Ngày 01-05-2011
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hàng triệu người tham dự Lễ Phong Chân Phước Đức Gioan-Phanlô II
Lê Đình Thông
20:57 01/05/2011
(Tin tổng hợp) - Sáu năm sau ngày từ trần, Đức Gioan-Phaolô II được long trọng tôn phong chân phước, trước một rừng tín hữu tề tựu tại quảng trường thánh Phêrô. Lúc 10 giờ 21 chủ nhật 1 tháng 5 mở đầu tháng Đức Mẹ, ĐHY Agostino Vallini, tổng đại diện giáo phận Roma thỉnh cầu Đức Bênêdictô XVI tiến hành nghi thức phong chân phước. Ngài đã nhắc lại công đức của Đức Gioan-Phaolô II một lòng cậy trông vào Đức Trinh nữ Maria. ‘‘Lúc nào Đức Gioan-Phaolô II cũng tuyên xưng quyền tối thượng của Chúa Kitô như nền tảng chủ nghĩa nhân bản và nguồn gốc các quyền bất khả chuyển nhượng của con người’’.

Sau đó, Đức Bênêdictô đã tuyên đọc sắc phong chân phước bằng tiếng la tinh: ‘‘Ngày hằng mong đợi đã mau đến, vì làm đẹp lòng Chúa. Đức Gioan-Phaolô II được tôn phong chân phước’’. Cả triệu tín hữu đồng thanh hô vang: Amen.

Sau đó, tấm màn phủ chân dung Đức Gioan-Phaolô II trên tiền đình đền thánh Phêrô được kéo lên, trước tiếng hoan hô ‘‘Giovanni Paolo’’ vang dậy tưởng chừng không dứt. Thay vì trời mưa như dự báo thời tiết, bầu trời nắng ráo. Thánh tích của vị chân phước là một ống máu. Nữ tu Marie Simon Pierre (được khỏi bệnh Parkinson nhờ phép lạ của vị chân phước) và nữ tu Tobiana người Ba Lan cung nghinh và đặt thánh tích này trên bàn thờ.

Sáng nay, quảng trường thánh Phêrô treo 27 cờ hiệu, đánh dấu 27 năm triều đại giáo hoàng của Đức Gioan-Phaolô II. Trong bài giảng, Đức Bênêdictô XVI đã ca ngợi ‘‘vị tân chân phước: ‘‘đem lại cho Thiên Chúa giáo một định hướng mới hướng về tương lai, đồng thời đem lại cho lịch sử niềm hy vọng trong tinh thần ‘‘mùa vọng’’, trong cuộc sống riêng của mỗi người và chung cho cộng đoàn; tất cả cùng hướng về Chúa Kitô.’’

Nhắc lại ân sủng Chúa Thánh thần đã mang lại cho công đồng Vatican II, Đức Bênêdictô XVI cho rằng ‘‘các thế hệ mai sau sẽ còn rút tỉa từ công đồng Vaticanô II nhiều công trình vô giá.’

Ngài nhấn mạnh ‘‘với chứng từ đức tin, bác ái và lòng quả cảm tông đồ, vị tân chân phước là người con trung mẫu mực của đất nước Ba Lan, khiến mọi tín hữu trên khắp thế không còn phải ngại ngùng mỗi khi tuyên xưng đức tin, không còn phải khiếp sợ sự thật, vì sự thật bảo đảm cho tự do.’’

Hàng trăm hồng y, 800 linh mục, 710 ca nhạc sĩ trong ca đoàn Nhà nguyện Sixtine đã dự thánh lễ. 23 nguyên thủ quốc gia và 87 phái bộ chính thức hiện diện, trong số có tổng thống Ý Giorgio Nalplitano, tổng thống Ba Lan Breonislaw Komorowski, thủ tướng Pháp François Fillon.

12 giờ 46 cùng ngày, Đức Bênêdictô XVI cầu nguyện trước linh cữu vị tân chân phước, phủ tấm vải viền vàng, đặt trước bàn thờ chính trong đền thánh Phêrô. Sau đó các tín hữu lần lượt nghiêng mình trước linh cữu tân chân phước.

Paris, ngày 1 tháng 5 năm 2011

Lê Đình Thông
 
Hàn Quốc: Giáo Hội cần có kế hoạch hành động chống nạn tự tử
Phạm Kim An
08:39 01/05/2011
Hàn Quốc: Giáo Hội cần có kế hoạch hành động chống nạn tự tử

Seoul – Tỉ lệ gia tăng nạn tự tử ở Hàn Quốc buộc người ta cần tìm ra các nguyên nhân xã hội và kế hoạch hành động chống nạn này, theo Đức Giám mục phụ tá Andrew Yeom Soo-jung, Tổng giáo phận Seoul.

Hội nghị chuyên đề về tự tử và vai trò của Giáo Hội do Ủy ban vì Sự Sống của tổng giáo phận Seoul tổ chức

Phát biểu tại một cuộc hội thảo ngày 28-4, do Ủy ban vì Sự Sống của tổng giáo phận Seoul tổ chức, Giám mục Andrew Yeom Soo-jung nói rằng Giáo hội cần phải hành động để cố gắng làm giảm tỉ lệ tự tử đáng báo động của nước này.

Ngài nói: “Chúng ta cần phải suy nghĩ về lý do tại sao chúng ta được đem đến trong thế giới này, và hãy suy nghĩ về giá trị của cuộc sống của chúng ta do Chúa ban tặng cho ta”.

Số lượng các vụ tự tử trong giới trẻ và người cao tuổi ngày càng tăng, và nó ngụ ý rằng "có nhiều lý do xã hội vượt ra ngoài lý do cá nhân của họ", theo Giám mục Andrew Yeom.

Trong bài trình bày quan trọng, Giáo sư Isidore Meng Kwang-ho cho biết rằng tỉ lệ tự tử nơi người Hàn Quốc là 31 người trong mỗi 100.000 người, tỉ lệ này là cao nhất trong 33 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Ông nói, trong năm 2004, chính phủ Hàn Quốc thành lập một kế hoạch năm năm, để ngăn chặn nạn tự tử, nhưng kế hoạch này đã không được hiệu quả. Quốc hội đã thông qua luật phòng chống tự tử hồi tháng Ba qua.

Trong quá khứ, Giáo hội đã lên án việc tự tử là một tội trọng, nhưng gần đây đã chuyển trọng tâm của mình qua việc phòng ngừa nạn tự tử.

Ông Isidore Meng Kwang-ho, giáo sư khoa Y tế dự phòng của Đại học Công giáo Hàn Quốc, đã chọn Hội thảo quốc gia vì Sự Sống trong năm 2010 làm mô hình cho các nỗ lực của Giáo Hội.

Cuộc Hội thảo đã được phối hợp tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Hàn Quốc và Ủy ban vì Sự Sống của tổng giáo phận Seoul, và kêu gọi mỗi Giáo phận hãy thành lập một Ủy ban tương tự.

Linh mục Simon Jee Young-hyun, Tổng thư ký Ủy ban vì Sự Sống của tổng giáo phận Seoul, rất ngạc nhiên vì thấy hơn 120 người tham dự hội thảo. Trước đó Ngài chỉ hy vọng khoảng 30 người tham dự mà thôi, và theo Ngài, số người tham dự đông như thế chứng tỏ rằng người ta có "mối quan tâm lớn về vấn đề tự tử". (UCA News 29-4-2011)

Phạm Kim An
 
Bài Giảng Của ĐTC Bênêđictô XVI Trong Thánh Lễ Phong Chân Phước Đức Gioan Phaolô II
Thiên Phong
08:51 01/05/2011
Bài Giảng Của ĐTC Bênêđictô XVI Trong Thánh Lễ Phong Chân Phước Đức Gioan Phaolô II

Quảng Trường Thánh Phêrô, Chúa Nhật 01.5.2011

Anh Chị Em thân mến,

Cách đây sáu năm chúng ta tập trung tại Quảng Trường này để cử hành lễ an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Niềm đau của chúng ta vì mất ngài thật sâu sắc, và càng lớn hơn nữa, đó là tâm tình tri ơn vô bờ của chúng ta bao trùm cả thành Rôma và toàn thế giới: niềm tri ơn ấy, cách nào đó, chính là hoa quả từ toàn thể cuộc đời vị tiền nhiệm của tôi, cách riêng từ chứng tá đau khổ của ngài. Ngay lúc đó chúng ta đã cảm nhận hương thơm thánh thiện của ngài, và bằng nhiều cách Dân Chúa đã bày tỏ niềm tôn kính ngài. Vì vậy, với tất cả sự tôn trọng các chuẩn mực về phong thánh của Giáo Hội, tôi đã mong muốn tiến trình phong Chân Phước cho ngài được xúc tiến nhanh chóng một cách hợp tình hợp lý. Và hôm nay, ngày mong đợi đã đến; ngày này đến nhanh bởi vì đây là điều đẹp lòng Chúa: Gioan Phaolô II được chúc phúc!

Tôi muốn gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em từ khắp thế giới tập trung về đây thật đông đảo trong biến cố vui mừng này – các Hồng Y, các Thượng Phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các anh em Giám Mục và Linh Mục, các Phái Đoàn, các Đại Sứ và các giới chức thẩm quyền dân sự, các nam nữ Tu Sĩ và Giáo Dân. Tôi cũng gửi lời chào đến tất cả anh chị em tham dự sự kiện này qua các làn sóng phát thanh và truyền hình.

Hôm nay là Chúa Nhật thứ hai Mùa Phục Sinh, ngày mà Chân Phước Gioan Phaolô II đã đặt là Chúa Nhật của Lòng Chúa Thương Xót. Ngày hôm nay được chọn cho cử hành này của chúng ta bởi vì, do Thánh ý Chúa quan phòng, vị tiền nhiệm của tôi đã qua đời vào hôm áp lễ này. Hôm nay cũng là ngày đầu tháng Năm, tháng kính Đức Maria, và Phụng Vụ kính nhớ Thánh Giuse Lao Công. Tất cả những yếu tố này làm phong phú cho lời cầu nguyện của chúng ta, chúng giúp chúng ta trong cuộc hành hương qua không gian và thời gian; nhưng trên thiên quốc một cử hành rất khác đang diễn ra giữa các Thiên Thần và các Thánh! Dù vậy, chỉ duy nhất một Thiên Chúa thôi, và cũng chỉ một Chúa Kitô thôi, Đấng là cầu nối đất với trời. Trong khoảnh khắc này, chúng ta cảm thấy gần gũi hơn bao giờ việc chia sẻ trong Phụng Vụ thiên quốc.

“Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chúa Giêsu công bố mối phúc này trong Tin Mừng hôm nay: mối phúc của đức tin! Với chúng ta, thật là một ấn tượng đặc biệt bởi vì chúng ta qui tụ về đây để cử hành một cuộc tôn phong Chân Phước, và càng hơn thế nữa, vì hôm nay người được công bố rằng có phúc ấy là một Giáo Hoàng, một người kế vị Thánh Phêrô, một người được kêu gọi để củng cố anh chị em mình trong đức tin. Đức Gioan Phaolô II được chúc phúc vì đức tin của ngài, một đức tin mạnh mẽ, quảng đại và tông truyền. Chúng ta liên tưởng ngay đến một mối phúc khác: “Simon, con Giôna, anh thật có phúc. Vì không phải xác thịt, mà là chính Cha trên trời đã mạc khải những điều này cho anh” (Mt 16,17). Cha trên trời của chúng ta đã mạc khải điều gì cho Simon? Đó là: Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa hằng sống. Nhờ đức tin này, Simon trở thành Phêrô, thành tảng đá để Chúa Giêsu xây dựng Hội Thánh của Ngài trên đó. Mối phúc vĩnh cửu của Đức Gioan Phaolô II, mà hôm nay Hội Thánh hân hoan công bố, được chất chứa trọn vẹn trong những lời này của Chúa Giêsu: “Simon, anh thật có phúc” và “Phúc cho những ai không thấy mà tin!” Đó là mối phúc của đức tin, mà Đức Gioan Phaolô II cũng đã lãnh nhận như món quà do Thiên Chúa Cha ban tặng để xây dựng Hội Thánh của Đức Kitô.

Chúng ta lại liên tưởng đến một mối phúc khác, mối phúc xuất hiện trước mọi mối phúc khác trong Tin Mừng . Đó là mối phúc của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế. Vừa mới thụ thai Chúa Giêsu, Đức Maria nghe những lời này của Thánh Êlisabét: “Phúc cho em là kẻ đã tin rằng Lời Chúa phán với em sẽ được thực hiện” (Lc 1,45). Mối phúc đức tin nhận kiểu mẫu của nó nơi Đức Maria, và tất cả chúng ta vui mừng vì cuộc tôn phong Chân Phước Đức Gioan Phaolô II diễn ra trong ngày hôm nay, ngày đầu tháng Đức Mẹ, dưới cái nhìn từ mẫu của Đấng đã qua đức tin của mình mà nâng đỡ đức tin của các Tông Đồ và vẫn không ngừng nâng đỡ đức tin của những người kế vị các Tông Đồ, nhất là những người được kêu gọi kế nhiệm Thánh Phêrô. Đức Maria không xuất hiện trong các trình thuật Phục Sinh, nhưng người thật sự có mặt ở đó, một sự hiện diện liên lỉ, kín đáo: Người là người Mẹ mà Chúa Giêsu đã ủy trao cho mỗi môn đệ và cho toàn cộng đoàn. Cách riêng, chúng ta có thể thấy Thánh Gioan và Thánh Luca ghi lại sự hiện diện từ mẫu và đầy năng lực của Đức Maria trong các bản văn đi trước Bài Tin Mừng và Bài Đọc thứ Nhất trong Thánh Lễ hôm nay. Trong trình thuật về cái chết của Chúa Giêsu, Đức Maria hiện diện dưới chân Thánh Giá (Ga 19,25), và ở phần đầu Sách Công Vụ Các Tông Đồ, Người được nhìn thấy giữa các môn đệ đang qui tụ để cầu nguyện trong Căn Gác Thượng (Cv 1,14).

Bài Đọc thứ Hai hôm nay cũng nói với chúng ta về đức tin. Chính Thánh Phêrô, đầy nhiệt tâm thiêng liêng, đã chỉ ra cho những người mới lãnh nhận Phép Rửa lý do của niềm hy vọng và niềm vui của họ. Tôi thấy thú vị nhận ra rằng trong đoạn văn này, ở đầu Thư Thứ Nhất của ngài, Phêrô đã không dùng ngôn ngữ huấn dụ; thay vào đó, ngài nêu một sự kiện. Ngài viết: “Anh em vui mừng”, và ngài thêm: “anh em yêu mến Ngài, và tuy anh em không thấy ngài bây giờ, anh em vẫn tin vào Ngài và vui mừng với niềm vui khôn tả, vì anh em đang nhận lãnh hoa quả của đức tin anh em, là ơn cứu độ linh hồn anh em” (1Pr 1,6.8-9).

Tất cả những động từ này đều ở trực thuyết cách, bởi vì một thực tại mới đã đến trong sự Phục Sinh của Đức Kitô, một thực tại được đức tin mở ra đón nhận. “Đây là điều Chúa đang thực hiện” – như lời Thánh Vịnh (118,23), và: “thật kỳ diệu trước mắt chúng ta”, trước đôi mắt đức tin của chúng ta.

Anh Chị Em thân mến, hôm nay đôi mắt chúng ta, trong ánh sáng chan hòa của Chúa Kitô Phục Sinh, hướng nhìn về hình ảnh dấu yêu và đáng kính của Đức Gioan Phaolô II. Hôm nay tên của ngài được nối vào danh sách của những người mà ngài đã phong Thánh hoặc phong Chân Phước trong suốt hai mươi bảy năm ngài làm giáo hoàng, qua đó ngài mạnh mẽ nhấn mạnh ơn gọi phổ quát của mọi người đạt tới chóp đỉnh đời Kitô hữu, đạt tới sự thánh thiện, như giáo huấn của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế về Giáo Hội. Tất cả chúng ta, là thành viên của Dân Thiên Chúa – Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Giáo Dân, nam nữ Tu Sĩ – chúng ta đang hành hương về quê hương thiên quốc nơi Đức Trinh Nữ Maria đã đi trước chúng ta, chúng ta được gắn kết, như Mẹ đã gắn kết một cách độc đáo và hoàn hảo, vào mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh. Karol Wojtyla đã tham dự Công Đồng Vatican II, đầu tiên trong tư cách Giám Mục phụ tá, rồi trong tư cách Tổng Giám Mục của Kraków. Ngài đã hoàn toàn ý thức rằng quyết định của Công Đồng dành chương cuối cùng của Hiến Chế về Hội Thánh cho Đức Maria có nghĩa rằng Mẹ Đấng Cứu Thế được biểu dương như hình ảnh và kiểu mẫu của sự thánh thiện cho mọi Kitô hữu và cho toàn Giáo Hội. Đây là tầm nhìn thần học mà Chân Phước Gioan Phaolô II đã khám phá khi còn là một thanh niên, và ngài đã tiếp tục duy trì và đào sâu cho đến suốt đời. Một tầm nhìn được diễn tả qua hình ảnh Thánh Kinh Đức Kitô chịu đóng đinh, với Đức Maria, Mẹ Ngài, đứng bên cạnh. Hình ảnh này từ Tin Mừng theo Thánh Gioan (19,25-27) được sử dụng trong biểu tượng Giám Mục và sau đó là biểu tượng Giáo Hoàng của Karol Wojtyla: một Thánh Giá vàng với chữ “M” phía dưới, bên phải, cùng với khẩu hiệu “Totus tuus”, lấy lại từ câu nói nổi tiếng của Thánh Louis Marie Grignon Montfort mà Karol Wojtyla lấy làm ánh sáng soi dẫn cả đời mình: “Totus tuus ego sum et omnia mea tua sunt. Accipio te in mea omnia. Praebe mihi cor tuum, Maria – Con hoàn toàn thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ. Mẹ là tất cả của con. Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con trái tim của Mẹ” (Về lòng tôn sùng đích thực đối với Đức Trinh Nữ, 266).

Trong chứng từ của mình, vị tân Chân Phước đã viết: “Ngày 16 tháng 10 năm 1978, khi Mật Tuyển Viện của các Hồng Y chọn Gioan Phaolô II, thủ chỉ của Ba Lan, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński đã nói với tôi: ‘Công việc của tân Giáo Hoàng sẽ là lãnh đạo Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba’”. Và ngài thêm: “Tôi muốn một lần nữa cám ơn Chúa Thánh Thần về quà tặng Công Đồng Vatican II. Cùng với toàn thể Giáo Hội, cách riêng cùng với các Giám Mục, tôi cảm nhận sâu xa ân huệ này. Tôi xác tín rằng Công Đồng này của thế kỷ XX sẽ vẫn còn là món quà lâu dài cho các thế hệ kế tiếp kín múc các kho tàng mà nó để lại cho chúng ta. Trong tư cách là một Giám Mục tham dự Công Đồng từ những ngày đầu tiên cho đến khi kết thúc, tôi muốn ủy thác di sản lớn lao này cho tất cả những ai đang và sẽ được mời gọi thực hiện nó. Về phần mình, tôi biết ơn Đấng Mục Tử Vĩnh Cửu đã giúp tôi phục vụ trong tinh thần này trong suốt triều giáo hoàng của mình”. Tinh thần gì vậy? Đó chính là tinh thần mà Đức Gioan Phaolô II trình bày trong Thánh lễ trọng thể đầu tiên của ngài tại Quảng Trường Thánh Phêrô, với những lời cảm kích không thể nào quên: “Đừng sợ! Hãy mở, mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô!” Điều mà vị giáo hoàng mới được bầu đề nghị với mọi người, thì chính ngài là người đầu tiên thực hiện: ngài đã mở các hệ thống xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế cho Đức Kitô, với sức mạnh của một người khổng lồ - một sức mạnh ngài nhận được từ Thiên Chúa – tạo ra một dòng thác hầu như không thể đảo ngược. Bằng chứng tá đức tin, tình yêu, bằng lòng can đảm tông đồ của mình, và bằng uy tín cá nhân lớn lao, người con tuyệt vời này của đất nước Ba Lan đã giúp cho các tín hữu trên khắp thế giới không sợ được gọi là Kitô hữu, không sợ thuộc về Giáo Hội, không sợ nói về Tin Mừng. Nói tắt một lời: ngài đã giúp chúng ta không sợ sự thật, vì sự thật là bảo đảm của tự do. Hay nói hàm súc hơn: ngài đã trao cho chúng ta sức mạnh để tin vào Đức Kitô, vì Đức Kitô là Redemptor hominis, Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Đó là chủ đề của Thông Điệp đầu tiên của ngài, và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Thông Điệp khác.

Khi Karol Wojtyla ngồi vào ghế của Thánh Phêrô, ngài mang theo với ngài một nhận hiểu sâu xa về sự khác biệt giữa chủ nghĩa Mác-xít và Kitô giáo, căn cứ trên những tầm nhìn của mỗi bên về con người. Đây là sứ điệp của ngài: con người là con đường của Giáo Hội, và Đức Kitô là con đường của con người. Với sứ điệp này, vốn là di sản lớn lao của Công Đồng Vatican II, và của “vị tài công” của Công Đồng là Đức Phaolô VI, Tôi Tớ của Thiên Chúa, Đức Gioan Phaolô II đã dẫn dắt Dân Thiên Chúa qua ngưỡng cửa của Thiên Niên Kỷ thứ ba, mà nhờ Đức Kitô ngài đã mạnh dạn gọi là “ngưỡng cửa của hy vọng”. Qua hành trình chuẩn bị lâu dài cho Năm Thánh 2000, ngài một lần nữa dìu dắt Kitô giáo tới tương lai, tương lai của Thiên Chúa, vốn siêu việt trên lịch sử trong khi vẫn trực tiếp tác động vào lịch sử. Ngài đã đúng đắn khi gọi Kitô giáo là động lực của niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng cách nào đó từng bị rúng động trước chủ thuyết Mác-xít và trước ý thức hệ về sự tiến bộ. Ngài đã lấy lại cho Kitô giáo khuôn mặt thực của mình như là một tôn giáo của hy vọng, được sống trong lịch sử trong một tinh thần của “Mùa Vọng”, trong một cuộc hiện sinh cá nhân và cộng đồng hướng tới Đức Kitô, sự viên mãn của loài người và là sự lấp đầy nơi chúng ta mọi khát vọng công lý và hòa bình.

Cuối cùng, một cách biệt vị hơn, tôi muốn cảm tạ Thiên Chúa về ân huệ đã làm việc nhiều năm với Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi từng biết ngài từ trước kia và từng ngưỡng mộ ngài, nhưng trong hai mươi ba năm, bắt đầu từ năm 1982 sau khi ngài gọi tôi về Rôma nhận nhiệm vụ đứng đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tôi được ở bên cạnh ngài và càng kính mến ngài hơn. Công việc của tôi đã được nâng đỡ nhờ sự sâu sắc tâm linh và nhờ tri thức khôn ngoan phong phú của ngài. Tấm gương cầu nguyện của ngài không ngừng gây cảm kích và soi sáng cho tôi: ngài không ngừng kết hiệp thâm sâu với Thiên Chúa ngay cả khi lọt thỏm giữa bao yêu cầu của sứ vụ. Và cần phải kể đến chứng tá của ngài trong đau khổ nữa: Chúa đã dần dần rút đi khỏi ngài mọi sự, nhưng ngài vẫn cứ là “tảng đá”, như Chúa Kitô mong muốn. Lòng khiêm nhường sâu xa của ngài, cắm rễ trong mối gắn bó mật thiết với Đức Kitô, đã giúp ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội và trao cho thế giới một sứ điệp thậm chí càng hùng hồn hơn khi sức mạnh thể lý của ngài suy kiệt. Bằng cách này ngài đã sống trọn, một cách phi thường, ơn gọi của mọi linh Mục và Giám Mục, đó là trở nên một hoàn toàn với Chúa Giêsu, Đấng mà ngài đón nhận và trao ban hằng ngày trong Bí Tích Thành Thể.

Hỡi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II yêu dấu, ngài thật có phúc, vì ngài đã tin! Chúng con xin ngài, từ trời cao, hãy tiếp tục nâng đỡ đức tin của đoàn Dân Thiên Chúa.

Biết bao lần từ cửa sổ kia ngài đã ban phép lành cho chúng con tại Quảng Trường này! Hôm nay, chúng con nguyện cầu: xin Đức Thánh Cha ban phép lành cho chúng con. Amen.

THIÊN PHONG dịch, từ trang www.vatican.va
 
Thánh Lễ phong Chân Phước cho Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
11:33 01/05/2011
VATICAN - Chúa nhật, 01.5.2011 - Từ ban đêm hàng đoàn lũ đã lũ lượt kéo về quảng trường Thánh Phêrô để mong tìm được một chỗ tốt, hàng ngàn người đã ngủ bên dọc đường chờ đợi hừng đông của ngày quan trọng, ngày Đức Cố GH Gioan Phaolô II (1920-2005) được phong lên bậc Chân Phước. Sáng nay mặt trời ló dạng sớm với nắng ấm của đầu xuân như muốn trao tặng một ngày ấm áp cho Giáo Hội, cho khách hành hương đến tham dự và đặc biệt cho riêng vị Tân Chân Phước. Giáo hội mừng ngày lễ của vị Chân Phước GH Gioan Phaolô II hàng năm vào ngày 22 tháng 10, dịp kỷ niệm ngày đắc cử Giáo Hoàng của ngài.

Ước lượng đoàn người hành hương về Rôma vào sáng nay lên đến 1 triệu rưởi tín hữu làm cho thành phố Rôma lên mức quá tải về mọi phương diện. Biến cố to lớn với đoàn người đông đảo này chỉ xảy ra cách đây 6 năm vào lúc ĐGH Gioan Phaolô II qua đời vào ngày 02.4.2005, lúc đó con số tham dự lên đến 3 triệu người.

Hôm nay, bên trong quảng trường Thánh Phêrô hiện diện khoảng 200 ngàn người và trên 700 ngàn người khác phải xếp hàng cả cây số kéo dài theo con đường Hòa Giải (Via della Conziliazione) đến tận bờ sông Tibre và theo dõi trên các màn truyền hình lớn được dựng hai bên đường. Bốn hướng Đông-Tây-Nam-Bắc tiến về quảng trường Thánh Phêrô không có chỗ trống để dòng người tiến lên. Hàng rừng cờ, cả ngàn chiếc dù giăng lên chống nắng như muốn làm tăng thêm màu sắc cho ngày đại lễ.



Các biện pháp an ninh cho các yếu nhân ngoại giao rất chu toàn với 5 ngàn cảnh sát chìm nổi được triển khai trên đường phố, cho sự đề phòng khủng bố đến từ trên bầu trời, chính phủ đóng cửa toàn bầu trời thành phố Rôma trong lúc cử hành thánh lễ, các tàu cảnh sát cũng tuần tiểu trên dòng sông Tibre, thi thoảng trực thăng vần vũ trên bầu trời kiểm soát an ninh.

Con số linh mục hiện diện đã lên đến 14.000, hàng trăm Hồng Y và Giám Mục, 86 phái đoàn ngoại giao quốc tế đại diện cho các quốc gia này, gồm 23 nguyên thủ quốc gia như tổng thống Ý Giorgio Napolitano, tổng thống Ba Lan Bronisław Komorowski…, tất nhiên không thiếu được khuôn mặt của ông Lech Walesa thuộc công đoàn Solidarność. Bàn thờ được trang hoàng bằng những bông hoa hồng màu trắng vàng tượng trưng cho cờ của Giáo Hội và các hàng cây xanh được tỉa đều rất đẹp.

Đúng 10 giờ đoàn chủ tế từ bên cánh phải quảng trường Thánh Phêrô tiến ra, ĐGH Bênêđictô XVI trong phẩm phục trắng đứng trên xe Jeep mui trần giơ tay chào và ban phép lành, thi thoảng Ngài dừng lại hôn và chúc lành trên trán cho các cháu bé.

Lễ phục trắng và mũ giáo hoàng ngày hôm nay ĐGH Bênêđictô XVI dùng trong thánh lễ là những phẩm phục phụng vụ đã được Đức Cố GH Gioan Phaolô II mặc và đội trên đầu khi còn tại thế, một biểu hiệu kính trọng và tôn vinh người tiền nhiệm. Trước cửa sổ của phòng ĐGH, nơi Đức Cố GH Gioan Phaolô II vẫn đọc kinh Truyền Tin cũng được thắp một ngọn nến để tôn vinh vị Tân Chân Phước.

Thánh lễ bắt đầu bằng dấu thánh giá và sau đó là ĐHY Agostino Vallini, vị Tổng đại diện của Tổng Giáo Phận Rôma đọc tiểu sử của GH Gioan Phaolô II cũng như nêu ra các nguyên nhân quyết định của Bộ Phong Thánh tiến hành phong Chân Phước.

Giây phút quan trọng trong việc phong Chân phước khi ĐGH Bênêđictô XVI trả lời với Cộng Đoàn Dân Chúa hiện diện: "Giáo Hội chấp nhận ước mong của hiền huynh, Hồng y Agostino Vallini và của nhiều anh em Giám mục khác cũng như của nhiều tín hữu. Sau khi nghe ý kiến của Bộ Phong Thánh về các nguyên nhân tiến hành phong Chân Phước, chúng tôi với năng quyền Tòa Thánh thừa nhận rằng vị Tôi Tớ của Thiên Chúa, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ bây giờ được gọi là Chân Phước và Giáo Hội mừng ngày lễ của vị Chân Phước hàng năm vào ngày 22 tháng 10. Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần."

Hằng trăm ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô tỏ bày sự vui mừng hô vang "Santo subito! Santo subito!".

Đúng 10 giờ 37 phút hình ảnh lớn phủ bằng vải trắng của vị Tân Chân Phước treo trên bao lơn của đền thánh Phêrô được gỡ ra. Những tràng pháo tay vang dội và nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống vì vui mừng.

Tiếp theo là cuộc rước ống đựng máu của vị Tân Chân Phước đặt trong hào quang do hai Sơ Tobiana và Marie Simon-Pierre, người Pháp (môt người giúp việc cho ĐGH Gioan Phaolô II và nữ tu người Pháp được chữa lành bệnh tật do cầu xin với Ngài) từ quảng trường đi lên bàn thờ và trao cho ĐGH Bênêđictô XVI hôn kính. Sau đó hai Sơ đặt hào quang đựng ống máu này bên bàn thờ phụ ở bên phía trái.

"Nỗi đau buồn về sự mất mát rất lớn, nhưng lớn hơn là kinh nghiệm của một hồng ân vô hạn, mà thành phố Rôma và thế giới cảm nghiệm: những ân sủng đã trở thành hoa trái của cuộc đời của người tiền nhiệm yêu dấu của tôi, đặc biệt là chứng nhân của mình trong khổ đau (bệnh tật). Đúng ngày ấy chúng ta cảm nghiệm thấy hương thơm thánh thiện của Ngài, và Cộng Đoàn Dân Chúa đã thể hiện nhiều cách tôn vinh cho Ngài. Vì vậy, tôi mong muốn quá trình phong Chân Phước với sự tôn trọng đúng các quy định của Giáo Hội có thể tiến hành nhanh chóng. Và hôm nay, ngày chờ đợi đã đến và đến nhanh chóng, vì điều này đã làm hài lòng Thiên Chúa: GH Gioan Phaolô II là vị Chân Phước".

Thánh lễ phong Chân Phước đã được cử hành vào ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa, mà ĐGH Gioan Phaolô II đã quy định cho Giáo Hội, đồng thời Ngài đã qua đời vào đêm trước của ngày mừng lễ kính này vào năm 2005. Cùng lúc, năm nay rơi vào ngày 01 tháng 5 kính Thánh Giuse Thợ: tất cả những điều ấy chúng ta có thể hiểu rằng đều dành riêng cho vị Tân Chân Phước.

Một định hướng mới cho các Kitô hữu

ĐGH Bênêđictô XVI nói rằng các vị Thánh và Á Thánh trong Giáo Hội công giáo được tôn vinh là những mẫu gương của cuộc đời Kitô hữu… Chứng nhân Tin Mừng của GH Gioan Phaolô II đã ghi khắc vào lợi ích xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị. "Với sức mạnh của bậc vĩ nhân, Ngài đã chuyển nó qua một xu hướng khác mà người ta cho rằng không thể đảo ngược lại được", ĐGH Bênêđictô XVI nhấn mạnh trong liên quan đến việc thế tục hóa của xã hội đang lan tỏa.

ĐGH Bênêđictô XVI chú ý đặc biệt đến các cuộc thảo luận của người tiền nhiệm với chủ nghĩa Mác. Các Kitô hữu đã được trao cho các định hướng mới, mà đã vượt ra ngoài lịch sử, trong khi cùng lúc họ hành động trên lịch sử này. "Đây là hành động của niềm hy vọng, đó là trong một số cách chủ nghĩa Mác và các tư tưởng tiến bộ đã lợi dụng cho là của riêng mình, nhưng đã được ĐGH Gioan Phaolô II vạch ra rõ ràng điều này thuộc về Kitô giáo".

Trong công việc nặng nhọc của mình tại một nhà máy, ĐGH khi ấy là một thanh niên đã phát triển trong tuổi trẻ của mình một nhận thức về các vấn đề của giới lao động thế giới, sau đó Ngài tạo ảnh hưởng vào việc giảng dạy học thuyết xã hội Công giáo. Trong thời Đức quốc xã chiếm đóng Ba Lan và dưới chế độ độc tài cộng sản, ĐGH Gioan Phaolô II đã luôn luôn là một "người đàn ông với một đức tin can đảm và vững vàng“ mang lại tình liên đới cho người dân và với các vấn đề khó khăn thực sự của họ. Điều này đã chứng minh bằng cuộc sống của Ngài.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ĐGH Bênêđictô XVI nhắc nhở thêm: Tại đây, nơi quảng trường Thánh Phêrô ĐGH Gioan Phaolô II đã ban phép lành nhiều lần cho chúng ta và cho thế giới trong 27 năm Giáo Hoàng của Ngài, ngay bây giờ chúng ta lại cầu xin vị Chân Phước Gioan Phaolô II luôn ban phép lành cho chúng ta.

Sau Thánh Lễ ĐGH Bênêđictô XVI và đoàn đồng tế tiến vào đền thờ Thánh Phêrô kính viếng xác của Chân Phước Gioan Phaolô II trong chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơn được đặt ngay giữa đền thờ trước ngôi mộ Thánh Tông Đồ Phêrô. ĐGH Bênêđictô XVI quỳ gối cầu nguyện ít phút với bị tiền nhiệm của Ngài. Sau đó là giờ thăm viếng tự do cho tất cả mọi người.

Điều tiên đoán trước đây 6 năm đã trở thành sự thật: SANTO SUBITO!

Để vị Chân Phước có thể được phong thánh thì cần phải có một phép lạ thứ hai sau khi được phong Chân Phước. Khác với quá trình nghe ý kiến và nguyên nhân của Bộ Phong Thánh cho việc phong Chân Phước thì việc duyệt xét Phong Thánh do Đức Giáo Hoàng quyết định một mình.
 
Top Stories
Pope beatifies John Paul II before 1.5M faithful
Daniela Petroff /AP
08:03 01/05/2011
VATICAN CITY – Pope Benedict XVI beatified Pope John Paul II before 1.5 million faithful in St. Peter's Square and surrounding streets Sunday, moving the beloved former pontiff one step closer to possible sainthood in one of the largest turnouts ever for a Vatican Mass.

The crowd in Rome and in capitals around the world erupted in cheers, tears and applause as an enormous photo of a young, smiling John Paul was unveiled over the loggia of St. Peter's Basilica and a choir launched into hymn long associated with the Polish-born pope.

"He restored to Christianity its true face as a religion of hope," Benedict said in his homily, referring to John Paul's decisive role in helping bring down communism. Benedict dotted his remarks with personal recollections of a man he came to "revere" during their near-quarter century working together.

Beatification is the first major milestone on the path to possible sainthood, one of the Catholic Church's highest honors. A second miracle attributed to John Paul's intercession is needed for him to be canonized.

The beatification, the fastest in modern times, is a morale boost for a church scarred by the sex abuse crisis, but it has also triggered a new wave of anger from victims because the scandal occurred under John Paul's 27-year watch.

Police placed wide swaths of Rome even miles (kilometers) from the Vatican off limits to private cars to ensure security for the estimated 16 heads of state, eight prime ministers and five members of European royal houses attending.

Helicopters flew overhead, police boats patrolled the nearby Tiber River and some 5,000 uniformed troops manned police barricades to ensure priests, official delegations and those with coveted VIP passes could get to their places amid the throngs of pilgrims.

Spain's Crown Prince Felipe and Princess Letizia, wearing a black lace "mantilla," mingled with Italian Premier Silvio Berlusconi, Poland's historic Solidarity leader and former President Lech Walesa and Zimbabwean President Robert Mugabe, who sidestepped an EU travel ban to attend.

"He went all over the world," said Bishop Jean Zerbo of Bamako, Mali, who came to Rome for the ceremony. "Today, we're coming to him."

Vendors hawked John Paul trinkets: bottle openers, key chains, cushions, calendars and T-shirts.

Benedict put John Paul on the fast-track for possible sainthood when he dispensed with the traditional five-year waiting period and allowed the beatification process to begin weeks after his April 2, 2005, death. Benedict was responding to chants of "Santo Subito!" or "Sainthood Immediately" which erupted during John Paul's funeral.

On Sunday, a group of pilgrims from Krakow affixed a banner to a fence outside the square that said "Santo Subito," evidence that for many of the faithful, John Paul already is a saint.

"John Paul was a wonderful man and it's a privilege to be here. It's wonderful to see people from all across the world," said Anne Honiball, 48, a nursing home administrator from Worthing, England who carried a small Union Jack flag.

"We missed the royal wedding but we are Catholics and this was a bit more important, I suppose," said Honiball, a former Protestant who converted to Catholicism 10 years ago.

Around the world, Catholics celebrated the beatification, jamming churches from Mexico to Australia to pray and watch broadcasts of the Rome Mass on television.

"He was a model and an inspiration who united the world with his extraordinary charisma," said John Paul Bustillo, a 16-year-old medical student named after the pontiff who turned out Sunday along with more than 3,000 for a six-mile (10-kilometer) race followed by a Mass near Manila Bay in the Philippines.

In John Paul's native Poland, tens of thousands of people gathered in rain in a major sanctuary in Krakow and in Wadowice, where the pontiff was born in 1920 as Karol Wojtyla. Prime Minister Donald Tusk and his wife Malgorzata watched the ceremony together with Wadowice residents.

"I wonder what we would have been like and what would not have happened if we had not had our pope," the PAP agency quoted Tusk as saying. "All that good that we all have received is still working."



Speaking in Latin, Benedict pronounced John Paul "Blessed" shortly after the start of the Mass, held under bright blue skies and amid a sea of Poland's red and white flags — a scene reminiscent of John Paul's 2005 funeral, when some 3 million people paid homage to the pope.



Benedict recalled that day six years ago, saying the grief the world felt then was tempered by immense gratitude for his life and pontificate.



"Even then, we perceived the fragrance of his sanctity," Benedict said, explaining the "reasonable haste" with which John Paul was being honored.



Benedict said that through John Paul's faith, courage and strength — "the strength of a titan, a strength which came to him from God" — John Paul had turned back the seemingly "irreversible" tide of Marxism.



"He rightly reclaimed for Christianity that impulse of hope which had in some sense faltered before Marxism and the ideology of progress," Benedict said.



After the nearly 3-hour Mass, Benedict prayed before John Paul's coffin inside St. Peter's Basilica, which was expected to stay open through the night and for as long as it takes to accommodate the throngs of faithful who want to pay their respects.



The sealed coffin will ultimately be moved to a side chapel inside the basilica just next to Michelangelo's famous marble "Pieta" statue.



Spanish Cardinal Agustin Garcia-Gasco Vicente, 80, suffered a heart attack Sunday morning in Rome and died before the Mass, the Vatican said.



Police put the figure of those attending the Mass at 1.5 million; only a few hundred thousand could fit into St. Peter's Square and the surrounding streets but others watched it on some of the 14 huge TV screens set up around town or listened to it on radios in Polish or Italian.



"I am disappointed but also happy to be here for the atmosphere," said Boleslaw Wisniewski, 83, who came with five members of his family by bus from Warsaw. He stood listening to the music drifting over the packed crowd, but could see nothing.



"He's our holy father — a Pole — and we are proud," he said.

During the Mass, Benedict received a silver reliquary holding a vial of blood taken from John Paul during his final hosptalization. The relic, a key feature of beatification ceremonies, will be available for the faithful to venerate.



It was presented to him by Sister Tobiana, the Polish nun who tended to John Paul throughout his pontificate, and Sister Marie Simone-Pierre of France, whose inexplicable recovery from Parkinson's disease was decreed to be the miracle necessary for John Paul to be beatified.



Thousands of pilgrims, many of them from John Paul's native Poland, spent the night in sleeping bags on bridges and in piazzas around town, and then packed St. Peter's as soon as the barricades opened over an hour in advance because the crowds were too great.



They stood shoulder-to-shoulder on the main boulevard leading to the Vatican, Via della Conciliazione, as well as on side streets around it and the bridges crossing the Tiber leading to St. Peter's waving flags from Argentina, Germany, Britain and Lebanon.



It's the fastest beatification on record, coming just six years after John Paul died and beating out the beatification of Mother Teresa by a few days.



The beatification ceremonies kicked off officially with a all-night prayer vigil that began Saturday on Rome's ancient Circus Maximus field and continued as pilgrims moved around eight churches that stayed open all night, a "white night" of prayer in honor of the late pope.



"The weather is mild and so it will not be a problem to pass the night here, and there is also a very nice atmosphere," said Pauline Rosenfeld, a 20-year-old pilgrim from Paris sitting with friends in her sleeping bag gearing up for a night spent outdoors.



The beatification is taking place despite a drumbeat of criticism about the record speed with which John Paul is being honored, and continued outrage about clerical abuse: Many of the crimes and cover-ups of priests who raped children occurred on John Paul's 27-year watch.



Vatican officials have insisted that John Paul deserves beatification despite the fallout from the abuse scandal, saying the saint-making process isn't a judgment of how he administered the church but rather whether he lived a life of Christian virtue.



But victims' groups such as the U.S. Survivors Network for Those Abused by Priests have said the speedy beatification was just "rubbing more salt in these wounds" of victims.



Rome itself seemed invaded by Poles overjoyed that their native son was being honored. Special trains, planes and buses shuttled Poles in for the beatification.



Anna Fotyga, a former Polish foreign minister and member of Poland's parliament, arrived on a special train Sunday morning carrying the Polish parliamentary delegation. She reminisced about John Paul's impact on communist Poland in the late 1970s and 80s.



"I was a student at that time, and actually seeing him, listening to him started transformation in Poland, I am sure," she said.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20110501/ap_on_re_eu/eu_vatican_john_paul_ii;)
 
State priests: a challenge for the Church in Vietnam
Kelly-Ann Nguyen
20:37 01/05/2011
Abusing Church property by a priest resulted in a verbal clash with his parishioners. The incident highlights challenges that the Church in Vietnam has to face when hundreds of priests devote their time, and efforts, and Church resources to passionately support for the Communist government.

Commnunist meeting in the Church's yard
Launch campaign for the National Assembly election
Parishioners who went to Trung Chau church in the diocese of Thai Binh on April 29 were very annoyed to see their pastor, Fr. Vincent Pham Van Tuyen not preparing for the evening Mass, but instead busy erecting a large canopy to hold a meeting with high ranking officers of Hung Yen provincial government to launch a campaign for "the National Assembly election". Local Catholic source reported.

Those, whose optimism allowed them to foster the hope that the Mass would not be cancelled, went inside the church to recite their daily prayers before Mass. But their prayers were drowned out frequently by the noise blaring from the local government's loud speakers installed for the meeting between Fr. Tuyen and his communist comrades that was live broadcast on a state TV channel.

Tension built up by the long wait for the Eucharist celebration finally reached to its boiling point and resulted in a verbal clash between the parishioners and Fr. Tuyen when the priest asked them to stop reciting the Holy Rosary to join the meeting so that the TV crewmen could videotape a larger crowd for propaganda purposes.

Fr. Tuyen, a high ranking member of the provincial Father Frontland, had been the pastor of Pho Hien, Hung Yen province until no Catholics in the parish went to the church. A few former Catholics of Pho Hien, a parish with long history, gave Asia-News explanations for their renunciation: "Since Fr. Tuyen works for the government, no parishioner would want to come to him for confession for fear of being reported to the police. After so many years of skipping confession and communion, we gradually got drifted away". Older generations among parishioners subtly expressed their concern: "We wonder if sacramental received from him would be licit or not”.

It’s a great mistake to detract from the overall image of the Church in Vietnam where majority of priests have to pay great costs even by their own life for their pursuit for holiness, and their zeal in the service of God and their brothers and sisters. However, it’s also so naive to underestimate vigorous and snaking efforts of the communist security forces to infiltrate into the Vietnamese Catholic Church to subvert and destroy the Church from within.

These efforts have resulted in a segment of clergy having been informers for the regime at varying degrees who try their best to hide their collaboration with the Party, and some hundreds of other priests known collectively as State priests (linh mục quốc doanh – in Vietnamese) who do not see the need to hide their relationship with the regime. They publicly join the Communist Party and other organs with close links to it including the Committee for the Solidarity of the Catholics founded by the regime with an impetus to establish a Church breaking up with Rome piece by piece.

"State" priests have long been known as a source of dysfunctions of the Church. Typically, the atheist government has deprived the legitimate power of bishops and granted to some State priests who have been unofficially and effectively running the Church in parallel with the bishops. Rumour has it that they are even overshadowing the bishops in some cases where permission from the State is needed.

Fr. Peter (who like others interviewed would only allow his full name to be used), a former chaplain in the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) told Asia-News: “In 1975, like other army chaplains, I was arrested and imprisoned for 12 years. On the day I was released, a communist cadre told me: ‘Go home, get married and have some children,’ I thought it was just a joke but it was not.” “In the next two years,” he added, “the diocesan bishop tried his best but failed to appoint me to any vacant posts. One day, I was told to see a priest who was then the chairman of the Father Frontland. Within a few days, I got my appointment. Who actually runs this diocese? I keep wondering.”

“Let us face this difficult, and shameful matter in truth,” said Fr. Andrew. “In decades before the collapse of the Soviet bloc in the late 1980s, there were priests who were real fans of the Communisms. These ‘communist priests’ posed a great threat for us by publicly exposing their faithlessness while passionately advocating for the Communism. But, it’s over. Now, with the exception of a minority of priests who have collaborated with the regime for their career and money, I believe most of them have been compelled to do so due to their weakness, a long-term persecution, fear, or blackmailing. The fact is that except at major cities, in other areas, priests are quite lonely. If they cannot seek protection from his bishops, where they turn towards now?” the priest asked.

In another development, the archdiocese of Saigon has just removed Fr. Phan Khac Tu, head of a newspaper known for its criticism of John Paul II and the Vatican, considered the father of two children and who boasts of having set up a bomb factory during the war inside a church.

“We welcome the move and really appreciate efforts of Catholic News Agencies around the worlds which have raised the question of compliance with the provisions of Canon law in Vietnam,” said Fr. Peter Nguyen.

The priest also warned that: “As long as the life of the Catholic Church is still disrupted and controlled so dramatically by the communists, as long as we, Catholics bishops, priests and faithful, still do not dare to bear witness with courage and perseverance to the greatness of God and Christian values; and not to stand on the side of the poor, the marginal, the weak, we still face great threats. The unstoppable decline in percentage of Catholics per state population is a typical one.”
 
Bin Laden was killed by U.S. forces - Travel arlets for American citizens
The Herald Sun
22:56 01/05/2011
The US State Department has issued a global travel alert to all US citizens following the death of al-Qa'ida leader Osama bin Laden, warning of "enhanced potential" for anti-American violence.

US President Barack Obama confirmed today the world's most wanted terrorist, Osama bin Laden, is dead.

Speaking from the White House the US commander-in-chief said, "I can report to the American people and to the world, that the US has conducted an operation that killed Osama bin Laden.”

Following the announcement the US also put its embassies on alert, warning Americans of al-Qa'ida reprisal attacks.

US military bases around the world have been ordered to raise their threat level.

Mr Obama said the US had been narrowing down bin Laden's whereabouts since receiving breakthrough intelligence in October.

The US president finally ordered a military strike this morning on a compound in Abbottabad, about 65km north of the Pakistani capital Islamabad.

"After a firefight they killed Osama bin Laden and took custody of his body," Mr Obama said.

"The death of bin Laden marks the most significant achievement to date in our nation's efforts to defeat al-Qa'ida."

But Mr Obama said the death of bin Laden would not end the fight against terrorism.

"We must and will remain vigilant at home and abroad," he said.

Mr Obama stressed the US was not at war with Islam and that bin Laden was a mass murdered or Muslim people.

"His demise should be welcomed by all who believe in peace," Mr Obama said.

"Bin Laden had declared war against Pakistan as well and ordered attacks against the Pakistani people.

"They agree that this is a good and historic day for both of our nations."

Bin Laden's body has reportedly been moved to Afghanistan.

Mr Obama said cooperation with Pakistan had helped lead the US to bin Laden.

He said the United States people understood the cost of war, but would not stand by if threatened.

"As a country we will never tolerate our security being threatened nor stand idly by when our people have been killed," he said.

"We will be relentless in defence of our citizens and our friends and allies.

"We will be true to the values that make us who we are.

"And on nights like this one we can say to those families who have lost loved ones to al Qaeda terror, justice has been done."

Pakistani officials also confirmed death of bin Laden, saying his death was the result of "highly sensitive" operation involving Pakistani intelligence operatives.

It has been reported DNA tests confirmed his death.

Citing a senior Pakistani official, The Wall Street Journal said bin Laden was killed in a joint raid in Pakistan's northwestern district of Abbottabad..

The town also is home to a Pakistani military academy. Two American helicopters took part in the operation, the official said. One Pakistani helicopter involved in the raid crashed after it was hit by fire from militants.

Outside the White House, tourists and visitors were heard chanting USA! USA! before Obama made any official announcement.

The Muslim fanatic, 54, is blamed for masterminding the 9/11 terrorist attacks that killed more than 3000 people.

On September 11, 2001, al-Qa'ida terrorists hijacked four commercial passenger jet airliners and intentionally crashed two of them into the Twin Towers of the World Trade Center in New York City, killing everyone on board and many others in the building.

A third hit the Pentagon and the fourth crashed in a field after passengers fought back against the hijackers.

The US has relentlessly pursued its search for bin Laden after he evaded capture during the American-led invasion of Afghanistan.

US armed forces have been hunting the Saudi terror kingpin for years, an effort that was redoubled following the 2001 terror attacks on the World Trade Center in New York and the Pentagon which killed 3000 people.

But bin Laden always managed to evade US armed forces and a massive manhunt, and was most often thought to be hiding out in Pakistan and Afghanistan border areas.

Late last month Bin Laden warned al-Qa'ida would unleash a "nuclear hellstorm" if bin Laden was captured, according to classified documents released by WikiLeaks.

The documents, released by Wikileaks and detailing the interrogation of more than 750 Guantanamo Bay detainees, reveal that the terrorist organisation plotted major chemical and biological attacks on Britain and mass poisonings across the US.

The intelligence assessments, written between 2002 and 2009 by US military intelligence officials, provide a detailed account of the movements of bin Laden, his deputy Ayman al-Zawahiri and other senior al-Qa'ida leaders following the September 11, 2001, terrorist attacks on New York and Washington.

According to documents, a senior al-Qa'ida commander claimed the terrorist group had hidden a nuclear bomb in Europe that would be set off in the event of bin Laden's capture or assassination. Numerous attempts by al-Qa'ida to obtain nuclear materials and uranium were uncovered by interrogators, the paper said.

The threat to unleash a nuclear hellstorm was made by Khalid Shaikh Mohammed, the most senior detainee held at Guantanamo and the confessed mastermind of the 9/11 attacks, who is due to face a military tribunal later this year.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khởi công xây dựng Nhà Mục Vụ giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Minh Phương
07:14 01/05/2011
HUẾ - Sáng Chúa Nhật 1.5, Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, cũng là lễ Kính Thánh Cả Giuse và khởi đầu tháng Tôn Kính Đức Mẹ. Giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế đã long trọng dâng thánh lễ cầu nguyện cho việc khởi công xây dựng Nhà Mục Vụ giáo xứ.

Thánh lễ càng trang trọng hơn khi giáo xứ được đón tiếp người con thân yêu của giáo xứ: Linh mục Mác cô Lê Tiến Hóa từ nước ngoài về thăm quê hương, ngài đã dâng thánh lễ đồng tế với cha quản xứ An Tôn Dương Quỳnh. Đặc biệt trong bài giảng lễ, ngài nhấn mạnh đến tình yêu bao la của Thiên Chúa, đến Đức Tin của mọi người: “ Phúc cho những không thấy mà tin”. Một niềm tin tưởng vào Chúa phù trợ cho mọi công việc được tốt đẹp. Như lời cha quản xứ đã nói: Nhờ vào lòng thương xót của Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ La vang, Thánh Cả Giuse, hai Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ bổn mạng của giáo xứ, cũng như lời chuyển cầu của Thánh Tử Đạo Phaolô Tống Viết Bường và các Thánh Tử Đạo là những bậc tiền nhân của giáo xứ.

Sau thánh lễ, cha quản xứ đã trân trọng chủ sự nghi thức khởi công với sự tham dự của cha phó Bênêđictô Ngô Văn Hài, cha phó đặc trách xây dựng Nhà Mục Vụ Giuse Lê Văn Hồng, cha Máccô Lê Tiến Hóa, Ban thường vụ HĐGX, ông Lê Văn Tiên phụ trách đơn vị thi công và cộng đoàn giáo xứ.

Mở đầu nghi thức, ca đoàn AVê Maria hát bài “ Xin dâng lên Ngôi Ba Thiên Chúa…”. Cầu xin Người thánh hóa công việc.

Cha quản xứ ngõ lời tri ân đến Đức Tổng Giám mục giáo phận, Đức Cha Phụ Tá đã luôn quan tâm đến việc xây dựng nhà Mục Vụ của giáo xứ, làm thế nào để xứng với một giáo xứ chính tòa của giáo phận. Đây cũng là điều trăn trở và ưu tư của các cha quản xứ tiền nhiệm. Ngài cũng bày tỏ lòng tri ân đối với các vị ân nhân trong và ngoài nước, nhất là ban liên lạc Đồng Hương Phủ Cam, toàn thể cộng đoàn giáo xứ đã hết lòng ủng hộ việc xây dựng nhà Mục vụ.

Tiếp lời cha quản xứ, ông chủ tịch HĐGX Matthêô Nguyễn Đình Lục cũng nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của Nhà Mục Vụ, là trung tâm sinh hoạt đầy đa dạng của các ban nghành đoàn thể của một giáo xứ chính tòa. Cũng là nơi học giáo lý của 1200 em giáo lý sinh. Đây là một nhu cầu cấp thiết mà giáo xứ mong ước từ bao lâu nay. Một lần nữa, ông chủ tịch thay mặt giáo xứ cảm tạ Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha Phụ Tá đã quan tâm và cầu nguyện. Đa tạ cha quản xứ và quý cha phó đã tận tình lo cho giáo xứ thân thương này.Đồng thời cũng tri ân các vị ân nhân và quý đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước đã hưởng ứng lời kêu gọi của giáo xứ, đã sốt sắng giúp đở. Tuy nhiên công việc xây dựng mới khởi sự, kinh phí còn đòi hỏi nhiều hơn nữa. Mong sự giúp đở tiếp tục của quý vị để công trình sớm hoàn thành. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban nhiều ơn lành đến cho tất cả mọi người.

Cuối cùng, cha quản xứ và cha phó đặc trách xây dựng đã nhấn nút phát lệnh khởi công trong niềm hân hoan của cộng đoàn.

Kết thúc chương trình, Cộng đoàn cùng nhau cất cao bài hát ca ngợi Thánh Cả Giuse, xin Ngài che chở và coi sóc với một niềm tin vào Thánh Cả phù trợ. Cha quản xứ ban phép lành cho mọi người và cho việc xây dựng tốt đẹp trong ơn Chúa.
 
Đại lễ kính Lòng Thương xót Chúa tại Melbourne
Fx. Trần Văn Minh
07:30 01/05/2011
Melbourne, Và lúc 3 giờ chiều Chuá nhật Ngày 1 Tháng Năm Năm 2011. Tại Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm Số 95 Mt. Alexander Rd, Flemington Melbourne. Một đại lễ Kính Lòng Thương xót Chuá, nhân Chuá nhật Thứ Hai Phục Sinh. Đây cũng là dịp mừng kính ngày Giáo hội tôn phong Chân Phước cho Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Buổi lễ đã diễn ra thật trọng thể với rất đông giáo dân từ khắp mọi nơi trong Tổng Giáo Phận Melbourne về tham dự.

Xem hình ảnh

Với một chương trình nguyên một buổi chiều Chuá nhật mà ban tổ chức đã theo đúng ý chỉ cuả Đức Thánh Cha Gioan Phaolo Đệ Nhị là người đã thiết lập ngày lễ Kính Lòng Thương Xót Chuá vào Chuá nhật Thứ Hai Phục sinh hằng năm. Và ban tổ chức cũng chọn khai mạc tôn vinh vào lúc 3 giờ, là giờ mà Chuá đã chịu chết trên cây Thập giá vị tội lỗi loài người chúng ta.

Tại khuân viên Trung tâm Vinh Sơn Liêm, với lễ đài cố định nhưng đã được trang hoàng theo đúng với lễ kính, cờ hoa được treo và các băng rôn với các nội dung cho đại lễ Lòng Thương Xót Chuá. Tuy nhiên do thời tiết xấu, mọi lễ nghi đã được chuyển vào trong nguyện đường và trong hall chính cuả trung tâm và được trực tiếp chiếu mọi lễ nghi qua projector cho các giáo dân không có chỗ ngồi trong nguyện đường.

Nguyện đường Thánh Vinh Sơn Liêm đã không còn chỗ trống. Sau phần kinh khai mạc, mọi người sốt sắng lần chuỗi Lòng Thương Xót Chuá và hát bình ca trong khi lần chuỗi. Lời kinh và tiếng hát vang cao dâng lên cảm tạ về Lòng Thương Xót vô biên cuả Chuá. Tiếp đến là phần thuyết giảng với chủ đề: Bí Tích Thánh Thể: Tâm Điểm Lòng Thương Xót Chuá do Linh mục Raphael Võ Đức Thiện thuyết giảng hướng dẫn mọi người qua mầu nhiệm Phục Sinh với Lòng Thương Xót Chuá mà tâm điểm là Bí Tích Thánh Thể mà Thiên Chuá Ba Ngôi đã lập để cho mọi dân Chuá được hiệp thông, Lòng Thương Xót Chuá luôn ở giưã mọi người chúng ta mỗi ngày.

Sau phần thuyết giảng, ban tổ chức đã cùng hướng về đoàn Thánh giá nến cao, rước ảnh Lòng Thương Xót Chuá với các cháu thiếu nhi xinh tươi nâng trên tay những ngọn nến với lưả tình yêu cuả Thiên Chuá. Ảnh Chuá được hai quan viên áo tấc cung nghinh và một vị dùng lọng vàng rước lên bàn thờ để cha chủ sự làm phép ảnh trước khi đặt vào an vị trên bàn thờ nơi tôn kính nhất tại cung thánh.

Linh mục chủ tế Raphael Võ Đức Thiện, đã long trọng rước mình Thánh Chuá đặt trong mặt nhật và cung nghinh đặt trên bàn thánh để khai mạc giờ tôn vương, Chầu Thánh Thể để giáo dân cùng suy niệm và hát Thánh ca suy tôn Chuá.

Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chuá cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne được kết thúc bằng Thánh Lễ Chuá nhật 2 Phục Sinh thật trọng thể.

Cuối cùng, ban tổ chức đã cám ơn đến quý cha và mọi người đã hưởng ứng tham dự Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chuá, đã không kể đường xá xa xôi để về dân lời cầu nguyện chung và cảm tạ Hồng ân Thiên Chuá. Ban tổ chức cũng đã mời mọi người cùng dự tiệc mừng nhân dịp đại lễ tại khuân viên và trong Hội trường trung tâm.
 
Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:40 01/05/2011
SYDENY - Chiều Chúa Nhật 01/05/2011 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney mừng Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney. Hôm nay cũng là ngày đầu tháng Hoa kính Đức Mẹ, Lễ kính Thánh Giuse Thợ, đặc biệt là ngày Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tôn phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Xem hình ảnh

Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết long trọng làm phép tượng Lòng Thương Xót Chúa, sau đó Thánh tượng được Ban Mục Vụ Trung Tâm cung nghinh lên an vị trên bàn thờ. Quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Mai Đào Hiền và Cha Nguyễn Thái Hoạch cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.

Dựa theo thông điệp Thiên Chúa Giàu lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết vào năm 1981 và những bài giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong những dịp lễ kính nhớ thánh Faustina. Trong bài giảng Cha Tuyết đã tóm tắt một cách mạch lạc mối tương quan giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và thánh nữ Faustina về Lòng Thương Xót của Chúa và ý nghĩa của việc sùng kính Lòng Thương Xót của Chúa. Cha mời gọi mọi người hãy học theo Chân Phước Gioan Phaolô II và Thánh Faustina tin tưởng và kêu lên rằng “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa.”

Bắt đầu từ nay Đại lễ lòng Chúa Thương Xót sẽ được tổ chức hàng năm vào Chúa Nhật Thứ 2 Phục Sinh tại trung tâm hành hương Thánh Mẫu Bringelly. Đặc biệt, bắt đầu hôm nay, tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu, Lòng Thương Xót của Chúa sẽ được tôn kính vào mỗi thứ Sáu đầu tháng.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Tâm Bringelly. Trong dịp này ông cũng mời mọi người cùng đến tham dự ngày đại hội Thánh Mẫu và cũng là ngày Nhớ Ơn Mẹ vào Chúa Nhật ngày 08/05/2011 sắp tới.

Thánh lễ kết thúc mọi người ra về với ơn toàn xá do đặc ân mà Thánh lễ đem lại.
 
Tường thuật chuyến thăm viếng giáo phận Mỹ Tho của TGM Leopoldo Girelli
Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải
07:46 01/05/2011
MỸ THO - Ngày 13 tháng 01 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục (TGM) Leopoldo Girelli làm Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Đúng như chương trình đã định, Đức TGM Leopoldo Girelli viếng thăm Giáo tỉnh Sài Gòn từ ngày 24.04 đến 02.05.2011.

Xem hình ảnh

Sau khi tham dự Hội nghị thường niên lần thứ nhất năm 2011 Hội đồng Giám mục Việt Nam từ ngày 25 đến 29.04.2011, sáng ngày 30.04.2011, một phái đoàn gồm có Đức Hồng Y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Ông Phanxicô B. Trần Văn Khả, Cha Andrea, Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền đã rời Sài Gòn trực chỉ miền Tây để thăm các giáo phận Cần Thơ, Vĩnh Long, và Mỹ Tho.

Phái đoàn đã được Đức Cha Phaolô, Giám mục Mỹ Tho, tiếp đón và cùng ăn sáng tại Trạm dừng chân MeKong ở Ngã Ba Trung Lương, tỉnh tiền Giang. Ăn sáng xong, phái đoàn đi thăm Giáo phận Cần Thơ và Vĩnh Long. Buổi chiều, phái đoàn thăm và dâng thánh lễ ở Mỹ Tho.

1. Chầu Thánh Thể tại nhà thờ Chánh Tòa (từ 16h45 – 17h07)

Mặc dù thời tiết vào lúc 15h00 ngày 30.04.2011 ở Mỹ Tho vẫn oi bức như những ngày trước, nhưng số lượng quí cha, quí nữ tu và giáo dân tập trung về khuôn viên Tòa Giám mục mỗi lúc một đông, vì đây là nơi tiếp đón Đức TGM Leopoldo Girelli và cùng hiệp dâng thánh lễ.

Bên trong và bên ngoài nhà thờ Chánh Tòa vẫn còn bầu khí lễ Phục Sinh với các băng-rôn và cờ. Hai cổng vào Tòa Giám mục và nhà thờ Chánh Tòa có 2 bảng chào mừng giống nhau với hàng chữ “Hân hoan chào mừng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam”. Từ ngoài đường Hùng Vương đi vào cổng cho đến nhà thờ, hai bên có các bạn trẻ của Giáo phận mặc đồng phục, tay cầm dù trắng làm hàng rào danh dự; ngoài ra có một số bạn trẻ mặc áo dài truyền thống cầm sẵn vòng hoa trên tay.

Vào lúc 16h45, xe của phái đoàn Đức TGM Leopoldo Girelli tới trước cổng chính nhà thờ Chánh Tòa. Các cha, các nữ tu và giáo dân đang hiện cùng vỗ tay và hát vang chào mừng. Các bạn trẻ tiến đến choàng vòng hoa vào cổ từng thành viên trong đoàn.

Đức Cha Phaolô, Giám mục Mỹ Tho, ra tận cổng để đón và mời ĐHY, Đức TGM vào nhà thờ viếng thánh thể cùng với các linh mục, tu sĩ và giáo dân đang chờ sẵn. Trong lúc ĐHY, Đức TGM và Đức Cha Phaolô tiến lên cung thánh quì chầu thánh thể thì ca đoàn hát các bài giúp cộng đoàn cầu nguyện. Lúc này, giáo dân vẫn tiếp tục tiến vào nhà thờ càng lúc càng đông, chẳng bao lâu đã gần như hết chỗ.

Sau khi viếng thánh thể xong, Đức Cha Phaolô phát biểu chào mừng và bày tỏ lòng quí mến đối với Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Đức Cha cũng nói lên những điểm nổi bật của Giáo phận với vài con số thống kê cụ thể, giới thiệu hai dòng Mến Thánh Giá Tân An và dòng thánh Phaolô Mỹ Tho cũng như các giới và các thành phần trong Giáo phận đang hiện diện để chào mừng Đức TGM. Trong lúc Đức Cha Phaolô phát biểu, những tràng pháo tay giòn dã vang lên nhiều lần từ phía giáo dân.

Trong phần đáp từ sau đó, Đức TGM nói: “Tôi thấy trước mặt tôi những linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân với tất cả khuôn mặt đầy vui tươi trong ngôi thánh đường tốt đẹp này, và trong Giáo phận Mỹ Tho, và tôi cũng thấy rõ niềm vui đó cũng hiện diện nơi các anh chị em giáo dân khác.”

Tiếp theo, ngài chào mừng các ca đoàn, các nữ tu Mến Thánh Giá, các nữ tu Dòng thánh Phaolô, các Bà mẹ công giáo và tất cả những người đang hiện diện. Ngài cũng nói ngài sẽ cùng dâng thánh lễ và đem đến cho anh chị em phúc lành của Đức Thánh Cha. Cuối cùng, Đức TGM nói bằng tiếng Việt: “Cám ơn.” Mọi người cười thích thú và vỗ tay vang dậy.

Khi Đức TGM nói xong thì ĐHY phát biểu bổ sung thêm. ĐHY cho Đức TGM biết thêm về 3 tỉnh dòng Phaolô và các dòng MTG ở Việt Nam, sự đóng góp đáng ghi nhận của các nữ tu ở các giáo phận thuộc vùng sông Mekong này. ĐHY giải thích rõ hơn về vai trò và những sự khác nhau giữa sứ thần và khâm sứ của Tòa Thánh. ĐHY cũng cho mọi người biết hướng làm việc sắp tới của Đức TGM Leopoldo Girelli ở Việt Nam.

Tiếp theo, Cha Tổng Đại Diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh phát biểu chào mừng và cám ơn. Cha TĐD nói lên niềm vinh hạnh lớn lao khi được đón tiếp Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện của Đức Thánh Cha tại Việt Nam. Cha nói tiếp: “Riêng tại Giáo phận Mỹ Tho chúng con, chiều hôm nay, có thể coi đây như là một sự kiện lịch sử, khi được Đức Tổng dành thời giờ quý báu đến viếng thăm và dâng lễ cầu nguyện cho Giáo Phận chúng con.” Sau cùng, Cha TĐD bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Đức TGM; và qua Đức Tổng, bày tỏ lòng kính trọng và yêu mến của toàn thể Dân Chúa Giáo phận Mỹ Tho đối với Đức Giáo Hoàng Benedictô 16 khả kính.

Khi Cha TĐD phát biểu vừa xong, Đức TGM bước đến bắt tay Cha TĐD một cách thân thiện. Vào lúc 17h07, Đức Phaolô mời ĐHY và Đức TGM sang Tòa Giám mục để chuẩn bị dâng thánh lễ.

2. Dâng thánh lễ (từ 17h30 – 18h50)

Đúng 05 giờ 30 chiều ngày 30.04.2011, đoàn đồng tế được rước từ Tòa Giám mục tiến ra lễ đài Đức Mẹ giữa hai hàng rào danh dự do các bạn trẻ mặc áo đồng phục trắng, cầm dù trắng và những chiếc bong bóng vẫy chào,… Tất cả tạo nên một sự phấn khởi vui tươi, trẻ trung và tràn đầy sức sống của Giáo hội địa phương ngay khi bắt đầu thánh lễ. Những giáo dân có mặt trong khuôn viên lúc này đã rất đông, những người ở phía sau hàng rào danh dự gần đoàn đồng tế vừa vẫy tay, vừa vỗ tay và nhích gần về phía đoàn đồng tế như cố gắng để đến gần hơn và nhìn rõ hơn Vị Đại Diện của Tòa Thánh.

Đoàn đồng tế từ từ tiến lên lễ đài trong lúc ca nhập lễ được hát vang do ca đoàn tổng hợp gồm các ca viên được tuyển chọn từ các giáo xứ: Chánh Tòa, Nữ Vương Hòa Bình, và Bình Tạo. Cộng đoàn cũng cầm trên tay tờ bướm đã được phân phát, hát hòa cùng với ca đoàn, tạo nên bầu khí hiệp nhất, lễ nghi và thánh thiêng.

Trên lễ đài, mọi sự đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho thánh lễ quan trọng mang tính lịch sử này. Thánh lễ được cử hành vào dịp “Kính lòng Chúa thương xót”, nên bên trái lễ đài có treo ảnh Chúa thương xót thật to, bên phải lễ đài là phông chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài.”

Thánh lễ do Đức TGM Leopoldo Girelli chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Đức Cha Phaolô, Đức Ông Phanxicô B. Trần Văn Khả, Cha Andrea, Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền và 101 linh mục trong Giáo phận Mỹ Tho. Tham dự thánh lễ có quý nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Tân An, Dòng Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, các chủng sinh, dự tu và rất đông giáo dân trong giáo phận đến từ cả 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp; đặc biệt có những giáo dân ở các giáo xứ rất xa cũng về tham dự. Số người tham dự thánh lễ khoảng 5.000 người.

Ban Tổ chức thật vui và bất ngờ vì các cha và giáo dân về đông hơn dự đoán ban đầu; hơn nữa, chiều ngày 30 tháng 04 là ngày Thứ Bảy và là dịp lễ nghỉ, vậy mà các cha và giáo dân vẫn cố gắng về đông như thế để đón mừng Đức TGM Leopoldo Girelli và tham dự thánh lễ, chứng tỏ lòng yêu mến đối với Vị Đại Diện của Tòa Thánh nói riêng, yêu mến và hiệp nhất đối với Đức Thánh Cha nói chung.

Trước khi bắt đầu thánh lễ, Đức Cha Phaolô – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho – nói đôi lời chào mừng long trọng Đức TGM Leopoldo Girelli bằng tiếng Anh. Đức Cha nói rằng, đây là vinh dự to lớn và hạnh phúc khi được chào đón Đức TGM đến viếng thăm Giáo phận nhỏ bé này ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đức Cha cho Đức TGM biết, Giáo phận Mỹ Tho là một Giáo phận truyền giáo, chỉ có khoảng 125 ngàn người Công giáo so với 4.776.036 người dân thuộc các tôn giáo khác hoặc không tôn giáo. Giáo phận có 120 linh mục triều, 41 chủng sinh và 242 nữ tu. Tất cả linh mục đoàn của Giáo phận, các chủng sinh, các nữ tu và giáo dân của Giáo phận Mỹ Tho; những người có mặt cũng như vắng mặt đều yêu mến Giáo hội, kính yêu đối với Đức Giáo Hoàng Benedict. Đức Cha cũng cho rằng, chuyến viếng thăm và dâng Thánh Lễ của Đức TGM là một sự kiện lịch sử cho Giáo phận, vì sau một thời gian 36 năm không có quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Việt Nam, nên chuyến viếng thăm đầu tiên của Vị Đại Diện Tòa Thánh ở Việt Nam mang nhiều khích lệ cho Giáo hội trong cuộc sống đức tin. Sau khi Đức Cha Phaolô chào mừng Đức TGM Leopoldo Girelli, hai đại diện giáo dân – một nam một nữ mặc áo dài khăn đóng – lên tặng lẵng hoa tươi cho Đức TGM.

Khởi đầu thánh lễ, Đức Đức TGM làm dấu thánh giá bằng tiếng Latin và cộng đoàn đáp Amen. Sau đó, ca đoàn xướng kinh thương xót bằng tiếng Latin và cộng đoàn đáp lại. Thánh lễ được hát bằng Bộ Lễ tiếng Latin trừ Kinh Tin Kính. Còn các lời nguyện bằng tiếng Việt được Đức Hồng Y và Đức Cha Phaolô đồng tế luân phiên đọc.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa, sau khi một phó tế đọc xong Tin Mừng thì Đức TGM tiến ra giảng đài. Đức TGM giảng lễ bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Đức Ông Phanxicô B. Trần Văn Khả đứng bên cạnh Đức TGM, chuyển dịch bài giảng sang tiếng Việt cho cộng đoàn tham dự.

Mở đầu bài giảng, Đức TGM Leopoldo Girelli tạo ấn tượng và lòng quí mến mạnh mẽ đối với mọi người tham dự khi nói tiếng Việt chậm rãi và khá rõ: “Kính chào anh chị em, hôm nay tôi rất vui dâng thánh lễ với Đức Cha Giáo phận và chia sẻ với các anh chị em. Mà hôm nay rất là đông vui...”

Sau đó thì Đức TGM giảng bằng tiếng Anh, và được Đức Ông Phanxicô B. Trần Văn Khả chuyển dịch. Sau khi đề cập đến tuần Bát Nhật và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đức TGM nhấn mạnh đến lời trấn an của Chúa Giêsu dành cho các tông đồ: “Đừng sợ”; và nhắn nhủ cộng đoàn hiện diện cũng đừng sợ khi cuộc sống gặp khó khăn, hay cảm thấy cô đơn, chán nản vì Chúa đã chiến thắng sự chết, đã sống lại và đang ở giữa chúng ta. Chính Ngài đổi mới chúng ta.

Đức TGM cũng nhắc nhở rằng, Giáo Hội ở Việt Nam đã trải qua con đường thập giá. Nay là thời gian cho một niềm hy vọng mới nơi Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng ban sự sống và làm cho sự sống trở nên sung mãn. Đức TGM cho biết ngài đến Giáo phận Mỹ Tho để mang đến cho Đức Giám mục Giáo phận, cho hàng giáo sĩ, tu sĩ và mọi tín hữu một sứ điệp của niềm hy vọng, và sự khích lệ bằng những lời của Đức Giêsu: Đừng sợ vì Chúa Phục Sinh ở với chúng ta.

Đức TGM cũng nói đến hoàn cảnh cụ thể và sự phát triển của Giáo phận Mỹ Tho. Giáo phận được chia thành 6 giáo hạt và trong 5 năm gần đây, 11 giáo xứ mới được thành lập. Cũng trong giai đoạn này, có 35 tân linh mục được phong chức. Các Linh mục luôn hiệp nhất với Đức Giám mục. Các tu sĩ luôn nhiệt tình cộng tác với Đức Giám mục trong các sinh hoạt khác: dạy giáo lý, các việc tông đồ, hoạt động xã hội, chăm sóc sức khoẻ. Các giáo lý viên với con số 450 người tự nguyện trợ giúp các Linh mục trong việc giáo dục các tín hữu. Hơn nữa, 85% tín hữu thường xuyên tham dự Thánh lễ Chúa Nhật.

Đức TGM cũng ưu tư về những khó khăn cụ thể như việc đào tạo những thế hệ trẻ ngày càng trở nên khó khăn, vì sự chuyển biến không ngừng của xã hội. Sự di dân từ vùng quê lên các thành thị, sự suy thoái của những giá trị truyền thống tốt đẹp, sự phá thai, sự ly dị là những thách đố nghiêm trọng đối với căn tính của người Kitô hữu, và đối với công việc mục vụ trong các giáo xứ. Sau cùng, Đức TGM cám ơn mọi người vì những lời cầu nguyện, và lòng yêu mến dành cho Đức Thánh Cha. Ngài xin Đức Mẹ La Vang phù trợ và các thánh Tử Đạo Việt Nam chúc phúc dồi dào cho tất cả.

Thánh lễ được tiếp diễn như thường lệ sau bài giảng. Có điều đáng ghi nhớ là các bài hát trong Bộ lễ tiếng Latin được đan xen vào trong thánh lễ, làm cho bầu khí thánh lễ thêm thánh thiêng, trang trọng và sốt sắng; và qua đó cũng dễ nhận thấy sự hiệp nhất sống động của cộng đoàn phụng vụ với Đức Thánh Cha, và với Giáo hội hoàn vũ.

Trước khi kết lễ, Cha Giacôbê Hà Văn Xung, Trưởng Ban tổ chức, thay mặt cộng đoàn Dân Chúa cám ơn ĐHY đã hướng dẫn Vị Đại Diện Đức Thánh Cha đến thăm giáo. Cha cũng bày tỏ lòng tri ân cảm mến cách đặc biệt đối với Đức TGM Leopoldo Girelli, vì lòng yêu thương mà đã dành thời giờ quý báu đến thăm và chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ. Đức TGM đã cho biết con đường theo Chúa vẫn luôn có những khó khăn, nhưng đừng sợ hãi lo âu, vì có Chúa Kitô Phục Sinh là niềm hy vọng và là sức mạnh của người tín hữu. Đức TGM cũng kêu gọi canh tân đời sống để trở nên nhân chứng cho mọi người giữa lòng xã hội hôm nay qua cách sống bác ái yêu thương.

Cha Trưởng Ban tổ chức cũng bày tỏ lòng yêu mến, kính trọng và hiệp thông với Đức Thánh Cha. Cha còn cám ơn Đức Ông Khả, quí cha, quý nữ tu của 2 Hội Dòng MTG Tân An và Phaolô, cùng toàn thể anh chị em giáo dân đang hiện diện. Sau đó, hai bạn trẻ mặc áo dài truyền thống Việt Nam lên tặng hoa cho ĐHY gói trọn lòng kính trọng và yêu mến đối với ĐHY.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 18h50. Đoàn đồng tế lại di chuển thành hai hàng trở về Tòa Giám mục. Đức TGM vừa đi vừa giơ tay chào và bắt tay mọi người. Dân Chúa rất quí mến ngài nên vừa giơ tay chào vừa di chuyển đến gần để được bắt tay ngài.

Sau thánh lễ, ĐHY, Đức TGM, Đức Cha Phaolô, quí cha, quí nữ tu và các dự tu của Giáo phận đến phòng khách của Tòa Giám mục cùng ăn tiệc mừng Vị Đại Diện Đức Thánh Cha.

3. Thăm Trung Tâm Mục Vụ (từ 20h10 – 20h45)

Theo chương trình của phái đoàn do ĐHY sếp xếp, thì khi đến Mỹ Tho sẽ thăm Trung Tâm Mục Vụ (TTMV) Giáo phận Mỹ Tho, số 23 Lý Thường Kiệt, TP. Mỹ Tho trước, nhưng vì đường xa đến trễ nên phái đoàn đã đến thẳng nhà thờ Chánh Tòa cho kịp giờ chầu thánh thể và dâng lễ.

Sau khi dự tiệc ở Tòa Giám mục xong. Phái đoàn của Đức TGM Leopoldo Girelli đến thăm TTMV vào lúc 20h10. Khi phái đoàn vừa đến thì được quí cha ở TTMV tiếp đón; đặc biệt có gần 100 bạn trẻ khi biết tin phái đoàn sẽ đến thăm TTMV, các bạn đã đến trước xếp thành 2 hàng từ cổng vào và kiên nhẫn chờ đợi. Mặc dù đã khuya, có những bạn ở xa, nhưng vì lòng yêu mến vị Đại Diện của Đức Thánh Cha và vì lòng hăng say nhiệt thành của tuổi trẻ nên các bạn vẫn còn ở lại.

Khi xe chở Đức TGM vừa đến, thì các bạn mừng rỡ reo hò như ong vỡ tổ, vừa vỗ tay vừa chạy theo vây quanh xe trông rất cảm động. Đức TGM bước xuống xe thì được các bạn chạy đến nắm tay và đứng gần, vừa reo vui vừa chụp hình lưu niệm ngay tại tiền sảnh Nhà Truyền Thống.

Đức Cha Phaolô hướng dẫn Đức TGM thăm Nhà Truyền Thống trên lầu 1, nơi trưng bày những hiện vật lịch sử, những phù điêu và những hình ảnh về quá trình hình thành và phát triển của Giáo phận từ trước đến nay. Đức TGM tỏ ra quan tâm khi thăm viếng nơi này. Ngài cũng hỏi một số chi tiết để tìm hiểu thêm về Giáo phận, về các Giám mục đã và đang coi sóc Giáo phận.

Khi thăm Nhà Truyền Thống xong, Đức TGM được hướng dẫn sang thăm Văn phòng Mục vụ Giới trẻ của Giáo phận. Các bạn trẻ vẫn còn chờ ngài ở đây. Vừa thấy ngài, các bạn trẻ một lần nữa chạy đến mừng rỡ như những đứa con thấy người cha lâu ngày về thăm. Các bạn ríu rít nói cười vui vẻ. Mặc dù thắm mệt do thăm viếng nhiều nơi và vì thời tiết nóng nực, nhưng Đức TGM luôn vui tươi và nở những nụ cười với mọi người. Ngài rất vui và hạnh phúc khi cảm nhận sức sống của Giáo hội địa phương qua những con người cụ thể như thế. Một bạn trẻ nói tiếng Anh giới thiệu với Đức TGM một số hình ảnh sinh hoạt tiêu biểu của giới trẻ Giáo phận.

Quí cha ở TTMV và các bạn trẻ luyến tiếc chia tay Đức Hồng Y, Đức TGM Leopoldo Girelli và quí cha tháp tùng. Mọi người bắt tay chào tạm biệt và hẹn gặp lại. Các bạn trẻ đứng vẫy tay theo khi xe chở phái đoàn lăn bánh rời TTMV vào lúc 20h45 để trở về Sài Gòn.

Mỹ Tho, ngày 01 tháng 05 năm 2011
 
Giáo xứ Vườn Xoài thuộc TGP Sài Gòn có tân chánh xứ
Phanxicô Nguyễn Vinh Sơn
09:12 01/05/2011
Sài Gòn (01-05-2011) -- Tin từ tổng giáo phận Sài Gòn cho biết ngày 29-04-2011 vừa qua Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Võ đã nhận chức cha sở Nhà thờ Vườn Xoài theo bài sai chính thức của bản quyền giáo phận là Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn để thay thế cho Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ, người vừa được Đảng Cộng Sản giới thiệu ra tranh cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Võ sinh ngày 05-01-1958 tại Giáo xứ Vườn Xoài, học Tiểu Chủng Viện Sài Gòn năm 1969, lên Đại Chủng Viện Sài Gòn năm 1977 và thụ phong Linh mục ngày 27-06-1991 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Ông bà cố của cha Võ nguyên là giáo dân Trung Đồng, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo phận Phát Diệm, di cư vào Nam năm 1954 và cư trú tại Giáo xứ Vườn Xoài từ đó cho đến nay. Khi còn là chủng sinh Đại Chủng Viện, thầy Phêrô Nguyễn Văn Võ đã từng có thời gian dài giúp mục vụ Giáo xứ Vườn Xoài. Sau khi thụ phong Linh mục, cha Võ làm Giáo sư phụ khảo về Thánh Kinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, được cử đi du học Pháp ngày 27-11-1993 và trở về nước ngày 31-12-2001 để tiếp tục nhiệm vụ giảng dạy trên cương vị Giáo sư Thánh Kinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse.

Được biết, Linh mục Phan Khắc Từ, người từng là Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố trong ba khóa và Đại biểu Quốc hội các khóa 8, 9 và 10, đã được Đức Hồng Y chính thức chấp thuận cho nghỉ chức chánh xứ. Linh mục Nguyễn Văn Võ lâu nay cũng đã tạm quyền chánh xứ Vườn Xoài trong tất cả những công việc chính thức của giáo xứ.

Quyết định kể trên của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn được cho là thích hợp trong hoàn cảnh có nhiều chỉ trích trong nước lẫn quốc tế nhằm vào Đức hồng y TGM Saigòn đã không "thực thi quyền hành mục tử theo giáo luật" đối với những sai phạm của Linh mục Phan Khắc Từ. LM Từ bị cáo buộc có vợ và hai con cũng như các chức vụ gây tranh cãi mà ông đảm nhận từ Đảng Cộng Sản VN như Phó Chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo VN (một cơ quan ngoại vi của Đảng thuộc Mặt Trận Tổ Quốc) và Tổng Biên Tập Báo Công Giáo và Dân Tộc (tờ báo của nhà nước "chăm lo" riêng mảng Công giáo được thành lập từ năm 1975). LM Từ vẫn còn sẽ tiếp tục tranh cử Đại biểu Quốc hội khóa 13 sắp tới. Những chức vụ đó của Linh mục Từ, vi phạm điều 285 triệt 3 của Bộ Giáo Luật Giáo Hội Công Giáo La Mã, đã tạo nên một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ khắp nơi về việc quản trị địa phận của người đứng đầu Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, một vị trí đầy khó khăn và nhạy cảm cho bất cứ ai nắm giữ.

Giáo xứ Vườn Xoài là một trong những giáo xứ lớn nhất ở Sài Gòn, được thành lập năm 1947 và được dâng kính cho Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
 
Bài giảng của ĐGM Nguyễn Văn Khôi trong thánh lễ đại hội tân tòng
GM Nguyễn Văn Khôi
10:37 01/05/2011
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH – A
ĐẠI HỘI TÂN TÒNG GIÁO XỨ TUY HÒA LẦN VI

(Cv 2,42-47; 1Pr 1,3-9; Ga 20,19-31)


Kính thưa cộng đoàn phụng vụ và đặc biệt các anh chị em tân tòng rất thân mến,

Hôm nay là Chúa nhật cuối tuần bát nhật Phục Sinh, Chúa nhật về lòng thương xót của Thiên Chúa và cũng là ngày đặc biệt cầu cho các anh chị em tân tòng. Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại hai lần hiện ra của Đức Kitô phục sinh cách nhau một tuần: lần thứ nhất vào chính ngày phục sinh, tức Chúa nhật tuần trước; lần thứ hai vào Chúa nhật sau, tức hôm nay.

Trong lần hiện ra thứ nhất, Đức Kitô phục sinh xuất hiện trước mặt các Tông đồ đang run sợ ẩn nấp trong một căn phòng cửa đóng then cài vì sợ người Do-thái. Việc đầu tiên là Chúa Giêsu trấn an các ông bằng lời chúc bình an, sau đó Người đưa cho các ông xem các thương tích của Người để làm chứng rằng Người đã chết thực sự nhưng nay đã sống lại. Các Tông đồ hết sức vui mừng vì gặp lại Chúa sau những ngày đau đớn của cuộc khổ nạn. Theo sự sắp xếp của Thiên Chúa, dường như những gì bắt đầu như một thánh giá không thể chịu đựng được thì thường kết thúc như một ân sủng không thể so sánh được.

Tuy nhiên, các Tông đồ không khỏi cảm thấy ngờ ngợ vì Thầy mình giờ đây ở trong một tình trạng khác hẳn trước kia. Giờ đây không phải lúc nào con mắt trần của các ông cũng có thể xem thấy Người, không phải lúc nào ngón tay xác thịt của các ông cũng có thể động chạm đến Người, nhưng chỉ khi nào Chúa tỏ mình ra thì các ông mới có thể thấy và chạm đến Người được. Thân xác phục sinh của Người đã thoát khỏi vòng hư nát, đã trở thành linh thiêng đối với giác quan người trần. Sự hiện diện của Đức Kitô phục sinh giờ đây không còn bị giới hạn ở một nơi, nhưng có thể ở khắp mọi nơi.

Nhưng trong lần hiện ra đó không có ông Tôma. Khi ông trở về, các bạn đã thuật lại những sự việc vừa xảy ra, nhưng ông không tin. Như người ta vẫn thường nói: “Hai lần tai nghe không bằng một lần mắt thấy”, ông Tôma đòi phải được nhìn thấy tận mắt các vết thương, sờ tận tay các dấu đinh và lỗ đòng nơi cạnh sườn Người thì ông mới tin. Vì tình yêu và lòng thương xót, Đức Kitô phục sinh đã sẵn sàng chiều theo ý của con người cứng tin này. Quả thế, tám ngày sau, đúng vào Chúa nhật hôm nay đây, Đức Kitô phục sinh lại xuất hiện đứng giữa các Tông đồ, trong đó có Tôma. Sau lời chúc bình an như lần trước, Người đã quay sang Tôma, dường như Người có ý hiện ra lần này là cho riêng ông. Người bảo ông hãy kiểm chứng bằng mắt, bằng tay, kèm theo một câu trácnh nhẹ: đừng cứng lòng, nhưng hãy tin.

Đứng trước tấm lòng ưu ái và thương xót của Chúa Giêsu, ông Tôma không cần phải kiểm chứng bằng mắt và bằng tay nữa, trái tim ông đã quá xúc động rồi. Ông vội sấp mình xuống trước mặt Chúa Giêsu và tuyên xưng một câu bất hủ: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!”, một câu mà cho đến giờ phút ấy chưa có ai thưa được với Chúa Giêsu. Câu ấy cho thấy lòng tin của ông Tôma đã đi xa hơn các tông đồ khác, vì ông đã tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa. Nhưng Chúa Giêsu còn muốn đi xa hơn Tôma, ánh mắt của Người hướng đến bao lớp người sau Tôma trên khắp thế giới, tức là những người không bao giờ được xem thấy Chúa, nhưng vẫn tin vào Người. Những kẻ ấy càng có phúc hơn nhiều. Qua câu nói “phúc cho những ai không thấy mà tin”, Chúa Giêsu cho thấy rằng từ đây lòng tin không còn dựa vào những tiêu chuẩn của giác quan, không dựa vào thước đo của chính mình, nhưng dựa trên các lời chứng. Và các Tông đồ phải ra đi khắp thế giới để thực hiện lời chứng đó.

Kính thưa cộng đoàn, thái độ của ông Tôma đòi cho được xem tận mắt, sờ tận tay mới tin, cũng là thái độ chung của nhiều người. Họ cho rằng chỉ những gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ, những gì có thể cân đo đong đếm mới có thực; còn những gì vượt ra ngoài tầm trí hiểu và sự kiểm soát của giác quan hoặc của máy móc thì không có thực. Bởi thế, nhiều người cho rằng không có Thiên Chúa, không có linh hồn, không có thiên đàng hỏa ngục... vì họ không trông thấy.

Tuy nhiên, con người không phải chỉ có giác quan thể xác mà còn có giác quan tinh thần nữa: đó là đức tin. Nếu có ai đến bảo chúng ta rằng: “Các bạn tin có Chúa, vậy các bạn hãy thử chỉ cho tôi thấy Người đi”, chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ cảm thấy lúng túng. Trong trường hợp đó chúng ta hãy bảo họ rằng: “Nếu bạn muốn tôi tỏ Thiên Chúa cho bạn thấy, thì trước hết bạn hãy tỏ cho tôi thấy những khả năng của bạn. Mắt bạn có tinh không? Tai bạn có thính không? Tay bạn có nhạy cảm không? Mắt bạn có thấy được con vi trùng không? Tai bạn có nghe được những làn sóng điện không? Tay bạn có đo được chiều rộng của một sợi tơ không? Chắc chắn là không! Những cái vật chất ấy mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn thì phương chi là Thiên Chúa, Người còn vượt xa những thứ ấy nhiều, vì Người là tinh thần thuần túy”.

Trên cõi đời này có biết bao điều chúng ta không thấy mà vẫn tin. Chẳng ai thấy lòng dạ con người, nhưng mọi người vẫn tin vào tình yêu, tình phụ mẫu, tình vợ chồng, tình bằng hữu, tình làng xóm. Những điều cốt yếu thường không thể nhìn thấy được. Hơn nữa thế giới hữu hình chỉ là một phần của thế giới rộng lớn bao la, chất chứa bao nhiêu điều vô hình và huyền nhiệm. Nhiều khi chính những điều mắt thấy tai nghe lại gây trở ngại cho những cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta. Một điều xem ra nghịch lý nhưng có thực là nhiều khi cần phải tin thì mới có thể thấy được.

Để có thể biết được một chút về Thiên Chúa, chúng ta cần phải có con mắt đức tin, căn cứ vào Lời Chúa trong Kinh Thánh, vào lời chứng của các tông đồ và của Hội Thánh, cùng với hàng hàng lớp lớp các chứng nhân. Trong bài đọc I trích sách Công vụ Tông đồ, chúng ta thấy cộng đoàn tín hữu tiên khởi tại Giêrusalem chuyên cần lắng nghe Lời Chúa do các tông đồ giảng dạy để nuôi dưỡng đức tin họ vừa lãnh nhận. Đồng thời họ siêng năng tham dự thánh lễ, cầu nguyện không ngừng và sống trong sự hiệp thông huynh đệ, chia cơm sẻ áo, khiến họ được toàn dân thương mến và mỗi ngày có thêm nhiều người gia nhập đạo. Đó chính là cộng đoàn của những người đã lãnh nhận ơn Phục Sinh, một cộng đoàn gồm những con người đã bắt đầu sống một đời sống mới khác xa cuộc sống ganh đua giành giật của thế gian.

Điều gì đã khiến các anh chị em tân tòng của chúng ta đây xin gia nhập đạo? Chắc chắn không phải vì lý do kinh tế, để được một cuộc sống giàu có sung sướng hơn, cũng không phải để có được một vị trí cao trong xã hội, bởi vì thực tế xã hội hiện nay cho thấy những người theo Chúa phải chịu nhiều thua thiệt. Anh chị em theo đạo chắc chắn chỉ vì xác tín rằng anh chị em được Chúa thương yêu đến độ sẵn sàng chịu chết để đem lại cho anh chị em một cuộc sống mới với những điều quí trọng hơn nhiều so với những gì thế gian hứa hẹn hay ban tặng. Tuy không thấy Chúa nhưng anh chị em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh chị em được chan chứa một niềm vui khôn tả, bởi đã nhận được thành quả đức tin là ơn cứu độ, như lời thánh Phêrô tông đồ đã nói trong bức thư thứ nhất mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc II. “Chan chứa một niềm vui” cũng là chủ đề của Đại Hội Tân Tòng lần thứ VI tại giáo xứ Tuy Hòa.hôm nay.

Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã thương ban cho chúng ta đức tin, nhờ đó chúng ta có thể nhận biết Thiên Chúa, nhận biết tình yêu cứu độ của Người, biết được hạnh phúc Người dành cho chúng ta mai sau, nhờ đó đù đang sống giữa trăm bề thử thách, chúng ta vẫn luôn an vui, bởi vì chính nhờ tin vào Đức Kitô phục sinh, chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua cõi đời đầy đau khổ để được phục sinh và hưởng hạnh phúc với Người. Đồng thời chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ các anh chị em tân tòng, để đức tin của các anh chị em ngày càng trưởng thành và vững mạnh, khiến các anh chị em chẳng những có thể sống đức tin của mình cách trọn vẹn, mà còn có thể tuyên xưng đức tin ấy trước mặt mọi người bằng lời nói và hành động, khiến ngày càng có thêm nhiều người nhận biết Chúa và trở về với Người.
 
Đại hội Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:19 01/05/2011
PHAN THIẾT - Thánh Nữ Faustina Kowalska khởi xướng việc tôn sùng “Lòng Thương Xót Chúa” Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn ngài lên bậc Hiển Thánh vào ngày 30 tháng 4 năm 2000 tại Giáo đô Rôma. ĐTC Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên bố: "Trên khắp thế giới, Chúa Nhật thứ 2 sau Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa".

Xem hình ảnh

Ngày 23 tháng 5 năm 2000, Thánh Bộ Phượng Tự đã đưa vào lịch phụng vụ Giáo hội, ngày Chúa Nhật II Phục Sinh là ngày Chúa Nhật “Chúa Thương Xót”, để các tín hữu trên toàn thế giới dùng Chúa Nhật này suy ngắm về lòng thương xót của Chúa đối với mỗi người và toàn thể nhân loại.

Như vậy Lễ Kính Lòng Thương Xót đã được thiết lập cách đây 11 năm.

Cộng Đoàn Lòng Thương Xót Chúa Giáo Phận Phan Thiết vừa tròn một tuổi.

Hôm nay ngày 01/5/2011, Chúa nhật II Phục Sinh, Hội Lòng Thương Xót Chúa giáo phận tổ chức đại hội mừng lễ bổn mạng, mừng một năm thành lập và hiệp thông cùng Giáo Hội Hoàn Vũ trong ngày phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Hơn 1.600 hội viên từ 50 cộng đoàn Lòng thương xót Chúa trong Giáo phận đã tề tựu về nhà thờ Kim Ngọc từ sáng sớm. Đặc biệt có hơn 100 em Tông đồ nhỏ thuộc Giáo xứ Tánh linh, Ma lâm và Cà tang cùng tham dự.

Cha Hạt Trưởng Phan Thiết, FX Phạm Quyền đã đến khai mạc.

Sau đó cha Linh hướng Giuse Bạch Kim Tri chủ trì nghi thức làm phép phù hiệu và tuyên hứa. Cùng hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu đang hướng về đại lễ phong Chân Phước cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cộng đoàn quì gối đọc kinh lạy Cha, kính mừng, tin kính, chuỗi 10 kinh thương xót, kinh lòng thương xót Chúa.Sau đó, cha Linh hướng tổng kết hoạt động của hội LTXC Giáo phận trong năm qua.

Đến 10g, Đức Giám Mục Giáo Phận, Giuse Vũ Duy Thống chủ tế thánh lễ đồng tế.

Sau hiệp lễ, ban điều hành mới dâng lời tri ân Đức Cha Giuse, quý cha, giáo xứ Kim Ngọc đã ưu ái tạo điều kiện để đại hội được tổ chức thật tốt đẹp và sốt sắng. Đức Cha trao uỷ nhiệm thư cho Ban điều hành cấp Giaó Phận và Giáo Hạt. Ngài ban phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn với Ơn Toàn Xá.

Ngày 04.08.2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định ban ơn Toàn xá trong ngày Chúa nhật Kính Lòng Thương xót Chúa với 4 ý chỉ sau:

1. Ơn Toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, cho những tín hữu nào trong ngày Chúa nhật II Phục Sinh, có tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.

2. Ân xá một phần được ban cho những tín hữu nào, với tâm tình thống hối dâng lên Chúa Thương Xót một trong những lời cầu khẩn được phê chuẩn hợp pháp, như “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.

3. Ơn Toàn xá được ban cho Những người đau yếu và những người săn sóc họ, nhưng phải - Có quyết tâm từ bỏ tội lỗi. - Có ý hướng thi hành 3 điều kiện thường lệ một khi có thể. Là đọc trước ảnh Chúa thương xót một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính và một lời cầu xin Lòng từ bi Chúa.

4. Vào ngày này, Đức Giám Mục giáo phận có thể ban phép lành Tòa Thánh với Ơn Toàn xá, khi cử hành long trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa, hay tương đương Nhà Thờ Chính Tòa.

Giờ ăn trưa, mỗi người một hộp cơm đơn giản theo vị trí từng giáo hạt.

Chương trình buổi chiều bắt đầu bằng giờ hội thảo về chương trình và kế hoạch sinh hoạt cho năm 2011. Sau đó, cha Antôn Hồ Tấn Khả trình bày đề tài “Lòng thương xót Chúa theo Thánh Kinh”.

Đúng vào lúc 3 giờ chiều, tất cả cộng đoàn qùy gối dang tay lên trời sốt mến đọc giờ kinh thương xót.

Đến 4g chiều, cung nghinh và rước kiệu. Hội LTXC Hạt Phan Thiết, kiệu Đức GH Gioan Phaolô II - LTX Hạt Bắc Tuy và LTXC Hạt Đức Tánh, kiệu thánh nữ Faustia - LTXC Hàm Thuận Nam, kiệu Đức Mẹ - Hội LTXC Hạt Hàm Tân, đoàn giúp lễ và cha chủ sự, kiệu Chúa Thương Xót. Cuộc rước dài hơn giờ đồng hồ, đoàn kiệu xếp hàng bốn di chuyển quanh khuôn viên nhà thờ trong lời kinh hạt, lần chuỗi 10 kinh thương xót và chuỗi Mân Côi cùng với những suy niệm và những bài thánh ca ngợi khen chúc tụng.

Đến lễ đài núi Đức Mẹ Lộ Đức, đoàn Thiếu nhi Kim ngọc múa dâng hoa kính Đức Mẹ khai mạc tháng hoa.

Sau nghi thức sai đi, mọi người ra về lòng tràn đầy tình thương và ân sủng của lòng thương xót Chúa.

Mỗi hội viên lòng thương xót Chúa luôn tâm niệm với lời cầu nguyện hàng ngày:

Lạy Chúa, xin cho mắt con biết thương xót, để con không bao giờ nghi ngờ hay xét đoán tha nhân theo bề ngoài, nhưng biết nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn họ để giúp đỡ họ.

Xin cho tai con biết thương xót, để con biết lắng nghe những nhu cầu của tha nhân và không dửng dưng trước những đau đớn và than van của họ.

Xin cho lưỡi con biết thương xót, để con không bao giờ nói tiêu cực về tha nhân, nhưng biết nói lời an ủi và tha thứ cho mọi người.

Xin cho tay con biết thương xót và làm việc lành, để con chỉ làm điều tốt cho tha nhân và dám nhận những công việc khó khăn và vất vả hơn.

Xin cho chân con biết thương xót, để con mau mắn đến giúp tha nhân và vượt thắng cơn mệt mỏi chán nản, để nơi con an nghỉ thật sự là việc phục vụ tha nhân.

Lạy Chúa, xin cho con tim của con biết thương xót, để con cảm nhận được nỗi đau khổ của tha nhân, để con không từ khước yêu thương bất cứ ai, để con chân thành ngay cả với kẻ lạm dụng lòng tốt của con. Xin cho con đặt trái tim con trong trái tim vô cùng thương xót của Chúa Giêsu, để con biết giữ sự khổ đau của con trong thinh lặng.

Nguyện xin Lòng Chúa Thương Xót ở cùng con luôn mãi. Amen.
 
Đại lễ kỷ niệm ngày tìm được Linh Ảnh Mẹ La Mã Bến Tre
Lm. Giêrônimô Nguyễn Đình Thuật
11:28 01/05/2011
BẾN TRE - Nhân dịp kỷ niệm 61 năm tìm lại được Linh Ảnh Mẹ (05/05/1950), thứ Năm ngày 05 tháng 05 năm 2011, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám mục địa phận Vĩnh Long sẽ về Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Mã – Bến Tre chủ tế Thánh Lễ trong ngày trọng đại này.

Năm nay con đường vào trung tâm hành hương đã được mở rộng, tuy nhiên vì chưa đủ kinh phí và trong thời gian chờ lún, nên con đường mới được trải 1 lớp đá, các xe từ 30 chỗ trở xuống có thể vào tới trung tâm hành hương. Do dó, khi đến trung tâm hành hương trong ngày mừng lễ này:

- Xe từ 30 chỗ trở xuống, xin chạy thẳng vào trung tâm hành hương
- Xe trên 30 chỗ, xin dừng tại ngã ba Sơn Đốc. Trung tâm hành hương sẽ có xe đưa quí vị vào tới nơi an toàn và miễn phí.

Chương trình :
8,00 g : Diễn nguyện và Thánh Ca
9,00 g : Tập hát và Giờ Hành Hương kính ĐM HCG.
10,00 g : Chuẩn bị Thánh Lễ Đồng Tế do ĐGM Giáo phận chủ sự
10,30 g : Thánh Lễ Đồng tế trọng thể tại Lễ đài.
Sau Thánh Lễ có Làm phép Ảnh và Chuỗi Mân Côi.

Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho ngày lễ được mọi sự tốt đẹp theo ý Chúa.
 
Thư mục vụ TGP Saigòn: Nhiệm vụ của Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình giáo phận
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
11:43 01/05/2011
Ngày Quốc Tế Lao Động, ngày 1. 5. 2011

Lời Chủ Chăn: Đón nhận và chia sẻ quà tặng của Chúa Phục Sinh cho mọi người anh em

Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận
Anh chị em thân mến,

1. Quà tặng Phục Sinh.

Quà tặng của Chúa Kitô Phục Sinh cho nhân loại là sự sống mới, sự sống dồi dào trong Nước Chúa là cõi đất trời chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu, công lý và hoà bình. Điều kiện đón nhận và chia sẻ quà tặng đó là bước theo Chúa Kitô trên con đường hội nhập và dấn thân phục vụ, hiến thân và đổi mới, tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, và cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống con người cùng gia đình và xã hội. Giáo phận thành lập Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình, nhằm tạo điều kiện cho mọi người chúng ta đón nhận và chia sẻ quà tặng đó cho đồng bào và đồng loại. Vậy, anh chị em hãy dành chút thời giờ, tìm hiểu nguồn gốc, mục đích, nhiệm vụ của Ban Mục Vụ này, và nhiệm vụ Phúc Âm hoá của người công giáo trong hoàn cảnh xã hội hôm nay.

2. Nguồn gốc của Tổ Chức Công Lý và Hoà Bình.

Dựa vào giáo huấn của Công Đồng Vatican II dạy người môn đệ của Chúa Kitô hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, đồng cảm và chia sẻ "Vui mừng và hy vọng , ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là người lâm cảnh túng thiếu và khổ đau..." (VMHV,số 1), và dựa giáo huấn của Giáo Hội đã xác định về sứ vụ Phúc Âm hoá của người kitô hữu đối với cộng đồng nhân loại : "Không có gì liên quan đến đời sống xã hội trần thế mà lại nằm ngoài công cuộc Phúc Âm hoá ", đồng thời theo đề xuất của Công Đồng Vatican II, năm 1976, Đức Giáo hoàng Phaolô VI hình thành Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình (CLHB). Đến năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cải tổ thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý Hoà Bình (HĐGH.CLHB).

3. Mục đích của HĐGH.CLHB.

Mục đích là phối hợp với các tổ chức liên hệ, tạo điều kiện cho mọi thành phần dân Chúa tham gia công cuộc Phúc Âm hoá những thực tại trần thế cùng đời sống con người, góp phần cùng cộng đồng nhân loại xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho thế giới toàn cầu hoá hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý" của ĐGH Bênêđitô XVI, Vatican, 29.6.2009). Nói cách khác, tham gia công cuộc Phúc Âm hoá là chung sức với mọi người thiện tâm xây mới ngôi nhà gia đình nhân loại trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x. Mt 7, 24-27; Lc 6, 46-49), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, công lý và hoà bình (x.TV 85, 11-12).

Đó cũng là mục đích của Uỷ Ban CLHB thuộc HĐGM.VN cùng Ban Mục Vụ CLHB của giáo phận, với chức năng mục vụ là soi đường dẫn lối cho cộng đồng dân Chúa làm chứng và loan truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, cùng tiếp nối sứ vụ Phúc Âm hoá của Ngài, vì sự sống cùng sự phát triển con người và đất nước hôm nay.

4. Nhiệm vụ của Ban Mục Vụ Công Lý và Hoà Bình giáo phận.

Nhiệm vụ cụ thể là nghiên cứu, đào sâu, và phố biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đặc biệt nội dung những văn bản sau đây :

- "Hợp tuyển giáo huấn của Giáo Hội về xã hội" trong hai thế kỷ 19 và 20, do HĐGH.CLHB xuất bản năm 2000, với Lời Tựa của ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận, đương kim Chủ tịch của HĐGH.CLHB;

- "Tổng lược Học Thuyết xã Hội của Giáo Hội Công Giáo", xuất bản năm 2004, với Lời giới thiệu của

ĐHY Sodano, Quốc Vụ Khanh Vatican, và của ĐHY Martino, đương kim Chủ tịch HĐGH.CLHB.

Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội triển khai Lời Chúa là nguồn ánh sáng chân lý về sự sống con người cùng nhân phẩm và nhân quyền, về gia đình và cộng đồng xã hội, về các mối quan hệ xã hội cùng bang giao giữa các dân tộc. Ban Mục Vụ CLHB phổ biến giáo huấn đó nhằm soi đường dẫn lối cho mọi thành phần dân Chúa đưa những giá trị Tin Mừng, những giá trị nhân bản, vào trong đời sống văn hoá và xã hội, kinh tế tài chính và chính trị của cộng đồng nhân loại hôm nay (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý").

Đó là con đường cộng đồng dân Chúa thi hành sứ vụ Phúc Âm hoá những thực tại trần thế, hướng đến xác lập một nền nhân bản mới cùng một trật tự xã hội mới cho trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay,

5. Công cuộc Phúc Âm hoá và nhiệm vụ của người công giáo hôm nay.

Công cuộc Phúc Âm hoá với định hướng trên đề ra cho mọi thành phần dân Chúa, - giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, cộng đoàn giáo xứ cùng các tổ chức mục vụ và các tổ chức tông đồ giáo dân, - ba nhiệm vụ chính như sau:

Nhiệm vụ I. Chuyên cần cầu nguyện và mở rộng lòng trí tiếp nhận nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Đấng cứu độ, tiếp nhận ơn hiểu biết và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác là thường xuyên sống hiệp thông mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa để tìm và thi hành ý Cha trên trời.

Nhiệm vụ II. Mở rộng tình huynh đệ hiệp thông và ý thức trách nhiệm liên đới trong Giáo Hội cùng xã hội, nhằm đưa nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu cùng những giá trị Tin Mừng vào trong đời sống con người và xã hội, từng bước xoá tan những bóng đen của lối sống văn hoá sự chết, đồng thời vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội;

Nhiệm vụ III. Cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới con người cùng những thực tại trần thế hôm nay. Trong bối cảnh văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị hôm nay, việc cộng tác với Chúa Thánh Thần đòi hỏi các thành phần dân Chúa hội nhập vào đời sống văn hoá xã hội, dấn thân phục vụ cho sự sống con người, và chung sức với mọi người thiện tâm thực hiện ba công việc đổi mới này :

- Đổi mới từ "luật vị luật" hướng đến "luật vị nhân sinh". Đổi mới qua con đường sáng suốt và khôn ngoan khắc phục tính bất cập và bất công trong hệ thống cơ chế luật lệ trong xã hội, vượt qua hiện trạng "luật vị luật", luật mang tính cục bộ và bất bình đẳng, đi đến thực thi "luật vị nhân sinh", luật mang tính tôn trọng sự sống, nhân phẩm và nhân quyền, tôn trọng sự bình đẳng giữa mọi thành phần và giai cấp xã hội, tôn trọng sự tự do làm người hữu ích cho cộng đồng xã hội, hướng đến một trật tự xã hội nhân bản hơn.

- Đổi mới từ khuynh hướng đối đầu hướng đến đối thoại và hợp tác huynh đệ. Đổi mới qua con đường tình thương thuyết phục con người, rèn luyện thế hệ trẻ ý thức và quyết tâm vượt qua lối sống vô nhân và vô tâm, thiếu tự trọng và trung thực, thừa gian trá và bạo lực trong các mối quan hệ xã hội, hướng đến vun đắp lối sống văn hoá sự sống cùng văn minh tình thương cho gia đình cùng xã hội đất nước.

- Đổi mới từ lối sống tha hoá hướng đến lối sống nhân bản hơn. Đổi mới qua con đường bình tâm và quyết tâm xoá dần những tệ nạn xã hội đã tạo ra những thảm trạng cho đời sống con người, gia đình và xã hội, hướng đến một lối sống mang tính người và tình người hơn, một xã hội lành mạnh và nhân đạo hơn, một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ trẻ và cộng đồng xã hội hôm nay.

6. " Hãy báo cho anh em Ta..., để anh em sẽ gặp lại Thầy..." (x. Mt 28, 10).

Trong hoàn cảnh văn hoá xã hội hôm nay, việc đáp lại tiếng Chúa Phục Sinh mời gọi loan báo Chúa Phục Sinh, làm men muối và ánh sáng Tin Mừng cho đời, Phúc Âm hoá thực tại trần thế, đòi hỏi mọi thành phần giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân, thực hiện hai công việc này :

- trước tiên là, trong tình hiệp thông huynh đệ, hãy cùng nhau thống nhất chung một đường hướng Phúc Âm hoá các thực tại nhân loại trên quê hương đất nước hôm nay ;

- thứ đến, chú tâm chu toàn nhiệm vụ Phúc Âm hoá, chung sức với mọi người vun đắp một nền nhân bản mới và một trật tự xã hội mới cho cộng đồng xã hội hôm nay.

7. Đón nhận và chia sẻ quà tặng của Chúa Phục Sinh

Chúng ta hãy chuyên cần cầu nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, thương ban ơn cho mọi người, mọi gia đình,mọi cộng đoàn, mọi tổ chức trong gia đình giáo phận, ý thức đón nhận quà tặng của Chúa Phục Sinh, và quan tâm chia sẻ quà tặng vô giá đó cho nhau, cho mọi người, vì sự sống dồi dào và sự phát triển toàn diện của con người cùng đất nước hôm nay.

Hồng Y Tổng Giám mục
 
Lễ khởi công xây dựng “Đền Kính Lòng Thương Xót Chúa” tại giáo giáo phận Bắc Ninh
Hà Như Nguyệt
21:15 01/05/2011
BẮC NINH - sáng Chúa Nhật (1/5/2011) lễ kính lòng thương xót Chúa, giáo phận Bắc Ninh đã làm lễ khởi công xây xựng ngôi “đền kính lòng thương xót Chúa” tại giáo xứ Phúc Yên thuộc giáo phận Bắc Ninh.

Xem hình ảnh

Chủ sự thánh lễ kính lòng thương xót Chúa và làm phép viên đá đầu tiên xây dựng “đền kính lòng thương xót Chúa” là đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc Ninh, cùng đồng tế với ngài có cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, quí cha, quí nam nữ tu sĩ và hàng ngìn giáo dân trong và ngoài giáo phận Bắc Ninh.

Xây dựng ngôi đền kính lòng thương xót Chúa là ước mong từ lâu của toàn thể giáo dân giáo phận Bắc Ninh, bởi vì trong lịch sử hơn một trăm năm của mình, giáo phận Bắc ninh đã trải qua muôn vàn thử thách, nhưng nhờ lòng Chúa thương xót đã gìn giữ giáo phận vượt qua mọi sóng gió và đang trên đường đến bến bình an.

Lời cầu nguyện: “lạy Trái Tim nhân lành Chúa Giêsu, xin thương xót và che trở chúng con,” được toàn thể giáo dân trong giáo phận Bắc Ninh đọc hàng ngày trong các giờ kinh nguyện kể từ thời đức cố hồng y Phaolô Giuse Phạm Định Tụng là giám mục giáo phận Bắc ninh, ngài đã dâng hiến giáo phận cho Trái Tim nhân lành Chúa Giêsu, cho đến tận hôm nay giáo phận Bắc ninh vẫn luôn nhắc lại lời dâng hiến đó và xin Chúa mãi mãi gìn giữ giáo phận.

Ngỏ lời với cộng đoàn trong thánh lễ kính lòng thương xót Chúa và khởi công xây dựng đền kính lòng thương xót Chúa, đức cha Cosma đã nói lên ý nghĩa của ngôi Đền Thánh là để kính nhớ lòng Chúa thương xót và là nơi cầu nguyện cho sự ác sẽ bị đẩy lui hoàn toàn khỏi trái đất thân yêu này, và để cho toàn thể thế giới này được bao phủ bằng lòng thương xót Chúa, cho con người biết đối xử với nhau bằng tình thương xót, vì “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.” Ngài nhắc nhở mọi người đang hiện diện trong thánh lễ: chúng ta không chỉ xây dựng đền thánh bằng vật chất, mà quan trọng hơn là xây dựng ngôi đền kính lòng Chúa thương xót ngay trong chính tâm hồn mỗi người.

Đức cha cũng nhắc đến thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa của hội đồng giám mục Việt nam trong kì họp lần này (25-29/4/2011) với tựa đề “cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, và mời gọi mọi người hãy nắm tay nhau đẩy lùi nền “văn hóa sự chết” và “văn minh mọi rợ” là những điều hoàn toàn trái ngược với giá trị Tin Mừng.

Ước mong sao, sau khi ngôi đền kính lòng thương xót Chúa được hoàn tất sẽ là trung tâm hành hương và là nơi cầu nguyện của tất cả mọi người, cho dù là lương hay giáo, là người Kitô hữu ở giáo phận Bắc ninh hay ở nơi khác, tất cả mọi người sẽ đều được hưởng ơn của lòng Chúa thương xót qua ngôi đền kính lòng thương xót Chúa Phúc Yên này.

Đôi nét về giáo xứ Phúc Yên

Giáo xứ Phúc Yên nằm ở trung tâm thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, các tòa giám mục Bắc ninh 50 km và sân bay quốc tế Nội Bài 10 km về hướng Nam.

Khi giáo phận bắc ninh được thành lập (29/5/1883), Phúc Yên lúc là một họ lẻ của giáo xứ Nội Bài. Năm 1902 giáo họ Phúc Yên được nâng lên hàng giáo xứ. Đến năm 1932, Phúc Yên đã là một giáo xứ sầm uất của giáo phận Bắc ninh, với số giáo dân là 600 người. Năm 1935, toàn thể giáo xứ nỗ lực xây dựng được ngôi nhà thờ khang trang, đẹp đẽ với tổng diện tích là 520 m2, tháp cao 35 m, trên diện tích đất nhà thờ là 15,951 m2.

Nhờ vào lòng đạo đức của dân chúng và sự nhiệt thành truyền giáo của cha xứ, giáo xứ Phúc Yên phát triển rất nhanh. Năm 1941, giáo dân Phúc Yên đã tăng lên 1,153 nhân danh, giáo xứ đã xây dựng được ngôi nhà giáo lí 2 tầng rộng rãi (ngôi nhà giáo lí này đã bị sập thời tiêu thổ kháng chiến).

Biến cố năm 1954, nhiều giáo dân giáo xứ Phúc Yên đã di cư vào Nam, ở lại giáo xứ chỉ còn lại một số gia đình, nhưng số giáo dân ít ỏi này vẫn duy trì cầu nguyện để nuôi dưỡng đời sống đức tin và lưu truyền lại cho con cháu.

Biến cố đau thương của giáo xứ mà mọi người vẫn luôn ghi nhớ, ngày 17/9/1967 ngôi nhà thờ giáo xứ Phúc Yên bị phá đổ. Sau đó, vào thập niên 70 nhà nước đã trưng thu toàn bộ đất đai nhà thờ và nhà chung.

Tuy cơ sở vật chất của giáo xứ không còn, nhưng đức tin của giáo dân thì không mất. Giáo dân vẫn duy trì tập trung cầu nguyện ở một số gia đình giáo dân đạo đức. Nhờ lời cầu nguyện liên lỉ và nhờ vào lòng Chúa thương xót, giáo dân phúc Yên không chỉ giữ được đức tin, mà số giáo dân còn gia tăng rất nhanh.

Trong hoàn cảnh khó khăn vì không có nơi cầu nguyện, giáo dân Phúc Yên đã không mệt mỏi làm đơn kiến nghị với các cấp chính quyền đễ xin hoàn lại khu đất nhà thờ đã bị mất. Sau hơn 30 năm trời kiên trì bền bỉ làm đơn gửi lên các cấp chính quyền và liên lỉ cầu nguyện, cùng với sự khích lệ của các vị chủ chăn. Cuối cùng, Thiên Chúa đã nhận lời cầu nguyện của giáo dân Phúc Yên, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã đồng ý hoàn trả lại 5,033 m2 vào năm 2008.

Ngày nay, với số giáo dân là 3,883 người, sống rải rác trên các giáo họ: họ nhà xứ Phúc Yên, Bến Xây, Đại Lợi, Kim Anh, Kim Tràng, Tân Lợi và Văn Lôi, và Phúc Yên có cha Phêrô Nguyễn Công Văn về ở trực tiếp với giáo xứ. Cho nên, đời sống đức tin sắt son của giáo dân Phúc Yên càng trở nên vững mạnh, giáo xứ có thánh lễ đều đặn và mọi người hằng ngày vẫn cầu nguyện và dành thời gian kính lòng thương xót Chúa để Chúa ban muôn vàn ơn xuống cho giáo xứ và cho toàn thể thế giới.

Thị xã Phúc Yên là nơi có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp và có nhiều trường học. không những vậy, Phúc Yên là trung tâm của nhiều giáo xứ xung quanh trong vùng Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, thị xã Phúc yên là nơi rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại và chỉ cách sân bay quốc tế Nôi Bài 10 km. Vì vậy, giáo phận Bắc ninh đã quyết định xây dựng ngôi đền kính lòng thương xót Chúa ở giáo xứ Phúc Yên để tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho giáo phận, và là nơi thuận tiện cho mọi người từ Nam đến Bắc có thể hành hương và lui tới cầu nguyện. Đền kính lòng thương xót Chúa là công trình đánh dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Cũng từ ngôi đền thánh này, nguồn mạch thiên liêng là Máu và Nước đã tuôn trào ra từ Trái Tim Chúa, để tất cả những ai tín thác vào Người sẽ hưởng được những ân sủng trường sinh.

“Lạy Trái Tim nhân lành Chúa Giêsu, xin thương xót và che trở chúng con”, “Lạy Chúa Giêsu, chúng con tín thác vào Chúa”. Amen.
 
Nam Úc: Tưởng Niệm 30 Tháng Tư - Cầu Nguyện cho Công Lý và Hoà Bình Việt Nam
Jos. Vĩnh SA
23:57 01/05/2011
Thắp Nến Tưởng Niệm 30 tháng Tư

Thánh Lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình trên quê hương Việt Nam

Xem Hình
 
Giáo xứ Hòa Ninh: 55 đôi hôn phối mừng 50 năm thành hôn
Lm JB Phạm Quang Long
21:27 01/05/2011
QUẢNG BÌNH - Ngày 28/4/2011, tại nhà thờ Hòa Ninh, 55 cặp cụ ông cụ bà đã mừng Kim khánh thành hôn. 110 ông bà cùng với con cháu và khách mời đã chiếm gần hết nhà thờ Hòa Ninh, ngôi nhà thờ lớn nhất ở tỉnh Quảng Bình, thuộc miền Trung Việt Nam.

Thánh lễ do Đức cha Phaolo Cao Đình Thuyên chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có 12 linh mục khác. Đây là lần đầu tiên một thánh lễ loại này được cử hành tại nhà thờ Hòa Ninh.

Nghèo và thọ

Hòa Ninh là một làng quê nghèo, bên bờ sông Gianh, thường xuyên đương đầu với nắng, gió, bão, lũ. Làng Hòa Ninh đất chật người đông, người Hòa Ninh quanh năm chân lấm tay bùn.

Trong số những người kỷ niệm Kim khánh hôm nay, có một số cặp lấy nhau những năm 50 của thế kỷ trước. Nhiều ông bà vẫn còn khỏe mạnh lanh lợi: nhiều cụ lưng chưa còng, mắt còn sáng; điển hình là cụ ông 73 tuổi lên đọc sách thánh không phải đeo kính. Như thế, viễn cảnh về một ngày lễ Ngọc khánh, 60 năm thành hôn, sẽ rất gần và có khá nhiều đôi.

Thật là ngạc nhiên về số lượng đông đảo cụ ông cụ bà sống thọ như vậy tại một làng quê nghèo khó này.

Quả đúng là:

"Hòa Ninh là đất bằng yên
trên hòa dưới thuận
ước thiên niên thọ trường
nghĩ: phong thổ nhà vương
trong huyện này có một.
Đã dân thuần thói tốt
lại nhà đủ người no
ơn Chúa phù hộ cho
được trăm đường vui vẻ.
Giáo lương cùng sức khỏe
việc làng nước tương yên
ca nhị trạch nhị điền
đành an cư lạc nghiệp."
(Vè Binh Hỏa).

Sùng đạo

Người Hòa Ninh được tiếng là sùng đạo. Trong kho tàng ca dao Hòa Ninh có câu: "Đạo Hòa Ninh như đinh đóng cột", hay "Cam Xã Đoài, khoai Mỹ Dụ, cụ Hòa Ninh".

Trên trang nhà Hòa Ninh quê hương bọ mạ, có một thống kê nói là đã có 55 linh mục có gốc gác từ làng Hòa Ninh.

Một người Hòa Ninh lương dân cũng ghi nhận:

"Đạo Hòa Ninh mấy chục năm ni
thờ Chúa, có nhiều cha lên cung thánh,
có bà phước trắng tinh màu từ thiện,
có ông già sùng đạo Vatican."
(Lương giáo Hòa Ninh của Nguyễn Anh Tài).

Dầu vậy, đạo Hòa Ninh có thể đã mai một. Bằng chứng là trong số con cháu của 55 đôi hôi phối trên đây, đã sản sinh ra 1 linh mục, 3 nam nữ tu và 4 dự tu. Đó là con số ít ỏi so với truyền thống của Hòa Ninh.

Tinh nghịch và hài hước

Người Hòa Ninh còn nổi tiếng về sự lanh lợi và hài hước. Thật vậy, trong quá trình làm nhà thờ Hòa Ninh, có một giai thoại như sau:

Cha già Khoan vốn quản xứ Hòa Ninh trước cha Thuận. Khi làm nhà thờ Hòa Ninh, ngài thường tới lui coi sóc góp ý. Vào dịp Tết, ngài cùng một số giáo dân Thọ Đơn lên thăm và được đón tiếp ân cần. Trong lúc đó, trai tráng trong làng đang kéo gỗ. Khi gần đến nhà xứ, ông tri Mạnh, thân phụ anh Đoàn Công Khanh, tinh nghịch hò:

Ô hộ! Dân làng đà khó nhọc
kéo những gỗ với săng
thịt lợn với bánh chưng
về Thọ Đơn hết thảy.


Câu hò đến tai cha Khoan. Ngài cho mời ông tri Mạnh vào hỏi tội và dọa phạt mấy roi.

- Thưa cha, chơ mần răng mà cha phạt con?
- Lúc kéo săng về, anh đạ hò nhựng câu xi, lập lại cho cha nghe!
- Thưa cha, từ đưới lò rèn về có diều câu lắm, con biết câu mô?
- Câu anh hò sau nhà ông Đoàn Nghé.

- À. Câu nớ thì. .. như ri, ông tri Mạnh đắng hắng lấy giọng:

Ô hộ! Dân làng đà khó nhọc
kéo những gỗ với săng
thịt lợn với bánh chưng
hãy mài răng có buổi!


Cha Khoan lắc đầu, khen cho tài xoay xở của ông Mạnh, và vui vẻ tha roi.
Có lẽ nhờ tính hài hước mà người Hòa Ninh sống thọ chăng?
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Mỹ tưởng niệm về cuộc chiến Việt Nam: Trung Úy Sơn
Charles Kuralt / Thiện Cao dịch
16:12 01/05/2011
Charles Kuralt (1934-1997) là một thông tín viên nổi tiếng của đài truyền hình CBS. Các chương trình phóng sự của ông đã trúng được 10 giải Emmy Awards và 3 giải Peabody Awards. Tên tuổi của ông dính liền với tên tuổi của các thông
tín viên nổi tiếng khác của các đài truyền hình lớn trên nước Mỹ như Walter Cronkite, Tom Brokaw hay Harry Reasoner. Ông có ra đời 7 quyển sách viết về những kỷ niệm trong sự nghiệp làm phóng sự của ông trong những lần ông đi làm tin trên khắp nước Mỹ hay trên toàn thế giới. Quyển hồi ký, "A Life on the Road.", tạm dịch là "Một Đời Phiêu Du.", của ông xuất bản năm 1990, bởi Nhà Xuất Bản G. P. Putnam's Sons, New York, dày 253 trang với 26 chương. Thay vì viết về những nhân vật nổi tiếng trên khắp thế giới mà ông đã từng phỏng vấn như Tổng Thống Kennedy, mẹ Teresa, hay Marlon Brando, như những quyển khác, quyển này ông viết về những người bình thường ông đã từng gặp, mà để lại cho ông những kỷ niệm khó quên. Chương 6 có một tựa đề vỏn vẹn là "Trung Úy Sơn." Trong chương này, ông kể về những kỷ niệm của ông trong chuyến đi đầu tiên của ông đến Sài Gòn vào năm 1961. Ông kể về Sài Gòn một cách trìu mến và kể một câu chuyện rất cảm động về sự chiến đấu anh dũng của Trung Úy Sơn và đồng đội của anh, các chiến sĩ Biệt Động Quân thuộc Đại Đội 150, khi đã phải chống trả với một lực lượng Việt Cộng đông gấp 5 lần trong một cuộc hành quân gần Sài Gòn vào năm đó.
Thiện Cao


Chương 6: Trung Úy Sơn.

Mùa xuân năm đó, Les Midgley, xếp tôi, nói một điều khiến tôi súyt mất mạng trong đường tơ kẽ tóc. Anh nói “Việt Nam.”

Đó là vào tháng 4 năm 1961. Tôi có ghi trong chuyến đi này là “Có khỏang 500 cố vấn quân sự Hoa Kỳ tại quốc gia này.” Lúc đó, không một cơ quan truyền thông Hoa Kỳ nào xem cuộc chiến Việt Nam là quan trọng đến nỗi phải mở một văn phòng thường trực tại đây. Vì vậy cuộc thăm viếng của một tóan truyền hình từ Hoa Kỳ đến đây được coi là đặc biệt đến nỗi khi anh quay phim Fred Dieterich, từ Los Angeles, và tôi đến Phi Cảng Sài Gòn thì chính quyền Nam Việt Nam đã cử một chiếc Citroen có tài xế lái ra đón chúng tôi và chở vào thành phố. Họ còn sắp xếp cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn với Tổng Thống Ngô Đình Diệm tai Dinh Tổng Thống vào sáng hôm sau.

Ông Diệm là một tổng thống được dân chúng bầu lên nhưng sau lại trở thành một người chuyên quyền. Ông ra lệnh bắt giam hàng loạt những người chống đối ông và kiểm duyệt báo chí với lý do là để chống lại cộng sản. Quân đội của ông phải đối diện với một cuộc chiến rất tàn khốc tại rừng rậm và đồng ruộng. Và từ từ, họ đang mỏi mệt. Trong cuộc phỏng vấn này, Tổng Thống Diệm nói thẳng cho tôi nghe về những vấn đề mà quốc gia ông đang phải đối phó. Ông không dùng những lời lẽ quanh co của các nhà ngoại giao như tôi tưởng. Ông nói thẳng ra là nước ông cần viện trợ quân sự từ phía chính phủ Hoa Kỳ.

Ông kể rằng khi đất nước Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, có hơn 900.000 người Việt từ bắc di cư vào nam. Hầu hết các người này là những người tỵ nạn và chống cộng thật sự. Nhưng trong số này có khoảng 10.000 người là cán bộ cộng sản chính gốc. Họ được lệnh trà trộn vào nam để khủng bố các người tỵ nạn.

"Giết trưởng làng," Ông Diệm kể, "Giết các người phụ tá của họ, de dọa dân làng. Đó là thủ đoạn của chúng. Và nay bọn Việt Cộng nằm vùng này lại được yểm trợ bởi quân chính quy từ Hà Nội. Đây là một cuộc xâm lăng thầm lặng, với sự yểm trợ của Trung Cộng và Nga Sô. Để đối phó lại, chúng tôi cần sự yểm trợ về quân sự từ phía chính phủ Hoa Kỳ."

Tôi đề nghị với ông vì Việt Nam là cựu thuộc địa của Pháp, chính phủ Nam Việt Nam nên kêu gọi sự giúp đỡ của nước Pháp

"Nước Pháp không có ý chí." Tổng Thống Diệm nói thẳng ra như vậy. "Chỉ có nước Hoa Kỳ là có ý chí bảo vệ tự do cho thế giới. Nếu nước Hoa Kỳ mất ý chí này thì nước Việt Nam sẽ mất tự do."

Hôm đó, Tổng Thống Diệm đã dạy cho tôi một bài học lịch sử rất quý báu. Và ông đã cho tôi một lời tiên tri thật đúng.

Chẳng bao lâu, tôi khám phá ra rằng Sài Gòn là một thành phố rất quyến rũ so với các thành phố khác trên thế giới. Lúc đó, cuộc chiến ở vùng quê chưa ảnh hưởng đến thành thị. Những người Việt tôi đã được gặp, từ những giáo chức, người làm báo, người hầu bàn, cho đến các tài xế chạy tắc xi, tất cả đều rất thân thiện và chu đáo lắm. Các phụ nữ thật là sinh đẹp, theo tôi nghĩ, họ thướt tha đi trong các tà áo dài. Trời mùa xuân tại đây thật đẹp và các quán cà phê trên vỉa hè thật tuyệt vời. Ban ngày, tôi lang thang đi dưới các tàng cây và tối đến, tôi lười biếng nằm một mình trên giường ở khách sạn Majestic, mắt nhìn lên chiếc quạt trần đang quay chầm chậm, tai lắng nghe những tiếng động dội lên từ mé sông gần đó. Cũng như đám phóng viên Tây Phương đổ tràn vào sau này, tôi bị Sài Gòn mê hoặc lúc nào không hay. “Thành phố này phải được bảo vệ," Tôi nghĩ thầm, "Nếu một Sài Gòn nắng ấm, nhộn nhịp này bị rơi vào tay cộng sản để trở thành một thành phố ảm đạm, tù túng thì nền văn minh của nhân loại không còn nữa."

Mỗi ngày tôi đều ghé vào văn phòng báo chí chính phủ để xin phép được đi theo một cuộc hành quân về vùng quê. "Nguy hiểm lắm." Một viên chức ở đây bảo tôi vậy. Thấy tôi cứ kèo nhèo mãi, không chịu rời, ông nói, "Ừ, có thể." Và cuối cùng ông cho biết, "Mai sẽ có Trung Úy Sơn tới đón ông tại khách sạn vào lúc trưa. Hãy chuẩn bị cho một chuyến đi nhiều ngày."

Hôm sau, Fred Dieterich chất dụng cụ lên chiếc xe Jeep tới đón chúng tôi và leo lên ngồi phía sau. Tôi ngồi phía trước kế bên người lái xe là Trung Úy Sơn, một sĩ quan Biệt Động Quân trẻ đã từng được huấn luyện tại Hoa Kỳ. Tuy tiếng Pháp của tôi rất nghèo nàn và tiếng Anh của anh ta không khá lắm nhưng chúng tôi cũng nói chuyện được với nhau trong lúc xe đang rời thành phố. Tuy trẻ tuổi nhưng Trung Úy Sơn là cựu chiến binh của cuộc chiến trước. Anh cho biết gia đình anh là một gia đình quốc gia. Anh và hai người anh lớn đã từng gia nhập quân đội Việt Minh để chống Pháp. Và anh, lúc đó mới chỉ là một chú bé nhóc tỳ, đã từng có mặt trong những ngày cuối của trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954.

"Chúng tôi muốn có một đất nước tự do." Anh nói, "Gia đình tôi không muốn chống Pháp để rồi lại bị cai trị bởi Hồ Chí Minh." Anh nhún vai và mỉm cười, "Vì vậy chúng tôi vẫn phải tiếp tục chiến đấu. Ông sẽ thấy trường hợp của tôi cũng là trường hợp của nhiều chiến sĩ Biệt Động Quân khác."

Chúng tôi nghỉ đêm ở một nhà kho bỏ trống ở ngoại ô Bến Cát với Trung Úy Sơn và đơn vị Biệt Động Quân của anh, Đại Đội 150. Anh Sơn giới thiệu chúng tôi với những người lính của trung đội anh do anh chỉ huy. Tôi bắt tay họ trong lúc anh ta đang nói gì đó với họ. "Tôi nói họ hãy bảo vệ các anh cho an toàn ngày mai." Sơn nháy mắt và nói với tôi sau đó.

Màn đêm buông xuống, Sơn mang thức ăn đến cho chúng tôi, cơm và thịt với một loại nước chấm hơi nặng mùi. Tôi hỏi anh, "Nước gì đây?" "Tôi không biết tiếng Anh gọi là gì." Anh cười và nói thêm, "Cứ ăn đi, đừng thắc mắc." Anh nhường cho Fred và tôi mỗi người một chiếc ghế bố để ngủ, còn anh và các người lính của anh thì nằm dưới đất. Tôi bảo anh ta, "Đối xử với chúng tôi như mọi người." Anh Sơn nói, "Không sao, các anh là khách mà."

Tối hôm đó, các sĩ quan họp nhau ở một góc phòng, nghiên cứu tấm bản đồ dưới một bóng đèn điện heo hắt. Sáng hôm sau, 3 trung đội Biệt Động Quân được lệnh tiến về một vùng đất tên là An Điền nằm giữa con sông Sài Gòn và một con kinh nhỏ để truy lùng một toán Việt Cộng tại đây. Trung đội của Trung Úy Sơn đi giữa, "Chúng tôi không đi trên lộ," Anh Sơn bảo, "Vì thế các ông phải lội bùn nhé."

Trước tiên, chúng tôi được chở bằng xe cam nhông một đoạn đường ngắn trước khi mặt trời lên. Xe ngừng ở một bìa rừng thưa. Các người chiến binh lặng lẽ mang nón sắt lên đầu, mang ba lô lên vai, tay cầm súng tiến vào cánh rừng. Đạn pháo binh bắt đầu nổ từ phía sau chúng tôi. Những quả đạn 155 ly bay qua đầu chúng tôi và rớt về phía trước, nơi chúng tôi đang tiến đến. "Tiến đến đâu nhỉ?" Tôi cũng chẳng biết, "Mặc kệ, đi tới đâu hay tới đó."

Khi mặt trời lên, chúng tôi đi băng qua vài căn nhà trống kế bên một góc rừng. "Không có ai ở cả, " Anh Sơn nói, "Dân chúng họ sợ phe ta, họ sợ phe địch nên họ di tản đi hết rồi."

Đạn pháo binh ngừng nổ. Buổi sáng trở nên im lặng ngoại trừ những tiếng chân của khoảng 30 đôi giầy đang bước đi trên đất. Chúng tôi ra khỏi khu rừng này, leo qua một hàng rào kẽm gai và băng qua mấy thửa ruộng. Freddy Dieterich và tôi đi sau người dẫn đầu, chúng tôi ngó về phía sau và quay cảnh những người lính đang tiến tới. Mặt trời đã lên rồi, tôi nghĩ thầm, chắc không có chuyện gì sẽ xảy ra đâu. It ra mình cũng đã quay được cảnh các người lính đang bước đi.

Khi chúng tôi vừa tiến đến một bờ đê cao, có tiếng súng đại liên bắn ra từ phía bên kia con lạch nhỏ, cách chúng tôi chừng nửa dặm. Tiếng súng nổ vang lên càng lúc càng nhiều đến nỗi tôi nghe như một tiếng vang liên tục.

Trung Úy Sơn ra lệnh gì đó với lính của anh. "Phục kích." Anh nói với tôi, "Trung đội phía trước bị bao vây, họ cần tiếp viện." Anh móc khẩu Colt. 45 ra, vẫy về phía trước và xông lên. Những người lính của anh chạy theo, băng qua con lạch và tiến đến một cánh rừng khác. Anh Fred Dieterich và tôi vừa cố thâu cảnh những chiến sĩ anh dũng xông lên để đi cứu đồng đội, vừa cố thâu những tiếng súng nổ của trận chiến, và vừa cố chạy theo để khỏi bị bỏ sót lại.

Khi chúng tôi tiến đến bìa rừng, các tiếng súng đã ngừng nổ ngoại trừ vài tiếng phát ra từ phía sâu trong rừng. Tôi thấy có vài xác người nằm, phần nhiều là xác của chiến sĩ Biệt Động Quân, nhưng cũng có hai xác mặc bộ đồ bà ba đen của Việt Cộng. Một xác Việt Cộng nằm kế bên một khẩu trung liên Browning. Còn xác Việt Cộng kia thì nằm kế bên một cây mã tấu.

Trung Úy Sơn ra lệnh lính anh dừng lại. Mỗi người móc ra một khăn tay và đeo lên cánh tay trái. Sơn đưa cho Fred và tôi mỗi người một khăn tay. "Để phe ta khỏi bắn nhầm lẫn nhau." Anh giải thích, "Chúng ta tiến vào rừng chầm chậm thôi, các anh đi sau tôi."

Các người lính tỏa ra và theo lệnh của Sơn họ tiến vào rừng. Chúng tôi chầm chậm tiến vào được 200 mét, rồi 300 mét, mọi người chăm chú nhìn về phía trước, chuẩn bị đối phó với những cử động trước mặt. Tôi thấy thêm vài xác bạn. Tôi thấy một người lính Biệt Động Quân mặc dù đã bị thương nhưng không để ý đến viết thương của mình, anh đang băng bó cho bạn mình bị một vết thương nặng hơn ở ngực. Sơn ngừng lại hỏi anh vài câu và ra dấu cho mọi người tiếp tục tiến tới, bước những bước đi thận trọng và im lặng. Fred Dieterich thì thào nói với tôi, "Tình hình có vẻ ghê rợn nhỉ?"

Cuối cùng chúng tôi tiến đến một con đường đất dẫn đến một khoảng trống trong rừng. Ở giữa khoảng trống này là một căn miếu đổ nát và một căn nhà nhỏ mất nóc. Sơn ra dấu cho bốn người lính vào lục soát. Họ dùng báng súng đẩy tung cánh cửa miếu và xông vào, không có ai trong đó cả. Họ bao vây và xông vào căn nhà mất nóc, nhà trống. Mọi người tụ lại thành một hình vòng cung, chĩa súng và hướng ra, chăm chú nhìn về cánh rừng bao quanh mình phía trước. Không khí yên lặng một cách lạ thường.

Đột nhiên, súng nổ tứ tung. Cả cánh rừng đột nhiên như bừng sống lại. Chúng tôi bị bao vây tứ phía với những tiếng súng vang động khắp nơi. Tôi nhận ra rằng các tiếng súng này vang ra rất gần và nhắm vào chúng tôi. Tôi nhìn quanh tìm chỗ ẩn núp nhưng chẳng thấy có chỗ nào cả ngoại trừ một con hố rất nông nằm giữa khu đất trống. Tôi và Fred nhào xuống con hố này cùng một lượt. Tôi thấy nhiều bóng người trên các cành cây nổ súng về hướng chúng tôi. Anh Fred đưa máy quay phim lên, nhướng người về phía trước, chĩa máy quay phim về phía chúng và bấm máy như đang bắn trả lại.

"Đừng làm vậy," Tôi la lên, "Cúi đầu xuống."

Fred Dieterich bình tĩnh trả lời, "Charlie ơi, tôi nghĩ chúng mình sắp đi rồi. Vì vậy chẳng thà tôi quay phim để mọi người thấy chuyện gì xảy ra cho chúng ta."

"Mặc kệ," Tôi la lên, "Chưa phải lúc chúng ta đi đâu. Cúi xuống."

Vì tiến vào giải cứu trung đội đầu tiên bi phục kích, chúng tôi cũng bị phục kích luôn. Dù cúi xuống, tôi cũng nhìn được chung quanh và nhận thấy tình hình hơi nguy kịch. Nhiều người lính gục ngã quanh tôi trong đượt súng nổ đầu tiên, hoặc chết hoặc bị thương. Dù vậy, những quân nhân còn sống sót lại vẫn chống trả lại một cách anh dũng. Có người xông vào rừng, bắn trả lại cho đến khi anh bị trúng đạn và ngã gục. Anh ngã xuống mà ngón tay vẫn ghìm chặt trên cò súng, nòng súng lúc đó đã chĩa lên trời và súng vẫn tiếp tục nhả đạn. Nhiều người tụ lại thành một vòng đai và đều đặn bắn trả lại. Trung Úy Sơn bị trúng một viên đạn ở cánh tay nhưng ông vẫn tiếp tục chỉ huy. Tôi thấy anh quỳ kế bên anh giữ máy truyền tin. Sơn thì đang quay điện cho máy chạy còn anh lính truyền tin thì đang gọi về bộ chỉ huy để kêu cứu viện. Fred Dieterich và tôi bò về phía họ và quay được cảnh này: Dù đạn bay tứ phía nhưng Sơn không đếm xỉa gì cả, anh bình tĩnh ngồi quay điện cho máy chạy. Nhưng vô ích, không có tiếng trả lời. Bộ chỉ huy ở xa tầm máy quá.

Đột nhiên người lính truyền tin này, một anh lính trẻ cỡ chừng 17 hay 18 tuổi gì đó, làm một hành động rất can đảm mà tôi chưa từng thấy. Chẳng nói gì, anh lục trong ba lô và lôi ra một cuộn dây điện. Anh nối một đầu dây điện vào cần ăng ten của máy truyền tin. Rồi anh chạy về khía một cây cao gần đó, vừa chạy vừa tháo cuộn dây điện ra. Miệng ngậm đầu dây kia, anh thoăng thoắt leo lên cây mặc kệ súng nổ tứ hướng nhắm vào anh. Anh cuốn đầu dây điện vào một cành cây, tuột xuống và chạy về chỗ cũ, chẳng hề hấn gì cả. Anh với tay quay máy liên tục, Trung Úy Sơn, nằm kế bên, nói vào máy và liên lạc được với bộ chỉ huy. Anh dùng bản đồ đọc cho bộ chỉ huy tọa độ của anh và trả máy lại cho anh lính truyền tin. "Cúi xuống," Anh nói với Fred và tôi, "Tình thế khả quan rồi. Họ sẽ gởi lính nhảy dù đến cứu viện."

Tiếng súng đã ngừng nổ. Tôi không thấy các bóng bọn Việt Cộng đâu nữa mặc dù vẫn còn nghe vài tiếng súng rời rạc phát ra từ trong rừng sâu. Tôi thấy hai người lính đang băng bó vết thương của Sơn và cả ba bò về phía những người bị thương khác để băng bó cho họ. Họ kéo những người lính bị thương nặng vào nằm kế bên bờ tường của căn miếu. Nhiều người đã tắt thở trong lúc chờ quân cứu viện đến.

Sơn đi tới đi lui, yểm trợ tinh thần những người bị thương nặng. Anh quỳ kế bên Fred và tôi và nói, "Chúng tôi gần hết đạn rồi, các anh nên biết vậy. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ bị tấn công nữa, nhưng nếu chúng ta....."

Một tiếng súng vang lên từ phía sâu trong rừng. Viên đạn oan nghiệt đã trúng vào phía sau nón sắt của Sơn và trổ ra phía trước. Anh ngã chúi về phía tôi.

Vết đạn lúc xuyên vào trông nhỏ quá. Tôi ôm đầu anh vào ngực tôi. Tay tôi vơ vội những lá khô dưới đất, cố đắp vào vết thương của anh xem có cầm máu được không.

Tôi nhớ phát súng kết liễu đời Sơn là tiếng súng cuối cùng của hôm đó. Rồi lính nhảy dù đến cứu viện bằng xe cam nhông. Bọn Việt Cộng rút đi mang theo đồng bọn đã chết hay bị thương. Chúng tôi rút về một trường học gần đó. Tôi thấy một tấm biển nằm chơ vơ dưới đất. Tôi nhặt tấm biển này lên và nhờ thông dịch. Tấm biển này ghi là, "Không cung cấp gạo cho Việt Cộng.", "Không cung cấp tin tức cho Việt Cộng.", "Không cho Việt Cộng trú ẩn trong nhà." Sở dĩ tấm biển này nằm dưới đất vì tối hôm trước, bọn Việt Cộng đã lẻn vào và đập phá trường học này.

Một đại tá Biệt Động Quân ghé đến trường bằng xe Jeep. Ông tập họp những người còn lại của Đại Đội 150 lại và nói với họ, "Đại Đội 150 thật anh dũng, các anh đã chống trả lại quân địch đông gấp 5 lần các anh. Xin đừng nghĩ đến các đồng đội đã thiệt mạng. Các anh chiến đấu cho lý tưởng tự do và lý tưởng tự do sẽ chiến thắng.

Nhưng 19 người lính của đại đội không đựơc nghe điều này. Họ đã bi thiệt mạng hôm đó. Trong số đó có hai sĩ quan, Trung Úy Sơn và vị chỉ huy của anh. Tôi đếm được ít nhất là 11 thương binh, hoặc hơn thế nữa.

Người đại tá này cử một chiếc xe bọc sắt chở Fred và tôi về Sài Gòn. Chúng tôi an toàn về lại thành phố khoảng một tiếng sau. Thành phố trông vẫn yên bình. Xe chúng tôi chạy dọc theo các con đường lớn. Xe cộ vẫn tấp nập quanh tôi. Các quán cà phê bên vỉa hè vẫn chật nức người ngồi.

Chúng tôi về đến khách sạn Majestic lúc màn đêm vừa buông xuống. Fred và tôi bước vào thang máy mang theo các dụng cụ quay phim. Mọi người nhìn chúng tôi như các con quái vật vì quần áo chúng tôi dính đầy bùn đất. Áo của tôi vẫn còn dính đầy máu của Trung Úy Sơn.

Tôi không thể nào quên được Trung Úy Sơn. Tôi luôn nhớ đến anh trong suốt cuộc chiến Việt Nam sau này. Sau này, tôi có trở lại Việt Nam nhiều lần, đi về miền quê với nhiều toán quân, kỳ này là đi với các toán quân Hoa Kỳ, và được chứng kiến nhiều sự ngã gục của nhiều anh hùng trong trận địa. Với cuộc chiến tiếp tục tiếp diễn, và với con số tử vong của các quân nhân Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng, nhiều người tại Hoa Kỳ đã bảo rằng những người trẻ Hoa Kỳ đa thiệt mạng một cách vô lý. Nhiều bạn tôi còn đồng ý với nhau cho rằng đây là một cuộc chiến vô luân của "Đế Quốc Mỹ" chống lại "Nhân Dân Viêt."

Tôi thì không nghĩ như vậy. Những người Việt Nam tôi đã từng gặp chẳng ham muốn chiến tranh gì cả. Họ chỉ muốn được để yên, được sống trong một cuộc sống thanh bình mà thôi. Họ bị xâm chiếm bởi một quân đội đến từ miền bắc, được gởi đến bởi một chính quyền mà họ quá chán ghét nên mới bỏ đi. Tôi vẫn nghĩ đến Sơn, một người vì muốn có một nước Việt Nam được tự do nên anh vẫn tiếp tục chiến đấu, mặc dù anh đã từng chiến đấu để giành tự do cho Việt Nam rồi. Tôi vẫn nghĩ đến những người lính của Đại Đội 150, đến người lính ngã gục bên bìa rừng, ngón tay vẫn siết chặt trên cò súng, đến người lính truyền tin can đảm, miệng ngậm sợi dây điện leo lên cây, bất chấp những lằn đạn đang bắn về phía mình.

Tôi nghĩ, và tôi luôn nghĩ, lý tưởng yêu chuộng công lý và tự do vẫn luôn sống trong lòng của những người chiến binh anh dũng này. Tôi rất ghét khi sau này trở lại Việt Nam và nghe những người này bị gọi là "Gooks" bởi những người cùng xứ với tôi.

Những người còn sống sót lại sau cuộc chiến, mà đã là lính Biệt Động Quân thì còn có bao nhiêu người còn sống sót đâu?, thì hiện nay đang bị giam cầm ở các nơi gọi là "Trại Cải Tạo." Một thành phố yêu kiều và từ tốn mang tên Sài Gòn nay đã bị đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Vết thương của cuộc chiến Việt Nam đang lành ở đất nước Hoa Kỳ này. Tại Hoa Kỳ này, nhiều người hiện nay không còn nhớ đến cuộc chiến Việt Nam, và nhiều người chẳng cần biết đến "Ý muốn của người Việt Nam." là gì.

Thỉnh thoảng khi có dịp ghé Washington DC tôi vẫn ghé thăm "Bức Tường Kỷ Niệm Cuộc Chiến Việt Nam." Tôi lần đọc những tên được khắc trên bức tường đen này. Tôi nhớ đến họ. Lẽ dĩ nhiên tên của anh Sơn không có ở đây, nhưng tôi cũng nhớ về anh.

Tôi chỉ biết anh có một ngày. Tôi chẳng biết họ anh là gì.
 
Tin Đáng Chú Ý
Usama Bin Laden đã chết
Vũ Văn An
22:10 01/05/2011

Trưa nay, 2 tháng 5, giờ Sydney, mở đài Fox News để hòng xem lại một vài hình ảnh về lễ phong á thánh của Đức Gioan Phaolô II, thì đọc được hàng tin Usama Bin Laden đã bị giết. Tưởng là một trong những người em của Bin Laden, vì tên đầy đủ của anh ta vốn là Osama Bin Laden. Nhưng nghe kỹ bản tin thì thấy đúng là hắn: lãnh tụ của Al Quaeda. Người đưa tin nhấn mạnh: hắn bị bom Mỹ giết và xác hắn đang trong tay người Mỹ. Bản tin còn nhấn mạnh hắn bị một cuộc hành quân trên bộ của Mỹ tại Islamabad, thủ đô Pakistan, sát hại, khi rời bỏ một "mansion" ở thành phố này. Người đưa tin cảm thấy thoả mãn vì bao nhiêu sinh mạng và bao nhiêu tiền bạc đổ ra trong suốt 10 năm qua đã được "biện minh" vì tên đao phủ thủ của ngày 11 tháng 9 năm 2001ngày nay đã bị người Mỹ giết chết. Người đưa tin cũng cho hay Tổng Thống Obama sẽ có lời tuyên bố với dân Mỹ và thế giới. Và cho hay không hiểu giọng loan báo của ông là một giọng hân hoan hay "somber" vì viễn tượng Al Quaeda không còn như ngày xưa, trái lại nó đã được "franchised" ra khắp thế giới. Tuy nhiên quanh Tòa Bạch Ốc, dân chúng đang tụ họp, tung hô :U.S.A! U.S.A! Không biết lúc này là mấy giờ ở Hoa Thịnh Đốn, chỉ biết bóng tối đang ngự trị khắp nơi ở đấy. Người Mỹ quả biết đánh giá đúng sự hy sinh của họ!
Rồi Tổng Thống Obama cũng xuất hiện tại Tòa Bạch Ốc để ngỏ lời với quốc dân và thế giới. Ông nhắc lại sự đoàn kết của Nước Mỹ tiếp theo cuộc tấn công của khủng bố vào Tòa Tháp Đôi. Sự đoàn kết ấy đưa đến quyết tâm tìm công lý cho hơn 3 ngàn người Mỹ bị sát hại ngay trên quê hương mình. Nhất là để cho mọi người thấy: không ai được quyền tự do sát hại người Mỹ tại quê hương họ cũng như trên toàn thế giới. Rồi tháng 8 năm ngoái, ông được thuyết trình về nơi cư ngụ của Usama Bin Laden và do đó, một toán an ninh đã được thành lập để nghiên cứu tình hình. Đến tháng 4 năm nay, toán này định vị được "compound" nơi Bin Laden cư ngụ và một cuộc hành quân nhỏ gồm những chiến sĩ can đảm và có khả năng thục hiện tấn công "compound" ấy và đã giết chết tên này, người chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều ngàn người. Tổng Thống Obama nói rõ: cuộc hành quân ấy xẩy ra "deep inside Pakistan" gần Islamabad. Và để tránh bất cứ hiểu lầm nào, ông cho hay: đại diện Mỹ đã có cuộc thuyết trình với Tổng Thống Pakistan và Pakistan đã đồng ý rằng đây là hành động cần thiết và hai bên nhất trí tiếp tục những hành động song phương để laọi trừ Al Quaeda.
Ông Obama nhấn mạnh rằng: Bin Laden không phải là một lãnh tụ Hồi Giáo. Hành động hôm nay của Mỹ cũng như vào ngày đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan không hề nhằm vào Hồi Giáo, mà chỉ là để diệt trừ khủng bố từng công khai chống lại Mỹ và mọi quốc gia tự do. Người Mỹ không tìm quyền lực, chỉ tìm an toàn cho người dân mình. Ông trở lại chủ đề đoàn kết và kêu gọi dân Mỹ đoàn kết để biến cố 9/11 sẽ không bao giờ tái diễn. Lúc này, đài Fox đang chiếu cảnh dân chúng trước tòa Bạch Ốc đang hân hoan trước "chiến thắng" của họ. Và cũng là chiến thắng của mọi người tự do trên khắp thế giới.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn – Friends.
Nguyễn Đức Cung
21:06 01/05/2011
BẠN - Friends.
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tôi sinh ra hay cau có âu sầu
Anh đến bên bằng vòng tay rộng mở
Cho tôi vay những niềm vui nho nhỏ
Ấm áp mỗi ngày tình bạn của anh.
(Trích thơ của Trăng Quê).

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Quảng Cáo
Phân Ưu: Cụ Phêrô Lương Xuân Cẩm mới qua đời tại Việt Nam
VietCatholic
14:53 01/05/2011
PHÂN ƯU
Được tin

Cụ Phêrô Lương Xuân Cẩm
Thân phụ gia đình ÔB Lương Xuân Ngân
(Nguyên chủ tịch Cộng đoàn Mân Côi, Claremont, California)
mới qua đời tại Việt Nam và Thánh lễ an táng cho cụ được cử hành tại Claremont, California
Xin Chúa ban phúc trường sinh bất diệt nơi Thiên quốc cho linh hồn Pherô.

LM Gioan Trần Công Nghị và toàn ban VietCatholic
xin hiệp dâng thánh lễ và chia với với đại gia đình họ Lương.

Tóm lược tiểu sử Cụ Phêrô Lương Xuân Cẩm

Cụ sinh ngày 15-10-1926, tại Yên Liêu, Huyện Yên Khánh, Tỉnh Ninh
Bình, là con cả của một gia đình đạo đức có 4 người con đều là trai.

Năm 1949 cụ lập gia đình với cụ bà Trịnh Thị Thìn, và sinh được 8 người con 5 gái và 3 trai:
1. Lương Xuân Tân, vợ và các con (Hoa Kỳ)
2. Lương Xuân Ngân, vợ và các con (Hoa Kỳ)
3. Lương Thị Hoan, chồng và các con (Hoa Kỳ)
4. Lương Thị Kim Oanh, chồng và các con (Hoa Kỳ)
5. Lương Thị Phi, chồng và các con (Hoa Kỳ)
6. Lương Khắc Duy (qua đời ở Việt Nam)
7. Lương Thị Khánh Vân, chồng và các con (Hoa Kỳ)
8. Lương Thị Ánh Hồng, chồng và các con (Hoa Kỳ).

Năm 1950 cụ theo tiếng gọi của cha Hoàng Quỳnh, cụ rời bỏ mái ấm gia đình
và gia nhập đoàn tổng tự vệ của đức cha Lê Hữu Từ để bảo vệ giáo xứ và giáo phận.
Vì sự thăng trầm của đất nước và biến đổi của chiến sự,
đưa đến hội nghị Geneve chia đôi đất nước năm 1954. Cụ và gia đình di cư vào
Miền Nam Việt Nam và định cư tại giáo xứ Thăng Long, giáo phận Sàigòn.

Năm 1992 cụ được người con trai thứ hai bảo lãnh theo diện đoàn tụ và định cư tại Mỹ,
và sau đó con trai lớn và 5 người con gái đều đoàn tụ tại Pomona, California.

Tháng giêng 2011 cụ về Việt Nam ăn Tết và ở lại dự Mùa Chay Thánh tại quê hương,
nhưng vì thời tiết khắc nghiệt và tuổi già sức yếu nên đã lâm trọng bệnh,
người thân đã đưa cụ vào bệnh viện Thống Nhất thành phố Sàigòn.
Khi thấy sức khỏe cụ sa sút trầm trọng, con cháu đã giúp cụ lãnh các phép bí tích cần thiết,
và cụ ra đi thanh thản an lành trong Chúa lúc 11 giờ tối ngày 19-4-2011
tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Sàigòn.

Vì đa số các con cái và cháu chắt hiện đang sinh sống tại Nam California
nên xác cụ đã được chuyển về Hoa Kỳ để được an táng tại Pomona.

thánh lễ an táng cho cụ Pherô đã được cử hành ngày 11:30 trưa ngày 30.4.2011
tại nhà thờ giáo xứ Our Lady of the Assumption Church, Claremont, California
có đông đủ con cái, họ hàng thân quyến và giáo dân Cộng đoàn Mân Côi
hiệp dâng cầu nguyện cho linh hồn Pherô.

Hình ảnh thánh lễ An táng và chôn cất Cụ Phêrô tại Calremont, Pomona, Nam California: