Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu Như Chúa Yêu
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
09:51 19/04/2016
Yêu Như Chúa Yêu
Suy niệm Chúa Nhật V Phục Sinh năm – C
( Ga 13, 31-35 )
Chúa Nhật thứ V Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta đọc và gẫm suy về những lời chăng chối của Chúa Chúa Giêsu Kitô ban truyền trước khi Người đi về Trời. Quả thật, nếu chúng ta muốn về Trời với Chúa, chúng ta phải thực hành điều Chúa truyền dạy trong đời sống : “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34).
Chúa dạy : “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,34-35). Chúng ta tự hỏi, phải chăng chúng ta dùng những tình cảm tự nhiên để yêu thương như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, con cái yêu thương cha mẹ, đồng lớp đồng niên yêu nhau, nam nữ yêu nhau là khác với tình yêu Đức Kitô đã yêu chúng ta sao mà Đức Giêsu còn dạy chúng ta phải : Yêu như Thầy đã yêu anh em ?
Vậy, “yêu như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào, có gì mới mẻ chăng ? Xem ra chữ “như” có chất chứa hy sinh khi yêu, có nét mới mẻ và đáng sợ, vì chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo. Thánh Augustinô viết : khi nói “Yêu như Thầy đã yêu anh em” là Đức Giêsu nói đến tình yêu của mình đối với các môn đệ với hy sinh và tha thiết : “Không có tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,9). Chết vì bạn hữu là hành vi lớn nhất của tình yêu. Đức Giêsu đã yêu các môn đệ nói riêng, và con người nói chung bằng tình yêu hiến mạng. Nay Người đòi buộc các môn đệ, cụ thể là chúng ta phải yêu nhau đến mức đó. Tình yêu mà Chúa Giêsu yêu chúng ta phát xuất từ Chúa Cha : “Như Cha đã yêu Thầy thế nào, Thầy cũng yêu anh em như vậy” (Ga 15,9). Như vậy là có một nguồn suối tình yêu chảy tràn từ Chúa Cha đến Đức Giêsu, và tiếp tục chảy tràn xuống các môn đệ, dòng suối ấy không ngững chảy trên chúng ta, nếu chúng ta giữ lại, tình yêu đó sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp, nên chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, yêu mến Thiên Chúa hết lòng để đáp lại tình yêu Chúa. Sermons sur l'évangile de Jean, n°65 (trad. cf bréviaire 4e jeu. de Pâques). “Thầy ban cho các con một điều răn mới” là thế đấy.
Thánh Augustinô nói tiếp : “Yêu như Thầy đã yêu anh em”, khác với lòng mến tự nhiêu thuần túy. Bởi : “Các bộ phận vì ích chung mà đùm bọc lấy nhau. Cho nên một bộ phận phải đau, thì hết các bộ phận đau chung; một bộ phận được vinh, thì hết các bộ phận vinh chung!” (1Cr 12,25-26). Thật vậy, ai nghe điều răn này, hay đúng hơn là ai tuân giữ lời này, họ sẽ được biến đổi trở nên đồng thừa tự với Chúa Giêsu. Họ yêu thương nhau không đơn giản với bản tính tự nhiêu, nhưng vì họ là “thần” (Jn 10,35) nên tất cả họ yêu nhau và “họ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35). Họ yêu thương nhau là vì họ được Đức Kitô yêu thương. (Trích bài giảng Tin Mừng Gioan, số 65). Tình yêu vì Chúa.
Chúng ta thấy, cuộc sống cần tình yêu, nhân loại cần tình yêu, mỗi người sống trong cuộc đời này đều cần tình yêu và rất cần tình yêu. Có thể nói, tình yêu là lẽ sống, là niềm hạnh phúc, là sự bình an của tất cả mọi người không trừ ai. Nên có bao nhiêu tiểu thuyết là có bấy nhiêu chuyện tình. Có bao nhiều phim truyện, tiểu phẩm, bài hát là bấy nhiêu cách diễn tả tình yêu. Người ta khai thác tình yêu trên mọi lĩnh vực : thơ ca, hò vè, quảng cáo.v.v...
Sống ở trên đời có trăm bẩy loại tình yêu, tôi xin tạm liệt kê. Chúng ta tự hỏi, tại sao cha mẹ lại yêu con cái và con cái lại yêu cha mẹ. Thưa là vì ông bà ấy là người sinh ra chúng, chúng là con của ông bà đó. Đây là tình yêu huyết tộc. Ngày nay phú quí sinh lễ nghĩa, đay đó chúng ta gặp những buổi hội ngộ đồng niên, đồng lớp, đồng ngũ, đó là thứ tình đồng niên, bạn bè cùng lớp cùng tuổi mến thương nhau. Một loại tình yêu lấn át mọi thứ tình yêu, khi nói đến người ta nghĩ ngay đến nó, nhất là những người trẻ, đó là tình yêu nam nữ. Đây là tình yêu đơn phương, vì con người yêu nhau. Tình yêu đôi lứa, tình yêu bạn bè, tình yêu đồng đội, tình yêu của anh chị em một nhà... tình yêu của cha mẹ với con cái. Tất cả những tình yêu đó đều cao đẹp, đều phù hợp ý Chúa.
Một thứ tình yêu cao thượng mà Chúa dạy chúng ta là tình yêu vì Chúa. Kinh Kính Mến chúng ta vẫn đọc : “...vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy”. Như thế, tình yêu của chúng ta không còn giới hạn bởi huyết tộc, bạn bè quen biết, mà mở rộng tới hết mọi người, tôi yêu họ vì Chúa yêu tôi và truyền dạy tôi .
Yêu thương là điều Chúa dạy, hơn nữa đó là lệnh truyền của Chúa : “Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau” (Ga 13,34). Vì thế không ai có quyền từ chối yêu thương, càng không có quyền thù nghịch anh chị em mình. Có yêu nhau thật lòng, người ta mới có thể sống cho nhau, chết vì nhau. Thử tưởng tượng, một thế giới không có tình yêu, không ai yêu ai, thì thế giới sẽ kinh khủng biết chừng nào. Bởi đi tới đâu, ta cũng chỉ thấy thù hận, bạo động, diệt chủng... Hãy yêu thương, hãy trao tặng cho nhau tình yêu thật lòng để cuộc đời đáng yêu và đáng sống. Tình yêu sẽ làm cho cả người đang yêu lẫn người được yêu bình an và hạnh phúc. Hãy yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật V Phục Sinh năm – C
( Ga 13, 31-35 )
Chúa Nhật thứ V Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta đọc và gẫm suy về những lời chăng chối của Chúa Chúa Giêsu Kitô ban truyền trước khi Người đi về Trời. Quả thật, nếu chúng ta muốn về Trời với Chúa, chúng ta phải thực hành điều Chúa truyền dạy trong đời sống : “Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34).
Chúa dạy : “Như Thầy đã yêu thương các con, thì các con cũng hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,34-35). Chúng ta tự hỏi, phải chăng chúng ta dùng những tình cảm tự nhiên để yêu thương như bạn bè yêu nhau, cha mẹ yêu thương con cái, con cái yêu thương cha mẹ, đồng lớp đồng niên yêu nhau, nam nữ yêu nhau là khác với tình yêu Đức Kitô đã yêu chúng ta sao mà Đức Giêsu còn dạy chúng ta phải : Yêu như Thầy đã yêu anh em ?
Vậy, “yêu như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào, có gì mới mẻ chăng ? Xem ra chữ “như” có chất chứa hy sinh khi yêu, có nét mới mẻ và đáng sợ, vì chính chữ này làm nên nét đặc trưng của Kitô giáo. Thánh Augustinô viết : khi nói “Yêu như Thầy đã yêu anh em” là Đức Giêsu nói đến tình yêu của mình đối với các môn đệ với hy sinh và tha thiết : “Không có tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình” (Ga 15,9). Chết vì bạn hữu là hành vi lớn nhất của tình yêu. Đức Giêsu đã yêu các môn đệ nói riêng, và con người nói chung bằng tình yêu hiến mạng. Nay Người đòi buộc các môn đệ, cụ thể là chúng ta phải yêu nhau đến mức đó. Tình yêu mà Chúa Giêsu yêu chúng ta phát xuất từ Chúa Cha : “Như Cha đã yêu Thầy thế nào, Thầy cũng yêu anh em như vậy” (Ga 15,9). Như vậy là có một nguồn suối tình yêu chảy tràn từ Chúa Cha đến Đức Giêsu, và tiếp tục chảy tràn xuống các môn đệ, dòng suối ấy không ngững chảy trên chúng ta, nếu chúng ta giữ lại, tình yêu đó sẽ trở nên ao tù nhơ nhớp, nên chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, yêu mến Thiên Chúa hết lòng để đáp lại tình yêu Chúa. Sermons sur l'évangile de Jean, n°65 (trad. cf bréviaire 4e jeu. de Pâques). “Thầy ban cho các con một điều răn mới” là thế đấy.
Thánh Augustinô nói tiếp : “Yêu như Thầy đã yêu anh em”, khác với lòng mến tự nhiêu thuần túy. Bởi : “Các bộ phận vì ích chung mà đùm bọc lấy nhau. Cho nên một bộ phận phải đau, thì hết các bộ phận đau chung; một bộ phận được vinh, thì hết các bộ phận vinh chung!” (1Cr 12,25-26). Thật vậy, ai nghe điều răn này, hay đúng hơn là ai tuân giữ lời này, họ sẽ được biến đổi trở nên đồng thừa tự với Chúa Giêsu. Họ yêu thương nhau không đơn giản với bản tính tự nhiêu, nhưng vì họ là “thần” (Jn 10,35) nên tất cả họ yêu nhau và “họ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35). Họ yêu thương nhau là vì họ được Đức Kitô yêu thương. (Trích bài giảng Tin Mừng Gioan, số 65). Tình yêu vì Chúa.
Chúng ta thấy, cuộc sống cần tình yêu, nhân loại cần tình yêu, mỗi người sống trong cuộc đời này đều cần tình yêu và rất cần tình yêu. Có thể nói, tình yêu là lẽ sống, là niềm hạnh phúc, là sự bình an của tất cả mọi người không trừ ai. Nên có bao nhiêu tiểu thuyết là có bấy nhiêu chuyện tình. Có bao nhiều phim truyện, tiểu phẩm, bài hát là bấy nhiêu cách diễn tả tình yêu. Người ta khai thác tình yêu trên mọi lĩnh vực : thơ ca, hò vè, quảng cáo.v.v...
Sống ở trên đời có trăm bẩy loại tình yêu, tôi xin tạm liệt kê. Chúng ta tự hỏi, tại sao cha mẹ lại yêu con cái và con cái lại yêu cha mẹ. Thưa là vì ông bà ấy là người sinh ra chúng, chúng là con của ông bà đó. Đây là tình yêu huyết tộc. Ngày nay phú quí sinh lễ nghĩa, đay đó chúng ta gặp những buổi hội ngộ đồng niên, đồng lớp, đồng ngũ, đó là thứ tình đồng niên, bạn bè cùng lớp cùng tuổi mến thương nhau. Một loại tình yêu lấn át mọi thứ tình yêu, khi nói đến người ta nghĩ ngay đến nó, nhất là những người trẻ, đó là tình yêu nam nữ. Đây là tình yêu đơn phương, vì con người yêu nhau. Tình yêu đôi lứa, tình yêu bạn bè, tình yêu đồng đội, tình yêu của anh chị em một nhà... tình yêu của cha mẹ với con cái. Tất cả những tình yêu đó đều cao đẹp, đều phù hợp ý Chúa.
Một thứ tình yêu cao thượng mà Chúa dạy chúng ta là tình yêu vì Chúa. Kinh Kính Mến chúng ta vẫn đọc : “...vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy”. Như thế, tình yêu của chúng ta không còn giới hạn bởi huyết tộc, bạn bè quen biết, mà mở rộng tới hết mọi người, tôi yêu họ vì Chúa yêu tôi và truyền dạy tôi .
Yêu thương là điều Chúa dạy, hơn nữa đó là lệnh truyền của Chúa : “Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau” (Ga 13,34). Vì thế không ai có quyền từ chối yêu thương, càng không có quyền thù nghịch anh chị em mình. Có yêu nhau thật lòng, người ta mới có thể sống cho nhau, chết vì nhau. Thử tưởng tượng, một thế giới không có tình yêu, không ai yêu ai, thì thế giới sẽ kinh khủng biết chừng nào. Bởi đi tới đâu, ta cũng chỉ thấy thù hận, bạo động, diệt chủng... Hãy yêu thương, hãy trao tặng cho nhau tình yêu thật lòng để cuộc đời đáng yêu và đáng sống. Tình yêu sẽ làm cho cả người đang yêu lẫn người được yêu bình an và hạnh phúc. Hãy yêu thương nhau như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Yêu Như Chúa Yêu
Lm. Anthony Trung Thành
09:23 19/04/2016
Suy Niệm Chúa Nhật V PHỤC SINH C
Yêu Như Chúa Yêu
Để nói lên tình yêu thương rộng mở giữa người với người trong xã hội, người Á Đông chúng ta có châm ngôn: "Tứ hải giai huynh đệ" (bốn biển là anh em). Cha ông của chúng ta cũng dạy: “Thương người như thể thương thân”. Cựu Ước cùng mời gọi: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình” (Lv 19,18). Trên đây chỉ là lời những lời mời gọi tình yêu thương theo mối tương quan giữa con người với nhau, mà đỉnh điểm của tình yêu là: Yêu tha nhân như chính mình. Còn nét độc đáo và đặc thù của tình yêu mà Đức Kitô mời gọi chúng ta là: Yêu Như Chúa Yêu. Vậy, làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
1. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem Chúa Giêsu yêu thương như thế nào?
1.1)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu phổ quát.
Ngài yêu thương hết thảy mọi người. Đó là những người tội lỗi, bệnh tật, đói khổ, yếu đuối và bị áp bức…Ngài gặp gỡ chàng thanh niên giàu có và khuyên anh để được sống đời đời: «Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi» (x. Mc 10, 17-22). Ngài gặp gỡ ông Giakêu thủ lĩnh người thu thuế và giúp ông biết sống công bằng và quảng đại (x. Lc 19,1-10). Ngài gặp gỡ những người nghèo về tinh thần và vật chất và luôn ưu tiên họ hơn. Đó cũng chính là dấu hiệu để nhận ra Ngài. Ngài nói với các môn đệ Gioan rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5-6). Ngài tự đồng hoá mình với những người nghèo hèn, đói khổ đến nỗi ai làm cho những người này là làm cho chính Ngài (x. Mt 11,5-6). Ngài đã ca ngợi bà goá nghèo chỉ bỏ ¼ đồng xu vào hòm tiền nhà thờ và tuyên bố một câu bất hủ: “Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết” (Mc 12,43). Khi dân chúng đói khát, Ngài đã mời gọi các Tông đồ “Anh em hãy cho họ ăn đi” (x. Mc 6,34-44). Sứ mạng giải phóng cho người nghèo chính là sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4, 16-22). Qua những hành động và lời nói của Chúa Giêsu đều thể hiện rõ nét một tình yêu bất biến, tình yêu phổ quát không loại trừ một ai.
1.2)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tha thứ.
Chúa nói với người phụ nữ ngoại tình: "Tội của chị đã được tha rồi" (Lc 7,48). Chúa nói với người bất toại: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mt 9, 2; Mc 2, 5; Lc 5, 20). Ngài tha thứ cho Phêrô (Mt 26, 69-75), cho kẻ trộm lành (x. Lc 23,43), cho những kẻ giết Ngài (x. Lc 23,34)...Ngài đã ban quyền tha tội cho Hội Thánh, khi Ngài nói với các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22). Ngài còn thiết lập chức linh mục để thi hành sứ mạng đó mãi cho đến tận thế. Tình yêu của Chúa Giêsu thực sự là tình yêu tha thứ. Ngài luôn luôn ở tư thế cứu thoát chứ không muốn lên án. Chính Chúa Giêsu đã nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 17).
1.3)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hy sinh phục vụ.
Vì yêu thương loài người chúng ta, nên Ngài đã hy sinh hạ mình xuống chấp nhận làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2,6-7).
Thật vậy, vì yêu thương loài người nên Ngài chấp nhận sinh ra trong hang đá nghèo hèn lạnh lẽo. Ngài sống âm thầm tại làng quê Nazareth với Thánh Giuse và Đức Maria suốt ba mươi năm. Ngài tiếp tục sống nghèo hèn trong ba năm rao giảng Tin Mừng. Chính Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9, 58). Ngài đã hy sinh hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20). Cuối cùng, Ngài bị bắt, đánh đòn, đóng đinh và chết trên thập giá không một mảnh vải che thân. Đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho lời Ngài nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Không những thế, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi sống nhân loại chúng ta. Ngài đã yêu thương nhân loại và yêu thương họ cho đến cùng (x. Ga 13,1). Tình yêu của chủ chiên hy sinh vì đàn chiên, đó mới là một tình yêu tròn đầy, một tình yêu hy sinh phục vụ.
2. Làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
2.1)Yêu như Chúa yêu là phải yêu thương mọi người.
Với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: Yêu thương những kẻ thuộc về minh như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Chúa, chúng ta không được dừng lại ở đó, chính Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6). Vì vậy, Yêu như Chúa yêu là phải đi xa hơn: Yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng ý kiến; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát, tình yêu không loại trừ một ai.
2.2)Yêu như Chúa yêu là phải tha thứ lỗi lầm cho anh chị em mình.
Trước hết, tinh thần tha thứ phải được thực hiện ngay trong mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: Cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em ruột thịt với nhau. Tiếp đó, tha thứ phải được thể hiện giữa các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ và mọi người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Ngoài ra, sự tha thứ cũng cần được thể hiện với những người ghét bỏ chúng ta, và thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta. Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: Thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô; Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexade; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.
Nhưng thực tế trong đời sống gia đình và cộng đoàn vẫn còn đó những người sống thiếu tinh thần tha thứ cho nhau. Vì không có sự tha thứ nên xảy ra rất nhiều cảnh đau thương, chết chóc. Mỗi người chúng ta hãy mang tinh thần tha thứ đến với mọi người: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục... Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô).
2.3)Yêu như Chúa yêu là phải biết hy sinh phục vụ.
Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng vì chúng ta. Giờ chúng ta cũng phải hy sinh tính mạng vì người khác. Hy sinh tính mạng là hy sinh những gì thuộc về chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì lòng yêu mến tha nhân. Chúng ta thấy điều này nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và nơi các trung tâm từ thiện.
Trong gia đình: Cha mẹ hy sinh vì con cái; vợ chồng hy sinh cho nhau; người khoẻ hy sinh chăm sóc cho người đau yếu. Trong giáo xứ: Ban Hành Giáo hy sinh để phục vụ cộng đoàn; thầy cô giáo hy sinh để dạy giáo lý cho giới trẻ. Tại các trung tâm bác ái từ thiện, có rất nhiều người tự nguyện hy sinh vì những người bệnh hoạn tật nguyền. Tại những trung tâm đó, các nữ tu và những thiện nguyện viên đang ngày đêm âm thầm hy sinh phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô.
Nhưng đây đó vẫn còn có những gia đình cơm không lành canh không ngọt, vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ. Nhiều cộng đoàn vẫn còn sự chia rẽ, bất hoà, thiếu sự hiệp nhất yêu thương. Đây đó vẫn còn có cảnh chém giết lẫn nhau...Vậy, để không còn có những cảnh đau thương đó xảy ra, mỗi người chúng ta hãy toả sáng tình thương mọi nơi mọi lúc, như William Blake nói : “Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Đó cũng là cách chúng ta đang làm chứng cho Chúa, vì “Cứ dấu này mà mọi người nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Yêu Như Chúa Yêu
Để nói lên tình yêu thương rộng mở giữa người với người trong xã hội, người Á Đông chúng ta có châm ngôn: "Tứ hải giai huynh đệ" (bốn biển là anh em). Cha ông của chúng ta cũng dạy: “Thương người như thể thương thân”. Cựu Ước cùng mời gọi: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình” (Lv 19,18). Trên đây chỉ là lời những lời mời gọi tình yêu thương theo mối tương quan giữa con người với nhau, mà đỉnh điểm của tình yêu là: Yêu tha nhân như chính mình. Còn nét độc đáo và đặc thù của tình yêu mà Đức Kitô mời gọi chúng ta là: Yêu Như Chúa Yêu. Vậy, làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
1. Trước hết, chúng ta tìm hiểu xem Chúa Giêsu yêu thương như thế nào?
1.1)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu phổ quát.
Ngài yêu thương hết thảy mọi người. Đó là những người tội lỗi, bệnh tật, đói khổ, yếu đuối và bị áp bức…Ngài gặp gỡ chàng thanh niên giàu có và khuyên anh để được sống đời đời: «Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi» (x. Mc 10, 17-22). Ngài gặp gỡ ông Giakêu thủ lĩnh người thu thuế và giúp ông biết sống công bằng và quảng đại (x. Lc 19,1-10). Ngài gặp gỡ những người nghèo về tinh thần và vật chất và luôn ưu tiên họ hơn. Đó cũng chính là dấu hiệu để nhận ra Ngài. Ngài nói với các môn đệ Gioan rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Mt 11,5-6). Ngài tự đồng hoá mình với những người nghèo hèn, đói khổ đến nỗi ai làm cho những người này là làm cho chính Ngài (x. Mt 11,5-6). Ngài đã ca ngợi bà goá nghèo chỉ bỏ ¼ đồng xu vào hòm tiền nhà thờ và tuyên bố một câu bất hủ: “Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết” (Mc 12,43). Khi dân chúng đói khát, Ngài đã mời gọi các Tông đồ “Anh em hãy cho họ ăn đi” (x. Mc 6,34-44). Sứ mạng giải phóng cho người nghèo chính là sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”(Lc 4, 16-22). Qua những hành động và lời nói của Chúa Giêsu đều thể hiện rõ nét một tình yêu bất biến, tình yêu phổ quát không loại trừ một ai.
1.2)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu tha thứ.
Chúa nói với người phụ nữ ngoại tình: "Tội của chị đã được tha rồi" (Lc 7,48). Chúa nói với người bất toại: “Này con, con đã được tha tội rồi” (Mt 9, 2; Mc 2, 5; Lc 5, 20). Ngài tha thứ cho Phêrô (Mt 26, 69-75), cho kẻ trộm lành (x. Lc 23,43), cho những kẻ giết Ngài (x. Lc 23,34)...Ngài đã ban quyền tha tội cho Hội Thánh, khi Ngài nói với các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22). Ngài còn thiết lập chức linh mục để thi hành sứ mạng đó mãi cho đến tận thế. Tình yêu của Chúa Giêsu thực sự là tình yêu tha thứ. Ngài luôn luôn ở tư thế cứu thoát chứ không muốn lên án. Chính Chúa Giêsu đã nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 17).
1.3)Tình yêu của Chúa Giêsu là tình yêu hy sinh phục vụ.
Vì yêu thương loài người chúng ta, nên Ngài đã hy sinh hạ mình xuống chấp nhận làm một con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi. Thánh Phaolô diễn tả: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế”(Pl 2,6-7).
Thật vậy, vì yêu thương loài người nên Ngài chấp nhận sinh ra trong hang đá nghèo hèn lạnh lẽo. Ngài sống âm thầm tại làng quê Nazareth với Thánh Giuse và Đức Maria suốt ba mươi năm. Ngài tiếp tục sống nghèo hèn trong ba năm rao giảng Tin Mừng. Chính Ngài nói: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9, 58). Ngài đã hy sinh hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13, 1-20). Cuối cùng, Ngài bị bắt, đánh đòn, đóng đinh và chết trên thập giá không một mảnh vải che thân. Đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho lời Ngài nói: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Không những thế, trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi sống nhân loại chúng ta. Ngài đã yêu thương nhân loại và yêu thương họ cho đến cùng (x. Ga 13,1). Tình yêu của chủ chiên hy sinh vì đàn chiên, đó mới là một tình yêu tròn đầy, một tình yêu hy sinh phục vụ.
2. Làm thế nào để Yêu Như Chúa Yêu?
2.1)Yêu như Chúa yêu là phải yêu thương mọi người.
Với bản tính tự nhiên, chúng ta thường giới hạn tình yêu nơi những người thân cận: Yêu thương những kẻ thuộc về minh như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em và những người yêu thương chúng ta, những người có thể đền đáp công ơn cho chúng ta. Nhưng để yêu như Chúa, chúng ta không được dừng lại ở đó, chính Chúa Giêsu đã nói: “Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mến các ngươi, thì các ngươi có công gì ? Há những người thu thuế cũng không làm thế sao”? (Mt 5,6). Vì vậy, Yêu như Chúa yêu là phải đi xa hơn: Yêu thương hết mọi người; yêu thương những người không có gì để đền đáp cho chúng ta; yêu thương cả những người bất đồng ý kiến; yêu thương những người không yêu thương chúng ta; thậm chí chúng ta cần phải yêu thương những người ghét bỏ chúng ta, bách hại chúng ta. Đó là tình yêu phổ quát, tình yêu không loại trừ một ai.
2.2)Yêu như Chúa yêu là phải tha thứ lỗi lầm cho anh chị em mình.
Trước hết, tinh thần tha thứ phải được thực hiện ngay trong mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: Cha mẹ con cái, vợ chồng, anh em ruột thịt với nhau. Tiếp đó, tha thứ phải được thể hiện giữa các thành viên trong cộng đoàn giáo xứ và mọi người chúng ta gặp gỡ hằng ngày. Ngoài ra, sự tha thứ cũng cần được thể hiện với những người ghét bỏ chúng ta, và thậm chí họ là kẻ thù của chúng ta. Các Thánh đã làm gương cho chúng ta: Thánh Stêphanô đã tha thứ cho Phaolô; Thánh Nữ Maria Goretti đã tha thứ cho chàng thanh niên Alexade; Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha thứ cho Ali Agca và bao nhiêu tấm gương tha thứ khác.
Nhưng thực tế trong đời sống gia đình và cộng đoàn vẫn còn đó những người sống thiếu tinh thần tha thứ cho nhau. Vì không có sự tha thứ nên xảy ra rất nhiều cảnh đau thương, chết chóc. Mỗi người chúng ta hãy mang tinh thần tha thứ đến với mọi người: “Đem tha thứ vào nơi lăng nhục... Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ” (Kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô).
2.3)Yêu như Chúa yêu là phải biết hy sinh phục vụ.
Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng vì chúng ta. Giờ chúng ta cũng phải hy sinh tính mạng vì người khác. Hy sinh tính mạng là hy sinh những gì thuộc về chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể hy sinh thời gian, sức khoẻ, tiền bạc vì lòng yêu mến tha nhân. Chúng ta thấy điều này nơi gia đình, cộng đoàn giáo xứ và nơi các trung tâm từ thiện.
Trong gia đình: Cha mẹ hy sinh vì con cái; vợ chồng hy sinh cho nhau; người khoẻ hy sinh chăm sóc cho người đau yếu. Trong giáo xứ: Ban Hành Giáo hy sinh để phục vụ cộng đoàn; thầy cô giáo hy sinh để dạy giáo lý cho giới trẻ. Tại các trung tâm bác ái từ thiện, có rất nhiều người tự nguyện hy sinh vì những người bệnh hoạn tật nguyền. Tại những trung tâm đó, các nữ tu và những thiện nguyện viên đang ngày đêm âm thầm hy sinh phục vụ những người ốm đau, bệnh tật. Họ là những tấm gương hy sinh phục vụ, phản ánh phần nào gương hy sinh phục vụ của Đức Kitô.
Nhưng đây đó vẫn còn có những gia đình cơm không lành canh không ngọt, vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ. Nhiều cộng đoàn vẫn còn sự chia rẽ, bất hoà, thiếu sự hiệp nhất yêu thương. Đây đó vẫn còn có cảnh chém giết lẫn nhau...Vậy, để không còn có những cảnh đau thương đó xảy ra, mỗi người chúng ta hãy toả sáng tình thương mọi nơi mọi lúc, như William Blake nói : “Chúng ta đã được đặt vào trần gian ngắn ngủi để học tỏa sáng tình thương”. Đó cũng là cách chúng ta đang làm chứng cho Chúa, vì “Cứ dấu này mà mọi người nhận ra anh em là môn đệ của Thầy là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha trưa Chúa Nhật 17/4/2016
VietCatholic Network
01:53 19/04/2016
Sáng Chúa Nhật 17 tháng Tư, là Chúa Nhật thứ tư mùa Phục Sinh, cũng là Ngày Thế Giới cầu cho ơn gọi lần thứ 53, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ lúc 9 giờ 15 tại Đền thờ Thánh Phêrô để truyền chức linh mục cho 11 thày Phó Tế gồm 9 người được đào tạo tại các chủng viện ở Roma: 4 thầy tại chủng viện Mẹ Đấng Cứu Chuộc của Con đường Tân Dự Tòng, 3 thày tại Đại chủng viện Roma, 1 thầy tại Học viện Capranica và 1 thày khác tại Chủng viện Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa. Trong 2 thày còn lại, có 1 thày người Iraq và một thày thuộc dòng cầu nguyện cho ơn gọi. Tân linh mục trẻ nhất là 26 tuổi sẽ làm việc mục vụ trong giáo phận Roma; 2 tân linh mục lớn tuổi nhất là 44 tuổi.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Roma, 7 Giám Mục phụ tá, và các linh mục giám đốc chủng viện cùng với cha sở của các tiến chức, trước sự hiện diện của 8 ngàn tín hữu.
Đầu thánh lễ, sau khi xông hương bàn thờ, Đức Thánh Cha đến trước mặt mỗi phó tế và xông hương cho mỗi thầy.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau nghi thức giới thiệu và gọi các tiến chức, Đức Thánh Cha đã nói đến sứ vụ linh mục và nhắn nhủ các tiến chức hãy trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô và tiếp nối sứ mạng của Chúa. Ngài nói:
“Anh chị em thân mến, những người con và anh em của chúng ta đây được gọi lên chức linh mục. Như anh chị em biết rõ Chúa Giêsu là Thượng Tế duy nhất của Tân Ước, nhưng trong Người tất cả dân thánh của Thiên Chúa cũng được trở thành dân tư tế. Và trong tất cả các môn đệ của Người, Chúa Giêsu muốn đặc biệt chọn một số, để họ công khai thi hành trong Giáo Hội nhân danh Người sứ vụ tư tế để mưu ích cho tất cả mọi người, tiếp tục sứ mạng riêng của Người là Thầy, là Tư Tế và Mục Tử.
Sau khi suy nghĩ chín chắn, giờ đây chúng tôi sắp nâng lên hàng linh mục những người anh em này của chúng ta, để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư Tế và Mục Tử, cộng tác vào việc xây dựng Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội trong Dân Chúa và Đền Thờ thánh thiêng của Chúa Thánh Linh.
Thực vậy, những người anh em này sẽ được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Linh Mục Thượng Phẩm và đời đời, họ sẽ được thánh hiến như những tư tế đích thực của Tân Ước, và với danh nghĩa đó, họ được liên kết trong chức tư tế với các Giám Mục của họ, họ sẽ là những người loan báo Tin Mừng, Mục Tử của Dân Chúa và sẽ chủ sự các hành vi phụng tự, nhất là cử hành hy tế của Chúa.
Đức Thánh Cha nói với 11 tiến chức linh mục rằng:
Về phần các thầy, những người con và anh em rất thân mến, sắp được nâng lên hàng linh mục, các thầy hãy ý thức rằng khi thi hành thừa tác vụ của đạo lý thánh, các thầy sẽ tham gia sứ mạng của Chúa Kitô, là Thầy duy nhất. Hãy phân phát cho tất cả mọi người Lời Chúa, Lời mà chính các thầy đã vui mừng nhận được. Hãy nhớ lịch sử của các thầy, nhớ đến hồng ân Lời mà Chúa trao cho các thầy qua bà mẹ, bà nội, ngoại - và như thánh Phaolô đã nói - qua các giáo lý viên và toàn thể Giáo Hội. Hãy siêng năng đọc và suy niệm Lời Chúa để tin điều các thầy đọc, dạy điều các thầy đã học trong đức tin, sống điều mà các thầy giảng dạy.
Ước gì đạo lý của các thầy là lương thực nuôi Dân Chúa, hương thơm cuộc sống của các thầy phải là niềm vui và là sự nâng đỡ cho các tín hữu, vì qua lời nói và gương lành, - hai điều đi đôi với nhau - các thầy xây dựng căn nhà của Thiên Chúa là Giáo Hội. Các thầy sẽ tiếp tục công trình thánh hóa của Chúa Kitô. Nhờ thừa tác vụ của các thầy, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được trở nên hoàn hảo, vì được liên kết với hy tế của Chúa Kitô, Đấng được dâng hiến không đổ máu trên bàn thờ trong khi cử hành các mầu nhiệm thánh nhờ đôi tay của các thầy, nhân danh toàn thể Giáo Hội.
Vậy các thầy hãy nhìn nhận điều các thày làm. Hãy bắt chước điều các thày cử hành, để khi tham phần vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa, các thầy mang cái chết của Chúa Kitô vào các chi thể của các thầy và đồng hành với Chúa trong đời sống mới. Hãy mang cái chết của Chúa Kitô vào trong chính bản thân các thầy và sống với Kitô trong đời sống mới mẻ: nếu không có thập giá, các thầy sẽ không bao giờ tìm được Chúa Giêsu chân thực; và một thập giá mà không có Chúa Kitô thì không có ý nghĩa.
Qua bí tích rửa tội, các thầy sẽ tháp nhập các tín hữu mới vào đoàn Dân Chúa. Với bí tích Thống Hối các thầy tha thứ tội lỗi nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Và tôi, nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, là Chúa và nhân danh Giáo Hội, tôi xin các thầy hãy có lòng từ bi thương xót, rất từ bi. Với dầu thánh, các thầy sẽ thoa dịu các bệnh nhân. Khi cử hành các nghi lễ thánh và dâng lên kinh nguyện ngợi khen và cầu khẩn trong giờ khác nhau mỗi ngày, các thầy lên tiếng thay cho của Dân Chúa và toàn thể nhân loại.
Ý thức mình được chọn giữa loài người, các thầy đừng quên điều này, chính Chúa đã gọi các thầy, từng người một, được thiết định để tham dự các việc của Thiên Chúa để mưu ích cho dân, chứ không phải cho bản thân mình.
Trong tình hiệp thông con thảo với Đức Giám Mục của các thầy, các thầy hãy dấn thân liên kết các tín hữu trong một gia đình duy nhất, để dẫn đưa họ về Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Linh. Và các thầy hãy luôn đặt trước mắt gương vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng không đến để phục vụ, nhưng để phục vụ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau thánh lễ truyền chức linh mục cho 11 phó tế tại Đền thờ Thánh Phêrô, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trong dinh tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập ở Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn nhân dịp này, Đức Thánh Cha quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 10,27-30) trong thánh lễ Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục Sinh về Chúa Giêsu vị mục tử nhân lành.
Đức Thánh Cha nói:
“Tin Mừng hôm nay (Ga 10,27-30) cống hiến cho chúng ta một số kiểu nói của Chúa Giêsu trong lễ cung hiến Đền Thờ Jerusalem, được cử hành vào cuối tháng 12. Ngài ở trong khu vực Đền thờ, và có lẽ khu vực thánh có tường vây quanh ấy gợi lên cho chúng ta hình ảnh chuồng chiên và người mục tử. Chúa Giêsu tự trình bày mình như Mục Tử nhân lành và nói: “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi và Tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống vĩnh cửu và chúng sẽ không bị hư mất đời và không ai tước họ khỏi tay tôi” (vv.27-28). Những lời này giúp chúng ta hiểu không ai có thể nói mình là môn đệ Chúa Giêsu nếu không lắng nghe tiếng Người. Và sự lắng nghe này không được hiểu theo nghĩa hời hợt, nhưng đòi sự can dự dấn thân, đến độ làm cho hai bên thực sự biết nhau, từ đó có thể nảy sinh một sự theo Chúa một cách quảng đại, được biểu lộ qua những lời “Và họ theo tôi” (v. 27). Đây là một sự lắng nghe không phải bằng tai, nhưng bằng tâm hồn!
Vì thế hình ảnh người mục tử và đoàn chiên nói lên quan hệ chặt chẽ mà Chúa Giêsu muốn thiết lập với mỗi người chúng ta. Ngài là vị hướng đạo, là thầy, là bạn, là mẫu gương, và nhất là vị Cứu Vớt chúng ta. Thực vậy, câu kế tiếp trong đoạn Tin Mừng khẳng định: “Tôi ban cho họ sự sống vĩnh cửu và chúng sẽ không bị hư mất đời đời và không ai có thể tước bỏ chúng khỏi tay tôi” (v.28). Ai có thể nói như thế? Chỉ có Chúa Giêsu, vì “bàn tay” của Chúa là một với “bàn tay” của Chúa Cha, và Chúa Cha là Đấng “cao cả hơn tất cả” (v.29)
Những lời này thông truyền cho chúng ta một cảm thức tuyệt đối an toàn và dịu dàng vô biên. Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn an toàn trong tay Chúa Giêsu và Chúa Cha, cả hai là một: một tình yêu duy nhất, một lòng thương xót duy nhất, được biểu lộ một lần cho tất cả trong hy tế thập giá. Để cứu vớt đoàn chiên bị lạc là chúng ta, vị Mục Tử đã trở nên chiên con và để cho mình bị sát tế để mang lấy và xóa bỏ tội trần gian. Qua cách thức đó, Chúa ban sự sống cho chúng ta, sự sống dồi dào (Xc Ga 10,10)! Mầu nhiệm này được tái diễn, trong sự khiêm tốn luôn làm ngạc nghiên, trên bàn tiệc Thánh Thể. Chính tại đó mà các con chiên tụ họp lại để được nuôi dưỡng; chính tại đó chúng trở nên một, giữa chúng và với vị Mục Tử Nhân Lành.
Vì thế, chúng ta không sợ hãi nữa: cuộc sống của chúng ta từ nay được cứu thoát khỏi sự hư mất. Không gì và không ai có thể tước bỏ chúng ta ra khỏi bàn tay Chúa Giêsu, vì không điều gì và không ai có thể thắng tình yêu của Chúa. Ma quỉ, đại kẻ thù của Thiên Chúa và các thụ tạo của Ngài, toan tính bằng nhiều cách để tước bỏ sự sống đời đời của chúng ta. Nhưng quĩ không thể làm gì nếu chúng ta không mở cửa tâm hồn cho nó, không chiều theo những lời du nịnh lừa dối của hắn.
Đức Trinh Nữ Maria luôn lắng nghe và ngoan ngoãn tuân theo tiếng nói của vị Mục Tử Nhân Lành. Xin Mẹ giúp chúng ta vui mừng đón nhận lời mờ của Chúa Giêsu để trở thành môn đệ của Người và luôn sống trong niềm xác tín mình ở trong bàn tay hiền phụ của Thiên Chúa.
Sau phép lành, Đức Thánh Cha đã cám ơn tất cả những người đã tháp tùng ngài trong chuyến viếng thăm hôm thứ Bẩy 16 tháng Tư vừa qua tại đảo Lesbos bên Hy Lạp. Ngài nói: “Tôi đã mang tình liên đới của Giáo Hội cho những người tị nạn và nhân dân Hy Lạp. Cùng với tôi có Đức Thượng Phụ chung Bácthôlômêô và Đức Tổng Giám Mục Hieronimus của Hy Lạp, nói lên sự hiệp nhất trong tình bác ái của mọi môn đệ của Chúa.
Đức Thánh Cha cũng ứng khẩu kể lại sự cảm động của ngài trong cuộc viếng thăm, đặc biệt là tình cảnh một thanh niên Hồi giáo 40 tuổi, kết hôn với một thiếu nữ Kitô và hai người có con cái. Cô đã bị những chiến binh Hồi giáo chém đầu vì không chịu bỏ đạo. Đức Thánh Cha nói: đây thực là một cuộc tử đạo.
Đức Thánh Cha cũng chia buồn với nhân dân Ecuador vì trận động đất dữ dội trong đêm 16 tháng Tư vừa qua, gây ra nhiều nạn nhân và thiệt hại lớn lao. Ngài nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhân dân Ecuador và cả nhân dân Nhật Bản cũng bị động đất trong những ngày này. Ước gì sự trợ giúp của Chúa và của anh chị em mang lại cho họ sức mạnh và nâng đỡ”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trận động đất ở mức độ 7.8 theo thước Richter, nặng nhất kể từ năm 1979, đã làm cho 77 người chết và 588 người bị thương theo kết toán sơ khởi. Nhiều người vẫn còn bị kẹt dưới các tòa nhà bị sụp.
Phó Tổng thống Jorge Glas cho biết các nạn nhân bị thiệt mạng nhiều nhất ở các thành phố Manta, Poroviejo và Guayaquil.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Roma, 7 Giám Mục phụ tá, và các linh mục giám đốc chủng viện cùng với cha sở của các tiến chức, trước sự hiện diện của 8 ngàn tín hữu.
Đầu thánh lễ, sau khi xông hương bàn thờ, Đức Thánh Cha đến trước mặt mỗi phó tế và xông hương cho mỗi thầy.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau nghi thức giới thiệu và gọi các tiến chức, Đức Thánh Cha đã nói đến sứ vụ linh mục và nhắn nhủ các tiến chức hãy trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô và tiếp nối sứ mạng của Chúa. Ngài nói:
“Anh chị em thân mến, những người con và anh em của chúng ta đây được gọi lên chức linh mục. Như anh chị em biết rõ Chúa Giêsu là Thượng Tế duy nhất của Tân Ước, nhưng trong Người tất cả dân thánh của Thiên Chúa cũng được trở thành dân tư tế. Và trong tất cả các môn đệ của Người, Chúa Giêsu muốn đặc biệt chọn một số, để họ công khai thi hành trong Giáo Hội nhân danh Người sứ vụ tư tế để mưu ích cho tất cả mọi người, tiếp tục sứ mạng riêng của Người là Thầy, là Tư Tế và Mục Tử.
Sau khi suy nghĩ chín chắn, giờ đây chúng tôi sắp nâng lên hàng linh mục những người anh em này của chúng ta, để phục vụ Chúa Kitô là Thầy, là Tư Tế và Mục Tử, cộng tác vào việc xây dựng Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội trong Dân Chúa và Đền Thờ thánh thiêng của Chúa Thánh Linh.
Thực vậy, những người anh em này sẽ được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Linh Mục Thượng Phẩm và đời đời, họ sẽ được thánh hiến như những tư tế đích thực của Tân Ước, và với danh nghĩa đó, họ được liên kết trong chức tư tế với các Giám Mục của họ, họ sẽ là những người loan báo Tin Mừng, Mục Tử của Dân Chúa và sẽ chủ sự các hành vi phụng tự, nhất là cử hành hy tế của Chúa.
Đức Thánh Cha nói với 11 tiến chức linh mục rằng:
Về phần các thầy, những người con và anh em rất thân mến, sắp được nâng lên hàng linh mục, các thầy hãy ý thức rằng khi thi hành thừa tác vụ của đạo lý thánh, các thầy sẽ tham gia sứ mạng của Chúa Kitô, là Thầy duy nhất. Hãy phân phát cho tất cả mọi người Lời Chúa, Lời mà chính các thầy đã vui mừng nhận được. Hãy nhớ lịch sử của các thầy, nhớ đến hồng ân Lời mà Chúa trao cho các thầy qua bà mẹ, bà nội, ngoại - và như thánh Phaolô đã nói - qua các giáo lý viên và toàn thể Giáo Hội. Hãy siêng năng đọc và suy niệm Lời Chúa để tin điều các thầy đọc, dạy điều các thầy đã học trong đức tin, sống điều mà các thầy giảng dạy.
Ước gì đạo lý của các thầy là lương thực nuôi Dân Chúa, hương thơm cuộc sống của các thầy phải là niềm vui và là sự nâng đỡ cho các tín hữu, vì qua lời nói và gương lành, - hai điều đi đôi với nhau - các thầy xây dựng căn nhà của Thiên Chúa là Giáo Hội. Các thầy sẽ tiếp tục công trình thánh hóa của Chúa Kitô. Nhờ thừa tác vụ của các thầy, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được trở nên hoàn hảo, vì được liên kết với hy tế của Chúa Kitô, Đấng được dâng hiến không đổ máu trên bàn thờ trong khi cử hành các mầu nhiệm thánh nhờ đôi tay của các thầy, nhân danh toàn thể Giáo Hội.
Vậy các thầy hãy nhìn nhận điều các thày làm. Hãy bắt chước điều các thày cử hành, để khi tham phần vào mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa, các thầy mang cái chết của Chúa Kitô vào các chi thể của các thầy và đồng hành với Chúa trong đời sống mới. Hãy mang cái chết của Chúa Kitô vào trong chính bản thân các thầy và sống với Kitô trong đời sống mới mẻ: nếu không có thập giá, các thầy sẽ không bao giờ tìm được Chúa Giêsu chân thực; và một thập giá mà không có Chúa Kitô thì không có ý nghĩa.
Qua bí tích rửa tội, các thầy sẽ tháp nhập các tín hữu mới vào đoàn Dân Chúa. Với bí tích Thống Hối các thầy tha thứ tội lỗi nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Và tôi, nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, là Chúa và nhân danh Giáo Hội, tôi xin các thầy hãy có lòng từ bi thương xót, rất từ bi. Với dầu thánh, các thầy sẽ thoa dịu các bệnh nhân. Khi cử hành các nghi lễ thánh và dâng lên kinh nguyện ngợi khen và cầu khẩn trong giờ khác nhau mỗi ngày, các thầy lên tiếng thay cho của Dân Chúa và toàn thể nhân loại.
Ý thức mình được chọn giữa loài người, các thầy đừng quên điều này, chính Chúa đã gọi các thầy, từng người một, được thiết định để tham dự các việc của Thiên Chúa để mưu ích cho dân, chứ không phải cho bản thân mình.
Trong tình hiệp thông con thảo với Đức Giám Mục của các thầy, các thầy hãy dấn thân liên kết các tín hữu trong một gia đình duy nhất, để dẫn đưa họ về Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Linh. Và các thầy hãy luôn đặt trước mắt gương vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng không đến để phục vụ, nhưng để phục vụ.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sau thánh lễ truyền chức linh mục cho 11 phó tế tại Đền thờ Thánh Phêrô, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trong dinh tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập ở Quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ngắn nhân dịp này, Đức Thánh Cha quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 10,27-30) trong thánh lễ Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục Sinh về Chúa Giêsu vị mục tử nhân lành.
Đức Thánh Cha nói:
“Tin Mừng hôm nay (Ga 10,27-30) cống hiến cho chúng ta một số kiểu nói của Chúa Giêsu trong lễ cung hiến Đền Thờ Jerusalem, được cử hành vào cuối tháng 12. Ngài ở trong khu vực Đền thờ, và có lẽ khu vực thánh có tường vây quanh ấy gợi lên cho chúng ta hình ảnh chuồng chiên và người mục tử. Chúa Giêsu tự trình bày mình như Mục Tử nhân lành và nói: “Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi và Tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống vĩnh cửu và chúng sẽ không bị hư mất đời và không ai tước họ khỏi tay tôi” (vv.27-28). Những lời này giúp chúng ta hiểu không ai có thể nói mình là môn đệ Chúa Giêsu nếu không lắng nghe tiếng Người. Và sự lắng nghe này không được hiểu theo nghĩa hời hợt, nhưng đòi sự can dự dấn thân, đến độ làm cho hai bên thực sự biết nhau, từ đó có thể nảy sinh một sự theo Chúa một cách quảng đại, được biểu lộ qua những lời “Và họ theo tôi” (v. 27). Đây là một sự lắng nghe không phải bằng tai, nhưng bằng tâm hồn!
Vì thế hình ảnh người mục tử và đoàn chiên nói lên quan hệ chặt chẽ mà Chúa Giêsu muốn thiết lập với mỗi người chúng ta. Ngài là vị hướng đạo, là thầy, là bạn, là mẫu gương, và nhất là vị Cứu Vớt chúng ta. Thực vậy, câu kế tiếp trong đoạn Tin Mừng khẳng định: “Tôi ban cho họ sự sống vĩnh cửu và chúng sẽ không bị hư mất đời đời và không ai có thể tước bỏ chúng khỏi tay tôi” (v.28). Ai có thể nói như thế? Chỉ có Chúa Giêsu, vì “bàn tay” của Chúa là một với “bàn tay” của Chúa Cha, và Chúa Cha là Đấng “cao cả hơn tất cả” (v.29)
Những lời này thông truyền cho chúng ta một cảm thức tuyệt đối an toàn và dịu dàng vô biên. Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn an toàn trong tay Chúa Giêsu và Chúa Cha, cả hai là một: một tình yêu duy nhất, một lòng thương xót duy nhất, được biểu lộ một lần cho tất cả trong hy tế thập giá. Để cứu vớt đoàn chiên bị lạc là chúng ta, vị Mục Tử đã trở nên chiên con và để cho mình bị sát tế để mang lấy và xóa bỏ tội trần gian. Qua cách thức đó, Chúa ban sự sống cho chúng ta, sự sống dồi dào (Xc Ga 10,10)! Mầu nhiệm này được tái diễn, trong sự khiêm tốn luôn làm ngạc nghiên, trên bàn tiệc Thánh Thể. Chính tại đó mà các con chiên tụ họp lại để được nuôi dưỡng; chính tại đó chúng trở nên một, giữa chúng và với vị Mục Tử Nhân Lành.
Vì thế, chúng ta không sợ hãi nữa: cuộc sống của chúng ta từ nay được cứu thoát khỏi sự hư mất. Không gì và không ai có thể tước bỏ chúng ta ra khỏi bàn tay Chúa Giêsu, vì không điều gì và không ai có thể thắng tình yêu của Chúa. Ma quỉ, đại kẻ thù của Thiên Chúa và các thụ tạo của Ngài, toan tính bằng nhiều cách để tước bỏ sự sống đời đời của chúng ta. Nhưng quĩ không thể làm gì nếu chúng ta không mở cửa tâm hồn cho nó, không chiều theo những lời du nịnh lừa dối của hắn.
Đức Trinh Nữ Maria luôn lắng nghe và ngoan ngoãn tuân theo tiếng nói của vị Mục Tử Nhân Lành. Xin Mẹ giúp chúng ta vui mừng đón nhận lời mờ của Chúa Giêsu để trở thành môn đệ của Người và luôn sống trong niềm xác tín mình ở trong bàn tay hiền phụ của Thiên Chúa.
Sau phép lành, Đức Thánh Cha đã cám ơn tất cả những người đã tháp tùng ngài trong chuyến viếng thăm hôm thứ Bẩy 16 tháng Tư vừa qua tại đảo Lesbos bên Hy Lạp. Ngài nói: “Tôi đã mang tình liên đới của Giáo Hội cho những người tị nạn và nhân dân Hy Lạp. Cùng với tôi có Đức Thượng Phụ chung Bácthôlômêô và Đức Tổng Giám Mục Hieronimus của Hy Lạp, nói lên sự hiệp nhất trong tình bác ái của mọi môn đệ của Chúa.
Đức Thánh Cha cũng ứng khẩu kể lại sự cảm động của ngài trong cuộc viếng thăm, đặc biệt là tình cảnh một thanh niên Hồi giáo 40 tuổi, kết hôn với một thiếu nữ Kitô và hai người có con cái. Cô đã bị những chiến binh Hồi giáo chém đầu vì không chịu bỏ đạo. Đức Thánh Cha nói: đây thực là một cuộc tử đạo.
Đức Thánh Cha cũng chia buồn với nhân dân Ecuador vì trận động đất dữ dội trong đêm 16 tháng Tư vừa qua, gây ra nhiều nạn nhân và thiệt hại lớn lao. Ngài nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhân dân Ecuador và cả nhân dân Nhật Bản cũng bị động đất trong những ngày này. Ước gì sự trợ giúp của Chúa và của anh chị em mang lại cho họ sức mạnh và nâng đỡ”.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trận động đất ở mức độ 7.8 theo thước Richter, nặng nhất kể từ năm 1979, đã làm cho 77 người chết và 588 người bị thương theo kết toán sơ khởi. Nhiều người vẫn còn bị kẹt dưới các tòa nhà bị sụp.
Phó Tổng thống Jorge Glas cho biết các nạn nhân bị thiệt mạng nhiều nhất ở các thành phố Manta, Poroviejo và Guayaquil.
Đức Thánh Cha phê bình xã hội khép kín đối với người tị nạn
Lm. Trần Đức Anh OP
08:28 19/04/2016
LmVATICAN. ĐTC xin lỗi những người tị nạn vì nhiều khi các xã hội khép kín cửa không đón nhận và giúp đỡ họ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video gửi đến những người tị nạn và các nhân viên trợ giúp họ, nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập dịch vụ Dòng Tên trợ giúp người tị nạn. Trụ sở tổ chức này ở Roma là Trung Tâm Astalli cạnh Nhà thờ Chúa Giêsu.
Sứ điệp của ĐTC được công bố hôm 19-4-2016, trong buổi lễ kỷ niệm tổ chức kỷ niệm tại Nhà Hát Argentina ở Roma.
Trong sứ điệp, ĐTC nhắc lại lời Chúa dạy: ”Ta là người nước ngoài và các con đã tiếp đón Ta” (Xc Mt 25,35). Mỗi người trong anh chị em, những người tị nạn gõ cửa nhà chúng tôi, đều có khuôn mặt của Thiên Chúa, là thân mình của Chúa Kitô. Kinh nghiệm đau thương và hy vọng của anh chị em nhắc nhở chúng tôi rằng tất cả chúng ta đều là ngoại kiều và là những người lữ hành trên măt đất này, được một người nào đó quảng đại đón tiếp dù chúng ta không có công trạng nào. ..”
ĐTC nói thêm rằng: ”Quá nhiều khi chúng tôi đã không đón tiếp anh chị em! Xin anh chị em hãy tha thứ sự khép kín và dửng dưng của các xã hội chúng tôi, họ sợ thay đổi cuộc sống và tâm thức mà sự hiện diện của anh chị em đòi hỏi. Bị đối xứ như một gánh nặng, một vấn đề, một tốn phí, trong thực tế anh chị em là một món quà. Anh chị em là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa nhân từ và thương xót của chúng ta biết biến đổi sự ác và bất công mà anh chị em đang chịu thành một điều thiện hảo cho tất cả mọi người. Vì mỗi người trong anh chị em có thể là một nhịp cầu nối kết các dân tộc xa xăm, làm cho các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể gặp gỡ nhau, một con đường để tái khám phá nhân tính chung của chúng ta”.
Sau cùng ĐTC cũng ca ngợi Trung Tâm Astalli vì những hoạt động tiếp đón hằng ngày dành cho người tị nạn và ngài cám ơn tất cả các nhân viên, những người thiện nguyện, tu sĩ và giáo dân, đang chứng tỏ bằng hành động rằng nếu đồng hành với nhau, con đường sẽ bớt làm cho ta sợ hãi”.
Trung Tâm Astalli tọa lạc gần Nhà Thờ Chúa Giêsu của dòng Tên ở Roma và do Cha Pedro Arupe, cố Bề trên Tổng quyền dòng Tên thành lập. Trung tâm này được thành lập năm 2000 và là trụ sở ở Roma của Dịch vụ Dòng Tên trợ giúp người tị nạn. Mục đích chính của Trung tâm là thăng tiến một nền văn hóa đón tiếp và liên đới, bảo vệ các quyền con người. (SD 19-4-2016)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video gửi đến những người tị nạn và các nhân viên trợ giúp họ, nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập dịch vụ Dòng Tên trợ giúp người tị nạn. Trụ sở tổ chức này ở Roma là Trung Tâm Astalli cạnh Nhà thờ Chúa Giêsu.
Sứ điệp của ĐTC được công bố hôm 19-4-2016, trong buổi lễ kỷ niệm tổ chức kỷ niệm tại Nhà Hát Argentina ở Roma.
Trong sứ điệp, ĐTC nhắc lại lời Chúa dạy: ”Ta là người nước ngoài và các con đã tiếp đón Ta” (Xc Mt 25,35). Mỗi người trong anh chị em, những người tị nạn gõ cửa nhà chúng tôi, đều có khuôn mặt của Thiên Chúa, là thân mình của Chúa Kitô. Kinh nghiệm đau thương và hy vọng của anh chị em nhắc nhở chúng tôi rằng tất cả chúng ta đều là ngoại kiều và là những người lữ hành trên măt đất này, được một người nào đó quảng đại đón tiếp dù chúng ta không có công trạng nào. ..”
ĐTC nói thêm rằng: ”Quá nhiều khi chúng tôi đã không đón tiếp anh chị em! Xin anh chị em hãy tha thứ sự khép kín và dửng dưng của các xã hội chúng tôi, họ sợ thay đổi cuộc sống và tâm thức mà sự hiện diện của anh chị em đòi hỏi. Bị đối xứ như một gánh nặng, một vấn đề, một tốn phí, trong thực tế anh chị em là một món quà. Anh chị em là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa nhân từ và thương xót của chúng ta biết biến đổi sự ác và bất công mà anh chị em đang chịu thành một điều thiện hảo cho tất cả mọi người. Vì mỗi người trong anh chị em có thể là một nhịp cầu nối kết các dân tộc xa xăm, làm cho các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể gặp gỡ nhau, một con đường để tái khám phá nhân tính chung của chúng ta”.
Sau cùng ĐTC cũng ca ngợi Trung Tâm Astalli vì những hoạt động tiếp đón hằng ngày dành cho người tị nạn và ngài cám ơn tất cả các nhân viên, những người thiện nguyện, tu sĩ và giáo dân, đang chứng tỏ bằng hành động rằng nếu đồng hành với nhau, con đường sẽ bớt làm cho ta sợ hãi”.
Trung Tâm Astalli tọa lạc gần Nhà Thờ Chúa Giêsu của dòng Tên ở Roma và do Cha Pedro Arupe, cố Bề trên Tổng quyền dòng Tên thành lập. Trung tâm này được thành lập năm 2000 và là trụ sở ở Roma của Dịch vụ Dòng Tên trợ giúp người tị nạn. Mục đích chính của Trung tâm là thăng tiến một nền văn hóa đón tiếp và liên đới, bảo vệ các quyền con người. (SD 19-4-2016)
Quan sát viên Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cảnh báo: Giải pháp hai nhà nước tại Thánh Địa đang có nguy cơ thất bại
Đặng Tự Do
22:57 19/04/2016
Phát biểu trong một phiên của Liên Hợp Quốc ngày 18 tháng 4 về Trung Đông, đại diện của Vatican bày tỏ lo ngại rằng “giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đang có nguy cơ thất bại.”
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói rằng nguy cơ là rất cao “khi các cuộc hòa đàm bị đình trệ và những luận điệu châm dầu vào lửa tới tấp được đưa ra cùng với các hành vi khủng bố, và những hành động đơn phương đang dập tắt những nỗ lực khôi phục lại quá trình đối thoại thực sự và những thỏa hiệp.” Ngài nhắc nhở hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng Tòa Thánh coi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine là “khả năng tốt nhất nhằm dẫn đến hòa bình.”
Đức Tổng Giám mục Auza kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đặc biệt chú ý đến tình hình ở Li Băng, nơi những người tị nạn tại chiếm một phần tư dân số thường trú, và một cuộc bầu cử tổng thống đã bị cản trở trong suốt hai năm qua trong một thời điểm nguy hiểm khi đất nước và toàn khu vực đang bị đe dọa bởi “sự bất ổn trong khu vực và sự phát triển của các nhóm khủng bố.”
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng hành động quân sự không thôi sẽ không đủ để đánh bại mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Các nguyên nhân tận gốc cũng phải được giải quyết, và các nhà lãnh đạo tôn giáo phải có một vai trò quan trọng trong việc tố cáo việc khai thác niềm tin nhằm phục vụ bạo lực.
Đức Tổng Giám Mục kết luận với một lời kêu gọi cộng đồng quốc tế “hãy nghe thấy tiếng kêu của cộng đồng các Kitô hữu đang bị bao vây, và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Trung Đông, những người bị phân biệt đối xử, bị bách hại, tàn sát, thiêu cháy hoặc bị dìm cho chết đuối vì họ không chia sẻ quan điểm về ý thức hệ hay tôn giáo với những kẻ bắt bớ của họ”.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nói rằng nguy cơ là rất cao “khi các cuộc hòa đàm bị đình trệ và những luận điệu châm dầu vào lửa tới tấp được đưa ra cùng với các hành vi khủng bố, và những hành động đơn phương đang dập tắt những nỗ lực khôi phục lại quá trình đối thoại thực sự và những thỏa hiệp.” Ngài nhắc nhở hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng Tòa Thánh coi giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine là “khả năng tốt nhất nhằm dẫn đến hòa bình.”
Đức Tổng Giám mục Auza kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đặc biệt chú ý đến tình hình ở Li Băng, nơi những người tị nạn tại chiếm một phần tư dân số thường trú, và một cuộc bầu cử tổng thống đã bị cản trở trong suốt hai năm qua trong một thời điểm nguy hiểm khi đất nước và toàn khu vực đang bị đe dọa bởi “sự bất ổn trong khu vực và sự phát triển của các nhóm khủng bố.”
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng hành động quân sự không thôi sẽ không đủ để đánh bại mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Các nguyên nhân tận gốc cũng phải được giải quyết, và các nhà lãnh đạo tôn giáo phải có một vai trò quan trọng trong việc tố cáo việc khai thác niềm tin nhằm phục vụ bạo lực.
Đức Tổng Giám Mục kết luận với một lời kêu gọi cộng đồng quốc tế “hãy nghe thấy tiếng kêu của cộng đồng các Kitô hữu đang bị bao vây, và các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Trung Đông, những người bị phân biệt đối xử, bị bách hại, tàn sát, thiêu cháy hoặc bị dìm cho chết đuối vì họ không chia sẻ quan điểm về ý thức hệ hay tôn giáo với những kẻ bắt bớ của họ”.
Các linh mục Mễ Tây Cơ được khuyến cáo đừng nhận “những đồng tiền dơ bẩn”
Đặng Tự Do
22:40 19/04/2016
Một giám mục Mễ Tây Cơ đã cảnh báo các linh mục của mình chớ có nhận những đồng tiền dơ bẩn được các khuôn mặt bất lương dâng cúng.
“Tiền bạc không bao giờ có thể rửa được, bởi vì càng rửa nó, anh em càng làm bẩn lương tâm mình”, Đức Giám Mục José Raul Vera Lopez của Saltillo cho biết như trên khi đề cập đến việc quyên góp cho các nhu cầu của các linh mục hưu dưỡng.
Ngài nói rằng các linh mục giáo xứ nên tỉnh táo để biết những gì người dân của các ngài có thể đóng góp một cách hợp lý, và do đó, phải nghi ngờ trước những quà tặng vượt ra ngoài những gì có thể được mong đợi.
Trong ánh sáng của hiện tượng lan tràn các loại tội phạm có tổ chức và việc buôn bán ma túy, Đức Giám Mục Vera Lopez nói rằng Giáo Hội không nên chấp nhận “những đồng tiền dơ bẩn”, và phải cương quyết từ chối những món quà không thể giải thích được.
“Tiền bạc không bao giờ có thể rửa được, bởi vì càng rửa nó, anh em càng làm bẩn lương tâm mình”, Đức Giám Mục José Raul Vera Lopez của Saltillo cho biết như trên khi đề cập đến việc quyên góp cho các nhu cầu của các linh mục hưu dưỡng.
Ngài nói rằng các linh mục giáo xứ nên tỉnh táo để biết những gì người dân của các ngài có thể đóng góp một cách hợp lý, và do đó, phải nghi ngờ trước những quà tặng vượt ra ngoài những gì có thể được mong đợi.
Trong ánh sáng của hiện tượng lan tràn các loại tội phạm có tổ chức và việc buôn bán ma túy, Đức Giám Mục Vera Lopez nói rằng Giáo Hội không nên chấp nhận “những đồng tiền dơ bẩn”, và phải cương quyết từ chối những món quà không thể giải thích được.
Số người đi xưng tội tăng đáng kể trong Năm Thánh
Đặng Tự Do
22:45 19/04/2016
Số lượng những người tìm đến với bí tích Hòa Giải tại Anh và xứ Wales đã tăng “đáng kể” trong Năm Thánh, Đức Hồng Y Vincent Nichols cho biết như trên.
Phát biểu tại phiên họp cuối trong phiên họp thường niên của các Giám Mục Anh và xứ Wales, Đức Hồng Y Nichols nói rằng sự tăng vọt số người đi xưng tội có thể thấy tỏ tường trong các giáo xứ và các giáo phận trên khắp Vương quốc Anh.
Phát biểu tại phiên họp cuối trong phiên họp thường niên của các Giám Mục Anh và xứ Wales, Đức Hồng Y Nichols nói rằng sự tăng vọt số người đi xưng tội có thể thấy tỏ tường trong các giáo xứ và các giáo phận trên khắp Vương quốc Anh.
Top Stories
Indonésie: A Aceh, une chrétienne a été jugée et condamnée au titre de la charia
Eglises d'Asie
11:28 19/04/2016
Le 12 avril, dans le district de Takengon, région située au centre de la province d’Aceh, Remita Sinaga, une protestante âgée de 60 ans, a reçu publiquement 28 coups de canne pour avoir violé le code pénal islamique. Jugée pour avoir vendu de l’alcool et condamnée par le tribunal islamique de Takengon, elle a également été contrainte à passer les 47 jours de la durée de son procès en détention. C’est la prochaine fois qu’une personne non musulmane subit une peine publique pour ne pas avoir respecté la charia, à Aceh.
Dans cette province de 4,7 millions d’habitants, située à la pointe nord de Sumatra et dotée d’un statut d’autonomie spéciale, le nouveau code pénal, entré en vigueur le 23 octobre 2015, prévoit que le Qanun Jinayat, le code pénal islamique, s’applique à tous les habitants de la province d’Aceh, y compris aux non-musulmans. Toutes les personnes ne respectant pas ce code sont donc passibles d’une peine de coups de cannes, pouvant varier entre 40 et 200 coups de bâtons ainsi qu’une amende variant entre 40 et 2 000 grammes d’or. Cette nouvelle législation concerne notamment « les délits » d’homosexualité, de vente d’alcool, de jeux d’argent, d’adultère, d’indécence, de harcèlement sexuel ou bien encore de viol.
Si 98 % de la population d’Aceh est musulmane et soumise aux lois de la charia, on compte néanmoins quelque 50 000 protestants et 3 000 catholiques, ainsi que quelques centaines d’hindous et de bouddhistes, qui aujourd’hui, se voient contraints d’appliquer ces lois islamiques sous peine de graves sanctions publiques.
Inquiétude des minorités chrétiennes
« Nous sommes très inquiets car le code pénal en vigueur à Aceh n’est pas conforme au code pénal national. Jusqu’à présent, nous avions compris que la charia n’était applicable qu’aux musulmans. Or, selon les informations recueillies auprès d’un fonctionnaire du tribunal, le Qanun Hukum Jinayat s’applique désormais à tous les habitants d’Aceh », a déclaré Betty Manurung, pasteure protestante à Batak, dans le district de Takengon.
« Djakarta a autorisé Aceh à instaurer la charia, mais en aucun cas à contraindre par la menace les autres religions à l’appliquer », a affirmé à l’agence Ucanews le P. Paulus Siswantoko, secrétaire général de la Commission ‘Justice, Paix’ et de la Pastorale des migrants de la Conférence des évêques catholiques d’Indonésie.
Ce n’est pourtant pas l’avis de certains chercheurs ou juristes musulmans de la province. Pour Saifuddin Bantasyam, juriste à l’Université Syiah Kuala de Banda Aceh, « il serait au contraire difficile et ennuyeux que la charia ne s’applique pas aux non-musulmans, surtout si leur comportement est considéré comme une violation des lois islamiques », a-t-il indiqué au Jakarta Post.
En septembre 2014, un amendement avait en effet été voté afin d’élargir l’application de la charia aux non-musulmans. Surpris en état d’infraction aux dispositions édictées par le Qanun Hukum Jinayat, ces derniers se voyaient alors proposer le choix d’être jugé soit par un tribunal de la charia, soit par une juridiction civile appliquant le Code pénal national. Si l’infraction en question n’était pas sanctionnée par le Code pénal national – ce qui est le cas, par exemple, pour les relations homosexuelles ou la vente d'alcool –, alors les personnes incriminées, fussent-elles non musulmanes, pouvaient être jugées selon les dispositions de la charia. Les lois avaient également été renforcées en réintégrant les peines de flagellation pour différentes infractions telles la consommation d’alcool, la « promiscuité » entre hommes et femmes en-dehors du mariage, ou bien encore les relations homosexuelles ; concernant l’adultère toutefois, la loi avait exclu la mise à mort par lapidation pour ne retenir qu’une peine de flagellation.
Un an et demi après, cette loi est belle et bien en vigueur. La première condamnation d’une personne non musulmane a été prononcée et appliquée, resserrant encore plus l’étau sur les minorités religieuses de la province.
(Source: Eglises d'Asie, le 19 avril 2016)
Dans cette province de 4,7 millions d’habitants, située à la pointe nord de Sumatra et dotée d’un statut d’autonomie spéciale, le nouveau code pénal, entré en vigueur le 23 octobre 2015, prévoit que le Qanun Jinayat, le code pénal islamique, s’applique à tous les habitants de la province d’Aceh, y compris aux non-musulmans. Toutes les personnes ne respectant pas ce code sont donc passibles d’une peine de coups de cannes, pouvant varier entre 40 et 200 coups de bâtons ainsi qu’une amende variant entre 40 et 2 000 grammes d’or. Cette nouvelle législation concerne notamment « les délits » d’homosexualité, de vente d’alcool, de jeux d’argent, d’adultère, d’indécence, de harcèlement sexuel ou bien encore de viol.
Si 98 % de la population d’Aceh est musulmane et soumise aux lois de la charia, on compte néanmoins quelque 50 000 protestants et 3 000 catholiques, ainsi que quelques centaines d’hindous et de bouddhistes, qui aujourd’hui, se voient contraints d’appliquer ces lois islamiques sous peine de graves sanctions publiques.
Inquiétude des minorités chrétiennes
« Nous sommes très inquiets car le code pénal en vigueur à Aceh n’est pas conforme au code pénal national. Jusqu’à présent, nous avions compris que la charia n’était applicable qu’aux musulmans. Or, selon les informations recueillies auprès d’un fonctionnaire du tribunal, le Qanun Hukum Jinayat s’applique désormais à tous les habitants d’Aceh », a déclaré Betty Manurung, pasteure protestante à Batak, dans le district de Takengon.
« Djakarta a autorisé Aceh à instaurer la charia, mais en aucun cas à contraindre par la menace les autres religions à l’appliquer », a affirmé à l’agence Ucanews le P. Paulus Siswantoko, secrétaire général de la Commission ‘Justice, Paix’ et de la Pastorale des migrants de la Conférence des évêques catholiques d’Indonésie.
Ce n’est pourtant pas l’avis de certains chercheurs ou juristes musulmans de la province. Pour Saifuddin Bantasyam, juriste à l’Université Syiah Kuala de Banda Aceh, « il serait au contraire difficile et ennuyeux que la charia ne s’applique pas aux non-musulmans, surtout si leur comportement est considéré comme une violation des lois islamiques », a-t-il indiqué au Jakarta Post.
En septembre 2014, un amendement avait en effet été voté afin d’élargir l’application de la charia aux non-musulmans. Surpris en état d’infraction aux dispositions édictées par le Qanun Hukum Jinayat, ces derniers se voyaient alors proposer le choix d’être jugé soit par un tribunal de la charia, soit par une juridiction civile appliquant le Code pénal national. Si l’infraction en question n’était pas sanctionnée par le Code pénal national – ce qui est le cas, par exemple, pour les relations homosexuelles ou la vente d'alcool –, alors les personnes incriminées, fussent-elles non musulmanes, pouvaient être jugées selon les dispositions de la charia. Les lois avaient également été renforcées en réintégrant les peines de flagellation pour différentes infractions telles la consommation d’alcool, la « promiscuité » entre hommes et femmes en-dehors du mariage, ou bien encore les relations homosexuelles ; concernant l’adultère toutefois, la loi avait exclu la mise à mort par lapidation pour ne retenir qu’une peine de flagellation.
Un an et demi après, cette loi est belle et bien en vigueur. La première condamnation d’une personne non musulmane a été prononcée et appliquée, resserrant encore plus l’étau sur les minorités religieuses de la province.
(Source: Eglises d'Asie, le 19 avril 2016)
Vietnam: Des représailles ont été exercées contre certains croyants ayant témoigné devant la délégation américaine
Eglises d'Asie
11:30 19/04/2016
Comme l’avait rapporté Eglises d’Asie il y a quelques jours, Mme Tran Thi Hông, l’épouse du pasteur Nguyên Công Chinh, actuellement interné pour opposition à l’Etat, après en avoir été empêchée une première fois, avait pu rencontrer David Saperstein, l’ambassadeur itinérant des Etats-Unis pour la liberté religieuse dans le monde, le 30 mars 2016. Cependant, contrairement à ce que pensait l’émissaire des Etats-Unis, les choses n’en sont pas restées là et les services de la Sécurité publique se sont livrés à des représailles à l’encontre de l’épouse du pasteur incarcéré.
Dans la matinée du 14 avril, les agents de la Sécurité publique du district de Hoa Lu, dans la ville de Pleiku (province de Gia Lai), ont violemment agressée et grièvement blessée Mme Tran Thi Hông parce qu’elle refusait de rapporter ce qui s’était passé lors de la rencontre avec les quatre personnes composant la délégation américaine des droits de l’homme le 30 mars dernier. La victime a relaté les faits aux journalistes de Radio Free Asia.
Frappée jusqu’à en perdre conscience
Le matin de bonne heure, le chef de quartier, en compagnie d’agents de la Sécurité, était venu la convoquer pour interrogatoire au siège du district. Comme l’épouse du pasteur refusait de les suivre immédiatement, les agents l’immobilisèrent physiquement, et la transportèrent dans une voiture jusqu’au siège du district, où elle fut portée à bout de bras jusqu’au troisième étage. Là, des employées de la Sécurité l’ont giflé ayant de lui tirer les cheveux et de la harceler. On lui rappela alors son entrevue avec la délégation américaine. Elle ne répondit pas. Elle fut alors frappée à coups de pieds au visage et sur le corps. A midi, Mme Hông, pratiquement inconsciente, a été vue transportée en voiture et jetée sur le bord du chemin aux environs de sa maison. Ses voisins l’ont relevée et aidée à rentrer chez elle.
Le pasteur Nguyên Công Chinh, responsable de l’Eglise luthérienne des Etats-Unis au Vietnam, a été arrêté le 28 avril 2011. Il a été condamné à onze ans de prison pour calomnie contre l’Etat et sabotage de la politique d’union nationale en vertu de l’article 87 du Code pénal. Le pasteur a proclamé publiquement son innocence et affirmée n’avoir lutté que pour la liberté religieuse. Il n’a purgé aujourd’hui que cinq ans et quelques mois de sa peine. Il en est à son deuxième camp d’internement, dans la province de Binh Duong.
Au mois de janvier 2016, des nouvelles alarmantes concernant le pasteur Chinh avait été diffusées par son épouse et des proches. Un traitement très sévère lui était réservé dans son lieu de détention. En particulier, la visite de ses confrères pasteurs de la communauté luthérienne lui était interdite.
(Source: Eglises d'Asie, le 18 avril 2016)
Dans la matinée du 14 avril, les agents de la Sécurité publique du district de Hoa Lu, dans la ville de Pleiku (province de Gia Lai), ont violemment agressée et grièvement blessée Mme Tran Thi Hông parce qu’elle refusait de rapporter ce qui s’était passé lors de la rencontre avec les quatre personnes composant la délégation américaine des droits de l’homme le 30 mars dernier. La victime a relaté les faits aux journalistes de Radio Free Asia.
Frappée jusqu’à en perdre conscience
Le matin de bonne heure, le chef de quartier, en compagnie d’agents de la Sécurité, était venu la convoquer pour interrogatoire au siège du district. Comme l’épouse du pasteur refusait de les suivre immédiatement, les agents l’immobilisèrent physiquement, et la transportèrent dans une voiture jusqu’au siège du district, où elle fut portée à bout de bras jusqu’au troisième étage. Là, des employées de la Sécurité l’ont giflé ayant de lui tirer les cheveux et de la harceler. On lui rappela alors son entrevue avec la délégation américaine. Elle ne répondit pas. Elle fut alors frappée à coups de pieds au visage et sur le corps. A midi, Mme Hông, pratiquement inconsciente, a été vue transportée en voiture et jetée sur le bord du chemin aux environs de sa maison. Ses voisins l’ont relevée et aidée à rentrer chez elle.
Le pasteur Nguyên Công Chinh, responsable de l’Eglise luthérienne des Etats-Unis au Vietnam, a été arrêté le 28 avril 2011. Il a été condamné à onze ans de prison pour calomnie contre l’Etat et sabotage de la politique d’union nationale en vertu de l’article 87 du Code pénal. Le pasteur a proclamé publiquement son innocence et affirmée n’avoir lutté que pour la liberté religieuse. Il n’a purgé aujourd’hui que cinq ans et quelques mois de sa peine. Il en est à son deuxième camp d’internement, dans la province de Binh Duong.
Au mois de janvier 2016, des nouvelles alarmantes concernant le pasteur Chinh avait été diffusées par son épouse et des proches. Un traitement très sévère lui était réservé dans son lieu de détention. En particulier, la visite de ses confrères pasteurs de la communauté luthérienne lui était interdite.
(Source: Eglises d'Asie, le 18 avril 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Yêu tiếng Việt: Liên trường Việt Ngữ Công Giáo, giáo phận Orange thi đố vui để học
Trần Văn Minh
11:11 19/04/2016
Yêu tiếng Việt là mẫu số chung của các thầy cô tham gia dạy Việt ngữ. Quả thật, cần phải có “tình yêu” mới giữ cho tiếng Việt được tồn tại ở xứ sở văn minh này. Có phải quá đáng không? Chẳng chút nào! Chỉ cần nhìn lại những di dân đã tới đất nước này trước như người Ý, Pháp, Đức, Nhật, Phi… sẽ thấy, vốn ngôn ngữ mẹ đẻ của họ ngày nay còn được bao nhiêu?
Hình ảnh Photo William Nguyễn
Đã bao năm qua, kể từ khi người Việt tỵ nạn đặt chân lên đất nước này, tiếng Việt đã được một số người yêu thích miệt mài bảo vệ bằng những lớp Việt ngữ tại các nhà thờ và chùa chiền; có thể nói rằng với chẳng một chút lợi lộc nào, ngay cả vài danh xưng hão huyền. Họ chỉ được đơn giản gọi là thầy cô giáo Việt ngữ, không “sư” mà cũng không “sĩ”. Buồn hơn nữa, chẳng khi nào thấy truyền thông báo chí Việt ngữ dành cho “Việt ngữ” một góc quảng bá; thực ra, thỉnh thoảng Việt ngữ cũng được đưa lên báo chí hay truyền hình đấy chứ, nhưng chỉ được chiếu cố ở khía cạnh “văn nghệ” vì mảnh này thu hút khán thính giả.
Tuy với hoàn cảnh đơn côi nhưng các lớp học Việt ngữ vẫn lặng lẽ tiến bước. Tuy không bốc lên vùn vụt nhưng cũng không đến nỗi tẻ lạnh. Mỗi ngày con số học sinh ghi danh học Việt ngữ càng tăng. Có lẽ do dân số gia tăng chăng? Hay ý thức về sự cần thiết của tiếng Việt của những người Việt xa xứ bỗng bùng phát? Dù sao đây cũng là tin vui cho những người yêu tiếng Việt, các thầy cô day Việt ngữ. Ít ra công sức bỏ ra đã không bị uổng phí do cây trồng bắt đầu kết trái.
Và hôm nay, ngày 16 tháng 4, 2016, tại Trung Tâm Công Giáo của Giáo Phận Orange một cuộc thi đố vui để học đã xảy ra. Đây là kỳ thi được tổ chức hàng năm cho các học sinh của 14 trường Công Giáo thuộc giáo phận Orange từ 7 đến 15 tuổi và vẫn liên tục được tổ chức từ ngày thành lập từ năm 2008. Kỳ thi được tổ chức ngày một hoàn hảo hơn với sự chung sức của các thầy cô các trường cùng làm việc với nhau trong sự hài hòa. Bởi thế mỗi lần tới ngày thi, học sinh thì lo học nhưng thầy cô thì háo hức mong đợi một sinh hoạt vui nhộn, đơn giản chỉ vì có dịp “phục vụ” các em học sinh.
Đố vui để học đã từng có ở Việt Nam như một trò chơi kiến thức, là đố vui kiến thức! Nhưng đối với trẻ em sinh ra ở Mỹ thì làm sao có thể đố kiến thức khi khả năng nghe và nói vẫn còn hạn chế? Khi nghe và nói chưa thạo thì chuyện đọc và viết dĩ nhiên chưa thể nói đến. Vậy thì làm sao có chuyện hỏi đố về kiến thức? Chuyện hoang đường! Bởi thế đố vui để học (thể loại đố kiến thức) chưa từng xuất hiện trên truyền hình Việt ngữ ở hải ngoại, cho đến ngày nay!
Nhưng đố vui để học đã hiện diện liên tục trong các trường Việt ngữ Công Giáo ở quận Orange từ 8 năm qua. Sự xuất hiện và sống còn của chương trình hẳn phải có lý do. Thật vậy, nguyên tắc thi đố vui để tìm thần đồng được thay bằng tinh thần “vui để học”. Sở dĩ phải tạo nên tinh thần “vui để học” để khuyến khích chuyện học tiếng Việt, vì học Việt ngữ rất nhàm chán; “boring” là câu trả lời của hầu hết học sinh Việt ngữ.
Với mục đích giáo dục và tạo vui thú trong việc học tiếng Việt, chương trình đố vui này chỉ bao gồm những kiến thức tổng quát giúp cho sự giao tiếp thường ngày. Học sinh chỉ được yêu cầu học một số kiến thức hạn chế và phù hợp với trình độ để không gây căng thẳng và chán nản. Có thể nói, chương trình học của đố vui là một giáo trình học chuyên về đối thoại. Học sinh tham gia chương trình thi có thể học thêm những kiến thức và văn hóa thường ngày mà trong các chương trình dạy chính thống không cung cấp.
Ngoài thi đố vui để học, các trường Việt ngữ GP Orange, qua tổ chức Liên trường Việt ngữ Công Giáo của GP Orange, vẫn thường có một cuộc thi khác, thi Chính tả và Luận văn. Đây là một loại thi cử mà có lẽ không có mấy học sinh ưa thích. Tuy vậy vẫn phải có và phải được tổ chức để thúc đẩy việc học tiếng Việt và tiếp tục giữ cho giáo trình giảng dạy giữ vững phẩm chất cao; để học sinh đạt tới trình độ viết luận văn.
Các thầy cô miệt mài đi dạy Việt ngữ mỗi tuần, không nhận được một phần thưởng nào, ngay cả lời biết ơn của cộng đồng người Việt nói chung, nhưng tất cả vẫn như những con kiến kiên trì tha mồi về tổ, chỉ biết làm phận sự của mình. Các thầy cô quả là, có thể nói, những tâm hồn cao thượng. Họ đang xây dựng nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thử hỏi bắt đầu từ hôm nay, các lớp dạy Việt ngữ biến mất trong cộng đồng thì 10 năm tới có còn báo chí hay truyền thông Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên vẫn còn chứ, nhưng chỉ để phục vụ tầng lớp cao niên!
Dù với sự cảm nhận của cộng đồng về Việt ngữ như thế nào, các thầy cô dạy Việt ngữ vẫn luôn vui vẻ khi có học sinh tới học tiếng Việt. Chỉ giản dị thế thôi.
Liên trường Việt ngữ Công Giáo GP Orange xin cám ơn tất cả quý thầy cô đã hy sinh thì giờ để làm một công việc cao quý nhưng rất âm thầm và quý phụ huynh ý thức được chuyện học tiếng Việt giúp huấn luyện nên những đứa trẻ lễ phép và tốt lành, cùng các em học sinh yêu mến tiếng Việt.
Mong rằng người Việt ở hải ngoại không đánh mất ý thức lưu truyền tiếng Việt lại cho các thế hệ tiếp nối và thay vào đó bằng nhận thức rằng việc giữ gìn tiếng Việt chính là duy trì dòng giống Con Rồng Cháu Tiên và 4 ngàn năm văn hiến.
Hình ảnh Photo William Nguyễn
Đã bao năm qua, kể từ khi người Việt tỵ nạn đặt chân lên đất nước này, tiếng Việt đã được một số người yêu thích miệt mài bảo vệ bằng những lớp Việt ngữ tại các nhà thờ và chùa chiền; có thể nói rằng với chẳng một chút lợi lộc nào, ngay cả vài danh xưng hão huyền. Họ chỉ được đơn giản gọi là thầy cô giáo Việt ngữ, không “sư” mà cũng không “sĩ”. Buồn hơn nữa, chẳng khi nào thấy truyền thông báo chí Việt ngữ dành cho “Việt ngữ” một góc quảng bá; thực ra, thỉnh thoảng Việt ngữ cũng được đưa lên báo chí hay truyền hình đấy chứ, nhưng chỉ được chiếu cố ở khía cạnh “văn nghệ” vì mảnh này thu hút khán thính giả.
Tuy với hoàn cảnh đơn côi nhưng các lớp học Việt ngữ vẫn lặng lẽ tiến bước. Tuy không bốc lên vùn vụt nhưng cũng không đến nỗi tẻ lạnh. Mỗi ngày con số học sinh ghi danh học Việt ngữ càng tăng. Có lẽ do dân số gia tăng chăng? Hay ý thức về sự cần thiết của tiếng Việt của những người Việt xa xứ bỗng bùng phát? Dù sao đây cũng là tin vui cho những người yêu tiếng Việt, các thầy cô day Việt ngữ. Ít ra công sức bỏ ra đã không bị uổng phí do cây trồng bắt đầu kết trái.
Và hôm nay, ngày 16 tháng 4, 2016, tại Trung Tâm Công Giáo của Giáo Phận Orange một cuộc thi đố vui để học đã xảy ra. Đây là kỳ thi được tổ chức hàng năm cho các học sinh của 14 trường Công Giáo thuộc giáo phận Orange từ 7 đến 15 tuổi và vẫn liên tục được tổ chức từ ngày thành lập từ năm 2008. Kỳ thi được tổ chức ngày một hoàn hảo hơn với sự chung sức của các thầy cô các trường cùng làm việc với nhau trong sự hài hòa. Bởi thế mỗi lần tới ngày thi, học sinh thì lo học nhưng thầy cô thì háo hức mong đợi một sinh hoạt vui nhộn, đơn giản chỉ vì có dịp “phục vụ” các em học sinh.
Đố vui để học đã từng có ở Việt Nam như một trò chơi kiến thức, là đố vui kiến thức! Nhưng đối với trẻ em sinh ra ở Mỹ thì làm sao có thể đố kiến thức khi khả năng nghe và nói vẫn còn hạn chế? Khi nghe và nói chưa thạo thì chuyện đọc và viết dĩ nhiên chưa thể nói đến. Vậy thì làm sao có chuyện hỏi đố về kiến thức? Chuyện hoang đường! Bởi thế đố vui để học (thể loại đố kiến thức) chưa từng xuất hiện trên truyền hình Việt ngữ ở hải ngoại, cho đến ngày nay!
Nhưng đố vui để học đã hiện diện liên tục trong các trường Việt ngữ Công Giáo ở quận Orange từ 8 năm qua. Sự xuất hiện và sống còn của chương trình hẳn phải có lý do. Thật vậy, nguyên tắc thi đố vui để tìm thần đồng được thay bằng tinh thần “vui để học”. Sở dĩ phải tạo nên tinh thần “vui để học” để khuyến khích chuyện học tiếng Việt, vì học Việt ngữ rất nhàm chán; “boring” là câu trả lời của hầu hết học sinh Việt ngữ.
Với mục đích giáo dục và tạo vui thú trong việc học tiếng Việt, chương trình đố vui này chỉ bao gồm những kiến thức tổng quát giúp cho sự giao tiếp thường ngày. Học sinh chỉ được yêu cầu học một số kiến thức hạn chế và phù hợp với trình độ để không gây căng thẳng và chán nản. Có thể nói, chương trình học của đố vui là một giáo trình học chuyên về đối thoại. Học sinh tham gia chương trình thi có thể học thêm những kiến thức và văn hóa thường ngày mà trong các chương trình dạy chính thống không cung cấp.
Ngoài thi đố vui để học, các trường Việt ngữ GP Orange, qua tổ chức Liên trường Việt ngữ Công Giáo của GP Orange, vẫn thường có một cuộc thi khác, thi Chính tả và Luận văn. Đây là một loại thi cử mà có lẽ không có mấy học sinh ưa thích. Tuy vậy vẫn phải có và phải được tổ chức để thúc đẩy việc học tiếng Việt và tiếp tục giữ cho giáo trình giảng dạy giữ vững phẩm chất cao; để học sinh đạt tới trình độ viết luận văn.
Các thầy cô miệt mài đi dạy Việt ngữ mỗi tuần, không nhận được một phần thưởng nào, ngay cả lời biết ơn của cộng đồng người Việt nói chung, nhưng tất cả vẫn như những con kiến kiên trì tha mồi về tổ, chỉ biết làm phận sự của mình. Các thầy cô quả là, có thể nói, những tâm hồn cao thượng. Họ đang xây dựng nền tảng cho sự tồn tại của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thử hỏi bắt đầu từ hôm nay, các lớp dạy Việt ngữ biến mất trong cộng đồng thì 10 năm tới có còn báo chí hay truyền thông Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên vẫn còn chứ, nhưng chỉ để phục vụ tầng lớp cao niên!
Dù với sự cảm nhận của cộng đồng về Việt ngữ như thế nào, các thầy cô dạy Việt ngữ vẫn luôn vui vẻ khi có học sinh tới học tiếng Việt. Chỉ giản dị thế thôi.
Liên trường Việt ngữ Công Giáo GP Orange xin cám ơn tất cả quý thầy cô đã hy sinh thì giờ để làm một công việc cao quý nhưng rất âm thầm và quý phụ huynh ý thức được chuyện học tiếng Việt giúp huấn luyện nên những đứa trẻ lễ phép và tốt lành, cùng các em học sinh yêu mến tiếng Việt.
Mong rằng người Việt ở hải ngoại không đánh mất ý thức lưu truyền tiếng Việt lại cho các thế hệ tiếp nối và thay vào đó bằng nhận thức rằng việc giữ gìn tiếng Việt chính là duy trì dòng giống Con Rồng Cháu Tiên và 4 ngàn năm văn hiến.
Đoàn Hiệp sĩ Kha-luân-Bố tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
Lm Giuse Nguyễn Kim Long
09:49 19/04/2016
Đoàn Hiệp sĩ Kha-luân-Bố (Knights of Columbus) tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
Nói đến Đoàn Hiệp sĩ Kha-luân-Bố (KOC), có lẽ người Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn cảm thấy xa lạ và chưa biết đến nhiều. Theo Tự điển Wikipedia, Đoàn Hiệp sĩ này được cha Micheal McGivney thành lập vào năm 1822 để vinh danh người thủy thủ Christopher Columbus, với mục đích ban đầu là giúp đỡ tài chánh cho những gia đình Công Giáo tị nạn mới đến Hoa Kỳ có thu nhập thấp. Trải qua thời gian, nó đã phát triển trở thành một tổ chức bác ái huynh đệ quốc tế nhằm cung cấp các dịch vụ bác ái, đề cao giáo dục Công Giáo và tích cực bảo vệ Giáo Hội Công Giáo tại nhiều quốc gia khác nhau.
Xem Hình
Hiện nay có khoảng gần 1 triệu 900 ngàn Hiệp sĩ tham gia trong gần 15,000 Đoàn trên khắp thế giới, với 302 Đoàn ở các trường Đại học. Các quốc gia có Đoàn Hiệp sĩ: Hoa Kỳ và các quần đảo phụ thuộc là Puerto Rico, Guam và the Virgin Islands, Canada, Philippines, Mexico, Poland, Cộng Hoà Đôminicô, Panama, Bahamas, Cuba, Guatemala, Spain, South Korea, Ukranie, Lithuania, và một số căn cứ quân sự Hoa Kỳ rải rác trên thế giới.
Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã gọi Hiệp sĩ Kha-luân-Bố là "cánh tay phải hùng mạnh của Giáo Hội" vì những đóng góp bác ái. Trong năm 2014, KOC đã đóng góp 173 triệu dollars cho các tổ chức bác ái, thực hiện 71 triệu giờ phục vụ tình nguyện và năm 2010, hiến tặng 195,000 lít máu.
Bên cạnh đó, KOC có chương trình bảo hiểm với 2 triệu thành viên ghi tên, tạo nên tổng số tiền cho bảo hiểm đời sống trên 100 tỉ dollars.
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, tuy chỉ mới thành lập chưa đầy 2 năm, nhưng đã được chọn làm thí điềm cho việc thành lập Đoàn KOC cho người Việt trong tiểu bang Florida. Cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giu-se, Đoàn KOC đã được thành lập tại Giáo xứ vào Chúa Nhật 21-02-2016 với 21 anh và bắt đầu cấp độ 1. Chúa Nhật 17-04 vừa qua, số thành viên đã tăng lên 26 và được nâng lên cấp độ 2. Cấp độ 3 và 4 sẽ được dự định trong tháng 6 và 8. Hy vọng chẳng bao lâu nữa, Đoàn sẽ chính thức sinh hoạt độc lập và góp phần quan trọng trong những sinh hoạt của Giáo xứ.
Cha Quản xứ chúc mừng các anh em đã quảng đại tham gia Đoàn Hiệp sĩ, được thăng cấp độ 2, qua đó giới thiệu một hình thức sinh hoạt mới cho Giáo xứ.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long.
Nói đến Đoàn Hiệp sĩ Kha-luân-Bố (KOC), có lẽ người Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn cảm thấy xa lạ và chưa biết đến nhiều. Theo Tự điển Wikipedia, Đoàn Hiệp sĩ này được cha Micheal McGivney thành lập vào năm 1822 để vinh danh người thủy thủ Christopher Columbus, với mục đích ban đầu là giúp đỡ tài chánh cho những gia đình Công Giáo tị nạn mới đến Hoa Kỳ có thu nhập thấp. Trải qua thời gian, nó đã phát triển trở thành một tổ chức bác ái huynh đệ quốc tế nhằm cung cấp các dịch vụ bác ái, đề cao giáo dục Công Giáo và tích cực bảo vệ Giáo Hội Công Giáo tại nhiều quốc gia khác nhau.
Xem Hình
Hiện nay có khoảng gần 1 triệu 900 ngàn Hiệp sĩ tham gia trong gần 15,000 Đoàn trên khắp thế giới, với 302 Đoàn ở các trường Đại học. Các quốc gia có Đoàn Hiệp sĩ: Hoa Kỳ và các quần đảo phụ thuộc là Puerto Rico, Guam và the Virgin Islands, Canada, Philippines, Mexico, Poland, Cộng Hoà Đôminicô, Panama, Bahamas, Cuba, Guatemala, Spain, South Korea, Ukranie, Lithuania, và một số căn cứ quân sự Hoa Kỳ rải rác trên thế giới.
Thánh Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã gọi Hiệp sĩ Kha-luân-Bố là "cánh tay phải hùng mạnh của Giáo Hội" vì những đóng góp bác ái. Trong năm 2014, KOC đã đóng góp 173 triệu dollars cho các tổ chức bác ái, thực hiện 71 triệu giờ phục vụ tình nguyện và năm 2010, hiến tặng 195,000 lít máu.
Bên cạnh đó, KOC có chương trình bảo hiểm với 2 triệu thành viên ghi tên, tạo nên tổng số tiền cho bảo hiểm đời sống trên 100 tỉ dollars.
Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, tuy chỉ mới thành lập chưa đầy 2 năm, nhưng đã được chọn làm thí điềm cho việc thành lập Đoàn KOC cho người Việt trong tiểu bang Florida. Cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giu-se, Đoàn KOC đã được thành lập tại Giáo xứ vào Chúa Nhật 21-02-2016 với 21 anh và bắt đầu cấp độ 1. Chúa Nhật 17-04 vừa qua, số thành viên đã tăng lên 26 và được nâng lên cấp độ 2. Cấp độ 3 và 4 sẽ được dự định trong tháng 6 và 8. Hy vọng chẳng bao lâu nữa, Đoàn sẽ chính thức sinh hoạt độc lập và góp phần quan trọng trong những sinh hoạt của Giáo xứ.
Cha Quản xứ chúc mừng các anh em đã quảng đại tham gia Đoàn Hiệp sĩ, được thăng cấp độ 2, qua đó giới thiệu một hình thức sinh hoạt mới cho Giáo xứ.
Cha Giuse Nguyễn Kim Long.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cảm nhận từ sự kiện 10 học sinh chết đuối tại Quảng Ngãi : Dòng Sông Vĩnh Biệt
Người Quảng Ngãi
10:13 19/04/2016
DÒNG SÔNG VĨNH BIỆT
(Cảm nhận từ sự kiện 10 học sinh chết đuối tại Quảng Ngãi trong 2 ngày 15 và 16/4/2016)
Trong tháng 3/2016 vừa qua, cả thế giới lại một lần ngã mũ trước một ứng xử văn hóa của dân tộc Phù Tang ngang qua một sự kiện thuộc vào tốp “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử giao thông thế giới. Sự kiện: Ga Kami-Shirataki đóng cửa vì một nữ sinh trung học không còn sử dụng.
Và đây là chi tiết câu chuyện “lạ đời” nầy:
Ga tàu Kami-Shirataki do nằm tại vùng hẻo lánh xa xôi tại đảo Hokkaido, Nhật Bản nên số người sử dụng ga tàu giảm mạnh, thậm chí, một số hãng hàng không buộc phải huỷ chuyến bay tới khu vực này. Ban đầu, ban giám đốc ga Hami-Shirataki có ý định đóng cửa ga đường sắt này, tuy nhiên, do nhận thấy vẫn còn một hành khách sử dụng tàu hoả hàng ngày, họ đã tạm dừng quyết định đó.
Hành khách này là một nữ sinh trung học hàng ngày phải đi tàu đến trường. Ban giám đốc ga tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì ga tàu cho đến khi nữ sinh tốt nghiệp trung học vào tháng 3/2016. Không những thế, lịch trình của những chuyến tàu cũng được điều chỉnh để phù hợp với lịch học của nữ sinh. Sau khi cô gái tốt nghiệp trung học, ga tàu sẽ được "khai tử" hoàn toàn.
Ôi ! Sao em hạnh phúc đến thế, người nữ sinh của đất nước Nhật Bản !
Trong khi đó, tại đất nước Việt Nam “ngàn năm văn hiến” của tôi, ngay trong những năm đầu của thế kỷ 21 nầy, cũng trong khoảng thời gian 3 năm ga xe lửa Kami-Shirataki phục vụ an toàn cho một nữ sinh đi học, thì chỉ tại một vùng tỉnh nhỏ Quảng Ngãi, mà đã có ít nhất 18 học sinh chết đuối.
- Ngày 22/5/2014: 3 nữ sinh lớp 9 của trường Trung học phổ thông Tịnh Giang đuối ở khu vực phía Tây sông Trà Khúc.
- Ngày 22/2/2015: 5 học sinh chết đuối tại bãi biển Mỹ Khê.
- Và mới nhất, ngày 15/4/2016: 9 em học sinh lớp 6 trường THCS Nghĩa Hà chết đuối bên bờ nam sông Trà Khúc ở đoạn thôn Thanh Khiết, Nghĩa Hà; và sau đó một ngày, 16/4, một nam sinh lớp 12 chết đuối tại Ba Động, Ba Tơ !
Mà đó mới chỉ là những sự kiện “gây ồn ào” nhất thời trên báo đài, chắc chắn còn không ít những trẻ em học sinh chết đuối tại những vùng sâu, vùng xa khác như Thác Trắng Minh Long, chết vì sụp hố ga ở Sơn Tịnh, vì lội sông đi học mùa nước lũ ở Sơn Tây, Sơn Hà, hay vì những nguyên do khác ở Tây Trà, Trà Bồng, Đức Phổ…
Ôi ! Những dòng sông quê tôi, những dòng sông hiền hòa, êm đẹp, nên thơ… đã bao đời gắn kết với nhịp sống của bao nhiêu con người, đã trở thành máu thịt hòa quyện thành chất thơ, chất nhạc, như cách diễn đạt của nhạc sĩ Hoàng Hiệp:
Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát
Con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… [1]
Riêng, đối với người dân Quảng Ngãi, con sông Trà Khúc lại là một biểu tượng rất riêng ăn sâu vào tâm khảm của bao thế hệ con người đến độ dẫu có trôi dạt bốn phương trời vẫn giữ trọn một niềm thương nhớ:
Thương quê lòng nhủ lấy lòng,
Ai về Quảng Ngãi xuôi dòng Trà giang.
Nhớ non, nhớ nước, nhớ làng,
Tình quê lai láng, bàng hoàng lòng tôi…[2]
Có lẽ nào cũng chính dòng sông dịu hiền thân thương đó hôm nay đã “trở mặt” thành “dòng sông tử thần”, dòng sông đem theo chết chóc, ly biệt, khổ sầu ? Bởi chưng chỉ mới chưa đầy 3 năm mà đã mang đi gần 20 mạng con người trong lứa tuổi học trò tinh khôi trong sáng ?
Không. Con sông nào cũng đều vô tội. Chính con người mới là tên đồ tể vừa hành hạ không thương tiếc trên chính thân thể của dòng sông vì bao nhiêu công trình, tác động: nào thủy điện ngăn dòng, nào đập tràn chứa nước, nào khai thác gỗ rừng đầu nguồn, nào xả nước thải của các nhà máy, nào khai thác cát để xây dựng công trình, nào xả rác bừa bãi, nào châm điện, nào dùng hóa chất độc hại…vừa trở nên những cái bẫy giết người trong vóc dáng hiền hòa thân quen. Vâng, nét duyên dáng, trẻ trung, dịu dàng của dòng sông giờ đã trở nên sần sùi, già nua, lở lóa. Những bãi tắm thân quen để trẻ em tha hồ nô đùa, té nước, bơi lội, giờ đã thành những “hố sâu”, những bẫy ngầm của tử thần dang rình chờ những đôi chân bé bỏng, ngu ngơ…
Có lẽ tất cả những hệ lụy thương tâm đó đều có cội nguồn từ một não trạng, một tư duy: não trạng của cả một thế hệ con người không còn biết trân quý sự sống con người, tư duy của cả một thế hệ đánh giá con người bằng thước đo vật chất. Một thế hệ sẵn sàng nướng dăm sáu triệu con người cho việc xây dựng một lâu đài ý thức hệ hoang tưởng hay sẵn sàng vứt bỏ không thương tiếc hàng triệu thai nhi mỗi năm chỉ để đạt chỉ tiêu chương trình kế hoạch hóa !
Với những con người mang não trạng và tư duy như thế, thì vài ba chục học sinh chết đuối mỗi năm nào có là gì !
Và người chịu thiệt cuối cùng vẫn là các em tôi, những học sinh của quê nghèo xứ Quảng, những em thơ chỉ có một sân chơi duy nhất là bờ sông, con suối, là bãi cát ven sông, là khóm tre đầu làng. Hồ bơi của các em là bãi tắm sông thân quen đã hiện diện từ bao đời, là con suối theo em qua từng năm tháng. Các em nào có thể chen chân vào các hồ bơi sang trọng chỉ dành cho con của giới nhà giàu thành phố, các em cũng chẳng có đồng xu ten để lang thang vào các siêu thị hay các tụ điểm chơi games; lại càng quá xa cái chuyện được cùng bố mẹ đi tham quan du lịch ở các nơi danh lam thắng cảnh !
Thế nhưng, bây giờ dòng sông hiền hòa thân thương đã trở thành “dòng sông vĩnh biệt”, như lời một ca khúc cùng tên của Phạm Anh Dũng:
Bên sông anh nghe những lời oán than
Trôi theo cung Thương bóng người dần tan
Chiều vắng, chiều phủ dòng sông mầu tang
Chiều gió, chiều lạnh lan trắng tâm hồn…
Biết bao giờ dòng sông quê tôi sẽ không còn là “dòng sông vĩnh biệt” !
Chú Thích
[1] Trích đoạn trong ca khúc “trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
[2] Trần Điềm – Thương về Quảng Ngãi quê tôi
(Cảm nhận từ sự kiện 10 học sinh chết đuối tại Quảng Ngãi trong 2 ngày 15 và 16/4/2016)
Trong tháng 3/2016 vừa qua, cả thế giới lại một lần ngã mũ trước một ứng xử văn hóa của dân tộc Phù Tang ngang qua một sự kiện thuộc vào tốp “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử giao thông thế giới. Sự kiện: Ga Kami-Shirataki đóng cửa vì một nữ sinh trung học không còn sử dụng.
Và đây là chi tiết câu chuyện “lạ đời” nầy:
Ga tàu Kami-Shirataki do nằm tại vùng hẻo lánh xa xôi tại đảo Hokkaido, Nhật Bản nên số người sử dụng ga tàu giảm mạnh, thậm chí, một số hãng hàng không buộc phải huỷ chuyến bay tới khu vực này. Ban đầu, ban giám đốc ga Hami-Shirataki có ý định đóng cửa ga đường sắt này, tuy nhiên, do nhận thấy vẫn còn một hành khách sử dụng tàu hoả hàng ngày, họ đã tạm dừng quyết định đó.
Hành khách này là một nữ sinh trung học hàng ngày phải đi tàu đến trường. Ban giám đốc ga tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì ga tàu cho đến khi nữ sinh tốt nghiệp trung học vào tháng 3/2016. Không những thế, lịch trình của những chuyến tàu cũng được điều chỉnh để phù hợp với lịch học của nữ sinh. Sau khi cô gái tốt nghiệp trung học, ga tàu sẽ được "khai tử" hoàn toàn.
Ôi ! Sao em hạnh phúc đến thế, người nữ sinh của đất nước Nhật Bản !
- Ngày 22/5/2014: 3 nữ sinh lớp 9 của trường Trung học phổ thông Tịnh Giang đuối ở khu vực phía Tây sông Trà Khúc.
- Ngày 22/2/2015: 5 học sinh chết đuối tại bãi biển Mỹ Khê.
- Và mới nhất, ngày 15/4/2016: 9 em học sinh lớp 6 trường THCS Nghĩa Hà chết đuối bên bờ nam sông Trà Khúc ở đoạn thôn Thanh Khiết, Nghĩa Hà; và sau đó một ngày, 16/4, một nam sinh lớp 12 chết đuối tại Ba Động, Ba Tơ !
Mà đó mới chỉ là những sự kiện “gây ồn ào” nhất thời trên báo đài, chắc chắn còn không ít những trẻ em học sinh chết đuối tại những vùng sâu, vùng xa khác như Thác Trắng Minh Long, chết vì sụp hố ga ở Sơn Tịnh, vì lội sông đi học mùa nước lũ ở Sơn Tây, Sơn Hà, hay vì những nguyên do khác ở Tây Trà, Trà Bồng, Đức Phổ…
Ôi ! Những dòng sông quê tôi, những dòng sông hiền hòa, êm đẹp, nên thơ… đã bao đời gắn kết với nhịp sống của bao nhiêu con người, đã trở thành máu thịt hòa quyện thành chất thơ, chất nhạc, như cách diễn đạt của nhạc sĩ Hoàng Hiệp:
Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình
Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ
Con sông tôi tắm mát
Con sông tôi đã hát
Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… [1]
Riêng, đối với người dân Quảng Ngãi, con sông Trà Khúc lại là một biểu tượng rất riêng ăn sâu vào tâm khảm của bao thế hệ con người đến độ dẫu có trôi dạt bốn phương trời vẫn giữ trọn một niềm thương nhớ:
Thương quê lòng nhủ lấy lòng,
Ai về Quảng Ngãi xuôi dòng Trà giang.
Nhớ non, nhớ nước, nhớ làng,
Tình quê lai láng, bàng hoàng lòng tôi…[2]
Có lẽ nào cũng chính dòng sông dịu hiền thân thương đó hôm nay đã “trở mặt” thành “dòng sông tử thần”, dòng sông đem theo chết chóc, ly biệt, khổ sầu ? Bởi chưng chỉ mới chưa đầy 3 năm mà đã mang đi gần 20 mạng con người trong lứa tuổi học trò tinh khôi trong sáng ?
Không. Con sông nào cũng đều vô tội. Chính con người mới là tên đồ tể vừa hành hạ không thương tiếc trên chính thân thể của dòng sông vì bao nhiêu công trình, tác động: nào thủy điện ngăn dòng, nào đập tràn chứa nước, nào khai thác gỗ rừng đầu nguồn, nào xả nước thải của các nhà máy, nào khai thác cát để xây dựng công trình, nào xả rác bừa bãi, nào châm điện, nào dùng hóa chất độc hại…vừa trở nên những cái bẫy giết người trong vóc dáng hiền hòa thân quen. Vâng, nét duyên dáng, trẻ trung, dịu dàng của dòng sông giờ đã trở nên sần sùi, già nua, lở lóa. Những bãi tắm thân quen để trẻ em tha hồ nô đùa, té nước, bơi lội, giờ đã thành những “hố sâu”, những bẫy ngầm của tử thần dang rình chờ những đôi chân bé bỏng, ngu ngơ…
Có lẽ tất cả những hệ lụy thương tâm đó đều có cội nguồn từ một não trạng, một tư duy: não trạng của cả một thế hệ con người không còn biết trân quý sự sống con người, tư duy của cả một thế hệ đánh giá con người bằng thước đo vật chất. Một thế hệ sẵn sàng nướng dăm sáu triệu con người cho việc xây dựng một lâu đài ý thức hệ hoang tưởng hay sẵn sàng vứt bỏ không thương tiếc hàng triệu thai nhi mỗi năm chỉ để đạt chỉ tiêu chương trình kế hoạch hóa !
Với những con người mang não trạng và tư duy như thế, thì vài ba chục học sinh chết đuối mỗi năm nào có là gì !
Và người chịu thiệt cuối cùng vẫn là các em tôi, những học sinh của quê nghèo xứ Quảng, những em thơ chỉ có một sân chơi duy nhất là bờ sông, con suối, là bãi cát ven sông, là khóm tre đầu làng. Hồ bơi của các em là bãi tắm sông thân quen đã hiện diện từ bao đời, là con suối theo em qua từng năm tháng. Các em nào có thể chen chân vào các hồ bơi sang trọng chỉ dành cho con của giới nhà giàu thành phố, các em cũng chẳng có đồng xu ten để lang thang vào các siêu thị hay các tụ điểm chơi games; lại càng quá xa cái chuyện được cùng bố mẹ đi tham quan du lịch ở các nơi danh lam thắng cảnh !
Thế nhưng, bây giờ dòng sông hiền hòa thân thương đã trở thành “dòng sông vĩnh biệt”, như lời một ca khúc cùng tên của Phạm Anh Dũng:
Bên sông anh nghe những lời oán than
Trôi theo cung Thương bóng người dần tan
Chiều vắng, chiều phủ dòng sông mầu tang
Chiều gió, chiều lạnh lan trắng tâm hồn…
Biết bao giờ dòng sông quê tôi sẽ không còn là “dòng sông vĩnh biệt” !
Chú Thích
[1] Trích đoạn trong ca khúc “trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp
[2] Trần Điềm – Thương về Quảng Ngãi quê tôi
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Xin cha giải thích rõ sự biến thể
Nguyễn Trọng Đa
10:07 19/04/2016
Giải đáp phụng vụ: Xin cha giải thích rõ sự biến thể
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có một câu hỏi về sự biến thể (transubstantiation). Con đang cố gắng để hiểu đầy đủ hơn giáo huấn Giáo Hội của chúng ta, vốn nói rằng sau khi truyền phép, bản thể (substance) của bánh và rượu không còn tồn tại, nhưng các tùy thể (accidents) vẫn còn. Nếu con hiểu nó một cách đúng đắn, sau khi truyền phép bản thể của bánh trở nên Chúa Giêsu, nhưng các tùy thể của bánh (hương, vị, mùi) vẫn còn, đúng không? Con có thể nghĩ rằng gluten trong bánh là một chất chính của bánh, nhưng bởi vì nó vẫn còn hiện diện sau khi truyền phép, nó có nghĩa là một tùy thể của bánh không? Tương tự như vậy, con có thể nghĩ rằng cồn trong rượu là một chất chính của rượu, nhưng bởi vì nó vẫn còn hiện diện sau khi truyền phép, nó có nghĩa là một tùy thể của rượu không? - C. M., Beaverton, Ontario, Canada.
Đáp: Bạn đọc này của chúng tôi không phải là người đầu tiên thắc mắc với các khái niệm về bản thể và tùy thể, đặc biệt là liên quan đến phép Thánh Thể. Nhiều Kitô hữu khác, trong đó có cả Giám mục và nhà thần học, cũng gặp khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm ấy.
Khó khăn này xuất phát một phần vì các khái niệm dường như phát sinh từ siêu hình học của Aristotle. Những ai trong chúng ta đã được huấn luyện trong triết học Aristotle Thomas đều biết rằng sự tìm kiếm nghiêm ngặt này để hiểu sự thật của hữu thể có thể là một công việc đánh thuế.
Tuy nhiên, bất chấp sự giống nhau của thuật ngữ, thật là cần thiết để khẳng định rằng, khi đề cập đến phép Thánh Thể, Giáo Hội không sử dụng các thuật ngữ bản thể và tùy thể trong bối cảnh triết học của chúng, nhưng theo nghĩa tổng quát và bình thường, mà trong đó chúng đã lần đầu tiên được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Tín điều về sự biến thể không nắm lấy bất kỳ lý thuyết triết học nào cách đặc biệt.
Việc sử dụng sớm nhất của thuật ngữ "bản thể", khi đề cập đến phép Thánh Thể, xuất hiện nhiều thế kỷ trước khi có việc đưa tư tưởng Aristotle vào thần học trong thế kỷ XIII. Việc sử dụng sớm nhất của thuật ngữ này là có từ thế kỷ V hoặc thế kỷ VI. Các từ ngữ transubstantiate và transubstantiation (biến thể) được tìm thấy ở các thế kỷ XI và XII trong cuộc tranh luận thần học. Trong số các sử dụng sớm nhất của các từ ngữ này trong huấn quyền là việc tuyên xưng đức tin về sự Hiện diện Thật sự, được áp đặt bởi Đức Giáo Hoàng trong năm 1078 đối với một nhà thần học tên là Berengarius, vì vị này chủ trương niềm tin sai lầm:
"Tôi tin trong tâm hồn và công khai tuyên xưng rằng bánh và rượu được đặt trên bàn thờ, bởi mầu nhiệm của lời nguyện thành thiêng và lời của Đấng Cứu Chuộc, là được biến đổi bản thể thành thịt và máu thật sự ban sự sống của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và sau khi truyền phép, có sự hiện diện của thân xác thật của Chúa Kitô, được sinh ra của Đức Trinh Nữ và hiến tế cho sự cứu rỗi của thế giới, bị treo trên thánh giá và bây giờ ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và có sự hiện diện của máu thật của Chúa Kitô, chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Cả hai hiện diện, không chĩ bằng dấu hiệu và hiệu quả của Bí tích, mà còn trong thực tế và sự thật của bản tính và bản thể của cả hai nữa".
Ở đây học thuyết cơ bản về việc biến đổi Thánh Thể được xác định rõ ràng, mặc dù các phát triển thần học sau đó sẽ làm cho ngôn ngữ thành chính xác hơn. Điểm quan trọng liên quan đến câu hỏi của chúng ta về bản thể là rằng từ ngữ không được lấy theo nghĩa Aristotle kỹ thuật, nhưng chỉ đơn giản đề cập đến thực tại của bánh và rượu là không còn hiện diện, và được hoàn toàn thay thế bằng thực tại của Chúa Kitô trong toàn bộ thân xác của Ngài.
Việc sử dụng từ ngữ "tùy thể" đã được giới thiệu sau đó bởi các nhà thần học Kinh viện. Một trong các sử dụng đầu tiên của từ ngữ “tùy thể” trong huấn quyền là trong Công đồng Constance. Trong số rất nhiều các vấn đề khác, Công đồng này lên án năm 1415 học thuyết của John Wycliff. Trong số 45 luận đề bị lên án, các luận đề sai lạc về Thánh Thể là:
"1. Bản thể của bánh, và bản thể của rượu, vẫn còn trong Bí tích bàn thờ.
"2. Các tùy thể của bánh sẽ không còn mà không có chủ thể của chúng trong Bí tích đã nói.
"3. Chúa Kitô không hiện diện thực sự và đồng nhất trong Bí tích đã nói trong toàn bộ thân thể Ngài".
Công đồng dùng từ ngữ "tùy thể" về cơ bản bởi vì Wycliff, phù hợp với thần học Kinh viện của thời đại, thường sử dụng thuật ngữ này. Nó không cấu thành một sự chấp nhận chính thức bởi Giáo Hội cho triết học Aristotle. Điều này không có nghĩa rằng từ ngữ tùy thể không thể được sử dụng hợp pháp trong thần học Thánh Thể. Đúng hơn, nó có nghĩa rằng nó không được sử dụng theo nghĩa kỹ thuật của siêu hình học Aristotle.
Thật vậy, Công đồng chung Trentô (1545-1563) không sử dụng từ ngữ tùy thể nhưng sử dụng từ ngữ "species" (hình) khi đề cập đến sự biến đổi Thánh Thể. Bản thể là thực tại cơ bản của bánh, trái với các hình. Học thuyết của Trent được trình bày trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở số 1376:
"Công Ðồng Trentô tóm tắt đức tin Công Giáo bằng tuyên tín: "Ðức Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta, đã phán dạy: điều Người dâng lên dưới hình bánh, đích thực là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy, và Thánh Công Ðồng một lần nữa tuyên bố: nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Người; Hội Thánh Công Giáo gọi việc biến đổi một cách đúng đắn và chính xác này là biến thể" (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn).
Do đó, Công đồng Trentô tuyên bố rằng bánh và rượu không còn là bánh và rượu nữa, mặc dù những gì chúng ta trực tiếp cảm nhận, hình bánh và hình rượu, vẫn là như cũ, nên không có sự thay đổi được cảm nhận.
Khi nói về các species (hình), hoặc tùy thể, Giáo Hội không chỉ đề cập đến những gì là hữu hình, vốn có thể được cảm nghiệm như là hình dáng bề ngoài của bánh và rượu, chẳng hạn mùi, vị, hương, kích cở… Nó còn bao gồm các tác động của bánh và rượu trên cơ thể nữa. Vì vậy, một linh mục sử dụng quá nhiều rượu lễ vào buổi sáng sớm có thể sẽ cảm thấy một chút choáng váng, và cũng có thể đau bao tử nếu rước nhiều Mình thánh.
Trong việc giải quyết câu hỏi của bạn đọc trên đây, chúng tôi có thể nói rằng chúng ta đã thấy rằng thật là không cần thiết đi vào một cuộc thảo luận dài về những gì cấu thành bản thể, và đâu là các tùy thể của bánh và rượu, vì đây là những vấn đề triết học. Tuy nhiên, bởi vì Giáo Hội khẳng định rằng tất cả mọi thứ làm thành bánh và rượu đều biến đổi thành Mình và Máu Chúa Kitô, do đó, ít nhất là từ quan điểm của thần học Thánh Thể, nồng độ cồn của rượu và gluten trong bánh tạo nên một phần của các hình hoặc tùy thể.
Đây là một vấn đề khác biệt, mặc dù có liên quan, với vấn đề cái gì tạo thành chất thể thành sự cho bí tích. Chúng tôi đã thảo luận chủ đề này trong nhiều dịp liên quan đến bánh có gluten thấp, và chất lượng rượu lễ và nước nho ép (mustum) (thí dụ, mời đọc bài ngày 14 và 28-9-2004; bài ngày 7-6-2005; bài ngày 13 và 27-6-2006; bài ngày 27-1-2009 ). (Zenit.org 19-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con có một câu hỏi về sự biến thể (transubstantiation). Con đang cố gắng để hiểu đầy đủ hơn giáo huấn Giáo Hội của chúng ta, vốn nói rằng sau khi truyền phép, bản thể (substance) của bánh và rượu không còn tồn tại, nhưng các tùy thể (accidents) vẫn còn. Nếu con hiểu nó một cách đúng đắn, sau khi truyền phép bản thể của bánh trở nên Chúa Giêsu, nhưng các tùy thể của bánh (hương, vị, mùi) vẫn còn, đúng không? Con có thể nghĩ rằng gluten trong bánh là một chất chính của bánh, nhưng bởi vì nó vẫn còn hiện diện sau khi truyền phép, nó có nghĩa là một tùy thể của bánh không? Tương tự như vậy, con có thể nghĩ rằng cồn trong rượu là một chất chính của rượu, nhưng bởi vì nó vẫn còn hiện diện sau khi truyền phép, nó có nghĩa là một tùy thể của rượu không? - C. M., Beaverton, Ontario, Canada.
Đáp: Bạn đọc này của chúng tôi không phải là người đầu tiên thắc mắc với các khái niệm về bản thể và tùy thể, đặc biệt là liên quan đến phép Thánh Thể. Nhiều Kitô hữu khác, trong đó có cả Giám mục và nhà thần học, cũng gặp khó khăn trong việc nắm bắt các khái niệm ấy.
Khó khăn này xuất phát một phần vì các khái niệm dường như phát sinh từ siêu hình học của Aristotle. Những ai trong chúng ta đã được huấn luyện trong triết học Aristotle Thomas đều biết rằng sự tìm kiếm nghiêm ngặt này để hiểu sự thật của hữu thể có thể là một công việc đánh thuế.
Tuy nhiên, bất chấp sự giống nhau của thuật ngữ, thật là cần thiết để khẳng định rằng, khi đề cập đến phép Thánh Thể, Giáo Hội không sử dụng các thuật ngữ bản thể và tùy thể trong bối cảnh triết học của chúng, nhưng theo nghĩa tổng quát và bình thường, mà trong đó chúng đã lần đầu tiên được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Tín điều về sự biến thể không nắm lấy bất kỳ lý thuyết triết học nào cách đặc biệt.
Việc sử dụng sớm nhất của thuật ngữ "bản thể", khi đề cập đến phép Thánh Thể, xuất hiện nhiều thế kỷ trước khi có việc đưa tư tưởng Aristotle vào thần học trong thế kỷ XIII. Việc sử dụng sớm nhất của thuật ngữ này là có từ thế kỷ V hoặc thế kỷ VI. Các từ ngữ transubstantiate và transubstantiation (biến thể) được tìm thấy ở các thế kỷ XI và XII trong cuộc tranh luận thần học. Trong số các sử dụng sớm nhất của các từ ngữ này trong huấn quyền là việc tuyên xưng đức tin về sự Hiện diện Thật sự, được áp đặt bởi Đức Giáo Hoàng trong năm 1078 đối với một nhà thần học tên là Berengarius, vì vị này chủ trương niềm tin sai lầm:
"Tôi tin trong tâm hồn và công khai tuyên xưng rằng bánh và rượu được đặt trên bàn thờ, bởi mầu nhiệm của lời nguyện thành thiêng và lời của Đấng Cứu Chuộc, là được biến đổi bản thể thành thịt và máu thật sự ban sự sống của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và sau khi truyền phép, có sự hiện diện của thân xác thật của Chúa Kitô, được sinh ra của Đức Trinh Nữ và hiến tế cho sự cứu rỗi của thế giới, bị treo trên thánh giá và bây giờ ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và có sự hiện diện của máu thật của Chúa Kitô, chảy ra từ cạnh sườn Ngài. Cả hai hiện diện, không chĩ bằng dấu hiệu và hiệu quả của Bí tích, mà còn trong thực tế và sự thật của bản tính và bản thể của cả hai nữa".
Ở đây học thuyết cơ bản về việc biến đổi Thánh Thể được xác định rõ ràng, mặc dù các phát triển thần học sau đó sẽ làm cho ngôn ngữ thành chính xác hơn. Điểm quan trọng liên quan đến câu hỏi của chúng ta về bản thể là rằng từ ngữ không được lấy theo nghĩa Aristotle kỹ thuật, nhưng chỉ đơn giản đề cập đến thực tại của bánh và rượu là không còn hiện diện, và được hoàn toàn thay thế bằng thực tại của Chúa Kitô trong toàn bộ thân xác của Ngài.
Việc sử dụng từ ngữ "tùy thể" đã được giới thiệu sau đó bởi các nhà thần học Kinh viện. Một trong các sử dụng đầu tiên của từ ngữ “tùy thể” trong huấn quyền là trong Công đồng Constance. Trong số rất nhiều các vấn đề khác, Công đồng này lên án năm 1415 học thuyết của John Wycliff. Trong số 45 luận đề bị lên án, các luận đề sai lạc về Thánh Thể là:
"1. Bản thể của bánh, và bản thể của rượu, vẫn còn trong Bí tích bàn thờ.
"2. Các tùy thể của bánh sẽ không còn mà không có chủ thể của chúng trong Bí tích đã nói.
"3. Chúa Kitô không hiện diện thực sự và đồng nhất trong Bí tích đã nói trong toàn bộ thân thể Ngài".
Công đồng dùng từ ngữ "tùy thể" về cơ bản bởi vì Wycliff, phù hợp với thần học Kinh viện của thời đại, thường sử dụng thuật ngữ này. Nó không cấu thành một sự chấp nhận chính thức bởi Giáo Hội cho triết học Aristotle. Điều này không có nghĩa rằng từ ngữ tùy thể không thể được sử dụng hợp pháp trong thần học Thánh Thể. Đúng hơn, nó có nghĩa rằng nó không được sử dụng theo nghĩa kỹ thuật của siêu hình học Aristotle.
Thật vậy, Công đồng chung Trentô (1545-1563) không sử dụng từ ngữ tùy thể nhưng sử dụng từ ngữ "species" (hình) khi đề cập đến sự biến đổi Thánh Thể. Bản thể là thực tại cơ bản của bánh, trái với các hình. Học thuyết của Trent được trình bày trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở số 1376:
"Công Ðồng Trentô tóm tắt đức tin Công Giáo bằng tuyên tín: "Ðức Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta, đã phán dạy: điều Người dâng lên dưới hình bánh, đích thực là Thân Mình Người. Hội Thánh luôn luôn xác tín như vậy, và Thánh Công Ðồng một lần nữa tuyên bố: nhờ lời truyền phép trên bánh rượu, trọn vẹn bản thể bánh biến thành bản thể Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn bản thể rượu biến thành bản thể Máu Thánh Người; Hội Thánh Công Giáo gọi việc biến đổi một cách đúng đắn và chính xác này là biến thể" (Bản dịch Việt ngữ của Ban Giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn).
Do đó, Công đồng Trentô tuyên bố rằng bánh và rượu không còn là bánh và rượu nữa, mặc dù những gì chúng ta trực tiếp cảm nhận, hình bánh và hình rượu, vẫn là như cũ, nên không có sự thay đổi được cảm nhận.
Khi nói về các species (hình), hoặc tùy thể, Giáo Hội không chỉ đề cập đến những gì là hữu hình, vốn có thể được cảm nghiệm như là hình dáng bề ngoài của bánh và rượu, chẳng hạn mùi, vị, hương, kích cở… Nó còn bao gồm các tác động của bánh và rượu trên cơ thể nữa. Vì vậy, một linh mục sử dụng quá nhiều rượu lễ vào buổi sáng sớm có thể sẽ cảm thấy một chút choáng váng, và cũng có thể đau bao tử nếu rước nhiều Mình thánh.
Trong việc giải quyết câu hỏi của bạn đọc trên đây, chúng tôi có thể nói rằng chúng ta đã thấy rằng thật là không cần thiết đi vào một cuộc thảo luận dài về những gì cấu thành bản thể, và đâu là các tùy thể của bánh và rượu, vì đây là những vấn đề triết học. Tuy nhiên, bởi vì Giáo Hội khẳng định rằng tất cả mọi thứ làm thành bánh và rượu đều biến đổi thành Mình và Máu Chúa Kitô, do đó, ít nhất là từ quan điểm của thần học Thánh Thể, nồng độ cồn của rượu và gluten trong bánh tạo nên một phần của các hình hoặc tùy thể.
Đây là một vấn đề khác biệt, mặc dù có liên quan, với vấn đề cái gì tạo thành chất thể thành sự cho bí tích. Chúng tôi đã thảo luận chủ đề này trong nhiều dịp liên quan đến bánh có gluten thấp, và chất lượng rượu lễ và nước nho ép (mustum) (thí dụ, mời đọc bài ngày 14 và 28-9-2004; bài ngày 7-6-2005; bài ngày 13 và 27-6-2006; bài ngày 27-1-2009 ). (Zenit.org 19-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 120-135)
Vũ Văn An
23:19 19/04/2016
Chương Bốn: Lòng yêu thương và hôn nhân (tiếp theo)
Lớn lên trong lòng yêu thương vợ chồng
120. Các suy tư của chúng ta về bài ca yêu thương của Thánh Phaolô đã chuẩn bị để chúng ta thảo luận về lòng yêu thương vợ chồng. Đây là lòng yêu thương giữa chồng và vợ (115), một lòng yêu thương được thánh hóa, phong phú hóa và được soi sáng bởi ơn thánh của bí tích hôn phối. Nó là một “cuộc kết hợp có tính cảm xúc” (116), thiêng liêng và hy tế, phối hợp cả sự ấm áp của tình bạn lẫn sự đam mê của gợi tình, và kéo dài mãi sau khi xúc cảm và đam mê đã nguội đi. Đức Giáo Hoàng Piô XI từng dạy rằng tình yêu này thấm đượm mọi bổn phận của đời sống vợ chồng và hưởng được vị trí trang trọng (117). Được Chúa Thánh Thần đổ xuống, tình yêu mạnh mẽ này là phản ảnh của giao ước liên tục giữa Chúa Kitô và nhân loại, một giao ước đạt tới cao điểm trong việc tự hiến tế của Người trên thập giá. “Thần Khí mà Chúa đổ xuống ban trái tim mới và làm cho người đàn ông và người đàn bà có khả năng yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương chúng ta. Lòng yêu thương vợ chồng đạt tới sự viên mãn mà nó đã được xếp đặt từ bên trong: đức ái phu phụ” (118).
121. Hôn nhân là một dấu chỉ quý giá, vì “khi một người đàn ông và một người đàn bà cử hành bí tích hôn nhân, Thiên Chúa như thể ‘được soi gương’ trong họ; Người in nơi họ các đặc điểm của Người và ấn tích tình yêu không thể xóa bỏ của Người. Hôn nhân là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa cũng là sự hiệp thông: Ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần sống đời đời trong một hợp nhất hoàn hảo. Và đây chính là mầu nhiệm hôn nhân: Thiên Chúa biến vợ chồng thành một hiện sinh đơn nhất” (119). Điều này có nhiều hậu quả cụ thể hàng ngày, vì vợ chồng “nhờ sức mạnh của bí tích hôn phối, được trao phó một sứ mệnh chân thực và thích đáng, để, khởi đi từ những sự việc đơn sơ tầm thường của đời sống, họ có thể làm cho lòng yêu thương mà Chúa Kitô vốn dành cho Giáo Hội và tiếp tục hiến mạng sống cho Giáo Hội của Người thành hữu hình” (120).
122. Tuy nhiên, ta không nên lẫn lộn hai bình diện: không nên đặt lên vai hai con người hữu hạn cái gánh nặng khủng khiếp của việc phải tái tạo một cách hoàn hảo sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, vì hôn nhân như dấu chỉ bao hàm “một diễn trình năng động... một diễn trình diễn tiến từ từ qua việc hội nhập các ơn phúc của Thiên Chúa một cách tiệm tiến” (121).
Chia sẻ suốt đời
123. Sau lòng yêu thương kết hợp ta với Thiên Chúa, lòng yêu thương vợ chồng là “hình thức vĩ đại nhất của tình bạn” (122). Nó là sự kết hợp có hết mọi đặc điểm của một tình bạn tốt đẹp: việc quan tâm tới thiện ích của người kia, tính hỗ tương, sự thân mật, sự ấm áp, tính bền vững và sự giống nhau phát sinh từ cuộc sống chung. Cộng vào tất cả những điều ấy, hôn nhân còn thêm tính độc chiếm bất khả hủy tiêu, được phát biểu qua việc cam kết lâu bền sẽ chia sẻ và cùng nhau xây dựng trọn cuộc sống. Ta hãy trung thực và nhìn nhận các dấu chỉ của thực tại: những người yêu thương nhau không coi mối liên hệ của họ là tạm bợ. Những người kết hôn với nhau không mong sự hứng khởi của họ nguội dần. Những người mục kích việc cử hành cuộc kết hợp yêu thương, bất kể mòng dỏn đến đâu, đều tin tưởng rằng nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian. Con cái không những muốn cha mẹ chúng yêu thương nhau, mà còn trung thành và ở với nhau mãi mãi. Các dấu chỉ này và các dấu chỉ tương tự chứng tỏ rằng từ trong chính bản chất của nó, tình yêu vợ chồng có tính dứt khoát. Sự kết hợp lâu bền do các lời thề hứa lúc kết hôn nói lên không phải chỉ có tính hình thức hay công thức truyền thống; nó bén rễ trong chính các khuynh hướng tự nhiên của nhân vị. Đối với những người có đức tin, nó còn là giao ước trước mặt Thiên Chúa, một giao ước đòi phải trung thành: “Chúa là chứng nhân của giao ước giữa ngươi và vợ thuở thanh xuân của ngươi, người mà ngươi đã bất trung, dù nàng là người đồng hành với ngươi và là vợ ngươi theo giao ước... Không ai được bất trung với người vợ thuở thanh xuân của mình. Vì Ta ghét việc ly dị, Chúa nói thế” (Mlk 2:14-16)
124.Một lòng yêu thương yếu ớt hay bệnh hoạn, không có khả năng chấp nhận hôn nhân như một thách đố cần được đảm nhận và chiến đấu cho, cần được tái sinh, canh tân và tái sáng chế cho tới chết, không thể chống đỡ một cam kết to lớn. Nó sẽ gẫy đổ trước nền văn hóa phù phiếm luôn ngăn cản diễn trình tăng trưởng không ngừng. Ấy thế nhưng “việc đoan hứa yêu nhau mãi mãi vẫn là điều có thể khi ta nhận rõ một kế hoạch lớn hơn các ý nghĩ và cam kết của ta, một kế hoạch có thể nâng đỡ ta và giúp ta khả năng dành trọn tương lai của ta cho người ta yêu” (123). Muốn vượt qua mọi thử thách và luôn trung thành bất chấp mọi sự, tình yêu này cần được ban ơn thánh để củng cố và nâng cao nó. Như lời Thánh Robert Bellarmine nói, “sự kiện một người đàn ông kết hợp với một người đàn bà trong một dây nối kết bất khả tiêu, và họ mãi bất khả phân bất chấp mọi thứ khó khăn, ngay cả khi không còn hy vọng gì có con, chỉ có thể là dấu chỉ một mầu nhiệm cao cả” (124).
125. Hôn nhân cũng là một tình bạn có đặc tính của một đam mê, nhưng là một đam mê luôn điều hướng về một cuộc kết hợp mỗi ngày mỗi bền vững và thâm hậu hơn. Được như thế là nhờ “hôn nhân không chỉ được thiết lập cho việc sinh con mà thôi” mà còn để cho lòng yêu thương hỗ tương “được phát biểu thích đáng, tăng trưởng và chín mùi” (125). Tình bạn độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà chỉ nhận được đặc điểm tổng thể hóa ấy bên trong cuộc kết hợp vợ chồng mà thôi. Nhưng cũng chính trong tư cách tổng thể hóa ấy, cuộc kết hợp này có tính độc chiếm, trung thành và đón chào sự sống mới. Nó chia sẻ mọi sự trong một lòng kính trọng hỗ tương không ngừng. Công đồng Vatican II nhắc lại điều này khi quả quyết rằng “Một tình yêu kết hợp yếu tố nhân loại với yếu tố thần linh như thế phải thấm nhuần cả đời sống và hướng dẫn đôi vợ chồng biết tự do trao hiến cho nhau, qua những tâm tình và cử chỉ trìu mến” (126)
Niềm vui và cái đẹp
126. Trong hôn nhân, niềm vui yêu thương cần được vun sới. Khi việc tìm kiếm khoái lạc trở thành ám ảnh, nó sẽ kiềm giữ ta trong nô dịch và ngăn cản ta cảm nghiệm nhiều niềm sảng khoái khác. Đàng khác, niềm vui sẽ gia tăng sảng khoái của ta và giúp ta đi tìm thỏa mãn trong rất nhiều sự vật, ngay cả trong những thời khắc của cuộc sống lúc sảng khoái thể lý đã xuống dốc. Thánh Tôma Aquinô nói rằng chữ “vui” có ý nói tới việc mở rộng tâm hồn (127). Ta có thể cảm nghiệm được niềm vui vợ chồng ngay giữa lúc đang buồn phiền; nó hệ ở việc biết chấp nhận điều này: hôn nhân là một pha trộn nhất thiết phải có gồm hưởng thụ và đấu tranh, căng thẳng và thư giãn, đau đớn và khuây khỏa, thỏa mãn và chờ mong, khó chịu và khoan khoái, nhưng luôn ở trên con đường của tình bạn, một con đường gây hứng để vợ chồng chăm sóc lẫn nhau: “Họ giúp nhau và phục vụ lẫn nhau” (128).
127. Lòng yêu thương của tình bạn có tên là “đức ái” khi nó hiểu rõ và biết trân trọng “giá trị lớn lao” của người kia (129). Cái đẹp, tức “giá trị lớn lao” khác hơn là sức lôi cuốn thể lý hay tâm lý, giúp ta khả năng biết đánh giá tính thánh thiêng của một con người, mà không bị thôi thúc phải chiếm hữu họ. Trong một xã hội duy tiêu thụ, cảm thức về cái đẹp trở nên nghèo nàn và do đó niềm vui nhạt dần đi. Mọi sự ở đấy đều phải được mua, chiếm hữu hay tiêu thụ, kể cả con người. Mặt khác, tình âu yếm là dấu chỉ một lòng yêu thương không ích kỷ chiếm hữu. Nó làm ta tiếp cận người khác với một lòng kính trọng sâu xa và nỗi sợ lớn lao có thể gây hại cho họ hay tước mất tự do của họ.Yêu thương một người khác bao hàm niềm vui được chiêm ngắm và trân quý cái đẹp và sự thánh thiêng bên trong của họ, những điều luôn vượt quá các nhu cầu của tôi. Điều này giúp tôi tìm kiếm điều tốt của họ cả khi họ không thể thuộc về tôi hoặc họ không còn lôi cuốn nữa về thể lý, trái lại chỉ gây hấn hay gây phiền hà. Vì “lòng yêu thương nhờ đó một người làm vui lòng người kia tùy ở việc họ tự ý cho đi một điều gì đó” (130).
128. Cảm nghiệm thẩm mỹ của lòng yêu thương được phát biểu trong “cái nhìn” biết chiêm ngưỡng người khác như cùng đích trong chính họ, ngay cả khi họ ốm yếu, già cả hay không lôi cuốn về thể lý. Cái nhìn biết đánh giá có tầm quan trọng rất lớn lao, và từ khước nó thường gây nhiều tai họa. Để được lưu ý, những người phối ngẫu và con cái họ đã phải làm không biết bao nhiêu sự việc! Khi ta không còn nhìn nhau, biết bao mếch lòng và vấn đề đã phát sinh! Đây là điều ẩn khuất phía sau các than vãn và kêu ca ta thường nghe thấy trong các gia đình: “chồng tôi không nhìn tôi; anh ấy hành xử như thể tôi vô hình”. “Anh làm ơn nhìn em khi em nói đi!”. “Vợ tôi không thèm nhìn tôi nữa, mụ chỉ để ý tới con cái!”. “Trong chính căn nhà của tôi, không ai lưu ý gì tới tôi cả; đến nhìn tôi họ cũng không nốt; cứ như thể tôi không hiện hữu”. Lòng yêu thương mở mắt ta và giúp ta khả năng nhìn, đàng sau tất cả những điều khác, là giá trị lớn lao của một con người.
129. Niềm vui của lòng yêu thương chiêm ngưỡng này cần được vun sới. Vì ta đã được tạo nên để yêu thương, nên ta biết rằng không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui được chia sẻ các điều tốt đẹp: “Hãy cho, hãy nhận, hãy cư xử tốt với nhau” (Hc 14:16). Niềm vui thâm hậu nhất ở trên đời là có thể làm người khác hân hoan, quả là một tiền vị của Nước Trời. Ta có thể nghĩ tới cảnh đáng yêu trong phim Babette’s Feast, lúc bà đầu bếp quảng đại nhận được cái ôm hôn và lời khen biết ơn: “Ôi với chị, các thiên thần đã được vui sướng xiết bao!”. Quả là một niềm vui và an ủi lớn khi đem hân hoan đến cho người khác, thấy họ được sung sướng. Niềm vui này, hoa trái của lòng yêu thương huynh đệ, không phải là niềm vui của người tự phụ, chỉ biết có mình, mà là niềm vui của những người yêu thương, biết hân hoan vì điều tốt của những người mình yêu thương, biết hiến thân cho họ cách tự do và nhờ thế trở nên phong phú nơi họ.
130. Mặt khác, niềm vui cũng phát triển nhờ đau đớn và đau buồn. Như Thánh Augustinô từng nói “trong chiến đấu, nguy hiểm càng lớn niềm vui chiến thắng càng cao” (131). Sau khi cùng nhau chịu đau đớn và gian nan, vợ chồng có thể cảm nhận chúng rất đáng giá, vì họ đã đạt được một điều gì đó tốt, học được một điều gì đó trong tư cách vợ chồng, hay tiến tới chỗ biết đánh giá con người thực của họ. Ít có niềm vui nhân bản nào thâm hậu và gây hứng khởi bằng niềm vui được cảm nhận bởi hai con người yêu thương nhau và đã đạt được một điều gì đó nhờ một cố gắng lớn lao chung.
Kết hôn vì yêu thương
131. Tôi muốn nói với giới trẻ rằng không điều gì trong các điều trên lâm nguy nếu tình yêu của họ tìm được biểu thức trong hôn nhân. Trong định chế này, sự kết hợp của họ tìm được các phương thế bảo đảm cho tình yêu của họ được thực sự lâu bền và phát triển. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu của họ không phải chỉ là sự ưng thuận hay khế ước bên ngoài, tuy nhiên, điều vẫn đúng là việc quyết định dành cho hôn nhân một hình thức hữu hình trong xã hội bằng cách đảm nhiệm một số cam kết sẽ chứng tỏ nó quan trọng đến chừng nào. Nó nói lên tính nghiêm túc của việc người này đồng nhất với người kia và quyết định vững vàng của họ nhất định để chủ nghĩa duy cá nhân của thời niên thiếu lại phía sau và thuộc về nhau. Hôn nhân là một phương thế để nói lên rằng chúng tôi thực sự rời bỏ sự an toàn của tổ ấm nơi chúng tôi từng lớn lên để xây dựng những mối dây liên kết mạnh mẽ khác và đảm nhiệm một trách nhiệm mới đối với một người khác. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn là việc chỉ tự phát kết hợp để thỏa mãn hỗ tương, một điều biến hôn nhân thành một việc hoàn toàn có tính tư riêng. Là một định chế xã hội, hôn nhân bảo vệ và lên khuôn cam kết chung nhằm phát triển sâu đậm hơn trong yêu thương và cam kết đối với nhau, vì thiện ích của xã hội như một toàn thể. Đó là lý do tại sao hôn nhân không phải chỉ là một thời trang mau qua; nó là điều quan yếu kéo dài với thời gian. Yếu tính của nó phát sinh từ bản chất nhân bản của ta và đặc điểm xã hội. Nó bao gồm một loạt nghĩa vụ phát sinh từ chính lòng yêu thương, một lòng yêu thương nghiêm túc và quảng đại đến nỗi sẵn sàng đương đầu với bất cứ nguy cơ nào.
132. Chọn kết hôn cách trên nói lên một quyết định chân chính và cương quyết nhằm nối kết các nẻo đường đi, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra. Vì tính nghiêm túc của nó, cam kết yêu thương công khai này không thể là kết quả của một quyết định hấp tấp, nhưng cũng không nên bị trì hoãn vô định. Cam kết một cách độc chiếm và dứt khoát với một người khác luôn bao hàm một nguy cơ và một ván bài mạnh dạn. Không sẵn sàng đưa ra một cam kết như thế là ích kỷ, tính toán và nhỏ mọn. Nó không biết thừa nhận quyền lợi của một người khác và trình bầy người này cho xã hội như người đáng được hưởng một tình yêu vô điều kiện. Nếu hai người thực sự yêu nhau, họ tự nhiên sẽ bầy tỏ điều này cho nhiều người khác. Khi lòng yêu thương được phát biểu trước nhiều người khác trong khế ước hôn nhân, với mọi cam kết công khai, nó rõ ràng cho thấy và muốn bảo vệ chữ “có” mà những người này nói với nhau một cách tự do và không một chút dè dặt. Chữ “có” này cho họ hay: họ luôn luôn có thể tin tưởng nhau, họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi khi gặp khó khăn hay khi những lôi cuốn mới hoặc những quyền lợi ích kỷ khác xuất hiện.
Một lòng yêu thương tự biểu lộ và gia tăng
133. Lòng yêu thương của tình bạn thống nhất hóa mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và giúp các thành viên gia đình không ngừng lớn mạnh. Tình yêu này phải được phát biểu một cách tự do và quảng đại bằng lời nói và việc làm. Trong gia đình, “ba chữ cần phải dùng. Tôi muốn lặp lại điều này! Đó là ba chữ ‘làm ơn’, ‘cám ơn’, ‘xin lỗi’. Ba chữ chủ yếu!” (132). “Trong các gia đình của chúng ta khi chúng ta không hống hách và chúng ta nói ‘cho phép tôi’; trong các gia đình của chúng ta, khi chúng ta không ích kỷ và chúng ta có thể nói ‘cám ơn’; và trong các gia đình của chúng ta, khi một ai đó nhận ra mình đã làm điều gì sai và có khả năng nói ‘xin lỗi’, thì gia đình ta sẽ cảm nghiệm được bình an và vui tươi” (133). Ta đừng nên keo kiệt trong việc sử dụng ba chữ này, nhưng hãy tiếp tục lặp đi lặp lại, ngày qua ngày. Vì “một số sự im lặng hết sức ngột ngạt, đôi khi ngay trong các gia đình, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau” (134). Những lời nói đúng, nói đúng lúc, sẽ hàng ngày che chở và nuôi dưỡng được lòng yêu thương.
134. Tất cả các điều trên diễn ra trong một diễn trình tăng trưởng không ngừng. Chính hình thức yêu thương đặc biệt là hôn nhân được mời gọi hiện thân cho điều Thánh Tôma Aquinô nói về đức ái cách chung. Ngài viết: “từ chính bản chất của nó, đức ái không bị giới hạn trong việc tăng trưởng của nó, ví nó tham dự vào đức ái vô biên là Chúa Thánh Thần... Về phía chủ thể, cũng không thể ấn định giới hạn cho nó, vì khi đức ái tăng trưởng, khả năng gia tăng lớn hơn của nó cũng tăng trưởng” (135). Thánh Phaolô cũng đã cầu nguyện rằng “Xin Chúa làm cho anh em tăng trưởng và dồi dào trong đức ái đối với nhau” (1Tx 3:12), và câu này nữa, “liên quan tới lòng yêu thương huynh đệ... chúng tôi thúc giục anh em, thưa anh em qúy yêu, anh em hãy làm thế mỗi ngày mỗi hơn” (1Tx 4:9-10). Mỗi ngày mỗi hơn! Lòng yêu thương vợ chồng không được bảo vệ chủ yếu nhờ việc trình bầy tính bất khả tiêu như một bổn phận, hay nhờ việc lặp lại tín lý, nhưng nhờ việc giúp nó mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn dưới sự thúc đẩy của ơn thánh. Lòng yêu thương nào không chịu tăng trưởng sẽ gặp nguy hiểm. Tăng trưởng chỉ diễn ra nếu chúng ta biết đáp trả ơn thánh của Thiên Chúa qua các hành vi yêu thương không ngừng, những hành vi nhân hậu mỗi ngày mỗi trở nên thường xuyên hơn, thâm hậu hơn, quảng đại hơn, dịu dàng hơn và vui tươi hơn. Các người chồng người vợ “trở nên ý thức được sự hợp nhất của họ và cảm nghiệm nó sâu sắc hơn hết ngày này tới ngày nọ” (136). Ơn phúc của tình yêu Thiên Chúa được tràn đổ xuống đôi vợ chồng cũng là lời mời gọi họ tăng trưởng không ngừng trong ơn thánh.
135. Mơ tưởng một lòng yêu thương có tính điền viên và hoàn hảo không cần bất cứ kích thích nào để tăng trưởng là điều vô ích. Ý niệm thiên giới về một lòng yêu thương trần thế quên khuấy điều này: Điều tốt nhất sẽ còn phải đến, rượu nho càng có tuổi càng ngon. Như các giám mục Chile từng chỉ ra, “Các gia đình hoàn hảo do tuyên truyền lừa bịp duy tiêu thụ đề xuất không hề hiện hữu. Trong các gia đình này, không có người già, không có bệnh tật, buồn sầu hay chết chóc... tuyên truyền duy tiêu thụ trình bầy một hình ảnh tưởng tượng không liên quan gì tới thực tại mà các trưởng gia đình phải hàng ngày đương đầu” (137). Sẽ lành mạnh hơn nhiều nếu ta thực tiễn đối với các hạn chế, thiếu sót và bất toàn của ta, và đáp lại lời mời gọi cùng nhau tăng trưởng, cùng nhau đem lòng yêu thương tới chỗ chín mùi và cùng nhau củng cố cuộc kết hợp, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra.
Kỳ sau: Đối thoại...
__________________________________________________
(115) Thánh Tôma Aquinô gọi lòng yêu thương là vis unitive (sức mạnh kết hợp) (Summa Theologiae I, q. 20, art. 1, ad 3), nhắc lại một kiểu nói của Pseudo-Dionysius the Areopagite (De Divinis Nominibus, IV, 12: PG 3, 709).
(116) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae II-II, q. 27, art. 2
(117) Thông Điệp Casti Connubii (31 tháng 12, 1930): AAS 22 (1930), 547-548.
(118) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981) 13: AAS 74 (1982), 94.
(119) Bài Giáo Lý (2 tháng 4, 2014): L’Osservatore Romano, 3 tháng 4, 2014, p. 8.
(120) Ibid.
(121) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 9: AAS 75 (1982), 90.
(122) Thánh Tôma Aquinô, Summa Contra Gentiles III, 123; cf. Aristốt, Nicomachean Ethics, 8, 12 (ed. Bywater, Oxford, 1984, 174).
(123) Tông Huấn Lumen Fidei (29 tháng 6, 2013), 52: AAS 105 (2013), 590.
(124) De sacramento matrimonii, I, 2; in Id., Disputationes, III, 5, 3 (ed. Giuliano, Naples, 1858), 778.
(125) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(126) Ibid., 49.
(127) Cf. Summa Theologiae I-II, q. 31, art. 3., ad 3.
(128) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(129) Cf., Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 26, art. 3.
(130) Ibid., q. 110, art. 1.
(131) Thánh Augustinô, Confessions, VIII, III, 7: PL 32, 752.
(132) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 980.
(133) Diễn Văn Lúc Đọc Kinh Truyền Tin (29 tháng 12, 2013): L’Osservatore Romano, 30-31 tháng 12, 2013, p. 7.
(134) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 978.
(135) Summa Theologiae II-II, q. 24, art. 7.
(136) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(137) Hội Đồng Giám Mục Chile, La vida y la familia: regalos de Dios para cada uno de nosotros (21 tháng 7, 2014).
Lớn lên trong lòng yêu thương vợ chồng
120. Các suy tư của chúng ta về bài ca yêu thương của Thánh Phaolô đã chuẩn bị để chúng ta thảo luận về lòng yêu thương vợ chồng. Đây là lòng yêu thương giữa chồng và vợ (115), một lòng yêu thương được thánh hóa, phong phú hóa và được soi sáng bởi ơn thánh của bí tích hôn phối. Nó là một “cuộc kết hợp có tính cảm xúc” (116), thiêng liêng và hy tế, phối hợp cả sự ấm áp của tình bạn lẫn sự đam mê của gợi tình, và kéo dài mãi sau khi xúc cảm và đam mê đã nguội đi. Đức Giáo Hoàng Piô XI từng dạy rằng tình yêu này thấm đượm mọi bổn phận của đời sống vợ chồng và hưởng được vị trí trang trọng (117). Được Chúa Thánh Thần đổ xuống, tình yêu mạnh mẽ này là phản ảnh của giao ước liên tục giữa Chúa Kitô và nhân loại, một giao ước đạt tới cao điểm trong việc tự hiến tế của Người trên thập giá. “Thần Khí mà Chúa đổ xuống ban trái tim mới và làm cho người đàn ông và người đàn bà có khả năng yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương chúng ta. Lòng yêu thương vợ chồng đạt tới sự viên mãn mà nó đã được xếp đặt từ bên trong: đức ái phu phụ” (118).
121. Hôn nhân là một dấu chỉ quý giá, vì “khi một người đàn ông và một người đàn bà cử hành bí tích hôn nhân, Thiên Chúa như thể ‘được soi gương’ trong họ; Người in nơi họ các đặc điểm của Người và ấn tích tình yêu không thể xóa bỏ của Người. Hôn nhân là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa cũng là sự hiệp thông: Ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần sống đời đời trong một hợp nhất hoàn hảo. Và đây chính là mầu nhiệm hôn nhân: Thiên Chúa biến vợ chồng thành một hiện sinh đơn nhất” (119). Điều này có nhiều hậu quả cụ thể hàng ngày, vì vợ chồng “nhờ sức mạnh của bí tích hôn phối, được trao phó một sứ mệnh chân thực và thích đáng, để, khởi đi từ những sự việc đơn sơ tầm thường của đời sống, họ có thể làm cho lòng yêu thương mà Chúa Kitô vốn dành cho Giáo Hội và tiếp tục hiến mạng sống cho Giáo Hội của Người thành hữu hình” (120).
122. Tuy nhiên, ta không nên lẫn lộn hai bình diện: không nên đặt lên vai hai con người hữu hạn cái gánh nặng khủng khiếp của việc phải tái tạo một cách hoàn hảo sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, vì hôn nhân như dấu chỉ bao hàm “một diễn trình năng động... một diễn trình diễn tiến từ từ qua việc hội nhập các ơn phúc của Thiên Chúa một cách tiệm tiến” (121).
Chia sẻ suốt đời
123. Sau lòng yêu thương kết hợp ta với Thiên Chúa, lòng yêu thương vợ chồng là “hình thức vĩ đại nhất của tình bạn” (122). Nó là sự kết hợp có hết mọi đặc điểm của một tình bạn tốt đẹp: việc quan tâm tới thiện ích của người kia, tính hỗ tương, sự thân mật, sự ấm áp, tính bền vững và sự giống nhau phát sinh từ cuộc sống chung. Cộng vào tất cả những điều ấy, hôn nhân còn thêm tính độc chiếm bất khả hủy tiêu, được phát biểu qua việc cam kết lâu bền sẽ chia sẻ và cùng nhau xây dựng trọn cuộc sống. Ta hãy trung thực và nhìn nhận các dấu chỉ của thực tại: những người yêu thương nhau không coi mối liên hệ của họ là tạm bợ. Những người kết hôn với nhau không mong sự hứng khởi của họ nguội dần. Những người mục kích việc cử hành cuộc kết hợp yêu thương, bất kể mòng dỏn đến đâu, đều tin tưởng rằng nó sẽ vượt qua thử thách của thời gian. Con cái không những muốn cha mẹ chúng yêu thương nhau, mà còn trung thành và ở với nhau mãi mãi. Các dấu chỉ này và các dấu chỉ tương tự chứng tỏ rằng từ trong chính bản chất của nó, tình yêu vợ chồng có tính dứt khoát. Sự kết hợp lâu bền do các lời thề hứa lúc kết hôn nói lên không phải chỉ có tính hình thức hay công thức truyền thống; nó bén rễ trong chính các khuynh hướng tự nhiên của nhân vị. Đối với những người có đức tin, nó còn là giao ước trước mặt Thiên Chúa, một giao ước đòi phải trung thành: “Chúa là chứng nhân của giao ước giữa ngươi và vợ thuở thanh xuân của ngươi, người mà ngươi đã bất trung, dù nàng là người đồng hành với ngươi và là vợ ngươi theo giao ước... Không ai được bất trung với người vợ thuở thanh xuân của mình. Vì Ta ghét việc ly dị, Chúa nói thế” (Mlk 2:14-16)
124.Một lòng yêu thương yếu ớt hay bệnh hoạn, không có khả năng chấp nhận hôn nhân như một thách đố cần được đảm nhận và chiến đấu cho, cần được tái sinh, canh tân và tái sáng chế cho tới chết, không thể chống đỡ một cam kết to lớn. Nó sẽ gẫy đổ trước nền văn hóa phù phiếm luôn ngăn cản diễn trình tăng trưởng không ngừng. Ấy thế nhưng “việc đoan hứa yêu nhau mãi mãi vẫn là điều có thể khi ta nhận rõ một kế hoạch lớn hơn các ý nghĩ và cam kết của ta, một kế hoạch có thể nâng đỡ ta và giúp ta khả năng dành trọn tương lai của ta cho người ta yêu” (123). Muốn vượt qua mọi thử thách và luôn trung thành bất chấp mọi sự, tình yêu này cần được ban ơn thánh để củng cố và nâng cao nó. Như lời Thánh Robert Bellarmine nói, “sự kiện một người đàn ông kết hợp với một người đàn bà trong một dây nối kết bất khả tiêu, và họ mãi bất khả phân bất chấp mọi thứ khó khăn, ngay cả khi không còn hy vọng gì có con, chỉ có thể là dấu chỉ một mầu nhiệm cao cả” (124).
125. Hôn nhân cũng là một tình bạn có đặc tính của một đam mê, nhưng là một đam mê luôn điều hướng về một cuộc kết hợp mỗi ngày mỗi bền vững và thâm hậu hơn. Được như thế là nhờ “hôn nhân không chỉ được thiết lập cho việc sinh con mà thôi” mà còn để cho lòng yêu thương hỗ tương “được phát biểu thích đáng, tăng trưởng và chín mùi” (125). Tình bạn độc đáo giữa một người đàn ông và một người đàn bà chỉ nhận được đặc điểm tổng thể hóa ấy bên trong cuộc kết hợp vợ chồng mà thôi. Nhưng cũng chính trong tư cách tổng thể hóa ấy, cuộc kết hợp này có tính độc chiếm, trung thành và đón chào sự sống mới. Nó chia sẻ mọi sự trong một lòng kính trọng hỗ tương không ngừng. Công đồng Vatican II nhắc lại điều này khi quả quyết rằng “Một tình yêu kết hợp yếu tố nhân loại với yếu tố thần linh như thế phải thấm nhuần cả đời sống và hướng dẫn đôi vợ chồng biết tự do trao hiến cho nhau, qua những tâm tình và cử chỉ trìu mến” (126)
Niềm vui và cái đẹp
126. Trong hôn nhân, niềm vui yêu thương cần được vun sới. Khi việc tìm kiếm khoái lạc trở thành ám ảnh, nó sẽ kiềm giữ ta trong nô dịch và ngăn cản ta cảm nghiệm nhiều niềm sảng khoái khác. Đàng khác, niềm vui sẽ gia tăng sảng khoái của ta và giúp ta đi tìm thỏa mãn trong rất nhiều sự vật, ngay cả trong những thời khắc của cuộc sống lúc sảng khoái thể lý đã xuống dốc. Thánh Tôma Aquinô nói rằng chữ “vui” có ý nói tới việc mở rộng tâm hồn (127). Ta có thể cảm nghiệm được niềm vui vợ chồng ngay giữa lúc đang buồn phiền; nó hệ ở việc biết chấp nhận điều này: hôn nhân là một pha trộn nhất thiết phải có gồm hưởng thụ và đấu tranh, căng thẳng và thư giãn, đau đớn và khuây khỏa, thỏa mãn và chờ mong, khó chịu và khoan khoái, nhưng luôn ở trên con đường của tình bạn, một con đường gây hứng để vợ chồng chăm sóc lẫn nhau: “Họ giúp nhau và phục vụ lẫn nhau” (128).
127. Lòng yêu thương của tình bạn có tên là “đức ái” khi nó hiểu rõ và biết trân trọng “giá trị lớn lao” của người kia (129). Cái đẹp, tức “giá trị lớn lao” khác hơn là sức lôi cuốn thể lý hay tâm lý, giúp ta khả năng biết đánh giá tính thánh thiêng của một con người, mà không bị thôi thúc phải chiếm hữu họ. Trong một xã hội duy tiêu thụ, cảm thức về cái đẹp trở nên nghèo nàn và do đó niềm vui nhạt dần đi. Mọi sự ở đấy đều phải được mua, chiếm hữu hay tiêu thụ, kể cả con người. Mặt khác, tình âu yếm là dấu chỉ một lòng yêu thương không ích kỷ chiếm hữu. Nó làm ta tiếp cận người khác với một lòng kính trọng sâu xa và nỗi sợ lớn lao có thể gây hại cho họ hay tước mất tự do của họ.Yêu thương một người khác bao hàm niềm vui được chiêm ngắm và trân quý cái đẹp và sự thánh thiêng bên trong của họ, những điều luôn vượt quá các nhu cầu của tôi. Điều này giúp tôi tìm kiếm điều tốt của họ cả khi họ không thể thuộc về tôi hoặc họ không còn lôi cuốn nữa về thể lý, trái lại chỉ gây hấn hay gây phiền hà. Vì “lòng yêu thương nhờ đó một người làm vui lòng người kia tùy ở việc họ tự ý cho đi một điều gì đó” (130).
128. Cảm nghiệm thẩm mỹ của lòng yêu thương được phát biểu trong “cái nhìn” biết chiêm ngưỡng người khác như cùng đích trong chính họ, ngay cả khi họ ốm yếu, già cả hay không lôi cuốn về thể lý. Cái nhìn biết đánh giá có tầm quan trọng rất lớn lao, và từ khước nó thường gây nhiều tai họa. Để được lưu ý, những người phối ngẫu và con cái họ đã phải làm không biết bao nhiêu sự việc! Khi ta không còn nhìn nhau, biết bao mếch lòng và vấn đề đã phát sinh! Đây là điều ẩn khuất phía sau các than vãn và kêu ca ta thường nghe thấy trong các gia đình: “chồng tôi không nhìn tôi; anh ấy hành xử như thể tôi vô hình”. “Anh làm ơn nhìn em khi em nói đi!”. “Vợ tôi không thèm nhìn tôi nữa, mụ chỉ để ý tới con cái!”. “Trong chính căn nhà của tôi, không ai lưu ý gì tới tôi cả; đến nhìn tôi họ cũng không nốt; cứ như thể tôi không hiện hữu”. Lòng yêu thương mở mắt ta và giúp ta khả năng nhìn, đàng sau tất cả những điều khác, là giá trị lớn lao của một con người.
129. Niềm vui của lòng yêu thương chiêm ngưỡng này cần được vun sới. Vì ta đã được tạo nên để yêu thương, nên ta biết rằng không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui được chia sẻ các điều tốt đẹp: “Hãy cho, hãy nhận, hãy cư xử tốt với nhau” (Hc 14:16). Niềm vui thâm hậu nhất ở trên đời là có thể làm người khác hân hoan, quả là một tiền vị của Nước Trời. Ta có thể nghĩ tới cảnh đáng yêu trong phim Babette’s Feast, lúc bà đầu bếp quảng đại nhận được cái ôm hôn và lời khen biết ơn: “Ôi với chị, các thiên thần đã được vui sướng xiết bao!”. Quả là một niềm vui và an ủi lớn khi đem hân hoan đến cho người khác, thấy họ được sung sướng. Niềm vui này, hoa trái của lòng yêu thương huynh đệ, không phải là niềm vui của người tự phụ, chỉ biết có mình, mà là niềm vui của những người yêu thương, biết hân hoan vì điều tốt của những người mình yêu thương, biết hiến thân cho họ cách tự do và nhờ thế trở nên phong phú nơi họ.
130. Mặt khác, niềm vui cũng phát triển nhờ đau đớn và đau buồn. Như Thánh Augustinô từng nói “trong chiến đấu, nguy hiểm càng lớn niềm vui chiến thắng càng cao” (131). Sau khi cùng nhau chịu đau đớn và gian nan, vợ chồng có thể cảm nhận chúng rất đáng giá, vì họ đã đạt được một điều gì đó tốt, học được một điều gì đó trong tư cách vợ chồng, hay tiến tới chỗ biết đánh giá con người thực của họ. Ít có niềm vui nhân bản nào thâm hậu và gây hứng khởi bằng niềm vui được cảm nhận bởi hai con người yêu thương nhau và đã đạt được một điều gì đó nhờ một cố gắng lớn lao chung.
Kết hôn vì yêu thương
131. Tôi muốn nói với giới trẻ rằng không điều gì trong các điều trên lâm nguy nếu tình yêu của họ tìm được biểu thức trong hôn nhân. Trong định chế này, sự kết hợp của họ tìm được các phương thế bảo đảm cho tình yêu của họ được thực sự lâu bền và phát triển. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu của họ không phải chỉ là sự ưng thuận hay khế ước bên ngoài, tuy nhiên, điều vẫn đúng là việc quyết định dành cho hôn nhân một hình thức hữu hình trong xã hội bằng cách đảm nhiệm một số cam kết sẽ chứng tỏ nó quan trọng đến chừng nào. Nó nói lên tính nghiêm túc của việc người này đồng nhất với người kia và quyết định vững vàng của họ nhất định để chủ nghĩa duy cá nhân của thời niên thiếu lại phía sau và thuộc về nhau. Hôn nhân là một phương thế để nói lên rằng chúng tôi thực sự rời bỏ sự an toàn của tổ ấm nơi chúng tôi từng lớn lên để xây dựng những mối dây liên kết mạnh mẽ khác và đảm nhiệm một trách nhiệm mới đối với một người khác. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn là việc chỉ tự phát kết hợp để thỏa mãn hỗ tương, một điều biến hôn nhân thành một việc hoàn toàn có tính tư riêng. Là một định chế xã hội, hôn nhân bảo vệ và lên khuôn cam kết chung nhằm phát triển sâu đậm hơn trong yêu thương và cam kết đối với nhau, vì thiện ích của xã hội như một toàn thể. Đó là lý do tại sao hôn nhân không phải chỉ là một thời trang mau qua; nó là điều quan yếu kéo dài với thời gian. Yếu tính của nó phát sinh từ bản chất nhân bản của ta và đặc điểm xã hội. Nó bao gồm một loạt nghĩa vụ phát sinh từ chính lòng yêu thương, một lòng yêu thương nghiêm túc và quảng đại đến nỗi sẵn sàng đương đầu với bất cứ nguy cơ nào.
132. Chọn kết hôn cách trên nói lên một quyết định chân chính và cương quyết nhằm nối kết các nẻo đường đi, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra. Vì tính nghiêm túc của nó, cam kết yêu thương công khai này không thể là kết quả của một quyết định hấp tấp, nhưng cũng không nên bị trì hoãn vô định. Cam kết một cách độc chiếm và dứt khoát với một người khác luôn bao hàm một nguy cơ và một ván bài mạnh dạn. Không sẵn sàng đưa ra một cam kết như thế là ích kỷ, tính toán và nhỏ mọn. Nó không biết thừa nhận quyền lợi của một người khác và trình bầy người này cho xã hội như người đáng được hưởng một tình yêu vô điều kiện. Nếu hai người thực sự yêu nhau, họ tự nhiên sẽ bầy tỏ điều này cho nhiều người khác. Khi lòng yêu thương được phát biểu trước nhiều người khác trong khế ước hôn nhân, với mọi cam kết công khai, nó rõ ràng cho thấy và muốn bảo vệ chữ “có” mà những người này nói với nhau một cách tự do và không một chút dè dặt. Chữ “có” này cho họ hay: họ luôn luôn có thể tin tưởng nhau, họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi khi gặp khó khăn hay khi những lôi cuốn mới hoặc những quyền lợi ích kỷ khác xuất hiện.
Một lòng yêu thương tự biểu lộ và gia tăng
133. Lòng yêu thương của tình bạn thống nhất hóa mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân và giúp các thành viên gia đình không ngừng lớn mạnh. Tình yêu này phải được phát biểu một cách tự do và quảng đại bằng lời nói và việc làm. Trong gia đình, “ba chữ cần phải dùng. Tôi muốn lặp lại điều này! Đó là ba chữ ‘làm ơn’, ‘cám ơn’, ‘xin lỗi’. Ba chữ chủ yếu!” (132). “Trong các gia đình của chúng ta khi chúng ta không hống hách và chúng ta nói ‘cho phép tôi’; trong các gia đình của chúng ta, khi chúng ta không ích kỷ và chúng ta có thể nói ‘cám ơn’; và trong các gia đình của chúng ta, khi một ai đó nhận ra mình đã làm điều gì sai và có khả năng nói ‘xin lỗi’, thì gia đình ta sẽ cảm nghiệm được bình an và vui tươi” (133). Ta đừng nên keo kiệt trong việc sử dụng ba chữ này, nhưng hãy tiếp tục lặp đi lặp lại, ngày qua ngày. Vì “một số sự im lặng hết sức ngột ngạt, đôi khi ngay trong các gia đình, giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau” (134). Những lời nói đúng, nói đúng lúc, sẽ hàng ngày che chở và nuôi dưỡng được lòng yêu thương.
134. Tất cả các điều trên diễn ra trong một diễn trình tăng trưởng không ngừng. Chính hình thức yêu thương đặc biệt là hôn nhân được mời gọi hiện thân cho điều Thánh Tôma Aquinô nói về đức ái cách chung. Ngài viết: “từ chính bản chất của nó, đức ái không bị giới hạn trong việc tăng trưởng của nó, ví nó tham dự vào đức ái vô biên là Chúa Thánh Thần... Về phía chủ thể, cũng không thể ấn định giới hạn cho nó, vì khi đức ái tăng trưởng, khả năng gia tăng lớn hơn của nó cũng tăng trưởng” (135). Thánh Phaolô cũng đã cầu nguyện rằng “Xin Chúa làm cho anh em tăng trưởng và dồi dào trong đức ái đối với nhau” (1Tx 3:12), và câu này nữa, “liên quan tới lòng yêu thương huynh đệ... chúng tôi thúc giục anh em, thưa anh em qúy yêu, anh em hãy làm thế mỗi ngày mỗi hơn” (1Tx 4:9-10). Mỗi ngày mỗi hơn! Lòng yêu thương vợ chồng không được bảo vệ chủ yếu nhờ việc trình bầy tính bất khả tiêu như một bổn phận, hay nhờ việc lặp lại tín lý, nhưng nhờ việc giúp nó mỗi ngày mỗi mạnh mẽ hơn dưới sự thúc đẩy của ơn thánh. Lòng yêu thương nào không chịu tăng trưởng sẽ gặp nguy hiểm. Tăng trưởng chỉ diễn ra nếu chúng ta biết đáp trả ơn thánh của Thiên Chúa qua các hành vi yêu thương không ngừng, những hành vi nhân hậu mỗi ngày mỗi trở nên thường xuyên hơn, thâm hậu hơn, quảng đại hơn, dịu dàng hơn và vui tươi hơn. Các người chồng người vợ “trở nên ý thức được sự hợp nhất của họ và cảm nghiệm nó sâu sắc hơn hết ngày này tới ngày nọ” (136). Ơn phúc của tình yêu Thiên Chúa được tràn đổ xuống đôi vợ chồng cũng là lời mời gọi họ tăng trưởng không ngừng trong ơn thánh.
135. Mơ tưởng một lòng yêu thương có tính điền viên và hoàn hảo không cần bất cứ kích thích nào để tăng trưởng là điều vô ích. Ý niệm thiên giới về một lòng yêu thương trần thế quên khuấy điều này: Điều tốt nhất sẽ còn phải đến, rượu nho càng có tuổi càng ngon. Như các giám mục Chile từng chỉ ra, “Các gia đình hoàn hảo do tuyên truyền lừa bịp duy tiêu thụ đề xuất không hề hiện hữu. Trong các gia đình này, không có người già, không có bệnh tật, buồn sầu hay chết chóc... tuyên truyền duy tiêu thụ trình bầy một hình ảnh tưởng tượng không liên quan gì tới thực tại mà các trưởng gia đình phải hàng ngày đương đầu” (137). Sẽ lành mạnh hơn nhiều nếu ta thực tiễn đối với các hạn chế, thiếu sót và bất toàn của ta, và đáp lại lời mời gọi cùng nhau tăng trưởng, cùng nhau đem lòng yêu thương tới chỗ chín mùi và cùng nhau củng cố cuộc kết hợp, bất chấp mọi điều có thể xẩy ra.
Kỳ sau: Đối thoại...
__________________________________________________
(115) Thánh Tôma Aquinô gọi lòng yêu thương là vis unitive (sức mạnh kết hợp) (Summa Theologiae I, q. 20, art. 1, ad 3), nhắc lại một kiểu nói của Pseudo-Dionysius the Areopagite (De Divinis Nominibus, IV, 12: PG 3, 709).
(116) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae II-II, q. 27, art. 2
(117) Thông Điệp Casti Connubii (31 tháng 12, 1930): AAS 22 (1930), 547-548.
(118) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981) 13: AAS 74 (1982), 94.
(119) Bài Giáo Lý (2 tháng 4, 2014): L’Osservatore Romano, 3 tháng 4, 2014, p. 8.
(120) Ibid.
(121) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 9: AAS 75 (1982), 90.
(122) Thánh Tôma Aquinô, Summa Contra Gentiles III, 123; cf. Aristốt, Nicomachean Ethics, 8, 12 (ed. Bywater, Oxford, 1984, 174).
(123) Tông Huấn Lumen Fidei (29 tháng 6, 2013), 52: AAS 105 (2013), 590.
(124) De sacramento matrimonii, I, 2; in Id., Disputationes, III, 5, 3 (ed. Giuliano, Naples, 1858), 778.
(125) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(126) Ibid., 49.
(127) Cf. Summa Theologiae I-II, q. 31, art. 3., ad 3.
(128) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 50.
(129) Cf., Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae I-II, q. 26, art. 3.
(130) Ibid., q. 110, art. 1.
(131) Thánh Augustinô, Confessions, VIII, III, 7: PL 32, 752.
(132) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 980.
(133) Diễn Văn Lúc Đọc Kinh Truyền Tin (29 tháng 12, 2013): L’Osservatore Romano, 30-31 tháng 12, 2013, p. 7.
(134) Diễn Văn với Cuộc Hành Hương của Các Gia Đình trong Năm Đức Tin (26 tháng 10, 2013): AAS 105 (2013), 978.
(135) Summa Theologiae II-II, q. 24, art. 7.
(136) Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, 48.
(137) Hội Đồng Giám Mục Chile, La vida y la familia: regalos de Dios para cada uno de nosotros (21 tháng 7, 2014).
Văn Hóa
Viết nhân ngày lễ giỗ một năm của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài :Ơn Ta đủ cho con
Điền Phương Thảo
09:36 19/04/2016
Ơn Ta đủ cho con (2Cr 12,9)
Viết nhân ngày lễ giỗ một năm của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài ( 21/04/2015 – 21/04/2016)
Có lần một người bạn ở Đan Mạch đã nói chuyện với tôi trên Face Book và cho biết là cô ta đã nghe mục Phút Cầu Nguyện trên Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu do tôi phụ trách. Cô ta nhận xét là: “ Giọng đọc của bạn ngọt ngào, hấp dẫn. Mình đã nghe lại nhiều lần. Chưa hết, mình còn kêu gọi hết nhóm ca đoàn ở xứ này nghe nữa, vì giọng đọc của bạn tự nhiên, rõ ràng và dễ hiểu nên nhiều người rất thích” . Chúa ơi ! Thật vậy sao ? Tôi sung sướng tột cùng, bởi lẽ đây là điều mà tôi ước mong và cố gắng trao dồi từ ngày bước chân vào làm việc cho Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu này …
Còn nhớ thời gian đầu vào việc, sau khi trình bài viết của mình cho Đức Ông Tài xem, Ngài nói : “ Chị đi thu âm đi”. Tôi ấp úng hỏi lại Đức Ông lần nữa : “ Dạaaaa.. sao ạ ? Là con thu âm ? Nhưng giọng đọc của con không hay, làm sao ??? ” . Tôi cố gắng giải thích thêm: “ Thưa với ĐÔ là ở giáo xứ, con rất hay đi đọc kinh cho các đám tang, đám liệm tại các gia đình, cơ mà cái vé đọc sách thánh ở những nơi đó còn còn chưa có. Bây giờ làm sao con tự tin mà cho thính giả nghe cái giọng miền Trung khô cứng của con được ?” .
Đức Ông từ tốn đáp : “ Để hoàn thành một chuyên mục cho chương trình phát thanh, mỗi nhân viên vừa là biên tập viên, phát thanh viên và kiêm luôn kỹ thuật viên. Ai cũng thế cả. Trước dở, sau hay, chị cứ cố gắng, không sao cả.” Thấy tôi vẫn còn do dự, Ngài nói tiếp :
“ Giọng đọc thì chị có thể rèn luyện dần theo thời gian. Tuy nhiên có điều này chị phải luôn ghi nhớ. Thứ nhất : Phải xác tín điều mình đang đọc. Tức là chị phải TIN điều mình đang nói với mọi người. Chị có TIN thì chị mới truyền niềm tin ấy đến với thính giả. Thứ hai : Chị hãy tưởng tượng như chị đang nói chuyện với cha má ( ĐÔ gọi ông bà cố là cha má ) của mình vậy. Mình nói chuyện với cha má thì không có gì phải e sợ, rất tự nhiên, rất thân tình, phải không nào ? Và quan trọng là nếu chị cảm thấy là cha má của chị hiểu điều chị nói thì thính giả sẽ hiểu. Do vậy, không có gì phải ngại cả, nói chuyện với cha má thì tại sao lại ngại ?” .
Những lời động viên và khích lệ chân thành cùng với những kinh nghiệm đơn sơ nhưng rất thiết thực và quý báu mà Đức Ông Phêrô chia sẻ đã như kim chỉ nam hướng dẫn tôi làm việc suốt hơn 7 năm qua, để đến ngày hôm nay tôi có một giọng đọc dễ nghe hơn. Quả thật, trong khi tôi đang phân vân trong định hướng của mình thì lời động viên với lòng yêu thương của Đức Ông đã khơi gợi cho tôi sự tự tin, là động lực giúp tôi nuôi dưỡng ý chí tiến thủ trong công việc mới. Tôi viết những lời này cũng là để dâng lời cám ơn Đức Ông Phêrô – Người đã giúp tôi có sự tự tin, động viên tôi lúc tôi chập chững vào nghề. Ngài đã chấp nhận khả năng hạn chế lúc ban đầu với lòng bao dung và tận tâm dạy dỗ để việc phục vụ thính giả nghe Đài của tôi ngày càng tốt hơn. Giờ thì Ngài không còn hiện diện trên thế gian nhưng một trong những bài học Ngài để lại cho tôi qua thời gian làm việc với Ngài đó là hãy dành cho những người anh em của mình những lời động viên và khích lệ chân thành, vì điều ấy như một nguồn sức mạnh thần kỳ mang lại những biến đổi kỳ diệu và mang lại thành công trong công việc cũng như cuộc đời của họ.
Chúa chọn ai đó là quyền của Ngài và tuyệt đối không phải vì người đó có tài năng đặc biệt. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Kinh Thánh khi Chúa chọn 12 thánh tông đồ mà đa số các vị là dân chài lưới và nhất là chọn Phêrô-người không có “ mảnh bằng lận lưng” làm đầu Hội Thánh. Tôi muốn xác tín lại điều này, điều mà nay tôi đã trãi nghiệm rất rõ ràng trong đời sống đức tin của mình. Việc Chúa chọn tôi làm việc truyền giáo tại Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu quả là một ân ban của Ngài. Tôi không thực sự có đầy đủ các tố chất để trở thành người làm việc ở Đài Phát Thanh, vì một trong những đòi hỏi mà người làm việc ở đây phải có đó là giọng đọc tốt và hay, mà tôi thì không. Thế mà Chúa vẫn chọn. Tôi lúng túng. Tôi đầy tự ti . Thế nhưng Chúa có cách cho công việc của Ngài. Và Đức Ông Tài cùng các đồng nghiệp của tôi chính là cái máng mà qua đó Chúa thông ban cho tôi những kinh nghiệm, những cách thức và nhất là sự tin tưởng, khích lệ với một tâm hồn đầy thiện chí giúp tôi ngày càng hoàn thiện khả năng của mình.
“ Ơn Ta đủ cho con” . Vâng lạy Chúa, con tin. Tự đáy lòng con, con xác tín rõ điều này. Con cảm nhân những gì Ngài đã và đang quan phòng cách yêu thương trên đời sống của con. Xin Chúa thứ tha vì những lần con kiêu hãnh nghĩ rằng những gì mình đạt được trong cuộc sống là do tài năng của mình. Thật là một sai lầm đáng xấu hổ. Qua những biến cố của cuộc sống Ngài đã cho con hiểu rằng con đừng e ngại trong việc dấn thân phục vụ vì khả năng của mình yếu kém vì rằng “ Ơn Cha đủ cho con” . Và cũng xin Chúa cho chúng con biết dùng lời nói của mình nâng đỡ nhiều phận người, làm cho cuộc đời của họ có những chuyển biến tích cực, có giá trị và ý nghĩa như chính bản thân con cũng đã nhận được nguồn trợ lực lớn lao trong công việc qua sự chấp nhận và khích lệ đầy bao dung của Đức Ông Phêrô về khả năng của mình. Amen.
Điền Phương Thảo
Viết nhân ngày lễ giỗ một năm của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài ( 21/04/2015 – 21/04/2016)
Có lần một người bạn ở Đan Mạch đã nói chuyện với tôi trên Face Book và cho biết là cô ta đã nghe mục Phút Cầu Nguyện trên Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu do tôi phụ trách. Cô ta nhận xét là: “ Giọng đọc của bạn ngọt ngào, hấp dẫn. Mình đã nghe lại nhiều lần. Chưa hết, mình còn kêu gọi hết nhóm ca đoàn ở xứ này nghe nữa, vì giọng đọc của bạn tự nhiên, rõ ràng và dễ hiểu nên nhiều người rất thích” . Chúa ơi ! Thật vậy sao ? Tôi sung sướng tột cùng, bởi lẽ đây là điều mà tôi ước mong và cố gắng trao dồi từ ngày bước chân vào làm việc cho Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu này …
Còn nhớ thời gian đầu vào việc, sau khi trình bài viết của mình cho Đức Ông Tài xem, Ngài nói : “ Chị đi thu âm đi”. Tôi ấp úng hỏi lại Đức Ông lần nữa : “ Dạaaaa.. sao ạ ? Là con thu âm ? Nhưng giọng đọc của con không hay, làm sao ??? ” . Tôi cố gắng giải thích thêm: “ Thưa với ĐÔ là ở giáo xứ, con rất hay đi đọc kinh cho các đám tang, đám liệm tại các gia đình, cơ mà cái vé đọc sách thánh ở những nơi đó còn còn chưa có. Bây giờ làm sao con tự tin mà cho thính giả nghe cái giọng miền Trung khô cứng của con được ?” .
Đức Ông từ tốn đáp : “ Để hoàn thành một chuyên mục cho chương trình phát thanh, mỗi nhân viên vừa là biên tập viên, phát thanh viên và kiêm luôn kỹ thuật viên. Ai cũng thế cả. Trước dở, sau hay, chị cứ cố gắng, không sao cả.” Thấy tôi vẫn còn do dự, Ngài nói tiếp :
“ Giọng đọc thì chị có thể rèn luyện dần theo thời gian. Tuy nhiên có điều này chị phải luôn ghi nhớ. Thứ nhất : Phải xác tín điều mình đang đọc. Tức là chị phải TIN điều mình đang nói với mọi người. Chị có TIN thì chị mới truyền niềm tin ấy đến với thính giả. Thứ hai : Chị hãy tưởng tượng như chị đang nói chuyện với cha má ( ĐÔ gọi ông bà cố là cha má ) của mình vậy. Mình nói chuyện với cha má thì không có gì phải e sợ, rất tự nhiên, rất thân tình, phải không nào ? Và quan trọng là nếu chị cảm thấy là cha má của chị hiểu điều chị nói thì thính giả sẽ hiểu. Do vậy, không có gì phải ngại cả, nói chuyện với cha má thì tại sao lại ngại ?” .
Những lời động viên và khích lệ chân thành cùng với những kinh nghiệm đơn sơ nhưng rất thiết thực và quý báu mà Đức Ông Phêrô chia sẻ đã như kim chỉ nam hướng dẫn tôi làm việc suốt hơn 7 năm qua, để đến ngày hôm nay tôi có một giọng đọc dễ nghe hơn. Quả thật, trong khi tôi đang phân vân trong định hướng của mình thì lời động viên với lòng yêu thương của Đức Ông đã khơi gợi cho tôi sự tự tin, là động lực giúp tôi nuôi dưỡng ý chí tiến thủ trong công việc mới. Tôi viết những lời này cũng là để dâng lời cám ơn Đức Ông Phêrô – Người đã giúp tôi có sự tự tin, động viên tôi lúc tôi chập chững vào nghề. Ngài đã chấp nhận khả năng hạn chế lúc ban đầu với lòng bao dung và tận tâm dạy dỗ để việc phục vụ thính giả nghe Đài của tôi ngày càng tốt hơn. Giờ thì Ngài không còn hiện diện trên thế gian nhưng một trong những bài học Ngài để lại cho tôi qua thời gian làm việc với Ngài đó là hãy dành cho những người anh em của mình những lời động viên và khích lệ chân thành, vì điều ấy như một nguồn sức mạnh thần kỳ mang lại những biến đổi kỳ diệu và mang lại thành công trong công việc cũng như cuộc đời của họ.
Chúa chọn ai đó là quyền của Ngài và tuyệt đối không phải vì người đó có tài năng đặc biệt. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Kinh Thánh khi Chúa chọn 12 thánh tông đồ mà đa số các vị là dân chài lưới và nhất là chọn Phêrô-người không có “ mảnh bằng lận lưng” làm đầu Hội Thánh. Tôi muốn xác tín lại điều này, điều mà nay tôi đã trãi nghiệm rất rõ ràng trong đời sống đức tin của mình. Việc Chúa chọn tôi làm việc truyền giáo tại Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu quả là một ân ban của Ngài. Tôi không thực sự có đầy đủ các tố chất để trở thành người làm việc ở Đài Phát Thanh, vì một trong những đòi hỏi mà người làm việc ở đây phải có đó là giọng đọc tốt và hay, mà tôi thì không. Thế mà Chúa vẫn chọn. Tôi lúng túng. Tôi đầy tự ti . Thế nhưng Chúa có cách cho công việc của Ngài. Và Đức Ông Tài cùng các đồng nghiệp của tôi chính là cái máng mà qua đó Chúa thông ban cho tôi những kinh nghiệm, những cách thức và nhất là sự tin tưởng, khích lệ với một tâm hồn đầy thiện chí giúp tôi ngày càng hoàn thiện khả năng của mình.
“ Ơn Ta đủ cho con” . Vâng lạy Chúa, con tin. Tự đáy lòng con, con xác tín rõ điều này. Con cảm nhân những gì Ngài đã và đang quan phòng cách yêu thương trên đời sống của con. Xin Chúa thứ tha vì những lần con kiêu hãnh nghĩ rằng những gì mình đạt được trong cuộc sống là do tài năng của mình. Thật là một sai lầm đáng xấu hổ. Qua những biến cố của cuộc sống Ngài đã cho con hiểu rằng con đừng e ngại trong việc dấn thân phục vụ vì khả năng của mình yếu kém vì rằng “ Ơn Cha đủ cho con” . Và cũng xin Chúa cho chúng con biết dùng lời nói của mình nâng đỡ nhiều phận người, làm cho cuộc đời của họ có những chuyển biến tích cực, có giá trị và ý nghĩa như chính bản thân con cũng đã nhận được nguồn trợ lực lớn lao trong công việc qua sự chấp nhận và khích lệ đầy bao dung của Đức Ông Phêrô về khả năng của mình. Amen.
Điền Phương Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tam Cốc Ninh Bình
Dominic Đức Nguyễn
18:15 19/04/2016
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đường vô Tam Cốc Ninh Bình
Núi non sông nước đượm tình quê ta
Dù cho muôn dặm phương xa
Vẫn không quên cảnh quê nhà, ao ta.
(nđc)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 14/4 – 20/04/2016: Các Giám Mục Hoa Kỳ và Tông Huấn Amoris Laetitia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:11 19/04/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng Chúa Nhật 17 tháng Tư, là Chúa Nhật thứ tư mùa Phục Sinh, cũng là Ngày Thế Giới cầu cho ơn gọi lần thứ 53, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ lúc 9 giờ 15 tại Đền thờ Thánh Phêrô để truyền chức linh mục cho 11 thày Phó Tế gồm 9 người được đào tạo tại các chủng viện ở Roma: 4 thầy tại chủng viện Mẹ Đấng Cứu Chuộc của Con đường Tân Dự Tòng, 3 thày tại Đại chủng viện Roma, 1 thầy tại Học viện Capranica và 1 thày khác tại Chủng viện Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa. Trong 2 thày còn lại, có 1 thày người Iraq và một thày thuộc dòng cầu nguyện cho ơn gọi. Tân linh mục trẻ nhất là 26 tuổi sẽ làm việc mục vụ trong giáo phận Roma; 2 tân linh mục lớn tuổi nhất là 44 tuổi.
Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Roma, 7 Giám Mục phụ tá, và các linh mục giám đốc chủng viện cùng với cha sở của các tiến chức, trước sự hiện diện của 8 ngàn tín hữu.
2. Phản ứng của Ủy ban Giám Mục Liên hiệp Âu Châu về chuyến viếng thăm Lesbos của Đức Thánh Cha
Linh mục Patrick Daly, Tổng thư ký Ủy ban Giám Mục Liên hiệp Âu Châu gọi tắt là Comece, chào mừng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại đảo Lesbos và khẳng định rằng “Đây là lúc quyết định cho câu trả lời của Âu Châu đối với cuộc khủng hoảng tị nạn. Ngay từ đầu triều đại Giáo Hoàng, qua cuộc viếng thăm tại đảo Lampedusa, cực nam Italia, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết số phận của người tị nạn là điều rất quan trọng đối với ngài.
Cha Daly kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hiệp Âu Châu hãy xử lý cuộc khủng hoảng tị nạn trong tinh thần liên đới: “Lối thoát duy nhất cho cuộc khủng hoảng này là một sự tiến hành có phối hợp giữa mọi chính phủ thuộc Liên hiệp Âu Châu”.
Cha Daly cũng đặc biệt đề cao khía cạnh đại kết trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cùng với hai vị lãnh đạo của Chính Thống Constantinople bên Thỗ Nhĩ Kỳ và Chính Thống giáo tại Hy Lạp. Chiều kích này thật là quan trọng đối với công việc của tổ chức Comece.
3. Đức Thánh Cha viếng đền thờ Đức Bà Cả trước khi thăm đảo Lesbos
Lúc 7 giờ chiều tối ngày 14 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma tại Đền Thờ Đức Bà Cả, để cầu xin ở phù trợ của Đức Mẹ trước cuộc viếng thăm của ngài tại đảo Lesbos, Hy Lạp, trong ngày thứ Bẩy 16 tháng Tư.
Đức Thánh Cha đã dâng kính Đức Mẹ bó hoa hồng mầu trắng và xanh dương là mầu cờ của Hy Lạp.
Theo thói quen từ đầu triều đại Giáo Hoàng, trước và sau mỗi chuyến viếng thăm ở nước ngoài cũng như trước các biến cố quan trọng, Đức Thánh Cha đều đến Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, 14 tháng Tư, Cha Lombardi Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã kêu gọi giới báo chí và dư luận đừng nhìn chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại trại tị nạn ở Lesbos dưới khía cạnh chính trị, và đây không phải là một sự phê phán chính sách của Liên hiệp Âu Châu về những người tị nạn và di dân. Cha Lombardi giải thích rằng “Cuộc viếng thăm này có tính chất hoàn toàn là nhân đạo và đại kết, theo nghĩa cuộc viếng thăm này cùng được Đức Thánh Cha, Đức Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo và Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Athènes và toàn Hy Lạp thực hiện.”
Theo linh mục giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cuộc viếng thăm tại trại tị nạn Lesbos này sinh từ mối quan tâm lo lắng của Đức Thánh Cha trước tình trạng những người di dân và tị nạn. Đây cũng là quan tâm của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô và Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp là quốc gia đang trải qua tình trạng rất trầm trọng như chúng ta biết”.
4. Cử chỉ hào hiệp: Vua Jordan giúp tiền trùng tu Mộ Chúa
Trong một bức thư gửi cho Đức Thượng Phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem, vua Abdullah II của Jordan thông báo rằng ông sẽ đóng góp kinh phí để trùng tu ngôi mộ của Chúa Kitô tại Nhà thờ Mộ Chúa.
Đức Thượng Phụ Theophilos III của Giêrusalem ca ngợi nghĩa cử cao cả này như sau:
“Quốc vương Abdullah thể hiện trong hành động, chứ không chỉ bằng lời nói suông, sự chia sẻ trong cuộc sống giữa người Hồi giáo và Kitô hữu khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là tại Thánh Địa,”
Đức Giám Mục phụ tá William Shomali của Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh thí nói:
“Đây là một tin tuyệt vời, một tin từ một nhân vật có tính biểu tượng cao độ, vì Thánh Mộ là nơi thiêng liêng nhất đối với Kitô hữu của tất cả các truyền thống. Quyết định này cho thấy sự tử tế của nhà vua đối với các Kitô hữu và mối quan tâm liên tục của mình đến việc bảo tồn di sản của Kitô giáo, trong đó có vai trò của nhà vua như là người bảo lãnh cho những nơi thánh thiêng của Kitô giáo và Hồi giáo tại Giêrusalem”
5. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ
Hôm 12 tháng Tư, Tòa Thánh đã công bố quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Pierre Christophe là Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ thay cho Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò.
Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 10 năm 2011 và đã đến tuổi nghỉ hưu vào tháng Giêng năm nay.
Sinh tại Pháp vào năm 1946, Đức Tổng Giám mục Pierre đã được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo Phận Rennes vào năm 1970. Ngài đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Haiti (1995-1999), Uganda (1999-2007), và Mễ Tây Cơ (2007-16).
Tưởng cũng nên biết qua vài dòng lịch sử. Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh đã được thành lập tại Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng Giêng năm 1893, và được đặt tại số 3339 Đại lộ Massachusetts Northwest, Washington, DC. Đó là kết quả của một nỗ lực của Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Lêô XIII và của Tổng thống Hoa Kỳ Benjamin Harrison.
Tòa Sứ Thần Tòa Thánh - Đức Thánh Cha thăm Hoa Kỳ
Vị Khâm Sứ Tòa Thánh đầu tiên là Đức Tổng Giám Mục Francesco Satolli. Ngài giữ trọng trách này từ 1893 đến 1896.
Vị Khâm Sứ Tòa Thánh chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa Tòa Thánh và Giáo Hội địa phương, không làm nhiệm vụ đại sứ của Tòa Thánh tại quốc gia sở tại.
Ngày 10 tháng Giêng năm 1984, tình bạn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Ronald Reagan đã giúp nâng cấp quan hệ ngoại giao lên hàng Sứ thần Tòa Thánh với Đức Tổng Giám Mục Pio Laghi là Sứ Thần Tòa Thánh đầu tiên tại Hoa Kỳ.
6. Đức Thánh Cha sẽ thăm ba nước trong khu vực Caucasus
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện một chuyến tông du gồm hai phần đến khu vực Caucasus.
Từ ngày 24 đến 26 Tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Armenia, một quốc gia có 3 triệu dân trong đó chỉ có 6% dân số là người Công Giáo, trong khi 93% là tín hữu của Giáo Hội Armenia Tông Truyền. Giáo Hội này không hiệp thông với Tòa Thánh sau Công Ðồng Chung Chalcedon năm 451.
Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết: “Nhận lời mời của Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II của mọi người Arméni, của chính quyền dân sự và của Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến Armeni từ ngày 24 đến 26 tháng 6 tới đây. Đồng thời, đón nhận lời mời của Đức Thượng Phụ Ilia II, Giáo Chủ Chính Thống Giorgia, chính quyền và giáo quyền tại nước này cũng như tại Azerbaigian, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm tại miền Caucase, viếng thăm hai nước này từ ngày 30-9 đến 2 tháng 10 năm nay.
Georgia có 3.7 triệu dân trong đó 84% là Chính Thống Giáo Đông phương, 10% người Hồi giáo, và 2% Công Giáo, trong khi Azerbaijan, có 9.6 triệu dân và có không tới 1,000 người Công Giáo. 93% dân số là người Hồi giáo và 3% theo Chính Thống Giáo Đông phương.
Các ký giả tại Phòng báo chí Tòa Thánh đã hỏi cha Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh, xem Đức Thánh Cha có dừng lại ở miền Nagorno-Karabakh nơi đang xảy ra xung đột giữa người Arménia và Azerbaigian, hay không, cha đáp: “Tôi chỉ được thông tin là sẽ có hai cuộc viếng thăm, tại Arméni và Giorgia với Azerbaigian. Hiện thời không có cuộc viếng thăm nào khác”
7. Phản ứng tiêu biểu của các Giám Mục Hoa Kỳ trước Tông Huấn Amoris Laetitia
Các Giám Mục Hoa Kỳ chào đón Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha Phanxicô, và khen ngợi lời mời gọi của Ngài trong việc khích lệ và hỗ trợ cách cẩn trọng cho đời sống gia đình và trong việc dự phần vào những thách đố mà các gia đình đang phải đối diện.
Các giám mục cũng lặp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha hãy đọc kỹ lưỡng và có suy xét văn kiện này, trong khi kêu gọi người Công Giáo tìm cách áp dụng những đề nghị của Đức Thánh Cha trong gia đình và xã hội.
Đức Cha Joseph E. Kurtz, Tổng Giám Mục Louisville và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói trong buổi họp báo hôm Thứ Sáu tuần qua:
“Đức Thánh Cha đã gửi cho chúng ta một bức thư tình – một bức thư tình cho gia đình”. Văn kiện này, theo Đức Tổng Giám Mục, thách đố người tín hữu hãy trưởng thành trong tình yêu và trong niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa khi đối diện với những gian truân. “Chúng ta hãy nhớ rằng không một trở ngại nào mà Đức Kitô không thể vượt qua”.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz cũng lặp lại lời lưu ý của chính Đức Thánh Cha chống lại “việc đọc văn kiện một cách vội vàng” khi tìm đến văn kiện như một sự hướng dẫn và thông hiểu về mục vụ. “Tôi thực sự khích lệ mỗi người chúng ta hãy đọc và suy tư kỹ lưỡng những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô – và cách thức mà chúng ta có thể áp dụng những lời này vào đời sống, gia đình và xã hội của chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Kurtz là một trong 8 tham dự viên của Thượng Hội Đồng trong cả hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình chuẩn bị cho tông huấn này. Tông Huấn là kết luận của một quá trình thượng hội đồng hai năm thảo luận về cả vẻ đẹp và những thách thức của cuộc sống gia đình ngày nay. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình khóa đặc biệt từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm 2014 có chủ đề là “Những thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh Tân Phúc Âm Hoá”. Thượng Hội Đồng này quy tụ 253 tham dự viên trong đó có 181 nghị phụ có quyền bỏ phiếu.
Chủ đề của Thượng Hội Đồng thường lệ năm 2015 là “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và thế giới hiện đại”, diễn ra từ 4 đến 25 tháng 10 năm 2015 với 279 nghị phụ có quyền bỏ phiếu và 90 chuyên gia.
Đức Cha Richard J. Malone, Giám Mục giáo phận Buffalo, chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân, Hôn Nhân và Đời Sống Gia Đình và Giới Trẻ thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói tông huấn là một “suy tư đẹp và khuấy động về tình yêu và gia đình”, thách đố việc mục vụ phải có tính “truyền giáo” hơn nữa và phải tham gia vào “thực tại cụ thể” của đời sống anh chị em trong giáo xứ.
Ngài hứa rằng các giám mục Hoa Kỳ “đứng về phía các gia đình và tìm cách hỗ trợ những ai đang gặp phải các thách đố của tình trạng nghèo khó, nạn buôn người, những gian truân khi phải di dân, tình trạng bạo lực gia đình và phim ảnh khiêu dâm”.
Ngài nhận định rằng: “Chúng ta có chỗ cho sự trưởng thành và cải thiện, và chúng ta chào đón sự khích lệ của Đức Thánh Cha về một chứng tá canh tân trước sự thật và vẻ đẹp của hôn nhân và một sự gần gũi dịu dàng hơn nữa với các cặp vợ chồng và những gia đình đang trải qua những khó khăn thực sự”.
Đức Cha Malone cũng nhấn mạnh với thông tấn xã Công Giáo CNA rằng bước đầu tiên đối với các giám mục và mục tử là áp dụng lời khuyên được trình bày trong Amoris Laetitia đó là dành thời gian để đọc và thực sự hiểu Tông Huấn này. Ngài nhấn mạnh “Chúng ta không thể vội vàng giải thích về điều chúng ta đang có trong tay. Chúng ta đừng tách ra từng mảnh của văn kiện này khỏi ngữ cảnh của chúng”.
Mặc dù thật còn quá sớm để biết được tác động toàn diện của tông huấn này, Đức Cha Malone nói rằng các giám mục và các vị mục tử Hoa Kỳ sẽ tìm cách củng cố việc chuẩn bị hôn nhân và hỗ trợ cho các đôi đã kết hôn – cả hai chủ đề này đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Tông Huấn. Đức Tổng Giám Mục Kurtz đồng ý với vị Giám Mục bạn, và nói với CNA rằng những cải tiến đối với việc chuẩn bị hôn nhân và hỗ trợ cho các đôi bạn sau kết hôn “có thể là tác động lớn nhất” tại Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, cũng là nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, đã đón nhận văn kiện này như là một quà tặng cho cả Giáo Hội, lẫn những ai “muốn hiểu ý định thực sự của Thiên Chúa dành cho hạnh phúc thật của chúng ta”. Đức Tổng Giám Mục nói trong một thông cáo rằng ngài sẽ “đọc những suy tư của Đức Thánh Cha cách chậm rãi và kỹ lưỡng”, và ngài cảm thấy được khích lệ bởi sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha về việc chuẩn bị kết hôn và hỗ trợ cho các đôi bạn trong những năm đầu tiên đời hôn nhân.
Đức Tổng Giám Mục nói thêm:
“Tôi cũng bị đánh động bởi lời mời gọi của Đức Thánh Cha dành cho tất cả chúng ta trong Giáo Hội là hãy vươn ra với lòng thương cảm trước các gia đình bị thương tổn và những người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn”.
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia nhấn mạnh rằng mặc dù văn kiện “không thay đổi giáo huấn hay kỷ luật của Giáo Hội, nhưng văn kiện thực sự nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự nhạy bén mục vụ trong khi giải quyết những hoàn cảnh khó khăn mà nhiều đôi bạn kết hôn ngày nay đang đối diện”. Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng là nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, và đã tổ chức Đại Hội Gia Đình Thế Giới vào tháng 09 năm ngoái 2015 tại Philadelphia.
Đức Tổng Giám Mục Chaput cũng nói đến độ dày của tông huấn – hơn 260 trang – và khen ngợi lời khuyên của Đức Thánh Cha hãy đọc Tông Huấn Amoris Laetitia cách cẩn thận và chậm rãi, hứa hẹn nhiều suy tư hơn nữa của riêng ngài khi ngài đọc xong tông huấn này. Trước mắt, Ngài cám ơn Đức Thánh Cha vì những tư tưởng và sự phân tích của ngài về “chứng tá độc đáo” của hôn nhân Kitô Giáo. Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng: “Đối với bất kỳ xã hội nào, không có gì là thiết yếu hơn cho bằng sức khoẻ của hôn nhân và gia đình”.
8. Đức Cha Nunzio Galantino phản ứng trước việc truyền hình Italia “lăng xê” Mafia
Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ý đã thề rằng ngài sẽ không bao giờ xuất hiện trên một chương trình truyền hình vừa thực hiện một cuộc phỏng vấn với con trai của một tên trùm mafia bị kết án.
“Tôi hoàn toàn từ chối không xem chương trình này, và nếu có ai mời tôi đến Porta a Porta nói chuyện, tôi sẽ dứt khoát không bao giờ đi, để khỏi phải ngồi trên cùng chiếc ghế đó”, Đức Cha Nunzio Galantino nói trong một phản ứng trước sự xuất hiện của Salvo Riina, con trai của một nhân vật khét tiếng có biệt danh “ông trùm của các ông trùm” Toto Riina.
9. Giám Mục Bernard Fellay nói Đức Thánh Cha dự định ban năng quyền giải tội cho các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X
Giám mục Bernard Fellay, lãnh đạo Huynh Đoàn Thánh Piô X, nói với một cơ quan truyền thông Pháp rằng trong cuộc họp diễn ra hôm 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha nói rằng ngài dự định ban năng quyền giải tội cho các linh mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X khi kết thúc Năm Thánh. Ông nói thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn bình thường hóa tình trạng của Huynh Đoàn Thánh Piô X, và đề cập đến nhóm này như là “một phần của Giáo Hội.”
Tháng Chín năm ngoái, 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã hoan nghênh “cử chỉ hiền phụ” của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với Huynh đoàn như được nêu trong bức thư Đức Thánh Cha gửi cho Ðức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc âm hoá, liên quan đến việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương xót.
Trong một thông cáo được phổ biến ngay trong ngày Toà Thánh công bố bức thư trên, tức là ngày thứ Ba 01 tháng Chín năm 2015, Huynh đoàn Thánh Piô X đã bày tỏ vui mừng về quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận là hợp pháp việc nhận lãnh ơn xá giải nơi các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X trong suốt Năm Thánh Lòng Thương xót.
Trong bức thư, Đức Thánh Cha “cho phép những ai đến với các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X để cử hành bí tích Hoà giải trong Năm Thánh Lòng Thương xót, có thể nhận được ơn xá giải thành sự và hợp pháp”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tha vạ tuyệt thông cho Huynh đoàn Thánh Piô X vào năm 2009, nhưng các linh mục trong Huynh đoàn “vẫn không được cử hành một cách hợp pháp bất kỳ thừa tác vụ nào trong Giáo Hội”. Điều này đã được Uỷ ban Toà thánh Ecclesia Dei, là Uỷ ban phụ trách đối thoại với nhóm Lefèbvre tại Roma, nhắc lại hồi tháng Mười Một năm 2012.
10. Khủng bố Hồi Giáo IS giết chết 21 Kitô hữu trên đường rút lui khỏi Al-Qaryatayn
21 Kitô hữu đã bị giết bởi quân khủng bố Hồi Giáo IS trước khi thành phố Al-Qaryatayn được quân đội Syria giải phóng. Người đứng đầu của Giáo Hội Chính Thống Syria đã cho thông tấn xã BBC biết như trên.
Thành phố Al-Qaryatayn đã rơi vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS vào tháng 8 năm 2015; và được lực lượng chính phủ Syria tái chiếm vào ngày 03 tháng Tư.
Theo Đức Thượng Phụ Ignatius Aphrem II “một số đã chết trong khi cố gắng trốn thoát, trong khi những người khác đã thiệt mạng vì bị quân khủng bố Hồi Giáo IS xử tử với cáo buộc là họ đã vi phạm các điều khoản của 'hợp đồng dhimmi,” trong đó đòi hỏi họ phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy luật của đạo Hồi”.
11. Đức Thánh Cha Phanxicô tái kêu gọi các vị lãnh đạo chính quyền các quốc gia bãi bỏ án tử hình và tha nợ quốc tế.
Trong sứ điệp gửi Hội nghị quốc tế do Phong trào Pax Christi Hòa bình của Chúa Kitô và Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình cùng tổ chức ở Roma từ ngày 11 đến 13-4-2016 này, Đức Thánh Cha viết:
“Tôi mời gọi tất cả quí vị hiện diện tại Hội nghị này hãy hỗ trợ 2 lời thỉnh cầu mà tôi đã gửi đến các vị lãnh đạo các nước, trong Năm Thánh này, đó là bãi bỏ án tử hình tại nơi nào vẫn còn, cùng với sự ân xá, và hủy bỏ hoặc điều chỉnh lại nợ nần quốc tế qua sự quản trị có thể chấp nhận được dành cho các nước nghèo nhất”.
Hội nghị quốc tế vừa nói có chủ đề là “Bất bạo lực và Hòa bình công chính: góp phần vào quan niệm của Công Giáo về bất bạo động và sự dấn thân cho bất bạo động”.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha nhấn mạnh một điểm thiết yếu, đó là: “trong tư cách là Kitô hữu, chúng ta biết rằng chỉ khi nào coi những người đồng loại như anh chị em với nhau, chúng ta mới có thể vượt thắng chiến tranh và xung đột. Giáo Hội không ngừng lập lại rằng điều ấy có giá trị không những trên bình diện cá nhân, nhưng cả trên bình diện các dân nước, đến độ Giáo Hội coi cộng đồng quốc tế như “gia đình các dân nước”.
Đức Thánh Cha viết thêm rằng “Trong tư cách là Kitô hữu chúng ta cũng biết rằng chướng ngại lớn cần loại bỏ để có gia đình các dân nước chính là chướng ngại do bức tường dửng dưng lãnh đạm dựng lên. Tin tức thời sự gần đây cho chúng ta thấy, khi tôi nói về bức thường, thì đó không phải là ngôn ngữ chỉ nghĩa bóng, nhưng đó là một thực tại đau buồn. Thực tại dửng dưng, không những chỉ liên hệ đến con người, nhưng cả môi trường tự nhiên, với những hậu quả nhiều khi đau thương về mặt an ninh và hòa bình xã hội.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng: “Sự dấn thân vượt thắng sự dửng dưng chỉ thành công, nếu chúng ta có khả năng sử dụng lòng từ bi thương xót. Lòng thương xót được biểu lộ qua tình liên đới 'chính trị', vì tình liên đới tạo nên thái độ luân lý và xã hội đáp ứng hữu hiệu sự ý thức về những tai ương thời nay và sự lệ thuộc lẫn nhau giữa đời sống cá nhân, cộng đoàn gia đình, địa phương và hoàn cầu”
12. Luật trợ giúp tự tử làm người già sợ hãi bệnh viện
Bóng ma của trợ tử làm cho các người già “sợ một tổ chức lẽ ra họ không phải sợ, nhưng cuối cùng họ lại phải sợ, đó là bệnh viện.” Đức Tổng Giám mục Richard Smith của Edmonton nhận định như thế.
Trong một buổi nói chuyện tại nhà thờ Corpus Christi Đức Tổng Giám mục nói: “Cảm giác mạnh mẽ của những người già là ‘nếu tôi không thể tự nói, nếu tôi chỉ có một mình và không có người thân, họ sẽ giết tôi?’” Đó là câu hỏi xuất phát cách tự nhiên từ quyết định của Tòa án Tối cao hồi tháng Giêng cho phép các vụ tự tử được trợ giúp bởi bác sĩ trong một số điều kiện nào đó.
Đức Tổng Giám mục nói: “quyết đinh này lật ngược mối liên hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ, giữa bệnh nhân và bệnh viện, nó làm xói mòn niềm tin đáng ra phải có trong các mối liên hệ này.” Một loạt các buổi nói chuyện trên khắp Tổng Giáo Phận Edmonton đã thu hút đông đảo người tham dự và đặt ra những câu hỏi sâu sắc về an tử và tự tử được bác sĩ hỗ trợ.
Trước đó, trong một buổi tiếp xúc với những người cao niên, Đức Tổng Giám mục Richard Smith đã nghe cảm tưởng của những người già trước áp lực không muốn mình trở thành gánh nặng cho con cái và xã hội. Đức Cha nói: “đó là nơi mà “quyền được chết” biến thành “nghĩa vụ phải chết”. Đức Cha cho biết, trong những vùng pháp lý mà vấn đề tự tử với sự hỗ trợ của bác sĩ đã trở thành hợp pháp, trong các lý do trả lời cho câu hỏi tại sao người ta lại tìm đến tự tử, lý do để tránh đau đớn chỉ đứng ở cuối danh sách, trong khi lý do để không trở thành gánh nặng đứng hàng đầu.
13. Các nhà thờ tiếp tục bị đốt tại các cộng đồng Mapuche, Chi-lê
Thêm một nhà nguyện Công Giáo trong vùng Antiquina của quận Canete, miền Biobio, Chi-lê, bị đốt vào rạng sáng hôm 12 tháng Tư. Theo tin tức của cảnh sát, vụ hỏa hoạn dữ dội đã tiêu diệt hoàn toàn ngôi nhà thuộc giáo xứ Đức Bà núi Carmen. Giống như các vụ hỏa hoạn xảy ra vào tháng 3 và hồi đầu tháng 4, một tấm vải được tìm thấy có những dòng chữ tố cáo Giáo Hội Công Giáo đồng lõa với nhà nước chống lại người dân Mapuche.
Một nguồn tin địa phương cho hãng tin Fides biết là hôm mùng 2 tháng 3, đại chủng viện San Fidel thuộc giáo phận Villarrica, đã bị giải tỏa. Chủng viện này trước đây bị chiếm giữ bởi các thành viên của nhóm hành động thuộc cộng đồng Mapuche Trapilhue, và nhóm nầy tuyên bố quyền sở hữu phần đất trên mà chủng viện được xây. Lãnh đạo của nhóm này khẳng định là Giáo Hội đã chứng tỏ mình là một thành phần của nhà nước, và sẽ không có hòa bình bao lâu Giáo Hội chưa bị loại khỏi lãnh thổ Mapuche. Do đó các nhà thờ trong vùng đã bắt đầu bị đốt phá.
Vào đầu tháng 4, một nhà thờ Tin lành hiệp nhất các Ki-tô hữu ở Ercilla đã bị đốt cháy. Ở đây người ta cũng tìm thấy các bảng viết: “Tất cả các nhà thờ sẽ bị đốt cháy.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo địa phương, Đức Cha Hector Eduardo Vargas đã giải thích rằng “các nhà thờ bị đốt nằm trong vùng Mapuche, chúng ta phải nghĩ là những nhà thờ này đã được chính họ xây dựng lên. Các người Mapuche, ví dụ như nhóm “loncos”, là những linh hoạt viên đầu tiên của các cộng đoàn. Họ dạy giáo lý, là những giáo dân truyền giáo, họ cũng có các chủng sinh. Bây giờ dân chúng đang lo sợ. Các cuộc tấn công này không chỉ ảnh hưởng đến Giáo Hội mà đến chính các cộng đoàn.” Đức Cha nhấn mạnh: “người dân Mapuche sùng đạo sâu sắc, và giải pháp triệt để phải bắt đầu từ đối thoại.”