Ngày 23-04-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức tin sống động
Lm Vũđình Tường
02:35 23/04/2017
Khi người lính đóng đinh Đức Kitô vào thập giá họ cũng đóng đinh niềm hy vọng của các tông đồ vào thập giá. Nhìn hình ảnh Thầy mình chân tay bị đóng đinh vào thập giá các môn đệ biết rõ kẻ đối nghịch với Thầy chiến thắng. Tâm trí các ông chan chứa niềm thất vọng. Tâm trạng não nề, niềm tin hụt hẫng, tương lai đen tối. Hình ảnh ngực Thầy phập phồng, nhấp nhô lên xuống theo từng hơi thở hiện rõ sự cố gắng của người khát chút không khí trong lành cho cơ thể cho biết cái chết gần kề. Niềm hy vọng nơi thầy yếu dần nhưng tình yêu dành cho Thầy cao ngất bởi hình ảnh gương mặt đầy yêu mến, lời nói rõ ràng mạch lạc khi giảng giải, tình cảm Thầy lan rộng cho mọi người tràn ngập tâm hồn các ông. Chính những điều này gắn bó các ông trong cơn hoạn nạn, chính những hình ảnh này là nguồn sống giúp các ông liên kết với nhau, hỗ trợ nhau, cùng đồng hành với nhau.

Khi niềm hy vọng vào Thầy cạn đến đáy thì các ông được sự sống mới qua tin tức của các người phụ nữ. Họ chạy báo tin cho các ông biết Thầy đã sống lại và hiện ra với các bà. Các ông không tin vào điều đó, người nọ ngó người kia tìm sự hỗ trợ. Đang lúc các ông nghi ngờ về tin vui đó thì Đức Kitô hiện ra với các ông. Sự xuất diện của Ngài ngoài sức tưởng tượng của các ông và các ông kinh ngạc, vui mừng đến độ không ai nói được lời nào, cũng không biết diễn tả niềm vui ra sao, ngay cả lời chào mừng cũng không có bởi niềm vui lớn hơn sức người có thể lãnh nhận. Hình ảnh sống lại của Đức Kitô tràn ngập tâm hồn, tràn ngập căn phòng các ông đang trốn lánh nhà cầm quyền. Đức tin sống động, niềm hy vọng dâng cao, tâm trí dạt dào chan chứa niềm vui và tương lai tươi sáng. Các ông vui như chính các ông được sống lại. Sự thật là như thế, các ông đang chết dần, chết mòn bởi hình ảnh Thầy bị đóng đinh, ngáp chết. Thầy xuất hiện mang sự sống mới cho các ông, niềm tin mới, hy vọng mới, tương lai mới. Mọi sự đều mới biến các ông thành con người mới.

Chúng ta sống trong một thế giới hầu như niềm vui đều được chế biến từ những người chuyên môn cho con người hưởng thụ. Niềm vui này được các nhà thương mại cổ võ và được làm sẵn. Những trò chơi điện tử cho trẻ em và các môn thể dục, thể thao cho người lớn. Hầu như ít khi chúng ta phải nghĩ ra cách giải trí riêng bởi tất cả đều có sẵn khắp nơi, không coi trực tiếp truyền hình, truyền thanh thì có thể coi qua các chương trình thu sẵn nơi băng nhựa. Một khi những tài tử bóng đá, tài tử nghệ thuật không đạt điều chúng ta mong đợi chúng ta cảm thấy thua thiệt và tức giận. Vì thế ngay cả khi giải trí cũng có tình địch, phe thua, phe thắng. Điều này dù âm thầm nhưng dẫn đến thiếu lành mạnh bởi cuộc sống luôn có sự chống đối, muốn hơn người và chia rẽ nằm sâu ngay cả trong lúc giải trí.

Đức Kitô Phục Sinh ban nguồn vui lớn lao cho nhân loại. Niềm vui Phục Sinh được thể hiện qua việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Niềm vui Phục Sinh kêu gọi con người dành nhiều thời giờ cho gia đình. Nhiệm vụ của Kitô hữu là tìm giờ cho gia đình, người bạn đường và con cái. Khi Ngài nói với những người phụ nữ. Hãy nói với anh em Ta sẽ gặp họ tại Galilê Mat 28,10
Nhiệm vụ thứ hai là dành thời giờ cho xã hội, cho cộng đoàn đức tin khi Ngài kêu gọi các môn đệ hãy đi rao giảng cho toàn dân tin mừng Phục Sinh Mk 16,15.

Chúng ta cần nhận biết trong sự sống có sẵn sự chết và trong cái chết có sẵn mầm sống. Thời kì thơ ấu chết đi dành chỗ cho thời niên thiếu. Thời niên thiếu qua đi trước khi tuổi trưởng thành đến và tuổi trưởng thành qua đi trước khi tuổi già ập đến. Như thế trong sự chết có sẵn mầm sống và trong sự sống có tiềm ẩn sự chết. Niềm tin Kitô cho chúng ta một xác tín khác tuổi già qua đi là sự sống trường sinh nơi Đức Kitô và Đức Kitô mở đường cho chúng ta biết điều đó. Bởi trong sự sống có sự chết, và trong sự chết có sự sống nên con người cần có hướng dẫn để sự sống mới tốt hơn, nếu không con người sẽ biến hoá mà không có hướng dẫn đổi mới, hướng dẫn đổi mới của Kitô hữu đặt căn bản trên Đức Kitô Phục Sinh.

Chúc Mừng Phục Sinh

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Lòng Chúa Thương Xót
Lm. Vinh Sơn scj
08:07 23/04/2017
Chúa Nhật II Phục Sinh A

LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Ga 20,19-31

Trong tạp chí Guidepots, bác sĩ Scott Harrison, một chuyên viên phẫu thuật bàn tay có viết rằng: lần nào giải phẫu ông cũng đều kêu lên vào một lúc nào đó: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!”. Ông có thói quen lạ lùng nầy từ hồi ông còn là bác sĩ quân y ở chiến trường Việt Nam. Một đêm nọ, ông được kêu đi gắp một viên đạn bị kẹt trong tay một người lính. Đã vậy, ông còn phải giải phẫu dưới ánh sáng của ngọn đèn pin. Cuộc giải phẫu ấy khiến ông cảm xúc sâu xa đến nỗi sau khi cuộc chiến kết thúc, ông đã quyết định đi chuyên ngành giải phẫu bàn tay. Nhờ đi sâu vào lãnh vực chuyên môn nầy, ông đã thẩm định được cách sâu sắc cơn đau khủng khiếp do một vật gây ra, chẳng hạn như một viên đạn, khi vật ấy xuyên thủng lớp xương, lớp gân và những sợi dây thần kinh nơi bàn tay con người. Nhà phẫu thuật ấy kể rằng ông thường giật thót người mỗi lần nghĩ đến cơn đau kinh khiếp Chúa Giêsu phải chịu khi đôi tay Ngài bị đóng đinh vào thập giá.

Khi chia sẻ bài Tin Mừng hôm nay, ông nói rằng theo ông, tiếng kêu “lạy Chúa là Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin, mà còn là tiếng kêu đầy rung động khi vị tông đồ nhìn thấy dấu vết của đôi bàn tay bị xé toạc ra của Chúa Giêsu. Chỉ đến lúc đó, Tôma mới hoàn toàn nhận thức được cơn đau đớn Chúa Giêsu đã phải chịu trên thập giá. Theo nhận định của nhà phẫu thuật, khám phá nầy hầu như vượt quá mức chịu đựng của Tôma. Và ông đã kết thúc bản văn đầy cảm động đó với lời chứng sau đây: “Mỗi lần giải phẫu mà nhìn phía dưới làn da của bàn tay con người, tôi luôn nhớ tới Chúa Kitô đã hy sinh đôi tay toàn hảo của Ngài cho tôi, và cũng như Tôma, tôi thốt lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con”.

Trong nhà Tiệc ly các tông đồ đóng kín vì sợ hãi (x. Ga 20,19): Thầy vừa bị chịu án tử trên thập giá, tinh thần còn đang hoang mang thì các phụ nữ trong nhóm khi đi viếng mộ về đã loan tin “giật gân”: họ thấy “mộ trống” (Ga 20,1-2) và thấy Thầy sống lại (x. Ga 20,18)… Sự sợ hãi càng tăng bội phần khi nghe dân Do thái đang lưu truyền nhau “xác ông Giêsu bị các môn đệ ông ấy lấy cắp rồi phao tin Thầy của họ đã sống lại”, tin này do các người lính canh mồ Chúa bị các thầy tư tế mua chuộc tung ra (x. Mt 28,11-15), vì thế các ông luôn sống trong hoang mang, sợ hãi và một số đã bỏ về quê như hai môn đệ trên đường Emmaus (x. Lc 24,13-23).

Đấng Phục sinh đã hiện diện giữa các môn đệ, các ông còn hoảng hốt hơn vì tưởng là ma (x. Lc 24,36), Ngài đã đưa các vết thương cho các ông xem, chính vết thương đã làm nỗi niềm sợ hãi trở nên vui mừng và hy vọng (x. Ga 20,21 ; Lc 24,39-40). Hơn nữa tất cả mọi vết thương của các tông đồ và của nhân gian, dù là thể lý hay tâm linh đều được Con Thiên Chúa mang lấy hầu họ được chữa lành như Thánh Phêrô đã chia sẻ : “Vì Người phải mang những vết thương mà anh em được chữa lành” (1P 2,24b)

Niềm sợ hãi và mỗi vết thương của nhân gian, mọi nỗi đau của cuộc sống nhân sinh kể từ nay có Đấng Phục sinh cưu mang, qua Ngài, Thiên Chúa cùng ôm trọn vết thương của chúng ta trong chính thân thể Con Ngài- đã mang, Ngài đã chết và cả khi sống lại.

Giữa nổi sợ hãi, gặp Chúa Phục Sinh, Ngài ban bình an cho các ông: “bình an cho các con” (Ga 20,20) như Chúa Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta: "Ta ban bình an cho các con. Ta ban thứ bình an mà thế giới không thể ban tặng cho các con" (Ga 14,27). Bình an phục sinh chiến thắng sợ hãi, sự chết

Ngài thổi Thần Khí vào các ông (x. Ga 20,22). Thổi thần khí vào các ông như xưa kia Thiên Chúa đã thổi Thần khí tạo sự sống cho Vũ Trụ và cụ thể cho con người có hình ảnh của Thiên Chúa (x. St 1,3; 2,6). Đấng Phục sinh ban Thần Khí vào công trình sáng tạo người mới được tạo thành từ Phục sinh của Ngài trong sự sống mới như Thánh Phaolô đã nói: “Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11). Sự bình an và Thần khí tạo sức sống mới, sức sống chữa lành niềm tin cho các môn đệ

Không có trong nhà Tiệc Ly lúc Chúa Phục sinh hiện ra. Tôma vẫn sợ hãi vì trước những biến cố vừa xảy ra: Thầy bị án, bị giết chết.. niềm tin của Tôma vào Thầy bị sụp đổ, vì Ngài đã chết và mọi sự liên quan đến Thầy đã chấm dứt. Chúa Kitô Phục sinh lại có mặt giữa lòng tin bị thử thách của Tôma, Ngài mời ông chạm đến các thương tích của Ngài và đừng cứng lòng tin. Tâm hồn chai đá được phục sinh, khiến sợ hãi được thay thế bằng bình an, bao nhiêu vết thương được chữa lành. Trong ánh sáng Phục sinh cùng Thần Khí ông thốt lên với niềm tin: “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28).

Các môn đệ và nhất là Tông Đồ Tôma là hình ảnh của chúng ta trong những thử thách, yếu tin: trước những đau khổ và sự dữ, lòng sợ hãi luôn ngự trị, lòng tin bị lung lay và trở nên chai cứng. Đức Kitô Phục sinh, Đấng đã mặc lấy những đau khổ và thương tích của con người, và đã tỏ ra tình yêu và lòng thương xót qua các thương tích, chính các thương tích đụng chạm và chữa lành mọi yếu đuối thương tích của chúng ta.

Khi ngắm nhìn bàn tay bị đâm thâu như Tôma, xin cho chúng ta cảm nghiệm tình yêu và lòng thương xót Chua dành cho chúng ta như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cảm nghiệm: “Tông đồ Tôma đã công nhận Chúa Giêsu là “Đức Chúa và là Thiên Chúa” khi ngài đặt tay mình vào trong vết thương cạnh sườn Người. Thật không lạ gì, nhiều vị thánh đã gặp trong tim của Chúa Giêsu sự diễn đạt sâu xa nhất của mầu nhiện tình yêu này”.

Giáo Hội tôn kính Lòng thương xót Chúa đặc biệt vào Chúa Nhật II Phục Sinh. Lòng Chúa thương xót được nhắc đến nhiều bản văn trong Tin Mừng, đặc biệt Tin Mừng Gioan 20,19-31: Tình yêu và lòng thương xót của Đấng Phục sinh tuôn trào trên các tông đồ và qua các Ngài tiếp tục trên nhân loại…

Vào năm Thánh 2000 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chính thức tuyên bố Chúa Nhật Tuần Bát Nhật Phục Sinh là Chúa Nhật Kính Lòng Thương xót Chúa. Chính Chúa Giêsu đã tỏ ra cho thánh nữ Faustina, qua chị cho cả nhân loại về kho tàng tình yêu của Ngài luôn được ban phát và nhất là Ngày Chúa Nhật trong tuần Bát nhật Phục sinh: “ Ngày đó các cửa đập Lòng Thương Xót sẽ trào tuôn ân sủng vì được mở ra. Không một linh hồn nào phải sợ sệt khi đến gần Ta, dù tội lỗi của họ đỏ như máu. Lòng Thương Xót của Ta bao la đến nổi không một trí khôn loài người hay Thiên Thần nào có thể ước lượng hay dò thấu cho đến muôn đời. Mọi vật hiện hữu đều phát xuất từ vực thẳm Lòng Thương Xót tha thiết nhất của Ta. Hết thảy các linh hồn trong quan hệ với Ta sẽ được chiêm ngưỡng Tình Yêu và Lòng Thương Xót Ta suốt cuộc đời. Lễ tôn kính Lòng thương Xót bắt nguồn từ sâu thẳm lòng thiết ái của Ta”.

Chúa Giêsu khẳng định với chị thánh Faustina: “Lòng Thương Xót của Ta lớn hơn tội lỗi của con và của cả nhân loại”.

Thật thế, Đấng Phục sinh phán:

“Trong ngày lễ “tình thương xót”, lòng thẳm sâu của Tình Ta nhân từ xót thương mở ra. Ta tuôn đổ cả một đại dương ơn phúc cho những tâm hồn nào đến múc nguồn thương xót của Ta…”

Hãy đến mà xem… (Ga 1,39), Đấng bị đâu thâu (x. Ga 19,37), và thưa với Ngài: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con!” (Ga 20,29), Đấng đã Phục sinh sẽ nói với chúng ta:

“Bình an cho các con” (Ga 20,20)

Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Tưởng Niệm các vị tử đạo thời hiện đại
J.B. Đặng Minh An dịch
00:57 23/04/2017
Chiều thứ Bẩy 22 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa tưởng niệm những vị tử đạo của thế kỷ 20 và 21.

Buổi lễ diễn ra tại nhà thờ Thánh Bácthôlômêô cùng với các thành viên của cộng đoàn Thánh Egidio, là những người chăm sóc ngôi đền thờ này để tưởng niệm những vị tử đạo hiện đại.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Như những người hành hương, chúng ta đã đến đền thờ Thánh Bácthôlômê trên cù lao của đảo Tiber này, nơi lịch sử tử đạo cổ kính kết hiệp với ký ức về những vị tử đạo mới, là những Kitô hữu bị giết bởi những ý thức hệ điên rồ trong thế kỷ vừa qua, và họ bị giết chết chỉ vì họ là môn đệ của Chúa Giêsu.

Ký ức của các chứng nhân anh hùng, xưa và nay này củng cố chúng ta trong nhận thức rằng Giáo Hội là một Giáo Hội của các vị tử đạo. Và những vị tử vì đạo là những người, như Sách Khải Huyền nhắc nhở chúng ta, “Những người đã vượt lên trên những cơn hoạn nạn. Họ đã rửa sạch áo và làm cho áo họ trắng như tuyết trong máu của Chiên Con.” Họ được ân sủng để tuyên xưng Chúa Giêsu cho đến phút cuối cùng, cho đến chết. Họ đau khổ, họ đã hy sinh mạng sống của họ, và chúng ta nhận được ơn phúc của Thiên Chúa vì chứng tá của họ. Và cũng có nhiều vị tử đạo vô danh, là những người nam nữ trung thành với sức mạnh dịu dàng của tình yêu, với tiếng nói của Chúa Thánh Thần, những người trong cuộc sống hàng ngày tìm cách giúp anh chị em của mình và yêu mến Thiên Chúa không giữ lại điều gì cho riêng mình.

Quan sát kỹ, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân của mọi cuộc bách hại là sự hận thù của ma quỷ thế gian đối với những người đã được cứu chuộc bởi Chúa Giêsu qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Trong Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe (xem Ga 15: 12-19), Chúa Giêsu sử dụng một từ mạnh mẽ và đáng sợ: là từ “oán ghét”. Chúa Giêsu, Đấng là bậc thầy của đức ái, Đấng rất hào hứng khi nói về tình yêu, đã phải nói về hận thù vì Ngài luôn nói thẳng bản chất vấn đề. Và Người nói với chúng ta, “Đừng sợ! Nếu thế gian oán ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã oán ghét Thầy trước.”

Chúa Giêsu đã chọn chúng ta và cứu chuộc chúng ta như một ân huệ tình yêu nhưng không của Ngài. Với cái chết và sự sống lại của Ngài, Chúa đã cứu chuộc chúng ta khỏi quyền lực của thế gian, khỏi sức mạnh của ma quỷ, khỏi quyền lực của hoàng tử thế gian này. Và nguồn gốc của hận thù là như thế này: vì chúng ta đã được cứu bởi Chúa Giêsu, và ma quỷ không muốn điều đó, nó oán ghét chúng ta và khuyến khích những cuộc bách hại, từ thời Chúa Giêsu và sự ra đời của Giáo Hội tiên khởi cho đến ngày nay. Có biết bao các cộng đồng Kitô hữu đang bị bức hại ngày hôm nay! Tại sao? Bởi vì sự hận thù của tinh thần thế gian này.

Quá thường khi, trong những khoảnh khắc khó khăn của lịch sử, chúng ta nghe người ta nói rằng: “Hôm nay đất nước chúng ta cần những anh hùng”. Tương tự như thế, chúng ta có thể hỏi, “Hôm nay Giáo Hội của chúng ta cần gì?” Các thánh tử đạo, các chứng nhân, nghĩa là, các thánh hàng ngày trong cuộc sống bình thường, dám sống một cuộc sống mạch lạc; và chúng ta cũng cần cả những người có can đảm để chấp nhận ân sủng được làm chứng nhân cho đến phút cuối cùng, cho đến chết. Tất cả những điều này là dòng máu nuôi sống Giáo Hội. Họ là những chứng nhân đưa Giáo Hội tiến về phía trước; là những chứng nhân cho sự kiện Chúa Giêsu đã sống lại, Ngài vẫn sống. Các vị làm chứng cho Ngài với cuộc sống mạch lạc và với sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà họ đã lãnh nhận như một ân sủng.

Nhớ lại những chứng nhân đức tin này và cầu nguyện ở nơi này là một ân sủng lớn lao. Đây là một ân sủng cho cộng đồng Thánh Egidio, cho Giáo Hội ở Rôma, cho tất cả các cộng đồng Kitô hữu của thành phố này, và cho rất nhiều người hành hương. Di sản sống động của các vị tử đạo hôm nay mang lại cho chúng ta sự bình an và hiệp nhất. Các vị dạy chúng ta rằng với sức mạnh của tình yêu, và với sự dịu dàng, chúng ta có thể chống lại thói kiêu ngạo, bạo lực và chiến tranh - và sự bình an có thể đạt được với lòng kiên nhẫn.

Và vì thế chúng ta có thể cầu nguyện: Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở nên những chứng nhân xứng đáng cho Tin Mừng và cho tình yêu của Chúa; xin đổ tràn lòng thương xót của Chúa trên nhân loại; xin canh tân Giáo Hội Chúa, xin bảo vệ các Kitô hữu bị khủng bố, và xin sớm ban hòa bình cho toàn thế giới.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Melbourne.
Trần Văn Minh
07:59 23/04/2017
Đại lễ mừng lễ kính Lòng Chúa Thương Xót với muôn vàn hồng ân tuôn đổ xuống trên Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, trong một ngày thời tiết thật đẹp, lại được hưởng thêm cả cả ba yếu tố của sự thành công là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã thay mặt cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, tổ chức đại lễ Lòng Chúa Thương Xót với Thánh lễ đồng tế đại trào bế mạc trọng thể, sau cuộc rước kiệu tượng Lòng Chúa Thương Xót trang nghiêm trật tự, đi một vòng khu Debney Park rộng lớn.

Hình cuộc rước kiệu và Thánh lễ đại trào

Hình

Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Mark Adwards, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne chủ tế, cùng Đức Cha Alphongso Nguyễn Hữu Long, Giám mục phó Giáo phận Hưng Hóa sang thuyết giảng. Quý cha tuyên úy và quý cha Việt Nam trong Tổng giáo phận đồng tế, với đông đảo giáo dân từ khắp các cộng đoàn trong tổng giáo phận về hiệp dâng thánh lễ mừng kính, suy tôn Lòng Chúa Thương Xót.

Với đầy đủ mọi thành phần Dân Chúa với hơn 2 ngàn người từ khắp mọi miền trong Tiểu bang Victoria về dự, hiện diện tại khuôn viên trung tâm, từ quý cụ cao niên cho đến các em bé được bồng ẵm trên tay về dự đại lễ suy tôn Lòng Chúa Thương xót thật sốt mến.

Theo chương trình, Đại lễ năm nay được tổ chức trọng thể bằng Tam nhật Thánh. Thánh lễ khai mạc Tam nhật Thánh, có sự hiện diện của quý Cha Tuyên úy Cộng đồng và đặc biệt có Đức Cha Alphongso Nguyễn Hữu Long, Giám mục phó Giáo phận Hưng Hóa từ Việt Nam qua giảng thuyết cùng cộng đồng dân Chúa Melbourne. Tất cả các bài giảng, các chủ đề đều xuyên suốt về Lòng Chúa Thương Xót. Mỗi ngày đều có các bài giảng 3 giờ chiều, 6 giờ và bài giảng trong thánh lễ 7 giờ để kết thúc.

Thánh lễ khai mạc Tam nhật Thánh do Linh mục Hoàng Kim Huy Tuyên úy cộng đồng chủ tế, Linh mục Trần Ngọc Tân Tuyên úy cùng với quý cha trong cộng đồng và quý cha khách đồng tế. Trong bài chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ mở đầu, Linh mục Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm, chủ nhà đã khai mạc bài chia sẻ nói về Lòng Chúa Thương Xót qua Thánh Thể Chúa. Thời tiết trong ngày khai mạc thật tốt lành đã giúp mọi người đến dâng lễ thật đông.

Ngày thứ hai, thời tiết không được tốt, mưa cả ngày nhưng mọi người cũng đến từ lúc 3 giờ chiều sau giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót. Đức Cha giảng thuyết về đề tài Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó nghỉ giải lao, để mọi người có thời gian gặp gỡ, thăm hỏi, chuyện trò cùng nhau ít phút. 6 giờ linh mục Phạm Minh Ái thuyết giảng về Lòng Chúa Thương xót qua các khuôn mặt gần gũi Chúa trên đường khổ hình thập giá, đã nhận được ân sủng của lòng Chúa Thương Xót. Những ông Ximong, người trộm lành và đám đông dân thành Gierusalem, nhất là quý bà với lòng hy sinh, nhân ái.

Trong phần chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ chiều, Linh mục tuyên úy Vũ Ngọc Tuyển đã nhắc lại kinh Lòng Chúa Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxico viết diễn tả đôi mắt yêu thương của Chúa đã cứu Giakeu và Mathew thoát khỏi vòng nô lệ tiền bạc, cứu người đàn bà và cũng chính đôi mắt yêu thương của Chúa đã cứu cả Phero người môn đệ trung tín luôn đi bên cạnh Chúa. Riêng chúng ta, mỗi người cũng phải dọn chỗ để cho Lòng Chúa thương xót có chỗ tuôn chảy vào, qua những việc làm hằng ngày trong cuộc sống, sống sao cho đúng những gì Thiên Chúa đã dậy chúng ta.

Tiếp đến ngày Thứ Ba trong Tam nhật Thánh, trời Melbourne tươi sáng hơn, nhiệt độ ấm áp và nhất là không mưa, mọi người đến đúng giờ để chầu Thánh Thể và suy tôn Lòng Chúa Thương Xót lúc 3 giờ chiều. Đức Cha Nguyễn Hữu Long chia sẻ cùng mọi người về tình thương của Chúa qua kinh 14 mối phúc thật. Trong dịp này, Đức Cha đã nói đến khoa học kỹ thật tiến bộ đi cao hơn, xa hơn, nhưng lại làm cho con người cũng biến đổi từ tình tương thân, tương ái không còn. Đạo lý xuống cấp, suy đồi trong xã hội mỗi ngày một tồi tệ, chênh lệch giai cấp với hố ngăn cách rõ hơn nhất là vùng cao, vùng sâu mà điển hình là nơi Giáo phận Hưng Hóa, nơi Ngài có trách nhiệm chăm sóc.

Phần thuyết giảng lúc 6 giờ tối do Linh mục Phạm Minh Ước, một linh mục Dòng Tên rất quen thuộc với cộng đồng. Với các câu chuyện đời thường, minh chứng cho tình yêu thương của Thiên Chúa. Những luật lệ dù ở các nước văn minh hay chậm tiến, cũng không thể đem lại công bình cho xã hội. Chỉ có Thiên Chúa với tình thương vô bờ bến, giúp mỗi người chúng ta biết sống tha thứ cho nhau, biết nhận lỗi và tự sửa mình mới đem lại hạnh phúc đích thực.

Trong thánh lễ, Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng đã chia sẻ về chữ tin qua bài Tin Mừng kể về sự nghi ngờ của Toma. Để thấy rằng có những người không thấy mà tin, có những người phải thấy mới tin. Trong bối cảnh của Toma, mặc dù đã được mọi người chứng thực rằng đã gặp Chúa hiện đến giữa mọi người, nhưng Toma vẫn không tin, chỉ đến khi Chúa đến và gọi đích danh Toma, thì lúc đó Toma quỳ sụp dưới chân Chúa và tung hô Ngài. Linh mục cũng có những mẩu chuyện nhỏ về lòng tin trong cuộc sống mà chúng ta thường hay gặp phải.

Ngày đại lễ chính bắt đầu sớm từ lúc 1 giờ 30 trưa. Nhưng từ rất sớm, mọi người đã tề tựu để nghe Đức Cha Nguyễn Hữu Long chia sẻ, đại ý Ngài nói, Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô biên vô lượng, và Ngài cũng xót khi có những người đi lạc, giống như bài Tin Mừng mà người chủ đã bỏ 99 con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên đi lạc. Sau giờ Chầu và lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót, Linh mục Trần Ngọc Tân tiếp tục chia sẻ cùng một chủ đề về Lòng Thương Xót của Chúa.

Trước khi cử hành Thánh lễ Đại trào mừng kính Lòng Chúa Thương Xót là cuộc rước kiệu tượng Chúa. Đoàn rước được rất đông người theo kiệu cùng với đầy đủ các đoàn thể trong cộng đồng, mở đầu với Thánh giá nến cao, cờ Quốc gia Úc Đại lợi và Việt Nam Cộng Hòa, cờ Hội Thánh và cờ hiệu của 16 cộng đoàn trong Cộng đồng. Sau cuộc rước kiệu là Thánh lễ đại trào đã được Liên Ca đoàn Vinh Sơn Liêm dùng lời ca tiếng hát thật xuất sắc để cảm tạ và tôn vinh Chúa để buổi lễ thêm long trọng.

Sau Thánh lễ, Ông Nguyễn Đình Trị lên cám ơn đến quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ban mục vụ, quý ân nhân, Liên ca đoàn và toàn thể cộng đồng đã bằng các hình thức đóng góp và bằng lời cầu nguyện đã giúp cho ban tổ chức, tổ chức thành công buổi lễ một cách thật tốt lành. Nhất là Cha quản nhiệm và ban mục vụ cùng các ban ngành đoàn thể và mọi người trong Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã đóng góp công của, cùng cộng tác nhiệt tình, giúp ban tổ chức hoàn thành đại lễ hôm nay. Sự hiên diện của mọi người trong cộng đồng đã là niềm khích lệ giúp cho ban tổ chức thật vui mừng khi được đón tiếp để cùng nhau tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót. Với giọng đọc điềm đạm, khúc triết và mạch lạc, bài cám ơn của đại diện ban tổ chức đã làm cho mọi người cảm thấy thật chu đáo và hài lòng, vì hầu như không còn quên đến người nào đã góp tay kể cả qua lời cầu nguyện

Ông Nguyễn Ngọc Trúc, thay mặt Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng lên cám ơn quý Đức Cha, quý cha và tu sĩ nam nữ, quý đại diện các cộng đoàn. Nhất là Cha quản nhiệm và Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức buổi đại lễ thành công tốt đẹp. Sau đó, Quý Đức Cha và đoàn đồng tế đã vui chụp hình chung cùng ban mục vụ và ca đoàn trước khi dự tiệc mừng.

Một buổi tiệc mừng đã được các chị em trong Ngành Nữ Tông đồ phục vụ mọi người thật chu đáo trong niềm vui ơn cứu độ và trông cậy vào Lòng Chúa Thương Xót. Kết thúc Tam nhật Thánh và đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2017.
 
Giáo Phận Sài Gòn : Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa
Người Giồng Trôm
08:14 23/04/2017
Giáo Phận Sài Gòn : Đại Lễ Tôn Vinh Lòng Thương Xót Chúa

Hôm nay, Chúa Nhật II Phục Sinh còn gọi là Chúa Nhật tôn vinh lòng thương xót Chúa. Tạ ơn Chúa, cơn mưa chiều đã ngừng hẳn để cho chương trình Thánh Lễ cũng như tôn vinh lòng thương xót Chúa hôm nay được tốt đẹp.

Con đường Tôn Đức Thắng vốn đã nhỏ hẹp nay lại nhỏ hẹp hơn vì dòng người đổ về Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn thật đông. Giản đơn chỉ là dự Lễ tôn vinh lòng thương xót Chúa và đó cũng chính là cõi lòng, thao thức của thân phận làm người.

Xem hình

Chương trình cầu nguyện cũng như Huấn Từ về Lòng Thương Xót Chúa được khởi sự từ lúc 14 g 30. Những Huấn Từ từ Cha Giuse Đào Nguyên Vũ và Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng - Tổng Linh Hướng Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót Giáo Phận Sài Gòn đã để lại nhiều tâm tư, sâu lắng hơn cho cộng đoàn về Lòng Thương Xót Chúa. Đặc biệt, Cha Ernest gởi đến cộng đoàn lòng thương xót Chúa là ơn cứu rỗi chứ không phải chỉ là những chuyện cầu xin này cầu xin nọ. Cha nói rằng Cha vẫn hiểu nhu cầu của con người khi bệnh thì vái tứ phương và chạy thầy này thầy nọ nhưng khi đến với Chúa thì tín thác vào Chúa …

Sau lời huấn từ của Cha Ernest, cộng đoàn cùng lắng nghe tâm tình của ca sĩ Gia Ân qua ca khúc anh thể hiện rất ngọt ngào và dễ thương. Được biết sự hy sinh của Gia Ân ngày hôm nay rất lớn bởi lẽ trưa nay Gia Ân vẫn còn ở Vĩnh Long để hát phục vụ cộng đoàn họ đạo Long Mỹ nhân dịp Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai về ban Bí tích Thêm Sức.

Trong khi trò chuyện chờ tham dự Thánh Lễ, với ngôn từ và đậm chất miền Tây Nam Bộ, Cha Ernest thở phào nhẹ nhõm : “Giờ thở được rồi ! Nảy chương trình căng quá ! Mình không quen nói chuyện trước số người đông như thế này !”.

Nghe được lời này, một cha trêu lại Cha Tổng Linh Hướng : “Chúng con biết Cha giáo chỉ ban huấn từ cho thầy của mấy người nói (ý là thầy của các linh mục tương lai) thôi ! Các cha hiểu ý và phì cười bởi lẽ nhiều người ai cũng biết “năng lực” của Cha Ernest là gì.

Gần đến giờ Lễ, cộng đoàn hân hoan đón chào Đức Cha Phêrô đến từ Giáo Phận Mỹ Tho.

17 g 15, sau tiếng kèn, đoàn rước tượng Lòng Chúa Thương Xót cất bước tiến lên lễ đài. Những chiếc áo dài đỏ đồng phục Lòng Thương Xót như muốn bày tỏ cũng như muốn nói với mọi người về Lòng Thương Xót Chúa mà cộng đoàn đang tận hưởng, đang xin Chúa thương xót.

Dẫu rằng nhiệt độ hôm nay khá cao và trời nóng bức nhưng chúng tôi thật cảm phục khi thấy dòng người đông không tả đứng đầy cả sân của Trung Tâm Mục Vụ và cả sân của Đại Chủng Viện nữa.

Đoàn rước tiến lên lễ đài trong tiếng ca thánh thót của ca đoàn tổng hợp. Cha Tổng Linh Hướng nêu ý lễ cũng như tâm tình của Thánh Lễ hôm nay.

Bài ca nhập lễ kết thúc, cộng đoàn đón nhận lời chào rất mộc mạc : “Mỹ Tho chào Sài Gòn” của Đức Cha Phêrô thật dễ thương. Đức Cha Phêrô ngỏ đôi lời với cộng đoàn rằng Đức Tổng Phaolô bận việc mục vụ nên Ngài nhờ Đức Cha đến và dâng Thánh Lễ tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót hôm nay.

Trong bài chia sẻ, với chất giọng khẳng khái và lên xuống theo tâm tình, Đức Cha Phêrô đã để lại cho cộng đoàn dâng Lễ chiều hôm nay tâm tình rất tuyệt vời khi Đức Cha nói về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa trải dài trong những trang Kinh Thánh. Đức Cha trưng dẫn cuộc đời của ngôn sứ Hôsê để nói về tình thương Thiên Chúa dành cho con người. Và Đức Cha cũng đã lấy hình ảnh người mẹ thương con của mình trong ngôn sứ Isaia để nói về lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Cha đã gợi cho cộng đoàn lòng thương xót gợi đi từ gia đình, bền bĩ và thiết thực nhất để minh họa cho ý tưởng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đưa ra năm nay là Năm Gia Đình.

Đức Cha trưng dẫn cuộc đời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta để nói về Lòng Thương Xót.

Để kết, Đức Cha mời cộng đoàn cùng nhau xét mình về lòng thương xót dựa trên bài Tin Mừng ngày phán xét chung …

Trước khi Thánh Lễ kết thúc, vị đại diện cộng đoàn ngỏ đôi lời cảm ơn Đức Cha Phêrô và Cha Ernest cùng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn. Những đóa hoa tươi thắm đã dâng lên Đức Cha và Cha Ernest để bày tỏ tấm lòng của cộng đoàn đến với Đức Cha và Cha Tổng Linh Hướng.

Những tấm hình lưu niệm được ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp.

Thánh Lễ tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa của Giáo Phận Sài Gòn khép lại nhưng lời nhắn gửi của Đức Cha còn vang vọng. Đức Cha nói không phải đến đây như một lễ hội nhưng đến đây để cho tâm hồn lắng đọng lại và đặc biệt hãy sống, hãy loan báo Lòng Thương Xót Chúa cho mọi người.

 
Tuần Cửu Nhật và Mừng Kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Sydney.
Diệp Hải Dung
08:23 23/04/2017
Tuần Cửu Nhật và Mừng Kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Sydney.

Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney tổ chức tuần Cửu Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót tại Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Fairfield từ Thứ Sáu Tuần Thánh 14/04/2017 và kết thúc vào ngày Chúa Nhật 23/04/2017 mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót Năm Thánh tại Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly, Sydney.

Suốt 9 ngày của Tuần Cửu Nhật trong những giờ nguyện kinh cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót, Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót FX. Nguyễn Văn Tuyết đã lồng vào những bài chia sẻ theo chủ đề riêng của từng ngày và dâng Thánh lễ tạ ơn.

Xem hình

Sáng Chúa Nhật 23/04/2017 hàng ngàn giáo dân đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bingelly Sydney tham dự mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót. Tất cả mọi người tập trung trên tượng đài Đức Mẹ. Khai mạc giờ đền tạ Ban Tây Nhạc Cecilia thổi bài Kính Mừng Nữ Vương và Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney FX Nguyễn Văn Tuyết cùng với mọi người dâng giờ đền tạ Đức Mẹ. Sau đó 3 hồi chiêng trống, kiệu cung nghinh Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót rước về hội trường Trung Tâm. Cuộc kiệu rất trang nghiêm và sốt sắng, mọi người cùng dâng lên Chúa chuỗi kinh Lòng Chúa Thương Xót cầu nguyện cho bản thân , cho gia đình, Cộng Đồng và Giáo Hội.

Khi Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót tiến vào hội trường và an vị trên bàn thờ. Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người đã đến tham dự Đại Lễ Mừng Kính Lòng Chúa Thương Xót và đặc biệt năm nay cũng mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima Bồ Đào Nha và ngày hôm nay cũng có quý anh chị em Tân Tòng vừa mới gia nhập Giáo Hội trong ngày Đại lễ Phục Sinh vừa qua đến tham dự. Kế tiếp chị Trịnh Thị Hòa đại diện Phong Trào đọc sơ lược tiểu sử về Lòng Chúa Thương Xót mà Chúa Giêsu đã uỷ nhiệm cho Thánh nữ Faustina. Sau đó quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Trần Bạch Hổ, Cha Nguyễn Công Vinh, Cha Nguyễn Như Thành và Cha Trực cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết chia sẽ về những mẫu chuyện nói đến tình yêu thương và Lòng Thương Xót của Chúa. Mỗi người chúng ta là một dụng cụ của lòng thương xót cho nhau qua những việc làm nho nhỏ: một lời nói tốt cho nhau hay những lời khích lệ an ủi những người đau khổ đang sống chung quanh mình. Chúng ta không cần đi vòng quanh thế giới để tìm kiếm phép lạ của lòng thương xót, nhưng nếu để ý kỹ thì thì phép lạ đó đã xảy ra chung quanh của mình những phép lạ....

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Hồng Phước Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney mừng Đại Lễ kính Lòng Chúa Thương Xót .

Kế tiếp ông Nguyễn Văn Đáng Phó Nội Vụ Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời cám ơn quý Cha, quiý Sơ, quý quan khách, quý ân nhân và mọi người đã không quản ngại cùng đến tham dự Thánh lễ và hiệp chung lời cầu nguyện cho Phong Trào. Đặc biệt cám ơn Ban Mục Vụ Giáo đoàn Fairfield đã tận tình giúp đỡ trong Tuần Cửu Nhật vừa qua tại Giáo đoàn và Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly.

Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng kính Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót trong nhà ăn Trung Tâm.

Diệp Hải Dung
 
Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót Lần Thứ II - Giáo Phận Thái Bình
Chín Kiếm
09:43 23/04/2017
Đại Hội Lòng Chúa Thương Xót Lần Thứ II - Giáo Phận Thái Bình

Trong hai ngày 22 - 23 tháng 4 năm 2017, tại Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót giáo xứ Bác Trạch, Giáo phận Thái Bình đã diễn ra Đại hội Lòng Chúa Thương Xót lần thứ II với chủ đề "Bên Lòng Chúa Thương Xót - Sống Niềm Vui Phúc Âm".

Như chúng ta đã biết, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, người đã dốc hết tâm huyết để giúp cho mọi người nhận ra khuôn mặt nhân hậu tuyệt mỹ của Thiên Chúa, người đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót trong Giáo Hội khắp nơi trên hoàn cầu vào đúng Chúa Nhật II Phục Sinh. Cùng với đó, Ngài tha thiết kêu mời mọi tín hữu hãy Sống Lòng Chúa Thương xót, đồng thời tích cực loan truyền Lòng Chúa Thương Xót cho hết thảy mọi người còn chưa nhận ra diện mạo nhân hậu khả ái của Thiên Chúa.

Xem hình

Ngược lại dòng thời gian, cách đây 3 năm, ngày 27/4/2014, vào đúng ngày Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II được tôn phong Hiển Thánh - Vị Thánh Tông đồ Lòng Thương Xót, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Giáo phận Thái Bình đã cung hiến Thánh đường Giáo xứ Bác Trạch để đặc biệt dâng kính Lòng Chúa Thương Xót. Từ đó đến nay, ngôi Thánh đường uy nghi được mang tên "Đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót" đã trở thành điểm đến và trung tâm hành hương của rất nhiều người từ khắp nơi trong nước cũng như hải ngoại, kể cả những người thuộc các tôn giáo khác. Ai đến với Lòng Chúa Thương xót đều nhận được những ơn đặc biệt từ lòng nhân hậu của Thiên Chúa (Theo Hiệp thông Giáo phận Thái Bình).

Cùng với Hội Thánh khắp nơi trên hoàn cầu Kính Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật II Phục Sinh, Giáo phận Thái Bình tổ chức Đại hội Lòng Chúa Thương Xót lần II với chủ đề: Bên Lòng Chúa Thương Xót, Sống Niềm Vui Phúc Âm.

Dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Phê-rô, công tác chuẩn bị Đại hội được Đức ông Thomas Trần Trung Hà - Giám đốc Đền Thánh, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Bác Trạch và cộng đoàn tín hữu nhiệt thành tham gia từ nhiều ngày trước đó. Đến chiều ngày thứ sáu, 21/4, mọi công việc chuẩn bị coi như hoàn tất rất tốt đẹp.

Theo truyền thống, ngày Đại lễ của quê hương luôn mời gọi hết thảy những anh chị em Bác Trạch đi làm ăn ở xa đều nô nức trở về để được chung hưởng niềm vui Hồng ân bên Lòng Chúa Thương Xót và cũng là để chia sẻ Lòng Thương xót tới mọi người.

Sáng ngày Thứ Bảy 22/4, ngày khai mạc Đại hội, Đức Cha Phê-rô, Giám mục Giáo phận, quý cha hạt trưởng, quý cha trong ngoài Giáo phận, quý tu sĩ, quý khách hành hương và các đoàn bác sĩ đến khám bệnh, phát thuốc, tư vấn sức khỏe cho các bệnh nhân, các cụ cao niên từ 70 tuổi trở lên trong toàn giáo phận đã trở về Đền Thánh.

Mặc dù sau đêm mưa giông gió lớn, sân khấu, nhà tạm và mọi thiết bị bất ngờ bị hư hỏng nặng, nhưng với nỗ lực cố gắng hoàn thiện lại của bà con Giáo xứ, chương trình Đại hội vẫn diễn ra như dự định.

Đội ngũ 70 y bác sĩ đã nhiệt tình thăm khám, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2000 người cao tuổi và khuyết tật Các cụ còn được nhận quà của Đức Cha Phê-rô. những món quà đơn sơ ấm áp tình yêu thương của vị cha chung giáo phận.

Hồi 9 giờ 30 sáng ngày Thứ Bảy 22/4, Đức Giám Mục Giáo phận đã dành thời gian giáo huấn cho các quý cụ cao niên. Trong bài chia sẻ, ngài đã giúp các cụ ông cụ bà hình dung được những gì sẽ đến với người lớn tuổi, phải làm thế nào để chuẩn bị cho mình tinh thần sẵn sàng, đón nhận tất cả theo ý Chúa muốn.

Lúc 10 giờ, Đức Giám Mục dâng Thánh lễ dành riêng cho quý vị cao niên, quý ông bà và những người 70 tuổi trở lên. Trong Thánh lễ, ngài đã cầu nguyện cho linh hồn các đấng bậc những người đã được Thiên Chúa gọi ra đi trước chúng ta, các bậc tổ tiên và quý ân nhân của Giáo phận, giáo xứ Đền Thánh và mời gọi mọi người "chúng ta hãy sống ngày nào cũng như ngày cuối cùng trong cuộc đời của mỗi người chúng ta."

Buổi chiều, các bác sĩ tiếp tục công việc thăm khám và tư vấn sức khỏe.

Hồi 16 giờ 30, Thánh lễ Khai mạc Đại hội được diễn ra tại Quảng trường Thánh Gioan Phao-lô II. Đồng tế Thánh lễ với Đức Cha Phê-rô, có quý Đức ông Thomas Trần Trung Hà, quý cha hạt trưởng, quý cha trong và ngoài Giáo phận, quý thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ và khoảng chục ngàn quý khách hành hương, quý cộng đoàn tín hữu trong Giáo phận về hiệp thông.

Tới 19h30, tại sân khấu chính cuối nhà thờ đã diễn ra buổi diễn nguyện với chủ đề Ngợi ca Lòng Thương Xót, với nhiều tiết mục thật là đặc sắc đến từ các giáo xứ trong Giáo phận, từng lời ca, tiếng hát, từng điệu múa được dâng lên để cảm tạ suối nguồn Tình yêu bao la của Thiên Chúa.

Sau phần Diễn nguyện, vào lúc 21h00 là nghi thức cung nghinh Thánh Thể qua 4 tạm, quanh khuôn viên quảng trường, rước vào trong nhà thờ để cộng đoàn suy niệm, chầu Thánh Thể cho đến 24h00.

Ngày 23/4 Chúa Nhật.

5 giờ 30 sáng Chúa Nhật, Thánh lễ đầu ngày, sau đó ngài đặt Mình Thánh chầu. Cộng đoàn suy niệm, chầu Thánh Thể trong Thánh đường.

Lúc 8 giờ 00, chương trình tiếp tục với phần thuyết trình đề tài “Loan Truyền Lòng Chúa Thương Xót”. Đây là chứng nhân sống động cảm nhận được lòng Chúa xót thương trong cuộc sống của mình. Thuyết trình viên là thạc sỹ Giuse Nguyễn Văn Bình, đến từ TGP Tp.Hồ Chí Minh.

8 giờ 30, cuộc rước Đoàn đồng tế được khởi đi từ nhà linh đài Đức Mẹ Lavang tiến ra Bàn Thánh nơi sân khấu cuối nhà thờ. Đức Cha Phê-rô chủ sự Thánh lễ, có sự hiện diện của rất đông Linh mục Đoàn Giáo phận đồng tế với ngài. Gần hai chục ngàn tín hữu ngồi chật kín quảng trường và trong Thánh đường để tham dự thánh lễ.

Buổi sáng sớm, trời đã đổ mưa. Tuy nhiên, khi cuộc rước bắt đầu, trời tạnh ráo, không khí vô cùng mát mẻ, dễ chịu.

Đúng 9 giờ, Thánh lễ đại triều được bắt đầu. Mở đầu Thánh lễ, Đức Giám Mục Giáo phận điểm lại ý nghĩa trọng đại của Ngày lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót, về những gương chứng nhân được Chúa mạc khải Lòng Thương Xót là Thánh nữ Faustina và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, về niềm tự hào của giáo dân Thái Bình nói chung, Bác Trạch nói riêng đã dâng Kính Chúa Ngôi Đền Thánh uy nghi, là bảo chứng cho Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa.

Trong bài giảng lễ, bắt đầu bằng sứ điệp: 'Hãy ra đi loan báo Tin Mừng' để mọi người trên thế gian này đều biết đến Chúa Cha - Đấng giàu Lòng Thương Xót, Đức Cha chủ tế đã mời gọi cộng đoàn: Chúng ta không chỉ loan báo Lòng Thương Xót Chúa bằng lời nói, bằng sự cầu nguyện mà phải bằng hành động, bằng việc làm cụ thể. Bởi Đức tin không có việc làm là đức tin chết, là đức tin giả dối.

Vì vậy, ngài nhấn mạnh hai điểm:Hãy làm! Và: Đừng làm!

Hãy tha thứ thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.

Hãy cho đi thì sẽ được nhận lại.

Hãy có lòng nhân từ vì Cha anh em trên trời là Đấng nhân từ.

Đừng xét đoán người khác thì không bị Thiên Chúa xét đoán.

Đừng lên án người khác thì không bị Thiên Chúa lên án

Đừng làm cho người khác những gì mà mình không muốn người khác làm cho mình…

Bài giảng của Đức Cha Giáo phận như một hồi chuông đánh thức thói quen, lối sống vô cảm trong xã hội ngày nay và ngay trong chính mỗi con người chúng ta ngồi đây. Chúng ta vẫn lớn tiếng rao truyền về Lòng Chúa Thương Xót nhưng có biết bao nhiêu con người, bao nhiêu số phận họ ở ngay bên chúng ta, trong giáo xứ, giáo họ chúng ta, họ đang tự hỏi: Lòng Thương xót Chúa ở đâu? Tình thương ở đâu? Trong khi có biết bao người già cả, cô dơn, túng thiếu, nhiều em bé mồ côi…mà không ai thăm viếng, động viên và chia sẻ. Họ là những gia đình đang gặp khó khăn, đau khổ vì sự rạn nứt, sự bất hòa dẫn đến li thân, li dị nhưng chỉ thấy sự dè bỉu, khinh chê, mà không ai có thể làm sợi dây nối liền họ lại. Họ là những gia đình đông con, thiếu đói, con cái không được học hành, không được chăm sóc, họ không thấy Chúa ở đâu. Họ là những người vợ bị chồng bạo hành mà không ai bênh đỡ. Họ là những người bị lường gạt, bị oan ức, bị tù tội, bị giam cầm mà không ai mang đến cho họ một niềm hy vọng. Họ là những người giàu có, sung túc về thể xác nhưng quá nghèo nàn bởi chính họ là trẻ mồ côi vì họ không biết Cha mình là ai. Và họ thậm chí chính là những gia đình Công Giáo chịu nhiều uất ức, bất công do sự kì thị của chính những người đạo đức, hay những linh mục, tu sĩ đang chăm lo đời sống linh hồn cho họ gây nên…

Những câu hỏi được vị chủ chăn đặt ra, hẳn sẽ xoáy sâu vào trái tim mỗi người, thúc đẩy mỗi chúng ta hãy mở rộng trái tim, mở rộng tấm lòng để đi đến mọi biên giới, mọi biên cương của sự khác biệt, để Lòng Chúa Thương Xót được chính chúng ta loan truyền tới mọi người, xóa đi ranh giới của sự khác biệt đó.

Trước khi Đức Giám Mục ban phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn tín hữu, Đức ông Thomas Trần Trung Hà, Giám đốc Đền Thánh đã có bài cám ơn Đức Cha, quý cha, quý bề trên các Dòng tu, quý tu sĩ nam nữ, các vị ân nhân, đội ngũ y bác sĩ, các hội đoàn và mọi thành phần dân Chúa đã quảng đại hy sinh tham dự để tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa trong ngày lễ hôm nay.

Thánh lễ Đại triều kéo dài trong 1 giờ 45 phút và kết thúc lúc 10 giờ 45.

Đại hội Kính Lòng Chúa Thương Xót lần II tại Đền Thánh Bác Trạch, Giáo phận Thái Bình khép lại. Bên Lòng Chúa Thương Xót, chúng con nguyện Sống Xót Thương trong Niềm Vui Phúc Âm.

Chín Kiếm - BTTGP
 
Giáo xứ Tân Phú Sàigòn : Hội Lòng Chúa Thương Xót Mừng bổn mạng 2017
Phương Nga
10:28 23/04/2017
Giáo xứ Tân Phú: Hội Lòng Chúa Thương Xót Mừng bổn mạng 2017

“Con hãy làm cho các linh hồn biết Lòng Thương Xót lớn lao mà Cha có đối với chúng và khích lệ chúng tin tưởng nơi vực thẳm Lòng Thương Xót của Cha” (Nhật ký, tr. 818).

Thời Đức Thánh Cha Gioan Phaolo Đệ II,ấn định Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh là Đại lễ Kính Lòng Thương Xót của Chúa.

Xem Hình

Đó là lời mở đầu trong thánh lễ mừng Bổn mạng Hội Lòng Chúa Thương Xót mà Cha chủ sự Giuse Phạm Công Minh linh hướng đã nói trong thánh lễ lúc 17g45 ngày Thứ Năm 20-04-2017 tại thánh đường gx Tân Phú.

Để chuẩn bị tâm hồn,trước lễ 9 ngày,Cha Linh hướng Giuse và Ban Điều hành đã tổ chức tuần Cửu Nhật cho các Hội viên và Cộng đoàn Dân Chúa gx Tân Phú cùng tham dự,và buổi lễ hôm nay,cũng đã được Ban ĐH mời gọi và nhắc nhở để không ai vắng mặt.

Từ rất sớm, sân thánh đường đã tràn ngập mầu áo đỏ đồng phục của các HV LCTX,mọi người đã hỏi han nhau về cuộc sống, chia sẻ với nhau về tâm tình cầu nguyện và công tác loan báo ái cũng như loan báoTin mừng;buổi lễ hôm nay được cử hành với 3 phần chính:

RƯỚC KIỆU:

Đúng 17g15,chị Maria Ngoan (Hội phó ) xướng kinh Chúa Thánh Thần, ca đoàn Hiệp hội Thánh Mẫu trong trang phục áo dài đỏ cất lên những bài ca ngợi” Ngợi ca Lòng thương xót,Chúa đã ban tặng con hỡi Trái tim từ nhân,con tín thác nơi Ngài ...”

Cộng đoàn cùng hát theo và xếp thành hai hàng theo thứ tự :Thánh giá nến cao,các hội viên, các tân hội viên,Ban ĐH Hội LCTX,Quý Chức Xứ họ,Quý Đoàn thể,Đội hoa LCTX,Quý Sơ,Kiệu Thánh tượng Chúa Thương Xót với đủ sắc hoa tươi,lễ sinh cùng Cha Giuse chủ sự trong lễ phục trắng đã cung nghinh vòng quanh hành lang nhà thờ,Ban Truyền thông LCTX hạt Tân Sơn Nhì cũng có mặt và truyền hình trực tiếp lên Youtube cho mọi người ở xa được hiệp thông.

Khi đoàn rước trở vào nhà thờ cũng là lúc các cháu Thiếu nhi Thánh Thể và cộng đoàn dân Chúa hiện diện để cùng dâng thánh lễ .Cha Giuse chủ sự chia sẻ :

Hôm nay,chúng ta quy tụ nơi đây để cùng Hội LCTX cung nghinh Chúa Giêsu và mừng lễ bổn mạng của Hội; Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã chọn Chúa Nhật sau Phục sinh để mừng Đại lễ Chúa Thương Xót,chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban Lòng thương xót cho chúng ta,để chúng ta thực thi và đi loan báo Chúa là Đấng giàu Lòng thương xót đến mọi người.

Xin Chúa ban cho các HV LCTX biết sống LCTX bằng lời cầu nguyện và Tin Mừng của Chúa.

Bài đọc 1: bài trích sách CV 2,42-47

Bài đọc 2: bài trích thư thứ 1 của Thánh Phêrô tông đồ.

Bài Tin mừng theo Thánh Gioan( 20,19-31) Cha Đaminh Vũ Ngọc Thủ ( Linh giám LCTX hạt Tân Sơn Nhì) diễn giảng:

Thật là một niềm vui lớn cho tôi khi được đến dâng thánh lễ hôm nay cho Hội LCTX gx Tân Phú, và tôi càng vui hơn khi nhìn thấy một cộng đoàn đông đảo tham dự thánh lễ mừng Chúa Thương Xót như thế này.

Ai trong chúng ta cũng đều biết Thánh nữ Faustina Kowalska là Tông đồ của Lòng Chúa TX

Thánh nữ Maria Faustina Kowalska nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành được biết đến trên khắp thế giới,vì Bà đã được Chúa Giêsu ưu ái ủy thác một sứ mạng toàn cầu,đó là Thư ký riêng của Chúa và là Tông đồ của LCTX.Bà chào đời ngày 25-08-1905 tại Glogowiec Ba Lan,và tên thật là Helen Kowalska,là con thứ ba trong số 10 người con của một nông dân Ông tên là Stanley Kowalska và vợ ông là Marianna.

Ngay từ khi còn nhỏ Thánh nữ đã vượt trội về sự mộ mến cầu nguyện,làm việc,vâng lời và nhất là lòng thương cảm với những người nghèo khó;khi vào tu viện năm 1924 (19 tuổi ) Bà đã ước mơ được sống hèn mọn và âm thầm,nhưng ý định của Chúa thì khác,Chúa Giêsu đã hiện ra và mặc khải về LCTX cho Bà,Chúa cũng mặc khải về bức Linh ảnh mà ngày nay được đặt trong Nhà thờ,Nhà nguyện và tại các gia đình.

Bức ảnh mô tả đôi mắt Chúa luôn nhìn thẳng vào chúng ta để kêu gọi chúng ta hãy đến với LCTX;màu trắng của dòng nước chảy ra từ bên trái từ một lưỡi giáo của anh lính gác đã đâm thấu cạnh sườn Chúa trong giờ phút sinh thì (Ga 19,34)để làm cho các linh hồn nên công chính và dòng máu đỏ bên phải tượng trưng cho tình yêu của Chúa dành cho chúng ta và sự sống của các linh hồn.

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại tục hóa,nhiều người đã xa rời Chúa,để chạy theo vật chất và thú vui chơi,nên Đức Thánh Cha đã nói “Nhân loại hôm nay không còn nguồn hy vọng nào ngoài Lòng Thương xót của Chúa.”chúng ta hãy yêu thương nhau,cổ vũ cho Lòng Chúa thương xót và loan báo Tin Mừng.

Bài Tin mừng theo Thánh Gioan trình thuật về việc sau khi sống lại,Chúa Giêsu đã hiện ra trong lúc của đóng kín, Vì sao ?

Thưa vì mặc cảm tội lỗi do Giuđa là tông đồ mà đi bán Chúa.

Vì sợ người Do Thái biết

Chính những lý do trên, mà Chúa Giêsu đã hiện ra với dấu chỉ “ tha thứ”Chúa phán “Bình an cho các con “(Ga 20,20) và” Chúa cũng thổi Thần khí vào cho các tông đồ”(20,22)

Ngày nay,Chúa Giêsu đang hiện diện với chúng ta một cách vô hình;nhưng chúng ta hãy nhớ ngoài 8 Mối Phúc Thậtcó một Mối thứ 9 “Phúc cho những ai không thấy mà tin “ (Ga,20,29) );những người hiện diện ở đây không thấy Chúa bằng xương thịt ,nhưng chúng ta đã Tin,đúng là những người có phúc.

Tôi rất xúc động khi cử hành thánh lễ mà cộng đoàn rất sốt sắng như thế này,vì GX Tân Phú lớn nhất hạt TSN nên Hội viên khá đông,lại có cả các cháuThiếu Nhi từ nhỏ đến lớn cùng tham dự;rồi Hội LCTX từ khắp nơi cũng quy tụ về.

Màu áo đỏ của Hội hôm nay nổi bật và rực rỡ;nhưng không có nghĩa là tỏ ra mình biệt lập mà là biểu hiện của sự tha thứ;năm nay là năm Gia đình chúng ta hãy áp dụng Lòng Chúa TX trong gia đình nên vợ chồng,con cái,anh em hãy tha thứ cho nhau,hãy quên mình,và hết lòng vì anh chị em bất hạnh hơn chúng ta để chúng ta có điều kiện giới thiệu Lòng Chúa TX đến với mọi người,như trong Tin mừng Chúa đã phán” Điều gì các ngươi làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất,là các ngươi làm cho chính Ta”( Mt 25,45)

TUYÊN HỨA CHO TÂN HỘI VIÊN:

Chị Maria Hoa Hội Trưởng mời 23 chị HV mới lên cung thánh đứng trước Cha chủ sự.

Cha chủ sự mời các chị em quỳ xuống trước Cờ hội để đọc Kinh Tận Hiến

Cha chủ sự thẩm vấn các chị em

Cha chủ sự nói” Anh chị em đã Tuyên hứa gia nhập Hội,vậy anh chị em sẽ được hưởng một Ơn Đại xá”

Cha chủ sự làm phép Chuỗi Thương xót và Phù hiệu

Cha chủ sự trao Chuỗi và Phù hiệu cho các Tân Hội viên.

TUYÊN HỨA CHO TÂN BAN ĐIỀU HÀNH :

Cha chủ sự mời Tân Ban ĐH lên chung thánh để nhận nhiệm kỳ mới .

Cha chủ sự mời Tân Ban ĐH quỳ xuống trước Cờ hội để đọc Kinh Tận Hiến.

Các Thành viên Tân BĐH long trọng Tuyên hứa :

- Luôn vâng phục mệnh lệnh Giáo quyền

- Luôn thực hiện linh đạo của LCTX

- Cha chủ sự tuyên bố thay mặt Ban ĐH LCTX Giáo phận nhận các Chị vào Tân Ban ĐH nhiệm kỳ mới”Như Chúa đã sai các Tông đồ,hôm nay Cha cũng nhận các Chị Tân Ban ĐH để các Chị ra đi loan báo Tin Mừng và loan báo LCTX cho mọi người

- Tân Ban ĐH nhận Ủy nhiệm thư và quay xuống để cộng đoàn chúc mừng.

Thánh lễ tiếp tục với phần Dâng lễ vật do các Hội viên LCTX phụ trách,ca đoàn hát bài “Tiến Ca Phục Sinh “

CẢM TẠ

Trước khi nhận phép lành chị Maria Hoa (Hội trưởng ) thay mặt cộng đoàn,cách riêng Hội LCTX GX Tân Phú dâng lên:

Cha Chánh xứ Giuse vì đã cho phép tổ chức buổi lễ

Cha Đaminh LG Hội LCTX hạt Tân Sơn Nhì ở xa,nhưng Cha

đãdành thời gian quý báuđến hiệp dâng thánh lễ,đặc biệt Cha Giuse Linh giám đã chăm lo cho Hội rất nhiều về mọi mặt nhất là mỗi dịp lễ bổn mạng như : Tổ chức Tĩnh tâm, trang trí Sân khấu,tập Văn nghệvv

Cám ơn Quý Sơ các Dòng

Quý HĐMV Xứ họ

Quý Đoàn thể

Quý Ban ĐH LCTX TGP Sài Gòn và hạt Tân Sơn Nhì

Quý Đại diện Hội LCTX 14 xứ Bạn trong hạt

Ca đoàn Hiệp Hội Thánh Mẫu

Anh Đaminh Quảng và Ban Truyền thông LCTX Hạt Tân Sơn Nhì đã phục vụ Truyền Thông,cùng cộng đoàn Dân Chúa gx Tân Phú

đã đến tham dự thánh lễ để cầu nguyện cho Hội hoặc giúp đỡ cách này hay cách khác cho buổi lễ hoàn tất tốt đẹp.

Cuối cùng Chị mời tất cả Hội viên LCTX GX Tân Phú và các Xứ bạn chụp hình chung với hai Cha đồng tế cùng Ban ĐH các cấp.

Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày trong không khí vui tươi và hy vọng vào Lòng Chúa Thương xót qua lời bầu cử của Mẹ Maria và Nữ Thánh Faustina..

Phương Nga
 
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót Giáo Xứ Chính Tòa Phủ Cam Mừng Bổn Mạng
Trương Trí
10:35 23/04/2017
Nhóm Lòng Chúa Thương Xót Giáo Xứ Chính Tòa Phủ Cam Mừng Kính Lễ Lòng Chúa Thương Xót Bổn Mạng

Ngày 30 tháng 4 năm 2000, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tôn phong hiển Thánh cho Chị Faustina, và cũng chính Ngài đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật tiếp sau Chúa Nhật Phục sinh để Kính Lòng Chúa Thương Xót.

Hôm nay Chúa Nhật thứ II Phục sinh, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Nhóm Lòng Chúa Thương xót đã long trọng mừng kính lễ Lòng Chúa Thương xót, cũng là lễ bổn mạng của mình, phụ trách Phụng vụ và dâng lễ. Đồng thời cũng phụ trách giờ chầu Thánh Thể trọng thể lúc 17 giờ 30.

Xem Hình

Trong Thánh lễ, Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến, là một người sùng kính Lòng Chúa Thương xót đã chia sẻ về bài Tin mừng hôm nay: Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ nhưng thiếu ông Tôma, sau đó các Tông đồ đã thuật lại việc Chúa Giêsu đã hiện ra với họ nhưng Tôma không tin. Ông nhất định phải xỏ tay vào lỗ đinh của Chúa và thọc bàn tay vào cạnh sườn thì mới tin, tám ngày sau Chúa Giêsu lại hiện ra, Ngài bảo Tôma thọc tay nhưng lúc đó Tôma đã xác tín rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại.

Chính từ cạnh sườn của các lỗ đinh trên người Chúa Giêsu máu và nước đã chảy ra, và đó chính là suối nguồn của Lòng Thương xót vô bờ của Chúa. Mỗi người chúng ta khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh của Chúa Giêsu chính là múc lấy Lòng Thương xót của Chúa.

Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ cũng là Linh hướng của Nhóm Lòng Chúa Thương xót Phủ Cam đã chụp hình lưu niệm mừng lễ Kính Lòng Chúa Thương xót. Sau đó, Ngài cùng 2 Cha Phó và ông cựu Chủ tịch và ông Chủ tịch HĐGX cùng chung vui mừng bổn mạng với Nhóm.

Giờ Chầu Thánh Thể thật sốt sắng với tất cả lòng sùng kính Lòng Thương xót của Chúa. Ngài đã dùng chính Máu và Thịt của mình để cho thế gian được sống và sống dồi dào.

Nhóm Lòng Chúa Thương xót Phủ Cam đã từ nhiều năm nay, nhưng lúc đầu chỉ có một số người bộc phát chứ chưa có tổ chức và chưa có sự điều hành. Đã có lúc phong trào Lòng Chúa Thương xót Phủ Cam bị một số người lạc giáo lợi dụng phổ biến những vấn đề sai trái với Giáo Hội nên đã bị Cha Quản xứ Antôn Dương Quỳnh lúc đó và cả Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê tẩy chay.

Kể từ khi Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến về Quản xứ, Ngài là một người rất sùng kính Lòng Thương xót của Chúa. Ngài đã phát triển phong trào Lòng Chúa Thương xót và đi đúng theo phương hướng của Giáo Hội về việc Tôn kính Lòng Chúa Thương xót. Ngài cũng hết sức ưu ái cho phong trào bằng cách tổ chức đọc kinh Lòng Chúa Thương xót hằng ngày vào lúc 2 giờ đến 3 giờ chiều. Ngoài ra, hằng tuần vào ngày thứ Tư, vào lúc 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu chịu nạn trên Thập giá, Ngài dâng Thánh lễ Kính Lòng Chúa Thương xót cho tất cả những ai sùng kính, như Ngài nói, đây cũng là dịp thuận tiện cho những ai không sắp xếp được thời gian để tham dự Thánh lễ hằng ngày vào ban sáng cũng như ban tối.

Đặc biệt, để thể hiện Lòng Thương xót của Chúa, đối với những cụ già ốm đau liệt giường không thể tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ, Ngài đã tổ chức Thánh lễ tại gia để các cụ có điều kiện tham dự Thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa. Các cụ rất phán khởi và vui mừng khi được Ngài đến dâng thánh lễ tại nhà.

Trong những Thánh lễ tại Nhà thờ, Cha Quản xứ luôn mời gọi mọi người sốt sắng tham gia phong trào Lòng Chúa Thương xót để hoán cải con người mình, múc lấy ơn cứu rổi nơi suối nguồn yêu thương của Lòng Thương xót Chúa.

Trương Trí
 
Tin Đáng Chú Ý
Báo động đỏ về bộ phim mới cuả Netflix: '13 Reasons Why' có thể dẫn tới phong trào tự tử.
Trần Mạnh Trác
21:24 23/04/2017


Cảnh báo quan trọng: Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc một người bạn cuả bạn đang bị dằn vặt bởi những tư tưởng tự tử, xin hãy tìm giúp đỡ từ một ai đó mà bạn có thể tin tưởng và/hoặc gọi Lifeline tại số 1-800-273-8255 (24 giờ mỗi ngày).



Nếu là Công Giáo, xin liên lạc với linh mục địa phương của bạn, với giáo phận hoặc chi nhánh Catholic Charities tại địa phương.


Tác giả Mary Rezac

Denver, Colorado, 21 tháng tư năm 2017 / 05:23 pm (CNA). - Bộ phim chỉ mới phát sóng có vài màn đầu tiên, nhưng '13 Reason Why' (13 Lý Do Tại Sao) cuả mạng Cable TV Netflix đã cho thấy đây là một bộ phim 'sốt dẻo' làm cho giới thanh thiếu niên say mê.

Dựa trên cuốn tiểu thuyết dành cho thanh niên năm 2007, câu truyện kể về một nhân vật tên là Hannah Baker, một thiếu nữ 17 tuổi, trong cơn bối rối đã kết liễu cuộc sống của mình.

Không giống như các vụ tự tử khác là để lại một lá thư tuyệt mạng, Hannah để lại 13 băng cassette, giải thích 13 lý do tại sao cô ấy đã lấy đi mạng sống của mình - và theo cô ta thì mỗi lý do là một người, hoặc đã làm một cái gì đó, hoặc đã không làm đủ cho cô ta.

Những người làm phim cuả hãng Netflix cũng phát hành một follow-up video giải thích rằng chủ ý cuả bộ phim '13 Reason Why' là muốn giúp ích cho xã hội - mang lại cuộc đàm thoại quan trọng về các chủ đề nghiêm trọng như bắt nạt, tự tử và hành hung, và thúc đẩy khán giả bàn cãi về các giải pháp trước các ám ảnh cuả tự tử.

Tuy nhiên, các cơ quan và đoàn thể đề phòng tự tử và nhiểu nhà lãnh đạo thanh thiếu niên đã tỏ ra lo lắng bởi vì bộ phim đang ăn khách một cách đặc biệt với các khán giả vị thành niên, mà giới vị thành niên lại là thành phần rất dễ bị tổn thương.

Tự tử là lý do thứ ba gây tử vong trong số những người trẻ từ 10 đến 24 tuổi, theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention Trung tâm phòng chống bệnh tật). Các nghiên cứu còn cho thấy việc công bố công khai một vụ tự tử cũng có thể kích hoạt một hiệu ứng dây chuyền là tạo thêm một số tự tử trong cộng đồng.

Bộ phim cũng bị các chuyên gia sức khỏe tâm thần đả kích, cho rằng các người làm phim đã không tuân thủ một số "lời khuyên khi báo cáo về tự tử," đó là một danh sách hướng dẫn dành cho giới truyền thông, được phát triển bởi các chuyên gia phòng chống tự tử và các nhà báo. Đặc biệt là các lời khuyên tránh các tiêu đề giật gân hoặc mô tả chi tiết một vụ tự sát, nghiên cứu cho thấy những sự đó có thể dẫn đến những vụ tự tử "bắt chước".

Hội Suicide Awareness Voices of Education (Nâng cao nhận thức giáo dục về tự sát), một hội phi lợi nhuận phòng chống tự tử, cũng cho biết rằng bộ phim có thể "gây hại nhiều hơn tốt."

Life Teen (Cuộc sống thiếu niên), một chương trình mực vụ quốc tế cho thanh niên, đã phát hành một video và một bức thư ngỏ cho giới trẻ, cảnh báo về những điểm kích hoạt (tự tử) trong bộ phim và về những thiếu sót cuả bộ phim khi đề cập tới vấn đề tự tử và sức khỏe tâm thần.

Bà Leah Murphy cuả Life Teen đưa ra cảnh báo về cách mà bộ phim mô tả cuộc tự tử cuả nhân vật Hannah, đơn giản là đổ lỗi cho những người xung quanh cô.

"Trong bộ phim không hề có sự thảo luận vể bệnh tâm thần hoặc việc chữa trị, và khán giả được cho biết là những người xung quanh Hannah Baker phải chịu trách nhiệm về cái chết của cô, bới vì một hành động nào đó cuả họ hoặc sự thiếu sót không hành động nào đó", bà viết.

"Dĩ nhiên những sự việc như bắt nạt, làm ngơ khi bạn nhìn thấy dấu hiệu trầm cảm hay tự tử, và tấn công tình dục là những vấn đề nghiêm trọng và có thể xô đẩy một người đi đến tự sát, nhưng thực tế thì chỉ vì tình cảm mà thôi mà tự sát là hiếm. Báo cáo cho thắy 90% của tất cả các vụ tự tử là bởi những người đã được chẩn đoán là có bệnh tâm thần. Đại đa số các vụ tự tử có liên hệ tới vấn đề sức khỏe, chứ không chỉ vì bị bắt nạt hoặc gặp chuyện đau buồn. Trong thực tế, vấn đề sức khỏe và bệnh tâm thần cần nhiều hơn là sự hiện diện của một người bạn tốt hay tránh được các vấn đề khó nghĩ hoặc không phài đấu tranh - điều họ cần là một sự trợ giúp chuyên môn nghiêm chỉnh."

Sự việc bộ phim không hề đề cập đến những vấn đề trên là một vấn đề, bà Murphy nói, bởi vì Hannah được miêu tả như là một loại "liệt sĩ Anh hùng" để lại một bài học và một di sản cho hậu thế.

Bà Murphy kêu gọi bất cứ ai đang trải qua những suy nghĩ tự tử cần phải thố lộ ra và cần tìm sự giúp đỡ.

Một người tự tử "không trở thành anh hùng, nắm quyền điều khiển hoặc thu được bất kỳ quyền lực nào bằng cách đổ lỗi cho những người xung quanh," bà Murphy viết.

"Tự sát luôn luôn là vô cùng tai hại cho vô số cá nhân, nhưng bi thảm nhất vẫn là người bị mất cuộc sống của mình - một cuộc sống mà ý nghĩa là để tiếp tục, tự nó đã là đầy đủ ý nghĩa, mục đích và có giá trị vô hạn."

Bà Chelsea Voboril, giám đốc giáo dục tôn giáo tại Good Shepherd Catholic Church ở Smithville, Missouri, đã nói với CNA là bà đã coi bộ phim và bàn với nhóm thanh thiếu niên của mình. Bà đã lo lắng khi thấy rằng hầu hết các thanh thiếu niên cuả bà nghĩ rằng 13 lý do cuả Hannah là các lý do chính đáng để kết thúc cuộc sống.

Bà Voboril cho biết chúng cũng có thảo luận về điểm mà Hannah đã không bao giờ cho cha mẹ hoặc một bác sĩ hoặc nhà tâm lý biết về sự cô đơn và đau khổ mà cô đã trải qua. Voboril cũng đã thảo luận về sức khỏe tâm thần và trách nhiệm cuả tội lỗi với nhóm, và chúng đã có hỏi nếu tất cả mọi người tự tử phải xa hoả ngục.

Khi xem các loại phim như thế, bà Voboril nói bà cố gắng dùng phương cách 'cỏ lùng và luá', tức là cách phân biệt cái tốt trong số những cái xấu - một phương pháp vay mượn từ một diễn giá Công Giáo, ông Christopher West.

Bộ phim có vẻ cố gắng đi theo một la bàn Đạo Đức, bà Voboril cho biết, và 'đám luá' cuả nó bao gồm những thông điệp tốt thư: "hiếp dâm là sai, tự tử gây đau buồn, mỗi người đều có thánh giá riêng cuả họ," bà nói.

"Nhưng cũng có nhiều cỏ dại nguy hiểm. Và tinh vi. Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, ma túy, tự do vô giới hạn, đó là chưa kể vấn đề lớn là làm thế nào để nói về tự tử một cách an toàn."

Kết thúc các cuộc thảo luận, bà Voboril nói rằng bà đã van xin các thanh thiếu niên cuả bà nên xem bộ phim với một phụ huynh hoặc một người lớn, nếu các em còn muốn tiếp tục xem.

Nhưng "(với) một người mà căn bản giáo lý chưa được đầy đủ, hoặc những người dễ bị lung lạc bởi bất kỳ vấn đề lớn nào nói trên, thì tôi hy vọng họ tránh không xem."

Ông Owen Stockden, phát ngôn viên cuả chương trình Living Works, một cơ quan chuyên đào tạo các khóa học ngăn ngừa tự sát, nói với CNA rằng mối quan tâm lớn nhất của ông với "13 Reasons Why" là miêu tả sự đáp ứng thiếu thốn và vô ích cuả những người lớn, đặc biệt là cuả các cố vấn và giáo viên ở trường học.

"Trong chương trình, nhân viên tư vấn của Hannah có một phản ứng rất không hiệu quả với những suy nghĩ tự tử của cô, " Stockden nói với CNA.

"Chúng tôi đã đào tạo nhiều nhân viên tư vấn và giáo viên trên toàn thế giới để đáp ứng một cách nhân ái và hiệu quả cho các ám ảnh về tự tử. Luôn luôn là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa, và một nghiên cứu gần đây... cho thấy rằng trường học sẽ có lợi hơn khi có thêm sự đào tạo nhân viên để tăng gia sự can thiệp về tự tử, tuy nhiên trong phần lớn trường hợp ngày nay, những giáo viên và nhân viên tư vấn cũng đã rất cảnh tỉnh và nhạy cảm với các nhu cầu của học sinh của mình, "ông nói.

"Sẽ là một bi kịch nếu '13 Reasons Why' làm cho giới trẻ tin rằng những ưu tư cuả chúng sẽ bị bỏ qua khi chúng thố lộ với một người lớn có trách nhiệm."

Có một chương trình ăn khách là có một tiềm năng cho một cuộc hội thoại hữu ích để giải quyết các vấn đề tự tử, "nhưng chỉ được như vậy nếu nó được thảo luận một cách chu đáo và có trách nhiệm," ông Stockden nói thêm.

Với bà Barbara Nicolosi, một giáo sư và là người viết kịch bản cho nhiều phim Công Giáo, thì một vấn đề khác với bộ phim là không có một nhân vật nào trong phim có một cảm giác hay có lần đề cập đến một đấng siêu nhiên hay yêu thương là Thiên Chúa, một cái gì mà bà nói rằng các học sinh của bà cũng đang thiếu.

"Bộ phim muốn đổ lỗi tất cả các vấn đề của thanh thiếu niên lả do truyền thông xã hội và sự bắt nạt, nhưng từ chối không xem xét rằng những điều đó chỉ là triệu chứng chứ không phải là nguyên do. Sự mất mát Đức Tin, niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương, sự mất mát của một cảm giác về sự bất tử, tất cả những điều này làm cho tự sát trở thành một phản ứng hợp lý cho đau khổ. Trẻ em của chúng ta không đến nỗi ngu ngốc như thế đâu," bà nói với CNA.

Bà Nicolosi nói bà ta nhìn thấy một số giá trị trong thông điệp chống bắt nạt của bộ phim, nhưng bà cũng lo lắng nó có thể đổ thêm dầu vào mồi lửa tự tử.

“... Tôi lo ngại thấy rằng nhân vật Hannah được gán cho một số quyền lực trong việc trả thù những kể làm hại cô qua việc tự tử. Cuối cùng thì, tôi nghĩ rằng bộ phim là 'vô thưởng vô phạt', " bà nói.

Tiến sĩ Jim Langley, một nhà tâm lý học cuả hãng tư vấn St. Raphael Counseling ở Denver, đã đọc cuốn sách và coi nhiều màn của "13 Reasons Why."

Vì có nội dung người lớn ở nhiều cấp độ - ngôn ngữ, tình dục, các chủ đề tự sát và hãm hiếp - ông nói ông không thoải mái để giới thiệu bộ phim hoặc cuốn sách cho bất cứ ai không phải là người lớn và có tinh thần vững mạnh.

Ông nói rằng có một số điều mà câu chuyện nói đúng - như là một người, bạn có thể mong đợi cuộc sống của bạn không trớ thành nguy cơ tự tử và tác động tàn phá lên nhiều người trong cuộc sống của bạn.

Tuy nhiên, câu chuyện trớ thành sai trái khi nó có xu hướng lãng mạn hoá ý tưởng tự sát và không đề cập đầy đủ đến các tác động cuả sức khỏe tâm thần khi Hannah quyết định kết thúc cuộc sống của cô.

Tiến sĩ Langley nói ông lo lắng vì bộ phim đi quá xa trong việc gợi ý rằng những người chung quanh Hannah là có lỗi cho việc tự tử. Đe doạ, cưỡng hiếp và tấn công là những điều khủng khiếp xảy ra với bất cứ ai, và có một số lợi ích để chứng tỏ rằng hành động của bạn "có thể gây hại và ảnh hưởng đến người khác."

"Trên một mức độ nào đó, tất cả chúng ta có trách nhiệm với người khác, nhưng trong một số vấn đề thì bộ phim đi quá xa, và làm cho nó có vẻ như chúng ta hoàn toàn có trách nhiệm cho người khác. Chúng ta chịu trách nhiệm về những người khác và phải đối xử tốt với họ. Nhưng những người làm tổn thương cô Hannah không phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tự sát cuả cô ta."

"Hầu hết những người tự sát đều có một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Và bộ phim không mô tả cô gái này là có vấn đề về sức khỏe tâm thần nghiêm trọng như thông thường những người bị ám ảnh tự tử luôn luôn có,"ông nói.

Dấu hiệu cảnh báo cho tự tứ bao gồm sự trầm cảm nghiêm trọng, liên tục và tự cô lập ra khỏi xã hội. Một người muốn tự tử có thể đề cập đến một cái gì đó về mong muốn kết thúc cuộc sống, hoặc bắt đầu cho đi đồ đạc của họ như là quà tặng tình cảm. Một dấu hiệu cảnh báo là một người đang chán nản sâu sắc bỗng nhiên có vẻ rất hạnh phúc, là một cảm giác đột ngột được tự do khi họ đã quyết định tự sát.

Cái thông điệp chủ yếu của bộ phim là tất cả mọi người cần phải đối xử với người khác trong cuộc sống của họ tốt hơn, đó là một thông điệp tích cực, nhưng không đi xa đủ trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần, tiến sĩ Langley nói.

Một trong những điều quan trọng nhất mà người lớn có thể làm, tiến sĩ Langley nói, là nói chuyện với con em về bộ phim và về tự tử và các vấn đề khác.

"Tôi nghĩ rằng đặc biệt với thanh thiếu niên, chúng nó tiếp xúc với rất nhiều việc trong nền văn hóa ngày hôm nay. Là phụ huynh và nhà giáo, công việc cuả chúng ta là cung cấp thông tin thực tế, chính xác và cung cấp cho chúng với sự thật," ông nói.

Người lớn thường lo lắng rằng những cuộc đàm thoại như thế làm cho con cái bị phô trần thái quá, nhưng thực ra, thì internet và các phương tiện truyền thông xã hội và văn hóa rộng lớn có đã làm điều đó rồi, tiến sĩ Langley ghi nhận.

"Vì vậy, là cha mẹ và nhà giáo dục, chúng ta đang không phô trần con cái bằng cách nói chuyện về các vấn đề, chúng ta cần giúp chúng xử lý và phân biệt được sự thật trong đó. "Và tôi nghĩ rằng thực sự là tốt khi nói chuyện về các vấn đề sức khỏe tâm thần với thanh thiếu niên."

Một điều "thiếu sót nổi bật" cuả cuốn sách và bộ phim, tiến sĩ Langley nói, là cha mẹ của Hannah, có vẻ yêu thương, nhưng đồng thời hầu như không để ý đến những gì xảy ra cho Hannah tại trường học và ở trong chính gia đình của mình.

"Vì vậy, là rất quan trọng cho phụ huynh đóng một vai trò thực sự hoạt động trong cuộc sống của con em họ, mặc dù ưu tiên số một của một thiếu niên là phát huy cá tính, bậc cha mẹ vẫn nên tham gia và nói chuyện với chúng và cho chúng biết rằng bạn quan tâm và rằng bạn đang đầu tư vào chúng. Đừng có những bậc cha mẹ 'vắng mặt' kiểu trong bộ phim"

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc một người bạn cuả bạn đang bị dằn vặt bởi những tư tưởng tự tử, xin hãy tìm giúp đỡ từ một ai đó mà bạn có thể tin tưởng và/hoặc gọi Lifeline tại số 1-800-273-8255 (24 giờ mỗi ngày).

Nếu là Công Giáo, xin liên lạc với linh mục địa phương của bạn, với giáo phận hoặc chi nhánh Catholic Charities tại địa phương.
 
Văn Hóa
78 năm ''Đây Thôn Vĩ Dạ''
Lê Đình Thông
10:43 23/04/2017
78 NĂM ‘‘ĐÂY THÔN VĨ DẠ’’

Tuổi đời của ‘‘Đây Thôn Vĩ Dạ’’ cũng xấp xỉ 80. Theo Nguyễn Bá Tín, vào năm 1939, cô Hoàng Thị Kim Cúc gửi từ Huế cho Hàn Mặc Tử tấm hình nàng mặc áo lụa trắng, chụp ở thôn Vĩ. Nhà thơ đáp lễ bẳng bài thơ ‘‘Đây Thôn Vĩ Dạ’’:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
‘‘Đây Thôn Vĩ Dạ’’ làm theo thể thơ mới 7 chữ, gồm ba khổ. Khổ đầu hiệp vận gián cách, khổ 2 và 3 : gieo vần cuối câu đầu và cuối các câu chẵn. Cách bố cục khá chặt chẽ, giống như thơ Đường : Khổ 1 phá đề và thừa đề, khổ 2 : thực luận, khổ 3 : kết lại cả bài. Bài thơ được coi là một tuyệt tác của phong trào thơ mới. Sau đây, chúng tôi ghi lại một số cảm nhận vụn vặt , riêng tư về bài thơ.

Trước khi nói về tác phẩm, thiết tưởng cũng nên nói khái quát về thơ. Poetry/poésie trong các ngôn ngữ tây phương do cổ ngữ hy lạp ποίησις hoặc động từ ποιεῖν đều có nghĩa là sáng tạo. ‘‘Đây Thôn Vĩ Dạ’’ đổi mới không những về ngôn ngữ, mà còn vẽ nên bức tranh quê, điểm xuyết bằng nốt nhạc sầu. Với bài thơ này, Hàn Mặc Tử không chỉ là thi nhân mà còn là họa sĩ nữa. Nào ta cùng thưởng ngoạn bức tranh của Hàn Mặc Tử, trước khi trở về với cõi thơ.
Khổ 1 là bức tranh màu xanh, khiến ta liên tưởng bức họa Le Paysage Bleu của Marc Chagal. Màu xanh trong khổ đầu là toàn bích, vì có ‘‘nắng lên’’ từ biển Đông. Nhà danh họa Caspar David Friedrich (1774-1840), khuynh hướng hội họa lãng mạn, dùng chất liệu ‘‘nắng mới lên’’ (les rayons naissants du soleil) để thực hiện bức vẽ sơn dầu ‘‘Thiếu phụ Nắng sớm’’ (Femme au soleil du matin). Trong thơ Hàn Mặc Tử, thiếu phụ nắng sớm hóa thân Hoàng Cúc. Nắng sớm là ánh sáng tâm lý, nói lên niềm ước mong mới mẻ. Nắng sớm còn được thể hiện trong hội họa, bảng màu (palette) pha trộn màu phấn vương nhẹ. Nắng chuyển màu sắc sáng dần. Với câu 3, ta có thang màu lũy tiến (échelle de couleur progressive) như sau :
mướt à xanh à ngọc

Màu xanh ngọc bích là tuyệt phẩm của trời đất ban cho cõi nhân gian ở thôn Vĩ Dạ. Trong bức họa, Hàn Mặc Tử vẽ hàng cau theo chiều dọc. Bố cục họa phẩm còn cần thêm một chiều ngang. Vì vậy mới có câu thơ : lá trúc che ngang. Che ngang cho thấy người thiếu nữ e ấp, núp sau cành trúc, có khuôn mặt chữ điền. Đây cũng là một nét chấm phá mới, vì sau hai chiều dọc - ngang, còn cần thêm một hình vuông nữa. Theo quan niệm của người xưa, người con gái có khuôn mặt chữ điền thường đoan trang, thùy mị. Qua câu thơ, Hàn Mặc Tử muốn phác họa nét tinh anh (portrait moral). Khổ 3 có thêm vầng trăng là tuổi trăng tròn của thiếu nữ.

Khổ thơ thứ 2 không còn nắng lên, mà là màn đêm buông xuống ; gió và mây chia lìa hai lối khiến dòng nước buồn lây, hoa bắp lay động ngẩn ngơ. Bến sông Trăng (viết hoa) là bến ngự, niềm mong ước chở trăng hẳn là dang dở, chỉ hoài công dã tràng.

Trong khổ 3, bảng màu chuyển qua sắc trắng của tà áo. Nếu trong khổ 1, màu sắc là lũy tiến gồm 3 cấp độ, bảng màu của khổ 3 vẩn gồm 3 cấp độ, nhưng cứ nhạt dần đi :
Sương <- Khói <- Mờ

Màu sương tuy đục nhưng còn thấy được. Đến là khói bay đã là hư ảo. Sau cùng chỉ còn là đám bụi mờ.
Với bức họa chuyển cảnh từ nắng sớm đến đêm tàn, ta tạm khép lại mảng hội họa trong thơ Hàn Mặc Tử đế bước qua lãnh vực ngôn ngữ.

Trước hết là cơ cấu của bài thơ (structure du poème). Bài thơ gồm 3 khổ. Cơ cấu như sau :

(khổ 1) : thực à (khổ 2) : mộng à (khổ 3) : ảo

Ba khổ thơ là sự chuyển biến từ thực đến mộng, từ động đến tĩnh, từ ngoại cảnh đến nội tâm, được diễn tả bằng màu sắc, thanh âm, bằng ngôn ngữ và bằng cả các dấu chấm (ponctuation).

Về mặt hội họa, trong mỗi khổ thơ, thi nhân chọn cho mình ba thang màu (gamme de couleurs) khác nhau. Về cách chấm câu, ba khổ thơ là ba dấu hỏi :

- Khồ 1 (câu 1) : Sao anh không về thăm thôn Vĩ ?
- Khổ 2 (câu 4) : Có chở trăng về kịp tối nay ?
- Khổ 3 (câu 3) : Ai biết tình ai có đậm đà ?

Ta sẽ bàn việc sử dụng từ ngữ (champs lexicaux). Ở đây, có thể đặt chung một câu hỏi cho cả ba vế nói trên: thi nhân hỏi mà không phải là hỏi. Các câu hỏi chỉ nói lên sự trăn trở, khắc khoải của ‘‘khách đường xa’’.

- Câu hỏi trong khổ đầu : tuy vẫn biết thôn Vĩ là thiên thời (nắng mới lên), là địa lợi (vườn cau), có cả nhân hòa (mặt chữ điền), nhưng làm sao nhà thơ có thể bỏ trại phong để về thăm ?
- Vầng trăng trong khổ 2 là ảo ảnh, không khác gì vầng trăng Lý Bạch:
Rằng hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.
- Cuối khổ 3 chỉ còn là nghi vấn. Trong khổ cuối, nhà thơ thổ lộ nỗi buồn đau, thất vọng. Musset cho rằng ‘‘Sự thất vọng chua cay nhất là bài ca đẹp tuyệt vời’’.

‘‘Đây Thôn Vĩ Dạ’’ còn là lưu thủy hành vân của cổ ca đất Thần Kinh. Bài thơ Art poétique của Verlaine mở đầu bằng đôi vần thơ nói lên nghệ thuật thi ca :
De la musique avant toute chose,
Et pour cela préfère l'Impair.
Đây Thôn Vĩ Dạ hội đủ hai yếu tố vừa kể. Cũng vì thơ vần lẻ, Đây Thôn Vĩ Dạ là bài thơ 7 chữ (lẻ), 3 khổ (lẻ).
Còn về nhạc tính (musicalité) thì sao ? Sau đây là vần thơ, như những nốt nhạc, trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ :
- nắng / nắng :
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
- gió / gió, mây / mây :
Gió theo lối gió, mây đường mây.
- lối / đường :
Gió theo lối gió mây đường mây.
- Trăng (viết hoa) / trăng :
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.
- Khách đường xa / khách đường xa :
Mơ khách đường xa khách đường xa
- ai / ai / ai :
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Ai biết tình ai có đậm đà.

Về thể văn (style), nhà thơ sử dụng nhiều ẩn dụ (métaphore) : mây và gió chia lìa hai lối, dòng nước để chỉ sự vô thường, con thuyền là chữ tâm (心: ngoài ba chấm, phần còn lại giống như con thuyền), hoa bắp lay vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’’, nhân ảnh nói lên kiếp sống phù du, ‘‘mờ mờ nhân ảnh’’.

Ngôn ngữ trong bài thơ đều rất quen thuộc. Đây cũng là dụng ý của nhà thơ, muốn diễn tả cái đẹp chỉ bằng nét hồn nhiên, giản dị. Trong 12 câu thơ, tác giả dùng chữ ‘‘anh’’ và chữ ‘‘em’’, mỗi chữ một lần. Câu thơ cuối bài, tác giả viết hai lần một chữ ai:
Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà ?

Thông thường, ai (1) là thiếu nữ, ai (2): thi nhân. Nhưng ai (1) cũng thể là người xem thơ, ai (2) là nhà thơ. Nếu thời gian của ý nghĩa nguyên thủy là hiện tại, thời gian của sự suy diễn sau này hướng về tương lai. Ai cũng biết ý tứ trong thơ Hàn Mặc Tử bóng bẩy mà thâm trầm, giản dị mà sâu thắm. Sự đậm đà của bài thơ gợi ý cho chúng tôi làm 5 bài thơ lấy ý từ lau sậy, vì thôn Vĩ Dạ là sự biến âm của Vi Dã Thôn. Hình thức của cả 5 bài là thơ mới 7 chữ. Cấu trúc vẫn gồm 3 khổ, mỗi bài khai triển ý nghĩa khác nhau của lau lách. Năm bài thơ nói lên sự ‘‘đậm đà’’ của người thơ, nét phong phú của ý thơ, thể hiện qua bài Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Năm bài thơ, như 5 biến điệu (variation) trong âm nhạc, như sau :

Paris, tiết Thanh minh Đinh dậu 2017
Lê Đình Thông



Vi Dã Thôn (kỳ 1)
葦 野 村 (期 一)

Hồn Lau
葦魂



潯 陽 江 頭 夜 送 客,
楓 葉 荻 花 秋 瑟 瑟。
主 人 下 馬 客 在 船,
舉 酒 欲 飲 無 管 弦。

白居易

Tầm Dương giang đầu dạ tống khách,
Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.
Chủ nhân há mã khách tại thuyền,
Cử tửu dục ẩm vô quản huyền.

Bạch Cư Dị

---

Hương giang soi bóng bờ lau lách
Thôn vắng thưa người cảnh tịch liêu
Hàng sậy đong đưa dường oán trách
Lau nghiêng bông trắng sậy tiêu điều.

Xuôi ngược dòng đời vẫn cuốn trôi
Lau soi hình bóng sậy bồi hồi
Sỏi trắng chìm sâu trong đáy nước
Mây chiều trôi dạt chốn xa xôi.

Thôn Vĩ (1) hàng cau vẫn mướt xanh
Lá trúc thôn đoài dáng mỏng manh
Câu hò mái đẩy xàng xê cống
Thuyền ngự xuôi dòng lướt sóng nhanh.

Thôn Vĩ làng thôn mái tóc mai (2)
Trinh nguyên tà áo phất phơ bay
Quang gánh đong đầy bao nỗi nhớ
Nhớ mãi cố nhân chẳng nhạt phai.

Paris, ngày 18/04/2017
Lê Đình Thông
---
(1) Thôn Vĩ Dạ là biến âm của Vi Dã Thôn.
Vi (葦): cỏ lau. Dã (野): ngoại thành, cánh đồng.
(2) Tóc mai sợi ngắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài nghìn năm.
Ca dao


















Vi Dã Thôn (kỳ 2)
葦 野 村 (期二 )

Trầm Tư
沈 思



L’homme n’est qu’un roseau, le plus faible de la
nature, mais c’est un roseau pensant. Blaise Pascal


Lau nghiêng cành biếc bên thôn Vĩ
Ra dáng đăm chiêu nghĩ vẩn vơ
Nắng chiều óng ả đầy thi vị
Bên bờ sông vắng lặng như tờ.

Nhớ non nhớ nước vần thơ ngắn
Ngõ hẻm thôn làng cuộc biển dâu
Áo trắng năm xưa còn lận đận
Sỏi chìm đáy nước cũng sầu đau.

Lau lách thân mình quá mảnh mai
Bông lau là kiếp sống hình hài
Lau lách chấm mực bờ nước biếc
Niềm đau chôn dấu viết giùm ai.

Paris, cuối tháng Tư 2017
Lê Đình Thông



Vi Dã Thôn (kỳ 3)
葦 野 村 (期 三)

Ngũ Âm
五音

Il y a de la musique dans le soupir du roseau ;
Il y a de la musique dans le bouillonnement du ruisseau ;
Il y a de la musique en toutes choses, si les hommes pouvaient l'entendre.
Lord Byron

Hương giang bến cũ bờ lau lách
Gió cuốn nghe như tiếng thở dài
Lưu thủy hành vân lời oán trách
Lau lách đìu hiu vắng gót hài.

Bờ lau mà tưởng khúc tiêu dao
Nghìn trùng nhung nhớ trúc lao xao
Ngón luyến song thanh làn gió mát
Cung thương nhịp gõ nhấn duyên trao

Dòng nước lặng thinh nghe tiếng than
Ngón vuốt đàn tranh lệ mấy hàng
Bờ lau lay lắt vi vu mãi
Sơn ca chim chíp lúc chiều tàn.

Lê Đình Thông

Vi Dã Thôn (kỳ 4)
葦 野 村 ((期 四)

Quốc Sử
國 史


Le roseau plie, et ne romps pas.
Résisté sans courber le dos.
Jean de La Fontaine

威武不能屈, 此之谓大丈夫.
(Uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu)
Mạnh Tử


Nghiên bút cỏ lau chỉ một lòng
Cường quyền gieo bão tố cuồng phong
Lau lách đảo điên không gục ngã
Ngòi bút không cong vẫn thẳng băng.

Bờ ao lau mọc lách ven sông
Lau lách mọc trên nước với non
Bạo quyền cai trị không lâu nữa
Chỉ riêng non nước mới trường tồn.

Dưới nước trên trời chẳng có quan
Nét mực vàng son viết thẳng hàng
Trang sử hào hùng nòi giống Việt
Cả nước một lòng đuổi ngoại bang.

Lê Đình Thông

Vi Dã Thôn (kỳ 5)
葦 野 村 (期 五)

Tâm Cảnh
心 境

Chênh chênh bóng ngả sầu lau lách,
Chiều ngái hương rừng, lối nhạt son.
Nguyễn Bính
---

Hồn thơ lận đận nơi cung Quế
Thôn Vĩ chiều hôm lạc lối về
Cau vắng trầu xanh sầu cúc huệ
Nắng sớm biển Đông có vẹn thề ?

Mây giăng núi Ngự gió Kim Long
Bờ lau hiu hắt liễu vời trông
Thuyền xuôi bến vắng qua Gia Hội
Có vớt trăng vàng dưới đáy sông ?

Mờ mịt sương mù áo trắng bay
Chập chờn hạc trắng cuối chân mây
Chợt nhớ thôn xưa là tâm cảnh
Bờ trúc xanh màu có đổi thay ?

Paris, ngày 20/04/2017
Lê Đình Thông


 
Hai vị hồng y đáng đọc
Vũ Văn An
18:37 23/04/2017
Trong thời bị nhiều người coi là hỗn độn mơ hồ và gần như tự mâu thuẫn này, điều rất may là chúng ta vẫn còn hai vị Hồng Y xuất sắc cầm đầu hai thánh bộ quan trọng. Đó là Đức Hồng Y người Guinea, Robert Sarah, cầm đầu Thánh Bộ Thờ Phượng Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích, và Đức Hồng Y người Đức, Gerhard Müller, cầm đầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Cũng rất may là Nhà Xuất Bản Ignatius của Hoa Kỳ, gần đây, liên tiếp cho xuất bản hai cuốn sách của hai vị Hồng Y này.

Đức Hồng Y Sarah, sẽ 72 tuổi vào trung tuần tháng Sáu này, đã trở thành tiếng nói dẫn đầu việc canh tân phụng vụ, một cuộc canh tân ngài hy vọng sẽ nhấn mạnh tới việc bị làm quá, để ta có thể trở nên ý thức hơn và mở lòng ra đón nhận sự hiện diện của Chúa. Một nhà báo Pháp, Nicolas Diat, đã cộng tác với Đức Hồng Y Sarah trong việc lên khuôn cho bản văn của hai cuốn sách nhằm biểu lộ các tầm nhìn thấu suốt của Đức Hồng Y về nhiều vấn đề chủ chốt trong đời sống thiêng liêng. Cuốn đầu tựa là Thiên Chúa hay Hư Vô: Cuộc Đàm Đạo về Đức Tin (God or Nothing: A Conversation on Faith), xuất bản vào Mùa Thu năm 2015. Cuốn thứ hai, vừa được phát hành bằng tiếng Anh, tựa là The Power of Silence: Against the Dictatorship of Noise (Sức Mạnh của Im Lặng: Chống Lại Nền Độc Tài của Ồn Ào).

Trong 5 chương sách, cuốn The Power of Silence suy niệm về sự im lặng của Thiên Chúa, một sự im lặng nói với mỗi người chúng ta trong thẳm sâu linh hồn mình, và cũng về sự im lặng mà chúng ta phải vun sới trong chính chúng ta ngõ hầu trở thành người tiếp nhận. Cuốn sách kết cấu rộng rãi quanh sự tương phản giữa im lặng và thế giới, mầu nhiệm im lặng trong điều thánh thiêng, và cả sự im lặng của Thiên Chúa trước sự ác nữa. Điều quá thông thường là chúng ta hay để Thiên Chúa ở bên ngoài để tự dìm mình vào sự ồn ào của thế giới. Điều có thể nguy hiểm ở đây là việc phát triển một đời sống nội tâm đầy ơn thánh.

“Tương lai của chúng ta ở trong tay Thiên Chúa chứ không ở trong cảnh giao động ồn ào của các cuộc thương thảo của con người, cho dù các cuộc thương thảo này xem ra hữu dụng đến đâu. Cả ngày nay nữa, các chiến lược mục vụ của ta mà không có đòi hỏi, không kêu gọi hồi tâm, không triệt để quay về với Thiên Chúa, chỉ là những nẻo đường không dẫn tới đâu. Chúng là các trò chơi chính xác về chính trị không thể dẫn ta tới Thiên Chúa bị đóng đinh, Đấng Giải Phóng đích thực của chúng ta” (#34).

Hay, như Đức Hồng Y Sarah đã nhắc tới trong cuốn sách đầu tiên của ngài: “Con người phải chọn lựa: Thiên Chúa hay hư vô, im lặng hay ồn ào” (#111).

Cuốn sách đầy những viên ngọc qúy, không phải chỉ của Đức Hồng Y Sarah mà còn của Dom Dysmas de Lassus, Bề Trên Cả Dòng Xitô, người tham gia cuộc thảo luận ở chương cuối, và thỉnh thoảng của cả Nicolas Diat nữa; vai trò ông này phần lớn là đưa ra các nhận xét và câu hỏi để hướng dẫn cuộc thảo luận. Xét về mặt chủ yếu, Đức Hồng Y Sarah hiểu rằng “những người sống trong ồn ào giống như bụi bặm bị gió cuốn đi” (#110), trong khi “im lặng chắc chắn dẫn tới Thiên Chúa, đem đến cho con người những lúc dừng lại để nhìn vào chính mình” (#115).

Ngoài cuộc sống hàng ngày của chúng ta ra, Đức Hồng Y áp dụng cái hiểu im lặng trên vào phụng vụ, và thậm chí vào sứ mệnh của Giáo Hội như một toàn thể, nhất là chống lại cơn cám dỗ hiện chúng ta đang đối diện nhằm giản lược mầu nhiệm Chúa Kitô vào việc chỉ giải quyết các vấn đề xã hội. Ta hãy đọc:

“Trong một thế giới duy tục, suy đồi, nếu Giáo Hội tự để mình bị quyến rũ bởi những mỹ nhân ngư duy vật, ưa truyền thông và duy tương đối, thì Giáo Hội có nguy cơ biến cái chết của Chúa Kitô trên Thập Giá để cứu chuộc các linh hồn trở thành vô ích. Sứ mệnh của Giáo Hội không phải là giải quyết mọi vấn đề xã hội của thế giới; Giáo Hội phải không mệt mỏi nhắc đi nhắc lại những lời đầu tiên của Chúa Giêsu ở buổi đầu thừa tác vụ công khai của Người ở Galilê: ‘thời đã đến và Nước Thiên Chúa đang gần kề; hãy ăn năn, và tin vào tin mừng’ (Mc 1:15)” [#305].

The Power of Silence không chỉ có ý hướng tốt mà còn là một sách đọc thiêng liêng nữa.

Phúc Trình Müller

Để nhắc nhớ ấn phẩm nổi tiếng của mình trước đây tựa là Phúc Trình Ratzinger (The Ratzinger Report), Nhà Xuất Bản Ignatius Press của Hoa Kỳ đặt tựa cho cuộc phỏng vấn vị cầm đầu hiện nay của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là The Cardinal Müller Report: An Exclusive interview on the State of the Church (Phúc Trình Đức Hồng Y Müller: Cuộc Phỏng Vấn Độc Quyền về Tình Trạng Giáo Hội), xuất bản đầu năm nay. Quả thực, Đức Hồng Y Gerhard Müller, 69 tuổi, nhắc người ta nhớ tới Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI). Ngài đề cập tới các vấn đề phức tạp với cùng một cách cũng uyên bác, đầy suy tư, có tính tâm linh sâu sắc và hoàn toàn chính xác như vậy.

Không như The Power of Silence, là cuốn trình bầy các suy niệm dài phân thành các đoạn có đánh số, nhằm trả lời các câu hỏi khá khái quát, các câu hỏi do Cha Carlos Granados nêu ra với Đức Hồng Müller thì nhiều hơn và nhận được các câu trả lời ngắn hơn nhưng vẫn sắc sảo. Tuy nhiên, các câu hỏi chuyên biệt được tổ chức thành các đầu đề bao quát. Chủ đề của mỗi chương là “chúng ta có thể hy vọng điều gì”, từ Chúa Kitô, từ Giáo Hội, từ gia đình và từ xã hội. Kết luận trình bầy các suy nghĩ của Đức Hồng Y Müller về “chìa khóa để hiểu lòng thương xót”.

Cha Granados là Tổng Giám Đốc của Biblioteca de Autores Cristianos [Tủ Sách Các Tác Giả Kitô Giáo] ở Madrid, có bằng tiến sĩ về Thánh Kinh. Vì Đức Hồng Y Müller rất thông thạo tiếng Tây Ban Nha, nên việc hợp tác giữa hai vị tiến triển rất thuận lợi. Đức Hồng Y Müller cũng cho thấy một sự quân bình về thần học rất hiếm trong Giáo Hội ngày nay, không bao giờ ngài quá đơn giản hóa các chủ trương của những người ngài bất đồng, và luôn có khả năng giải thích sự thật bằng những giải đáp hữu hiệu cho các câu hỏi và các nghi vấn được thời nay nêu ra.

Chúng tôi thiết tưởng nên chứng minh nhận định trên qua một số câu hỏi của Cha Granados và các câu trả lời của Đức Hồng Y:

Hỏi: Đâu là mối tương quan giữa tín lý và đời sống? Có hay chăng điều này: một tín lý mà lại không liên hệ gì tới một cuộc gặp gỡ bản thân, tới một đời sống? Và, đàng khác, có hay chăng điều này là một cuộc gặp gỡ bản thân hay một đời sống mà lại không can dự hay không bao hàm một tín lý?

Đức Hồng Y Müller: nhị phân này [giữa tín lý và cuộc sống Kitô hữu] vô giá trị, và nó tạo ra nhiều mơ hồ. Tín lý Kitô Giáo không phải là một lý thuyết, một thứ hệ thống nào đó do thuyết duy tâm hay cả ý thức hệ đưa ra… Qua điều này, tôi muốn nói rằng không hề có yếu tố tín lý nào nằm ngoài cuộc gặp gỡ bản thân [với Chúa Kitô], và ngược lại…

Ơn cứu chuộc tùy thuộc tính chính thống, hiểu như quan niệm chính xác về sự sống đời đời: tính chính thống không phải là một học thuyết về Thiên Chúa, mà là vấn đề liên hệ có tính bản vị của Thiên Chúa với tôi. Vì lý do này, lạc giáo luôn ánh hưởng tới mối tương quan bản thân này, vì nó tách biệt Thiên Chúa, Đấng là sự thật, ra khỏi việc mạc khải cùng một sự thật ấy (các trang 97-98).

Hỏi: Há chúng ta không có “quyền” được tôn trọng ý muốn và được hành động theo ý muốn đó sao?

Đức Hồng Y Müller: Các nhân quyền đặt căn bản trên bản tính nhân loại, chứ không đặt căn bản trên ý muốn của các cá nhân. Chỉ nơi nào phẩm giá chân chính của con người nhân bản được duy trì mới có các quyền lợi và nghĩa vụ, vì đây là cách duy nhất để phẩm giá này thể hiện tính viên mãn của nó. Đây không phải là vấn đề bác bỏ các ý muốn, vì các ý muốn là điều chủ yếu đối với kinh nghiệm của ta rằng ta có nhu cầu bẩm sinh đối với thể vô cùng; đúng hơn, đây là vấn đề đánh giá tính hợp lý mà các ý muốn này đem theo. Thí dụ, ý muốn sống mà không làm việc, có lẽ nhờ sử dụng tiền bạc của người khác, không bao giờ nên là một quyền lợi… Đó không phải là ý muốn hợp lý, chỉ vì đối tượng của nó không phải là một điều tốt làm trọn vẹn cuộc sống…

Các công dân có trách nhiệm… không bao giờ nên nhượng bộ áp lực không thể chịu đựng nổi của ý thức hệ… vốn lẫn lộn ý muốn với quyền chủ quan và do đó, nên chống lại bất cứ luận điểm nào như thế, trước khi quá trễ… [các trang 139-140].

Hỏi: Ta hãy trở lại với gia đình. Có thể nói gia đình là một lý tưởng chăng?

Đức Hồng Y Müller: Các phạm trù lý tưởng và hiện thực đã có từ rất lâu… Tuy nhiên, trong hình thức hiện nay, chúng phát xuất từ chủ nghĩa nhị nguyên của triết học Descartes và từ chủ nghĩa nhị nguyên duy tâm và duy vật…

Đối với chúng ta, các thứ thuyết nhị nguyên này không có giá trị gì cả. Thiên Chúa luôn hiện thực hơn sáng thế của Người, và các tạo vật của Người nhận được mức độ hiện thực của họ như một ơn phúc của Người, vì Người thể hiện ý tưởng của Người trong sáng thế này. Mọi sáng thế đều phản ảnh Ngôi Lời Thiên Chúa, nên hôn nhân không phải là một “lý tưởng” mà con người tưởng tượng ra. Lý tưởng là phản ảnh các ý muốn của tôi, như đứa trẻ muốn làm phi hành gia hay ngôi sao túc cầu… Quả tình, ý niệm thường là một điều khó đạt tới…

Tuy nhiên, hôn nhân không phải là một lý tưởng hay một ý niệm của con người, nhưng là một thực tại do Thiên Chúa ban bố… Cách Thiên Chúa yêu thương là thước đo tình yêu của con người, vì Thiên Chúa không đòi hỏi sự bất khả…

Thiên Chúa có thể buộc ta phải yêu thương, vì Người yêu thương ta trước và, thêm vào đó, Người còn hứa với ta rằng ơn thánh của Người sẽ nâng đỡ ta. Bất cứ ai hiểu hôn nhân không hơn một hành vi xã hội của cưới xin và các hậu quả luật pháp từ đó phát sinh chắc chắn sẽ thấy tình yêu của họ héo khô. Nhưng không phải vì thiếu ơn thánh: mà là thiếu lòng khiêm nhường cần thiết để xin Thiên Chúa ban ơn thánh này [các trang 151-2].

Hỏi: Chúng ta đồng hóa lòng thương xót với tha thứ nhiều hơn, và chúng ta hiểu tha thứ là vượt quá sự trừng phạt mà công lý đáng phải đưa ra đối với người tội lỗi.

Đức Hồng Y Müller: Ngày nay, sự hiểu lầm cuối cùng hệ ở việc giản lược lòng thương xót vào việc tha thứ tội lỗi. Giống như một cuộc bán rẻ cuối mùa, miễn chước khỏi lề luật Thiên Chúa: đương đầu với thực tại kinh niên của khốn cùng và tội lỗi, lòng thương xót trở thành chỉ còn là việc hạ thấp tấm chắn đường mà Mười Giới Răn vốn đặt ra.

Tôi tin rằng Thiên Chúa… luôn nghiêm túc đối với chúng ta. Trong tình yêu tận đáy lòng đối với sáng thế của Người, và đặc biệt đối với chúng ta, các con cái của Người, Người đã giúp chúng ta có khả năng sống phù hợp với các bí tích và đời sống luân lý xây dựng trên chúng. Bằng cách ban lòng thương xót cho ta, Người đã nâng ta dậy, và nhờ nâng ta dậy, Người đã hoàn toàn biến đổi hiện sinh ta: một con người biết Chúa Kitô, thực sự ôm lấy Người, thay đổi các thói quen của mình, các mối tương quan của mình, trọn cách xử lý với thực tại của mình. Và khi người này bước qua trải nghiệm thanh tẩy và tha thứ, họ sẽ cảm thấy được gợi hứng để sống cách nào đó trên bình diện của Thiên Chúa…

Trong nền thần học Công Giáo có cơ sở, việc tha thứ tội lỗi chân chính dựa vào việc người có tội từ trạng thái tội lỗi và chống đối Thiên Chúa, từ cuộc sống tối tăm không có Thiên Chúa, bước vào trạng thái sáng láng của ơn thánh hóa, bước vào sự hiệp thông trọn vẹn với Người… Tuy nhiên, một hành vi như thế không tự động được thực hiện mà không dựa vào tự do của con người. Đạo Công Giáo không thừa nhận một đời sống ơn thánh mà lại không có sự tham dự của người có tội, mà lại không có ý chí canh tân cuộc sống của họ [các trang 209-10].

Hai cuốn sách trên quả nói lên đức tin, trí thông minh và lòng sung kính của hai nhà lãnh đạo Công Giáo vĩ đại hiện sống và hoạt động ngày nay.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lẻ Bạn
Nguyễn Đức Cung
19:11 23/04/2017
LẺ BẠN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dễ dàng thì có tình thân
Khó khăn, hạn hẹp một thân một mình
(nđc)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 18-24/04/2017: Nhiều nhà lãnh đạo Kitô Giáo sẽ có mặt tại Cairo
VietCatholic Network
16:16 23/04/2017
1. Đức Thượng Phụ danh dự của Chính Thống Giáo sẽ cùng thăm Cairo với Đức Thánh Cha

Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bácthôlômêô Đệ Nhị của Constantinople sẽ cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô viếng thăm Ai Cập vào cuối tháng 4 này.

Sheikh Ahmed Muhammad el Tayyib, vị đứng đầu của Đại học Al Azhar ở Ai Cập, đã mời Đức Thượng Phụ dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, mà theo dự trù Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đọc bài diễn văn trong cuộc hội nghị này.

Đức Thượng Phụ Chính thống giáo Coptic Tawadros của Ai Cập cũng sẽ tham dự hội nghị này. Như vậy cuộc hội nghị do đại học nổi tiếng của Hồi Giáo đứng ra tổ chức có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của các cộng đồng Kitô Giáo trên thế giới

Được biết Hội Nghị Hoà bình Quốc Tế do viện đại học Al Azhar tổ chức sẽ kéo dài trong 2 ngày, 28 và 29 tháng 4.

2. Trong thông điệp Phục sinh, các Giám mục Phi lên án những người Công Giáo bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội

Trong sứ điệp Phục sinh được công bố hôm Chúa Nhật 16 tháng Tư, chủ tịch Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân đã mạnh mẽ phê bình những người Công Giáo chối bỏ giáo lý của Giáo Hội về luân lý

Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas của tổng giáo phận Lingayen-Dagupan, chủ tịch Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, viết: “Có biết bao những người Công Giáo vỗ ngực tuyên bố “Tôi là người Công Giáo, nhưng tôi đồng ý rằng những người nghiện ma túy phải bị giết; họ là những kẻ vô dụng. Tôi là một người Công Giáo nhưng tôi ủng hộ án tử hình.”

Đức Tổng Giám Mục than thở rằng ngày nay đã trở nên mốt “thời trang” của nhiều người Công Giáo là lờ đi sự lãnh đạo của các giám mục trước những vấn đề đạo đức quan trọng mà đất nước phải đối mặt.

Đức Cha Villegas nói rằng các giám mục của các quốc gia này “đã trở thành những vị tử đạo trên các phương tiện truyền thông xã hội.” Ngài viết: “Khi chúng tôi nói, họ muốn chúng tôi im lặng. Khi chúng tôi phản đối, họ xỉ vả chúng tôi. Khi chúng tôi đấu tranh cho sự sống, họ muốn chúng tôi chết đi.”

Đức Tổng Giám mục thúc giục người Công Giáo từ bỏ thái độ này. “Anh chị em hãy sẵn sàng vào tù vì Phúc Âm. Hãy sẵn sàng chết vì đức tin của chúng ta.”

3. Khủng bố Hồi Giáo IS tấn công một tu viện ở núi Sinai để gia tăng áp lực lên chuyến tông du Ai Cập của Đức Thánh Cha

Một viên cảnh sát đã bị giết, và bốn người đàn ông khác bị thương, khi những tên khủng bố Hồi giáo tấn công ngôi vào tu viện Thánh Catherine trên núi Sinai vào chiều ngày 18 tháng Tư.

Bọn khủng bố đã gặp phải một sức kháng cự mạnh mẽ của cảnh sát trong một trạm kiểm soát bên ngoài tu viện, và bọn khủng bố đã bị bắt buộc phải rút lui. Một phát ngôn viên của tu viện nói rằng các nữ tu không bị nguy hiểm. Amaq, cơ quan thông tin của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ này.

Hôm Chúa Nhật Lễ Lá, khủng bố Hồi Giáo IS cũng đã gây ra hai vụ tấn công khủng bố tại phía Bắc Cairo và tại thành phố Alexandria làm 44 người bị thiệt mạng và 126 người khác bị thương.

Tu viện của Thánh Catherine có từ thế kỷ thứ 6, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nơi chứa có một bộ sưu tập các tranh ảnh và bản thảo cổ. Đây là tu viện Kitô hoạt động lâu đời nhất trên thế giới.

4. Nhà thờ chính tòa Kathmandu, Nepal bị phóng hỏa

Một vụ cố ý phóng hỏa nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, là nhà thờ chính tòa Công Giáo tại thủ đô Kathmandu, của Nepal, đã xảy ra hôm 18 tháng 4, phá hủy một chiếc xe hơi và hai chiếc xe gắn máy, thiêu rụi nhà xứ và một phần của nhà thờ.

Cha Ignatius Rai, chánh xứ cho biết: “Điều này gây kinh hoàng cho chúng tôi. Cộng đồng Kitô hữu địa phương cảm thấy mình đang sống dưới một sự đe dọa.”

Nepal có 29 triệu dân. Một thập kỷ trước đây, quốc gia này còn là một vương quốc Ấn Giáo. Tuy nhiên, theo ý nguyện chung của toàn dân, Nepal trở thành một quốc gia thế tục. Ấn Giáo không còn được coi là quốc giáo nữa mặc dù 81% dân chúng theo Ấn Giáo. Theo thống kê vào tháng 6 năm 2016, 9% dân số Phật giáo, và 4% theo Hồi giáo. Chỉ có 8,000 người Công Giáo tại quốc gia này.

5. Đức Thánh Cha không thể đi thăm Brazil trong năm nay

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thông báo với tổng thống Brazil là ông Michel Temer rằng ngài không thể tới thăm quốc gia Nam Mỹ này trong năm nay vì lịch trình làm việc đã quá dày đặc.

Tòa Thánh đã xác nhận rằng Đức Thánh Cha đã viết cho ông Temer cách đây vài ngày để đáp lại lời mời của vị lãnh đạo Brazil đến tham dự các buổi lễ đánh dấu lễ kỷ niệm 300 năm đền thờ Đức Mẹ tại Aparecida.

Đức Giáo Hoàng viết rằng tiếc là ngài không thể đi được vì lịch trình của ngài không cho phép.

Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến đến thăm Colombia vào tháng Chín. Đã có nhiều ý kiến cho rằng có thể ngài sẽ dừng lại ở Brazil trong chuyến đi đó.

Trong bức thư gửi Tổng thống Temer, Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích nhà lãnh đạo Brazil “nỗ lực nâng cao cuộc sống những người nghèo nhất” tại quốc gia này.

6. Thống đốc Kitô hữu đầu tiên của Indonesia bị đại bại trong cuộc tái tranh cử

Tuy việc kiểm phiếu vẫn còn đang diễn ra, kết quả sơ khởi cho thấy viên thống đốc của thủ đô Jakarta đã bị đánh bại trong nỗ lực tái tranh cử một nhiệm kỳ nữa.

Thống đốc đương nhiệm Jakarta, Basuki Tjahaja Purnama (hay còn gọi là “Ahok”), là một tín hữu Tin Lành, là người Kitô hữu đầu tiên vươn lên được ví trí này tại một quốc gia có đông người Hồi Giáo nhất

Trong cuộc tái tranh cử, ông Purnama đã làm nhiều người Hồi Giáo tức giận khi ông lập luận rằng người Hồi giáo không nên đi làm theo một đoạn trong kinh Qu'ran, theo đó người Hồi Giáo phải từ chối không để cho một người không theo đạo Hồi lãnh đạo mình, dù là trong xã hội dân sự.

Các nhà hoạt động Hồi giáo cực đoan đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn của công chúng chống lại viên Thống đốc và đòi ông phải bị tử hình về tội báng bổ.

Kết quả sơ khởi cho thấy Anies Baswedan, cựu bộ trưởng giáo dục của Indonesia, đã vượt xa ông Purnama.

Sự thất bại của thống đốc Purnama tiêu biểu cho một sự thất bại trong các mối quan hệ liên tôn tại một đất nước tự hào về sự khoan dung tôn giáo. Ahok cũng là một mục tiêu của thái độ khinh thị trong số cử tri vì là người Hoa. Thành kiến chống người Hoa rất phổ biến ở Indonesia.

7. Giám Mục Anh hoan nghênh việc giảm bớt án tử hình trên thế giới

Số án tử hình trên toàn thế giới đã giảm từ 1,634 vào năm 2015 xuống còn 1,032 vào năm 2016. Đức Giám Mục Declan Lang, chủ tịch ủy ban quốc tế sự vụ của Hội Đồng Giám Mục Anh đã lên tiến hoan nghênh xu hướng này.

Ngài nói: “Tôi rất hoan nghênh việc sụt giảm án tử hình trên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiến bộ hơn nữa cần phảiđược thực hiện. Hơn 1,000 người đã bị hành quyết vào năm ngoái - họ không chỉ là thống kê.”

“Mọi vụ hành quyết đều là việc vi phạm phẩm giá bẩm sinh của con người và chúng ta phải tiếp tục lắng nghe lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô cần phải nỗ lực để bãi bỏ hoàn toàn án tử hình trên toàn cầu”

Đức Cha Declan Lang nói thêm:

“Tôi cảm thấy được khích lệ bởi sự phản đối quyết liệt của chính phủ Anh đối với án tử hình trong mọi trường hợp.”

Những con số thống kê nêu trên không bao gồm các án tử hình tại Trung quốc và Bắc Triều Tiên là những quốc gia coi các con số thống kê này là “bí mật quốc gia”.

8. Sứ điệp Phục sinh 2017 chung của các Giáo Hội Kitô tại Âu Châu

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco và Đức Giám Mục Christopher Hill của Anh Giáo đã cùng ký chung một sứ điệp Phục sinh như sau:

Chúa Kitô đã sống lại!

Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, đã vì chúng ta mà xuống thế làm người, đã vì tội lỗi loài người mà chết trên Thập giá, đã từ trong kẻ chết mà sống lại! Ðó là Tin Mừng đức Tin chúng ta muốn chia sẻ cho toàn thế giới. Ý nghĩa đại lễ Phục sinh của Kitô giáo là: nhờ Chúa Giêsu Kitô, sự sống chiến thắng sự chết, hy vọng chiến thắng thất vọng, và hoà bình chiến thắng xung đột. Sự sống lại của Chiên Thiên Chúa từ trong kẻ chết chia lịch sử thành hai: trước và sau khi Ðức Kitô sống lại.

Việc đóng đinh thập giá vẫn đang tiếp diễn: sự sống con người bị xâm hại và thụ tạo bị khai thác. Sự sống đang bị chiến tranh, lòng tham và sự bất công đe dọa và tàn phá. Ðối với rất nhiều người, thế giới cứ mãi ghi dấu bạo lực và sợ hãi, nhưng Chúa Giêsu Kitô vẫn mạnh hơn những cánh cửa đóng chặt của chúng ta hoặc những bức tường cõi lòng chúng ta. Chúa vào và nói: “Bình an ở cùng anh em” (Ga 20, 21).

Chúng ta cầu nguyện cách riêng cho các Kitô hữu bị bách hại và bị cản trở việc cử hành lễ Phục sinh trong tự do và an bình. Họ là thân mình Chúa Kitô đang chịu đau khổ. Chúng ta cũng cầu nguyện cách riêng cho đông đảo anh chị em chúng ta trong Ðức Kitô đã chết vì tuyên xưng niềm tin của mình và cho những anh chị em đang tiếp tục làm chứng và làm việc cho sự tôn trọng nhau và cho cuộc đối thoại trong những tình thế hiểm nghèo. Những anh chị em này là mẫu gương cho chúng ta. Họ kêu gọi mọi người nam nữ Kitô hữu châu Âu hãy chứng tỏ lòng can đảm sống niềm tin của mình và hân hoan làm chứng một cách xác tín về tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Họ kêu gọi các nam nữ Kitô hữu châu Âu hãy nâng đỡ những người đang gặp khó khăn nhất, bất kể là người thuộc quốc gia hay tôn giáo nào - những người nghèo khổ, bệnh tật và những người già, người mẹ và trẻ em, các tù nhân, những người tị nạn và tất cả mọi người nam nữ đang bị loại trừ khỏi xã hội chúng ta.

Những phân ly hiện nay giữa các Kitô hữu khiến thân mình Ðức Kitô bị tổn thương, nhưng hôm nay - các Giáo Hội Ðông phương và Tây phương mừng kính Thánh giá và sự sống lại trong cùng một ngày - chúng ta nói lên mình cùng chung niềm Tin vào Chúa Giêsu Kitô, Ðấng Cứu chuộc, đã sống lại từ trong kẻ chết. Chúng ta canh tân sự dấn thân của mình trên con đường hiệp nhất, và mời gọi các cộng đoàn Kitô hãy trở nên dấu chỉ của niềm vui trong đức Tin, của tình yêu quên mình, và trở thành sự hiện diện của niềm hy vọng cho một thế giới được mời gọi hãy hoà giải với chính mình và với Thiên Chúa.

Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ niềm vui về sự sống lại có tính chất quyết định của Chúa Kitô, Ðấng đang ở giữa chúng ta và bảo đảm với chúng ta: “Thầy sẽ ở cùng các con đến tận thế” (Mt 28, 20).

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco

Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục châu Âu (CCEE)

Đức Giám Mục Christopher Hill

Chủ tịch Hội nghị các Giáo Hội Kitô châu Âu (CEC)
 
Thánh Ca
Ca vang tình yêu Chúa - Trình bày: Cẩm Yến
Khắc Thái
01:03 23/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây