Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:26 18/04/2011
BỒN TẮM LỚN
Có một người nói với người bạn của mình:
- “Trong thôn của chúng tôi có một ngôi chùa lớn, trong chùa lớn ấy có một cái bồn tắm rất lớn, cái bồn tắm ấy có thể chứa được năm trăm tiểu hòa thượng tắm cùng một lúc”.
Người bạn nói:
- “Vậy có gì là ly kỳ chứ, ở trong thôn của tôi có một đám tre, chưa tới ba năm mà tre đã mọc cao tới trăm vạn trượng chạm tới nền trời thì ngưng không cao nữa, như hôm nay đám tre ấy lại từ trên trời mọc xuống”.
Người ấy cười cười nói:
- “Chuyện anh bịa đó thật còn lớn hơn chuyện bịa của tôi nhiều”.
Người bạn ấy rất trịnh trọng nói:
- “Đương nhiên là cần phải lớn như thế ! Bằng không thì lấy đâu tre dài mà làm được cái bồn tắm lớn như anh vừa nói !”
Suy tư:
Nói chuyện bịa đùa giỡn với nhau thì chẳng có tội tình gì, nhất là trong những lúc làm việc mệt nhọc mà nói chuyện đùa vui thì giải tỏa bớt cơn mệt mỏi.
Ma quỷ là cha của kẻ nói dối bịa đặt:
- Với người kiêu ngạo thì nó nói: chỉ có đàn bà trẻ con mới tin có Thiên Chúa, Thiên Chúa là sản phẩm của con người.
- Với người vô thần thì nó vui vẻ lừa dối nói: làm gì có Thiên Chúa, và tôn giáo là thuốc phiện mê dân.
- Với người cứng lòng tin thì nó nói: không có Chúa Mẹ gì cả, nếu có thì tại sao lại cho người này giàu có người kia nghèo khó.
- Với người tội lỗi thì nó nói: hối hận làm gì, làm gì có Chúa mà phạt với thưởng.
- Với người giàu có thì nó nói: tiền bạc của cải là do mình làm ra chứ không phải là Chúa ban cho.
- Với người tin vào Chúa thì nó nói: Chúa nhân từ lắm không phạt ai đâu, cứ ăn chơi cho đã rồi khi gần chết thì đi xưng tội cũng không muộn.
Bịạ đặt chuyện để làm hại người khác là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ thì không bao giờ thích con người nói sự thật, không thích con người đối xử tốt lành với nhau, cho nên nó xúi giục con người bịa ra những câu chuyện, bại ra những chứng cớ để làm hịa người ngay lành...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người nói với người bạn của mình:
- “Trong thôn của chúng tôi có một ngôi chùa lớn, trong chùa lớn ấy có một cái bồn tắm rất lớn, cái bồn tắm ấy có thể chứa được năm trăm tiểu hòa thượng tắm cùng một lúc”.
Người bạn nói:
- “Vậy có gì là ly kỳ chứ, ở trong thôn của tôi có một đám tre, chưa tới ba năm mà tre đã mọc cao tới trăm vạn trượng chạm tới nền trời thì ngưng không cao nữa, như hôm nay đám tre ấy lại từ trên trời mọc xuống”.
Người ấy cười cười nói:
- “Chuyện anh bịa đó thật còn lớn hơn chuyện bịa của tôi nhiều”.
Người bạn ấy rất trịnh trọng nói:
- “Đương nhiên là cần phải lớn như thế ! Bằng không thì lấy đâu tre dài mà làm được cái bồn tắm lớn như anh vừa nói !”
Suy tư:
Nói chuyện bịa đùa giỡn với nhau thì chẳng có tội tình gì, nhất là trong những lúc làm việc mệt nhọc mà nói chuyện đùa vui thì giải tỏa bớt cơn mệt mỏi.
Ma quỷ là cha của kẻ nói dối bịa đặt:
- Với người kiêu ngạo thì nó nói: chỉ có đàn bà trẻ con mới tin có Thiên Chúa, Thiên Chúa là sản phẩm của con người.
- Với người vô thần thì nó vui vẻ lừa dối nói: làm gì có Thiên Chúa, và tôn giáo là thuốc phiện mê dân.
- Với người cứng lòng tin thì nó nói: không có Chúa Mẹ gì cả, nếu có thì tại sao lại cho người này giàu có người kia nghèo khó.
- Với người tội lỗi thì nó nói: hối hận làm gì, làm gì có Chúa mà phạt với thưởng.
- Với người giàu có thì nó nói: tiền bạc của cải là do mình làm ra chứ không phải là Chúa ban cho.
- Với người tin vào Chúa thì nó nói: Chúa nhân từ lắm không phạt ai đâu, cứ ăn chơi cho đã rồi khi gần chết thì đi xưng tội cũng không muộn.
Bịạ đặt chuyện để làm hại người khác là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ thì không bao giờ thích con người nói sự thật, không thích con người đối xử tốt lành với nhau, cho nên nó xúi giục con người bịa ra những câu chuyện, bại ra những chứng cớ để làm hịa người ngay lành...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:37 18/04/2011
BỒN TẮM LỚN
Có một người nói với người bạn của mình:
- “Trong thôn của chúng tôi có một ngôi chùa lớn, trong chùa lớn ấy có một cái bồn tắm rất lớn, cái bồn tắm ấy có thể chứa được năm trăm tiểu hòa thượng tắm cùng một lúc”.
Người bạn nói:
- “Vậy có gì là ly kỳ chứ, ở trong thôn của tôi có một đám tre, chưa tới ba năm mà trúc đã mọc cao tới trăm vạn trượng chạm tới nền trời thì ngưng không cao nữa, như hôm nay đám tre ấy lại từ trên trời mọc xuống”.
Người ấy cười cười nói:
- “Chuyện anh bịa đó thật còn lớn hơn chuyện bịa của tôi nhiều”.
Người bạn ấy rất trịnh trọng nói:
- “Đương nhiên là cần phải lớn như thế ! Bằng không thì lấy đâu tre dài mà làm được cái bồn tắm lớn như anh vừa nói !”
Suy tư:
Nói chuyện bịa đùa giỡn với nhau thì chẳng có tội tình gì, nhất là trong những lúc làm việc mệt nhọc mà nói chuyện đùa vui thì giải tỏa bớt cơn mệt mỏi.
Ma quỷ là cha của kẻ nói dối bịa đặt:
- Với người kiêu ngạo thì nó nói: chỉ có đàn bà trẻ con mới tin có Thiên Chúa, Thiên Chúa là sản phẩm của con người.
- Với người vô thần thì nó vui vẻ lừa dối nói: làm gì có Thiên Chúa, và tôn giáo là thuốc phiện mê dân.
- Với người cứng lòng tin thì nó nói: không có Chúa Mẹ gì cả, nếu có thì tại sao lại cho người này giàu có người kia nghèo khó.
- Với người tội lỗi thì nó nói: hối hận làm gì, làm gì có Chúa mà phạt với thưởng.
- Với người giàu có thì nó nói: tiền bạc của cải là do mình làm ra chứ không phải là Chúa ban cho.
- Với người tin vào Chúa thì nó nói: Chúa nhân từ lắm không phạt ai đâu, cứ ăn chơi cho đã rồi khi gần chết thì đi xưng tội cũng không muộn.
Bịạ đặt chuyện để làm hại người khác là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ thì không bao giờ thích con người nói sự thật, không thích con người đối xử tốt lành với nhau, cho nên nó xúi giục con người bịa ra những câu chuyện, bại ra những chứng cớ để làm hịa người ngay lành...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người nói với người bạn của mình:
- “Trong thôn của chúng tôi có một ngôi chùa lớn, trong chùa lớn ấy có một cái bồn tắm rất lớn, cái bồn tắm ấy có thể chứa được năm trăm tiểu hòa thượng tắm cùng một lúc”.
Người bạn nói:
- “Vậy có gì là ly kỳ chứ, ở trong thôn của tôi có một đám tre, chưa tới ba năm mà trúc đã mọc cao tới trăm vạn trượng chạm tới nền trời thì ngưng không cao nữa, như hôm nay đám tre ấy lại từ trên trời mọc xuống”.
Người ấy cười cười nói:
- “Chuyện anh bịa đó thật còn lớn hơn chuyện bịa của tôi nhiều”.
Người bạn ấy rất trịnh trọng nói:
- “Đương nhiên là cần phải lớn như thế ! Bằng không thì lấy đâu tre dài mà làm được cái bồn tắm lớn như anh vừa nói !”
Suy tư:
Nói chuyện bịa đùa giỡn với nhau thì chẳng có tội tình gì, nhất là trong những lúc làm việc mệt nhọc mà nói chuyện đùa vui thì giải tỏa bớt cơn mệt mỏi.
Ma quỷ là cha của kẻ nói dối bịa đặt:
- Với người kiêu ngạo thì nó nói: chỉ có đàn bà trẻ con mới tin có Thiên Chúa, Thiên Chúa là sản phẩm của con người.
- Với người vô thần thì nó vui vẻ lừa dối nói: làm gì có Thiên Chúa, và tôn giáo là thuốc phiện mê dân.
- Với người cứng lòng tin thì nó nói: không có Chúa Mẹ gì cả, nếu có thì tại sao lại cho người này giàu có người kia nghèo khó.
- Với người tội lỗi thì nó nói: hối hận làm gì, làm gì có Chúa mà phạt với thưởng.
- Với người giàu có thì nó nói: tiền bạc của cải là do mình làm ra chứ không phải là Chúa ban cho.
- Với người tin vào Chúa thì nó nói: Chúa nhân từ lắm không phạt ai đâu, cứ ăn chơi cho đã rồi khi gần chết thì đi xưng tội cũng không muộn.
Bịạ đặt chuyện để làm hại người khác là đệ tử của ma quỷ, bởi vì ma quỷ thì không bao giờ thích con người nói sự thật, không thích con người đối xử tốt lành với nhau, cho nên nó xúi giục con người bịa ra những câu chuyện, bại ra những chứng cớ để làm hịa người ngay lành...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:46 18/04/2011
N2T |
33. Một người sẽ không biết mình có vấp ngã hay không, bởi vì phàm là người không muốn bị đánh lừa thì không có người lừa dối họ.
(Thánh nữ Terese of Avila)Thứ ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:50 18/04/2011
THỨ BA TUẦN THÁNH
Tin mừng : Ga 13, 21-33; 36-38.
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.
Anh chị em thân mến,
Không có gì đau khổ và phủ phàng cho bằng khi biết được người mà mình hết dạ yêu thương đã phản bội mình, và càng tức tưởi hơn nữa khi đó là môn đệ của mình. Quả tim của Chúa Giê-su đã hứng trọn nhát dao chí tử trước khi chịu khổ hình và chết trên thập giá: Ngài biết trước sự phản bội của Giu-đa sẽ bán Ngài, và sự hèn nhát của Phê-rô sẽ phủ nhận không biết Ngài là ai.
Biết trước Giu-đa bán thầy, Phê-rô chối thầy
Phong tín tử (1) ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi: “Nói cho cùng thì em có yêu anh không ? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không ?”
Bươm bướm sau khi giải thích rồi lại giải thích, cam đoan rồi lại cam đoan, cuối cùng bất đắc dĩ nói : “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, quy tắc căn bản là không phải hứa gì cả, bởi vì bản thân của tình yêu chính là một cách hứa rồi vậy !” (2)
Tình yêu là một món quà vô vị lợi mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, để qua tình yêu này mà con người biết kết thân, làm hòa, cộng tác và chung thủy với nhau. Chúa Giê-su cũng không ra ngoài lệ ấy, Ngài đã hết sức yêu thương các môn đệ của mình cũng như yêu nhân loại, một tình yêu hiến dâng và không đòi lại.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã đòi trả giá tình yêu bằng vật chất nên đã bán thầy mình ba mươi đồng bạc, một tình yêu vô vị lợi của Chúa Giê-su đã được đổi bằng tính ích kỷ; Phê-rô đã coi sự an toàn bản thân của mình hơn tình yêu vô vị lợi của Chúa Giê-su, nên đã từ chối không biết Ngài là ai !
Tình yêu, tự nó là một lời cam kết rất có giá trị mà không một bản văn hay một lời nói nào có thể diễn tả, thế nhưng con người ta vẫn cứ hoài nghi khi yêu, hoài nghi là vì mình chưa tin tưởng vào tình yêu, mà người yêu đã bày tỏ bằng con tim trong hành động và lời nói. Chúa Giê-su đã yêu các môn đệ đến cùng: không hồ nghi, không thắc mắc và không đề phòng, nhưng biết rất rõ tình yêu của mỗi một môn đệ dành cho mình.
Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta hỏi Thiên Chúa rằng Chúa có yêu thương mình không, có cam kết vĩnh viễn yêu mình không, khi mà tình yêu của Ngài đã rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là tình yêu chết trên thập giá của Chúa Giê-su. Thập giá là lời cam kết vĩnh viễn của Thiên Chúa yêu thương nhân loại và mỗi người trong chúng ta; ai không nhìn lên thập giá, không ôm ấp thập giá, không suy niệm đến thập giá thì họ vẫn cứ luôn bắt Thiên Chúa phải cam kết vĩnh viễn yêu thương họ, bởi vì nơi họ không nhìn ra được tình yêu hy sinh đến chết của Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bán Chúa Giê-su vì ông ta vẫn còn hồ nghi sứ mệnh của Ngài; Phê-rô dù đã được Chúa Giê-su cảnh báo trước cho biết là sẽ chối Ngài, nhưng rồi ông cũng vẫn cứ chối không biết Ngài là ai, bởi vì Phê-rô vẫn còn cậy vào sức riêng của mình. Hồ nghi Thiên Chúa và cậy vào ý riêng của mình là hai câu hỏi hằng ngày trong đầu óc của chúng ta: Thiên Chúa có yêu thương mình không ? Thiên Chúa có cam kết vĩnh viễn không thay lòng đổi dạ với mình không ?
Đức tin và tình yêu của Thiên Chúa không cho phép chúng ta hồ nghi về tình thương của Ngài dành cho chúng ta và nhân loại, nhưng nó phải được triển nở mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Tên của một loài hoa.
(2) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
--------------------
Tin mừng : Ga 13, 21-33; 36-38.
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.
Anh chị em thân mến,
Không có gì đau khổ và phủ phàng cho bằng khi biết được người mà mình hết dạ yêu thương đã phản bội mình, và càng tức tưởi hơn nữa khi đó là môn đệ của mình. Quả tim của Chúa Giê-su đã hứng trọn nhát dao chí tử trước khi chịu khổ hình và chết trên thập giá: Ngài biết trước sự phản bội của Giu-đa sẽ bán Ngài, và sự hèn nhát của Phê-rô sẽ phủ nhận không biết Ngài là ai.
Biết trước Giu-đa bán thầy, Phê-rô chối thầy
Phong tín tử (1) ngày ngày đuổi theo bươm bướm hỏi: “Nói cho cùng thì em có yêu anh không ? Em có thể vĩnh viễn cam đoan với anh là lòng em không thay đổi không ?”
Bươm bướm sau khi giải thích rồi lại giải thích, cam đoan rồi lại cam đoan, cuối cùng bất đắc dĩ nói : “Giả sử tình yêu của chúng ta được thiết lập trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, quy tắc căn bản là không phải hứa gì cả, bởi vì bản thân của tình yêu chính là một cách hứa rồi vậy !” (2)
Tình yêu là một món quà vô vị lợi mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, để qua tình yêu này mà con người biết kết thân, làm hòa, cộng tác và chung thủy với nhau. Chúa Giê-su cũng không ra ngoài lệ ấy, Ngài đã hết sức yêu thương các môn đệ của mình cũng như yêu nhân loại, một tình yêu hiến dâng và không đòi lại.
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã đòi trả giá tình yêu bằng vật chất nên đã bán thầy mình ba mươi đồng bạc, một tình yêu vô vị lợi của Chúa Giê-su đã được đổi bằng tính ích kỷ; Phê-rô đã coi sự an toàn bản thân của mình hơn tình yêu vô vị lợi của Chúa Giê-su, nên đã từ chối không biết Ngài là ai !
Tình yêu, tự nó là một lời cam kết rất có giá trị mà không một bản văn hay một lời nói nào có thể diễn tả, thế nhưng con người ta vẫn cứ hoài nghi khi yêu, hoài nghi là vì mình chưa tin tưởng vào tình yêu, mà người yêu đã bày tỏ bằng con tim trong hành động và lời nói. Chúa Giê-su đã yêu các môn đệ đến cùng: không hồ nghi, không thắc mắc và không đề phòng, nhưng biết rất rõ tình yêu của mỗi một môn đệ dành cho mình.
Mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta hỏi Thiên Chúa rằng Chúa có yêu thương mình không, có cam kết vĩnh viễn yêu mình không, khi mà tình yêu của Ngài đã rõ ràng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là tình yêu chết trên thập giá của Chúa Giê-su. Thập giá là lời cam kết vĩnh viễn của Thiên Chúa yêu thương nhân loại và mỗi người trong chúng ta; ai không nhìn lên thập giá, không ôm ấp thập giá, không suy niệm đến thập giá thì họ vẫn cứ luôn bắt Thiên Chúa phải cam kết vĩnh viễn yêu thương họ, bởi vì nơi họ không nhìn ra được tình yêu hy sinh đến chết của Chúa Giê-su.
Anh chị em thân mến,
Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bán Chúa Giê-su vì ông ta vẫn còn hồ nghi sứ mệnh của Ngài; Phê-rô dù đã được Chúa Giê-su cảnh báo trước cho biết là sẽ chối Ngài, nhưng rồi ông cũng vẫn cứ chối không biết Ngài là ai, bởi vì Phê-rô vẫn còn cậy vào sức riêng của mình. Hồ nghi Thiên Chúa và cậy vào ý riêng của mình là hai câu hỏi hằng ngày trong đầu óc của chúng ta: Thiên Chúa có yêu thương mình không ? Thiên Chúa có cam kết vĩnh viễn không thay lòng đổi dạ với mình không ?
Đức tin và tình yêu của Thiên Chúa không cho phép chúng ta hồ nghi về tình thương của Ngài dành cho chúng ta và nhân loại, nhưng nó phải được triển nở mỗi giây phút trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
(1) Tên của một loài hoa.
(2) Trích trong “Truyện ngụ ngôn cho thời hiện nay”, bản dịch và viết suy tư của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
--------------------
Tuần Thánh: Tìm lại ý nghĩa của đau khổ trong nhãn quan Tân Ước
Băng Nhân
07:24 18/04/2011
1. Khái niệm đau khổ
2. Đau khổ trong nhãn quan Tân Ước
- Đau khổ – cuộc ngã giá vì Sự Thật
- Đau khổ – bài học của vâng phục
- Đau khổ – biểu chứng của tình yêu
- Đau khổ – mảnh đất tràn trề ân sủng
- Đau khổ là niềm hy vọng
- Đau khổ là niềm vui
- Đau khổ là niềm hạnh phúc
- Đau khổ là lộ trình dẫn tới vinh quang
1. Khái niệm đau khổ
“Đau khổ” là từ ngữ rất thông thường, gắn trên môi miệng của con người trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng, để hiểu được một cách tương đối đầy đủ cả về cả ngoại diên và nội hàm của nó, ta không đơn giản dừng lại ở câu nói cửa miệng.
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ, “đau khổ” là một từ ghép bởi hai từ “đau” và “khổ”. Đây là hạn từ nhằm diễn tả con người ở một trạng thái tinh thần, tình cảm bị giày vò và đau đớn và rất khó chịu. Như thế, hạn từ “đau khổ” thường được hiểu ở khía cạnh tinh thần hơn là vật chất.
Dưới cái nhìn của triết học, xem ra khái niệm “đau khổ” được hiểu một cách rộng rãi hơn. Từ điển triết học định nghĩa đau khổ là trạng thái khó chịu khi một khuynh hướng không được thỏa mãn. Đau khổ, trong chiều kích này, được nhìn nhận cả về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần. Đau khổ vật chất là cảm giác khó chịu do kích thích ngoại giới truyền lan vào thân xác hay tâm lý. Đau khổ tinh thần là những tình cảm khó chịu do tâm lý gây ra. Trên thực tế, đau khổ vật chất và đau khổ tinh thần có một mối tương quan biện chứng. Khi ta rơi vào trạng thái đau khổ vật chất thì tinh thần cũng không là nhân tố ngoài cuộc hay dửng dưng, và ngược lại.
Nhìn chung, đau khổ không phải là khái niệm quá trừu tượng bởi nó gắn liền với sinh mệnh con người. Lịch sử nhân loại đã không ngừng suy tư và tìm lời giải cho vấn nạn đau khổ nhưng có lẽ cũng chỉ là những cuộc phiêu lưu không hồi kết. Một cái nhìn ngang qua Kinh Thánh Tân Ước, phải chăng ta sẽ tìm được chìa khóa cho bài toán về vấn nạn đau khổ?
2. Đau khổ trong nhãn quan Tân Ước
Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy đã có một thời đạo lý cổ truyền tin rằng đau khổ là hình phạt bởi tội. Điều này đồng nghĩa với việc người ta xem đau khổ là lời chúc dữ đến từ Thiên Chúa. Nhưng hình ảnh ông Gióp, người công chính, cũng phải đau khổ, là dấu chứng để đặt lại vấn đề. Trong nhãn quan của Kinh Thánh Tân Ước, đau khổ được mặc lấy những giá trị mới mẻ và xác thực của nó.
2.1 Đau khổ – cuộc ngã giá vì Sự Thật
Nước Trời không giống như hàng hóa trao đổi, trả giá, lại càng không một thực tại nào có thể sánh bằng. Nhưng đường vào Nước Trời là con đường hẹp, đòi hỏi mọi công dân phải hy sinh đúng tầm mức. Trong Tin Mừng theo Mát-thêu, Chúa Giê-su đã từng nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo” (Mt 10,34). Đây là lời dường như đã hàm ẩn một viễn cảnh về cái giá phải trả vì Nước Trời. Và quả thực, để “chiếm hữu” được Sự Thật, được Nước Trời, con người phải đánh đổi bằng đau khổ. Trong bài giảng về sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su đã minh định: “Nhưng trước khi tất cả các sự việc ấy xẩy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12). “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu” (Lc 21,17-18). Ở biến cố Đa-mát, Chúa Giê-su đã nói với Kha-na-ni-a về Sao-lô: “Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta” (Cv 9,16). Khởi điểm đức tin, Phao-lô đã phải nếm mùi đau khổ: “suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống” (Cv 9,9) và còn được tiên báo về một tương lai đầy gian lao thử thách. Và cũng chính Phao-lô đã nghiệm được cái giá của Nước Trời khi mình phải đau khổ: “ Thật thế tôi đã vô cùng đau khổ, con tim se thắt, nước mắt chan hòa khi viết cho anh em: tôi viết không phải để gây ưu phiền, nhưng là để cho anh em biết tôi hết lòng yêu mến anh em” (2 Cr 2,4). Trong niềm xác tín, Phao-lô không còn so đo về sự được mất giữa đau khổ và Sự Thật nhưng như là một cuộc ngã giá, nghĩa là không còn phải mặc cả mà là một niềm tin tưởng, hy vọng vì Danh Đức Giê-su Ki-tô. Trong thư gửi ông Ti-mô-thê, Phao-lô nhấn mạnh niềm xác tín ấy trước sứ vụ đã được mời gọi: “Chính vì những lý do ấy mà tôi phải chịu những đau khổ này; nhưng tôi không hổ thẹn, vì tôi biết tôi tin vào ai, và xác tín rằng: Người có đủ quyền năng bảo toàn giáo lý đã được giao phó cho tôi, mãi cho tới Ngày đó” (2 Tm 1,12). Thư thứ nhất gửi giáo đoàn Cô-ri-tô cũng viết: “Vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1 Cr 6,20). Niềm hy vọng dường như đã chiếm hữu Phao-lô tiếp sức thắng vượt tất cả mọi rào cản vì chính ông đã ý thức được giá trị của Nước Trời: “Thật vậy, tôi nghĩ rằng, những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Được chịu đau khổ vì Sự Thật còn là một mối phúc: “Quả thế, nhờ Đức Ki-tô, anh em đã được phúc chẳng những là tin vào Người, mà còn được chịu đau khổ vì Người” (Pl 1,29). Thư thứ nhất của Phê-rô cũng viết: “Nếu có ai phải chịu đau khổ vì danh hiệu Ki-tô hữu, thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó” (1 Pr 4,16).
Như thế, ý nghĩa đau khổ trong nhãn quan Tân Ước không dừng lại ở chính chủ thể đau khổ nhưng là một chiều hướng đi tới. Đau khổ trong cái nhìn này có một lý do quý giá và mang một mục đích cao cả. Đau khổ là vì Danh Đức Giê-su Ki-tô, đau khổ để xứng đáng tham dự Nước Thiên Chúa như Phao-lô đã khẳng định: “Anh em sẽ được coi là xứng đáng tham dự Nước Thiên Chúa, chính vì Nước Thiên Chúa mà anh em chịu đau khổ” (2 Tx 1,5).
2.2 Đau khổ – bài học của vâng phục
Đau khổ và vâng phục là hai phạm trù dường như không mấy liên hệ. Đau khổ diễn tả trạng thái, còn vâng phục lại ở thái độ, hành vi. Vậy, tại sao đau khổ lại có thể là bài học của vâng phục?
Đau khổ, trong nhãn quan của Tân Ước, như là cái giá để đổi lấy Nước Trời nhưng đau khổ cũng biểu lộ thái độ vâng phục. Tin Mừng đã thuật lại một cách chân tình, trong đau khổ cực độ, Chúa Giê-su đã kêu lên thảm thiết nhưng vẫn một mực theo Thánh Ý Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo như con muốn, mà theo như Cha muốn” (Mt 26,39), “lạy Cha, nếu con phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin cho ý Cha thể hiện”(Mt 26,42). Những lời này chứng thực tình yêu giữa Con và Cha qua sự vâng phục, đồng thời cũng xác nhận Đức Ki-tô đã chịu đau khổ thực sự. Là con người, Chúa Giê-su cũng mang lấy tất cả những nỗi khổ đau của kiếp người. Nơi Người, quy tụ mọi khổ đau của nhân thế và khổ đau ấy được đẩy lên tới tột đỉnh. Trong truân chuyên cực độ nhưng Người vẫn không buông xuôi, bỏ cuộc vì Thánh Ý Cha còn quý hơn gấp ngàn lần. Chúa Giê-su ý thức được giá trị của vâng phuc và sẵn sàng tín thác trong Thánh Ý Cha. Tin Mừng Gio-an cho thấy Chúa Giê-su ý thức được sức mạnh cứu độ của đau khổ: “Thiên Chúa yêu mến thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3,16) nên đã dấn bước tới đau khổ của mình, dấn bước trong sự vâng phục Chúa Cha. Chúa Giê-su biết trước lộ trình Người đi đầy đau khổ, chết chóc nhưng vẫn dấn thân để ý Cha được trọn hảo nơi mình. Sự dấn thân như thế là một cuộc mạo hiểm và nếu không có sức mạnh của tình yêu thì khó đủ can đảm tiến tới. Bí quyết của Chúa Giê-su để hóa giải mọi tình thế chính là yêu.
Trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, Phao-lô đã diễn tả bài ca tuyệt diệu về Chúa Giê-su trong thái độ khiêm hạ và vâng phục như sau: Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. (Pl 2,6-9)
Là Thiên Chúa nhưng Chúa Giê-su đã tự hạ mình làm kiếp phàm nhân, “mặc lấy thân nô lệ”. Điều này chứng thực Chúa Giê-su đã tình nguyện mặc lấy khổ đau để biểu lộ thái độ vâng phục Thánh Ý Chúa Cha, “vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết” vì tình yêu. Nói như thế, phải chăng trong nội tại Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Giê-su thiếu cách thế để biểu lộ thái độ vâng phục với Chúa Cha? Thực ra, nơi Thiên Chúa sự vâng phục đã là hoàn hảo rồi. Cách thế Chúa Giê-su tự hạ và vâng phục trong kiếp phàm nhân là để làm mẫu gương, làm bài học cho con người. Thư thứ nhất của Phê-rô cũng viết: “Thật vậy, Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1 Pr 2,21-23). Thư gửi Ga-lát đã viết rằng: “Để cứu chúng ta thoát khỏi cõi đời xấu xa hiện tại, Đức Giê-su Ki-tô đã tự hiến vì tội lỗi chúng ta, theo ý muốn của Thiên Chúa là Cha chúng ta” (Gl 1,4). Thư gửi tín hữu Do Thái cũng minh định: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8). Như vậy, đau khổ cho ta kinh nghiệm và hiểu biết về cái giá của vâng phục. Chỉ có trong đau khổ, người ta mới cảm được thế nào là sống vâng phục.
Tân Ước đã khoác thêm cho đau khổ chiếc áo thật ý nghĩa để diễn tả thái độ vâng phục. Đau khổ mà chính Chúa Giê-su chịu và chịu trong thái độ vâng phục là mẫu gương tuyệt hảo vượt không gian và thời gian.
2.3 Đau khổ – biểu chứng của tình yêu
Người ta vẫn thường nói có yêu mới biết thế nào là đau khổ. Trong tình yêu có quả ngọt nhưng cũng đầy nước mắt. Hơn đâu hết, Kinh Thánh Tân Ước chất chứa một tình yêu nhưng không, vô biên của Thiên Chúa. Chính vì yêu mà Chúa Giê-su đã đến trong thế gian và hiến mạng vì nhân loại. Nói cách khác, những đau khổ mà Chúa Giê-su đã chịu là biểu chứng cho tình yêu, tình yêu đối với Chúa Cha và yêu thương con người.
Như đã đề cập trên đây, Chúa Giê-su biết trước con đường thập giá nhưng Người vẫn tiến tới, tiến tới trong sự vâng phục và vì tình yêu. Có thể nói rằng chính tình yêu hướng dẫn Chúa Giê-su đến với thập giá. Trong lời nguyện cùng Chúa Cha, Chúa Giê-su đã nguyện rằng: “Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17,19). Chúa Giê-su hiến tế chính mình không phải để vinh danh Người nhưng để làm giá chuộc muôn loài vì yêu. Cuộc nhập thể sống kiếp phàm nhân của Chúa Giê-su đã là một phép mầu của tình yêu. Đặc biệt, cuộc thương khó Chúa Giê-su chịu bắt bớ, sỉ nhục, bạt tai, khạc nhổ, phẩm giá của tù nhân bị khinh miệt, bị xử án bất công, bị đánh đòn, đội mão gai, chế nhạo, vác thập giá, đóng đinh, hấp hối và chết trên cây thập giá đã trở nên biểu chứng hùng hồn nhất cho tình yêu. Trong Tin Mừng Gio-an, Chúa Giê-su đã nói đến giá trị của đau khổ vì yêu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Hy sinh, đau khổ vì người khác là biểu lộ, là bằng chứng thuyết phục nhất và cao cả nhất cho tình yêu. “Thiên Chúa yêu mến thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để phàm ai tin vào Con của Người thì khỏi phải diệt vong, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3,16). Thiên Chúa ban Con Một Ngài để nhờ Con Ngài mà thụ tạo con người được chia sẻ thần tính, được sự sống đời đời. Phao-lô đã diễn tả hình ảnh Con Một Thiên Chúa tự hiến chính mình vì Hội Thánh rằng: “Và như Hội Thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5,24-25). Trong thư gửi tín hữu Rô-ma, Phao-lô cũng đã viết: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32). Thiên Chúa yêu con người đến độ đã trao nộp cả Con Một Ngài. Điều này có nghĩa Thiên Chúa tình nguyện trở nên vật hiến tế vì yêu chúng ta. Chính Chúa Giê-su đã tự nhận mình là tội nhân, cho dù Người không hề phạm tội, nộp mình trong tay kẻ dữ xét xử. Có thể nói rằng vụ án Giê-su là vụ án bất công nhất trong lịch sử nhân loại. Câu danh ngôn “tình yêu là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn” nghe có vẻ ngược đời nhưng quả thực là có cơ sở. Người ta có thể chất vấn Thiên Chúa: Để biểu lộ tình yêu, Thiên Chúa có nhiều cách thế, tại sao Thiên Chúa lại chọn con đường thập giá? Thiên Chúa, như thế, đã chẳng dại khờ hay sao? Trong lý luận của con người, Thiên Chúa đã trở nên điên dại. Nhưng “cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1,25). Thiên Chúa đã dành tình yêu tuyệt đối cho nhân loại và cứu nhân loại bằng cách thế hoàn hảo nhất và cao siêu nhất, đó là con đường thập giá. Chính tình yêu đã khơi lên một ước muốn đón nhận cuộc khổ nạn, vì khổ nạn là biểu chứng đáng tin cậy nhất của tình yêu. “Tình yêu đã làm cho Chúa Giê-su có can đảm để quy hướng cuộc đời, tư tưởng và hành động của Người về giờ của đau khổ”.
Đau khổ của Chúa Giê-su là tuyệt đỉnh và cái chết của Người là bằng chứng tối thượng của tình yêu. Mẫu gương tuyệt hảo ấy đã được các môn đệ (những chứng nhân Tin Mừng) của Người chia sẻ. Phao-lô, trong thư thứ hai gửi giáo đoàn Cô-rin-tô viết rằng: “ Thật thế tôi đã vô cùng đau khổ, con tim se thắt, nước mắt chan hòa khi viết cho anh em: tôi viết không phải để gây ưu phiền, nhưng là để cho anh em biết tôi hết lòng yêu mến anh em” (2 Cr 2,4). Như thế, đau khổ là dấu chỉ biểu đạt tình yêu. Điểm đến chính là tình yêu và mục đích này quy hướng mọi hành động về nó. Yêu là trên hết và tất cả chỉ là lệ thuộc và thứ yếu mà thôi. Cũng vì tình yêu, các chứng nhân Tin Mừng còn hãnh diện và phấn khởi khi được chịu đau khổ vì người khác. Phao-lô nói rằng: “Giờ đây tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24).
Như vậy, trong cái nhìn của Giao Ước mới, đau khổ là phương tiện hữu hiệu và cần thiết để làm biểu chứng cho tình yêu. Thiên Chúa đã chấp nhận trao Con Một Ngài vì tình yêu. Chúa Giê-su đã mượn con đường đau khổ để biểu lộ tình yêu với Chúa Cha và với nhân loại. Các chứng nhân Tin Mừng đã học được bài học đau khổ vì yêu nơi Đức Giê-su Ki-tô. Đau khổ, vì thế, đã được nâng lên một vị thế mới.
2.4 Đau khổ – mảnh đất tràn trề ân sủng
Chết và đau khổ vốn được xem là hai kẻ thù không đội trời chung của kiếp sống nhân loại. Ai ai cũng mang trong mình ước muốn thoát khỏi đau khổ và tìm mọi cách trốn chạy nó. Một thực tại đáng sợ như thế, tại sao lại có thể là mảnh đất tràn trề ân sủng? Chẳng lẽ giáo lý Đức Giê-su là liều thuốc phiện ru ngủ nhân dân như Marx đã tuyên phán?
Giáo lý Phật Giáo vẫn thường nói: cuộc đời là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn đại dương. Điều này có nghĩa đau khổ là một thực tại hiển nhiên của cuộc sống con người. Chúa Giê-su đến “không hủy bỏ đau khổ nhưng Người an ủi kẻ đau khổ”: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5). Tân Ước cho thấy đau khổ không còn là hình phạt như Cựu Ước nhưng là mảnh đất tràn trề ân sủng của Thiên Chúa. Đau khổ không còn là thất vọng nhưng là chan chứa niềm hy vọng. Đau khổ không còn là nỗi u sầu nhưng là tràn ngập niềm vui. Đau khổ không còn là nỗi bất hạnh nhưng là hạnh phúc vô biên. Và đau khổ không còn là vô nghĩa nhưng đem đến cuộc sống vĩnh hằng.
2.4.1 Đau khổ là niềm hy vọng
Kinh Thánh Tân Ước đã tô thêm cho đau khổ một nét đẹp mới khi diễn tả ở chiều kích niềm hy vọng. Chúa Giê-su đã từng nói: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,24-25). Hạt lúa gieo vào lòng đất mà “chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”. Khi hạt lúa chết đi cũng chính là hứa hẹn một mùa bội thu tương lai. Cũng thế, chính đau khổ đã tiềm tàng về một niềm hy vọng cho tương lai trổ sinh hoa trái. Ở một đoạn khác, Chúa Giê-su còn nhấn mạnh: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”(Ga 16,33). Một lời quả quyết đảm bảo niềm hy vọng cho những ai cùng đau khổ với Đức Ki-tô. Đức Ki-tô là Đấng chiến thắng đau khổ. Chính Đức Giê-su đã tình nguyện đi vào con đường đau khổ (cho dù đã biết trước) bằng tất cả niềm hy vọng: nhờ đau khổ sẽ tuôn trào ân sủng cho nhân loại. Chiến thắng của Đức Giê-su Ki-tô trước đau khổ và cái chết là đích điểm vững chắc nhất cho tất cả mọi đợi chờ của con người trong đau khổ. Các chứng nhân đau khổ cũng đã thấm thía bài học về niềm hy vọng mà thầy Giê-su để lại. Phao-lô đã viết trong thư gửi giáo đoàn Phi-líp-phê rằng: “Vấn đề là được biết chính Đức Ki-tô, nhất là biết người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết” (Pl 3,10-11). Trong thư gửi tín hữu Rô-ma, Phao-lô cũng viết:
Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta (Rm 5,3-5).
Thư gửi tín hữu Do-thái còn nhấn mạnh rằng: “Quả thật, anh em đã thông phần đau khổ với những người tù tội, và đã vui mừng để cho người ta tước đoạt của cải, bởi biết rằng mình có những của vừa quý giá hơn lại vừa bền vững…Vậy anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao” (Dt 10,34-35). Phê-rô, trong thư thứ nhất, cũng viết: “Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Ki-tô và được dự phần vinh quang sắp tỏ hiện trong tương lai” (1 Pr 5,1). Như thế, cái gốc của niềm hy vọng là ở lòng tin. Lòng tin là nguồn lực chủ đạo thắp sáng niềm hy vọng cho những ai trầm luân trong đau khổ vì “những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8,18). Phần thưởng lớn lao dành cho những ai đau khổ biết đặt hy vọng vào Đức Ki-tô là đích điểm vững chắc trên lộ trình hướng về Trời Mới Đất Mới như sách Khải huyền đã khẳng định: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4).
2.4.2 Đau khổ là niềm vui
Đau khổ là niềm vui. Kiểu nói này xem ra thiếu logic và nghe lạ tai. Nhưng thực tế Tin Mừng vẫn là những nghịch lý như vậy. Trong Tin Mừng Gio-an, trước giờ chịu nạn Chúa Giê-su nói với các tông đồ rằng: “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (Ga 16,16). Trước giờ bước vào cuộc thương khó là những giây phút giày vò tâm can Chúa Giê-su. Người cũng đau khổ, day dứt lại còn đau khổ hơn khi không nhận được sự chia sẻ của những người thân tín là các tông đồ. Nên khi Người nói “ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” là câu nói trong tâm trạng đau đớn nhưng Người vẫn nghĩ đến niềm vui của cuộc trở lại. Điều này chứng tỏ ngay trong đau khổ đã mang mầm mống của niềm vui. Cũng trong bối cảnh trước giờ thương khó, Chúa Giê-su đã tiên báo cho các tông đồ về đau khổ sẽ là niềm vui: “Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20). Rồi Chúa Giê-su nói tiếp: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,21-22). Như thế, chính đau khổ tác tạo người mới và đó là một niềm vui khôn tả. Đức Ki-tô cũng vậy, nhờ cuộc khổ nạn của Người, Người đã tác tạo một dân mới, một nhân loại mới. Đó không chỉ là niềm vui cho cuộc đời ngắn ngủi trần gian nhưng còn là niềm vui vĩnh cửu của những ai được tái sinh trong Đức Ki-tô. Thư thứ nhất của Phê-rô có đoạn viết: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cũng được vui mừng hoan hỷ” (1 Pr 4,13). Như vậy, đau khổ không còn là lời than thân trách phận nhưng quả thực là niềm hân hoan sung sướng vì cùng được đau khổ với Đức Ki-tô.
2.4.3 Đau khổ là niềm hạnh phúc.
Đau khổ vốn đem đến một niềm vui khôn tả, như thế đã là hạnh phúc rồi. Nhưng Tân Ước không dừng lại ở đó. Tân Ước còn nhấn mạnh hơn về chiều kích thâm sâu của hạnh phúc.
Nếu như Cựu Ước thường đồng nhất giữa đau khổ và sự dữ thì Tân Ước lại nhìn ở một chiều kích tích cực hơn. Chính Chúa Giê-su đã không coi đau khổ như một vận số bất hạnh hay một tai nạn đáng tiếc. Mà trái lại, Người coi đau khổ như một thực tại tuyệt vời của đời sống trần gian. Khi Đức Giê-su loan báo trước Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người, Đức Giê-su đã nói rằng: “Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến” (Ga 12,27). Đau khổ chính là niềm vinh hạnh, là mãnh lực lôi cuốn Đức Giê-su. Chính vì đau khổ, vì giờ định mệnh ấy mà Người đến trần gian. “Người đã muốn sống để mà chết”. Lời giáo huấn trọng tâm của Tin Mừng cũng chính là Tin Mừng về đau khổ, đó là các mối phúc. Mát Thêu đã ghi lại lời chúc phúc của Chúa Giê-su: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5,5); “phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12). Trong tám mối phúc, Chúa Giê-su đã dành riêng hai mối phúc cho đau khổ. Còn Theo Lu-ca, trong bài giảng về các mối phúc, Chúa Giê-su đều nói tới phúc của đau khổ như sau:
Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao (Lc 6,20-23).
Cho dù có những mối phúc không trực tiếp nói tới từ đau khổ nhưng Chúa Giê-su cho thấy cái phúc dành cho tất cả những ai gặp gian truân khốn khó. Đó là phúc của cái nghèo, phúc của cái đói, phúc của giọt nước mắt và khi bị người ta sỉ vả, oán ghét. Chúa chúc phúc cho những ai mà người đời xem là vô phúc. Điều này xem ra đi ngược với hiện sinh của con người. Thế nhưng chính cái nghịch lý này lại là hạnh phúc đích thực, hạnh phúc vĩnh hằng.
Hơn ai hết, các chứng nhân của Tin Mừng là những người đầu tiên cảm được phúc đau khổ mà Chúa Giê-su đã dạy. Trong thư thứ hai gửi giáo đoàn Cô-rin-tô, Phao-lô nói trong niềm hân hoan rằng: “Vì cũng như chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Ki-tô, thì nhờ Người, chúng ta cũng được chứa chan niềm an ủi” (2 Cr 1,5). Và cũng “vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Được chỉa sẻ đau khổ của Đức Ki-tô là một hạnh phúc bất diệt. Đau khổ không là những mất mát và phi lý nhưng là điều kiện để cùng được chung hưởng vinh quang với Đức Ki-tô. Vì thế, Phao-lô vẫn luôn mong ước các tín hữu của mình biết chịu đựng theo mẫu gương tuyệt vời của Đức Ki-tô: “Xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em, để anh em biết yêu mến Thiên Chúa và biết chịu đựng như Đức Ki-tô” (2 Tx 3,5). Phao-lô đã xác tín niềm hạnh phúc lớn lao ấy và quả quyết rằng: “Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2 Cr 4,17). Đối với Phao-lô, sống là Đức Ki-tô. Đức Ki-tô chính là máu thịt, là hơi thở cho cuộc sống của con người lãnh hội được ý nghĩa của đau khổ như Phao-lô. Hạnh phúc ấy được tuôn trào nơi Phao-lô trên từng bước chân rao giảng về thập giá và vinh quang thập giá của Đức Ki-tô. Dường như Phao-lô đã không biết mệt mỏi trên những hành trình đầy cam go trong sứ vụ được mời gọi, không còn sợ hãi trước một thế lực trần gian nào. Đức Ki-tô là tất cả cho cuộc đời của Phao-lô “vì đối với tôi, sống là Đức Ki-tô, và chết là một mối lợi” (Pl 1,21).
Ta có thể nói rằng, Tin Mừng là tin mừng về đau khổ. Bởi lẽ ngay chính trọng tâm giáo huấn của Tin Mừng, Chúa Giê-su đã dành để nói về cái phúc của đau khổ. Đau khổ, như thế, đã hoàn toàn vượt trên tất cả những gì mà Cựu Ước nhìn nhận và cũng loại bỏ những gì do chính từ ngữ gợi ra. Đau khổ không còn là nỗi ám ảnh cho cuộc lữ hành trần thế nhưng là một lời chúc phúc đầy hứa hẹn và không kém phần hấp dẫn. Đó là một mối phúc mang tầm vóc lớn cho những ai biết cùng chịu đau khổ với Đức Ki-tô vì “Nước Trời là của họ”
2.4.4 Đau khổ là lộ trình dẫn tới vinh quang
Đau khổ có thể diễn giải ở nhiều góc độ: là cuộc ngã giá, là bài học vâng phục, là biểu chứng tình yêu, là niềm hy vọng, là niềm vui và hạnh phúc,…nhưng tất cả đầu quy hướng về ơn cứu độ. Ơn cứu độ là điểm đến, là đích điểm cho cho mọi khổ đau của con người khi cùng hiệp thông vào mầu nhiệm đau khổ của Đức Ki-tô. Mọi nẻo đường cho dù xa xôi và hoa lệ đến mấy cũng nhằm tới cùng đích là vinh quang Thiên Chúa.
Kinh Thánh Tân Ước diễn tả vinh quang không phải một thứ man-na từ trời xuống nhưng hệ tại ở điều kiện nhất định. Điều kiện đó chính là đau khổ. Chúa Giê-su, cho dù là Thiên Chúa, vẫn không xem lộ trình này như là ngoại lệ cho mình. Tin Mừng Mát-thêu nói rõ: “Từ lúc đó, Đức Giê-su Ki-tô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết: Người phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21). Tin Mừng Mát-thêu nói đến ba lần Chúa Giê-su loan báo trước cuộc thương khó của Người. Điều này chứng tỏ Chúa Giê-su hoàn toàn tự nguyện và cho thấy đây cũng là kế hoạch đời đời của Thiên Chúa. Mác-cô cũng minh định: “Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại” (Mc 8,31). Tin Mừng Lu-ca cũng nói rằng: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy” (Lc 9,22). Khi nói về Ngày của Con Người, ngày Đức Ki-tô quang lâm, Lu-ca còn nhấn mạnh hơn về điều kiện phải có: “Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ” (Lc 17,25). Cả ba Tin Mừng đều nhắc lại điều kiện để đạt tới vinh quang như là một khẳng định vững chắc về chân lý. Chính Chúa Giê-su đã loan báo điều này trước về Người cho các môn đệ là Người sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Sự Phục Sinh cũng chính là vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện. Đây là giáo huấn Chúa Giê-su truyền dạy cho các môn đệ và chính Người đã thực thi chân lý này một cách triệt để là chịu đau khổ, chịu chết và Phục Sinh vinh hiển.
Phao-lô đã diễn tả lộ trình này như sau: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.(Pl 2,8-9)
Đau khổ là lộ trình đem tới ơn cứu độ. Đó là một chân lý: “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Các chứng nhân Tin Mừng đã thẩm thấu quy luật này khi cùng được đau khổ với Đức Ki-tô. Sách Công vụ Tông đồ đã khẳng định: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa” (Cv 14,22). Thư thứ nhất của Phê-rô đã nói về anh em mình: “Thần Khí Đức Ki-tô ở nơi các ngài, đã báo trước những đau khổ dành cho Đức Ki-tô, và vinh quang đến sau những đau khổ đó, nên các ngài đã tìm hiểu xem Thần Khí muốn cho thấy việc đó xẩy ra vào thời nào, trong hoàn cảnh nào” (1 Pr 1,11). Thư Do-thái thì viết: “Quả thật, anh em đã thông phần đau khổ với những người tù tội, và đã vui mừng để cho người ta tước đoạt của cải, bởi biết rằng mình có những của vừa quý giá hơn lại vừa bền vững…Vậy anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao” (Dt 10,34-35). Riêng Phao-lô đã đề cập chân lý về đau khổ một cách mạnh mẽ khi minh chứng Thiên Chúa phải trả giá đắt để cứu độ con người, cũng là để con người được dự phần vào vinh quang Thiên Chúa: “Vì Thiên Chúa đã Trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1 Cr 6,20). “Vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Niềm xác tín vào đau khổ đem lại ơn cứu độ được Phao-lô diễn tả: “Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giê-su chỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được chỗi dậy với Chúa Giê-su, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em” (2 Cr 4, 14). Chính trong niềm xác tín ấy, Phao-lô đã được tiếp sức một cách kỳ diệu khi phải chịu đau khổ:
Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giê-su, để sự sống của Đức Giê-su cũng được biểu lộ nơi thân xac phải chết của chúng tôi (2 Cr 4, 8-11).
Lộ trình đau khổ dẫn tới vinh quang là chân lý hiển nhiên được Tin Mừng nhắm tới như là mục đích tối hậu. Giá trị mang tầm vóc vĩ đại của đau khổ chính là đau khổ đưa tới vinh quang - ơn cứu độ. Cả cuộc đời Chúa Giê-su và giáo huấn của Người đều quy chiếu về điểm này. Chúa Giê-su, dù nhiệt tình rao giảng, dù lăn xả trên khắp mọi nẻo đường Palestina để đồng cam cộng khổ với con người, dù là một phút nghỉ ngơi sau một ngày mệt nhọc…cũng là vì ơn cứu độ cho con người. Đặc biệt, cuộc thương khó và cái chết của Người đã bộc lộ tất cả tình yêu mãnh liệt Thiên Chúa dành cho nhân loại, vì muốn cứu độ nhân loại và cũng “chính vì giờ này mà con đã đến” (Ga 12,27). Vì ơn cứu độ, Thiên Chúa có thể làm tất cả, cho dù phải sống kiếp nô lệ, trở nên như tội nhân để mặc con người xét xử. Và “vì bản thân người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách” (Dt 2,18). J. Galot, trong tác phẩm Đấng chiến thắng nhờ đau khổ, đã viết: “Đức Ki-tô đã biến đau khổ thành dụng cụ cứu độ, thành đại phương tiện giải thoát. Người mời gọi chúng ta tin rằng: mọi đau khổ được gửi đến cho chúng ta như một sứ mệnh cứu rỗi, rằng nếu biết quảng đại đón nhận và dâng hiến, đau khổ sẽ góp phần vào việc biến đổi thế giới, và làm cho nhân loại nên tốt hơn.”. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II cũng đã xác nhận: “Khi thực hiện ơn cứu độ bằng đau khổ, Đức Ki-tô đồng thời cũng nâng cao đau khổ của con người đến nỗi thông-ban cho nó một giá trị cứu độ. Như vậy, qua đau khổ của mình, mọi người đều có thể tham dự vào đau khổ cứu độ của Đức Ki-tô”. Như thế, đau khổ đã mang chiều kích siêu nhiên và gắn kết với chương trình đời đời của Thiên Chúa.
Thay Lời Kết
Sống ở thời đại nào, ở thái cực hay môi trường văn hóa nào, con người cũng ý thức và cảm nghiệm được vấn nạn đau khổ. Nhưng cái nhìn về đau khổ khó gặp nhau được một cách trọn vẹn. Quả thật “các vấn nạn của con người thì có tính phổ quát, còn câu trả lời còn mang màu sắc văn hóa”. Nếu như ở những thời “son sẻ”, con người ta cảm nhận và suy tư về đau khổ còn đơn điệu hay đúng hơn là hồn nhiên, thì ở trong thế gới hiện đại như ngày nay vấn đề đã được khám phá mang tính khách quan và đi vào chiều sâu. Tuy nhiên dừng lại ở mặt tư tưởng (triết học), vấn đề đau khổ vẫn không tìm được chốn uyên nguyên nương thân, tức là bằng lý trí con người, ta không thể khám phá đầy đủ được vấn đề. Nẻo đường này sẽ dẫn đến một điểm dừng và ta chỉ còn biết vẽ vòng tròn chiêm ngắm.
Vấn nạn đau khổ chỉ có thể được lột tả khi đặt nó trong chiều kích tôn giáo. Các tôn giáo lớn trong lịch sử nhân loại đã đều chạm trán với vấn nạn đau khổ. Ấn Độ giáo, Phật giáo đều có những công hiến tích cực trong vấn đề giải mã bí ẩn đau khổ. Nhưng, xem ra Ki-tô giáo đã nắm được chìa khóa vì được cắm rễ sâu vào mảnh đất Tin Mừng. Kinh Thánh Tân Ước đã nâng đau khổ, vốn được xem là tai họa trong Cựu Ước, trở thành mối phúc lớn cho con người. Đau khổ trong nhãn quan của Tân Ước được phác họa như một bức tranh tươi sáng và tràn trề ân sủng Thiên Chúa. Đau khổ không còn là bị động như một tai nạn nhưng là một cuộc hiến dâng tự nguyện vì Nước Trời. Đau khổ không còn là vô nghĩa nhưng là bài học của vâng phục. Đau khổ không còn là sự dữ vì lỗi lầm nhưng là biểu chứng của tình yêu. Đau khổ không còn là nỗi thất vọng nhưng là niềm hy vọng tràn trề. Đau khổ không còn là nỗi buồn phiền nhưng là niềm vui bất diệt. Đau khổ không còn là bất hạnh nhưng là hạnh phúc vĩnh hằng. Và đau không còn là cái gì phi lý nhưng là đưa đến ơn cứu độ cho con người. Chúa Giê-su đã minh chứng tất cả những ý nghĩa đó bằng cả giáo huấn và con người của Ngài.
Nơi khuôn mặt của Đấng Tử giá, ý nghĩa đích thực của đau khổ được biểu lộ. Nơi Người, đau khổ không chỉ còn là một chuyện thường, nhưng đã trở thành một lý tưởng huyền nhiệm. Nó không còn là một hình phạt đè bẹp hay một gánh nặng mà người ta phải kéo lê vì bị Thiên Chúa đọa phạt: nó là một lễ dâng tự tình chấp nhận và được dâng lên Cha trên trời, trong một nhiệt tình mến yêu đền tạ.
Và từ đây ta có được một sự đợi chờ đầy hứa hẹn. Trong chiều kích Ki-tô giáo, ta không hề chạy trốn đau khổ nhưng là đối diện và hơn nữa là đón nhận nó. Một thái độ đón nhận trong tình yêu là cần thiết vì từ thập giá sẽ đi tới vinh quang. Nhận định của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II sau đây có lẽ là lời kết thật ý nghĩa cho đề tài này:
Đau khổ của con người đã đạt tới đỉnh cao nơi cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô. Đồng thời nó mang lấy chiều kích hoàn toàn mới mẻ và đã đi vào một trật tự mới: đau khổ được liên kết với tình yêu, tình yêu mà Chúa Ki-tô đã nói với Ni-cô-đê-mô, tình yêu làm nên điều thiện hảo bằng cách rút rỉa ngay từ sự dữ, ngay từ đau khổ, cũng như sự thiện cao cả nhất- tức là ơn cứu độ thế giới – đã được thực hiện qua thập giá Đức Ki-tô, và không ngừng khởi đi từ thập giá. Cây thập giá đã trở thành nguồn mạch tuôn trào dòng nước đem lại sự sống (xc Ga7, 37-38). Cũng chính từ thập giá, chúng ta phải đặt lại câu hỏi về ý nghĩa đau khổ, và chúng ta tìm được lời giải đáp trọn vẹn cho câu hỏi đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điển ngữ thần học Thánh Kinh. Đà Lạt: Phân khoa thần học Giáo Hoàng học viện Thánh Piô X, 1973.
2. Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước. TPHCM: TPHCM, 2002.
3. Lý Giác Minh. Đàm đạo với Phật Đà. Hà Nội: Văn học, 2006.
4. J. Galot. Đấng chiến thắng nhờ đau khổ. Vaiqueur par la souffrance.
5. Doãn Chinh. Kinh văn của các trường phái triết học An Độ. Hà Nội: Đại học Quốc gia, 2003.
6. Lê Xuân Hoa. Nhập môn triết học Ấn Độ. Bình Thuận: Chủng Viện Thánh Nicolas, 2005.
7. Nguyễn Đăng trúc. Tiếp cận tư tưởng Việt Nam và vấn đề triết học. France: Định Hướng Tùng Thư, 1999.
8. Nguyễn Ngọc Mỹ. Tìm từ Kinh Thánh Tân Ước. Hà Nội: Tôn Giáo, 2005.
9. Hoàng Phê & tgk. Từ điển tiếng việt. Đà Nẵng, 1997.
10. Trần Văn Hiến Minh. Từ điển và danh từ triết học. Sài Gòn: Ra khơi, 1966.
11. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II. Ý nghĩa đau khổ theo Kitô giáo. Éditions du centurion, 1984.
Máu Thánh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:35 18/04/2011
Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì sẽ ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy (Ga. 6,56).
Dọc theo lịch sử cứu độ, chúng ta nhận biết các lễ hy sinh đền tội là việc sát tế, hiến tế và lễ toàn thiêu. Tất cả các lễ dâng bằng máu chiên bò thì không xóa hết tội lỗi. Của lễ đẹp lòng Thiên Chúa Cha là sự hiến tế chính Con Một của Người. Chúng ta biết máu chính là nguồn của sự sống. Của lễ hy tế đổ máu của Đức Kitô hiến dâng trên thập giá một lần là đủ cho tất cả. Thơ gởi tín hữu Do-thái viết: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt. 9,12).
Ngày xưa, của lễ hy sinh mà Thiên Chúa đòi hỏi tổ phụ Abraham là hiến dâng mạng sống chính con một của mình. Của lễ hiến dâng này không phải để đền tội, nhưng để tỏ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa độc nhất. Ông Abraham đã tuyệt đối vâng lời và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ông Abraham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Ixaác, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi (Stk. 22,6). Ông Abraham và con trai lên đường dâng tiến lễ hy sinh cho Thiên Chúa. Của lễ dâng chính là đứa con trai duy nhất. Ông đã không từ khước đứa con thừa tự yêu quí. Abraham đã dám hy sinh sát tế con của mình. Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Ixaác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình (Stk. 22,9-10). Biết lòng thành tín của ông, Chúa đã tha chết cho đứa con yêu. Chúa đã chọn ông làm tổ phụ của tất cả các người có lòng tin.
Theo nghi lễ của người Do-thái, các Thượng Tế và Thầy Cả đại diện dân giết các con vật làm lễ hiến dâng để đền tội. Vì giá máu là giá của mạng sống. Mạng sống của các con vật được dùng để thế mạng sống cho con người. Sách Lêvi đã dậy rằng: Vì mạng sống của xác thịt thì ở trong máu, và Ta, Ta đã ban máu cho các ngươi, trên bàn thờ, để cử hành lễ xá tội cho mạng sống các ngươi. Thật vậy, máu xá tội được vì nó là mạng sống (Lv. 17,11). Máu là của lễ hiến tế tinh tuyền, nên sách Đệ Nhị Luật dậy rằng không nên ăn tiết cùng với thịt con vật: Tuy nhiên, anh em phải nhất quyết không ăn tiết, vì máu là mạng sống, và anh em không được ăn mạng sống cùng với thịt (Snl. 12,23).
Máu là biểu tượng của sự cứu độ và hy sinh. Trong ngày Lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã cứu dân Do-thái khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập. Môisen đã ra lệnh cho mỗi gia đình chuẩn bị một con chiên tinh tuyền để sát tế. Máu của chiên sẽ được bôi lên cửa để làm dấu. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên (Xh. 12,6-7). Máu trên cửa là dấu chỉ của sự cứu thoát. Khung cửa nhà nào có dấu vết máu, thiên thần của Chúa sẽ vượt qua và không sát hại con trai đầu lòng. Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập (Xh. 12,13). Máu vượt qua là giao ước Chúa đã lập để đánh dấu sự giải thoát.
Khi lưu hành trong hoang địa cũng như khi đã về miền Đất hứa, dân Do-thái tiếp tục tưởng nhớ ngày Thiên Chúa đã đoái thương cứu họ khỏi thân phận nô lệ. Nghi thức giết chiên và lấy máu rẩy trên dân chúng để thanh tẩy được truyền lại từ đời này tới đời kia: Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này."(Xh.24,8). Chúng ta biết rằng tới thời Chúa Giêsu, các thầy thượng tế vẫn tiếp tục nghi thức giết chiên bò làm hy lễ đền tội. Họ buôn bán chiên bò, đổi chác tiền bạc ngay nơi tiền đình. Họ đã lạm dụng đánh đổi giá cả và làm ô uế nơi cầu nguyện: Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ (Ga. 2,15).
Tiếp theo truyền thống của dân Do-thái, Chúa Giêsu đã lập giao ước mới qua chính máu của Ngài. Chúa không dùng máu chiên bò để hiến tế mà dùng máu thịt của chính mình làm của ăn, của uống và là lễ hy tế đền tội cho nhân loại: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình (Ga. 6,53). Chúa Giêsu còn hứa ban cho những ai ăn và uống Máu của Ngài sẽ có sự sống đời đời: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống (Ga. 6,54-55).
Làm thế nào Chúa Giêsu có thể lấy thịt máu mình mà nuôi dưỡng mọi người. Chúa Giêsu đã chọn cách thế tuyệt hảo nhất là dùng bánh và rượu hiến dâng và thánh hiến trở thành Máu và Thịt của Ngài. Chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể. Trong bữa tiệc ly, chính Chúa đã mời gọi các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Chúa: Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt. 26,27-28). Máu Châu Báu của Chúa không chỉ nuôi dưỡng linh hồn và thần trí của chúng ta, mà còn có hiệu lực tha tội và ban ơn cứu độ. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu thành Êphêsô đã viết: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph. 1,7).
Trong giây phút cầu nguyện trước khi chịu nạn, Chúa Giêsu đã van xin cùng Chúa Cha rằng nếu Cha muốn, Cha có thể cất chén này. Nhưng Chúa Giêsu hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ngài đã lãnh chịu tất cả hình khổ để đi trọn con đường cứu rỗi. Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha."(Mt. 26,42). Tuyệt đỉnh của lễ đền tội là Chúa Giêsu đã hiến chính mạng sống mình trên thánh giá. Chúa đã đổ đến giọt máu cuối cùng để hòan tất hy lễ hiến dâng.
Chúa Giêsu hiến mình chịu chết giang tay trên thập giá để đền tội cho nhân loại. Chúa đã hòa giải và nối kết giữa trời và đất. Chúng ta biết tội nguyên tổ đã đánh mất nguồn ân sủng siêu nhiên và biến mọi người thành tội nhân. Chính nhờ máu Châu Báu của Chúa giao hòa giúp chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm. 5,19). Sự hòa giải này phải trả bằng giá máu. Không ai có thể thay thế của lễ hy sinh đền tội này. Duy chỉ có Con Thiên Chúa nhập thể đền thay tội lỗi của nhân loại. Cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời (Col. 1,20).
Thơ gởi Do-thái đã so sánh rằng máu dê bò rẩy trên mình có thể thánh hóa con người nên trong sạch: Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch (Dt. 9,13). Vậy Máu Thánh của Chúa Giêsu đã đổ ra trên thập giá có hiệu lực tuyệt đối, sẽ xóa sạch mọi lỗi lầm và ban cho chúng ta có sự sống đời đời: Thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (Dt.9,14).
Thơ gởi tín hữu Do-thái đã tóm tắt tất cả hiệu qủa của lễ toàn thiêu và hiến tế, duy chỉ có hy lễ của Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ muôn đời: Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con (Dt. 10,4-7).
Lạy Máu Thánh Chúa Kitô, xin gột tẩy tâm hồn chúng con nên tinh sạch. Lạy Máu Châu Báu Chúa Kitô, xin giải hòa và tha tội cho chúng con. Lạy Máu Cực Trọng Chúa Kitô, xin giải khát tâm hồn chúng con. Chỉ có hy lễ tình yêu trên thánh giá mới giải nghĩa được chén đắng bằng Máu hiến dâng. Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình của người dám thí mạng vì bạn hữu. Chúa đã chết để cho chúng con được sống. Chúa đã sống lại để đưa dẫn chúng con đến sự sống muôn đời. Amen
Dọc theo lịch sử cứu độ, chúng ta nhận biết các lễ hy sinh đền tội là việc sát tế, hiến tế và lễ toàn thiêu. Tất cả các lễ dâng bằng máu chiên bò thì không xóa hết tội lỗi. Của lễ đẹp lòng Thiên Chúa Cha là sự hiến tế chính Con Một của Người. Chúng ta biết máu chính là nguồn của sự sống. Của lễ hy tế đổ máu của Đức Kitô hiến dâng trên thập giá một lần là đủ cho tất cả. Thơ gởi tín hữu Do-thái viết: Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta (Dt. 9,12).
Ngày xưa, của lễ hy sinh mà Thiên Chúa đòi hỏi tổ phụ Abraham là hiến dâng mạng sống chính con một của mình. Của lễ hiến dâng này không phải để đền tội, nhưng để tỏ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa độc nhất. Ông Abraham đã tuyệt đối vâng lời và phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ông Abraham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt lên vai Ixaác, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi (Stk. 22,6). Ông Abraham và con trai lên đường dâng tiến lễ hy sinh cho Thiên Chúa. Của lễ dâng chính là đứa con trai duy nhất. Ông đã không từ khước đứa con thừa tự yêu quí. Abraham đã dám hy sinh sát tế con của mình. Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Ixaác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình (Stk. 22,9-10). Biết lòng thành tín của ông, Chúa đã tha chết cho đứa con yêu. Chúa đã chọn ông làm tổ phụ của tất cả các người có lòng tin.
Theo nghi lễ của người Do-thái, các Thượng Tế và Thầy Cả đại diện dân giết các con vật làm lễ hiến dâng để đền tội. Vì giá máu là giá của mạng sống. Mạng sống của các con vật được dùng để thế mạng sống cho con người. Sách Lêvi đã dậy rằng: Vì mạng sống của xác thịt thì ở trong máu, và Ta, Ta đã ban máu cho các ngươi, trên bàn thờ, để cử hành lễ xá tội cho mạng sống các ngươi. Thật vậy, máu xá tội được vì nó là mạng sống (Lv. 17,11). Máu là của lễ hiến tế tinh tuyền, nên sách Đệ Nhị Luật dậy rằng không nên ăn tiết cùng với thịt con vật: Tuy nhiên, anh em phải nhất quyết không ăn tiết, vì máu là mạng sống, và anh em không được ăn mạng sống cùng với thịt (Snl. 12,23).
Máu là biểu tượng của sự cứu độ và hy sinh. Trong ngày Lễ Vượt Qua, Thiên Chúa đã cứu dân Do-thái khỏi làm nô lệ cho người Ai-cập. Môisen đã ra lệnh cho mỗi gia đình chuẩn bị một con chiên tinh tuyền để sát tế. Máu của chiên sẽ được bôi lên cửa để làm dấu. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên (Xh. 12,6-7). Máu trên cửa là dấu chỉ của sự cứu thoát. Khung cửa nhà nào có dấu vết máu, thiên thần của Chúa sẽ vượt qua và không sát hại con trai đầu lòng. Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập (Xh. 12,13). Máu vượt qua là giao ước Chúa đã lập để đánh dấu sự giải thoát.
Khi lưu hành trong hoang địa cũng như khi đã về miền Đất hứa, dân Do-thái tiếp tục tưởng nhớ ngày Thiên Chúa đã đoái thương cứu họ khỏi thân phận nô lệ. Nghi thức giết chiên và lấy máu rẩy trên dân chúng để thanh tẩy được truyền lại từ đời này tới đời kia: Bấy giờ, ông Môsê lấy máu rảy lên dân và nói: "Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này."(Xh.24,8). Chúng ta biết rằng tới thời Chúa Giêsu, các thầy thượng tế vẫn tiếp tục nghi thức giết chiên bò làm hy lễ đền tội. Họ buôn bán chiên bò, đổi chác tiền bạc ngay nơi tiền đình. Họ đã lạm dụng đánh đổi giá cả và làm ô uế nơi cầu nguyện: Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ (Ga. 2,15).
Tiếp theo truyền thống của dân Do-thái, Chúa Giêsu đã lập giao ước mới qua chính máu của Ngài. Chúa không dùng máu chiên bò để hiến tế mà dùng máu thịt của chính mình làm của ăn, của uống và là lễ hy tế đền tội cho nhân loại: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình (Ga. 6,53). Chúa Giêsu còn hứa ban cho những ai ăn và uống Máu của Ngài sẽ có sự sống đời đời: Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống (Ga. 6,54-55).
Làm thế nào Chúa Giêsu có thể lấy thịt máu mình mà nuôi dưỡng mọi người. Chúa Giêsu đã chọn cách thế tuyệt hảo nhất là dùng bánh và rượu hiến dâng và thánh hiến trở thành Máu và Thịt của Ngài. Chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể. Trong bữa tiệc ly, chính Chúa đã mời gọi các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Chúa: Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội (Mt. 26,27-28). Máu Châu Báu của Chúa không chỉ nuôi dưỡng linh hồn và thần trí của chúng ta, mà còn có hiệu lực tha tội và ban ơn cứu độ. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu thành Êphêsô đã viết: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph. 1,7).
Trong giây phút cầu nguyện trước khi chịu nạn, Chúa Giêsu đã van xin cùng Chúa Cha rằng nếu Cha muốn, Cha có thể cất chén này. Nhưng Chúa Giêsu hoàn toàn vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ngài đã lãnh chịu tất cả hình khổ để đi trọn con đường cứu rỗi. Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: "Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha."(Mt. 26,42). Tuyệt đỉnh của lễ đền tội là Chúa Giêsu đã hiến chính mạng sống mình trên thánh giá. Chúa đã đổ đến giọt máu cuối cùng để hòan tất hy lễ hiến dâng.
Chúa Giêsu hiến mình chịu chết giang tay trên thập giá để đền tội cho nhân loại. Chúa đã hòa giải và nối kết giữa trời và đất. Chúng ta biết tội nguyên tổ đã đánh mất nguồn ân sủng siêu nhiên và biến mọi người thành tội nhân. Chính nhờ máu Châu Báu của Chúa giao hòa giúp chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm. 5,19). Sự hòa giải này phải trả bằng giá máu. Không ai có thể thay thế của lễ hy sinh đền tội này. Duy chỉ có Con Thiên Chúa nhập thể đền thay tội lỗi của nhân loại. Cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời (Col. 1,20).
Thơ gởi Do-thái đã so sánh rằng máu dê bò rẩy trên mình có thể thánh hóa con người nên trong sạch: Vậy nếu máu các con dê, con bò, nếu nước tro của xác bò cái, đem rảy lên mình những kẻ nhiễm uế còn thánh hoá được họ, nghĩa là cho thân xác họ trở nên trong sạch (Dt. 9,13). Vậy Máu Thánh của Chúa Giêsu đã đổ ra trên thập giá có hiệu lực tuyệt đối, sẽ xóa sạch mọi lỗi lầm và ban cho chúng ta có sự sống đời đời: Thì máu của Đức Kitô càng hiệu lực hơn biết mấy. Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Kitô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu của Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống (Dt.9,14).
Thơ gởi tín hữu Do-thái đã tóm tắt tất cả hiệu qủa của lễ toàn thiêu và hiến tế, duy chỉ có hy lễ của Chúa Kitô đem lại ơn cứu độ muôn đời: Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con (Dt. 10,4-7).
Lạy Máu Thánh Chúa Kitô, xin gột tẩy tâm hồn chúng con nên tinh sạch. Lạy Máu Châu Báu Chúa Kitô, xin giải hòa và tha tội cho chúng con. Lạy Máu Cực Trọng Chúa Kitô, xin giải khát tâm hồn chúng con. Chỉ có hy lễ tình yêu trên thánh giá mới giải nghĩa được chén đắng bằng Máu hiến dâng. Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình của người dám thí mạng vì bạn hữu. Chúa đã chết để cho chúng con được sống. Chúa đã sống lại để đưa dẫn chúng con đến sự sống muôn đời. Amen
Nộp Thầy … Chối Thầy
Tuyết Mai
11:37 18/04/2011
Thứ Ba Tuần Thánh
Chúa Giêsu tuyên bố: "Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy"….. Phêrô thưa: "Tại sao con lại không theo Thầy ngay bây giờ được! Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy". Chúa Giêsu nói: "Con liều mạng sống vì Thầy ư? Thật, Thầy nói thật cho con biết: trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần". (Ga 13, 21-33. 36-38).
Đạo Công Giáo là một đạo chân chính và rất tinh tuyền, rất khó khăn để theo và để giữ đạo. Vì thế cho nên suốt bao nhiêu thế kỷ qua, con người đã không thể giữ nổi đạo Công Giáo, bèn tách rời và đứng riêng rẽ để làm rối đạo. Một số không thèm tách hẳn ra nhưng đã lập phe lập phái mà chống lại Giáo Hội Mẹ. Một số can đảm hơn đã tách và bỏ hẳn Công Giáo để lập ra cho riêng mình một phe độc lập, và từ đó một trong các đạo Tin Lành được thành hình. Đạo Tin Lành thì do con người lập ra nên có rất nhiều sự khác nhau giữa Tin Lành và Tin Lành. Nói chung là mỗi một nhà thờ thì có một mục sư cai quản và điều hành, họ có quyền xử dụng tiền bạc của dân đóng góp thế nào tùy ý như vua một cõi vậy!. Và trên thế giới hiện nay cộng cả nước Mỹ đã có trên 1000 đạo Tin Lành khác nhau. Nhưng đạo Công Giáo vẫn là đạo chính vì đã theo rặc khuôn luật bắt nguồn từ Chúa Giêsu, đã được truyền xuống cho Thánh Phêrô tông đồ, là vị Pope đầu tiên đại diện cho Giáo Hội Chúa.
Đạo Công Giáo, Giáo Hội của đạo Công Giáo, và giáo dân Công Giáo, đã sống tốt đẹp suốt từ ngàn xưa cho đến nay. Từ trên xuống dưới đã biết nghe lời và tuân phục theo người đại diện của Chúa là Đức Giáo Hoàng của mọi thời đại. Tất cả các Ngài số đông đã có cuộc đời sống thật đạo hạnh, không kể thành phần rối đạo, thì khắp mọi nơi trên toàn thế giới, đạo Công Giáo luôn bị thiên hạ bắt bớ và giết chết. Vì đạo Công Giáo cho đến ngày hôm nay vẫn là thiểu số so với đạo Hồi Giáo và Phật Giáo. Cho nên chúng ta là người Kitô Giáo luôn bị công kích, bị nhạo báng, làm nhục, và bị giết chết. Nhất là anh chị em của chúng ta là người Kitô Giáo lại đang sống trong đất của lòng địch. Chủ chiên của chúng ta phải sống trốn chui trốn nhủi như những con chuột của thành phố và tại vùng quê, để cử hành mọi bí tích cho dân. Tùy nơi mà con người theo Chúa được sống trong thoải mái trong an vui, ngay như trên Nước Mỹ được gọi là tự do, nhưng thỉnh thoảng cũng có vài nơi nhà thờ bị đập phá, tượng ảnh bị đập, và vẽ bậy bạ trên tường của nhà thờ và trường học, đó là lối sống tự do của nước Mỹ cho thấy sự đe dọa nếu không dời đi nơi khác. Là sự đe dọa để người dân ngại đến nhà thờ. Là sự đe dọa dành cho những ai theo đạo Công Giáo đi nhà thờ đó!.
Đó là sự thật là có sự đe dọa rất thường của người Công Giáo sống chung với những người ngoại đạo. Người Công Giáo chúng ta phải sống rất e dè, sợ sệt, và ngay cả không muốn cho ai biết mình là đạo Công Giáo. Sợ mọi cử chỉ như làm dấu Thánh Giá trước giờ ăn. Đeo chuỗi Mân Côi ở cổ. Đeo Thánh Giá. Và vì sợ sự quá khích của mọi thành phần bịnh hoạn mà các thầy, cha, sơ ngày nay ra ngoài đường mặc quần áo như thường dân, để tránh cho mình mọi quấy phá không cần thiết?. (Đây là tôi nói ở vài nơi không có an toàn cho các đấng bậc tu trì). Và đó cũng là lẽ rất tự nhiên khi chúng ta phải đối mặt với những thành phần thờ chế độ cộng sản, vô thần, và quỷ Satan. Không kể chi ở đất nước VN hay Trung Quốc, ngay trên đất Mỹ này đây mà chúng ta rất thường gặp những con người có thái độ vô cùng thách thức và kém hiểu biến; khi biết chúng ta theo đạo Công Giáo, ngay cả những người theo đạo cùng học một cuốn Kinh Thánh với chúng ta nữa!. Họ hay chất vấn, khi thường, nhục mạ, và dè biểu khi chúng ta không thuộc Kinh Thánh rành mạch như họ, hay sùng kính Đức Maria một cách thái quá, v.v……
Người Công Giáo chúng ta thật rất khó ở với mọi người chung quanh. Vì thế cuộc sống của chúng ta muốn giữ đạo cho nên, cũng không dễ gì phải không thưa anh chị em!?. Người Công Giáo chúng ta hầu hết đều gặp phải rất nhiều trường hợp phải im miệng lại khi được hỏi ai là người Công Giáo ở đây?. Chẳng thấy ai dám giơ tay. Vì không muốn mình vướng vào vòng hệ lụy. Vì có phải ta sống cho riêng ta đâu, mà ai cũng cần có phương tiện để giúp cho cả gia đình. Sự thật vẫn là sự thật thưa anh chị em! Vì tất cả chúng ta là những con người thật yếu đuối, thật không có sức chịu đựng để vác Thánh Giá theo Chúa. Mọi lời nói hiện tại, thề hứa, chỉ là hình thức đạo đức giả mà thôi! Đụng chuyện thì tất cả chúng ta ai cũng sẽ trở thành một Phêrô chối Chúa chẳng những 3 lần mà thôi đâu, mà còn có thể cả ngàn lần chối Chúa; nhưng sau đó thì lại khóc ăn năn và mong Chúa hiểu cho.
Rồi thì chối Chúa không thôi còn gọi là nhẹ tội thưa phải không anh chị em!?. Chứ phản bội Chúa và bán Chúa thì chúng ta cũng được chứng kiến hằng ngày đây!. Vì lợi nhuận bổng lộc của sự tham lam vật chất, tiền của, công danh, sự nghiệp, quyền hành, mà chúng ta nhẫn tâm phản bội Chúa. Nhất là những người chủ chiên hiện được Cộng Sản chọn để làm tay sai cho chúng. Sự thành công càng cao, càng đòi hỏi chúng ta làm bất cứ điều gì để có được sự mong muốn thèm khát đó. Con người ta không chần chừ lưỡng lự gì để bán Chúa cho thật nhanh thật quách cho rồi!. Và bán Chúa có nghĩa là chúng ta cũng đã bán linh hồn của chúng ta cho chúng quỷ??. Đó là những gì chúng ta đang được chứng kiến và đang xẩy ra trong lòng của Giáo Hội, ngay trên đất nước VN thân yêu của chúng ta đó!. Sói đội lốt chủ chiên mặc áo dòng. Và còn biết bao nhiêu hình thức tương tự như thế nữa!. Nhưng ngày nào còn có Thiên Chúa ở cùng thì chúng ta chẳng sợ hãi chi vì đường đi có Chúa gian nguy có sợ sệt và khó khăn chi??.
Thật phải ở thời đại nào, ngày nào chúng ta cũng gặp biết bao nhiêu trăm ngàn thử thách, nhưng có phải Chúa Giêsu Ngài biết rất rõ điều ấy hay không? Ngài chẳng biết sao, mỗi khi chúng ta trở thành Phêrô chối Chúa? Ngài chẳng biết sao khi chúng ta có ý định phản bội và bán Ngài? Nhưng Thiên Chúa của chúng ta Người vô cùng Nhân Lành và Tình Yêu của Người dành cho chúng ta thì vô biên. Người chỉ đòi hỏi nơi chúng ta tấm lòng trung kiên, tấm lòng chung thủy, và tấm lòng biết phó thác, để Người sẽ làm được mọi Thánh Ý của Người trên chúng ta. Xin đừng mãi mãi nghi ngờ Tình Yêu Bao La của Người là được. Vì Người không biết ư! Trần gian là tội lỗi. Trần gian là tăm tối u mê. Trần gian là sự chết. Nhưng vì Tình Yêu của Chúa, tất cả tội lỗi của chúng ta Người đã gánh và tha sạch tội lỗi của chúng ta. Vì thế mà Người đã gánh chịu mọi sự thương khó cho con người tội lỗi trên thế gian này!. Người đã đổ hết máu và nước trong người để rửa sạch tội cho chúng ta.
Hỡi những ai là Phêrô đang chối Chúa rất là nhiều lần, và hỡi những Giuđa đang có tà ý phản bội Chúa và bán Chúa! Hãy phủ phục dưới chân Ngài mà đấm ngực ăn năn thống hối xin Ngài tha thứ tội. Hãy nhìn Thánh Giá mà xem! Thân thể của Ngài đã không còn một chỗ lành lặn. Dấu đinh mà chúng ta đã cố tình đóng trên thân thể Ngài, đã đủ chưa hỡi anh chị em???. Chúng ta là những con người quả man rợ và quá ác độc, nếu không có Tình Yêu Cao Vời của Ngài thì chúng ta sẽ muôn đời sống trong bóng tối của tội lỗi, mà không bao giờ được thấy Vinh Quang Vinh Hiển của Thiên Chúa.
Vâng, xin hết thảy mọi người hãy chỗi dậy những ai ngủ mê! Hãy chỗi dậy từ cõi chết của tội lỗi. Xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa. Amen.
Chúa Giêsu tuyên bố: "Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy"….. Phêrô thưa: "Tại sao con lại không theo Thầy ngay bây giờ được! Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy". Chúa Giêsu nói: "Con liều mạng sống vì Thầy ư? Thật, Thầy nói thật cho con biết: trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần". (Ga 13, 21-33. 36-38).
Đạo Công Giáo là một đạo chân chính và rất tinh tuyền, rất khó khăn để theo và để giữ đạo. Vì thế cho nên suốt bao nhiêu thế kỷ qua, con người đã không thể giữ nổi đạo Công Giáo, bèn tách rời và đứng riêng rẽ để làm rối đạo. Một số không thèm tách hẳn ra nhưng đã lập phe lập phái mà chống lại Giáo Hội Mẹ. Một số can đảm hơn đã tách và bỏ hẳn Công Giáo để lập ra cho riêng mình một phe độc lập, và từ đó một trong các đạo Tin Lành được thành hình. Đạo Tin Lành thì do con người lập ra nên có rất nhiều sự khác nhau giữa Tin Lành và Tin Lành. Nói chung là mỗi một nhà thờ thì có một mục sư cai quản và điều hành, họ có quyền xử dụng tiền bạc của dân đóng góp thế nào tùy ý như vua một cõi vậy!. Và trên thế giới hiện nay cộng cả nước Mỹ đã có trên 1000 đạo Tin Lành khác nhau. Nhưng đạo Công Giáo vẫn là đạo chính vì đã theo rặc khuôn luật bắt nguồn từ Chúa Giêsu, đã được truyền xuống cho Thánh Phêrô tông đồ, là vị Pope đầu tiên đại diện cho Giáo Hội Chúa.
Đạo Công Giáo, Giáo Hội của đạo Công Giáo, và giáo dân Công Giáo, đã sống tốt đẹp suốt từ ngàn xưa cho đến nay. Từ trên xuống dưới đã biết nghe lời và tuân phục theo người đại diện của Chúa là Đức Giáo Hoàng của mọi thời đại. Tất cả các Ngài số đông đã có cuộc đời sống thật đạo hạnh, không kể thành phần rối đạo, thì khắp mọi nơi trên toàn thế giới, đạo Công Giáo luôn bị thiên hạ bắt bớ và giết chết. Vì đạo Công Giáo cho đến ngày hôm nay vẫn là thiểu số so với đạo Hồi Giáo và Phật Giáo. Cho nên chúng ta là người Kitô Giáo luôn bị công kích, bị nhạo báng, làm nhục, và bị giết chết. Nhất là anh chị em của chúng ta là người Kitô Giáo lại đang sống trong đất của lòng địch. Chủ chiên của chúng ta phải sống trốn chui trốn nhủi như những con chuột của thành phố và tại vùng quê, để cử hành mọi bí tích cho dân. Tùy nơi mà con người theo Chúa được sống trong thoải mái trong an vui, ngay như trên Nước Mỹ được gọi là tự do, nhưng thỉnh thoảng cũng có vài nơi nhà thờ bị đập phá, tượng ảnh bị đập, và vẽ bậy bạ trên tường của nhà thờ và trường học, đó là lối sống tự do của nước Mỹ cho thấy sự đe dọa nếu không dời đi nơi khác. Là sự đe dọa để người dân ngại đến nhà thờ. Là sự đe dọa dành cho những ai theo đạo Công Giáo đi nhà thờ đó!.
Đó là sự thật là có sự đe dọa rất thường của người Công Giáo sống chung với những người ngoại đạo. Người Công Giáo chúng ta phải sống rất e dè, sợ sệt, và ngay cả không muốn cho ai biết mình là đạo Công Giáo. Sợ mọi cử chỉ như làm dấu Thánh Giá trước giờ ăn. Đeo chuỗi Mân Côi ở cổ. Đeo Thánh Giá. Và vì sợ sự quá khích của mọi thành phần bịnh hoạn mà các thầy, cha, sơ ngày nay ra ngoài đường mặc quần áo như thường dân, để tránh cho mình mọi quấy phá không cần thiết?. (Đây là tôi nói ở vài nơi không có an toàn cho các đấng bậc tu trì). Và đó cũng là lẽ rất tự nhiên khi chúng ta phải đối mặt với những thành phần thờ chế độ cộng sản, vô thần, và quỷ Satan. Không kể chi ở đất nước VN hay Trung Quốc, ngay trên đất Mỹ này đây mà chúng ta rất thường gặp những con người có thái độ vô cùng thách thức và kém hiểu biến; khi biết chúng ta theo đạo Công Giáo, ngay cả những người theo đạo cùng học một cuốn Kinh Thánh với chúng ta nữa!. Họ hay chất vấn, khi thường, nhục mạ, và dè biểu khi chúng ta không thuộc Kinh Thánh rành mạch như họ, hay sùng kính Đức Maria một cách thái quá, v.v……
Người Công Giáo chúng ta thật rất khó ở với mọi người chung quanh. Vì thế cuộc sống của chúng ta muốn giữ đạo cho nên, cũng không dễ gì phải không thưa anh chị em!?. Người Công Giáo chúng ta hầu hết đều gặp phải rất nhiều trường hợp phải im miệng lại khi được hỏi ai là người Công Giáo ở đây?. Chẳng thấy ai dám giơ tay. Vì không muốn mình vướng vào vòng hệ lụy. Vì có phải ta sống cho riêng ta đâu, mà ai cũng cần có phương tiện để giúp cho cả gia đình. Sự thật vẫn là sự thật thưa anh chị em! Vì tất cả chúng ta là những con người thật yếu đuối, thật không có sức chịu đựng để vác Thánh Giá theo Chúa. Mọi lời nói hiện tại, thề hứa, chỉ là hình thức đạo đức giả mà thôi! Đụng chuyện thì tất cả chúng ta ai cũng sẽ trở thành một Phêrô chối Chúa chẳng những 3 lần mà thôi đâu, mà còn có thể cả ngàn lần chối Chúa; nhưng sau đó thì lại khóc ăn năn và mong Chúa hiểu cho.
Rồi thì chối Chúa không thôi còn gọi là nhẹ tội thưa phải không anh chị em!?. Chứ phản bội Chúa và bán Chúa thì chúng ta cũng được chứng kiến hằng ngày đây!. Vì lợi nhuận bổng lộc của sự tham lam vật chất, tiền của, công danh, sự nghiệp, quyền hành, mà chúng ta nhẫn tâm phản bội Chúa. Nhất là những người chủ chiên hiện được Cộng Sản chọn để làm tay sai cho chúng. Sự thành công càng cao, càng đòi hỏi chúng ta làm bất cứ điều gì để có được sự mong muốn thèm khát đó. Con người ta không chần chừ lưỡng lự gì để bán Chúa cho thật nhanh thật quách cho rồi!. Và bán Chúa có nghĩa là chúng ta cũng đã bán linh hồn của chúng ta cho chúng quỷ??. Đó là những gì chúng ta đang được chứng kiến và đang xẩy ra trong lòng của Giáo Hội, ngay trên đất nước VN thân yêu của chúng ta đó!. Sói đội lốt chủ chiên mặc áo dòng. Và còn biết bao nhiêu hình thức tương tự như thế nữa!. Nhưng ngày nào còn có Thiên Chúa ở cùng thì chúng ta chẳng sợ hãi chi vì đường đi có Chúa gian nguy có sợ sệt và khó khăn chi??.
Thật phải ở thời đại nào, ngày nào chúng ta cũng gặp biết bao nhiêu trăm ngàn thử thách, nhưng có phải Chúa Giêsu Ngài biết rất rõ điều ấy hay không? Ngài chẳng biết sao, mỗi khi chúng ta trở thành Phêrô chối Chúa? Ngài chẳng biết sao khi chúng ta có ý định phản bội và bán Ngài? Nhưng Thiên Chúa của chúng ta Người vô cùng Nhân Lành và Tình Yêu của Người dành cho chúng ta thì vô biên. Người chỉ đòi hỏi nơi chúng ta tấm lòng trung kiên, tấm lòng chung thủy, và tấm lòng biết phó thác, để Người sẽ làm được mọi Thánh Ý của Người trên chúng ta. Xin đừng mãi mãi nghi ngờ Tình Yêu Bao La của Người là được. Vì Người không biết ư! Trần gian là tội lỗi. Trần gian là tăm tối u mê. Trần gian là sự chết. Nhưng vì Tình Yêu của Chúa, tất cả tội lỗi của chúng ta Người đã gánh và tha sạch tội lỗi của chúng ta. Vì thế mà Người đã gánh chịu mọi sự thương khó cho con người tội lỗi trên thế gian này!. Người đã đổ hết máu và nước trong người để rửa sạch tội cho chúng ta.
Hỡi những ai là Phêrô đang chối Chúa rất là nhiều lần, và hỡi những Giuđa đang có tà ý phản bội Chúa và bán Chúa! Hãy phủ phục dưới chân Ngài mà đấm ngực ăn năn thống hối xin Ngài tha thứ tội. Hãy nhìn Thánh Giá mà xem! Thân thể của Ngài đã không còn một chỗ lành lặn. Dấu đinh mà chúng ta đã cố tình đóng trên thân thể Ngài, đã đủ chưa hỡi anh chị em???. Chúng ta là những con người quả man rợ và quá ác độc, nếu không có Tình Yêu Cao Vời của Ngài thì chúng ta sẽ muôn đời sống trong bóng tối của tội lỗi, mà không bao giờ được thấy Vinh Quang Vinh Hiển của Thiên Chúa.
Vâng, xin hết thảy mọi người hãy chỗi dậy những ai ngủ mê! Hãy chỗi dậy từ cõi chết của tội lỗi. Xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào Thánh Giá Chúa. Amen.
Ý nghiã và tác động của ơn Thiên Triệu
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
17:36 18/04/2011
Ý NGHĨA VÀ TÁC ÐỘNG CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Ý nghĩa nguyên thủy của Ơn Gọi (Vocation) là một lời mời gọi làm một phận sự nào đó trong cuộc sống. Ý nghĩa này vẫn còn phù hợp với những ai được gọi sống đời tu trì hay dấn thân vào một tác vụ chuyên biệt trong xã hội. Ðối với ơn gọi sống đời tu trì, người ta đã phân biệt thành ơn gọi làm tu sĩ (nam hay nữ) và ơn gọi làm linh mục, gọi chung là Ơn Thiên Triệu (Divine Call). Ðôi khi một người có thể nhận cả hai, như những linh mục dòng. Ơn Thiên Triệu làm LM hướng về một chức năng trong giáo hội, trong khi Ơn Thiên Triệu làm tu sĩ thì hướng về một đời sống mang bổn phận phải tiến tới trọn lành. Gía trị của sự phân biệt này là giúp tìm ra những phẩm chất phù hợp với khuynh hướng tu trì của các thỉnh viên.
NHỮNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù đã có sự xác định về bản chất của ơn Thiên Triệu qua tông thư “Sedes Sapientiae”(tạm dịch: Ngai Tòa của sự Khôn Ngoan) của ÐGH Piô XII, 1956, nhưng vẫn còn những quan niệm khác nhau cần được trình bày.
1. Quan niệm “Ơn Gọi Ngoại Tại” (External Vocation) đã cho rằng ơn gọi có hai thành phần: cụ thể (material) và hình thái (formal). Thành phần cụ thể là Ơn Chúa Gọi biểu hiệu qua những phẩm chất có sẵn trong các thỉnh sinh như tinh thần, thể lý, luân lý và nhất là có ý ngay lành. Thành phần hình thái là ơn gọi lãnh nhận một tác vụ lãnh đạo hợp lệ trong giáo hội. Vì vậy, chỉ có những người đã được ơn gọi làm LM hay Tu Sĩ mới có năng quyền trong giáo hội. Thành phần cụ thể của ơn gọi đã không đưa đến một năng quyền thiêng liêng cho LM, TS, nhưng năng quyền đó hiện hữu qua tác động hợp lệ của hàng giáo phẩm.
2. Quan niệm “hấp lực” (Attraction) cho rằng người ta có thể được sở hữu một ơn gọi mà Chúa trực tiếp ban một cách riêng biệt và trong người đó luôn luôn có một hấp lực siêu hình hoặc một cảm giác xúc động, không thể ngờ vực, trong phần sâu thẳm nhất của tâm hồn.
3. Quan niệm “Ơn Gọi Nội Tại” (Internal Vocation) nhận định rằng ơn gọi là lời mời gọi của Chúa đến một người trong hình thức của một ơn đặc biệt khiến cho người ấy chấp nhận cuộc sống mà anh/chị ta được kêu mời để sống. Ơn đặc biệt này dường như nghiêng về thành phần cụ thể của ơn gọi hơn là thành phần hình thái, mặc dù thành phần hình thái vẫn cần để xác định sự chân thật của ơn gọi nội tại.
Trong ba quan niệm nói trên, quan niệm ơn gọi nội tại đã chính xác nhất. Trong Kinh Thánh, ơn gọi được nói đến cách đặc biệt, và xác định rằng mỗi trạng thái của cuộc sống đều là ơn của Chúa. (Mt.16:24; 1 Cor.7:25-35). Các Thánh Phụ trong giáo hội thời sơ khai cũng đồng ý, nếu không có ơn gọi nội tại, không ai nên theo đuổi đời sống tu trì, dù là LM hay TS. Các Ðức Giáo Hoàng, như ÐGH Piô XI và Piô XII, đã đồng ý với quan niệm này.
Riêng ÐGH Piô XII đã dạy rằng Ơn Thiên Triệu có hai thành phần chính, một là thiêng liêng, hai là giáo hội. Trong thành phần thiêng liêng, ơn Chúa gọi nhận lãnh đời sống LM hay TS. Nếu không có thành phần này, cả nền tảng của ơn gọi đều không có. Thành phần giáo hội đòi hỏi có sự tuyển chọn (mời gọi) của các đấng bản quyền hợp lệ trong giáo hội. Nhờ vậy ơn Thiên Triệu mới được chứng thật, thử thách, hướng dẫn, và chấp nhận bởi những vị có thẩm quyền. Quyết định của những vị này đặt căn bản trên sự hiện diện hay vắng mặt của một số dấu chỉ chắc chắn trong các thỉnh viên. (theo tông thư Sedes Sapientiae).
NHỮNG DẤU CHỈ CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Tuy không thể có sự xác định tuyệt đối về ơn Thiên Triệu của một người, nhưng sự xác định luân lý có thể nhận diện được qua những dấu chỉ, để thẩm định về ơn Thiên Triệu của người đó. Những dấu chỉ đó có thể là:
1. Không có những trở ngại tự nhiên hay luật điều về ơn Thiên Triệu của một người, chiếu theo giáo luật và hiến pháp của dòng tu.
2. Một số điều kiện hay thích nghi cần phải có, như hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, sự thăng bằng về tình cảm, quân bình về sự quí trọng những của cải thế gian, đạo đức, khả năng hòa đồng, trí thông minh, và luân lý. Luân lý ở đây ám chỉ không những đời sống độc thân do ơn gọi đòi hỏi, nhưng còn là sự chân thành, thẳng thắn và rộng lượng.
3. Phải có ý ngay lành hoặc động lực chính xác. Ðiều này vô cùng quan trọng trong tất cả những dấu chỉ nêu trên. Sự chấp nhận ơn Thiên Triệu đòi hỏi một kiến thức về Ơn Gọi Thánh tùy theo khả năng và lứa tuổi, tự do hoàn toàn để chọn lựa, ý chí vững mạnh để theo đuổi những thiện ích. Phải có ước muốn chắc chắn để đạt được mục đích của ơn Thiên Triệu, như phụng sự Chúa và anh em qua đời sống truyền giáo, qua phụng vụ thánh thể...
Nếu không có ý ngay lành, người ta chỉ có thể theo đuổi ơn Thiên Triệu trong một thời gian giới hạn mà thôi. Ý ngay lành phải được thể hiện qua lối sống của thỉnh viên.
Những dấu cho thấy một người không có ơn Thiên Triệu, có thể kể đến như sự thiếu khả năng tự chế, nóng tánh cách bất thường để đưa đến việc không thể vâng lời, thiếu mềm dẻo, hay ghen tương, và phán đoán lệch lạc.
TÂM LÝ ƠN GỌI
Trong cuốn “Choosing a Vocation” (Chọn Lựa Một Nghề), Boston, 1909, ông Frank Parson, một nhà giáo dục và xã hội đã trình bày lý thuyết căn bản hình thành môn Tâm Lý Nghề Nghiệp (Vocational Psychology). Lý thuyết tâm lý nghề nghiệp của Parson được chia thành ba điểm chính:
1. Tự hiểu cách rõ ràng về chính mình, về những khuynh hướng, khả năng, quan tâm, tham vọng, phương sách, giới hạn của mình và những nguyên nhân của chúng.
2. Hiểu biết về những đòi hỏi và điều kiện của thành công, những ưu và khuyết điểm, những quyền lợi, cơ hội, và hi vọng thành công trong những chiều hướng khác nhau của công việc.
3. Suy tính thực sự về những tương quan giữa hai nhóm sự kiện nói trên.
Ngay sau khi Parson qua đời, lý thuyết của ông đã được nhiều người công nhận. Năm 1911, đại học Harvard đã thành lập khoa huấn luyện những cố vấn hướng nghiệp, và năm 1913 Hội Hướng Nghiệp Quốc Gia (National Vocational Guidance Association) ở Mỹ đã được thành lập.
Mối quan tâm lớn của các nhà tâm lý ơn gọi Công Giáo là làm thế nào có thể đưa những nguyên tắc phát triển hướng nghiệp vào việc tuyển chọn các ơn gọi tôn giáo. Ðã có những ý kiến khác biệt, tỏ mối lo ngại về việc đưa môn tâm lý thời đại, với vật chất và tự nhiên, (khuynh hướng của Freud), vào lãnh vực tôn giáo mà căn bản là siêu nhiên. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy không có sự đối nghịch giữa khoa tâm lý hiện đại và môn thần học ân sủng trong việc thích ứng vào lãnh vực ơn gọi tôn giáo. Những thử nghiệm tâm lý không bao giờ qua mặt những phương thức tuyển chọn ơn gọi đã có, hoặc xen vào diễn tiến hướng dẫn tinh thần, nhưng chỉ đóng vai hỗ trợ những phương thức và kỹ thuật đã có.
Khoa tâm lý ngày nay đã và đang cung cấp những quan niệm có thể giải thích những phương diện tự nhiên của sự chọn lựa ơn gọi trong lãnh vực tôn giáo. Việc xử dụng những lý thuyết tâm lý đương thời vào sự chọn lựa ơn gọi tôn giáo còn cần thiết để tìm ra những nguyên nhân bỏ cuộc của các chủng sinh ở chủng viện, cũng như của các thỉnh sinh trong dòng tu, đồng thời xác định những người đang mang tâm bệnh để phòng ngừa.
Nhà tâm lý ơn gọi hôm nay đóng ba vai trò chính:
1. Là người chuẩn đoán (diagnostician), ông sẽ phải đối diện với câu hỏi về điều đã cấu thành sự thỏa mãn và mục đích trong tâm lý thẩm định của các thỉnh sinh về đời sống tôn giáo để chọn lựa dòng, triều.
2. Là người cố vấn, ông phải hỏi, cách cặn kẽ, vị hướng dẫn tinh thần của các thỉnh sinh về sự xác định giới hạn những hoạt động của các thỉnh sinh đó.
3. Là nhà khoa học thực hành, ông phải lướt qua tất cả những lý thuyết hướng tới sự chọn lựa ơn gọi và phát triển, đồng thời đưa những trực giác tự nhiên này đến lãnh vực ơn gọi tôn giáo.
ƠN GỌI SỐNG ÐỜI SIÊU NHIÊN
Chúa mời gọi con người nhận lãnh món qùa tình yêu của Ngài, là chính Ngài, để sống đời ân sủng cũng như những phương tiện Ngài cung cấp qua sự nhận lãnh đó. Vì cuộc sống này vượt trên tất cả những quyền lực, những nhu cầu thiết yếu, và những ơn riêng của bất cứ tạo vật nào khác, nên là cuộc sống siêu nhiên.
Những nhân vật được Chúa gọi sống đời siêu nhiên trong Cựu Ước như các tổ phụ Abraham, Môi-Sê, tiên tri Isaia... để thực hiện công tác làm cho dân Israel trở thành dân của Chúa hay cộng đồng giao ước, của tất cả mọi người (Acts 2:39) qua Ðức Kitô (Rom. 1:6; 1Cor. 7:20, 24) trong Ðức Chúa Thánh Thần (Eph. 4:4), trở nên chủng tộc mới của Chúa, dân Israel mới hay cộng đồng giao ước phục vụ ý định của Ngài trong lịch sử, chấp nhận những ân sủng của Ngài, sống và thờ phượng trong hi vọng được chia sẻ vinh quang muôn đời của Ngài (1 Thes. 5:24).
Toàn bộ Tân Ước dạy rằng, ơn gọi sống đời siêu nhiên đưa đến “ân sủng của Ðức Kitô” (Gal. 1:6), là đưa đến một cuộc sống không đơn thuần tự nhiên, nhưng siêu nhiên. Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vì ơn gọi sống đời siêu nhiên không những là phổ quát, nhưng còn là cá nhân, vậy người ta có tự do chấp nhận hay phủ nhận ơn gọi này không? Một số nhân vật cấp tiến ở thế kỷ thứ XIX đã cho rằng, người ta không nhất thiết phải chấp nhận, vì ơn gọi này ban đi như một món quà tặng; chính Chúa cũng không ban truyền như một huấn lệnh. Ngược lại, giáo huấn Công Giáo, trong khi vẫn giữ phần hơn của sự siêu nhiên, dạy rằng ơn gọi sống đời siêu nhiên đòi hỏi tất cả mọi người phải chấp nhận và theo đuổi. (ÐGH Lêo XIII, Tông Huấn Libertas Praestantissimum – “Về bản tính của tự do con người.” 1888). Nhiều nhà thần học nghĩ rằng các thiên thần đã sa ngã và ông Adam đã phạm tội là vì không chấp nhận ơn gọi này và chỉ tìm kiếm hạnh phúc qua những sự vật tự nhiên mà thôi. Cũng vậy, Giáo Hội quan niệm rằng sự từ chối ơn gọi sống đời siêu nhiên là lỗi lầm căn bản của các thuyết tự nhiên (naturalism) và thế tục (secularism).
BỔN PHẬN PHẢI THEO ÐUỔI ƠN THIÊN TRIỆU
Có hai ý kiến được các tác gỉa có thế gía trình bày. Ý kiến thứ nhất cho rằng bởi vì ơn Thiên Triệu làm LM hay TS không phải là huấn lệnh (precept), nhưng chỉ là lời khuyên (counsel), nên nếu không tuân hành cũng không phạm tội. Ðó là ý kiến của Vermeersch, Berthier, Bouvier, A. Carr, và E.P. Farrell. Tuy nhiên các tác giả này công nhận một luật trừ, trường hợp có sự bất khả kháng để được cứu rỗi.
Ý kiến thứ hai quan niệm rằng bất cứ ai được Chúa ban ơn Thiên Triệu đều có bổn phận phải theo đuổi, nếu không sẽ có tội, và sự nghiêm trọng của bổn phận sẽ được xét xử theo từng trường hợp. Ý kiến của các tác giả Cajetan, Thánh Alphonsus, Passerini, Leclercq, W. Farrell, S. Osbourn. Những lý do căn bản của ý kiến này là:
1. Giáo Hội dạy rằng người ta không nên theo đuổi ơn Thiên Triệu làm LM hay TS, nếu không được gọi cách nội tại (đã trình bày ở trên). Nếu không người đó sẽ dấn mình vào hướng sai lạc và có thể trở nên mối khó khăn cho chính mình và cho những người khác với mối nguy cơ của sự hư hỏng muôn đời.
2. Sự hoàn toàn từ chối cách tự nguyện sự linh ứng Thánh và ân sủng đã được nhìn nhận và hiểu biết là có tội. Tuy nhiên, ơn Thiên Triệu này không có bổn phận phải theo, cho đến khi chính Chúa ban, qua sự linh ứng hoặc ơn thiêng chân chính. Nếu không ơn Thiên Triệu chỉ là lời khuyên.
Như vậy vấn đề bổn phận không đặt trọng tâm ơn Thiên Triệu trong sự trừu tượng, nhưng trong sự cụ thể, với tất cả những hoàn cảnh đã được cân nhắc, kể cả sự nhận biết về sự hiện hữu của ơn đặc biệt thúc đẩy người ta theo đuổi một hay cả hai ơn Thiên Triệu nói trên. Cũng như ân sủng, các ơn Thiên Triệu cần phải được nuôi dưỡng để luôn luôn có động lực và sinh tồn.
CÁC PHƯƠNG CÁCH GÌN GIỮ ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù ơn Thiên Triệu thực sự do chính Chúa ban cách đặc biệt, nhưng các LM, TS vẫn cần phải phát triển và gìn giữ ơn thiêng ấy qua việc thực hành một số đòi hỏi cần thiết cho đời tu. Những đòi hỏi đó, một cách vắn tắt có thể kể đến việc suy gẫm, cầu nguyện, tĩnh tâm và cẩn trọng trước những mời gọi hoàn toàn có tính cách thế gian. Luôn cố gắng thực hành những nhân đức bác ái, trong sạch, độ lượng và vâng lời, đồng thời phát triển tinh thần xả kỷ, hi sinh.
Những hoạt động cần thiết để vun trồng một ơn Thiên Triệu khi còn ở chủng viện vẫn phải được tiếp tục trong đời sống LM, TS. Sự bền đỗ đòi hỏi một số điều kiện mà trên hết là tinh thần khiêm nhường với sự nhận biết hoàn toàn những yếu đuối của mình trong sự cẩn trọng. Ơn Thiên Triệu không phải được nhận lãnh rồi thôi, nhưng vẫn luôn luôn cần sự để ý, chăm sóc; và cũng như ân sủng, ơn Thiên Triệu không bao giờ ngừng thăng tiến. Sự thay đổi duy nhất của ơn Thiên Triệu nảy sinh từ việc không ngừng khám phá những chiều kích mới hướng tới đỉnh trọn lành. Ðiều này sẽ làm gia tăng sự quân bình trong nhân đức và ân sủng, nền tảng của mọi đời tu.
Thánh Phaolô viết: “Ðiều tôi khẩn nguyện là xin cho lòng yêu mến nơi anh em được đầy tràn mãi mãi trong tri thức và tất cả nhận thức để anh em có thể minh chứng những điều tốt hơn”(Phil. 1:9-10), Điều này cần được nhắc lại như một khuyến khích cho những ai đang muốn đáp lại lời mời gọi dấn thân sống đời tu trì. Ơn Thiên Triệu còn có thể tìm thấy những tương đồng trong cuộc Truyền Tin, cả chương trình cứu chuộc của Chúa Kitô đã được trình bày như một lời mời gọi và tùy thuộc vào sự chọn lựa hoàn toàn tự do của Ðức Mẹ Maria.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Ý nghĩa nguyên thủy của Ơn Gọi (Vocation) là một lời mời gọi làm một phận sự nào đó trong cuộc sống. Ý nghĩa này vẫn còn phù hợp với những ai được gọi sống đời tu trì hay dấn thân vào một tác vụ chuyên biệt trong xã hội. Ðối với ơn gọi sống đời tu trì, người ta đã phân biệt thành ơn gọi làm tu sĩ (nam hay nữ) và ơn gọi làm linh mục, gọi chung là Ơn Thiên Triệu (Divine Call). Ðôi khi một người có thể nhận cả hai, như những linh mục dòng. Ơn Thiên Triệu làm LM hướng về một chức năng trong giáo hội, trong khi Ơn Thiên Triệu làm tu sĩ thì hướng về một đời sống mang bổn phận phải tiến tới trọn lành. Gía trị của sự phân biệt này là giúp tìm ra những phẩm chất phù hợp với khuynh hướng tu trì của các thỉnh viên.
NHỮNG QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù đã có sự xác định về bản chất của ơn Thiên Triệu qua tông thư “Sedes Sapientiae”(tạm dịch: Ngai Tòa của sự Khôn Ngoan) của ÐGH Piô XII, 1956, nhưng vẫn còn những quan niệm khác nhau cần được trình bày.
1. Quan niệm “Ơn Gọi Ngoại Tại” (External Vocation) đã cho rằng ơn gọi có hai thành phần: cụ thể (material) và hình thái (formal). Thành phần cụ thể là Ơn Chúa Gọi biểu hiệu qua những phẩm chất có sẵn trong các thỉnh sinh như tinh thần, thể lý, luân lý và nhất là có ý ngay lành. Thành phần hình thái là ơn gọi lãnh nhận một tác vụ lãnh đạo hợp lệ trong giáo hội. Vì vậy, chỉ có những người đã được ơn gọi làm LM hay Tu Sĩ mới có năng quyền trong giáo hội. Thành phần cụ thể của ơn gọi đã không đưa đến một năng quyền thiêng liêng cho LM, TS, nhưng năng quyền đó hiện hữu qua tác động hợp lệ của hàng giáo phẩm.
2. Quan niệm “hấp lực” (Attraction) cho rằng người ta có thể được sở hữu một ơn gọi mà Chúa trực tiếp ban một cách riêng biệt và trong người đó luôn luôn có một hấp lực siêu hình hoặc một cảm giác xúc động, không thể ngờ vực, trong phần sâu thẳm nhất của tâm hồn.
3. Quan niệm “Ơn Gọi Nội Tại” (Internal Vocation) nhận định rằng ơn gọi là lời mời gọi của Chúa đến một người trong hình thức của một ơn đặc biệt khiến cho người ấy chấp nhận cuộc sống mà anh/chị ta được kêu mời để sống. Ơn đặc biệt này dường như nghiêng về thành phần cụ thể của ơn gọi hơn là thành phần hình thái, mặc dù thành phần hình thái vẫn cần để xác định sự chân thật của ơn gọi nội tại.
Trong ba quan niệm nói trên, quan niệm ơn gọi nội tại đã chính xác nhất. Trong Kinh Thánh, ơn gọi được nói đến cách đặc biệt, và xác định rằng mỗi trạng thái của cuộc sống đều là ơn của Chúa. (Mt.16:24; 1 Cor.7:25-35). Các Thánh Phụ trong giáo hội thời sơ khai cũng đồng ý, nếu không có ơn gọi nội tại, không ai nên theo đuổi đời sống tu trì, dù là LM hay TS. Các Ðức Giáo Hoàng, như ÐGH Piô XI và Piô XII, đã đồng ý với quan niệm này.
Riêng ÐGH Piô XII đã dạy rằng Ơn Thiên Triệu có hai thành phần chính, một là thiêng liêng, hai là giáo hội. Trong thành phần thiêng liêng, ơn Chúa gọi nhận lãnh đời sống LM hay TS. Nếu không có thành phần này, cả nền tảng của ơn gọi đều không có. Thành phần giáo hội đòi hỏi có sự tuyển chọn (mời gọi) của các đấng bản quyền hợp lệ trong giáo hội. Nhờ vậy ơn Thiên Triệu mới được chứng thật, thử thách, hướng dẫn, và chấp nhận bởi những vị có thẩm quyền. Quyết định của những vị này đặt căn bản trên sự hiện diện hay vắng mặt của một số dấu chỉ chắc chắn trong các thỉnh viên. (theo tông thư Sedes Sapientiae).
NHỮNG DẤU CHỈ CỦA ƠN THIÊN TRIỆU
Tuy không thể có sự xác định tuyệt đối về ơn Thiên Triệu của một người, nhưng sự xác định luân lý có thể nhận diện được qua những dấu chỉ, để thẩm định về ơn Thiên Triệu của người đó. Những dấu chỉ đó có thể là:
1. Không có những trở ngại tự nhiên hay luật điều về ơn Thiên Triệu của một người, chiếu theo giáo luật và hiến pháp của dòng tu.
2. Một số điều kiện hay thích nghi cần phải có, như hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, sự thăng bằng về tình cảm, quân bình về sự quí trọng những của cải thế gian, đạo đức, khả năng hòa đồng, trí thông minh, và luân lý. Luân lý ở đây ám chỉ không những đời sống độc thân do ơn gọi đòi hỏi, nhưng còn là sự chân thành, thẳng thắn và rộng lượng.
3. Phải có ý ngay lành hoặc động lực chính xác. Ðiều này vô cùng quan trọng trong tất cả những dấu chỉ nêu trên. Sự chấp nhận ơn Thiên Triệu đòi hỏi một kiến thức về Ơn Gọi Thánh tùy theo khả năng và lứa tuổi, tự do hoàn toàn để chọn lựa, ý chí vững mạnh để theo đuổi những thiện ích. Phải có ước muốn chắc chắn để đạt được mục đích của ơn Thiên Triệu, như phụng sự Chúa và anh em qua đời sống truyền giáo, qua phụng vụ thánh thể...
Nếu không có ý ngay lành, người ta chỉ có thể theo đuổi ơn Thiên Triệu trong một thời gian giới hạn mà thôi. Ý ngay lành phải được thể hiện qua lối sống của thỉnh viên.
Những dấu cho thấy một người không có ơn Thiên Triệu, có thể kể đến như sự thiếu khả năng tự chế, nóng tánh cách bất thường để đưa đến việc không thể vâng lời, thiếu mềm dẻo, hay ghen tương, và phán đoán lệch lạc.
TÂM LÝ ƠN GỌI
Trong cuốn “Choosing a Vocation” (Chọn Lựa Một Nghề), Boston, 1909, ông Frank Parson, một nhà giáo dục và xã hội đã trình bày lý thuyết căn bản hình thành môn Tâm Lý Nghề Nghiệp (Vocational Psychology). Lý thuyết tâm lý nghề nghiệp của Parson được chia thành ba điểm chính:
1. Tự hiểu cách rõ ràng về chính mình, về những khuynh hướng, khả năng, quan tâm, tham vọng, phương sách, giới hạn của mình và những nguyên nhân của chúng.
2. Hiểu biết về những đòi hỏi và điều kiện của thành công, những ưu và khuyết điểm, những quyền lợi, cơ hội, và hi vọng thành công trong những chiều hướng khác nhau của công việc.
3. Suy tính thực sự về những tương quan giữa hai nhóm sự kiện nói trên.
Ngay sau khi Parson qua đời, lý thuyết của ông đã được nhiều người công nhận. Năm 1911, đại học Harvard đã thành lập khoa huấn luyện những cố vấn hướng nghiệp, và năm 1913 Hội Hướng Nghiệp Quốc Gia (National Vocational Guidance Association) ở Mỹ đã được thành lập.
Mối quan tâm lớn của các nhà tâm lý ơn gọi Công Giáo là làm thế nào có thể đưa những nguyên tắc phát triển hướng nghiệp vào việc tuyển chọn các ơn gọi tôn giáo. Ðã có những ý kiến khác biệt, tỏ mối lo ngại về việc đưa môn tâm lý thời đại, với vật chất và tự nhiên, (khuynh hướng của Freud), vào lãnh vực tôn giáo mà căn bản là siêu nhiên. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy không có sự đối nghịch giữa khoa tâm lý hiện đại và môn thần học ân sủng trong việc thích ứng vào lãnh vực ơn gọi tôn giáo. Những thử nghiệm tâm lý không bao giờ qua mặt những phương thức tuyển chọn ơn gọi đã có, hoặc xen vào diễn tiến hướng dẫn tinh thần, nhưng chỉ đóng vai hỗ trợ những phương thức và kỹ thuật đã có.
Khoa tâm lý ngày nay đã và đang cung cấp những quan niệm có thể giải thích những phương diện tự nhiên của sự chọn lựa ơn gọi trong lãnh vực tôn giáo. Việc xử dụng những lý thuyết tâm lý đương thời vào sự chọn lựa ơn gọi tôn giáo còn cần thiết để tìm ra những nguyên nhân bỏ cuộc của các chủng sinh ở chủng viện, cũng như của các thỉnh sinh trong dòng tu, đồng thời xác định những người đang mang tâm bệnh để phòng ngừa.
Nhà tâm lý ơn gọi hôm nay đóng ba vai trò chính:
1. Là người chuẩn đoán (diagnostician), ông sẽ phải đối diện với câu hỏi về điều đã cấu thành sự thỏa mãn và mục đích trong tâm lý thẩm định của các thỉnh sinh về đời sống tôn giáo để chọn lựa dòng, triều.
2. Là người cố vấn, ông phải hỏi, cách cặn kẽ, vị hướng dẫn tinh thần của các thỉnh sinh về sự xác định giới hạn những hoạt động của các thỉnh sinh đó.
3. Là nhà khoa học thực hành, ông phải lướt qua tất cả những lý thuyết hướng tới sự chọn lựa ơn gọi và phát triển, đồng thời đưa những trực giác tự nhiên này đến lãnh vực ơn gọi tôn giáo.
ƠN GỌI SỐNG ÐỜI SIÊU NHIÊN
Chúa mời gọi con người nhận lãnh món qùa tình yêu của Ngài, là chính Ngài, để sống đời ân sủng cũng như những phương tiện Ngài cung cấp qua sự nhận lãnh đó. Vì cuộc sống này vượt trên tất cả những quyền lực, những nhu cầu thiết yếu, và những ơn riêng của bất cứ tạo vật nào khác, nên là cuộc sống siêu nhiên.
Những nhân vật được Chúa gọi sống đời siêu nhiên trong Cựu Ước như các tổ phụ Abraham, Môi-Sê, tiên tri Isaia... để thực hiện công tác làm cho dân Israel trở thành dân của Chúa hay cộng đồng giao ước, của tất cả mọi người (Acts 2:39) qua Ðức Kitô (Rom. 1:6; 1Cor. 7:20, 24) trong Ðức Chúa Thánh Thần (Eph. 4:4), trở nên chủng tộc mới của Chúa, dân Israel mới hay cộng đồng giao ước phục vụ ý định của Ngài trong lịch sử, chấp nhận những ân sủng của Ngài, sống và thờ phượng trong hi vọng được chia sẻ vinh quang muôn đời của Ngài (1 Thes. 5:24).
Toàn bộ Tân Ước dạy rằng, ơn gọi sống đời siêu nhiên đưa đến “ân sủng của Ðức Kitô” (Gal. 1:6), là đưa đến một cuộc sống không đơn thuần tự nhiên, nhưng siêu nhiên. Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vì ơn gọi sống đời siêu nhiên không những là phổ quát, nhưng còn là cá nhân, vậy người ta có tự do chấp nhận hay phủ nhận ơn gọi này không? Một số nhân vật cấp tiến ở thế kỷ thứ XIX đã cho rằng, người ta không nhất thiết phải chấp nhận, vì ơn gọi này ban đi như một món quà tặng; chính Chúa cũng không ban truyền như một huấn lệnh. Ngược lại, giáo huấn Công Giáo, trong khi vẫn giữ phần hơn của sự siêu nhiên, dạy rằng ơn gọi sống đời siêu nhiên đòi hỏi tất cả mọi người phải chấp nhận và theo đuổi. (ÐGH Lêo XIII, Tông Huấn Libertas Praestantissimum – “Về bản tính của tự do con người.” 1888). Nhiều nhà thần học nghĩ rằng các thiên thần đã sa ngã và ông Adam đã phạm tội là vì không chấp nhận ơn gọi này và chỉ tìm kiếm hạnh phúc qua những sự vật tự nhiên mà thôi. Cũng vậy, Giáo Hội quan niệm rằng sự từ chối ơn gọi sống đời siêu nhiên là lỗi lầm căn bản của các thuyết tự nhiên (naturalism) và thế tục (secularism).
BỔN PHẬN PHẢI THEO ÐUỔI ƠN THIÊN TRIỆU
Có hai ý kiến được các tác gỉa có thế gía trình bày. Ý kiến thứ nhất cho rằng bởi vì ơn Thiên Triệu làm LM hay TS không phải là huấn lệnh (precept), nhưng chỉ là lời khuyên (counsel), nên nếu không tuân hành cũng không phạm tội. Ðó là ý kiến của Vermeersch, Berthier, Bouvier, A. Carr, và E.P. Farrell. Tuy nhiên các tác giả này công nhận một luật trừ, trường hợp có sự bất khả kháng để được cứu rỗi.
Ý kiến thứ hai quan niệm rằng bất cứ ai được Chúa ban ơn Thiên Triệu đều có bổn phận phải theo đuổi, nếu không sẽ có tội, và sự nghiêm trọng của bổn phận sẽ được xét xử theo từng trường hợp. Ý kiến của các tác giả Cajetan, Thánh Alphonsus, Passerini, Leclercq, W. Farrell, S. Osbourn. Những lý do căn bản của ý kiến này là:
1. Giáo Hội dạy rằng người ta không nên theo đuổi ơn Thiên Triệu làm LM hay TS, nếu không được gọi cách nội tại (đã trình bày ở trên). Nếu không người đó sẽ dấn mình vào hướng sai lạc và có thể trở nên mối khó khăn cho chính mình và cho những người khác với mối nguy cơ của sự hư hỏng muôn đời.
2. Sự hoàn toàn từ chối cách tự nguyện sự linh ứng Thánh và ân sủng đã được nhìn nhận và hiểu biết là có tội. Tuy nhiên, ơn Thiên Triệu này không có bổn phận phải theo, cho đến khi chính Chúa ban, qua sự linh ứng hoặc ơn thiêng chân chính. Nếu không ơn Thiên Triệu chỉ là lời khuyên.
Như vậy vấn đề bổn phận không đặt trọng tâm ơn Thiên Triệu trong sự trừu tượng, nhưng trong sự cụ thể, với tất cả những hoàn cảnh đã được cân nhắc, kể cả sự nhận biết về sự hiện hữu của ơn đặc biệt thúc đẩy người ta theo đuổi một hay cả hai ơn Thiên Triệu nói trên. Cũng như ân sủng, các ơn Thiên Triệu cần phải được nuôi dưỡng để luôn luôn có động lực và sinh tồn.
CÁC PHƯƠNG CÁCH GÌN GIỮ ƠN THIÊN TRIỆU
Mặc dù ơn Thiên Triệu thực sự do chính Chúa ban cách đặc biệt, nhưng các LM, TS vẫn cần phải phát triển và gìn giữ ơn thiêng ấy qua việc thực hành một số đòi hỏi cần thiết cho đời tu. Những đòi hỏi đó, một cách vắn tắt có thể kể đến việc suy gẫm, cầu nguyện, tĩnh tâm và cẩn trọng trước những mời gọi hoàn toàn có tính cách thế gian. Luôn cố gắng thực hành những nhân đức bác ái, trong sạch, độ lượng và vâng lời, đồng thời phát triển tinh thần xả kỷ, hi sinh.
Những hoạt động cần thiết để vun trồng một ơn Thiên Triệu khi còn ở chủng viện vẫn phải được tiếp tục trong đời sống LM, TS. Sự bền đỗ đòi hỏi một số điều kiện mà trên hết là tinh thần khiêm nhường với sự nhận biết hoàn toàn những yếu đuối của mình trong sự cẩn trọng. Ơn Thiên Triệu không phải được nhận lãnh rồi thôi, nhưng vẫn luôn luôn cần sự để ý, chăm sóc; và cũng như ân sủng, ơn Thiên Triệu không bao giờ ngừng thăng tiến. Sự thay đổi duy nhất của ơn Thiên Triệu nảy sinh từ việc không ngừng khám phá những chiều kích mới hướng tới đỉnh trọn lành. Ðiều này sẽ làm gia tăng sự quân bình trong nhân đức và ân sủng, nền tảng của mọi đời tu.
Thánh Phaolô viết: “Ðiều tôi khẩn nguyện là xin cho lòng yêu mến nơi anh em được đầy tràn mãi mãi trong tri thức và tất cả nhận thức để anh em có thể minh chứng những điều tốt hơn”(Phil. 1:9-10), Điều này cần được nhắc lại như một khuyến khích cho những ai đang muốn đáp lại lời mời gọi dấn thân sống đời tu trì. Ơn Thiên Triệu còn có thể tìm thấy những tương đồng trong cuộc Truyền Tin, cả chương trình cứu chuộc của Chúa Kitô đã được trình bày như một lời mời gọi và tùy thuộc vào sự chọn lựa hoàn toàn tự do của Ðức Mẹ Maria.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Bài Giảng Lễ An Táng - Tang thương
LmVũđình Tường
18:55 18/04/2011
Chúng ta đang sống trong mùa Chay, mùa chuẩn bị tâm hồn đón Chúa Phục Sinh vì thế hôm nay trong ngày an táng..., chúng ta cùng học hỏi lợi ích trước mắt Phúc âm ghi nhận về sự chết của Đức Kitô. Lợi ích sự sống đời sau hoặc các lợi ích về phần thiêng liêng chúng ta dành cho một dịp khác. Hôm nay chúng ta chỉ ghi nhận lợi ích thấy được trong Phúc âm. Trước khi nhìn vào thành quả đó chúng ta lược qua về cách nhìn sai lạc về sự chết của con người.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến cái chết. Chết theo ý nghĩa Kitô giáo có ý nghĩa khác với chết theo nghĩa kinh tế, chính trị.
Đau khổ, bất hạnh cho những ai bị ảnh hưởng, kinh tế, chính trị chi phối khi tổ chức đám tang cho thân nhân. Những người lính Mỹ chết trong chiến tranh được chính quyền dùng như món hàng trao đổi, buôn bán. Trả giá trong việc viện trợ, bang giao, di dân, kì kèo thêm bớt. Gia đình họ không may là những nạn nhân của tham vọng. Là nạn nhân không thể tránh.
Trường hợp tại Tây úc chính thân nhân là nạn nhân do nghe xúi bẩy gây nên. Đó là trường hợp tỉ phú hầm mỏ nổi tiếng Handcock chết. Người vợ là Rose và những con gái ông nghe lời xúi bẩy của hai nhóm luật sư kiện cáo nhau, tranh chấp nhau về việc chia gia tài. Người cha già chết nằm đó không lo an táng, chôn cất mà chỉ nghe lời xúi bẩy của phái này, phe nọ dùng xác chết làm áp lực nhau. Người chết dù vô tội vẫn còn là nạn nhân của phe nhóm mặc dù đã chết. Bất hạnh của ông không phải vì giầu có mà do người thân tin người ngoài hơn người nhà.
Tranh tụng như thế cả phe thắng lẫn phe thua đều làm cho linh hồn người quá cố, dù quá cố rồi vẫn chưa hết khổ đau vì sự ra đi của họ là nguyên nhân gây nên chia rẽ giữa con cái, bất hoà trong gia tộc. Trường hợp phe thua vì nhường nhịn sẽ cảm thấy buồn. Nếu thua về đuối lí sẽ biến buồn thành bực. Bực và tức thường sánh vai đi chung. Trong ngày an táng mà để bực với tức làm chủ còn chi là tình thân thương dành cho nhau. Tình người sứt mẻ. Tình gia đình chia rẽ. Bất hoà, tranh tụng, kiện cáo, ăn thua đủ như thế thử hỏi lời cầu xin, lời chia buồn, phân ưu cho người quá cố thuộc vào loại tâm tình nào. Đó là chưa kể tới lời cầu xin mong Chúa thứ tha, mong tình Chúa chan hoà đổ xuống do lời cầu. Liệu lời cầu trong lúc tâm trí bất hoà như thế Chúa lắng nghe chăng? Phúc âm có câu trả lời rõ cho câu hỏi này.
Như thế tranh cãi trong dịp an táng dấu chỉ của bất hạnh. Bất hạnh cho người còn sống và bất hạnh cho cả người vừa ra đi. Người lợi nhất là kẻ đứng ngoài xúi bẩy bởi anh em cãi nhau, tranh chấp, cắn cấu nhau ý của họ được lắng nghe; ngược lại anh em hoà thuận không nghe họ không thiệt gì.
Lợi dụng sự chết để lung lạc người khác, để mưu tìm ích lợi riêng cho cá nhân, phe nhóm là hành động của người thiếu bác ái, đức tin yếu kém. Kẻ đứng ngoài xúi bẩy là kẻ vô lương tri và tán tận lương tâm.
Đối với Kitô hữu chúng ta hiểu Đức Kitô chiến thắng sự chết. Sự chết không làm chủ Ngài được. Kitô hữu luôn thầm tín rằng chết chỉ là đổi thay để đến gần Chúa hơn.
Chết theo Kitô giáo chính là sự giao hoà, làm hoà như Đức Kitô đã làm. Trên đường đi đến cái chết Đức Kitô giúp cho Caipha và Ana trở thành bạn vì hai người này trước đây là kẻ thù của nhau.
Chết theo Kitô giáo chính là niềm hy vọng vì trên thập giá Đức Kitô đã giúp người trộm lành ý thức được việc làm sai trái để thống hối và anh ta đã xin ơn thứ tha. Đức Kitô hứa với anh
Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với ta.
Chết theo Kitô giáo là giúp người còn sống nhìn vào lòng mình để trở về cùng Chúa như trường hợp của Phêrô khi mắt ông gặp mắt Chúa. Phêrô nhận ra tội mình, đấm ngực thống hối ăn năn.
Chết theo Kitô giáo là khiêm nhường nhìn nhận mình tội lỗi, đấm ngực ăn năn. Phúc âm thuật lại thấy sự việc xảy ra như vậy đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa
Người này quả thật là người công chính. Phúc âm thuật tiếp và khi thấy những việc xảy ra như thế, tất cả những đám người đã tụ tập đông đảo để xem cảnh tượng ấy đều đấm ngực trở về nhà. Lc 23,47
Với niềm tin, yêu thương, tha thứ, hy vọng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người quá cố, cho thân nhân, thân hữu và mọi người hiện diện quanh đây tìm được nhiều ủi an trong Chúa.
Inala, thứ bảy ngày 9 tháng 4 năm 2011.
TiengChuong.org
Có nhiều nguyên nhân khác nhau đưa đến cái chết. Chết theo ý nghĩa Kitô giáo có ý nghĩa khác với chết theo nghĩa kinh tế, chính trị.
Đau khổ, bất hạnh cho những ai bị ảnh hưởng, kinh tế, chính trị chi phối khi tổ chức đám tang cho thân nhân. Những người lính Mỹ chết trong chiến tranh được chính quyền dùng như món hàng trao đổi, buôn bán. Trả giá trong việc viện trợ, bang giao, di dân, kì kèo thêm bớt. Gia đình họ không may là những nạn nhân của tham vọng. Là nạn nhân không thể tránh.
Trường hợp tại Tây úc chính thân nhân là nạn nhân do nghe xúi bẩy gây nên. Đó là trường hợp tỉ phú hầm mỏ nổi tiếng Handcock chết. Người vợ là Rose và những con gái ông nghe lời xúi bẩy của hai nhóm luật sư kiện cáo nhau, tranh chấp nhau về việc chia gia tài. Người cha già chết nằm đó không lo an táng, chôn cất mà chỉ nghe lời xúi bẩy của phái này, phe nọ dùng xác chết làm áp lực nhau. Người chết dù vô tội vẫn còn là nạn nhân của phe nhóm mặc dù đã chết. Bất hạnh của ông không phải vì giầu có mà do người thân tin người ngoài hơn người nhà.
Tranh tụng như thế cả phe thắng lẫn phe thua đều làm cho linh hồn người quá cố, dù quá cố rồi vẫn chưa hết khổ đau vì sự ra đi của họ là nguyên nhân gây nên chia rẽ giữa con cái, bất hoà trong gia tộc. Trường hợp phe thua vì nhường nhịn sẽ cảm thấy buồn. Nếu thua về đuối lí sẽ biến buồn thành bực. Bực và tức thường sánh vai đi chung. Trong ngày an táng mà để bực với tức làm chủ còn chi là tình thân thương dành cho nhau. Tình người sứt mẻ. Tình gia đình chia rẽ. Bất hoà, tranh tụng, kiện cáo, ăn thua đủ như thế thử hỏi lời cầu xin, lời chia buồn, phân ưu cho người quá cố thuộc vào loại tâm tình nào. Đó là chưa kể tới lời cầu xin mong Chúa thứ tha, mong tình Chúa chan hoà đổ xuống do lời cầu. Liệu lời cầu trong lúc tâm trí bất hoà như thế Chúa lắng nghe chăng? Phúc âm có câu trả lời rõ cho câu hỏi này.
Như thế tranh cãi trong dịp an táng dấu chỉ của bất hạnh. Bất hạnh cho người còn sống và bất hạnh cho cả người vừa ra đi. Người lợi nhất là kẻ đứng ngoài xúi bẩy bởi anh em cãi nhau, tranh chấp, cắn cấu nhau ý của họ được lắng nghe; ngược lại anh em hoà thuận không nghe họ không thiệt gì.
Lợi dụng sự chết để lung lạc người khác, để mưu tìm ích lợi riêng cho cá nhân, phe nhóm là hành động của người thiếu bác ái, đức tin yếu kém. Kẻ đứng ngoài xúi bẩy là kẻ vô lương tri và tán tận lương tâm.
Đối với Kitô hữu chúng ta hiểu Đức Kitô chiến thắng sự chết. Sự chết không làm chủ Ngài được. Kitô hữu luôn thầm tín rằng chết chỉ là đổi thay để đến gần Chúa hơn.
Chết theo Kitô giáo chính là sự giao hoà, làm hoà như Đức Kitô đã làm. Trên đường đi đến cái chết Đức Kitô giúp cho Caipha và Ana trở thành bạn vì hai người này trước đây là kẻ thù của nhau.
Chết theo Kitô giáo chính là niềm hy vọng vì trên thập giá Đức Kitô đã giúp người trộm lành ý thức được việc làm sai trái để thống hối và anh ta đã xin ơn thứ tha. Đức Kitô hứa với anh
Ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với ta.
Chết theo Kitô giáo là giúp người còn sống nhìn vào lòng mình để trở về cùng Chúa như trường hợp của Phêrô khi mắt ông gặp mắt Chúa. Phêrô nhận ra tội mình, đấm ngực thống hối ăn năn.
Chết theo Kitô giáo là khiêm nhường nhìn nhận mình tội lỗi, đấm ngực ăn năn. Phúc âm thuật lại thấy sự việc xảy ra như vậy đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa
Người này quả thật là người công chính. Phúc âm thuật tiếp và khi thấy những việc xảy ra như thế, tất cả những đám người đã tụ tập đông đảo để xem cảnh tượng ấy đều đấm ngực trở về nhà. Lc 23,47
Với niềm tin, yêu thương, tha thứ, hy vọng, chúng ta hãy cầu nguyện cho người quá cố, cho thân nhân, thân hữu và mọi người hiện diện quanh đây tìm được nhiều ủi an trong Chúa.
Inala, thứ bảy ngày 9 tháng 4 năm 2011.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Scotland: Hồng y mô tả vũ khí hạt nhân của Anh là ''đáng xấu hổ”
Nguyễn Trọng Đa
08:35 18/04/2011
Scotland: Hồng y mô tả vũ khí hạt nhân của Anh là "đáng xấu hổ”
Scotland – Phát biểu tại một cuộc biểu tình chống lại vũ khí hạt nhân bên ngoài căn cứ hải quân Faslane ở Gare Loch ngày 16-4, Đức Hồng y Keith O'Brien mô tả chương trình vũ khí hạt nhân của Anh là "đáng xấu hổ", và kêu gọi chính quyền Anh "hãy làm đúng và từ bỏ chương trình này”. Trích dẫn lời của ĐTC Biển Đức 16, Đức Hồng y nói: “Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có người chiến thắng, nhưng chỉ có nạn nhân."
Sau đây là toàn văn bài diễn văn của Hồng y O'Brien:
Thật là một niềm vui lớn cho tôi được ở đây tại Faslane hôm nay, cùng với các bạn cũ của tôi là Cha Alan McDonald và Bruce Kent, và rất nhiều người đã thực hiện cuộc hành trình đến đây vì chứng tá tuyệt vời này của hòa bình. Cả ba chúng tôi đã cùng phát biểu lần đầu tại Edinburgh, năm 2006, tại lễ khánh thành Trung tâm Lauriston của Dòng Tên, và chúng tôi cũng đã chia sẻ diễn đàn tại Glasgow và các nơi khác, và tôi nghĩ tất cả chúng ta sẽ sẵn sàng và muốn làm điều gì đó cho thời gian tới, tuy nhiên, cần phải có thời gian lâu dài. Chúng ta sẽ làm điều này vì sứ điệp chúng ta chia sẻ ở đây là một sứ điệp quan trọng, là sứ điệp nền tảng, vì nó nằm ở trung tâm đức tin Kitô giáo.
Khi chúng ta bước vào Tuần Thánh, sau đó là mùa Phục sinh cao cả, chúng ta nhắc lại và sẽ nhắc lại rằng điệp khúc của Chúa Giêsu Kitô là câu "bình an ở với anh em”. Chúng ta đang ở đây để lặp lại sứ điệp này, không chỉ là một ước muốn cho chính mình, nhưng như là một ước muốn cho toàn thể gia đình nhân loại, một ước muốn cho hòa bình, hòa bình sâu đậm dựa trên một sự thoát khỏi sự sợ hãi, bắt nguồn trong ước mơ của một thế giới thoát khỏi mối đe dọa của sự huỷ diệt.
Tôi đang nói về giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về vũ khí hạt nhân trong nhiều năm nay, nói thông điệp của chúng ta cho bất cứ ai sẵn sàng lắng nghe, và tôi rất hài lòng để lặp lại giáo huấn ấy một lần nữa ngày hôm nay. Như các bạn sẽ thấy, đó là một giáo huấn phù hợp, một phần trung tâm của lập trường phò sự sống của chúng ta, giáo huấn lấy phẩm giá con người làm cốt lõi. Và đó là một thông điệp mà tôi rất vui để nhắc lại ở đây, tại cổng căn cứ Faslane, vốn là trung tâm của ngành công nghiệp vũ khí hạt nhân của Anh.
Tôi đã nhận nhiều lời mời đến đây để tham dự các sự kiện đại kết trong các năm qua, và tôi đã chưa thể đến được, vì vậy tôi đặc biệt vui mừng để có thể làm như vậy ngày hôm nay, ở thời điểm hiện tại, khi có nhiều nhu cầu hơn bao giờ hết để loại bỏ các vũ khí hủy diệt hàng loạt của chúng ta.
Thông điệp nhất quán của Giáo Hội Công Giáo là rõ ràng và đơn giản, và đã được tóm lược bởi ĐTC Biển Đức 16 trong thông điệp đầu tiên của Ngài cho Ngày Hòa bình Thế giới, trong năm 2006. Ngài nói chuyện với chính phủ Anh, và với một ít chính phủ các nước khác, vì họ nhầm lẫn tin rằng vũ khí hạt nhân có một vị thế trong một xã hội văn minh. Đó là sứ điệp của ĐTC: "Quan điểm này, cho rằng vũ khí hạt nhân có vị thế trong một xã hội văn minh, không chỉ là độc hại mà còn hoàn toàn giả dối. Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có người chiến thắng, nhưng chỉ có nạn nhân. Sự thật của hòa bình đòi hỏi rằng tất cả mọi người... đồng ý thay đổi ý hướng của họ bằng các quyết định rõ ràng và vững chắc, và phấn đấu cho một giải trừ hạt nhân tiến bộ và phối hợp".
Cũng cần lưu ý là trong cùng một thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới, ĐTC Biển Đức 16 đã chọn để nhắc đến toàn bộ việc mua bán vũ khí, chứ không chỉ vũ khí hạt nhân. Đó là một lời dạy mà chúng ta quên nhìn đến khi gặp nguy hiểm. Việc sản xuất vũ khí, từ khẩu súng lục nhỏ nhất đến bệ phóng tên lửa, và máy bay chiến đấu, là việc kinh doanh lớn lao, một ngành công nghiệp lớn, và nước Anh có một vai trò hàng đầu, điều đó thật là xấu hổ cho chúng ta. Xin trích dẫn lời ĐTC lần nữa: "Làm thế nào có thể có một tương lai hoà bình, khi các khoản đầu tư vẫn thực hiện trong việc sản xuất vũ khí và trong nghiên cứu, nhằm phát triển vũ khí mới?".
Tôi đã thấy sự thật của việc này cho bản thân mình, qua thời gian, khi tôi đi với SCIAF (Quỹ cứu trợ quốc tế Công giáo Scotland) đến thăm các dự án phát triển, được sự hỗ trợ của người dân Scotland. Các người nghèo nhất trên thế giới phải trả giá cao nhất cho thương mại vũ khí, vốn đem lại đau khổ cho họ, và vận may cho các công ty phát triển và sản xuất các loại vũ khí.
Các Giám mục Scotland của chúng ta đã thường xuyên lặp lại đòi hỏi hòa bình của ĐTC Biển Đức, và của ĐTC tiền nhiệm Gioan Phaolô II, và tôi xin lặp lại một lần nữa tại đây. Ở đây, tại cổng của căn cứ Faslane, không có nơi nào tốt hơn để nói rằng không phải dũng cảm cho nước Anh khi có các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khủng khiếp. Thật xấu hổ khi có các vũ khí ấy. Nếu chính phủ của chúng ta mong muốn thực sự lòng can đảm, chính phủ cần đơn phương từ bỏ sự răn đe hạt nhân, đưa ra chứng tá và động lực thúc đẩy các quốc gia khác cũng làm như vậy.
Tên lửa Trident đã nhanh chóng trở thành lỗi thời, và chúng ta có cơ hội ngay bây giờ để làm điều đúng và từ bỏ vũ khí này. Chúng ta có cơ hội trở nên người xây dựng hòa bình, vang vọng ước muốn Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô cho một nền hòa bình lâu dài. Tôi tin rằng tất cả chúng ta tiếp tục làm việc và cầu nguyện với nhau cho điều này, và tôi cảm ơn quý bạn vì chứng tá mà các bạn làm hôm nay. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người anh em với hòa bình sâu sắc, Tuần Thánh này và lễ Phục Sinh. (ICN 16-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Scotland – Phát biểu tại một cuộc biểu tình chống lại vũ khí hạt nhân bên ngoài căn cứ hải quân Faslane ở Gare Loch ngày 16-4, Đức Hồng y Keith O'Brien mô tả chương trình vũ khí hạt nhân của Anh là "đáng xấu hổ", và kêu gọi chính quyền Anh "hãy làm đúng và từ bỏ chương trình này”. Trích dẫn lời của ĐTC Biển Đức 16, Đức Hồng y nói: “Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có người chiến thắng, nhưng chỉ có nạn nhân."
Sau đây là toàn văn bài diễn văn của Hồng y O'Brien:
Khi chúng ta bước vào Tuần Thánh, sau đó là mùa Phục sinh cao cả, chúng ta nhắc lại và sẽ nhắc lại rằng điệp khúc của Chúa Giêsu Kitô là câu "bình an ở với anh em”. Chúng ta đang ở đây để lặp lại sứ điệp này, không chỉ là một ước muốn cho chính mình, nhưng như là một ước muốn cho toàn thể gia đình nhân loại, một ước muốn cho hòa bình, hòa bình sâu đậm dựa trên một sự thoát khỏi sự sợ hãi, bắt nguồn trong ước mơ của một thế giới thoát khỏi mối đe dọa của sự huỷ diệt.
Tôi đang nói về giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về vũ khí hạt nhân trong nhiều năm nay, nói thông điệp của chúng ta cho bất cứ ai sẵn sàng lắng nghe, và tôi rất hài lòng để lặp lại giáo huấn ấy một lần nữa ngày hôm nay. Như các bạn sẽ thấy, đó là một giáo huấn phù hợp, một phần trung tâm của lập trường phò sự sống của chúng ta, giáo huấn lấy phẩm giá con người làm cốt lõi. Và đó là một thông điệp mà tôi rất vui để nhắc lại ở đây, tại cổng căn cứ Faslane, vốn là trung tâm của ngành công nghiệp vũ khí hạt nhân của Anh.
Tôi đã nhận nhiều lời mời đến đây để tham dự các sự kiện đại kết trong các năm qua, và tôi đã chưa thể đến được, vì vậy tôi đặc biệt vui mừng để có thể làm như vậy ngày hôm nay, ở thời điểm hiện tại, khi có nhiều nhu cầu hơn bao giờ hết để loại bỏ các vũ khí hủy diệt hàng loạt của chúng ta.
Thông điệp nhất quán của Giáo Hội Công Giáo là rõ ràng và đơn giản, và đã được tóm lược bởi ĐTC Biển Đức 16 trong thông điệp đầu tiên của Ngài cho Ngày Hòa bình Thế giới, trong năm 2006. Ngài nói chuyện với chính phủ Anh, và với một ít chính phủ các nước khác, vì họ nhầm lẫn tin rằng vũ khí hạt nhân có một vị thế trong một xã hội văn minh. Đó là sứ điệp của ĐTC: "Quan điểm này, cho rằng vũ khí hạt nhân có vị thế trong một xã hội văn minh, không chỉ là độc hại mà còn hoàn toàn giả dối. Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có người chiến thắng, nhưng chỉ có nạn nhân. Sự thật của hòa bình đòi hỏi rằng tất cả mọi người... đồng ý thay đổi ý hướng của họ bằng các quyết định rõ ràng và vững chắc, và phấn đấu cho một giải trừ hạt nhân tiến bộ và phối hợp".
Cũng cần lưu ý là trong cùng một thông điệp cho Ngày Hòa bình Thế giới, ĐTC Biển Đức 16 đã chọn để nhắc đến toàn bộ việc mua bán vũ khí, chứ không chỉ vũ khí hạt nhân. Đó là một lời dạy mà chúng ta quên nhìn đến khi gặp nguy hiểm. Việc sản xuất vũ khí, từ khẩu súng lục nhỏ nhất đến bệ phóng tên lửa, và máy bay chiến đấu, là việc kinh doanh lớn lao, một ngành công nghiệp lớn, và nước Anh có một vai trò hàng đầu, điều đó thật là xấu hổ cho chúng ta. Xin trích dẫn lời ĐTC lần nữa: "Làm thế nào có thể có một tương lai hoà bình, khi các khoản đầu tư vẫn thực hiện trong việc sản xuất vũ khí và trong nghiên cứu, nhằm phát triển vũ khí mới?".
Tôi đã thấy sự thật của việc này cho bản thân mình, qua thời gian, khi tôi đi với SCIAF (Quỹ cứu trợ quốc tế Công giáo Scotland) đến thăm các dự án phát triển, được sự hỗ trợ của người dân Scotland. Các người nghèo nhất trên thế giới phải trả giá cao nhất cho thương mại vũ khí, vốn đem lại đau khổ cho họ, và vận may cho các công ty phát triển và sản xuất các loại vũ khí.
Các Giám mục Scotland của chúng ta đã thường xuyên lặp lại đòi hỏi hòa bình của ĐTC Biển Đức, và của ĐTC tiền nhiệm Gioan Phaolô II, và tôi xin lặp lại một lần nữa tại đây. Ở đây, tại cổng của căn cứ Faslane, không có nơi nào tốt hơn để nói rằng không phải dũng cảm cho nước Anh khi có các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khủng khiếp. Thật xấu hổ khi có các vũ khí ấy. Nếu chính phủ của chúng ta mong muốn thực sự lòng can đảm, chính phủ cần đơn phương từ bỏ sự răn đe hạt nhân, đưa ra chứng tá và động lực thúc đẩy các quốc gia khác cũng làm như vậy.
Tên lửa Trident đã nhanh chóng trở thành lỗi thời, và chúng ta có cơ hội ngay bây giờ để làm điều đúng và từ bỏ vũ khí này. Chúng ta có cơ hội trở nên người xây dựng hòa bình, vang vọng ước muốn Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô cho một nền hòa bình lâu dài. Tôi tin rằng tất cả chúng ta tiếp tục làm việc và cầu nguyện với nhau cho điều này, và tôi cảm ơn quý bạn vì chứng tá mà các bạn làm hôm nay. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mỗi người anh em với hòa bình sâu sắc, Tuần Thánh này và lễ Phục Sinh. (ICN 16-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Colombia
Nguyễn Trọng Đa
08:36 18/04/2011
ĐTC kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Colombia
VATICAN – ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Colombia, và nói Ngài ủng hộ Một Ngày Cầu nguyện cho các Nạn nhân của Bạo lực, sẽ được tổ chức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ở Colombia.
ĐTC đề cập đến Colombia ngày 17-4 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với những người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô tham dự Thánh Lễ Chúa nhật Lễ Lá.
Về Ngày Cầu Nguyện ấy, Ngài nói: "Tôi hiệp nhất thiêng liêng với sáng kiến quan trọng này và thiết tha khuyên nhủ người Colombia tham gia ngày cầu nguyện. Đồng thời, tôi cầu nguyện Chúa cho những người trong đất nước yêu quý này đã bị tước mạng sống hoặc của cải của họ".
Hội đồng Giám mục Colombia đã kêu gọi ngày cầu nguyện. Ngày 6-4, Tổng thư ký Hội đồng giám mục, Đức Giám mục phụ tá Juan Vicente Córdoba, giáo phận Bucaramanga, công bố tổ chức ngày cầu nguyện.
Giám mục nhận xét: “Bạo lực, trong các biểu hiện khác nhau của nó, là một hằng số trong lịch sử chính trị và xã hội của đất nước chúng ta. Các nạn nhân của hiện tượng bi kịch này là thật nhiều, nhưng phần lớn trong số họ vẫn không được ai biết và bị lãng quên".
Đức Giám mục Córdoba nói thêm: “Ngày Cầu Nguyện này nhằm mục đích đồng hành với họ trên con đường hòa giải và tha thứ".
Thông điệp của ĐTC Biển Đức 16 cũng đưa thêm lời kêu gọi hoán cải.
Ngài nói: “Tôi nhắc lại lời kêu gọi khẩn thiết của tôi về sự hóan cải, sám hối và hòa giải. Xin không còn bạo lực tại đất nước Colombia! Xin hòa bình ngự trị ở nước này!" (Zenit 17-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
VATICAN – ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Colombia, và nói Ngài ủng hộ Một Ngày Cầu nguyện cho các Nạn nhân của Bạo lực, sẽ được tổ chức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ở Colombia.
ĐTC đề cập đến Colombia ngày 17-4 trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với những người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô tham dự Thánh Lễ Chúa nhật Lễ Lá.
Về Ngày Cầu Nguyện ấy, Ngài nói: "Tôi hiệp nhất thiêng liêng với sáng kiến quan trọng này và thiết tha khuyên nhủ người Colombia tham gia ngày cầu nguyện. Đồng thời, tôi cầu nguyện Chúa cho những người trong đất nước yêu quý này đã bị tước mạng sống hoặc của cải của họ".
Hội đồng Giám mục Colombia đã kêu gọi ngày cầu nguyện. Ngày 6-4, Tổng thư ký Hội đồng giám mục, Đức Giám mục phụ tá Juan Vicente Córdoba, giáo phận Bucaramanga, công bố tổ chức ngày cầu nguyện.
Giám mục nhận xét: “Bạo lực, trong các biểu hiện khác nhau của nó, là một hằng số trong lịch sử chính trị và xã hội của đất nước chúng ta. Các nạn nhân của hiện tượng bi kịch này là thật nhiều, nhưng phần lớn trong số họ vẫn không được ai biết và bị lãng quên".
Đức Giám mục Córdoba nói thêm: “Ngày Cầu Nguyện này nhằm mục đích đồng hành với họ trên con đường hòa giải và tha thứ".
Thông điệp của ĐTC Biển Đức 16 cũng đưa thêm lời kêu gọi hoán cải.
Ngài nói: “Tôi nhắc lại lời kêu gọi khẩn thiết của tôi về sự hóan cải, sám hối và hòa giải. Xin không còn bạo lực tại đất nước Colombia! Xin hòa bình ngự trị ở nước này!" (Zenit 17-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Khoa học gia Anh: Bữa Tiệc Ly diễn ra vào ngày Thứ Tư, không phải Thứ Năm Tuần Thánh.
Nguyễn Long Thao
10:10 18/04/2011
Khoa học gia Anh: Bữa Tiệc Ly diễn ra vào ngày Thứ Tư, không phải Thứ Năm Tuần Thánh.
LONDON (AFP): Từ lâu tín hữu Kitô Giáo có tập tục cử hành Bữa Tiệc Ly vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, hôm nay 18/04/2011 nhằm ngày thứ Hai tuần Thánh, một khoa học gia người Anh công bố kết quả khảo cứu cho rằng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu đã diễn ra vào ngày Thứ Tư, chứ không phải ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Giáo sư Colin Humphreys, khoa học gia của trường đại học Cambridge tại Anh Quốc cho rằng sở dĩ có tình trạng lầm lẫn trong việc tính ngày vì người ta đã dùng sai lịch. Ông khẳng định khám phá của ông sẽ giúp ấn định đúng ngày lễ để cử hành Bữa Tiệc Ly.
Các nhà khảo cứu Kinh Thánh từ lâu đã thắc mắc về chuyện không thống nhất về Bữa Tiệc Ly giữa bốn thánh sử viết Phúc Âm. Thánh Matthêu, Máccô và Luca đều nói Bữa Tiệc Ly trùng hợp với ngày đầu của lễ Vượt Qua của người Do Thái (the start of the Jewish festival of Passover). Trong khi đó, thánh sử Gioan lại cho rằng Bữa Tiệc Ly diễn ra vào ngày trước lễ Vượt Qua (before Passover)
Giáo sư Humphreys trong tác phẩm “Bí Ẩn Của Bữa Tiệc Ly” (The Mystery Of The Last Supper), lập luận rằng, Chúa Giêsu là người Do Thái, nên đã theo tập tục Do Thái, tính ngày dựa theo lịch cổ của người Do Thái, chứ không theo cách tính âm lịch mà người đường thời bấy giờ và ngày nay còn dùng để tính ngày lễ Vượt Qua.
Do vậy, giáo Sư kết luận rằng bữa ăn Lễ Vượt Qua của người Do Thái và Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được diễn ra vào ngày thứ Tư Tuần Thánh chứ không phải ngày thứ Năm.
Ông cũng đưa ra thêm lập luận khác nữa là sau Bữa Tiệc Ly, có nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc khổ nạn của Chúa như Chúa bị bắt, bị tra hỏi, bị đưa ra tòa, bị đưa đi đóng đanh v.v.. tất cả những sự kiện ấy diễn ra tại nhiều nơi và không thể diễn ra trong một đêm được. Do vậy Bữa Tiệc Ly đã diễn ra vào ngày thứ Tư, không phải vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Nguyễn Long Thao
LONDON (AFP): Từ lâu tín hữu Kitô Giáo có tập tục cử hành Bữa Tiệc Ly vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, hôm nay 18/04/2011 nhằm ngày thứ Hai tuần Thánh, một khoa học gia người Anh công bố kết quả khảo cứu cho rằng Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu đã diễn ra vào ngày Thứ Tư, chứ không phải ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Giáo sư Colin Humphreys, khoa học gia của trường đại học Cambridge tại Anh Quốc cho rằng sở dĩ có tình trạng lầm lẫn trong việc tính ngày vì người ta đã dùng sai lịch. Ông khẳng định khám phá của ông sẽ giúp ấn định đúng ngày lễ để cử hành Bữa Tiệc Ly.
Các nhà khảo cứu Kinh Thánh từ lâu đã thắc mắc về chuyện không thống nhất về Bữa Tiệc Ly giữa bốn thánh sử viết Phúc Âm. Thánh Matthêu, Máccô và Luca đều nói Bữa Tiệc Ly trùng hợp với ngày đầu của lễ Vượt Qua của người Do Thái (the start of the Jewish festival of Passover). Trong khi đó, thánh sử Gioan lại cho rằng Bữa Tiệc Ly diễn ra vào ngày trước lễ Vượt Qua (before Passover)
Giáo sư Humphreys trong tác phẩm “Bí Ẩn Của Bữa Tiệc Ly” (The Mystery Of The Last Supper), lập luận rằng, Chúa Giêsu là người Do Thái, nên đã theo tập tục Do Thái, tính ngày dựa theo lịch cổ của người Do Thái, chứ không theo cách tính âm lịch mà người đường thời bấy giờ và ngày nay còn dùng để tính ngày lễ Vượt Qua.
Do vậy, giáo Sư kết luận rằng bữa ăn Lễ Vượt Qua của người Do Thái và Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được diễn ra vào ngày thứ Tư Tuần Thánh chứ không phải ngày thứ Năm.
Ông cũng đưa ra thêm lập luận khác nữa là sau Bữa Tiệc Ly, có nhiều sự kiện xảy ra trong cuộc khổ nạn của Chúa như Chúa bị bắt, bị tra hỏi, bị đưa ra tòa, bị đưa đi đóng đanh v.v.. tất cả những sự kiện ấy diễn ra tại nhiều nơi và không thể diễn ra trong một đêm được. Do vậy Bữa Tiệc Ly đã diễn ra vào ngày thứ Tư, không phải vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Nguyễn Long Thao
Đức Thánh Cha nói ngày Chúa Nhật Lễ Lá: kỹ thuật học không có Thiên Chúa sẽ kéo nhân loại xuống
Bùi Hữu Thư
14:50 18/04/2011
VATICAN (CNS) -- Cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá tại Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI lưu ý là các tiến bộ về kỹ thuật không được khiến cho người ta nghĩ rằng họ có thể "trở thành Thiên Chúa."
Khoảng 50.000 tín hữu phất các cành ôliu và lá gồi tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 17 tháng Tư vào lúc khởi đầu của nghi thức tưởng niệm việc Chúa Kitô oai vinh tiến vào Giêrusalem năm ngày trước khi chịu đóng đanh.
Đức Thánh Cha người Đức, mới kỷ niệm sinh nhật thứ 84 ngày hôm trước, tham dự một cuộc rước tới tháp bút Ai Cập ở giữa quảng trường. Ngài yêu cầu cử tọa tiếp tục chuẩn bị cho ngày Phục Sinh bằng việc hãm mình và làm việc thiện.
Cầm một vòng lá gồi kết lại, ngài đi trên chiếc xe Jeep tới bàn thờ chính cho Thánh Lễ dài hai tiếng rưỡi. Đây là khởi đầu của Tuần Thánh, giai đoạn bận rộn nhất trong năm củaq Đức Thánh Cha, vì có rất nhiều lần phải xuất hiện trước quần chúng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha Benedict nói: Cuộc rước ngày Chúa Nhật Lễ Lá phải được hiểu nhiều hơn là một "tục lệ lạ lùng cổ hủ". Đây là cuộc tiến bước trên đàng thiêng liêng mà mọi Kitô hữu đều được mời gọi thực hiện, một hành trình "dọc theo con đường cao cả dẫn tới Thiên Chúa hằng sống."
Ngài nói: một cuộc tiến bước như vậy không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, mặc dầu từ bao lâu người ta đã từng "cố gắng đạt tới đỉnh cao của Thiên Chúa bằng sức riêng của mình." Mọi sự can thiệp của tinh thần con người cuối cùng chỉ là một nỗ lực để được tự chủ và hoàn toàn tự do -- nhưng không có Thiên Chúa, thì nỗ lực này sẽ thất bại.
Ngài nói: "Nhân loại đã hoàn thành được rất nhiều việc: chúng ta có thể bay. Chúng ta có thể thấy, nghe và nói được với nhau từ những chân trời xa xôi nhất trên trái đất."
Ngài nói: "Tuy nhiên trọng lực kéo chúng ta xuống rất mạnh. Với những gia tăng về khả năng lại có những gia tăng về những điều không tốt lành. Khả năng về sự dữ đã gia tăng và dường như là những cơn bão tố đe dọa lịch sử."
Đức Thánh Cha nói: mặc dầu có tiến bộ, những giới hạn của con người vẫn hiển nhiên trong các tai họa mới đây đã "gây nên biết bao nhiêu đau khổ cho nhân loại."
Ngài mô tả con người như bị giằng co giữa "hai môi trường có sức hút": trọng lực lôi kéo con người tới chỗ vị kỷ, giả tạo và sự dữ, và sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa lôi kéo chúng ta lên.
Ngài nói: Cuộc tiến bước trên đàng thiêng liêng mọi Kitô hữu được mời gọi có một vài yếu tố cụ thể, kể cả sự trong sạch, thành thật và đức tin nơi Thiên Chúa.
Ngài nói: "Những phát triển to lớn về kỹ thuật chỉ giải phóng và đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại nếu chúng được nối kết với các thái độ này -- nếu bàn tay và trái tim chúng ta trong sạch, nếu chúng ta tìm kiếm sự thật, nếu chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa và để cho chúng ta được đánh động và thách đố bởi tình yêu của Người."
Ngài nói, cuối cùng, một cuộc tiến bước về đàng nhân đức chỉ hữu hiệu nếu con người biết khiêm tốn nhìn nhận rằng họ cần đến Thiên Chúa và "từ bỏ lòng tự kiêu là muốn mình trở thành Thiên Chúa."
Vào cuối Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói các lời chào mừng bằng bẩy thứ tiếng với giới trẻ tụ tập tại quảng trường và nói ngài mong đợi Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid tháng Tám sắp tới. Giới trẻ đã hát bài "Mừng Sinh Nhật" Đức Thánh Cha bằng tiếng Ý.
Khoảng 50.000 tín hữu phất các cành ôliu và lá gồi tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 17 tháng Tư vào lúc khởi đầu của nghi thức tưởng niệm việc Chúa Kitô oai vinh tiến vào Giêrusalem năm ngày trước khi chịu đóng đanh.
Đức Thánh Cha người Đức, mới kỷ niệm sinh nhật thứ 84 ngày hôm trước, tham dự một cuộc rước tới tháp bút Ai Cập ở giữa quảng trường. Ngài yêu cầu cử tọa tiếp tục chuẩn bị cho ngày Phục Sinh bằng việc hãm mình và làm việc thiện.
Cầm một vòng lá gồi kết lại, ngài đi trên chiếc xe Jeep tới bàn thờ chính cho Thánh Lễ dài hai tiếng rưỡi. Đây là khởi đầu của Tuần Thánh, giai đoạn bận rộn nhất trong năm củaq Đức Thánh Cha, vì có rất nhiều lần phải xuất hiện trước quần chúng.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha Benedict nói: Cuộc rước ngày Chúa Nhật Lễ Lá phải được hiểu nhiều hơn là một "tục lệ lạ lùng cổ hủ". Đây là cuộc tiến bước trên đàng thiêng liêng mà mọi Kitô hữu đều được mời gọi thực hiện, một hành trình "dọc theo con đường cao cả dẫn tới Thiên Chúa hằng sống."
Ngài nói: một cuộc tiến bước như vậy không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, mặc dầu từ bao lâu người ta đã từng "cố gắng đạt tới đỉnh cao của Thiên Chúa bằng sức riêng của mình." Mọi sự can thiệp của tinh thần con người cuối cùng chỉ là một nỗ lực để được tự chủ và hoàn toàn tự do -- nhưng không có Thiên Chúa, thì nỗ lực này sẽ thất bại.
Ngài nói: "Nhân loại đã hoàn thành được rất nhiều việc: chúng ta có thể bay. Chúng ta có thể thấy, nghe và nói được với nhau từ những chân trời xa xôi nhất trên trái đất."
Ngài nói: "Tuy nhiên trọng lực kéo chúng ta xuống rất mạnh. Với những gia tăng về khả năng lại có những gia tăng về những điều không tốt lành. Khả năng về sự dữ đã gia tăng và dường như là những cơn bão tố đe dọa lịch sử."
Đức Thánh Cha nói: mặc dầu có tiến bộ, những giới hạn của con người vẫn hiển nhiên trong các tai họa mới đây đã "gây nên biết bao nhiêu đau khổ cho nhân loại."
Ngài mô tả con người như bị giằng co giữa "hai môi trường có sức hút": trọng lực lôi kéo con người tới chỗ vị kỷ, giả tạo và sự dữ, và sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa lôi kéo chúng ta lên.
Ngài nói: Cuộc tiến bước trên đàng thiêng liêng mọi Kitô hữu được mời gọi có một vài yếu tố cụ thể, kể cả sự trong sạch, thành thật và đức tin nơi Thiên Chúa.
Ngài nói: "Những phát triển to lớn về kỹ thuật chỉ giải phóng và đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại nếu chúng được nối kết với các thái độ này -- nếu bàn tay và trái tim chúng ta trong sạch, nếu chúng ta tìm kiếm sự thật, nếu chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa và để cho chúng ta được đánh động và thách đố bởi tình yêu của Người."
Ngài nói, cuối cùng, một cuộc tiến bước về đàng nhân đức chỉ hữu hiệu nếu con người biết khiêm tốn nhìn nhận rằng họ cần đến Thiên Chúa và "từ bỏ lòng tự kiêu là muốn mình trở thành Thiên Chúa."
Vào cuối Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói các lời chào mừng bằng bẩy thứ tiếng với giới trẻ tụ tập tại quảng trường và nói ngài mong đợi Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid tháng Tám sắp tới. Giới trẻ đã hát bài "Mừng Sinh Nhật" Đức Thánh Cha bằng tiếng Ý.
Nói thêm về việc giải quyết bí mật của Ngày cử hành Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly
Dominic David Trần
15:30 18/04/2011
Nói thêm về việc giải quyết bí mật của Ngày cử hành Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly
LONDON (Reuters Life!) ngày 18/04/2011 : Thánh Lễ Tiệc Ly đã được long trọng cử hành vào ngày Thứ Tư - Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly, theo nghĩa thường tức là Bữa Ăn Tối Cuối Cùng mà Đức Chúa Giêsu KiTô đã dùng với các môn đệ khi Đức Chúa Giêsu KiTô còn ở trên trần thế - đã xảy ra trong ngày Thứ Tư Tuần Thánh - tức là 01 ngày trước so với ngày mà chúng ta đã nghĩ như hiện nay là trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Giờ đây việc cố định ngày cử hành Đại Lễ Chúa Phục Sinh theo lịch pháp là có thể thực hiện được . Đó là kết qủa công trình khảo cứu của một khoa học gia tại Viện Đại Học lừng danh Cambridge của nước Anh. Vị giáo sư này đã cố gắng giải đáp một trong những sự kiện mâu thuẫn dai dẳng nhất trong Kinh Thánh.
(Bức tranh Thánh Lễ Tiệc Ly kèm theo bài này không phải là nguyên bản của nhà đại danh họa Leona Da Vinci. Đây là một phiên bản do họa sĩ Lee Stum thực hiện bằng phấn màu và được trưng bày trong phòng khách của cao ốc Trump Towers tại đô thị New York.)
Người tín hữu Thiên Chúa Giáo (bao gồm Công Giáo La Mã, Đông và Tây Phương, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Cải Cách) trong bao nhiêu thế kỷ vừa qua đã ghi nhớ và thực thi lễ kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Đức Chúa Giêsu KiTô với các thánh tông đồ trên trần thế trong ngày Thứ Năm. Thế nhưng chúng ta nên cảm ơn khám phá mới đây về một lịch pháp Do Thái cổ xưa do giáo sư Colin Humphreys thực hiện, ông đã đề nghị một cách giải thích khác và trình bày về cách làm lịch (tức là lịch pháp) và thực hành lịch pháp cổ ấy.
" Cá nhân tôi vô cùng sửng sốt bởi những câu chuyện trình thuật về Tuần Lễ cuối cùng của Đức Chúa Giêsu trong Kinh Thánh - trong đó không có một ai đã đề cập hay ám chỉ về ngày Thứ Tư của Tuần Thánh. Ngày đó đã được gọi là ngày mất tích. Nhưng ngay cả ngày thiêng liêng bị cho là đã mất tích và không có dấu vết để lại ấy hình như không có thực. Vì nói cho đến cùng và trên hết mọi sự thì Đức Chúa Giêsu rất bận rộn. Giáo sư Humphreys đã phát biểu với Thông Tấn Xã Reuters như vậy. (Chú thích : điều giáo sư Humphreys ám chỉ là vâng theo thánh ý của Đức Chúa Cha , Đức Chúa Giêsu đã giáng sinh xuống trần gian và hy sinh trên Thập Giá theo chương trình cứu độ thế gian. Mỗi giờ phút trong chương trình trên thế gian là những giờ phút thánh thiêng nhất và được Đức Chúa Cha an bài cho Đức Chúa Con.)
Những điều khám phá của giáo sư Humphreys đã giúp cho việc giải thích một sự không tương hợp - một chuyện không ăn khớp nhau rất nhức đầu - đã xảy ra trong Phúc Âm của các Thánh Sử Mátthêu, Máccô và Luca đã ghi chép - các thánh sử này đã ghi chép lại rằng Bữa Tiệc Ly xảy ra trùng hợp cùng ngày với Lễ Vượt Qua - nhưng Thánh Sử Gioan lại viết rằng Thánh Lễ Tiệc Ly ấy đã xảy ra trước ngày thánh thiêng nhất của người Do Thái, ngày tưởng niệm dân Do Thái xuất hành ra khỏi đất Ai cập.
(Ghi chú: Chúng ta được dạy: Phúc Âm do 4 Thánh sử ghi chép nói trên là Tin Mừng Nhất Lãm, một sự đồng quy về Tin Mừng Cứu độ thế gian của Thiên Chúa- thế nhưng thời điểm long trọng thánh thiêng vĩ đại nhất: Bữa Tiệc Ly, chính ở trong Thánh Lễ Tiệc Ly này Đức Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và đã phán dạy các tông đồ: "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy " đã không được diễn tả giống y như nhau. Xin phép được lập lại : chỉ có sự đề cập về thời điểm của các ngài là khác nhau. Nội dung và trình thuật Tin Mừng của 4 Thánh sử nêu trên vẫn là Nhất Lãm.)
Khảo cứu của giáo sư Humphreys kiến giải rằng: Đức Chúa Giêsu, và trong trình thuật của các thánh sử Mátthêu, Máccô, và Luca đã dùng Lịch pháp theo thời kỷ Trước thời kỳ Xuất hành (Pre-Exilic Calendar) ; theo lịch pháp này kể từ thuở ông Môisen và tính ngày thứ 1 của tháng mới từ ngày cuối của tháng con trăng đi trước của lịch pháp cổ lấy mặt trăng mà tính (which dated from the time of Moses and counted the first day of the new month from the end of the old lunar cycle). Trong khi đó; thánh sử Gioan lại đề cập và diễn tả cùng trình thuật về Bữa Tiệc Ly theo lịch pháp chính thức pháp định ngay thời bấy giờ của người Do thái (the official Jewish calendar of the day). (Chú thích của người chuyển ý: lịch pháp thời ông Môisen là văn minh nông nghiệp và chăn nuôi du cư, lịch pháp thời Chúa Giêsu Giáng sinh và Hy sinh như đã ghi nhận, là năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng sinh như sau này; là thời dân Do Thái đang bị đế chế Rôma chiếm đóng đã dùng lịch pháp chính thức khi sau người Do Thái về đến Đất Hứa và sống theo nền văn minh nông nghiệp định cư.)
" Đó là một lỗi lầm thực rất đáng thắc mắc cho những ai liên quan đến- bởi vì đối với người Do Thái, Lễ Vượt Qua đã quả là một Bữa Ăn quan trọng vô cùng, " Humphreys, là người tín hữu KiTô giáo, là một khoa học gia về Nghiên cứu về Các Vật liệu và Luyện Kim học- đã phát biểu .
" Sự mâu thuẫn này đã được biết đến từ lâu rồi - thế nhưng mọi người đã không nói nhiều về điều này. Cá nhân tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh và đồng thời ứng dụng khoa học vào để giải quyết nan đề này. Kết qủa cho thấy là Các Phúc Âm thực sự là Tin Mừng Nhất Lãm, cả 4 vị Thánh sử đều trình thuật nội dung và thời điểm Thánh Lễ Tiệc Ly thực sự ăn khớp và đồng ý với nhau, chỉ có việc các thánh sử dùng theo các Lịch pháp khác nhau mà thôi." (chú thích trong nguyên bản: (" .... the Gospels are actually agreeing, just using different calendars.")
Nếu Bữa Ăn Lễ Vượt Qua (Passover meal) và Thánh Lễ - Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) đã thực sự xảy ra trong cùng một ngày Thứ Tư Tuần Thánh - thì sẽ giúp chúng ta giải thích được là cách thế và trình thuật rất nhiều các biến cố thánh thiêng đã xảy ra và được ghi chép ở thời điểm giữa Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly và Đức Chúa Giêsu KiTô hy sinh trên Thập Giá (Cruxification). (Ghi chú của người chuyển ý: Tính từ lúc Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly được cử hành cho đến lúc Đức Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: " Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn ở trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở (Luca 23, 46).
Với sự giúp sức của một nhà khoa học thiên văn, giáo sư Humphreys đã tái dựng lại lịch pháp thời kỳ Trước lúc Xuất Hành và Lễ Vượt Qua trong năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, đã được mọi người chấp nhận chung là năm Đức Chúa Giêsu KiTô chịu Khổ Nạn và Hy sinh trên Thập Giá, đã xảy ra vào ngày Thứ Tư- mùng Một Tháng Tư (on Wednesday April 1) tức là theo ngày đầu tháng Tư dương lịch của lịch pháp hiện nay.
Điều đó có nghĩa là; nếu các tín hữu KiTô hiện đại đã muốn ấn định một ngày cố định để kính mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh - căn cứ theo cách tính lịch pháp của giáo sư Humphreys thì ngày Đại Lễ Chúa Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm. Giáo sư Humphreys đã băn khoăn suy tư và tận tụy nghiên cứu từ năm 1983 cho đến nay mới tìm được phương cách lý giải sự kiện về thơì điểm lịch pháp sử dụng khác nhau trình thuật về Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly.
Ôi nhiệm mầu thay Lòng Đức Chúa Cha Thương Xót người trần thế, qua chương trình cứu độ thế gian, ngày Đức Chúa Con Giáng sinh đã thay đổi dòng chảy lịch sử của người thế gian B. C. (Before Christ: Kỷ nguyên trước Thiên Chúa Giáng sinh ) và A. D. (Kỷ nguyên Thiên Chúa) ; và vâng theo thánh ý Đức Chúa Cha, Ngày Đức Chúa Con Hy Sinh Trên Thập Giá để cứu độ thế gian đã thay đổi tâm thức lòng trí và cuộc sống con người phàm nhân.
Trong Tuần Thánh này, việc đọc và suy gẫm lại các đoạn Tin Mừng kính đề nghị dưới đây có ý nghĩa rất trọng đại và làm sáng tỏ những điều đã trình bày và chuyển ý nói trên;
Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn (13, 16)
Phúc Âm theo Thánh Mátthêu đoạn (26 : 17-29)
Phúc Âm theo Thánh Luca đoạn (22: 14-20)
Phúc Âm theo Thánh Máccô đoạn (14: 22-25); và
Sách Tông Đồ Công Vụ 1- Cr.11: 23-25 (Thư của Thánh Phao-Lô Tông đồ gởi Tín hữu Côrintô)
Courtesy of Reuters Life and Steve Addition
Dominic David Trần
(Bức tranh Thánh Lễ Tiệc Ly kèm theo bài này không phải là nguyên bản của nhà đại danh họa Leona Da Vinci. Đây là một phiên bản do họa sĩ Lee Stum thực hiện bằng phấn màu và được trưng bày trong phòng khách của cao ốc Trump Towers tại đô thị New York.)
Người tín hữu Thiên Chúa Giáo (bao gồm Công Giáo La Mã, Đông và Tây Phương, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Cải Cách) trong bao nhiêu thế kỷ vừa qua đã ghi nhớ và thực thi lễ kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Đức Chúa Giêsu KiTô với các thánh tông đồ trên trần thế trong ngày Thứ Năm. Thế nhưng chúng ta nên cảm ơn khám phá mới đây về một lịch pháp Do Thái cổ xưa do giáo sư Colin Humphreys thực hiện, ông đã đề nghị một cách giải thích khác và trình bày về cách làm lịch (tức là lịch pháp) và thực hành lịch pháp cổ ấy.
" Cá nhân tôi vô cùng sửng sốt bởi những câu chuyện trình thuật về Tuần Lễ cuối cùng của Đức Chúa Giêsu trong Kinh Thánh - trong đó không có một ai đã đề cập hay ám chỉ về ngày Thứ Tư của Tuần Thánh. Ngày đó đã được gọi là ngày mất tích. Nhưng ngay cả ngày thiêng liêng bị cho là đã mất tích và không có dấu vết để lại ấy hình như không có thực. Vì nói cho đến cùng và trên hết mọi sự thì Đức Chúa Giêsu rất bận rộn. Giáo sư Humphreys đã phát biểu với Thông Tấn Xã Reuters như vậy. (Chú thích : điều giáo sư Humphreys ám chỉ là vâng theo thánh ý của Đức Chúa Cha , Đức Chúa Giêsu đã giáng sinh xuống trần gian và hy sinh trên Thập Giá theo chương trình cứu độ thế gian. Mỗi giờ phút trong chương trình trên thế gian là những giờ phút thánh thiêng nhất và được Đức Chúa Cha an bài cho Đức Chúa Con.)
Những điều khám phá của giáo sư Humphreys đã giúp cho việc giải thích một sự không tương hợp - một chuyện không ăn khớp nhau rất nhức đầu - đã xảy ra trong Phúc Âm của các Thánh Sử Mátthêu, Máccô và Luca đã ghi chép - các thánh sử này đã ghi chép lại rằng Bữa Tiệc Ly xảy ra trùng hợp cùng ngày với Lễ Vượt Qua - nhưng Thánh Sử Gioan lại viết rằng Thánh Lễ Tiệc Ly ấy đã xảy ra trước ngày thánh thiêng nhất của người Do Thái, ngày tưởng niệm dân Do Thái xuất hành ra khỏi đất Ai cập.
(Ghi chú: Chúng ta được dạy: Phúc Âm do 4 Thánh sử ghi chép nói trên là Tin Mừng Nhất Lãm, một sự đồng quy về Tin Mừng Cứu độ thế gian của Thiên Chúa- thế nhưng thời điểm long trọng thánh thiêng vĩ đại nhất: Bữa Tiệc Ly, chính ở trong Thánh Lễ Tiệc Ly này Đức Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và đã phán dạy các tông đồ: "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy " đã không được diễn tả giống y như nhau. Xin phép được lập lại : chỉ có sự đề cập về thời điểm của các ngài là khác nhau. Nội dung và trình thuật Tin Mừng của 4 Thánh sử nêu trên vẫn là Nhất Lãm.)
Khảo cứu của giáo sư Humphreys kiến giải rằng: Đức Chúa Giêsu, và trong trình thuật của các thánh sử Mátthêu, Máccô, và Luca đã dùng Lịch pháp theo thời kỷ Trước thời kỳ Xuất hành (Pre-Exilic Calendar) ; theo lịch pháp này kể từ thuở ông Môisen và tính ngày thứ 1 của tháng mới từ ngày cuối của tháng con trăng đi trước của lịch pháp cổ lấy mặt trăng mà tính (which dated from the time of Moses and counted the first day of the new month from the end of the old lunar cycle). Trong khi đó; thánh sử Gioan lại đề cập và diễn tả cùng trình thuật về Bữa Tiệc Ly theo lịch pháp chính thức pháp định ngay thời bấy giờ của người Do thái (the official Jewish calendar of the day). (Chú thích của người chuyển ý: lịch pháp thời ông Môisen là văn minh nông nghiệp và chăn nuôi du cư, lịch pháp thời Chúa Giêsu Giáng sinh và Hy sinh như đã ghi nhận, là năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng sinh như sau này; là thời dân Do Thái đang bị đế chế Rôma chiếm đóng đã dùng lịch pháp chính thức khi sau người Do Thái về đến Đất Hứa và sống theo nền văn minh nông nghiệp định cư.)
" Đó là một lỗi lầm thực rất đáng thắc mắc cho những ai liên quan đến- bởi vì đối với người Do Thái, Lễ Vượt Qua đã quả là một Bữa Ăn quan trọng vô cùng, " Humphreys, là người tín hữu KiTô giáo, là một khoa học gia về Nghiên cứu về Các Vật liệu và Luyện Kim học- đã phát biểu .
" Sự mâu thuẫn này đã được biết đến từ lâu rồi - thế nhưng mọi người đã không nói nhiều về điều này. Cá nhân tôi đã nghiên cứu Kinh Thánh và đồng thời ứng dụng khoa học vào để giải quyết nan đề này. Kết qủa cho thấy là Các Phúc Âm thực sự là Tin Mừng Nhất Lãm, cả 4 vị Thánh sử đều trình thuật nội dung và thời điểm Thánh Lễ Tiệc Ly thực sự ăn khớp và đồng ý với nhau, chỉ có việc các thánh sử dùng theo các Lịch pháp khác nhau mà thôi." (chú thích trong nguyên bản: (" .... the Gospels are actually agreeing, just using different calendars.")
Nếu Bữa Ăn Lễ Vượt Qua (Passover meal) và Thánh Lễ - Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) đã thực sự xảy ra trong cùng một ngày Thứ Tư Tuần Thánh - thì sẽ giúp chúng ta giải thích được là cách thế và trình thuật rất nhiều các biến cố thánh thiêng đã xảy ra và được ghi chép ở thời điểm giữa Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly và Đức Chúa Giêsu KiTô hy sinh trên Thập Giá (Cruxification). (Ghi chú của người chuyển ý: Tính từ lúc Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly được cử hành cho đến lúc Đức Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: " Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn ở trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở (Luca 23, 46).
Với sự giúp sức của một nhà khoa học thiên văn, giáo sư Humphreys đã tái dựng lại lịch pháp thời kỳ Trước lúc Xuất Hành và Lễ Vượt Qua trong năm thứ 33 sau Thiên Chúa Giáng Sinh, đã được mọi người chấp nhận chung là năm Đức Chúa Giêsu KiTô chịu Khổ Nạn và Hy sinh trên Thập Giá, đã xảy ra vào ngày Thứ Tư- mùng Một Tháng Tư (on Wednesday April 1) tức là theo ngày đầu tháng Tư dương lịch của lịch pháp hiện nay.
Điều đó có nghĩa là; nếu các tín hữu KiTô hiện đại đã muốn ấn định một ngày cố định để kính mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh - căn cứ theo cách tính lịch pháp của giáo sư Humphreys thì ngày Đại Lễ Chúa Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm. Giáo sư Humphreys đã băn khoăn suy tư và tận tụy nghiên cứu từ năm 1983 cho đến nay mới tìm được phương cách lý giải sự kiện về thơì điểm lịch pháp sử dụng khác nhau trình thuật về Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly.
Ôi nhiệm mầu thay Lòng Đức Chúa Cha Thương Xót người trần thế, qua chương trình cứu độ thế gian, ngày Đức Chúa Con Giáng sinh đã thay đổi dòng chảy lịch sử của người thế gian B. C. (Before Christ: Kỷ nguyên trước Thiên Chúa Giáng sinh ) và A. D. (Kỷ nguyên Thiên Chúa) ; và vâng theo thánh ý Đức Chúa Cha, Ngày Đức Chúa Con Hy Sinh Trên Thập Giá để cứu độ thế gian đã thay đổi tâm thức lòng trí và cuộc sống con người phàm nhân.
Trong Tuần Thánh này, việc đọc và suy gẫm lại các đoạn Tin Mừng kính đề nghị dưới đây có ý nghĩa rất trọng đại và làm sáng tỏ những điều đã trình bày và chuyển ý nói trên;
Phúc Âm theo Thánh Gioan đoạn (13, 16)
Phúc Âm theo Thánh Mátthêu đoạn (26 : 17-29)
Phúc Âm theo Thánh Luca đoạn (22: 14-20)
Phúc Âm theo Thánh Máccô đoạn (14: 22-25); và
Sách Tông Đồ Công Vụ 1- Cr.11: 23-25 (Thư của Thánh Phao-Lô Tông đồ gởi Tín hữu Côrintô)
Courtesy of Reuters Life and Steve Addition
Dominic David Trần
Top Stories
Vietnam: Les Eglises protestantes fêtent le centenaire de l’arrivée à Da Nang de l’Alliance chrétienne et missionnaire
Eglises d'Asie
07:14 18/04/2011
Le journal Compass Direct News, spécialisé dans la dénonciation des persécutions religieuses dans le monde, a donné un certain nombre de détails sur l’organisation de cette assemblée (1). Les participants appartenant à diverses organisations évangéliques se sont rassemblés dans le stade Thanh Long de Saigon pour accueillir et écouter le commentaire de la parole de Dieu du missionnaire Luis Palau, un pasteur américain d’origine argentine. C’était la première fois depuis 1975 qu’un missionnaire étranger était autorisé à s’adresser officiellement à des fidèles vietnamiens.
Le pasteur Ray Rhodes, qui a travaillé autrefois au Vietnam et a une grande expérience des communautés protestantes dans ce pays, considère cet événement comme très important, car non seulement il commémore une date décisive pour les protestants du Vietnam, mais il permet de plus une préparation sérieuse aux fêtes de Pâques cette année. Le pasteur a confirmé que l’autorisation définitive des autorités vietnamiennes n’a été donnée que trois ou quatre heures avant la célébration. Alors même que les délégations étrangères étaient arrivées sur place, on ne savait pas encore si le rassemblement pourrait avoir lieu.
Selon le Rév. Rhodes, le retard avec lequel a été délivrée l’autorisation était dû aux problèmes posés aux autorités par les Eglises domestiques non enregistrées auprès de l’État. Selon l’ordonnance sur la croyance et la religion du 18 juillet 2004, entrée en vigueur en novembre 2004, sans cet enregistrement, les organisations évangéliques particulières ne peuvent prétendre au statut de personne morale. Or, sur l’ensemble des Eglises et organisations évangéliques qui avaient été invitées aux cérémonies commémoratives, seules les deux grandes Eglises évangéliques du Nord et du Sud et quelques autres dénominations étaient reconnues depuis plus ou moins longtemps. Mais il restait plus de vingt ‘Eglises domestiques’, non encore enregistrées pour diverses raisons.
Le pasteur Hô Tân Khoa, l’un des organisateurs du rassemblement, a rapporté qu’un faisceau de raisons justifiait les difficultés rencontrées pour obtenir l’autorisation des autorités. Certes, la principale était la participation d’Eglises domestiques non reconnues par l’État. Mais la présence et la prise de parole de missionnaires étrangers devant une assemblée de fidèles ont aussi posé des problèmes épineux au gouvernement, bien que cette éventualité soit prévue dans l’ordonnance de 2004. Enfin, au dernier moment, un désaccord est survenu concernant l’emplacement de la réunion. Les organisateurs avaient demandé un autre lieu que le stade Thanh Long, trop petit selon eux pour accueillir la foule des participants. Alors qu’il ne restait plus que quatre heures avant l’ouverture des cérémonies, les organisateurs ont dû finalement accepter les conditions du gouvernement.
L’histoire du protestantisme au Vietnam (2) a commencé en 1911 avec l’arrivée à Da Nang de l'Alliance chrétienne et missionnaire d'Amérique du Nord menée par Robert A. Jaffray. Dès 1929 l’Eglise évangélique autonome du Vietnam était créée. Après la division du Vietnam en 1954, les protestants du Nord et du sud vont suivre deux évolutions totalement différentes. Au nord, ils seront totalement assujettis aux autorités civiles. Leur Eglise sera reconnue en 1963 sous le nom d’Eglise évangélique. Au sud, surtout dans les années 60, durant la seconde guerre du Vietnam, de nombreuses dénominations chrétiennes viendront s’installer en divers endroits du Vietnam du sud. Après la victoire communiste de 1975, de nombreux groupes jusque-là isolés rejoindront l’Eglise évangélique du Vietnam.
A la fin des années 80, la politique de renouveau (‘Doi Moi’) redonne un nouvel élan aux Eglises protestantes qui peuvent alors renouer des liens avec l’étranger. De nombreuses communautés indépendantes appelées ‘Eglises domestiques’ sont fondées. Elles se développent particulièrement dans les milieux montagnards du Nord-Ouest et du Centre du Vietnam. En avril 2001, l’Etat vietnamien reconnaît officiellement l’Eglise évangélique du Sud. Celle-ci avait peu auparavant, en février, tenu sa première assemblée générale. Un certain nombre d’autres dénominations sont pareillement reconnues par la suite, comme l’Eglise baptiste, l’Eglise mennonite, etc. Enfin, après la mise en vigueur de l’ordonnance sur la croyance et la religion, le Premier ministre publiera de nouvelles directives permettant aux Eglises domestiques de se faire reconnaître officiellement sous certaines conditions. Cependant, nombreuses sont encore les Eglises autonomes non reconnues et, de ce fait, en butte à de perpétuelles tracasseries policières (2).
(1) Compass, 13 avril 2011 - www.compassdirect.org/english/country/vietnam/30385.Voir aussi Radio Free Asia, émissions en vietnamien du 14 avril 2011.
(2) Pour l’historique du protestantisme, voir entre autres les cahiers de documents de EDA 329 et 309.
(Source: Eglises d'Asie, 18 avril 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Danh sách Ân Nhân order DVD và giúp Qũi Trung Tâm La Vang
VietCatholic
11:42 18/04/2011
Chúng tôi xin cám ơn các vị hảo tâm đã order Bộ DVD Bế mạc Năm Thánh 2010 và còn tặng thêm tiền (những ngưòi order trên $50 một bộ) hầu góp viên gạch cho Trung Tâm Hành Hương Toàn Quốc La Vang, Quảng Trị, Việt Nam:
- 209 | 04/11 | Nguyen Van Lanh | Stockton, CA 95210 |$50
- 208 | 04/11 | Lam Nguyen |Lincoln, NE 68503 |$50
- 207 | 04/11 |Phạm Trung Qúy |Toronto, Canada |$50
- 206 | 04/11 | Lại Văn Soạn - Hương | Missisauga, Canada | $50
- 205 | 04/11 | Dominic Hữu Bảo – Thanh Tâm | Missisauga, Canada | $50
- 204 | 04/11 | Maria Madeline Lê Thị Khánh | Missisauga, Canada | $50
- 203 | 04/11 | Tam Vu | Yorba Linda, CA 92886 | $50
- 202 | 04/10 | Hong Bui | Act, Australia | $60
- 201 | 04/10 | Loi Truong | Scoresby. Australia | $50
- 200 | 04/05 | Chau Nguyen |Heckenberg, Australia | $50
- 199 | 04/05 | Juliana Ta | Marrickville, Australia | $50
- 198 | 04/05 | Quang Thien Nguyen |Girraheen, Australia | $50
- 197 | 03/31 | Nguyễn Tất Tru | West Haven, CT 06516 | $100
- 196 | 02/31 |Martin Nguyen | Oklahoma City, OK 73159 | $50
- 195 | 03/30 | Lâm Phương Đoá | Reseda, CA 91335 | $100
- 194 | 03/30 | Lâm thi Gấm | Reseda, CA 91335 | $100
- 193 | 03/30 | Lâm thi Cưu | Reseda, CA 91335 | $100
- 192 | 03/30 | Duoc Bui |Edmonton, Canada | $50
- 191 | 02/0 | Cung Nguyen | Hawthorne, CA 90250 | $50
- 190 | 03/9 | Liet Nguyen Tran |San Diego, CA 92105 | $50
- 189 | 03/29 | Yen H Lam | Pearland, TX 77584 | $50
- 188 | 03/28 | Tam Nguyen | Louisville, KY 40216 | $100
- 187 | 03/28 | Mary Pham |San Jose, CA 95133 | $50
- 186 | 03/24 | Nguyen Tung |Portland, OR 97218 | $50
- 185 | 03/23 |Danh Dang | Fort Myers, FL 33908 | $50
- 184 | 03/22 | Tuc Tran |San Jose, CA 95122 | $50
- 183 | 03/22 | Hoan Pham |Puyallup, WA 98371 | $50
Những ai muốn ủng hộ thêm cho Trung Tâm La Vang, đóng góp từ $50.00 trở lên sẽ được tặng miễn phí trọn bộ DVD Đại Hội, tên quý vị sẽ được ghi vào Danh sách Ân Nhân đăng trên trang Web của VietCatholic, và trọn số tiền của quý vị ân nhân sẽ được gửi về cho Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.
Order từ Hoa Kỳ và Canada, xin gửi $US29.00 để Order Bộ DVD này
và gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 29 (Nếu muốn là Ân nhân = 50 hay Số lớn hơn)
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị. Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...
Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Trân trọng,
Thành lập Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Lộc Mỹ
An Thanh
10:24 18/04/2011
VINH - Giáo xứ Lộc Mỹ cách thành phố Vinh khoảng 20 km, cách Tòa giám mục Xã Đoài 15 km về hướng đông, dân ở đây sống bằng nghề biền, bằng những dụng cụ thô sơ, nên thu nhập thấp. Mùa chay năm nay, ngoài các hoạt động đạo đức như: ăn chay, hãm mình và các việc bác ái tại giáo xứ Lộc Mỹ diễn ra rất sôi nổi dưới sự dẫn dắt của Cha quản xứ, mùa chay năm nay số giáo dân tham dự giờ làm phúc đạt kỷ lục về số người và thời gian, theo tinh thần “trẻ trung hóa”, cha quản xứ đã tĩnh tâm cho các giới và số người tham dự lên tới 95 % có những người bỏ xưng tội, rước Lễ, bỏ mùa Phục sinh lâu năm, sau đợt làm phúc nay đã quay về sống đạo tốt. Đặc biệt ngài là một linh mục rất quan tâm đến giới trẻ, cha quản xứ còn nhiệt tình kêu gọi tinh thần học tập của lớp trẻ, giúp đỡ cho những em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục trên con đường học vấn.
Xem hình ảnh
Hôm nay, Chúa nhật Lễ lá, 17/4/2011, tại thánh đường Giáo xứ Lộc Mỹ đã diễn ra nghi thức tuyên hứa và lễ ra mắt của Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Lộc Mỹ, thuộc Tổng liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Gần 500 em trong độ tuổi thiếu nhi của Giáo xứ đã chính thức tuyên hứa để gia nhập Tổng Liên Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Các em thuộc ba ngành Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sỹ đã long trọng tuyên hứa trước cộng đoàn phụng vụ và Cha Tuyên uý Raphael Trần Xuân Nhàn. Ngoài ra, hơn 100 em thuộc độ tuổi 16 đến 18 cũng đã tuyên hứa vào hàng Huynh Trưởng tập sự (dự trưởng) để đủ năng lực hướng dẫn các em thiếu nhi, các huynh trưởng tiếp tục tham gia huấn luyện để trở thành Huynh trưởng xứng đáng của đoàn.
Trong thánh lễ, cha Tuyên uý cũng đã chính thức bổ nhiệm Ông Phêrô Nguyễn Xuân Tri làm Chủ tịch Ban chấp hành xứ đoàn, anh Phêrô Lê Đức Nho làm Phó chủ tịch Đặc trách Huynh trưởng. Cha Tuyên uý cũng đã quyết định dành riêng thánh lễ mỗi thứ năm hàng tuần để các em Thiếu nhi Thánh Thể được phục vụ và sinh hoạt chung với nhau.
Trong những năm vừa qua, mặc dù chưa được tổ chức theo cơ cấu của một hội đoàn, nhưng các em thiếu nhi giáo xứ Lộc Mỹ đã sinh hoạt trong các nhóm Lời Chúa, Thánh Tâm hàng tuần chầu Thánh Thể và cũng đã dành thời gian rảnh ban trưa để viếng Thánh Thể một cách sốt sắng. Các em rất mong muốn được tổ chức lại thành một hội đoàn chính thức để sinh hoạt và giúp đỡ nhau cùng phấn đấu sống thân mật hơn với Chúa Giêsu Thánh Thể, cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, giáo xứ, Giáo Hội và xã hội. Đây cũng chính là điều mà cha xứ xem là quan trọng hàng đầu trong chương trình mục vụ của ngài.
Trong ba tháng vừa qua, với sự hợp tác của Nhóm mục vụ hàng tuần của các thầy thuộc Đại Chủng Viện Vinh Thanh, các xơ thuộc Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, Hội đồng mục vụ giáo xứ cũng như các thầy cô giáo lý viên, cha Raphael Trần Xuân Nhàn đã tổ chức cho các em được học tập tôn chỉ, mục đích, tổ chức sinh hoạt và định hướng đời sống theo quy định của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể quốc tế. Các thầy và các xơ cũng giúp đào tạo huynh trưởng trưởng thành dần để chính con em của giáo xứ sẽ tự mình dẫn dắt những thế hệ nối tiếp. Theo dự kiến, chương trình huấn luyện Huynh trưởng sẽ được kéo dài đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6 sẽ tổ chức trại huấn luyện để những em dự trưởng xứng đáng được tuyên thệ chính thức vào hàng ngũ Huynh trưởng của Tổng liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Được biết đây là hội đoàn thứ năm được thành lập trong Giáo xứ Lộc Mỹ. Cùng với hội Legio Mariae, Gia đình Thánh Tâm, Khôi Bình và nhóm Chia sẻ Lời Chúa, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sẽ là một môi trường tốt cho các em trong độ tuổi được thể hiện đời sống của một kitô hữu, tạo cho các em biết tương trợ lẫn nhau, giúp nhau yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, cùng nhau cầu nguyện và học tập, tránh xa các tệ nạn mà môi trường xã hội đang đe doạ các em.
Xem hình ảnh
Hôm nay, Chúa nhật Lễ lá, 17/4/2011, tại thánh đường Giáo xứ Lộc Mỹ đã diễn ra nghi thức tuyên hứa và lễ ra mắt của Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể giáo xứ Lộc Mỹ, thuộc Tổng liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Gần 500 em trong độ tuổi thiếu nhi của Giáo xứ đã chính thức tuyên hứa để gia nhập Tổng Liên Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Các em thuộc ba ngành Ấu Nhi, Thiếu Nhi và Nghĩa Sỹ đã long trọng tuyên hứa trước cộng đoàn phụng vụ và Cha Tuyên uý Raphael Trần Xuân Nhàn. Ngoài ra, hơn 100 em thuộc độ tuổi 16 đến 18 cũng đã tuyên hứa vào hàng Huynh Trưởng tập sự (dự trưởng) để đủ năng lực hướng dẫn các em thiếu nhi, các huynh trưởng tiếp tục tham gia huấn luyện để trở thành Huynh trưởng xứng đáng của đoàn.
Trong thánh lễ, cha Tuyên uý cũng đã chính thức bổ nhiệm Ông Phêrô Nguyễn Xuân Tri làm Chủ tịch Ban chấp hành xứ đoàn, anh Phêrô Lê Đức Nho làm Phó chủ tịch Đặc trách Huynh trưởng. Cha Tuyên uý cũng đã quyết định dành riêng thánh lễ mỗi thứ năm hàng tuần để các em Thiếu nhi Thánh Thể được phục vụ và sinh hoạt chung với nhau.
Trong những năm vừa qua, mặc dù chưa được tổ chức theo cơ cấu của một hội đoàn, nhưng các em thiếu nhi giáo xứ Lộc Mỹ đã sinh hoạt trong các nhóm Lời Chúa, Thánh Tâm hàng tuần chầu Thánh Thể và cũng đã dành thời gian rảnh ban trưa để viếng Thánh Thể một cách sốt sắng. Các em rất mong muốn được tổ chức lại thành một hội đoàn chính thức để sinh hoạt và giúp đỡ nhau cùng phấn đấu sống thân mật hơn với Chúa Giêsu Thánh Thể, cầu nguyện cho bản thân, cho gia đình, giáo xứ, Giáo Hội và xã hội. Đây cũng chính là điều mà cha xứ xem là quan trọng hàng đầu trong chương trình mục vụ của ngài.
Trong ba tháng vừa qua, với sự hợp tác của Nhóm mục vụ hàng tuần của các thầy thuộc Đại Chủng Viện Vinh Thanh, các xơ thuộc Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, Hội đồng mục vụ giáo xứ cũng như các thầy cô giáo lý viên, cha Raphael Trần Xuân Nhàn đã tổ chức cho các em được học tập tôn chỉ, mục đích, tổ chức sinh hoạt và định hướng đời sống theo quy định của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể quốc tế. Các thầy và các xơ cũng giúp đào tạo huynh trưởng trưởng thành dần để chính con em của giáo xứ sẽ tự mình dẫn dắt những thế hệ nối tiếp. Theo dự kiến, chương trình huấn luyện Huynh trưởng sẽ được kéo dài đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6 sẽ tổ chức trại huấn luyện để những em dự trưởng xứng đáng được tuyên thệ chính thức vào hàng ngũ Huynh trưởng của Tổng liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Được biết đây là hội đoàn thứ năm được thành lập trong Giáo xứ Lộc Mỹ. Cùng với hội Legio Mariae, Gia đình Thánh Tâm, Khôi Bình và nhóm Chia sẻ Lời Chúa, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sẽ là một môi trường tốt cho các em trong độ tuổi được thể hiện đời sống của một kitô hữu, tạo cho các em biết tương trợ lẫn nhau, giúp nhau yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, cùng nhau cầu nguyện và học tập, tránh xa các tệ nạn mà môi trường xã hội đang đe doạ các em.
Danh sách Ân Nhân order DVD và giúp Qũi Trung Tâm La Vang
VietCatholic
11:42 18/04/2011
Chúng tôi xin cám ơn các vị hảo tâm đã order Bộ DVD Bế mạc Năm Thánh 2010 và còn tặng thêm tiền (những ngưòi order trên $50 một bộ) hầu góp viên gạch cho Trung Tâm Hành Hương Toàn Quốc La Vang, Quảng Trị, Việt Nam:
- 209 | 04/11 | Nguyen Van Lanh | Stockton, CA 95210 |$50
- 208 | 04/11 | Lam Nguyen |Lincoln, NE 68503 |$50
- 207 | 04/11 |Phạm Trung Qúy |Toronto, Canada |$50
- 206 | 04/11 | Lại Văn Soạn - Hương | Missisauga, Canada | $50
- 205 | 04/11 | Dominic Hữu Bảo – Thanh Tâm | Missisauga, Canada | $50
- 204 | 04/11 | Maria Madeline Lê Thị Khánh | Missisauga, Canada | $50
- 203 | 04/11 | Tam Vu | Yorba Linda, CA 92886 | $50
- 202 | 04/10 | Hong Bui | Act, Australia | $60
- 201 | 04/10 | Loi Truong | Scoresby. Australia | $50
- 200 | 04/05 | Chau Nguyen |Heckenberg, Australia | $50
- 199 | 04/05 | Juliana Ta | Marrickville, Australia | $50
- 198 | 04/05 | Quang Thien Nguyen |Girraheen, Australia | $50
- 197 | 03/31 | Nguyễn Tất Tru | West Haven, CT 06516 | $100
- 196 | 02/31 |Martin Nguyen | Oklahoma City, OK 73159 | $50
- 195 | 03/30 | Lâm Phương Đoá | Reseda, CA 91335 | $100
- 194 | 03/30 | Lâm thi Gấm | Reseda, CA 91335 | $100
- 193 | 03/30 | Lâm thi Cưu | Reseda, CA 91335 | $100
- 192 | 03/30 | Duoc Bui |Edmonton, Canada | $50
- 191 | 02/0 | Cung Nguyen | Hawthorne, CA 90250 | $50
- 190 | 03/9 | Liet Nguyen Tran |San Diego, CA 92105 | $50
- 189 | 03/29 | Yen H Lam | Pearland, TX 77584 | $50
- 188 | 03/28 | Tam Nguyen | Louisville, KY 40216 | $100
- 187 | 03/28 | Mary Pham |San Jose, CA 95133 | $50
- 186 | 03/24 | Nguyen Tung |Portland, OR 97218 | $50
- 185 | 03/23 |Danh Dang | Fort Myers, FL 33908 | $50
- 184 | 03/22 | Tuc Tran |San Jose, CA 95122 | $50
- 183 | 03/22 | Hoan Pham |Puyallup, WA 98371 | $50
Những ai muốn ủng hộ thêm cho Trung Tâm La Vang, đóng góp từ $50.00 trở lên sẽ được tặng miễn phí trọn bộ DVD Đại Hội, tên quý vị sẽ được ghi vào Danh sách Ân Nhân đăng trên trang Web của VietCatholic, và trọn số tiền của quý vị ân nhân sẽ được gửi về cho Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.
Order từ Hoa Kỳ và Canada, xin gửi $US29.00 để Order Bộ DVD này
và gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 29 (Nếu muốn là Ân nhân = 50 hay Số lớn hơn)
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị. Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...
Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Trân trọng,
Danh sách Ân Nhân đặt mua DVD và giúp Qũi Trung Tâm La Vang
VietCatholic
11:42 18/04/2011
Chúng tôi xin cám ơn các vị hảo tâm đã order Bộ DVD Bế mạc Năm Thánh 2010 và còn tặng thêm tiền (những ngưòi order trên $50 một bộ) hầu góp viên gạch cho Trung Tâm Hành Hương Toàn Quốc La Vang, Quảng Trị, Việt Nam:
- 209 | 04/11 | Nguyen Van Lanh | Stockton, CA 95210 |$50
- 208 | 04/11 | Lam Nguyen |Lincoln, NE 68503 |$50
- 207 | 04/11 |Phạm Trung Qúy |Toronto, Canada |$50
- 206 | 04/11 | Lại Văn Soạn - Hương | Missisauga, Canada | $50
- 205 | 04/11 | Dominic Hữu Bảo – Thanh Tâm | Missisauga, Canada | $50
- 204 | 04/11 | Maria Madeline Lê Thị Khánh | Missisauga, Canada | $50
- 203 | 04/11 | Tam Vu | Yorba Linda, CA 92886 | $50
- 202 | 04/10 | Hong Bui | Act, Australia | $60
- 201 | 04/10 | Loi Truong | Scoresby. Australia | $50
- 200 | 04/05 | Chau Nguyen |Heckenberg, Australia | $50
- 199 | 04/05 | Juliana Ta | Marrickville, Australia | $50
- 198 | 04/05 | Quang Thien Nguyen |Girraheen, Australia | $50
- 197 | 03/31 | Nguyễn Tất Tru | West Haven, CT 06516 | $100
- 196 | 02/31 |Martin Nguyen | Oklahoma City, OK 73159 | $50
- 195 | 03/30 | Lâm Phương Đoá | Reseda, CA 91335 | $100
- 194 | 03/30 | Lâm thi Gấm | Reseda, CA 91335 | $100
- 193 | 03/30 | Lâm thi Cưu | Reseda, CA 91335 | $100
- 192 | 03/30 | Duoc Bui |Edmonton, Canada | $50
- 191 | 02/0 | Cung Nguyen | Hawthorne, CA 90250 | $50
- 190 | 03/9 | Liet Nguyen Tran |San Diego, CA 92105 | $50
- 189 | 03/29 | Yen H Lam | Pearland, TX 77584 | $50
- 188 | 03/28 | Tam Nguyen | Louisville, KY 40216 | $100
- 187 | 03/28 | Mary Pham |San Jose, CA 95133 | $50
- 186 | 03/24 | Nguyen Tung |Portland, OR 97218 | $50
- 185 | 03/23 |Danh Dang | Fort Myers, FL 33908 | $50
- 184 | 03/22 | Tuc Tran |San Jose, CA 95122 | $50
- 183 | 03/22 | Hoan Pham |Puyallup, WA 98371 | $50
Những ai muốn ủng hộ thêm cho Trung Tâm La Vang, đóng góp từ $50.00 trở lên sẽ được tặng miễn phí trọn bộ DVD Đại Hội, tên quý vị sẽ được ghi vào Danh sách Ân Nhân đăng trên trang Web của VietCatholic, và trọn số tiền của quý vị ân nhân sẽ được gửi về cho Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.
Order từ Hoa Kỳ và Canada, xin gửi $US29.00 để Order Bộ DVD này
và gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 29 (Nếu muốn là Ân nhân = 50 hay Số lớn hơn)
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị. Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...
Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Trân trọng,
Danh sách Ân Nhân order DVD và giúp Qũi Trung Tâm La Vang
VietCatholic
11:41 18/04/2011
Chúng tôi xin cám ơn các vị hảo tâm đã order Bộ DVD Bế mạc Năm Thánh 2010 và còn tặng thêm tiền (những ngưòi order trên $50 một bộ) hầu góp viên gạch cho Trung Tâm Hành Hương Toàn Quốc La Vang, Quảng Trị, Việt Nam:
- 209 | 04/11 | Nguyen Van Lanh | Stockton, CA 95210 |$50
- 208 | 04/11 | Lam Nguyen |Lincoln, NE 68503 |$50
- 207 | 04/11 |Phạm Trung Qúy |Toronto, Canada |$50
- 206 | 04/11 | Lại Văn Soạn - Hương | Missisauga, Canada | $50
- 205 | 04/11 | Dominic Hữu Bảo – Thanh Tâm | Missisauga, Canada | $50
- 204 | 04/11 | Maria Madeline Lê Thị Khánh | Missisauga, Canada | $50
- 203 | 04/11 | Tam Vu | Yorba Linda, CA 92886 | $50
- 202 | 04/10 | Hong Bui | Act, Australia | $60
- 201 | 04/10 | Loi Truong | Scoresby. Australia | $50
- 200 | 04/05 | Chau Nguyen |Heckenberg, Australia | $50
- 199 | 04/05 | Juliana Ta | Marrickville, Australia | $50
- 198 | 04/05 | Quang Thien Nguyen |Girraheen, Australia | $50
- 197 | 03/31 | Nguyễn Tất Tru | West Haven, CT 06516 | $100
- 196 | 02/31 |Martin Nguyen | Oklahoma City, OK 73159 | $50
- 195 | 03/30 | Lâm Phương Đoá | Reseda, CA 91335 | $100
- 194 | 03/30 | Lâm thi Gấm | Reseda, CA 91335 | $100
- 193 | 03/30 | Lâm thi Cưu | Reseda, CA 91335 | $100
- 192 | 03/30 | Duoc Bui |Edmonton, Canada | $50
- 191 | 02/0 | Cung Nguyen | Hawthorne, CA 90250 | $50
- 190 | 03/9 | Liet Nguyen Tran |San Diego, CA 92105 | $50
- 189 | 03/29 | Yen H Lam | Pearland, TX 77584 | $50
- 188 | 03/28 | Tam Nguyen | Louisville, KY 40216 | $100
- 187 | 03/28 | Mary Pham |San Jose, CA 95133 | $50
- 186 | 03/24 | Nguyen Tung |Portland, OR 97218 | $50
- 185 | 03/23 |Danh Dang | Fort Myers, FL 33908 | $50
- 184 | 03/22 | Tuc Tran |San Jose, CA 95122 | $50
- 183 | 03/22 | Hoan Pham |Puyallup, WA 98371 | $50
Những ai muốn ủng hộ thêm cho Trung Tâm La Vang, đóng góp từ $50.00 trở lên sẽ được tặng miễn phí trọn bộ DVD Đại Hội, tên quý vị sẽ được ghi vào Danh sách Ân Nhân đăng trên trang Web của VietCatholic, và trọn số tiền của quý vị ân nhân sẽ được gửi về cho Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.
Order từ Hoa Kỳ và Canada, xin gửi $US29.00 để Order Bộ DVD này
và gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 29 (Nếu muốn là Ân nhân = 50 hay Số lớn hơn)
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị. Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...
Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Trân trọng,
Danh sách Ân Nhân order DVD và giúp Qũi Trung Tâm La Vang
VietCatholic
11:43 18/04/2011
Chúng tôi xin cám ơn các vị hảo tâm đã order Bộ DVD Bế mạc Năm Thánh 2010 và còn tặng thêm tiền (những ngưòi order trên $50 một bộ) hầu góp viên gạch cho Trung Tâm Hành Hương Toàn Quốc La Vang, Quảng Trị, Việt Nam:
- 209 | 04/11 | Nguyen Van Lanh | Stockton, CA 95210 |$50
- 208 | 04/11 | Lam Nguyen |Lincoln, NE 68503 |$50
- 207 | 04/11 |Phạm Trung Qúy |Toronto, Canada |$50
- 206 | 04/11 | Lại Văn Soạn - Hương | Missisauga, Canada | $50
- 205 | 04/11 | Dominic Hữu Bảo – Thanh Tâm | Missisauga, Canada | $50
- 204 | 04/11 | Maria Madeline Lê Thị Khánh | Missisauga, Canada | $50
- 203 | 04/11 | Tam Vu | Yorba Linda, CA 92886 | $50
- 202 | 04/10 | Hong Bui | Act, Australia | $60
- 201 | 04/10 | Loi Truong | Scoresby. Australia | $50
- 200 | 04/05 | Chau Nguyen |Heckenberg, Australia | $50
- 199 | 04/05 | Juliana Ta | Marrickville, Australia | $50
- 198 | 04/05 | Quang Thien Nguyen |Girraheen, Australia | $50
- 197 | 03/31 | Nguyễn Tất Tru | West Haven, CT 06516 | $100
- 196 | 02/31 |Martin Nguyen | Oklahoma City, OK 73159 | $50
- 195 | 03/30 | Lâm Phương Đoá | Reseda, CA 91335 | $100
- 194 | 03/30 | Lâm thi Gấm | Reseda, CA 91335 | $100
- 193 | 03/30 | Lâm thi Cưu | Reseda, CA 91335 | $100
- 192 | 03/30 | Duoc Bui |Edmonton, Canada | $50
- 191 | 02/0 | Cung Nguyen | Hawthorne, CA 90250 | $50
- 190 | 03/9 | Liet Nguyen Tran |San Diego, CA 92105 | $50
- 189 | 03/29 | Yen H Lam | Pearland, TX 77584 | $50
- 188 | 03/28 | Tam Nguyen | Louisville, KY 40216 | $100
- 187 | 03/28 | Mary Pham |San Jose, CA 95133 | $50
- 186 | 03/24 | Nguyen Tung |Portland, OR 97218 | $50
- 185 | 03/23 |Danh Dang | Fort Myers, FL 33908 | $50
- 184 | 03/22 | Tuc Tran |San Jose, CA 95122 | $50
- 183 | 03/22 | Hoan Pham |Puyallup, WA 98371 | $50
Những ai muốn ủng hộ thêm cho Trung Tâm La Vang, đóng góp từ $50.00 trở lên sẽ được tặng miễn phí trọn bộ DVD Đại Hội, tên quý vị sẽ được ghi vào Danh sách Ân Nhân đăng trên trang Web của VietCatholic, và trọn số tiền của quý vị ân nhân sẽ được gửi về cho Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang.
Order từ Hoa Kỳ và Canada, xin gửi $US29.00 để Order Bộ DVD này
và gửi về cho: VietCatholic P.O. Box 735, Avalon, CA. 90704, USA
Xin vào Paypal hay Credit Cards (rất an toàn)để order Bộ DVD Năm Thánh với VietCatholic như sau:
Sau khi nhấn vào nút Donate qúi vị sẽ thấy một giao diện khác cũng có chữ Donate. Xin nhấn vào đó một lần nữa, và giao diện như dưới đây hiện ra để điền vào những chi tiết cần thiết:
Xin qúi vị điền vào Box Item price = 29 (Nếu muốn là Ân nhân = 50 hay Số lớn hơn)
Trong Box Quantity, không cần thay đổi gì cả, cứ để nguyên =1
Sau đó sang phía bên phải, vui lòng điền vào ô trống Paypal email account và password của qúi vị. Nhấn nút Log in. Rồi theo chỉ dẫn tiếp...
Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi, chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.
Trân trọng,
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhật Bản trong ánh mắt giới trẻ Việt Nam
Trà Mi/ VOA
18:05 18/04/2011
Nhật Bản trong ánh mắt giới trẻ Việt Nam
Người dân Nhật Bản lâu nay vẫn được mọi người ca ngợi về tính tự giác, tự trọng, và tinh thần dân tộc rất cao. Những đức tính này càng nổi bật sau thảm họa động đất và sóng thần ở xứ sở hoa anh đào hôm 11/3 vừa qua. Cộng đồng thế giới và truyền thông quốc tế đang hướng về đất nước mặt trời mọc không chỉ lưu ý tới những thiệt hại thiên tai mà đặc biệt chú ý tới tư cách, phẩm chất, và khí khái của người dân xứ Phù Tang trước nghịch cảnh. Ba vị khách mời trong chương trình hôm nay, những bạn trẻ Việt Nam đang tu nghiệp và làm việc ở Nhật, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về những cái hay, cái đẹp của đất nước và con người Nhật Bản.
Mai Linh: Em tên Mai Linh. Năm nay em 24 tuổi, ở Hưng Yên. Em qua Nhật để làm việc và học hỏi kinh nghiệm làm việc của người Nhật. Em sang đây được 2 năm rưỡi.
Quang Hải: Em là Vũ Quang Hải, năm nay 29 tuổi, quê ở Phú Thọ. Em qua Nhật được 2 năm 10 tháng, với tư cách tu nghiệp sinh, vừa học tập vừa làm việc.
Danh Ngọc: Em là Nguyễn Danh Ngọc, năm nay 27 tuổi. Em ở Hà Tây, sang Nhật được 2 năm 10 tháng với hình thức tu nghiệp sinh nhưng thực chất là đi lao động.
Trà Mi:Vì sao các bạn chọn nước Nhật là nơi tới để học tập kinh nghiệm làm việc mà không phải là một quốc gia nào khác?
Mai Linh: Em thấy Nhật là nơi có nhiều cơ hội để mình học hỏi.
Quang Hải: Em chọn Nhật vì Nhật từ một nước chưa có gì mà phát triển được tới ngày hôm nay, là nước bị thiên tai nhiều trên thế giới mà có thể phát triển mạnh như thế, nên em muốn tìm hiểu tại sao. Em ước mơ được tới những nước số 1, số 2 thế giới như Mỹ hay Nhật để tìm hiểu vì sao họ có thể đạt được mức phát triển cao như vậy.
Trà Mi: Mình nghe nói rất nhiều về các nét đẹp trong đời sống và con người Nhật, đặc biệt sau đợt thiên tai vừa qua, rất nhiều phương tiện truyền thông đề cập đến điều này. Các bạn là những người trẻ Việt Nam có cơ hội sống và làm việc tại Nhật, những gì các bạn đã từng biết và nghe nói về Nhật so với những gì các bạn chứng kiến khi thật sự đặt chân tới đất nước này, các bạn ghi nhận được những gì ấn tượng nhất?
Mai Linh: Nước Nhật rất đẹp, rất sạch, con người sống rất văn minh, đến các cụ già vẫn lao động. Em thấy rất đáng khâm phục.
Danh Ngọc: Người Nhật cách cư xử của họ rất lịch sự. Sang đây em thấy mình có được một môi trường học tập rất tốt. Mấy năm sống ở đây, em nghĩ không biết đến lúc về Việt Nam mình sẽ phải sống như thế nào một khi đã quen với môi trường sống như ở Nhật rồi.
Quang Hải: Em thấy ý thức của người dân Nhật rất cao, luôn kiên cường đứng lên. Người Nhật cần cù, làm việc không mệt mỏi. Tới đây mình cảm thấy thật sự bước vào một thế giới khác hẳn. Họ làm việc và cống hiến hết sức mình cho xã hội, nhiều hơn cho bản thân họ. Từ khi còn rất nhỏ họ đã được giáo dục ýù thức rất kỹ càng.
Danh Ngọc: Những người già về hưu vẫn thường đi làm tình nguyện viên, hoặc khi đi dạo thấy rác, họ vẫn nhặt mang về. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi ra ngoài đường hay ở nơi công cộng. Ý thức đấy mình rất cần phải học hỏi. Thảm họa liên tiếp xảy ra, hết động đất tới sóng thần mà họ không hề hoảng loạn, không có những vụ cướp bóc gây rối loạn xảy ra.
Trà Mi: Các bạn chứng kiến dân Nhật tiếp tục cuộc sống của họ ra sao?
Mai Linh: Toàn thế giới phải khâm phục tính kiên cường của người Nhật. Sau bao nhiêu thảm họa xảy ra thế, họ vẫn vui vẻ sống. Vẫn có những người sẵn sàng đi vào những nơi nguy hiểm có chất phóng xạ để dọn dẹp những đống đổ nát. Họ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Trà Mi: Đó là một vài đức tính của người Nhật trong những hoàn cảnh rủi ro, hoạn nạn họ tương trợ với nhau ra sao và ứng phó với hoạn nạn như thế nào. Còn trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như về đời sống xã hội, các bạn thấy trật tự an ninh xã hội ở Nhật ra sao?
Quang Hải: Nói chung ở bất kỳ đất nước nào cũng đều có chuyện cướp bóc nhưng đúng là ở Nhật chuyện này rất là ít. Phải nói là ở Nhật cảm thấy cực kỳ an toàn. Mọi người rất tuân thủ luật lệ.
Trà Mi:Thế còn về nếp sống gia đình, giao tiếp xã hội có những điểm nào các bạn cảm thấy hay cần phải học hỏi?
Quang Hải: Gíơi trẻ Nhật có tính tự lập từ rất nhỏ.
Danh Ngọc: Ở Nhật chuyện được bố mẹ trợ cấp hoàn toàn tiền để học đại học rất ít. Phần lớn họ vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền đi học. Trong giao tiếp, văn hóa của người Nhật là chú ý hết sức để không làm tổn thương đối phương. Vì vậy, họ hạ mình xuống và nâng người khác lên. Họ giao tiếp rất lịch sự. Cái này mình rất cần học hỏi. Em cảm thấy ấn tượng nhất ở điểm này.
Trà Mi: Ấn tượng của bạn Ngọc mình cũng đã được nhiều người chia sẻ rằng trong mọi mặt đời sống xã hội từ các hàng quán đến các cửa hiệu mua sắm, người Nhật đều thể hiện tác phong này.
Mai Linh: Các cửa hàng mua bán rất nhã nhặn. Mình vào họ chào hỏi, dù mình có mua hay không họ cũng đều giới thiệu tận tình. Mình không mua họ vẫn cảm ơn.
Trà Mi:Còn về các dịch vụ công cộng như bệnh viện, trường học chẳng hạn, thì sao
Mai Linh: Em đã có dịp vào bệnh viện để thăm người bạn. Nếu dùng từ để mô tả thì phải nói là tuyệt vời. Nó khác xa với môi trường ở Việt Nam mình.
Quang Hải: Điểm này người Nhật làm rất tốt, mình nên học tập.
Trà Mi:Cung cách phục vụ ở những lĩnh vực dịch vụ này chu đáo hay cao cấp hơn ở Việt Nam phải chăng vì họ là lĩnh vực tư, còn ở Việt Nam, phần đông các bệnh viện là bệnh viện công nên không được như vậy? Đây có phải là nguyên nhân của sự khác biệt?
Danh Ngọc: Em nghĩ không phải. Đó là do văn hóa của họ. Bệnh viện của chính phủ họ càng tuân thủ luật lệ chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn.
Quang Hải: Nói chung ở đâu cũng vậy, khi người ta được trả lương đủ để trang trải cuộc sống thì họ sẽ tâm huyết với công việc. Ở đất nước vừa thoát nghèo như Việt Nam thì mức lương còn thiếu thốn rất nhiều, khiến người ta không thể dồn hết sức mình vào công việc.
Trà Mi: Quay sang lĩnh vực bộ máy hành chánh hay lực lượng công quyền như cảnh sát, các bạn ghi nhận như thế nào? Tác phong phục vụ của quan chức chính quyền và lực lượng công lực ra sao?
Quang Hải: Đối với người Nhật, thời gian là quan trọng nhất. Đến bất kỳ địa điểm nào, vào công sở nào, họ luôn luôn chú trọng đến thời gian thuận tiện cho mình và họ làm việc rất nhanh.
Danh Ngọc: Em thấy đặc biệt ở Nhật, càng có chức vị cao, họ càng tỏ ra thân thiện và có trách nhiệm với việc làm của họ. Bên này, chính quyền đa đảng nên nếu có chuyện cửa quyền thì chắc chắn chính bản thân người đó sẽ phải chịu hậu quả. Dân Nhật có tự do ngôn luận họ có quyền nhận xét Thủ tướng làm ra sao, sai hay trái, thậm chí còn đưa lên báo chí nữa.
Trà Mi: Bạn vừa chia sẻ một điểm khá đặc biệt trong đời sống của người Nhật là quyền tự do ngôn luận. Khi ra nước ngoài, các bạn học hỏi được gì từ điểm này? Thế nào là quyền tự do ngôn luận và ảnh hưởng, tác động của nó đối với người dân ra sao?
Danh Ngọc: Quyền tự do cá nhân được đặt lên cao, làm trọng. Họ có thể được tự do bày tỏ quan điểm và suy nghĩ. Điều này khác rất nhiều so với Việt Nam. Họ phê phán được chính phủ của họ. Còn ở Việt Nam mà như thế sẽ bị coi là phản động hay phản quốc.
Trà Mi:Mình nghe nói rất nhiều rằng tinh thần dân tộc của người Nhật rất cao. Về điểm này, các bạn có sự so sánh ra sao giữa hai đất nước?
Danh Ngọc: Em thấy mọi thứ bên Nhật này Việt Nam mình đều cần phải học hỏi rất nhiều. Về tinh thần dân tộc, trong vụ tranh chấp đảo với Trung Quốc, họ phát động nhiều lắm. Ra đường đi đâu cũng thấy họ bàn tán việc này. Họ còn khơi dậy lên tinh thần đó cho bọn em nữa kìa, vì Việt Nam cũng cùng chung cảnh ngộ là bị cướp mất đảo. Ở Việt Nam chỉ bàn tán chuyện biết chuyện thôi nhưng không có hành động thực tế cụ thể dám làm những việc như thế. Em thấy chưa có. Đó là vấn đề nhận thức của mỗi người. Tính tập thể, tính cộng đồng của người Nhật cao nên khi phát động là mọi người đều hưởng ứng. Ở Việt Nam thì không, chưa có được điều đấy. Chúng ta nên cần học hỏi giới trẻ Nhật về tính tự giác ngay từ bé.
Trà Mi:Xã hội nào cũng có những mặt tốt, mặt xấu, những điều hay và những nét chưa đẹp. Mình đã nói qua những nét tích cực rồi, các bạn có ghi nhận những gì mà các bạn cảm thấy chưa được hay?
Danh Ngọc: Em thấy có điểm này chưa được hay cho lắm. Chẳng hạn có những người nước ngoài sống ở đây đến 30 năm vẫn cứ là người ngoại quốc, không bao giờ được coi như là người Nhật chính gốc.
Trà Mi: Có lẽ vì tinh thần dân tộc của họ quá cao, phải không?
Danh Ngọc: Vâng.
Trà Mi:Một lời ngắn gọn nhận xét về đất nước Nhật, nơi các bạn đã chọn tới học tập, các bạn sẽ nói gì?
Danh Ngọc: Em ấn tượng ở tinh thần đoàn kết toàn dân tộc với nhau để đưa đất nước đi lên hay đứng dậy qua những thảm họa như thiên tai vừa rồi. Cái đó mình cần phải học.
Trà Mi:Hải và Linh, khi các bạn về lại Việt Nam, các bạn sẽ mang theo mình những gì sau 3 năm học tập và làm việc tại Nhật?
Mai Linh: Sang đây, em cảm nhận đất nước Nhật đã tạo cho em một cuộc sống rất thoải mái để em được học hỏi cách sống của người ta.
Trà Mi: Vừa rồi là cảm nhận của 3 thanh niên Việt Nam đang sống ở Nhật về những nét đẹp của người dân và đất nước hoa anh đào. Các bạn nghe đài từng có dịp sang Nhật du lịch, học tập, hay sinh sống có ghi nhận như thế nào? Xin hãy chia sẻ với chúng tôi và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài này, trên Tạp chí Thanh Niên tại www.voatiengviet.com, trên trang Facebook ở địa chỉ http://www.facebook.com/VOATiengViet, hay email về vietnamese@voanews.com. Trà Mi mong được đón nhận ý kiến của tất cả quý thính giả.
Tạp chí Thanh Niên hẹn trở lại với quý vị trong một câu chuyện mới vào tuần sau.
Người dân Nhật Bản lâu nay vẫn được mọi người ca ngợi về tính tự giác, tự trọng, và tinh thần dân tộc rất cao. Những đức tính này càng nổi bật sau thảm họa động đất và sóng thần ở xứ sở hoa anh đào hôm 11/3 vừa qua. Cộng đồng thế giới và truyền thông quốc tế đang hướng về đất nước mặt trời mọc không chỉ lưu ý tới những thiệt hại thiên tai mà đặc biệt chú ý tới tư cách, phẩm chất, và khí khái của người dân xứ Phù Tang trước nghịch cảnh. Ba vị khách mời trong chương trình hôm nay, những bạn trẻ Việt Nam đang tu nghiệp và làm việc ở Nhật, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về những cái hay, cái đẹp của đất nước và con người Nhật Bản.
Mai Linh: Em tên Mai Linh. Năm nay em 24 tuổi, ở Hưng Yên. Em qua Nhật để làm việc và học hỏi kinh nghiệm làm việc của người Nhật. Em sang đây được 2 năm rưỡi.
Quang Hải: Em là Vũ Quang Hải, năm nay 29 tuổi, quê ở Phú Thọ. Em qua Nhật được 2 năm 10 tháng, với tư cách tu nghiệp sinh, vừa học tập vừa làm việc.
Danh Ngọc: Em là Nguyễn Danh Ngọc, năm nay 27 tuổi. Em ở Hà Tây, sang Nhật được 2 năm 10 tháng với hình thức tu nghiệp sinh nhưng thực chất là đi lao động.
Trà Mi:Vì sao các bạn chọn nước Nhật là nơi tới để học tập kinh nghiệm làm việc mà không phải là một quốc gia nào khác?
Mai Linh: Em thấy Nhật là nơi có nhiều cơ hội để mình học hỏi.
Quang Hải: Em chọn Nhật vì Nhật từ một nước chưa có gì mà phát triển được tới ngày hôm nay, là nước bị thiên tai nhiều trên thế giới mà có thể phát triển mạnh như thế, nên em muốn tìm hiểu tại sao. Em ước mơ được tới những nước số 1, số 2 thế giới như Mỹ hay Nhật để tìm hiểu vì sao họ có thể đạt được mức phát triển cao như vậy.
Trà Mi: Mình nghe nói rất nhiều về các nét đẹp trong đời sống và con người Nhật, đặc biệt sau đợt thiên tai vừa qua, rất nhiều phương tiện truyền thông đề cập đến điều này. Các bạn là những người trẻ Việt Nam có cơ hội sống và làm việc tại Nhật, những gì các bạn đã từng biết và nghe nói về Nhật so với những gì các bạn chứng kiến khi thật sự đặt chân tới đất nước này, các bạn ghi nhận được những gì ấn tượng nhất?
Mai Linh: Nước Nhật rất đẹp, rất sạch, con người sống rất văn minh, đến các cụ già vẫn lao động. Em thấy rất đáng khâm phục.
Danh Ngọc: Người Nhật cách cư xử của họ rất lịch sự. Sang đây em thấy mình có được một môi trường học tập rất tốt. Mấy năm sống ở đây, em nghĩ không biết đến lúc về Việt Nam mình sẽ phải sống như thế nào một khi đã quen với môi trường sống như ở Nhật rồi.
Quang Hải: Em thấy ý thức của người dân Nhật rất cao, luôn kiên cường đứng lên. Người Nhật cần cù, làm việc không mệt mỏi. Tới đây mình cảm thấy thật sự bước vào một thế giới khác hẳn. Họ làm việc và cống hiến hết sức mình cho xã hội, nhiều hơn cho bản thân họ. Từ khi còn rất nhỏ họ đã được giáo dục ýù thức rất kỹ càng.
Danh Ngọc: Những người già về hưu vẫn thường đi làm tình nguyện viên, hoặc khi đi dạo thấy rác, họ vẫn nhặt mang về. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi ra ngoài đường hay ở nơi công cộng. Ý thức đấy mình rất cần phải học hỏi. Thảm họa liên tiếp xảy ra, hết động đất tới sóng thần mà họ không hề hoảng loạn, không có những vụ cướp bóc gây rối loạn xảy ra.
Trà Mi: Các bạn chứng kiến dân Nhật tiếp tục cuộc sống của họ ra sao?
Mai Linh: Toàn thế giới phải khâm phục tính kiên cường của người Nhật. Sau bao nhiêu thảm họa xảy ra thế, họ vẫn vui vẻ sống. Vẫn có những người sẵn sàng đi vào những nơi nguy hiểm có chất phóng xạ để dọn dẹp những đống đổ nát. Họ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Trà Mi: Đó là một vài đức tính của người Nhật trong những hoàn cảnh rủi ro, hoạn nạn họ tương trợ với nhau ra sao và ứng phó với hoạn nạn như thế nào. Còn trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như về đời sống xã hội, các bạn thấy trật tự an ninh xã hội ở Nhật ra sao?
Quang Hải: Nói chung ở bất kỳ đất nước nào cũng đều có chuyện cướp bóc nhưng đúng là ở Nhật chuyện này rất là ít. Phải nói là ở Nhật cảm thấy cực kỳ an toàn. Mọi người rất tuân thủ luật lệ.
Trà Mi:Thế còn về nếp sống gia đình, giao tiếp xã hội có những điểm nào các bạn cảm thấy hay cần phải học hỏi?
Quang Hải: Gíơi trẻ Nhật có tính tự lập từ rất nhỏ.
Danh Ngọc: Ở Nhật chuyện được bố mẹ trợ cấp hoàn toàn tiền để học đại học rất ít. Phần lớn họ vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền đi học. Trong giao tiếp, văn hóa của người Nhật là chú ý hết sức để không làm tổn thương đối phương. Vì vậy, họ hạ mình xuống và nâng người khác lên. Họ giao tiếp rất lịch sự. Cái này mình rất cần học hỏi. Em cảm thấy ấn tượng nhất ở điểm này.
Trà Mi: Ấn tượng của bạn Ngọc mình cũng đã được nhiều người chia sẻ rằng trong mọi mặt đời sống xã hội từ các hàng quán đến các cửa hiệu mua sắm, người Nhật đều thể hiện tác phong này.
Mai Linh: Các cửa hàng mua bán rất nhã nhặn. Mình vào họ chào hỏi, dù mình có mua hay không họ cũng đều giới thiệu tận tình. Mình không mua họ vẫn cảm ơn.
Trà Mi:Còn về các dịch vụ công cộng như bệnh viện, trường học chẳng hạn, thì sao
Mai Linh: Em đã có dịp vào bệnh viện để thăm người bạn. Nếu dùng từ để mô tả thì phải nói là tuyệt vời. Nó khác xa với môi trường ở Việt Nam mình.
Quang Hải: Điểm này người Nhật làm rất tốt, mình nên học tập.
Trà Mi:Cung cách phục vụ ở những lĩnh vực dịch vụ này chu đáo hay cao cấp hơn ở Việt Nam phải chăng vì họ là lĩnh vực tư, còn ở Việt Nam, phần đông các bệnh viện là bệnh viện công nên không được như vậy? Đây có phải là nguyên nhân của sự khác biệt?
Danh Ngọc: Em nghĩ không phải. Đó là do văn hóa của họ. Bệnh viện của chính phủ họ càng tuân thủ luật lệ chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn.
Quang Hải: Nói chung ở đâu cũng vậy, khi người ta được trả lương đủ để trang trải cuộc sống thì họ sẽ tâm huyết với công việc. Ở đất nước vừa thoát nghèo như Việt Nam thì mức lương còn thiếu thốn rất nhiều, khiến người ta không thể dồn hết sức mình vào công việc.
Trà Mi: Quay sang lĩnh vực bộ máy hành chánh hay lực lượng công quyền như cảnh sát, các bạn ghi nhận như thế nào? Tác phong phục vụ của quan chức chính quyền và lực lượng công lực ra sao?
Quang Hải: Đối với người Nhật, thời gian là quan trọng nhất. Đến bất kỳ địa điểm nào, vào công sở nào, họ luôn luôn chú trọng đến thời gian thuận tiện cho mình và họ làm việc rất nhanh.
Danh Ngọc: Em thấy đặc biệt ở Nhật, càng có chức vị cao, họ càng tỏ ra thân thiện và có trách nhiệm với việc làm của họ. Bên này, chính quyền đa đảng nên nếu có chuyện cửa quyền thì chắc chắn chính bản thân người đó sẽ phải chịu hậu quả. Dân Nhật có tự do ngôn luận họ có quyền nhận xét Thủ tướng làm ra sao, sai hay trái, thậm chí còn đưa lên báo chí nữa.
Trà Mi: Bạn vừa chia sẻ một điểm khá đặc biệt trong đời sống của người Nhật là quyền tự do ngôn luận. Khi ra nước ngoài, các bạn học hỏi được gì từ điểm này? Thế nào là quyền tự do ngôn luận và ảnh hưởng, tác động của nó đối với người dân ra sao?
Danh Ngọc: Quyền tự do cá nhân được đặt lên cao, làm trọng. Họ có thể được tự do bày tỏ quan điểm và suy nghĩ. Điều này khác rất nhiều so với Việt Nam. Họ phê phán được chính phủ của họ. Còn ở Việt Nam mà như thế sẽ bị coi là phản động hay phản quốc.
Trà Mi:Mình nghe nói rất nhiều rằng tinh thần dân tộc của người Nhật rất cao. Về điểm này, các bạn có sự so sánh ra sao giữa hai đất nước?
Danh Ngọc: Em thấy mọi thứ bên Nhật này Việt Nam mình đều cần phải học hỏi rất nhiều. Về tinh thần dân tộc, trong vụ tranh chấp đảo với Trung Quốc, họ phát động nhiều lắm. Ra đường đi đâu cũng thấy họ bàn tán việc này. Họ còn khơi dậy lên tinh thần đó cho bọn em nữa kìa, vì Việt Nam cũng cùng chung cảnh ngộ là bị cướp mất đảo. Ở Việt Nam chỉ bàn tán chuyện biết chuyện thôi nhưng không có hành động thực tế cụ thể dám làm những việc như thế. Em thấy chưa có. Đó là vấn đề nhận thức của mỗi người. Tính tập thể, tính cộng đồng của người Nhật cao nên khi phát động là mọi người đều hưởng ứng. Ở Việt Nam thì không, chưa có được điều đấy. Chúng ta nên cần học hỏi giới trẻ Nhật về tính tự giác ngay từ bé.
Trà Mi:Xã hội nào cũng có những mặt tốt, mặt xấu, những điều hay và những nét chưa đẹp. Mình đã nói qua những nét tích cực rồi, các bạn có ghi nhận những gì mà các bạn cảm thấy chưa được hay?
Danh Ngọc: Em thấy có điểm này chưa được hay cho lắm. Chẳng hạn có những người nước ngoài sống ở đây đến 30 năm vẫn cứ là người ngoại quốc, không bao giờ được coi như là người Nhật chính gốc.
Trà Mi: Có lẽ vì tinh thần dân tộc của họ quá cao, phải không?
Danh Ngọc: Vâng.
Trà Mi:Một lời ngắn gọn nhận xét về đất nước Nhật, nơi các bạn đã chọn tới học tập, các bạn sẽ nói gì?
Danh Ngọc: Em ấn tượng ở tinh thần đoàn kết toàn dân tộc với nhau để đưa đất nước đi lên hay đứng dậy qua những thảm họa như thiên tai vừa rồi. Cái đó mình cần phải học.
Trà Mi:Hải và Linh, khi các bạn về lại Việt Nam, các bạn sẽ mang theo mình những gì sau 3 năm học tập và làm việc tại Nhật?
Mai Linh: Sang đây, em cảm nhận đất nước Nhật đã tạo cho em một cuộc sống rất thoải mái để em được học hỏi cách sống của người ta.
Trà Mi: Vừa rồi là cảm nhận của 3 thanh niên Việt Nam đang sống ở Nhật về những nét đẹp của người dân và đất nước hoa anh đào. Các bạn nghe đài từng có dịp sang Nhật du lịch, học tập, hay sinh sống có ghi nhận như thế nào? Xin hãy chia sẻ với chúng tôi và trao đổi với độc giả khắp nơi trong mục Ý kiến ngay bên dưới bài này, trên Tạp chí Thanh Niên tại www.voatiengviet.com, trên trang Facebook ở địa chỉ http://www.facebook.com/VOATiengViet, hay email về vietnamese@voanews.com. Trà Mi mong được đón nhận ý kiến của tất cả quý thính giả.
Tạp chí Thanh Niên hẹn trở lại với quý vị trong một câu chuyện mới vào tuần sau.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Nến Tuần Thánh
Diệp Hải Dung
21:17 18/04/2011
ÁNH NẾN TUẦN THÁNH
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Hãy tịnh tâm:
“..Đừng nhút nhát khi cầu nguyện”
(Huấn ca 7-10)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Hãy tịnh tâm:
“..Đừng nhút nhát khi cầu nguyện”
(Huấn ca 7-10)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền