kêu” để moi tiền những người nghèo...
Người ta cũng sẽ gọi tôi là “ki-tô dỏm” là “lang băm” khi mà tôi chỉ dùng hình thức bên ngoài thật “bắt mắt”, thật long trọng để làm cho người ta hiểu lầm tinh thần Tin Mừng của Chúa Ki-tô là như thế, nhưng bên trong tâm hồn tôi thì đầy những oán trời trách người, hết bất mãn với người này thì lại không vừa ý với người kia.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người nọ bị bệnh, thầy thuốc bắt mạch nói:
- “Uống thuốc của tôi, trong bụng sẽ sôi lên, sau đó sẽ đại tiện và ruột được thông, tệ lắm thì cũng có thể đánh rắm vài cái để thông khí”.
Nói vừa xong thì đột nhiên nghe một tiếng đánh rắm, thầy thuốc rất đắc ý, nói:
- “Thế nào, tôi nói không sai chứ ?”
Người bệnh nói với ông ta:
- “Đó là thằng em út tôi đánh rắm đấy ạ”
Bộ mặt đắc ý của thầy thuốc loé lên nói lãng:
- “Cũng tốt, cũng tốt”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 15:
Thầy thuốc chân chính thì không biết nói dối với bệnh nhân, nhưng biết an ủi và làm cho bệnh nhân an lòng.
Có những thầy thuốc “được” người ta gọi là lang băm, gọi là lang băm vì họ chỉ biết tiền hơn là biết căn bệnh của bệnh nhân, họ chỉ biết làm cách nào để làm cho bệnh nhân đưa tiền cho họ, mà không biết cách chữa bệnh cho bệnh nhân được lành.
Người được gọi là lang băm là người học nghề thuốc không đến nơi đến chốn mà đã mở phòng mạch, đã treo bảng với cái tên rất “kêu” để moi tiền những người nghèo...
Người ta cũng sẽ gọi tôi là “ki-tô dỏm” là “lang băm” khi mà tôi chỉ dùng hình thức bên ngoài thật “bắt mắt”, thật long trọng để làm cho người ta hiểu lầm tinh thần Tin Mừng của Chúa Ki-tô là như thế, nhưng bên trong tâm hồn tôi thì đầy những oán trời trách người, hết bất mãn với người này thì lại không vừa ý với người kia.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 5 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:50 18/05/2019
Chúa Nhật 5 PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 13, 31-33a; 34-35
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau”.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh mới mà Đức Chúa Giê-su truyền cho chúng ta là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
Đây là mệnh lệnh mới trong xã hội sống và làm việc theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đối với chúng ta thì mệnh lệnh này không mới, bởi vì chúng ta đã thuộc nằm lòng mệnh lệnh này, nhưng nó rất mới cho cách suy nghĩ của chúng ta trong khi thi hành mệnh lệnh yêu thương này của Đức Chúa Giê-su.
Anh em hãy yêu thương nhau là một lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là tình yêu và chính Ngài biết rõ tình yêu sẽ mang lại gì cho chúng ta, nó mang lại sự bình an tâm hồn, phục vụ tha nhân và hòa bình thế giới.
“Anh em hãy yêu thương nhau”, mà tình yêu của Đức Chúa Giê-su chính là tình yêu chết cho người mình yêu, nghĩa là đặt người mình yêu lên trên tất cả cái tôi của mình để sống chết cho người mình yêu, Đức Chúa Giê-su đã yêu thương Chúa Cha và Ngài đã sống đã chết vì ý Cha trên trời; Ngài cũng đã hi sinh đã chết và đã sống lại vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy tiếp nối để cho tha nhân được nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô trong con người của chúng ta.
Có người yêu mà không hy sinh cho người mình yêu, có người hy sinh nhưng không yêu cho nên gia đình chưa có hạnh phúc, thế gian vẫn còn những cảnh bất công xảy ra, vẫn còn chiến tranh hận thù, và con người ta thì chỉ biết yêu mình chứ không đành lòng chia sẻ với người khác.
Yêu thương nhau không có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hướng, nhưng hãy nhìn về đối tượng của mình coi họ cần cái gì, họ thiếu cái gì để giúp đỡ khi có thể được, họ đang đau khổ hãy ủi an, họ đang thất vọng hãy đem lại cho họ hy vọng, họ đang chán sống hãy làm cho họ thấy đời thật vui tươi...
Bạn thân mến,
Lệnh truyền “Hãy yêu thương nhau” mà Đức Chúa Giê-su ban cho chúng ta không phải là lệnh truyền của ảo tưởng nhưng là của hiện thực, không phải là lệnh truyền được ban ra trong lúc ngẫu hứng, nhưng là trong bầu khí yêu thương tình cảm thầy trò tâm sự, cho nên lệnh truyền này có một sức mạnh đổi mới con người và thế giới.
Tất cả những thành quả tốt đẹp trên thế giới này đều bắt nguồn từ lệnh truyền “hãy yêu thương nhau” của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, mà mỗi người trong chúng ta đang thực hành trong cuộc sống của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 13, 31-33a; 34-35
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau”.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh mới mà Đức Chúa Giê-su truyền cho chúng ta là: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.
Đây là mệnh lệnh mới trong xã hội sống và làm việc theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, nhưng đối với chúng ta thì mệnh lệnh này không mới, bởi vì chúng ta đã thuộc nằm lòng mệnh lệnh này, nhưng nó rất mới cho cách suy nghĩ của chúng ta trong khi thi hành mệnh lệnh yêu thương này của Đức Chúa Giê-su.
Anh em hãy yêu thương nhau là một lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là tình yêu và chính Ngài biết rõ tình yêu sẽ mang lại gì cho chúng ta, nó mang lại sự bình an tâm hồn, phục vụ tha nhân và hòa bình thế giới.
“Anh em hãy yêu thương nhau”, mà tình yêu của Đức Chúa Giê-su chính là tình yêu chết cho người mình yêu, nghĩa là đặt người mình yêu lên trên tất cả cái tôi của mình để sống chết cho người mình yêu, Đức Chúa Giê-su đã yêu thương Chúa Cha và Ngài đã sống đã chết vì ý Cha trên trời; Ngài cũng đã hi sinh đã chết và đã sống lại vì yêu thương chúng ta. Tình yêu này mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy tiếp nối để cho tha nhân được nhìn thấy Đức Chúa Ki-tô trong con người của chúng ta.
Có người yêu mà không hy sinh cho người mình yêu, có người hy sinh nhưng không yêu cho nên gia đình chưa có hạnh phúc, thế gian vẫn còn những cảnh bất công xảy ra, vẫn còn chiến tranh hận thù, và con người ta thì chỉ biết yêu mình chứ không đành lòng chia sẻ với người khác.
Yêu thương nhau không có nghĩa là cùng nhau nhìn về một hướng, nhưng hãy nhìn về đối tượng của mình coi họ cần cái gì, họ thiếu cái gì để giúp đỡ khi có thể được, họ đang đau khổ hãy ủi an, họ đang thất vọng hãy đem lại cho họ hy vọng, họ đang chán sống hãy làm cho họ thấy đời thật vui tươi...
Bạn thân mến,
Lệnh truyền “Hãy yêu thương nhau” mà Đức Chúa Giê-su ban cho chúng ta không phải là lệnh truyền của ảo tưởng nhưng là của hiện thực, không phải là lệnh truyền được ban ra trong lúc ngẫu hứng, nhưng là trong bầu khí yêu thương tình cảm thầy trò tâm sự, cho nên lệnh truyền này có một sức mạnh đổi mới con người và thế giới.
Tất cả những thành quả tốt đẹp trên thế giới này đều bắt nguồn từ lệnh truyền “hãy yêu thương nhau” của Đức Chúa Giê-su Ki-tô, mà mỗi người trong chúng ta đang thực hành trong cuộc sống của mình...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Yêu Thương, Có Gì Mới ?
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:16 18/05/2019
Sứ điệp Phụng vụ của Chúa Nhật V PS chu kỳ năm C đưa dẫn chúng ta đi tới chân trời cánh chung của dân Chúa và điểm đến đích thực của toàn thể vũ trụ : một vũ trụ mới, một thế giới mới, một nhân loại mới…được tái tạo nhờ công trình cứu độ của Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng con đường thập giá và sự phục sinh vinh quang.
Viễn tượng viên thành của cùng đích cứu độ đó đã được Thánh Đồ Gioan khắc hoạ qua những ngôn từ và hình ảnh sống động của sách Khải Huyền : “trời mới đất mới”, “Giêrusalem mới”, “tân nương được trang điểm cho tân lang của mình”, “Thiên Chúa ở với loài người”, “chết chóc sẽ không còn…”, “việc cũ đã qua đi”, “…Ta đổi mới mọi sự”…
Quả thật, một viễn tượng đáng ước mơ, một chân trời hy vọng ai cũng muốn hiện thực, một đích điểm ai cũng muốn mau có ngày đạt tới…!
Tuy nhiên, “viễn tượng cánh chung huy hoàng của triều đại Messia” đó đã bị người Do Thái khi xưa và rất nhiều người trong nhân loại hôm nay hiểu và “cố ép” cho lọt vào “cái “khung quan niệm và mơ ước đầy tính trần tục của mình” : một thứ “thiên đường trần gian”, một “trời mới đất mới” đáp ứng và thoả mãn cái tôi dục vọng của mình : vật chất, quyền lực, hưởng thụ, phóng túng…
Thảo nào, trên chặng đường cuối ở Giêrusalem, khi nghe những lời rao giảng mang âm hưởng của hy sinh khổ nạn “hạt lúa mì rơi xuống đất mục nát đí”, “Con người phải bị nộp vào tay kẻ dữ”, “dầu thơm này là cố ý dành cho ngày táng xác ta”, “hãy rửa chân cho nhau”…Giu-đa Is-ca-ri-ốt mau mắn chọn phương án “bỏ Thầy lấy bạc” cho chắc ăn, và quyết định “rời bàn tiệc” vào chính lúc chẳng ai ngờ: phút giây của tình yêu, tình bạn, tình hiệp nhất !
Thế nhưng, chính khi Giu-đa bước ra khổi phòng tiệc, dứt khoát quay lưng lại với niềm hy vọng của một “trời mới đất mới” do Đức Kitô mang đến qua bi kịch khổ nạn, thì chính Đức Kitô như tìm thấy một không gian mới đầy phấn khởi và thoải mái để bộc bạch cho các môn sinh còn ở lại chính “con đường để chinh phục” tương lai “trời mới đất mới ấy”.
Trước hết, Đức Kitô khẳng định : Cuối đường khổ nạn đó chính là chiến thắng vinh quang; công trình cứu độ chính là công trình tôn vinh Thiên Chúa và “tử nạn-phục sinh” chính là đỉnh điểm của hiển vinh.
“Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.”
Chính nhờ chân lý mạc khải nhiệm mầu nầy, cuộc lữ hành của “Nhiệm Thể Chúa Kitô” suốt 2000 năm nay, cho dù phủ đầy bào máu xương và nước mắt, hy sinh và bách hại…dân Chúa vẫn hiên ngang tiến về phía trước với niềm xác tín “một Vương quốc Nước Trời”, một “Trời mới đất mới” nơi “Thiên Chúa ở với loài người” đang hiện thực ở cuối chân trời !
Trong khi mạc khải cho các môn sinh cái viễn tượng “vinh hiển rạng ngời” của huyền nhiệm “Tử nạn – Phục Sinh”, Đức Kitô cũng đồng thời giới thiệu “gánh hành trang” cần thiết tuyệt vời để mang theo và thực hành trên cuộc lữ hành nhiêu khê chinh phục “trời mới đất mới”. Hành trang đó chính là : điều răn mới “HÃY YÊU THƯƠNG NHAU” :
"Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Không chỉ đơn giản là “hành trang” ! “GIỚI RĂN MỚI YÊU THƯƠNG” còn là một di chúc cuối cùng trong đêm bị nộp, và cũng là con đường mà Ngài đã chọn đi và hoàn tất cuộc đời cho dù phải chấp nhận chén đắng của khổ hình thập giá.
Nhưng “luật yêu thương” thì nào có gì mới đâu ? Không phải sách Đệ Nhị Luật và Lê-vi trong Cựu ước đã từng thông báo : “Nếu các ngươi thực sự vâng nghe những mệnh lệnh Ta truyền cho các ngươi hôm nay, mà yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi, và phụng thờ Người hết lòng hết dạ” (Đnl 11,13), “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình.” (Lv 19,18).
Vâng, “mến Chúa – yêu người”, giới răn nầy không mới; và chắc chắn chiều kích “mới” mà Đức Kitô nhấn mạnh ở đây không dựa trên tiêu chí “cường độ” hay “trương độ” (yêu nhiều hay yêu ít, yêu chỉ người thân hay yêu cả kẻ thù…) mà trên chính điều căn bản nầy : “Như Thầy đã yêu thương các con”.
Thật vậy, bản chất của “tình yêu Kitô giáo” phải phản ảnh dấu ấn Kitô từ “máng cỏ tới Thập Giá”, phải hiện thực “giá trị Kitô” qua con đường “Tám Mối phúc thật”, phải được thúc đẩy bởi “động lực Kitô” qua thái độ “nầy con xin đến”, phải mang “trái tim Kitô” khi luôn biết “chạnh lòng thương”, phải chọn lựa “cung cách Kitô” khi “quỳ xuống rửa chân cho anh em”, phải làm quan án Kitô khi “ta cũng không kết án chị”, phải trở thành “mái ấm Kitô” để nhiều đứa con hoang tìm được ơn tha thứ,… và chấp nhận cái “liều Kitô” khi sẵn sàng “hy sinh mạng sống”…!
Phải chăng thế giới ngày hôm nay, vì có quá nhiều thứ “tình yêu mang dáng đứng ích kỷ và nhỏ hẹp của dục vọng con người”, nên cũng mang theo bao nhiêu hệ luỵ của đau thương và thảm kịch : ly dị, phá thai, chiến tranh, khủng bố, tội ác…
Nhưng vẫn còn cơ may cho thế giới. Những lời Đức Kitô dành cho các môn sinh nơi Bàn Tiệc Ly của 2000 năm trước vẫn luôn được tiếp nối thực hành trong Giáo Hội muôn nơi. Vẫn còn đó những Maximilien Kolbe sẵn sàng yêu thương một tù nhân để sẵn sàng chết thay; vẫn còn đó những Giám Mục Gioan Cassein lặn lội nơi các buôn làng dân tộc K’hor Tây nguyên để sống, phục vụ và chết cùng với những bệnh nhân phong cùi; vẫn còn những nữ tu già nua ốm yếu như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta dành cả cuộc đời để chăm sóc những người bị bỏ rơi, nghèo đói bên lề xã hội; vẫn còn những chàng trai tân tòng như Anrê Phú Yên, đi đến pháp trường tử đạo mà như đi tham dự hội vui, vì xác tín chỉ một điều giản đơn nhưng vĩ đại anh hùng : “Lấy tình yêu đáp trả tình yêu, hiến dâng mạng sống báo đền mạng sống”…!
Vâng, đó chính là “nét mới của giới luật tình yêu” theo Đức Kitô mà mọi Kitô hữu luôn được gọi mời để dấn thân thực hiện, và cũng để làm chứng chính cái “căn cước Kitô” của mình, như chính Đức Kitô đã xác quyết :
“Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Chúng ta đừng quên, công cuộc rao giảng Tin Mừng của các Tông Đồ Phêrô, Gioan, Philipphê, Phaolô, Banaba…mà chúng ta được nghe sách Công Vụ Tông Đồ liên tục thuật lại trong những ngày nầy, chắc chắn sẽ không gặt hái được thành công nếu trong “lời rao giảng ấy” vắng bóng “nét mới của giới răn yêu thương” đó; và dĩ nhiên, dấu chỉ “thuộc về Đức Kitô” luôn được dân ngoại tìm thấy. Bởi vì, chính những người ngoại giáo vào những thế kỷ đầu Kitô giáo đã làm chứng điều đó qua lời trằm trồ khen ngợi : “Kìa xem họ thương nhau biết chừng nào” (Tertuliano Apology, 39.6).
Cùng lắng nghe và cầu nguyện cho nhau để “Giới răn mới” về yêu thương mà Đức Kitô đề nghị hôm nào sẽ không bao giờ bị vất vào sọt rác như một “đồ phế thải”, như một “tấm huy chương cũ mèm”; nhưng mãi mãi được chắt chiu thực hành, cho dẫu âm thầm, ẩn khuất, bé nhỏ như những hy sinh thầm lặng mà đầy ắp tình yêu của người nữ tu dòng kín vĩ đại Têrêsa Hài Đồng Giêsu, hay như những phục vụ lặng lẽ âm thầm của cô giáo Sophie Beranska để làm chứng cho một điều duy nhất : “Tôi là người Công Giáo; tôi chính là người môn đệ của Đức Kitô”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền - Mùa Phục Sinh 2019
Viễn tượng viên thành của cùng đích cứu độ đó đã được Thánh Đồ Gioan khắc hoạ qua những ngôn từ và hình ảnh sống động của sách Khải Huyền : “trời mới đất mới”, “Giêrusalem mới”, “tân nương được trang điểm cho tân lang của mình”, “Thiên Chúa ở với loài người”, “chết chóc sẽ không còn…”, “việc cũ đã qua đi”, “…Ta đổi mới mọi sự”…
Quả thật, một viễn tượng đáng ước mơ, một chân trời hy vọng ai cũng muốn hiện thực, một đích điểm ai cũng muốn mau có ngày đạt tới…!
Tuy nhiên, “viễn tượng cánh chung huy hoàng của triều đại Messia” đó đã bị người Do Thái khi xưa và rất nhiều người trong nhân loại hôm nay hiểu và “cố ép” cho lọt vào “cái “khung quan niệm và mơ ước đầy tính trần tục của mình” : một thứ “thiên đường trần gian”, một “trời mới đất mới” đáp ứng và thoả mãn cái tôi dục vọng của mình : vật chất, quyền lực, hưởng thụ, phóng túng…
Thảo nào, trên chặng đường cuối ở Giêrusalem, khi nghe những lời rao giảng mang âm hưởng của hy sinh khổ nạn “hạt lúa mì rơi xuống đất mục nát đí”, “Con người phải bị nộp vào tay kẻ dữ”, “dầu thơm này là cố ý dành cho ngày táng xác ta”, “hãy rửa chân cho nhau”…Giu-đa Is-ca-ri-ốt mau mắn chọn phương án “bỏ Thầy lấy bạc” cho chắc ăn, và quyết định “rời bàn tiệc” vào chính lúc chẳng ai ngờ: phút giây của tình yêu, tình bạn, tình hiệp nhất !
Thế nhưng, chính khi Giu-đa bước ra khổi phòng tiệc, dứt khoát quay lưng lại với niềm hy vọng của một “trời mới đất mới” do Đức Kitô mang đến qua bi kịch khổ nạn, thì chính Đức Kitô như tìm thấy một không gian mới đầy phấn khởi và thoải mái để bộc bạch cho các môn sinh còn ở lại chính “con đường để chinh phục” tương lai “trời mới đất mới ấy”.
Trước hết, Đức Kitô khẳng định : Cuối đường khổ nạn đó chính là chiến thắng vinh quang; công trình cứu độ chính là công trình tôn vinh Thiên Chúa và “tử nạn-phục sinh” chính là đỉnh điểm của hiển vinh.
“Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: "Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển.”
Chính nhờ chân lý mạc khải nhiệm mầu nầy, cuộc lữ hành của “Nhiệm Thể Chúa Kitô” suốt 2000 năm nay, cho dù phủ đầy bào máu xương và nước mắt, hy sinh và bách hại…dân Chúa vẫn hiên ngang tiến về phía trước với niềm xác tín “một Vương quốc Nước Trời”, một “Trời mới đất mới” nơi “Thiên Chúa ở với loài người” đang hiện thực ở cuối chân trời !
Trong khi mạc khải cho các môn sinh cái viễn tượng “vinh hiển rạng ngời” của huyền nhiệm “Tử nạn – Phục Sinh”, Đức Kitô cũng đồng thời giới thiệu “gánh hành trang” cần thiết tuyệt vời để mang theo và thực hành trên cuộc lữ hành nhiêu khê chinh phục “trời mới đất mới”. Hành trang đó chính là : điều răn mới “HÃY YÊU THƯƠNG NHAU” :
"Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Không chỉ đơn giản là “hành trang” ! “GIỚI RĂN MỚI YÊU THƯƠNG” còn là một di chúc cuối cùng trong đêm bị nộp, và cũng là con đường mà Ngài đã chọn đi và hoàn tất cuộc đời cho dù phải chấp nhận chén đắng của khổ hình thập giá.
Nhưng “luật yêu thương” thì nào có gì mới đâu ? Không phải sách Đệ Nhị Luật và Lê-vi trong Cựu ước đã từng thông báo : “Nếu các ngươi thực sự vâng nghe những mệnh lệnh Ta truyền cho các ngươi hôm nay, mà yêu mến ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi, và phụng thờ Người hết lòng hết dạ” (Đnl 11,13), “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình.” (Lv 19,18).
Vâng, “mến Chúa – yêu người”, giới răn nầy không mới; và chắc chắn chiều kích “mới” mà Đức Kitô nhấn mạnh ở đây không dựa trên tiêu chí “cường độ” hay “trương độ” (yêu nhiều hay yêu ít, yêu chỉ người thân hay yêu cả kẻ thù…) mà trên chính điều căn bản nầy : “Như Thầy đã yêu thương các con”.
Thật vậy, bản chất của “tình yêu Kitô giáo” phải phản ảnh dấu ấn Kitô từ “máng cỏ tới Thập Giá”, phải hiện thực “giá trị Kitô” qua con đường “Tám Mối phúc thật”, phải được thúc đẩy bởi “động lực Kitô” qua thái độ “nầy con xin đến”, phải mang “trái tim Kitô” khi luôn biết “chạnh lòng thương”, phải chọn lựa “cung cách Kitô” khi “quỳ xuống rửa chân cho anh em”, phải làm quan án Kitô khi “ta cũng không kết án chị”, phải trở thành “mái ấm Kitô” để nhiều đứa con hoang tìm được ơn tha thứ,… và chấp nhận cái “liều Kitô” khi sẵn sàng “hy sinh mạng sống”…!
Phải chăng thế giới ngày hôm nay, vì có quá nhiều thứ “tình yêu mang dáng đứng ích kỷ và nhỏ hẹp của dục vọng con người”, nên cũng mang theo bao nhiêu hệ luỵ của đau thương và thảm kịch : ly dị, phá thai, chiến tranh, khủng bố, tội ác…
Nhưng vẫn còn cơ may cho thế giới. Những lời Đức Kitô dành cho các môn sinh nơi Bàn Tiệc Ly của 2000 năm trước vẫn luôn được tiếp nối thực hành trong Giáo Hội muôn nơi. Vẫn còn đó những Maximilien Kolbe sẵn sàng yêu thương một tù nhân để sẵn sàng chết thay; vẫn còn đó những Giám Mục Gioan Cassein lặn lội nơi các buôn làng dân tộc K’hor Tây nguyên để sống, phục vụ và chết cùng với những bệnh nhân phong cùi; vẫn còn những nữ tu già nua ốm yếu như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta dành cả cuộc đời để chăm sóc những người bị bỏ rơi, nghèo đói bên lề xã hội; vẫn còn những chàng trai tân tòng như Anrê Phú Yên, đi đến pháp trường tử đạo mà như đi tham dự hội vui, vì xác tín chỉ một điều giản đơn nhưng vĩ đại anh hùng : “Lấy tình yêu đáp trả tình yêu, hiến dâng mạng sống báo đền mạng sống”…!
Vâng, đó chính là “nét mới của giới luật tình yêu” theo Đức Kitô mà mọi Kitô hữu luôn được gọi mời để dấn thân thực hiện, và cũng để làm chứng chính cái “căn cước Kitô” của mình, như chính Đức Kitô đã xác quyết :
“Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Chúng ta đừng quên, công cuộc rao giảng Tin Mừng của các Tông Đồ Phêrô, Gioan, Philipphê, Phaolô, Banaba…mà chúng ta được nghe sách Công Vụ Tông Đồ liên tục thuật lại trong những ngày nầy, chắc chắn sẽ không gặt hái được thành công nếu trong “lời rao giảng ấy” vắng bóng “nét mới của giới răn yêu thương” đó; và dĩ nhiên, dấu chỉ “thuộc về Đức Kitô” luôn được dân ngoại tìm thấy. Bởi vì, chính những người ngoại giáo vào những thế kỷ đầu Kitô giáo đã làm chứng điều đó qua lời trằm trồ khen ngợi : “Kìa xem họ thương nhau biết chừng nào” (Tertuliano Apology, 39.6).
Cùng lắng nghe và cầu nguyện cho nhau để “Giới răn mới” về yêu thương mà Đức Kitô đề nghị hôm nào sẽ không bao giờ bị vất vào sọt rác như một “đồ phế thải”, như một “tấm huy chương cũ mèm”; nhưng mãi mãi được chắt chiu thực hành, cho dẫu âm thầm, ẩn khuất, bé nhỏ như những hy sinh thầm lặng mà đầy ắp tình yêu của người nữ tu dòng kín vĩ đại Têrêsa Hài Đồng Giêsu, hay như những phục vụ lặng lẽ âm thầm của cô giáo Sophie Beranska để làm chứng cho một điều duy nhất : “Tôi là người Công Giáo; tôi chính là người môn đệ của Đức Kitô”. Amen.
Giuse Trương Đình Hiền - Mùa Phục Sinh 2019
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bi thương: Giáo dân ôm tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh, sống chết với công an Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:37 18/05/2019
Trong một hoàn cảnh quá bi thương, giữa các vòng vây của công an Trung Quốc, anh chị em giáo dân đã ôm tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh, sống chết không để cho công an Trung Quốc phá các bức tượng này.
Trong đoạn video này do tạp chí American của các cha Dòng Tên tại Hoa Kỳ đến tận nơi quay được, các linh mục dòng Tên Hoa Kỳ đã rất ngạc nhiên khi đến thăm một vùng ở tỉnh Hà Bắc (河北,Hebei) nơi toàn tòng Công Giáo. Dân số Công Giáo trong vùng lên đến 1.5 triệu tín hữu. Đó cũng là nơi đang diễn ra các cuộc bách hại thẳng tay của cộng sản Trung Quốc.
Trong hai ngày 6 và 7 tháng Năm vừa qua, bọn cầm quyền Trung Quốc đã loại bỏ thánh giá tại một số nhà thờ thuộc giáo phận Hàm Đan (邯郸, Handan). Theo thông tấn xã UCANews, ít nhất 24 nhà thờ thuộc giáo phận Hàm Đan có trong danh sách bị triệt hạ thánh giá.
Công an Trung Quốc dán nhiều thông báo trước các nhà thờ trong giáo phận Hàm Đan nói rằng “trẻ vị thành niên cấm vào và người cộng sản không được tin vào tôn giáo”.
Hôm 13 tháng Năm, anh chị em giáo dân đã hốt hoảng chạy đến Đền Thánh Đức Mẹ ở làng Thẩm Diệp Lương (沈葉梁,Shengdiliang) thuộc giáo phận Tây Loan Tử (西彎子, Xiwanzi) khi hay tin công an Trung Quốc muốn phá các bức tượng bên ngoài và bên trong đền thánh này.
Đền thờ này nổi tiếng với bức tượng Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành. Ngoài ra còn có nhiều pho tượng Đức Mẹ và các Thánh. Cán bộ cộng sản Trung Quốc cho rằng những bức tượng này nhìn có vẻ “Tây quá”, không có đặc điểm Trung Hoa nên chúng muốn phá đi.
Đặc biệt, chúng muốn phá các tượng của Đức Cha Giuse Martial Mouly, thừa sai dòng Lagiarô, là Giám mục tiên khởi của Tây Loan Tử, và tượng của Cha Matthêu Thạch (石,Shi) là linh mục Trung Hoa đầu tiên của giáo phận Tây Loan Tử.
Công an Trung Quốc đã rút lui trước sự can đảm của anh chị em giáo dân. Tuy nhiên, khoảng 20 người Công Giáo vẫn đang túc trực ngày đêm để bảo vệ ngôi đền trên sườn đồi này bất kể những lời dọa nạt của cán bộ địa phương.
Một người Công Giáo địa phương, nói với UCANews rằng các bức tượng đã được linh mục giáo xứ lắp đặt hơn 10 năm trước, thu hút nhiều người đến hành hương đặc biệt trong Mùa Chay.
Source:UCANCatholics block demolition of Chinese shrine
Trong đoạn video này do tạp chí American của các cha Dòng Tên tại Hoa Kỳ đến tận nơi quay được, các linh mục dòng Tên Hoa Kỳ đã rất ngạc nhiên khi đến thăm một vùng ở tỉnh Hà Bắc (河北,Hebei) nơi toàn tòng Công Giáo. Dân số Công Giáo trong vùng lên đến 1.5 triệu tín hữu. Đó cũng là nơi đang diễn ra các cuộc bách hại thẳng tay của cộng sản Trung Quốc.
Trong hai ngày 6 và 7 tháng Năm vừa qua, bọn cầm quyền Trung Quốc đã loại bỏ thánh giá tại một số nhà thờ thuộc giáo phận Hàm Đan (邯郸, Handan). Theo thông tấn xã UCANews, ít nhất 24 nhà thờ thuộc giáo phận Hàm Đan có trong danh sách bị triệt hạ thánh giá.
Công an Trung Quốc dán nhiều thông báo trước các nhà thờ trong giáo phận Hàm Đan nói rằng “trẻ vị thành niên cấm vào và người cộng sản không được tin vào tôn giáo”.
Hôm 13 tháng Năm, anh chị em giáo dân đã hốt hoảng chạy đến Đền Thánh Đức Mẹ ở làng Thẩm Diệp Lương (沈葉梁,Shengdiliang) thuộc giáo phận Tây Loan Tử (西彎子, Xiwanzi) khi hay tin công an Trung Quốc muốn phá các bức tượng bên ngoài và bên trong đền thánh này.
Đền thờ này nổi tiếng với bức tượng Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành. Ngoài ra còn có nhiều pho tượng Đức Mẹ và các Thánh. Cán bộ cộng sản Trung Quốc cho rằng những bức tượng này nhìn có vẻ “Tây quá”, không có đặc điểm Trung Hoa nên chúng muốn phá đi.
Đặc biệt, chúng muốn phá các tượng của Đức Cha Giuse Martial Mouly, thừa sai dòng Lagiarô, là Giám mục tiên khởi của Tây Loan Tử, và tượng của Cha Matthêu Thạch (石,Shi) là linh mục Trung Hoa đầu tiên của giáo phận Tây Loan Tử.
Công an Trung Quốc đã rút lui trước sự can đảm của anh chị em giáo dân. Tuy nhiên, khoảng 20 người Công Giáo vẫn đang túc trực ngày đêm để bảo vệ ngôi đền trên sườn đồi này bất kể những lời dọa nạt của cán bộ địa phương.
Một người Công Giáo địa phương, nói với UCANews rằng các bức tượng đã được linh mục giáo xứ lắp đặt hơn 10 năm trước, thu hút nhiều người đến hành hương đặc biệt trong Mùa Chay.
Source:UCAN
Cử chỉ Đức Giáo Hoàng cúi xuống hôn giầy các nhà lãnh đạo Nam Sudan không phải là vô ích
Đặng Tự Do
18:45 18/05/2019
Vào cuối cuộc tĩnh tâm hết sức bất thường dành cho các nhà lãnh đạo chính trị của các phe phái tham chiến tại Nam Sudan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quỳ xuống dưới chân các nhà lãnh đạo Nam Sudan, cầu xin họ hãy cho hòa bình một cơ hội và hãy trở thành “cha đẻ của quốc gia”.
Đây là một cử chỉ chưa từng có của một vị giáo hoàng. Ngài đã quỳ xuống hôn chân những người đã từng gây đau thương cho biết bao nhiêu người, trong đó có cả những người của Giáo hội. Đây là cử chỉ mạnh mẽ như dấu chỉ hạ mình phục vụ và hoà giải.
Những người tham gia khóa tĩnh tâm bao gồm Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và bốn trong số năm phó tổng thống được chỉ định của quốc gia này là: Riek Machar, James Wani Igga, Taban Deng Gai and Rebecca Nyandeng De Mabior. Theo các điều khoản của một thỏa thuận hòa bình được ký vào tháng 9 năm ngoái, các phó tổng thống sẽ nhậm chức ngày 12 tháng 5, chia sẻ quyền lực và chấm dứt xung đột vũ trang giữa các gia tộc và giữa các cộng đồng.
Ngày 12 tháng 5 đã trôi qua mà chính phủ vẫn không thể được thành lập. Súng vẫn nổ vang rền và các quan sát viên bắt đầu cho rằng cử chỉ của Đức Thánh Cha tuy đầy biểu tượng nhưng vô ích.
Tuy nhiên, ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói Đức Thánh Cha vẫn lạc quan tin tưởng.
Tờ Catholic Outlook của Anh cùng chung một niềm lạc quan với Đức Thánh Cha và cho biết như sau.
Trong diễn văn trước Quốc Hội Nam Sudan nhóm tại Juba hôm thứ Ba 14 tháng Năm, Tổng thống Salva Kiir Mayardit tâm sự với các thành viên Quốc Hội nước này rằng ông đã bị sốc và run rẩy khi Đức Thánh Cha cúi xuống hôn chân ông.
“Tôi đã bị sốc và run rẩy khi Đức Giáo Hoàng hôn chân chúng tôi. Đó là một phước lành và cũng có thể là một lời nguyền nếu chúng ta đùa cợt với cuộc sống của người dân chúng ta,” Tổng thống Kiir nói.
Quốc Hội Nam Sudan đang nhóm họp trong một cuộc hội thảo với chủ đề: “Tăng cường hòa bình ở Cộng hòa Nam Sudan”.
Tổng thống Kiir đã nhắc lại trong bài phát biểu trước Quốc Hội lời mời của ông gởi tới nhà lãnh đạo phe đối lập Riek Machar, hãy trở lại Juba để chính phủ đoàn kết có thể được hình thành. Riek Machar cũng là một người đã được Đức Thánh Cha hôn chân.
“Tôi nhắc lại lời mời Tiến sĩ Riek Machar hãy trở về nhà. Tôi đã hoàn toàn tha thứ cho anh ta, và anh ta không còn là đối thủ của tôi nữa,” Tổng thống Kiir nói.
Sau khi tham dự khóa tĩnh tâm ông Riek Machar đã về Juba thăm nhà. Tuy nhiên, sau đó, ông đã đến Khartoum, có lẽ còn lo ngại cho an ninh cá nhân.
Người phát ngôn của Tổng thống Kiir nói với các phó tổng thống rằng các nhân vật đối lập khác đã về Juba, và lưu ý rằng “an ninh của Machar sẽ được quan tâm trong khi chính phủ được thành lập.”
Source:Catholic OutlookSouth Sudan President: I trembled when the Pope kissed our feet
Đây là một cử chỉ chưa từng có của một vị giáo hoàng. Ngài đã quỳ xuống hôn chân những người đã từng gây đau thương cho biết bao nhiêu người, trong đó có cả những người của Giáo hội. Đây là cử chỉ mạnh mẽ như dấu chỉ hạ mình phục vụ và hoà giải.
Những người tham gia khóa tĩnh tâm bao gồm Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir và bốn trong số năm phó tổng thống được chỉ định của quốc gia này là: Riek Machar, James Wani Igga, Taban Deng Gai and Rebecca Nyandeng De Mabior. Theo các điều khoản của một thỏa thuận hòa bình được ký vào tháng 9 năm ngoái, các phó tổng thống sẽ nhậm chức ngày 12 tháng 5, chia sẻ quyền lực và chấm dứt xung đột vũ trang giữa các gia tộc và giữa các cộng đồng.
Ngày 12 tháng 5 đã trôi qua mà chính phủ vẫn không thể được thành lập. Súng vẫn nổ vang rền và các quan sát viên bắt đầu cho rằng cử chỉ của Đức Thánh Cha tuy đầy biểu tượng nhưng vô ích.
Tuy nhiên, ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói Đức Thánh Cha vẫn lạc quan tin tưởng.
Tờ Catholic Outlook của Anh cùng chung một niềm lạc quan với Đức Thánh Cha và cho biết như sau.
Trong diễn văn trước Quốc Hội Nam Sudan nhóm tại Juba hôm thứ Ba 14 tháng Năm, Tổng thống Salva Kiir Mayardit tâm sự với các thành viên Quốc Hội nước này rằng ông đã bị sốc và run rẩy khi Đức Thánh Cha cúi xuống hôn chân ông.
“Tôi đã bị sốc và run rẩy khi Đức Giáo Hoàng hôn chân chúng tôi. Đó là một phước lành và cũng có thể là một lời nguyền nếu chúng ta đùa cợt với cuộc sống của người dân chúng ta,” Tổng thống Kiir nói.
Quốc Hội Nam Sudan đang nhóm họp trong một cuộc hội thảo với chủ đề: “Tăng cường hòa bình ở Cộng hòa Nam Sudan”.
Tổng thống Kiir đã nhắc lại trong bài phát biểu trước Quốc Hội lời mời của ông gởi tới nhà lãnh đạo phe đối lập Riek Machar, hãy trở lại Juba để chính phủ đoàn kết có thể được hình thành. Riek Machar cũng là một người đã được Đức Thánh Cha hôn chân.
“Tôi nhắc lại lời mời Tiến sĩ Riek Machar hãy trở về nhà. Tôi đã hoàn toàn tha thứ cho anh ta, và anh ta không còn là đối thủ của tôi nữa,” Tổng thống Kiir nói.
Sau khi tham dự khóa tĩnh tâm ông Riek Machar đã về Juba thăm nhà. Tuy nhiên, sau đó, ông đã đến Khartoum, có lẽ còn lo ngại cho an ninh cá nhân.
Người phát ngôn của Tổng thống Kiir nói với các phó tổng thống rằng các nhân vật đối lập khác đã về Juba, và lưu ý rằng “an ninh của Machar sẽ được quan tâm trong khi chính phủ được thành lập.”
Source:Catholic Outlook
Tòa án Tối cao Tòa Thánh đã phán quyết Cha Hermann Geissler F.S.O. vô tội về cáo buộc dụ dỗ tình dục với cựu nữ tu trong tòa giải tội.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
08:36 18/05/2019
Ngày 29.1.2019, Đức Hồng Y Francisco Luis Ladaria, Tổng trường Bộ Giáo lý Đức tin đã nhận đơn từ chức của Cha Geissler khỏi Bộ Giáo lý Đức tin để tránh thiệt hại cho Bộ Giáo lý Đức tin cũng như của Hội Dòng. Cha Geissler không chấp nhận có tội về cáo buộc nên kiên nhẫn chờ đón quyết định của thẩm quyền Giáo hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã không để Bộ Giáo lý Đức tin quyền xét xử trường hợp này như những trường hợp giáo sĩ bị cáo buộc về những vụ lạm dụng tình dục như thường lệ. Ngài đã ủy nhiệm cho Tòa án Tối cao Tòa thánh để tiến hành thủ tục tố tụng hành chánh. Sau cuộc điều tra sơ khởi chiếu theo giáo luật điều 1717, Hội đồng gồm 5 thẩm phán của Tòa án Tối cao Tòa thánh họp ngày 15.5.2019, đã quyết định rằng không có tội hình trong trường hợp được nêu lên, nên bị cáo không có tội. Cha Geissler được thông báo về Sắc lệnh của Tòa án do Đức Hồng Y Chủ tích Dominique Mamberti và Đức Cha Thư ký Giuseppe Sciacca cùng ký tên. Tòa án Tối cao Tòa thánh cũng ra thông báo về quyết định này vào ngày 17.5.2019.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Chủ đề Đại hội Thế giới năm 2021 về Gia đình sẽ là: Tình yêu gia đình: một ơn gọi và một hành trình đến sự thánh thiện.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:09 18/05/2019
Tình yêu vợ chồng và tình yêu gia đình biểu lộ món quà quí giá của đời sống nơi đó hiệp thông được nuôi dưỡng và văn hóa cá nhân chủ nghĩa, tiêu thụ và lãng phí bị đảo ngược. “Kinh nghiệm thẩm mỹ về tình yêu được diễn tả qua cái nhìn của người khác như kết thúc nơi chính họ (AL 128), và cùng lúc nhận ra nơi người khác căn tính thiêng liêng của gia đình thánh như là chồng, vợ, cha, mẹ, con trai, con gái, ông bà.
Như hôn nhân và gia đình hình thành một trải nghiệm cụ thể về tình yêu, tình yêu vợ chồng và tình yêu gia đình chứng mình ý nghĩa quan trọng của mối quan hệ con người, trong đó niềm vui và sự tranh đấu được chia sẻ trong cuộc sống hằng ngày khi mọi người được hướng tới một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Cuộc hành trình này, khi sống với trung thánh và kiên nhẫn, tăng cường tình yêu và thực hiện ơn gọi nên thánh mà mỗi người đã chiếm hữu và được diễn tả trong liên hệ vợ chồng và gia đình. Theo nghĩa này, gia đình Kitô là một ơn gọi và một hành trình đến sự thánh thiện, một diễn tả về khuôn mặt hấp dẫn của Giáo hội (GE 9).
Theo Đức Hồng Y Farrell, hàng ngàn gia đình đến Đại hội Thế giới về gia đình để chia sẻ niềm vui của Tin mừng. Họ đến trong tình hiệp thông của Giáo hội và bạn hữu. Kinh nghiệm tham dự Đại hội Thế giới Gia đình sẽ là nguồn hứng khởi cho gia đình và con cái của họ sẽ là những người ý thức hơn về ý nghĩa của ơn gọi vợ chồng và gia đình trong Giáo hội khi trở lại sống tại các cộng đoàn và giáo xứ của họ.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Bênêđíctô XVI và cuộc tranh luận hào hứng quanh các giải thích về tính bất khả thu hồi của Giao Ước Cũ, Tranh Luận
Vũ Văn An
02:20 18/05/2019
II. Cuộc tranh luận giữa Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI và Trưởng Giáo Sĩ Do Thái Giáo của Vienna, Arie Folger, về tính vĩnh viễn của giao ước Sinai
Như đã nói, thoạt đầu tiểu luận trên của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI viết cho nội bộ Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo với người Do Thái, nhưng rồi nhận thấy các nhận định của Đức Bênêđíctô XVI hữu ích cho cuộc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo, Chủ Tịch Ủy Ban là Đức Hồng Y Kurt Koch, đã quyết định cho phổ biến công khai trên tờ Communio số Xuân 2018. Chính vì thế, tiểu luận đã được nhiều người lên tiếng, có lúc rất gay gắt, nhưng cuối cùng quan điểm của Đức Bênêđíctô XVI được coi là trung thực và phản ảnh viễn kiến đúng đắn của Kitô Giáo và là nền tảng của cuộc đối thoại Do Thái-Kitô giáo hiện nay.
Trong số các thần học gia Công Giáo có Cha Christian M. Rutishauser, Bề trên Tỉnh Dòng Tên Thụy Sĩ, lên tiếng với bài “The Unrevoked Covenant” đăng trên Stimmen der Zeit 10 (tháng 10, 2018) cho rằng bài nhận định của Đức Bênêđíctô XVI làm rối loạn cuộc đối thoại Do Thái – Công Giáo. Vì một đàng, bài nhận định đã dành cho thuyết “thay thế” (supersessionism=Giáo hội đã thay thế Israel) một tính đáng kính mới và đàng khác, học lý “giao ước không bao giờ bị thu hồi” về lâu về dài sẽ không còn giá trị vì Giao Ước của Thiên Chúa với Israel tại Sinai đã “được biến đổi” trong Chúa Kitô nên, thực tế, đã bị thay thế.
Tuy nhiên, một giáo sĩ cao cấp trong Do Thái là Arie Floger, Trưởng Giáo Sĩ của Vienna, trên tạp chí Jüdische Allgemeine, số 19 tháng Bẩy, 2018, lại có một nhận định khác khi chỉ đặt câu hỏi phải chăng tiểu luận “Gây nguy hiểm cho đối thoại?” và do đó, hai bên đã khởi sự một cuộc trao đổi hữu ích. Chúng tôi chuyển ngữ các nhận định qua lại giữa hai vị.
1.Nhận định của Trưởng Giáo Sĩ Do Thái Giáo tại Vienna
Cùng một lúc với việc các đại diện Do Thái Giáo và Công Giáo tụ họp nhau ở Vienna ngày 26 tháng 10 năm ngoái để cử hành việc hân hoan trình bầy ấn bản tiếng Đức bản tuyên ngôn của giới giáo sĩ Do Thái Giáo “Giữa Giêrusalem và Rôma”, thì mực các dòng cuối cùng trong một bản văn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vẫn chưa khô. Nay thì nó đã xuất hiện trên tạp chí thần học Communio – và đang tạo ra các hàng tít lớn.
Trong tranh luận công cộng, người ta cho hay bản văn ấy hành động ngược lại tinh thần của tuyên ngôn Nostra Aetate đã có từ hơn 50 năm nay và có thể gây nguy hiểm cho cuộc đối thoại Công Giáo-Do Thái Giáo, thậm chí đặt nền cho một chủ nghĩa bài Do Thái mới của Kitô Giáo. Điều ấy có đúng không?
DÀNH QUYỀN CỨU RỖI
Đối với thần học gia Dòng Tên Christian Rutishauser, bản văn gây thất vọng nhiều mặt. Rutishauer viết trên Neue Züricher Zeitung rằng nó vượt ra ngoài mục đích của nó nếu nó quả nhằm “bảo vệ chủ trương cho rằng ơn cứu rỗi của Chúa Kitô có tính phổ quát ngược với thuyết duy tương đối”. Rutishauser cho rằng chỉ với một thái độ tích cực hơn nhiều đối với Do Thái Giáo sống động “người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo mới có thể sống trong một mối liên hệ biết đánh giá nhau cao và mới lắng nghe lẫn nhau vì đức tin”.
Tôi đã đọc bản văn gây tranh cãi này. Tôi cảm nhận rất khác: tôi thấy bản văn này được viết bởi một thần học gia Công Giáo bảo thủ, cỡ lớn để sử dụng trong nội bộ Vatican. Do đó, nó nên được đánh giá bằng các tiêu chuẩn ngôn luận công khai và liên tôn.
TUYÊN BỐ
Và dù Đức Bênêđíctô không nhắc đến tuyên bố của chúng tôi [“Giữa Giêrusalem và Rôma”] nhưng rõ ràng nó có đóng một vai trò quan trọng trong suy tư của ngài. Ngài hoàn tất trước tác của ngài 8 tuần sau khi chúng tôi đến viếng Vatican và đệ trình bản chính thức lên vị kế nhiệm ngài là Đức Phanxicô.
Bản văn của Đức Giáo Hoàng chứa đựng những gì? Đức Bênêđíctô nắm chắc hai luận điểm lớn của tuyên bố “Vì Hồng Phúc và Ơn Gọi của Thiên Chúa có tính bất khả thu hồi” do Ủy Ban Toà Thánh về Các Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái công bố năm 2015. Ngài đưa ra lập trường về hai luận điểm này như sau: thứ nhất, hiện nay Giáo Hội không còn tự coi mình là Israel mới được chọn để thay thế cho Israel nay đã bị bác bỏ nữa (như thế nay là một luận điểm lỗi thời đối với Vatican) nghĩa là lý thuyết mệnh danh là thay thế (supersessionism); thứ hai, hiện nay Giáo Hội nhìn nhận rằng giao ước của Thiên Chúa với Dân Israel có tính vĩnh viễn và bất khả thu hồi.
CÁC LUẬN ĐIỂM
Đối với Đức Bênêđíctô, hai luận điểm phải được đào sâu và làm rõ để chúng có nghĩa theo viễn tượng Kitô giáo. Đối với thuyết thay thế, Đức Bênêđíctô cho rằng nó không bao giờ hiện hữu. Ngài nhìn thấy trong nhiều nguồn Tân Ước khác nhau một xác nhận cho rằng người Do Thái sẽ tồn tại như một cộng đồng riêng biệt cho đến tận thế. Họ giữ một vị trí đặc biệt trong thần học Kitô giáo, đặc biệt như những người sở hữu Kinh thánh Do Thái, mà các Kitô hữu tiếp tục coi là lời của Thiên Chúa và là điều mà họ cam kết.
Còn khi người Do Thái và Kitô hữu giải thích Torah cách khác nhau và sống lề luật của chúng cách khác nhau, thì điều này là do các cách đọc và nền thần học khác nhau, chứ cả hai đều cam kết đối với bản văn. Vì Giáo hội của Đức Bênêđíctô chưa bao giờ chấp nhận một học lý thay thế, nên người ta chỉ có thể nói về học lý này trong các lĩnh vực chuyên biệt: ví dụ, các Kitô hữu tin rằng sau khi phá hủy đền thờ và đóng đinh Chúa Giêsu, các luật về hy lễ sẽ có một ý nghĩa cao hơn đối với các Kitô hữu và do đó sẽ được sống về phương diện tâm linh. Việc giải thích lại này không thể chấp nhận được cũng như không có ý nghĩa gì đối với người Do Thái cũng như không phù hợp với Halacha.
CHỦ NGHĨA XÉT LẠI
Luận điểm của Đức Bênêđíctô rằng học lý thay thế không bao giờ là một phần trong học thuyết của Giáo hội thực ra là chủ nghĩa xét lại phi lịch sử, một chủ nghĩa vốn làm ngơ các đau khổ thực sự đã gây ra cho người Do Thái trong nhiều thế kỷ vì học thuyết "Verus Israel" ["Israel thực sư"]. Bất chấp các cố gắng triết học của Đức Bênêđíctô, tác phẩm điêu khắc Synagoga (Nguyện Đường Do Thái) trên mặt tiền của Nhà thờ chính tòa Strasbourg vẫn là một bức điêu khắc về một người đàn bà bị bịt mắt, trong khi Ecclesia (Giáo hội) là một người đàn bà sáng mắt. Ngay cả "Judensäue" ["Con Heo Nái Do Thái"] trên các nhà thờ chính tòa Đức cũng không đột nhiên biến mất.
Luận điểm thứ hai của Đức Bênêđíctô là Giáo hội vốn tuyên nhận rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Israel là vĩnh cửu và bất khả thu hồi; và luận điểm này đặc biệt quan trọng đối với cuộc đối thoại Kitô giáo và người Do Thái giáo. Ủy ban Vatican đã đề cập đến điều này trong tuyên bố của mình như sau "Giáo Hội Công Giáo không biết và không hỗ trợ việc truyền giáo có tính định chế chuyên biệt, nhắm vào người Do Thái".
Đối với Đức Bênêđíctô, luận điểm thứ hai này “phải được coi là chính xác, nhưng về chi tiết vẫn cần nhiều minh giải và chuyên biệt hóa (specifications). Có thể cho rằng theo ý kiến của ngài, người Do Thái chỉ có thể đạt được sự cứu rỗi nhờ Chúa Giêsu.
CÁC HOÀI MONG
Nhiều nhà bình luận tỏ ra rất khó chịu vì điều trên, một điều tôi không thể hiểu nổi. Chúng ta mong đợi gì từ một vị giáo hoàng? Chúng ta có thực sự mong đợi các Kitô hữu chấp nhận Do Thái giáo như một đường tránh (detour) hợp pháp ra khỏi giáo lý của Giáo hội không?
Chúng tôi [người Do Thái] không cần sự xác nhận của Giáo hội để tin vào sự thật của Do Thái giáo. Do đó, chúng tôi có thể tin tưởng vào tổ tiên của chúng tôi, những người đã cho chúng tôi kinh Torah và sự giải thích giá trị của họ về nó trong một chuỗi liên tục từ Sinai cho đến ngày nay. Chúng tôi không phụ thuộc vào Giáo hội để nhận được sự cứu rỗi, cũng không quan tâm đến việc hợp pháp hóa đường đi của Giáo hội hoặc ban cho Giáo hội sự cứu rỗi. Chúng ta là hai tín phái độc lập khác nhau. Nhưng chúng ta cùng nhau tuyên xưng tình anh em của mình. Công trình liên tôn của chúng ta không làm lu mờ các dị biệt của chúng ta, nhưng chúng ta muốn làm việc với nhau bất chấp các khác biệt căn bản.
Một nguyên tắc quan trọng của đối thoại liên tôn là chúng ta thừa nhận quyền tự chủ của nhau và tôn trọng ranh giới tương ứng của chúng ta.
GIAO ƯỚC
Trong khi có những nhà thần học Kitô giáo, cả Công Giáo lẫn Thệ Phản, muốn thấy một giao ước đôi sau khi Thiên Chúa đã thiết lập hai cộng đồng tách biệt. Một giao ước với dân Do Thái, những người - không tin Chúa Giêsu và không tin Tân Ước – nhưng chỉ tuân thủ hoàn toàn Halacha mà vẫn đạt được sự cứu rỗi. Giao ước kia sau đó đã được thực hiện với các Kitô hữu qua trung gian của con người và giáo huấn Chúa Giêsu. Nhưng quan điểm này không phải là chính dòng.
Xin lưu ý rằng ngay cả trong các tuyên bố của Vatican có lợi nhất cho người Do Thái, vẫn luôn nói tới giao ước Ápraham chứ không bao giờ nói tới giao ước Môsê hay giao ước Sinai. Nhiều Kitô hữu hiểu sự kiện này là cho đến ngày nay Thiên Chúa vẫn không thay thế giao ước Ápraham, một giao ước được họ hiểu là có thể được giải thích dù người Do Thái không tin Chúa Giêsu, và chúng ta [người Do Thái] có liên hệ tới Người, và một giọt máu đào bao giờ cũng hơn cả một ao nước lã (máu đặc hơn nước). Tuy nhiên, với một giao ước thay thế cho Sinai, nhiều người Do Thái sẽ gặp các vấn đề thần học quan trọng, nhất là vì các tín lý cốt lõi của Kitô giáo không thể chấp nhận được về phương diện tín lý Do Thái (halachically unacceptable).
UỶ BAN
Ủy ban của Vatican cũng đang cố gắng hết sức để hiểu giao ước bất tận với Ápraham, năm 2015 gọi nó là "mầu nhiệm khôn dò của Thiên Chúa". Đức Bênêđíctô chỉ cố ý làm sáng tỏ mầu nhiệm này trong tư tưởng của Vatican.
Tuy nhiên, đề nghị của Đức Bênêđíctô về việc các Kitô hữu nên dạy người Do Thái cách hiểu các đoạn văn liên hệ trong Kinh thánh tiếng Do Thái là điều gây vấn đề. Có phải ngài bác bỏ cam kết của Ủy ban Giáo hoàng sẽ ngưng việc truyền giáo cho người Do Thái không? Trong nhiều thế kỷ, người Do Thái từng bị buộc phải cải đạo. Sau khi rất nhiều máu Do Thái đã bị đổ bởi phong trào bài Do Thái của Kitô giáo, Đức Bênêđíctô nên nói rõ ràng về việc không thể có thái độ tích cực nào đối với việc truyền giáo cho người Do Thái.
Một chủ đề thứ ba trong bản văn của Đức Bênêđíctô xứng đáng được chúng ta chú ý: Lập trường của Giáo hội đối với chủ nghĩa Zion. Đức Bênêđíctô nhìn nhận rằng việc người Do Thái trở lại với Zion là điều không thể tin được về mặt thần học. Do đó, trong nhiều thập niên, Giáo hội đã cố gắng phớt lờ bất cứ giải thích tôn giáo nào về nguồn gốc của nhà nước Israel. Đối với Giáo hội, Israel là một quốc gia giống như bất cứ quốc gia nào khác và việc công nhận nhà nước đó dựa trên tuyên bố của Vatican rằng người Do Thái cũng được quyền có một quê hương. Một cách gián tiếp, Đức Bênêđíctô hiện nay nhận rằng lập trường này khó có thể duy trì được nữa.
Căn cứ vào lời ngài cho rằng "những lời hứa của Kinh thánh như thế không thể được” nhà nước Do Thái “coi là đã thể hiện hoàn toàn", chúng ta thấy ngài ý thức rõ sự hạ giá chủ nghĩa Zion về phương diện thần học xem ra không trung thực và không nghiêm túc như thế nào. Đúng, đã đến lúc để Giáo hội nhận ra rằng việc trở về Zion có ý nghĩa tôn giáo. Mặc dù người Do Thái chúng ta tranh luận nội bộ với những người Do Thái khác về ý nghĩa tôn giáo của chủ nghĩa Zion, sự kiện là nó có ý nghĩa vẫn rõ ràng cả đối với phái Satmar Hasidim chống Zion.
LƯU ĐẦY
Như đã đề cập, bài viết của Đức Bênêđíctô có ý định trở thành một tài liệu nội bộ của Vatican. Do đó, điểm cuối cùng sau đây không phải là một lời chỉ trích, nhưng vẫn là một phản ứng quan trọng: Đức Bênêđíctô hiểu việc lưu đày của người Do Thái gần đây và lâu dài nhất hoàn toàn theo quan điểm Kitô giáo - không giống như mọi điểm chính khác, trong đó ngài cũng xét tới quan điểm của người Do Thái. Cuộc lưu đày lâu dài đã chứng tỏ rằng việc mong đợi sự xuất hiện của Đấng Mêxia theo sự hiểu biết của người Do Thái và việc xây dựng lại Israel và đền thờ là không thực tế; lời hứa ban lãnh thổ cũng lỗi thời. Không, thưa Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô, chúng tôi không tri nhận thực tại cách đó chút nào!
Trong "Giữa Giêrusalem và Rôma", chúng tôi đã nói như sau: "Khi Thiên Chúa chọn Ápraham, Ysaác và Giacốp, Người giao cho họ một sứ mệnh hai mặt để thành lập quốc gia Israel, một quốc gia sẽ để lại, định cư và thiết lập một xã hội kiểu mẫu tại đất thánh đã hứa cho Israel, trong khi cùng một lúc phục vụ như một nguồn ánh sáng cho cả nhân loại. ... Sau giờ phút đen tối nhất kể từ khi đền thờ thánh thiêng của chúng ta bị phá hủy ở Giêrusalem, khi sáu triệu anh em của chúng ta bị giết hại tàn nhẫn và than hồng xương cốt của họ còn đang âm ỉ trong các dàn hỏa táng Đức quốc xã, giao ước vĩnh cửu của Thiên Chúa lại một lần nữa được biểu lộ, khi những người sống sót của dân tộc Israel đã hồi sinh ý thức Do Thái một cách kỳ diệu. Các cộng đồng đã được tái lập khắp các nơi Phân Tán, và nhiều người Do Thái đáp lại lệnh kèn kêu gọi trở về Eretz Yisrael, nơi một quốc gia Do Thái có chủ quyền mọc lên”. Chúng tôi hiểu điều này theo lời hứa trở thành một Mamlechet Kohanim wegoj kadosch, vương quốc các tư tế và dân tộc thánh (2 Sách Môsês [ Xuất hành] 19: 6).
Kỳ tới: Bài trả lời của Đức Bênêđíctô XVI
Như đã nói, thoạt đầu tiểu luận trên của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI viết cho nội bộ Ủy Ban Liên Hệ Tôn Giáo với người Do Thái, nhưng rồi nhận thấy các nhận định của Đức Bênêđíctô XVI hữu ích cho cuộc đối thoại giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo, Chủ Tịch Ủy Ban là Đức Hồng Y Kurt Koch, đã quyết định cho phổ biến công khai trên tờ Communio số Xuân 2018. Chính vì thế, tiểu luận đã được nhiều người lên tiếng, có lúc rất gay gắt, nhưng cuối cùng quan điểm của Đức Bênêđíctô XVI được coi là trung thực và phản ảnh viễn kiến đúng đắn của Kitô Giáo và là nền tảng của cuộc đối thoại Do Thái-Kitô giáo hiện nay.
Trong số các thần học gia Công Giáo có Cha Christian M. Rutishauser, Bề trên Tỉnh Dòng Tên Thụy Sĩ, lên tiếng với bài “The Unrevoked Covenant” đăng trên Stimmen der Zeit 10 (tháng 10, 2018) cho rằng bài nhận định của Đức Bênêđíctô XVI làm rối loạn cuộc đối thoại Do Thái – Công Giáo. Vì một đàng, bài nhận định đã dành cho thuyết “thay thế” (supersessionism=Giáo hội đã thay thế Israel) một tính đáng kính mới và đàng khác, học lý “giao ước không bao giờ bị thu hồi” về lâu về dài sẽ không còn giá trị vì Giao Ước của Thiên Chúa với Israel tại Sinai đã “được biến đổi” trong Chúa Kitô nên, thực tế, đã bị thay thế.
Tuy nhiên, một giáo sĩ cao cấp trong Do Thái là Arie Floger, Trưởng Giáo Sĩ của Vienna, trên tạp chí Jüdische Allgemeine, số 19 tháng Bẩy, 2018, lại có một nhận định khác khi chỉ đặt câu hỏi phải chăng tiểu luận “Gây nguy hiểm cho đối thoại?” và do đó, hai bên đã khởi sự một cuộc trao đổi hữu ích. Chúng tôi chuyển ngữ các nhận định qua lại giữa hai vị.
1.Nhận định của Trưởng Giáo Sĩ Do Thái Giáo tại Vienna
Cùng một lúc với việc các đại diện Do Thái Giáo và Công Giáo tụ họp nhau ở Vienna ngày 26 tháng 10 năm ngoái để cử hành việc hân hoan trình bầy ấn bản tiếng Đức bản tuyên ngôn của giới giáo sĩ Do Thái Giáo “Giữa Giêrusalem và Rôma”, thì mực các dòng cuối cùng trong một bản văn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vẫn chưa khô. Nay thì nó đã xuất hiện trên tạp chí thần học Communio – và đang tạo ra các hàng tít lớn.
Trong tranh luận công cộng, người ta cho hay bản văn ấy hành động ngược lại tinh thần của tuyên ngôn Nostra Aetate đã có từ hơn 50 năm nay và có thể gây nguy hiểm cho cuộc đối thoại Công Giáo-Do Thái Giáo, thậm chí đặt nền cho một chủ nghĩa bài Do Thái mới của Kitô Giáo. Điều ấy có đúng không?
DÀNH QUYỀN CỨU RỖI
Đối với thần học gia Dòng Tên Christian Rutishauser, bản văn gây thất vọng nhiều mặt. Rutishauer viết trên Neue Züricher Zeitung rằng nó vượt ra ngoài mục đích của nó nếu nó quả nhằm “bảo vệ chủ trương cho rằng ơn cứu rỗi của Chúa Kitô có tính phổ quát ngược với thuyết duy tương đối”. Rutishauser cho rằng chỉ với một thái độ tích cực hơn nhiều đối với Do Thái Giáo sống động “người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo mới có thể sống trong một mối liên hệ biết đánh giá nhau cao và mới lắng nghe lẫn nhau vì đức tin”.
Tôi đã đọc bản văn gây tranh cãi này. Tôi cảm nhận rất khác: tôi thấy bản văn này được viết bởi một thần học gia Công Giáo bảo thủ, cỡ lớn để sử dụng trong nội bộ Vatican. Do đó, nó nên được đánh giá bằng các tiêu chuẩn ngôn luận công khai và liên tôn.
TUYÊN BỐ
Và dù Đức Bênêđíctô không nhắc đến tuyên bố của chúng tôi [“Giữa Giêrusalem và Rôma”] nhưng rõ ràng nó có đóng một vai trò quan trọng trong suy tư của ngài. Ngài hoàn tất trước tác của ngài 8 tuần sau khi chúng tôi đến viếng Vatican và đệ trình bản chính thức lên vị kế nhiệm ngài là Đức Phanxicô.
Bản văn của Đức Giáo Hoàng chứa đựng những gì? Đức Bênêđíctô nắm chắc hai luận điểm lớn của tuyên bố “Vì Hồng Phúc và Ơn Gọi của Thiên Chúa có tính bất khả thu hồi” do Ủy Ban Toà Thánh về Các Liên Hệ Tôn Giáo với Người Do Thái công bố năm 2015. Ngài đưa ra lập trường về hai luận điểm này như sau: thứ nhất, hiện nay Giáo Hội không còn tự coi mình là Israel mới được chọn để thay thế cho Israel nay đã bị bác bỏ nữa (như thế nay là một luận điểm lỗi thời đối với Vatican) nghĩa là lý thuyết mệnh danh là thay thế (supersessionism); thứ hai, hiện nay Giáo Hội nhìn nhận rằng giao ước của Thiên Chúa với Dân Israel có tính vĩnh viễn và bất khả thu hồi.
CÁC LUẬN ĐIỂM
Đối với Đức Bênêđíctô, hai luận điểm phải được đào sâu và làm rõ để chúng có nghĩa theo viễn tượng Kitô giáo. Đối với thuyết thay thế, Đức Bênêđíctô cho rằng nó không bao giờ hiện hữu. Ngài nhìn thấy trong nhiều nguồn Tân Ước khác nhau một xác nhận cho rằng người Do Thái sẽ tồn tại như một cộng đồng riêng biệt cho đến tận thế. Họ giữ một vị trí đặc biệt trong thần học Kitô giáo, đặc biệt như những người sở hữu Kinh thánh Do Thái, mà các Kitô hữu tiếp tục coi là lời của Thiên Chúa và là điều mà họ cam kết.
Còn khi người Do Thái và Kitô hữu giải thích Torah cách khác nhau và sống lề luật của chúng cách khác nhau, thì điều này là do các cách đọc và nền thần học khác nhau, chứ cả hai đều cam kết đối với bản văn. Vì Giáo hội của Đức Bênêđíctô chưa bao giờ chấp nhận một học lý thay thế, nên người ta chỉ có thể nói về học lý này trong các lĩnh vực chuyên biệt: ví dụ, các Kitô hữu tin rằng sau khi phá hủy đền thờ và đóng đinh Chúa Giêsu, các luật về hy lễ sẽ có một ý nghĩa cao hơn đối với các Kitô hữu và do đó sẽ được sống về phương diện tâm linh. Việc giải thích lại này không thể chấp nhận được cũng như không có ý nghĩa gì đối với người Do Thái cũng như không phù hợp với Halacha.
CHỦ NGHĨA XÉT LẠI
Luận điểm của Đức Bênêđíctô rằng học lý thay thế không bao giờ là một phần trong học thuyết của Giáo hội thực ra là chủ nghĩa xét lại phi lịch sử, một chủ nghĩa vốn làm ngơ các đau khổ thực sự đã gây ra cho người Do Thái trong nhiều thế kỷ vì học thuyết "Verus Israel" ["Israel thực sư"]. Bất chấp các cố gắng triết học của Đức Bênêđíctô, tác phẩm điêu khắc Synagoga (Nguyện Đường Do Thái) trên mặt tiền của Nhà thờ chính tòa Strasbourg vẫn là một bức điêu khắc về một người đàn bà bị bịt mắt, trong khi Ecclesia (Giáo hội) là một người đàn bà sáng mắt. Ngay cả "Judensäue" ["Con Heo Nái Do Thái"] trên các nhà thờ chính tòa Đức cũng không đột nhiên biến mất.
Luận điểm thứ hai của Đức Bênêđíctô là Giáo hội vốn tuyên nhận rằng giao ước của Thiên Chúa với dân Israel là vĩnh cửu và bất khả thu hồi; và luận điểm này đặc biệt quan trọng đối với cuộc đối thoại Kitô giáo và người Do Thái giáo. Ủy ban Vatican đã đề cập đến điều này trong tuyên bố của mình như sau "Giáo Hội Công Giáo không biết và không hỗ trợ việc truyền giáo có tính định chế chuyên biệt, nhắm vào người Do Thái".
Đối với Đức Bênêđíctô, luận điểm thứ hai này “phải được coi là chính xác, nhưng về chi tiết vẫn cần nhiều minh giải và chuyên biệt hóa (specifications). Có thể cho rằng theo ý kiến của ngài, người Do Thái chỉ có thể đạt được sự cứu rỗi nhờ Chúa Giêsu.
CÁC HOÀI MONG
Nhiều nhà bình luận tỏ ra rất khó chịu vì điều trên, một điều tôi không thể hiểu nổi. Chúng ta mong đợi gì từ một vị giáo hoàng? Chúng ta có thực sự mong đợi các Kitô hữu chấp nhận Do Thái giáo như một đường tránh (detour) hợp pháp ra khỏi giáo lý của Giáo hội không?
Chúng tôi [người Do Thái] không cần sự xác nhận của Giáo hội để tin vào sự thật của Do Thái giáo. Do đó, chúng tôi có thể tin tưởng vào tổ tiên của chúng tôi, những người đã cho chúng tôi kinh Torah và sự giải thích giá trị của họ về nó trong một chuỗi liên tục từ Sinai cho đến ngày nay. Chúng tôi không phụ thuộc vào Giáo hội để nhận được sự cứu rỗi, cũng không quan tâm đến việc hợp pháp hóa đường đi của Giáo hội hoặc ban cho Giáo hội sự cứu rỗi. Chúng ta là hai tín phái độc lập khác nhau. Nhưng chúng ta cùng nhau tuyên xưng tình anh em của mình. Công trình liên tôn của chúng ta không làm lu mờ các dị biệt của chúng ta, nhưng chúng ta muốn làm việc với nhau bất chấp các khác biệt căn bản.
Một nguyên tắc quan trọng của đối thoại liên tôn là chúng ta thừa nhận quyền tự chủ của nhau và tôn trọng ranh giới tương ứng của chúng ta.
GIAO ƯỚC
Trong khi có những nhà thần học Kitô giáo, cả Công Giáo lẫn Thệ Phản, muốn thấy một giao ước đôi sau khi Thiên Chúa đã thiết lập hai cộng đồng tách biệt. Một giao ước với dân Do Thái, những người - không tin Chúa Giêsu và không tin Tân Ước – nhưng chỉ tuân thủ hoàn toàn Halacha mà vẫn đạt được sự cứu rỗi. Giao ước kia sau đó đã được thực hiện với các Kitô hữu qua trung gian của con người và giáo huấn Chúa Giêsu. Nhưng quan điểm này không phải là chính dòng.
Xin lưu ý rằng ngay cả trong các tuyên bố của Vatican có lợi nhất cho người Do Thái, vẫn luôn nói tới giao ước Ápraham chứ không bao giờ nói tới giao ước Môsê hay giao ước Sinai. Nhiều Kitô hữu hiểu sự kiện này là cho đến ngày nay Thiên Chúa vẫn không thay thế giao ước Ápraham, một giao ước được họ hiểu là có thể được giải thích dù người Do Thái không tin Chúa Giêsu, và chúng ta [người Do Thái] có liên hệ tới Người, và một giọt máu đào bao giờ cũng hơn cả một ao nước lã (máu đặc hơn nước). Tuy nhiên, với một giao ước thay thế cho Sinai, nhiều người Do Thái sẽ gặp các vấn đề thần học quan trọng, nhất là vì các tín lý cốt lõi của Kitô giáo không thể chấp nhận được về phương diện tín lý Do Thái (halachically unacceptable).
UỶ BAN
Ủy ban của Vatican cũng đang cố gắng hết sức để hiểu giao ước bất tận với Ápraham, năm 2015 gọi nó là "mầu nhiệm khôn dò của Thiên Chúa". Đức Bênêđíctô chỉ cố ý làm sáng tỏ mầu nhiệm này trong tư tưởng của Vatican.
Tuy nhiên, đề nghị của Đức Bênêđíctô về việc các Kitô hữu nên dạy người Do Thái cách hiểu các đoạn văn liên hệ trong Kinh thánh tiếng Do Thái là điều gây vấn đề. Có phải ngài bác bỏ cam kết của Ủy ban Giáo hoàng sẽ ngưng việc truyền giáo cho người Do Thái không? Trong nhiều thế kỷ, người Do Thái từng bị buộc phải cải đạo. Sau khi rất nhiều máu Do Thái đã bị đổ bởi phong trào bài Do Thái của Kitô giáo, Đức Bênêđíctô nên nói rõ ràng về việc không thể có thái độ tích cực nào đối với việc truyền giáo cho người Do Thái.
Một chủ đề thứ ba trong bản văn của Đức Bênêđíctô xứng đáng được chúng ta chú ý: Lập trường của Giáo hội đối với chủ nghĩa Zion. Đức Bênêđíctô nhìn nhận rằng việc người Do Thái trở lại với Zion là điều không thể tin được về mặt thần học. Do đó, trong nhiều thập niên, Giáo hội đã cố gắng phớt lờ bất cứ giải thích tôn giáo nào về nguồn gốc của nhà nước Israel. Đối với Giáo hội, Israel là một quốc gia giống như bất cứ quốc gia nào khác và việc công nhận nhà nước đó dựa trên tuyên bố của Vatican rằng người Do Thái cũng được quyền có một quê hương. Một cách gián tiếp, Đức Bênêđíctô hiện nay nhận rằng lập trường này khó có thể duy trì được nữa.
Căn cứ vào lời ngài cho rằng "những lời hứa của Kinh thánh như thế không thể được” nhà nước Do Thái “coi là đã thể hiện hoàn toàn", chúng ta thấy ngài ý thức rõ sự hạ giá chủ nghĩa Zion về phương diện thần học xem ra không trung thực và không nghiêm túc như thế nào. Đúng, đã đến lúc để Giáo hội nhận ra rằng việc trở về Zion có ý nghĩa tôn giáo. Mặc dù người Do Thái chúng ta tranh luận nội bộ với những người Do Thái khác về ý nghĩa tôn giáo của chủ nghĩa Zion, sự kiện là nó có ý nghĩa vẫn rõ ràng cả đối với phái Satmar Hasidim chống Zion.
LƯU ĐẦY
Như đã đề cập, bài viết của Đức Bênêđíctô có ý định trở thành một tài liệu nội bộ của Vatican. Do đó, điểm cuối cùng sau đây không phải là một lời chỉ trích, nhưng vẫn là một phản ứng quan trọng: Đức Bênêđíctô hiểu việc lưu đày của người Do Thái gần đây và lâu dài nhất hoàn toàn theo quan điểm Kitô giáo - không giống như mọi điểm chính khác, trong đó ngài cũng xét tới quan điểm của người Do Thái. Cuộc lưu đày lâu dài đã chứng tỏ rằng việc mong đợi sự xuất hiện của Đấng Mêxia theo sự hiểu biết của người Do Thái và việc xây dựng lại Israel và đền thờ là không thực tế; lời hứa ban lãnh thổ cũng lỗi thời. Không, thưa Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô, chúng tôi không tri nhận thực tại cách đó chút nào!
Trong "Giữa Giêrusalem và Rôma", chúng tôi đã nói như sau: "Khi Thiên Chúa chọn Ápraham, Ysaác và Giacốp, Người giao cho họ một sứ mệnh hai mặt để thành lập quốc gia Israel, một quốc gia sẽ để lại, định cư và thiết lập một xã hội kiểu mẫu tại đất thánh đã hứa cho Israel, trong khi cùng một lúc phục vụ như một nguồn ánh sáng cho cả nhân loại. ... Sau giờ phút đen tối nhất kể từ khi đền thờ thánh thiêng của chúng ta bị phá hủy ở Giêrusalem, khi sáu triệu anh em của chúng ta bị giết hại tàn nhẫn và than hồng xương cốt của họ còn đang âm ỉ trong các dàn hỏa táng Đức quốc xã, giao ước vĩnh cửu của Thiên Chúa lại một lần nữa được biểu lộ, khi những người sống sót của dân tộc Israel đã hồi sinh ý thức Do Thái một cách kỳ diệu. Các cộng đồng đã được tái lập khắp các nơi Phân Tán, và nhiều người Do Thái đáp lại lệnh kèn kêu gọi trở về Eretz Yisrael, nơi một quốc gia Do Thái có chủ quyền mọc lên”. Chúng tôi hiểu điều này theo lời hứa trở thành một Mamlechet Kohanim wegoj kadosch, vương quốc các tư tế và dân tộc thánh (2 Sách Môsês [ Xuất hành] 19: 6).
Kỳ tới: Bài trả lời của Đức Bênêđíctô XVI
“Hãy Nâng Tâm Hồn Lên” Trong Phong Trào Phụng Vụ Thế Kỷ XX
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
10:00 18/05/2019
Phong trào Phụng vụ?
Phong trào Phụng vụ nảy sinh từ ước vọng muốn cho hành động phụng vụ được đích thực hơn, và từ nhu cầu lôi cuốn tín hữu tham dự một cách trực tiếp hơn vào việc cử hành phụng vụ, vì cho tới lúc bấy giờ họ thường tham dự một cách thụ động.
Nói về Phong trào Phụng vụ, trước hết phải kể đến Guéranger (1805-1875) vốn là người biên soạn tác phẩm Institutions liturgiques (gồm 3 tập - ra đời trong các năm 1840-1841-1851) nhằm khảo sát lịch sử truyền thống phụng vụ từ Israel cổ cho tới thời đại của Guéranger. Tác phẩm này đã trở thành như tiếng trống khai mào cho Phong trào Phụng vụ diễn ra mà sẽ dẫn đến việc phục hồi và thống nhất phụng vụ Rôma trong tương lai.[1]
Tuy nhiên, hầu hết các nhà lịch sử đều đồng ý rằng chính Dom Lambert Beauduin (1873-1960) mới thực thụ là cha đẻ hay người tiên phong của phong trào này. Năm 1909, Dom Lamber Beauduin đã khai sinh ra Phong trào Phụng vụ tại một hội nghị lao động Công Giáo quốc gia được tổ chức tại Malines với bài diễn văn mang tính lịch sử về chủ đề “Kinh nguyện thật sự của Giáo Hội” (La vraie prière de l’église) như đã từng đệ trình trong Tổng Tu nghị của Dòng Biển Đức 2 tháng trước đó (tức tháng 7 năm 1909). Bài này làm cho phụng vụ có một sức sống mới theo khởi hứng của Dom Guéranger. Trong cuốn sách nhỏ của mình có tựa đề là La Piété de l' Eglise, Beauduin là người đầu tiên nỗ lực phát triển thần học về sự tham dự tích cực vào phụng vụ dựa trên chức tư tế của Chúa Kitô, Giáo Hội là nhiệm thể của Ngài và tất cả mọi tín hữu đều được chia sẻ vào chức vụ tư tế đó. Sức sống mới bắt đầu từ đan viện tại Bỉ của Dom Lamber Beauduin đã lan ra dân chúng trong các giáo xứ ở khắp nơi.
Từ năm 1918, đan viện Maria Laach bên Đức đã trở thành trung tâm thúc đẩy Phong trào Phụng vụ phát tiển với việc đan sĩ J. Herrwegen (1874-1946) cho phát hành tập đầu tiên của Nguyệt san Ecclesia orans (Giáo Hội cầu nguyện), nhờ đó các tín hữu biết cầu nguyện với phụng vụ và nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ nhờ phụng vụ. Ba năm sau, đan viện lại chora đời một trong các ấn hành về khoa học phụng vụ có phẩm chất nhất: đó là Jahrbuch fuer Liturgiewissenschaft (Niên Tập Khoa Học Phụng Vụ), với mục đích xây dựng một nền tảng thần học cho Phong trào Phụng vụ. Trong bối cảnh đó nổi bật lên gương mặt và hoạt động của đan sĩ O. Casel.
Phong trào Phụng vụ còn có một báo cáo liên quan đến chuyển dịch Sách lễ Rôma ra tiếng địa phương, xuất bản Sách lễ dành cho giáo dân, mở các khóa học phụng vụ, xuất bản tạp chí Phụng vụ Những Vấn Nạn Phụng Vụ. Từ năm 1920, tại Pháp, Sách Lễ của Dom Lefebvre dịch những lời nguyện trong Thánh Lễ ra ngôn ngữ của dân chúng nhằm giúp họ tiện dụng trong Thánh Lễ và cho phép họ tham dự nhiều hơn vào phụng vụ. Năm 1943, Trung Tâm Mục Vụ Phụng vụ được thành lập. Trung tâm này xuất bản tạp chí La Maison - Dieu để phổ biến những sáng kiến phụng vụ, huấn luyện về mục vụ phụng vụ và tìm hiểu nguồn gốc phụng vụ. Kể từ năm 1950, dân Pháp liên kết với tạp chí La Maison - Dieu để tổ chức những Hội nghị Quốc tế về Phụng vụ trong đó các tham dự viên bàn về việc dùng tiếng địa phương, đồng tế cũng như khởi sự hình thành và lan rộng những nhóm phụng vụ tại giáo xứ. Các tuần phụng vụ tổ chức tại Mont-César khiến cho Phong trào Phụng vụ lan nhanh ở Pháp và trong các quốc gia tại u châu, rồi từ từ vén mở cho thấy một trong các yếu tố định đoạt nhất của việc canh tân Giáo Hội.
Những người khởi xướng Phong trào Phụng vụ muốn xoáy sâu vào việc canh tân phụng vụ thánh bằng cách xem xét lại chính các bản văn phụng vụ. Họ tin rằng nếu như thẩm tra lại những bẳn văn này, mỗi tín hữu sẽ có thể hiểu biết một cách sâu xa hơn không những mục tiêu của phụng vụ mà còn cả các phương thế để đạt đến mục tiêu ấy một cách hiệu quả nhất bao nhiêu có thể.
“Hãy nâng tâm hồn lên” trong Phong trào Phụng vụ
Sử dụng chính những lời trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, Hellriegel đã nỗ lực mô tả chức năng và mục đích của cuộc đối thoại này tại Tuần Phụng vụ Quốc gia được tổ chức vào năm 1951 ở Dubuquem, bang Iowa (Hoa Kỳ). Theo đó, Hellriegel chỉ ra rằng trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, vị tư tế và các tín hữu tham dự Thánh lễ hợp nhất với nhau hầu đi đến Hy tế Thánh Thể sắp diễn ra:
Vị chủ tế khởi sự kinh Tiền tụng lớn, đây là “Kinh nguyện Thánh Thể” cổ xưa mà chính thức khai mở Lễ quy của Thánh lễ. Trong một cách thức rất thực, nó hợp nhất chúng ta, dưới sự chủ tọa của linh mục, cùng với các thiên thần và các thánh trên trời, chung tiếng hát lên bài ca chúc tụng không cùng: “Thật là chính đáng” khi chúng ta hành động như thế, bấy giờ, chúng ta “nâng cả tâm hồn lên” nữa và đôi tay với hiến lễ thánh còn tâm trí thì luôn hướng về gia sản vinh quang của chúng ta nhờ Chúa Kitô, và hướng về vương quốc của Ngài.[2]
Mặc dầu nói đến toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể, thế nhưng Hellriegel muốn diễn tả rằng những lời của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” trình bày một cái nhìn duy nhất về những gì sẽ diễn ra trong chính Lễ quy. Ba lần xướng đáp miêu tả sự việc chẳng bao lâu nữa sẽ diễn ra trong và qua bí tích Thánh Thể: Khi tiến dâng chính mình lên Cha trên trời, các tín hữu hợp nhất trong và qua Hy tế Thánh Thể mà trở nên một phần của hành động tiến dâng vốn dĩ tôn vinh Thiên Chúa cách trọn vẹn và đem đến hiệu quả là thánh hóa nhân loại.
Một diễn giải khác về cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” đến từ Joseph Kreuer, OSB. Vị đan sĩ này sử dụng vừa các công trình của phụng vụ thánh lẫn tác phẩm của các giáo phụ để giải thích phần đặc biệt này của Thánh lễ:
“Hãy nâng tâm hồn lên” của Thánh lễ nhắc nhớ chúng ta những lời trong bài Thánh Thư của thứ Bảy Tuần Thánh: “Hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới.” Thánh Augustinô viết: “Chúng ta được mời gọi để nâng tâm hồn lên. Đây không phải là bổn phận của các chi thể của Chúa Kitô sao? Anh chị em đã trở thành chi thể của Chúa Kitô, vậy thì đầu của anh chị em ở đâu? Anh chị em nhắc lại những gì trong kinh Tin kính? “Và ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, Ngài lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng.” Đây là lý do tại sao Hội Thánh mời gọi anh chị em nâng tâm hồn lên với Chúa; và lời đáp của anh chị em là “Chúng con đang hướng tâm hồn mình lên Chúa.[3]
Joseph Kreuer nối kết cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” với mục tiêu thứ hai của phụng vụ, tức là thánh hóa nhân loại. Ngài tin rằng những lời trong cuộc đối thoại này tượng trưng cho hành động sắp diễn ra trong linh hồn và lòng tâm trí của các tín hữu đang hiện diện. Vì thế, ngài tiếp tục phát biểu:
Theo những lời của phụng vụ, chúng ta phải được “đổi mới cả thân xác lẫn linh hồn” (Lời Tổng nguyện thứ Bảy Tuần Thánh) và “được thanh tẩy khỏi mọi vết nhơ con người cũ và biến đổi thành thọ tạo mới” (Lời nguyện [sau] Hiệp lễ thứ Tư trong tuần Phục sinh). Để sản sinh ra những hoa trái này, chúng ta phải đem ra thực hành những điều Hội Thánh đã dạy trong bài thánh thư đọc hôm thứ Bảy Tuần Thánh: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới” (Col 3, 1-2).[4]
Joseph Kreuer giải thích rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là sự diễn tả ra bên ngoài một cách trọn vẹn thái độ cầu nguyện nội tâm mà tất cả các tín hữu được mời gọi đi tới. Vì tín hữu là chi thể của Thân mình Chúa Kitô, cho nên phải bắt chước gương mẫu của Ngài – không thể chỉ theo Ngài vào thiên đàng với thân xác, nhưng các tín hữu còn phải nỗ lực để đi theo Ngài với cả lòng trí của mình nữa. Điều chúng ta có thể học được từ ví dụ này là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” không chỉ được diễn dịch như một phần lõi của chính Kinh nguyện Thánh Thể, như đã thấy ở trên, mà còn diễn tả thái độ cần thiết cho toàn bộ đời sống của người Kitô hữu nữa.
Joseph Kreuer tiếp tục thắt nối cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” với không chỉ đời sống của Kitô hữu trên trần gian, mà còn chứng tỏ cuộc đối thoại này tượng trưng cho sự toàn vẹn của đời sống Kitô hữu, cùng với các thiên thần và các thánh. Thái độ này trong kinh nguyện của người Kitô hữu là cần thiết để tôn vinh Thiên Chúa.
“Hãy nâng tâm hồn lên” là sự kết hợp của Hội Thánh trên trời với Hội Thánh dưới trần; “Hãy nâng tâm hồn lên” ghi dấu chiến thắng trên sự chết, trên sự chia rẽ. Cùng với tất cả các thiên thần, chúng ta công bố lòng thương xót và sự vĩ đại của Thiên Chúa. Do vậy, thực thi và hoạt động như những công dân nước trời, chúng ta hòa nhập tiếng nói của mình với tiếng hát của ca đoàn thiên thần mà reo lên: Thánh! Thánh!Chí Thánh! trời đất đầy vinh quang Chúa.[5]
Xem xét những gì các giáo phụ đã nói, chúng ta nhận ra rằng một số các vị khởi xướng Phong trào Phụng vụ có lẽ chỉ là lặp lại ý tưởng của giáo phụ mà thôi: cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là sự tán đồng của các tín hữu đang quy tụ đối với những gì sắp xảy ra (Hy tế của Chúa Kitô).
Do đó, đúng như vậy, từ những ngày xa xưa nhất, vị chủ tế đã luôn luôn mời gọi cộng đoàn: “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta”: chúng ta hãy cùng nhau tiến dâng nghi thức tạ ơn này, Hy lễ Tạ ơn này. Và khi kinh nguyện vĩ đại - hành vi tạ ơn này hoàn tất, tất cả dân chúng phải làm chứng cho sự tham gia của mình bằng việc thưa “Amen” – điều này hẳn muốn diễn tả rằng: “Ngài đã nói và hành động thay cho chúng tôi.[6]
Chúng ta có thể nhận ra trong các nguồn tài liệu của Phong trào Phụng vụ cũng chứa đựng những chủ đề tương tự như các giáo phụ thời xưa. Theo đó, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là một sự biểu hiện của Nhiệm Thể Chúa Kitô; nhờ được lôi kéo vào trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, các tín hữu được tháp nhập vào trong Hy tế Thánh Thể của Ngài. Hơn nữa, đó cũng là phương thế mà các tín hữu, vừa một cách cộng thể vừa một cách đơn độc, tiến dâng hy lễ của họ lên Cha
trên trời. Hậu nhiên, cuộc đối thoại này là một sự thể hiện lý tưởng của thái độ mà mọi Ki tô hữu phải có khi cầu nguyện.
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Xc. Robert L. Tuzik, Leaders of the Liturgical Movement (Chicago: Liturgy Training Publications, 1990), 17-22.
[2] Martin B. Hellrigel, “A Demonstration of Low Mass”, National Liturgical Week held at Loras College, Duquque, Iowa, August 20-23, 1951 (Conception, MO: The Liturgical Conference, 1951), 10.
[3]Joseph Kreuer, OSB, “Resurrection”, Orate Fratres 5 (April 1931): 252.
[4]Joseph Kreuer, OSB, “Resurrection”, 251.
[5]Joseph Kreuer, OSB, “Resurrection”, 252.
[6] Godfrey Diekmann, OSB, “With Christ in the Mass”, National Liturgical heldin Porland, Oregon, August 18-21, 1947 (Boston, MA: The Liturgical Conference, 1948), 46.
Phong trào Phụng vụ nảy sinh từ ước vọng muốn cho hành động phụng vụ được đích thực hơn, và từ nhu cầu lôi cuốn tín hữu tham dự một cách trực tiếp hơn vào việc cử hành phụng vụ, vì cho tới lúc bấy giờ họ thường tham dự một cách thụ động.
Nói về Phong trào Phụng vụ, trước hết phải kể đến Guéranger (1805-1875) vốn là người biên soạn tác phẩm Institutions liturgiques (gồm 3 tập - ra đời trong các năm 1840-1841-1851) nhằm khảo sát lịch sử truyền thống phụng vụ từ Israel cổ cho tới thời đại của Guéranger. Tác phẩm này đã trở thành như tiếng trống khai mào cho Phong trào Phụng vụ diễn ra mà sẽ dẫn đến việc phục hồi và thống nhất phụng vụ Rôma trong tương lai.[1]
Tuy nhiên, hầu hết các nhà lịch sử đều đồng ý rằng chính Dom Lambert Beauduin (1873-1960) mới thực thụ là cha đẻ hay người tiên phong của phong trào này. Năm 1909, Dom Lamber Beauduin đã khai sinh ra Phong trào Phụng vụ tại một hội nghị lao động Công Giáo quốc gia được tổ chức tại Malines với bài diễn văn mang tính lịch sử về chủ đề “Kinh nguyện thật sự của Giáo Hội” (La vraie prière de l’église) như đã từng đệ trình trong Tổng Tu nghị của Dòng Biển Đức 2 tháng trước đó (tức tháng 7 năm 1909). Bài này làm cho phụng vụ có một sức sống mới theo khởi hứng của Dom Guéranger. Trong cuốn sách nhỏ của mình có tựa đề là La Piété de l' Eglise, Beauduin là người đầu tiên nỗ lực phát triển thần học về sự tham dự tích cực vào phụng vụ dựa trên chức tư tế của Chúa Kitô, Giáo Hội là nhiệm thể của Ngài và tất cả mọi tín hữu đều được chia sẻ vào chức vụ tư tế đó. Sức sống mới bắt đầu từ đan viện tại Bỉ của Dom Lamber Beauduin đã lan ra dân chúng trong các giáo xứ ở khắp nơi.
Từ năm 1918, đan viện Maria Laach bên Đức đã trở thành trung tâm thúc đẩy Phong trào Phụng vụ phát tiển với việc đan sĩ J. Herrwegen (1874-1946) cho phát hành tập đầu tiên của Nguyệt san Ecclesia orans (Giáo Hội cầu nguyện), nhờ đó các tín hữu biết cầu nguyện với phụng vụ và nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ nhờ phụng vụ. Ba năm sau, đan viện lại chora đời một trong các ấn hành về khoa học phụng vụ có phẩm chất nhất: đó là Jahrbuch fuer Liturgiewissenschaft (Niên Tập Khoa Học Phụng Vụ), với mục đích xây dựng một nền tảng thần học cho Phong trào Phụng vụ. Trong bối cảnh đó nổi bật lên gương mặt và hoạt động của đan sĩ O. Casel.
Phong trào Phụng vụ còn có một báo cáo liên quan đến chuyển dịch Sách lễ Rôma ra tiếng địa phương, xuất bản Sách lễ dành cho giáo dân, mở các khóa học phụng vụ, xuất bản tạp chí Phụng vụ Những Vấn Nạn Phụng Vụ. Từ năm 1920, tại Pháp, Sách Lễ của Dom Lefebvre dịch những lời nguyện trong Thánh Lễ ra ngôn ngữ của dân chúng nhằm giúp họ tiện dụng trong Thánh Lễ và cho phép họ tham dự nhiều hơn vào phụng vụ. Năm 1943, Trung Tâm Mục Vụ Phụng vụ được thành lập. Trung tâm này xuất bản tạp chí La Maison - Dieu để phổ biến những sáng kiến phụng vụ, huấn luyện về mục vụ phụng vụ và tìm hiểu nguồn gốc phụng vụ. Kể từ năm 1950, dân Pháp liên kết với tạp chí La Maison - Dieu để tổ chức những Hội nghị Quốc tế về Phụng vụ trong đó các tham dự viên bàn về việc dùng tiếng địa phương, đồng tế cũng như khởi sự hình thành và lan rộng những nhóm phụng vụ tại giáo xứ. Các tuần phụng vụ tổ chức tại Mont-César khiến cho Phong trào Phụng vụ lan nhanh ở Pháp và trong các quốc gia tại u châu, rồi từ từ vén mở cho thấy một trong các yếu tố định đoạt nhất của việc canh tân Giáo Hội.
Những người khởi xướng Phong trào Phụng vụ muốn xoáy sâu vào việc canh tân phụng vụ thánh bằng cách xem xét lại chính các bản văn phụng vụ. Họ tin rằng nếu như thẩm tra lại những bẳn văn này, mỗi tín hữu sẽ có thể hiểu biết một cách sâu xa hơn không những mục tiêu của phụng vụ mà còn cả các phương thế để đạt đến mục tiêu ấy một cách hiệu quả nhất bao nhiêu có thể.
“Hãy nâng tâm hồn lên” trong Phong trào Phụng vụ
Sử dụng chính những lời trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, Hellriegel đã nỗ lực mô tả chức năng và mục đích của cuộc đối thoại này tại Tuần Phụng vụ Quốc gia được tổ chức vào năm 1951 ở Dubuquem, bang Iowa (Hoa Kỳ). Theo đó, Hellriegel chỉ ra rằng trong cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên”, vị tư tế và các tín hữu tham dự Thánh lễ hợp nhất với nhau hầu đi đến Hy tế Thánh Thể sắp diễn ra:
Vị chủ tế khởi sự kinh Tiền tụng lớn, đây là “Kinh nguyện Thánh Thể” cổ xưa mà chính thức khai mở Lễ quy của Thánh lễ. Trong một cách thức rất thực, nó hợp nhất chúng ta, dưới sự chủ tọa của linh mục, cùng với các thiên thần và các thánh trên trời, chung tiếng hát lên bài ca chúc tụng không cùng: “Thật là chính đáng” khi chúng ta hành động như thế, bấy giờ, chúng ta “nâng cả tâm hồn lên” nữa và đôi tay với hiến lễ thánh còn tâm trí thì luôn hướng về gia sản vinh quang của chúng ta nhờ Chúa Kitô, và hướng về vương quốc của Ngài.[2]
Mặc dầu nói đến toàn bộ Kinh nguyện Thánh Thể, thế nhưng Hellriegel muốn diễn tả rằng những lời của cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” trình bày một cái nhìn duy nhất về những gì sẽ diễn ra trong chính Lễ quy. Ba lần xướng đáp miêu tả sự việc chẳng bao lâu nữa sẽ diễn ra trong và qua bí tích Thánh Thể: Khi tiến dâng chính mình lên Cha trên trời, các tín hữu hợp nhất trong và qua Hy tế Thánh Thể mà trở nên một phần của hành động tiến dâng vốn dĩ tôn vinh Thiên Chúa cách trọn vẹn và đem đến hiệu quả là thánh hóa nhân loại.
Một diễn giải khác về cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” đến từ Joseph Kreuer, OSB. Vị đan sĩ này sử dụng vừa các công trình của phụng vụ thánh lẫn tác phẩm của các giáo phụ để giải thích phần đặc biệt này của Thánh lễ:
“Hãy nâng tâm hồn lên” của Thánh lễ nhắc nhớ chúng ta những lời trong bài Thánh Thư của thứ Bảy Tuần Thánh: “Hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới.” Thánh Augustinô viết: “Chúng ta được mời gọi để nâng tâm hồn lên. Đây không phải là bổn phận của các chi thể của Chúa Kitô sao? Anh chị em đã trở thành chi thể của Chúa Kitô, vậy thì đầu của anh chị em ở đâu? Anh chị em nhắc lại những gì trong kinh Tin kính? “Và ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, Ngài lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng.” Đây là lý do tại sao Hội Thánh mời gọi anh chị em nâng tâm hồn lên với Chúa; và lời đáp của anh chị em là “Chúng con đang hướng tâm hồn mình lên Chúa.[3]
Joseph Kreuer nối kết cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” với mục tiêu thứ hai của phụng vụ, tức là thánh hóa nhân loại. Ngài tin rằng những lời trong cuộc đối thoại này tượng trưng cho hành động sắp diễn ra trong linh hồn và lòng tâm trí của các tín hữu đang hiện diện. Vì thế, ngài tiếp tục phát biểu:
Theo những lời của phụng vụ, chúng ta phải được “đổi mới cả thân xác lẫn linh hồn” (Lời Tổng nguyện thứ Bảy Tuần Thánh) và “được thanh tẩy khỏi mọi vết nhơ con người cũ và biến đổi thành thọ tạo mới” (Lời nguyện [sau] Hiệp lễ thứ Tư trong tuần Phục sinh). Để sản sinh ra những hoa trái này, chúng ta phải đem ra thực hành những điều Hội Thánh đã dạy trong bài thánh thư đọc hôm thứ Bảy Tuần Thánh: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới” (Col 3, 1-2).[4]
Joseph Kreuer giải thích rằng cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là sự diễn tả ra bên ngoài một cách trọn vẹn thái độ cầu nguyện nội tâm mà tất cả các tín hữu được mời gọi đi tới. Vì tín hữu là chi thể của Thân mình Chúa Kitô, cho nên phải bắt chước gương mẫu của Ngài – không thể chỉ theo Ngài vào thiên đàng với thân xác, nhưng các tín hữu còn phải nỗ lực để đi theo Ngài với cả lòng trí của mình nữa. Điều chúng ta có thể học được từ ví dụ này là cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” không chỉ được diễn dịch như một phần lõi của chính Kinh nguyện Thánh Thể, như đã thấy ở trên, mà còn diễn tả thái độ cần thiết cho toàn bộ đời sống của người Kitô hữu nữa.
Joseph Kreuer tiếp tục thắt nối cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” với không chỉ đời sống của Kitô hữu trên trần gian, mà còn chứng tỏ cuộc đối thoại này tượng trưng cho sự toàn vẹn của đời sống Kitô hữu, cùng với các thiên thần và các thánh. Thái độ này trong kinh nguyện của người Kitô hữu là cần thiết để tôn vinh Thiên Chúa.
“Hãy nâng tâm hồn lên” là sự kết hợp của Hội Thánh trên trời với Hội Thánh dưới trần; “Hãy nâng tâm hồn lên” ghi dấu chiến thắng trên sự chết, trên sự chia rẽ. Cùng với tất cả các thiên thần, chúng ta công bố lòng thương xót và sự vĩ đại của Thiên Chúa. Do vậy, thực thi và hoạt động như những công dân nước trời, chúng ta hòa nhập tiếng nói của mình với tiếng hát của ca đoàn thiên thần mà reo lên: Thánh! Thánh!Chí Thánh! trời đất đầy vinh quang Chúa.[5]
Xem xét những gì các giáo phụ đã nói, chúng ta nhận ra rằng một số các vị khởi xướng Phong trào Phụng vụ có lẽ chỉ là lặp lại ý tưởng của giáo phụ mà thôi: cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là sự tán đồng của các tín hữu đang quy tụ đối với những gì sắp xảy ra (Hy tế của Chúa Kitô).
Do đó, đúng như vậy, từ những ngày xa xưa nhất, vị chủ tế đã luôn luôn mời gọi cộng đoàn: “Hãy tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta”: chúng ta hãy cùng nhau tiến dâng nghi thức tạ ơn này, Hy lễ Tạ ơn này. Và khi kinh nguyện vĩ đại - hành vi tạ ơn này hoàn tất, tất cả dân chúng phải làm chứng cho sự tham gia của mình bằng việc thưa “Amen” – điều này hẳn muốn diễn tả rằng: “Ngài đã nói và hành động thay cho chúng tôi.[6]
Chúng ta có thể nhận ra trong các nguồn tài liệu của Phong trào Phụng vụ cũng chứa đựng những chủ đề tương tự như các giáo phụ thời xưa. Theo đó, cuộc đối thoại “Hãy nâng tâm hồn lên” là một sự biểu hiện của Nhiệm Thể Chúa Kitô; nhờ được lôi kéo vào trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, các tín hữu được tháp nhập vào trong Hy tế Thánh Thể của Ngài. Hơn nữa, đó cũng là phương thế mà các tín hữu, vừa một cách cộng thể vừa một cách đơn độc, tiến dâng hy lễ của họ lên Cha
trên trời. Hậu nhiên, cuộc đối thoại này là một sự thể hiện lý tưởng của thái độ mà mọi Ki tô hữu phải có khi cầu nguyện.
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
[1] Xc. Robert L. Tuzik, Leaders of the Liturgical Movement (Chicago: Liturgy Training Publications, 1990), 17-22.
[2] Martin B. Hellrigel, “A Demonstration of Low Mass”, National Liturgical Week held at Loras College, Duquque, Iowa, August 20-23, 1951 (Conception, MO: The Liturgical Conference, 1951), 10.
[3]Joseph Kreuer, OSB, “Resurrection”, Orate Fratres 5 (April 1931): 252.
[4]Joseph Kreuer, OSB, “Resurrection”, 251.
[5]Joseph Kreuer, OSB, “Resurrection”, 252.
[6] Godfrey Diekmann, OSB, “With Christ in the Mass”, National Liturgical heldin Porland, Oregon, August 18-21, 1947 (Boston, MA: The Liturgical Conference, 1948), 46.
Văn Hóa
Hòa Lan –Tháng Hoa, Tháng Của Mẹ
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
09:25 18/05/2019
Tháng Năm cũng là tháng Hoa, tháng kính Đức Mẹ vì Mẹ được ví như hoa hường mầu nhiệm vậy! Không biết vô tình hay hữu ý người ta lại chọn một ngày Chúa Nhật tuần thứ II của tháng 5 là ngày để tôn vinh các người Mẹ. Những người Mẹ luôn là một điều gì đó rất linh thiêng, phi thường trong những điều xem ra rất bình thường nhưng từ Á tới Âu, từ Đông đến Tây người ta không bao giờ quên nhắc đến.
Cũng như mọi năm, người Việt Công Giáo vùng Tây và Đông Âu không hẹn mà gặp tại một địa điềm rất thơ mộng và yên tĩnh tại Linh Địa Banneux bên Bỉ quốc, nơi mà cách đây 86 năm Đức Mẹ đã hiện ra với thiếu nữ Mariette Beco với tước hiệu là Mẹ của những người nghèo, và cũng từ đó, người người lũ lượt hành hương kính Mẹ dù không được nổi tiếng như Fatima bên Bồ Nha hay Lộ Đức bên Pháp, nhưng Banneux ở Bỉ quốc luôn là điểm hẹn lý tưởng từ 10 năm qua cho những người con dân Việt đang sống xa quê hương hội tụ về bên Mẹ Hiền Mẫu nhân ngày của các người Mẹ.
Chúng tôi cũng sắp xếp công việc mục vụ cho nhóm di dân từ tháng trước để tham dự những ngày hành hương này.Nhìn thấy đoàn người đi bằng nhiều phương tiện đến bên Mẹ từ rất sớm (Có nhóm thiện nguyện và nhóm người cao tuổi từ Hòa Lan đến từ chiều thứ Sáu để tĩnh tâm chuẩn bị tâm hồn đón mừng Mẹ), những nhóm người đến từ Pháp, Đức, Anh quốc, Hòa Lan, Ba Lan, Luxembourg, Norway, Bỉ… và ngay cả những người đến từ Việt Nam nữa. Chúng tôi cũng nhận ra một nhóm người Việt đến từ Hoa Kỳ trong đó có nhóm phóng viên Vietcatholic trong chuyến du ngoạn châu Âu cũng hiện diện và tác nghiệp khá tích cực từ đầu đến cuối. Phải nói đây là ngày hội chung của con cái Mẹ đang tản mác khắp nơi hội về với nhau, và cũng nhờ những dịp này mà nhiều anh chị em từ lâu bị mất liên lạc sau ngày bỏ nước ra đi được gặp lại nhau tay bắt, mặt mừng. Ngày của Mẹ cũng chính là ngày đoàn viên của con cái, bạn bè khi được ở bên Mẹ, cùng
Năm nay ca đoàn Hòa Lan phụ trách phần thánh nhạc và có lẽ đây là lần đầu tiên các ca viên thuộc hầu hết các giáo khu cũng như ca đoàn trẻ của giáo xứ hát chung với nhau trong một thánh lễ long trọng để tôn vinh Mẹ. Giáo xứ Việt Nam tại Hòa Lan có lẽ là giáo xứ tòng nhân duy nhất tại Âu châu với đầy đủ tư cách pháp nhân và bao trọn cả nước Hòa Lan. Bởi thế, bất cứ người Việt Công Giáo nào sinh sống tại Hòa Lan mà chưa đăng ký với giáo xứ địa phương nơi mình sinh sống đều được xem là con chiên của giáo xứ Việt Nam tại Hòa Lan. Do đó, phạm vi hoạt động của giáo xứ tòng nhân ở đây rất rộng và đa dạng, đôi lúc cũng khá phức tạp và nhạy cảm nữa. Bởi thế, để tạo nên một tiếng nói chung thì không hề dễ tý nào nếu mọi người thiếu đi sự nhường nhịn và tinh thần làm việc chung. Rất may là mọi người đều vì Chúa và vì công việc chung nên mọi việc đều trôi chảy và có lẽ Mẹ Maria là người vui nhất. Đồng tế trong thánh lễ và thưởng thức những bài thánh cađược chọn lọc với giọng ca du dương thánh thót của những ca sĩ nghiệp dư ở Hòa Lan mà trong lòng cảm thấy vui vì anh chị em đã kết hợp với nhau thật tốt dù chỉ có hai ngày tập dợt chung với nhau. Người trong cuộc mới hiểu hết được sự hy sinh của những người phục vụ như ban tổ chức, nhóm thiện nguyện, ca đoàn… và mọi người phải nên biết ơn và trân trọng họ vì nếu thiếu vắng sự hy sinh của những người ấy thì có lẽ không có được sự thành công như chúng ta đã có. Ngay cả các em thiếu nhi sinh trưởng tại Hòa Lan dù chẳng hiểu tiếng Việt nhiều nhưng cũng đi theo cha mẹ từ ngày thứ sáu để tập dâng hoa kính Đức Mẹ. Những bà mẹ trẻ khá kiên nhẫn và tập cho các em để ngày đại lễ được mọi sự tốt đẹp thì không dễ dàng tý nào. Xin cám ơn và chúc mừng tất cả các ca viên, ban tổ chức và những người thiện nguyện đã bỏ thời gian, công sức để chúng tôi có một ngày hành hương tuyệt vời.
Trong những ngày này chúng tôi cũng có những người khách đến từ Paraguay, Norway, Italy, Pháp và cả Việt Nam nữa đến thăm tệ xá của chúng tôi nên chúng tôi được dịp đưa họ thăm vài nơi thắng cảnh ở Hòa Lan, nhất là vườn hoa Keukenhof dù là cuối mùa nhưng hầu như ai cũng thích vì nhiều loại hoa đẹp và tiết trời lúc này khá dễ chịu. Một số nữ tu Việt Nam từ Pháp bay qua chỉ để thăm vườn hoa cuối mùa và cảm thấy thích thú vì quá đẹp và nước Hòa Lan quá yên tĩnh. Lần đầu các Soeurs đến Hòa Lan không phải mang khẩu trang đi ra đường vì không khí ở đây quá trong lành và cuộc sống khá văn minh nên các Soeurs cảm thấy thích thú. Chúng tôi cũng tranh thủ đưa các Soeurs đi tham quan một vài nơi khác nữa cũng như cho các Soeurs tham dự thánh lễ của người Hòa Lan và người di dân nơi chúng tôi đang phụ trách để các Soeurs có thể thấy được công việc của các linh mục ở ngoại quốc như thế nào. Tuy bề ngoài khá bộn bề công việc và lúc nào cũng cố gắng nở nụ cười cho đời thêm vui nhưng tự nhiên trong lòng thấy man mác buồn vì mẹ cha không còn nữa.
Hòa Lan,18 tháng 05năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tươi Mật Ngọt
Lê Trị
08:42 18/05/2019
HOA TƯƠI MẬT NGỌT
Ảnh của Lê Trị
Hoa thơm mật ngọt xuân về
Chim muông thanh thản ê hề thức ăn
(bt)
Ảnh của Lê Trị
Hoa thơm mật ngọt xuân về
Chim muông thanh thản ê hề thức ăn
(bt)