Ngày 30-04-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ về với Chúa Cha
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:46 30/04/2013
CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH, năm C
Ga 14, 23-29

CHÚA GIÊSU PHỤC SINH SẼ VỀ VỚI CHÚA CHA

Chúa Giêsu phục sinh ở lại với các môn đệ một thời gian để củng cố lòng tin của các Ngài, đồng thời cũng là đức tin của Hội Thánh sơ khởi. Chúa phục sinh vẫn cố gắng làm cho các môn đệ hiểu những gì sắp xảy ra và những gì sẽ đến sau đó. Tuy nhiên,đây không phải là một điều dễ dàng. Bởi vì các môn đệ hiểu một đàng, Chúa loan báo điều trái ngược với các Ngài…

Chương 14 của Thánh Gioan ở đây không phải là một diễn từ, diễn văn nhưng thực sự là những lời hết sức thân mật, tâm huyết giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Đây là những lời tâm sự, cuộc trò truyện hết sức ân tình. Các môn đệ luôn có quan niệm Chúa Giêsu là vua và các Ngài được tham dự, được chia chác các chỗ ngồi trong Vương Quốc của Ngài. Chúa Giêsu lại loan báo Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ, chịu chết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Đây là một quan niệm, một quan điểm hoàn toàn trái ngược với ý nghĩ của các môn đệ, các tông đồ. Các môn đệ lúc đó, chẳng hạn như Thánh Phêrô cản ngăn việc Chúa, Toma xin Chúa chỉ đường vì các Ngài không biết đường làm sao mà đi vv…Ông Giuđa lại cho chúng ta thấy sự mù mịt của các tông đồ hồi ấy :” Thưa Thầy tại sao Thầy lại cho chúng con mà không tỏ cho thế gian thấy “. Đúng là sương mù dày đặc bủa vây và khép kín các tông đồ. Tại sao Chúa Giêsu lại chỉ âm thầm với một nhóm các tông đồ mà không xuất hiện cách hoành tráng, uy nghi lẫm liệt như khi vào thành Giêrusalem. Tại sao Chúa Giêsu lại tâm sự, tâm tình hay nói cách khác hết sức tâm huyết với các tông đồ…Đọc lại Tin Mừng, chúng ta nhận thấy vào ngày Lễ Lều là ngày lễ lớn, lễ trọng của người Do Thái, anh em, họ hàng của Chúa Giêsu đã nói với Ngài :” Ông bỏ đây mà sang miền Giuđê đi, để cả môn đệ của ông cũng nhìn thấy những việc Ông làm, vì không ai muốn người ta biết đến mà lại hoạt động, làm việc cách âm thầm.Một khi Ông làm được như thế thì hãy tỏ mình ra cho thế gian “ ( Ga 7, 4 ).

Thật ra, Chúa Giêsu đã rất nhẹ nhàng và thâm trầm nói cho mọi người biết :” Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy “. Ngài không nói ai theo Thầy thì phải làm những việc cao siêu, lạ lùng, đánh Đông dẹp Bắc vv…Nhưng là giữ lời Thầy. Đàng trước chữ giữ là chữ “ nếu “. Nếu ai yêu mến Thầy thì tất nhiên phải giữ lời của Thầy. Chữ nếu liên kết chặt chẽ lòng con người với cách ăn nết ở của con người đối với Chúa. Hậu quả của việc giữ lời Chúa thì “ Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy “. Chúa Cha và Chúa Con sẽ đến và ở trong người ấy. Đó là một sự kỳ diệu, lạ lùng.Bởi vì, trong lời nguyện hiến tế, Chúa Giêsu luôn tha thiết cho mọi người yêu thương nhau như Ngài yêu thương và tha thiết cho mọi người nên một.Những lời tâm huyết của Chúa Giêsu, các tông đồ chưa hiểu ngay đâu. Các môn đệ Chúa phải chờ Chúa Thánh Thần xuống, những lời của Chúa các Ngài mới hiểu được cách rõ ràng, từng câu từng chữ, từng ly từng tý và những lời này trở nên nguồn mạch sự sống mới cho các môn đệ. Ngày nay, người Kitô hữu nào tin vào những lời của Chúa đã nói với các môn đệ xưa, cũng được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tác động và Chúa Ba Ngôi sẽ đến, ngự trị, biến đổi tâm hồn của họ.

Xin được mượn lời của Jean-René Fracheboud để kết luận bài suy niệm này:” Chúa ban cho chúng ta Thần khí của Ngài, Đấng hé lộ dần dần trong lịch sử , một lời tự do hầu cho chúng ta khai phá những con đường Tin Mừng. Đã bao nhiêu lần, một mình hay với cả cộng đoàn, chúng ta đã có thể có kinh nghiệm về một lời Kinh Thánh bất chợt làm sáng tỏ một phần cuộc sống của chúng ta, một lời cho chúng ta sức mạnh và sự mạnh dạn để lấy một quyết định quan trọng, một lời mang lại cho chúng ta sự bình an nội tâm lớn lao trong những hoàn cảnh khó khăn…Chúng ta chạm ngón tay vào một thứ gì đó lấp lánh, thứ làm cho chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Kitô giữa chúng ta, trong chúng ta. Như thế chúng ta sẽ cảm nhận được sự thật sâu sắc và tính hiện tại của Lời Chúa Giêsu :” Nếu ai yêu mến Thầy…,Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, chúng ta sẽ đến và ở lại trong người ấy “.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Những lời của Chúa Giêsu được nói với môn đệ ở đâu ?
2.Đoạn này trích ở chương thứ mấy của Thánh Gioan ?
3.Yêu mến Chúa, giữ lời Chúa thì hậu quả sẽ mang lại những gì ?
4.Tại sao Chúa Giêsu lại muốn mọi người nên một ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mỗi ngày, một cử chỉ yêu thương
Bùi Hữu Thư
07:52 30/04/2013


"Tweet" của Đức Thánh Cha ngày 29 tháng 4

ROME, 29 tháng 4, 2013 (Le Monde vu de Rome) –

“Sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi buổi chiều, từng người trong chúng ta có thể nói: ngày hôm nay, tôi đã làm một cử chỉ yêu thương đối với người khác!”

Đây là “tweet” của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đi sáng ngày thứ hai, 29 tháng 4, 2013.

Hôm qua, Chúa Nhật 28 tháng 4, trong Thánh Lễ ngài chủ tế tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh đã suy gẫm về “tác động của Chúa Thánh Thần” mang đến cho chúng ta “sự mới lạ của Thiên Chúa”: “Thiên Chúa đang làm tất cả mọi sự thành mới, Chúa Thánh Thần thực sự đang đổi mới chúng ta, và muốn đổi mới chúng ta, và cũng đổi mới thế giới nơi chúng ta đang sống, qua chúng ta.”

Mời gọi mọi người trở nên “những người nam và nữ đổi mới, được thúc đẩy bởi tình yêu Thiên Chúa”, Đức Thánh đã khuyến khích mọi người không để cho ước nguyện này chết đi: đây là điều mỗi người có thể nói vào buổi chiều: “hôm nay, tại trường học, tại nhà, tại sở làm, được Thiên Chúa hướng dẫn, tôi đã thực hiện được một cử chỉ yêu thương đối với một bạn hữu, cha mẹ tôi, hay một người già yếu.”
 
Những từ ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Những động từ để tin và để sống.
Pt Huỳnh Mai Trác trích dịch
09:22 30/04/2013
Từ ngày được bầu lên Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ ra những bằng chứng qua những bài giảng, những diển văn và những hành động, những tư tưởng chính yếu của ngài.

Ngày 3 tháng 4 , Đức Thánh Cha Phanxicô đến Quảng trường thánh Phêrô cho cuộc nói chuyện hàng tuần.

Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio là Giáo Hoàng Phanxicô.
Người công giáo hành động theo như Đức Giáo Hoàng Phanxicô được trình bày trong bảy động từ rất là năng động: đi, xây dựng, tuyên xưng, loan báo, làm chứng, thờ lạy, và hướng ngoại. Một dự thảo chương trình ngài bày tỏ sau ngày được bầu lên giáo hoàng, trong thánh lễ ở nhà thờ Sistine trong ngày 14, trước các hồng y cử tri ngài nói:
“Bước đi” đời sống của chúng ta là phải luôn tiến bước và khi chúng ta dừng lại, điều này không thể được. Mãi tiến bước, dưới sự hiện diện của Thiên Chúa, dưới ánh sáng của Ngài, phải sống một cuộc đời không có gì đáng chê trách như Chúa đòi hỏi với tổ phụ Abraham, trong lời Chúa hứa.
”Xây dựng”: xây dựng Hội Thánh(. . .) vị Hôn thê của Chúa Kitô, với viên đá góc là chính Chúa Giêsu,
”Tuyên xưng”: Chúng ta có thể đi như chúng ta mong muốn, chúng ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng về Chúa Giêsu Kitô, thì điều này cũng chẳng đi đến đâu!. Chúng ta chỉ trở thành một cơ quan từ thiện, chứ không phải là Giáo Hội , vị Hiền thê của Chúa Kitô.”
Trong thánh đường thánh Phao lồ ngoại thành ngày 15 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến ba động từ như sau: “ loan báo, làm chứng, và thờ lạy trong ba câu hỏi” Làm sao tôi có thể làm chứng cho Chúa Kitô trong đức tin của tôi? Tôi có được lòng can đảm như thánh Phêrô và các thánh tông đồ suy nghĩ, lựa chọn và sống như người Kitô hữu vâng theo thánh ý Thiên Chúa không?
Tiếp đến: Anh, tôi, chúng ta có thật lòng thờ lạy Chúa hay không? Hay chúng ta chỉ đến với Chúa để cầu xin, để cảm tạ, hay chúng ta đến với Ngài để thờ lạy Chúa? Cuối cùng: “Có bao giờ chúng ta nghĩ về một thần tượng dấu kín trong đời sống của chúng ta và làm cho chúng ta không thể thờ lạy Chúa?
Trong nhiều lần lập lại, đặc biệt trong buổi triều kiến ngày 27 tháng 3, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến khi chúng ta muốn theo Chúa thì chúng ta phải vượt ra ngoài. Đi ra ngoài chính mình, ra ngoài lối sống theo như lòng tin thường xuyên, với ý định luôn khép kín theo như các khuôn khổ do mình vẽ ra và cuối cùng đóng lại chân trời do Chúa sáng tạo. Chúa đã ra khỏi chính mình để đến ở giữa chúng ta.” Hãy can đảm đi ra ngoài để mang lại niềm vui và ánh sáng này khắp mọi nơi của đời sống của chúng ta!” và ngài còn nhấn mạnh lại trong buổi triều kiến ngày 3 tháng 4.
Đối với Đức Giáo Hoàng thì Giáo Hội cần phải “hướng ra ngoại vi” nhiều hơn. Đối với những người đã chịu phép thánh tẩy thi cũng phải hướng ra ngoại vi cuộc sống, trước tiên là phải đến với anh chị em mình, rồi đến với những kẻ xa hơn, những người bị bỏ quên, những người cần được cảm thông hơn, cần được an ủi và giúp đỡ nhiều hơn.”
Đừng bao giờ quên đi cây thánh giá
Về phương diện tích cực của Kitô giáo, Đức Giáo Hoàng ước mong người ta đừng quên đi cây thánh giá. Ngày 14 tháng 3, trong thánh lễ: ngài nhấn mạnh: “Là khi chúng ta tiến bước không cây thánh giá, khi chúng ta xây dựng mà không cây thánh giá, khi chúng ta tuyên xưng một Chúa Kitô không thánh giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa Giêsu: chúng ta trở thành người của thế gian, dù chúng ta là những giám mục, linh mục, hồng y , giáo hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa Kitô.”
Cũng như khi ngài trích dẫn bài giảng của Đức Bênêđictô XVI trong ngày Lễ Lá 24 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các vị hồng y các ngài là hoàng tử của một vị “Vua bị đóng đinh”
Cây thánh gía là ngai vàng của Chúa Giêsu(. . .) Chúa Giêsu đã nhận lấy cho mình mọi sự dữ, mọi sự dơ bẩn, mọi tội lỗi của thế gian và cũng như mọi tội lỗi của chúng ta và Ngài đã rửa sạch với máu của Ngài với lòng thương xót, với tình yêu của Thiên Chúa. Hãy nhìn chung quanh chúng ta: Biết bao nhiêu là điều ác đang đè nặng lên nhân loại! Chiến tranh, bạo lực, những tranh chấp về kinh tế luôn đè nặng lên những kẻ yếu kém (. . .) Tham lam của cải, quyền lực, tham nhủng, chia rẻ, những tội ác chống lại nhân loại và chống lại tạo hóa! Và cũng như mọi người chúng ta đều thông biết tội lỗi riêng của chúng ta. . .”
Chiến đấu chống lại ma quỷ
Đức Giáo Hoàng không ngần ngại thường xuyên nói đến ma quỷ. Trong thánh lễ trong nhà thờ Sixtine, ngài nói: “ người ta tuyên xưng sự thế gian ma quỷ, sự thế gian của quỷ dữ.” Rồi sau đó hai ngày, khi nói với một nhóm Hồng Y, ngài cổ vỏ là đừng lùi bước trước sự chua xót và sự bi quan mà ma quỷ xô đẩy chúng ta mọi ngày”. Đức giáo hoàng đặc biệt kết án những lời nói xấu và đối với ngài là “một tội lỗi xấu xa hơn hết”: vì nói xấu là hành vi trực tiếp từ quỷ Satan”, bởi vì nó sinh ra từ lòng oán hận, ganh tỵ. Và chính nó đã tạo nên.
Lòng thù hận chính là Satan, ngài đã nói như vậy trong bài giảng trong thánh lễ ngày 15 tháng 4 tại thánh dường thánh Marta.
Lòng thương xót, kiên nhẩn và niềm vui
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thông điệp mạnh mẽ nhất của Chúa là “lòng thương xót”. Chính Chúa đã phán: “Ta đến không phải cho những kẻ công chính: vì người công chính thì tự mình có thể làm chứng cho chính mình” ngài đã giải thích như vậy trong bài giảng ở nhà thờ thánh Anna ở Vatican và nhấn mạnh: Chúa không bao giờ mệt mỏi để tha thứ: không bao giờ! Chính chúng ta mệt mỏi để xin Chúa tha thứ cho mình!”
Lại nữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn nói thêm ở nhà thờ Thánh Gioan de Latran ngày 7 tháng 4 như sau: Đó chính là đường lối của Chúa: Chúa không thiếu kiên nhẩn như chúng ta, chúng ta luôn muốn được mọi thứ ngay lập tức, cũng như đối với con người. Thiên Chúa thì luôn kiên nhẩn với chúng ta, bởi vì Ngài thương yêu chúng ta, Ngài thấu hiểu chúng ta, hy vọng, và tin cậy ở chúng ta, không bao giờ bỏ rơi chúng ta, không đoạn tuyệt và luôn tha thứ cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ điều này trong đời sống của người Kitô hữu của chúng ta.: Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta, mặc dù ta xa lánh Chúa! Chúa vẫn luôn ở gần chúng ta, nếu chúng ta trở lại với Chúa, Chúa luôn mở rộng cỏi lòng để ôm ấp chúng ta.”
Ngày 30 tháng 3, trong buổi lễ đêm Phục Sinh, Đức Phanxicô đã dưa ra một lời khuyên nhủ: Đừng bao giờ tứ chối một điều mới mẽ mà Thiên Chúa ban cho ta trong đời sống! Chúng ta đừng luôn mệt mỏi, thất vọng, buồn bã, khi chúng ta cảm thấy tội lỗi đè nặng trên chúng ta và đừng nghĩ là chúng ta không thể vượt qua được? Chúng ta đừng thu mình lại, đừng thất vọng, đừng bao giờ bỏ cuộc: Không có một trạng huống nào mà Chúa không thể thay đổi được, cũng như không có một tội lỗi nào mà Chúa không tha thứ nếu chúng ta đến xin với Chúa.”
Cũng như trong ngày Lễ Lá 24 tháng 4 : Đừng bao giờ là những người buồn bã: người Kitô hữu không bao giờ ở trong trạng thái buồn! Đừng bao giờ thất vọng! Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui khi có được nhiều của cải và nhiều thứ, mà chính là niềm vui được gặp gỡ một Người: Chúa Giêsu, Ngài đang ở giữa chúng ta!” (nguồn tin: từ báo La Croix)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Giáo Hội trần tục là một Giáo Hội suy yếu
Bùi Hữu Thư
11:10 30/04/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cầu nguyện liên lỉ trước những sự dữ đang ùa tới

VATICAN CITY, ngày 30 tháng 4, 2013 (Zenit.org) – Trong Thánh Lễ sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc trao phó Giáo Hội cho Thiên Chúa qua việc cầu nguyện liên lỉ. Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ với nhân viên của Văn Phòng Quản Trị Tài Sản Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha nói, trong khi công việc làm của chúng ta có thể bảo vệ Giáo Hội, điều Thiên Chúa làm còn quan trọng hơn nhiều. “Chúa là Đấng duy nhất có thể đối diện với sự dữ và chiến thắng nó. Nếu chúng ta không muốn thần dữ của thế gian này ôm lấy Giáo Hội trong vòng tay, chúng ta phải trao phó Giáo Hội cho Đấng có thể vượt thắng thần dữ của thế gian này.”

Ngài nói: “Ở đây chúng ta có câu hỏi: Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội? Cho toàn thể Giáo Hội? Cho những người anh chị em chúng ta không quen biết, ở khắp mọi nói trên thế giới? Đây là Giáo Hội của Chúa, và trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta nói với Chúa: Lạy Chúa, xin hãy nhìn đến Giáo Hội của Chúa. Chính đây là Giáo Hội của Người. Giáo Hội của Chúa gồm có các anh chị em chúng con. Đây là một lời cầu xin phải đến từ trái tim.”

Trong khi rất dễ cầu xin Thiên Chúa ban cho một điều gì mình cần, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, điều căn bản là chúng ta phải cầu nguyện cho “tất cả những ai đã chịu phép rửa.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Trao gửi Giáo Hội cho Chúa là một kinh nguyện giúp cho Giáo Hội tăng trưởng. Và đây cũng là một hành động của đức tin. Chúng ta không làm gì được, tất cả chúng ta là những đầy tớ nghèo hèn của Giáo Hội. Chính Chúa giúp cho Giáo Hội sống, gìn giữ và làm cho tăng trưởng, làm cho thánh thiện, bảo vệ và che chở chống thần dữ của thế gian và những gì nó muốn Giáo Hội trở thành, tóm lại là trở nên trần tục hơn. Đây chính là nguy cơ trầm trọng!”

Đức Thánh Cha 76 tuổi lưu ý là một Giáo Hội trần tục, với một tinh thần của thế gian, là một Giáo Hội suy yếu, “một Giáo Hội thất bại, không thể loan truyền Phúc Âm, sứ điệp cuả thập giá, thảm kịch của thập giá. Giáo Hội không thể loan truyền điều này nếu quá trần tục.”

Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu trao phó những người già nua, bệnh tật, những trẻ em và thanh thiếu niên cho Chúa giữa những gian lao thử thách. Ngài tiếp: làm được như vậy, “Chúa sẽ ban cho chúng ta, giữa những gian lao thử thách, sự bình an, chỉ có Người mới có thể ban cho.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Nền hoà bình mà thế giới không thể đem lại, nền hoà bình không thể mua được, nền hòa bình là một quà tặng thực sự của sự hiện diện của Chúa Giêsu ngay bên trong Giáo Hội. Xin hãy trao phó tất cả cho Chúa, xin hãy gìn giữ Giáo Hội của các bạn trong những cơn thử thách, để cho không mất đức tin, để cho không mất hy vọng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng bằng việc cầu xin Thiên Chúa ban cho tất cả mọi tín hữu sức mạnh để không mất đức tin và niềm hy vọng. Ngài nói: “Trao phó Giáo Hội cho Chúa sẽ làm cho chúng ta và Giáo Hội tốt lành hơn. Sẽ cho chúng ta có nền hòa bình tốt đẹp hơn, sẽ làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn trong khi chúng ta chịu đau khổ.”
 
Tin về ngày trở lại Vatican của ĐTC Bênêđictô XVI
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:50 30/04/2013
VATICAN - Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày hôm nay, thứ Ba 30.04.2013, cha Frederico Lombardi, s.j., Giám Đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã chính thức công bố cho giới nhà báo biết ngày trở lại Vatican của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sau một thời gian đúng hai tháng sống tại dinh thự Castel Gondolfo.

Ngài sẽ trở lại Vatican bằng trực thăng vào ngày 2 tháng Năm tới đây. Trực thăng sẽ dời Castel Gondolfo vào khoảng 16h30 - 17h để đưa ngài về sống tại đan viện Mẹ Giáo Hội nằm trong nội thành Vatican. Tầng trệt của đan viện này đã được tu sửa để đón tiếp Đức Thánh Cha.

Trước đây, khi các ký giả đặt câu hỏi về tình hình sức khỏe của giáo hoàng thứ 265 này, vị phát ngôn viên của Tòa Thánh cũng đã từng khẳng định rằng lý do sức khỏe của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bị sụt giảm là do tuổi tác, chứ không phải vì ngài mắc một chứng bệnh nào hết.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Israel
LM. Trần Đức Anh OP
14:00 30/04/2013
VATICAN. Tòa Thánh cầu mong các cuộc thương thuyết giữa Israel và Palestine sớm được mở lại để đạt tới một hiệp định đáp ứng các khát vọng của hai dân tộc.

Lập trường trên đây của Tòa Thánh được bày tỏ trong cuộc tiếp kiến của ĐTC dành cho tổng thống Israel, Ông Shimon Peres tại Vatican, sáng ngày 30-4-2013.

Thông cáo của Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết sau khi hội kiến với ĐTC, Tổng thống Peres đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Bertone và Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti.

”Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã đề cập đến tình hình chính trị và xã hội ở Trung Đông, nơi vẫn còn nhiều thực tại xung đột. Tòa Thánh cầu mong các cuộc thương thuyết sớm được mở lại giữa người Israel và Palestine, để với những quyết định can đảm và sự sẵn sàng của hai bên, cũng như với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, người ta có thể đạt tới một hiệp định tôn trọng các khát vọng hợp pháp của hai dân tộc và qua đó quyết liệt góp phần vào nền hòa bình và sự ổng định trong vùng. Các vị cũng đề cập đến vấn đề quan trọng là thành Jerusalem. Tòa Thánh đặc biệt tỏ ra lo âu vì cuộc xung đột đang xảy ra tại Siria và cầu mong một giải pháp chính trị, ưu tiên theo tiêu chuẩn hòa giải và đối thoại.”

“Trong các cuộc hội kiến các vị cũng đề cập đến quan hệ giữa Nhà Nước Israel và Tòa Thánh, và giữa chính quyền quốc gia Israel và cộng đoàn Công Giáo địa phương. Hai bên đánh giá cao những tiến bộ đạt được nhờ Ủy ban làm việc songphương, dấn thân trong việc soạn một Hiệp định về những vấn đề được hai bên quan tâm, và Tòa Thánh mong ước việc soạn Hiệp định này sớm được kết thúc”.

Tổng thống Shimon Peres đã mời ĐTC Phanxicô đến viếng thăm Thánh Địa.

Cha Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ĐTC vui mừng vì lời mời viếng thăm Thánh Địa, nhưng hiện nay cuộc viếng thăm này không có trong chương trình của ĐGH. Cha nói với giới báo chí: ”Chúng ta biết rằng tất cả các vị Giáo Hoàng đều sẵn sàng đến Thánh Địa, vì thế lời tổng thống Shimon Peres mời ĐGH Phanxicô đến Jerusalem chắc chắn được đón nhận với sự sẵn sàng vào vui mừng, nhưng hiện giờ không có chương trình nào cả”.

Mặt khác, Đức Cha Shomali, GM phụ tá Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh đặc trách các tín hữu Công Giáo tại Jerusalem phê bình quyết định của chính phủ Israel thiết lập bức tường an ninh phân chia thung lũng Cremisan.

Theo quyết định ngày 24-4 vừa qua, bức tường an ninh bao vây 3 phía của một tu viện Công Giáo và tường tiểu học trên lãnh thổ của người Palestine. Bên kia bức tường là phần lớn đất đai của các nữ tu và dân làng Công Giáo Beit Jala.

Tòa Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem bày tỏ ”kinh ngạc và lo âu” vì quyết định của Ủy ban đặc nhiệm cấp cao của Israel phê chuẩn dự án thiết lập bức tường phân chia thung lũng Cremisan, tạo ra những khó khăn rất lớn cho dân chúng địa phương trong việc giáo dục người trẻ.

Tại Cremisan có hai tu viện của dòng Don Bosco và dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, với trường học, trường huấn nghệ nông nghiệp trở giúp dân chúng trong làng Công Giáo Beit Jala.

Với bức tường chia cách này, tu viện của các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tọa lạc bên phía Palestine, bị bao vây 3 phía, và trường tiểu học của các nữ tu bị xáp nhập, và phần lớn đất đai còn lại thì tọa lạc ở phía Israel. Sự phân cách này làm cho ơn 450 học sinh Palestine phải học tại một trường có hình dánh như một nhà tù có hàng rao và các trạm kiểm soát bao quanh.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Asia News, Đức Cha Shomali nhấn mạnh rằng những lý do bênh vực việc xây tường thật là yếu ớt và mơ hồ. An ninh của Israel có thể được bảo kể cả khi dời xa bức tường hoặc tìm những giải pháp khác. Đàng khác, đối với chính quyền Israel, không thể thay đổi lộ trình vì bức tường đã được hoàn thành” (SD, 30-4, Asia News 29-4-2013)
 
Tâm tình tháng hoa kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:24 30/04/2013
Tâm tình tháng hoa kính Đức Mẹ Maria

Tháng Năm hằng năm, theo tập tục nếp sống đức tin trong Giáo Hội, là tháng dành riêng cho việc kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa thiên đình.

Trong các thánh đường, nơi bàn thờ kính Đức Mẹ được sửa dọn trưng bày hoa nến nhiều cùng đẹp tưng bừng khác thường.

Hằng tuần trong tháng này có giờ đọc kinh kính Đức Mẹ. Ở nhiều nơi, như bên quê nhà Việt Nam, các em nhỏ vũ múa theo nhịp điệu ca hát cùng với những nhánh ngành hoa tươi dâng kính mừng Đức Mẹ trong suốt tháng. Cung cách này rất sống động và mang đến ấn tượng sâu đậm cho lòng đạo đức nơi người trẻ cũng như nơi người lớn.

Trong tháng này những bài hát ca tụng ngợi khen Đức Mẹ chan chứa tâm tình yêu mến của người con với Đức mẹ, cùng với nhiều biểu tượng hình ảnh được cất xướng hát long trọng rầm rộ ầm vang trong các thánh đường. Và tháng Năm kính Đức Mẹ cũng còn được gọi là tháng hoa.

Nếp sống bình dân lòng sùng kính Đức Mẹ như thế đã ăn sâu vào đời sống đức tin của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô.

Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria không là cách thức biểu lộ sống theo tình cảm mẹ con, mà để Thiên Chúa, bỏ Chúa Giêsu, Đấng là trung tâm của đức tin sang ra một bên. Không, không phải thế đâu. Trong đời sống đức tin vào Chúa Giêsu, xưa nay đâu đã có ai người trần gian đã sống gần sát Chúa Giêsu hơn Đức Mẹ Maria.

Đức Mẹ Maria là người mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu như bao người mẹ trần gian khác. Thân xác Chúa Giêsu đã thành hình cung lòng Đức Mẹ, và được Đức Mẹ nuôi dưỡng săn sóc dạy dỗ trong suốt quãng đời tuổi thơ, tuổi thanh thiếu niên. Và Đức Mẹ cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu cho tới giờ phút sau cùng chịu chết trên thập gía. Đức Mẹ biết rõ hơn ai hết về Chúa Giêsu.

Và Đức Mẹ không chỉ là người mẹ Chúa Giêsu, mà còn là người có đức tin sâu thẳm vào Thiên Chúa. Nên việc sùng kính Đức Mẹ là cách thức tôn vinh Chúa Giêsu, là cung cách biểu lộ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống và tình yêu.

Người tín hữu Chúa Kito nhận ra chân dung của Đức Mẹ không do suy diễn từ những hình tượng tạc in vẽ Đức Mẹ, nhưng qua những giai đoạn cuộc đời Đức Mẹ được ghi thuật lại trong Phúc âm.

Không báo trước sửa dọn, Thiên Chúa sai Thiên Thần Gabriel hiện đến gặp Maria và báo tin Maria sẽ thụ thai Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, không do máu huyết của Thánh Giuse, người mà Maria đã đính hôn sắp cưới.

Đây thật là điều bất ngờ, gây ra hoài nghi lo sợ bối rối, có khi mang đến khủng hoảng tinh thần cho thiếu nữ Maria rất sâu đậm!

Đang lúc mang thai nhi trẻ Giêsu trong cung lòng tới ngày sắp sinh con, Maria phải cùng Giuse lên đường đi về quê quán cũ ở Bethlehem khai nhân danh vào sổ bộ hành chính như lệnh vua truyền. Vượt đường xa mệt nhọc tới đúng thời điểm ngày sinh con mà không tìm được chỗ nương thân, nên phải chấp nhận vào hang chuồng xúc vật tạm trú sinh trẻ Giêsu, Con Thiên Chúa, nơi đó.

Thật là một thảm cảnh cho đời của Đức Mẹ Maria!

Chưa hết, vừa mới hạ sinh trẻ Giêsu, Mẹ Maria lại cùng với gia đình lần nữa vượt đường xa đi di cư tỵ nạn sang sinh sống bên xứ lạ Ai Cập. Vì vua Herode đang truy lùng tìm giết hài nhi Giêsu. Thế là gia đình Đức Mẹ phải sống cảnh tha hương bơ vơ nơi xứ lạ quê người.

Rồi khi trẻ Giêsu lớn lên, theo tập tục đạo giáo cùng văn hóa, phải được cắt bì. Tiên Simeon hân hoan mừng rỡ ra tận đền thờ đón trẻ Giêsu. Bồng ẵm trẻ trên tay, Ông không ngớt lởi ca ngợi chúc tụng Thiên Chúa đã cho Ông cơ hội hạnh phúc có một không hai trong đời Ông. Nhưng Ông lại nói lời tiên báo cho cuộc đời Đức Mẹ thật u buồn đau đớn: Còn chị, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua lòng chị. ( Lc 2,35.)

Ôi còn lời nào mang đến đau khổ bất hạnh, ám ảnh đen tối cho cuộc đời một người mẹ hơn lời này nữa!

Cũng theo tập tục nếp sống đạo giáo, gia đình Đức Mẹ Maria cũng hằng năm từ quê quán Nazareth ở miền Bắc nước Do Thái đi hành hương đền thờ Gierusalem ở miền Nam nước Do Thái. Bỗng dưng trẻ Giêsu biến mất trong đền thờ. Ba ngày liền Đức Mẹ và Thánh Giuse lo lắng hoài nghi đi tìm con.

Nhưng khi tìm gặp Chúa Giêsu, Đức Mẹ như bao người mẹ trên trần gian đã nói lên tâm tư vừa mừng rỡ vừa trách móc với Chúa Giêsu: Này con sao con lại để cha mẹ phải lo lắng đi tìm con như thế này ? Chúa Giêsu thản nhiên trả lời như không một mảy may cảm thông: Sao cha mẹ lại đi tìm con? Cha mẹ không biết sao, con còn phải chu toàn ý Chúa Cha đã trao phó cho con mà? ( Lc 2,48.)

Một người mẹ trong hoàn cảnh đó mà nghe con mình đối đáp như thế chắc là không những cảm thấy ngạc nhiên xa lạ mà còn đau đớn xót xa trong lòng nữa biết chừng nào!

Chắc Đức Mẹ Maria, tuy tin rằng Chúa Giêsu con mình là Con Thiên Chúa, nhưng cũng đã âm thầm chịu đựng tự lau gạt dòng nước mắt pha trộn niềm vui tìm gặp lại được con, và nhất là dòng nước mắt đau đớn vì những lời xa lạ lạnh lùng Chúa Giêsu vừa nói ra với mình, đang lăn chảy nơi khóe mắt trên đôi gò má!

Lưỡi gươm đau khổ đâm thâu trái tim Đức Mẹ không dừng lại nơi đó, trái lại còn tiếp diễn kéo dài với những lời nhục mạ vu cáo Chúa Giêsu con mình do các thầy cả thượng tế trong đạo. Và sau cùng Đức Mẹ Maria phải chịu đựng nhìn Chúa Giêsu con mình bị xét xử lăng mạ xỉ vả, bị bắt vác thập gía lôi kéo đi giữa đường phố cho đến đồi núi sọ, rồi bị đóng đinh xử tử chết nhục nhã trên thập gía.

Đức Mẹ Maria ngay từ khởi đầu đã nói với Thiên Thần Gabriel lời: Xin xảy đến cho tôi như lời Thiên Thần truyền.

Lời nói đầy lòng tin tưởng phó thác vào bàn tay Chúa của Đức Mẹ đã dẫn đưa Đức Mẹ sống trải qua những thăng trầm, những bước đường lên cao xuống thấp, những lo âu căng thẳng, đau khổ đớn đau cùng niềm vui hạnh phúc kiếp sống con người.

Như thế cuộc đời Đức Mẹ là mẫu gương về sống đức tin vào Chúa cho người tín hữu Chúa Kito.

Và khi nhìn soi vào gương sống đức tin của Đức Mẹ Maria, người tín hữu Chúa Kitô học hỏi thêm, cùng lên tinh thần phấn khởi trên con đường sống đức tin giữa những thử thách chao đảo của đời sống.

„Hoa muôn sắc con dâng trước tòa, mầu tươi thắm hương ngát tốt xinh.
Hoa muôn sắc con dâng trước tòa, còn thua kém nhan Mẹ Chúa thiên đình.“

Tháng hoa mừng kính Đức Mẹ Maria, 01.05.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Sư phạm giáo lý trong hai sách Tin Mừng Mac-cô và Gioan
UB Giáo Lý VN tại HK
17:03 30/04/2013
Dưới đây là tóm lược bài thuyết trình của Cha Nguyễn Công Đoan trong Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Cha Nguyễn Công Đoan, SJ, hiện là Giám Đốc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh tại Giêrusalem. Ngài sẽ là thuyết trình viên chính trong Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Kỳ XII. Đại Hội Giáo Lý năm nay được tổ chức để mừng Kỷ Niệm:

- 50 năm Công Đồng Vaticanô II (1962-2012)

- 20 năm Ban hành Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (1992-2012)

- Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Roma (tháng 10 năm 2012).

- Với người Công Giáo Việt Nam, mừng kỷ niệm Ngân Khánh Ngày Tuyên Phong Hiển Thánh 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam (1988-2013)

Muốn ghi daanh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.


Sư phạm giáo lý trong hai sách Tin Mừng Mac-cô và Gioan.



Sau bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, “đã có thêm khỏang ba ngàn người theo đạo.

“Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng” (CVTĐ 2,42).

Bài giảng đầu tiên công bố Tin Mừng với những điểm chính yếu. Các Tông Đồ tiếp tục giảng dạy, giúp các tín hữu hiểu biết thêm về Chúa Giêsu và giáo huấn của Chúa về đời sống môn đệ. Đó là công việc mà hôm nay chúng ta gọi là dạy giáo lý.

Thế hệ thứ hai không được may mắn nghe chính các Tông Đồ, nhưng có những người tiếp tục nhiệm vụ giảng dạy và có sách ghi chép những gì các Tông Đồ đã dạy.

“Có nhiều người đã ra công sọan bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.

Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc”.

Mỗi sách Tin Mừng đều là một thủ bản giáo lý cho những trình độ khác nhau và có một sư phạm riêng để đưa người tín hữu khám phá, vào sâu trong màu nhiệm Chúa Giêsu Kitô và sống làm môn đệ của Chúa. Sư phạm của các sách Phúc Âm là điều Giáo lý viên cần học trước tiên.

Sách Tin Mừng Mac-cô có thể được coi là thủ bản cho trình độ căn bản: khám phá bước đầu về Đức Giêsu Nazareth: làm sao nhận ra Ngài là Đấng Kitô và là Con Thiên Chúa.

Sách Tin Mừng Gioan là thủ bản cho trình độ trưởng thành: Chúa Giêsu dẫn vào màu nhiệm Thiên Chúa, “kể ra cho chúng ta biết về Thiên Chúa” là Cha của Ngài và là Cha của chúng ta và đưa chúng ta vào trong lòng Chúa Cha.
 
Lòng sùng kính Đức Mẹ và cuộc sống tâm linh
Vũ Văn An
20:08 30/04/2013
Dan Burke là tác giả và diễn giả, tổng giám đốc tờ National Catholic Register, từng xuất hiện trên chương trình Journey Home của EWTN và hay viết về cuộc sống tâm linh trên Roman Catholic Spiritual Direction và vừa hoàn thành cuốn “Navigating the Interior Life – Spiritual and the Journey to God”. Điều đặc biệt nơi Dan Burk là ông vốn sinh ra trong Do Thái Giáo, lớn lên trong niềm tin Thệ Phản, và sau 15 năm tìm kiếm, cuối cùng đã gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Nhân tháng Hoa năm nay, Dan Burke thuật lại diễn trình lòng sùng kính Đức Mẹ nơi ông. Đối với Dan Burke, cho tới những ngày gần đây, không khía cạnh nào trong diễn trình phát triển tâm linh lại bí nhiệm hơn lòng sùng kính này. Vì trong diễn trình trở lại Đạo Công Giáo của ông, các học lý liên quan tới Đức Maria là những học lý khó chấp nhận hơn cả. Bước ngoặt chỉ có nhờ một ai đó chỉ cho ông thấy một vài đểm sau đây. Thứ nhất, họ khuyên ông suy niệm đoạn thư Rôma 13 trong đó Thánh Phaolô dạy ta phải “tôn kính những ai đáng tôn kính”. Rồi họ đặt cho ông một câu hỏi đơn giản: “Nếu ta được kêu gọi tôn kính những ai đáng tôn kính, mà Tổng Lãnh Thiên Thần vâng lệnh Thiên Chúa đã tôn kính Đức Maria, thì tất nhiên ta sẽ tôn kính Thiên Chúa nếu ta biết phản ảnh cùng một thiên hướng như thế”. Dan Burke rút ra câu kết luận này: nếu ta tôn kính Thiên Chúa bằng cách tôn kính Đức Maria, thì ta đâu có cướp mất của Thiên Chúa lòng tôn kính mà Người đáng được; trái lại, ta thực sự thờ lạy Người qua việc tôn kính Đức Mẹ. Nhờ thế, sau khi trở lại không lâu, ông quyết định bắt đầu tôn kính đấng đáng tôn kính, dù thoạt đầu việc này khá khó khăn. Kể từ đó, lòng sùng kính của ông mỗi ngày một tăng tiến và ông tin rằng sự cầu bầu của Đức Mẹ hết sức chủ yếu đối với sự lớn mạnh trong cuộc sống tâm linh của ông.

Song song với kinh nghiệm bản thân, Dan Burke cũng gặp được nhiều bậc thầy linh đạo sáng chói, chỉ cho ông thấy: chính Mẹ Thiên Chúa đã trợ giúp ta biết và yêu Chúa Kitô. Ông trưng dẫn ca khúc “Mary the Dawn” (Maria Bình Minh) của Cha Justin Mulcahy C.F.

Maria bình minh, Chúa Kitô ngày trọn;
Maria cổng chào, Chúa Kitô thiên đạo!
Maria là rễ, Chúa Kitô nho mầu;
Maria trái nho, Chúa Kitô rượu thánh!
Maria nhành lúa, Chúa Kitô bánh sống;
Maria cây hồng, Chúa Kitô hồng thắm!
Maria giếng khơi, Chúa Kitô thanh lũ (cleansing flood);
Maria chiếc chén, Chúa Kitô máu chuộc!
Maria đền thờ, Chúa Kitô Chúa đền;
Maria cung thánh, Chúa Kitô Chúa thờ!
Maria hải đăng, Chúa Kitô an nghỉ;
Maria gương soi, Chúa Kitô nhìn rõ!
Maria là mẹ, Chúa Kitô Con Mẹ.
Cả hai muôn phúc, đời đời bất tận.

Cha Garrigou Lagrange, trong cuốn “Three Ages of the Interior Life” (ba thời kỳ của cuộc sống nội tâm) thì tóm lược vai trò của Đức Mẹ như sau: “Khi xem sét các nền tảng của cuộc sống nội tâm, ta không thể nói tới hành động của Chúa Kitô, Đấng Trung Gian phổ quát, đối với nhiệm thể của Người mà đồng thời lại không nói tới ảnh hưởng của Đức Maria… Nhiều người tự lừa dối mình khi chủ trương rằng họ có thể đạt tới sự kết hợp với Thiên Chúa mà không cần liên tục chạy tới với Chúa Kitô, Đấng vốn là đường, là sự thật và là sự sống. Một lầm lẫn nữa là họ muốn chạy tới với Chúa Kitô mà trước nhất lại không đến với Đức Maria… Người Thệ Phản đã mắc vào sai lầm vừa kể. Tuy không qúa tệ như thế, nhưng nhiều người Công Giáo không thấy rõ đủ sự cần thiết phải chạy đến với Đức Mẹ để có thể vươn tới tình thân mật với Chúa Cứu Thế. Thậm chí, Chân Phúc Grignion de Montfort còn cho rằng có ‘những vị tiến sĩ chỉ biết Mẹ Thiên Chúa một cách suy lý, khô khan, khô cằn, và dửng dưng; họ sợ rằng lòng sùng kính Trinh Nữ Diễm Phúc sẽ bị lạm dụng, có hại cho Chúa vì đã tôn kính Mẹ Thánh của Người thái quá…’ Xem ra họ muốn tin rằng Đức Maria gây trở ngại cho việc ta vươn tới sự kết hợp với Thiên Chúa. Theo Chân Phúc Grignion, ta sẽ thiếu khiêm nhường nếu ta quên khuấy các vị trung gian mà Thiên Chúa đã ban cho ta vì sự yếu đuối của ta. Sự thân mật với Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu ta có lòng sùng kính chân thực và sâu sắc đối với Đức Maria”.

Cha Lagrange hoàn tất tác phẩm vĩ đại của ngài về cuộc sống tâm linh một năm trước khi “Chân Phúc Grignion” được phong hiển thánh. Vị thánh này vốn là một bậc thầy khôn ngoan trong lãnh vực sùng kính Đức Mẹ và chắc chắn xứng đáng được tôn phong Tiến Sĩ Giáo Hội. Trong cuốn “Lòng Sùng Kính Chân Thực Đối Với Đức Maria”, Thánh Grignion cho thấy nhiều điều hơn nữa về việc phát triển cuộc sống nội tâm và lòng sùng kính Đức Mẹ. Sau đây là hai trích đoạn rất có giá trị trích từ tác phẩm này:

1. “Xin qúy bạn lưu ý điều này tôi bảo các thánh được đúc khuôn theo Đức Maria. Có sự khác nhau lớn giữa việc tạo nên một hình nổi bằng cách dùng búa và đục, và việc tạo nên nó bằng một chiếc khuôn. Các người tạc tượng và điêu khắc gia phải vất vả nhiều lắm mới làm nên phần lớn các bức tượng bằng cách thứ nhất; nhưng với cách thứ hai, ta đỡ vất vả hơn và tạo nên các bức tượng nhanh hơn. Thánh Augustinô gọi Đức Bà Diễm Phúc là ‘chiếc khuôn của Thiên Chúa’, cái khuôn tốt để đúc lên các thần minh. Ai được đúc bằng chiếc khuôn này thực sự đã được lên hình dạng và lên khuôn trong Chúa Giêsu Kitô, và Chúa Giêsu Kitô được lên hình dạng và lên khuôn trong họ”.

2. “Thiện ích thứ ba mà Đức Mẹ làm cho các tôi trung của ngài là dẫn dắt và hướng dẫn họ theo ý muốn của Con Trai thần thánh ngài. Rebecca hướng dẫn con trai Giacóp bé bỏng của mình, và thỉnh thoảng cho nó những lời khuyên tốt; hoặc để được cha chúc phúc, hoặc để tránh bị anh trai là Esau ghét bỏ và hành hạ. Đức Maria, đấng vốn là Sao Biển, dẫn dắt mọi tôi trung của ngài tới bến bình an. Ngài chỉ cho họ đường tới sự sống đời đời. Ngài giúp họ tránh những nơi nguy hiểm. Ngài cầm tay dẫn dắt họ tiến theo đường công chính. Ngài đỡ nâng khi họ sắp té; ngài nâng họ dậy khi họ vấp ngã thật sự. Ngài quở mắng họ như một người mẹ yêu thương khi họ sa ngã; và đôi khi ngài còn phạt họ một cách đầy yêu thương nữa. Liệu một đứa con vâng lời Đức Maria, người Mẹ nuôi và là người hướng dẫn thông sáng của nó, có khi nào lại lầm đường dẫn tới cõi trường sinh hay không? Thánh Bernard từng viết rằng ‘bước chân theo ngài, bạn không thể nào lạc đường được’”.

Dan Burke cho rằng từ các suy tư đầy khôn ngoan của Cha Lagrange và của Thánh Grignion, ông thấy Thánh Nữ Têrêxa thành Avila cũng khuyên ta chạy tới với Đức Maria và các thánh; nhất là trong trận chiến đấu dành sự phát triển đời sống tâm linh: “Họ cần nhận Mẹ Diễm Phúc và các thánh làm người bầu cử để những vị bầu cử này chiến đấu cho họ… Thực vậy, trong mọi bậc sống, điều cần là sức mạnh đến với ta từ Thiên Chúa”.
 
Top Stories
Young Vietnamese Americans learning the lessons of Black April
Anh Do, latimes.com
10:59 30/04/2013
For many Vietnamese immigrants, the memory of April 30 — the day Saigon fell to the Communist north — has been passed on only through photos, stories or video clips. Or it's been buried under silence.



One girl gasps as the grainy black-and-white footage rolls: Women are screaming, thrusting their babies at soldiers boarding a helicopter.

In the next scene, hundreds of refugees packed in the belly of a rickety boat rock in the ocean, desperately trying to flee their homeland after the fall of Saigon.

Gathered in a Garden Grove office, young adults who grew up in the shadow of war watch the images, only tasting the horrors their parents and relatives endured when South Vietnam fell to Communist forces 38 years ago.

For many in immigrant communities like Orange County's Little Saigon, the memory of April 30 — "Black April" to those who lived through it — has been passed on only through photographs, stories or rough video clips. Or it's been buried under silence.

"I was only 10 months when I arrived in the United States," said Giao Tran, 20, a student at Golden West College in Huntington Beach. "I must figure out what led us here. When I ask my dad about his escape, he says, 'That's in the past. We don't talk about it anymore.'"

Now Tran is part of the new immigrant generation trying to keep the lessons of Black April alive.

This past weekend, as their elders donned military dress, convening at the Vietnam War Memorial and the Vietnamese Boat People Monument in Westminster, the young adults gathered to take history lessons from the Union of Vietnamese Student Assns. of Southern California.

"If you think of a history of another country in the world, probably there's nowhere like where we came from," said Phong Ly, 30, who led the discussion.

Ly, an aide to U.S. Rep. Alan Lowenthal (D-Long Beach), retraced the unraveling of Vietnam and its people after 1975, hitting on land reform, mass executions, re-education camps, hunger and isolation.

"When I share stories of Black April and what happened after with my younger siblings, they're like, 'Are you kidding me? I don't believe it.' We who grew up here get everything we need," said Dianna Nguyen, 22, who's majoring in Asian American studies at Cal State Fullerton.

"What we also need," she added, "is to have compassion for the suffering we never saw."

For some, the lessons raise basic questions.

"So — who are the people who stayed back?" Tran asked. "How did someone decide if they were on this side, or the other side?

Billy Le and Nina Tran, among the nonprofit's current leaders, stressed to the group how their fellow Vietnamese live in a nation without open access to the Internet, without fundamental human rights.

"Instead of listening to what the Communist government says, you should look at what they do," Le, 26, urged. "We're youths, we live with Facebook — why do they block Facebook?"

"It's a society based on brainwashing," said Nina Tran, 25, a student at Orange Coast College in Costa Mesa.

By comparison, Vietnamese Americans "can dig really deep into what went on — no one can force us to accept face value," Nina Tran said, adding that it's important for them to lobby Congress on International Human Rights Day and to learn about the people, places and issues linked to their ancestral homeland — including actress Jane Fonda, who opposed the United States' involvement in the Vietnam War.

Nina Tran then takes the youths outside, assigning them to "write down what you consider the five most important things in your life."

The choices are youthfully typical. Money. Education. Career. Social mobility. Technology.

"Give up one of these things," Tran instructs them. "Then another. And another."

Finally, each is left holding one strip of paper. Most bear one word: "Family."

"You gotta give that up too," she orders. "Now you know what your parents went through — Black April and beyond. That's what they were left with: nothing."

(Source: anh.do@latimes.com, http://www.latimes.com/news/local/la-me-ff-saigon-fall-20130430,0,6752466.story)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 21/4 - 28/04
VietCatholic Network
05:49 30/04/2013
 
Thánh lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 tại Melbourne.
Trần Văn Minh
07:48 30/04/2013
Melbourne, vào lúc 7 giờ 30 tối Ngày 30 tháng 4 năm 2013. Một Thánh lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã được cử hành rất trang trọng tại Thánh đường I Nhã vùng Richmond Victoria.

Thánh lễ do Linh mục Nguyễn Viết Huy thuộc Dòng Tên chủ tế với đông đủ mọi thành phần đồng bào Việt Nam, từ các em nhỏ cho đến các cụ cao niên trong cộng đoàn Người Việt Nam tại Melbourne về tham dự. Đặc biệt, có nhiều anh em cựu quân nhân QLVNCH với quân phục chỉnh tề tham dự làm cho buổi lễ thêm phần long trọng và ý nghĩa hơn.

Trước Thánh lễ, đại diện Hội cựu quân nhân Việt Nam Tiểu bang Victoria đã rước quốc quân kỳ Úc Việt, mang vòng hoa đặt trước bàn thờ. Linh mục chủ tế đã cùng mọi người rước nến từ cuối nhà thờ mang lên đặt trên bàn để tưởng niệm đến anh linh, chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh bảo vệ cho nền tự do của đất nước, trong tiếng ca bài Kinh Hòa Bình được ca đoàn nhà thờ I Nhã vang lên khi các ngọn nến lung linh trên tay mọi người đặt trước bàn thờ.

Mọi người đã dành một phúc mặc niệm cho biến cố 30 tháng 4. Linh mục chủ tế đã giới thiệu về ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay, xin mọi người cùng hợp ý cầu nguyện xin Thiên Chúa cho quê hương đất nước được sự an bình, cho mọi người được ơn an bình, cùng cầu nguyện cho nước Úc quê hương thứ Hai của chúng ta luôn an bình hạnh phúc.

Trong phần chia sẻ, Linh mục Nguyễn Viết Huy cũng cho biết, trước năm 1975, bản thân linh mục cũng là một quân nhân phục vụ trong QLVNCH, bị bắt và bị tù đày trong các trại tù (cải tạo) như bao quân nhân khác, cũng đã nếm đủ mọi sự trả thù hà khắc của chế độ CS. dành cho quân cán chính VNCH và đồng bào Miền Nam.

Mặc dù, là một ngày thường trong tuần, chúng tôi nhận thấy trong ngôi thánh đường rộng lớn và cổ kính, số đồng bào đi tham dự Thánh lễ rất đông, chiều tối trời lạnh, những chiếc khăn len đan mầu cờ vàng đã nổi bật làm cho mọi người cảm thấy ấm áp và gần gũi nhau hơn.

Sau Thánh Lễ, linh mục chủ tế cho biết vì không có ban tổ chức, nếu có những gì sơ suất, xin mọi người cùng chung tay làm việc, và cũng xin mời mọi người sang bên hội trường nhà xứ, dùng ly trà nóng cho ấm và có thêm thời gian để hàn huyên tâm sự về biến cố năm xưa, cùng cầu cho đất nước mỗi ngày một thăng tiến, tự do dân chủ thật sự về trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Bên tánh trà nóng nghi ngút khói, mọi người có dịp đứng bên nhau trò chuyện thật vui vẻ trước khi chia tay, trong tình yêu mến.

Melbourne 30/4/2013.

 
Thánh lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 tại Melbourne
Trần Văn Minh
10:16 30/04/2013
Melbourne, vào lúc 7 giờ 30 tối Ngày 30 tháng 4 năm 2013. Một Thánh lễ tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã được cử hành rất trang trọng tại Thánh đường I Nhã vùng Richmond Victoria.

Xem hình ảnh

Thánh lễ do Linh mục Nguyễn Viết Huy thuộc Dòng Tên chủ tế với đông đủ mọi thành phần đồng bào Việt Nam, từ các em nhỏ cho đến các cụ cao niên trong cộng đoàn Người Việt Nam tại Melbourne về tham dự. Đặc biệt, có nhiều anh em cựu quân nhân QLVNCH với quân phục chỉnh tề tham dự làm cho buổi lễ thêm phần long trọng và ý nghĩa hơn.

Trước Thánh lễ, đại diện Hội cựu quân nhân Việt Nam Tiểu bang Victoria đã rước quốc quân kỳ Úc Việt, mang vòng hoa đặt trước bàn thờ. Linh mục chủ tế đã cùng mọi người rước nến từ cuối nhà thờ mang lên đặt trên bàn để tưởng niệm đến anh linh, chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh bảo vệ cho nền tự do của đất nước, trong tiếng ca bài Kinh Hòa Bình được ca đoàn nhà thờ I Nhã vang lên khi các ngọn nến lung linh trên tay mọi người đặt trước bàn thờ.

Mọi người đã dành một phúc mặc niệm cho biến cố 30 tháng 4. Linh mục chủ tế đã giới thiệu về ý nghĩa của Thánh lễ hôm nay, xin mọi người cùng hợp ý cầu nguyện xin Thiên Chúa cho quê hương đất nước được sự an bình, cho mọi người được ơn an bình, cùng cầu nguyện cho nước Úc quê hương thứ Hai của chúng ta luôn an bình hạnh phúc.

Trong phần chia sẻ, Linh mục Nguyễn Viết Huy cũng cho biết, trước năm 1975, bản thân linh mục cũng là một quân nhân phục vụ trong QLVNCH, bị bắt và bị tù đày trong các trại tù (cải tạo) như bao quân nhân khác, cũng đã nếm đủ mọi sự trả thù hà khắc của chế độ CS. dành cho quân cán chính VNCH và đồng bào Miền Nam.

Mặc dù, là một ngày thường trong tuần, chúng tôi nhận thấy trong ngôi thánh đường rộng lớn và cổ kính, số đồng bào đi tham dự Thánh lễ rất đông, chiều tối trời lạnh, những chiếc khăn len đan mầu cờ vàng đã nổi bật làm cho mọi người cảm thấy ấm áp và gần gũi nhau hơn.

Sau Thánh Lễ, linh mục chủ tế cho biết vì không có ban tổ chức, nếu có những gì sơ suất, xin mọi người cùng chung tay làm việc, và cũng xin mời mọi người sang bên hội trường nhà xứ, dùng ly trà nóng cho ấm và có thêm thời gian để hàn huyên tâm sự về biến cố năm xưa, cùng cầu cho đất nước mỗi ngày một thăng tiến, tự do dân chủ thật sự về trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Bên tánh trà nóng nghi ngút khói, mọi người có dịp đứng bên nhau trò chuyện thật vui vẻ trước khi chia tay, trong tình yêu mến.
 
CĐCGVN Sydney tham dự Thánh lễ Tưởng Niệm Ngày 30/04
Diệp Hải Dung
10:20 30/04/2013
Tối thứ Ba 30/04/2013 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard tham dự Thánh lễ tưởng niệm 30/04 cầu nguyện cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì đại nghĩa cũng như những thuyền nhân đã bỏ mình trên đường tìm lý tưởng tự do.

Xem hình ảnh

Sau 3 hồi chiêng trống vang rền, đoàn Phụng vụ, quý Trưởng Ban các Giáo Đoàn và quý Cha tiến vào nhà thờ đến trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam dâng lời nguyện đồng thời thắp nên ánh nến và nén hương dâng lên bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam để tưởng niệm và kính nhớ các bậc tiền nhân. Sau đó qúy Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn mời gọi toàn thể Cộng Đồng chúng ta hiệp lòng nguyện xin Trời mau đổ mưa Hòa Bình, Công Lý và Đất sớm mở mầm Dân Chủ Tự Do trên quê hương đang bị giày xéo lăng nhục bởi một chủ nghĩa vong nô, độc tài đảng trị..và đại đa số đồng bào chúng ta đang bị xiềng xích gông cùm của một chế độ phi dân tộc và phi nhân bản. Chúng ta phải là tiếng nói cho những người đồng bào ruột thịt đã không còn tiếng nói, vì khao khát của họ không hẳn chỉ là cơm áo mà là được sống và bảo vệ bởi Công Lý và Sự Thật, được sống thật sự con người trên chính mồ hôi nước mắt đời mình. Vì thế chúng ta đã, đang và sẽ luôn sát cánh với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong sứ vụ đấu tranh cho xã hội Việt Nam thực sự dân chủ tự do bình đẳng..

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Úy cám ơn quý Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney, Ca đoàn Ngôi Ba Giáo Đoàn Mt. Pritchard và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho quê hương nhân ngày 30/04.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư ủng hộ lập trường của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tranh đấu cho Hòa Bình , Công Lý và Sự Thật trên quê hương Việt Nam.
 
Nhìn lại biến cố 30/4 sau 38 năm
Alf. Hoàng Gia Bảo
10:30 30/04/2013
Thời điểm xảy ra biến cố này tôi đang học những năm cuối bậc trung học tại Sàigòn. Ở tuổi ấy, như hầu hết bạn bè cùng trang lứa, chúng tôi gần như không có chút nhận thức gì về tầm vóc của một sự kiện
mà tầm ảnh hưởng của nó đến từng số phận người dân VN còn tiếp diễn nhiều thập niên kế tiếp. Mặc dù vậy, qua một số hiện tượng, khi ấy tôi cũng đã ‘lờ mờ’ nhận ra đằng sau những sự thay đổi này dường như có điều gì đó không được bình thường?

Thời ‘hôi của’

Hồi ấy gia đình tôi nằm trong con hẻm gần ngã ba Kỳ Đồng – Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Chiều tối 29/4 đang trong nhà tôi nghe tiếng ‘nhốn nháo’ ngoài sân, nhìn ra thấy nhiều người đang khuân vác nồi niêu xoong chảo, đồ hộp, gạo sữa, quần áo, lát sau thấy họ lôi thêm về tivi, tủ lạnh, bàn ghế v.v… từ đầu ngõ vào. Chưa kịp hỏi xem họ kiếm chúng ở đâu ra thì bỗng thấy thêm một thằng nhỏ tay cầm chiếc vĩ cầm chạy ngang qua tôi, miệng nó hò hét ra vẻ rất đắc chí làm tôi chạy theo vì hồi ấy tôi rất thích nhạc cụ. Hỏi ra mới biết ‘chiến lợi phẩm’ này có được là nhờ ‘hôi của’ từ căn biệt thự nằm ở đầu ngõ nhưng chẳng biết sao thiếu mất cái vĩ (bow) để kéo đàn? Theo nó quay trở lại hiện trường, đứng bên này đường nhìn sang cảnh thiên hạ đang ‘điên cuồng’ bỗng dưng tôi thấy thương cho số phận ‘hẩm hiu’ của căn biệt thự này.

Trước năm 1975, bao quanh các con đường Kỳ Đồng, Đoàn Thị Điểm, Yên Đổ, Bà Huyện Thanh Quan trải dài cho đến vườn Tao Đàn, khu vực trung tâm quận 3 này có khá nhiều trụ sở của các tổ chức và gia đình người nước ngoài sinh sống. Tòa nhà vừa bị ‘hôi của’ này tọa lạc gần đầu đường Kỳ Đồng được xây theo lối kiến trúc mới, gồm 2 tầng, quét vôi trắng thay vì màu vàng như các biệt thự cũ thời Pháp. Nghe nói biệt thự này là tư dinh ‘bất khả xâm phạm’ của một viên chức người Anh đã nhiều năm. Ngay sau khi phát hiện chủ nhà đã di tản, dân sống quanh khu vực đã rất nhanh chóng ‘hạ gục’ cánh cổng sắt tòa nhà lao vào bên trong tranh cướp tài sản. Đến khi trong nhà chẳng còn vật dụng nào đáng giá, dân ‘hôi của’ đã quay sang ‘làm thịt’ nốt các cửa gỗ. Từ cửa chính lối ra vào cho đến các sổ đều bị gỡ tuốt tuồn tuột, khiến ngôi nhà nhìn trống huơ trống hoắc một cách thảm hại!

Hồi ấy qua sách vở tôi đã nghe nói đến tình trạng ‘vô chính phủ’ với tệ nạn cướp bóc tràn lan nhưng chỉ xảy ra ở các nước nghèo Châu Phi mỗi khi có chính biến. Vì vậy, hôm ấy tôi không hiểu vì sao ngay giữa Sàigòn ‘hoa lệ’ và chính thể VNCH vẫn còn đó, vậy mà nạn cướp bóc ‘hôi của’ đã xảy ra không chỉ ở đây còn nhiều khu vực khác trong thành phố?

Mấy ngày này, từ nhà mình bên đường Kỳ Đồng tôi hay nhìn sang dãy cao ốc trên đường Trương Minh Giảng vì thấy thấp thoáng nhiều binh lính canh gác trên nóc các cao ốc này, mà dường như để chuẩn bị việc ‘tử thủ đến viên đạn cuối cùng’ mà ông phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ mới tuyên bố ‘hùng hồn’ mấy ngày trước đó. Vậy mà chẳng hiểu vì sao khi xảy ra tình trạng ‘hôi của’ ngay trước mắt bên dưới, nhưng họ vẫn án binh bất động!?

Chuyện ‘hôi của’ cướp bóc này mặc dù kéo dài không lâu và cũng chẳng liên quan gì đến quân cách mạng đang sắp tiến vào Sàigòn sáng hôm sau, nhưng nay nhớ lại điều tệ hại giữa bối cảnh đất nước đang tràn lan tệ tham nhũng, mà suy cho cùng đấy cũng là một dạng thức ‘hôi của’, đã khiến tôi tự hỏi, phải chăng hình ảnh tan hoang của căn biệt thự mà tôi chứng kiến chiều tối 29/4 trên đường Kỳ Đồng năm ấy chính là dấu chỉ cho sự khởi đầu của một thời kỳ đất nước bị tàn phá bởi tệ nạn ‘hôi của’ với qui mô còn ‘vĩ đại’ hơn thế nhiều?

Nếu 38 năm trước, những kẻ ‘hôi của’ chỉ là lũ dân đen nghèo khổ thiếu hiểu biết, và cái đáng giá nhất xã hội thời ấy bị đánh cắp nhiều lắm chỉ cỡ cây violin hoặc bộ salon, thì nay với thế hệ ‘hôi của’ mới gồm toàn những kẻ đang nắm quyền lưc trong tay, thì sự thiệt hại mà đất nước phải gánh chịu sẽ là rất ‘khủng khiếp’ điển hình như các vụ Vinashin, Vinalines v.v...

‘Phá sản’ hoàn toàn!

Biến cố 30/4/1975 được nhà nước VN gán cho những tên gọi nghe rất kêu, “ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng khỏi ách cai trị đế quốc Mỹ, ngày thống nhất toàn vẹn tổ quốc…” v.v...

Lẽ ra với những danh hiệu đẹp như thế, ngày 30/4 sẽ phải mãi mãi đi vào lịch sử như một ‘vết son chói lọi’ của dân tộc. Nhưng trên thực tế, với chủ trương cai trị bằng ‘bịt miệng’ dân, cấm họ đụng chạm đến đảng và nhà nước, cùng nhiều thứ cấm đoán khác, rốt cuộc dân chúng miền Nam chẳng những không ai được ‘giải phóng’ mà ngược lại, họ còn bị lấy đi rất nhiều thứ mà cái đáng giá nhất chính là các quyền tự do căn bản mà bất kỳ công dân một quốc gia nào cũng được hưởng.

Thống nhất đất nước kiểu ấy có khác gì đi ‘cưỡng chiếm’ thân thể người khác, trong khi tinh thần họ thì đành bất lực?

Thật ra, sau nhiều thập kỷ chiến tranh loạn lạc người dân đã rất kỳ vọng vào chính quyền cách mạng sau ngày 30/4. Và chỉ cho đến khi họ tận mắt chứng kiến cách thức chính quyền này nhân danh ‘cải tạo công thương nghiệp tư sản’ vào các năm 76 - 78 để cướp bóc tài sản khiến hàng vạn gia đình thành thị bị tán gia bại sản. Cùng lúc ấy, ở các vùng nông thôn chính quyền trình diễn một kiểu cướp bóc khác núp đằng sau phong trào vận động hợp tác hoá nông nghiệp, mà thực chất buộc dân đưa đất tư hữu vào làm ăn tập thể, theo kiểu ‘cha chung chẳng ai khóc’ khiến cả nước lâm vào cảnh đói nghèo. Khi ấy, chỉ chừng 2-3 năm sau ngày 30/4/75 nhiều người đã bắt đầu nhận ra chân tướng của ‘giải phóng miền Nam’ chính vì vậy mà làn sóng người sẵn sàng liều mạng bỏ nước ra đi gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn này, bất kể hiểm nguy rình rập, thay vì lẽ ra chuyện này đã phải xảy ra vào thời điểm tháng 4/75 dễ dàng hơn rất nhiều.

Còn với các thế hệ chào đời sau 1975 chưa từng sống, chưa từng hít thở bầu trời miền Nam trước 1975 chưa biết ‘đế quốc Mỹ kềm kẹp’ ra sao, thì nay, với những gì họ được tận mắt chứng kiến thời gian gần đây. Một nhà nước từng kể lể mình ‘có công giải phóng’ dân năm xưa, vậy mà nay đang phải hết sức vất vả chống đỡ trước những đòi hỏi chính đáng của người dân về quyền con người, với mọi thủ đoạn. Nguời có lý trí, từ đáy lòng họ không thể không bán tín bán nghi về điều mà họ từng tin trước đây: ‘miền Nam được giải phóng’. Nếu điều này là có thật đi chăng nữa, nay với họ việc đó chỉ còn là chuyện chính quyền cách mạng đã vác gông nội thay cùm ngoại cho dân mà thôi.

Giữa bối cảnh đất nước ngày càng ‘lạc đường’ sự sa sút suy đồi mọi mặt như hôm nay, nhìn lại chiến tích 30/4 mà nhà nước từng ‘vỗ ngực’ tự hào đánh thắng 2 đế quốc ‘sừng sỏ’ nhất thế giới, chiến tích ấy xem ra cũng chẳng khác việc bác thợ rừng đốn hạ được 2 cái cây đại thụ cao, to ‘khủng’ nhất khu rừng, để rồi sau đó loay hoay chả biết làm gì tiếp với cây gỗ quí này?

Vác về nhà thì chẳng đủ khả năng mà chế biến tại chỗ cũng không đủ trình độ nốt. Chẳng dám mong bác làm ra cây cây Stravadius mà chỉ là những bộ bàn ghế bình thường thôi, cũng không nổi. Cưa ngang xẻ dọc một hồi cuối cùng cây gỗ quí hoá thành đống củi vụn một cách ‘oan uổng’!

Đấy chính là sự phá sản lớn nhất của cái gọi là ‘giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước’ xảy ra 38 năm trước.

Chính quyền ‘hạ gục’ 2 đế quốc Pháp Mỹ oách thế để rồi người dân được gì? Thợ rừng đốn cây kiểu ấy có khác gì lâm tặc?

-------
Ba mươi tám năm đã trôi qua… quãng thời gian dài đủ giúp chúng ta quên đi biết bao ưu tư phiền muộn trong cuộc sống, nhưng với biến cố 30/4, bấy nhiêu dường như vẫn chưa đủ vì tầm vóc khổ đau mà nó gây ra cho dân tộc là quá lớn.

Trong khi ấy cuộc sống lại luôn tồn tại nghịch lý khi niềm vui, hạnh phúc đến chẳng mấy ai ‘thắc mắc’ vì sao mình lại là người diễm phúc, mà chỉ nhận nó một cách vô tư. Chẳng mất công suy nghĩ nhiều nên niềm vui thường chóng qua đi, hoàn toàn khác với những lúc ta gặp khổ đau mất mát, nhất là trong những nghịch cảnh đầy ‘éo le’ khổ đau như biến cố 30/4/75, càng cố quên thì chúng càng khiến chúng ta phải trăn trở, ray rức… để rồi càng nhớ dai hơn.

Bởi vậy, hàng năm cứ gần đến ngày này, tất cả những ai từng trải qua thời khắc lịch sử tồi tệ ấy đều không khỏi bâng khuâng… không chỉ với người Việt mà cả những người nước ngoài từng dính líu đến cuộc chiến VN năm xưa, dường như họ cũng có chung tâm trạng bồn chồn như trong bài ‘Bất mãn chưa từng thấy’? trên trang BBC hôm 24/4/2013 vừa qua, một độc giả tên Charles ở Slough, Vương quốc Anh đã viết:

“Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.

Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.

Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”


Cũng giống như Jane Fonda từng bày tỏ sự ân hận vài năm vì đã có mặt tại Hà Nội trong thời chiến, có thể xem lời ‘tự thú’ trên chính là sự ‘phủi tay’ dần dần của thế giới trước biến cố lịch sử 30/4/1975, ít nhất cũng là cho đến chừng nào nhà cầm quyền VN còn có những hành động khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, khi thấy những ủng hộ trong sáng của họ năm xưa bỗng bị biến thành việc làm ‘ngu xuẩn’ vì bị lợi dụng.

Sàigòn, 30/4/2013
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mặt trái tối tăm của Internet đang cướp linh hồn nhiều người
LM. Phan Du Sinh và KS. Đặng Minh An
09:28 30/04/2013
“Tôi là người Công Giáo thực hành đạo, tôi chấp nhận tất cả những giáo huấn của Giáo Hội, tôi đi nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, nhưng từ mấy năm nay thú thật tôi chẳng mấy khi rước lễ. Tôi vất vả đấu tranh với tội lỗi liên quan sự khiết tịnh. Tôi nghiện xem những hình ảnh dâm dục trên Internet và phạm tội một mình. Bao nhiêu lần tôi đi xưng tội với một quyết tâm từ bỏ nhưng chỉ một hai tuần sau, đâu lại hoàn đấy. Tôi đã muốn cắt Internet nhưng không thể được, các cháu cần có Internet để làm bài. Anh có cách nào giúp tôi không?”

Trên đây là một email điển hình trong rất nhiều những emails mà chúng tôi nhận được trong thời gian qua.

Vấn đề những hình ảnh dâm ô trên Net là một vấn nạn đối với nhiều người, kể cả người Công Giáo. Năm 2008, một trường trung học Công Giáo tại Midwest đã thực hiện một nghiên cứu trên 175 học sinh. 48% thừa nhận đã xem những hình ảnh dâm ô trên Net. Trong số đó, 36% bày tỏ lo ngại các em đã rơi vào tình trạng nghiện ngập những hình ảnh này. Quý vị và anh chị em có thể xem các thống kê chi tiết tại đây. http://www.loveisfaithful.com/protect-your-family/5-shocking-statistics/9-shocking-statistics.

Với sự ra đời của các loại Ipad, Iphone tình hình còn trầm trọng hơn nữa.

Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em ý kiến của hai vị là linh mục Gioan Thiên Chúa Phan Du Sinh, OFM và kỹ sư J.B. Đặng Minh An.

Bạn thân mến,

Khi bạn đặt vấn đề như trên, tôi thấy nơi bạn có một nỗ lực vươn lên. Đức Giêsu đã chẳng nói “Từ thời ông Gio-an Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12) sao?

Đức khiết tịnh bao hàm việc luyện tập sự tự chủ. Để có thể tự chủ, bạn đã đưa ra giải pháp cắt Internet, nhưng giải pháp đó không thể thực hiện được. Còn biết bao giải pháp có thể giúp bạn tự chủ, không đặt máy tính nơi phòng riêng, nhưng nơi phòng chung; chỉ dành Internet để cho con cái học hành; mỗi khi mình truy cập trang nào, thì người khác trong gia đình đều có thể biết…

Chính bổn phận làm cha làm mẹ sẽ giúp bạn tập tự chủ. Tôi có quen một người cha gia đình đã có thể quyết tâm bỏ thuốc lá được, khi anh ý thức tới bổn phận giáo dục của mình: mình còn hút thuốc thì làm sao khuyên răn con cái được. Bạn thử nghĩ xem, nếu con cái bạn biết được những trang web bạn truy cập thì làm sao nó còn có lòng kính trọng đối với bạn, và những lời khuyên nhủ của bạn còn có giá trị gì.

Để sống khiết tịnh, ta phải trở về với vấn đề đức tin.

Tôi có tôn trọng thân xác tôi là thân thể Đức Kitô không (1 Cr 6, 15), là đền thờ Chúa Thánh Thần không (1 Cr 6,19)? Văn hoá hưởng thụ ngày nay hạ thấp phẩm giá thân xác con người, chỉ coi như một phương tiện để hưởng lạc.

“Chấp nhận tất cả những giáo huấn của Giáo Hội”, “đi nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật”, phải chăng đó là tất cả và nét chính yếu của đời sống đạo? Đức Bênêđíctô XVI luôn nhấn mạnh đời sống đạo là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô: “Như xưa Đức Giêsu đã sống cuộc đời dương thế như thế nào, thì hôm nay Đức Giêsu Phục sinh cũng đồng hành trên những con đường của cuộc sống chúng ta và Ngài thấy chúng ta ngụp lặn trong các hoạt động, với mọi ước muốn và nhu cầu. Giữa mọi hoàn cảnh, Đức Giêsu tiếp tục nói với chúng ta; Ngài mời gọi chúng ta sống cuộc đời chúng ta với Ngài, vì chỉ mình Ngài có thể thỏa mãn được khát khao về niềm hy vọng nơi ta”(Sứ điệp ơn gọi 2013). Ta sẽ vất vả đấu tranh với tội lỗi, nếu chúng ta thực hiện điều đó một mình. Quả là sai lầm nếu ta từ khước tiếp rước Ngài vào trong tâm hồn để sống với Ngài. Quả thực ta không thể đón rước Ngài nếu ta mắc phải tội trọng. Nhưng sau khi phạm tội, ta có thể nhanh chóng đến với bí tích hoà giải để nhận được ơn tha thứ và ơn sức mạnh để chống trả cám dỗ.

Sự tự chủ là một công việc bền bỉ lâu dài, không bao giờ được coi như đã đạt tới một lần là xong.

Linh mục Gioan Thiên Chúa Phan Du Sinh, OFM

Tôi có thể hình dung ra được sự buồn phiền của anh đang chống trả tuyệt vọng với những cơn cám dỗ và khẩn khoản mong chờ một cánh tay vươn ra giúp anh từ những người anh em trong đức tin. Trong phạm vi kỹ thuật, tôi hy vọng có thể giúp anh phần nào. Tôi đề nghị một giải pháp cụ thể là anh cản lại những web sites dâm ô như sau:

- Bước 1: Từ một computer nối trực tiếp vào cái modem, anh mở Internet Explorer lên và đánh http://192.168.0.1 (nếu không thành công thì đánh http://192.168.0.0)
- Bước 2: Giao diện của modem sẽ yêu cầu anh login vào, xin đánh UserID là admin, và password là password (trừ trường hợp anh đã đổi thì phải đánh theo UserID và password mới).
- Bước 3: Hình bên cạnh là của một loại modem thông dụng là NetGear. Những loại modems khác có thể có những dị biệt nhất định nhưng anh sẽ tìm ra dễ dàng. Anh cài đặt như hình bên cạnh thì sẽ lọc được những web sites có từ khóa như thế. Anh cũng có thể đánh địa chỉ của những web sites muốn cản lại. Như vậy, trong phạm vi toàn gia đình, bất kể là dùng computer nối trực tiếp vào modem, laptop, ipad, iphone nối bằng Wifi, không ai có thể vào những chỗ như thế nữa.

Dù đã cản những web sites đó, khi ta dùng Internet, tình cờ khi Google một từ nào đó, những hình ảnh dâm ô vẫn có thể xuất hiện. Đến nay vẫn chưa có một giải pháp kỹ thuật nào đối với chuyện ngoài ý muốn này. Nếu vô tình thấy những hình ảnh như thế, ta phải có lòng quyết tâm đóng trang đó lại. Lòng quyết tâm đó ở đâu mà có nếu chúng ta không biết sống kết hiệp với Chúa?

Thành ra, chúng ta phải có một đời sống cầu nguyện. Một số những chương trình đạo đức có thể trợ giúp anh. Những bài Thánh Ca, những chương trình Suy Niệm đều có thể cài đặt trong các loại desktop, laptop, Ipad và Iphone. Sống kết hiệp với Chúa qua lời cầu nguyện là một trong những phương thế giúp ta tự chủ và chống trả quyết liệt trước những cám dỗ.

Anh có thể download chương trình Kinh Mân Côi rất hay do Tiếng Vọng Tình Thương thực hiện.

Đọc Kinh Mân Côi - Năm Sự Vui
Đọc kinh Mân Côi - Năm Sự Thương
Đọc Kinh Mân Côi - Năm Sự Mừng
Đọc Kinh Mân Côi - Năm Sự Sáng

Chúc anh tìm lại được bình an trong lòng.

Kỹ sư J.B. Đặng Minh An
 
Văn Hóa
Lao động thánh
Trầm Thiên Thu
10:03 30/04/2013
Giuse tay đục, tay bào
Tay cưa, tay đẽo, tay nào cũng hay
Luôn hiền dịu, chẳng gắt gay
Dẫu luôn vất vả suốt ngày lo toan
Vuốt mồ hôi, miệng cười hiền
Một lòng thương vợ, thương con thật lòng
Đời lao động hóa linh thiêng
Tin Chúa quan phòng dẫu nắng hay mưa
Ngước nhìn Đức Thánh Giuse
Xin cho con biết sống vừa tin yêu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Ngàn
Đức Thế
21:18 30/04/2013
MÂY NGÀN
Ảnh của Đức Thế
Nước non trên nhánh điêu tàn
Còn đâu tổ quốc bạt ngàn sử thiêng.