Phụng Vụ - Mục Vụ
Bí tích tình yêu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:43 13/05/2008
CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ
Ga 6, 51-58
Còn gì diệu kỳ và cao vời bằng việc Chúa Giêsu đã vâng lệnh Chúa Cha gánh tội cho toàn thể nhân loại: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ). Chúa đã chết thay cho con người, cho loài người. Đó là điều vô cùng cao quí. Chúa lại còn yêu thương trần gian để lại chính Mình và Máu của Người để nuôi sống nhân loại. “ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời “ ( Ga 6, 51 ).
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG DÂN CỦA NGƯỜI:
Cuộc hành trình của dân Do Thái đi vào đất hứa là một cuộc hành trình dài dằng dẵng, khó khăn, thử thách trăm bề. Dân Do Thái đã có lúc nản chán, đã có lúc thất vọng muốn bỏ cuộc. Theo đoạn sách Đệ Nhị Luật chúng ta đọc hôm nay, Thiên Chúa luôn ở bên dân, luôn chăm sóc dân, khi dân đói Ngài cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân hằng ngày; lúc dân khát không có bất cứ một giọt nước nào cho họ và đàn súc vật, Ngài lại sai Môsê lấy gậy đập vào đá tức khắc nước tuôn chảy tràn trề khiến dân có nước uống và đàn súc vật cũng được uống no nê. Thực tế, đây là những việc thật lạ lùng Thiên Chúa đã làm vì yêu thương dân chúng và tác giả sách Đệ Nhị Luật đã ghi chép lại để lưu truyền lại cho con cháu, hầu con cháu hiểu được tình thương vô biên của Chúa như thế nào đối với dân của Ngài. Manna và nước Thiên Chúa ban cho dân Do Thái trong cuộc hành trình sa mạc chỉ là lương thực và nước uống tạm, dân ăn Manna và uống nước từ tảng đá của Môsê dùng gậy đập vào rồi vẫn chết. Chúa Giêsu hôm nay đã khẳng định cách dứt khoát: ” Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống “. Thịt và Máu của Chúa hoàn toàn khác biệt với Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân Do Thái và nước từ những tảng đá chảy ra chỉ là nước lã mà thôi. “Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời “( Ga 6, 51 ), Chúa Giêsu không nhằm thỏa mãn cái đói cái khát của con người. Ngài ban chính Thịt và Máu của mình làm của ăn của uống nuôi sống con người. Đây quả thực là Bí Tích Tình Yêu, Bí Tích cao vời chỉ có đức tin con người mới có thể hiểu được.
THỊT VÀ MÁU CỦA CHÚA GIÊSU LÀ CỦA ĂN, CỦA UỐNG ĐEM LẠI CHO CON NGƯỜI SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI:
Thịt nói lên cả ý nghĩa thần linh, nuôi linh hồn con người, dẫn con người đến sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu. Thịt của Chúa Giêsu còn ám chỉ đến việc Nhập Thể của Người. Việc Nhập Thể của Chúa Giêsu mang lại cho mỗi người, cho loài người ơn cứu độ: ” Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa “. Chúa Giêsu đã chấp nhận hoàn toàn theo ý định của Thiên Chúa Cha để cứu rỗi loài người, cứu độ con người. Chính vì thế, thánh Phaolô trong bài đọc hai ngày lễ hôm nay đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể, nghĩa là trở nên một với Người: ” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy “ ( Ga 6, 56 ). Ăn thịt và uống máu Chúa Kitô người Kitô hữu lãnh nhận một động lực mạnh nhất là xua tan những đà cản, những mối hận thù, bất hòa để họ có thể đến với anh em, đến với tha nhân trong yêu thương, cảm thông và tha thứ. Khi mời gọi:” Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “, Chúa Giêsu muốn mời gọi mọi người Kitô hữu hãy lập lại cái chết tự hiến vì yêu thương của Người, bằng cả cuộc sống phục vụ, hy sinh, quảng đại và trao ban. Vì là Bí Tích Tình Yêu, mỗi lần lãnh nhận Mình và Máu Chúa Giêsu, người Kitô hữu hân hoan, ý thức rõ ràng mình đang lãnh nhận tình yêu vô biên của Chúa và họ sẵn sàng chia sẻ tình yêu họ lãnh nhận cho tha nhân, cho những người anh em đồng loại. Bởi vì Chúa đã hứa: ” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”( Ga 6, 54 ).
ĐÁP LẠI TÌNH YÊU CỦA CHÚA:
Từ nhà Tiệc Ly năm xưa, khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh tạ ơn Chúa Cha, rồi trao cho các môn đệ mà nói: ” Hãy nhận lấy mà ăn…Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “ và Chúa cũng cầm rượu tạ ơn Chúa Cha và trao cho các môn đệ mà nói: ” Hãy nhận lấy mà uống…Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Cử chỉ của Chúa Giêsu trong nhà Tiệc Ly đã thay đổi các môn đệ hoàn toàn, họ sẽ yếu đuối, họ sẽ vấp ngã, họ sẽ chối Thầy, họ sẽ phản Thầy, nhưng tấm bánh và chén rượu Chúa trao cho các môn đệ là Mình và Máu của Ngài đã trở nên sự cảm thông, sự tha thứ, ơn giải thoát. Khi lãnh nhận Mình và Máu của Chúa Giêsu, các một đệ tiếp nhận sự chết và phục sinh của Ngài.Điều ấy cho các môn đệ hiểu rõ ơn cứu độ Chúa dành cho các ông và cho nhân loại. Suốt dòng lịch sử cứu độ, suốt cuộc hành trình đức tin, Bí Tích Thánh Thể luôn được cử hành mọi nơi, mọi lúc trong các nhà thờ, nơi có các linh mục, những cánh tay nối dài của Chúa Giêsu. Thánh lễ trở nên trung tâm của đời sống Kitô giáo và Bí Tích Thánh Thể trở nên tình yêu vô biên của Chúa đối với con người, đối với thế giới. Thánh lễ phải được người Kitô hữu đưa vào cuộc sống hằng ngày và Bí Tích Thánh Thể luôn là lương thực dồi dào, quí hóa nuôi sống con người. Tuy nhiên, trước tình yêu cao vời, hy sinh, tự hiến của Chúa: ” Khi nào Ta được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến cùng ta “. Hội Thánh mời gọi mọi người Kitô hữu luôn hiệp thông với nhau trong Bi Tich Thánh Thể và khi đã lãnh nhận Mình Máu của Chúa Giêsu Kitô, người Kitô hữu không ích kỷ nhận cho riêng mình mà Mình Máu của Chúa còn nhắc nhở các Kitô hữu sống là phải chia sẻ và trao ban, sống là yêu thương và hy sinh cho nhau. Người Kitô hữu luôn luôn phải sẵn sàng dọn tâm hồn để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể mỗi lần tham dự thánh lễ và hết lòng tôn sùng, kính thờ Bí Tích yêu thương lớn lao này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn khao khát và sốt sắng rước Mình và Máu Chúa. Amen.
Ga 6, 51-58
Còn gì diệu kỳ và cao vời bằng việc Chúa Giêsu đã vâng lệnh Chúa Cha gánh tội cho toàn thể nhân loại: ” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ). Chúa đã chết thay cho con người, cho loài người. Đó là điều vô cùng cao quí. Chúa lại còn yêu thương trần gian để lại chính Mình và Máu của Người để nuôi sống nhân loại. “ Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời “ ( Ga 6, 51 ).
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG DÂN CỦA NGƯỜI:
Cuộc hành trình của dân Do Thái đi vào đất hứa là một cuộc hành trình dài dằng dẵng, khó khăn, thử thách trăm bề. Dân Do Thái đã có lúc nản chán, đã có lúc thất vọng muốn bỏ cuộc. Theo đoạn sách Đệ Nhị Luật chúng ta đọc hôm nay, Thiên Chúa luôn ở bên dân, luôn chăm sóc dân, khi dân đói Ngài cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân hằng ngày; lúc dân khát không có bất cứ một giọt nước nào cho họ và đàn súc vật, Ngài lại sai Môsê lấy gậy đập vào đá tức khắc nước tuôn chảy tràn trề khiến dân có nước uống và đàn súc vật cũng được uống no nê. Thực tế, đây là những việc thật lạ lùng Thiên Chúa đã làm vì yêu thương dân chúng và tác giả sách Đệ Nhị Luật đã ghi chép lại để lưu truyền lại cho con cháu, hầu con cháu hiểu được tình thương vô biên của Chúa như thế nào đối với dân của Ngài. Manna và nước Thiên Chúa ban cho dân Do Thái trong cuộc hành trình sa mạc chỉ là lương thực và nước uống tạm, dân ăn Manna và uống nước từ tảng đá của Môsê dùng gậy đập vào rồi vẫn chết. Chúa Giêsu hôm nay đã khẳng định cách dứt khoát: ” Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống “. Thịt và Máu của Chúa hoàn toàn khác biệt với Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân Do Thái và nước từ những tảng đá chảy ra chỉ là nước lã mà thôi. “Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời “( Ga 6, 51 ), Chúa Giêsu không nhằm thỏa mãn cái đói cái khát của con người. Ngài ban chính Thịt và Máu của mình làm của ăn của uống nuôi sống con người. Đây quả thực là Bí Tích Tình Yêu, Bí Tích cao vời chỉ có đức tin con người mới có thể hiểu được.
THỊT VÀ MÁU CỦA CHÚA GIÊSU LÀ CỦA ĂN, CỦA UỐNG ĐEM LẠI CHO CON NGƯỜI SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI:
Thịt nói lên cả ý nghĩa thần linh, nuôi linh hồn con người, dẫn con người đến sự sống đời đời, sự sống vĩnh cửu. Thịt của Chúa Giêsu còn ám chỉ đến việc Nhập Thể của Người. Việc Nhập Thể của Chúa Giêsu mang lại cho mỗi người, cho loài người ơn cứu độ: ” Ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa “. Chúa Giêsu đã chấp nhận hoàn toàn theo ý định của Thiên Chúa Cha để cứu rỗi loài người, cứu độ con người. Chính vì thế, thánh Phaolô trong bài đọc hai ngày lễ hôm nay đã nhấn mạnh đến việc hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể, nghĩa là trở nên một với Người: ” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy “ ( Ga 6, 56 ). Ăn thịt và uống máu Chúa Kitô người Kitô hữu lãnh nhận một động lực mạnh nhất là xua tan những đà cản, những mối hận thù, bất hòa để họ có thể đến với anh em, đến với tha nhân trong yêu thương, cảm thông và tha thứ. Khi mời gọi:” Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “, Chúa Giêsu muốn mời gọi mọi người Kitô hữu hãy lập lại cái chết tự hiến vì yêu thương của Người, bằng cả cuộc sống phục vụ, hy sinh, quảng đại và trao ban. Vì là Bí Tích Tình Yêu, mỗi lần lãnh nhận Mình và Máu Chúa Giêsu, người Kitô hữu hân hoan, ý thức rõ ràng mình đang lãnh nhận tình yêu vô biên của Chúa và họ sẵn sàng chia sẻ tình yêu họ lãnh nhận cho tha nhân, cho những người anh em đồng loại. Bởi vì Chúa đã hứa: ” Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”( Ga 6, 54 ).
ĐÁP LẠI TÌNH YÊU CỦA CHÚA:
Từ nhà Tiệc Ly năm xưa, khi Chúa Giêsu cầm lấy bánh tạ ơn Chúa Cha, rồi trao cho các môn đệ mà nói: ” Hãy nhận lấy mà ăn…Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “ và Chúa cũng cầm rượu tạ ơn Chúa Cha và trao cho các môn đệ mà nói: ” Hãy nhận lấy mà uống…Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Cử chỉ của Chúa Giêsu trong nhà Tiệc Ly đã thay đổi các môn đệ hoàn toàn, họ sẽ yếu đuối, họ sẽ vấp ngã, họ sẽ chối Thầy, họ sẽ phản Thầy, nhưng tấm bánh và chén rượu Chúa trao cho các môn đệ là Mình và Máu của Ngài đã trở nên sự cảm thông, sự tha thứ, ơn giải thoát. Khi lãnh nhận Mình và Máu của Chúa Giêsu, các một đệ tiếp nhận sự chết và phục sinh của Ngài.Điều ấy cho các môn đệ hiểu rõ ơn cứu độ Chúa dành cho các ông và cho nhân loại. Suốt dòng lịch sử cứu độ, suốt cuộc hành trình đức tin, Bí Tích Thánh Thể luôn được cử hành mọi nơi, mọi lúc trong các nhà thờ, nơi có các linh mục, những cánh tay nối dài của Chúa Giêsu. Thánh lễ trở nên trung tâm của đời sống Kitô giáo và Bí Tích Thánh Thể trở nên tình yêu vô biên của Chúa đối với con người, đối với thế giới. Thánh lễ phải được người Kitô hữu đưa vào cuộc sống hằng ngày và Bí Tích Thánh Thể luôn là lương thực dồi dào, quí hóa nuôi sống con người. Tuy nhiên, trước tình yêu cao vời, hy sinh, tự hiến của Chúa: ” Khi nào Ta được treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến cùng ta “. Hội Thánh mời gọi mọi người Kitô hữu luôn hiệp thông với nhau trong Bi Tich Thánh Thể và khi đã lãnh nhận Mình Máu của Chúa Giêsu Kitô, người Kitô hữu không ích kỷ nhận cho riêng mình mà Mình Máu của Chúa còn nhắc nhở các Kitô hữu sống là phải chia sẻ và trao ban, sống là yêu thương và hy sinh cho nhau. Người Kitô hữu luôn luôn phải sẵn sàng dọn tâm hồn để lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể mỗi lần tham dự thánh lễ và hết lòng tôn sùng, kính thờ Bí Tích yêu thương lớn lao này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn khao khát và sốt sắng rước Mình và Máu Chúa. Amen.
Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng ''khinh tướng''
An Mai
08:00 13/05/2008
“TỪ BỤI TRO CHÚA NÂNG CON LÊN HÀNG KHINH TƯỚNG”
Thời tiết đang chuyển mùa, một mùa hè - mùa thánh hiến - nữa lại về. Đến hẹn lại lên, các chủng viện, các hội dòng đang nao nức để chuẩn bị cho những ngày lễ trọng đại của mình. Nào là tiên khấn, vĩnh khấn, phó tế, linh mục. .. Mừng đấy, vui đấy nhưng đàng sau những đại lễ đấy còn rất nhiều điều suy nghĩ.
Trước hết, con xin lỗi “cây cổ thụ” Kim Long. Quả là một hồng phúc lớn Thiên Chúa đã ban cho người tu sĩ, linh mục cũng như cho gia đình, bạn bè, và cho Giáo Hội. Từ nguồn cảm hứng thánh thiêng đấy, Cha Kim Long đã đặt lời cho bài hát Từ Ngàn Xưa với tâm tình hết sức là trân trọng, trìu mến: “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người ... Cha viết như thế, Cha khẳng định như thế để nói về phận của những con người dâng hiến đấy, những con người dâng hiến đấy phận là phận bụi tro nhưng Chúa yêu thương nâng lên hàng “khanh tướng”.
Không chỉ có Cha Kim Long mà còn nhiều nhạc sĩ khác cũng có tâm tình như Cha “Đời con Chúa ơi sao quá mọn hèn mà Chúa đã gọi con bước lên ...” (Việt Khôi), “Dầu con đây có là chi ? Là bụi tro trong nắm bụi tro ...” (Ân Đức), “Giữa muôn người Chúa đã dủ lòng thương con. Ngài lên tiếng gọi con, dù con đây chẳng là gì ...” (Anh Tuấn). ..
“Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng”, Cha Kim Long cảm nghiệm rất chính xác, rất đúng. Thế nhưng thực tế cuộc sống cho thấy rằng nhiều tu sĩ, linh mục không phải lên hàng “khanh tướng” như Cha đã viết nhưng phải nói đúng hơn là hàng “khinh tướng”. Đáng tiếc thay nhiều vị đã không kịp nhận ra cái phận của mình mà chỉ nghĩ đến cái giây phút hiện tại trong hàng ngũ “khanh tướng”.
Nhiều và nhiều vị “được” giáo dân nhận xét rất chính xác: “Khi cha ấy chưa làm cha thì dễ thương lắm, còn khi làm cha rồi thì ...”! Hay là: “Khi cha ấy còn làm bề dưới sao mà Cha ấy hiền lành quá, cư xử với anh em, với mọi hay quá, còn khi làm bề trên thì ...”!
Chắc có lẽ vị ấy đã quên đi mất cái gốc của mình, mình chỉ là bụi tro, mình chỉ là phàm nhân thôi nhưng nhờ ơn Chúa mình lãnh sứ vụ, mình lãnh trọng trách để lo cho anh em, lo cho mọi người thôi chứ có gì đâu để mà huyênh hoang.
Đặc biệt nhất là trong cái ngày mừng lễ! Từ gia đình cho đến giáo xứ đua nhau tính toán làm sao thánh lễ tạ ơn cho con em của mình thật hoành tráng. Có những “lễ lạc” sau thánh lễ tạ ơn đã ghi “dấu ấn” vào lòng nhiều thực khách. Thật ra thì cũng có chút “lạc” sau khi tạ ơn Chúa nhưng cân nhắc làm sao cho nó vừa vừa phải phải chứ đừng đua nhau để mà hơn người này, hơn kẻ khác.
Đành biết đó là niềm vui chung của Giáo hội, của Giáo xứ, của gia đình nhưng cũng phải nhìn trước nhìn sau chút. Không khéo những buổi “lạc” hoành tráng sau lễ tạ ơn sẽ để lại một hình ảnh phản cảm cho những người ngoài Công giáo cũng như những người nghèo. Giáo xứ, gia đình tiến chức có tổ chức đi chăng nữa thì cũng nên nghĩ đến người nghèo vì trong giáo xứ những người nghèo, những người thấp cổ bé họng, những người không có địa vị vẫn chiếm đa phần hơn là đại gia, là người có chức có vị trong giáo xứ.
Mới đây, lễ cưới của con cái rượu Tổng Thống Mỹ đã làm cho nhiều người thắc mắc. Cục cưng của Tổng Thống vậy mà khi đãi đám cưới chỉ vỏn vẹn có 200 thực khách mà thôi. Nếu nói rằng khi tạ ơn sau khi nhận lên hàng “khanh tướng” đấy thì phải nhớ đến người này người kia, tương quan của tân chức cũng như gia đình rộng nên cần phải làm thật to. Vậy thì Tổng Thống Mỹ là người ít tương quan chăng nhưng gia đình họ vẫn quyết định gói ghém trong con số khiêm tốn là 200. Được biết có xứ, có gia đình tổ chức cho con em mình khi lên hàng “khanh tướng” lên đến cả trăm bàn.
Nói đến đây tôi chợt nhớ đến thời các đấng lên hàng “khanh tướng” âm thầm. Có lẽ vì hoàn cảnh đẩy đưa phải âm thầm. Thế nhưng chính trong sự âm thầm đấy đôi khi lại là chuyện hay. Chẳng lễ lạc, chẳng tiệc tùng, chẳng mời mọc ai cả cho khỏe thân. Khi được rộng mở, khi được công khai thì nó lại xảy ra một cái nghịch lý là phải tính toán, phải lên danh sách, phải chuẩn bị những bữa “lạc” làm sao cho to, cho thật hoành tráng.
Cũng chẳng nói được vì các “ông bà cố” vì thương con nên đã làm quá sức là hoành tráng. Thế nhưng, làm như vậy họ đã quên đi cái vế đầu trong câu hát của Cha Kim Long: “Từ bụi tro”. Nếu là tro, là bụi thì làm gì mà phải huyênh hoang. Nếu là tro, là bụi thì cần gì phải làm để cho khỏi phải thua chị kém em.
Một điều cần nói nữa rằng gia đình, giáo xứ, người thân quên đi rằng một thực tại hết sức thực tế là sau ngày lên hàng “khanh tướng” đấy con em của mình sẽ đối diện với sự vụ linh mục đó như thế nào ? Có sống đúng với ơn gọi mà Giáo hội, Hội Dòng mời gọi hay không? Căn cốt Thầy Chí Thánh Giêsu nhắc nhở là đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Không khéo thì cách cư xử của ta làm hư đi mất ơn gọi chứ không phải là chuyện đùa. Gia đình, giáo xứ có ở bên con em của mình để nhắc cho con em mình về sứ vụ đã lãnh nhận đó là vai trò mục tử, chăm sóc đàn chiên Chúa gửi chứ không phải là lên hàng “khinh tướng” như có vị đã từng làm.
Chuyện nữa là cũng vinh dự lắm, cũng vênh vang lắm trong ngày lễ tạ ơn. Thật ra nó chỉ có vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ như các lễ hôn phối thôi. Cũng rình rang, cũng rầm rộ lắm, cũng nhà hàng, cũng xe hoa, cũng quay phim, cũng chụp ảnh hoành hoành tráng tráng nhưng sau cái giây phút tạm gọi là huy hoàng đấy thì tân linh mục cũng như cô dâu – chú rể phải trở về một đời sống hết sức bình thường. Cuộc sống hết sức bình thường đấy có không biết bao nhiêu là khó khăn, vất vả.
Linh mục sau khi lên hàng “khinh tướng” đấy sẽ phải đối diện với sứ vụ hết sức vất vả. Nếu như làm linh mục chỉ để ngày ngày lên đền thờ làm một “ván lễ" thôi thì không có gì phải bàn đến nhưng linh mục đâu chỉ có dâng lễ mà còn phải chăm sóc đời sống của con chiên. Đã gọi là chăm sóc rồi thì không biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả ập đến. Liệu rằng những lúc cô đơn, những lúc thất bại, những lúc hiểu lầm, những lúc chán nản thì có mấy người có mặt trong ngày vui tạ ơn đấy có bên cạnh linh mục.
Cũng như Chúa Giêsu, khi làm phép lạ, khi rao giảng nổi tiếng thì nhiều và nhiều người đi cạnh bên. Đến khi cô độc trên đỉnh đồi Can-vê thử hỏi còn lại được mấy người? Linh mục cũng thế thôi, khi cô đơn, khi lẻ loi, khi bệnh hoạn, khi thất bại thử hỏi còn có mấy người thân thiết ở kề bên?
Làm sao tránh được lời ra tiếng vào của người đời. Một lần nữa, tu sĩ, linh mục - những người được chọn - phải lựa chọn thể thức dâng lễ tạ ơn của mình trong ngày lãnh sứ vụ. Cũng vậy, linh mục tu sĩ cũng phải lựa chọn cho mình cách hành xử để rồi đừng để giáo dân phải xầm xì là cha này cha nọ không còn là linh mục của Chúa nữa mà cha ấy đã lên hàng “khinh tướng” rồi!
Chuyện hơn nhau không phải là lễ tạ ơn của Cha bao nhiêu mâm, lễ tạ ơn của Sơ bao nhiêu bàn, lễ khấn dòng của Thầy bao nhiêu thồi?
Chuyện quan trọng, chuyện căn cốt đấy là Cha, Sơ, Thầy sống như thế nào trong đời thánh hiến?
Chuyện quan trọng là Cha, Sơ, Thầy đã làm gì cho Giáo hội, cho Hội dòng, cho Giáo xứ được gửi đến để phục vụ?
Một lần nữa, Cha, Sơ, Thầy phải đứng trước sự chọn lựa.
Tất cả nằm trong cách hành xử, cách sống của những người được chọn, được thánh hiến mà thôi.
Thời tiết đang chuyển mùa, một mùa hè - mùa thánh hiến - nữa lại về. Đến hẹn lại lên, các chủng viện, các hội dòng đang nao nức để chuẩn bị cho những ngày lễ trọng đại của mình. Nào là tiên khấn, vĩnh khấn, phó tế, linh mục. .. Mừng đấy, vui đấy nhưng đàng sau những đại lễ đấy còn rất nhiều điều suy nghĩ.
Trước hết, con xin lỗi “cây cổ thụ” Kim Long. Quả là một hồng phúc lớn Thiên Chúa đã ban cho người tu sĩ, linh mục cũng như cho gia đình, bạn bè, và cho Giáo Hội. Từ nguồn cảm hứng thánh thiêng đấy, Cha Kim Long đã đặt lời cho bài hát Từ Ngàn Xưa với tâm tình hết sức là trân trọng, trìu mến: “Từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người ... Cha viết như thế, Cha khẳng định như thế để nói về phận của những con người dâng hiến đấy, những con người dâng hiến đấy phận là phận bụi tro nhưng Chúa yêu thương nâng lên hàng “khanh tướng”.
Không chỉ có Cha Kim Long mà còn nhiều nhạc sĩ khác cũng có tâm tình như Cha “Đời con Chúa ơi sao quá mọn hèn mà Chúa đã gọi con bước lên ...” (Việt Khôi), “Dầu con đây có là chi ? Là bụi tro trong nắm bụi tro ...” (Ân Đức), “Giữa muôn người Chúa đã dủ lòng thương con. Ngài lên tiếng gọi con, dù con đây chẳng là gì ...” (Anh Tuấn). ..
“Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng”, Cha Kim Long cảm nghiệm rất chính xác, rất đúng. Thế nhưng thực tế cuộc sống cho thấy rằng nhiều tu sĩ, linh mục không phải lên hàng “khanh tướng” như Cha đã viết nhưng phải nói đúng hơn là hàng “khinh tướng”. Đáng tiếc thay nhiều vị đã không kịp nhận ra cái phận của mình mà chỉ nghĩ đến cái giây phút hiện tại trong hàng ngũ “khanh tướng”.
Nhiều và nhiều vị “được” giáo dân nhận xét rất chính xác: “Khi cha ấy chưa làm cha thì dễ thương lắm, còn khi làm cha rồi thì ...”! Hay là: “Khi cha ấy còn làm bề dưới sao mà Cha ấy hiền lành quá, cư xử với anh em, với mọi hay quá, còn khi làm bề trên thì ...”!
Chắc có lẽ vị ấy đã quên đi mất cái gốc của mình, mình chỉ là bụi tro, mình chỉ là phàm nhân thôi nhưng nhờ ơn Chúa mình lãnh sứ vụ, mình lãnh trọng trách để lo cho anh em, lo cho mọi người thôi chứ có gì đâu để mà huyênh hoang.
Đặc biệt nhất là trong cái ngày mừng lễ! Từ gia đình cho đến giáo xứ đua nhau tính toán làm sao thánh lễ tạ ơn cho con em của mình thật hoành tráng. Có những “lễ lạc” sau thánh lễ tạ ơn đã ghi “dấu ấn” vào lòng nhiều thực khách. Thật ra thì cũng có chút “lạc” sau khi tạ ơn Chúa nhưng cân nhắc làm sao cho nó vừa vừa phải phải chứ đừng đua nhau để mà hơn người này, hơn kẻ khác.
Đành biết đó là niềm vui chung của Giáo hội, của Giáo xứ, của gia đình nhưng cũng phải nhìn trước nhìn sau chút. Không khéo những buổi “lạc” hoành tráng sau lễ tạ ơn sẽ để lại một hình ảnh phản cảm cho những người ngoài Công giáo cũng như những người nghèo. Giáo xứ, gia đình tiến chức có tổ chức đi chăng nữa thì cũng nên nghĩ đến người nghèo vì trong giáo xứ những người nghèo, những người thấp cổ bé họng, những người không có địa vị vẫn chiếm đa phần hơn là đại gia, là người có chức có vị trong giáo xứ.
Mới đây, lễ cưới của con cái rượu Tổng Thống Mỹ đã làm cho nhiều người thắc mắc. Cục cưng của Tổng Thống vậy mà khi đãi đám cưới chỉ vỏn vẹn có 200 thực khách mà thôi. Nếu nói rằng khi tạ ơn sau khi nhận lên hàng “khanh tướng” đấy thì phải nhớ đến người này người kia, tương quan của tân chức cũng như gia đình rộng nên cần phải làm thật to. Vậy thì Tổng Thống Mỹ là người ít tương quan chăng nhưng gia đình họ vẫn quyết định gói ghém trong con số khiêm tốn là 200. Được biết có xứ, có gia đình tổ chức cho con em mình khi lên hàng “khanh tướng” lên đến cả trăm bàn.
Nói đến đây tôi chợt nhớ đến thời các đấng lên hàng “khanh tướng” âm thầm. Có lẽ vì hoàn cảnh đẩy đưa phải âm thầm. Thế nhưng chính trong sự âm thầm đấy đôi khi lại là chuyện hay. Chẳng lễ lạc, chẳng tiệc tùng, chẳng mời mọc ai cả cho khỏe thân. Khi được rộng mở, khi được công khai thì nó lại xảy ra một cái nghịch lý là phải tính toán, phải lên danh sách, phải chuẩn bị những bữa “lạc” làm sao cho to, cho thật hoành tráng.
Cũng chẳng nói được vì các “ông bà cố” vì thương con nên đã làm quá sức là hoành tráng. Thế nhưng, làm như vậy họ đã quên đi cái vế đầu trong câu hát của Cha Kim Long: “Từ bụi tro”. Nếu là tro, là bụi thì làm gì mà phải huyênh hoang. Nếu là tro, là bụi thì cần gì phải làm để cho khỏi phải thua chị kém em.
Một điều cần nói nữa rằng gia đình, giáo xứ, người thân quên đi rằng một thực tại hết sức thực tế là sau ngày lên hàng “khanh tướng” đấy con em của mình sẽ đối diện với sự vụ linh mục đó như thế nào ? Có sống đúng với ơn gọi mà Giáo hội, Hội Dòng mời gọi hay không? Căn cốt Thầy Chí Thánh Giêsu nhắc nhở là đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Không khéo thì cách cư xử của ta làm hư đi mất ơn gọi chứ không phải là chuyện đùa. Gia đình, giáo xứ có ở bên con em của mình để nhắc cho con em mình về sứ vụ đã lãnh nhận đó là vai trò mục tử, chăm sóc đàn chiên Chúa gửi chứ không phải là lên hàng “khinh tướng” như có vị đã từng làm.
Chuyện nữa là cũng vinh dự lắm, cũng vênh vang lắm trong ngày lễ tạ ơn. Thật ra nó chỉ có vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ như các lễ hôn phối thôi. Cũng rình rang, cũng rầm rộ lắm, cũng nhà hàng, cũng xe hoa, cũng quay phim, cũng chụp ảnh hoành hoành tráng tráng nhưng sau cái giây phút tạm gọi là huy hoàng đấy thì tân linh mục cũng như cô dâu – chú rể phải trở về một đời sống hết sức bình thường. Cuộc sống hết sức bình thường đấy có không biết bao nhiêu là khó khăn, vất vả.
Linh mục sau khi lên hàng “khinh tướng” đấy sẽ phải đối diện với sứ vụ hết sức vất vả. Nếu như làm linh mục chỉ để ngày ngày lên đền thờ làm một “ván lễ" thôi thì không có gì phải bàn đến nhưng linh mục đâu chỉ có dâng lễ mà còn phải chăm sóc đời sống của con chiên. Đã gọi là chăm sóc rồi thì không biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả ập đến. Liệu rằng những lúc cô đơn, những lúc thất bại, những lúc hiểu lầm, những lúc chán nản thì có mấy người có mặt trong ngày vui tạ ơn đấy có bên cạnh linh mục.
Cũng như Chúa Giêsu, khi làm phép lạ, khi rao giảng nổi tiếng thì nhiều và nhiều người đi cạnh bên. Đến khi cô độc trên đỉnh đồi Can-vê thử hỏi còn lại được mấy người? Linh mục cũng thế thôi, khi cô đơn, khi lẻ loi, khi bệnh hoạn, khi thất bại thử hỏi còn có mấy người thân thiết ở kề bên?
Làm sao tránh được lời ra tiếng vào của người đời. Một lần nữa, tu sĩ, linh mục - những người được chọn - phải lựa chọn thể thức dâng lễ tạ ơn của mình trong ngày lãnh sứ vụ. Cũng vậy, linh mục tu sĩ cũng phải lựa chọn cho mình cách hành xử để rồi đừng để giáo dân phải xầm xì là cha này cha nọ không còn là linh mục của Chúa nữa mà cha ấy đã lên hàng “khinh tướng” rồi!
Chuyện hơn nhau không phải là lễ tạ ơn của Cha bao nhiêu mâm, lễ tạ ơn của Sơ bao nhiêu bàn, lễ khấn dòng của Thầy bao nhiêu thồi?
Chuyện quan trọng, chuyện căn cốt đấy là Cha, Sơ, Thầy sống như thế nào trong đời thánh hiến?
Chuyện quan trọng là Cha, Sơ, Thầy đã làm gì cho Giáo hội, cho Hội dòng, cho Giáo xứ được gửi đến để phục vụ?
Một lần nữa, Cha, Sơ, Thầy phải đứng trước sự chọn lựa.
Tất cả nằm trong cách hành xử, cách sống của những người được chọn, được thánh hiến mà thôi.
Lễ Chúa Ba Ngôi
An Mai
10:36 13/05/2008
Lễ Chúa Ba Ngôi
Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra không có Thiên Chúa nào khác. Thiên Chúa duy nhất đó chính là Đấng đã dựng nên chúng ta, chính Ngài là hạnh phúc của ta, chính Ngài yêu thương ta và ta đã chối từ tình thương của Ngài. Ta biết Thiên Chúa hứa ban Con Một Ngài đến cứu chuộc ta và suốt lịch sử Ngài dọn đường cho Con của Ngài ra đời. Ta biết Đức Giêsu người Nagiarét chính là Con Thiên Chúa đã làm người, Ngài đồng bản tính với Đức Chúa Cha và cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha, Kinh thánh cho ta biết về Chúa Thánh Thần mà Cha và Con gởi đến cho ta để ta được thánh hóa. Chính Chúa Giêsu còn dạy ta rõ hơn nữa: Chúa Thánh Thần cũng là Thiên Chúa như Cha và Con, Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài bởi Cha và Con mà ra.
Trong chương trình cứu độ đã học, ta thấy rõ trong mỗi công việc củachương trình đó, đều có sự hiện diện của Cha, Con và Thiên Chúa, từ việc mạc khải và sáng tạo đến việc cứu chuộc và thánh hóa.
Khi công cuộc sáng tạo bị tội lỗi phá vỡ, Thiên Chúa đã khai trương một cuộc sáng tạo mới trong ?ức Kitô, đã khôi phục lại con người theo hình ảnh Tạo Hóa (Cl 3,10). Để thực hiện cuộc sáng tạo mới này, Thiên Chúa đã chuẩn bị bằng một lịch sử cứu độ cũng do cả Ba Ngôi điều động. Chính Thánh Thần thúc đẩy dân Chúa trung thành với giao ước Chúa Cha đã ký kết, dọn tâm hồn đón đợi Đức Kitô Con Thiên Chúa.
Khi đã đến giờ định, Thiên Chúa sai Con Duy nhất của Ngài xuống thế làm người. Chúa Con vâng theo ý muốn của Chúa Cha, là vào đời nhập thể và Thánh Thần làm cho Chúa Con thụ thai trong lòng một trinh nữ như lời thiên sứ nói với Đức Trinh nữ Maria: “Thánh Thần sẽ đến trên ngươi, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ ngợp bóng trên ngươi, bởi thế mà trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35). Như vậy, công việc nhập thể cũng là tác động của cả Ba Ngôi.
Trong công cuộc cứu chuộc, cả Ba Ngôi cùng kéo chúng ta vào cuộc sống thần linh: Chính Chúa Cha trao phó Đức Giêsu, Con Một Ngài cho chúng ta. Chính Đức Giêsu khi được treo lên khỏi đất, Ngài đã kéo chúng ta lại với Ngài, Ngài chết để qui tụ muôn dân về một mối. Còn Thánh Thần thì giục giã để chúng ta tin nhận Đức Giêsu Kitô là Chúa, và thốt lên “Abba” để sống tình con thảo với Chúa Cha.
Sau cùng, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện diện trong những người đã được cứu chuộc, như lời Chúa Giêsu nói: “Ta sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các ngươi một Đấng Bầu Chữa khác, để Ngài ở với các ngươi luôn mãi... Ai yêu mến Ta thì sẽ giữ Lời Ta và Cha Ta sẽ yêu mến nó, và Chúng Ta sẽ đến với nó và đặt chỗ ở nơi mình nó” (Ga 14,16 và 23).
Nơi tất cả những công trình, ta thấy Ba Ngôi xoắn xuýt với nhau, nên một với nhau. Ba Ngôi cùng chung một lòng yêu thương ta, chung một ý muốn và chương trình cứu vớt ta, chung một quyền năng để hành động cho ta. Trong tất cả, Ba Ngôi là một.
Nơi Thiên Chúa, tình yêu giữa Cha, Con và Thánh Thần không hề có một giới hạn nào. Ba Ngôi cùng chung một ý muốn, cùng một tình yêu thương, một vinh quang, một uy quyền. Ba Ngôi cùng một bản tính. Ba Ngôi cùng trao ban và cùng nhận lãnh. Không có gì là phân chia hoặc riêng rẽ: “Mọi sự của Con đều là của Cha và sự gì của Cha cũng là của Con” (Ga 17,10).
Và Thánh Thần cũng chia sẻ như vậy: “Mọi sự Cha có hết thảy đều là của Ta, vì thế mà Ta nói: Ngài (Thánh Thần) sẽ lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi”. Cũng thế, điều Con muốn chính là điều Cha muốn (Ga 4,34), vinh quang của Con cũng là vinh quang của Cha (Ga 13,31).
Tất cả những điều ấy cho thấy Ba Ngôi kết hợp với nhau thật mầu nhiệm: Cả Ba Ngôi cùng ở trong nhau. “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha” (Ga 10,38), Thánh Thần ở trong Cha và Con vì Ngài từ Cha và Con mà đến, mà chính Con cũng lại ở trong Thánh Thần”
Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi, một nét rõ nhất như chúng ta thấy ở trên đó chính là sự hiệp nhất. Ba Ngôi luôn luôn hiệp nhất với nhau. Còn chúng ta, là những người mang danh Kitô hữu, chúng ta sống thái độ hiệp nhất đó như thế nào trong đời sống thực tại ? Chúng ta có hiệp nhất với anh chị em chúng ta hay chúng ta cứ cố thủ một mình trong vỏ ốc ích kỷ của chúng ta ?
Một câu chuyện mà tôi được nghe từ ngày còn bé:
Ngày xưa, có một người nhà giàu, sinh được năm người con. Vì giàu có nên những người con của ông có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Vì thế, có một, các con ông muốn có hai và cứ thế tánh đua đòi lâu dần thành thói quen, đến lúc không tự chủ được thì đã trở thành lòng tham vọng. Càng ngày, lòng tham vọng của con người càng nhiều và lan ra trên mọi bình diện. Do đó, họ không biết thế nào là đủ nên lúc nào cũng khổ tâm vì luôn nghĩ đến sự hơn thua và ganh tỵ lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con nhờ tiền của cha mẹ nên đều giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét tị hiềm cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng hiềm kỵ lẫn nhau làm ông rất đau lòng.
Sau một thời gian ngã bịnh, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũạ Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này và cho cha biết kinh nghiệm về việc các con làm dễ hay là khó.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng.
Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, gãy ba, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:
Tốt. Các con đã thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.
- Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không làm cho bó đũa gẫy được dễ dàng. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục hiềm tị chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi và yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.
Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói tị hiềm ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hoà thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Kinh nghiệm, bài học của người cha trong câu chuyện để lại cho các con cũng chính là kinh nghiệm cho mỗi người chúng ta. Chúng ta vẫn thường mang trong mình cái tính tự cao tự đại để rồi chẳng có ai có thể cộng tác với chúng ta.
Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì. .. cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không, vì người này lên thì người kia kéo xuống. ..
. .. Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.
Cái tính thiếu hiệp nhất và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần hiệp nhất đã gây khổ cho không biết bao nhiêu người.
Là kitô hữu, đứng trước căn tính hiệp nhất của Ba Ngôi chúng ta phải làm sao ? Chúng ta phải chiêm ngưỡng, bắt chước và sống tình yêu thương với nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể hiệp nhất được.
Phải nhìn nhận thẳng với nhau một điều rằng đời sống cộng đoàn, đời sống gia đình ngày hôm nay đang phải đối diện với một thách đố lớn giữa một xã hội phát triển. Ngày hôm nay người ta dường như tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và đã tìm mọi cách sống cái chủ nghĩa cá nhân đấy một cách triệt để nhất.
Gia đình: Ngày hôm nay khó mà tìm được gia đình hiệp nhất. Vì lẽ chồng, vợ, con cái không nhìn nhận ra đúng vai trò của mình để rồi gây ra không biết bao nhiêu là rạn nứt cho chính người thân yêu của mình. Ngày hôm nay tình trạng ly dị quá cao, tình trạng trẻ em bỏ đi bụi đời càng nhiều. Con người ngày nay đã không khiêm tốn đủ để sống vai trò mà Thiên Chúa mời gọi họ.
Cộng đoàn tu trì: Cộng đoàn tu trì cũng thế thôi. Khó mà tìm ra được cộng đoàn hiệp nhất. Cũng giống như câu chuyện về người Nga, người Do Thái và người Việt ở trên. Người Việt chỉ giỏi làm việc độc lập để rồi trong cộng đoàn, chúng ta thấy được sự khập khiễng rất lớn. Có những người có chút tài và họ đã phát triển biệt tài mà Thiên Chúa phú ban cho họ. Đáng tiếc là họ đã quên đi những người nhỏ bé trong cộng đoàn mà họ đang sống. Dẫu là nhỏ bé đi chăng nữa nhưng rất cần sự nâng đỡ, sự cầu nguyện, sự hợp tác của những người nhỏ bé trong cộng đoàn.
Lời của thánh Phaolô tông đồ khuyên mỗi người chúng ta rất thiết thực trong thư thứ 2 của Ngài: “Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và là bình an, sẽ ở cùng anh em”.
Ngài khuyên chúng ta nhất trí nhưng xem lại chúng ta có nhất trí hay không ? Hay là chúng ta chính là nguyên nhân gây chia rẽ, gây rạn nứt trong cộng đoàn ?
Thiên Chúa, trong tin mừng theo Thánh Gioan đã xác tín với chúng ta rằng qua Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. ..”
Nguyện xin Ba Ngôi Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành và nhất là ban thêm niềm tin cho chúng ta để dẫu rằng trải qua thế sự thăng trầm này chúng ta luôn luôn tín thác cuộc đời của chúng ta trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Nguyện xin Ba Ngôi Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu thương, của sự hiệp nhất ban cho chúng ta thêm tình yêu, ban thêm cho chúng ta tình hiệp nhất để chúng ta xây dựng gia đình, cộng đoàn chúng ta ngày mỗi ngày tốt hơn theo như lòng Chúa mong muốn.
Thiên Chúa tỏ cho chúng ta biết Ngài là Thiên Chúa duy nhất, ngoài Ngài ra không có Thiên Chúa nào khác. Thiên Chúa duy nhất đó chính là Đấng đã dựng nên chúng ta, chính Ngài là hạnh phúc của ta, chính Ngài yêu thương ta và ta đã chối từ tình thương của Ngài. Ta biết Thiên Chúa hứa ban Con Một Ngài đến cứu chuộc ta và suốt lịch sử Ngài dọn đường cho Con của Ngài ra đời. Ta biết Đức Giêsu người Nagiarét chính là Con Thiên Chúa đã làm người, Ngài đồng bản tính với Đức Chúa Cha và cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha, Kinh thánh cho ta biết về Chúa Thánh Thần mà Cha và Con gởi đến cho ta để ta được thánh hóa. Chính Chúa Giêsu còn dạy ta rõ hơn nữa: Chúa Thánh Thần cũng là Thiên Chúa như Cha và Con, Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ngài bởi Cha và Con mà ra.
Trong chương trình cứu độ đã học, ta thấy rõ trong mỗi công việc củachương trình đó, đều có sự hiện diện của Cha, Con và Thiên Chúa, từ việc mạc khải và sáng tạo đến việc cứu chuộc và thánh hóa.
Khi công cuộc sáng tạo bị tội lỗi phá vỡ, Thiên Chúa đã khai trương một cuộc sáng tạo mới trong ?ức Kitô, đã khôi phục lại con người theo hình ảnh Tạo Hóa (Cl 3,10). Để thực hiện cuộc sáng tạo mới này, Thiên Chúa đã chuẩn bị bằng một lịch sử cứu độ cũng do cả Ba Ngôi điều động. Chính Thánh Thần thúc đẩy dân Chúa trung thành với giao ước Chúa Cha đã ký kết, dọn tâm hồn đón đợi Đức Kitô Con Thiên Chúa.
Khi đã đến giờ định, Thiên Chúa sai Con Duy nhất của Ngài xuống thế làm người. Chúa Con vâng theo ý muốn của Chúa Cha, là vào đời nhập thể và Thánh Thần làm cho Chúa Con thụ thai trong lòng một trinh nữ như lời thiên sứ nói với Đức Trinh nữ Maria: “Thánh Thần sẽ đến trên ngươi, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ ngợp bóng trên ngươi, bởi thế mà trẻ sắp sinh ra sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35). Như vậy, công việc nhập thể cũng là tác động của cả Ba Ngôi.
Trong công cuộc cứu chuộc, cả Ba Ngôi cùng kéo chúng ta vào cuộc sống thần linh: Chính Chúa Cha trao phó Đức Giêsu, Con Một Ngài cho chúng ta. Chính Đức Giêsu khi được treo lên khỏi đất, Ngài đã kéo chúng ta lại với Ngài, Ngài chết để qui tụ muôn dân về một mối. Còn Thánh Thần thì giục giã để chúng ta tin nhận Đức Giêsu Kitô là Chúa, và thốt lên “Abba” để sống tình con thảo với Chúa Cha.
Sau cùng, cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện diện trong những người đã được cứu chuộc, như lời Chúa Giêsu nói: “Ta sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các ngươi một Đấng Bầu Chữa khác, để Ngài ở với các ngươi luôn mãi... Ai yêu mến Ta thì sẽ giữ Lời Ta và Cha Ta sẽ yêu mến nó, và Chúng Ta sẽ đến với nó và đặt chỗ ở nơi mình nó” (Ga 14,16 và 23).
Nơi tất cả những công trình, ta thấy Ba Ngôi xoắn xuýt với nhau, nên một với nhau. Ba Ngôi cùng chung một lòng yêu thương ta, chung một ý muốn và chương trình cứu vớt ta, chung một quyền năng để hành động cho ta. Trong tất cả, Ba Ngôi là một.
Nơi Thiên Chúa, tình yêu giữa Cha, Con và Thánh Thần không hề có một giới hạn nào. Ba Ngôi cùng chung một ý muốn, cùng một tình yêu thương, một vinh quang, một uy quyền. Ba Ngôi cùng một bản tính. Ba Ngôi cùng trao ban và cùng nhận lãnh. Không có gì là phân chia hoặc riêng rẽ: “Mọi sự của Con đều là của Cha và sự gì của Cha cũng là của Con” (Ga 17,10).
Và Thánh Thần cũng chia sẻ như vậy: “Mọi sự Cha có hết thảy đều là của Ta, vì thế mà Ta nói: Ngài (Thánh Thần) sẽ lấy của Ta mà thông báo cho các ngươi”. Cũng thế, điều Con muốn chính là điều Cha muốn (Ga 4,34), vinh quang của Con cũng là vinh quang của Cha (Ga 13,31).
Tất cả những điều ấy cho thấy Ba Ngôi kết hợp với nhau thật mầu nhiệm: Cả Ba Ngôi cùng ở trong nhau. “Cha ở trong Ta và Ta ở trong Cha” (Ga 10,38), Thánh Thần ở trong Cha và Con vì Ngài từ Cha và Con mà đến, mà chính Con cũng lại ở trong Thánh Thần”
Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi, một nét rõ nhất như chúng ta thấy ở trên đó chính là sự hiệp nhất. Ba Ngôi luôn luôn hiệp nhất với nhau. Còn chúng ta, là những người mang danh Kitô hữu, chúng ta sống thái độ hiệp nhất đó như thế nào trong đời sống thực tại ? Chúng ta có hiệp nhất với anh chị em chúng ta hay chúng ta cứ cố thủ một mình trong vỏ ốc ích kỷ của chúng ta ?
Một câu chuyện mà tôi được nghe từ ngày còn bé:
Ngày xưa, có một người nhà giàu, sinh được năm người con. Vì giàu có nên những người con của ông có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Vì thế, có một, các con ông muốn có hai và cứ thế tánh đua đòi lâu dần thành thói quen, đến lúc không tự chủ được thì đã trở thành lòng tham vọng. Càng ngày, lòng tham vọng của con người càng nhiều và lan ra trên mọi bình diện. Do đó, họ không biết thế nào là đủ nên lúc nào cũng khổ tâm vì luôn nghĩ đến sự hơn thua và ganh tỵ lẫn nhau. Đến khi khôn lớn, cả năm người con nhờ tiền của cha mẹ nên đều giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét tị hiềm cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng hiềm kỵ lẫn nhau làm ông rất đau lòng.
Sau một thời gian ngã bịnh, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũạ Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo:
- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này và cho cha biết kinh nghiệm về việc các con làm dễ hay là khó.
Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng.
Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, gãy ba, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ. Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:
Tốt. Các con đã thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.
- Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không làm cho bó đũa gẫy được dễ dàng. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ông kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:
- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con cứ tiếp tục hiềm tị chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi và yếu đuối không khác gì một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.
Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói tị hiềm ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.
Sau đó người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hoà thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Kinh nghiệm, bài học của người cha trong câu chuyện để lại cho các con cũng chính là kinh nghiệm cho mỗi người chúng ta. Chúng ta vẫn thường mang trong mình cái tính tự cao tự đại để rồi chẳng có ai có thể cộng tác với chúng ta.
Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì. .. cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không, vì người này lên thì người kia kéo xuống. ..
. .. Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.
Cái tính thiếu hiệp nhất và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần hiệp nhất đã gây khổ cho không biết bao nhiêu người.
Là kitô hữu, đứng trước căn tính hiệp nhất của Ba Ngôi chúng ta phải làm sao ? Chúng ta phải chiêm ngưỡng, bắt chước và sống tình yêu thương với nhau như Ba Ngôi Thiên Chúa thì chúng ta mới có thể hiệp nhất được.
Phải nhìn nhận thẳng với nhau một điều rằng đời sống cộng đoàn, đời sống gia đình ngày hôm nay đang phải đối diện với một thách đố lớn giữa một xã hội phát triển. Ngày hôm nay người ta dường như tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và đã tìm mọi cách sống cái chủ nghĩa cá nhân đấy một cách triệt để nhất.
Gia đình: Ngày hôm nay khó mà tìm được gia đình hiệp nhất. Vì lẽ chồng, vợ, con cái không nhìn nhận ra đúng vai trò của mình để rồi gây ra không biết bao nhiêu là rạn nứt cho chính người thân yêu của mình. Ngày hôm nay tình trạng ly dị quá cao, tình trạng trẻ em bỏ đi bụi đời càng nhiều. Con người ngày nay đã không khiêm tốn đủ để sống vai trò mà Thiên Chúa mời gọi họ.
Cộng đoàn tu trì: Cộng đoàn tu trì cũng thế thôi. Khó mà tìm ra được cộng đoàn hiệp nhất. Cũng giống như câu chuyện về người Nga, người Do Thái và người Việt ở trên. Người Việt chỉ giỏi làm việc độc lập để rồi trong cộng đoàn, chúng ta thấy được sự khập khiễng rất lớn. Có những người có chút tài và họ đã phát triển biệt tài mà Thiên Chúa phú ban cho họ. Đáng tiếc là họ đã quên đi những người nhỏ bé trong cộng đoàn mà họ đang sống. Dẫu là nhỏ bé đi chăng nữa nhưng rất cần sự nâng đỡ, sự cầu nguyện, sự hợp tác của những người nhỏ bé trong cộng đoàn.
Lời của thánh Phaolô tông đồ khuyên mỗi người chúng ta rất thiết thực trong thư thứ 2 của Ngài: “Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và là bình an, sẽ ở cùng anh em”.
Ngài khuyên chúng ta nhất trí nhưng xem lại chúng ta có nhất trí hay không ? Hay là chúng ta chính là nguyên nhân gây chia rẽ, gây rạn nứt trong cộng đoàn ?
Thiên Chúa, trong tin mừng theo Thánh Gioan đã xác tín với chúng ta rằng qua Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. ..”
Nguyện xin Ba Ngôi Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành và nhất là ban thêm niềm tin cho chúng ta để dẫu rằng trải qua thế sự thăng trầm này chúng ta luôn luôn tín thác cuộc đời của chúng ta trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Nguyện xin Ba Ngôi Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu thương, của sự hiệp nhất ban cho chúng ta thêm tình yêu, ban thêm cho chúng ta tình hiệp nhất để chúng ta xây dựng gia đình, cộng đoàn chúng ta ngày mỗi ngày tốt hơn theo như lòng Chúa mong muốn.
Thiên Chúa là nguồn yêu thương
Lm Giuse Đinh lập Liễm
10:43 13/05/2008
LỄ CHÚA BA NGÔI A
THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG
A. DẪN NHẬP
Chúng ta có thể tuyên xưng với người Do thái giáo và Hồi giáo rằng: Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hóa, Chủ Tể vũ trụ. Nhưng là người Kitô hữu, được Chúa Kitô soi sáng, chúng ta còn tin Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm nền tảng của đức tin chúng ta.
Không ai biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho. Trong thời Cựu ước, loài người chỉ được biết có sự hiện hữu của một Thiên Chúa Giavê, Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng còn Thiên Chúa Ba Ngôi thì chính Chúa Giêsu mạc khải cho trong thời Tân ước này. Theo mạc khải đó, chúng ta biết được có sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Ngài là nguồn yêu thương và bình an, là gương mẫu tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Chúng ta hân hạnh được làm con Chúa Ba Ngôi để dám gọi Ngài là Cha: “Cha ơi”. Đáp lại vinh dự đó, chúng ta phải yêu mến Ngài hết lòng và tuyên xưng danh Ngài cho đến tận cùng thế giới.
Giáo hội muốn dành riêng một ngày Chúa nhật trong năm Phụng vụ để đặc biệt tôn kính và tim hiểu mầu nhiệm lớn lao này. Chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu được Chúa Ba Ngôi như thánh Augustinô đã làm, nhưng chúng ta biết Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu của sự yêu thương và hiệp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa Ba Ngôi vẫn ngự trị và hành động trong chúng ta, do đó, chúng ta phải tôn kính Ngài, học đòi bắt chước Ngài mà sống yêu thương và phục vụ.
B.TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
1. Bài đọc 1: Xh 34, 4-6.8-9: Qua đoạn sách Xuất hành hôm nay, chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Chính Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, nhưng dân Chúa lại phản bội Ngài, đi thờ con bò vàng thay Chúa. Tuy thế, qua lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ và vẫn trung thành thi hành giao ước đối với họ.
Ngay từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho thấy Ngài là một vì Thiên Chúa của tình yêu. Trong thời Tân ước, việc mạc khải được sáng tỏ hơn với việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến cứu độ trần gian là Đức Giêsu Kitô.
2. Bài đọc 2: 2Cr 13,11-13: Thánh Phaolô, dựa vào niềm tin: Thiên Chúa là nguồn tình yêu và bình an, đã mời gọi các tín hữu Côrintô hãy vui lên vì mọi người đã được cứu chuộc và được làm con Chúa để mọi người không còn sợ sệt mà dám gọi Thiên Chúa là Cha: ”Cha ơi”.
Vì trong cộng đoàn Côrintô có sự lộn xộn bất hoà với nhau, nên thánh Phaolô đã viết thư cảnh cáo và khuyên bảo họ hãy sống đoàn kết thương yêu nhau; đồng thời cũng cầu chúc họ được tràn đầy ân sủng của Chúa Ba Ngôi.
3. Bài Tin mừng: Ga 3,16-18: Bài Tin mừng hôm nay nhắc lại tư tưởng đã được đề cập trong bài Cựu ước ở trên: Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng giầu lòng thương xót. Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong Tân ước: Thiên Chúa tỏ ra là Thiên Chúa yêu thương đã ban Người Con duy nhất cho trần gian, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Điều đó buộc mọi người phải tin vào Con Thiên Chúa, ai không tin thì sẽ bị lên án.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất.
I. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI.
Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu được, nhất là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm lớn trong Đạo. Câu chuyện của thánh Augustinô sẽ soi sáng thêm cho chúng ta về vấn đề này: Sau một đời ăn chơi trụy lạc và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô giáo. Ngài được xem là điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện qua một giai thoại như sau:
Augustinô thuộc khuynh hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc miên man nghĩ đến những bí ẩn về Thiên Chúa, tình cờ Ngài gặp một cậu bé đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi dùng vỏ sò ấy múc nước biển đổ vào.
Nhưng dã tràng xe cát Biển đông, nó cứ đổ nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé, thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không chút do dự:
- Thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước bể đại dương.
Thánh nhân lắc đầu bảo nó:
- Cháu không thể làm được chuyện đó đâu.
Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói:
- Múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên Chúa.
Thánh Augustinô chợt hiểu được một chân lý: Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được. (D.Wahrheit, Tìm về cõi phúc, tr 68).
* Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại. Khi học giáo lý, ta đã học thuộc lòng về các mầu nhiệm, trong đó có 3 mầu nhiệm lớn nhất trong Đạo:
. Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.
. Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
* Ta không thể biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà hoàn toàn do Chúa Giêsu mạc khải cho trước khi Ngài về trời, khi Ngài phán: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-19)
* Đây quả là một mầu nhiệm thẳm sâu, chúng ta không thể nào diễn tả được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng trong vũ trụ thiên nhiên chúng ta có thể lấy được nhiều hình ảnh cụ thể dùng lối loại suy để hiểu về Chúa Ba Ngôi:
Khi thuyết giảng tại công viên Hyde Park, Frank Sheed đã dùng mưa rơi để cố gắng giúp người ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi. Ông thường nói: ”Nước đang rơi đây thực là nuớc nhưng nó có thể hiện hữu dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn và thể lỏng – nghĩa là dạng hơi nước, dạng băng và dạng nước mưa đang rơi đây”.
Dĩ nhiên tất cả mọi cách loại suy đều không thể nói lên tất cả thực tại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được chủ ý của Frank muốn nói là không phải có ba loại nước, mà chỉ có một loại nước nhưng nó hiện hữu trong ba dạng khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa một cách tương tự như thế.
Một phương pháp khác giúp ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi là ví dụ mà thánh Ignatiô Loyola thường dùng. Có lần trong lúc cầu nguyện, Ngài bỗng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Và cuối cùng, chúng ta cũng thấy thánh Patrick thường dùng ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.
Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nói trên vào hành động cụ thể ? Chúng ta có thể làm gì để Ba Ngôi sống động hơn trong cuộc sống riêng tư của chúng ta ? Có phương pháp mà một số người cho là hữu ích đó là cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ dùng ba phút để hồi tâm về một ngày vừa chấm dứt... (M. Link. Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 179-180)
II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHÚA BA NGÔI.
Nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thì không bao giờ cùng. Các nhà thần học có nghiên cứu, có tìm hiểu đến đâu, có tranh luận đến khô bọt mép đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận chung: TÔI TIN”, vì đây là một mầu nhiệm cao cả trong Đạo mà ! Ngay trong thế giới tâm linh của con người cũng còn có biết bao điều bí ẩn lớn lao mà không khám phá ra như người ta vẫn nói:
Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người. (Ca dao)
Có ai dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn hiểu được chính mình không ? Khi hai người khác phái được kết hợp với nhau trong hôn nhân, tình vợ chồng dù có thâm sâu đến đâu, cũng không bao giờ con người có thể hiểu được tường tận người phối ngẫu của mình. Mãi mãi cho đến bên kia cõi chết, mỗi người vẫn là một mầu nhiệm đối với nhau.
Nếu những bí ẩn của đời sống con người còn chưa hiểu hết được, làm sao ta có thể hiểu tường tận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi ? Ta chỉ có thể rút ra được vài bài học từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi để áp dụng vào cuộc sống của ta.
1. Bài học về yêu thương.
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định: ”Thiên Chúa là Tình thương” (1Ga 4,8). Thánh Grêgôriô Cả nói: ”Để giữ vững cương vị thì tình thương phải lan tràn sang người khác”. Nói khác đi, tình thương phải bắt nguồn nơi mình và phải kết thúc nơi người khác, chẳng vậy nó chỉ còn là ích kỷ chứ không còn là tình thương nữa.
Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu bằng câu: ”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời “(Ga 3,16). Yếu tính của tình thương là CHO ĐI và KẾT HỢP. Yêu tức là CHO tất cả. Thiên Chúa yêu thương loài người và đã cho loài người tất cả: trời đất, núi non, sông biển cùng với muôn vàn tạo vật. Thiên Chúa còn cho loài người sự sống – một thứ chỉ có Người mới cho được. Thiên Chúa cho loài người một linh hồn – một thứ làm cho loài người nên giống Thiên Chúa (Rm 8,17).
Thiên Chúa đã ban cho loài người tất cả rồi. Còn một điều cao qúi nhất mà Thiên Chúa cũng ban, đó là ban chính Con Một Người: ”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người cho thế gian”.
Chúng ta biết do đức tin: Thiên Chúa là Đấng duy nhất nghĩa là chỉ có một bản thể, trong bản thể ấy lại có Ba Ngôi – Ba Ngôi đúc lại thành một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa yêu thương thế gian... cho nên đã phó Con Một Người cho thế gian, nghĩa là đã ban trót mình cho thế gian. Không những ban Chúa Con là ngôi thứ Hai mà là ban chính mình, trong đó gồm cả bản tính Thiên Chúa ở trong Ba Ngôi, cho nên ban Con Một Người tức là đã ban tất cả Thiên Chúa – tất cả mình – và chính mình cho thế gian. Và như vậy là Thiên Chúa đã THƯƠNG thế gian, và đã giữ đúng nghĩa chữ THƯƠNG là cho TẤT CẢ. (Lm Nguyễn duy Tôn, Lời Chúa, năm A, t II, tr 9)
Truyện: Tình yêu hiến thân.
Ngày 20.06.1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ, nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.
Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khỏe, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng: ”Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ”.
Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là “Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt”.
2. Bài học về Hiệp nhất.
Theo Tân ước, chúng ta thấy có một trường hợp hy hữu mà Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện và cùng hoạt động. Đó là khi Chúa Giêsu xin ông Gioan làm phép rửa cho mình: lúc Ngài ở dưới sông lên thì trời tự nhiên mở ra, và từ trên không trung có tiếng phán ra rằng: ”Đây là Con Ta yêu dấu”. Cùng một trật đó, thấy hiện đến và đỗ trên đầu Chúa Con một chim bồ câu. Đó là lần thứ nhất từ khi có lịch sử loài người, Ba Ngôi hiện diện và hành động trong một lúc: Trước hết là Ngôi Con chịu phép rửa, rồi Ngôi Cha từ trời phán ra, và sau hết Ngôi Thánh Thần dưới hình chim bồ câu hiện đến.
Về niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, Hội thánh đã tóm tắt lại trong kinh Tin kính của thánh Athanasiô đại khái như sau: Có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi: Ngôi nhất khác, Ngôi hai khác, Ngôi ba khác... Đức Chuá Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời, nhưng là một Đức Chúa Trời, chứ không phải là ba Đức Chúa Trời... Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Con phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Thánh Thần phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời... Không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém, Ba Ngôi đều bằng nhau, như nhau về tất cả mọi phương diện... Đức Chúa Cha không bởi ai sinh ra, Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha sinh ra. Đức Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra.
Đó là tất cả những điều về Chúa Ba Ngôi do Chúa Giêsu dạy, các tông đồ trối lại và các thánh Giáo phụ để lại cho chúng ta.
Trong các câu mở đầu của kinh cầu, Hội thánh luôn xưng hô và ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong kinh cầu chữ (bằng chữ Hán của ông Cử Thiện ở Bùi chu) được giáo dân đọc trong các ngày giỗ, được dịch là: ”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả”: Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời, thương xót chúng con. Câu dịch rất vắn gọn và đúng ý nghĩa: Ba Ngôi vị chỉ có một bản tính Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật..
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi cùng hoạt động trong Hội thánh và nơi từng người nói lên sự hiệp nhất bền chặt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một mô hình tuyệt vời về sự hiệp nhất mà Chúa ban cho ta để ta cũng phải củng cố sự hiệp nhất trong Hội thánh và trong cộng đoàn chúng ta. Sự hiệp nhất sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên.
Truyện: Bài học từ loài ngỗng.
Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.
Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.
Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đàng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam (Lấy từ internet theo Thùy Trang forward)
3. Một vài thực hành.
* Kinh Sáng danh: Khi đọc kinh Nhật tụng, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh, ta hãy tỏ lòng cung kính, cúi đầu, để ca tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta. Mỗi chục kinh Mân côi, chúng ta cũng đọc một kinh Sáng danh và còn nhiều dịp khác chúng ta có thể đọc được kinh đó.
* Dấu Thánh giá: một trong những kinh nguyện mà người công giáo chúng ta học, là dấu Thánh giá, thật đơn sơ và tốt đẹp. Chúng ta đưa bàn tay phải lên trán, lên ngực, vai trái và vai phải khi chúng ta cầu nguyện: ”Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Hành động thánh đó nhắc nhở chúng ta rằng: có Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa, và Ngôi Hai đã chết trên thập gíá vì tất cả chúng ta.
Lạy Cha là Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Đức Giê-su: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ". Thì ra sự công bằng vô biên của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy! Cho con biết đáp lại tình yêu vô biên ấy bằng trọn tình yêu của con. Đồng thời cũng cho chúng con được biết thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống hằng ngày bằng cách yêu thương, phục vụ mọi người và hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội thánh.
Truyện: Tình yêu của Thiên Chúa
Một bà kia không biết đến sự yêu thương của đồng lọai. Bà là một người không tôn giáo, nghèo khổ bị bỏ quên, bị ngược đãi, bị đối xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù ghét tất cả mọi người mà mọi người dường như nghịch cùng bà. Một lần kia, cha sở đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà bảo:
-Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả.
Cha sở về lại nhà xứ mà lòng vẫn canh cánh ray rứt về câu chuyện với người phụ nữ nọ. Ngài cầu nguyện liền mấy ngày rồi chợt nảy ra một ý, ngài cho mời nhóm bạn trẻ Tông đồ trong xứ lại và kể cho các bạn ấy nghe đầu đuôi sự thể. Rồi ngài đề nghị mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt từng người đến thăm bà, chân thành tỏ cho bà biết trên đời này vẫn có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà.
Mấy tháng trôi qua, một ngày kia, khi cha sở lại thăm bà, bà xúc động đến rướm nước mắt:
- Thưa cha, bây giờ thì tôi đã hiểu, đã biết yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi đã có thể xin cha cho tôi được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG
A. DẪN NHẬP
Chúng ta có thể tuyên xưng với người Do thái giáo và Hồi giáo rằng: Chúng tôi tin một Thiên Chúa duy nhất, Đấng Tạo Hóa, Chủ Tể vũ trụ. Nhưng là người Kitô hữu, được Chúa Kitô soi sáng, chúng ta còn tin Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm nền tảng của đức tin chúng ta.
Không ai biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho. Trong thời Cựu ước, loài người chỉ được biết có sự hiện hữu của một Thiên Chúa Giavê, Ngài là Đấng hằng hữu, nhưng còn Thiên Chúa Ba Ngôi thì chính Chúa Giêsu mạc khải cho trong thời Tân ước này. Theo mạc khải đó, chúng ta biết được có sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Ngài là nguồn yêu thương và bình an, là gương mẫu tuyệt hảo của sự hiệp nhất. Chúng ta hân hạnh được làm con Chúa Ba Ngôi để dám gọi Ngài là Cha: “Cha ơi”. Đáp lại vinh dự đó, chúng ta phải yêu mến Ngài hết lòng và tuyên xưng danh Ngài cho đến tận cùng thế giới.
Giáo hội muốn dành riêng một ngày Chúa nhật trong năm Phụng vụ để đặc biệt tôn kính và tim hiểu mầu nhiệm lớn lao này. Chúng ta sẽ không bao giờ thấu hiểu được Chúa Ba Ngôi như thánh Augustinô đã làm, nhưng chúng ta biết Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu của sự yêu thương và hiệp nhất. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa Ba Ngôi vẫn ngự trị và hành động trong chúng ta, do đó, chúng ta phải tôn kính Ngài, học đòi bắt chước Ngài mà sống yêu thương và phục vụ.
B.TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
1. Bài đọc 1: Xh 34, 4-6.8-9: Qua đoạn sách Xuất hành hôm nay, chúng ta biết, Thiên Chúa là Đấng giầu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Chính Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ Ai cập, nhưng dân Chúa lại phản bội Ngài, đi thờ con bò vàng thay Chúa. Tuy thế, qua lời cầu xin của ông Maisen, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ và vẫn trung thành thi hành giao ước đối với họ.
Ngay từ thời Cựu ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho thấy Ngài là một vì Thiên Chúa của tình yêu. Trong thời Tân ước, việc mạc khải được sáng tỏ hơn với việc Thiên Chúa sai Con Một của Ngài đến cứu độ trần gian là Đức Giêsu Kitô.
2. Bài đọc 2: 2Cr 13,11-13: Thánh Phaolô, dựa vào niềm tin: Thiên Chúa là nguồn tình yêu và bình an, đã mời gọi các tín hữu Côrintô hãy vui lên vì mọi người đã được cứu chuộc và được làm con Chúa để mọi người không còn sợ sệt mà dám gọi Thiên Chúa là Cha: ”Cha ơi”.
Vì trong cộng đoàn Côrintô có sự lộn xộn bất hoà với nhau, nên thánh Phaolô đã viết thư cảnh cáo và khuyên bảo họ hãy sống đoàn kết thương yêu nhau; đồng thời cũng cầu chúc họ được tràn đầy ân sủng của Chúa Ba Ngôi.
3. Bài Tin mừng: Ga 3,16-18: Bài Tin mừng hôm nay nhắc lại tư tưởng đã được đề cập trong bài Cựu ước ở trên: Thiên Chúa là tình yêu, là Đấng giầu lòng thương xót. Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả cách cụ thể trong Tân ước: Thiên Chúa tỏ ra là Thiên Chúa yêu thương đã ban Người Con duy nhất cho trần gian, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Điều đó buộc mọi người phải tin vào Con Thiên Chúa, ai không tin thì sẽ bị lên án.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Ba Ngôi yêu thương và hiệp nhất.
I. MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI.
Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu được, nhất là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, một mầu nhiệm lớn trong Đạo. Câu chuyện của thánh Augustinô sẽ soi sáng thêm cho chúng ta về vấn đề này: Sau một đời ăn chơi trụy lạc và chạy theo tà thuyết, Augustinô đã tìm về với Kitô giáo. Ngài được xem là điển hình của một sự khao khát và tìm kiếm không ngừng. Điều đó được thể hiện qua một giai thoại như sau:
Augustinô thuộc khuynh hướng của những người cho rằng với kiến thức và nỗ lực tìm kiếm, con người có thể múc cạn chân lý về Thiên Chúa. Một hôm, đi dọc theo bờ biển, đầu óc miên man nghĩ đến những bí ẩn về Thiên Chúa, tình cờ Ngài gặp một cậu bé đang ngồi chơi trên cát. Nó dùng một mảnh sò để đào một lỗ nhỏ trên cát, rồi dùng vỏ sò ấy múc nước biển đổ vào.
Nhưng dã tràng xe cát Biển đông, nó cứ đổ nước vào cái lỗ mà vẫn không bao giờ đầy. Ngạc nhiên về cử chỉ của đứa bé, thánh nhân nấn ná gợi chuyện. Ngài hỏi nó đang làm gì, đứa bé trả lời không chút do dự:
- Thưa ông, cháu đang dùng vỏ sò này để tát cho cạn nước bể đại dương.
Thánh nhân lắc đầu bảo nó:
- Cháu không thể làm được chuyện đó đâu.
Đứa bé ngước lên và mỉm cười nói:
- Múc cạn nước đại dương để đổ đầy cái lỗ này còn dễ hơn múc cạn mầu nhiệm về Thiên Chúa.
Thánh Augustinô chợt hiểu được một chân lý: Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được. (D.Wahrheit, Tìm về cõi phúc, tr 68).
* Thiên Chúa là một mầu nhiệm. Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại. Khi học giáo lý, ta đã học thuộc lòng về các mầu nhiệm, trong đó có 3 mầu nhiệm lớn nhất trong Đạo:
. Mầu nhiệm Ngôi Hai nhập thể.
. Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc.
. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
* Ta không thể biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mà hoàn toàn do Chúa Giêsu mạc khải cho trước khi Ngài về trời, khi Ngài phán: ”Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Vậy anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,18-19)
* Đây quả là một mầu nhiệm thẳm sâu, chúng ta không thể nào diễn tả được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, nhưng trong vũ trụ thiên nhiên chúng ta có thể lấy được nhiều hình ảnh cụ thể dùng lối loại suy để hiểu về Chúa Ba Ngôi:
Khi thuyết giảng tại công viên Hyde Park, Frank Sheed đã dùng mưa rơi để cố gắng giúp người ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi. Ông thường nói: ”Nước đang rơi đây thực là nuớc nhưng nó có thể hiện hữu dưới ba dạng: thể hơi, thể rắn và thể lỏng – nghĩa là dạng hơi nước, dạng băng và dạng nước mưa đang rơi đây”.
Dĩ nhiên tất cả mọi cách loại suy đều không thể nói lên tất cả thực tại, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được chủ ý của Frank muốn nói là không phải có ba loại nước, mà chỉ có một loại nước nhưng nó hiện hữu trong ba dạng khác nhau. Chúng ta có thể nghĩ về Thiên Chúa một cách tương tự như thế.
Một phương pháp khác giúp ta hiểu được sự vừa đơn nhất vừa đa dạng của Ba Ngôi là ví dụ mà thánh Ignatiô Loyola thường dùng. Có lần trong lúc cầu nguyện, Ngài bỗng nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất.
Và cuối cùng, chúng ta cũng thấy thánh Patrick thường dùng ba lá của loại xa trục thảo (3 lá ghép thành một) để diễn tả ý niệm Ba Ngôi.
Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng tất cả những điều nói trên vào hành động cụ thể ? Chúng ta có thể làm gì để Ba Ngôi sống động hơn trong cuộc sống riêng tư của chúng ta ? Có phương pháp mà một số người cho là hữu ích đó là cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Họ dùng ba phút để hồi tâm về một ngày vừa chấm dứt... (M. Link. Giảng lễ Chúa nhật, năm A, tr 179-180)
II. BÀI HỌC RÚT RA TỪ CHÚA BA NGÔI.
Nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thì không bao giờ cùng. Các nhà thần học có nghiên cứu, có tìm hiểu đến đâu, có tranh luận đến khô bọt mép đi nữa thì cuối cùng cũng chỉ đi đến một kết luận chung: TÔI TIN”, vì đây là một mầu nhiệm cao cả trong Đạo mà ! Ngay trong thế giới tâm linh của con người cũng còn có biết bao điều bí ẩn lớn lao mà không khám phá ra như người ta vẫn nói:
Dò sông dò biển dễ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người. (Ca dao)
Có ai dám tự phụ cho rằng mình hoàn toàn hiểu được chính mình không ? Khi hai người khác phái được kết hợp với nhau trong hôn nhân, tình vợ chồng dù có thâm sâu đến đâu, cũng không bao giờ con người có thể hiểu được tường tận người phối ngẫu của mình. Mãi mãi cho đến bên kia cõi chết, mỗi người vẫn là một mầu nhiệm đối với nhau.
Nếu những bí ẩn của đời sống con người còn chưa hiểu hết được, làm sao ta có thể hiểu tường tận mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi ? Ta chỉ có thể rút ra được vài bài học từ mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi để áp dụng vào cuộc sống của ta.
1. Bài học về yêu thương.
Thánh Gioan tông đồ đã khẳng định: ”Thiên Chúa là Tình thương” (1Ga 4,8). Thánh Grêgôriô Cả nói: ”Để giữ vững cương vị thì tình thương phải lan tràn sang người khác”. Nói khác đi, tình thương phải bắt nguồn nơi mình và phải kết thúc nơi người khác, chẳng vậy nó chỉ còn là ích kỷ chứ không còn là tình thương nữa.
Bài Tin mừng hôm nay bắt đầu bằng câu: ”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà còn được sống đời đời “(Ga 3,16). Yếu tính của tình thương là CHO ĐI và KẾT HỢP. Yêu tức là CHO tất cả. Thiên Chúa yêu thương loài người và đã cho loài người tất cả: trời đất, núi non, sông biển cùng với muôn vàn tạo vật. Thiên Chúa còn cho loài người sự sống – một thứ chỉ có Người mới cho được. Thiên Chúa cho loài người một linh hồn – một thứ làm cho loài người nên giống Thiên Chúa (Rm 8,17).
Thiên Chúa đã ban cho loài người tất cả rồi. Còn một điều cao qúi nhất mà Thiên Chúa cũng ban, đó là ban chính Con Một Người: ”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một Người cho thế gian”.
Chúng ta biết do đức tin: Thiên Chúa là Đấng duy nhất nghĩa là chỉ có một bản thể, trong bản thể ấy lại có Ba Ngôi – Ba Ngôi đúc lại thành một Thiên Chúa duy nhất. Thiên Chúa yêu thương thế gian... cho nên đã phó Con Một Người cho thế gian, nghĩa là đã ban trót mình cho thế gian. Không những ban Chúa Con là ngôi thứ Hai mà là ban chính mình, trong đó gồm cả bản tính Thiên Chúa ở trong Ba Ngôi, cho nên ban Con Một Người tức là đã ban tất cả Thiên Chúa – tất cả mình – và chính mình cho thế gian. Và như vậy là Thiên Chúa đã THƯƠNG thế gian, và đã giữ đúng nghĩa chữ THƯƠNG là cho TẤT CẢ. (Lm Nguyễn duy Tôn, Lời Chúa, năm A, t II, tr 9)
Truyện: Tình yêu hiến thân.
Ngày 20.06.1980, chị Brown, một người mẹ trẻ vừa từ trần vì chứng bệnh ung thư khi mới 25 tuổi. Các bác sĩ đề nghị chữa trị bằng quang tuyến, nhưng vì chị muốn cho bào thai đang mang trong bụng không bị nhiễm chất phóng xạ, nên chị từ chối, thà chết còn hơn để cho bác sĩ chữa trị ung thư bằng quang tuyến.
Cuối cùng, chỉ 5 giờ trước khi chết, chị đã sinh được một cháu trai mạnh khỏe, kháu khỉnh. Bản tin của hãng AP nói rằng: ”Vào mấy ngày cuối cùng của cuộc đời, chị Brown biết mình bị tử thần đánh bại, nhưng chị vẫn tin tưởng thế nào chị cũng thành công và sinh được một đứa con không bị nhiễm phóng xạ”.
Bác sĩ Ronald Lapin gọi cái chết của chị Brown là “Cái chết của tình mẫu tử, dám hy sinh mạng sống cho đứa con chưa một lần thấy mặt”.
2. Bài học về Hiệp nhất.
Theo Tân ước, chúng ta thấy có một trường hợp hy hữu mà Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện và cùng hoạt động. Đó là khi Chúa Giêsu xin ông Gioan làm phép rửa cho mình: lúc Ngài ở dưới sông lên thì trời tự nhiên mở ra, và từ trên không trung có tiếng phán ra rằng: ”Đây là Con Ta yêu dấu”. Cùng một trật đó, thấy hiện đến và đỗ trên đầu Chúa Con một chim bồ câu. Đó là lần thứ nhất từ khi có lịch sử loài người, Ba Ngôi hiện diện và hành động trong một lúc: Trước hết là Ngôi Con chịu phép rửa, rồi Ngôi Cha từ trời phán ra, và sau hết Ngôi Thánh Thần dưới hình chim bồ câu hiện đến.
Về niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, Hội thánh đã tóm tắt lại trong kinh Tin kính của thánh Athanasiô đại khái như sau: Có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi: Ngôi nhất khác, Ngôi hai khác, Ngôi ba khác... Đức Chuá Cha là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời, nhưng là một Đức Chúa Trời, chứ không phải là ba Đức Chúa Trời... Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Con phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời; Đức Chúa Thánh Thần phép tắc vô cùng và có từ trước đời đời... Không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém, Ba Ngôi đều bằng nhau, như nhau về tất cả mọi phương diện... Đức Chúa Cha không bởi ai sinh ra, Đức Chúa Con bởi Đức Chúa Cha sinh ra. Đức Chúa Thánh Thần bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra.
Đó là tất cả những điều về Chúa Ba Ngôi do Chúa Giêsu dạy, các tông đồ trối lại và các thánh Giáo phụ để lại cho chúng ta.
Trong các câu mở đầu của kinh cầu, Hội thánh luôn xưng hô và ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong kinh cầu chữ (bằng chữ Hán của ông Cử Thiện ở Bùi chu) được giáo dân đọc trong các ngày giỗ, được dịch là: ”Tam vị nhất thể Thiên Chúa giả”: Ba Ngôi cũng là một Đức Chúa Trời, thương xót chúng con. Câu dịch rất vắn gọn và đúng ý nghĩa: Ba Ngôi vị chỉ có một bản tính Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật..
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi cùng hoạt động trong Hội thánh và nơi từng người nói lên sự hiệp nhất bền chặt giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Đây là một mô hình tuyệt vời về sự hiệp nhất mà Chúa ban cho ta để ta cũng phải củng cố sự hiệp nhất trong Hội thánh và trong cộng đoàn chúng ta. Sự hiệp nhất sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên.
Truyện: Bài học từ loài ngỗng.
Vào mùa thu, khi bạn thấy bầy ngỗng bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V, bạn có tự hỏi những lý lẽ khoa học nào có thể rút ra từ đó. Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Mỗi khi một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức trì kéo và những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ, và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy.
Khi con ngỗng đầu đàn mỏi mệt, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.
Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đàng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.
Cuối cùng, khi một con ngỗng bị bệnh hay bị thương và rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến chừng nào con bị thương lại có thể bay hoặc là chết, và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác để tiếp tục bay về phương nam (Lấy từ internet theo Thùy Trang forward)
3. Một vài thực hành.
* Kinh Sáng danh: Khi đọc kinh Nhật tụng, mỗi khi đọc kinh Sáng Danh, ta hãy tỏ lòng cung kính, cúi đầu, để ca tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong đời sống ta. Mỗi chục kinh Mân côi, chúng ta cũng đọc một kinh Sáng danh và còn nhiều dịp khác chúng ta có thể đọc được kinh đó.
* Dấu Thánh giá: một trong những kinh nguyện mà người công giáo chúng ta học, là dấu Thánh giá, thật đơn sơ và tốt đẹp. Chúng ta đưa bàn tay phải lên trán, lên ngực, vai trái và vai phải khi chúng ta cầu nguyện: ”Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Hành động thánh đó nhắc nhở chúng ta rằng: có Chúa Ba Ngôi trong một Thiên Chúa, và Ngôi Hai đã chết trên thập gíá vì tất cả chúng ta.
Lạy Cha là Thiên Chúa của con, bây giờ con mới hiểu sâu sắc câu nói của Đức Giê-su: "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho họ". Thì ra sự công bằng vô biên của Cha không cho phép Cha làm một cái gì đơn giản hơn để cứu chuộc nhân loại. Và bây giờ con mới hiểu được tình Cha yêu thương nhân loại, trong đó có con, như thế nào! Xin cho con biết sống xứng đáng với tình yêu ấy! Cho con biết đáp lại tình yêu vô biên ấy bằng trọn tình yêu của con. Đồng thời cũng cho chúng con được biết thể hiện tình yêu ấy trong cuộc sống hằng ngày bằng cách yêu thương, phục vụ mọi người và hiệp nhất với nhau để xây dựng Hội thánh.
Truyện: Tình yêu của Thiên Chúa
Một bà kia không biết đến sự yêu thương của đồng lọai. Bà là một người không tôn giáo, nghèo khổ bị bỏ quên, bị ngược đãi, bị đối xử bất công lâu ngày đến nỗi bà thù ghét tất cả mọi người mà mọi người dường như nghịch cùng bà. Một lần kia, cha sở đến gặp bà để nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, song bà chẳng hiểu tình yêu là gì cả. Bà bảo:
-Tôi không hiểu ông nói gì. Chưa hề có ai yêu thương tôi và đối với tôi, tôi cũng không hiểu yêu thương là gì cả.
Cha sở về lại nhà xứ mà lòng vẫn canh cánh ray rứt về câu chuyện với người phụ nữ nọ. Ngài cầu nguyện liền mấy ngày rồi chợt nảy ra một ý, ngài cho mời nhóm bạn trẻ Tông đồ trong xứ lại và kể cho các bạn ấy nghe đầu đuôi sự thể. Rồi ngài đề nghị mọi người hãy giúp cho bà ấy biết được tình yêu của Chúa bằng cách mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt từng người đến thăm bà, chân thành tỏ cho bà biết trên đời này vẫn có người yêu thương, thăm viếng, an ủi và giúp đỡ bà.
Mấy tháng trôi qua, một ngày kia, khi cha sở lại thăm bà, bà xúc động đến rướm nước mắt:
- Thưa cha, bây giờ thì tôi đã hiểu, đã biết yêu thương là gì rồi, và bây giờ tôi đã có thể xin cha cho tôi được đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.
Tái tạo trong Thánh Thần
Lm Trần Xuân Lãm
10:53 13/05/2008
Tái tạo trong Thánh Thần
Sự kiện hằng năm người Do thái tụ tập về đền thờ Giê-ru-sa-lem vào các dịp lễ lớn là do luật Mô-sê (Xh 23:14). Người ta trẩy lễ mỗi năm 3 lần vào các dịp lễ Vượt qua, lễ Ngũ tuần và lễ Lều trại. Ai bận, thì về vào bất cứ ngày nào trong năm, cùng lắm thì cũng phải về thờ phượng tại đền thánh một lần trong đời.
Đám đông dân chúng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều này nhắc lại câu chuyện sách Sáng thế chương 11, khi con người sinh sôi nảy nở, chúng nói cùng một ngôn ngữ. Chúng muốn xây tháp Babel chọc trời, vì chúng kiêu ngạo, y như câu chuyện Adam Eva đã muốn sáng láng bằng Chúa, tượng trưng bằng việc ăn quả Chúa cấm. Việc xây tháp Babel thất bại, vì Chúa làm chúng nói nhiều thứ tiếng khác nhau, chúng không hiểu nhau.
Nhưng trong Ngày lễ Hiện xuống mới này, một sự vãn hồi kể từ vụ tháp Babel, đó là người ta đã có thể hiểu được sứ điệp các Tông đồ, dù họ đến từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau. Tội lỗi và sự kiêu ngạo đã làm con người chia lìa, nay họ được đoàn tụ bởi quyền năng Chúa Thánh thần.
Hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ là dấu chỉ sự tinh ròng và sức mạnh. Thời xưa, người ta dùng lửa để luyện quý kim như vàng, bạc. Lửa cũng để tôi kim loại như sắt khiến nó cứng và bền.
Chúng ta thấy hình ảnh cơn gió mạnh liên quan tới việc tạo dựng và đổi mới. Trong sách Sáng thế, cơn gió mạnh thổi và thần khí Chúa bay lượn trên nước, làm cho nước được thánh hóa. Sách Tông đồ công vụ cũng tường thuật cơn gió mạnh thổi tới khi các Tông đồ đang tụ họp. Trong việc tạo dựng, Chúa thổi thần khí trên Ađam Evà khiến nguyên tổ có sự sống và trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Các ngài có trí khôn để nhận biết, có tự do để lựa chọn yêu mến Chúa. Trong Phúc âm Gioan, Chúa thổi hơi để ban cho các Tông đồ sự sống mới, là ân sủng tuyệt hảo khiến chúng ta không còn là tạo vật, nhưng là con cái của Thiên Chúa.
Chúa còn ban cho các Tông đồ và Giáo hội quyền tha tội, đưa kẻ sa ngã trở về với tình yêu Thiên Chúa, và tiếp tục làm con Thiên Chúa, mặc dù con người vụng về, lạc lõng và yếu đuối.
Là phần tử Hội thánh, chúng ta thông chia ân sủng của Chúa Thánh thần, được kêu gọi để gieo rắc lời Phúc âm, làm cho nhiều người nhận biết, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Jn 20:21b)
Sự kiện hằng năm người Do thái tụ tập về đền thờ Giê-ru-sa-lem vào các dịp lễ lớn là do luật Mô-sê (Xh 23:14). Người ta trẩy lễ mỗi năm 3 lần vào các dịp lễ Vượt qua, lễ Ngũ tuần và lễ Lều trại. Ai bận, thì về vào bất cứ ngày nào trong năm, cùng lắm thì cũng phải về thờ phượng tại đền thánh một lần trong đời.
Đám đông dân chúng nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều này nhắc lại câu chuyện sách Sáng thế chương 11, khi con người sinh sôi nảy nở, chúng nói cùng một ngôn ngữ. Chúng muốn xây tháp Babel chọc trời, vì chúng kiêu ngạo, y như câu chuyện Adam Eva đã muốn sáng láng bằng Chúa, tượng trưng bằng việc ăn quả Chúa cấm. Việc xây tháp Babel thất bại, vì Chúa làm chúng nói nhiều thứ tiếng khác nhau, chúng không hiểu nhau.
Nhưng trong Ngày lễ Hiện xuống mới này, một sự vãn hồi kể từ vụ tháp Babel, đó là người ta đã có thể hiểu được sứ điệp các Tông đồ, dù họ đến từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau. Tội lỗi và sự kiêu ngạo đã làm con người chia lìa, nay họ được đoàn tụ bởi quyền năng Chúa Thánh thần.
Hình lưỡi lửa trên đầu các tông đồ là dấu chỉ sự tinh ròng và sức mạnh. Thời xưa, người ta dùng lửa để luyện quý kim như vàng, bạc. Lửa cũng để tôi kim loại như sắt khiến nó cứng và bền.
Chúng ta thấy hình ảnh cơn gió mạnh liên quan tới việc tạo dựng và đổi mới. Trong sách Sáng thế, cơn gió mạnh thổi và thần khí Chúa bay lượn trên nước, làm cho nước được thánh hóa. Sách Tông đồ công vụ cũng tường thuật cơn gió mạnh thổi tới khi các Tông đồ đang tụ họp. Trong việc tạo dựng, Chúa thổi thần khí trên Ađam Evà khiến nguyên tổ có sự sống và trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Các ngài có trí khôn để nhận biết, có tự do để lựa chọn yêu mến Chúa. Trong Phúc âm Gioan, Chúa thổi hơi để ban cho các Tông đồ sự sống mới, là ân sủng tuyệt hảo khiến chúng ta không còn là tạo vật, nhưng là con cái của Thiên Chúa.
Chúa còn ban cho các Tông đồ và Giáo hội quyền tha tội, đưa kẻ sa ngã trở về với tình yêu Thiên Chúa, và tiếp tục làm con Thiên Chúa, mặc dù con người vụng về, lạc lõng và yếu đuối.
Là phần tử Hội thánh, chúng ta thông chia ân sủng của Chúa Thánh thần, được kêu gọi để gieo rắc lời Phúc âm, làm cho nhiều người nhận biết, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Jn 20:21b)
Người con của Mẹ Maria
+GM JB Bùi Tuần
10:57 13/05/2008
NGƯỜI CON CỦA MẸ MARIA
Tháng Năm là tháng dâng hoa kính Đức Mẹ. Tại Việt Nam tháng này gọi tắt là tháng hoa. Hiện nay tháng hoa đang làm đẹp Giáo Hội Việt Nam. Mọi nhà thờ lớn nhỏ đều tổ chức rước kiệu Đức Mẹ, dâng hoa lên Đức Mẹ theo những lễ nghi văn hoá truyền thống. Một bầu khí vui tươi, nô nức lan tràn khắp các họ đạo.
Những hình thức bề ngoài đó chỉ nói lên phần nào tâm tình của người con Đức Mẹ. Nhiều người đã vượt qua những hình thức bề ngoài đó, để đi sâu vào những mối dây liên hệ mật thiết hơn với Đức Mẹ.
Họ sống mật thiết hơn với Đức Mẹ bằng nhiều cách. Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên vài cách sống nổi bật của họ.
1/ Sống thân phận cành của cây nho
Là người con của Đức Mẹ, họ thấy cách sống đẹp lòng Đức Mẹ nhất là sống mật thiết với Chúa Giêsu. Mật thiết như cành nho gắn vào cây nho.
Chúa Giêsu phán: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho... Cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tiả, cho nó sinh nhiều hoa trái hơn... Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy...
"Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được" (Ga 15,1-5).
Khi sống thân phận cành của cây nho, theo lời Chúa phán trên đây, người con Đức Mẹ sẽ trải qua hai kinh nghiệm này: Một là mình là cành sẽ được cắt tiả, hai là mình là cành sẽ không ngừng kết hợp với cây nho là Đức Kitô.
Kinh nghiệm bị cắt tiả là những chuỗi dài đau đớn. Nhiều lá phải rụng, cành phải cắt bớt. Khi cành là con người chúng ta, nếu bị cắt tiả như thế, sẽ không tránh được đớn đau phần hồn phần xác. Những gì là cái tôi ích kỷ sẽ bị đào thải, để sự sống cuả Đức Kitô thay thế.
Lúc đó, chúng ta sẽ dần dần có một kinh nghiệm khác, đó là cùng với Đức Kitô vâng phục thánh ý Chúa Cha. "Lạy Cha, xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mọi đàng" (Mt 26,39). Kinh nghiệm vâng phục thánh ý Chúa nhiều khi cũng là một thứ thánh giá. Nhưng thánh giá đó được cảm thấy như một vinh dự: "Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Nơi Người ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và sự phục sinh của ta".
Chính kinh nghiệm đó làm cho người con Đức Mẹ sống lời "xin vâng" của Đức Mẹ một cách hiếu thảo.
2/ Sống hạnh phúc người có Chúa ở cùng
Trước khi Chúa Giêsu lên trời, Người đã hứa với các môn đệ Người rằng: "Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20).
Kinh nghiệm về sự được Chúa ở cùng cũng là một thứ kinh nghiệm rất độc đáo.
Người con Đức Mẹ cảm thấy Chúa ở với mình bằng nhiều cách, nhưng bằng cách rất cụ thể này: Chúa cho họ cảm thấy mình yếu đuối, nhưng sự yếu đuối đó lại giúp cho họ bám chặt vào Chúa một cách khiêm nhường.
Trường hợp thánh Phaolô là một điển hình: "Sự thiện tôi muốn làm thì tôi không làm. Nhưng sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm... Tôi thật là người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Rm 7,19-24).
Người con Đức Mẹ không nghĩ rằng: Họ có Chúa ở cùng có nghĩa là họ có quyền tự mãn như người sạch tội, nhưng chỉ có nghĩa là họ nhận thức mình bé mọn yếu hèn, nếu chẳng may vấp ngã thì luôn sám hối, nhờ cầm lấy tay Chúa mà đứng lên.
Sống ơn sám hối, giảng sự sám hối, đó là tư cách nổi bật của các thánh tông đồ, những người con đầu tiên của Đức Mẹ.
Khi sống ơn sám hối một cách đích thực, họ không giam cái nhìn của mình vào nhà tù tội lỗi của mình, nhưng họ nhìn lên tình yêu thương xót Chúa, nơi có ánh sáng, sự ủi an và tha thứ.
3/ Sống sứ vụ người loan báo Tin Mừng
Thánh sử Marcô nhấn mạnh một lời truyền của Chúa Giêsu, khi từ biệt các môn đệ: "Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16,15).
Những người con của Đức Mẹ Maria đã và đang loan báo Tin Mừng khắp nơi với nhiều cách phong phú. Nhưng cách loan báo sau đây được coi là đang phổ biến nhất và cũng hữu hiệu nhất, đó là loan báo bằng chính đời sống thường ngày của họ.
Đời sống thường ngày của họ cũng rất bình thường, nhưng vẫn có cái gì khác thường.
Người xung quanh dễ nhận thấy nơi người con Đức Mẹ có những giá trị linh thiêng âm thầm mà cao đẹp. Như sự sâu thẳm của đức khiêm nhường, lửa nồng nàn của đức ái quên mình, sự nhạy bén trước những gì là thánh ý Chúa. Nơi họ có tâm hồn của kinh tạ ơn "Magnificat", có tâm tình của sự vâng phục "Fiat", có sự hiến dâng của Đức Mẹ đứng dưới cây thánh giá Chúa Giêsu.
Gần họ, người ta sẽ nhận ra bầu khí cầu nguyện và mộ mến Lời Chúa.
Họ chuyển tải những giá trị đời đời qua ánh mắt, qua lời nói, qua các ứng xử.
Chỉ thế thôi, họ cũng đã là chứng nhân của Chúa và Đức Mẹ.
Tình hình hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng có nhiều điều phải lo ngại. Kinh tế suy giảm, nạn đói bùng phát, thiên tai dồn dập, luân lý suy đồi... Người con Đức Mẹ nên ưu tiên để ý đến việc đổi mới tâm hồn mình, theo lời Đức Mẹ kêu gọi ở Lộ Đức và Fatima.
Sống lương thiện, sống thánh thiện, đó là dấu chỉ rất cần của người con Mẹ trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Với chính chia sẻ này, hy vọng những ai muốn sống ơn gọi người con Đức Mẹ sẽ nhận ra ý Chúa, để đổi mới chính mình, góp phần đổi mới Hội Thánh và xã hội Việt Nam hôm nay.
Tháng Năm là tháng dâng hoa kính Đức Mẹ. Tại Việt Nam tháng này gọi tắt là tháng hoa. Hiện nay tháng hoa đang làm đẹp Giáo Hội Việt Nam. Mọi nhà thờ lớn nhỏ đều tổ chức rước kiệu Đức Mẹ, dâng hoa lên Đức Mẹ theo những lễ nghi văn hoá truyền thống. Một bầu khí vui tươi, nô nức lan tràn khắp các họ đạo.
Những hình thức bề ngoài đó chỉ nói lên phần nào tâm tình của người con Đức Mẹ. Nhiều người đã vượt qua những hình thức bề ngoài đó, để đi sâu vào những mối dây liên hệ mật thiết hơn với Đức Mẹ.
Họ sống mật thiết hơn với Đức Mẹ bằng nhiều cách. Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên vài cách sống nổi bật của họ.
1/ Sống thân phận cành của cây nho
Là người con của Đức Mẹ, họ thấy cách sống đẹp lòng Đức Mẹ nhất là sống mật thiết với Chúa Giêsu. Mật thiết như cành nho gắn vào cây nho.
Chúa Giêsu phán: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho... Cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tiả, cho nó sinh nhiều hoa trái hơn... Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy...
"Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được" (Ga 15,1-5).
Khi sống thân phận cành của cây nho, theo lời Chúa phán trên đây, người con Đức Mẹ sẽ trải qua hai kinh nghiệm này: Một là mình là cành sẽ được cắt tiả, hai là mình là cành sẽ không ngừng kết hợp với cây nho là Đức Kitô.
Kinh nghiệm bị cắt tiả là những chuỗi dài đau đớn. Nhiều lá phải rụng, cành phải cắt bớt. Khi cành là con người chúng ta, nếu bị cắt tiả như thế, sẽ không tránh được đớn đau phần hồn phần xác. Những gì là cái tôi ích kỷ sẽ bị đào thải, để sự sống cuả Đức Kitô thay thế.
Lúc đó, chúng ta sẽ dần dần có một kinh nghiệm khác, đó là cùng với Đức Kitô vâng phục thánh ý Chúa Cha. "Lạy Cha, xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mọi đàng" (Mt 26,39). Kinh nghiệm vâng phục thánh ý Chúa nhiều khi cũng là một thứ thánh giá. Nhưng thánh giá đó được cảm thấy như một vinh dự: "Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô. Nơi Người ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và sự phục sinh của ta".
Chính kinh nghiệm đó làm cho người con Đức Mẹ sống lời "xin vâng" của Đức Mẹ một cách hiếu thảo.
2/ Sống hạnh phúc người có Chúa ở cùng
Trước khi Chúa Giêsu lên trời, Người đã hứa với các môn đệ Người rằng: "Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20).
Kinh nghiệm về sự được Chúa ở cùng cũng là một thứ kinh nghiệm rất độc đáo.
Người con Đức Mẹ cảm thấy Chúa ở với mình bằng nhiều cách, nhưng bằng cách rất cụ thể này: Chúa cho họ cảm thấy mình yếu đuối, nhưng sự yếu đuối đó lại giúp cho họ bám chặt vào Chúa một cách khiêm nhường.
Trường hợp thánh Phaolô là một điển hình: "Sự thiện tôi muốn làm thì tôi không làm. Nhưng sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm... Tôi thật là người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Rm 7,19-24).
Người con Đức Mẹ không nghĩ rằng: Họ có Chúa ở cùng có nghĩa là họ có quyền tự mãn như người sạch tội, nhưng chỉ có nghĩa là họ nhận thức mình bé mọn yếu hèn, nếu chẳng may vấp ngã thì luôn sám hối, nhờ cầm lấy tay Chúa mà đứng lên.
Sống ơn sám hối, giảng sự sám hối, đó là tư cách nổi bật của các thánh tông đồ, những người con đầu tiên của Đức Mẹ.
Khi sống ơn sám hối một cách đích thực, họ không giam cái nhìn của mình vào nhà tù tội lỗi của mình, nhưng họ nhìn lên tình yêu thương xót Chúa, nơi có ánh sáng, sự ủi an và tha thứ.
3/ Sống sứ vụ người loan báo Tin Mừng
Thánh sử Marcô nhấn mạnh một lời truyền của Chúa Giêsu, khi từ biệt các môn đệ: "Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16,15).
Những người con của Đức Mẹ Maria đã và đang loan báo Tin Mừng khắp nơi với nhiều cách phong phú. Nhưng cách loan báo sau đây được coi là đang phổ biến nhất và cũng hữu hiệu nhất, đó là loan báo bằng chính đời sống thường ngày của họ.
Đời sống thường ngày của họ cũng rất bình thường, nhưng vẫn có cái gì khác thường.
Người xung quanh dễ nhận thấy nơi người con Đức Mẹ có những giá trị linh thiêng âm thầm mà cao đẹp. Như sự sâu thẳm của đức khiêm nhường, lửa nồng nàn của đức ái quên mình, sự nhạy bén trước những gì là thánh ý Chúa. Nơi họ có tâm hồn của kinh tạ ơn "Magnificat", có tâm tình của sự vâng phục "Fiat", có sự hiến dâng của Đức Mẹ đứng dưới cây thánh giá Chúa Giêsu.
Gần họ, người ta sẽ nhận ra bầu khí cầu nguyện và mộ mến Lời Chúa.
Họ chuyển tải những giá trị đời đời qua ánh mắt, qua lời nói, qua các ứng xử.
Chỉ thế thôi, họ cũng đã là chứng nhân của Chúa và Đức Mẹ.
Tình hình hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng có nhiều điều phải lo ngại. Kinh tế suy giảm, nạn đói bùng phát, thiên tai dồn dập, luân lý suy đồi... Người con Đức Mẹ nên ưu tiên để ý đến việc đổi mới tâm hồn mình, theo lời Đức Mẹ kêu gọi ở Lộ Đức và Fatima.
Sống lương thiện, sống thánh thiện, đó là dấu chỉ rất cần của người con Mẹ trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Với chính chia sẻ này, hy vọng những ai muốn sống ơn gọi người con Đức Mẹ sẽ nhận ra ý Chúa, để đổi mới chính mình, góp phần đổi mới Hội Thánh và xã hội Việt Nam hôm nay.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 13/05/2008
MẪU TỬ TÌNH THÂM
Gấu ngựa con có một bà mẹ bắt cá rất giỏi, chỉ cần ở cùng với mẹ thì nó không cần phải lo không có gì ăn, cho nên gấu ngựa con chưa hề nghĩ đến tự mình phải đi bắt cá.
Khi gấu mẹ bắt cá thì thường đem nó theo. Trời xanh xanh, suối thanh thanh, cái cầu nhỏ cong cong, những con cá sống tung tăng bơi lượn dưới nước, tất cả những điều đó đều làm cho gấu ngựa con cảm thấy thoải mái và vui hơn ở nhà.
Gấu mẹ thường nói: “Con ngoan, con cũng nên học bắt một con cá nhé.”
Nhưng mỗi lần như thế thì gấu ngựa con nói: “Con không muốn, mẹ bắt thì nhanh hơn, bắt được nhiều, thôi thì mẹ bắt vậy !”
Ngày hôm ấy, gấu mẹ giống như mọi ngày nhảy xuống sông bắt cá, nhưng động tác của nó rõ ràng là rất chậm, dáng bộ mệt nhọc rã rời, rất nhiều lần mắt nhìn thấy cá bơi bên cạnh mà bắt không được. Gấu ngựa nhỏ đứng trên bờ vừa nhảy vừa nói: “Mẹ, mẹ, cá đến đó bắt ngay đi”, nhưng gấu mẹ vừa đưa tay ra thì cá “vù” một cái bơi đi mất, cứ như thế từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, ngay cả con cá nhỏ nó cũng không bắt được con nào.
Liên tiếp mấy ngày như thế, gấu mẹ quá đói nên bước đi không nổi, gấu con trong bụng nghĩ rằng mẹ bị bệnh rồi, lại không ăn gì cả, thân thể sẽ chịu không nổi. Nghĩ đến đó, không biết dũng khí ở đâu đến với gấu ngựa con, nó linh hoạt hẳn lên phóng chạy ra bờ sông, giống như gấu mẹ thường làm là nhảy xuống sông, phủi trên mặt nước, một con cá bơi qua đó, gấu ngựa con chụp một cái thật mạnh. A ! con cá bị nắm chặt. Cứ như thế, gấu ngựa con bắt con này đến con khác, không bao lâu thì cái thùng nhỏ đầy cá.
Gấu ngựa con xách thùng lên và hí hửng trở về nhà. Vừa vào đến cửa, nó vội vàng chạy đến bên giường của gấu mẹ, vui vẻ nói: “Mẹ, mẹ, ngày hôm nay con đã học bắt cá rồi !” Gấu mẹ xoay người lại, nhịn không được cười thầm trong miệng.
Té ra, vì muốn cho gấu ngựa con đi học bắt cá, nên gấu mẹ mới giả bộ bệnh bắt không được cá, để gấu ngựa con tự ý học bản lĩnh sinh tồn.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Vì để cho gấu ngựa con học biết bản lĩnh sinh tồn nên gấu mẹ giả bộ bị bệnh, và gấu ngựa con cũng đã dùng hành động để làm chứng cho tình cảm thâm sâu giữa mẹ con. Như thế, có thể thấy được sự rộng lớn của tỉnh yêu vô vị lợi không cần báo đáp của tình thân, đòi hỏi chúng ta dùng tâm hồn để đi tìm hiểu.
Có những lúc cha mẹ trách mắng các em, to tiếng nạt nộ với các em, không phải vì cha mẹ ghét các em, nhưng là vì tình thương của cha mẹ đối với các em quá to lớn, sự mong đợi của cha mẹ nơi con cái mình thật lớn, thế mà các em lại không nghe lời cha mẹ chăm chỉ học hành, sống ngoan và trở thành người con hiếu thảo, cha mẹ buồn giận thì cũng đúng thôi...
Nếu các em nói mình là người con ngoan, nhưng lại hay cãi lời cha mẹ, tranh chấp với anh chị em trong gia đình, đánh nhau với bạn bè, làm phiền hàng xóm, thì dứt khoác đó không phải là hành động của đứa con ngoan.
Các em thực hành:
- Vâng lời cha mẹ chính là yêu thương cha mẹ.
- Hòa thuận với các anh chị em trong gia đình là hiếu thảo với cha mẹ.
- Làm cho cha mẹ vui lòng là yêu mến Thiên Chúa.
N2T |
Gấu ngựa con có một bà mẹ bắt cá rất giỏi, chỉ cần ở cùng với mẹ thì nó không cần phải lo không có gì ăn, cho nên gấu ngựa con chưa hề nghĩ đến tự mình phải đi bắt cá.
Khi gấu mẹ bắt cá thì thường đem nó theo. Trời xanh xanh, suối thanh thanh, cái cầu nhỏ cong cong, những con cá sống tung tăng bơi lượn dưới nước, tất cả những điều đó đều làm cho gấu ngựa con cảm thấy thoải mái và vui hơn ở nhà.
Gấu mẹ thường nói: “Con ngoan, con cũng nên học bắt một con cá nhé.”
Nhưng mỗi lần như thế thì gấu ngựa con nói: “Con không muốn, mẹ bắt thì nhanh hơn, bắt được nhiều, thôi thì mẹ bắt vậy !”
Ngày hôm ấy, gấu mẹ giống như mọi ngày nhảy xuống sông bắt cá, nhưng động tác của nó rõ ràng là rất chậm, dáng bộ mệt nhọc rã rời, rất nhiều lần mắt nhìn thấy cá bơi bên cạnh mà bắt không được. Gấu ngựa nhỏ đứng trên bờ vừa nhảy vừa nói: “Mẹ, mẹ, cá đến đó bắt ngay đi”, nhưng gấu mẹ vừa đưa tay ra thì cá “vù” một cái bơi đi mất, cứ như thế từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn, ngay cả con cá nhỏ nó cũng không bắt được con nào.
Liên tiếp mấy ngày như thế, gấu mẹ quá đói nên bước đi không nổi, gấu con trong bụng nghĩ rằng mẹ bị bệnh rồi, lại không ăn gì cả, thân thể sẽ chịu không nổi. Nghĩ đến đó, không biết dũng khí ở đâu đến với gấu ngựa con, nó linh hoạt hẳn lên phóng chạy ra bờ sông, giống như gấu mẹ thường làm là nhảy xuống sông, phủi trên mặt nước, một con cá bơi qua đó, gấu ngựa con chụp một cái thật mạnh. A ! con cá bị nắm chặt. Cứ như thế, gấu ngựa con bắt con này đến con khác, không bao lâu thì cái thùng nhỏ đầy cá.
Gấu ngựa con xách thùng lên và hí hửng trở về nhà. Vừa vào đến cửa, nó vội vàng chạy đến bên giường của gấu mẹ, vui vẻ nói: “Mẹ, mẹ, ngày hôm nay con đã học bắt cá rồi !” Gấu mẹ xoay người lại, nhịn không được cười thầm trong miệng.
Té ra, vì muốn cho gấu ngựa con đi học bắt cá, nên gấu mẹ mới giả bộ bệnh bắt không được cá, để gấu ngựa con tự ý học bản lĩnh sinh tồn.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Vì để cho gấu ngựa con học biết bản lĩnh sinh tồn nên gấu mẹ giả bộ bị bệnh, và gấu ngựa con cũng đã dùng hành động để làm chứng cho tình cảm thâm sâu giữa mẹ con. Như thế, có thể thấy được sự rộng lớn của tỉnh yêu vô vị lợi không cần báo đáp của tình thân, đòi hỏi chúng ta dùng tâm hồn để đi tìm hiểu.
Có những lúc cha mẹ trách mắng các em, to tiếng nạt nộ với các em, không phải vì cha mẹ ghét các em, nhưng là vì tình thương của cha mẹ đối với các em quá to lớn, sự mong đợi của cha mẹ nơi con cái mình thật lớn, thế mà các em lại không nghe lời cha mẹ chăm chỉ học hành, sống ngoan và trở thành người con hiếu thảo, cha mẹ buồn giận thì cũng đúng thôi...
Nếu các em nói mình là người con ngoan, nhưng lại hay cãi lời cha mẹ, tranh chấp với anh chị em trong gia đình, đánh nhau với bạn bè, làm phiền hàng xóm, thì dứt khoác đó không phải là hành động của đứa con ngoan.
Các em thực hành:
- Vâng lời cha mẹ chính là yêu thương cha mẹ.
- Hòa thuận với các anh chị em trong gia đình là hiếu thảo với cha mẹ.
- Làm cho cha mẹ vui lòng là yêu mến Thiên Chúa.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 13/05/2008
N2T |
22. Thánh sủng là thầy của chân lý, là mô phạm của quy luật, là ánh sáng của lòng người, là an ủi của người đau khổ.
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình: Tập Chỉ Dẫn Chuẩn Bị Lãnh Nhận Bí Tích Hôn Nhân, Vatican 1996
Vũ Văn An
01:44 13/05/2008
Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình:
Tập Chỉ Dẫn Chuẩn Bị Lãnh Nhận Bí Tích Hôn Phối, Vatican 1996
Nhập Đề
1. Việc chuẩn bị để kết hôn, để sống đời sống lứa đôi và đời sống gia đình có tầm mức rất quan trọng đối với lợi ích của Giáo Hội. Thực thế, bí tích Hôn phối có giá trị rất lớn đối với toàn thể cộng đồng Kitô Giáo, và trước nhất, đối với các người phối ngẫu là những người phải quyết định những điều quan yếu đến độ không thể tùy tiện ứng biến hoặc đưa ra một cách hấp tấp được. Trong quá khứ, việc chuẩn bị này có thể dựa vào sự nâng đỡ của xã hội vốn biết thừa nhận các giá trị và lợi ích của hôn nhân. Giáo Hội không gặp khó khăn hoặc nghi hoặc nào trong việc bảo vệ tính cách thánh thiện của hôn nhân với ý thức rằng bí tích này đưa lại một bảo đảm của Giáo Hội coi nó như một tế bào sống của Dân Chúa. Ít nhất trong các cộng đồng đã thực sự được phúc âm hóa, việc nâng đỡ của Giáo Hội rõ ràng rất vững chãi, thống nhất và gắn bó. Nói chung, các vụ ly thân cũng như thất bại trong hôn nhân rất hiếm, và ly dị được coi như một thứ "dịch hạch" có tính xã hội (xem Gaudium et Spes = GS, số 47).
Ngày nay, trái lại, trong nhiều trường hợp, ta đang mắt thấy tai nghe hiện tượng gia đình ngày một thoái hoá gia trọng và giá trị hôn nhân bị xoáy mòn dần. Tại nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia đã phát triển về kinh tế, con số các cuộc hôn nhân đang giảm dần. Người ta thường lấy nhau trễ hơn trong khi các vụ ly dị và ly thân ngày càng gia tăng, ngay cả trong những năm đầu tiên mới lấy nhau. Tất cả những điều ấy tất nhiên dẫn ta tới một âu lo không thôi về mục vụ: Liệu những người đang bước vào hôn nhân có thực sự được chuẩn bị cho việc đó hay không? Vấn đề chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối và cuộc sống sau đó hiện đã trở thành nhu cầu mục vụ lớn lao trước hết đối với các người phối ngẫu, và đối với toàn thể cộng đồng Kitô Giáo cũng như xã hội nói chung. Chính vì thế, sự quan tâm cũng như các sáng kiến trong việc cung cấp những câu trả lời đầy đủ và đúng lúc cho việc chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối đang gia tăng khắp nơi.
2. Qua tiếp xúc thường xuyên với các Hội Đồng Giám Mục cũng như nhiều cuộc hội họp khác nhau của các ngài, và nhất là những cuộc "thăm viếng toà Phêrô" (ad limina), Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình luôn cẩn trọng theo dõi các công tác mục vụ liên quan đến việc chuẩn bị và cử hành bí tích Hôn phối và cuộc sống sau đó. Hội Đồng đã nhiều lần được yêu cầu cung cấp một tập chỉ dẫn liên quan đến việc chuẩn bị cho các cặp vợ chồng sắp lấy nhau, vốn là nội dung của tập tài liệu này. Hội Đồng cũng đã nhận được nhiều đóng góp từ nhiều Phong Trào, Nhóm và Hiệp Hội Tông Đồ đang làm việc mục vụ gia đình: họ đã cung hiến nhiều nâng đỡ, ý kiến và kinh nghiệm cho việc soạn thảo các chỉ dẫn này.
Dự bị hôn nhân tạo nên một giai đoạn đầy quan phòng và thuận lợi cho những ai đang hướng về bí tích Kitô Giáo này, và một giai đoạn (kayros) trong đó Chúa kêu mời và giúp những người đã đính hôn biết nhận ra ơn gọi kết hôn và sống cuộc sống gia đình. Giai đoạn đính hôn được đặt trong bối cảnh một diễn trình phúc âm hóa phong phú. Thực thế, các vấn đề có ảnh hưởng đến gia đình đều hội tụ trong cuộc sống của những người đính hôn, tức các cặp vợ chồng tương lai. Do đó, họ được mời gọi tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu có trách nhiệm và chín chắn trong cộng đồng sự sống và yêu đương sẽ là chính gia đình của họ, một Giáo Hội tại gia thực sự, một Giáo Hội sẽ đóng góp vào việc phong phú hóa Giáo Hội hoàn vũ.
Sự quan trọng của việc chuẩn bị này bao hàm một diễn trình phúc âm hóa vừa để chín mùi hóa vừa để thâm hậu hóa đức tin. Nếu đức tin yếu ớt hoặc hầu như không có (xem Familiaris Consortio = FC, số 68), thì cần phải làm cho nó sống dậy. Không thể nào loại bỏ việc giáo huấn toàn diện và kiên tâm nhằm khêu lên và nuôi dưỡng sự nhiệt tâm của một đức tin sống động. Đặc biệt, nơi nào đã trở nên như ngoại đạo, ta nên cung ứng "một cuộc hành trình tìm kiếm đức tin giống như cuộc hành trình dự tòng" (FC số 66), và trình bày những chân lý Kitô Giáo căn bản có thể giúp thủ đắc hoặc củng cố sự trưởng thành về đức tin của những người sắp kết hôn. Điều đáng ước mong là những giây phút thuận lợi trong việc chuẩn bị hôn nhân, như dấu chỉ hy vọng, sẽ biến thành một cuộc Tân Phúc Âm Hóa cho các gia đình tương lai.
3. Việc chú tâm đặc biệt này đã được các văn kiện sau đây nhấn mạnh: giáo huấn của Công Đồng Vatican 2 (GS số 52), các hướng dẫn của Giáo Huấn Giáo Hoàng (FC 66), các qui thức của Giáo Hội (Bộ Giáo Luật = BGL, số 1063; Bộ Giáo luật Đông Phương = BGLĐP số 783), Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (số 1632) và những tài liệu khác của Huấn Quyền, trong đó có Hiến Chương Quyền Gia Đình. Hai trong số các văn kiện gần đây nhất do Huấn Quyền Giáo Hoàng ban hành là Thư Gửi Các Gia Đình (Gratissimam Sane) và Thông điệp Phúc Âm Sự Sống (Evangelium Vitae = EV) đã đưa lại nhiều trợ giúp cho tác vụ của chúng tôi.
Như đã thưa, để đáp lại nhiều yêu cầu từng được lập đi lập lại, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã khởi sự suy nghĩ về đề tài này bằng cách tập trung nhiều hơn vào các "giảng khóa dự bị" trong chiều hướng Tông Huấn Familiaris Consortio. Trong khi soạn thảo, tài liệu này đã kinh qua một diễn trình biên tập (editorial) sau đây.
Trong năm 1991, Hội Đồng tổ chức một Hội Nghị Khoáng Đại kéo dài từ 30 Tháng 9 đến 5 Tháng 10 nguyên bàn về đề tài chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối. Ủy ban Chú tọa của Hội Đồng và các cặp vợ chồng thành viên của Hội Đồng đã đề nghị nhiều chất liệu cho bản dự thảo thứ nhất. Sau đó, từ 8 đến 13 Tháng 7 Năm 1992, một nhóm làm việc đã được triệu tập gồm các vị chăn chiên, các cố vấn và các chuyên viên với nhiệm vụ soạn bản dự thảo thứ hai để gửi đến các Hội Đồng Giám mục phân phối và xin ý kiến đóng góp. Đa số các câu trả lời với những gợi ý hữu ích đã được gửi về, được nghiên cứu và đưa vào bản dự thảo kế tiếp do một nhóm làm việc soạn thảo trong năm 1995. Nay, Hội Đồng xin trình bày tài liệu hướng dẫn này được đề nghị làm căn bản cho công tác mục vụ liên quan đến việc chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối. Nó đặc biệt hữu ích cho các Hội Đồng Giám mục trong việc soạn các Tập Chỉ Dẫn riêng của mình, và cũng hữu ích cho những cam kết mục vụ lớn hơn trong giáo phận, giáo xứ và các phong trào tông đồ (xem FC số 66).
4. Bản "Đại Hiến Chương" (Magna Carta) về gia đình, tức Tông Huấn Familiaris Consortio, đã trích dẫn trên đây, đã chỉ rõ rằng: "...những thay đổi đã và đang xẩy ra bên trong hầu hết các xã hội hiện đại đòi buộc không phải chỉ gia đình mà cả xã hội và Giáo Hội nữa phải can dự vào cố gắng chuẩn bị thích đáng cho người trẻ lãnh nhận các trách nhiệm tương lai của họ... Do đó, Giáo Hội phải cổ võ các chương trình dự bị hôn nhân tốt hơn và thâm hậu hơn, ngõ hầu có thể loại bỏ được càng nhiều càng tốt các trở ngại khó khăn mà các cặp vợ chồng ngày nay đang phải đương đầu, và còn hơn thế nữa để tích cực ủng hộ việc thiết lập và chín mùi hóa các cuộc hôn nhân thành công" (FC số 66).
Bộ Giáo Luật ấn dịnh rằng nên có "việc chuẩn bị bản thân khi bước vào hôn nhân, ngõ hầu các người phối ngẫu có thiên hướng về sự thánh thiện và các bổn phận của bậc sống mới" (BGL điều 1063; BGLĐP điều 783, tiết 1). Những chỉ dạy này cũng được tìm thấy nơi Sách Nghi Lễ Cử Hành Hôn Phối số 12.
Trong bài diễn văn ngỏ với Hội Nghị Khoáng Đại Lần Thứ 9 của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình (Ngày 4-10-1991), Đức Thánh Cha tuyên bố: " Các khó khăn do khung cảnh xung quanh của người ta gây ra đối với việc tìm biết chân lý về bí tích Kitô Giáo càng lớn bao nhiêu, thì các cố gắng của ta trong việc chuẩn bị đầy đủ cho các cặp hôn phối lãnh nhận các trách nhiệm của họ càng phải lớn hơn bấy nhiêu". Rồi, sau khi nhắc đến một vài nhận xét cụ thể hơn về các giảng khóa chuyên biệt, Ngài tiếp tục cho hay: "Anh em có thể đã nhận xét ra rằng một khi đã thấy sự cần thiết phải tổ chức các giảng khóa chuyên biệt, với những kết quả tích cực do những phương pháp khác nhau đưa lại, xem ra thật là thích hợp nếu ta bắt đầu đưa ra được những tiêu chuẩn cần tuân theo, dưới hình thức những tập hướng dẫn hoặc chỉ dẫn, để cung hiến cho các Giáo Hội chuyên biệt làm những trợ huấn cụ có giá". Điều này càng thích hợp hơn nữa đối với các Giáo Hội chuyên biệt, vì đối với phần đông " những người của sự sống và phục vụ sự sống, gia đình có một trách nhiệm dứt khóat. Trách nhiệm này phát sinh từ chính bản chất của nó trong tư cách cộng đồng sự sống và yêu thương, thiết lập trên hôn nhân, và từ chính sứ mệnh của nó trong việc bảo vệ, bày tỏ và chuyển thông tình yêu" (EV số 92, cũng xem FC số 17).
5. Vì mục tiêu trên, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia đình đưa ra tài liệu này với chủ đích để chuẩn bị lãnh nhận và cử hành bí tích Hôn phối. Các chỉ dẫn trong tập này làm thành một cuộc hành trình bao gồm việc chuẩn bị xa, chuẩn bị gần, chuẩn bị cận kề để lãnh nhận bí tích Hôn phối (xem FC số 66). Các chất liệu cung cấp ở đây nhằm gửi đến trước nhất các Hội Đồng Giám mục, các cá nhân giám mục và những người cùng làm việc với các ngài trong công tác mục vụ dự bị hôn nhân, và cũng nhằm gửi đến chính các cặp đã đính hôn, những người vốn là đối tượng được Giáo Hội lưu tâm săn sóc mục vụ.
6. Sự quan tâm mục vụ đặc biệt sẽ được cung ứng cho những cặp đính hôn trong các hoàn cảnh đặc biệt của họ đã được dự liệu trong Bộ Giáo Luật các điều 1071, 1072 và 1125 cũng như BGLĐP các điều 789 và 814. Khi những chỉ dẫn trong tập tài liệu này không thể hoàn toàn áp dụng được đối với các hoàn cảnh đặc biệt trên đây, thì chúng vẫn có ích để hướng dẫn và đi theo chúng một cách thích ứng. Trung thành với ý muốn và giáo huấn của Chúa Kitô, qua các luật lệ riêng của mình, Giáo Hội bày tỏ đức ái mục vụ trong việc chăm sóc của mình đối với mọi hoàn cảnh của các tín hữu. Các tiêu chuẩn đề nghị chỉ là những phương tiện để giúp đỡ cách tích cực chứ không được coi như những biện pháp hạn chế.
7. Động cơ tiềm ẩn về học thuyết gợi hứng cho tài liệu này phát sinh từ niềm xác tín rằng hôn nhân là một giá trị có nguồn gốc ngay trong Sáng Thế và nó đâm rễ ngay trong bản nhiên con người. "Các ông lại đã không đọc rằng ngay từ nguyên thủy Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ rồi phán: vì lý do này, người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình mà kết hiệp với vợ, và cả hai nên một thể xác đó ư?" (Mt 19: 4-5). Do đó, điều Giáo Hội làm cho gia đình và hôn nhân chắc chắn sẽ góp phần vào thiện ích của xã hội nói chung và thiện ích của mọi người. Mặt khác, như một biểu thức của sự sống mới do Chúa Kitô Phục sinh làm thành khả hữu, hôn nhân Kitô Giáo luôn luôn diễn tả sự thật về tình yêu phu phụ và như một lời tiên tri rõ ràng nói lên các nhu cầu chân thực của con người nhân bản: rằng ngay từ nguyên thủy, người đàn ông và người đàn bà đã được kêu mời sống một hiệp thông sự sống và yêu đương và sự bổ túc lẫn nhau này sẽ dẫn đến việc làm vững mạnh nhân phẩm của hai vợ chồng, thiện ích của con cái và của chính xã hội qua việc "... bảo vệ và cổ võ sự sống... trách nhiệm và bổn phận của mỗi người" (EV số 91).
8. Bởi thế, tập tài liệu này xem sét cả các thực tại trong bản nhiên con người thích hợp với định chế thần linh này, cũng như các thực tại đặc thù của bí tích do Chúa Kitô thiết lập. Nó được chia thành ba phần:
1) Tầm quan trọng của Việc Chuẩn Bị Hôn Nhân Kitô Giáo;
2) Các Giai đoạn hoặc Thời kỳ Chuẩn bị;
Hội3) Việc Cử hành Hôn phối.
Tập Chỉ Dẫn Chuẩn Bị Lãnh Nhận Bí Tích Hôn Phối, Vatican 1996
Nhập Đề
1. Việc chuẩn bị để kết hôn, để sống đời sống lứa đôi và đời sống gia đình có tầm mức rất quan trọng đối với lợi ích của Giáo Hội. Thực thế, bí tích Hôn phối có giá trị rất lớn đối với toàn thể cộng đồng Kitô Giáo, và trước nhất, đối với các người phối ngẫu là những người phải quyết định những điều quan yếu đến độ không thể tùy tiện ứng biến hoặc đưa ra một cách hấp tấp được. Trong quá khứ, việc chuẩn bị này có thể dựa vào sự nâng đỡ của xã hội vốn biết thừa nhận các giá trị và lợi ích của hôn nhân. Giáo Hội không gặp khó khăn hoặc nghi hoặc nào trong việc bảo vệ tính cách thánh thiện của hôn nhân với ý thức rằng bí tích này đưa lại một bảo đảm của Giáo Hội coi nó như một tế bào sống của Dân Chúa. Ít nhất trong các cộng đồng đã thực sự được phúc âm hóa, việc nâng đỡ của Giáo Hội rõ ràng rất vững chãi, thống nhất và gắn bó. Nói chung, các vụ ly thân cũng như thất bại trong hôn nhân rất hiếm, và ly dị được coi như một thứ "dịch hạch" có tính xã hội (xem Gaudium et Spes = GS, số 47).
Ngày nay, trái lại, trong nhiều trường hợp, ta đang mắt thấy tai nghe hiện tượng gia đình ngày một thoái hoá gia trọng và giá trị hôn nhân bị xoáy mòn dần. Tại nhiều quốc gia, đặc biệt các quốc gia đã phát triển về kinh tế, con số các cuộc hôn nhân đang giảm dần. Người ta thường lấy nhau trễ hơn trong khi các vụ ly dị và ly thân ngày càng gia tăng, ngay cả trong những năm đầu tiên mới lấy nhau. Tất cả những điều ấy tất nhiên dẫn ta tới một âu lo không thôi về mục vụ: Liệu những người đang bước vào hôn nhân có thực sự được chuẩn bị cho việc đó hay không? Vấn đề chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối và cuộc sống sau đó hiện đã trở thành nhu cầu mục vụ lớn lao trước hết đối với các người phối ngẫu, và đối với toàn thể cộng đồng Kitô Giáo cũng như xã hội nói chung. Chính vì thế, sự quan tâm cũng như các sáng kiến trong việc cung cấp những câu trả lời đầy đủ và đúng lúc cho việc chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối đang gia tăng khắp nơi.
2. Qua tiếp xúc thường xuyên với các Hội Đồng Giám Mục cũng như nhiều cuộc hội họp khác nhau của các ngài, và nhất là những cuộc "thăm viếng toà Phêrô" (ad limina), Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình luôn cẩn trọng theo dõi các công tác mục vụ liên quan đến việc chuẩn bị và cử hành bí tích Hôn phối và cuộc sống sau đó. Hội Đồng đã nhiều lần được yêu cầu cung cấp một tập chỉ dẫn liên quan đến việc chuẩn bị cho các cặp vợ chồng sắp lấy nhau, vốn là nội dung của tập tài liệu này. Hội Đồng cũng đã nhận được nhiều đóng góp từ nhiều Phong Trào, Nhóm và Hiệp Hội Tông Đồ đang làm việc mục vụ gia đình: họ đã cung hiến nhiều nâng đỡ, ý kiến và kinh nghiệm cho việc soạn thảo các chỉ dẫn này.
Dự bị hôn nhân tạo nên một giai đoạn đầy quan phòng và thuận lợi cho những ai đang hướng về bí tích Kitô Giáo này, và một giai đoạn (kayros) trong đó Chúa kêu mời và giúp những người đã đính hôn biết nhận ra ơn gọi kết hôn và sống cuộc sống gia đình. Giai đoạn đính hôn được đặt trong bối cảnh một diễn trình phúc âm hóa phong phú. Thực thế, các vấn đề có ảnh hưởng đến gia đình đều hội tụ trong cuộc sống của những người đính hôn, tức các cặp vợ chồng tương lai. Do đó, họ được mời gọi tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu có trách nhiệm và chín chắn trong cộng đồng sự sống và yêu đương sẽ là chính gia đình của họ, một Giáo Hội tại gia thực sự, một Giáo Hội sẽ đóng góp vào việc phong phú hóa Giáo Hội hoàn vũ.
Sự quan trọng của việc chuẩn bị này bao hàm một diễn trình phúc âm hóa vừa để chín mùi hóa vừa để thâm hậu hóa đức tin. Nếu đức tin yếu ớt hoặc hầu như không có (xem Familiaris Consortio = FC, số 68), thì cần phải làm cho nó sống dậy. Không thể nào loại bỏ việc giáo huấn toàn diện và kiên tâm nhằm khêu lên và nuôi dưỡng sự nhiệt tâm của một đức tin sống động. Đặc biệt, nơi nào đã trở nên như ngoại đạo, ta nên cung ứng "một cuộc hành trình tìm kiếm đức tin giống như cuộc hành trình dự tòng" (FC số 66), và trình bày những chân lý Kitô Giáo căn bản có thể giúp thủ đắc hoặc củng cố sự trưởng thành về đức tin của những người sắp kết hôn. Điều đáng ước mong là những giây phút thuận lợi trong việc chuẩn bị hôn nhân, như dấu chỉ hy vọng, sẽ biến thành một cuộc Tân Phúc Âm Hóa cho các gia đình tương lai.
3. Việc chú tâm đặc biệt này đã được các văn kiện sau đây nhấn mạnh: giáo huấn của Công Đồng Vatican 2 (GS số 52), các hướng dẫn của Giáo Huấn Giáo Hoàng (FC 66), các qui thức của Giáo Hội (Bộ Giáo Luật = BGL, số 1063; Bộ Giáo luật Đông Phương = BGLĐP số 783), Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (số 1632) và những tài liệu khác của Huấn Quyền, trong đó có Hiến Chương Quyền Gia Đình. Hai trong số các văn kiện gần đây nhất do Huấn Quyền Giáo Hoàng ban hành là Thư Gửi Các Gia Đình (Gratissimam Sane) và Thông điệp Phúc Âm Sự Sống (Evangelium Vitae = EV) đã đưa lại nhiều trợ giúp cho tác vụ của chúng tôi.
Như đã thưa, để đáp lại nhiều yêu cầu từng được lập đi lập lại, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã khởi sự suy nghĩ về đề tài này bằng cách tập trung nhiều hơn vào các "giảng khóa dự bị" trong chiều hướng Tông Huấn Familiaris Consortio. Trong khi soạn thảo, tài liệu này đã kinh qua một diễn trình biên tập (editorial) sau đây.
Trong năm 1991, Hội Đồng tổ chức một Hội Nghị Khoáng Đại kéo dài từ 30 Tháng 9 đến 5 Tháng 10 nguyên bàn về đề tài chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối. Ủy ban Chú tọa của Hội Đồng và các cặp vợ chồng thành viên của Hội Đồng đã đề nghị nhiều chất liệu cho bản dự thảo thứ nhất. Sau đó, từ 8 đến 13 Tháng 7 Năm 1992, một nhóm làm việc đã được triệu tập gồm các vị chăn chiên, các cố vấn và các chuyên viên với nhiệm vụ soạn bản dự thảo thứ hai để gửi đến các Hội Đồng Giám mục phân phối và xin ý kiến đóng góp. Đa số các câu trả lời với những gợi ý hữu ích đã được gửi về, được nghiên cứu và đưa vào bản dự thảo kế tiếp do một nhóm làm việc soạn thảo trong năm 1995. Nay, Hội Đồng xin trình bày tài liệu hướng dẫn này được đề nghị làm căn bản cho công tác mục vụ liên quan đến việc chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hôn phối. Nó đặc biệt hữu ích cho các Hội Đồng Giám mục trong việc soạn các Tập Chỉ Dẫn riêng của mình, và cũng hữu ích cho những cam kết mục vụ lớn hơn trong giáo phận, giáo xứ và các phong trào tông đồ (xem FC số 66).
4. Bản "Đại Hiến Chương" (Magna Carta) về gia đình, tức Tông Huấn Familiaris Consortio, đã trích dẫn trên đây, đã chỉ rõ rằng: "...những thay đổi đã và đang xẩy ra bên trong hầu hết các xã hội hiện đại đòi buộc không phải chỉ gia đình mà cả xã hội và Giáo Hội nữa phải can dự vào cố gắng chuẩn bị thích đáng cho người trẻ lãnh nhận các trách nhiệm tương lai của họ... Do đó, Giáo Hội phải cổ võ các chương trình dự bị hôn nhân tốt hơn và thâm hậu hơn, ngõ hầu có thể loại bỏ được càng nhiều càng tốt các trở ngại khó khăn mà các cặp vợ chồng ngày nay đang phải đương đầu, và còn hơn thế nữa để tích cực ủng hộ việc thiết lập và chín mùi hóa các cuộc hôn nhân thành công" (FC số 66).
Bộ Giáo Luật ấn dịnh rằng nên có "việc chuẩn bị bản thân khi bước vào hôn nhân, ngõ hầu các người phối ngẫu có thiên hướng về sự thánh thiện và các bổn phận của bậc sống mới" (BGL điều 1063; BGLĐP điều 783, tiết 1). Những chỉ dạy này cũng được tìm thấy nơi Sách Nghi Lễ Cử Hành Hôn Phối số 12.
Trong bài diễn văn ngỏ với Hội Nghị Khoáng Đại Lần Thứ 9 của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình (Ngày 4-10-1991), Đức Thánh Cha tuyên bố: " Các khó khăn do khung cảnh xung quanh của người ta gây ra đối với việc tìm biết chân lý về bí tích Kitô Giáo càng lớn bao nhiêu, thì các cố gắng của ta trong việc chuẩn bị đầy đủ cho các cặp hôn phối lãnh nhận các trách nhiệm của họ càng phải lớn hơn bấy nhiêu". Rồi, sau khi nhắc đến một vài nhận xét cụ thể hơn về các giảng khóa chuyên biệt, Ngài tiếp tục cho hay: "Anh em có thể đã nhận xét ra rằng một khi đã thấy sự cần thiết phải tổ chức các giảng khóa chuyên biệt, với những kết quả tích cực do những phương pháp khác nhau đưa lại, xem ra thật là thích hợp nếu ta bắt đầu đưa ra được những tiêu chuẩn cần tuân theo, dưới hình thức những tập hướng dẫn hoặc chỉ dẫn, để cung hiến cho các Giáo Hội chuyên biệt làm những trợ huấn cụ có giá". Điều này càng thích hợp hơn nữa đối với các Giáo Hội chuyên biệt, vì đối với phần đông " những người của sự sống và phục vụ sự sống, gia đình có một trách nhiệm dứt khóat. Trách nhiệm này phát sinh từ chính bản chất của nó trong tư cách cộng đồng sự sống và yêu thương, thiết lập trên hôn nhân, và từ chính sứ mệnh của nó trong việc bảo vệ, bày tỏ và chuyển thông tình yêu" (EV số 92, cũng xem FC số 17).
5. Vì mục tiêu trên, Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia đình đưa ra tài liệu này với chủ đích để chuẩn bị lãnh nhận và cử hành bí tích Hôn phối. Các chỉ dẫn trong tập này làm thành một cuộc hành trình bao gồm việc chuẩn bị xa, chuẩn bị gần, chuẩn bị cận kề để lãnh nhận bí tích Hôn phối (xem FC số 66). Các chất liệu cung cấp ở đây nhằm gửi đến trước nhất các Hội Đồng Giám mục, các cá nhân giám mục và những người cùng làm việc với các ngài trong công tác mục vụ dự bị hôn nhân, và cũng nhằm gửi đến chính các cặp đã đính hôn, những người vốn là đối tượng được Giáo Hội lưu tâm săn sóc mục vụ.
6. Sự quan tâm mục vụ đặc biệt sẽ được cung ứng cho những cặp đính hôn trong các hoàn cảnh đặc biệt của họ đã được dự liệu trong Bộ Giáo Luật các điều 1071, 1072 và 1125 cũng như BGLĐP các điều 789 và 814. Khi những chỉ dẫn trong tập tài liệu này không thể hoàn toàn áp dụng được đối với các hoàn cảnh đặc biệt trên đây, thì chúng vẫn có ích để hướng dẫn và đi theo chúng một cách thích ứng. Trung thành với ý muốn và giáo huấn của Chúa Kitô, qua các luật lệ riêng của mình, Giáo Hội bày tỏ đức ái mục vụ trong việc chăm sóc của mình đối với mọi hoàn cảnh của các tín hữu. Các tiêu chuẩn đề nghị chỉ là những phương tiện để giúp đỡ cách tích cực chứ không được coi như những biện pháp hạn chế.
7. Động cơ tiềm ẩn về học thuyết gợi hứng cho tài liệu này phát sinh từ niềm xác tín rằng hôn nhân là một giá trị có nguồn gốc ngay trong Sáng Thế và nó đâm rễ ngay trong bản nhiên con người. "Các ông lại đã không đọc rằng ngay từ nguyên thủy Ngài đã dựng nên họ có nam có nữ rồi phán: vì lý do này, người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình mà kết hiệp với vợ, và cả hai nên một thể xác đó ư?" (Mt 19: 4-5). Do đó, điều Giáo Hội làm cho gia đình và hôn nhân chắc chắn sẽ góp phần vào thiện ích của xã hội nói chung và thiện ích của mọi người. Mặt khác, như một biểu thức của sự sống mới do Chúa Kitô Phục sinh làm thành khả hữu, hôn nhân Kitô Giáo luôn luôn diễn tả sự thật về tình yêu phu phụ và như một lời tiên tri rõ ràng nói lên các nhu cầu chân thực của con người nhân bản: rằng ngay từ nguyên thủy, người đàn ông và người đàn bà đã được kêu mời sống một hiệp thông sự sống và yêu đương và sự bổ túc lẫn nhau này sẽ dẫn đến việc làm vững mạnh nhân phẩm của hai vợ chồng, thiện ích của con cái và của chính xã hội qua việc "... bảo vệ và cổ võ sự sống... trách nhiệm và bổn phận của mỗi người" (EV số 91).
8. Bởi thế, tập tài liệu này xem sét cả các thực tại trong bản nhiên con người thích hợp với định chế thần linh này, cũng như các thực tại đặc thù của bí tích do Chúa Kitô thiết lập. Nó được chia thành ba phần:
1) Tầm quan trọng của Việc Chuẩn Bị Hôn Nhân Kitô Giáo;
2) Các Giai đoạn hoặc Thời kỳ Chuẩn bị;
Hội3) Việc Cử hành Hôn phối.
Hòa bình và An ninh nơi Thánh Địa cho cả người Do Thái, Palestine và người Kitô
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
08:24 13/05/2008
Vatican City (AsiaNews) – Hòa bình nơi Thánh Địa với một nhà nước Palestine bên cạnh Israel, theo đường hướng như thế thì các Kitô hữu có thể đặt dấu chấm hết cho việc di cư của họ, chấm dứt những đàm phán về đời sống của Giáo Hội ở đất nước Do Thái, và thăng tiến hơn nữa việc trao đổi văn hóa.
Hôm 12/05, ngài Tân Đại sứ của Israel tại Tòa Thánh Vatican Mordechay Lewy đến trình quốc thư mang đến cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cơ hội nói đến những điểm chính trong mối quan hệ giữa Rôma và Giêrusalem, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng “trung tâm” của hai thành phố trong sự phát triển của “văn hóa phương Tây”.
Một điều quan trọng nữa là yêu cầu trước đây của Đức Thánh Cha: “nhằm làm dịu bớt sự gian khổ mà cộng đồng người Palestine phải chịu đựng, cho phép họ những tự do cần thiết để họ có thể đi đây đó một cách hợp pháp, bao gồm cả việc đến những nơi thờ phượng, và họ cũng có thể được hưởng hòa bình và an ninh hơn nữa. Rõ ràng là, những vấn đề này chỉ có thể đề cập trong bối cảnh tiến trình hòa bình Trung Đông mở rộng hơn”.
Trong huấn từ của mình, trước tiên Đức Thánh Cha gửi lời chúc tốt đẹp nhân kỷ niệm 60 năm nhà nước Do Thái: “(hợp cùng) anh em trong việc tạ ơn Chúa về khát vọng của người Do Thái có được quê hương trên vùng đất của tổ tiên đã được mãn nguyện”. Sau đó, ngài khẳng định rằng Tòa Thánh công nhận “nhu cầu chính đáng của Israel về an ninh và tự vệ cũng như lên án mạnh mẽ tất cả các hình thức bài Do Thái”. Đồng thời, ngài nhắc lại rằng: “mọi người đều có quyền có được cơ hội thịnh vượng như nhau”.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt đề cập đến tình hình Giáo Hội Công Giáo và các Kitô hữu ở đất nước Do Thái và vì thế đề cập đến tiến trình các cuộc đàm phán về vấn đề kinh tế và tình hình tài chính của các tổ chức thuộc Giáo Hội, mà chính phủ Do Thái nói rằng đã được cam kết “giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng”. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng bày tỏ hy vọng về sự công nhận “tính hợp pháp” của các tổ chức thuộc Giáo Hội. Một vấn đề nhạy cảm khác trong quan hệ song phương là vấn đề thị thực nhập cảnh cho các cá nhân thuộc Giáo Hội, đặc biệt nếu họ là người Palestine. Ngài nói về vấn đề này: “Tôi chắc rằng quý vị sẽ làm những gì mà quý vị có thể để giải quyết thuận tiện cho các vấn đề còn tồn đọng theo cách thức có thể chấp nhận được đối với các bên. Chỉ khi những vấn đề khó khăn này đã được vượt thắng thì Giáo Hội mới có thể thực thi một các tự do các công việc tôn giáo, luân lý, giáo dục và từ thiện trên mảnh đất mà Giáo Hội đã được khai sinh”.
Đối với “việc sụt giảm dân số Kitô giáo đáng báo động ở Trung Đông, gồm cả Israel qua việc di cư”, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng người Kitô giáo “đã không đơn độc trong đau khổ do ảnh hưởng của tình trạng mất an ninh và bạo lực, hậu quả của các cuộc xung đột khác nhau trong vùng, nhưng trong nhiều khía cạnh, họ dễ bị tổn thương trong thời điểm hiện nay”.
Nhắc lại truyền thống quan hệ tốt đẹp mà Kitô giáo vốn đã có với Do Thái giáo và Hồi giáo, Đức Thánh Cha xác nhận rằng sự hiện diện của Kitô giáo ở Israel có thể “đóng góp đáng kể để chữa lành vết thương chia cắt giữa hai cộng đồng”.
Hôm 12/05, ngài Tân Đại sứ của Israel tại Tòa Thánh Vatican Mordechay Lewy đến trình quốc thư mang đến cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cơ hội nói đến những điểm chính trong mối quan hệ giữa Rôma và Giêrusalem, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng “trung tâm” của hai thành phố trong sự phát triển của “văn hóa phương Tây”.
Một điều quan trọng nữa là yêu cầu trước đây của Đức Thánh Cha: “nhằm làm dịu bớt sự gian khổ mà cộng đồng người Palestine phải chịu đựng, cho phép họ những tự do cần thiết để họ có thể đi đây đó một cách hợp pháp, bao gồm cả việc đến những nơi thờ phượng, và họ cũng có thể được hưởng hòa bình và an ninh hơn nữa. Rõ ràng là, những vấn đề này chỉ có thể đề cập trong bối cảnh tiến trình hòa bình Trung Đông mở rộng hơn”.
Trong huấn từ của mình, trước tiên Đức Thánh Cha gửi lời chúc tốt đẹp nhân kỷ niệm 60 năm nhà nước Do Thái: “(hợp cùng) anh em trong việc tạ ơn Chúa về khát vọng của người Do Thái có được quê hương trên vùng đất của tổ tiên đã được mãn nguyện”. Sau đó, ngài khẳng định rằng Tòa Thánh công nhận “nhu cầu chính đáng của Israel về an ninh và tự vệ cũng như lên án mạnh mẽ tất cả các hình thức bài Do Thái”. Đồng thời, ngài nhắc lại rằng: “mọi người đều có quyền có được cơ hội thịnh vượng như nhau”.
Đức Thánh Cha đã đặc biệt đề cập đến tình hình Giáo Hội Công Giáo và các Kitô hữu ở đất nước Do Thái và vì thế đề cập đến tiến trình các cuộc đàm phán về vấn đề kinh tế và tình hình tài chính của các tổ chức thuộc Giáo Hội, mà chính phủ Do Thái nói rằng đã được cam kết “giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng”. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng bày tỏ hy vọng về sự công nhận “tính hợp pháp” của các tổ chức thuộc Giáo Hội. Một vấn đề nhạy cảm khác trong quan hệ song phương là vấn đề thị thực nhập cảnh cho các cá nhân thuộc Giáo Hội, đặc biệt nếu họ là người Palestine. Ngài nói về vấn đề này: “Tôi chắc rằng quý vị sẽ làm những gì mà quý vị có thể để giải quyết thuận tiện cho các vấn đề còn tồn đọng theo cách thức có thể chấp nhận được đối với các bên. Chỉ khi những vấn đề khó khăn này đã được vượt thắng thì Giáo Hội mới có thể thực thi một các tự do các công việc tôn giáo, luân lý, giáo dục và từ thiện trên mảnh đất mà Giáo Hội đã được khai sinh”.
Đối với “việc sụt giảm dân số Kitô giáo đáng báo động ở Trung Đông, gồm cả Israel qua việc di cư”, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng người Kitô giáo “đã không đơn độc trong đau khổ do ảnh hưởng của tình trạng mất an ninh và bạo lực, hậu quả của các cuộc xung đột khác nhau trong vùng, nhưng trong nhiều khía cạnh, họ dễ bị tổn thương trong thời điểm hiện nay”.
Nhắc lại truyền thống quan hệ tốt đẹp mà Kitô giáo vốn đã có với Do Thái giáo và Hồi giáo, Đức Thánh Cha xác nhận rằng sự hiện diện của Kitô giáo ở Israel có thể “đóng góp đáng kể để chữa lành vết thương chia cắt giữa hai cộng đồng”.
Đức Thánh Cha tiếp kiến tân Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
08:37 13/05/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi chính phủ Israel làm dịu bớt những cơ cực dân Palestine phải chịu và ngài hy vọng những thương thuyết giữa Tòa Thánh và Israel về các vấn đề kinh tế tài chánh sớm đạt tới kết quả thỏa đáng.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2008 dành cho Tân Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh, Ông Mordechay Lewy, đến trình quốc thư. Ông từng làm đại sứ tại Thái Lan và làm cố vấn của Thị trưởng thành Jerusalem về các cộng đồng tôn giáo.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC chúc mừng Israel nhân dịp kỷ niệm 60 năm lập quốc và hy vọng sớm được thấy ngày vui mừng hơn khi một nền hòa bình giải quyết được cuộc xung đột với người Palestine. Ngài cũng nói rằng:
”Tôi biết ông đại sứ chia sẻ mối quan tâm của tôi trước sự suy giảm đáng báo động của các tín hữu Kitô tại Trung Đông, trong đó có Israel, vì nạn di cư ra nước ngoài. Dĩ nhiên, các tín hữu Kitô không phải là những người duy nhất chịu đau khổ vì tình trạng bất an và bạo lực, là hậu quả của các cuộc xung đột trong vùng, nhưng dưới nhiều khía cạnh, họ là những người đặc biệt bị tổn thương trong lúc này. Vì thế, tôi cầu nguyện để nhờ sự gia tăng tình thân hữu giữa Israel và Tòa Thánh, sẽ có những phương thế để trấn an cộng đồng Kitô, để họ có thể cảm thấy hy vọng về một tương lai an bình nơi quê hương của tổ tiên họ, mà không bị áp lực phải di cư đi nơi khác trên thế giới để xây dựng cuộc sống mới”.
Cũng trong diễn văn, ĐTC nói rằng: ”Tòa Thánh nhìn nhận nhu cầu hợp pháp của Israel cần an ninh và tự vệ, đồng thời Tòa Thánh mạnh mẽ lên án mọi hình thức bài người Do thái. Tòa Thánh cũng chủ trương rằng mọi dân tộc phải được quyền có những cơ hội đồng đều để phát triển. Vì thế, tôi thúc giục chính phủ Israel hãy hết sức cố gắng để thoa dịu nỗi cơ cực mà cộng đồng Palestine đang phải chịu, cho họ được tự do cần thiết di chuyển để làm ăn, kể cả việc di chuyển đến những nơi thờ phượng, để họ cũng được hưởng an bình và an ninh hơn nữa”.
Nhắc đến tình trạng trì trệ trong việc áp dụng hiệp định cơ bản đã ký kết giữa Israel và Tòa Thánh, cụ thể là các cuộc thương thuyết giữa Israel và Tòa Thánh về những vấn đề kinh tế và thuế khóa, ĐTC cầu mong rằng những cuộc thương thuyết này sẽ sớm được kết thúc một cách thỏa đáng. Ngài nói với ông đại sứ: ”Xin cám ơn ông về những lời trấn an liên quan đến quyết tâm của chính phủ Israel nhắm đạt tới những giải pháp tích cực và mau lẹ cho các vấn đề còn tồn đọng. Tôi biết mình đang nói thay cho nhiều người khi tôi bày tỏ hy vọng rằng những hiệp định ấy sớm được hội nhập vào hệ thống pháp luật nội bộ của Israel, để tạo nên một căn bản lâu bền cho sự cộng tác hữu hiệu giữa hai bên”.
Sau cùng, ĐTC hy vọng ông tân đại sứ Israel sẽ làm những gì có thể để giúp giải quyết vấn đề cấp thị thực nhập cảnh và cư trú cho các nhân viên của Giáo Hội cũng như xác định tình trạng pháp lý của các nhân viên này, đde Giáo Hội có thể tự do thi hành các công tác tôn giáo, luân lý, giáo dục và từ thiện tại lãnh thổ mà Giáo Hội đã được sinh ra.
Israel và Tòa Thánh đã ký hiệp định cơ bản và thiết lập quan hệ ngoại giao từ hơn 14 năm nay, nhưng nhiều điều trong hiệp định vẫn chưa có hiệu lực vì không được đưa vào trong luật pháp của Israel (SD 12-5-2008)
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2008 dành cho Tân Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh, Ông Mordechay Lewy, đến trình quốc thư. Ông từng làm đại sứ tại Thái Lan và làm cố vấn của Thị trưởng thành Jerusalem về các cộng đồng tôn giáo.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC chúc mừng Israel nhân dịp kỷ niệm 60 năm lập quốc và hy vọng sớm được thấy ngày vui mừng hơn khi một nền hòa bình giải quyết được cuộc xung đột với người Palestine. Ngài cũng nói rằng:
”Tôi biết ông đại sứ chia sẻ mối quan tâm của tôi trước sự suy giảm đáng báo động của các tín hữu Kitô tại Trung Đông, trong đó có Israel, vì nạn di cư ra nước ngoài. Dĩ nhiên, các tín hữu Kitô không phải là những người duy nhất chịu đau khổ vì tình trạng bất an và bạo lực, là hậu quả của các cuộc xung đột trong vùng, nhưng dưới nhiều khía cạnh, họ là những người đặc biệt bị tổn thương trong lúc này. Vì thế, tôi cầu nguyện để nhờ sự gia tăng tình thân hữu giữa Israel và Tòa Thánh, sẽ có những phương thế để trấn an cộng đồng Kitô, để họ có thể cảm thấy hy vọng về một tương lai an bình nơi quê hương của tổ tiên họ, mà không bị áp lực phải di cư đi nơi khác trên thế giới để xây dựng cuộc sống mới”.
Cũng trong diễn văn, ĐTC nói rằng: ”Tòa Thánh nhìn nhận nhu cầu hợp pháp của Israel cần an ninh và tự vệ, đồng thời Tòa Thánh mạnh mẽ lên án mọi hình thức bài người Do thái. Tòa Thánh cũng chủ trương rằng mọi dân tộc phải được quyền có những cơ hội đồng đều để phát triển. Vì thế, tôi thúc giục chính phủ Israel hãy hết sức cố gắng để thoa dịu nỗi cơ cực mà cộng đồng Palestine đang phải chịu, cho họ được tự do cần thiết di chuyển để làm ăn, kể cả việc di chuyển đến những nơi thờ phượng, để họ cũng được hưởng an bình và an ninh hơn nữa”.
Nhắc đến tình trạng trì trệ trong việc áp dụng hiệp định cơ bản đã ký kết giữa Israel và Tòa Thánh, cụ thể là các cuộc thương thuyết giữa Israel và Tòa Thánh về những vấn đề kinh tế và thuế khóa, ĐTC cầu mong rằng những cuộc thương thuyết này sẽ sớm được kết thúc một cách thỏa đáng. Ngài nói với ông đại sứ: ”Xin cám ơn ông về những lời trấn an liên quan đến quyết tâm của chính phủ Israel nhắm đạt tới những giải pháp tích cực và mau lẹ cho các vấn đề còn tồn đọng. Tôi biết mình đang nói thay cho nhiều người khi tôi bày tỏ hy vọng rằng những hiệp định ấy sớm được hội nhập vào hệ thống pháp luật nội bộ của Israel, để tạo nên một căn bản lâu bền cho sự cộng tác hữu hiệu giữa hai bên”.
Sau cùng, ĐTC hy vọng ông tân đại sứ Israel sẽ làm những gì có thể để giúp giải quyết vấn đề cấp thị thực nhập cảnh và cư trú cho các nhân viên của Giáo Hội cũng như xác định tình trạng pháp lý của các nhân viên này, đde Giáo Hội có thể tự do thi hành các công tác tôn giáo, luân lý, giáo dục và từ thiện tại lãnh thổ mà Giáo Hội đã được sinh ra.
Israel và Tòa Thánh đã ký hiệp định cơ bản và thiết lập quan hệ ngoại giao từ hơn 14 năm nay, nhưng nhiều điều trong hiệp định vẫn chưa có hiệu lực vì không được đưa vào trong luật pháp của Israel (SD 12-5-2008)
Các Sinh Viên Đại Học Nghiên Cứu về Chuyến Viếng Thăm Mục Vụ của ĐTC tại Hoa Kỳ
Anthony Lê
09:27 13/05/2008
Các Sinh Viên Đại Học Nghiên Cứu về Chuyến Viếng Thăm Mục Vụ của ĐTC tại Hoa Kỳ
Đại Diện Của Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc Bảo Trợ Cho Cuộc Hội Thảo Này
NEW YORK (Zenit.org).- Các sinh viên Đại Học Công Giáo sẽ có một cơ hội độc nhất vô nhị để cùng nhau tìm hiểu và đào sâu hơn về sứ điệp hy vọng mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI mang đến nhân dịp Ngài viếng thăm mục vụ Hoa Kỳ vào Tháng 4/2008 vừa qua.
Tổ Chức Con Đường Hòa Bình (The Path to Peace Foundation) đã công bố ra cuộc hội thảo lần thứ 3 hằng năm về quan điểm xã hội của Giáo Hội cho các sinh viên Đại Học Công Giáo. Chủ đề của cuộc hội thảo năm nay chính là: "Các Sinh Viên Đại Học Công Giáo và Lợi Ích Chung qua việc Dựng Xây Một Thế Giới của Niềm Hy Vọng và Một Công Đồng Hòa Bình" (Catholic College Students and the Common Good: Building a World of Hope and a Community for Peace).
Cuộc hội thảo năm 2008 này sẽ là một cơ hội để các sinh viên Công Giáo cùng tham gia vào những cuộc bàn luận với các nhà lãnh đạo quốc tế, các học giả cùng các viên chức khác về thông điệp hy vọng của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và vị Chủ Tịch của Tổ Chức Con Đường Hòa Bình sẽ hướng dẫn cuộc hội thảo này bắt đầu từ ngày 18 đến 23 tháng 5 sắp tới.
Các chuyên gia khác, cùng các nhà thần học, các chuyên viên về xã hội học, các viên chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc và các vị Đại Sứ sẽ cùng tham gia vào cuộc hội thảo này với các sinh viên Đại Học Công Giáo.
Mục đích chính của cuộc hội thảo năm nay là tạo cơ hội cho các sinh viên Đại Học Công Giáo mở rộng tầm nhìn và tiếp cận mới cách sâu sa hơn về những giảng dạy có liên quan đến đạo đức luân lý và xã hội của Giáo Hội Công Giáo, để các em có thể lĩnh hội được những giá trị bền vững hơn, từ đó giúp hình thành nên cách suy nghĩ và lương tâm đúng đắn đến cho các em, và để khuyến khích các em tích cực tham gia hơn vào các hoạt động xã hội để biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn để tất cả mọi người cùng chung sống với nhau.
Tổ Chức Con Đường Hòa Bình được thành lập vào năm 1991, và sứ mạng chính của Tổ Chức là hổ trợ việc giáo dục đào tạo, và các hoạt động có liên quan đến văn hóa và nhân bản để hoàn thiện Sứ Vụ của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc.
Đại Diện Của Tòa Thánh Tại Liên Hiệp Quốc Bảo Trợ Cho Cuộc Hội Thảo Này
NEW YORK (Zenit.org).- Các sinh viên Đại Học Công Giáo sẽ có một cơ hội độc nhất vô nhị để cùng nhau tìm hiểu và đào sâu hơn về sứ điệp hy vọng mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI mang đến nhân dịp Ngài viếng thăm mục vụ Hoa Kỳ vào Tháng 4/2008 vừa qua.
Tổ Chức Con Đường Hòa Bình (The Path to Peace Foundation) đã công bố ra cuộc hội thảo lần thứ 3 hằng năm về quan điểm xã hội của Giáo Hội cho các sinh viên Đại Học Công Giáo. Chủ đề của cuộc hội thảo năm nay chính là: "Các Sinh Viên Đại Học Công Giáo và Lợi Ích Chung qua việc Dựng Xây Một Thế Giới của Niềm Hy Vọng và Một Công Đồng Hòa Bình" (Catholic College Students and the Common Good: Building a World of Hope and a Community for Peace).
Cuộc hội thảo năm 2008 này sẽ là một cơ hội để các sinh viên Công Giáo cùng tham gia vào những cuộc bàn luận với các nhà lãnh đạo quốc tế, các học giả cùng các viên chức khác về thông điệp hy vọng của Đức Thánh Cha.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và vị Chủ Tịch của Tổ Chức Con Đường Hòa Bình sẽ hướng dẫn cuộc hội thảo này bắt đầu từ ngày 18 đến 23 tháng 5 sắp tới.
Các chuyên gia khác, cùng các nhà thần học, các chuyên viên về xã hội học, các viên chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc và các vị Đại Sứ sẽ cùng tham gia vào cuộc hội thảo này với các sinh viên Đại Học Công Giáo.
Mục đích chính của cuộc hội thảo năm nay là tạo cơ hội cho các sinh viên Đại Học Công Giáo mở rộng tầm nhìn và tiếp cận mới cách sâu sa hơn về những giảng dạy có liên quan đến đạo đức luân lý và xã hội của Giáo Hội Công Giáo, để các em có thể lĩnh hội được những giá trị bền vững hơn, từ đó giúp hình thành nên cách suy nghĩ và lương tâm đúng đắn đến cho các em, và để khuyến khích các em tích cực tham gia hơn vào các hoạt động xã hội để biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn để tất cả mọi người cùng chung sống với nhau.
Tổ Chức Con Đường Hòa Bình được thành lập vào năm 1991, và sứ mạng chính của Tổ Chức là hổ trợ việc giáo dục đào tạo, và các hoạt động có liên quan đến văn hóa và nhân bản để hoàn thiện Sứ Vụ của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc.
Trang Web của Tòa Thánh Vừa Mới Có Thêm Phần Tiếng La Tinh
Anthony Lê
10:15 13/05/2008
Trang Web của Tòa Thánh Vừa Mới Có Thêm Phần Tiếng La Tinh
VATICAN CITY (VIS) - Bắt đầu từ ngày 9 tháng 5 vừa qua, trang Web của Tòa Thánh có thêm phần tiếng La Tinh - thứ ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
Bên cạnh các ngôn ngữ khác hiện có tại trang Web (www.vatican.va) trong vòng nhiều năm qua như: Ý, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Bồ Đào Nha, một phần mới là "Sancta Sedes Latine," giờ đây được thêm vào.
Do đó, khi bấm vào trang nối kết đó, người dùng sẽ được dẫn đến trang gọi là "Documenta Latina" (tức Văn Kiện bằng tiếng La Tinh) là nơi mà người dùng sẽ chọn lựa để xem về tiểu sử của các vị Giáo Hoàng ("Summi Pontifices"), về Thánh Kinh ("Biblia Sacra"), về Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ("Catechismus Catholicae Ecclesiae"), về các văn kiện của Công Đồng Chung Vaticăn II ("Concilium Vaticanum II"), và Bộ Giáo Luật ("Codex Iuris Canonici").
Cũng có thêm một phần nói về Giáo Triều Rôma ("Romana Curia") là nơi có các văn kiện nói về các hoạt động của các Bộ trong Vaticăn.
Cũng trong phần đó, có một phần phụ nhằm nói về Tổ Chức "Latinitas," một Tổ Chức được Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thành lập vào năm 1976 nhằm nghiên cứu về ngôn ngữ La Tinh, về các văn chương Kitô Giáo cổ điển và Trung Cổ bằng tiếng La Tinh, cũng như việc cổ võ tiếng La Tinh thông qua việc xuất bản các sách báo về ngôn ngữ La Tinh, và qua các phương tiện truyền thông khác.
VATICAN CITY (VIS) - Bắt đầu từ ngày 9 tháng 5 vừa qua, trang Web của Tòa Thánh có thêm phần tiếng La Tinh - thứ ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội Công Giáo.
Bên cạnh các ngôn ngữ khác hiện có tại trang Web (www.vatican.va) trong vòng nhiều năm qua như: Ý, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Bồ Đào Nha, một phần mới là "Sancta Sedes Latine," giờ đây được thêm vào.
Do đó, khi bấm vào trang nối kết đó, người dùng sẽ được dẫn đến trang gọi là "Documenta Latina" (tức Văn Kiện bằng tiếng La Tinh) là nơi mà người dùng sẽ chọn lựa để xem về tiểu sử của các vị Giáo Hoàng ("Summi Pontifices"), về Thánh Kinh ("Biblia Sacra"), về Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ("Catechismus Catholicae Ecclesiae"), về các văn kiện của Công Đồng Chung Vaticăn II ("Concilium Vaticanum II"), và Bộ Giáo Luật ("Codex Iuris Canonici").
Documenta Latina |
Cũng có thêm một phần nói về Giáo Triều Rôma ("Romana Curia") là nơi có các văn kiện nói về các hoạt động của các Bộ trong Vaticăn.
Cũng trong phần đó, có một phần phụ nhằm nói về Tổ Chức "Latinitas," một Tổ Chức được Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thành lập vào năm 1976 nhằm nghiên cứu về ngôn ngữ La Tinh, về các văn chương Kitô Giáo cổ điển và Trung Cổ bằng tiếng La Tinh, cũng như việc cổ võ tiếng La Tinh thông qua việc xuất bản các sách báo về ngôn ngữ La Tinh, và qua các phương tiện truyền thông khác.
Cựu Bộ Trưởng nước Jordan nói Hồi giáo sẽ chiếm lãnh Rôma
Phụng Nghi
12:01 13/05/2008
Một cựu bộ trưởng nước Jordan, nhân cơ hội bình luận về sức mạnh của Tây phương đang trên đà đi xuống, có nói trên đài truyền hình phát đi bằng tiếng Ả rập, rằng Hồi giáo sẽ chinh phục được Rôma. Ông nói tiếp rằng Tây ban nha là đất của Hồi giáo, sẽ được chiếm lại, và Mỹ quốc đã bắt đầu nhận ra nó “gần đến ngày tận số.”
Nhận xét của ông cựu bộ trưởng tôn giáo Ali Al-Faqir nước Jordan được phát trên đài Truyền hình Al-Aqsa hôm 2 tháng 5.
Theo bản ghi chép lại của Viện Nghiên Cứu Truyền thông Trung Đông (Middle East Media Research Institute), thì Al-Faqir nói rằng đất Palestine, từ sông Jordan cho đến Địa trung hải là phần đất của Hồi giáo. Ông nói: “Tây ban nha – Andalusia – cũng là đất Hồi giáo.
“Đất đai Hồi giáo bị kẻ thù chiếm đoạt sẽ lại trở thành đất đai của đạo Hồi. Hơn thế, chúng tôi còn tiến xa hơn các nước này nữa, những nơi đã có lúc bị mất. Chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi sẽ chinh phục Rôma, giống như Constantinople đã có lần bị chinh phục, và cũng như nó sẽ bị chinh phục lại.
Ông nói: “Mỹ đã chiếm cứ, la lối nạt nộ, tức đến sủi bọt mép, và tuyên bố, giống như Pharaô: ‘Ta là Thượng đế tối cao của ngươi’, nhưng nó sẽ đến ngày tàn, và chúng đã bắt đầu nhận thấy ngày tàn của chúng đang gần kề.”
Al-Faqir sau đó ám chỉ đến lời bình luận về ưu thế đang trên đà tuột dốc của Mỹ và Âu châu.
Theo bản ghi chép lại của Viện Nghiên Cứu Truyền thông Trung Đông, Al-Faqir nói: “Chúng ta đã bắt đầu đọc thấy trên báo chí Mỹ và châu Âu rằng ‘vinh quang của chúng tôi đang tàn tạ, và không có gì chúng tôi có thể làm được để cứu vãn’”.
“Sáng nay, trên đài truyền hình Al-Jazeera tôi thấy các khoa hoa học gia và các nhà lý thuyết chiến lược người Mỹ nói rằng nước Mỹ sắp đến ngày tàn. Họ đã nói điều ấy trước đây về Liên bang Sô viết, và, quả thực, Sô viết đã đến ngày tàn, còn bây giờ thì chúng tôi nói Mỹ và Liên hiệp châu Âu sẽ đến ngày tận số, chỉ còn sức mạnh đang lên của Hồi giáo là thắng thế.”
Các chuyên gia, các nhà bình luận Mỹ và châu Âu mới đây đã thảo luận về sự đi xuống rõ rệt nơi quyền lực của Mỹ, nhất là nơi sức mạnh kinh tế.
Viết trong tờ báo Los Angeles Times, nhà bình luận về an ninh quốc gia Fred Kaplan nói rằng “những hành động ngu xuẩn” của Tổng thống George W. Bush đã đẩy nhanh đà suy giảm ảnh hưởng của Mỹ. Kaplan viết: “Chúng ta đã là một siêu cường suốt hơn nửa thế kỷ. Nay chúng ta chỉ đứng trên các nước hạng trung trong một thế giới không có ai nắm quyền làm chủ.”
Parag Khanna, một nghiên cứu sinh tại New America Foundation, có viết trong báo New York Times rằng Mỹ đang “thi đua – và thua cuộc – trong một thị trường địa chính trị (geopolitical)”, với lý luận rằng việc toàn cầu hóa đã làm xói mòn tính ưu việt của Mỹ.
Fareed Zakaria, biên tập viên mục Quốc tế của báo Newsweek, cho in một đoạn văn trích từ cuốn sách mới xuất bản của ông, trong số báo Newsweek ra ngày 12 tháng 5. Zakaria lý luận rằng một “chuyển đổi mạnh như địa chấn” về quyền lực và quan điểm đã đưa thế giới đi vào một giai đoạn hậu Mỹ quốc, giai đoạn mà Hoa kỳ sẽ không còn ảnh hưởng vô địch rộng lớn nước này có được trong những thập niên mới qua.
Các người viết khác lại lý luận rằng sự thống trị của văn hóa và kinh tế Mỹ sẽ vẫn còn tiếp tục. Kevin Hassett, giám đốc về chính sách kinh tế của American Enterprise Institute khuyên độc giả cứ việc “làm ngơ trước các lời ai điếu.”
Có thể xem đoạn video về lời nhận xét của Ali Al-Faqir tại đây: http://www.memritv.org/clip/en/1761.htm
Nguồn: Catholic News Agency
Nhận xét của ông cựu bộ trưởng tôn giáo Ali Al-Faqir nước Jordan được phát trên đài Truyền hình Al-Aqsa hôm 2 tháng 5.
Theo bản ghi chép lại của Viện Nghiên Cứu Truyền thông Trung Đông (Middle East Media Research Institute), thì Al-Faqir nói rằng đất Palestine, từ sông Jordan cho đến Địa trung hải là phần đất của Hồi giáo. Ông nói: “Tây ban nha – Andalusia – cũng là đất Hồi giáo.
“Đất đai Hồi giáo bị kẻ thù chiếm đoạt sẽ lại trở thành đất đai của đạo Hồi. Hơn thế, chúng tôi còn tiến xa hơn các nước này nữa, những nơi đã có lúc bị mất. Chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi sẽ chinh phục Rôma, giống như Constantinople đã có lần bị chinh phục, và cũng như nó sẽ bị chinh phục lại.
Ông nói: “Mỹ đã chiếm cứ, la lối nạt nộ, tức đến sủi bọt mép, và tuyên bố, giống như Pharaô: ‘Ta là Thượng đế tối cao của ngươi’, nhưng nó sẽ đến ngày tàn, và chúng đã bắt đầu nhận thấy ngày tàn của chúng đang gần kề.”
Al-Faqir sau đó ám chỉ đến lời bình luận về ưu thế đang trên đà tuột dốc của Mỹ và Âu châu.
Ali Al-Faqir đang phát biểu trên đài Al-Aqsa |
Theo bản ghi chép lại của Viện Nghiên Cứu Truyền thông Trung Đông, Al-Faqir nói: “Chúng ta đã bắt đầu đọc thấy trên báo chí Mỹ và châu Âu rằng ‘vinh quang của chúng tôi đang tàn tạ, và không có gì chúng tôi có thể làm được để cứu vãn’”.
“Sáng nay, trên đài truyền hình Al-Jazeera tôi thấy các khoa hoa học gia và các nhà lý thuyết chiến lược người Mỹ nói rằng nước Mỹ sắp đến ngày tàn. Họ đã nói điều ấy trước đây về Liên bang Sô viết, và, quả thực, Sô viết đã đến ngày tàn, còn bây giờ thì chúng tôi nói Mỹ và Liên hiệp châu Âu sẽ đến ngày tận số, chỉ còn sức mạnh đang lên của Hồi giáo là thắng thế.”
Các chuyên gia, các nhà bình luận Mỹ và châu Âu mới đây đã thảo luận về sự đi xuống rõ rệt nơi quyền lực của Mỹ, nhất là nơi sức mạnh kinh tế.
Viết trong tờ báo Los Angeles Times, nhà bình luận về an ninh quốc gia Fred Kaplan nói rằng “những hành động ngu xuẩn” của Tổng thống George W. Bush đã đẩy nhanh đà suy giảm ảnh hưởng của Mỹ. Kaplan viết: “Chúng ta đã là một siêu cường suốt hơn nửa thế kỷ. Nay chúng ta chỉ đứng trên các nước hạng trung trong một thế giới không có ai nắm quyền làm chủ.”
Parag Khanna, một nghiên cứu sinh tại New America Foundation, có viết trong báo New York Times rằng Mỹ đang “thi đua – và thua cuộc – trong một thị trường địa chính trị (geopolitical)”, với lý luận rằng việc toàn cầu hóa đã làm xói mòn tính ưu việt của Mỹ.
Fareed Zakaria, biên tập viên mục Quốc tế của báo Newsweek, cho in một đoạn văn trích từ cuốn sách mới xuất bản của ông, trong số báo Newsweek ra ngày 12 tháng 5. Zakaria lý luận rằng một “chuyển đổi mạnh như địa chấn” về quyền lực và quan điểm đã đưa thế giới đi vào một giai đoạn hậu Mỹ quốc, giai đoạn mà Hoa kỳ sẽ không còn ảnh hưởng vô địch rộng lớn nước này có được trong những thập niên mới qua.
Các người viết khác lại lý luận rằng sự thống trị của văn hóa và kinh tế Mỹ sẽ vẫn còn tiếp tục. Kevin Hassett, giám đốc về chính sách kinh tế của American Enterprise Institute khuyên độc giả cứ việc “làm ngơ trước các lời ai điếu.”
Có thể xem đoạn video về lời nhận xét của Ali Al-Faqir tại đây: http://www.memritv.org/clip/en/1761.htm
Nguồn: Catholic News Agency
ĐHY Bernadin Gantin, khuôn mặt vĩ đại của Toà Thánh qua đời
Đức Long
16:54 13/05/2008
COTONOU- 13/05/08 (AFP), ĐHY người tiểu Vương Quốc Benin cựu niên trưởng Hồng Y Đoàn Giáo Hội Công Giáo Ramo đã qua đời hôm thứ Ba, thọ 86 tuổi, nguồn tin chính thức ở Cotonou cho AFP biết.
Ông Victor Topanou, tổng bí thư chính phủ, công bố với AFP rằng “ Chúng tôi vừa mất đi một trong những người con xướng đáng của đất nước, của cả châu Phi”.
Ông nói thêm: chính quyền Benin bắt đầu sắp xếp để mau chóng đưa di hài của ngài về và phái ngay lấp tức bộ y tế đến Paris để “ lo cho người con vĩ đại trở về”.
ĐYH sinh ngày 08 /05 /1922 tại Cotonou, vào chủng viện năm 1936, thụ phong linh mục ngày 14/07/ 1951. Ngài được ĐGH Phao lô VI bổ nhiệm làm Hồng Y ( cùng lúc với Hồng Y Giuse Ratzinger, nay la Giáo Hoàng Beneđictô XVI) trong cuộc hội nghị ngày 27/06/1977.
Ngài từng làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục vùng Tây Phi ( gồm Togo, Benin, Biển Ngà, Senegal, Nigêria, và Guinê, ngài được ĐGH Phao lô VI gọi về Roma vào Bộ truyền bá Đức Tin ( ngày nay gọi là Bộ truyền bá tin mừng các dân tộc) năm 1971, lập tức ngài từ chức tổng giám mục Totonou.
Năm 1987, ĐGH Gio an Phao lô I qua đời, ĐYH Gantin được coi như mmột trong những ứng viên “giáo hoàng”.
Ngày 08/04/1984, ĐGH Gioan Phao lô II bổ nhiệm ngài làm chủ tịch Hội Đồng giáo hoàng vùng Châu Mỹ latin và trưởng Hội Đoàn giám mục.
Với chức vụ này, ĐHY Gantin là người công bố sắc lệnh ngày 01/07/1988, dứt phép thông công giám mục Marcel Lefebrre, trưởng hội huynh đoàn Thánh Piô X, “vì hành vi ly giáo” chống lại Công Đồng Vatican II. Cùng lúc, giám mục Castro-Mayer cộng tác và cùng bốn tân giám mục cũng bị dứt phép thông công.
Ngày 0//06/1993, ĐHY Gantin trở thành niên trưởng Hồng Y Đoàn, ngài tham gia vào cuộc họp 2005, nhưng không có quyền bầu vì do quá hạn tuổi.
Cho đến lúc qua đời, ngài luôn mang danh hiệu Hồng Y niên trưởng danh dự của Hồng Y Đoàn.
Ông Victor Topanou, tổng bí thư chính phủ, công bố với AFP rằng “ Chúng tôi vừa mất đi một trong những người con xướng đáng của đất nước, của cả châu Phi”.
Ông nói thêm: chính quyền Benin bắt đầu sắp xếp để mau chóng đưa di hài của ngài về và phái ngay lấp tức bộ y tế đến Paris để “ lo cho người con vĩ đại trở về”.
ĐYH sinh ngày 08 /05 /1922 tại Cotonou, vào chủng viện năm 1936, thụ phong linh mục ngày 14/07/ 1951. Ngài được ĐGH Phao lô VI bổ nhiệm làm Hồng Y ( cùng lúc với Hồng Y Giuse Ratzinger, nay la Giáo Hoàng Beneđictô XVI) trong cuộc hội nghị ngày 27/06/1977.
Ngài từng làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục vùng Tây Phi ( gồm Togo, Benin, Biển Ngà, Senegal, Nigêria, và Guinê, ngài được ĐGH Phao lô VI gọi về Roma vào Bộ truyền bá Đức Tin ( ngày nay gọi là Bộ truyền bá tin mừng các dân tộc) năm 1971, lập tức ngài từ chức tổng giám mục Totonou.
Năm 1987, ĐGH Gio an Phao lô I qua đời, ĐYH Gantin được coi như mmột trong những ứng viên “giáo hoàng”.
Ngày 08/04/1984, ĐGH Gioan Phao lô II bổ nhiệm ngài làm chủ tịch Hội Đồng giáo hoàng vùng Châu Mỹ latin và trưởng Hội Đoàn giám mục.
Với chức vụ này, ĐHY Gantin là người công bố sắc lệnh ngày 01/07/1988, dứt phép thông công giám mục Marcel Lefebrre, trưởng hội huynh đoàn Thánh Piô X, “vì hành vi ly giáo” chống lại Công Đồng Vatican II. Cùng lúc, giám mục Castro-Mayer cộng tác và cùng bốn tân giám mục cũng bị dứt phép thông công.
Ngày 0//06/1993, ĐHY Gantin trở thành niên trưởng Hồng Y Đoàn, ngài tham gia vào cuộc họp 2005, nhưng không có quyền bầu vì do quá hạn tuổi.
Cho đến lúc qua đời, ngài luôn mang danh hiệu Hồng Y niên trưởng danh dự của Hồng Y Đoàn.
Sứ mệnh của các phương tiện truyền thông xã hội
Linh Tiến Khải
17:33 13/05/2008
Sứ mệnh của các phương tiện truyền thông xã hội
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hồi Đồng Tòa Thánh Truyền Thông, về sứ mệnh của các phương tiện truyền thông theo sứ điệp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Chúa Nhật mùng 4-5-2008 là Ngày truyền thông quốc tế lần thứ 42. Nhân dịp này tại Italia nhiều giáo phận có thói quen cử hành tuần truyền thông với các thánh lễ, các cuộc diễn thuyết, các buổi hội thảo và các buổi hòa nhạc.
Điển hình như tại Napoli, nam Italia, chiều ngày mùng 6-5-2008 đã có buổi diễn thuyết về đề tài ”Sự thật và con người, thông tin giữa quyền lợi và luân lý”, tại phân khoa chính trị của đại học thành phố. Tại Firenze trung Italia, ngày mùng 7-5-2008 đã có cuộc thảo luận bàn tròn với sự tham dự của Đức Cha Gastone, Giám Mục Prato và ông Leonardo Bianchi, giáo sư dậy môn ”Quyền thông tin” tại đại học Firenze. Trong khi tại Agrigento văn phòng truyền thông của giáo phận cùng với nhà sách Thánh Phaolô đưa ra nhiều sáng kiến liên tục trong một tuần để gây ý thức cho các giới chức giáo dục cũng như tín hữu và dân chúng, về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công tác giáo dục.
Tại Palermo ngày mùng 9-5-2008 đã có buổi diền thuyết về đề tài ”Thông tin luân lý: trách nhiệm thông tin và đào tạo của các phương tiện truyền thông trong việc phục vụ sự thật cho một thế giới công bằng và liên đới hơn”. Đặc biệt đã có buổi diễn thuyết ngày mùng 8-5-2008 về đề tài: ”Các phương tiện truyền thông: một thách đố đối với việc giáo dục” với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục sở tại và nhiều nhà báo và chuyên viên truyền thông. Tại Torino, từ ngày 16-4-2008 đã có khóa huyấn luyện việc dùng các phương tiện truyền thông trong những năm đầu của của trường học, với sự tham dự của 200 trẻ em các lớp tiểu học. Khóa học do Nhà Xuất bản Thánh Phaolo, các Nữ Tu thánh Phaolo cùng tổ chức và bảo trợ với Liên hiệp truyền thông Italia. Bên cạnh đó là các buổi hội thảo bàn tròn với Linh Mục Bruno Ferreo, đặc trách nhà xuất bản Elle Di Ci của dòng Salesien và giáo sư Alberto Parola, thuộc đại học Torino và là chủ tịch Hiệp hội truyền thông Italia.
Trong sứ điệp gửi Ngày Truyền Thông Quốc Tế lần thứ 42 tựa đề ”Các phương tiện truyền thống xã hội: trước hai ngã đường của khuynh hướng tác nhân và việc phục vụ. Tìm kiếm sự thật để chia sẻ sự thật”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nêu bật rằng việc tìm kiếm và trình bầy sự thật về con người là ơn gọi cao qúy nhất của nghành truyền thông xã hội. Vì các phương tiện truyền thông xã hội không chỉ là phương tiện phổ biến các tư tưởng, mà cũng có thể và phải là các dụng cụ phục vụ một thế giới công bằng và liên đới hơn, bằng cách lựa chọn một cách có ý thức và quyết liệt bảo vệ con người và hoàn toàn tôn trọng phẩm giá của nó. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha mời gọi giới truyền thông xây dựng một nền luân lý truyền thông, một nghành truyền thông đứng về phía sự thật về con người và tránh trở thành chiếc loa của chủ thuyết duy vật kinh tế và tương đối luân lý.
Đề cập tới tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông xã hội trong cuộc sống con người và xã hội ngày nay, Đức Thánh Cha nói rằng chúng đã trở thành một phần của các tương quan liên bản vị và trong các tiến trình xã hội, kinh tế chính trị và tôn giáo. Các kỹ thuật tân tiến đã khiến cho các phương tiện truyền thông có được sức mạnh phi thường, nhưng đồng thời cũng đặt ra các câu hỏi và vấn đề chưa từng có. Không ai có thể phủ nhận phần đóng góp của chúng cho xã hội: từ việc xóa bỏ mù chữ đến phát triển nền dân chủ và đối thoại giữa các dân tộc. Nhưng các phương tiện truyền thông cũng có nguy cơ biến thành các hệ thống bắt con người tùng phục các luận lý của lợi lộc đang thống trị lúc đó. Đó là trường hợp của việc truyền thông bị sử dụng cho các mục đích ý thức hệ. Lấy cớ là trình bày thực tại, thực ra nó hướng tới chỗ hợp thức hóa và áp đặt các mô thức méo mó của cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội.
Vì thế phải làm sao để cho các phương tiện truyền thông không trở thành dụng cụ lèo lái lương tâm con người, nhưng phục vụ con người và công ích và trợ giúp việc đào tạo luân lý khiến cho con người nội tâm được lớn lên. Khi việc truyền thông mất đi các mốc neo luân lý và thoát khỏi sự kiểm soát xã hội, thì rốt cuộc nó cũng sẽ không chú ý tới tính cách trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của con người nữa, và có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm, trên các lựa chọn, sự tự do và chính cuộc sống của con người.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông về Ngày Truyền Thông Quốc Tế và sứ điệp nói trên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Hỏi: Thưa Đức Cha Celli, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã muốn diễn tả điều gì khi đưa ra đề tài ”Các phương tiện truyền thống xã hội: trước hai ngã đường của khuynh hướng lấy mình làm điểm quy chiếu và việc phục vụ. Tìm kiếm sự thật để chia sẻ sự thật” cho sứ điệp của Ngày Quốc Tế Truyền Thông thứ 42?
Đáp: Như có người trong giới truyền thông đã nói: qua đề tài này Đức Thánh Cha đụng chạm đến điểm nòng cốt của vấn đề. Một lần nữa xem ra phải nhìn tất cả trong chiều kích nhân chủng học, mà Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh. Tôi có ý nói rằng trên con đường hiện thực nhân bản tính của mình - nhân bản tính trong một cái nhìn rộng rãi, toàn diện - con người ngày nay cần tìm kiếm ”đỉnh cao”.
Cách đây mấy hôm Đức Thánh Cha đã nói về việc say mê kiếm tìm sự thật. Các phương tiện truyền thông cũng đi trên con đường tìm kiếm đó, vì thế chúng ta hiểu tại sao Đức Thánh Cha lại nói đến hai ngã đường giữa việc lấy mình làm điểm tham chiếu và việc phục vụ. Từ ”đề cao nhân vật hay tác nhân” ám chỉ sự kiện đôi khi các phương tiện truyền thông xã hội có thể tự lấy mình làm điểm quy chiếu, nghĩa là quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ con người đang tiến bước, đang tìm kiếm, và cần hiểu biết. Vì thế các phương tiện truyền thông xã hội phải cho con người cơ may ngày càng hiểu biết sự thật và đạt tới sự thật hơn. Vì điều này cho phép con người là người thật.
Hỏi: Tuy nhiên có một vấn đề khác nữa: đó là các phương tiện truyền thông cũng phản ánh một xã hội nhẹ dạ, hời hợt bề ngoài, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, đúng thế. Và vấn đề là ở đó. Từ phía mình Giáo Hội đánh giá tích cực các phương tiện truyền thông. Đó là điều có thể nhận ra trong phần đầu sứ điệp của Đức Thánh Cha, trong đó Đức Thánh Cha đề cao phần đóng góp tích cực của các phương tiện truyền thông cho các phát triển đích thực của nhân loại trong thời đại ngày nay. Đàng khác Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh sự kiện các phương tiện truyền thông phải tự hỏi xem đâu là vai trò mình phải có, không phải trong xã hội cho bằng trên lộ trình tiến bước của con người. Và chúng ta lại ở trên hai ngã đường giữa việc tự lấy mình làm điểm tham chiếu và việc tìm kiếm sự thật, và chính ở điểm này Đức Thánh Cha đề cập tới nền luân lý thông tin. Như thế chúng ta thấy toàn bộ vấn đề gắn liền với điểm nòng cốt này. Nó đòi hỏi một suy tư nghiêm chỉnh và chín chắn.
Hỏi: Như vậy các phương tiện truyền thông có thể định hướng lộ trình này bằng cách thức nào thưa Đức Cha?
Đáp: Chắc hẳn qúy vị còn nhớ sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay, và lời Đức Thánh Cha mời gọi chú ý tới ý tưởng về gia đình, như là nơi con người học thứ ngôn ngữ của sự tôn trọng, đối thoại và liên đới. Chính trong bối cảnh chiều kích này của gia đình mà các phương tiện truyền thông có vai trò phải chu toàn. Chúng ta thấy khi các nhà báo lãnh nhận một giải thưởng, thì không phải vì công việc hời hợt phiến diện bề ngoài của họ hay vì các dịch vụ điên dại của họ, nhưng họ được thưởng vì đã đưa ra một sự thật, trình bầy và đào sâu sự thật đó khiến cho nó trao ban các kích thích giúp suy tư và tìm ra giải pháp cho các vấn đề. Và tôi tin rằng đó là vai trò lớn lao của các phương tiện truyền thông. Thế rồi nếu chúng ta đặt vấn đề trong bối cảnh của Kitô giáo và lồng khung vào đề tài Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới về Lời Chúa trong Giáo Hội và trong thế giới, thì các phương tiện thuyền trông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông công giáo, là phương tiện của việc loan báo Lời Chúa và sự thật trong nghĩa tràn đầy của nó.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong lộ trình mà Đức Cha nói tới trên đây và trong lộ trình của xã hội nói chung, các phương tiện truyền thông công giáo có vai trò nào và có thể có thêm các vai trò nào nữa?
Đáp: Cách đây mấy ngày trong một phiên họp tôi đã đề cập tới ”việc phục vụ văn hóa”, một việc phục vụ trong mọi lãnh vực. Qúy vị cứ thử tưởng tượng trong một viễn tượng rộng rãi của nền văn hóa như thế, các phương tiện truyền thông công giáo có thể có vai trò nào, kể cả đối với những người ngoài Giáo Hội nữa. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng các phương tiện truyền thông công giáo chỉ được nhìn những gì bên trong Giáo Hội thôi, dĩ nhiên điều này đúng chứ không sai. Nhưng mà theo tôi chúng có thể có sức nặng đối với cả những người ở xa, những người không hiện diện, những người cô đơn. Đó chính là lý do tại sao các phương tiện truyền thông công giáo phải chu toàn việc phục vụ văn hóa của mình.
(Avvenire 3-5-2008)
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hồi Đồng Tòa Thánh Truyền Thông, về sứ mệnh của các phương tiện truyền thông theo sứ điệp Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Chúa Nhật mùng 4-5-2008 là Ngày truyền thông quốc tế lần thứ 42. Nhân dịp này tại Italia nhiều giáo phận có thói quen cử hành tuần truyền thông với các thánh lễ, các cuộc diễn thuyết, các buổi hội thảo và các buổi hòa nhạc.
Điển hình như tại Napoli, nam Italia, chiều ngày mùng 6-5-2008 đã có buổi diễn thuyết về đề tài ”Sự thật và con người, thông tin giữa quyền lợi và luân lý”, tại phân khoa chính trị của đại học thành phố. Tại Firenze trung Italia, ngày mùng 7-5-2008 đã có cuộc thảo luận bàn tròn với sự tham dự của Đức Cha Gastone, Giám Mục Prato và ông Leonardo Bianchi, giáo sư dậy môn ”Quyền thông tin” tại đại học Firenze. Trong khi tại Agrigento văn phòng truyền thông của giáo phận cùng với nhà sách Thánh Phaolô đưa ra nhiều sáng kiến liên tục trong một tuần để gây ý thức cho các giới chức giáo dục cũng như tín hữu và dân chúng, về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong công tác giáo dục.
Tại Palermo ngày mùng 9-5-2008 đã có buổi diền thuyết về đề tài ”Thông tin luân lý: trách nhiệm thông tin và đào tạo của các phương tiện truyền thông trong việc phục vụ sự thật cho một thế giới công bằng và liên đới hơn”. Đặc biệt đã có buổi diễn thuyết ngày mùng 8-5-2008 về đề tài: ”Các phương tiện truyền thông: một thách đố đối với việc giáo dục” với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục sở tại và nhiều nhà báo và chuyên viên truyền thông. Tại Torino, từ ngày 16-4-2008 đã có khóa huyấn luyện việc dùng các phương tiện truyền thông trong những năm đầu của của trường học, với sự tham dự của 200 trẻ em các lớp tiểu học. Khóa học do Nhà Xuất bản Thánh Phaolo, các Nữ Tu thánh Phaolo cùng tổ chức và bảo trợ với Liên hiệp truyền thông Italia. Bên cạnh đó là các buổi hội thảo bàn tròn với Linh Mục Bruno Ferreo, đặc trách nhà xuất bản Elle Di Ci của dòng Salesien và giáo sư Alberto Parola, thuộc đại học Torino và là chủ tịch Hiệp hội truyền thông Italia.
Trong sứ điệp gửi Ngày Truyền Thông Quốc Tế lần thứ 42 tựa đề ”Các phương tiện truyền thống xã hội: trước hai ngã đường của khuynh hướng tác nhân và việc phục vụ. Tìm kiếm sự thật để chia sẻ sự thật”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nêu bật rằng việc tìm kiếm và trình bầy sự thật về con người là ơn gọi cao qúy nhất của nghành truyền thông xã hội. Vì các phương tiện truyền thông xã hội không chỉ là phương tiện phổ biến các tư tưởng, mà cũng có thể và phải là các dụng cụ phục vụ một thế giới công bằng và liên đới hơn, bằng cách lựa chọn một cách có ý thức và quyết liệt bảo vệ con người và hoàn toàn tôn trọng phẩm giá của nó. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha mời gọi giới truyền thông xây dựng một nền luân lý truyền thông, một nghành truyền thông đứng về phía sự thật về con người và tránh trở thành chiếc loa của chủ thuyết duy vật kinh tế và tương đối luân lý.
Đề cập tới tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông xã hội trong cuộc sống con người và xã hội ngày nay, Đức Thánh Cha nói rằng chúng đã trở thành một phần của các tương quan liên bản vị và trong các tiến trình xã hội, kinh tế chính trị và tôn giáo. Các kỹ thuật tân tiến đã khiến cho các phương tiện truyền thông có được sức mạnh phi thường, nhưng đồng thời cũng đặt ra các câu hỏi và vấn đề chưa từng có. Không ai có thể phủ nhận phần đóng góp của chúng cho xã hội: từ việc xóa bỏ mù chữ đến phát triển nền dân chủ và đối thoại giữa các dân tộc. Nhưng các phương tiện truyền thông cũng có nguy cơ biến thành các hệ thống bắt con người tùng phục các luận lý của lợi lộc đang thống trị lúc đó. Đó là trường hợp của việc truyền thông bị sử dụng cho các mục đích ý thức hệ. Lấy cớ là trình bày thực tại, thực ra nó hướng tới chỗ hợp thức hóa và áp đặt các mô thức méo mó của cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội.
Vì thế phải làm sao để cho các phương tiện truyền thông không trở thành dụng cụ lèo lái lương tâm con người, nhưng phục vụ con người và công ích và trợ giúp việc đào tạo luân lý khiến cho con người nội tâm được lớn lên. Khi việc truyền thông mất đi các mốc neo luân lý và thoát khỏi sự kiểm soát xã hội, thì rốt cuộc nó cũng sẽ không chú ý tới tính cách trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của con người nữa, và có nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm, trên các lựa chọn, sự tự do và chính cuộc sống của con người.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Truyền Thông về Ngày Truyền Thông Quốc Tế và sứ điệp nói trên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Hỏi: Thưa Đức Cha Celli, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã muốn diễn tả điều gì khi đưa ra đề tài ”Các phương tiện truyền thống xã hội: trước hai ngã đường của khuynh hướng lấy mình làm điểm quy chiếu và việc phục vụ. Tìm kiếm sự thật để chia sẻ sự thật” cho sứ điệp của Ngày Quốc Tế Truyền Thông thứ 42?
Đáp: Như có người trong giới truyền thông đã nói: qua đề tài này Đức Thánh Cha đụng chạm đến điểm nòng cốt của vấn đề. Một lần nữa xem ra phải nhìn tất cả trong chiều kích nhân chủng học, mà Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh. Tôi có ý nói rằng trên con đường hiện thực nhân bản tính của mình - nhân bản tính trong một cái nhìn rộng rãi, toàn diện - con người ngày nay cần tìm kiếm ”đỉnh cao”.
Cách đây mấy hôm Đức Thánh Cha đã nói về việc say mê kiếm tìm sự thật. Các phương tiện truyền thông cũng đi trên con đường tìm kiếm đó, vì thế chúng ta hiểu tại sao Đức Thánh Cha lại nói đến hai ngã đường giữa việc lấy mình làm điểm tham chiếu và việc phục vụ. Từ ”đề cao nhân vật hay tác nhân” ám chỉ sự kiện đôi khi các phương tiện truyền thông xã hội có thể tự lấy mình làm điểm quy chiếu, nghĩa là quên đi nhiệm vụ của mình là phục vụ con người đang tiến bước, đang tìm kiếm, và cần hiểu biết. Vì thế các phương tiện truyền thông xã hội phải cho con người cơ may ngày càng hiểu biết sự thật và đạt tới sự thật hơn. Vì điều này cho phép con người là người thật.
Hỏi: Tuy nhiên có một vấn đề khác nữa: đó là các phương tiện truyền thông cũng phản ánh một xã hội nhẹ dạ, hời hợt bề ngoài, có đúng thế không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng, đúng thế. Và vấn đề là ở đó. Từ phía mình Giáo Hội đánh giá tích cực các phương tiện truyền thông. Đó là điều có thể nhận ra trong phần đầu sứ điệp của Đức Thánh Cha, trong đó Đức Thánh Cha đề cao phần đóng góp tích cực của các phương tiện truyền thông cho các phát triển đích thực của nhân loại trong thời đại ngày nay. Đàng khác Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh sự kiện các phương tiện truyền thông phải tự hỏi xem đâu là vai trò mình phải có, không phải trong xã hội cho bằng trên lộ trình tiến bước của con người. Và chúng ta lại ở trên hai ngã đường giữa việc tự lấy mình làm điểm tham chiếu và việc tìm kiếm sự thật, và chính ở điểm này Đức Thánh Cha đề cập tới nền luân lý thông tin. Như thế chúng ta thấy toàn bộ vấn đề gắn liền với điểm nòng cốt này. Nó đòi hỏi một suy tư nghiêm chỉnh và chín chắn.
Hỏi: Như vậy các phương tiện truyền thông có thể định hướng lộ trình này bằng cách thức nào thưa Đức Cha?
Đáp: Chắc hẳn qúy vị còn nhớ sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay, và lời Đức Thánh Cha mời gọi chú ý tới ý tưởng về gia đình, như là nơi con người học thứ ngôn ngữ của sự tôn trọng, đối thoại và liên đới. Chính trong bối cảnh chiều kích này của gia đình mà các phương tiện truyền thông có vai trò phải chu toàn. Chúng ta thấy khi các nhà báo lãnh nhận một giải thưởng, thì không phải vì công việc hời hợt phiến diện bề ngoài của họ hay vì các dịch vụ điên dại của họ, nhưng họ được thưởng vì đã đưa ra một sự thật, trình bầy và đào sâu sự thật đó khiến cho nó trao ban các kích thích giúp suy tư và tìm ra giải pháp cho các vấn đề. Và tôi tin rằng đó là vai trò lớn lao của các phương tiện truyền thông. Thế rồi nếu chúng ta đặt vấn đề trong bối cảnh của Kitô giáo và lồng khung vào đề tài Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới sắp tới về Lời Chúa trong Giáo Hội và trong thế giới, thì các phương tiện thuyền trông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông công giáo, là phương tiện của việc loan báo Lời Chúa và sự thật trong nghĩa tràn đầy của nó.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong lộ trình mà Đức Cha nói tới trên đây và trong lộ trình của xã hội nói chung, các phương tiện truyền thông công giáo có vai trò nào và có thể có thêm các vai trò nào nữa?
Đáp: Cách đây mấy ngày trong một phiên họp tôi đã đề cập tới ”việc phục vụ văn hóa”, một việc phục vụ trong mọi lãnh vực. Qúy vị cứ thử tưởng tượng trong một viễn tượng rộng rãi của nền văn hóa như thế, các phương tiện truyền thông công giáo có thể có vai trò nào, kể cả đối với những người ngoài Giáo Hội nữa. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng các phương tiện truyền thông công giáo chỉ được nhìn những gì bên trong Giáo Hội thôi, dĩ nhiên điều này đúng chứ không sai. Nhưng mà theo tôi chúng có thể có sức nặng đối với cả những người ở xa, những người không hiện diện, những người cô đơn. Đó chính là lý do tại sao các phương tiện truyền thông công giáo phải chu toàn việc phục vụ văn hóa của mình.
(Avvenire 3-5-2008)
Chương trình mục vụ của Giáo Hội Công Giáo Hungari
Linh Tiến Khải
17:35 13/05/2008
Chương trình mục vụ của Giáo Hội Công Giáo Hungari
Phỏng vấn Đức Hồng Y Péter Erdoe, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest về chương trình mục vụ của Giáo Hội Công Giáo Hungari
Trong các ngày từ mùng 5 đến mùng 10 tháng 5, các Giám Mục Hungari đã về Roma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Phái đoàn Giám Mục Hungari do Đức Hồng Y Péter Erdoe, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hungari hướng dẫn.
Hungari rộng hơn 93 ngàn cây số vuông, có hơn 10 triệu dân. Giáo Hội Công Giáo được khoảng 6,5 triệu tín hữu thuộc nhiều lễ nghi khác nhau, với hơn 3.000 linh mục, khoảng 500 đại chủng sinh và hơn 2000 nữ tu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Erdoe, về chương trình mục vụ của Giáo Hội Công Giáo Hungari, do chương trình tiếng Hungari của đài Vaticăng thực hiện ngày mùng 5-5-2008.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bắt đầu từ ngày mùng 5-5-2008 các Giám Mục Hungari đã về Roma để viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Trong lần viếng thăm theo Giáo Luật 5 năm một lần này, các Giám Mục Hungari muốn trình bầy về chương trình mục vụ lên Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y có thể cho biết nội dung chương trình mục vụ này hay không?
Đáp: Trước hết chúng tôi phải trình bầy hiện tình các các giáo phận, nghĩa là các điều kiện sống của Giáo Hội Hungari hiện nay cũng như cung cách phục vụ của Giáo Hội. Sự kiện chính đó là sau vụ thay đổi chế độ, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, chúng tôi đã có thể tái mở cửa các cơ cấu khác nhau. Nó đã không phải là ước muốn của chúng tôi, mà là ước muốn của xã hội. Xã hội ước mong Giáo Hội có trở lại các trường học riêng, các trường trung học tốt có phẩm chất và một đại học, cũng như các cơ cấu xã hội khác nhau. Nhưng đồng thời cũng cần phải làm cho các giáo xứ sinh động trở lại. Hiện nay các giáo xứ hoạt động với nhiều tự do hơn. Thế rồi còn có một số các bất động sản, như các cơ cấu của Giáo Hội đã bị nhà nước Hungari sử dụng từ năm 1948 như là nơi thờ tự hay cho công ích xã hội, nay đã được trao trả lại cho Giáo Hội. Như thế một đàng chúng tôi phải làm cho các cơ cấu này được sinh động trở lại, đàng khác cũng phải thức tỉnh các cộng đoàn, vì bây giờ phần đóng góp của Giáo Hội cho đời sống xã hội được đánh giá cao trong vị thế của cộng đoàn tôn giáo.
Hỏi: Tình hình sống đạo của tín hữu Hungari hiện nay ra sao thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Kết qủa các thống kê mà chúng tôi đã thực hiện theo các tiêu chuẩn xã hội học cho thấy những người có lòng tin và thuộc một cộng đoàn tôn giáo nhất định và sống đạo thường xuyên, thì làm việc nhiều hơn, họ đánh giá các tương quan nhân bản nhiều hơn, họ sống tin tưởng hơn, và họ khơi dậy lòng tin tưởng trong môi trường họ sống, và nhất là họ rất khoan nhượng đối với người khác. Như thế, cả lòng tin tưởng, cả sự đóng góp của Giáo Hội cũng đem lại kết qủa kinh tế cần thiết cho cuộc sống xã hội, và dĩ nhiên cả trên bình diện cuộc sống dân sự nữa.
Tuy nhiên nhiệm vụ thời sự nhất của chúng tôi là rao truyền Tin Mừng trong một xã hội rất bị tục hóa, trong đó số sinh ngày càng giảm, dân số xuống thấp, và rất tiếc cả việc sống đạo cũng suy yếu. Chẳng hạn trong giáo phận của tôi chỉ có từ 8-10% tín hữu tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật. Số người rửa tội cũng giảm sút, và trong một vài vùng nó còn giảm nhanh hơn là số sinh. Như thế có nghĩa là tình trạng tục hóa rất trầm trọng và đáng lo âu. Chính vì thế thái độ xưa kia ngồi chờ tín hữu đến nhà xứ để gặp linh mục không đủ nữa, mà phải có thái độ của các thừa sai, nghĩa là tìm tới với họ. Vì thế trong nhiều giáo phận có các ủy ban truyền giáo và các chương trình truyền giáo khác nhau.
Tại thủ đô Budaest chúng tôi đã tổ chức chiến dịch truyền giáo trong thành phố hồi mùa thu năm 2007. Dĩ nhiên là có nhiều vấn đề chung trong xã hội như: sự buồn chán, tuyệt vọng, thiếu viễn tượng sống, nạn thất nghiệp cao, dân số già nua. Trong các tình trạng tiêu cực như thế, chúng tôi phải là dấu chỉ của niềm hy vọng và sức mạnh của sự tái sinh tinh thần. Chúng tôi đã dành suốt năm 2006 cho chiến dịch này: năm 2006 là năm kỷ niệm 50 cuộc nổi dậy của nhân dân Hungari hồi năm 1956, và kỷ niệm 550 năm chiến thắng gần Belgrad. Đó đã là một năm canh tân tinh thần của toàn nước.
Hỏi: Trên đây Đức Hồng Y đã nói là xã hội Hungari bị tục hóa. Nhưng đàng khác nó cũng cần đến Giáo Hội và các cơ cấu của Giáo Hội. Giáo huấn và giáo lý của Giáo Hội có sức nặng nào trong các lựa chọn thường ngày của cuộc sống công cộng, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trước hết, xã hội cần Chúa Kitô, thế giới cần Chúa Kitô, cần các tín hữu Kitô hay Giáo Hội, trong tư cách chúng ta là các chứng nhân của Chúa Kitô, là những người mang Chúa Kitô đến trong bối cảnh này. Vì thế các cơ cấu của Giáo Hội không có mục đích cho chính mình, mà là các dụng cụ chứng tá Kitô. Đây là một nhiệm vụ và là mục tiêu cần đạt tới, và chúng tôi vẫn còn phải làm việc để tạo ra một bầu khí Kitô trong các cơ cấu của chúng tôi. Do đó không phải là điều dễ dàng. Đàng khác cũng có các nhu cầu nhân bản chung: như xã hội thiếu nền giáo dục tốt, thiếu dịch vụ tốt để săn sóc các bệnh nhân, người già vv... Vì thế các cơ cấu này cũng là một hình thức thực thi lòng thương xót.
Nhưng cơ cấu càng lớn thì hoạt động lại càng khó khăn và có thủ tục bàn giấy rườm rà. Các luật lệ của nhà nước thay đổi rất mau chóng. Việc điều hành nhiều khi không theo kịp các thay đổi ấy. Không thể cứ hai năm thay đổi hệ thống học đường một lần được. Do đó trên thực tế thủ tục bàn giấy rườm rà đè nặng trên các bác sĩ, các nhà giáo, các giáo sư, và các người điều hành các cơ cấu, đến độ khiến cho người ta còn ít thời giờ và sức lực cũng như phương tiện giúp các cơ cấu này hoạt động trong nền tảng một cách hữu hiệu. Nhưng cũng chính vì thế có người bắt đầu thích các hình thái bác ái kitô, chứng tá kitô, ít có tính cách cơ cấu cứng nhắc hơn, và do đó tránh được nạn bàn giấy rườm rà. Chẳng hạn như các tổ chức Caritas giáo xứ hay các hình thức đào tạo khác, các khóa học khác được tổ chức hữu hiệu mà không cần có cơ cấu cố định nào. Giáo Hội công giáo Hungari hiện có hơn 300 trường học, một đại học, 4 nhà thương, nhưng trong lãnh vực y tế hiện có rất nhiều khó khăn và cũng có các cuộc tranh luận liên quan tới việc tài trợ y tế và trợ giúp sức khỏe.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bẩy năm đã trôi qua kể từ lần cuối cùng các Giám Mục Hungari về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Trong bẩy năm qua cục diện thế giới đã có nhiều thay đổi. Cùng với các quốc gia láng giềng Hungari đã trở thành thành viên của Liên Hiệp Âu châu. Như là Chủ tịch của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, Đức Hồng Y nhận thấy Giáo Hội Hungari có vai trò nào trong bối cảnh cộng đồng Âu châu, vì cả trên bình diện địa lý Hungari là quốc gia nằm ở chính giữa đại lục này?
Đáp: Trước hết, tuy có các thảo luận quan trọng liên quan tới các giá trị, không phải đối với Hungari mà đối với Âu châu, Liên Hiệp Âu châu là một khả thể, là một cơ may đối với các dân tộc Trung Âu châu vì nó giúp các dân tộc này hòa giải và chung sống hòa bình cũng như cộng tác với nhau trong óc sáng tạo. Trong nghĩa đó, Giáo Hội Công Giáo Hungari chắc chắn có một khả thể và một sứ vụ đặc biệt: đó là phục vụ sự hòa giải và tình huynh đệ giữa các dân tộc. Vì thế chúng tôi đã có sáng kiến làm một cử chỉ hòa giải với với Hội Đồng Giám Mục Slovac, diễn ra tại Esztergom hồi năm 2006. Thế rồi chúng tôi cũng có các liên hệ thường xuyên và tốt đẹp với các Giám Mục Croat, Áo, Ba Lan, và giờ đây chúng tôi bắt đầu tìm ra một hình thức cơ cấu đối thoại với các Giám Mục Rumani nữa. Và như thế trong bối cảnh của Liên Hiệp Âu châu, Giáo hội Hungari có thể góp phần mạnh mẽ tích cực vào việc hòa giải, tha thứ, thanh tẩy ký ức, và phổ biến một nèn văn hóa của tình bác ái yêu thương.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, kiểu nói ”cộng tác sáng tạo” mà Đức Hồng Y đề cập tới trên đây là một kiểu nói rất hay cần được phổ biến rộng rãi. Có thể dùng nó làm khẩu hiệu cho các nước bắt đầu cộng tác với nhau hay không?
Đáp: Vâng, tôi xác tín là có, bởi vì trong tự sắc chỉ định tôi làm Tổng Giám Mục Đức Gioan Phaolô II đã dùng một kiểu nói rất hiếm và gây tò mò. Ngài đã viết rằng tôi phải tìm ra các linh hứng và ánh sáng cho công tác mục vụ của tôi trong lịch sử của tổng giáo phận cổ xưa này. Chúng ta đều biết rằng cách đây hơn một ngàn năm, vào cuối thế kỷ thứ X chính thánh Adalberto Giám Mục tử đạo, ngoài việc thành lập giáo phận đã hoạt động truyền giáo rất mạnh, tới độ vị vua đầu tiên của chúng tôi là vua thánh Stephano, đã muốn dâng kính nhà thờ chính tòa cho thánh Adalberto, ngay sau khi thánh nhân chịu tử đạo. Và thật thế, nhà thờ chính tòa ngày nay vẫn mang tên thánh nhân. Thế rồi cả các Giám Mục đầu tiên của giáo phận này cũng đã là các tu sĩ, bạn đồng hành của thánh Adalberto, tới từ Ba Lan và các nước lân cận. Rồi chúng tôi còn có gia tài của thánh Gerardo Sagredo thành Venezia nữa. Thánh nhân đã là người để lại dấu vết sâu đậm trong thời đầu tiên của Giáo Hội Hungari. Thánh Gerardo đã bị giết vì lòng tin sau cái chết của thánh vương Stephano, chính trong thủ đô Budapest. Và thánh nhân là thánh bổn mạng của thành phố Budapest. Đó, ngay từ đầu lịch sử, chúng tôi đã có kinh nghiệm sâu xa của sự cộng tác sáng tạo giữa các dân tộc khác nhau, trong dấu chỉ của lòng tin duy nhất, và sự cộng tác này đã để lại trong lòng người dân Hungari một kỷ niệm tích cực và tươi vui mà chúng tôi không thể nào quên và khước từ được.
Phỏng vấn Đức Hồng Y Péter Erdoe, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest về chương trình mục vụ của Giáo Hội Công Giáo Hungari
Trong các ngày từ mùng 5 đến mùng 10 tháng 5, các Giám Mục Hungari đã về Roma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Phái đoàn Giám Mục Hungari do Đức Hồng Y Péter Erdoe, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hungari hướng dẫn.
Hungari rộng hơn 93 ngàn cây số vuông, có hơn 10 triệu dân. Giáo Hội Công Giáo được khoảng 6,5 triệu tín hữu thuộc nhiều lễ nghi khác nhau, với hơn 3.000 linh mục, khoảng 500 đại chủng sinh và hơn 2000 nữ tu.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y Erdoe, về chương trình mục vụ của Giáo Hội Công Giáo Hungari, do chương trình tiếng Hungari của đài Vaticăng thực hiện ngày mùng 5-5-2008.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bắt đầu từ ngày mùng 5-5-2008 các Giám Mục Hungari đã về Roma để viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Trong lần viếng thăm theo Giáo Luật 5 năm một lần này, các Giám Mục Hungari muốn trình bầy về chương trình mục vụ lên Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y có thể cho biết nội dung chương trình mục vụ này hay không?
Đáp: Trước hết chúng tôi phải trình bầy hiện tình các các giáo phận, nghĩa là các điều kiện sống của Giáo Hội Hungari hiện nay cũng như cung cách phục vụ của Giáo Hội. Sự kiện chính đó là sau vụ thay đổi chế độ, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, chúng tôi đã có thể tái mở cửa các cơ cấu khác nhau. Nó đã không phải là ước muốn của chúng tôi, mà là ước muốn của xã hội. Xã hội ước mong Giáo Hội có trở lại các trường học riêng, các trường trung học tốt có phẩm chất và một đại học, cũng như các cơ cấu xã hội khác nhau. Nhưng đồng thời cũng cần phải làm cho các giáo xứ sinh động trở lại. Hiện nay các giáo xứ hoạt động với nhiều tự do hơn. Thế rồi còn có một số các bất động sản, như các cơ cấu của Giáo Hội đã bị nhà nước Hungari sử dụng từ năm 1948 như là nơi thờ tự hay cho công ích xã hội, nay đã được trao trả lại cho Giáo Hội. Như thế một đàng chúng tôi phải làm cho các cơ cấu này được sinh động trở lại, đàng khác cũng phải thức tỉnh các cộng đoàn, vì bây giờ phần đóng góp của Giáo Hội cho đời sống xã hội được đánh giá cao trong vị thế của cộng đoàn tôn giáo.
Hỏi: Tình hình sống đạo của tín hữu Hungari hiện nay ra sao thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Kết qủa các thống kê mà chúng tôi đã thực hiện theo các tiêu chuẩn xã hội học cho thấy những người có lòng tin và thuộc một cộng đoàn tôn giáo nhất định và sống đạo thường xuyên, thì làm việc nhiều hơn, họ đánh giá các tương quan nhân bản nhiều hơn, họ sống tin tưởng hơn, và họ khơi dậy lòng tin tưởng trong môi trường họ sống, và nhất là họ rất khoan nhượng đối với người khác. Như thế, cả lòng tin tưởng, cả sự đóng góp của Giáo Hội cũng đem lại kết qủa kinh tế cần thiết cho cuộc sống xã hội, và dĩ nhiên cả trên bình diện cuộc sống dân sự nữa.
Tuy nhiên nhiệm vụ thời sự nhất của chúng tôi là rao truyền Tin Mừng trong một xã hội rất bị tục hóa, trong đó số sinh ngày càng giảm, dân số xuống thấp, và rất tiếc cả việc sống đạo cũng suy yếu. Chẳng hạn trong giáo phận của tôi chỉ có từ 8-10% tín hữu tham dự thánh lễ mỗi Chúa Nhật. Số người rửa tội cũng giảm sút, và trong một vài vùng nó còn giảm nhanh hơn là số sinh. Như thế có nghĩa là tình trạng tục hóa rất trầm trọng và đáng lo âu. Chính vì thế thái độ xưa kia ngồi chờ tín hữu đến nhà xứ để gặp linh mục không đủ nữa, mà phải có thái độ của các thừa sai, nghĩa là tìm tới với họ. Vì thế trong nhiều giáo phận có các ủy ban truyền giáo và các chương trình truyền giáo khác nhau.
Tại thủ đô Budaest chúng tôi đã tổ chức chiến dịch truyền giáo trong thành phố hồi mùa thu năm 2007. Dĩ nhiên là có nhiều vấn đề chung trong xã hội như: sự buồn chán, tuyệt vọng, thiếu viễn tượng sống, nạn thất nghiệp cao, dân số già nua. Trong các tình trạng tiêu cực như thế, chúng tôi phải là dấu chỉ của niềm hy vọng và sức mạnh của sự tái sinh tinh thần. Chúng tôi đã dành suốt năm 2006 cho chiến dịch này: năm 2006 là năm kỷ niệm 50 cuộc nổi dậy của nhân dân Hungari hồi năm 1956, và kỷ niệm 550 năm chiến thắng gần Belgrad. Đó đã là một năm canh tân tinh thần của toàn nước.
Hỏi: Trên đây Đức Hồng Y đã nói là xã hội Hungari bị tục hóa. Nhưng đàng khác nó cũng cần đến Giáo Hội và các cơ cấu của Giáo Hội. Giáo huấn và giáo lý của Giáo Hội có sức nặng nào trong các lựa chọn thường ngày của cuộc sống công cộng, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Trước hết, xã hội cần Chúa Kitô, thế giới cần Chúa Kitô, cần các tín hữu Kitô hay Giáo Hội, trong tư cách chúng ta là các chứng nhân của Chúa Kitô, là những người mang Chúa Kitô đến trong bối cảnh này. Vì thế các cơ cấu của Giáo Hội không có mục đích cho chính mình, mà là các dụng cụ chứng tá Kitô. Đây là một nhiệm vụ và là mục tiêu cần đạt tới, và chúng tôi vẫn còn phải làm việc để tạo ra một bầu khí Kitô trong các cơ cấu của chúng tôi. Do đó không phải là điều dễ dàng. Đàng khác cũng có các nhu cầu nhân bản chung: như xã hội thiếu nền giáo dục tốt, thiếu dịch vụ tốt để săn sóc các bệnh nhân, người già vv... Vì thế các cơ cấu này cũng là một hình thức thực thi lòng thương xót.
Nhưng cơ cấu càng lớn thì hoạt động lại càng khó khăn và có thủ tục bàn giấy rườm rà. Các luật lệ của nhà nước thay đổi rất mau chóng. Việc điều hành nhiều khi không theo kịp các thay đổi ấy. Không thể cứ hai năm thay đổi hệ thống học đường một lần được. Do đó trên thực tế thủ tục bàn giấy rườm rà đè nặng trên các bác sĩ, các nhà giáo, các giáo sư, và các người điều hành các cơ cấu, đến độ khiến cho người ta còn ít thời giờ và sức lực cũng như phương tiện giúp các cơ cấu này hoạt động trong nền tảng một cách hữu hiệu. Nhưng cũng chính vì thế có người bắt đầu thích các hình thái bác ái kitô, chứng tá kitô, ít có tính cách cơ cấu cứng nhắc hơn, và do đó tránh được nạn bàn giấy rườm rà. Chẳng hạn như các tổ chức Caritas giáo xứ hay các hình thức đào tạo khác, các khóa học khác được tổ chức hữu hiệu mà không cần có cơ cấu cố định nào. Giáo Hội công giáo Hungari hiện có hơn 300 trường học, một đại học, 4 nhà thương, nhưng trong lãnh vực y tế hiện có rất nhiều khó khăn và cũng có các cuộc tranh luận liên quan tới việc tài trợ y tế và trợ giúp sức khỏe.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, bẩy năm đã trôi qua kể từ lần cuối cùng các Giám Mục Hungari về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Trong bẩy năm qua cục diện thế giới đã có nhiều thay đổi. Cùng với các quốc gia láng giềng Hungari đã trở thành thành viên của Liên Hiệp Âu châu. Như là Chủ tịch của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, Đức Hồng Y nhận thấy Giáo Hội Hungari có vai trò nào trong bối cảnh cộng đồng Âu châu, vì cả trên bình diện địa lý Hungari là quốc gia nằm ở chính giữa đại lục này?
Đáp: Trước hết, tuy có các thảo luận quan trọng liên quan tới các giá trị, không phải đối với Hungari mà đối với Âu châu, Liên Hiệp Âu châu là một khả thể, là một cơ may đối với các dân tộc Trung Âu châu vì nó giúp các dân tộc này hòa giải và chung sống hòa bình cũng như cộng tác với nhau trong óc sáng tạo. Trong nghĩa đó, Giáo Hội Công Giáo Hungari chắc chắn có một khả thể và một sứ vụ đặc biệt: đó là phục vụ sự hòa giải và tình huynh đệ giữa các dân tộc. Vì thế chúng tôi đã có sáng kiến làm một cử chỉ hòa giải với với Hội Đồng Giám Mục Slovac, diễn ra tại Esztergom hồi năm 2006. Thế rồi chúng tôi cũng có các liên hệ thường xuyên và tốt đẹp với các Giám Mục Croat, Áo, Ba Lan, và giờ đây chúng tôi bắt đầu tìm ra một hình thức cơ cấu đối thoại với các Giám Mục Rumani nữa. Và như thế trong bối cảnh của Liên Hiệp Âu châu, Giáo hội Hungari có thể góp phần mạnh mẽ tích cực vào việc hòa giải, tha thứ, thanh tẩy ký ức, và phổ biến một nèn văn hóa của tình bác ái yêu thương.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, kiểu nói ”cộng tác sáng tạo” mà Đức Hồng Y đề cập tới trên đây là một kiểu nói rất hay cần được phổ biến rộng rãi. Có thể dùng nó làm khẩu hiệu cho các nước bắt đầu cộng tác với nhau hay không?
Đáp: Vâng, tôi xác tín là có, bởi vì trong tự sắc chỉ định tôi làm Tổng Giám Mục Đức Gioan Phaolô II đã dùng một kiểu nói rất hiếm và gây tò mò. Ngài đã viết rằng tôi phải tìm ra các linh hứng và ánh sáng cho công tác mục vụ của tôi trong lịch sử của tổng giáo phận cổ xưa này. Chúng ta đều biết rằng cách đây hơn một ngàn năm, vào cuối thế kỷ thứ X chính thánh Adalberto Giám Mục tử đạo, ngoài việc thành lập giáo phận đã hoạt động truyền giáo rất mạnh, tới độ vị vua đầu tiên của chúng tôi là vua thánh Stephano, đã muốn dâng kính nhà thờ chính tòa cho thánh Adalberto, ngay sau khi thánh nhân chịu tử đạo. Và thật thế, nhà thờ chính tòa ngày nay vẫn mang tên thánh nhân. Thế rồi cả các Giám Mục đầu tiên của giáo phận này cũng đã là các tu sĩ, bạn đồng hành của thánh Adalberto, tới từ Ba Lan và các nước lân cận. Rồi chúng tôi còn có gia tài của thánh Gerardo Sagredo thành Venezia nữa. Thánh nhân đã là người để lại dấu vết sâu đậm trong thời đầu tiên của Giáo Hội Hungari. Thánh Gerardo đã bị giết vì lòng tin sau cái chết của thánh vương Stephano, chính trong thủ đô Budapest. Và thánh nhân là thánh bổn mạng của thành phố Budapest. Đó, ngay từ đầu lịch sử, chúng tôi đã có kinh nghiệm sâu xa của sự cộng tác sáng tạo giữa các dân tộc khác nhau, trong dấu chỉ của lòng tin duy nhất, và sự cộng tác này đã để lại trong lòng người dân Hungari một kỷ niệm tích cực và tươi vui mà chúng tôi không thể nào quên và khước từ được.
Đức Thánh Cha tiếp kiến tân Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
17:36 13/05/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi chính phủ Israel làm dịu bớt những cơ cực dân Palestine phải chịu và ngài hy vọng những thương thuyết giữa Tòa Thánh và Israel về các vấn đề kinh tế tài chánh sớm đạt tới kết quả thỏa đáng.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2008 dành cho Tân Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh, Ông Mordechay Lewy, đến trình quốc thư. Ông từng làm đại sứ tại Thái Lan và làm cố vấn của Thị trưởng thành Jerusalem về các cộng đồng tôn giáo.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC chúc mừng Israel nhân dịp kỷ niệm 60 năm lập quốc và hy vọng sớm được thấy ngày vui mừng hơn khi một nền hòa bình giải quyết được cuộc xung đột với người Palestine. Ngài cũng nói rằng:
”Tôi biết ông đại sứ chia sẻ mối quan tâm của tôi trước sự suy giảm đáng báo động của các tín hữu Kitô tại Trung Đông, trong đó có Israel, vì nạn di cư ra nước ngoài. Dĩ nhiên, các tín hữu Kitô không phải là những người duy nhất chịu đau khổ vì tình trạng bất an và bạo lực, là hậu quả của các cuộc xung đột trong vùng, nhưng dưới nhiều khía cạnh, họ là những người đặc biệt bị tổn thương trong lúc này. Vì thế, tôi cầu nguyện để nhờ sự gia tăng tình thân hữu giữa Israel và Tòa Thánh, sẽ có những phương thế để trấn an cộng đồng Kitô, để họ có thể cảm thấy hy vọng về một tương lai an bình nơi quê hương của tổ tiên họ, mà không bị áp lực phải di cư đi nơi khác trên thế giới để xây dựng cuộc sống mới”.
Cũng trong diễn văn, ĐTC nói rằng: ”Tòa Thánh nhìn nhận nhu cầu hợp pháp của Israel cần an ninh và tự vệ, đồng thời Tòa Thánh mạnh mẽ lên án mọi hình thức bài người Do thái. Tòa Thánh cũng chủ trương rằng mọi dân tộc phải được quyền có những cơ hội đồng đều để phát triển. Vì thế, tôi thúc giục chính phủ Israel hãy hết sức cố gắng để thoa dịu nỗi cơ cực mà cộng đồng Palestine đang phải chịu, cho họ được tự do cần thiết di chuyển để làm ăn, kể cả việc di chuyển đến những nơi thờ phượng, để họ cũng được hưởng an bình và an ninh hơn nữa”.
Nhắc đến tình trạng trì trệ trong việc áp dụng hiệp định cơ bản đã ký kết giữa Israel và Tòa Thánh, cụ thể là các cuộc thương thuyết giữa Israel và Tòa Thánh về những vấn đề kinh tế và thuế khóa, ĐTC cầu mong rằng những cuộc thương thuyết này sẽ sớm được kết thúc một cách thỏa đáng. Ngài nói với ông đại sứ: ”Xin cám ơn ông về những lời trấn an liên quan đến quyết tâm của chính phủ Israel nhắm đạt tới những giải pháp tích cực và mau lẹ cho các vấn đề còn tồn đọng. Tôi biết mình đang nói thay cho nhiều người khi tôi bày tỏ hy vọng rằng những hiệp định ấy sớm được hội nhập vào hệ thống pháp luật nội bộ của Israel, để tạo nên một căn bản lâu bền cho sự cộng tác hữu hiệu giữa hai bên”.
Sau cùng, ĐTC hy vọng ông tân đại sứ Israel sẽ làm những gì có thể để giúp giải quyết vấn đề cấp thị thực nhập cảnh và cư trú cho các nhân viên của Giáo Hội cũng như xác định tình trạng pháp lý của các nhân viên này, đde Giáo Hội có thể tự do thi hành các công tác tôn giáo, luân lý, giáo dục và từ thiện tại lãnh thổ mà Giáo Hội đã được sinh ra.
Israel và Tòa Thánh đã ký hiệp định cơ bản và thiết lập quan hệ ngoại giao từ hơn 14 năm nay, nhưng nhiều điều trong hiệp định vẫn chưa có hiệu lực vì không được đưa vào trong luật pháp của Israel (SD 12-5-2008)
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 12-5-2008 dành cho Tân Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh, Ông Mordechay Lewy, đến trình quốc thư. Ông từng làm đại sứ tại Thái Lan và làm cố vấn của Thị trưởng thành Jerusalem về các cộng đồng tôn giáo.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC chúc mừng Israel nhân dịp kỷ niệm 60 năm lập quốc và hy vọng sớm được thấy ngày vui mừng hơn khi một nền hòa bình giải quyết được cuộc xung đột với người Palestine. Ngài cũng nói rằng:
”Tôi biết ông đại sứ chia sẻ mối quan tâm của tôi trước sự suy giảm đáng báo động của các tín hữu Kitô tại Trung Đông, trong đó có Israel, vì nạn di cư ra nước ngoài. Dĩ nhiên, các tín hữu Kitô không phải là những người duy nhất chịu đau khổ vì tình trạng bất an và bạo lực, là hậu quả của các cuộc xung đột trong vùng, nhưng dưới nhiều khía cạnh, họ là những người đặc biệt bị tổn thương trong lúc này. Vì thế, tôi cầu nguyện để nhờ sự gia tăng tình thân hữu giữa Israel và Tòa Thánh, sẽ có những phương thế để trấn an cộng đồng Kitô, để họ có thể cảm thấy hy vọng về một tương lai an bình nơi quê hương của tổ tiên họ, mà không bị áp lực phải di cư đi nơi khác trên thế giới để xây dựng cuộc sống mới”.
Cũng trong diễn văn, ĐTC nói rằng: ”Tòa Thánh nhìn nhận nhu cầu hợp pháp của Israel cần an ninh và tự vệ, đồng thời Tòa Thánh mạnh mẽ lên án mọi hình thức bài người Do thái. Tòa Thánh cũng chủ trương rằng mọi dân tộc phải được quyền có những cơ hội đồng đều để phát triển. Vì thế, tôi thúc giục chính phủ Israel hãy hết sức cố gắng để thoa dịu nỗi cơ cực mà cộng đồng Palestine đang phải chịu, cho họ được tự do cần thiết di chuyển để làm ăn, kể cả việc di chuyển đến những nơi thờ phượng, để họ cũng được hưởng an bình và an ninh hơn nữa”.
Nhắc đến tình trạng trì trệ trong việc áp dụng hiệp định cơ bản đã ký kết giữa Israel và Tòa Thánh, cụ thể là các cuộc thương thuyết giữa Israel và Tòa Thánh về những vấn đề kinh tế và thuế khóa, ĐTC cầu mong rằng những cuộc thương thuyết này sẽ sớm được kết thúc một cách thỏa đáng. Ngài nói với ông đại sứ: ”Xin cám ơn ông về những lời trấn an liên quan đến quyết tâm của chính phủ Israel nhắm đạt tới những giải pháp tích cực và mau lẹ cho các vấn đề còn tồn đọng. Tôi biết mình đang nói thay cho nhiều người khi tôi bày tỏ hy vọng rằng những hiệp định ấy sớm được hội nhập vào hệ thống pháp luật nội bộ của Israel, để tạo nên một căn bản lâu bền cho sự cộng tác hữu hiệu giữa hai bên”.
Sau cùng, ĐTC hy vọng ông tân đại sứ Israel sẽ làm những gì có thể để giúp giải quyết vấn đề cấp thị thực nhập cảnh và cư trú cho các nhân viên của Giáo Hội cũng như xác định tình trạng pháp lý của các nhân viên này, đde Giáo Hội có thể tự do thi hành các công tác tôn giáo, luân lý, giáo dục và từ thiện tại lãnh thổ mà Giáo Hội đã được sinh ra.
Israel và Tòa Thánh đã ký hiệp định cơ bản và thiết lập quan hệ ngoại giao từ hơn 14 năm nay, nhưng nhiều điều trong hiệp định vẫn chưa có hiệu lực vì không được đưa vào trong luật pháp của Israel (SD 12-5-2008)
Top Stories
Holy See hosts conference on immigrants and refugees
Đồng Nhân
10:23 13/05/2008
Vatican City, 13 May - A three-day conference on immigrants, refugees and displaced persons began on Tuesday at the Vatican.
"The emigrant and itinerant family" is the theme of the 18th meeting of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant Peoples.
The conference was inaugurated by the council's president Cardinal Renato Martino.
In his opening address, Martino drew from the most recent documents published by the pontifical council, in order to illustrate the guidelines it follows in the various areas in which it undertakes its mission.
The council will discuss the issue of immigrants, refugees and displaced persons, foreign students, nomads, circus workers, tourists and pilgrims, seafarers, airport workers, drivers, women and children who live on the streets, and people of no fixed abode.
The council was established by Pope John Paul II two decades ago.
"The emigrant and itinerant family" is the theme of the 18th meeting of the Pontifical Council for the Pastoral Care of Migrants and Itinerant Peoples.
The conference was inaugurated by the council's president Cardinal Renato Martino.
In his opening address, Martino drew from the most recent documents published by the pontifical council, in order to illustrate the guidelines it follows in the various areas in which it undertakes its mission.
The council will discuss the issue of immigrants, refugees and displaced persons, foreign students, nomads, circus workers, tourists and pilgrims, seafarers, airport workers, drivers, women and children who live on the streets, and people of no fixed abode.
The council was established by Pope John Paul II two decades ago.
Microsoft's WorldWide Telescope blasts off
AP
10:28 13/05/2008
SEATTLE - Microsoft Corp. launched its WorldWide Telescope late Monday, bringing the free Web-based program for zooming around the universe to a broad audience.
WorldWide Telescope, developed by Microsoft's research arm, knits together images from the Hubble Space Telescope, the Chandra X-Ray Observatory Center, the Sloan Digital Sky Survey and others.
Computer users can browse through the galaxy on their own or take guided tours of different outer-space destinations developed by astronomers and academics.
The site lets users choose from a number of different telescopes and switch between different light wavelengths.
"The WorldWide Telescope is a powerful tool for science and education that makes it possible for everyone to explore the universe," said Bill Gates, Microsoft's chairman, in a statement.
Bill Gates |
Computer users can browse through the galaxy on their own or take guided tours of different outer-space destinations developed by astronomers and academics.
The site lets users choose from a number of different telescopes and switch between different light wavelengths.
"The WorldWide Telescope is a powerful tool for science and education that makes it possible for everyone to explore the universe," said Bill Gates, Microsoft's chairman, in a statement.
Pope Benedict: Communism Left Legacy of Distrust
Zenit
10:45 13/05/2008
Invites Hungarian Bishops to Show Church as Mother
VATICAN CITY, MAY 12, 2008 (Zenit.org).- Long years of communist rule left people unable to trust, says Benedict XVI, who urged Hungarian prelates to show the faithful that the Church is a mother.
The Pope made this invitation Saturday when he received prelates from the Hungarian bishops' conference, at the end of their five-yearly visit to Rome.
"The people entrusted to your care now stand before us spiritually, with their joys, their plans, their suffering, their problems and their hopes," the Holy Father said. "The long period of communist rule left a deep mark on the Hungarian people, and even today its consequences are evident, particularly in the difficulty many find in trusting others, a typical trait of people who have long lived in an atmosphere of suspicion.
"The sense of insecurity is accentuated by the difficult economic situation, which thoughtless consumerism does nothing to improve."
"People, including Catholics, suffer from that 'weakness' of thought and will which is so common in our times," the Pontiff lamented. Hence, "profound theological and spiritual reflection becomes difficult because [...] of the lack, on the one hand, of intellectual preparation and, on the other, of an objective reference to the truths of faith."
"In such a situation," he said, "the Church must certainly be a teacher, but always and above all a mother, so as to favor the development of reciprocal trust and the promotion of hope."
Family crisis
Benedict XVI spoke of the effects of secularization in the country, emphasizing the crisis of the family, which includes among its symptoms "a notable drop in the number of marriages and an astonishing increase in divorces," as well as a growth "in so-called de facto couples."
"You have rightly criticized public recognition of homosexual unions, because it runs counter not only to the teaching of the Church but also to the Hungarian Constitution itself," the Holy Father told the prelates. He further noted how "the lack of subsidies for large families has led to a drastic drop in the birthrate, made even more dramatic due to the widespread practice of abortion."
Benedict XVI emphasized that the crisis of values is also affecting young people, and he expressed his appreciation for "the many initiatives the Church promotes, though with the limited means at her disposal, to animate the world of youth with formation activities [...] that stimulate their sense of responsibility."
He praised the bishops' initiatives to "take advantage of and modernize such traditional activities as pilgrimages and expressions of veneration to Hungarian saints, especially St. Elisabeth, St. Emeric, and of course, St. Stephen."
Source of comfort
Benedict XVI also said he shared the prelates' concern "for the lack of priests and the consequent overburden of pastoral work on the current ministers of the Church."
In this context, he invited them to ensure that clergy "do not lose the focus of their lives and their ministry and, as a consequence, remain able to discern the essential from the secondary, identifying the right priorities for everyday life."
But the Pope also pointed out positive elements in the state of the Church in Hungary.
"Despite secularization the Catholic Church remains, for many Hungarians, the religious community of choice or, at least, an important point of reference. It is therefore to be hoped that relations with state authorities remain characterized by respectful collaboration, thanks also to bilateral agreements," the Holy Father said.
And, he affirmed that the unity characterizing the Hungarian prelates "in following the teachings of the Church, is for me a cause of serenity and comfort."
VATICAN CITY, MAY 12, 2008 (Zenit.org).- Long years of communist rule left people unable to trust, says Benedict XVI, who urged Hungarian prelates to show the faithful that the Church is a mother.
The Pope made this invitation Saturday when he received prelates from the Hungarian bishops' conference, at the end of their five-yearly visit to Rome.
"The people entrusted to your care now stand before us spiritually, with their joys, their plans, their suffering, their problems and their hopes," the Holy Father said. "The long period of communist rule left a deep mark on the Hungarian people, and even today its consequences are evident, particularly in the difficulty many find in trusting others, a typical trait of people who have long lived in an atmosphere of suspicion.
"The sense of insecurity is accentuated by the difficult economic situation, which thoughtless consumerism does nothing to improve."
"People, including Catholics, suffer from that 'weakness' of thought and will which is so common in our times," the Pontiff lamented. Hence, "profound theological and spiritual reflection becomes difficult because [...] of the lack, on the one hand, of intellectual preparation and, on the other, of an objective reference to the truths of faith."
"In such a situation," he said, "the Church must certainly be a teacher, but always and above all a mother, so as to favor the development of reciprocal trust and the promotion of hope."
Family crisis
Benedict XVI spoke of the effects of secularization in the country, emphasizing the crisis of the family, which includes among its symptoms "a notable drop in the number of marriages and an astonishing increase in divorces," as well as a growth "in so-called de facto couples."
"You have rightly criticized public recognition of homosexual unions, because it runs counter not only to the teaching of the Church but also to the Hungarian Constitution itself," the Holy Father told the prelates. He further noted how "the lack of subsidies for large families has led to a drastic drop in the birthrate, made even more dramatic due to the widespread practice of abortion."
Benedict XVI emphasized that the crisis of values is also affecting young people, and he expressed his appreciation for "the many initiatives the Church promotes, though with the limited means at her disposal, to animate the world of youth with formation activities [...] that stimulate their sense of responsibility."
He praised the bishops' initiatives to "take advantage of and modernize such traditional activities as pilgrimages and expressions of veneration to Hungarian saints, especially St. Elisabeth, St. Emeric, and of course, St. Stephen."
Source of comfort
Benedict XVI also said he shared the prelates' concern "for the lack of priests and the consequent overburden of pastoral work on the current ministers of the Church."
In this context, he invited them to ensure that clergy "do not lose the focus of their lives and their ministry and, as a consequence, remain able to discern the essential from the secondary, identifying the right priorities for everyday life."
But the Pope also pointed out positive elements in the state of the Church in Hungary.
"Despite secularization the Catholic Church remains, for many Hungarians, the religious community of choice or, at least, an important point of reference. It is therefore to be hoped that relations with state authorities remain characterized by respectful collaboration, thanks also to bilateral agreements," the Holy Father said.
And, he affirmed that the unity characterizing the Hungarian prelates "in following the teachings of the Church, is for me a cause of serenity and comfort."
Birmanie: L’Eglise catholique s’organise pour secourir les victimes du cyclone Nargis
Eglises d'Asie
11:01 13/05/2008
Birmanie: L’Eglise catholique s’organise pour secourir les victimes du cyclone Nargis
Depuis le passage du cyclone Nargis sur le delta de l’Irrawaddy, l’Eglise catholique locale tente de s’organiser pour venir au secours des rescapés du désastre. A l’initiative de l’archidiocèse de Rangoun, un comité de coordination a été formé, le Myanmar Disaster Relief Committee (MDRC), afin d’épauler l’action de Karuna, appellation de la Caritas locale. Dans un contexte politique sensible, où les généraux au pouvoir n’entrouvrent que très partiellement les frontières du pays à l’aide internationale, l’Eglise catholique de Birmanie a lancé un appel à l’aide, les besoins en secours étant considérables.
Le 8 mai, soit cinq jours après le passage du cyclone, Mgr Salvatore Pennacchio, délégué apostolique auprès du Myanmar (nom officiel de la Birmanie), a pu se rendre à Rangoun, de Bangkok où il réside habituellement. En compagnie de l’archevêque de Rangoun, Mgr Charles Bo, Mgr Pennacchio a constaté de visu les dégâts causés par la tempête; il s’est rendu dans plusieurs localités autour de l’ex-capitale du pays. Selon Mgr Bo, le nombre des morts se situe dans une fourchette très imprécise, entre 25 000 et 100 000 victimes; plus de 200 000 personnes seraient portées disparues. A Laputta, localité située à 120 km au sud-ouest de Rangoun, le délégué apostolique a constaté que l’aide internationale arrivait petit à petit sur place.
Selon la branche caritative de l’Ordre de Malte, un camion de l’organisation humanitaire internationale est arrivé à Laputta le 11 mai, après un voyage par voie de terre sans obstacles majeurs. Un centre de soin improvisé a été monté dans la maison d’un membre local de l’Ordre de Malte. Deux médecins et une infirmière ont commencé à y soigner des personnes atteintes de diarrhée et de maladies respiratoires. L’une des urgences consiste à fournir de l’eau potable aux populations rescapées. Selon une source catholique locale, le nombre des morts pour le seul diocèse de Rangoun pourrait être de 100 000 et il serait aussi élevé pour le diocèse de Pathein, dont le territoire recouvre en grande partie le delta de l’Irrawaddy (1).
Sur place, les témoignages des rescapés sont le plus souvent insoutenables. Dans le village de Leieintan, où seule une maison est encore debout et où les églises baptiste et catholique ont toutes deux perdu leur toit, un catholique ne trouve pas les mots pour exprimer la vision de ce qui était le grenier à riz du pays, aujourd’hui jonché de cadavres d’êtres humains ou d’animaux. Les récits sont nombreux de parents qui ont trouvé refuge dans des arbres et qui ont perdu leurs enfants, emportés par des flots montés jusqu’à une hauteur de 4 mètres.
Sur place toujours, les responsables des ONG internationales qui ont pu entrer dans le pays se plaignent de l’attitude des autorités. « Le gouvernement veut garder le contrôle complet de la situation, bien qu’il n’arrive pas à apporter suffisamment d’aide là où elle est nécessaire et en dépit du fait qu’il n’a pas l’expérience de ce type de crise. Nous devons rendre compte de tout ce que nous faisons, de chacune des décisions que nous prenons. Ils ont des yeux et des oreilles partout », témoigne l’un d’entre eux, sous le couvert de l’anonymat.
(1) La population de la Birmanie est de 50 millions d’habitants, dont 89 % sont bouddhistes. Les chrétiens sont environ 4 % (protestants aux trois quarts et catholiques pour un quart). Dans le diocèse de Rangoun, on compte 82 000 catholiques pour 15 millions d’habitants (0,5 %), et, dans celui de Pathein, 72 000 catholiques pour 5 millions d’habitants (1,4 %).
(Source: Eglises d'Asie - 13 mai 2008)
Depuis le passage du cyclone Nargis sur le delta de l’Irrawaddy, l’Eglise catholique locale tente de s’organiser pour venir au secours des rescapés du désastre. A l’initiative de l’archidiocèse de Rangoun, un comité de coordination a été formé, le Myanmar Disaster Relief Committee (MDRC), afin d’épauler l’action de Karuna, appellation de la Caritas locale. Dans un contexte politique sensible, où les généraux au pouvoir n’entrouvrent que très partiellement les frontières du pays à l’aide internationale, l’Eglise catholique de Birmanie a lancé un appel à l’aide, les besoins en secours étant considérables.
Le 8 mai, soit cinq jours après le passage du cyclone, Mgr Salvatore Pennacchio, délégué apostolique auprès du Myanmar (nom officiel de la Birmanie), a pu se rendre à Rangoun, de Bangkok où il réside habituellement. En compagnie de l’archevêque de Rangoun, Mgr Charles Bo, Mgr Pennacchio a constaté de visu les dégâts causés par la tempête; il s’est rendu dans plusieurs localités autour de l’ex-capitale du pays. Selon Mgr Bo, le nombre des morts se situe dans une fourchette très imprécise, entre 25 000 et 100 000 victimes; plus de 200 000 personnes seraient portées disparues. A Laputta, localité située à 120 km au sud-ouest de Rangoun, le délégué apostolique a constaté que l’aide internationale arrivait petit à petit sur place.
Selon la branche caritative de l’Ordre de Malte, un camion de l’organisation humanitaire internationale est arrivé à Laputta le 11 mai, après un voyage par voie de terre sans obstacles majeurs. Un centre de soin improvisé a été monté dans la maison d’un membre local de l’Ordre de Malte. Deux médecins et une infirmière ont commencé à y soigner des personnes atteintes de diarrhée et de maladies respiratoires. L’une des urgences consiste à fournir de l’eau potable aux populations rescapées. Selon une source catholique locale, le nombre des morts pour le seul diocèse de Rangoun pourrait être de 100 000 et il serait aussi élevé pour le diocèse de Pathein, dont le territoire recouvre en grande partie le delta de l’Irrawaddy (1).
Sur place, les témoignages des rescapés sont le plus souvent insoutenables. Dans le village de Leieintan, où seule une maison est encore debout et où les églises baptiste et catholique ont toutes deux perdu leur toit, un catholique ne trouve pas les mots pour exprimer la vision de ce qui était le grenier à riz du pays, aujourd’hui jonché de cadavres d’êtres humains ou d’animaux. Les récits sont nombreux de parents qui ont trouvé refuge dans des arbres et qui ont perdu leurs enfants, emportés par des flots montés jusqu’à une hauteur de 4 mètres.
Sur place toujours, les responsables des ONG internationales qui ont pu entrer dans le pays se plaignent de l’attitude des autorités. « Le gouvernement veut garder le contrôle complet de la situation, bien qu’il n’arrive pas à apporter suffisamment d’aide là où elle est nécessaire et en dépit du fait qu’il n’a pas l’expérience de ce type de crise. Nous devons rendre compte de tout ce que nous faisons, de chacune des décisions que nous prenons. Ils ont des yeux et des oreilles partout », témoigne l’un d’entre eux, sous le couvert de l’anonymat.
(1) La population de la Birmanie est de 50 millions d’habitants, dont 89 % sont bouddhistes. Les chrétiens sont environ 4 % (protestants aux trois quarts et catholiques pour un quart). Dans le diocèse de Rangoun, on compte 82 000 catholiques pour 15 millions d’habitants (0,5 %), et, dans celui de Pathein, 72 000 catholiques pour 5 millions d’habitants (1,4 %).
(Source: Eglises d'Asie - 13 mai 2008)
Vatican: It's OK to believe in aliens
Associated Press
20:45 13/05/2008
VATICAN CITY - Believing that the universe may contain alien life does not contradict a faith in God, the Vatican's chief astronomer said in an interview published Tuesday.
The Rev. Jose Gabriel Funes, the Jesuit director of the Vatican Observatory, was quoted as saying the vastness of the universe means it is possible there could be other forms of life outside Earth, even intelligent ones.
"How can we rule out that life may have developed elsewhere?" Funes said. "Just as we consider earthly creatures as 'a brother,' and 'sister,' why should we not talk about an 'extraterrestrial brother'? It would still be part of creation."
In the interview by the Vatican newspaper L'Osservatore Romano, Funes said that such a notion "doesn't contradict our faith" because aliens would still be God's creatures. Ruling out the existence of aliens would be like "putting limits" on God's creative freedom, he said.
The interview, headlined "The extraterrestrial is my brother," covered a variety of topics including the relationship between the Roman Catholic Church and science, and the theological implications of the existence of alien life.
Funes said science, especially astronomy, does not contradict religion, touching on a theme of Pope Benedict XVI, who has made exploring the relationship between faith and reason a key aspect of his papacy.
The Bible "is not a science book," Funes said, adding that he believes the Big Bang theory is the most "reasonable" explanation for the creation of the universe. The theory says the universe began billions of years ago in the explosion of a single, super-dense point that contained all matter.
But he said he continues to believe that "God is the creator of the universe and that we are not the result of chance."
Funes urged the church and the scientific community to leave behind divisions caused by Galileo's persecution 400 years ago, saying the incident has "caused wounds."
In 1633 the astronomer was tried as a heretic and forced to recant his theory that the Earth revolved around the sun. Church teaching at the time placed Earth at the center of the universe.
"The church has somehow recognized its mistakes," he said. "Maybe it could have done it better, but now it's time to heal those wounds and this can be done through calm dialogue and collaboration."
Pope John Paul declared in 1992 that the ruling against Galileo was an error resulting from "tragic mutual incomprehension."
The Vatican Observatory has been at the forefront of efforts to bridge the gap between religion and science. Its scientist-clerics have generated top-notch research and its meteorite collection is considered one of the world's best.
The observatory, founded by Pope Leo XIII in 1891, is based in Castel Gandolfo, a lakeside town in the hills outside Rome where the pope has a summer residence. It also conducts research at an observatory at the University of Arizona, in Tucson.
(Source: Ariel Davod, Associated Press)
The Rev. Jose Gabriel Funes, the Jesuit director of the Vatican Observatory, was quoted as saying the vastness of the universe means it is possible there could be other forms of life outside Earth, even intelligent ones.
"How can we rule out that life may have developed elsewhere?" Funes said. "Just as we consider earthly creatures as 'a brother,' and 'sister,' why should we not talk about an 'extraterrestrial brother'? It would still be part of creation."
In the interview by the Vatican newspaper L'Osservatore Romano, Funes said that such a notion "doesn't contradict our faith" because aliens would still be God's creatures. Ruling out the existence of aliens would be like "putting limits" on God's creative freedom, he said.
The interview, headlined "The extraterrestrial is my brother," covered a variety of topics including the relationship between the Roman Catholic Church and science, and the theological implications of the existence of alien life.
Funes said science, especially astronomy, does not contradict religion, touching on a theme of Pope Benedict XVI, who has made exploring the relationship between faith and reason a key aspect of his papacy.
The Bible "is not a science book," Funes said, adding that he believes the Big Bang theory is the most "reasonable" explanation for the creation of the universe. The theory says the universe began billions of years ago in the explosion of a single, super-dense point that contained all matter.
But he said he continues to believe that "God is the creator of the universe and that we are not the result of chance."
Funes urged the church and the scientific community to leave behind divisions caused by Galileo's persecution 400 years ago, saying the incident has "caused wounds."
In 1633 the astronomer was tried as a heretic and forced to recant his theory that the Earth revolved around the sun. Church teaching at the time placed Earth at the center of the universe.
"The church has somehow recognized its mistakes," he said. "Maybe it could have done it better, but now it's time to heal those wounds and this can be done through calm dialogue and collaboration."
Pope John Paul declared in 1992 that the ruling against Galileo was an error resulting from "tragic mutual incomprehension."
The Vatican Observatory has been at the forefront of efforts to bridge the gap between religion and science. Its scientist-clerics have generated top-notch research and its meteorite collection is considered one of the world's best.
The observatory, founded by Pope Leo XIII in 1891, is based in Castel Gandolfo, a lakeside town in the hills outside Rome where the pope has a summer residence. It also conducts research at an observatory at the University of Arizona, in Tucson.
(Source: Ariel Davod, Associated Press)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức tổng giám mục Huế dự lễ hội 350 năm giáo xứ Phường Đúc.
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
08:11 13/05/2008
HUẾ, Việt Nam -- Trong gian nhà tranh chợ quê Phường Đúc, cơn mưa dầm trái mùa Hạ khiến mọi người se lạnh, giáo dân kéo chỏng tre đang ngồi, xích lại gần Đức tổng giám mục Nguyễn như Thể cho đỡ ấm vì gian nào trong sân chợ quê cũng bị dột nước, mọi người vừa ăn vừa cảm thấy vui vì có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, luôn đồng hành cùng giáo xứ suốt chặng đường dài 350 năm.
Cũng cơn mưa dầm này, vào năm 1883 đời vua Minh Mạng, lính đã chém Thánh Phaolô Tống Viết Bường tại Khe Tre vì ngài không chịu chối bỏ Đức Tin. Thánh Bường, đã ao ướt được chết trên nền nhà thờ, mới bị đốt nhưng hôm đó trời mưa to, lính đã chém ngài bên này khe suối đối diện với nhà thờ.
“Giáo xứ Phường Đúc là đất Thánh của giáo phận Huế’’, đức cha Stêphanô Nguyễn Như Thể đã nói trong thánh lễ Tạ Ơn sáng thứ hai 12.5.2008 vì hài cốt các Thánh Tử Vì Đạo được cất giữ tại đây, đã bị chúa Minh Vương tịch thu, giả nát rồi đem rải trên đường, sau đó vu cáo người công giáo, đào mã lấy cốt để làm bùa mê.
Trong bài giảng, Đức tổng giám mục Huế đã nhắc lại lịch sử Thánh Phaolô Bường đã bị xử trảm (chém đầu), Thánh Marchand Du bị bá đao (lột da trăm mảnh), Thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu từ đàng ngoài về thăm mẹ tại đây cũng bị bắt và bị xử trảm gần cầu Gia Hội, thành phố Huế.
Huế là vùng đất Thuận Hoá xưa, vùng đất này được chọn làm kinh đô kể từ khi Nguyễn Hoàng từ miền Bắc vào làm trấn thủ Thuận Hoá.
Đức Tổng khẳng định:’’Đây là chiếc nôi của giáo phận Huế vì các cơ cấu tổ chức của giáo phận như linh mục đoàn, các dòng tu, chủng viện hôm nay đều bắt nguồn từ giáo xứ Phường Đúc.
Lễ hội 350 năm thành lập giáo xứ Phường Đúc.với sự tham dự hơn 1200 người, gồm 50 linh mục, 200 tu sĩ các dòng nam nữ, giáo dân trong và ngoài nước, chính quyền địa phương cùng bà con ngoài công giáo thuộc các thôn Thuỷ Xuân, Thuỷ Biều và Phường Đúc đã về dâng lễ Tạ ơn và khánh thành nhà an nghĩ tiền nhân.
Trước ngày lễ Tạ ơn, đức cha phụ tá giáo phận Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng cũng đã chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, bổn mạng giáo xứ với ý nghĩa đặc biệt để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngài nói:‘’ giáo xứ Phường Đúc đang sống trên mảnh đất thắm máu các anh hùng tử vì đạo, chính Chúa Thánh Thần đã ban cho các ngài Ơn can đảm để các ngài làm chứng Đức tin’’.
Đức cha phụ tá Huế đã khuyên mỗi người hãy bắt chước các tiền nhân, cầu xin Chúa Thánh Thần để Ngài biến đổi chúng ta thành những chứng nhân trong đời sống hằng ngày, bằng tình yêu thương phục vụ để trở thành men, ánh sáng và muối mặn có ích cho đời.
Nhân dịp nầy, ngài cũng làm phép khánh thành Ngôi nhà an nghỉ tiền nhân, với sức chứa gần 5000 hộp hài cốt do hoạ sĩ Võ Tấn Tánh và kiến trúc sư Võ Tấn Tài phát hoạ và thiết kế.
Trên bàn thờ tổ tiên được sơn son, thiếp vàng, người lương gọi là bàn hương áng, có hài cốt Thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, một bài vị lớn cao 1 thước khắc tên các vị tiền nhân như linh mục Fuciti, Cha sở đầu tiên, giáo dân tiên khởi ông Jean de la Croix, linh mục thừa sai Phêrô Belmonte chết rủ tù vì đạo, Đức khâm sứ De La Baume, Thánh Emmanuel Triệu, cha Patinier người sáng lập nghĩa trang giáo xứ cùng liệt vị tiền nhân.
Cha quản xứ phêrô Trần Văn Quý đã cho tập lại nghi thức như tiến dâng trầu rượu, hoa quả, hương trầm, bái lạy, quỳ gối, đọc văn tế theo nghi thức cổ truyền Việt Nam.
Được biết trong hai ngày đại lễ mừng 350 năm giáo xứ Phường Đúc, ban giám đốc đại chủng viện Huế đã cho các thầy đến giúp lễ, quý thầy dòng Thánh Tâm Huế cùng hát lễ với các nữ tu dòng Mến Thánh Giá giữa những nhạc cụ đàn tranh, trống cổ truyền dân tộc. Ngoài ra, ngài còn nhờ các nữ tu phụ giúp cùng với giáo dân lo ẩm thực chợ quê.
Chợ quê được tổ chức buổi đêm và một buổi sáng. Từ Đức giám mục đến mỗi thành viên tham dự được phát ngân phiếu cho 2 ngày là 60.000 đồng. Khởi đầu là gian hàng trái cây có đủ loại trái ba miền, sầu riêng thơm ngon, ngọt ngào xoài tượng miền nam, cam quít miền bắc hạt nhỏ nhiều nước, bắp cồn xứ Huế mềm dẻo, bún bò Huế cay thơm mùi sả, cơm hến tóp mỡ rộm giòn, cầu xá Hội An ngọt mùi chanh bưởi, cơm, bún phở chay đượm nét thiền, dành cho các tu sĩ và anh chị phật tử được mời đến tham dự.
‘’ Giáo xứ Phường Đúc, có được ngày hôm nay với hành trình 350 năm trải dài trong lịch sử, chúng tôi ghi nhận và tri ân Tiền Nhân, các ngài đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức với mồ hôi và nước mắt’’. Ông Gioan Phan Tấn Trọng, chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ nói.
Lễ khánh thành nhà an nghĩ tiền nhân |
“Giáo xứ Phường Đúc là đất Thánh của giáo phận Huế’’, đức cha Stêphanô Nguyễn Như Thể đã nói trong thánh lễ Tạ Ơn sáng thứ hai 12.5.2008 vì hài cốt các Thánh Tử Vì Đạo được cất giữ tại đây, đã bị chúa Minh Vương tịch thu, giả nát rồi đem rải trên đường, sau đó vu cáo người công giáo, đào mã lấy cốt để làm bùa mê.
Đức TGM Huế đi chợ quê |
Huế là vùng đất Thuận Hoá xưa, vùng đất này được chọn làm kinh đô kể từ khi Nguyễn Hoàng từ miền Bắc vào làm trấn thủ Thuận Hoá.
Đức Tổng khẳng định:’’Đây là chiếc nôi của giáo phận Huế vì các cơ cấu tổ chức của giáo phận như linh mục đoàn, các dòng tu, chủng viện hôm nay đều bắt nguồn từ giáo xứ Phường Đúc.
Lễ hội 350 năm thành lập giáo xứ Phường Đúc.với sự tham dự hơn 1200 người, gồm 50 linh mục, 200 tu sĩ các dòng nam nữ, giáo dân trong và ngoài nước, chính quyền địa phương cùng bà con ngoài công giáo thuộc các thôn Thuỷ Xuân, Thuỷ Biều và Phường Đúc đã về dâng lễ Tạ ơn và khánh thành nhà an nghĩ tiền nhân.
Trước ngày lễ Tạ ơn, đức cha phụ tá giáo phận Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng cũng đã chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, bổn mạng giáo xứ với ý nghĩa đặc biệt để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngài nói:‘’ giáo xứ Phường Đúc đang sống trên mảnh đất thắm máu các anh hùng tử vì đạo, chính Chúa Thánh Thần đã ban cho các ngài Ơn can đảm để các ngài làm chứng Đức tin’’.
LM Trần Văn Quý mời khách uống nước chè tại phiên chợ |
Nhân dịp nầy, ngài cũng làm phép khánh thành Ngôi nhà an nghỉ tiền nhân, với sức chứa gần 5000 hộp hài cốt do hoạ sĩ Võ Tấn Tánh và kiến trúc sư Võ Tấn Tài phát hoạ và thiết kế.
Trên bàn thờ tổ tiên được sơn son, thiếp vàng, người lương gọi là bàn hương áng, có hài cốt Thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu, một bài vị lớn cao 1 thước khắc tên các vị tiền nhân như linh mục Fuciti, Cha sở đầu tiên, giáo dân tiên khởi ông Jean de la Croix, linh mục thừa sai Phêrô Belmonte chết rủ tù vì đạo, Đức khâm sứ De La Baume, Thánh Emmanuel Triệu, cha Patinier người sáng lập nghĩa trang giáo xứ cùng liệt vị tiền nhân.
Một nữ tu gánh hàng ra chợ quê |
Được biết trong hai ngày đại lễ mừng 350 năm giáo xứ Phường Đúc, ban giám đốc đại chủng viện Huế đã cho các thầy đến giúp lễ, quý thầy dòng Thánh Tâm Huế cùng hát lễ với các nữ tu dòng Mến Thánh Giá giữa những nhạc cụ đàn tranh, trống cổ truyền dân tộc. Ngoài ra, ngài còn nhờ các nữ tu phụ giúp cùng với giáo dân lo ẩm thực chợ quê.
Chợ quê được tổ chức buổi đêm và một buổi sáng. Từ Đức giám mục đến mỗi thành viên tham dự được phát ngân phiếu cho 2 ngày là 60.000 đồng. Khởi đầu là gian hàng trái cây có đủ loại trái ba miền, sầu riêng thơm ngon, ngọt ngào xoài tượng miền nam, cam quít miền bắc hạt nhỏ nhiều nước, bắp cồn xứ Huế mềm dẻo, bún bò Huế cay thơm mùi sả, cơm hến tóp mỡ rộm giòn, cầu xá Hội An ngọt mùi chanh bưởi, cơm, bún phở chay đượm nét thiền, dành cho các tu sĩ và anh chị phật tử được mời đến tham dự.
‘’ Giáo xứ Phường Đúc, có được ngày hôm nay với hành trình 350 năm trải dài trong lịch sử, chúng tôi ghi nhận và tri ân Tiền Nhân, các ngài đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức với mồ hôi và nước mắt’’. Ông Gioan Phan Tấn Trọng, chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ nói.
Một chuyến về thăm giáo xứ Thanh Thủy nghèo nàn ở Thanh Hóa
Nhóm SV Công giáo
08:34 13/05/2008
THANH HÓA - Chúng tôi về Thanh Thuỷ trong một ngày nắng gắt, cái nóng tháng 5 hừng hực gió Lào khiến những bước chân như nặng hơn.
Nằm trên địa bàn xã Trúc Lâm huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá, nơi giáp danh giữa Xứ Thanh và Xứ Nghệ, giáo xứ Thanh Thuỷ được xem là một trong những giáo xứ nghèo vào bậc nhất giáo phận Thanh Hoá.
Nói đến Thanh Thuỷ người ta nghĩ ngay đến những ruộng lúa, bụi ngô, những luống khoai, lạc, sắn, những mái nhà tranh cũ kĩ bị mưa nắng bào mòn, những trận lụt hàng năm làm mùa màng thất bát, những đứa trẻ đầu trần chân đất cắp sách đến trường…
Hơn 2.000 giáo dân sống dải rác ở các địa bàn xa nhau hàng chục cây số, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống giáo dân khó khăn vất vả nên không khí sống đạo ở đây thật trầm lắng và ảm đạm. Trao đổi với cha chính xứ, chúng tôi nhận thấy sự trăn trở của ngài. Đời sống kinh tế khó khăn đã khiến cho nhiều bà con nản chí và mất đi niềm tin.
Chúng tôi chỉ có thể đi thăm các gia đình “đặc biệt nghèo”, những túp lều tranh dột nát, những căn nhà trống trơn mà bên trong gia tài chỉ là vài cái nồi, cái giường, cái chum đựng gạo. Có tận mắt chứng kiến mới thấy được nỗi khổ của bà con nơi đây.
Còn biết bao những giáo xứ, những mảnh đời như thế? và cũng còn biết bao những con người phung phí của cải Chúa ban vào những ham vui hưởng lạc thế trần? Liệu có bao giờ họ nhận thấy sự cằn cỗi, lạnh lẽo nơi trái tim?
Chúng tôi tạm biệt giáo xứ mang theo bao ấp ủ. Mong sao sẽ có nhiều những tấm lòng hảo tâm quan tâm giúp đỡ những gia đình nghèo khổ nơi đây để họ bớt đi phần nào sự khó khăn vất vả. Nếu muốn liên lạc xin dùng địa chỉ Email: svcgth@yahoo.com
Nằm trên địa bàn xã Trúc Lâm huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá, nơi giáp danh giữa Xứ Thanh và Xứ Nghệ, giáo xứ Thanh Thuỷ được xem là một trong những giáo xứ nghèo vào bậc nhất giáo phận Thanh Hoá.
Nói đến Thanh Thuỷ người ta nghĩ ngay đến những ruộng lúa, bụi ngô, những luống khoai, lạc, sắn, những mái nhà tranh cũ kĩ bị mưa nắng bào mòn, những trận lụt hàng năm làm mùa màng thất bát, những đứa trẻ đầu trần chân đất cắp sách đến trường…
Hơn 2.000 giáo dân sống dải rác ở các địa bàn xa nhau hàng chục cây số, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống giáo dân khó khăn vất vả nên không khí sống đạo ở đây thật trầm lắng và ảm đạm. Trao đổi với cha chính xứ, chúng tôi nhận thấy sự trăn trở của ngài. Đời sống kinh tế khó khăn đã khiến cho nhiều bà con nản chí và mất đi niềm tin.
Chúng tôi chỉ có thể đi thăm các gia đình “đặc biệt nghèo”, những túp lều tranh dột nát, những căn nhà trống trơn mà bên trong gia tài chỉ là vài cái nồi, cái giường, cái chum đựng gạo. Có tận mắt chứng kiến mới thấy được nỗi khổ của bà con nơi đây.
Còn biết bao những giáo xứ, những mảnh đời như thế? và cũng còn biết bao những con người phung phí của cải Chúa ban vào những ham vui hưởng lạc thế trần? Liệu có bao giờ họ nhận thấy sự cằn cỗi, lạnh lẽo nơi trái tim?
Chúng tôi tạm biệt giáo xứ mang theo bao ấp ủ. Mong sao sẽ có nhiều những tấm lòng hảo tâm quan tâm giúp đỡ những gia đình nghèo khổ nơi đây để họ bớt đi phần nào sự khó khăn vất vả. Nếu muốn liên lạc xin dùng địa chỉ Email: svcgth@yahoo.com
Giới Trẻ Sydney WYD4VN Tổ Chức Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ
Diệp Hải Dung
08:59 13/05/2008
SYDNEY - Tối Chúa Nhật 11/05/2008 khoảng 780 người đã đến nhà hàng Crystal Palace vùng Canley Heights tham dự buổi Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ do Giới Trẻ Công Giáo Vệt Nam Sydney trong Ban Tổ Chức WYD4VN tổ chức nhân ngày Mother’s Day. Trước khi khai mạc, anh Andrew Trần Anh Vũ Đại diện Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người, đồng thời nêu nên ý nghĩa của buổi Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ để tỏ lòng hiếu thảo tri ân và cũng để gây quỹ giúp Giới Trẻ Sydney có phương tiện tiến hành trong ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào trung tuần tháng 7/2008 sắp tới.
Đồng thời anh giới thiệu 2 Mc Trường Giang và Quỳnh Xuân, sau đó ban vũ Little Dance trình diễn vũ khúc trẻ trung vui nhộn tạo bầu khí phấn khởi cho tất cả mọi người.Cha Paul Văn Chi Đặc trách Đại Hội Giới Trẻ Sydney lên khai mạc chương trình qua nghi thức thắp nến rất trang nghiêm để cầu nguyện cho các Bà Mẹ Việt Nam và Cha làm phép chúc lành của ăn.
Sau đó là phần văn nghệ do 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney phối hợp cùng với ban nhạc trẻ LBT Melody cùng trình diễn những màn Đơn ca, Song ca, Hợp ca, Hoạt cảnh với những nhạc phẩm chủ đề về người Mẹ như: Mẹ Ru, Lòng Mẹ, Gánh Hàng Rong, Mẹ Tôi, Bông Hồng Cho Mẹ v..v.. ngoài ra còn có sự đóng góp của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Sydney qua tiết mục rất đặc sắc Bà Mẹ Quê và Duyên Quê. Đặc biệt Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo cùng với Cha Sang song ca nhạc phẩm Bông Hồng Cho Mẹ rất tuyệt vời.
Lồng trong phần văn nghệ còn có phần xổ số may mắn và đấu giá bức tranh để gây quỹ giúp cho Đại Hội Giới Trẻ Sydney chuẩn bị cho ngày World Youth Day 2008 tại Sydney.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn lên ngỏ lời chúc mừng các Bà Mẹ và mọi người, Cha khen ngợi các Bạn Trẻ đã mạnh dạn tổ chức buổi dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ nhân ngày Mother’s Day mang rất nhiều ý nghĩa và lợi ích. Cha cũng khuyến khích các bậc Phụ Huynh nên nâng đỡ tinh thần hướng dẫn các con em tham gia các Hội đoàn đóng góp phục vụ để mang lợi ích cho con em và giúp ích cho Cộng Đồng Giáo Hội. Nhất là tham gia ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới. Một lần nữa Cha hết lòng khen ngợi Giới Trẻ đã tổ chức buổi dạ tiệc rất thành công.
Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng các Bạn Trẻ đã dấn thân phục vụ và tổ chức buổi Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ rất tốt đẹp và mang nhiều ý nghĩa từ hình thức đến nội dung.
Trước khi kết thúc bế mạc, anh Đường Phước Lộc thay mặt Ban Tổ Chức ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc và giúp cho Giới Trẻ thêm tinh thần hăng say đóng góp phục vụ. Anh cũng đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp cho Giới Trẻ có thêm phương tiện để tổ chức được thành công.
Sau cùng Cha Paul Văn Chi ngỏ lời cám ơn 3 Liên Đoàn Trẻ đã phối hợp tổ chức buổi Dạ Tiệc gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp và Cha ước mong Giới Trẻ Sydney luôn hăng say đóng góp và dấn thân phục vụ để làm chứng nhân cho Thiên Chúa.
Đồng thời anh giới thiệu 2 Mc Trường Giang và Quỳnh Xuân, sau đó ban vũ Little Dance trình diễn vũ khúc trẻ trung vui nhộn tạo bầu khí phấn khởi cho tất cả mọi người.Cha Paul Văn Chi Đặc trách Đại Hội Giới Trẻ Sydney lên khai mạc chương trình qua nghi thức thắp nến rất trang nghiêm để cầu nguyện cho các Bà Mẹ Việt Nam và Cha làm phép chúc lành của ăn.
Sau đó là phần văn nghệ do 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney phối hợp cùng với ban nhạc trẻ LBT Melody cùng trình diễn những màn Đơn ca, Song ca, Hợp ca, Hoạt cảnh với những nhạc phẩm chủ đề về người Mẹ như: Mẹ Ru, Lòng Mẹ, Gánh Hàng Rong, Mẹ Tôi, Bông Hồng Cho Mẹ v..v.. ngoài ra còn có sự đóng góp của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Sydney qua tiết mục rất đặc sắc Bà Mẹ Quê và Duyên Quê. Đặc biệt Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo cùng với Cha Sang song ca nhạc phẩm Bông Hồng Cho Mẹ rất tuyệt vời.
Lồng trong phần văn nghệ còn có phần xổ số may mắn và đấu giá bức tranh để gây quỹ giúp cho Đại Hội Giới Trẻ Sydney chuẩn bị cho ngày World Youth Day 2008 tại Sydney.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn lên ngỏ lời chúc mừng các Bà Mẹ và mọi người, Cha khen ngợi các Bạn Trẻ đã mạnh dạn tổ chức buổi dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ nhân ngày Mother’s Day mang rất nhiều ý nghĩa và lợi ích. Cha cũng khuyến khích các bậc Phụ Huynh nên nâng đỡ tinh thần hướng dẫn các con em tham gia các Hội đoàn đóng góp phục vụ để mang lợi ích cho con em và giúp ích cho Cộng Đồng Giáo Hội. Nhất là tham gia ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới. Một lần nữa Cha hết lòng khen ngợi Giới Trẻ đã tổ chức buổi dạ tiệc rất thành công.
Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng các Bạn Trẻ đã dấn thân phục vụ và tổ chức buổi Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ rất tốt đẹp và mang nhiều ý nghĩa từ hình thức đến nội dung.
Trước khi kết thúc bế mạc, anh Đường Phước Lộc thay mặt Ban Tổ Chức ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc và giúp cho Giới Trẻ thêm tinh thần hăng say đóng góp phục vụ. Anh cũng đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã trợ giúp cho Giới Trẻ có thêm phương tiện để tổ chức được thành công.
Sau cùng Cha Paul Văn Chi ngỏ lời cám ơn 3 Liên Đoàn Trẻ đã phối hợp tổ chức buổi Dạ Tiệc gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp và Cha ước mong Giới Trẻ Sydney luôn hăng say đóng góp và dấn thân phục vụ để làm chứng nhân cho Thiên Chúa.
Đức TGM Nguyễn Văn Tốt, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica
LM Trần Đức Anh, OP
17:40 13/05/2008
VATICAN - Hôm nay ngày 13-5-2008, ĐTC Biển Đức XVI đã bổ nhiệm Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, Trung Mỹ.
Đức TGM Nguyễn Văn Tốt năm nay 59 tuổi (15-4-1949), thụ phong GM ngày 6-1-2003 và làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Benin và Togo trong hơn 2 năm. Ngày 24-8-2005, ngài được chuyển sang làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Trung Phi và Tchad. Từ 2 năm nay, Tchad phải chịu cảnh nội chiến, với các lực lượng phiến quân nổi loạn tại miền đông, nhắm mục đích lật đổ tổng thống Idriss Déby. Có lần phiến quân suýt chiếm giữ được thủ đô N'Djamena.
Costa Rica chỉ rộng 51 ngàn cây số vuông với 4 triệu 200 ngàn dân cư, trong đó 76,3% là tín hữu Công Giáo thuộc 8 giáo phận, họp thành một giáo tỉnh. Tại nước này có 13,7% dân số theo Tin Lành, và 1,3% theo giáo phái Chứng Nhân Giêhôva.
Sau khi ở vùng có nội chiến, nay Đức TGM Nguyễn Văn Tốt được chuyển tới một nước hòa bình, không có quân đội, và khác nới nhiều nước láng giềng, từ 60 năm nay Costa Rica không có nội chiến (SD 13-5-2008)
Đức TGM Nguyễn Văn Tốt năm nay 59 tuổi (15-4-1949), thụ phong GM ngày 6-1-2003 và làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Benin và Togo trong hơn 2 năm. Ngày 24-8-2005, ngài được chuyển sang làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Trung Phi và Tchad. Từ 2 năm nay, Tchad phải chịu cảnh nội chiến, với các lực lượng phiến quân nổi loạn tại miền đông, nhắm mục đích lật đổ tổng thống Idriss Déby. Có lần phiến quân suýt chiếm giữ được thủ đô N'Djamena.
Costa Rica chỉ rộng 51 ngàn cây số vuông với 4 triệu 200 ngàn dân cư, trong đó 76,3% là tín hữu Công Giáo thuộc 8 giáo phận, họp thành một giáo tỉnh. Tại nước này có 13,7% dân số theo Tin Lành, và 1,3% theo giáo phái Chứng Nhân Giêhôva.
Sau khi ở vùng có nội chiến, nay Đức TGM Nguyễn Văn Tốt được chuyển tới một nước hòa bình, không có quân đội, và khác nới nhiều nước láng giềng, từ 60 năm nay Costa Rica không có nội chiến (SD 13-5-2008)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trò hề chống tham nhũng của Đảng và Nhà Nước Việt Nam
LM Chân Tín, DCCT
14:08 13/05/2008
SAIGÒN - Hôm nay, thứ ba ngày 13.05.2008, Báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã đăng rộng rãi tin hai nhà báo hàng đầu trong phong trào chống tham nhũng, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của Báo Thanh Niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải của Báo Tuổi Trẻ đã bị bắt và tạm giam, vì hai nhà báo này đã can đảm tố cáo những vụ tham nhũng lớn của chế độ. Họ bị tố cáo “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Điều 281, Bộ luật Hình sự) trong việc đưa tin bài về vụ tham nhũng tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18).
Vào thời điểm vụ PMU 18 nổ ra, hai nhà báo nói trên đã tham gia tích cực đưa tin về vụ án này. Hai anh đã “thường trực 24/24 tại mọi nơi từ nhà riêng đối tượng tình nghi đến trực chiến tại cổng Cơ quan điều tra C14, mở mọi mối quan hệ từ các nguồn tin, …chỉ với một mong muốn: Vụ án sẽ được làm đến cùng, những kẻ sâu mọt tham nhũng tiền thuế của dân sẽ bị trừng trị nghiêm khắc” (TN 13.05.2008). Lẽ ra Nhà Nước phải mạnh tay để loại trừ tham nhũng, coi như quốc nạn của chế độ CSVN, thì nay Đảng và Nhà Nước lại tiếp tay cho bọn tham nhũng hàng đầu, bằng cách bắt giam hai nhà báo được nhiều uy tín trong công cuộc chống tham nhũng.
“Theo đánh giá của Ban Biên tập Báo Thanh Niên, Nguyễn Việt Chiến là nhà báo nhiệt huyết, chín chắn và có nhiều bài viết dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, đặc biệt trong vụ án ‘Năm Cam và đồng bọn’, được dư luận đánh giá cao” (TN 13.05.2008).
“Nhà báo Nguyễn Văn Hải từng đoạt giải A Giải báo chí toàn quốc năm 2003 về loạt bài chống nạn cơm tù, xe cướp trên quốc lộ 1A. Ban Biên tập của Báo Tuổi Trẻ khẳng định anh Nguyễn Văn Hải “là một cây bút trong sáng, đầy nhiệt huyết và dũng cảm trong cuộc chiến chống tham nhũng” (TN 13.05.2008).
Qua những nhận xét của hai Ban Biên tập Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ, chúng ta xác tín rằng hai nhà báo nói trên là những nhà báo tài năng, nhiệt huyết, cẩn thận, chín chắn, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Với việc bắt giam hai nhà báo hàng đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng, Nhà Nước chứng tỏ việc chống tham nhũng chỉ là một trò hề. Những người có chức có quyền sống trên xương máu của người dân muốn dẹp hẳn phong trào này, biến phong trào này thành một thứ trang trí cho chế độ, chứ không muốn dẹp quốc nạn.
Vào thời điểm vụ PMU 18 nổ ra, hai nhà báo nói trên đã tham gia tích cực đưa tin về vụ án này. Hai anh đã “thường trực 24/24 tại mọi nơi từ nhà riêng đối tượng tình nghi đến trực chiến tại cổng Cơ quan điều tra C14, mở mọi mối quan hệ từ các nguồn tin, …chỉ với một mong muốn: Vụ án sẽ được làm đến cùng, những kẻ sâu mọt tham nhũng tiền thuế của dân sẽ bị trừng trị nghiêm khắc” (TN 13.05.2008). Lẽ ra Nhà Nước phải mạnh tay để loại trừ tham nhũng, coi như quốc nạn của chế độ CSVN, thì nay Đảng và Nhà Nước lại tiếp tay cho bọn tham nhũng hàng đầu, bằng cách bắt giam hai nhà báo được nhiều uy tín trong công cuộc chống tham nhũng.
“Theo đánh giá của Ban Biên tập Báo Thanh Niên, Nguyễn Việt Chiến là nhà báo nhiệt huyết, chín chắn và có nhiều bài viết dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, đặc biệt trong vụ án ‘Năm Cam và đồng bọn’, được dư luận đánh giá cao” (TN 13.05.2008).
“Nhà báo Nguyễn Văn Hải từng đoạt giải A Giải báo chí toàn quốc năm 2003 về loạt bài chống nạn cơm tù, xe cướp trên quốc lộ 1A. Ban Biên tập của Báo Tuổi Trẻ khẳng định anh Nguyễn Văn Hải “là một cây bút trong sáng, đầy nhiệt huyết và dũng cảm trong cuộc chiến chống tham nhũng” (TN 13.05.2008).
Qua những nhận xét của hai Ban Biên tập Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ, chúng ta xác tín rằng hai nhà báo nói trên là những nhà báo tài năng, nhiệt huyết, cẩn thận, chín chắn, dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Với việc bắt giam hai nhà báo hàng đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng, Nhà Nước chứng tỏ việc chống tham nhũng chỉ là một trò hề. Những người có chức có quyền sống trên xương máu của người dân muốn dẹp hẳn phong trào này, biến phong trào này thành một thứ trang trí cho chế độ, chứ không muốn dẹp quốc nạn.
Thông Báo
Thân phụ Đức ông Cao Minh Dung đã qua đời tại Huế, Việt Nam
VietCatholic
18:58 13/05/2008
PHÂN ƯU
Chúng tôi vừa nhận được tin
Ông Cố Gioan Baotixita Cao Hữu Hiếu
(là thân phụ của Đức ông Cao Minh Dung,
Tham Vụ Khâm Sứ Tòa Thánh tại Madagascar)
đã từ trần lúc 8:45sáng ngày 12/5/2008 tại Huế
Hưởng thọ 77 tuổi.
Thánh lễ An Táng cho Ông Cố Gioan Baotixita
sẽ được cử hành vào sáng Thứ Bảy ngày 17/5/2008
tại Nhà Thờ Phú Cam, Huế.
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Ông Cố
và xin chia buồn với Đức ông Dung và Gia đình tang quyến
Thành kính phân ưu
LM Trần Công Nghị
và Tòan Ban VietCatholic
Tin Đáng Chú Ý
Tại sao nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị bắt?
Bùi Thanh
09:06 13/05/2008
SAIGÒN - Việc khởi tố, bắt giam hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến chiều qua đã thực sự gây rúng động làng báo. Hàng loạt blogger nhà báo từ Nam chí Bắc ngay lập tức bày tỏ thái độ của mình. Đau buồn và phẫn nộ!
Họ phẫn nộ vì biết rõ đồng nghiệp vừa bị bắt của mình là ai, đã sống và viết như thế nào để bảo vệ cuộc sống tươi đẹp này trước lũ sâu mọt. Không hề cường điệu khi nói rằng đồng nghiệp của chúng tôi - Nguyễn Văn Hải - là một nhà báo tử tế, một nhà báo trẻ đầy chuẩn chất Tuổi Trẻ tại phía Bắc.
Đồng nghiệp đó đang trả giá cho những dòng tin của mình về vụ PMU18 - một vụ án chưa kết thúc và đang có những diễn biến kỳ lạ. Ai ở trong hậu trường vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân.
Và thật khó hiểu, khi hai nhà báo này bị khởi tố theo điều 281 bộ luật hình sự: "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”. Và điều 281 này nằm trong mục A chưong XXI về các "tội phạm tham nhũng" (!!?). Thật kỳ lạ !
Còn nhớ, cách đây không lâu, trên tạp chí Nghề báo, trung tướng Nguyễn Việt Thành (Tư Bốn), Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đã đề cập đến việc hàng chục nhà báo viết về vụ PMU18 được mời lên cơ quan an ninh điều tra làm việc. Ông có nói một câu thế này: "Các nhà báo đừng vì sai sót nhỏ mà chùn bước, mà giảm ý chí chiến đấu chống tham nhũng. Tôi hiểu là Đảng, nhà nước và nhân dân rất tin tưởng các bạn!".
Kính thưa đồng chí Tư Bốn, chiều qua nhiều nhà báo đã tự hỏi mình về sự chùn bước và ý chí chiến đấu chống tham nhũng ấy, khi những đồng nghiệp tử tế và trong sáng của họ được xe cảnh sát đưa vào trại giam.
(Nguồn: Tuổi Trẻ ngày 13/5/2008)
Họ phẫn nộ vì biết rõ đồng nghiệp vừa bị bắt của mình là ai, đã sống và viết như thế nào để bảo vệ cuộc sống tươi đẹp này trước lũ sâu mọt. Không hề cường điệu khi nói rằng đồng nghiệp của chúng tôi - Nguyễn Văn Hải - là một nhà báo tử tế, một nhà báo trẻ đầy chuẩn chất Tuổi Trẻ tại phía Bắc.
Đồng nghiệp đó đang trả giá cho những dòng tin của mình về vụ PMU18 - một vụ án chưa kết thúc và đang có những diễn biến kỳ lạ. Ai ở trong hậu trường vụ án này mới hiểu hết sự kỳ lạ và phức tạp của nó. Ai đó đã đúng khi nói rằng công lý dường như bị nhạo báng qua vụ án này và nhà báo đã trở thành nạn nhân.
Và thật khó hiểu, khi hai nhà báo này bị khởi tố theo điều 281 bộ luật hình sự: "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”. Và điều 281 này nằm trong mục A chưong XXI về các "tội phạm tham nhũng" (!!?). Thật kỳ lạ !
Còn nhớ, cách đây không lâu, trên tạp chí Nghề báo, trung tướng Nguyễn Việt Thành (Tư Bốn), Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, đã đề cập đến việc hàng chục nhà báo viết về vụ PMU18 được mời lên cơ quan an ninh điều tra làm việc. Ông có nói một câu thế này: "Các nhà báo đừng vì sai sót nhỏ mà chùn bước, mà giảm ý chí chiến đấu chống tham nhũng. Tôi hiểu là Đảng, nhà nước và nhân dân rất tin tưởng các bạn!".
Kính thưa đồng chí Tư Bốn, chiều qua nhiều nhà báo đã tự hỏi mình về sự chùn bước và ý chí chiến đấu chống tham nhũng ấy, khi những đồng nghiệp tử tế và trong sáng của họ được xe cảnh sát đưa vào trại giam.
(Nguồn: Tuổi Trẻ ngày 13/5/2008)
Văn Hóa
Con vẫn nhớ
Thụy Miên
10:21 13/05/2008
Con vẫn nhớ
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học tiểu học.
Đừng mải chơi, mà quên việc học hành.
Vì thời gian qua đi không thể trở lại.
Hại đời con, bằng những tháng rong chơi.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học trung học.
Đừng ham vui, mà hại đến tương lai.
Vì chông gai luôn luôn là chướng ngại.
Dại một giây, con thiệt mất đời người.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học đại học.
Đừng vội yêu, mà chuốc lấy đau thương.
Vì tình yêu mang cho con nhiều cay đắng.
Lắm buồn phiền, đầy nước mắt chia ly.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học trường đời.
Đừng vội tin, mà khốn khó thân con.
Vì trần gian vẫn còn lắm nhiều gian dối.
Sống ở đời, con chớ vội tin ai.
Lời mẹ khuyên, con ghi lòng khắc dạ.
Vì tương lai, con cố gắng học hành.
Lời mẹ khuyên, như khuôn vàng thước ngọc.
Học mẹ cha, con học cả đời người.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học tiểu học.
Đừng mải chơi, mà quên việc học hành.
Vì thời gian qua đi không thể trở lại.
Hại đời con, bằng những tháng rong chơi.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học trung học.
Đừng ham vui, mà hại đến tương lai.
Vì chông gai luôn luôn là chướng ngại.
Dại một giây, con thiệt mất đời người.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học đại học.
Đừng vội yêu, mà chuốc lấy đau thương.
Vì tình yêu mang cho con nhiều cay đắng.
Lắm buồn phiền, đầy nước mắt chia ly.
Con vẫn nhớ.
Lời mẹ khuyên, khi con học trường đời.
Đừng vội tin, mà khốn khó thân con.
Vì trần gian vẫn còn lắm nhiều gian dối.
Sống ở đời, con chớ vội tin ai.
Lời mẹ khuyên, con ghi lòng khắc dạ.
Vì tương lai, con cố gắng học hành.
Lời mẹ khuyên, như khuôn vàng thước ngọc.
Học mẹ cha, con học cả đời người.
Bác thang lên hỏi ông Trời
LM Phan Đình Quang SVD
14:11 13/05/2008
BẮC THANG LÊN HỎI ÔNG TRỜI
Đứa bạn hớn hở báo tin:
- Bác ơi, Quang bên Úc nó đi tu rồi.
Mẹ tôi không lộ chút ngạc nhiên, chỉ lắc đầu rồi nói:
- Thằng Quang mà tu với hành cái gì.
Người bạn share nhà mướn với tôi sau chuyến đi và ghé thăm gia đình tôi ở Vietnam về ‘méc’ với tôi như rứa. Tới hôm nay tui cũng tò mò muốn biết tại sao mẹ tui lại có phản ứng như vậy. Chắc tại mẹ tui cho tui là dân dốt đặc cán mai? Lý do này cũng không phải là quá đáng, vì thủa bé còn ngồi mài đít ở nhà trường, tôi vốn nổi tiếng đội sổ về học vấn. Cuối năm tổng kết lên lớp được là nhờ đậu vớt. Chỉ vào mùa ‘cứu xét’ của nhà trường tui lại siêng năng lần hạt đột xuất. Như Phêrô năm xưa, “Chúa ơi cứu con với!” Nghĩ lại mà thấy tội nghiệp cho người chị lớn mỗi khi đại diện đi họp phụ huynh học sinh. Chắc chị tui nhiều phen phải độn thổ vì cái ngu si sẵn tính trời của thằng em trai, thông minh đột xuất, ngu si trường kỳ. Hoặc cũng có thể mẹ tui phản ứng như vậy vì cho tui là cái thằng nghịch ngợm phá phách kinh niên, chẳng làm nên trò trống gì. Ừa, thì lý do nào tui thấy cũng không phải là sai. Chỉ tiếc là giờ đây mẹ tui đã hoá ra người thiên cổ rồi, tui không còn dịp để cùng mẹ ‘tra cứu’ lý do nào là đúng, mà cũng có thể đúng cả hai!
Nói chuyện lý do đi tu thì ôi thôi có đủ trăm ngàn. Tui vẫn thường được nghe các bậc đàn anh tâm sự lý do đi tu của họ, nào là lúc còn bé được (hay bị) bố mẹ đem con bỏ chủng viện, nào là thấy ông cha oai quá, mình cũng đi tu làm ông cha cho nó oắch với người ta, nào là thấy ông cha xứ ăn ngon mặc đẹp, mình cũng muốn làm cha cho giống ổng… Còn tui thì hổng mê ăn ngon mặc đẹp, tui chỉ mê chơi thôi. Tui đi tu vì lý do ban đầu là ham chơi. Tui chọn dòng truyền giáo vì nghĩ rằng đi truyền giáo chắc cũng giống như được đi chơi vậy mà. Chỉ đơn giản vậy, ai không tin mặc kệ! Lần đầu tiên gặp vị linh mục già phụ trách ơn gọi phỏng vấn, “Thế sau này nếu nhà dòng muốn gởi anh đi các xứ truyền giáo, anh có sẵn sàng không?” Thằng tui tự nghĩ, đúng là hỏi lãng xẹt. Không cho tui đi, thì tui vào đây mần chi! Hình như cái tính ham chơi của tui đến ngày hôm nay ‘cốt khỉ vẫn hườm cốt khỉ’. Chúa gọi muôn người bằng muôn kiểu mà. Đố ai biết được ý Trời.
Khi nghe tin thằng tui khăn gói quả mướp vào nhà dòng, cái đám bạn học cùng lớp cũng nhao nhao lên, đặc biệt là cô bạn bắc kỳ rón vốn xưa nay vẫn khắc khẩu với tui. Cô bạn trợn mắt, trề môi dài thòng tuyên bố một câu xanh rờn:
- Ối xời! Lão Quang mà đi tu làm cha được thì tớ đây đi tu chắc cũng phải làm tới chức mẹ bề trên chứ không chơi.
Còn chưa tha, cô bạn xí xọn:
- Chắc là một hôm tối trời, ông Trời đi nhậu về, ổng xỉn quắc cần câu không còn biết gì, lão Quang đến năn nỉ, ổng nhìn gà hoá cuốc nên ổng nhận đại đó mà. Đúng là Chúa đã lầm khi gọi ổng theo thôi.
Thế là cái đám nga mi lăn ra cười rặc rặc chọc quê tui. Nhưng tui cũng đâu dễ thua:
- Nè, mấy bà đừng tưởng cái thời buổi trai thừa gái thiếu, biển động mắm lên giá rồi mấy bà muốn nói gì thì nói nghen. Ông Trời từ bi hỉ xả rộng lượng, ổng đổ ơn mưa móc từ trời, không dè rớt trúng tui chứ bộ. Mấy bà đừng coi thường tui chứ. Biết đâu, có ngày ông Trời đổ ơn rớt trúng mấy bà, mấy bà đi tu rồi cũng làm tới chức mẹ bề trên không chừng đó nghen. Nhưng mấy bà tu dòng nào thì làm ơn cho tui biết với để tui còn biết đường mà tránh thổ địa vùng đó.
Cô bạn bắc kỳ lườm mắt nguýt xéo thấy mà ớn xương sống:
- Hừ, ông có thói ăn nói không những kỳ thị phái tính mà còn kỳ cục nữa.
Rồi dòng đời cứ thế lặng lẽ mà trôi qua. Ngày tui lum khum bước lên bàn thờ Chúa cũng đến. Nói theo ngôn ngữ nhà đạo, tui được đặt tay tấn phong rồi từ đó thiên hạ gọi tui là ông cha. Đố ai biết được ý trời! Những ngày sau đó, tui vẫn thấy đời mình cũng chẳng có chi là biến chuyển lớn lao mới lạ, vẫn ăn ngũ khẩn trương, làm việc bình thường, đi chơi điều đặn. Cũng vẫn một ngày như mọi ngày, tuy có hơi bận rộn lên một tí xíu. Làm cha rồi mà, phải lâu lâu bận rộn một chút chứ. Tui vẫn tâm niệm một điều: Dịp chơi mà hổng chơi thì nó sẽ mất, công việc hổng làm thì nó vẫn còn trơ trơ ra đó, có mất đi mô mà sợ. Hi hi! Xin quí vị đọc xong, niệm tình bỏ qua, đọc cho vui chứ đừng bắt chước thằng tui, tui hổng chịu trách nhiệm đâu nghen.
Tuy nhiên tui có một trải nghiệm hết sức cảm động và sâu sắc về chức linh mục của mình với mẹ tui. Số là sau lễ truyền chức, tui được phép về thăm gia đình ở quê nhà. Thời tiết mùa hè trung phần Vietnam thật là oi bức khó chịu, tui đi đâu cũng độc một cái áo thun và quần short cho mát mẻ. Với mẹ tui, một ông cha ăn mặc như thế lang thang đầu đường xó chợ thật là chướng tai gai mắt. Mẹ tui âm thầm rù rì với mấy đứa em gái trong nhà, giọng hoài nghi:
- Tao nghi thằng Quang là cha dỏm. Tao chưa thấy cha nào mà ăn mặc như hắn bao giờ. Không biết hắn có phải là cha thật không? Tao nghi quá.
Mẹ tui lúc đó đã già yếu, chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà, không thể tự mình đi nhà thờ dự lễ như thói quên thường nhật năm xưa. Tui thỉnh thoảng dâng lễ tại nhà cho mẹ và gia đình. Có một lần sau thánh lễ, mẹ khều tay người chị lớn thì thầm:
- Thằng Quang dâng Lễ sao mà lạ lạ, không biết hắn có phải là cha thật không vậy?
Trong những giây phút cuối cùng trước khi rời gia đình ra sân bay rời Vietnam, tui vẫn nhớ một cử chỉ hết sức cảm động của mẹ. Mẹ tui run rẩy yếu ớt, đôi bàn tay già nua nhăn nheo của mẹ nắm lấy đôi tay của tui một cách trân trọng như đang ôm lấy một bảo vật quí giá. Mẹ hôn bàn tay của tui một cách cung kính. Tui chỉ thấy cử chỉ đó ở mẹ tui mỗi khi người cầm lấy cổ tràng hạt chuẩn bị đọc kinh. Tui bỡ ngỡ, ngạc nhiên, bối rối, sượng sùng vội vã rút tay ra. Kỳ quá đi! Mẹ tui thì vẫn tự nhiên và trân trọng. Sự việc xảy ra nhanh quá, tui không bắt kịp ý nghĩa. Đôi bàn tay già nua, lam lũ một đời vất vả nuôi chồng con lại trân trọng ôm lấy và hôn đôi bàn tay xưa nay ăn trắng mặc trơn của tui. Lẽ ra tui phải là người trân trọng hôn đôi bàn tay mẹ già mới là phải đạo. Một thoáng ngỡ ngàng bối rối.
Ngồi chờ dài cổ ở sân bay, tui mới có dịp suy nghĩ để rồi chợt ngộ ra ý nghĩa về hành động đột ngột vừa qua của mẹ. Thông minh đột xuất, ngu si trường kỳ là vậy. À, thì ra đôi tay của tôi là đôi tay đã được xức dầu thánh hiến. Tôi nghe các cụ ngày trước có thói quen hôn đôi bàn tay các tân chức linh mục như một biểu lộ của sự cung kính và trân trọng đối với đôi bàn tay đã được thánh hiến. Tôi nhớ câu chuyện Đức giáo hoàng John XXIII, lúc mới nhận chức giám mục, về thăm mẹ, mẹ ngài cung kính hôn chiếc nhẫn giám mục. Vị giáo hoàng tương lai vội quỳ xuống hôn chiếc nhẫn cưới trên tay người mẹ mà thưa rằng nếu không có chiếc nhẫn cưới trên tay người mẹ, thì đã không có chiếc nhẫn giám mục của ngài. Mỗi khi nhớ đến chuyện này, tui cũng tự nhắc nhở mình phải cố gắng hơn, sống xứng đáng hơn, biết trân quí những gì là quí giá là đẹp nơi mình cũng như ở nơi người khác.
Đời người là một chuỗi thời gian liên lỉ cố gắng phấn đấu với chính mình. “Một ngày kia đến bờ” cái còn lại không phải là những thành quả nhưng chỉ là một tấm lòng. Trịnh Công Sơn nói một câu rất đơn giản nhưng tôi lấy làm rất tâm đắc, “Sống trên đời này, cần có một tấm lòng.” Hay như một bạn trẻ nào đó đã viết, “Trăm năm trước ta chưa có, trăm năm sau ta có cũng như không, cuộc đời sắc sắc không không, trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi.” Đó là tấm lòng của một người mẹ, người cha, của người anh người chị, tấm lòng của những người đã yêu đã thương ta, của những người đã hy sinh để cho ta được sống.
Một kỷ niệm cảm động khác trong đời linh mục của tôi là được chính tay thi hành các bí tích sau cùng trong những ngày tháng cuối đời của người mẹ. Đứa con linh mục ‘dỏm’ xức dầu và dâng lễ sau cùng cho mẹ. Tuy đau đớn thân xác tột cùng, mẹ tôi thấy tinh thần được an ủi lắm. Người thanh thản ra đi vào cõi vĩnh hằng. “Mẹ già như trái chín cây, gió lay mẹ rụng con đành mồ côi.”
Nhìn lại cuộc đời sống đạo của mẹ tôi cũng như của biết bao nhiêu triệu triệu con người Việt khác thật là đơn sơ bình dị. Tôi thấy sao mà thương mến và cảm phục tấm lòng đơn sơ nhưng trung tín faithfulness của họ. Họ không phải là những con người tài ba xuất chúng, càng không phải là những ‘đỉnh cao trí tuệ của loài người’. Họ chỉ có tấm lòng. Ở con người của họ, có cái gì đó tuy bình dị nhưng lại bao la, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng lại chân tình. Nếu phải dung chỉ một từ ngữ nào đó để gói ghém con người và cuộc đời của họ, tôi không nghĩ ra được chữ nào hơn là faithfulness, lòng trung tín. Tôi ước mơ chớ gì giữa cuộc sống ba đào này, mình sống được cuộc sống của một con người trung tín. Một ngày nào đó, khi mọi sự chỉ còn là phù vân cát bụi, tôi được nghe tiếng nói, “Hởi kẻ đầy tớ trung tín và khôn ngoan, hãy vào mà hưởng phước mà chủ ngươi đã dọn sẵn cho ngươi.” (Lk 12:35-48)
Thỉnh thoảng tôi thích coi lại bộ film cowboy ‘the good the bad and the ugly’ (thằng tốt, thằng xấu và thằng tồi). Mấy anh chàng cao bồi coi oắch lắm, cỡi ngựa bắn súng ì xèo loạn xạ, coi vui mắt ơi là vui. Rốt cuộc, thằng tốt chiến thắng, đánh bại hai thằng xấu và thằng tồi. Ừ, mà hình như trong tôi cũng có một lúc ba thằng: Tốt, Xấu, Tồi. Ba thằng này cũng thường xuyên oắnh lộn ì xèo dường như bất phân thằng bại trong tôi, làm thằng tôi cũng nhiều phen khổ sở với tụi nó. Cuộc nội chiến tương tàn này coi mòi kéo dài tới ngày tôi trút hơi tàn cũng chẳng phải chơi! Cũng mong sao thằng Tốt trong tôi sẽ lãnh cup chiến thắng, đánh bại hai thằng kia. Con người là một tổng hợp trắng đen, vàng thau lẫn lộn của the good the bad and the ugly. “Tôi nay trọ ở trần gian trăm năm về chốn xa xăm cuối trời” (Bùi Giáng), thằng good trong tôi ơi good luck mày nhé. khi nào về đến cái chốn xa xăm cuối trời đó, hy vọng mày lãnh cup chiến thắng nhé.
Sau hơn bốn mươi năm cuộc đời, cứ cho là tui đã đi hơn nữa đời người rồi. Suy tới nghĩ luôn, nghiệm xuôi gẫm ngược, tui xin ‘túm lại’ một điều như vậy: Ở đời muôn sự là hồng ân. Khi chào đời, con người vốn trơ trụi, đến khi lìa đời thì cũng trụi trơ, chẳng mang theo được sự gì. Ơn trời tuôn đổ xuống dạt dào như nắng như mưa, không chê kẻ sang người hèn, không phân biệt kẻ xấu người tốt. Ơn trời ban phát một cách rộng rãi phong phú, phần tui chỉ biết ngã tay đón nhận với tấm lòng khiêm tốn. Cho nên tui vẫn hằng tâm niệm một điều, mọi sự tui có được trên cõi đời này đều là do hồng ân, bởi ơn trời. Không phải vì mình xứng đáng, mà là vì ông Trời rộng rãi và rộng lượng vô biên. Ông Trời ban phát rộng rãi, tôi khiêm nhường ngã tay đón nhận. Chỉ biết vậy thôi. Còn chuyện tại sao ông Trời gọi tôi thì cứ “bắc thang lên hỏi ông Trời, lỡ kêu phải ổng (tui đó) bây giờ làm sao?”. Làm sao thì biết làm sao, đố ai biết được ý Trời mà lị.
Thôi, viết lách dài dòng, không khéo có người lại cho tôi nói dài, nói dai rồi đâm ra nói dại chỉ làm độc giả đọc mệt óc và mỏi mắt. Tui xin được hạ màn là vừa. Tui xin được phép ‘chôm ý’ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để gói ghém lòng mình: Dù đến dù đi, tôi cũng xin tạ ơn Trời, tạ ơn đời, tạ ơn người, tạ ơn ai đã cho tui niềm vui cuộc sống làm người, mà đặc biệt là làm con Chúa.
Cô bắc kỳ rón kia ơi, xin dừng cười tui nữa nhé, tui là con Chúa, con trời, ông trời con, thiên tử đó. Oắch không! Ừa rán đi Tám, Tám là thằng tui đó. Ai ‘théc méc’ gì thì cứ bắc thang mà lên hỏi ông Trời.
quangdphan@yahoo.com
Đứa bạn hớn hở báo tin:
- Bác ơi, Quang bên Úc nó đi tu rồi.
Mẹ tôi không lộ chút ngạc nhiên, chỉ lắc đầu rồi nói:
- Thằng Quang mà tu với hành cái gì.
Người bạn share nhà mướn với tôi sau chuyến đi và ghé thăm gia đình tôi ở Vietnam về ‘méc’ với tôi như rứa. Tới hôm nay tui cũng tò mò muốn biết tại sao mẹ tui lại có phản ứng như vậy. Chắc tại mẹ tui cho tui là dân dốt đặc cán mai? Lý do này cũng không phải là quá đáng, vì thủa bé còn ngồi mài đít ở nhà trường, tôi vốn nổi tiếng đội sổ về học vấn. Cuối năm tổng kết lên lớp được là nhờ đậu vớt. Chỉ vào mùa ‘cứu xét’ của nhà trường tui lại siêng năng lần hạt đột xuất. Như Phêrô năm xưa, “Chúa ơi cứu con với!” Nghĩ lại mà thấy tội nghiệp cho người chị lớn mỗi khi đại diện đi họp phụ huynh học sinh. Chắc chị tui nhiều phen phải độn thổ vì cái ngu si sẵn tính trời của thằng em trai, thông minh đột xuất, ngu si trường kỳ. Hoặc cũng có thể mẹ tui phản ứng như vậy vì cho tui là cái thằng nghịch ngợm phá phách kinh niên, chẳng làm nên trò trống gì. Ừa, thì lý do nào tui thấy cũng không phải là sai. Chỉ tiếc là giờ đây mẹ tui đã hoá ra người thiên cổ rồi, tui không còn dịp để cùng mẹ ‘tra cứu’ lý do nào là đúng, mà cũng có thể đúng cả hai!
Nói chuyện lý do đi tu thì ôi thôi có đủ trăm ngàn. Tui vẫn thường được nghe các bậc đàn anh tâm sự lý do đi tu của họ, nào là lúc còn bé được (hay bị) bố mẹ đem con bỏ chủng viện, nào là thấy ông cha oai quá, mình cũng đi tu làm ông cha cho nó oắch với người ta, nào là thấy ông cha xứ ăn ngon mặc đẹp, mình cũng muốn làm cha cho giống ổng… Còn tui thì hổng mê ăn ngon mặc đẹp, tui chỉ mê chơi thôi. Tui đi tu vì lý do ban đầu là ham chơi. Tui chọn dòng truyền giáo vì nghĩ rằng đi truyền giáo chắc cũng giống như được đi chơi vậy mà. Chỉ đơn giản vậy, ai không tin mặc kệ! Lần đầu tiên gặp vị linh mục già phụ trách ơn gọi phỏng vấn, “Thế sau này nếu nhà dòng muốn gởi anh đi các xứ truyền giáo, anh có sẵn sàng không?” Thằng tui tự nghĩ, đúng là hỏi lãng xẹt. Không cho tui đi, thì tui vào đây mần chi! Hình như cái tính ham chơi của tui đến ngày hôm nay ‘cốt khỉ vẫn hườm cốt khỉ’. Chúa gọi muôn người bằng muôn kiểu mà. Đố ai biết được ý Trời.
Khi nghe tin thằng tui khăn gói quả mướp vào nhà dòng, cái đám bạn học cùng lớp cũng nhao nhao lên, đặc biệt là cô bạn bắc kỳ rón vốn xưa nay vẫn khắc khẩu với tui. Cô bạn trợn mắt, trề môi dài thòng tuyên bố một câu xanh rờn:
- Ối xời! Lão Quang mà đi tu làm cha được thì tớ đây đi tu chắc cũng phải làm tới chức mẹ bề trên chứ không chơi.
Còn chưa tha, cô bạn xí xọn:
- Chắc là một hôm tối trời, ông Trời đi nhậu về, ổng xỉn quắc cần câu không còn biết gì, lão Quang đến năn nỉ, ổng nhìn gà hoá cuốc nên ổng nhận đại đó mà. Đúng là Chúa đã lầm khi gọi ổng theo thôi.
Thế là cái đám nga mi lăn ra cười rặc rặc chọc quê tui. Nhưng tui cũng đâu dễ thua:
- Nè, mấy bà đừng tưởng cái thời buổi trai thừa gái thiếu, biển động mắm lên giá rồi mấy bà muốn nói gì thì nói nghen. Ông Trời từ bi hỉ xả rộng lượng, ổng đổ ơn mưa móc từ trời, không dè rớt trúng tui chứ bộ. Mấy bà đừng coi thường tui chứ. Biết đâu, có ngày ông Trời đổ ơn rớt trúng mấy bà, mấy bà đi tu rồi cũng làm tới chức mẹ bề trên không chừng đó nghen. Nhưng mấy bà tu dòng nào thì làm ơn cho tui biết với để tui còn biết đường mà tránh thổ địa vùng đó.
Cô bạn bắc kỳ lườm mắt nguýt xéo thấy mà ớn xương sống:
- Hừ, ông có thói ăn nói không những kỳ thị phái tính mà còn kỳ cục nữa.
Rồi dòng đời cứ thế lặng lẽ mà trôi qua. Ngày tui lum khum bước lên bàn thờ Chúa cũng đến. Nói theo ngôn ngữ nhà đạo, tui được đặt tay tấn phong rồi từ đó thiên hạ gọi tui là ông cha. Đố ai biết được ý trời! Những ngày sau đó, tui vẫn thấy đời mình cũng chẳng có chi là biến chuyển lớn lao mới lạ, vẫn ăn ngũ khẩn trương, làm việc bình thường, đi chơi điều đặn. Cũng vẫn một ngày như mọi ngày, tuy có hơi bận rộn lên một tí xíu. Làm cha rồi mà, phải lâu lâu bận rộn một chút chứ. Tui vẫn tâm niệm một điều: Dịp chơi mà hổng chơi thì nó sẽ mất, công việc hổng làm thì nó vẫn còn trơ trơ ra đó, có mất đi mô mà sợ. Hi hi! Xin quí vị đọc xong, niệm tình bỏ qua, đọc cho vui chứ đừng bắt chước thằng tui, tui hổng chịu trách nhiệm đâu nghen.
Tuy nhiên tui có một trải nghiệm hết sức cảm động và sâu sắc về chức linh mục của mình với mẹ tui. Số là sau lễ truyền chức, tui được phép về thăm gia đình ở quê nhà. Thời tiết mùa hè trung phần Vietnam thật là oi bức khó chịu, tui đi đâu cũng độc một cái áo thun và quần short cho mát mẻ. Với mẹ tui, một ông cha ăn mặc như thế lang thang đầu đường xó chợ thật là chướng tai gai mắt. Mẹ tui âm thầm rù rì với mấy đứa em gái trong nhà, giọng hoài nghi:
- Tao nghi thằng Quang là cha dỏm. Tao chưa thấy cha nào mà ăn mặc như hắn bao giờ. Không biết hắn có phải là cha thật không? Tao nghi quá.
Mẹ tui lúc đó đã già yếu, chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà, không thể tự mình đi nhà thờ dự lễ như thói quên thường nhật năm xưa. Tui thỉnh thoảng dâng lễ tại nhà cho mẹ và gia đình. Có một lần sau thánh lễ, mẹ khều tay người chị lớn thì thầm:
- Thằng Quang dâng Lễ sao mà lạ lạ, không biết hắn có phải là cha thật không vậy?
Trong những giây phút cuối cùng trước khi rời gia đình ra sân bay rời Vietnam, tui vẫn nhớ một cử chỉ hết sức cảm động của mẹ. Mẹ tui run rẩy yếu ớt, đôi bàn tay già nua nhăn nheo của mẹ nắm lấy đôi tay của tui một cách trân trọng như đang ôm lấy một bảo vật quí giá. Mẹ hôn bàn tay của tui một cách cung kính. Tui chỉ thấy cử chỉ đó ở mẹ tui mỗi khi người cầm lấy cổ tràng hạt chuẩn bị đọc kinh. Tui bỡ ngỡ, ngạc nhiên, bối rối, sượng sùng vội vã rút tay ra. Kỳ quá đi! Mẹ tui thì vẫn tự nhiên và trân trọng. Sự việc xảy ra nhanh quá, tui không bắt kịp ý nghĩa. Đôi bàn tay già nua, lam lũ một đời vất vả nuôi chồng con lại trân trọng ôm lấy và hôn đôi bàn tay xưa nay ăn trắng mặc trơn của tui. Lẽ ra tui phải là người trân trọng hôn đôi bàn tay mẹ già mới là phải đạo. Một thoáng ngỡ ngàng bối rối.
Ngồi chờ dài cổ ở sân bay, tui mới có dịp suy nghĩ để rồi chợt ngộ ra ý nghĩa về hành động đột ngột vừa qua của mẹ. Thông minh đột xuất, ngu si trường kỳ là vậy. À, thì ra đôi tay của tôi là đôi tay đã được xức dầu thánh hiến. Tôi nghe các cụ ngày trước có thói quen hôn đôi bàn tay các tân chức linh mục như một biểu lộ của sự cung kính và trân trọng đối với đôi bàn tay đã được thánh hiến. Tôi nhớ câu chuyện Đức giáo hoàng John XXIII, lúc mới nhận chức giám mục, về thăm mẹ, mẹ ngài cung kính hôn chiếc nhẫn giám mục. Vị giáo hoàng tương lai vội quỳ xuống hôn chiếc nhẫn cưới trên tay người mẹ mà thưa rằng nếu không có chiếc nhẫn cưới trên tay người mẹ, thì đã không có chiếc nhẫn giám mục của ngài. Mỗi khi nhớ đến chuyện này, tui cũng tự nhắc nhở mình phải cố gắng hơn, sống xứng đáng hơn, biết trân quí những gì là quí giá là đẹp nơi mình cũng như ở nơi người khác.
Đời người là một chuỗi thời gian liên lỉ cố gắng phấn đấu với chính mình. “Một ngày kia đến bờ” cái còn lại không phải là những thành quả nhưng chỉ là một tấm lòng. Trịnh Công Sơn nói một câu rất đơn giản nhưng tôi lấy làm rất tâm đắc, “Sống trên đời này, cần có một tấm lòng.” Hay như một bạn trẻ nào đó đã viết, “Trăm năm trước ta chưa có, trăm năm sau ta có cũng như không, cuộc đời sắc sắc không không, trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi.” Đó là tấm lòng của một người mẹ, người cha, của người anh người chị, tấm lòng của những người đã yêu đã thương ta, của những người đã hy sinh để cho ta được sống.
Một kỷ niệm cảm động khác trong đời linh mục của tôi là được chính tay thi hành các bí tích sau cùng trong những ngày tháng cuối đời của người mẹ. Đứa con linh mục ‘dỏm’ xức dầu và dâng lễ sau cùng cho mẹ. Tuy đau đớn thân xác tột cùng, mẹ tôi thấy tinh thần được an ủi lắm. Người thanh thản ra đi vào cõi vĩnh hằng. “Mẹ già như trái chín cây, gió lay mẹ rụng con đành mồ côi.”
Nhìn lại cuộc đời sống đạo của mẹ tôi cũng như của biết bao nhiêu triệu triệu con người Việt khác thật là đơn sơ bình dị. Tôi thấy sao mà thương mến và cảm phục tấm lòng đơn sơ nhưng trung tín faithfulness của họ. Họ không phải là những con người tài ba xuất chúng, càng không phải là những ‘đỉnh cao trí tuệ của loài người’. Họ chỉ có tấm lòng. Ở con người của họ, có cái gì đó tuy bình dị nhưng lại bao la, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng lại chân tình. Nếu phải dung chỉ một từ ngữ nào đó để gói ghém con người và cuộc đời của họ, tôi không nghĩ ra được chữ nào hơn là faithfulness, lòng trung tín. Tôi ước mơ chớ gì giữa cuộc sống ba đào này, mình sống được cuộc sống của một con người trung tín. Một ngày nào đó, khi mọi sự chỉ còn là phù vân cát bụi, tôi được nghe tiếng nói, “Hởi kẻ đầy tớ trung tín và khôn ngoan, hãy vào mà hưởng phước mà chủ ngươi đã dọn sẵn cho ngươi.” (Lk 12:35-48)
Thỉnh thoảng tôi thích coi lại bộ film cowboy ‘the good the bad and the ugly’ (thằng tốt, thằng xấu và thằng tồi). Mấy anh chàng cao bồi coi oắch lắm, cỡi ngựa bắn súng ì xèo loạn xạ, coi vui mắt ơi là vui. Rốt cuộc, thằng tốt chiến thắng, đánh bại hai thằng xấu và thằng tồi. Ừ, mà hình như trong tôi cũng có một lúc ba thằng: Tốt, Xấu, Tồi. Ba thằng này cũng thường xuyên oắnh lộn ì xèo dường như bất phân thằng bại trong tôi, làm thằng tôi cũng nhiều phen khổ sở với tụi nó. Cuộc nội chiến tương tàn này coi mòi kéo dài tới ngày tôi trút hơi tàn cũng chẳng phải chơi! Cũng mong sao thằng Tốt trong tôi sẽ lãnh cup chiến thắng, đánh bại hai thằng kia. Con người là một tổng hợp trắng đen, vàng thau lẫn lộn của the good the bad and the ugly. “Tôi nay trọ ở trần gian trăm năm về chốn xa xăm cuối trời” (Bùi Giáng), thằng good trong tôi ơi good luck mày nhé. khi nào về đến cái chốn xa xăm cuối trời đó, hy vọng mày lãnh cup chiến thắng nhé.
Sau hơn bốn mươi năm cuộc đời, cứ cho là tui đã đi hơn nữa đời người rồi. Suy tới nghĩ luôn, nghiệm xuôi gẫm ngược, tui xin ‘túm lại’ một điều như vậy: Ở đời muôn sự là hồng ân. Khi chào đời, con người vốn trơ trụi, đến khi lìa đời thì cũng trụi trơ, chẳng mang theo được sự gì. Ơn trời tuôn đổ xuống dạt dào như nắng như mưa, không chê kẻ sang người hèn, không phân biệt kẻ xấu người tốt. Ơn trời ban phát một cách rộng rãi phong phú, phần tui chỉ biết ngã tay đón nhận với tấm lòng khiêm tốn. Cho nên tui vẫn hằng tâm niệm một điều, mọi sự tui có được trên cõi đời này đều là do hồng ân, bởi ơn trời. Không phải vì mình xứng đáng, mà là vì ông Trời rộng rãi và rộng lượng vô biên. Ông Trời ban phát rộng rãi, tôi khiêm nhường ngã tay đón nhận. Chỉ biết vậy thôi. Còn chuyện tại sao ông Trời gọi tôi thì cứ “bắc thang lên hỏi ông Trời, lỡ kêu phải ổng (tui đó) bây giờ làm sao?”. Làm sao thì biết làm sao, đố ai biết được ý Trời mà lị.
Thôi, viết lách dài dòng, không khéo có người lại cho tôi nói dài, nói dai rồi đâm ra nói dại chỉ làm độc giả đọc mệt óc và mỏi mắt. Tui xin được hạ màn là vừa. Tui xin được phép ‘chôm ý’ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để gói ghém lòng mình: Dù đến dù đi, tôi cũng xin tạ ơn Trời, tạ ơn đời, tạ ơn người, tạ ơn ai đã cho tui niềm vui cuộc sống làm người, mà đặc biệt là làm con Chúa.
Cô bắc kỳ rón kia ơi, xin dừng cười tui nữa nhé, tui là con Chúa, con trời, ông trời con, thiên tử đó. Oắch không! Ừa rán đi Tám, Tám là thằng tui đó. Ai ‘théc méc’ gì thì cứ bắc thang mà lên hỏi ông Trời.
quangdphan@yahoo.com
Xin lần tràng hạt bằng thơ dâng Người (Thơ)
Phụng Nghi
16:44 13/05/2008
XIN LẦN TRÀNG HẠT BẰNG THƠ DÂNG NGƯỜI
Huyền Nhiệm Vui
Khi thiên sứ xuống truyền tin,
Mẹ xin lãnh nhận, trung trinh một lòng.
Cho con vui sống khiêm cung,
Noi theo gương Mẹ phục tòng Ý Trên.
Đường dài bao quản truân chiên,
Mẹ thăm chị họ, đỡ đần, ủi an.
Cho con vui sống yêu thương,
Noi theo gương Mẹ trọn đường ái nhân.
Nơi hang đá giữa đêm đông
Mẹ sinh Con Chúa, nằm cùng bò chiên.
Cho con vui sống khó khăn,
Noi theo gương Mẹ chịu cam phận hèn.
Vâng theo luật Chúa đã truyền
Mẹ đem Thánh tử lên đền hiến dâng.
Cho con vui sống phục tùng,
Noi theo gương Mẹ hằng tuân luật trời.
Ba ngày tất tả ngược xuôi,
Mẹ tìm thấy Chúa miệt mài giảng kinh.
Cho con vui sống trung thành,
Noi theo gương Mẹ, tử sinh chẳng rời.
Huyền Nhiệm Thương
Vườn khuya, máu nhuốm mồ hôi,
Mẹ thương Chúa chịu tội người lầm than.
Con xin thống hối lỗi lầm,
Thương Người chén đắng nhọc nhằn uống vơi.
Trăm roi thịt nát, máu rơi,
Mẹ thương Chúa gánh tội người oan ương.
Con xin chịu khó vui lòng,
Thương thân cột đá máu loang vết dài,
Trên đầu ô nhục vòng gai,
Mẹ thương Chúa gánh tội đời xót xa.
Con xin chịu mọi nhuốc nha,
Thương vương miện dính máu tà áo điên.
Oằn lưng gỗ nặng ngã nghiêng,
Mẹ thương Chúa chịu oan khiên tội trần.
Con xin vác thập tự con,
Thương cây Thánh giá Chúa còn nặng vai.
Đinh xuyên máu vọt chân tay,
Mẹ thương Chúa phải vì ai tội tình.
Con xin xác thịt đóng đinh,
Thương cây Thánh giá khổ hình đồi cao.
Huyền Nhiệm Mừng
Phục sinh từ đáy mộ sâu,
Mừng Con, Mẹ hết âu sầu lệ tuôn.
Cho con khi cuộc sống tàn,
Phục sinh với Chúa huy hoàng, ngày sau.
Giã từ đồ đệ, Mẹ yêu,
Mừng Con lên chốn trời cao chín tầng.
Cho con dứt bỏ lòng trần,
Yêu nơi Thiên quốc vĩnh hằng, tìm lên.
Trên đầu đáp ngọn lửa thiêng,
Mừng vui ân đức Thánh Linh ngập tràn.
Cho con ơn Chúa Thành Thần,
Sáng soi tâm trí, ủi an muộn phiền.
Nhớ công ơn đức Mẹ hiền,
Mừng vui hồn xác thăng thiên rạng ngời.
Cho con khi sắp lìa đời,
Chết trong tay Mẹ trăm lời ủi an.
Uy nghi này một triều thiên,
Mừng vui Chúa thưởng Mẹ trên Thiên đường.
Cho con hưởng phúc vinh quang,
Cùng người lên chốn lạc hoan đời đời.
Huyền Nhiệm Ánh Sáng
Sáng Gio-đan nước lặng trôi,
Đầm mình thanh tẩy, tầng trời mở tung.
Cho con sống cuộc đời thường
Xứng con cái Chúa, yêu thương mọi người.
Sáng Ca-Na buổi tiệc vui,
Nước trong thành rượu đãi người tân hôn.
Cho con tin vững trong lòng
Vào quyền năng Chúa, quyết không nghi nàn.
Sáng lên khắp Is-ra-en
Chúa đi rong ruổi rao truyền Tin Vui.
Cho con hoán cải cuộc đời,
Nghe lời Người giảng, Nước Trời đón tin.
Sáng Ta-bo núi biến hình,
Hiển dung Chúa rất uy linh rạng ngời.
Cho con nghe tiếng của Người,
Đem vào cuộc sống một đời thực thi.
Sáng nơi Phòng Tiệc Biệt Ly,
Chúa ban Thánh thể khi lìa trần gian.
Cho con rước lễ siêng năng,
Cùng Người kết hiệp khăng khăng chẳng rời.
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha ngự ở trên trời,
Nguyện danh Cha cả sáng ngời hiển vinh.
Nước Cha trị khắp nhân sinh.
Ý Cha thể hiện đất lành, trời cao.
Hôm nay lương thực nguyện cầu
Được Người ban phát cho sao đủ dùng.
Xin tha con tội muôn trùng,
Cũng như con xóa nợ cùng thế nhân.
Xin cho thoát chước Sa-tan,
Cứu con khỏi mọi tai ương ngày ngày.
Kinh Kính Mừng
Kính mừng Mẹ phước lộc đầy.
Chúa Trời hằng ở cùng Người luôn luôn.
Phước Người cao trọng tuyệt luân,
Vượt trên hết mọi nữ nhân phận hèn.
Giê-su Con của Mẹ hiền
Gồm thâu phước lạ, uy quyền muôn nơi.
Ma-ri-a, Mẹ Chúa Trời
Xin cầu cho chúng con loài tội nhân
Nay đang sống ở trần gian,
Và trong giờ chết được ơn phước lành.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Chúa cả quang vinh
Cha, Con và Đức Thánh Linh rạng ngời,
Từ muôn thuở khắp muôn nơi,
Bây giờ, mãi mãi, đời đời. A-men
Huyền Nhiệm Vui
Khi thiên sứ xuống truyền tin,
Mẹ xin lãnh nhận, trung trinh một lòng.
Cho con vui sống khiêm cung,
Noi theo gương Mẹ phục tòng Ý Trên.
Đường dài bao quản truân chiên,
Mẹ thăm chị họ, đỡ đần, ủi an.
Cho con vui sống yêu thương,
Noi theo gương Mẹ trọn đường ái nhân.
Nơi hang đá giữa đêm đông
Mẹ sinh Con Chúa, nằm cùng bò chiên.
Cho con vui sống khó khăn,
Noi theo gương Mẹ chịu cam phận hèn.
Vâng theo luật Chúa đã truyền
Mẹ đem Thánh tử lên đền hiến dâng.
Cho con vui sống phục tùng,
Noi theo gương Mẹ hằng tuân luật trời.
Ba ngày tất tả ngược xuôi,
Mẹ tìm thấy Chúa miệt mài giảng kinh.
Cho con vui sống trung thành,
Noi theo gương Mẹ, tử sinh chẳng rời.
Huyền Nhiệm Thương
Vườn khuya, máu nhuốm mồ hôi,
Mẹ thương Chúa chịu tội người lầm than.
Con xin thống hối lỗi lầm,
Thương Người chén đắng nhọc nhằn uống vơi.
Trăm roi thịt nát, máu rơi,
Mẹ thương Chúa gánh tội người oan ương.
Con xin chịu khó vui lòng,
Thương thân cột đá máu loang vết dài,
Trên đầu ô nhục vòng gai,
Mẹ thương Chúa gánh tội đời xót xa.
Con xin chịu mọi nhuốc nha,
Thương vương miện dính máu tà áo điên.
Oằn lưng gỗ nặng ngã nghiêng,
Mẹ thương Chúa chịu oan khiên tội trần.
Con xin vác thập tự con,
Thương cây Thánh giá Chúa còn nặng vai.
Đinh xuyên máu vọt chân tay,
Mẹ thương Chúa phải vì ai tội tình.
Con xin xác thịt đóng đinh,
Thương cây Thánh giá khổ hình đồi cao.
Huyền Nhiệm Mừng
Phục sinh từ đáy mộ sâu,
Mừng Con, Mẹ hết âu sầu lệ tuôn.
Cho con khi cuộc sống tàn,
Phục sinh với Chúa huy hoàng, ngày sau.
Giã từ đồ đệ, Mẹ yêu,
Mừng Con lên chốn trời cao chín tầng.
Cho con dứt bỏ lòng trần,
Yêu nơi Thiên quốc vĩnh hằng, tìm lên.
Trên đầu đáp ngọn lửa thiêng,
Mừng vui ân đức Thánh Linh ngập tràn.
Cho con ơn Chúa Thành Thần,
Sáng soi tâm trí, ủi an muộn phiền.
Nhớ công ơn đức Mẹ hiền,
Mừng vui hồn xác thăng thiên rạng ngời.
Cho con khi sắp lìa đời,
Chết trong tay Mẹ trăm lời ủi an.
Uy nghi này một triều thiên,
Mừng vui Chúa thưởng Mẹ trên Thiên đường.
Cho con hưởng phúc vinh quang,
Cùng người lên chốn lạc hoan đời đời.
Huyền Nhiệm Ánh Sáng
Sáng Gio-đan nước lặng trôi,
Đầm mình thanh tẩy, tầng trời mở tung.
Cho con sống cuộc đời thường
Xứng con cái Chúa, yêu thương mọi người.
Sáng Ca-Na buổi tiệc vui,
Nước trong thành rượu đãi người tân hôn.
Cho con tin vững trong lòng
Vào quyền năng Chúa, quyết không nghi nàn.
Sáng lên khắp Is-ra-en
Chúa đi rong ruổi rao truyền Tin Vui.
Cho con hoán cải cuộc đời,
Nghe lời Người giảng, Nước Trời đón tin.
Sáng Ta-bo núi biến hình,
Hiển dung Chúa rất uy linh rạng ngời.
Cho con nghe tiếng của Người,
Đem vào cuộc sống một đời thực thi.
Sáng nơi Phòng Tiệc Biệt Ly,
Chúa ban Thánh thể khi lìa trần gian.
Cho con rước lễ siêng năng,
Cùng Người kết hiệp khăng khăng chẳng rời.
Kinh Lạy Cha
Lạy Cha ngự ở trên trời,
Nguyện danh Cha cả sáng ngời hiển vinh.
Nước Cha trị khắp nhân sinh.
Ý Cha thể hiện đất lành, trời cao.
Hôm nay lương thực nguyện cầu
Được Người ban phát cho sao đủ dùng.
Xin tha con tội muôn trùng,
Cũng như con xóa nợ cùng thế nhân.
Xin cho thoát chước Sa-tan,
Cứu con khỏi mọi tai ương ngày ngày.
Kinh Kính Mừng
Kính mừng Mẹ phước lộc đầy.
Chúa Trời hằng ở cùng Người luôn luôn.
Phước Người cao trọng tuyệt luân,
Vượt trên hết mọi nữ nhân phận hèn.
Giê-su Con của Mẹ hiền
Gồm thâu phước lạ, uy quyền muôn nơi.
Ma-ri-a, Mẹ Chúa Trời
Xin cầu cho chúng con loài tội nhân
Nay đang sống ở trần gian,
Và trong giờ chết được ơn phước lành.
Kinh Sáng Danh
Sáng danh Chúa cả quang vinh
Cha, Con và Đức Thánh Linh rạng ngời,
Từ muôn thuở khắp muôn nơi,
Bây giờ, mãi mãi, đời đời. A-men
Nghĩ đến Mẹ...
Thùy Linh
16:55 13/05/2008
NGHĨ ĐẾN MẸ…
(belate mother’s day)
Sao khó quá nói lên lời yêu mẹ
Khi trong con đầy ấp những mỷ từ
Con biết lắm từ trong chốn thiêu thu
Tình của mẹ ngàn đời không diển tả
Năm tháng trôi thấy lòng buồn thêm lạ
Lời nói yêu càng khó nói nên câu
Ngày qua ngày có biết nói gì đâu
Rồi dửng dưng cho ngày tàn tháng hết
Tóc xanh xưa nay hoá màu trắng bệt
Từng nếp nhăn ấp ủ tháng ngày qua
Bàn tay chai theo nứớc mắt nhạt nhoà
Để xót thương môt kiếp người lam lũ
Cuộc đời này bao điều không thễ giử
Tuỗi xuân xanh cố giử có được đâu
Đời hục hẩn khi gió lước qua cầu
Sau xuân xanh là lảo thành, bệnh-tử
Mẹ nhập viện mỗ tim lòng tư lự
Con củng lo nhưng chỉ biết lặng im
Lời nguyện cầu mang theo những muộn phiền
Trong khắc khoải khấn xin bình an mãi
Những ngày qua và những ngày sẽ tới
Bao khó khăn không với hết bàn tay
Hạnh phúc trong đời lơ lửng trên mây
Bổng cơn gió cuốn tan thành cát bụi
Con ngồi đây đếm năm rồi đếm tuỗi
Biết nghỉa mẹ lớn hơn núi hơn sông
Mầm thai nhi đang sống ở trong lòng
Mà riêng con chưa nói lời yêu mẹ…
Ước một lần môi thơm như con trẻ
Hôn thật lâu trên đôi má mẹ yêu
Con sẽ nói: con thương mẹ thật nhiều
Và nhiều lắm nhiều hơn con thường nghĩ
Con cũng làm mẹ nên hiễu đời khỗ luỵ
Tiếng ầu ơ từng đêm vắng canh thâu
Trong tiếng nấc môi vang tiếng kinh cầu
Cho đứa con trên tay nhiều hạnh phúc
Có những đêm trở trời trong khuy khoắc
Con ốm đau khóc ngất suốt thâu đêm
Lòng quặn thắc tim nào đuợc bình yên
Có ai biết cho tấm lòng của mẹ…
Nỗi lòng này giử trọn tình, mẹ nhé
Còn yêu mẹ, yêu sẽ mải khôn nguôi
Như trẽ con yêu thương ở trên môi
Trao tận hiến cho người mình yêu mến
Lời nói yêu, mẹ chưa lần nghe đến
Nhưng trong con điệp khúc mải ngàn năm
Tiếng ầu ơ ru con lúc yên hàn
Là những lúc con yêu thương mẹ nhất.
(belate mother’s day)
Sao khó quá nói lên lời yêu mẹ
Khi trong con đầy ấp những mỷ từ
Con biết lắm từ trong chốn thiêu thu
Tình của mẹ ngàn đời không diển tả
Năm tháng trôi thấy lòng buồn thêm lạ
Lời nói yêu càng khó nói nên câu
Ngày qua ngày có biết nói gì đâu
Rồi dửng dưng cho ngày tàn tháng hết
Tóc xanh xưa nay hoá màu trắng bệt
Từng nếp nhăn ấp ủ tháng ngày qua
Bàn tay chai theo nứớc mắt nhạt nhoà
Để xót thương môt kiếp người lam lũ
Cuộc đời này bao điều không thễ giử
Tuỗi xuân xanh cố giử có được đâu
Đời hục hẩn khi gió lước qua cầu
Sau xuân xanh là lảo thành, bệnh-tử
Mẹ nhập viện mỗ tim lòng tư lự
Con củng lo nhưng chỉ biết lặng im
Lời nguyện cầu mang theo những muộn phiền
Trong khắc khoải khấn xin bình an mãi
Những ngày qua và những ngày sẽ tới
Bao khó khăn không với hết bàn tay
Hạnh phúc trong đời lơ lửng trên mây
Bổng cơn gió cuốn tan thành cát bụi
Con ngồi đây đếm năm rồi đếm tuỗi
Biết nghỉa mẹ lớn hơn núi hơn sông
Mầm thai nhi đang sống ở trong lòng
Mà riêng con chưa nói lời yêu mẹ…
Ước một lần môi thơm như con trẻ
Hôn thật lâu trên đôi má mẹ yêu
Con sẽ nói: con thương mẹ thật nhiều
Và nhiều lắm nhiều hơn con thường nghĩ
Con cũng làm mẹ nên hiễu đời khỗ luỵ
Tiếng ầu ơ từng đêm vắng canh thâu
Trong tiếng nấc môi vang tiếng kinh cầu
Cho đứa con trên tay nhiều hạnh phúc
Có những đêm trở trời trong khuy khoắc
Con ốm đau khóc ngất suốt thâu đêm
Lòng quặn thắc tim nào đuợc bình yên
Có ai biết cho tấm lòng của mẹ…
Nỗi lòng này giử trọn tình, mẹ nhé
Còn yêu mẹ, yêu sẽ mải khôn nguôi
Như trẽ con yêu thương ở trên môi
Trao tận hiến cho người mình yêu mến
Lời nói yêu, mẹ chưa lần nghe đến
Nhưng trong con điệp khúc mải ngàn năm
Tiếng ầu ơ ru con lúc yên hàn
Là những lúc con yêu thương mẹ nhất.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tiểu Muội - Sweet Sixteen
Nguyễn Đức Cung
00:18 13/05/2008
TIỂU MUỘI – Sweet sixteen
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ám muội là… không được rõ ràng
Mê muội là… mất tiêu khí phách
Tiểu muội là… một cái chấm than!
(Trích thơ của Bùi Chí Vinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền