Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Giêsu lên Trời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:49 07/05/2018
Chúa lên Trời, xin hướng lòng chúng con về Trời
(Mc 16, 15 - 20)
Hôm nay mừng Chúa lên Trời, vâng, toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
Các Tông đồ tận mắt chứng kiến cảnh Chúa lên Trời, lòng các ông ngây ngất dõi theo đến nỗi cần phải "có hai người mặt áo trắng đứng gần" (Cvtđ 1, 10) và nhắc nhở : "Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời?" (Cvtđ 1, 11). Sự kiện ấy cũng lôi kéo tâm hồn chúng ta lên với Chúa, làm chúng ta nhớ lại lời Chúa hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta nuôi dưỡng lòng ái mộ những sự trên Trời và mong cả xác lẫn hồn về trời với Chúa. Đây là niềm vui lớn lao và tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế.
"Đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu từ giã Đức Maria Mẹ Người và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm nay Người bảo các ông : "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất" (Cvtđ 1, 8 ). Từ đây nhiệm vụ được ủy thác, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành.
Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha tặng ban, Ngài là sức mạnh của các Tông đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời. Trước khi về Trời, Chúa Giêsu " đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa " (Cvtđ 1, 4). Người nói với các ông : "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật " (Mc 16, 15). Dựa trên lời Thầy, các Tông đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng cho thế giới, làm phép rửa cho họ, nói cho họ biết về Thiên Chúa để họ tin mà được cứu độ, nhất là phải làm chứng về Chúa Kitô "cho đến tận cùng trái đất" (Cvtđ 1, 8). Giáo Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã khai mở thời kỳ truyền giáo, dẫu biết rằng thời kỳ này chỉ kết thúc vào ngày Chúa lên Trời, và trở lại.
Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo hội là kho tàng vô giá. Giáo hội không những phải gìn giữ, loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo hội ơn đặc sủng được sai đi. Vì thế, Giáo hội nhận ra sự cần thiết phải trung thành với kho tàng đức tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay. Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican II và Thánh Gioan XXIII đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc : "Mối quan tâm chính của Công đồng Đại kết, là kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy" ( Bài phát biểu của ngày 11 tháng 10 1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.
Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên trời dựa trên cụm từ : " Chúa Giêsu lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa " (Mc 16, 19).
Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, "vinh quang của Đầu" đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác" (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, " Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7 , 25). Từ trên cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Giáo hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Hướng về Mẹ Maria "Nữ Vương Thiên Ðàng", chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 16, 15 - 20)
Hôm nay mừng Chúa lên Trời, vâng, toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
Các Tông đồ tận mắt chứng kiến cảnh Chúa lên Trời, lòng các ông ngây ngất dõi theo đến nỗi cần phải "có hai người mặt áo trắng đứng gần" (Cvtđ 1, 10) và nhắc nhở : "Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời?" (Cvtđ 1, 11). Sự kiện ấy cũng lôi kéo tâm hồn chúng ta lên với Chúa, làm chúng ta nhớ lại lời Chúa hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta nuôi dưỡng lòng ái mộ những sự trên Trời và mong cả xác lẫn hồn về trời với Chúa. Đây là niềm vui lớn lao và tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế.
"Đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu từ giã Đức Maria Mẹ Người và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm nay Người bảo các ông : "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất" (Cvtđ 1, 8 ). Từ đây nhiệm vụ được ủy thác, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành.
Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha tặng ban, Ngài là sức mạnh của các Tông đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời. Trước khi về Trời, Chúa Giêsu " đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa " (Cvtđ 1, 4). Người nói với các ông : "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin mừng cho mọi tạo vật " (Mc 16, 15). Dựa trên lời Thầy, các Tông đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng cho thế giới, làm phép rửa cho họ, nói cho họ biết về Thiên Chúa để họ tin mà được cứu độ, nhất là phải làm chứng về Chúa Kitô "cho đến tận cùng trái đất" (Cvtđ 1, 8). Giáo Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã khai mở thời kỳ truyền giáo, dẫu biết rằng thời kỳ này chỉ kết thúc vào ngày Chúa lên Trời, và trở lại.
Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo hội là kho tàng vô giá. Giáo hội không những phải gìn giữ, loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo hội ơn đặc sủng được sai đi. Vì thế, Giáo hội nhận ra sự cần thiết phải trung thành với kho tàng đức tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay. Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican II và Thánh Gioan XXIII đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc : "Mối quan tâm chính của Công đồng Đại kết, là kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy" ( Bài phát biểu của ngày 11 tháng 10 1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.
Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên trời dựa trên cụm từ : " Chúa Giêsu lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa " (Mc 16, 19).
Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, "vinh quang của Đầu" đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác" (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, " Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7 , 25). Từ trên cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Giáo hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Hướng về Mẹ Maria "Nữ Vương Thiên Ðàng", chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Thăng Thiên – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
15:51 07/05/2018
Đức Giêsu đã từng ở trên trời trước khi vâng lệnh Chúa Cha xuống thế làm người để cứu độ nhân loại. Sau khi hoàn thành sứ mạng Chúa Cha trao phó, Ngài lại lên trời. Nước Trời cũng là quê hương của mỗi người chúng ta. Vậy, chúng ta phải làm gì để được lên Trời?
1. Đức Giêsu đã lên trời
Thật vậy, Đức Giêsu đã về trời. Sau khi sống lại, Ngài nói với bà Maria Mađalêna đi báo tin cho các Tông đồ rằng: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17). Sau đó, Ngài đã về trời thực sự. Tin mừng hôm nay cho biết: “Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.”(Mc 16, 19). Sách công vụ Tông đồ cũng khẳng định: “Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.” (Cv 1,9). Vì thế, sự kiện Đức Giêsu lên trời là sự kiện lịch sử, là niềm tin của mỗi người kitô hữu chúng ta. Niềm tin đó được chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.”
2. Nước Trời cũng là quê hương của chúng ta
Ở trần gian này, mọi người chúng ta đều có một quê hương, đó là nơi chúng ta sinh ra. Nhưng quê hương ở trần gian này chỉ là “quán trọ”, là nơi tạm bợ. Nước Trời mới là quê hương thật của chúng ta, là nơi chúng ta được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Thánh Phaolô đã nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Vì thế, ngày lễ hôm nay không những chúng ta mừng kỷ niệm Đức Giêsu lên trời mà còn nhắc nhở chúng ta nhớ tới Nước trời là quê hương thật của chúng ta để chúng ta chuẩn bị cho ngày được hưởng hạnh phúc viên mãn đó.
3. Chúng ta phải làm gì để được lên Trời.
Để được lên Trời, chúng ta cần chuẩn bị hành trang. Hành trang đó được thể hiện qua những việc làm cụ thể sau đây:
Thứ nhất, phải luôn sống gắn bó với Chúa, gặp gỡ Chúa qua đời sống hằng ngày. Mặc dầu Đức Giêsu đã lên Trời nhưng Ngài vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến Tận thế. Ngài hiện diện với chúng ta bằng nhiều cách khác nhau: Ngài hiện diện cách thiêng liêng mọi nơi mọi lúc; Ngài hiện diện qua Giáo hội nơi các vị đại diện của Ngài ở trần gian này : Đó là Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục, các linh mục; Ngài hiện diện qua Lời Chúa được viết lại trong cuốn Kinh Thánh; Ngài hiện diện qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể; Ngài hiện diện qua những người nghèo khó; Ngài hiện diện khi chúng ta họp nhau cầu nguyện…Vì thế, muốn được lên Trời cần phải sống gắn bó với Chúa, gặp gỡ Chúa mọi nơi mọi lúc : qua Lời Chúa, qua Giáo hội, qua các Bí tich, qua người nghèo khổ và qua đời sống cầu nguyện.
Thứ hai, phải biết chu toàn bổn phận hằng ngày. Đó là bổn phận làm người, bổn phận làm con Chúa, bổn phận của đấng bậc mình. Đó là bổn phận vợ chồng, cha mẹ, con cái, giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục, giáo hoàng. Đó là bổn phận học sinh, giáo viên, công nhân, bác sĩ… Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói : “Bổn phận là giấy để vào được Nước Trời” (ĐHV Số 27).
Thứ ba, phải biết loan báo Tin mừng. Trước khi về trời, Đức Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15). Không phải ai cũng có thể loan báo Tin mừng trực tiếp như các nhà truyền giáo, nhưng ai trong chúng ta cũng có thể loan báo Tin mừng gián tiếp bằng đời sống chứng tá của mình. Đặc biệt trong thời đại ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể loan báo Tin mừng bằng truyền thông. Trong thông điệp ngày thế giới truyền thông xã hội lần thứ 52, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người phải truyền thông sự thật và biết ngăn chặn các “tin giả”. Ngài nói : “Trong một thế giới truyền thông và kỹ thuật số thay đổi nhanh chóng hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự lan tràn của cái được gọi là ‘tin giả’. Điều này buộc ta phải suy nghĩ, và đó là lý do tại sao trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông năm nay, tôi quyết định trở lại với vấn đề sự thật, là điều đã được các vị tiền nhiệm của tôi lặp đi lặp lại, bắt đầu từ Đức Phaolô VI, trong Sứ điệp năm 1972 với chủ đề: ‘Truyền thông xã hội phục vụ Chân lý’. Bằng cách này, tôi muốn góp phần vào sự dấn thân chung nhằm ngăn chặn sự lan rộng của tin giả và tái khám phá phẩm giá của báo chí và trách nhiệm cá nhân của các nhà báo trong việc truyền thông sự thật.” Từ thông điệp của Đức Giáo Hoàng trên đây cho chúng ta thấy, khi chúng ta góp phần ngăn chặn ‘tin giả’ và biết truyền thông sự thật cũng là cách thức truyền giáo cho người hôm nay. Vì làm như thế là chúng ta đang làm chứng cho Sự Thật, mà Sự Thật là chính Chúa như lời Đức Giêsu đã từng nói : “Ta là sự thật” (Ga 14,6).
Thứ tư, phải biết sống bác ái yêu thương. Vì trong ngày phán xét, mỗi người chúng ta sẽ chịu phán xét về bổn phận yêu thương. Vị Thẩm phán sẽ dựa vào việc ta làm hay không làm đối với những kẻ bé mọn để thưởng hay phạt chúng ta. Ngài đồng hóa Ngài với những kẻ bé mọn. Ngài nói với những kẻ lành rằng : “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”(Mt 25,34-36). Còn đối với những kẻ dữ, Ngài nói : “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.”(Mt 25, 41-43).
Khi biết chuẩn bị như thế, hạnh phúc Nước Trời sẽ ở trong tầm tay của chúng ta. Ngược lại, nếu không biết chuẩn bị thì chúng ta có nguy cơ mất hạnh phúc Nước Trời.
Người ta kể rằng : Có một nhà phú hộ, đầy quyền thế danh vọng ở đời bỗng nhiên đột quỵ và qua đời. Gia nhân ai nấy đều xúc động, bỡ ngỡ. Người ta bàn tán xôn xao về cái chết đột tử của nhà phú hộ. Trong đó có một lời bàn gây nhiều tranh cãi từ một người quản gia của nhà phú hộ. Người quản gia nói rằng: Theo các anh thì ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?
Các gia nhân đáp: Ông ấy lên trời chứ đi đâu nữa.
Người quản gia nói: Không đâu. Tôi chắc chắn ông ta không lên trời.
Tất cả đều ngạc nhiên hỏi: Làm sao quản gia biết là ông chủ không lên trời?
Người quản gia nói: Thường thì đi đâu xa, chủ của chúng ta thường nói về nước sẽ đi đến và chuẩn bị rất là cẩn thận. Nước trời là cõi xa xôi, nhưng tôi không bao giờ thấy ông chủ của mình nói gì về nước đó, cũng không thấy ông ta chuẩn bị gì cả. Làm thế nào mà ông ta vào Nước Trời được! (Sưu Tầm)
Thái độ thiếu khôn ngoan của nhà phú hộ trong câu chuyện trên đây cũng có thể là thái độ của mỗi người chúng ta. Vậy ngày lễ hôm nay mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có bao giờ nói về Nước Trời không ? Tôi có chuẩn bị hành trang cho chuyến đi cuối cùng này không ?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã về Trời sau khi chu toàn bổn phận trần thế. Xin cho mỗi người chúng con biết chuẩn bị cho ngày về Trời với Chúa bằng cách chu toàn những bổn phận của đấng bậc mình nhất là bổn phận loan báo Tin mừng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
1. Đức Giêsu đã lên trời
Thật vậy, Đức Giêsu đã về trời. Sau khi sống lại, Ngài nói với bà Maria Mađalêna đi báo tin cho các Tông đồ rằng: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (Ga 20,17). Sau đó, Ngài đã về trời thực sự. Tin mừng hôm nay cho biết: “Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.”(Mc 16, 19). Sách công vụ Tông đồ cũng khẳng định: “Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.” (Cv 1,9). Vì thế, sự kiện Đức Giêsu lên trời là sự kiện lịch sử, là niềm tin của mỗi người kitô hữu chúng ta. Niềm tin đó được chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.”
2. Nước Trời cũng là quê hương của chúng ta
Ở trần gian này, mọi người chúng ta đều có một quê hương, đó là nơi chúng ta sinh ra. Nhưng quê hương ở trần gian này chỉ là “quán trọ”, là nơi tạm bợ. Nước Trời mới là quê hương thật của chúng ta, là nơi chúng ta được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Thánh Phaolô đã nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta”(Pl 3,20). Vì thế, ngày lễ hôm nay không những chúng ta mừng kỷ niệm Đức Giêsu lên trời mà còn nhắc nhở chúng ta nhớ tới Nước trời là quê hương thật của chúng ta để chúng ta chuẩn bị cho ngày được hưởng hạnh phúc viên mãn đó.
3. Chúng ta phải làm gì để được lên Trời.
Để được lên Trời, chúng ta cần chuẩn bị hành trang. Hành trang đó được thể hiện qua những việc làm cụ thể sau đây:
Thứ nhất, phải luôn sống gắn bó với Chúa, gặp gỡ Chúa qua đời sống hằng ngày. Mặc dầu Đức Giêsu đã lên Trời nhưng Ngài vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến Tận thế. Ngài hiện diện với chúng ta bằng nhiều cách khác nhau: Ngài hiện diện cách thiêng liêng mọi nơi mọi lúc; Ngài hiện diện qua Giáo hội nơi các vị đại diện của Ngài ở trần gian này : Đó là Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục, các linh mục; Ngài hiện diện qua Lời Chúa được viết lại trong cuốn Kinh Thánh; Ngài hiện diện qua các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể; Ngài hiện diện qua những người nghèo khó; Ngài hiện diện khi chúng ta họp nhau cầu nguyện…Vì thế, muốn được lên Trời cần phải sống gắn bó với Chúa, gặp gỡ Chúa mọi nơi mọi lúc : qua Lời Chúa, qua Giáo hội, qua các Bí tich, qua người nghèo khổ và qua đời sống cầu nguyện.
Thứ hai, phải biết chu toàn bổn phận hằng ngày. Đó là bổn phận làm người, bổn phận làm con Chúa, bổn phận của đấng bậc mình. Đó là bổn phận vợ chồng, cha mẹ, con cái, giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục, giáo hoàng. Đó là bổn phận học sinh, giáo viên, công nhân, bác sĩ… Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói : “Bổn phận là giấy để vào được Nước Trời” (ĐHV Số 27).
Thứ ba, phải biết loan báo Tin mừng. Trước khi về trời, Đức Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15). Không phải ai cũng có thể loan báo Tin mừng trực tiếp như các nhà truyền giáo, nhưng ai trong chúng ta cũng có thể loan báo Tin mừng gián tiếp bằng đời sống chứng tá của mình. Đặc biệt trong thời đại ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể loan báo Tin mừng bằng truyền thông. Trong thông điệp ngày thế giới truyền thông xã hội lần thứ 52, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người phải truyền thông sự thật và biết ngăn chặn các “tin giả”. Ngài nói : “Trong một thế giới truyền thông và kỹ thuật số thay đổi nhanh chóng hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự lan tràn của cái được gọi là ‘tin giả’. Điều này buộc ta phải suy nghĩ, và đó là lý do tại sao trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông năm nay, tôi quyết định trở lại với vấn đề sự thật, là điều đã được các vị tiền nhiệm của tôi lặp đi lặp lại, bắt đầu từ Đức Phaolô VI, trong Sứ điệp năm 1972 với chủ đề: ‘Truyền thông xã hội phục vụ Chân lý’. Bằng cách này, tôi muốn góp phần vào sự dấn thân chung nhằm ngăn chặn sự lan rộng của tin giả và tái khám phá phẩm giá của báo chí và trách nhiệm cá nhân của các nhà báo trong việc truyền thông sự thật.” Từ thông điệp của Đức Giáo Hoàng trên đây cho chúng ta thấy, khi chúng ta góp phần ngăn chặn ‘tin giả’ và biết truyền thông sự thật cũng là cách thức truyền giáo cho người hôm nay. Vì làm như thế là chúng ta đang làm chứng cho Sự Thật, mà Sự Thật là chính Chúa như lời Đức Giêsu đã từng nói : “Ta là sự thật” (Ga 14,6).
Thứ tư, phải biết sống bác ái yêu thương. Vì trong ngày phán xét, mỗi người chúng ta sẽ chịu phán xét về bổn phận yêu thương. Vị Thẩm phán sẽ dựa vào việc ta làm hay không làm đối với những kẻ bé mọn để thưởng hay phạt chúng ta. Ngài đồng hóa Ngài với những kẻ bé mọn. Ngài nói với những kẻ lành rằng : “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.”(Mt 25,34-36). Còn đối với những kẻ dữ, Ngài nói : “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.”(Mt 25, 41-43).
Khi biết chuẩn bị như thế, hạnh phúc Nước Trời sẽ ở trong tầm tay của chúng ta. Ngược lại, nếu không biết chuẩn bị thì chúng ta có nguy cơ mất hạnh phúc Nước Trời.
Người ta kể rằng : Có một nhà phú hộ, đầy quyền thế danh vọng ở đời bỗng nhiên đột quỵ và qua đời. Gia nhân ai nấy đều xúc động, bỡ ngỡ. Người ta bàn tán xôn xao về cái chết đột tử của nhà phú hộ. Trong đó có một lời bàn gây nhiều tranh cãi từ một người quản gia của nhà phú hộ. Người quản gia nói rằng: Theo các anh thì ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?
Các gia nhân đáp: Ông ấy lên trời chứ đi đâu nữa.
Người quản gia nói: Không đâu. Tôi chắc chắn ông ta không lên trời.
Tất cả đều ngạc nhiên hỏi: Làm sao quản gia biết là ông chủ không lên trời?
Người quản gia nói: Thường thì đi đâu xa, chủ của chúng ta thường nói về nước sẽ đi đến và chuẩn bị rất là cẩn thận. Nước trời là cõi xa xôi, nhưng tôi không bao giờ thấy ông chủ của mình nói gì về nước đó, cũng không thấy ông ta chuẩn bị gì cả. Làm thế nào mà ông ta vào Nước Trời được! (Sưu Tầm)
Thái độ thiếu khôn ngoan của nhà phú hộ trong câu chuyện trên đây cũng có thể là thái độ của mỗi người chúng ta. Vậy ngày lễ hôm nay mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có bao giờ nói về Nước Trời không ? Tôi có chuẩn bị hành trang cho chuyến đi cuối cùng này không ?
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã về Trời sau khi chu toàn bổn phận trần thế. Xin cho mỗi người chúng con biết chuẩn bị cho ngày về Trời với Chúa bằng cách chu toàn những bổn phận của đấng bậc mình nhất là bổn phận loan báo Tin mừng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tháng 6 ĐTC Phanxicô tông du Thụy Sĩ một ngày
Nguyễn Long Thao
09:44 07/05/2018
Vatican 7/5/2018.- Toà Thánh Vatican vừa công bố lịch trình chuyến viếng thăm Thụy Sĩ của ĐGH Phanxicô để kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội.
Chuyến viếng thăm một ngày của ĐTC bắt đầu từ sáng 21 tháng 6 năm 2018. Theo dự trù, sau nghi thức đón tiếp ngoại giao tại phi trường, ĐTC sẽ hội kiến với Tổng Thống Liên Bang Thụy Sĩ là ông Alain Berset.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Đại Kết ở Geneva. Ngài sẽ cầu nguyện và đối thoại với các thành viên của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội đến từ 110 quốc gia, đại diện cho 500 triệu tín hữu Kitô Giáo bao gồm Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Baptists, Lutheran, Methodist.
Tòa Thánh Vatican không phải là thành viên của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội, chỉ là quan sát viên và thường xuyên gửi đại diện tới tham dự các phiên họp của tổ chức này nhằm cổ vũ cho việc hợp nhất các Kitô Hữu thuộc các giáo phái khác nhau.
Kết thúc ngày viếng thăm, vào buổi chiều, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Trung Tâm Hội Họp Palexpo nằm gần phi trường và từ đây Ngài sẽ trở lại Roma vào lúc 8 giờ tối.
Đây là lần đầu tiên ĐGH Phanxicô đến Thụy Sĩ. nhưng ĐGH Gioan Phaolô II đã tông du mục vụ Thụy Sĩ trong 6 ngày vào năm 2004.
Được biết số giáo dân Công Giáo ở Thụy Sĩ chiếm 38% trong khi đó số giáo dân Tin Lành chiếm 27% dân số.
Nguyễn Long Thao
Chuyến viếng thăm một ngày của ĐTC bắt đầu từ sáng 21 tháng 6 năm 2018. Theo dự trù, sau nghi thức đón tiếp ngoại giao tại phi trường, ĐTC sẽ hội kiến với Tổng Thống Liên Bang Thụy Sĩ là ông Alain Berset.
Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ gặp đại diện các tôn giáo tại Trung Tâm Đại Kết ở Geneva. Ngài sẽ cầu nguyện và đối thoại với các thành viên của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội đến từ 110 quốc gia, đại diện cho 500 triệu tín hữu Kitô Giáo bao gồm Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Baptists, Lutheran, Methodist.
Tòa Thánh Vatican không phải là thành viên của Hội Đồng Thế Giới Các Giáo Hội, chỉ là quan sát viên và thường xuyên gửi đại diện tới tham dự các phiên họp của tổ chức này nhằm cổ vũ cho việc hợp nhất các Kitô Hữu thuộc các giáo phái khác nhau.
Kết thúc ngày viếng thăm, vào buổi chiều, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Trung Tâm Hội Họp Palexpo nằm gần phi trường và từ đây Ngài sẽ trở lại Roma vào lúc 8 giờ tối.
Đây là lần đầu tiên ĐGH Phanxicô đến Thụy Sĩ. nhưng ĐGH Gioan Phaolô II đã tông du mục vụ Thụy Sĩ trong 6 ngày vào năm 2004.
Được biết số giáo dân Công Giáo ở Thụy Sĩ chiếm 38% trong khi đó số giáo dân Tin Lành chiếm 27% dân số.
Nguyễn Long Thao
Chuyện lạ các thánh: 2000 năm sau, xương thánh Clementê được tìm thấy trong đống rác
Trần Mạnh Trác
13:02 07/05/2018
Công ty đã đăng tải về khám phá nói trên, trên trang web của họ vào ngày 25 tháng 4, họ không thể xác định chính xác vị trí nơi tìm thấy báu vật là ở khu rác nào, nhưng cho biết rằng nó được phát hiện ra trong một thùng rác ở trung tâm London.
“Bạn hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi khi chúng tôi nhận ra rằng một đội xúc rác của chúng tôi đã tìm thấy xương cuả một vị Giáo hoàng - đây không phải là một việc mà bạn mong đợi để xem, dù đó là một việc có thể xảy ra, xét theo khuôn khổ công việc cuả chúng tôi,” là lời ông James Rubin, chủ hãng Enviro là hãng xử lý chất thải nói trên.
"Chúng tôi thường xuyên gặp một số điều kỳ lạ và tuyệt vời khi dọn dẹp các khu phố, nhưng chúng tôi chắc chắn không mong đợi tìm thấy một mảnh xương của một vị tông đồ," ông nói thêm.
Thánh Clementê là đệ tử của hai thánh Phêrô và Phaolô.
Người ta tin rằng thánh Clementê đã chuyển từ Do Thái giáo sang Công Giáo, và có thể đã tháp tùng hai thánh Phêrô và Phaolô trong một số hành trình truyền giáo, để hỗ trợ các ngài trong việc điều hành các giáo hội địa phương.
Vào khoảng năm 90, ngài được nâng lên ngôi vị Giáo hoàng, nghiã là kế vị các giáo hoàng tiên khởi là Phêrô, Linus và Cletus. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm nói về những chi tiết cuả Giáo Hội thuở ban đầu, nhưng không nói bao nhiêu về cuộc sống của chính ngài.
Tương truyền thì ngài đã chết trong thời Hoàng đế Trajan, vị hoàng đế này đã trục xuất thánh Clementê phải lưu vong đến Crimea rồi đã ra lệnh giết ngài vì ngài tiếp tục giảng đạo cho người dân địa phương, lúc đó là vào khoảng năm 100. Ngài là một trong những vị thánh được nhắc đến trong kinh tiền tụng cuả các thánh lễ.
Vào năm 868, thánh Cyril bên Hy Lạp tuyên bố đã tìm ra xương cuả thánh Clementê.
Trên trang web của họ, Enviro Waste đã thiết lập một hộp thơ điện tử thăm dò ý kiến, xin hội ý công chúng là nên đưa di tích về nơi nào.
"Chúng tôi biết đây là một di tích lịch sử quan trọng và mong muốn tìm được một nơi thích hợp nhất để bảo quản, đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu công chúng giúp đỡ ", ông Rubin nói.
Cho đến nay, đã có một số đề xuất gợi ý là hoặc trao cho Bảo tàng viện cuả Anh hoặc Nhà thờ Thánh Clementê ở Rome.
ĐGH Phanxicô: Cái lưỡi là đá thử vàng tình yêu của chúng ta.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:18 07/05/2018
(Vatican News) Chiều Chúa Nhật, ngày 6 tháng Năm, ĐGH Phanxicô đã đến thăm giáo xứ Thánh Thể, một giáo xứ ở Tor de’Schiavi, khu vực phía đông của thành phố Roma. Trong Thánh Lễ chiều, Ngài đã nhắn nhủ các tín hữu của giáo xứ rằng cố gắng đừng nói xấu kẻ khác. Cách chữa bệnh này rất dễ dàng và trong tầm với của mọi người là hãy cắn vào lưỡi của con. Chắc chắn là nó sẽ xưng lên đau đớn nhưng nó sẽ giúp con tránh nói xấu kẻ khác.
Hãy ở lại trong tình yêu của Thày.
ĐGH đã diễn giải Lời của Chúa Kitô “Hãy ở lại trong Thày” trong Phúc Âm Thánh Gioan về lời mời gọi hãy yêu như Chúa Giê-su yêu, nghĩa là phục vụ và chăm sóc cho người khác.
Tình yêu diễn tả không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động cụ thể. Giống như người mẹ cho con bú và thay tã khi đứa trẻ khóc. Cũng giống như thế, mỗi người hãy nên nghĩ về việc chăm sóc cho những người khác trong gia đình, trong khu xóm và trong nơi làm việc.
Về điều này, ĐGH tỏ ra hài lòng với “Ngôi nhà Niềm Vui” dành cho những trẻ em khuyết tật mà trước đây ngài đã đến làm phép khánh thành. Ngài nói rằng cũng có thể gọi tên là “Ngôi nhà Tình Yêu”.
Trong Thánh Lễ, ĐGH đã ban phép Thêm Sức cho bé gái mười hai tuổi là Maya, em bị chứng thoái hóa ty lập thể và mẹ của em là Paola Desideri.
Cái lưỡi – đá thử vàng của tình yêu.
ĐGH Phanxicô nhấn mạnh đến Lời Chúa là không phải chúng ta nhưng Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước bằng cách sai Con Một của Người xuống trần gian. Tương tự như thế chúng ta cũng phải là người đi bước trước thể hiện tình yêu.
Một trong cách để yêu là tránh ngồi lê mách nẻo hay nói xấu người khác vì nói xấu không phải là yêu. Và “đá thử vàng của tình yêu là cái lưỡi. Cái lưỡi cũng chính là “nhiệt kế” để biết nhiệt độ tình yêu của con.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Hãy ở lại trong tình yêu của Thày.
ĐGH đã diễn giải Lời của Chúa Kitô “Hãy ở lại trong Thày” trong Phúc Âm Thánh Gioan về lời mời gọi hãy yêu như Chúa Giê-su yêu, nghĩa là phục vụ và chăm sóc cho người khác.
Tình yêu diễn tả không chỉ bằng lời nói, mà bằng hành động cụ thể. Giống như người mẹ cho con bú và thay tã khi đứa trẻ khóc. Cũng giống như thế, mỗi người hãy nên nghĩ về việc chăm sóc cho những người khác trong gia đình, trong khu xóm và trong nơi làm việc.
Về điều này, ĐGH tỏ ra hài lòng với “Ngôi nhà Niềm Vui” dành cho những trẻ em khuyết tật mà trước đây ngài đã đến làm phép khánh thành. Ngài nói rằng cũng có thể gọi tên là “Ngôi nhà Tình Yêu”.
Trong Thánh Lễ, ĐGH đã ban phép Thêm Sức cho bé gái mười hai tuổi là Maya, em bị chứng thoái hóa ty lập thể và mẹ của em là Paola Desideri.
Cái lưỡi – đá thử vàng của tình yêu.
ĐGH Phanxicô nhấn mạnh đến Lời Chúa là không phải chúng ta nhưng Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước bằng cách sai Con Một của Người xuống trần gian. Tương tự như thế chúng ta cũng phải là người đi bước trước thể hiện tình yêu.
Một trong cách để yêu là tránh ngồi lê mách nẻo hay nói xấu người khác vì nói xấu không phải là yêu. Và “đá thử vàng của tình yêu là cái lưỡi. Cái lưỡi cũng chính là “nhiệt kế” để biết nhiệt độ tình yêu của con.”
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐTC Phanxicô muốn thăm thành phố bị bom nguyên tử Hiroshima, Nagasaki
Nguyễn Long Thao
17:07 07/05/2018
Vatican 7/5/2018.- Báo Asahi Shimbun của Nhật Bản loan tin: thể theo lời mời của hai Thị Trưởng Hiroshima và Nagasaki, ĐGH Phanxicô muốn thăm 2 thành phố ở Nhật bản là Hiroshima và Nagasaki đã bị bom nguyên tử vào tháng 8 năm 1945
Vào ngày 2 tháng Năm 2018, trong buổi triều yết ĐTC dành cho công chúng, Ông Thị Trưởng Nagasaki là Tomihisa Taue đã trao tay Đức Thánh Cha lá thơ của ông và của Thị Trưởng Hiroshima để kính mời ĐTC thăm hai thành phố đã bị bom nguyên tử tàn phá.
Hai ông đã nói cho Ngài biết số người bị nhiễm phóng xạ tại đây mỗi ngày một giảm và xin Ngài đến thăm hai thành phố này để khích lệ những nạn nhân còn sống sót sau vụ bị bom nguyên tử
Đáp lời, ĐTC nói thật là tuyệt vời nếu tôi có thể thăm hai thành phố này.
Nội dung lá thư của hai Thị Trưởng cũng viết rằng, việc ĐTC thăm hai thành phố này sẽ gửi cho thế giới một tín hiệu là hãy loại bỏ vũ khí nguyên tử. Lá thư cũng nói thêm hiện nay thế giới kể cả Hoa Kỳ đang có chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử chiến thuật, có tầm cỡ nhỏ hơn.
Theo chỉ thị của ĐTC, cuối năm ngoái Tòa Thánh Vatican đã cho phổ biến tấm thiếp in hình một em bé trai cõng sau lưng người em đã chết sau quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki. Chính Đức Thánh Cha đã viết sau tấm thiếp này “ Hậu qủa của chiến tranh”. Tấm hình đã làm rung động thế giới truyền thông.
Hai thị trưởng thành phố Nhật Bản đã kính tặng ĐTC bức hình nguyên thuỷ em bé cõng xác chết.
Vào năm 1981, ĐTC Gioan Phaolô II đã viếng thăm Công Viên Tưởng Niệm Hoà Bình ở Hiroshima, nhà thờ Urakami Tenshudo ở Nagasaki và và các cơ sở xã hội chăm lo cho các nạn nhân bom nguyên tử.
Tưởng cũng nên nói thêm, dù ĐTC tuyên bố muốn đi Nagasaki và Hiroshima, nhưng theo nghi thức ngoại giao, Ngài phải chính thức nhận được lời mời của chính quyền trung ương và Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, vì khi ĐTC đến nơi nào, chính quyền nước đó chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh.
Nguyễn Long Thao
Vào ngày 2 tháng Năm 2018, trong buổi triều yết ĐTC dành cho công chúng, Ông Thị Trưởng Nagasaki là Tomihisa Taue đã trao tay Đức Thánh Cha lá thơ của ông và của Thị Trưởng Hiroshima để kính mời ĐTC thăm hai thành phố đã bị bom nguyên tử tàn phá.
Hai ông đã nói cho Ngài biết số người bị nhiễm phóng xạ tại đây mỗi ngày một giảm và xin Ngài đến thăm hai thành phố này để khích lệ những nạn nhân còn sống sót sau vụ bị bom nguyên tử
Đáp lời, ĐTC nói thật là tuyệt vời nếu tôi có thể thăm hai thành phố này.
Theo chỉ thị của ĐTC, cuối năm ngoái Tòa Thánh Vatican đã cho phổ biến tấm thiếp in hình một em bé trai cõng sau lưng người em đã chết sau quả bom nguyên tử thả xuống Nagasaki. Chính Đức Thánh Cha đã viết sau tấm thiếp này “ Hậu qủa của chiến tranh”. Tấm hình đã làm rung động thế giới truyền thông.
Hai thị trưởng thành phố Nhật Bản đã kính tặng ĐTC bức hình nguyên thuỷ em bé cõng xác chết.
Vào năm 1981, ĐTC Gioan Phaolô II đã viếng thăm Công Viên Tưởng Niệm Hoà Bình ở Hiroshima, nhà thờ Urakami Tenshudo ở Nagasaki và và các cơ sở xã hội chăm lo cho các nạn nhân bom nguyên tử.
Tưởng cũng nên nói thêm, dù ĐTC tuyên bố muốn đi Nagasaki và Hiroshima, nhưng theo nghi thức ngoại giao, Ngài phải chính thức nhận được lời mời của chính quyền trung ương và Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, vì khi ĐTC đến nơi nào, chính quyền nước đó chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh.
Nguyễn Long Thao
Đức Phanxicô viết lời giới thiệu cho cuốn sách mới của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
21:19 07/05/2018
Theo Vatican News ngày 7 tháng 5, Đức Phanxicô đã viết lời nói đầu cho cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI. Đây là cuốn sách thứ hai của Đức Nguyên Giáo Hoàng viết về đức tin và chính trị.
Tựa là “Nền Tự Do Giải Phóng. Đức Tin và Chính Trị trong Đệ Tam Thiên Niên Kỷ”, cuốn sách được nhà Cantagalli xuất bản và sẽ được phát động tại Thượng Nghị Viện Ý, Sala Zuccari, ở Via della Dogana Vecchia thuộc Rôma, vào ngày 11 tháng 5 lúc 6 giờ tối.
Sau đây là nguyên văn lời giới thiệu của Đức Phanxicô:
Mối liên hệ giữa đức tin và chính trị là một trong những chủ đề vĩ đại luôn là trọng tâm được sự chú ý của Joseph Ratzinger / Đức Bênêđictô XVI và xuyên suốt toàn bộ cuộc hành trình trí tuệ và nhân bản của ngài: kinh nghiệm trực tiếp của ngài về nền toàn trị Quốc Xã đã dẫn ngài, từ những năm đầu học thuật của ngài, tới chỗ suy nghĩ về các giới hạn của sự vâng phục đối với Nhà Nước có lợi cho sự tự do vâng phục Thiên Chúa: “Một trong các bản văn viết: Nhà nước không phải là toàn bộ sự hiện hữu của con người và không nắm được mọi hy vọng của con người. Nhân loại và niềm hy vọng của họ vượt ra ngoài thực tại Nhà nước và vượt ra khỏi lĩnh vực hành động chính trị. Điều này không chỉ áp dụng cho một nhà nước gọi là Babylon mà còn cho mọi loại nhà nước. Nhà nước không phải là toàn bộ (totality). Điều này làm nhẹ gánh nặng cho các chính trị gia và mở đường cho chính sách hợp lý. Nhà nước La Mã sai lầm và chống Kitô giáo chính bởi vì nó muốn là toàn bộ các khả thể và niềm hy vọng của con người. Do đó, nó đã đòi hỏi những gì nó không thể có; do đó nó đã rèn đúc và làm nghèo nhân loại. Với lời nói dối trá độc tài này, nó trở thành ma quái và chuyên chế.
Sau đó, cũng trên cơ sở này, cùng với Thánh Gioan Phaolô II, ngài đã khai triển và đề nghị một viễn kiến Kitô giáo về nhân quyền có khả năng tra vấn ở bình diện lý thuyết và thực hành, chủ trương độc tài của Nhà nước Mácxít và ý thức hệ vô thần mà Nhà Nước này vốn dựa vào.
Đối với Ratzinger, vì sự tương phản đích thực giữa chủ nghĩa Mácxít và Kitô giáo chắc chắn không phải do chủ trương ưu tiên chọn người người nghèo của Kitô giáo: “Chúng ta phải học - một lần nữa, không những ở bình diện lý thuyết, mà cả ở cách suy nghĩ và hành động nữa – rằng với sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Giáo Hội và trong bí tích, còn có sự hiện diện thực sự khác của Chúa Giêsu nơi những người nhỏ bé, trong những người bị chà đạp của thế giới này, trong những người cuối hết, mà trong họ, Người muốn chúng ta tìm thấy Người”, ngay trong những năm bảy mươi, Ratzinger từng đã viết như thế với một sự sâu sắc thần học, mà cùng một lúc có thể truy cập ngay tức khắc, rất thích đáng đối với với một mục tử chân chính. Và, như ngài đã nhấn mạnh, sự tương phản đó, vào giữa thập niên tám mươi, thậm chí không được đưa ra vì thiếu ý thức về sự công bằng và tình liên đới trong Giáo Huấn của Giáo Hội; và do đó, “trong việc tố cáo tai tiếng bất bình đẳng rõ ràng giữa người giàu và người nghèo – bất kể đó là sự bất bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo hoặc bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội trong cùng lãnh thổ quốc gia không còn được dung thứ nữa”.
Ratzinger lưu ý rằng thay vào đó, và thậm chí trước lúc chủ nghĩa Mác xít đặt thiên đường xuống trái đất, tức sự cứu chuộc của con người ngay trên trái đất, thì sự tương phản sâu sắc đã được đưa ra bởi sự khác biệt một trời một vực trong chủ trương sự cứu chuộc nên xẩy ra cách nào: “Sự cứu chuộc xảy ra nhờ sự giải phóng khỏi mọi tùy thuộc, hay cách duy nhất để tiến tới giải phóng là sự tùy thuộc hoàn toàn vào tình yêu, một điều mới là tự do đích thực?».
Và như vậy, với một bước nhảy vọt ba mươi năm, ngài đã đồng hành với chúng ta trong việc hiểu rõ hiện tại của chúng ta, như một chứng từ cho sự tươi mát và sức sống không thay đổi trong suy tư của ngài. Ngày nay, trên thực tế, hơn bao giờ hết, hiện đang có cùng một cơn cám dỗ muốn bác bỏ bất cứ sự tùy thuộc nào vào tình yêu nếu không phải là thứ tình yêu đối với chính cái tôi của con người, đối với "cái tôi và những ham muốn của nó"; và, do đó, cái nguy của họa "thực dân hóa" các lương tâm bởi thứ ý thức hệ chuyên phủ nhận sự chắc chắn cơ bản này là loài người hiện hữu có nam có nữ, những người được trao cho nhiệm vụ truyền sinh; ý thức hệ này đi xa đến mức đặt kế hoạch và sản xuất ra các hữu thể nhân bản và - có lẽ vì một số mục đích nào đó được coi là "tốt" – cố gắng coi là hợp lý và hợp pháp việc loại bỏ những gì không còn được coi là tạo dựng, hiến tặng, thụ thai và hạ sinh mà chỉ là những gì do chính chúng ta làm ra.
Joseph Ratzinger cho chúng ta thấy một cách mạnh mẽ và có hiệu năng rằng những “quyền” xem ra có tính nhân bản trên, những quyền thực ra thẩy đều hướng tới sự tự hủy diệt của nhân loại, có một mẫu số chung duy nhất; mẫu số chung này hệ ở sự bác bỏ vĩ đại duy nhất này: chối bỏ sự tùy thuộc vào tình yêu, chối bỏ rằng đàn ông và đàn bà là các tạo vật của Thiên Chúa, được Người tạo dựng một cách yêu thương theo hình ảnh của Người và họ khao khát hình ảnh này như nai khao khát suối nước trong (Tv 41). Khi chúng ta phủ nhận sự tùy thuộc giữa tạo vật và Đấng tạo dựng này, mối liên hệ tình yêu này, chúng ta phủ nhận sự vĩ đại thực sự của con người, thành lũy của tự do và phẩm giá nơi họ.
Do đó, ngày nay, việc bảo vệ con người chống lại việc ý thức hệ giảm năng lực của họ, một lần nữa, chuyển qua việc lấy sự vâng phục của người đàn ông và của người đàn bà đối với Thiên Chúa làm giới hạn cho sự vâng lời của họ đối với Nhà Nước. Ngày nay, trong cảnh đổi thay thực sự của thời đại chúng ta, việc tiếp nhận thách thức này quả là để bảo vệ gia đình. Mặt khác, Thánh Gioan Phaolô II đã hiểu được ý nghĩa quyết định của vấn đề: vốn được gọi rất đúng là “Vị Giáo hoàng của gia đình”, ngài không hẳn tình cờ khi nhấn mạnh rằng “tương lai của nhân loại đi qua gia đình” (Familiaris Consortio, 86). Và dọc theo các đường hướng này, tôi cũng đã nhắc lại rằng “thiện ích gia đình có tính quyết định đối với tương lai của thế giới và của Giáo Hội” (Amoris Laetitia, 31).
Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng giới thiệu tập thứ hai của các văn bản được sưu tập do Joseph Ratzinger viết về "đức tin và chính trị". Cùng với bộ Opera Omnia đồ sộ của ngài, chúng có thể giúp mọi người chúng ta không những hiểu rõ hiện tại của mình và tìm được một định hướng vững chắc cho tương lai, mà còn là nguồn cảm hứng thực sự cho hành động chính trị, một hành động bằng cách đặt gia đình, tình liên đới và công bằng ở trung tâm sự chú ý và lên kế hoạch của nó, thực sự đã nhìn về tương lai với một tầm nhìn xa.
Tựa là “Nền Tự Do Giải Phóng. Đức Tin và Chính Trị trong Đệ Tam Thiên Niên Kỷ”, cuốn sách được nhà Cantagalli xuất bản và sẽ được phát động tại Thượng Nghị Viện Ý, Sala Zuccari, ở Via della Dogana Vecchia thuộc Rôma, vào ngày 11 tháng 5 lúc 6 giờ tối.
Sau đây là nguyên văn lời giới thiệu của Đức Phanxicô:
Mối liên hệ giữa đức tin và chính trị là một trong những chủ đề vĩ đại luôn là trọng tâm được sự chú ý của Joseph Ratzinger / Đức Bênêđictô XVI và xuyên suốt toàn bộ cuộc hành trình trí tuệ và nhân bản của ngài: kinh nghiệm trực tiếp của ngài về nền toàn trị Quốc Xã đã dẫn ngài, từ những năm đầu học thuật của ngài, tới chỗ suy nghĩ về các giới hạn của sự vâng phục đối với Nhà Nước có lợi cho sự tự do vâng phục Thiên Chúa: “Một trong các bản văn viết: Nhà nước không phải là toàn bộ sự hiện hữu của con người và không nắm được mọi hy vọng của con người. Nhân loại và niềm hy vọng của họ vượt ra ngoài thực tại Nhà nước và vượt ra khỏi lĩnh vực hành động chính trị. Điều này không chỉ áp dụng cho một nhà nước gọi là Babylon mà còn cho mọi loại nhà nước. Nhà nước không phải là toàn bộ (totality). Điều này làm nhẹ gánh nặng cho các chính trị gia và mở đường cho chính sách hợp lý. Nhà nước La Mã sai lầm và chống Kitô giáo chính bởi vì nó muốn là toàn bộ các khả thể và niềm hy vọng của con người. Do đó, nó đã đòi hỏi những gì nó không thể có; do đó nó đã rèn đúc và làm nghèo nhân loại. Với lời nói dối trá độc tài này, nó trở thành ma quái và chuyên chế.
Sau đó, cũng trên cơ sở này, cùng với Thánh Gioan Phaolô II, ngài đã khai triển và đề nghị một viễn kiến Kitô giáo về nhân quyền có khả năng tra vấn ở bình diện lý thuyết và thực hành, chủ trương độc tài của Nhà nước Mácxít và ý thức hệ vô thần mà Nhà Nước này vốn dựa vào.
Đối với Ratzinger, vì sự tương phản đích thực giữa chủ nghĩa Mácxít và Kitô giáo chắc chắn không phải do chủ trương ưu tiên chọn người người nghèo của Kitô giáo: “Chúng ta phải học - một lần nữa, không những ở bình diện lý thuyết, mà cả ở cách suy nghĩ và hành động nữa – rằng với sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Giáo Hội và trong bí tích, còn có sự hiện diện thực sự khác của Chúa Giêsu nơi những người nhỏ bé, trong những người bị chà đạp của thế giới này, trong những người cuối hết, mà trong họ, Người muốn chúng ta tìm thấy Người”, ngay trong những năm bảy mươi, Ratzinger từng đã viết như thế với một sự sâu sắc thần học, mà cùng một lúc có thể truy cập ngay tức khắc, rất thích đáng đối với với một mục tử chân chính. Và, như ngài đã nhấn mạnh, sự tương phản đó, vào giữa thập niên tám mươi, thậm chí không được đưa ra vì thiếu ý thức về sự công bằng và tình liên đới trong Giáo Huấn của Giáo Hội; và do đó, “trong việc tố cáo tai tiếng bất bình đẳng rõ ràng giữa người giàu và người nghèo – bất kể đó là sự bất bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo hoặc bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội trong cùng lãnh thổ quốc gia không còn được dung thứ nữa”.
Ratzinger lưu ý rằng thay vào đó, và thậm chí trước lúc chủ nghĩa Mác xít đặt thiên đường xuống trái đất, tức sự cứu chuộc của con người ngay trên trái đất, thì sự tương phản sâu sắc đã được đưa ra bởi sự khác biệt một trời một vực trong chủ trương sự cứu chuộc nên xẩy ra cách nào: “Sự cứu chuộc xảy ra nhờ sự giải phóng khỏi mọi tùy thuộc, hay cách duy nhất để tiến tới giải phóng là sự tùy thuộc hoàn toàn vào tình yêu, một điều mới là tự do đích thực?».
Và như vậy, với một bước nhảy vọt ba mươi năm, ngài đã đồng hành với chúng ta trong việc hiểu rõ hiện tại của chúng ta, như một chứng từ cho sự tươi mát và sức sống không thay đổi trong suy tư của ngài. Ngày nay, trên thực tế, hơn bao giờ hết, hiện đang có cùng một cơn cám dỗ muốn bác bỏ bất cứ sự tùy thuộc nào vào tình yêu nếu không phải là thứ tình yêu đối với chính cái tôi của con người, đối với "cái tôi và những ham muốn của nó"; và, do đó, cái nguy của họa "thực dân hóa" các lương tâm bởi thứ ý thức hệ chuyên phủ nhận sự chắc chắn cơ bản này là loài người hiện hữu có nam có nữ, những người được trao cho nhiệm vụ truyền sinh; ý thức hệ này đi xa đến mức đặt kế hoạch và sản xuất ra các hữu thể nhân bản và - có lẽ vì một số mục đích nào đó được coi là "tốt" – cố gắng coi là hợp lý và hợp pháp việc loại bỏ những gì không còn được coi là tạo dựng, hiến tặng, thụ thai và hạ sinh mà chỉ là những gì do chính chúng ta làm ra.
Joseph Ratzinger cho chúng ta thấy một cách mạnh mẽ và có hiệu năng rằng những “quyền” xem ra có tính nhân bản trên, những quyền thực ra thẩy đều hướng tới sự tự hủy diệt của nhân loại, có một mẫu số chung duy nhất; mẫu số chung này hệ ở sự bác bỏ vĩ đại duy nhất này: chối bỏ sự tùy thuộc vào tình yêu, chối bỏ rằng đàn ông và đàn bà là các tạo vật của Thiên Chúa, được Người tạo dựng một cách yêu thương theo hình ảnh của Người và họ khao khát hình ảnh này như nai khao khát suối nước trong (Tv 41). Khi chúng ta phủ nhận sự tùy thuộc giữa tạo vật và Đấng tạo dựng này, mối liên hệ tình yêu này, chúng ta phủ nhận sự vĩ đại thực sự của con người, thành lũy của tự do và phẩm giá nơi họ.
Do đó, ngày nay, việc bảo vệ con người chống lại việc ý thức hệ giảm năng lực của họ, một lần nữa, chuyển qua việc lấy sự vâng phục của người đàn ông và của người đàn bà đối với Thiên Chúa làm giới hạn cho sự vâng lời của họ đối với Nhà Nước. Ngày nay, trong cảnh đổi thay thực sự của thời đại chúng ta, việc tiếp nhận thách thức này quả là để bảo vệ gia đình. Mặt khác, Thánh Gioan Phaolô II đã hiểu được ý nghĩa quyết định của vấn đề: vốn được gọi rất đúng là “Vị Giáo hoàng của gia đình”, ngài không hẳn tình cờ khi nhấn mạnh rằng “tương lai của nhân loại đi qua gia đình” (Familiaris Consortio, 86). Và dọc theo các đường hướng này, tôi cũng đã nhắc lại rằng “thiện ích gia đình có tính quyết định đối với tương lai của thế giới và của Giáo Hội” (Amoris Laetitia, 31).
Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng giới thiệu tập thứ hai của các văn bản được sưu tập do Joseph Ratzinger viết về "đức tin và chính trị". Cùng với bộ Opera Omnia đồ sộ của ngài, chúng có thể giúp mọi người chúng ta không những hiểu rõ hiện tại của mình và tìm được một định hướng vững chắc cho tương lai, mà còn là nguồn cảm hứng thực sự cho hành động chính trị, một hành động bằng cách đặt gia đình, tình liên đới và công bằng ở trung tâm sự chú ý và lên kế hoạch của nó, thực sự đã nhìn về tương lai với một tầm nhìn xa.
Top Stories
Jubilee of the Canonization of the Vietnamese Martyrs
J.B. An Dang
23:03 07/05/2018
The Episcopal Conference of Vietnam has just announced the celebration of the 30th year of the canonization of 117 martyrs
“During their ad limina in March 2018, Vietnamese bishops asked The Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura for the permission to hold a Jubilee on the occasion of 30th Year of the canonization of 117 martyrs, and has been approved,” said Archbishop Joseph Nguyễn Chí Linh, archbishop of Hue, and president of the Vietnamese bishops' conference.
He also announced that the Jubilee will start on June 19, 2018 and end on November 24, 2018, the feast of the martyrs of Vietnam.
Pope John Paul II beatified 117 Vietnamese martyrs including 96 Vietnamese, 11 Spanish and 10 French at St. Peter's Square on June 19, 1988.
This was the beatification of the greatest number of martyrs at the time, surpassing the number of 103 Korean martyrs beatified in Korea in 1984. This record was only passed when the Poland Pope, beatified 120 Chinese martyrs in 2000.
The persecution against Christianity broke out almost immediately when the Gospel was proclaimed in Vietnam in the mid-16th century. However, it reached a peak during the ruling of The Nguyễn Dynasty - the last ruling family of Vietnam. Their rule lasted a total of 143 years, beginning in 1802, when Emperor Gia Long ascended the throne after defeating the Tây Sơn dynasty. During that period, more than 300,000 Vietnamese Catholics were killed.
A gradual lessening of persecution happened when the French occupied the whole of the country in 1886. But waves of more terrible persecution came up again in the communist era. So far, the Church in Vietnam has not yet been able to gather the exact number of people killed, and the number of people imprisoned for their beliefs during the communist era which is still ongoing. That's not to mention the large number of Catholics who are discriminated and marginalized by their Christian faith.
The opening ceremonies will take place at three historical sites in three ecclesiastical provinces: Hà Nội, Huế and Sàigòn.
The opening ceremony for the Archdiocese of Hanoi and nine dioceses in the north Vietnam will take place in the Minor Basilica of Our Lady of the Immaculate Conception in Sở Kiện, Hà Nam Province. The Basilica was built 135 years ago and was the hometown of two martyrs - Father Peter Truong Van Thi and Brother Peter Truong Van Duong
Our Lady of La Vang Pilgrimage Centre in Quảng Trị Province, where Our Lady appeared to console the faithful who fled to the jungle to avoid waves of persecution 220 years ago, is chosen to host the opening ceremony to the Archdiocese of Huế and the five dioceses in the central of Vietnam.
Down to the South, Catholics in the Sàigòn Archdiocese and 10 dioceses of south Vietnam are invited to come to The Ba Giồng Pilgrimage Centre in Tiền Giang Province for the opening ceremony of the Jubilee. Tiền Giang is the hometown of thousands of martyrs in the 18th and 19th centuries
Archbishop Joseph Nguyễn invites believers to “live the martyr's spirit” in today's environment as a witness to God and the Gospel.
The prelate encouraged them to visit people living in distress, illness, imprisonment, old age, loneliness, disability as part of a pilgrimage to Christ.
He said people should “reduce their spending on unnecessary things to help the poor or religious and social structures and engage in activities for the common good of their community.”
“During their ad limina in March 2018, Vietnamese bishops asked The Supreme Tribunal of the Apostolic Signatura for the permission to hold a Jubilee on the occasion of 30th Year of the canonization of 117 martyrs, and has been approved,” said Archbishop Joseph Nguyễn Chí Linh, archbishop of Hue, and president of the Vietnamese bishops' conference.
He also announced that the Jubilee will start on June 19, 2018 and end on November 24, 2018, the feast of the martyrs of Vietnam.
Pope John Paul II beatified 117 Vietnamese martyrs including 96 Vietnamese, 11 Spanish and 10 French at St. Peter's Square on June 19, 1988.
This was the beatification of the greatest number of martyrs at the time, surpassing the number of 103 Korean martyrs beatified in Korea in 1984. This record was only passed when the Poland Pope, beatified 120 Chinese martyrs in 2000.
The persecution against Christianity broke out almost immediately when the Gospel was proclaimed in Vietnam in the mid-16th century. However, it reached a peak during the ruling of The Nguyễn Dynasty - the last ruling family of Vietnam. Their rule lasted a total of 143 years, beginning in 1802, when Emperor Gia Long ascended the throne after defeating the Tây Sơn dynasty. During that period, more than 300,000 Vietnamese Catholics were killed.
A gradual lessening of persecution happened when the French occupied the whole of the country in 1886. But waves of more terrible persecution came up again in the communist era. So far, the Church in Vietnam has not yet been able to gather the exact number of people killed, and the number of people imprisoned for their beliefs during the communist era which is still ongoing. That's not to mention the large number of Catholics who are discriminated and marginalized by their Christian faith.
The opening ceremonies will take place at three historical sites in three ecclesiastical provinces: Hà Nội, Huế and Sàigòn.
The opening ceremony for the Archdiocese of Hanoi and nine dioceses in the north Vietnam will take place in the Minor Basilica of Our Lady of the Immaculate Conception in Sở Kiện, Hà Nam Province. The Basilica was built 135 years ago and was the hometown of two martyrs - Father Peter Truong Van Thi and Brother Peter Truong Van Duong
Our Lady of La Vang Pilgrimage Centre in Quảng Trị Province, where Our Lady appeared to console the faithful who fled to the jungle to avoid waves of persecution 220 years ago, is chosen to host the opening ceremony to the Archdiocese of Huế and the five dioceses in the central of Vietnam.
Down to the South, Catholics in the Sàigòn Archdiocese and 10 dioceses of south Vietnam are invited to come to The Ba Giồng Pilgrimage Centre in Tiền Giang Province for the opening ceremony of the Jubilee. Tiền Giang is the hometown of thousands of martyrs in the 18th and 19th centuries
Archbishop Joseph Nguyễn invites believers to “live the martyr's spirit” in today's environment as a witness to God and the Gospel.
The prelate encouraged them to visit people living in distress, illness, imprisonment, old age, loneliness, disability as part of a pilgrimage to Christ.
He said people should “reduce their spending on unnecessary things to help the poor or religious and social structures and engage in activities for the common good of their community.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam loan báo Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo
Đặng Tự Do
22:11 07/05/2018
Trong dịp về Rôma dự ad limina, các Giám Mục Việt Nam đã xin Tòa Ân Giải Tối Cao cho phép mở Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo, và đã được chấp thuận.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, và là chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam đã cho biết như trên và công bố Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo sẽ được khai mạc ngày 19 tháng 6 tới đây và kết thúc vào ngày 24 tháng 11, 2018 nhân lễ các thánh tử đạo Việt Nam.
Các thánh lễ khai mạc sẽ diễn ra tại ba địa điểm lịch sử tại ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sàigòn.
Tiểu Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Sở Kiện, tỉnh Hà Nam, được xây dựng cách đây 135 năm và là quê hương của hai vị tử đạo – Cha Phêrô Trương Văn Thi và Thầy Phêrô Trương Văn Đường – sẽ tổ chức lễ cho Tổng Giáo phận Hà Nội và 9 giáo phận miền bắc.
Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang ở tỉnh Quảng Trị, nơi Đức Mẹ hiện ra an ủi các tín hữu chạy trốn vào rừng vì bị bách hại cách đây 220 năm, là địa điểm dành cho Tổng Giáo phận Huế và 5 giáo phận miền trung.
Trung tâm hành hương Ba Giồng ở tỉnh Tiền Giang, nơi có hàng ngàn tín hữu chịu tử đạo trong các thế kỷ 18-19, dành cho Tổng Giáo phận Sàigòn và 10 giáo phận miền nam.
Trong thông báo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh mời gọi các tín hữu “sống tinh thần tử đạo” trong môi trường hiện nay để làm chứng cho Chúa và Tin mừng.
Ngài khích lệ họ thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật như là cách hành hương về với Đức Kitô.
Ngài nói mọi người nên “giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng”.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam gồm 96 người Việt Nam, 11 người Tây Ban Nha và 10 người Pháp tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 19-6-1988.
Đây là lễ tuyên thánh có số vị thánh tử đạo đông nhất tại thời điểm đó, vượt qua con số 103 vị tử đạo Hàn Quốc được tuyên thánh ở Hàn Quốc năm 1984. Kỷ lục này chỉ được vượt qua khi vị Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan, tuyên thánh cho 120 vị tử đạo Trung Hoa vào năm 2000.
Trong các thế kỷ 18-19, triều đình nhà Nguyễn đã đàn áp người Công Giáo và các thừa sai phương Tây, cáo buộc họ hợp tác với người Pháp trong mưu toan thôn tính Việt Nam.
Các thời kỳ bắt đạo xảy ra sau khi Kitô giáo được truyền vào Việt Nam giữa thế kỷ 16, nhưng các cuộc bắt bớ đã gia tăng mạnh từ năm 1798 khi Nhà Nguyễn cấm đạo Công Giáo. Trên 300,000 tín hữu Việt Nam đã đổ máu đào trong các cuộc bách hại này trước khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ nước ta năm 1886. Một đợt bách hại còn kinh hoàng hơn đã xảy ra dưới thời cộng sản nhưng đến nay Giáo Hội tại Việt Nam vẫn chưa có điều kiện thu thập đủ các con số chính xác số người bị giết, và số người bị tù đày vì niềm tin. Đó là chưa kể con số đông đảo không đếm nổi những người Công Giáo bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề xã hội vì niềm tin Kitô của họ.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Huế, và là chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam đã cho biết như trên và công bố Năm Thánh mừng 30 Năm tuyên thánh cho 117 vị tử đạo sẽ được khai mạc ngày 19 tháng 6 tới đây và kết thúc vào ngày 24 tháng 11, 2018 nhân lễ các thánh tử đạo Việt Nam.
Các thánh lễ khai mạc sẽ diễn ra tại ba địa điểm lịch sử tại ba giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sàigòn.
Tiểu Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Sở Kiện, tỉnh Hà Nam, được xây dựng cách đây 135 năm và là quê hương của hai vị tử đạo – Cha Phêrô Trương Văn Thi và Thầy Phêrô Trương Văn Đường – sẽ tổ chức lễ cho Tổng Giáo phận Hà Nội và 9 giáo phận miền bắc.
Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang ở tỉnh Quảng Trị, nơi Đức Mẹ hiện ra an ủi các tín hữu chạy trốn vào rừng vì bị bách hại cách đây 220 năm, là địa điểm dành cho Tổng Giáo phận Huế và 5 giáo phận miền trung.
Trung tâm hành hương Ba Giồng ở tỉnh Tiền Giang, nơi có hàng ngàn tín hữu chịu tử đạo trong các thế kỷ 18-19, dành cho Tổng Giáo phận Sàigòn và 10 giáo phận miền nam.
Trong thông báo, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh mời gọi các tín hữu “sống tinh thần tử đạo” trong môi trường hiện nay để làm chứng cho Chúa và Tin mừng.
Ngài khích lệ họ thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật như là cách hành hương về với Đức Kitô.
Ngài nói mọi người nên “giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng”.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam gồm 96 người Việt Nam, 11 người Tây Ban Nha và 10 người Pháp tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 19-6-1988.
Đây là lễ tuyên thánh có số vị thánh tử đạo đông nhất tại thời điểm đó, vượt qua con số 103 vị tử đạo Hàn Quốc được tuyên thánh ở Hàn Quốc năm 1984. Kỷ lục này chỉ được vượt qua khi vị Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan, tuyên thánh cho 120 vị tử đạo Trung Hoa vào năm 2000.
Trong các thế kỷ 18-19, triều đình nhà Nguyễn đã đàn áp người Công Giáo và các thừa sai phương Tây, cáo buộc họ hợp tác với người Pháp trong mưu toan thôn tính Việt Nam.
Các thời kỳ bắt đạo xảy ra sau khi Kitô giáo được truyền vào Việt Nam giữa thế kỷ 16, nhưng các cuộc bắt bớ đã gia tăng mạnh từ năm 1798 khi Nhà Nguyễn cấm đạo Công Giáo. Trên 300,000 tín hữu Việt Nam đã đổ máu đào trong các cuộc bách hại này trước khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ nước ta năm 1886. Một đợt bách hại còn kinh hoàng hơn đã xảy ra dưới thời cộng sản nhưng đến nay Giáo Hội tại Việt Nam vẫn chưa có điều kiện thu thập đủ các con số chính xác số người bị giết, và số người bị tù đày vì niềm tin. Đó là chưa kể con số đông đảo không đếm nổi những người Công Giáo bị phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề xã hội vì niềm tin Kitô của họ.
Thông Báo
ĐTGM Leonard A. Faulkner nguyên TGM giáo phận Adelaide Nam Úc qua đời
Vietcatholic-Adelaide
00:04 07/05/2018
R.I.P
ĐTGM Leonard Faulkner DD nguyên TGM Tổng Giáo Phận Adelaide Nam Úc vừa qua đời lúc 01.30pm (giờ Adelaide) Chúa Nhật ngày 06.5.2018 tại nhà hữu dưỡng Adelaide - Hưởng Thọ 92 tuổi. Ngài là vị Tổng Giám Mục thứ VII của Tổng Giáo Phận Adelaide – Nam Úc.
Khi Ngài còn trên cương vị Tổng Giám Mục TGP Adelaide, Ngài rất thương mến Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam. Hàng năm Ngài đều nhận lời mời đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc dâng thánh đêm NOEL và Giao Thừa Tết Ta và lưu lại ăn Tết đón Giao Thừa với Cộng Đồng Việt Nam. Ngài là vị TGM đã ký sắc lệnh thành lập Cộng Động Công Giáo Việt Nam là Hiệp Hội dưới sự bảo trợ của pháp luật: Giáo Quyền và Pháp Quyền và được hưởng quy chế như một Hiệp Hội sắc tộc.
Ngài ký đã ký giấy phép cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam mua đất và xây trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân. Được biệt lập sinh hoạt như một giáo xứ người Úc.
Tiểu Sử Wikipedia:
Archbishop Leonard Anthony Faulkner (born 5 December 1926) is an Australian Roman Catholic clergyman, and was the seventh Archbishop of Adelaide. Born in rural South Australia, Faulkner served as an Adelaide parish priest and Bishop of Townsville before being appointed Archbishop of Adelaide in 1985. He is currently Archbishop Emeritus of Adelaide. Faulkner was born in Booleroo Centre, South Australia in 1926. The son of a farm labourer and the eldest of ten siblings, Faulkner did not begin to attend school until he was seven years old, as until then he was considered too young to walk the four kilometres from his house to the local school. Faulkner was ordained on New Year's Day, 1950 in Rome, along with twelve other priests from around the world. His first posting was to the parish of Woodville, Seaton, Royal Park and Albert Park in Adelaide, South Australia. He served as a chaplain within the Young Christian Workers movement until his consecration as Bishop of Townsville.
Episcopacy
On 28 November 1967, Faulkner was consecrated as the Bishop of Townsville in Queensland.
In 1983 he returned to Adelaide to assist the ailing Archbishop James Gleeson, and in 1985 he was installed as Gleeson's successor. During his tenure as Archbishop, Faulkner declined to live in the bishop's quarters, instead choosing to reside in a plain house in the Adelaide suburb of Netley.
Controversy regarding communal confession
In 1999, Faulkner caused controversy when he defied Vatican pressure to cease the practice of communal confession, wherein a priest may grant absolution without hearing individual confessions. Following a meeting with Australian bishops in late 1998, Pope John Paul II sent a letter to all Australian bishops outlining concerns with the relaxed nature of Australian Catholicism. In particular, he formally requested that the bishops eliminate the use of communal confession. While the dioceses of most other capital cities in the country abandoned the practice, Faulkner refused, allowing communal confession during Lent of 1999. In June 1999, Faulkner sent a pastoral message to all parishes in the Archdiocese of Adelaide allowing communal confession, but requiring prior approval from the Archbishop. This made Adelaide one of the few places in Australia where communal confession was still practised.Retirement
In November 2000, Pope John Paul II appointed the Bishop of Wollongong, Philip Wilson to the position of coadjutor Archbishop of Adelaide, in doing so naming him as Faulkner's successor.[9] On 3 December 2001, two days before his seventy-fifth birthday, Faulkner retired as Archbishop, and Wilson was installed as his successor. As a retired Archbishop, Faulkner retains the title of Archbishop Emeritus. An autobiographical book based on his edited memories, A Listening Ministry, appeared in 2016
ĐTGM Leonard Faulkner DD nguyên TGM Tổng Giáo Phận Adelaide Nam Úc vừa qua đời lúc 01.30pm (giờ Adelaide) Chúa Nhật ngày 06.5.2018 tại nhà hữu dưỡng Adelaide - Hưởng Thọ 92 tuổi. Ngài là vị Tổng Giám Mục thứ VII của Tổng Giáo Phận Adelaide – Nam Úc.
Khi Ngài còn trên cương vị Tổng Giám Mục TGP Adelaide, Ngài rất thương mến Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam. Hàng năm Ngài đều nhận lời mời đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc dâng thánh đêm NOEL và Giao Thừa Tết Ta và lưu lại ăn Tết đón Giao Thừa với Cộng Đồng Việt Nam. Ngài là vị TGM đã ký sắc lệnh thành lập Cộng Động Công Giáo Việt Nam là Hiệp Hội dưới sự bảo trợ của pháp luật: Giáo Quyền và Pháp Quyền và được hưởng quy chế như một Hiệp Hội sắc tộc.
Ngài ký đã ký giấy phép cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam mua đất và xây trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân. Được biệt lập sinh hoạt như một giáo xứ người Úc.
Tiểu Sử Wikipedia:
Archbishop Leonard Anthony Faulkner (born 5 December 1926) is an Australian Roman Catholic clergyman, and was the seventh Archbishop of Adelaide. Born in rural South Australia, Faulkner served as an Adelaide parish priest and Bishop of Townsville before being appointed Archbishop of Adelaide in 1985. He is currently Archbishop Emeritus of Adelaide. Faulkner was born in Booleroo Centre, South Australia in 1926. The son of a farm labourer and the eldest of ten siblings, Faulkner did not begin to attend school until he was seven years old, as until then he was considered too young to walk the four kilometres from his house to the local school. Faulkner was ordained on New Year's Day, 1950 in Rome, along with twelve other priests from around the world. His first posting was to the parish of Woodville, Seaton, Royal Park and Albert Park in Adelaide, South Australia. He served as a chaplain within the Young Christian Workers movement until his consecration as Bishop of Townsville.
Episcopacy
On 28 November 1967, Faulkner was consecrated as the Bishop of Townsville in Queensland.
In 1983 he returned to Adelaide to assist the ailing Archbishop James Gleeson, and in 1985 he was installed as Gleeson's successor. During his tenure as Archbishop, Faulkner declined to live in the bishop's quarters, instead choosing to reside in a plain house in the Adelaide suburb of Netley.
Controversy regarding communal confession
In 1999, Faulkner caused controversy when he defied Vatican pressure to cease the practice of communal confession, wherein a priest may grant absolution without hearing individual confessions. Following a meeting with Australian bishops in late 1998, Pope John Paul II sent a letter to all Australian bishops outlining concerns with the relaxed nature of Australian Catholicism. In particular, he formally requested that the bishops eliminate the use of communal confession. While the dioceses of most other capital cities in the country abandoned the practice, Faulkner refused, allowing communal confession during Lent of 1999. In June 1999, Faulkner sent a pastoral message to all parishes in the Archdiocese of Adelaide allowing communal confession, but requiring prior approval from the Archbishop. This made Adelaide one of the few places in Australia where communal confession was still practised.Retirement
In November 2000, Pope John Paul II appointed the Bishop of Wollongong, Philip Wilson to the position of coadjutor Archbishop of Adelaide, in doing so naming him as Faulkner's successor.[9] On 3 December 2001, two days before his seventy-fifth birthday, Faulkner retired as Archbishop, and Wilson was installed as his successor. As a retired Archbishop, Faulkner retains the title of Archbishop Emeritus. An autobiographical book based on his edited memories, A Listening Ministry, appeared in 2016
Văn Hóa
Ngày Hiền Mẫu - Happy Mother’s Day 2018
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:08 07/05/2018
Mừng ngày Hiền Mẫu mẹ yêu,
Cao niên, xuân trẻ, thiên triều ân ban.
Mắt nhìn âu yếm, dịu dàng dõi theo.
Bước đường vạn nẻo cheo leo,
Đôi chân rảo bước, vượt đèo khó khăn.
Đường xa ngàn dặm cản ngăn,
Tình yêu gói trọn, xứng danh trong đời.
Trẻ, già, lớn, bé, mọi thời,
Mẹ luôn chăm sóc, ngọt lời yêu thương.
Dù rằng vất vả dặm trường,
Quản công lao khó, nên gương Mẹ Hiền.
Chăm lo, nhắc bảo, nhủ khuyên,
Tận tâm lo lắng, dù phiền cũng cam.
Con ơi hãy bớt càm ràm,
Mẹ thương nhẫn nhục, phận phàm thế nhân.
Vết hằn năm tháng dấn thân,
Lưng còng, tóc bạc, đôi chân mỏi mòn.
Trông mong thao thức về con,
Nên người trí đức, sắt son trong đời.
Cầu xin Đức Mẹ Chúa Trời,
Dủ thương ban phước, một đời tín trung.
Chồng, con, cháu, chắt, hợp chung,
Vui ngày Hiền Mẫu, bao dung tuyệt vời.
Bó hoa dâng Mẹ thay lời,
Kính mừng chúc Mẹ, một đời an vui.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Long Lanh Hạt Nắng
Đặng Đức Cương
08:32 07/05/2018
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ai gieo hạt nắng ao nhà
Long lanh óng ánh tựa là kim cương.
(bt)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 08/05/2018: Phóng sự Tà giáo Đại Hàn, nỗi đau gia đình Công Giáo Mỹ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:57 07/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong một thông điệp video được phổ biến vào hôm Thứ Năm 03 tháng Năm, năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ý chỉ cầu nguyện của ngài trong tháng Năm là “Sứ vụ của người tín hữu.” Ngài nói rằng “Người tín hữu đứng ở tuyến đầu trong đời sống của Giáo Hội và chúng ta cần lời chứng của họ về chân lý của Tin Mừng và những gương sáng phản ánh đời sống đức tin của họ qua việc thực thi tình liên đới.”
Đức Thánh Cha Phanxicô có thói quen phổ biến một thông điệp video cho biết chi tiết ý chỉ cầu nguyện của ngài vào mỗi tháng.
Sau đây là nguyên văn thông điệp:
Người tín hữu đứng ở tuyến đầu trong đời sống của Giáo Hội.
Chúng ta cần những lời chứng của họ về chân lý của Tin Mừng và những gương sáng phản ánh đức tin của họ qua việc thực thi tình liên đới.
Chúng ta cám ơn những tín hữu đã chấp nhận rủi ro, những người không sợ hãi và những người mang đến niềm hy vọng cho bao người cùng khổ, bị loại trừ và bị thiệt thòi.
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện trong tháng này cho người tín hữu trung thành thực thi sứ vụ đặc thù của họ, sứ vụ mà họ đã nhận được trong Bí Tích Rửa Tội, là biết dùng sáng kiến của họ vào việc phục vụ những thách đố của thế giới ngày nay.
Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Thánh Cha về ý chỉ cầu nguyện đã lập ra “The Pope Video” để giúp phổ biến rộng rãi ý chỉ cầu nguyện trong tháng của Đức Thánh Cha liên quan đến những thách đố mà nhân loại đang gặp phải.
2. Hãy cảnh giác trước những tò mò trong thế giới ảo
Trong thánh lễ sáng thứ Hai ngày 30 tháng Tư, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các Kitô hữu hãy cầu nguyện để xin ơn biết phân định giữa sự hiếu kỳ tốt và tính tò mò xấu, và biết mở lòng ra đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta sự chắc chắn trong cuộc sống.
Trình bày các suy tư liên quan đến bài Phúc Âm trong ngày, Đức Thánh Cha nói rằng những đối đáp giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài là một ví dụ về “một cuộc đối thoại lành mạnh giữa tính hiếu kỳ và sự chắc chắn.”
Khi ấy, Ông Giuđa, không phải Giuđa Ít-ca-ri-ốt, nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ mình ra cho thế gian?” Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”
Cuộc sống của chúng ta gồm rất nhiều thứ đáng kinh ngạc, điều quan trọng là biết phân định giữa điều tốt và điều xấu. Ngài nói rằng tính hiếu kỳ hay tìm tòi của trẻ em là lành mạnh, bởi vì khi lớn lên có những điều các em không hiểu và tìm cách giải thích. Điều này giúp phát triển nơi các em tự tin và là một thói quen “hiếu kỳ suy gẫm”, khi các em quan sát, suy nghĩ, và đặt câu hỏi khi không hiểu.”
Mặt khác, Đức Thánh Cha phê bình thói nhiều chuyện như là một thói tò mò xấu thích chĩa mũi, tọc mạch vào đời sống của những người khác rồi sau đó dệt chuyện, nói xấu họ, phơi bày ra những chuyện mà người ta không có quyền được biết. Ngài cảnh báo rằng cái loại tò mò xấu này “bám theo tất cả chúng ta suốt đời và nó là một loại cám dỗ mà chúng ta luôn gặp phải.”
Đức Thánh Cha nói rằng tuy không phải tất cả mọi thứ hiếu kỳ đều đáng sợ nhưng chúng ta phải rất cẩn thận. Có nhiều loại tò mò, chẳng hạn như trong thế giới ảo trên máy tính, trong điện thoại và những phương tiện truyền thông khác…Trẻ em có thể truy cập vào những trang Web vì tò mò và nhìn thấy bao điều xấu xa, bẩn thỉu. Đức Thánh Cha cảnh báo và khuyến khích phụ huynh giúp con em làm sao sống trong thế giới này, để ao ước muốn biết, không trở nên một thứ tò mò mà chung cuộc biến các em thành tù nhân của thói tò mò ấy.
Mặt khác, Đức Thánh Cha cũang nói đến sự hiếu kỳ của các môn đệ như được nêu trong Phúc Âm là lành mạnh bởi vì họ muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra và Chúa Giêsu đã cho họ một sự chắc chắn, “không bao giờ lừa dối”, hứa với họ là Chúa Thánh Thần sẽ dạy họ mọi điều và làm cho họ nhớ lại mọi điều Chúa đã nói với họ.
Chính Chúa Thánh Thần sẽ mang lại điều chắc chắn cho cuộc đời của chúng ta, nhưng không phải là một bó những sự chắc chắn. Trong cuộc sống dương thế này, khi chúng ta xin Chúa Thánh Thần mở lòng chúng ta thì Chúa Thánh Thần sẽ ban cho chúng ta sự chắn chắn vào ngay thời điểm ấy, câu trả lời vào ngay thời khắc ấy. Chúa Thánh Thần là người đồng hành trên hành trình đức tin của người Kitô hữu.
Cuộc nói chuyện giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài là “một cuộc đối thoại giữa sự hiếu kỳ của con người và sự chắc chắn của Chúa Thánh Thần vì Chúa Thánh Thần là “bạn đồng hành trong ký ức” để mang lại cho chúng ta “niềm hạnh phúc đích thực”, không lay chuyển.
Vì thế Đức Thánh Cha khuyên các Kitô hữu hãy bước đi trong an vui thực sự với Chúa Thánh Thần, là Đấng giúp chúng ta tránh khỏi sai lầm.
3. Câu chuyện của một cô gái Công Giáo Mỹ bỏ nhà, bỏ đạo theo tà giáo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong thư thứ hai gởi Timôthêô, thánh Phaolô viết:
“Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường”. (2 Tim 4:3-4).
Lời Thánh Kinh này đang được thể hiện trong một cách thế mới lạ và đầy ấn tượng trong thời đại chúng ta. Đài Truyền Hình NBC News cho biết tại Hoa Kỳ và Âu Châu ngày nay có tới hơn 3,000 tà giáo đang hoạt động. Không nói bên trời Tây xa xôi, đó cũng là một hiện thực và là một vấn đề thời sự tại Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần phải cảnh giác.
Do đó, trong chương trình này Như Ý xin trình bày với quý vị và anh chị em một phóng sự đặc biệt của chương trình Today Show được phát sóng trên Đài Truyền Hình NBC News tại Hoa Kỳ.
Phóng sự này, do phóng viên Ronan Farrow thực hiện, được thu hình trong 6 tháng, trình bày thảm cảnh của một gia đình Công Giáo. Hai ông bà Charles và Candy Gardner có đứa con gái tên là Rebecca Gardner bỏ nhà, bỏ đạo để đi theo tà giáo. Những đau khổ và mệt mỏi trên hành trình lang thang đi tìm con của hai ông bà và thái độ của Rebecca ra sao khi hai ông bà tìm được cô. Vì đây là một phóng sự truyền hình nên tất cả những nhân vật và tên tuổi được nêu trong phóng sự này đều là những tên thật của những nhân vật thật tại Hoa Kỳ. Xin mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch sang Việt Ngữ của Như Ý.
Phóng viên điều tra của NBC News, Ronan Farrow cho biết:
Các chuyên gia nói rằng có hơn 3,000 nhóm tôn giáo không chính thống trên khắp Hoa Kỳ và Châu Âu bao gồm cả những nhóm một số người cho rằng rất là nguy hiểm. Điều gì xảy ra khi một gia đình nghĩ rằng con gái họ bị lôi kéo vào một tà giáo nguy hiểm.
Vào ngày sinh nhật lần thứ 33 của Rebecca, bố mẹ cô ấy, họ đang gọi điện cho cô ấy nhưng họ biết họ sẽ không được hồi đáp.
“Ba má thương con rất nhiều. Ba má mong con ở nhà với ba má. Ba má nhớ con lắm”
Charles và Candy nói rằng người ta đã hớp hồn con gái mình và không biết tại sao họ lại phải gánh chịu cơn ác mộng này.
Gia đình nói họ không biết tại sao ra đến nông nỗi này vì thời thơ ấu của Rebecca có vẻ như chiếc bánh táo hoàn hảo. Cô ở trong đội tuyển thi toán quốc gia, trong đội kèn danh dự của nhà trường, và cô muốn khi lớn lên để trở thành một giáo viên.
Người em trai của cô nói:
“Tôi rất gần gũi với chị tôi, chị ấy thực sự rất hạnh phúc”
Sau đó khoảng 9 năm trước, một người quen đã mời Rebecca tham gia một nhóm học Kinh Thánh và gia đình nói rằng cô ấy bắt đầu tách biệt với họ.
“Chị ấy không về nhà vào dịp Giáng sinh và cả trong đám cưới của tôi.”
Mọi thứ trở nên rất kỳ lạ. Đột nhiên Rebecca thông báo đã kết hôn với một thành viên khác trong một giáo phái
“Đó là một cuộc hôn nhân bị sắp xếp.”
“Điều gì khiến hai bác nghĩ rằng đó là một cuộc hôn nhân bị sắp xếp?”
“Nó xảy đến thật bất ngờ”
“và người đó đến từ Hàn Quốc. Anh ta nói rất tiếng Anh rất bập bẹ.”
Trong một video ghi lại đám cưới này và gởi về nhà sau đó, Rebecca nói:
“Con là Rebecca đây và chúng con rất vui vì mọi người đã tham gia cùng chúng con hôm nay.”
Hóa ra nhóm này được gọi là Hội Truyền giáo Thế giới của Hội thánh Đức Chúa Trời.
Giáo phái này tin rằng Thiên Chúa đã hóa thân nơi người phụ nữ này hiện đang sống ở Hàn Quốc.
Nhóm này cho biết họ có hai triệu thành viên ở 175 quốc gia với các chi nhánh trên khắp Hoa Kỳ.
Nhóm này được đăng ký tại Mỹ như là một tổ chức từ thiện được miễn thuế. Họ đã thực hiện nhiều dịch vụ cộng đồng nhưng trong vòng hơn 5 tháng qua các báo cáo NBC News thu được từ các phóng viên, các chuyên gia và cựu thành viên đều nói lên một câu chuyện khác. Cả năm thành viên cũ, tất cả đều sử dụng cùng một từ.
“Tôi coi họ là một giáo phái”, cựu thành viên Michele Colon nói
Cô tuyên bố rằng nhóm đang tẩy não mọi người, thuyết phục họ trao hết tiền tiết kiệm cho họ vì thế giới sắp tận thế rối.
“Mọi người phải tách ra khỏi gia đình của họ. Đang học thì bỏ học. Họ đổ hết tiền lương hưu của họ để quyên góp tiền cho giáo phái vì họ nói tại sao bạn cần lương hưu nếu như thế giới này sắp kết thúc?”
“Cô có nghĩ rằng bất cứ ai cũng bị buộc phải làm như thế không?”
“Chắc chắn như thế”
Michelle là một y tá. Cô và chồng bán hết tất cả nhà cửa giao cho nhóm này. Giờ đây Michelle phải ở nhà mướn còn chồng cô đã ly dị với cô để lấy một người phụ nữ Hàn quốc và đưa người đàn bà này sang Mỹ.
Charles và Candy nói họ lo sợ con gái của họ. Họ muốn cô ấy thoát ly khỏi nhóm này như Michelle đã làm. Vì thế, họ lặn lội từ nhà mình ở Michigan sang New Jersey đến một địa chỉ mà Michelle trao cho họ. Đó là một văn phòng ở New Jersey.
Ông bà nói: “Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc cho đến khi chúng tôi giành được con trở lại”
Họ nghĩ rằng công khai những gì họ thấy và phơi bày nhóm này trước các phương tiện truyền thông có thể là cơ hội cuối cùng của họ họ nên họ lén đeo một camera thu hình.
Khi họ tìm được Rebecca, thay vì mừng rỡ cô ta giận dữ hét
“Đừng kể công với tôi. Mấy người lái xe có bao nhiêu đâu mà xa. Trái đất này rất nhỏ so với vũ trụ lớn mà Thiên Chúa tạo ra và Đức Chúa Trời đã ngự đến và ở trong thân xác bây giờ là Mẹ Thiên Thượng”.
“Mẹ Thiên Thượng ở đây. Mẹ nghĩ con xấu hổ khi nói Đức Chúa Trời ngự đến trong thân xác con người à? Không. Mẹ phải biết rằng Chúa Kitô đã đến 2000 năm trước và Ngài đến lần thứ hai vào năm 1918, đó là Chúa Kitô Ahn Sahng-hong”
“Không, không đúng đâu con!”
“Mẹ không tin à? Như thế, chúng ta không thể có quan hệ với nhau.”
“Tôi đã cố gắng hết sức, nhưng không được. Thế thì từ nay tôi với bà không có một mối quan hệ nào hết. Đó là quyết định của tôi”
“Becky mở cửa ra, mở cửa ra con. Mẹ muốn ôm con và hôn con”
“Chẳng ôm iếc gì hết. Tôi cần phải đi”
“Tôi phải đi đây”
“Bất kể nó nói gì với chúng tôi, chúng tôi vẫn yêu thương nó”.
Chúng tôi muốn nghe từ chính nhóm vì vậy chúng tôi hướng đến nhà thờ nơi Michelle và Rebecca thờ phượng.
Tiếp chúng tôi là anh chàng John Power, một nhà truyền giáo của giáo phái này.
“Ai có quyền định đọat một giáo phái là tà giáo hay không phải là tà giáo? Há bạn không biết là mọi hội thánh muốn thực hành đức tin của mình và chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa đều đã từng bị bách hại sao?”
John phủ nhận tất cả những cáo buộc: “Chúng tôi không tẩy não bất cứ ai. Chúng tôi không dạy một ngày về tận thế giới”
Và anh ta nói không ai bị buộc phải đưa tiền cho giáo phái. Nếu ai không còn tiền tiết kiệm trong tài khoản thì điều đó không phải vì giáo phái yêu cầu họ, mà họ làm điều đó vì họ cảm thấy họ muốn làm như thế.
Trong tư cách một phóng viên, tôi đã yêu cầu được gặp Rebecca.
Một trong những điều cha mẹ cô nói là cô đã bị ép vào những gì họ gọi là một cuộc hôn nhân được sắp xếp?
“Hoàn toàn sai. Tôi yêu James, và người ta yêu nhau rồi bỏ nhau là chuyện thường thôi mà. Vì vậy, nó không phải là một cuộc hôn nhân cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi đã yêu nhau; chúng tôi gặp nhau và rồi quyết định không tiếp tục mối quan hệ của chúng tôi nữa. Thế thôi”
Trả lời về thái độ hằn học của cô đối với cha mẹ cô là những người lo lắng cho cô nên đã phải lặn lội đi tìm cô, Rebecca nói:
“Tôi tức họ vì họ đã nói chuyện với những người bên ngoài có quan điểm tiêu cực về hội thánh của tôi. Và họ đã chọn để tin những người đó chứ không phải là con gái của chính họ, là máu và thịt của chính họ.”
“Hãy nói cho tôi biết có dễ tin tưởng gia đình bạn sau khi họ đã làm những điều với bạn .... Họ đã phân biệt đối xử với tôi ngay từ đầu .... Mỗi lời từ miệng của tôi họ đều coi đó là một lời nói dối .... Làm thế nào bạn có thể có một mối quan hệ với một người nghĩ rằng bạn đã bị tẩy não? ... Sự bất khoan dung của họ đối với những gì tôi muốn tin là những gì đã khiến tôi bỏ đi.”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, hai ông bà Charles và Candy Gardner vẫn chưa giành lại được con.
Ngày 09/04/2013, cô y tá Michele Colón đã nộp đơn kiện chống lại tà giáo này tại New Jersey nhưng thất bại trước dàn luật sư hùng hậu của họ. Ngược lại, họ còn đâm đơn kiện ngược lại cô về tội phỉ báng và đòi bồi thường cho họ hàng triệu Mỹ Kim.
May mắn cho cô ý tá Michele Colón, vào ngày 17 tháng 3 năm 2015, Tòa Thượng Thẩm New Jersey đã bác bỏ đơn kiện Colón của họ vì theo hồ sơ thuế vụ thu nhập của nhóm này đã tăng hơn 3,6 triệu vào khoảng thời gian mà họ tuyên bố đã mất 5 triệu Mỹ Kim doanh thu.
4. Giám Mục tốt lành là người tỉnh thức, dấn thân và gần gũi với đoàn chiên
Trong Thánh lễ sáng thứ Sáu 4 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về những gì hình thành nên một giám mục chân thật, và nhấn mạnh đến những phẩm chất như tỉnh thức, gần gũi và dấn thân trong đời sống của đoàn chiên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra các suy tư của ngài dựa trên Bài đọc Một trích từ Sách Công Đồ Công Vụ, nói về việc Thánh Phêrô và các thánh tông đồ vì mong muốn các Kitô hữu tại Antiôkia được bình an, nên đã gởi thánh Phaolô và Banaba đến đó cùng hai người khác nữa. Những người có trách nhiệm coi sóc Giáo Hội ở Antiôkia đã tự tin cho rằng họ là những nhà thần học chính thống của đức tin, mà thực ra là họ đã làm cho người tín hữu mất phương hướng. Ngược lại, các tông đồ, tức là các giám mục ngày nay, củng cố họ trong đức tin.
Đức Thánh Cha nói:
Giám mục là “một người trông nom, người bảo vệ - một tuần canh biết cách canh chừng để bảo vệ đoàn chiên khỏi những bày sói tấn công.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu phân biệt giữa người mục tử thật và người chăn thuê, là người làm công ăn lương và không quan tâm nếu bày sói đến và ăn thịt con chiên.
Ngài nói rằng người mục tử chân thật là người tỉnh thức, dấn thân trong cuộc sống của đoàn chiên, không chỉ bảo vệ từng con chiên một, mà còn củng cố đức tin cho cả đoàn chiên. Nếu một con đi xa hay lạc đàn, người mục tử đi tìm để mang nó về. Người đó cùng đồng hành với đoàn chiên để không một con nào bị lạc.
Đức Thánh Cha khơi lên hình ảnh giám mục nhân lành noi theo hình ảnh thánh tâm Chúa Kitô. Giám mục là người chăn dắt đoàn chiên, biết tên từng con, nghĩa là gần gũi với các con chiên.
Ngài nói rằng người tín hữu biết ai là giám mục không quan tâm lo lắng cho họ: đó là một giám mục luôn luôn bận rộn, rối tinh lên trong công việc, một doanh nhân, một người luôn tất bật với mọi thứ không tương hợp với sứ mạng của mình, đi đến đâu cũng xách vali hay đồ nghề trong tay và đại loại như thế.
dân Chúa biết rõ ai là mục tử khi người ấy gần gũi với họ, khi người ấy có thể canh chừng cho họ và trao ban cuộc sống mình cho họ. Ngài nhấn mạnh đến chữ “gần gũi”.
Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Thánh Turibius thành Mogrovejo để nói lên một giám mục chân thật phải như thế nào. Vị thánh Tây Ban Nha này đã chết trong một làng nhỏ của người dân bản địa trong vòng tay yêu thương của những tín hữu của ngài. Họ chơi nhạc “chirimia” một nhạc cụ gió để tiễn ngài an nghỉ ngàn thu.
Để kết luận, Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cầu nguyện để Giáo Hội đừng thiếu những mục tử tốt lành, những mục tử biết làm việc, cầu nguyện, gần gũi với dân Chúa và biết cách trông nom đàn chiên.
5. Thông truyền đức tin là một tiến trình sinh sản
Trong thánh lễ kính hai thánh Tông Đồ Philíphê và Giacôbê, hôm 03 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nói về những đặc tính cần thiết phải được tháp tùng với việc thông truyền đức tin, dựa vào Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu thành Corinto (1Cr 15:1-8).
Đức Thánh Cha nói không nên ngộ nhận việc thông truyền đức tin với việc chiêu dụ tín đồ. Giáo hội không nhắm đến việc làm vui lòng những người hâm mộ, cũng chẳng phải chỉ đơn giản là đọc kinh Tin kính để biểu lộ lòng tin. Thông truyền đức tin cũng không phải là lưu truyền kiến thức dễ dàng như thể “Đây, sách đây, hãy nghiên cứu đi và rồi tôi sẽ rửa tội cho bạn.”
Trái lại, thông truyền đức tin là “cấy rễ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô trong tâm hồn”. Thách đố của Giáo Hội là: “trở thành một người mẹ sinh nhiều đứa con trong đức tin.”
Đức Thánh Cha nói:
Ông bà và cha mẹ là nhân tố đặc biệt thích hợp để thông truyền đức tin bởi vì họ “làm cho đức tin ngát hương bằng tình yêu”. Những người chăm sóc cho người khác, dù là người lạ đi chăng nữa, cũng vẫn có thể thông truyền đức tin một cách có hiệu quả cho người được họ chăm sóc.
Trích dẫn Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, Đức Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng đức tin được truyền bá khi người ta bị thu hút bởi những các chứng tá đức tin của chúng ta. Đôi khi các chứng tá ấy kết thúc bằng sự tử đạo. Đức Thánh Cha nói: “Chứng tá đức tin khơi dậy sự hiếu kỳ”. Chính khi những người khác nhìn thấy một sự nhất quán trong cuộc sống của một người nào đó, thì điều này sẽ dẫn họ đến việc đặt câu hỏi: Tại sao họ sống như thế, như thế? Tại sao lại có người dành cả đời mình để phục vụ tha nhân? Chúa Thánh Thần tận dụng sự hiếu kỳ này và bắt đầu hoạt động bên trong” người ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Việc thông truyền đức tin làm cho chúng ta trở nên công chính, điều đó công chính hóa chúng ta. Đức tin công chính hóa chúng ta và qua việc rao giảng đức tin chúng ta trao ban cho người khác sự công chính đích thực.”