Ngày 21-04-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trải nghiệm một niềm vui lạ thường
Lm. Minh Anh
00:45 21/04/2022

TRẢI NGHIỆM MỘT NIỀM VUI LẠ THƯỜNG
“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”.

Một ấn phẩm của Anh từng đưa ra giải thưởng cho định nghĩa về “Một Người Bạn Tốt Nhất”. Trong hàng nghìn câu trả lời nhận được, có những câu sau đây: “Một người hiểu được sự im lặng của bạn”; “Một người đến, khi cả thế giới đã đi ra ngoài”; và “Một người nhân lên niềm vui, chia sẻ hạnh phúc, nỗi đau; giúp chúng ta ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ ngay cả giữa những mất mát, khổ đau!”. Câu trả lời cuối cùng này thu hút sự chú ý của nhiều người nhất!

Kính thưa Anh Chị em,

Như “Một Người Bạn Tốt Nhất”, Chúa Giêsu, trong Tin Mừng hôm nay, hiện ra cho các môn đệ. Luca ghi lại một tâm trạng khó tả nơi những người bạn của Ngài; một điều gì đó vừa không thể, vừa rất thật, “Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. Lòng họ quá vui sướng đến mức không thể tin đây là sự thật; đúng hơn, họ chưa chuẩn bị đủ để có thể ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường!’.

Bất cứ một cuộc gặp gỡ nào với Chúa cũng luôn dẫn bạn đến choáng ngợp và ngạc nhiên! Nó vượt ra ngoài sự say mê, vượt ra ngoài niềm vui; nó là một kinh nghiệm rất khác! Các môn đệ vui mừng, nhưng niềm vui này khiến họ nghĩ, ‘Không, điều này là không thể!’. Đừng quên chụp lại ‘cái khung tâm trí’ đẹp đẽ này! “Chưa tin” có nghĩa là không chắc mình phải tin điều gì. Họ do dự không tin vào những gì đang thấy: một Giêsu, người bị đóng đinh, đang đứng trước họ với những hõm sâu còn chưa khô trên tay và chân; người đang nói với họ và yêu cầu một cái gì đó để ăn. Họ có một chút sốc, không tin và không chắc chắn. Dường như họ đang chờ đợi để bùng nổ niềm vui, họ muốn ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ trong những gì họ đang thấy, nhưng có điều gì đó đang kìm hãm họ. Tất cả là quá tốt. Có đúng như vậy không?

Phản ứng của các môn đệ đôi khi cũng là trải nghiệm của chúng ta. Những lúc được Chúa cho hưởng nếm vinh quang và ân sủng phục sinh của Ngài, chúng ta cũng thường do dự! Ở đây, có nhiều lý do! Sự nản lòng là một trong những lý do khiến chúng ta chần chừ trong việc đón nhận chúng một cách trọn vẹn! Các môn đệ vô cùng nản lòng trước cái chết của Thầy, và bây giờ, dù Thầy ở trước mặt, họ vẫn do dự để có thể ‘buông bỏ sự nản lòng’ mà họ đang ‘ôm chặt’.

Cũng thế, chúng ta có thể dễ dàng để cho sức nặng của thế giới, tội lỗi của mình hoặc của người khác đè nặng; chúng ta tức giận hoặc khó chịu và ủ rũ vì những vấn đề phải đối mặt. Chúng ta ‘ôm chặt’ chúng! Nhận lấy niềm vui phục sinh có nghĩa là phải ‘buông bỏ’ tất cả chúng để chăm chú nhìn vào những thực tại mà Chúa muốn chúng ta tập trung vào. Chúa Giêsu liên lỉ kêu gọi chúng ta nhìn xa hơn để đạt được điều gì đó vĩ đại hơn. Ngài kêu gọi chúng ta nhìn vào chiến thắng của Ngài, một chiến thắng giải phóng và tạo ra một đức tin đáng kinh ngạc. Niềm tin này giúp cho việc ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ mà Chúa muốn chúng ta có.

Phêrô, qua bài đọc hôm nay, hướng niềm vui của đoàn người đang chạy theo ngài đến việc ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ nơi Đấng mà nhờ quyền năng Ngài, anh què bẩm sinh này đi được; đó là Chúa Giêsu Phục Sinh. Nhờ đó, họ hết sức vui mừng, Thánh Vịnh đáp ca bày tỏ, “Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!”.

Anh Chị em,

“Các ông còn chưa tin, vì mừng quá!”. Thật dễ hiểu, vì điều này vượt ra ngoài sự say mê, vượt ra ngoài niềm vui và trí tưởng tượng của trí hiểu hẹp hòi nơi con người. Như các môn đệ, hôm nay, chúng ta được mời gọi tin, yêu và toả lan niềm vui! Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, đang ở với chúng ta cho đến tận thế. Ngài là “Một Người Bạn Tốt Nhất”, chúng ta phải sống chết cho tình bạn siêu việt này! Mỗi ngày, qua Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể, chúng ta được hưởng nếm vinh quang, ân sủng và chia sẻ chính sự sống của Ngài. Đây quả là ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ của người trần thế giữa một cuộc sống lắng lo, chạy vạy trên biển trần gian. Vì thế, hãy sống giây phút hiện tại, thưởng thức nó! Mọi giây phút là thời khắc đẹp nhất, vui nhất, hạnh phúc nhất mà Thiên Chúa chờ mong chúng ta ngước lên trời mà nếm cảm nó!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để có thể ‘trải nghiệm một niềm vui lạ thường’ gặp gỡ Đấng Phục Sinh và được biến đổi bởi Ngài, xin giúp con bắt đầu bằng việc từ bỏ mọi lối sống tầm thường!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Bình An Cho Anh Em
Lm Vũđình Tường
03:30 21/04/2022
Nhóm Pharise và Kinh Sư phê bình, chỉ trích môn đệ Đức Kitô không giữ luật ăn chay. Đức Kitô đáp,

'Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi, ngày đó, họ mới ăn chay'. Lc 5,35.

Với Đức Kitô, 'ngày đó' thường được Đức Kitô nhắc đến là 'Giờ Ta chưa đến'. Đó là ngày Đức Kitô để cho quân dữ bắt. Đối với tông đồ 'ngày đó' là thời gian các ông sống trong than khóc, lo âu, sợ hãi. Sợ lãnh đạo Do Thái bủa lưới, vây bắt đánh đập và giết chết. Đối diện với tương lai đen tối, cộng thêm mặc cảm tội lỗi chối Thầy các ông rất buồn sầu. Nhớ lại trong bữa Tiệc Li, ai cũng can đảm đoan hứa sẽ trung thành với Thầy đến chết. Khi sự việc xảy ra tất cả đều nhanh chân chạy trốn, để mình Thầy bơ vơ giữa bầy lang sói. Các ông hành động theo phản xạ tự nhiên của con người. Gặp nguy hiểm là chạy trốn, tìm đường sống. Đây là hành động hướng dẫn bởi khối óc, không phải của con tim yêu mến.

Sau ba ngày khóc than, các ông nhận lại được sự sống mới. Đức Kitô thương nhớ các ông và các ông thương nhớ Ngài. Sau khi trỗi dậy từ cõi chết, Đức Kitô không phí một phút nào, Ngài tìm gặp môn đệ. Điều này cho thấy môn đệ chiếm một vị trí quan trong trong con tim Đức Kitô. Ngài yêu mến, chăm lo, coi sóc, bảo vệ các ông. Đức Kitô không gặp bất cứ trở ngại nào trong việc kiếm nơi các ông lẩn trốn, và cũng không gặp trở ngại đi qua cửa đóng, then cài. Nghe lời chào bình an, giọng nói quen thuộc, các ông nhận ngay ra Thầy. Điều các ông lo buồn đã không xảy ra. Đức Kitô không hề đá động gì đến việc các ông thất hứa, trốn chạy. Thay vào đó Ngài mang đến cho các ông ơn bình an, hy vọng. Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn để các ông nhận ra Ngài chính là Đức Kitô Phục Sinh, cùng một Đức Kitô trước và sau cuộc khổ nạn. Ơn bình an Đức Kitô trao ban là ơn đặc biệt. Ngài là Đấng duy nhất làm chủ món quà bình an Phục Sinh. Ai nhận được ơn bình an Phục Sinh, con tim người đó cảm thấy thảnh thơi, an bình, thoải mái, tin yêu, tràn đầy hy vọng, bởi ơn đó luân chuyển toàn thể châu thân.

Lời chào 'Bình an cho anh em' cho biết con người bằng xương, bằng thịt có thể nhận được ơn bình an Phục Sinh từ trời cao ban tặng. Trước khi sai môn đệ đi truyền rao Tin Mừng Phục Sinh, một lần nữa Đức Kitô nói với các ông,
'Bình an cho anh em'. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.

Nói xong Ngài thổi hơi, ban Thánh Thần cho các ông. Trình thuật Sáng Thế Kí cho biết Chúa tạo dựng con người rồi thổi hơn ban cho con người sự sống. Đức Kitô thổi hơi ban cho môn đệ sức sống mới, đời sống mới. Từ nay các ông trở thành khuôn mặt mới của Đức Kitô. Với con tim mới, các ông là chân, là tay nối dài của Đức Kitô mang Tin Mừng Phục Sinh đến cho muôn dân. Thổi hơi đây chính là ban Thánh Thần, Đấng luôn là bạn đồng hành, hướng dẫn, chỉ bảo, dậy dỗ giúp các ông hiểu sâu hơn về mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Kitô.

Lần đầu Đức Kitô hiện ra, vì một lí do nào đó, Thoma vắng mặt. Tuần sau, Ngài lại đến với các ông, và nói với Thoma,

'Hãy nhìn xem tay Thầy và cạnh sườn Thầy' Lc 20,27. Thoma thưa 'Lậy Chúa của con, lậy Thiên Chúa của con' Gn 20,28.

Câu trên Thoma tuyên xưng niềm tin hai lần. 'Lậy Chúa của con' chính là nói về nhân tính của Đức Kitô; 'Lậy Thiên Chúa của con' chính là nói về thiên tính của Đức Kitô. Như thế Thoma tuyên xưng Đức Kitô vừa là con người thật, vừa là Thiên Chúa thật.

Đức Kitô hiện ra với môn đệ và điều này thay đổi cuộc sống các ông, đang từ lo âu, buồn phiền, sợ hãi, các ông trở nên con người mới, sức sống mới, niềm tin mới, tương lai tươi sáng trong niềm hy vọng Phục Sinh. Đức Kitô nói với Thoma,

'Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin' Gn 20,29.

Chúng ta tin theo Đức Kitô không phải vì thấy mà dựa vào tường thuật, lẫn niềm tin của các tông đồ. Chúng ta là người có phúc, không trực tiếp nghe lời rao giảng của chính Đức Kitô, nhưng nghe, tin theo, nghe lời Đức Kitô Phục Sinh ghi lại trong Kinh Thánh. Nguồn hạnh phúc này trở nên vẹn toàn khi mỗi người trong chúng ta mang con tim mơí, trở thành khuôn mặt Đức Kitô Phục Sinh, trở thành tay, thành chân, nối dài của Đức Kitô Phục Sinh.

TiengChuong.org

Peace Be with You

The Pharisees and Scribe criticised Jesus' disciples for not fasting. Jesus replied, ‘But the time will come, the time for the bridegroom to be taken away from them; that will be the time when they will fast' Lk 5,35.

For Jesus, 'the time' known as 'The Hour' happened when He was taken away. For the apostles, it was time for mourning because their Master had been arrested. They themselves lived in fear, frightened of the Jewish leaders who were behind the plot to kill Jesus. The threat of being arrested and tortured was imminent. Facing their own demons and an unknown future, they now were in mourning. They remembered at the last Supper, no matter what, they vowed be faithful to Jesus. When the crucial time arrived they all ran away. Not their hearts, but their heads dictated their actions.

Their mourning time lasted for just three days. Jesus missed them greatly and they too missed Jesus. After the resurrection, Jesus had no time to spare, but He went to look for them. It showed He truly cared, loved and wanted to be with them. Before returning to the Father, Jesus entrusted them with the mission He had received from the Father. The Risen Lord had no trouble finding either the apostles' hiding place or going through their locked door. Hearing the greeting, the familiar voice, the voice of their Master, the apostles were filled with great joy. Jesus came, not to confront them for running away or for denying that they knew Him, but to fill their unknown future with eternal hope and peace. It was not an ordinary hope and peace: it was not conditional on a worldly environment. No, Jesus gave them a special peace, the peace of the Risen Lord, which was the everlasting peace that arose from within. Jesus showed the apostles His hands and side to make them feel that He was truly the crucified Jesus. He was the same person before and after the crucifixion. Jesus' greeting 'Peace be with you' implied that our humanity- flesh and bone- was able to contain the everlasting peace. Before sending the apostles out into the troubled world, Jesus said to them again, 'Peace be with you'. Just as the Father sent Jesus to bring the message of God's love to the trouble world, it was now Jesus, in His turn, sending the apostles to embark on bringing the message of glorious eternal peace of the Risen Lord to the world. Jesus received it from the Father; He now passed it on to His apostles, and to us, His disciples. Jesus allowed them and us to be His human face, and hands to do the mission. We are not alone in our mission field, but Jesus' spirit would be with us in our mission. The creation account (Gen 2:7) tells us that after making the shape of a person, God breathed on him to give him life. Jesus 'breathes' on the apostles, implying that they had a new life, and strengthened by the Advocate who will be our companion, and will teach, remind and guide us into all truth.

When Jesus first appeared to the apostles, for some reason, Thomas was not there. A week later, He came again; this time Jesus talked to Thomas, showing him His hands and side. Seeing Jesus, Thomas made a double confession ‘My Lord and My God'v.28. The former one applied to the humanity of Jesus and the latter applied the divinity of Jesus. Jesus was truly human and truly God.

Jesus appeared to the apostles and that changed their life. Their fear, pain and unclear future now changed into everlasting joy and unbounded love, with a clear, shining vision of hope for the future. Jesus said to Thomas, 'Happy are those who have not seen and yet believe,' Lk 20:29. He spoke of you and me who have not seen and yet believe. We are blessed when we believe the Good News, and become a human face and hands of Jesus.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:35 21/04/2022

4. Khi linh mục cử hành thánh lễ thì càng có nhiều thiên thần chầu chực quanh bàn thờ, thờ lạy thân thể thương tích của Đức Chúa Giê-su.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:38 21/04/2022
56. GIẤM ĐẮT HƠN RƯỢU

Có một tiệm rượu, trên bảng hiệu đề giá tiền rượu rất rõ ràng: >“Rượu một cân tám lạng bạc, giấm mỗi cân một nén bạc”.b>

Một hôm, có hai vị khách vào tiệm mua rượu, nhưng rượu đó rất chua, một người nếm thử rượu và tặc lưỡi liên tục nhăn mặt nói:

- “Sao lại có rượu chua như thế này, hay là cầm nhầm giấm rồi?”

Người kia vội vàng véo vào bắp chân lặng lẽ nói:

- “Đồ ngốc, đừng vội nói năng, anh nhìn trên tâm bảng hiệu viết là giấm đắt hơn rượu đó sao !”

(Tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 56:

Thời nay cũng có một câu chuyện tương tự như câu chuyện trên:

“Có người giáo dân nọ nói với người giáo dân kia: “Cái ông Y…bà X…sống như thế thì giữ đạo làm gì, không ích lợi gì cả”.

Trả lời: “Thì kệ họ, hồn ai nấy giữ theo họ làm gì, mình theo Chúa theo Mẹ chứ đâu có theo những người ấy?”

Ai hiểu sao thì hiểu, bởi vì có người theo đạo vì ông cha sở, khi ông cha đổi đi chỗ khác thì không đến nhà thờ nữa; có người theo đạo vì ông này bà nọ, khi ông này bà nọ có chuyện xích mích với cha sở hay với ban hành giáo, thì chính họ cũng không đến nhà thờ nữa; có người theo đạo vì vợ sắp cưới là người có đạo, khi cưới xong rồi thì tạm biệt Chúa và nhà thờ…

“Hồn ai nấy giữ” khi mới nghe thì cũng có lý vì mỗi người chỉ có một linh hồn mà thôi, mà linh hồn thì đắt hơn và cao quý hơn tất cả mọi thứ trên đời. Vì nó cao quý như thế nên Đức Chúa Giê-su mới xuống thế làm người để cứu chuộc nó; vì nó đắt giá như thế nên Đức Chúa Giê-su mới ra lệnh cho chúng ta phải ra đi truyền giáo, để mọi người cũng được trở thành con cái của Chúa và được hưởng phúc thiên đàng mai sau.

Hồn ai nấy giữ thì quá vật chất trần tục, nhưng giúp cho linh hồn người khác biết Chúa thì hạnh phúc và vinh dự trước mặt Chúa vô cùng…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 22/04: Anh em hãy đến mà ăn – Nữ Tu Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá
Giáo Hội Năm Châu
08:06 21/04/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông: “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời : “Thưa không.” Người bảo các ông : “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giê-su bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

Đó là lời Chúa
 
Nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng
Lm. Minh Anh
21:03 21/04/2022
NHIỀU HƠN NHỮNG GÌ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG
“Hãy đến mà ăn!”.

Blaise Pascal nói, “Điểm phân biệt lớn nhất về sự toàn năng của Thiên Chúa, là khi nghĩ về nó, trí tưởng tượng của con người sẽ mất! Ngài luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Đúng như Pascal nói, với Chúa Giêsu Phục Sinh, mọi sự luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Lời Chúa hôm nay cho thấy, với Chúa Giêsu, mọi sự trở nên mới mẻ, có thể bắt đầu lại, có thể được phục hồi, kể cả những đổ vỡ, phản bội và thất bại!

Tin Mừng đại lễ Phục Sinh lưu ý cách Phêrô và Gioan đi vào ngôi mộ của Thầy. Tác giả Phúc Âm thứ tư nói về Gioan, “Ông đã thấy và đã tin!”. Thế còn đức tin của Phêrô thì sao? Tác giả im lặng! Phải chăng có một vướng mắc nào đó mà Phêrô phải giải quyết trước khi tín thác hoàn toàn vào Chúa Phục Sinh; hay phải chăng Phêrô đang nghiền ngẫm về những lần không chung thuỷ trong quá khứ? Có thể! Khi ai đó cảm thấy không thoải mái trong các tình huống, họ có xu hướng trở lại với những nếp cũ quen thuộc hầu khôi phục lại sự tự tin và giá trị bản thân. Với Phêrô, nếp cũ bảo đảm là đánh cá, vì vậy ông đi đánh cá, rủ các bạn cùng đi; họ là những người cũng cảm thấy có lỗi vì đã bỏ Thầy mà chạy trong cuộc thương khó. Có lẽ sự áy náy của họ là lý do khiến họ dễ dàng nhập cuộc với Phêrô. Vậy mà nhóm bạn chài đáng thương ấy thật may mắn, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Họ gặp được Thầy mình đang đứng trên bờ, người sẽ băng bó những vết thương lòng cho họ, chữa lành những trái tim thương tổn của họ.

Chúa Giêsu hiện ra trên bờ nhưng họ không nhận ra Thầy; Ngài ra lệnh cho họ buông chài bên mạn phải thuyền. Và họ bắt được rất nhiều cá. Thật là một cuộc đánh bắt thú vị! Mẻ cá này không chỉ là một ân huệ sau một đêm công cốc; nó mang tính biểu tượng cao! Biểu tượng trọng tâm là Đấng Phục Sinh đang ở với họ, ‘giữa nếp cũ, đánh cá theo cách mới’; Gioan nói, “Chúa đó!”; Ngài thầm nhắc họ sứ mệnh ban đầu, “Các con sẽ là những kẻ lưới người như lưới cá!”. Và điều quan trọng là nếu họ tự sức làm điều này bằng những nỗ lực của mình theo ‘nếp cũ’, họ sẽ trắng tay; nhưng nếu làm theo ‘cách mới’, tức là ‘theo lệnh Ngài’, ‘theo cách của Ngài’, ‘trong thời gian của Ngài’, nỗ lực của họ sẽ mang lại thành quả, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’. Bài đọc thứ nhất hôm nay là một bằng chứng, trước hội đồng lãnh đạo cao nhất, Phêrô tuyên bố những gì hùng hồn nhất. Giêsu, “Tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Ngài, không ai đem lại ơn cứu độ!”, đúng với Thánh Vịnh đáp ca.

Tin Mừng nói, “Bước lên bờ, các ông thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên và có cả bánh nữa”. Ôi! Với Phêrô, lại là một biểu tượng! Những ánh lửa của đêm nào sống lại trong ông, lửa phản bội, lửa chối Thầy; nhưng nay, lửa xót thương, lửa thứ tha! Trong đêm khổ nạn, khi đang sưởi mình bên bếp lửa hồng, ông đã nói, “Tôi không biết người ấy”; nhưng giờ đây, cũng bên bếp lửa hồng, ‘Người Ấy’ lại nói với ông, các bạn ông, “Hãy đến mà ăn!”. Những lời này sao mà thâm trầm đến thế, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng’; bởi lẽ, nó gợi lên những lời của đêm Tiệc Ly, lời của các phép lạ bánh cá hoá nhiều, lời của các bữa ăn đượm tình Thầy trò…

Anh chị em,

Lịch sử của Phêrô cũng là lịch sử của mỗi người chúng ta, không phải lúc nào cũng trung tín, chân thực; ở đó có cả bất trung, bội tín. Thế nhưng, Chúa Phục Sinh quên hết! Ngài mời tất cả mọi người “Hãy đến mà ăn!”, đến tham dự bữa tiệc thịnh soạn của lòng thương xót. Chúa Phục Sinh trả lại lòng nhân hậu cho sự dữ đến nỗi các môn đệ không cần phải hỏi Ngài, “Ông là ai?”. Ba năm nhìn thấy Ngài tha thứ tội lỗi và chữa lành bao bệnh tật đã giúp họ nhận biết Ngài là Đấng Thương Xót; và nay Ngài thương xót họ! Bạn và tôi, chúng ta có biết Ngài bằng cái tên Thương Xót đó không? Bạn và tôi có yêu mến Ngài như Phêrô đã trả lời Ngài sau đó không?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ân sủng phục sinh không chỉ kết thúc với việc con được tha thứ; nó kết thúc với việc trái tim con được biến đổi ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư ký riêng của Giáo hoàng danh dự Benedict XVI nhiễm coronavirus
Đặng Tự Do
04:59 21/04/2022


Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, Thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16, đã xét nghiệm dương tính với Coronavirus. Tin tức này được đưa tin bởi Hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã được cách ly kể từ ngày 11 tháng 4, vị giám mục xác nhận với KNA vào hôm thứ Tư 20 tháng Tư, và nói thêm rằng vào Chúa Nhật Phục sinh, sau cuộc kiểm tra thứ hai, ngài vẫn dương tính.

Tất cả những cư dân khác của tu viện Mẹ Giáo Hội, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, đều cho kết quả âm tính.

Các phương tiện truyền thông Ý gần đây đưa tin rằng Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bộ trưởng ngoại giao của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus. Vì vậy, ngài phải hoãn chuyến đi đến thủ đô Kyiv của Ukraine đã được lên lịch trước lễ Phục sinh.
Source:Il Sismografo
 
Việc các giám mục bất đồng công khai có nằm trong kế hoạch của Đức Giáo Hoàng Phanxicô không?
Vũ Văn An
17:51 21/04/2022

James T. Keane của tạp chí America, ngày 19 tháng 4 vừa qua có một bài bình luận về hiện trạng công luận Công Giáo hiện nay.



Theo ông, người ta có thể lập luận rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc khuyến khích sự đa dạng hơn về quan điểm và cách diễn đạt trong suốt diễn trình thượng hội đồng kéo dài ba năm của Giáo Hội trên toàn thế giới chính là thời điểm Gorbachev của ngài: một glasnost [công khai thẳng thắn] mang lại một nền tự do mới cho Giáo Hội nhưng cũng đưa đẩy các định chế lâu đời của Giáo Hội vào một thời điểm bất định. Không nơi nào sự tự do mới mẻ này — và sự nguy hiểm biểu kiến — rõ ràng hơn ở Đức, nơi mà một “diễn trình đồng nghị” trong Giáo Hội dường như đã mở nắp mọi hộp côn trùng nhơ nhớp có thể có, từ việc độc thân linh mục cho đến sự kết hợp đồng tính cho đến những đề xuất thay đổi rộng rãi giáo luật liên quan đến việc quản trị.

Đáng chú ý hơn, tổng giám mục của Munich và Freising, Hồng Y Reinhard Marx (thành viên Hội đồng Hồng Y cố vấn của Đức Phanxicô, và cũng là chủ tịch Hội đồng Kinh tế của Vatican), đã kêu gọi thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tính của các hành vi đồng tính — và hơn nữa, còn tuyên bố rằng chính ngài đã chúc phúc cho các cặp đồng tính. Hồng Y Marx nói với tạp chí hàng tuần Stern của Đức vào ngày 31 tháng 3, “Sách giáo lý không được khắc trên đá”.

Đức Giám Mục Joseph Strickland của Giáo phận Tyler, Hoa Kỳ, đã lên Twitter để đưa ra ý kiến của mình: “Đức Hồng Y Marx đã rời bỏ đức tin Công Giáo. Ngài cần phải trung thực và chính thức từ chức.” Đức Hồng Y Marx không trả lời — không rõ ngài có biết Đức Giám Mục Strickland là ai hay không — nhưng đó là một khoảnh khắc mở mang tầm mắt. Lần cuối cùng một giám mục công khai yêu cầu một giám mục khác từ chức là khi nào? Gọi một giám mục khác là một kẻ bội giáo? Ly giáo cách điều này bao xa — và ở đây ai có nguy cơ ly giáo? Công bằng mà nói, Đức Cha Strickland là một người đứng ngoài các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ngài chặn “bao cát” một giám mục khác — trong năm qua, ngài đã sử dụng Twitter để chất vấn các quyết định của Đức Hồng Y Blase Cupich ở Chicago và Đức cha Christopher Coyne của Burlington, Vt., về thẩm quyền pháp lý địa phương của các vị.

Và ngài có lẽ nổi tiếng nhất vì đã tweet ủng hộ một linh mục của Giáo phận La Crosse, Linh mục James Altman, người mà chức vụ đã bị chính giám mục của mình hạn chế vì đã gọi những người Công Giáo tiến bộ là “quốc xã phát xít cánh tả” và tuyên bố rằng những người Công Giáo bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ có thể “đối đầu với lửa hỏa ngục”.

Tuy nhiên, Đức Cha Strickland không phải là giám mục Mỹ duy nhất có tiếng nói phản đối đường lối đồng nghị do Giáo Hội Đức thực hiện. Vào Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã cho đăng một tiểu luận trên tạp chí First Things, “Tại sao tôi lại ký Thư ngỏ cho các Giám mục Đức.” Bức thư ngỏ được nói đến là “Thư ngỏ huynh gửi tới các giám mục anh em của chúng tôi ở Đức”, không được gửi cho các giám mục ở Đức mà thay vào đó đã được 74 giám mục phát hành trực tuyến trong Tuần lễ Thánh, lập luận rằng các hành động được thực hiện bởi Giáo Hội Đức trong tiến trình thượng hội đồng của họ "làm suy yếu uy tín của thẩm quyền Giáo Hội, bao gồm cả thẩm quyền của Đức Phanxicô." Trong số 74 người ký ban đầu, 49 người là giám mục của Hoa Kỳ. Những lời chỉ trích và lo ngại khác đến từ các giám mục của các nước Scandinavia và từ Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan.

Đức Cha Georg Bätzing, Giám Mục của Limburg, chủ tịch hội đồng giám mục Đức, đã trả lời trong một bức thư ngày 14 tháng 4 cho những người ký tên trong “Thư ngỏ huynh đệ” rằng “Con đường Thượng hội đồng không có cách nào làm suy yếu thẩm quyền của Giáo Hội, bao gồm cả thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, như qúy vị viết. ” Ngài viết, con đường đồng nghị của Đức, “không hướng đến các lý thuyết xã hội học ngắn hạn hay các hệ tư tưởng thế tục, mà hướng đến các nguồn nhận thức trung tâm của đức tin: Thánh Kinh và Thánh Truyền, huấn quyền và thần học, cũng như cảm thức đức tin của các tín hữu và các dấu chỉ của Tin Mừng được giải thích dưới ánh sáng của Tin Mừng.”

Tin tưởng — hoặc không tin tưởng — diễn trình

Một năm sau diễn trình thượng hội đồng toàn cầu kéo dài ba năm — và trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng của giáo hội ngày càng trầm trọng vì thiếu hụt các ơn gọi và sự đào ngũ rộng rãi khỏi giáo hội trên toàn thế giới — chúng ta không nên mong đợi các vấn đề nóng bỏng và những người quảng bá chúng sẽ biến mất, cũng không mong chờ các bất đồng công khai như vậy sẽ chấm dứt. Thật vậy, ở một mức độ nào đó, đây là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô dường như vẫn muốn: thảo luận cởi mở hơn, ít sự thật theo kiểu Sô viết (Pravda) hơn. Có lẽ tất cả chúng ta sẽ phải quyết định — nếu không có sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng chúng ta đã quá quen thuộc, nếu không phải là luôn hài lòng, trong suốt thế kỷ qua — điều gì nên đem ra thảo luận và điều gì không nên, điều gì là giáo huấn vĩnh viễn của Giáo Hội và điều gì là một vấn đề của kỷ luật hoặc thông lệ địa phương.

Điều đó sẽ đòi hỏi một số đồng thuận. Liệu sự đồng thuận đó có thể xảy ra trong một giáo hội bị rạn nứt như vậy không? Nó sẽ không chỉ là các giám mục từ Hoa Kỳ và Châu Âu: Nó sẽ đòi hỏi phải lắng nghe giáo hội ở miền Nam Thế giới, lắng nghe giáo hội như nó đang hiện hữu nơi các nhóm dân số bị gạt ra ngoài lề xã hội mà chúng ta làm ngơ ở trong nước, lắng nghe 95% Giáo Hội quen với ghế ngồi hơn bàn thờ.

Lịch sử và thực tại

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây ở Mỹ, Cha Joseph A. Komonchak, một nhà giáo hội học hiểu về tính đồng nghị hơn bất cứ ai, đã lưu ý rằng sự thống nhất không phải lúc nào cũng có nghĩa là sự độc dạng. Như người ta thường nói, những gì hữu hiệu ở New York không phải lúc nào cũng diễn ra ở Peoria. Điều đó cũng có thể đúng trong các vấn đề về thực hành và kỷ luật của Giáo Hội. Cha Komonchak nói về Giáo Hội trong một cuộc phỏng vấn với Kenneth L. Woodward: “Bạn không cần phải có quy định toàn thế giới về mọi sự nhưng bạn nên tạo nhiều cơ hội hơn để các giám mục địa phương tự đưa ra quyết định. Cha lưu ý rằng vào những năm 1980, “phải mất chừng tám năm cho hai hoặc ba bộ sở Rôma quyết định xem các cô gái có thể là người phục vụ bàn thờ hay không. Và sau đó họ đã thông qua một quy định được cho là sẽ áp dụng ở khắp mọi nơi từ Alaska đến Zululand!”

Một thực tế khác: Trước sự ra đời của truyền thông hiện đại (nói cách khác, trong 1,850 năm của số 2,000 năm hiện hữu của Giáo Hội), các sắc lệnh và lời giải thích từ Rôma và thậm chí từ các giám mục địa phương có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới đến được tất cả các nhà thờ địa phương của bất cứ vùng đất nào. Thí dụ, vào đầu thế kỷ 20, đại đa số người Công Giáo Hoa Kỳ không biết tên Đức Giáo Hoàng. Bất kể là Piô hay Bênêđíctô hay Lêô, Đức Giáo Hoàng sống ở bên kia đại dương (hoặc, đối với người châu Âu, trên núi), xa Giáo Hội địa phương.

Nhưng nên lưu ý rằng khoảng cách này — và việc thiếu độc dạng kèm theo trong mọi điều, từ phụng vụ đến quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước — đã không dẫn đến một Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, một Giáo Hội Công Giáo Mexico, một Giáo Hội Công Giáo Canada. Thay vào đó, nó dẫn đến việc các nhà thờ địa phương được hội nhập văn hóa trong khu vực của họ và phần lớn là tự trị, nếu không muốn nói là bản địa.

Điều gì có thể giữ được một Giáo Hội như thế cùng với nhau trong thế kỷ 21, khi mọi ý kiến, mọi tranh chấp đều hiển thị ngay trước cái nhìn của người Công Giáo ở mọi nơi khác? Câu trả lời: phần lớn những gì đã gắn kết nó với nhau trong 20 thế kỷ qua, chắc chắn không phải là thẩm quyền của Giáo hoàng hay sự phụ thuộc tuyệt đối vào truyền thống. Đó là sự tin tưởng vào một sự hiệp thông được tổ chức bởi các giáo huấn Tin Mừng và do giám mục Rôma chủ trì. Cha Komonchak nói thêm: “Tôi nghĩ Giáo Hội Công Giáo như một tổng thể hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Không có Giáo Hội riêng biệt nào được gọi là Giáo Hội phổ quát. Chỉ có một Giáo Hội là Công Giáo và mạng lưới các mối liên hệ của nó — được thành lập trong đức tin, đức cậy và đức mến — có tính cách toàn thế giới. Vì vậy, ở khía cạnh đó, nó là phổ quát, nhưng nó cũng rất cụ thể ”.

Cha Komonchak nói: “Bạn không thể trừu tượng hóa Giáo Hội địa phương từ thời điểm lịch sử. Vì vậy, nếu bạn được hỏi ngày hôm nay,‘Đâu là thách thức lớn nhất của thời điểm hiện đại mà Giáo Hội phải giải quyết?’, Câu hỏi đầu tiên của bạn hẳn là: “Bạn đang nói đến đâu? Bạn đang nói về ai?" Vì chúng ta có một số thách thức ở đây ở Hoa Kỳ, và người dân ở Mali có những thách thức khác."

Đối với nhiều người Mỹ, điều khó hiểu là Giáo Hội trên toàn thế giới không giống như các giáo xứ của chúng ta, những gì quan trọng hoặc thiết yếu ở Mali có thể không phải là những gì quan trọng hoặc thiết yếu ở Peoria. Và điều này xảy ra hai cách, trên quan điểm giáo hội và chính trị. Liệu chúng ta có thể chấp nhận một giáo hội phổ quát với các thực hành địa phương khác biệt quanh các vấn đề quản trị, chuẩn mực văn hóa, cách thức lãnh nhận các bí tích và nhiều điều khác nữa không? Hay chúng ta phải nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải giống nhau ở mọi thời đại và mọi địa phương? Nếu vậy, người Mỹ và người Tây Âu sẽ phải từ bỏ nhiều ngẫu tượng hơn bất cứ ai khác. (Giáo hội thời trung cổ ấy dạy về việc chống tính lãi cho các khoản vay? Nó vẫn còn trên sách vở — hãy đọc “Vix Pervenit.” Đó là một phần của huấn quyền giảng dạy phổ quát, giống như “Laudato Si”.”) Nhưng trong khi chờ đợi, việc tuyệt thông lẫn nhau chẳng có ích lợi gì, bất kể là giám mục tuyệt thông giám mục hoặc hàng xóm tuyệt thông hàng xóm.

Tiếp theo sẽ ra sao?

Tất cả những điều này có liên quan gì đến Lễ Ngũ Tuần? Khi đọc câu chuyện về Lễ Ngũ Tuần trong Tân Ước, chúng ta thấy rõ một điều: Không phải đột nhiên các môn đệ bắt đầu nói cùng một giọng, sử dụng cùng một ngôn ngữ. Đúng hơn, mỗi cộng đồng hiện diện đã nghe họ nói bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ “về những hành động quyền năng của Thiên Chúa”. Cộng đồng đó không phải là cộng đồng một tiếng nói hoặc một nền văn hóa hoặc thậm chí khác biệt về địa lý, và không ai đứng lên và nói "tiếng nói của tôi là tiếng nói của Chúa, và nếu các anh không nghe được tôi, các anh đang nói và nghe sai tiếng nói."

Tiến trình Thượng Hội Đồng không phải là một Lễ Hiện Xuống mới. Chúng ta không cần một Lễ Hiện Xuống mới, mà chỉ cần một Nhập Thể mới, một Phục Sinh mới. Một lần là đủ, và chúng ta nên cảnh giác với việc mỗi lần mỗi đề cập đến một cái mới. Điều độc đáo từ Công vụ vẫn mang tính hướng dẫn và thích hợp. Nhưng chúng ta cần phải nghe bằng chính tiếng nói của mình một thông điệp hiệp thông, nhiều người được tập hợp lại thành một, một sự chia sẻ về những hành động quyền năng của Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Điều trông như thế nào về lâu dài có thể gây khó chịu hoặc thậm chí đáng sợ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta dành ngày giờ của chúng ta để ráng trừ khử nhau. Hơn một thế kỷ trước, Đức Bênêđictô XV đã đưa ra quan điểm này khá rõ ràng trong thông điệp “Ad Beatissimi Apostolorum”:

Liên quan đến những vấn đề trong đó không gây tổn hại đến đức tin hoặc kỷ luật — trong trường hợp không có bất cứ sự can thiệp có thẩm quyền nào của Tông Tòa — vẫn có chỗ cho các ý kiến dị biệt nhau, rõ ràng mọi người đều có quyền bày tỏ và bảo vệ ý kiến của mình. Nhưng trong những cuộc thảo luận như vậy, không nên sử dụng những cách diễn đạt có thể cấu thành các vi phạm nghiêm trọng về đức ái; hãy để mỗi người tự do bảo vệ ý kiến của mình, nhưng hãy để nó được thực hiện một cách có chừng mực, để không ai được coi mình có quyền gán cho những người chỉ đơn thuần không đồng ý với ý kiến của mình vết nhơ bất trung với đức tin hoặc kỷ luật.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Các Vỹ Nhân Với Đức Mẹ La Vang
Phó tế Phạm Bá Nha
10:09 21/04/2022
Các Vỹ Nhân Với Đức Mẹ La Vang

Nói đến Giáo Hội VN không thể nói đến Đức Mẹ La Vang (năm 1798), Đức Mẹ Trà Kiệu (1885), Đức Mẹ Bến Tre (1950, Đức Mẹ Bình Triệu (1965), Đức Mẹ Tà Pao (1959), Đức Mẹ Măng Đen (1983). Pháp có Đức Mẹ Lộ Đức (1858), Đức Mẹ Salette (1846), Đức Mẹ Pontmain (1871), Đức Mẹ Ban Ơn, rue du Bac (1830). Bồ Đào Nha có Đức Mẹ Fatima (1917). Bỉ có Đức Mẹ Banneaux (1933), Đức Mẹ Beauraing (1932). Guadeloupe có Đức Mẹ Guadeloupe (1531). Đảo Malta có Đức Mẹ Ta’Pinu de Gharb (1883) … Hầu như nơi nào Đức Mẹ đều đến an ủi đoàn con lâm nguy cầu xin.

Linh địa La Vang là trung tâm hành hương, nơi biết bao người đến kính viếng, nhận được ơn. Dưới đây xin chứng minh qua các vỹ nhân đã từng đến kính viếng La Vang hay nói về Đức Mẹ La Vang. Đức Mẹ hiện ra và nói : Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khấn Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện.

Sự tích Đức Mẹ La Vang không có văn bản nào rõ rệt ban đầu công nhận. Nhưng các việc làm, bài viết trong nước thậm chí Tòa Thánh Roma coi như mặc nhiên nhìn nhận mặt siêu nhiên cuộc hiện ra này. Từ 1901, Giáo quyền ra thông lệ cứ 3 năm tổ chức đại hội La Vang một lần.

Học giả Phạm Đình Khiêm (Phát Dịệm,1920-2013) đã viết trong cuốn ‘Đức Mẹ La Vang Nữ Vương Chiến Thắng’ : Lịch sử Lộ Đức và Fatima quan trọng nhất là ở giai đoạn khởi thủy, tức là giai đoạn Đức Mẹ hiện ra. Lịch sử La Vang trái lại ngày càng quan trọng hơn bởi những diễn biến kế tục. Trong vấn đề La Vang, Đức Mẹ dường như muốn thắng vượt tất cả mọi thông lệ. Còn sử liệu nào, bằng chứng nào tỏ rõ sự hiện diện, can thiệp của Đức Mẹ trên mảnh đất này, hơn là lòng tin tưởng vững bền mà chính Mẹ đặt vào lòng con cái VN từ thế hệ nọ truyền qua thế hệ kia và cũng với thời gian càng lớn mạnh, tựa hạt cải trong Phúc Âm biến thành cây cải lớn, chim trời đến đậu.

Cha René Toussaint Morineau (1873-1948), cố Trung, MEP, rất sùng kính Đức Mẹ, đã xây cất nhà thờ La Vang, trong 3 năm,1925-1928, nói : Ở các nơi, Đức Mẹ tự đến tìm đến người ta. Tại La Vang bổn đạo kéo Đức Mẹ xuống với mình.

Lm Henri Denis (Thuận) (1880-1933) rất có lòng kính Đức Mẹ. Ngày 10.7.1918, cha đến La Vang, kính viếng và xin ký thác việc lập dòng cho Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ chúc lành cho việc lập dòng Xitô VN khai sinh dưới bóng thánh đường Đức Mẹ. Nhưng thực ra ban đầu cha Thuận muốn thành lập dòng ở La Vang, nhưng nếu gần Đức Mẹ thì lại xa trần thế. Nên, cuối cùng ngài chọn vùng đất xa, rừng núi âm u, Châu Sơn, Nho Quan.Với khẩu hiệu Ora et Labora (Cầu nguyện và làm việc)

Léopold Michel Cadière (Cố Cả) Lm truyền giáo, MEP (1869-1955) cha sở La Vang, đã điều hành và hướng dẫn 3 lần đại hội La Vang, năm 1904, 1907 và 1910. Đại Hội gồm rước kiệu ‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’, Thánh Lễ, Chầu, thuyết giảng.

Đc Pierre Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) (1741-1799) trong sách ‘Thánh Giáo Lý Quốc Ngữ’, ấn hành 1774, kể lại phúc tử đạo của một số thánh tử đạo VN thời cấm cách. Trong khi giáo dân vào rừng (La Vang) ẩn tránh và đọc kinh

Đc François Marie Pellerin (Phan) (1813-1862) giám mục tiên khởi Huế, nói : Các cha phải dạy cho người ta vào Hội Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu, đã 1ập ra trong địa phận ta. Các cha cũng năng dạy dỗ người ta phải có lòng sốt sáng mà kính Đức Mẹ, vì sự ấy là mạch nhiều ơn nhiều sự lành kể chẳng xiết.

Đc Gaspais Auguste Ernest (Lộc) (1884-1952) chọn bổn mạng thánh đường La Vang đã tuyên bố : ‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’ là tước hiệu chính thức của Đức Mẹ La Vang.

Lm François Lemasle (Lễ) (1874-1946) năm 1913, sau làm giám mục (1937), đã chứng kiến cảnh đại hội, ghi :

Thường niên vào dịp đầu xuân âm lịch (thông lệ là mồng 3 tết), linh mục và giáo hữu hạt Dinh Cát đều hưởng ứng lời kêu gọi của cha Bề Trên Quản Hạt, hành hương về La Vang để tham dự buổi rước kiệu trọng thể….

Từ chiều ngày thứ 4, có tới non ngàn người tấp nập về thánh đường Cổ Vưu để nghênh đón tượng Đức Mẹ, được đặt trên cỗ kiệu xung quanh hoa nến phủ khắp…Thánh lễ đại trào khai mạc… Kết thúc bằng chầu Thánh Thể...Số người tham dự đại hội ngày một đông…

Lm Giuse Maria Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (Huế, 1891-1980) vừa nhạc-thi sỹ, đã đặt bản thánh ca ‘Đức Mẹ La Vang’ với lời thống thiết :

Còn trời còn nước còn non

Con còn cầu khấn, Mẹ còn đoái nhìn

Lạy ơn Đức Mẹ La Vang

Xin nghe con mọn thở than mấy lời

Và bài thơ ‘Lời Cầu Cùng Đức Mẹ La Vang’, thể Lục Bát, 50 câu. Bày tỏ ngưỡng mộ Mẹ ‘hiển hách’ nhưng ‘đầy lòng thương’ ban ‘đầy ơn thiêng’ cho ai cầu xin.

Lòng con rày chỉ ước ao

Chết trong tay Mẹ phước nào lớn hơn. (c 29-30)

Xin cho nước trị dân an

Nơi nơi nghe tiếng Evang giáng truyền (c 33-34)

Đc Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (Phát Diệm,1868-1949) đã viết trong báo Lời Thăm : Từ ngày tôi ra Huế lần thứ nhất dự lễ phong chức Đức Cha Lý (Allys) cho đến nay là 16 năm, nay tôi lại ra lần thứ hai, tôi thấy khác xa nhiều lắm… Đền thánh La Vang danh đồn khắp xứ. Mỗi lần kiệu ảnh trọng thể dường nào, cả VN đều lừng lẫy…

Đc Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (1876-1948) giảng lễ trong đại hội La Vang, 1928, trưng dẫn câu ‘Visitasti terram et inebriasti eam : Mẹ xuống viếng thăm đất này và làm cho say sưa’. Ngài nói :

Không say, sao bỏ cửa bỏ nhà, tuôn nhau háng vạn người ở chốn rừng núi xa xôi này?

Không say, sao mà sang hèn, giàu khó đều ngồi nằm 1ăn giữa đất giữa trời

Không say, sao mà quên ăn quên ngủ, đọc kinh cầu nguyện cả ngày thâu đêm

Phải say thật. Song là say lòng trìu mến, cậy trông hết lòng tin tưởng vào Mẹ nhân lành

Đức Cha kể lại về giặc Văn Thân (48) : Sau khi thiêu sát họ Cổ Vưu, qua 8.9.1988, Văn Thân kéo vào La Vang. Chúng thấy vườn không nhà trống, vì mấy gia đình Công Giáo ở La Vang chạy trốn thoát lên núi. Chúng vơ vét hết của cải và đốt hết nhà cửa, nhưng chúng không dám phóng lửa nhà thờ Đức Mẹ. Vì chúng nghe tiếng Đức Mẹ La Vang linh thiêng. Nên chúng kéo nhau đi. Đến trưa 9.9, một người lương ngụ tại làng Phú Long, xóm Bốc tên là Thơ, con ông Mẹo, đến linh địa La Vang. Nó thấy nhà cửa của đồng bào Công Giáo thành đống tro tàn, chỉ còn nhà tranh nhỏ bé của Đức Mẹ mà thôi, nó bèn châm lửa đốt đi.

Đc nói về La Vang. Trong bài diễn thuyết (1955) về Đức Mẹ La Vang, Đc đã nói : Ban đêm phường La Vang không có sự thinh lặng. Ban đêm người ta la lối om sòm. Họ đánh mõ, đánh thùng rộ¬n ràng để đuổi các thú dữ như heo rừng, voi, cọp... từ rừng rú xanh um tùm ra phá khoai, sắn, lúa…nên người ta gọi là La Vang.

ĐTGM Huế, Phêrô Ngô Đình Thục, ngày 22.8.1961 đã cử hành xức dầu thánh cho đền thánh La Vang cho Đức Mẹ theo nghi thức Giáo Hội. Và Đức Cha đã làm phép 4 hộp Xương Thánh, các Thánh Tử Đạo VN, đặt trong hộc của đền thờ để tôn kính.

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII

Ngày 22. 8. 1961, ký sắc chỉ nâng đền thánh La Vang lên Tiểu Vương Cung Thánh đường.

Lòng Ta đầy tràn an ủi khi hồi tưởng đến vô vàn dấu tỏ lòng cung kính Đức Mẹ xuất hiện khắp nơi trên hoàn cầu, như muôn đóa hoa tuuyệt đẹp tỏa ra trong cánh đồng phì nhiêu Công Giáo. Đất nước VN cũng trổ hoa mến yêu Đức Trinh và ở La Vang một làng nằm trong lãnh thổ nước này, có đền thờ danh tiếng vì được dân chúng đến viếng đêm ngày đông đúc và được coi như một thiên đài toàn quốc. Đền thờ ấy, các giám mục miền nam VN trong phiên họp 1960, đã muốn gọi đây là ‘đền thờ toàn quốc khấn tặng’. Vì các Ngài quyết định dâng riêng cho Đức Mẹ một đền thờ để nhờ Đức Mẹ bảo trợ, ban cho Giáo Hội chiến thắng được địch quân, đức tin được bênh vực, đất nước được tự do. Muốn được hưởng ân phúc ấy dân chúng sẽ đến viếng ngày một đông hơn và xem đền thờ ấy như ‘Nhà cầu nguyện’. Nơi đó sẽ còn thiết lập và khuyến khích thói quen Chầu Thánh Thể ngõ hầu lòng sùng kính Đức Giêsu đi đôi với lòng thành kính Đức Mẹ.

Vì lý do nói trên, các Giám Mục ấy, cũng là theo ý ĐHY Gregorio Phêrô Agagianian, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã nghĩ đến cho đền thờ ấy làm vinh dự của một Vương Cung thánh đường, các Ngài đã nhờ ĐC Phêrô Ngô Đình Thục, TGM Huế đệ trình lên cho Ta ý nguyện của Ngài. Phần Ta, để ban thưởng Đức Tin bất khuất cho giáo hữu VN một cách cân xứng và để thúc đẩy lòng đạo đức thực hành. Ta vui mừng chấp nhận ý nguyện ấy. Bởi thế, sau khi đã bàn hỏi Thánh Bộ Lễ Nghi, tìm biết chắc chắn kỹ lưỡng.

Ta lấy toàn quyền Giáo Hoàng của Ta viết sắc chỉ này có hiệu lực vĩnh viễn, để ban cho Thánh đường Đức Mẹ La Vang ở địa phận Huế được tước hiệu và phẩm giá Tiểu Vương Cung Thánh Đường với tất cả quyền lợi, đặc ân thường ban cho thánh đường như thế, không gì trái ngược có thể chống lại Sắc Chỉ này. Ta tuyên bố và quyết định như thế và truyền cho Sắc Chỉ này có thế giá vững bền, hiệu lực vĩnh viễn và có hiệu quả hoàn toàn đầy đủ.

Ta truyền cho những ai liên quan hoặc có thể liên quan với Sắc Chỉ này, từ nay về sau phải hoàn toàn vâng phục và đoán phục như thế, từ nay, bất cứ ai, bất cứ quyền nào có vi phạm Sắc Chỉ của Ta, vô tình hay hữu ý, đều bất thành vô hiệu.

Ban hành tại Roma, 22.8. 1961, năm thứ 3 trị vì

Thừa lệnh Đức GH, ký thay: ĐHY Quốc Vụ Khanh ANGELO DELL’ACQUA

(Cha Simon Nguyễn Văn Lập dịch từ La Ngữ)

Ngày 22.8.1961, lễ cầu ngyện cho VN, ĐHY Francis Spellman, TGM Nữu Ước ghi trong sổ của đền thờ : Tôi cầu nguyện và tôi tin Đức Mẹ La Vang sẽ thắng và đem lại hòa bình cho VN

Ngày 21. 2. 1959, sau khi dự ĐH Thánh Mẫu tại Sai Gòn, với tư cách đại diện ĐGH Gioan XXIII đã ra La Vang dâng lễ tại đài Đức Mẹ, ĐHY Gregorio Petro Agagianian ghi : Với tâm tình ngưỡng mộ và sùng kính của con thảo hiếu, sấp mình dưới chân Mẹ chí thánh của Thịên Chúa trong đền thánh này, với một đức tin không lay chuyển. Tôi khẩn khoản nài xin lòng nhân lành Thiên Chúa đổ xuống như mưa trên trời, mọi ơn lành, mọi điều may mắn, bằng an cho Giáo Hội và cho dân tộc VN, để vinh danh Chúa Kitô Vua, sáng danh Giáo Hội Công Giáo là Mẹ lành, để các linh hồn được cứu rỗi hầu nên một đàn chiên dưới sự điều khiển một

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ sự lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng Tử Đạo VN, 19.6.1988,

Ngày 19.6.1988, trong bài giảng lễ Phong Thánh của ĐGH nói có 9 số:

1)Chào Hàng Giáo sỹ VN qua câu ‘Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh thập giá’ (1Cr 1, 23)

2) Chào anh chị em VN đến từ khắp nơi trên thế giới

3) Các Thánh Tử Đạo bị bách hại là chứng tá

4) Có Chúa Thánh Thần phù hộ

5) Ý nghĩa đích thực của chứng tá lịch sử

6) Nhờ các Thánh Tử Đạo mà VN được ‘Mùa Lúa Vàng’

7) ‘Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống sinh các Kitô hữu’

8) ‘Linh hồn người công chính trong tay Thiên Chúa’ (Kn 3,1)

9) ‘Ân sủng dành cho ai được Người tuyển chọn’ (x. Kn 3,9)

(theo bản dịch của ĐÔ Trần Ngọc Thụ)

Nhiều lần nhắc đến La Vang, VN, như:

Ngày 25.11.1992, trong buổi triều yết chung:

Cha nhớ đến Đức Mẹ La Vang, thuộc Giáo Phận Huế, miền trung VN, Cha phó dâng cộng đồng Công Giáo VN cho Thánh Nữ Đồng Trinh, Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, đã được sung kính gần 200 năm nay tại nơi này, với niềm mong ước cộng đồng dân Chúa nơi đây được sống và lớn lên trong tự do và an bình, để có thể góp phần vào việc xây dựng phồn vinh xã hội và phát triển đất nước.

Ngày 15.8. 1993, tại Denver, đến dự ngày JMJ, ĐGH nói rõ hơn :

Tôi phó thác toàn thể cộng đồng Công Giáo VN dưới sự bảo trợ của Mẹ La Vang. Ngài là Mẹ yêu thương. Năm 1798, đã hiện ra yên ủi các giáo dân hồi đó bị bách hại…Rồi sắp sửa đến ngày mừng 200 năm biến cố nói trên. Tôi kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị Đệ Nhị Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại La Vang bằng cách tăng cường Đức Tin sốt sắng và lòng hang say sống đời sống Công Giáo.

Ngày 26.10.1994, tại công trường Phêrô, hướng về phái đoàn hành hương Roma của VN trước mặt, ĐGH đã làm phép 5 bản sao Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang và gửi thông điệp ngắn qua huấn dụ:

Anh chị em thân mến, tôi vẫn cầu nguyện cho GH VN và cho giang sơn VN thân yêu. Cách đặc biệt tôi gửi lời chào các linh mục, nam nữ tu sỹ giáo dân đã về Roma, để hội thảo và suy tư về thần học và mục vụ. Các bạn thân mến, đang khi GH tại VN chuẩn bị mừng 200 năm kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, tôi kêu mời anh chị em hãy kiên trì đào sâu niềm tin, để cùng các tín hữu Công Giáo tại quê hương, chuẩn bị một tương lai tươi sáng hơn cho kỷ nguyên của con cháu VN mai sau. Xin Đức Mẹ La Vang thương giúp anh chị em và trong cuộc hành trình thiêng liêng qua đức tin. Ngài hướng dẫn toàn dân Công Giáo đã được cung hiến năm 1960 cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ. Anh chị em thân mến, tôi vẫn cầu nguyện cho GH VN và giang sơn VN thân yêu.

Ngày 19.3. 1997, tại Roma, 12 giờ trưa, trên ban công, kinh truyền tin, ĐGH kêu gọi:

Như thường lệ, hôm nay các con đi viếng Đền Thánh trên khắp thế giới. Cuộc hành hương này không thể không dừng lại tại VN, giải đất được thêm phì nhiêu nhờ máu của 117 vị Tử Đạo vừa tôn lên bậc Hiển Thánh.

Chúng ta dừng lại để tưởng nhớ đến đền thánh La Vang, thuộc tổng giáo phận Huế, trung VN. Tên gọi La Vang là do tên một cánh rừng, nơi đó có một nhà thờ và tại đó thời xưa tín hữu thướng đi kiếm củi

Việc phát sinh đền thánh này cũng nối liền với những thử thách mà các cộng đoàn phải gánh chịu. Năm 1798, các Kitô hữu đang chạy trốn tới đó để tránh bách hại của vua Cảnh Thịnh mà cũng chẳng sợ hãi lo lắng gì tới nguy hiểm sẽ bị thú dữ cấu xé, hoặc bị đói khát và bệnh tật…

Khi hòa bình trở lại, thì vào thời gian rất sớm, người ta đã thấy mọc lên một ngôi thánh đường nhỏ bằng gỗ và nơi đây trở thành trung tâm hành hương. Nhưng những cuộc bách hại mới và dữ dội hơn đã nhắm vào các tín hữu, khoảng thế kỷ 18. Lòng sùng kính Đức Mẹ là một trong những quan hệ đức tin nơi các thánh Tử Đạo, khi những vị này bị điệu ra

ĐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân danh ĐGH gửi thư cho Đại hội La Vang 1996, ký ngày 10.8.1996 :

Nhân dịp hành hương ba năm một lần tại đền Đức Mẹ La Vang ĐTC chia sẻ niềm vui, hiệp thông lời cầu nguyện của cộng đồng dân Chúa tại giáo phận Huế và trong cả nước VN, chia sẻ lời cầu nguyện và niềm vui của các vị chủ chăn, cùng đi với họ tới La Vang tôn kính và ngợi khen Đức Trinh Nữ Rất Thánh, Đấng an ủi và nâng đỡ họ trong thời kỳ gian nan thử thách. ĐTC cũng khuyến khích các tín hữu sống đức tin cách kiên cường và can đảm, trong tinh thần hiệp thông sâu đậm với Giáo Hội. Như thế, các tín hữu sẽ xây dựng Giáo Hội

ĐTC kêu mời các tin hữu lấy lòng tin cậy, đặt mình dưới sự hướng dẫn của Đức Maria để đón nhận Chúa Kitô và giữ lấy Chúa luôn sống trong tâm hồn, làm chứng nhân tỏa gương sáng giữa đồng bào mình.

ĐTC kêu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang, Đấng Bảo Trợ Giáo Hội VN. Đồng thời Ngài mở rộng tay ban phép lành Tòa Thánh cho các Giám Mục, Linh Mục, nam nữ tu sỹ và toàn thể giáo dân có mặt trong dịp đại hội này.

(Ký tên, HY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh)

ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Chủ Tịch HĐGM VN, dịp kỷ niệm 200 năm (1798-1998), ngày 1.8.1996, trong thư chung:

Riêng việc mừng kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang (1798-1998) chúng tôi tha thiết kêu mời các Đấng Bậc và anh chị em tín hữu trong và ngoài nước tích cực đóng góp ý kiến, góp của, góp công, góp lời cầu nguyện để tu sửa lại nơi Thánh Địa và trang bị những tiện nghi cần thiết cho việc tổ chức Đại Hội năm 1998 được chu đáo và long trọng, nhằm tôn vinh Đức Mẹ và xin Ngài ban xuống mọi ơn lành cho con cái hằng tin cậy ở nơi Người.

(Ký tên, HY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Chủ Tịch HĐ GM VN)

Kết luận

Cùng đọc kinh ‘Thánh Mẫu La Vang’ được HĐ GM VN chuẩn y, 1.1.1998

Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, đầy muôn phước, ngời chói hào quan, muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng.

Đức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ tinh tuyền thánh thiện sin Đấng cứu độ muôn loài

Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến, cứu giúp phù hộ trên chúng con lương giáo, giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề.

Từ ấy gót chân Mẹ bước đến, vẫn mãi đầy ơn thiêng. Ơn phần hồn ơn phần xác,người bệnh tật kẻ ưu phiền, nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời.

Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời, cùng là Thánh Mẫu loài người chúng con.

Cúi xin xuống phước hải hà, đoái thương con cái thiết tha van nài. Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.

Xin Mẹ phù hộ chúng con, luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông. Và sau cuộc đời nầy,

xin cho chúng con được về sống bên Mẹ, hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. Amen.

Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể

(Năm Toàn Xá 1.1.1998-1999)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Lm JBM TRẦN ANH THƯ, csjb. ‘Bước Vào Ngàn Năm Thứ Ba với Mẹ Maria’ (Kỷ niệm 200 năm Mẹ Maria hiện ra tại La Vang, 1798-1998). New Orleans. 1997. USA.

-Lm HỒNG PHÚC, CSSR. ‘Đức Mẹ La Vang và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam’. 1998.

Fayard, 1988. Bản dịch của Bùi Văn Long : ‘Những lần hiện ra ngày nay của Đức Trinh Nữ Maria’, Tx,77044, 1998, Hoa Kỳ.
 
VietCatholic TV
Nga khựng lại ở Izium, ba ngày, hai tiểu đoàn không may. Cảm tử Ukraine giả lính Nga đánh úp Kherson
VietCatholic Media
03:49 21/04/2022


1. Nga bị tổn thất đáng kể gần Izium. Hai tiểu đoàn Nga không may.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày thứ Tư 20 tháng Tư, gần thị trấn Izium, vùng Kharkiv, quân Nga đã đọ sức với Lực lượng vũ trang Ukraine và liên tục bị tổn thất đáng kể, cả về nhân lực và trang thiết bị.

“Giao tranh ác liệt đang diễn ra ở quận Izium. Địch không ngừng tấn công vào các vị trí phòng thủ của chúng tôi. Các binh sĩ của chúng tôi đang ở thế thượng phong. Ở đó địch bị tổn thất đáng kể, kể cả các máy bay. Ngoài ra còn có tổn thất nặng nề về nhân lực và xe thiết giáp”

Quân đội Nga đã cố gắng tiến công trong khu vực Izium về phía thị trấn Sloviansk trong 3 ngày qua, nhưng cho đến tối thứ Tư vẫn thất bại. Quân Nga đã triển khai tới 22 tiểu đoàn chiến thuật trong vùng Izium. Hai tiểu đoàn Quân đoàn vũ trang tổng hợp 35 bị loại khỏi vòng chiến từ cuộc tổng công kích đợt hai, nhiều tiểu đoàn Nga chỉ còn không quá 50% quân số.

2. Trinh sát Ukraine phá hủy hai trạm quan sát ẩn nấp của quân Nga ở miền nam Ukraine

Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam đã phát hiện và phá hủy hai trạm quan sát ẩn nấp của quân Nga ở vùng Kherson, miền nam Ukraine. Các phương tiện truyền thông Nga cáo buộc trinh sát Ukraine mặc quân phục Nga xâm nhập vào vùng Kherson, bất ngờ tấn công các đơn vị Nga. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine không khẳng định, cũng không bác bỏ giả thuyết này.

Trong vùng Kherson, các khu định cư đang bị hỏa hoạn liên miên. Quân Nga cố gắng tiếp tục cuộc tấn công xung quanh Oleksandrivka, nhưng các nỗ lực đều không thành công.

Ở vùng Mykolaiv, trong các khu định cư gần biên giới hành chính với vùng Kherson, quân xâm lược Nga đang ép buộc người dân địa phương phải bầu cử, trong một cuộc bỏ phiếu giả và dưới sự đe dọa của vũ khí, để bầu lên một chính quyền địa phương mới trung thành với quân xâm lược. Kẻ thù tiếp tục các cuộc tấn công bằng pháo vào các quận dân cư và dân thường của Mykolaiv.

“Tổng thiệt hại của quân địch ở biên giới phía nam của khu vực phòng thủ của chúng ta lên tới 34 chiếc xe tăng và 7 đơn vị thiết bị quân sự, bao gồm pháo tự hành Msta-C, một bệ phóng nhiều hỏa tiễn, các xe thiết giáp.”

3. Arakhamia, và Podoliak sẵn sàng lên đường đến Mariupol ngay khi có xác nhận từ phía Nga

David Arakhamia, trưởng đoàn đàm phán Ukraine, cho biết ông và Mykhailo Podoliak, cố vấn của Chánh Văn phòng Tổng thống và là thành viên của phái đoàn, sẵn sàng lên đường tới Mariupol để hội đàm ngay khi nhận được xác nhận từ Nga.

“Mykhailo Podoliak và tôi đã sẵn sàng đến Mariupol để hội đàm với phía Nga về việc di tản các đơn vị Ukraine đồn trú trong vùng và dân thường của chúng tôi”, ông Arakhamia cho biết như trên.

Ông nhấn mạnh rằng các đại diện của phái đoàn Ukraine thường xuyên liên lạc với các lực lượng phòng thủ của Ukraine ở Mariupol.

“Hôm nay, trong một cuộc trò chuyện với những người bảo vệ thành phố, một đề xuất đã được đưa ra rằng một vòng đàm phán được tổ chức ngay tại chỗ để di tản nơi đóng quân của chúng ta. Về phần chúng tôi, có thể tiến hành các cuộc đàm phán như vậy bất cứ lúc nào ngay khi chúng tôi nhận được xác nhận từ Nga.”

Như đã đưa tin, Trung đoàn phó Azov, Đại úy Sviatoslav Palamar cho biết trung tâm chỉ huy lực lượng phòng thủ Mariupol đã nói chuyện với David Arakhamia và Mykhailo Podoliak vào ngày 20 tháng 4, là những người bày tỏ sự sẵn sàng đến Mariupol để hội đàm với các đại diện của Nga, Vladimir Medinsky và Leonid Slutsky, về việc di tản các đơn vị quân sự Ukraine.

Đại úy Sviatoslav Palamar nói:

“Chúng tôi sẵn sàng di tản khỏi Mariupol với sự giám sát của một bên thứ ba, nhằm giải cứu những người được giao phó cho chúng tôi, nhưng chúng tôi phải được mang theo vũ khí nhẹ của chúng tôi, được di tản những người bị thương, đưa thi thể của những người đã ngã xuống và chôn cất họ trong danh dự ở những lãnh thổ không do Nga kiểm soát.”

4. Tổng thống Zelenskiy nói các đối tác bắt đầu hiểu rõ hơn nhu cầu của Ukraine

Các nhà ngoại giao Ukraine đang làm việc suốt ngày đêm để đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết điều này trong bài phát biểu video của mình tối thứ Tư 20 tháng Tư.

“Chúng tôi đang làm hết sức để bảo đảm hết sức việc cung cấp vũ khí cho quân đội của chúng ta. Mỗi ngày, tất cả các nhà ngoại giao của chúng ta, tất cả các đại diện của chúng ta và cá nhân tôi đều làm việc liên tục thông qua tất cả các kênh có thể - chính thức và không chính thức - để đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ”, ông nói.

Vị nguyên thủ quốc gia lưu ý rằng các đối tác Ukraine bắt đầu hiểu rõ hơn về nhu cầu của Ukraine. “Và tôi rất vui mừng nói rằng, với sự lạc quan thận trọng, các đối tác của chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ hơn về nhu cầu của chúng ta. Họ hiểu chính xác những gì chúng ta cần. Và chính xác thì khi nào chúng ta cần tất cả những thứ này. Không phải trong vài tuần, không phải trong một tháng, mà là ngay lập tức. Ngay bây giờ, khi Nga đang cố gắng tăng cường các cuộc tấn công của họ.”

Theo truyền thống, trước khi phát biểu, Tổng thống đã ký một sắc lệnh về việc trao thưởng cho những người bảo vệ Ukraine.

Zelenskiy nói: “203 quân nhân của Lực lượng vũ trang Ukraine đã được trao tặng các phần thưởng cấp nhà nước, 49 người trong số họ được truy tặng”.

Tiếp cứu Ukraine - Máy bay cất cánh liên tục

5. Quân đội Ukraine tiêu diệt xe tăng, hệ thống hỏa tiễn phòng không và kho đạn của đối phương trong khu vực Donbas

Trong khu vực Luhansk, Lực lượng Liên Hợp Ukraine đã phá hủy một xe tăng, hệ thống hỏa tiễn phòng không và kho đạn của đối phương trong ngày thứ Tư 20 tháng Tư.

Chỉ trong một ngày, tại Vùng Donetsk và Vùng Luhansk, Lực lượng Liên Hợp Ukraine đã đẩy lùi thành công 9 đợt tấn công của đối phương.

Kết quả là quân đội Ukraine đã phá hủy của Nga 1 hệ thống hỏa tiễn phòng không, 1 xe tăng, 1 pháo tự hành, 10 xe thiết giáp, 2 xe công binh đặc biệt, 2 xe cơ giới, và 1 kho đạn.

Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ 1 hỏa tiễn hành trình và 3 máy bay không người láiOrlan-10.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhắc lại rằng từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 20 tháng 4, tổng thiệt hại trong chiến đấu của Nga tại Ukraine lên tới khoảng 20.900 quân, 815 xe tăng, 2.087 xe thiết giáp, 391 hệ thống pháo binh, 136 hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, 67 hệ thống tác chiến phòng không.

6. Tổng thống Zelenskiy cho biết Ukraine đã sẵn sàng cho bất kỳ hình thức hoán đổi nào vì lợi ích của người dân ở Mariupol

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông không chắc khi nào người dân thành phố cảng Mariupol có thể hết bị bao vây, nhưng Ukraine đã sẵn sàng cho bất kỳ hình thức trao đổi nào.

Ông nói điều này tại một cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel ở Kyiv hôm thứ Tư.

“Tình hình ở Mariupol đang xấu đi. Thật không may, chúng tôi không thể đạt được bất kỳ kết quả tích cực nào ở đó. Vì vậy, tôi không biết khi nào Mariupol hết bị bao vây.”

Theo ông, có hai cách để mở khóa thành phố bị bao vây. “Điều đầu tiên là hỗ trợ vũ khí hạng nặng nghiêm trọng, mà chúng tôi đang trông cậy vào. Cho đến nay chúng tôi không có đủ các thiết bị này. Cách thứ hai là ngoại giao. Cho đến nay Nga vẫn chưa đồng ý điều đó”, Ông Zelenskiy nói.

Ông Zelenskiy cũng nói rằng phía Ukraine sẵn sàng cho các hình thức trao đổi khác nhau, bao gồm cả đối với quân đội Nga. “Họ để lại các xác chết rải rác và những người bị thương. Chúng tôi sẵn sàng cho bất kỳ hình thức trao đổi nào vì lợi ích của người dân, cả quân đội và dân thường.”

Ông nói thêm rằng tất cả các quân nhân Ukraine ở lại Mariupol đều muốn giành chiến thắng và không ai sẽ từ bỏ vũ khí của họ.
 
Đánh không nổi, hao binh, Putin ra lệnh ngưng tấn công Mariupol, bao vây và tuyên bố chiến thắng
VietCatholic Media
04:57 21/04/2022


1. Putin bất ngờ tuyên bố chiến thắng tại Mariupol

Sau khi thất bại không chiếm được phần còn lại của Mariupol, Putin tuyên bố chiến thắng và ra lệnh bao vậy nhà máy thép Azovstal

Trước con số thương vong quá cao của binh lính Nga, Vladimir Putin đã ra lệnh cho các lực lượng của ông ta đừng xông vào thành trì cuối cùng còn lại của Ukraine ở thành phố Mariupol bị bao vây, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng của ông thừa nhận rằng quân đội Nga vẫn đang chiến đấu với hàng nghìn quân Ukraine ở đó.

Putin mô tả kế hoạch tấn công nhà máy thép Azovstal là “không thực tế” và thay vào đó, ông ta đã ra lệnh cho quân đội Nga phong tỏa khu vực “để một con ruồi cũng không thể lọt qua”.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp tại Điện Cẩm Linh vào chiều nay, thứ Năm 21 tháng Tư theo giờ Việt Nam, trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, trình báo cáo với Putin về trận chiến tại thành phố cảng Ukraine được dư luận quốc tế theo dõi chặt chẽ.

Sergei Shoigu cho biết sẽ mất nhiều ngày nữa để người Nga đánh bại quân Ukraine đang chiến đấu tại các xưởng luyện thép, trong đó có một khối lượng lớn các đường hầm và các công xưởng trải rộng trên diện tích 10 cây số vuông ở phía đông nam thành phố.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Putin bất ngờ tuyên bố rằng như thế thì thành phố đã được “giải phóng” rồi, bất kể giao tranh vẫn đang diễn ra.

Cuộc họp tại Điện Cẩm Linh dường như được dàn dựng để người Nga lùi bước trước cuộc tấn công vào các nhà máy thép, mà cho đến nay đã bị cản trở bởi sự kháng cự quyết liệt của người Ukraine và những khó khăn khi hoạt động trong khu vực công nghiệp này.

Để nhà máy này tiếp tục trong tay người Ukraine khiến việc tuyên bố chiến thắng của người Nga ở Mariupol có vẻ nực cười. Diễn biến này cho thấy Putin khát khao một chiến thắng biết ngần nào sau hàng loạt các thất bại. Nhiều quan sát viên cho rằng trận chiến tại Mariupol phơi bày thực lực của quân đội Nga.

2. Tòa Thánh làm hết sức để cứu người dân Mariupol, cuối cùng Nga tráo trở

Phó Thủ tướng Ukraine, kiêm Bộ trưởng Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời, Iryna Vereshchuk, cho biết nhờ các nỗ lực từ nhiều phía, trong đó của những nỗ lực ngoại giao của Tòa Thánh, một hành lang nhân đạo đã được thiết lập vào hôm thứ Tư 20 tháng Tư. Chẳng may, vào giờ chót kế hoạch di tản dân thường tại Mariupol đã không diễn ra như mong đợi.

“Do thiếu sự kiểm soát đối với quân đội của họ ở cấp địa phương, những người chiếm đóng Nga đã không bảo đảm được một chế độ ngừng bắn thích hợp. Ngoài ra, do sự vô tổ chức và cẩu thả cố hữu của họ, quân xâm lược đã không bảo đảm vận chuyển người dân kịp thời đến điểm tập trung, nơi hàng chục xe buýt và xe cấp cứu của chúng tôi đang chờ đợi.”

Theo lời của bà, ngày mai phía Ukraine sẽ tiếp tục các nỗ lực theo hướng Mariupol.

“Tôi đang nói chuyện với người dân của chúng tôi ở Mariupol: chúng tôi sẽ chiến đấu vì từng người trong số các bạn,” Vereshchuk nói thêm.

Hôm thứ Tư, 20 tháng 4, một hành lang nhân đạo đã được Nga đồng ý để di tản phụ nữ, trẻ em và người già khỏi thành phố Mariupol bị bao vây. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết ngay sau khi vài trăm người thoát ra được, Nga lập tức bắn trọng pháo và ném bom vào khu vực.

Cuộc xâm lược vũ trang của Nga đã gây ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất ở Mariupol. Quân đội Nga đang bắn phá thường dân không vũ trang và ngăn chặn việc vận chuyển viện trợ nhân đạo. Khoảng 120,000 dân thường vẫn còn bị mắc kẹt ở Mariupol.

Như chúng tôi đã đưa tin, Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 36 đang chiến đấu tại Mariupol đã viết một lá thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu ngài giúp cứu người dân Mariupol, những người đã bị hạn chế tiếp cận với thực phẩm hoặc nước dưới sự bắn phá của Nga trong 50 ngày.

Thiếu tá Serhiy Volyna đã mô tả một số nỗi kinh hoàng của cuộc chiến mà ông đã chứng kiến và cầu xin Đức Giáo Hoàng làm điều gì đó để giúp di tản an toàn người dân khỏi thành phố.

“Đức Thánh Cha có thể đã thấy rất nhiều thứ diễn ra trong cuộc sống của ngài. Nhưng con chắc chắn rằng ngài chưa bao giờ thấy những điều xảy ra với Mariupol. Bởi vì đây là nơi địa ngục trần gian trông như thế nào,” Thiếu tá Volyna viết.

“Con có rất ít thời gian để mô tả tất cả những điều kinh hoàng mà con thấy ở đây hàng ngày. Phụ nữ có con và trẻ sơ sinh sống trong boongke tại nhà máy. Họ đói và lạnh. Hàng ngày họ đang phải sống trong tầm ngắm của máy bay địch. Những người bị thương chết mỗi ngày vì không có thuốc, không có nước và không có thức ăn”.

Volyna, không phải là tín hữu Công Giáo, mà là một Kitô Hữu Chính thống. Anh nói rằng anh đang tìm đến Đức Giáo Hoàng để được giúp đỡ cụ thể “bởi vì đã đến lúc những lời cầu nguyện thôi thì không đủ”.

“Xin Đức Thánh Cha mang sự thật đến cho thế giới, di tản mọi người và cứu mạng họ khỏi bàn tay của Satan, kẻ muốn thiêu rụi tất cả các sinh vật,” vị chỉ huy quân sự nói.

“Con đã chiến đấu hơn 50 ngày, bị bao vây hoàn toàn, và tất cả thời gian của con là dành cho cuộc chiến khốc liệt từng mét của thành phố bị kẻ thù bao vây này,” Volyna viết.

Ông nói: “Con sẵn sàng chiến đấu đến cùng… bất chấp lực lượng áp đảo của kẻ thù, bất chấp điều kiện vô nhân đạo trên chiến trường, pháo và hỏa tiễn liên tục, thiếu nước, lương thực và thuốc men.

“Con tin vào Chúa, và con biết rằng ánh sáng luôn vượt qua bóng tối,” anh nói.

3. Tuyên bố của Đại úy Sviatoslav Palamar, Lữ Đoàn Phó Azov Ukraine đang trấn đóng Mariupol

Các con số ước tính cho thấy phía Nga đã thiệt ít nhất là 9,000 quân trong trận đánh tại Mariupol, và họ không biết cách nào khác hơn là thả bom và pháo kích vào các vị trí của quân phòng thủ Ukraine trước khi xông lên, rồi lại hứng chịu thương vong nặng nề. Vì thế, quân xâm lược Nga lần lượt đưa ra các tối hậu thư buộc quân trú phòng Ukraine đầu hàng.

Trong một diễn biến mới nhất, quân xâm lược Nga buộc quân Ukraine phải đầu hàng trước 12 giờ trưa thứ Tư 20 tháng Tư. Thời điểm này đã qua đi và quân Ukraine vẫn tiếp tục phớt lờ và chiến đấu tiếp.

Những người bảo vệ Mariupol coi đề xuất giải giáp vũ khí và đầu hàng của Nga là không thể chấp nhận được. Quan điểm của quân trú phòng Ukraine vào sáng ngày thứ Năm 21 tháng Tư là họ đồng ý di tản, trước sự bảo đảm của một bên thứ ba, mang theo vũ khí và những người bị thương và thi thể của những người đã ngã xuống.

Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Trung đoàn phó Azov, Đại úy Sviatoslav Palamar trong một video. Anh nói:

“Chúng tôi sẵn sàng di tản khỏi Mariupol với sự giám sát của một bên thứ ba, nhằm giải cứu những người được giao phó cho chúng tôi, nhưng chúng tôi phải được mang theo vũ khí nhẹ của chúng tôi, được di tản những người bị thương, đưa thi thể của những người đã ngã xuống và chôn cất họ trong danh dự ở những lãnh thổ không do Nga kiểm soát.”

Palamar kêu gọi toàn bộ thế giới văn minh tham gia bảo đảm an ninh và nhấn mạnh rằng đề xuất giải giáp vũ khí và đầu hàng vô điều kiện của Nga là không thể chấp nhận được.

Theo Palamar, trung tâm chỉ huy lực lượng phòng thủ Mariupol đã nói chuyện với Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Mykhailo Podoliak và Trưởng phái đoàn Ukraine trong cuộc đàm phán hòa bình với Nga là David Arakhamia hôm nay. Họ bày tỏ sự sẵn sàng đến Mariupol để hội đàm với đại diện của Nga, Vladimir Medinsky và Leonid Slutsky, về việc di tản các chiến binh.

Xin nhắc lại rằng, trước đó, Chỉ huy Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36, Thiếu tá Serhii Volyna, bảo vệ thành phố Mariupol bị bao vây, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới giúp đỡ trong việc di tản những người bảo vệ Mariupol và dân thường sang lãnh thổ của một nước thứ ba. Theo Volyna, có hơn 500 binh sĩ bị thương. Ngoài ra, hàng trăm thường dân đang trốn tránh bom của Nga bên trong nhà máy Azovstal.

4. Đức Giáo Hoàng cảm ơn những người chào đón người tị nạn Ukraine và tưởng nhớ các nạn nhân chiến tranh

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha đã lên tiếng cảm ơn tất cả những người chào đón những người tị nạn từ cuộc chiến ở Ukraine, đặc biệt là Ba Lan, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thể hiện “lòng thương xót” đối với những người đau khổ.

“Chúa Nhật tới đây, chúng ta sẽ cử hành lễ Lòng Chúa Thương Xót. Chúa Kitô dạy chúng ta rằng con người không chỉ cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, mà còn được mời gọi để bày tỏ lòng thương xót đó cho người lân cận. Tôi đặc biệt biết ơn vì lòng thương xót của anh chị em đối với rất nhiều người tị nạn từ Ukraine, những người đã tìm thấy cánh cửa rộng mở và trái tim hào phóng ở Ba Lan.” Đức Thánh Cha đã nói như trên với những người hành hương tụ tập trong buổi tiếp kiến chung.

Đức Phanxicô cũng cầu xin những lời cầu nguyện “cho hòa bình và ơn an ủi cho tất cả các gia đình đang đau khổ vì chiến tranh trên thế giới”.

Thứ Ba tuần này, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã kêu gọi đình chiến 4 ngày trong cuộc chiến ở Ukraine trong thời kỳ lễ Phục sinh Chính Thống Giáo, theo một ý tưởng được Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra hôm 10 tháng 4.

Các cộng đồng Công Giáo và Chính thống nghi lễ Byzantine vẫn dùng lịch Julian và cử hành lễ Phục sinh năm nay vào ngày 24 tháng 4.

Mục tiêu của thỏa thuận ngừng bắn là cho phép mở ra các hành lang nhân đạo cho việc di tản dân thường khỏi các khu vực xung đột.

Các giám mục Công Giáo của Liên minh Âu Châu, và Hội đồng các Giáo Hội Kitô đã gửi thư tới các tổng thống của Nga và Ukraine, yêu cầu ngừng bắn trong các lễ kỷ niệm Lễ Phục sinh, từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 4.

“Thỏa thuận ngừng bắn này sẽ có lợi cho công dân của cả hai nước, giúp họ thoát khỏi sự bất ổn đáng lo ngại trong cuộc sống của những người thân yêu, những người đang gặp khó khăn và bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột”.

Lời kêu gọi được đưa ra vào thời điểm Nga bắt đầu một cuộc tấn công mới nhằm chinh phục miền đông Ukraine; một số tòa nhà tôn giáo đã bị hư hại trong cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2.

Nhà thờ Chúa biến hình ở Kharkiv, Ukraine, đã bị tấn công trong các vụ đánh bom nhằm vào thành phố, trong đêm 17 và 18 tháng 4; đây là một tòa nhà của Nhà thờ Chính thống giáo liên kết với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Vào ngày 4 tháng 4, quân đội Nga đã tấn công Nhà thờ Chính thống giáo Sinh Nhật Đức Trinh nữ Maria, cũng được liên kết với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và cũng ở trong vùng Kharkiv.

5. Thư ký riêng của Giáo hoàng danh dự Benedict XVI nhiễm coronavirus

Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, Thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô 16, đã xét nghiệm dương tính với Coronavirus. Tin tức này được đưa tin bởi Hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA.

Đức Tổng Giám Mục Gänswein đã được cách ly kể từ ngày 11 tháng 4, vị giám mục xác nhận với KNA vào hôm thứ Tư 20 tháng Tư, và nói thêm rằng vào Chúa Nhật Phục sinh, sau cuộc kiểm tra thứ hai, ngài vẫn dương tính.

Tất cả những cư dân khác của tu viện Mẹ Giáo Hội, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, đều cho kết quả âm tính.

Các phương tiện truyền thông Ý gần đây đưa tin rằng Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, bộ trưởng ngoại giao của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus. Vì vậy, ngài phải hoãn chuyến đi đến thủ đô Kyiv của Ukraine đã được lên lịch trước lễ Phục sinh.
Source:Il Sismografo

6. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Người cao niên phải được yêu mến và kính trọng

Lúc 9 giờ sáng, thứ Tư Tuần bát nhật Phục sinh, 20 tháng Tư năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến hàng chục ngàn tín hữu hành hương, tại Quảng trường thánh Phêrô.

Ngài đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu trước khi tiến lên lễ đài, mở đầu buổi tiếp kiến với dấu thánh giá và lời chào phụng vụ của ngài, rồi mọi người nghe đoạn sách Huấn Ca (Sr 3,3-6.12-13.16) bằng tám thứ tiếng:

“Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng (..) Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người.”

Trong bài huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già. Bài thứ sáu này có tựa đề là: “Hãy tôn kính cha mẹ”: lòng yêu mến đối với tuổi già.
 
Ukraine bất ngờ có nhiều máy bay. TQLC Mariupol ra sao. Tịch thu kho bí mật hàng trăm triệu của Nga
VietCatholic Media
16:53 21/04/2022


1. Ngũ Giác Đài: Không quân Ukraine có thêm khoảng 20 máy bay do lượng phụ tùng thay thế đang tràn vào nước này

Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, cho biết Lực lượng Không quân Ukraine đã bổ sung thêm khoảng 20 máy bay hoạt động cho đội bay của mình do lượng phụ tùng thay thế đang tăng lên.

Mặc dù không nói rõ quốc gia nào đã cung cấp các bộ phận máy bay, nhưng Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Tư rằng Mỹ và các quốc gia khác đã làm việc “để có được những bộ phận cần thiết để đưa các máy bay của Ukraine lên không trung”.

Dòng chảy phụ tùng thay thế đã cho phép Ukraine mở rộng phi đội máy bay quân sự của mình, bất chấp cuộc xâm lược liên tục của Nga. Hiện Ukraine có nhiều máy bay hơn so với cách đây ba tuần.

Trước đó một ngày, Thiếu tướng John Kirby cho biết Ukraine đã nhận thêm máy bay chiến đấu để bổ sung vào số lượng hiện có của họ.

Mỹ đã cam kết gửi cho Ukraine 16 máy bay trực thăng Mi-17, nhưng chính quyền đã từ chối can dự vào việc chuyển giao các máy bay Mig-29 từ Ba Lan đến Ukraine thông qua Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần yêu cầu các nước khác trang bị máy bay chiến đấu Mig-29 Fulcrum từ thời Liên Xô, loại máy bay mà các phi công Ukraine đã quen sử dụng.

Zelenskiy đã yêu cầu các quốc gia Đông Âu khác có máy bay thế hệ thứ tư gửi chúng đến Ukraine, nhưng chưa có quốc gia nào đồng ý làm như vậy.

Hôm thứ Tư, tài khoản Twitter chính thức của Không quân Ukraine cho biết, “Ukraine đã không nhận được máy bay mới từ các đối tác! Với sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, không quân Ukraine đã nhận được phụ tùng và linh kiện để phục hồi và sửa chữa phi đội máy bay trong Lực lượng vũ trang, điều này sẽ cho phép đưa nhiều máy bay vào chiến trường hơn.”

Lực lượng Không quân Ukraine là một phần của mạng lưới phòng thủ trên không, bao gồm các hỏa tiễn đất đối không S-300 và hỏa tiễn phòng không di động. Sự kết hợp này đã ngăn cản Nga thiết lập ưu thế trên không so với Ukraine và ngăn cản Nga kiểm soát bầu trời.

Bất chấp các đợt bắn phá liên tục từ hỏa tiễn và pháo binh Nga cũng như các cuộc tấn công vào các căn cứ quân sự, Lực lượng Không quân Ukraine phần lớn vẫn còn nguyên vẹn mặc dù đã chịu một số tổn thất.

Vào đầu tháng 3, khoảng hai tuần sau cuộc chiến, quan chức quốc phòng Ukraine cho biết Ukraine có 56 máy bay chiến đấu, chiếm khoảng 80% số máy bay chiến đấu cánh cố định của họ. Nhưng người Ukraine không sử dụng máy bay của họ nhiều, chỉ bay từ 5 đến 10 phi vụ mỗi ngày.

2. Mariupol đang bị oanh tạc “liên tục”, chỉ huy Thủy quân lục chiến Ukraine cho biết

Thiếu tá Serhii Volyna, chỉ huy Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 của Ukraine, nói với CNN hôm thứ Tư rằng Nga tiếp tục bắn phá “liên tục” vào Mariupol sau khi ông kêu gọi một nước thứ ba đứng ra giám sát việc di tản lực lượng quân sự và dân thường Ukraine bị bao vây trong thành phố.

Volyna cho biết các cuộc tấn công của máy bay và pháo hạng nặng của Nga vẫn tiếp tục vào hôm thứ Tư, đồng thời cho biết thêm rằng các lực lượng phòng thủ Ukraine đã bị tổn thất nghiêm trọng.

Ông nói: “Chúng tôi yêu cầu các thủ tục quốc tế cho binh lính và công dân. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của quốc tế. Vẫn còn hàng trăm thường dân ở đây. Chúng tôi không tin tưởng người Nga, chúng tôi cần các quốc gia khác bảo đảm. Mariupol vẫn có thể được cứu”.

Volyna đã nói chuyện với CNN hôm thứ Ba và yêu cầu một nước thứ ba cung cấp dịch vụ di tản cho quân đội và dân thường bị mắc kẹt trong nhà máy thép Azovstal dưới sự bắn phá dữ dội của Nga. Quân đội Nga đã đưa ra một lệnh ngừng bắn vào thứ Tư, nhưng không ai tin tưởng vào các lời hứa của họ.

Quân Nga được tin đã mất khoảng 9.000 quân tại Mariupol và có những lo ngại rằng họ sẽ giết tất cả quân phòng thủ ở đó khi họ đầu hàng.

3. SBU phát hiện ra nhà kho bí mật với kho đạn trị giá 200 triệu đô la ở vùng Kharkiv

Cơ quan An ninh Nhà nước Ukraine, gọi tắt là SBU, vừa phát hiện ra một kho bí mật chứa đạn dược và các linh kiện dùng cho các thiết bị quân sự trị giá 200 triệu USD ở khu vực Kharkiv.

Phát ngôn nhân của SBU Artem Dekhtiarenko đã báo cáo như sau:

“Theo dữ liệu sơ bộ, các thành phần tìm được ở đó là dành cho các thiết bị bị hư hỏng của Nga, mà đối phương sẽ sửa chữa trong cuộc tấn công. Tuy nhiên, nhờ sự kháng cự của quân trú phòng Ukraine, quân chiếm đóng đã không thể chiếm được Kharkiv. Nhờ những nỗ lực của SBU, toàn bộ lô hàng vũ khí bị tịch thu sẽ được sử dụng để bảo vệ nhà nước của chúng ta.”

Ông Artem Dekhtiarenko cho biết kiểm tra sơ khởi, phía Ukraine tịch thu được khoảng 60 động cơ xe tăng đầy đủ và một số lượng lớn phụ tùng và linh kiện cho xe thiết giáp. Các thứ này đã được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Ukraine. Ngoài ra, 26 hỏa tiễn không đối không cũng được tìm thấy.

SBU cho biết các chủ sở hữu của nhà kho này là những người gốc Nga, dự định hợp tác với quân xâm lược và cung cấp thiết bị cho nhu cầu của kẻ thù.

Các báo cáo trước đó cho biết SBU đã xác định được hơn 2.500 cộng tác viên kể từ khi Luật số 2108-IX có hiệu lực “Về việc áp dụng các sửa đổi đối với một số đạo luật lập pháp về việc thiết lập trách nhiệm hình sự đối với các hoạt động hợp tác với kẻ thù.”

4. Motuzianyk nhận định Nga trả thù Ukraine vì phá hủy tàu tuần dương Moskva

Việc tàu tuần dương Moskva bị mất đã gây phẫn nộ trong xã hội Nga. Các cuộc tấn công hỏa tiễn vào Ukraine rõ ràng là một quyết định cảm tính của giới lãnh đạo Nga, được kích hoạt một phần bởi mong muốn trả thù.

“Người Nga quan niệm đó là sự trả thù. Chúng ta thường thấy rằng một số hành động nhất định của quân đội Nga là phi logic, bởi vì các quyết định thực hiện chúng rõ ràng được đưa ra dựa trên mức độ tình cảm. Ví dụ, Liên bang Nga bị mất tàu tuần dương Moskva đã gây ra sự phẫn nộ trong xã hội Nga. Do đó, quân đội Nga cần phải đưa ra một số phản ứng để xoa dịu dân chúng của mình. Số lượng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã tăng lên rất nhiều do mong muốn trả thù này”, Ông Oleksandr Motuzianyk, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RBC-Ukraine.

Như đã đưa tin, soái hạm Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã bị hư hại đáng kể sau khi nó bị trúng hỏa tiễn chống hạm Neptune của Ukraine. Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng tàu tuần dương hỏa tiễn Moskva đã tự nhiên phát hỏa và bị bắn chìm trong khi đang được kéo về cảng sửa chữa.

Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng Các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắt đầu ngăn chặn nhiều cuộc tấn công hỏa tiễn hơn

5. Na Uy gửi khoảng 100 hỏa tiễn phòng không Mistral tới Ukraine

Na Uy sẽ gửi khoảng 100 hỏa tiễn phòng không Mistral cho Ukraine. Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak cho biết trong một bài đăng trên Telegram.

“Na Uy đã quyết định gửi khoảng 100 hệ thống hỏa tiễn phòng không Mistral cho Ukraine, theo Bộ Quốc phòng nước này. Và sẽ có cả máy bay chiến đấu của quân Đồng minh,” Yermak viết.

Ông nói thêm rằng chính phủ Ukraine đang làm việc và “mọi thứ sẽ nhanh chóng đến Ukraine.”

Như Ukrinform đã đưa tin, AeroVironment, công ty hàng đầu thế giới về hệ thống robot đa ngành, thông báo sẽ tặng hơn 100 máy bay không người lái Quantix Recon cho Ukraine.

6. Nhật Bản gia hạn khoản vay 300 triệu đô la cho Ukraine

Nhật Bản có kế hoạch tăng gấp ba khoản vay cho Ukraine từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết điều này trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác, thông tấn xã Reuters đã cho biết như trên.

“Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nói trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác rằng Tokyo hiện có kế hoạch gia hạn khoản vay 300 triệu đô la cho Ukraine, tăng so với lời đề nghị ban đầu là 100 triệu đô la”.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết sẽ gửi tới Ukraine một lô quần áo và mặt nạ hạt nhân, sinh học và hóa học, gọi tắt là NBC, cũng như các phương tiện bay không người lái, để giúp nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết Ukraine đã nhận được hỗ trợ tài chính 13 tỷ yên từ Chính phủ Nhật Bản và cũng đã nhận được hỗ trợ lên đến 500 triệu đô la Canada từ Canada để tài trợ cho các nhu cầu chính của đất nước.

7. Tòa Bạch Ốc nói tổng thống Biden đã xem những hình ảnh khủng khiếp về Ukraine “với nỗi buồn” và “nỗi sợ hãi cho người dân”

Đáp lại lời cầu cứu từ các lực lượng Ukraine bị bao vây ở thành phố Mariupol, miền nam Ukraine, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết Hoa Kỳ tiếp tục thúc giục các lực lượng Nga “bảo đảm hành lang an toàn” cho dân thường.

“Chúng tôi chắc chắn đã thấy những hình ảnh, và nghe những tiếng kêu cứu này. Chúng tôi chắc chắn sẽ thúc giục chính phủ Nga làm điều đúng đắn, bảo đảm hành lang an toàn cho bất kỳ thường dân hoặc những người nào muốn rời khỏi thành phố,”Psaki nói.

Psaki nói thêm: “Tổng thống đang xem những hình ảnh này như nhiều người Mỹ đã xem, và đau buồn với nỗi sợ hãi cho người dân Ukraine, cho các gia đình, cho trẻ em và những thường dân vô tội đang gặp nguy hiểm”.

Cô nói thêm: “Cuộc xung đột này đang tiêu tốn rất nhiều thời gian của tổng thống trong khi ông vẫn đang làm việc trên một loạt các ưu tiên khác ở đây”.

8. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen và các bộ trưởng tài chính khác bỏ ra khỏi cuộc họp G20 với Nga

Các bộ trưởng tài chính từ nhiều quốc gia đã bỏ ra khỏi phiên họp kín của G20 ở Washington, DC, hôm thứ Tư khi đại biểu Nga bắt đầu các bài phát biểu được chuẩn bị của mình.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã tham gia cuộc họp, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng như các quan chức Âu Châu và phương Tây khác cũng tham gia cuộc họp.

Trước cuộc họp, các quan chức Mỹ cho biết Yellen sẽ không tham gia một số phiên họp nhất định của cuộc họp có sự hiện diện của Nga.

Các quan chức Ukraine cũng phát biểu tại phiên họp với tư cách là khách mời, và cũng bước ra ngoài trong buổi thuyết trình của Nga. Yellen và các quan chức khác đã bỏ ra ngoài khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov bắt đầu phát biểu trực tuyến.

Một quan chức cho biết các bộ trưởng tài chính đã thảo luận về kế hoạch tẩy chay sự tham gia của Nga trước cuộc họp.

Yellen cho biết hồi đầu tháng, cô đã thông báo với Indonesia - nước chủ nhà G20 năm nay - rằng cô sẽ không tham gia các phiên họp có Nga. Các bộ trưởng tài chính G20 sẽ tập trung tại Washington trong tuần này trùng với các cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới và IMF.

Trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Nga không nên tham gia G20 nữa, việc loại bỏ Mạc Tư Khoa sẽ cần sự ủng hộ của tất cả các thành viên. Điều đó được coi là khó xảy ra, vì Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không quay lưng lại với Nga.
 
Quá sức xúc phạm: Ngay trong Tuần Thánh tiệm bánh nhại lời truyền phép để quảng cáo loại bánh mới
VietCatholic Media
16:56 21/04/2022


1. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi tạm đình chiến ở Ukraine vì lý do nhân đạo 4 ngày trong tuần thánh

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đang kêu gọi tạm đình chiến vì lý do nhân đạo trong 4 ngày của Tuần Thánh bắt đầu từ Thứ Năm Tuần Thánh và kéo dài đến Chúa Nhật Phục Sinh ngày 24 tháng 4.

Ông nói: “Lời kêu gọi Phục sinh cho Ukraine” sẽ cho phép mở ra các hành lang nhân đạo.

Ông nói thêm: “Thay vì kỷ niệm một cuộc sống mới, Lễ Phục sinh này trùng với một cuộc tấn công của Nga ở miền đông Ukraine. Tuần Thánh đang được cử hành dưới đám mây của một cuộc chiến đại diện cho sự phủ định hoàn toàn thông điệp Phục sinh.”

Ông Guterres, là một tín hữu Công Giáo, nói: “Liên Hiệp Quốc sẵn sàng gửi các đoàn xe viện trợ nhân đạo trong thời gian này đến các địa điểm cần thiết. Chúng tôi đang đệ trình kế hoạch chi tiết cho các bên”.

Điều phối viên Cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths sáng nay đã thông báo tóm tắt về đề nghị này với Hội đồng các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo Ukraine - bao gồm các nhà lãnh đạo Chính thống giáo, Công Giáo, Tin lành, Hồi giáo và Do Thái.

“Lấy cảm hứng từ Tuần Thánh và tất cả những gì tiêu biểu cho Tuần Thánh, tôi kêu gọi tất cả các bên - và tất cả những người ủng hộ hòa bình trên toàn thế giới - tham gia vào lời kêu gọi Phục sinh của tôi. Hãy cứu các mạng sống. Ngăn chặn đổ máu và hủy diệt. Hãy mở ra một cửa sổ cho đối thoại và hòa bình cũng như giữ vững niềm tin với ý nghĩa và thông điệp của Lễ Phục sinh”.
Source:CNN

2. Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn các tu sĩ Ba Lan đã săn sóc em gái của ngài, là bà Maria Elena Bergoglio.

Cha Jerzy Jacek Twaróg, dòng Bernadino, tân giám đốc Giáo xứ Công Giáo Ba Lan ở Buenos Aires, nơi em gái của Đức Thánh Cha cư ngụ và được giáo xứ đặc biệt săn sóc. Trong dịp lễ Phục sinh, cha đã cùng Đức Tổng Giám Mục Miroslaw Adamczyk, người Ba Lan, Sứ thần Tòa Thánh tại Argentina đã đến thăm bà Elena Bergoglio.

Trong thư gửi cha Jerzy, Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn tất cả sự săn sóc mà cha sở giáo xứ dành cho em gái của ngài, và viết: “Elena là một phụ nữ can đảm, biết cách đương đầu với cuộc sống. Elena rất cần sự giúp đỡ của các cha”.

Các cha dòng Bernardino làm việc trong giáo xứ Ba Lan tại Buenos Aires vẫn mang Mình Thánh Chúa cho bà Elena, khi bà ở nhà thương trong thời gian phục hồi. Các nữ tu Ba Lan làm việc tại Nhà dưỡng lão Gioan Phaolô II cạnh nhà xứ Công Giáo Ba Lan cũng đặc biệt quan tâm săn sóc em của Đức Thánh Cha.

Trong gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô là con cả trong số năm người con. Bà Elena đứng thứ ba và cách anh cả 12 tuổi, nghĩa là năm nay bà 73 tuổi và là người duy nhất trong số các em của Đức Thánh Cha còn sống. Năm 2013, khi ngài được bầu làm Giáo hoàng thì ba người em khác không còn nữa. Bà Elena có hai người con trai.

3. Burger King ở Tây Ban Nha xin lỗi, kéo xuống quảng cáo phản cảm trong Tuần Thánh

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Burger King ở Tây Ban Nha đã rút lại và xin lỗi vì một chiến dịch quảng cáo phản cảm gây ra sự phẫn nộ của người Công Giáo trong Tuần Thánh.

“Chúng tôi xin lỗi tất cả những người đã cảm thấy bị xúc phạm bởi chiến dịch của chúng tôi nhằm quảng cáo các sản phẩm rau củ của chúng tôi trong Tuần Thánh. Ý định của chúng tôi chưa bao giờ là xúc phạm bất kỳ ai và việc rút khỏi chiến dịch ngay lập tức đã được thực hiện”, Burger King thông báo như trên vào ngày Chúa Nhật Phục sinh trên tài khoản Twitter chính thức của mình.

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã viết trên các bảng quảng cáo khắp Tây Ban Nha những lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly khi truyền phép, sửa đổi những lời này để quảng cáo một loại bánh mì kẹp rau quả thay vì kẹp thịt. Chiến dịch quảng cáo đã gây ra sự phẫn nộ của hàng nghìn người Công Giáo, một số linh mục và một giám mục.

Một trong những bảng quảng cáo có nội dung: “Hãy cầm lấy mà ăn. Nó không có thịt. 100% là chay. 100% hương liệu. Big King Vegetable. “ Một quảng cáo khác có nội dung “Thịt của ta” với từ “thịt”, bị gạch bỏ và được thay thế bằng “rau”.

Khi sự phản đối chống lại thương hiệu Burger King được lan truyền, hashtag #BoicotBurgerKing, nghĩa là hãy tẩy chay Burger King, bắt đầu lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội và một kiến nghị đã được đưa ra trên nền tảng CitizenGO.

“Họ chế giễu Bí tích Thánh Thể và cái chết của Chúa Kitô trong thời gian thánh thiêng nhất đối với các Kitô hữu. Họ lợi dụng Tuần Thánh để thực hiện một chiến dịch tấn công hàng triệu tín đồ nhằm gây tiếng vang và kiếm tiền. Đã đến lúc chúng ta phải phản ứng bằng việc tẩy chay Burger King.” Bản kiến nghị đã yêu cầu gỡ bỏ các quảng cáo, một lời xin lỗi và sa thải một giám đốc điều hành hàng đầu.

“Tiền là thứ duy nhất mà các công ty này hiểu và chỉ với một cuộc tẩy chay, họ mới bắt đầu tôn trọng các tín hữu Kitô và Chúa Giêsu,” văn bản cho biết thêm.

Tính đến thứ Hai, ngày 18 tháng 4, bản kiến nghị đã thu hút được hơn 22.000 chữ ký.

CitizenGO nói rằng Burger King đã nhận được “phản ứng đối với chiến dịch của mình đến mức họ không bao giờ dám tính đến việc đưa ra một quảng cáo như thế nữa”, bởi vì “không có gì mà một công ty lo sợ hơn là những công dân vận động chống lại nó”.


Source:Catholic News Agency