Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:07 22/04/2015
MỪNG HỤT
Ở nước Tống có người nhặt được tờ khế ước của người khác đã vứt đi vì hết giá trị, anh ta rất phấn khởi và trân trọng nó, lại còn cẩn thận tính toán con số ghi trên tờ khế ước, sau đó, dương dương đắc ý nói với người hàng xóm:
- “Tôi sẽ trở thành phú ông ngay tức khắc”.
(Liệt tử)
Suy tu:
Tờ khế ước đã hết giá trị mà người ta vẫn trân trọng nó, bởi vì người ta không biết chữ, hoặc là người ta không chịu đọc kỹ ngày tháng bên trên tờ khế ước…
Cũng vậy, có những lúc chúng ta ngồi nhớ lại những chuyện đã qua mà hối tiếc, chúng ta ngồi lại hồi tưởng chuyện năm xưa mà trân trọng, mà hãnh diện… nhưng thực tại trước mắt thì chúng ta bỏ quên không màng nghĩ đến, hoặc nghĩ đến nhưng không muốn bắt tay vào việc.
Chuyện ngày xưa, chuyện hôm qua, hôm kia dù đẹp đến đâu thì cũng là quá khứ, chúng ta không thể niú kéo lại được. Nhưng chuyện hôm nay, chuyện bây giờ mới đáng để cho chúng ta trân trọng, bởi vì chính những giây phút này đây khi tôi làm một việc tốt, thì tôi đã trở nên nguời có ích cho xã hội, cho Giáo Hội và cho cộng đoàn; chính giây phút này đây khi tôi quyết tâm sống khiêm tốn, sông yêu thương, thì tôi trở nên người hữu dụng cho mọi người…
Tôi có dùng giây phút hiện tại như là một món quà, như một ân sủng Thiên Chuá đã cho tôi mà người khác không có ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Ở nước Tống có người nhặt được tờ khế ước của người khác đã vứt đi vì hết giá trị, anh ta rất phấn khởi và trân trọng nó, lại còn cẩn thận tính toán con số ghi trên tờ khế ước, sau đó, dương dương đắc ý nói với người hàng xóm:
- “Tôi sẽ trở thành phú ông ngay tức khắc”.
(Liệt tử)
Suy tu:
Tờ khế ước đã hết giá trị mà người ta vẫn trân trọng nó, bởi vì người ta không biết chữ, hoặc là người ta không chịu đọc kỹ ngày tháng bên trên tờ khế ước…
Cũng vậy, có những lúc chúng ta ngồi nhớ lại những chuyện đã qua mà hối tiếc, chúng ta ngồi lại hồi tưởng chuyện năm xưa mà trân trọng, mà hãnh diện… nhưng thực tại trước mắt thì chúng ta bỏ quên không màng nghĩ đến, hoặc nghĩ đến nhưng không muốn bắt tay vào việc.
Chuyện ngày xưa, chuyện hôm qua, hôm kia dù đẹp đến đâu thì cũng là quá khứ, chúng ta không thể niú kéo lại được. Nhưng chuyện hôm nay, chuyện bây giờ mới đáng để cho chúng ta trân trọng, bởi vì chính những giây phút này đây khi tôi làm một việc tốt, thì tôi đã trở nên nguời có ích cho xã hội, cho Giáo Hội và cho cộng đoàn; chính giây phút này đây khi tôi quyết tâm sống khiêm tốn, sông yêu thương, thì tôi trở nên người hữu dụng cho mọi người…
Tôi có dùng giây phút hiện tại như là một món quà, như một ân sủng Thiên Chuá đã cho tôi mà người khác không có ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 22/04/2015
N2T |
13. Nếu ai không có đức ái thì dù có đức tin chính xác cũng không tài nào có hạnh phúc vĩnh viễn; bởi vì trong tất cả các nhân đức, thì đức ái chiếm hàng thứ nhất.
(Thánh Hieronymus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ giáo sĩ viếng thăm Cuba
Lm. Trần Đức Anh OP
11:19 22/04/2015
LA HABANA. Hôm 22-4-2015, ĐHY Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ, đã rời Roma lên đường viếng thăm Cuba cho đến ngày 28-4 tới đây, đáp lời mời của HĐGM nước này.
ĐHY Stella đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cuba trong 6 năm, từ 1993 đến 1999.
Theo báo chí, trong những ngày viếng thăm, có thể ĐHY sẽ thăm dò về dự định viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại nước này trong dịp ngài đi Hoa Kỳ vào hạ tuần tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, trong thông cáo công bố ban trưa cùng ngày 22-4-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh nói:
”Tôi có thể xác nhận rằng ĐTC Phanxicô, sau khi nhận được lời mời và ngài chấp nhận lời mời ấy từ phía chính quyền dân sự và các Giám Mục Cuba, đã quyết định thực hiện một cuộc viếng thăm tại đảo này trước khi đến Hoa Kỳ để thăm viếng, cuộc viếng thăm này đã được loan báo từ lâu”.
Theo chương trình chính thức, trong 1 tuần ở Cuba, ĐHY Stella gặp gỡ chính quyền và HĐGM, viếng thăm các đại chủng viện giáo phận La Habana, Camaguey, và Santiago de Cuba. Ngài sẽ chủ sự thánh lễ ngày 23-4-2015 tại Nhà thờ chính tòa Santiago de Cuba, tại thủ đô La Habana vào Chúa Nhật 26-4 tới đây và tại Camaguey ngày 25-4-2015.
Cách đây gần 1 tuần, ngày 17-4-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nói với giới báo chí cạnh Tòa Thánh rằng: ”ĐTC cứu xét ý tưởng thực hiện một trạm dừng ở Cuba nhân dịp chuyến viếng thăm tới đây của ngài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên những tiếp xúc với chính quyền Cuba vẫn còn ở giai đoạn rất sơ khởi nên hiện nay chưa thể nói về giai đoạn này như một quyết định đã được đề ra và như một dự án hành động”. (SD 22-4-2015)
ĐHY Stella đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cuba trong 6 năm, từ 1993 đến 1999.
Theo báo chí, trong những ngày viếng thăm, có thể ĐHY sẽ thăm dò về dự định viếng thăm của ĐTC Phanxicô tại nước này trong dịp ngài đi Hoa Kỳ vào hạ tuần tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, trong thông cáo công bố ban trưa cùng ngày 22-4-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh nói:
”Tôi có thể xác nhận rằng ĐTC Phanxicô, sau khi nhận được lời mời và ngài chấp nhận lời mời ấy từ phía chính quyền dân sự và các Giám Mục Cuba, đã quyết định thực hiện một cuộc viếng thăm tại đảo này trước khi đến Hoa Kỳ để thăm viếng, cuộc viếng thăm này đã được loan báo từ lâu”.
Theo chương trình chính thức, trong 1 tuần ở Cuba, ĐHY Stella gặp gỡ chính quyền và HĐGM, viếng thăm các đại chủng viện giáo phận La Habana, Camaguey, và Santiago de Cuba. Ngài sẽ chủ sự thánh lễ ngày 23-4-2015 tại Nhà thờ chính tòa Santiago de Cuba, tại thủ đô La Habana vào Chúa Nhật 26-4 tới đây và tại Camaguey ngày 25-4-2015.
Cách đây gần 1 tuần, ngày 17-4-2015, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, nói với giới báo chí cạnh Tòa Thánh rằng: ”ĐTC cứu xét ý tưởng thực hiện một trạm dừng ở Cuba nhân dịp chuyến viếng thăm tới đây của ngài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên những tiếp xúc với chính quyền Cuba vẫn còn ở giai đoạn rất sơ khởi nên hiện nay chưa thể nói về giai đoạn này như một quyết định đã được đề ra và như một dự án hành động”. (SD 22-4-2015)
ĐTC: Cần trả lại danh dự cho hôn nhân và gia đình
Linh Tiến Khải
11:23 22/04/2015
Cần trả lại cho hôn nhân và gia đình chỗ đứng danh dự. Sự kiện xã hội không đánh giá cao khế ước ổn định và truyền sinh của người nam và người nữ chắc chắn là một mất mát lớn đối với tất cả mọi người. Kitô hữu được mời gọi dấn thân say mê giữ gìn giao ước này của người nam và người nữ, cả khi họ là những người tội lỗi và bị thương tích, lẫn lộn và bị hạ nhục, mất tin tưởng và không chắc chắn.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữa và du khách hành hương năm châu trong buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói trong bài giáo lý trước ngài đã suy tư về việc tạo dựng con người theo trình thuật chương thứ nhất sách Sáng Thế khẳng định rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh Ngài: “theo hình ảnh Ngài Thiên Chúa tạo dựng nên họ; nam nữ Ngài tạo dựng nên họ” (St 1,27). Trong bài giáo lý này ngài muốn suy tư về trình thuật thứ hai trong chương hai sách Sáng Thế. Ở đây sau khi tạo dựng trời và đất, Thiên Chúa “nắn ra con người với bụi đất và thổi sinh khí vào lỗ mũi con người và con người trở thành một sinh linh. Rồi Thiên Chúa đặt con người vào trong một ngôi vườn rất xinh đẹp để con người vun trồng và giữ gìn nó” (St 2, 15).
Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh ứng toàn Thánh Kinh, trong một lúc chỉ gợi lên hình ảnh của người nam, không có người nữ. Và Người gợi lên tư tưởng của Thiên Chúa, hầu như là tâm tình của Thiên Chúa là Đấng nhìn con người, quan sát Ađam một mình trong vườn: ông đẹp, đế vương… nhưng cô đơn. Và Thiên Chúa thấy rằng điều này không tốt: nó như là một sự thiếu thốn hiệp thông, một sự thiếu thốn cái tràn đầy. “Thiên Chúa nói: Không tốt và thêm: “Ta muốn làm cho con một sự trợ giúp tương xứng với con” (St 2,18).
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Khi đó Thiên Chúa giới thiệu với con người mọi thú vật: con người cho mỗi thú vật một tên – và đây là một hình ảnh khác của quyền làm chủ của con người trên thụ tạo – nhưng con người không tìm thấy nơi bất cứ thú vật nào người khác giống nó. Sau cùng khi Thiên Chúa giới thiệu người nữ, người nam vui sướng nhận ra rằng thụ tạo đó và chỉ có nàng thôi, là phần của mình “xương từ xương tôi, thịt từ thịt tôi” (St 2,23). Sau cùng có một sự phản chiếu, một sự hỗ tương. Và khi một người – đây là một thí dụ giúp hiểu điều này – khi một người muốn giơ tay ra cho một người khác, thì phải có người khác trước mặt: nếu một người giơ tay ra và không có gì, không có ai, thì bàn tay ở đó, vì thiếu sự hỗ tương. Con người cũng thế, nó thiếu cái gì đó để đi tới sự toàn vẹn, nó thiếu sự hỗ tương. Và ĐTC định nghĩa người nữ như sau:
.Người nữ không phải là một “lập lại” của người nam; nhưng đến trực tiếp từ cử chỉ tạo dựng của Thiên Chúa. Thật ra hình ảnh “chiếc xương sườn” không diễn tả sự thấp kém hay sự lệ thuộc, nhưng trái lại, nó diễn tả rằng người nam và người nữ có cùng bản thể và bổ túc cho nhau. Họ cũng có sự hỗ tương này. Và sự kiện đó là – luôn luôn trong dụ ngôn – Thiên Chúa nắn ra người nữ trong khi người nam ngủ, nó nhấn mạnh rằng người nữ không phải là một thụ tạo của con người, nhưng là của Thiên Chúa. Nó cũng gợi lên một điều khác: để tìm người nữ và chúng ta có thể nói rằng để tìm thấy tình yêu nơi người nữ, để tìm ra người nữ, người nam phải mơ nàng trước và rồi tìm ra nàng.
Sự tin tưởng của Thiên Chúa đối với người nam và người nữ, mà Ngài giao phó trái đất cho họ, thật quảng đại, trực tiếp và trọn vẹn. Nhưng này đây kẻ dữ đưa vào trong tâm trí họ sự nghi ngờ, không tin và mất tin tưởng. Và sau cùng nó đi tới chỗ bất phục tùng lệnh truyền che chở họ. Họ rơi vào trong sự mê sảng của sự toàn năng làm ô nhiễm mọi sự và phá hủy sư hài hòa. Tất cả chúng ta nữa đã cảm thấy trong chính mình điều này biết bao lần. ĐTC quảng diễn thêm biến cố phạm tội của con người như sau:
Tội lỗi làm nảy sinh ra sự nghi ngờ và chia rẽ giữa người nam và người nữ. Tương quan của họ sẽ bị giăng bẫy bởi hàng ngàn hình thức thực hiện sai trái chức vụ và bắt phục tùng, rủ rê lừa dối và chuyên quyền hạ nhục nhau cho tới các hình thức thê thảm và bạo lực nhất. Lịch sử mang đầy các dấu vết của chúng. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới các thái qúa tiêu cực của các nền văn hóa theo chế độ phụ hệ. Chúng ta hãy nghĩ tới nhiều hình thức đề cao nam giới, trong đó nữ giới bị coi như hạng hai. Chúng ta hãy nghĩ tới việc lèo lái và buôn bán thân xác nữ giới trong nền văn hóa truyền thông ngày nay. Nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới nạn dịch mớí đây liên quan tới sự mất tin tưởng, chủ thuyết nghi ngờ, và cả thù nghịch đang lan tràn trong nền văn hóa của chúng ta – đặc biệt bắt đầu một thái độ nghi ngờ có thể hiểu được của các chị em phụ nữ - đối với một khế ước giữa ngưòi nam và người nữ có khả năng tinh luyện sự hiệp thông thân tình và giữ gìn phẩm giá của sự khác biệt.
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Nếu chúng ta không tìm ra một phản ứng của sự thiện cảm đối với giao ước này, có khả năng che chở các thế hệ mới khỏi sự mất tin tưởng và sự thờ ơ, thì con cháu chúng ta sẽ chào đời ngày càng bị mất gốc ngay từ trong lòng mẹ. Sự kiện xã hội không đánh giá cao khế ước ổn định và truyền sinh của người nam và người nữ chắc chắn là một mất mát lớn đối với tất cả mọi người. Chúng ta phải đưa hôn nhân và gia đình trở về chỗ danh dự của chúng. Và Thánh Kinh nói một điều hay đẹp: người nam tìm thấy người nữ. họ gặp gỡ nhau, và người nam phải bỏ điều gì đó để tìm thấy người nữ một cách trọn vẹn. Và vì thế người nam bỏ cha mẹ mình để đến với người nữ. Thật là đẹp! Điều này có nghĩa là bắt đầu một lộ trình. Người nam là tất cả cho người nữ và người nữ là tất cả cho người nam.
Như thế, việc giữ gìn giao ước này của người nam và người nữ, cả khi họ có là những người tội lỗi và bị thương tích, lẫn lộn và bị hạ nhục, mất tin tưởng và bị thương đi nữa, đối với tất cả chúng ta là một ơn gọi dấn thân say mê trong điều kiện ngày nay. Chính trình thuật về việc tạo dựng và tội lỗi, vào đoạn cuối của nó, trao ban cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp: “Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ mình các áo quần bằng da và mặc cho họ” (St 3,21). Đó là một hình ảnh sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với cặp vợ chồng tội lỗi khiến cho chúng ta ngạc nhiên há miệng. Đó là một hình ảnh của sự giữ gìn hiền phụ đối với cặp vợ chồng. Chính Thiên Chúa lo lắng và che chở kỳ công của Ngài.
ĐTC đã chào nhiều nhóm hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ là Canada và Hoa Kỳ, cũng như các nhóm và Tây âu, đặc biệt nhiều nhóm đến từ Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai len, Phần Lan, Na Uy. Cũng có các nhóm đến từ Nam Phi, Australia, Trung quốc, Nhật Bản, hay từ châu Mỹ Latinh như Argentina, Mêhicô và Brasil.
Chào các nhóm Ba Lan ĐTC nói ngày hôm nay Giáo Hội cử hành lễ kính thánh Adalberto tử đạo cách đây hơn 1000 năm. Thánh nhân đã trở thành nền tảng của Giáo Hội và quốc gia Ba Lan. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng người là “một vị gợi hứng khôn sánh cho những ai xây dựng một Âu châu được canh tân trong lòng trung thành với các căn cội văn hóa và tôn giáo của mình.” Xin Thánh bổn mạng từ trời cao che chở và củng cố anh chị em trong đức tin và bầu cử cho quê hương anh chị em được hòa bình và phát triển thịnh vượng.
Với các nhóm Italia ĐTC đặc biệt chào các nữ tu trẻ tham dự đại hội đào tạo của Liên hiệp các dòng nữ Italia, các tu sĩ dòng Thánh Tâm và các đại chủng sinh nhiều giáo phận Italia. ĐTC cầu chúc mọi người biết tươi vui làm chứng cho ơn gọi đã nhận lãnh và dấn thân rao truyền Tin Mừng.
Ngài cũng nhắc cho mọi người biết hôm qua là “Ngày bảo vệ Trái dất” và khích lệ mọi người biết nhìn thế giới với đôi mắt của Thiên Chúa Tạo Hóa. Trái đất là môi sinh và là ngôi vườn cần vun trồng. Uớc gì tương quan giữa con người với thiên nhiên không được hướng dẫn bởi lòng tham, việc lèo lái và khai thác, nhưng duy trì sự hài hòa thiên linh giữa các thụ tạo và thiên nhiên trong cái luận lý của sự tôn trọng và săn sóc để trái đất phục vụ mọi người kể cả các thế hệ tương lai.
Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắn nhủ mọi người biết noi gương Mẹ Maria sống Mùa Phục Sinh này bằng cách lắng nghe Lời Chúa và thực thi bác ái yêu thương, sống tươi vui như các môn đệ của Chúa Kitô phục sinh.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữa và du khách hành hương năm châu trong buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC nói trong bài giáo lý trước ngài đã suy tư về việc tạo dựng con người theo trình thuật chương thứ nhất sách Sáng Thế khẳng định rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người theo hình ảnh Ngài: “theo hình ảnh Ngài Thiên Chúa tạo dựng nên họ; nam nữ Ngài tạo dựng nên họ” (St 1,27). Trong bài giáo lý này ngài muốn suy tư về trình thuật thứ hai trong chương hai sách Sáng Thế. Ở đây sau khi tạo dựng trời và đất, Thiên Chúa “nắn ra con người với bụi đất và thổi sinh khí vào lỗ mũi con người và con người trở thành một sinh linh. Rồi Thiên Chúa đặt con người vào trong một ngôi vườn rất xinh đẹp để con người vun trồng và giữ gìn nó” (St 2, 15).
Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh ứng toàn Thánh Kinh, trong một lúc chỉ gợi lên hình ảnh của người nam, không có người nữ. Và Người gợi lên tư tưởng của Thiên Chúa, hầu như là tâm tình của Thiên Chúa là Đấng nhìn con người, quan sát Ađam một mình trong vườn: ông đẹp, đế vương… nhưng cô đơn. Và Thiên Chúa thấy rằng điều này không tốt: nó như là một sự thiếu thốn hiệp thông, một sự thiếu thốn cái tràn đầy. “Thiên Chúa nói: Không tốt và thêm: “Ta muốn làm cho con một sự trợ giúp tương xứng với con” (St 2,18).
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Khi đó Thiên Chúa giới thiệu với con người mọi thú vật: con người cho mỗi thú vật một tên – và đây là một hình ảnh khác của quyền làm chủ của con người trên thụ tạo – nhưng con người không tìm thấy nơi bất cứ thú vật nào người khác giống nó. Sau cùng khi Thiên Chúa giới thiệu người nữ, người nam vui sướng nhận ra rằng thụ tạo đó và chỉ có nàng thôi, là phần của mình “xương từ xương tôi, thịt từ thịt tôi” (St 2,23). Sau cùng có một sự phản chiếu, một sự hỗ tương. Và khi một người – đây là một thí dụ giúp hiểu điều này – khi một người muốn giơ tay ra cho một người khác, thì phải có người khác trước mặt: nếu một người giơ tay ra và không có gì, không có ai, thì bàn tay ở đó, vì thiếu sự hỗ tương. Con người cũng thế, nó thiếu cái gì đó để đi tới sự toàn vẹn, nó thiếu sự hỗ tương. Và ĐTC định nghĩa người nữ như sau:
.Người nữ không phải là một “lập lại” của người nam; nhưng đến trực tiếp từ cử chỉ tạo dựng của Thiên Chúa. Thật ra hình ảnh “chiếc xương sườn” không diễn tả sự thấp kém hay sự lệ thuộc, nhưng trái lại, nó diễn tả rằng người nam và người nữ có cùng bản thể và bổ túc cho nhau. Họ cũng có sự hỗ tương này. Và sự kiện đó là – luôn luôn trong dụ ngôn – Thiên Chúa nắn ra người nữ trong khi người nam ngủ, nó nhấn mạnh rằng người nữ không phải là một thụ tạo của con người, nhưng là của Thiên Chúa. Nó cũng gợi lên một điều khác: để tìm người nữ và chúng ta có thể nói rằng để tìm thấy tình yêu nơi người nữ, để tìm ra người nữ, người nam phải mơ nàng trước và rồi tìm ra nàng.
Sự tin tưởng của Thiên Chúa đối với người nam và người nữ, mà Ngài giao phó trái đất cho họ, thật quảng đại, trực tiếp và trọn vẹn. Nhưng này đây kẻ dữ đưa vào trong tâm trí họ sự nghi ngờ, không tin và mất tin tưởng. Và sau cùng nó đi tới chỗ bất phục tùng lệnh truyền che chở họ. Họ rơi vào trong sự mê sảng của sự toàn năng làm ô nhiễm mọi sự và phá hủy sư hài hòa. Tất cả chúng ta nữa đã cảm thấy trong chính mình điều này biết bao lần. ĐTC quảng diễn thêm biến cố phạm tội của con người như sau:
Tội lỗi làm nảy sinh ra sự nghi ngờ và chia rẽ giữa người nam và người nữ. Tương quan của họ sẽ bị giăng bẫy bởi hàng ngàn hình thức thực hiện sai trái chức vụ và bắt phục tùng, rủ rê lừa dối và chuyên quyền hạ nhục nhau cho tới các hình thức thê thảm và bạo lực nhất. Lịch sử mang đầy các dấu vết của chúng. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ tới các thái qúa tiêu cực của các nền văn hóa theo chế độ phụ hệ. Chúng ta hãy nghĩ tới nhiều hình thức đề cao nam giới, trong đó nữ giới bị coi như hạng hai. Chúng ta hãy nghĩ tới việc lèo lái và buôn bán thân xác nữ giới trong nền văn hóa truyền thông ngày nay. Nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới nạn dịch mớí đây liên quan tới sự mất tin tưởng, chủ thuyết nghi ngờ, và cả thù nghịch đang lan tràn trong nền văn hóa của chúng ta – đặc biệt bắt đầu một thái độ nghi ngờ có thể hiểu được của các chị em phụ nữ - đối với một khế ước giữa ngưòi nam và người nữ có khả năng tinh luyện sự hiệp thông thân tình và giữ gìn phẩm giá của sự khác biệt.
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Nếu chúng ta không tìm ra một phản ứng của sự thiện cảm đối với giao ước này, có khả năng che chở các thế hệ mới khỏi sự mất tin tưởng và sự thờ ơ, thì con cháu chúng ta sẽ chào đời ngày càng bị mất gốc ngay từ trong lòng mẹ. Sự kiện xã hội không đánh giá cao khế ước ổn định và truyền sinh của người nam và người nữ chắc chắn là một mất mát lớn đối với tất cả mọi người. Chúng ta phải đưa hôn nhân và gia đình trở về chỗ danh dự của chúng. Và Thánh Kinh nói một điều hay đẹp: người nam tìm thấy người nữ. họ gặp gỡ nhau, và người nam phải bỏ điều gì đó để tìm thấy người nữ một cách trọn vẹn. Và vì thế người nam bỏ cha mẹ mình để đến với người nữ. Thật là đẹp! Điều này có nghĩa là bắt đầu một lộ trình. Người nam là tất cả cho người nữ và người nữ là tất cả cho người nam.
Như thế, việc giữ gìn giao ước này của người nam và người nữ, cả khi họ có là những người tội lỗi và bị thương tích, lẫn lộn và bị hạ nhục, mất tin tưởng và bị thương đi nữa, đối với tất cả chúng ta là một ơn gọi dấn thân say mê trong điều kiện ngày nay. Chính trình thuật về việc tạo dựng và tội lỗi, vào đoạn cuối của nó, trao ban cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp: “Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ mình các áo quần bằng da và mặc cho họ” (St 3,21). Đó là một hình ảnh sự dịu dàng của Thiên Chúa đối với cặp vợ chồng tội lỗi khiến cho chúng ta ngạc nhiên há miệng. Đó là một hình ảnh của sự giữ gìn hiền phụ đối với cặp vợ chồng. Chính Thiên Chúa lo lắng và che chở kỳ công của Ngài.
ĐTC đã chào nhiều nhóm hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ là Canada và Hoa Kỳ, cũng như các nhóm và Tây âu, đặc biệt nhiều nhóm đến từ Pháp, Đức, Áo, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai len, Phần Lan, Na Uy. Cũng có các nhóm đến từ Nam Phi, Australia, Trung quốc, Nhật Bản, hay từ châu Mỹ Latinh như Argentina, Mêhicô và Brasil.
Chào các nhóm Ba Lan ĐTC nói ngày hôm nay Giáo Hội cử hành lễ kính thánh Adalberto tử đạo cách đây hơn 1000 năm. Thánh nhân đã trở thành nền tảng của Giáo Hội và quốc gia Ba Lan. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng người là “một vị gợi hứng khôn sánh cho những ai xây dựng một Âu châu được canh tân trong lòng trung thành với các căn cội văn hóa và tôn giáo của mình.” Xin Thánh bổn mạng từ trời cao che chở và củng cố anh chị em trong đức tin và bầu cử cho quê hương anh chị em được hòa bình và phát triển thịnh vượng.
Với các nhóm Italia ĐTC đặc biệt chào các nữ tu trẻ tham dự đại hội đào tạo của Liên hiệp các dòng nữ Italia, các tu sĩ dòng Thánh Tâm và các đại chủng sinh nhiều giáo phận Italia. ĐTC cầu chúc mọi người biết tươi vui làm chứng cho ơn gọi đã nhận lãnh và dấn thân rao truyền Tin Mừng.
Ngài cũng nhắc cho mọi người biết hôm qua là “Ngày bảo vệ Trái dất” và khích lệ mọi người biết nhìn thế giới với đôi mắt của Thiên Chúa Tạo Hóa. Trái đất là môi sinh và là ngôi vườn cần vun trồng. Uớc gì tương quan giữa con người với thiên nhiên không được hướng dẫn bởi lòng tham, việc lèo lái và khai thác, nhưng duy trì sự hài hòa thiên linh giữa các thụ tạo và thiên nhiên trong cái luận lý của sự tôn trọng và săn sóc để trái đất phục vụ mọi người kể cả các thế hệ tương lai.
Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắn nhủ mọi người biết noi gương Mẹ Maria sống Mùa Phục Sinh này bằng cách lắng nghe Lời Chúa và thực thi bác ái yêu thương, sống tươi vui như các môn đệ của Chúa Kitô phục sinh.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
Chính thức từ Vatican: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Cuba trước khi tới Mỹ.
Trần Mạnh Trác
12:58 22/04/2015
Theo Phát ngôn viên cuả Vatican, linh nục Federico Lombardi S.J. đã chính thức tuyên bố với các phóng viên ngày 22 tháng 4 lúc 2:15 giờ chiều rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ dừng chân tại Cuba để thực hiện một cuộc tông du mục vụ trước khi đến Hoa Kỳ vào tháng Chín tới.
Trong một tuyên bố chính thức phát hành ngay sau đó, Cha Lombardi cho biết tiếp: "Tôi có thể xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô, đã chấp nhận lời mời từ các quan chức dân sự và cuả các giám mục của Cuba, đã quyết định đến thăm đảo quốc trước khi đến Hoa Kỳ. "
Chi tiết của cuộc tông du Cuba chưa được công bố, nhưng người ta đã dự đoán rằng Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền Cuba, tuy nhiên sẽ không hội kiến với Chủ tịch cuả Cuba là Raul Castro.
Đức Hồng Y Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, đang trên đường đến Cuba ngày 22 tháng 4, và sẽ ở lại cho đến ngày 28 để kỷ niệm 80 năm quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Stella đã làm đại sứ ở Cuba từ 1993-1999, và giúp tổ chức chuyến viếng thăm cuả Thánh John Paul II vào năm 1998, đánh dấu chuyến đi lịch sử đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến một thăm một đảo quốc cuả quần đảo Caribbean.
Ngài sẽ họp bàn với hàng giáo sĩ địa phương, sẽ cử hành 3 Thánh Lễ, và sẽ gặp gỡ các quan chức hàng đầu của chính phủ Cuba và của Đảng Cộng sản.
Chuyến thăm của ĐHY có vẻ như để bồi dưỡng thêm những đóng góp cuả Tòa Thánh ở Cuba, và được xem như là một dấu hiệu nữa của những nỗ lực liên tục của Đức Giáo Hoàng nhằm củng cố sự bình thường hóa quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ.
Nhắc lại, những sự viếng thăm cao cấp như thế cuả một viên chức Vatican thường báo hiệu một diễn tiến quan trọng, thí dụ vào đêm trước ngày 17 tháng 12 là ngày Cuba và Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thì cựu Quốc Vụ Khanh Vatican, Hồng Y Tarcisio Bertone, cũng đã bất ngờ tới Cuba với tư cách cá nhân.
Trong những ngày tới, Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua, cựu đại sứ giáo hoàng tại Jordan và Iraq, sẽ nhận trách nhiệm làm đại sứ mới tại Cuba. Ngài đã được bổ nhiệm ngày 17 Tháng 3, và một nhiệm vụ của Ngài là giúp tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba.
Điểm dừng chân tại Cuba năm nay nằm trong kế hoạch cuả Đức Giáo Hoàng nhằm giúp cuộc đàm phàn giữa Washington và Havana thiết lập lại quan hệ ngoại giao đầy đủ.
Mặc dù chương trình chính thức cho chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Mỹ chưa được phát hành, một số chi tiết cũng đã được xác nhận.
Ngày 23 tháng 9, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành lễ phong thánh cho 'á thánh' Junipero Serra tại khuôn viên cuả đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception ) tại Washington, DC.
'Thánh' Junipero Serra sẽ là vị thánh gốc 'hispanic' đầu tiên cuả Hoa Kỳ, điều này cho thấy rằng quốc gia Hoa Kỳ không phải chỉ được thành lập do người 'gốc Anh' mà thôi, nhưng còn có những đóng góp cuả những người gốc 'Tây Nan Nha', và cũng rất là quan trọng.
Vào ngày 24 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đọc thông điệp trước một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ tại Washington, DC.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng đã chính thức cho biết là Đức Giáo Hoàng sẽ đọc thông điệp trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York vào ngày 25 tháng 9.
Trong cuộc viếng thăm New York, Đức Giáo Hoàng sẽ viếng thăm Ground Zero, là nơi mà hai chiếc tháp cuả Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng chín năm 2001.
Tại Philadelphia, Hội nghị thế giới của gia đình, hai sự kiện lớn của Đức Giáo Hoàng sẽ là buổi cầu nguyện vào ngày 26 và Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 27.
Ban tổ chức cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng gồm có: Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, vị đại diện thường trực cuả Vatican bên cạnh Liên Hợp Quốc tại New York; Tổng giám mục Carlo Maria Viganò, sứ thần Toà Thánh tại Hoa Kỳ; Đức Hồng Y Donald Wuerl, tổng giám mục Washington; Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston; Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ; Đức Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York; Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia; Đức Ông Ronny Jenkins, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Theo đức ông Trịnh Minh Trí, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ, thì nhiều quan chức và linh mục cuả liên đoàn sẽ tham gia Hội nghị thế giới của gia đình, tuy nhiên sẽ không có những hội thảo riệng rẽ chỉ dành cho người VN mà thôi.
Những người VN ghi danh tham dự, xin điền đơn muốn có thông dịch viên bằng tiếng VN, nếu hội đủ túc số thì ban tổ chức sẽ cung cấp thông dịch viên tiếng Việt.
(Chúng tôi sẽ có mặt tại Hội Nghị với tư cách cá nhân để ghi phóng sự về những diễn biến và hình ảnh cuộc tông du tại Philadelphia.)
Đức Phanxicô và lòng thương xót
Vũ Van An
21:09 22/04/2015
Tựa đề tông chiếu khai mở Năm Thánh Thương Xót của Đức Phanxicô nói lên đầy đủ quan niệm của ngài về lòng thương xót. Thực vậy, đối với ngài, lòng thương xót không phải là một ý niệm trừu tượng mà là một thực tại, đúng hơn một con người. Con người đó chính là Chúa Giêsu Kitô, “Gương Mặt Thương Xót” (Misericordiae Vultus), với câu mở đầu nói lên tất cả: “Misericordiae vultus Patris est Christus Iesus” (Gương mặt thương xót của Chúa Cha chính là Chúa Giêsu Kitô). Thương xót khởi đi từ Chúa Cha, qua Chúa Giêsu Kitô.
Theo Đức Phanxicô, con người Chúa Giêsu “không là gì khác ngoài tình yêu, một tình yêu được ban tặng nhưng không”. Ngài cho rằng “các liên hệ Người thiết lập với những người tiếp cận Người cho thấy một điều hoàn toàn độc đáo và không thể bắt chước được. Các dấu lạ Người làm, nhất là trước mặt những người tội lỗi, người nghèo, người bị cho ra rìa, người bệnh, và người đau khổ, tất cả là nhằm dạy ta lòng thương xót. Mọi sự ở trong Người đều nói tới lòng thương xót. Không điều gì ở trong Người lại không có lòng cảm thương”.
Chúa Giêsu, theo Đức Phanxicô, cũng mạc khải bản chất Thiên Chúa “như là bản chất một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi tha thứ cho kẻ lầm lạc và chiến thắng sự hất hủi bằng cảm thương và thương xót”.
Ngài viết: “Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ý niệm trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể qua đó Người mạc khải tình yêu của Người như tình yêu của một người cha hay một người mẹ, xúc động từ thẳm sâu tình yêu của mình đối với con cái”.
Chính vì thế, “lòng thương xót chính là nền tảng đời sống của Giáo Hội. Tính khả tín của Giáo Hội được chứng tỏ trong cách Giáo Hội bày tỏ tình yêu thương xót và cảm thương của mình”.
Khẩu hiệu của Năm Thương Xót, vì thế, là “Hãy thương xót như Chúa Cha”. Ngài nhấn mạnh rằng “Giáo Hội hiện diện ở bất cứ đâu, lòng thương xót của Chúa Cha cũng phải hiển hiện ở đấy. Các Kitô hữu hiện diện ở bất cứ đâu, mọi người cũng phải nhận ra một ốc đảo thương xót ở đấy”.
Vậy thì điều quan trọng là phải sống lòng thương xót của Chúa Cha trong Năm Thương Xót, không hẳn là tranh luận về lòng thương xót ấy. Chính vì thế, chương trình hành động cho Năm Thương Xót hoàn toàn gồm những thực hành thực tiễn như đi hành hương, không xét đoán nhưng tha thứ và cho đi, tránh nói hành, ganh ghét và ghen tương, mở rộng lòng mình cho những khu ngoại biên của xã hội và đem an ủi, thương xót và liên đới tới những người hiện sống trong các hoàn cảnh bấp bênh, hân hoan thực hành các việc thương người về thể xác và thiêng liêng, tức "thương xác bẩy mối" và "thương linh hồn bẩy mối", cầu nguyện và xưng tội mùa Chay.
Đối với Giáo Hội, ngài khuyên các vị giải tội trở thành “dấu chỉ chân chính của lòng thương xót của Chúa Cha” và sẽ gửi “Các Nhà Thừa Sai Của Lòng Thương Xót” đi khắp các giáo phận để “tha cả các tội vốn chỉ dành riêng cho Tòa Thánh tha”.
Trong các lời kêu gọi, ngài không đề cập tới nhóm người nào khác mà là các tổ chức tội ác và những người tham nhũng thối nát, hai nguồn đang gây đau khổ cùng cực cho các khu ngoại biên của xã hội, họ hãy noi theo Gương Mặt Thương Xót của Chúa Cha.
Chưa hết, ngài muốn chúng ta liên kết với hai tôn giáo hoàn cầu, những tôn giáo vốn “coi lòng thương xót là phẩm tính quan trọng nhất của Thiên Chúa” tức Do Thái Giáo và Hồi Giáo, nhưng các tín hữu của họ, cũng như chúng ta, không hẳn là mẫu mực của thương xót. Mục tiêu là để họ cùng chúng ta “tận diệt mọi hình thức tâm tư hẹp hòi và bất kính, và loại bỏ mọi hình tức bạo lực và kỳ thị”.
Xét như thế, đối tượng của lòng thương xót hết sức bao la, bao nhiêu con cái Thiên Chúa là bấy nhiêu đối tượng để Người thương xót và để Người muốn ta thương xót. Họ ở “bất cứ đâu”, là nạn nhân của mọi bất công xã hội, bạo ngược chính trị, bạo ngược tôn giáo, bạo ngược tội ác, tâm tư hẹp hòi, kỳ thị… Chứ không chỉ là những người Công Giáo ly dị và tái hôn hay những người đồng tính luyến ái như một số người quá chú tâm trong cuộc tranh cãi hiện nay về lòng thương xót.
Công lý và thương xót
Tuy nhiên, Đức Phanxicô không ngại nói tới một khía cạnh đang được cuộc tranh cãi trên tập chú. Đó là mối tương quan giữa lòng thương xót và đức công lý của Thiên Chúa. Ngài dành gần 2 trang trong tài liệu 28 trang để nói về mối tương quan này, trong các đoạn 20 và 21.
Ngài quả quyết rằng chúng “không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều kích của một thực tại đơn nhất, một thực tại từ từ khai mở cho tới lúc đạt cao điểm ở tình yêu viên mãn”.
Nhắc tới việc Thánh Kinh hay nói tới Thiên Chúa như vị chánh án, Đức Phanxicô nói rằng trong nhiều đoạn, “công lý thường được hiểu như việc tuân giữ trọn vẹn Lề Luật và tác phong của mọi người Do Thái tốt phải phù hợp với các giới răn của Thiên Chúa”. Nhưng theo ngài, “lối nhìn ấy… rất hay dẫn tới chủ nghĩa vụ luật, do đó đã làm méo mó ý nghĩa nguyên thủy của công lý và làm lu mờ giá trị sâu xa của nó”.
Theo ngài, "muốn vượt qua tầm nhìn vụ luật trên, ta cần nhớ lại rằng trong Sách Thánh, công lý, trong yếu tính của nó, vốn được quan niệm như việc trung thành phó thác con người chúng ta cho thánh ý Thiên Chúa”.
Về phần Chúa Giêsu, theo Đức Phanxicô, Người thường nhấn mạnh “tới tầm quan trọng của Đức Tin hơn là việc giữ luật. Ta phải hiểu lời lẽ của Người lúc ngồi ăn với Mátthêu và những các người thu thuế và tội lỗi khác, Người nói với các biệt phái rằng “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu: Ta muốn lòng thương xót, chứ không của lễ. Thực vậy, tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là kẻ tội lỗi” (Mt 9:13). Trước viễn kiến coi công lý đơn giản chỉ như việc tuân giữ lề luật, một lề luật phân chia người công chính và kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu chỉ ra hồng phúc thương xót, một hồng phúc luôn đi tìm kẻ có tội để tha thứ và cứu vớt. Như thế, ta hiểu tại sao Chúa Giêsu bị biệt phái và các tiến sĩ luật chối bỏ, chỉ vì tầm nhìn có tính giải phóng và là nguồn canh tân của Người. Để được coi là người trung thành với lề luật, họ đã đặt lên vai người khác nhiều gánh nặng, phá hoại ngầm lòng thương xót của Chúa Cha. Việc tôn trọng lề luật không được gây trở ngại cho các đòi hỏi của phẩm giá con người.
“Việc Chúa Giêsu nhắc đến câu trong sách Tiên Tri Hôsê rằng 'Ta muốn yêu thương chứ không muốn hy lễ' (6:6) có tầm quan trọng về phương diện này. Chúa Giêsu khẳng định rằng từ nay trở đi, đối với các môn đệ, luật sống phải đặt lòng thương xót ở trung tâm, như chính Người đã chứng tỏ khi cùng chia sẻ các bữa ăn với những người tội lỗi. Một lần nữa, lòng thương xót được mạc khải như một phương diện căn bản trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Điều này thực sự rất thách thức đối với các thính giả của Người, những người chỉ biết chú trọng tới việc chính thức tôn trọng luật lệ. Trái lại, Chúa Giêsu đi quá luật lệ; tình bằng hữu Người duy trì với những người bị luật lệ coi là tội lỗi khiến ta hiểu rõ chiều sâu của lòng thương xót nơi Người.
“Thánh Tông Đồ Phaolô cũng thực hiện một hành trình tương tự. Trước khi gặp Chúa Giêsu trên đường đi Đamát, ngài hiến đời mình cho việc nhiệt thành theo đuổi công lý của luật lệ (xem Pl 3:6). Việc trở lại với Chúa Kitô dẫn ngài tới chỗ đảo ngược viễn kiến của mình, khiến ngài viết cho tín hữu Galát: ‘Chúng ta vốn tin vào Chúa Giêsu Kitô ngõ hầu được nên công chính nhờ đức tin vào Người, chứ không nhờ việc làm của luật lệ, vì không ai được nên công chính nhờ việc làm của luật lệ cả’ (2:16).
“Cái hiểu của Thánh Phaolô về công lý đã thay đổi triệt để. Nay, ngài đặt đức tin lên trước hết, chứ không phải công lý. Sự cứu rỗi không đến nhờ việc tuân giữ luật lệ, nhưng nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng, qua cái chết và sự phục sinh của Người, đã mang tới ơn cứu rỗi cùng với lòng thương xót vốn công chính hóa. Công lý của Thiên Chúa nay trở nên sức mạnh giải thoát cho những ai bị ách nô lệ của tội lỗi và các hậu quả của nó áp chế. Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót của Người (xem Tv 51:11-16).
“Lòng thương xót không chống lại công lý nhưng đúng hơn nói lên cách Thiên Chúa vươn tay ra với người tội lỗi, đề nghị với họ một cơ hội mới để họ tự nhìn vào mình, hồi tâm và tin. Kinh nghiệm của Tiên Tri Hôsê có thể giúp ta thấy cách trong đó, lòng thương xót trổi vượt công lý ra sao. Thời đại tiên tri sống là một thời đại bi thảm nhất trong lịch sử dân Do Thái. Vương quốc của họ đang trên bờ diệt vong; dân không còn trung thành với Giao Ước; họ xa rời Thiên Chúa và mất niềm tin của cha ông. Theo luận lý học nhân bản, Thiên Chúa có đủ lý do nghĩ tới việc từ bỏ thứ dân bất trung này; họ đã không tuân giữ hiệp ước đã ký với Thiên Chúa và do đó, đáng bị hình phạt chính đáng: nói cách khác, phải lưu đầy. Lời của tiên tri chứng tỏ điều đó: ‘Chúng sẽ không trở về đất Ai Cập, và Assyria sẽ là vua của chúng, vì chúng đã từ khước không quay trở lại với Ta’ (Hs 11:5). Ấy thế nhưng, sau khi nại tới công lý như thế, tiên tri đã thay đổi triệt để lời lẽ của mình và tỏ lộ gương mặt thực sự của Thiên Chúa: ‘Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ’ (11:8-9). Gần như thể chú giải các lời lẽ này của vị tiên tri, Thánh Augustinô nói rằng: ‘Đối với Thiên Chúa, hãm giận dữ còn dễ hơn việc hãm lòng thương xót’. Và quả đúng như thế. Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chỉ kéo dài trong chốc lát, nhưng lòng thương xót của Người thì kéo dài mãi mãi.
“Nếu Thiên Chúa tự giới hạn Người vào một mình công lý, Người sẽ hết còn là Thiên Chúa, thay vào đó, cũng giống như con người chỉ yêu cầu phải tôn trọng luật pháp. Nhưng một mình công lý không đủ. Kinh nghiệm cho thấy: chỉ nại tới công lý mà thôi kết cục sẽ tiêu diệt chính nó. Đó là lý do Thiên Chúa đã đi quá bên kia công lý bằng lòng thương xót và tha thứ của Người”.
Viết như trên rồi, Đức Phanxicô vội thêm ngay, trong cùng một đoạn 21, rằng: “Ấy thế nhưng, điều này không có nghĩa phải hạ giá công lý hay biến nó thành phù phiếm. Trái lại: bất cứ ai mắc lỗi lầm đều phải trả giá. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi điểm của hồi tâm, không phải tận điểm của nó, vì ta bắt đầu cảm nhận được sự dịu hiền và lòng thương xót của Thiên Chúa. Người không từ bỏ công lý. Đúng hơn Người bao bọc nó và vượt qua nó bằng một biến cố còn lớn hơn nữa trong đó, ta cảm nhận được tình yêu như là nền tảng của công lý đích thực. Ta phải thật chú ý tới điều Thánh Phaolô nói nếu muốn tránh được cùng một lỗi lầm ngài từng trách người Do Thái ở thời ngài: ‘Vì không nhận biết sự công chính của Thiên Chúa, và ra công thiết lập sự công chính riêng của mình, họ đã không suy phục sự công chính của Thiên Chúa. Vì đích cùng của Lề luật là Ðức Kitô, nguồn công chính cho mọi kẻ tin’ (Rm 10:3-4). Công lý của Thiên Chúa chính là lòng thương xót Người ban cho mọi người như một ơn thánh chẩy ra từ cái chết và việc phục sinh của Chúa Kitô. Như thế, Thập Giá Chúa Kitô chính là sự phán xét của Thiên Chúa đối với mọi người chúng ta và đối với toàn thể thế giới, vì qua nó, Người đem lại cho ta sự chắc chắn được yêu thương và được sự sống mới”.
Chúng tôi trích dẫn trọn hai đoạn Đức Phanxicô nói tới mối tương quan giữa công lý và lòng thương xót. Ai cũng thấy lòng thương xót và công lý cùng được thể hiện một lúc nơi Thập Giá Chúa Kitô: ở đấy, Thiên Chúa không quên cả thương xót lẫn công lý. Mọi lỗi lầm đều phải trả giá nhưng giá ấy được trả qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
Đối với chúng ta, công lý là khởi điểm của hồi tâm, chứ không phải là tận điểm của nó. Không nói rõ, nhưng hiển nhiên, theo Đức Phanxicô, khởi điểm này được sự dịu hiền và lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô, thúc đẩy, thúc đẩy để họ “nhận biết sự công chính của Thiên Chúa” đừng “ra công thiết lập sự công chính riêng của mình” nhờ thế họ “suy phục sự công chính của Thiên Chúa” và chỉ khi ấy họ mới hồi tâm thực sự.
Không như những người quá chú trọng tới công lý, coi nó như một lệnh truyền phải ráng mà đền trả, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến việc đền trả nhưng việc đền trả này không phải việc của một phía mà mạnh nhất vẫn là phía Thiên Chúa. Sự dịu hiền và lòng thương xót của Người sẽ thúc đẩy người phạm tội đến chỗ thực tình thống hối, từ bỏ con đường tội lỗi và quay về với Người. Điều mà Đức Phanxicô muốn cho thấy ở đây là: phía Thiên Chúa được đại diện bởi Chúa Kitô Toàn Thể, gồm cả Đầu lẫn các Chi Thể, là tất cả chúng ta. Sự dịu hiền và lòng thương xót của ta, chứ không phải bất cứ nhấn mạnh , nhắc nhở nào khác, sẽ khiến anh chị em mắc lỗi lầm của ta mạnh dạn tiến về phía người Cha luôn mở rộng vòng tay đón chào họ.
Trong diễn trình Thương-Xót-Công-Lý, Đức Phanxicô không nói nhiều về việc dứt bỏ nhưng rõ ràng ngài có nhắc đến việc “phải trả giá”. Mà trả giá trong diễn trình hòa giải của ta không chỉ ăn năn hối lỗi mà là từ bỏ con đường cũ. Trong trường hợp người ly dị tái hôn, điều mà Đức HY Kasper luôn nhắc tới như một ám ảnh, nếu không độc nhất thì chí ít cũng là lớn nhất, khi nói tới lòng thương xót, không thể không có chuyện từ bỏ. Việc này chắc chắn cần có sự làm rõ Đức Công Chính Mà Thương Xót của Thiên Chúa và sự dịu hiền cũng như lòng thương xót của ta.
Lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII nói vào lúc khai mạc Công Đồng Vatican II, một lần nữa, được Đức Phanxicô nhắc lại là: Nay là lúc “Nàng Dâu của Chúa Kitô muốn sử dụng phương thuốc thương xót hơn là trang bị vũ khí nghiêm khắc… Giáo Hội Công Giáo, trong khi nâng cao ngọn đuốc chân lý Công Giáo ở Công Đồng Chung này, vẫn muốn tự chứng tỏ mình là người mẹ yêu thương đối với mọi người; nhẫn nại, nhân từ, xúc động vì cảm thương và lòng tốt…”.
Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, khi kết thúc Công Đồng này, cũng cho hay: “Chúng tôi thích nhấn mạnh rằng đức ái đã là đặc điểm tôn giáo chính yếu xiết bao của Công Đồng này… câu truyện xưa về người Samaritanô Nhân Hậu đã là khuôn mẫu xiết bao cho nền linh đạo của Công Đồng này… một làn sóng âu yếm và ngưỡng phục đã từ Công Đồng này trào dâng như thế nào đối với thế giới hiện đại của nhân loại. Thực sự, các lầm lỗi vẫn đã bị kết án vì đức ái, cũng như chân lý, đòi phải như thế, nhưng đối với các cá nhân thì chỉ là khuyên bảo, tôn trọng và yêu thương. Thay vì định bệnh gây trầm cảm, chỉ là các phương thuốc khích lệ; thay vì tiên đoán những điều thảm khốc, chỉ là những sứ điệp tin tưởng… Một điểm nữa cần nhấn mạnh là: tất cả giáo huấn phong phú này đều gom về một hướng đi duy nhất: phục vụ nhân loại, bất kể điều kiện nào, có yếu đuối và nhu cầu nào”.
Có điều hơn 50 năm sau, những lời cẩm tú như trên vẫn còn cần được dóng lên một cách khẩn thiết và vẫn còn cần cả một năm thánh để dóng lên, đủ thấy còn xa chúng ta mới tới đích nhắm của Vatican II.
Sở dĩ như thế, vì theo Đức Phanxicô, “từ lâu, có lẽ chúng ta đã quên cách biểu lộ và sống con đường thương xót. Một đàng, cơn cám dỗ chỉ chăm chú nguyên vào công lý mà thôi đã khiến chúng ta quên rằng đây chỉ là bước thứ nhất, dù là bước cần thiết và không thể miễn chước. Nhưng Giáo Hội cần phải đi xa hơn và cố gắng đạt cho được một mục tiêu cao cả hơn và quan trọng hơn. Đàng khác, và là điều đáng buồn phải nói ra, ta phải thừa nhận rằng việc thực hành lòng thương xót đang phai dần trong nền văn hóa rộng lớn hơn. Trong một số trường hợp, người ta còn không chịu sử dụng từ ngữ này nữa”.
Chính vì thế, theo Đức Phanxicô, “đã đến lúc Giáo Hội nên tái tiếp nhận lời kêu gọi hân hoan phải thương xót. Đã đến lúc phải trở về với những nét căn bản và mang lấy các yếu đuối và chiến đấu của anh chị em ta”.
Theo Đức Phanxicô, con người Chúa Giêsu “không là gì khác ngoài tình yêu, một tình yêu được ban tặng nhưng không”. Ngài cho rằng “các liên hệ Người thiết lập với những người tiếp cận Người cho thấy một điều hoàn toàn độc đáo và không thể bắt chước được. Các dấu lạ Người làm, nhất là trước mặt những người tội lỗi, người nghèo, người bị cho ra rìa, người bệnh, và người đau khổ, tất cả là nhằm dạy ta lòng thương xót. Mọi sự ở trong Người đều nói tới lòng thương xót. Không điều gì ở trong Người lại không có lòng cảm thương”.
Chúa Giêsu, theo Đức Phanxicô, cũng mạc khải bản chất Thiên Chúa “như là bản chất một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi tha thứ cho kẻ lầm lạc và chiến thắng sự hất hủi bằng cảm thương và thương xót”.
Ngài viết: “Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ý niệm trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể qua đó Người mạc khải tình yêu của Người như tình yêu của một người cha hay một người mẹ, xúc động từ thẳm sâu tình yêu của mình đối với con cái”.
Chính vì thế, “lòng thương xót chính là nền tảng đời sống của Giáo Hội. Tính khả tín của Giáo Hội được chứng tỏ trong cách Giáo Hội bày tỏ tình yêu thương xót và cảm thương của mình”.
Khẩu hiệu của Năm Thương Xót, vì thế, là “Hãy thương xót như Chúa Cha”. Ngài nhấn mạnh rằng “Giáo Hội hiện diện ở bất cứ đâu, lòng thương xót của Chúa Cha cũng phải hiển hiện ở đấy. Các Kitô hữu hiện diện ở bất cứ đâu, mọi người cũng phải nhận ra một ốc đảo thương xót ở đấy”.
Vậy thì điều quan trọng là phải sống lòng thương xót của Chúa Cha trong Năm Thương Xót, không hẳn là tranh luận về lòng thương xót ấy. Chính vì thế, chương trình hành động cho Năm Thương Xót hoàn toàn gồm những thực hành thực tiễn như đi hành hương, không xét đoán nhưng tha thứ và cho đi, tránh nói hành, ganh ghét và ghen tương, mở rộng lòng mình cho những khu ngoại biên của xã hội và đem an ủi, thương xót và liên đới tới những người hiện sống trong các hoàn cảnh bấp bênh, hân hoan thực hành các việc thương người về thể xác và thiêng liêng, tức "thương xác bẩy mối" và "thương linh hồn bẩy mối", cầu nguyện và xưng tội mùa Chay.
Đối với Giáo Hội, ngài khuyên các vị giải tội trở thành “dấu chỉ chân chính của lòng thương xót của Chúa Cha” và sẽ gửi “Các Nhà Thừa Sai Của Lòng Thương Xót” đi khắp các giáo phận để “tha cả các tội vốn chỉ dành riêng cho Tòa Thánh tha”.
Trong các lời kêu gọi, ngài không đề cập tới nhóm người nào khác mà là các tổ chức tội ác và những người tham nhũng thối nát, hai nguồn đang gây đau khổ cùng cực cho các khu ngoại biên của xã hội, họ hãy noi theo Gương Mặt Thương Xót của Chúa Cha.
Chưa hết, ngài muốn chúng ta liên kết với hai tôn giáo hoàn cầu, những tôn giáo vốn “coi lòng thương xót là phẩm tính quan trọng nhất của Thiên Chúa” tức Do Thái Giáo và Hồi Giáo, nhưng các tín hữu của họ, cũng như chúng ta, không hẳn là mẫu mực của thương xót. Mục tiêu là để họ cùng chúng ta “tận diệt mọi hình thức tâm tư hẹp hòi và bất kính, và loại bỏ mọi hình tức bạo lực và kỳ thị”.
Xét như thế, đối tượng của lòng thương xót hết sức bao la, bao nhiêu con cái Thiên Chúa là bấy nhiêu đối tượng để Người thương xót và để Người muốn ta thương xót. Họ ở “bất cứ đâu”, là nạn nhân của mọi bất công xã hội, bạo ngược chính trị, bạo ngược tôn giáo, bạo ngược tội ác, tâm tư hẹp hòi, kỳ thị… Chứ không chỉ là những người Công Giáo ly dị và tái hôn hay những người đồng tính luyến ái như một số người quá chú tâm trong cuộc tranh cãi hiện nay về lòng thương xót.
Công lý và thương xót
Tuy nhiên, Đức Phanxicô không ngại nói tới một khía cạnh đang được cuộc tranh cãi trên tập chú. Đó là mối tương quan giữa lòng thương xót và đức công lý của Thiên Chúa. Ngài dành gần 2 trang trong tài liệu 28 trang để nói về mối tương quan này, trong các đoạn 20 và 21.
Ngài quả quyết rằng chúng “không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều kích của một thực tại đơn nhất, một thực tại từ từ khai mở cho tới lúc đạt cao điểm ở tình yêu viên mãn”.
Nhắc tới việc Thánh Kinh hay nói tới Thiên Chúa như vị chánh án, Đức Phanxicô nói rằng trong nhiều đoạn, “công lý thường được hiểu như việc tuân giữ trọn vẹn Lề Luật và tác phong của mọi người Do Thái tốt phải phù hợp với các giới răn của Thiên Chúa”. Nhưng theo ngài, “lối nhìn ấy… rất hay dẫn tới chủ nghĩa vụ luật, do đó đã làm méo mó ý nghĩa nguyên thủy của công lý và làm lu mờ giá trị sâu xa của nó”.
Theo ngài, "muốn vượt qua tầm nhìn vụ luật trên, ta cần nhớ lại rằng trong Sách Thánh, công lý, trong yếu tính của nó, vốn được quan niệm như việc trung thành phó thác con người chúng ta cho thánh ý Thiên Chúa”.
Về phần Chúa Giêsu, theo Đức Phanxicô, Người thường nhấn mạnh “tới tầm quan trọng của Đức Tin hơn là việc giữ luật. Ta phải hiểu lời lẽ của Người lúc ngồi ăn với Mátthêu và những các người thu thuế và tội lỗi khác, Người nói với các biệt phái rằng “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu: Ta muốn lòng thương xót, chứ không của lễ. Thực vậy, tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là kẻ tội lỗi” (Mt 9:13). Trước viễn kiến coi công lý đơn giản chỉ như việc tuân giữ lề luật, một lề luật phân chia người công chính và kẻ tội lỗi, Chúa Giêsu chỉ ra hồng phúc thương xót, một hồng phúc luôn đi tìm kẻ có tội để tha thứ và cứu vớt. Như thế, ta hiểu tại sao Chúa Giêsu bị biệt phái và các tiến sĩ luật chối bỏ, chỉ vì tầm nhìn có tính giải phóng và là nguồn canh tân của Người. Để được coi là người trung thành với lề luật, họ đã đặt lên vai người khác nhiều gánh nặng, phá hoại ngầm lòng thương xót của Chúa Cha. Việc tôn trọng lề luật không được gây trở ngại cho các đòi hỏi của phẩm giá con người.
“Việc Chúa Giêsu nhắc đến câu trong sách Tiên Tri Hôsê rằng 'Ta muốn yêu thương chứ không muốn hy lễ' (6:6) có tầm quan trọng về phương diện này. Chúa Giêsu khẳng định rằng từ nay trở đi, đối với các môn đệ, luật sống phải đặt lòng thương xót ở trung tâm, như chính Người đã chứng tỏ khi cùng chia sẻ các bữa ăn với những người tội lỗi. Một lần nữa, lòng thương xót được mạc khải như một phương diện căn bản trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Điều này thực sự rất thách thức đối với các thính giả của Người, những người chỉ biết chú trọng tới việc chính thức tôn trọng luật lệ. Trái lại, Chúa Giêsu đi quá luật lệ; tình bằng hữu Người duy trì với những người bị luật lệ coi là tội lỗi khiến ta hiểu rõ chiều sâu của lòng thương xót nơi Người.
“Thánh Tông Đồ Phaolô cũng thực hiện một hành trình tương tự. Trước khi gặp Chúa Giêsu trên đường đi Đamát, ngài hiến đời mình cho việc nhiệt thành theo đuổi công lý của luật lệ (xem Pl 3:6). Việc trở lại với Chúa Kitô dẫn ngài tới chỗ đảo ngược viễn kiến của mình, khiến ngài viết cho tín hữu Galát: ‘Chúng ta vốn tin vào Chúa Giêsu Kitô ngõ hầu được nên công chính nhờ đức tin vào Người, chứ không nhờ việc làm của luật lệ, vì không ai được nên công chính nhờ việc làm của luật lệ cả’ (2:16).
“Cái hiểu của Thánh Phaolô về công lý đã thay đổi triệt để. Nay, ngài đặt đức tin lên trước hết, chứ không phải công lý. Sự cứu rỗi không đến nhờ việc tuân giữ luật lệ, nhưng nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng, qua cái chết và sự phục sinh của Người, đã mang tới ơn cứu rỗi cùng với lòng thương xót vốn công chính hóa. Công lý của Thiên Chúa nay trở nên sức mạnh giải thoát cho những ai bị ách nô lệ của tội lỗi và các hậu quả của nó áp chế. Công lý của Thiên Chúa là lòng thương xót của Người (xem Tv 51:11-16).
“Lòng thương xót không chống lại công lý nhưng đúng hơn nói lên cách Thiên Chúa vươn tay ra với người tội lỗi, đề nghị với họ một cơ hội mới để họ tự nhìn vào mình, hồi tâm và tin. Kinh nghiệm của Tiên Tri Hôsê có thể giúp ta thấy cách trong đó, lòng thương xót trổi vượt công lý ra sao. Thời đại tiên tri sống là một thời đại bi thảm nhất trong lịch sử dân Do Thái. Vương quốc của họ đang trên bờ diệt vong; dân không còn trung thành với Giao Ước; họ xa rời Thiên Chúa và mất niềm tin của cha ông. Theo luận lý học nhân bản, Thiên Chúa có đủ lý do nghĩ tới việc từ bỏ thứ dân bất trung này; họ đã không tuân giữ hiệp ước đã ký với Thiên Chúa và do đó, đáng bị hình phạt chính đáng: nói cách khác, phải lưu đầy. Lời của tiên tri chứng tỏ điều đó: ‘Chúng sẽ không trở về đất Ai Cập, và Assyria sẽ là vua của chúng, vì chúng đã từ khước không quay trở lại với Ta’ (Hs 11:5). Ấy thế nhưng, sau khi nại tới công lý như thế, tiên tri đã thay đổi triệt để lời lẽ của mình và tỏ lộ gương mặt thực sự của Thiên Chúa: ‘Hỡi Ép-ra-im, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Ít-ra-en, Ta trao nộp ngươi sao đành! Làm sao Ta xử với ngươi như với Át-ma, để ngươi nên giống như Xơ-vô-gim được? Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi. Ta sẽ không hành động theo cơn nóng giận, sẽ không tiêu diệt Ép-ra-im nữa, vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ’ (11:8-9). Gần như thể chú giải các lời lẽ này của vị tiên tri, Thánh Augustinô nói rằng: ‘Đối với Thiên Chúa, hãm giận dữ còn dễ hơn việc hãm lòng thương xót’. Và quả đúng như thế. Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chỉ kéo dài trong chốc lát, nhưng lòng thương xót của Người thì kéo dài mãi mãi.
“Nếu Thiên Chúa tự giới hạn Người vào một mình công lý, Người sẽ hết còn là Thiên Chúa, thay vào đó, cũng giống như con người chỉ yêu cầu phải tôn trọng luật pháp. Nhưng một mình công lý không đủ. Kinh nghiệm cho thấy: chỉ nại tới công lý mà thôi kết cục sẽ tiêu diệt chính nó. Đó là lý do Thiên Chúa đã đi quá bên kia công lý bằng lòng thương xót và tha thứ của Người”.
Viết như trên rồi, Đức Phanxicô vội thêm ngay, trong cùng một đoạn 21, rằng: “Ấy thế nhưng, điều này không có nghĩa phải hạ giá công lý hay biến nó thành phù phiếm. Trái lại: bất cứ ai mắc lỗi lầm đều phải trả giá. Tuy nhiên, đây chỉ là khởi điểm của hồi tâm, không phải tận điểm của nó, vì ta bắt đầu cảm nhận được sự dịu hiền và lòng thương xót của Thiên Chúa. Người không từ bỏ công lý. Đúng hơn Người bao bọc nó và vượt qua nó bằng một biến cố còn lớn hơn nữa trong đó, ta cảm nhận được tình yêu như là nền tảng của công lý đích thực. Ta phải thật chú ý tới điều Thánh Phaolô nói nếu muốn tránh được cùng một lỗi lầm ngài từng trách người Do Thái ở thời ngài: ‘Vì không nhận biết sự công chính của Thiên Chúa, và ra công thiết lập sự công chính riêng của mình, họ đã không suy phục sự công chính của Thiên Chúa. Vì đích cùng của Lề luật là Ðức Kitô, nguồn công chính cho mọi kẻ tin’ (Rm 10:3-4). Công lý của Thiên Chúa chính là lòng thương xót Người ban cho mọi người như một ơn thánh chẩy ra từ cái chết và việc phục sinh của Chúa Kitô. Như thế, Thập Giá Chúa Kitô chính là sự phán xét của Thiên Chúa đối với mọi người chúng ta và đối với toàn thể thế giới, vì qua nó, Người đem lại cho ta sự chắc chắn được yêu thương và được sự sống mới”.
Chúng tôi trích dẫn trọn hai đoạn Đức Phanxicô nói tới mối tương quan giữa công lý và lòng thương xót. Ai cũng thấy lòng thương xót và công lý cùng được thể hiện một lúc nơi Thập Giá Chúa Kitô: ở đấy, Thiên Chúa không quên cả thương xót lẫn công lý. Mọi lỗi lầm đều phải trả giá nhưng giá ấy được trả qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.
Đối với chúng ta, công lý là khởi điểm của hồi tâm, chứ không phải là tận điểm của nó. Không nói rõ, nhưng hiển nhiên, theo Đức Phanxicô, khởi điểm này được sự dịu hiền và lòng thương xót của Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô, thúc đẩy, thúc đẩy để họ “nhận biết sự công chính của Thiên Chúa” đừng “ra công thiết lập sự công chính riêng của mình” nhờ thế họ “suy phục sự công chính của Thiên Chúa” và chỉ khi ấy họ mới hồi tâm thực sự.
Không như những người quá chú trọng tới công lý, coi nó như một lệnh truyền phải ráng mà đền trả, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến việc đền trả nhưng việc đền trả này không phải việc của một phía mà mạnh nhất vẫn là phía Thiên Chúa. Sự dịu hiền và lòng thương xót của Người sẽ thúc đẩy người phạm tội đến chỗ thực tình thống hối, từ bỏ con đường tội lỗi và quay về với Người. Điều mà Đức Phanxicô muốn cho thấy ở đây là: phía Thiên Chúa được đại diện bởi Chúa Kitô Toàn Thể, gồm cả Đầu lẫn các Chi Thể, là tất cả chúng ta. Sự dịu hiền và lòng thương xót của ta, chứ không phải bất cứ nhấn mạnh , nhắc nhở nào khác, sẽ khiến anh chị em mắc lỗi lầm của ta mạnh dạn tiến về phía người Cha luôn mở rộng vòng tay đón chào họ.
Trong diễn trình Thương-Xót-Công-Lý, Đức Phanxicô không nói nhiều về việc dứt bỏ nhưng rõ ràng ngài có nhắc đến việc “phải trả giá”. Mà trả giá trong diễn trình hòa giải của ta không chỉ ăn năn hối lỗi mà là từ bỏ con đường cũ. Trong trường hợp người ly dị tái hôn, điều mà Đức HY Kasper luôn nhắc tới như một ám ảnh, nếu không độc nhất thì chí ít cũng là lớn nhất, khi nói tới lòng thương xót, không thể không có chuyện từ bỏ. Việc này chắc chắn cần có sự làm rõ Đức Công Chính Mà Thương Xót của Thiên Chúa và sự dịu hiền cũng như lòng thương xót của ta.
Lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII nói vào lúc khai mạc Công Đồng Vatican II, một lần nữa, được Đức Phanxicô nhắc lại là: Nay là lúc “Nàng Dâu của Chúa Kitô muốn sử dụng phương thuốc thương xót hơn là trang bị vũ khí nghiêm khắc… Giáo Hội Công Giáo, trong khi nâng cao ngọn đuốc chân lý Công Giáo ở Công Đồng Chung này, vẫn muốn tự chứng tỏ mình là người mẹ yêu thương đối với mọi người; nhẫn nại, nhân từ, xúc động vì cảm thương và lòng tốt…”.
Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, khi kết thúc Công Đồng này, cũng cho hay: “Chúng tôi thích nhấn mạnh rằng đức ái đã là đặc điểm tôn giáo chính yếu xiết bao của Công Đồng này… câu truyện xưa về người Samaritanô Nhân Hậu đã là khuôn mẫu xiết bao cho nền linh đạo của Công Đồng này… một làn sóng âu yếm và ngưỡng phục đã từ Công Đồng này trào dâng như thế nào đối với thế giới hiện đại của nhân loại. Thực sự, các lầm lỗi vẫn đã bị kết án vì đức ái, cũng như chân lý, đòi phải như thế, nhưng đối với các cá nhân thì chỉ là khuyên bảo, tôn trọng và yêu thương. Thay vì định bệnh gây trầm cảm, chỉ là các phương thuốc khích lệ; thay vì tiên đoán những điều thảm khốc, chỉ là những sứ điệp tin tưởng… Một điểm nữa cần nhấn mạnh là: tất cả giáo huấn phong phú này đều gom về một hướng đi duy nhất: phục vụ nhân loại, bất kể điều kiện nào, có yếu đuối và nhu cầu nào”.
Có điều hơn 50 năm sau, những lời cẩm tú như trên vẫn còn cần được dóng lên một cách khẩn thiết và vẫn còn cần cả một năm thánh để dóng lên, đủ thấy còn xa chúng ta mới tới đích nhắm của Vatican II.
Sở dĩ như thế, vì theo Đức Phanxicô, “từ lâu, có lẽ chúng ta đã quên cách biểu lộ và sống con đường thương xót. Một đàng, cơn cám dỗ chỉ chăm chú nguyên vào công lý mà thôi đã khiến chúng ta quên rằng đây chỉ là bước thứ nhất, dù là bước cần thiết và không thể miễn chước. Nhưng Giáo Hội cần phải đi xa hơn và cố gắng đạt cho được một mục tiêu cao cả hơn và quan trọng hơn. Đàng khác, và là điều đáng buồn phải nói ra, ta phải thừa nhận rằng việc thực hành lòng thương xót đang phai dần trong nền văn hóa rộng lớn hơn. Trong một số trường hợp, người ta còn không chịu sử dụng từ ngữ này nữa”.
Chính vì thế, theo Đức Phanxicô, “đã đến lúc Giáo Hội nên tái tiếp nhận lời kêu gọi hân hoan phải thương xót. Đã đến lúc phải trở về với những nét căn bản và mang lấy các yếu đuối và chiến đấu của anh chị em ta”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nghi Thức Tẩm Liệm Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giáo phận Vĩnh Long
08:32 22/04/2015
Nghi Thức Tẩm Liệm Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Vào lúc 15g00 ngày 21/04/2015, nghi thức tẩm liệm Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài – nguyên Giám Đốc Chương Trình Đài Chân Lý Á Châu, đã được Chúa gọi về lúc 2g 30 Thứ ba, ngày 21 tháng 04 năm 2015 – được cử hành tại Nhà Hưu Dưỡng Giáo Phận Vĩnh Long, do Cha Giám Quản Phêrô Dương Văn Thạnh.
Xem Hình
Tham dự nghi thức còn có Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương với hơn 60 linh mục trong và ngoài Giáo Phận, quý nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, Cái Nhum của Giáo Phận, và các Dòng Nữ Tu Dòng Phaolo Mỹ Tho, Dòng Bác Ái Vinh Sơn… các thân tộc của Đức Ông đến từ họ đạo Rạch Lợp cùng đông đảo giáo dân ở các họ đạo.
Trước đó, sau khi thi hài Đức Ông đã được đưa về nhà hưu dưỡng Linh Mục Giáo Phận, nhiều thân nhân, ân nhân, các linh mục bạn, nam nữ tu sĩ đến kính viếng bày tỏ lòng yêu mến và tiếc thương với Đức Ông và Giáo Phận Vĩnh Long. Đặc biệt, lúc 10g30 Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ cùng một số Cha thuộc Giáo Phận Cần Thơ đã đến viếng và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Ông.
Trong bài giảng lễ, Cha Giám Quản nhấn mạnh đến sự sống đời đời nhờ tin vào đức Kitô và thông truyền đức tin ấy cho mọi người mà Đức Ông Phêrô qua đời sống của mình đã trở nên chứng tá đời sống thánh thiện, khiêm tốn quảng đại phục vụ Chúa và thông truyền đức tin cho mọi người. Tin rằng Thiên Chúa mà Đức Ông Phêrô hằng tín thác sẽ ban phúc vinh quang vĩnh cửu cho Ngài trong cõi đời đời bên Chúa.
Trong lúc đang cử hành nghi thức nhập quan cho Đức Ông Phêrô, cha Giám Quản và các linh mục đoàn cùng bà con giáo dân lại được tin cha Giuse Nguyễn Phát (1942 – 2015) nguyên là Cha Sở Họ Đạo Trà Ôn và Họ Đạo Cái Sơn sau thời gian nghỉ dưỡng bệnh tại nhà hưu dưỡng (khu B) của Giáo Phận cũng được Chúa gọi về lúc 15h20 cùng ngày với Đức Ông.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Linh cửu Đức Ông Phêrô và Cha Giuse Nguyễn Phát – sau khi cử hành Nghi Thức Tẩm Liệm vào lúc 20g 00 Thứ Ba – được đưa về quàn tại Nhà thờ Chính Toà Vĩnh Long. Thánh lễ An táng sẽ được cử hành tại Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long vào lúc 10g00 sáng Thứ Sáu ngày 24 tháng 4 năm 2015.
Xin hiệp lời cầu nguyện cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài và cha Giuse Nguyễn Phát được mau hưởng Nhan Thánh Chúa.
Vào lúc 15g00 ngày 21/04/2015, nghi thức tẩm liệm Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài – nguyên Giám Đốc Chương Trình Đài Chân Lý Á Châu, đã được Chúa gọi về lúc 2g 30 Thứ ba, ngày 21 tháng 04 năm 2015 – được cử hành tại Nhà Hưu Dưỡng Giáo Phận Vĩnh Long, do Cha Giám Quản Phêrô Dương Văn Thạnh.
Xem Hình
Tham dự nghi thức còn có Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương với hơn 60 linh mục trong và ngoài Giáo Phận, quý nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, Cái Nhum của Giáo Phận, và các Dòng Nữ Tu Dòng Phaolo Mỹ Tho, Dòng Bác Ái Vinh Sơn… các thân tộc của Đức Ông đến từ họ đạo Rạch Lợp cùng đông đảo giáo dân ở các họ đạo.
Trước đó, sau khi thi hài Đức Ông đã được đưa về nhà hưu dưỡng Linh Mục Giáo Phận, nhiều thân nhân, ân nhân, các linh mục bạn, nam nữ tu sĩ đến kính viếng bày tỏ lòng yêu mến và tiếc thương với Đức Ông và Giáo Phận Vĩnh Long. Đặc biệt, lúc 10g30 Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ cùng một số Cha thuộc Giáo Phận Cần Thơ đã đến viếng và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Ông.
Trong bài giảng lễ, Cha Giám Quản nhấn mạnh đến sự sống đời đời nhờ tin vào đức Kitô và thông truyền đức tin ấy cho mọi người mà Đức Ông Phêrô qua đời sống của mình đã trở nên chứng tá đời sống thánh thiện, khiêm tốn quảng đại phục vụ Chúa và thông truyền đức tin cho mọi người. Tin rằng Thiên Chúa mà Đức Ông Phêrô hằng tín thác sẽ ban phúc vinh quang vĩnh cửu cho Ngài trong cõi đời đời bên Chúa.
Trong lúc đang cử hành nghi thức nhập quan cho Đức Ông Phêrô, cha Giám Quản và các linh mục đoàn cùng bà con giáo dân lại được tin cha Giuse Nguyễn Phát (1942 – 2015) nguyên là Cha Sở Họ Đạo Trà Ôn và Họ Đạo Cái Sơn sau thời gian nghỉ dưỡng bệnh tại nhà hưu dưỡng (khu B) của Giáo Phận cũng được Chúa gọi về lúc 15h20 cùng ngày với Đức Ông.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Linh cửu Đức Ông Phêrô và Cha Giuse Nguyễn Phát – sau khi cử hành Nghi Thức Tẩm Liệm vào lúc 20g 00 Thứ Ba – được đưa về quàn tại Nhà thờ Chính Toà Vĩnh Long. Thánh lễ An táng sẽ được cử hành tại Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long vào lúc 10g00 sáng Thứ Sáu ngày 24 tháng 4 năm 2015.
Xin hiệp lời cầu nguyện cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài và cha Giuse Nguyễn Phát được mau hưởng Nhan Thánh Chúa.
Tôi tham dự khoá uỷ viên huấn luyện Hướng Đạo tại Úc
Lm. Trần Văn Hòa
08:42 22/04/2015
TÔI THAM DỰ KHÓA ỦY VIÊN HUẤN LUYỆN HĐ TẠI ÚC.
Tôi nhớ mãi những ngày ở rừng Gilwell Park, Melbourne, nước Úc. Với ba lô trên vai, chúng tôi bước vô rừng học tập giữa muôn ngổn ngang, bồn chồn và ngỡ ngàng nơi xứ lạ mà mình chưa từng đặt chân tới. Nhưng rồi nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã kết thúc những ngày học thật tốt đẹp.
Nước Úc mở rộng vòng tay đón chúng tôi.
Nói đến Úc, người ta có cảm tưởng đó là một đất nước xa xôi. Thời nhà Nguyễn, đã có những thương nhân Úc đến buôn bán ở Hội An, nhưng ta không hiểu nhiều về đất nước của họ. Năm 1965 một số lính Úc có qua đây trong cuộc chiến Việt Nam và nói mình là người “Úc Thòi Lòi” phát âm từ Úc Đại Lợi mà ra. Họ ở rải rác trong tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu nhưng không lâu.
Úc nguyên là một hòn đảo lớn nhất thế giới, cũng được gọi là Châu Úc rộng 7,700,000Km2 nằm về phía Nam Bán cầu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cận kề các quốc gia Indonesia, Timor, Papua New Genea, Solomon và New Zealand. Người Rôma ngày xưa đã biết tới Úc Châu và gọi đó là Đất Phương Nam, Australis. Sau từ này trở thành Australia, tên nước Úc. Dân bản địa người thô, da đen xàm xạm, đến từ Châu Á và đã sống ở đây từ 40.000 năm trước khi người châu Âu tới. Họ có khoảng 1,000,000 người, sống rải rác trong các khu rừng sâu và triền núi cao, văn minh thấp kém, chủ yếu sống bằng hái lượm, săn bắn và trồng trọt. Ngày nay họ còn khoảng 550,000 người sống phần lớn ở vùng Darwin, Tasmania và được hưởng chính sách ưu đãi của chính phủ.
Năm 1521 Samuel Purchas, người Tây Ban Nha đầu tiên khám phá ra Úc Châu. Năm 1606, Willem Janszoon, người Hà Lan đã đổ bộ lên Cape York. Ông vẽ bản đồ Úc và đặt tên đất mới là Tân Hà Lan, nhưng không tiến hành định cư.
Năm 1770, Thuyền trưởng James Cook đi dọc theo bờ biển, vẽ bản đồ phía Đông Australia, đặt tên nó là New South Wales và tuyên bố chủ quyền cho Anh quốc. Năm 1780, chính phủ Anh sai thuyền trưởng Arthur Phillip đi thiết lập trại tù tại Úc. Ngày 26.01.1788, lá cờ Anh Quốc đã được kéo lên tại Sydney Cove từ đó. Cơn sốt vàng năm 1850 đã cuốn hút nhiều ngàn người Châu Âu tới đây sinh sống. Năm 1907 các bang họp lại thống nhất lập thành một quốc gia duy nhất, nước Úc trong Khối Thịnh vượng Anh.
Nước Úc là hòn đảo rất rộng lớn, nhưng giữa lại là hoang mạc, núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên dân chúng chỉ sống ở những khu đồi thấp ven biển. Úc gồm 6 Tiểu bang và hai Vùng lãnh thổ : Western Australia, Northern Australia, Queensland, New South Wales, Victoria và South Australia. Hai lãnh thổ là Australian Capital Territory (Canberra) và Northern Territory.
Sau thế chiến II, Úc khuyến khích người Châu Âu nhập cư cho đông. Nay số người da trắng vẫn chiếm đa số 80%. Năm 1970, Úc đón nhận nhiều người gốc Châu Á như Phi, Đài, Nhật, Việt, Indo, Lào và Campuchia đến sinh sống...Ngày nay khi tới những thành phố lớn như Melbourne, Sydney, Brisbane, ta không thể không tới thăm các khu dân cư China Town, Việt Town của Footcray, Cabramatta, Bandstown... đông vui không kém gì các thị tứ trong nước.
Khí hậu Úc có vùng nóng như phía Bắc, có vùng ấm như Trung bộ và có vùng lạnh như Nam Úc, tùy từng mùa. Mức sinh hoạt ở đây khá cao, nhưng dễ làm ra tiền, an sinh xã hội thật tốt cho mọi người. Chỉ số phát triển con người theo xếp hạng của LHQ, Úc đứng nhất thế giời. Nền kinh tế Úc đứng thứ 12 thế giới với thu nhập bình quân đầu người GDP là 37,000 USD. Toàn bộ các thành phố Úc đều được đánh giá tốt và đáng sống trên phạm vi toàn cầu.
Úc chấp nhận tự do tôn giáo và đa văn hóa, cấm kỳ thị tôn giáo và chủng tộc, nên mọi nền văn hóa ở đây thi nhau nở rộ. Chúng tôi đã đến tham quan nhiều đình chùa, nhà thờ. Sinh hoạt tôn giáo ở đây rất sôi động và đủ thứ màu sắc đoàn thể dân sự, tôn giáo. Nước Úc mở rộng vòng tay đón anh em chúng tôi đi học khóa LT Hướng đạo và đi tham quan một đất nước vô cùng kỳ thú.
Vào rừng học khóa.
Chúng tôi gồm 6 anh chị em : Lm Trần Ngọc Xưa, anh Trần Tuấn Huy, anh Nguyễn Bảo Nhân, chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh, chị Liên Bạch Hoa và tôi, Lm Trần Văn Hòa. Chúng tôi đáp ứng đủ những điều kiện Ban tổ chức đưa ra cho khóa UVHL (Leader Trainer) là có chứng chỉ Phụ tá UVHL (Assistant Leader Trainer), tiếng Anh đù sài và được cấp trên giới thiệu. Cha Xưa đi 27, tôi đi 29 và các anh chị còn lại đi 31.03.Chúng tôi đến tạm trú tại nhà anh chị Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng HĐ Úc. Chúng tôi học khóa trong rừng Giwell Park, Trung tâm Huấn luyện trưởng Hướng đạo Úc rộng tới cả trăm héc ta, thuộc khu vực Gembrook, Melbourne, bang Victoria từ 02-07.04.2015.
Suốt khóa học, chúng tôi chỉ biết ăn, học, ngủ không còn liên lạc gì với bên ngoài : không báo chí, không điện thoại, chỉ tập trung vào việc học. Mỗi ngày chúng tôi có nhiều session, không nghỉ trưa, trừ ít giờ ăn bữa, rồi đi học ngay. Bù lại buổi tối chúng tôi ngủ sớm, nhiều giờ hơn ở Việt Nam.
Những phòng ngủ giống như những cái am xây rải rác trong khu rừng, quanh các hội trường, có sẵn điện, nước và toilet. Mỗi phòng 4 giường tầng cho 8 người. Khóa chúng tôi ít nên mỗi phòng chỉ có 4 người. Phòng tôi có anh Nhân, và tôi, người Việt, anh Tim Reley, Ian Dun người Úc. Chúng tôi sống với nhau thật thân thiết, luôn luôn nhắc nhở nhau. Các sinh hoạt không có hiệu lệnh, giờ giấc mọi người đều tự giác sao cho có mặt đúng lúc, đúng nơi. Lúc rảnh mấy anh em cùng phòng tụm nhau đấu láo. Tim, người Công Giáo rất vui tính và tận tình. Ian giống như người giữ giờ, lúc nào anh cũng nhắc nhở cả phòng : “mau mau lên, mau mau lên!” Có lần mới 5 giờ sáng - thường 8giờ mới dậy - anh đã kêu chúng tôi dậy đi lễ. Khăn gói quả mướp, chúng tôi ra văn phòng ngồi chờ mãi tới 8giờ xe bus mới đến đón. Khiếp !
Cách dạy của khóa học là gợi ý trước bằng một số tài liệu gởi cho mỗi học viên, tới lớp phát thêm tài liệu nữa, giảng khóa tổng quát bằng power point và sau đó trao đổi góp ý, làm bài là chính. Vì thế các buổi session vui và trôi đi rất mau, nhưng phải hiểu bài và có kiến thức mới có thể góp ý trao đổi và làm nhiều bài tại lớp được. Dĩ nhiên tất cả đều bằng tiếng Anh. Nếu vững Anh ngữ thì việc học của các ALT không có gì vất vả, lại còn thú vị là đàng khác, vì được tiếp cận với nhiều “tay lão luyện” có học vị cao, dầy kinh nghiệm về đời lẫn về đạo (HĐ).
Khi mới tới, ai cũng lo người Úc nói tiếng Anh rất khó bắt. Nhưng cám ơn Chúa kết quả của Ban điều hành khóa gởi cho Trưởng Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Ủy viên Đa Văn hóa của BĐH Hướng đạo Úc, bang Victoria : “Các Trưởng anh gởi đi học rất khá, những điều anh lo ngại đã không xẩy ra.” Chúng tôi ai ai cũng mừng húm! Tạ ơn Chúa đã dẫn chúng tôi đi và nâng đỡ anh chị em chúng tôi trong suốt khóa học.
Sau khi ra khỏi rừng Gilwell Park, chúng tôi vội vã về nhà anh chị Hà, nơi đón tiếp anh chị em chúng tôi khi tới Úc. Cha Xưa đi lo việc riêng xây nhà cửa chi đó cho giáo xứ của cha, tôi và mấy anh chị về nhà anh chị Thành, Bé và Giang để cùng đi Sydney với nhau. Ai cũng lo đi cho mau kẻo hết ngày. Chúng tôi được đưa đi thăm thắng cảnh Phillip Island, Nhà hát con sò, Gold Coast, Sunshine Coast...và nhiều nơi không thể nhớ hết .... nhất là đi shopping ở Footscray, Cabramatta...và ăn những “tô phở xe lửa”, mà tôi không thể quên hình cái tô và mùi thịt bò vừa thơm, vừa béo ngậy của Xứ Chuột túi. Nhớ có lần bà con đi lạc về nhà kêu í ới ...đau chân quá, đau chân quá! phải rong bộ suốt mấy dẫy phố mới về tới nhà. Hôm đó tôi đi tháp tùng cha Xưa nên thoát ...nạn. Sau ít ngày ở Sydney, chúng tôi bay qua Brisbane vào trọ nhà anh Ngọc, em của anh Huy trong đoàn. Chúng tôi được anh Ngọc dẫn đi thăm khắp nơi danh lam thắng cảnh ở Brisbane và đi chợ trời của Úc.
Nhìn lại chuyến đi, ngoài những kiến thức và chứng chỉ xác nhận khả năng học tập HĐ, chúng tôi rút ra nhiều bài học cho mình:
Dân Úc sống sống tự nhiên và nhường nhịn : ở nhà nhường nhau míếng ăn, miếng uống, chỗ ngủ, chỗ chơi, ra đường nhường bước cho chị, cho em, cho xe phía trước, lúc nào cũng thấy từ tốn và tứ tốn. Ở đây dường như không có cái “văn hóa tranh giành “ như bên mình.
Chúng tôi học nơi anh em HĐVN tại đây cái tình nghĩa huynh đệ chân tình : có anh em bỏ cả công ăn việc làm, lái xe đưa chúng tôi đi đây đó, đãi chúng tôi ăn và cho tiền... dằn túi. Anh em đón tiếp và lo cho chúng tôi đủ thứ đến tận răng. Tôi trộm nghĩ : không biết về nhà mình có đối đãi với anh em mình được như thế không.
Tôi học nơi anh em HĐ Úc cái khiêm tốn: Chẳng thấy ai khoe khoang này nọ, chẳng thấy ai vỗ ngực xưng tên...Huấn luyện viên khóa học dù là bậc thầy, có học vị tiến sĩ, là những giảng viên đại học nhưng cũng chẳng màng giới thiệu cho anh em. Sau này hỏi ra chúng tôi mới biết à ra thế! Và thán phục hết mình. Họ chỉ ghi lại trên tài liệu vỏn vẹn mấy từ chức danh trong HĐ. Thế thôi.
Tôi học nơi bạn sự chân tình và hay giúp đỡ : Bạn cùng phòng, bạn đồng đội chẳng hề kỳ thị, không lạ lẫm nhưng luôn quan tâm đến nhau, cố tạo cho chúng tôi-những người xa lạ- thấy không còn lạ xa, có khi chị đến hỏi han, chỉ vẽ tận tình, có khi anh đến làm quen, kể cho nghe những sinh hoạt HĐ vui vui ở Úc. Tôi gặp mấy anh em Đài, Hongkong nhất là New Genea hay cười và rất vồn vã mà chúng tôi có cảm tưởng như đã quen nhau từ lâu lắm rồi.
Ngày kết thúc khóa học, tiết trời núi rừng Gilwell hôm ấy khá lạnh, nhưng mọi người lại thấy ấm lên, cái ấm của tình huynh đệ sắp hòng xa lìa, cách trở. Mọi tâm tình, ý nghĩ, bài học, sinh hoạt trong suốt khóa như ùa về trong tâm trí các khóa sinh. Mọi người hồi hộp, rưng rưng dòng lệ đợi chờ lời phát biểu kết thúc và chia tay của Khóa trưởng. Tâm trí chúng tôi lúc này thực ngổn ngang, bồi hồi xúc động nhớ thầy, nhớ bạn, không biết bao giờ mới có ngày gặp lại sống những ngày thắm thiết ấy.
Ôi những người anh, những người bạn! Ôi núi rừng Gilwell thăm thẳm, tạm biệt Mi, tạm biệt mọi người! Cho ta gởi lại những giọt lệ nhớ thương, nghẹn ngào của giây phút giã từ. Hẹn một ngày sẽ gặp lại Mi. Đừng quên ta! Đừng quên ta! Hỡi Gilwell Park, Gembrook, ta mến thương Mi, nơi ta ôm ấp biết bao nhiêu là kỷ niệm! Giã từ, thôi giã từ!
Lm Trần Văn Hòa
Nhớ về đại gia đình anh chị Hà, gia đình cha Liêm, anh chị Bé, Giang, Thành, Nghiêm, Ngọc và....
Thân tặng và nhớ mãi các bạn Ngọc Xưa, Tuấn Huy, Bảo Nhân, Hoàng Oanh và Bạch Hoa tham dự khóa LT27 tại Úc 2015.
Tôi nhớ mãi những ngày ở rừng Gilwell Park, Melbourne, nước Úc. Với ba lô trên vai, chúng tôi bước vô rừng học tập giữa muôn ngổn ngang, bồn chồn và ngỡ ngàng nơi xứ lạ mà mình chưa từng đặt chân tới. Nhưng rồi nhờ ơn Chúa, chúng tôi đã kết thúc những ngày học thật tốt đẹp.
Nước Úc mở rộng vòng tay đón chúng tôi.
Úc nguyên là một hòn đảo lớn nhất thế giới, cũng được gọi là Châu Úc rộng 7,700,000Km2 nằm về phía Nam Bán cầu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cận kề các quốc gia Indonesia, Timor, Papua New Genea, Solomon và New Zealand. Người Rôma ngày xưa đã biết tới Úc Châu và gọi đó là Đất Phương Nam, Australis. Sau từ này trở thành Australia, tên nước Úc. Dân bản địa người thô, da đen xàm xạm, đến từ Châu Á và đã sống ở đây từ 40.000 năm trước khi người châu Âu tới. Họ có khoảng 1,000,000 người, sống rải rác trong các khu rừng sâu và triền núi cao, văn minh thấp kém, chủ yếu sống bằng hái lượm, săn bắn và trồng trọt. Ngày nay họ còn khoảng 550,000 người sống phần lớn ở vùng Darwin, Tasmania và được hưởng chính sách ưu đãi của chính phủ.
Năm 1521 Samuel Purchas, người Tây Ban Nha đầu tiên khám phá ra Úc Châu. Năm 1606, Willem Janszoon, người Hà Lan đã đổ bộ lên Cape York. Ông vẽ bản đồ Úc và đặt tên đất mới là Tân Hà Lan, nhưng không tiến hành định cư.
Năm 1770, Thuyền trưởng James Cook đi dọc theo bờ biển, vẽ bản đồ phía Đông Australia, đặt tên nó là New South Wales và tuyên bố chủ quyền cho Anh quốc. Năm 1780, chính phủ Anh sai thuyền trưởng Arthur Phillip đi thiết lập trại tù tại Úc. Ngày 26.01.1788, lá cờ Anh Quốc đã được kéo lên tại Sydney Cove từ đó. Cơn sốt vàng năm 1850 đã cuốn hút nhiều ngàn người Châu Âu tới đây sinh sống. Năm 1907 các bang họp lại thống nhất lập thành một quốc gia duy nhất, nước Úc trong Khối Thịnh vượng Anh.
Nước Úc là hòn đảo rất rộng lớn, nhưng giữa lại là hoang mạc, núi cao hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên dân chúng chỉ sống ở những khu đồi thấp ven biển. Úc gồm 6 Tiểu bang và hai Vùng lãnh thổ : Western Australia, Northern Australia, Queensland, New South Wales, Victoria và South Australia. Hai lãnh thổ là Australian Capital Territory (Canberra) và Northern Territory.
Sau thế chiến II, Úc khuyến khích người Châu Âu nhập cư cho đông. Nay số người da trắng vẫn chiếm đa số 80%. Năm 1970, Úc đón nhận nhiều người gốc Châu Á như Phi, Đài, Nhật, Việt, Indo, Lào và Campuchia đến sinh sống...Ngày nay khi tới những thành phố lớn như Melbourne, Sydney, Brisbane, ta không thể không tới thăm các khu dân cư China Town, Việt Town của Footcray, Cabramatta, Bandstown... đông vui không kém gì các thị tứ trong nước.
Khí hậu Úc có vùng nóng như phía Bắc, có vùng ấm như Trung bộ và có vùng lạnh như Nam Úc, tùy từng mùa. Mức sinh hoạt ở đây khá cao, nhưng dễ làm ra tiền, an sinh xã hội thật tốt cho mọi người. Chỉ số phát triển con người theo xếp hạng của LHQ, Úc đứng nhất thế giời. Nền kinh tế Úc đứng thứ 12 thế giới với thu nhập bình quân đầu người GDP là 37,000 USD. Toàn bộ các thành phố Úc đều được đánh giá tốt và đáng sống trên phạm vi toàn cầu.
Úc chấp nhận tự do tôn giáo và đa văn hóa, cấm kỳ thị tôn giáo và chủng tộc, nên mọi nền văn hóa ở đây thi nhau nở rộ. Chúng tôi đã đến tham quan nhiều đình chùa, nhà thờ. Sinh hoạt tôn giáo ở đây rất sôi động và đủ thứ màu sắc đoàn thể dân sự, tôn giáo. Nước Úc mở rộng vòng tay đón anh em chúng tôi đi học khóa LT Hướng đạo và đi tham quan một đất nước vô cùng kỳ thú.
Vào rừng học khóa.
Chúng tôi gồm 6 anh chị em : Lm Trần Ngọc Xưa, anh Trần Tuấn Huy, anh Nguyễn Bảo Nhân, chị Nguyễn Thị Hoàng Oanh, chị Liên Bạch Hoa và tôi, Lm Trần Văn Hòa. Chúng tôi đáp ứng đủ những điều kiện Ban tổ chức đưa ra cho khóa UVHL (Leader Trainer) là có chứng chỉ Phụ tá UVHL (Assistant Leader Trainer), tiếng Anh đù sài và được cấp trên giới thiệu. Cha Xưa đi 27, tôi đi 29 và các anh chị còn lại đi 31.03.Chúng tôi đến tạm trú tại nhà anh chị Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng HĐ Úc. Chúng tôi học khóa trong rừng Giwell Park, Trung tâm Huấn luyện trưởng Hướng đạo Úc rộng tới cả trăm héc ta, thuộc khu vực Gembrook, Melbourne, bang Victoria từ 02-07.04.2015.
Suốt khóa học, chúng tôi chỉ biết ăn, học, ngủ không còn liên lạc gì với bên ngoài : không báo chí, không điện thoại, chỉ tập trung vào việc học. Mỗi ngày chúng tôi có nhiều session, không nghỉ trưa, trừ ít giờ ăn bữa, rồi đi học ngay. Bù lại buổi tối chúng tôi ngủ sớm, nhiều giờ hơn ở Việt Nam.
Những phòng ngủ giống như những cái am xây rải rác trong khu rừng, quanh các hội trường, có sẵn điện, nước và toilet. Mỗi phòng 4 giường tầng cho 8 người. Khóa chúng tôi ít nên mỗi phòng chỉ có 4 người. Phòng tôi có anh Nhân, và tôi, người Việt, anh Tim Reley, Ian Dun người Úc. Chúng tôi sống với nhau thật thân thiết, luôn luôn nhắc nhở nhau. Các sinh hoạt không có hiệu lệnh, giờ giấc mọi người đều tự giác sao cho có mặt đúng lúc, đúng nơi. Lúc rảnh mấy anh em cùng phòng tụm nhau đấu láo. Tim, người Công Giáo rất vui tính và tận tình. Ian giống như người giữ giờ, lúc nào anh cũng nhắc nhở cả phòng : “mau mau lên, mau mau lên!” Có lần mới 5 giờ sáng - thường 8giờ mới dậy - anh đã kêu chúng tôi dậy đi lễ. Khăn gói quả mướp, chúng tôi ra văn phòng ngồi chờ mãi tới 8giờ xe bus mới đến đón. Khiếp !
Cách dạy của khóa học là gợi ý trước bằng một số tài liệu gởi cho mỗi học viên, tới lớp phát thêm tài liệu nữa, giảng khóa tổng quát bằng power point và sau đó trao đổi góp ý, làm bài là chính. Vì thế các buổi session vui và trôi đi rất mau, nhưng phải hiểu bài và có kiến thức mới có thể góp ý trao đổi và làm nhiều bài tại lớp được. Dĩ nhiên tất cả đều bằng tiếng Anh. Nếu vững Anh ngữ thì việc học của các ALT không có gì vất vả, lại còn thú vị là đàng khác, vì được tiếp cận với nhiều “tay lão luyện” có học vị cao, dầy kinh nghiệm về đời lẫn về đạo (HĐ).
Khi mới tới, ai cũng lo người Úc nói tiếng Anh rất khó bắt. Nhưng cám ơn Chúa kết quả của Ban điều hành khóa gởi cho Trưởng Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Ủy viên Đa Văn hóa của BĐH Hướng đạo Úc, bang Victoria : “Các Trưởng anh gởi đi học rất khá, những điều anh lo ngại đã không xẩy ra.” Chúng tôi ai ai cũng mừng húm! Tạ ơn Chúa đã dẫn chúng tôi đi và nâng đỡ anh chị em chúng tôi trong suốt khóa học.
Sau khi ra khỏi rừng Gilwell Park, chúng tôi vội vã về nhà anh chị Hà, nơi đón tiếp anh chị em chúng tôi khi tới Úc. Cha Xưa đi lo việc riêng xây nhà cửa chi đó cho giáo xứ của cha, tôi và mấy anh chị về nhà anh chị Thành, Bé và Giang để cùng đi Sydney với nhau. Ai cũng lo đi cho mau kẻo hết ngày. Chúng tôi được đưa đi thăm thắng cảnh Phillip Island, Nhà hát con sò, Gold Coast, Sunshine Coast...và nhiều nơi không thể nhớ hết .... nhất là đi shopping ở Footscray, Cabramatta...và ăn những “tô phở xe lửa”, mà tôi không thể quên hình cái tô và mùi thịt bò vừa thơm, vừa béo ngậy của Xứ Chuột túi. Nhớ có lần bà con đi lạc về nhà kêu í ới ...đau chân quá, đau chân quá! phải rong bộ suốt mấy dẫy phố mới về tới nhà. Hôm đó tôi đi tháp tùng cha Xưa nên thoát ...nạn. Sau ít ngày ở Sydney, chúng tôi bay qua Brisbane vào trọ nhà anh Ngọc, em của anh Huy trong đoàn. Chúng tôi được anh Ngọc dẫn đi thăm khắp nơi danh lam thắng cảnh ở Brisbane và đi chợ trời của Úc.
Nhìn lại chuyến đi, ngoài những kiến thức và chứng chỉ xác nhận khả năng học tập HĐ, chúng tôi rút ra nhiều bài học cho mình:
Dân Úc sống sống tự nhiên và nhường nhịn : ở nhà nhường nhau míếng ăn, miếng uống, chỗ ngủ, chỗ chơi, ra đường nhường bước cho chị, cho em, cho xe phía trước, lúc nào cũng thấy từ tốn và tứ tốn. Ở đây dường như không có cái “văn hóa tranh giành “ như bên mình.
Chúng tôi học nơi anh em HĐVN tại đây cái tình nghĩa huynh đệ chân tình : có anh em bỏ cả công ăn việc làm, lái xe đưa chúng tôi đi đây đó, đãi chúng tôi ăn và cho tiền... dằn túi. Anh em đón tiếp và lo cho chúng tôi đủ thứ đến tận răng. Tôi trộm nghĩ : không biết về nhà mình có đối đãi với anh em mình được như thế không.
Tôi học nơi anh em HĐ Úc cái khiêm tốn: Chẳng thấy ai khoe khoang này nọ, chẳng thấy ai vỗ ngực xưng tên...Huấn luyện viên khóa học dù là bậc thầy, có học vị tiến sĩ, là những giảng viên đại học nhưng cũng chẳng màng giới thiệu cho anh em. Sau này hỏi ra chúng tôi mới biết à ra thế! Và thán phục hết mình. Họ chỉ ghi lại trên tài liệu vỏn vẹn mấy từ chức danh trong HĐ. Thế thôi.
Tôi học nơi bạn sự chân tình và hay giúp đỡ : Bạn cùng phòng, bạn đồng đội chẳng hề kỳ thị, không lạ lẫm nhưng luôn quan tâm đến nhau, cố tạo cho chúng tôi-những người xa lạ- thấy không còn lạ xa, có khi chị đến hỏi han, chỉ vẽ tận tình, có khi anh đến làm quen, kể cho nghe những sinh hoạt HĐ vui vui ở Úc. Tôi gặp mấy anh em Đài, Hongkong nhất là New Genea hay cười và rất vồn vã mà chúng tôi có cảm tưởng như đã quen nhau từ lâu lắm rồi.
Ngày kết thúc khóa học, tiết trời núi rừng Gilwell hôm ấy khá lạnh, nhưng mọi người lại thấy ấm lên, cái ấm của tình huynh đệ sắp hòng xa lìa, cách trở. Mọi tâm tình, ý nghĩ, bài học, sinh hoạt trong suốt khóa như ùa về trong tâm trí các khóa sinh. Mọi người hồi hộp, rưng rưng dòng lệ đợi chờ lời phát biểu kết thúc và chia tay của Khóa trưởng. Tâm trí chúng tôi lúc này thực ngổn ngang, bồi hồi xúc động nhớ thầy, nhớ bạn, không biết bao giờ mới có ngày gặp lại sống những ngày thắm thiết ấy.
Ôi những người anh, những người bạn! Ôi núi rừng Gilwell thăm thẳm, tạm biệt Mi, tạm biệt mọi người! Cho ta gởi lại những giọt lệ nhớ thương, nghẹn ngào của giây phút giã từ. Hẹn một ngày sẽ gặp lại Mi. Đừng quên ta! Đừng quên ta! Hỡi Gilwell Park, Gembrook, ta mến thương Mi, nơi ta ôm ấp biết bao nhiêu là kỷ niệm! Giã từ, thôi giã từ!
Lm Trần Văn Hòa
Nhớ về đại gia đình anh chị Hà, gia đình cha Liêm, anh chị Bé, Giang, Thành, Nghiêm, Ngọc và....
Thân tặng và nhớ mãi các bạn Ngọc Xưa, Tuấn Huy, Bảo Nhân, Hoàng Oanh và Bạch Hoa tham dự khóa LT27 tại Úc 2015.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thừa tác viên giáo dân mang chiếc áo ngoài của phó tế được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:10 22/04/2015
Giải đáp phụng vụ: Thừa tác viên giáo dân mang dây vai chéo của phó tế được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tại Việt Nam, thừa tác viên cho rước lễ mang dây vai chéo của phó tế, như cha có thể thấy trong tấm ảnh đính kèm đây. Thưa cha, như vậy có đúng không? - N. T., Việt Nam.
Đáp: Độc giả của chúng tôi gửi câu hỏi, kèm theo ảnh chụp một người đàn ông đang cho Rước lễ, trong khi mang một dây vai chéo trông rất giống với dây vai chéo của phó tế, bên ngoài bộ đồ veste và cà vạt của ông. Trong tấm ảnh, cũng có một thừa tác viên ngoại thường thứ hai mang dây vai chéo tương tự (người dịch: vì cha không đăng ảnh vào bài này, nên chúng ta không thấy dây vai ấy là như thế nào!).
Dựa vào tấm ảnh này, tôi không thể khẳng định liệu đó là sự thực hành của toàn quốc gia, hay của một giáo phận, hay của một giáo xứ duy nhất. Do đó, tôi chỉ giới hạn câu trả lời của tôi vào những gì có trong tấm ảnh, mà không nêu ra giả thiết nào cho việc mở rộng sự thực hành ấy.
Về việc này, huấn thị "Redemptionis Sacramentum" của Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, ban hành ngày 25-3-2004, nói như sau về việc sử dụng các “phụ tá mục vụ giáo dân”:
“147. Tuy nhiên, nơi nào nhu cầu của Giáo Hội đòi hỏi, vì thiếu thừa tác viên có chức thánh, người giáo dân có thể thay thế trong một số chức vụ phụng vụ, theo các quy định của giáo luật. Các tín hữu này, được gọi và được cử để thi hành một số chức vụ được xác định, ít nhiều quan trọng, được ơn Chúa nâng đỡ. Ngày nay nhiều giáo dân đã và đang phục vụ một cách quảng đại, nhất là trong các xứ truyền giáo, nơi Giáo Hội còn ít được truyền bá hay đang trong hoàn cảnh bị bắt bớ, cũng trong những miền khác trên hoàn cầu bị bị tác động vì thiếu linh mục và phó tế.
“149. Nhiều giáo dân, được biết dưới danh hiệu là người “phụ tá mục vụ”, rất gần đây, đã được cử đến một số giáo phận đã được phúc âm rất xa xưa; không thể chối cãi là họ rất đông đã làm việc vì lợi ích của Giáo Hội, tạo điều kiện dễ dàng cho hành động mục vụ của Giám Mục, các linh mục và phó tế. Tuy nhiên, phải cảnh giác rằng hình dạng của một chức năng như thế không quá đồng dạng với sứ vụ mục vụ của các giáo sĩ. Nói cách khác, phải chăm chú theo dõi đừng để các “phụ tá mục vụ” đảm nhận những chức năng thuộc riêng sứ vụ của các thừa tác viên có chức thánh.
“150. Sinh hoạt của người phụ tá mục vụ phải nhằm mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sứ vụ của các linh mục và phó tế, nhằm gợi lên các ơn gọi làm linh mục và phó tế, và, trong mỗi cộng đoàn, nhằm hăng hái huấn luyện, theo các quy tắc của giáo luật, các giáo dân đảm nhận nhiều chức vụ phụng vụ khác nhau theo những đặc sủng khác nhau.
“151. Trong việc cử hành phụng vụ, người ta chỉ phải nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường trong trường hợp thật cần thiết. Quả nhiên, sự trợ giúp này không được dự liệu để đảm bảo cho người giáo dân tham dự đầy đủ hơn, nhưng, tự bản tính, nó là bổ sung và tạm thời. Tuy nhiên, dù cần nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường phục vụ, cần phải gia tăng lời cầu nguyện đặc biệt và khẩn thiết, để Chúa nhanh chóng gửi một linh mục đến để phục vụ cộng đoàn và gợi lên nhiều ơn gọi cho Chức Thánh.
“152. Lại nữa, những chức vụ như thế, hoàn toàn có tính cách bổ sung, không được làm cớ để làm phai lạt chính sứ vụ của các linh mục, đến nỗi các vị này lúc bấy giờ chểnh mảng không lo cử hành Thánh Lễ cho dân chúng được ủy thác cho mình, không tự mình chăm sóc bệnh nhân, và tự mình chăm lo rửa tội cho các trẻ em, không chứng hôn phối và cử hành an táng theo nghi lễ Kitô-giáo, đó là những lãnh vực thuộc quyền trước hết của sứ vụ của các linh mục, với sự trợ giúp của các phó tế. Vì thế, trong các giáo xứ, các linh mục phải theo dõi không bao giờ trao đổi một cách không phân biệt các chức vụ của nghĩa vụ mục vụ của mình với chức vụ của các phó tế hoặc của giáo dân, để tránh mọi sự lẫn lộn về chức năng đặc thù của mỗi người.
“153. Vả lại, người giáo dân không bao giờ cho phép đảm trách các chức vụ của phó tế hay linh mục, và mặc những y phục dành riêng cho các ngài, kể cả những y phục tương tự” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Do đó, việc mang dây vai chéo tương tự như dây vai chéo của của phó tế trong bức ảnh trên chắc chắn vi phạm qui định trong số 153.
Đồng thời, trong Thánh Lễ, nếu có thể được, chứ không bắt buộc, một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể mặc chiếc áo chùng trắng (alba), hoặc một y phục khác được chấp thuận, miễn là nó không giống với y phục của linh mục hay phó tế.
Điều này là phù hợp với Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 339: "Thầy giúp lễ, đọc sách, và các người giúp giáo dân khác có thể mặc áo alba hay áo nào khác, được Hội Ðồng Giám Mục chấp thuận hợp pháp cho từng miền” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Việc này là có thể được, bởi vì trong Thánh lễ, áo chùng trắng được xem là y phục phụng vụ cơ bản cho tất cả các thừa tác viên phụng vụ, chứ không chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh mà thôi.
Tuy nhiên, tình hình sẽ là khác đi, khi một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ được yêu cầu hành động một mình ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, các phê phán của huấn thị "Redemptionis Sacramentum", số 153, sẽ được áp dụng. (Zenit.org 21-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tại Việt Nam, thừa tác viên cho rước lễ mang dây vai chéo của phó tế, như cha có thể thấy trong tấm ảnh đính kèm đây. Thưa cha, như vậy có đúng không? - N. T., Việt Nam.
Đáp: Độc giả của chúng tôi gửi câu hỏi, kèm theo ảnh chụp một người đàn ông đang cho Rước lễ, trong khi mang một dây vai chéo trông rất giống với dây vai chéo của phó tế, bên ngoài bộ đồ veste và cà vạt của ông. Trong tấm ảnh, cũng có một thừa tác viên ngoại thường thứ hai mang dây vai chéo tương tự (người dịch: vì cha không đăng ảnh vào bài này, nên chúng ta không thấy dây vai ấy là như thế nào!).
Dựa vào tấm ảnh này, tôi không thể khẳng định liệu đó là sự thực hành của toàn quốc gia, hay của một giáo phận, hay của một giáo xứ duy nhất. Do đó, tôi chỉ giới hạn câu trả lời của tôi vào những gì có trong tấm ảnh, mà không nêu ra giả thiết nào cho việc mở rộng sự thực hành ấy.
Về việc này, huấn thị "Redemptionis Sacramentum" của Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, ban hành ngày 25-3-2004, nói như sau về việc sử dụng các “phụ tá mục vụ giáo dân”:
“147. Tuy nhiên, nơi nào nhu cầu của Giáo Hội đòi hỏi, vì thiếu thừa tác viên có chức thánh, người giáo dân có thể thay thế trong một số chức vụ phụng vụ, theo các quy định của giáo luật. Các tín hữu này, được gọi và được cử để thi hành một số chức vụ được xác định, ít nhiều quan trọng, được ơn Chúa nâng đỡ. Ngày nay nhiều giáo dân đã và đang phục vụ một cách quảng đại, nhất là trong các xứ truyền giáo, nơi Giáo Hội còn ít được truyền bá hay đang trong hoàn cảnh bị bắt bớ, cũng trong những miền khác trên hoàn cầu bị bị tác động vì thiếu linh mục và phó tế.
“149. Nhiều giáo dân, được biết dưới danh hiệu là người “phụ tá mục vụ”, rất gần đây, đã được cử đến một số giáo phận đã được phúc âm rất xa xưa; không thể chối cãi là họ rất đông đã làm việc vì lợi ích của Giáo Hội, tạo điều kiện dễ dàng cho hành động mục vụ của Giám Mục, các linh mục và phó tế. Tuy nhiên, phải cảnh giác rằng hình dạng của một chức năng như thế không quá đồng dạng với sứ vụ mục vụ của các giáo sĩ. Nói cách khác, phải chăm chú theo dõi đừng để các “phụ tá mục vụ” đảm nhận những chức năng thuộc riêng sứ vụ của các thừa tác viên có chức thánh.
“150. Sinh hoạt của người phụ tá mục vụ phải nhằm mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho sứ vụ của các linh mục và phó tế, nhằm gợi lên các ơn gọi làm linh mục và phó tế, và, trong mỗi cộng đoàn, nhằm hăng hái huấn luyện, theo các quy tắc của giáo luật, các giáo dân đảm nhận nhiều chức vụ phụng vụ khác nhau theo những đặc sủng khác nhau.
“151. Trong việc cử hành phụng vụ, người ta chỉ phải nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường trong trường hợp thật cần thiết. Quả nhiên, sự trợ giúp này không được dự liệu để đảm bảo cho người giáo dân tham dự đầy đủ hơn, nhưng, tự bản tính, nó là bổ sung và tạm thời. Tuy nhiên, dù cần nhờ đến các thừa tác viên ngoại thường phục vụ, cần phải gia tăng lời cầu nguyện đặc biệt và khẩn thiết, để Chúa nhanh chóng gửi một linh mục đến để phục vụ cộng đoàn và gợi lên nhiều ơn gọi cho Chức Thánh.
“152. Lại nữa, những chức vụ như thế, hoàn toàn có tính cách bổ sung, không được làm cớ để làm phai lạt chính sứ vụ của các linh mục, đến nỗi các vị này lúc bấy giờ chểnh mảng không lo cử hành Thánh Lễ cho dân chúng được ủy thác cho mình, không tự mình chăm sóc bệnh nhân, và tự mình chăm lo rửa tội cho các trẻ em, không chứng hôn phối và cử hành an táng theo nghi lễ Kitô-giáo, đó là những lãnh vực thuộc quyền trước hết của sứ vụ của các linh mục, với sự trợ giúp của các phó tế. Vì thế, trong các giáo xứ, các linh mục phải theo dõi không bao giờ trao đổi một cách không phân biệt các chức vụ của nghĩa vụ mục vụ của mình với chức vụ của các phó tế hoặc của giáo dân, để tránh mọi sự lẫn lộn về chức năng đặc thù của mỗi người.
“153. Vả lại, người giáo dân không bao giờ cho phép đảm trách các chức vụ của phó tế hay linh mục, và mặc những y phục dành riêng cho các ngài, kể cả những y phục tương tự” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Do đó, việc mang dây vai chéo tương tự như dây vai chéo của của phó tế trong bức ảnh trên chắc chắn vi phạm qui định trong số 153.
Đồng thời, trong Thánh Lễ, nếu có thể được, chứ không bắt buộc, một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể mặc chiếc áo chùng trắng (alba), hoặc một y phục khác được chấp thuận, miễn là nó không giống với y phục của linh mục hay phó tế.
Điều này là phù hợp với Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 339: "Thầy giúp lễ, đọc sách, và các người giúp giáo dân khác có thể mặc áo alba hay áo nào khác, được Hội Ðồng Giám Mục chấp thuận hợp pháp cho từng miền” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Việc này là có thể được, bởi vì trong Thánh lễ, áo chùng trắng được xem là y phục phụng vụ cơ bản cho tất cả các thừa tác viên phụng vụ, chứ không chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh mà thôi.
Tuy nhiên, tình hình sẽ là khác đi, khi một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ được yêu cầu hành động một mình ngoài Thánh lễ. Trong trường hợp này, các phê phán của huấn thị "Redemptionis Sacramentum", số 153, sẽ được áp dụng. (Zenit.org 21-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Tưởng nhớ Đức ông Phêrô Nguyễn văn Tài
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:58 22/04/2015
ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TÀI VÀ NỖI LÒNG THAO THỨC ĐÀO TẠO NGƯỜI CHO Giáo Hội VIỆT NAM
Chiều ngày 29-7-2010, nhân lễ trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, các tác giả hiện diện trong buổi giao lưu tại Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã nhất trí sẽ mở cuộc thi viết thứ hai trên mạng về đức khiết tịnh, mang tên “Nhánh Huệ Nước Trời”, với nội dung “tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đức khiết tịnh”.
Bản thể lệ cuộc thi mở đầu với chi tiết sau đây: “Cuộc thi sẽ có bốn bộ môn: văn xuôi, kịch bản, thơ mới và xướng họa thơ Đường luật. Văn xuôi: dài không quá 800 từ, tối đa là 1 trang A4 và ¼, trừ lề như định sẵn trong máy vi tính, chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11. Có thể là truyện, suy tư, tùy bút, ký sự.”
Chi tiết 800 từ cho văn xuôi là do Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đặt hàng. Với những chuyện ngắn có chiều dài ấy, ngài sẽ thêm mấy câu mở đầu và mấy câu kết thúc để có 10 phút phát thanh. Kết quả, cuộc thi có 20 truyện ngắn vào chung khảo, của 12 tác giả trẻ. Qua việc hỗ trợ tài chánh và gợi hứng cho Ban Tổ chức, Đức Ông đã góp phần thiết thực vào “Chương trình tìm kiếm và đào tạo tài năng văn thơ trẻ” mà lúc ấy Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn mới khởi sự được hơn một năm. Trong số 12 tác giả ấy có người nay đã thành đạt trên đường văn chương, và ít ra 7 người khác vẫn còn hăm hở trau dồi ngòi bút của mình để phục vụ công cuộc của Chúa Cứu Thế Giêsu.
Hơn mười năm trước đó, tôi có cơ duyên chuyển đơn đặt hàng một chương trình suy niệm mùa Chay, mỗi ngày một bài, dài khoảng 800 từ. Người anh em cựu chủng sinh nhận việc đã viết đi viết lại theo những nhận xét góp ý của tôi và rồi anh đã trở thành một cây bút khá vững.
Bên cạnh những công việc miệt mài thầm lặng, đảm bảo đầy đủ bài vở cho chương trình phát thanh đều đặn mỗi ngày suốt gần 40 năm, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài có một thao thức lớn về việc đào tạo người cho Giáo Hội Việt Nam, đồng thời đã có những nỗ lực linh động và hữu hiệu cho việc ấy. Ngài đã là chỗ dựa và người định hướng cho tập thể anh chị em giới Công Giáo du học tại Phi trong nhiều năm. Nhiều anh chị em có thể thuật lại những can thiệp, những giúp đỡ rất cụ thể ngài dành cho bản thân họ. Đức Ông dành thời giờ cho tất cả những ai cần đến ngài. Hơn nữa Đức Ông còn tư vấn cho các cộng đoàn trong việc gửi người đi du học. Mấy năm ở Phi, tôi có nghe ngài nói tới một số vị bề trên từ chối gửi người đi học nước ngoài kèm theo lý do tại sao. Ngài cũng thường nhắc đi nhắc lại: Gửi người đi học nước ngoài thì tốt, nhưng phải chuẩn bị kỹ ở nhà trước đã. Môi trường học vấn ở nước ngoài như một siêu thị bán đủ thứ hàng tùy chọn, người du học sinh cần có khả năng phê bình để tiếp thu cái hay, loại trừ cái dở. Theo ngài, nếu là những tu sĩ đã khấn trọn vài năm, nếu đã là linh mục có sẵn kinh nghiệm mục vụ thì sẽ có ích lợi nhiều cho Giáo Hội quê nhà.
Với sự hiện diện, tình cha và tình anh em của Đức Ông Phêrô, nhà Thánh Giuse ở trụ sở đài Chân lý Á Châu tại Fairview, Manila, Philippines, mỗi Chúa Nhật và lắm khi cả ngày thường, đã là chỗ dừng chân đầy an ủi cho những người xa quê hương, từ những giáo dân di tản, các chủng sinh, nam nữ tu sĩ và linh mục. Mái ấm ấy đã để lại trong tâm hồn tôi những kỷ niệm rất đẹp về tình nghĩa anh chị em hiệp thông và hiệp nhất, những hy vọng xanh tươi cho Giáo Hội Việt Nam. Những năm về sau, tôi trở lại Phi, không gian của nó đã bị thu hẹp lại, nhưng sự ấm áp và nụ cười tươi của người anh, người cha vẫn còn đấy, vẫn gợi lại một thời mà những người Việt xa quê tại Phi cần một chỗ để có thể cảm thấy như nhà của mình.
Chiều ngày 29-7-2010, nhân lễ trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, các tác giả hiện diện trong buổi giao lưu tại Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã nhất trí sẽ mở cuộc thi viết thứ hai trên mạng về đức khiết tịnh, mang tên “Nhánh Huệ Nước Trời”, với nội dung “tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đức khiết tịnh”.
Bản thể lệ cuộc thi mở đầu với chi tiết sau đây: “Cuộc thi sẽ có bốn bộ môn: văn xuôi, kịch bản, thơ mới và xướng họa thơ Đường luật. Văn xuôi: dài không quá 800 từ, tối đa là 1 trang A4 và ¼, trừ lề như định sẵn trong máy vi tính, chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11. Có thể là truyện, suy tư, tùy bút, ký sự.”
Chi tiết 800 từ cho văn xuôi là do Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đặt hàng. Với những chuyện ngắn có chiều dài ấy, ngài sẽ thêm mấy câu mở đầu và mấy câu kết thúc để có 10 phút phát thanh. Kết quả, cuộc thi có 20 truyện ngắn vào chung khảo, của 12 tác giả trẻ. Qua việc hỗ trợ tài chánh và gợi hứng cho Ban Tổ chức, Đức Ông đã góp phần thiết thực vào “Chương trình tìm kiếm và đào tạo tài năng văn thơ trẻ” mà lúc ấy Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn mới khởi sự được hơn một năm. Trong số 12 tác giả ấy có người nay đã thành đạt trên đường văn chương, và ít ra 7 người khác vẫn còn hăm hở trau dồi ngòi bút của mình để phục vụ công cuộc của Chúa Cứu Thế Giêsu.
Hơn mười năm trước đó, tôi có cơ duyên chuyển đơn đặt hàng một chương trình suy niệm mùa Chay, mỗi ngày một bài, dài khoảng 800 từ. Người anh em cựu chủng sinh nhận việc đã viết đi viết lại theo những nhận xét góp ý của tôi và rồi anh đã trở thành một cây bút khá vững.
Bên cạnh những công việc miệt mài thầm lặng, đảm bảo đầy đủ bài vở cho chương trình phát thanh đều đặn mỗi ngày suốt gần 40 năm, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài có một thao thức lớn về việc đào tạo người cho Giáo Hội Việt Nam, đồng thời đã có những nỗ lực linh động và hữu hiệu cho việc ấy. Ngài đã là chỗ dựa và người định hướng cho tập thể anh chị em giới Công Giáo du học tại Phi trong nhiều năm. Nhiều anh chị em có thể thuật lại những can thiệp, những giúp đỡ rất cụ thể ngài dành cho bản thân họ. Đức Ông dành thời giờ cho tất cả những ai cần đến ngài. Hơn nữa Đức Ông còn tư vấn cho các cộng đoàn trong việc gửi người đi du học. Mấy năm ở Phi, tôi có nghe ngài nói tới một số vị bề trên từ chối gửi người đi học nước ngoài kèm theo lý do tại sao. Ngài cũng thường nhắc đi nhắc lại: Gửi người đi học nước ngoài thì tốt, nhưng phải chuẩn bị kỹ ở nhà trước đã. Môi trường học vấn ở nước ngoài như một siêu thị bán đủ thứ hàng tùy chọn, người du học sinh cần có khả năng phê bình để tiếp thu cái hay, loại trừ cái dở. Theo ngài, nếu là những tu sĩ đã khấn trọn vài năm, nếu đã là linh mục có sẵn kinh nghiệm mục vụ thì sẽ có ích lợi nhiều cho Giáo Hội quê nhà.
Với sự hiện diện, tình cha và tình anh em của Đức Ông Phêrô, nhà Thánh Giuse ở trụ sở đài Chân lý Á Châu tại Fairview, Manila, Philippines, mỗi Chúa Nhật và lắm khi cả ngày thường, đã là chỗ dừng chân đầy an ủi cho những người xa quê hương, từ những giáo dân di tản, các chủng sinh, nam nữ tu sĩ và linh mục. Mái ấm ấy đã để lại trong tâm hồn tôi những kỷ niệm rất đẹp về tình nghĩa anh chị em hiệp thông và hiệp nhất, những hy vọng xanh tươi cho Giáo Hội Việt Nam. Những năm về sau, tôi trở lại Phi, không gian của nó đã bị thu hẹp lại, nhưng sự ấm áp và nụ cười tươi của người anh, người cha vẫn còn đấy, vẫn gợi lại một thời mà những người Việt xa quê tại Phi cần một chỗ để có thể cảm thấy như nhà của mình.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn Đào
Joseph Ngọc Phạm
21:15 22/04/2015
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Em như cánh anh đào luôn mãi mới
Hương mật đời, nhụy thắm của yêu thương
Gió trời rung, hoa dẫu nát bên đường
Hoa cũng đã một lần trăm nét đẹp.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)