Phụng Vụ - Mục Vụ
Chia tay
Lm Vũđình Tường
04:58 29/04/2016
Sum họp và chia tay là một thực tại không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng ta học cách kết bạn và cũng học cách chia tay sau khi sum họp. Lần chia tay nào cũng bịn rịn và cũng mang lại lời hứa hẹn sẽ gặp lại trong tương lai. Không phải ai cũng thực hiện được những điều đã hứa bởi có những sự kiện xảy ra ngoài dự tính của con người. Chia tay mang cảm giác buồn vui lẫn lộn. Buồn tha thiết là chia tay lần cuối trong ngày an táng người thân. Đau buồn còn lớn hơn khi người thân ra đi đột ngột. Điều này làm tan nát cõi lòng nhưng biết làm sao hơn ngoại trừ quặn đau, gợi nhớ hình ảnh người thân và sống với kỉ niệm đã qua. Đây chính là kinh nghiệm đau khổ của các tông đồ sau khi Đức Kitô chịu đóng đinh. Các ông đau khổ sống lẩn trốn vừa kinh hoàng vừa sợ hãi. Gặp lại Đức Kitô Phục Sinh các ông như người chết sống lại. Sự sống lại của Đức Kitô mang lại sự sống mới cho các ông và lòng các ông chan hoà niềm vui. Các ông hy vọng Đức Kitô Phục Sinh sẽ ở với các ông luôn mãi nhưng Ngài có chương trình riêng của Ngài. Đức Kitô cần trở về đoàn tụ với Chúa Cha và các tông đồ có nhiệm vụ làm chứng Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Mặc dầu không có Đức Kitô Phục Sinh sống giữa các ông nhưng các ông không lo sợ như trước nhưng sống đầy tràn hy vọng và hăng say tông đồ mục vụ.
Khi chúng ta quí mến ai trước khi chia tay chúng ta hay để lại những vật kỉ niệm. Chúng là vật hữu hình nhắc nhớ lòng mến, tình thân hữu chúng ta dành cho nhau của lần hội ngộ. Trước khi chịu khổ nạn và sau khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô cũng để lại cho các môn đệ món quà vô giá và các môn để để lại cho chúng ta những người tin theo Đức Kitô. Món quà thần thiêng Đức Kitô để lại chính là Bí Tích Thánh Thể và Thánh Thần Chúa. Trước ngày chịu khổ hình trong bữa Tiệc Li Đức Kitô biến bánh và rượu thành Mình Thánh và Rượu Thánh Chúa. Sau Khi về trời cùng Chúa Cha, Đức Kitô trao cho các môn đệ Thánh Thần Chúa. Như thể m1on quà thần thiêng Đức Kitô tặng các môn đệ chính là Mình và Máu Thánh Chúa, cộng thêm Thánh Thần Chúa. Như thế Đức Kitô trao tặng các môn đệ toàn thể con người Chúa- Mình Máu và Thần Khi. Thánh Thần Chúa giúp các môn đệ vượt thắng mọi khó khăn trên đời. Dù không có Đức Kitô Phục Sinh ở giữa các ông nhưng các ông không lo sợ bàn tay sát sinh của nhà lãnh đạo như trước kia bởi Thánh Thần Chúa ngự trong cõi lòng các ông và Thánh Thần ban bình an trong tâm hồn các ông. Qua siêng năng cầu nguyện các ông tìm được ủi an và qua cầu nguyện các ông ông luôn cảm thấy Đức Kitô cùng đồng hành với các ông trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.
Khi có người thân trong gia đình mất đi chúng ta cảm thấy trống vắng không gì lấp đầy được khoảng trống đó. Thời gian, gợi nhớ hình ảnh cũ làm vơi sầu muộn. Trước khi gặp Đức Kitô Phục Sinh các môn đệ cũng có kinh nghiệm đó. Sau khi gặp Đức Kitô Phục Sinh các ông không còn buồn phiền nữa vì đã có Thầy ở giữa các ông. Mặc dù trong công cuộc truyền giáo các ông không nhìn thấy Đức Kitô nhưng luôn tín thác có Ngài ở cùng bên. Đức Kitô Phục Sinh hàn gắn vết thương lòng của các ông và Thần Khí Chúa là con tim sưởi ấm lòng trong công cuộc làm chứng nhân nước trời. Đức Kitô ngự bên Chúa Cha luôn bầu cử cho các ông trong công cuộc rao giảng Tin Mừng.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Khi chúng ta quí mến ai trước khi chia tay chúng ta hay để lại những vật kỉ niệm. Chúng là vật hữu hình nhắc nhớ lòng mến, tình thân hữu chúng ta dành cho nhau của lần hội ngộ. Trước khi chịu khổ nạn và sau khi về cùng Chúa Cha, Đức Kitô cũng để lại cho các môn đệ món quà vô giá và các môn để để lại cho chúng ta những người tin theo Đức Kitô. Món quà thần thiêng Đức Kitô để lại chính là Bí Tích Thánh Thể và Thánh Thần Chúa. Trước ngày chịu khổ hình trong bữa Tiệc Li Đức Kitô biến bánh và rượu thành Mình Thánh và Rượu Thánh Chúa. Sau Khi về trời cùng Chúa Cha, Đức Kitô trao cho các môn đệ Thánh Thần Chúa. Như thể m1on quà thần thiêng Đức Kitô tặng các môn đệ chính là Mình và Máu Thánh Chúa, cộng thêm Thánh Thần Chúa. Như thế Đức Kitô trao tặng các môn đệ toàn thể con người Chúa- Mình Máu và Thần Khi. Thánh Thần Chúa giúp các môn đệ vượt thắng mọi khó khăn trên đời. Dù không có Đức Kitô Phục Sinh ở giữa các ông nhưng các ông không lo sợ bàn tay sát sinh của nhà lãnh đạo như trước kia bởi Thánh Thần Chúa ngự trong cõi lòng các ông và Thánh Thần ban bình an trong tâm hồn các ông. Qua siêng năng cầu nguyện các ông tìm được ủi an và qua cầu nguyện các ông ông luôn cảm thấy Đức Kitô cùng đồng hành với các ông trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.
Khi có người thân trong gia đình mất đi chúng ta cảm thấy trống vắng không gì lấp đầy được khoảng trống đó. Thời gian, gợi nhớ hình ảnh cũ làm vơi sầu muộn. Trước khi gặp Đức Kitô Phục Sinh các môn đệ cũng có kinh nghiệm đó. Sau khi gặp Đức Kitô Phục Sinh các ông không còn buồn phiền nữa vì đã có Thầy ở giữa các ông. Mặc dù trong công cuộc truyền giáo các ông không nhìn thấy Đức Kitô nhưng luôn tín thác có Ngài ở cùng bên. Đức Kitô Phục Sinh hàn gắn vết thương lòng của các ông và Thần Khí Chúa là con tim sưởi ấm lòng trong công cuộc làm chứng nhân nước trời. Đức Kitô ngự bên Chúa Cha luôn bầu cử cho các ông trong công cuộc rao giảng Tin Mừng.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Quê Hương Chúng Ta Là Quê Trời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:54 29/04/2016
Quê Hương Chúng Ta Là Quê Trời
Lễ Chúa Giêsu lên Trời
(Lc 24, 46 - 53)
Hôm nay mừng Chúa lên Trời, vâng, toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
"Đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu từ giã Đức Maria, Mẹ Người, các môn đệ và nhất là tâm sự với các nhiều điều trước khi về Trời.
Chúa về Trời, làm cho các Tông đồ nhớ lại "nhiệm vụ" đã được giao phó: "Các con là nhân chứng về những sự việc ấy" (Lc 24,48). Nhiệm vụ được ủy thác từ đây, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành. Lời Chúa nói với các ông : "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần (...). và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy …cho đến tận cùng trái đất"(Cv 1,8). Lời ấy vẫn còn rất thời sự và thật cấp bách, tiếp tục vang lên cách mạnh mẽ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Ðây là lệnh truyền chứ không phải là lựa chọn. Hết thảy mọi người, mọi cộng đoàn, mọi dòng tu đều phải ra đi để làm chứng cho Chúa.
Chúa về Trời, Vinh quang Ba Ngôi được hiển hiện
Biến Cố Chúa Lên Trời là một thể hiện Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi; một sự thể hiện chỉ cho chúng ta biết cùng đích cho cuộc hành trình của cá nhân và vũ trụ. Mặc dù thể xác con người sẽ trở về bụi đất, nhưng trọn cả "chủ thể được cứu chuộc" bước theo Chúa Kitô mà về cùng Chúa Cha.
Trong lời chào từ biệt của Chúa Kitô Phục Sinh với các tông đồ, chúng ta nhận ra trước hết chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa Cha, Ðấng đã loan báo trong Kinh Thánh về cái chết và sống lại của Chúa Con, nguồn mạch của sự tha thứ và giải thoát. Và cũng trong những lời mà Chúa Kitô Phục Sinh nói ra, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nguồn sức mạnh và là chứng tá cho các Tông đồ. Như thế, trọn cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện diện trong chính giây phút Giáo Hội được khai sinh.
Chúa về Trời, niệm hy vọng của chúng ta
Sau khi đã thân hành xuống thế, đi vào lịch sử của con người, bước vào trong bóng sự chết, Chúa Giêsu đã phục sinh và trở về trong vinh quang mà từ thuở đời đời Người đã có với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, hầu đưa nhân loại đã được cứu chuộc về với Chúa.
Nay Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, "vinh quang của Đầu" đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác" (x.Bài giảng lễ Thăng Thiên). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, " Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7, 25). Từ trên cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo Hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Giáo Hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Giêsu ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo Hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, chúng con xin Mẹ bảo vệ và gìn giữ chúng con là con cái Mẹ. Xin Mẹ dạy chúng con biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng con cũng được về Trời với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Chúa Giêsu lên Trời
(Lc 24, 46 - 53)
Hôm nay mừng Chúa lên Trời, vâng, toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả và nội dung gồm tóm trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
"Đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu từ giã Đức Maria, Mẹ Người, các môn đệ và nhất là tâm sự với các nhiều điều trước khi về Trời.
Chúa về Trời, làm cho các Tông đồ nhớ lại "nhiệm vụ" đã được giao phó: "Các con là nhân chứng về những sự việc ấy" (Lc 24,48). Nhiệm vụ được ủy thác từ đây, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành. Lời Chúa nói với các ông : "Các con sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần (...). và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy …cho đến tận cùng trái đất"(Cv 1,8). Lời ấy vẫn còn rất thời sự và thật cấp bách, tiếp tục vang lên cách mạnh mẽ trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Ðây là lệnh truyền chứ không phải là lựa chọn. Hết thảy mọi người, mọi cộng đoàn, mọi dòng tu đều phải ra đi để làm chứng cho Chúa.
Chúa về Trời, Vinh quang Ba Ngôi được hiển hiện
Biến Cố Chúa Lên Trời là một thể hiện Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi; một sự thể hiện chỉ cho chúng ta biết cùng đích cho cuộc hành trình của cá nhân và vũ trụ. Mặc dù thể xác con người sẽ trở về bụi đất, nhưng trọn cả "chủ thể được cứu chuộc" bước theo Chúa Kitô mà về cùng Chúa Cha.
Trong lời chào từ biệt của Chúa Kitô Phục Sinh với các tông đồ, chúng ta nhận ra trước hết chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa Cha, Ðấng đã loan báo trong Kinh Thánh về cái chết và sống lại của Chúa Con, nguồn mạch của sự tha thứ và giải thoát. Và cũng trong những lời mà Chúa Kitô Phục Sinh nói ra, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, nguồn sức mạnh và là chứng tá cho các Tông đồ. Như thế, trọn cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều hiện diện trong chính giây phút Giáo Hội được khai sinh.
Chúa về Trời, niệm hy vọng của chúng ta
Sau khi đã thân hành xuống thế, đi vào lịch sử của con người, bước vào trong bóng sự chết, Chúa Giêsu đã phục sinh và trở về trong vinh quang mà từ thuở đời đời Người đã có với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, hầu đưa nhân loại đã được cứu chuộc về với Chúa.
Nay Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Thiên Chúa đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, "vinh quang của Đầu" đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác" (x.Bài giảng lễ Thăng Thiên). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, " Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7, 25). Từ trên cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo Hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Thiên Chúa, Giáo Hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Giêsu ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo Hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, chúng con xin Mẹ bảo vệ và gìn giữ chúng con là con cái Mẹ. Xin Mẹ dạy chúng con biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng con cũng được về Trời với Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Vượt qua cơn khủng hoảng đức tin
Lm. Đan Vinh
08:56 29/04/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH C
Cv 15,1-2.22-29 ; Kh 21,10-14.22-23 ; Ga 14,23-29
VƯỢT QUA CƠN KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,23-29
(23) Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (24) Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. (25) Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. (26) Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. (27) Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (28) Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. (29) Bây giờ, Thầy nói với anh em, trước khi sự việc xảy ra, để anh em tin khi sự việc ấy xảy ra”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay trích trong bài từ biệt các Tông đồ của Đức Giêsu tại Nhà Tiệc Ly và gồm hai điểm chính như sau:
- THỂ HIỆN LÒNG MẾN: Đức Giêsu đòi các Tông đồ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng cách tuân giữ Lời Người truyền dạy, nhờ đó họ sẽ được kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi và sẽ nhận được ơn Thánh Thần trợ giúp.
- HỨA BAN BÌNH AN VÀ NIỀM VUI: Đức Giêsu cũng hứa sẽ ban bình an của Người cho các Tông đồ. Bình an thực sự và ngay trong tâm hồn. Nhờ đó, các ông sẽ không còn bối rối sợ hãi khi gặp phải những cơn bách hại xảy ra. Vì Người hứa sẽ ở lại với các ông luôn mãi.
3. CHÚ THÍCH:
- C 23-24: +Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy: Đức Giêsu đòi các môn đệ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng hành động cụ thể chứ không bằng lời nói hay tình cảm suông. Hành động chứng tỏ lòng yêu mến là tuân giữ giới răn Người truyền. +Cha Thầy và Thầy: Cha Thầy và Thầy ám chỉ Thiên Chúa Ba Ngôi, vì Chúa Thánh Thần chính là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con nhiệm xuất ra.
- C 25-26: +Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy: Đức Giêsu loan báo sẽ xin Chúa Cha sai Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến với các Tông đồ để Người sẽ ở lại với các ông luôn mãi (x. Ga 14,16). +Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em: Sứ mệnh của Thánh Thần là dạy cho các môn đệ tất cả những gì Đức Giêsu đã bày tỏ nhưng lúc đó các ông chưa thể lãnh hội được hết ý nghĩa (x. Ga 13,7).
- C 27-29: +Thầy để lại bình an cho anh em: Người Do thái thường chào nhau bằng lời chúc “Bình an”. Sự bình an này đồng nghĩa với không có chiến tranh... Còn sự bình an của Chúa Giêsu ban ở đây thuộc lãnh vực đức tin siêu nhiên. có nghĩa là được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết và được hưởng ơn cứu độ. +Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy: Xét về bản tính Thiên Chúa thì Đức Giêsu ngang bằng Chúa Cha. Nhưng xét về tư cách Đấng Thiên Sai, thì Đức Giêsu là “Ngôi Lời đã hóa nên người phàm”(Ga 1,14) nên không thể cao trọng bằng Thiên Chúa là Đấng đã sai Người (x Ga 14,28b). Thánh Phaolô đã nói về điều này như sau: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu...” (Pl 2,6-11).
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giêsu đòi môn đệ làm gì để chứng tỏ lòng yêu mến đối với Người ? 2) Ai yêu mến Người thì sẽ được Thiên Chúa ban thưởng thế nào ? 3) Đức Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần đến nhằm mục đích gì ? 4) Sự bình an do Đức Giêsu hứa ban giống hay khác với lời chào chúc bình an của người Do thái ? 5) Tại sao Đức Giêsu lại nói : ”Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” đang khi giáo lý dạy ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau và không Ngôi nào lớn hơn !
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: “Thầy đi thì ích lợi cho anh em” (Ga 16,7).
2.CÂU CHUYỆN:
1) CÁCH LY ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TRƯỞNG THÀNH HƠN:
MERIƠN OÉT (Marion West) là một bé gái 4 tuổi. Ngày nào bé cũng vui mừng nhảy nhót khi thấy mẹ từ chỗ làm tới đón về nhà ăn trưa. Vì bận phải đi làm việc gần nhà nên từ sáng sớm, mẹ cô bé đã đem con nhờ người hàng xóm tốt bụng trông giúp. Rồi đến trưa bà tranh thủ ra khỏi chỗ làm để đi đón con, và hai mẹ con hối hả trở về nhà cùng ăn trưa và vui đùa bên nhau. Rồi đến một giờ chiều, bà lại phải từ giã bé để đến chỗ làm tiếp tục công việc. Sau đó, bé MERIƠN thường buồn tủi ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ. Thế rồi, theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý, một ngày kia, mẹ bé đã thôi không về nhà vào mỗi buổi trưa đón bé nữa. Trưa hôm ấy, bé MERIƠN buồn rầu không thiết ăn uống. Em cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không về nhà ăn trưa và chơi đùa với em? Nhưng rồi lâu ngày bé quen dần và trở lại vui vẻ như trước.
Nhiều năm sau đó, MERIƠN mới được mẹ kể cho biết bấy giờ hàng ngày bà vẫn trở về nhà, nhưng không ghé đón cô. Bà thường ngồi bên cửa sổ nhà bếp vừa ăn trưa vừa nhìn con vui chơi với các bạn bên nhà hàng xóm. Bà ao ước được chạy lại ôm ấp cô cho thỏa lòng. Nhưng vì muốn cho con trưởng thành, bà đành nén lòng lại, để con quen dần với sự vắng mặt của bà mà phát triển tâm lý bình thường như bao trẻ khác. Giờ đây khi đã khôn lớn, MERIƠN mới hiểu lý do tại sao mẹ cô lại làm như thế, và cô lại càng biết ơn mẹ nhiều hơn.
2. CẦN TỰ PHẤN ĐẤU ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN:
Một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm ngày kia đã nhìn thấy một chiếc kén của loài bướm lạ trong khu vườn sau nhà. Ông ta liền ngắt cành cây có chiếc kén kia mang vào trong nhà. Ít ngày sau, ông ta thấy bên trong chiếc kén có sự nhúc nhích, nhưng con bướm vẫn chưa thể phá được chiếc kén để bò ra ngoài. Ngày thứ hai và ngày thứ ba ông ta cũng ghi nhận được sự kiện tương tự và không thấy có sự tiến bộ nào. Thế là ông quyết định dùng mũi dao lam rạch một đường trên chiếc kén giúp chú bướm bò ra. Tuy nhiên, ông rất thất vọng vì chú bướm sau đó chỉ sống được một lúc rồi lăn ra chết. Về sau, một nhà sinh vật học đã giải thích cho ông hiểu: Thiên nhiên đã sắp xếp cho con bướm phải đấu tranh để thoát ra khỏi chiếc kén bao bọc nó, vì chính nhờ sự đấu tranh mà chú bướm mới phát triển toàn diện để sinh tồn khi ra ngoài.
Nhà sưu tầm bướm tưởng rằng dùng lưỡi dao rạch chiếc kén sẽ giúp cho chú bướm dễ dàng thoát ra hơn. Nhưng ông không biết rằng làm như thế là ông đã huỷ diệt khả năng phát triển và sinh tồn của chú bướm.
3.THẢO LUẬN: 1) Khi gặp cơn khủng hoảng về đức tin (chán ngại cầu nguyện, lười biếng làm các việc đạo đức bác ái...), bạn cần làm gì để vượt qua cơn khủng hoảng ấy? 2) Bạn sẽ làm gì để lời chúc bình an cuối lễ được ứng nghiệm trong đời sống thường ngày ?
4.SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Chúa Giêsu tâm sự với các môn đệ trong bữa Tiệc Ly trước khi Người lìa bỏ các ông ra đi chịu khổ nạn. Tin Mừng gồm mấy điểm chính như sau:
1) Đức Giêsu hứa ban Thánh Thần:
Khi nghe Đức Giêsu tiên báo việc Người sắp ra đi chịu khổ nạn rồi mới được Chúa Cha tôn vinh (x Mc 10,33-34), các môn đệ rất đỗi buồn phiền chán nản. Đức Giêsu đã phải an ủi khích lệ các ông khi cho biết việc Người ra đi là để dọn chỗ rồi sau đó Thầy trò lại sẽ lại được đòan tụ với nhau, nên lẽ ra các ông phải vui mừng vì Người được Chúa Cha tôn vinh. Hơn nữa các ông sẽ không bị mồ côi vì Chúa Cha sẽ sai Chúa Thánh Thần đến an ủi và phù giúp các ông chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời. Quả thật sau khi Chúa Giêsu thăng thiên, các môn đệ không còn thấy Người hiện ra nữa. Nhưng Chúa Thánh Thần đã được sai đến vào lễ Ngũ Tuần đến thay Người giúp các ông chu tòan sứ vụ loan Tin Mừng như Người đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).
Chúa Thánh Thần giống như một thầy giáo phụ đạo, sẽ soi sáng và giúp các môn đệ Đức Giêsu hiểu rõ lời Người dạy và giúp các ông chu tòan sứ vụ làm chứng nhân cho tình thương của Người đến tận cùng trái đất (x Ga 15,26-27).
2) Ích lợi của việc Đức Giêsu ra đi:
Sau khi hoàn tất công việc được Chúa Cha trao phó, Đức Giêsu đã trao lại sứ vụ cứu độ trần gian cho Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần. Dù rất yêu thương các môn đệ và luôn muốn ở cùng các ông, nhưng Đức Giêsu vẫn quyết tâm ra đi, vì điều đó mang lại lợi ích thực sự cho các ông: nó vừa giúp các ông trưởng thành về đức tin hơn, lại vừa giúp các ông mở lòng cầu xin ơn Thánh Thần để có thể chu tòan sứ vụ:
- Sứ vụ được sai đi (x Ga 20,22-23).
- Sứ vụ phải loan báo Tin Mừng và dạy người ta giữ các giới răn của Người (x Mt 28,19-20).
- Sứ vụ phải làm chứng cho tình thương của Người “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
3) Chúng ta phải làm gì để giữ vững đức tin khi gặp gian nan thử thách? :
Có những lúc, chúng ta cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ rơi, rồi sinh ra chán nản, không còn thiết tha cầu nguyện hằng ngày, không còn đi chầu Chúa Thánh Thể... Có những lúc đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, không thấy hứng thú với các sinh hoạt đòan hội như hội họp, làm công tác thăm viếng, quét dọn vệ sinh nhà Chúa, tập hát... Có những lúc chúng ta có cảm tưởng bị Thiên Chúa bỏ rơi, giống như Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn đã thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Thực ra Chúa vẫn luôn yêu thương và không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài biết đã đến lúc chúng ta cần bắt đầu một giai đoạn mới để được biến đổi nên trưởng thành hơn. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng giá trị của sự cầu nguyện không hệ tại ở việc có cảm thấy sốt sắng hay không. Trong những lúc tâm hồn như bị chai cứng, lại là lúc chúng ta càng phải cầu nguyện nhiều hơn, và lời cầu nguyện khi ấy lại ytở nên một lời cầu nguyện tuyệt hảo nhất. Vì bấy giờ chúng ta cầu nguyện do lòng mến Chúa thôi thúc như lời Chúa Giêsu: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23).
4) Áp dụng thực hành:
Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng đức tin không chỉ là một cảm giác mà là một sự dâng hiến, một sự cậy trông phó thác hoàn toàn cho Chúa quan phòng, một lời thưa “xin vâng ý Chúa Cha” như Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu khi xưa: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Thiên Chúa muốn chúng ta phải đấu tranh với các gian khổ gặp phải để nhờ đó có thể lớn lên về đức tin. Trong những giờ phút đen tối ấy, chúng ta hãy ý thức rằng: Chúa Giêsu luôn ở bên và ở trong lòng chúng ta. Người vẫn tiếp tục đổ ơn Thánh Thần của Người để nâng đỡ chúng ta, giúp đức tin của chúng ta ngày một vững mạnh để chu toàn được sứ vụ làm chứng tá cho Người.
Tóm lại: Đức tin chân chính là một tâm tình dâng hiến, là một thái độ phó thác cậy trông vào Chúa quan phòng, là một lời thưa “xin vâng” thánh ý Chúa Cha như Chúa Giêsu và Thánh Mẫu Maria đã nêu gương cho chúng ta (x. Mt 26,39; Lc 1,38). Do đó khi rước lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, mà chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Chúa, thì hãy làm như bài hát chầu Mình Thánh Chúa: “Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì”. Bấy giờ đức tin của chúng ta sẽ được Chúa chúc phúc, như lời Chúa Phục Sinh đã nói với ông Tôma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Trong Tin mừng hôm nay, Chúa đã hứa rằng: sau khi Chúa ra đi thì Đấng Bảo Trợ khác là Thánh Thần sẽ được Chúa Cha sai đến, để Người sẽ tiếp tục dạy dỗ và giúp các môn đệ nhớ lại mọi điều Chúa đã truyền dạy trước đó. Chính Thánh Thần sẽ giúp Hội thánh, trong đó có mỗi người chúng con thêm lòng yêu mến Chúa để thực hành giới răn quan trọng nhất là “mến Chúa yêu người”.
- LẠY CHÚA. Cho tới bây giờ hầu như chúng con mới chỉ yêu thương tha nhân bằng sự cầu nguyện, bằng lời nói suông hơn là việc làm. Xin Chúa hãy đổ Thần Khí canh tân lòng trí chúng con. Xin cho chúng con ý thức lòng mến Chúa phải được thể hiện bằng hành động cụ thể như: năng nghĩ đến người bên cạnh, luôn quên mình hy sinh phục vụ tha nhân, biết quảng đại chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo đói có cơm ăn áo mặc, các bệnh nhân có tiền thuốc thang chữa trị… Nhờ đó, những người đau khổ sẽ tìm được sự cảm thông an ủi, người đang đi lạc được dẫn dắt trở về nẻo chính đường ngay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Cv 15,1-2.22-29 ; Kh 21,10-14.22-23 ; Ga 14,23-29
VƯỢT QUA CƠN KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,23-29
(23) Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (24) Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. (25) Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. (26) Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. (27) Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (28) Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. (29) Bây giờ, Thầy nói với anh em, trước khi sự việc xảy ra, để anh em tin khi sự việc ấy xảy ra”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay trích trong bài từ biệt các Tông đồ của Đức Giêsu tại Nhà Tiệc Ly và gồm hai điểm chính như sau:
- THỂ HIỆN LÒNG MẾN: Đức Giêsu đòi các Tông đồ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng cách tuân giữ Lời Người truyền dạy, nhờ đó họ sẽ được kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi và sẽ nhận được ơn Thánh Thần trợ giúp.
- HỨA BAN BÌNH AN VÀ NIỀM VUI: Đức Giêsu cũng hứa sẽ ban bình an của Người cho các Tông đồ. Bình an thực sự và ngay trong tâm hồn. Nhờ đó, các ông sẽ không còn bối rối sợ hãi khi gặp phải những cơn bách hại xảy ra. Vì Người hứa sẽ ở lại với các ông luôn mãi.
3. CHÚ THÍCH:
- C 23-24: +Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy: Đức Giêsu đòi các môn đệ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng hành động cụ thể chứ không bằng lời nói hay tình cảm suông. Hành động chứng tỏ lòng yêu mến là tuân giữ giới răn Người truyền. +Cha Thầy và Thầy: Cha Thầy và Thầy ám chỉ Thiên Chúa Ba Ngôi, vì Chúa Thánh Thần chính là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con nhiệm xuất ra.
- C 25-26: +Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy: Đức Giêsu loan báo sẽ xin Chúa Cha sai Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến với các Tông đồ để Người sẽ ở lại với các ông luôn mãi (x. Ga 14,16). +Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em: Sứ mệnh của Thánh Thần là dạy cho các môn đệ tất cả những gì Đức Giêsu đã bày tỏ nhưng lúc đó các ông chưa thể lãnh hội được hết ý nghĩa (x. Ga 13,7).
- C 27-29: +Thầy để lại bình an cho anh em: Người Do thái thường chào nhau bằng lời chúc “Bình an”. Sự bình an này đồng nghĩa với không có chiến tranh... Còn sự bình an của Chúa Giêsu ban ở đây thuộc lãnh vực đức tin siêu nhiên. có nghĩa là được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết và được hưởng ơn cứu độ. +Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy: Xét về bản tính Thiên Chúa thì Đức Giêsu ngang bằng Chúa Cha. Nhưng xét về tư cách Đấng Thiên Sai, thì Đức Giêsu là “Ngôi Lời đã hóa nên người phàm”(Ga 1,14) nên không thể cao trọng bằng Thiên Chúa là Đấng đã sai Người (x Ga 14,28b). Thánh Phaolô đã nói về điều này như sau: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu...” (Pl 2,6-11).
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giêsu đòi môn đệ làm gì để chứng tỏ lòng yêu mến đối với Người ? 2) Ai yêu mến Người thì sẽ được Thiên Chúa ban thưởng thế nào ? 3) Đức Giêsu hứa ban Chúa Thánh Thần đến nhằm mục đích gì ? 4) Sự bình an do Đức Giêsu hứa ban giống hay khác với lời chào chúc bình an của người Do thái ? 5) Tại sao Đức Giêsu lại nói : ”Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” đang khi giáo lý dạy ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau và không Ngôi nào lớn hơn !
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: “Thầy đi thì ích lợi cho anh em” (Ga 16,7).
2.CÂU CHUYỆN:
1) CÁCH LY ĐỂ CON PHÁT TRIỂN TRƯỞNG THÀNH HƠN:
MERIƠN OÉT (Marion West) là một bé gái 4 tuổi. Ngày nào bé cũng vui mừng nhảy nhót khi thấy mẹ từ chỗ làm tới đón về nhà ăn trưa. Vì bận phải đi làm việc gần nhà nên từ sáng sớm, mẹ cô bé đã đem con nhờ người hàng xóm tốt bụng trông giúp. Rồi đến trưa bà tranh thủ ra khỏi chỗ làm để đi đón con, và hai mẹ con hối hả trở về nhà cùng ăn trưa và vui đùa bên nhau. Rồi đến một giờ chiều, bà lại phải từ giã bé để đến chỗ làm tiếp tục công việc. Sau đó, bé MERIƠN thường buồn tủi ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ. Thế rồi, theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý, một ngày kia, mẹ bé đã thôi không về nhà vào mỗi buổi trưa đón bé nữa. Trưa hôm ấy, bé MERIƠN buồn rầu không thiết ăn uống. Em cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không về nhà ăn trưa và chơi đùa với em? Nhưng rồi lâu ngày bé quen dần và trở lại vui vẻ như trước.
Nhiều năm sau đó, MERIƠN mới được mẹ kể cho biết bấy giờ hàng ngày bà vẫn trở về nhà, nhưng không ghé đón cô. Bà thường ngồi bên cửa sổ nhà bếp vừa ăn trưa vừa nhìn con vui chơi với các bạn bên nhà hàng xóm. Bà ao ước được chạy lại ôm ấp cô cho thỏa lòng. Nhưng vì muốn cho con trưởng thành, bà đành nén lòng lại, để con quen dần với sự vắng mặt của bà mà phát triển tâm lý bình thường như bao trẻ khác. Giờ đây khi đã khôn lớn, MERIƠN mới hiểu lý do tại sao mẹ cô lại làm như thế, và cô lại càng biết ơn mẹ nhiều hơn.
2. CẦN TỰ PHẤN ĐẤU ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN:
Một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm ngày kia đã nhìn thấy một chiếc kén của loài bướm lạ trong khu vườn sau nhà. Ông ta liền ngắt cành cây có chiếc kén kia mang vào trong nhà. Ít ngày sau, ông ta thấy bên trong chiếc kén có sự nhúc nhích, nhưng con bướm vẫn chưa thể phá được chiếc kén để bò ra ngoài. Ngày thứ hai và ngày thứ ba ông ta cũng ghi nhận được sự kiện tương tự và không thấy có sự tiến bộ nào. Thế là ông quyết định dùng mũi dao lam rạch một đường trên chiếc kén giúp chú bướm bò ra. Tuy nhiên, ông rất thất vọng vì chú bướm sau đó chỉ sống được một lúc rồi lăn ra chết. Về sau, một nhà sinh vật học đã giải thích cho ông hiểu: Thiên nhiên đã sắp xếp cho con bướm phải đấu tranh để thoát ra khỏi chiếc kén bao bọc nó, vì chính nhờ sự đấu tranh mà chú bướm mới phát triển toàn diện để sinh tồn khi ra ngoài.
Nhà sưu tầm bướm tưởng rằng dùng lưỡi dao rạch chiếc kén sẽ giúp cho chú bướm dễ dàng thoát ra hơn. Nhưng ông không biết rằng làm như thế là ông đã huỷ diệt khả năng phát triển và sinh tồn của chú bướm.
3.THẢO LUẬN: 1) Khi gặp cơn khủng hoảng về đức tin (chán ngại cầu nguyện, lười biếng làm các việc đạo đức bác ái...), bạn cần làm gì để vượt qua cơn khủng hoảng ấy? 2) Bạn sẽ làm gì để lời chúc bình an cuối lễ được ứng nghiệm trong đời sống thường ngày ?
4.SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Chúa Giêsu tâm sự với các môn đệ trong bữa Tiệc Ly trước khi Người lìa bỏ các ông ra đi chịu khổ nạn. Tin Mừng gồm mấy điểm chính như sau:
1) Đức Giêsu hứa ban Thánh Thần:
Khi nghe Đức Giêsu tiên báo việc Người sắp ra đi chịu khổ nạn rồi mới được Chúa Cha tôn vinh (x Mc 10,33-34), các môn đệ rất đỗi buồn phiền chán nản. Đức Giêsu đã phải an ủi khích lệ các ông khi cho biết việc Người ra đi là để dọn chỗ rồi sau đó Thầy trò lại sẽ lại được đòan tụ với nhau, nên lẽ ra các ông phải vui mừng vì Người được Chúa Cha tôn vinh. Hơn nữa các ông sẽ không bị mồ côi vì Chúa Cha sẽ sai Chúa Thánh Thần đến an ủi và phù giúp các ông chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời. Quả thật sau khi Chúa Giêsu thăng thiên, các môn đệ không còn thấy Người hiện ra nữa. Nhưng Chúa Thánh Thần đã được sai đến vào lễ Ngũ Tuần đến thay Người giúp các ông chu tòan sứ vụ loan Tin Mừng như Người đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).
Chúa Thánh Thần giống như một thầy giáo phụ đạo, sẽ soi sáng và giúp các môn đệ Đức Giêsu hiểu rõ lời Người dạy và giúp các ông chu tòan sứ vụ làm chứng nhân cho tình thương của Người đến tận cùng trái đất (x Ga 15,26-27).
2) Ích lợi của việc Đức Giêsu ra đi:
Sau khi hoàn tất công việc được Chúa Cha trao phó, Đức Giêsu đã trao lại sứ vụ cứu độ trần gian cho Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần. Dù rất yêu thương các môn đệ và luôn muốn ở cùng các ông, nhưng Đức Giêsu vẫn quyết tâm ra đi, vì điều đó mang lại lợi ích thực sự cho các ông: nó vừa giúp các ông trưởng thành về đức tin hơn, lại vừa giúp các ông mở lòng cầu xin ơn Thánh Thần để có thể chu tòan sứ vụ:
- Sứ vụ được sai đi (x Ga 20,22-23).
- Sứ vụ phải loan báo Tin Mừng và dạy người ta giữ các giới răn của Người (x Mt 28,19-20).
- Sứ vụ phải làm chứng cho tình thương của Người “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
3) Chúng ta phải làm gì để giữ vững đức tin khi gặp gian nan thử thách? :
Có những lúc, chúng ta cảm thấy như bị Thiên Chúa bỏ rơi, rồi sinh ra chán nản, không còn thiết tha cầu nguyện hằng ngày, không còn đi chầu Chúa Thánh Thể... Có những lúc đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, không thấy hứng thú với các sinh hoạt đòan hội như hội họp, làm công tác thăm viếng, quét dọn vệ sinh nhà Chúa, tập hát... Có những lúc chúng ta có cảm tưởng bị Thiên Chúa bỏ rơi, giống như Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn đã thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Thực ra Chúa vẫn luôn yêu thương và không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài biết đã đến lúc chúng ta cần bắt đầu một giai đoạn mới để được biến đổi nên trưởng thành hơn. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng giá trị của sự cầu nguyện không hệ tại ở việc có cảm thấy sốt sắng hay không. Trong những lúc tâm hồn như bị chai cứng, lại là lúc chúng ta càng phải cầu nguyện nhiều hơn, và lời cầu nguyện khi ấy lại ytở nên một lời cầu nguyện tuyệt hảo nhất. Vì bấy giờ chúng ta cầu nguyện do lòng mến Chúa thôi thúc như lời Chúa Giêsu: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23).
4) Áp dụng thực hành:
Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng đức tin không chỉ là một cảm giác mà là một sự dâng hiến, một sự cậy trông phó thác hoàn toàn cho Chúa quan phòng, một lời thưa “xin vâng ý Chúa Cha” như Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu khi xưa: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Thiên Chúa muốn chúng ta phải đấu tranh với các gian khổ gặp phải để nhờ đó có thể lớn lên về đức tin. Trong những giờ phút đen tối ấy, chúng ta hãy ý thức rằng: Chúa Giêsu luôn ở bên và ở trong lòng chúng ta. Người vẫn tiếp tục đổ ơn Thánh Thần của Người để nâng đỡ chúng ta, giúp đức tin của chúng ta ngày một vững mạnh để chu toàn được sứ vụ làm chứng tá cho Người.
Tóm lại: Đức tin chân chính là một tâm tình dâng hiến, là một thái độ phó thác cậy trông vào Chúa quan phòng, là một lời thưa “xin vâng” thánh ý Chúa Cha như Chúa Giêsu và Thánh Mẫu Maria đã nêu gương cho chúng ta (x. Mt 26,39; Lc 1,38). Do đó khi rước lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, mà chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Chúa, thì hãy làm như bài hát chầu Mình Thánh Chúa: “Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì”. Bấy giờ đức tin của chúng ta sẽ được Chúa chúc phúc, như lời Chúa Phục Sinh đã nói với ông Tôma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Trong Tin mừng hôm nay, Chúa đã hứa rằng: sau khi Chúa ra đi thì Đấng Bảo Trợ khác là Thánh Thần sẽ được Chúa Cha sai đến, để Người sẽ tiếp tục dạy dỗ và giúp các môn đệ nhớ lại mọi điều Chúa đã truyền dạy trước đó. Chính Thánh Thần sẽ giúp Hội thánh, trong đó có mỗi người chúng con thêm lòng yêu mến Chúa để thực hành giới răn quan trọng nhất là “mến Chúa yêu người”.
- LẠY CHÚA. Cho tới bây giờ hầu như chúng con mới chỉ yêu thương tha nhân bằng sự cầu nguyện, bằng lời nói suông hơn là việc làm. Xin Chúa hãy đổ Thần Khí canh tân lòng trí chúng con. Xin cho chúng con ý thức lòng mến Chúa phải được thể hiện bằng hành động cụ thể như: năng nghĩ đến người bên cạnh, luôn quên mình hy sinh phục vụ tha nhân, biết quảng đại chia sẻ giúp đỡ cho người nghèo đói có cơm ăn áo mặc, các bệnh nhân có tiền thuốc thang chữa trị… Nhờ đó, những người đau khổ sẽ tìm được sự cảm thông an ủi, người đang đi lạc được dẫn dắt trở về nẻo chính đường ngay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Thánh Thần và chúng tôi
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:57 29/04/2016
THÁNH THẦN VÀ CHÚNG TÔI
(Chúa Nhật VI PS C)
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Hạnh phúc thiên đàng là đây. Có Thiên Chúa ở cùng là điều mà Kitô hữu hằng khát khao. Trong Thánh lễ, điệp khúc: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha” được cất lên những bốn lần: trước nghi thức khởi đầu Thánh lễ, trước khi đọc Tin Mừng, trước Kinh Tiền Tụng và trước khi chúc lành kết lễ. Có thể khẳng định rằng việc tuân giữ lời Chúa Kitô chính là chìa khóa để có hạnh phúc đích thực. Nội hàm của lời mà Chúa Kitô muốn nói ở đây chính là “tin vào Thiên Chúa và tin vào Người”, đồng thời thực hành “giới răn mới” mà Người long trọng truyền dạy (x.Ga 13,34-35; 14,1).
Cần thú nhận rằng nhiều lúc chúng ta thật khó phân biệt ý lời của Chúa Kitô với ý lời của người phàm. Ngay thánh Phaolô tông đồ cũng đã từng thú nhận rằng “hiện nay chúng ta thấy lờ mờ như thấy qua tấm gương” (x.1Cr 13,12). Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Đấng mà Chúa Kitô ban tặng, sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý lời của Chúa Kitô để thực thi. “Thánh Thần và chúng tôi quyết định: Không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Đây là lời công bố chính thức của Công đồng Giêrusalem, Công đồng đầu tiên của Hội Thánh thời các Tông đồ. Câu tuyên bố của các Tông đồ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” một cách nào đó cho ta thấy trong quyết định ấy có phần của Thánh Thần và có phần của các ngài. Phần của Thánh Thần dĩ nhiên là chân lý tuyệt đối, còn phần của các tông đồ ít nhiều bị điều kiện hóa và khó tránh khỏi sự bất cập hoặc hạn chế mặt này, mặt kia. Vấn đề là chúng ta cần phân biệt đâu là phần của Thánh Thần và đâu là phần của các Tông đồ.
Tính bất cập, tương đối và bị điều kiện hóa của quyết định do phía các tông đồ có thể nói là đã lộ rõ khi các ngài dạy: “Kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết”. Chưa nói gì đến niềm tin còn bất cập về máu huyết của Do Thái giáo xưa, ở đây, chúng ta thấy các Tông đồ đã đưa ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp, giải quyết tình thế. Để xây dựng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu gốc lương dân và gốc Do Thái giáo, đặc biệt qua các bữa ăn, các Tông đồ đã truyền giữ tập tục kiêng cử về huyết cũng như thịt thú chết ngạt. Nhiều người dân Việt vốn thích món “tiết canh” chắc là phải bỏ mình lắm lắm! Còn về việc ăn thịt cúng thì chắc hẳn các Tông đồ không quên lời dạy của Thầy năm xưa: “Những gì bên ngoài vào trong con người thì không làm cho họ ra ô uế?” (x.Mc 7,14-23). Sau này chính Thánh Phaolô cũng đã từng minh định với tín hữu Côrintô rằng ăn thịt cúng hay không thì chẳng sao cả, miễn là đừng gây cớ vấp phạm cho những người đang còn non kém về lòng tin (x.1Cr 8,1-13).
Chúng ta cùng xem xét phần Thánh Thần chỉ dạy.
- Không đặt gánh nặng lên vai người anh em: Một trong những sứ mạng của Chúa Kitô khi đến thế gian là giải thoát con người khỏi vòng nô lệ thần dữ. Tiếp tục và hoàn thành sứ mạng của Chúa Kitô, Thánh Thần đã giải thoát chúng ta khỏi ách nặng nề của “chế độ lề luật”, khỏi “tinh thần nô lệ” mà việc bãi bỏ luật cắt bì của Cựu Ước là một điển hình. Từ đây, người Kitô hữu được mời gọi đến với Thiên Chúa trong tư cách những người con. Nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa “Abba” - “Cha ơi” (x.Rm 8,14-17).
Nhiều người đã xem Công đồng Vaticanô II như là một Lễ Hiện Xuống mới. Sở dĩ có cái nhìn này vì người ta không chỉ thấy Giáo Hội đã để cho Thánh Thần thúc đẩy mình ra khỏi tháp ngà cố thủ, để đến với thế giới mà còn thấy Giáo Hội đã gỡ bỏ nhiều ách nặng nề bấy lâu nay đang đè trên vai, trên cổ mình, khiến đoàn dân Chúa khó có thể sống tinh thần nghĩa tử với Thiên Chúa và khó sống tinh thần huynh đệ với nhau cách thực sự. Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động cho đến ngày Chúa Kitô lại đến (x.Kh 22,17). Như thế, chắc hẳn vẫn còn đó nhiều gánh nặng đang kìm giữ chúng ta trong tinh thần nô lệ mà chúng ta cần phải gỡ bỏ cho nhau. Để được vậy, chúng ta, đoàn tín hữu, từ con chiên đến các mục tử, hãy tích cực mở rộng tâm hồn để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, và dĩ nhiên, trên hết, trước hết cần phải biết nhạy bén với lời chỉ dạy của Thánh Thần qua các dấu chỉ thời đại.
- Tinh tuyền hóa niềm tin vào Thiên Chúa và lành mạnh hóa tương quan với nhau: Ẩn sâu dưới quyết định rằng phải kiêng ăn thịt đã cúng cho ngẫu tượng thì chúng ta nhận ra chân lý là “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (x.Mt 4,10; Lc 4,8). Và qua lời truyền dạy rằng “tránh gian dâm” hay như một vài bản dịch khác là “không được kết hôn bất hợp luật”, thì chúng ta không chỉ thấy đó là một chỉ dẫn luân lý thuần túy trong đời hôn nhân, mà còn nhận ra một chân lý trong tương quan đồng loại, đó là tôn trọng quyền lợi của nhau trong sự hài hòa và trật tự khách quan. Cần phải tôn trọng, tuân giữ trật tự khách quan này ngay từ trong cái tế bào của xã hội, cái nền tảng của đời sống nhân loại đó là “hôn nhân – gia đình”.
Mạc khải đã nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Kitô. Một trong những sứ mạng của Chúa Thánh Thần là giúp chúng ta hiểu đúng lời mạc khải. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu lời Chúa Kitô đã long trọng tuyên bố năm xưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và sách các ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” (Mt 22,37-40).
Đã là người ai cũng mong đạt được hạnh phúc. Nhiều người có niềm tin và Kitô hữu chúng ta lại còn khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Và điều kiện như tất yếu để có hạnh phúc vĩnh tồn đó là thực thi lời của Chúa Kitô. Để thực thi lời của Chúa Kitô thì cần phải hiểu đúng lời của Người. Thực tế vẫn có đó sự lẫn lộn giữa lời của người phàm và lời của Đức Kitô. Không gì hơn hãy khẩn xin Chúa Thánh Thần ngự đến. Thánh Thần đã được ban tặng. Vấn đề còn lại là xin cho chúng ta có thái độ thức tỉnh và khiêm nhu để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần mà thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(Chúa Nhật VI PS C)
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Hạnh phúc thiên đàng là đây. Có Thiên Chúa ở cùng là điều mà Kitô hữu hằng khát khao. Trong Thánh lễ, điệp khúc: “Chúa ở cùng anh chị em – Và ở cùng cha” được cất lên những bốn lần: trước nghi thức khởi đầu Thánh lễ, trước khi đọc Tin Mừng, trước Kinh Tiền Tụng và trước khi chúc lành kết lễ. Có thể khẳng định rằng việc tuân giữ lời Chúa Kitô chính là chìa khóa để có hạnh phúc đích thực. Nội hàm của lời mà Chúa Kitô muốn nói ở đây chính là “tin vào Thiên Chúa và tin vào Người”, đồng thời thực hành “giới răn mới” mà Người long trọng truyền dạy (x.Ga 13,34-35; 14,1).
Cần thú nhận rằng nhiều lúc chúng ta thật khó phân biệt ý lời của Chúa Kitô với ý lời của người phàm. Ngay thánh Phaolô tông đồ cũng đã từng thú nhận rằng “hiện nay chúng ta thấy lờ mờ như thấy qua tấm gương” (x.1Cr 13,12). Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Đấng mà Chúa Kitô ban tặng, sẽ giúp chúng ta hiểu đúng ý lời của Chúa Kitô để thực thi. “Thánh Thần và chúng tôi quyết định: Không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Đây là lời công bố chính thức của Công đồng Giêrusalem, Công đồng đầu tiên của Hội Thánh thời các Tông đồ. Câu tuyên bố của các Tông đồ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định…” một cách nào đó cho ta thấy trong quyết định ấy có phần của Thánh Thần và có phần của các ngài. Phần của Thánh Thần dĩ nhiên là chân lý tuyệt đối, còn phần của các tông đồ ít nhiều bị điều kiện hóa và khó tránh khỏi sự bất cập hoặc hạn chế mặt này, mặt kia. Vấn đề là chúng ta cần phân biệt đâu là phần của Thánh Thần và đâu là phần của các Tông đồ.
Tính bất cập, tương đối và bị điều kiện hóa của quyết định do phía các tông đồ có thể nói là đã lộ rõ khi các ngài dạy: “Kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết”. Chưa nói gì đến niềm tin còn bất cập về máu huyết của Do Thái giáo xưa, ở đây, chúng ta thấy các Tông đồ đã đưa ra một giải pháp mang tính thỏa hiệp, giải quyết tình thế. Để xây dựng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu gốc lương dân và gốc Do Thái giáo, đặc biệt qua các bữa ăn, các Tông đồ đã truyền giữ tập tục kiêng cử về huyết cũng như thịt thú chết ngạt. Nhiều người dân Việt vốn thích món “tiết canh” chắc là phải bỏ mình lắm lắm! Còn về việc ăn thịt cúng thì chắc hẳn các Tông đồ không quên lời dạy của Thầy năm xưa: “Những gì bên ngoài vào trong con người thì không làm cho họ ra ô uế?” (x.Mc 7,14-23). Sau này chính Thánh Phaolô cũng đã từng minh định với tín hữu Côrintô rằng ăn thịt cúng hay không thì chẳng sao cả, miễn là đừng gây cớ vấp phạm cho những người đang còn non kém về lòng tin (x.1Cr 8,1-13).
Chúng ta cùng xem xét phần Thánh Thần chỉ dạy.
- Không đặt gánh nặng lên vai người anh em: Một trong những sứ mạng của Chúa Kitô khi đến thế gian là giải thoát con người khỏi vòng nô lệ thần dữ. Tiếp tục và hoàn thành sứ mạng của Chúa Kitô, Thánh Thần đã giải thoát chúng ta khỏi ách nặng nề của “chế độ lề luật”, khỏi “tinh thần nô lệ” mà việc bãi bỏ luật cắt bì của Cựu Ước là một điển hình. Từ đây, người Kitô hữu được mời gọi đến với Thiên Chúa trong tư cách những người con. Nhờ Thánh Thần và trong Thánh Thần chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa “Abba” - “Cha ơi” (x.Rm 8,14-17).
Nhiều người đã xem Công đồng Vaticanô II như là một Lễ Hiện Xuống mới. Sở dĩ có cái nhìn này vì người ta không chỉ thấy Giáo Hội đã để cho Thánh Thần thúc đẩy mình ra khỏi tháp ngà cố thủ, để đến với thế giới mà còn thấy Giáo Hội đã gỡ bỏ nhiều ách nặng nề bấy lâu nay đang đè trên vai, trên cổ mình, khiến đoàn dân Chúa khó có thể sống tinh thần nghĩa tử với Thiên Chúa và khó sống tinh thần huynh đệ với nhau cách thực sự. Chúa Thánh Thần vẫn đang hoạt động cho đến ngày Chúa Kitô lại đến (x.Kh 22,17). Như thế, chắc hẳn vẫn còn đó nhiều gánh nặng đang kìm giữ chúng ta trong tinh thần nô lệ mà chúng ta cần phải gỡ bỏ cho nhau. Để được vậy, chúng ta, đoàn tín hữu, từ con chiên đến các mục tử, hãy tích cực mở rộng tâm hồn để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần, và dĩ nhiên, trên hết, trước hết cần phải biết nhạy bén với lời chỉ dạy của Thánh Thần qua các dấu chỉ thời đại.
- Tinh tuyền hóa niềm tin vào Thiên Chúa và lành mạnh hóa tương quan với nhau: Ẩn sâu dưới quyết định rằng phải kiêng ăn thịt đã cúng cho ngẫu tượng thì chúng ta nhận ra chân lý là “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (x.Mt 4,10; Lc 4,8). Và qua lời truyền dạy rằng “tránh gian dâm” hay như một vài bản dịch khác là “không được kết hôn bất hợp luật”, thì chúng ta không chỉ thấy đó là một chỉ dẫn luân lý thuần túy trong đời hôn nhân, mà còn nhận ra một chân lý trong tương quan đồng loại, đó là tôn trọng quyền lợi của nhau trong sự hài hòa và trật tự khách quan. Cần phải tôn trọng, tuân giữ trật tự khách quan này ngay từ trong cái tế bào của xã hội, cái nền tảng của đời sống nhân loại đó là “hôn nhân – gia đình”.
Mạc khải đã nên trọn vẹn và hoàn hảo nơi cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Kitô. Một trong những sứ mạng của Chúa Thánh Thần là giúp chúng ta hiểu đúng lời mạc khải. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu lời Chúa Kitô đã long trọng tuyên bố năm xưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và sách các ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai giới răn ấy” (Mt 22,37-40).
Đã là người ai cũng mong đạt được hạnh phúc. Nhiều người có niềm tin và Kitô hữu chúng ta lại còn khát khao hạnh phúc vĩnh cửu. Và điều kiện như tất yếu để có hạnh phúc vĩnh tồn đó là thực thi lời của Chúa Kitô. Để thực thi lời của Chúa Kitô thì cần phải hiểu đúng lời của Người. Thực tế vẫn có đó sự lẫn lộn giữa lời của người phàm và lời của Đức Kitô. Không gì hơn hãy khẩn xin Chúa Thánh Thần ngự đến. Thánh Thần đã được ban tặng. Vấn đề còn lại là xin cho chúng ta có thái độ thức tỉnh và khiêm nhu để đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần mà thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:20 29/04/2016
40. TRÁNH NGƯỜI TÓC BẠC.
Vương Tăng Kiền lúc tuổi đã lớn thì đặc biệt kiêng tránh gặp người tóc bạc, nếu gặp thì liền bỏ đi ngay.
Một hôm, đang gặp khách, đột nhiên người giúp việc cầm cái kính đồng tiến vào, Vương Tăng Kiền bưng cái kính để soi, tự nói một mình:
- “Ông lão lại ở đây, chỉ chút nữa là trọc trơn.”
(Hài Cự lục)
Suy tư 40:
Không ai trẻ mãi mà không già và không ai già mà không chết, nhưng già chưa hẳn là tóc phải bạc trắng, bởi vì có người tuổi đã bảy mươi ba tuổi mà trên đầu không có một sợi tóc trắng, đương nhiên là không phải nhuộm tóc.
Cũng có người không thích nghe người ta nói mình già, dù mình đã già, bởi vì ai cũng sợ già, vì già thì cũng đồng nghĩa với gần đất xa trời.
Người có tóc bạc không đáng tránh bởi vì đó là điều tự nhiên, cái đáng tránh và phải tránh ngay chính là tội lỗi, người có tóc bạc hay tóc đen nếu nên cớ làm cho chúng ta vấp ngã phạm tội thì cần tránh ngay, đó là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu. Sách Huấn Ca đã dạy như sau :
“Con hãy tránh tội như tránh rắn,
vì nếu con tới gần, nó sẽ cắn con.
Răng nó khác nào răng sư tử
cướp mạng sống con người”.
Tóc trên đầu đã bạc thì đừng sợ, nhưng hãy sợ khi trên đầu mình đã có hai thứ tóc rồi mà vẫn cứ đắm chìm trong tội lỗi, vẫn cứ chứng nào tật ấy không sửa đổi thì thật đáng tiếc cho cuộc đời của chúng ta, bởi vì thời gian còn có bao nhiêu đâu để mà hưởng thụ của cải vật chất, thời gian còn có bao lâu đâu để mà bon chen ?
Tóc bạc tóc đen không phải là vấn đề đáng sợ, nhưng điều đáng sợ là khi mình tóc đã bạc tuổi đã lớn mà vẫn cứ sống như người chưa biết Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vương Tăng Kiền lúc tuổi đã lớn thì đặc biệt kiêng tránh gặp người tóc bạc, nếu gặp thì liền bỏ đi ngay.
Một hôm, đang gặp khách, đột nhiên người giúp việc cầm cái kính đồng tiến vào, Vương Tăng Kiền bưng cái kính để soi, tự nói một mình:
- “Ông lão lại ở đây, chỉ chút nữa là trọc trơn.”
(Hài Cự lục)
Suy tư 40:
Không ai trẻ mãi mà không già và không ai già mà không chết, nhưng già chưa hẳn là tóc phải bạc trắng, bởi vì có người tuổi đã bảy mươi ba tuổi mà trên đầu không có một sợi tóc trắng, đương nhiên là không phải nhuộm tóc.
Cũng có người không thích nghe người ta nói mình già, dù mình đã già, bởi vì ai cũng sợ già, vì già thì cũng đồng nghĩa với gần đất xa trời.
Người có tóc bạc không đáng tránh bởi vì đó là điều tự nhiên, cái đáng tránh và phải tránh ngay chính là tội lỗi, người có tóc bạc hay tóc đen nếu nên cớ làm cho chúng ta vấp ngã phạm tội thì cần tránh ngay, đó là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu. Sách Huấn Ca đã dạy như sau :
“Con hãy tránh tội như tránh rắn,
vì nếu con tới gần, nó sẽ cắn con.
Răng nó khác nào răng sư tử
cướp mạng sống con người”.
Tóc trên đầu đã bạc thì đừng sợ, nhưng hãy sợ khi trên đầu mình đã có hai thứ tóc rồi mà vẫn cứ đắm chìm trong tội lỗi, vẫn cứ chứng nào tật ấy không sửa đổi thì thật đáng tiếc cho cuộc đời của chúng ta, bởi vì thời gian còn có bao nhiêu đâu để mà hưởng thụ của cải vật chất, thời gian còn có bao lâu đâu để mà bon chen ?
Tóc bạc tóc đen không phải là vấn đề đáng sợ, nhưng điều đáng sợ là khi mình tóc đã bạc tuổi đã lớn mà vẫn cứ sống như người chưa biết Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:22 29/04/2016
Chúa Nhật 6 PHỤC SINH
Tin mừng : Ga 14, 23-29.
“Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”
Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật này tôi xin chia sẻ với bạn hai câu chuyện sau đây, có liên quan đến đời sống tín ngưỡng của chúng ta.
1. Âm thanh quen thuộc
Một hôm, có một người Mỹ In-di-an (người Mỹ da đỏ) rời khu bảo lưu nơi anh trú ngụ, đi đến thành phố thăm một người bạn da trắng của anh. Xe to xe nhỏ, người đi bộ tới tới lui lui, tiếng ồn ào, tất tất bật bật, làm cho người In-di-an nầy cảm thấy trong lòng không an tâm.
Lúc hai người đi bộ trên một đường phố lớn nhiều xe cộ, đột nhiên người In-di-an dừng bước, đập nhè nhẹ trên vai người bạn, nói nho nhỏ: “Khoan bước tới trước, đứng đây một chút, anh có nghe âm thanh mà tôi đã nghe được không?”
Người da trắng quay người lại, nhìn người bạn In-di-an của mình, cười nói: “Tôi chỉ nghe tiếng xe hơi, tiếng còi và rất nhiều tiếng bước chân của người đi bộ, anh nghe được tiếng gì vậy?”
- Tôi nghe tiếng gáy của một con dế ở gần đây”.
Người da trắng cũng dừng chân nghe ngóng tỉ mỉ, nhưng anh ta lắc đầu nói: “Xem ra anh nói đùa tôi đấy, ở đây làm gì có dế mèn chứ, ừ, thì cho có đi, nhưng làm sao anh có thể nghe được âm thanh của nó giữa phố xá đông người ồn ào như thế này, anh lại còn cho rằng anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế ?”
-“Thật mà, tôi có nghe thật đấy”, người In-di-an nói tiếp: “Chắc chắn có một con dế ở bên cạnh chúng ta đây.”
Người In-di-an đi về phía trước đến một bậc thềm, sau đó đứng bên cạnh bức tường của một căn nhà, căn nhà nầy có một giàn hoa trường sinh bò trên tường, người In-di-an vén bỏ cây trường sinh, bên trong quả nhiên có một con dế mèn đang cất cao giọng gáy.
Bấy giờ người da trắng mới nhìn thấy, anh ta cũng nhận ra sự biến đổi nguồn gốc của âm thanh. Trên đuờng đi người da trắng nói với bạn của mình: “Đương nhiên anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế, bởi vì thính lực của người In-di-an của các anh hơn hẳn chúng tôi.”
Người In-di-an phá lên cười nói: “Cách nói nầy của anh tôi không đồng ý, thính lực của nguời In-di-an hoàn toàn không hơn người da trắng, bây giờ tôi có thể chứng minh cho anh thấy.”
Người In-di-an lấy trong túi ra năm xu, sau đó quăng nó xuống đường dành cho người đi bộ, tiếng kim thuộc của đồng tiền cứng rơi trên đường nhựa, khiến cho rất nhiều người quay lại nhìn về hướng đó, người In-di-an nhặt đồng tiền lên, và bỏ vào trong túi, hai người tiếp tục đi đường.
-“Anh nên biết”, người In-di-an nói với người da trắng, “Âm thanh của đồng năm hào có phải lớn hơn tiếng gáy của con dế không, nhưng có rất nhiều người nghe được, hơn nữa họ còn quay đầu lại nhìn. Trái lại, người nghe được tiếng con dế gáy, thì chỉ có một mình tôi, nguyên nhân nầy, không phải thính giác của người In-di-an tốt hơn của người da trắng, mà là con người của chúng ta vẫn nghe được sự vật mà mình quan tâm quen biết.”
2. Lắng nghe bằng tâm.
Tôi thường đi dâng thánh lễ tại viện dưỡng lão, có khoảng hơn hai mươi cụ già tham dự, các cụ đi đứng khó khăn, mắt mờ tai kém, nhưng các cụ rất sốt sắng tham dự thánh lễ, thành tâm nghe giảng và rất tích cực hát lễ dù là hát được câu trước thì mất câu sau. Những con người mà thể xác đã đến lúc mòn mỏi tàn tạ và cuộc đời chẳng còn là bao, các cụ đã dùng tâm mình để nghe tiếng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để hát ca chúc tụng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa.
Sau thánh lễ tôi có thói quen trò chuyện với các cụ vài phút trước khi đưa Mình Thánh Chúa cho một vài cụ đi đứng bất tiện không thể đến tham dự thánh lễ, tôi hỏi: “Các cụ lớn tuổi rồi đi lễ có nghe được con giảng gì không ?”. Các cụ cười và trả lời: “Thì nghe tiếng được tiếng mất, nhưng phải cố gắng mà nghe cha giảng Lời Chúa, nếu nghe không được thì cầu nguyện với Chúa vậy...”
Anh chị em thân mến,
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta rằng, ai yêu mến Ngài thì tuân giữ lời Ngài, người Mỹ da đỏ nghe được tiếng kêu của con dế ngay tại thành phố, người Mỹ da trắng và những người đi đường đều nghe được tiếng âm thanh của đồng bạc giữa muôn vàn âm thanh hỗn độn, bởi vì tiếng kêu của con dế quá quen thuộc với người Mỹ da đỏ, và âm thanh của đồng bạc rơi quá quen thuộc với người Mỹ da trắng.
Lời Chúa quá quen thuộc với bạn và tôi, và chắc chắn chúng ta không thể quên được Lời Chúa trong cuộc sống, chỉ có những cám dỗ vật chất, chỉ có những thói quen xấu, chỉ có những kiêu ngạo ích kỷ mới làm chúng ta phớt lờ Lời Chúa kêu gọi chúng ta mà thôi.
Thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa là lắng nghe và tuân giữ lời của Ngài, là thực hành lời của Ngài qua cuộc sống của mình, là đem hết tâm hồn yêu mến Ngài qua thánh lễ và các bí tích thánh, như các cụ già trong viện dưỡng lão đã tham dự cách đơn sơ, chân thành yêu mến.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Ga 14, 23-29.
“Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”
Anh chị em thân mến,
Chúa Nhật này tôi xin chia sẻ với bạn hai câu chuyện sau đây, có liên quan đến đời sống tín ngưỡng của chúng ta.
1. Âm thanh quen thuộc
Một hôm, có một người Mỹ In-di-an (người Mỹ da đỏ) rời khu bảo lưu nơi anh trú ngụ, đi đến thành phố thăm một người bạn da trắng của anh. Xe to xe nhỏ, người đi bộ tới tới lui lui, tiếng ồn ào, tất tất bật bật, làm cho người In-di-an nầy cảm thấy trong lòng không an tâm.
Lúc hai người đi bộ trên một đường phố lớn nhiều xe cộ, đột nhiên người In-di-an dừng bước, đập nhè nhẹ trên vai người bạn, nói nho nhỏ: “Khoan bước tới trước, đứng đây một chút, anh có nghe âm thanh mà tôi đã nghe được không?”
Người da trắng quay người lại, nhìn người bạn In-di-an của mình, cười nói: “Tôi chỉ nghe tiếng xe hơi, tiếng còi và rất nhiều tiếng bước chân của người đi bộ, anh nghe được tiếng gì vậy?”
- Tôi nghe tiếng gáy của một con dế ở gần đây”.
Người da trắng cũng dừng chân nghe ngóng tỉ mỉ, nhưng anh ta lắc đầu nói: “Xem ra anh nói đùa tôi đấy, ở đây làm gì có dế mèn chứ, ừ, thì cho có đi, nhưng làm sao anh có thể nghe được âm thanh của nó giữa phố xá đông người ồn ào như thế này, anh lại còn cho rằng anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế ?”
-“Thật mà, tôi có nghe thật đấy”, người In-di-an nói tiếp: “Chắc chắn có một con dế ở bên cạnh chúng ta đây.”
Người In-di-an đi về phía trước đến một bậc thềm, sau đó đứng bên cạnh bức tường của một căn nhà, căn nhà nầy có một giàn hoa trường sinh bò trên tường, người In-di-an vén bỏ cây trường sinh, bên trong quả nhiên có một con dế mèn đang cất cao giọng gáy.
Bấy giờ người da trắng mới nhìn thấy, anh ta cũng nhận ra sự biến đổi nguồn gốc của âm thanh. Trên đuờng đi người da trắng nói với bạn của mình: “Đương nhiên anh có thể nghe được tiếng gáy của con dế, bởi vì thính lực của người In-di-an của các anh hơn hẳn chúng tôi.”
Người In-di-an phá lên cười nói: “Cách nói nầy của anh tôi không đồng ý, thính lực của nguời In-di-an hoàn toàn không hơn người da trắng, bây giờ tôi có thể chứng minh cho anh thấy.”
Người In-di-an lấy trong túi ra năm xu, sau đó quăng nó xuống đường dành cho người đi bộ, tiếng kim thuộc của đồng tiền cứng rơi trên đường nhựa, khiến cho rất nhiều người quay lại nhìn về hướng đó, người In-di-an nhặt đồng tiền lên, và bỏ vào trong túi, hai người tiếp tục đi đường.
-“Anh nên biết”, người In-di-an nói với người da trắng, “Âm thanh của đồng năm hào có phải lớn hơn tiếng gáy của con dế không, nhưng có rất nhiều người nghe được, hơn nữa họ còn quay đầu lại nhìn. Trái lại, người nghe được tiếng con dế gáy, thì chỉ có một mình tôi, nguyên nhân nầy, không phải thính giác của người In-di-an tốt hơn của người da trắng, mà là con người của chúng ta vẫn nghe được sự vật mà mình quan tâm quen biết.”
2. Lắng nghe bằng tâm.
Tôi thường đi dâng thánh lễ tại viện dưỡng lão, có khoảng hơn hai mươi cụ già tham dự, các cụ đi đứng khó khăn, mắt mờ tai kém, nhưng các cụ rất sốt sắng tham dự thánh lễ, thành tâm nghe giảng và rất tích cực hát lễ dù là hát được câu trước thì mất câu sau. Những con người mà thể xác đã đến lúc mòn mỏi tàn tạ và cuộc đời chẳng còn là bao, các cụ đã dùng tâm mình để nghe tiếng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để hát ca chúc tụng Thiên Chúa, dùng tâm của mình để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa.
Sau thánh lễ tôi có thói quen trò chuyện với các cụ vài phút trước khi đưa Mình Thánh Chúa cho một vài cụ đi đứng bất tiện không thể đến tham dự thánh lễ, tôi hỏi: “Các cụ lớn tuổi rồi đi lễ có nghe được con giảng gì không ?”. Các cụ cười và trả lời: “Thì nghe tiếng được tiếng mất, nhưng phải cố gắng mà nghe cha giảng Lời Chúa, nếu nghe không được thì cầu nguyện với Chúa vậy...”
Anh chị em thân mến,
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta rằng, ai yêu mến Ngài thì tuân giữ lời Ngài, người Mỹ da đỏ nghe được tiếng kêu của con dế ngay tại thành phố, người Mỹ da trắng và những người đi đường đều nghe được tiếng âm thanh của đồng bạc giữa muôn vàn âm thanh hỗn độn, bởi vì tiếng kêu của con dế quá quen thuộc với người Mỹ da đỏ, và âm thanh của đồng bạc rơi quá quen thuộc với người Mỹ da trắng.
Lời Chúa quá quen thuộc với bạn và tôi, và chắc chắn chúng ta không thể quên được Lời Chúa trong cuộc sống, chỉ có những cám dỗ vật chất, chỉ có những thói quen xấu, chỉ có những kiêu ngạo ích kỷ mới làm chúng ta phớt lờ Lời Chúa kêu gọi chúng ta mà thôi.
Thước đo tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa là lắng nghe và tuân giữ lời của Ngài, là thực hành lời của Ngài qua cuộc sống của mình, là đem hết tâm hồn yêu mến Ngài qua thánh lễ và các bí tích thánh, như các cụ già trong viện dưỡng lão đã tham dự cách đơn sơ, chân thành yêu mến.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:24 29/04/2016
32. Ai là người băng thanh ngọc khiết chọn tuân giữ con đường trinh khiết, thì dù cho có gian nan khốn khó, nhưng lại xuất sắc vượt lên khỏi đám đông, được vô số ân sủng, và sẽ thu hoạch mỹ mãn được gấp trăm.
(Thánh Athanasius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Đừng sống hai mặt, dân Kitô phải là dân tộc của ánh sáng
Đặng Tự Do
16:24 29/04/2016
Lấy ý từ bài đọc trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan Tông Đồ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài về cuộc đấu tranh bất tận để chống lại tội lỗi. Ngài nói rằng chúng ta phải nên trong sạch như Cha trên trời nhưng ngay cả khi chúng ta phạm tội, chúng ta có thể dựa vào ơn tha thứ của Ngài và sự dịu dàng của Ngài ngõ hầu thanh tẩy mình và đứng dậy tiếp tục cuộc chiến bất tận chống lại tội lỗi. Đức Thánh Cha nhấn mạnh lời cảnh báo của vị tông đồ là các tín hữu hãy nói sự thật và đừng theo đuổi cuộc sống hai mặt, nói một đàng nhưng làm một nẻo.
Bước đi trong Ánh Sáng
“Nếu anh chị em nói mình đang trong tình hiệp thông với Chúa, thì hãy bước đi trong ánh sáng. Nhưng đừng sống hai mặt! Chớ làm như thế! Đó là sự dối trá mà chúng ta quá thường khi chứng kiến và đôi khi chúng ta cũng rơi vào cám dỗ này phải không? Đó là nói một đàng nhưng làm một nẻo, phải không? Đó là một chước cám dỗ không bao giờ kết thúc. Và chúng ta biết sự dối trá đó xuất phát từ đâu: trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu gọi ma quỷ là 'cha của những lời nói dối’, là kẻ dối trá. Chính vì lý do này Thánh Gioan Tông Đồ khuyên bảo với sự dịu dàng vô hạn và hiền lành Giáo Hội 'non trẻ' lúc ấy rằng: ‘Nếu chúng ta nói là chúng ta hiệp thông với Người, mà lại đi trong bóng tối, thì chúng ta nói dối, và không hành động theo sự thật. Nhưng nếu chúng ta đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi.’ (1 Ga 6-7)”
Lớn hơn tội lỗi của chúng tôi
Ghi nhận cách thức Thánh Gioan Tông Đồ bắt đầu lá thư của ngài với lời chào, 'con', Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết lối bắt đầu đầy tình cảm này giống như giai điệu của một người ông nói với ‘những đứa cháu nội trẻ tuổi của mình’, và nó tỏ lộ sự dịu dàng và ánh sáng chứa chan trong bài đọc này. Ngoài ra nó cũng nhắc nhớ đến lời của Chúa Giêsu khi Ngài hứa “sự nghỉ ngơi” cho tất cả những ai “đang vất vả mang gánh nặng nề”. Đức Thánh Cha nói tiếp, cũng cùng một cách như thế, Thánh Gioan kêu gọi độc giả của mình đừng phạm tội nhưng nếu ai đó trót sai phạm điều gì, thì chớ nản lòng bởi điều đó.
“Chúng ta có một Đấng an ủi, một trạng sư, một người ủng hộ, một người biện hộ cho chúng ta ở bên cạnh Chúa Cha, đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. Ngài làm cho chúng ta nên công chính. Chính Ngài là Đấng ân xá cho chúng ta. Một người nào đó có thể cảm thấy như muốn nói với vị Tông Đồ đã cho chúng ta lời khuyên này rằng: “Nhưng, chẳng lẽ tội lỗi không xấu xa đến thế sao?” “Thưa không, tội lỗi là một điều xấu xa! Nhưng nếu bạn đã phạm tội, bạn hãy nhìn vào Đấng đang chờ đợi để tha thứ cho bạn. Luôn luôn là như thế! Vì Ngài, Chúa chúng ta, vĩ đại hơn tội lỗi của chúng ta.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách nói rằng sức mạnh của chúng ta chỉ có thể kín múc từ nơi Thiên Chúa, từ Lòng Thương Xót, và sự vĩ đại của Ngài.
“Chúng ta phải bước đi trong ánh sáng vì Thiên Chúa là Ánh Sáng. Đừng bước đi với một chân trong ánh sáng và một chân khác trong bóng tối. Đừng là những kẻ dối trá. Và một điều khác: chúng ta đều đã phạm tội. Không ai có thể nói: 'Người đàn ông này là một kẻ có tội, người đàn bà này cũng là một kẻ có tội. Còn tôi, nhờ Thiên Chúa, là người công chính đây' Không, chỉ có một Đấng Công Chính, là Đấng gánh lấy mọi tội lỗi của chúng ta. Và nếu ai đó phạm tội, Ngài đang chờ đợi chúng ta và ân xá cho chúng ta vì Ngài có lòng thương xót và biết rất rõ chúng ta được hình thành từ những gì và nhớ rằng chúng ta chỉ là bụi tro. Xin cho niềm vui đến từ lá thư này, đưa chúng ta tiến về phía trước trong sự đơn sơ và minh bạch của đời sống Kitô hữu, trên hết mọi sự là chúng ta biết hướng về Chúa. .. với sự thật”.
Top Stories
Singapour: un modèle de laïcité bien comprise ?
Eglises d'Asie
08:01 29/04/2016
En France comme à Singapour, l’une des questions principales concernant les minorités musulmanes respectives de ces deux pays est celle de leur « intégration ». Les deux groupes de chercheurs ont souligné qu’une des solutions pour résoudre les problèmes de tension entre un Etat laïc et une communauté religieuse minoritaire serait d’expliquer davantage ce que signifie la laïcité. Un exemple tiré de l’actualité singapourienne a servi d’illustration : l’intégration des musulmans dans la marine. En effet, lors d’un débat au parlement singapourien quelques jours auparavant, la question fut soulevée d’équiper les navires de la marine de cuisines certifiées ‘halal’. Le ministre d’Etat à la Défense avait alors répondu que l’espace à bord devait être géré en priorité pour les besoins opérationnels des navires et que les besoins individuels devaient parfois s’y soumettre. Certains musulmans, a souligné le diplomate Mohammad Musa Alami, peuvent se sentir privé de possibilités d’emploi dans les secteurs sensibles du service public, et estimer ainsi qu’il y a discrimination. En comparaison, dans la marine française, les marins musulmans reçoivent des rations de combat halal s’ils le souhaitent, et beaucoup acceptent la nécessité d’un compromis, a affirmé Eric Frécon, chercheur associé à l’Asia Research Institute.
Séparer le politique et le religieux
Etant à la fois un pays profondément religieux et doté d’institutions laïques, Singapour pratique un modèle de séparation de la religion et de l’Etat qui lui est propre. Les diversités culturelles et religieuses sous-entendent des besoins et des objectifs différents, et parfois même contradictoires. Dans une société où plus de 80 % des citoyens se réclament d’une religion, tant la société civile que l’Etat ne peuvent ignorer cette dimension de l’identité nationale. Les autorités ont donc mis en place un cadre à la fois rigide et accommodant pour faciliter une certaine harmonie religieuse.
La laïcité à la singapourienne a, entre autres, pour but d’éviter l’intervention du religieux dans la sphère politique, ont mis en avant les universitaires singapouriens. Aucun parti politique ayant une affiliation religieuse n’est autorisé, et aucune des dix religions reconnues officiellement ne peut imposer ses valeurs au gouvernement, qui se doit de rester neutre. En contrepartie, l’Etat garantit la liberté de culte, la liberté de conscience et ne place aucune croyance au-dessus des autres (religion, athéisme, agnosticisme ou libre-pensée), assurant ainsi l’égalité républicaine. Chaque religion a donc sa place tant qu’elle ne perturbe pas l’équilibre social. « La religion dans un Etat laïc comme Singapour ne doit jamais devenir une source de friction ou d’animosité entre les différents groupes religieux », affirmait ainsi Lee Kuan Yew, Premier ministre de Singapour de 1959 à 1990 et fondateur du Singapour moderne.
La religion y est ainsi séparée de la politique, mais la religion n’est pas séparée de la vie publique et de la culture. Chacun, à Singapour, a des valeurs, qu’elles soient façonnées par des idéologies religieuses ou laïques, et tous peuvent participer au débat public afin de forger un consensus social. Alors que la religion est personnelle, elle n’est pas exclusivement privée et a une dimension sociale qui ne doit pas être banalisée, reconnaissent les dirigeants singapouriens. Les communautés religieuses peuvent donc s’exprimer publiquement sur des sujets ayant trait à la morale. Ce fut le cas notamment lors de la discussion sur la mise en place de casinos à Singapour en 2005.
S’adapter aux besoins spécifiques
L’approche de la laïcité « à la singapourienne » consiste ainsi à s’adapter équitablement aux besoins spécifiques et aux intérêts de divers groupes religieux en leur donnant accès à l’espace public sans remettre en cause l’harmonie sociale, systématiquement mise en avant dans le discours public. Lors de la célébration des fêtes religieuses, par exemple, des autorisations exceptionnelles sont données aux hindous pour des processions de rue, aux musulmans pour l’importation d’animaux destinés à l’abattage rituel, ou encore aux taoïstes pour l’incinération au grand air de papiers sacrés...
Le festival hindou de Thaipusam, célébré surtout par la minorité tamoule, est l’une des trois processions autorisées pour les hindous uniquement. C’est l’occasion de fêter la victoire du Bien sur le Mal, mais ce qui est surtout très impressionnant, à Singapour, c’est la procession, sur quatre kilomètres, de fidèles portant un kavadi (sorte de structure métallique dont les pointes reposent sur le corps à demi nu du pénitent). En janvier dernier, le gouvernement a autorisé pour la première fois depuis 42 ans les musiciens ‘live’ le long de la procession. L’assouplissement des règles était fondé sur les recommandations de l’Hindu Endowments Board (Comité consultatif pour les affaires hindoues), et faisait suite à des altercations ayant eu lieu l’année précédente entre les forces de l’ordre et quelques fidèles. La laïcité singapourienne est donc accommodante et ne s’enferme pas sur des principes figés. Comme dans de nombreux domaines, le gouvernement singapourien se veut pragmatique, ont encore estimé les universitaires.
Certains jours fériés reflètent la diversité de la société : Vesak Day célèbre l’anniversaire de Bouddha, Hari Raya Puasa correspondant à la fin du ramadan et Hari Raya Hadji (la fête du sacrifice) sont des célébrations musulmanes, Deepavali est la fête de la lumière pour les hindous, le Vendredi Saint et Noël sont des fêtes chrétiennes. Tous profitent de ces jours chômés, dans une volonté assumée de favoriser la cohésion sociale symbolisée lors de la fête nationale du 9 août : « l’unité dans la diversité ».
Les Malais, qui sont considérés comme étant tous nécessairement musulmans, représentent 14 % de la population et jouissent d’un statut particulier, inscrit dans la Constitution du pays (2) en raison de son histoire. Dans certains domaines juridiques tels que le mariage, le divorce ou le droit des successions, la communauté musulmane suit la loi musulmane, la charia, et l’Etat apporte son soutien à divers aspects de la vie religieuse tels que la construction de mosquées. Tout musulman travaillant à Singapour contribue chaque mois au « Mosque Building and Mendaki Fund » selon ses revenus. Il s’agit d’une contribution obligatoire pour le financement de la construction des mosquées.
Les limites de l’implication du religieux dans l’espace public sont fixées par toute une batterie de lois, telles que le Maintenance of Religious Harmony Act, mis en place en 1990 et qui vise à promouvoir la modération et la tolérance religieuse. Cette loi habilite par exemple le ministère de l’Intérieur à restreindre les activités de responsables religieux ou de toute autre personne menaçant « l’harmonie religieuse ». Il s’agit ici de contrôler ceux qui, sous couvert de la propagation ou de la pratique d’une croyance religieuse, essaieraient de monter les foules contre le gouvernement, et accessoirement contre les autres religions.
L’examen de conscience de la communauté musulmane
Au lendemain des attentats du 11 septembre 2001, la communauté musulmane de Singapour a ressenti le besoin de communiquer sur la dimension pacifique de l’islam. C’est ainsi qu’en 2006, a été inauguré l’« Harmony Centre », un lieu d’accueil pour les non-musulmans afin d’aider à « une meilleure compréhension de l’islam et des musulmans au sein de la société multiraciale et multi-religieuse de Singapour ».
Les initiatives pour réfléchir à la place de l’islam dans la société sécularisée de Singapour se sont multipliées ces dernières années. Lors d’une conférence portant sur « l’islam dans le monde contemporain », organisée le 28 avril dernier par l’Ecole S. Rajaratnam pour les études internationales (3), le Dr Yaacob Ibrahim, ministre chargé des Affaires musulmanes, a souligné que le gouvernement de Singapour jouait un rôle important dans la promotion de l’harmonie : « Il a créé un environnement dans lequel les orientations encouragent la sensibilisation et le respect de la diversité culturelle, le respect du droit, et l’application d’une législation efficace qui criminalise les discours de haine (…). Pour cette raison, nous sommes unis contre les exclusivistes de toutes sortes qui dénigrent les croyances profondément ancrées dans les communautés religieuses, et qui affirment qu’une culture a une supériorité absolue sur les autres ».
« La communauté malaise-musulmane a le devoir d’en apprendre davantage sur les autres cultures, religions et sociétés de sorte qu’un consensus sur la recherche des meilleures solutions puisse être atteint », a-t-il ajouté. Des propos qui rejoignent la conclusion du diplomate Mohammad Musa Alami, qui lors de la conférence organisée en lien avec la France, a affirmé que « l’harmonie religieuse fondée sur la connaissance mutuelle a de meilleures chances d’être durable que l’harmonie fondée sur la tolérance mal informée, car elle permet de résister et de faire face aux situations de crise ».
Notes
(1) Intitulé de la conférence : « State secularism/laïcité and the “integration” of Muslim-minority communities in multi-ethnic and multi-religious context: A comparative case study of Singapore and France »
(2) Art 152 (2) : « Le gouvernement doit exercer ses fonctions de façon à reconnaître la situation particulière des Malais, qui sont les autochtones de Singapour, et par conséquent, il est de la responsabilité du gouvernement de protéger, sauvegarder, soutenir, favoriser et promouvoir leur éducation, leurs intérêts politiques, économiques, sociaux, culturels et religieux, ainsi que la langue malaise. »
(3) Cette école a été créée en 2007, au sein de l’Université technologique de Nanyang ; elle a ouvert récemment un programme d’études en relations interreligieuses dans les sociétés plurielles, dont le diplomate Mohammad Alami Musa est le directeur. (http://www.rsis.edu.sg/research/srp/ ).
(Eglises d'Asie, le 29 avril 2016)
Vietnam: La population s’inquiète de la part laissée aux marchands ambulants dans « le nouvel ordre urbain »
Eglises d'Asie
08:03 29/04/2016
Le 16 avril dernier, un clip tourné dans une rue de Saigon et diffusé sur plusieurs réseaux sociaux de la ville a provoqué une forte émotion au sein de la population. On y voit un officier de police en train de tabasser sans pitié et jusqu’à l’évanouissement un vendeur ambulant, Pham Tiên Minh Phong. La famille et les proches soupçonnent que cette brutalité a été commise à cause de l’attitude du colporteur vis-à-vis des « agents de l’ordre public ».
Le marchand de rue ne s’était pas acquitté d’une somme de 700 000 dongs (27,90 euros), qu’il devait verser mensuellement pour que les gardiens de l’ordre le laissent exercer son métier sans problème. Hospitalisé après l’agression policière, le marchand ambulant a révélé les détails de son histoire à plusieurs médias. Il a aussi précisé qu’il n’avait jamais payé la somme demandée.
L’émotion ressentie provenait autant du scandale devant le traitement inhumain infligé par le policier à cet homme privé de ressources qu’au malaise éprouvé par la population devant la répression et la disparition programmée de pans entiers du décor de la vie urbaine traditionnelle. Les colporteurs transportant aux deux bouts d’un long fléau souple des articles de toutes sortes proposés au public sillonnent en effet les rues des grandes villes vietnamiennes depuis des siècles.
Victime du nouvel ordre urbain
Les marchands ambulants sont sans doute ceux qui souffrent le plus du nouvel ordre urbain exigé par la modernisation. Hérité du passé dans sa forme simple, un fléau souple et deux plateaux, le métier s’était développé et partiellement modernisé au cours du siècle précédent, surtout lorsque l’industrialisation a précipité des foules entières depuis les campagnes jusque dans les villes. Une partie importante des migrants, faute d’autres emplois, avait choisi ce moyen de survivre.
Cependant, lorsque la nouvelle politique d’ordre urbain a été mise en place il y a quelques années, le marchand ambulant devint rapidement la cible des critiques. De nouvelles réglementations ont régi la vie urbaine. Les activités des colporteurs portaient atteinte à l’esthétique générale, au bon ordre public. Elles étaient une gêne pour la circulation. Elles se virent rapidement classées parmi les infractions sanctionnées par la loi tandis que leurs auteurs étaient poursuivis par la police.
Ces derniers temps, dans la presse officielle, sur des vidéos diffusées par les réseaux sociaux, on a pu voir de nombreux exemples de colporteurs interpellés par la police, leurs marchandises et leurs outils de travail confisqués… Signe des temps ? Tribut à la modernité ?
Triomphe de la mondialisation ?
(Eglises d'Asie, le 29 avril 2016)
Le marchand de rue ne s’était pas acquitté d’une somme de 700 000 dongs (27,90 euros), qu’il devait verser mensuellement pour que les gardiens de l’ordre le laissent exercer son métier sans problème. Hospitalisé après l’agression policière, le marchand ambulant a révélé les détails de son histoire à plusieurs médias. Il a aussi précisé qu’il n’avait jamais payé la somme demandée.
L’émotion ressentie provenait autant du scandale devant le traitement inhumain infligé par le policier à cet homme privé de ressources qu’au malaise éprouvé par la population devant la répression et la disparition programmée de pans entiers du décor de la vie urbaine traditionnelle. Les colporteurs transportant aux deux bouts d’un long fléau souple des articles de toutes sortes proposés au public sillonnent en effet les rues des grandes villes vietnamiennes depuis des siècles.
Victime du nouvel ordre urbain
Les marchands ambulants sont sans doute ceux qui souffrent le plus du nouvel ordre urbain exigé par la modernisation. Hérité du passé dans sa forme simple, un fléau souple et deux plateaux, le métier s’était développé et partiellement modernisé au cours du siècle précédent, surtout lorsque l’industrialisation a précipité des foules entières depuis les campagnes jusque dans les villes. Une partie importante des migrants, faute d’autres emplois, avait choisi ce moyen de survivre.
Cependant, lorsque la nouvelle politique d’ordre urbain a été mise en place il y a quelques années, le marchand ambulant devint rapidement la cible des critiques. De nouvelles réglementations ont régi la vie urbaine. Les activités des colporteurs portaient atteinte à l’esthétique générale, au bon ordre public. Elles étaient une gêne pour la circulation. Elles se virent rapidement classées parmi les infractions sanctionnées par la loi tandis que leurs auteurs étaient poursuivis par la police.
Ces derniers temps, dans la presse officielle, sur des vidéos diffusées par les réseaux sociaux, on a pu voir de nombreux exemples de colporteurs interpellés par la police, leurs marchandises et leurs outils de travail confisqués… Signe des temps ? Tribut à la modernité ?
Triomphe de la mondialisation ?
(Eglises d'Asie, le 29 avril 2016)
Inde: Chhattisgarh : l’agriculture biologique, une réponse de l’Eglise catholique pour nourrir les plus pauvres
Eglises d'Asie
08:08 29/04/2016
Au Chhattisgarh, dans un petit village du district de Bastar, des tintements de bracelets résonnent en même temps qu’Aranav Sinha sort de sa maison en chaume. « Notre famille a vaincu la pauvreté », annonce fièrement cette jeune femme de 35 ans, vêtue de l’habit traditionnel local, constitué d’un seul morceau de tissu.
« Depuis trois ans que je ne suis plus ouvrière agricole, je ne vis plus dans l’angoisse du lendemain, dans la peur de ne pas savoir si je pourrais nourrir ma famille », raconte Sinha, qui, après avoir suivi la formation en agriculture biologique dispensée par le diocèse catholique de Jagdalpur, produit et vend ses propres légumes « bio ».
« Avant, le salaire d’un ouvrier agricole ne suffisait pas à couvrir entièrement les frais du repas quotidien », précise la jeune femme. « Les gens étaient si miséreux qu’ils n’avaient même pas le minimum nécessaire pour survivre », explique le P. Thomas Kollikolavil, carme et responsable de la pastorale sociale du diocèse.
Une formation en agriculture destinée aux femmes
Aujourd’hui, grâce à ce programme diocésain de formation à l’agriculture biologique mis en place en 2013, ce sont près de 2 000 femmes qui ont pu sortir leur famille de la misère, en cultivant elle-même leur nourriture de manière écologique. « Nous avons voulu nous focaliser sur la formation des femmes, car c’est à elles qu’incombe la lourde responsabilité de nourrir et de s’occuper de la famille, souligne Nandini Nagesh, formateur au sein du programme agricole. Nous leur apprenons des méthodes d’agriculture biologique afin qu’elles aient une activité rentable qui génère un revenu décent. »
Une agriculture « bio » de proximité
A contre-courant de l’agriculture intensive qui privilégie les grandes surfaces agricoles, l’utilisation de semences et de pesticides coûteux, produits par de firmes internationales qui étranglent les agriculteurs indiens, ce programme de formation a fait le pari gagnant de cultiver biologiquement des petites surfaces de proximité, permettant à ces familles d’être autosuffisantes d’un point de vue alimentaire tout au long de l’année, chose impossible lorsque les villageois travaillaient en tant qu’ouvrier agricole dans les grandes exploitations.
Afin de réduire leur coût d’investissement, le diocèse leur fournit les graines à planter. « Je leur ai aussi appris à réaliser des engrais et des pesticides naturels à très bon marché », explique Nandini Nagesh. Grâce à ces pesticides naturels, à la fois efficaces et bon marché, ces femmes limitent de manière significative leurs coûts, ce qui leur assure une bonne productivité. « A présent, au village nous savons produire un pesticide naturel à base de bouse de vache, d’urine et de sucre de palme. Cela me coûte seulement 10 roupies [0,13 euros], et me permet de couvrir toute ma terre pendant la saison des cultures », se réjouit Sinha.
Une autonomie alimentaire et une activité rentable qui résistent aux aléas climatiques
Sa voisine de 40 ans, Neeta Bai, mère de trois enfants, a commencé une culture rotative de fruits et légumes sur ses 6 000 m² de terres. « Je n’ai plus à me soucier si nous aurons à manger le jour suivant. Même en période de sécheresse et de pénurie d’eau, nous arrivons à avoir une récolte par an », explique-t-elle. A présent, sa famille dégage un revenu annuel de plus de 35 000 roupies (485 euros) pour une récolte. S’ils étaient restés ouvriers agricoles dans des grandes exploitations, même en travaillant tous les jours de l’année, ils n’auraient pas atteints les 8 000 roupies annuels (110 euros). « Lorsqu’il pleut suffisamment, nous arrivons même à produire deux récoltes annuelles en plus de la production de légumes saisonniers qui nous apportent un revenu supplémentaire », annonce fièrement Neeta Bai.
« Nous travaillons à présent à la formation d’une fédération de producteurs, afin de créer une chaîne de distribution nous permettant d’entrer en lien avec des marchés plus importants, sans avoir à passer par des intermédiaires, ce qui nous permettra de conserver nos marges », indique le coordinateur du programme agricole diocésain, qui est subventionné par des mécènes et le gouvernement national, lui-même encouragé par la Banque Mondiale.
Une profonde crise agraire
Cette expérience agricole contraste pourtant avec la situation générale de l’agriculture indienne, qui subit actuellement une profonde crise agraire, alors que 60 % des Indiens travaillent encore aujourd’hui dans le secteur agricole. Seule la moitié des surfaces cultivées en Inde sont irriguées, souvent de manière précaire. Les puits et les forages connaissent leurs limites, aves des nappes phréatiques sur-utilisées, alors que le pays subit des périodes de sécheresse prolongées et répétées depuis deux années. L’absence d’eau est devenue dramatique. 330 millions de personnes sont touchées et les agriculteurs subissent des pertes record. Cette année, dans l’ouest du pays, l’Etat du Maharashtra connaît sa pire sécheresse depuis 40 ans.
Selon des statistiques gouvernementales, 6 000 agriculteurs indiens se sont suicidé du fait de difficultés financières et de récoltes perdues liées aux aléas climatiques. En janvier, le gouvernement indien a débloqué 700 millions d’euros pour venir en aide aux producteurs et moderniser les infrastructures agricoles. Ce projet prévoit notamment de subventionner la mise en conformité de 200 000 hectares de terre en agriculture biologique sur une période de trois ans. Pour le P. Frederick D’Souza, président de Caritas India, « cette mesure montre que le gouvernement a enfin pris conscience que c’est l’agriculture qui nourrit les gens et génère un revenu aux plus pauvres ». Reste à savoir comment ces mesures s’appliqueront sur le terrain et si les aides arriveront jusqu’aux petits paysans vivant dans les régions les plus reculées de l’Inde.
(Eglises d'Asie, le 29 avril 2016)
« Depuis trois ans que je ne suis plus ouvrière agricole, je ne vis plus dans l’angoisse du lendemain, dans la peur de ne pas savoir si je pourrais nourrir ma famille », raconte Sinha, qui, après avoir suivi la formation en agriculture biologique dispensée par le diocèse catholique de Jagdalpur, produit et vend ses propres légumes « bio ».
« Avant, le salaire d’un ouvrier agricole ne suffisait pas à couvrir entièrement les frais du repas quotidien », précise la jeune femme. « Les gens étaient si miséreux qu’ils n’avaient même pas le minimum nécessaire pour survivre », explique le P. Thomas Kollikolavil, carme et responsable de la pastorale sociale du diocèse.
Une formation en agriculture destinée aux femmes
Aujourd’hui, grâce à ce programme diocésain de formation à l’agriculture biologique mis en place en 2013, ce sont près de 2 000 femmes qui ont pu sortir leur famille de la misère, en cultivant elle-même leur nourriture de manière écologique. « Nous avons voulu nous focaliser sur la formation des femmes, car c’est à elles qu’incombe la lourde responsabilité de nourrir et de s’occuper de la famille, souligne Nandini Nagesh, formateur au sein du programme agricole. Nous leur apprenons des méthodes d’agriculture biologique afin qu’elles aient une activité rentable qui génère un revenu décent. »
Une agriculture « bio » de proximité
A contre-courant de l’agriculture intensive qui privilégie les grandes surfaces agricoles, l’utilisation de semences et de pesticides coûteux, produits par de firmes internationales qui étranglent les agriculteurs indiens, ce programme de formation a fait le pari gagnant de cultiver biologiquement des petites surfaces de proximité, permettant à ces familles d’être autosuffisantes d’un point de vue alimentaire tout au long de l’année, chose impossible lorsque les villageois travaillaient en tant qu’ouvrier agricole dans les grandes exploitations.
Afin de réduire leur coût d’investissement, le diocèse leur fournit les graines à planter. « Je leur ai aussi appris à réaliser des engrais et des pesticides naturels à très bon marché », explique Nandini Nagesh. Grâce à ces pesticides naturels, à la fois efficaces et bon marché, ces femmes limitent de manière significative leurs coûts, ce qui leur assure une bonne productivité. « A présent, au village nous savons produire un pesticide naturel à base de bouse de vache, d’urine et de sucre de palme. Cela me coûte seulement 10 roupies [0,13 euros], et me permet de couvrir toute ma terre pendant la saison des cultures », se réjouit Sinha.
Une autonomie alimentaire et une activité rentable qui résistent aux aléas climatiques
Sa voisine de 40 ans, Neeta Bai, mère de trois enfants, a commencé une culture rotative de fruits et légumes sur ses 6 000 m² de terres. « Je n’ai plus à me soucier si nous aurons à manger le jour suivant. Même en période de sécheresse et de pénurie d’eau, nous arrivons à avoir une récolte par an », explique-t-elle. A présent, sa famille dégage un revenu annuel de plus de 35 000 roupies (485 euros) pour une récolte. S’ils étaient restés ouvriers agricoles dans des grandes exploitations, même en travaillant tous les jours de l’année, ils n’auraient pas atteints les 8 000 roupies annuels (110 euros). « Lorsqu’il pleut suffisamment, nous arrivons même à produire deux récoltes annuelles en plus de la production de légumes saisonniers qui nous apportent un revenu supplémentaire », annonce fièrement Neeta Bai.
« Nous travaillons à présent à la formation d’une fédération de producteurs, afin de créer une chaîne de distribution nous permettant d’entrer en lien avec des marchés plus importants, sans avoir à passer par des intermédiaires, ce qui nous permettra de conserver nos marges », indique le coordinateur du programme agricole diocésain, qui est subventionné par des mécènes et le gouvernement national, lui-même encouragé par la Banque Mondiale.
Une profonde crise agraire
Cette expérience agricole contraste pourtant avec la situation générale de l’agriculture indienne, qui subit actuellement une profonde crise agraire, alors que 60 % des Indiens travaillent encore aujourd’hui dans le secteur agricole. Seule la moitié des surfaces cultivées en Inde sont irriguées, souvent de manière précaire. Les puits et les forages connaissent leurs limites, aves des nappes phréatiques sur-utilisées, alors que le pays subit des périodes de sécheresse prolongées et répétées depuis deux années. L’absence d’eau est devenue dramatique. 330 millions de personnes sont touchées et les agriculteurs subissent des pertes record. Cette année, dans l’ouest du pays, l’Etat du Maharashtra connaît sa pire sécheresse depuis 40 ans.
Selon des statistiques gouvernementales, 6 000 agriculteurs indiens se sont suicidé du fait de difficultés financières et de récoltes perdues liées aux aléas climatiques. En janvier, le gouvernement indien a débloqué 700 millions d’euros pour venir en aide aux producteurs et moderniser les infrastructures agricoles. Ce projet prévoit notamment de subventionner la mise en conformité de 200 000 hectares de terre en agriculture biologique sur une période de trois ans. Pour le P. Frederick D’Souza, président de Caritas India, « cette mesure montre que le gouvernement a enfin pris conscience que c’est l’agriculture qui nourrit les gens et génère un revenu aux plus pauvres ». Reste à savoir comment ces mesures s’appliqueront sur le terrain et si les aides arriveront jusqu’aux petits paysans vivant dans les régions les plus reculées de l’Inde.
(Eglises d'Asie, le 29 avril 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tuyên hứa huynh trưởng Thiều Nhi Thánh Thể xứ Thuận Nghiã
Fx. Đinh Nguyễn
08:32 29/04/2016
LỄ TUYÊN HỨA TÔNG ĐỒ ĐỘI TRƯỞNG XỨ ĐOÀN PHÊRÔ VŨ ĐĂNG KHOA THUẬN NGHĨA
Những ngày đầu hè, dù thời tiết nóng bức nhưng khi đến với Giáo xứ Thuận Nghĩa, ắt hẳn trong chúng ta ai cũng cảm nhận được một tình yêu sâu sắc, tình yêu của con người mộc mạc chất phác, tình yêu của đất trời dành cho bất cứ ai. Trên những cánh đồng chim bay rợp cánh, những bông lúa chen chúc phơi màu, mùi hương của đất trời và tình yêu con người như quyện vào nhau làm cho mỗi tâm hồn thêm khoan khoái. Thế nhưng, vẻ đẹp nơi xứ đạo còn được tô vẻ bởi những hoạt động của các em Thiếu Nhi Thánh Thể, những hoạt động bổ ích giúp các em có sức khỏe, khả năng nhận thức và đời sống đức tin tốt hơn... Đó là mầm non, là khí trời của một Giáo xứ giàu truyền thống, nơi nảy sinh những bậc thánh hiền.
Xem Hình
Để hoạt động của các em Thiếu Nhi Thánh thể ngày càng phát triển và có chiều sâu trong đời sống tâm linh. Cách đây hơn 3 tháng anh chị Huynh Trưởng đã tuyển chọn các em đoàn sinh có đạo đức tốt, có ý hướng cầu tiến và hăng say trong công việc của các ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa, để huấn luyện các em thành những tông đồ đội trưởng. Vẫn dụng những khả năng và kiến thức đã được học, các anh chị trong Ban điều hành đã hướng dẫn các em một cách tận tình. Dù tuổi của các em đang ham chơi, nhưng các anh chị đã uốn nắn các em, để các em trở thành những tông đồ đội trưởng của Giêsu Anh Cả Từ Nhân. Sau những ngày học và thực hành tại giáo xứ, các em đã được Cha Tuyên Úy cho phép vào Sa Mạc để giúp các em trưởng thành hơn, sống có kỹ luật và phát triển khả năng của từng đoàn sinh. Những khuôn mặt thơ ngây lem luốc nhể nhại mồ hôi, những hành trình của các trò chơi lớn với tiếng cười xen lẫn tiếng hò reo tô lên vẻ đẹp khí trời nơi mạnh đất thanh bình. Đó thực sự là những ngày đầu trải nghiệm giúp các em phát triển về thể lý và tâm lý.
Vào tối 28 tháng 04 năm 2016, trong thánh lễ cao điểm của ngày thánh thể, Cha Antôn Nguyễn Văn Đính, Tuyên Úy Xứ Đoàn Phêrô Vũ Đăng Khoa Thuận Nghĩa đã mời gọi và đón nhận 60 em đội trưởng, 60 em đội phó vào vai trò lãnh đạo các đội trong các chi đoàn. Trong thánh lễ có sự hiện diện của Cha Tuyên Úy, quý Trở Úy, quý Trợ Tá, Ban Bảo Trợ, Hội đồng Huynh Trưởng, các em Đoàn sinh và cộng đoàn. Thánh lễ được diễn ra long trọng và tôn nghiêm, với những lời ca tiếng hát của ca đoàn TNTT. Sau thánh lễ, đại diện các em có lời cám ơn Cha Tuyên Úy, quý Trợ Úy, quý Trợ Tá, Ban Bảo Trợ, Hội đồng Huynh Trưởng, các ban ngành đoàn thể và nói lên sự quyết tâm của các em trong sứ vụ mới là Tông Đồ Đội Trưởng của Chúa Giêsu. Cha Tuyên Úy cũng nhắn nhủ với các em đoàn sinh: Phải yêu thương cộng tác với nhau; phải biết hy sinh; nhất là phải biết vâng lời những người dạy điều hay lẽ phải... Những ngày Sa mạc kết thúc, nhưng hy vọng những ngọn nến các em mang bên mình luôn cháy lên một lòng nhiệt huyết, một tinh thần hy sinh, một tình yêu đầy hy vọng.
Fx. Đinh Nguyễn
Những ngày đầu hè, dù thời tiết nóng bức nhưng khi đến với Giáo xứ Thuận Nghĩa, ắt hẳn trong chúng ta ai cũng cảm nhận được một tình yêu sâu sắc, tình yêu của con người mộc mạc chất phác, tình yêu của đất trời dành cho bất cứ ai. Trên những cánh đồng chim bay rợp cánh, những bông lúa chen chúc phơi màu, mùi hương của đất trời và tình yêu con người như quyện vào nhau làm cho mỗi tâm hồn thêm khoan khoái. Thế nhưng, vẻ đẹp nơi xứ đạo còn được tô vẻ bởi những hoạt động của các em Thiếu Nhi Thánh Thể, những hoạt động bổ ích giúp các em có sức khỏe, khả năng nhận thức và đời sống đức tin tốt hơn... Đó là mầm non, là khí trời của một Giáo xứ giàu truyền thống, nơi nảy sinh những bậc thánh hiền.
Xem Hình
Để hoạt động của các em Thiếu Nhi Thánh thể ngày càng phát triển và có chiều sâu trong đời sống tâm linh. Cách đây hơn 3 tháng anh chị Huynh Trưởng đã tuyển chọn các em đoàn sinh có đạo đức tốt, có ý hướng cầu tiến và hăng say trong công việc của các ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa, để huấn luyện các em thành những tông đồ đội trưởng. Vẫn dụng những khả năng và kiến thức đã được học, các anh chị trong Ban điều hành đã hướng dẫn các em một cách tận tình. Dù tuổi của các em đang ham chơi, nhưng các anh chị đã uốn nắn các em, để các em trở thành những tông đồ đội trưởng của Giêsu Anh Cả Từ Nhân. Sau những ngày học và thực hành tại giáo xứ, các em đã được Cha Tuyên Úy cho phép vào Sa Mạc để giúp các em trưởng thành hơn, sống có kỹ luật và phát triển khả năng của từng đoàn sinh. Những khuôn mặt thơ ngây lem luốc nhể nhại mồ hôi, những hành trình của các trò chơi lớn với tiếng cười xen lẫn tiếng hò reo tô lên vẻ đẹp khí trời nơi mạnh đất thanh bình. Đó thực sự là những ngày đầu trải nghiệm giúp các em phát triển về thể lý và tâm lý.
Vào tối 28 tháng 04 năm 2016, trong thánh lễ cao điểm của ngày thánh thể, Cha Antôn Nguyễn Văn Đính, Tuyên Úy Xứ Đoàn Phêrô Vũ Đăng Khoa Thuận Nghĩa đã mời gọi và đón nhận 60 em đội trưởng, 60 em đội phó vào vai trò lãnh đạo các đội trong các chi đoàn. Trong thánh lễ có sự hiện diện của Cha Tuyên Úy, quý Trở Úy, quý Trợ Tá, Ban Bảo Trợ, Hội đồng Huynh Trưởng, các em Đoàn sinh và cộng đoàn. Thánh lễ được diễn ra long trọng và tôn nghiêm, với những lời ca tiếng hát của ca đoàn TNTT. Sau thánh lễ, đại diện các em có lời cám ơn Cha Tuyên Úy, quý Trợ Úy, quý Trợ Tá, Ban Bảo Trợ, Hội đồng Huynh Trưởng, các ban ngành đoàn thể và nói lên sự quyết tâm của các em trong sứ vụ mới là Tông Đồ Đội Trưởng của Chúa Giêsu. Cha Tuyên Úy cũng nhắn nhủ với các em đoàn sinh: Phải yêu thương cộng tác với nhau; phải biết hy sinh; nhất là phải biết vâng lời những người dạy điều hay lẽ phải... Những ngày Sa mạc kết thúc, nhưng hy vọng những ngọn nến các em mang bên mình luôn cháy lên một lòng nhiệt huyết, một tinh thần hy sinh, một tình yêu đầy hy vọng.
Fx. Đinh Nguyễn
Tài Liệu - Sưu Khảo
30 tháng tư: Nhìn người rồi lại nhìn ta!
Lữ Giang
08:16 29/04/2016
Cuộc tháo chạy của VNCH năm 1975 được khởi đầu bằng cuộc tháo chạy của Cộng Hòa Khmer. Mỗi lần đến 30 tháng tư, chúng ta cần nhìn lại hai cuộc tháo chạy này dưới những khía cạnh khác nhau để rút thêm những bài học lịch sử.
NHÌN NGƯỜI TRƯỚC…
Với sự hậu thuẫn của Mỹ, ngày 18.3.1970 trong lúc Sihanouk đang ở ngoại quốc, Thủ Tướng Lon Nol cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnom Penh, bao vây toà nhà Quốc hội và triệu tập Quốc hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Lon Nol cử Hoàng thân Sirik Matak – người bị chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - giữ chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol.
Tháng 10 Lon Nol tuyên bố thành lập Cộng hòa Khmer và Lon Nol trở thành Tổng thống đầu tiên. Hoàng thân Sirik Matak được cử làm Phó Tổng Thống.
Tháng 4 năm 1973, Lon Nol đình chỉ hoạt động của Quốc hội, tuyên bố thành lập "Hội đồng Chính trị Tối cao" bao gồm chính ông, Sirik Matak, Cheng Heng và In Tam.
Vào đầu năm 1975, Khmer Đỏ và CSVN bắt đầu mở cuộc tấn công chế độ Lon Nol, thành lập vòng đai bao vây thủ đô Phnom Penh. Quốc hội Hoa Kỳ quyết định không cấp viện trợ thêm cho Campuchia nữa. Ngày 1.4.1975, Tổng Thống Lon Nol tuyên bố từ chức và bay đi tỵ nạn ở Hawaii. Hoàng thân Sirik Matak quyền Tổng Thống.
Sáng 12.4.1975 Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Eagle Pull, di tản các nhân viên, các viên chức Mỹ và một số viên chức Campuchia bằng máy bay trực thăng từ thủ đô Phnom Penh tới các hạm đội Mỹ trong vịnh Thái Lan.
Đại sứ Mỹ ở Cambodia lúc đó là ông John Gunther Dean đã thông báo cho các viên chức cao cấp của Cộng Hòa Khmer biết Hoa Kỳ dành cho họ quyền tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, nhưng Hoàng Thân Sirik Matak, Thủ Tướng Long Boret, Lon Non (em của Lon Nol) và các thành phần nội các của chính phủ Lon Nol đã từ chối, mặc dầu Long Boret và Sirik Matak có tên trong danh sách “Bảy kẻ Phản Bội” (Seven Traitors) bị Khmer Đỏ tuyên án tử hình. Tổng cộng có 150 người trong chính phủ Cộng hòa Khmer đã di tản theo người Mỹ. Còn Hoàng thân Sirik Matak đích thân viết cho Đại sứ John Gunther Dean một lá thư có nội dung như sau:
“Tôi thành thật cảm tạ Ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do. Than ôi! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy! Với Ngài và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài, không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do. Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết. Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại, nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó. Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ! Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi.”
Ký tên: Hoàng thân Sirik Matak
Riêng về Thủ Tướng Long Boret, Đại sứ John Gunther Dean kể:
"Long Boret đã từ chối việc di tản. Ông ta là một người tài giỏi. Trẻ hơn nhiều so với Lon Nol hoặc Sirik Matak. Khi cá nhân tôi đến gặp ông vào ngày 12 tháng 4, trong cuộc di tản buổi sáng sớm của chúng tôi, đề nghị ông ta hãy dắt vợ con cùng chúng tôi rời khỏi Phnom Penh vì tôi lo sợ cho sự an toàn của ông ấy, ông ta cảm ơn tôi nhưng [như ông ta nói] nghĩ rằng tính mạng của ông ấy không đáng lo ngại.”
Ngày 17.4.1975, lực lượng Cộng hòa Khmer sụp đổ, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh. Hoàng thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret, Lon Non và các viên chức hàng đầu của Chính phủ Cộng hoà Khmer đã bị bắt đưa đi xử tử tại trung tâm thể dục thể thao Cercle Sportif. Các đơn vị thuộc quân đội Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer của Lon Nol còn lại trong thủ đô đều bị tước vũ khí và đưa đi xử bắn toàn bộ tại sân vận động Olympic.
Trong Hồi ký “Ending the Vietnam War” Kissinger nói rằng chính quyền Ford đã bất ngờ và xấu hổ vì trên thực tế các quan chức hàng đầu của Campuchia đã từ chối rời khỏi đất nước, bao gồm Hoàng Thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret và em trai cựu Tổng thống Lon Nol là Lon Non, mặc dầu họ nằm trong danh sách mà Khmer Đỏ đã tuyên án tử hình.
RỒI QUAY LẠI NHÌN TA...
Tướng Dương Văn Minh vốn nổi tiếng là THAM, NGU, HÈN nên bị Mỹ khai thác và đưa ra làm con bài thí mỗi khi muốn thay đổi tình hình.
1.- BỊ DÙNG LÀM SÁT THỦ
Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo của VNCH đã kể lại hai chuyện liên quan đến những sự vi phạm nghiêm trọng của Dương Văn Minh, nhưng được Tổng Thống Diệm bỏ qua cho:
Vụ thứ nhât: Chôm thùng phuy vàng của Bình Xuyên
Ông cho biết vào khoảng tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Họ thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông cho mò tìm và vớt được hai thùng, một thùng đựng bạc giấy và một thùng đựng vàng. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Dương Văn Minh chẳng báo cáo gì về vụ vàng này. Ông Diệm đã ra lệnh điều tra. Hai người được trao nhiệm vụ điều tra là Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội. Đại Tá Xuân báo cáo số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại Tá Dương Văn Minh. Nhưng sau khi suy nghĩ, ông Diệm nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó đi cho yên!”
Vụ thứ hai: Chứa chấp gián điệp Việt Cộng.
Vào đầu năm 1960, nhân viên tình báo thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra.
Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt.
Ông đã trình vụ này cho Tổng Thống Diệm, nhưng sau khi nghe, Tổng Thống đã đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.” Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cam-bốt và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: Nếu trở lại sẽ bị thanh toán.
Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.”
Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với ông Diệm, nên năm 1963 khi tổ chức đảo chánh ông Diệm, Mỹ đã dùng Dương Văn Minh làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, tức chỉ huy cuộc đảo chánh. Nhưng khi hành động, Thiếu Tá Lucien Conein chỉ để cho Dương Văn Minh làm sát thủ, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và hai người chống đảo chánh là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, còn việc tổ chức và điều hành quân đội đảo chánh đều đặt dưới quyền chỉ huy của hai nhân viên CIA là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm và Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu.
Tướng Minh được trao quyền lãnh đạo chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp, sau đó bảo Tướng Khiêm làm “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, loại bỏ các tướng râu ria của Dương Văn Minh về tội “thân Pháp”, đưa Tướng Nguyễn Khánh ra làm sát thủ Ngô Đình Cẩn. Nguyễn Khánh ban hành một đạo luật hồi tố để giết Ngô Đình Cẩn. Giới luật gia phản đối vì luật này vi phạm nguyên tắc bất hồi tố (non-retroactive) của hình luật và điều 11 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng khi Mỹ bảo thì chẳng cần luật pháp, nên Nguyễn Khánh đã cho xử bắn Ngô Đình Cẩn. Sau đó các biến loạn đã xảy ra, Mỹ loại Nguyễn Khánh và đưa hai tên tà lọt của CIA là Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm lên cầm quyền tại Miền Nam cho đến ngày mất nước.
2.- BỊ DÙNG LÀM HÀNG TƯỚNG
Ngày 21.4.1975, Đại Sứ Martin đến thuyết phục Tổng Thống Thiệu từ chức để đưa Dương Văn Minh lên đầu hàng, nhưng ông Thiệu chẳng biết gì hết, còn hỏi ông Martin: “Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?” Đại Sứ Martin trả lời: “Tôi không dám hứa nhưng có thể có”.
Frank Snepp cho biết sáng 20.4.1975, Đại Sứ Mattin đã đi gặp Đại Sứ Mérillon của Pháp và xin tiếp một tay. Đại sứ Merillon cho Tướng Minh biết ông ta đã liên lạc với phía bên kia, họ cho biết chỉ nói chuyện với tướng Minh. Tướng Minh tưởng thật, đồng ý làm Tổng Thống để điều đình với “phía bên kia” và thành lập một “chính phủ hòa hợp hòa giải”. Tướng Timmes đã đến gặp Tướng Minh để thăm dò, Tướng Minh cười và trả lời: “Vẫn còn cơ hội cho các cuộc thương thuyết…” (There was still a chance for negotiations). Nhưng chiều 28.4.1975, lúc 17 giờ 50, sau khi nhận chức Tổng Thống, Tướng Minh đã cho người đi tìm Đại Sứ Mérillon thì ông đã biến mất rồi!
Đến đây người Việt mới nhận ra rằng Mỹ là "siêu cộng sản"!
Lúc 11 giờ sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng T-54 đầu tiên của Việt Cộng tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập một cánh cổng đã mở, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.
Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung Tá Bùi Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng người to cao thì lễ phép chào và nói:
- Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền
.
- Trung Tá Tùng nói:
- Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện.
Ông Tùng buộc Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Bản tuyên bố đầu hàng do Chính Trị Viên Bùi Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.”
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống chỉ 36 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc đời làm con bài thí của Mỹ trong một thời điểm rất bi thảm.
NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ
Nhìn lại những gì mà Thủ Tướng Long Boret và Hoàng thân Sirik Matak của nước Campuchia nhỏ bé đã làm rồi nhìn lại hành động của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Tổng Thống Dương Văn Minh của nước Việt có lịch sử ngàn đời oai hùng…, ít ai không cảm thấy đau buồn.
Người Mỹ khi rút khỏi Sài Gòn không hề thông báo cho các viên chức cao cấp của VNCH rằng Hoa Kỳ dành cho họ quyền tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ như họ đã thông báo cho các viên chức Cộng Hòa Khmer khi rút khỏi Phnom Penh, nên hầu hết các viên chức cao cấp VNCH đã phải bị đi tù vì hợp tác với Mỹ. Chính quyền Ford cũng không hề “bất ngờ và xấu hổ” về chuyện này. Mặc dầu vậy “tình hữu nghị Việt – Mỹ vẫn đời đời bền vững”.
Hoàng thân Sirik Matak đã nói với người Mỹ “không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do” và “Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ!”, trong khi đó đa số người Việt đấu tranh vẫn tiếp tục tin tưởng rằng người Mỹ sẽ giúp họ “giải phóng quê hương” và mỗi khi có chuyện gì bất bình thường đi mách với Mỹ!
Đó là những bài học lịch sử đắt giá. Triết gia George Santayana (1863 – 1952) đã nhắc nhỡ chúng ta:
“Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ.”
Ngày 28.4.2016
NHÌN NGƯỜI TRƯỚC…
Với sự hậu thuẫn của Mỹ, ngày 18.3.1970 trong lúc Sihanouk đang ở ngoại quốc, Thủ Tướng Lon Nol cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnom Penh, bao vây toà nhà Quốc hội và triệu tập Quốc hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Lon Nol cử Hoàng thân Sirik Matak – người bị chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - giữ chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol.
Tháng 10 Lon Nol tuyên bố thành lập Cộng hòa Khmer và Lon Nol trở thành Tổng thống đầu tiên. Hoàng thân Sirik Matak được cử làm Phó Tổng Thống.
Tháng 4 năm 1973, Lon Nol đình chỉ hoạt động của Quốc hội, tuyên bố thành lập "Hội đồng Chính trị Tối cao" bao gồm chính ông, Sirik Matak, Cheng Heng và In Tam.
Vào đầu năm 1975, Khmer Đỏ và CSVN bắt đầu mở cuộc tấn công chế độ Lon Nol, thành lập vòng đai bao vây thủ đô Phnom Penh. Quốc hội Hoa Kỳ quyết định không cấp viện trợ thêm cho Campuchia nữa. Ngày 1.4.1975, Tổng Thống Lon Nol tuyên bố từ chức và bay đi tỵ nạn ở Hawaii. Hoàng thân Sirik Matak quyền Tổng Thống.
Sáng 12.4.1975 Hoa Kỳ thực hiện Chiến dịch Eagle Pull, di tản các nhân viên, các viên chức Mỹ và một số viên chức Campuchia bằng máy bay trực thăng từ thủ đô Phnom Penh tới các hạm đội Mỹ trong vịnh Thái Lan.
Đại sứ Mỹ ở Cambodia lúc đó là ông John Gunther Dean đã thông báo cho các viên chức cao cấp của Cộng Hòa Khmer biết Hoa Kỳ dành cho họ quyền tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, nhưng Hoàng Thân Sirik Matak, Thủ Tướng Long Boret, Lon Non (em của Lon Nol) và các thành phần nội các của chính phủ Lon Nol đã từ chối, mặc dầu Long Boret và Sirik Matak có tên trong danh sách “Bảy kẻ Phản Bội” (Seven Traitors) bị Khmer Đỏ tuyên án tử hình. Tổng cộng có 150 người trong chính phủ Cộng hòa Khmer đã di tản theo người Mỹ. Còn Hoàng thân Sirik Matak đích thân viết cho Đại sứ John Gunther Dean một lá thư có nội dung như sau:
“Tôi thành thật cảm tạ Ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do. Than ôi! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy! Với Ngài và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài, không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do. Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết. Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này. Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại, nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó. Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ! Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi.”
Ký tên: Hoàng thân Sirik Matak
Riêng về Thủ Tướng Long Boret, Đại sứ John Gunther Dean kể:
"Long Boret đã từ chối việc di tản. Ông ta là một người tài giỏi. Trẻ hơn nhiều so với Lon Nol hoặc Sirik Matak. Khi cá nhân tôi đến gặp ông vào ngày 12 tháng 4, trong cuộc di tản buổi sáng sớm của chúng tôi, đề nghị ông ta hãy dắt vợ con cùng chúng tôi rời khỏi Phnom Penh vì tôi lo sợ cho sự an toàn của ông ấy, ông ta cảm ơn tôi nhưng [như ông ta nói] nghĩ rằng tính mạng của ông ấy không đáng lo ngại.”
Ngày 17.4.1975, lực lượng Cộng hòa Khmer sụp đổ, Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh. Hoàng thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret, Lon Non và các viên chức hàng đầu của Chính phủ Cộng hoà Khmer đã bị bắt đưa đi xử tử tại trung tâm thể dục thể thao Cercle Sportif. Các đơn vị thuộc quân đội Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer của Lon Nol còn lại trong thủ đô đều bị tước vũ khí và đưa đi xử bắn toàn bộ tại sân vận động Olympic.
Trong Hồi ký “Ending the Vietnam War” Kissinger nói rằng chính quyền Ford đã bất ngờ và xấu hổ vì trên thực tế các quan chức hàng đầu của Campuchia đã từ chối rời khỏi đất nước, bao gồm Hoàng Thân Sirik Matak, Thủ tướng Long Boret và em trai cựu Tổng thống Lon Nol là Lon Non, mặc dầu họ nằm trong danh sách mà Khmer Đỏ đã tuyên án tử hình.
RỒI QUAY LẠI NHÌN TA...
Tướng Dương Văn Minh vốn nổi tiếng là THAM, NGU, HÈN nên bị Mỹ khai thác và đưa ra làm con bài thí mỗi khi muốn thay đổi tình hình.
1.- BỊ DÙNG LÀM SÁT THỦ
Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Giám Đốc Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo của VNCH đã kể lại hai chuyện liên quan đến những sự vi phạm nghiêm trọng của Dương Văn Minh, nhưng được Tổng Thống Diệm bỏ qua cho:
Vụ thứ nhât: Chôm thùng phuy vàng của Bình Xuyên
Ông cho biết vào khoảng tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Họ thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông cho mò tìm và vớt được hai thùng, một thùng đựng bạc giấy và một thùng đựng vàng. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Dương Văn Minh chẳng báo cáo gì về vụ vàng này. Ông Diệm đã ra lệnh điều tra. Hai người được trao nhiệm vụ điều tra là Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội. Đại Tá Xuân báo cáo số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại Tá Dương Văn Minh. Nhưng sau khi suy nghĩ, ông Diệm nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó đi cho yên!”
Vụ thứ hai: Chứa chấp gián điệp Việt Cộng.
Vào đầu năm 1960, nhân viên tình báo thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra.
Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt.
Ông đã trình vụ này cho Tổng Thống Diệm, nhưng sau khi nghe, Tổng Thống đã đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.” Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cam-bốt và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: Nếu trở lại sẽ bị thanh toán.
Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.”
Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với ông Diệm, nên năm 1963 khi tổ chức đảo chánh ông Diệm, Mỹ đã dùng Dương Văn Minh làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, tức chỉ huy cuộc đảo chánh. Nhưng khi hành động, Thiếu Tá Lucien Conein chỉ để cho Dương Văn Minh làm sát thủ, giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và hai người chống đảo chánh là Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, còn việc tổ chức và điều hành quân đội đảo chánh đều đặt dưới quyền chỉ huy của hai nhân viên CIA là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm và Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu.
Tướng Minh được trao quyền lãnh đạo chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp, sau đó bảo Tướng Khiêm làm “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, loại bỏ các tướng râu ria của Dương Văn Minh về tội “thân Pháp”, đưa Tướng Nguyễn Khánh ra làm sát thủ Ngô Đình Cẩn. Nguyễn Khánh ban hành một đạo luật hồi tố để giết Ngô Đình Cẩn. Giới luật gia phản đối vì luật này vi phạm nguyên tắc bất hồi tố (non-retroactive) của hình luật và điều 11 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng khi Mỹ bảo thì chẳng cần luật pháp, nên Nguyễn Khánh đã cho xử bắn Ngô Đình Cẩn. Sau đó các biến loạn đã xảy ra, Mỹ loại Nguyễn Khánh và đưa hai tên tà lọt của CIA là Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm lên cầm quyền tại Miền Nam cho đến ngày mất nước.
2.- BỊ DÙNG LÀM HÀNG TƯỚNG
Ngày 21.4.1975, Đại Sứ Martin đến thuyết phục Tổng Thống Thiệu từ chức để đưa Dương Văn Minh lên đầu hàng, nhưng ông Thiệu chẳng biết gì hết, còn hỏi ông Martin: “Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không?” Đại Sứ Martin trả lời: “Tôi không dám hứa nhưng có thể có”.
Frank Snepp cho biết sáng 20.4.1975, Đại Sứ Mattin đã đi gặp Đại Sứ Mérillon của Pháp và xin tiếp một tay. Đại sứ Merillon cho Tướng Minh biết ông ta đã liên lạc với phía bên kia, họ cho biết chỉ nói chuyện với tướng Minh. Tướng Minh tưởng thật, đồng ý làm Tổng Thống để điều đình với “phía bên kia” và thành lập một “chính phủ hòa hợp hòa giải”. Tướng Timmes đã đến gặp Tướng Minh để thăm dò, Tướng Minh cười và trả lời: “Vẫn còn cơ hội cho các cuộc thương thuyết…” (There was still a chance for negotiations). Nhưng chiều 28.4.1975, lúc 17 giờ 50, sau khi nhận chức Tổng Thống, Tướng Minh đã cho người đi tìm Đại Sứ Mérillon thì ông đã biến mất rồi!
Đến đây người Việt mới nhận ra rằng Mỹ là "siêu cộng sản"!
Lúc 11 giờ sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng T-54 đầu tiên của Việt Cộng tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập một cánh cổng đã mở, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.
Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung Tá Bùi Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng người to cao thì lễ phép chào và nói:
- Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền
.
- Trung Tá Tùng nói:
- Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện.
Ông Tùng buộc Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Bản tuyên bố đầu hàng do Chính Trị Viên Bùi Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.”
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống chỉ 36 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc đời làm con bài thí của Mỹ trong một thời điểm rất bi thảm.
NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ
Nhìn lại những gì mà Thủ Tướng Long Boret và Hoàng thân Sirik Matak của nước Campuchia nhỏ bé đã làm rồi nhìn lại hành động của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Tổng Thống Dương Văn Minh của nước Việt có lịch sử ngàn đời oai hùng…, ít ai không cảm thấy đau buồn.
Người Mỹ khi rút khỏi Sài Gòn không hề thông báo cho các viên chức cao cấp của VNCH rằng Hoa Kỳ dành cho họ quyền tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ như họ đã thông báo cho các viên chức Cộng Hòa Khmer khi rút khỏi Phnom Penh, nên hầu hết các viên chức cao cấp VNCH đã phải bị đi tù vì hợp tác với Mỹ. Chính quyền Ford cũng không hề “bất ngờ và xấu hổ” về chuyện này. Mặc dầu vậy “tình hữu nghị Việt – Mỹ vẫn đời đời bền vững”.
Hoàng thân Sirik Matak đã nói với người Mỹ “không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do” và “Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ!”, trong khi đó đa số người Việt đấu tranh vẫn tiếp tục tin tưởng rằng người Mỹ sẽ giúp họ “giải phóng quê hương” và mỗi khi có chuyện gì bất bình thường đi mách với Mỹ!
Đó là những bài học lịch sử đắt giá. Triết gia George Santayana (1863 – 1952) đã nhắc nhỡ chúng ta:
“Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ.”
Ngày 28.4.2016
Văn Hóa
Hành trình của những thao thức
+ GM GB. Bùi Tuần
08:18 29/04/2016
Hành trình của những thao thức
Bài chia sẻ trong dịp kỷ niệm thụ phong Giám mục 30.4.1975-30.4.2016
1. Tôi tin Thiên Chúa giàu lòng thương xót đang ngự giữa chúng ta.
Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời Giám mục.
2. Cuộc đời Giám mục của tôi là hành trình của một ơn gọi.Chúa gọi tôi, mặc dầu tôi tội lỗi. Tôi xin vâng với bao lo sợ, chỉ biết phó thác mà thôi.
Ngay từ giây phút đầu, Chúa đã sai tôi đi với hai thao thức rất mạnh.
Thao thức thứ nhất là làm thế nào để Hội Thánh Chúa được sống và được sống dồi dào sự sống của Chúa, tại Việt Nam đầy sóng gió.
Thao thức thứ hai là làm thế nào để đồng bào của tôi được yêu thương nhau, trong một tình hình có nhiều phân hoá.
3. Hai thao thức đó được đốt lên trong tôi từ ngọn lửa đức tin. Với đức tin, tôi thấy tình hình là rất phức tạp, mà tôi thì quá yếu đuối. Nhận thức ấy đưa tôi đến gần Chúa.
4. Tôi tin: Phải có ơn Chúa. Chỉ ơn Chúa mới thực thi được ơn gọi. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu đã phán xưa: “Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Nên, ưu tiên, tôi lo ở lại trong Chúa, như lời Người dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con”, “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu các con không ở lại trong Thầy” (Ga 15,4).
5. Ở lại trong Chúa và sống mật thiết gắn bó với Chúa, đó là một chiều kích nội tâm do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trong đời sống nội tâm được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi nhìn thấy khá rõ những hình thức Chúa cứu tôi, nhất là bằng sự Chúa tha thứ. Nhờ đó tôi kết hợp với Đấng Cứu Thế, là Đấng đã dùng sự khiêm nhường mà cứu chuộc nhân loại.
6. Cũng Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn đưa tôi trong đời sống nội tâm, lại dẫn đưa tôi vào đời sống hoạt động. Hoạt động của tôi là hiệp thông với mọi việc, mà các Giám mục, các linh mục, các tu sĩ, các giáo dân làm theo nhu cầu mục vụ và truyền giáo.
Nhưng trong mọi hoạt động, Chúa Thánh Thần luôn nhắc bảo tôi là phải rất tỉnh thức, để bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng thực sự phải trong sạch về phương diện là chỉ tìm thực thi thánh ý Chúa mà thôi.
7. Tôi vâng làm theo. Và mỗi lần thấy mình sai, thì tôi lại sám hối trở về với Chúa. Sám hối trở vềtrong tinh thần phó thác, đó là một việc tôi làm thường xuyên. Bởi vì tôi luôn luôn là kẻ yếu đuối. Chính trong sự được Chúa thứ tha, mà tôi cảm nhận được thấm thía tình Chúa xót thương.
8. Trong sự sám hối trở về, tôi được Chúa cho thấy ơn Chúa là vô cùng cần thiết cho việc cứu độ.
Khi ban cho tôi ơn nhận biết sự cần thiết của ơn Chúa, Chúa cũng dạy tôi phải cộng tác vào ơn Chúa.
Cộng tác đầu tiên mà tôi cho là rất quan trọng, đó là hiệp thông với Đức Giáo Hoàng với tình con thảo và có trách nhiệm.
Cộng tác vào ơn Chúa còn bằng sự khiêm tốn học hỏi những gì về Chúa. Tôi nghĩ ngay tới Kinh Thánh, các thánh giáo phụ, nền thần học, triết học được Toà Thánh chứng nhận, và những sách đạo đức của những tác giả có uy tín, được Toà Thánh công nhận. Nhờ kho tàng kiến thức đó, tôi luôn thấy mình cần phải bắt đầu lại, nhất là ở sự phải từ bỏ mình.
9. Cùng với việc học ở các tác phẩm có uy tín về Chúa, tôi rất vui nhìn ngắm những việc lạ lùng Chúa làm nơi nhiều chứng nhân của Chúa đang sống gần xa ngay trong thời điểm này.
10. Tôi chú ý cách riêng đến những người ngày đêm gieo hạt giống Nước Trời giữa nơi mình sống. Bằng đời sống đạo đức, họ là men giữa bột (x. Mt 13,33), họ là hạt cải gieo trong ruộng (x. Mt 13,31-32). Âm thầm và nhỏ bé, họ được Chúa gọi là những kẻ mở rộng Nước Trời.
11. Hơn nữa, thao thức còn đẩy tôi đi sâu vào quần chúng. Ở đó, tôi đã nhận thấy nhiều người ngoại nhưng lại thuộc về Đức Kitô, do sự họ được Chúa Giêsu lôi kéo họ bằng những ơn khác nhau, đúng như lời Người đã phán xưa: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32).
Với những khám phá như trên, tôi hiểu ơn gọi của tôi phải nhắm vào hy vọng và đợi chờ, chứ không phải vào những thành công trước mắt.
12. Nếu ơn gọi của tôi đúng là hành trình của những thao thức, thì hôm nay những thao thức vẫn còn đó, nhưng mang những cung điệu mới, hợp với những thay đổi của lịch sử, một lịch sử có những tiến triển mới và cũng có những sa sút mới.
13. Hôm nay, khi cuộc đời đã được báo động là sắp phải ra đi, tôi lại có thêm một thao thức mới, đó là thao thức đi về với Cha trên trời.
Đi về với Cha trên trời, đối với tôi, là một thao thức ngọt ngào, đòi rất nhiều niềm tin vào tình yêu thương xót Chúa, và cũng rất nhiều niềm tin vào tình yêu bao dung của mọi người.
14. Để kết, tôi xin phép nói tắt một lời, đó là: Chúa giàu lòng thương xót đã yêu thương tôi quá sức tôi tưởng tượng, quá hơn sự tôi mong ước, nhất là ở sự Chúa luôn cứu tôi, luôn tha thứ cho tôi, luôn ban cho tôi những thao thức Phúc Âm được đốt lên từ đức tin do lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa, con xin phó thác con trong tay Chúa.
Long Xuyên, ngày 30.4.2016
Bài chia sẻ trong dịp kỷ niệm thụ phong Giám mục 30.4.1975-30.4.2016
1. Tôi tin Thiên Chúa giàu lòng thương xót đang ngự giữa chúng ta.
Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời Giám mục.
2. Cuộc đời Giám mục của tôi là hành trình của một ơn gọi.Chúa gọi tôi, mặc dầu tôi tội lỗi. Tôi xin vâng với bao lo sợ, chỉ biết phó thác mà thôi.
Ngay từ giây phút đầu, Chúa đã sai tôi đi với hai thao thức rất mạnh.
Thao thức thứ nhất là làm thế nào để Hội Thánh Chúa được sống và được sống dồi dào sự sống của Chúa, tại Việt Nam đầy sóng gió.
Thao thức thứ hai là làm thế nào để đồng bào của tôi được yêu thương nhau, trong một tình hình có nhiều phân hoá.
3. Hai thao thức đó được đốt lên trong tôi từ ngọn lửa đức tin. Với đức tin, tôi thấy tình hình là rất phức tạp, mà tôi thì quá yếu đuối. Nhận thức ấy đưa tôi đến gần Chúa.
4. Tôi tin: Phải có ơn Chúa. Chỉ ơn Chúa mới thực thi được ơn gọi. Tôi nhớ lại lời Chúa Giêsu đã phán xưa: “Không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Nên, ưu tiên, tôi lo ở lại trong Chúa, như lời Người dạy: “Hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong các con”, “Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Các con cũng thế, nếu các con không ở lại trong Thầy” (Ga 15,4).
5. Ở lại trong Chúa và sống mật thiết gắn bó với Chúa, đó là một chiều kích nội tâm do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trong đời sống nội tâm được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi nhìn thấy khá rõ những hình thức Chúa cứu tôi, nhất là bằng sự Chúa tha thứ. Nhờ đó tôi kết hợp với Đấng Cứu Thế, là Đấng đã dùng sự khiêm nhường mà cứu chuộc nhân loại.
6. Cũng Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn đưa tôi trong đời sống nội tâm, lại dẫn đưa tôi vào đời sống hoạt động. Hoạt động của tôi là hiệp thông với mọi việc, mà các Giám mục, các linh mục, các tu sĩ, các giáo dân làm theo nhu cầu mục vụ và truyền giáo.
Nhưng trong mọi hoạt động, Chúa Thánh Thần luôn nhắc bảo tôi là phải rất tỉnh thức, để bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng thực sự phải trong sạch về phương diện là chỉ tìm thực thi thánh ý Chúa mà thôi.
7. Tôi vâng làm theo. Và mỗi lần thấy mình sai, thì tôi lại sám hối trở về với Chúa. Sám hối trở vềtrong tinh thần phó thác, đó là một việc tôi làm thường xuyên. Bởi vì tôi luôn luôn là kẻ yếu đuối. Chính trong sự được Chúa thứ tha, mà tôi cảm nhận được thấm thía tình Chúa xót thương.
8. Trong sự sám hối trở về, tôi được Chúa cho thấy ơn Chúa là vô cùng cần thiết cho việc cứu độ.
Khi ban cho tôi ơn nhận biết sự cần thiết của ơn Chúa, Chúa cũng dạy tôi phải cộng tác vào ơn Chúa.
Cộng tác đầu tiên mà tôi cho là rất quan trọng, đó là hiệp thông với Đức Giáo Hoàng với tình con thảo và có trách nhiệm.
Cộng tác vào ơn Chúa còn bằng sự khiêm tốn học hỏi những gì về Chúa. Tôi nghĩ ngay tới Kinh Thánh, các thánh giáo phụ, nền thần học, triết học được Toà Thánh chứng nhận, và những sách đạo đức của những tác giả có uy tín, được Toà Thánh công nhận. Nhờ kho tàng kiến thức đó, tôi luôn thấy mình cần phải bắt đầu lại, nhất là ở sự phải từ bỏ mình.
9. Cùng với việc học ở các tác phẩm có uy tín về Chúa, tôi rất vui nhìn ngắm những việc lạ lùng Chúa làm nơi nhiều chứng nhân của Chúa đang sống gần xa ngay trong thời điểm này.
10. Tôi chú ý cách riêng đến những người ngày đêm gieo hạt giống Nước Trời giữa nơi mình sống. Bằng đời sống đạo đức, họ là men giữa bột (x. Mt 13,33), họ là hạt cải gieo trong ruộng (x. Mt 13,31-32). Âm thầm và nhỏ bé, họ được Chúa gọi là những kẻ mở rộng Nước Trời.
11. Hơn nữa, thao thức còn đẩy tôi đi sâu vào quần chúng. Ở đó, tôi đã nhận thấy nhiều người ngoại nhưng lại thuộc về Đức Kitô, do sự họ được Chúa Giêsu lôi kéo họ bằng những ơn khác nhau, đúng như lời Người đã phán xưa: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12,32).
Với những khám phá như trên, tôi hiểu ơn gọi của tôi phải nhắm vào hy vọng và đợi chờ, chứ không phải vào những thành công trước mắt.
12. Nếu ơn gọi của tôi đúng là hành trình của những thao thức, thì hôm nay những thao thức vẫn còn đó, nhưng mang những cung điệu mới, hợp với những thay đổi của lịch sử, một lịch sử có những tiến triển mới và cũng có những sa sút mới.
13. Hôm nay, khi cuộc đời đã được báo động là sắp phải ra đi, tôi lại có thêm một thao thức mới, đó là thao thức đi về với Cha trên trời.
Đi về với Cha trên trời, đối với tôi, là một thao thức ngọt ngào, đòi rất nhiều niềm tin vào tình yêu thương xót Chúa, và cũng rất nhiều niềm tin vào tình yêu bao dung của mọi người.
14. Để kết, tôi xin phép nói tắt một lời, đó là: Chúa giàu lòng thương xót đã yêu thương tôi quá sức tôi tưởng tượng, quá hơn sự tôi mong ước, nhất là ở sự Chúa luôn cứu tôi, luôn tha thứ cho tôi, luôn ban cho tôi những thao thức Phúc Âm được đốt lên từ đức tin do lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa, con xin phó thác con trong tay Chúa.
Long Xuyên, ngày 30.4.2016
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nén Hương Tưởng Niệm
Nguyễn Đức Cung
18:05 29/04/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tháng tư thắp nén hương này
Nhớ về quê cũ những ngày tang thương.
(nđc)