Ngày 16-05-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sao còn đứng nhìn trời ?
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
00:12 16/05/2023

LỄ CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI
Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mt 28,16-20
SAO CÒN ĐỨNG NHÌN TRỜI?

Trong bài đọc I, một thiên thần nói với các môn đệ:
“Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1,11).

Đây là một dịp để chúng ta làm sáng tỏ một lần cho tất cả khái niệm thiên đàng hay trời mà chúng ta nói đến có ý nghĩa gì. Trong quan niệm của hầu hết mọi người, nói đến trời là nói đến nơi cư ngụ của Thần Linh. Ngay cả Kinh Thánh cũng sử dụng ngôn ngữ theo nghĩa không gian này:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14).

Nhưng với sự ra đời của kỷ nguyên khoa học, tất cả những ý nghĩa tôn giáo này được áp dụng cho từ “trời” hôm nay bị khủng hoảng. Các tầng trời là không gian mà trong đó hành tinh của chúng ta và toàn bộ thái dương hệ di chuyển, và không có gì khác. Có lẽ tất cả chúng ta đều nghe lời tuyên bố của phi hành gia Liên Xô, sau khi trở về từ chuyến đi của mình vào không trung: “Tôi đã bay vào không trung một thời gian dài và tôi không hề gặp thấy Thiên Chúa ở đâu cả!”

Do đó, thật là quan trọng để cố gắng làm sáng tỏ những gì mà chúng ta hiểu khi nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời” hoặc khi nói rằng có ai đó “đã lên thiên đàng.” Trong những trường hợp này, Kinh Thánh tự thích nghi với cách nói thông thường. Đó cũng là điều mà ngay cả trong kỷ nguyên khoa học, chúng ta vẫn nói rằng mặt trời “lên” và mặt trời “lặn.” Nhưng Kinh Thánh biết rõ và dạy rằng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, trên thiên đàng, trên trái đất và trong tâm hồn mọi người. Như thế, khi nói “Chúa ở trên trời” có nghĩa là Người “ở trong ánh sáng không thể tới gần được;” như “trời cao hơn đất thế nào” thì Người cách xa chúng ta như vậy.

Chúng ta, những Kitô hữu, cũng đồng ý rằng khi nói về trời như là nơi ở của Thiên Chúa, chúng ta hiểu nó như một trạng thái của sự hiện hữu hơn là một nơi chốn. Nếu chúng ta nói về Thiên Chúa, thật là vô lý khi nói rằng Người ở “trên” hay “dưới,” “lên” hay “xuống” theo nghĩa đen. Do đó, chúng ta không nói trời không tồn tại mà chỉ vì chúng ta thiếu các phạm trù để có thể diễn tả nó một cách đầy đủ và tương xứng, nên mới nói như thế. Chẳng hạn, khi chúng ta yêu cầu một người mù bẩm sinh mô tả cho chúng ta các màu sắc khác nhau: màu đỏ, màu xanh, hay xanh lam… Anh ấy không thể nói với chúng ta bất cứ điều gì bởi vì anh không có nhận thức được màu sắc như chúng ta nhận thức qua cặp mắt của chúng ta. Điều này giống như những gì liên quan quan đến “trời” và cuộc sống vĩnh cửu đối với chúng ta, nó ở ngoài không gian và thời gian.

Trong ý nghĩa mà chúng ta vừa nói, việc chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu lên trời có nghĩa là gì? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Kinh Tin Kính:
“Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha.
Và Người sẽ trở lại trong vinh quang,
để phán xét kẻ sống và kẻ chết.”

Như thế, Chúa Kitô đã lên trời có nghĩa là Người “ngồi bên hữu Chúa Cha,” nghĩa là, như một con người, Người đã bước vào thế giới của Thiên Chúa; Người đã được đặt làm Đức Chúa và là đầu của mọi sự, như thánh Phaolô nói trong bài đọc II.

Đối với chúng ta, “lên thiên đàng” hay “về thiên đàng” có nghĩa là bước theo và “sống với Chúa Kitô” (x. Pl 1,23). Thiên đàng của chúng ta là Đấng Kitô Phục Sinh cùng với những ai mà chúng ta sẽ “làm nên” một “thân thể” trong ngày phục sinh của chúng ta. Đôi lúc chúng ta ước ao có ai đó trở về từ thiên đàng để bảo đảm với chúng ta rằng thiên đàng thật sự tồn tại chứ không phải là một ảo tưởng đạo đức. Nhưng điều đó không xảy ra. Có một Người, nếu chúng ta biết nhận ra Người – đã từ trời đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, để bảo đảm cho chúng ta và làm mới lại lời hứa của Người, đó là Đấng Phục Sinh.

Những lời của các thiên thần nói: “Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn trời?” cũng ẩn chứa một lời khiển trách: chúng ta không nên chỉ “đăm đăm nhìn trời” và suy đoán những điều xa xăm, nhưng tốt hơn chúng ta phải sống trong sự chờ đợi Người trở lại, bước theo Người, rao giảng Tin Mừng cho đến ngày tận thế, cải thiện cuộc sống hiện tại trong thế giới này.

Chúa Giêsu đã lên trời nhưng Người không xa rời trái đất. Người không còn hiện diện hữu hình với chúng ta nữa, nhưng Người hiện diện một cách vô hình với chúng ta. Như Người đã hứa với chúng ta trong Tin Mừng:
“Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Nên mừng lễ Chúa Giêsu lên trời mang lại niềm vui và hy vọng cho chúng ta cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Lên trời
Lm. Thái Nguyên
02:03 16/05/2023


LÊN TRỜI

Chúa Nhật 7 Phục Sinh năm A: Mt 28, 16-20.

Suy niệm

Khi xưa, Chúa Giêsu nhập thể thì được diễn tả là “giáng trần” hay “xuống thế”. Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu “thăng thiên” hay “lên trời”, nghĩa là Ngài trở về tình trạng vinh quang với Chúa Cha. “Lên trời” không phải là một chuyển động trong không gian, cũng không phải là một nơi chốn, mà là một trạng thái sống vinh hiển, biểu hiện sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó là sự sống viên mãn, không còn bị hao hụt hay giảm thiểu bởi đau khổ, bệnh tật, đói khát. Lên trời là thay đổi sự sống từ hữu hạn đến vô hạn, từ tạm thời đến vĩnh viễn, từ tương đối đến tuyệt đối, cũng là khát vọng thâm sâu của con người.

Chúa Giêsu lên trời là vì Ngài đã làm người, đã hoàn thành sứ mạng mà Chúa Cha giao phó, đã dâng hiến chính mạng sống mình để cứu chuộc nhân loại, và đã trở nên mô mẫu yêu thương tuyệt hảo cho đời sống con người. Chúa về trời nhưng Ngài không bỏ mặc thế giới, hay rời xa Giáo Hội mà Ngài đã thành lập. Ngài không đi vào cõi vinh quang riêng mình, mà đi vào một hiện hữu mới, để hiện diện một cách mầu nhiệm và sâu sát trong lòng Giáo Hội, trong lòng người, như lời Ngài đã hứa: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Tuy Chúa Giêsu không còn hiện diện cách hữu hình để chúng ta trông thấy, nhưng Ngài vẫn là Emmanuel: Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Phải tập nhận ra Ngài bằng đôi mắt đức tin, trong anh em và trong mọi biến cố đời thường. Chúa Giêsu lên trời mở ra một lối thoát tuyệt vời cho con người, vì họ không còn bị trói chặt vào số kiếp này, không còn bị giới hạn vào thân phận hư hèn hay số mệnh nghiệt ngã. Trên trời, khát vọng sâu thẳm của con người được lấp đầy, mơ ước siêu vượt của con người được mãn nguyện, sự sống và hạnh phúc của con người đạt tới vô biên, vì được tham dự trọn vẹn vào thần tính của Thiên Chúa.

Trời là mẫu mực của đất: Ý Cha phải được thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Chỗ nào con người vâng theo ý Cha, chỗ đó là trời. Trái tim của chúng ta sẽ trở thành trời, nếu đầy ắp yêu thương, đầy ắp Thiên Chúa, nghĩa là để cho Chúa ngự trị và làm chủ cuộc đời mình. Chúa ở đâu thì trời ở đấy. Nếu có Chúa ở với ta, thì trời là vương quốc Thiên Chúa đã ở quanh ta và ở trong ta (x. Lc 17, 19). Để từ đó, ta biết đặt mình ở trong Ngài và trở nên sự hiện diện của Ngài.

Chúa về trời cho biết quê hương đích thực của chúng ta ở trên Trời. Đó không chỉ là niềm hy vọng nhưng còn là một bảo đảm chắc chắn cho tất cả những ai tin tưởng vào Thiên Chúa và sống theo đường lối Người. Ta sẽ được hạnh phúc sống đời sau bên Chúa, nếu ta thực sự sống sâu sát với Chúa từ đời này. Thiên đàng đã chớm nở từ hôm nay cho tất cả những ai dám xả thân xây dựng Nước Trời, dám vì công lý mà phải chịu “thiệt thân” như Chúa Giêsu, để đẩy lùi bao bất công, bạo lực, nghèo đói, và mọi thứ làm tha hóa đời sống con người.

Đó chính là sứ mạng mà Chúa mời gọi mỗi người chúng ta: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy”. Vì thế, bổn phận Kitô hữu là xây dựng trời cao từ nơi đất thấp: là làm cho Tin Mừng thấm nhập vào đời sống con người, để mọi người dần dần nhận biết Thiên Chúa, và qui tụ dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô. Điều đó phải được minh chứng qua đời sống Kitô hữu: là những người xả thân phục vụ cho sự sống và hạnh phúc của người khác, không ngừng cống hiến, cho đi, chia sẻ tất cả những gì mình có, không bị kéo ghì bởi những đam mê xác thịt, càng không chùn bước trước cái chết hay đau khổ.

Như vậy, trời hay thiên đàng là một thực tại đã manh nha từ cuộc sống này, phát xuất từ vinh quang Thiên Chúa và là chính Thiên Chúa, Đấng là cùng đích của con người và vạn vật, chứ không phải là sản phẩm của hoang tưởng như người ta tưởng. Chính vì người ta muốn làm nên một thiên đàng trần gian như người ta tưởng, một thiên đàng không có Thiên Chúa, nên nó đã suy sụp thê thảm như chúng ta đã thấy trong lịch sử. Thiên đàng là một ân ban của lòng Chúa thương xót, nhưng vì người ta muốn loại trừ Thiên Chúa nên thiên đàng đã trở thành địa ngục.

Ai cũng đang đang mơ ước một tương lai xán lạn cho đời mình, nhưng chắc đó không phải là một tương lai chấm dứt với cuộc đời này, mà phải là một tương lai bền vững đến muôn đời, như Chúa đã dự định và chuẩn bị cho chúng ta (x. Ga 14, 3). Là những người xây dựng lý tưởng linh thiêng cho đời mình, chúng ta hãy bắt đầu xây dựng những thiên đàng nho nhỏ ở quanh mình, nơi gia đình, nơi bạn bè, nơi khu xóm, trong giáo xứ, trong hội đoàn, để minh chứng sự hiện diện của Thiên Chúa đang nhẹ nhàng lan tỏa trên đời sống của con người hôm nay.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã về trời,

nhưng vẫn còn lại đây Thánh Thể Ngài,

là nguồn sống ân ban cho nhân loại,

là thần lương trên con đường lữ thứ,

là bằng chứng của lòng Chúa nhân từ,

để đời con viết nên trang lịch sử.

Chúa về trời nhưng còn lại Lời Ngài,

Lời chỉ đường và dẫn bước con đi,

Lời quyền năng Lời ân ban sáng tạo,

Lời đưa con lên vinh phúc trời cao,

với một tình yêu mến biết dâng trao,

để làm cho cuộc sống thêm dồi dào.

Chúa về trời từ nay cuộc sống này,

sáng bừng lên trong ơn của Thánh Thần,

để con biết hành động trong sự thật,

đem an bình ích lợi cho thế nhân,

đem niềm vui lẽ sống cho cuộc trần,

nối kết nhau trong nghĩa thiết tình thân.

Chúa về trời nhưng hiện diện mọi nơi,

qua mọi người mọi biến cố nhỏ to,

nhất là qua những con người nghèo khó,

để con luôn biết ý thức chăm lo,

theo Ngài gọi đi vào lòng thế giới,

gieo Tin Mừng đến với mọi tha nhân.

Chúa về trời cho cuộc sống sáng tươi,

không còn nữa những ngày đời tăm tối,

vì từ đây Chúa soi đường mở lối,

cho đức tin và tình mến lên ngôi,

Chúa về trời mở ra sự sống mới,

là muôn đời hạnh phúc chẳng hề vơi.

Xin cho con vững một lòng tin cậy,

để hăng say xây dựng cuộc sống này,

và chờ ngày Chúa sẽ đến vinh quang,

cho đoàn con được hưởng phúc thiên đàng. Amen.
 
Ngày 17/05: Sức mạnh của Chúa Thánh Thần – Lm. Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:17 16/05/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: "Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:48 16/05/2023

64. Khi Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh chết trên thánh giá, thì Đức Mẹ Ma-ri-a cũng tự nguyện hy sinh vì chúng ta.

(Thánh Apollonius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:50 16/05/2023
51. SỮA BÒ

Phạm Địch là một đứa con trai khỏe mạnh và giàu có, nó ở trong thành phố.

Một buổi sáng mùa xuân trời đẹp, nó đi bộ ra miền quê, khi đi ngang qua một nông trường nó mua một bát sữa bò, thong thả ngồi dưới bóng mát của gốc cây, bẻ bánh mì bỏ vào trong bát sữa bò để ăn.

Trần Thanh là một cậu bé nghèo ở quê, bởi vì thường không có gì ăn cho nên xanh xao vàng vọt. Nó nhìn thấy Phạm Địch thì rất muốn đi đến xin bát sữa bò để ăn, nhưng mắc cở không dám mở miệng nói. Phạm Địch nhìn thỉ biết ý nghĩ của Trần Thanh nên rất muốn để lại một ít sữa bò cho nó ăn, nhưng lại không làm như thế, khi nó uống xong sữa bò thì dưới đáy cái bát xuất hiện một hàng chữ, nhìn thấy mấy chữ này Phạm Địch lập tức đỏ mặt. Nó lập tức kêu thêm một bát sữa bò và bánh mì rồi mời Trần Thanh qua ăn.

Nó nhìn thấy hàng chữ dưới đáy bát viết như thế này: “Người không nhớ đến người nghèo thì không có quyền hưởng thụ thức ăn.”

Phạm Địch nói một mình:

- “Câu nói này nên khắc trên cái dĩa của mỗi gia đình giàu có.”

(Một trăm câu chuyện giáo dục)

Suy tư ngắn 51:

Tôi chỉ có một cơ hội để đi qua con đường này, cái gì nên làm và cái gì không nên làm thì hãy cho tôi biết bây giờ.

Cơ hội để thăng tiến mình thì không có nhiều cho nên cần phải biết nắm chặt cơ hội khi có thể được. Nhưng cơ hội làm bác ái thì có rất nhiều, đó không phải là ngẫn nhiên, nhưng Thiên Chúa muốn như thế để chúng ta chia sẽ với người khác, nếu bây giờ không thực hành bác ái khi có thể thì sẽ ân hận mãi mãi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa mang bản tính chúng ta về Trời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:29 16/05/2023
Chúa mang bản tính chúng ta về Trời

Lễ Chúa Giêsu lên Trời

(Mt 28, 16 - 20)

Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).

"Đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu từ giã Đức Maria, Mẹ Người, các môn đệ và nhất là tâm sự với các nhiều điều trước khi về Trời. Hôm nay mừng Chúa lên Trời.

Chúa xuống thế mặc lấy bản tính loài người chúng ta

Đọc lại Tin Mừng viết về gia phả của Đức Giêsu, chúng ta thấy Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể có một lịch sử rõ ràng (x. Mt 1,1-17), (Mt 3,9; 8,11; Lc 3,8; 2Cr 11,22). Chứng tỏ, Thiên Chúa, Đấng siêu việt, đã “vì loài người chúng ta”, mà nhập thể làm người. Đúng như thánh Phaolô viết : “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. … Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Dt 1,1-3).

Chúng ta có thể quả quyết mà không sợ sai lầm rằng, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa từ Trời xuống thế, nhập thể làm người đã đảm nhận thân phận con người như chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Người là một thực thể của thế giới, một con người của lịch sử, có nguồn gốc, có cha có mẹ như bao người khác.

Thiên Chúa muốn cứu độ chúng ta bằng cách mặc lấy xác phàm như Thánh Phaolô đã diễn tả : “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,6-7), hay như thánh Gioan viết : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Có lẽ, cũng từ đó mà thánh Athanaxiô diễn tả : “Ngôi Lời đã nhận lấy một thân xác có thể chế, để thân xác đó, một khi hoà hợp với Ngôi Lời là Đấng làm chủ mọi loài mọi vật, thì vừa có thể chết thay cho mọi người, vừa không thể hư hoại, vì có Ngôi Lời hằng cư ngụ. Cuối cùng nhờ ơn phục sinh, mọi người được giải thoát khỏi cảnh hư hoại” (Trích lại trong Các Bài Đọc Kinh Sách, bài đọc II, ngày 2 tháng 5).

Như vậy, Chúa Giêsu sau khi đã từ cung lòng Chúa Cha, từ Trời thân hành xuống thế nhập thể làm người, đi vào lịch sử loài người, sống kiếp phận con người, bước vào trong bóng sự chết, đã phục sinh và trở về Trời trong vinh quang mà từ thuở đời đời Người đã có với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.

Chúa lên Trời mang bản tính chúng ta về Trời với Chúa

Chúa Giêsu lên trời dựa trên cụm từ: “Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu…”. Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, “vinh quang của Đầu” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác” (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, “Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7, 25). Từ tao cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.

Chúa lên Trời, niềm hy vọng của chúng ta

Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho chúng ta, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện. Chính Người, Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.

Lễ Chúa Giêsu lên Trời là lễ của niềm hy vọng, vì lễ này báo trước cảnh ngọt ngào của Thiên Đàng. Chúa Giêsu là Đầu, chúng ta là chi thể, Người đi trước để chúng ta được tiếp bước theo sau vào Thiên Đàng. Vẫn theo lời Thánh Leo Cả : “Trong Đức Kitô chịu đóng đinh mà chúng ta chết cho tội, và trong Đức Kitô phục sinh chúng ta sống lại với Người trong đời sống mới đầy ân sủng, chúng ta cũng đạt tới Trời nhờ sự lên Trời của Người. Việc tham dự vào mầu nhiệm của Đức Kitô với tư cách là thành viên của Người, hoàn toàn phụ thuộc vào Người và gắn bó mật thiết với vận mệnh của Người” (x. LEO CẢ, Bài giảng lễ Chúa lên Trời).

Quả thật, nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta đã được tháp nhập vào sự sống của Chúa Kitô, nghĩa là chúng ta hy vọng phục sinh và được chia sẻ vinh quang của Người. Chúng ta cũng sẽ theo Người đến cùng Chúa Cha khi kết thúc cuộc sống trần gian này. Lễ Chúa lên Trời là sự kiện phản ánh rõ nhất về niềm hy vọng của chúng ta về cuộc sống vĩnh cửu.

Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, xin giúp chúng con là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa Giêsu, Con Mẹ, để một ngày kia chúng con cũng được về Trời với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mù mờ
Lm. Minh Anh
16:25 16/05/2023

MÙ MỜ
“Đấng quý vị thờ mà không biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị!”.

Socrates, ông tổ triết Tây, không viết ra bất cứ điều gì; triết học của ông được lưu truyền qua đồ đệ Platô. Không nhận mình là thầy, Socrates chỉ nhận là bà đỡ ‘giúp đứa trẻ tự chào đời’, “Không dạy ai điều gì; tôi chỉ khiến họ suy nghĩ!”; “Mẹ tôi đỡ đẻ cho các bà, tôi đỡ đẻ cho các bộ óc!”. Cuối đời, Socrates bị cáo buộc đã làm hư hỏng giới trẻ, bất kính Athêna; và ông đã bị buộc phải uống thuốc độc. Socrates để lại một câu nói bất hủ, “Tôi chỉ biết một điều, tôi không biết gì cả, tôi mù mờ về mọi sự!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay nói đến việc ‘biết và không biết’, nói đến sự ‘mù mờ!’. Một trùng hợp thú vị, là chính dân thành Athêna thời Phaolô, nơi 400 năm trước đã giết Socrates, biết có thần minh; nhưng họ ‘mù mờ’, không biết vị thần đó là ai. Cũng thế, bạn và tôi biết Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng ‘mù mờ’ về Ngài; không bao giờ chúng ta biết Ngài trọn vẹn.

Bài đọc Công Vụ Tông Đồ tường thuật chuyến dừng chân của Phaolô ở Athêna, nơi ông thấy một bàn thờ “Kính Thần Vô Danh”. Lập tức, Phaolô lên tiếng, “Đấng quý vị thờ mà không biết, thì tôi xin loan báo Người”. Ngài là Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải trong cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu; Ngài là “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất”. Thánh Vịnh đáp ca gợi lên ‘sự hiểu biết’ này, “Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa”.

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói với các môn đệ về những điều họ ‘biết và không biết’, “Thầy còn nhiều điều phải nói với các con”. Là Kitô hữu, chúng ta biết Thiên Chúa, biết Chúa Giêsu; tuy nhiên, chúng ta vẫn ‘mù mờ’ và sẽ không bao giờ biết Ngài hoàn toàn. Bao lâu còn trên dương thế, chúng ta chỉ đang trên hành trình hướng tới sự hiểu biết Ngài mà thôi! Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói về một Đấng Chúa Cha sẽ sai đến, “Khi Thần Chân lý đến, Ngài sẽ dạy các con biết tất cả sự thật”. Nói cách khác, cần có sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần là Đấng làm cho tình yêu Thiên Chúa trở nên hữu hình đối với chúng ta, và chính Ngài lại hướng chúng ta đến sự hiểu biết Chúa Giêsu một cách trọn vẹn.

Anh Chị em,

“Tôi chỉ biết một điều, tôi không biết gì cả!”. Chúa Giêsu là Đấng mà chúng ta vừa ‘biết và không biết’, vì nếu biết Ngài, chúng ta đã nên thánh từ lâu. Biết Chúa Giêsu, nhưng chúng ta không biết Ngài yêu chúng ta đến mức nào, đến mức chết trên thập giá! Biết Chúa Giêsu, nhưng chúng ta không biết Ngài khao khát chúng ta đến chừng nào, Ngài ẩn mình trong Thánh Thể, chờ đợi chúng ta mỗi ngày! Biết Chúa Giêsu, nhưng chúng ta không nhận ra Ngài trong anh chị em mình, nhất là nơi những người nghèo khổ. Như thế, sự hiểu biết Thiên Chúa, hiểu biết Chúa Giêsu nơi chúng ta vẫn rất ‘mù mờ’; và sự hiểu biết này sẽ chỉ tiến triển nếu mỗi người biết ngoan nguỳ dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chính sự hiểu biết được soi sáng bởi Thánh Thần này mới có thể biến đổi bạn và tôi tự bên trong!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Thánh Thần, con ‘mù mờ’ về Chúa, ‘mù mờ’ về cả bản thân con. Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con! May ra nhờ đó, con sẽ sớm nên thánh!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta
Lm Vũđình Tường
23:47 16/05/2023
Đời người có điểm khởi đầu, và điểm kết thúc. Khi hai thời điểm gặp nhau chính là lúc người đó qua đời. Những ai không tin vào Đức Kitô; thời điểm của họ là lúc sinh ra và thời điểm kết thúc là lúc họ chết. Kitô hữu dùng một từ rất í nghĩa, thanh tao, tế nhị. Để nói về một người nào đó ra đi về cõi bên kia, chúng ta diễn tả là họ qua đời. Qua đời trong trường hợp này mang í nghĩa người đó đã đi qua đời tạm này, để bước chân vào cuộc đời mới, vĩnh cửu an lạc trong tình yêu Đức Kitô. Kitô hữu tin cuộc đời con người bắt đầu từ lúc Chúa có í định tạo dựng nên người đó, và khi hoàn thành cuộc đời trần thế, người đó bước chân vào cuộc sống vĩnh cửu. Họ không bao giờ chết nữa, nhưng sống muôn đời. Nói một cách khác, khi ta qua đời là ta trở về điểm khởi đầu. Ta đến từ Chúa và trở về với Đấng tạo dựng nên ta, sống muôn đời an vui, thanh nhàn trong nhà Chúa. Nơi đó Kitô hữu diện kiến Vinh Quang Dung Nhan Thánh Chúa.

Đức Kitô giáng thế và về trời mặc khải cho Kitô hữu khởi thủy,và kết thúc vòng tròn cuộc sống rao giảng công khai của Ngài nơi trần thế. Ngày lễ Chúa về trời mặc khải vòng sống con người. Đức Kitô Phục Sinh soi sáng ngày Đức Kitô Giáng Sinh; Đức Kitô về trời soi sáng ngày Đức Kitô Phục Sinh. Giáng Sinh để có ngày Phục Sinh; Phục Sinh để có ngày về trời. Đức Kitô về trời mở đường, dẫn lối cho Kitô hữu về trời. Điều huyền diệu này được tóm gọn trong một chữ- Emmanuel, có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Cuộc đời trần thế của Đức Kitô khởi đầu qua hai tiếng 'Xin Vâng' của Đức Trinh Nữ Maria. Cuộc đời rao giảng công khai của Đức Kitô kết thúc bằng việc Đức Kitô lên trời. Từ Emmanel đến Lên Trời làm thành vòng sống trần thế của Đức Kitô. Chúng ta không hiểu mấy về mầu nhiệm: Giáng Sinh, Qua Đời, Phục Sinh và Lên Trời của Đức Kitô. Thực ra những điều này là để cho Kitô hữu tin, không phải để hiểu. Đây là niềm tin của Kitô hữu. Không thể hiểu mầu nhiệm, bởi mục đích việc Đức Kitô Giáng Sinh không nhằm giải thích về huyền bí cuộc sống. Đức Kitô Giáng Sinh với mục đích mặc khải tình yêu Chúa Cha ban cho nhân loại. Ngài là hiện thân tình yêu Chúa Cha. Qua Đức Kitô Kitô hữu biết về tình yêu Chúa Cha. Yêu thương để cảm nhận, tin tưởng, phó thác, không phải để hiểu. Tình yêu Chúa dành cho ta để cảm nhận, tin tưởng, phó thác, sống thảnh thơi.
Kitô hữu biết đường về nhà Cha bởi chính Đức Kitô loan báo: Thầy là Đường. Nơi khác, Đức Kitô nói với môn đệ, Thầy đi để dọn chỗ cho anh em. Sau khi Thầy đi, dọn xong chỗ, Thầy sẽ trở lại đón anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy. Điều hứa trên mặc khải nơi đến cuối cùng của Kitô hữu. Nơi đó chính là nhà Cha. Đức Kitô mặc khải tình yêu Chúa qua Bí Tích Rửa Tội. Bí tích này biến chúng ta thành con Thiên Chúa, anh chị em trong Đức Kitô, có chung một Cha là Thiên Chúa Ba Ngôi. Điều mặc khải này được biết đến qua lời phán bảo của Đức Kitô.

'Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.... Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế'. Mt 28,19-20.

Đức Kitô về trời, các tông đồ không còn nhìn thấy Ngài nữa. Các ông dán mắt nhìn không gian, cho đến khi có lời nhắc các ông về điều Đức Kitô phán dậy. Điều phán dậy này trở thành điểm khởi đầu, khai sanh khánh nhật truyền giáo.

Mọi Kitô hữu đều chia sẻ chung phép rửa với công thức chung hoàn vũ. Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tất cả được mời gọi đi theo Đức Kitô; Yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Đi theo Đức Kitô có nghĩa là sống cho tha nhân. Yêu mến Thiên Chúa là làm cho người khác trở thành môn đệ Chúa. Tình yêu Chúa kêu gọi Kitô hữu vào đời. Tình yêu Chúa biến Kitô hữu thành con Thiên Chúa, anh chị em trong đại gia đình Chúa. Tình yêu Chúa biến Kitô hữu thành thành viên trong Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Chúa luôn đồng hành với Kitô hữu trong mọi tình huống cuộc sống, và cuối cùng tình yêu Chúa dẫn Kitô hữu vào cư ngụ trong nước Chúa.

Kitô hữu lãnh trách nhiệm rao giảng Tin Mừng Phục Sinh bởi đây chính là lệnh truyền của Đức Kitô, khi Ngài phán bảo:

Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ'.

Kitô hữu làm công việc truyền giáo với niềm tin, mặc dù không nhình thấy Đức Kitô Phục Sinh, nhưng tin Đức Kitô cùng đồng hành, bởi Ngài luôn thực hiện điều đã hứa.

'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế'.

Bất cứ nơi nào, khi nào, Kitô hữu họp nhau nhân danh Chúa, Đức Kitô đều hiện diện với họ. Kitô hữu rao giảng Tin Mừng vì lòng yêu mến Đức Kitô. Việc rao giảng bắt đầu từ gia đình được hiểu như là mái trường gia đình, giáo hội nhỏ. Nơi đó cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái về đức tin, sống thực hành giới răn, mến Chúa, yêu tha nhân, qua hành động bác ái, yêu thương, tha thứ, nhẫn nại. Những cử chỉ này làm cho Lời Chúa trở nên sống động, nhìn thấy rõ ràng qua việc làm.

Chúng ta xin ơn sống trung thành với lệnh truyền Chúa ban:

Hãy làm cho muôn dân thành môn đệ.

TiengChuong.org

God Is With Us

A human life is a circle with its starting and ending points. When the two points meet; it is the completion of a human life on earth. For those who don't believe in Jesus; the starting point of life is at birth, and its ending point is on the last breath. For the followers of Jesus, our starting point is at the will of God, and when we have completed our earthly journey; we will return to where we first come from. We will meet our loving God face to face. Jesus' birth and Ascension reveals the circle of life of each human life. His birth reveals the resurrection; His resurrection reveals the Ascension. We celebrate His Birth, Death, Resurrection, and Ascension as one single mystery of the Incarnation- Immanuel- God is with us.

Jesus' earthly life began at the Annunciation when Mary said 'Yes' to the angel. His earthly mission is completed at the Feast of the Ascension. From the Emmanuel- God is with us- to the Ascension is the full circle of Jesus' earthly life. We understand none of these four mysteries: Birth, Death, Resurrection, and Ascension. They are for us to believe, not to understand. The purpose of these mysteries is not to reveal the mystery of human life, but rather through Jesus, God shows his love for mankind. Through Jesus, we know the way to the Father, as Jesus himself told his disciples that He is the Way, and those who follow His way will end up at His Father's house. Elsewhere, Jesus told them again; that He is going before them to prepare a place for them and after He had prepared the place; He will return to take them with him, so where He is they may be there too. This promise confirms our eternal destination. Jesus reveals God's love for us by allowing the Baptised to call God as their Father. This revelation is understood by Jesus' command to make disciples. He told them:

'All authority in heaven and on earth has been given to me. Go therefore and make disciples of all nations......And remember, I am with you always, to the end of time'. v.20.

The Ascended Lord becomes invisible to his disciples. They stood in the open and looked into an empty sky. The voice from on high reminded them that the Ascension is the birthday of the Church mission. The mission is given to all believers. They are to make disciples of all nations. All believers share the universal baptism formula- Baptising in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit. All are called to follow His way and love. His way is to live for others. His love is to make disciples of all nations. God's love has brought us into beings. God's love gathers us into His Church. God's love allows us to call God our Father. God's love is with us always, till the end of time, and finally, God's love gives us eternal life.

We are called to live and share God's love to everyone. We embark on the mission because we are commissioned by Jesus, when he told them,

'All authority in heaven and on earth has been given to me'.

We do the divine mission with the belief that Jesus is invisible amongst us wherever and whenever we gather in his name. We do the divine mission with the divine power, baptise them in the name of the Holy Trinity, and teach them what Jesus has taught us. This divine mission is the mission of all Christian parents, starting from a private home, known as a domestic church. Parents have the divine power to teach their children about God's love and mission. They do it by example, making God's commandment visible to their children through acts of charity and love.

We pray for the grace to fulfil the command to make disciples for Jesus.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuyên bố của các Giám mục của các Cộng đồng Hoa Kỳ Dọc theo Biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
05:10 16/05/2023


Các giám mục của các cộng đồng ở Hoa Kỳ dọc theo biên giới phía tây nam đã đưa ra một tuyên bố để đáp ứng với tình hình ngày càng tăng của số lượng lớn người di cư tại biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ.

Các ngài viết như sau:

“Hàng ngày, chúng ta chứng kiến những hậu quả nhân bản đối với việc di cư, cả các lợi ích và những thách thức của nó. Với tư cách là mục tử của các cộng đồng biên giới, chúng tôi phục vụ người di cư cũng như người bản xứ. Các cộng đoàn của chúng tôi bao gồm những người xin tị nạn, viên chức thực thi pháp luật, chủ đất và các quan chức được bầu, những người đến với nhau, không phải với tư cách là người xa lạ hay đối phương mà là anh chị em, bình đẳng về phẩm giá và giá trị trước mặt Chúa.

“Kể từ khi lập quốc, người Công Giáo trên khắp đất nước này đã đi đầu trong nỗ lực chào đón những người mới đến thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ, những người thiếu thốn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, và chúng ta đánh giá mình như một cộng đồng đức tin qua cách chúng ta đối xử với những người dễ bị tổn thương nhất giữa chúng ta. Mỗi chúng ta đều bị ràng buộc bởi một lời kêu gọi chung là phục vụ lẫn nhau và bảo vệ sự thiêng liêng của cuộc sống con người dưới mọi hình thức.

“Vì vậy, chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ những nỗ lực đang diễn ra trong các giáo phận của chúng tôi và hơn thế nữa để thúc đẩy phẩm giá do Chúa ban cho mỗi người, kể cả những người mới đến cộng đồng của chúng tôi. Hơn nữa, với tư cách là một Giáo hội cam kết vì lợi ích chung, chúng tôi luôn hợp tác trong việc quản lý viện trợ nhân đạo với các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang, thường xuyên hợp tác với các cộng đồng tín ngưỡng và các tổ chức thế tục có cùng chí hướng.

“Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, phó thác những công việc thương xót này cho Đức Mẹ Guadalupe như là nguồn hiệp nhất trên khắp Mỹ Châu. Xin cho mỗi người chúng ta được chúc lành với một trái tim nhân đạo biết đập nhịp đập của tình thương huynh đệ đối với những người đang cần giúp đỡ.”

Các giám mục tán thành tuyên bố này với tư cách là mục tử của các cộng đồng Hoa Kỳ dọc theo biên giới phía tây nam bao gồm:

Đức Hồng Y Robert W. McElroy của San Diego

Đức Tổng Giám Mục Gustavo García-Siller của San Antonio

Đức Cha Peter Baldacchino của Las Cruces

Đức Cha Daniel E. Flores của Brownsville*

Đức Cha Mark J. Seitz của El Paso*

Đức Cha Michael J. Sis của San Angelo

Đức Cha James A. Tamayo của Laredo

Đức Cha Edward J. Weisenburger của Tucson

*Đức Cha Flores hiện cũng là chủ tịch Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ; Đức Cha Seitz hiện cũng là chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.


Source:USCCB

 
Đức Thánh Cha Phanxicô than thở về luật an tử mới ở Bồ Đào Nha trong ngày lễ Đức Mẹ Fatima
Đặng Tự Do
05:11 16/05/2023


Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã bày tỏ sự đau buồn về việc hợp pháp hóa cái chết êm dịu ở Bồ Đào Nha.

“Hôm nay khi chúng ta cử hành ký ức về những cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với các trẻ chăn cừu ở Fatima, tôi rất buồn, bởi vì ở đất nước nơi Đức Mẹ hiện ra, luật giết người đã được ban hành,” Đức Thánh Cha nói hôm 13 tháng 5 tại Vatican.

Ngài nói thêm: “Đây là một bước nữa trong danh sách dài các quốc gia thực hiện trợ tử”.

Quốc hội Bồ Đào Nha đã bỏ phiếu vào ngày 12 tháng 5 để cho phép tự tử được hỗ trợ về mặt y tế trong một số trường hợp hạn chế. Luật pháp quy định rằng một người yêu cầu cái chết được trợ giúp phải “đang ở trong tình trạng đau khổ tột cùng, với thương tật nghiêm trọng hoặc mắc bệnh nghiêm trọng và không thể chữa khỏi.”

Một bác sĩ cũng có thể gây ra cái chết cho bệnh nhân khi “việc tự tử được hỗ trợ về mặt y tế là không thể tiến hành được do bệnh nhân bị khuyết tật về thể chất”. Trợ tử là việc cung cấp thuốc gây chết người để bệnh nhân có thể tự kết liễu đời mình, trong khi an tử là việc bác sĩ trực tiếp giết bệnh nhân.

Luật mới của Bồ Đào Nha, được đa số mạnh mẽ thông qua hôm thứ Sáu, đảo ngược quyền phủ quyết trước đó của Tổng thống Công Giáo Marcelo Rebelo de Sousa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một bình luận ứng khẩu về luật pháp của Bồ Đào Nha trong một cuộc họp tại Hội trường Phaolô Đệ Lục của Vatican với những người tham gia đại hội đồng của Liên minh các Tổ chức Phụ nữ Công Giáo Thế giới.

Vào ngày 13 tháng 5, Giáo Hội Công Giáo cử hành lễ Đức Mẹ Fatima, tưởng nhớ biến cố Đức Mẹ đã hiện ra sáu lần với ba trẻ chăn cừu trên một cánh đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha, vào năm 1917. Mẹ đã mang theo lời yêu cầu lần hạt Mân Côi, để hy sinh đền tạ thay cho những người tội lỗi, và tiết lộ một bí mật liên quan đến số phận của thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong thánh cho hai thị nhân Fatima, Jacinta và Francisco Marto, vào năm 2017. Sơ Lucia dos Santos, người con cả chứng kiến các cuộc hiện ra ở Fatima, đang trên đường phong chân phước. Sơ mất năm 2005 ở tuổi 97.

Các cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria tại Fatima là một trong những cuộc hiện ra nổi tiếng nhất của Đức Mẹ trên thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm đền thờ tại địa điểm các cuộc hiện ra vào năm 2017. Ngài dự kiến sẽ viếng thăm một lần nữa trong chuyến đi đến Lisbon, Bồ Đào Nha, vào đầu tháng 8 nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2023.


Source:Catholic News Agency
 
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay: Số vụ hành quyết tăng 53% trong năm qua
Thanh Quảng sdb
15:14 16/05/2023
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay: Số vụ hành quyết tăng 53% trong năm qua

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo cho biết tổng cộng 883 người đã bị xử tử trên 20 quốc gia vào năm 2022, đánh dấu mức tăng 53% so với năm 2021.

Các số liệu loại trừ một số quốc gia được cho là thực hiện các vụ hành quyết nhưng không có số liệu vì dữ liệu về án tử hình được công bố.

Nhóm nhân quyền cũng xác nhận rằng các vụ hành quyết đã được thực hiện ở Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Syria và Afghanistan, nhưng cho biết không có đủ thông tin về cung cấp số liệu đáng tin cậy.

Trong số các quốc gia có số liệu được biết đến, chỉ riêng Iran, Ả Rập Saudi và Ai Cập đã thực hiện 90% trong số 883 vụ hành quyết được biết đến.

Tuy nhiên, những con số này không bao gồm Trung Quốc, nơi được cho là xử tử hàng ngàn người mỗi năm.

Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Iran và Ả-rập Xê-út chịu trách nhiệm chính về sự gia tăng mạnh các vụ hành quyết được biết đến trên toàn thế giới vào năm ngoái. Iran bị cáo buộc đã giết 576 người, tăng so với 314 người vào năm 2021. Trong số này, 279 người bị kết tội giết người, 255 tội liên quan đến ma túy, 21 tội hiếp dâm và 18 tội danh an ninh quốc gia là "phản quốc".

Hạng mục cuối cùng bao gồm hai người đàn ông bị giam giữ do liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra ở Cộng hòa Hồi giáo vào tháng 9.

Tại Ả Rập Xê Út, số vụ hành quyết đã tăng gấp ba lần từ 65 vụ vào năm 2021 lên 196 vụ vào năm 2022. Trong số này, 85 người đã bị giết sau khi bị kết tội phạm tội khủng bố và 57 người phạm tội ma túy.

Ở những nơi khác, tại Ai Cập, 24 người đã bị giết vào năm ngoái. Tuy nhiên, điều đó thể hiện mức giảm 71% so với năm 2021, khi 83 lệnh được thực thi.

Tổ chức Ân xá cũng báo cáo 11 vụ hành quyết ở Iraq, 7 vụ ở Kuwait, 5 vụ ở Lãnh thổ Palestine, 4 vụ ở Yemen và một số lượng không xác định ở Syria. 18 người đã bị hành quyết ở Mỹ, tăng từ 11 người vào năm 2022 và 11 người bị xử tử ở Singapore, nơi các vụ hành quyết tội phạm ma túy được nối lại sau hai năm gián đoạn vì đại dịch Covid.

Giáo hội chống lại án Tử hình

Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn một bản sửa đổi mới của đoạn số 2267 của Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, theo đó “đã xuất hiện một cách hiểu mới về tầm quan trọng của các biện pháp trừng phạt hình sự do nhà nước áp đặt”, do đó “không thể chấp nhận án tử hình”.

Sách Giáo lý dậy:

Khoản 2267: Việc xử dụng án tử hình từ phía cơ quan có thẩm quyền hợp pháp, sau một phiên tòa công bằng, từ lâu đã được coi là một phản ứng thích hợp đối với mức độ nghiêm trọng của một số tội ác và là một phương tiện có thể chấp nhận được, mặc dù cực đoan là để bảo vệ lợi ích chung.

Tuy nhiên, ngày nay người ta ngày càng ý thức rằng phẩm giá của con người không bị mất đi ngay cả khi phạm tội rất nghiêm trọng. Ngoài ra, một cách hiểu mới đã xuất hiện về tầm quan trọng của các biện pháp trừng phạt hình sự do nhà nước áp đặt. Cuối cùng, các hệ thống giam giữ hiệu quả hơn đã được phát triển, đảm bảo sự bảo vệ thích đáng của người dân, nhưng đồng thời, không tước bỏ hoàn toàn khả năng chuộc lỗi của tội phạm.

Do đó, Giáo hội dạy, dưới ánh sáng của Tin Mừng: “án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó tấn công vào sự bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” và Giáo hội hoạt động với quyết tâm bãi bỏ nó trên toàn thế giới”.
 
Tiến sĩ George Weigel: Đừng để lịch sử hay sự hiểu sai về lịch sử làm tê liệt
J.B. Đặng Minh An dịch
17:06 16/05/2023


Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “ON NOT BEING PARALYZED BY HISTORY (OR THE MISUNDERSTANDING THEREOF)”, nghĩa là “Bàn về việc đừng để lịch sử hay sự hiểu sai về lịch sử làm tê liệt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Có một trường hợp được đưa ra là Hoa Kỳ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam—hoặc, ít nhất, rằng cái kết của trò chơi quân sự này và hậu quả của cuộc chiến còn khủng khiếp hơn mức cần thiết—bởi vì các đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội đã từ chối tiếp tục trang bị vũ khí cho quân đội miền Nam Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973 mà Bắc Việt đã vi phạm một cách có hệ thống trong quyết tâm đẫm máu thống nhất Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản.

Cũng có những trường hợp được đưa ra rằng chính quyền Obama đã thua cuộc chiến ở Iraq do rút quân Mỹ còn sót lại ở đó quá sớm và chính quyền Biden đã thua cuộc chiến ở Afghanistan bởi một vụ đánh đắm tương tự — trong cả hai trường hợp đều nhằm xoa dịu các cử tri của đảng, những người yêu cầu phải chấm dứt ngay những cuộc chiến “bất tận”.

Nhưng chúng ta đừng tham gia vào những cuộc tranh luận đó. Hãy cứ cho rằng sự khôn ngoan thực dụng là đúng đi, rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm chính sách đối ngoại tồi tệ, Chiến tranh ở Afghanistan và Chiến tranh Iraq bắt đầu vào năm 2003 cũng như thế đi. Thế thì, tại sao nhất thiết rằng sẽ là một sai lầm chính sách đối ngoại nghiêm trọng khác khi Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo và quân sự đáng kể cho Ukraine, trong tình cảnh quốc gia đó đang phải bảo vệ chính sự tồn tại của quốc gia mình trước một cuộc tấn công tàn bạo – và thực sự là diệt chủng - của Nga?

Tôi mượn lời của phát thanh viên thể thao lâu năm ở khu vực Washington, Warner Wolf, rằng “Chúng ta hãy xem băng video.”

Trong cuốn “Con đường ít người qua lại: Trận chiến bí mật để kết thúc Đại chiến, 1916–1917”, Philip Zelikow đã đưa ra một trường hợp ấn tượng rằng thực tế quân sự, kinh tế và ngoại giao đã liên kết chặt chẽ với nhau trong những năm đó đến mức một kết thúc có tính cách ngoại giao cho Chiến tranh thế giới thứ nhất là khả thi. Nhưng Tổng thống Woodrow Wilson, người môi giới khả dĩ duy nhất cho một cuộc đàm phán hòa bình, đã đánh mất cơ hội vì tính thiếu quyết đoán bẩm sinh của ông, và những lo ngại về cuộc bầu cử tháng 11 năm 1916 sắp diễn ra. Trong cuốn “Peacemakers: The Paris Peace Conference of 1919 and Its Attempt to End War”, Margaret MacMillan đã đưa ra một lập trường thuyết phục rằng Wilson (và David Lloyd George của Anh, Georges Clemenceau của Pháp và Vittorio Orlando của Ý) đã hoàn toàn phá hỏng dàn xếp thời hậu chiến bằng cách viết Hiệp ước Versailles (mà Winston Churchill mô tả trong The Gathering Storm là “một câu chuyện buồn về sự ngu ngốc phức tạp”). Sau đó, Churchill tiếp tục, “các lực lượng hùng mạnh đã bị trôi dạt, khoảng trống mở ra, và sau một lúc lắng đọng, một kẻ điên cuồng thiên tài hung dữ bước vào khoảng trống đó, hắn ta là Hạ sĩ Hitler, là kho chất chứa và biểu hiện của những hận thù thâm độc nhất đã từng ăn mòn lồng ngực con người.”

Tổng thống Wilson đã làm mọi thứ rối tung lên như vậy, thành ra, phải chăng những người theo chủ nghĩa biệt lập của những năm 1930 đã đúng khi tuyên bố rằng sự can thiệp của Mỹ vào Thế chiến thứ nhất là một sai lầm khủng khiếp, rằng “những kẻ buôn bán cái chết” đã gây ra Thế chiến thứ nhất, rằng lãnh thổ của Đức Quốc xã tham vọng ở Âu Châu không phải là mối quan tâm của chúng ta - và rằng Hoa Kỳ nên từ chối vũ trang cho Vương quốc Anh khi quốc gia đó đứng một mình sau khi Pháp thất thủ trước Blitzkrieg của Đệ tam Quốc xã vào năm 1940?

Dean Acheson được các nhà sử học nghiêm túc coi là Ngoại trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Chắc chắn ông ấy đã viết cuốn hồi ký vĩ đại nhất về Washington khi viết cuốn Present at the Creation: My Years in the State Department.) Trong một bài phát biểu vào Tháng Giêng năm 1950, Bộ trưởng Acheson đã hớ hênh loại bỏ Hàn Quốc khỏi cái mà ông gọi là “vành đai phòng thủ” của Mỹ ở Thái Bình Dương— một thiếu sót có thể đã ảnh hưởng đến quyết định xâm lược Hàn Quốc của Kim Nhật Thành vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Phải chăng vì sai lầm đó, mà Hoa Kỳ nên từ chối bảo vệ Hàn Quốc?

Tổng thống Biden, trong một lời nói thậm chí còn hớ hênh hơn, dường như chỉ ra rằng một “cuộc xâm lược nhỏ” vào Ukraine của Nga sẽ không phải là vấn đề lớn, phải chăng chính sách của chính quyền Biden kể từ cuộc xâm lược lớn của Nga vào tháng 2 năm 2022 do đó đã ra vô hiệu?

Vấn đề viện trợ của Mỹ cho Ukraine nên được quyết định dựa trên giá trị của chính nó, với sự hiểu biết chiến lược và đạo đức rõ ràng về tình hình hiện tại. Nếu Vladimir Putin của Nga có thể tuyên bố bất kỳ chiến thắng nào ở Ukraine, dự án đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh của Putin sẽ được chứng minh và dự án đó sẽ tiếp tục. Nếu cuộc xâm lược vào một nước láng giềng hiền lành bởi một kẻ xâm lược phá hủy cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trị giá hàng nghìn tỷ đô la, cố tình tấn công vào nhà dân và bệnh viện, hãm hiếp và giết người mà không bị trừng phạt, và bắt cóc hơn 19.000 trẻ em mà được phép thành công, thì điều gì sẽ xảy ra? Và sau đó, các chế độ côn đồ khác trên thế giới thì sao? Điều đó có ý nghĩa gì đối với an ninh của Hoa Kỳ – và đối với số phận của sự đứng đắn trong nền chính trị thế giới thế kỷ 21?

Đó là những vấn đề. Không phải Việt Nam. Không phải Afghanistan. Và không phải Iraq.


Source:First Things
 
Cuộc đấu tranh quyền lực sau con đường đồng nghị của Đức,
Vũ Văn An
18:38 16/05/2023

Luke Coppen, trên tạp chí mạng The Pillar, ngày 13 tháng 5 năm 2023, cho hay: Phiên họp cuối cùng về con đường đồng nghị của Đức đã kết thúc vào tháng 3 với sự tán thành áp đảo mọi nghị quyết, trừ một nghị quyết do những người tổ chức đề xuất.



Nhưng đồng chủ tịch Irme Stetter-Karp của con đường đồng nghị đã không ăn mừng chiến thắng đó.

Ngược lại, trong một bài phát biểu ngày 5 tháng 5 trước các thành viên của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK) đầy quyền lực do bà lãnh đạo, bà tuyên bố rằng bà rất tức giận.

“Trong những tuần gần đây, chúng ta đang chứng kiến một Giáo hội trong đó những người đàn ông lãnh đạo đang củng cố quyền lực của họ, từ chối sự phát triển và đào sâu thêm những rạn nứt giữa Giáo hội và thế giới,” bà nói như thế tại một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức ở Munich.

Bảng liệt kê các sự kiện không được hoan nghênh của bà bao gồm việc Đức Hồng Y Arthur Roche, bộ trưởng bộ phụng vụ của Vatican, bác bỏ một nghị quyết của con đường đồng nghị tán thành việc giáo dân rửa tội thường lệ và thuyết giảng trong các Thánh Lễ.

Bà cũng trích dẫn điều mà bà gọi là “sự phỉ báng hoàn toàn phi lý” bởi “một vài giám mục” của cơ quan kế thừa con đường đồng nghị, tức ủy ban đồng nghị.

Cơ quan này bao gồm 27 giám mục giáo phận của Đức, 27 đại diện Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức và 20 đại biểu khác sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận vào tháng 11, ngay sau phiên họp đầu tiên của thượng hội đồng về tính đồng nghị ở Rôma. Nhiệm vụ chính của ủy ban là chuẩn bị thành lập một hội đồng đồng nghị thường trực gồm giáo dân và giám mục với quyền điều hành Giáo hội ở Đức, bất chấp sự phủ quyết rõ ràng của Vatican.

Trong bài phát biểu của mình, Stetter-Karp cũng bày tỏ sự bất bình trước những phát hiện của cuộc điều tra về việc xử lý các vụ lạm dụng ở Tổng giáo phận Freiburg. Báo cáo kết luận rằng Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch đã thể hiện sự thờ ơ lạnh lùng đối với nạn lạm dụng, mặc dù nhấn mạnh rằng Giáo hội cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng trong khi giữ chức chủ tịch hội đồng giám mục Đức từ năm 2008 đến 2014.

Stetter-Karp tuyên bố, “Tôi tức giận và bị sốc. Nhưng ngày nay rõ ràng hơn bao giờ hết: Giáo hội này với tư cách là một hệ thống quyền lực chuyên chế phải đi đến hồi kết liễu.”

Trong một dấu hiệu cho thấy quyết tâm thách thức “hệ thống duy tuyệt đối”, Stetter-Karp tuyên bố rằng Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức sẽ không còn chấp nhận một quy tắc từng ràng buộc con đường đồng nghị: là các quyết định chỉ có hiệu lực khi có sự chấp thuận của hai phần ba số giám mục.

Stetter-Karp nói rằng “kinh nghiệm học hỏi đau đớn” của con đường đồng nghị - trong đó chỉ có một bản văn không giành được 2/3 số phiếu giám mục - đã thuyết phục bà rằng quy tắc này không nên áp dụng cho các quyết định của ủy ban đồng nghị.

Nửa đầy hay nửa vơi?

Thách thức đối với quy tắc hai phần ba có vẻ giống như một vấn đề nhỏ về thủ tục. Nhưng nó chỉ ra mục tiêu bao trùm của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức là vĩnh viễn giành được một phần quyền ra quyết định trong Giáo Hội Công Giáo ở Đức.

Đó là lý do tại sao ban lãnh đạo của nó không giành được vòng chiến thắng sau kết luận tương đối suông sẻ của con đường đồng nghị. Dù sáng kiến kéo dài ba năm kêu gọi những thay đổi sâu rộng đối với giáo huấn và thực hành Công Giáo, nhưng nó không có quyền du nhập chúng.

Ngay từ đầu, con đường đồng nghị là một dự án chung của hội đồng giám mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, một cơ quan có khoảng 230 thành viên nhận 94% trong số 2.8 triệu đô la tài trợ hàng năm từ Hiệp hội các Giáo phận Đức (VDD), một tổ chức pháp nhân của hội đồng giám mục.

Khi sáng kiến này được công bố vào năm 2019, chủ tịch hội đồng giám mục lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Reinhard Marx đã mô tả nó là “một tiến trình đặc biệt” quy tụ các giám mục và giáo dân để thông qua các nghị quyết sẽ “ràng buộc” đối với Giáo hội ở Đức.

Vatican đã can thiệp — trong lần can thiệp đầu tiên — để làm rõ rằng kế hoạch này “không có giá trị về mặt giáo hội học”.

Cuối cùng, các quy chế của con đường đồng nghị nói rõ rằng các quyết định của nó “tự chúng không có hiệu lực pháp lý”.

Văn kiện cho biết “Quyền của hội đồng giám mục và cá nhân các giám mục giáo phận trong việc ban hành các quy tắc pháp lý và thực thi chức vụ giảng dạy của họ trong phạm vi thẩm quyền tương ứng của họ vẫn không bị ảnh hưởng bởi các nghị quyết”.

Tuy các nhà tổ chức đã miễn cưỡng thừa nhận rằng các quyết định của sáng kiến sẽ chỉ mang tính chất tư vấn nhưng họ đã thực hiện các biện pháp để mặc cho chúng càng nhiều ý nghĩa càng tốt.

Như Thomas Sternberg, người tiền nhiệm của Stetter-Karp với tư cách là chủ tịch Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn thẳng thắn vào tháng 12 năm 2022, các kiến trúc sư của con đường đồng nghị đã sử dụng các kỹ thuật rút ra từ thế giới chính trị để tạo lực đẩy.

Sternberg, một thành viên của đảng chính trị Liên minh Dân chủ Kitô giáo (CDU) của Đức, cho biết ông là “một chính trị gia đến mức tôi biết rằng cần phải có các quy trình và sự phát triển để tạo ra các chủ đề đáng được thảo luận ngay từ đầu.”

Ông lập luận rằng các nghị quyết của con đường đồng nghị về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, đồng tính luyến ái và chủ nghĩa giáo sĩ trị đã “mở ra” các vấn đề để chúng “hiện đang được thảo luận trên phạm vi quốc tế, không chỉ ở Đức”.

Nhưng phán quyết “ly đầy một nửa” của Sternberg trái ngược với cách đọc “ly vơi một nửa” của Stetter-Karp về con đường đồng nghị.

Trong bài phát biểu ngày 5 tháng 5, bà đã không mừng vui những gì có thể được coi là đột phá đối với Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức: Các nghị quyết được hỗ trợ bởi các đa số lớn lao (bao gồm cả các giám mục) ủng hộ các nữ phó tế, khảo sát lại quyền độc thân của linh mục, giáo dân rao giảng trong các Thánh lễ và ban phép lành đồng tính.

Thay vào đó, bà phàn nàn rằng “các nghị quyết không đủ sâu rộng.”

Bà nói rõ rằng bà quan tâm đến tương lai của con đường đồng nghị, hơn là quá khứ gần đây của nó. Và khi nhìn về phía trước, bà đã thấy những trở ngại: Các giám mục giáo phận riêng lẻ từ chối thực hiện các nghị quyết của con đường đồng nghị, khó khăn tuyệt đối trong việc đưa ra những thay đổi như vai trò giáo dân lớn hơn trong việc bổ nhiệm giám mục và sự phản đối liên tục của Vatican.

Stetter-Karp dường như đã kết luận rằng những trận chiến quan trọng nhất đang ở phía trước — và tỷ lệ thành công đang thu hẹp lại.

Từ đồng minh vui vẻ đến việc nói huỵch toẹt

Trong khi Sternberg được coi là một đồng minh vui vẻ của các giám mục Đức - có mối quan hệ đặc biệt tốt với Hồng Y Marx - thì Stetter-Karp đã tỏ ra ít thân thiện hơn một cách đáng kể đối với hàng giám mục.

Tại những thời điểm quan trọng trong con đường đồng nghị, Stetter-Karp đã công khai mắng mỏ các giám mục chưa đăng ký đầy đủ vào chương trình nghị sự của những người tổ chức con đường đồng nghị.

Khi văn bản kêu gọi thay đổi cách tiếp cận của Giáo hội đối với đạo đức tình dục không giành được 2/3 sự chấp thuận của các giám mục vào tháng 9 năm 2022, bà đã cáo buộc các giám mục không tỏ lộ ý kiến thực sự của họ.

Vào tháng 3 năm nay, Stetter-Karp, cựu giám đốc ban Caritas của giáo phận Rottenburg-Stuttgart, gợi ý rằng các giám mục đang khai thác “sự sẵn lòng thỏa hiệp” của các thành viên giáo dân bằng việc tìm cách làm giảm nhẹ các tài liệu để chúng vượt qua 2/3 số phiếu.

Bà nói: “Đôi khi một số người trong chúng tôi cảm thấy bị tống tiền để hoàn thành bất cứ việc gì”.

Mỗi lần bà ấy đối đầu với các giám mục, các vị đã thuận theo. Điều này có thể giải thích tại sao bà ấy đang thực hiện cùng một cách tiếp cận đối nghịch đối với quy tắc hai phần ba tại ủy ban đồng nghị.

Tuy nhiên, đây là một canh bạc: Các Giám Mục có thể cảm thấy Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức đã đi quá xa từ hợp tác sang đối đầu và từ chối phục tùng yêu cầu của họ. Nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều đó.

Những vấn đề chưa được giải quyết

Hiện có rất ít thông tin về ủy ban đồng nghị ngoài một số thông tin căn bản: Ủy ban này sẽ được lãnh đạo bởi Stetter-Karp và chủ tịch hội đồng giám mục hiện tại là Đức cha Georg Bätzing, có 74 thành viên và tổ chức phiên họp đầu tiên tại Essen vào ngày 10-11 tháng 11.

Không rõ nó sẽ được tài trợ như thế nào, điều này đang tạo ra sự khó chịu trong Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức. Trong khi Hiệp hội các Giáo phận Đức dự kiến sẽ cung cấp tiền, hiệp hội này đã không đưa ra quyết định về việc tài trợ sáu tháng kể từ khi phát động ủy ban đồng nghị.

Một số báo cáo cho thấy vấn đề sẽ được giải quyết tại cuộc họp vào tháng 6 của hội đồng thường trực của các giám mục Đức, hội đồng quy tụ các giám mục giáo phận của đất nước. Một số ít giám mục sẽ miễn cưỡng tài trợ cho một sáng kiến nhằm mở đường cho một hội đồng đồng nghị đã bị Vatican loại trừ.

Có lẽ cuộc họp tháng 6 cũng sẽ là nơi các giám mục thảo luận về lời kêu gọi của Stetter-Karp về việc bãi bỏ quy tắc hai phần ba, điều này có khả năng làm dấy lên nghi ngờ hơn nữa ở Rôma, vốn đã liên tục bày tỏ mối quan ngại về việc giảm bớt trách nhiệm giám mục ở Đức.

Vatican đã từ chối tổ chức các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, rõ ràng là từ chối thảo luận về con đường đồng nghị với bất cứ ai khác ngoài các giám mục Đức.

Trò chơi kết thúc

Viết trên trang mạng New Beginning, một sáng kiến của Đức phản đối con đường đồng nghị, nhà báo Birgit Kelle cho rằng các giám mục đã gặp bất lợi trong ủy ban đồng nghị.

Bà viết, “Hiện tại có 27 giám mục trong danh sách những người tham gia, vì vậy 47 thành viên còn lại của ủy ban, những người được bầu từ hàng ngũ của Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức và bởi phiên họp toàn thể của con đường đồng nghị, chiếm đa số theo cơ cấu ngay từ phút đầu tiên.

“Các giám mục sẽ chỉ có điều gì đó để báo cáo nếu họ có quyền phủ quyết – và đó chính xác là những gì họ muốn bóp chết từ trong trứng nước.”

Với những đám mây bão đang tập trung ở Rôma và một số ít giám mục Đức có thể hành động như một “thiểu số ngăn chặn”, Stetter-Karp có thể đã kết luận rằng cuộc cách mạng theo con đường đồng nghị sẽ không bao giờ được thực hiện trừ khi Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức giành được toàn quyền kiểm soát diễn trình này.

Với thách thức của mình đối với quy tắc hai phần ba, bà ta đang buộc các giám mục vào một thế kẹt mới, trong đó họ có hai lựa chọn không mấy dễ chịu. Đầu tiên, họ có thể chấp nhận sự thay đổi, biết rằng Rôma có thể sẽ can thiệp. Thứ hai, họ có thể bác bỏ nó, có lẽ khiến Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức thực hiện lời đe dọa thường được viện dẫn là rút khỏi sáng kiến.

Trong cả hai trường hợp, rất có thể các giám mục - chứ không phải Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức - là những người bị đổ lỗi cho sự thất bại cuối cùng của con đường đồng nghị.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ truyền chưc Giám Mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng
GP Phát Diệm
09:28 16/05/2023
 
VietCatholic TV
Liều: Su-27 của Nga lao vào máy bay NATO. Tiết lộ éo le: Wagner điều đình với Ukraine bán đứng Putin
VietCatholic Media
03:12 16/05/2023


1. Trùm Wagner bị cáo buộc điều đình với tình báo Ukraine, phản bội bạo chúa, và cung cấp tin tình báo cho Kyiv

Ký giả Jon Rogers của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “PUTIN'S BETRAYAL Leader of Putin’s shady Wagner group ‘offered to BETRAY despot and give Ukraine the locations of Russian troops’”, nghĩa là “PHẢN BỘI PUTIN. Lãnh đạo nhóm Wagner mờ ám của Putin đề nghị PHẢN BỘI bạo chúa và cung cấp cho Ukraine các địa điểm của quân đội Nga”.. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Các tài liệu tình báo bị rò rỉ của Hoa Kỳ cho biết người đứng đầu lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đã đề nghị tiết lộ vị trí của các lực lượng Nga cho Ukraine.

Một phúc trình của tờ Washington Post cho biết Ukraine đã từ chối lời đề nghị đáng kinh ngạc khi nó được đưa ra vào Tháng Giêng vừa qua bởi Yevgeny Prigozhin, 61 tuổi, như một phần của thỏa thuận có đi có lại với Kyiv

Theo thỏa thuận được đề xuất, ông chủ Wagner đề nghị tiết lộ thông tin về các vị trí do quân đội của Vladimir Putin nắm giữ nếu các chỉ huy của Ukraine rút lực lượng của họ khỏi khu vực xung quanh thành phố pháo đài Bakhmut, điều này sẽ mang lại cho Prigozhin một chiến thắng ở đó, để đổi lấy cơ hội cho quân Ukraine có thể đánh chính xác vào các vị trí của Nga ở những nơi khác trên chiến tuyến.

Theo các tài liệu, lời đề nghị được đưa ra thông qua các mối quan hệ của anh ta trong cơ quan tình báo Ukraine. Vụ rò rỉ không nêu rõ những vị trí của Nga mà người đứng đầu Wagner đề nghị tiết lộ cho Ukraine.

Prigozhin, một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga, đã nhiều lần đe dọa công khai rút lực lượng lính đánh thuê của mình khỏi khu vực xung quanh Bakhmut, nơi đang ở tuyến đầu trong cuộc tấn công của Nga, khi ông ta tìm cách lấy thêm đạn dược từ Mạc Tư Khoa.

Prigozhin đã bác bỏ báo cáo hôm thứ Hai là “vô nghĩa” trong một bản ghi âm được phát hành trên Telegram và đổ lỗi cho những nhân vật ở khu Rublyovka sang trọng của Mạc Tư Khoa, ngụ ý đề cập đến giới tinh hoa chính trị và kinh doanh của Nga.

Điện Cẩm Linh cũng đã bác bỏ báo cáo, nói rằng nó “trông giống như một trò lừa bịp”. Tòa Bạch Ốc đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Hai quan chức Ukraine giấu tên đã được trích dẫn trong báo cáo của Washington Post, nói rằng Prigozhin đã liên lạc với ban giám đốc tình báo Ukraine, được gọi là HUR, nhiều lần trong cuộc chiến Ukraine.

Một trong các quan chức tuyên bố rằng Prigozhin đã hơn một lần đưa ra lời đề nghị về Bakhmut, nhưng Kyiv đã nhiều lần từ chối do thiếu tin tưởng vào các nhà lãnh đạo Nga và các đề xuất được coi là không trung thực.

Theo các nguồn tin ở Mỹ và Ukraine được trích dẫn trong báo cáo, Washington cũng chia sẻ những nghi ngờ đó.

Các tài liệu bị rò rỉ khác cũng tiết lộ một làn sóng lo ngại trong Bộ Quốc phòng Nga đã dấy lên trước những lời chỉ trích liên tục của Prigozhin khi họ xem xét cách phản ứng đối với các vấn đề của ông về hoạt động quân sự và yêu cầu thêm nguồn lực.

Bộ Quốc phòng Nga đã thừa nhận những bất bình của Prigozhin không phải là bất hợp pháp.

Các tài liệu bị rò rỉ cũng gợi ý về một cuộc đấu tranh quyền lực giữa Prigozhin và các quan chức cấp cao của Nga, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.

Đầu tháng này, Shoigu và Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng Nga, đã bị Prigozhin trực tiếp chửi rủa sau khi mất hơn 30 binh sĩ trong một ngày.

Một tài liệu cho thấy ông chủ Wagner đã tiết lộ thông tin về những khó khăn của quân đội Nga trong việc cung cấp đạn dược cho một sĩ quan tình báo Ukraine.

Trả lời báo chí, Prigozhin phủ nhận việc gặp Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, tại một quốc gia Phi Châu giấu tên, tuyên bố rằng ông đã không ở lục địa này kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine và cho rằng ý tưởng về một cuộc điện thoại với Budanov thật là nực cười. Trong đoạn audio Prigozhin đã cố gắng phá ra cười trước phúc trình của tờ Washington Post. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng anh ta đang cố gượng cười vì trong thâm tâm anh ta lo lắng rằng phúc trình này có thể lấy đi cái đầu của anh ta.

Prigozhin cũng bị báo cáo là đã khuyên quân đội Ukraine tiến hành một cuộc tấn công vào biên giới Crimea khi tinh thần của các lực lượng Nga xuống thấp.

Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng Prigozhin đã biết về tinh thần sa sút trong lực lượng Wagner của chính mình.

Một số chiến binh của anh ta được cho là đã từ chối lệnh triển khai khu vực Bakhmut đang bị hỏa lực vì chịu nhiều thương vong hơn, báo cáo của tờ Washington Post cho biết.

Giao tranh ở Bakhmut, miền đông Ukraine, là tâm điểm của cuộc chiến trên bộ đẫm máu nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai, với trận chiến giành thị trấn khai thác muối diễn ra ác liệt trong 10 tháng nay.

2. Tổng thống Zelenskiy đã về đến Kyiv bình an

Tổng thống Zelenskiy đã về đến Kyiv bình an. Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào vào cuối ngày thứ 446 của cuộc chiến, được thu trên chuyến tầu đêm từ biên giới Ba Lan về Kyiv, ông nói:

“Ba ngày dài - và các chiến binh của chúng ta, quốc gia của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi chắc chắn. Mạnh mẽ hơn nhiều.

Tôi cảm ơn Ý vì sự giúp đỡ của họ trong việc bảo vệ cuộc sống của người dân chúng ta - từ việc bảo vệ bầu trời đến việc chuẩn bị tái thiết toàn diện Ukraine sau chiến tranh.

Tôi cảm ơn Đức về gói quốc phòng lớn nhất: 2 tỷ 700 triệu euro, hệ thống phòng không Iris với nhiều cải tiến và hỏa tiễn, súng và đạn pháo, xe bọc thép...

Ngoài ra, Đức sẽ hỗ trợ đất nước chúng ta trong một thời gian dài. Có 11 tỷ euro cho việc này, hoàn toàn là để phòng thủ. Thêm vào đó, Đức tham gia vào Quỹ Hòa bình Âu Châu, giúp củng cố sự bảo vệ của chúng ta.

Tôi cảm ơn nước Pháp đã tạo cơ hội mới cho những người lính của chúng ta trong việc chống lại khủng bố của Nga, và bây giờ không phải là lúc để nói về các chi tiết. Cảm ơn Pháp đã bổ sung xe bọc thép. Và giúp củng cố các đối tác.

Tôi cảm ơn nước Anh về thỏa thuận đào tạo phi công của chúng ta. Chúng tôi đang tạo ra một liên minh để đào tạo phi công trên những chiếc máy bay hiện đại của phương Tây. Anh - vâng, Ba Lan - vâng. Tôi chắc chắn rằng Pháp và các đối tác khác của chúng ta sẽ tham gia. Chúng tôi tiếp tục làm việc trong một liên minh các quốc gia, chúng tôi đang di chuyển tích cực. Tất nhiên, tôi cảm ơn nước Anh vì những cơ hội tầm xa cho những người lính của chúng tôi, hỏa tiễn tầm xa và máy bay không người lái tầm xa.

Vì vậy, kết quả chính của những ngày này: vũ khí mới cho Ukraine, sự tôn trọng dành cho người Ukraine và chúng ta đã tiến gần hơn đến chiến thắng”.

3. Máy bay Nga lao thẳng vào các máy bay tuần tra của Pháp và Đức

Hôm thứ Hai 15 Tháng Năm, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã điều một máy bay chiến đấu để ngăn máy bay tuần tra của Pháp và Đức xâm nhập không phận nước này trên Biển Baltic sau khi phát hiện các máy bay này đang bay về phía Nga.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết “Hai mục tiêu trên không đã được phát hiện tiếp cận biên giới nhà nước Nga. Để xác định mục tiêu và ngăn chặn biên giới nhà nước Nga bị xâm phạm, một máy bay chiến đấu Su-27 của lực lượng không quân Hạm đội Baltic đã được xuất kích.

Hai máy bay này là các máy bay tuần tra P-3C của Đức và một máy bay tuần tra biển Atlantic-2 của Pháp. Sau khi máy bay phản lực Nga xuất kích, máy bay Pháp và Đức quay lại, và chiếc Su-27 đã quay trở lại căn cứ.”

Trước diễn biến mới nhất này một quan chức NATO cho biết các đơn vị tuần tra trên không của NATO đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cao hơn sau các vụ va chạm càng lúc càng gia tăng trong không phận quốc tế. Chỉ mới 10 ngày trước, một chiếc Su-35 của Nga đã lao vào một máy bay F-18 của Ba Lan đang tuần tra cho cơ quan biên giới Frontex của Liên Hiệp Âu Châu.

Một quan chức nói với Reuters: “Các đội tuần tra trên không của NATO đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cao hơn để đối phó với hành vi nguy hiểm của các máy bay quân sự Nga trong vùng tuần tra của Frontex. Chiến thuật của các máy bay Nga là lao thẳng theo kiểu cảm tử vào các máy bay NATO”.

Tưởng cũng nên nhắc lại là theo các nhà chức trách Rumani, một máy bay chiến đấu của Nga đã chặn một máy bay của lực lượng biên phòng Ba Lan đang thực hiện một nhiệm vụ trên Hắc Hải gần biên giới Rumani hôm thứ Sáu 5 Tháng Năm, điều này suýt dẫn đến một vụ va chạm.

Lực lượng Biên phòng Ba Lan cho biết trên Twitter rằng chiếc Su-35 của Nga đã bay vào khu vực mà không có liên lạc vô tuyến và thực hiện các thao tác “hung hăng và nguy hiểm”.

Vụ việc xảy ra vào thứ Sáu 5 Tháng Năm lúc 6:20 sáng theo giờ địa phương, cách không phận Rumani khoảng 60 km về phía đông, Bộ Quốc phòng Rumani cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật.

“Các động tác hung hăng và nguy hiểm được các máy bay chiến đấu Nga liên tục thực hiện gần máy bay Ba Lan đã gây ra tình trạng hỗn loạn cao và khó khăn trong việc điều khiển máy bay”.

Máy bay Ba Lan đã ở đó như một phần của nhiệm vụ chung được điều phối bởi hệ thống tuần tra biên giới của Liên minh Âu Châu Frontex.

Theo Bộ Quốc phòng Rumani, nhiệm vụ này sẽ kéo dài đến giữa tháng 12, tập trung vào việc ngăn chặn di cư bất hợp pháp, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm biển và chống tội phạm xuyên biên giới khác ở phía tây Hắc Hải.

Bộ Quốc phòng Rumani cho biết, do sự việc, hai máy bay chiến đấu của Không quân Rumani cũng như hai máy bay của Không quân Tây Ban Nha đã được chuẩn bị để can thiệp bởi Trung tâm Điều hành Không quân Liên hợp NATO ở Torrejon, Tây Ban Nha, nhưng sự can thiệp của họ là không cần thiết vì các máy bay Nga đã rút lui.

4. Ngũ Giác Đài cho biết 31 xe tăng Abrams của Mỹ đã đến Đức để huấn luyện lực lượng Ukraine

Ngũ Giác Đài cho biết 31 xe tăng M1 Abrams đã đến Đức trước chương trình huấn luyện cho lực lượng Ukraine trên xe tăng Mỹ. Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết như trên trong cuộc họp báo hôm thứ Hai. Chương trình huấn luyện dự kiến kéo dài vài tháng và các xe tăng dự kiến sẽ được gửi đến Ukraine vào mùa thu.

Tướng Ryder cho biết, các xe tăng hiện đang đến Đức được thiết kế đặc biệt để huấn luyện các kip lái Ukraine trong khi những chiếc xe tăng cuối cùng sẽ được gửi đến Ukraine đang được tân trang lại và chuẩn bị vận chuyển.

“Bởi vì chúng tôi đang làm điều này đồng thời, chúng tôi sẽ có thể cung cấp những chiếc xe tăng đó cho họ trong khung thời gian mùa thu để đưa vào sử dụng ở Ukraine trước cuối năm,” Ryder nói.

5. Quân đội Ukraine cho biết pháo kích dữ dội nhưng ít di chuyển ở tiền tuyến phía đông

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Ba 16 tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết có rất ít thay đổi trên tiền tuyến ở Ukraine trong ngày qua - nhưng có rất nhiều vụ pháo kích.

Ông cho biết giao tranh ác liệt đang diễn ra xung quanh Bakhmut và Nga đã tiến hành “các hành động tấn công không thành công” tại một số địa điểm ở phía tây và tây nam của thành phố này.

Người Nga cũng tấn công vào các khu vực khác trên tiền tuyến ở Donetsk, bao gồm Avdiivka, Mariinka và Vuhledar, với sự kết hợp của các cuộc không kích và hỏa lực pháo binh. “Có 37 cuộc tấn công. Bakhmut và Mariinka vẫn là tâm điểm của các cuộc giao tranh,” ông nói.

“Các lực lượng phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của đối phương gần thị trấn Mariinka”. Thị trấn đổ nát và hầu hết mọi thường dân đã rời đi.

Yuriy Fedorenko, một sĩ quan trong Lữ đoàn 92 của Ukraine, cho biết quân phòng thủ Ukraine không chỉ cố gắng ổn định tình hình mà còn giành được lợi thế ở một số khu vực trong ba ngày qua.

Fedorenko nói: “Đối phương đã bị đẩy ra khỏi các tuyến liên lạc chính, điều đó có nghĩa là ý định chiếm Bakhmut của chúng đã bị cản trở.”

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết người Nga đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng hỏa tiễn S-300 nhằm vào thị trấn Kostiantynivka, nằm ở phía tây Bakhmut.

Video trên mạng xã hội được định vị địa lý cũng cho thấy các cuộc tấn công của Nga ở khu vực Kharkiv, nơi hai bên bị ngăn cách bởi sông Oskil ở một số khu vực.

Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng cho biết tại các khu vực do Nga xâm lược, dân thường vẫn bị áp lực phải nhập quốc tịch Nga.

“Những người đồng ý hợp tác với quân xâm lược Nga đã được yêu cầu từ bỏ quốc tịch Ukraine bằng văn bản và chấp nhận quốc tịch Nga. Những người từ chối bị những kẻ xâm lược đe dọa bằng cách sa thải công việc của họ và bị ngược đãi hơn nữa.”

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cũng lưu ý rằng việc kiểm tra an ninh đối với dân thường đã được tăng cường ở Crimea sau các vụ tấn công gần đây bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái.

6. Hoa Kỳ tuyên bố Nga và Iran đang mở rộng hợp tác quốc phòng

Hoa Kỳ đang nhận thấy nhiều dấu hiệu cho thấy Nga và Iran đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng chưa từng có, nhằm giúp Mạc Tư Khoa kéo dài cuộc chiến ở Ukraine cũng như gây ra mối đe dọa cho các nước láng giềng của Iran. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 15 Tháng Năm.

“Là một phần của sự hợp tác, Iran đang cung cấp cho Nga các máy bay không người lái tấn công một chiều, bao gồm hơn 400 chiếc kể từ tháng 8, Tướng Kirby nói.

Ban đầu, Iran phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nói: “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”

Đến ngày 5 tháng Mười Một vừa qua, trước các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ Hossein Amir-Abdollahian nói: “Chúng tôi có gởi nhưng chỉ một số ít trong thời gian trước chiến tranh Ukraine.”

Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.

7. Anh cho biết họ sẽ gửi máy bay không người lái tầm xa và đào tạo phi công khi Zelenskiy đến thăm Sunak ở Anh

Vương Quốc Anh đã hứa với tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, máy bay không người lái tấn công tầm xa khi ông đến thăm nước này hôm thứ Hai như một phần của chuyến công du Âu Châu nhằm tìm kiếm thêm vũ khí mới cho cuộc phản công chống lại Nga.

Zelenskiy đã gặp thủ tướng Rishi Sunak tại dinh thự ở miền quê Chequers của nhà lãnh đạo Anh, nơi hai người cũng thảo luận về yêu cầu của Ukraine đối với các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Vương Quốc Anh cho biết sẽ bắt đầu đào tạo cơ bản cho các phi công Ukraine vào mùa hè này “song song với những nỗ lực của Anh trong việc hợp tác với các nước khác trong việc cung cấp máy bay phản lực F-16”.

Sunak cho biết Anh sẽ cung cấp cho Ukraine hàng trăm hỏa tiễn phòng không và các hệ thống máy bay không người lái khác, bao gồm cả máy bay không người lái tấn công tầm xa mới với tầm bắn hơn 200 km, sẽ được chuyển giao trong những tháng tới. Hiện vẫn chưa rõ chính xác loại máy bay không người lái nào mà thông báo đề cập đến.

Trước các diễn biến mới này, Điện Cẩm Linh cho biết Nga có quan điểm “cực kỳ tiêu cực” về quyết định của Anh cung cấp thêm khí tài quân sự cho Ukraine nhưng không tin rằng sự giúp đỡ của London sẽ thay đổi cục diện cuộc xung đột.

Sunac nói: “Xung đột đang ở thời điểm then chốt. Vương quốc Anh sẽ kiên định hỗ trợ Ukraine và người dân nước này tự bảo vệ mình… điều quan trọng là Điện Cẩm Linh cũng phải biết rằng chúng tôi sẽ không bỏ đi. Chúng tôi ở đây trong thời gian dài”.

8. Nhà độc tài Belarus, Alexander Lukashenko, đã tái xuất hiện, vô tình xác nhận vụ bắn rớt 4 hay 5 chiếc máy bay của Nga

Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, hôm thứ Hai đã vô tình xác nhận rằng 4 máy bay quân sự đã bị bắn hạ trên bầu trời Nga vào tuần trước gần biên giới Ukraine và Belarus, đồng thời cho biết thủ đô Minsk đã phản ứng bằng cách đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động cao.

Hãng tin Kommersant của Nga hôm thứ Bảy đưa tin rằng một nhóm máy bay không kích của Nga bao gồm một máy bay ném bom chiến đấu Su-34, một máy bay chiến đấu Su-35 và hai máy bay trực thăng Mi-8 đã bị bắn hạ trong một cuộc phục kích gần Klintsy ở vùng Bryansk của Nga. Cơ quan truyền thông này cho biết các máy bay này dự định tấn công các mục tiêu ở vùng Chernihiv của Ukraine, ngay bên kia biên giới.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass hôm thứ Bảy cho biết một chiếc máy bay chiến đấu Su-34 của Nga đã bị rơi, nhưng không nêu rõ nguyên nhân và trích dẫn các dịch vụ khẩn cấp cho biết một vụ cháy động cơ đã khiến một chiếc trực thăng bị rơi. Nó không đề cập đến Su-35 và một chiếc trực thăng thứ hai, mặc dù một số blogger quân sự ủng hộ chiến tranh của Nga cho biết có đến 5 chiếc máy bay đã bị bắn hạ.

Kênh Pul Pervovo Telegram, một hãng truyền thông của nhà nước Belarus đưa tin về các hoạt động của Lukashenko, hôm thứ Hai cho biết rằng ông ta đã đến thăm một căn cứ chỉ huy của lực lượng không quân. Trong chuyến thăm này, ông nói:

“Ba ngày sau các sự kiện gần chúng ta – ý tôi là ở vùng Bryansk, khi bốn chiếc máy bay bị bắn rơi. Chúng ta buộc phải đáp trả. Sau sự kiện đó, chúng ta, quân đội của chúng ta, phải cảnh giác cao độ.”

Theo báo cáo, chuyến thăm căn cứ của Lukashenko là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông sau gần một tuần, sau những đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo 68 tuổi.

Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận về báo cáo của Kommersant. Cũng không có phản ứng chính thức về vụ việc từ Ukraine.

Cho đến nay, Thống đốc khu vực Bryansk Alexander Bogomaz vẫn tiếp tục cáo buộc rằng quân Ukraine đã tấn công xuyên biên giới, bắn hạ gần như đồng thời một chiếc SU-35 và một chiếc SU-34 cùng với hai chiếc máy bay trực thăng Mi-8. Tuy nhiên, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin không nghĩ như thế.

Trong một tuyên bố đăng trên kênh Telegram của mình, Prigozhin đã đặt câu hỏi liệu hệ thống phòng không của Nga hay Ukraine có thể được bố trí ở trung tâm bán kính 20 km của 4 chiếc máy bay bị bắn rơi hay không.

“Bốn chiếc máy bay, nếu bạn vẽ một vòng tròn ở những nơi chúng rơi xuống, thì hóa ra vòng tròn này có đường kính là 40 km. Tức là bán kính của vòng tròn là 20 km. Và tất cả chúng nằm chính xác trong vòng tròn đó” Prigozhin viết. “Bây giờ hãy truy cập Internet và xem loại vũ khí phòng không nào có thể nằm ở trung tâm của vòng tròn này, sau đó xây dựng các phiên bản của riêng bạn. Tôi không biết.”

9. Ukraine nói lực lượng Nga không còn khả năng tấn công quy mô lớn

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine cho biết các lực lượng Nga không còn khả năng tấn công quy mô lớn và chủ yếu ở thế phòng thủ - nhưng Mạc Tư Khoa có thể duy trì tốc độ tấn công hỏa tiễn hiện tại.

Phát ngôn nhân của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Andriy Yusov nói với truyền hình Ukraine hôm thứ Hai rằng Nga “đang ở thế phòng thủ” khi thảo luận về “toàn bộ chiến tuyến” và họ không có đủ nguồn lực “để lặp lại các hành động tấn công quy mô lớn”.

Andriy Yusov nói thêm: “Họ đã chuẩn bị phòng thủ suốt thời gian qua và đây là một yếu tố nghiêm trọng mà bộ chỉ huy Ukraine chắc chắn tính đến khi chuẩn bị cho việc giải phóng các lãnh thổ Ukraine”.

Yusov cho biết mục tiêu của các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga đã thay đổi và cường độ của chúng đã giảm đi kể từ mùa đông khi có các cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Ông tuyên bố rằng người Nga đang thiếu một số loại hỏa tiễn, chẳng hạn như Kalibr.

“ Họ đang tích cực tìm cách bù đắp và thay đổi không chỉ máy bay không người lái tấn công Shaheds do Iran sản xuất. Họ đang tìm kiếm vũ khí trên toàn thế giới. Cho đến nay, họ đã không thành công lắm.”

Mặc dù vậy, Yusov cho biết người Nga “có khả năng duy trì cường độ tấn công”, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Ông ước tính rằng họ vẫn còn kho dự trữ hỏa tiễn S-300 lớn, có khả năng hủy diệt đáng kể. S-300 được thiết kế như một vũ khí phòng không nhưng người Nga thường sử dụng nó ở chế độ đất đối đất, trong đó nó không chính xác lắm.

Yusov nói rằng ở biên giới phía bắc của Ukraine, người Nga đang tăng cường sử dụng “các nhóm trinh sát lật đổ” đang cố gắng thăm dò các khu vực biên giới. Ông cáo buộc một số đã bắn vào dân thường ở khu vực phía bắc Chernihiv.

Quan chức Ukraine cũng tuyên bố rằng Kyiv đã biết về “các vấn đề sức khỏe” của nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko, nhưng nói rằng ông sẽ không giải thích chi tiết về chủ đề này “vì nhiều lý do”. Lukashenko đã không xuất hiện trước công chúng kể từ chuyến thăm Mạc Tư Khoa gần đây. Vào Chúa Nhật, ông ta đã không xuất hiện tại một lễ kỷ niệm quốc gia ở thủ đô Minsk để đánh dấu Ngày Quốc kỳ, Quốc huy và Quốc ca hàng năm của Belarus.

10. Nga tuyên bố bắn hạ hỏa tiễn Storm Shadow của Anh ở Ukraine

Hôm thứ Hai 15 Tháng Năm, Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp cho Ukraine. Chỉ mới tuần trước, Vương Quốc Anh đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp hỏa tiễn này.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Hai về cuộc xung đột ở Ukraine rằng Nga đã bắn hạ hỏa tiễn hành trình Storm Shadow, cũng như các hỏa tiễn HARM và bệ phóng Himars tầm ngắn do Mỹ chế tạo. Các tuyên bố này đã không được xác minh độc lập.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trước đó cho biết hôm thứ Hai rằng Nga coi quyết định cung cấp hỏa tiễn của Anh là “cực kỳ tiêu cực”.

Ukraine cho biết họ đã sử dụng các hỏa tiễn tầm xa hơn để tấn công các mục tiêu sâu hơn trong các khu vực do Nga xâm lược ở Ukraine.

Báo cáo của Bộ Quốc Phòng Nga được đưa ra sau những lo ngại về khả năng của hỏa tiễn tàng hình Storm Shadow. Loại hỏa tiễn này của Anh có tầm bắn xa đến 250km, vươn tới những vị trí trước đây chưa từng bị quân Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn.

Các quan sát viên nhận xét rằng phản ứng của người Nga đối với hỏa tiễn tàng hình Storm Shadow tương tự với những gì đã diễn ra khi quân Ukraine bắt đầu sử dụng hệ thống pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, vào cuối tháng 6 năm ngoái, 2022. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga có khả năng là nhằm lên giây cót tinh thần cho các binh sĩ Nga.

11. Người đứng đầu Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, đã nhắc lại rằng Liên Hiệp Âu Châu sẵn sàng thực thi các biện pháp trừng phạt đối với các công ty nước ngoài giúp Nga trốn tránh các hạn chế thương mại.

27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu đang thảo luận về kế hoạch đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì vai trò của họ trong việc cung cấp cho Nga hàng hóa bị cấm theo lệnh trừng phạt của phương Tây. Đề xuất này là một phần của một loạt các biện pháp nhằm trấn áp các quốc gia ở Kavkaz, Trung Á và Trung Đông được cho là đang giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Một số quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu, dẫn đầu là Đức, cường quốc xuất khẩu của Liên Hiệp Âu Châu, lo ngại rằng việc tấn công vào Trung Quốc và các quốc gia ngoài Liên Hiệp Âu Châu khác có thể khiến họ tiến gần hơn đến liên minh với Nga.

Khi được hỏi về điều này tại một cuộc họp báo, Von der Leyen đã không trả lời trực tiếp hoặc nêu tên các quốc gia cụ thể, nhưng đã nhấn mạnh đường lối của ủy ban.

Cô ấy nói: “Đề xuất của Liên Hiệp Âu Châu về cơ bản là một lời cảnh báo rằng chúng tôi nghiêm túc với các biện pháp trừng phạt của mình, rằng chúng tôi có thể cấm những hàng hóa này đến nước thứ ba, nếu có bằng chứng rõ ràng rằng đây là hành vi lách luật trừng phạt để giao hàng đến Nga”.

Von der Leyen, cùng với chủ tịch hội đồng Liên Hiệp Âu Châu Charles Michel, sẽ đại diện cho Liên Hiệp Âu Châu tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Hội đồng Âu Châu ở Reykjavik và cuộc họp G7 ở Hiroshima.

Trước những sự kiện này, bà cho biết các quốc gia có nhiệm vụ thể hiện “mức độ bền bỉ, kiên trì” mà bà đã chứng kiến từ những người Ukraine trong chuyến thăm Kyiv tuần trước.

Von der Leyen nói: Các nhà lãnh đạo nên tập hợp lại theo hai nguyên tắc chính:

“Một là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết và nguyên tắc thứ hai là không có gì về Ukraine mà không có Ukraine. Miễn là nó phải chuyển về cơ bản thành hỗ trợ tài chính ổn định, tất nhiên là sau năm 2023, và hỗ trợ quân sự tăng tốc tập trung vào hiện tại và tương lai. Và không có gì về Ukraine mà không có Ukraine có nghĩa là sự ủng hộ rất mạnh mẽ đối với công thức hòa bình của Tổng thống Zelenskiy.”
 
Zelenskiy mời ĐTC sang thăm Ukraine. ĐTC than thở về luật ở Bồ Đào Nha trong ngày lễ Đức Mẹ Fatima
VietCatholic Media
05:06 16/05/2023


1. Tổng thống Zelenskiy mời Đức Thánh Cha sang thăm Ukraine

Xe của Volodymir Zelenskiy được hộ tống vào Vatican khoảng sau 4 giờ chiều giờ địa phương vào thứ Bảy, và Tổng thống Ukraine được chào đón vào Điện Tông tòa để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đặt tay lên ngực Tổng thống Zelenskiy nói “Thật vinh dự.” Trong khi Đức Thánh Cha cảm ơn ông về chuyến thăm.

Hai nhà lãnh đạo đã dành thời gian trò chuyện với sự hỗ trợ của phiên dịch viên, Cha Marko Gongalo, một linh mục người Ba Lan làm việc tại Phủ Quốc vụ khanh.

Cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút, tập trung vào tình hình chính trị và nhân đạo ở Ukraine khi cuộc chiến đang tiếp tục diễn ra.

Đức Thánh Cha bảo đảm với Tổng thống về những lời cầu nguyện không ngừng của ngài, qua nhiều lời kêu gọi công khai và những nỗ lực xin Chúa ban cho hòa bình cho đất nước Ukraine.

Cả hai vị đã đồng ý về yêu cầu liên tục là tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân chúng, và đặc biệt, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự cần thiết của “những hành vi nhân ái” đối với những nạn nhân vô tội, mong manh nhất của cuộc xung đột.

Theo thông lệ, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quà tặng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao tặng Tổng thống Zelenskiy một tác phẩm điêu khắc bằng đồng - cành ô liu, biểu tượng của hòa bình. Ngài cũng tặng cho Tổng thống cuốn Tài liệu năm 2019 về Tình huynh đệ Nhân loại do Đức Giáo Hoàng và Đại Giáo trưởng Imam của Al-Ahzar, Ahmad Al-Tayyeb, chấp bút; một cuốn sách về “Địa Cầu” Statio Orbis đề ngày 27 tháng 3 năm 2020 và một tập có tựa đề “Thông điệp về Hòa bình ở Ukraine.”

Về phần mình, Tổng thống Ukraine dâng lên Đức Thánh Cha tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ tấm chống đạn và bức tranh mang tên “Mất mát” về việc trẻ em bị sát hại trong xung đột.

Gần 15 tháng kể từ cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào Kyiv, chuyến thăm buổi chiều tại Vatican diễn ra trong khuôn khổ chuyến công du ngoại giao của nhà lãnh đạo Ukraine, người đã gặp Tổng thống Ý Sergio Mattarella vào sáng thứ Bảy và làm việc với Thủ tướng Giorgia Meloni trước bữa trưa.

Một thông cáo do Văn phòng Báo chí Tòa thánh công bố cho biết sau cuộc gặp với Đức Thánh Cha, trong đó Tổng thống Zelenskiy trân trọng mời ngài đến thăm Ukraine, Tổng thống Zelenskiy đã gặp Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.

“Trong cuộc nói chuyện thân mật với Đức Tổng Giám Mục Gallagher, trọng tâm trước hết là về cuộc chiến hiện tại ở Ukraine và những mối quan tâm cấp bách liên quan đến nó, đặc biệt là những mối quan tâm về bản chất nhân đạo, cũng như nhu cầu tiếp tục nỗ lực để đạt được hòa bình,” tuyên bố cho biết “Đây cũng là dịp thuận lợi để thảo luận về một số vấn đề song phương, đặc biệt là liên quan đến đời sống của Giáo Hội Công Giáo trong nước.”

Đây là cuộc gặp thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Ukraine, người đã đến Rôma một thời gian ngắn vào ngày 8 tháng 2 năm 2020 và được ĐứcThánh Cha tiếp đón tại Điện Tông tòa, trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Vào dịp đó, diễn ra chưa đầy một năm sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của Zelenskiy, Đức Thánh Cha đã tặng Tổng thống một huy chương mô tả Thánh Martin de Tours và bày tỏ hy vọng rằng vị thánh có thể bảo vệ người dân Ukraine đang phải đương đầu với chiến tranh ở miền đông và các vùng của đất nước.

Zelenskiy cũng đã hội đàm với Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và với Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher.

Một tuyên bố của Văn phòng Báo chí Tòa thánh vào dịp đó cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào tình hình nhân đạo và tìm kiếm hòa bình trong bối cảnh xung đột ảnh hưởng đến Ukraine kể từ năm 2014.

Từ dịp đó, người ta đã hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ thể hiện sự nhạy cảm tối đa đối với nhu cầu của người dân bị ảnh hưởng bởi bạo lực và một “cam kết theo đuổi đối thoại.”

Kể từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, một số cuộc điện đàm đã diễn ra giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Zelenskiy.

Cú điện thoại đầu tiên xảy ra vào ngày 26 tháng 2 năm 2022, hai ngày sau khi chiến tranh bắt đầu. Nhân dịp đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với Tổng thống về “sự đau buồn sâu sắc của ngài đối với những sự kiện bi thảm đang diễn ra ở Ukraine.”

Các cuộc điện đàm khác giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Ukraine diễn ra vào tháng 3 và tháng 8 năm 2022, trong đó Đức Giáo Hoàng nhắc lại mối quan tâm và nỗi buồn của mình trước sự đau khổ của người dân và của cá nhân tổng thống Zelenskiy.

2. Tuyên bố của các Giám mục của các Cộng đồng Hoa Kỳ Dọc theo Biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ

Các giám mục của các cộng đồng ở Hoa Kỳ dọc theo biên giới phía tây nam đã đưa ra một tuyên bố để đáp ứng với tình hình ngày càng tăng của số lượng lớn người di cư tại biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ.

Các ngài viết như sau:

“Hàng ngày, chúng ta chứng kiến những hậu quả nhân bản đối với việc di cư, cả các lợi ích và những thách thức của nó. Với tư cách là mục tử của các cộng đồng biên giới, chúng tôi phục vụ người di cư cũng như người bản xứ. Các cộng đoàn của chúng tôi bao gồm những người xin tị nạn, viên chức thực thi pháp luật, chủ đất và các quan chức được bầu, những người đến với nhau, không phải với tư cách là người xa lạ hay đối phương mà là anh chị em, bình đẳng về phẩm giá và giá trị trước mặt Chúa.

“Kể từ khi lập quốc, người Công Giáo trên khắp đất nước này đã đi đầu trong nỗ lực chào đón những người mới đến thuộc mọi tín ngưỡng và quốc tịch. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ, những người thiếu thốn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, và chúng ta đánh giá mình như một cộng đồng đức tin qua cách chúng ta đối xử với những người dễ bị tổn thương nhất giữa chúng ta. Mỗi chúng ta đều bị ràng buộc bởi một lời kêu gọi chung là phục vụ lẫn nhau và bảo vệ sự thiêng liêng của cuộc sống con người dưới mọi hình thức.

“Vì vậy, chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ những nỗ lực đang diễn ra trong các giáo phận của chúng tôi và hơn thế nữa để thúc đẩy phẩm giá do Chúa ban cho mỗi người, kể cả những người mới đến cộng đồng của chúng tôi. Hơn nữa, với tư cách là một Giáo hội cam kết vì lợi ích chung, chúng tôi luôn hợp tác trong việc quản lý viện trợ nhân đạo với các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang, thường xuyên hợp tác với các cộng đồng tín ngưỡng và các tổ chức thế tục có cùng chí hướng.

“Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, phó thác những công việc thương xót này cho Đức Mẹ Guadalupe như là nguồn hiệp nhất trên khắp Mỹ Châu. Xin cho mỗi người chúng ta được chúc lành với một trái tim nhân đạo biết đập nhịp đập của tình thương huynh đệ đối với những người đang cần giúp đỡ.”

Các giám mục tán thành tuyên bố này với tư cách là mục tử của các cộng đồng Hoa Kỳ dọc theo biên giới phía tây nam bao gồm:

Đức Hồng Y Robert W. McElroy của San Diego

Đức Tổng Giám Mục Gustavo García-Siller của San Antonio

Đức Cha Peter Baldacchino của Las Cruces

Đức Cha Daniel E. Flores của Brownsville*

Đức Cha Mark J. Seitz của El Paso*

Đức Cha Michael J. Sis của San Angelo

Đức Cha James A. Tamayo của Laredo

Đức Cha Edward J. Weisenburger của Tucson

*Đức Cha Flores hiện cũng là chủ tịch Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ; Đức Cha Seitz hiện cũng là chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.


Source:USCCB

3. Đức Thánh Cha Phanxicô than thở về luật an tử mới ở Bồ Đào Nha trong ngày lễ Đức Mẹ Fatima

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã bày tỏ sự đau buồn về việc hợp pháp hóa cái chết êm dịu ở Bồ Đào Nha.

“Hôm nay khi chúng ta cử hành ký ức về những cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với các trẻ chăn cừu ở Fatima, tôi rất buồn, bởi vì ở đất nước nơi Đức Mẹ hiện ra, luật giết người đã được ban hành,” Đức Thánh Cha nói hôm 13 tháng 5 tại Vatican.

Ngài nói thêm: “Đây là một bước nữa trong danh sách dài các quốc gia thực hiện trợ tử”.

Quốc hội Bồ Đào Nha đã bỏ phiếu vào ngày 12 tháng 5 để cho phép tự tử được hỗ trợ về mặt y tế trong một số trường hợp hạn chế. Luật pháp quy định rằng một người yêu cầu cái chết được trợ giúp phải “đang ở trong tình trạng đau khổ tột cùng, với thương tật nghiêm trọng hoặc mắc bệnh nghiêm trọng và không thể chữa khỏi.”

Một bác sĩ cũng có thể gây ra cái chết cho bệnh nhân khi “việc tự tử được hỗ trợ về mặt y tế là không thể tiến hành được do bệnh nhân bị khuyết tật về thể chất”. Trợ tử là việc cung cấp thuốc gây chết người để bệnh nhân có thể tự kết liễu đời mình, trong khi an tử là việc bác sĩ trực tiếp giết bệnh nhân.

Luật mới của Bồ Đào Nha, được đa số mạnh mẽ thông qua hôm thứ Sáu, đảo ngược quyền phủ quyết trước đó của Tổng thống Công Giáo Marcelo Rebelo de Sousa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một bình luận ứng khẩu về luật pháp của Bồ Đào Nha trong một cuộc họp tại Hội trường Phaolô Đệ Lục của Vatican với những người tham gia đại hội đồng của Liên minh các Tổ chức Phụ nữ Công Giáo Thế giới.

Vào ngày 13 tháng 5, Giáo Hội Công Giáo cử hành lễ Đức Mẹ Fatima, tưởng nhớ biến cố Đức Mẹ đã hiện ra sáu lần với ba trẻ chăn cừu trên một cánh đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha, vào năm 1917. Mẹ đã mang theo lời yêu cầu lần hạt Mân Côi, để hy sinh đền tạ thay cho những người tội lỗi, và tiết lộ một bí mật liên quan đến số phận của thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong thánh cho hai thị nhân Fatima, Jacinta và Francisco Marto, vào năm 2017. Sơ Lucia dos Santos, người con cả chứng kiến các cuộc hiện ra ở Fatima, đang trên đường phong chân phước. Sơ mất năm 2005 ở tuổi 97.

Các cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria tại Fatima là một trong những cuộc hiện ra nổi tiếng nhất của Đức Mẹ trên thế giới.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm đền thờ tại địa điểm các cuộc hiện ra vào năm 2017. Ngài dự kiến sẽ viếng thăm một lần nữa trong chuyến đi đến Lisbon, Bồ Đào Nha, vào đầu tháng 8 nhân Ngày Giới trẻ Thế giới 2023.


Source:Catholic News Agency
 
Pháo kích lớn chưa từng có khi Zelenskiy trở về. May mà có Patriot. Tình hình phấn khởi tại Bakhmut
VietCatholic Media
17:00 16/05/2023


1. Nga mở cuộc tấn công bằng hỏa tiễn lớn chưa từng có khi Tổng thống Zelenskiy trở về Kyiv. Nếu không có Patriot tình hình có thể rất bi đát

Ukraine đang đánh giá thiệt hại sau khi các lực lượng Nga tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn với “cường độ đặc biệt” vào Kyiv trong đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 16 Tháng Năm. Đó là một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào thủ đô kể từ cuộc xâm lược năm ngoái.

Còi báo động khẩn cấp đánh thức người dân vào lúc 2h30 sáng giờ địa phương và ngay sau đó là những tiếng nổ lớn khi lực lượng phòng không Ukraine giao tranh với hỏa tiễn đang lao tới. Lửa thắp sáng bầu trời và còi báo động của xe hơi vang lên giữa những vụ nổ.

Chỉ hơn một giờ sau đó, một cảnh báo không kích tiếp theo vang lên vào lúc 4 giờ sáng. Lửa lại thắp sáng bầu trời, còi báo động của xe hơi vang lên giữa những tiếng nổ.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết quân phòng thủ Kyiv đã bắn hạ toàn bộ 18 hỏa tiễn và toàn bộ máy bay không người lái của Nga. Ông cho biết thành phố đã hứng chịu một cuộc tấn công dữ dội từ “phía bắc, phía nam và phía đông”. Các hỏa tiễn được bắn từ trên không, trên biển và trên bộ.

Đại Tá Yurii Ihnat cho biết các khẩu đội phòng không Patriot đã đánh chặn thành công 6 hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal, là vũ khí tầm xa mạnh nhất trong kho vũ khí của Điện Cẩm Linh. Ông cho biết không quân và các lực lượng phòng không cũng đã bắn hạ 9 hỏa tiễn hành trình, 3 hỏa tiễn đạn đạo, 6 máy bay không người lái kamikaze và 3 phương tiện bay không người lái.

Sau một đêm mất ngủ khi nhiều người dân địa phương tìm nơi ẩn náu trong các hầm tránh bom, thị trưởng Kyiv Vitaliy Klitschko đã đưa ra thông tin cập nhật về thiệt hại. Ông cho biết có ba nạn nhân ở quận Solomyan, nơi bị mảnh vỡ hỏa tiễn rơi trúng. Lực lượng cấp cứu dập tắt đám cháy sau khi các phương tiện bốc cháy.

Cuộc tấn công đêm thứ Hai của Nga dường như là một nỗ lực phức tạp nhằm vào cá nhân Tổng thống Zelenskiy đang trên đường trở về sau các chuyến công du Ý, Đức, Pháp và Vương Quốc Anh. May mắn là Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất có khả năng đánh chặn được hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal.

Chính phủ của Volodymyr Zelenskiy đã nhận được hai hệ thống Patriot, từ Washington và Berlin. Chúng đã tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Ukraine trước một cuộc phản công dự kiến, và cho phép Kyiv đánh chặn các hỏa tiễn hiện đại hơn của Nga như Kinzhal.

Một cơ quan truyền thông Nga tên là Zvezda cho biết một hệ thống Patriot của Ukraine đã bị một hỏa tiễn Kinzhal của Nga phá hủy. Đại Tá Yurii Ihnat bác bỏ tin này và khẳng định lại một lần nữa rằng cả 18 hỏa tiễn trong đó có 6 hỏa tiễn Kinzhal đã bị phá hủy trước khi tiếp cận được mục tiêu.

Pháp đã ban hành một thông cáo ngoại giao về cuộc tấn công trong đêm vào Kyiv, mô tả việc tấn công vào dân thường là “tội ác chiến tranh” “không thể không bị trừng phạt”.

Bộ Trưởng Ngoại Giao và Âu Châu Sự Vụ Catherine Colonna của Pháp cho biết: “Pháp lên án mạnh mẽ nhất các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái cường độ cao một lần nữa nhắm vào thủ đô Ukraine qua đêm.”

“Những cuộc tấn công này một lần nữa cố tình nhắm vào các mục tiêu dân sự, vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế và thể hiện quyết tâm của Nga trong việc tiếp tục leo thang chiến tranh xâm lược Ukraine.”

“Pháp đã nhiều lần chỉ ra, những hành động không thể chấp nhận được này cấu thành tội ác chiến tranh và không thể không bị trừng phạt. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ các tòa án Ukraine và tòa án hình sự quốc tế để đấu tranh cho sự trừng phạt đối với những tội ác như vậy.”

“Như Tổng thống Cộng hòa nhắc lại vào đêm qua, Pháp sẽ tiếp tục giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược bất hợp pháp này, cả về mặt quân sự và nhân đạo.”

2. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết “Nhiệm vụ cấp bách nhất” của NATO là bảo đảm Ukraine chiếm ưu thế

“Nhiệm vụ cấp bách nhất” của NATO là bảo đảm Ukraine giành chiến thắng trước cuộc chiến của Nga, Tổng thư ký liên minh quân sự Jens Stoltenberg phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen hôm thứ Hai.

Ông Stoltenberg nói: “Nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là bảo đảm rằng Ukraine sẽ thắng thế - rằng Tổng thống Nga Putin sẽ không chiến thắng trong cuộc chiến này”.

“Về cơ bản, nhiệm vụ của NATO là hỗ trợ Ukraine, như các đồng minh NATO và NATO đã làm hơn một năm nay, nhưng cũng để ngăn chặn cuộc chiến này leo thang ra ngoài lãnh thổ Ukraine,” Tổng thư ký NATO nói.

Người đứng đầu liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo cũng tuyên bố rằng điều quan trọng là Ukraine phải trang bị vũ khí để tự vệ trước sự xâm lược của Nga hiện tại và trong tương lai.

“Chúng tôi không biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào, nhưng điều chúng tôi biết là khi nó kết thúc, điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi có thể ngăn chặn lịch sử lặp lại,” ông nói thêm.

Người đứng đầu NATO nói rằng ông hy vọng Ukraine sẽ gia nhập liên minh khi chiến tranh kết thúc.

“Khi nói đến tư cách thành viên, tôi hy vọng rằng các đồng minh NATO sẽ nói rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh,” ông Stoltenberg nói. “Tất cả các đồng minh cũng đồng ý rằng Ukraine có quyền lựa chọn con đường của riêng mình. Mạc Tư Khoa không phải là người quyết định những gì Ukraine có thể làm”.

3. Quân Ukraine đang phản công ở nhiều hướng quanh Bakhmut

Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết các hoạt động phản công đang diễn ra ở một số hướng gần Bakhmut

Sử dụng nguyên tắc phòng thủ tích cực, quân đội Ukraine tiến hành các hoạt động phản công trên một số hướng gần Bakhmut.

Tướng Syrskyi cho biết: “Các chiến binh Wagner đã vào Bakhmut giờ đây như lũ chuột nằm trong bẫy. Sử dụng nguyên tắc phòng thủ tích cực, chúng tôi sử dụng các hoạt động phản công ở một số hướng gần Bakhmut. Đối phương có nhiều nguồn lực hơn, nhưng chúng tôi đang phá hủy kế hoạch của chúng”. Ông đã đến thăm các chỉ huy và binh lính ở rìa phía trước của hướng Bakhmut.

Syrskyi cho biết thêm, ông và chỉ huy các đơn vị, phân khu đã thảo luận và đưa ra các quyết định cần thiết để tiếp tục hoạt động phòng thủ. Tất cả các kịch bản có thể xảy ra về sự phát triển của các sự kiện đã được xem xét.

Tư Lệnh Lục Quân Ukraine cũng trao giải cho những người bảo vệ Ukraine và tặng quà cho họ. Ông cảm ơn sự anh dũng của mọi người, đặc biệt là các quân nhân của Lữ đoàn bộ binh cơ giới biệt động 57, Lữ đoàn Biệt Động Quân số 3, Lữ đoàn Biệt Động Quân số 5, Lữ đoàn cơ giới biệt động 24, Lữ đoàn bộ binh cơ giới biệt động 56, và các lữ đoàn khác vì những chiến công của họ trên chiến trường.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Ba 16 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân Nga tiếp tục tập trung nỗ lực chính vào các hướng Lyman, Bakhmut, Avdiyivka và Maryinka. Bakhmut và Maryinka vẫn là tâm điểm của các hoạt động quân sự.

Trong 24 giờ qua, không quân Ukraine đã mở hơn 50 cuộc không kích tấn công vào các cụm nhân lực, khí tài chiến tranh của quân xâm lược. Trong một trường hợp khôi hài, pháo binh Ukraine đã phá hủy được 2 khẩu pháo tự hành 2S5 của Nga bằng một quả đạn pháo duy nhất. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết:

“Các chiến sĩ pháo binh của Lữ đoàn pháo binh số 44 được đặt theo tên của Hetman Danylo Apostol đã phá hủy một khẩu pháo tự hành 2S5 của Nga, khẩu pháo này đang chuẩn bị khai hỏa đã xoay ngang bắn trúng một khẩu pháo khác bằng đạn của nó ở khoảng cách 70 mét”.

Trong 24 giờ qua, 520 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 12 xe thiết giáp, và 13 hệ thống pháo.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Năm, khoảng 199.980 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Thiệt hại của quân xâm lược Nga còn bao gồm 3.762 xe tăng, 7.348 xe thiết giáp, 3.150 hệ thống pháo, 562 bệ phóng hỏa tiễn, 316 hệ thống phòng không, 308 máy bay chiến đấu, 294 trực thăng, 2.732 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 973 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.048 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 410 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

4. Ba Lan nhận được hệ thống pháo phản lực để triển khai gần biên giới Nga, phó thủ tướng nói

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak thông báo hôm thứ Hai rằng Ba Lan đã nhận được lô Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao đầu tiên, được gọi là HIMARS, để triển khai gần biên giới Nga.

“Hôm nay chúng tôi chấp nhận HIMARS cho Quân đội Ba Lan. Một thiết bị đã được chứng minh trong chiến đấu trong tay người Ukraine, ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga,” Błaszczak nói.

“Vũ khí này sẽ đến vùng đông bắc nước ta, đến Sư đoàn cơ giới 16. Nhiệm vụ của sư đoàn sẽ là ngăn chặn kẻ xâm lược, tăng cường sức mạnh cho Quân đội Ba Lan ở sườn phía đông của Ba Lan và sườn phía đông của Liên minh Bắc Đại Tây Dương,” Błaszczak nói thêm.

HIMARS, một hệ thống gắn trên xe tải có thể bắn hỏa tiễn xa tới 300 km hoặc 186 dặm, mang theo một nhóm nạp sẵn sáu hỏa tiễn dẫn đường 227 ly, hoặc một nhóm nạp một hỏa tiễn chiến thuật.

Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết trong một thông cáo báo chí rằng việc chuyển giao những thiết bị đầu tiên của bệ phóng M142 HIMARS là kết quả của một thỏa thuận từ tháng 2 năm 2019 liên quan đến việc mua mô-đun hỏa lực phi đội đầu tiên của bệ phóng nhiều hỏa tiễn HIMARS theo “cấu hình của Mỹ”..

“Chúng tôi đang đàm phán một thỏa thuận khác về HIMARS. Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua việc bán gần 500 bệ phóng cho Ba Lan,” Błaszczak cho biết thêm: “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng theo hợp đồng mới này, hiện đang được đàm phán, việc đồng sản xuất HIMARS, cả bệ phóng và hỏa tiễn, đều diễn ra ở Ba Lan.”

Bộ cho biết hôm thứ Hai trong một thông cáo báo chí rằng việc giao hàng hiện đang được thực hiện là bước đầu tiên trong việc trang bị cho Lực lượng vũ trang Ba Lan các hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cấp độ tác chiến, tức là vài trăm km.

“Chúng tôi đang theo dõi những gì đang xảy ra ở Ukraine. Pháo binh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến, trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga. Vì vậy, khả năng tấn công ở khoảng cách xa chắc chắn rất quan trọng đối với sức mạnh của Quân đội Ba Lan. Do đó, những nỗ lực của chúng tôi liên quan đến việc tăng cường các khả năng này trong Quân đội Ba Lan,” Błaszczak nói.

Một số bối cảnh: Ba Lan là một đồng minh chủ chốt của NATO hiện đang có hàng ngàn binh sĩ Mỹ trú đóng. Ba Lan cũng đóng vai trò là trung tâm vận chuyển vũ khí của phương Tây tới Ukraine. Quân nhân Mỹ cũng đang huấn luyện quân đội Ukraine ở đó.

5. Báo cáo cho biết Nga đang chế tạo loại hỏa tiễn hạt nhân bắn từ tàu ngầm không thể ngăn cản

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Creating Unstoppable Submarine Nuclear Missiles —Report”, nghĩa là “Báo cáo cho biết Nga đang chế tạo loại hỏa tiễn hạt nhân bắn từ tàu ngầm không thể ngăn cản.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Theo một báo cáo trên phương tiện truyền thông, Nga đang nghiên cứu một loại hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, gọi tắt là ICBM, bắn từ dưới nước mà cuối cùng sẽ thay thế Bulava

Nhật báo Izvestia của Nga trích dẫn các nguồn tin giấu tên của Bộ Quốc phòng cho biết công việc đang được tiến hành để bắt đầu phát triển một hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm có tầm bắn xuyên lục địa.

Hải quân Nga chỉ huy có một trong những hạm đội tàu ngầm đa dạng nhất trên thế giới. Một số có khả năng mang hỏa tiễn đạn đạo với đầu đạn hạt nhân, thứ mà Mạc Tư Khoa coi là chìa khóa cho sự răn đe chiến lược của mình. Quốc gia này đã nỗ lực cải thiện hạm đội tàu ngầm của mình kể từ khi tàu Kursk bị chìm năm 2000.

Vào tháng 7 năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt chính sách mới về các hoạt động hải quân cho đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh khả năng cải thiện của Hải quân Nga cũng như vai trò chiến lược và chiến thuật đang phát triển của lực lượng này.

Chính sách lưu ý rằng hải quân Nga có “mức độ sẵn sàng hành động cao, bao gồm cả các cuộc tấn công vào các mục tiêu cực kỳ quan trọng của đối phương”.

“Với sự phát triển của vũ khí chính xác cao, hải quân phải đối mặt với một mục tiêu mới về chất: đó là phá hủy tiềm năng kinh tế và quân sự của đối phương bằng cách tấn công các cơ sở quan trọng của nó từ biển.”

Izvestia cho biết ICBM dưới nước mới, được cho là đang trong giai đoạn phát triển cực kỳ sớm, cuối cùng sẽ thay thế RSM-56 Bulava.

Tờ báo dẫn lời Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov, trước đây đã nói rằng các hỏa tiễn mới sẽ phải có khả năng vượt qua tất cả các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tiên tiến “của bất kỳ đối phương nào”, đồng thời cung cấp độ chính xác cao và tầm bay xa hơn từ vùng sâu vùng xa.

Nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga nói với hãng tin này rằng khi hoàn thành, nó sẽ trở thành vũ khí chính của thế hệ tàu ngầm chiến lược trong tương lai,.

Các nguồn tin nói với Izvestia rằng các nhà phát triển sẽ bắt đầu nghiên cứu hình thức và thiết kế của hỏa tiễn mới sau khi các tài liệu được phê duyệt và phối hợp với khách hàng và nhà thầu.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, Bulava phóng từ tàu ngầm, được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, hiện là thành phần cốt lõi của lực lượng hạt nhân chiến lược trong tương lai của Nga.

Bulava được thiết kế để triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân lớp Borey của Nga, có thể mang từ 12 đến 16 hỏa tiễn.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào tháng 11 năm 2022 rằng họ đã bắn một quả hỏa tiễn Bulava ở phía bắc Biển Trắng với trọng tải giả như một phần của cuộc thử nghiệm tàu ngầm lớp Borey.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, đến năm 2030, nước này “phải sở hữu các hạm đội mạnh mẽ trong tất cả các khu vực chiến lược”, bao gồm các tàu dự định thực hiện các nhiệm vụ ở các vùng biển và đại dương gần và xa, cũng như lực lượng hàng không hải quân và lực lượng ven biển được trang bị vũ khí tấn công hiệu quả với độ chính xác cao., và các hệ thống cung cấp và cơ sở tiên tiến.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.

6. Truyền thông nhà nước Nga cho biết quyền bộ trưởng nội vụ trong số những người bị thương trong vụ nổ ở Luhansk bị tạm chiếm

Hôm thứ Hai, đã có ít nhất hai vụ nổ ở thành phố Luhansk phía đông do Nga kiểm soát - sau một số vụ nổ vào cuối tuần trước.

Trong số những người bị thương trong các vụ nổ vừa nêu, có quyền Bộ trưởng Nội vụ của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự tuyên bố, Igor Kornet, người bị thương “nặng” và đang được chăm sóc đặc biệt, hãng thông tấn chính thức của Nga TASS đưa tin, trích dẫn cơ quan thực thi pháp luật địa phương. Một cơ quan nhà nước khác của Nga, RIA Novosti, dẫn lời các bác sĩ nói rằng tình trạng của Kornet đã ổn định.

Mặc dù đã có một số nỗ lực ám sát các quan chức do Nga chỉ định ở các khu vực phía nam của Ukraine, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên một quan chức cấp cao như thế ở Luhansk bị ám sát.

Vụ nổ đầu tiên xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng giờ địa phương, tấn công một tòa nhà từng là trường dạy hàng không, theo chính quyền địa phương. Chức năng hiện tại của nó không được biết đến.

Quyền chủ tịch Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, Leonid Pasechnik, đã đổ lỗi cho “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine” về vụ tấn công, mà theo ông là “đánh vào khu vực của Trường Hàng không Quân sự Cao cấp Luhansk”.

Darya Lantratova, một thành viên cấp cao của đảng cầm quyền Nga và là thượng nghị sĩ của Cộng hòa Nhân Dân Luhansk, cho biết hai hỏa tiễn đã bắn trúng tòa nhà. Cô cáo buộc Ukraine tấn công một khu dân cư chủ yếu là dân sự.

Video định vị địa lý cho thấy khói dày đặc bốc lên từ tòa nhà. Nguyên nhân của vụ nổ vẫn chưa được biết, nhưng cũng như các vụ nổ tuần trước, chính quyền địa phương nói rằng hỏa tiễn Storm Shadow, gần đây được Anh tặng cho Ukraine, phải chịu trách nhiệm. Các quan chức địa phương đã công bố những bức ảnh được cho là mảnh vỡ của hỏa tiễn.

Bộ y tế địa phương cho biết không có thương vong. Nhà chức trách Ukraine chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc.

Vài giờ sau, một vụ nổ thứ hai xảy ra ở trung tâm Luhansk bên trong một tiệm cắt tóc, làm nhiều người bị thương và tài sản bị hư hại nặng. TASS, trích dẫn cơ quan thực thi pháp luật, cho biết quyền bộ trưởng đã bị thương trong vụ nổ ở trung tâm Luhansk.

7. Putin đã phải chịu sự phản bội lớn nhất của mình chưa?

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Has Putin Suffered His Biggest Betrayal Yet?”, nghĩa là “Putin đã phải chịu sự phản bội lớn nhất của mình chưa?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Điện Cẩm Linh đã bác bỏ một báo cáo có thể khiến người sáng lập Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin bị buộc tội phản quốc.

Prigozhin đã nhiều lần lên án Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc chiến giành thành phố Bakhmut, cáo buộc các quan chức cấp cao đã bỏ qua nhu cầu đạn dược của Wagner.

Các tài liệu mật của Ngũ Giác Đài bị rò rỉ trên Discord tiết lộ rằng Prigozhin đã đề nghị tiết lộ các vị trí quân đội Nga cho ban giám đốc tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, vào Tháng Giêng để đổi lấy việc Kyiv rút quân khỏi thị trấn Donetsk, theo tờ Washington Post.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Hai cho biết những tuyên bố này có vẻ “càng vô nghĩa hơn”, khi ngay cả “các ấn phẩm được tôn trọng” đã không kiềm chế xuất bản, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.

Báo cáo cũng cho biết, Prigozhin đã tổ chức các cuộc điện đàm và gặp gỡ các sĩ quan tình báo Ukraine ở Phi Châu, thảo luận về tình trạng thiếu đạn dược của Nga và thúc giục Ukraine tấn công mạnh mẽ hơn vào quân đội Nga.

Prigozhin cũng được cho là đã thúc giục Kyiv tấn công Crimea và cung cấp thông tin chi tiết về các vị trí quân đội Nga ở Bakhmut cho Ukraine. Kyiv được cho là đã từ chối các đề xuất của Prigozhin vì họ không tin tưởng ông ta, một lập trường được chia sẻ bởi Washington.

Prigozhin đã chế giễu báo cáo của The Washington Post, nói trên Telegram: “Budanov và tôi vẫn đang ở Phi Châu,” ám chỉ người đứng đầu GUR Kyrylo Budanov. Ông nói thêm: “Chúng tôi không có gì phải che giấu với các dịch vụ xã hội nước ngoài.

Prigozhin có một kẻ thù đáng ngại là blogger quân sự và cựu chỉ huy Nga Igor Girkin, người đã nhiều lần tố cáo người sáng lập Wagner. Nhưng Igor Girkin đã lên tiếng bênh vực ông ta,

Girkin viết trên Telegram: “Cho dù cá nhân tôi cảm thấy tiêu cực thế nào về Prigozhin, tôi không tin rằng ông ấy đã cố gắng cung cấp thông tin quân sự bí mật cho người Ukraine để trao đổi Bakhmut.”

“Mặc dù thực tế là Prigozhin rõ ràng là một kẻ tâm thần—anh ta không hoàn toàn là một kẻ đần độn để tiếp xúc trực tiếp với phe thù địch”, điều này sẽ khiến anh ta có nguy cơ phải đối mặt với “những lời buộc tội phản quốc.”

Tuy nhiên, nhiều người dùng mạng xã hội suy đoán về tầm quan trọng của báo cáo này cho rằng Prigozhin có thể đã phản bội Putin.

Olga Lautman, nhà nghiên cứu điều tra cấp cao tại Viện Liêm chính Âu Châu, viết trên Twitter: “Cho dù điều này có xảy ra hay không, thì ngày của Prigozhin cũng ngắn hơn rất nhiều. Anh ấy đã là một người chết biết đi từ mùa thu năm ngoái. Tôi tò mò không biết anh ta có ý định đào tẩu không.”

Euan MacDonald, tổng biên tập của ấn phẩm Tiếng nói mới của Ukraine, đã tweet: “Điều tuyệt vời nhất về vụ rò rỉ Prigozhin này là nó khiến anh ấy trông giống như một kẻ phản bội — đó là điều mà Putin cực kỳ ghét hơn tất cả mọi thứ.”

Nhà phân tích rủi ro chính trị tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, gọi tắt là FPRI, András Tóth-Czifra, đã viết trên Twitter: “Hãy cẩn thận với điều này, nhưng ngay cả việc điều này nghe có vẻ không hoàn toàn hợp lý cũng nói lên rất nhiều điều về việc Prigozhin cần phải tiếp tục phát ra các tín hiệu cho thấy mình còn hữu ích như thế nào.”

Samuel Ramani, cộng tác viên tại nhóm chuyên gia tư vấn của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI), đã tweet rằng mặc dù có “sự cuồng loạn” xung quanh những vụ rò rỉ, nhưng “chúng không nên được coi là đương nhiên có giá trị.”

“Thông tin liên lạc giữa các bên tham chiến không phải là chưa từng có trong thời chiến,” Ramani viết, “thứ hai, phong cách diễn ngôn của Prigozhin thường chứa đầy sự mỉa mai.”

Tình báo Ukraine và phương Tây tin rằng những lời đề nghị của ông “có khả năng không thành thật” và tình báo Ukraine “cũng biết rằng Điện Cẩm Linh biết về các cuộc đàm phán của Prigozhin về Bakhmut,” ông nói thêm.

8. Video cho thấy vị trí súng cối của Nga bị tiêu diệt trong một cú tấn công của tăng pháo Krab

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Russian Mortar Position Annihilated in 'One Shot' Krab Strike”, nghĩa là “ Video cho thấy vị trí súng cối của Nga bị tiêu diệt trong một cú tấn công của tăng pháo Krab.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Quân đội Ukraine đã chia sẻ đoạn phim dường như cho thấy việc tấn công vào một vị trí súng cối của Nga gần thành phố Bakhmut của Donetsk đang tranh chấp, sử dụng tăng pháo của Ba Lan.

“Một phát súng,” Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine đã viết trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Hai.

Lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng pháo tự hành 155ly AHS Krab do Ba Lan sản xuất kể từ mùa hè năm 2022. Truyền thông Ba Lan đưa tin vào cuối tháng 5 năm 2022 rằng Warsaw đã tặng 18 khẩu pháo Krab cho Kyiv.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết ông “rất vui được thông báo... rằng các đơn vị pháo tự hành AHS Krab của Ba Lan đã sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu ở tiền tuyến”.

Kyiv trước đây đã chia sẻ đoạn phim về các khẩu pháo Krab đang hoạt động, được cho là có tầm bắn khoảng 25 dặm. Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã ca ngợi hệ thống pháo này hoạt động “tốt cả về tốc độ ngắm và tầm bắn” trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tháng 4.

Tăng pháo Ba Lan tạo thành một phần năng lực pháo binh của Ukraine, là điều đã trở nên quan trọng trong cuộc chiến của Kyiv chống lại lực lượng Nga. Thành phố Bakhmut - nơi Bộ Tổng tham mưu cho biết đoạn phim được quay - là điểm nóng giao tranh kéo dài giữa Nga và Ukraine trong nhiều tháng, nhưng các đánh giá tình báo gần đây cho biết Kyiv đã giành lại một số lãnh thổ trong khu vực.

“Các lực lượng Ukraine tiếp tục phản công xung quanh Bakhmut” tổ chức tư vấn Mỹ, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết hôm Chúa Nhật. Hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Ukraine đã giành lại ít nhất 16,7 km vuông lãnh thổ trong khu vực.

Điều này xảy ra khi Ukraine kêu gọi tăng cường vũ khí trước một cuộc phản công dự kiến vào mùa xuân dường như đã được một số nước phương Tây ủng hộ Kyiv đáp lại.

Chính phủ Anh đã cam kết vào thứ Hai sẽ gửi “hàng trăm” hỏa tiễn phòng không và máy bay không người lái tấn công tầm xa trong “những tháng tới”, trùng với thời điểm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đến Vương quốc Anh trong tuần này. Hôm thứ Năm, Luân Đôn cho biết họ đang gửi hỏa tiễn hành trình Storm Shadow tầm xa tới Ukraine, trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cung cấp cho Ukraine khả năng tấn công, đạt tầm bắn khoảng 255 km

Sau các chuyến thăm tới Rôma, Berlin và Paris, những người ủng hộ Âu Châu của Kyiv cũng hứa hẹn các gói viện trợ quân sự mới, bao gồm nhiều “xe tăng hạng nhẹ” AMX-10RC từ Pháp.

“Tôi vô cùng hài lòng với những thành tựu và thỏa thuận của chúng ta,” Zelenskiy nói trong một tuyên bố do văn phòng tổng thống của ông công bố hôm thứ Hai.

Thiết bị này dự kiến sẽ trang bị cho quân đội Ukraine trong cuộc đẩy lùi sắp tới chống lại lực lượng của Mạc Tư Khoa, mặc dù giới lãnh đạo Ukraine đã từ chối tiết lộ chi tiết cụ thể xung quanh các hoạt động phản công.

“Chúng tôi đang chuẩn bị rất nghiêm túc” cho cuộc phản công này, Zelenskiy nói với các phương tiện truyền thông Ý trong chuyến thăm Rôma. Và chắc chắn sẽ có những bước đi rất nghiêm túc.”

“Các bạn chắc chắn sẽ thấy và Nga chắc chắn sẽ cảm nhận được điều đó,” ông nói thêm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.

9. Putin đối mặt với mối đe dọa chính trị từ nhóm 'những người yêu nước giận dữ' mới

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Faces Political Threat from New Group of 'Angry Patriots'“, nghĩa là “Putin đối mặt với mối đe dọa chính trị từ nhóm 'những người yêu nước giận dữ' mới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một phong trào xã hội do blogger quân sự Igor Girkin tạo ra đang tìm cách tăng áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin và cơ quan quốc phòng Nga, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết như trên.

Girkin, còn được gọi là Igor Strelkov, là một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga và nổi bật trong cuộc chiến ở vùng Donbas của Ukraine vào năm 2014. Ông đã lên tiếng chỉ trích các chỉ huy của Putin và chính tổng thống về cách Mạc Tư Khoa đang chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ông đã thành lập Câu lạc bộ những người yêu nước giận dữ cùng với nhân vật chính trị người Nga Pavel Gubarev và nhà hoạt động chính trị Vladimir Kucherenko, còn được gọi là Maxim Kalashnikov, vào tháng Tư vừa qua.

Nhóm đã bày tỏ lo ngại rằng Nga sẽ thua ở Ukraine, điều này có thể dẫn đến một cuộc đảo chính thân phương Tây và một cuộc nội chiến ở Nga trừ khi có sự cải thiện trong nỗ lực của Mạc Tư Khoa trên tiền tuyến.

Hôm Chúa Nhật, nhóm tuyên bố sẽ thành lập các chi nhánh khu vực và đang kêu gọi các chính trị gia, các nhà lãnh đạo dư luận và người đứng đầu các tổ chức của Nga tham gia. Họ cũng đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp báo tại Mạc Tư Khoa vào tháng 6, trong đó họ sẽ “giải quyết vấn đề làm thế nào để Nga có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine,” tổ chức tư vấn cho biết.

ISW cho biết nhóm “đang tiếp tục nỗ lực mở rộng sự hiện diện và gây ảnh hưởng đến dư luận công chúng”. Tuần trước, Girkin dự đoán rằng Ukraine sẽ xâm chiếm các khu vực của Nga giáp với Ukraine, chẳng hạn như Belgorod, Kursk và Bryansk.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.

Một nhà phê bình khác về cách giải quyết chiến tranh của Putin, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, được cho là đã đề nghị tiết lộ các địa điểm đóng quân của Nga để đổi lấy việc lực lượng Ukraine rút khỏi xung quanh thành phố Bakhmut.

Washington Post đã trích dẫn các tài liệu tình báo bị rò rỉ của Hoa Kỳ nói rằng người sáng lập Wagner đã đưa ra lời đề nghị trên sau khi số lượng thương vong gia tăng trong số những người lính đánh thuê của ông ta chiến đấu để chiếm thị trấn Donetsk.

Hai quan chức Ukraine giấu tên nói với tờ báo rằng Prigozhin đã liên lạc “vài lần” với Tổng cục Tình báo Ukraine, nhưng lời đề nghị của ông ta đã bị từ chối.

Prigozhin và Girkin thống nhất chỉ trích cách Nga tiến hành chiến tranh, nhưng cả hai cũng có mối thù. Girkin cáo buộc người đứng đầu Wagner ưu tiên tham vọng chính trị của mình, mà theo ông là do “bệnh tâm thần” thúc đẩy.

Girkin đã hỏi tại sao chính quyền Nga không bắt giữ Prigozhin vì lời kêu gọi đóng băng chiến tranh ở tiền tuyến.

Người đứng đầu Wagner cũng bị chê bai không kém. Trong một phản hồi trên Telegram, ông lên án Girkin chỉ trích quân đội Nga và không sẵn sàng đóng vai trò trực tiếp hơn trong cuộc chiến.
 
Người hùng cứu em bé trong chiếc xe đẩy. George Weigel: Đừng để lịch sử hay sự hiểu nhầm làm tê liệt
VietCatholic Media
17:03 16/05/2023


1. Tin vui cho người hùng cứu em bé trong chiếc xe đẩy

Video hiện đang lan truyền cho thấy sự quan phòng của Thiên Chúa đang hành động và có một kết thúc thậm chí còn hạnh phúc hơn cho cuộc giải cứu.

Một video đáng báo động đang lan truyền trên mạng xã hội và rất may là nó có một kết thúc rất có hậu.

Trong đoạn clip ngắn, bạn có thể thấy một người phụ nữ bên cạnh xe hơi của mình với một đứa trẻ trong xe đẩy gần đó. Tuy nhiên, chỉ trong vài giây, một cơn gió lớn đã cuốn chiếc xe đẩy đi vào dòng xe cộ đang lao tới. Người phụ nữ — là dì của đứa bé — bị ngã và không đứng dậy nổi. Cô ấy bất lực gào lên khi nhìn thấy đứa cháu quý giá của mình đang lao thẳng vào nguy hiểm.

Nhưng đây chính là lúc Chúa quan phòng bước vào. Một người đàn ông đã phát hiện ra chiếc xe đẩy và kịp thời chộp lấy nó. Như những người xem đã chỉ ra, anh ấy đã ở đúng nơi, đúng thời điểm.

Trên thực tế, người ta biết rằng người đàn ông được đề cập đến là Ron Nessman, vừa rời khỏi cuộc phỏng vấn xin việc làm tại một nhà hàng Applebee's ở California. Bất chấp sự căng thẳng của cuộc phỏng vấn, anh ấy vẫn có trí thông minh của mình để có thể chạy đến giải cứu.

Như anh ấy đã chia sẻ với KOVR-TV, “Tôi thậm chí không có thời gian để nghĩ về điều đó. Phải phản ứng ngay tức khắc.”

Và thật hạnh phúc, Nessman, người đã trở thành người vô gia cư trong nhiều năm sau khi chịu đựng nỗi đau sâu sắc khi bạn gái đột ngột qua đời, hiện đã được mời làm việc tại Applebee's và thậm chí còn nhận được những lời mời làm việc khác, như đã đưa tin trên tờ Guardian.

Mặc dù một số người có thể nói rằng tất cả chỉ là một sự trùng hợp may mắn, nhưng đối với các tín hữu, đó là vấn đề về sự can thiệp nhỏ của Thiên Chúa vào đúng lúc cần thiết.

Và đây là một số lời nhắc quan trọng về an toàn cho bất kỳ ai chăm sóc trẻ ngồi trong xe đẩy:

Luôn bảo đảm thắng được bật lên khi xe đẩy không di chuyển.

Nếu có thể, cần phải giữ một tay trên thanh hoặc tay cầm

Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn được quấn đúng cách, ngay cả khi chỉ trong vài giây.

Đừng đặt túi xách lên tay cầm vì nó có thể khiến xe đẩy bị lật.

Và cuối cùng, đừng bao giờ để em bé trong xe đẩy mà không có người trông coi.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành hiến pháp mới cho Quốc gia Thành phố Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã ban hành một hiến pháp mới của Quốc gia Thành phố Vatican, trong đó nhấn mạnh hơn nữa quyền lực của Đức Giáo Hoàng đối với quốc gia thành Vatican.

Hiến pháp mới, được gọi là “Luật cơ bản của Nhà nước Thành phố Vatican,” là hiến pháp thứ ba trong lịch sử và thay thế luật do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 2000.

Hiến pháp đầu tiên được ban hành vào năm 1929 sau khi ký kết Hiệp ước Lateranô, thành lập nhà nước thành phố Vatican và bảo đảm chủ quyền của nước Đức Giáo Hoàng.

Luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 7 tháng 6.

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News được công bố hôm thứ Bảy, Vincenzo Buonomo, một luật gia và hiệu trưởng của Đại học Giáo hoàng Lateranô, lưu ý rằng luật mới hiện sử dụng các từ “quyền lực” và “các quyền lực” để chỉ Đức Giáo Hoàng, trong khi các cơ quan khác của nhà nước thực hiện “các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã ban hành luật cơ bản mới “để đáp ứng nhu cầu của thời đại chúng ta.”

Ngài nói thêm, luật này là “nền tảng và tham chiếu của tất cả các luật và quy định khác trong Nhà nước, khẳng định tính đặc thù và quyền tự chủ của hệ thống pháp luật Vatican…”

Thống đốc của Nhà nước Thành phố Vatican giám sát việc quản lý và chính phủ của Thành phố Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết cơ quan này, “với cơ cấu tổ chức riêng, đóng góp vào sứ mệnh đúng đắn của Nhà nước và phục vụ Người kế vị Thánh Phêrô, là cấp trên trực tiếp.”


Source:Catholic News Agency

3. Đừng để lịch sử hay sự hiểu sai về lịch sử làm tê liệt

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “ON NOT BEING PARALYZED BY HISTORY (OR THE MISUNDERSTANDING THEREOF)”, nghĩa là “Bàn về việc đừng để lịch sử hay sự hiểu sai về lịch sử làm tê liệt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Có một trường hợp được đưa ra là Hoa Kỳ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam—hoặc, ít nhất, rằng cái kết của trò chơi quân sự này và hậu quả của cuộc chiến còn khủng khiếp hơn mức cần thiết—bởi vì các đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội đã từ chối tiếp tục trang bị vũ khí cho quân đội miền Nam Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973 mà Bắc Việt đã vi phạm một cách có hệ thống trong quyết tâm đẫm máu thống nhất Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản.

Cũng có những trường hợp được đưa ra rằng chính quyền Obama đã thua cuộc chiến ở Iraq do rút quân Mỹ còn sót lại ở đó quá sớm và chính quyền Biden đã thua cuộc chiến ở Afghanistan bởi một vụ đánh đắm tương tự — trong cả hai trường hợp đều nhằm xoa dịu các cử tri của đảng, những người yêu cầu phải chấm dứt ngay những cuộc chiến “bất tận”.

Nhưng chúng ta đừng tham gia vào những cuộc tranh luận đó. Hãy cứ cho rằng sự khôn ngoan thực dụng là đúng đi, rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm chính sách đối ngoại tồi tệ, Chiến tranh ở Afghanistan và Chiến tranh Iraq bắt đầu vào năm 2003 cũng như thế đi. Thế thì, tại sao nhất thiết rằng sẽ là một sai lầm chính sách đối ngoại nghiêm trọng khác khi Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo và quân sự đáng kể cho Ukraine, trong tình cảnh quốc gia đó đang phải bảo vệ chính sự tồn tại của quốc gia mình trước một cuộc tấn công tàn bạo – và thực sự là diệt chủng - của Nga?

Tôi mượn lời của phát thanh viên thể thao lâu năm ở khu vực Washington, Warner Wolf, rằng “Chúng ta hãy xem băng video.”

Trong cuốn “Con đường ít người qua lại: Trận chiến bí mật để kết thúc Đại chiến, 1916–1917”, Philip Zelikow đã đưa ra một trường hợp ấn tượng rằng thực tế quân sự, kinh tế và ngoại giao đã liên kết chặt chẽ với nhau trong những năm đó đến mức một kết thúc có tính cách ngoại giao cho Chiến tranh thế giới thứ nhất là khả thi. Nhưng Tổng thống Woodrow Wilson, người môi giới khả dĩ duy nhất cho một cuộc đàm phán hòa bình, đã đánh mất cơ hội vì tính thiếu quyết đoán bẩm sinh của ông, và những lo ngại về cuộc bầu cử tháng 11 năm 1916 sắp diễn ra. Trong cuốn “Peacemakers: The Paris Peace Conference of 1919 and Its Attempt to End War”, Margaret MacMillan đã đưa ra một lập trường thuyết phục rằng Wilson (và David Lloyd George của Anh, Georges Clemenceau của Pháp và Vittorio Orlando của Ý) đã hoàn toàn phá hỏng dàn xếp thời hậu chiến bằng cách viết Hiệp ước Versailles (mà Winston Churchill mô tả trong The Gathering Storm là “một câu chuyện buồn về sự ngu ngốc phức tạp”). Sau đó, Churchill tiếp tục, “các lực lượng hùng mạnh đã bị trôi dạt, khoảng trống mở ra, và sau một lúc lắng đọng, một kẻ điên cuồng thiên tài hung dữ bước vào khoảng trống đó, hắn ta là Hạ sĩ Hitler, là kho chất chứa và biểu hiện của những hận thù thâm độc nhất đã từng ăn mòn lồng ngực con người.”

Tổng thống Wilson đã làm mọi thứ rối tung lên như vậy, thành ra, phải chăng những người theo chủ nghĩa biệt lập của những năm 1930 đã đúng khi tuyên bố rằng sự can thiệp của Mỹ vào Thế chiến thứ nhất là một sai lầm khủng khiếp, rằng “những kẻ buôn bán cái chết” đã gây ra Thế chiến thứ nhất, rằng lãnh thổ của Đức Quốc xã tham vọng ở Âu Châu không phải là mối quan tâm của chúng ta - và rằng Hoa Kỳ nên từ chối vũ trang cho Vương quốc Anh khi quốc gia đó đứng một mình sau khi Pháp thất thủ trước Blitzkrieg của Đệ tam Quốc xã vào năm 1940?

Dean Acheson được các nhà sử học nghiêm túc coi là Ngoại trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Chắc chắn ông ấy đã viết cuốn hồi ký vĩ đại nhất về Washington khi viết cuốn Present at the Creation: My Years in the State Department.) Trong một bài phát biểu vào Tháng Giêng năm 1950, Bộ trưởng Acheson đã hớ hênh loại bỏ Hàn Quốc khỏi cái mà ông gọi là “vành đai phòng thủ” của Mỹ ở Thái Bình Dương— một thiếu sót có thể đã ảnh hưởng đến quyết định xâm lược Hàn Quốc của Kim Nhật Thành vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Phải chăng vì sai lầm đó, mà Hoa Kỳ nên từ chối bảo vệ Hàn Quốc?

Tổng thống Biden, trong một lời nói thậm chí còn hớ hênh hơn, dường như chỉ ra rằng một “cuộc xâm lược nhỏ” vào Ukraine của Nga sẽ không phải là vấn đề lớn, phải chăng chính sách của chính quyền Biden kể từ cuộc xâm lược lớn của Nga vào tháng 2 năm 2022 do đó đã ra vô hiệu?

Vấn đề viện trợ của Mỹ cho Ukraine nên được quyết định dựa trên giá trị của chính nó, với sự hiểu biết chiến lược và đạo đức rõ ràng về tình hình hiện tại. Nếu Vladimir Putin của Nga có thể tuyên bố bất kỳ chiến thắng nào ở Ukraine, dự án đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh của Putin sẽ được chứng minh và dự án đó sẽ tiếp tục. Nếu cuộc xâm lược vào một nước láng giềng hiền lành bởi một kẻ xâm lược phá hủy cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trị giá hàng nghìn tỷ đô la, cố tình tấn công vào nhà dân và bệnh viện, hãm hiếp và giết người mà không bị trừng phạt, và bắt cóc hơn 19.000 trẻ em mà được phép thành công, thì điều gì sẽ xảy ra? Và sau đó, các chế độ côn đồ khác trên thế giới thì sao? Điều đó có ý nghĩa gì đối với an ninh của Hoa Kỳ – và đối với số phận của sự đứng đắn trong nền chính trị thế giới thế kỷ 21?

Đó là những vấn đề. Không phải Việt Nam. Không phải Afghanistan. Và không phải Iraq.


Source:First Things