Ngày 26-04-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:02 26/04/2009
THIÊN TÀI

N2T


Có một tác giả đến chùa, muốn viết một quyển sách có liên quan đến đại sư.

- “Người ta nói ngài là một thiên tài, phải không ?” ông ta hỏi đại sư.

- “Có thể là nói như thế.” Đại sư trả lời không chút hổ thẹn.

- “Tài năng gì làm cho ngài trở thành thiên tài ?”

- “Năng lực nhận thức.”

- “Nhận thức gì ?”

- “Bướm trong kén, ưng (chim) trong trứng và người người đều có phật tính.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Năng lực nhận thức có thể làm cho con người ta trở thành thiên tài, và trên thế giới có nhiều người đã trở thành những bậc vĩ nhân của thời đại, vì năng lực nhận thức của họ với thế giới chung quanh mình.

Năng lực nhận thức của nhà bác học là nhận ra sự chuyển động của vũ trụ, sự tiến hóa của một vài động vật; năng lực nhận thức của nhà văn là nhận ra cuộc sống quanh mình có nhiều lãng mạn, yêu thương, bạo lực và những gian dối, để viết thành những áng văn yêu thương và văn học bất hủ; năng lực nhận thức của các linh mục là nhìn thấy những đau khổ, khổ tâm và chán chường trong tâm hồn của một hối nhân, để thông cảm, an ủi và giúp đỡ họ tìm lại con người thật của mình...

Ai cũng có thể trở thành một thiên tài trong một lãnh vực nào đó, đều họ có năng lực nhận thức được những sự việc chúng quanh mình một cách khách quan, và sau đó đem hết ý chí và khả năng của mình ra để thực hiện những nhận thức ấy của mình.

Năng lực nhận thức của người Ki-tô hữu là nhìn thấy Thiên Chúa ở trong mỗi con người, và ở trong mỗi chuyển động của vũ trụ vạn vật, đó cũng chính là thiên tài nhìn thấy tình yêu thương của Thiên Chúa trong vũ trụ của họ vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:04 26/04/2009
Chương 17

PHÁN ĐOÁN



“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7, 1)


N2T

1. Đoán xét người khác cách lung tung (ẩu tả) là do tự ác tâm của mình mà ra, tâm địa của mình không tốt thì cho rằng người khác cũng đều không tốt như mình.

(Thánh Thomas de Aquino)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:06 26/04/2009
N2T


97. Không nên chịu đựng sự ngủ mê của mình ! Lợi dụng khi thân thể anh còn cường tráng, khí huyết đang còn mạnh và không thể bỏ cuộc, mà nên hoàn thành một công việc, như thế mới không uổng công anh sống ở đời này.

 
5 Phút Một Tuần với Thánh Phaolô: Bài 6 - Thánh Phaolô và Truyền Thống
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
12:43 26/04/2009
Ảnh hưởng của Thánh Phaolô trên Kitô Giáo quá vĩ đại đến nỗi một số người đã coi ngài như “nhà sáng lập thứ nhì” của Kitô giáo. Chắc chắn rằng những bài viết của Thánh Phaolô đã có một ảnh hưởng sâu đậm, nhưng chính ngài cũng đã ở trong một dòng truyền thống Kitô giáo đang được phát triển và hoàn toàn lệ thuộc vào truyền thống này. Khi các đối thủ thách thức quyền bính của ngài, Thánh Tông Đồ đã phải nhấn mạnh đến việc ngài được ủy nhiệm như một Tông Đồ của Chúa Giêsu và là một người cũng đã được thị kiến Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta thấy rõ ràng điều này trong những lời mở đầu bức Thư đầy xúc động mà ngài gửi tín hữu Galatê: “Phaolô, một Tông Ðồ không phải do loài người, hay nhờ một người nào, nhưng bởi Ðức Chúa Kitô và Thiên Chúa Cha, là Ðấng đã cho Người sống lại từ cõi chết” (Gal 1:1). Sau đó trong cùng một Thư ấy, ngài quả quyết: “Giờ đây, thưa anh em, tôi cho anh em biết rằng, Tin Mừng do tôi loan báo không phải từ loài người. Vì tôi đã không lãnh nhận Tin Mừng ấy từ một người nào, hay được ai truyền dạy cho, nhưng là từ mặc khải của Ðức Giêsu Kitô.” (Gal 1:11-12).

Trong khi Thánh Phaolô xác nhận đúng là Tin Mừng chung quy đến từ Đức Chúa Giêsu Kitô, nhưng cũng thật sự là Ngài được đào luyện và giáo huấn từ cộng đoàn Kitô hữu mà ngài là một phần tử. Có một vài nơi Thánh Phaolô đã nói rõ rằng ngài mang nợ truyền thống Kitô giáo. Trong chương 15 của Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô, khi bàn về sự sống lại, Thánh Phaolô đã dẫn chứng điều có lẽ là công thức tuyên xưng đức tin hoặc giáo lý đã được dùng trong Hội Thánh Sơ Khai: “Vì trước tiên, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà tôi đã cũng nhận được là, Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta theo lời Thánh Kinh, Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại theo như lời Thánh Kinh” (1 Cor 15:3-4). Sau đó ngài liệt kê những cuộc hiện ra của Đức Kitô Phục Sinh với một số Tông Đồ và nhân chứng khác nhau, và sau cùng là với chinh ngài.

Một thí dụ quan trọng khác là việc Thánh Phaolô truyền lại cho các tín hữu Côrinthô truyền thống về những lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, là nguồn gốc chính của Bí Tích Thánh Thể khi ấy được cử hành trong cộng đoàn Côrinthô: “Điều tôi đã nhận được từ Chúa, thì tôi truyền lại cho anh em, rằng Chúa Giêsu, trong đêm mà Người bị nộp, cầm lấy bánh…” (1 Cor 11;23). Mặc dầu Thánh Phaolô nói rằng ngài “nhận được từ Chúa”, nhưng ngài đã nhắc lại những lời rất giống như những lời truyền phép được tìm thấy trong Tin Mừng Thánh Marcô, Matthêu và Luca, là những lời chắc chắn là được truyền lại trong cộng đoàn Kitô hữu.

Thánh Phaolô cũng trích những bài thánh thi Kitô giáo thời sơ khai ca tụng Đức Kitô Phục Sinh bằng những từ ngữ tôn vinh. Một thí dụ là bài ca tuyệt mỹ dâng cho Đức Kitô trong Thư gửi tín hữu Philipphê: “Hãy có tâm tư này trong anh em, đó cũng là tâm tư ở trong Ðức Giêsu Kitô; Ðấng đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, mà không nghĩ phải giữ cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ chính mình, để mặc lấy hình dạng của một tên nô lệ” (Phil 2:5-7). Đoạn văn thi vị này được kết thúc bẳng những lời tôn vinh: “Mọi miệng lưỡi phải xưng tụng rằng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa Cha” (Phil 2:11). Thánh Phaolô trích dẫn bài thánh thi này như một phần của lời khích lệ tín hữu Philliphê rằng họ phải độ lượng và tha thứ cho nhau.

Chắc chắn rằng Thánh Phaolô cùng đọc những bản tuyên xưng Đức Tin và những thánh thi này với các Kitô hữu khác. Thánh Phaolô là một tông đồ và một vị thầy vĩ đại, nhưng chính ngài cũng được hình thành và giáo huấn bởi cộng đồng Đức Tin.

CÁCH THỰC HÀNH TẠI GIA


Điểm để thảo luận: Tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào người khác trong đời sống Đức Tin của mình. Là Kitô hữu chúng ta không thể là “những anh hùng đơn thương độc mã”. Ân sủng của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Đức Tin và tình yêu của người khác, như gia đình, bạn bè, giáo xứ chúng ta cùng truyền thống vĩ đại và việc phụng tự của chính Hội Thánh. Cộng đồng đã củng cố Đức Tin của bạn thế nào? Bạn đã nâng đỡ Đức Tin của người khác ra sao?

LM Donald Senior, C.P.

từ: http://webelieveweb.com/catechist_development.cfm?cd_view=173

----------------------------------------------------------------------------------------------

Cha Donald Senior, C.P. là Viện Trưởng Viện Đại Học Catholic Theological Union ở Chicago, đồng thới cũng là Giáo Sư về Tân Ước. Ngài thuộc dòng Passionist và thụ phong LM năm 1967. Ngài có bằng Tiến Sĩ về Tân Ước tại Đại Học Louvain, nuớc Bỉ, năm 1972. Năm 2001, ĐTC Gioan Phaolô II chỉ định ngài làm thành viên Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, và ĐTC Bênêđictô XVI tái chỉ định ngài năm 2006. Bản Tiếng Anh của bài này được đăng trên webelieveweb.com.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh than phiền về việc dùng Diễn đàn LHQ để đưa ra các lập trường chính trị cực đoan
Linh Tiến Khải
04:03 26/04/2009
VATICAN - Ngày 21 tháng 4 vừa qua Phòng báo chí Tòa Thánh đã ra thông cáo than phiền về sự kiện Diễn đàn Liên Hiệp Quốc tại Genève bị sử dụng như nơi đưa ra các lập trường chính trị cực đoan và xúc phạm đến một quốc gia.

Thông cáo mang chữ ký của Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh. Ám chỉ diễn văn tổng thống Iran ông Ahmaddinejad đọc tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về đề tài ”Duyệt xét Tuyên Ngôn Durban năm 2001 chống kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng” sáng ngày 20 tháng 4 để lên án đường lối chính trị của Israel là kỳ thị chủng tộc, cha Lombardi khẳng định rằng điều này không góp phần vào việc đối thoại và gây ra sự xung khắc không thể chấp nhận được. Trái lại, theo cha cần phải đánh giá cao dịp quan trọng này để đối thoại với nhau, theo đường hướng mà Tòa Thánh vẫn theo đuổi, nhằm chống lại nạn kỳ thị và bất khoan nhượng, vẫn còn đang xúc phạm đến các trẻ em, phụ nữ, các người phi châu bất đồng chính kiến với chính quyền, người di cư, các thổ dân vv... khắp nơi trên thế giới. Phái đoàn của Tòa Thánh tham dự hội nghị theo tinh thần mà Đức Thánh Cha đã bầy tỏ trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật vừa qua với lời chúc mừng ”các phái đoàn tham dự hội nghị tại Genève để cùng nhau làm việc trong tinh thần đối thoại tiếp đón nhau, hầu chấm dứt mọi hình thức duy chủng tộc, kỳ thị và bất khoan nhượng, và ghi dấu một bước nền tảng đi tới chỗ khẳng định giá trị đại đồng của phẩm giá và các quyền con người, trong một chân trời của lòng tôn trọng và sự công bình đối với mỗi người và mỗi dân tộc”.

Tổng thống Ahmadinejad tố cáo các nước tây âu là đã dùng vụ diệt chủng và lấy cớ sự khổ đau của dân do thái để đặt lên một chính quyền kỳ thị chủng tộc. Phong trào Sion quốc tế nhân cách hóa chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc”. Hoa Kỳ và Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bị tố cáo là đồng lõa trong dự án này.

Nhiều phái đoàn tây âu đã rời bỏ phòng hội để phản đối tổng thống Iran. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đã lấy làm tiếc vì xảy ra bầu khí căng thẳng và sự tẩy chay hội nghị của một số phái đoàn. Phái đoàn các nước Tcheques, Đức, Italia, Hòa Lan, Ba Lan, Hoa Kỳ, Israel, Canada, Australia và Niu Dilen đã quyết định tẩy chay Hội nghị. Ông Nani Pillay, Cao ủy quyền con người của Liên Hiệp Quốc thì cho rằng câu trả lời tốt nhất là trả lời và sửa sai, chứ không phải là bỏ ngang và tẩy chay hội nghị. Các phái đoàn còn lại tiếp tục tham dự hội nghị và thấy là không có vấn đề gì trong việc bỏ phiếu tài liệu chung kết đề cập tới các biến cố kỳ thị chủng tộc và bất khoan nhượng, trong đó có cả thái độ bài Hồi giáo, bài Do thái, bài Kitô và bài Arập.

Tài liệu chung kết đã được các phái đoàn tham dự bỏ phiếu chấp thuận. Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ĐTGM Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, cho biết nội dung của tài liệu tuy không hoàn hảo nhưng tôn trọng các điểm chính trong các quyền con người, và mở đầu cho con đường thương thảo tương lai liên quan tới một vài đề tài lần đầu tiên được chấp thuận một cách phổ quát. Sứ điệp của tài liệu: đó là không thể chấp nhận các hình thức mới của nạn kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng. Cần phải chiến đấu chống lại chúng với các cơ cấu mới và quyết tâm mới của cộng đoàn quốc tế. Nếu tiếp tục thương thảo theo thiện chí đó và không bước vào các công thức thành kiến đặc biệt đối với một quốc gia hay kỳ thị một nhóm tôn giáo hay điều gì khác nữa, thì sẽ có thể cải tiến các điều kiện giúp chống lại mọi hình thức kỳ thị một cách hữu hiệu (SD 21-4-2009)
 
Nghèo đói là hậu qủa trực tiếp của kỳ thị chủng tộc
Linh Tiến Khải
04:04 26/04/2009
GENÈVE: Trong bài phát biểu tại hội nghị về kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng do Liên HIệp Quốc triệu tập tại Genève chiều ngày 22-4-2009, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã tố cáo tương quan giữa kỳ thị chủng tộc và nạn nghèo đói trên thế giới.

Vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng 8 năm sau hội nghị tai Durban bên Nam Phi, dấn thân quốc tế chống kỳ thị chủng tộc vẫn chưa được thực hiện toàn vẹn. Đức Cha cũng than phiền về các lập trường chính trị cực đoan và xúc phạm trong bài phát biểu của tổng thống Iran. Ngài cũng nhấn mạnh rằng cần phải cương quyết chiến đấu chống lại sự kỳ thị trẻ em và nữ giới, thường là nạn nhân của tệ nạn nô lệ, cũng như sư kỳ thị chống lại những người di cư bất thường, các người tị nạn và nhiều giới khác. Các kỳ thị ấy gây ra các sợ hãi vô lý và các hành động dã man cho tới các vụ diệt chủng và thanh lọc chủng tộc.

Liên quan tới hệ lụy giữa kỳ thị chủng tộc và nạn nghèo đói trên thế giới Đức Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định rằng nghèo đói là hậu qủa trực tiếp của kỳ thị chủng tộc. Cần phải làm sao để mọi quyền con người, kể cả các quyền kinh tế và xã hội được tôn trọng. Dĩ nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có khuynh hướng khiến cho người nghèo phải khổ đau và bị gạt ra bên lề và bị kỳ thị nhiều hơn nữa. Đức Cha cũng cho biết hiện nay trên thế giới có 200 triệu Kitô hữu bị kỳ thị, chịu cảnh tù đầy hay bị sát hại vì lòng tin. Và đây là cộng đoàn tôn giáo lớn nhất bị kỳ thị. Ngoài ra Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng lên án việc làm cho chết êm dịu và phá thai như hai hình thức kỳ thị chống lại sự sống, vì quyền sống là quyền nền tảng trên tất cả mọi quyền khác.

Theo Vị đại diện Tòa Thánh việc chấp nhận tài liệu chung kết của hội nghị là một dấu chỉ tích cực và không phải là ít ỏi, vì đã cần phải có các thương thảo kéo dài bao nhiêu tháng trời giữa các quốc gia Tây Âu, các nước khối hồi giáo và các nước khác, mới có được văn bản này. Vì thế nó là một hoa trái của nỗ lực chung ý nghĩa, hứa hẹn nhiều tốt đẹp cho tương lai, trong nghĩa các thỏa thuận đạt được liên quan tới vài đề tài như tự do diễn tả, bảo vệ các quyền của người có lòng tin cũng như người không có lòng tin, thừa nhận phải kết án khuynh hướng bài do thái, bài Kitô giáo và bài hồi giáo, sự cần thiết phải thừa nhận cuộc diệt chủng Do thái như thảm họa thúc đẩy làm mọi sự để phòng ngừa các tai ương tương tự. Chúng giúp thu ngắn nhiều lãnh vực khác trong tương lai (RG 23-4-2009).
 
Việc chú giải Kinh Thánh phải chú ý tới bối cảnh và truyền thống của Giáo Hội
Linh Tiến Khải
04:05 26/04/2009
VATICAN - Trong buổi tiếp các thành viên Ủy Ban Giáo Hoàng Kinh Thánh sáng thứ năm 23-4-2009 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khẳng định rằng: ”Chỉ có bối cảnh của Giáo Hội mới cho phép Kinh Thánh được hiểu đích thật như Lời của Chúa. Và điều này bao gồm việc khước từ mọi giải thích chủ quan”.

Ngỏ lời với các thành viên của Ủy ban do Đức Hồng Y William Levada Chủ tịch hướng dẫn, Đức Thánh Cha nói đề tài cuộc họp của Ủy ban ”Linh hứng và sự thật của Kinh Thánh” đáp ứng ưu tư của ngài, vì việc giải thích Kinh Thánh có tầm quan trọng nền tảng đối với lòng tin Kitô và cuộc sống của Giáo Hội. Trích Hiến chế Lời Chúa của Công Đồng Chung Vaticăng II Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Thiên Chúa là tác gỉa của Kinh Thánh. Các sách của Cựu Ước cũng như Tân Ước đã được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần và vì thế chúng dậy dỗ một cách chắc chắn và trung thành chân lý mà Thiên Chúa muốn được trao ban trong các sách thánh cho sự cứu rỗi của chúng ta. Nhưng đồng thời tài liệu công đồng cũng nhắc nhở rằng trong Kinh Thánh Thiên Chúa nói với con người trong cách thế của con người. ”Thật vậy, các lời của Thiên Chúa được diễn tả với các tiếng nói của con người, đã trở nên giống ngôn ngữ của loài người, như Ngôi Lời của Thiên Chúa Cha vĩnh cửu, sau khi nhận lấy các yếu đuối của bản tính nhân loại, trở nên giống con người” (DV 13). Chính vì vậy có một nguyên tắc tối cao của việc giải thích đúng đắn mà không có nó thì các sách thánh chỉ là chữ viết chết: đó là Kinh Thánh phải được đọc và giải thích với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nhắc lại ba tiêu chuẩn của việc giải thích Kinh Thánh một cách đúng đắn: đó là chú ý tới nội dung và sự thống nhất của toàn bộ Kinh Thánh, việc du nhập vào trong bối cảnh của truyền thống sống động của toàn Giáo Hội và sự tương xứng của lòng tin, hay sự gắn bó chặt chẽ giữa các sự thật riêng rẽ của lòng tin với nhau và với toàn bộ chương trình của sự Mạc khải và sự toàn vẹn của chương trình cứu độ chứa đựng trong đó. Nhiệm vụ của các nhà chú giải là góp phần vào sự hiểu biết sâu rộng hơn và trình bầy ý nghĩa của Kinh Thánh. Nhưng việc nghiên cứu các văn bản một cách khoa học thôi không đủ. Để tôn trọng sự trung thực của lòng tin của Giáo Hội nhà chú giải phải chú ý nhận ra Lời Chúa trong các văn bản đó bên trong lòng tin của Giáo Hội... Chỉ có bối cảnh của Giáo Hội mới cho phép Kinh Thánh được hiểu như Lời Chúa đích thật, trở thành sự hướng dẫn và luật lệ đối với cuộc sống của Giáo Hội và sự trưởng thành thiêng liêng của tín hữu (SD RG 23-4-2009)
 
Để cho Chúa Kitô sinh ra chết đi và sống lại mỗi ngày trong chúng ta là Thân Mình của Người
Linh Tiến Khải
04:06 26/04/2009
VATICAN - Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu như trên trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 22-4-2009. Trong số hàng ngàn đoàn hành hương hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng có phái đoàn hơn 50 tín hữu Việt Nam thuộc cộng đoàn Oslo do Linh Mục Huynh Tấn Hải hướng dẫn. Đặc biệt hôm qua đã có rất nhiều phải đoàn sinh viên học sinh các nước tây âu. Đến từ xa nhất là mấy đoàn hành hương Australia.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một tác giả Kitô khác sống vào thế kỷ thứ VIII: đó là Linh Mục Ambrogio Autperto, người Pháp, tu sĩ dòng Biển Đức. Sinh tại Provence miền nam nước Pháp, Ambrogio Autperto đã từng là sĩ quan trong triều đình vua Pépin le Bref và góp phần vào việc giáo dục Charlemagne, hoàng đế tương lai của Pháp. Năm 753-754 khi Đức Giáo Hoàng Stefano II viếng thăm nước Pháp, sĩ quan Ambrogio theo Đức Giáo Hoàng sang Italia và có địp viếng thăm tu viện biển đức thánh Vincenzo trong tỉnh Benevento Nam Italia. Tu viện này do ba tu huynh Paldone, Tatone và Tasone thành lập, và nổi tiếng là ốc đảo của nền văn hóa cổ điển Kitô. Sau khi gia nhập tu viện, thầy Ambrogio đã được thụ phong linh mục năm 761, và năm 777 được bầu làm viện phụ với sự ủng hộ của các đan sĩ gốc Pháp, nhưng cha gặp sự chống đối của các đan sĩ gốc Longobardi muốn bầu tu sĩ Potone làm viện phụ. Năm 782 sau khi vị viện phụ kế vị cha Ambrogio qua đời, các tu sĩ bầu cha Potone lên thay, nhưng vụ tranh chấp giữa hai nhóm lại bùng nổ và vị viện phụ mới bị tố cáo lên hoàng đế Charlemagne. Hoàng đế giao cho Đức Giáo Hoàng nhiệm vụ phân xử. Cha Ambrogio cũng được triệu về Roma như là chứng nhân, nhưng qua đời đột ngột ngày 30 tháng giêng năm 784, có lẽ là bị sát hại. Đề cập tới ảnh hưởng của các căng thẳng chính trị trên cuộc sống của các tu sĩ thời đó Đức Thánh Cha nói:

Ambrogio Autperto đã là đan sĩ và viện phụ trong một thời đại ghi dấu các căng thẳng chính trị nặng nề ảnh hưởng trên cả cuộc sống bên trong các đan viện. Nó thường xuyên vang vọng trong các bút tích của người. Chẳng hạn cha tố cáo sự mâu thuẫn giữa vẻ rạng ngời bề ngoài của các đan viện và cuộc sống hâm hẩm của các đan sĩ, và chắc chắn qua đó cũng nhắm đan viện của mình. Vì thế cha viết lại cuộc đời của ba đan sĩ thành lập đan viện nhằm cống hiến cho thế hệ đan sĩ mới điểm quy chiếu. Khảo luận khổ chế ”Xung khắc giữa các nhân đức và các tật xấu” cũng nhắm cùng mục đích đó. Cuốn sách này đã thành công lớn vào thời trung cổ và được in năm 1473 tại Utrecht bên Hòa Lan dưới tên Gregorio Cả, rồi tại Strasbourg bên Pháp dưới tên Agostino.

Qua đó cha Ambrogio Autperto muốn dậy cho các đan sĩ biết phải đương đầu một cách cụ thể với cuộc chiến tinh thần hàng ngày như thế nào. Đó không phải là cuộc chiến chống lại các bách hại từ bên ngoài, mà là cuộc chiến chống lại sự tấn kích của các lực lượng sự dữ từ bên trong. Tác phẩm trình bầy 24 cặp chiến sĩ: mỗi tính xấu tìm cách cám dỗ linh hồn với các lý luận tinh tế, trong khi nhân đức đối nghịch dùng Kinh Thánh để đối đáp với các lời cám dỗ đường mật ấy. Auperto đối chọi lại sự ham hố bằng sự khinh rẻ thế gian. Đây không phải là sự khinh rẻ thụ tạo, vẻ đẹp và sự tốt lành của tạo vật và của Đấng Tạo Hóa, mà là sự khinh chê cái thế gian giả tạo do sự ham muốn đưa ra để cám dỗ các đan sĩ. Nó rỉ tai rằng chiếm hữu là giá trị cao nhất của sống con người, và sống ngoài đời là điều quan trọng nhất. Vì nhận thấy sự thèm muốn chiếm hữu của các người giầu và kẻ quyền thế ngoài xã hội cũng hiện diện trong tâm hồn các đan sĩ, cha Auperto cũng viết khảo luận về ”Lòng ham muốn” và tố cáo nó như là nguồn gốc của mọi sự dữ. Cha viết: ”Từ lòng đất nhô lên các gai nhọn từ các gốc rễ khác nhau; trái lại trong trái tim con người mọi gai nhọn đều bắt nguồn từ một gốc rễ duy nhất là sự ham muốn” (De cupiditate 1: CCCM 27B, tr.963). Và Đức Thánh Cha khẳng định rằng đây là điều thật thời sự trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế nảy sinh từ sự ham muốn. Cha Ambrogio tưởng tượng ra lời phản bác của các người giầu và kẻ quyền thế. Họ nói: ”Chúng tôi đâu có phải là các đan sĩ, nên một số các đòi hỏi khổ chế không có giá trị đối với chúng tôi”. Cha trả lời: ”Qúy vị nói đúng, nhưng trong cách thức của giai tầng và theo mức độ sức lực của qúy vị, con đường dốc và hẹp cũng có giá trị, vì Chúa đã chỉ đề nghị có hai cửa và hai lối đi thôi: đó là cửa hẹp và cửa rộng, đường dốc và đường dễ dãi, chứ Chúa đã không chỉ cho chúng ta cửa và con đường thứ ba” (l.c., tr.978). Như thế cả người giầu có và quyền thế cũng phải chiến đấu chống lại lòng ham muốn chiếm hữu, ham muốn phô trương, chống lại ý niệm sai lầm về tự do như là khả năng sắp xếp tất cả theo ý riêng mình. Người giầu có cũng phải tìm ra con đường của sự thật, tình yêu thương và cuộc sống ngay thẳng.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về tác phẩm quan trọng nhất của cha Ambrogio như sau:

Tác phẩm quan trọng nhất của cha Ambrogio chắc chắn là bộ chú giải sách Khải Huyền gồm 10 cuốn: nó là bộ chú giải sâu rộng đầu tiên trong thế giới latinh về cuốn sách cuối cùng trong Kinh Thánh. Nó là hoa trái nhiều năm trời làm việc trong hai giai đoạn 758 và 767 tức trước khi cha được bầu làm viện phụ. Trong phần tiền đề cha kê khai ra các nguồn tài liệu, đây là điều tuyệt đối bất thường trong thời trung cổ. Ý nghĩa nhất là cuốn chú giải của Đức Giám Mục Primario Adrumetano biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ VI. Cha Autperto tiếp xúc với cuốn chú giải do Ticonio, tác giả người Phi châu sống trước thánh Agostino một thế kỷ, để lại. Ticonio không phải là tín hữu công giáo vì thuộc bè phái lạc giáo Donatismo, nhưng là một thần học gia lớn. Ông cho rằng Giáo Hội là một thân mình có hai phần: một phần thuộc Chúa Kitô, phần kia thuộc ma qủy. Thánh Agostino cũng đọc tác phẩm này nhưng nhấn mạnh rằng: Giáo Hội ở trong tay Chúa Kitô và là thân mình của Chúa, chỉ là một với Chúa và tham dự vào ơn thánh Chúa. Khi chú giải sách Khải huyền cha Ambrogio không chú ý tới biến cố Chúa Kitô quang lâm cho bằng các hậu qủa của lần đến thứ nhất, tức của biến cố nhập thể đối với cuộc sống Giáo Hội. Cha nói một câu rất quan trọng: ”Chúa Kitô phải sinh ra, chết đi và sống lại mỗi ngày trong chúng ta, là Thân Mình của Người” (in Apoc. III: CCCM 27, tr.205). Trong chiều kích thần bí bao trùm mọi Kitô hữu cha nhìn Mẹ Maria như là mẫu gương của Giáo Hội và của tất cả chúng ta, vì Chúa Kitô cũng phải sinh ra trong chúng ta và qua chúng ta. Theo gương các giáo phụ coi Người đàn bà mặc áo mặt trời là hình ảnh của Giáo Hội cha Autperto lý luận rằng:”Đức Trinh Nữ phúc đức... hằng ngày sinh ra các dân tộc mới, từ đó làm thành Thân Mình chung của Đấng Trung Gian. Vì thế không là điều gây kinh ngạc, nếu đấng, trong cung lòng có phúc của người chính Giáo Hội được kết hợp với Đầu, diễn tả kiểu mẫu của Giáo Hội. Trong nghĩa đó cha Autperto nhìn thấy vai trò định đoạt của Đức Trinh Nữ Maria trong công trình cứu chuộc. Lòng sùng kính và tình yêu sâu thẳm đối với Mẹ Thiên Chúa khiến cho cha có các kiểu nói diễn tả trước các kiểu nói của thánh Bernardo và nền thần bí Phan Sinh, mà không rơi vào chủ trương duy tình cảm, vì cha đã không bao giờ tách Đức Maria khỏi mầu nhiệm Giáo Hội.

Cùng với lòng đạo đức và thái độ sống không dính bén các thú vui trần gian mau qua, cha Ambrogio coi trọng việc học hiểu các khoa học thánh, nhất là suy niệm Kinh Thánh là ”tầng trời thăm thẳm và vực sâu không đo lường được” (In Apoc. IX). Cha đã là người sống trong một thời đại, trong đó Giáo Hội bị lạm dụng cho chính trị, và khuynh hướng duy quốc gia và duy bộ tộc bóp méo gương mặt của Giáo Hội. Nhưng giữa các khó khăn mà chúng ta cũng biết ngày nay, cha đã biết khám phá ra gương mặt của Giáo Hội nơi Mẹ Maria và hiểu là tín hữu công giáo, là Kitô hữu có nghĩa là gì: đó là sống vì Lời Chúa, bước vào vực sâu Lời Chúa và sống mầu nhiệm của Mẹ Thiên Chúa, tái trao ban sự sống cho Lời Chúa, dâng hiến thịt xác cho Lời Chúa trong hiện tại.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungari, Tchèque, Slovac, Sloveni, Croat và Ý. Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương Ý do các Tổng Giám Mục và Giám Mục hướng dẫn. Ngài đặc biệt chào các bạn trẻ của Trung Tâm Giới Trẻ Quốc tế Thánh Lorenzo trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày Đức Gioan Phaolô II trao Thánh Giá Quốc Tế Giới Trẻ cho họ vào cuối năm Thánh Cứu Độ, ngày 22 tháng 4 năm 1984. Từ đó đến nay Thánh Giá này được giữ tại Trung Tâm và được rước đi hành hương khắp nơi trên thế giới trong các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn trẻ đem Thánh Giá Chúa đi khắp nơi trên trái đất này, để cho các thế hệ mới cũng khám phá ra lòng Thương Xót của Thiên Chúa và làm sống dậy trong con tim họ niềm hy vọng nơi Chúa Kitô chịu đóng đanh và phục sinh.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Đức Hồng Y Pell trả lời về việc Báo Chí chỉ trích Đức Thánh Cha
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
12:30 26/04/2009
Dưới đây là bản dịch bài của ĐHY George Pell, TGM Sydney, đăng trên báo Sydney Morning Herald, Úc Đại Lợi, để trả lời bài chỉ trích của một ký giả nhắm đến ngài và Đức Thánh Cha. Bản tiếng Anh được phổ biến trên Zenit.org ngày 21 tháng 4 năm 2009. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài Truyền Hình, ĐHY đã bày tỏ lập trương ủng hộ lời tuyên bố của ĐTC rằng bọc cao su là một phương tiện thiếu hiệu quả để chống lại bệnh AIDS. Vào ngày 11 tháng 4, một ký giả của báo Harald đã chỉ trích lời tuyên bố này trên một bài báo nhan đế: “Pell cùng đi chuyến tàu tử thần của Giáo Hoàng.” Dưới đây là câu trả lời của ĐHY Pell.

* * *


Sự Chọn Lựa, chứ không phải bọc cao su, mới là điều quan trọng trong việc chống lại bệnh AIDS”

Vào ngày lễ Thánh Patrick, ĐTC Bênêđictô đã nói về giáo huấn của Hội Thánh và việc bệnh AIDS lan tràn tại Phi Châu. Lời giải thích của ngài đã tạo nên một trận cuồng phong căm phẫn, phần lớn phản ứng này là trung thực nếu người ta không hiểu biết đủ, nhưng có khá nhiều phản ứng hung bạo và thiếu trung thực. Tốt hơn là chúng ta nên biết rõ về những gì ĐTC đã nói.

ĐTC bác bỏ quan niệm cho rằng thái độ của Công Giáo là thiếu thực tế và không có hiệu quả, trong khi ngài nói thêm rằng: “Nếu không có bình diện nhân loại, nếu dân Phi Châu không ngăn được [bệnh AIDS bằng cách sống có trách nhiệm], thì vấn đề bệnh AIDS không thể khắc phục được bằng việc phân phát bọc cao su; mà ngược lại, chúng chỉ làm cho vấn đề thêm trầm trọng.”

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào Lễ Phục Sinh, tôi đã ủng hộ lời tuyên bố trên của ĐTC Bênêđictô. Tôi nói: “Tôi hoàn toàn đồng ý với ngài về vấn đế [bọc cao su] bởi vì chúng đang khuyến khích tình trạng ăn ở chung chạ bừa bãi, chúng đang khuyến khích tinh thần vô trách nhiệm.” Tôi cũng đã nói: “Ý tưởng là bạn có thể giải quyết một cuộc khủng hoảng về tâm linh và sức khẻo như bệnh AIDS với một số phương tiện ngừa thai máy móc như bọc cao su là một điều tức cười.”

Lời giải thích của tôi cũng gây ra phản ứng, kể cả phản ứng của ông David Marr của báo Harald. Ông đã nhảy vào cuộc để bênh vực cuộc cách mạng tính dục chống lại điều mà ĐTC và tôi đã nói. Ông ta đã vài lần nhắc cả đến Phi Châu. Ông đã hỏi: “Có bao nhiêu người Công Giáo tốt sẽ chết ở Phi Châu và Phi Luật tân,” trước khi họ học?

Ngay tại chính trọng tâm của quan điểm của ông Marr đã có một sự hiểu lầm căn bản. Ở Cameroon, Theo cơ quan Liên Hiệp Quốc về bệnh AIDS năm ngoái thì phần trăm số người trẻ làm tình trước tuổi 15 đã giảm từ 35% xuóng 14%. Một bản báo cáo trong báo Science năm 2004 nói rằng tại Uganda, từ đầu thập niên 1990, sự lan tràn của bệnh AIDS đã giảm bớt 70%, liên quan đến sự giảm thiểu 60% việc làm tình bừa bãi. Tại Phi Châu, từ Ethiopia đần Malawi cũng có những bằng chứng tương tự.

Nhữngn nghiên cứu khác cũng ủng hộ lời công bố của tôi là bọc cao su khuyến khích người ta ăn nằm bừa bãi và vô trách nhiệm. Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bệnh AIDS đã tìm thấy rằng ngay cả khi người ta dùng bọc cao su thường xuyên, vẫn có khoảng 10% bất trắc xảy ra. Bọc cao su làm cho người sử dụng có một ấn tượng về sự an toàn thái quá, đến nỗi đôi khi họ làm những việc “hưởng lạc liều lĩnh.” Trong một nghiên cứu tại Uganda, người ta thấy rằng lợi thế của việc sử dụng bọc cao su đã bị lấn át bởi việc gia tăng số người chung chạ về tính dục.

ĐTC Bênêđictô nói đúng khi ngài vạch ra rằng bình diện nhân bản trong các hành động tính dục là điều quan trọng. Chúng ta không phải là người tự động, bị nô lệ bởi thú tính. Những chiến dịch giáo dục nhắm vào việc dạy người có bớt số người làm tình chung chạ, bớt ăn nằm bừa bãi và bớt sử dụng những nhân công trong việc tính dục (mại dâm) đang là chìa khóa trong việc giảm thiểu sô người bị nhiễm bệnh.

Đầu năm nay, Tạp Chí Y Học Anh đã tường trình rằng: “Trong nhiều cuộc nghiên cứu lớn, những cố gắng có phối hợp để cổ võ việc dùng các bọc cao su đã thường xuyên thất bại trong việc kiểm soát mức độ gia tăng của việc nhiễm trùng phong tình,” ngay cả tại Gia Nã Đại, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Trả lời bằng cách chỉ trích phát biểu của ĐTC là những thí dụ điển hình của thuật đánh lừa dư luận; mình đổ tội cho người khác trong trường hợp dân chúng bắt đầu hiểu rằng giải pháp của mình là một nguyên nhân đáng kể của vấn đề.

Buộc tội cho đạo Công Giáo và ĐTC Bênêđictô là làm cho bệnh HIV/AIDS lan tràn đòi hỏi phải có bằng chứng rằng trong khi người ta không đếm xỉa gì đến đòi hỏi thứ nhất của Kitô giáo là giữ đức trong sạch trước và trong hôn nhân, thì người ta lại mù quáng vâng theo đòi hỏi thứ hai là không được dùng bọc cao su. Tôi không tin rằng việc làm như thế là trường hợp thực tế.

Giáo huấn Công Giáo chống lại ngoại tình, tà dâm và giao hợp đồng tính, ngay cả khi dùng bọc cao su, không phải vì Hội Thánh bác bỏ việc dùng bọc cao su có thể bảo vệ sức khẻo, nhưng vì những giáo huấn theo truyền thống của Kitô giáo tin rằng tất cả những việc làm tình ngoài hôn nhân là trái ngược với ý nghĩa chính đáng của tình yêu và giới tính.

Đức Kitô mời gọi các Kitô hữu sống một cách sống khác, có một tâm hồn trong sạch đến nỗi khi nhìn đến một người phụ nữ với một ước muốn chiếm đoạt và bừa bãi đã là sai trái rồi.

Hội Thánh Công Giáo cung cấp ít nhất là 25% việc phục vụ và chăm sóc cho những người mắc bệnh HIV/AIDS ở Phi Châu. Trong khi vai trò của Hội Thánh khác vai trò của chính phủ, là cơ qua phải ra luật và tổ chức cho dân chúng thuộc mọi tôn giáo cũng như những người không có tôn giáo, nhưng cả hai cơ quan đều phải tôn trọng bằng chứng và những giá trị luân lý tốt trong những chương trình mà họ cung cấp.

Người Công Giáo không bó buộc phải công khai chống lại mọi chương trình giảm bớt tai hại, ngay cả khi Hội Thánh thúc giục thành viên của mình đừng tham gia. Cũng thế, các chính phủ và các cơ quan từ thiện ngoài Công Giáo vẫn có thể và sẽ tiếp tục phân phát bọc cao su trong các chương trình HIV/AIDS của họ, mặc dù bằng chứng cho thấy rằng chúng có thể làm cho vấn đề thêm trầm trọng.

Nhưng tất cả chúng ta là những người muốn giúp đỡ phòng ngừa và giảm bớt sự lan tràn của bệnh HIV/AIDS cần phải tôn trọng những bằng chứng về việc nào có ích và việc nào vô ích. Và bằng chứng cho thấy rằng không phải bọc cao su, mà chính là sự chọn lựa của người ta trong việc sử dụng món quà giới tính mới là điều quan trọng [trong việc chống lại bệnh AIDS].

+ Hồng Y George Pell

TGM Sydney, Úc Đại Lợi
 
Tòa Thánh và Liên Minh Ả Rập ký kết thỏa ước hợp tác.
Mai Hương
21:45 26/04/2009
Hôm thứ Năm 23/4 vừa qua, Tòa Thánh và Liên Minh Ả Rập đã ký một thỏa ước hợp tác chính trị và văn hóa vì hòa bình, an ninh trong vùng và trên thế giới. Thỏa ước có hiệu lực tức khắc mang chữ ký của Đức Cha Dominique Mamberti, Bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh và ông Amr Moussa, tổng thư ký của Liên Minh Các Quốc Gia Ả Rập. Một thong cáo của Tòa Thánh viết rằng thỏa ước củng cố các quan hệ hợp tác hiện hữu giữa Tòa Thánh và Liên Minh Ả Rập nhất là trong lĩnh vực chính trị và văn hóa. Ngoài ra, thỏa ước cũng đề ra những hình thức tham vấn giữa hai bên về những sáng kiến trong cuộc đối thoại liên tôn.

Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết hôm thứ Sáu 24/4, ông tổng thư ký của Liên Minh Các Quốc Gia Ả Rập đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến.
 
Top Stories
The Passion of Thai Ha parish continues – priest summoned
J.B. An Dang
00:24 26/04/2009
Fr. Peter Nguyen Van Khai
Tensions boil all over again in Hanoi after Vietnamese authorities have suddenly begun a construction project at a lakeside belonged to Thai Ha parish and repeatedly summoned a Hanoi Redemptorist for criminal investigations.

In the last episode of the conflict between Thai Ha parish and Vietnamese authorities, police has repeatedly summoned Fr. Peter Nguyen Van Khai, the spokesperson of Hanoi Redemptorists. During Saturday April 25, police sent to Thai Ha Monastery three “urgent summoning orders” asking Fr. Peter Nguyen to present “in person” at Hanoi Criminal Investigation Department for the "clarification of a number of documents".

Upon receiving the first summoning order, Fr. Peter Nguyen replied promptly that he could not go to the police department due to pastoral responsibilities that he needed to fulfill during the weekend. Nevertheless, police kept sending two more summoning orders in a threatening tactic devised to bind legal obligations against him.

Harassments against Hanoi Redemptorists occurred immediately after Fr. Matthew Vu Khoi Phung, the Superior of Hanoi Monastery, sent a complaint to various government organs asking for the suspension of a construction project at the 18,230 square meters area surrounding Lake Ba Giang which has been legally owned and managed by Thai Ha parish - the Redemptorist Monastery.

Citing article 70 in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 which states "The places of worship of all faiths and religions are protected by the law", Fr. Matthew Vu strongly denounced the current situation of the area: “our land is being invaded and construction project has been illegally started.”

“We request the Dong Da District's People Committee to take actions by ordering the suspension of construction project being in progress at the Lake Ba Giang area, ceasing all work related-activities, pulling out all equipments and machinery from the premise of Thai Ha parish-Redemptorists in Hanoi,” wrote Fr. Matthew Vu.

In response to his letter, a series of summoning orders have been sent to Thai Ha Monastery threatening “criminal investigations” against his congregation.
 
Vietnam scientists clash with government over bauxite project
M&C Business
09:14 26/04/2009
Hanoi - Vietnamese scientists and activists have called on the government to cancel a massive bauxite mining plan in the country's Central Highlands for environmental reasons, scientists confirmed Friday.

The scientists said the calls came at a seminar organized by Vietnam's Ministry of Industry and Trade, its Federation of Technical and Science Associations, and the state-owned Vietnam National Coal and Mineral Industries Group (Vinacomin).

At the seminar in Hanoi on Thursday, many of the over 50 scientists in attendance said that Vinacomin's plans for bauxite mining and processing projects covering over 1,800 square kilometres in the mountainous Central Highlands will cause irreversible environmental damage.

'The government should rethink the way it is implementing the technology,' said Professor Pham Duy Hien, a former head of Vietnam's National Atomic Energy Academy. 'If they do it the way Vinacomin has suggested, it will cause a major disaster for us later on.'

Government officials said the mining of bauxite ore, that is used to produce aluminum, was integral to the economic guidelines Vietnam's Communist Party had laid out in its 2006 five-year plan.

'This project will bring significant benefits to the country as aluminum becomes more popular as a material for construction and airplane and car production,' said Vinacomin chairman Doan Van Kien.

Vinacomin's plan envisions exploitation of 5.4 billion tons of bauxite ore in six projects in the region until 2015.

Bauxite is generally mined in vast open pits. For each ton of aluminum produced, approximately five tons of caustic slag are created, which can degrade the environment without proper storage and revegetation.

The first two bauxite processing plants, already under construction, have been contracted to the Chinese mining company Chalco. The involvement of several thousand Chinese workers has led to nationalist opposition by some Vietnamese bloggers, who have spread rumors that the projects may lead to Chinese control over Vietnamese territory.

At the end of the conference, Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai said Vietnam would adapt the mining plan for ecological sensitivity, but scepticism remains.

'I do not think the government will be willing to stop these projects,' said historian and National Assembly member Duong Truong Quoc, who said he found the government's presentation 'unconvincing.'

Vietnam's bauxite reserves are among the world's largest, with an estimated 8 billion tons, concentrated in the country's Central Highlands region.
 
Vietnam Catholics hold anti-govt vigil
AFP
09:28 26/04/2009
About 1,000 Vietnamese Catholics held a candlelight prayer vigil Saturday night to protest a bauxite mining project and against government plans for construction on land claimed by the church.

The vigil lasted nearly 30 minutes and took place on church property in a courtyard after evening mass.

"We are not in agreement with the actions of the government," Nguyen Van Phuong, a priest at the vigil in Thai Ha Redemptorist parish, told AFP.

He said the faithful gathered to "pray for the government" and oppose its plans for bauxite mining in Vietnam's Central Highlands.

By criticising the bauxite plan, the Catholics join a diverse collection of scientists, intellectuals, former soldiers, and opponents of the communist regime.

They say the environmental and social damage of the mine will far outweigh any economic benefit, and point out security concerns because a Chinese company has been granted a contract to build one of the mines.

After their vigil, parishioners signed a petition against the mine.

Phuong said they also object to plans by local authorities in Hanoi to build on nearby land the parish says it has owned since 1928.

Another priest, Nguyen Van Khai, told AFP on Friday that a school was already erected on the land, and work recently began on another building. A construction hoarding has gone up that indicates that a residential block will be built there.

Officials did not immediately respond to AFP's request for comment on the property dispute, the latest between Thai Ha and the authorities.

About 1,000 Catholics protested in March outside a Hanoi court that upheld the conviction of eight fellow believers for property damage and disturbing public order.

All had admitted taking part in rallies that peaked last August calling for the return of church property seized -- along with many other buildings and farms -- more than 50 years earlier when communists took power in what was then North Vietnam.

Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.

Religious activity remains under state control, but Hanoi's relations with the Catholic Church had improved before the wave of property protests.
 
Outcry over Chinese investment in Vietnam
Radio Australia
09:36 26/04/2009
The Vietnamese government recently approved a plan to let a Chinese company build a bauxite mine in the country.

The move triggered rare public outcry from scientists, intellectuals and even war heroes who say the environmental and social damage will far outweigh any economic benefits. But analysts say while environmental concerns might be legitimate, fears for national security or even a so called "Chinese invasion" are totally unfounded.

LILY YAN: The Vietnamese Government estimates the country's bauxite reserves at 5.5 million tonnes, one of the largest in the world. It is a major drawcard for attracting foreign investment for Vietnam. However the majority of the bauxite reserve concentrates in the Central Highlands, an area regarded by some as a strategic region for the country. Duong Trung Quoc, a historian and a member of Vietnam's National Assembly, said it's careless to let a Chinese company into the region where national security is at stake.

DUONG TRUNG QUOC: I want to raise this question to see if it could be answered as I can't answer it. This is a sensitive issue. I wonder if we've studied carefully the history of the Central Highlands, the history of protection of the sovereignty of the country and the land. If you let the foreigners in, that can cause serious problems.

LILY YAN: Vietnam's Deputy Prime Minister, Hoang Trung Hai, has said the $10 billion mining project will help social and economic development in the Central Highlands but critics say the financial benefits brought by the mines will be very limited. Nguyen Ngoc is a well-known writer and outspoken activist for the Central Highlands and its people. He's concerned about what he saw during his recent trip to the area.

NGUYEN NGOC: In the Central Highlands there are two projects being carried out hastily. Machines could be seen everywhere. I saw many Chinese workers. There were about 300 Chinese workers, nearly 200 Vietnamese workers and some foreigners. I wonder why they bring into Vietnam so many simple unskilled foreigners while lots of Vietnamese workers are still unemployed?

LILY YAN: Even the General Vo Nguyen Giap who led Vietnam's defeat of French colonial forces, joined critics. The 97-year-old war hero has reportedly said in an open letter to the government that the contract granted to the Chinese company, a subsidiary of Chinese mining giant Chinalco, will cause danger to the lives of ethnic minorities and to Vietnam's security and defence. International experts say Hanoi has been calling for increased foreign investments and needs to trade with its big neighbour to survive. Professor Carl Thayer from the Australian Defence Force Academy say the Vietnamese have to be more open-minded towards the foreigners who work in the country.

CARL THAYER: Vietnam has to be careful what it wishes for. You can't have Chinese investment without Chinese managers and technicians accompanying that in joint ventures.

LILY YAN: As for concerns of national security, Professor Thayer dismisses them as absurd.

CARL THAYER: To pick on specific bauxite and over exaggerate the Chinese influences can only be done, in my view, for political concerns. This is not a real strategic issue. It's a made-up issue.

LILY YAN: At the same time, when the Chinese company was granted the contract, the US mining giant Alcoa has also been permitted to explore the feasibility of fielding another bauxite mine in the Central Highlands. The possible investment from the US has not caused much controversy. Professor Thayer says compared to Alcoa, the Chinese company has a poor history of quality and safety standard.

CARL THAYER: Alcoa brings world-class technology which is very expensive for cleaning up after the strip mining of bauxite and that Chinese companies have closed down mines in Guangxi Province because of environmental reasons and they're worried that lower level technology or lack of concern for Vietnamese laws could lead to pollution.

LILY YAN: Vietnam is not the only country feeling uneasy about China's thirst for resources. Last month the Australian Government rejected a $1.8 billion bid by Chinese mining company Minmetals to acquire OZ Minerals based on national security concerns. And the recent poll shows the majority of the Australians are hostile towards Chinese mining company Chinalco's bid for increasing its share in the Anglo-Australian company Rio Tinto. But Professor Thayer says people should look at the big picture and realise China's growth will be beneficial to the region.

CARL THAYER: And so each country should invite its foreign investment set its laws, re-look at it, be comfortable with it but then we should not discriminate because of the ethnicity - Chinese.

Presenter: Lily Yan - Speakers: Duong Trung Quoc, a historian and a member of Vietnam's National Assembly; Nguyen Ngoc writer and activist; Professor Carl Thayer from the Australian Defence Force Acadamy
 
In Vietnam, New Fears of a Chinese 'Invasion'
Martha Ann Overland / Hanoi
09:48 26/04/2009
Thirty years ago, Vietnamese soldiers waged a final, furious battle in the hills of Lang Son near the country's northern border to push back enemy troops. Both sides suffered horrific losses, but Vietnam eventually proclaimed victory. Decades later, diplomatic relations have been restored and the two nations, at least in public, call each other friend. Vietnam's former foe is a major investor in the country, bilateral trade is at an all-time high, and tourists, not troops, are pouring in.

The border war between China and Vietnam
No, not Americans. Chinese. As part of an aggressive effort to expand its commercial and political influence in Southeast Asia, China is investing heavily in Vietnam. Chinese companies are now involved in myriad road projects, mining operations and power plants. Yet, despite the fact that cooperation between the two communist countries is being encouraged by Vietnam's leaders, this friendly invasion does not sit well among a people who have been fighting off Chinese advances for more than a thousand years, most recently in 1979. Many in Vietnam worry that China is being handed the keys not just to their country's natural resources but also to sensitive strategic areas, threatening the nation's security. "The danger is that China has won most of the bids building electricity, cement and chemical plants," warns Nguyen Van Thu, the chairman of Vietnam's Association of Mechanical Industries. "They eat up everything and leave nothing."

Thu says he suspects some Chinese companies have won construction contracts by submitting lowball bids, which could mean they are cutting corners, threatening quality and safety. But Thu's biggest concern is the influx of large numbers of Chinese workers, including cooks and cleaning staff, that are taking jobs from Vietnamese and threatening the country's social stability. "Chinese contractors bring everything here, even the toilet seats!" declares Thu. "These are materials Vietnam can produce, and work that Vietnamese can do."

The latest lightning rod for anti-Chinese sentiment is Hanoi's plan to allow subsidiaries of the Aluminum Corporation of China (Chinalco) to mine bauxite ore in Vietnam's Central Highlands. Bauxite is a key ingredient in aluminum, which China needs to fuel its construction industry. Vietnam has an estimated eight billion tons of high-quality bauxite, the third-largest reserves in the world. The environmental cost of extracting the mineral, however, can be high. Strip mining is efficient, but scars the land and bauxite processing releases a toxic red sludge that can seep into water supplies if not adequately contained. Several senior Vietnamese scientists as well as Vietnam's burgeoning green movement have questioned the wisdom of giving mining rights to China, whose own mines were shut down because of the massive damage they caused to the environment.

But the real opposition appears to have less to do with the environment and more to do with Vietnam's fear of its neighbor on the country's northern border. Nationalist groups accuse Hanoi of caving in to pressure from commodities-hungry China by allowing the mining project to go forward. Bloggers are whipping up fears that the influx of Chinese workers is part of Beijing's long-term strategy to occupy their country. Banned pro-democracy groups, which are happy for any opportunity to criticize the authoritarian government, call the mining venture an "ill-begotten scheme." Earlier this month, a dissident Buddhist monk, Thich Quang Do, said that strip mining will destroy the way of life of the region's ethnic minorities. He added that the project created "an illustration of Vietnam's dependence on China." There has been no such outcry against U.S. aluminum giant Alcoa's plans to mine two sites in Dak Nong province in the Central Highlands.

Perhaps the most unexpected criticism has come from General Vo Nguyen Giap, a revered Vietnamese military leader who helped defeat the French and later the Americans. In a letter to Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung, the 97-year-old war hero voiced concern over the presence of large numbers of Chinese in the Central Highlands, which is a strategic gateway to Vietnam, one where battles have been won and lost.

Other countries in the region are made uneasy by China's thirst for resources. Last month, the Australian government rejected a $1.8 billion bid by Chinese mining company Minmetals to acquire debt-ridden OZ Minerals, the world's second-biggest zinc miner, due to national security concerns. OZ Minerals has operations near Australia's Woomera weapons testing site.

The Hanoi government says it is listening to concerns but it appears to be unmoved. Dung recently declared bauxite mining a "major policy of the party and the state." Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai reaffirmed the government's support, and several local provincial officials were on hand at a recent mining conference to defend the project, arguing that despite the presence of the Chinese workers, development will benefit the impoverished ethnic minorities who live in the region.

The pressure on Vietnam to proceed as planned is enormous, says Carl A. Thayer, a Vietnam expert who teaches at the University of New South Wales' Australian Defense Force Academy. Vietnam needs to trade with China, the world's third-largest economy, to survive. Thayer acknowledges that no Chinese company operates independently of the government. "If you go up far enough you will find a military or a security connection," he says. "But Chinese occupation? I don't believe that."

Some of the problems are of Vietnam's own making, observes Thayer. The country has become increasingly dependent on foreign direct investment to buoy its economy. Last year, overseas investors sunk a record $11.5 billion into Vietnam. China last year had 73 investment projects worth $334 million in the country. But in the wake of the global recession, foreign direct investment plummeted 70% in the first quarter of 2009 compared to the same time period last year.

Hanoi has been calling for increased investment, and is even more desperate for external cash infusions now that its economy has flatlined. Vietnam has also racked up a massive trade deficit with China. As more Chinese companies venture across the border and sink millions into new investment projects, Hanoi can't dictate all the terms. Nor can they just close the spigot. "The Vietnamese have to be careful of what they wish for," says Thayer.
 
Unskilled Chinese workers flow into Vietnam
VietNamNet/TT
10:13 26/04/2009
VietNamNet Bridge – Thousands of foreign labourers are working in Vietnam without work permits. Most of them are unskilled workers who work for foreign contractors, particularly Chinese.

Most Chinese working at the Nong Son thermo-power
plant in the central province of Quang Nam are unskilled labourers.
The number of Chinese workers dwarfs populations of local labourers at some projects, such as Tan Rai bauxite mine in Bao Loc, Lam Dong province in the Central Highlands, the Quang Ninh thermo-power plant in the northern coastal province of Quang Ninh, the Hai Phong Coal-fueled Power Plant in Hai Phong city, and the Ca Mau Gas – Power – Fertiliser project. At these places, there are from 700 to over 2,000 Chinese workers.

Foreign workers flooding construction sites

There are no official statistics about unskilled foreign workers in Vietnam, but it is estimated there are tens of thousands, and the number is seemingly on the rise.

The two big thermo-power plants that are about to be completed in the north, the Quang Ninh and Hai Phong, have over 2,000 foreign workers each, most of whom are Chinese.

In these construction sites, Chinese workers do various jobs, from cleaning up to digging, installing turbines and others. The Chinese contractors use nearly no Vietnamese workers.

Meanwhile, in the central region, Chinese workers who came to Vietnam with Chinese contractors began to appear several weeks ago in Nong Son, the central province of Quang Nam.

“New villages” in northern construction sites

The Oriental Road, named by China’s Oriental Electrification
Group, the contractor of the Hai Phong Thermo Power Plant.
We paid a visit to the construction site of the thermo-power plant being built by the Quang Ninh Thermo Power Joint Stock Company, considered the headquarters of Chinese workers in Quang Ninh province.

A few kilometres from Bai Chay Bridge in Ha Long city, we saw groups of Chinese workers on the street. More Chinese workers were seen near Bang Market in Hoanh Bo district, 8km from Ha Long city.

Going across the Bang River, we saw the Quang Ninh thermo-power plant. The most impressive things there were not the two towering smokestacks of the plant, but rows of houses of Chinese workers nearly 1km long on the river bank. These are temporary houses roofed with green iron sheets and they surround Quang Ninh thermo-power plant.

Each row of houses includes six rooms of 40sq.m each. Each room hosts more than 20 Chinese workers. The whole row shares a toilet. Visiting a room, we saw bunk beds and groups of workers playing cards.

The “new village” is not always open to visitors. At the gate of the construction site were some guards in camouflage combat clothes, equipped with walkie-talkies. Talking with them in Vietnamese, they didn’t understand, because they are Chinese.

Vu Thanh Hai, the chief of the Planning and Materials of the Quang Ninh Thermo-power Plant, said the above rows of houses sometimes host nearly 4,000 Chinese workers. At the time we came, there were around 2,200 people.

“Because the work is nearly complete, the number of Chinese workers has decreased,” said Hai.

However, Hai said that most of Chinese workers come to Vietnam as travelers and they don’t have work permits.

Chinese workers at the Quang Ninh thermo-power plant.
A young Chinese worker said that he is a welder and he earns around 1,600 yuans (VND3 million) per month. Another said Chinese workers are paid between VND3-6 million ($170-350) per month.

At the Hai Phong Thermo-power JS Company in Ngu Lao commune, Thuy Nguyen district, skilled Chinese workers stay in two-storey houses. Meanwhile, unskilled ones lived in hired, temporary houses.

At the construction site of the Hai Phong Coal-fueled Thermo-power Plant, any visitor can realise that it is a construction site of Chinese. All boards and slogans are in Chinese. All roads there are named in Chinese.

In the central province of Quang Nam, many Chinese workers have appeared in Nong Son district in the past several weeks. They came here to build a thermo-power plant in this district.

Standing at the foot of the Nong Son Bridge, we saw many prefabricated houses, surrounded by iron fences.

“These are the houses of workers, all of them come from Guangxi,” said the chief of the organisational department of the Nong Son Coal and Electricity JS Company, the project developer.

Chinese workers at the Nong Son thermo-power plant.
At the construction site, we were received by a translator named Ngo Tri Tue. She said that all staff there are Chinese and from Guangxi province.

Chinese sign boards appear every place. A group of Chinese workers were bending iron bars to prepare for building the foundation of the power plant. Some others were working with stone drilling machines. In the late afternoon, Chinese workers gathered near trays of rice and boiled spinach.

A Chinese engineer, Vi Quoc Thang, said that there are around 100 Chinese workers and engineers at the site. “This number will rise to about 500 people in June, when the project comes to the installation phase,” translator Tue interpreted for another Chinese engineer.
 
Radio Veritas, the voice of the Church in Vietnam and all of Asia for the past 40 years
Asia-News
20:41 26/04/2009
For Catholics RVA is often the only source of news of and about local and the universal Church. The Vietnamese are particularly proud of Mgr Nguyen Van Tai, who has worked for the broadcaster for the past 31 years, and contributed to the training of priests, nuns and lay people studying in the Philippines. Monsignor Celli, president of the Pontifical Council for Social Communications, took part in the celebrations.

Nguyen Vu (AsiaNews) – Radio Veritas Asia is the only Catholic radio broadcaster on the Asian continent. Created in 1969 it now reaches the faithful in 20 Asian countries in Chinese, Vietnamese and 20 other languages. It is based on a pleasant hill in Quezon City, Metro manila.

Vietnamese Catholics are especially proud of Mgr Nguyen Van Tai, the station’s programming director who has a career of 31 years at the radio.

Father Tai, who has received the Radio Veritas award from cardinal Sin, not only has left his mark on the station, but has been of great assistance to hundreds of priests, nuns and lay people who spent time studying in the Philippines.

In the 1970s and 1980s Vietnam was one of the poorest countries in the world, faced with extreme shortages, natural disasters, widespread disease and social problems and had about half a million children in difficult situations.

The Church can boast of 50 medical doctors and 300 highly trained specialists who graduated in the Philippines.

The celebration of the radio’s 40th anniversary (pictured) was held on 16 April. Archbishop Claudio M. Celli, president of the Pontifical Council for Social Communications, celebrated Mass with two cardinals, 17 bishops and Mgr Nguyen Van De, president of the Social Communication Commission of the Bishops’ Council of Vietnam, plus numerous priests and 300 guests.

On this occasion priests, nuns, the elderly and parishioners from cities, the countryside, and mountain provinces told AsiaNews that they listened to Radio Veritas every day.

They love “listening to the news about the local and the worldwide Church because local Catholic news and religious ideas are limited or are selected by someone for information purposes.”

“We feel close to the Church when we hear the voice of Dang The Dung. We understand the Bible from Rome when Linh Tien Khai speaks. We are very moved when Mai Huong tells us about the Church, Catholic events and important writings.”

“Radio Veritas travels with Vietnamese Catholics and those of other Asian countries on the journey of our faith in God around the world.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ba Giang - nấc thang chính trị
Phong Thương
00:35 26/04/2009
Tình hình Việt Nam trong thời gian vừa qua có nhiều sự kiện khiến nhà cầm quyền phải đau đầu, chật vật tìm cách đối phó. Chưa bao giờ lòng tin của nhân dân với nhà nước lại xuống cấp trầm trọng như bây giờ. Đại đa số bộ phận dân chúng được hỏi ý kiến đều lắc đầu chán nản khi nhắc tới hai chữ “chính quyền”. Từ vụ bắt bớ và xét xử hai nhà báo thuộc tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, cùng với thiếu tướng công an, người từng được dân chúng coi là vị anh hùng chống tham nhũng, người dân đã chứng kiến những sự lật lọng, biến đổi 180 độ trong cách xử lý vụ việc này, họ càng hoài nghi về sự khách quan của bộ máy chính quyền trên cơ sở thực tế mà họ chứng kiến. Cộng với chứng khoán sụt giảm, các ngân hàng huy động lãi suất gửi cao khủng khiếp khiến lãi suất của người đi vay cũng phải chịu mức quá lớn so với việc kinh doanh lương thiện. Nhiều hoạt động kinh doanh trở nên ngưng trệ, nạn thất nghiệp gia tăng rất nhanh. Một số lớn công nhân ở các khu công nghiệp bị cắt giảm biên chế, cắt giảm lương tiền phải lao ra đường phố tìm kiếm những việc khác để mưu sinh, họ không thể trở về quê vì đồng ruộng đã bị nhà nước trưng thu dùng cho khu công nghiệp, với giá đền bù rẻ mạt. Những đồng tiền đền bù cầm chưa nóng tay đã bị lạm phát, vật giá đắt đỏ khiến chúng giảm nhiều giá trị.

Cán cân thương mại với nước láng giềng Trung Quốc thâm hụt nghiêm trong tới hàng tỷ đô la một năm. Chính sách thương mại giữa hai nhà nước Việt Nam - Trung Hoa đẩy các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dung trong nước vào thế bị chèn ép, không cạnh tranh nổi. Về hàng nông nghiệp nuôi trồng hiện nay, hàng Trung Quốc còn xuất ngược vào Việt Nam từ hoa quả đến gia súc. Việt Nam chỉ bán sang Trung Quốc những mặt hàng thuộc diện đặc sản tự nhiên.

Vụ tham nhũng, hối lộ PCI khiến người Nhật tức giận cắt mất nguồn vốn viện trợ ODA, một trong những nguồn vốn quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế đất nước. Trong vụ việc này lỗi hoàn toàn do quan chức Việt Nam gây nên. Người Việt Nam một lần nữa chả thiết bày tỏ sự chán nản nữa, giờ đây họ hầu như coi việc nhà nuớc làm những gì sai trái là việc dĩ nhiên.

Nổi bật và nhức nhối nhất là chuyện đất đai, sở hữu và chủ quyền. Từ đối ngoại biên giới hải đảo bị người anh cả Trung Quốc thôn tính trắng trợn đến việc thu hồi đất nông nghiệp đền bù. Đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình ở địa phương do nông dân phản đối chính sách đền bù, giải toả của chính quyền, cá biệt có nơi do bức xúc căng thẳng đã xông vào trụ sở chính quyền địa phương dành loa, đài để phát biểu ý kiến như Thái Bình hay Tiên Sơn, Bắc Ninh. Sự bắt bớ, giam giữ không khiến người nông dân sợ hãi mà càng khiến họ trở nên chán ghét và phẫn uất với chế độ hiện hành. Trong vấn đề chủ quyền đất nước biên giới và biển đảo những hành động đối ngoại ươn hèn của chính quyền khiến dư luận cực kỳ phẫn nộ, đỉnh cao là những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên tại Hà Nội xảy ra liên tiếp khiên chính quyền phải huy động các loại cảnh sát để ngăn chặn, bắt bớ.

Sự kiện lớn nhất phản đối chính sách đất đai lại xảy ra tại trung tâm thủ đô, khi mà hang ngàn người Công Giáo vốn hiền hoà bỗng công khai sát cánh phản đối chính quyền Hà Nội manh tâm chiếm đoạt đất đai của họ để làm biệt thự, nhà hàng, nơi kinh doanh ăn chơi trác tang. Căng thẳng đến cực độ khi hàng ngàn người công giáo và hang trăm cảnh sát trang bị dùi cui, bình hơi cay, xe phun nước trong phạm vi chật hẹp… quyết định xây vườn hoa trên khu đất của người Công Giáo tạm thời làm lắng xuống những buổi cầu nguyện thắp nến đòi công lý sự thật của họ. Người dân trong nước thở phào nhẹ nhõm sau khi nín thở cả năm trời theo dõi quan sát cuộc đấu tranh đòi Công lý - Sự thật của người Công Giáo và những đối phó đầy tính hăm doạ, phô trương bạo lực của chính quyền.

Nhưng đất nước vẫn chưa yên khi nhà cầm quyền Việt Nam đồng ý cho hàng vạn người Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác quặng nhôm. Một lần nữa những người yêu nước lại sục sôi lòng căm phẫn khi nhìn thấy kẻ thù truyền kiếp ngang nhiên đổ vào nước Việt Nam. Để đối phó với tinh thần yêu nước ấy, chính quyền đã tổ chức hội thảo một cách bịp bợm trong vòng một ngày tại khách sạn Melia để bàn đến chuyện trọng đại, nhiều ý kiến phản đối có cơ sơ khoa học đã không được trình bày đầy đủ. Ngay khi hội thảo xong chính quyền ra thông cáo báo chí bắt dư luận, báo chí phải nhắc đến Tây Nguyên theo chủ trương của họ. Những người trí thức Việt Nam đã ký tên vào bản kháng nghị, ý tưởng biểu tình mới manh nha sẽ tổ chức ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng vào hôm 23-4 vừa qua được cảnh sát theo dõi chặt chẽ, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng mỗi mét vuông là một cảnh sát, công an đứng chiếm chỗ.

Chỉ với những vài hình ảnh phác qua, đã thấy tình hình an ninh, trật tự Việt Nam đang đứng trên thế cực kỳ chênh vênh, khi mà động đến bất cứ vấn đề gì như y tế, giáo dục, điện lực, giao thông, cứu trợ, ngoại giao, kinh tế,… đều chứa những tiêu cực khiến nhân dân bất mãn.

Thế nhưng dường như nhà cầm quyền không bận tậm đến sự bất mãn, không đồng tình của quần chúng nhân dân đối với những hành xử của họ.

Chính quyền Hà Nội một lần nữa khiêu khích người Công Giáo khi tiến hành xây dựng trên khu đất thuộc sở hữu của giáo xứ Thái Hà - có tên là Ba Giang, ngay khi dư âm về vụ xử án hôm 27-3 còn đang khiến họ thấy bộ mặt chính quyền thiếu thiện chí. Họ còn đang nung nấu ý chí đòi bằng được công lý mà phiên toà hắc ám mượn danh toà án nhân dân tước đi của họ. Dường như chính quyền Hà Nội hành động vội vã vào thời điểm này là cố ý muốn có sự phản đối gay gắt từ phía người Công Giáo. Vậy họ làm thế để làm gì?

Chúng ta hãy nhìn lại chuyến đi thăm Trung Quốc gần đây của ông Phạm Quang Nghị, bí thư thành uỷ Hà Nội. Và chúng ta nên nhớ một điều, bất kỳ một vị lãnh đạo nào khi bị áp lực từ phía phạm vi họ phụ trách đều tìm cách sang Trung Quốc. Ông Nông Đức Mạnh lung lay vì vụ PMU18 sau khi đi Trung Quốc về, vụ việc này đã quay ngoắt lại, Nguyễn Việt Tiến được tha bổng, còn người đấu tranh lại bị ra toà. Ông Nguyễn Tấn Dũng kém thế trong thời gian qua, khi bị tước mất số quyền hạn chỉ đạo kinh tế. Đi thăm Trung Quốc về ông đã mạnh mẽ nói trắng trợn rằng – Khai thác quặng ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng.

Phải chăng 20 năm nội chiến Nam Bắc, cuộc thử nghiệm cho các thế lực cường quốc mà Việt Nam là bàn cờ chưa đủ. Mà giờ các nhà lãnh đạo Việt Nam tự nguyện đồng ý làm các cuộc thử nghiệm về đối nội mà người Trung Quốc đứng ra làm tổng công trình sư chỉ đạo? Ông Nghị học gì từ Hồ Cẩm Đào trong kinh nghiệm đàn áp tôn giáo ở Tây Tạng hồi ông Đào làm bí thư nơi đó?

Trong lúc đất nước bề bộn như đã nói trên, chắc chắn ông Phạm Quang Nghị phải có những kế hoạch và sự ủng hộ của một thế lực to lớn như Trung Quốc, thì ông mới dám khơi lại vết thương đang nhức nhối của người Công Giáo. Đem kế sách, mưu toan, thủ đoạn thâm độc của nước ngoài về để áp dụng với nhân dân Việt nam. Phải chăng đây là đòn bẩy để ông thực hiện tham vọng chính trị của mình ở kỳ đại hội sắp tới. Nếu vậy ông Nghị quả là tay bạc dám đánh canh lớn, mà ông đánh canh bạc này cũng vì uy tín đã mất sau lời phát biểu vụ lũ lụt tại Hà Nội. Ông Nghị muốn chứng tỏ rằng ông sẽ là người lãnh đạo kiên quyết, triệt để, cứng rắn để trấn áp những bất mãn, bất đồng trong nhân dân hơn hẳn những người khác.

Trong lúc mọi việc mà người khác phụ trách đang loay hoay đối phó với sức mạnh phản đối quần chúng, Ba Giang sẽ là thí điểm để ông Nghị chứng tỏ mình là người cầm lái trong tương lai, người lãnh đạo có khả năng trấn áp quần chúng nhân dân. Ông Nghị sẽ là lựa chọn số một khi mà sự bất an trong các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam về sự tồn vong của đảng đang lan tràn. Cũng như người thầy Đỗ Mười của mình đã thực hiện những biện pháp hà khắc, cứng rắn trong những thời kỳ biến động, ông Nghị có thể sẽ là lựa chọn thay thế chức vụ cao nhất trong Đảng nếu ông thành công khi đè bẹp ý chí của 8,6 triệu người Công Giáo ở Việt Nam.

Thật đáng buồn là sự kiện Ba Giang và tâm tư hàng triệu người Công Giáo Việt Nam lại là nấc thang chính trị của một người tham vọng như ông Phạm Quang Nghị.
 
Chiến dịch ''Hãy gìn giữ Tây Nguyên''
Trà Mi, phóng viên đài RFA
09:00 26/04/2009
Nhân ngày Trái đất hàng năm 22/4, tức ngày cả thế giới có các hoạt động bảo vệ môi sinh-môi trường, giới trẻ ở hải ngoại phát động chiến dịch mang tên “Hãy gìn giữ Tây Nguyên”

Chiến dịch này nhằm kêu gọi sự quan tâm về những hiểm hoạ từ dự án khai thác bauxite mà nhà nước đã đồng ý cho giới đầu tư Trung Quốc tiến hành bất chấp sự phản kháng của dư luận cũng như đông đảo giới chuyên gia trong và ngoài nước.

Nội dung của cuộc vận động “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” ra sao, được hưởng ứng như thế nào? Những người tham gia có những hoạt động gì trong chiến dịch này?

Thông tin và tài liệu cho giới trẻ ở hải ngoại

Cuộc vận động mang tên “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” được các bạn trẻ trong tổ chức “Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường” phát động.

Bạn Thanh Giang, đại diện Ban tổ chức, giới thiệu về nguyên nhân, ý nghĩa của chiến dịch này:

“Chiến dịch này tụi em nhắm vào những người trẻ ở hải ngoại nhiều. Bởi lẽ vấn đề này mặc dù được nhiều người quan tâm nhưng không có nhiều tài liệu bằng Anh ngữ cho các bạn trẻ ở hải ngoại tìm hiểu. Vì vậy, tụi em thành lập ra những nhóm trên trang web trên Facebook để nhiều bạn trẻ biết đến hơn.”

Thanh Giang nói thêm về những hoạt động của chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên”:

“Thứ nhất là trong ngày Trái đất 22/4, trên Facebook sẽ có những tin tức và hình ảnh giới thiệu với mọi người về vấn đề bauxite ở Tây Nguyên. Tiếp đó, chúng em kêu gọi mọi người gọi đến tập đoàn Vinacomin và Chinalco, những đơn vị đang khai thác bauxite tại Tây Nguyên, để đặt vấn đề với họ là họ có những kế hoạch gì để bảo vệ người dân và môi sinh ở đó.

Kế tiếp, chúng em liên hệ với các tổ chức bảo vệ môi sinh để hợp tác và tìm hiểu thêm mối đe doạ của bauxite. Vì tụi em chú trọng đến giới trẻ, cho nên việc giáo dục và tự giáo dục mình về vấn đề này rất quan trọng.Tụi em đã làm ra những tài liệu tiếng Việt lẫn tiếng Anh để các bạn có thể học hỏi thêm.

Ngoài ra, chúng em kêu gọi tất cả các bạn trẻ hoặc tham gia, hoặc tổ chức các buổi thảo luận tại trường của mình, trong nhóm sinh viên, bạn bè của mình để tìm hiểu thêm về vấn đề này, làm sao để hiểu rõ và lên tiếng về những việc làm trên đất nước vì hiện nay nhà nước đang có những kế hoạch không đựơc minh bạch.”

Khắp nơi trên thế giới

Về sự hưởng ứng của giới trẻ đối với cuộc vận động này, Ban tổ chức cho biết cho đến nay đã có 200 người tham gia ủng hộ từ khắp thế giới, không chỉ người Việt mà có cả người nước ngoài.

Chúng tôi có dịp hỏi thăm một trong những người trẻ hưởng ứng chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” là bạn Mỹ Dung ở miền Nam California, nơi tập trung nhiều người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ. Bạn cho biết lý do bạn và các bạn bè của mình hăng hái tham gia cuộc vận động này:

“Mỹ Dung cảm thấy đây là bổn phận của mình, 1 người Việt, khi nghe thấy dự án bauxite Tây Nguyên sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng độc hại cho sức khoẻ và đời sống của cư dân trong vùng, cũng như mối hiểm hoạ từ Trung Quốc như vụ Hoàng Sa-Trường Sa, hay thác Bản dốc.

Cho nên mình rất lo sợ Trung Quốc xâm nhập vào Tây Nguyên để lấy đi mảnh đất này. Mình cảm thấy không thể ngồi yên trước những mối lo ngại này, nên mình cùng các bạn trẻ khác đang tham gia vào cuộc vận động này.

Những tháng vừa qua, mình cùng bạn bè trao đổi thông tin bằng email, trong những buổi đi chơi với nhau cũng đem vấn đề này ra để nói chuyện. Nói chung các bạn trẻ ở hải ngoại rất quan tâm về vấn đề khai thác bauxite tại Việt Nam.”

Từ Châu Úc, bạn trẻ tên Vĩnh Tiến, một ủng hộ viên khác của chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” cũng đang tích cực góp phần truyền tải những lời kêu gọi để đánh động sự quan tâm của công luận khắp nơi nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ trông thấy từ dự án bauxite Tây Nguyên:

“Tiến đã gom góp những dữ kiện, tài liệu về bauxite, cùng với các bạn bè, gửi email đến nhiều người, dùng các phương tiện truyền thông qua mạng như Facebook, blog, để truyền bá thông tin cho nhiều người. Mong sao tạo đựơc ảnh hưởng, tác động đến chính quyền Trung Quốc và Việt Nam để nói lên những điều quan tâm.”

Đừng quên chúng tôi luôn luôn ở bên các bạn

Không sinh sống trong nước và không là những nạn nhân trực tiếp của dự án bauxite Tây Nguyên, nhưng giới trẻ hải ngoại, qua các phương tiện thông tin đa chiều, không ít người thường xuyên cập nhật tin tức và quan tâm đến những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Là một người trong số đó, Mỹ Dung khẳng định:

“Mỹ Dung có sinh hoạt trong đoàn thanh niên Phan Bội Châu, chừng 3-4 chục bạn trẻ tham gia. Chúng em trong những buổi họp mặt luôn có những buổi thảo luận về các chuyển biến mới xảy ra tại Việt Nam.

Chúng em sử dụng những trang mạng như Facebook đưa thông tin đến cho nhiều người khác biết thêm. Cuối tuần này, nhân dịp 30/4, chúng em có tổ chức 1 buổi hội thảo lớn cho các bạn trẻ ở vùng Nam California, Hoa Kỳ, để các bạn thảo luận những vấn đề đang xảy ra trong nước, trong đó có dự án khai thác bauxite.

Từ sự quan tâm, chúng em sẽ liên lạc đến các hội đoàn bất vụ lợi, những dân biểu tại Hoa Kỳ để nhờ họ lên tiếng về vấn đề này.”

Cùng với chiến dịch “Hãy gìn giữ Tây Nguyên” nhân ngày Trái đất 22/4 năm nay, các bạn trẻ này không những mong muốn chuyển thông điệp tới thanh niên khắp nơi, mà đặc biệt còn là để thể hiện trách nhiệm của giới trẻ trước các vấn đề đáng quan tâm của đất nước:

“Dù mình ở đâu đi nữa, mình vẫn là người Việt Nam, có sự liên hệ và tình đồng bào với những người trong nước. Vì vậy, khi mình thấy họ khó khăn khi lên tiếng về quyền sống thì mình phải có trách nhiệm làm thay họ. Mong là khi người trẻ trong nước thấy nhiều người trẻ hải ngoại quan tâm đến các vấn đề trong nước thì đây là điều khích lệ cho các bạn đó.”

Trước khi chia tay với chúng tôi, cô bạn Mỹ Dung không quên gửi lời nhắn tới các bạn trẻ trong nước rằng: “Các bạn hãy lên tiếng. Các bạn ở ngoài đây sẽ luôn luôn hỗ trợ và sát cánh với các bạn để chúng ta cùng nhau bảo vệ vùng Tây Nguyên.”
 
Bộ chính trị cộng sản Việt Nam ra thông cáo về bauxite
BBC News
10:30 26/04/2009
Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa ra thông báo kết luận về việc khai thác bauxite, trong đó khẳng định đây là 'chủ trương nhất quán' của Đảng.

Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài.Giữa tháng Tư, Bộ Chính trị đã nghe Ban Cán sự đảng Chính phủ báo cáo về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

Thông báo đăng trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho hay điểm đầu tiên trong kết luận của Bộ Chính trị là: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay".

Bộ Chính trị chỉ đạo "Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài".

Như vậy đã có sự điều chỉnh trong chủ trương cũ là cho phép thành lập công ty cổ phần khai thác bauxite.

Chỉ đạo hồi giữa tháng Ba của Chính phủ viết: "Trong quá trình khai thác, tập đoàn Việt Nam được phép thành lập công ty cổ phần có sự tham gia của công ty nước ngoài. Chính phủ ra điều kiện phía Việt Nam giữ ít nhất 51% và phía nước ngoài không quá 40%".

"Tập đoàn Alcoa (Hoa Kỳ) do vậy có thể tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) với tỷ lệ đến 40%; và Tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) có thể tham gia vào dự án Tân Rai (Lâm Đồng) với tỷ lệ không quá 20%".

Tuy nhiên nay theo chỉ đạo mới của Đảng, các công ty nước ngoài sẽ chỉ có thể làm nhà thầu.

Bộ Chính trị cũng kết luận: "Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp..."

Kế hoạch phát triển bauxite Tây Nguyên đã thu hút dư luận chưa từng thấy từ trước tới nay.

Nhiều nhân vật từ giới cựu quan chức, tướng lĩnh cao cấp tới các nhà khoa học hàng đầu, đấ lên tiếng phản đối các dự án mà họ cho là "chưa được cân nhắc kỹ" và có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về cả môi trường, xã hội và an ninh quốc gia.

Lưu ý vấn đề

Kết luận của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản lưu ý một loạt các vấn đề trong phát triển bauxite Tây Nguyên, trong nhấn mạnh "Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa".

Ngoài môi trường, Bộ Chính trị cũng chỉ thị lưu ý tới các khía cạnh hiệu quả kinh tế, công nghệ và nhất là việc sử dụng lao động nước ngoài "phải theo đúng quy định của pháp luật".

Hai dự án bauxite đang thực hiện cần "sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết".

Kết luận của Bộ Chính trị viết: "Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện".

Cùng với thông báo kết luận của Bộ Chính trị, báo Đảng cũng có bài viết của tác giả Xuân Quang giải thích thêm về "sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng của Ðảng và Nhà nước ta trước một dự án lớn".

Tác giả này cho hay "đến ngày 24/04, số lao động Trung Quốc có mặt tại Tổ hợp bauxite Nhôm Lâm Ðồng là 583 người, trong đó có 38 nữ".

"Tại Đăk Nông, hiện nay mới có một số chuyên gia của Chalieco (nhà thầu Trung Quốc) sang làm việc với các ngành chức năng của tỉnh, chứ không có lao động phổ thông người Trung Quốc".

Tác giả Xuân Quang cảnh báo "cần cảnh giác... với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ."
 
Nhà cầm quyền Hà Nội muốn gì khi hạch sách linh mục Công Giáo
Hiếu Minh
14:51 26/04/2009
Liên tiếp trong vòng chưa đầy 24 giờ, công an Hà Nội đã gửi liên tiếp 3 giấy mời cho linh mục Nguyễn Văn Khải, phát ngôn viên của DCCT tại Thái Hà (xem hình bên dưới). Đây là một động thái khá kỳ lạ của nhà cầm quyền nếu chúng ta theo dõi vụ Thái Hà từ hơn một năm nay.

Giấy mời lần 3
Trong khi chỉ thị của Trung ương đối với vụ xử lý 8 giáo dân Thái Hà là “làm ngơ” cho xong chuyện, vì 8 “củ khoai” này khó xơi quá (cho đến nay 8 người này vẫn sống tự do, thoải mái như chẳng có chuyện gì xảy ra), thì nhà cầm quyền Hà Nội, kẻ đứng sau vụ này, lại lôi những kẻ dưới quyền là công an thành phố vào chiến dịch sách nhiễu linh mục.

Tôi có vài nhận định về hành động này của nhà cầm quyền Hà Nội.

Có lẽ cái cớ để họ sách nhiễu cha Khải vì ngài lên tiếng kêu gọi giáo dân tham gia buổi cầu nguyện tối thứ bảy 25/4 vừa qua tại nhà thờ Thái Hà. Nội dung buổi cầu nguyện nếu chỉ là cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình như trước nay vẫn làm thì không có chuyện gì có cớ cho họ mời ra công an làm việc. Vấn đề là nội dung ấy có ý này: cầu nguyện cho nhà cầm quyền sáng suốt nhận ra thảm họa Bauxite… Đó mới chính là cái cớ để họ hăng say sách nhiễu đến cả 3 giấy mời.

Mục đích ban đầu của công an thành phố Hà Nội là tìm cách ngăn cản buổi cầu nguyện tối 25/4, như công an TP. HCM vẫn làm ở DCCT Sài Gòn mỗi khi có thông báo thắp nến cầu nguyện. Vì thế, họ cố gắng mời cha Khải cho bằng được mặc dù vẫn biết hôm đó là thứ bảy, các cơ quan nhà nước không bao giờ giải quyết việc gì cho công dân vào ngày này (nếu có thì phúc cho người dân Việt Nam quá!), và nhất là một linh mục Công giáo càng phải gạt bỏ mọi công việc khác để chỉ lo việc mục vụ cho giáo dân. Người ta nói đùa: “Khi giáo dân bận rộn thì các cha lại thảnh thơi (ngày trong tuần), còn khi giáo dân rảnh rang thì các cha bận rộn (thứ bảy và Chúa Nhật).

Nhớ lại rằng chưa bao giờ nhà cầm quyền dám mời cha Khải một cách “lì lợm” như lần này, dù từ lâu nay ngài đã từng có những phát biểu rất thẳng thắng, thậm chí nhà cầm quyền rất “không vui” nhưng cũng không làm gì được ngài. Thế thì lần này họ làm như vậy nhằm mục đích gì? Buổi cầu nguyện đã trôi qua rồi mà họ vẫn lì lợm mời ngài vào sáng thứ hai 27/4, mục đích để làm gì???

Có thể họ mời lên để dặn dò cha Khải đừng kêu gọi giáo dân ra cầu nguyện tại đất hồ Ba Giang đang bị các quan ăn cướp nữa, để anh “T. 30 tỷ” gỡ gạc lại những gì đã mất, kể cả vật chất lẫn danh dự, sau vụ làm 2 cái công viên trên đất của Giáo hội Công giáo, sau trận lụt lịch sử tại Hà Nội, sau vụ dời cái khách sạn ra khỏi công viên Thống Nhất, sau phiên tỏa xử 8 giáo dân vô tội,… Nếu điều đó đúng thì ông T. 30 tỷ nhầm to. Đất Linh địa Thái Hà đang có công ty May Chiến Thắng chiếm giữ mà ông và các “đồng minh” của ông không “nuốt” nổi, huống hồ là đất hồ Ba Giang đang để hoang hóa. Ông sẽ nhân danh lợi ích của ai để tiếp tục ăn cướp miếng đất đó? Không khéo ông lại gây ra một phiên tòa như 2 phiên tòa trước nữa, mà lần này chắc chắn sẽ không chỉ có 8 người đập tường mà sẽ có rất nhiều người đập nát các xe đóng cọc đang thi công trái phép trên mảnh đất có chủ này. Mà chủ của nó không phải là một cá nhân mà cả một tập thể giáo dân Thái Hà được sự ủng hộ của cả thế giới từ sau phiên tòa bất công vừa qua. Nếu khôn ngoan thì ông T. 30 tỷ nên cho thuộc hạ dừng ngay việc ăn cướp đất hồ Ba Giang.

Chắn chắc anh chị em giáo dân Thái Hà đã được thông báo về hành vi cướp đất nhà thờ và nay mai họ sẽ tổ chức cầu nguyện tại đất hồ Ba Giang để Chúa và Đức Maria, Nữ Vương Công lý giúp đỡ họ như đã từng giúp đỡ suốt thời gian qua. Và ngay ngày mai, tất cả giáo dân Thái Hà sẽ cùng đi với cha Khải lên công an. Vì một lẽ cha Khải là người của công chúng, là người của giáo dân, vì lợi ích thờ tự của giáo dân, vì công lý và sự thật, vì sự sống còn của anh chị em dân tộc tây nguyên mà đã bị công an sách nhiễu, lẽ nào giáo dân Thái Hà không cảm thấy đồng trách nhiệm với ngài? Công an nếu muốn bắt thì cứ bắt tất cả họ, giáo dân Thái Hà và cha Khải.

Hãy can đảm lên cha Khải ơi! Chắc chắn ngày mai cha không cô đơn đâu. Mọi người yêu công lý trên khắp thế giới đang hướng về cha và cầu nguyện cho cha. Nhà cầm quyền mà bắt cha thì họ không còn tay đâu để “cầm quyền” nữa. Cha hãy yên tâm!
 
Giáo Hội Công Giáo và phẩm giá con người trong Hiến chế “Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay” (Gaudium et Spes).
Thanh Quang, CSsr
15:15 26/04/2009
Dường như chưa bao giờ Giáo Hội có một hiến chế về con người như “Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay” – Gaudium et Spes (GS) – của Công đồng Vatican II. Vì sao? Bởi vì Giáo Hội đã và đang nỗ lực “đọc ra dấu chỉ của thời đại” (Đức Gioan XXIII) và muốn đáp ứng tức khắc những khát vọng sâu xa của con người, đồng thời thấy rõ những giá trị, phẩm giá con người. Chính trong hiến chế GS, Giáo Hội nhấn rất mạnh đến con người và phẩm giá con người, cho con người thấy rõ đâu là nguồn gốc của con người? Ý nghĩa và cùng đích tối hậu của con người là gì? Đâu là con đường chính mà con người phải đi để phẩm giá con người cũng như chính con người đạt tới đích cuối cùng?

Giáo Hội đã có hướng dẫn, chỉ lối như thế nào cho tín hữu và con người hôm nay? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề trong GS và đào sâu lối nhìn cũng như cách hành động của Giáo Hội nhằm dấn thân cho phẩm giá con người và chính con người trong thế giới hôm nay.

1. Đôi dòng lược sử vấn đề phẩm giá con người:

Có lẽ phẩm giá con người luôn là vấn đề quan trọng trong tiến trình của lịch sử loài người. Chính vì vậy, việc bảo vệ, đề cao, nâng cao phẩm giá con người phải được Giáo Hội đặt lên hàng đầu trong mọi thời đại. Nếu như vào thời đại nào đó, phẩm giá con người bị chà đạp, bị xúc phạm nghiêm trọng thì đó là dấu hiệu của sự vô luân, của sự thiếu nhân tính, của sự ngông cuồng, của sự hủy diệt. Ngược lại, nếu xã hội tôn trọng phẩm giá con người thì đó là dấu cho thấy xã hội ấy an hòa, thái bình và quyền con người được tôn trọng và đề cao. Chúng ta thấy, ngay vào thời Đức Giêsu, phẩm giá con người được đề cập đến, được đề cao, được tôn trọng do chính hành vi của

Đức Giêsu. Chúng ta còn nhớ, Đức Giêsu đã không lên án chị phụ nữ Samari bên bờ giếng Giacóp. Câu chuyện được thánh Gioan thuật lại trong Tin Mừng của Ngài ở chương 4. Đức Giêsu không lên án chị ta do tội của chị – ngoại tình, năm đời chồng, và đang chung chạ với người thứ sáu không phải là chồng chị – tội tày trời nhưng Đức Giêsu không lên án, trái lại, Người tôn trọng chị và chỉ cho chị thấy rõ phẩm giá của chị đồng thời vạch rõ cho chị con đường dẫn đến giá trị, sự sống vĩnh cửu. Phẩm giá cao quý của chị nói riêng và của con người nói chung là được tham dự vào giá trị, sự sống vĩnh cửu này (x. Ga 4,1-42). Còn trong thư của thánh Giacôbê, ngài đã lên tiếng rất mạnh để bảo vệ và đề cao phẩm giá của người cô thân nghèo hèn (x. Ga 2,1-9).

Trải qua dòng lịch sử, việc bảo vệ và đề cao phẩm giá con người luôn được các văn kiện của Tòa Thánh cũng như các tác giả đề cập đến. Chẳng hạn, Đức Lêô XIII với thông điệp Rerum Novarum (Thông điệp Tân Sự, nói về điều kiện của giai cấp công nhân), công bố vào tháng 5.1891. Qua thông điệp này, Đức Lêô XIII nói lên tiếng nói bênh vực cho giai cấp công nhân, những người lao động nghèo khổ đang bị bóc lột, đồng thời tỏ rõ lập trường bảo vệ và nâng cao phẩm giá của người nghèo. Tiếp đến là những thông điệp Quadra Gesimo (nói về việc trật tự của xã hội) của Đức Piô XI (1931); thông điệp Mater et Magistra (Mẹ và Thầy, nói về Kitô giáo và những tiến bộ xã hội) của Đức Gioan XXIII (5.1961); đặc biệt là Hiến chế Gaudium et Spes (Vui Mừng và hy vọng) nói về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, trong đó có vai trò lớn lao của Giáo Hội trong việc bảo vệ và nâng cao phẩm giá con người (của Công đồng Vatican II, 1965),…; thông điệp Redemptor Hominis (Đấng cứu chuộc loài người, nói về mầu nhiệm cứu chuộc và phẩm giá con người) của Đức Gioan Phaolô II (1979); thông điệp Evangelium Vitae (Tin Mừng về sự sống con người, nói về việc tôn trọng và bảo vệ sự sống, phẩm giá con người) (30.3.1995);… Ngoài ra chúng ta còn thấy rất nhiều tác phẩm luân lý, đạo đức cũng đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn, tác phẩm “Quan niệm Kitô giáo về con người” của tác giả Jean Mouroux; “Luân lý Công Giáo” của Jean Marie Aubert; “Đạo đức sinh học” của một nhóm tác giả; “Con người và những vấn đề của con người trong ánh sáng Đức Kitô” của tác giả Réné Latourelle;… Qua những tác phẩm này, các tác giả đã nói lên rõ lập trường của mình trong việc bảo vệ phẩm giá con người.

Ngày nay, vấn đề các quyền con người và phẩm giá con người luôn là vấn đề nhạy cảm trong ý thức trách nhiệm, liên đới, đối thoại của cộng đồng nhân loại. Nhân loại không ngừng lên tiếng bảo vệ và nâng cao phẩm giá con người. Dù con người ý thức hay không ý thức được, chấp nhận hay không chấp nhận thì đây vẫn là kết quả của Tin Mừng và các giá trị Kitô giáo trên loài người đang tìm một hướng tiến tới trong cơn khủng hoảng hiện nay (x. Réné Latourelle – André Trần Hữu Phương, Ofm lược dịch, Con người và những vấn đề của con người trong ánh sáng Đức Kitô, Lưu hành nội bộ, Tủ sách Phan Sinh, 2002, tr 13).

Thật vậy, việc bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người không dành cho riêng ai nhưng là cho mọi người. Ai cũng có bổn phận và trách nhiệm trong việc này và phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Chính vì thế, Giáo Hội thấy rõ được trách nhiệm của mình nên đã lên tiếng rất rõ trong Sách Giáo Lý Công Giáo của mình: “Bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người, là những việc đã được Đấng Tạo Hóa ủy thác cho mỗi người chúng ta” (Nhóm tu sĩ Don Bosco dịch, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 1994, tr 834). Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu và đào sâu vấn đề Giáo Hội và phẩm giá con người trong GS mà thôi.

2. Giáo Hội và thiên chức, phẩm giá con người:

Ngay trong phần I (nếu không muốn nói là cả phần II) của GS, Giáo Hội đã trình bày rất rõ ràng con người trong thế giới ngày nay. Chúng ta có thể lược qua Phần I của GS: Chương I nói về con người trong thế giới: phẩm giá con người. Chương II nói về con người theo tính cách xã hội. Chương III nói về ý nghĩa và giá trị sinh hoạt của con người. Chương IV nói về con người và Giáo Hội. Giáo Hội không hiểu con người, phẩm giá cũng như các giá trị của con người cách mơ hồ, chung chung nhưng nhìn rõ ràng dưới ánh sáng đức tin (GS số 11). Vì vậy, Giáo Hội khẳng định, con người có thiên chức cao cả và toàn vẹn với những giá trị và phẩm giá cao quý phát sinh từ Thiên Chúa. Hay nói khác đi, Giáo Hội cho con người biết thiên chức và phẩm giá của mình có nguồn gốc từ Thiên Chúa. Hiến chế GS của Công đồng Vatican II viết: “Đức tin lấy ánh sáng mới mà chiếu soi mọi sự và biểu lộ ý định của Thiên Chúa về thiên chức toàn vẹn của con người và do đó hướng dẫn lý trí tới những giải quyết hoàn toàn nhân bản…” … “Công đồng muốn thẩm định những giá trị… và đưa chúng về tới nguồn phát sinh là Thiên Chúa” (GS số 11).

Do thiên chức và phẩm giá cao cả của con người nên Giáo Hội thấy mình có sứ mạng cũng như chính Thiên Chúa trao cho Giáo Hội sứ mạng là bảo vệ, gìn giữ, và thăng tiến phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh. Bởi vậy, Giáo Hội cương quyết mạnh mẽ bảo vệ và làm thăng tiến phẩm giá con người và “phải lên án và thay đổi những gì chống lại phẩm giá con người” (DH 3, GS số 27; 29; 51; 63; 71); đồng thời “phải tế nhị tôn trọng nhân phẩm…” (Apostolicam Actuositatem AA 8).

3. Giáo Hội trình bày về phẩm giá con người như thế nào?

Công đồng Vatican II đã dành rất nhiều số trong các chương, đặc biệt là Hiến chế Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes) để nói về con người và phẩm giá con người trong thế giới ngày nay. Công đồng cho chúng ta biết: “Con người càng ngày càng ý thức về phẩm giá cao trọng của con người (Gavissimum Educationis GEO, Dignitatis Humanae DH 1,12; Gaudium et Spes (GS) 26, 73). Vì con người vượt trên mọi loài và vì quyền lợi và nghĩa vụ của con người là phổ quát bất khả xâm phạm” (GS 26).

“Con người ngày nay khao khát một trật tự trường tồn đảm bảo phẩm giá riêng cho mỗi người (GS 9) bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ phổ quát bất khả xâm phạm (GS 26), trong địa hạt đời sống công cộng (GS 73), trong đời sống kinh tế và xã hội (GS 63), trong sự tùy thuộc hỗ tương giữa sự phát triển con người và phát triển xã hội (GS 25-28), và cổ võ cho mọi người nhận thức được sự bình đẳng căn bản giữa mọi người với nhau” (GS 29). “Phải lên án và thay đổi những gì chống lại phẩm giá con người” (DH 3, GS 27; 29; 51; 63; 71). “Phải tế nhị tôn trọng nhân phẩm…” (Apostolicam Actuositatem AA 8)…

Qua dòng lịch sử Giáo Hội và nhất là qua Công Đồng Vatican II, “Giáo Hội muốn đem lại câu trả lời đích thực về thân phận con người, giãi bày những yếu hèn cũng như nhìn nhận phẩm giá và thiên chức của con người (GS 12). Mầu nhiệm con người được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, nơi Người, bản tính nhân loại đã được mặc lấy và được nâng cao tới một phẩm giá siêu việt” (GS 22; x. Thánh Công Đồng chung Vatican II, Phân khoa thần học, Giáo hoàng Học viện thánh Piô, Đà Lạt, Việt Nam, 1972, tr 1196-1197).

Trong Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (tức Gaudium et Spes, Vui mừng và Hy vọng), Giáo Hội đã khẳng định phẩm giá con người là cao cả, xuất phát từ Thiên Chúa. Vì vậy, phải gìn giữ, bảo vệ, và thăng tiến phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh. Giáo Hội cũng lên án mọi hành vi chà đạp, xúc phạm đến phẩm giá con người. GS số 12 nêu rõ: “Phẩm giá con người rất cao cả vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa”. “Phẩm giá con người được biểu lộ một cách hoàn toàn nơi Chúa Kitô” (GS số 22). “Con người cao hơn và có giá trị hơn cả vũ trụ vì con người có lý trí. Nhờ lý trí, con người có thể suy luận, như quay về nội tại của đời mình để tìm trong đó ý nghĩa của mọi sự và tìm cách chỉ huy không những chính đời mình mà còn các thực tại khác nữa” (x. Phần chú thích 19 số 14 của GS). GS số 15 đề cao phẩm giá của trí tuệ, chân lý và sự hiểu biết. Còn GS số 16 đề cao phẩm giá của lương tâm.

Công Đồng Vatican II cũng chỉ ra cho chúng ta thấy như thế nào là xúc phạm đến phẩm giá của con người và cần phải làm gì để bảo vệ và thăng tiến phẩm giá ấy. GS số 27 cho chúng ta thấy những hình thức xúc phạm phẩm giá con người: “…Tất cả những gì đi ngược với chính sự sống, như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết người cách êm dịu, hoặc trợ tử trực tiếp; tất cả những gì xâm phạm sự toàn vẹn của nhân vị con người, như cắt bỏ một phần thân xác, hành hạ thân xác hoặc tâm trí, làm áp lực tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến nhân phẩm, như những cảnh sống thấp hèn dưới mức độ phải có của con người, giam cầm vô cớ, lưu đày, nô lệ, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ con; kể cả những tình trạng làm việc nhục nhã khiến cho công nhân hoàn toàn trở thành dụng cụ cho lợi lộc, chứ không được coi như con người tự do và có trách nhiệm: tất cả những điều nói trên và những điều tương tự đều thực sự ô nhục. Và trong khi làm thối nát nền văn minh nhân loại, tất cả những điều trên lại càng bôi nhọ chính những kẻ chủ động hơn là bôi nhọ những kẻ phải chịu sự nhục mạ, đồng thời cũng xúc phạm nặng nề đến danh dự của Đấng Tạo Hóa” (GS 27).

GS số 26 khẳng định: “…Con người càng ngày càng ý thức hơn về phẩm giá cao trọng của nhân vị, bởi vì con người vượt trên mọi loài và vì những quyền lợi cũng như bổn phận của con người là phổ quát và bất khả xâm phạm. Vậy cần phải cho con người được tất cả những gì thiết yếu mà con người phải có để thực sự sống đời sống con người, như của ăn, áo quần, chỗ ở, quyền tự do chọn lựa bậc sống và quyền lập gia đình, quyền được giáo dục, quyền làm việc, quyền bảo tồn danh thơm tiếng tốt, quyền được kính trọng, quyền thông tin xứng hợp, quyền hoạt động theo nguyên tắc ngay thẳng của lương tâm mình, quyền bảo vệ đời sống tư và quyền tự do chính đáng trong phạm vi tôn giáo nữa” (GS 26, tr 962).

Phương cách nào để tôn trọng, bảo vệ, thăng tiến phẩm giá con người? Công Đồng Vatican II chỉ rõ: “Ý nghĩa cao cả nhất của phẩm giá con người là con người được kêu gọi tới kết hiệp với Thiên Chúa” (GS 19, tr 750). “Quả thật, con người có lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người” (GS 16, tr 747). “Vậy mỗi người đều phải coi người đồng loại không trừ một ai như ‘cái tôi thứ hai’, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm đến những phương tiện cần thiết giúp họ sống một đời sống xứng đáng” (GS số 27, tr 763; x. Gc 2,15-16). Chẳng hạn, người già bị bỏ rơi? Công nhân (nước ngoài) bị khinh miệt? Người sống lưu vong? Một đứa trẻ sơ sinh do cuộc tình bất hợp pháp phải chịu đau khổ? Một người đói khát?...

Nếu con người đi ngược lại phẩm giá và loại bỏ luật Chúa thì sao? Công Đồng cho chúng ta biết: “Thực vậy, chúng ta dễ bị cám dỗ nghĩ rằng các quyền lợi của chúng ta chỉ được duy trì trọn vẹn khi trút bỏ mọi luật lệ của Thiên Chúa. Nhưng thực ra đó là đường lối làm cho phẩm giá con người chẳng những không được bảo tồn mà còn bị tiêu tan đi” (GS số 41, tr 784).

Tóm lại, Công Đồng Vatican II cho chúng ta thấy rõ phẩm giá con người, những thách đố của thời đại đối với phẩm giá con người và những phương cách hữu hiệu để bảo vệ, thăng tiến phẩm giá con người. Phẩm giá con người phải được thăng tiến cho đến khi đạt đến và gắn liền với Chúa Kitô, Con Người mới (GS số 22).

4. Sứ mạng của Giáo Hội đối với phẩm giá con người và chính con người:

Công đồng Vatican II là một nỗ lực rất lớn lao của Giáo Hội nhằm giúp Giáo Hội ý thức sâu xa về con người, tìm hiểu thấu đáo về thân phận con người, về phẩm giá con người, đồng thời giúp Giáo Hội “đọc ra dấu chỉ thời đại” nhằm tìm mọi cách đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người, nhất là khát vọng về đời sống “nhân bản có gốc rễ” – từ Thiên Chúa – và khát vọng về đời sống tâm linh. Một khi đã hiểu thấu về con người và khát vọng của con người, Giáo Hội mới có thể thực thi sứ mạng cao cả mà chính Thiên Chúa trao cho mình. Sứ mạng ấy là sứ mạng nối tiếp công trình cứu độ của Chúa Kitô. Sứ mạng ấy cũng là sứ mạng bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con

người. Chính vì vậy, Giáo Hội, trong hiến chế GS của mình, đã chỉ rõ ra đâu là giá trị phẩm giá con người? Đâu là đích cuối cùng của phẩm giá con người? GS số 12 chỉ rất rõ: phẩm giá con người rất cao cả vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Phẩm giá con người được biểu lộ trọn vẹn cách hoàn hảo, hoàn toàn nơi Chúa Kitô (GS số 22) – Đấng đã đổ máu mình ra để cứu chuộc con người (x. Tông huấn người Kitô hữu giáo dân, số 37; x. Nguyễn Hồng Giáo dịch, Giáo huấn xã hội của Giáo Hội, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Một hợp tuyển những văn kiện của huấn quyền, 2001, Lưu hành nội bộ, tr 32).

GS số 12 viết: “Con người đã được tạo dựng ‘theo hình ảnh Thiên Chúa’ có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng Tạo Dựng mình, được Ngài đặt làm chủ mọi thọ tạo trên trái đất (x. St 1,26; Kn 2,23) để cai trị và sử dụng chúng mà ngợi khen Thiên Chúa” (x. Hc 17,3-10; GS số 12). Con người cũng chẳng thua kém thần linh là mấy (x. Tv 8,6-7).

Từ việc xác định rõ và chỉ ra cho con người thấy thiên chức và phẩm giá cao quý của con người, Giáo Hội thấy cần phải đi đến những hành động tích cực, thiết thực, hữu hiệu để góp phần mình vào việc “làm cho thế giới nhân bản hơn”, bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người, đưa phẩm giá ấy và chính con người đến đích cuối cùng là thành toàn trong Chúa Kitô, trong Thiên Chúa hằng sống.

Trước tiên, Giáo Hội kêu gọi con cái mình là các Kitô hữu và cộng đồng nhân loại hãy sống bác ái, yêu thương, hiệp nhất (GS số 24), công bằng (28), bình đẳng (29), liên đới (32, hòa bình (77), xây dựng công ích xã hội (26; 77), có trách nhiệm trên nhau và cộng tác với nhau (71). Chẳng hạn Công đồng Vatican II với GS số 28 nêu rõ: “…Càng lấy sự nhân ái và yêu thương để tìm hiểu sâu xa hơn những cách nghĩ của con người, chúng ta càng dễ dàng có thể đi tới đối thoại với họ hơn.

… Đức ái và lòng nhân hậu này không bao giờ cho phép chúng ta trở thành kẻ dửng dưng với điều chân và thiện. Hơn thế nữa, chính đức ái thúc bách các môn đệ Chúa Kitô loan báo cho mọi người chân lý cứu rỗi. Nhưng phải phân biệt lầm lỗi, điều luôn luôn phải loại bỏ, với người lầm lỗi vẫn còn giữ được nhân phẩm, ngay cả khi họ có những ý niệm sai lầm hoặc hơi lệch lạc về tôn giáo…” (GS số 28).

Giáo Hội cũng kêu gọi mọi người hãy tôn trọng nhân vị và các quyền con người: “Mỗi người đều phải coi người đồng loại không trừ một ai như ‘cái tôi thứ hai’, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm đến những phương tiện cần thiết giúp họ sống một đời sống xứng đáng” (GS số 27). Tất cả những gì đi ngược với sự sống con người như giết người, phá thai, diệt chủng, xâm phạm sự toàn vẹn nhân vị con người,… đều bị coi là vô luân và phải bị lên án (x. số 27).

Giáo Hội cũng kêu gọi người ta cần phải chấm dứt các hành vi chiến tranh, giết chóc, tước quyền tự do con người, khủng bố, bất công,… (27; 79). Một mặt Giáo Hội kêu gọi con người sống bác ái yêu thương, tôn trọng nhân vị, mặt khác, Giáo Hội ra sức bênh vực người nghèo, cô thế, cô thân, yếu đuối (27); bênh vực phẩm giá con người, bảo vệ sự sống và các quyền con người (92); cổ võ lối sống liên đới, huynh đệ, đối thoại (32; 40); đề cao các giá trị sinh hoạt nhân loại (34), từ đó nâng cao phẩm giá con người… (34). GS số 34 viết: “…Trong khi mưu sinh,… hoạt động phục vụ xã hội,… nhờ lao công của mình, con người tiếp nối công trình của Đấng Tạo Hóa, phụng sự anh em, đóng góp công lao mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (GS số 34).

Giáo Hội xác định, cần phải tích cực góp phần mình vào việc xây dựng gia đình nhân loại (số 40-43), mở rộng lòng đón nhận nhân loại, thế giới trong sự tôn trọng và yêu mến (44). Giáo Hội đề cao phẩm giá hôn nhân (47) và các nền văn hóa (53). Giáo Hội khuyến khích con cái mình và cộng đồng nhân loại quảng đại dấn thân cho con người và phẩm giá con người. GS số 91 ghi rõ: “Mục đích (của Giáo Hội) là giúp đỡ mọi người thời nay, hoặc tin Thiên Chúa hoặc không minh nhiên nhìn nhận Ngài, nhận thức rõ ràng hơn thiên chức toàn diện của mình, kiến tạo thế giới cho hợp với phẩm giá siêu việt của con người hơn, tìm kiếm một tình huynh đệ đại đồng được thiết lập vững chắc hơn và đáp lại những đòi hỏi khẩn thiết trong thời đại chúng ta theo như tình yêu thúc đẩy trong một nỗ lực hợp tác quảng đại” (GS số 91).

Giáo Hội còn có sứ mạng hướng dẫn và chỉ ra cho con người con đường tiến tới sự hoàn thiện phẩm giá con người. Hay nói đúng hơn, Giáo Hội có sứ mạng đưa phẩm giá con người đến chỗ thành toàn trong Chúa Kitô, trong Thiên Chúa. Để có thể thực hiện được điều đó, Giáo Hội có nhiệm vụ hướng dẫn con người đi trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, đi trong lịch sử cứu độ, đi trong đường lối của Chúa Kitô – Đấng là Đầu và là Cuối – để cuối cùng, phẩm giá con người và chính con người đạt đến cùng đích thật là chính Thiên Chúa hằng sống (x. GS số 45 và 93). “Nhờ hoạt động nỗ lực của Giáo Hội, mọi người trên khắp địa cầu sẽ thấy nảy sinh một niềm hy vọng mãnh liệt, đó là ân huệ của Chúa Thánh Thần, để sau cùng được hưởng hòa bình và hạnh phúc tuyệt vời trong quê hương rạng ngời vinh quang Chúa” (GS số 93).

Qua Công đồng Vatican II, đặc biệt là qua hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay Gaudium et Spes, Giáo Hội cho chúng ta nói riêng và cho con người nói chung thấy: con người có thiên chức và phẩm giá cao cả. Phẩm giá này xuất phát từ Thiên Chúa và phải được quy về và đạt tới cùng đích, cũng chính là Thiên Chúa. Giáo Hội đã xác định ơn gọi và sứ mạng của mình và được Thiên Chúa mời gọi dấn thân mạnh mẽ cho sứ mạng cao cả là: bảo vệ, nâng cao, thăng tiến phẩm giá con người hầu đạt tới cùng đích, đồng thời dẫn đưa con người về với Thiên Chúa, Đấng là nguồn của phẩm giá con người, là nguồn hạnh phúc, sự sống và ơn cứu độ của con người.
 
Audio: Bài chia sẻ Chúa Nhật thứ Ba Phục Sinh
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải
15:30 26/04/2009
 
Thư gửi bạn bè: Khởi hành chậm từ mỏ bauxite
Lm. Matthew Vũ Khởi Phụng
20:27 26/04/2009
Các bạn thân mến,

Từ hơn một năm nay, tôi đa đoan với những vấn đề ở Thái Hà, Hà Nội, nên có phần lơ là với những chuyện xảy ra ở những địa phương khác. Đến khi những cơ quan truyền thông nước ngoài và các trang mạng loan tin việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng báo động công khai về các hiểm hoạ tiềm tàng trong vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, tôi mới giật mình. Việc quân sự và quốc phòng thì tôi không dám lạm bàn, nhưng tôi trăn trở về vấn đề môi trường và thân phận của anh chị em đồng bào Thượng ở Tây Nguyên.

Ngày xưa, tôi đã từng biết cả một vùng từ Đà Lạt xuống Lâm Đồng, thiên nhiên đẹp như mơ, như một cõi địa đàng. Vẻ đẹp ấy đã tàn tạ nhiều phần do tác động của con người. Nhưng chưa bao giờ Tây Nguyên và Lâm Đồng bị đe doạ tàn khốc như trong viễn ảnh mỏ bauxite. Hơn nữa, nếu Đại tướng và nhiều nhà chuyên môn về môi trường dự đoán đúng, thì không chỉ Cao Nguyên mà cả vùng xuôi miền Nam cũng bị vạ lây ở mức độ chưa từng có.

Tôi lại nối những cảnh báo ấy với những gì thấy được ở gần Hà Nội, những làng mắc bệnh ung thư bên Bắc Ninh, những vùng nước ngầm bị nhiễm độc, những dòng sông cá chết ở Hà Nam… Rồi một vụ to lớn là vụ xí nghiệp Vedan đầu độc cả một vùng sông nước và nông nghiệp ở miền Nam. Ở nơi nào cũng nổ ra những vụ ô nhiễm như thế, và cứ trầm trọng thêm mãi, thì chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ ra thế nào? Tôi tin rằng giữa sự huỷ hoại thiên nhiên và tâm thể lý con người có mối tương tác. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, tôi xin khoan bàn ở đây.

Với đồng bào Thượng, tôi không có duyên được sống nhiều với anh chị em để phục vụ, nhưng được sống trong Giáo Hội, tôi cũng có nhiều dịp thăm viếng, khi thì Kontum, Pleiku, khi thì Đà Lạt, Lâm Đồng. Tôi đã được đến thăm Tân Rai, nay chính là địa điểm khai thác bauxite, khi Tân Rai còn hoang sơ. Tôi được gặp cả các vị thừa sai miền Thượng lẫn bà con giáo dân, và các bạn sinh viên người dân tộc về học hành ở các thành phố. Qua những tiếp cận, bên cạnh những điều phấn khởi, tôi được chia sẻ những lo âu, bức xúc, có khi là những tâm trạng bế tắc không lối thoát nơi các cộng đồng dân tộc. Trong các cộng đồng ấy, người Kinh khó có ai tự đồng hoá được với bà con dân tộc, và được bà con thân tình chấp nhận như các vị thừa sai.

Xét bề ngoài, ta có cảm tường như bà con dân tộc đã tiến một bước dài, từ những ngày Cao Nguyên còn đẹp như mơ, nhưng cuộc sống trong xã hội là một điều hết sức phức tạp, không thể chỉ lượng giá bằng một chút ngoại diện, mà phải tính đến những tương quan vật chất và tinh thần. Và chính từ những tương quan ấy đã nảy ra những bóc lột, đau buồn, đôi khi vô vọng mà tôi đề cập sơ qua trên đây. Vả chăng, ở nhiều nước và nhiều lúc, sự đụng chạm giữa các dân tộc ít người với những nhóm người phát triển hơn đã gây ra những hậu quả điêu đứng thế nào cho người yếu thế là một vấn đề đã từng được nghiên cứu; chỉ có điều những bài học kinh nghiệm ấy hình như chưa bao giờ được ứng dụng một cách rốt ráo trong thực tế phát triển của Tây Nguyên.

“Phát triển toàn diện” là một ý niệm được nhắc tới trong Giáo Hội từ ngày Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp “Các dân tộc đồng tiến” (Populorum Progressio). Nhưng làm thế nào để “phát triển toàn diện” thì xem ra chưa tìm được công thức cụ thể. Có vẻ như những người thiết tha với vấn đề thì không thực hiện được, hoặc không được thực hiện. Còn những người đang chủ động phát triển, thì chẳng quan tâm đến cái “toàn diện”, hoặc nếu có thì chắp vá một cách hời hợt. Nếu chương trình khai thác bauxite tiến hành đúng kế hoạch, với sự hiện diện ồ ạt của công nhân Trung Quốc, thì vấn đề chỉ càng thêm khó khăn trầm trọng mà thôi. Và như thế anh chị em dân tộc có nguy cơ còn nghèo đói triền miên về vật chất, kéo theo một sự xâm hại tương đương về mặt tinh thần và tâm linh.

Những trăn trở về môi trường và cuộc sống “toàn diện” của anh chị em dân tộc khiến tôi không an tâm về dự án bauxite. Tôi mong có thể làm một cái gì để đóng góp cho thiện ích chung, mà không biết phải làm thế nào. Thế rồi Tuần Thánh và lễ Phục Sinh đến, nhà thờ ngày nào cũng đông đúc, bộn bề. Mối lo toan bauxite chỉ biết nằm yên một chỗ trong tâm trí, chứ không sinh sôi được cái gì cả. Nhưng tôi có một niềm an ủi nho nhỏ, ấy là dư luận xã hội bắt đầu chuyển động. Sau lễ Phục sinh, đã thấy dấy lên một phong trào góp ý. Các bậc thức giả, trong đó có nhiều vị rất có uy tín trong xã hội, đã lên tiếng một cách khá sôi nổi và sâu sắc. Như thế đúng là một biến chuyển tích cực, hiếm thấy trong xã hội chúng ta.

Tuy nhiên, vẫn còn đó một nỗi ưu tư: các nhà chính trị, quân sự, các học giả, các nhà trí thức, các chuyên viên, một vài nhân vật tôn giáo đều đã có tiếng nói. Về phần chúng ta, những tín hữu Chúa Kitô, có cần nói gì, bày tỏ gì không? Hoặc không nói gì cũng là nói chăng? Nhưng đó là nói cái gì? Bát Nhật Phục Sinh qua đi, nhà thờ vẫn như bặt vô âm tín về vụ bauxite. Thật ra, trên mấy trang mạng có một vài ý kiến của mấy bạn giáo dân, nhưng e rằng những ý kiến đơn lẻ đó có thể bị mất hút giữa bao nhiêu sự ồn ào thì sao? Tôi lại thấy các vị bên Phật Giáo báo động vụ khoét núi khai thác than ở danh thắng Yên Tử, nhờ vậy đã bảo vệ được một môi trường thiên nhiên, văn hoá, và tâm linh quý giá. Nhân Cơ hay Tân Rai không phải là danh thắng, nhưng chứng ta cũng có một điều rất quý: đó là tình liên đới với các bà con dân tộc nghèo nói chung, với các đồng đạo ở Tân Rai nói riêng. Cuối cùng ở Thái Hà, chúng tôi quyết định thắp nến cầu nguyện. Trước sau chúng tôi vẫn tin vào sự cầu nguyện.

Đúng vào ngày chúng tôi cầu nguyện, lại có một diễn biến mới. Đó là lá thư của linh mục Lê Quang Uy được phổ biến trên mạng. Cha Uy có những tâm trạng như tức nước vỡ bờ. Cha thống thiết kêu gọi mọi người ký tên vào kiến nghị yêu cầu xét lại các dự án khai thác bauxite. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, hằng mấy trăm người thuộc đủ mọi thành phần, trong nước và ngoài nước, đã hưởng ứng. Thế ra đằng sau cái vỏ bề ngoài lặng lẽ, cộng đồng dân Chúa vẫn canh cánh ưu tư chuyện môi trường, và liên đới với anh chị em nghèo. Tiềm năng ấy thật khích lệ. Rồi đến tối buổi cầu nguyện ở Thái Hà đông nghịt người thắp nến. Như vậy, chúng ta vào cuộc hơi chậm, nhưng cũng có khí thế.

Sự thể mới này khiến cho tôi hiểu rằng từ nay những điều Giáo Hội Công Giáo nói về vấn đề bảo vệ môi trường và công bình xã hội sẽ có một tập thể tín hữu đông đảo lắng nghe. Tôi muốn được đóng góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ chung bằng cách ôn lại đạo lý của Giáo Hội. Những đạo lý này không mới, vì đã có sẵn nhiều năm nay rồi. Nhưng có lẽ những lo toan hàng ngày có thể làm cho ta quên lãng ít nhiều. Chúa Giêsu dạy: “Khi Thánh Thần đến, Ngài sẽ làm cho anh em nhớ lại những điều Thầy dạy” (x. Ga 14,26). Phải chăng trong những chuyển biến gần đây trong xã hội, cũng có một hơi gió của Thánh Thần làm cho ta “nhớ lại” các điều Hội Thánh dạy? Vả lại, nhiệm vụ không phải chỉ là ký tên vào một kiến nghị, tham gia một buổi cầu nguyện, hay phát biểu một vài câu. Nhiệm vụ là kiên trì đi theo định hướng bảo vệ môi trường sống và cảm thông liên đới với anh chị em nghèo, đặc biệt nơi các vùng dân tộc. Những giáo huấn của Hội Thánh là một “của ăn đường” cho một quá trình xây dựng lâu dài.

Trước mắt, trong bối cảnh bauxite Tây Nguyên, tôi xin giới thiệu những tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về mối quan hệ của các sắc dân bản địa với đất đai và tài nguyên của họ và những đoạn sứ điệp hoà bình của Đức Bênêđictô XVI trong ba năm gần đây liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Tôi biết có nhiều anh chị em đang nghiên cứu về đạo lý của Hội Thánh. Xin anh chị em tiếp tay tiếp sức để càng ngày càng làm rõ con đường ta đi.

Với nhiều anh chị em tuy không cùng một niềm tin tôn giáo với chúng tôi, nhưng vẫn thân tình với chúng tôi trên con đường phục vụ con người, chúng tôi hy vọng đạo lý Công Giáo sẽ củng cố thêm sự cảm thông và đoàn kết.

Xin cám ơn tất cả anh chị em.

24/04/2009
 
Thông Báo
Linh mục Giuse Đặng Thanh Minh đã tạ thế tại Khánh Hòa
LM Joseph Phạm Bá Lãm
15:02 26/04/2009

AI TÍN


"Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga.11,25)

Linh mục Giuse Đặng Thanh Minh


đã tạ thế ngày 26.4.2009 tại Khánh Hòa
Ngày 3.4.1946: Sinh tại Trung Quán, Quảng Bình.
Ngày 5.4.1946: Rửa tội tại Trung Quán, Quảng Bình.
Ngày 1.9.1959: Tiểu Chủng Viện Phú Xuân, Huế.
Năm 1962: Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, Huế.
Ngày 22.7.1966: Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt: Khóa 9
Ngày 11.4.1974: Phó tế, tại Đà Lạt.
Ngày 22.12.1974: Thụ phong Linh mục tại Nhà thờ Chính Toà Đà Nẵng.
Tháng 1.1975: Phó xứ Chính Toà Phủ Cam.
Năm 1987: Quản xứ Đá Hàn và Giáo họ Buồng Tằm.
Năm 1995 - 1998: Du học Pháp.
Tháng 7.2000: Quản xứ Gia Hội.
Ngày 9.10.2008: Quản xứ An Vân, Hương An, Hương Trà, TT-Huế.

- Về Cam Ranh tổ chức lễ giỗ 25 năm cho Ông Cố (Bà Cố cũng mất cách đây mấy năm) thì:
- 22 giờ 00 ngày 23.4.2009: lâm trọng bệnh tại Cam Hòa, Cam Lâm, Khánh Hòa.
- 6 giờ 00 ngày Chúa nhật 26.4.2009: tạ thế tại Bệnh viện Khánh Hòa,
hưởng thọ 63 tuổi với 35 năm Linh mục.

- 8 giờ 00 ngày thứ tư 29 tháng 04 năm 2009, Đức Cha PX. Lê Văn Hồng, GM Phụ tá Huế
chủ tế Thánh lễ An táng tại Nhà thờ Tân Bình, Giáo Hạt Cam Ranh, GP. Nha Trang.
- Sau đó, Mai táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Tân Bình, Gp. Nha Trang.
 
Tin Đáng Chú Ý
Báo động ''Vi Trùng Cúm Heo'' nguy hiểm đang xảy ra
Bs Nguyễn Thùy Trang MD
06:17 26/04/2009
Các nhà khoa học gia trên thế giới hiện đang họp khẩn về sự việc nầy. Loại vi trùng cúm mới nầy được nghi ngờ biến dạng DNA từ loại cúm gia cầm phối hợp với DNA của loại vi trùng cúm người để trở thành loại vi trùng nguy hiểm có thể lây từ người sang người. Hiện tại vi trùng mới nầy đã lây sang Hoa Kỳ và làm cho 8 người bị cúm nhưng hiện nay chưa có người tử vong.

Chúng ta nên tránh đi du lịch, tham quan Mễ Tây Cơ, nơi có bệnh dịch cúm nầy đang lây lan. Những người Việt chúng ta sống gần biên giới Mễ như San Diego, El Paso Texas nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với những người bị Flu trong lúc nầy.

Câu Hỏi: Làm sao để biết người bị cúm (Flu) ?

Trả Lời: Người bị cúm sẽ bị nóng sốt, nôn mửa, tiêu chảy và có thể bị ho, gương mặt họ mệt mỏi, mắt có thể đỏ nhừ.. . Khi người trong gia đình mình bị những triệu chứng trên thì nên liên lạc ngay với bác sĩ.

Câu Hỏi: Nếu trường hợp biết là bị cúm thì phải làm gì ngay ?

Trả Lời: Trước nhất là cô lập bệnh nhân tránh lây lan tới những thành viên khác trong gia đình. Khi một người bắt đầu bị bệnh cúm thì vi trùng sẽ sinh sản rất nhanh trong cơ thể người đó, trong thời gian sinh sản nầy, vi trùng sẽ ít lây sang người khác nhưng sau một ngày thì vi trùng bắt đầu sinh sản mạnh và sẽ lây sang người khác qua sự tiếp xúc nhất là theo đường nước bọt, vì vậy người bị cúm nên tìm cách đeo khẩu trang và khi ho thì tránh ho vào mặt người khác.

Câu Hỏi: Hiện nay bệnh cúm có thuốc trị không, phải làm gì trong thời gian bị cúm ?

Trả Lời: Hiện nay có loại thuốc chữa cúm tốt nhất là Tamiflu, thuốc nầy có thể mua không cần toa nhưng khi uống loại thuốc nầy nên tham khảo với bác sĩ vì trường hợp những người bị bệnh khó thở (chronic lung disease) như Asthma thì không nên dùng. Tamiflu hay các loại thuốc trị cúm khác chỉ có khả năng làm giảm bệnh chứ không chữa hết bệnh. Uống Tamiflu có hiệu quả tốt nhất là trong thời gian 1-2 ngày lúc bắt đầu bị cúm, sau khi bị cúm nặng thì thuốc Tamiflu không có tác dụng nhiều.

Trong thời gian bị cúm, nếu gia đình mình có trẻ em bị cúm thì phải hết sức cẩn thận đừng cho uống thuốc bừa bãi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc không nên dùng cho trẻ em lúc bị cúm là thuốc Ho (Cough medicine ) và Aspirin. Thuốc Tylenol (Acetaminophen) có thể dùng để giảm sự đau nhức trong lúc cúm nhưng tránh đừng dùng quá lều lượng bác sĩ cho phép.

Uống nước thật nhiều hơn bình thường khi bệnh cúm vì nếu không bệnh nhân sẽ bị thiếu nước đưa tới tử vong. Trong thời gian bệnh cúm nên nằm nghỉ trên giường, tránh đi lại tiếp xúc với người khác.

Câu Hỏi: Tôi có nên đưa con em đi chích ngừa Flu không ?

Trả Lời: Nếu có cơ hội thì nên đưa gia đình đi chích ngừa (Vaccine) bệnh Flu vì thuốc ngừa bắt đầu tác dụng 2 tuần sau khi chích, vì vậy nên chích ngừa càng sớm càng tốt.

Câu Hỏi: Sao con tôi vừa chích ngừa hôm qua mà hôm nay lại bị Flu, như vậy có phải thuốc chích ngừa không có công hiệu ?.

Trả Lời: Như tôi đã trình bày trên là thuốc ngừa bệnh Flu sẽ có tác dụng hai tuần sau khi chích, thuốc không có tác dụng ngay liền sau đó.

Hiện nay đang xảy ra dịch tại Mễ Tây Cơ một loại vi trùng cúm mới A(H1N1 - cúm heo) đã làm ít nhất 60 người chết, 20 người chết vì bệnh cúm do tiếp xúc loại vi trùng mới và 40 người khác chết vì liên quan tới bệnh cúm nầy.
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Cooperatinggrace-Creation
Nguyễn Trọng Đa
00:15 26/04/2009
Co-Operating Grace
Đồng tác sủng, ơn đồng tác. Là ơn hiện sủng đi kèm và hỗ trợ các hành động siêu nhiên tự do của chúng ta. Còn được gọi là ơn kết quả, ơn hỗ trợ và ơn đi kèm, ơn này được xem là có liên quan với sự tự do con người trong việc tự do thực thi ý Chúa.
Co-Operation In Evil
Hợp tác với ma quỷ, đồng lõa phạm tội. Là sự hợp tác với người khác trong một hành động tội lỗi. Sự hợp tác này có thể diễn ra nhiều cách thức: hành động với người khác trong cùng một tội, khi một người tham gia với người khác trong một vụ trộm; cung cấp dụng cụ cho người khác để thực hiện hành động tội lỗi, chẳng hạn cung cấp súng hoặc vũ khí giết người; và ra lệnh hoặc đề nghị người khác phạm tội, bằng cách khuyến khích hoặc gợi ý các phương tiện phạm tội cho người khác.
Co-Ordinator
Điều hợp viên, điều phối viên, người phối hợp, người điều hành. Từ ngữ này thay thế từ ngữ “bề trên” trong một số tu hội, vì ở các tu hội này khái niệm quyền bính thực sự dựa vào sự tuân phục của các tu sĩ đã được thay thế bằng một hình thức điều hành dân chủ hơn.
Copacabana, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Copacabana. Là đền thánh chính kính dâng Đức Mẹ của nước Bolivia, tọa lạc gần biên giới với Peru. Đền thánh này, xuất hiện từ năm 1592, nằm trong vùng núi gần Hồ Titicaca. Vị trí này trước đây là một đền thờ của người Inca thờ Thần Mặt Trời. Câu chuyện về Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu xảy ra năm 1576, khi Đức Mẹ hiện ra với một số ngư dân Inca và dẫn họ đến nơi an tòan trong cơn bão lớn ở biển hồ gần đó. Để tạ ơn Mẹ, họ xây dựng một đền thờ nhỏ năm 1583 trong đó có tượng Đức Mẹ bằng thạch cao và gỗ, cao 1,2m, do một người dòng dõi quý phái Inca thực hiện. Trong các ngày lễ lớn, tượng được khóac nhiều chiếc áo sặc sỡ lấp lánh với một ngàn viên đá quý. Các lễ hành hương vào giữa tháng Tám thường kéo dài 10 ngày, có khi lâu hơn nữa. Tại các lễ này, nhiều nhóm người thực hiện các điệu vũ Inca với tiếng trống, sáo lớn, sáo nhỏ, diễn lại các sự kiện trong lịch sử của họ. Các cuộc rước kiệu mỗi ngày đi dọc theo các con đường ven hồ, cung nghinh bản sao bức tượng Nữ Vương Thiên đàng của người Bolivia, vốn trước đây từng chúc lành cho các con tàu ra khơi. Tượng chính gốc không hề rời khỏi vương cung thánh đường, bởi vì có một truyền thuyết dân gian cho rằng “Đức Mẹ không muốn đi ra khỏi nhà thờ”, và nếu “người ta làm ngược lại, sẽ có bão tố dữ dội xảy ra."
Cope
Áo chòang. Là tấm áo chòang dài được các linh mục và giám mục mang trong một số nghi lễ tôn giáo. Hở đàng trước như một áo chòang rộng không tay, áo dài chấm đất và có móc cài ở ngực. Áo này thường được mang trong các cuộc rước kiệu, chầu Mình Thánh Chúa, và các nghi lễ trọng khác, trừ Thánh lễ. (Từ nguyên Latinh cappa, áo chòang.)
Coptic Rite
Nghi lễ Cốp, phụng vụ Cốp. Là ba hình thức của sách nghi thức Thánh lễ, một của thánh Cyril, một của thánh Gregory Nazianzus, và một của thánh Basil, được nhiều giáo đòan Cốp hiệp nhất với Tòa Thánh sử dụng. Kinh Tiến hiến, hoặc Lễ quy, của thánh Cyril, còn được gọi là của thánh Marcô, có nhiều phần chung giống ở các sách nghi thức kia, là bản sao của sách nghi thức của thánh Marcô bằng tiếng Hi Lạp. Khi được dịch sang tiếng Cốp, một số hình thức Hi Lạp đã được giữ lại, nhưng được viết bằng mẫu tự Cốp. Sách nghi thức thánh Basil được dùng trong các lễ chủ nhật, lễ ngày thường và lễ cầu hồn. Sách nghi thức thánh Gregory được dùng trong một số ngày lễ trọng, trong khi sách nghi thức thánh Cyril được dùng trong mùa Chay và Vọng lễ Giáng sinh.
Coram Populo
Coram populo, trước mặt thiên hạ, công khai. Là cụm từ trong luật Giáo hội để mô tả một hành vi được thực hiện cách công khai và do đó được rất nhiều người biết đến.
Corban
Của lễ dâng Chúa. Là một của lễ hoặc một hy tế dâng lên Chúa, dù có vấy máu hay không (Mc 7:11). (Từ nguyên Do Thái qorb_n, của lễ. Chữ Árập qurb_n, hy tế.)
Co-Redemptrix
Đức Mẹ Hiệp Công Cứu Chuộc, Đức Mẹ Đồng Công. Một tước hiệu dành cho Đức Mẹ, như là Đấng hiệp công với Chúa Kitô trong việc cứu chuộc lòai người. Nó được xem là một khía cạnh của việc Đức Maria là trung gian không chỉ bằng cách trở nên Mẹ Chúa Giêsu, mà còn bằng cách đồng ý tự do trong các khổ nhọc, đau khổ và cái chết của Chúa Kitô vì sự cứu chuộc lòai người. Là Đấng Đồng công Cứu chuộc, Đức Mẹ không bình đẳng với Chúa Kitô trong họat động cứu chuộc của Chúa, bởi vì Mẹ cũng cần có sự cứu chuộc và trong thực tế Mẹ đã được Con Mẹ cứu chuộc rồi. Chỉ có Chúa Kitô mới cứu chuộc loài người được. Nhưng Đức Maria đã can thiệp một cách có hiệu quả, để công nghiệp Chúa Kitô sẽ được ban một cách chủ quan cho những ai mà Chúa Cứu thế đã cứu chuộc một cách khách quan.
Corinthians, Letters To The
Hai thư gửi tín hữu Côrintô, 1 Cr và 2 Cr. Đây là hai lá thư của thánh Phaolô gửi từ Êphêsô cho các người trở lại đạo ở Côrintô. Thư thứ nhất (1 Cr) nói tới một số vấn đề mà thánh Phaolô đang tìm cách giải quyết. Do đó, ngài nói đến nhu cầu hiệp nhất (1:10-4:21), các tội trái với sự khiết tịnh (5:1-6:20), hôn nhân và thờ ngẫu tượng (7:1-11:1), thờ phượng và đặc sủng (11:2-14:40), bài ca đức mến (13), kẻ chết sống lại (15:1-58). Trong thư thứ hai (2 Cr), thánh Phaolô đối đầu với các kẻ thù tại Côrintô. Ngài bênh vực việc tông đồ của ngài, nhắc lại các thành quả mà Chúa đã làm qua ngài mặc dầu ngài yếu đuối và thiếu khả năng, xin tiền tài trợ cho Kitô hữu ở Jerusalem, và một lần nữa bênh vực ơn gọi làm Tông đồ của ngài, và các ơn phi thường Chúa đã ban cho ngài. Có thể là thánh Phaolô đã viết bốn thư gửi tín hữu ở Côrintô, nhưng chỉ có hai thư còn lưu lại.
Cornelius
Cornelius, Đại đội trưởng Co-nê-li-ô. Là đại đội trưởng cơ đội I-ta-li-a đồn trú ở Xê-da-rê; ông có mối quan hệ tốt đẹp với cộng đòan Do Thái, nhưng ông bị xem là người ngọai. Ông được một thiên thần đến thăm, thiên thần bảo ông sai người đi Gia-phô và mời thánh Phêrô tới thăm ông. Phái đòan ba người được thánh Phêrô đón tiếp, bởi vì thánh nhân cũng được thiên thần cho biết là Co-nê-li-ô cho người đến tìm ngài. Thánh nhân lên đường và khi đến nơi, thánh nhân được đón tiếp trọng thị bởi đại đội trưởng, người nhà và bạn bè ông. Thánh Phêrô giải thích rằng việc giao du hay vào nhà một người khác chủng tộc là điều cấm kỵ đối với người Do Thái, nhưng Chúa đã cho ngài thấy là không được gọi ai là ô uế hay không thanh sạch (Cv 10). Thánh Phêrô nói: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận” (Cv 10:34-35). Đây không chỉ là một sứ điệp chào đón ông Co-nê-li-ô và bạn bè ông, nhưng còn là một mặc khải cho tín hữu Do Thái, nhất là khi lời giải thích của Phêrô có đỉnh cao là Chúa Thánh Thần ngự xuống trên mọi người đang lắng nghe. Rồi ngài truyền làm phép Rửa cho họ nhân danh Đức Giêsu Kitô (Cv 10:48). Sau đó, khi ngài trở về Jerusalem, một số người Do Thái chỉ trích hành động của ngài vì đã ăn uống với người chưa cắt bì và làm phép rửa cho họ. Ngài giải thích là Chúa đã chỉ thị cho ngài hãy loan truyền đức tin cho người Do Thái và cả cho người ngòai Do Thái nữa. Nghe vậy, nhưng người chỉ trích ngài mới chịu im. Họ nói: “Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho các dân ngoại ơn sám hối để được sự sống!" (Cv 11:18).
Cornerstone
Đá tảng góc tường. Là hòn đá trong một góc của móng nhà. Được viết tên và ngày tháng, chỗ lõm trên hòn đá ghi ngày tháng và hoàn cảnh xây dựng ngôi nhà. Đá tảng góc tường của một tòa nhà Giáo hội tượng trưng Chúa Kitô là Nền tảng của Giáo hội, và được làm phép khi nó được đặt lên móng nhà.
Cornette
Mũ nữ tu. Một mũ trùm đầu trắng vừa rộng vừa lớn. Xưa kia tại Pháp các tu sĩ nam nữ đều đội mũ này, nhưng gần đây chỉ còn nữ tu của Tu hội Nữ tử Bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô đội mà thôi. (Từ nguyên Pháp cornette, vật trùm đầu.)
Corona
Tràng Mân Côi. Là chuỗi Năm mươi, hoặc bất cứ á bí tích tương tự nào dùng để giúp đếm đọc một số kinh liên tiếp. (Từ nguyên Latinh corona, hào quang.)
Coronation, Papal
Lễ đăng quang của Đức Giáo hoàng, lễ gia miện. Là một hành động phụng vụ, qua đó Giáo hòang tân cử được Hồng y phó tế niên trưởng long trọng đội mũ ba tầng lên đầu Ngài. Triều giáo hòang của Ngài được chính thức bắt đầu kể từ ngày này, mặc dầu Ngài có quyền tài phán kể từ khi Ngài chấp nhận việc các Hồng y bầu chọn Ngài. Đức Giáo hòang Gioan Phaolô I thay đổi tập tục lễ đăng quang với mũ ba tầng, khi nhận sứ vụ vào ngày 3-9-1978, Ngài chính thức đăng quang Giáo hòang với dây pallium, thay vì mũ ba tầng, trong thánh lễ ngài đồng tế cùng với các thành viên của Hồng y đòan. Tính cách giản dị của buổi lễ tượng trưng cho sự bén nhạy của Giáo hòang với các nhu cầu mục vụ của Giáo hội và thế giới. Đức Giáo hòang Gioan Phaolô II tuân theo tập tục này, khi ngài đăng quang Giáo hòang một tháng sau, vào ngày 22-10-1978. Nhắc đến lễ đăng quang với mũ ba tầng, Ngài nói trong dịp này: “Đây không phải là lúc trở lại với một buổi lễ và một vật được xem –có lẽ là sai lầm- là một biểu tượng của quyền bính phần đời của các Giáo hòang. Thời đại này kêu mời chúng ta, thúc bách chúng ta, đòi buộc chúng ta hãy trông nhìn lên Chúa, và đắm mình sâu vào sự chiêm niệm khiêm hạ và sốt sắng về mầu nhiệm quyền uy tối thượng của chính Chúa Kitô."
Coronation, Royal
Lễ tôn vương, lễ phong vương. Là nghi lễ qua đó một quốc vương được Đức Giáo hòang hay một chức sắc Giáo hội tôn vương cho. Các lễ tôn vương đầu tiên ở phương Tây ghi lại rằng các Vua Visigothic được Giám mục giáo phận Toledo ở Tây Ban Nha tôn phong. Nghi thức xức dầu phong vương được thực hiện ở phương Đông vào khỏang thế kỷ 12. Trong các chế độ Tin Lành, nơi Giáo hội và Nhà nước kết hợp chặt chẽ, lễ tôn vương giữ các nghi thức của thời Tiền Cải Cách, và tại Anh, vua còn có lời thề đặc biệt là bảo vệ đạo Tin Lành.
Corporal
Khăn thánh. Là một khăn trắng vuông, trên đó Bánh thánh và Chén thánh được đặt lên trong thánh lễ. Khi không sử dụng, khăn thánh được xếp và bỏ trong một bao túi nhỏ. Khăn thánh còn dùng đặt dưới hào quang khi chầu Mình Thánh Chúa, và dưới Mình Thánh Chúa vào bất cứ lúc nào. (Từ nguyên Latinh corporalis, của thân thể; từ chữ corpus, thân thể.)
Corporal Works Of Mercy
Thương xác bảy mối. Là bảy việc làm bác ái, dựa vào lời tiên báo của Chúa Kitô về Ngày phán xét chung (Mt 5:3-10), vốn sẽ quyết định số phận sau cùng của mỗi người. Thương xác bảy mối gồm có: 1. cho kẻ đói ăn; 2. cho kẻ khát uống; 3. cho kẻ rách rưới ăn mặc; 4. cho khách đỗ nhà; 5. viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; 6. chuộc kẻ làm tôi; và 7. chôn xác kẻ chết.
Corpse
Xác chết, tử thi. Từ những ngày đầu của Kitô giáo, Giáo hội đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng xác chết, bởi vì đó đã là đền thờ của Chúa Thánh Thần (I Cr 6:19), và sẽ được sống lại vinh hiển trong ngày tận thế (I Cr 15:39-44).
Corpus Christi
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Lễ này được Giám mục Robert de Thorote của Giáo phận Liège thiết lập năm 1246, theo gợi ý của thánh Juliana of Mont Cornillon (1192-1258). Đức Giáo hòang Urban IV mở rộng lễ này cho Giáo hội hoàn vũ vào năm 1264. Phụng vụ ngày lễ được thánh Tôma Aquinas sọan thảo, và các Giáo hòang Martin V và Eugene IV cho phép tập tục rước kiệu trong ngày lễ này. Hiện nay lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành trọng thể vào ngày thứ Năm đầu tiên (hoặc ngày chủ nhật đầu tiên) sau lễ Chúa Ba Ngôi.
Corpus Domini
Corpus Domini, “Mình Thánh Chúa Kitô”. Lời này nhắc đến Chúa Kitô hiện diện thật sự trong phép Thánh Thể.
Corpus Juris Canonici
Corpus Juris Canonici, Bộ Giáo luật. Là bộ giáo luật, dù là đã được hệ thống hóa, như Codex Juris Canonici, hay chỉ là luật Giáo hội hiện hành trong Giáo hội Công giáo ở bất cứ thời điểm nào.
Correct Conscience
Lương tâm ngay thẳng. Là sự phán đóan của tâm trí, khi nó kết luận đúng từ các nguyên tắc xác thực, vốn cho rằng một hành vi nào đó là hợp pháp hay có tội. Còn gọi là lương tâm chân thật.
Correction
Khiển trách, sửa sai, cảnh cáo. Là giới luật bác ái, được Chúa Kitô ra lệnh (Mt 18:15), để khiển trách một người đang làm điều sai hoặc có nguy cơ làm điều sai. Cần xác định rõ hai điều kiện trước khi có nghĩa vụ khiển trách người khác: 1. mợt người phải đoan chắc về nhu cầu thiêng liêng quan trọng của người kia, vốn có thể đáp ứng được sự sửa sai như thế, và 2. lời khuyên có thể đưa ra mà không gây thiệt hại trầm trọng cho người sửa sai. Sự khiển trách huynh đệ luôn được hướng dẫn bởi lòng nhân từ, sự quan phòng và sự khiêm hạ. Hơn nữa, Chúa Kitô ra lệnh rằng trước tiên phải sửa sai một cách kín đáo đã. Sự sửa sai có thể thực hiện cách công khai lúc ban đầu nếu: 1. tội lỗi là công khai, 2. tội lỗi gây ra các nguy hại khác trừ phi người phạm tội bị tố giác công khai, hoặc 3. người phạm tội từ chối quyền được sửa sai một cách riêng tư và kín đáo. (Từ nguyên Latinh cor-, cùng với + regere, cai trị: corrigere, làm đúng.)
Cosmic Evolution
Tiến hóa vũ trụ. Một thuyết về nguồn gốc và bản chất thế giới, vốn cho rằng dưới quyền của Chúa tòan thể vũ trụ hữu hình, kể cả loài người, là đã và đang trong tiến trình tiến hóa; nó đang tiến tới một sự hòan thiện bởi một thuyết tất định nội tại, vốn không thể tránh được. Điều mọi người có thể làm là giúp đỡ hoặc gia tốc sự tiến hóa, mà không chống cự hoặc kiểm tra sự phát triển cần thiết của nó.
Cosmogony
Thuyết nguồn gốc vũ trụ, sáng thế luận, vũ trụ khai nguyên luận. Một thuyết về nguồn gốc của vũ trụ, được dựa hoặc trên suy tư khoa học hoặc niềm tin tôn giáo. Đạo Công giáo không ủng hộ bất cứ thuyết khoa học nào về nguồn gốc thế giới. Điều đạo Công giáo quan tâm là dạy dựa trên đức tin rằng Chúa đã sáng tạo thế giới trong thời gian, qua việc thực hiện tính toàn năng của Ngài, và bằng một hành động tối thượng của ý Chúa. (Từ nguyên Hi Lạp kosmos, thế giới + gonos, con đẻ.)
Cosmology
Vũ trụ học. Là môn học về vũ trụ như một sự sáng tạo có trật tự, và môn học về các nguyên nhân họat động trong thế giới của thời gian và không gian. Môn học này cho rằng thế giới được dựng nên theo một kế họach vô cùng khôn ngoan và được hướng dẫn bởi một Trí tuệ vô cùng. (Từ nguyên Hi Lạp kosmos, thế giới + logia, kiến thức, khoa học.)
Cosmos
Cosmos, Vũ trụ. Nghĩa đen là “có trật tự” hoặc “thích đáng." Do đó là sự cư xử tốt, điều hành tốt, cai trị tốt. Thường áp dụng cho vũ trụ do được sắp xếp có trật tự thật tốt. "Cosmos" là từ ngữ Kinh thánh Hi Lạp thông thường để chỉ thế giới được Chúa sáng tạo và điều khiển. (Từ nguyên Hi Lạp kosmos, thế giới.)
Coterie
Nhóm, phái. Là một nhóm người tạo ra một tổ chức thân mật, được áp dụng cho các người đi theo một trường phái hay một niềm tin lạc giáo.
Council For The Public Affairs Of The Church
Hội đồng Công vụ Giáo hội. Được Đức Giáo hòang Phaolô VI thành lập trong hình thức hiện nay vào năm 1967, văn phòng Tòa thánh này có trách nhiệm về các quan hệ của Tòa Thánh với các chính phủ. Vì vậy, Hội đồng tiếp xúc với các phái bộ ngọai giao bên cạnh Tòa thánh, và với các đại diện của Tòa Thánh tại các quốc gia. Mặc dầu hội đồng tách rời với Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh, chủ tịch hội đồng lại là Hồng y Quốc vụ khanh.
Council Of Episcopal Conferences Of Europe (C.C.E.E.)
Hội đồng Giám mục châu Âu (C.C.E.E.). Là một hội đồng gồm các Giám mục được bầu từ các Hội đồng Giám mục Quốc gia ở châu Âu. Được Công đồng chung Vatican II (Christus Dominus) cho phép và Đức Giáo hòang Phaolô VI thiết lập qua tự sắc Ecclesiastical Sanctae, hội đồng họp lần dầu năm 1965. Hội đồng không có quyền pháp lý và chủ yếu là một cơ quan phục vụ để phối hợp và trợ giúp về thông tin liên lạc giữa các Hội đồng giám mục ở châu Âu.
Council Of Jerusalem
Công đồng Jerusalem. Là công đồng của các thánh Tông đồ tại Jerusalem để quyết định việc các người trở lại Kitô giáo tuân giữ các lề luật Môsê. Các ngài tuyên bố: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh." (Cv 15:28-29).
Council, Provincial
Công đồng giáo tỉnh. Các giám mục và giám chức của một giáo tỉnh được triệu tập cho một hội nghị tư vấn và thảo luận các vấn đề có lợi cho sự phát triển tôn giáo trong một giáo tỉnh. Các vấn đề về đức tin, luân lý, lạm dụng, tranh tụng và kỷ luật được đưa ra cứu xét trong công đồng này. Sau khi tham khảo ý kiến, giám mục phó quyết định địa điểm hội nghị và chủ trì hội nghị này. Các sắc lệnh của công đồng tỉnh có hiệu lực trên toàn giáo tỉnh. Nếu các hội đồng giám mục quốc gia và hội đồng giám mục miền chưa được thành lập sau Công đồng chung Vatican II, các công đồng giáo tỉnh diễn ra cứ 20 năm một lần.
Councils Of The Church
Công đồng của Giáo hội. Là các cuộc nhóm họp được phép của các giám mục với mục đích thảo luận các vấn đề của Giáo hội, nhằm thông qua các sắc lệnh về vấn đề thảo luận. Trong từ vựng Công giáo Roma, nếu mọi giám mục được mời tham dự và đại diện thật sự cho toàn Giáo hội, công đồng này gọi là công đồng chung, tức là hoàn vũ; nếu chỉ một phần tổng số giám mục được triệu tập, công đồng gọi là công đồng địa phương. Công đồng địa phương được gọi là công đồng giáo tỉnh hoặc công đồng giáo miền, tuỳ theo đó là công đồng của toàn giáo tỉnh, chẳng hạn các giáo phận của bang Ohio, hoặc cả một quốc gia bảo trợ công đồng này. Các công đồng Giáo hội, kể cả công đồng giáo tỉnh, đều hưởng quyền pháp lý trên các vấn đề tôn giáo, khác với quyền lập pháp của mỗi Giám mục. Như thế, các công đồng khác với hội nghị của hội đồng giám mục, vốn không phải là hội nghị lập pháp.
Counsel
Bàn hỏi, khuyên bảo, lời khuyên dạy. Sự bàn hỏi về chọn lựa đúng các phương tiện để đạt mục đích đặc biệt, và lời khuyên đúng được đưa ra. Cũng có nghĩa là một chỉ thị hoặc một hướng dẫn của người có quyền, nhưng hướng dẫn này không buộc phải tuân giữ, so với luật hoặc mệnh lệnh là buộc phải tuân giữ. (Từ nguyên Latinh consilium, bàn định, lời khuyên.)
Counseling
Tư vấn. Là một từ ngữ tổng quát để chỉ một lọat thủ tục để giúp người khác giải quyết các vấn đề riêng tư của người ấy, hoặc điều chỉnh tình hình khó khăn. Trong khái niệm tư vấn Công giáo mặc nhiên có hai yếu tố chính: lời khuyên được đưa ra dựa vào các tiền đề của đức tin, kêu gọi lòng tin của người vào Chúa quan phòng; và sự tư vấn liên kết với việc cầu nguyện như ánh sáng để hướng dẫn tâm trí tìm ra ý Chúa.
Counsels
Chỉ dẫn, lời khuyên. Là các hành động tốt không bị qui định bởi bất cứ luật nào. Các lời khuyên là tốt về luân lý hơn so với các mệnh lệnh tương ứng, chẳng hạn ăn chay là cao quý hơn điều độ. Trong số các lời khuyên, lời khuyên quan trọng nhất là các lời khuyên Phúc Âm về nghèo khó, khiết tịnh và vâng lời. Chúng được gọi là lời khuyên Phúc Âm, bởi vì do Chúa Kitô đã dạy và thực hành trong Tin Mừng. Hơn nữa, chúng được Giáo hội đặc biệt đề nghị như phương thế đạt sự trọn lành Kitô giáo. Một người có thể tự mình hứa thực hành các lời khuyên Phúc Âm, như trong đời tu, và rồi các lời khuyên này trở thành bắt buộc cho người ấy, tùy theo các điều kiện đưa ra lời khấn hoặc lời hứa.
Counterculture
Phản văn hóa. Là các thái độ tinh thần và tập tục, chủ yếu của thế hệ trẻ, vốn thách thức hoặc đi ngược lại với các tiêu chuẩn và giá trị của một xã hội Do thái-Kitô giáo.
Counter Reformation
Cải cách Công giáo, Phản Cải cách, Chống Cải cách. Là thời kỳ canh tân Công giáo từ năm 1522 đến khoảng năm 1648, thường được gọi là Cải cách Công giáo. Đây là một nỗ lực để ngăn chặn làn sóng Tin lành bằng sự cải tổ đích thực trong Giáo hội Công giáo. Có các phong trào chính trị bị các nhà cầm quyền dân sự thúc bách, và các phong trào giáo hội được nhiều giám chức thực hiện trong cố gắng tái lập đời sống công giáo chân chính, bằng cách thành lập nhiều Dòng tu mới, chẳng hạn Dòng Tên, và cải tổ các Dòng cũ theo luật dòng ban đầu, chẳng hạn Dòng Carmêlô thời thánh nữ Teresa Avila (1515-82). Tuy nhiên, các tác nhân chính chịu trách nhiệm Cải cách Công giáo là giáo triều và công đồng chung Trentô (1545-63). Trong số các nhà lãnh đạo Giáo hội, thánh Charles Borromeo (1538-84), Tổng giám mục tổng giáo phận Milan (Ý), đẩy mạnh các cải cách được công đồng quyết định, và thánh Phanxicô de Sales ở Geneva, Thụy Sĩ (1567-1622), dùng hết tài năng của ngài để tái lập giáo lý chân chính và lòng mộ đạo của người công giáo. Trong số các vị lãnh đạo chính quyền hỗ trợ Cải cách Công giáo, có vua Philip II ở Tây Ban Nha (1527-98) và nữ hòang Mary Tudor (1516-58), vợ vua, ở Anh. Rủi thay khía cạnh cải cách này dẫn đến sự căm thù sâu sắc giữa Anh và Scotland, giữa Anh và Tây Ban Nha, giữa Ba Lan và Thụy Điển, và gần hai thế kỷ chiến tranh tôn giáo. Kết quả của Cải cách Công giáo là Giáo hội Công giáo trở nên vững mạnh hơn trong cơ cấu định chế, chăm lo công tác truyền giáo hơn và có ảnh hưởng tốt hơn trong các vấn đề thế giới.
Courage
Nhân đức can đảm. Là nhân đức dũng cảm khi đối diện với các khó khăn, nhất là trong việc thắng vượt sự sợ hãi hậu quả khi làm điều tốt. Là đức can đảm luân lý, nó giúp một người theo đuổi con đường chính đáng, mặc dầu người ấy có thể bị khinh chê, phản đối hoặc sỉ nhục. Là sự can đảm thể lý, nó là sức mạnh cơ thể hoặc tình cảm để đương đầu với sự chống đối. Nó khác với tính cương nghị, vì nó quyết liệt hơn trong sự đương đầu, trong khi tính cương nghị thì nhẫn nại hơn trong thực hiện điều nhân đức nhưng gay go.
Covadonga
Đền thánh Đức Mẹ Covadonga. Là một đền thánh dâng kính “Ðức Nữ Trinh Dàn Trận” tại vùng núi ở Asturias, Tây Ban Nha. Là một địa điểm hành hương quốc gia dâng Ðức Mẹ Maria. Đền thánh tọa lạc tại nơi đã đánh thắng lịch sử người Hồi giáo vào năm 718, khi đoàn quân Hồi giáo bị đánh tan trong một vụ lở đất, trong khi các đạo quân Kitô giáo ẩn nấp trong một hang động mà đã là một nơi lâu đời tôn kính Ðức Mẹ ít ai biết. Thánh tượng được tôn kính tại đó được xem như là một công trình nghệ thuật xuất sắc.
Covenant, Biblical
Giao ước Kinh thánh. Trong Cựu Ước, là một thỏa thuận giữa Chúa và dân Do Thái, trong đó Chúa hứa bảo vệ Dân được chọn, và dân phải trung thành tuyệt đối với Chúa. “Nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta" (Xh 19:5). Ông Mô-sê về triệu tập các kỳ mục trong dân, trình bày cho họ biết tất cả những lời Đức Chúa đã truyền cho ông. Toàn dân nhất trí đáp lại: "Mọi điều Đức Chúa phán bảo, chúng tôi xin làm theo.” Giao ước được đóng ấn (Xh 19:8). Nhiều năm sau, ngôn sứ Giê-rê-mi-a cho biết sẽ có một giao ước mới. “Sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta" (Gr 31:31-34). Ngôn sứ Ê-dê-ki-en báo trước rằng Chúa sẽ lập với dân một giao ước bình an; đó sẽ “là giao ước vĩnh cửu đối với dân" (Ed 37:26). Tính cách phổ quát của giao ước được ngôn sứ I-sa-i-a báo trước, khi Chúa Giavê mặc khải cho ông điều này, “để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất" (Is 49:6). Trong Tân Ước, khi thánh Phaolô giải thích cho tín hữu Côrintô biết việc thiết lập Bí tích Thánh Thể tại Bữa Tiệc ly, ngài lặp lại lời của Chúa Kitô: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy" (I Cr 11:25). Ý tưởng chủ đạo này của Tân Ước được củng cố trong Thư gửi tín hữu Do Thái: “Do đó, Đức Giê-su đã trở nên Đấng bảo đảm cho một giao ước tốt đẹp hơn" (Dt 7:22). Chính Chúa Kitô là là giao ước mới giữa Chúa và dân Ngài. (Từ nguyên Latinh convenire, đồng ý, tập hợp.)
Co-Veneration
Song bộ sùng bái thuyết. Là thuyết của Nestor cho rằng con người Giêsu cũng được tôn thờ cùng với Ngôi Lời. Công đồng Ephesus (431) lên án thuyết này, và tuyên bố rằng Ngôi Lời Nhập thể, là một ngôi vị, phải được tôn thờ trong sự thờ kính duy nhất. (Denzinger, 259).
Covetousness
Tham muốn, thèm thuồng, tham lam. Là ước muốn mạnh mẽ về sở hữu, nhất là sở hữu của cải vật chất. Nó hàm ý rằng sự tham lam này là quá chừng, với sự ám chỉ đến việc Mười điều răn cấm rằng chớ tham lam của cải thuộc về người khác. Từ ngữ này thường đồng nghĩa với tính tham lam (avarice), mặc dầu qui chiếu nhiều hơn đến sự sai trái trong thèm muốn của cải người khác, và kém (như trong tính tham lam) hăm hở hoặc kém cường độ hơn.
Cowl
Mũ trùm đầu. Là chiếc mũ trùm đầu của các tu sĩ dòng đan tu. Vào thời Trung Cổ, cái mũ này có một cái mui gắn vào và có thể kéo ra trùm cả đầu, và cái mũ trở thành chiếc mũ trùm đầu lớn với cái mui. Mũ trùm đầu của tu sĩ Dòng Biển Đức và Dòng Xitô là một áo khoác lớn với phần mui có thể kéo xuống phía vai. Tu sĩ Phanxicô có một mui nhỏ hơn gắn vào áo dòng. Các kinh sĩ đội mũ trùm đầu trên áo khoác ngắn, còn các giám mục và hồng y đội mũ trên chiếc áo choàng lớn. Một số mũ trùm đầu, như mũ các tu sĩ Dòng Âu Tinh và Dòng Tôi tớ Đức Mẹ, có mui tách rời. Màu của mũ là cùng màu với áo dòng. (Từ nguyên Latinh cuculla, mũ tu sĩ.)
C.P.E.N.
Consilium pro Publicis Ecclesiae Negotiis – Hội đồng Công vụ Giáo hội
Cr
Credo – Kinh tin kính, Tôi tin.
Craniotomy
Khoan sọ. Việc khoan hộp sọ trẻ chưa sinh và lấy đi tất cả phần chứa trong đó. Giáo hội lên án việc này, xem đó là trực tiếp giết con người vô tội và hành động ấy là không thể biện minh được.
Crass Ignorance
Sự dốt đặc. Cũng còn gọi là sự dốt nát lười biếng. Đó là việc không biết một luật Giáo hội, hoặc một hình phạt của Giáo hội, mà một người không hề có nỗ lực tìm hiểu. Sự dốt đặc này không miễn khỏi các hình phạt được luật áp đặt, trừ phi có cụm từ nói ngược lại được ghi trong luật, chẳng hạn “cố chấp”.
Creation
Sáng tạo, tạo thành, dựng nên. Là việc dựng nên các tạo vật vô hình và hữu hình, do Chúa làm từ hư không. Chúa dựng nên tạo vật từ hư không, bởi vì Chúa không dùng vật chất có trước đó, và vì Chúa không dùng gì nơi bản thể của Ngài để tạo dựng. Như thế việc sáng tạo trong nghĩa đúng (sáng tạo thứ nhất) cần được phân biệt với sáng tạo thứ hai như được mô tả trong sách Sáng thế, vốn được hiểu là tạo dáng cho vật chất không hình thể và ban sự sống và hoạt động cho nó.