Phụng Vụ - Mục Vụ
Tất cả đều được chia sẻ trong đời sống thiêng liêng
Jos. Tú Nạc, NMS
07:52 28/04/2011
Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm A (Acts 2: 42-47, Psalm 118, Peter 1: 3-9, John 20:19-31)
Những khích động áp lực tiêu cực tại nơi làm việc trên thế thế giới của chúng ta là gì? Sự cạnh tranh, sợ hãi, tham lam và ích kỷ của con người làm công việc này khá tốt mà không có sự đổ lỗi cho Satan hoặc một số lực lượng nham hiểm khác cho những phiền toái của chúng ta. Thực ra nó không phải là vấn đề nếu chúng ta đang cạnh tranh mậu dịch, năng lượng, quyền lực, sức mạnh quân sự, mở rộng kinh tế hoặc thậm chí Thiên Chúa. Khi chúng ta bị thuyết phục rằng không đủ cho mọi người và rằng chúng ta cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi “sự tận hưởng” bắt đầu – trò chơi thách thức để thực hiện gạt người khác ra ngoài những gì mà chúng ta muốn cho bản thân.
Trò chơi chết người này thường kết thúc bằng máu và nước mắt. Thánh Lu-ca và ý tưởng những thách thức cộng đồng Ki-tô giáo điều này không thể tránh khỏi thê lương ảm đạm và mang đến cho chúng ta một con đường sáng thoát khỏi khỏi bóng đêm. Thế hệ đầu tiên của các môn đồ đã bắt đầu cự tuyệt nguyên nhân của sự đau khổ loài người nhiều đến thế - khái niệm về tài sản và sở hữu cá nhân đăc biệt là sự chi phí cho người khác. Thực tế về sự sống chung cơ bản thì không phổ biến – cộng đồng Dead Sea Scroll là một ghi nhận đáng được chú ý. Nhưng những Ki-tô hữu đầu tiên đã được thuyết phục rằng đây là mô hình của thời đại mới đã được sản sinh vào thời đại của họ. Đó là mô hình một cộng đồng mà ở đó nhu cầu cạnh tranh hoặc ganh tị sẽ giảm và không người nào bị làm nhục hoặc bị chối từ những căn bản của cuộc sống.
Nhưng đây không phải là một vài khổ hạnh nghiệt ngã, đó là mạch nguồn hân hoan, tri ân và bao dung của họ. Họ đã trải qua sự độ lượng từ bi của Thiên Chúa và được lo lắng, chia sẻ điều đó với tha nhân. Phong cách sống này dựa trên những mạch nguồn chia sẻ, nguyện cầu và tưởng niệm cũng là nguồn mạch thuộc sức mạnh của họ dành cho những dấu hiệu và kỳ công mà tiếp tục được thực hiện trong nhóm của họ. Đây là một cộng đồng nhỏ, sự vận động và kiểu sống này không thể được thực hiện trong toàn bộ trên một qui mô toàn cầu của nó. Đồng thời, mỗi bước đi chúng ta hướng tới việc tạo ra những cộng đồng, quốc gia, và các tổ chức con người dựa trên sự chia sẻ, ý thức và đùm bọc lẫn nhau cùng một ý nghĩa của sự gắn bó, liên kết là một bước gần gũi hơn cho một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Những lúc khó khăn mà chúng ta sống không kêu gọi sự sợ hãi, giành giật, trói buộc hoặc ngăn chặn. Đó là một thử thách và là một cơ hội để lãnh nhận sự mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô một cách nghiêm túc và đưa vào thực tế.
Có lẽ tác giả 1 Phê-rô đang suy theo những dòng tương tự. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một cuộc đời mới, nơi trú ngụ vĩnh hằng và một quốc gia bất diệt đang đợi chúng ta ở trên trời. Người chỉ ra rằng chúng ta yêu Chúa Giê-su nhưng không thể nhìn thấy Người – chúng ta duy chỉ nhận được cảm giác về đối tượng của tình yêu chúng ta là đức tin. Chúng ta bắt đầu trải qua những gì mà Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta ở đây trên hành tinh Trái Đất trong cộng đồng nhân loại. Đó là, cộng đồng nhân loại mà được đặt trên căn bản của những nguyên tắc thiêng liêng này. Chúng ta đã kinh qua Đức Chúa Trời để mở rộng không thời gian mà chúng ta bước đi trong đường lối của Người.
Ý nghĩa để lãnh nhận Chúa Thánh Thần hoặc để có hơi thở của Thiên Chúa trên chúng ta lả gì? Đó là biểu thị mà ngay lập tức trước lúc truyền hơi thở vào trong những môn đệ của Người. Người đã thốt ra những lời chúc phúc dân Do Thái “bình an ở cùng anh chị em.” Bình an – Shalom – có thể nói lên ý nghĩa về nhiều điều, vì nó mang ý nghĩa hàm súc của sự trọn vẹn, đầy đủ và dồi dào. Và trong huấn ngôn theo sau Bữa Tiệc Ly Chúa Giê-su đã hứa cho họ bình an này. Nhưng lời chúa bình an của Người khác xa với những ý niệm bình an thuộc thế gian. Đó là không có nhiều sự thống trị một nhóm người bởi người khác hoặc sự khiếm diện tạm thời của bạo lực. Sự bình an của Chúa Giê-su là bình an mà kết quả là sự trải nghiệm nơi trú ngụ thiêng liêng trong chính bản thân. Chúa ta không còn phải hỏi Thiên Chúa ở đâu hoặc Thiên Chúa có tồn tại hay không – chúng ta biết.
Có lẽ đó là điều bảo đảm rằng Thánh Tô-ma đã yêu cầu. Ông ở cùng vị trí của rất nhiều người – hoài nghi, thắc mắc và sợ bị tổn thương hoặc thất vọng. Nhưng Chúa Giê-su khẳng định rằng thậm chí những ai không có được đặc ân một lần gặp gỡ Người nơi trần thế, điều đó không có nghĩa là ở vào thế bất lợi. Chúng ta được bao bọc trong đời sống thiêng liêng và Đức Ki-tô chia sẻ với chúng ta bất kỳ điều gì mà Người đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh và phuơng tiện để tiếp tục sứ vụ của Chúa Giê-su. Sứ vụ đó sẽ ban hy vọng, hàn gắn và an bình cho một thế giới đầy rẫy những khó khăn, hoạn nạn, và bộc lộ bản chất đích thực của Thiên Chúa. Vì Đức Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su, nên Người sai chúng ta.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Những khích động áp lực tiêu cực tại nơi làm việc trên thế thế giới của chúng ta là gì? Sự cạnh tranh, sợ hãi, tham lam và ích kỷ của con người làm công việc này khá tốt mà không có sự đổ lỗi cho Satan hoặc một số lực lượng nham hiểm khác cho những phiền toái của chúng ta. Thực ra nó không phải là vấn đề nếu chúng ta đang cạnh tranh mậu dịch, năng lượng, quyền lực, sức mạnh quân sự, mở rộng kinh tế hoặc thậm chí Thiên Chúa. Khi chúng ta bị thuyết phục rằng không đủ cho mọi người và rằng chúng ta cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi “sự tận hưởng” bắt đầu – trò chơi thách thức để thực hiện gạt người khác ra ngoài những gì mà chúng ta muốn cho bản thân.
Trò chơi chết người này thường kết thúc bằng máu và nước mắt. Thánh Lu-ca và ý tưởng những thách thức cộng đồng Ki-tô giáo điều này không thể tránh khỏi thê lương ảm đạm và mang đến cho chúng ta một con đường sáng thoát khỏi khỏi bóng đêm. Thế hệ đầu tiên của các môn đồ đã bắt đầu cự tuyệt nguyên nhân của sự đau khổ loài người nhiều đến thế - khái niệm về tài sản và sở hữu cá nhân đăc biệt là sự chi phí cho người khác. Thực tế về sự sống chung cơ bản thì không phổ biến – cộng đồng Dead Sea Scroll là một ghi nhận đáng được chú ý. Nhưng những Ki-tô hữu đầu tiên đã được thuyết phục rằng đây là mô hình của thời đại mới đã được sản sinh vào thời đại của họ. Đó là mô hình một cộng đồng mà ở đó nhu cầu cạnh tranh hoặc ganh tị sẽ giảm và không người nào bị làm nhục hoặc bị chối từ những căn bản của cuộc sống.
Nhưng đây không phải là một vài khổ hạnh nghiệt ngã, đó là mạch nguồn hân hoan, tri ân và bao dung của họ. Họ đã trải qua sự độ lượng từ bi của Thiên Chúa và được lo lắng, chia sẻ điều đó với tha nhân. Phong cách sống này dựa trên những mạch nguồn chia sẻ, nguyện cầu và tưởng niệm cũng là nguồn mạch thuộc sức mạnh của họ dành cho những dấu hiệu và kỳ công mà tiếp tục được thực hiện trong nhóm của họ. Đây là một cộng đồng nhỏ, sự vận động và kiểu sống này không thể được thực hiện trong toàn bộ trên một qui mô toàn cầu của nó. Đồng thời, mỗi bước đi chúng ta hướng tới việc tạo ra những cộng đồng, quốc gia, và các tổ chức con người dựa trên sự chia sẻ, ý thức và đùm bọc lẫn nhau cùng một ý nghĩa của sự gắn bó, liên kết là một bước gần gũi hơn cho một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Những lúc khó khăn mà chúng ta sống không kêu gọi sự sợ hãi, giành giật, trói buộc hoặc ngăn chặn. Đó là một thử thách và là một cơ hội để lãnh nhận sự mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô một cách nghiêm túc và đưa vào thực tế.
Có lẽ tác giả 1 Phê-rô đang suy theo những dòng tương tự. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một cuộc đời mới, nơi trú ngụ vĩnh hằng và một quốc gia bất diệt đang đợi chúng ta ở trên trời. Người chỉ ra rằng chúng ta yêu Chúa Giê-su nhưng không thể nhìn thấy Người – chúng ta duy chỉ nhận được cảm giác về đối tượng của tình yêu chúng ta là đức tin. Chúng ta bắt đầu trải qua những gì mà Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta ở đây trên hành tinh Trái Đất trong cộng đồng nhân loại. Đó là, cộng đồng nhân loại mà được đặt trên căn bản của những nguyên tắc thiêng liêng này. Chúng ta đã kinh qua Đức Chúa Trời để mở rộng không thời gian mà chúng ta bước đi trong đường lối của Người.
Ý nghĩa để lãnh nhận Chúa Thánh Thần hoặc để có hơi thở của Thiên Chúa trên chúng ta lả gì? Đó là biểu thị mà ngay lập tức trước lúc truyền hơi thở vào trong những môn đệ của Người. Người đã thốt ra những lời chúc phúc dân Do Thái “bình an ở cùng anh chị em.” Bình an – Shalom – có thể nói lên ý nghĩa về nhiều điều, vì nó mang ý nghĩa hàm súc của sự trọn vẹn, đầy đủ và dồi dào. Và trong huấn ngôn theo sau Bữa Tiệc Ly Chúa Giê-su đã hứa cho họ bình an này. Nhưng lời chúa bình an của Người khác xa với những ý niệm bình an thuộc thế gian. Đó là không có nhiều sự thống trị một nhóm người bởi người khác hoặc sự khiếm diện tạm thời của bạo lực. Sự bình an của Chúa Giê-su là bình an mà kết quả là sự trải nghiệm nơi trú ngụ thiêng liêng trong chính bản thân. Chúa ta không còn phải hỏi Thiên Chúa ở đâu hoặc Thiên Chúa có tồn tại hay không – chúng ta biết.
Có lẽ đó là điều bảo đảm rằng Thánh Tô-ma đã yêu cầu. Ông ở cùng vị trí của rất nhiều người – hoài nghi, thắc mắc và sợ bị tổn thương hoặc thất vọng. Nhưng Chúa Giê-su khẳng định rằng thậm chí những ai không có được đặc ân một lần gặp gỡ Người nơi trần thế, điều đó không có nghĩa là ở vào thế bất lợi. Chúng ta được bao bọc trong đời sống thiêng liêng và Đức Ki-tô chia sẻ với chúng ta bất kỳ điều gì mà Người đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh và phuơng tiện để tiếp tục sứ vụ của Chúa Giê-su. Sứ vụ đó sẽ ban hy vọng, hàn gắn và an bình cho một thế giới đầy rẫy những khó khăn, hoạn nạn, và bộc lộ bản chất đích thực của Thiên Chúa. Vì Đức Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su, nên Người sai chúng ta.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Cộng đoàn ''khả tín''
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:44 28/04/2011
Chúa Nhật II Phục Sinh
Có phải ngẫu nhiên chăng khi mà Phụng Vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh năm nào ta cũng nghe đọc bài Tin Mừng về chuyện “Tôma cứng lòng tin”. Hẳn chủ ý của Mẹ Hội Thánh là muốn nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong việc tiếp nhận mầu nhiệm Phục Sinh? Quả thật, “người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giêsu” (Rm 3,22). Nghi thức cử hành Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn được khởi đầu như sau: Anh chị em xin gì cùng Hội Thánh? – Thưa con xin Đức Tin. Đức tin sinh ơn ích gì cho anh chị em? – Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời. Là Kitô hữu, chúng ta vốn chân nhận tầm quan trọng của đức tin. Tin không nguyên chỉ là nhìn nhận một sự gì đó, một ai đó mà còn dấn thân trọn vẹn cả cuộc sống theo điều mình nhận, theo người mình tin. Dù rằng đức tin là một sự đáp trả của mỗi người trong sự hiểu biết và sự tự do cá nhân, tuy nhiên đức tin còn có tính cách cộng đoàn vì ta đón nhận và sống đức tin nhờ cộng đoàn đồng thời ta còn có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho mọi nguời (x.GLCG số 180-181).
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỨC TIN
Nghe bài Tin Mừng kể chuyện về Tông Đồ Tôma ta dễ nghiêng chiều về tính cách cá nhân của đức tin là cần được kiểm chứng cách tự thân. Ai lại không thích tận mắt mình thấy, tận tay mình sờ chính Đấng Phục Sinh. Thế nhưng dẫu cho các Tông Đồ đã được cái diễm phúc ấy thì vai trò của đức tin vẫn còn đó. Sự xuất hiện của Chúa Phục Sinh luôn có cái ẩn tàng để các ngài phải vượt qua. Bởi chưng những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh không minh nhiên cách rõ ràng để các ngài được diện đối diện như sau này ở trên trời (x.1 Cr 13,12; 2 Cr 5,7). Hình dáng bên ngoài của Chúa Phục Sinh đã có đổi thay nào đó so với trước đây khiến cho Mađalêna, hai môn đệ đi làng Emmau cũng như các Tông Đồ khó nhận ra Chúa. Và rồi các Tông Đồ dù đãthấy một điều, nhưng mãi cần phải nhận một điều khác.
Tuy nhiên điều chúng ta muốn đề cập ở đây chính là tính cách cộng đoàn của đức tin. Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng thái độ “cứng lòng tin” của Tôma vừa có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về phía chủ quan thì có lẽ hành vi rời bỏ cộng đoàn của Tôma minh chứng cho điều này. Sau khi Chúa chịu khổ nạn thì các Tông Đồ đã tụ họp nhau lại ở nhà Tiệc Ly. Còn Tôma thì không biết ngài “đi đi mô?”. Cũng có thể vì sợ hãi, cũng có thể vì một lý do cá nhân nào đó, nhưng trong cái hoàn cảnh này, một hoàn cảnh xem ra bi đát, vô vọng của cả tập thể mà tự ý bỏ đi một mình thì xem ra không được ổn. Thật khó mà biện minh cho sự thiếu “đồng cam cộng khổ” của ngài “đi đi mô”.
Tách rời tập thể, tách lìa cộng đoàn thường là một trong những nguyên nhân khiến đức tin của ta ra nguội lạnh và có khi hoá khô cằn. Thực tế cho chúng ta sự thật này. Một Kitô hữu, một gia đình con cái Chúa tự ý sống tách lìa với cộng đoàn, với giáo xứ của mình thì đời sống đạo khó mà giữ được sự nhiệt thành. Ở đây, chỉ dám nhận xét bên ngoài vì chỉ có Chúa mới thấu suốt mọi tâm can bí ẩn lòng người. Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào số thống kê để chân nhận điều này: trong số các thiếu nhi, thiếu niên xem ra “hư hỏng” thì đa phần là không tham gia vào các lớp giáo lý hay các sinh hoạt chung của cộng đoàn. Trong các gia đình có vẻ như “nguội lạnh” đức tin thì cũng đa phần là không có gắn bó với tập thể, nếu không muốn nói là tự ý sống cô lập một mình. Kinh nghiệm nơi cả hàng tu sĩ hay linh mục cũng thế. Một cá nhân nào đó sống khép kín, bỏ cộng đoàn thì dường như đã hay đang có vấn đề và dĩ nhiên là vấn đề không được hay, không được tốt. Chính vì thế, Mẹ Hội Thánh luôn đề cao tính cộng đoàn trong việc sống đức tin của đoàn con cái. Đó là tình huynh đệ của linh mục đoàn, tính cộng đoàn của các tập thể Dòng Tu, sự liên đới trong các giáo xứ. Mục vụ cho người “di dân”, cho những người rời quê hương vì sinh kế, vì chuyện học hành…đang là một trong những nổi băn khoăn lớn của Hội Thánh nói chung và Hội Thánh Việt Nam nói riêng.
Cộng đoàn có ảnh hưởng một cách nào đó trên đức tin của chúng ta. Mặc dù ta vẫn phải tuyên xưng với công thức “tôi tin” nghĩa là đức tin luôn là một quyết định có ý thức và tự do của bản thân, thế nhưng ta đừng quên đức tin của ta được hình thành, nuôi dưỡng và củng cố trong và nhờ cộng đoàn. Cộng đoàn có ảnh hưởng tích cực trên đức tin của ta và cũng có khi lại ảnh hưởng cách tiêu cực.
Thái độ cứng lòng tin của Tôma phải chăng có nguyên cớ nơi tập thể nhóm Tông Đồ, môn đệ? “Chúng tôi đã được thấy Chúa”. Chúng tôi đã được thấy Chúa, thế mà tám ngày sau các ngài vẫn đóng kín các cửa căn phòng, dĩ nhiên là vì sợ người Do Thái (x.Ga 20,19-26). Một lời tuyên xưng từ miệng những người mà chân tay còn run cầm cập thì khả tín làm sao được! Cần thú nhận rằng sự nhát đảm, sợ sệt của các mục tử, nhất là của nhiều đấng kế vị các Tông đồ là một trong những nguyên cớ làm sụt giảm niềm tin của nhiều con chiên.
Thật khó trở nên dấu chỉ gợi mở lòng tin, thật khó trở thành nguồn củng cố đức tin cho một ai đó, khi mà cộng đoàn đức tin không thực sự phản ánh những gì được tin nhận. Chúng ta hẳn không quên trường hợp “vị thánh sống” của người Ấn Độ, Gandhi. Mặc dù rất cảm mến Tin Mừng nhưng ông đã không đón nhận đức tin trong Hội Thánh chỉ vì sự kỳ thị sắc tộc của một cộng đoàn bấy giờ. Mẹ Hội Thánh chúng ta cũng đã từng đấm ngực thú nhận rằng chính mình là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô thần trên thế giới hiện nay. Phải, chính đời sống phản chứng, phản Tin Mừng của con cái Chúa đã làm nhiều người “cứng lòng tin” (x. MV số 19).
DẤU CHỈ KHẢ TÍN CỦA CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI :
“Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung… Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy đem phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu” (Cv 4,32-35).
Những dòng Thánh Kinh thật đẹp, thật lý tưởng. Ngày nay ít có ai dám mơ tưởng chuyện như thế sẽ lại hiện thực. Mỗi thời mỗi khác. Mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những hình thức tồn tại thích hợp khác nhau. Chắc hẳn không thể bê nguyên cái hình thức của cái thưở ban đầu “đáng mơ” ấy để áp dụng cho thời đại hôm nay. Thế nhưng cái bầu khí, cái tinh thần khả tín ấy cần được thể hiện trong các cộng đoàn con cái Chúa mọi thời, mọi nơi.
Giả như các gia đình khá giả tự nguyện đem những gì không phải là “hằng ngày dùng đủ” đặt dưới chân ông cha xứ để chia sẻ cho những gia đình đang không có “cái dùng đủ hằng ngày” thì thật đáng ước mơ. Thật đẹp thay khi các giáo xứ tương đối có “của tiêu của dùng” bớt đi chút tiêu và chút dùng cho tổ chức này nọ và đem đặt dưới chân Giám mục để ngài chia cho các xứ chưa có nơi thờ tự hoặc dân chúng ở đó đang sống ngang hay dưới mức nghèo khó. Thật lý tưởng khi các linh mục hàng tháng đem đặt dưới chân Giám mục một phần thu nhập để ngài phân phối lại cho những vị đáng được đỡ nâng. Thật đáng ước mơ khi mà Hội Dòng này không chỉ nâng đỡ Hội Dòng kia về linh đạo, về nhân sự mà còn cả về nguồn lực vật chất. Nhiều, nhiều cái thật lý tưởng và đáng ước mơ tương tự nếu được hiện thực thì sẽ là một trong những dấu chỉ khả tín có sức khơi gợi niềm tin nơi nhiều người. “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” (Cv 2,42-47).
Đức Bênêđictô XVI trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã khẳng định bản chất của Hội Thánh được thể hiện qua ba tác vụ: Rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leiturgia) và phục vụ bác ái (diakonia). Ba tác vụ này không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái không phải là một hoạt động phụ thêm nhưng là một phần của bản chất của Hội Thánh (x.số 25). Công đồng Vatican II dạy ta rằng một trong những phương thuốc đặc hiệu chữa trị tình trạng vô thần đó là “đức ái huynh đệ của các tín hữu” (MV số 21).
MỘT VÀI CÂU HỎI TỰ KIỂM
Vì đâu tinh thần liên đới của các Kitô hữu sơ khai bị mai một dần? Có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh đổi thay chăng? Hay là do lòng người hôm nay quá ích kỷ, chỉ lo hưởng thụ cá nhân và đoàn tín hữu Kitô cũng đang ở trong vòng lốc xoáy ấy? Dẫu sao đi nữa thì ta cũng khó lòng biện minh cho việc hàng giáo sĩ quá lo cho tương lai, lo cho tuổi già về hưu. Thử hỏi đã có mấy linh mục hay giám mục chết vì thiếu thốn các điều kiện vật chất hay là ngược lại như thực tế đã cho ta thấy?
Vì đâu mà thuyết Mác-xít muốn nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng huynh đệ dựa trên việc tái lập đức công bằng mặc dù có nhiều điểm sai lệch, đặc biệt nơi biện pháp thực thi? (x. TĐ Thiên Chúa là Tình Yêu số 26). Phải chăng chúng ta, cộng đoàn tín hữu Kitô một nơi nào đó, một giai đoạn nào đó đã từng khép kín lòng mình trước người anh em đồng loại? Ngay hôm nay, bản thân tôi cũng dễ bị cám dỗ sống “hai phần ba” bản chất của Hội Thánh. Thú thực, là linh mục, dường như tôi tự hài lòng với việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích. Hai phần ba xem ra là khá lắm rồi chứ. Thế nhưng khi thiếu cái phần ba còn lại thì chẳng có gì cả. Không có đức ái thì tất cả chỉ là “phèng la, não bạt”(x.1Cor 13). Và chắc chắn đời sống của tôi đang thiếu tính khả tín.
Vì đâu mà cộng đoàn tín hữu thời sơ khai sống được đức ái cách triệt để như thế? Dĩ nhiên trên hết là nhờ ơn Chúa. Và chắc chắn có sự khả tín nơi đời sống các Tông Đồ, các môn đệ, những người đang hướng dẫn họ. Giả như các Tông Đồ sống thiếu tình bác ái hoặc các ngài sử dụng của cải không phân minh thì có lẽ tình hình Hội Thánh sơ khai khó bề được như vậy. Phận người bất toàn khó tránh được thiếu sót, sai lầm. Các ngài đã nhận ra điều này nên đã chọn thêm bảy phó tế để phụ giúp (x Cv 6,1-6). “Mạnh ở tướng chứ mạnh gì quân”. Câu nói của người xưa hẳn có phần đúng và đáng cho ta phải xét mình.
Để cộng đoàn chúng ta trở thành dấu chỉ khơi gợi đức tin, trở thành nơi xây dựng đức tin, củng cố và làm tăng trưởng đức tin, có nhiều phương thế nhưng trên hết, trước hết chúng ta phải là một cộng đoàn khả tín bằng tình bác ái huynh đệ.
Có phải ngẫu nhiên chăng khi mà Phụng Vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh năm nào ta cũng nghe đọc bài Tin Mừng về chuyện “Tôma cứng lòng tin”. Hẳn chủ ý của Mẹ Hội Thánh là muốn nhấn mạnh đến vai trò của đức tin trong việc tiếp nhận mầu nhiệm Phục Sinh? Quả thật, “người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ lòng tin vào Đức Giêsu” (Rm 3,22). Nghi thức cử hành Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn được khởi đầu như sau: Anh chị em xin gì cùng Hội Thánh? – Thưa con xin Đức Tin. Đức tin sinh ơn ích gì cho anh chị em? – Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời. Là Kitô hữu, chúng ta vốn chân nhận tầm quan trọng của đức tin. Tin không nguyên chỉ là nhìn nhận một sự gì đó, một ai đó mà còn dấn thân trọn vẹn cả cuộc sống theo điều mình nhận, theo người mình tin. Dù rằng đức tin là một sự đáp trả của mỗi người trong sự hiểu biết và sự tự do cá nhân, tuy nhiên đức tin còn có tính cách cộng đoàn vì ta đón nhận và sống đức tin nhờ cộng đoàn đồng thời ta còn có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho mọi nguời (x.GLCG số 180-181).
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐOÀN ĐỐI VỚI ĐỨC TIN
Nghe bài Tin Mừng kể chuyện về Tông Đồ Tôma ta dễ nghiêng chiều về tính cách cá nhân của đức tin là cần được kiểm chứng cách tự thân. Ai lại không thích tận mắt mình thấy, tận tay mình sờ chính Đấng Phục Sinh. Thế nhưng dẫu cho các Tông Đồ đã được cái diễm phúc ấy thì vai trò của đức tin vẫn còn đó. Sự xuất hiện của Chúa Phục Sinh luôn có cái ẩn tàng để các ngài phải vượt qua. Bởi chưng những lần hiện ra của Chúa Phục Sinh không minh nhiên cách rõ ràng để các ngài được diện đối diện như sau này ở trên trời (x.1 Cr 13,12; 2 Cr 5,7). Hình dáng bên ngoài của Chúa Phục Sinh đã có đổi thay nào đó so với trước đây khiến cho Mađalêna, hai môn đệ đi làng Emmau cũng như các Tông Đồ khó nhận ra Chúa. Và rồi các Tông Đồ dù đãthấy một điều, nhưng mãi cần phải nhận một điều khác.
Tuy nhiên điều chúng ta muốn đề cập ở đây chính là tính cách cộng đoàn của đức tin. Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng thái độ “cứng lòng tin” của Tôma vừa có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về phía chủ quan thì có lẽ hành vi rời bỏ cộng đoàn của Tôma minh chứng cho điều này. Sau khi Chúa chịu khổ nạn thì các Tông Đồ đã tụ họp nhau lại ở nhà Tiệc Ly. Còn Tôma thì không biết ngài “đi đi mô?”. Cũng có thể vì sợ hãi, cũng có thể vì một lý do cá nhân nào đó, nhưng trong cái hoàn cảnh này, một hoàn cảnh xem ra bi đát, vô vọng của cả tập thể mà tự ý bỏ đi một mình thì xem ra không được ổn. Thật khó mà biện minh cho sự thiếu “đồng cam cộng khổ” của ngài “đi đi mô”.
Tách rời tập thể, tách lìa cộng đoàn thường là một trong những nguyên nhân khiến đức tin của ta ra nguội lạnh và có khi hoá khô cằn. Thực tế cho chúng ta sự thật này. Một Kitô hữu, một gia đình con cái Chúa tự ý sống tách lìa với cộng đoàn, với giáo xứ của mình thì đời sống đạo khó mà giữ được sự nhiệt thành. Ở đây, chỉ dám nhận xét bên ngoài vì chỉ có Chúa mới thấu suốt mọi tâm can bí ẩn lòng người. Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào số thống kê để chân nhận điều này: trong số các thiếu nhi, thiếu niên xem ra “hư hỏng” thì đa phần là không tham gia vào các lớp giáo lý hay các sinh hoạt chung của cộng đoàn. Trong các gia đình có vẻ như “nguội lạnh” đức tin thì cũng đa phần là không có gắn bó với tập thể, nếu không muốn nói là tự ý sống cô lập một mình. Kinh nghiệm nơi cả hàng tu sĩ hay linh mục cũng thế. Một cá nhân nào đó sống khép kín, bỏ cộng đoàn thì dường như đã hay đang có vấn đề và dĩ nhiên là vấn đề không được hay, không được tốt. Chính vì thế, Mẹ Hội Thánh luôn đề cao tính cộng đoàn trong việc sống đức tin của đoàn con cái. Đó là tình huynh đệ của linh mục đoàn, tính cộng đoàn của các tập thể Dòng Tu, sự liên đới trong các giáo xứ. Mục vụ cho người “di dân”, cho những người rời quê hương vì sinh kế, vì chuyện học hành…đang là một trong những nổi băn khoăn lớn của Hội Thánh nói chung và Hội Thánh Việt Nam nói riêng.
Cộng đoàn có ảnh hưởng một cách nào đó trên đức tin của chúng ta. Mặc dù ta vẫn phải tuyên xưng với công thức “tôi tin” nghĩa là đức tin luôn là một quyết định có ý thức và tự do của bản thân, thế nhưng ta đừng quên đức tin của ta được hình thành, nuôi dưỡng và củng cố trong và nhờ cộng đoàn. Cộng đoàn có ảnh hưởng tích cực trên đức tin của ta và cũng có khi lại ảnh hưởng cách tiêu cực.
Thái độ cứng lòng tin của Tôma phải chăng có nguyên cớ nơi tập thể nhóm Tông Đồ, môn đệ? “Chúng tôi đã được thấy Chúa”. Chúng tôi đã được thấy Chúa, thế mà tám ngày sau các ngài vẫn đóng kín các cửa căn phòng, dĩ nhiên là vì sợ người Do Thái (x.Ga 20,19-26). Một lời tuyên xưng từ miệng những người mà chân tay còn run cầm cập thì khả tín làm sao được! Cần thú nhận rằng sự nhát đảm, sợ sệt của các mục tử, nhất là của nhiều đấng kế vị các Tông đồ là một trong những nguyên cớ làm sụt giảm niềm tin của nhiều con chiên.
Thật khó trở nên dấu chỉ gợi mở lòng tin, thật khó trở thành nguồn củng cố đức tin cho một ai đó, khi mà cộng đoàn đức tin không thực sự phản ánh những gì được tin nhận. Chúng ta hẳn không quên trường hợp “vị thánh sống” của người Ấn Độ, Gandhi. Mặc dù rất cảm mến Tin Mừng nhưng ông đã không đón nhận đức tin trong Hội Thánh chỉ vì sự kỳ thị sắc tộc của một cộng đoàn bấy giờ. Mẹ Hội Thánh chúng ta cũng đã từng đấm ngực thú nhận rằng chính mình là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô thần trên thế giới hiện nay. Phải, chính đời sống phản chứng, phản Tin Mừng của con cái Chúa đã làm nhiều người “cứng lòng tin” (x. MV số 19).
DẤU CHỈ KHẢ TÍN CỦA CỘNG ĐOÀN KITÔ HỮU TIÊN KHỞI :
“Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung… Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy đem phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu” (Cv 4,32-35).
Những dòng Thánh Kinh thật đẹp, thật lý tưởng. Ngày nay ít có ai dám mơ tưởng chuyện như thế sẽ lại hiện thực. Mỗi thời mỗi khác. Mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những hình thức tồn tại thích hợp khác nhau. Chắc hẳn không thể bê nguyên cái hình thức của cái thưở ban đầu “đáng mơ” ấy để áp dụng cho thời đại hôm nay. Thế nhưng cái bầu khí, cái tinh thần khả tín ấy cần được thể hiện trong các cộng đoàn con cái Chúa mọi thời, mọi nơi.
Giả như các gia đình khá giả tự nguyện đem những gì không phải là “hằng ngày dùng đủ” đặt dưới chân ông cha xứ để chia sẻ cho những gia đình đang không có “cái dùng đủ hằng ngày” thì thật đáng ước mơ. Thật đẹp thay khi các giáo xứ tương đối có “của tiêu của dùng” bớt đi chút tiêu và chút dùng cho tổ chức này nọ và đem đặt dưới chân Giám mục để ngài chia cho các xứ chưa có nơi thờ tự hoặc dân chúng ở đó đang sống ngang hay dưới mức nghèo khó. Thật lý tưởng khi các linh mục hàng tháng đem đặt dưới chân Giám mục một phần thu nhập để ngài phân phối lại cho những vị đáng được đỡ nâng. Thật đáng ước mơ khi mà Hội Dòng này không chỉ nâng đỡ Hội Dòng kia về linh đạo, về nhân sự mà còn cả về nguồn lực vật chất. Nhiều, nhiều cái thật lý tưởng và đáng ước mơ tương tự nếu được hiện thực thì sẽ là một trong những dấu chỉ khả tín có sức khơi gợi niềm tin nơi nhiều người. “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” (Cv 2,42-47).
Đức Bênêđictô XVI trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” đã khẳng định bản chất của Hội Thánh được thể hiện qua ba tác vụ: Rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leiturgia) và phục vụ bác ái (diakonia). Ba tác vụ này không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái không phải là một hoạt động phụ thêm nhưng là một phần của bản chất của Hội Thánh (x.số 25). Công đồng Vatican II dạy ta rằng một trong những phương thuốc đặc hiệu chữa trị tình trạng vô thần đó là “đức ái huynh đệ của các tín hữu” (MV số 21).
MỘT VÀI CÂU HỎI TỰ KIỂM
Vì đâu tinh thần liên đới của các Kitô hữu sơ khai bị mai một dần? Có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh đổi thay chăng? Hay là do lòng người hôm nay quá ích kỷ, chỉ lo hưởng thụ cá nhân và đoàn tín hữu Kitô cũng đang ở trong vòng lốc xoáy ấy? Dẫu sao đi nữa thì ta cũng khó lòng biện minh cho việc hàng giáo sĩ quá lo cho tương lai, lo cho tuổi già về hưu. Thử hỏi đã có mấy linh mục hay giám mục chết vì thiếu thốn các điều kiện vật chất hay là ngược lại như thực tế đã cho ta thấy?
Vì đâu mà thuyết Mác-xít muốn nỗ lực xây dựng một thế giới đại đồng huynh đệ dựa trên việc tái lập đức công bằng mặc dù có nhiều điểm sai lệch, đặc biệt nơi biện pháp thực thi? (x. TĐ Thiên Chúa là Tình Yêu số 26). Phải chăng chúng ta, cộng đoàn tín hữu Kitô một nơi nào đó, một giai đoạn nào đó đã từng khép kín lòng mình trước người anh em đồng loại? Ngay hôm nay, bản thân tôi cũng dễ bị cám dỗ sống “hai phần ba” bản chất của Hội Thánh. Thú thực, là linh mục, dường như tôi tự hài lòng với việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích. Hai phần ba xem ra là khá lắm rồi chứ. Thế nhưng khi thiếu cái phần ba còn lại thì chẳng có gì cả. Không có đức ái thì tất cả chỉ là “phèng la, não bạt”(x.1Cor 13). Và chắc chắn đời sống của tôi đang thiếu tính khả tín.
Vì đâu mà cộng đoàn tín hữu thời sơ khai sống được đức ái cách triệt để như thế? Dĩ nhiên trên hết là nhờ ơn Chúa. Và chắc chắn có sự khả tín nơi đời sống các Tông Đồ, các môn đệ, những người đang hướng dẫn họ. Giả như các Tông Đồ sống thiếu tình bác ái hoặc các ngài sử dụng của cải không phân minh thì có lẽ tình hình Hội Thánh sơ khai khó bề được như vậy. Phận người bất toàn khó tránh được thiếu sót, sai lầm. Các ngài đã nhận ra điều này nên đã chọn thêm bảy phó tế để phụ giúp (x Cv 6,1-6). “Mạnh ở tướng chứ mạnh gì quân”. Câu nói của người xưa hẳn có phần đúng và đáng cho ta phải xét mình.
Để cộng đoàn chúng ta trở thành dấu chỉ khơi gợi đức tin, trở thành nơi xây dựng đức tin, củng cố và làm tăng trưởng đức tin, có nhiều phương thế nhưng trên hết, trước hết chúng ta phải là một cộng đoàn khả tín bằng tình bác ái huynh đệ.
Trái tim người Thầy, trái tim học trò
Lm. Minh Anh
15:44 28/04/2011
Thiên Chúa là tình yêu, một khi đã yêu, Ngài yêu cho đến cùng. Thật ý nghĩa khi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đấng Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ nhân Chúa Nhật “LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA”. Trong vài phút, chúng ta thử quan chiêm Trái Tim Giêsu, trái tim người Thầy; đồng thời cũng thoáng qua trái tim Tôma, trái tim học trò; nhờ đó, có thể hiểu được đôi chút lòng Chúa, đôi chút lòng ta.
Trái Tim Giêsu, một trái tim chan chứa yêu thương mà Tin Mừng không ngừng lặp đi lặp lại đã bao lần “Ngài chạnh lòng thương” trước cảnh cùng khốn của con người: Thấy dân chúng tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy người ta khiêng đi chôn con trai duy nhất của một bà goá, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy những người phong cùi tiến đến từ xa, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy hai người mù đang dò dẫm lại gần, “Ngài chạnh lòng thương”... Và chắc hẳn các tông đồ, kể cả Tôma, cũng đã ít nhiều cảm nhận cái thổn thức “chạnh thương” đó nơi Thầy mình. Cũng trái tim đó, bởi đã chạnh thương cho đến cùng nên bị đâm thâu, để giọt máu sau hết và chút nước cuối cùng nhỏ xuống mà có lẽ Tôma đã chứng kiến xa xa hay ít nữa đã nghe thuật lại chiều ngày thứ Sáu hôm ấy vì ông không dám lại gần.
Trái Tim Tôma, một trái tim nhát đảm và ngờ vực. Thầy mất, không ai biết vì lý do gì, “Đi Đi Mô” rời bỏ cộng đoàn. Phải chăng trái tim Tôma đang tan nát vì thương tích, vì những vết đau dù không nhìn thấy nhưng là những thương tích có thật và đau thật. Một trái tim ngờ vực khủng hoảng đến tội nghiệp, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài thì tôi không tin”. Ôi, còn đâu bao lời tiên báo và giáo huấn của người Thầy khả ái? Còn đâu những cảm nghiệm đầy thán phục khi chứng kiến bao phép lạ của Con Đức Chúa Trời? Thật là mỉa mai, thật là chua xót cho người môn sinh tuyệt vọng. Thật là thất đoạt, thật là vô ích cho người Thầy luống công. Sự ngã lòng của Tôma xúc phạm đến Thầy đâu kém việc bán Thầy hay chối Thầy của hai bạn đồng môn! Có khi còn tệ hơn; bởi lẽ, Giuđa và Phêrô tránh né liên luỵ đến một người sắp từ giã cõi sống trong khi Tôma lại đan tâm chối nhận một Đấng vừa trở về từ cõi chết. Vì thế, cũng bởi “chạnh thương” nên tám ngày sau, Vị Thầy lại phải hiện ra một lần nữa và trái tim đã yêu dấu loài người quá bội đó đã biết lựa lời khôn khéo nhẹ nhàng trách yêu người học trò. Ngài dỗ dành chứ không mắng mổ, chìu chuộng chứ không phỉ báng, “Hãy đặt ngón tay con vào đây, hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Thôi, đừng cứng lòng nhưng hãy tin”. Lạ thay, Tin Mừng không nói đến việc Tôma có sấn tới thọc tay vào lỗ đinh Thầy, đặt tay vào cạnh sườn Thầy mà trong đó cũng có một trái tim hay không. Nhưng chúng ta có thể đoan chắc, chính Đức Giêsu Phục Sinh đã một lần nữa “chạnh thương chạm đến” và băng bó trái tim thương tích của người môn sinh.
Tim đụng tim, lòng chạm lòng! Nhờ đó, bình an lại đến với tâm hồn người môn đệ; và thay vì reo lên Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, cách nào đó, Tôma đã phải cất cao Credo, Tôi tin! Bởi lẽ, trước tiên là phải tin, sau đó mới có thể ca khen Đấng mình tuyên xưng. Vậy là tim chữa lành tim, lòng cảm mến lòng. Tim Thầy chữa lành tim trò, lòng Thầy khoả lấp lòng môn đệ. Nhờ lòng Thầy chạnh thương mà từ đây, lòng người môn đệ xác tín thay cho ngờ vực; yêu mến thay cho hững hờ; chứng tá, thay cho trốn chạy; và bình an thay cho bất an.
Hơn lúc nào hết, có lẽ mỗi người trong chúng ta hôm nay, dù ở đấng bậc nào, cũng đều cảm thấy cần đến lòng Chúa xót thương hơn bất kỳ ai. Vì chỉ có Chúa mới là Đấng xót thật và thương thật; chỉ có Chúa mới biết được mỗi người cần đến lòng Ngài xót thương biết bao; chỉ có Chúa là Đấng có thể chữa lành, có thể hàn gắn, có thể băng bó, có thể đem về và trao tặng bình an, một sự bình an không ai lấy mất. Vì bình an của Chúa là chính Chúa. Mừng kính Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta không quên cầu nguyện cách riêng cho các mục tử của mình và cho cả đoàn chiên được Chúa trao phó cho các ngài. Vì nhiều lúc, cả đoàn chiên lẫn chủ chiên cũng đang “đi đi mô”, bất an vì ngờ vực, hững hờ vì thiếu lòng mến, trốn chạy vì nhát đảm.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
Ôi lòng thương xót Chúa!
Tuyết Mai
15:45 28/04/2011
Lậy Chúa Giêsu rất nhân lành của chúng con ơi! Không ai trong nhân loại chúng con xứng đáng với Lòng Thương Xót của Chúa cả! Tội lỗi của chúng con hết thảy cộng lại không biết « rác núi ấy » sẽ được đem đi đâu, để không bị nhiễm trùng, để không bị thối tha, thưa Chúa Giêsu của chúng con? Không nhờ vào Lòng Thương Xót của Chúa, thì vũ trụ bao la của chúng con đang sống nhờ đây, chắc cũng đã bị nổ tung lên hết mà chết, vì chất phóng xạ vô cùng ác độc, thối tha của núi rác tội lỗi mà chúng con đã, đang, và tiếp tục gây ra.
Thảo nào mà mấy năm gần đây thời tiết đã luôn bị có những cơn xốc mạnh, thay đổi sự tuần hoàn của thiên nhiên, và gây nên bao nhiêu sự chết chóc tang thương không thể nào tránh được?. Tội lỗi của chúng con thật sự đã bị nhiễm và khí độc ấy đã thấm hết cả trái đất và trời cao, ngay cả trong khí quyển mà hơi thở là cần thiết nhất để nuôi sống con người nhân loại của chúng con. Vì chất phóng xạ tội lỗi ấy, đã làm chúng con sống càng ngày càng xa Chúa nhiều hơn. Điển hình là khắp mọi nơi trên toàn thế giới hiện đã sống cuộc sống thật lơ là, bỏ đạo nghĩa cùng Chúa, chạy theo những của phù du nay còn mai mất. Chất phóng xạ độc hại ấy đã gây tác hại rất to lớn là càng ngày làm cho con mắt đức tin của chúng con dần bị đui và mù, tâm hồn trở nên ngày càng chai đá, không còn có thể nhận biết đâu là tội và đâu là phúc nữa!. Thời buổi ngày nay riết rồi khó mà phân biệt được ai là chánh và ai là tà?. Ngay cả các vị đang được Chúa dưỡng nuôi cho hằng ngày đây còn không tin được, thì hà huống chi là giáo dân chúng con, phải không thưa Chúa? Sợ hãi thật Chúa ơi!.
Riết rồi thế giới chúng con đã và đang sống đây, chẳng còn gì gọi là an toàn, chẳng còn có sự bình an, hòa bình, công chính tuyệt đối, và những công tác bác ái!. Luôn luôn sống trong sự đe dọa không cách này thì cũng cách khác thưa Chúa!. Vì chất phóng xạ tội lỗi ấy đã từ từ tạo cho con người chúng con sống xa nhau thay vì gần nhau, vì những bất đồng, vì những tranh chấp, không ai chịu nhường ai, tánh khí trở nên hung hãn và giữ tợn. Chỉ vì một chuyện bất bình gây gỗ thật nhỏ không đáng, nhưng đã gây nổ súng và có người chết. Ngày nay sự chết thường xẩy ra quá! Không nhất thiết là chỉ xẩy ra cho những người sống đầu đường xó chợ hay băng đảng không đâu! Mà đã và đang xẩy ra cho cả những con người thật hiền lành và chịu đựng?.
Lậy Chúa Giêsu, Kính Lòng Thương Xót Chúa! Còn lời nào nói cho được khi chúng con là những giáo dân, rất cần đến sự dìu dắt của những Mục Tử nhân hiền, mà nay những mục tử ấy đã lòi ra cốt lõi của mình là những con sói dữ, đang tâm hướng chúng con đi sai đường để giết chết chúng con mà ăn thịt. Chúng con là những đàn chiên cần có Mục Tử để chăn dắt chúng con đến bờ cỏ xanh rì cùng những bóng mát, bên giòng suối ngọt thơm, sống hiền hòa bên vị Mục Tử nhân hiền ấy!. Nỗi sợ hãi tột cùng của chiên là sự chết phải không thưa Chúa!?. Hiện nay sói đội lốt người, chúng con thấy nhan nhãn ở cùng khắp mọi nơi, xin Lòng Thương Xót Chúa, hãy cứu giúp chúng con cho tai qua nạn khỏi.
Lậy Chúa có phải vì càng ngày thời buổi càng khó khăn, khó có kiếm được công ăn việc làm, nên đã vô tình tạo ra một số anh chị em tìm đến một con đường mới, có tính cách được bảo bọc là được nuôi ăn, nuôi học, nuôi ở, bảo hiểm, và mọi chức vụ sẽ có trong tương lai rất thơm tho và rất béo bổ, mà chẳng tốn đồng nào, nên những con người ngày đã tìm đến « Nơi » để được nương tựa hay không? Chứ thực trong lòng là họ có muốn đi theo Chúa đâu!?.
Tôi không biết trên toàn thế giới thì sao chứ trong Nước Mỹ đây được kiểm chứng đàng hoàng là thành phần trí thức có hai con đường để đi và để chọn cho tương lai nghề nghiệp của mình, vì hiện tại đang độc thân không job, không nhà, không nơi cư ngụ, không bảo hiểm, sẽ có cơ hội tìm đến hai nơi để được nuôi là: Xin tìm đến để được nương tựa nơi các Nhà Dòng nam cũng như nữ. Hay gia nhập quân đội. Còn thành phần bất trị của xã hội thì tìm đến nhà Tù để được nuôi ăn, nuôi ở, bảo hiểm, và v.v.v….. Nhưng hiện nay thành phần bất trị này đã không còn được nhận nữa rồi! Vì chính phủ đã cạn ngân khoản, nên thả tù ra rất đông?. Vì thế cho nên một số ít anh chị em này xem việc nương tựa nhà Chúa là một công việc như bao nhiêu công việc ngoài đời thế thôi! Có làm thì có được trả lương. Ở càng lâu thì chức vụ cũng sẽ có. Hiện tượng này chỉ có Chúa thông suốt mà thôi! Nhưng không nhiều thì ít cũng cho chúng ta nhận thấy rằng, vị mục tử này làm việc theo lương hướng của mình mà thôi! Chứ trái tim thì như khô cằn và chai đá. Như chúng ta đang phẫn nộ vì có ba linh mục đang hội nhập vào đảng của cộng sản. Nhưng thử hỏi chúng ta làm được gì? Thay đổi được điều chi?.
Lậy Chúa của Lòng Thương Xót! Thật phải là chúng con chỉ biết chạy đến Lòng Thương Xót Chúa mà van nài, cầu khẩn liên lỉ, để chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới nhận tìm tất cả tội lỗi của chúng con, dưới lòng sâu của đại dương. Rác tội lỗi của chúng con, chỉ có Chúa mới có thể thanh tẩy mọi ô uế và thay đổi được trái tim của chúng con. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng con khí quyển trong lành. Chỉ có Chúa mới có thể nuôi chúng con một cuộc sống luôn an bình mà không bao giờ bị đói khát. Ôi lậy Chúa! Còn sức mạnh nào mà chúng con không chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa chứ? Xin Chúa đừng để chúng con có đức tin chai cứng của tông đồ Tôma. Con thiết tưởng Tôma vì ganh ghét với 10 tông đồ kia là ông không được cùng trông thấy Thầy của mình. Và động lòng vì sao Thầy mình không chờ mình với? Nhưng vì Chúa biết đức tin của ông và sự cứng lòng của ông, nên Chúa đã dùng ông mà dậy cho tất cả chúng ta những ai giống Tôma, là dẫu có bướng bỉnh cỡ nào cũng phải tin vào Thiên Chúa và quyền năng của Người. Vì Người là Alpha và là Omega. Đấng duy nhất, toàn năng, và hằng hữu mà cả Thiên Đàng và dưới đất đều phải tôn thờ, chúc tụng, và ca khen.
Lòng Thương Xót Chúa đối với tội lỗi nhân loại chúng ta thật quả độ lượng và vô bờ ….. Amen.
Thảo nào mà mấy năm gần đây thời tiết đã luôn bị có những cơn xốc mạnh, thay đổi sự tuần hoàn của thiên nhiên, và gây nên bao nhiêu sự chết chóc tang thương không thể nào tránh được?. Tội lỗi của chúng con thật sự đã bị nhiễm và khí độc ấy đã thấm hết cả trái đất và trời cao, ngay cả trong khí quyển mà hơi thở là cần thiết nhất để nuôi sống con người nhân loại của chúng con. Vì chất phóng xạ tội lỗi ấy, đã làm chúng con sống càng ngày càng xa Chúa nhiều hơn. Điển hình là khắp mọi nơi trên toàn thế giới hiện đã sống cuộc sống thật lơ là, bỏ đạo nghĩa cùng Chúa, chạy theo những của phù du nay còn mai mất. Chất phóng xạ độc hại ấy đã gây tác hại rất to lớn là càng ngày làm cho con mắt đức tin của chúng con dần bị đui và mù, tâm hồn trở nên ngày càng chai đá, không còn có thể nhận biết đâu là tội và đâu là phúc nữa!. Thời buổi ngày nay riết rồi khó mà phân biệt được ai là chánh và ai là tà?. Ngay cả các vị đang được Chúa dưỡng nuôi cho hằng ngày đây còn không tin được, thì hà huống chi là giáo dân chúng con, phải không thưa Chúa? Sợ hãi thật Chúa ơi!.
Riết rồi thế giới chúng con đã và đang sống đây, chẳng còn gì gọi là an toàn, chẳng còn có sự bình an, hòa bình, công chính tuyệt đối, và những công tác bác ái!. Luôn luôn sống trong sự đe dọa không cách này thì cũng cách khác thưa Chúa!. Vì chất phóng xạ tội lỗi ấy đã từ từ tạo cho con người chúng con sống xa nhau thay vì gần nhau, vì những bất đồng, vì những tranh chấp, không ai chịu nhường ai, tánh khí trở nên hung hãn và giữ tợn. Chỉ vì một chuyện bất bình gây gỗ thật nhỏ không đáng, nhưng đã gây nổ súng và có người chết. Ngày nay sự chết thường xẩy ra quá! Không nhất thiết là chỉ xẩy ra cho những người sống đầu đường xó chợ hay băng đảng không đâu! Mà đã và đang xẩy ra cho cả những con người thật hiền lành và chịu đựng?.
Lậy Chúa Giêsu, Kính Lòng Thương Xót Chúa! Còn lời nào nói cho được khi chúng con là những giáo dân, rất cần đến sự dìu dắt của những Mục Tử nhân hiền, mà nay những mục tử ấy đã lòi ra cốt lõi của mình là những con sói dữ, đang tâm hướng chúng con đi sai đường để giết chết chúng con mà ăn thịt. Chúng con là những đàn chiên cần có Mục Tử để chăn dắt chúng con đến bờ cỏ xanh rì cùng những bóng mát, bên giòng suối ngọt thơm, sống hiền hòa bên vị Mục Tử nhân hiền ấy!. Nỗi sợ hãi tột cùng của chiên là sự chết phải không thưa Chúa!?. Hiện nay sói đội lốt người, chúng con thấy nhan nhãn ở cùng khắp mọi nơi, xin Lòng Thương Xót Chúa, hãy cứu giúp chúng con cho tai qua nạn khỏi.
Lậy Chúa có phải vì càng ngày thời buổi càng khó khăn, khó có kiếm được công ăn việc làm, nên đã vô tình tạo ra một số anh chị em tìm đến một con đường mới, có tính cách được bảo bọc là được nuôi ăn, nuôi học, nuôi ở, bảo hiểm, và mọi chức vụ sẽ có trong tương lai rất thơm tho và rất béo bổ, mà chẳng tốn đồng nào, nên những con người ngày đã tìm đến « Nơi » để được nương tựa hay không? Chứ thực trong lòng là họ có muốn đi theo Chúa đâu!?.
Tôi không biết trên toàn thế giới thì sao chứ trong Nước Mỹ đây được kiểm chứng đàng hoàng là thành phần trí thức có hai con đường để đi và để chọn cho tương lai nghề nghiệp của mình, vì hiện tại đang độc thân không job, không nhà, không nơi cư ngụ, không bảo hiểm, sẽ có cơ hội tìm đến hai nơi để được nuôi là: Xin tìm đến để được nương tựa nơi các Nhà Dòng nam cũng như nữ. Hay gia nhập quân đội. Còn thành phần bất trị của xã hội thì tìm đến nhà Tù để được nuôi ăn, nuôi ở, bảo hiểm, và v.v.v….. Nhưng hiện nay thành phần bất trị này đã không còn được nhận nữa rồi! Vì chính phủ đã cạn ngân khoản, nên thả tù ra rất đông?. Vì thế cho nên một số ít anh chị em này xem việc nương tựa nhà Chúa là một công việc như bao nhiêu công việc ngoài đời thế thôi! Có làm thì có được trả lương. Ở càng lâu thì chức vụ cũng sẽ có. Hiện tượng này chỉ có Chúa thông suốt mà thôi! Nhưng không nhiều thì ít cũng cho chúng ta nhận thấy rằng, vị mục tử này làm việc theo lương hướng của mình mà thôi! Chứ trái tim thì như khô cằn và chai đá. Như chúng ta đang phẫn nộ vì có ba linh mục đang hội nhập vào đảng của cộng sản. Nhưng thử hỏi chúng ta làm được gì? Thay đổi được điều chi?.
Lậy Chúa của Lòng Thương Xót! Thật phải là chúng con chỉ biết chạy đến Lòng Thương Xót Chúa mà van nài, cầu khẩn liên lỉ, để chỉ có Lòng Thương Xót Chúa mới nhận tìm tất cả tội lỗi của chúng con, dưới lòng sâu của đại dương. Rác tội lỗi của chúng con, chỉ có Chúa mới có thể thanh tẩy mọi ô uế và thay đổi được trái tim của chúng con. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng con khí quyển trong lành. Chỉ có Chúa mới có thể nuôi chúng con một cuộc sống luôn an bình mà không bao giờ bị đói khát. Ôi lậy Chúa! Còn sức mạnh nào mà chúng con không chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa chứ? Xin Chúa đừng để chúng con có đức tin chai cứng của tông đồ Tôma. Con thiết tưởng Tôma vì ganh ghét với 10 tông đồ kia là ông không được cùng trông thấy Thầy của mình. Và động lòng vì sao Thầy mình không chờ mình với? Nhưng vì Chúa biết đức tin của ông và sự cứng lòng của ông, nên Chúa đã dùng ông mà dậy cho tất cả chúng ta những ai giống Tôma, là dẫu có bướng bỉnh cỡ nào cũng phải tin vào Thiên Chúa và quyền năng của Người. Vì Người là Alpha và là Omega. Đấng duy nhất, toàn năng, và hằng hữu mà cả Thiên Đàng và dưới đất đều phải tôn thờ, chúc tụng, và ca khen.
Lòng Thương Xót Chúa đối với tội lỗi nhân loại chúng ta thật quả độ lượng và vô bờ ….. Amen.
Trái tim người Thầy, Trái tim học trò
Lm. Minh Anh
15:50 28/04/2011
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Phục Sinh, Năm A - Lòng Chúa Thương Xót
Thiên Chúa là tình yêu, một khi đã yêu, Ngài yêu cho đến cùng. Thật ý nghĩa khi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đấng Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ nhân Chúa Nhật “LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA”. Trong vài phút, chúng ta thử quan chiêm Trái Tim Giêsu, trái tim người Thầy; đồng thời cũng thoáng qua trái tim Tôma, trái tim học trò; nhờ đó, có thể hiểu được đôi chút lòng Chúa, đôi chút lòng ta. Trái Tim Giêsu, một trái tim chan chứa yêu thương mà Tin Mừng không ngừng lặp đi lặp lại đã bao lần “Ngài chạnh lòng thương” trước cảnh cùng khốn của con người: Thấy dân chúng tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy người ta khiêng đi chôn con trai duy nhất của một bà goá, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy những người phong cùi tiến đến từ xa, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy hai người mù đang dò dẫm lại gần, “Ngài chạnh lòng thương”... Và chắc hẳn các tông đồ, kể cả Tôma, cũng đã ít nhiều cảm nhận cái thổn thức “chạnh thương” đó nơi Thầy mình. Cũng trái tim đó, bởi đã chạnh thương cho đến cùng nên bị đâm thâu, để giọt máu sau hết và chút nước cuối cùng nhỏ xuống mà có lẽ Tôma đã chứng kiến xa xa hay ít nữa đã nghe thuật lại chiều ngày thứ Sáu hôm ấy vì ông không dám lại gần. Trái Tim Tôma, một trái tim nhát đảm và ngờ vực. Thầy mất, không ai biết vì lý do gì, “Đi Đi Mô” rời bỏ cộng đoàn. Phải chăng trái tim Tôma đang tan nát vì thương tích, vì những vết đau dù không nhìn thấy nhưng là những thương tích có thật và đau thật. Một trái tim ngờ vực khủng hoảng đến tội nghiệp, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài thì tôi không tin”. Ôi, còn đâu bao lời tiên báo và giáo huấn của người Thầy khả ái? Còn đâu những cảm nghiệm đầy thán phục khi chứng kiến bao phép lạ của Con Đức Chúa Trời? Thật là mỉa mai, thật là chua xót cho người môn sinh tuyệt vọng. Thật là thất đoạt, thật là vô ích cho người Thầy luống công. Sự ngã lòng của Tôma xúc phạm đến Thầy đâu kém việc bán Thầy hay chối Thầy của hai bạn đồng môn! Có khi còn tệ hơn; bởi lẽ, Giuđa và Phêrô tránh né liên luỵ đến một người sắp từ giã cõi sống trong khi Tôma lại đan tâm chối nhận một Đấng vừa trở về từ cõi chết. Vì thế, cũng bởi “chạnh thương” nên tám ngày sau, Vị Thầy lại phải hiện ra một lần nữa và trái tim đã yêu dấu loài người quá bội đó đã biết lựa lời khôn khéo nhẹ nhàng trách yêu người học trò. Ngài dỗ dành chứ không mắng mổ, chìu chuộng chứ không phỉ báng, “Hãy đặt ngón tay con vào đây, hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Thôi, đừng cứng lòng nhưng hãy tin”. Lạ thay, Tin Mừng không nói đến việc Tôma có sấn tới thọc tay vào lỗ đinh Thầy, đặt tay vào cạnh sườn Thầy mà trong đó cũng có một trái tim hay không. Nhưng chúng ta có thể đoan chắc, chính Đức Giêsu Phục Sinh đã một lần nữa “chạnh thương chạm đến” và băng bó trái tim thương tích của người môn sinh.
Tim đụng tim, lòng chạm lòng! Nhờ đó, bình an lại đến với tâm hồn người môn đệ; và thay vì reo lên Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, cách nào đó, Tôma đã phải cất cao Credo, Tôi tin! Bởi lẽ, trước tiên là phải tin, sau đó mới có thể ca khen Đấng mình tuyên xưng. Vậy là tim chữa lành tim, lòng cảm mến lòng. Tim Thầy chữa lành tim trò, lòng Thầy khoả lấp lòng môn đệ. Nhờ lòng Thầy chạnh thương mà từ đây, lòng người môn đệ xác tín thay cho ngờ vực; yêu mến thay cho hững hờ; chứng tá, thay cho trốn chạy; và bình an thay cho bất an.
Hơn lúc nào hết, có lẽ mỗi người trong chúng ta hôm nay, dù ở đấng bậc nào, cũng đều cảm thấy cần đến lòng Chúa xót thương hơn bất kỳ ai. Vì chỉ có Chúa mới là Đấng xót thật và thương thật; chỉ có Chúa mới biết được mỗi người cần đến lòng Ngài xót thương biết bao; chỉ có Chúa là Đấng có thể chữa lành, có thể hàn gắn, có thể băng bó, có thể đem về và trao tặng bình an, một sự bình an không ai lấy mất. Vì bình an của Chúa là chính Chúa. Mừng kính Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta không quên cầu nguyện cách riêng cho các mục tử của mình và cho cả đoàn chiên được Chúa trao phó cho các ngài. Vì nhiều lúc, cả đoàn chiên lẫn chủ chiên cũng đang “đi đi mô”, bất an vì ngờ vực, hững hờ vì thiếu lòng mến, trốn chạy vì nhát đảm.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
Thiên Chúa là tình yêu, một khi đã yêu, Ngài yêu cho đến cùng. Thật ý nghĩa khi chúng ta chiêm ngắm hình ảnh Đấng Phục Sinh tỏ mình cho các môn đệ nhân Chúa Nhật “LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA”. Trong vài phút, chúng ta thử quan chiêm Trái Tim Giêsu, trái tim người Thầy; đồng thời cũng thoáng qua trái tim Tôma, trái tim học trò; nhờ đó, có thể hiểu được đôi chút lòng Chúa, đôi chút lòng ta. Trái Tim Giêsu, một trái tim chan chứa yêu thương mà Tin Mừng không ngừng lặp đi lặp lại đã bao lần “Ngài chạnh lòng thương” trước cảnh cùng khốn của con người: Thấy dân chúng tất tưởi bơ vơ như chiên không người chăn, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy người ta khiêng đi chôn con trai duy nhất của một bà goá, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy những người phong cùi tiến đến từ xa, “Ngài chạnh lòng thương”; thấy hai người mù đang dò dẫm lại gần, “Ngài chạnh lòng thương”... Và chắc hẳn các tông đồ, kể cả Tôma, cũng đã ít nhiều cảm nhận cái thổn thức “chạnh thương” đó nơi Thầy mình. Cũng trái tim đó, bởi đã chạnh thương cho đến cùng nên bị đâm thâu, để giọt máu sau hết và chút nước cuối cùng nhỏ xuống mà có lẽ Tôma đã chứng kiến xa xa hay ít nữa đã nghe thuật lại chiều ngày thứ Sáu hôm ấy vì ông không dám lại gần. Trái Tim Tôma, một trái tim nhát đảm và ngờ vực. Thầy mất, không ai biết vì lý do gì, “Đi Đi Mô” rời bỏ cộng đoàn. Phải chăng trái tim Tôma đang tan nát vì thương tích, vì những vết đau dù không nhìn thấy nhưng là những thương tích có thật và đau thật. Một trái tim ngờ vực khủng hoảng đến tội nghiệp, “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài thì tôi không tin”. Ôi, còn đâu bao lời tiên báo và giáo huấn của người Thầy khả ái? Còn đâu những cảm nghiệm đầy thán phục khi chứng kiến bao phép lạ của Con Đức Chúa Trời? Thật là mỉa mai, thật là chua xót cho người môn sinh tuyệt vọng. Thật là thất đoạt, thật là vô ích cho người Thầy luống công. Sự ngã lòng của Tôma xúc phạm đến Thầy đâu kém việc bán Thầy hay chối Thầy của hai bạn đồng môn! Có khi còn tệ hơn; bởi lẽ, Giuđa và Phêrô tránh né liên luỵ đến một người sắp từ giã cõi sống trong khi Tôma lại đan tâm chối nhận một Đấng vừa trở về từ cõi chết. Vì thế, cũng bởi “chạnh thương” nên tám ngày sau, Vị Thầy lại phải hiện ra một lần nữa và trái tim đã yêu dấu loài người quá bội đó đã biết lựa lời khôn khéo nhẹ nhàng trách yêu người học trò. Ngài dỗ dành chứ không mắng mổ, chìu chuộng chứ không phỉ báng, “Hãy đặt ngón tay con vào đây, hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Thôi, đừng cứng lòng nhưng hãy tin”. Lạ thay, Tin Mừng không nói đến việc Tôma có sấn tới thọc tay vào lỗ đinh Thầy, đặt tay vào cạnh sườn Thầy mà trong đó cũng có một trái tim hay không. Nhưng chúng ta có thể đoan chắc, chính Đức Giêsu Phục Sinh đã một lần nữa “chạnh thương chạm đến” và băng bó trái tim thương tích của người môn sinh.
Tim đụng tim, lòng chạm lòng! Nhờ đó, bình an lại đến với tâm hồn người môn đệ; và thay vì reo lên Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, cách nào đó, Tôma đã phải cất cao Credo, Tôi tin! Bởi lẽ, trước tiên là phải tin, sau đó mới có thể ca khen Đấng mình tuyên xưng. Vậy là tim chữa lành tim, lòng cảm mến lòng. Tim Thầy chữa lành tim trò, lòng Thầy khoả lấp lòng môn đệ. Nhờ lòng Thầy chạnh thương mà từ đây, lòng người môn đệ xác tín thay cho ngờ vực; yêu mến thay cho hững hờ; chứng tá, thay cho trốn chạy; và bình an thay cho bất an.
Hơn lúc nào hết, có lẽ mỗi người trong chúng ta hôm nay, dù ở đấng bậc nào, cũng đều cảm thấy cần đến lòng Chúa xót thương hơn bất kỳ ai. Vì chỉ có Chúa mới là Đấng xót thật và thương thật; chỉ có Chúa mới biết được mỗi người cần đến lòng Ngài xót thương biết bao; chỉ có Chúa là Đấng có thể chữa lành, có thể hàn gắn, có thể băng bó, có thể đem về và trao tặng bình an, một sự bình an không ai lấy mất. Vì bình an của Chúa là chính Chúa. Mừng kính Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, chúng ta không quên cầu nguyện cách riêng cho các mục tử của mình và cho cả đoàn chiên được Chúa trao phó cho các ngài. Vì nhiều lúc, cả đoàn chiên lẫn chủ chiên cũng đang “đi đi mô”, bất an vì ngờ vực, hững hờ vì thiếu lòng mến, trốn chạy vì nhát đảm.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
“Vì sự đau khổ của Chúa Giêsu Kitô,
xin Cha thương xót chúng con và các Linh mục”.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 28/04/2011
NHẶT XƯƠNG
Đứa đầy tớ nhỏ trong lòng oán hận ông chủ mỗi lần ăn cơm đều ăn hết cả thức ăn, chỉ chừa lại mấy khúc xương, nó bèn cầu khẩn với trời, nói:
- “Nguyện cho tướng công sống trăm tuổi, người nhỏ thì sống một trăm lẽ một tuổi”.
Ông chủ hỏi nguyên do tại sao, đầy tớ nhỏ trả lời:
- “Người nhỏ sống hơn lâu hơn một tuổi để thu nhặt xương của tướng công ạ”.
Suy tư:
Có những ông bà chủ rất tử tế với đầy tớ hoặc người làm công cho mình, bởi vì những ông bà chủ này có tấm lòng nhân ái; trái lại cũng có những ông bà chủ đối xử rất khắc nghiệt với đầy tớ hoặc người làm công của mình, bởi vì họ coi đồng tiền mình bỏ ra thì lớn hơn nhân phẩm và sinh mạng của người khác.
Đầy tớ hay người làm công thì cũng là người như ông chủ, cũng là con cái của Thiên Chúa, cũng có thân xác cần phải ăn uống để sống, và một linh hồn để chia sẻ niềm vui yêu thương với Thiên Chúa hoặc khước từ chia sẻ ân sủng của Ngài, cho nên tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau không những trước mặt Thiên Chúa, mà con giữa người với nhau nữa.
Những người làm ông chủ bà chủ thì phải có công bằng và bác ái hơn những người khác, công bằng là trả lương xứng đáng cho người làm công cho mình, bác ái là ngoài tiền lương ra thì có thể giúp đỡ họ khi có thể được. Bởi vì tất cả những gì mình có được đều là Thiên Chúa ban cho mình, để mình trở thành người quản lý nhân hậu và nhiệt tình của Chúa, khi mình vươn tay ra giúp đỡ cho tha nhân là thay mặt Chúa giúp đỡ họ.
Tham lam bốc lột người khác tận xương cốt thì coi chừng sẽ bị trả lại trong lửa đời đời, lúc đó thì chẳng có ai đến nhặt xương giùm cho.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đứa đầy tớ nhỏ trong lòng oán hận ông chủ mỗi lần ăn cơm đều ăn hết cả thức ăn, chỉ chừa lại mấy khúc xương, nó bèn cầu khẩn với trời, nói:
- “Nguyện cho tướng công sống trăm tuổi, người nhỏ thì sống một trăm lẽ một tuổi”.
Ông chủ hỏi nguyên do tại sao, đầy tớ nhỏ trả lời:
- “Người nhỏ sống hơn lâu hơn một tuổi để thu nhặt xương của tướng công ạ”.
Suy tư:
Có những ông bà chủ rất tử tế với đầy tớ hoặc người làm công cho mình, bởi vì những ông bà chủ này có tấm lòng nhân ái; trái lại cũng có những ông bà chủ đối xử rất khắc nghiệt với đầy tớ hoặc người làm công của mình, bởi vì họ coi đồng tiền mình bỏ ra thì lớn hơn nhân phẩm và sinh mạng của người khác.
Đầy tớ hay người làm công thì cũng là người như ông chủ, cũng là con cái của Thiên Chúa, cũng có thân xác cần phải ăn uống để sống, và một linh hồn để chia sẻ niềm vui yêu thương với Thiên Chúa hoặc khước từ chia sẻ ân sủng của Ngài, cho nên tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau không những trước mặt Thiên Chúa, mà con giữa người với nhau nữa.
Những người làm ông chủ bà chủ thì phải có công bằng và bác ái hơn những người khác, công bằng là trả lương xứng đáng cho người làm công cho mình, bác ái là ngoài tiền lương ra thì có thể giúp đỡ họ khi có thể được. Bởi vì tất cả những gì mình có được đều là Thiên Chúa ban cho mình, để mình trở thành người quản lý nhân hậu và nhiệt tình của Chúa, khi mình vươn tay ra giúp đỡ cho tha nhân là thay mặt Chúa giúp đỡ họ.
Tham lam bốc lột người khác tận xương cốt thì coi chừng sẽ bị trả lại trong lửa đời đời, lúc đó thì chẳng có ai đến nhặt xương giùm cho.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:02 28/04/2011
N2T |
43. Ý nghĩ tự mình phạm tội thì nguy hiểm hơn nhiều so với bất cứ kẻ thù bên ngoài nào.
(Thánh Ambrosius)Đức tin và cầu nguyện giúp chúng ta Phục Sinh
Lm Jude Siciliano OP
22:23 28/04/2011
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH
Cv 2: 42-47; Tv 118; 1 Pr 1: 3-9; Ga 20: 19-31
Tôi được hứng khởi từ những người tôi đã gặp nơi các giáo xứ. Sau mùa giảng tĩnh tâm Mùa chay vừa qua, tôi có thể ghi nhận hình ảnh những nhân chứng đức tin và nhiệt tình công việc của hội đồng giáo xứ, các tình nguyện viên và giáo dân mà tôi đã gặp nơi các xứ đạo trong nhiều miền khác nhau của đất nước.
Ấy thế mà, tôi không được chứng kiến bất cứ xứ đạo nào giống như những ý tưởng về thế hệ các Kitô hữu tiên khởi được miêu tả cách sinh động trong bài đọc trích từ sách Công vụ tông đồ hôm nay. Nếu thấy, tôi có lẽ đã dừng chân và ở lại xứ đạo đó – đó có thể đấy là hương vị của thiên đàng! Thử hình dung một cộng đoàn tín hữu hết lòng vì (1) lời dạy của các tông đồ; (2) sống hiệp thông; (3) cử hành các bữa tiệc thánh; (4) cầu nguyện; (5) chia sẻ của cải, với sự quan tâm đến những thành viên thiếu thốn. Nghĩ xem bao nhiêu người sẽ tham gia làm thành viên của một xứ đạo như thế!
Các học giả kinh thánh đồng ý rằng thánh sử Luca đã lý tưởng hoá cộng đoàn tín hữu đầu tiên –rốt cuộc có Ananias và Sapphira không trung thực đã phải chết vì đã giấu một phần tiền khi nộp vào tài sản cộng đoàn (Cv 5,1-11). Vì thế, lý tưởng hoá Hội thánh sơ khai xét cho cùng không hẳn là một cộng đoàn hoàn hảo–chúng ta hiện tại cũng thế.
Vậy mà phải có những chứng tá đáng kể về Đức Kitô Phục Sinh nơi những Kitô hữu mới này, bởi vì sách Công vụ tông đồ thực sự diễn tả lại sự trưởng thành tiệm tiến của Hội thánh sơ khai. “ Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ”. Cuộc sống của họ hấp dẫn lôi cuốn những người xung quanh.
Đây là lý do để chúng ta suy nghĩ về cách làm chứng cho niềm tin của chúng ta. Sách Công vụ tông đồ nói rằng những người chứng kiến “sợ hãi” Giáo hội non trẻ. Nhưng các tín hữu đầu tiên này không là những biểu tượng hay những bảng chỉ dẫn thánh thiện, họ đã sống trong thế giới thực – đúng như chúng ta sống. Cuộc sống của chúng ta phản ánh Tin Mừng Đức Giêsu bao nhiêu? Chúng ta có thể hiện những việc làm từ bi trắc ẩn cụ thể đối với nhu cầu tha nhân như là nét đặc trưng của cộng đoàn Kitô giáo thời sơ khai chăng?
Đời sống xứ đạo nơi địa phương của chúng ta thì sao? Cứ cho là có những cách thờ phượng riêng tư chúng ta thích và chúng ta có tham gia các sinh hoạt giáo xứ; nhưng ngay cả trong những khác biệt này, phải chăng chúng ta vẫn diễn tả niềm tin căn bản và sống cùng với nhau như những người “một lòng một ý” hợp nhất nhờ Thần Khí của Đức Kitô? Bài đọc Công vụ tông đồ diễn tả sự viên mãn mà các Kitô hữu mong ước, nhưng phải công nhận là chưa hẳn đúng ở Giáo hội địa phương và hoàn vũ. Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay là cùng một Thần khí, Đấng đã mang lại sự sống cho những môn đệ nhát đảm, khép kín đang qui tụ trong phòng, cũng tiếp tục khích lệ và giúp chúng ta đạt được ước mơ mà Đức Kitô dành cho chúng ta – cuộc sống chung của chúng ta làm chứng cho sự hiện diện và sứ vụ đang tiếp diễn của Chúa Phục Sinh giữa chúng ta.
Thánh Tôma đóng vai trò người ngã lòng trong số các tông đồ. Ông là người hoài nghi (Tôma Hoài Nghi), người mà chúng ta thích chỉ trích là yếu lòng tin. Nhưng hãy nhìn lại xem, chẳng phải chúng ta sẽ vui mừng khi thấy thánh Tôma và nói lên mọi nỗi nghi ngờ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đặt ra? Sau hết, chưa bao giờ có quá nhiều người làm chứng về một người trỗi dậy từ cõi chết như thế. chúng ta thường cho rằng “Chết là chết”, “đó là dấu chấm hết”.
Tôi thắc mắc không biết thánh Tôma làm gì mà vắng mặt khi Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ đang trạng sợ hãi và lẩn trốn? Ông có thu gom của cải, chia tay bạn bè hay tuyệt vọng bởi ông thấy mong ước cuộc đời đã tan thành mây khói khi mà Đức Giêsu đóng đinh vào thập giá chăng? Các môn đệ khác cũng chán nản thất vọng về cái chết của Đức Giêsu. Nhưng ít ra là họ đã ở với nhau. Giống như những gì người Công giáo chúng ta đang thực hiện trong những ngày này, khi chấn động bởi những hành động tai tiếng của giáo sĩ; chúng ta cố gắng ở lại cùng nhau và trông cậy vững vàng Đức Giêsu làm một cuộc hiện ra mới ở giữa chúng ta và lại nói lời khích lệ cho những anh chị em đã mất định hướng, “bình an cho anh chị em”.
Chỉ ở lại với nhau trong sợ hãi thì không thể là chứng tá hữu hiệu cho thế giới bên ngoài. Ai muốn gia nhập nhóm những người bị loại trừ, buồn phiền, nhát đảm? Điều khác biệt là Đức Giêsu đến giữa các ông, không một lời trách móc về những sai lỗi trong quá khứ, nhưng với lời chữa lành, “Bình an cho anh em”.
Quá khứ đã qua. Nhưng tương lai thì sao? Rõ ràng trước đây chẳng gì có thể đưa các ông rời khỏi căn phòng đóng kín và ra đi vào thế giới hiểm nguy. Nhưng, Đức Giêsu không sai các ông đi tay không; Ngài ban cho các ông Thần Khí. Với thần khí đó, các ông khai mở sứ vụ hoà giải mà Đức Giêsu ban cho. Đầu tiên các ông đến với người anh em đã bỏ đi là Tôma. Họ chia sẻ những kinh nghiệm với Tôma, nhưng ông đòi hỏi bằng chứng cụ thể hơn nữa – chạm vào vết thương của Đức Giêsu.
Chúng ta không biết liệu Tôma có thực sự đụng chạm đến những vết thương hay không. Điều chúng ta biết là Đức Giêsu mời gọi ông tin. Có lẽ sờ vào vết thương chẳng phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là những đòi hỏi vượt quá niềm tin; ngay cả bất chấp lý luận và “hành động hợp lý”.
Vâng, tạ ơn Chúa vì thánh Tôma! Chúng ta mừng vì ông đã ở đó nói lên những nghi ngờ của lý trí. Chúng ta cũng vui mừng vì Giáo hội cũng ở đó, những môn đệ mới và tràn đầy Thánh Thần đã không từ bỏ thành viên cứng lòng tin của họ. Hãy hy vọng vì chúng ta là những Kitô hữu thời đại mới ở lại thực sự trong lời mời gọi trở thành cộng đoàn hoà giải và cũng là cộng đoàn chữa lành cho những anh chị em đau khổ tinh thần và thể xác.
Khi họp nhau cầu nguyện hôm nay, chúng ta có thể nghĩ về chính mình như các môn đệ trong phòng trên lầu xưa. Vì giây phút ngắn ngủi này, giống như các ông, chúng ta cùng nhau ở trong một căn phòng. Chúng ta mang đến đây những lỗi lầm và thiếu sót trong quá khứ và nhận lời hoà giải của Đức Giêsu, “bình an cho anh chị em”. Chúng ta tạ ơn vì những người đầu tiên làm chứng tá cho sự phục sinh. Nhờ lời chứng thực của họ, lời chứng ấy cùng với chứng tá của những người mà chúng ta biết, đã khích lệ niềm tin cho chúng ta – đó là những người giảng thuyết, các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, v.v.. Chúng ta bây giờ được Đức Giêsu gọi là “người có phúc”, là “những người không thấy mà tin”. Vì vậy, chúng ta có thể dâng những lời cầu nguyện tạ ơn cho những người dẫn đưa chúng ta đến niềm tin hôm nay – người giúp chúng ta tin dù không thấy.
Khi lắng nghe Lời Chúa, chúng ta không chỉ nghe tin mừng cho chính mình, mà còn đem đến cho người khác như được diễn tả trong sách Công vụ tông đồ hôm nay. Khi rời khỏi đây chúng ta sẽ ra đi, với những ngôn từ và cách sống trong cộng đoàn, chúng ta rao truyền tin mừng về Vương Quốc Mới mà Đức Giêsu khai mở. Nhưng trước khi rời “phòng tiệc” này chúng ta sẽ nuôi dưỡng để thi hành những phận vụ đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta sẽ ăn mừng lễ cùng những anh chị em khác nữa và với Đức Chúa Phục Sinh của chúng ta.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
2nd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 42-47; Psalm 118; 1 Peter 1: 3-9; John 20: 19-31
I am inspired by the people I meet in our parishes. After this past season of Lenten parish retreat preaching I can bear witness to the faith commitment and hard work of parish staff, volunteers and parishioners I have met in parishes in different parts of the country.
Still, I don’t get to see any parish reflect the ideals of the first generation of Christians glowingly described today in our reading from Acts. If I did, I would quit the road and settle in that parish – it would be a taste of heaven! Imagine a faith community fully dedicated to (1) the teaching of the apostles; (2) community life; (3) Eucharistic celebration; (4) prayer; (5) the sharing of possessions, with a concern for those members in need. Imagine how many people would join the membership of such a parish!
Biblical scholars agree Luke has idealized the community of first believers–after all, there were the dishonest Ananias and Sapphira who were struck dead for withholding their property from the community (Acts 5:1-11). So, the early church we idealize wasn’t such a perfect community after all–and neither are we.
Still, there must have been something remarkable about the witness to Christ’s Resurrection by those new Christians, because Acts does narrate the rapid growth of the early church. "And every day the Lord added to their number those who were being saved." Their lives were an attraction to those around them.
Which gives us cause to reflect on the witness we give to our faith. Acts says observers were in "awe" of the infant church. But those first believers were not icons or holy cards, they lived in the real world–just as we do. How much do our lives reflect the gospel of Jesus? Do we show in concrete ways the mercy and compassion for those in need which it seems characterized the earliest Christian community?
How about our local parish life? Granted we have our personal preferences for the kinds of worship we like and which parish activities we join, but even with those differences, do we still radiate our core beliefs and live together as people of "one mind and heart" united by the Spirit of Christ? The Acts reading expresses the fulfillment we Christians hope for, but have to admit, is not yet true in our local or international church. Our prayer today is that the same Spirit which gave life to the closed-in, frightened disciples gathered in the room, continues to animate us and help us fulfill the dream Christ has for us – that our lives together will witness to the presence and ongoing ministry of the Risen Lord in our midst.
Thomas gets the role of the fall guy among the apostles. He’s the doubter ("Doubting Thomas), the one we love to critique for being weak in faith. But let’s face it, aren’t we glad Thomas was there and voiced the kinds of doubt anyone of us rational people would have raised? After all, there’s no precedent that a person whose death was witnessed by so many would then rise from the dead. "Dead is dead," we would say, "that’s the end of that!"
I wonder what he was doing that caused Thomas to be absent when Jesus appeared to the locked-away and fearful disciples? Was he packing up his possessions, saying goodbye to friends or grieving by himself after seeing his life and dreams collapse along with Jesus nailed to the cross? But the other disciples were also disconsolate over Jesus’ death. At least they stayed together. It’s like what us Catholics are doing these days, having been shaken by the clergy scandals; we struggle to stay together and hope against hope for Jesus to make a new appearance in our midst and speak reconciling words again to those of us who have fallen short of the mark, "Peace be with you."
Just staying together in fear wouldn’t be a very good witness to the outside world. Who would want to join a group of trembling sad sacks? What made the difference though, is that Jesus came into their midst, not with words of reproof for their past failures, but with a word of reconciliation, "Peace be with you." The past was over.
But what about the future? It was obvious from past performance on their own that these disciples didn’t have what it would take to leave the locked room and go out into the dangerous world. But Jesus doesn’t send them out on their own; he gives them the Holy Spirit. With that Spirit they set about the task of reconciliation which Jesus gave them. The first person they reach out to is their separated brother Thomas. They share their experience with him, but he requires more concrete evidence–to touch Jesus’ wounds.
We are not told if Thomas actually touched the wounds. What we are told is that Jesus invited him to believe. Perhaps touching the wounds isn’t the important thing. What is important is the leap faith requires; even when that leap flies in the face of logic and "reasonable action."
Well, thank God for Thomas! We’re happy he was there to voice our rational doubts. We are also happy that the church was there, those new, Spirit-animated disciples who didn’t give up on their recalcitrant member. Let’s hope we modern Christians stay true to our call to be a forgiving community and also a healing one for those hurting in spirit and body.
When we gather for prayer today we can think of ourselves as the modern equivalent of those upper-room disciples. For a short time today, like them, we are together in a room. We bring here our past sins and shortcomings and receive Jesus’ words of reconciliation, "Peace be with you." We give thanks for those first witnesses to the resurrection. Because of their testimony and the testimony and witness of those we have known and have encouraged faith in us – preachers, teachers, parents, friends, etc. – we are the ones Jesus now calls "blessed." We are "those who have not seen and have believed." So, we could offer prayers of thanks today for those who have helped us come to faith – who have helped us believe without seeing.
As we listen to the Word we not only hear good news for ourselves, but we get our marching orders, which are spelled out in Acts today. When we leave here we shall go out and, with our words and how we live in community, we will spread the news of the new Kingdom Jesus has inaugurated. But before we leave this "dining room" we will be nourished for the tasks that await us. We will feast with one another and our risen Lord.
Cv 2: 42-47; Tv 118; 1 Pr 1: 3-9; Ga 20: 19-31
Tôi được hứng khởi từ những người tôi đã gặp nơi các giáo xứ. Sau mùa giảng tĩnh tâm Mùa chay vừa qua, tôi có thể ghi nhận hình ảnh những nhân chứng đức tin và nhiệt tình công việc của hội đồng giáo xứ, các tình nguyện viên và giáo dân mà tôi đã gặp nơi các xứ đạo trong nhiều miền khác nhau của đất nước.
Ấy thế mà, tôi không được chứng kiến bất cứ xứ đạo nào giống như những ý tưởng về thế hệ các Kitô hữu tiên khởi được miêu tả cách sinh động trong bài đọc trích từ sách Công vụ tông đồ hôm nay. Nếu thấy, tôi có lẽ đã dừng chân và ở lại xứ đạo đó – đó có thể đấy là hương vị của thiên đàng! Thử hình dung một cộng đoàn tín hữu hết lòng vì (1) lời dạy của các tông đồ; (2) sống hiệp thông; (3) cử hành các bữa tiệc thánh; (4) cầu nguyện; (5) chia sẻ của cải, với sự quan tâm đến những thành viên thiếu thốn. Nghĩ xem bao nhiêu người sẽ tham gia làm thành viên của một xứ đạo như thế!
Các học giả kinh thánh đồng ý rằng thánh sử Luca đã lý tưởng hoá cộng đoàn tín hữu đầu tiên –rốt cuộc có Ananias và Sapphira không trung thực đã phải chết vì đã giấu một phần tiền khi nộp vào tài sản cộng đoàn (Cv 5,1-11). Vì thế, lý tưởng hoá Hội thánh sơ khai xét cho cùng không hẳn là một cộng đoàn hoàn hảo–chúng ta hiện tại cũng thế.
Vậy mà phải có những chứng tá đáng kể về Đức Kitô Phục Sinh nơi những Kitô hữu mới này, bởi vì sách Công vụ tông đồ thực sự diễn tả lại sự trưởng thành tiệm tiến của Hội thánh sơ khai. “ Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ”. Cuộc sống của họ hấp dẫn lôi cuốn những người xung quanh.
Đây là lý do để chúng ta suy nghĩ về cách làm chứng cho niềm tin của chúng ta. Sách Công vụ tông đồ nói rằng những người chứng kiến “sợ hãi” Giáo hội non trẻ. Nhưng các tín hữu đầu tiên này không là những biểu tượng hay những bảng chỉ dẫn thánh thiện, họ đã sống trong thế giới thực – đúng như chúng ta sống. Cuộc sống của chúng ta phản ánh Tin Mừng Đức Giêsu bao nhiêu? Chúng ta có thể hiện những việc làm từ bi trắc ẩn cụ thể đối với nhu cầu tha nhân như là nét đặc trưng của cộng đoàn Kitô giáo thời sơ khai chăng?
Đời sống xứ đạo nơi địa phương của chúng ta thì sao? Cứ cho là có những cách thờ phượng riêng tư chúng ta thích và chúng ta có tham gia các sinh hoạt giáo xứ; nhưng ngay cả trong những khác biệt này, phải chăng chúng ta vẫn diễn tả niềm tin căn bản và sống cùng với nhau như những người “một lòng một ý” hợp nhất nhờ Thần Khí của Đức Kitô? Bài đọc Công vụ tông đồ diễn tả sự viên mãn mà các Kitô hữu mong ước, nhưng phải công nhận là chưa hẳn đúng ở Giáo hội địa phương và hoàn vũ. Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay là cùng một Thần khí, Đấng đã mang lại sự sống cho những môn đệ nhát đảm, khép kín đang qui tụ trong phòng, cũng tiếp tục khích lệ và giúp chúng ta đạt được ước mơ mà Đức Kitô dành cho chúng ta – cuộc sống chung của chúng ta làm chứng cho sự hiện diện và sứ vụ đang tiếp diễn của Chúa Phục Sinh giữa chúng ta.
Thánh Tôma đóng vai trò người ngã lòng trong số các tông đồ. Ông là người hoài nghi (Tôma Hoài Nghi), người mà chúng ta thích chỉ trích là yếu lòng tin. Nhưng hãy nhìn lại xem, chẳng phải chúng ta sẽ vui mừng khi thấy thánh Tôma và nói lên mọi nỗi nghi ngờ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đặt ra? Sau hết, chưa bao giờ có quá nhiều người làm chứng về một người trỗi dậy từ cõi chết như thế. chúng ta thường cho rằng “Chết là chết”, “đó là dấu chấm hết”.
Tôi thắc mắc không biết thánh Tôma làm gì mà vắng mặt khi Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ đang trạng sợ hãi và lẩn trốn? Ông có thu gom của cải, chia tay bạn bè hay tuyệt vọng bởi ông thấy mong ước cuộc đời đã tan thành mây khói khi mà Đức Giêsu đóng đinh vào thập giá chăng? Các môn đệ khác cũng chán nản thất vọng về cái chết của Đức Giêsu. Nhưng ít ra là họ đã ở với nhau. Giống như những gì người Công giáo chúng ta đang thực hiện trong những ngày này, khi chấn động bởi những hành động tai tiếng của giáo sĩ; chúng ta cố gắng ở lại cùng nhau và trông cậy vững vàng Đức Giêsu làm một cuộc hiện ra mới ở giữa chúng ta và lại nói lời khích lệ cho những anh chị em đã mất định hướng, “bình an cho anh chị em”.
Chỉ ở lại với nhau trong sợ hãi thì không thể là chứng tá hữu hiệu cho thế giới bên ngoài. Ai muốn gia nhập nhóm những người bị loại trừ, buồn phiền, nhát đảm? Điều khác biệt là Đức Giêsu đến giữa các ông, không một lời trách móc về những sai lỗi trong quá khứ, nhưng với lời chữa lành, “Bình an cho anh em”.
Quá khứ đã qua. Nhưng tương lai thì sao? Rõ ràng trước đây chẳng gì có thể đưa các ông rời khỏi căn phòng đóng kín và ra đi vào thế giới hiểm nguy. Nhưng, Đức Giêsu không sai các ông đi tay không; Ngài ban cho các ông Thần Khí. Với thần khí đó, các ông khai mở sứ vụ hoà giải mà Đức Giêsu ban cho. Đầu tiên các ông đến với người anh em đã bỏ đi là Tôma. Họ chia sẻ những kinh nghiệm với Tôma, nhưng ông đòi hỏi bằng chứng cụ thể hơn nữa – chạm vào vết thương của Đức Giêsu.
Chúng ta không biết liệu Tôma có thực sự đụng chạm đến những vết thương hay không. Điều chúng ta biết là Đức Giêsu mời gọi ông tin. Có lẽ sờ vào vết thương chẳng phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là những đòi hỏi vượt quá niềm tin; ngay cả bất chấp lý luận và “hành động hợp lý”.
Vâng, tạ ơn Chúa vì thánh Tôma! Chúng ta mừng vì ông đã ở đó nói lên những nghi ngờ của lý trí. Chúng ta cũng vui mừng vì Giáo hội cũng ở đó, những môn đệ mới và tràn đầy Thánh Thần đã không từ bỏ thành viên cứng lòng tin của họ. Hãy hy vọng vì chúng ta là những Kitô hữu thời đại mới ở lại thực sự trong lời mời gọi trở thành cộng đoàn hoà giải và cũng là cộng đoàn chữa lành cho những anh chị em đau khổ tinh thần và thể xác.
Khi họp nhau cầu nguyện hôm nay, chúng ta có thể nghĩ về chính mình như các môn đệ trong phòng trên lầu xưa. Vì giây phút ngắn ngủi này, giống như các ông, chúng ta cùng nhau ở trong một căn phòng. Chúng ta mang đến đây những lỗi lầm và thiếu sót trong quá khứ và nhận lời hoà giải của Đức Giêsu, “bình an cho anh chị em”. Chúng ta tạ ơn vì những người đầu tiên làm chứng tá cho sự phục sinh. Nhờ lời chứng thực của họ, lời chứng ấy cùng với chứng tá của những người mà chúng ta biết, đã khích lệ niềm tin cho chúng ta – đó là những người giảng thuyết, các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, v.v.. Chúng ta bây giờ được Đức Giêsu gọi là “người có phúc”, là “những người không thấy mà tin”. Vì vậy, chúng ta có thể dâng những lời cầu nguyện tạ ơn cho những người dẫn đưa chúng ta đến niềm tin hôm nay – người giúp chúng ta tin dù không thấy.
Khi lắng nghe Lời Chúa, chúng ta không chỉ nghe tin mừng cho chính mình, mà còn đem đến cho người khác như được diễn tả trong sách Công vụ tông đồ hôm nay. Khi rời khỏi đây chúng ta sẽ ra đi, với những ngôn từ và cách sống trong cộng đoàn, chúng ta rao truyền tin mừng về Vương Quốc Mới mà Đức Giêsu khai mở. Nhưng trước khi rời “phòng tiệc” này chúng ta sẽ nuôi dưỡng để thi hành những phận vụ đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta sẽ ăn mừng lễ cùng những anh chị em khác nữa và với Đức Chúa Phục Sinh của chúng ta.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
2nd SUNDAY OF EASTER (A)
Acts 2: 42-47; Psalm 118; 1 Peter 1: 3-9; John 20: 19-31
I am inspired by the people I meet in our parishes. After this past season of Lenten parish retreat preaching I can bear witness to the faith commitment and hard work of parish staff, volunteers and parishioners I have met in parishes in different parts of the country.
Still, I don’t get to see any parish reflect the ideals of the first generation of Christians glowingly described today in our reading from Acts. If I did, I would quit the road and settle in that parish – it would be a taste of heaven! Imagine a faith community fully dedicated to (1) the teaching of the apostles; (2) community life; (3) Eucharistic celebration; (4) prayer; (5) the sharing of possessions, with a concern for those members in need. Imagine how many people would join the membership of such a parish!
Biblical scholars agree Luke has idealized the community of first believers–after all, there were the dishonest Ananias and Sapphira who were struck dead for withholding their property from the community (Acts 5:1-11). So, the early church we idealize wasn’t such a perfect community after all–and neither are we.
Still, there must have been something remarkable about the witness to Christ’s Resurrection by those new Christians, because Acts does narrate the rapid growth of the early church. "And every day the Lord added to their number those who were being saved." Their lives were an attraction to those around them.
Which gives us cause to reflect on the witness we give to our faith. Acts says observers were in "awe" of the infant church. But those first believers were not icons or holy cards, they lived in the real world–just as we do. How much do our lives reflect the gospel of Jesus? Do we show in concrete ways the mercy and compassion for those in need which it seems characterized the earliest Christian community?
How about our local parish life? Granted we have our personal preferences for the kinds of worship we like and which parish activities we join, but even with those differences, do we still radiate our core beliefs and live together as people of "one mind and heart" united by the Spirit of Christ? The Acts reading expresses the fulfillment we Christians hope for, but have to admit, is not yet true in our local or international church. Our prayer today is that the same Spirit which gave life to the closed-in, frightened disciples gathered in the room, continues to animate us and help us fulfill the dream Christ has for us – that our lives together will witness to the presence and ongoing ministry of the Risen Lord in our midst.
Thomas gets the role of the fall guy among the apostles. He’s the doubter ("Doubting Thomas), the one we love to critique for being weak in faith. But let’s face it, aren’t we glad Thomas was there and voiced the kinds of doubt anyone of us rational people would have raised? After all, there’s no precedent that a person whose death was witnessed by so many would then rise from the dead. "Dead is dead," we would say, "that’s the end of that!"
I wonder what he was doing that caused Thomas to be absent when Jesus appeared to the locked-away and fearful disciples? Was he packing up his possessions, saying goodbye to friends or grieving by himself after seeing his life and dreams collapse along with Jesus nailed to the cross? But the other disciples were also disconsolate over Jesus’ death. At least they stayed together. It’s like what us Catholics are doing these days, having been shaken by the clergy scandals; we struggle to stay together and hope against hope for Jesus to make a new appearance in our midst and speak reconciling words again to those of us who have fallen short of the mark, "Peace be with you."
Just staying together in fear wouldn’t be a very good witness to the outside world. Who would want to join a group of trembling sad sacks? What made the difference though, is that Jesus came into their midst, not with words of reproof for their past failures, but with a word of reconciliation, "Peace be with you." The past was over.
But what about the future? It was obvious from past performance on their own that these disciples didn’t have what it would take to leave the locked room and go out into the dangerous world. But Jesus doesn’t send them out on their own; he gives them the Holy Spirit. With that Spirit they set about the task of reconciliation which Jesus gave them. The first person they reach out to is their separated brother Thomas. They share their experience with him, but he requires more concrete evidence–to touch Jesus’ wounds.
We are not told if Thomas actually touched the wounds. What we are told is that Jesus invited him to believe. Perhaps touching the wounds isn’t the important thing. What is important is the leap faith requires; even when that leap flies in the face of logic and "reasonable action."
Well, thank God for Thomas! We’re happy he was there to voice our rational doubts. We are also happy that the church was there, those new, Spirit-animated disciples who didn’t give up on their recalcitrant member. Let’s hope we modern Christians stay true to our call to be a forgiving community and also a healing one for those hurting in spirit and body.
When we gather for prayer today we can think of ourselves as the modern equivalent of those upper-room disciples. For a short time today, like them, we are together in a room. We bring here our past sins and shortcomings and receive Jesus’ words of reconciliation, "Peace be with you." We give thanks for those first witnesses to the resurrection. Because of their testimony and the testimony and witness of those we have known and have encouraged faith in us – preachers, teachers, parents, friends, etc. – we are the ones Jesus now calls "blessed." We are "those who have not seen and have believed." So, we could offer prayers of thanks today for those who have helped us come to faith – who have helped us believe without seeing.
As we listen to the Word we not only hear good news for ourselves, but we get our marching orders, which are spelled out in Acts today. When we leave here we shall go out and, with our words and how we live in community, we will spread the news of the new Kingdom Jesus has inaugurated. But before we leave this "dining room" we will be nourished for the tasks that await us. We will feast with one another and our risen Lord.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mexico: một linh mục bị sát hại dã man trong nhà thờ
Tiền Hô
09:34 28/04/2011
Mexico City, 27 Tháng Tư 2011 (Agenzia Fides) - Rạng sáng hôm qua, Thứ Ba ngày 26 Tháng Tư, Linh mục Francisco Sánchez Durán, 60 tuổi, đã bị giết chết trong nhà thờ El Patrocinio San José, tọa lạc trên Đại lộ Ocho, quận Educacion, thuộc Coyoacán (phía nam Mexico City). Theo thông tin mà Fides nhận được, thi thể của Cha Sánchez Durán được phát hiện vào khoảng tầm 9 giờ 30 "với vết thương ở cổ" do một loại vũ khí có lưỡi sắc gây ra, thông tin này do Cục điều tra Thủ đô Mexico cung cấp cho Fides. Báo chí địa phương cho rằng, có thể hung thủ đã ra tay sát hại vị linh mục này cách dã man như vậy khi ngài chống đối hắn ăn trộm đồ đạc trong nhà thờ.
Tổng Giáo Phận Mexico đã lên án vụ giết chết Cha Francisco Sanchez Duran và yêu cầu các nhà chức trách điều tra và trừng phạt thủ phạm. Trong bản thông cáo của tổng giáo phận do ĐHY Norberto Rivera (Tổng Giám Mục của Mexico) ký tên có lời nguyện xin Thiên Chúa cho linh hồn linh mục Francisco Sánchez được chung hưởng sự sống vĩnh hằng, và nhấn mạnh rằng "bất kỳ hành vi bạo lực nào đều là đáng trách và thậm chí còn đáng trách nhiều hơn nếu nó nhắm vào những người đã tận hiến cho Thiên Chúa", điều đó làm cho hung thủ mang thêm trọng tội.
Tổng Giáo Phận Mexico đã lên án vụ giết chết Cha Francisco Sanchez Duran và yêu cầu các nhà chức trách điều tra và trừng phạt thủ phạm. Trong bản thông cáo của tổng giáo phận do ĐHY Norberto Rivera (Tổng Giám Mục của Mexico) ký tên có lời nguyện xin Thiên Chúa cho linh hồn linh mục Francisco Sánchez được chung hưởng sự sống vĩnh hằng, và nhấn mạnh rằng "bất kỳ hành vi bạo lực nào đều là đáng trách và thậm chí còn đáng trách nhiều hơn nếu nó nhắm vào những người đã tận hiến cho Thiên Chúa", điều đó làm cho hung thủ mang thêm trọng tội.
Bắc Hàn: gia đình Kim Nhật Thành đã là Kitô hữu sùng đạo
VietCatholic
09:39 28/04/2011
Seoul, 28 Tháng Tư 2011 (AsiaNews) - Một số người lưu vong từ Bắc Hàn chạy về miền nam đã có những tiết lộ. Quan trọng nhất trong số những tiết lộ đó có lẽ là của ông Kim Hyun-sik - người hiện đang dạy tại Đại học Yale sau khi mất hết 38 năm tại trường đại học uy tín nhất của Bình Nhưỡng.
Theo ông, cả Kim Hyong-jik và Kang Ban-sok (là song thân của Kim Il-sung, tức Kim Nhật Thành) không những là Kitô hữu nhưng còn là Kitô hữu rất sùng đạo. Ban-sok thực sự là tên tiếng Triều Tiên của chữ Peter (Phêrô), được dành đặt cho các bé gái.
Tại Bắc Hàn, người ta được tôn thờ các lãnh đạo. Ba vị trí hàng đầu hầu hết trung thành dành cho gia đình họ Kim và sùng bái cá nhân, trong đó yêu cầu tôn thờ "chủ tịch và con trai ông", "lãnh đạo kính yêu" là vị thần duy nhất của đất nước. Bất cứ ai thực hành một tôn giáo hoặc tin vào các tôn giáo bị coi là "thù địch" đều bị cấm.
Dù Kim Il-sung rất thân thiết với cha mẹ của mình nhưng ông đã bị Stalin "thuyết phục" đàn áp tôn giáo của họ. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện của mình, chủ tịch đã thừa nhận rằng họ có tham dự nhà thờ, "để có một sự thanh thản (trong một ngôi nhà thờ)". Vào thập niên 1940 ở Bắc Hàn, họ được các Kitô hữu biết đến rộng rãi, tuy nhiên, cuộc sống của họ cuối cùng đã bị chế độ mới sử dụng cho mục đích tuyên truyền.
Thực tế ngày nay, mẹ của ông được vinh danh rằng: "Người mẹ của Triều Tiên đã sinh ra và dưỡng nuôi vị Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản bất khuất vô địch", "chỉ huy vô địch của của phong trào phụ nữ Triều Tiên". Còn cha của ông đã trở thành "nhà tiên phong vĩ đại của chủ nghĩa Marx, dành toàn bộ cuộc sống của mình chống lại chủ nghĩa tư bản, cho quê hương của mình".
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy quá trình nhào nặn lại lịch sử đã không kịp loại bỏ hoàn toàn quá khứ làm Kitô hữu của Kim Il-sung. Một số nhân chứng nói rằng, trước một ca phẫu thuật quan trọng, Kim đã cầu nguyện cùng với người bác sĩ. Thật vậy, khi các bác sĩ đề nghị cầu nguyện trước khi phẫu thuật, Kim Il-Sung trả lời: Xin cầu nguyện cho tôi. Sau đó, "Họ" cầu nguyện cùng nhau.
Kể từ khi chế độ cộng sản phục hồi vào năm 1953, khoảng 300.000 người đã mất tích. Đất nước này không có thêm linh mục hoặc nữ tu, có lẽ họ đã bị giết chết trong làn sóng khủng bố. Hiện nay, khoảng 100.000 người đang mòn mỏi sống trong các trại lao động, nạn nhân bị bỏ đói, tra tấn và thậm chí bị tử vong.
Cựu quan chức Bắc Triều Tiên và các cự tù nhân đã kể rằng, trong các trại cải tạo và nhà tù thì Kitô hữu bị hành hạ khắc nghiệt hơn. Tương tự như vậy, không ai biết số phận của giám mục Công giáo tại đất nước này. Theo Niên giám Tòa Thánh, giám mục của thủ đô nước này vẫn còn trong danh sách.
Bình Nhưỡng tuyên bố rằng nước này có quyền tự do tôn giáo, được bảo đảm bởi hiến pháp. Chính thức, có khoảng 10.000 tín đồ Phật giáo, 10.000 người Tin lành và 4.000 người Công giáo đăng ký với những hiệp hội được nhà nước công nhận. Tại Bình Nhưỡng, có ba nhà thờ, hai thuộc Tin Lành và một của Công giáo.
Tuy nhiên, các nguồn tin nói với AsiaNews rằng, người Công giáo không có quá 200 người và đã không được tham dự bất kỳ phụng vụ nào trong nhiều thập kỷ qua.
Theo ông, cả Kim Hyong-jik và Kang Ban-sok (là song thân của Kim Il-sung, tức Kim Nhật Thành) không những là Kitô hữu nhưng còn là Kitô hữu rất sùng đạo. Ban-sok thực sự là tên tiếng Triều Tiên của chữ Peter (Phêrô), được dành đặt cho các bé gái.
Tại Bắc Hàn, người ta được tôn thờ các lãnh đạo. Ba vị trí hàng đầu hầu hết trung thành dành cho gia đình họ Kim và sùng bái cá nhân, trong đó yêu cầu tôn thờ "chủ tịch và con trai ông", "lãnh đạo kính yêu" là vị thần duy nhất của đất nước. Bất cứ ai thực hành một tôn giáo hoặc tin vào các tôn giáo bị coi là "thù địch" đều bị cấm.
Dù Kim Il-sung rất thân thiết với cha mẹ của mình nhưng ông đã bị Stalin "thuyết phục" đàn áp tôn giáo của họ. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện của mình, chủ tịch đã thừa nhận rằng họ có tham dự nhà thờ, "để có một sự thanh thản (trong một ngôi nhà thờ)". Vào thập niên 1940 ở Bắc Hàn, họ được các Kitô hữu biết đến rộng rãi, tuy nhiên, cuộc sống của họ cuối cùng đã bị chế độ mới sử dụng cho mục đích tuyên truyền.
Thực tế ngày nay, mẹ của ông được vinh danh rằng: "Người mẹ của Triều Tiên đã sinh ra và dưỡng nuôi vị Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản bất khuất vô địch", "chỉ huy vô địch của của phong trào phụ nữ Triều Tiên". Còn cha của ông đã trở thành "nhà tiên phong vĩ đại của chủ nghĩa Marx, dành toàn bộ cuộc sống của mình chống lại chủ nghĩa tư bản, cho quê hương của mình".
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy quá trình nhào nặn lại lịch sử đã không kịp loại bỏ hoàn toàn quá khứ làm Kitô hữu của Kim Il-sung. Một số nhân chứng nói rằng, trước một ca phẫu thuật quan trọng, Kim đã cầu nguyện cùng với người bác sĩ. Thật vậy, khi các bác sĩ đề nghị cầu nguyện trước khi phẫu thuật, Kim Il-Sung trả lời: Xin cầu nguyện cho tôi. Sau đó, "Họ" cầu nguyện cùng nhau.
Kể từ khi chế độ cộng sản phục hồi vào năm 1953, khoảng 300.000 người đã mất tích. Đất nước này không có thêm linh mục hoặc nữ tu, có lẽ họ đã bị giết chết trong làn sóng khủng bố. Hiện nay, khoảng 100.000 người đang mòn mỏi sống trong các trại lao động, nạn nhân bị bỏ đói, tra tấn và thậm chí bị tử vong.
Cựu quan chức Bắc Triều Tiên và các cự tù nhân đã kể rằng, trong các trại cải tạo và nhà tù thì Kitô hữu bị hành hạ khắc nghiệt hơn. Tương tự như vậy, không ai biết số phận của giám mục Công giáo tại đất nước này. Theo Niên giám Tòa Thánh, giám mục của thủ đô nước này vẫn còn trong danh sách.
Bình Nhưỡng tuyên bố rằng nước này có quyền tự do tôn giáo, được bảo đảm bởi hiến pháp. Chính thức, có khoảng 10.000 tín đồ Phật giáo, 10.000 người Tin lành và 4.000 người Công giáo đăng ký với những hiệp hội được nhà nước công nhận. Tại Bình Nhưỡng, có ba nhà thờ, hai thuộc Tin Lành và một của Công giáo.
Tuy nhiên, các nguồn tin nói với AsiaNews rằng, người Công giáo không có quá 200 người và đã không được tham dự bất kỳ phụng vụ nào trong nhiều thập kỷ qua.
Đức Gioan Phaolô II được công chúng Hoa Kỳ ngưỡng mộ
Lã Thụ Nhân
07:57 28/04/2011
Đức Gioan Phaolô II được công chúng Hoa Kỳ ngưỡng mộ
New Haven, Connecticut (CNA/EWTN News) .- Một cuộc khảo sát mới được Hội Hiệp sĩ Columbus thực hiện cho thấy cả người Công Giáo và không Công Giáo Hoa Kỳ đều hết sức ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và tin tưởng rằng Lễ tuyên chân phước vào ngày 01 tháng Năm sắp tới là một sự công nhận thích hợp về đời sống và công việc của ngài.
Hiệp sĩ Tối Cao Carl Anderson, người đứng đầu tổ chức huynh đệ và bác ái Công Giáo này cho hay: "Không có gì ngạc nhiên khi người dân Mỹ - dân mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập trực tiếp rất nhiều lần - nghĩ rằng thích hợp khi ngài được tuyên "phúc".
Cuộc khảo sát của Hội Hiệp sĩ , hợp tác với Viện Marist về Công Luận, đặt câu hỏi 1.274 người trưởng thành và phân biệt giữa người không Công Giáo người Công Giáo.
Cuộc thăm dò cho thấy rằng 78 phần trăm người Mỹ, và 98 phần trăm người Công Giáo, có ít nhất một số ngưỡng mộ đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đa số theo nhân khẩu học - 55 phần trăm người Mỹ, và 82 phần trăm người Công Giáo - cho biết họ "đa phần" hoặc "mang ý nghĩa tốt" của sự ngưỡng mộ về những thành tựu của ngài trên cương vị Đức Giáo Hoàng.
Gần 6 phần 10 dân Mỹ, và hơn 80 phần trăm người Công Giáo, cho rằng họ xem Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nằm trong số những giáo hoàng tốt nhất trong lịch sử của Giáo Hội.
Ba phần tư số người Mỹ đồng ý rằng ngài xứng đáng được vinh dự là chân phước của Giáo Hội, bước cuối cùng trước khi tuyên hiển thánh, một cái nhìn chia sẻ bởi 90 phần trăm người Công giáo và 94 phần trăm những người đang thực hành đức tin của họ.
Hơn 40 phần trăm người Mỹ, và 87 phần trăm người Công Giáo cho rằng Đức Giáo Hoàng sẽ sớm được tuyên chân phước có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của họ. Gần hai phần ba người Mỹ nhớ các chuyến tông du khác nhau của ngài đến Hoa Kỳ, và 46 phần trăm trong số họ xem phát sóng đám tang của ngài vào năm 2005.
Hiệp sĩ Tối Cao Carl Anderson, người làm việc sát cánh với Đức Cố Giáo Hoàng và giúp thiết lập Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn nhân và Gia đình ở Washington, D.C., cho hay: "Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị giáo hoàng lịch sử, ngài đã đi thăm hơn cả chục thành phố của Hoa Kỳ trong triều giáo hoàng của ngài, và rõ ràng đã để lại dấu ấn có ý nghĩa trong tâm trí và tinh thần của người dân Mỹ".
Đức Cố Giáo Hoàng hiện đang là "Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II" sẽ được tuyên chân phước vào ngày 1 tháng Năm. Một phái đoàn từ Hội Hiệp sĩ Columbus, trong đó có Hiệp sĩ Tối Cao Anderson, sẽ đến Rôma dự lễ, mang theo một bộ sưu tập các bức thư được những người trẻ mến mộ viết gởi đến mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
New Haven, Connecticut (CNA/EWTN News) .- Một cuộc khảo sát mới được Hội Hiệp sĩ Columbus thực hiện cho thấy cả người Công Giáo và không Công Giáo Hoa Kỳ đều hết sức ngưỡng mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và tin tưởng rằng Lễ tuyên chân phước vào ngày 01 tháng Năm sắp tới là một sự công nhận thích hợp về đời sống và công việc của ngài.
Hiệp sĩ Tối Cao Carl Anderson, người đứng đầu tổ chức huynh đệ và bác ái Công Giáo này cho hay: "Không có gì ngạc nhiên khi người dân Mỹ - dân mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập trực tiếp rất nhiều lần - nghĩ rằng thích hợp khi ngài được tuyên "phúc".
Cuộc khảo sát của Hội Hiệp sĩ , hợp tác với Viện Marist về Công Luận, đặt câu hỏi 1.274 người trưởng thành và phân biệt giữa người không Công Giáo người Công Giáo.
Cuộc thăm dò cho thấy rằng 78 phần trăm người Mỹ, và 98 phần trăm người Công Giáo, có ít nhất một số ngưỡng mộ đối với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đa số theo nhân khẩu học - 55 phần trăm người Mỹ, và 82 phần trăm người Công Giáo - cho biết họ "đa phần" hoặc "mang ý nghĩa tốt" của sự ngưỡng mộ về những thành tựu của ngài trên cương vị Đức Giáo Hoàng.
Gần 6 phần 10 dân Mỹ, và hơn 80 phần trăm người Công Giáo, cho rằng họ xem Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nằm trong số những giáo hoàng tốt nhất trong lịch sử của Giáo Hội.
Ba phần tư số người Mỹ đồng ý rằng ngài xứng đáng được vinh dự là chân phước của Giáo Hội, bước cuối cùng trước khi tuyên hiển thánh, một cái nhìn chia sẻ bởi 90 phần trăm người Công giáo và 94 phần trăm những người đang thực hành đức tin của họ.
Hơn 40 phần trăm người Mỹ, và 87 phần trăm người Công Giáo cho rằng Đức Giáo Hoàng sẽ sớm được tuyên chân phước có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của họ. Gần hai phần ba người Mỹ nhớ các chuyến tông du khác nhau của ngài đến Hoa Kỳ, và 46 phần trăm trong số họ xem phát sóng đám tang của ngài vào năm 2005.
Hiệp sĩ Tối Cao Carl Anderson, người làm việc sát cánh với Đức Cố Giáo Hoàng và giúp thiết lập Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn nhân và Gia đình ở Washington, D.C., cho hay: "Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị giáo hoàng lịch sử, ngài đã đi thăm hơn cả chục thành phố của Hoa Kỳ trong triều giáo hoàng của ngài, và rõ ràng đã để lại dấu ấn có ý nghĩa trong tâm trí và tinh thần của người dân Mỹ".
Đức Cố Giáo Hoàng hiện đang là "Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II" sẽ được tuyên chân phước vào ngày 1 tháng Năm. Một phái đoàn từ Hội Hiệp sĩ Columbus, trong đó có Hiệp sĩ Tối Cao Anderson, sẽ đến Rôma dự lễ, mang theo một bộ sưu tập các bức thư được những người trẻ mến mộ viết gởi đến mộ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Anh: Tổ chức từ thiện hỗ trợ các cựu linh mục Anh giáo
Phạm Kim An
08:01 28/04/2011
Anh: Tổ chức từ thiện hỗ trợ các cựu linh mục Anh giáo
Anh – Hội từ thiện thánh Barnabas, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh và Ireland, đã trao 100.000 bảng Anh (khoảng 167.000 USD) cho các linh mục Anh giáo đã nhập Giáo Hội Công Giáo.
Tổng giám mục Vincent Nichols, tổng giáo phận Westminster, nói: “Đây là một cử chỉ rất hào phóng, được đánh giá cao. Nó là sự biểu hiện hữu hình của sự hào phóng, mà ĐTC yêu cầu chúng ta chứng tỏ với những người đang tìm sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo".
Mới đây, 20 linh mục và 600 giáo dân từ các khu vực khác nhau của nước Anh đã được nhận vào hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Trong số những người đầu tiên gia nhập Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, có năm giám mục Anh giáo và phu nhân của các vị.
Hầu hết các linh mục này, đã rời các giáo xứ Anh giáo, và do đó không còn được hưởng thù lao tài chính, đã được hỗ trợ về tài chính của Giáo hạt Tòng nhân. Ngày 15-4 qua, Giáo hạt thông báo rằng đã nhận được 100.000 bảng Anh từ Hội từ thiện thánh Barnabas. Tổ chức này xem xét việc hỗ trợ kinh tế cần thiết cho các người rời bỏ Anh giáo và gia nhập Giáo hội Công giáo, vì nhiều người không chỉ mất việc làm mà còn không còn nhà ở. Sự đóng góp kinh tế được phân phối thông qua các giáo sĩ và tu sĩ, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, trong thời gian từ khi họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo đến lễ Phục Sinh, lễ truyền chức linh mục và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Hội từ thiện thánh Barnabas được hỗ trợ bởi sự đóng góp từ các cộng đoàn Công giáo, cá nhân, tiền thừa kế, và trong suốt cả năm Hội cũng đã lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ cho các linh mục và tu sĩ từ các tôn giáo khác, khi họ gia nhập Giáo hội Công giáo. (Independent Catholic News 27-4-2011)
Phạm Kim An
Anh – Hội từ thiện thánh Barnabas, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Anh và Ireland, đã trao 100.000 bảng Anh (khoảng 167.000 USD) cho các linh mục Anh giáo đã nhập Giáo Hội Công Giáo.
Mới đây, 20 linh mục và 600 giáo dân từ các khu vực khác nhau của nước Anh đã được nhận vào hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Trong số những người đầu tiên gia nhập Giáo hạt Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, có năm giám mục Anh giáo và phu nhân của các vị.
Hầu hết các linh mục này, đã rời các giáo xứ Anh giáo, và do đó không còn được hưởng thù lao tài chính, đã được hỗ trợ về tài chính của Giáo hạt Tòng nhân. Ngày 15-4 qua, Giáo hạt thông báo rằng đã nhận được 100.000 bảng Anh từ Hội từ thiện thánh Barnabas. Tổ chức này xem xét việc hỗ trợ kinh tế cần thiết cho các người rời bỏ Anh giáo và gia nhập Giáo hội Công giáo, vì nhiều người không chỉ mất việc làm mà còn không còn nhà ở. Sự đóng góp kinh tế được phân phối thông qua các giáo sĩ và tu sĩ, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, trong thời gian từ khi họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo đến lễ Phục Sinh, lễ truyền chức linh mục và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Hội từ thiện thánh Barnabas được hỗ trợ bởi sự đóng góp từ các cộng đoàn Công giáo, cá nhân, tiền thừa kế, và trong suốt cả năm Hội cũng đã lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ cho các linh mục và tu sĩ từ các tôn giáo khác, khi họ gia nhập Giáo hội Công giáo. (Independent Catholic News 27-4-2011)
Phạm Kim An
Cuộc ám sát Đức Thánh cha Gioan Phaolô II
Claire Sterling /Nguyễn Ước
08:12 28/04/2011
Ám sát Đức Thánh cha Gioan Phaolô II
Claire Sterling, Reader Digest – 1982
Lời người dịch: Kể từ ngày Thứ hai, 18 tháng Giêng năm 2010, Mehmed Ali Agca, kẻ từng tìm cách sát hại cố Đức Thánh cha Gioan Phao lô Ðệ nhị, được thả khỏi nhà tù tại Thổ nhĩ kỳ. Người đàn ông 52 tuổi này từng ngồi tù ở Ý và Thổ nhĩ kỳ suốt ba chục năm qua vì vụ mưu sát ÐTC ngày 22 tháng Năm năm 1981, và trước đó, vụ giết hại một nhà báo Thỗ nhỉ kỳ năm 1979. Tháng Bảy năm 1981, Agca bị kết án chung thân tù giam. Tới tháng Sáu năm 2000, do lời yêu cầu của ÐTC, Agca được Tổng thống Ý Carlo Azeghio Ciampi ân xá. Hắn bị trục xuất về Thỗ nhĩ kỳ, ở đó hắn lại bị kết án tù vì tội giết ký giả Abdi Ipekci năm 1979 và hai vụ cướp ngân hàng trong thập niên 1970. Luật sư của Agca cho biết sau khi được phóng thích, thân chủ của ông sẽ ký được những hợp đồng sách báo và phim ảnh đáng giá hàng triệu Mỹ kim, với những gì mà hắn hứa là sẽ tiết lộ tất cả sự thật. Thế giới cũng hi vọng qua những thông tin ấy, chắt lọc được các chi tiết có giá trị, khác với những lời khai trái ngược nhau mà Agca đã đưa ra trước đây. Tuy thế, kinh nghiệm về truyền thông báo chí cho thấy chắc chắn rằng niềm hi vọng đó chỉ được đáp ứng một cách tương đối trong một thế giới phức tạp, còn nhiều cái phải che giấu vì nhu cầu chính trị và tuyên truyền, cũng như sự khai thác trục lợi của giới làm sách báo, phim ảnh. Ðể giúp độc giả có dịp nhớ lại những gì đã biết và thuận tiện đối chiếu với những thông tin sắp nhận được từ Agca và giới truyền thông, chúng tôi sao lục lại một bản điều tra và báo cáo có giá trị, được phổ biến cách đây 27 năm, gần 10 năm trước ngày hệ thống Cộng sản sụp đổ tại châu Âu, đặc biệt tại Liên sô và Bulgaria. (Nguyễn Ước 2010)
Lời giới thiệu của Tạp chí Reader’s Digest: Thiên điều tra này về một âm mưu có tính cách quốc tế và công phu nhằm giết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II là công trình của một trong những ký giả được kính trọng nhất Châu Âu, Claire Sterling. Bà sinh tại Hoa kỳ và suốt ba mươi năm qua sống ở Ý đại lợi. Những phóng sự điều tra của bà, như cuốn năm 1981 về Mạng lưới Khủng bố (The Terror Network), được tạp chí Ngoại giao Sự vụ (Foreign Affairs) ca ngợi là là "cuốn sách có tính cách bước ngoặt về phong trào khủng bố," đã khiến bà nổi tiếng quốc tế. Những phóng sự ấy cũng mở nhiều cửa ra cho bà được tiếp cận những nguồn thông tin ưu tiên chỉ chuyên dành cho một số ít người trong lãnh vực này. Tiến hành dưới sự ủy thác của tạp chí Reader's Digest, Sterling đi lui tới suốt bốn tháng trời, đặt quan hệ với những nguồn tin tại Thổ nhĩ kỳ, Tây Ðức, Ý đại lợi, Tunisia và các xứ khác. Những bằng chứng mà bà tổng kết được đã rọi một ánh sáng mới và nghiệt ngã vào những biến cố xảy ra năm 1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Thành tố chủ yếu nhất trong mạng nhện phức tạp này: mối liên hệ tới Bungaria. Ðến nay, 1997, mười sáu năm sau ngày xảy ra âm mưu ám sát trên, tuy đã chấm dứt Cuộc Chiến Tranh Lạnh, Mehmet Ali Agca còn thụ án và vụ án trở thành một bí mật vĩnh viễn của thế kỷ, nhưng bản báo cáo này vẫn giữ vững được giá trị. R.D (1982).
Toàn văn bản điều tra và báo cáo
Vào ngày Thứ Tư 13 tháng Năm 1981, tại Quảng trường Thánh Phêrô, một thanh niên nổ súng và suýt giết chết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II. Xạ thủ bị bắt tại hiện trường, ngay sau đó, nhận diện ra hắn là Mehmet Ali Agca (đọc là Aját -Ahjah), 23 tuổi người Thổ nhĩ kỳ (viết tắt là Thổ). Nội trong vài giờ đồng hồ sau, thế giới đã biết là trước đó hắn đào thoát khỏi một nhà tù ở Istanbul trong khi chờ bị xử tử vì đã ám sát khủng bố một nhà báo Thổ nhĩ kì. Các phóng sự chiếm trang đầu của báo chí khắp thế giới đều mô tả hắn là một tên ác ôn phát xít làm việc cho tổ chức Tân Quốc xã Sói Xám (Gray Wolves) của Thổ nhĩ kỳ. Ðã có giả thuyết là Sói Xám sai Agca tới Rôma để giết Ðức Thánh cha – hoặc hắn là một tên lập dị phái hữu tự ý mình hành động.
Nhưng Mehmet Ali Agca vừa không phải một sát thủ của Sói Xám vừa không là một tên lập dị. Và hắn không hành động đơn độc. Như tôi được biết trong những tháng điều tra, đã có bằng chứng vững chắc rằng Agca là công cụ của một âm mưu công phu có tính chất quốc tế. Cho dù có khinh suất, nông cạn hoặc thờ ơ cũng không có một một nước nào bị dính líu tới vụ này đơn phương tự mình thúc đẩy tiến hành cuộc điều tra đến cùng.
Phiên toà xử Agca tại La Mã vào tháng Bảy 1981 chỉ kéo dài 72 giờ. Người ta nghiêm nhặt giới hạn lời làm chứng cho sự có tội của hắn trong việc đã thật sự nổ hai phát súng làm trọng thương Ðức Gioan Phaolô II, vị Thánh cha Ba Lan đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo La Mã. Agca bị kết án tù chung thân nhưng tại phòng xử án không có ai nói lời nào về một âm mưu nào đó. Tuy thế, hai tháng sau đó, trong một bản tường trình giải thích bản án, vị thẩm phám có nói đến "các sức mạnh ẩn giấu" và "sự hiện hữu của một âm mưu cao độ".
Vào tháng Sáu năm nay, người Ý đã chính thức xác nhận việc tin có sự hiện hữu của một âm mưu như thế bằng việc bắt giữ tại Thụy sĩ một người Thổ tên là Omer Bagci. Trong khi yêu cầu giải giao, Ý đại lợi cáo giác Bagci về tội "tham gia trực tiếp vào âm mưu ám sát Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II."
Tuy thế, vào thời gian dài trước sự triển khai này, đã có bằng chứng về âm mưu ấy. Tại phạm trường, Agca có ít nhất hai trợ thủ. Tên thứ nhất, không nhận diện được, bị chụp hình từ đằng sau (bởi người săn tin cho hãng ABC) khi hắn ta với khẩu súng trên tay vọt chạy khỏi đám đông. Kẻ thứ hai, tay giữ chặt một cái tráp màu đen, bị nhìn thấy khi đuổi theo chiếc xe buýt ngay lề Quảng trường Thánh Phêrô. Nhiều nhân chứng để ý tới vì hắn nhảy xuống xe ở trạm kế. Dựa vào các miêu tả của họ, đã vẽ được một chân dung tổng hợp, rất giống với người bị khuất nửa mặt đứng kế Agca, bị một nhiếp ảnh gia người Ý chớp nhoáng chụp được. Vào lúc kết thúc phiên toà xử Agca, cảnh sát Thổ nhĩ kỳ nhận diện, có tính cách phỏng đoán, tên thứ hai này là Omer Ay, cũng là một kẻ khủng bố đang đào tẩu.
Những dây liên kết âm mưu của Agca với Omer Ay bị lần theo dấu sau đó qua một văn phòng cấp giấy thông hành tại một thành phố Thổ nhĩ kỳ tên là Nevsehir. Cả hai tên đều được cung cấp các thông hành giả mạo một cách hoàn hảo, trong cùng một ngày (11 tháng Tám 1980), với hai số kế tiếp nhau (136635 và 136636). Dù các thông hành này có ảnh của Agca và Ay, cả hai lại mang tên của hai cư dân Nevsehir (Faruk Ozgun và Galip Yilmaz). Khi tới Rôma, Agca vẫn sử dụng thông hành mang tên Ozgun của mình.
Lại càng thêm tính cách gợi ý về một âm mưu là những ghi chép, được viết nhanh ở Thổ nhĩ kỳ, tìm thấy trong túi áo của Agca vào lúc hắn bị bắt. Một "kiểm soát viên" đã ra cho hắn những chỉ thị sau cùng này:
Thứ Sáu trong khoảng 7 đến 8g sáng:
điện thoại.
Thứ Tư 13 tháng 5:
xuất hiện ở quảng trường.
Chúa Nhật 17 tháng 5:
có lẽ xuất hiện ở lan can.
Thứ Tư 10 tháng 5,
quảng trường.
Không được thất bại
Lựa kỹ túi xách.
Chủ yếu nhuộm tóc.
Cần thì đeo thánh giá, đồ jean ngắn,
giày thể thao, áo gió Montgomery.
Sau Thứ Tư,
đi vòng đến Florence hoặc gần nhà ga.
Cẩn thận không để bị thấy quanh Vatican
hoặc những địa điểm thu hút chú ý.
Cần: xé vụn các bưu thiếp.
Tài chánh: 600.000 lire (đồng Ý)
(180.000 khách sạn,
20.000 điện thoại,
200.000 chi tiêu hằng ngày,
100.000 mua xách đeo, quần và áo,
100.000 dành lúc khẩn cấp).
Ngày mai, tiền ba ngày khách sạn.
Cần: đi Naples,
mua xách và nhuộm tóc.
Coi vé xe lửa có giá trị không.
Rất cẩn thận đồ ăn.
Ðiểm tâm tại đây lúc 9g sáng.
"Tại đây" tức là khách sạn Pensione Isa ở La Mã, nơi trước đó phòng của hắn được một người nói trôi chảy tiếng Ý giữ chỗ; Agca không nói được như thế. Thuốc nhuộm tóc để trá hình trốn thoát của hắn được tìm thấy ở đó. Hắn đã tuân lệnh xé nát những bưu thiếp có hình Ðức Thánh cha diễn hành trên một chiếc xe jeep không mui. Cái túi xách được chọn lựa cẩn thận, chứa khẩu súng lục hiệu Browning kềnh càng, thì ở bên mình hắn tại Vatican.
Nòi giống mới
Những dây dọi phân tán này không có nhiều để tiếp tục lần ra đầu mối, nhưng các sợi chỉ khác lại do chính Agca cung cấp. Dù từ chối cung khai trong phiên toà, hắn trước đó đã kể với các thẩm vấn viên về một thoả thuận lớn lao – hầu hết thoả thuận đó đã thành sự thật. Bằng cách này hoặc cách khác, hắn là người chứa chất nhiều kinh ngạc.
Hắn không thích hợp với một khuôn mẫu chung nào: lập dị tôn giáo, quốc gia quá khích, chuyên nghiệp đâm thuê chém mướn, sát thủ phát xít hoặc tay sai cộng sản. Cao và gầy, với đôi mắt đen tối sâu hoắm, trên khuôn mặt là mái tóc đen cắt ngắn và xương gò má nhô cao, Agca biểu lộ sự thông minh nhạy bén và sự tự tin gần như ngạo mạn. Với khả năng trầm tĩnh, hắn nhìn trịch thượng các thẩm vấn viên người Ý là những kẻ tin chắc rằng hắn đã được những tay chuyên gia tập huấn.
Thẩm phán Domenico Sica, vốn là người đã thẩm vấn hàng chục tên khủng bố, cam đoan với tôi rằng ông ta chưa bao giờ phải chịu đựng một tên nào như Agca. Sica nói, "Ngay từ đầu, hắn khống chế cuộc thẩm vấn. Hắn dắt tôi tới chỗ hắn muốn tới và rồi, khi tôi đối chất hắn về những điểm mâu thuẫn, thì hắn thình lình ngưng nói."
Theo Nocola Simone, viên chức của cơ quan cảnh sát Ý chống khủng bố DIDOS thì, "Hắn còn có thể tự làm cho mình ngủ thiếp ngay trên ghế ngồi và thức dậy tươi tỉnh. Hắn luôn luôn tự chủ."
Không biểu lộ dấu hiệu phạm tội hoặc sợ hãi nào, Agca trong cùng một lúc có thể vừa giữ kẽ và vừa nói huyên thuyên một cách kỳ quặc. Ðiều mà Agca quan tâm nhất là phong trào khủng bố với những ích lợi tự thân của nó. Trong khi quả quyết rằng việc giết Ðức Thánh cha là do ý tưởng của chính hắn, hắn khoe khoang về việc nhận được sự giúp đỡ của nhiều tên khủng bố ở các nước khác – "Bungari, Anh quốc và Ý đại lợi."
Hắn nói với các viên chức thẩm vấn, "Tôi không phân biệt giữa những người khủng bố phát xít và những người khủng bố cộng sản. Chính sách khủng bố của tôi chẳng đỏ hoặc đen: nó đỏ lẫn đen." Hắn tự gọi mình là một "tay khủng bố quốc tế", một người thuộc về một nòi giống mới phát sinh sau một thập niên bạo lực lan rộng khắp hành tinh này. Từ điều mà tôi xác định được qua câu chuyện của hắn, sự tự đánh giá này của hắn hình như là gần với sự thật.
Nếu có xứ sở nào đó cung ứng được những điều kiện lí tưởng cho việc phát triển nòi giống mới này, thì xứ sở ấy chính là quê hương của Agca. Xứ sở Thổ nhĩ kỳ quê hương của hắn là tiền đồn phương Ðông của Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại tây dương (NATO) và trong suốt nhiều năm là một trong số ít ỏi các nước dân chủ Hồi giáo. Liên bang Sô viết, từ giữa thập niên 1960, đã sớm sủa chọn Thổ nhĩ kỳ để tiến hành một cuộc khuynh đảo có hệ thống. Vào thuở ấy ấy, theo lời một cán bộ cao cấp đào ngũ của Cơ quan Mật vụ Liên Sô KGB, có một số thanh niên Thổ được tuyển chọn thụ huấn tại Liên Sô và tại Syria dưới sự giám sát của Sô viết. Khi hồi hương, những thanh niên này bắt đầu cái mà Sakharov gọi là "một chiến dịch bạo động khủng bố, bắt cóc và ám sát tại thành thị."
Bạo động của tả phái khởi sự vào năm 1968 trong các trường đại học, cuối cùng châm ngòi khích động đến hữu phái. Lúc ấy, bên này châm lửa vào bên kia, và cuộc chém giết lây lan từ các thành phố lớn đến các làng mạc hẻo lánh. Tính tới trước tháng Chín năm 1980 là lúc quân đội lên nắm chính quyền để chấm dứt sự hỗn loạn, Thổ nhĩ kỳ đã gánh chịu những cuộc sát nhân khủng bố ở mức độ cứ khoảng mỗi giờ một vụ.
Ðứa con yêu quí
Mehmet Ali Agca bước ra từ môi trường hoang dại bất trị ấy. Sinh năm 1958 ở gần tỉnh lị cố đô Malatya, Agca lên mười khi cuộc khủng hoảng kể trên bắt đầu. Những người tả phái nắm thành phố Malatya, những người hữu phái nắm những khu nhà lụp xụp tồi tàn ở các vùng hẻo lánh, bao gồm Yesiltepe là nơi Agca lớn lên. Va chạm nổ ra giữa giáo phái Hồi giáo Sunnite phái hữu và các chi phái Hồi giáo Alawite dựa vào phái tả, bị quạt bùng lên bởi sự khiêu khích có tính toán của cả đôi bên.
Dòng họ Agca thuộc giáo phái Sunnite. Nhưng Mehmed Ali không biểu lộ mối ác cảm đặc biệt nào đối với những người chi phái Alawites và dường như hắn chỉ có một ít ràng buộc có tính cách tôn giáo. Người anh của hắn là Adnan kể với tôi, "Chú ấy thỉnh thoảng mới đến nguyện đường." Hắn còn uống rượu, là điều mà người Hồi giáo ngoan đạo không dám nghĩ tới.
Tại trường trung học Yesiltepe, Mehmet Ali được người ta nhớ lại là một học sinh gương mẫu. Vị hiệu trưởng nói, "Anh ta rất sáng trí và chăm chỉ". Các giáo viên của hắn còn nhớ là hắn "luôn luôn suy nghĩ về các vấn đề cá nhân".
Mehmet có đầy dẫy các vấn đề cá nhân. Bố hắn là người nghiện rượu, đánh đập vợ mình; ông chết sớm khi đang chung sống với bà, để lại cho bà ba đứa con dại. Sống nhờ tiền trợ cấp ít ỏi, bà Mezeyyen Agca phải dựa chủ yếu vào Mehmet Ali, cậu út và là con yêu quí của bà. Về phần mình, hắn dường như ngưỡng mộ mẹ mình. Ðể phụ giúp gia đình, Mehmet lao động sau khi tan học bằng cách bán nước dạo và đẩy gạch, xi măng.
Tháng Chạp vừa qua (1981), bà Mezeyyen Agca tiếp tôi trong ngôi nhà hai phòng lưa thưa đồ đạc và nói về cậu con của mình. Bà nói, không có gì trục trặc cho hắn cho tới khi hắn bỏ nhà đi luôn. Trong những năm theo học ở các đại học tại Ankara và Istanbul thì "những tên ác ôn túm lấy nó". Ở nhà, hắn "rất trung thật, rất tôn kính - tôi không bao giờ hiểu được chuyện này." Là một thanh niên cô độc, hắn không có bạn gái, một thân một mình đi coi chiếu bóng hoặc đi xem thể thao, không ưa thích gì chính trị. "Cái duy nhất mà nó quan tâm là đọc sách," mẹ hắn kể với tôi. "Nó đọc tới ba giờ sáng".
Nhưng trước ngày Agca rời nhà đi Ankara vào năm 1976, hắn lại kết bạn với một số người ở Malatya. Hầu hết là những người phái hữu, cũng có một ít thuộc phái tả, hoặc như Agca viết sau đó tại phòng giam của mình ở Rôma: "Vào năm 1977, tôi quyết định đi Palestine theo lời khuyên của Sedat Sirri Kadem, một bạn đồng học ở Malatya. Sedat và tôi đi Damascus. Tại đó tôi gặp Teslim Tore, kẻ cùng tôi đi Beirut. Sau khoá học 40 ngày tại một trại bí mật huấn luyện du kích, Teslim giúp tôi quay trở về Thổ nhĩ kỳ."
Dù chỉ có những lời của Agca đề cập tới chuyện này, nó cũng không thể bị gạt bỏ ra ngoài tai. Sedat Sirri Kadem, kẻ bị bắt năm 1981, là thành viên của Dev-Sol, một trong những đoàn khủng bố thuộc phái tả gây chết chóc nhất của Thổ nhĩ kỳ. Hắn thừa nhận có biết Agca. Teslim Tore, cũng xuất thân từ Malatya, là thủ lãnh của tổ chức THKO (Quân đội Giải phóng Nhân dân Thổ nhĩ kỳ), một nhóm cộng sản hiểm độc. Theo bản tường trình sau cùng, cảnh sát Ankara nói rằng Tore là huấn luyện viên tại trại du kích người Palestine ở Lebanon.
THKO là nhóm anh em với một trong năm nhóm bí mật mà Agca nói là hắn có "duy trì các liên hệ với chúng" trong khoảng từ năm 1977 đến 1979. Hai trong các nhóm khác có tên là Emegen Birligi và Halkin Kurutusulu, cũng là nồng cốt Mác xít. Agca cũng rõ rệt nói tới Akincilar, phía cực hữu tôn giáo, và Ulkuculer, tên gọi tắt của tổ chức Tân Quốc Xã Sói Xám. Sự kiện các nhóm thuộc phái hữu và phái tả ngưng chém giết nhau trong nhiều năm không nhất thiết có nghĩa cả hai đều có sự xung đột không thể nào giải quyết được. Cả hai phái đều liên can tới cùng một đối tượng ngay lúc ấy: việc triệt phá tình trạng dân chủ của Thổ nhĩ kỳ. Do đó, cả những người phái hữu lẫn những người phái tả đều lũ lượt kéo đến các trại huấn luyện Palestine. Với "một tên khủng bố quốc tế" hăng máu như Agca thì không có đắn đo gì trong việc qua lại như thoi đưa của mình khi bên này khi bên kia.
Tình nguyện bị treo cổ
Dù không rõ vào năm 1977 Agca có đi Beirut để thụ huấn hay không nhưng chẳng bao lâu sau đó cuộc sống của hắn có chuyển biến kì bí. Ngày 13 tháng Mười hai năm ấy, có mở một trương mục ngân hàng với tên của hắn tại chi nhánh Istanbul của ngân hàng Turkye Iss Bankasi, một trong những ngân hàng hàng đầu của Thổ nhĩ kỳ. Số tiền ký thác lần đầu là 40.000 lia Thổ nhĩ kỳ (tương đương khoảng 2.000 đô la Mỹ) là một gia tài đối với một sinh viên vất vã ở Thổ nhĩ kỳ, và rồi sắp đến còn hơn thế nữa. Những tiền trả công kì bí này là chìa khóa lớn lao giải mã trường hợp của Agca.
Tuy nhiên, vào lúc ấy, tại Thổ nhĩ kỳ chẳng ai biết về người chi tiền rộng rãi cho Agca – hoặc biết thêm bất cứ điều gì về chàng thanh niên xuất thân từ Malatya. Hắn trải qua những ngày tháng ở đại học mà không tạo chú ý, không gây ra điều gì đáng nhớ trong lớp học, bất động trong các hoạt động chính trị của sinh viên và không bị cảnh sát biết tới.
Rồi thì đến ngày 1 tháng Hai năm 1979, Abdi Ipekci, chủ bút tờ báo tin tức thiên tả ôn hoà Milliyet và là nhà bình luận có ảnh hưởng nhất nước bị bắn chết trong khi lái xe từ sở làm về nhà. Sáu tháng sau vụ sát nhân ấy, một người vô danh kêu điện thoại tới cảnh sát Istanbul nói rằng kẻ giết Ipekci có tên là "Ali", hiện đang ở quán cà phê Marmara, nơi lui tới thường xuyên của sinh viên phái hữu. Cảnh sát đột kích địa điểm ấy và bắt Agca.
Dù tờ Milliyet và Nghiệp đoàn Ký giả Thổ nhĩ kỳ treo giải thưởng sáu triệu lia Thổ nhĩ kỳ (giá lúc ấy tương đương 120.000 đô la Mỹ – một giải thưởng thật sự khó tin tại Thổ nhĩ kỳ) cho việc bắt được kẻ giết Ipekci, người gọi điện thoại vô danh ấy không bao giờ xuất đầu lộ diện để lãnh thưởng. Và trong khi ấy, dù bằng chứng duy nhất chống lại Agca chỉ là việc hắn giống với một bức hình tổng hợp vẽ một trong ba người bị nhìn thấy chạy ra từ hiện trường sát nhân, hắn lại sẵn sàng thú nhận. "Tôi làm đấy; tôi giết Ipekci đấy," hắn nói trong buổi họp báo được truyền hình toàn quốc - nói tỉnh bơ như thể hắn đang thảo luận về trời mưa hay nắng.
Agca tham dự cuộc họp báo ấy sau 15 ngày bị thẩm vấn bí mật tại bộ chỉ huy cảnh sát trị an. Coi có vẻ hoạt bát và sung sức, hắn đùa giỡn với các phóng viên và không biểu lộ dấu hiệu bị cảnh sát tra tấn.
Người đích thân kể cho tôi nghe chuyện Mehmet Ali Agca bị bắt, thẩm vấn và nhận tội là Hasan Fehmi Gunes, kẻ chỉ huy các lực lượng an ninh của Thổ nhĩ kỳ trong vụ Ipekca. Là Bộ trưởng Nội vụ thời chính phủ Cộng hoà Xã hội của Thủ tướng Bulent Ecevit, Gunes là một người rất cấp tiến đối với phái tả của Ecevit, có can dự mạnh mẽ vào cái mà phía cực hữu buộc tội về tình trạng tệ hại của các tội ác khủng bố tại Thổ nhĩ kỳ.
Trong nhiều ngày, không một ai bên ngoài cái nhóm nhỏ bé và chặt chẽ này biết việc bắt giữ Agca, Gunes kể với tôi. "Tôi còn không nói với cả Thủ tướng Ecevit," ông ta nói. Ðích thân có mặt trong cuộc thẩm vấn Agca, Gunes thừa nhận rằng việc sẵn sàng nhận tội của Agca thật đáng ngạc nhiên. Không có các nhân chứng chống lại Agca cho tới khi hắn nói ra hai tên. "Dù sao chăng nữa, có thể hắn biết điều ấy giúp hắn khỏi bị tra tấn và đánh đập để thú tội", Gunes nói.
Việc tự nguyện thú tội của mình có nghĩa đưa tới kết quả là Agca tự nguyện để mình bị treo cổ – và còn đi xa hơn nữa – đưa tới việc ghim trách nhiệm cho phái cực hữu trong vụ sát nhân chấn động này. Ðầu tiên, hắn nói rõ tài xế lái chiếc xe vượt thoát là một người phái hữu tên là Yavus Caylan. Kế đó hắn kể hắn nhận khẩu súng giết người từ một tên Sói Xám mà ai cũng biết là Mehmet Sener. Hắn cũng kể là đã trả khẩu súng lại cho Sener tại văn phòng một chi bộ của Ðảng Quốc gia Hành động (thuộc Sói Xám).
Yavus Caylan khai có tuyên thệ tại bục toà dành cho nhân chứng rằng hắn có chở Agca tới hiện trường ám sát nhưng không biết gì về những dự tính sẽ thực hiện sau đó; hắn bị kết án ba năm, sau tăng lên 15 năm. Mehmet Sener trốn đi Châu Âu mà không bị cản trở. (Hiện nay, hắn nằm trong một nhà giam Thụy sĩ, bị buộc tội dùng thông hành giả. Có thể không còn được nghe biết thêm gì từ hắn trừ phi Thụy sĩ cho phép giải giao hắn cho Thổ nhĩ kỳ). Không bao giờ tìm thấy khẩu súng. Còn hơn hết thảy là, từ cuối năm 1977, người trả tiền cho Agca, kẻ giấu mặt, đã không bao giờ bị truy kích.
Gởi các tín hiệu
Sự hiện hữu của kẻ giấu mặt kì bí này lần đầu tiên được Sahir Erman, luật sư của gia đình Ipekci nêu lên vào cuối phiên toà. Trình bày để nhận diện những người khả dĩ hậu thuẫn cho Agca, luật sư Erman thiết lập một loạt các trương mục ngân hàng được mở ra với tên của Agca tại các thành phố khác nhau do ai đó giả mạo chữ ký của hắn. Tiền kí thác lên tới 260.999 lia Thổ nhĩ kỳ (khoảng 12.000 đô la Mỹ vào thời đó), trả trong 12 tháng, số tiền gởi vào tại thành phố này có thể được Agca thật rút ra ở bất cứ thành phố nào khác. Sự khác biệt giữa các chữ kí thật và giả quá hiển nhiên, Sahir Erman quả quyết với tôi.
Bị giam giữ tại nhà tù Kartal-Malpete, Agca chờ điều được coi là một kì vọng bất ngờ. Ngày 11 tháng Mười, từ vành móng ngựa hắn phóng đi một tín hiệu khó hiểu. Hắn nói với toà, "Sau khi tôi bị bắt, Bộ trưởng Nội vụ Hasan Fehmi Gunes tới Istanbul và trò chuyện với tôi. Ðề nghị của ông ta là, nếu tôi khai rằng có một cán bộ cao cấp của Ðảng Quốc gia Hành động đã ra lệnh cho tôi giết Ipekci, hoặc khai rằng tôi là thành viên của đảng ấy, thì Gunes sẽ giúp đỡ tôi."
Chúng ta không bao giờ biết trong lời khai nầy có bao nhiêu phần là hăm dọa hoặc tháu cáy. Chính Guntes kể cho tôi nghe về những luận điệu của Agca, và thêm rằng, "Nếu mọi sự cáo giác ấy buộc tội tôi là thật thì tôi đã bị treo cổ lâu rồi."
Trong lần đầu tiên ấy, Agca có thể đưa ra dấu vết giả tạo, nhưng không có sai sót nào trong dự tính hăm dọa của hắn khi hắn khai lần nữa trước vành móng ngựa. Hắn nói với toà vào ngày 24 tháng Mười, "Tôi không giết Ipekci, nhưng tôi biết ai giết." Hắn còn nói thêm là sẽ tiết lộ tên của kẻ sát nhân thật sự vào phiên toà sắp tới. Ðó là lời cảnh cáo dứt khoát để những chủ nhân ông của hắn câu hắn ra, và họ đã làm điều ấy.
Ngày 25 tháng Mười Một năm 1979, Agca bước ra khỏi nhà giam quân sự Kartal-Maltepe, mặc đồng phục nhà binh và đi qua tám lần cửa kiên cố mỗi cửa có lính canh gác cẩn mật. Hắn không thể làm được điều ấy nếu không có sự hỗ trợ từ cấp cao.
Ngày đầu sau khi vượt thoát, hắn gởi một lá thư tới tờ Milliyet để nói về cuộc viếng thăm Istanbul sắp tới của Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II: "Sợ hãi rằng Thổ nhĩ kỳ và các nước Hồi giáo anh em có thể trở thành một quyền lực chính trị, quân sự và kinh tế tại Trung Ðông, những tên đế quốc Tây Phương phái tới Thổ nhĩ kỳ Tên Tư Lệnh Thập Tự Chinh, là Gioan Phaolô, trá hình làm một thủ lãnh tôn giáo. Nếu không hủy bỏ cuộc viếng thăm này, tôi dứt khoát là sẽ giết Tên-Tư-Lệnh-Giáo-Hoàng."
Giọng điệu này của một người Hồi giáo quá khích, vốn xuất xứ từ kẻ ít thấy đi nhà nguyện, không có sức thuyết phục. Theo Roma, Agca bày trò ra lá thư này như một mưu mẹo làm rối trí cảnh sát khỏi theo dõi hắn trong khi họ tập trung vào việc bảo vệ Ðức Thánh cha. Nhưng đó là một sự cắt nghĩa hoàn toàn phi lí. Một lối giải thích có lẽ đúng hơn rằng Agca được bảo cho viết lá thư ấy để sử dụng trong tương lai.
Tại điểm này có sự sắp đặt chuyển hướng trong nghề nghiệp của Agca. Sau cuộc nghỉ mát tại nhà tù của hắn, các chủ nhân ông chuyển hắn đến biên giới và xếp hàng với người khác. Chìa khóa của giai đoạn này nằm ở thời kỳ nghỉ ngơi dài ngày của hắn ở Bulgaria trên đường đến Tây Âu.
Ở lại Bulgaria trong khoảng 50 ngày như Agca làm là thời gian đủ để tự chính nó làm phát sinh mối nghi ngờ về những hoạt động trong tương lai của hắn. Bên ngoài Liên bang Sô viết, Bulgaria là một quốc gia cộng sản cảnh sát trị cứng rắn nhất châu Âu, nó cũng là một trong những đại diện chính của Mátcơva về khủng bố và khuynh đảo. Từ đầu thập niên 1970, Bulgaria đã phục vụ các nhóm khủng bố ở Tây Âu, cung cấp các phương tiện huấn luyện du kích chiến và là nơi ẩn trốn, và hành động như một trạm giao liên hàng đầu cho các vũ khí thuộc khối Sô viết.
Những bằng chứng gần đây nhất về vai trò này xuất hiện sau khi cảnh sát Ý giải thoát viên tướng người Mỹ bị bắt cóc James Lee Dozier vào mùa đông năm ngoái và đưa những tên bắt người thuộc Lữ Ðoàn Ðỏ này ra toà. Toán trưởng của chúng cung khai rằng, như một phần của nỗ lực "gây bất ổn cho Ý đại lợi," Bulgaria hiến tặng cho các Lữ đoàn Ðỏ "tiền bạc và vũ khí" trong thời gian chúng cầm giữ Dozier.
Một trong những công tác áp đặt hơn mà Liên Sô chỉ định Bulgaria làm là hỗ trợ việc gây bất ổn cho nước láng giềng Thổ nhĩ kỳ. Cơ quan an ninh Bulgaria hiểu ngọn ngành những người Thổ nhĩ kỳ vượt qua biên giới mình, hợp pháp hoặc ngược lại. Không người Thổ nhĩ kỳ nào có thể la cà trong một thời gian lâu tại thủ đô Sofia mà không bị theo dõi – đặc biệt với hạng người như Agca, một tên sát nhân phát xít bị kêu án có hình phơi bày hàng tuần lễ trên trang đầu các tờ báo ở Thổ nhĩ kỳ.
Theo bản tường trình viết tay của Agca, hắn vào Bulgaria bằng giấy thông hành Ấn độ giả mạo không hoàn hảo lắm mang tên Yoginder Singh. Hắn trọ tại nhiều khách sạn đắt tiền trước khi dọn đến khách sạn xa hoa là Hotel Vitosha. Hắn khai, ở đó hắn lượm được khẩu Browning 9 li mà hắn dùng để bắn Ðức Thánh cha, của một người "Syria" nào đó mà hắn quên tên cho tiện việc. Hắn còn yêu cầu có một thông hành giả hoàn hảo cấp với tên "Faruk Ozgun", mà thật đáng ngạc nhiên là hắn lại nhớ tên người làm giấy đó.
Agca khai, "Tại Khách sạn Vitosha, tôi quen biết với Omer Marsan, người mà tôi đã nghe tên ở Thổ nhĩ kỳ." Marsan là một người Thổ sống ở Munich (Ðức) và "can dự tới mua bán chợ đen – thuốc lá, rượu và đôi khi vũ khí." Theo Agca, với 1.500 Ðức kim, Marsan cam đoan mua được ở Thổ nhĩ kỳ một giấy thông hành mang tên Faruk Ozgun, trong vòng một tháng giao giấy tại Sofia. Tại Phòng 911 của Khách sạn Vitosha, Marsan cũng giới thiệu Agca với một người Bulgaria tên là Mustafaeof, không nhận diện được hắn nhưng về sau cáo buộc là hắn đóng vai trò chủ chốt trong việc "điều hành" Agca.
Dù Marsan có hành động như một người chạy giấy tờ hay không, giấy thông hành mang tên Ozgun vẫn được trao cho Agca tại Sofia, trong điều kiện cơ quan mật vụ Bulgaria liên can trực tiếp vào. Thông hành ấy đóng dấu tại Edirne ngày 30 tháng Tám kèm một giấy xuất cảnh của Thổ nhĩ kỳ. Giấy xuất cảnh này giả. Có điều dấu nhập cảnh vào Bulgaria ngày 31 tháng Tám lại là dấu thật. Như thế, từ Thổ nhĩ kỳ, có ai đó đã mang lậu giấy thông hành có tên Ozgun này vào Bulgaria - ai đó không giống với hình chụp của Agca trong giấy thông hành ấy nhưng có khả năng làm cho nó được đóng dấu trong phần của Bulgaria. Người chạy giấy nào đó phải hối hả đưa thông hành ấy cho Agca tại Sofia, vì cũng ngay trong ngày ấy, hắn dùng nó để lên đường đi Nam tư. Từ Nam tư, Mehmet Ali Agca lên tàu làm một chuyến du hành đánh lạc hướng trên khắp Lục địa, ngang qua 12 nước, và thường lộn ngược trở lại. Ở tuổi 22, trừ ba năm xa nhà còn thì sống suốt đời mình trước đó trong ngôi nhà thôn dã nghèo nàn tại phần đất hẻo lánh của Thổ nhĩ kỳ, và không có ngoại ngữ nào để bù đắp vào tiếng Anh ngập ngừng và nặng giọng, hắn di chuyển thoãi mái thấy rõ quanh các thủ đô thị tứ của Châu Âu. Hắn mua sắm ở các cửa tiệm Yves Saint Laurent, uống sâm banh ở cửa hàng thời thượng Biffi's tại Milan, và nghỉ ngơi mùa đông một cách phong nhã tại Tunisia và Palma de Mallorca.
Từ lúc vượt ngục cho tới khi bị bắt ở Rôma, hắn xài khoảng 50.000 đô la cho vé máy bay và khách sạn hạng nhất. Trong những cuộc du hành của mình không lần nào Agca đem chi phiếu đổi tiền mặt. Hắn chẳng bao giờ cạn tiền mặt.
Ngoài trừ nội dung chuyện ở lại của mình tại Bulgaria, Agca cung cấp cho các thẩm vấn viên người Ý các chi tiết về một lần dừng chân khác trên đường đi tới Quảng trường Thánh Phêrô – đó là lần hắn viếng thăm Tunisia. Tại đó, theo lời chỉ bảo của Marsan là kẻ hắn thường nói chuyện điện thoại ở Munich, hắn khai là có họp với một người Bulgaria khác tên là Mustafaeof. Nhưng trên tất cả là sự yên lặng của hắn trong một số vấn đề. Agca rõ ràng là đã vượt khỏi cương vị của mình để tự ý cung cấp cho cảnh sát những thông tin mà không chắc tự họ tìm kiếm được. Thí dụ như, ngay cả sự hiện hữu của Omer Marsan và nơi ở của tên ấy cũng có thể còn chưa được biết tới nếu Agca không tự ý tiết lộ những điều ấy.
Ngày 22 tháng Năm 1981, chín ngày sau khi Ðức Thánh cha bị bắn, Cơ quan DIGOS của Rôma đánh điện cho Cơ quan Bundeskrimimalamt Tây Ðức về những tiết lộ của của Agca liên quan tới Marsan. Cảnh sát Ðức mang Marsan đi thẩm vấn, và hắn thừa nhận là có trọ ở Khách sạn Vitosha tại Sofia trong mùa hè 1980. Hắn cũng thừa nhận ở đó hắn có gặp Agca, nhưng lại nói hắn chỉ biết Agca là "Metin". Hắn đồng ý là Metin có điện thoại cho hắn "nhiều lần" tại Munich. Nhưng hắn quả quyết rằng mình không biết Metin là Agca cho tới khi Ðức Thánh cha bị bắn.
Cảnh sát Ðức phóng thích Marsan trong vòng 24 giờ đồng hồ. Họ kể với tôi rằng hắn đã trả lời các câu hỏi "cách đầy đủ" và "cách cởi mở", và chưa từng phạm tội ác nào tại Tây Ðức. Ðược thả tự do, hắn biến mất tiêu.
Những liên hệ của Agca với Marsan và với một người Ðức tên là Horst Grillmeier, thì mang tính cách quyết định, giúp hiểu rõ âm mưu ám sát Ðức Thánh cha. Cả hai đều liên kết với Abuzer Ugurlu, chủ nhân ông một đường dây lái súng khổng lồ đặt căn cứ tại Sofia và được biết tới như cánh tay Mafia Thổ nhĩ kỳ. Hơn nữa, Grillmeier được biết là đã kiếm được – vào ngày 9 tháng Bảy năm 1980 – khẩu Browning tự động mà Agca khai là đã, vào thời điểm mùa hè kế đó, nhặt được của một người Syria không biết tên tại Sofia. Một tài liệu bí mật của cảnh sát Ý mô tả Grillmeier là "người thường viếng thăm" Ðông Ðức, Syria, Lebanon, Libya và Bulgaria. "Chúng tôi tin là hắn cung cấp vũ khí cho những tên khủng bố quốc tế", bản tường trình ấy ghi nhận. Sau khi Agca bị bắt, cảnh sát Áo thẩm vấn Grillmeier và cũng thả hắn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Và hắn biến mất. Các viên chức tình báo Ý tin rằng hắn hiện nay đang ẩn núp tại một nước nào đó trong khối Ðông Âu.
Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Gunes là người đầu tiên chuyển đạt cho tôi về sự mênh mông của vương quốc bí mật của Abuzer Ugurlu. Ông nói, "Ugurlu, hắn ta là Bố già!" Doanh nghiệp buôn lậu với Thổ nhĩ kỳ lên tới hàng triệu đô la. Là một công dân Thổ nhĩ kỳ, Ugurlu còn du hành với thông hành của Bulgaria. Hắn có một biệt thự to lớn ở Sofia, nơi thường dành ưu tiên cho các lãnh tụ cao cấp của Ðảng Cộng sản.
Ugurlu rõ ràng đã kiếm được những ưu tiên này nhờ thực hiện những công tác vô giá cho Bulgaria trong chính sách khuynh đảo Thổ nhĩ kỳ. Số lượng lớn lao các vũ khí được tìm thấy trong kho của những tên khủng bố Thổ nhĩ kỳ – cả người phái tả lẫn người phái hữu – trong hai năm qua đều xuất xứ qua mạng lưới điều hành bởi Ugurlu, với sự giúp đỡ của Bulgaria. Một người từ hàng ngũ của Ugurlu đào ngũ đã khai rõ rệt là Mafia Thổ nhĩ kỳ "nằm dưới sự kiểm soát và giám sát của cơ quan mật vụ Bulgaria."
Thế thì, việc đó tóm lại là, Ugurlu làm việc cho người Bulgaria. Về phần mình, người Bulgaria làm điều mà người Nga muốn họ làm. Không tổ chức công an mật vụ của nước nào kết chặt và giống hệt với KGB như của Bulgaria. Ðiều hơn thế nữa là KGB kiểm tra theo dõi tất cả mọi tên khủng bố như một chuyện đương nhiên. Thật không thể tưởng tượng được là KGB không hoàn toàn hay biết gì về một tên khủng bố có liên can mật thiết với cơ quan mật vụ Bulgaria như Agca.
Bằng việc để cho người của Bố già Ugurla chăm lo cho các nhu cầu của Agca ở Sofia – cung cấp cho hắn ta súng, thông hành, người giao liên như Marsan và Mustafaeof – cơ quan mật vụ Bulgaria có thể giữ một chừng mực khoảng cách với Agca. Cơ quan KGB Sô viết, tuy ở một chừng mực khoảng cách khác, lúc ấy có thể tuyên bố hoàn toàn chân thật rằng mình không bao giờ để mắt tới kẻ bắn Ðức Thánh cha.
Vụng về không cắt nghĩa nổi
Chúng ta đã biết cách chắc chắn hơn về toàn bộ vụ này nếu mà cảnh sát của Tây Ðức, Áo, Thụy sĩ, Ý và Thổ nhĩ kỳ đã có phối hợp những nỗ lực của họ. Tính cách nghèo nàn trong lối làm việc phối hợp của họ trong trường hợp Omer Marsan thì cũng tồi tệ như trong trường hợp Omer Ay. Việc bắt giữ hắn tại hải cảng Hamburg ở Tây Ðức tháng Hai vừa qua – vì phạm luật giao thông – tạo ra lời rì rầm sôi nổi.
Khởi sự vào ngày 25 tháng Năm năm 1981, cơ quan DIGOS của La mã, qua chi nhánh Cảnh sát Quốc tế Interpol ở Rôma, đã gởi một chuỗi thông tin liên can tới Omer Ay đến bộ tư lệnh Interpol ở ngoại ô Paris để phân phối đi khắp thế giới. DIGOS kết luận là bức vẽ tổng hợp về một người đàn ông với cái tráp đựng hồ sơ, bức hình khuất nửa mặt của người đứng kế Agca tại Quảng trường Thánh Phêrô, và một bức hình của chính Omer Ay. Trong bản báo cáo đính kèm, DIGOS ghi nhận "sự giống nhau rõ rệt" giữa hai bức hình sau. Viết bên dưới bức vẽ tổng hợp là mô tả chi tiết vật lý đối chiếu gần gũi với Omer Ay thật.
Ngày 4 tháng Sáu, Thổ nhĩ kỹ đưa ra một trát truy nã quốc tế cho cơ quan Interpol ở Ankara để "lưu hành trong mọi quốc gia", chính thức cáo buộc Omer Ay về việc giúp kiếm mua thông hành giả cho Agca và cho chính mình.
Tuy thế bộ tư lệnh Interpol chối việc họ đã từng nhận bức ảnh nửa mặt và bức vẽ về Omer Ay do Ý gởi. Trát truy nã ngày 4 tháng Sáu của Thổ nhĩ kỳ không thật sự gởi tới cho Interpol cho tới ngày 4 tháng Chín. Interpol chỉ nhận được nó vào ngày 7 tháng Mười Hai. Cho tới tháng Hai năm kế – chín tháng sau mưu toan ám sát tại Vatican – cảnh sát Hamburg không nhận được các tài liệu của DIGOS và trát truy nã. Trước lúc ấy, dĩ nhiên dấu vết thì nguội ngắt. Omer Ay tỉnh bơ kể với cảnh sát Ðức rằng hắn không quen biết Agca và khai là không bao giờ ở Rôma. Người Ý không yêu cầu được thẩm vấn hắn. Thổ nhĩ kỳ có yêu cầu, nhưng cũng không đòi hỏi giải giao hắn cho mình.
Thật khó mà giải thích về những lộn xộn và vuột cơ hội này, hoặc về sự dửng dưng có tính cách chính thức. Chẳng hạn như, tại Tây Ðức, một viên chức cảnh sát cao cấp nắm vụ Agca nói với tôi, "Cảnh sát của chúng tôi đơn giản không coi vụ này là có tính cách quan trọng như bà coi."
Các viên chức quan trọng tại các xứ sở phương Tây phụ trách vụ này nói với tôi một cách riêng tư rằng họ tin Liên bang Sô viết đứng đằng sau các lực lượng dấu mặt "điều hành" Agca. "Có khả năng người kiểm soát hắn là tên mật vụ Bulgaria Mustafaeof." Ðó là lời Francesco Mazzola, chỉ huy trưởng ủy ban quốc hội thanh kiểm giám sát các công tác mật vụ của Ý nói với tôi năm ngoái. Không nói rõ tên, nhiều viên chức cao cấp của Vatican có vẻ chia xẻ quan điểm này. Sau khi nói chuyện với các "nguồn tin" Vatican, Francesco D'Andrea của tờ Giornale Nuovo viết về "một kế hoạch chi li trong sự hợp tác giữa KGB Sô viết và một phân ban nào đó của mật vụ Thổ nhĩ kỳ, có dây dưa với một nhóm quyền hành tại Thổ nhĩ kỳ muốn Thổ nhĩ kỳ rút ra khỏi NATO và gia nhập vào khu vực cuốn hút của Sô viết." Ông ta viết, "Các viên chức Vatican đạt tới kết luận này, dựa vào những chỉ dẫn chính xác...được truyền theo các kênh thông tin ngoại giao."
Theo đúng như sự xoay trở của Agca trong các nhóm hữu phái, thì không có bằng chứng rằng hắn từng là một Sói xám. Bức chân dung về hắn như một tên sát nhân phái hữu không thật sự có ý nghĩa. Tại sao những người phái hữu bên trong và bên ngoài Thổ nhĩ kỳ muốn ám sát vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt lại dưới sự bao che của cộng sản Bulgaria? Người ta có thể hỏi cách sòng phẳng rằng vụ ấy đem được điều gì tốt lành đến cho phái tả Thổ nhĩ kỳ? Giữa những người Thổ nhĩ kỳ gần gũi với vụ này, một giả thuyết được công nhận rộng rãi nói rằng các lực lượng cánh hữu bị xâm nhập và lôi kéo theo lợi ích của Liên bang Sô viết. Ðây là điều mà họ tin là diễn ra vào lúc ấy:
Từ rất sớm Mehmet Ali Agca đã được chấm và tuyển mộ để sau này sử dụng trong bối cảnh hỗn loạn tại quốc nội. Hắn có thể không bao giờ biết ai thật sự là người trả tiền và kiểm soát hắn. Thân cận với những người phái hữu từ khi còn ở Malatya, Agca có thể được khuyến khích tiếp tục hoạt động trong tổ chức của mình để được dựng lên thành "nhân vật phái hữu". Dù có ra tay hay không, hắn cũng đã được khích lệ để hỗ trợ việc giết Abdi Ipekci, hắn có thể đã bị thuyết phục mà thú nhận rằng mình đã giết Ipekci, để bao che cho những người khác và ghim chặt trách nhiệm cho phái hữu.
Khi được giải thoát thì hắn quá nổi tiếng, không thể giữ lại ở Thổ nhĩ kỳ được, và hiển nhiên là, hắn quá hữu dụng nên không thể bị kết liễu. Do đó, các chủ nhân ông Thổ nhĩ kỳ của hắn chuyển hắn cho những lực lượng khác chịu trách nhiệm trực tiếp hơn với Liên bang Sô viết.
Nhiều người Thổ tin rằng có một số cảnh sát trị an của chính Thổ nhĩ kỳ có liên can tới các chủ nhân ông ấy vào lúc kết thúc giai đoạn Agca ở Thổ nhĩ kỳ. Như Bộ trưởng Nội vụ vào thời đó, Gunes hiện đang bị điều tra. Vai trò của ông ta phức tạp do việc người anh em ruột của ông ta bị bắt vì là lãnh tụ địa phương của Ðảng Cộng sản Thổ nhĩ kỳ sinh hoạt trong bóng tối và việc hai con trai của ông cũng bị bắt vì là thành viên của tổ chức khủng bố Dev-Sol tả phái.
Dự tính cho bị bắt
Có một giả thuyết rộng rãi ở phương Tây rằng Ðức Thánh cha phải bị bắn vì ngài là người Ba Lan. Ðiều này có thể đúng. Dù Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II chẳng có chút nào là diều hâu hung hăng chống Sô viết, ngài là vị cha tinh thần không chối cãi được của phong trào Công đoàn Ðoàn kết của Ba Lan mà nó vốn không bao giờ có thể ra đời nếu không có sự chúc lành của ngài. Như chúng ta thấy, từ khi có tuyên bố thiết quân luật ở Ba Lan, Công đoàn Ðoàn kết là một mối đe dọa bất khoan nhượng cho những nền tảng của đế quốc Sô viết.
Tuy nhiên, nếu quả thật động cơ duy nhất là của người Nga, thì tại sao họ lại chọn một người Thỗ nhĩ kỳ để nổ súng?
Người Thổ nhĩ kỳ ấy đã ở đó, tại Quảng trường Thánh Phêrô, để báo hiệu cho những ai theo Kitô giáo rằng nước Thổ nhĩ kỳ Hồi giáo là một xứ sở khác biệt và nham hiểm một cách mập mờ tới độ nó không thuộc về khối NATO. Một người Thổ nhĩ kỳ xuất hiện gánh vác vết nhục của một tên sát nhân phát xít bị kết án thì thật là tốt mọi đàng cho vai trò đó.
Ðó là lí do để tin rằng Mehmet Ali Agca không chỉ bị sử dụng mà còn bị phản bội và rằng hắn đã trông mong vào hai kẻ đồng loã của mình để đánh lạc hướng tại Vatican cho hắn có thể tẩu thoát. Thay vào đó, theo lệnh trên, hai tên đồng lõa này lại bỏ chạy. "Nhân vật phái hữu" của hắn đã bị thiết lập lên cách kiên cố, Agca đã bị dự tính cho bị bắt. "Sau đó, hắn không ở được trong tư thế thương lượng," một viên chức cao cấp của DIGOS nói. "Nếu hắn khai, hắn sẽ bị để cho chết mục trong nhà giam. Nếu im lặng, có thể các chủ nhân ông sẽ lại câu hắn ra."
Cũng giống như tại Istanbul, Agca nói và không nói, để lộ vừa đủ tin tức – chẳng hạn, về sự liên hệ của hắn với Marsan và Mustafaeof – cho các thẩm vấn viên người Ý để phát đi một thông điệp có vẻ thách thức và tuyệt vọng đến các chủ nhân ông của mình. Hắn vẫn đang chờ câu trả lời, từ phía những người chống đỡ cho hắn, là những kẻ có thể không còn hữu dụng xa hơn cho hắn, những kẻ mà hắn không bao giờ biết mặt, và là những kẻ mà có lẽ hắn không bao giờ hiểu mối liên hệ thật sự giữa hắn với họ.
Claire Sterling, Reader Digest – 1982
Lời người dịch: Kể từ ngày Thứ hai, 18 tháng Giêng năm 2010, Mehmed Ali Agca, kẻ từng tìm cách sát hại cố Đức Thánh cha Gioan Phao lô Ðệ nhị, được thả khỏi nhà tù tại Thổ nhĩ kỳ. Người đàn ông 52 tuổi này từng ngồi tù ở Ý và Thổ nhĩ kỳ suốt ba chục năm qua vì vụ mưu sát ÐTC ngày 22 tháng Năm năm 1981, và trước đó, vụ giết hại một nhà báo Thỗ nhỉ kỳ năm 1979. Tháng Bảy năm 1981, Agca bị kết án chung thân tù giam. Tới tháng Sáu năm 2000, do lời yêu cầu của ÐTC, Agca được Tổng thống Ý Carlo Azeghio Ciampi ân xá. Hắn bị trục xuất về Thỗ nhĩ kỳ, ở đó hắn lại bị kết án tù vì tội giết ký giả Abdi Ipekci năm 1979 và hai vụ cướp ngân hàng trong thập niên 1970. Luật sư của Agca cho biết sau khi được phóng thích, thân chủ của ông sẽ ký được những hợp đồng sách báo và phim ảnh đáng giá hàng triệu Mỹ kim, với những gì mà hắn hứa là sẽ tiết lộ tất cả sự thật. Thế giới cũng hi vọng qua những thông tin ấy, chắt lọc được các chi tiết có giá trị, khác với những lời khai trái ngược nhau mà Agca đã đưa ra trước đây. Tuy thế, kinh nghiệm về truyền thông báo chí cho thấy chắc chắn rằng niềm hi vọng đó chỉ được đáp ứng một cách tương đối trong một thế giới phức tạp, còn nhiều cái phải che giấu vì nhu cầu chính trị và tuyên truyền, cũng như sự khai thác trục lợi của giới làm sách báo, phim ảnh. Ðể giúp độc giả có dịp nhớ lại những gì đã biết và thuận tiện đối chiếu với những thông tin sắp nhận được từ Agca và giới truyền thông, chúng tôi sao lục lại một bản điều tra và báo cáo có giá trị, được phổ biến cách đây 27 năm, gần 10 năm trước ngày hệ thống Cộng sản sụp đổ tại châu Âu, đặc biệt tại Liên sô và Bulgaria. (Nguyễn Ước 2010)
Lời giới thiệu của Tạp chí Reader’s Digest: Thiên điều tra này về một âm mưu có tính cách quốc tế và công phu nhằm giết Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II là công trình của một trong những ký giả được kính trọng nhất Châu Âu, Claire Sterling. Bà sinh tại Hoa kỳ và suốt ba mươi năm qua sống ở Ý đại lợi. Những phóng sự điều tra của bà, như cuốn năm 1981 về Mạng lưới Khủng bố (The Terror Network), được tạp chí Ngoại giao Sự vụ (Foreign Affairs) ca ngợi là là "cuốn sách có tính cách bước ngoặt về phong trào khủng bố," đã khiến bà nổi tiếng quốc tế. Những phóng sự ấy cũng mở nhiều cửa ra cho bà được tiếp cận những nguồn thông tin ưu tiên chỉ chuyên dành cho một số ít người trong lãnh vực này. Tiến hành dưới sự ủy thác của tạp chí Reader's Digest, Sterling đi lui tới suốt bốn tháng trời, đặt quan hệ với những nguồn tin tại Thổ nhĩ kỳ, Tây Ðức, Ý đại lợi, Tunisia và các xứ khác. Những bằng chứng mà bà tổng kết được đã rọi một ánh sáng mới và nghiệt ngã vào những biến cố xảy ra năm 1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Thành tố chủ yếu nhất trong mạng nhện phức tạp này: mối liên hệ tới Bungaria. Ðến nay, 1997, mười sáu năm sau ngày xảy ra âm mưu ám sát trên, tuy đã chấm dứt Cuộc Chiến Tranh Lạnh, Mehmet Ali Agca còn thụ án và vụ án trở thành một bí mật vĩnh viễn của thế kỷ, nhưng bản báo cáo này vẫn giữ vững được giá trị. R.D (1982).
Toàn văn bản điều tra và báo cáo
Nhưng Mehmet Ali Agca vừa không phải một sát thủ của Sói Xám vừa không là một tên lập dị. Và hắn không hành động đơn độc. Như tôi được biết trong những tháng điều tra, đã có bằng chứng vững chắc rằng Agca là công cụ của một âm mưu công phu có tính chất quốc tế. Cho dù có khinh suất, nông cạn hoặc thờ ơ cũng không có một một nước nào bị dính líu tới vụ này đơn phương tự mình thúc đẩy tiến hành cuộc điều tra đến cùng.
Phiên toà xử Agca tại La Mã vào tháng Bảy 1981 chỉ kéo dài 72 giờ. Người ta nghiêm nhặt giới hạn lời làm chứng cho sự có tội của hắn trong việc đã thật sự nổ hai phát súng làm trọng thương Ðức Gioan Phaolô II, vị Thánh cha Ba Lan đầu tiên trong lịch sử Giáo hội Công giáo La Mã. Agca bị kết án tù chung thân nhưng tại phòng xử án không có ai nói lời nào về một âm mưu nào đó. Tuy thế, hai tháng sau đó, trong một bản tường trình giải thích bản án, vị thẩm phám có nói đến "các sức mạnh ẩn giấu" và "sự hiện hữu của một âm mưu cao độ".
Vào tháng Sáu năm nay, người Ý đã chính thức xác nhận việc tin có sự hiện hữu của một âm mưu như thế bằng việc bắt giữ tại Thụy sĩ một người Thổ tên là Omer Bagci. Trong khi yêu cầu giải giao, Ý đại lợi cáo giác Bagci về tội "tham gia trực tiếp vào âm mưu ám sát Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II."
Tuy thế, vào thời gian dài trước sự triển khai này, đã có bằng chứng về âm mưu ấy. Tại phạm trường, Agca có ít nhất hai trợ thủ. Tên thứ nhất, không nhận diện được, bị chụp hình từ đằng sau (bởi người săn tin cho hãng ABC) khi hắn ta với khẩu súng trên tay vọt chạy khỏi đám đông. Kẻ thứ hai, tay giữ chặt một cái tráp màu đen, bị nhìn thấy khi đuổi theo chiếc xe buýt ngay lề Quảng trường Thánh Phêrô. Nhiều nhân chứng để ý tới vì hắn nhảy xuống xe ở trạm kế. Dựa vào các miêu tả của họ, đã vẽ được một chân dung tổng hợp, rất giống với người bị khuất nửa mặt đứng kế Agca, bị một nhiếp ảnh gia người Ý chớp nhoáng chụp được. Vào lúc kết thúc phiên toà xử Agca, cảnh sát Thổ nhĩ kỳ nhận diện, có tính cách phỏng đoán, tên thứ hai này là Omer Ay, cũng là một kẻ khủng bố đang đào tẩu.
Những dây liên kết âm mưu của Agca với Omer Ay bị lần theo dấu sau đó qua một văn phòng cấp giấy thông hành tại một thành phố Thổ nhĩ kỳ tên là Nevsehir. Cả hai tên đều được cung cấp các thông hành giả mạo một cách hoàn hảo, trong cùng một ngày (11 tháng Tám 1980), với hai số kế tiếp nhau (136635 và 136636). Dù các thông hành này có ảnh của Agca và Ay, cả hai lại mang tên của hai cư dân Nevsehir (Faruk Ozgun và Galip Yilmaz). Khi tới Rôma, Agca vẫn sử dụng thông hành mang tên Ozgun của mình.
Lại càng thêm tính cách gợi ý về một âm mưu là những ghi chép, được viết nhanh ở Thổ nhĩ kỳ, tìm thấy trong túi áo của Agca vào lúc hắn bị bắt. Một "kiểm soát viên" đã ra cho hắn những chỉ thị sau cùng này:
Thứ Sáu trong khoảng 7 đến 8g sáng:
điện thoại.
Thứ Tư 13 tháng 5:
xuất hiện ở quảng trường.
Chúa Nhật 17 tháng 5:
có lẽ xuất hiện ở lan can.
Thứ Tư 10 tháng 5,
quảng trường.
Không được thất bại
Lựa kỹ túi xách.
Chủ yếu nhuộm tóc.
Cần thì đeo thánh giá, đồ jean ngắn,
giày thể thao, áo gió Montgomery.
Sau Thứ Tư,
đi vòng đến Florence hoặc gần nhà ga.
Cẩn thận không để bị thấy quanh Vatican
hoặc những địa điểm thu hút chú ý.
Cần: xé vụn các bưu thiếp.
Tài chánh: 600.000 lire (đồng Ý)
(180.000 khách sạn,
20.000 điện thoại,
200.000 chi tiêu hằng ngày,
100.000 mua xách đeo, quần và áo,
100.000 dành lúc khẩn cấp).
Ngày mai, tiền ba ngày khách sạn.
Cần: đi Naples,
mua xách và nhuộm tóc.
Coi vé xe lửa có giá trị không.
Rất cẩn thận đồ ăn.
Ðiểm tâm tại đây lúc 9g sáng.
"Tại đây" tức là khách sạn Pensione Isa ở La Mã, nơi trước đó phòng của hắn được một người nói trôi chảy tiếng Ý giữ chỗ; Agca không nói được như thế. Thuốc nhuộm tóc để trá hình trốn thoát của hắn được tìm thấy ở đó. Hắn đã tuân lệnh xé nát những bưu thiếp có hình Ðức Thánh cha diễn hành trên một chiếc xe jeep không mui. Cái túi xách được chọn lựa cẩn thận, chứa khẩu súng lục hiệu Browning kềnh càng, thì ở bên mình hắn tại Vatican.
Nòi giống mới
Những dây dọi phân tán này không có nhiều để tiếp tục lần ra đầu mối, nhưng các sợi chỉ khác lại do chính Agca cung cấp. Dù từ chối cung khai trong phiên toà, hắn trước đó đã kể với các thẩm vấn viên về một thoả thuận lớn lao – hầu hết thoả thuận đó đã thành sự thật. Bằng cách này hoặc cách khác, hắn là người chứa chất nhiều kinh ngạc.
Hắn không thích hợp với một khuôn mẫu chung nào: lập dị tôn giáo, quốc gia quá khích, chuyên nghiệp đâm thuê chém mướn, sát thủ phát xít hoặc tay sai cộng sản. Cao và gầy, với đôi mắt đen tối sâu hoắm, trên khuôn mặt là mái tóc đen cắt ngắn và xương gò má nhô cao, Agca biểu lộ sự thông minh nhạy bén và sự tự tin gần như ngạo mạn. Với khả năng trầm tĩnh, hắn nhìn trịch thượng các thẩm vấn viên người Ý là những kẻ tin chắc rằng hắn đã được những tay chuyên gia tập huấn.
Thẩm phán Domenico Sica, vốn là người đã thẩm vấn hàng chục tên khủng bố, cam đoan với tôi rằng ông ta chưa bao giờ phải chịu đựng một tên nào như Agca. Sica nói, "Ngay từ đầu, hắn khống chế cuộc thẩm vấn. Hắn dắt tôi tới chỗ hắn muốn tới và rồi, khi tôi đối chất hắn về những điểm mâu thuẫn, thì hắn thình lình ngưng nói."
Theo Nocola Simone, viên chức của cơ quan cảnh sát Ý chống khủng bố DIDOS thì, "Hắn còn có thể tự làm cho mình ngủ thiếp ngay trên ghế ngồi và thức dậy tươi tỉnh. Hắn luôn luôn tự chủ."
Không biểu lộ dấu hiệu phạm tội hoặc sợ hãi nào, Agca trong cùng một lúc có thể vừa giữ kẽ và vừa nói huyên thuyên một cách kỳ quặc. Ðiều mà Agca quan tâm nhất là phong trào khủng bố với những ích lợi tự thân của nó. Trong khi quả quyết rằng việc giết Ðức Thánh cha là do ý tưởng của chính hắn, hắn khoe khoang về việc nhận được sự giúp đỡ của nhiều tên khủng bố ở các nước khác – "Bungari, Anh quốc và Ý đại lợi."
Hắn nói với các viên chức thẩm vấn, "Tôi không phân biệt giữa những người khủng bố phát xít và những người khủng bố cộng sản. Chính sách khủng bố của tôi chẳng đỏ hoặc đen: nó đỏ lẫn đen." Hắn tự gọi mình là một "tay khủng bố quốc tế", một người thuộc về một nòi giống mới phát sinh sau một thập niên bạo lực lan rộng khắp hành tinh này. Từ điều mà tôi xác định được qua câu chuyện của hắn, sự tự đánh giá này của hắn hình như là gần với sự thật.
Nếu có xứ sở nào đó cung ứng được những điều kiện lí tưởng cho việc phát triển nòi giống mới này, thì xứ sở ấy chính là quê hương của Agca. Xứ sở Thổ nhĩ kỳ quê hương của hắn là tiền đồn phương Ðông của Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại tây dương (NATO) và trong suốt nhiều năm là một trong số ít ỏi các nước dân chủ Hồi giáo. Liên bang Sô viết, từ giữa thập niên 1960, đã sớm sủa chọn Thổ nhĩ kỳ để tiến hành một cuộc khuynh đảo có hệ thống. Vào thuở ấy ấy, theo lời một cán bộ cao cấp đào ngũ của Cơ quan Mật vụ Liên Sô KGB, có một số thanh niên Thổ được tuyển chọn thụ huấn tại Liên Sô và tại Syria dưới sự giám sát của Sô viết. Khi hồi hương, những thanh niên này bắt đầu cái mà Sakharov gọi là "một chiến dịch bạo động khủng bố, bắt cóc và ám sát tại thành thị."
Bạo động của tả phái khởi sự vào năm 1968 trong các trường đại học, cuối cùng châm ngòi khích động đến hữu phái. Lúc ấy, bên này châm lửa vào bên kia, và cuộc chém giết lây lan từ các thành phố lớn đến các làng mạc hẻo lánh. Tính tới trước tháng Chín năm 1980 là lúc quân đội lên nắm chính quyền để chấm dứt sự hỗn loạn, Thổ nhĩ kỳ đã gánh chịu những cuộc sát nhân khủng bố ở mức độ cứ khoảng mỗi giờ một vụ.
Ðứa con yêu quí
Mehmet Ali Agca bước ra từ môi trường hoang dại bất trị ấy. Sinh năm 1958 ở gần tỉnh lị cố đô Malatya, Agca lên mười khi cuộc khủng hoảng kể trên bắt đầu. Những người tả phái nắm thành phố Malatya, những người hữu phái nắm những khu nhà lụp xụp tồi tàn ở các vùng hẻo lánh, bao gồm Yesiltepe là nơi Agca lớn lên. Va chạm nổ ra giữa giáo phái Hồi giáo Sunnite phái hữu và các chi phái Hồi giáo Alawite dựa vào phái tả, bị quạt bùng lên bởi sự khiêu khích có tính toán của cả đôi bên.
Dòng họ Agca thuộc giáo phái Sunnite. Nhưng Mehmed Ali không biểu lộ mối ác cảm đặc biệt nào đối với những người chi phái Alawites và dường như hắn chỉ có một ít ràng buộc có tính cách tôn giáo. Người anh của hắn là Adnan kể với tôi, "Chú ấy thỉnh thoảng mới đến nguyện đường." Hắn còn uống rượu, là điều mà người Hồi giáo ngoan đạo không dám nghĩ tới.
Tại trường trung học Yesiltepe, Mehmet Ali được người ta nhớ lại là một học sinh gương mẫu. Vị hiệu trưởng nói, "Anh ta rất sáng trí và chăm chỉ". Các giáo viên của hắn còn nhớ là hắn "luôn luôn suy nghĩ về các vấn đề cá nhân".
Mehmet có đầy dẫy các vấn đề cá nhân. Bố hắn là người nghiện rượu, đánh đập vợ mình; ông chết sớm khi đang chung sống với bà, để lại cho bà ba đứa con dại. Sống nhờ tiền trợ cấp ít ỏi, bà Mezeyyen Agca phải dựa chủ yếu vào Mehmet Ali, cậu út và là con yêu quí của bà. Về phần mình, hắn dường như ngưỡng mộ mẹ mình. Ðể phụ giúp gia đình, Mehmet lao động sau khi tan học bằng cách bán nước dạo và đẩy gạch, xi măng.
Tháng Chạp vừa qua (1981), bà Mezeyyen Agca tiếp tôi trong ngôi nhà hai phòng lưa thưa đồ đạc và nói về cậu con của mình. Bà nói, không có gì trục trặc cho hắn cho tới khi hắn bỏ nhà đi luôn. Trong những năm theo học ở các đại học tại Ankara và Istanbul thì "những tên ác ôn túm lấy nó". Ở nhà, hắn "rất trung thật, rất tôn kính - tôi không bao giờ hiểu được chuyện này." Là một thanh niên cô độc, hắn không có bạn gái, một thân một mình đi coi chiếu bóng hoặc đi xem thể thao, không ưa thích gì chính trị. "Cái duy nhất mà nó quan tâm là đọc sách," mẹ hắn kể với tôi. "Nó đọc tới ba giờ sáng".
Nhưng trước ngày Agca rời nhà đi Ankara vào năm 1976, hắn lại kết bạn với một số người ở Malatya. Hầu hết là những người phái hữu, cũng có một ít thuộc phái tả, hoặc như Agca viết sau đó tại phòng giam của mình ở Rôma: "Vào năm 1977, tôi quyết định đi Palestine theo lời khuyên của Sedat Sirri Kadem, một bạn đồng học ở Malatya. Sedat và tôi đi Damascus. Tại đó tôi gặp Teslim Tore, kẻ cùng tôi đi Beirut. Sau khoá học 40 ngày tại một trại bí mật huấn luyện du kích, Teslim giúp tôi quay trở về Thổ nhĩ kỳ."
Dù chỉ có những lời của Agca đề cập tới chuyện này, nó cũng không thể bị gạt bỏ ra ngoài tai. Sedat Sirri Kadem, kẻ bị bắt năm 1981, là thành viên của Dev-Sol, một trong những đoàn khủng bố thuộc phái tả gây chết chóc nhất của Thổ nhĩ kỳ. Hắn thừa nhận có biết Agca. Teslim Tore, cũng xuất thân từ Malatya, là thủ lãnh của tổ chức THKO (Quân đội Giải phóng Nhân dân Thổ nhĩ kỳ), một nhóm cộng sản hiểm độc. Theo bản tường trình sau cùng, cảnh sát Ankara nói rằng Tore là huấn luyện viên tại trại du kích người Palestine ở Lebanon.
THKO là nhóm anh em với một trong năm nhóm bí mật mà Agca nói là hắn có "duy trì các liên hệ với chúng" trong khoảng từ năm 1977 đến 1979. Hai trong các nhóm khác có tên là Emegen Birligi và Halkin Kurutusulu, cũng là nồng cốt Mác xít. Agca cũng rõ rệt nói tới Akincilar, phía cực hữu tôn giáo, và Ulkuculer, tên gọi tắt của tổ chức Tân Quốc Xã Sói Xám. Sự kiện các nhóm thuộc phái hữu và phái tả ngưng chém giết nhau trong nhiều năm không nhất thiết có nghĩa cả hai đều có sự xung đột không thể nào giải quyết được. Cả hai phái đều liên can tới cùng một đối tượng ngay lúc ấy: việc triệt phá tình trạng dân chủ của Thổ nhĩ kỳ. Do đó, cả những người phái hữu lẫn những người phái tả đều lũ lượt kéo đến các trại huấn luyện Palestine. Với "một tên khủng bố quốc tế" hăng máu như Agca thì không có đắn đo gì trong việc qua lại như thoi đưa của mình khi bên này khi bên kia.
Tình nguyện bị treo cổ
Dù không rõ vào năm 1977 Agca có đi Beirut để thụ huấn hay không nhưng chẳng bao lâu sau đó cuộc sống của hắn có chuyển biến kì bí. Ngày 13 tháng Mười hai năm ấy, có mở một trương mục ngân hàng với tên của hắn tại chi nhánh Istanbul của ngân hàng Turkye Iss Bankasi, một trong những ngân hàng hàng đầu của Thổ nhĩ kỳ. Số tiền ký thác lần đầu là 40.000 lia Thổ nhĩ kỳ (tương đương khoảng 2.000 đô la Mỹ) là một gia tài đối với một sinh viên vất vã ở Thổ nhĩ kỳ, và rồi sắp đến còn hơn thế nữa. Những tiền trả công kì bí này là chìa khóa lớn lao giải mã trường hợp của Agca.
Tuy nhiên, vào lúc ấy, tại Thổ nhĩ kỳ chẳng ai biết về người chi tiền rộng rãi cho Agca – hoặc biết thêm bất cứ điều gì về chàng thanh niên xuất thân từ Malatya. Hắn trải qua những ngày tháng ở đại học mà không tạo chú ý, không gây ra điều gì đáng nhớ trong lớp học, bất động trong các hoạt động chính trị của sinh viên và không bị cảnh sát biết tới.
Rồi thì đến ngày 1 tháng Hai năm 1979, Abdi Ipekci, chủ bút tờ báo tin tức thiên tả ôn hoà Milliyet và là nhà bình luận có ảnh hưởng nhất nước bị bắn chết trong khi lái xe từ sở làm về nhà. Sáu tháng sau vụ sát nhân ấy, một người vô danh kêu điện thoại tới cảnh sát Istanbul nói rằng kẻ giết Ipekci có tên là "Ali", hiện đang ở quán cà phê Marmara, nơi lui tới thường xuyên của sinh viên phái hữu. Cảnh sát đột kích địa điểm ấy và bắt Agca.
Dù tờ Milliyet và Nghiệp đoàn Ký giả Thổ nhĩ kỳ treo giải thưởng sáu triệu lia Thổ nhĩ kỳ (giá lúc ấy tương đương 120.000 đô la Mỹ – một giải thưởng thật sự khó tin tại Thổ nhĩ kỳ) cho việc bắt được kẻ giết Ipekci, người gọi điện thoại vô danh ấy không bao giờ xuất đầu lộ diện để lãnh thưởng. Và trong khi ấy, dù bằng chứng duy nhất chống lại Agca chỉ là việc hắn giống với một bức hình tổng hợp vẽ một trong ba người bị nhìn thấy chạy ra từ hiện trường sát nhân, hắn lại sẵn sàng thú nhận. "Tôi làm đấy; tôi giết Ipekci đấy," hắn nói trong buổi họp báo được truyền hình toàn quốc - nói tỉnh bơ như thể hắn đang thảo luận về trời mưa hay nắng.
Agca tham dự cuộc họp báo ấy sau 15 ngày bị thẩm vấn bí mật tại bộ chỉ huy cảnh sát trị an. Coi có vẻ hoạt bát và sung sức, hắn đùa giỡn với các phóng viên và không biểu lộ dấu hiệu bị cảnh sát tra tấn.
Người đích thân kể cho tôi nghe chuyện Mehmet Ali Agca bị bắt, thẩm vấn và nhận tội là Hasan Fehmi Gunes, kẻ chỉ huy các lực lượng an ninh của Thổ nhĩ kỳ trong vụ Ipekca. Là Bộ trưởng Nội vụ thời chính phủ Cộng hoà Xã hội của Thủ tướng Bulent Ecevit, Gunes là một người rất cấp tiến đối với phái tả của Ecevit, có can dự mạnh mẽ vào cái mà phía cực hữu buộc tội về tình trạng tệ hại của các tội ác khủng bố tại Thổ nhĩ kỳ.
Trong nhiều ngày, không một ai bên ngoài cái nhóm nhỏ bé và chặt chẽ này biết việc bắt giữ Agca, Gunes kể với tôi. "Tôi còn không nói với cả Thủ tướng Ecevit," ông ta nói. Ðích thân có mặt trong cuộc thẩm vấn Agca, Gunes thừa nhận rằng việc sẵn sàng nhận tội của Agca thật đáng ngạc nhiên. Không có các nhân chứng chống lại Agca cho tới khi hắn nói ra hai tên. "Dù sao chăng nữa, có thể hắn biết điều ấy giúp hắn khỏi bị tra tấn và đánh đập để thú tội", Gunes nói.
Việc tự nguyện thú tội của mình có nghĩa đưa tới kết quả là Agca tự nguyện để mình bị treo cổ – và còn đi xa hơn nữa – đưa tới việc ghim trách nhiệm cho phái cực hữu trong vụ sát nhân chấn động này. Ðầu tiên, hắn nói rõ tài xế lái chiếc xe vượt thoát là một người phái hữu tên là Yavus Caylan. Kế đó hắn kể hắn nhận khẩu súng giết người từ một tên Sói Xám mà ai cũng biết là Mehmet Sener. Hắn cũng kể là đã trả khẩu súng lại cho Sener tại văn phòng một chi bộ của Ðảng Quốc gia Hành động (thuộc Sói Xám).
Yavus Caylan khai có tuyên thệ tại bục toà dành cho nhân chứng rằng hắn có chở Agca tới hiện trường ám sát nhưng không biết gì về những dự tính sẽ thực hiện sau đó; hắn bị kết án ba năm, sau tăng lên 15 năm. Mehmet Sener trốn đi Châu Âu mà không bị cản trở. (Hiện nay, hắn nằm trong một nhà giam Thụy sĩ, bị buộc tội dùng thông hành giả. Có thể không còn được nghe biết thêm gì từ hắn trừ phi Thụy sĩ cho phép giải giao hắn cho Thổ nhĩ kỳ). Không bao giờ tìm thấy khẩu súng. Còn hơn hết thảy là, từ cuối năm 1977, người trả tiền cho Agca, kẻ giấu mặt, đã không bao giờ bị truy kích.
Gởi các tín hiệu
Sự hiện hữu của kẻ giấu mặt kì bí này lần đầu tiên được Sahir Erman, luật sư của gia đình Ipekci nêu lên vào cuối phiên toà. Trình bày để nhận diện những người khả dĩ hậu thuẫn cho Agca, luật sư Erman thiết lập một loạt các trương mục ngân hàng được mở ra với tên của Agca tại các thành phố khác nhau do ai đó giả mạo chữ ký của hắn. Tiền kí thác lên tới 260.999 lia Thổ nhĩ kỳ (khoảng 12.000 đô la Mỹ vào thời đó), trả trong 12 tháng, số tiền gởi vào tại thành phố này có thể được Agca thật rút ra ở bất cứ thành phố nào khác. Sự khác biệt giữa các chữ kí thật và giả quá hiển nhiên, Sahir Erman quả quyết với tôi.
Bị giam giữ tại nhà tù Kartal-Malpete, Agca chờ điều được coi là một kì vọng bất ngờ. Ngày 11 tháng Mười, từ vành móng ngựa hắn phóng đi một tín hiệu khó hiểu. Hắn nói với toà, "Sau khi tôi bị bắt, Bộ trưởng Nội vụ Hasan Fehmi Gunes tới Istanbul và trò chuyện với tôi. Ðề nghị của ông ta là, nếu tôi khai rằng có một cán bộ cao cấp của Ðảng Quốc gia Hành động đã ra lệnh cho tôi giết Ipekci, hoặc khai rằng tôi là thành viên của đảng ấy, thì Gunes sẽ giúp đỡ tôi."
Chúng ta không bao giờ biết trong lời khai nầy có bao nhiêu phần là hăm dọa hoặc tháu cáy. Chính Guntes kể cho tôi nghe về những luận điệu của Agca, và thêm rằng, "Nếu mọi sự cáo giác ấy buộc tội tôi là thật thì tôi đã bị treo cổ lâu rồi."
Trong lần đầu tiên ấy, Agca có thể đưa ra dấu vết giả tạo, nhưng không có sai sót nào trong dự tính hăm dọa của hắn khi hắn khai lần nữa trước vành móng ngựa. Hắn nói với toà vào ngày 24 tháng Mười, "Tôi không giết Ipekci, nhưng tôi biết ai giết." Hắn còn nói thêm là sẽ tiết lộ tên của kẻ sát nhân thật sự vào phiên toà sắp tới. Ðó là lời cảnh cáo dứt khoát để những chủ nhân ông của hắn câu hắn ra, và họ đã làm điều ấy.
Ngày 25 tháng Mười Một năm 1979, Agca bước ra khỏi nhà giam quân sự Kartal-Maltepe, mặc đồng phục nhà binh và đi qua tám lần cửa kiên cố mỗi cửa có lính canh gác cẩn mật. Hắn không thể làm được điều ấy nếu không có sự hỗ trợ từ cấp cao.
Ngày đầu sau khi vượt thoát, hắn gởi một lá thư tới tờ Milliyet để nói về cuộc viếng thăm Istanbul sắp tới của Ðức Thánh cha Gioan Phaolô II: "Sợ hãi rằng Thổ nhĩ kỳ và các nước Hồi giáo anh em có thể trở thành một quyền lực chính trị, quân sự và kinh tế tại Trung Ðông, những tên đế quốc Tây Phương phái tới Thổ nhĩ kỳ Tên Tư Lệnh Thập Tự Chinh, là Gioan Phaolô, trá hình làm một thủ lãnh tôn giáo. Nếu không hủy bỏ cuộc viếng thăm này, tôi dứt khoát là sẽ giết Tên-Tư-Lệnh-Giáo-Hoàng."
Giọng điệu này của một người Hồi giáo quá khích, vốn xuất xứ từ kẻ ít thấy đi nhà nguyện, không có sức thuyết phục. Theo Roma, Agca bày trò ra lá thư này như một mưu mẹo làm rối trí cảnh sát khỏi theo dõi hắn trong khi họ tập trung vào việc bảo vệ Ðức Thánh cha. Nhưng đó là một sự cắt nghĩa hoàn toàn phi lí. Một lối giải thích có lẽ đúng hơn rằng Agca được bảo cho viết lá thư ấy để sử dụng trong tương lai.
Tại điểm này có sự sắp đặt chuyển hướng trong nghề nghiệp của Agca. Sau cuộc nghỉ mát tại nhà tù của hắn, các chủ nhân ông chuyển hắn đến biên giới và xếp hàng với người khác. Chìa khóa của giai đoạn này nằm ở thời kỳ nghỉ ngơi dài ngày của hắn ở Bulgaria trên đường đến Tây Âu.
Ở lại Bulgaria trong khoảng 50 ngày như Agca làm là thời gian đủ để tự chính nó làm phát sinh mối nghi ngờ về những hoạt động trong tương lai của hắn. Bên ngoài Liên bang Sô viết, Bulgaria là một quốc gia cộng sản cảnh sát trị cứng rắn nhất châu Âu, nó cũng là một trong những đại diện chính của Mátcơva về khủng bố và khuynh đảo. Từ đầu thập niên 1970, Bulgaria đã phục vụ các nhóm khủng bố ở Tây Âu, cung cấp các phương tiện huấn luyện du kích chiến và là nơi ẩn trốn, và hành động như một trạm giao liên hàng đầu cho các vũ khí thuộc khối Sô viết.
Những bằng chứng gần đây nhất về vai trò này xuất hiện sau khi cảnh sát Ý giải thoát viên tướng người Mỹ bị bắt cóc James Lee Dozier vào mùa đông năm ngoái và đưa những tên bắt người thuộc Lữ Ðoàn Ðỏ này ra toà. Toán trưởng của chúng cung khai rằng, như một phần của nỗ lực "gây bất ổn cho Ý đại lợi," Bulgaria hiến tặng cho các Lữ đoàn Ðỏ "tiền bạc và vũ khí" trong thời gian chúng cầm giữ Dozier.
Một trong những công tác áp đặt hơn mà Liên Sô chỉ định Bulgaria làm là hỗ trợ việc gây bất ổn cho nước láng giềng Thổ nhĩ kỳ. Cơ quan an ninh Bulgaria hiểu ngọn ngành những người Thổ nhĩ kỳ vượt qua biên giới mình, hợp pháp hoặc ngược lại. Không người Thổ nhĩ kỳ nào có thể la cà trong một thời gian lâu tại thủ đô Sofia mà không bị theo dõi – đặc biệt với hạng người như Agca, một tên sát nhân phát xít bị kêu án có hình phơi bày hàng tuần lễ trên trang đầu các tờ báo ở Thổ nhĩ kỳ.
Theo bản tường trình viết tay của Agca, hắn vào Bulgaria bằng giấy thông hành Ấn độ giả mạo không hoàn hảo lắm mang tên Yoginder Singh. Hắn trọ tại nhiều khách sạn đắt tiền trước khi dọn đến khách sạn xa hoa là Hotel Vitosha. Hắn khai, ở đó hắn lượm được khẩu Browning 9 li mà hắn dùng để bắn Ðức Thánh cha, của một người "Syria" nào đó mà hắn quên tên cho tiện việc. Hắn còn yêu cầu có một thông hành giả hoàn hảo cấp với tên "Faruk Ozgun", mà thật đáng ngạc nhiên là hắn lại nhớ tên người làm giấy đó.
Agca khai, "Tại Khách sạn Vitosha, tôi quen biết với Omer Marsan, người mà tôi đã nghe tên ở Thổ nhĩ kỳ." Marsan là một người Thổ sống ở Munich (Ðức) và "can dự tới mua bán chợ đen – thuốc lá, rượu và đôi khi vũ khí." Theo Agca, với 1.500 Ðức kim, Marsan cam đoan mua được ở Thổ nhĩ kỳ một giấy thông hành mang tên Faruk Ozgun, trong vòng một tháng giao giấy tại Sofia. Tại Phòng 911 của Khách sạn Vitosha, Marsan cũng giới thiệu Agca với một người Bulgaria tên là Mustafaeof, không nhận diện được hắn nhưng về sau cáo buộc là hắn đóng vai trò chủ chốt trong việc "điều hành" Agca.
Dù Marsan có hành động như một người chạy giấy tờ hay không, giấy thông hành mang tên Ozgun vẫn được trao cho Agca tại Sofia, trong điều kiện cơ quan mật vụ Bulgaria liên can trực tiếp vào. Thông hành ấy đóng dấu tại Edirne ngày 30 tháng Tám kèm một giấy xuất cảnh của Thổ nhĩ kỳ. Giấy xuất cảnh này giả. Có điều dấu nhập cảnh vào Bulgaria ngày 31 tháng Tám lại là dấu thật. Như thế, từ Thổ nhĩ kỳ, có ai đó đã mang lậu giấy thông hành có tên Ozgun này vào Bulgaria - ai đó không giống với hình chụp của Agca trong giấy thông hành ấy nhưng có khả năng làm cho nó được đóng dấu trong phần của Bulgaria. Người chạy giấy nào đó phải hối hả đưa thông hành ấy cho Agca tại Sofia, vì cũng ngay trong ngày ấy, hắn dùng nó để lên đường đi Nam tư. Từ Nam tư, Mehmet Ali Agca lên tàu làm một chuyến du hành đánh lạc hướng trên khắp Lục địa, ngang qua 12 nước, và thường lộn ngược trở lại. Ở tuổi 22, trừ ba năm xa nhà còn thì sống suốt đời mình trước đó trong ngôi nhà thôn dã nghèo nàn tại phần đất hẻo lánh của Thổ nhĩ kỳ, và không có ngoại ngữ nào để bù đắp vào tiếng Anh ngập ngừng và nặng giọng, hắn di chuyển thoãi mái thấy rõ quanh các thủ đô thị tứ của Châu Âu. Hắn mua sắm ở các cửa tiệm Yves Saint Laurent, uống sâm banh ở cửa hàng thời thượng Biffi's tại Milan, và nghỉ ngơi mùa đông một cách phong nhã tại Tunisia và Palma de Mallorca.
Từ lúc vượt ngục cho tới khi bị bắt ở Rôma, hắn xài khoảng 50.000 đô la cho vé máy bay và khách sạn hạng nhất. Trong những cuộc du hành của mình không lần nào Agca đem chi phiếu đổi tiền mặt. Hắn chẳng bao giờ cạn tiền mặt.
Ngoài trừ nội dung chuyện ở lại của mình tại Bulgaria, Agca cung cấp cho các thẩm vấn viên người Ý các chi tiết về một lần dừng chân khác trên đường đi tới Quảng trường Thánh Phêrô – đó là lần hắn viếng thăm Tunisia. Tại đó, theo lời chỉ bảo của Marsan là kẻ hắn thường nói chuyện điện thoại ở Munich, hắn khai là có họp với một người Bulgaria khác tên là Mustafaeof. Nhưng trên tất cả là sự yên lặng của hắn trong một số vấn đề. Agca rõ ràng là đã vượt khỏi cương vị của mình để tự ý cung cấp cho cảnh sát những thông tin mà không chắc tự họ tìm kiếm được. Thí dụ như, ngay cả sự hiện hữu của Omer Marsan và nơi ở của tên ấy cũng có thể còn chưa được biết tới nếu Agca không tự ý tiết lộ những điều ấy.
Ngày 22 tháng Năm 1981, chín ngày sau khi Ðức Thánh cha bị bắn, Cơ quan DIGOS của Rôma đánh điện cho Cơ quan Bundeskrimimalamt Tây Ðức về những tiết lộ của của Agca liên quan tới Marsan. Cảnh sát Ðức mang Marsan đi thẩm vấn, và hắn thừa nhận là có trọ ở Khách sạn Vitosha tại Sofia trong mùa hè 1980. Hắn cũng thừa nhận ở đó hắn có gặp Agca, nhưng lại nói hắn chỉ biết Agca là "Metin". Hắn đồng ý là Metin có điện thoại cho hắn "nhiều lần" tại Munich. Nhưng hắn quả quyết rằng mình không biết Metin là Agca cho tới khi Ðức Thánh cha bị bắn.
Cảnh sát Ðức phóng thích Marsan trong vòng 24 giờ đồng hồ. Họ kể với tôi rằng hắn đã trả lời các câu hỏi "cách đầy đủ" và "cách cởi mở", và chưa từng phạm tội ác nào tại Tây Ðức. Ðược thả tự do, hắn biến mất tiêu.
Những liên hệ của Agca với Marsan và với một người Ðức tên là Horst Grillmeier, thì mang tính cách quyết định, giúp hiểu rõ âm mưu ám sát Ðức Thánh cha. Cả hai đều liên kết với Abuzer Ugurlu, chủ nhân ông một đường dây lái súng khổng lồ đặt căn cứ tại Sofia và được biết tới như cánh tay Mafia Thổ nhĩ kỳ. Hơn nữa, Grillmeier được biết là đã kiếm được – vào ngày 9 tháng Bảy năm 1980 – khẩu Browning tự động mà Agca khai là đã, vào thời điểm mùa hè kế đó, nhặt được của một người Syria không biết tên tại Sofia. Một tài liệu bí mật của cảnh sát Ý mô tả Grillmeier là "người thường viếng thăm" Ðông Ðức, Syria, Lebanon, Libya và Bulgaria. "Chúng tôi tin là hắn cung cấp vũ khí cho những tên khủng bố quốc tế", bản tường trình ấy ghi nhận. Sau khi Agca bị bắt, cảnh sát Áo thẩm vấn Grillmeier và cũng thả hắn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Và hắn biến mất. Các viên chức tình báo Ý tin rằng hắn hiện nay đang ẩn núp tại một nước nào đó trong khối Ðông Âu.
Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Gunes là người đầu tiên chuyển đạt cho tôi về sự mênh mông của vương quốc bí mật của Abuzer Ugurlu. Ông nói, "Ugurlu, hắn ta là Bố già!" Doanh nghiệp buôn lậu với Thổ nhĩ kỳ lên tới hàng triệu đô la. Là một công dân Thổ nhĩ kỳ, Ugurlu còn du hành với thông hành của Bulgaria. Hắn có một biệt thự to lớn ở Sofia, nơi thường dành ưu tiên cho các lãnh tụ cao cấp của Ðảng Cộng sản.
Ugurlu rõ ràng đã kiếm được những ưu tiên này nhờ thực hiện những công tác vô giá cho Bulgaria trong chính sách khuynh đảo Thổ nhĩ kỳ. Số lượng lớn lao các vũ khí được tìm thấy trong kho của những tên khủng bố Thổ nhĩ kỳ – cả người phái tả lẫn người phái hữu – trong hai năm qua đều xuất xứ qua mạng lưới điều hành bởi Ugurlu, với sự giúp đỡ của Bulgaria. Một người từ hàng ngũ của Ugurlu đào ngũ đã khai rõ rệt là Mafia Thổ nhĩ kỳ "nằm dưới sự kiểm soát và giám sát của cơ quan mật vụ Bulgaria."
Thế thì, việc đó tóm lại là, Ugurlu làm việc cho người Bulgaria. Về phần mình, người Bulgaria làm điều mà người Nga muốn họ làm. Không tổ chức công an mật vụ của nước nào kết chặt và giống hệt với KGB như của Bulgaria. Ðiều hơn thế nữa là KGB kiểm tra theo dõi tất cả mọi tên khủng bố như một chuyện đương nhiên. Thật không thể tưởng tượng được là KGB không hoàn toàn hay biết gì về một tên khủng bố có liên can mật thiết với cơ quan mật vụ Bulgaria như Agca.
Bằng việc để cho người của Bố già Ugurla chăm lo cho các nhu cầu của Agca ở Sofia – cung cấp cho hắn ta súng, thông hành, người giao liên như Marsan và Mustafaeof – cơ quan mật vụ Bulgaria có thể giữ một chừng mực khoảng cách với Agca. Cơ quan KGB Sô viết, tuy ở một chừng mực khoảng cách khác, lúc ấy có thể tuyên bố hoàn toàn chân thật rằng mình không bao giờ để mắt tới kẻ bắn Ðức Thánh cha.
Vụng về không cắt nghĩa nổi
Chúng ta đã biết cách chắc chắn hơn về toàn bộ vụ này nếu mà cảnh sát của Tây Ðức, Áo, Thụy sĩ, Ý và Thổ nhĩ kỳ đã có phối hợp những nỗ lực của họ. Tính cách nghèo nàn trong lối làm việc phối hợp của họ trong trường hợp Omer Marsan thì cũng tồi tệ như trong trường hợp Omer Ay. Việc bắt giữ hắn tại hải cảng Hamburg ở Tây Ðức tháng Hai vừa qua – vì phạm luật giao thông – tạo ra lời rì rầm sôi nổi.
Khởi sự vào ngày 25 tháng Năm năm 1981, cơ quan DIGOS của La mã, qua chi nhánh Cảnh sát Quốc tế Interpol ở Rôma, đã gởi một chuỗi thông tin liên can tới Omer Ay đến bộ tư lệnh Interpol ở ngoại ô Paris để phân phối đi khắp thế giới. DIGOS kết luận là bức vẽ tổng hợp về một người đàn ông với cái tráp đựng hồ sơ, bức hình khuất nửa mặt của người đứng kế Agca tại Quảng trường Thánh Phêrô, và một bức hình của chính Omer Ay. Trong bản báo cáo đính kèm, DIGOS ghi nhận "sự giống nhau rõ rệt" giữa hai bức hình sau. Viết bên dưới bức vẽ tổng hợp là mô tả chi tiết vật lý đối chiếu gần gũi với Omer Ay thật.
Ngày 4 tháng Sáu, Thổ nhĩ kỹ đưa ra một trát truy nã quốc tế cho cơ quan Interpol ở Ankara để "lưu hành trong mọi quốc gia", chính thức cáo buộc Omer Ay về việc giúp kiếm mua thông hành giả cho Agca và cho chính mình.
Tuy thế bộ tư lệnh Interpol chối việc họ đã từng nhận bức ảnh nửa mặt và bức vẽ về Omer Ay do Ý gởi. Trát truy nã ngày 4 tháng Sáu của Thổ nhĩ kỳ không thật sự gởi tới cho Interpol cho tới ngày 4 tháng Chín. Interpol chỉ nhận được nó vào ngày 7 tháng Mười Hai. Cho tới tháng Hai năm kế – chín tháng sau mưu toan ám sát tại Vatican – cảnh sát Hamburg không nhận được các tài liệu của DIGOS và trát truy nã. Trước lúc ấy, dĩ nhiên dấu vết thì nguội ngắt. Omer Ay tỉnh bơ kể với cảnh sát Ðức rằng hắn không quen biết Agca và khai là không bao giờ ở Rôma. Người Ý không yêu cầu được thẩm vấn hắn. Thổ nhĩ kỳ có yêu cầu, nhưng cũng không đòi hỏi giải giao hắn cho mình.
Thật khó mà giải thích về những lộn xộn và vuột cơ hội này, hoặc về sự dửng dưng có tính cách chính thức. Chẳng hạn như, tại Tây Ðức, một viên chức cảnh sát cao cấp nắm vụ Agca nói với tôi, "Cảnh sát của chúng tôi đơn giản không coi vụ này là có tính cách quan trọng như bà coi."
Các viên chức quan trọng tại các xứ sở phương Tây phụ trách vụ này nói với tôi một cách riêng tư rằng họ tin Liên bang Sô viết đứng đằng sau các lực lượng dấu mặt "điều hành" Agca. "Có khả năng người kiểm soát hắn là tên mật vụ Bulgaria Mustafaeof." Ðó là lời Francesco Mazzola, chỉ huy trưởng ủy ban quốc hội thanh kiểm giám sát các công tác mật vụ của Ý nói với tôi năm ngoái. Không nói rõ tên, nhiều viên chức cao cấp của Vatican có vẻ chia xẻ quan điểm này. Sau khi nói chuyện với các "nguồn tin" Vatican, Francesco D'Andrea của tờ Giornale Nuovo viết về "một kế hoạch chi li trong sự hợp tác giữa KGB Sô viết và một phân ban nào đó của mật vụ Thổ nhĩ kỳ, có dây dưa với một nhóm quyền hành tại Thổ nhĩ kỳ muốn Thổ nhĩ kỳ rút ra khỏi NATO và gia nhập vào khu vực cuốn hút của Sô viết." Ông ta viết, "Các viên chức Vatican đạt tới kết luận này, dựa vào những chỉ dẫn chính xác...được truyền theo các kênh thông tin ngoại giao."
Theo đúng như sự xoay trở của Agca trong các nhóm hữu phái, thì không có bằng chứng rằng hắn từng là một Sói xám. Bức chân dung về hắn như một tên sát nhân phái hữu không thật sự có ý nghĩa. Tại sao những người phái hữu bên trong và bên ngoài Thổ nhĩ kỳ muốn ám sát vị thủ lãnh của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt lại dưới sự bao che của cộng sản Bulgaria? Người ta có thể hỏi cách sòng phẳng rằng vụ ấy đem được điều gì tốt lành đến cho phái tả Thổ nhĩ kỳ? Giữa những người Thổ nhĩ kỳ gần gũi với vụ này, một giả thuyết được công nhận rộng rãi nói rằng các lực lượng cánh hữu bị xâm nhập và lôi kéo theo lợi ích của Liên bang Sô viết. Ðây là điều mà họ tin là diễn ra vào lúc ấy:
Từ rất sớm Mehmet Ali Agca đã được chấm và tuyển mộ để sau này sử dụng trong bối cảnh hỗn loạn tại quốc nội. Hắn có thể không bao giờ biết ai thật sự là người trả tiền và kiểm soát hắn. Thân cận với những người phái hữu từ khi còn ở Malatya, Agca có thể được khuyến khích tiếp tục hoạt động trong tổ chức của mình để được dựng lên thành "nhân vật phái hữu". Dù có ra tay hay không, hắn cũng đã được khích lệ để hỗ trợ việc giết Abdi Ipekci, hắn có thể đã bị thuyết phục mà thú nhận rằng mình đã giết Ipekci, để bao che cho những người khác và ghim chặt trách nhiệm cho phái hữu.
Khi được giải thoát thì hắn quá nổi tiếng, không thể giữ lại ở Thổ nhĩ kỳ được, và hiển nhiên là, hắn quá hữu dụng nên không thể bị kết liễu. Do đó, các chủ nhân ông Thổ nhĩ kỳ của hắn chuyển hắn cho những lực lượng khác chịu trách nhiệm trực tiếp hơn với Liên bang Sô viết.
Nhiều người Thổ tin rằng có một số cảnh sát trị an của chính Thổ nhĩ kỳ có liên can tới các chủ nhân ông ấy vào lúc kết thúc giai đoạn Agca ở Thổ nhĩ kỳ. Như Bộ trưởng Nội vụ vào thời đó, Gunes hiện đang bị điều tra. Vai trò của ông ta phức tạp do việc người anh em ruột của ông ta bị bắt vì là lãnh tụ địa phương của Ðảng Cộng sản Thổ nhĩ kỳ sinh hoạt trong bóng tối và việc hai con trai của ông cũng bị bắt vì là thành viên của tổ chức khủng bố Dev-Sol tả phái.
Dự tính cho bị bắt
Tuy nhiên, nếu quả thật động cơ duy nhất là của người Nga, thì tại sao họ lại chọn một người Thỗ nhĩ kỳ để nổ súng?
Người Thổ nhĩ kỳ ấy đã ở đó, tại Quảng trường Thánh Phêrô, để báo hiệu cho những ai theo Kitô giáo rằng nước Thổ nhĩ kỳ Hồi giáo là một xứ sở khác biệt và nham hiểm một cách mập mờ tới độ nó không thuộc về khối NATO. Một người Thổ nhĩ kỳ xuất hiện gánh vác vết nhục của một tên sát nhân phát xít bị kết án thì thật là tốt mọi đàng cho vai trò đó.
Ðó là lí do để tin rằng Mehmet Ali Agca không chỉ bị sử dụng mà còn bị phản bội và rằng hắn đã trông mong vào hai kẻ đồng loã của mình để đánh lạc hướng tại Vatican cho hắn có thể tẩu thoát. Thay vào đó, theo lệnh trên, hai tên đồng lõa này lại bỏ chạy. "Nhân vật phái hữu" của hắn đã bị thiết lập lên cách kiên cố, Agca đã bị dự tính cho bị bắt. "Sau đó, hắn không ở được trong tư thế thương lượng," một viên chức cao cấp của DIGOS nói. "Nếu hắn khai, hắn sẽ bị để cho chết mục trong nhà giam. Nếu im lặng, có thể các chủ nhân ông sẽ lại câu hắn ra."
Cũng giống như tại Istanbul, Agca nói và không nói, để lộ vừa đủ tin tức – chẳng hạn, về sự liên hệ của hắn với Marsan và Mustafaeof – cho các thẩm vấn viên người Ý để phát đi một thông điệp có vẻ thách thức và tuyệt vọng đến các chủ nhân ông của mình. Hắn vẫn đang chờ câu trả lời, từ phía những người chống đỡ cho hắn, là những kẻ có thể không còn hữu dụng xa hơn cho hắn, những kẻ mà hắn không bao giờ biết mặt, và là những kẻ mà có lẽ hắn không bao giờ hiểu mối liên hệ thật sự giữa hắn với họ.
Thái Lan: Đại diện Giáo hội tham dự lễ phong Chân phước của ĐTC Gioan Phaolô II
Nguyễn Trọng Đa
08:06 28/04/2011
Thái Lan: Đại diện Giáo hội tham dự lễ phong Chân phước của ĐTC Gioan Phaolô II
Bangkok – Đức Cha Giuse Chusak Sirisut, Giám mục giáo phận Nakhon Ratchasima và Chủ tịch Ủy ban Công giáo về đối thoại liên tôn và văn hóa thuộc Hội đồng Giám mục Thái Lan, sẽ tham dự lễ phong Chân phước của ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 1-5 tới tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô (Roma), với tư cách là đại diện của Hội đồng Giám mục Thái Lan.
Đức Cha đã là một trong 23 vị được ĐTC Gioan Phaolô II truyền chức linh mục trong chuyến thăm của Ngài đến Thái Lan, ngày 11-5-1984, tại Tiểu Chủng viện thành phố Samphran, tỉnh Nakhon Pathom.
Để kỷ niệm chuyến thăm này, một tượng của Đức Giáo Hoàng Wojtyla được dựng lên tại chủng viện, với các chữ Thái mà ngày ấy Đức Giáo Hoàng đã nói với người Công Giáo ở Thái Lan "Sawaddee, Sawaddee, poh rak muang thai" (Sawaddee là lời chào, poh có nghĩa là cha nhưng cũng được dùng để chỉ các linh mục, rak là yêu, do đó, câu nói được dịch: “Sawaddee (Xin chào), Cha yêu mến Thái Lan").
Giám mục Sirisut nói với hãng tin AsiaNews rằng "với lòng biết ơn sâu sắc nhất về những gì ĐTC đã truyền cho Giáo Hội Thái Lan, chúng tôi cảm thấy nên tham dự buổi lễ quan trọng này, và chúng tôi tin rằng Ngài sẽ được phong thánh rất sớm".
Vị giám mục này có trí nhớ sống động về lễ truyền chức của mình, nói rằng "được truyền chức linh mục bởi ĐTC là một đặc ân không ngờ. Chúng tôi không biết điều này khi chuyến đi của ĐTC tới Thái Lan được công bố. Khi chúng tôi biết chuyện, chúng tôi đã thực sự hạnh phúc và phấn khởi. Rồi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã không đủ xứng đáng cho ân sủng lớn lao ấy. Tôi cảm tạ Chúa vì mình đã nhận được ơn này, mặc dầu tôi không học hành xuất sắc và không là một chủng sinh hoàn hảo”.
Đức cha nói tiếp: “Trong 20 năm qua, tôi chịu trách nhiệm về đối thoại liên tôn, vì tôi có bằng cấp về lĩnh vực này. Vì vậy, tôi biết sứ mạng này là khó khăn và thách thức biết bao, vì nó đặt con người làm trung tâm. Chúng tôi cần phải hành động một cách cẩn thận và từ từ, để đạt được sự hiểu biết chân chính. ĐTC Gioan Phaolô II là một thí dụ mạnh mẽ, Ngài là một chuyên gia về đối thoại liên tôn, như khi Ngài có sáng kiến tổ chức ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi [có sự tham dự của lãnh đạo các tôn giáo khác nhau], và sáng kiến này được tiếp tục bởi ĐTC Biển Đức 16, Ngài sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi vào tháng Mười tới, trong đó ít nhất có ba đại diện của Hiệp hội Phật giáo tham dự".
Ngài nói thêm: “Tôi sẽ yêu cầu tất cả những ai sẽ có thể tham gia buổi lễ phong Chân phước, đừng tìm kiếm lời cầu bầu cá nhân, nhưng hãy bắt chước ĐTC, vì Ngài đã làm gương cho chúng ta trong các quan hệ xã hội, đối thoại liên tôn ... Ngài là một Chủ chăn hoàn toàn hiến mình cho Giáo hội, với lòng sùng mộ sâu sắc và tín thác Đức Mẹ Maria, một chứng nhân của đức tin, một người bênh vực hòa bình và nhân quyền. Để làm như vậy, chúng ta phải khiêm tốn và nhã nhặn trong tâm hồn, khi chúng ta gặp gỡ người khác, để đem lại cho họ tình yêu của Chúa, và đón nhận tình yêu ấy”. (Asianews.it 27-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Bangkok – Đức Cha Giuse Chusak Sirisut, Giám mục giáo phận Nakhon Ratchasima và Chủ tịch Ủy ban Công giáo về đối thoại liên tôn và văn hóa thuộc Hội đồng Giám mục Thái Lan, sẽ tham dự lễ phong Chân phước của ĐTC Gioan Phaolô II, ngày 1-5 tới tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô (Roma), với tư cách là đại diện của Hội đồng Giám mục Thái Lan.
Để kỷ niệm chuyến thăm này, một tượng của Đức Giáo Hoàng Wojtyla được dựng lên tại chủng viện, với các chữ Thái mà ngày ấy Đức Giáo Hoàng đã nói với người Công Giáo ở Thái Lan "Sawaddee, Sawaddee, poh rak muang thai" (Sawaddee là lời chào, poh có nghĩa là cha nhưng cũng được dùng để chỉ các linh mục, rak là yêu, do đó, câu nói được dịch: “Sawaddee (Xin chào), Cha yêu mến Thái Lan").
Giám mục Sirisut nói với hãng tin AsiaNews rằng "với lòng biết ơn sâu sắc nhất về những gì ĐTC đã truyền cho Giáo Hội Thái Lan, chúng tôi cảm thấy nên tham dự buổi lễ quan trọng này, và chúng tôi tin rằng Ngài sẽ được phong thánh rất sớm".
Vị giám mục này có trí nhớ sống động về lễ truyền chức của mình, nói rằng "được truyền chức linh mục bởi ĐTC là một đặc ân không ngờ. Chúng tôi không biết điều này khi chuyến đi của ĐTC tới Thái Lan được công bố. Khi chúng tôi biết chuyện, chúng tôi đã thực sự hạnh phúc và phấn khởi. Rồi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã không đủ xứng đáng cho ân sủng lớn lao ấy. Tôi cảm tạ Chúa vì mình đã nhận được ơn này, mặc dầu tôi không học hành xuất sắc và không là một chủng sinh hoàn hảo”.
Đức cha nói tiếp: “Trong 20 năm qua, tôi chịu trách nhiệm về đối thoại liên tôn, vì tôi có bằng cấp về lĩnh vực này. Vì vậy, tôi biết sứ mạng này là khó khăn và thách thức biết bao, vì nó đặt con người làm trung tâm. Chúng tôi cần phải hành động một cách cẩn thận và từ từ, để đạt được sự hiểu biết chân chính. ĐTC Gioan Phaolô II là một thí dụ mạnh mẽ, Ngài là một chuyên gia về đối thoại liên tôn, như khi Ngài có sáng kiến tổ chức ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi [có sự tham dự của lãnh đạo các tôn giáo khác nhau], và sáng kiến này được tiếp tục bởi ĐTC Biển Đức 16, Ngài sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho hòa bình tại Átxidi vào tháng Mười tới, trong đó ít nhất có ba đại diện của Hiệp hội Phật giáo tham dự".
Ngài nói thêm: “Tôi sẽ yêu cầu tất cả những ai sẽ có thể tham gia buổi lễ phong Chân phước, đừng tìm kiếm lời cầu bầu cá nhân, nhưng hãy bắt chước ĐTC, vì Ngài đã làm gương cho chúng ta trong các quan hệ xã hội, đối thoại liên tôn ... Ngài là một Chủ chăn hoàn toàn hiến mình cho Giáo hội, với lòng sùng mộ sâu sắc và tín thác Đức Mẹ Maria, một chứng nhân của đức tin, một người bênh vực hòa bình và nhân quyền. Để làm như vậy, chúng ta phải khiêm tốn và nhã nhặn trong tâm hồn, khi chúng ta gặp gỡ người khác, để đem lại cho họ tình yêu của Chúa, và đón nhận tình yêu ấy”. (Asianews.it 27-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Việc phong thánh ngay cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị từ chối
Lã Thụ Nhân
08:08 28/04/2011
Việc phong thánh ngay cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị từ chối
Vatican City (CNA/EWTN News) .- Trong ngày đầu tiên ở văn phòng vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã xem xét nhưng từ chối việc tuyên thánh ngay lập tức cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đây là tuyên bố của Andrea Tornielli, ký giả Vatican của tờ La Stampa, Ý.
Hôm 27 tháng Tư, ông viết: "Đức Giáo Hoàng Ratzinger đã không quyết định ngay. Ngài biết về người tiền nhiệm và không có nghi ngờ về sự thánh thiện cá nhân. Trước tiên, ngài tham khảo ý kiến dù quyết định cuối cùng bãi bỏ thời gian chờ 5 năm như lệ thường (trước khi mở án phong thánh) nhưng không để bỏ qua bước tuyên chân phước".
Ông Tornielli tuyên bố rằng đề nghị tuyên thánh ngay lập tức đến từ Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô II. Ông cũng cho hay ý tưởng không chờ giai đoạn 5 năm trước khi mở án phong thánh đã được thực hiện bởi Đức Hồng Y Jozef Tomko, một người bạn thân và tâm giao của Đức Gioan Phaolô II.
Ông cho hay các đức hồng y của Giáo triều Rôma đã bị lay động bởi dòng người không ngớt xếp hàng di duyển qua thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài qua đời. Họ bị xúc động bởi những tiếng kêu khóc đặc biệt của giới trẻ "Santo Subito" hay "Sainthood Now" (tuyên thánh ngay bây giờ).
Tuy nhiên tư duy của vị Tân Giáo Hoàng đã được hướng dẫn bởi kinh nghiệm trước đó. Ký giả Tornielli viết: "Chỉ hai năm trước đó, vào tháng Sáu năm 2003, một cuộc thảo luận tương tự đã xảy ra liên quan đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khi đó đã tham khảo ý kiến bằng văn bản gửi một số hồng y của Giáo Triều Rôma, thay mặt cho Đức Gioan Phaolô II hỏi họ nghĩ gì về việc ngay lập tức tiến hành tuyên thánh Mẹ Têrêsa, bỏ qua bước tuyên chân phước. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không từ chối ý tưởng này nhưng nó đã không xảy ra vì ngài đã chọn xem xét những phản đối từ những người đã hỏi ý kiến". Sau đó, Mẹ Têrêsa đã được tuyên chân phước vào tháng Mười năm đó, án phong thánh của Mẹ vẫn còn đang điều tra.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được tuyên chân phước vào ngày 1 tháng Năm. Đây sẽ là lần đầu tiên trong gần 1.000 năm một vị giáo hoàng tuyên chân phước cho vị tiền nhiệm ngay trước mình.
Lã Thụ Nhân
Vatican City (CNA/EWTN News) .- Trong ngày đầu tiên ở văn phòng vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã xem xét nhưng từ chối việc tuyên thánh ngay lập tức cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đây là tuyên bố của Andrea Tornielli, ký giả Vatican của tờ La Stampa, Ý.
Hôm 27 tháng Tư, ông viết: "Đức Giáo Hoàng Ratzinger đã không quyết định ngay. Ngài biết về người tiền nhiệm và không có nghi ngờ về sự thánh thiện cá nhân. Trước tiên, ngài tham khảo ý kiến dù quyết định cuối cùng bãi bỏ thời gian chờ 5 năm như lệ thường (trước khi mở án phong thánh) nhưng không để bỏ qua bước tuyên chân phước".
Ông Tornielli tuyên bố rằng đề nghị tuyên thánh ngay lập tức đến từ Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của Đức Gioan Phaolô II. Ông cũng cho hay ý tưởng không chờ giai đoạn 5 năm trước khi mở án phong thánh đã được thực hiện bởi Đức Hồng Y Jozef Tomko, một người bạn thân và tâm giao của Đức Gioan Phaolô II.
Ông cho hay các đức hồng y của Giáo triều Rôma đã bị lay động bởi dòng người không ngớt xếp hàng di duyển qua thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài qua đời. Họ bị xúc động bởi những tiếng kêu khóc đặc biệt của giới trẻ "Santo Subito" hay "Sainthood Now" (tuyên thánh ngay bây giờ).
Tuy nhiên tư duy của vị Tân Giáo Hoàng đã được hướng dẫn bởi kinh nghiệm trước đó. Ký giả Tornielli viết: "Chỉ hai năm trước đó, vào tháng Sáu năm 2003, một cuộc thảo luận tương tự đã xảy ra liên quan đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khi đó đã tham khảo ý kiến bằng văn bản gửi một số hồng y của Giáo Triều Rôma, thay mặt cho Đức Gioan Phaolô II hỏi họ nghĩ gì về việc ngay lập tức tiến hành tuyên thánh Mẹ Têrêsa, bỏ qua bước tuyên chân phước. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không từ chối ý tưởng này nhưng nó đã không xảy ra vì ngài đã chọn xem xét những phản đối từ những người đã hỏi ý kiến". Sau đó, Mẹ Têrêsa đã được tuyên chân phước vào tháng Mười năm đó, án phong thánh của Mẹ vẫn còn đang điều tra.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được tuyên chân phước vào ngày 1 tháng Năm. Đây sẽ là lần đầu tiên trong gần 1.000 năm một vị giáo hoàng tuyên chân phước cho vị tiền nhiệm ngay trước mình.
Lã Thụ Nhân
Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:19 28/04/2011
Gioan Phaolô II: Vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ
Thời gian trước những ngày vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ 20.-21., Gioan Phaolo đệ nhị được phong nâng lên hàng Chân Phước, ngày 01.05.2011, trong Giáo Hội Công Giáo, khắp nơi bừng lên không khí rộn ràng mừng vui.
Có nhiều bài viết ôn nhớ về đời sống việc làm của ngài, cùng nhiều kỷ niệm dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhưng khía cạnh thánh đức trong đời sống của ngài vẫn luôn là điểm nổi bật cùng sâu sắc nhất. Và chính vì thế mà ngài được Giáo Hội tôn phong lên hàng Á Thánh.
Ngày 16.10.2005 đức Giáo hoàng đương kim Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Balan đã kể thuật lại những kỷ niệm về tình bạn bạn hữu giữa ngài với Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị từ năm 1978 đến 2005.
Và còn hơn thế nữa, đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn đã có suy tư, đúng hơn nhận xét về triều đại Giáo Hoàng của đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị, mà ngài là cộng tác viên bên cạnh, trong cương vị là Bộ Trưởng Thánh bộ Tín lý đức tin, từ 1982 đến 2005.
Người ta hỏi Đức giáo hoàng Benedictô 16.: Thưa Đức Thánh Cha, theo Ngài những điểm gì ý nghĩa nhất trong triều đại của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị?
Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16.: „ Chúng ta có thể nhìn ở hai khía cạnh: Ad extra, hướng về thế giới - và Ad intra, hướng về lòng Giáo Hội.
Theo tôi, những gì liên quan đến thế giới tỏ hiện rõ nét trong những diễn từ ngài đã viết cùng đọc, nơi con người của ngài, nơi sự hiện diện sát cánh tại chỗ, nơi khả năng, phải tài năng của ngài. Những điểm này đã có sức thuyết phục lôi cuốn cùng lan truyền đi sự nhạy cảm mới cho những gía trị luân lý, cùng cho ý nghĩa của tôn giáo trong thế giới hôm nay.
Điều này có thể phát sinh nảy ra là nhờ sự cởi mở mới, sự nhạy cảm mới, cho những vấn đề của Tôn giáo, cho sự cần thiết trên bình diện đạo giáo của con người. Nhất là ý nghĩa vai trò ngày càng lớn mạnh của của vị Giám Mục Rôma. Tất cả mọi người tín hữu Chúa Kitô đều công nhận - dù có những khác dị biệt, hay dù không công nhận vai trò người kế vị Thánh Phero – Đức Giám mục Roma là người đại diện của Kitô giáo.
Cả với những người không phải là Kitô Giáo và thuộc những tôn giáo khác, Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị cũng đã là người có tiếng nói đại diện cho những gía trị to lớn của nhân loại.
Chúng ta phải nhắc nhớ đến, Ngài đã tìm cách xây dựng kiến tạo bầu không khí đối thoại giữa các Tôn giáo với nhau, và một ý hướng cùng nhau chịu trách nhiệm cho thế giới, cùng nhau nhận ra rằng bạo lực và tôn giáo không thể ăn nhịp hòa hợp với nhau, rằng chúng ta phải cùng nhau tìm kiếm con đường hòa bình trong trách nhiệm chung cho nhân loại.
Nhìn hướng về Giáo Hội, chúng ta nhận thấy Ngài đặc biệt đã có thể khơi lên nơi những người Trẻ lòng hào hứng phấn khởi với Chúa Kitô. Đó là điều mới, nếu ta nhìn lại so sánh với giới trẻ của thế hệ năm 68. và 70. sẽ thấy sự khác biệt sâu xa này.
Gây niềm hào hứng phấn khởi nơi người trẻ với Chúa Kitô, với Giáo Hội, và với những gía trị khó hiểu, chỉ người có uy tín đức độ trổi vượt với Charisma (đặc sủng), mới có thể đạt làm được. Chỉ Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị của chúng ta là người đã có thể hướng dẫn huy động giới trẻ thế giới hướng đến sự việc lãnh vực thuộc về Thiên Chúa.
Trong đời sống Giáo Hội, theo tôi, ngài đã xây dựng kiến tạo một nếp sống tình yêu mới hướng tới Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta đang trong năm Thánh Thể Thể như ngài với cả lòng yêu mến mong muốn như thế.
Ngài đã xây dựng kiến tạo một ý nghĩa mới về lòng rộng lớn của lòng thương xót Chúa.
Ngài đã sống chìm sâu trong tình yêu mến lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Và điều này hướng dẫn chúng ta đến chiều sâu nội tâm của đức tin cùng hiệu qủa to lớn.
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta phải nhắc nói đến tầm quan trọng to lớn công việc của ngài đã đóng góp cho việc thay đổi năm 1989 của thế giới, đó là sự tan hàng rã đám của xã hội chủ nghĩa.“
Theo Kath.net ngày 28.04.2011
Lm. Đaminh Nguyen ngoc Long
Có nhiều bài viết ôn nhớ về đời sống việc làm của ngài, cùng nhiều kỷ niệm dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhưng khía cạnh thánh đức trong đời sống của ngài vẫn luôn là điểm nổi bật cùng sâu sắc nhất. Và chính vì thế mà ngài được Giáo Hội tôn phong lên hàng Á Thánh.
Ngày 16.10.2005 đức Giáo hoàng đương kim Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Balan đã kể thuật lại những kỷ niệm về tình bạn bạn hữu giữa ngài với Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị từ năm 1978 đến 2005.
Và còn hơn thế nữa, đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16. trong cuộc phỏng vấn đã có suy tư, đúng hơn nhận xét về triều đại Giáo Hoàng của đức cố Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị, mà ngài là cộng tác viên bên cạnh, trong cương vị là Bộ Trưởng Thánh bộ Tín lý đức tin, từ 1982 đến 2005.
Người ta hỏi Đức giáo hoàng Benedictô 16.: Thưa Đức Thánh Cha, theo Ngài những điểm gì ý nghĩa nhất trong triều đại của đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị?
Đức Thánh Cha Benedictô thứ 16.: „ Chúng ta có thể nhìn ở hai khía cạnh: Ad extra, hướng về thế giới - và Ad intra, hướng về lòng Giáo Hội.
Theo tôi, những gì liên quan đến thế giới tỏ hiện rõ nét trong những diễn từ ngài đã viết cùng đọc, nơi con người của ngài, nơi sự hiện diện sát cánh tại chỗ, nơi khả năng, phải tài năng của ngài. Những điểm này đã có sức thuyết phục lôi cuốn cùng lan truyền đi sự nhạy cảm mới cho những gía trị luân lý, cùng cho ý nghĩa của tôn giáo trong thế giới hôm nay.
Điều này có thể phát sinh nảy ra là nhờ sự cởi mở mới, sự nhạy cảm mới, cho những vấn đề của Tôn giáo, cho sự cần thiết trên bình diện đạo giáo của con người. Nhất là ý nghĩa vai trò ngày càng lớn mạnh của của vị Giám Mục Rôma. Tất cả mọi người tín hữu Chúa Kitô đều công nhận - dù có những khác dị biệt, hay dù không công nhận vai trò người kế vị Thánh Phero – Đức Giám mục Roma là người đại diện của Kitô giáo.
Cả với những người không phải là Kitô Giáo và thuộc những tôn giáo khác, Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị cũng đã là người có tiếng nói đại diện cho những gía trị to lớn của nhân loại.
Chúng ta phải nhắc nhớ đến, Ngài đã tìm cách xây dựng kiến tạo bầu không khí đối thoại giữa các Tôn giáo với nhau, và một ý hướng cùng nhau chịu trách nhiệm cho thế giới, cùng nhau nhận ra rằng bạo lực và tôn giáo không thể ăn nhịp hòa hợp với nhau, rằng chúng ta phải cùng nhau tìm kiếm con đường hòa bình trong trách nhiệm chung cho nhân loại.
Nhìn hướng về Giáo Hội, chúng ta nhận thấy Ngài đặc biệt đã có thể khơi lên nơi những người Trẻ lòng hào hứng phấn khởi với Chúa Kitô. Đó là điều mới, nếu ta nhìn lại so sánh với giới trẻ của thế hệ năm 68. và 70. sẽ thấy sự khác biệt sâu xa này.
Gây niềm hào hứng phấn khởi nơi người trẻ với Chúa Kitô, với Giáo Hội, và với những gía trị khó hiểu, chỉ người có uy tín đức độ trổi vượt với Charisma (đặc sủng), mới có thể đạt làm được. Chỉ Đức cố Giáo Hòang Gioan Phaolô đệ nhị của chúng ta là người đã có thể hướng dẫn huy động giới trẻ thế giới hướng đến sự việc lãnh vực thuộc về Thiên Chúa.
Trong đời sống Giáo Hội, theo tôi, ngài đã xây dựng kiến tạo một nếp sống tình yêu mới hướng tới Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta đang trong năm Thánh Thể Thể như ngài với cả lòng yêu mến mong muốn như thế.
Ngài đã xây dựng kiến tạo một ý nghĩa mới về lòng rộng lớn của lòng thương xót Chúa.
Ngài đã sống chìm sâu trong tình yêu mến lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa. Và điều này hướng dẫn chúng ta đến chiều sâu nội tâm của đức tin cùng hiệu qủa to lớn.
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta phải nhắc nói đến tầm quan trọng to lớn công việc của ngài đã đóng góp cho việc thay đổi năm 1989 của thế giới, đó là sự tan hàng rã đám của xã hội chủ nghĩa.“
Theo Kath.net ngày 28.04.2011
Lm. Đaminh Nguyen ngoc Long
Giáo Hội Hàn Quốc phản đối thử nghiệm tế bào gốc
Lã Thụ Nhân
08:10 28/04/2011
Giáo Hội Hàn Quốc phản đối thử nghiệm tế bào gốc
Seoul (UCAN) - Ủy ban Giám Mục về Đạo đức Sinh học Hàn Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định phê chuẩn việc thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc phôi thai.
Hôm 27/04, Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc gia cho hay đã chấp thuận yêu cầu của CHA Bio & Diostech để tiến hành thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc phôi thai nhằm điều trị thoái hóa điểm vàng có thể dẫn đến mất thị lực.
Thử nghiệm sẽ được tiến hành để chứng minh hiệu quả của tế bào gốc trên ba bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng (Stargardt Macular Dystrophy - SMD). Một số bác sĩ lo lắng về khả năng các tế bào gốc gây ra tác dụng phụ như các khối u. Tuy nhiên, ủy ban đạo đức sinh học quyết định rằng nó không vi phạm luật đạo đức sinh học trong đó cấm sử dụng tế bào gốc phôi thai để thử nghiệm trong cơ thể người.
Trong khi đó, Cha Paul Lee Chang-young, Thư ký Ủy ban Giám Mục Hàn Quốc về Đạo đức Sinh học lên án động thái này: "Đó là một quyết định chống lại nhân loại. Luật bảo vệ quyền sống của phôi thai đang vi phạm phẩm giá và giá trị con người".
Ủy ban Giám Mục đã tiến hành một chiến dịch phản đối sử dụng tế bào gốc phôi thai cho việc điều trị vì nó làm giảm giá trị con người.
Phê chuẩn kiểu này là lần thứ hai trên thế giới sau quyết định của Hoa Kỳ cho phép thử nghiệm để điều trị tổn thương tủy sống vào năm 2009.
Lã Thụ Nhân
Seoul (UCAN) - Ủy ban Giám Mục về Đạo đức Sinh học Hàn Quốc đã phản đối mạnh mẽ quyết định phê chuẩn việc thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc phôi thai.
Hôm 27/04, Ủy ban Đạo đức Sinh học Quốc gia cho hay đã chấp thuận yêu cầu của CHA Bio & Diostech để tiến hành thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc phôi thai nhằm điều trị thoái hóa điểm vàng có thể dẫn đến mất thị lực.
Thử nghiệm sẽ được tiến hành để chứng minh hiệu quả của tế bào gốc trên ba bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng (Stargardt Macular Dystrophy - SMD). Một số bác sĩ lo lắng về khả năng các tế bào gốc gây ra tác dụng phụ như các khối u. Tuy nhiên, ủy ban đạo đức sinh học quyết định rằng nó không vi phạm luật đạo đức sinh học trong đó cấm sử dụng tế bào gốc phôi thai để thử nghiệm trong cơ thể người.
Trong khi đó, Cha Paul Lee Chang-young, Thư ký Ủy ban Giám Mục Hàn Quốc về Đạo đức Sinh học lên án động thái này: "Đó là một quyết định chống lại nhân loại. Luật bảo vệ quyền sống của phôi thai đang vi phạm phẩm giá và giá trị con người".
Ủy ban Giám Mục đã tiến hành một chiến dịch phản đối sử dụng tế bào gốc phôi thai cho việc điều trị vì nó làm giảm giá trị con người.
Phê chuẩn kiểu này là lần thứ hai trên thế giới sau quyết định của Hoa Kỳ cho phép thử nghiệm để điều trị tổn thương tủy sống vào năm 2009.
Lã Thụ Nhân
Top Stories
Catholic priests to run for Vietnam’s Parliament
Kelly-Ann Nguyen
00:48 28/04/2011
Three Catholic priests are candidates for election to the Vietnamese national assembly, the “highest organ of state power” under the nation’s constitution.
The candidacy of the three priests has prompted criticism among Vietnamese Catholics, in light of the transparent Church policy against political activity by priests, and in light of their public support for the Communist government. It has also been stirring up hot debates on the application of ecclesial disciplines in Vietnam.
Father Tran Manh Cuong and Father Le Ngoc Hoan, of the dioceses of Ban Me Thout and Bui Chu, respectively, are already members of the current 12th national assembly; they are running now for their membership renewal in the 13th assembly, which will be elected on May 22. A third priest, Father Phan Khac Tu of the Saigon archdiocese, is running for the first time, and his candidacy has drawn more public attention.
Father Tu is chief editor of Catholics and People, a magazine that was founded with government support in 1975 and became known for its frequent criticism of Pope John Paul II and the Vatican. His election campaign has highlighted Father Tu’s involvement in the Vietnam War, even claiming that he built a small secret factory to produce hand-held bombs that could be used against American soldiers. In an interview with Vietnam Net, a state-run media outlet, Father Tu voiced his pride in running such a factory inside a church in central Saigon as neither the South government nor the CIA could have suspected this.
Responding to the news, Fr. Joseph Nguyen in Hanoi told VietCatholic News: “‘Thy should not kill" is a Commandment of GOD. Turning God’s temple into a weapon factory is a grave blasphemy. It’s immoral and unspeakable.”
However, when it comes to disciplinary actions against Fr. Tu that many have suggested, he was afraid that not much the Catholic ordinaries could do. “Discipline him? That’s right. But, be realistic: How and who dares to do so against such a man of super power?” he asked.
Father Tu, a member of the Communist Party, has long been the pastor of the Vietnamese Martyrs Church of Vuon Xoai, one of the largest in Ho Chi Minh City. He is alleged to be fathering two children with a female companion who has publicly confirmed their relationship as man and wife by Vietnamese culture.
The Code of Canon Law (285-3) forbids clerics from holding political office “if it means sharing in the exercise of civil power.” In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argue that membership in the national assembly falls into that proscribed category, since the National Assembly exists only to legitimize decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the priests add. They ask the Vietnamese bishops to take disciplinary action against the priests who are candidates for election.
Fr. Chan Tin, a Redemptorists in Saigon, demands an immediate withdrawal from the election of the three priests to “save the face of the Church”. “Does the Church in Vietnam have its own Canon Law or special exemptions?” he asks. “If not, then no priests can participate in such an organ of power.”
There has been a common belief among Catholics that Vietnam is copying China’s religious policies. Fr. Tu is believed to hold a very high ranking position in the National People's Congress like Bishop Michael Fu Tieshan of Beijing who had been vice-chairman of China's parliament until his death on April 20, 2007.
The candidacy of the three priests has prompted criticism among Vietnamese Catholics, in light of the transparent Church policy against political activity by priests, and in light of their public support for the Communist government. It has also been stirring up hot debates on the application of ecclesial disciplines in Vietnam.
Father Tran Manh Cuong and Father Le Ngoc Hoan, of the dioceses of Ban Me Thout and Bui Chu, respectively, are already members of the current 12th national assembly; they are running now for their membership renewal in the 13th assembly, which will be elected on May 22. A third priest, Father Phan Khac Tu of the Saigon archdiocese, is running for the first time, and his candidacy has drawn more public attention.
Fr. Phan Khac Tu |
Responding to the news, Fr. Joseph Nguyen in Hanoi told VietCatholic News: “‘Thy should not kill" is a Commandment of GOD. Turning God’s temple into a weapon factory is a grave blasphemy. It’s immoral and unspeakable.”
However, when it comes to disciplinary actions against Fr. Tu that many have suggested, he was afraid that not much the Catholic ordinaries could do. “Discipline him? That’s right. But, be realistic: How and who dares to do so against such a man of super power?” he asked.
Father Tu, a member of the Communist Party, has long been the pastor of the Vietnamese Martyrs Church of Vuon Xoai, one of the largest in Ho Chi Minh City. He is alleged to be fathering two children with a female companion who has publicly confirmed their relationship as man and wife by Vietnamese culture.
The Code of Canon Law (285-3) forbids clerics from holding political office “if it means sharing in the exercise of civil power.” In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argue that membership in the national assembly falls into that proscribed category, since the National Assembly exists only to legitimize decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the priests add. They ask the Vietnamese bishops to take disciplinary action against the priests who are candidates for election.
Fr. Chan Tin, a Redemptorists in Saigon, demands an immediate withdrawal from the election of the three priests to “save the face of the Church”. “Does the Church in Vietnam have its own Canon Law or special exemptions?” he asks. “If not, then no priests can participate in such an organ of power.”
There has been a common belief among Catholics that Vietnam is copying China’s religious policies. Fr. Tu is believed to hold a very high ranking position in the National People's Congress like Bishop Michael Fu Tieshan of Beijing who had been vice-chairman of China's parliament until his death on April 20, 2007.
State media said about Fr. Tu |
Source: http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Ky-2-Nhung-vi-linh-muc-cuu-van/20688592/96/ |
Si candidano al parlamento vietnamita tre sacerdoti “patriottici”
Asia-News
04:19 28/04/2011
Due di loro erano già membri del Congresso del popolo. A fare notizia è il terzo, Phan Khac Tu, responsabile di un giornale noto per le critiche a Giovanni Paolo II e al Vaticano, ritenuto padre di due figli e che si vanta di aver realizzato, durante la guerra, una fabbrica di bombe all’interno di una chiesa.
Hanoi (AsiaNews) – Saranno tre i sacerdoti che si candideranno alle elezioni per il Congresso del popolo, il parlamento vietnamita, in programma il 22 maggio. Anche se due di loro facevano già parte di tale assemblea, in teoria la massima espressione del potere popolare, la notizia dalla loro partecipazione al voto sta suscitando critiche tra i cattolici e sollevando la questione del rispetto delle disposizioni del Diritto canonico in Vietnam.
Padre Tran Manh Cuong e padre Le Ngoc Hoan, delle diocesi di Ban Me Thout e Bui Chu sono già membri del parlamento, mentre padre Phan Khac Tu (nella foto), dell’arcidiocesi di Saigon, partecipa per la prima volta alle elezioni. E’ la sua candidatura quella che ha sollevato maggiore attenzione nell’opinione pubblica.
Padre Tu, infatti, è il responsabile di “Cattolici e popolo”, rivista fondata nel 1975, al momento dell’unificazione del Paese, con il sostegno del governo e divenuto noto per le sue frequenti critiche contro Giovanni Paolo II e il Vaticano. La sua campagna elettorale ha evidenziato il suo coinvolgimento nella guerra, dal momento che egli sostiene di aver gestito durante il conflitto una piccola fabbrica di bombe a mano da usare contro i soldati americani. In un’intervita al governativo Vietnam Net, ha espresso il suo orgoglio per aver gestito la fabbrica all’interno di una chiesa di Saigon, senza suscitare i sospetti del governo, né della Cia.
“Non uccidere – è il commento di tale affermazioni fatto da un sacerdote di Hanoi, padre Joseph Nguyen - è un comandamento di Dio. E trasformare la casa di Dio in una fabbrica d’armi è immorale e blasfemo”.
Ma quanto a un’azione disciplinare contro padre Tu, invocata da più parti, “certo sarebbe giusto, ma siamo realistici, non sono molti i vescovi che potrebbero farlo: come e chi oserebbe farlo contro un uomo così potente?”.
Padre Tu, che è membro del Partito comunista, è stato a lungo il pastore della chiesa dei Martiri vietnamiti di Vuon Xoai, una delle più grandi di Ho Chi Minh City. E’ ritenuto essere il padre di due bambini avuti da una donna che ha pubblicamente confermato il suo rapporto con lui, come marito e moglie.
Alcuni sacerdoti - tra i quali padre Nguyen Van Ly, che ha trascorso almeno 15 anni in prigione er le sue idee - hanno scritto una lettera aperta ai vescovi vietnamiti chiedendo di prendere provvedimenti discilinari contro padre Tu. Essi citano la proibizione che il Diritto canonico fa al n. 285,3: “È fatto divieto ai chierici di assumere uffici pubblici, che comportano una partecipazione all'esercizio del potere civile”. Essi sostengono che il divieto riguarda anche il far parte dell’assemblea nazionale, che esiste solo per approvare le decisioni del Partito comunista ed “è chiaro che per l’insegnamento della Chiesa, un vero cattolico non può essere anche comunista”.
Da parte sua, il redentorista padre Chan Tin, da Ho Chi Minh City chiede ai tre sacerdoti di ritirare le loro candidature, “per salvare il prestigio della Chiesa”. “O - ha aggiunto - la Chiesa vietnamita ha un suo Codice di diritto canonico o ha una esenzione speciale o nessun sacerdote può essere membro di un organo del potere”.
In alcuni ambienti cattolici, infine, la questione rinforza la preoccupazione che il governo vietnamita stia cercando di copiare la politica religiosa cinese. Si ritiene infatti che padre Tu sia destinato a corire un ruolo di prestigio all’interno del Congresso del popolo, come lo ebbe il vescovo di Pechino Michael Fu Tieshan, che fu vicepresidente del parlamento fino alla sua morte, il 20 aprile del 2007.
Hanoi (AsiaNews) – Saranno tre i sacerdoti che si candideranno alle elezioni per il Congresso del popolo, il parlamento vietnamita, in programma il 22 maggio. Anche se due di loro facevano già parte di tale assemblea, in teoria la massima espressione del potere popolare, la notizia dalla loro partecipazione al voto sta suscitando critiche tra i cattolici e sollevando la questione del rispetto delle disposizioni del Diritto canonico in Vietnam.
Padre Phan Khac Tu |
Padre Tu, infatti, è il responsabile di “Cattolici e popolo”, rivista fondata nel 1975, al momento dell’unificazione del Paese, con il sostegno del governo e divenuto noto per le sue frequenti critiche contro Giovanni Paolo II e il Vaticano. La sua campagna elettorale ha evidenziato il suo coinvolgimento nella guerra, dal momento che egli sostiene di aver gestito durante il conflitto una piccola fabbrica di bombe a mano da usare contro i soldati americani. In un’intervita al governativo Vietnam Net, ha espresso il suo orgoglio per aver gestito la fabbrica all’interno di una chiesa di Saigon, senza suscitare i sospetti del governo, né della Cia.
“Non uccidere – è il commento di tale affermazioni fatto da un sacerdote di Hanoi, padre Joseph Nguyen - è un comandamento di Dio. E trasformare la casa di Dio in una fabbrica d’armi è immorale e blasfemo”.
Ma quanto a un’azione disciplinare contro padre Tu, invocata da più parti, “certo sarebbe giusto, ma siamo realistici, non sono molti i vescovi che potrebbero farlo: come e chi oserebbe farlo contro un uomo così potente?”.
Padre Tu, che è membro del Partito comunista, è stato a lungo il pastore della chiesa dei Martiri vietnamiti di Vuon Xoai, una delle più grandi di Ho Chi Minh City. E’ ritenuto essere il padre di due bambini avuti da una donna che ha pubblicamente confermato il suo rapporto con lui, come marito e moglie.
Alcuni sacerdoti - tra i quali padre Nguyen Van Ly, che ha trascorso almeno 15 anni in prigione er le sue idee - hanno scritto una lettera aperta ai vescovi vietnamiti chiedendo di prendere provvedimenti discilinari contro padre Tu. Essi citano la proibizione che il Diritto canonico fa al n. 285,3: “È fatto divieto ai chierici di assumere uffici pubblici, che comportano una partecipazione all'esercizio del potere civile”. Essi sostengono che il divieto riguarda anche il far parte dell’assemblea nazionale, che esiste solo per approvare le decisioni del Partito comunista ed “è chiaro che per l’insegnamento della Chiesa, un vero cattolico non può essere anche comunista”.
Da parte sua, il redentorista padre Chan Tin, da Ho Chi Minh City chiede ai tre sacerdoti di ritirare le loro candidature, “per salvare il prestigio della Chiesa”. “O - ha aggiunto - la Chiesa vietnamita ha un suo Codice di diritto canonico o ha una esenzione speciale o nessun sacerdote può essere membro di un organo del potere”.
In alcuni ambienti cattolici, infine, la questione rinforza la preoccupazione che il governo vietnamita stia cercando di copiare la politica religiosa cinese. Si ritiene infatti che padre Tu sia destinato a corire un ruolo di prestigio all’interno del Congresso del popolo, come lo ebbe il vescovo di Pechino Michael Fu Tieshan, che fu vicepresidente del parlamento fino alla sua morte, il 20 aprile del 2007.
Three Vietnamese ''patriotic'' priests candidates for parliament
Asia-News
07:02 28/04/2011
Two of them were already members of the People's Congress. To make the news is the third, Phan Khac Tu, head of a newspaper known for its criticism of John Paul II and the Vatican, considered the father of two children and who boasts of having set up a bomb factory during the war inside a church.
Hanoi (AsiaNews) - There will be three priests who stand in the elections for the People's Congress, the Vietnamese parliament, scheduled for May 22. Although two of them were already part of that assembly, in theory, the ultimate expression of people power, news of their participation in the vote is stirring criticism among the Catholics and raising the question of compliance with the provisions of Canon law in Vietnam.
Father Tran Manh Cuong and Father Le Ngoc Hoan, of the Diocese of Bui Chu and Ban Me Thout are already members of parliament, while Father Phan Khac Tu (pictured), from the archdiocese of Saigon, is participating for the first time in elections. His candidacy has provoked the most reaction in public opinion.
Father Tu is chief editor of Catholics and People, a magazine that was founded with government support in 1975 and became known for its frequent criticism of Pope John Paul II and the Vatican. His election campaign has highlighted Father Tu’s involvement in the Vietnam War, even claiming that he built a small secret factory to produce hand-held bombs that could be used against American soldiers. In an interview with Vietnam Net, a state-run media outlet, Father Tu voiced his pride in running such a factory inside a church in central Saigon as neither the South government nor the CIA could have suspected this.
Responding to the news, Fr. Joseph Nguyen in Hanoi told AsiaNews: “‘Thy should not kill" is a Commandment of God. Turning God’s temple into a weapon factory is a grave blasphemy. It’s immoral and unspeakable.”
However, when it comes to disciplinary actions against Fr. Tu that many have suggested; “discipline him? That’s right. But, be realistic: How and who dares to do so against such a powerful man?”.
Father Tu, a member of the Communist Party, has long been the pastor of the Vietnamese Martyrs Church of Vuon Xoai, one of the largest in Ho Chi Minh City. He is alleged to be the father of two children with a female companion who has publicly confirmed their relationship as man and wife.
In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argue that membership in the national assembly falls into that proscribed category, since the National Assembly exists only to legitimize decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the priests add.”.
Fr. Chan Tin, a Redemptorists in Saigon, demands the three priests immediately withdraw from the election to “save the face of the Church”. “Does the Church in Vietnam have its own Canon Law or special exemptions?” he asks. “If not, then no priests can participate in such an organ of power.”
There has been a common belief among Catholics that Vietnam is copying China’s religious policies. Fr. Tu is believed to hold a very high ranking position in the National People's Congress like Bishop Michael Fu Tieshan of Beijing who had been vice-chairman of China's parliament until his death on April 20, 2007.
Hanoi (AsiaNews) - There will be three priests who stand in the elections for the People's Congress, the Vietnamese parliament, scheduled for May 22. Although two of them were already part of that assembly, in theory, the ultimate expression of people power, news of their participation in the vote is stirring criticism among the Catholics and raising the question of compliance with the provisions of Canon law in Vietnam.
Fr. Phan Khac Tu |
Father Tu is chief editor of Catholics and People, a magazine that was founded with government support in 1975 and became known for its frequent criticism of Pope John Paul II and the Vatican. His election campaign has highlighted Father Tu’s involvement in the Vietnam War, even claiming that he built a small secret factory to produce hand-held bombs that could be used against American soldiers. In an interview with Vietnam Net, a state-run media outlet, Father Tu voiced his pride in running such a factory inside a church in central Saigon as neither the South government nor the CIA could have suspected this.
Responding to the news, Fr. Joseph Nguyen in Hanoi told AsiaNews: “‘Thy should not kill" is a Commandment of God. Turning God’s temple into a weapon factory is a grave blasphemy. It’s immoral and unspeakable.”
However, when it comes to disciplinary actions against Fr. Tu that many have suggested; “discipline him? That’s right. But, be realistic: How and who dares to do so against such a powerful man?”.
Father Tu, a member of the Communist Party, has long been the pastor of the Vietnamese Martyrs Church of Vuon Xoai, one of the largest in Ho Chi Minh City. He is alleged to be the father of two children with a female companion who has publicly confirmed their relationship as man and wife.
In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argue that membership in the national assembly falls into that proscribed category, since the National Assembly exists only to legitimize decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the priests add.”.
Fr. Chan Tin, a Redemptorists in Saigon, demands the three priests immediately withdraw from the election to “save the face of the Church”. “Does the Church in Vietnam have its own Canon Law or special exemptions?” he asks. “If not, then no priests can participate in such an organ of power.”
There has been a common belief among Catholics that Vietnam is copying China’s religious policies. Fr. Tu is believed to hold a very high ranking position in the National People's Congress like Bishop Michael Fu Tieshan of Beijing who had been vice-chairman of China's parliament until his death on April 20, 2007.
Vietnam: 49 des 55 paroissiens de Côn Dâu qui s’étaient enfuis en Thaïlande viennent d’obtenir leur statut de réfugié
Eglises d'Asie,
10:17 28/04/2011
Le 26 avril dernier, après presque un an, l’attente s’est achevée pour la plupart des catholiques de la paroisse de Côn Dâu (Da Nang) venus demander l’asile en Thaïlande après la répression exercée contre eux par la police locale. Sur les 55 habitants de Côn Dâu parvenus en Thailande, 49 (1) ont obtenu du Haut Commissariat des Nations Unies pour les réfugiés le statut officiel de réfugiés. Les six demandeurs d’asile n’ayant pas encore reçu cette attestation du Haut Commissariat ...
... sont, semble-t-il, arrivés plus tard que les autres et les interviews et les enquêtes les concernant ne sont pas encore achevées. Cette heureuse nouvelle a été annoncée en même temps par un certain nombre d’organes d’information, le 26 avril 2011, en particulier par l’association Boat-people SOS, qui, depuis la fin des années 1970, participe à l’assistance des réfugiés vietnamiens et contribue à leur installation dans un pays tiers.
L’association, aidée par plusieurs groupes humanitaires ainsi que par un certain nombre de personnalités dont un ancien ambassadeur des Etats-Unis au Vietnam et plusieurs membres du Congrès, ont beaucoup aidé le petit groupe de réfugiés en assurant leur subsistance durant leur séjour en Thaïlande et en les orientant dans leurs démarches administratives.
Un projet de création de zone urbaine par la municipalité de Da Nang est à l’origine du départ de ce groupe de paroissiens en Thaïlande. Ce projet impliquait que la population de la paroisse abandonne ses maisons, ses rizières et surtout son église pour aller refaire sa vie ailleurs. Devant le refus de l’ensemble des paroissiens de se soumettre à ce projet, les violences de la police locale se sont multipliées à leur encontre. Le 4 mai 2010, une violente confrontation a opposé une partie de la population aux forces de la Sécurité publique. Ce jour-là, malgré un tout récent décret municipal interdisant d’ensevelir les morts dans le cimetière, un important cortège funéraire avait accompagné les restes de Mme Maria Dang Thi Tan vers le cimetière où reposait déjà la dépouille de son mari. Les forces de sécurité avaient repoussé le cortège avec une particulière brutalité et s’étaient emparé du cercueil. Un grand nombre de participants, environ 72, avait été arrêté. Six d’entre eux avaient été retenus. Les convocations, les interrogatoires se multiplièrent. De nombreux incidents ont éclaté, dont le plus grave fut la mort d’un homme d’âge mûr à la suite de violence policière. C’est ce climat de terreur qu’avaient fui les catholiques qui se sont réfugiés en Thaïlande et qui reçoivent aujourd’hui la protection officielle des Nations Unies.
Le 27 octobre 2010, le Tribunal populaire de Cam Lê (arrondissement de la ville de Da Nang) condamnait deux paroissiens de Côn Dâu à douze et neuf mois de prison ferme. Quatre autres avaient écopé de diverses peines de prison avec sursis. Le procès en appel qui avait eu lieu en janvier dernier au Tribunal populaire de Da Nang avait confirmé les condamnations déjà prononcées. Cependant, à l’issue du procès, les six inculpés avaient regagné leur domicile.
(1) Certaines sources font état par de 39 détenteurs de statut de réfugié.
(Source: Eglises d'Asie, 28 avril 2011)
... sont, semble-t-il, arrivés plus tard que les autres et les interviews et les enquêtes les concernant ne sont pas encore achevées. Cette heureuse nouvelle a été annoncée en même temps par un certain nombre d’organes d’information, le 26 avril 2011, en particulier par l’association Boat-people SOS, qui, depuis la fin des années 1970, participe à l’assistance des réfugiés vietnamiens et contribue à leur installation dans un pays tiers.
L’association, aidée par plusieurs groupes humanitaires ainsi que par un certain nombre de personnalités dont un ancien ambassadeur des Etats-Unis au Vietnam et plusieurs membres du Congrès, ont beaucoup aidé le petit groupe de réfugiés en assurant leur subsistance durant leur séjour en Thaïlande et en les orientant dans leurs démarches administratives.
Un projet de création de zone urbaine par la municipalité de Da Nang est à l’origine du départ de ce groupe de paroissiens en Thaïlande. Ce projet impliquait que la population de la paroisse abandonne ses maisons, ses rizières et surtout son église pour aller refaire sa vie ailleurs. Devant le refus de l’ensemble des paroissiens de se soumettre à ce projet, les violences de la police locale se sont multipliées à leur encontre. Le 4 mai 2010, une violente confrontation a opposé une partie de la population aux forces de la Sécurité publique. Ce jour-là, malgré un tout récent décret municipal interdisant d’ensevelir les morts dans le cimetière, un important cortège funéraire avait accompagné les restes de Mme Maria Dang Thi Tan vers le cimetière où reposait déjà la dépouille de son mari. Les forces de sécurité avaient repoussé le cortège avec une particulière brutalité et s’étaient emparé du cercueil. Un grand nombre de participants, environ 72, avait été arrêté. Six d’entre eux avaient été retenus. Les convocations, les interrogatoires se multiplièrent. De nombreux incidents ont éclaté, dont le plus grave fut la mort d’un homme d’âge mûr à la suite de violence policière. C’est ce climat de terreur qu’avaient fui les catholiques qui se sont réfugiés en Thaïlande et qui reçoivent aujourd’hui la protection officielle des Nations Unies.
Le 27 octobre 2010, le Tribunal populaire de Cam Lê (arrondissement de la ville de Da Nang) condamnait deux paroissiens de Côn Dâu à douze et neuf mois de prison ferme. Quatre autres avaient écopé de diverses peines de prison avec sursis. Le procès en appel qui avait eu lieu en janvier dernier au Tribunal populaire de Da Nang avait confirmé les condamnations déjà prononcées. Cependant, à l’issue du procès, les six inculpés avaient regagné leur domicile.
(1) Certaines sources font état par de 39 détenteurs de statut de réfugié.
(Source: Eglises d'Asie, 28 avril 2011)
Bishops lament on Church life’s hardships in remote areas
Kelly-Ann Nguyen
23:24 28/04/2011
During their annual meeting, bishops in Vietnam have expressed their concerns that the legal status of the Church is not recognized and respected, especially in remote areas.
Bishops in Vietnam have just concluded their annual meeting today Friday April 29 with the Bishop Ordination ceremony to welcome new Bishop Joseph Nguyen Tan Tuoc who was elected to Coadjutor Bishop of Phu Cuong diocese on March 14.
In the opening prayer session on Monday Evening April 25 in the archdiocese of Saigon, bishops from 26 dioceses joyfully greeted Archbishop Leopoldo Girelli - the non-resident pontifical representative to Vietnam. The Papal representative explained to bishops on the next day of their meeting that he was "not a diplomatic representative of the Holy See to Vietnam as the country has not diplomatic relation to the Holy See yet” heeds the minutes of the conference.
He is said to serve as the liaison between the Holy See and the Roman Catholic diocesan episcopate in the nation, more like a “non-resident Apostolic Delegation", adds the report.
Among other things, Vietnamese bishops spent a great deal of time in their annual conference to listen to reports of dioceses.
The Bishops concluded that while more people are converting to the Catholic faith, Church life in remote areas is still facing so many challenges. In large areas of the Central Highlands and Northern provinces near the borders with China and Laos, faithful are still not allowed to gather for worshipping, while priests are still banned from celebrating Eucharist and carrying out their pastoral duties, even bishops are not exceptions.
This can be illustrated by experiences shared by Bishop Michael Hoang Duc Oanh who was banned from celebrating Christ Mass for his flock at Son Lang, in the province of Gia Lai. A few days ago, he was allowed to celebrate Easter Mass at the village among burst of laughter and mockeries from a rowdy crowd of plainclothes police who mingled with faithful as their job was to cause more disturbance and anxiety among the congregation than to observe the solemn mass.
In some other areas, where priests and faithful have to petition for having Eucharist celebrations, their religious freedom is subjected to the irrational "mood swings" of local authorities.
These prove that “the legal status of the Church is still not recognized,” the minutes of the conference stated. The bishops particularly complained about the hostility of local authorities against Catholics which from time to time leads to outright persecutions of the faithful and clerics who are carrying out their pastoral duties in rural areas.
In a report released on March 31, Human Rights Watch said more than 350 hill tribal members, known collectively as the Montagnards, have been sentenced to long jail terms since 2001 after being accused of violating vague national security laws for protesting or worshipping in unauthorized churches.
The 46-page report, based on Vietnamese media reports and interviews with Montagnards who have fled the country’s Central Highlands, said at least 250 Montagnards remain in prison or are awaiting trial.
“By making peaceful dissent and unsanctioned religious activities criminal acts, the Vietnamese government disregards fundamental rights and Vietnam’s own commitments under international human rights treaties it has signed,” the report said.
The group also accused the government of conducting police sweeps to locate Montagnards who are hiding, breaking up religious gatherings, and forcing followers to publicly renounce their religion. It said both Catholics and Protestants have been persecuted.
“Officials have employed coercion to pressure Montagnards to renounce their religion and pledge their loyalty to the government and the Communist Party of Vietnam,” it said.
The hostility against religions can be seen in education with textbooks promoting Kart Marx's comment “religion is the opiate of the Masses”. This remains the main theme that students at all levels are educated about religions. That can help to explain the hostility of local authorities.
Ever since the news on the fiery Jasmine revolution taking off and quickly spread to Vietnam, the rate of harassments and arrests of dissidents and religious leaders have intensified as if they are the real threats to the regime.
Recent moves by the authorities suggest that they seem to be firmly hold on to their strategy of “eradicating all impact of religions” by hindering the growth of Catholic population and forbidding the Church to participate in many aspects of the social life.
In the opening prayer session on Monday Evening April 25 in the archdiocese of Saigon, bishops from 26 dioceses joyfully greeted Archbishop Leopoldo Girelli - the non-resident pontifical representative to Vietnam. The Papal representative explained to bishops on the next day of their meeting that he was "not a diplomatic representative of the Holy See to Vietnam as the country has not diplomatic relation to the Holy See yet” heeds the minutes of the conference.
He is said to serve as the liaison between the Holy See and the Roman Catholic diocesan episcopate in the nation, more like a “non-resident Apostolic Delegation", adds the report.
Among other things, Vietnamese bishops spent a great deal of time in their annual conference to listen to reports of dioceses.
The Bishops concluded that while more people are converting to the Catholic faith, Church life in remote areas is still facing so many challenges. In large areas of the Central Highlands and Northern provinces near the borders with China and Laos, faithful are still not allowed to gather for worshipping, while priests are still banned from celebrating Eucharist and carrying out their pastoral duties, even bishops are not exceptions.
This can be illustrated by experiences shared by Bishop Michael Hoang Duc Oanh who was banned from celebrating Christ Mass for his flock at Son Lang, in the province of Gia Lai. A few days ago, he was allowed to celebrate Easter Mass at the village among burst of laughter and mockeries from a rowdy crowd of plainclothes police who mingled with faithful as their job was to cause more disturbance and anxiety among the congregation than to observe the solemn mass.
In some other areas, where priests and faithful have to petition for having Eucharist celebrations, their religious freedom is subjected to the irrational "mood swings" of local authorities.
These prove that “the legal status of the Church is still not recognized,” the minutes of the conference stated. The bishops particularly complained about the hostility of local authorities against Catholics which from time to time leads to outright persecutions of the faithful and clerics who are carrying out their pastoral duties in rural areas.
In a report released on March 31, Human Rights Watch said more than 350 hill tribal members, known collectively as the Montagnards, have been sentenced to long jail terms since 2001 after being accused of violating vague national security laws for protesting or worshipping in unauthorized churches.
The 46-page report, based on Vietnamese media reports and interviews with Montagnards who have fled the country’s Central Highlands, said at least 250 Montagnards remain in prison or are awaiting trial.
“By making peaceful dissent and unsanctioned religious activities criminal acts, the Vietnamese government disregards fundamental rights and Vietnam’s own commitments under international human rights treaties it has signed,” the report said.
The group also accused the government of conducting police sweeps to locate Montagnards who are hiding, breaking up religious gatherings, and forcing followers to publicly renounce their religion. It said both Catholics and Protestants have been persecuted.
“Officials have employed coercion to pressure Montagnards to renounce their religion and pledge their loyalty to the government and the Communist Party of Vietnam,” it said.
The hostility against religions can be seen in education with textbooks promoting Kart Marx's comment “religion is the opiate of the Masses”. This remains the main theme that students at all levels are educated about religions. That can help to explain the hostility of local authorities.
Ever since the news on the fiery Jasmine revolution taking off and quickly spread to Vietnam, the rate of harassments and arrests of dissidents and religious leaders have intensified as if they are the real threats to the regime.
Recent moves by the authorities suggest that they seem to be firmly hold on to their strategy of “eradicating all impact of religions” by hindering the growth of Catholic population and forbidding the Church to participate in many aspects of the social life.
For John Paul II's photographer, beatification confirms what he knew all along: He's a saint
Nicole Winfield /AP
08:25 28/04/2011
VATICAN CITY (AP) — It was May 4, 1984 and Pope John Paul II was visiting Sorok Island off South Korea, a one-time leper colony where several hundred people with the disfiguring disease were receiving care.
Arturo Mari was there, as he was on all the pontiff's trips, a silent witness to almost every papal audience, Mass, vacation and dinner party, public or private.
As the pope's personal photographer, Mari had nearly unrestricted access to John Paul's 27-year papacy, and his verdict as the pontiff's beatification approaches is unwavering: He was a living saint.
Video: Storms, tornadoes rip across the South, killing at least 185
The protocol that day in 1984 called for John Paul to enter the Sarok pavilion where the patients were gathered, give a brief speech on the meaning of suffering, then leave. But after surveying the scene, John Paul brushed aside a cardinal who tried to speed him along, and set to work.
"He touched them with his hands, caressed them, kissed each one," Mari said. "Eight hundred lepers, one by one. One by one!"
"For me he was a man of God," the 71-year-old Mari said in an interview this week inside his apartment just steps from the Vatican.
"I can guarantee you he was a living saint, because everything I could see with my eyes, hear with my ears, you cannot believe that this man could do so much."
On Sunday, Pope Benedict XVI will beatify John Paul in St. Peter's Square, bestowing the Catholic Church's confirmation on what Mari and millions of the faithful believed long ago: that Karol Wojtyla lived a saintly life and deserves one of the church's greatest honors.
Beatification is the last major hurdle before being declared a saint, and John Paul is reaching the milestone in record time, a little over six years after his April 2, 2005 death. Benedict put him on the fast track for possible sainthood by waiving the typical five-year waiting period before beatification causes can begin.
The speed with which he is being beatified has drawn criticism that the Vatican is rushing to judgment, given that the clerical abuse scandal occurred on his watch and that history has yet to render its final verdict on the Polish-born pope.
John Paul's defenders say that with Sunday's ceremony, the church hierarchy is merely catching up to what the faithful demanded at his funeral six years ago, when chants of "Santo Subito!" or "Sainthood Immediately" erupted in St. Peter's Square.
Cardinal Angelo Amato, prefect of the Vatican's saint-making office, has said no shortcuts were taken in John Paul's case, although he has acknowledged that in addition to the initial waiver granted by Benedict, John Paul's paperwork skipped ahead of the dozens of causes that typically await review.
In the run-up to the beatification, John Paul nostalgia has been running high in Rome— particularly among those who worked with him. His cardinals have been highlighting his encyclicals, decrees and documents which helped shape Catholic teaching on everything from human rights to relations with other Christians and the sanctity of life.
His biographers and spokesmen have been touting his role in bringing down communism, forging unprecedented relations with Jews and turning the papacy into a modern media sensation.
Many point to the 129 countries he visited that made him the most-traveled pope ever, clocking 1.16 million kilometers, or 29 times around the globe.
Mari was there with him through it all, a stocky, broad-shouldered Roman in a dark suit and crisp white shirt, often the only layman in a sea of clergy. He would discreetly snap the pictures that were then handed out as Vatican pool photos to the world's media from his privileged vantage point next to the pope.
He started photographing popes when he was 16 and Pope Pius XII reigned. He was brought into that work in 1956 by his father, who worked in administration at St. Peter's Basilica. He covered each of the five papacies that followed until his retirement in 2008, ending his career with John Paul's successor Benedict.
Many of Mari's best-known images were taken while John Paul was on vacation: a pope sunning himself in the mountains of Val D'Aosta or sitting in the gardens at the summer retreat in Castel Gandolfo. But there were also those that evoke darker days: a picture of the pope lying in a hospital bed after a 1981 assassination attempt; another showing him meeting and forgiving the Turkish man who shot him.
Mari noted one memorable trip to Sudan in 1993, when John Paul publicly rebuked President Omar Hassan el-Bashir for failing to protect minority Christians. During their private audience, Mari recalled, a visibly angered John Paul made it personal: He raised his hand to el-Bashir and called him a "criminal" who would ultimately be judged by God.
"You translate what I say literally!" John Paul instructed the translator in the room, Mari said.
For Mari, the papacy revolved around these captured moments in history. But he has his own personal recollections too: chatting over a cigarette with then-Monsignor Wojtyla during the Second Vatican Council about what it was like to be a priest behind the Iron Curtain, consulting John Paul during his 4 p.m. strolls in the Castel Gandolfo gardens about what Mari should do as the father of a priest (his only son was ordained in 2007).
For all the trips and audiences with heads of state, celebrities and religious leaders, Mari's favorite photos — the ones he has framed atop the bookshelf in his sitting room — are from personal moments like these. There's one of Mari and the pope on the occasion of the photographer's 100th foreign trip; another of Mari, the pope and other Vatican aides in short sleeves at the papal summer villa in Val D'Aosta.
Alongside them is Mari's most iconic photograph of John Paul just days before he died. It shows John Paul sitting in his private chapel, holding a crucifix as he watched the Good Friday procession on television, too sick to participate himself in the re-enactment of Christ's death that takes place every year at Rome's Colosseum.
The image is heartbreaking, a pope clutching a crucifix on Good Friday as he himself nears death, resting the cross against his brow in prayer.
"Look at his hands, the strength of his hands, how he grips the cross!" Mari marveled as he studied the photograph. "Look, they're red! He's working really hard. You can see his great suffering, it's like all his life was on that cross."
It was an intensely private moment, and Mari said there were many like that over the 27 years, times when he thought he really had no business being present when a man so dedicated to prayer was speaking to God.
"There were moments when I truly thought as a photographer, as a friend: this man, let's leave him in peace, leave this saint in peace," he said.
The last such moment, he said, was on April 2, 2005. Mari said he visited John Paul in his apartment eight hours before he died, summoned by the pope's longtime secretary to say goodbye. The pope, he said, was lying on his left side on his bed, an oxygen mask resting on the pillow.
"He turned and gave me a smile, and his eyes were enormous. Beautiful! It had been years since I'd seen them like that. He turned, I fell to my knees because the moment, it was stronger than me. He took my hand, he caressed my hand. After a bit he said 'Arturo, grazie, grazie' and turned away."
(Source: http://www.sun-sentinel.com/news/nationworld/sns-ap-eu-vatican-popes-photographer,0,1288230.story?track=rss)
As the pope's personal photographer, Mari had nearly unrestricted access to John Paul's 27-year papacy, and his verdict as the pontiff's beatification approaches is unwavering: He was a living saint.
Video: Storms, tornadoes rip across the South, killing at least 185
The protocol that day in 1984 called for John Paul to enter the Sarok pavilion where the patients were gathered, give a brief speech on the meaning of suffering, then leave. But after surveying the scene, John Paul brushed aside a cardinal who tried to speed him along, and set to work.
"He touched them with his hands, caressed them, kissed each one," Mari said. "Eight hundred lepers, one by one. One by one!"
"For me he was a man of God," the 71-year-old Mari said in an interview this week inside his apartment just steps from the Vatican.
"I can guarantee you he was a living saint, because everything I could see with my eyes, hear with my ears, you cannot believe that this man could do so much."
On Sunday, Pope Benedict XVI will beatify John Paul in St. Peter's Square, bestowing the Catholic Church's confirmation on what Mari and millions of the faithful believed long ago: that Karol Wojtyla lived a saintly life and deserves one of the church's greatest honors.
Beatification is the last major hurdle before being declared a saint, and John Paul is reaching the milestone in record time, a little over six years after his April 2, 2005 death. Benedict put him on the fast track for possible sainthood by waiving the typical five-year waiting period before beatification causes can begin.
The speed with which he is being beatified has drawn criticism that the Vatican is rushing to judgment, given that the clerical abuse scandal occurred on his watch and that history has yet to render its final verdict on the Polish-born pope.
John Paul's defenders say that with Sunday's ceremony, the church hierarchy is merely catching up to what the faithful demanded at his funeral six years ago, when chants of "Santo Subito!" or "Sainthood Immediately" erupted in St. Peter's Square.
Cardinal Angelo Amato, prefect of the Vatican's saint-making office, has said no shortcuts were taken in John Paul's case, although he has acknowledged that in addition to the initial waiver granted by Benedict, John Paul's paperwork skipped ahead of the dozens of causes that typically await review.
In the run-up to the beatification, John Paul nostalgia has been running high in Rome— particularly among those who worked with him. His cardinals have been highlighting his encyclicals, decrees and documents which helped shape Catholic teaching on everything from human rights to relations with other Christians and the sanctity of life.
His biographers and spokesmen have been touting his role in bringing down communism, forging unprecedented relations with Jews and turning the papacy into a modern media sensation.
Many point to the 129 countries he visited that made him the most-traveled pope ever, clocking 1.16 million kilometers, or 29 times around the globe.
Mari was there with him through it all, a stocky, broad-shouldered Roman in a dark suit and crisp white shirt, often the only layman in a sea of clergy. He would discreetly snap the pictures that were then handed out as Vatican pool photos to the world's media from his privileged vantage point next to the pope.
He started photographing popes when he was 16 and Pope Pius XII reigned. He was brought into that work in 1956 by his father, who worked in administration at St. Peter's Basilica. He covered each of the five papacies that followed until his retirement in 2008, ending his career with John Paul's successor Benedict.
Many of Mari's best-known images were taken while John Paul was on vacation: a pope sunning himself in the mountains of Val D'Aosta or sitting in the gardens at the summer retreat in Castel Gandolfo. But there were also those that evoke darker days: a picture of the pope lying in a hospital bed after a 1981 assassination attempt; another showing him meeting and forgiving the Turkish man who shot him.
Mari noted one memorable trip to Sudan in 1993, when John Paul publicly rebuked President Omar Hassan el-Bashir for failing to protect minority Christians. During their private audience, Mari recalled, a visibly angered John Paul made it personal: He raised his hand to el-Bashir and called him a "criminal" who would ultimately be judged by God.
"You translate what I say literally!" John Paul instructed the translator in the room, Mari said.
For Mari, the papacy revolved around these captured moments in history. But he has his own personal recollections too: chatting over a cigarette with then-Monsignor Wojtyla during the Second Vatican Council about what it was like to be a priest behind the Iron Curtain, consulting John Paul during his 4 p.m. strolls in the Castel Gandolfo gardens about what Mari should do as the father of a priest (his only son was ordained in 2007).
For all the trips and audiences with heads of state, celebrities and religious leaders, Mari's favorite photos — the ones he has framed atop the bookshelf in his sitting room — are from personal moments like these. There's one of Mari and the pope on the occasion of the photographer's 100th foreign trip; another of Mari, the pope and other Vatican aides in short sleeves at the papal summer villa in Val D'Aosta.
Alongside them is Mari's most iconic photograph of John Paul just days before he died. It shows John Paul sitting in his private chapel, holding a crucifix as he watched the Good Friday procession on television, too sick to participate himself in the re-enactment of Christ's death that takes place every year at Rome's Colosseum.
The image is heartbreaking, a pope clutching a crucifix on Good Friday as he himself nears death, resting the cross against his brow in prayer.
"Look at his hands, the strength of his hands, how he grips the cross!" Mari marveled as he studied the photograph. "Look, they're red! He's working really hard. You can see his great suffering, it's like all his life was on that cross."
It was an intensely private moment, and Mari said there were many like that over the 27 years, times when he thought he really had no business being present when a man so dedicated to prayer was speaking to God.
"There were moments when I truly thought as a photographer, as a friend: this man, let's leave him in peace, leave this saint in peace," he said.
The last such moment, he said, was on April 2, 2005. Mari said he visited John Paul in his apartment eight hours before he died, summoned by the pope's longtime secretary to say goodbye. The pope, he said, was lying on his left side on his bed, an oxygen mask resting on the pillow.
"He turned and gave me a smile, and his eyes were enormous. Beautiful! It had been years since I'd seen them like that. He turned, I fell to my knees because the moment, it was stronger than me. He took my hand, he caressed my hand. After a bit he said 'Arturo, grazie, grazie' and turned away."
(Source: http://www.sun-sentinel.com/news/nationworld/sns-ap-eu-vatican-popes-photographer,0,1288230.story?track=rss)
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐHY Nguyễn Văn Thuận và Đức Gioan Phaolô II
LM Trần Đức Anh OP ghi lại
08:54 28/04/2011
VATICAN - Trong số các chứng từ về Đức Gioan Phaolô 2 được nhắc đến trong dịp lễ phong chân phước cho Người sắp đến gần, đặc biệt có tấm gương của Đức Cố Giáo Hoàng về đời sống cầu nguyện.
Cả ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi còn sinh thời, đã hơn một lần nhắc lại tấm gương này.
Thực vậy, trong bài chia sẻ ngày 30-1-2002 với các LM tu sĩ nam nữ Việt Nam từ nhiều nơi về tham dự tuần tu đức do Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tổ chức tại Trung Tâm Quốc tế linh hoạt truyền giáo (Ciam) ở Roma, ngài kể lại:
“ĐTC là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết. Một ngày ngài vào nhà nguyện cầu nguyện 7 lần và nhất là cầu nguyện ban đêm. Ở Roma có ĐHY Deskur người Ba Lan, cùng lớp với ĐTC, bị bại bán thân, đi đâu thì phải có người đẩy xe lăn đi. Một hôm ĐHY Deskur mời tôi đến dùng bữa trưa. Ăn xong, ĐHY nói với tôi:
“Mời cha vào xem cái nhà nguyện của tôi.”
Tôi vào coi cái nhà nguyện, vừa cũ và xấu, nhỏ bé. Xem xong, tôi bước ra, ĐHY hỏi: “Có thấy gì không?”, tôi đáp: “Con thấy cũng được!”.
ĐHY Deskur bảo tôi: “Vào xem lại đi!”. Tôi vào lại nhà nguyện rồi ra. ĐHY lại hỏi: “Có thấy gì đặc biệt không?”, tôi không để ý nên không thấy có gì đặc biệt.
Bấy giờ ĐHY Deskur mới nói: “Cha thấy không, cả nhà này nền bằng đá hết, chỉ có nhà nguyện của tôi lát sàn bằng gỗ”.
Tôi hỏi vì sao vậy, ĐHY đáp: “Vì ĐGH là bạn của tôi. Nên hồi còn làm LM, GM, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi. Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở nhà nguyện. Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền nhà nguyện bằng gỗ cho ngài!”.
ĐHY Thuận nhận xét: ĐGH cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ.. Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm”.
ĐHY Phanxicô Xavie Thuận kể thêm:
“Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999. ĐTC tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ châu” (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26-1-1999, ĐTC có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động. Gặp xong, khi về nhà, ĐTC nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh:
- “Mệt quá hè! thôi đi ngủ”!
Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe ĐTC nói “thôi đi ngủ!” tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người rồi.. Tôi thì sợ không biết ĐTC có thức dậy nổi không, nhưng Ngài lại dặn dò tôi:
- “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào nhà nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”
Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: “Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa! Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng ĐTC, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi:
- “Anh có thấy ĐTC chưa?
- Dạ có
- Anh thấy lúc nào?
- Thưa con thấy ĐGH lúc 12 giờ đêm..
Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp:
- Vậy ngài đi đâu?
- Thưa đi nhà thờ?
Tôi kinh ngạc hỏi lại:
- Ngài đi nhà thờ lúc 12 giờ đêm?!
- Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm
- Vậy ngài có về phòng không?
- Dạ không! Ngài có dặn con rằng “Sáng mai, nếu Đức sứ Thần Tòa Thánh đến tìm tôi, thì nói ngài vô nhà thờ, cha đợi ngài đồng tế!
Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với tôi (ĐHY Thuận): “Mình mệt như vậy, mà ĐGH thì thức cả đêm! Lại vào nhà thờ ở với Chúa cả đêm.”
Và ĐHY Thuận kết luận: “Đối với ĐTC, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường. Anh chị em có gặp Đức Ông Trần Ngọc Thụ, hỏi ngài thì biết. ĐTC thường vào nhà nguyện của ngài như thế nào”!
Cả ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi còn sinh thời, đã hơn một lần nhắc lại tấm gương này.
Thực vậy, trong bài chia sẻ ngày 30-1-2002 với các LM tu sĩ nam nữ Việt Nam từ nhiều nơi về tham dự tuần tu đức do Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo tổ chức tại Trung Tâm Quốc tế linh hoạt truyền giáo (Ciam) ở Roma, ngài kể lại:
“ĐTC là một người cầu nguyện, cầu nguyện không ngừng và tha thiết. Một ngày ngài vào nhà nguyện cầu nguyện 7 lần và nhất là cầu nguyện ban đêm. Ở Roma có ĐHY Deskur người Ba Lan, cùng lớp với ĐTC, bị bại bán thân, đi đâu thì phải có người đẩy xe lăn đi. Một hôm ĐHY Deskur mời tôi đến dùng bữa trưa. Ăn xong, ĐHY nói với tôi:
“Mời cha vào xem cái nhà nguyện của tôi.”
Tôi vào coi cái nhà nguyện, vừa cũ và xấu, nhỏ bé. Xem xong, tôi bước ra, ĐHY hỏi: “Có thấy gì không?”, tôi đáp: “Con thấy cũng được!”.
ĐHY Deskur bảo tôi: “Vào xem lại đi!”. Tôi vào lại nhà nguyện rồi ra. ĐHY lại hỏi: “Có thấy gì đặc biệt không?”, tôi không để ý nên không thấy có gì đặc biệt.
Bấy giờ ĐHY Deskur mới nói: “Cha thấy không, cả nhà này nền bằng đá hết, chỉ có nhà nguyện của tôi lát sàn bằng gỗ”.
Tôi hỏi vì sao vậy, ĐHY đáp: “Vì ĐGH là bạn của tôi. Nên hồi còn làm LM, GM, rồi Hồng Y, mỗi khi đến Roma thì ngài đến trọ ở nhà tôi. Nhưng có nhiều lần tôi gặp ngài ban đêm và thấy ngài cứ nằm sấp, hai tay giang ra như hình Thánh Giá như vậy, nằm trên sàn đá ở nhà nguyện. Tôi sợ ngài đau, hoặc bị cảm, sưng phổi, nên tôi phải làm cái nền nhà nguyện bằng gỗ cho ngài!”.
ĐHY Thuận nhận xét: ĐGH cầu nguyện luôn như vậy, cầu nguyện nhiều lắm, hoàn toàn tín thác, tin tưởng nơi Đức Mẹ.. Vì thế, ngài không tiếc gì và không sợ gì, dám làm những chuyện mà người khác không dám làm”.
ĐHY Phanxicô Xavie Thuận kể thêm:
“Có lần tôi đi qua bên Mêhicô năm 1999. ĐTC tới trước. Ngài đến để công bố Tông Huấn “Giáo Hội tại Mỹ châu” (Ecclesia in America) và ngày cuối cùng, 26-1-1999, ĐTC có cuộc gặp gỡ giới trẻ ở sân vận động. Gặp xong, khi về nhà, ĐTC nói với Đức Sứ Thần Tòa Thánh:
- “Mệt quá hè! thôi đi ngủ”!
Chính Đức Sứ Thần Tòa Thánh về sau thuật lại với tôi: “Lúc ấy tôi mệt quá sức, nên khi nghe ĐTC nói “thôi đi ngủ!” tôi mừng quá, vì tôi mệt rã người rồi.. Tôi thì sợ không biết ĐTC có thức dậy nổi không, nhưng Ngài lại dặn dò tôi:
- “Sáng mai, nếu Đức Cha muốn đồng tế với tôi thì vào nhà nguyện, chúng ta đồng tế với nhau.”
Đức Sứ Thần kể tiếp với tôi: “Tôi về phòng, ngủ một giấc, ngủ say, sáng hôm sau, thức rồi mà chưa muốn dậy nữa! Nhưng tôi phải lo, trước 8 giờ, tôi chạy tới phòng ĐTC, thấy anh sĩ quan vệ binh Thụy Sĩ gác ở đó, tôi hỏi:
- “Anh có thấy ĐTC chưa?
- Dạ có
- Anh thấy lúc nào?
- Thưa con thấy ĐGH lúc 12 giờ đêm..
Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp:
- Vậy ngài đi đâu?
- Thưa đi nhà thờ?
Tôi kinh ngạc hỏi lại:
- Ngài đi nhà thờ lúc 12 giờ đêm?!
- Dạ đúng, ngài đi lúc 12 giờ đêm
- Vậy ngài có về phòng không?
- Dạ không! Ngài có dặn con rằng “Sáng mai, nếu Đức sứ Thần Tòa Thánh đến tìm tôi, thì nói ngài vô nhà thờ, cha đợi ngài đồng tế!
Đức Sứ Thần Tòa Thánh nói với tôi (ĐHY Thuận): “Mình mệt như vậy, mà ĐGH thì thức cả đêm! Lại vào nhà thờ ở với Chúa cả đêm.”
Và ĐHY Thuận kết luận: “Đối với ĐTC, cầu nguyện như thế là chuyện bình thường. Anh chị em có gặp Đức Ông Trần Ngọc Thụ, hỏi ngài thì biết. ĐTC thường vào nhà nguyện của ngài như thế nào”!
Ba linh mục Việt Nam “yêu nước” chạy đua vào Quốc Hội
Trà Mi
07:04 28/04/2011
(Catholic World News, AsiaNews). Trong hai ngày 27 và 28/4 vừa qua các thông tấn xã Công Giáo tại Hoa Kỳ và Italia đã đưa tin về việc 3 linh mục Công Giáo chạy đua vào Quốc Hội tại Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng lỏng lẻo trong kỷ cương Giáo Hội tại quốc gia này.
“Ba linh mục Công Giáo là ứng cử viên Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất tại quốc gia này theo quy định của Hiến Pháp.
Việc tranh cử của 3 linh mục này đã gây nên một làn sóng chỉ trích trong số những người Công Giáo Việt Nam vì chính sách của Giáo Hội về việc hàng giáo sĩ tham gia vào các hoạt động chính trị là hết sức rõ ràng, và vì thái độ nhiệt tình ủng hộ nhà nước cộng sản của các linh mục này,” thông tấn xã Catholic World News, có trụ sở tại Virginia Hoa Kỳ, ghi nhận.
Thông Tấn Xã của Công Giáo Hoa Kỳ cho biết thêm: “Cha Trần Mạnh Cường và cha Trần Ngọc Hoàn của hai giáo phận Ban Mê Thuột và Bùi Chu đã là thành viên Quốc Hội Khoá 12. Bây giờ họ ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ mới được bầu hôm 22/5 tới đây. Riêng trường hợp của cha Phan Khắc Từ thuộc tổng giáo phận Sàigòn thì đây là lần đầu tiên vị này ra tranh cử Quốc Hội. Trường hợp của cha Từ đã gây nhiều chú ý trong dư luận.”
“Cha Từ là tổng biên tập của tờ Công Giáo và Dân Tộc, một tờ tạp chí do đảng cộng sản đẻ ra từ năm 1975, khét tiếng vì những chỉ trích thường xuyên nhắm vào Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Tòa Thánh. Việc tranh cử của ông đã làm rõ liên hệ của ông đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đến mức là ông đã dùng nhà thờ của mình để làm nơi chế tạo bom tấn công các binh sĩ Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn với một cơ quan truyền thông nhà nước, cha Từ đã tỏ ra tự hào về thành tích điều hành một cơ xưởng như thế bên trong nhà thờ ngay giữa trung tâm Sàigòn”.
Được hỏi cảm tưởng về “thành tích cách mạng” này của cha Từ, một linh mục ở Hà Nội nói với thông tấn xã AsiaNews có trụ sở tại Rôma, Italia: “‘Chớ giết người’ là điều răn của Thiên Chúa. Biến đền thờ Thiên Chúa thành chỗ chế tạo vũ khí như thế là việc phạm thánh nghiêm trọng. Một hành động vô luân hết chỗ nói”.
Tuy nhiên, khi được hỏi về hình thức kỷ luật thích hợp thì cha Giuse Nguyễn nói với thông tấn xã của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo PIME rằng “Kỷ luật ông ta hả? Thật là chính đáng. Nhưng mà chúng ta nên thực tế một chút: Làm sao kỷ luật đây và có ai có gan dám đứng ra kỷ luật một ông to phe như thế không?”
Trong một lá thư ngỏ gởi đến hàng giáo phẩm tại Việt Nam, nhiều linh mục - trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý người đã từng ngồi tù gần 15 năm để tranh đấu cho tự do tín ngưỡng và nhân quyền tại Việt Nam – đã kêu gọi các Giám Mục áp dụng các hình thức kỷ luật với những linh mục ra tranh cử. Viện dẫn điều 285 triệt 3 trong Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo trong đó cấm hàng giáo sĩ giữ các chức vụ công quyền “nếu điều đó dẫn tới việc chia sẻ việc thực thi quyền hành dân sự” – và Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất tại quốc gia - các linh mục đã chỉ trích mạnh mẽ việc ra tranh cử Quốc Hội của cha Từ, cha Hoàn và cha Cường, đồng thời yêu cầu các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Việt Nam thực thi nghiêm chỉnh kỷ cương của Giáo Hội.
Cha Chân Tín, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Sàigòn nói: “Có phải Giáo Hội tại Việt Nam đang sử dụng một bộ giáo luật áp dụng riêng cho mình không? Hay là có một quy chế đặc biệt?” Nếu không phải như thế thì 3 linh mục ra tranh cử phải rút lui ngay để giữ thể diện, kỷ cương, và sự khả tín trong những lời giáo huấn của Giáo Hội.
Trước những diễn biến đã và đang diễn ra tại Trung quốc, AsiaNews cho biết nhiều người Công Giáo Việt Nam tỏ ra lo ngại nhà cầm quyền tại Việt Nam đang bắt chước các chính sách tôn giáo của nước cộng sản láng giềng. Cha Từ, phó chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Quốc Hội khoá 13 như giám mục Phó Thiết Sơn của Bắc Kinh, người đã giữ chức phó chủ tịch Quốc Hội Trung quốc cho đến lúc qua đời hôm 20/4/2007.
“Ba linh mục Công Giáo là ứng cử viên Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất tại quốc gia này theo quy định của Hiến Pháp.
Lm. Phan Khắc Từ |
Thông Tấn Xã của Công Giáo Hoa Kỳ cho biết thêm: “Cha Trần Mạnh Cường và cha Trần Ngọc Hoàn của hai giáo phận Ban Mê Thuột và Bùi Chu đã là thành viên Quốc Hội Khoá 12. Bây giờ họ ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ mới được bầu hôm 22/5 tới đây. Riêng trường hợp của cha Phan Khắc Từ thuộc tổng giáo phận Sàigòn thì đây là lần đầu tiên vị này ra tranh cử Quốc Hội. Trường hợp của cha Từ đã gây nhiều chú ý trong dư luận.”
“Cha Từ là tổng biên tập của tờ Công Giáo và Dân Tộc, một tờ tạp chí do đảng cộng sản đẻ ra từ năm 1975, khét tiếng vì những chỉ trích thường xuyên nhắm vào Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Tòa Thánh. Việc tranh cử của ông đã làm rõ liên hệ của ông đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đến mức là ông đã dùng nhà thờ của mình để làm nơi chế tạo bom tấn công các binh sĩ Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn với một cơ quan truyền thông nhà nước, cha Từ đã tỏ ra tự hào về thành tích điều hành một cơ xưởng như thế bên trong nhà thờ ngay giữa trung tâm Sàigòn”.
Được hỏi cảm tưởng về “thành tích cách mạng” này của cha Từ, một linh mục ở Hà Nội nói với thông tấn xã AsiaNews có trụ sở tại Rôma, Italia: “‘Chớ giết người’ là điều răn của Thiên Chúa. Biến đền thờ Thiên Chúa thành chỗ chế tạo vũ khí như thế là việc phạm thánh nghiêm trọng. Một hành động vô luân hết chỗ nói”.
Tuy nhiên, khi được hỏi về hình thức kỷ luật thích hợp thì cha Giuse Nguyễn nói với thông tấn xã của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo PIME rằng “Kỷ luật ông ta hả? Thật là chính đáng. Nhưng mà chúng ta nên thực tế một chút: Làm sao kỷ luật đây và có ai có gan dám đứng ra kỷ luật một ông to phe như thế không?”
Trong một lá thư ngỏ gởi đến hàng giáo phẩm tại Việt Nam, nhiều linh mục - trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý người đã từng ngồi tù gần 15 năm để tranh đấu cho tự do tín ngưỡng và nhân quyền tại Việt Nam – đã kêu gọi các Giám Mục áp dụng các hình thức kỷ luật với những linh mục ra tranh cử. Viện dẫn điều 285 triệt 3 trong Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo trong đó cấm hàng giáo sĩ giữ các chức vụ công quyền “nếu điều đó dẫn tới việc chia sẻ việc thực thi quyền hành dân sự” – và Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất tại quốc gia - các linh mục đã chỉ trích mạnh mẽ việc ra tranh cử Quốc Hội của cha Từ, cha Hoàn và cha Cường, đồng thời yêu cầu các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Việt Nam thực thi nghiêm chỉnh kỷ cương của Giáo Hội.
Cha Chân Tín, một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Sàigòn nói: “Có phải Giáo Hội tại Việt Nam đang sử dụng một bộ giáo luật áp dụng riêng cho mình không? Hay là có một quy chế đặc biệt?” Nếu không phải như thế thì 3 linh mục ra tranh cử phải rút lui ngay để giữ thể diện, kỷ cương, và sự khả tín trong những lời giáo huấn của Giáo Hội.
Trước những diễn biến đã và đang diễn ra tại Trung quốc, AsiaNews cho biết nhiều người Công Giáo Việt Nam tỏ ra lo ngại nhà cầm quyền tại Việt Nam đang bắt chước các chính sách tôn giáo của nước cộng sản láng giềng. Cha Từ, phó chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong Quốc Hội khoá 13 như giám mục Phó Thiết Sơn của Bắc Kinh, người đã giữ chức phó chủ tịch Quốc Hội Trung quốc cho đến lúc qua đời hôm 20/4/2007.
Truyền thông nhà nước nói gì về Lm. Phan Khắc Từ |
Nguồn: http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Ky-2-Nhung-vi-linh-muc-cuu-van/20688592/96/ |
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
Thanh Phương/RFI
09:10 28/04/2011
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
Hôm nay 28/4, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế ( USCIRF ) công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo thế giới 2011 . Nhân đây, Ủy hội đề nghị Ngoại trưởng Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, gọi tắt là CPC, do những vi phạm về tự do tôn giáo.
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế nhận định, các sinh hoạt tôn giáo tiếp tục phát triển ở Việt Nam và trong thập niên qua, chính phủ đã có một số thay đổi quan trọng do có sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là do việc nước này bị xếp vào danh sách CPC.
Tuy nhiên, theo Ủy hội, ở Việt Nam các cá nhân tiếp tục bị bắt bớ, giam cầm vì những lý do liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc đến việc vận động cho tự do tôn giáo; các viên chức của công an và chính quyền vẫn chưa bị trừng trị vì những vụ vi phạm, hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập vẫn bị xem là bất hợp pháp. Cũng theo Ủy hội này, khuôn khổ pháp lý cho những tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận vẫn rất mơ hồ, dễ bị diễn giải một cách độc đoán hoặc phân biệt đối xử tùy theo những yếu tố chính trị. Ngoài ra, những tín đồ mới của một số cộng đồng Phật Giáo và Tin Lành bị phân biệt đối xử, hù dọa và bị áp lực nặng nề buộc phải bỏ đạo.
Từ năm 2001, năm nào Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Trong hai năm 2004 và năm 2005, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC, nhưng đã gạch tên nước này khỏi danh sách vào năm 2006 cho đến nay.
Hôm nay 28/4, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế ( USCIRF ) công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo thế giới 2011 . Nhân đây, Ủy hội đề nghị Ngoại trưởng Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt, gọi tắt là CPC, do những vi phạm về tự do tôn giáo.
Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế nhận định, các sinh hoạt tôn giáo tiếp tục phát triển ở Việt Nam và trong thập niên qua, chính phủ đã có một số thay đổi quan trọng do có sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt là do việc nước này bị xếp vào danh sách CPC.
Tuy nhiên, theo Ủy hội, ở Việt Nam các cá nhân tiếp tục bị bắt bớ, giam cầm vì những lý do liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc đến việc vận động cho tự do tôn giáo; các viên chức của công an và chính quyền vẫn chưa bị trừng trị vì những vụ vi phạm, hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập vẫn bị xem là bất hợp pháp. Cũng theo Ủy hội này, khuôn khổ pháp lý cho những tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận vẫn rất mơ hồ, dễ bị diễn giải một cách độc đoán hoặc phân biệt đối xử tùy theo những yếu tố chính trị. Ngoài ra, những tín đồ mới của một số cộng đồng Phật Giáo và Tin Lành bị phân biệt đối xử, hù dọa và bị áp lực nặng nề buộc phải bỏ đạo.
Từ năm 2001, năm nào Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Trong hai năm 2004 và năm 2005, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC, nhưng đã gạch tên nước này khỏi danh sách vào năm 2006 cho đến nay.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
WHĐ
14:30 28/04/2011
Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ I năm 2011
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011
Ngày Hội nghị thứ ba 28-04-2011
WHĐ (28.04.2011) – Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng của lần Hội nghị thường niên này, vì HĐGM dành buổi sáng ngày hôm sau tức là ngày thứ Sáu 29/04 cho lễ tấn phong
Giám mục phó Phú Cường. Ý thức ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng đặc biệt của Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa, nên phần lớn thời gian của Hội nghị HĐGM dành để góp ý bản dự thảo. Buổi sáng, ngày cuối cùng các Đức cha đã cùng tập trung rà soát lại bản dự thảo lần cuối cùng khá kĩ lưỡng. Từng số của các đoạn được dừng lại xem xét và nắn nót lại đôi chỗ. Dù có các chuyên viên thần học giúp phác thảo trước, nhưng tinh thần trách nhiệm cao của các Đức giám mục thể hiện rõ nét qua cách làm việc tập thể, trao đổi góp ý mang tính phê bình.
Xen kẽ thời gian góp ý cho Thư Chung, các Đức cha dành ít thời gian trao đổi một vài vấn đề còn lại, như việc các giáo phận đóng góp tương trợ nạn nhân trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản vừa qua, việc sửa các kinh đọc thường ngày.
Buổi chiều, HĐGM họp lại, quyết định kỳ họp thứ hai vào tháng 10 tới HĐGM sẽ góp ý sửa đổi lần cuối Quy chế và Nội qui HĐGMVN và bỏ phiếu thông qua, để trình lên Tòa Thánh. Đức cha chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh nhắc vài điều về thiết kế dự án xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.
Sau đó, Hội nghị tiếp tục trao đổi và góp ý những điểm còn sót lại cuối cùng cần có ý kiến chung thống nhất trong trình bày Thư Chung. Đức cha Phó Tổng Thư Ký cũng nêu lên nhu cầu thiết lập một tập giới thiệu tổng quát về 26 giáo phận Việt Nam, đặc biệt bằng ngoại ngữ, cho độc giả nước ngoài.
Thời gian còn lại, các Đức cha trao đổi kinh nghiệm mục vụ về vấn đề đời sống đạo đức của linh mục, và những hệ lụy xã hội và kinh tế, trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là một bận tâm lớn của hầu hết các Đức giám mục.
Cuối cùng, toàn thể Hội nghị nghe, góp ý và thông qua Biên bản Hội nghị do Đức cha Tổng thư ký đọc, trong đó HĐGM quyết định họp Hội nghị lần tới vào tuần lễ 3–7/10/2011 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Trong bữa ăn kết thúc, HĐGM nói lời cám ơn và tặng quà Đức hồng y Tổng giám mục Sài Gòn và Đức cha phụ tá Phêrô, cũng như cám ơn vì sự hiện diện của đức Tổng Đại diện Tòa Thánh. Hội nghị kết thúc chính thức vào giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối trong tâm tình hân hoan, tạ ơn.
Ngày Hội nghị thứ hai 27-04-2011
WHĐ (28.04.2011) – Sang ngày Hội nghị thứ hai, để phát huy thành quả của Năm Thánh, HĐGM dành cả buổi sáng thảo luận theo nhóm về dự thảo “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010”. Thư Chung này hình thành từ những suy tư, trao đổi và cầu nguyện của toàn thể Dân Chúa, hợp nhất với các mục tử, để định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh ngày nay.
Buổi chiều, Hội nghị trở lại họp chung tại Phòng Hội Phaolô Nguyễn Văn Bình, bàn thảo các vấn đề khác như rượu lễ, Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Madrid. HĐGM giao cho Ban Thường Vụ xem xét phê duyệt Nội quy của UBMV Giới trẻ.
HĐGM cũng quyết định ủy quyền cho Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Nha Trang, làm đại diện HĐGMVN để cùng với Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP) xúc tiến hồ sơ phong thánh cho hai Đức giám mục Giám quản Tông tòa hai địa phận tiên khởi, Pierre Lambert de la Motte và François Pallu. Các Đức cha còn trao đổi đôi nét về hướng sử dụng các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt.
Đức cha Giuse Vũ Duy Thống thông tin về quỹ tương trợ linh mục-giám mục hưu bệnh.
Kế đến, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch UB Công lý và Hòa bình, thông báo việc ra mắt Ủy ban với buổi tọa đàm ngày 27/05 sắp tới. Đức cha Phaolô xin các Đức cha cử linh mục đặc trách Công lý Hòa bình của giáo phận mình để cùng hợp tác với UB Công lý và Hòa bình của HĐGM. Nhân đó, các Đức cha nêu lên một vài khó khăn gặp phải với một số chính quyền địa phương trong sinh hoạt thờ phượng của một vài cộng đoàn giáo họ, giáo xứ vùng xa. Các ngài nhận thấy khó khăn cơ bản nằm ở chỗ tính pháp nhân của Giáo hội chưa được nhìn nhận.
Sau đó, đến lượt đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, chủ tịch UB Nghệ Thuật Thánh, xin các Đức cha cho ý kiến để chọn dự án xây dựng công trình Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang. HĐGM ủy thác cho Ban Giám khảo, gồm bốn Đức giám mục đã được chọn thuộc HĐGMVN, để đưa ra quyết định chọn dự án cho công trình.
Sau cùng, các Đức cha chia sẻ kinh nghiệm với nhau về vấn đề truyền giáo và chia sẻ nhân sự linh mục. Các Đức cha đều thấy một yếu tố trước tiên và quan trọng nhất chính là tinh thần yêu mến nhiệt thành truyền giáo nơi những tông đồ thừa sai, giáo sĩ cũng như giáo dân.
Ngày làm việc kết thúc trong tâm tình tạ ơn với giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối.
Ngày Hội nghị thứ nhất 26-04-2011 (2)
WHĐ (27.04.2011) – Sáng thứ ba 26-04 Đức Tổng giám mục Girelli Đại diện Tòa Thánh gặp gỡ thân tình với các Đức giám mục Việt Nam tại Phòng hội Phaolô Nguyễn Văn Bình của Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Sau lời chào, ngài ngỏ lời cám ơn Hội thánh Việt Nam và tạ ơn Chúa, vì trong bao nhiêu năm qua công cuộc Loan báo Tin mừng vẫn được tiếp nối và phát triển mạnh mẽ, biểu lộ qua con số tín hữu và ơn gọi kitô hữu linh mục, tu sĩ, giáo dân dấn thân vẫn gia tăng và rất năng động. Ngài nói một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần cho điều đó chính là sự hiệp nhất: hiệp nhất giữa các giám mục với nhau, giữa giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân với nhau, giữa Giáo hội Việt Nam với Tòa Thánh. Tuy nhiên, ngài cũng lưu ý, Giáo hội cần quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ giáo dục các kitô hữu trong ơn gọi linh mục, độc thân dâng hiến, và giáo dân trưởng thành, những lãnh đạo tương lai, để trực diện với tình hình xã hội hôm nay vốn đang bị bao phủ bởi não trạng duy vật, duy thế tục và dửng dưng. Đức cha Đại diện Tòa Thánh kết thúc bài nói chuyện bằng cam kết sẵn sàng hết lòng chu toàn sứ vụ của mình trong tinh thần hiệp thông và hợp tác, và học hỏi từ các Đức cha để giúp ngài hiểu ngày một hơn Giáo hội và đất nước con người Việt Nam.
Tiếp đến, Đức cha Đại diện Tòa Thánh giải thích rõ ràng về nhiệm vụ của ngài trên cơ sở các điều khoản 362-367 của bộ Giáo luật 1983. Với tư cách Đại diện không thường trú, ngài được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận như Đặc sứ của Đức giáo hoàng đối với Giáo hội Việt Nam, nhưng không thực thi nhiệm vụ ngoại giao (vì tiến trình thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam chưa hoàn tất). Sau đó, các Đức giám mục có nêu những câu hỏi về những chuyến viếng thăm các giáo phận của Đức cha Đại diện trong thời gian sắp tới.
Phần thứ hai của chương trình buổi sáng, HĐGMVN và Đức Tổng giám mục Girelli đã tham dự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN tại số 72/12 Trần Quốc Toản Quận 3 Tp.HCM.
Buổi chiều, Hội nghị trao đổi về Nội qui HĐGMVN và một vài vấn đề khác liên quan đến mục vụ trong các giáo phận. Hội nghị cũng xác định lại HĐGMVN giao cho Tổng giáo phận TP.HCM phối hợp với Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) tổ chức Hội nghị khoáng đại của LHĐGM Á châu 2012. Về Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 2012 về Tân Phúc âm hóa, các Đức giám mục đã bỏ phiếu đề cử Đức cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch UB Loan báo Tin Mừng, và Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch UB Văn hóa, thành viên chính thức tham dự Thượng Hội đồng. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch UB Giáo lý Đức tin là thành viên dự khuyết.
Buổi tối, sau giờ chầu Thánh Thể và kinh tối, các Đức cha lại họp theo giáo tỉnh với những vấn đề riêng.
Khai mạc Hội nghị (1)
WHĐ (26.04.2011) – Chiều thứ hai 25 tháng 04 năm 2011, đầu tuần bát nhật Phục sinh, các giám mục từ 26 giáo phận ở Việt Nam đã tiến hành Hội nghị thường niên kỳ I của năm 2011. Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM là nơi được chọn vì thích hợp với một vài sự kiện liên quan đến Giáo hội như lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN, lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Phú Cường.
Lúc 18 giờ 30 cùng ngày, HĐGMVN tổ chức bữa tiệc chào mừng Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, vị đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, cùng với sự tham dự của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện cộng đồng Dân Chúa tại Tp.HCM.
Hội nghị HĐGMVN chính thức bắt đầu tại nhà nguyện TTMV Tổng giáo phận lúc 21g trong giờ Chầu Thánh Thể và kinh tối, với lời khẩn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên toàn thể Hội nghị, như khi xưa mỗi khi các Tông đồ hội họp.
Sau đó, các giám mục cùng Đức Tổng giám mục đại diện Tòa Thánh tiến hành phiên họp khai mạc. Trước tiên, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGMVN nói lời mở đầu, cám ơn Đức hồng y chủ nhà đã lo liệu tổ chức hội nghị, chúc mừng các Đức cha Gioan Maria Vũ Tất giám mục giáo phận Hưng Hóa, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà lạt, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước giám mục phó tân cử của giáo phận Phú Cường, và cả Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên giám mục giáo phận Cần Thơ. Và kế đến ngài tuyên bố khai mạc hội nghị.
Giây phút quan trọng nhất, ngay sau đó, là lúc Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli trình ủy nhiệm thư của Đức Thánh Cha cho Đức cha Chủ tịch HĐGMVN. Ngài bày tỏ niềm hạnh phúc được hiện diện ở đây và lúc này, là giây phút lịch sử, vì lần đầu tiên kể từ năm 1975 Giáo hội Việt Nam lại có vị đặc sứ của Đức Thánh Cha dù không thường trú. Ngài cũng gởi đến quí Đức cha lời chào và chúc lành của Đức Thánh Cha, và cam đoan Đức Thánh Cha rất yêu mến Giáo hội Việt Nam, sự hiện diện của vị đại diện do ngài gởi đến nói lên điều đó. Đức cha đại diện cũng xin các Đức giám mục Việt Nam nâng đỡ ngài bằng lời cầu nguyện và giúp đỡ cụ thể để ngài thi hành nhiệm vụ sao cho thật tốt đẹp.
Tiếp theo Đức cha Cosma giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký HĐGMVN tuyên bố nội dung chương trình nghị sự. Ngoài hai sự kiện bên ngoài là lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN (thứ ba 26/4) và lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Phú Cường (thứ sáu 29/4), lần Hội nghị này, các Đức giám mục chủ yếu sẽ cùng nhau bàn thảo và ra một Thư Chung của HĐGMVN dựa trên những đề nghị được đúc kết từ Đại Hội Dân Chúa trong Năm Thánh vừa qua. Những nội dung khác được dự kiến bàn thảo liên quan đến Thượng Hội đồng Giám mục thế giới 2012, Hội nghị khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ diễn ra tại Việt Nam cuối năm 2012, dự án xây dựng Trung Tâm La Vang, Đại hội Giới trẻ thế giới tại Madrid sắp tới và Nội quy của UBMV Giới trẻ trực thuộc HĐGMVN.
(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/)
Hội đồng Giám mục Việt Nam, 25–29/4/2011
Ngày Hội nghị thứ ba 28-04-2011
WHĐ (28.04.2011) – Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng của lần Hội nghị thường niên này, vì HĐGM dành buổi sáng ngày hôm sau tức là ngày thứ Sáu 29/04 cho lễ tấn phong
Xen kẽ thời gian góp ý cho Thư Chung, các Đức cha dành ít thời gian trao đổi một vài vấn đề còn lại, như việc các giáo phận đóng góp tương trợ nạn nhân trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản vừa qua, việc sửa các kinh đọc thường ngày.
Buổi chiều, HĐGM họp lại, quyết định kỳ họp thứ hai vào tháng 10 tới HĐGM sẽ góp ý sửa đổi lần cuối Quy chế và Nội qui HĐGMVN và bỏ phiếu thông qua, để trình lên Tòa Thánh. Đức cha chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh nhắc vài điều về thiết kế dự án xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang.
Sau đó, Hội nghị tiếp tục trao đổi và góp ý những điểm còn sót lại cuối cùng cần có ý kiến chung thống nhất trong trình bày Thư Chung. Đức cha Phó Tổng Thư Ký cũng nêu lên nhu cầu thiết lập một tập giới thiệu tổng quát về 26 giáo phận Việt Nam, đặc biệt bằng ngoại ngữ, cho độc giả nước ngoài.
Thời gian còn lại, các Đức cha trao đổi kinh nghiệm mục vụ về vấn đề đời sống đạo đức của linh mục, và những hệ lụy xã hội và kinh tế, trong cũng như ngoài nước. Đây cũng là một bận tâm lớn của hầu hết các Đức giám mục.
Cuối cùng, toàn thể Hội nghị nghe, góp ý và thông qua Biên bản Hội nghị do Đức cha Tổng thư ký đọc, trong đó HĐGM quyết định họp Hội nghị lần tới vào tuần lễ 3–7/10/2011 tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Trong bữa ăn kết thúc, HĐGM nói lời cám ơn và tặng quà Đức hồng y Tổng giám mục Sài Gòn và Đức cha phụ tá Phêrô, cũng như cám ơn vì sự hiện diện của đức Tổng Đại diện Tòa Thánh. Hội nghị kết thúc chính thức vào giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối trong tâm tình hân hoan, tạ ơn.
Ngày Hội nghị thứ hai 27-04-2011
WHĐ (28.04.2011) – Sang ngày Hội nghị thứ hai, để phát huy thành quả của Năm Thánh, HĐGM dành cả buổi sáng thảo luận theo nhóm về dự thảo “Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010”. Thư Chung này hình thành từ những suy tư, trao đổi và cầu nguyện của toàn thể Dân Chúa, hợp nhất với các mục tử, để định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh ngày nay.
Buổi chiều, Hội nghị trở lại họp chung tại Phòng Hội Phaolô Nguyễn Văn Bình, bàn thảo các vấn đề khác như rượu lễ, Đại hội Giới trẻ Thế giới sắp tới tại Madrid. HĐGM giao cho Ban Thường Vụ xem xét phê duyệt Nội quy của UBMV Giới trẻ.
HĐGM cũng quyết định ủy quyền cho Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Nha Trang, làm đại diện HĐGMVN để cùng với Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris (MEP) xúc tiến hồ sơ phong thánh cho hai Đức giám mục Giám quản Tông tòa hai địa phận tiên khởi, Pierre Lambert de la Motte và François Pallu. Các Đức cha còn trao đổi đôi nét về hướng sử dụng các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt.
Đức cha Giuse Vũ Duy Thống thông tin về quỹ tương trợ linh mục-giám mục hưu bệnh.
Kế đến, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch UB Công lý và Hòa bình, thông báo việc ra mắt Ủy ban với buổi tọa đàm ngày 27/05 sắp tới. Đức cha Phaolô xin các Đức cha cử linh mục đặc trách Công lý Hòa bình của giáo phận mình để cùng hợp tác với UB Công lý và Hòa bình của HĐGM. Nhân đó, các Đức cha nêu lên một vài khó khăn gặp phải với một số chính quyền địa phương trong sinh hoạt thờ phượng của một vài cộng đoàn giáo họ, giáo xứ vùng xa. Các ngài nhận thấy khó khăn cơ bản nằm ở chỗ tính pháp nhân của Giáo hội chưa được nhìn nhận.
Sau đó, đến lượt đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, chủ tịch UB Nghệ Thuật Thánh, xin các Đức cha cho ý kiến để chọn dự án xây dựng công trình Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang. HĐGM ủy thác cho Ban Giám khảo, gồm bốn Đức giám mục đã được chọn thuộc HĐGMVN, để đưa ra quyết định chọn dự án cho công trình.
Sau cùng, các Đức cha chia sẻ kinh nghiệm với nhau về vấn đề truyền giáo và chia sẻ nhân sự linh mục. Các Đức cha đều thấy một yếu tố trước tiên và quan trọng nhất chính là tinh thần yêu mến nhiệt thành truyền giáo nơi những tông đồ thừa sai, giáo sĩ cũng như giáo dân.
Ngày làm việc kết thúc trong tâm tình tạ ơn với giờ chầu Thánh Thể và Kinh tối.
Ngày Hội nghị thứ nhất 26-04-2011 (2)
WHĐ (27.04.2011) – Sáng thứ ba 26-04 Đức Tổng giám mục Girelli Đại diện Tòa Thánh gặp gỡ thân tình với các Đức giám mục Việt Nam tại Phòng hội Phaolô Nguyễn Văn Bình của Trung tâm Mục vụ Sài Gòn.
Sau lời chào, ngài ngỏ lời cám ơn Hội thánh Việt Nam và tạ ơn Chúa, vì trong bao nhiêu năm qua công cuộc Loan báo Tin mừng vẫn được tiếp nối và phát triển mạnh mẽ, biểu lộ qua con số tín hữu và ơn gọi kitô hữu linh mục, tu sĩ, giáo dân dấn thân vẫn gia tăng và rất năng động. Ngài nói một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần cho điều đó chính là sự hiệp nhất: hiệp nhất giữa các giám mục với nhau, giữa giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân với nhau, giữa Giáo hội Việt Nam với Tòa Thánh. Tuy nhiên, ngài cũng lưu ý, Giáo hội cần quan tâm đặc biệt đến nhiệm vụ giáo dục các kitô hữu trong ơn gọi linh mục, độc thân dâng hiến, và giáo dân trưởng thành, những lãnh đạo tương lai, để trực diện với tình hình xã hội hôm nay vốn đang bị bao phủ bởi não trạng duy vật, duy thế tục và dửng dưng. Đức cha Đại diện Tòa Thánh kết thúc bài nói chuyện bằng cam kết sẵn sàng hết lòng chu toàn sứ vụ của mình trong tinh thần hiệp thông và hợp tác, và học hỏi từ các Đức cha để giúp ngài hiểu ngày một hơn Giáo hội và đất nước con người Việt Nam.
Tiếp đến, Đức cha Đại diện Tòa Thánh giải thích rõ ràng về nhiệm vụ của ngài trên cơ sở các điều khoản 362-367 của bộ Giáo luật 1983. Với tư cách Đại diện không thường trú, ngài được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận như Đặc sứ của Đức giáo hoàng đối với Giáo hội Việt Nam, nhưng không thực thi nhiệm vụ ngoại giao (vì tiến trình thiết lập bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam chưa hoàn tất). Sau đó, các Đức giám mục có nêu những câu hỏi về những chuyến viếng thăm các giáo phận của Đức cha Đại diện trong thời gian sắp tới.
Phần thứ hai của chương trình buổi sáng, HĐGMVN và Đức Tổng giám mục Girelli đã tham dự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN tại số 72/12 Trần Quốc Toản Quận 3 Tp.HCM.
Buổi chiều, Hội nghị trao đổi về Nội qui HĐGMVN và một vài vấn đề khác liên quan đến mục vụ trong các giáo phận. Hội nghị cũng xác định lại HĐGMVN giao cho Tổng giáo phận TP.HCM phối hợp với Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) tổ chức Hội nghị khoáng đại của LHĐGM Á châu 2012. Về Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 2012 về Tân Phúc âm hóa, các Đức giám mục đã bỏ phiếu đề cử Đức cha Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch UB Loan báo Tin Mừng, và Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch UB Văn hóa, thành viên chính thức tham dự Thượng Hội đồng. Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch UB Giáo lý Đức tin là thành viên dự khuyết.
Buổi tối, sau giờ chầu Thánh Thể và kinh tối, các Đức cha lại họp theo giáo tỉnh với những vấn đề riêng.
Khai mạc Hội nghị (1)
WHĐ (26.04.2011) – Chiều thứ hai 25 tháng 04 năm 2011, đầu tuần bát nhật Phục sinh, các giám mục từ 26 giáo phận ở Việt Nam đã tiến hành Hội nghị thường niên kỳ I của năm 2011. Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM là nơi được chọn vì thích hợp với một vài sự kiện liên quan đến Giáo hội như lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN, lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Phú Cường.
Lúc 18 giờ 30 cùng ngày, HĐGMVN tổ chức bữa tiệc chào mừng Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, vị đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, cùng với sự tham dự của một số linh mục, tu sĩ và giáo dân đại diện cộng đồng Dân Chúa tại Tp.HCM.
Hội nghị HĐGMVN chính thức bắt đầu tại nhà nguyện TTMV Tổng giáo phận lúc 21g trong giờ Chầu Thánh Thể và kinh tối, với lời khẩn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên toàn thể Hội nghị, như khi xưa mỗi khi các Tông đồ hội họp.
Sau đó, các giám mục cùng Đức Tổng giám mục đại diện Tòa Thánh tiến hành phiên họp khai mạc. Trước tiên, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tịch HĐGMVN nói lời mở đầu, cám ơn Đức hồng y chủ nhà đã lo liệu tổ chức hội nghị, chúc mừng các Đức cha Gioan Maria Vũ Tất giám mục giáo phận Hưng Hóa, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương giám mục giáo phận Đà lạt, Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước giám mục phó tân cử của giáo phận Phú Cường, và cả Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên giám mục giáo phận Cần Thơ. Và kế đến ngài tuyên bố khai mạc hội nghị.
Giây phút quan trọng nhất, ngay sau đó, là lúc Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli trình ủy nhiệm thư của Đức Thánh Cha cho Đức cha Chủ tịch HĐGMVN. Ngài bày tỏ niềm hạnh phúc được hiện diện ở đây và lúc này, là giây phút lịch sử, vì lần đầu tiên kể từ năm 1975 Giáo hội Việt Nam lại có vị đặc sứ của Đức Thánh Cha dù không thường trú. Ngài cũng gởi đến quí Đức cha lời chào và chúc lành của Đức Thánh Cha, và cam đoan Đức Thánh Cha rất yêu mến Giáo hội Việt Nam, sự hiện diện của vị đại diện do ngài gởi đến nói lên điều đó. Đức cha đại diện cũng xin các Đức giám mục Việt Nam nâng đỡ ngài bằng lời cầu nguyện và giúp đỡ cụ thể để ngài thi hành nhiệm vụ sao cho thật tốt đẹp.
Tiếp theo Đức cha Cosma giáo phận Bắc Ninh, Tổng thư ký HĐGMVN tuyên bố nội dung chương trình nghị sự. Ngoài hai sự kiện bên ngoài là lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trụ sở HĐGMVN (thứ ba 26/4) và lễ tấn phong giám mục phó giáo phận Phú Cường (thứ sáu 29/4), lần Hội nghị này, các Đức giám mục chủ yếu sẽ cùng nhau bàn thảo và ra một Thư Chung của HĐGMVN dựa trên những đề nghị được đúc kết từ Đại Hội Dân Chúa trong Năm Thánh vừa qua. Những nội dung khác được dự kiến bàn thảo liên quan đến Thượng Hội đồng Giám mục thế giới 2012, Hội nghị khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) sẽ diễn ra tại Việt Nam cuối năm 2012, dự án xây dựng Trung Tâm La Vang, Đại hội Giới trẻ thế giới tại Madrid sắp tới và Nội quy của UBMV Giới trẻ trực thuộc HĐGMVN.
(Nguồn: http://hdgmvietnam.org/)