Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:05 25/04/2024
27. Ý chí không thuận theo bất cứ tội lỗi nào, chính là bằng chứng cho thấy chúng ta được Thiên Chúa ưu ái.
(Thánh Vincentius de Paul)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 25/04/2024
39. MÙI HÔI CỦA CHÂN QUÁ NỒNG
Có một người đang khoản đãi khách, đột nhiên ngửi một mùi quá hôi bèn kêu tên tiểu đồng đi tìm.
Tên tiểu đồng ghé tai ông chủ nói nhỏ:
- “Bà chủ cởi giày.”
Chủ nhân cũng nói nhỏ:
- “Ừ, thì cởi giày, nhưng cũng không thể hôi như thế”.
Tên tiểu đồng lại ghé vào tai ông nói nhỏ:
- “Hai chân đều cởi giày ạ.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 39:
Có nhiều loại mùi hôi: mùi hôi của chuột chết, mùi hôi của con gián, mùi hôi mắm ruốc, mùi hôi nước mắm, mùi hôi của hơi thở, mùi hôi của xác chết sình thối, mùi hôi của bùn lầy.v.v... và có rất nhiều mùi hôi khác tồn tại trong cõi đời này.
Mùi hôi thường làm cho người ta sợ hãi vì nó làm cho họ sự buồn nôn và tởm lợm phải bịt mũi...
Tội lỗi tuy không toả mùi vị hôi như xác chết, nhưng tự nó đã làm cho con người ta trở nên hôi thối trong tâm hồn, cho nên ai cũng tránh xa người tội lỗi như tránh xác chết của con chuột thúi.
Hôi chân vì mang bít tất là chuyện bình thường không có gì phải bàn đến, nhưng mang trên mình là người Ki-tô hữu mà tâm hồn lại đầy những mùi hôi thối thì là chuyện đáng nói rất lớn, bởi vì người Ki-tô hữu đã được nước Rửa Tội rửa sạch, được Đức Chúa Thánh Thần thánh hoá, thì đáng lẽ phải thơm tho và trắng như tuyết mới phải.
Hôi và không hôi là chuyện của vệ sinh, nhưng toả sáng mùi thơm thánh thiện cho mọi người nghe thấy là chuyện của tâm hồn.
Mùi thơm thánh thiện là sự khiên tốn, là sự nhịn nhục, là sự phục vụ, là sống bác ái, là sự hoán cải tâm hồn.v.v...tất cả những việc làm đó đều tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng, có sức hút mảnh liệt làm cho người ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi con người chúng ta vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người đang khoản đãi khách, đột nhiên ngửi một mùi quá hôi bèn kêu tên tiểu đồng đi tìm.
Tên tiểu đồng ghé tai ông chủ nói nhỏ:
- “Bà chủ cởi giày.”
Chủ nhân cũng nói nhỏ:
- “Ừ, thì cởi giày, nhưng cũng không thể hôi như thế”.
Tên tiểu đồng lại ghé vào tai ông nói nhỏ:
- “Hai chân đều cởi giày ạ.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 39:
Có nhiều loại mùi hôi: mùi hôi của chuột chết, mùi hôi của con gián, mùi hôi mắm ruốc, mùi hôi nước mắm, mùi hôi của hơi thở, mùi hôi của xác chết sình thối, mùi hôi của bùn lầy.v.v... và có rất nhiều mùi hôi khác tồn tại trong cõi đời này.
Mùi hôi thường làm cho người ta sợ hãi vì nó làm cho họ sự buồn nôn và tởm lợm phải bịt mũi...
Tội lỗi tuy không toả mùi vị hôi như xác chết, nhưng tự nó đã làm cho con người ta trở nên hôi thối trong tâm hồn, cho nên ai cũng tránh xa người tội lỗi như tránh xác chết của con chuột thúi.
Hôi chân vì mang bít tất là chuyện bình thường không có gì phải bàn đến, nhưng mang trên mình là người Ki-tô hữu mà tâm hồn lại đầy những mùi hôi thối thì là chuyện đáng nói rất lớn, bởi vì người Ki-tô hữu đã được nước Rửa Tội rửa sạch, được Đức Chúa Thánh Thần thánh hoá, thì đáng lẽ phải thơm tho và trắng như tuyết mới phải.
Hôi và không hôi là chuyện của vệ sinh, nhưng toả sáng mùi thơm thánh thiện cho mọi người nghe thấy là chuyện của tâm hồn.
Mùi thơm thánh thiện là sự khiên tốn, là sự nhịn nhục, là sự phục vụ, là sống bác ái, là sự hoán cải tâm hồn.v.v...tất cả những việc làm đó đều tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng, có sức hút mảnh liệt làm cho người ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi con người chúng ta vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 26/04: Nguồn hy vọng cuối cùng - Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:10 25/04/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”
Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường?” Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Đó là lời Chúa
Để sinh hoa kết trái xum xuê
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
04:47 25/04/2024
ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ
(Chúa nhật V PS B)
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”(Ga 15,8). Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã làm nổi rõ chân lý này khi tự ví mình là thân nho, còn chúng ta là cành nho. Tách lìa khỏi thân nho thì cành nho sẽ chết. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Để tồn tại và phát triển, không một ai có thể tách lìa khỏi nguồn mạch tác tạo nên chính mình. Đã là người, chúng ta dễ chân nhận rằng thái độ sống kiểu “vong bản”, hay “mất gốc”, không chóng thì chầy cũng sẽ bị huỷ diệt. Người ta cũng dễ đồng thuận với nhau về những nguồn gốc tự nhiên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ quốc, quê hương. Tuy nhiên, nguồn gốc của mọi nguồn gốc tự nhiên ấy là gì, là ai, là Đấng nào thì còn tuỳ ở quan điểm, ở niềm tin của mỗi người.
Như thế, nền tảng và động lực của sự gắn bó này đó là sự nhìn nhận nguồn gốc, xuất xứ của bản thân mình. Một trong những nét trỗi vượt của con người trên các loài thụ tạo hữu hình khác chính là biết hướng về cội nguồn. Thực tế cho ta khẳng định điều này. Các loài vật càng lớn lên thì chúng càng như quên mất cội nguồn sinh ra chúng. Với con người thì trái lại, càng thêm tuổi thì khao khát truy về nguồn càng mãnh liệt. Không kể các anh em vô thần hay vô tín, nói chung, nhân loại xưa nay vốn có tâm thức hướng về Đấng Tạo Thành, Đấng tác sinh mọi vật, mọi loài. Một trong những biểu hiện tâm thức này là lòng biết ơn, sự cảm tạ. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến hay vào các dịp lễ tiết theo phong tục tập quán như khởi đầu công việc, sau vụ mùa…những nén hương được thắp lên cùng các lễ vật bày ra cách này cách khác, chính là tấm lòng cảm tạ, biết ơn được dâng lên Đấng là cội nguồn các ơn lành đã lãnh nhận.
Với Kitô giáo, hình thức gắn bó với Thiên Chúa có thể gọi là căn bản, đó là sự thờ phượng. Cầu nguyện bằng nhiều hình thức là cách thế biểu lộ sự thờ phượng. Tuy nhiên một trong các tâm tình cầu nguyện nói lên sự gắn bó của chúng ta với Đấng là cội nguồn của mọi sự, mọi loài, đó là tâm tình cảm tạ, tri ân. Đã từng xem đoạn video clip thật cảm động trình bày cảnh sống có thật như sau: Một anh nhà nghèo, làm nghề thu dọn thức ăn thừa trong một quán ăn (theo cảnh quay thì có lẽ là ở nước Mỷ). Các thực khách ăn uống rất phí phạm. Đồ ăn thừa đáng gọi là ê hề. Trong khi đổ các thức ăn thừa vào thùng rác thì anh nhà nghèo này không quên lọc, giữ lại những thức ăn có thể dùng được như là những đùi thịt gà mà người ta chỉ ăn một tí, qua loa hay chỉ ăn có một nửa và chí ít là còn một phần ba, phần tư thịt thừa. Cuối giờ làm anh ra về với bọc thức ăn thừa. Vào bàn dùng bữa, anh đổ các đùi thịt gà thu lượm được ra trước mặt vợ và bốn đứa con đang hăm hở chép miệng chờ ăn. Cả nhà ngồi vào bàn. Cô con gái nhỏ, khoảng 8 tuổi, cầm vội một đùi thịt gà hầu như chỉ còn là xương, may ra còn dính chút thịt mà khách ăn còn dư. Cũng có thể vì quá đói, mà cũng có thể vì bé nghĩ rằng miếng này ít thịt nên cả nhà không tính số. Bỗng người cha lấy tay ngăn em bé lại. Tôi ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy lại tiếp nối bằng sự ngỡ ngàng cùng vài giọt lệ ngấn trên khoé mắt khi thấy người cha ra hiệu cho cả nhà làm dấu Thánh Giá, dâng lời cám ơn Chúa trước khi dùng những miếng thịt gà thừa mà khách ăn đã bỏ đi.
Kitô hữu chúng ta hiểu rằng đỉnh cao của việc thờ phượng là Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào hy tế tạ ơn mà Chúa Kitô đã hiến dâng trên thập giá xưa nay được hiện tại hoá trên các bàn thờ. Chúa Kitô nhìn nhận mọi sự của Người là do Chúa Cha trao ban. Trên thập giá, Người trao dâng lại cho Chúa Cha tấm xác thân và linh hồn mà Cha ban cho Người khi Người vào trần gian. Hành vi tự hiến này nói lên sự gắn bó thiết thân của Người với Cha trên trời. Người đã khẳng định rằng Người với Cha là một (x.Ga 10,30). Sự tạ ơn là một động thái thờ phượng tuyệt hảo, biểu lộ sự gắn bó của chúng ta với cội nguồn của mình. Và khi gắn bó với nguồn của mọi ân sủng thì chuyện sinh hoa kết trái là chuyện đương nhiên sẽ đến.
Cắt tỉa: Để đơm bông kết trái ngày càng nhiều và tươi tốt, Chúa Giêsu còn đề cập đến sự cắt tỉa. Nói đến sự cắt tỉa thì nông gia rất dễ am tường. Cây trồng khi giảm phát sinh thì tăng phát dục. Cứ đến kỳ, đến vụ, nhà nông lại làm cành, tỉa cây để mong có mùa màng bội thu. Để lớn lên, con rắn cần phải lột bỏ lớp da cũ. Để tung bay giữa trời xanh cánh bướm phải giả từ cái kén ấm êm. Cuộc đời con người cũng tương tự, dù là cá nhân hay tập thể, để tồn tại và phát triển, rất cần đến sự cắt tỉa, nói cách khác là cần sự dứt bỏ, đoạn tuyệt. Tuy nhiên, phải làm rõ những gì cần dứt bỏ và đoạn tuyệt.
Trước hết, cần dứt bỏ những yếu tố không còn sự sống hay những yếu tố tật bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển. Người ta dễ dàng loại bỏ các cành khô của cây, nhưng lại rất khó để đoạn tuyệt với tội lỗi của bản thân mình, dù tội lỗi được đồng hoá với sự chết. Dưới cái nhìn luân lý học ngày nay, thì chỉ có tội trọng mới được gọi là tội nguy tử, gây ra cái chết đời đời. Người phạm tội nguy tử là lỗi phạm luật Chúa trong một điều nặng, có ý thức đầy đủ và tự do hoàn toàn. Là Kitô hữu bình thường thì ít ai dám to gan ở lì trong tình trạng nguy tử này. Nhưng chúng ta có thể dây dưa trong tình cảnh không chết mà chẳng ra sống. Có thể xem tình trạng này như những cành cây đang bị sâu bệnh. Nhà nông thì không tiếc xót gì khi cắt tỉa chúng, còn chúng ta thì quả là khó dứt bỏ những lỗi mọn. Xin hãy nhớ lại những lần chúng ta đến toà cáo giải, hình như đang có đó nhiều tội mà bản thân cứ mãi xưng thú đi, xưng thú lại không biết bao nhiêu lần.
Trở lại với nghề nông, các nông gia chuyên nghiệp vẫn không ngần ngại cắt tỉa những cành lá không sâu bệnh, có khi là xanh tốt, nhưng chúng không có khả năng sinh hoa trái, lại còn ảnh hưởng đến sự sinh hoa trái của các cành khác, chẳng hạn như những chồi vượt sát gốc thân cây…Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta cần chân nhận sự can đảm của các nghị phụ Công đồng Giêrusalem. Đoạn tuyệt với lễ nghi cắt bì, một nghi lễ gia nhập Do Thái giáo (tương tự với bí tích Thánh Tẩy của Kitô giáo), đúng là một quyết định kiên cường, dĩ nhiên sẽ phải hứng chịu nhiều điều không như ý: bị cho là bội giáo, mất gốc, vong bản, phản bội…
Vừa phải biết trở về nguồn để đi theo đường lối tông truyền, khỏi phải chệch hướng, nhưng cũng phải biết cắt tỉa những yếu tố nhân loại cho dù đã thành truyền thống của một thời đã qua mà nay không còn phù hợp cho sự phát triển. Vuông tròn hai nhiệm vụ này quả là không mấy dễ. Trong thực tế, nhiều khi khó phân biệt rõ ràng các yếu tố tông truyền nghĩa là được truyền từ Chúa Kitô qua các tông đồ với các yếu tố của truyền thống cha ông một thời mà nay đã “lỗi thời”. Bên cạnh đó tâm lý hoài cổ hoặc cho rằng “rượu cũ thì ngon hơn” vẫn còn đó ảnh hưởng đến cung cách hành xử chúng ta.
Xin được bỏ qua lãnh vực lớn là xã hội và Giáo Hội, để nhấn mạnh đến đời sống cá nhân. Có nhiều điều mà chúng ta cần phải cắt tỉa để phát triển và sinh hoa kết trái trong đời sống nhân bản lẫn tâm linh. Tuy nhiên xin được nhấn mạnh đến một điều rất cần cắt tỉa đó là thái độ tự cao, tự đại cho rằng: “bàn tay ta làm nên tất cả…”. Kiêu ngạo là mối tội đầu tiên trong bảy mối tội lớn, và cũng là đầu mối của của mọi sự tội.
Khi đã cho rằng mọi sự ta có, ta là, đều do bởi tay ta thì ta chẳng cần đến bất cứ ai và dĩ nhiên chẳng cần đến Đấng Tạo thành. Một điều tất yếu, khi ta tự tách lìa khỏi nguồn cội thì phải lãnh lấy hậu quả là sự chết. Chúa Cha sai Chúa Con đến thế gian không phải để luận phạt hay xét xử thế gian, nhưng để những ai tin vào Người Con, gắn bó với Người Con thì sẽ được sống muôn đời và sinh trái đơm hoa (x.Ga 3,16;15,5). Xin đừng quên: cành nào lìa cây sẽ khô héo liền (x.Ga 15,6).
Cắt tỉa sự tự cao, tự đại để thêm gắn bó với Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được tác thành (x.Col 1,15-16). Gắn bó với Người thì chắc chắn ta sẽ đơm hoa, kết trái trĩu cành. Và rồi khi Chúa đến, Người sẽ nói với ta: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi”(Mt 25,21). Ngoài việc chuyên chăm tham dự Thánh Lễ, thì theo thiển ý, những thực hành đạo đức quen được gọi là “bình dân” như cầu nguyện trước, sau các bữa ăn, cầu nguyện mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối trước khi buông màn, làm dấu Thánh giá khi vào sân bóng hay sau khi ghi được bàn thắng…sẽ giúp ta dần dà cắt tỉa những điều xấu xa, tồn tại, để ngày càng gắn bó với Đấng mà nếu không có Người thì ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).
Ban Mê Thuột
(Chúa nhật V PS B)
Đức cố giáo hoàng Phaolô VI đã từng nhấn mạnh rằng phát triển là hình thức truyền giáo của thời đại hôm nay. Phát triển bản thân, xã hội cũng như Giáo Hội là một đòi hỏi có tính tất yếu để sống còn. Kitô hữu chúng ta vốn quen thuộc với dụ ngôn “những nén vàng hay nén bạc” mà Chúa Giêsu kể trong Tin mừng (x.Mt 25,14-30; Lc 19,12-27). Không làm sinh lợi những gì chúng ta đã lãnh nhận là một thái độ không chỉ đáng trách mà còn đáng trừng phạt. Ngay đêm Tiệc ly, trước khi chịu tử nạn, Chúa Kitô đã khẳng định: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại” (Ga 15,16). Người còn nói rõ: “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”(Ga 15,8). Qua hình ảnh cây nho, Chúa Kitô cho ta thấy hai điều kiện không thể thiếu nếu muốn đơm hoa kết trái. Đó là gắn bó và cắt tỉa.
Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu: Chúa Giêsu đã làm nổi rõ chân lý này khi tự ví mình là thân nho, còn chúng ta là cành nho. Tách lìa khỏi thân nho thì cành nho sẽ chết. Mọi sự đều là ân sủng Chúa. Sự hiện hữu của chúng ta là do ân ban từ trời. Để tồn tại và phát triển, không một ai có thể tách lìa khỏi nguồn mạch tác tạo nên chính mình. Đã là người, chúng ta dễ chân nhận rằng thái độ sống kiểu “vong bản”, hay “mất gốc”, không chóng thì chầy cũng sẽ bị huỷ diệt. Người ta cũng dễ đồng thuận với nhau về những nguồn gốc tự nhiên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là nơi chôn nhau cắt rốn, là tổ quốc, quê hương. Tuy nhiên, nguồn gốc của mọi nguồn gốc tự nhiên ấy là gì, là ai, là Đấng nào thì còn tuỳ ở quan điểm, ở niềm tin của mỗi người.
Như thế, nền tảng và động lực của sự gắn bó này đó là sự nhìn nhận nguồn gốc, xuất xứ của bản thân mình. Một trong những nét trỗi vượt của con người trên các loài thụ tạo hữu hình khác chính là biết hướng về cội nguồn. Thực tế cho ta khẳng định điều này. Các loài vật càng lớn lên thì chúng càng như quên mất cội nguồn sinh ra chúng. Với con người thì trái lại, càng thêm tuổi thì khao khát truy về nguồn càng mãnh liệt. Không kể các anh em vô thần hay vô tín, nói chung, nhân loại xưa nay vốn có tâm thức hướng về Đấng Tạo Thành, Đấng tác sinh mọi vật, mọi loài. Một trong những biểu hiện tâm thức này là lòng biết ơn, sự cảm tạ. Vào mỗi dịp năm hết, Tết đến hay vào các dịp lễ tiết theo phong tục tập quán như khởi đầu công việc, sau vụ mùa…những nén hương được thắp lên cùng các lễ vật bày ra cách này cách khác, chính là tấm lòng cảm tạ, biết ơn được dâng lên Đấng là cội nguồn các ơn lành đã lãnh nhận.
Với Kitô giáo, hình thức gắn bó với Thiên Chúa có thể gọi là căn bản, đó là sự thờ phượng. Cầu nguyện bằng nhiều hình thức là cách thế biểu lộ sự thờ phượng. Tuy nhiên một trong các tâm tình cầu nguyện nói lên sự gắn bó của chúng ta với Đấng là cội nguồn của mọi sự, mọi loài, đó là tâm tình cảm tạ, tri ân. Đã từng xem đoạn video clip thật cảm động trình bày cảnh sống có thật như sau: Một anh nhà nghèo, làm nghề thu dọn thức ăn thừa trong một quán ăn (theo cảnh quay thì có lẽ là ở nước Mỷ). Các thực khách ăn uống rất phí phạm. Đồ ăn thừa đáng gọi là ê hề. Trong khi đổ các thức ăn thừa vào thùng rác thì anh nhà nghèo này không quên lọc, giữ lại những thức ăn có thể dùng được như là những đùi thịt gà mà người ta chỉ ăn một tí, qua loa hay chỉ ăn có một nửa và chí ít là còn một phần ba, phần tư thịt thừa. Cuối giờ làm anh ra về với bọc thức ăn thừa. Vào bàn dùng bữa, anh đổ các đùi thịt gà thu lượm được ra trước mặt vợ và bốn đứa con đang hăm hở chép miệng chờ ăn. Cả nhà ngồi vào bàn. Cô con gái nhỏ, khoảng 8 tuổi, cầm vội một đùi thịt gà hầu như chỉ còn là xương, may ra còn dính chút thịt mà khách ăn còn dư. Cũng có thể vì quá đói, mà cũng có thể vì bé nghĩ rằng miếng này ít thịt nên cả nhà không tính số. Bỗng người cha lấy tay ngăn em bé lại. Tôi ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy lại tiếp nối bằng sự ngỡ ngàng cùng vài giọt lệ ngấn trên khoé mắt khi thấy người cha ra hiệu cho cả nhà làm dấu Thánh Giá, dâng lời cám ơn Chúa trước khi dùng những miếng thịt gà thừa mà khách ăn đã bỏ đi.
Kitô hữu chúng ta hiểu rằng đỉnh cao của việc thờ phượng là Thánh Lễ. Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào hy tế tạ ơn mà Chúa Kitô đã hiến dâng trên thập giá xưa nay được hiện tại hoá trên các bàn thờ. Chúa Kitô nhìn nhận mọi sự của Người là do Chúa Cha trao ban. Trên thập giá, Người trao dâng lại cho Chúa Cha tấm xác thân và linh hồn mà Cha ban cho Người khi Người vào trần gian. Hành vi tự hiến này nói lên sự gắn bó thiết thân của Người với Cha trên trời. Người đã khẳng định rằng Người với Cha là một (x.Ga 10,30). Sự tạ ơn là một động thái thờ phượng tuyệt hảo, biểu lộ sự gắn bó của chúng ta với cội nguồn của mình. Và khi gắn bó với nguồn của mọi ân sủng thì chuyện sinh hoa kết trái là chuyện đương nhiên sẽ đến.
Cắt tỉa: Để đơm bông kết trái ngày càng nhiều và tươi tốt, Chúa Giêsu còn đề cập đến sự cắt tỉa. Nói đến sự cắt tỉa thì nông gia rất dễ am tường. Cây trồng khi giảm phát sinh thì tăng phát dục. Cứ đến kỳ, đến vụ, nhà nông lại làm cành, tỉa cây để mong có mùa màng bội thu. Để lớn lên, con rắn cần phải lột bỏ lớp da cũ. Để tung bay giữa trời xanh cánh bướm phải giả từ cái kén ấm êm. Cuộc đời con người cũng tương tự, dù là cá nhân hay tập thể, để tồn tại và phát triển, rất cần đến sự cắt tỉa, nói cách khác là cần sự dứt bỏ, đoạn tuyệt. Tuy nhiên, phải làm rõ những gì cần dứt bỏ và đoạn tuyệt.
Trước hết, cần dứt bỏ những yếu tố không còn sự sống hay những yếu tố tật bệnh làm ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển. Người ta dễ dàng loại bỏ các cành khô của cây, nhưng lại rất khó để đoạn tuyệt với tội lỗi của bản thân mình, dù tội lỗi được đồng hoá với sự chết. Dưới cái nhìn luân lý học ngày nay, thì chỉ có tội trọng mới được gọi là tội nguy tử, gây ra cái chết đời đời. Người phạm tội nguy tử là lỗi phạm luật Chúa trong một điều nặng, có ý thức đầy đủ và tự do hoàn toàn. Là Kitô hữu bình thường thì ít ai dám to gan ở lì trong tình trạng nguy tử này. Nhưng chúng ta có thể dây dưa trong tình cảnh không chết mà chẳng ra sống. Có thể xem tình trạng này như những cành cây đang bị sâu bệnh. Nhà nông thì không tiếc xót gì khi cắt tỉa chúng, còn chúng ta thì quả là khó dứt bỏ những lỗi mọn. Xin hãy nhớ lại những lần chúng ta đến toà cáo giải, hình như đang có đó nhiều tội mà bản thân cứ mãi xưng thú đi, xưng thú lại không biết bao nhiêu lần.
Trở lại với nghề nông, các nông gia chuyên nghiệp vẫn không ngần ngại cắt tỉa những cành lá không sâu bệnh, có khi là xanh tốt, nhưng chúng không có khả năng sinh hoa trái, lại còn ảnh hưởng đến sự sinh hoa trái của các cành khác, chẳng hạn như những chồi vượt sát gốc thân cây…Đọc sách Công vụ tông đồ, chúng ta cần chân nhận sự can đảm của các nghị phụ Công đồng Giêrusalem. Đoạn tuyệt với lễ nghi cắt bì, một nghi lễ gia nhập Do Thái giáo (tương tự với bí tích Thánh Tẩy của Kitô giáo), đúng là một quyết định kiên cường, dĩ nhiên sẽ phải hứng chịu nhiều điều không như ý: bị cho là bội giáo, mất gốc, vong bản, phản bội…
Vừa phải biết trở về nguồn để đi theo đường lối tông truyền, khỏi phải chệch hướng, nhưng cũng phải biết cắt tỉa những yếu tố nhân loại cho dù đã thành truyền thống của một thời đã qua mà nay không còn phù hợp cho sự phát triển. Vuông tròn hai nhiệm vụ này quả là không mấy dễ. Trong thực tế, nhiều khi khó phân biệt rõ ràng các yếu tố tông truyền nghĩa là được truyền từ Chúa Kitô qua các tông đồ với các yếu tố của truyền thống cha ông một thời mà nay đã “lỗi thời”. Bên cạnh đó tâm lý hoài cổ hoặc cho rằng “rượu cũ thì ngon hơn” vẫn còn đó ảnh hưởng đến cung cách hành xử chúng ta.
Xin được bỏ qua lãnh vực lớn là xã hội và Giáo Hội, để nhấn mạnh đến đời sống cá nhân. Có nhiều điều mà chúng ta cần phải cắt tỉa để phát triển và sinh hoa kết trái trong đời sống nhân bản lẫn tâm linh. Tuy nhiên xin được nhấn mạnh đến một điều rất cần cắt tỉa đó là thái độ tự cao, tự đại cho rằng: “bàn tay ta làm nên tất cả…”. Kiêu ngạo là mối tội đầu tiên trong bảy mối tội lớn, và cũng là đầu mối của của mọi sự tội.
Khi đã cho rằng mọi sự ta có, ta là, đều do bởi tay ta thì ta chẳng cần đến bất cứ ai và dĩ nhiên chẳng cần đến Đấng Tạo thành. Một điều tất yếu, khi ta tự tách lìa khỏi nguồn cội thì phải lãnh lấy hậu quả là sự chết. Chúa Cha sai Chúa Con đến thế gian không phải để luận phạt hay xét xử thế gian, nhưng để những ai tin vào Người Con, gắn bó với Người Con thì sẽ được sống muôn đời và sinh trái đơm hoa (x.Ga 3,16;15,5). Xin đừng quên: cành nào lìa cây sẽ khô héo liền (x.Ga 15,6).
Cắt tỉa sự tự cao, tự đại để thêm gắn bó với Đấng mà nhờ Người mọi vật mọi loài được tác thành (x.Col 1,15-16). Gắn bó với Người thì chắc chắn ta sẽ đơm hoa, kết trái trĩu cành. Và rồi khi Chúa đến, Người sẽ nói với ta: “Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ ngươi”(Mt 25,21). Ngoài việc chuyên chăm tham dự Thánh Lễ, thì theo thiển ý, những thực hành đạo đức quen được gọi là “bình dân” như cầu nguyện trước, sau các bữa ăn, cầu nguyện mỗi sáng khi thức dậy và mỗi tối trước khi buông màn, làm dấu Thánh giá khi vào sân bóng hay sau khi ghi được bàn thắng…sẽ giúp ta dần dà cắt tỉa những điều xấu xa, tồn tại, để ngày càng gắn bó với Đấng mà nếu không có Người thì ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5).
Ban Mê Thuột
Như cây liền cành
Lm. Thái Nguyên
04:50 25/04/2024
NHƯ CÀNH LIỀN CÂY
Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm B: Ga 15, 1-8
Suy niệm
Với Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào mối tương quan thân thương với Ngài như là mục tử với đoàn chiên. Chúa Nhật 5 Phục Sinh này, Chúa mời gọi chúng ta đi vào một mối tương quan sâu đậm hơn nữa với Ngài qua hình ảnh cây nho và cành nho.
Cây nho là biểu tượng bình an và thịnh vượng của dân Do Thái. Có lẽ vì thế mà hình ảnh cây nho đã được khắc trên đồng tiền Do Thái dưới thời Maccabê, thế kỷ II trước Công nguyên. Theo sử gia Josephus, vua Hêrôđê còn trang trọng gắn trên cửa Đền thờ một cây nho bằng vàng.
Trong Kinh Thánh, cây nho cũng từng được nhắc đến với tần xuất khá cao, để khắc họa dân tộc Israel, mà Thiên Chúa đã từng yêu thương giải thoát khỏi kiếp đọa đầy nô lệ ở Ai Cập: “Gốc nho này Chúa bứng từ Ai Cập, đuổi chư dân lấy chỗ mà trồng. Chúa khẩn hoang bốn bề quang đãng, cho bén rễ sâu mà lan rộng khắp nơi.” (Tv 80, 9-10).
Isaia sáng tác một bài dân ca mừng vườn nho xinh tươi của người bạn (5, 1-2) để ám chỉ tình thương của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Còn Giêrêmia nói đến việc Thiên Chúa chăn sóc Israel như một khu vườn nho gia bảo; ai ngờ đâu Israel lại đền đáp lại bằng thái độ bất trung, bất nghĩa, khiến Thiên Chúa phải buồn trách: “Ta đã trồng ngươi như cây nho hảo hạng, cây nho thuần chủng. Sao ngươi lại thoái hóa thành những cây nho tạp chủng?” (Gr 2,21). Dù sự việc tệ hại đã xảy ra, nhưng tác giả Thánh Vịnh vẫn xướng lên một bài ca với niềm hy vọng: “Lạy Thiên Chúa, xin hãy viếng thăm và bảo trợ vườn nho mà chính tay Chúa đã vươn trồng” (Tv. 80, 15-16).
Hôm nay, Đức Giêsu đã đến, Ngài xóa đi hình ảnh cây nho đã bị thoái hóa, lai tạo, và long trọng tuyên bố: “Tha là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho…, anh em là cành”. Như cành nho được thông phần sự sống khi gắn liền với thân nho, người tín hữu cũng nhờ gắn bó với Đức Kitô mà được thông dự vào sự sống của chính Thiên Chúa. Vì thế, “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em”. Lời mời gọi lặp lại nhiều lần gần như nài van, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện sự kết hợp thâm sâu này với Chúa?
Đức Giêsu cho chúng ta biết cách kết hợp với Ngài là để cho “Lời Thầy ở lại trong anh em”. Thực tế là chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, bằng việc tuân giữ giới răn và huấn lệnh của Ngài. Nhưng bản thân ta không phải lúc nào cũng có thể tiếp nhận dồi dào sự sống của Đức Kitô. Vì phận người hèn yếu, mà ma quỉ lại không ngừng gieo rắc những xấu xa trong tâm tưởng, là những con sâu đục khoét làm cho cành cây bị thương tổn. Những con sâu của sự ích kỷ, kiêu căng, lười biếng, ghen ghét, hận thù… Cần nhận ra tình trạng của mình và tìm cách tẩy sạch những mầm bệnh đang khống chế bản thân.
Có thể cành lá không bị sâu xia mà lại mọc ra rất um tùm. Xem ra cây rất xanh tươi, nhưng “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái”. Vì thế, cây nào không sinh hoa trái thì Người chặt đi. Nhưng muốn cây có hoa trái, thì phải để cho Người cắt tỉa lá cành. Việc cắt tỉa làm cho dòng nhựa không bị phân tán, nhưng tập trung vào việc sinh hoa kết trái. Cành đã sinh trái, nhưng cũng cần phải cắt tỉa để sinh trái nhiều hơn. Cắt tỉa như vậy làm ta nhức nhối và đau đớn. Nhưng chỉ có như vậy, ta mới loại bỏ được những tệ hại đang xâm chiếm các năng lực, để đón nhận nhựa sống tràn đầy của Đức Giêsu.
Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau và cái chết để đem lại hoa quả là ơn cứu độ cho con người. Chúng ta cần để Chúa Cha cắt tỉa những kiểu sống hình thức bên ngoài, những um tùm của lòng tự ái, của bệnh sĩ diện, bệnh thành tích, tính phô trương và háo danh... Chúa để ta gặp những thống khổ như một cách thanh luyện. Nhận ra như thế để ta không lo sợ và buồn sầu, trái lại, càng bám sát lấy Chúa bằng chìm sâu trong cầu nguyện, và tận dụng mọi cơ hội để cải hóa bản thân.
Vinh quang của Thiên Chúa là chúng ta sinh nhiều hoa trái. Thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của chúng ta. Không hề có sự xung đột giữa vinh quang Thiên Chúa và sự sống phong phú của con người. Bất cứ kết quả phong phú nào trong đời sống hay việc truyền giáo đều hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ chúng ta được liên kết với Đức Giêsu.
Chỉ trong Chúa, đời ta mới triển nở dồi dào. Một sự độc lập khờ khạo sẽ dẫn đến héo khô và tàn úa. Bất cứ sự toan tính nào nhằm đạt tới kết quả mà không cần tới sự hiệp thông với Chúa đều là một thất bại, “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Có những cành nho ra đầy hoa trái,
nhờ sức sống của thân cây mang lại,
muốn thế cành phải gắn chặt với cây,
để đón nhận dòng nhựa sống tràn đầy.
Cuộc đời con cũng phải y như vậy,
luôn ở lại trong Chúa mỗi phút giây,
tiếp nhận sự sống Chúa hằng tuôn chảy,
hầu sinh hoa và kết trái mỗi ngày.
Nhưng ở lại trong Chúa không phải dễ,
vì đời con luôn có những đam mê,
Bản thân con hay lỗi ước quên thề,
và những lời Chúa dạy dễ bỏ bê.
Nhưng con biết khi mình xa rời Chúa,
là đời con sẽ héo úa khô cằn,
chẳng còn mong tươi tốt và triển nở,
và mọi cái sẽ dang dở không thành.
Xin cho con luôn bám chặt vào Chúa,
dù nhiều khi bị cắt tỉa đau thương,
bởi đời con có những thứ tầm thường,
vẫn đeo bám làm tiêu hao năng lượng,
những vấn vương như cành lá rườm rà,
khiến đời con không sinh hoa kết quả.
Chúa vẫn mong có từng mùa thu lợi,
nhiều hoa trái con cống hiến cho đời,
xin cho con hằng ở lại trong Chúa,
hầu đón nhận dòng nhựa nguyên tươi mới,
là sự sống Phục Sinh vẫn rạng ngời,
để lan tỏa an bình đến mọi nơi. Amen.
Nhà của Cha
Lm. Minh Anh
14:05 25/04/2024
NHÀ CỦA CHA
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”.
Tháng 4/1667, John Milton đã bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất” - bộ sử thi vĩ đại nhất của nước Anh - cho nhà xuất bản Samuel Simmons, với giá 10 bảng. Ông qua đời, bà Elizabeth Milton bán tất cả tác quyền vĩnh viễn còn lại cho cùng nhà xuất bản với giá 8 bảng. Thật khó để tưởng tượng “giá” một kiệt tác tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ thế giới, lại hời đến thế!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất”, nhưng nói đến một “Thiên Đàng Sẽ Được”. Chúa Giêsu mời chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang Nước Trời, đó là Vương Quốc của Cha, ‘Nhà của Cha’; một ngôi nhà có nhiều chỗ mà chúng ta mong ước.
Ngài từng nói với anh trộm lành, “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng!”. Trong toàn bộ Phúc Âm, đây là lần đầu, cũng là lần cuối, chữ “thiên đàng” xuất hiện trên môi miệng Chúa Cứu Thế; điều này có nghĩa là, thiên đàng, một sự thật 100%. Thiên đàng là có thật! Nó không phải là cảnh trí của một câu chuyện cổ tích, hay là một khu vườn hoang tưởng! Nếu hiểu đúng thiên đàng, chúng ta sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc; sẽ mong chờ nó với một ước vọng mạnh mẽ; sẽ tưởng nhớ nó với một nỗi vui ngập tràn. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để gặp Đấng tạo thành mình là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Có lẽ đó là một nỗi sợ về những điều chưa biết; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc ngay cả sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ.
Là con cái Chúa, điều cần thiết là bạn và tôi cần nuôi dưỡng một tình yêu lớn lao đối với thiên đàng, bằng cách hiểu đúng về nó, hiểu rõ ‘mục đích của cuộc sống hôm nay’ đang khi hướng về nó. Thiên đàng phải định hướng và sắp xếp cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu nói về ‘đích đến’ này bằng cách đưa ra một hình ảnh rất thân thiện, gần gũi: ‘Nhà của Cha!’. Nó tiết lộ rằng, thiên đàng là ‘nhà mình’, nơi an toàn mà bạn và tôi thư thái bên những người thân yêu và cảm thấy đó là nơi những con trai, con gái của Cha ‘thuộc về’.
Đức Phanxicô nói, “Chúa Giêsu đã dành một chỗ trên trời cho mỗi người chúng ta. Đừng quên, ‘nơi ở’ chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Bạn đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Bạn được tạo dựng cho thiên đàng, để sống mãi mãi với những người thân yêu; và cùng họ, chia sẻ niềm vui vĩnh cửu trong ‘Nhà Cha mình!’”.
Anh Chị em,
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Mỗi chúng ta có nhiều chỗ để đi, nhưng chỉ có một chỗ ‘để ở’; đúng hơn, ‘để về!’. Đó là ‘Nhà của Cha’. Vậy mà, thật bất ngờ! Thiên đàng không ở đâu xa, không chỉ ở đời sau; nó ‘ở đây, lúc này’. Ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Thánh Thể, ở đó là ‘một góc’ của thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ẵm lấy’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân”, một thánh ca xưa, viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trần gian chỉ là lữ điếm mà con - lữ khách - quá cảnh; đừng để con quên, con đang về ‘nhà Cha’. Bằng không, con sẽ ‘vất vưởng’ không chỉ mai ngày nhưng ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”.
Tháng 4/1667, John Milton đã bán bản quyền “Thiên Đàng Đã Mất” - bộ sử thi vĩ đại nhất của nước Anh - cho nhà xuất bản Samuel Simmons, với giá 10 bảng. Ông qua đời, bà Elizabeth Milton bán tất cả tác quyền vĩnh viễn còn lại cho cùng nhà xuất bản với giá 8 bảng. Thật khó để tưởng tượng “giá” một kiệt tác tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ thế giới, lại hời đến thế!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay không nói đến một “Thiên Đàng Đã Mất”, nhưng nói đến một “Thiên Đàng Sẽ Được”. Chúa Giêsu mời chúng ta nhìn vào thực tế vinh quang Nước Trời, đó là Vương Quốc của Cha, ‘Nhà của Cha’; một ngôi nhà có nhiều chỗ mà chúng ta mong ước.
Ngài từng nói với anh trộm lành, “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng!”. Trong toàn bộ Phúc Âm, đây là lần đầu, cũng là lần cuối, chữ “thiên đàng” xuất hiện trên môi miệng Chúa Cứu Thế; điều này có nghĩa là, thiên đàng, một sự thật 100%. Thiên đàng là có thật! Nó không phải là cảnh trí của một câu chuyện cổ tích, hay là một khu vườn hoang tưởng! Nếu hiểu đúng thiên đàng, chúng ta sẽ khát khao nó với một tình yêu sâu sắc; sẽ mong chờ nó với một ước vọng mạnh mẽ; sẽ tưởng nhớ nó với một nỗi vui ngập tràn. Tuy nhiên, thật không may, với một số người, ý nghĩ rời khỏi trái đất để gặp Đấng tạo thành mình là một suy nghĩ không mấy vui, nếu không nói là sợ hãi. Có lẽ đó là một nỗi sợ về những điều chưa biết; họ nghĩ, họ sẽ bỏ lại những người thân yêu, hoặc ngay cả sợ rằng, thiên đàng không phải là nơi an nghỉ.
Là con cái Chúa, điều cần thiết là bạn và tôi cần nuôi dưỡng một tình yêu lớn lao đối với thiên đàng, bằng cách hiểu đúng về nó, hiểu rõ ‘mục đích của cuộc sống hôm nay’ đang khi hướng về nó. Thiên đàng phải định hướng và sắp xếp cuộc sống của chúng ta! Chúa Giêsu nói về ‘đích đến’ này bằng cách đưa ra một hình ảnh rất thân thiện, gần gũi: ‘Nhà của Cha!’. Nó tiết lộ rằng, thiên đàng là ‘nhà mình’, nơi an toàn mà bạn và tôi thư thái bên những người thân yêu và cảm thấy đó là nơi những con trai, con gái của Cha ‘thuộc về’.
Đức Phanxicô nói, “Chúa Giêsu đã dành một chỗ trên trời cho mỗi người chúng ta. Đừng quên, ‘nơi ở’ chờ đợi chúng ta là thiên đàng. Bạn đang quá cảnh ở trần gian, chỉ quá cảnh thôi! Bạn được tạo dựng cho thiên đàng, để sống mãi mãi với những người thân yêu; và cùng họ, chia sẻ niềm vui vĩnh cửu trong ‘Nhà Cha mình!’”.
Anh Chị em,
“Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở”. Mỗi chúng ta có nhiều chỗ để đi, nhưng chỉ có một chỗ ‘để ở’; đúng hơn, ‘để về!’. Đó là ‘Nhà của Cha’. Vậy mà, thật bất ngờ! Thiên đàng không ở đâu xa, không chỉ ở đời sau; nó ‘ở đây, lúc này’. Ở đâu có Giêsu, ở đó có thiên đàng; Giêsu là thiên đàng. Vì thế, ở đâu có Thánh Thể, ở đó là ‘một góc’ của thiên đàng. Mỗi ngày, với lòng sạch tội, rước Chúa Giêsu, bạn và tôi ‘ẵm lấy’ thiên đàng. Tác giả “Giêsu Khoan Nhân”, một thánh ca xưa, viết, “Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày, linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây; thiên đàng chớm nở, chớm nở ngay dưới thế, tháng năm hoan lạc trôi từ đây!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trần gian chỉ là lữ điếm mà con - lữ khách - quá cảnh; đừng để con quên, con đang về ‘nhà Cha’. Bằng không, con sẽ ‘vất vưởng’ không chỉ mai ngày nhưng ngay hôm nay!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cây sinh hoa trái
Lm. Nguyễn Xuân Trường
23:56 25/04/2024
CÂY SINH HOA TRÁI
Đi Đạo để ăn ngay ở lành hay còn điều gì cao sâu hơn thế? Đi Đạo để xin thần thánh ban phúc lộc cho mình hay còn làm điều gì khác? Phúc Âm tuần này soi sáng cho câu trả lời.
1. Gắn bó với Chúa. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây và cành để diễn tả sự gắn bó mật thiết: “Thầy là cây nho, các con là cành.” Thời hiện đại ngày nay có thể sánh ví: Chúa là Internet, con là smart phone! Hihii Hình ảnh cây cành cho thấy đi Đạo không chỉ là cầu kinh, thực hành lễ nghi tôn giáo để sống ăn ngay ở lành, mà cốt lõi của Đạo là gắn bó đời mình với Chúa một cách chặt chẽ đến độ như cây với cành để sống nhờ Chúa và trong Chúa, con ở trong Chúa, Chúa ở trong con như thể “Ta với mình tuy hai mà một”. Vậy làm gì để gắn bó? Các nhân đức Tin Cậy Mến giúp gắn chặt đời ta với Chúa.
2. Sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu cứ lặp đi lặp lại việc các môn đệ phải “sinh nhiều hoa trái”. Như thế, đi Đạo không chỉ để cầu thần thánh ban phúc lộc cho bản thân mình sung sướng, nhưng còn phải vượt ra khỏi bản thân mình, sinh nhiều hoa thơm trái ngọt cống hiến cho người, cho đời. Sinh nhiều hoa trái không phải để hãnh diện về bản thân, mà là để tôn vinh Chúa, bởi vì sinh được hoa trái không phải do riêng cành, mà là do gắn bó với thân cây.
Lời Chúa tuần này khiến mỗi kitô hữu phải tự hỏi lòng mình: Tin Chúa, vậy mối liên hệ tình nghĩa của tôi với Chúa có thân mật không? Gắn bó với Chúa, vậy đời tôi có sinh nhiều hoa trái tốt đẹp không? Trong mỗi gia đình hoa trái tình yêu vợ chồng là những đứa con. Vậy trong đời sống đạo, tôi có sinh được những hoa trái đức tin làm cho gia đình Giáo Hội thêm đông số không? Amen.
Đi Đạo để ăn ngay ở lành hay còn điều gì cao sâu hơn thế? Đi Đạo để xin thần thánh ban phúc lộc cho mình hay còn làm điều gì khác? Phúc Âm tuần này soi sáng cho câu trả lời.
1. Gắn bó với Chúa. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây và cành để diễn tả sự gắn bó mật thiết: “Thầy là cây nho, các con là cành.” Thời hiện đại ngày nay có thể sánh ví: Chúa là Internet, con là smart phone! Hihii Hình ảnh cây cành cho thấy đi Đạo không chỉ là cầu kinh, thực hành lễ nghi tôn giáo để sống ăn ngay ở lành, mà cốt lõi của Đạo là gắn bó đời mình với Chúa một cách chặt chẽ đến độ như cây với cành để sống nhờ Chúa và trong Chúa, con ở trong Chúa, Chúa ở trong con như thể “Ta với mình tuy hai mà một”. Vậy làm gì để gắn bó? Các nhân đức Tin Cậy Mến giúp gắn chặt đời ta với Chúa.
2. Sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu cứ lặp đi lặp lại việc các môn đệ phải “sinh nhiều hoa trái”. Như thế, đi Đạo không chỉ để cầu thần thánh ban phúc lộc cho bản thân mình sung sướng, nhưng còn phải vượt ra khỏi bản thân mình, sinh nhiều hoa thơm trái ngọt cống hiến cho người, cho đời. Sinh nhiều hoa trái không phải để hãnh diện về bản thân, mà là để tôn vinh Chúa, bởi vì sinh được hoa trái không phải do riêng cành, mà là do gắn bó với thân cây.
Lời Chúa tuần này khiến mỗi kitô hữu phải tự hỏi lòng mình: Tin Chúa, vậy mối liên hệ tình nghĩa của tôi với Chúa có thân mật không? Gắn bó với Chúa, vậy đời tôi có sinh nhiều hoa trái tốt đẹp không? Trong mỗi gia đình hoa trái tình yêu vợ chồng là những đứa con. Vậy trong đời sống đạo, tôi có sinh được những hoa trái đức tin làm cho gia đình Giáo Hội thêm đông số không? Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giám mục bị phạt vì chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Đặng Tự Do
03:34 25/04/2024
Vào ngày 8 tháng 4, một tòa án ở Vùng Krasnodar đã tuyên bố Đức Tổng Giám Mục Viktor Pivovarov, 87 tuổi, có tội vì liên tục “làm mất uy tín” của Lực lượng Vũ trang Nga. Thẩm phán phạt ngài 8 tháng lương hưu trung bình của địa phương. Đức Tổng Giám Mục Viktor đã nhiều lần lên án cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine là “hung hăng” và “mang tính Satan”. Một thành viên Giáo Hội cho biết nhiều giáo dân của Nhà thờ Holy Intercession Tikhonite ở Slavyansk “đã sợ hãi trước những sự kiện gần đây”. Đức Tổng Giám Mục Viktor là người thứ năm bị kết án hình sự vì chỉ trích cuộc chiến của Nga từ góc độ tôn giáo. Nhiều người khác đã bị xử phạt hành chính.
Tòa án thành phố Slavyansk ở phía nam vùng Krasnodar vào ngày 8 tháng 4 đã kết tội ngài liên tục “làm mất uy tín” của Lực lượng vũ trang Nga và phạt ông 150.000 Rúp, gần gấp 8 lần mức lương hưu trung bình hàng tháng ở địa phương.
Tòa án đã trừng phạt Đức Tổng Giám Mục Viktor theo Bộ luật Hình sự Điều 280.3, Phần 1 “Các hành động công khai nhằm làm mất uy tín Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga”
Phần lớn số tiền phạt sẽ được trang trải bằng số tiền thu giữ được từ cơ sở của Giáo Hội trong một cuộc đột kích vũ trang của các cơ quan điều tra vào tháng 10 năm 2023. Trong cuộc đột kích này, các cảnh sát đã hành hung và bắt giữ trợ lý của Đức Tổng Giám Mục, Cha Hieromonk Iona Sigida, sau đó buộc tội ngài vi phạm hành chính.
Đức Tổng Giám Mục Viktor đã nhiều lần lên án việc Nga xâm lược Ukraine và tiến hành cuộc chiến là “hung hăng”, “Satan” và “bị Chúa và mọi người nguyền rủa” trong các bài giảng và bài viết của ngài cũng như trong một video trên YouTube của cơ quan truyền thông độc lập Novaya Gazeta Europe vào tháng 5 năm 2023. Bản án hành chính đầu tiên của ngài là vào tháng 3 năm 2023 vì bình luận phản chiến trong một bài giảng.
Các nhà điều tra dường như coi cuộc phỏng vấn của Novaya Gazeta Europe là “hành vi phạm tội” thứ hai của ngài, cùng với một bài đăng trên blog có tựa đề “Câu trả lời cho câu hỏi mà mọi người ngày nay quan tâm: cuộc chiến này là gì?”, xuất bản vào tháng 10 năm 2023.
Một cuộc đột kích vào nhà thờ của giáo xứ vào tháng 10 năm 2023 và sự giám sát của các cơ quan điều tra đối với các hoạt động của giáo xứ đã khiến cộng đồng giáo xứ lo ngại. Các buổi lễ Chúa nhật vẫn tiếp tục, nhưng “tất nhiên là không bình thường”, một thành viên nhà thờ đã rời khỏi Nga nói với Diễn đàn 18. “Nhiều người đã sợ hãi trước những sự kiện gần đây”
Các chi nhánh khu vực Krasnodar của cơ quan an ninh FSB, Bộ Nội vụ, Ủy ban Điều tra và Ủy ban Điều tra Liên bang, cũng như Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã không trả lời các câu hỏi của Diễn đàn 18 về việc liệu những người mà Cha Iona nói có tra tấn ngài trong tháng 10 hay không. Người cầm đầu cuộc đột kích vũ trang vào nhà thờ năm 2023 đã bị đình chỉ nhiệm vụ và bị điều tra chờ buộc tội hình sự vì tra tấn, phù hợp với nghĩa vụ của Nga theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.
Đức Cha Viktor Pivovarov được thụ phong linh mục tại một nhà thờ thuộc Giáo Hội Chính thống Nga bên ngoài nước Nga, gọi tắt là ROCOR. Sau khi cộng sản sụp đổ, ROCOR đã mở các giáo xứ bên trong nước Nga vào đầu những năm 1990. Năm 2006, ngài trở thành Tổng Giám mục của Giáo hội Chính thống Nga Rossiyskaya, được thành lập sau một loạt sự chia rẽ trong ROCOR.
Source:Forum 18
Giám mục Michigan xin lỗi vì gọi Tổng thống Biden là ngu ngốc
Đặng Tự Do
03:39 25/04/2024
Giám mục Robert Gruss của Saginaw, Michigan, đã đưa ra lời xin lỗi vào hôm thứ Sáu 19 Tháng Tư, vì đã gọi Tổng thống Joe Biden là “ngu ngốc” trong cuộc nói chuyện hồi đầu tháng.
Đức Cha Gruss đã đưa ra nhận xét này trong một bài nói chuyện vào ngày 5 tháng 4 có tựa đề “Sự tha thứ là trọng tâm của Kitô giáo”. Trong bài phát biểu, vị Giám Mục nhận xét rằng ngài “không có bất kỳ sự tức giận nào đối với tổng thống. Tôi chỉ cảm thấy tiếc cho ông ấy.”
“Tôi không giận ông ta, ông ta chỉ ngu ngốc thôi,” vị giám mục nói, lập luận rằng ngài không dùng từ này “một cách xúc phạm”.
Đức Giám Mục nói: “Thật là ngu ngốc theo nghĩa là ông ta không biết cho đến khi ông ta làm điều gì đó”.
Hôm thứ Sáu, giáo phận đã cung cấp cho CNA một tuyên bố từ Đức Cha Gruss, trong đó ngài lập luận rằng những nhận xét của ngài “đã bị đưa ra khỏi bối cảnh”.
Đức Cha Gruss nói: “Tôi đang nói trong bối cảnh tha thứ cho tổng thống và bất kỳ người nào trong chính phủ xúc phạm chúng tôi bằng lời nói và hành động của họ - rằng chúng tôi không thể nuôi dưỡng sự oán giận đối với họ vì làm như vậy sẽ là tội lỗi”.
Ngài nói: “Chúng ta phải tha thứ cho họ nếu chúng ta muốn được tự do”.
Đức Cha Gruss nói: “Tôi đã sử dụng từ 'ngu ngốc' để chỉ Tổng thống Biden, và nhận ra rằng đó là sự đánh giá kém trong cách lựa chọn từ ngữ của tôi. “Nó không có ý chê bai và tôi xin lỗi.”
Ngài nói: “Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tổng thống và tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, để họ có thể tìm kiếm và được Thánh Thần Chân Lý hướng dẫn”. “Tôi khuyến khích mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và thiện chí cầu nguyện cho đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Đức Giám Mục lưu ý rằng “bạn có thể tìm thấy toàn bộ bài nói chuyện trực tuyến để hiểu những gì thực sự được nói”.
Giáo phận Saginaw, một trong bảy giáo phận ở Michigan, nằm ở trung tâm bang.
Source:Catholic News Agency
Giám mục Michigan xin lỗi vì gọi Tổng thống Biden là 'ngu ngốc'
Đặng Tự Do
03:40 25/04/2024
Giám mục Robert Gruss của Saginaw, Michigan, đã đưa ra lời xin lỗi vào hôm thứ Sáu 19 Tháng Tư, vì đã gọi Tổng thống Joe Biden là “ngu ngốc” trong cuộc nói chuyện hồi đầu tháng.
Đức Cha Gruss đã đưa ra nhận xét này trong một bài nói chuyện vào ngày 5 tháng 4 có tựa đề “Sự tha thứ là trọng tâm của Kitô giáo”. Trong bài phát biểu, vị Giám Mục nhận xét rằng ngài “không có bất kỳ sự tức giận nào đối với tổng thống. Tôi chỉ cảm thấy tiếc cho ông ấy.”
“Tôi không giận ông ta, ông ta chỉ ngu ngốc thôi,” vị giám mục nói, lập luận rằng ngài không dùng từ này “một cách xúc phạm”.
Đức Giám mục nói: “Thật là ngu ngốc theo nghĩa là ông ta không biết cho đến khi ông ta làm điều gì đó”.
Hôm thứ Sáu, giáo phận đã cung cấp cho CNA một tuyên bố từ Đức Cha Gruss, trong đó ngài lập luận rằng những nhận xét của ngài “đã bị đưa ra khỏi bối cảnh”.
Đức Cha Gruss nói: “Tôi đang nói trong bối cảnh tha thứ cho tổng thống và bất kỳ người nào trong chính phủ xúc phạm chúng tôi bằng lời nói và hành động của họ - rằng chúng tôi không thể nuôi dưỡng sự oán giận đối với họ vì làm như vậy sẽ là tội lỗi”.
Ngài nói: “Chúng ta phải tha thứ cho họ nếu chúng ta muốn được tự do”.
Đức Cha Gruss nói: “Tôi đã sử dụng từ 'ngu ngốc' để chỉ Tổng thống Biden, và nhận ra rằng đó là sự đánh giá kém trong cách lựa chọn từ ngữ của tôi. “Nó không có ý chê bai và tôi xin lỗi.”
Ngài nói: “Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tổng thống và tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, để họ có thể tìm kiếm và được Thánh Thần Chân Lý hướng dẫn”. “Tôi khuyến khích mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và thiện chí cầu nguyện cho đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Đức Giám mục lưu ý rằng “bạn có thể tìm thấy toàn bộ bài nói chuyện trực tuyến để hiểu những gì thực sự được nói”.
Giáo phận Saginaw, một trong bảy giáo phận ở Michigan, nằm ở trung tâm bang.
Source:Catholic News Agency
Tiến Sĩ George Weigel: Tỏa Sáng Trong Ngục Tù Và Những Nơi Khác
J.B. Đặng Minh An dịch
03:41 25/04/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “RADIANT IN THE NGỤC TÙ AND ELSEWHERE”, nghĩa là “Tỏa Sáng Trong Ngục Tù Và Những Nơi Khác”.
Trong Chúa Giêsu thành Nazareth: Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhận xét về sự tương đồng nổi bật giữa sự hiện diện của các thánh nữ trên thập giá của Chúa Kitô và vai trò của các vị trong những lần hiện ra đầu tiên của Chúa Phục sinh:
Ngoài người môn đệ yêu dấu, chỉ có những người phụ nữ đứng bên Thập Giá. Cũng vậy, cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Phục Sinh cũng được định sẵn dành cho những phụ nữ. Cơ cấu pháp lý của Giáo hội được thiết lập dựa trên Thánh Phêrô và Nhóm Mười Một, nhưng trong đời sống hằng ngày của Giáo hội, chính những người phụ nữ là những người không ngừng mở cửa cho Chúa và cùng Ngài bước tới Thập giá, và họ cũng là những người đến để trải nghiệm Đấng Phục Sinh.
Sự thật này qua nhiều thế kỷ đã được Bronwen McShea chứng minh một cách khéo léo trong cuốn sách mới rất hay của bà, “Phụ nữ của Giáo hội: Điều mà mọi người Công Giáo nên biết”. Và không có người phụ nữ nào trong thời đại Công Giáo của chúng ta thể hiện lòng trung thành lấy Chúa Kitô làm trung tâm – mở cửa cho Chúa Kitô, tháp tùng Người đến Đồi Canvê, sống trong niềm vui Phục sinh – hơn Nữ tu Nijolė Sadūnaitė, người đã qua đời một cách phù hợp vào Chúa nhật Phục sinh, ngày 31 tháng 3.
Là một tu sĩ bí mật ở Lithuania bị Liên Xô xâm lược từ khi mới mười tám tuổi, Sơ Nijolė đã giúp tạo ra và phân phối Biên niên sử của Giáo Hội Công Giáo ở Lithuania, một hồ sơ về các vụ quấy rối, đàn áp và tử đạo đang diễn ra được vinh dự là cuốn sách dài nhất- xuất bản liên tục, về những bất đồng chính kiến trong lịch sử Liên Xô. Thông qua các phương tiện lén lút, hết số này đến số khác của Biên niên sử (được sản xuất thành nhiều bản trên máy đánh chữ thủ công sử dụng mười tờ giấy than) đã được đưa lậu ra khỏi Lithuania đến Âu Châu và Bắc Mỹ; sau đó nó được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, trước sự vô cùng phẫn nộ của những người chủ của đế chế đa quốc gia mà thực chất là một nhà tù rộng lớn bao trùm mười một múi giờ. Vì vậy, lần lượt những nhân vật hàng đầu trong việc xuất bản Biên niên sử đều bị KGB bắt giữ và bị kết án vào Ngục Tù. Năm 1975 Sơ Nijolė Sadūnaitė phải chịu ba năm lao động khổ sai và ba năm bị lưu đày ở Siberia.
Trong Ngục Tù, Sơ bị tra tấn, bị giam trong bệnh viện tâm thần và bị biệt giam trong thời gian dài. Khi sống lưu vong, người nữ tu làm nghề giúp việc, trước đây Sơ từng lao động chân tay trong một nhà máy và chăm sóc những đứa trẻ bị bỏ rơi. Trong suốt thời gian đó, Sơ giữ bí mật về việc thánh hiến tôn giáo của mình với mọi người ngoại trừ gia đình và một số bạn bè thân thiết. Được thả ra khỏi nơi lưu đày, Sơ tiếp tục các hoạt động kháng chiến ngầm. Khi KGB đến tìm kiếm Sơ vào năm 1982, Sơ đã hoạt động bí mật trong 5 năm, trong thời gian đó Sơ đã viết một cuốn hồi ký về trải nghiệm trong trại tù của mình, được xuất bản năm 1987 với tựa đề A Radiance in the Ngục Tù - Một Tia Sáng Trong Ngục Tù một tựa đề phù hợp cho những suy ngẫm của một người phụ nữ có niềm vui lan tỏa, năng lượng vượt trội và tinh thần tích cực không ngừng nghỉ. Trong thời kỳ tan băng của Gorbachev vào cuối những năm 1980, Sr. Nijolė, lúc đó là một nữ anh hùng dân tộc, đã xuất hiện công khai tại các cuộc biểu tình quần chúng mà cuối cùng dẫn đến quá trình tự giải phóng của Lithuania vào năm 1990–1991.
Từ năm 1986 đến năm 1987, tôi đã giúp bạn tôi là Dân biểu John Miller (bản thân là người Do Thái) thành lập Nhóm Tự do Tôn giáo Công Giáo Lithuania lưỡng đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ. Công việc của nhóm, với sự cộng tác của chính quyền Reagan, đã giúp giải phóng hai người sáng lập Biên Niên Sử khỏi ngục tù, là Cha Alfonsas Svarinskas và Cha Sigitas Tamkevičius, SJ (sau này là tổng giám mục của Kaunas và Hồng Y). Hai vị tử đạo da trắng đó, cũng như Sr. Nijolė, cuối cùng đã lên đường đến Washington, nơi tôi có vinh dự được gặp từng người trong số họ (như tôi đã gặp lần thứ hai trong cuộc hội ngộ cảm động ở Vilnius vào năm 2013). Trong chuyến thăm thủ đô của đất nước, Sơ Nijolė muốn đến thăm nhà thờ chính tòa của Washington. Sau đó, khi đang đứng trước nhà thờ St. Matthew's trên Đại lộ Rhode Island, sơ ấy bất ngờ lấy một chiếc ghim có phiên bản cách điệu của quốc huy Lithuania từ túi xách của mình, dán nó vào ve áo vest của tôi và ôm tôi thật chặt. Tôi cảm thấy như thể mình, một thường dân, được một cựu chiến binh tặng huân chương.
Thánh lễ an táng Sơ Nijolė được cử hành tại Nhà thờ Calvary ở Vilnius với sự hiện diện của hầu hết các giám mục của đất nước. Cuối cùng là tiếng kêu Santo subito tự phát! (hoặc tương đương với tiếng Lithuania) - giống như đã xảy ra sau Thánh lễ an táng của Đức Gioan Phaolô II, người nữ tu hầm trú, anh hùng kháng chiến và người sống sót trong trại cải tạo Ngục Tù tôn kính. Tôi hy vọng một ngày nào đó, Giáo hội sẽ công nhận những đức tính anh hùng của Nijolė Sadūnaitė và phong thánh cho Sơ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng khi bảo vệ Sơ và được hân hạnh gặp Sơ, cuộc đời tôi đã được một vị thánh đánh động, chứng tá của ngài phản ánh chứng tá của các nữ thánh ở đồi Canvê và biến cố Phục Sinh.
Source:First Things
Giám đốc điều hành Cisco gặp Đức Phanxicô, ký cam kết đạo đức Trí khôn Nhân tạo tại Vatican
Vũ Văn An
13:49 25/04/2024
Courtney Mares (*) thuộc CNA, ngày 24 tháng 4 năm 2024, tường trình rằng Giám đốc điều hành của Cisco Systems đã ký cam kết đạo đức về trí khôn nhân tạo của Vatican vào thứ Tư, trở thành công ty kỹ thuật khổng lồ mới nhất tham gia lời kêu gọi của Giáo hội về việc sử dụng Trí khôn Nhân tạo một cách có đạo đức và có trách nhiệm.
Chuck Robbins, giám đốc điều hành của tập đoàn truyền thông kỹ thuật số đa quốc gia, đã gặp riêng Đức Phanxicô vào ngày 24 tháng 4 trước khi ký Lời kêu gọi của Rome về Đạo đức Trí khôn Nhân tạo, một tài liệu của Giáo hoàng Hàn Lâm Viện về Sự sống.
Tài liệu này, được Giáo hoàng Hàn Lâm viện công bố lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2020, trước đó đã được Chủ tịch Microsoft Brad Smith và Giám đốc điều hành IBM John Kelly III ký.
Lời kêu gọi của Rome nhấn mạnh sự cần thiết của “đạo đức thuật toán”, mà theo văn bản, là việc sử dụng trí khôn nhân tạo một cách có đạo đức theo các nguyên tắc minh bạch, hòa nhập, trách nhiệm giải trình, công bằng, độ tin cậy, an toàn và quyền riêng tư.
Văn bản trích dẫn Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền trong việc nhấn mạnh tới phẩm giá và quyền bình đẳng của tất cả mọi con người mà Trí khôn Nhân tạo phải bảo vệ và bảo đảm, đồng thời kêu gọi bình đẳng vì “lợi ích của nhân loại và môi trường”.
Nó quả quyết có ba yêu cầu đối với “tiến bộ kỹ thuật để phù hợp với tiến bộ thực sự của loài người và sự tôn trọng hành tinh” - nó phải mang tính toàn diện, lấy lợi ích của nhân loại làm cốt lõi và chăm sóc hành tinh bằng cách tiếp cận có tính bền vững cao.
Robbins nói rằng “các nguyên tắc của Lời kêu gọi Rome phù hợp với niềm tin cốt lõi của Cisco rằng kỹ thuật phải được xây dựng trên nền tảng của niềm tin ở mức cao nhất để mang lại một tương lai toàn diện cho tất cả mọi người”.
Nhiều năm trước khi hệ thống chatbot GPT-4 được phát hành rộng rãi, do công ty khởi nghiệp OpenAI ở San Francisco phát triển, Vatican đã tham gia rất nhiều vào cuộc trò chuyện về đạo đức trí khôn nhân tạo, tổ chức các cuộc thảo luận cấp cao với các nhà khoa học và giám đốc điều hành kỹ thuật về đạo đức trí khôn nhân tạo năm 2016 và 2020.
Đức Giáo Hoàng đã thành lập Tổ chức RenAIssance vào tháng 4 năm 2021 với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận của Vatican nhằm hỗ trợ việc suy tư về mặt nhân học và đạo đức của các kỹ thuật mới đối với đời sống con người.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng chọn trí khôn nhân tạo làm chủ đề cho thông điệp hòa bình năm 2024 của ngài, một thông điệp khuyến nghị các nhà lãnh đạo hoàn cầu thông qua một hiệp ước quốc tế để điều chỉnh việc phát triển và sử dụng Trí khôn Nhân tạo.
__________________________________________________________________________________________
(*) Courtney Mares là Phóng viên Rome của Thông tấn xã Công Giáo CNA. Tốt nghiệp Đại học Harvard, cô đã đưa tin cho các văn phòng tin tức ở ba châu lục và được trao Học bổng Gardner vì công việc của cô với những người tị nạn Bắc Triều Tiên.
Trong cuộc phỏng vấn của CBS, Đức Giáo Hoàng kêu gọi đàm phán hòa bình, chỉ trích những người hoài nghi về biến đổi khí hậu
Vũ Văn An
14:14 25/04/2024
Theo tạp chí Crux ngày 25 tháng 4 năm 2024, Khi các máy bay chiến đấu của Israel tấn công dải Gaza phía bắc và một cuộc tấn công lớn của Israel sắp xảy ra ở Rafah ở rìa phía nam của Gaza, Đức Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi kiên quyết của mình về việc ngừng bắn, đồng thời nói rằng “một nền hòa bình được đàm phán tốt hơn một cuộc chiến không hồi kết”.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng đưa ra nhận xét này để trả lời câu hỏi liệu ngài có thông điệp nào dành cho Vladimir Putin liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine hay không, ngài đã mở rộng câu trả lời của mình để áp dụng cho tất cả các quốc gia đang có chiến tranh, bao gồm cả Gaza.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 87 tuổi, đã phát biểu hôm thứ Tư trong một cuộc phỏng vấn với Norah O’Donnell của CBS, cuộc phỏng vấn mở rộng đầu tiên của ngài với một người đưa tin người Mỹ trong suốt 11 năm làm giáo hoàng của ngài. Các phần của cuộc phỏng vấn được phát sóng vào tối thứ Tư trên CBS Evening News, với phiên bản dài hơn được lên lịch cho “60 Minutes” vào tháng 5, tiếp theo là chương trình đặc biệt kéo dài một giờ trên CBS vào ngày 20 tháng 5.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Tây Ban Nha trong cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ, với những câu trả lời của ngài được một thông dịch viên dịch sang tiếng Anh.
Trước đó trong cuộc trò chuyện, Đức Phanxicô đã được hỏi ngài nghĩ gì về những người mô tả bạo lực ở Gaza là một “cuộc diệt chủng”. Đức Giáo Hoàng chỉ đơn giản lặp lại thuật ngữ này, sau đó mô tả cách ngài gọi điện đến giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza vào khoảng 7 giờ tối mỗi tối, giờ Rome để cập nhật thông tin, đồng thời nói thêm rằng gần đây ngài nghe nói rằng mọi người đang đấu tranh vì nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế đến khu vực này.
Vào cuối tháng 11, một cuộc tranh cãi đã nổ ra sau khi Giáo hoàng Phanxicô gặp một nhóm người Palestine, những người sau đó cho rằng ngài đã sử dụng từ “diệt chủng” đối với Gaza. Một phát ngôn viên của Vatican đã cố gắng phủ nhận những tuyên bố đó, nhưng người Palestine khẳng định họ đã nghe chính lời Đức Phanxicô.
Cuộc phỏng vấn của CBS tập trung vào Ngày Thế giới Trẻ em sắp tới của Đức Giáo Hoàng, dự kiến diễn ra tại Vatican từ ngày 25 đến 26 tháng 5, được tổ chức bởi Linh mục Dòng Phanxicô Enzo Fortunato, người gần đây đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm phát ngôn viên đầu tiên của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng nói về những hậu quả tiêu cực của chiến tranh đối với trẻ em, đặc biệt đề cập đến Ukraine và lặp lại một quan điểm mà ngài thường đưa ra trong quá khứ.
Đức Giáo Hoàng nói: “Những trẻ em đó không biết cười. Tôi nói với các em điều gì đó, nhưng các em quên mất cách mỉm cười. Và điều này thật khó khăn khi một đứa trẻ quên mỉm cười. Điều đó thực sự rất nghiêm trọng. Rất nghiêm trọng."
Đức Phanxicô phần lớn gạt bỏ những lo ngại về tình trạng thể chất của mình, nói rằng: “Sức khỏe của tôi tốt” và cũng phê phán những người hoài nghi về biến đổi khí hậu.
Ngài nói, “Có những người ngu ngốc, thậm chí có cho họ xem nghiên cứu thì họ cũng không tin. Tại sao, vì họ không hiểu tình hình, hoặc vì lợi ích của họ, nhưng biến đổi khí hậu vẫn hiện hữu.”
Khi được hỏi về số lượng ngày càng giảm của Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ, Đức Phanxicô đã trả lời bằng một phiên bản cổ điển của câu trả lời “có chỗ cho mọi người”.
“Tôi xin nói rằng luôn luôn có một nơi nào đó. Nếu ở giáo xứ này, linh mục có vẻ không chào đón, tôi hiểu, nhưng hãy đi tìm nơi khác, luôn có một chỗ,” Đức Phanxicô nói.
“Đừng chạy trốn khỏi Giáo hội. Nhà thờ rất lớn. Nó còn hơn cả một ngôi đền… bạn không nên chạy trốn khỏi Giáo hội.”
Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Một nền hòa bình do đàm phán thì tốt hơn là một cuộc chiến bất tận’
Thanh Quảng sdb
18:20 25/04/2024
Đức Thánh Cha chia sẻ: ‘Một nền hòa bình do đàm phán thì tốt hơn là một cuộc chiến bất tận’
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hãy chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Gaza và trên toàn thế giới. ĐTC chia sẻ luôn có chỗ cho mọi người trong Giáo hội, ngay cả khi một linh mục xứ có vẻ không chào đón bạn, bạn có thể đi xứ khác: “vì trong Giáo hội luôn có chỗ cho bạn, đừng chạy trốn Giáo hội”.
(Tin Vatican)
Đặc biệt đề cập đến các cuộc chiến tranh ở Ukraine hay ở Gaza và những nơi khác đang có các cuộc chiến tàn phá cuộc sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Xin các quốc gia đang có chiến tranh, tất cả… hãy ngừng lại! Hãy tìm cách đàm phán; Hãy tìm kiếm hòa bình, Một nền hòa bình được thương lượng thì tốt hơn là một cuộc chiến không có lối thoát!"
Đức Thánh Cha phát biểu trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh-truyền hình CBS của Hoa Kỳ, vào chiều thứ Tư (24/4/2024) từ cư xá Trung tâm Thánh nữ Marta.
Một số trích đoạn trong cuộc phỏng vấn do Norah O'Donnell, giám đốc chương trình "Tin chiều do CBS" thực hiện, kéo dài khoảng một giờ và được phát sóng. Một cuộc trao đối chân tình sẽ được phát sóng vào Chủ Nhật ngày 19 tháng 5, trước Ngày Nhi đồng Thế giới, sẽ được diễn ra tại Rome vào những ngày 25 và 26 tháng 5.
Đức Thánh Cha, người đã mời gọi tất cả các quốc gia có chiến tranh hãy chấm dứt xung đột, ngài nói: “Tôi cầu nguyện rất nhiều” cho lệnh ngừng bắn ở Gaza, đồng thời nhắc lại rằng vào lúc 7 giờ tối hàng đêm, ngài thường gọi điện thoại cho một giáo xứ Công Giáo duy nhất ở giải Gaza để biết thêm tin tức, theo đó thì: “Có khoảng 600 người đang trú ẩn ở đó. Và họ cho ngài biết những gì đang xảy ra. Hoàn cảnh thật là khó khăn, rất rất khó khăn. Thức ăn được đưa đến, nhưng họ phải tranh giành lắm lắm mới nhận được!"
Khi được hỏi về hậu quả đối với trẻ em khi Nga xâm chiếm Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Những trẻ em đó không biết cười là gì. Tôi đã nói chuyện với chúng, nhưng các nụ cười đã vụt tắt nơi các em. Và điều này thật tệ hại, khi các em bé đánh mất đi những nụ cười hồn nhiên. Điều đó thực sự rất đáng lo!...
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về vấn đề biến đổi khí hậu, một đề tài “thiên thu”, và về Ngày Nhi đồng Thế giới, vì trẻ em “luôn mang đến cho chúng ta một thông điệp, giúp chúng ta có một trái tim trẻ trung”. Khi được hỏi về sức khỏe, ĐTC mỉm cười đáp: “Tôi OK”.
Và ĐTC nhắc lại rằng luôn có chỗ cho mọi người trong Giáo hộ: "Tôi muốn nói rằng luôn luôn có chỗ. Nếu trong giáo xứ linh mục có vẻ không chào đón bạn, thì hãy đi kiếm tìm một giáo xứ khác, sẽ luôn có một nơi chào đón bạn. Đừng chạy trốn khỏi Giáo hội! Vì Giáo hội rất rộng lớn. Nó không bị ràng buộc vào một Trung tâm hay một đền đài... Bạn đừng chạy trốn Giáo hội."
Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi hãy chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Gaza và trên toàn thế giới. ĐTC chia sẻ luôn có chỗ cho mọi người trong Giáo hội, ngay cả khi một linh mục xứ có vẻ không chào đón bạn, bạn có thể đi xứ khác: “vì trong Giáo hội luôn có chỗ cho bạn, đừng chạy trốn Giáo hội”.
(Tin Vatican)
Đặc biệt đề cập đến các cuộc chiến tranh ở Ukraine hay ở Gaza và những nơi khác đang có các cuộc chiến tàn phá cuộc sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Xin các quốc gia đang có chiến tranh, tất cả… hãy ngừng lại! Hãy tìm cách đàm phán; Hãy tìm kiếm hòa bình, Một nền hòa bình được thương lượng thì tốt hơn là một cuộc chiến không có lối thoát!"
Đức Thánh Cha phát biểu trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh-truyền hình CBS của Hoa Kỳ, vào chiều thứ Tư (24/4/2024) từ cư xá Trung tâm Thánh nữ Marta.
Một số trích đoạn trong cuộc phỏng vấn do Norah O'Donnell, giám đốc chương trình "Tin chiều do CBS" thực hiện, kéo dài khoảng một giờ và được phát sóng. Một cuộc trao đối chân tình sẽ được phát sóng vào Chủ Nhật ngày 19 tháng 5, trước Ngày Nhi đồng Thế giới, sẽ được diễn ra tại Rome vào những ngày 25 và 26 tháng 5.
Đức Thánh Cha, người đã mời gọi tất cả các quốc gia có chiến tranh hãy chấm dứt xung đột, ngài nói: “Tôi cầu nguyện rất nhiều” cho lệnh ngừng bắn ở Gaza, đồng thời nhắc lại rằng vào lúc 7 giờ tối hàng đêm, ngài thường gọi điện thoại cho một giáo xứ Công Giáo duy nhất ở giải Gaza để biết thêm tin tức, theo đó thì: “Có khoảng 600 người đang trú ẩn ở đó. Và họ cho ngài biết những gì đang xảy ra. Hoàn cảnh thật là khó khăn, rất rất khó khăn. Thức ăn được đưa đến, nhưng họ phải tranh giành lắm lắm mới nhận được!"
Khi được hỏi về hậu quả đối với trẻ em khi Nga xâm chiếm Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Những trẻ em đó không biết cười là gì. Tôi đã nói chuyện với chúng, nhưng các nụ cười đã vụt tắt nơi các em. Và điều này thật tệ hại, khi các em bé đánh mất đi những nụ cười hồn nhiên. Điều đó thực sự rất đáng lo!...
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về vấn đề biến đổi khí hậu, một đề tài “thiên thu”, và về Ngày Nhi đồng Thế giới, vì trẻ em “luôn mang đến cho chúng ta một thông điệp, giúp chúng ta có một trái tim trẻ trung”. Khi được hỏi về sức khỏe, ĐTC mỉm cười đáp: “Tôi OK”.
Và ĐTC nhắc lại rằng luôn có chỗ cho mọi người trong Giáo hộ: "Tôi muốn nói rằng luôn luôn có chỗ. Nếu trong giáo xứ linh mục có vẻ không chào đón bạn, thì hãy đi kiếm tìm một giáo xứ khác, sẽ luôn có một nơi chào đón bạn. Đừng chạy trốn khỏi Giáo hội! Vì Giáo hội rất rộng lớn. Nó không bị ràng buộc vào một Trung tâm hay một đền đài... Bạn đừng chạy trốn Giáo hội."
Đức Thánh Cha suy tư về những cái ôm, những vòng tay ôm ấp
Thanh Quảng sdb
18:27 25/04/2024
Đức Thánh Cha suy tư về những cái ôm, những vòng tay ôm ấp
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Hội đoàn Công Giáo Tiến hành Ý và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên đới với nhau thông qua những suy tư về những cái ôm đã bị quên lãng, cái ôm cứu rỗi và cái ôm thay đổi cuộc sống.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón khoảng 50.000 thành viên của Tổ chức Công Giáo Tiến hành Ý tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Năm ngày 25 tháng 4 khi họ tụ tập để tham dự cuộc gặp gỡ giữa cha mẹ, ông bà và con cái.
Với chủ đề của cuộc gặp gỡ “Vòng tay rộng mở”, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “cái ôm là một trong những biểu hiện tự phát nhất của trải nghiệm con người” và chính qua cái ôm mà cuộc sống bắt đầu.
Vì lý do này, Đức Thánh Cha đưa ra ba điểm suy tư: ba kiểu ôm: cái ôm bị quên lãng, cái ôm cứu rỗi và cái ôm làm thay đổi cuộc sống.
Cái ôm bị quên lãng
Đầu tiên nói về cái ôm bị quên lãng, Đức Thánh Cha lưu ý rằng đôi khi, “sự nhiệt tình mà các bạn thể hiện một cách vui vẻ ngày hôm nay không còn được chào đón trong thế giới của chúng ta”. Ngài tiếp tục, đôi khi nó gặp phải sự khép kín và kháng cự, không trở thành phương tiện của tình huynh đệ mà là sự từ chối và đối đầu, đó là bạo lực.
Thông thường, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, “chiến tranh bắt nguồn từ những cái ôm bị quên lãng” và điều này dẫn đến những thành kiến và hiểu lầm khiến bạn coi người khác là kẻ thù. Chúng ta thấy điều này nhan nhản trên khắp thế giới, Đức Thánh Cha nói, nhưng “với sự hiện diện và công việc của các bạn, các bạn có thể làm chứng cho mọi người thấy rằng con đường của vòng tay ôm là con đường của sự sống”.
Cái ôm cứu rỗi
Khi nói về cái ôm cứu rỗi, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “cái ôm mang tính nhân bản có nghĩa là thể hiện những giá trị tích cực và cơ bản như tình cảm, sự quý trọng, sự tin tưởng, sự khích lệ và sự hòa giải” nhưng điều này càng trở nên “quan trọng hơn khi được trải nghiệm trong chiều kích đức tin."
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trọng tâm cuộc sống của chúng ta là vòng tay thương xót của Thiên Chúa cứu rỗi, “vòng tay ôm của Người Cha nhân lành được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô, khuôn mặt của Người được phản ánh trong mọi tác động của Ngài”.
Lý do điều này được nêu ra cho chúng ta, Đức Thánh Cha tiếp tục, là “để chúng ta cũng học cách làm như vậy”. Chúng ta hãy để mình được Chúa ôm ấp, Đức Thánh Cha nói, như “trong vòng tay của Chúa, chúng ta học cách ôm lấy người khác”.
Cái ôm thay đổi cuộc đời
Tiếp tục nói về cái ôm thứ ba, cái ôm làm thay đổi cuộc sống, Đức Thánh Cha hướng về các vị thánh, nhiều người trong số họ đã “được đánh dấu một cách dứt khoát bởi một cái ôm”. Đức Thánh Cha nói: “Nếu điều này có giá trị đối với họ thì nó cũng có giá trị đối với chúng ta”.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói với tất cả những người đang tụ tập rằng chính họ sẽ là sự hiện diện của Chúa Kitô “bạn càng biết cách ôm lấy và hỗ trợ anh chị em đang túng thiếu bằng vòng tay nhân hậu và nhân ái”. Bằng cách này, Ngài nói tiếp, các bạn có thể tạo ra những dấu hiệu thay đổi cụ thể.
Thượng Hội đồng
Mặc dù Đức Phanxicô đã chia sẻ xong ba suy tư của mình, nhưng ngài cũng tập trung vào một chủ đề khác nữa đó là Thượng Hội Đồng. Ngài nói: “Việc nhìn thấy tất cả các bạn qui tụ nơi đây làm cha liên tưởng đến Thượng Hội đồng. Để thăng tiến trong tính đồng nghị, “cần có những người được Thánh Thần uốn nắn,” và vì lý do này “cha mời gọi các bạn trở thành vận động viên và người mang tiêu chí của tính đồng nghị, tới các giáo phận và giáo xứ mà các bạn sống, để thực hiện đầy đủ các con đường đồng nghị cho thời đại này”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cảm ơn mỗi người về những gì họ “là” và những gì họ “làm” trước khi cầu xin Đức Mẹ luôn đồng hành cùng họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Hội đoàn Công Giáo Tiến hành Ý và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên đới với nhau thông qua những suy tư về những cái ôm đã bị quên lãng, cái ôm cứu rỗi và cái ôm thay đổi cuộc sống.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón khoảng 50.000 thành viên của Tổ chức Công Giáo Tiến hành Ý tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Năm ngày 25 tháng 4 khi họ tụ tập để tham dự cuộc gặp gỡ giữa cha mẹ, ông bà và con cái.
Với chủ đề của cuộc gặp gỡ “Vòng tay rộng mở”, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “cái ôm là một trong những biểu hiện tự phát nhất của trải nghiệm con người” và chính qua cái ôm mà cuộc sống bắt đầu.
Vì lý do này, Đức Thánh Cha đưa ra ba điểm suy tư: ba kiểu ôm: cái ôm bị quên lãng, cái ôm cứu rỗi và cái ôm làm thay đổi cuộc sống.
Cái ôm bị quên lãng
Đầu tiên nói về cái ôm bị quên lãng, Đức Thánh Cha lưu ý rằng đôi khi, “sự nhiệt tình mà các bạn thể hiện một cách vui vẻ ngày hôm nay không còn được chào đón trong thế giới của chúng ta”. Ngài tiếp tục, đôi khi nó gặp phải sự khép kín và kháng cự, không trở thành phương tiện của tình huynh đệ mà là sự từ chối và đối đầu, đó là bạo lực.
Thông thường, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, “chiến tranh bắt nguồn từ những cái ôm bị quên lãng” và điều này dẫn đến những thành kiến và hiểu lầm khiến bạn coi người khác là kẻ thù. Chúng ta thấy điều này nhan nhản trên khắp thế giới, Đức Thánh Cha nói, nhưng “với sự hiện diện và công việc của các bạn, các bạn có thể làm chứng cho mọi người thấy rằng con đường của vòng tay ôm là con đường của sự sống”.
Cái ôm cứu rỗi
Khi nói về cái ôm cứu rỗi, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “cái ôm mang tính nhân bản có nghĩa là thể hiện những giá trị tích cực và cơ bản như tình cảm, sự quý trọng, sự tin tưởng, sự khích lệ và sự hòa giải” nhưng điều này càng trở nên “quan trọng hơn khi được trải nghiệm trong chiều kích đức tin."
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trọng tâm cuộc sống của chúng ta là vòng tay thương xót của Thiên Chúa cứu rỗi, “vòng tay ôm của Người Cha nhân lành được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô, khuôn mặt của Người được phản ánh trong mọi tác động của Ngài”.
Lý do điều này được nêu ra cho chúng ta, Đức Thánh Cha tiếp tục, là “để chúng ta cũng học cách làm như vậy”. Chúng ta hãy để mình được Chúa ôm ấp, Đức Thánh Cha nói, như “trong vòng tay của Chúa, chúng ta học cách ôm lấy người khác”.
Cái ôm thay đổi cuộc đời
Tiếp tục nói về cái ôm thứ ba, cái ôm làm thay đổi cuộc sống, Đức Thánh Cha hướng về các vị thánh, nhiều người trong số họ đã “được đánh dấu một cách dứt khoát bởi một cái ôm”. Đức Thánh Cha nói: “Nếu điều này có giá trị đối với họ thì nó cũng có giá trị đối với chúng ta”.
Đức Thánh Cha tiếp tục nói với tất cả những người đang tụ tập rằng chính họ sẽ là sự hiện diện của Chúa Kitô “bạn càng biết cách ôm lấy và hỗ trợ anh chị em đang túng thiếu bằng vòng tay nhân hậu và nhân ái”. Bằng cách này, Ngài nói tiếp, các bạn có thể tạo ra những dấu hiệu thay đổi cụ thể.
Thượng Hội đồng
Mặc dù Đức Phanxicô đã chia sẻ xong ba suy tư của mình, nhưng ngài cũng tập trung vào một chủ đề khác nữa đó là Thượng Hội Đồng. Ngài nói: “Việc nhìn thấy tất cả các bạn qui tụ nơi đây làm cha liên tưởng đến Thượng Hội đồng. Để thăng tiến trong tính đồng nghị, “cần có những người được Thánh Thần uốn nắn,” và vì lý do này “cha mời gọi các bạn trở thành vận động viên và người mang tiêu chí của tính đồng nghị, tới các giáo phận và giáo xứ mà các bạn sống, để thực hiện đầy đủ các con đường đồng nghị cho thời đại này”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cảm ơn mỗi người về những gì họ “là” và những gì họ “làm” trước khi cầu xin Đức Mẹ luôn đồng hành cùng họ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh năng lượng từ Chúa Giêsu Kito
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
15:19 25/04/2024
Hình ảnh năng lượng từ Chúa Giêsu Kito
Hình ảnh Cây nến phục sinh cao to dựng trên cung thánh nơi các thánh đường, từ đêm mừng lễ Chúa phục sinh đến lễ mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống với những hình biểu tượng mầu đỏ khắc vẽ trên đó, loan báo tin mừng ánh sáng Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã phục sinh sống lại từ cõi chết, chiếu tỏa xóa tan bóng tối tội lỗi trần gian. Đây là cung cách mừng lễ Chúa phục sinh của Giáo hội.
Lễ nghi thắp rước cây nến Chúa Phục sinh từ bên ngoài tiến vào thánh đường công bố tin mừng Chúa phục sinh với bài ca ngợi Exultet- Mừng vui lên, diễn tả hình ảnh biểu tượng tràn đầy ý nghĩa đạo đức thần học cùng rất cảm động!
Cây nến phục sinh trong nếp sống phụng vụ Giáo Hội Công Giáo có từ thế kỷ 04. sau Chúa giáng sinh. Nhưng trước đó từ thời cổ đại người Roma đã có tập tục dùng cây nến to cao trong ngày lễ kính thờ Thần Minh của họ rồi.
Hình ảnh Ánh sáng cây nến Chúa Kitô phục sinh phát tỏa tia sáng bừng lên trong đêm tối tội lỗi, và đồng thời chiếu tỏa năng lượng sức sống và tình yêu của Người ra chung quanh.
Chúa Giêsu Kitô trước đó, lúc còn đi rao giảng nước Thiên Chúa nơi trần gian, đã dùng hình ảnh nói về năng lượng từ nơi Ngài chiếu lan tỏa trong đời sống tinh thần cùng cả sức khoẻ nơi thân thể - đã chữa lành những người bị bệnh tật, đã cho Lazaro, cho cậu thanh niên thành Naim, cho em bé gái con của vị Đội trưởng quân đội chỗi dậy sống lại- cho những người tin yêu gắn bó với Ngài.
Đâu là hình ảnh biểu tượng năng lượng từ Chúa Giesu?
Trong dòng thời gian xưa nay, các bậc học gỉa môn ngành Kinh Thánh luôn khảo cứu Phúc âm Chúa Giesu được viết thuật lại do bốn Thánh sử Mattheo, Marco, Luca và Gioan. Người ta nhận thấy Chúa Giêsu thường hay dùng dụ ngôn hình ảnh để rao giảng loan báo tin mừng, cắt nghĩa về nước Thiên Chúa cho dễ hiểu với thính gỉa, với độc gỉa mọi thời đại tìm hiểu đọc phúc âm, sống trong giữa lòng xã hội trần gian.
Chúa Giêsu dùng Dụ ngôn hình ảnh cây nho để diễn tả về năng lượng đời sống đức tin tinh thần giữa Ngài và người tín hữu tin yêu theo Ngài.
Nhiều vùng, nhất là nơi sườn đồi núi có những vườn nho bát ngát được cấy trồng theo những hàng song song thẳng lối. Những cây nho được vun trồng chăm sóc cắt tỉa kỹ lưỡng. Trái nho được thu hoạch mang về ủ nấu thành rượu thơm ngon qúy gía. Và trái nho cũng là hoa qủa ngon cùng cao cấp qúi để ăn tráng miệng sau bữa ăn…Như thế chất nước trái nho không chỉ ngon ngọt, nhưng còn chất chứa giầu năng lượng nữa.
Dụ ngôn hình ảnh cây nho Chúa Giêsu dùng cắt nghĩa diễn tả ba khía cạnh: Ngài là cây nho, Đức Chúa Cha là người trồng săn sóc cây nho, và chúng ta là cành nhánh cây nho.
Chúa Giesu nói: Thầy là cây nho thật. ! muốn nhấn mạnh khía cạnh nơi Ngài có sự thật, chính Ngài là sự thật. Những tuyên truyền cảo quáng của những tiên tri gỉa thời xưa tìm cách mê hoặc lôi kéo con người đi theo, trái ngược với sự thật của Ngài loan báo. Nơi Chúa Giêsu người tin theo Chúa được phép đi tìm kiếm nhận được sự thật. Ngài muốn dẫn đưa chúng ta tới sự sống tốt lành bình an, nếu chúng ta hướng theo tin mừng ngài rao giảng loan báo. Có thế con người chúng ta đạt được đời sống trọn vẹn tràn đầy.
Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. có suy tư về hình ảnh dụ ngôn của Chúa Giêsu: Ta * Thầy* là cây nho thật ( Ga 15,1):
“ Thật ra và quan trọng trong câu nói nói này của Chúa Giêsu ở nơi Ngài qủa quyết: “Ta, Thầy!” : Người Con của Thiên Chúa nhận đồng hóa mình với thân cây nho để trở thành cây nho. Ngài đã để mình được trồng nơi thửa đất trên trần gian. Ngài đã biến mình thành cây nho: qua mầu nhiệm nhập thể xuống trần gian làm người, mà thánh sử Gioan đã nói đến trong chương mở đầu – Prolog-, phúc âm Chúa Giesu theo Thánh Gioan. Cây nho này không còn chỉ là một thụ tạo trong công trình thiên nhiên được chiếu cố nhìn đến, rồi có ngày có thể lại tàn lụi bị nhổ vứt bỏ đi. Nhưng nơi người Con của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành cây nho, Đấng tự nhận đồng hóa mình là cây nho không chỉ một lần nhưng luôn luôn cho mãi mãi.
Cây nho này không bao giờ có thể bị nhổ vứt bỏ quăng đi: Cây nho Giesu là thuộc vĩnh viễn về Thiên Chúa, sự sống Thiên Chúa lưu chuyển sống trong cây nho này. Lời đoan hứa không bị rút lại, sự hiệp nhất không bị phá đổ.
Đó là chiều kích rộng lớn, là bước lịch sử mới của Thiên Chúa, mà Ngài gói ghém nội dung sâu thẳm nơi dụ ngôn hình ảnh này: Nhập thể xuống trần gian làm người, chết và phục sinh sống lại trở nên sáng tỏ trong toàn thể tầm nhìn sâu rộng. Như Thánh Phaolo đã xác tín: Vì Đức Ki-tô Giê-su, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng tôi, là Xin-va-nô, Ti-mô-thê và tôi, rao giảng cho anh em, đã không vừa là “có” vừa là “không”, nhưng nơi Người chỉ toàn là “có”.20 Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên “A-men” để tôn vinh Thiên Chúa (2. Cor 1,19-20).“ (Josep Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazaretth, 1. Teil, Herder Verlag 2007, tr. 303 ).
Để cho cây nho được phát triển xanh tốt thành công mang lại hoa trái mầu mỡ xum xuê, phải cần có sự chăm sóc vun xới cắt tỉa. Chúa Giêsu đã ví nhận mình là cây nho và Đức chúa Cha, cha của người, là người chăm sóc cây nho. Và như
thế cây nho Chúa Giêsu gắn bó chặt chẽ mật thiết với Cha của người. Đức Chúa Cha hợp nhất trong người, và người liên kết chặt chẽ với Chúa Cha.
Hình ảnh dụ ngôn cây nho “Giesu” được khép lại cách tròn đầy qua lời đoan hứa của Chúa Giesu : “Anh em, các con là cành nhánh nho!”
Là môn đệ, là người tin yêu theo Chúa Giêsu, chúng ta là thành phần của cây nho Giesu, tất cả là phần tử trong toàn thể cây nho Giesu, được đón nhận vào sức sống tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa săn sóc nuôi sống đời con người do Ngài tạo dựng nên.
Cành nhánh nho cần cần phải gắn bó liên kết với thân cây nho. Có thế mới sinh hoa lá kết trái tươi tốt. Cành nho nào gẫy xa lìa không còn gắn liền với thân cây nho, nó sẽ héo tàn không thể phát triển sinh hoa kết trái được nữa. Cũng vậy, là người tín hữu, là môn đệ tin yêu theo Chúa, như cành nhánh cây nho, chúng ta cần phải sống gắn bó liên kết với cây nho Giesu: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”. (Ga 15,5.)
Dụ ngôn Chúa Giesu là cây nho, chúng ta là những nhánh cành nho gắn bó liên kết với cây nho Giesu diễn tả vẽ ra hình ảnh sức sống thần linh từ Chúa Giesu Kitô truyền năng lượng cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu môn đệ tin theo Chúa trong suốt dọc cuộc sống lữ hành trên trần gian cho hôm nay, và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hình ảnh Cây nến phục sinh cao to dựng trên cung thánh nơi các thánh đường, từ đêm mừng lễ Chúa phục sinh đến lễ mừng Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống với những hình biểu tượng mầu đỏ khắc vẽ trên đó, loan báo tin mừng ánh sáng Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã phục sinh sống lại từ cõi chết, chiếu tỏa xóa tan bóng tối tội lỗi trần gian. Đây là cung cách mừng lễ Chúa phục sinh của Giáo hội.
Lễ nghi thắp rước cây nến Chúa Phục sinh từ bên ngoài tiến vào thánh đường công bố tin mừng Chúa phục sinh với bài ca ngợi Exultet- Mừng vui lên, diễn tả hình ảnh biểu tượng tràn đầy ý nghĩa đạo đức thần học cùng rất cảm động!
Cây nến phục sinh trong nếp sống phụng vụ Giáo Hội Công Giáo có từ thế kỷ 04. sau Chúa giáng sinh. Nhưng trước đó từ thời cổ đại người Roma đã có tập tục dùng cây nến to cao trong ngày lễ kính thờ Thần Minh của họ rồi.
Hình ảnh Ánh sáng cây nến Chúa Kitô phục sinh phát tỏa tia sáng bừng lên trong đêm tối tội lỗi, và đồng thời chiếu tỏa năng lượng sức sống và tình yêu của Người ra chung quanh.
Chúa Giêsu Kitô trước đó, lúc còn đi rao giảng nước Thiên Chúa nơi trần gian, đã dùng hình ảnh nói về năng lượng từ nơi Ngài chiếu lan tỏa trong đời sống tinh thần cùng cả sức khoẻ nơi thân thể - đã chữa lành những người bị bệnh tật, đã cho Lazaro, cho cậu thanh niên thành Naim, cho em bé gái con của vị Đội trưởng quân đội chỗi dậy sống lại- cho những người tin yêu gắn bó với Ngài.
Đâu là hình ảnh biểu tượng năng lượng từ Chúa Giesu?
Trong dòng thời gian xưa nay, các bậc học gỉa môn ngành Kinh Thánh luôn khảo cứu Phúc âm Chúa Giesu được viết thuật lại do bốn Thánh sử Mattheo, Marco, Luca và Gioan. Người ta nhận thấy Chúa Giêsu thường hay dùng dụ ngôn hình ảnh để rao giảng loan báo tin mừng, cắt nghĩa về nước Thiên Chúa cho dễ hiểu với thính gỉa, với độc gỉa mọi thời đại tìm hiểu đọc phúc âm, sống trong giữa lòng xã hội trần gian.
Chúa Giêsu dùng Dụ ngôn hình ảnh cây nho để diễn tả về năng lượng đời sống đức tin tinh thần giữa Ngài và người tín hữu tin yêu theo Ngài.
Nhiều vùng, nhất là nơi sườn đồi núi có những vườn nho bát ngát được cấy trồng theo những hàng song song thẳng lối. Những cây nho được vun trồng chăm sóc cắt tỉa kỹ lưỡng. Trái nho được thu hoạch mang về ủ nấu thành rượu thơm ngon qúy gía. Và trái nho cũng là hoa qủa ngon cùng cao cấp qúi để ăn tráng miệng sau bữa ăn…Như thế chất nước trái nho không chỉ ngon ngọt, nhưng còn chất chứa giầu năng lượng nữa.
Dụ ngôn hình ảnh cây nho Chúa Giêsu dùng cắt nghĩa diễn tả ba khía cạnh: Ngài là cây nho, Đức Chúa Cha là người trồng săn sóc cây nho, và chúng ta là cành nhánh cây nho.
Chúa Giesu nói: Thầy là cây nho thật. ! muốn nhấn mạnh khía cạnh nơi Ngài có sự thật, chính Ngài là sự thật. Những tuyên truyền cảo quáng của những tiên tri gỉa thời xưa tìm cách mê hoặc lôi kéo con người đi theo, trái ngược với sự thật của Ngài loan báo. Nơi Chúa Giêsu người tin theo Chúa được phép đi tìm kiếm nhận được sự thật. Ngài muốn dẫn đưa chúng ta tới sự sống tốt lành bình an, nếu chúng ta hướng theo tin mừng ngài rao giảng loan báo. Có thế con người chúng ta đạt được đời sống trọn vẹn tràn đầy.
Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. có suy tư về hình ảnh dụ ngôn của Chúa Giêsu: Ta * Thầy* là cây nho thật ( Ga 15,1):
“ Thật ra và quan trọng trong câu nói nói này của Chúa Giêsu ở nơi Ngài qủa quyết: “Ta, Thầy!” : Người Con của Thiên Chúa nhận đồng hóa mình với thân cây nho để trở thành cây nho. Ngài đã để mình được trồng nơi thửa đất trên trần gian. Ngài đã biến mình thành cây nho: qua mầu nhiệm nhập thể xuống trần gian làm người, mà thánh sử Gioan đã nói đến trong chương mở đầu – Prolog-, phúc âm Chúa Giesu theo Thánh Gioan. Cây nho này không còn chỉ là một thụ tạo trong công trình thiên nhiên được chiếu cố nhìn đến, rồi có ngày có thể lại tàn lụi bị nhổ vứt bỏ đi. Nhưng nơi người Con của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành cây nho, Đấng tự nhận đồng hóa mình là cây nho không chỉ một lần nhưng luôn luôn cho mãi mãi.
Cây nho này không bao giờ có thể bị nhổ vứt bỏ quăng đi: Cây nho Giesu là thuộc vĩnh viễn về Thiên Chúa, sự sống Thiên Chúa lưu chuyển sống trong cây nho này. Lời đoan hứa không bị rút lại, sự hiệp nhất không bị phá đổ.
Đó là chiều kích rộng lớn, là bước lịch sử mới của Thiên Chúa, mà Ngài gói ghém nội dung sâu thẳm nơi dụ ngôn hình ảnh này: Nhập thể xuống trần gian làm người, chết và phục sinh sống lại trở nên sáng tỏ trong toàn thể tầm nhìn sâu rộng. Như Thánh Phaolo đã xác tín: Vì Đức Ki-tô Giê-su, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng tôi, là Xin-va-nô, Ti-mô-thê và tôi, rao giảng cho anh em, đã không vừa là “có” vừa là “không”, nhưng nơi Người chỉ toàn là “có”.20 Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là “có” nơi Người. Vì thế, cũng nhờ Người mà chúng ta hô lên “A-men” để tôn vinh Thiên Chúa (2. Cor 1,19-20).“ (Josep Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazaretth, 1. Teil, Herder Verlag 2007, tr. 303 ).
Để cho cây nho được phát triển xanh tốt thành công mang lại hoa trái mầu mỡ xum xuê, phải cần có sự chăm sóc vun xới cắt tỉa. Chúa Giêsu đã ví nhận mình là cây nho và Đức chúa Cha, cha của người, là người chăm sóc cây nho. Và như
thế cây nho Chúa Giêsu gắn bó chặt chẽ mật thiết với Cha của người. Đức Chúa Cha hợp nhất trong người, và người liên kết chặt chẽ với Chúa Cha.
Hình ảnh dụ ngôn cây nho “Giesu” được khép lại cách tròn đầy qua lời đoan hứa của Chúa Giesu : “Anh em, các con là cành nhánh nho!”
Là môn đệ, là người tin yêu theo Chúa Giêsu, chúng ta là thành phần của cây nho Giesu, tất cả là phần tử trong toàn thể cây nho Giesu, được đón nhận vào sức sống tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa săn sóc nuôi sống đời con người do Ngài tạo dựng nên.
Cành nhánh nho cần cần phải gắn bó liên kết với thân cây nho. Có thế mới sinh hoa lá kết trái tươi tốt. Cành nho nào gẫy xa lìa không còn gắn liền với thân cây nho, nó sẽ héo tàn không thể phát triển sinh hoa kết trái được nữa. Cũng vậy, là người tín hữu, là môn đệ tin yêu theo Chúa, như cành nhánh cây nho, chúng ta cần phải sống gắn bó liên kết với cây nho Giesu: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”. (Ga 15,5.)
Dụ ngôn Chúa Giesu là cây nho, chúng ta là những nhánh cành nho gắn bó liên kết với cây nho Giesu diễn tả vẽ ra hình ảnh sức sống thần linh từ Chúa Giesu Kitô truyền năng lượng cho đời sống tinh thần đức tin người tín hữu môn đệ tin theo Chúa trong suốt dọc cuộc sống lữ hành trên trần gian cho hôm nay, và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Tới Muôn Loài Thụ Tạo
Nguyễn Trung Tây
04:28 25/04/2024
Tới Muôn Loài Thụ Tạo (Mark 16:15)
Bàn về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và Ngôi Nhà Chung trái đất, Thánh sử John viết rõ, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống muôn đời. Thật vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (John 3:16-17).
Chữ “thế gian” tiếng Việt, hoặc “the world” tiếng Anh, hoặc tiếng Cổ Hy Lạp “kósmos” là danh từ tác giả John sử dụng trong câu 3:16. Đoạn tiếp theo sau, 3:17, một lần nữa xác nhận “thế giới” mới là đối tượng để Thiên Chúa gửi Con của Ngài xuống làm người. Điều nổi bật và cũng khá bất ngờ trong đoạn văn này là Thiên Chúa không chỉ yêu con người, muốn cứu chuộc con người, nhưng trên tất cả, Ngài yêu thương thế giới. Bởi yêu thương thế giới, Ngài muốn cứu chuộc thế giới. Đương nhiên, thế giới không chỉ có con người, nhưng bao gồm nhiều sinh vật và thực vật khác.
Đọc tiếp Kinh Thánh, độc giả sẽ còn ngạc nhiên nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa thế giới và ơn cứu chuộc. Theo như Tin Mừng Mark, “[Đức Giêsu Phục Sinh phán với các [môn đệ]: ‘Anh em hãy đi khắp bốn phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng tới muôn loài thụ tạo/pasē tē ktisei’” (Mark 16:15).
Tin Mừng Kitô thường được “hiểu và diễn giải” trong bối cảnh “tới con người và cho con người” để con người nhận được ơn cứu rỗi. Nhưng Đức Giêsu Phục Sinh trước khi về trời đã khai triển và mở rộng bối cảnh của ơn cứu chuộc. Theo như Ngài, không phải chỉ có con người mới là đối tượng của ơn cứu độ, nhưng "muôn loài thụ tạo” đều là đối tượng của Tin Mừng.
“Loài thụ tạo” trong Mark 16:15 đương nhiên không chỉ giới hạn về con người, nhưng bao gồm những sinh vật khác, thí dụ, chó, mèo, gà, vịt, con ong, cái kiến, bướm đẹp, sâu róm, cá cua, cỏ dại, hoa mắc cở, cây rừng; nói một cách tổng quát, tất cả những sinh vật đang chia sẻ cùng một “Ngôi Nhà Chung” với con người. Cho nên trong Laudato Si’ (LS), Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc tới Thánh Phanxicô Assisi, “người có mối liên hệ với mọi loài thụ tạo, ngay cả các bông hoa, [thánh Phanxicô] cũng rao giảng và mời gọi chúng ‘ngợi ca Thiên Chúa’” (LS 11).
Mối liên hệ mật thiết song phương giữa con người và các loại thụ tạo thật sự ra đã được chính Thiên Chúa thiết lập ngay từ những ngày đầu tiên của dòng lich sử ơn cứu độ. Theo như Sáng Thế Ký, sau khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa đã dựng nên vườn Địa Đàng. Và Ngài mang con người vào khu Vườn, trao cho con người sứ mạng “cày cấy và chăm sóc [khu Vườn]” (Gen 2:15). Vườn Địa Đàng chính là Trái Đất hay thế giới mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên cho con người và tất cả sinh vật, hay nói một cách khác, tất cả các loài thụ tạo mà Ngài đã dựng nên.
Bởi thế, thế giới này không phải là của riêng con người, nhưng của tất cả loài thụ tạo đang sinh sống trên Trái Đất cùng với con người. Nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tông huấn Laudato Si’, trái đất chính là “Ngôi Nhà Chung” của tất cả mọi loài thụ tạo.
Nhưng rất tiếc, không biết từ bao giờ, con người nghĩ là mình là chủ nhân của Trái Đất, bởi thế con người phun khói xăng ngập trời vào bầu khí quyển.
Nhân danh cho văn minh và công nghệ, phát triển, họ chặt bỏ rừng xanh, xây dựng đô thị xe cộ chạy kín đường phố; họ đổ ra sông ra biển không biết bao nhiêu hóa chất giết chết bao nhiêu sinh vật của biển; họ săn bắn thú vật, ngà voi, sừng tê giác, nhồi bông thú hiếm, trưng bầy trong phòng khách.
Không biết từ bao giờ, con người nghĩ chỉ có mạng người mới là quý giá mới cần phải tôn trọng, còn lại tất cả chỉ là thứ yếu. Điều này không đúng! Tất cả những thứ gì xuất hiện trên Trái Đất, do Thiên Chúa tạo thành đều có những mối tương quan mật thiết với nhau, tương tự như mạng nhện. Khi tàn phá một phần của mạng nhện, tôi đang phá hủy toàn bộ.
VietCatholic TV
Nga hoảng hốt: Drone Kyiv bay đêm không gây tiếng động, lặng lẽ thả bom. Hung thần Kadyrov lên tiếng
VietCatholic Media
03:11 25/04/2024
1. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cảnh báo Nga có thể chuyển sang tấn công hệ thống giao thông Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “ISW: Russia may shift to attacking Ukraine's transportation systems”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, viết trong báo cáo ngày 23 Tháng Tư rằng các lực lượng Nga có thể chuyển trọng tâm trong những tuần tới sang tấn công vào cơ sở hạ tầng giao thông của Ukraine.
Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái nhằm vào mạng lưới năng lượng của Ukraine vào mùa xuân năm 2024, lợi dụng sự chậm trễ trong viện trợ của phương Tây dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về đạn dược và phòng không. Cuộc tấn công không làm sụp đổ được mạng lưới điện của Ukraine nhưng đã phá hủy các cơ sở quan trọng ở nhiều thành phố.
Việc Quốc hội Mỹ thông qua gói hỗ trợ an ninh trị giá 61 tỷ Mỹ Kim được chờ đợi từ lâu có nghĩa là năng lực quốc phòng của Ukraine sẽ sớm được tăng cường đáng kể.
ISW cho biết trong khi Ukraine chờ vũ khí mới đến, các lực lượng Nga sẽ tiếp tục tấn công nhằm “gây thiệt hại tối đa cho cơ sở hạ tầng và năng lực cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine”.
Theo ISW, Nga cũng có thể thay đổi chiến thuật, chuyển sự chú ý từ cơ sở hạ tầng năng lượng sang mạng lưới giao thông nhằm ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí đến tiền tuyến.
Các nhà phân tích cho biết: “Các lực lượng Nga có thể chuyển mục tiêu đã đặt ra để tấn công cơ sở hạ tầng giao thông, hậu cần và kho quân sự của Ukraine”.
ISW dự đoán một phần dựa trên nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, người đã tuyên bố tại hội nghị của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 23 tháng 4 rằng Mạc Tư Khoa sẽ leo thang các cuộc tấn công nhằm vào các trung tâm hậu cần và cơ sở lưu trữ vũ khí của Ukraine.
Các cuộc tấn công ngày 19 tháng 4 của Nga vào tỉnh Dnipropetrovsk, nhằm vào nhà ga hỏa xa thành phố Dnipro, cũng chỉ ra mối đe dọa mới đối với cơ sở hạ tầng giao thông Ukraine.
ISW cho biết, các cuộc tấn công mở rộng nhằm vào các hệ thống giao thông có thể là một phần trong chiến lược nhằm cản trở tuyến đường liên lạc và hậu cần của lực lượng Ukraine.
Các nhà phân tích cho biết: “Bộ chỉ huy quân sự Nga có thể hy vọng rằng nỗ lực ngăn chặn phối hợp sẽ hạn chế khả năng của Ukraine trong việc phân bổ đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cho các khu vực quan trọng của mặt trận và trì hoãn các khả năng được cải thiện mà sự hỗ trợ an ninh của Mỹ sẽ mang lại cho lực lượng Ukraine”.
2. Ukraine được bảo đảm sẽ có sự tăng cường ATACMS từ Mỹ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Secures ATACMS Boost From US”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine sẽ nhận được hỏa tiễn tầm xa đáng mơ ước từ Mỹ sau khi Hạ viện viện trợ cho Kyiv hơn 60 tỷ Mỹ Kim.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Ba: “Hôm nay chúng ta có một kết quả: mọi thứ đã được quyết định trong các cuộc đàm phán ATACMS cho Ukraine”.
Hôm thứ Bảy, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua khoản hỗ trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim có khả năng thay đổi cục diện cuộc chơi cho Kyiv sau khi nước này trì hoãn tại Quốc hội trong nhiều tháng vì sa lầy vào đấu đá chính trị nội bộ.
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai cho biết Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với Tổng thống Zelenskiy, bảo đảm với ông rằng chính quyền Tổng thống Biden “sẽ nhanh chóng cung cấp các gói hỗ trợ an ninh mới quan trọng” cho nhu cầu phòng không và chiến trường khẩn cấp của Kyiv, một khi viện trợ được thông qua Thượng viện để tổng thống ký.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết “Chúng tôi sẵn sàng phản ứng rất nhanh nếu được chỉ đạo cung cấp vũ khí và đạn dược rất cần thiết cho Ukraine”.
ATACMS, hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, là hệ thống vũ khí pháo binh đất đối đất có thể bắn hỏa tiễn tấn công các mục tiêu cách xa khoảng 460km. Ukraine ra mắt ATACMS vào tháng 10 năm 2023, sử dụng một biến thể cụm hỏa tiễn để tấn công hai căn cứ của Nga ở Ukraine do Mạc Tư Khoa kiểm soát và làm hư hại một loạt 31 máy bay trực thăng.
Kyiv đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS có tầm bắn khoảng 160 km, có thể bắn vào các mục tiêu của Nga bằng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, mà nước này cũng nhận được từ Mỹ.
Không rõ chính xác khi nào viện trợ quân sự mới sẽ đến tiền tuyến, nhưng Chủ tịch Tình báo Thượng viện Mark Warner, nói với CBS vào Chúa Nhật rằng các phần của gói viện trợ “sẽ được chuyển đến vào cuối tuần.”
Ông nói thêm: Chính quyền Tổng thống Biden đã chuẩn bị cung cấp ATACMS cho Ukraine trong vài tháng qua. Vào giữa tháng 2, có thông tin cho rằng Mỹ ủng hộ việc gửi ATACMS tầm xa tới Ukraine để thực hiện các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea do Nga nắm giữ.
Khả năng tấn công tầm xa từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu của Kyiv, cùng với đạn dược để duy trì hoạt động của hệ thống pháo binh Ukraine và hệ thống phòng không để bảo vệ các trung tâm dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.
Zelenskiy cho biết hồi đầu tháng này rằng Nga có thể bắn số lượng đạn pháo gấp 10 lần so với quân đội Ukraine, có nghĩa là Mạc Tư Khoa sẽ “đẩy lùi chúng tôi mỗi ngày”.
Ông nói với PBS rằng các hệ thống phòng không đã không thể đánh chặn tất cả hỏa tiễn của Nga bắn vào nhà máy điện Trypilska vào giữa tháng 4 vì Ukraine “không có hỏa tiễn”.
Các cuộc tấn công của Nga đã phá hủy cơ sở Trypilska hồi đầu tháng này. Đây là một trong những nhà máy điện lớn nhất Ukraine và đã cung cấp năng lượng cho một số khu vực, bao gồm cả Kyiv.
3. Nga cảnh báo phương Tây đang 'nguy hiểm' trên bờ vực xung đột giữa các cường quốc hạt nhân
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng sự hỗ trợ của Mỹ, Anh và Pháp dành cho Ukraine đang gây ra những rủi ro chiến lược nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
Ông Lavrov cho biết Mỹ và NATO bị ám ảnh bởi ý tưởng gây ra “thất bại chiến lược” cho Nga và có những rủi ro trong cuộc đối đầu như vậy có thể dẫn đến mức độ nguy hiểm hạt nhân gia tăng, Reuters đưa tin.
Ông Lavrov nói:
Người phương Tây đang bấp bênh nguy hiểm trên bờ vực của một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân, gây ra nhiều hậu quả thảm khốc…
Mối quan tâm đặc biệt là thực tế rằng chính 'troika' của các quốc gia hạt nhân phương Tây nằm trong số những nhà tài trợ chính cho chế độ tội phạm Kyiv, những kẻ khởi xướng chính cho nhiều bước đi khiêu khích khác nhau. Chúng tôi nhận thấy những rủi ro chiến lược nghiêm trọng trong việc này, dẫn đến sự gia tăng mức độ nguy hiểm hạt nhân.
Putin hồi tháng 2 đã nói với các nước phương Tây rằng họ có nguy cơ kích động một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu gửi quân tới Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa có vũ khí để tấn công các mục tiêu ở phương Tây.
Điều này liên quan đến một gợi ý do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra về việc các thành viên NATO Âu Châu có thể gửi quân bộ binh tới Ukraine - một gợi ý nhanh chóng bị nhiều thành viên Liên Hiệp Âu Châu bác bỏ và đề xuất của ông đã nhanh chóng bị bác bỏ.
Các nhà phân tích an ninh phương Tây cho rằng các tuyên bố của Mạc Tư Khoa nhằm mục đích răn đe và đe dọa, nhưng chúng không ngăn cản Mỹ và các đồng minh NATO cung cấp viện trợ, thông tin tình báo, huấn luyện và vũ khí cho Ukraine - bao gồm cả xe tăng và hỏa tiễn tầm xa.
4. Điện Cẩm Linh cảnh báo Nga sẽ tăng cường tấn công vũ khí phương Tây ở Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia will ramp up strikes on Western arms in Ukraine, Kremlin warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa sẽ tăng cường tấn công vào vũ khí phương Tây được cất giữ ở Ukraine. Ông ta nói như thế nhưng không đưa ra được bất cứ biện pháp cụ thể nào để giải thích ông ta sẽ tăng cường như thế nào, khiến nhiều quan sát viên đánh giá rằng đó chỉ là một phản ứng hằn học, lúng túng và mê sảng.
Phản ứng của Điện Cẩm Linh được đưa ra vài ngày sau khi Mỹ cuối cùng đã phê duyệt gói viện trợ quân sự khổng lồ mới để giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Putin.
Các công ty quốc phòng của Pháp và Đức cũng đã bắt đầu thành lập các cơ sở địa phương ở Ukraine để bảo trì vũ khí - là bước đầu tiên hướng tới sản xuất vũ khí ở nước này.
Theo hãng truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng cường cường độ các cuộc tấn công vào các trung tâm hậu cần và kho chứa vũ khí của phương Tây”.
Sau khi Hạ viện phê duyệt gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim của Mỹ hôm thứ Bảy sau nhiều tháng bị đình trệ, chính quyền Tổng thống Biden đang chuẩn bị một đợt viện trợ quân sự lớn hơn bình thường cho Ukraine, bao gồm xe thiết giáp, bên cạnh pháo binh và xe thiết giáp cần thiết khẩn cấp. phòng không.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ đã phá hủy hơn 22.000 máy bay không người lái của Ukraine, 3.500 hỏa tiễn HIMARS và 600 hỏa tiễn kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
5. Máy bay không người lái tấn công thầm lặng mới của Ukraine đặt người Nga vào thế phòng thủ
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “New Ukrainian Silent Attack Drones Put Russians On The Defensive”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo cựu giám đốc cơ quan vũ trụ Mạc Tư Khoa, các lực lượng Nga ở miền nam Ukraine đang phải áp dụng chiến lược phòng thủ mới để đối phó với các phiên bản cập nhật “im lặng” của máy bay không người lái tấn công hạng nặng của Ukraine.
Kyiv đã tăng phạm vi và khả năng tàng hình của máy bay không người lái Baba Yaga, Dmitry Rogozin, cựu giám đốc Roscosmos, thừa nhận trong một tuyên bố hôm thứ Ba, khi cuộc chạy đua giành ưu thế của máy bay không người lái đang diễn ra sau hơn hai năm diễn ra cuộc chiến toàn diện ở Ukraine.
“Chúng tôi sẽ tiêu diệt chúng sau khi nghiên cứu được thói quen, lộ trình và chiến thuật của chúng”, Rogozin nói thêm trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram. “Điều quan trọng không phải là bắn hạ máy bay không người lái mà là tiêu diệt những người điều khiển chúng bằng cách tìm ra nơi ẩn náu của chúng”.
Rogozin, một quan chức do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm tại khu vực phía nam Zaporizhzhia sáp nhập của Ukraine, cho biết thêm: Các lực lượng Nga phát hiện các máy bay không người lái đang lao tới bằng cách sử dụng camera nhìn đêm đặt xung quanh rìa vị trí của họ, thay vì lắng nghe tiếng kêu của máy bay không người lái.
Ông nói: “Các máy bay không người lái mới của đối phương không thể nghe được, nhưng có thể nhìn thấy rõ ràng trong phạm vi chụp ảnh nhiệt ở khoảng cách vài km”. Rogozin trước đây đã coi máy bay không người lái Baba Yaga là “cực kỳ nguy hiểm” đối với quân đội Nga, được triển khai theo cặp cùng với máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất.
Samuel Bendett, thuộc tổ chức nghiên cứu CNA của Mỹ, nói với Newsweek hồi đầu tháng này rằng máy bay không người lái được cho là một máy bay không người lái nông nghiệp đã được sửa đổi, thường được thiết kế dưới dạng máy bay bốn cánh, sáu cánh hoặc bạch tuộc.
Nga đang cố gắng chế tạo máy bay không người lái tương đương của riêng mình, nhưng hiện không có loại tương tự như Baba Yagas, Bendett cho biết và cho biết thêm: “Người Ukraine là chuyên gia trong việc điều khiển các máy bay không người lái này”.
Rogozin thừa nhận sự tiến bộ của Ukraine trong công nghệ máy bay không người lái, đồng thời nói thêm hôm thứ Ba: “Đây không còn là việc biến máy bay không người lái nông nghiệp thành máy bay không người lái chiến đấu nữa mà là một loại máy bay không người lái hạng nặng loại trực thăng riêng biệt có động cơ điện và pin mạnh để tăng phạm vi hoạt động.” ông nói thêm.
Cuộc chiến tổng lực kéo dài hơn hai năm ở Ukraine đã thúc đẩy sự phát triển máy bay không người lái nhanh chóng và thường mang tính đổi mới, khiến cả Kyiv và Mạc Tư Khoa không ngừng nỗ lực để vượt mặt đối phương.
Máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi trên khắp chiến trường, nhiều loại trong số đó được thiết kế để hướng tới mục tiêu và phát nổ, thu thập thông tin tình báo hoặc hướng dẫn các cuộc tấn công bằng pháo binh.
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Kyiv, nhà lãnh đạo các nỗ lực sử dụng máy bay không người lái của Ukraine chống lại Nga, nói với Newsweek vào tháng 12 rằng “đôi khi chúng hoạt động hiệu quả hơn cả pháo binh”.
Cuộc xung đột đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện không người lái trên mặt đất, trên không và dưới nước. Mạc Tư Khoa và Kyiv được cho là đã tiêu diệt hàng trăm máy bay không người lái mỗi ngày.
6. Ukraine mất gì khi chờ dự luật viện trợ Mỹ thông qua
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “What Ukraine lost while waiting for the US aid bill to pass”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Dự luật viện trợ của Hoa Kỳ được chờ đợi từ lâu đã được thông qua tại Hạ viện vào cuối tuần qua nhanh chóng được theo sau bởi sự thở phào nhẹ nhõm chung ở Ukraine và các đồng minh của nước này.
Nhưng sự thất vọng về sự chậm trễ do đấu đá chính trị nội bộ trong Quốc hội gây ra vẫn chưa hoàn toàn lắng xuống, khi Kyiv phải đối mặt với một vài tuần bấp bênh khi chờ đợi vũ khí và đạn dược cực kỳ cần thiết được chuyển đến.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với MSNBC ngày 21 Tháng Tư, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sự chậm trễ “đã gây ra hậu quả thực sự” cho Ukraine.
Stoltenberg nói: “Trong nhiều tháng, người Ukraine đã bị áp đảo về vũ khí, khoảng 1 đến 5, 1 đến 10, tùy thuộc vào phần nào của chiến tuyến mà bạn đang nói đến”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi nhận thấy rằng ít hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga bị bắn hạ chỉ vì người Ukraine thiếu hệ thống phòng không và đạn dược”.
Hạ viện Mỹ hôm 20 Tháng Tư đã thông qua dự luật viện trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv, chấm dứt nhiều tháng bế tắc bắt đầu từ gần 7 tháng trước.
Mặc dù khó có thể quy trực tiếp các sự kiện ở Ukraine là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ, nhưng điều chắc chắn là tình hình đã xấu đi đáng kể trên một số mặt trận trong thời gian này. Các quan chức phương Tây và Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Joe Biden, đã không ngại đổ lỗi.
Mặc dù chiến tuyến ở Ukraine chỉ thay đổi từng bước so với các giai đoạn trước của cuộc chiến, nhưng những tiến bộ đạt được đều có lợi cho Nga.
Sự chậm trễ trong viện trợ của Mỹ có nghĩa là Ukraine đã kiên quyết ở thế phòng thủ, trao quyền chủ động trên toàn chiến trường cho lực lượng Mạc Tư Khoa.
Kateryna Stepanenko, nhà phân tích Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nói với Reuters hôm 22 Tháng Tư: “Viện trợ đến quá muộn, do tình trạng thiếu hụt trang thiết bị khiến Ukraine mất thế chủ động vào tháng 10/2023”.
Stepanenko nói thêm rằng Ukraine đã mất 583 km2 lãnh thổ vào tay lực lượng Nga kể từ đó, phần lớn là do thiếu đạn pháo.
Mất lãnh thổ đáng kể nhất đối với Ukraine là thành phố Avdiivka ở tỉnh Donetsk, đã rơi vào tay lực lượng Nga vào ngày 17 tháng 2 sau cuộc tấn công liên tục của quân đội Điện Cẩm Linh kéo dài nhiều tháng.
Trong những ngày trước khi Ukraine rút quân, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby cảnh báo tình trạng thiếu đạn pháo có thể dẫn đến việc mất thành phố. Sau khi Avdiivka thất thủ, Tổng thống Biden thẳng thừng đổ lỗi cho sự chậm trễ trong viện trợ của Mỹ.
“Sáng nay, quân đội Ukraine đã buộc phải rút khỏi Avdiivka sau khi binh lính Ukraine phải phân bổ đạn dược do nguồn cung ngày càng cạn kiệt do quốc hội không hành động, dẫn đến những thắng lợi đáng chú ý đầu tiên của Nga sau nhiều tháng,” Tổng thống Biden nói trong một tuyên bố vào ngày 17 Tháng Hai sau một cuộc gọi với Zelenskiy.
Bất chấp những bước tiến của Nga, chiến dịch Avdiivka cũng khiến Nga vô cùng tốn kém về nhân lực và trang thiết bị. Mạc Tư Khoa được cho là đã mất hơn 20.000 quân, 199 xe tăng và 481 xe chiến đấu bọc thép trong khu vực đó chỉ trong Tháng Giêng và tháng 2 năm 2024.
Những nỗ lực của Nga nhằm chiếm lãnh thổ Ukraine vẫn tiếp tục khi họ cố gắng tận dụng khoảng thời gian giữa thời điểm dự luật viện trợ được thông qua và viện trợ thực sự đến chiến trường.
Quân đội Ukraine hôm 22 Tháng Tư cho biết khoảng 20.000 đến 25.000 binh sĩ Nga hiện đang cố gắng tấn công Chasiv Yar và các khu định cư ở ngoại ô thị trấn.
Trong mùa thu đông năm 2022-2023, Nga gần như đạt được mục tiêu phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng ở các thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kyiv.
Chiến dịch này là một trong những yếu tố chính dẫn tới sự gia tăng các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, trong đó có Patriot do Mỹ sản xuất.
Trong phần lớn thời gian còn lại của năm 2023, nhiều cuộc tấn công trên không của Nga vào Kyiv đã bị ngăn chặn thành công.
Sự tập trung đông đảo của máy bay không người lái và hỏa tiễn đã khiến người dân nhiều đêm mất ngủ, nhưng những vụ nổ khiến họ tỉnh táo, đặc biệt là âm thanh của đạn bị lực lượng phòng không mới đánh chặn và phá hủy.
Kể từ đầu năm 2024, đó là một câu chuyện rất khác. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái hàng loạt của Nga, tuy ít thường xuyên hơn, nhưng lại có sức tàn phá lớn hơn nhiều khi Ukraine cạn kiệt đạn dược cần thiết cho các hệ thống phòng không của mình.
Không nơi nào điều này được minh họa rõ ràng hơn vào ngày 11 tháng 4, khi Nhà máy Nhiệt điện Trypillia ở thành phố Ukrainka thuộc tỉnh Kyiv bị phá hủy hoàn toàn.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 16 Tháng Tư, Zelenskiy đã nói rõ lý do tại sao 4 trong số 11 hỏa tiễn bắn vào nhà máy lại tấn công thành công.
“Tại sao? Bởi vì không có hỏa tiễn. Chúng tôi đã dùng hết tất cả hỏa tiễn bảo vệ Nhà máy Nhiệt điện Trypillia”, tổng thống nói.
Các thành phố khác của Ukraine có ít phòng thủ hơn Kyiv thậm chí còn ở tình trạng tồi tệ hơn. Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov ngày 17 Tháng Tư cho biết ông tin rằng thành phố của ông có nguy cơ trở thành “Aleppo thứ hai” nếu không được hỗ trợ để có được hệ thống phòng không.
Nga gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào Kharkiv, nơi có dân số 1,4 triệu người vào năm 2021, bằng việc sử dụng hỏa tiễn, bom lượn và máy bay không người lái, phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng và giết hại dân thường.
Vào tháng 3, các cuộc tấn công được cho là đã làm hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn 80% công suất sản xuất nhiệt của DTEK, công ty năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine.
Ngày 23 Tháng Tư, nhà điều hành năng lượng quốc doanh Ukrenergo của Ukraine cho biết nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu điện do Nga tấn công vào hệ thống năng lượng, buộc Kyiv phải tạm thời hạn chế cung cấp điện cho các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp.
Mặc dù khó có thể quy trực tiếp những cái chết của dân thường là do sự chậm trễ trong viện trợ của Hoa Kỳ, dữ liệu từ Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho thấy xu hướng chung về số người chết và bị thương đã giảm lại tăng trở lại vào tháng 12 và tháng Giêng, trùng với các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái ngày càng hiệu quả của Nga.
Số liệu của Liên Hiệp Quốc không bao gồm số người chết và bị thương ở Ukraine bị tạm chiếm và con số thực gần như chắc chắn cao hơn nhiều trong suốt cuộc chiến.
Liên Hiệp Quốc cũng báo cáo rằng ít nhất 604 thường dân Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong tháng 3, tăng 20% so với tháng trước.
Về số người chết trên chiến trường, không có dữ liệu công khai về số quân Ukraine thiệt mạng trong khi dự luật viện trợ của Mỹ đang được tranh luận, nhưng ông Zelenskiy cho biết vào tháng 2 rằng tổng số người thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga là khoảng 31.000 người.
Không có số liệu chính thức kể từ đó, nhưng có một điều chắc chắn là càng có nhiều binh sĩ Ukraine thiệt mạng trên chiến trường thì cuộc chiến càng kéo dài.
Một trong số họ là Pavlo Petrychenko.
Trước cuộc xâm lược toàn diện, Petrychenko là một nhà hoạt động nổi tiếng ở Kyiv, người đã đấu tranh để truy tố các quan chức Ukraine tham nhũng.
Anh gia nhập quân đội được hai tháng sau khi tham chiến và là một trong những người lính đã giải phóng một phần miền nam Kherson trong cuộc phản công vào mùa thu năm 2022.
Petrychenko nằm trong số binh sĩ đã giải phóng một phần phía nam tỉnh Kherson vào mùa thu năm 2022 và tham gia vào cuộc giao tranh ác liệt ở phía đông tỉnh Donetsk.
Trong khi chiến đấu, anh ta vẫn cố gắng duy trì hoạt động tích cực của mình, tạo ra một bản kiến nghị cấm cờ bạc trực tuyến và quyền truy cập vào sòng bạc trực tuyến dành cho quân nhân trong thời gian thiết quân luật, điều mà anh ta nói là có ảnh hưởng tiêu cực đến một số binh sĩ.
Nó đã hoạt động – sau khi đạt được những chữ ký cần thiết, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký một sắc lệnh vào ngày 20 tháng 4 để hạn chế cờ bạc trực tuyến ở Ukraine, bao gồm cả lệnh cấm quân đội cho đến khi hết thiết quân luật.
Bi kịch thay, Petrychenko đã không còn sống để chứng kiến điều này - vào ngày 15 tháng 4, chỉ một ngày trước sinh nhật lần thứ 32 của mình, anh đã thiệt mạng trong trận chiến ở tỉnh Donetsk.
7. Nga thả hỏa tiễn X-59 xuống Belgorod trong vụ tự đánh bom mới nhất
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Drops X-59 Missile on Belgorod in Latest Self-Bombing”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã thả nhầm một hỏa tiễn xuống lãnh thổ của mình gần biên giới Ukraine, đánh dấu vụ tự đánh bom mới nhất trong cuộc chiến đang diễn ra.
Một hỏa tiễn X-59 được phát hiện tại một cánh đồng gần làng Krasnoye thuộc vùng Belgorod của Nga vào ngày 19 Tháng Tư, Astra đưa tin trên kênh Telegram hôm thứ Hai. “Quân đội đã phải tiêu diệt nó ngay tại chỗ. Không có thiệt hại nào và cũng không có nạn nhân “, cơ quan truyền thông độc lập của Nga cho biết.
Belgorod nằm gần biên giới Ukraine và là nơi có nhiều căn cứ quân sự và cơ sở huấn luyện của Nga. Khu vực này đã rung chuyển bởi các vụ nổ trong suốt cuộc xâm lược Ukraine của Putin, chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo về các máy bay không người lái trong khu vực.
Đã có nhiều sự việc được báo cáo trong năm nay liên quan đến việc quân đội Nga vô tình làm rơi đạn dược và hỏa tiễn trên lãnh thổ của mình. Astra cho biết, chỉ riêng trong tháng 3 và tháng 4, lực lượng Mạc Tư Khoa đã thả nhầm ít nhất 21 quả bom từ máy bay của họ xuống đất Nga hoặc trên các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine.
Cơ quan truyền thông này nói thêm rằng chính quyền Nga có xu hướng che đậy các vụ việc, nói rằng đó chỉ là “sự xả đạn bất thường”. Mạc Tư Khoa cũng cho biết đã có đợt thả khẩn cấp đạn dược hàng không.
Astra nói: “Không có câu trả lời chính xác tại sao điều này lại xảy ra.
Astra cho biết, vào ngày 27 Tháng Giêng, Nga đã vô tình thả bom trên không FAB do Liên Xô thiết kế xuống Belgorod hai lần. Chúng không phát nổ hay gây thương vong và được tháo ngòi nổ vào ngày hôm sau.
Vài ngày trước đó, vào ngày 21 tháng Giêng, tờ báo này cho biết một quả bom khác của FAB đã được thả xuống một trong những con đập của chính họ ở Belgorod.
Và, vào ngày 13 tháng Giêng, Nga đã thả hỏa tiễn Kalibr xuống khu vực Krasnodar, nằm ở vùng Bắc Kavkaz ở miền nam nước Nga, hai lần trong một ngày.
Astra đưa tin, hỏa tiễn Kalibr đầu tiên của Nga đã rơi ở khu vực giữa các làng Pavlovskaya và Atamanskaya vào buổi sáng, còn hỏa tiễn thứ hai rơi xuống một cánh đồng vào buổi tối, không gây thương vong hay thiệt hại. Tờ báo này trích dẫn các nguồn tin từ cơ quan dịch vụ khẩn cấp của khu vực, nhà phân tích quân sự Nga Ian Matveev và các nhà phân tích từ Đội tình báo xung đột.
Ngày 2 Tháng Giêng, một hỏa tiễn của Nga đã rơi xuống làng Petropavlovka ở vùng Voronezh khiến 4 người bị thương.
8. Hy Lạp và Tây Ban Nha đang chịu áp lực cung cấp các hệ thống phòng không cho Kyiv
Tờ Financial Times đưa tin Hy Lạp và Tây Ban Nha đang chịu áp lực ngày càng lớn từ các đồng minh Liên Hiệp Âu Châu và NATO trong việc cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine.
Các nguồn tin cho biết, trong hội nghị thượng đỉnh Brussels tuần trước, một số nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã kêu gọi thủ tướng Tây Ban Nha và Hy Lạp, Pedro Sánchez và Kyriakos Mitsotakis, cung cấp một số hệ thống của họ cho Kyiv, nơi có một danh mục các yêu cầu quân sự cực kỳ quan trọng, bao gồm đạn pháo, hỏa tiễn phòng không và hỏa tiễn tấn công sâu.
Financial Times đưa tin, lực lượng vũ trang kết hợp của Tây Ban Nha và Hy Lạp sở hữu hơn chục hệ thống Patriot, cũng như các hệ thống khác như S-300.
Ukraine được cho là chỉ có hai hệ thống chống hỏa tiễn Patriot, một trong số đó được sử dụng để bảo vệ Kyiv, trong khi hệ thống còn lại được triển khai gần tiền tuyến hơn, khiến phần lớn đất nước bị nguy hiểm.
Nga đã đánh sập một số nhà máy điện bằng cách bắn nhiều hỏa tiễn nhằm vào chúng, gây ra tình trạng thiếu điện ở một số vùng của Ukraine, trong đó có thành phố thứ hai là Kharkiv, nơi sinh sống của 1,3 triệu người.
9. Chuột tập thể dục thể hình Ramzan Kadyrov: Tôi không chết đâu, hãy nhìn tôi đang tập tạ đây
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Gym rat Ramzan Kadyrov: I’m not dying, look at me pumping iron”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hung thần Chechnya Ramzan Kadyrov hôm thứ Ba đã cố gắng dập tắt những tin đồn về cái chết có thể xảy ra của ông bằng cách khoe chế độ tập luyện của mình trong một video tập thể dục theo phong cách tuyên truyền.
Chiến binh tập luyện có râu Kadyrov, vừa đổ mồ hôi trên máy ép băng ghế, cho biết: “Một ngày bận rộn kết thúc bằng việc tập luyện và tích cực. Hoạt động thể chất không chỉ cải thiện cơ thể mà còn cả tâm trạng của bạn. Lớp học buổi tối là cách tuyệt vời để thư giãn và nạp lại năng lượng cho bạn.”
Diện bộ đồ thể thao màu xanh và giày thể thao Nike, Kadyrov phải vật lộn với các hiệp cử tạ và vật lộn với đoàn tùy tùng gồm những anh em tập tập thể dục thể hình giỏi nhất của Grozny.
Nhà lãnh đạo Chechen - một đồng minh của Tổng thống Nga và là người đam mê thể thao - nói thêm: “Hãy nhớ rằng, chăm sóc sức khỏe của bạn là một khoản đầu tư cho tương lai, sự kiên định và kiên trì sẽ đưa bạn đến thành công, cả trong thể thao và cuộc sống.”
Đầu ngày thứ Hai, Novaya Gazeta Europe, một tờ báo độc lập của Nga có trụ sở tại Latvia đưa tin Kadyrov được chẩn đoán mắc bệnh hoại tử tuyến tụy vào Tháng Giêng năm 2019, khiến Mạc Tư Khoa phải tìm kiếm người kế nhiệm ông.
“Kadyrov đã phải vào bệnh viện vào năm ngoái vì suy phổi cấp tính sau khi dùng quá liều thuốc an thần trước phẫu thuật,” tờ báo này đưa tin, trích dẫn các nguồn hiểu biết về vấn đề này.
Kadyrov là nhà lãnh đạo Cộng hòa Chechen có đa số người theo đạo Hồi ở Nga và được coi là một trong những đồng minh nổi bật nhất của Putin trong cuộc chiến tổng lực chống Ukraine.
10. Đại sứ: Ukraine đang đàm phán để thiết lập việc sản xuất chung hệ thống Patriot
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ambassador: Ukraine in talks to set up joint production of Patriot systems”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kyiv đang thúc đẩy Washington hợp tác sản xuất hệ thống phòng không Patriot để giúp Ukraine chống lại cuộc chiến của Nga, Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova cho biết trong cuộc phỏng vấn với Pravda Âu Châu hôm 23 Tháng Tư.
Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hệ thống phòng không trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga vào các trung tâm dân cư và cơ sở hạ tầng năng lượng ngày càng gia tăng. Hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất có hiệu quả cao trong việc đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo và hành trình của Nga.
Theo Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Ukraine cần 25 chiếc Patriot để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công của Nga, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba cho biết ông hiện đang tập trung vào việc bảo đảm 7 chiếc để bảo vệ các thành phố lớn nhất Ukraine.
Theo Markarova, việc hợp tác sản xuất Patriots là một trong những vấn đề được thảo luận hàng đầu trong chuyến thăm Mỹ của Zelenskiy.
“Đây là một nhiệm vụ chiến lược toàn cầu quan trọng và là một yếu tố của hợp tác kinh tế. Nhưng đó cũng là sự gia tăng khả năng chiến đấu và sản xuất những khả năng mà Ukraine cần ngay lập tức”, đại sứ nói.
Đại diện các doanh nghiệp Ukraine và Mỹ được cho là đã gặp nhau để thảo luận về đầu tư và hợp tác không chỉ về vũ khí mà còn về các nguyên liệu cần thiết để bắt đầu sản xuất.
Markarova nói thêm: “Chúng ta nên bắt đầu tự sản xuất nhiều sản phẩm, ít nhất là phụ tùng và nhiều nhất là những sản phẩm đã hoàn thiện”.
Ukraine có thỏa thuận sản xuất quốc phòng chung với một số nước, trong đó có Mỹ
Kyiv và Washington đã ký tuyên bố về ý định hợp tác sản xuất vũ khí vào tháng 12 năm 2023.
Thỏa thuận giữa hai nước được cho là sẽ góp phần xây dựng các cơ sở sản xuất ở Ukraine để cung cấp vũ khí cho quân đội, đặc biệt là thiết bị phòng không và đạn dược, cũng như các dịch vụ sửa chữa và bảo trì.
GM Michigan xin lỗi vì nói TT Biden là ngu ngốc. George Weigel: Chuyện cảm động của nữ tu Lithuania
VietCatholic Media
03:32 25/04/2024
1. Tổng giám mục bị phạt vì chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Vào ngày 8 tháng 4, một tòa án ở Vùng Krasnodar đã tuyên bố Đức Tổng Giám Mục Viktor Pivovarov, 87 tuổi, có tội vì liên tục “làm mất uy tín” của Lực lượng Vũ trang Nga. Thẩm phán phạt ngài 8 tháng lương hưu trung bình của địa phương. Đức Tổng Giám Mục Viktor đã nhiều lần lên án cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine là “hung hăng” và “mang tính Satan”. Một thành viên Giáo Hội cho biết nhiều giáo dân của Nhà thờ Holy Intercession Tikhonite ở Slavyansk “đã sợ hãi trước những sự kiện gần đây”. Đức Tổng Giám Mục Viktor là người thứ năm bị kết án hình sự vì chỉ trích cuộc chiến của Nga từ góc độ tôn giáo. Nhiều người khác đã bị xử phạt hành chính.
Tòa án thành phố Slavyansk ở phía nam vùng Krasnodar vào ngày 8 tháng 4 đã kết tội ngài liên tục “làm mất uy tín” của Lực lượng vũ trang Nga và phạt ông 150.000 Rúp, gần gấp 8 lần mức lương hưu trung bình hàng tháng ở địa phương.
Tòa án đã trừng phạt Đức Tổng Giám Mục Viktor theo Bộ luật Hình sự Điều 280.3, Phần 1 “Các hành động công khai nhằm làm mất uy tín Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga”
Phần lớn số tiền phạt sẽ được trang trải bằng số tiền thu giữ được từ cơ sở của Giáo Hội trong một cuộc đột kích vũ trang của các cơ quan điều tra vào tháng 10 năm 2023. Trong cuộc đột kích này, các cảnh sát đã hành hung và bắt giữ trợ lý của Đức Tổng Giám Mục, Cha Hieromonk Iona Sigida, sau đó buộc tội ngài vi phạm hành chính.
Đức Tổng Giám Mục Viktor đã nhiều lần lên án việc Nga xâm lược Ukraine và tiến hành cuộc chiến là “hung hăng”, “Satan” và “bị Chúa và mọi người nguyền rủa” trong các bài giảng và bài viết của ngài cũng như trong một video trên YouTube của cơ quan truyền thông độc lập Novaya Gazeta Europe vào tháng 5 năm 2023. Bản án hành chính đầu tiên của ngài là vào tháng 3 năm 2023 vì bình luận phản chiến trong một bài giảng.
Các nhà điều tra dường như coi cuộc phỏng vấn của Novaya Gazeta Europe là “hành vi phạm tội” thứ hai của ngài, cùng với một bài đăng trên blog có tựa đề “Câu trả lời cho câu hỏi mà mọi người ngày nay quan tâm: cuộc chiến này là gì?”, xuất bản vào tháng 10 năm 2023.
Một cuộc đột kích vào nhà thờ của giáo xứ vào tháng 10 năm 2023 và sự giám sát của các cơ quan điều tra đối với các hoạt động của giáo xứ đã khiến cộng đồng giáo xứ lo ngại. Các buổi lễ Chúa nhật vẫn tiếp tục, nhưng “tất nhiên là không bình thường”, một thành viên nhà thờ đã rời khỏi Nga nói với Diễn đàn 18. “Nhiều người đã sợ hãi trước những sự kiện gần đây”
Các chi nhánh khu vực Krasnodar của cơ quan an ninh FSB, Bộ Nội vụ, Ủy ban Điều tra và Ủy ban Điều tra Liên bang, cũng như Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã không trả lời các câu hỏi của Diễn đàn 18 về việc liệu những người mà Cha Iona nói có tra tấn ngài trong tháng 10 hay không. Người cầm đầu cuộc đột kích vũ trang vào nhà thờ năm 2023 đã bị đình chỉ nhiệm vụ và bị điều tra chờ buộc tội hình sự vì tra tấn, phù hợp với nghĩa vụ của Nga theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.
Đức Cha Viktor Pivovarov được thụ phong linh mục tại một nhà thờ thuộc Giáo Hội Chính thống Nga bên ngoài nước Nga, gọi tắt là ROCOR. Sau khi cộng sản sụp đổ, ROCOR đã mở các giáo xứ bên trong nước Nga vào đầu những năm 1990. Năm 2006, ngài trở thành Tổng Giám mục của Giáo hội Chính thống Nga Rossiyskaya, được thành lập sau một loạt sự chia rẽ trong ROCOR.
Source:Forum 18
2. Giám mục Michigan xin lỗi vì gọi Tổng thống Biden là 'ngu ngốc'
Giám mục Robert Gruss của Saginaw, Michigan, đã đưa ra lời xin lỗi vào hôm thứ Sáu 19 Tháng Tư, vì đã gọi Tổng thống Joe Biden là “ngu ngốc” trong cuộc nói chuyện hồi đầu tháng.
Đức Cha Gruss đã đưa ra nhận xét này trong một bài nói chuyện vào ngày 5 tháng 4 có tựa đề “Sự tha thứ là trọng tâm của Kitô giáo”. Trong bài phát biểu, vị Giám Mục nhận xét rằng ngài “không có bất kỳ sự tức giận nào đối với tổng thống. Tôi chỉ cảm thấy tiếc cho ông ấy.”
“Tôi không giận ông ta, ông ta chỉ ngu ngốc thôi,” vị giám mục nói, lập luận rằng ngài không dùng từ này “một cách xúc phạm”.
Đức Giám Mục nói: “Thật là ngu ngốc theo nghĩa là ông ta không biết cho đến khi ông ta làm điều gì đó”.
Hôm thứ Sáu, giáo phận đã cung cấp cho CNA một tuyên bố từ Đức Cha Gruss, trong đó ngài lập luận rằng những nhận xét của ngài “đã bị đưa ra khỏi bối cảnh”.
Đức Cha Gruss nói: “Tôi đang nói trong bối cảnh tha thứ cho tổng thống và bất kỳ người nào trong chính phủ xúc phạm chúng tôi bằng lời nói và hành động của họ - rằng chúng tôi không thể nuôi dưỡng sự oán giận đối với họ vì làm như vậy sẽ là tội lỗi”.
Ngài nói: “Chúng ta phải tha thứ cho họ nếu chúng ta muốn được tự do”.
Đức Cha Gruss nói: “Tôi đã sử dụng từ 'ngu ngốc' để chỉ Tổng thống Biden, và nhận ra rằng đó là sự đánh giá kém trong cách lựa chọn từ ngữ của tôi. “Nó không có ý chê bai và tôi xin lỗi.”
Ngài nói: “Tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tổng thống và tất cả các nhà lãnh đạo chính trị, để họ có thể tìm kiếm và được Thánh Thần Chân Lý hướng dẫn”. “Tôi khuyến khích mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và thiện chí cầu nguyện cho đất nước vĩ đại của chúng ta.”
Đức Giám Mục lưu ý rằng “bạn có thể tìm thấy toàn bộ bài nói chuyện trực tuyến để hiểu những gì thực sự được nói”.
Giáo phận Saginaw, một trong bảy giáo phận ở Michigan, nằm ở trung tâm bang.
Source:Catholic News Agency
3. Tiến Sĩ George Weigel: Tỏa Sáng Trong Ngục Tù Và Những Nơi Khác
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “RADIANT IN THE NGỤC TÙ AND ELSEWHERE”, nghĩa là “Tỏa Sáng Trong Ngục Tù Và Những Nơi Khác”.
Trong Chúa Giêsu thành Nazareth: Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhận xét về sự tương đồng nổi bật giữa sự hiện diện của các thánh nữ trên thập giá của Chúa Kitô và vai trò của các vị trong những lần hiện ra đầu tiên của Chúa Phục sinh:
Ngoài người môn đệ yêu dấu, chỉ có những người phụ nữ đứng bên Thập Giá. Cũng vậy, cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Phục Sinh cũng được định sẵn dành cho những phụ nữ. Cơ cấu pháp lý của Giáo hội được thiết lập dựa trên Thánh Phêrô và Nhóm Mười Một, nhưng trong đời sống hằng ngày của Giáo hội, chính những người phụ nữ là những người không ngừng mở cửa cho Chúa và cùng Ngài bước tới Thập giá, và họ cũng là những người đến để trải nghiệm Đấng Phục Sinh.
Sự thật này qua nhiều thế kỷ đã được Bronwen McShea chứng minh một cách khéo léo trong cuốn sách mới rất hay của bà, “Phụ nữ của Giáo hội: Điều mà mọi người Công Giáo nên biết”. Và không có người phụ nữ nào trong thời đại Công Giáo của chúng ta thể hiện lòng trung thành lấy Chúa Kitô làm trung tâm – mở cửa cho Chúa Kitô, tháp tùng Người đến Đồi Canvê, sống trong niềm vui Phục sinh – hơn Nữ tu Nijolė Sadūnaitė, người đã qua đời một cách phù hợp vào Chúa nhật Phục sinh, ngày 31 tháng 3.
Là một tu sĩ bí mật ở Lithuania bị Liên Xô xâm lược từ khi mới mười tám tuổi, Sơ Nijolė đã giúp tạo ra và phân phối Biên niên sử của Giáo Hội Công Giáo ở Lithuania, một hồ sơ về các vụ quấy rối, đàn áp và tử đạo đang diễn ra được vinh dự là cuốn sách dài nhất- xuất bản liên tục, về những bất đồng chính kiến trong lịch sử Liên Xô. Thông qua các phương tiện lén lút, hết số này đến số khác của Biên niên sử (được sản xuất thành nhiều bản trên máy đánh chữ thủ công sử dụng mười tờ giấy than) đã được đưa lậu ra khỏi Lithuania đến Âu Châu và Bắc Mỹ; sau đó nó được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau, trước sự vô cùng phẫn nộ của những người chủ của đế chế đa quốc gia mà thực chất là một nhà tù rộng lớn bao trùm mười một múi giờ. Vì vậy, lần lượt những nhân vật hàng đầu trong việc xuất bản Biên niên sử đều bị KGB bắt giữ và bị kết án vào Ngục Tù. Năm 1975 Sơ Nijolė Sadūnaitė phải chịu ba năm lao động khổ sai và ba năm bị lưu đày ở Siberia.
Trong Ngục Tù, Sơ bị tra tấn, bị giam trong bệnh viện tâm thần và bị biệt giam trong thời gian dài. Khi sống lưu vong, người nữ tu làm nghề giúp việc, trước đây Sơ từng lao động chân tay trong một nhà máy và chăm sóc những đứa trẻ bị bỏ rơi. Trong suốt thời gian đó, Sơ giữ bí mật về việc thánh hiến tôn giáo của mình với mọi người ngoại trừ gia đình và một số bạn bè thân thiết. Được thả ra khỏi nơi lưu đày, Sơ tiếp tục các hoạt động kháng chiến ngầm. Khi KGB đến tìm kiếm Sơ vào năm 1982, Sơ đã hoạt động bí mật trong 5 năm, trong thời gian đó Sơ đã viết một cuốn hồi ký về trải nghiệm trong trại tù của mình, được xuất bản năm 1987 với tựa đề A Radiance in the Ngục Tù - Một Tia Sáng Trong Ngục Tù một tựa đề phù hợp cho những suy ngẫm của một người phụ nữ có niềm vui lan tỏa, năng lượng vượt trội và tinh thần tích cực không ngừng nghỉ. Trong thời kỳ tan băng của Gorbachev vào cuối những năm 1980, Sr. Nijolė, lúc đó là một nữ anh hùng dân tộc, đã xuất hiện công khai tại các cuộc biểu tình quần chúng mà cuối cùng dẫn đến quá trình tự giải phóng của Lithuania vào năm 1990–1991.
Từ năm 1986 đến năm 1987, tôi đã giúp bạn tôi là Dân biểu John Miller (bản thân là người Do Thái) thành lập Nhóm Tự do Tôn giáo Công Giáo Lithuania lưỡng đảng tại Hạ viện Hoa Kỳ. Công việc của nhóm, với sự cộng tác của chính quyền Reagan, đã giúp giải phóng hai người sáng lập Biên Niên Sử khỏi ngục tù, là Cha Alfonsas Svarinskas và Cha Sigitas Tamkevičius, SJ (sau này là tổng giám mục của Kaunas và Hồng Y). Hai vị tử đạo da trắng đó, cũng như Sr. Nijolė, cuối cùng đã lên đường đến Washington, nơi tôi có vinh dự được gặp từng người trong số họ (như tôi đã gặp lần thứ hai trong cuộc hội ngộ cảm động ở Vilnius vào năm 2013). Trong chuyến thăm thủ đô của đất nước, Sơ Nijolė muốn đến thăm nhà thờ chính tòa của Washington. Sau đó, khi đang đứng trước nhà thờ St. Matthew's trên Đại lộ Rhode Island, sơ ấy bất ngờ lấy một chiếc ghim có phiên bản cách điệu của quốc huy Lithuania từ túi xách của mình, dán nó vào ve áo vest của tôi và ôm tôi thật chặt. Tôi cảm thấy như thể mình, một thường dân, được một cựu chiến binh tặng huân chương.
Thánh lễ an táng Sơ Nijolė được cử hành tại Nhà thờ Calvary ở Vilnius với sự hiện diện của hầu hết các giám mục của đất nước. Cuối cùng là tiếng kêu Santo subito tự phát! (hoặc tương đương với tiếng Lithuania) - giống như đã xảy ra sau Thánh lễ an táng của Đức Gioan Phaolô II, người nữ tu hầm trú, anh hùng kháng chiến và người sống sót trong trại cải tạo Ngục Tù tôn kính. Tôi hy vọng một ngày nào đó, Giáo hội sẽ công nhận những đức tính anh hùng của Nijolė Sadūnaitė và phong thánh cho Sơ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng khi bảo vệ Sơ và được hân hạnh gặp Sơ, cuộc đời tôi đã được một vị thánh đánh động, chứng tá của ngài phản ánh chứng tá của các nữ thánh ở đồi Canvê và biến cố Phục Sinh.
Source:First Things