Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:30 25/04/2016
36. VŨ NỮ LỚN TUỔI.
Đặng Tham bày tiệc mời Triệu Thần, sai vũ nữ giúp vui, vũ nữ đều lớn tuổi, cháu chắt nhìn thấy tổ mẫu còn làm ra vẻ con gái thì cất tiếng cười nói với Đặng Tham:
- “Tướng quân là người thông văn đạt võ, thường thích chuyện thời xưa kiêm chuyện thời nay, ngày xưa đã từng nghe nhạc võ, ngày nay đích thân thấy bà già múa !”
(Hài cự lục)
Suy tư 36:
Thời nay vũ nữ trong các nhà hàng kara-oke, hoặc trên các sàn nhảy đều thuộc loại trẻ trung, đẹp và rất “mốt”, bởi vì không một khán giả nào bỏ tiền ra để coi bà già nhảy múa.
Xã hội thời nay thích trẻ trung hóa như: trẻ hóa lãnh đạo, trẻ trung hóa môi trường, trẻ hóa thành phần cơ cấu.v.v... thậm chí trẻ hóa tình yêu và trẻ hóa...sở thích.
Có những người rất trẻ, nhưng chẳng ai thích gần họ, vì tính cách của họ rất đạo mạo chẳng khác gì ông cụ non; trái lại có những người già cả, nhưng ai nhìn cũng thấy mến và thích đến gần để trò chuyện, bởi vì sức trẻ này được xuất phát từ trong tâm, không phải được “đánh bóng” bằng kem thorakao, hay kem PS hoặc kem Olay, bôi son trát phấn rồi cũng sẽ bị phai, già vẫn hoàn già, nhưng nét trẻ từ trong tâm thì không già được, đó gọi là “trường xuân bất lão.”
Người yêu mến và thực hành Lời Chúa thì càng trẻ trung hơn, vì Lời Chúa không những làm cho người ta thấy cuộc sống có ý nghĩa khi đưa tay ra nâng đỡ người thân cận nghèo đói. “Thấy cuộc sống có ý nghĩa” tức là đã trẻ hóa cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên hấp dẫn, ai nhìn cũng thích, ai thấy cũng mê.
Muốn trẻ hoá môi trường, muốn trẻ trung hoá lãnh đạo, hoặc muốn trẻ trung hoá cái gì chăng nữa, thì chính mình cần phải trẻ hoá trước mọi người, nghĩa là tâm hồn chúng ta cần phải trẻ trung trước những vấn nạn, những khó khăn của cuộc sống, hay nói cách khác, chúng ta cần phải lạc quan trước những vấn đề bức xúc hôm nay của thời đại.
Người trẻ trung hoá là người có một tâm hồn đơn sơ, hiền lành và khiêm tốn, bởi vì đơn sơ thì làm cho cuộc sống nhẹ nhàng vui tươi hơn; hiền lành thì làm cho mọi người gần gủi và cảm thông với nhau hơn; khiêm tốn là nền tảng để xây dựng nên sự hiền lành và đơn sơ.
Ước gì sự trẻ trung của các linh mục không phải phát xuất từ việc đi xe hơi, xài iphone 5, 6 hoặc dùng máy ipad đời mới, nhưng sự trẻ trung này được phát xuất từ tâm hồn biết phục vụ với tất cả say mê của Đức Chúa Thánh Thần...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Đặng Tham bày tiệc mời Triệu Thần, sai vũ nữ giúp vui, vũ nữ đều lớn tuổi, cháu chắt nhìn thấy tổ mẫu còn làm ra vẻ con gái thì cất tiếng cười nói với Đặng Tham:
- “Tướng quân là người thông văn đạt võ, thường thích chuyện thời xưa kiêm chuyện thời nay, ngày xưa đã từng nghe nhạc võ, ngày nay đích thân thấy bà già múa !”
(Hài cự lục)
Suy tư 36:
Thời nay vũ nữ trong các nhà hàng kara-oke, hoặc trên các sàn nhảy đều thuộc loại trẻ trung, đẹp và rất “mốt”, bởi vì không một khán giả nào bỏ tiền ra để coi bà già nhảy múa.
Xã hội thời nay thích trẻ trung hóa như: trẻ hóa lãnh đạo, trẻ trung hóa môi trường, trẻ hóa thành phần cơ cấu.v.v... thậm chí trẻ hóa tình yêu và trẻ hóa...sở thích.
Có những người rất trẻ, nhưng chẳng ai thích gần họ, vì tính cách của họ rất đạo mạo chẳng khác gì ông cụ non; trái lại có những người già cả, nhưng ai nhìn cũng thấy mến và thích đến gần để trò chuyện, bởi vì sức trẻ này được xuất phát từ trong tâm, không phải được “đánh bóng” bằng kem thorakao, hay kem PS hoặc kem Olay, bôi son trát phấn rồi cũng sẽ bị phai, già vẫn hoàn già, nhưng nét trẻ từ trong tâm thì không già được, đó gọi là “trường xuân bất lão.”
Người yêu mến và thực hành Lời Chúa thì càng trẻ trung hơn, vì Lời Chúa không những làm cho người ta thấy cuộc sống có ý nghĩa khi đưa tay ra nâng đỡ người thân cận nghèo đói. “Thấy cuộc sống có ý nghĩa” tức là đã trẻ hóa cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên hấp dẫn, ai nhìn cũng thích, ai thấy cũng mê.
Muốn trẻ hoá môi trường, muốn trẻ trung hoá lãnh đạo, hoặc muốn trẻ trung hoá cái gì chăng nữa, thì chính mình cần phải trẻ hoá trước mọi người, nghĩa là tâm hồn chúng ta cần phải trẻ trung trước những vấn nạn, những khó khăn của cuộc sống, hay nói cách khác, chúng ta cần phải lạc quan trước những vấn đề bức xúc hôm nay của thời đại.
Người trẻ trung hoá là người có một tâm hồn đơn sơ, hiền lành và khiêm tốn, bởi vì đơn sơ thì làm cho cuộc sống nhẹ nhàng vui tươi hơn; hiền lành thì làm cho mọi người gần gủi và cảm thông với nhau hơn; khiêm tốn là nền tảng để xây dựng nên sự hiền lành và đơn sơ.
Ước gì sự trẻ trung của các linh mục không phải phát xuất từ việc đi xe hơi, xài iphone 5, 6 hoặc dùng máy ipad đời mới, nhưng sự trẻ trung này được phát xuất từ tâm hồn biết phục vụ với tất cả say mê của Đức Chúa Thánh Thần...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 25/04/2016
29. Chỉ có tâm hồn cực kỳ thanh khiết mới có thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa tốt lành.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Chủ Nhật Năm Thánh dành cho Giới Trẻ 24/4/2016
Thanh Quảng sdb
07:37 25/04/2016
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Chúa Nhật Năm Thánh dành cho Giới Trẻ 24/4/2016
(chuyển ngữ Thanh Quảng sdb)
Vatican ngày 24/4/2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Năm thánh dành cho giới trẻ; ĐTC đã nói với các em "những người bạn thực sự của Chúa Giêsu là những người có một tình yêu chân chính được phản ánh qua cách sống của họ." ĐTC cũng nói với lứa tuổi 13-16 rằng mặc dù tình yêu là con đường dẫn đến hạnh phúc, nhưng đó không phải là một con đường dễ dàng mà đòi hỏi nhiều cố gắng. ĐTC cũng cho biết, hạnh phúc thì vô giá. " Hạnh phúc không thể mua được: nó không phải là một ứng dụng mà chúng con có thể tải xuống điện thoại cũng không phải là cái gì mới nhất, hiện đại nhất sẽ mang lại cho chúng con sự tự do và sự thiện hảo của tình yêu”.
Dưới đây là trọn bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Năm thánh cho giới trẻ:
"Bằng cách này mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau" (Ga 13:35).
Các bạn trẻ thân mến, thật là một trách nhiệm lớn lao Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay! Chúa nói với chúng ta rằng thế giới sẽ nhận ra các con là môn đệ của Chúa qua cách thế chúng ta yêu thương nhau. Tình yêu, nói cách khác, là căn tính của Kitô giáo, là “chứng minh thư” xác định chúng ta là Kitô hữu. Nếu tấm thẻ này hết hạn và không được đổi mới thì chúng ta không còn là chứng nhân của Chúa nữa! Vì vậy, Cha hỏi chúng con: Chúng con có muốn đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu trở thành môn đệ của Chúa không? Chúng con có muốn trở thành những người bạn trung thành của Chúa không? Điểm chính yếu của những người bạn thực sự của Chúa Giêsu là tình yêu chân chính được phản ánh từ chính cuộc sống của chúng con. Chúng con có muốn cảm nghiệm tình yêu của Chúa không? Hãy mở lòng chúng con ra học hỏi nơi Chúa, vì Lời của Chúa chính là trường đời, nơi chúng con học cách yêu thương.
Trước hết, tình yêu thì tốt lành, đó là con đường dẫn đến hạnh phúc. Nhưng nó không phải là một con đường dễ dàng. Nó rất đòi hỏi và cần nhiều công sức. Chúng con hãy nghĩ đi, ví dụ khi chúng con nhận được một món quà. Món quà đem tới cho chúng con niềm vui hạnh phúc, nhưng chúng con có biết rằng nhận được một món quà có nghĩa là một người nào đó đã suy tư, tốn thời gian và công sức hy sinh để có món quà đó. Chúng con hãy nghĩ tới món quà mà cha mẹ chúng con và những người lãnh trách nhiệm tổ chức để đưa chúng con về Rome đây cho ngày năm thánh dành riêng cho chúng con. Các vị ấy đã lên kế hoạch, tổ chức, và chuẩn bị mọi thứ cho chúng con, dù điều này mang lại cho các ngài niềm vui hạnh phúc, nhưng các ngài phải hy sinh một cái gì đó! Vì yêu có nghĩa là cho đi không phải chỉ tiền bạc vật chất, mà còn một cái gì đó của chính tức thời giờ, tình bằng hữu và tài năng của chính họ.
Hãy nhìn vào Chúa, Đấng bao giờ cũng trao ban cách quảng đại. Chúng ta đã nhận được rất nhiều ân huệ từ Chúa, vì vậy chúng ta phải cảm ơn Chúa hàng ngày ... Cha xin hỏi chúng con một câu hỏi: Chúng con có cám ơn Chúa mỗi ngày không? Ngay cả khi chúng ta không cám ơn Chúa, Chúa vẫn tiếp tục ban phát ơn huệ Ngài cho chúng ta. Những ơn đó không phải là một cái gì vật chất hữu hình mà chúng ta có thể sử dụng, nhưng là một cái gì cao quí và vĩ đại hơn, một món quà trường cửu. Chúa cho chúng ta tình bạn trung tín của Ngài, Ngài sẽ không bao giờ lấy lại. Thậm chí nếu chúng ta chán chường bỏ Chúa, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đối xử nhân hậu với chúng ta và vẫn gần gũi chúng ta. Chúa tin tưởng chúng ta còn hơn chính chúng ta tin tưởng vào mình. Điều này rất quan trọng! Bởi vì mối đe dọa lớn nhất cho việc thăng tiến nẩy sinh từ tư tưởng cho rằng không có ai quan tâm đến chúng ta, từ cảm giác cho rằng chúng ta đơn độc một mình. Thật ra Thiên Chúa luôn luôn là bạn của chúng ta và Ngài vui sướng được đồng hành với chúng ta. Như Chúa đã đồng hành với các tông đồ của Chúa năm xưa. Ngài nhìn vào mắt chúng ta và Ngài gọi chúng ta theo Ngài, để "đưa ra vùng nước sâu" và "thả lưới"… Tin tưởng vào lời Chúa và sử dụng tài năng của mình trong cuộc sống, qua sự thông hiệp với Chúa, chúng ta không sợ hãi gì nữa! Chúa Giêsu luôn kiên tâm chờ đợi chúng ta. Ngài đang chờ lời đáp trả của chúng ta. Ngài đang chờ đợi lời đáp trả "xin vâng" của chúng ta.
Các bạn trẻ thân mến, ở giai đoạn này trong cuộc sống của chúng con, Chúng con đang ước vọng được thăng tiến và được yêu thương. Thiên Chúa chính là người Thày chúng con cần xin Ngài dậy chúng con. Chúa sẽ dạy chúng con niềm khát vọng và giúp chúng con cảm nhận được tình yêu. Chúa sẽ hướng dẫn tâm hồn chúng con ban phát "tình yêu mà không đòi chiếm hữu", yêu tha nhân mà không chiếm hữu họ để họ được tự do triển nở. Cuộc đời thường có cám dỗ từ bản năng “chiếm hữu” hầu chúng ta được toại nguyện. Kinh nghiệm cho hay, khi chúng ta khư khư ghì chặt lấy một cái gì đó, thì chúng ta cảm thấy nó mất dần và tan biến đi, làm chúng ta bối rối và cảm thấy trống vắng! Thiên Chúa, nếu chúng con lắng nghe Lời Ngài, Ngài sẽ bày tỏ cho chúng con những ẩn của tình yêu. Tình yêu cần được trao ban chăm sóc cho tha nhân, tôn trọng họ, bảo vệ họ và đợi chờ họ.
Tại thời điểm này trong cuộc đời, chúng con cảm thấy một khát vọng to lớn là được tự do. Nhiều người sẽ nói với chúng con rằng tự do có nghĩa là chúng con làm bất cứ điều gì chúng con muốn. Nhưng bây giờ là lúc chúng con có thể nói không. Tự do không phải là khả năng chỉ đơn giản là làm những gì tôi muốn. Điều này biến chúng ta tự cho mình là trung tâm điểm và tạo ra những ngăn cách, nó ngăn cản chúng ta thành những người cởi mở và chân thành. Thay vào đó, tự do là món quà của việc chọn lựa điều tốt. Một con người tự do là một người chọn những gì là tốt, những gì là đẹp lòng Thiên Chúa, ngay cả khi điều ấy đòi hỏi nhiều cố gắng. Với những quyết định anh dũng chúng con mới thực hiện được những ước mơ lớn cho cuộc đời chúng con, những giấc mơ mà giá trị làm chỉ tiêu cho toàn bộ cuộc sống chúng con theo đuổi. Những người tầm thường, hài lòng với điều nhỏ bé và để cuộc đời lôi cuốn! Đừng tin những người khuyến dụ chúng con rằng thành đạt cuộc sống này là hưởng thụ và sang giầu tiền bạc! Các con đừng bắt chước những anh hùng điên loạn trong phim ảnh, đua đòi theo thời trang quá trớn... Hãy thâm tín rằng không có hạnh phúc mà không phải trả giá. Hạnh phúc không thể mua được: nó không phải là một ứng dụng mà chúng con có thể tải xuống điện thoại cũng không phải là cái gì mới nhất, hiện đại nhất sẽ mang lại cho chúng con sự tự do và sự thiện hảo của tình yêu.
Tình yêu là một món quà luôn gọi mời trái tim rộng mở; nó là một trách nhiệm cao cả, là một cuộc sống dài lâu; nó là một trọng trách hàng ngày làm cho con người có khả năng đạt được những ước mơ lớn lao! Tình yêu cần được nuôi dưỡng bằng sự tin tưởng, tôn trọng và tha thứ. Tình yêu không phải tự nhiên mà có vì chúng ta nói về nó, mà có khi chúng ta sống vì nó: nó không phải là một bài thơ dịu ngọt để nghiên cứu và học thuộc lòng, mà là một sự lựa chọn cuộc sống nhập cuộc vào thực tế! Làm thế nào chúng ta có thể phát triển tình yêu? Bí mật này chính là Chúa: Chúa Giêsu dâng hiến chính Ngài cho chúng ta trong mỗi Thánh lễ, Ngài tha thứ và ban bình an cho chúng ta trong chính lúc chúng ta tự thú lỗi lầm. Ở nơi đó chúng ta học để nhận tình yêu của Chúa, biến tình yêu thành chính chúng ta hầu có thể trao ban cho nhân thế. Mỗi khi chúng ta thấy khó yêu thương, khó để chối từ một sự dữ, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá, hãy ôm lấy thập giá và đừng rời khỏi tay Chúa… Chúa sẽ chỉ ra cho chúng ta vươn cao hơn và nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta ngã quỵ!
Cha biết rằng chúng con có khả năng thể hiện những hành vi cao thượng về tình bạn và hành vi tốt lành. Với những người bạn này chúng con được mời gọi để xây dựng tương lai với người khác và cho người khác, nhưng đừng bao giờ chống lại bất cứ ai! Chúng con sẽ thể hiện được những việc tuyệt diệu nếu chúng con chuẩn bị kỹ lưỡng, bắt đầu ngay từ bây giờ, bằng cách sống tuổi trẻ của chúng con với các tài năng của chúng con một cách sung mãn và không nề quản khó khăn. Hãy như những nhà vô địch thể thao, những người đạt được những mục tiêu cao cả bởi nỗ lực thầm lặng hàng ngày và chuyên cần trau luyện. Hãy làm cho chương trình sống hàng ngày của chúng con được lồng khung trong công trình của lòng thương xót Chúa. Nhiệt tâm thi hành chương trình sống như những nhà vô địch trong cuộc sống! Bằng cách này chúng con sẽ được công nhận là môn đệ của Chúa Giêsu và niềm vui của chúng con sẽ được thành toàn.
(chuyển ngữ Thanh Quảng sdb)
Vatican ngày 24/4/2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Năm thánh dành cho giới trẻ; ĐTC đã nói với các em "những người bạn thực sự của Chúa Giêsu là những người có một tình yêu chân chính được phản ánh qua cách sống của họ." ĐTC cũng nói với lứa tuổi 13-16 rằng mặc dù tình yêu là con đường dẫn đến hạnh phúc, nhưng đó không phải là một con đường dễ dàng mà đòi hỏi nhiều cố gắng. ĐTC cũng cho biết, hạnh phúc thì vô giá. " Hạnh phúc không thể mua được: nó không phải là một ứng dụng mà chúng con có thể tải xuống điện thoại cũng không phải là cái gì mới nhất, hiện đại nhất sẽ mang lại cho chúng con sự tự do và sự thiện hảo của tình yêu”.
Dưới đây là trọn bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Năm thánh cho giới trẻ:
"Bằng cách này mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con có lòng yêu thương nhau" (Ga 13:35).
Các bạn trẻ thân mến, thật là một trách nhiệm lớn lao Chúa ban cho chúng ta ngày hôm nay! Chúa nói với chúng ta rằng thế giới sẽ nhận ra các con là môn đệ của Chúa qua cách thế chúng ta yêu thương nhau. Tình yêu, nói cách khác, là căn tính của Kitô giáo, là “chứng minh thư” xác định chúng ta là Kitô hữu. Nếu tấm thẻ này hết hạn và không được đổi mới thì chúng ta không còn là chứng nhân của Chúa nữa! Vì vậy, Cha hỏi chúng con: Chúng con có muốn đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu trở thành môn đệ của Chúa không? Chúng con có muốn trở thành những người bạn trung thành của Chúa không? Điểm chính yếu của những người bạn thực sự của Chúa Giêsu là tình yêu chân chính được phản ánh từ chính cuộc sống của chúng con. Chúng con có muốn cảm nghiệm tình yêu của Chúa không? Hãy mở lòng chúng con ra học hỏi nơi Chúa, vì Lời của Chúa chính là trường đời, nơi chúng con học cách yêu thương.
Trước hết, tình yêu thì tốt lành, đó là con đường dẫn đến hạnh phúc. Nhưng nó không phải là một con đường dễ dàng. Nó rất đòi hỏi và cần nhiều công sức. Chúng con hãy nghĩ đi, ví dụ khi chúng con nhận được một món quà. Món quà đem tới cho chúng con niềm vui hạnh phúc, nhưng chúng con có biết rằng nhận được một món quà có nghĩa là một người nào đó đã suy tư, tốn thời gian và công sức hy sinh để có món quà đó. Chúng con hãy nghĩ tới món quà mà cha mẹ chúng con và những người lãnh trách nhiệm tổ chức để đưa chúng con về Rome đây cho ngày năm thánh dành riêng cho chúng con. Các vị ấy đã lên kế hoạch, tổ chức, và chuẩn bị mọi thứ cho chúng con, dù điều này mang lại cho các ngài niềm vui hạnh phúc, nhưng các ngài phải hy sinh một cái gì đó! Vì yêu có nghĩa là cho đi không phải chỉ tiền bạc vật chất, mà còn một cái gì đó của chính tức thời giờ, tình bằng hữu và tài năng của chính họ.
Hãy nhìn vào Chúa, Đấng bao giờ cũng trao ban cách quảng đại. Chúng ta đã nhận được rất nhiều ân huệ từ Chúa, vì vậy chúng ta phải cảm ơn Chúa hàng ngày ... Cha xin hỏi chúng con một câu hỏi: Chúng con có cám ơn Chúa mỗi ngày không? Ngay cả khi chúng ta không cám ơn Chúa, Chúa vẫn tiếp tục ban phát ơn huệ Ngài cho chúng ta. Những ơn đó không phải là một cái gì vật chất hữu hình mà chúng ta có thể sử dụng, nhưng là một cái gì cao quí và vĩ đại hơn, một món quà trường cửu. Chúa cho chúng ta tình bạn trung tín của Ngài, Ngài sẽ không bao giờ lấy lại. Thậm chí nếu chúng ta chán chường bỏ Chúa, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục đối xử nhân hậu với chúng ta và vẫn gần gũi chúng ta. Chúa tin tưởng chúng ta còn hơn chính chúng ta tin tưởng vào mình. Điều này rất quan trọng! Bởi vì mối đe dọa lớn nhất cho việc thăng tiến nẩy sinh từ tư tưởng cho rằng không có ai quan tâm đến chúng ta, từ cảm giác cho rằng chúng ta đơn độc một mình. Thật ra Thiên Chúa luôn luôn là bạn của chúng ta và Ngài vui sướng được đồng hành với chúng ta. Như Chúa đã đồng hành với các tông đồ của Chúa năm xưa. Ngài nhìn vào mắt chúng ta và Ngài gọi chúng ta theo Ngài, để "đưa ra vùng nước sâu" và "thả lưới"… Tin tưởng vào lời Chúa và sử dụng tài năng của mình trong cuộc sống, qua sự thông hiệp với Chúa, chúng ta không sợ hãi gì nữa! Chúa Giêsu luôn kiên tâm chờ đợi chúng ta. Ngài đang chờ lời đáp trả của chúng ta. Ngài đang chờ đợi lời đáp trả "xin vâng" của chúng ta.
Các bạn trẻ thân mến, ở giai đoạn này trong cuộc sống của chúng con, Chúng con đang ước vọng được thăng tiến và được yêu thương. Thiên Chúa chính là người Thày chúng con cần xin Ngài dậy chúng con. Chúa sẽ dạy chúng con niềm khát vọng và giúp chúng con cảm nhận được tình yêu. Chúa sẽ hướng dẫn tâm hồn chúng con ban phát "tình yêu mà không đòi chiếm hữu", yêu tha nhân mà không chiếm hữu họ để họ được tự do triển nở. Cuộc đời thường có cám dỗ từ bản năng “chiếm hữu” hầu chúng ta được toại nguyện. Kinh nghiệm cho hay, khi chúng ta khư khư ghì chặt lấy một cái gì đó, thì chúng ta cảm thấy nó mất dần và tan biến đi, làm chúng ta bối rối và cảm thấy trống vắng! Thiên Chúa, nếu chúng con lắng nghe Lời Ngài, Ngài sẽ bày tỏ cho chúng con những ẩn của tình yêu. Tình yêu cần được trao ban chăm sóc cho tha nhân, tôn trọng họ, bảo vệ họ và đợi chờ họ.
Tại thời điểm này trong cuộc đời, chúng con cảm thấy một khát vọng to lớn là được tự do. Nhiều người sẽ nói với chúng con rằng tự do có nghĩa là chúng con làm bất cứ điều gì chúng con muốn. Nhưng bây giờ là lúc chúng con có thể nói không. Tự do không phải là khả năng chỉ đơn giản là làm những gì tôi muốn. Điều này biến chúng ta tự cho mình là trung tâm điểm và tạo ra những ngăn cách, nó ngăn cản chúng ta thành những người cởi mở và chân thành. Thay vào đó, tự do là món quà của việc chọn lựa điều tốt. Một con người tự do là một người chọn những gì là tốt, những gì là đẹp lòng Thiên Chúa, ngay cả khi điều ấy đòi hỏi nhiều cố gắng. Với những quyết định anh dũng chúng con mới thực hiện được những ước mơ lớn cho cuộc đời chúng con, những giấc mơ mà giá trị làm chỉ tiêu cho toàn bộ cuộc sống chúng con theo đuổi. Những người tầm thường, hài lòng với điều nhỏ bé và để cuộc đời lôi cuốn! Đừng tin những người khuyến dụ chúng con rằng thành đạt cuộc sống này là hưởng thụ và sang giầu tiền bạc! Các con đừng bắt chước những anh hùng điên loạn trong phim ảnh, đua đòi theo thời trang quá trớn... Hãy thâm tín rằng không có hạnh phúc mà không phải trả giá. Hạnh phúc không thể mua được: nó không phải là một ứng dụng mà chúng con có thể tải xuống điện thoại cũng không phải là cái gì mới nhất, hiện đại nhất sẽ mang lại cho chúng con sự tự do và sự thiện hảo của tình yêu.
Tình yêu là một món quà luôn gọi mời trái tim rộng mở; nó là một trách nhiệm cao cả, là một cuộc sống dài lâu; nó là một trọng trách hàng ngày làm cho con người có khả năng đạt được những ước mơ lớn lao! Tình yêu cần được nuôi dưỡng bằng sự tin tưởng, tôn trọng và tha thứ. Tình yêu không phải tự nhiên mà có vì chúng ta nói về nó, mà có khi chúng ta sống vì nó: nó không phải là một bài thơ dịu ngọt để nghiên cứu và học thuộc lòng, mà là một sự lựa chọn cuộc sống nhập cuộc vào thực tế! Làm thế nào chúng ta có thể phát triển tình yêu? Bí mật này chính là Chúa: Chúa Giêsu dâng hiến chính Ngài cho chúng ta trong mỗi Thánh lễ, Ngài tha thứ và ban bình an cho chúng ta trong chính lúc chúng ta tự thú lỗi lầm. Ở nơi đó chúng ta học để nhận tình yêu của Chúa, biến tình yêu thành chính chúng ta hầu có thể trao ban cho nhân thế. Mỗi khi chúng ta thấy khó yêu thương, khó để chối từ một sự dữ, chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá, hãy ôm lấy thập giá và đừng rời khỏi tay Chúa… Chúa sẽ chỉ ra cho chúng ta vươn cao hơn và nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta ngã quỵ!
Cha biết rằng chúng con có khả năng thể hiện những hành vi cao thượng về tình bạn và hành vi tốt lành. Với những người bạn này chúng con được mời gọi để xây dựng tương lai với người khác và cho người khác, nhưng đừng bao giờ chống lại bất cứ ai! Chúng con sẽ thể hiện được những việc tuyệt diệu nếu chúng con chuẩn bị kỹ lưỡng, bắt đầu ngay từ bây giờ, bằng cách sống tuổi trẻ của chúng con với các tài năng của chúng con một cách sung mãn và không nề quản khó khăn. Hãy như những nhà vô địch thể thao, những người đạt được những mục tiêu cao cả bởi nỗ lực thầm lặng hàng ngày và chuyên cần trau luyện. Hãy làm cho chương trình sống hàng ngày của chúng con được lồng khung trong công trình của lòng thương xót Chúa. Nhiệt tâm thi hành chương trình sống như những nhà vô địch trong cuộc sống! Bằng cách này chúng con sẽ được công nhận là môn đệ của Chúa Giêsu và niềm vui của chúng con sẽ được thành toàn.
Giới trẻ Paris họp bạn huynh đệ Frat ở Lộ Đức
Lê Đình Thông
13:15 25/04/2016
‘‘Thầy ban cho các con bình an của Thầy’’ (Ga 14,27) là chủ đề họp bạn, cử hành vào Năm Thánh ‘‘Lòng Chúa Thương Xót’’. ‘‘Bình an của Thầy’’ còn là tên ca khúc chính thức của Frat 2016.
‘‘Frat’’ do ĐHY Tổng Giám mục Paris và các vị giám mục 7 giáo phận vùng phụ cận Paris (Créteil, Evry, Meaux, Nanterre, Pontoise, Saint-Denis, Versailles) tổ chức hai năm một lần, quy tụ các bạn trẻ theo học tại 800 trường phổ thông cấp 3, tạo điều kiện gặp gỡ cho các bạn trẻ kết tình huynh đệ : ‘‘anh em như thể tay chân’’, cùng nhau sống đức tin tại Lộ Đức, nơi Đức Bà biểu hiện tâm tình thương xót chúng sinh, như lời của linh mục Yves-Arnaud Kirchhof, tuyên úy họp bạn Huynh đệ. Ngài cho rằng Đức Bà đã hòa nhịp tình mẫu tử với Thánh tâm Chúa Giêsu và lòng lân tuất của Chúa Cha. Mặt khác, các thánh thông công còn cho thấy nhờ Tin, Cậy, Mến mà con người không còn bị vùi dập bởi phận người. Năm nay, linh mục Jean-François Penhouet, tuyên úy các trại giam và linh mục René-Luc đưa ra các chứng từ về lòng thương xót trong các môi trường gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trại họp bạn Frat được tổ chức liên tục từ 108 năm nay.
Ngoài thời gian cầu nguyện và học hỏi lời Chúa, trại họp bạn gồm 289 nhóm sinh hoạt còn múa, hát trên phố phường Lộ Đức, đem lại bầu khí vui tươi, thánh thiện cho thành phố miền núi này.
Chương trình Frat 2016 như sau :
- Thứ hai 25/04 :
9 giờ : Nghi thức tập hợp
22 giờ 05 : Thánh lễ khai mạc
- Thứ ba 26/04 :
9 giờ : Bí tích bệnh nhân
21 giờ 05 : Sinh hoạt văn nghệ
- Thứ tư 27/04 :
- 9 giờ : Thánh lễ
21 giờ 05 : giờ thờ phượng
- Thứ năm 28/04 :
9 giờ : Nghi thức sai đi. Bế mạc
---
Paris, ngày 25/04/2016
Lê Đình Thông
Thánh Lễ Năm Thánh dành cho thanh thiếu niên tại Vatican
VietCatholic Network
13:53 25/04/2016
Năm Thánh Lòng Thương Xót đã bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm ngoái và sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm nay. Một trong những sinh hoạt nổi bật của năm thánh này là Ngày Năm Thánh dành cho các thiếu niên nam nữ diễn ra vào Chúa Nhật thứ Năm Mùa Phục sinh 24 tháng Tư.
Từ mấy ngày qua hơn 70,000 bạn trẻ tuổi từ 13 tới 16 từ Italia và nhiều nước trên thế giới đã tuốn về Roma hành hương Năm Thánh. Các bạn trẻ được 203 giáo xứ Roma tiếp đón, và đã theo dõi các buổi học giáo lý theo các thứ tiếng tại nhiều nhà thờ khác nhau trong thủ đô Giáo Hội. Chiều thứ bẩy đã có hàng trăm Linh Mục ban bí tích Hoà Giải cho họ tại quảng trường thánh Phêrô. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã giải tội cho 16 bạn trẻ. Tiếp đến vào ban tối các bạn trẻ đã tham dự đại nhạc hội tại sân vận động Olimpic Roma với các chứng từ, hoạt cảnh và các màn trình diễn của nhiều ca sĩ nổi tiếng.
Ngay từ 8 giờ sáng Chúa Nhật quảng trường thánh Phêrô đã đông đặc các bạn trẻ, tín hữu và du khách hành hương. Đảm trách thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn Mater Ecclesiae và ca đoàn Anh giáo.
Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có 20 Hồng Y, 50 Giám Mục, và 950 Linh Mục.
Kính thưa quý vị và anh chị em
Đức Thánh Cha đang tiến ra trước lễ đài từ phía bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Ngài vẫy tay chào mọi người trong khi ca đoàn và cộng đoàn cùng hát bài hát chính thức của năm thánh Lòng Thương Xót.
Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá bắt đầu buổi canh thức. Ngài kêu gọi mọi người cùng hiệp ý trong thánh lễ.
Nhân danh Cha, và Con+ và Thánh Thần.
Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.
Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hiệp cùng một ca đoàn thiếu nhi đang hát kinh Thương Xót
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đ: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Đức Thánh Cha dâng lời nguyện
Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời
Đ: Amen
Các ca đoàn và cộng đoàn cùng hát Kinh Vinh Danh.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,
chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,
chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,
Là Chúa Cha toàn năng.
Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa
là Con Đức Chúa Cha.
Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;
Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.
Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.
Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh,
chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao,
cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha . Amen.
Sau khi cộng đoàn dứt kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha dâng lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, nhờ Ðức Kitô, Con Một Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng con và nhận làm nghĩa tử; xin lấy tình Cha mà âu yếm đoái nhìn: này chúng con là những kẻ tin kính Ðức Kitô, xin cho chúng con được trở nên những người tự do đích thực và đáng hưởng gia nghiệp muôn đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa ,và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.
Phụng Vụ Lời Chúa
BÀI ĐỌC I “Các ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài”.
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”. Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Đấng họ tin theo. Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Pergê, các ngài xuống Atilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin.
Đó là Lời Chúa.
Tạ ơn Chúa
ĐÁP CA
Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời.
1- Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
2- Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Người hãy chúc tụng Người. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Người.
3- Để con cái loài người nhận biết quyền năng, và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Người là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Người tồn tại qua muôn thế hệ.
BÀI ĐỌC II “Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ”.
Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã thấy trời mới đất mới. Vì trời cũ và đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn nữa. Và tôi là Gioan đã thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: “Đây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi. Và Đấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.”
Đó là Lời Chúa.
Tạ ơn Chúa
Alleluia, Alleluia.- Chúa phán: “Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”. - Alleluia.
PHÚC ÂM “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Ngươi. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển. Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau.
Đó là Lời Chúa.
Lạy Chúa , vinh danh Chúa.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa điều răn yêu thương Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ. Ngài nói:
“Từ điều này mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35). Các thanh thiếu niên nam nữ thân mến, thật lớn lao biết bao trách nhiệm mà Chúa tín thác cho chúng ta hôm nay! Nó nói với chúng ta rằng thiên hạ sẽ nhận biết các môn đệ của Chúa Giêsu từ cách họ yêu thương nhau. Nói cách khác, tình yêu là “thẻ căn cước” của kitô hữu, là “tải liệu” duy nhất có giá trị để được nhận biết là môn đệ của Chúa Giêsu. Nếu tài liệu này hết hạn, và ta không gia hạn nó liên tục, thì chúng ta không là các chứng nhân của Chúa nữa. Vì vậy cha hỏi các con: các con có muốn tiếp nhận lời Chúa Giêsu mời gọi là môn đệ của Ngài không? Các con có muốn là bạn trung thành của Ngài không? Bạn thật của Chúa Giêsu được phân biệt một cách nòng cốt bởi tình yêu cụ thể rạng ngời trong cuộc sống của mình. Các con có muốn sống tình yêu này mà Chúa ban cho chúng ta không ? - Các bạn trẻ thưa có - Thế thì chúng ta hãy tìm đến học trường của Ngài, là một trường sự sống để học yêu thương.
Trước hết yêu thương là điều xinh đẹp, là con đường để hạnh phúc. Tuy nhiên, nó không dễ dàng, nó đòi hỏi dấn thân, nó khiến cho ta mệt nhọc. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới khi mình nhận được một món qua. Điều này làm cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng để chuẩn bị món qua đó các người quảng đại đã phải dành thời giờ và dấn thân, và như vậy họ cũng tặng chúng ta một chút cái gì đó của chính con người họ, một cái gì mà họ đã biết lấy đi của họ. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới món quà mà cha mẹ và các linh hoạt viên của các con đã làm, bằng cách cho phép các con đến Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các con. Các vị đã phải lên chương trình, tổ chức, chuẩn bị mọi sự cho các con, và điều này khiến cho các vi vui, cả khi các vị có phải khước từ một chuyến du hành cho chính mình. Thật thế, yêu thương có nghĩa là cho đi, không phải chỉ một cái gì là vật chất, nhưng một cái gì của chính mình: thời giờ, tình bạn và các khả năng của mình.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy nhìn lên Chúa là Đấng không thể thắng vượt được trong sự quảng đại. Chúng ta nhận từ Ngài biết bao ơn, và mỗi ngày đáng lý ra chúng ta phải cám ơn Ngài… Cha muốn hỏi các con: các con có cám ơn Chúa mỗi ngày không? Cả khi nếu chúng tra quên, thì Chúa không quên ban cho chúng ta mỗi ngày một ơn đặc biệt. Đó không phải là một món quà vật chất cần giữ trong tay và sử dụng, nhưng là một món quà lớn lao hơn nữa, cho cuộc sống. Ngài cho chúng ta tình bạn trung thành của Ngài và sẽ không bao giờ lấy đi. Cả khi con làm cho Ngài thất vọng, và xa rời Ngài, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục yêu thương con và gần gũi con, tin tưởng nơi con hơn là chính con tin nơi mình. Và điều này thật quan trọng biết bao! Vì sự đe dọa chính ngăn cản lớn lên một cách tốt đẹp, đó là khi không có ai chú ý đến con, khi con cảm thấy mình bị bỏ ra một bên. Trái lại Chúa luôn luôn ở với con, và hài lòng ở với con. Cũng như Ngài đã làm với các môn đệ trẻ của Ngài, Ngài nhìn vào mắt con và mời con theo Ngài, “ra khơi” và “thả lưới”, tin tưởng nơi lời Ngài, nghĩa là bỏ vào cuộc chơi các tài năng của con trong cuộc sống, cùng với Ngài, mà không sợ hãi. Chúa Giêsu chờ đợi nơi con một câu trả lời, Ngài chờ đợi tiếng “vâng” của con.
Các thanh thiếu niên thân mến, vào tuổi của các con, các con cảm thấy nổi lên trong mình ước muốn yêu và nhận tình yêu thương. Nếu các con đến học trường của Ngài, Chúa sẽ dậy các con khiến cho lòng trìu mến và sự dịu hiện trở thành đẹp hơn nữa. Ngài sẽ đặt để trong tim các con một ý hướng tốt lành, ý hướng yêu thương mà không chiếm hữu: yêu thương các bản vị mà không muốn họ là của riêng mình, nhưng để cho họ tự do. Thật vậy, luôn luôn có cám dỗ làm ô nhiễm tình yêu với yêu sách bản năng chiếm lấy, có được điều mình thích. Nền văn hóa duy tiêu thụ cũng củng cố khuynh hướng này. Nhưng mọi sự, nếu ta siết chặt quá, thì bị hỏng, bị hư hại: và ta thất vọng với cái trống rỗng bên trong. Nếu các con lắng nghe tiếng Chúa, Ngài sẽ vén mở cho các con bí quyết của sự hiền dịu: lo lắng cho người khác có nghiã là tôn trọng họ, giữ gìn họ và chờ đợi họ.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng thánh lễ Ngày Năm Thánh giới trẻ: Trong các năm này các con cũng cảm thấy một ước ao tự do lớn lao. Nhiều người sẽ nói với các con rằng tự do có nghĩa là làm điều mình muốn. Nhưng ở đây phải biết nói không. Tự do không luôn luôn có thể là làm điều hợp với tôi: điều này khiến cho ta bị khép kín, xa cách và ngăn cản chúng ta là các người bạn cởi mở và chân thành. Khi tôi khỏe thì mọi sự đều trôi chảy là điều không đúng đâu. Đức Thánh Cha định nghĩa sự tự do như sau:
Sự tự do, trái lại, là ơn có thể lựa chọn sự thiện: ai lựa chọn sự thiện kẻ ấy tự do, ai tìm điều đẹp lòng Thiên Chúa, cả khi nó vất vả đi nữa, người ấy tự do. Chỉ với các lựa chọn can đảm và mạnh mẽ người ta mới thực hiện được các giấc mộng cao cả nhất, các giấc mộng đáng để cho chúng ta tiêu hao cuộc sống. Các con đừng hài lòng với sự tầm thường xoàng xĩnh, “sống vật vờ” đứng ngồi thoải mái. Đừng tín thác nơi kẻ làm cho các con lo ra khỏi sự giầu có đích thực, là chính các con, bằng cách nói với các con rằng cuộc đời chỉ đẹp khi có nhiều sự. Hãy coi chừng kẻ muốn làm cho các con tin rằng các con chỉ có giá trị khi đeo mặt nạ làm ra vẻ mạnh mẽ, như các anh hùng trong phim ảnh, hay khi các con mặc quần áo hàng hiệu mới nhất. Hạnh phúc của các con vô giá và không thể mua bán. Nó không phải là một chương trình “app” mà người ta chuyển vào điện thoại cầm tay. Nó cũng không phải là phiên bản cập nhật nhất có thể giúp các con trở thành tự do hay lớn lao trong tình yêu.
Vì tình yêu là món qua tự do của người có con tim rộng mở. Nó là một trách nhiệm đẹp kéo dài suốt đời. Nó là dấn thân thường ngày của người biết thực hiện các giấc mộng cao cả! Tình yêu được dưỡng nuôi bằng sự tin tưởng, kính trọng và tha thứ. Tình yêu không được hiện thực vì ta nói về nó, nhưng khi ta sống nó: nó không phải là một bài thơ êm dịu cần học thuộc lòng, mà là một lựa chọn cuộc sống cần thực hành! Chúng ta có thể lớn lên trong tình yêu như thế nào? Bí quyết vẫn là Chúa: Chúa Giêsu trao ban chính Ngài cho chúng ta trong Thánh Lễ, Ngài cống hiến sự tha thứ và niềm an bình cho chúng ta trong bí tích Giải Tội. Chính tại đó chúng ta học tiếp nhận Tình Yêu của Ngài, biến nó thành của chúng ta, và thông chuyền nó trong thế giới. Và khi yêu thương xem ra nặng nề, khi khó nói không với điều sai lầm, các con hãy nhìn lên thập giá Chúa Giêsu, ôm lấy nó và không rời tay Chúa dẫn các con tới với tha nhân và nâng các con dậy, khi các con ngã. Tè ngã là điều có thể xảy ra, nhưng phải đứng dậy.
Cha biết các con có khả năng có các cử chỉ của tình bạn và lòng tốt lớn lao. Các con được mời gọi xây dựng tương lai: cùng với những người khác và cho người khác, không bao giờ chống lại ai khác! Các con sẽ làm những điều tuyệt diệu, nếu các con tự chuẩn bị ngay từ bây giờ, bằng cách sống tràn đầy tuổi trẻ giầu ơn lành như thế của các con, mà không sợ hãi mệt nhọc. Hãy làm như các tay vô địch thể thao đạt các đích điểm bằng cách khiêm tốn kiên trì luyện tập mỗi ngày. Chương trình hằng ngày của các con hãy là các công việc của lòng thương xót. Hãy luyện tập với lòng hăng say để trở thành các tay vô địch của cuộc sống, các tay vô địch của tình yêu! Như thế các con sẽ được nhận biết như là các môn đệ của Chúa Giêsu. Và cha bảo đảm với các con rằng niềm vui của các con sẽ tràn đầy.
Trước khi hát kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào các bạn trẻ. Ngài nói: các con đã từ Italia và nhiều nơi trên thế giới đến để sống những giờ phút của đức tin và sự chia sẻ huynh đệ. Cha cám ơn các con về chứng tá tươi vui và ồn ào của các con. Hãy can đảm tiến bước!
Hôm qua tại Burgos bên Tây Ban Nha đã tôn phong chân phước linh mục Valentin Palencia Marquina và 4 bạn tử đạo, bị giết vì đức tin trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì các chứng nhân can đảm này, và qua lời bầu cử của các vị chúng ta hãy khẩn nài Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực.
Tôi luôn luôn âu lo vì các anh em giám mục, linh mục, tu sĩ Công Giáo và chính thống đã bị bắt cóc từ lâu bên Syria. Xin Thiên Chúa từ nhân đánh động con tim của những người bắt cóc, và ban cho các anh em của chúng ta được tự do sớm chừng nào có thể, để các vị có thể trở về các cộng đoàn của mình. Vì thế tôi mời gọi tất cả cầu nguyện và chúng ta cũng không quên tất cả những ai bị bắt cóc trên thế giới. Chúng ta hãy phó thác tất cả các khát vọng và niềm hy vọng của chúng ta cho sự bầu cử của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót.
Giờ đây, cộng đoàn đọc kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần; tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công; tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cộng đoàn đã dâng lên Chúa những ý nguyện sau
1. Bằng tiếng Anh: Lạy Chúa, xin cho Đức Thánh Cha, các giám mục và linh mục kiên vững trong đức tin. Xin cho các ngài luôn can đảm trong việc rao giảng chân lý, và vui tươi trong khi thực thi các tác vụ của mình. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Bằng tiếng Tây Ban Nha: Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Thánh Thần Chúa chiếu soi tâm trí các nhà lãnh đạo để họ tránh cạm bẫy của những quyền lợi ích kỷ, và đề cao phẩm giá của mỗi người. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Bằng tiếng Hoa: Lạy Chúa, xin cho tất cả các trẻ em trên thế giới biết mở rộng tâm hồn và lòng trí họ để biết lắng nghe Lời Chúa. Xin cho mọi người biết đón nhận trẻ em như những ân sủng của Chúa và là món quà của tình yêu. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Bằng tiếng Pháp: Lạy Chúa, xin nâng đỡ tất cả các tín hữu Kitô trên thế giới đang bị bách hại. Xin đổ tràn ân sủng Chúa trên họ và giúp họ mạnh mẽ trong gian truân. Xin cho những hy sinh của họ làm hồi sinh trong chúng con tình yêu Chúa và niềm vui được thuộc về Chúa. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Bằng tiếng Ý: Lạy Chúa, xin linh hứng cảm thức công lý và bác ái nơi tất cả những ai đã được rửa tội, để họ là những chứng nhân của tình yêu Chúa và cuộc sống của họ sẽ là một lời tôn vinh Chúa trước thế giới. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện
Lạy Cha xin đoái thương đón nhận những lời cầu nguyện chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa. Xin biến đổi cuộc sống của chúng con với lòng thương xót Chúa để tất cả chúng con được nên giống như Chúa Giêsu, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa đến muôn đời.
Amen
Thánh lễ sau đó đã diễn tiến như thường lệ.
Từ mấy ngày qua hơn 70,000 bạn trẻ tuổi từ 13 tới 16 từ Italia và nhiều nước trên thế giới đã tuốn về Roma hành hương Năm Thánh. Các bạn trẻ được 203 giáo xứ Roma tiếp đón, và đã theo dõi các buổi học giáo lý theo các thứ tiếng tại nhiều nhà thờ khác nhau trong thủ đô Giáo Hội. Chiều thứ bẩy đã có hàng trăm Linh Mục ban bí tích Hoà Giải cho họ tại quảng trường thánh Phêrô. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã giải tội cho 16 bạn trẻ. Tiếp đến vào ban tối các bạn trẻ đã tham dự đại nhạc hội tại sân vận động Olimpic Roma với các chứng từ, hoạt cảnh và các màn trình diễn của nhiều ca sĩ nổi tiếng.
Ngay từ 8 giờ sáng Chúa Nhật quảng trường thánh Phêrô đã đông đặc các bạn trẻ, tín hữu và du khách hành hương. Đảm trách thánh ca trong thánh lễ ngoài ca đoàn Sistina của Toà Thánh còn có ca đoàn Mater Ecclesiae và ca đoàn Anh giáo.
Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có 20 Hồng Y, 50 Giám Mục, và 950 Linh Mục.
Kính thưa quý vị và anh chị em
Đức Thánh Cha đang tiến ra trước lễ đài từ phía bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Ngài vẫy tay chào mọi người trong khi ca đoàn và cộng đoàn cùng hát bài hát chính thức của năm thánh Lòng Thương Xót.
Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá bắt đầu buổi canh thức. Ngài kêu gọi mọi người cùng hiệp ý trong thánh lễ.
Nhân danh Cha, và Con+ và Thánh Thần.
Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.
Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hiệp cùng một ca đoàn thiếu nhi đang hát kinh Thương Xót
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Đ: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
X: Xin Chúa thương xót chúng con.
Đ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Đức Thánh Cha dâng lời nguyện
Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời
Đ: Amen
Các ca đoàn và cộng đoàn cùng hát Kinh Vinh Danh.
Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,
và bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chúng con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa,
chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh Chúa,
chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa.
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua trên trời,
Là Chúa Cha toàn năng.
Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô,
Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa
là Con Đức Chúa Cha.
Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con;
Chúa xóa tội trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn.
Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thương xót chúng con.
Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh,
chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao,
cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha . Amen.
Sau khi cộng đoàn dứt kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha dâng lời nguyện
Lạy Thiên Chúa toàn năng, nhờ Ðức Kitô, Con Một Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng con và nhận làm nghĩa tử; xin lấy tình Cha mà âu yếm đoái nhìn: này chúng con là những kẻ tin kính Ðức Kitô, xin cho chúng con được trở nên những người tự do đích thực và đáng hưởng gia nghiệp muôn đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa ,và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.
Phụng Vụ Lời Chúa
BÀI ĐỌC I “Các ngài thuật lại những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài”.
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba trở lại Lystra, Icôniô và Antiôkia, củng cố tinh thần các môn đồ, khuyên bảo họ giữ vững đức tin mà rằng: “Chúng ta phải trải qua nhiều nỗi gian truân mới được vào nước Thiên Chúa”. Nơi mỗi hội thánh, các ngài đặt những vị niên trưởng, rồi ăn chay cầu nguyện, trao phó họ cho Chúa là Đấng họ tin theo. Sau đó, các ngài sang Pisiđia, đi đến Pamphylia. Sau khi rao giảng lời Chúa tại Pergê, các ngài xuống Atilia, rồi từ đó xuống tàu trở về Antiôkia, nơi mà trước đây các ngài đã được trao phó cho ơn Chúa để làm công việc các ngài mới hoàn thành. Khi đến nơi, các ngài tụ họp giáo đoàn, thuật cho họ nghe những gì Thiên Chúa đã làm với các ngài và đã mở lòng cho nhiều dân ngoại nhận biết đức tin.
Đó là Lời Chúa.
Tạ ơn Chúa
ĐÁP CA
Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa đến muôn đời.
1- Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa.
2- Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Người hãy chúc tụng Người. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao quyền năng của Người.
3- Để con cái loài người nhận biết quyền năng, và vinh quang cao cả nước Chúa. Nước Người là nước vĩnh cửu muôn đời, chủ quyền Người tồn tại qua muôn thế hệ.
BÀI ĐỌC II “Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ”.
Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã thấy trời mới đất mới. Vì trời cũ và đất cũ đã qua đi, và biển cũng không còn nữa. Và tôi là Gioan đã thấy thành thánh Giêrusalem mới, tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa: tề chỉnh như tân nương được trang điểm cho tân lang của mình. Và tôi nghe có tiếng lớn tự ngai vàng phán ra: “Đây là Thiên Chúa ở với loài người, và chính Thiên Chúa sẽ ở với họ. Người sẽ lau khô mọi giọt lệ ở mắt họ. Sự chết chóc sẽ không còn nữa, cũng không còn than khóc, không còn kêu la, không còn đau khổ: bởi vì các việc cũ đã qua đi. Và Đấng ngự trên ngai vàng đã phán rằng: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.”
Đó là Lời Chúa.
Tạ ơn Chúa
Alleluia, Alleluia.- Chúa phán: “Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”. - Alleluia.
PHÚC ÂM “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Chúa Giêsu liền phán: “Bây giờ Con Người được vinh hiển và Thiên Chúa được vinh hiển nơi Ngươi. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển. Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa thôi. Thầy ban cho các con điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau.
Đó là Lời Chúa.
Lạy Chúa , vinh danh Chúa.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa điều răn yêu thương Chúa Giêsu để lại cho các môn đệ. Ngài nói:
“Từ điều này mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35). Các thanh thiếu niên nam nữ thân mến, thật lớn lao biết bao trách nhiệm mà Chúa tín thác cho chúng ta hôm nay! Nó nói với chúng ta rằng thiên hạ sẽ nhận biết các môn đệ của Chúa Giêsu từ cách họ yêu thương nhau. Nói cách khác, tình yêu là “thẻ căn cước” của kitô hữu, là “tải liệu” duy nhất có giá trị để được nhận biết là môn đệ của Chúa Giêsu. Nếu tài liệu này hết hạn, và ta không gia hạn nó liên tục, thì chúng ta không là các chứng nhân của Chúa nữa. Vì vậy cha hỏi các con: các con có muốn tiếp nhận lời Chúa Giêsu mời gọi là môn đệ của Ngài không? Các con có muốn là bạn trung thành của Ngài không? Bạn thật của Chúa Giêsu được phân biệt một cách nòng cốt bởi tình yêu cụ thể rạng ngời trong cuộc sống của mình. Các con có muốn sống tình yêu này mà Chúa ban cho chúng ta không ? - Các bạn trẻ thưa có - Thế thì chúng ta hãy tìm đến học trường của Ngài, là một trường sự sống để học yêu thương.
Trước hết yêu thương là điều xinh đẹp, là con đường để hạnh phúc. Tuy nhiên, nó không dễ dàng, nó đòi hỏi dấn thân, nó khiến cho ta mệt nhọc. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới khi mình nhận được một món qua. Điều này làm cho chúng ta hạnh phúc. Nhưng để chuẩn bị món qua đó các người quảng đại đã phải dành thời giờ và dấn thân, và như vậy họ cũng tặng chúng ta một chút cái gì đó của chính con người họ, một cái gì mà họ đã biết lấy đi của họ. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới món quà mà cha mẹ và các linh hoạt viên của các con đã làm, bằng cách cho phép các con đến Roma tham dự Ngày Năm Thánh dành cho các con. Các vị đã phải lên chương trình, tổ chức, chuẩn bị mọi sự cho các con, và điều này khiến cho các vi vui, cả khi các vị có phải khước từ một chuyến du hành cho chính mình. Thật thế, yêu thương có nghĩa là cho đi, không phải chỉ một cái gì là vật chất, nhưng một cái gì của chính mình: thời giờ, tình bạn và các khả năng của mình.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: Chúng ta hãy nhìn lên Chúa là Đấng không thể thắng vượt được trong sự quảng đại. Chúng ta nhận từ Ngài biết bao ơn, và mỗi ngày đáng lý ra chúng ta phải cám ơn Ngài… Cha muốn hỏi các con: các con có cám ơn Chúa mỗi ngày không? Cả khi nếu chúng tra quên, thì Chúa không quên ban cho chúng ta mỗi ngày một ơn đặc biệt. Đó không phải là một món quà vật chất cần giữ trong tay và sử dụng, nhưng là một món quà lớn lao hơn nữa, cho cuộc sống. Ngài cho chúng ta tình bạn trung thành của Ngài và sẽ không bao giờ lấy đi. Cả khi con làm cho Ngài thất vọng, và xa rời Ngài, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục yêu thương con và gần gũi con, tin tưởng nơi con hơn là chính con tin nơi mình. Và điều này thật quan trọng biết bao! Vì sự đe dọa chính ngăn cản lớn lên một cách tốt đẹp, đó là khi không có ai chú ý đến con, khi con cảm thấy mình bị bỏ ra một bên. Trái lại Chúa luôn luôn ở với con, và hài lòng ở với con. Cũng như Ngài đã làm với các môn đệ trẻ của Ngài, Ngài nhìn vào mắt con và mời con theo Ngài, “ra khơi” và “thả lưới”, tin tưởng nơi lời Ngài, nghĩa là bỏ vào cuộc chơi các tài năng của con trong cuộc sống, cùng với Ngài, mà không sợ hãi. Chúa Giêsu chờ đợi nơi con một câu trả lời, Ngài chờ đợi tiếng “vâng” của con.
Các thanh thiếu niên thân mến, vào tuổi của các con, các con cảm thấy nổi lên trong mình ước muốn yêu và nhận tình yêu thương. Nếu các con đến học trường của Ngài, Chúa sẽ dậy các con khiến cho lòng trìu mến và sự dịu hiện trở thành đẹp hơn nữa. Ngài sẽ đặt để trong tim các con một ý hướng tốt lành, ý hướng yêu thương mà không chiếm hữu: yêu thương các bản vị mà không muốn họ là của riêng mình, nhưng để cho họ tự do. Thật vậy, luôn luôn có cám dỗ làm ô nhiễm tình yêu với yêu sách bản năng chiếm lấy, có được điều mình thích. Nền văn hóa duy tiêu thụ cũng củng cố khuynh hướng này. Nhưng mọi sự, nếu ta siết chặt quá, thì bị hỏng, bị hư hại: và ta thất vọng với cái trống rỗng bên trong. Nếu các con lắng nghe tiếng Chúa, Ngài sẽ vén mở cho các con bí quyết của sự hiền dịu: lo lắng cho người khác có nghiã là tôn trọng họ, giữ gìn họ và chờ đợi họ.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng thánh lễ Ngày Năm Thánh giới trẻ: Trong các năm này các con cũng cảm thấy một ước ao tự do lớn lao. Nhiều người sẽ nói với các con rằng tự do có nghĩa là làm điều mình muốn. Nhưng ở đây phải biết nói không. Tự do không luôn luôn có thể là làm điều hợp với tôi: điều này khiến cho ta bị khép kín, xa cách và ngăn cản chúng ta là các người bạn cởi mở và chân thành. Khi tôi khỏe thì mọi sự đều trôi chảy là điều không đúng đâu. Đức Thánh Cha định nghĩa sự tự do như sau:
Sự tự do, trái lại, là ơn có thể lựa chọn sự thiện: ai lựa chọn sự thiện kẻ ấy tự do, ai tìm điều đẹp lòng Thiên Chúa, cả khi nó vất vả đi nữa, người ấy tự do. Chỉ với các lựa chọn can đảm và mạnh mẽ người ta mới thực hiện được các giấc mộng cao cả nhất, các giấc mộng đáng để cho chúng ta tiêu hao cuộc sống. Các con đừng hài lòng với sự tầm thường xoàng xĩnh, “sống vật vờ” đứng ngồi thoải mái. Đừng tín thác nơi kẻ làm cho các con lo ra khỏi sự giầu có đích thực, là chính các con, bằng cách nói với các con rằng cuộc đời chỉ đẹp khi có nhiều sự. Hãy coi chừng kẻ muốn làm cho các con tin rằng các con chỉ có giá trị khi đeo mặt nạ làm ra vẻ mạnh mẽ, như các anh hùng trong phim ảnh, hay khi các con mặc quần áo hàng hiệu mới nhất. Hạnh phúc của các con vô giá và không thể mua bán. Nó không phải là một chương trình “app” mà người ta chuyển vào điện thoại cầm tay. Nó cũng không phải là phiên bản cập nhật nhất có thể giúp các con trở thành tự do hay lớn lao trong tình yêu.
Vì tình yêu là món qua tự do của người có con tim rộng mở. Nó là một trách nhiệm đẹp kéo dài suốt đời. Nó là dấn thân thường ngày của người biết thực hiện các giấc mộng cao cả! Tình yêu được dưỡng nuôi bằng sự tin tưởng, kính trọng và tha thứ. Tình yêu không được hiện thực vì ta nói về nó, nhưng khi ta sống nó: nó không phải là một bài thơ êm dịu cần học thuộc lòng, mà là một lựa chọn cuộc sống cần thực hành! Chúng ta có thể lớn lên trong tình yêu như thế nào? Bí quyết vẫn là Chúa: Chúa Giêsu trao ban chính Ngài cho chúng ta trong Thánh Lễ, Ngài cống hiến sự tha thứ và niềm an bình cho chúng ta trong bí tích Giải Tội. Chính tại đó chúng ta học tiếp nhận Tình Yêu của Ngài, biến nó thành của chúng ta, và thông chuyền nó trong thế giới. Và khi yêu thương xem ra nặng nề, khi khó nói không với điều sai lầm, các con hãy nhìn lên thập giá Chúa Giêsu, ôm lấy nó và không rời tay Chúa dẫn các con tới với tha nhân và nâng các con dậy, khi các con ngã. Tè ngã là điều có thể xảy ra, nhưng phải đứng dậy.
Cha biết các con có khả năng có các cử chỉ của tình bạn và lòng tốt lớn lao. Các con được mời gọi xây dựng tương lai: cùng với những người khác và cho người khác, không bao giờ chống lại ai khác! Các con sẽ làm những điều tuyệt diệu, nếu các con tự chuẩn bị ngay từ bây giờ, bằng cách sống tràn đầy tuổi trẻ giầu ơn lành như thế của các con, mà không sợ hãi mệt nhọc. Hãy làm như các tay vô địch thể thao đạt các đích điểm bằng cách khiêm tốn kiên trì luyện tập mỗi ngày. Chương trình hằng ngày của các con hãy là các công việc của lòng thương xót. Hãy luyện tập với lòng hăng say để trở thành các tay vô địch của cuộc sống, các tay vô địch của tình yêu! Như thế các con sẽ được nhận biết như là các môn đệ của Chúa Giêsu. Và cha bảo đảm với các con rằng niềm vui của các con sẽ tràn đầy.
Trước khi hát kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã đặc biệt chào các bạn trẻ. Ngài nói: các con đã từ Italia và nhiều nơi trên thế giới đến để sống những giờ phút của đức tin và sự chia sẻ huynh đệ. Cha cám ơn các con về chứng tá tươi vui và ồn ào của các con. Hãy can đảm tiến bước!
Hôm qua tại Burgos bên Tây Ban Nha đã tôn phong chân phước linh mục Valentin Palencia Marquina và 4 bạn tử đạo, bị giết vì đức tin trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì các chứng nhân can đảm này, và qua lời bầu cử của các vị chúng ta hãy khẩn nài Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực.
Tôi luôn luôn âu lo vì các anh em giám mục, linh mục, tu sĩ Công Giáo và chính thống đã bị bắt cóc từ lâu bên Syria. Xin Thiên Chúa từ nhân đánh động con tim của những người bắt cóc, và ban cho các anh em của chúng ta được tự do sớm chừng nào có thể, để các vị có thể trở về các cộng đoàn của mình. Vì thế tôi mời gọi tất cả cầu nguyện và chúng ta cũng không quên tất cả những ai bị bắt cóc trên thế giới. Chúng ta hãy phó thác tất cả các khát vọng và niềm hy vọng của chúng ta cho sự bầu cử của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót.
Giờ đây, cộng đoàn đọc kinh Tin Kính
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần; tôi tin có hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công; tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cộng đoàn đã dâng lên Chúa những ý nguyện sau
1. Bằng tiếng Anh: Lạy Chúa, xin cho Đức Thánh Cha, các giám mục và linh mục kiên vững trong đức tin. Xin cho các ngài luôn can đảm trong việc rao giảng chân lý, và vui tươi trong khi thực thi các tác vụ của mình. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Bằng tiếng Tây Ban Nha: Lạy Chúa, xin cho ánh sáng Thánh Thần Chúa chiếu soi tâm trí các nhà lãnh đạo để họ tránh cạm bẫy của những quyền lợi ích kỷ, và đề cao phẩm giá của mỗi người. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Bằng tiếng Hoa: Lạy Chúa, xin cho tất cả các trẻ em trên thế giới biết mở rộng tâm hồn và lòng trí họ để biết lắng nghe Lời Chúa. Xin cho mọi người biết đón nhận trẻ em như những ân sủng của Chúa và là món quà của tình yêu. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Bằng tiếng Pháp: Lạy Chúa, xin nâng đỡ tất cả các tín hữu Kitô trên thế giới đang bị bách hại. Xin đổ tràn ân sủng Chúa trên họ và giúp họ mạnh mẽ trong gian truân. Xin cho những hy sinh của họ làm hồi sinh trong chúng con tình yêu Chúa và niềm vui được thuộc về Chúa. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Bằng tiếng Ý: Lạy Chúa, xin linh hứng cảm thức công lý và bác ái nơi tất cả những ai đã được rửa tội, để họ là những chứng nhân của tình yêu Chúa và cuộc sống của họ sẽ là một lời tôn vinh Chúa trước thế giới. Xin Chúa nhận lời chúng con.
Xin Chúa nhận lời chúng con.
Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện
Lạy Cha xin đoái thương đón nhận những lời cầu nguyện chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa. Xin biến đổi cuộc sống của chúng con với lòng thương xót Chúa để tất cả chúng con được nên giống như Chúa Giêsu, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa đến muôn đời.
Amen
Thánh lễ sau đó đã diễn tiến như thường lệ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Sydney
Diệp Hải Dung
08:55 25/04/2016
Khóa 671 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Sydney
Chiều thứ Sáu 22/04/2016 một số các cặp hôn nhân thuộc các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Khóa 671 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức từ 22/04 đến 24/04/2016 mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội nhất là Xã Hội hiện đại tân tiến ngày nay.
Xem Hình
Sau khi ghi danh các anh chị em Khóa Sinh Song Nguyền tập trung trong hội trường Trung Tâm. Anh chị Trợ Nguyền Tiên-Hòa trình bày về Lịch Sử của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình. Sau đó Chủ Nguyền Xuân-Yến giới thiệu mọi người
Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney, và hai Cha Nguyễn Luận Giám Nguyền trường Nội Dung Việt Nam và Cha Võ Trần Gia Định (Hoa Kỳ) cũng qua tham dự Khóa trong lãnh vực Mục Vụ. Cha Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng hai Cha và tất cả anh chị em Khóa Sinh. Cha cầu chúc các anh chị em khoá viên Khóa 671 gặt hái nhiều kết qủa tốt và ước mong những gì anh chị em nhận được trong 2 ngày dự Khóa sẽ là hành trang giúp ích cho Gia Đình và Cha hướng dẫn các anh chị em khóa sinh về Kinh Thánh Nền Tảng của Gia Đình và đề tài Love It – Beauty From Beginning or End ?
Trong thời gian 2 ngày của khóa 671 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình quý Cha Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Luận và Cha Võ Trần Gia Định đã thuyết giảng với những đề: Cái Hay Ban Đầu - Giữa Lòng Đời - Hoà Giải Xin Lỗi và Tha Thứ - Bông Hồng Cảm Thông và Hy Vọng Khi Thất Bại, giúp cho các anh chị Khóa Sinh hiểu biết thêm về đạo đức gia đình áp dụng dựa trên nền tảng Kinh Thánh và sự Hòa Giải với Thiên Chúa, sự Hòa Thuận với mọi người trong Tình Yêu Chúa Kitô. Ngoài ra các anh chị em Trợ Nguyển cũng chia sẻ nhưng kinh nghiệm và tâm tư của mình để cùng nhau xây dựng nền tảng gia đình được hạnh phúc trong ơn phúc của Thiên Chúa. Cao điểm là bí tích giải tội và Thánh lễ Hoà Giải của ngày thứ Bảy 23/04.
Đặc biệt trước Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời. Trong phần chia sẻ cảm nghiệm tham dự Khóa. Có cặp Khóa Sinh đã chia sẻ khi đi tham dự Khóa đã hoàn tất thủ tục các giấy tờ để chuẩn bị Ly Dị nếu không cảm nghiệm được tình yêu vợ chồng trong ơn Chúa thì sẽ tiến hành thủ tục Ly Dị. Nhưng ơn Chúa đã đổ xuống trên anh chị, anh chị đã quyết định hủy bỏ những giấy tờ Ly Dị ngay sau khi chia sẻ cảm nghiệm, làm tất cả mọi người đều ngỡ ngàng xúc động rơi nước mắt đồng thời các anh chị Trợ Nguyền đều ôm chầm lấy anh chị Khóa Sinh này và dâng lời cảm tạ qua bài hát hồng ân Thiên Chúa Bao La…
Ngày Chúa Nhật 24/04/2014 các anh chị em khóa sinh Song Nguyền tham dự Thánh lễ tạ ơn bế mạc mãn khóa do quý Cha Võ Trần Gia Định và Cha Nguyễn Luận cùng hiệp dâng Thánh lễ thệ hôn. Đặc biệt phần dâng Lời Nguyện các tân Song Nguyền đã mạnh dạn dâng lên Chúa những khuyết điểm của mình để xin Chúa chữa lành và soi sáng hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công cụ của Chúa trong lãnh vực Tông Đồ Song Đôi.
Sau khi kết thúc Thánh lễ Chủ Nguyền Xuân-Yến ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy anh chị em Trợ Nguyền và quý ân nhân đã trợ giúp cho Khóa 671 được gặt hái nhiều nhiều thành quả tốt đẹp và sau đó mọi người qua bên nhà ăn hội trường tham dự bữa tiệc Cana bế mạc kết thúc khóa 671 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình với những niềm vui tươi hân hoan và hạnh phúc sau 2 ngày tham dự khóa.
Diệp Hải Dung
Chiều thứ Sáu 22/04/2016 một số các cặp hôn nhân thuộc các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Khóa 671 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức từ 22/04 đến 24/04/2016 mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội nhất là Xã Hội hiện đại tân tiến ngày nay.
Xem Hình
Sau khi ghi danh các anh chị em Khóa Sinh Song Nguyền tập trung trong hội trường Trung Tâm. Anh chị Trợ Nguyền Tiên-Hòa trình bày về Lịch Sử của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình. Sau đó Chủ Nguyền Xuân-Yến giới thiệu mọi người
Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney, và hai Cha Nguyễn Luận Giám Nguyền trường Nội Dung Việt Nam và Cha Võ Trần Gia Định (Hoa Kỳ) cũng qua tham dự Khóa trong lãnh vực Mục Vụ. Cha Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng hai Cha và tất cả anh chị em Khóa Sinh. Cha cầu chúc các anh chị em khoá viên Khóa 671 gặt hái nhiều kết qủa tốt và ước mong những gì anh chị em nhận được trong 2 ngày dự Khóa sẽ là hành trang giúp ích cho Gia Đình và Cha hướng dẫn các anh chị em khóa sinh về Kinh Thánh Nền Tảng của Gia Đình và đề tài Love It – Beauty From Beginning or End ?
Trong thời gian 2 ngày của khóa 671 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình quý Cha Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Luận và Cha Võ Trần Gia Định đã thuyết giảng với những đề: Cái Hay Ban Đầu - Giữa Lòng Đời - Hoà Giải Xin Lỗi và Tha Thứ - Bông Hồng Cảm Thông và Hy Vọng Khi Thất Bại, giúp cho các anh chị Khóa Sinh hiểu biết thêm về đạo đức gia đình áp dụng dựa trên nền tảng Kinh Thánh và sự Hòa Giải với Thiên Chúa, sự Hòa Thuận với mọi người trong Tình Yêu Chúa Kitô. Ngoài ra các anh chị em Trợ Nguyển cũng chia sẻ nhưng kinh nghiệm và tâm tư của mình để cùng nhau xây dựng nền tảng gia đình được hạnh phúc trong ơn phúc của Thiên Chúa. Cao điểm là bí tích giải tội và Thánh lễ Hoà Giải của ngày thứ Bảy 23/04.
Đặc biệt trước Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời. Trong phần chia sẻ cảm nghiệm tham dự Khóa. Có cặp Khóa Sinh đã chia sẻ khi đi tham dự Khóa đã hoàn tất thủ tục các giấy tờ để chuẩn bị Ly Dị nếu không cảm nghiệm được tình yêu vợ chồng trong ơn Chúa thì sẽ tiến hành thủ tục Ly Dị. Nhưng ơn Chúa đã đổ xuống trên anh chị, anh chị đã quyết định hủy bỏ những giấy tờ Ly Dị ngay sau khi chia sẻ cảm nghiệm, làm tất cả mọi người đều ngỡ ngàng xúc động rơi nước mắt đồng thời các anh chị Trợ Nguyền đều ôm chầm lấy anh chị Khóa Sinh này và dâng lời cảm tạ qua bài hát hồng ân Thiên Chúa Bao La…
Ngày Chúa Nhật 24/04/2014 các anh chị em khóa sinh Song Nguyền tham dự Thánh lễ tạ ơn bế mạc mãn khóa do quý Cha Võ Trần Gia Định và Cha Nguyễn Luận cùng hiệp dâng Thánh lễ thệ hôn. Đặc biệt phần dâng Lời Nguyện các tân Song Nguyền đã mạnh dạn dâng lên Chúa những khuyết điểm của mình để xin Chúa chữa lành và soi sáng hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công cụ của Chúa trong lãnh vực Tông Đồ Song Đôi.
Sau khi kết thúc Thánh lễ Chủ Nguyền Xuân-Yến ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy anh chị em Trợ Nguyền và quý ân nhân đã trợ giúp cho Khóa 671 được gặt hái nhiều nhiều thành quả tốt đẹp và sau đó mọi người qua bên nhà ăn hội trường tham dự bữa tiệc Cana bế mạc kết thúc khóa 671 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình với những niềm vui tươi hân hoan và hạnh phúc sau 2 ngày tham dự khóa.
Diệp Hải Dung
Phong trào Cursillo Phú Cường hành hương năm thánh
Phượng Nguyễn
09:11 25/04/2016
"Thiên Chúa, qua đức Giêsu KiTô yêu thương chúng ta" Đó là tin vui thực tế tuyệt vời nhất, Phong trào Cursillo giáo phận Phú Cường với 396 Cursillistas, qua 8 Khóa Ba Ngày, và 4 Khóa Lãnh Đạo, vui mừng đón nhận và không ngừng vươn lên, để hoàn thành sứ mạng của mình với một thái độ xác tín, cương quyết và trung thành. Phong trào Cursillo là một Phong trào của Giáo Hội, với phương pháp riêng, tạo cơ hội sống và chia sẻ những điều căn bản để trở nên những người KiTô hữu đích thực nòng cốt, làm cho các nhóm này dậy men mội trường qua Phúc Âm.
Xem Hình
Hồng ân 50 năm thành lập giáo phận Phú Cường, Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa ân ban dư tràn cho những ai vững tin vào Ngài. Theo Lịch Công Giáo GP Phú Cường, Phong trào Cursillo Hành Hương Năm Thánh và nhận phép lành Toàn xá do sự ủy thách của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước cho cha An tôn Hà văn Minh- Linh hướng phong trào Cursiilo GP Phú Cường, Linh hướng PT Cursillo Việt Nam; vào lúc 8g, ngày 23-4-2016, các anh chị em đã có mặt đông đủ tại cửa chính Nhà thờ Chánh Tòa với nghi thức Mở Cửa Năm Thánh. Sau khi cử hành, mọi người lên Đến Thánh. Tin Mừng thánh Gioan (Ga 10, 1-10) "Tôi là Cửa, ai qua tôi mà vào, thì sẽ được cứu, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy đồng cỏ" Cha Antôn hướng dẫn các anh chị em Cursillistas cầu nguyện, đọc Thánh Vịnh 113, ý nghĩa việc cử hành đức tin và phó thác Phong trào Cursillo trong tay Mẹ Maria qua bài hát "Lạy Mẹ là ngôi sao sáng".
Sau đó các anh chị Cursiilo từ nhà thờ Chánh Tòa hành hương tiến về nhà thờ Lái Thiêu- nơi được GP chỉ định hành hương trong sự thinh lặng. Anh chị em nhận Bí tích Giao hòa với nghi thức chúc lành cho người hành hương trước và sau khi trở về. Thánh lễ Năm Thánh Phong trào Cursiilo chính thức cử hành vào lúc 10g tại nhà thờ Lái Thiêu trong bầu không khí thánh thiện và sốt sắng.
Qua Tin Mừng Thánh Gioan (Ga14, 7-14) " Ai thấy Thầy là thấy Cha" Chúa Giêsu khẳng định: "Điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm" xác tín rằng Đức KiTô là con Thiên Chúa" Chúng ta gặp gỡ Ngài qua Đức KiTô, cũng chính là Thiên Chúa giàu lòng xót thương, và nhờ đó mà chúng ta được sống. Mỗi người Cursillistas là men nơi môi trường gia đình, giáo xứ và xã hội; thể hiện đời sống yêu thương qua ánh mắt, nụ cười rộng mở, xoa dịu những mũi đinh nhọn, mũi gai thập giá Đức KiTô trong tình yêu.
Chúng ta nhìn thấy Chúa qua hình ảnh đau thương khổ nạn, để nhìn thấy anh chị em mình đang sống giữa những thử thách và yêu thương họ, trao ban cho họ trái tim tình yêu. Qua cuộc hành hương tràn ngập hồng ân Năm Thánh mà Thiên Chúa trao ban, chúng ta trở về nhà cùng với niềm vui trong sự cố gắng hằng ngày với Thiên Chúa và với tha nhân, để mọi người nhận ra Lòng Xót thương của Thiên Chúa, qua cử chỉ dễ thương của anh chị em Cursillistas.
Hình ảnh trước cửa Năm Thánh giữa chủ chiên và đàn chiên, là hình ảnh đẹp nhất ngày hôm nay, thể hiện tinh thần hiệp thông sâu sa trong Palanca, giúp mọi người khám phá chu toàn ơn gọi riêng để thể hiện tinh thần Cursillo, cậy trông vào ơn Chúa, Phúc Âm hóa thế giới. "Một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy anh chị em" chuẩn bị bước vào Khóa Ba Ngày vào tháng 7 sắp tới, tại Nhà Chung giáo phận.
Trong Thánh lễ hôm nay, cha Antôn và mọi người đặt biệt cầu nguyện cho linh hồn anh Giuse Nguyễn Hoan và một số anh chị em Cursillistas đã qua đời, sớm hưởng phúc thiên đàng. Cha Antôn ban phép lành Toàn Xá, mọi người hân hoan đón nhận. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g, mọi người vầy quanh hát bài " Bình an của Chúa", dùng cơm trưa và chia tay trong sự quyến luyến.
Xin Thầy Chí Thánh đồng hành với các anh chị trên đường về với niềm vui Năm Thánh, và với những cảm nghiệm riêng từng người vừa lãnh nhận, sống trọn tình yêu Lòng Chúa Thương Xót trong năm hồng phúc nầy.
Xem Hình
Hồng ân 50 năm thành lập giáo phận Phú Cường, Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa ân ban dư tràn cho những ai vững tin vào Ngài. Theo Lịch Công Giáo GP Phú Cường, Phong trào Cursillo Hành Hương Năm Thánh và nhận phép lành Toàn xá do sự ủy thách của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước cho cha An tôn Hà văn Minh- Linh hướng phong trào Cursiilo GP Phú Cường, Linh hướng PT Cursillo Việt Nam; vào lúc 8g, ngày 23-4-2016, các anh chị em đã có mặt đông đủ tại cửa chính Nhà thờ Chánh Tòa với nghi thức Mở Cửa Năm Thánh. Sau khi cử hành, mọi người lên Đến Thánh. Tin Mừng thánh Gioan (Ga 10, 1-10) "Tôi là Cửa, ai qua tôi mà vào, thì sẽ được cứu, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy đồng cỏ" Cha Antôn hướng dẫn các anh chị em Cursillistas cầu nguyện, đọc Thánh Vịnh 113, ý nghĩa việc cử hành đức tin và phó thác Phong trào Cursillo trong tay Mẹ Maria qua bài hát "Lạy Mẹ là ngôi sao sáng".
Sau đó các anh chị Cursiilo từ nhà thờ Chánh Tòa hành hương tiến về nhà thờ Lái Thiêu- nơi được GP chỉ định hành hương trong sự thinh lặng. Anh chị em nhận Bí tích Giao hòa với nghi thức chúc lành cho người hành hương trước và sau khi trở về. Thánh lễ Năm Thánh Phong trào Cursiilo chính thức cử hành vào lúc 10g tại nhà thờ Lái Thiêu trong bầu không khí thánh thiện và sốt sắng.
Qua Tin Mừng Thánh Gioan (Ga14, 7-14) " Ai thấy Thầy là thấy Cha" Chúa Giêsu khẳng định: "Điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm" xác tín rằng Đức KiTô là con Thiên Chúa" Chúng ta gặp gỡ Ngài qua Đức KiTô, cũng chính là Thiên Chúa giàu lòng xót thương, và nhờ đó mà chúng ta được sống. Mỗi người Cursillistas là men nơi môi trường gia đình, giáo xứ và xã hội; thể hiện đời sống yêu thương qua ánh mắt, nụ cười rộng mở, xoa dịu những mũi đinh nhọn, mũi gai thập giá Đức KiTô trong tình yêu.
Chúng ta nhìn thấy Chúa qua hình ảnh đau thương khổ nạn, để nhìn thấy anh chị em mình đang sống giữa những thử thách và yêu thương họ, trao ban cho họ trái tim tình yêu. Qua cuộc hành hương tràn ngập hồng ân Năm Thánh mà Thiên Chúa trao ban, chúng ta trở về nhà cùng với niềm vui trong sự cố gắng hằng ngày với Thiên Chúa và với tha nhân, để mọi người nhận ra Lòng Xót thương của Thiên Chúa, qua cử chỉ dễ thương của anh chị em Cursillistas.
Hình ảnh trước cửa Năm Thánh giữa chủ chiên và đàn chiên, là hình ảnh đẹp nhất ngày hôm nay, thể hiện tinh thần hiệp thông sâu sa trong Palanca, giúp mọi người khám phá chu toàn ơn gọi riêng để thể hiện tinh thần Cursillo, cậy trông vào ơn Chúa, Phúc Âm hóa thế giới. "Một tay nắm lấy Chúa, một tay nắm lấy anh chị em" chuẩn bị bước vào Khóa Ba Ngày vào tháng 7 sắp tới, tại Nhà Chung giáo phận.
Trong Thánh lễ hôm nay, cha Antôn và mọi người đặt biệt cầu nguyện cho linh hồn anh Giuse Nguyễn Hoan và một số anh chị em Cursillistas đã qua đời, sớm hưởng phúc thiên đàng. Cha Antôn ban phép lành Toàn Xá, mọi người hân hoan đón nhận. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11g, mọi người vầy quanh hát bài " Bình an của Chúa", dùng cơm trưa và chia tay trong sự quyến luyến.
Xin Thầy Chí Thánh đồng hành với các anh chị trên đường về với niềm vui Năm Thánh, và với những cảm nghiệm riêng từng người vừa lãnh nhận, sống trọn tình yêu Lòng Chúa Thương Xót trong năm hồng phúc nầy.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 199-216)
Vũ Văn An
01:56 25/04/2016
Chương Sáu: Một Số Viễn Ảnh Mục Vụ
199. Cuộc đối thoại diễn ra tại Thượng Hội Đồng đặt ra nhu cầu phải có các phương pháp mục vụ mới. Tôi sẽ cố gắng nhắc đến một số phương pháp này một cách tổng quát. Các cộng đồng khác nhau sẽ đưa ra nhiều sáng kiến thực tiễn và hữu hiệu hơn, biết tôn trọng cả giáo huấn của Giáo Hội lẫn các vấn đề và nhu cầu địa phương. Không có tham vọng trình bầy một kế hoạch mục vụ về gia đình, tôi chỉ muốn suy nghĩ về một số thách đố mục vụ có ý nghĩa hơn mà thôi.
Công bố Tin Mừng Gia Đình Ngày Nay
200. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh rằng các gia đình Kitô hữu, nhờ ơn thánh của bí tích hôn phối, đã trở thành các tác nhân chính của việc tông đồ gia đình, trước hết bằng “chứng tá đầy hân hoan như là các Giáo Hội tại gia” (225). Do đó, “điều quan trọng là: người ta cảm nghiệm được Tin Mừng Gia Đình như một niềm vui ‘tràn ngập các tâm hồn và cuộc sống’, vì nơi Chúa Kitô, chúng ta ‘đã được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống rỗng bên trong và cô độc’ (Evangelii Gaudium, 1). Như trong dụ ngôn người gieo giống (xem Mt 13:3-9), ta được kêu gọi góp tay vào việc gieo hạt giống; phần còn lại là của Thiên Chúa. Chúng ta cũng đừng quên rằng, trong giáo huấn của mình về gia đình, Giáo Hội là một dấu chỉ mâu thuẫn” (226). Các cặp vợ chồng biết ơn khi các mục tử của họ bảo vệ lý tưởng cao cả của một tình yêu mạnh mẽ, vững chắc, lâu bền và có khả năng nâng đỡ họ vượt qua bất kỳ thử thách nào họ có thể phải đương đầu. Giáo Hội, với lòng khiêm nhường và cảm thương, muốn vươn tay ra với các gia đình và “giúp mỗi gia đình khám phá ra cách tốt nhất để vượt qua mọi trở ngại họ gặp phải” (227). Trong việc lên kế hoạch mục vụ, chỉ tỏ quan tâm chung chung đối với gia đình là điều không đủ. Việc giúp các gia đình có khả năng lãnh nhận vai trò của họ như các tác nhân tích cực của việc tông đồ gia đình đòi phải có “một cố gắng truyền giảng Tin Mừng và dạy giáo lý bên trong gia đình “ (228).
201. “Cố gắng này đòi mọi người trong Giáo Hội phải có một hồi tâm truyền giáo, một hồi tâm không hài lòng với việc chỉ công bố một sứ điệp hoàn toàn có tính lý thuyết, không hề liên quan gì tới các vấn đề có thực của người ta” (229). Việc chăm sóc mục vụ gia đình “cần phải minh xác rõ rệt rằng Tin Mừng Gia Đình đáp ứng các nguyện vọng sâu xa nhất của con người nhân bản: đáp ứng phẩm giá và sự thành toàn của mỗi người trong tính hỗ tương, hiệp thông và sinh hoa trái. Điều này hệ ở việc không những trình bầy một loạt luật lệ, mà còn đề xuất các giá trị mà người ngày nay, ngay trong các quốc gia bị duy tục hóa hơn hết, rõ ràng đang cần tới” (230). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng “làm nổi bật sự kiện này: việc truyền giảng Tin Mừng rõ ràng cần phải tố cáo các nhân tố văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế nào, như dành sự quan trọng quá đáng cho luận lý học thị trường chẳng hạn, cản trở đời sống chân chính gia đình và dẫn tới kỳ thị, nghèo đói, loại trừ, và bạo lực. Do đó, cần phải cổ vũ đối thoại và hợp tác với các cơ cấu xã hội và khuyến khích các tín hữu giáo dân tham gia vào các lãnh vực văn hóa và chính trị xã hội, với tư cách Kitô hữu” (231).
202. “Sự đóng góp chính vào việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình do giáo xứ cung ứng; vì giáo xứ chính là gia đình của các gia đình, nơi mà các cộng đồng nhỏ, các phong trào và hiệp hội trong Giáo Hội sống hòa hợp với nhau” (232). Song song với việc mục vụ vươn tay ra, chuyên biệt nhằm vào các gia đình, điều này còn cho thấy nhu cầu phải có “một nền đào tạo ... các linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ, giáo lý viên và các nhân viên mục vụ khác một cách thích đáng hơn” (233). Trong các câu trả lời cuộc tham khảo ý kiến toàn thế giới, ta thấy rõ: các thừa tác viên thụ phong thường thiếu sự huấn luyện cần cho việc xử lý các vấn đề phức tạp mà các gia đình hiện đang phải đương đầu. Ta cũng có thể rút tỉa kinh nghiệm giáo sĩ có gia đình của truyền thống Đông Phương rộng khắp.
203. Các chủng sinh nên nhận được một nền đào tạo liên khoa sâu rộng hơn, chứ không chỉ về tín lý, trong các lãnh vực đính hôn và kết hôn. Việc đào tạo họ không luôn luôn giúp họ thăm dò chính bối cảnh và các trải nghiệm tâm lý và cảm giới của họ. Một số xuất thân từ các gia đình gặp rắc rối, thiếu cha thiếu mẹ hay không ổn định về xúc cảm. Phải làm thế nào bảo đảm được rằng diễn trình đào tạo có thể giúp họ đạt được sự trưởng thành và sự quân bình tâm lý cần cho thừa tác vụ tương lai của họ. Các mối dây liên kết gia đình là điều chủ yếu để tăng cường lòng tự trọng lành mạnh. Điều quan trọng đối với các gia đình là trở thành một phần trong diễn trình chủng viện và đời sống linh mục, vì họ có thể giúp tái xác định hai điều vừa kể và giữ cho chúng có cơ sở vững vàng trong thực tại. Điều hữu ích cho các chủng sinh là biết phối hợp thời gian sống trong chủng viện với thời gian sống ở các giáo xứ. Ở đấy, họ có thể tiếp xúc nhiều hơn với các thực tại cụ thể của đời sống gia đình, vì trong thừa tác vụ tương lai của họ, phần lớn họ sẽ phải xử lý với các gia đình. “Sự hiện diện của các giáo dân, của các gia đình và nhất là của phụ nữ trong việc đào tạo linh mục, sẽ phát huy việc đánh giá cao tính đa dạng và bổ túc cho nhau của các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội” (234).
204. Các câu trả lời trong cuộc tham khảo nói trên cũng nhấn mạnh đến việc phải huấn luyện các nhà lãnh đạo giáo dân có khả năng trợ giúp việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình, với sự giúp đỡ của các thầy cô và huấn đạo viên, các y sĩ gia đình và cộng đồng, các nhân viên xã hội, các luật sư thiếu niên và gia đình, và dựa vào các đóng góp của tâm lý học, xã hội học, trị liệu và huấn đạo hôn nhân. Các nhà chuyên nghiệp, nhất là những người có kinh nghiệm thực tiễn, giúp giữ cho các sáng kiến mục vụ có cơ sở trong các hoàn cảnh có thực và các quan tâm cụ thể của gia đình. “Các khóa học và chương trình, được hoạch định chuyên biệt cho các nhân viên mục vụ, có thể có ích bằng cách hội nhập chương trình chuẩn bị tiền hôn nhân vào tính năng động rộng lớn hơn của đời sống Giáo Hội” (235). Việc đào tạo tốt về mục vụ là điều quan trọng “nhất là khi cân nhắc các tình huống khẩn trương đặc thù phát sinh từ các trường hợp bạo hành trong gia đình và lạm dụng tình dục” (236). Tất cả những điều này không hề làm giảm, nhưng đúng hơn, bổ túc cho giá trị nền tảng của việc linh hướng, của các kho báu linh đạo phong phú của Giáo Hội và của bí tích Hòa Giải.
Chuẩn bị hôn nhân cho các cặp đính hôn
205. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, bằng nhiều cách, đã quả quyết rằng ta cần giúp giới trẻ khám phá ra phẩm giá và cái đẹp của hôn nhân (237). Họ nên được giúp đỡ để nhận thức rõ sự quyến rũ của một kết hợp hoàn toàn, một sự kết hợp nhằm nâng cao và hoàn thiện hóa chiều kích xã hội của nhân sinh, đem lại cho tính dục ý nghĩa sâu xa nhất của nó, gây ích cho con cái bằng cách cung hiến cho chúng bối cảnh tốt nhất để chúng lớn lên và phát triển.
206. “Sự phức tạp của xã hội ngày nay và các thách đố mà gia đình đang đối phó đòi phải có một cố gắng lớn lao về phía toàn bộ cộng đồng Kitô hữu trong việc chuẩn bị những người sắp sửa kết hôn. Sự quan trọng của các nhân đức phải được bao gồm trong đó. Trong số các nhân đức, đức trong sạch đã được chứng minh là vô giá để tình yêu giữa những con người có thể lớn lên một cách chân chính. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhất trí về việc phải để toàn bộ cộng đồng tham dự một cách sâu rộng hơn, bằng cách nhấn mạnh đến chứng tá của chính các gia đình và đặt cơ sở cho việc chuẩn bị hôn nhân ngay trong diễn trình Khai tâm Kitô Giáo qua việc làm nổi bật mối liên kết giữa hôn phối, phép rửa và các bí tích khác. Các Nghị Phụ cũng nói tới việc phải có những chương trình chuẩn bị hôn nhân đặc biệt nhằm đem lại cho các cặp này kinh nghiệm chân chính được tham dự vào đời sống Giáo Hội và được dẫn nhập trọn vẹn vào các khía cạnh khác nhau của đời sống gia đình” (238).
207. Tôi khuyến khích các cộng đồng Kitô hữu nhìn nhận lợi ích lớn lao chính họ nhận được từ việc giúp đỡ các cặp đính hôn lớn lên trong lòng yêu thương. Như các giám mục Ý từng nhận xét, những cặp này là “tài nguyên giá trị vì khi thành thực cam kết lớn lên trong lòng yêu thương và sự tự hiến, họ đã có thể góp phần vào việc canh tân cấu trúc của toàn bộ cơ thể Giáo Hội. Hình thức tình bằng hữu đặc biệt của họ có thể chứng minh được là dễ lây và có khả năng phát huy sự lớn mạnh của tình bằng hữu và tình huynh đệ trong cộng đồng Kitô hữu mà họ vốn là một thành phần” (239). Hiện có một số cách hợp pháp để tổ chức các chương trình chuẩn bị hôn nhân, và mỗi Giáo Hội địa phương phải biện phân cách tốt nhất để cung cấp việc huấn luyện thích đáng mà không làm giới trẻ ra xa lạ với bí tích. Họ không cần được dạy toàn bộ Sách Giáo Lý hay được nhồi nhét quá nhiều tín liệu. Cả ở đây, “không phải sự hiểu biết lớn lao, mà đúng hơn là khả năng cảm nhận và trân qúy những điều ở bên trong có khả năng làm cho linh hồn hài lòng và thỏa mãn” (240). Phẩm lúc nào cũng quan trọng hơn lượng và, song song với việc công bố sơ truyền một cách mới mẻ, nên dành ưu tiên cho việc trình bầy một cách lôi cuốn và hữu ích các tín liệu có thể giúp các cặp đính hôn biết sống trọn phần còn lại của đời họ với nhau “một cách can đảm và quảng đại” (241). Việc chuẩn bị hôn nhân nên trở thành một thứ “khai tâm” vào bí tích hôn phối, cung cấp cho các cặp đính hôn sự giúp đỡ họ cần để lãnh nhận bí tích cách xứng đáng và khởi đầu cuộc sống vững chắc của họ như một gia đình.
208. Với sự giúp đỡ của các gia đình truyền giáo, người ta cũng thấy các gia đình riêng của cặp đính hôn và hàng loạt các nguồn tài nguyên và đường lối mục vụ khác cũng có thể cung cấp việc chuẩn bị xa, một việc, nhờ gương sáng và lời khuyên tốt, có khả năng giúp cho lòng yêu thương của họ lớn lên và trưởng thành. Các nhóm thảo luận và các buổi thuyết trình nhiệm ý về hàng loạt các đề tài được giới trẻ thực sự lưu ý cũng đã được chứng minh là hữu ích. Cũng thế, một số cuộc tụ họp cá nhân cũng có tính chủ yếu, vì mục tiêu hàng đầu là giúp nhau học cách yêu thương con người thực này mà với họ nàng hay chàng có dự kiến chia sẻ cả đời nàng hay đời chàng. Học cách yêu thương một ai đó không tự động mà đến, cũng không thể được dạy trong một buổi tập huấn (workshop) chỉ trước khi cử hành hôn phối. Với mọi cặp đính hôn, việc chuẩn bị hôn nhân phải bắt đầu từ lúc mới sinh ra. Điều họ lãnh nhận được từ gia đình họ nên chuẩn bị để họ tự biết họ và biết dấn thân cách trọn vẹn và dứt khoát. Những ai được chuẩn bị kỹ càng nhất để kết hôn có lẽ là những người được chính cha mẹ họ dạy cho biết bản chất hôn nhân Kitô Giáo là gì; vì các ngài đã chọn nhau một cách vô điều kiện và mỗi ngày mỗi canh tân quyết định này. Theo chiều hướng này, các sáng kiến mục vụ nhằm giúp các cặp vợ chồng lớn lên trong lòng yêu thương và trong Tin Mừng gia đình cũng sẽ giúp con cái họ, bằng cách chuẩn bị chúng cho cuộc sống hôn nhân tương lai của chúng. Ta cũng đừng nên đánh giá thấp giá trị mục vụ trong các thực hành tôn giáo truyền thống. Xin đơn cử một điển hình: tôi nghĩ tới Ngày Thánh Valentine; ở một số quốc gia, các tư lợi thương mãi nhanh nhẩu hơn trong việc nhận ra tiềm năng của vệc cử hành này hơn là chúng ta trong Giáo Hội.
209. Việc cộng đồng giáo xứ chuẩn bị đúng lúc cho các cặp đính hôn cũng nên giúp họ nhận ra các vấn đề và nguy cơ có thể có. Nhờ cách này, họ có thể tiến tới chỗ hiểu ra sự khôn ngoan của việc hủy bỏ một mối liên hệ mà họ thấy trước sẽ thất bại và gây đau khổ về sau. Trong sự say mê nhau lúc ban đầu, cặp đính hôn dám có mưu toan che dấu hay tương đối hóa một số sự việc nào đó hay tránh bất đồng với nhau; chỉ để sau đó xẩy ra không biết bao nhiêu vấn đề. Vì lý do này, họ nên được khuyến khích một cách mạnh mẽ trong việc thảo luận xem mỗi người mong ước gì ở cuộc hôn nhân, hiểu những gì về lòng yêu thương và sự cam kết, muốn gì ở người kia và cùng nhau xây dựng loại cuộc sống nào. Những cuộc thảo luận như thế sẽ giúp họ thấy rõ có phải thực ra họ có rất ít điểm chung với nhau và hiểu ra rằng chỉ sự lôi cuốn lẫn nhau mà thôi sẽ không đủ để giữ họ lại với nhau. Không điều gì dễ thay đổi, nhất thời và ít đoán trước được bằng sự thèm muốn. Không bao giờ nên khích lệ một quyết định kết hôn trừ khi cặp đính hôn biện phân được các lý do sâu sắc hơn giúp đảm bảo một cam kết chân chính và bền vững.
210. Dù sao, nếu một bên rõ ràng nhận ra các điểm yếu của bên kia, thì họ cần phải có một lòng tin tưởng thực tiễn vào khả năng có thể giúp đỡ người này để họ phát triển các điểm mạnh nhằm quân bình hóa các điểm yếu kia, và nhờ thế, cổ vũ sự lớn mạnh nhân bản của họ. Điều này bao hàm việc sẵn sàng để đối phó với nhiều hy sinh, nhiều nan đề và tình huống tranh chấp có thể có; nó đòi một quyết tâm vững vàng để sẵn sàng đối phó với nó. Các cặp đính hôn cần có khả năng khám phá ra các dấu hiệu nguy hiểm trong mối liên hệ của họ và, trước ngày cưới, tìm được những cách thế hữu hiệu để đáp ứng các dấu hiệu này. Buồn thay, rất nhiều cặp lấy nhau mà thực ra không hề hiểu biết nhau. Họ vui hưởng sự có nhau của nhau và làm nhiều việc với nhau, nhưng không đương đầu với thách đố tự vén màn cho nhau và tiến tới chỗ biết người kia thực sự là người như thế nào.
211. Việc chuẩn bị hôn nhân bất kể là ngắn hạn hay dài hạn đều nên bảo đảm việc này: cặp đính hôn không coi nghi lễ kết hôn như là cuối đường đi, nhưng thay vào đó, là bắt đầu cuộc hôn nhân như một ơn gọi suốt đời đặt căn bản trên một quyết định vững chắc và thực tiễn sẽ cùng nhau đương đầu với mọi thử thách và thời điểm khó khăn. Việc chăm sóc mục vụ các cặp đính hôn và kết hôn nên tập trung vào dây hôn phối, giúp các cặp này không những thâm hậu hóa lòng yêu thương của họ mà còn vượt qua các nan đề và khó khăn của họ nữa. Việc này bao gồm không những phải giúp họ chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội và biết chạy đến với các tài nguyên giá trị của Giáo Hội, mà còn phải cung cấp cho họ các chương trình thực tiễn, những lời khuyên vững chắc, các chiến thuật đã được chứng thực và các hướng dẫn tâm lý. Điều này đòi phải có một nền sư phạm về lòng yêu thương, phù hợp với cảm quan và nhu cầu giới trẻ và có khả năng giúp họ lớn lên về nội tâm. Việc chuẩn bị hôn nhân cũng nên cung cấp cho các cặp đính hôn tên các nơi, các người và các dịch vụ họ có thể chạy tới xin giúp đỡ khi có vấn đề. Điều cũng quan trọng là nhắc họ nhớ đến sự sẵn có của bí tích Hòa Giải, là bí tích giúp họ đem tội lỗi và các lỗi lầm quá khứ của họ, cũng như chính mối liên hệ của họ tới trước mặt Thiên Chúa, để ngược lại, nhận được sự tha thứ đầy xót thương và sức mạnh chữa lành của Người.
Chuẩn bị việc cử hành
212. Các cuộc chuẩn bị hôn nhân ngắn hạn có khuynh hướng tập rung vào thiệp mời, quần áo, tiệc tùng và nhiều chi tiết khác làm kiệt quệ không những ngân sách mà cả sức lực và niềm vui nữa. Các người phối ngẫu đến với nghi thức hôn phối trong trạng thái kiệt lực và rã rời căng thẳng, hơn là tập chú và sẵn sàng thực hiện bước đi vĩ đại họ sắp sửa bước. Cùng một loại bận tâm với việc cử hành lớn lao này cũng ảnh hưởng tới các cuộc phối hợp de facto (trên thực tế); vì các chi phí liên hệ, những cặp này, thay vì quan tâm trước nhất tới lòng yêu thương của mình và cử hành nó theo nghi thức trước sự hiện diện của nhiều người khác, không bao giờ kết hôn cả. Ở đây, tôi xin nói với các người sắp lấy nhau này một lời. Hãy can đảm làm khác đi. Đừng để mình bị xã hội duy tiêu thụ và chỉ sống bằng dáng vẻ nuốt trửng. Điều quan trọng là lòng yêu thương các con chia sẻ với nhau, được ơn thánh củng cố và thánh hóa. Các con có thể chọn một lối cử hành khiêm tốn và giản dị hơn, trong đó, lòng yêu thương của các con chiếm ưu tiên hơn bất cứ điều gì khác. Các nhân viên mục vụ và toàn thể cộng đồng có thể giúp làm cho ưu tiên này trở thành qui lệ hơn là ngoại lệ.
213. Trong việc chuẩn bị kết hôn của mình, các cặp đính hôn nên được khuyến khích biến việc cử hành phụng vụ thành một cảm nghiệm bản thân sâu sắc và đánh giá cao ý nghĩa của mỗi dấu hiệu. Trong trường hợp hai người đã chịu phép rửa, thì cam kết được phát biểu qua các lời tỏ ưng thuận và việc kết hợp thân xác nhằm hoàn hợp cuộc hôn nhân chỉ có thể được coi là các dấu chỉ tình yêu và sự kết hợp giao ước giữa Con Thiên Chúa nhập thể và Giáo Hội của Người. Nơi người đã chịu phép rửa, các lời và dấu hiệu trở thành một ngôn ngữ hùng hồn của đức tin. Thân xác, được dựng nên với ý nghĩa Chúa ban, “trở thành thân xác của các thừa tác viên bí tích, những người ý thức rằng trong khế ước phu phụ có sự phát biểu và thể hiện của mầu nhiệm vốn phát sinh từ chính Thiên Chúa” (242).
214. Đôi lúc, cặp kết hôn không nắm được tầm quan trọng về thần học và tâm linh của các lời tỏ ưng thuận, là những lời vốn soi sáng ý nghĩa của mọi dấu hiệu tiếp theo. Ta cần nhấn mạnh rằng những lời này không thể bị giản lược vào hiện tại; chúng bao hàm một toàn diện tính bao trùm cả tương lai: “cho tới lúc cái chết phân rẽ chúng ta” (phụng vụ tiếng Việt: mọi ngày suốt đời tôi). Nội dung các lời tỏ ưng thuận minh xác rằng “tự do và trung thành không chống chọi nhau; đúng hơn, chúng nâng đỡ nhau, trong cả các liên hệ liên bản ngã lẫn các liên hệ xã hội nữa. Thực thế, trong nền văn hóa truyền thông hoàn cầu, ta hãy xem xét sự tai hại gây ra bởi việc leo thang của những hứa hẹn không được tuân giữ... Tôn trọng lời nói của mình, trung thành với các lời hứa của mình: đó là những điều không thể mua hay bán được. Chúng không thể nào bị cưỡng bức bằng vũ lực hay được duy trì bất cần hy sinh” (243).
215. Các giám mục Kenya từng nhận xét rằng “nhiều [người trẻ] tập trung vào ngày cưới của họ mà quên cả việc cam kết suốt đời mà họ sắp bước vào” (244). Họ cần được khuyến khích để coi bí tích này không như giờ phút duy nhất để rồi sau đó trở thành một phần của quá khứ và ký ức của nó, nhưng đúng hơn như một thực tại vĩnh viễn gây ảnh hưởng tới trọn cuộc sống vợ chồng (245). Ý nghĩa sinh sản của tính dục, ngôn ngữ thân xác, và các dấu hiệu của lòng yêu thương biểu lộ suốt trong cuộc sống hôn nhân, tất cả trở thành “liên tục tính bất tận của ngôn ngữ phụng vụ” và “cuộc sống lứa đôi, theo một nghĩa nào đó, trở thành có tính phụng vụ” (246).
216. Cặp đính hôn cũng có thể suy niệm các bài đọc Thánh Kinh và tính ý nghĩa của những chiếc nhẫn họ sẽ trao cho nhau và các dấu hiệu khác vốn là thành phần của nghi lễ. Điều cũng không tốt đối với họ là tới lễ cưới mà chưa bao giờ cùng nhau cầu nguyện, người này cầu nguyện cho người nọ, xin Thiên Chúa nâng đỡ để mãi mãi trung thành và quảng đại, cùng nhau hỏi Chúa xem Người muốn mình điều gì, và hiến dâng lòng yêu thương của mình trước tượng Đức Nữ Trinh Maria. Những người giúp chuẩn bị cho họ kết hôn nên giúp họ cảm nghiệm các thời khắc cầu nguyện này, những thời khắc được chứng minh là hết sức hữu ích. “Phụng vụ hôn phối là biến cố độc đáo, vì vừa là một cử hành của gia đình vừa là một cử hành của cộng đồng. Các dấu lạ đầu tiên của Chúa Giêsu đã được thực hiện tại tiệc cưới Cana. Rượu ngon, phát sinh từ phép lạ của Chúa nhằm đem lại niềm vui cho những ngày đầu của một gia đình mới, chính là rượu mới của Giao Ước giữa Chúa Kitô và những người nam nữ mọi thời... Thỉnh thoảng, vị cử hành nói với một cộng đoàn gồm những người ít khi tham dự vào đời sống Giáo Hội, hay những người là thành viên của các hệ phái Kitô Giáo khác hay cộng đồng tôn giáo khác. Như thế, đây là dịp có giá trị để công bố Tin Mừng của Chúa Kitô” (247).
Kỳ Sau: Đồng Hành Trong Các Năm Đầu Đời Hôn Nhân
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(225) Relatio Synodi 2014, 30.
(226) Ibid., 31.
(227) Relatio Finalis 2015, 56.
(228) Ibid., 89.
(229) Relatio Synodi 2014, 32.
(230) Ibid., 33.
(231) Ibid., 38.
(232) Relatio Finalis 2015, 77.
(233) Ibid., 61.
(234) Ibid.
(235) Ibid.
(236) Ibid.
(237) Cf. Relatio Synodi 2014, 26.
(238) Ibid., 39.
(239) Hội Đồng Giám Mục Ý, Ủy Ban Giám Mục về Gia Đình và Sự Sống, Orientamenti pastorali sulla preparazione al matrimonio e alla famiglia (22 tháng 10, 2012), 1.
(240) Thánh Inhaxiô Thành Loyola, Spiritual Exercises, Annotation 2.
(241) Ibid., Annotation 5.
(242) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (27 tháng 6, 1984), 4: Insegnamenti
VII/1 (1984), 1941.
(243) Bài Giáo Lý (21 tháng 10, 2015): L’Osservatore Romano, 22 tháng 10, 2015, p. 12.
(244) Hội Đồng Giám Mục Kenya, Sứ Điệp Mùa Chay, (18 tháng 2, 2015).
(245) Cf. Đức Piô XI, Thông Điệp Casti Connubii (31 tháng 12, 1930): AAS 22 (1930), 583.
(246) Đức Gioan Phaol6 II, Bài Giáo Lý (4 tháng 7, 1984), 3, 6: Insegnamenti VII/2 (1984), pp. 9, 10.
(247) Relatio Finalis 2015, 59.
199. Cuộc đối thoại diễn ra tại Thượng Hội Đồng đặt ra nhu cầu phải có các phương pháp mục vụ mới. Tôi sẽ cố gắng nhắc đến một số phương pháp này một cách tổng quát. Các cộng đồng khác nhau sẽ đưa ra nhiều sáng kiến thực tiễn và hữu hiệu hơn, biết tôn trọng cả giáo huấn của Giáo Hội lẫn các vấn đề và nhu cầu địa phương. Không có tham vọng trình bầy một kế hoạch mục vụ về gia đình, tôi chỉ muốn suy nghĩ về một số thách đố mục vụ có ý nghĩa hơn mà thôi.
Công bố Tin Mừng Gia Đình Ngày Nay
200. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh rằng các gia đình Kitô hữu, nhờ ơn thánh của bí tích hôn phối, đã trở thành các tác nhân chính của việc tông đồ gia đình, trước hết bằng “chứng tá đầy hân hoan như là các Giáo Hội tại gia” (225). Do đó, “điều quan trọng là: người ta cảm nghiệm được Tin Mừng Gia Đình như một niềm vui ‘tràn ngập các tâm hồn và cuộc sống’, vì nơi Chúa Kitô, chúng ta ‘đã được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống rỗng bên trong và cô độc’ (Evangelii Gaudium, 1). Như trong dụ ngôn người gieo giống (xem Mt 13:3-9), ta được kêu gọi góp tay vào việc gieo hạt giống; phần còn lại là của Thiên Chúa. Chúng ta cũng đừng quên rằng, trong giáo huấn của mình về gia đình, Giáo Hội là một dấu chỉ mâu thuẫn” (226). Các cặp vợ chồng biết ơn khi các mục tử của họ bảo vệ lý tưởng cao cả của một tình yêu mạnh mẽ, vững chắc, lâu bền và có khả năng nâng đỡ họ vượt qua bất kỳ thử thách nào họ có thể phải đương đầu. Giáo Hội, với lòng khiêm nhường và cảm thương, muốn vươn tay ra với các gia đình và “giúp mỗi gia đình khám phá ra cách tốt nhất để vượt qua mọi trở ngại họ gặp phải” (227). Trong việc lên kế hoạch mục vụ, chỉ tỏ quan tâm chung chung đối với gia đình là điều không đủ. Việc giúp các gia đình có khả năng lãnh nhận vai trò của họ như các tác nhân tích cực của việc tông đồ gia đình đòi phải có “một cố gắng truyền giảng Tin Mừng và dạy giáo lý bên trong gia đình “ (228).
201. “Cố gắng này đòi mọi người trong Giáo Hội phải có một hồi tâm truyền giáo, một hồi tâm không hài lòng với việc chỉ công bố một sứ điệp hoàn toàn có tính lý thuyết, không hề liên quan gì tới các vấn đề có thực của người ta” (229). Việc chăm sóc mục vụ gia đình “cần phải minh xác rõ rệt rằng Tin Mừng Gia Đình đáp ứng các nguyện vọng sâu xa nhất của con người nhân bản: đáp ứng phẩm giá và sự thành toàn của mỗi người trong tính hỗ tương, hiệp thông và sinh hoa trái. Điều này hệ ở việc không những trình bầy một loạt luật lệ, mà còn đề xuất các giá trị mà người ngày nay, ngay trong các quốc gia bị duy tục hóa hơn hết, rõ ràng đang cần tới” (230). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng “làm nổi bật sự kiện này: việc truyền giảng Tin Mừng rõ ràng cần phải tố cáo các nhân tố văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế nào, như dành sự quan trọng quá đáng cho luận lý học thị trường chẳng hạn, cản trở đời sống chân chính gia đình và dẫn tới kỳ thị, nghèo đói, loại trừ, và bạo lực. Do đó, cần phải cổ vũ đối thoại và hợp tác với các cơ cấu xã hội và khuyến khích các tín hữu giáo dân tham gia vào các lãnh vực văn hóa và chính trị xã hội, với tư cách Kitô hữu” (231).
202. “Sự đóng góp chính vào việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình do giáo xứ cung ứng; vì giáo xứ chính là gia đình của các gia đình, nơi mà các cộng đồng nhỏ, các phong trào và hiệp hội trong Giáo Hội sống hòa hợp với nhau” (232). Song song với việc mục vụ vươn tay ra, chuyên biệt nhằm vào các gia đình, điều này còn cho thấy nhu cầu phải có “một nền đào tạo ... các linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ, giáo lý viên và các nhân viên mục vụ khác một cách thích đáng hơn” (233). Trong các câu trả lời cuộc tham khảo ý kiến toàn thế giới, ta thấy rõ: các thừa tác viên thụ phong thường thiếu sự huấn luyện cần cho việc xử lý các vấn đề phức tạp mà các gia đình hiện đang phải đương đầu. Ta cũng có thể rút tỉa kinh nghiệm giáo sĩ có gia đình của truyền thống Đông Phương rộng khắp.
203. Các chủng sinh nên nhận được một nền đào tạo liên khoa sâu rộng hơn, chứ không chỉ về tín lý, trong các lãnh vực đính hôn và kết hôn. Việc đào tạo họ không luôn luôn giúp họ thăm dò chính bối cảnh và các trải nghiệm tâm lý và cảm giới của họ. Một số xuất thân từ các gia đình gặp rắc rối, thiếu cha thiếu mẹ hay không ổn định về xúc cảm. Phải làm thế nào bảo đảm được rằng diễn trình đào tạo có thể giúp họ đạt được sự trưởng thành và sự quân bình tâm lý cần cho thừa tác vụ tương lai của họ. Các mối dây liên kết gia đình là điều chủ yếu để tăng cường lòng tự trọng lành mạnh. Điều quan trọng đối với các gia đình là trở thành một phần trong diễn trình chủng viện và đời sống linh mục, vì họ có thể giúp tái xác định hai điều vừa kể và giữ cho chúng có cơ sở vững vàng trong thực tại. Điều hữu ích cho các chủng sinh là biết phối hợp thời gian sống trong chủng viện với thời gian sống ở các giáo xứ. Ở đấy, họ có thể tiếp xúc nhiều hơn với các thực tại cụ thể của đời sống gia đình, vì trong thừa tác vụ tương lai của họ, phần lớn họ sẽ phải xử lý với các gia đình. “Sự hiện diện của các giáo dân, của các gia đình và nhất là của phụ nữ trong việc đào tạo linh mục, sẽ phát huy việc đánh giá cao tính đa dạng và bổ túc cho nhau của các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội” (234).
204. Các câu trả lời trong cuộc tham khảo nói trên cũng nhấn mạnh đến việc phải huấn luyện các nhà lãnh đạo giáo dân có khả năng trợ giúp việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình, với sự giúp đỡ của các thầy cô và huấn đạo viên, các y sĩ gia đình và cộng đồng, các nhân viên xã hội, các luật sư thiếu niên và gia đình, và dựa vào các đóng góp của tâm lý học, xã hội học, trị liệu và huấn đạo hôn nhân. Các nhà chuyên nghiệp, nhất là những người có kinh nghiệm thực tiễn, giúp giữ cho các sáng kiến mục vụ có cơ sở trong các hoàn cảnh có thực và các quan tâm cụ thể của gia đình. “Các khóa học và chương trình, được hoạch định chuyên biệt cho các nhân viên mục vụ, có thể có ích bằng cách hội nhập chương trình chuẩn bị tiền hôn nhân vào tính năng động rộng lớn hơn của đời sống Giáo Hội” (235). Việc đào tạo tốt về mục vụ là điều quan trọng “nhất là khi cân nhắc các tình huống khẩn trương đặc thù phát sinh từ các trường hợp bạo hành trong gia đình và lạm dụng tình dục” (236). Tất cả những điều này không hề làm giảm, nhưng đúng hơn, bổ túc cho giá trị nền tảng của việc linh hướng, của các kho báu linh đạo phong phú của Giáo Hội và của bí tích Hòa Giải.
Chuẩn bị hôn nhân cho các cặp đính hôn
205. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, bằng nhiều cách, đã quả quyết rằng ta cần giúp giới trẻ khám phá ra phẩm giá và cái đẹp của hôn nhân (237). Họ nên được giúp đỡ để nhận thức rõ sự quyến rũ của một kết hợp hoàn toàn, một sự kết hợp nhằm nâng cao và hoàn thiện hóa chiều kích xã hội của nhân sinh, đem lại cho tính dục ý nghĩa sâu xa nhất của nó, gây ích cho con cái bằng cách cung hiến cho chúng bối cảnh tốt nhất để chúng lớn lên và phát triển.
206. “Sự phức tạp của xã hội ngày nay và các thách đố mà gia đình đang đối phó đòi phải có một cố gắng lớn lao về phía toàn bộ cộng đồng Kitô hữu trong việc chuẩn bị những người sắp sửa kết hôn. Sự quan trọng của các nhân đức phải được bao gồm trong đó. Trong số các nhân đức, đức trong sạch đã được chứng minh là vô giá để tình yêu giữa những con người có thể lớn lên một cách chân chính. Về phương diện này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhất trí về việc phải để toàn bộ cộng đồng tham dự một cách sâu rộng hơn, bằng cách nhấn mạnh đến chứng tá của chính các gia đình và đặt cơ sở cho việc chuẩn bị hôn nhân ngay trong diễn trình Khai tâm Kitô Giáo qua việc làm nổi bật mối liên kết giữa hôn phối, phép rửa và các bí tích khác. Các Nghị Phụ cũng nói tới việc phải có những chương trình chuẩn bị hôn nhân đặc biệt nhằm đem lại cho các cặp này kinh nghiệm chân chính được tham dự vào đời sống Giáo Hội và được dẫn nhập trọn vẹn vào các khía cạnh khác nhau của đời sống gia đình” (238).
207. Tôi khuyến khích các cộng đồng Kitô hữu nhìn nhận lợi ích lớn lao chính họ nhận được từ việc giúp đỡ các cặp đính hôn lớn lên trong lòng yêu thương. Như các giám mục Ý từng nhận xét, những cặp này là “tài nguyên giá trị vì khi thành thực cam kết lớn lên trong lòng yêu thương và sự tự hiến, họ đã có thể góp phần vào việc canh tân cấu trúc của toàn bộ cơ thể Giáo Hội. Hình thức tình bằng hữu đặc biệt của họ có thể chứng minh được là dễ lây và có khả năng phát huy sự lớn mạnh của tình bằng hữu và tình huynh đệ trong cộng đồng Kitô hữu mà họ vốn là một thành phần” (239). Hiện có một số cách hợp pháp để tổ chức các chương trình chuẩn bị hôn nhân, và mỗi Giáo Hội địa phương phải biện phân cách tốt nhất để cung cấp việc huấn luyện thích đáng mà không làm giới trẻ ra xa lạ với bí tích. Họ không cần được dạy toàn bộ Sách Giáo Lý hay được nhồi nhét quá nhiều tín liệu. Cả ở đây, “không phải sự hiểu biết lớn lao, mà đúng hơn là khả năng cảm nhận và trân qúy những điều ở bên trong có khả năng làm cho linh hồn hài lòng và thỏa mãn” (240). Phẩm lúc nào cũng quan trọng hơn lượng và, song song với việc công bố sơ truyền một cách mới mẻ, nên dành ưu tiên cho việc trình bầy một cách lôi cuốn và hữu ích các tín liệu có thể giúp các cặp đính hôn biết sống trọn phần còn lại của đời họ với nhau “một cách can đảm và quảng đại” (241). Việc chuẩn bị hôn nhân nên trở thành một thứ “khai tâm” vào bí tích hôn phối, cung cấp cho các cặp đính hôn sự giúp đỡ họ cần để lãnh nhận bí tích cách xứng đáng và khởi đầu cuộc sống vững chắc của họ như một gia đình.
208. Với sự giúp đỡ của các gia đình truyền giáo, người ta cũng thấy các gia đình riêng của cặp đính hôn và hàng loạt các nguồn tài nguyên và đường lối mục vụ khác cũng có thể cung cấp việc chuẩn bị xa, một việc, nhờ gương sáng và lời khuyên tốt, có khả năng giúp cho lòng yêu thương của họ lớn lên và trưởng thành. Các nhóm thảo luận và các buổi thuyết trình nhiệm ý về hàng loạt các đề tài được giới trẻ thực sự lưu ý cũng đã được chứng minh là hữu ích. Cũng thế, một số cuộc tụ họp cá nhân cũng có tính chủ yếu, vì mục tiêu hàng đầu là giúp nhau học cách yêu thương con người thực này mà với họ nàng hay chàng có dự kiến chia sẻ cả đời nàng hay đời chàng. Học cách yêu thương một ai đó không tự động mà đến, cũng không thể được dạy trong một buổi tập huấn (workshop) chỉ trước khi cử hành hôn phối. Với mọi cặp đính hôn, việc chuẩn bị hôn nhân phải bắt đầu từ lúc mới sinh ra. Điều họ lãnh nhận được từ gia đình họ nên chuẩn bị để họ tự biết họ và biết dấn thân cách trọn vẹn và dứt khoát. Những ai được chuẩn bị kỹ càng nhất để kết hôn có lẽ là những người được chính cha mẹ họ dạy cho biết bản chất hôn nhân Kitô Giáo là gì; vì các ngài đã chọn nhau một cách vô điều kiện và mỗi ngày mỗi canh tân quyết định này. Theo chiều hướng này, các sáng kiến mục vụ nhằm giúp các cặp vợ chồng lớn lên trong lòng yêu thương và trong Tin Mừng gia đình cũng sẽ giúp con cái họ, bằng cách chuẩn bị chúng cho cuộc sống hôn nhân tương lai của chúng. Ta cũng đừng nên đánh giá thấp giá trị mục vụ trong các thực hành tôn giáo truyền thống. Xin đơn cử một điển hình: tôi nghĩ tới Ngày Thánh Valentine; ở một số quốc gia, các tư lợi thương mãi nhanh nhẩu hơn trong việc nhận ra tiềm năng của vệc cử hành này hơn là chúng ta trong Giáo Hội.
209. Việc cộng đồng giáo xứ chuẩn bị đúng lúc cho các cặp đính hôn cũng nên giúp họ nhận ra các vấn đề và nguy cơ có thể có. Nhờ cách này, họ có thể tiến tới chỗ hiểu ra sự khôn ngoan của việc hủy bỏ một mối liên hệ mà họ thấy trước sẽ thất bại và gây đau khổ về sau. Trong sự say mê nhau lúc ban đầu, cặp đính hôn dám có mưu toan che dấu hay tương đối hóa một số sự việc nào đó hay tránh bất đồng với nhau; chỉ để sau đó xẩy ra không biết bao nhiêu vấn đề. Vì lý do này, họ nên được khuyến khích một cách mạnh mẽ trong việc thảo luận xem mỗi người mong ước gì ở cuộc hôn nhân, hiểu những gì về lòng yêu thương và sự cam kết, muốn gì ở người kia và cùng nhau xây dựng loại cuộc sống nào. Những cuộc thảo luận như thế sẽ giúp họ thấy rõ có phải thực ra họ có rất ít điểm chung với nhau và hiểu ra rằng chỉ sự lôi cuốn lẫn nhau mà thôi sẽ không đủ để giữ họ lại với nhau. Không điều gì dễ thay đổi, nhất thời và ít đoán trước được bằng sự thèm muốn. Không bao giờ nên khích lệ một quyết định kết hôn trừ khi cặp đính hôn biện phân được các lý do sâu sắc hơn giúp đảm bảo một cam kết chân chính và bền vững.
210. Dù sao, nếu một bên rõ ràng nhận ra các điểm yếu của bên kia, thì họ cần phải có một lòng tin tưởng thực tiễn vào khả năng có thể giúp đỡ người này để họ phát triển các điểm mạnh nhằm quân bình hóa các điểm yếu kia, và nhờ thế, cổ vũ sự lớn mạnh nhân bản của họ. Điều này bao hàm việc sẵn sàng để đối phó với nhiều hy sinh, nhiều nan đề và tình huống tranh chấp có thể có; nó đòi một quyết tâm vững vàng để sẵn sàng đối phó với nó. Các cặp đính hôn cần có khả năng khám phá ra các dấu hiệu nguy hiểm trong mối liên hệ của họ và, trước ngày cưới, tìm được những cách thế hữu hiệu để đáp ứng các dấu hiệu này. Buồn thay, rất nhiều cặp lấy nhau mà thực ra không hề hiểu biết nhau. Họ vui hưởng sự có nhau của nhau và làm nhiều việc với nhau, nhưng không đương đầu với thách đố tự vén màn cho nhau và tiến tới chỗ biết người kia thực sự là người như thế nào.
211. Việc chuẩn bị hôn nhân bất kể là ngắn hạn hay dài hạn đều nên bảo đảm việc này: cặp đính hôn không coi nghi lễ kết hôn như là cuối đường đi, nhưng thay vào đó, là bắt đầu cuộc hôn nhân như một ơn gọi suốt đời đặt căn bản trên một quyết định vững chắc và thực tiễn sẽ cùng nhau đương đầu với mọi thử thách và thời điểm khó khăn. Việc chăm sóc mục vụ các cặp đính hôn và kết hôn nên tập trung vào dây hôn phối, giúp các cặp này không những thâm hậu hóa lòng yêu thương của họ mà còn vượt qua các nan đề và khó khăn của họ nữa. Việc này bao gồm không những phải giúp họ chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội và biết chạy đến với các tài nguyên giá trị của Giáo Hội, mà còn phải cung cấp cho họ các chương trình thực tiễn, những lời khuyên vững chắc, các chiến thuật đã được chứng thực và các hướng dẫn tâm lý. Điều này đòi phải có một nền sư phạm về lòng yêu thương, phù hợp với cảm quan và nhu cầu giới trẻ và có khả năng giúp họ lớn lên về nội tâm. Việc chuẩn bị hôn nhân cũng nên cung cấp cho các cặp đính hôn tên các nơi, các người và các dịch vụ họ có thể chạy tới xin giúp đỡ khi có vấn đề. Điều cũng quan trọng là nhắc họ nhớ đến sự sẵn có của bí tích Hòa Giải, là bí tích giúp họ đem tội lỗi và các lỗi lầm quá khứ của họ, cũng như chính mối liên hệ của họ tới trước mặt Thiên Chúa, để ngược lại, nhận được sự tha thứ đầy xót thương và sức mạnh chữa lành của Người.
Chuẩn bị việc cử hành
212. Các cuộc chuẩn bị hôn nhân ngắn hạn có khuynh hướng tập rung vào thiệp mời, quần áo, tiệc tùng và nhiều chi tiết khác làm kiệt quệ không những ngân sách mà cả sức lực và niềm vui nữa. Các người phối ngẫu đến với nghi thức hôn phối trong trạng thái kiệt lực và rã rời căng thẳng, hơn là tập chú và sẵn sàng thực hiện bước đi vĩ đại họ sắp sửa bước. Cùng một loại bận tâm với việc cử hành lớn lao này cũng ảnh hưởng tới các cuộc phối hợp de facto (trên thực tế); vì các chi phí liên hệ, những cặp này, thay vì quan tâm trước nhất tới lòng yêu thương của mình và cử hành nó theo nghi thức trước sự hiện diện của nhiều người khác, không bao giờ kết hôn cả. Ở đây, tôi xin nói với các người sắp lấy nhau này một lời. Hãy can đảm làm khác đi. Đừng để mình bị xã hội duy tiêu thụ và chỉ sống bằng dáng vẻ nuốt trửng. Điều quan trọng là lòng yêu thương các con chia sẻ với nhau, được ơn thánh củng cố và thánh hóa. Các con có thể chọn một lối cử hành khiêm tốn và giản dị hơn, trong đó, lòng yêu thương của các con chiếm ưu tiên hơn bất cứ điều gì khác. Các nhân viên mục vụ và toàn thể cộng đồng có thể giúp làm cho ưu tiên này trở thành qui lệ hơn là ngoại lệ.
213. Trong việc chuẩn bị kết hôn của mình, các cặp đính hôn nên được khuyến khích biến việc cử hành phụng vụ thành một cảm nghiệm bản thân sâu sắc và đánh giá cao ý nghĩa của mỗi dấu hiệu. Trong trường hợp hai người đã chịu phép rửa, thì cam kết được phát biểu qua các lời tỏ ưng thuận và việc kết hợp thân xác nhằm hoàn hợp cuộc hôn nhân chỉ có thể được coi là các dấu chỉ tình yêu và sự kết hợp giao ước giữa Con Thiên Chúa nhập thể và Giáo Hội của Người. Nơi người đã chịu phép rửa, các lời và dấu hiệu trở thành một ngôn ngữ hùng hồn của đức tin. Thân xác, được dựng nên với ý nghĩa Chúa ban, “trở thành thân xác của các thừa tác viên bí tích, những người ý thức rằng trong khế ước phu phụ có sự phát biểu và thể hiện của mầu nhiệm vốn phát sinh từ chính Thiên Chúa” (242).
214. Đôi lúc, cặp kết hôn không nắm được tầm quan trọng về thần học và tâm linh của các lời tỏ ưng thuận, là những lời vốn soi sáng ý nghĩa của mọi dấu hiệu tiếp theo. Ta cần nhấn mạnh rằng những lời này không thể bị giản lược vào hiện tại; chúng bao hàm một toàn diện tính bao trùm cả tương lai: “cho tới lúc cái chết phân rẽ chúng ta” (phụng vụ tiếng Việt: mọi ngày suốt đời tôi). Nội dung các lời tỏ ưng thuận minh xác rằng “tự do và trung thành không chống chọi nhau; đúng hơn, chúng nâng đỡ nhau, trong cả các liên hệ liên bản ngã lẫn các liên hệ xã hội nữa. Thực thế, trong nền văn hóa truyền thông hoàn cầu, ta hãy xem xét sự tai hại gây ra bởi việc leo thang của những hứa hẹn không được tuân giữ... Tôn trọng lời nói của mình, trung thành với các lời hứa của mình: đó là những điều không thể mua hay bán được. Chúng không thể nào bị cưỡng bức bằng vũ lực hay được duy trì bất cần hy sinh” (243).
215. Các giám mục Kenya từng nhận xét rằng “nhiều [người trẻ] tập trung vào ngày cưới của họ mà quên cả việc cam kết suốt đời mà họ sắp bước vào” (244). Họ cần được khuyến khích để coi bí tích này không như giờ phút duy nhất để rồi sau đó trở thành một phần của quá khứ và ký ức của nó, nhưng đúng hơn như một thực tại vĩnh viễn gây ảnh hưởng tới trọn cuộc sống vợ chồng (245). Ý nghĩa sinh sản của tính dục, ngôn ngữ thân xác, và các dấu hiệu của lòng yêu thương biểu lộ suốt trong cuộc sống hôn nhân, tất cả trở thành “liên tục tính bất tận của ngôn ngữ phụng vụ” và “cuộc sống lứa đôi, theo một nghĩa nào đó, trở thành có tính phụng vụ” (246).
216. Cặp đính hôn cũng có thể suy niệm các bài đọc Thánh Kinh và tính ý nghĩa của những chiếc nhẫn họ sẽ trao cho nhau và các dấu hiệu khác vốn là thành phần của nghi lễ. Điều cũng không tốt đối với họ là tới lễ cưới mà chưa bao giờ cùng nhau cầu nguyện, người này cầu nguyện cho người nọ, xin Thiên Chúa nâng đỡ để mãi mãi trung thành và quảng đại, cùng nhau hỏi Chúa xem Người muốn mình điều gì, và hiến dâng lòng yêu thương của mình trước tượng Đức Nữ Trinh Maria. Những người giúp chuẩn bị cho họ kết hôn nên giúp họ cảm nghiệm các thời khắc cầu nguyện này, những thời khắc được chứng minh là hết sức hữu ích. “Phụng vụ hôn phối là biến cố độc đáo, vì vừa là một cử hành của gia đình vừa là một cử hành của cộng đồng. Các dấu lạ đầu tiên của Chúa Giêsu đã được thực hiện tại tiệc cưới Cana. Rượu ngon, phát sinh từ phép lạ của Chúa nhằm đem lại niềm vui cho những ngày đầu của một gia đình mới, chính là rượu mới của Giao Ước giữa Chúa Kitô và những người nam nữ mọi thời... Thỉnh thoảng, vị cử hành nói với một cộng đoàn gồm những người ít khi tham dự vào đời sống Giáo Hội, hay những người là thành viên của các hệ phái Kitô Giáo khác hay cộng đồng tôn giáo khác. Như thế, đây là dịp có giá trị để công bố Tin Mừng của Chúa Kitô” (247).
Kỳ Sau: Đồng Hành Trong Các Năm Đầu Đời Hôn Nhân
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
(225) Relatio Synodi 2014, 30.
(226) Ibid., 31.
(227) Relatio Finalis 2015, 56.
(228) Ibid., 89.
(229) Relatio Synodi 2014, 32.
(230) Ibid., 33.
(231) Ibid., 38.
(232) Relatio Finalis 2015, 77.
(233) Ibid., 61.
(234) Ibid.
(235) Ibid.
(236) Ibid.
(237) Cf. Relatio Synodi 2014, 26.
(238) Ibid., 39.
(239) Hội Đồng Giám Mục Ý, Ủy Ban Giám Mục về Gia Đình và Sự Sống, Orientamenti pastorali sulla preparazione al matrimonio e alla famiglia (22 tháng 10, 2012), 1.
(240) Thánh Inhaxiô Thành Loyola, Spiritual Exercises, Annotation 2.
(241) Ibid., Annotation 5.
(242) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (27 tháng 6, 1984), 4: Insegnamenti
VII/1 (1984), 1941.
(243) Bài Giáo Lý (21 tháng 10, 2015): L’Osservatore Romano, 22 tháng 10, 2015, p. 12.
(244) Hội Đồng Giám Mục Kenya, Sứ Điệp Mùa Chay, (18 tháng 2, 2015).
(245) Cf. Đức Piô XI, Thông Điệp Casti Connubii (31 tháng 12, 1930): AAS 22 (1930), 583.
(246) Đức Gioan Phaol6 II, Bài Giáo Lý (4 tháng 7, 1984), 3, 6: Insegnamenti VII/2 (1984), pp. 9, 10.
(247) Relatio Finalis 2015, 59.
Văn Hóa
Tháng Hoa
Lê Đình Thông
08:48 25/04/2016
Hái vội trong thơ mấy đóa hoa *
Kính dâng lên Mẹ lòng con thảo
Hoa cỏ chân quê quá thật thà
Hoa chanh trắng nõn thơm tho quá
Mái tóc mẹ hiền rủ xuống vai
Đơn sơ sắc áo trinh nguyên lụa
Phủ xuống nhân gian chấm gói hài
Còn nữa hoa sen tỏa ngát hương
Con dâng lên Mẹ đượm tình thương
Lòng Mẹ xót thương đau chín khúc
Thuở trước La Vang chốn đoạn trường
Cỏ may phất phớt bờ lau sậy
Thân phận con người có khác chi
Trời mây có lúc còn lúc mất
Đời người cát bụi cánh chim di
Con dâng lên Mẹ cánh hoa nhài
Thoang thoảng thơm tho vườn nhà ai
Cài lên mái tóc huyền đen nhánh
Xót thương nước Việt chĩu bờ vai.
Giáo Xứ Paris, ngày 01/05/2016
Lê Đình Thông
* Cảm hứng từ ‘‘Lòng yêu thương’’ của Nguyễn Bính
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Dưới Nắng Trưa
Nguyễn Bá Khanh
18:28 25/04/2016
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Mỗi lần nghe tiếng chuông ngân
Lòng tôi lại thấy lâng lâng ơn trời.
(nbk)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 19 – 25/04/2016: Chung quanh nhận định của ĐHY Kasper về Tông Huấn Amoris Laetitia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:43 25/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Catholic World News ghi nhận rằng một tuần sau khi Tông Huấn Amoris Laetitia được phát hành, báo chí đăng tải những nhận định rất trái ngược nhau của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trong khi, Đức Hồng Y Walter Kasper nói rằng Amoris Laetitia “thay đổi mọi thứ”, nhiều Giám Mục khác nhấn mạnh rằng không có bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong Tông Huấn mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Hồng Y Kasper, người đã khuyến khích các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới chấp thuận cho các cặp vợ chồng ly dị và tái hôn có thể rước lễ với những điều kiện nhất định nào đó, nói với tờ The Tablet rằng tài liệu “không thay đổi bất cứ điều gì liên quan đến giáo lý Giáo Hội Công Giáo hay giáo luật – nhưng thực ra nó thay đổi tất cả mọi thứ.”
Ngài nói: “Điều gần như rõ ràng với tôi, cũng như với nhiều nhà quan sát khác, là trên con đường hòa nhập, thế nào cũng có những tình huống trong đó những người ly dị và tái hôn, có thể được xá giải và được cho rước lễ.”
Nhưng Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, trong bài phát biểu tại phiên bế mạc cuộc họp mùa xuân của các giám mục Anh và xứ Wales, nói với các phóng viên rằng cách tiếp cận của Tông Huấn Amoris Laetitia đối với vấn đề người Công Giáo đã ly dị và tái hôn “không phải là mới.” Ngài nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã theo bước của vị tiền nhiệm ngài là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi nói rằng “có cái gì đó không tương hợp về nguyên tắc giữa việc bước vào một cuộc hôn nhân thứ hai” và yêu cầu phải trung tín trong bậc vợ chồng của Giáo Hội. Khi được hỏi liệu có sự khác biệt nào hay không giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và vị tiền nhiệm của ngài, là người đã nói rằng những người Công Giáo ly dị và tái hôn phải kiêng khem quan hệ vợ chồng nếu họ muốn rước Mình Thánh Chúa Đức Hồng Y Nichols nói rằng ngài không “nhìn thấy lý do tại sao cần phải có một sự thay đổi như vậy”.
Đức Hồng Y Thomas Collins của Toronto, người đã tham gia với các Hồng Y khác trong việc phản đối những gì các ngài cho là những nỗ lực để thao túng Thượng Hội Đồng nhằm ủng hộ đề nghị Kasper, nói rằng ngài cảm thấy yên tâm với tài liệu của Đức Giáo Hoàng. Ngài nói, Amoris Laetitia, cho thấy sự hiểu biết rõ ràng của Đức Giáo Hoàng về “sự yếu kém sâu sắc của nền văn hóa dựa trên chủ nghĩa cá nhân và cái tôi.” Thông điệp căn bản của tông huấn này, không phải là những thay đổi về tín lý nhưng là những thay đổi về các phương pháp tiếp cận mục vụ. Ngài nhấn mạnh rằng: “Chúng ta là những người tìm kiếm để đưa về cùng một đàn chiên chứ không phải là xua đuổi người ta đi.”
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, người Anh, Tổng Thư ký Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, cho rằng Amoris Laetitia là một trong những “tài liệu hay nhất mà tôi đã từng đọc.” Ngài nói với đài phát thanh Vatican: “Đó là một ánh sáng trong một thế giới tăm tối chẳng hề tin vào gia đình và hôn nhân như Giáo Hội, vì vậy Tông Huấn Amoris Laetitia sẽ có một ý nghĩa to lớn cho dân chúng trên toàn thế giới ...”
Từ California, Đức Giám Mục Robert Vasa của giáo phận Santa Rosa nói rằng lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng không thay đổi giáo huấn Giáo Hội, và rằng Giáo Hội không thể chấp nhận các hành vi “không phù hợp với luật luân lý.”
Từ Rhode Island, Đức Giám Mục Thomas Tobin của giáo phận Providence than thở rằng tài liệu của Đức Giáo Hoàng quá dài. “Tôi tin chắc rằng chiều dài của một tài liệu Giáo Hội là tỉ lệ nghịch với số lượng người sẽ đọc nó và với tác động sẽ có của nó”. Tuy nhiên, Đức Cha Tobin đã ca ngợi tuyên bố mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng chống lại ý thức hệ giới tính, việc phá thai, và một nền văn hóa trong đó các nghi lễ rình rang của đám cưới được coi trọng hơn lòng trung tín của đôi vợ chồng trong hôn nhân.
2. Morales Eva lại tặng Đức Thánh Cha thêm một tặng phẩm quái lạ
Sáng thứ Sáu 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Bolivia là ông Morales Eva, đang ở Rôma để tham dự một hội nghị về các vấn đề kinh tế được tài trợ bởi Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội.
Một tuyên bố ngắn gọn Vatican đưa ra sau cuộc họp cho biết Đức Thánh Cha đã nói chuyện với Morales về tính trạng xã hội hiện nay của Bolivia, quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước từ sau chuyến tông du của Đức Thánh Cha trong thời gian từ 8 đến 10 tháng Bẩy năm ngoái 2015, và các mối quan tâm trước tình hình thế giới.
Morales Eva, người đã gây ra những tranh cãi vào năm 2015 khi ông trao tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một cây thánh giá được hình thành với những biểu tượng cộng sản như búa, liềm, một lần nữa lại trao tặng Đức Thánh Cha một món quà rất độc đáo: đó là một cuốn sách bàn về những lợi ích sức khỏe của lá coca. Lá coca được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất cocaine.
3. Giám đốc thông tấn xã Công Giáo Hoa Kỳ bị Hội Đồng Giám Mục buộc từ chức ngay tức khắc
Giám đốc Catholic News Service trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã bị sa thải hôm thứ Tư 13 tháng Tư sau khi bày tỏ thái độ chống đối lập trường của các Giám Mục Mỹ trên account Twitter của mình.
Tony Spence, người đã làm việc cho Catholic News Service kể từ năm 2004, đã công khai chỉ trích dự luật về tự do tôn giáo; và một luật khác về sự riêng tư tại các nhà vệ sinh không thuộc tư gia.
Một trong những điều khoản chính yếu trong dự luật về tự do tôn giáo là việc bảo vệ các cơ sở tôn giáo không phải thi hành các chính sách chống lại niềm tin tôn giáo của họ. Thí dụ như các bệnh viện Công Giáo không buộc phải cung cấp các dịch vụ phá thai.
Hôm thứ Hai 11 tháng Tư, Viện Lepanto đã đưa ra một báo cáo về các tweets trong account của Spence, trong đó ông đã gọi là dự luật tự do tôn giáo được đưa ra thảo luận tại Tennesse là “phò sự phân biệt đối xử” và “ngu ngốc”.
Trước đó, một số các ký giả Công Giáo cũng đã phàn nàn những tuyên bố của Tony Spence chống lại luật riêng tư tại các nhà vệ sinh công cộng của North Carolina. Luật này quy định rằng những người thuộc giới tính nào thì phải đi vào nhà vệ sinh dành cho giới tính đó. Tony Spence đã tweet rằng luật này “chống lại người đồng tính” và “ngu xuẩn”. Trước đó, các Giám Mục tại North Carolina đã phải vất vả chống lại một nghị định cho phép những người đàn ông được quyền sử dụng nhà vệ sinh dành cho phái nữ.
Sau một cuộc họp với Đức Ông Brian Bransfield, Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Mỹ, Spence đã được các nhân viên bảo vệ hộ tống ra khỏi văn phòng mà không được phép nói chuyện với các nhân viên của mình.
Lúc16:00h James L. Rogers, viên chức phụ trách truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã gửi một email cho tất cả nhân viên Catholic News Service thông báo về quyết định sa thải có hiệu quả tức khắc.
Michael Hichborn, giám đốc Viện Lepanto, ca ngợi Hội Đồng Giám Mục như sau. “Hôm nay, Hội Đồng các Giám mục Công Giáo đã thể hiện tính minh bạch và vai trò lãnh đạo mà các tín hữu Công Giáo mòn mỏi khao khát”.
4. Nhà thờ Công Giáo thứ 10 bị đốt trong cộng đồng Mapuche
Du kích quân người Mapuche đã buộc tội vị giám mục địa phương là đồng lõa với chính quyền trong mưu toan chiếm dụng những phần đất của người Mapuche, và đã thiêu rụi một nhà thờ ở Cañete, Chile, vào ngày 12 tháng Tư.
Theo hãng tin EFE của Tây Ban Nha, đó là nhà thờ Công Giáo thứ mười bị quân du kích Mapuche tấn công trong hai năm qua
Vị Giám Mục tiên khởi thuộc sắc tộc Mapuche là Đức Giám Mục Jorge Enrique Concha Cayuqueo, đang cai quản một giáo phận khác, nói với một tờ báo Chile rằng hầu hết người Mapuche đều là người Công Giáo sùng đạo. Những nhà thờ này đều do họ xây dựng lên, và do đó người dân Mapuche chính là nạn nhân các cuộc tấn công của phiến quân.
5. Quan sát viên Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi một phản ứng quốc tế đối với tai ương khủng bố
“Tai ương khủng bố quốc tế chỉ có thể được đáp trả bằng một phản ứng tập thể trên quy mô toàn cầu”, đại diện của Vatican cho biết như trên trong một diễn văn tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 14 Tháng Tư.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói rằng “nạn khủng bố cực đoan là một hiện tượng xuyên quốc gia.” Ngài lên án “sự man rợ đáng kinh hoàng” và “tội ác khôn tả” của những kẻ khủng bố, và đặc biệt kêu gọi sự chú ý đến động cơ của nạn khủng bố là để “tiêu diệt việc chung sống hoà bình của người Hồi giáo và Kitô hữu hàng nhiều thế kỷ qua” tại Trung Đông.
Đức Tổng Giám mục Auza đã không nêu đích danh tôn giáo của những kẻ tham gia trong phong trào khủng bố quốc tế hiện nay, nhưng ngài chỉ trích “sự gian dối và những lời phạm thượng của các nhóm khủng bố” khi dùng tôn giáo biện minh cho hành vi bạo lực của chúng.
6. Tổng Thống Trung Phi cám ơn Đức Thánh Cha
Trưa 18 tháng 4 năm 2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến tân tổng thống Cộng hòa Trung Phi, giáo sư Faustin Archange Touadéra, đến viếng thăm và cám ơn ngài đã viếng thăm tại Trung Phi hồi cuối tháng 11 năm 2015 với những thành quả tích cực cho đất nước này.
Ðây là chuyến viếng thăm quốc tế đầu tiên của Tổng thống Touadéra. Ông mới đắc cử hồi tháng 2 năm nay.
Mặc dù những lời căn ngăn hồi đó của nhiều cơ quan an ninh quốc tế, Ðức Thánh Cha Phanxicô vẫn nhất định đến viếng thăm tại thủ đô Bangui của Cộng Hòa Trung Phi, ngày 29 và 30 tháng 11 năm 2015, mở cửa Năm Thánh tại Nhà Thờ chính tòa, gặp gỡ các tín hữu Kitô và Hồi giáo, và đã giúp đẩy mạnh tiến trình hòa giải tại đất nước này sau những năm tháng nội chiến.
Ðức Cha Dieudonné Nzapalanga, Tổng Giám Mục giáo phận thủ đô Bangui, nói rằng nhờ cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô, Cộng hòa Trung Phi đã tiến đến nền hòa bình. Từ sau cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha, chúng tôi đã cảm thấy một luồng gió thay đổi, có một sự đổi hướng hoàn toàn”.
Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết sau khi gặp Ðức Thánh Cha, Tổng thống Touadéra đã gặp và hội kiến với Ðức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và ngoại trưởng Paul Gallagher.
Trong các cuộc trao đổi thân mật ấy, có nhắc lại sự tiếp đón nồng nhiệt dành cho Ðức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm của ngài hồi tháng 11 năm 2015 ở Bangui. Ngoài ra các vị nhắc đến tiến trình tuyển cử mới đây và sự đổi mới các cơ chế của đất nước đang diễn ra trong bầu không khí xây dựng. Góp phần vào tiến trình này có cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, và Tòa Thánh cầu mong một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng cho toàn thể đất nước Trung Phi. Ðồng thời, các vị cũng nhấn mạnh đến những hậu quả các cuộc xung đột trong những năm gần đây vẫn còn đè nặng trên dân chúng, và kêu gọi Cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ sự phát triển tại Cộng hòa Trung Phi.
Cũng trong cuộc nói chuyện, hai bên bàn đến quan hệ song phương tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Trung Phi, và nhận định rằng những quan hệ này có thể được củng cố thêm trong khuôn khổ những văn kiện pháp lý như công pháp quốc tế dự trù. Chính phủ Trung Phi đánh giá cao sự đóng góp của Giáo Hội và các vị Mục Tử cho xã hội, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục và y tế, cũng như trong viễn tượng hòa giải và tái thiết đất nước”.
7. Tòa Thượng phụ Can-đê kêu gọi các Linh mục suy tư về sứ vụ Linh mục theo giáo huấn của Ðức Thánh Cha Phanxicô.
Hội nghị lần thứ nhất toàn thể các Giám mục và Linh mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Can-đê đang làm việc tại Iraq do Ðức Thượng phụ Louis Sako triệu tập đã diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6 năm 2016.
Các tham dự viên đã cùng nhau suy tư về tu đức, thần học và ơn gọi Linh mục để cùng nhau suy tư về tâm linh, thần học và ơn gọi linh mục trước sự khẩn thiết được trải nghiệm bởi các Kitô hữu tại Trung Ðông trong giai đoạn lịch sử khó khăn này, và dưới ánh sáng các gợi ý của Ðức Thánh Cha Phanxicô dành cho việc truyền giáo mà tất cả các mục tử được mời gọi.
Theo các nguồn tin chính thức của Tòa Thượng phụ, cuộc họp đã được tổ chức tại Ankawa, và các buổi hội họp sẽ xoay quanh 3 bài nói chuyện chính, một trong số đó có chủ đề “Linh mục dưới ánh sáng các văn kiện và lời giảng dạy của Ðức Thánh Cha Phanxicô do Ðức cha Yousif Thomas Mirkis, dòng Ðaminh, Tổng Giám mục Giáo Hội Công Giáo Can-đê ở Kirkuk trình bày.
Sau trường hợp linh mục Công Giáo Can-đê, cha Amer Saka, tự thú đã tiêu xài lãng phí ở Canada các ngân quỹ được quyên góp để hỗ trợ cho những người tị nạn đến từ Trung Ðông, trong cuộc họp lần cuối, các Giám mục Can-đê đã nhắc lại sự cấp thiết tìm ra các hình thức thích hợp cho việc thường huấn của các Linh mục và nâng cao đời sống thiêng liêng và mục vụ của các Linh mục trong tất cả các giáo phận.
Vào tháng 7 năm 2013, Ðức Thượng phụ Louis Sako đã gửi cho các Linh mục Can-đê một lá thư, trong đó ngài thừa nhận rằng sự yếu kém trong việc quản trị của cơ quan trung ương, việc nhiều tòa Giám mục bị trống, sự thiếu an ninh và tình trạng khẩn thiết trường kỳ về chính trị xã hội của Iraq đã ảnh hưởng đến căn tính của các Linh mục và đời sống tu đức của họ, tạo nên một “tình trạng mà không thể tiếp diễn” và phải được giải quyết triệt để, tái khám phá ra nguồn gốc của ân sủng và gương mặt thật của ơn gọi và sứ mệnh linh mục. Trong thư này ngài đã nói đến các lời nhắc nhở được lập lại thường xuyên của Ðức Thánh Cha Phanxicô để nhắc nhớ mọi người là tác vụ linh mục là một sứ vụ, chớ không phải là một nghề hay một việc kinh doanh.
8. Hai Giám mục Nigieria kêu gọi chính phủ giải cứu các nữ sinh bị bắt cóc.
Hai Giám mục Nigieria đã kêu gọi chính phủ nỗ lực giải cứu 219 nữ sinh bị các lực lượng Boko Haram bắt cóc đúng 2 năm trước.
Các nữ sinh trong độ tuổi từ 16-18, bị bắt cóc trong một cuộc đột kích nửa đêm của các lực lượng Boko Haram vào ký túc xá của một trường trung học công lập có đa số học sinh Ki-tô giáo ở Chibok ngày 14 tháng 04 năm 2014. Khoảng 50 em đã trốn thoát nhưng còn 219 em vẫn đang mất tích. Boko Haram có nghĩa là “giáo dục Tây phương bị cấm” hay “ảnh hưởng của Tây phương là một tội lỗi”. Lực lượng Boko Haram đã cưỡng bức những người bị bắt cải sang Hồi giáo. Các trẻ nam được huấn luyện trở thành những chiến binh cho chúng; các thiếu nữ, mà theo Hồi giáo cực đoan không nên được học hành, có thể trở thành những kẻ đánh bom liều chết, nhưng phần lớn bị đối xử như nô lệ tình dục hay bị cưỡng bức kết hôn với các thành viên của Boko Haram.
Những hình ảnh video mới đây thu được bởi CNN cho thấy các thiếu nữ trong những bộ đồ đen, cầu xin chính quyền Nigieria cộng tác với các lực lượng để giải cứu các em. Thân nhân của các nữ sinh đã tuần hành ở thủ đô Abuja nhân dịp 2 năm các em bị bắt cóc, kêu gọi chính quyền hành động. Chính phủ Nigieria bị phê bình là đã làm quá ít để giúp cho các nữ sinh được trở về. Các quốc gia khác đã đưa ra những góp ý nhưng có vẻ nguy hiểm khi thực hiện một cuộc tấn công quân sự.
Hai Ðức Giám mục Matthew Audu của Lafia và George Dodo của Zaria thúc giục các quan chức tăng cường những nỗ lực thu thập thông tin tình báo và kết hợp ý muốn chính trị để tìm các thiếu nữ. Các ngài nói với Catholic News Service là sẽ khó tìm được tất cả các em, vì theo báo chí, một số đã bị giết, một số bị gả bán cho các chiến binh nổi dậy. Các ngài cũng kêu gọi cả nước cầu nguyện để những kẻ bắt cóc đổi lòng và nghĩ đến việc thả tự do cho các nữ sinh. Ðức cha Adudu nói: “Việc các em vẫn ở trong tay những kẻ bắt cóc sau 2 năm trời không tạo nên sự tin tưởng về hình ảnh sự liên kết của Nigieria như một quốc gia.” Ngài đã kêu gọi sự nỗ lực từ các nhà lãnh đạo thế giới, bắt đầu từ các nước láng giềng của Nigeria ở Tây Phi, để chống khủng bố bằng cách đóng góp lực lượng và vũ khí cho một lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia được tập hợp để nhổ tận gốc các phần tử nổi dậy. Ngài cũng yêu cầu các lãnh đạo ngăn chặn nguồn cung cấp tài chính và vũ khí cho các lực lượng khủng bố tấn công chính quyền hợp pháp và người dân vô tội.
9. Hiện tượng tôn thờ ma quỷ ở Kenya
Tại một hội nghị chuyên đề thần học gần đây về những điều huyền bí và việc thờ ma quỷ, Đức Cha Emmanuel Barbara của Malindi cho biết tình trạng thờ kính ma quỷ đang gia tăng nhanh chóng ở Kenya và nó có những ý nghĩa toàn cầu. Các người trẻ, cả Ki-tô hữu và không phải Ki-tô hữu, đạng bị cám dỗ về vấn đề này bởi được hứa hẹn các học bổng. Đức Cha hy vọng Năm Thánh Lòng Thương xót sẽ giúp các tín hữu Công Giáo giữ vững lòng tin.
Trong phần trả lời các câu hỏi sau đó, vài người đã yêu cầu các Giám mục Kenya chuyển từ việc nói về vấn đề này sang hành động để ngăn chặn việc thờ phượng này. Một tín hữu cho biết: “việc giáo dục để loại trừ điều này cho các tín hữu Công Giáo còn thiếu.” Một người khác yêu cầu Đức Cha cho những tài liệu cụ thể về vấn đề. Một tham dự viên dấu tên nói với báo Catholic News Service về việc những người đứng sau việc tuyển mộ người cho việc thờ cúng ma quỷ đã khai thác cách hiệu quả những người trẻ trong giới thất nghiệp, mù chữ và có vấn đề về trí tuệ.
Cha Clement Majawa, đang giảng dạy tại đại học Công Giáo Đông Phi cho rằng Giáo Hội và chính quyền phải cảnh giác công chúng về tình trạng thật của việc thờ ma quỷ. Cha đề nghị các môn học về các xã hội tôn giáo huyền bí và tôn giáo truyền thống của châu Phi. Cha cũng đề nghị các tín hữu Công Giáo cộng tác với bộ Giáo dục Kenya để phát triển chương trình học và có một đội ngũ tuyên úy và cố vấn sẵn sàng cho tình trạng thách đố này.
Vào năm 1999 đã có một cuộc điều tra của phủ tổng thống về vấn đề thờ cúng ma quỷ và kết quả cho thấy hiện tượng này xuất hiện trong các trường hoc, nhà thờ và ngay cả trong các văn phòng chính phủ.