Phụng Vụ - Mục Vụ
Đón nhận thần khí để làm chứng cho Chúa
Lm Đan Vinh
05:21 15/04/2020
Chúa Nhật 2 Phục Sinh ABC
Cv 2,42-47; 1 Pr 1,3-9; Ga 20,19-31
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 20,19-31
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !” (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. (24) Một người trong nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. (25) Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin. (26) Tám ngày sau, các Môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em” (27) Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. (28) Ông Tô-ma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” (29) Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thầy mà tin !” (30) Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ, nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. (31) Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng thuật lại hai lần Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra với các môn đệ cách nhau một tuần lễ, để chứng minh Người đã từ cõi chết trỗi dậy:
- LẦN THỨ NHẤT Chúa Giê-su đã hiện ra với các môn đệ mà thiếu Tô-ma. Người đã cho các ông xem các vết thương ở bàn tay và cạnh sườn Người rồi Người thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (23).
- LẦN THỨ HAI sau tám ngày, Chúa Phục Sinh lại hiện ra thỏa mãn đòi hỏi của Tô-ma và khi gặp Chúa Tô-ma đã tuyên xưng đức tin. Chúa Giê-su đã chúc phúc cho những ai không thấy mà tin ! (29)
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-20: + Ngày Thứ Nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Từ nay ngày Chúa Nhật sẽ thay thế cho ngày Thứ Bảy (Sa-bát) hưu lễ của Do Thái Giáo. + Đức Giê-su đến: Chúa Phục Sinh hiện đến Nhà Tiệc Ly khi cửa nhà vẫn đóng kín, cho thấy thân xác của Người sau phục sinh mang đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện ở khắp nơi. + Bình an cho anh em ! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa: Đức Ki-tô Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20,19.21) và niềm vui (x Ga 20,20) cho các Môn đệ (x Ga 14,27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Cho thấy Chúa Phục Sinh chính là Đấng đã bị đóng đinh thập giá (x. Ga 19,18), và bị lưỡi đòng đâm thâu (x. Ga 19,34). Qua đó ta thấy sự liên quan mật thiết giữa hai mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh.
- C 21-23: + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này từ Chúa Cha truyền cho Đức Giê-su, và giờ đây Người lại truyền cho Hội Thánh. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”: Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2,7), thì nay, Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các Môn đệ. Rồi đến lượt các Môn đệ lại sẽ thông truyền sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu qua các phép bí tích. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (x Ga 1,29). Khi làm phép lạ chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su cho thấy Người có quyền tha tội (x. Mt 9,6). Trong Tin Mừng hôm nay, Người còn thiết lập bí tích Giải Tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng việc thổi hơi để ban Thánh Thần cho các ông. Sau này các Giám mục kế vị các Tông đồ sẽ tiếp tục thông quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của mình.
- C 24-25: + Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô: Tô-ma là một trong Nhóm Mười Hai Tông đồ (x. Mt 10,3). Biệt danh là “Sinh Đôi”. Tính tình bộc trực và can đảm (x. Ga 11,16). Ông thường nêu ra thắc mắc để xin Thầy giải đáp (x.Ga 14,5). + Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người…: Tô-ma đòi được “mắt thấy tay sờ”, nghĩa là đòi một thứ đức tin khả giác giống như một nhà khoa học thực nghiệm (x. Ga 20,25). + “… thì tôi chẳng có tin”: Nhiều môn đệ khác cũng cứng lòng tin như thế. Tin Mừng Nhất lãm cũng nói tới sự cứng tin của các môn đệ: Tin Mừng Mat-thêu viết: “Nhưng có mấy ông vẫn hoài nghi” (Mt 28,17); Tin Mừng Mác-cô thuật lại: “Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy” (Mc 16,14); Tin Mừng Lu-ca ghi lại lời Chúa trách các môn đệ: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng?” (Lc 24,38).
- C 26-27: + “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay thầy”. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy: Đức Giê-su đã thoả mãn những đòi hỏi của Tô-ma. + Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin: Đức Giê-su tuy trách tội cứng lòng của Tô-ma, nhưng Người lại thông cảm và kêu gọi ông hãy tin vào mầu nhiệm Phục sinh của Người.
- C 28-31: + Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !”: Tuy Tô-ma là người tin Chúa sống lại sau cùng, nhưng ông lại tuyên xưng một đức tin đầy đủ nhất như sau: Đức Giê-su vừa là Chúa (Đấng Cứu Thế), vừa là Thiên Chúa (Con Thiên Chúa). + Phúc thay những người không thấy mà tin”: Từ đây, đức tin vào mầu nhiệm Phục Sinh của các tín hữu sẽ không dựa trên kinh nghiệm khả giác về các lần Chúa Phục Sinh hiện ra nữa, nhưng căn cứ trên lời chứng của các Tông đồ (x. Ga 19,35). Về sau, các ông còn làm chứng bằng việc sẵn sàng chịu chết vì tin vào mầu nhiệm ấy.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao Hội Thánh chọn ngày Thứ Nhất trong tuần làm ngày Chúa Nhật để thay ngày Thứ Bảy (Sa-bát) của đạo Do thái?
2) Việc Đức Giê-su Phục Sinh đến giữa các môn đệ tại nhà Tiệc ly khi cửa đóng kín cho thấy thân xác của Chúa phục sinh có đặc tính gì?
3) Qua lời chào, Chúa Phục Sinh đã ban cho các môn đệ điều gì?
4) Khi cho môn đệ xem tay và cạnh sườn, Chúa Phục Sinh muốn nói gì với các ông?
5) Sứ mệnh tông đồ thừa sai của Hội Thánh phát xuất từ đâu và từ khi nào?
6) Đức Giê-su thổi hơi ban Thần Khí cho các môn đệ nhằm mục đích gì?
7) Bằng chứng nào cho thấy Đức Giê-su có quyền tha tội và Người trao quyền ấy cho Hội Thánh khi nào?
8) Tin Mừng cho biết gì về Tông đồ Tô-ma?
9) Các Tông đồ có phải là những người dễ tin vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giê-su không?
10) Khi hiện ra lần thứ hai, Chúa Giê-su đã làm gì để thỏa mãn đòi hỏi của tông đồ Tô-ma?
11) Tô-ma đã đạt tới đức tin trọn vẹn vào mầu nhiệm phục sinh qua câu nói nào?
12) Sự cứng lòng của Tô-ma xưa có giá trị thế nào đối với đức tin của tín hữu hôm nay?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA:
“Những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đức Ki-tô Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẦU NHIỆM PHỤC SINH:
Một nhà thông thái kia muốn sáng lập một tôn giáo mới. Ròng rã nhiều năm, ông đem tất cả sự khôn ngoan ra thuyết phục thiên hạ nhưng chẳng có ai tin theo tôn giáo của ông. Ông bèn than thở với anh bạn thân là Na-pô-lê-ông thì nhận được một lời khuyên như sau: “Nếu anh muốn người ta tin theo đạo của anh thì cũng dễ thôi: Anh hãy làm như thế này: Thứ năm hãy ăn bữa tiệc cuối cùng, rồi thứ sáu để người ta đóng đinh trên khổ giá rồi chôn cất trong mồ. Rồi đến ngày Chúa Nhật thì sống lại! Chắc chắn sẽ có rất đông người tin theo đạo của anh !”.
Điều có sức lôi cuốn thuyết phục người ta tin theo chính là phục sinh từ cõi chết.
2) LÀM CHỨNG BẰNG VIỆC SẴN SÀNG CHỊU CHẾT VÌ DANH CHÚA :
Tờ báo TIẾNG GỌI (L’Appelle) đã thuật lại một câu chuyện cảm động như sau: Một bà góa nghèo có một cậu con trai 16 tuổi đang thực tập làm thủy thủ trên một chiếc tàu buôn chở hàng từ Pháp sang Nữu Ước (Hoa Kỳ). Trên tàu có 40 thủy thủ thì chỉ còn duy nhất cậu bé này tin vào Chúa.
Trong ngày từ giã trước khi con lên tàu, bà mẹ đạo đức đã khuyên dạy con trai như sau: “Chúa đặt con trên con tàu này là để con làm chứng nhân cho Người”.
Từ ngày đó, mỗi khi thấy đám thủy thủ trên tàu dùng thì giờ nhàn rỗi để uống rượu say xỉn hay chơi cờ bạc ăn tiền, hoặc mỗi khi con tàu cặp bến họ rủ nhau lên bờ tìm đến những tửu lầu để ăn chơi sa đọa, thì cậu bé đều ra sức ngăn cản. Nhưng không những bọn thủy thủ không nghe, mà còn hè nhau chế diễu cậu. Chẳng hạn: khi cậu nhắm mắt cầu nguyện trước bữa ăn, thì họ bí mật đem đĩa đồ ăn trước mặt giấu đi chỗ khác. Khi cậu quỳ gối đọc kinh, thì họ cố tình hát to những bài hát chế nhạo. Có lần họ còn đổ cả xô nước dơ lên người của cậu. Đáp lại, cậu thiếu niên luôn mỉm cười và âm thầm cầu xin Chúa tha tội cho họ.
Một lần kia khi đang làm việc trên boong, thấy các bạn ngồi đánh bài, cậu liền đến giành lấy bộ bài đem dấu đi. Đám thủy thủ tức giận tóm lấy cậu và hè nhau quăng cậu xuống biển. Khi cậu bơi lại gần tàu thì họ lại dùng sào đẩy ra xa. Năm lần bảy lượt như vậy, cậu bị yếu sức dần. Khi sắp buông xuôi chìm xuống biển, cậu cố ngoi lên lần cuối và hét to: “Các bạn ơi, hãy tin vào Chúa thì các bạn sẽ được ơn cứu độ… Xin hãy nhắn lại với mẹ tôi rằng: tôi sắp chịu chết vì danh Chúa !” Nghe vậy, năm thủy thủ liền nhảy xuống biển đưa cậu lên boong làm hô hấp nhân tạo. Một hồi sau tỉnh dậy, thấy mình còn sống, cậu đã cám ơn các bạn và lại tiếp tục kêu gọi họ đừng phạm tội nữa nhưng hãy hồi tâm sám hối quay về với Chúa. Kết quả là từ ngày đó, toàn thể thủy thủ trên tàu đều xúc động trước tấm gương trung kiên của cậu. Không ai bảo ai, họ đã quỳ gối cầu nguyện và thành tâm sám hối trở về với Chúa.
3) LỜI NÓI HƯƠNG BAY, GƯƠNG BÀY LÔI KÉO:
Thời đó, Arthur Jones được gọi nhập ngũ phục vụ trong không lực hoàng gia và sống trong một trại lính cùng với 30 binh sĩ khác. Ngay đêm đầu tiên, anh đã phải cân nhắc về một quyết định quan trọng: trước đây anh vẫn luôn quỳ gối đọc kinh trước khi đi ngủ, liệu bây giờ sống chung trong quân ngũ, anh có nên tiếp tục quỳ đọc kinh không?
Lúc đầu anh cảm thấy ngượng nhưng rồi anh tự nhủ: “Chẳng lẽ vì sợ những kẻ khác dòm ngó mà mình lại phải thay đổi cách sống hay sao?”
Nghĩ thế anh liền quyết định cứ tiếp tục mỗi tối quỳ gối đọc kinh trước khi ngủ. Khi đọc kinh như thế, anh nhận thấy mọi người trong phòng đều quan sát anh và biết anh là người Công Giáo. Và anh cũng phát hiện ra trong toàn trại lính chỉ có mình anh là người Công Giáo. Rồi mười phút cầu nguyện hằng ngày ấy thường là đề tài để các bạn bè sau đó tranh cãi nhau hàng giờ.
Vào ngày cuối cùng của khóa huấn luyện, có người đã đến nói với anh:
– Đến nay anh chính là một người tín hữu tốt nhất mà tôi từng biết.
Anh đápi:
– Có lẽ tôi không dám nghĩ mình là người Kitô hữu tốt nhất, mà chỉ là người dám công khai biểu lộ đức tin của mình mà thôi. Dầu vậy tôi cũng cảm ơn bạn về điều bạn vừa nói. ( Trích Tuyển tập chuyện hay).
4) ĐI THEO ĐẠO DO CẢM NGHIỆM ĐƯỢC LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA:
Có một phóng viên của một tờ báo chủ trương vô thần chống đối tôn giáo. Một hôm anh ta tìm đến gặp một người tân tòng để làm một cuộc phỏng vấn viết bài chống lại đạo. Anh hỏi người tân tòng:
- “Ông mới chịu phép rửa tội để gia nhập đạo Chúa phải không?
- Vâng.
- Thế thì chắc ông đã phải có kiến thức và hiểu biết nhiều về ông Giê-su. Vậy ông hãy cho tôi biết: ông Giê-su là người nước nào?
- Rất tiếc. Nghe đâu Đức Giê-su là người Do-thái thì phải!
- Thế ông Giê-su đi giảng đạo được mấy năm và chết năm bao nhiêu tuổi?
- Tôi có nghe nói nhưng không nhớ rõ lắm.
- Vậy, anh có biết nội dung các bài giảng của ông Giê-su hay không?
- Điều này thì tôi xin chịu!
- Như vậy là anh đã biết quá ít và mơ hồ. Vậy tại sao ông lại quyết định đi theo đạo của ông Giê-su?
- Anh nói như vậy cũng chỉ đúng một phần. Tôi rất hổ thẹn vì mình đã biết quá ít về Đức Giê-su. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này: 3 năm trước đây, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, lại còn bị mắc nợ chồng chất không thể trả nổi. Mỗi tối, khi tôi về nhà trong tình trạng lè nhè, vợ và các con tôi đều bực tức và buồn tủi… Nhưng bây giờ thì tôi đã dứt khoát với quá khứ không tốt ấy: Tôi chừa được tật nghiện rượu và đã trả được hết nợ nần. Nhờ quen với một vị linh mục và vị này đã tận tình giúp tôi làm lại cuộc đời. Bây giờ gia đình tôi đã lấy lại niềm vui và hạnh phúc. Mỗi buổi chiều các con tôi đều mong đợi tôi về nhà sau ca làm. Tất cả những điều này, tôi xác tín là do Chúa Giê-su đã thương ban cho tôi. Và đó là lý do tại sao tôi quyết định theo đạo…
Nghe đến đó anh phóng viên đành hậm hực ra về. Anh không ngờ lại gặp một người tín hữu có một đức tin mạnh mẽ vào Đức Ki-tô như thế…
3. THẢO LUẬN:
Để chu toàn sứ mệnh được sai đi, mỗi người chúng ta cần làm gì để giúp anh em lương dân tin yêu Chúa để được hưởng ơn cứu độ?
4. SUY NIỆM :
1) LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT :
- Hôm nay, Chúa Nhật thứ hai Phục sinh, là lễ tôn kính Lòng Chúa Thương Xót. Lễ này đã được Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II thiết lập vào năm 2000, năm Nữ tu Ma-ri-a Faus-ti-na được phong thánh. Nữ tu này đã được diễm phúc nhìn thấy Chúa Giê-su và bà đã diễn tả để vẽ lên bức hình của Chúa Thương Xót với hàng chữ: “Lạy Chúa Giê-su, Con tín thác nơi Ngài”. Trong y phục màu trắng, tay phải Chúa Giê-su đưa lên ban phép lành, và tay trái đặt vào ngực. Từ trái tim Người phát tỏa ra hai luồng sáng là màu đỏ và xanh lợt, tiêu biểu cho Máu và Nước đã đổ ra trong cuộc khổ nạn, khi Trái Tim Người bị lưỡi đòng đâm thâu trên cây thập giá. Ánh sáng xanh lợt biểu tượng cho nước rửa sạch và thanh tẩy linh hồn. Ánh sáng đỏ biểu tượng cho máu, phát sinh sự sống mới cho linh hồn.
- Chúa Giê-su đã đặt nữ tu Faus-ti-na là thư ký và tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Người cho biết : Lòng Thương Xót của Người luôn sẵn sàng tha thứ cho những tội nhân xấu xa nhất và cả với người tuyệt vọng nhất. Người mong muốn mọi người hãy đi xưng tội và rước lễ để hoàn toàn nhận được ơn tha thứ trong ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, bởi vì “Tình thương mạnh hơn tội lỗi”.
2) SỨ ĐIỆP CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT:
- Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giê-su Phục Sinh đã hiện ra và giúp tất cả các môn đệ được ơn hoán cải. Trong cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, tất cả các ông đều bị vấp ngã: Các ông chạy trốn, vào trong nhà đóng cửa kỹ vì sợ người Do thái. Chính khi đó, Chúa Phục Sinh đã hiện ra với các ông. Người không những chữa lành vết thương tâm hồn qua lời chào chúc: “Bình an » và thổi hơi ban Thần khí (Ga 20,19-20), mà Người còn sai họ đi loan báo Tin Mừng: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Đây chính là bằng chứng Lòng Chúa Thương Xót dành cho các ông.
- Riêng tông đồ Tô-ma còn cảm nghiệm được Lòng Chúa Thương Xót khi Người cho ông không những được nhìn thấy Chúa như các môn đệ khác, mà còn đáp ứng đòi hỏi của ông được xỏ ngón tay vào lỗ đinh và thọc bàn tay vào cạnh sườn Người. Trước tình thương của Chúa, Tô-ma đã biểu lộ lòng tin yêu qua lời tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Quả thực đúng như có người đã nói: “Chính ngón tay đa nghi của Tô-ma đã trở nên ông thầy của toàn thế giới; chính bàn tay đa nghi của ông đã dạy cho mọi người sự thật này là: Chúa Ki-tô đã từ cõi chết trỗi dậy”.
3) MẦU NHIỆM PHỤC SINH VÀ SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG:
- Chúa Phục Sinh chính là Tin Mừng lớn lao mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của các môn đệ, nên họ không thể không chia sẻ cho người khác: Ma-ri-a Mác-đa-la sau khi gặp Chúa Phục Sinh đã chạy về báo tin cho Phê-rô và Gio-an rồi hai ông đã chay ra mộ và đã đạt được đức tin; Chúa Phục Sinh cũng khiến hai môn đệ làng Em-mau lập tức trở về Giê-ru-sa-lem để loan tin mừng các anh em; Và sau này, sau khi gặp Chúa Phục sinh tại thành Đa-mát, Sau-lô từ một kẻ bách hại đạo Chúa đã trở thành tông đồ hăng say đi loan báo Tin Mừng của Chúa cho dân ngoại…
- Loan báo Tin Mừng là thi hành sứ vụ làm chứng cho Chúa nhờ ơn Thánh Thần như lời Chúa Giê-su: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
4) RAO GIẢNG TIN MỪNG LÀ LÀM CHỨNG VỀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT:
- Đức Thánh Cha Phao-lô VI dạy: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân”. Con người thời nay đòi hỏi những bằng chứng cụ thể mới tin. Do đó, người rao giảng cần phải chứng tỏ điều mình rao giảng trước hết bằng chính cuộc sống của mình. Thật vậy, ai mà tin được là Tin Mừng thực sự khi chính người rao giảng lại mang nét mặt cau có buồn rầu? Ai mà tin được là Tin Mừng giải phóng khi chính người rao giảng lại ngụp lặn trong vũng bùn tội lỗi và làm nô lệ cho các đam mê bất chính? Ai mà tin được là Tin Mừng cứu độ khi chính người rao giảng lại sống ích kỷ vô cảm, khi gia đình họ lại luôn bất hòa và đổ vỡ hạnh phúc?
- Trong ngày Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót hôm nay, cùng với thánh nữ Faus-ti-na, chúng ta hãy dâng lên Chúa những đau khổ gặp phải trong cuộc sống như: bệnh tật, tai ương hoạn nạn và những điều rủi ro trái ý… kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su trên cây thập giá, để đền tội chúng ta và mọi người. Hãy noi gương cộng đoàn Hội Thánh sơ khai làm chứng về lòng Chúa thương xót bằng nếp sống như sau: “Họ chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn sống với nhau trong tình huynh đệ, siêng năng tham dự lễ Bẻ Bánh và cầu nguyện không ngừng… Tất cả các tín hữu, đều một lòng đoàn kết và để mọi sự làm của chung… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn thể dân chúng mến thương. Và số người cứu độ gia nhập cộng đoàn ngày càng thêm đông” (Cv 2,42-47).
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chính sự phục sinh của Chúa động viên chúng con vui mừng và can đảm vượt qua những mất mát thua thiệt gặp phải trong cuộc sống. Ước gì chúng con biết noi gương Thiên Chúa giàu lòng thương xót: luôn gieo sự bình an và niềm hy vọng khắp nơi, gieo niềm an ủi cho những người bệnh hoạn tật nguyền, gieo tình thương và chia sẻ cơm áo cho những người đói khát, giúp những ai đang lạc xa Chúa được mau trở về để nhận được ơn cứu độ của Chúa cùng với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Chúa phục sinh lòng người thế
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:47 15/04/2020
Lễ Phục sinh 2020 giữa bối cảnh Corona hoành hành khắp thế giới. Ta thấy gì qua sự giết chóc thầm lặng, không đổ máu nhưng hiệu quả dữ dội này?
Tôi xin chia sẻ vài điều dựa trên chính đức tin mà Thánh Gioan tông đồ đã thể hiện, được ghi lại trong Tin Mừng của lễ Phục sinh.
Đó là sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, chính ngày lễ Phục sinh, cả Thánh Phêrô và Thánh Gioan đều chạy ra mồ. Đứng trước nấm mồ trống, Thánh Gioan cho biết: "Ông đã thấy và ông đã tin".
Nhờ tương quan tình yêu mật thiết với Chúa, Thánh Gioan đã tin Chúa sống lại. Tình yêu dẫn thánh Gioan đến cảm thức đức tin. Thánh Gioan nhận ra, lời ghi chép của Kinh Thánh, Thầy sẽ sống lại, thì bây giờ là giây phút này đây.
Tôi cũng tin như thánh Gioan. Tôi xác tín mạnh: Lễ Phục sinh giữa bối cảnh chết chóc nghiệt ngã, Thiên Chúa đang làm trỗi dậy, đúng hơn, Thiên Chúa làm phục sinh nhiều thứ. Tôi có thể kể ra vài điều mà mình cảm nghiệm.
1. Niềm khao khát thiêng liêng.
Trước đây, đến nhà thờ, mọi nghi lễ có sẵn, cửa mở, vào ra dễ dàng, gọi là tham dự, nhưng ào ào, vội cho xong "ván" lễ, vội về trước thánh lễ kết thúc.
Tham gia việc phượng tự mà không hề cảm nghiệm, không có sự thấu đáo hay dừng lại để nhận thức: tôi hiện diện trước mặt Chúa, Chúa nhìn thấy tôi. Bây giờ, nhà thờ đóng cửa im ỉm. Linh mục dâng thánh lễ mà xung quanh chỉ là không gian trống rỗng...
Tôi tin niềm phục sinh thiêng liêng đang có trong từng người để ta quý hơn rất nhiều những điều mà bình thường mình có được.
2. Yêu thương đoàn kết giữa người với người.
Bắt đầu từ nhận thức: Nhân loại không đứng một mình. Nhân loại có nhau. Chủng virus khởi từ một vùng, lan cả thế giới. Nếu đã lâm bệnh, thế giới cùng bệnh. Nếu đã chết, số phận thế giới chẳng đứng ngoài cuộc.
Nhiều quốc gia, chánh phủ, thậm chí bình thường đối đầu nhau, giờ lại chia sẻ cho nhau cách thức, kinh nghiệm chữa trị dịch của mình, của quốc gia mình.
Họ viện trợ cả người, cả tiền của, dụng cụ y tế, thực phẩm, nhu yếu phẩm để cùng chống dịch, để thêm phương tiện, thêm khả năng cứu người.
Chúa còn phục sinh sự yêu thương nơi từng người. Từ lúc dịch xuất hiện, nhiều người tặng khẩu trang miễn phí. Trong những ngày giới nghiêm, người này giúp người kia tiền, gạo, thức ăn... Biết bao nhiêu cá nhân tự nguyện san sớt thực phẩm, nhiều vật chất khác... cho những người lâm cảnh thiếu kém.
Trong nỗi sợ bệnh tật, sợ chết, con người xích lại gần nhau. Chúa đang phục sinh lại tất cả niềm yêu thương trong lòng người.
3. Tính bất toàn, yếu đuối của nhân loại.
Nhiều thập niên, con người ngủ mê trong nỗi tự hào mình văn minh, mình làm điều này, chinh phục điều kia, đạt đỉnh cao nọ. Nhân loại ngày đêm đổ công sức xây dựng vô số công trình, chế tạo bao nhiêu thứ hiện đại chưa từng có. Nhân loại không ít tự mãn về những an tâm, những hưởng thụ, những thoải mái, những tiện nghi mà trí óc mang lại cho chính cuộc sống của mình...
Chúng ta từng tự hào mình khám phá không gian, khám phá những làn sóng kinh khủng để có thể bức phá mà chạy đến tận cùng, như không còn rào cản. Từ đầu này đến đầu kia của hành tinh mà chỉ nháy mắt, ta kết nối, liên lạc bất kể mọi giờ, mọi hoàn cảnh... Ngay trước mặt tôi, hình ảnh Thánh lễ tải đến TV nhà anh chị em nhanh chóng cũng nằm trong sự bức phá ấy.
Càng say, càng lao vào những công trình "chuyển núi dời non" tưởng chừng "vỹ đại", loài người đua nhau trang bị vũ trang. Từ đó, biết bao nhiêu vũ khí tối tân, cực độc, cực hủy diệt liên tục ra đời. Con vi trùng nhỏ bé nhưng hiệu quả trong việc cướp đi mạng sống khắp nhân loại, không loại trừ khả năng là vũ khí do những cái đầu bạo tàn sáng chế...
Nhân loại phát triển nhiều lắm, làm ra nhiều lắm. Sự tài giỏi ấy đẩy họ đến chỗ kiêu ngạo. Nhân loại dễ xem mình ở địa vị cao, địa vị nhất trên đời này.
Đùng một phát, virus nhỏ đến không nhìn thấy lại phá đổ tất cả. Thế giới đối mặt cả chiến trận vô hình. Nó lần lượt hại không biết bao nhiêu mà kể. Người bị nó giết đến hàng trăm ngàn, bị tấn công đến hàng triệu. Nó khiến nhiều người đói khổ, khiến biết bao nhiêu xáo trộn, đảo lộn trong cuộc sống. Nó làm thế giới điêu đứng. Nó hủy hoại kinh tế toàn cầu, gây rúng động từng hẻm chợ, góc phố, biến quốc gia hùng mạnh, giàu sang thành nơi tắm nước mắt...
Nếu con người phải chết, mà xây dựng thật nhiều, thật lớn lao những công trình bề thế, thể hiện sự văn minh, để làm gì? Còn đâu là ý nghĩa?
Nếu con người đối diện cái chết mà lại tìm thống trị không gian, thống trị tầng sóng vĩ đại chưa từng có, cuối cùng để làm gì? Đâu là chân lý?
Chính đây là lúc Chúa làm cho chúng ta phải ý thức mình nhỏ bé, con người phải khiêm nhường, phải hạ mình và biết mình chỉ là thụ tạo. Mình là loài bất toàn, yếu đuối, mỏng manh, chẳng có gì, chẳng là gì.
Thế giới phải trở về lệ thuộc đường lối của Thiên Chúa, lệ thuộc quyền năng của Đấng tạo thành mình.
4. Sự xác tín vào Đấng Toàn Năng.
Giữa lúc chết chóc, người ta cầu nguyện nhiều hơn. Họ tìm Chúa, níu Đức Mẹ, xin thánh Giuse. Họ biết chạy đến Đấng có quyền chi phối vận mạng cuộc đời.
Chúa phục sinh trong ta khao khát thiêng liêng. Chúa cho ta hiểu mình bất tất, bất toàn, nhỏ nhoi để biết bám vào Chúa, gọi đến Đấng mình tôn thờ.
Theo Tin Mừng thánh Marcô (4, 35-41), có lần Chúa an nhiên ngủ thì sóng gió nổi, thuyền tròng trành nguy hiểm. Sóng gió mạnh đến nỗi các môn đệ, những chuyên viên đi biển phải sợ hãi. Các ông gọi: "Thầy, chúng ta chết mất".
Cũng vậy, ta phải nắm tay Chúa, gọi và biểu lộ lòng tin, một lòng tin mà vì mê mang trần thế, có thể đã trôi xa khỏi tâm tư nhiều người đương thời.
Loài người kiêu ngạo. Loài người "tự sướng" với những thành quả do chính bàn tay của mình, rồi ảo tưởng mình trên hết, mình toàn năng.
Chúa muốn đưa nhân loại về lại thao thức có Chúa bên trong mình. Chúa thèm họ chạm tới Chúa. Họ bỏ rơi Chúa lâu quá rồi. Loài người đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời biết bao nhiêu lần. Họ đã từng đuổi xô Chúa. Họ tránh xa Chúa.
Bao lâu rồi, ta đã để Thiên Chúa vắng bóng trong trái tim, vắng bóng trong mọi sinh hoạt, vắng bóng trong mọi nỗ lực xây dựng trần thế của mình. Chúa đã phải lặng lẽ đi vào một góc, đứng yên đó mà nhìn ta.
Giờ đây, Người đang phục sinh niềm xác tín: Chúng ta chỉ là con người. Chúng ta chỉ là loài bất toàn. Chúng ta chỉ là không không, hoàn toàn không có gì. Để từ đó, ta bám vào Chúa hơn.
5. Tạm kết.
Tình yêu và đức tin phục sinh trong tôi đang trổi dậy cùng Thánh Gioan. Tôi muốn gởi đến anh chị em chính lòng yêu mến và chính đức tin của tôi qua xác tín Chúa chúng ta sống lại. Nhờ tin, tôi thấy Chúa không bỏ rơi thế giới, nhưng Chúa làm phục sinh nhiều thứ.
Vài ý thức nhỏ như thế, chắc chắn chưa đầy đủ. Rất mong, qua sự xác tín của bản thân, dựa trên niềm khao khát đức tin mà Thánh Gioan để lại, có thể gợi chút gì để anh chị em tiến xa hơn trong đời sống đức tin. Có thể cách nào đó, nếu anh chị em đọc được những điều này, nhờ ơn Chúa, sẽ góp phần cho mỗi chúng ta khôi phục và làm lớn lên đức tin của mình.
Hãy xác tín: Chúa đang phục sinh. Không phải niềm tin phục sinh mông lung nào. Mà Chúa đang phục sinh trong chính cõi lòng, trong chính cuộc đời, trong chính tâm tư chúng ta.
Tôi xin chia sẻ vài điều dựa trên chính đức tin mà Thánh Gioan tông đồ đã thể hiện, được ghi lại trong Tin Mừng của lễ Phục sinh.
Đó là sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, chính ngày lễ Phục sinh, cả Thánh Phêrô và Thánh Gioan đều chạy ra mồ. Đứng trước nấm mồ trống, Thánh Gioan cho biết: "Ông đã thấy và ông đã tin".
Nhờ tương quan tình yêu mật thiết với Chúa, Thánh Gioan đã tin Chúa sống lại. Tình yêu dẫn thánh Gioan đến cảm thức đức tin. Thánh Gioan nhận ra, lời ghi chép của Kinh Thánh, Thầy sẽ sống lại, thì bây giờ là giây phút này đây.
Tôi cũng tin như thánh Gioan. Tôi xác tín mạnh: Lễ Phục sinh giữa bối cảnh chết chóc nghiệt ngã, Thiên Chúa đang làm trỗi dậy, đúng hơn, Thiên Chúa làm phục sinh nhiều thứ. Tôi có thể kể ra vài điều mà mình cảm nghiệm.
1. Niềm khao khát thiêng liêng.
Trước đây, đến nhà thờ, mọi nghi lễ có sẵn, cửa mở, vào ra dễ dàng, gọi là tham dự, nhưng ào ào, vội cho xong "ván" lễ, vội về trước thánh lễ kết thúc.
Tham gia việc phượng tự mà không hề cảm nghiệm, không có sự thấu đáo hay dừng lại để nhận thức: tôi hiện diện trước mặt Chúa, Chúa nhìn thấy tôi. Bây giờ, nhà thờ đóng cửa im ỉm. Linh mục dâng thánh lễ mà xung quanh chỉ là không gian trống rỗng...
Tôi tin niềm phục sinh thiêng liêng đang có trong từng người để ta quý hơn rất nhiều những điều mà bình thường mình có được.
2. Yêu thương đoàn kết giữa người với người.
Bắt đầu từ nhận thức: Nhân loại không đứng một mình. Nhân loại có nhau. Chủng virus khởi từ một vùng, lan cả thế giới. Nếu đã lâm bệnh, thế giới cùng bệnh. Nếu đã chết, số phận thế giới chẳng đứng ngoài cuộc.
Nhiều quốc gia, chánh phủ, thậm chí bình thường đối đầu nhau, giờ lại chia sẻ cho nhau cách thức, kinh nghiệm chữa trị dịch của mình, của quốc gia mình.
Họ viện trợ cả người, cả tiền của, dụng cụ y tế, thực phẩm, nhu yếu phẩm để cùng chống dịch, để thêm phương tiện, thêm khả năng cứu người.
Chúa còn phục sinh sự yêu thương nơi từng người. Từ lúc dịch xuất hiện, nhiều người tặng khẩu trang miễn phí. Trong những ngày giới nghiêm, người này giúp người kia tiền, gạo, thức ăn... Biết bao nhiêu cá nhân tự nguyện san sớt thực phẩm, nhiều vật chất khác... cho những người lâm cảnh thiếu kém.
Trong nỗi sợ bệnh tật, sợ chết, con người xích lại gần nhau. Chúa đang phục sinh lại tất cả niềm yêu thương trong lòng người.
3. Tính bất toàn, yếu đuối của nhân loại.
Nhiều thập niên, con người ngủ mê trong nỗi tự hào mình văn minh, mình làm điều này, chinh phục điều kia, đạt đỉnh cao nọ. Nhân loại ngày đêm đổ công sức xây dựng vô số công trình, chế tạo bao nhiêu thứ hiện đại chưa từng có. Nhân loại không ít tự mãn về những an tâm, những hưởng thụ, những thoải mái, những tiện nghi mà trí óc mang lại cho chính cuộc sống của mình...
Chúng ta từng tự hào mình khám phá không gian, khám phá những làn sóng kinh khủng để có thể bức phá mà chạy đến tận cùng, như không còn rào cản. Từ đầu này đến đầu kia của hành tinh mà chỉ nháy mắt, ta kết nối, liên lạc bất kể mọi giờ, mọi hoàn cảnh... Ngay trước mặt tôi, hình ảnh Thánh lễ tải đến TV nhà anh chị em nhanh chóng cũng nằm trong sự bức phá ấy.
Càng say, càng lao vào những công trình "chuyển núi dời non" tưởng chừng "vỹ đại", loài người đua nhau trang bị vũ trang. Từ đó, biết bao nhiêu vũ khí tối tân, cực độc, cực hủy diệt liên tục ra đời. Con vi trùng nhỏ bé nhưng hiệu quả trong việc cướp đi mạng sống khắp nhân loại, không loại trừ khả năng là vũ khí do những cái đầu bạo tàn sáng chế...
Nhân loại phát triển nhiều lắm, làm ra nhiều lắm. Sự tài giỏi ấy đẩy họ đến chỗ kiêu ngạo. Nhân loại dễ xem mình ở địa vị cao, địa vị nhất trên đời này.
Đùng một phát, virus nhỏ đến không nhìn thấy lại phá đổ tất cả. Thế giới đối mặt cả chiến trận vô hình. Nó lần lượt hại không biết bao nhiêu mà kể. Người bị nó giết đến hàng trăm ngàn, bị tấn công đến hàng triệu. Nó khiến nhiều người đói khổ, khiến biết bao nhiêu xáo trộn, đảo lộn trong cuộc sống. Nó làm thế giới điêu đứng. Nó hủy hoại kinh tế toàn cầu, gây rúng động từng hẻm chợ, góc phố, biến quốc gia hùng mạnh, giàu sang thành nơi tắm nước mắt...
Nếu con người phải chết, mà xây dựng thật nhiều, thật lớn lao những công trình bề thế, thể hiện sự văn minh, để làm gì? Còn đâu là ý nghĩa?
Nếu con người đối diện cái chết mà lại tìm thống trị không gian, thống trị tầng sóng vĩ đại chưa từng có, cuối cùng để làm gì? Đâu là chân lý?
Chính đây là lúc Chúa làm cho chúng ta phải ý thức mình nhỏ bé, con người phải khiêm nhường, phải hạ mình và biết mình chỉ là thụ tạo. Mình là loài bất toàn, yếu đuối, mỏng manh, chẳng có gì, chẳng là gì.
Thế giới phải trở về lệ thuộc đường lối của Thiên Chúa, lệ thuộc quyền năng của Đấng tạo thành mình.
4. Sự xác tín vào Đấng Toàn Năng.
Giữa lúc chết chóc, người ta cầu nguyện nhiều hơn. Họ tìm Chúa, níu Đức Mẹ, xin thánh Giuse. Họ biết chạy đến Đấng có quyền chi phối vận mạng cuộc đời.
Chúa phục sinh trong ta khao khát thiêng liêng. Chúa cho ta hiểu mình bất tất, bất toàn, nhỏ nhoi để biết bám vào Chúa, gọi đến Đấng mình tôn thờ.
Theo Tin Mừng thánh Marcô (4, 35-41), có lần Chúa an nhiên ngủ thì sóng gió nổi, thuyền tròng trành nguy hiểm. Sóng gió mạnh đến nỗi các môn đệ, những chuyên viên đi biển phải sợ hãi. Các ông gọi: "Thầy, chúng ta chết mất".
Cũng vậy, ta phải nắm tay Chúa, gọi và biểu lộ lòng tin, một lòng tin mà vì mê mang trần thế, có thể đã trôi xa khỏi tâm tư nhiều người đương thời.
Loài người kiêu ngạo. Loài người "tự sướng" với những thành quả do chính bàn tay của mình, rồi ảo tưởng mình trên hết, mình toàn năng.
Chúa muốn đưa nhân loại về lại thao thức có Chúa bên trong mình. Chúa thèm họ chạm tới Chúa. Họ bỏ rơi Chúa lâu quá rồi. Loài người đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời biết bao nhiêu lần. Họ đã từng đuổi xô Chúa. Họ tránh xa Chúa.
Bao lâu rồi, ta đã để Thiên Chúa vắng bóng trong trái tim, vắng bóng trong mọi sinh hoạt, vắng bóng trong mọi nỗ lực xây dựng trần thế của mình. Chúa đã phải lặng lẽ đi vào một góc, đứng yên đó mà nhìn ta.
Giờ đây, Người đang phục sinh niềm xác tín: Chúng ta chỉ là con người. Chúng ta chỉ là loài bất toàn. Chúng ta chỉ là không không, hoàn toàn không có gì. Để từ đó, ta bám vào Chúa hơn.
5. Tạm kết.
Tình yêu và đức tin phục sinh trong tôi đang trổi dậy cùng Thánh Gioan. Tôi muốn gởi đến anh chị em chính lòng yêu mến và chính đức tin của tôi qua xác tín Chúa chúng ta sống lại. Nhờ tin, tôi thấy Chúa không bỏ rơi thế giới, nhưng Chúa làm phục sinh nhiều thứ.
Vài ý thức nhỏ như thế, chắc chắn chưa đầy đủ. Rất mong, qua sự xác tín của bản thân, dựa trên niềm khao khát đức tin mà Thánh Gioan để lại, có thể gợi chút gì để anh chị em tiến xa hơn trong đời sống đức tin. Có thể cách nào đó, nếu anh chị em đọc được những điều này, nhờ ơn Chúa, sẽ góp phần cho mỗi chúng ta khôi phục và làm lớn lên đức tin của mình.
Hãy xác tín: Chúa đang phục sinh. Không phải niềm tin phục sinh mông lung nào. Mà Chúa đang phục sinh trong chính cõi lòng, trong chính cuộc đời, trong chính tâm tư chúng ta.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:21 15/04/2020
16. Người vui vẻ hoan lạc so với người mặt mày ủ rủ thì dễ tu đức nên thánh.
(Thánh Phiip Neri)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:30 15/04/2020
95. VỢ NGƯU ĐẦU
Vào thời Võ Tắc Thiên, thu quan (hình bộ) thị lang Châu Hưng là một thích sứ tàn ác có tiếng, thường lập ra luật riêng ngoài hình pháp để hành hạ người ta, nên người ta gọi là “vợ ngưu đầu” (quỷ ma trong địa ngục).
Tiếng oán hận của bá tánh lao xao, Châu Hưng sau khi nghe được thì tự hào mà không cảm thấy như thế làm sai, đắc ý nói:
- “Như thế thì có gì là ký quái chứ !”
Thế là đề thư nói với người gác cổng:
- “Người bị cáo, hỏi đều xuyên tạc, sau khi trảm quyết xong, không lời than tiếc” (tức là không có lời).
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 95:
Quỷ trong địa ngục chắc chắn là tàn ác hơn ông quan hình bộ rất nhiều, bởi vì quan hình bộ hoặc những người tàn ác khác chỉ là con cái, học trò của quỷ sa tan mà thôi, học trò sao hơn thầy được chứ?
Người tàn ác thì trên thế gian này rất nhiều, tàn ác có nhiều loại: có người tàn ác vì giết người, có người tàn ác khi ăn hối lộ của người nghèo, có người tàn ác khi hiếp dâm trẻ em, có người tàn ác khi ăn cắp của người tàn tật, có người tàn ác khi vu oan giá họa cho người khác, có người tàn ác khi bắt cóc trẻ em để làm tiền, có người tàn ác bẻ gảy tay chân của trẻ em để bắt nó đi xin ăn, có người tàn ác giết người để lấy nội tạng...
Người Ki-tô hữu chân chính luôn gạt bỏ những ý tưởng tàn ác ra khỏi đầu óc mình, bởi vì họ biết rằng tàn ác chính là bộ mặt của ma quỷ trong địc ngục, cho nên họ luôn cầu nguyện, tập tành yêu thương và giúp đỡ tha nhân...
Tàn ác là vì sự tham lam thái quá đã che mất lương tâm, cho nên họ dễ dàng bỏ ngoài tai những lời ta thán của người khác, rồi nhắm mắt làm ngơ để cho sự tàn ác xảy ra khi mình có thể ngăn chặn thì đó là sự tàn ác gấp trăm ngàn lần...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vào thời Võ Tắc Thiên, thu quan (hình bộ) thị lang Châu Hưng là một thích sứ tàn ác có tiếng, thường lập ra luật riêng ngoài hình pháp để hành hạ người ta, nên người ta gọi là “vợ ngưu đầu” (quỷ ma trong địa ngục).
Tiếng oán hận của bá tánh lao xao, Châu Hưng sau khi nghe được thì tự hào mà không cảm thấy như thế làm sai, đắc ý nói:
- “Như thế thì có gì là ký quái chứ !”
Thế là đề thư nói với người gác cổng:
- “Người bị cáo, hỏi đều xuyên tạc, sau khi trảm quyết xong, không lời than tiếc” (tức là không có lời).
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 95:
Quỷ trong địa ngục chắc chắn là tàn ác hơn ông quan hình bộ rất nhiều, bởi vì quan hình bộ hoặc những người tàn ác khác chỉ là con cái, học trò của quỷ sa tan mà thôi, học trò sao hơn thầy được chứ?
Người tàn ác thì trên thế gian này rất nhiều, tàn ác có nhiều loại: có người tàn ác vì giết người, có người tàn ác khi ăn hối lộ của người nghèo, có người tàn ác khi hiếp dâm trẻ em, có người tàn ác khi ăn cắp của người tàn tật, có người tàn ác khi vu oan giá họa cho người khác, có người tàn ác khi bắt cóc trẻ em để làm tiền, có người tàn ác bẻ gảy tay chân của trẻ em để bắt nó đi xin ăn, có người tàn ác giết người để lấy nội tạng...
Người Ki-tô hữu chân chính luôn gạt bỏ những ý tưởng tàn ác ra khỏi đầu óc mình, bởi vì họ biết rằng tàn ác chính là bộ mặt của ma quỷ trong địc ngục, cho nên họ luôn cầu nguyện, tập tành yêu thương và giúp đỡ tha nhân...
Tàn ác là vì sự tham lam thái quá đã che mất lương tâm, cho nên họ dễ dàng bỏ ngoài tai những lời ta thán của người khác, rồi nhắm mắt làm ngơ để cho sự tàn ác xảy ra khi mình có thể ngăn chặn thì đó là sự tàn ác gấp trăm ngàn lần...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
AP: Sáu ngày chần chừ của Trung Quốc đã gây ra dịch bệnh kinh hoàng hiện nay
Đặng Tự Do
00:48 15/04/2020
Sau khi các quan chức hàng đầu của Trung Quốc bí mật xác định rằng họ đang phải đối mặt với đại dịch từ một loại coronavirus mới, họ đã lặng lẽ giữ im lặng để suy tính trong 6 ngày. Trong 6 ngày đó, thành phố Vũ Hán ở tâm chấn của dịch bệnh đã tổ chức một bữa tiệc lớn cho hàng chục ngàn người; và hàng triệu người sống ở thành phố này bắt đầu đi du lịch khắp nơi trên đất Trung Quốc và cả trên thế giới để mừng năm mới âm lịch.
Tới ngày thứ 7, là ngày 20 tháng Giêng, Đại Đế Tập Cận Bình mới cảnh báo công chúng; và 3 ngày sau, ngày 23 tháng Giêng mới cô lập tỉnh Hồ Bắc. Nhưng vào thời điểm đó, hơn 3,000 người đã bị nhiễm bệnh trong gần một tuần im lặng.
Associated Press đã đưa ra báo cáo trên từ các tư liệu của họ, và các ước tính của những chuyên gia dịch tể học đã nghiên cứu các dữ liệu hồi cứu về tình trạng nhiễm trùng.
Sự chậm trễ, từ ngày 14 tháng Giêng đến ngày 20 tháng Giêng, không phải là sai lầm đầu tiên của các quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp trong việc đối phó với dịch bệnh, cũng không phải là sự chậm trễ lâu nhất, vì thực ra các chính phủ trên thế giới đã thúc bách họ trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng phải giải quyết mầm mống dịch bệnh này.
Điều đáng nói là sự chậm trễ của quốc gia đầu tiên đối mặt với coronavirus đã xảy vào thời điểm quan trọng – là lúc khởi đầu của đợt bùng phát. Trung Quốc đã cố gắng đi dây tử thần giữa việc cảnh báo công chúng và việc cố tình bưng bít để tránh hoảng loạn. Điều đó đã tạo tiền đề cho một đại dịch toàn cầu, đến nay đã lây nhiễm gần 2 triệu người và cướp đi hơn 126,000 sinh mạng.
Trương Tá Phong (Zuo-Feng Zhang- 张左峰), một nhà dịch tễ học tại Đại học California, Los Angeles cho biết, trách nhiệm của Trung Quốc đối với đại dịch này thật nghiêm trọng. “Nếu họ hành động sớm hơn sáu ngày, sẽ có ít bệnh nhân hơn và các cơ sở y tế sẽ đủ sức đối phó. Sự sụp đổ của hệ thống y tế Vũ Hán đã có thể tránh khỏi.”
Các tư liệu của AP nhấn mạnh rằng “Sự chậm trễ sáu ngày của bọn cầm quyền Bắc Kinh đã diễn ra sau hai tuần, mà trong thời gian đó Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia đã không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào từ các quan chức địa phương. Bất kể là, trong thời gian đó, tức là từ ngày 5 tháng Giêng đến ngày 17 tháng Giêng, ít nhất hàng trăm bệnh nhân coronavirus đã xuất hiện trong các bệnh viện không chỉ ở Vũ Hán mà trên cả nước.”
AP không chắc chắn liệu các quan chức địa phương đã không báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh; hoặc là các quan chức ở cấp quốc gia đã cố tình che dấu.
Nhưng điều rõ ràng là trong hệ thống kiểm duyệt thông tin gắt gao của Trung Quốc, các quan chức ở mọi cấp đã chặn đứng, hay ít nhất là chần chừ, suy tính, rồi mới miễn cưỡng gửi các tin xấu lên thượng cấp, khiến không thể nào có thể cảnh báo sớm được. Hình phạt dành cho tám bác sĩ bị cáo buộc phao tin đồn nhảm nhí, được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia vào ngày 2 tháng Giêng, đã gửi một thông điệp lạnh lùng đầy hăm dọa lên giới y khoa và toàn thể cán bộ các cấp.
Tài liệu của AP cho rằng cho dù bỏ qua thuyết âm mưu, chỉ riêng việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu dịch bệnh của bọn cầm quyền Trung Quốc đã khiến chế độ cộng sản này phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của hơn 120,000 người và tình cảnh mất công ăn việc làm của hàng trăm triệu người trên thế giới, cộng với hơn hai triệu người nhiễm bệnh.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu, nói rằng họ đã ngay lập tức báo cáo sự bùng phát cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Phản ứng trước báo cáo của AP, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng những cáo buộc về sự che đậy hoặc thiếu minh bạch ở Trung Quốc là không có cơ sở.
Source:APChina didn’t warn public of likely pandemic for 6 key days
Tới ngày thứ 7, là ngày 20 tháng Giêng, Đại Đế Tập Cận Bình mới cảnh báo công chúng; và 3 ngày sau, ngày 23 tháng Giêng mới cô lập tỉnh Hồ Bắc. Nhưng vào thời điểm đó, hơn 3,000 người đã bị nhiễm bệnh trong gần một tuần im lặng.
Associated Press đã đưa ra báo cáo trên từ các tư liệu của họ, và các ước tính của những chuyên gia dịch tể học đã nghiên cứu các dữ liệu hồi cứu về tình trạng nhiễm trùng.
Sự chậm trễ, từ ngày 14 tháng Giêng đến ngày 20 tháng Giêng, không phải là sai lầm đầu tiên của các quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp trong việc đối phó với dịch bệnh, cũng không phải là sự chậm trễ lâu nhất, vì thực ra các chính phủ trên thế giới đã thúc bách họ trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng phải giải quyết mầm mống dịch bệnh này.
Điều đáng nói là sự chậm trễ của quốc gia đầu tiên đối mặt với coronavirus đã xảy vào thời điểm quan trọng – là lúc khởi đầu của đợt bùng phát. Trung Quốc đã cố gắng đi dây tử thần giữa việc cảnh báo công chúng và việc cố tình bưng bít để tránh hoảng loạn. Điều đó đã tạo tiền đề cho một đại dịch toàn cầu, đến nay đã lây nhiễm gần 2 triệu người và cướp đi hơn 126,000 sinh mạng.
Trương Tá Phong (Zuo-Feng Zhang- 张左峰), một nhà dịch tễ học tại Đại học California, Los Angeles cho biết, trách nhiệm của Trung Quốc đối với đại dịch này thật nghiêm trọng. “Nếu họ hành động sớm hơn sáu ngày, sẽ có ít bệnh nhân hơn và các cơ sở y tế sẽ đủ sức đối phó. Sự sụp đổ của hệ thống y tế Vũ Hán đã có thể tránh khỏi.”
Các tư liệu của AP nhấn mạnh rằng “Sự chậm trễ sáu ngày của bọn cầm quyền Bắc Kinh đã diễn ra sau hai tuần, mà trong thời gian đó Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia đã không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào từ các quan chức địa phương. Bất kể là, trong thời gian đó, tức là từ ngày 5 tháng Giêng đến ngày 17 tháng Giêng, ít nhất hàng trăm bệnh nhân coronavirus đã xuất hiện trong các bệnh viện không chỉ ở Vũ Hán mà trên cả nước.”
AP không chắc chắn liệu các quan chức địa phương đã không báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh; hoặc là các quan chức ở cấp quốc gia đã cố tình che dấu.
Nhưng điều rõ ràng là trong hệ thống kiểm duyệt thông tin gắt gao của Trung Quốc, các quan chức ở mọi cấp đã chặn đứng, hay ít nhất là chần chừ, suy tính, rồi mới miễn cưỡng gửi các tin xấu lên thượng cấp, khiến không thể nào có thể cảnh báo sớm được. Hình phạt dành cho tám bác sĩ bị cáo buộc phao tin đồn nhảm nhí, được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia vào ngày 2 tháng Giêng, đã gửi một thông điệp lạnh lùng đầy hăm dọa lên giới y khoa và toàn thể cán bộ các cấp.
Tài liệu của AP cho rằng cho dù bỏ qua thuyết âm mưu, chỉ riêng việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu dịch bệnh của bọn cầm quyền Trung Quốc đã khiến chế độ cộng sản này phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của hơn 120,000 người và tình cảnh mất công ăn việc làm của hàng trăm triệu người trên thế giới, cộng với hơn hai triệu người nhiễm bệnh.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu, nói rằng họ đã ngay lập tức báo cáo sự bùng phát cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Phản ứng trước báo cáo của AP, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng những cáo buộc về sự che đậy hoặc thiếu minh bạch ở Trung Quốc là không có cơ sở.
Source:AP
Thánh lễ tại Santa Marta: Trung thành với Chúa là ngợi ca lòng trung tín của Người
Đặng Tự Do
05:40 15/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Tư 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người cao niên, đặc biệt là những ai đang sống cơ đơn hay trong các viện dưỡng lão.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên, đặc biệt là những người bị cô lập hoặc đang sống trong các viện dưỡng lão. Họ sợ, sợ chết một mình. Họ cảm thấy đại dịch này là một hiểm họa đối với họ. Họ là nguồn gốc của chúng ta, là lịch sử của chúng ta. Họ đã truyền lại cho chúng ta đức tin, truyền thống, và cảm giác thuộc về một quê hương. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cầu xin cho Chúa ở với họ vào thời khắc này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày lòng trung tín của Thiên Chúa và phản ứng của chúng ta.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua chúng ta đã suy tư về Maria Mácđalêna như một biểu tượng của lòng trung thành với Chúa. Nhưng trung thành với Chúa có nghĩa là gì? Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không gì khác hơn là một đáp trả đối với sự trung tín của Ngài.
Thiên Chúa là Đấng trung tín với mọi lời Người phán ra. Ngài trung thành với lời hứa của mình. Chúa đồng hành với dân Người, thực hiện giao ước với dân Người và gần gũi họ. Chúng ta liên tục cảm nghiệm Thiên Chúa là Cứu Chúa chúng ta, vì Chúa là Đấng trung tín với giao ước của Người.
Trong Bài đọc đầu tiên, trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ, một người đàn ông bị què từ khi mới sinh đã được Thánh Phêrô và Thánh Gioan chữa lành nhân danh Chúa Giêsu. Đây là một ví dụ về lòng trung tín của Thiên Chúa, Đấng có khả năng tái tạo mọi thứ. Lòng trung tín của Ngài đối với chúng ta là một sự tái tạo tuyệt vời hơn cả sáng tạo.
Là mục tử tốt lành, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tìm kiếm con chiên lạc. Ngài làm như vậy “vì tình yêu, và vì lòng trung tín”; và làm cách nhưng không, vô điều kiện. Thiên Chúa giống như một người cha không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi đứa con trai hoang đàng trở về nhà - và là người đãi tiệc khi anh ta trở về. “Lòng trung tín của Thiên Chúa là một bữa tiệc, một bữa tiệc nhưng không, một bữa tiệc cho tất cả chúng ta.”
Chính lòng trung tín của Thiên Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô, là người đã từ chối Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Mặc dù chúng ta không biết Chúa đã nói gì với Phêrô khi Ngài xuất hiện lần đầu tiên sau khi sống lại từ trong kẻ chết, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng chính lòng trung tín của Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô.
Như trong trường hợp của Phêrô, lòng trung tín của Thiên Chúa luôn đi trước lòng trung thành của chúng ta; và lòng trung thành của chúng ta luôn là sự đáp lại sự trung tín đã đi trước ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói “trung thành nghĩa là ngợi ca lòng trung tín của Thiên Chúa. Đó là một đáp trả với sự trung tín này.”
Source:Vatican NewsPope at Mass: To be faithful is to praise God’s fidelity
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người cao niên, đặc biệt là những ai đang sống cơ đơn hay trong các viện dưỡng lão.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên, đặc biệt là những người bị cô lập hoặc đang sống trong các viện dưỡng lão. Họ sợ, sợ chết một mình. Họ cảm thấy đại dịch này là một hiểm họa đối với họ. Họ là nguồn gốc của chúng ta, là lịch sử của chúng ta. Họ đã truyền lại cho chúng ta đức tin, truyền thống, và cảm giác thuộc về một quê hương. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cầu xin cho Chúa ở với họ vào thời khắc này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày lòng trung tín của Thiên Chúa và phản ứng của chúng ta.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua chúng ta đã suy tư về Maria Mácđalêna như một biểu tượng của lòng trung thành với Chúa. Nhưng trung thành với Chúa có nghĩa là gì? Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không gì khác hơn là một đáp trả đối với sự trung tín của Ngài.
Thiên Chúa là Đấng trung tín với mọi lời Người phán ra. Ngài trung thành với lời hứa của mình. Chúa đồng hành với dân Người, thực hiện giao ước với dân Người và gần gũi họ. Chúng ta liên tục cảm nghiệm Thiên Chúa là Cứu Chúa chúng ta, vì Chúa là Đấng trung tín với giao ước của Người.
Trong Bài đọc đầu tiên, trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ, một người đàn ông bị què từ khi mới sinh đã được Thánh Phêrô và Thánh Gioan chữa lành nhân danh Chúa Giêsu. Đây là một ví dụ về lòng trung tín của Thiên Chúa, Đấng có khả năng tái tạo mọi thứ. Lòng trung tín của Ngài đối với chúng ta là một sự tái tạo tuyệt vời hơn cả sáng tạo.
Là mục tử tốt lành, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tìm kiếm con chiên lạc. Ngài làm như vậy “vì tình yêu, và vì lòng trung tín”; và làm cách nhưng không, vô điều kiện. Thiên Chúa giống như một người cha không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi đứa con trai hoang đàng trở về nhà - và là người đãi tiệc khi anh ta trở về. “Lòng trung tín của Thiên Chúa là một bữa tiệc, một bữa tiệc nhưng không, một bữa tiệc cho tất cả chúng ta.”
Chính lòng trung tín của Thiên Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô, là người đã từ chối Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Mặc dù chúng ta không biết Chúa đã nói gì với Phêrô khi Ngài xuất hiện lần đầu tiên sau khi sống lại từ trong kẻ chết, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng chính lòng trung tín của Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô.
Như trong trường hợp của Phêrô, lòng trung tín của Thiên Chúa luôn đi trước lòng trung thành của chúng ta; và lòng trung thành của chúng ta luôn là sự đáp lại sự trung tín đã đi trước ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói “trung thành nghĩa là ngợi ca lòng trung tín của Thiên Chúa. Đó là một đáp trả với sự trung tín này.”
Source:Vatican News
Những người tìm kiếm hòa bình đích thực thì luôn có cách hòa giải
Thanh Quảng sdb
05:42 15/04/2020
Những người tìm kiếm hòa bình đích thực thì luôn có cách hòa giải
Trong video triều yết ngày Thứ Tư 15/4/20, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới “Mối phúc thật thứ bảy là phúc cho ai kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
(Tin Vatican)
Chính Thập giá của Chúa tuôn đổ vào tâm hồn chúng ta sự bình an của Chúa Kitô và đổi mới nhân loại.
Các loại hòa bình
Để hiểu được mối phước thứ bảy này, 'phước cho những ai kiến tạo hòa bình', Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích từ ngữ hòa bình, vì nó có thể bị hiểu lầm hoặc vô nghĩa.
Tập trung vào hai ý tưởng về hòa bình, Đức Thánh Cha cho hay rằng một loại ‘hòa bình’ mà ta có thể tìm thấy trong Kinh thánh với từ ngữ ‘Shalom, biểu thị một cuộc sống sung túc hoặc thịnh vượng. Ý tưởng thứ hai là khái niệm hiện đại về sự thanh thản trong tâm hồn. Và Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến loại hòa bình thứ hai này, thường không tròn đầy, vì sự thăng tiến tâm linh của người tín hữu thường bị xáo trộn dưới một hình thái nào đó của cuộc đời.
Sự bình an của Chúa Kitô
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cho chúng ta ý thức là sự bình an của Chúa thì khác với sự bình an của người thế.
Đức Thánh Cha giải thích: Sự bình an của Chúa Kitô, là thành quả từ Cái chết và Phục sinh của Chúa. Chính Chúa đã ban tặng cho chúng ta món quà quí giá là chính mình Ngài, không giống như những thứ hòa bình trần thế, một thứ ‘hòa bình thường được mua bằng sức lực của người khác, bằng cách tiêu diệt kẻ thù của mình!
Trong cái bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta thấy người ta dành giật nhau vì lợi ích kinh tế, nên ’hòa bình’ với một số người là chiến tranh, giàng giật với người khác! Đức Thánh Cha nói: Đây không phải là sự bình an của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến con đường để thực thi thứ hòa bình này chính là thân mình của Chúa Giêsu. Ngài đã hòa giải tất cả mọi sự và làm hòa tất cả với nhau bằng chính bửu huyết thập giá của Ngài.
Những người xây dựng hòa bình đích thực
Vậy ai là sứ giả hòa bình trên thế giới này? Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời câu hỏi này bằng cách nêu ra rằng đó là những người đã hấp thụ được nghệ thuật hòa bình và thực hành nó, họ biết rằng không có sự hòa giải nào nếu không nhận chân ra món quà của cuộc sống mà tìm kiếm hòa bình trong mọi nơi mọi lúc! Những người thực hiện được điều này, họ là con cái đích thật của Chúa, Đấng dẫn chúng ta tới hạnh phúc đích thực.
Trong video triều yết ngày Thứ Tư 15/4/20, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới “Mối phúc thật thứ bảy là phúc cho ai kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.
(Tin Vatican)
Chính Thập giá của Chúa tuôn đổ vào tâm hồn chúng ta sự bình an của Chúa Kitô và đổi mới nhân loại.
Các loại hòa bình
Để hiểu được mối phước thứ bảy này, 'phước cho những ai kiến tạo hòa bình', Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích từ ngữ hòa bình, vì nó có thể bị hiểu lầm hoặc vô nghĩa.
Tập trung vào hai ý tưởng về hòa bình, Đức Thánh Cha cho hay rằng một loại ‘hòa bình’ mà ta có thể tìm thấy trong Kinh thánh với từ ngữ ‘Shalom, biểu thị một cuộc sống sung túc hoặc thịnh vượng. Ý tưởng thứ hai là khái niệm hiện đại về sự thanh thản trong tâm hồn. Và Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến loại hòa bình thứ hai này, thường không tròn đầy, vì sự thăng tiến tâm linh của người tín hữu thường bị xáo trộn dưới một hình thái nào đó của cuộc đời.
Sự bình an của Chúa Kitô
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cho chúng ta ý thức là sự bình an của Chúa thì khác với sự bình an của người thế.
Đức Thánh Cha giải thích: Sự bình an của Chúa Kitô, là thành quả từ Cái chết và Phục sinh của Chúa. Chính Chúa đã ban tặng cho chúng ta món quà quí giá là chính mình Ngài, không giống như những thứ hòa bình trần thế, một thứ ‘hòa bình thường được mua bằng sức lực của người khác, bằng cách tiêu diệt kẻ thù của mình!
Trong cái bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta thấy người ta dành giật nhau vì lợi ích kinh tế, nên ’hòa bình’ với một số người là chiến tranh, giàng giật với người khác! Đức Thánh Cha nói: Đây không phải là sự bình an của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến con đường để thực thi thứ hòa bình này chính là thân mình của Chúa Giêsu. Ngài đã hòa giải tất cả mọi sự và làm hòa tất cả với nhau bằng chính bửu huyết thập giá của Ngài.
Những người xây dựng hòa bình đích thực
Vậy ai là sứ giả hòa bình trên thế giới này? Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời câu hỏi này bằng cách nêu ra rằng đó là những người đã hấp thụ được nghệ thuật hòa bình và thực hành nó, họ biết rằng không có sự hòa giải nào nếu không nhận chân ra món quà của cuộc sống mà tìm kiếm hòa bình trong mọi nơi mọi lúc! Những người thực hiện được điều này, họ là con cái đích thật của Chúa, Đấng dẫn chúng ta tới hạnh phúc đích thực.
1 Năm Sau Hỏa Hoạn : Đại Hồng Chung Notre-Dame De Paris Lại Ngân Vang
Lê Đình Thông
08:49 15/04/2020
Tướng Jean-Louis Georgelin, chủ tịch công trình trùng tu ngôi đại giáo đường, quyết định ‘‘tiếng chuông nhà thờ sẽ hòa nhịp với tiếng vỗ tay vào lúc 20 giờ, kể từ khi đaị dịch lan tràn, để cám ơn đội ngũ y khoa ngày đêm tận tình cứu chữa các bệnh nhân thập tử nhất sinh.’’
Nhà thờ Đức Bà Paris có hai đại hồng chung, đều ở Tháp chuông phía nam, một là Emmanuel có từ năm 1686, còn tháp chuông kia mang danh thánh Marie được khánh thành năm 2013.
Emmanuel, có nghĩa là Chúa ở cùng ta, được đúc năm 1686, cùng với các quả chuông đồng thời trung cổ, do vua Louis XIV và hoàng hậu Marie-Thérèse đỡ đầu.
Emmanuel nặng 13 tấn, chầy gõ nặng 500 kg là quả chuông lớn thứ hai của Pháp, chỉ sau quả chuông Sacré-Cœur. Chuông này ngân nốt Fa thăng, chỉ được sử dụng vào các đại lễ và các biến cố lớn, như chiến thắng 1918 và 1945, bức tường Bá Linh sụp đổ, lễ đăng quang tân giáo hoàng. Thứ sáu tuần qua, quả chuông lại ngân tiếng, khi đức TGM Michel Aupetit cử hành nghi thức tôn thờ Mão gai Chúa Kitô.
Trong thời gian trùng tu, ngôi thánh đường bị cắt điện, hai thanh niên kéo chuông đồng nặng hàng chục tấn. Theo lời bộ trường Van hóa Franck Riester, ‘‘đây là biểu tượng của sự tập hợp (rassemblement) và kiên cường (résilience) của nước Pháp trước những thử thách.’’
Lê Đình Thông
Trò đùa mới ở Ý: Nhái giọng nói của Đức Thánh Cha gọi hỏi thăm các nhân viên y tế
Đặng Tự Do
15:06 15/04/2020
Nữ tu bác sĩ Angel Bipendu nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Ba rằng cuộc gọi mà sơ nhận được vào Thứ Bảy Tuần Thánh tuyên bố là từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm ơn sơ đã điều trị y tế cho bệnh nhân coronavirus chỉ là một trò đùa.
“Thật không may, đó chỉ là một trò đùa. Họ đang điều tra”, sơ Bipendu nói với CNA ngày 14 tháng 4. Sơ nói rằng sơ phát hiện ra cú gọi này chỉ là một trò đùa vào chiều ngày 13 tháng Tư.
Nữ tu bác sĩ Bipendu, là một thành viên của Nữ tử Đấng Cứu Chuộc, đã làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus ở Ý như một thành viên trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt. Trọng trách của sơ là đến thăm những người có triệu chứng coronavirus đang được điều trị tại gia.
Sau Lễ Vọng Phục Sinh vào ngày 11 tháng 4, sơ Bipendu nhận được một cú gọi đến dịch vụ y tế khẩn cấp ở Villa d’Almè với một giọng nói bất ngờ.
“Tôi đang gọi từ Thành phố Vatican, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn và đặc biệt Chị Bipendu vì những gì các bạn đang làm”, người trên điện thoại nói.
Sơ trả lời: “Tôi là Bipendu, nhưng... có phải là Đức Thánh Cha Phanxicô không?”
“Đúng là tôi đây, tôi muốn khen ngợi sơ vì những gì sơ làm, vì chứng tá đức tin của sơ”, người này nói và nói thêm rằng ông muốn gặp sơ sau đại dịch này.
Sơ Bipendu nói với CNA rằng sơ rất vui cho đến chiều thứ Hai sau khi nhận được cuộc gọi từ một đồng nghiệp. Anh ta cũng nhận được một cú gọi tương tự nhưng anh biết đó không phải là tiếng nói của Đức Thánh Cha.
Cha Giorgio Carobbio, phụ trách nguyện đường Almè nói với CNA rằng ngài biết cú gọi đó là giả vào ngày 13 tháng Tư.
Sơ Bipendu, là người Cộng hòa Dân chủ Congo, học ngành y ở Palermo và đã sống ở Ý được 16 năm. Trước đây, sơ giúp cho những người di cư trên một con tàu cứu vớt người tị nạn của Dòng Các Hiệp Sĩ Malta ở Địa Trung Hải.
Sơ Bipendu nói với AFP rằng khi sơ đến thăm các bệnh nhân lần đầu thì họ kinh ngạc, có lẽ là sợ, vì thấy một nữ tu đến thăm họ, thay vì một bác sĩ, chắc tình trạng của họ không xong rồi.
“Nhưng khi tôi tự giới thiệu, tôi nói với họ rằng tôi không chỉ là bác sĩ mà còn là một nữ tu, thái độ của họ thay đổi theo chiều hướng tích cực.”
Source:Catholic News AgencyUpdated: Call claiming to be pope was 'a prank,' sister says
“Thật không may, đó chỉ là một trò đùa. Họ đang điều tra”, sơ Bipendu nói với CNA ngày 14 tháng 4. Sơ nói rằng sơ phát hiện ra cú gọi này chỉ là một trò đùa vào chiều ngày 13 tháng Tư.
Nữ tu bác sĩ Bipendu, là một thành viên của Nữ tử Đấng Cứu Chuộc, đã làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus ở Ý như một thành viên trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt. Trọng trách của sơ là đến thăm những người có triệu chứng coronavirus đang được điều trị tại gia.
Sau Lễ Vọng Phục Sinh vào ngày 11 tháng 4, sơ Bipendu nhận được một cú gọi đến dịch vụ y tế khẩn cấp ở Villa d’Almè với một giọng nói bất ngờ.
“Tôi đang gọi từ Thành phố Vatican, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn và đặc biệt Chị Bipendu vì những gì các bạn đang làm”, người trên điện thoại nói.
Sơ trả lời: “Tôi là Bipendu, nhưng... có phải là Đức Thánh Cha Phanxicô không?”
“Đúng là tôi đây, tôi muốn khen ngợi sơ vì những gì sơ làm, vì chứng tá đức tin của sơ”, người này nói và nói thêm rằng ông muốn gặp sơ sau đại dịch này.
Sơ Bipendu nói với CNA rằng sơ rất vui cho đến chiều thứ Hai sau khi nhận được cuộc gọi từ một đồng nghiệp. Anh ta cũng nhận được một cú gọi tương tự nhưng anh biết đó không phải là tiếng nói của Đức Thánh Cha.
Cha Giorgio Carobbio, phụ trách nguyện đường Almè nói với CNA rằng ngài biết cú gọi đó là giả vào ngày 13 tháng Tư.
Sơ Bipendu, là người Cộng hòa Dân chủ Congo, học ngành y ở Palermo và đã sống ở Ý được 16 năm. Trước đây, sơ giúp cho những người di cư trên một con tàu cứu vớt người tị nạn của Dòng Các Hiệp Sĩ Malta ở Địa Trung Hải.
Sơ Bipendu nói với AFP rằng khi sơ đến thăm các bệnh nhân lần đầu thì họ kinh ngạc, có lẽ là sợ, vì thấy một nữ tu đến thăm họ, thay vì một bác sĩ, chắc tình trạng của họ không xong rồi.
“Nhưng khi tôi tự giới thiệu, tôi nói với họ rằng tôi không chỉ là bác sĩ mà còn là một nữ tu, thái độ của họ thay đổi theo chiều hướng tích cực.”
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của ĐHY Timothy Dolan, TGM New York về cuộc nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
15:34 15/04/2020
Tính cho đến chiều thứ Tư 15 tháng Tư theo giờ địa phương, tại New York đã có đến 213,779 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong đó có 11,586 người chết. Nói cách khác, số trường hợp nhiễm bệnh và số người chết, chỉ tại New York mà thôi, trong 4 tuần qua, đã gần gấp ba lần những con số nhiễm bệnh và tử vong trên toàn cõi Hoa Lục trong suốt 4 tháng. Cố nhiên, đó là nói trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, mà không mấy ai tin là thật.
Trước con số thương vong kinh hoàng như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại hỏi thăm Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York.
Dưới đây là tuyên bố của Đức Hồng Y được công bố vào chiều Thứ Ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020.
Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gọi cho tôi chiều nay vào khoảng 2g chiều để bày tỏ tình yêu, sự quan tâm và sự gần gũi của ngài với tất cả người dân New York, đặc biệt là những bệnh nhân, trong đợt bùng phát coronavirus.
Đức Giáo Hoàng, gọi từ nơi cư trú của ngài tại nhà trọ Santa Marta, nói rằng ngài đang cầu nguyện cách riêng cho người dân New York vào thời điểm này. Ngài yêu cầu tôi chuyển lời chúc tốt đẹp nhất đến các bệnh nhân, các bác sĩ, y tá, các nhân viên sơ cứu, các chuyên gia y tế và những người đang chăm sóc cho các bệnh nhân, các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như các linh mục, tu sĩ và giáo dân của chúng ta. Ngài đã đề cập một cách đặc biệt đến Đức Cha Nicholas DiMarzio và người dân Giáo phận Brooklyn và Queens, và tôi hân hoan chia sẻ những lời này của Đức Thánh Cha với Đức Cha DiMarzio ngay sau đó.
Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng về sự lãnh đạo mà ngài đã thể hiện trong đại dịch toàn cầu này, và bảo đảm với ngài về tình yêu và lời cầu nguyện của người dân New York dành cho Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài.
+ Đức Hồng Y Timothy Dolan,
Tổng Giám mục New York
Source:Archdiocese of New YorkPOPE FRANCIS CALLS CARDINAL TIMOTHY DOLAN TO EXPRESS LOVE AND CONCERN FOR THE PEOPLE OF NEW YORK
Trước con số thương vong kinh hoàng như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại hỏi thăm Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York.
Dưới đây là tuyên bố của Đức Hồng Y được công bố vào chiều Thứ Ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020.
Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gọi cho tôi chiều nay vào khoảng 2g chiều để bày tỏ tình yêu, sự quan tâm và sự gần gũi của ngài với tất cả người dân New York, đặc biệt là những bệnh nhân, trong đợt bùng phát coronavirus.
Đức Giáo Hoàng, gọi từ nơi cư trú của ngài tại nhà trọ Santa Marta, nói rằng ngài đang cầu nguyện cách riêng cho người dân New York vào thời điểm này. Ngài yêu cầu tôi chuyển lời chúc tốt đẹp nhất đến các bệnh nhân, các bác sĩ, y tá, các nhân viên sơ cứu, các chuyên gia y tế và những người đang chăm sóc cho các bệnh nhân, các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như các linh mục, tu sĩ và giáo dân của chúng ta. Ngài đã đề cập một cách đặc biệt đến Đức Cha Nicholas DiMarzio và người dân Giáo phận Brooklyn và Queens, và tôi hân hoan chia sẻ những lời này của Đức Thánh Cha với Đức Cha DiMarzio ngay sau đó.
Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng về sự lãnh đạo mà ngài đã thể hiện trong đại dịch toàn cầu này, và bảo đảm với ngài về tình yêu và lời cầu nguyện của người dân New York dành cho Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài.
+ Đức Hồng Y Timothy Dolan,
Tổng Giám mục New York
Source:Archdiocese of New York
Á Châu – trước lời mời gọi ngừng bắn toàn cầu trong cơn dịch Covid-19.
Thanh Quảng sdb
18:41 15/04/2020
Á Châu – trước lời mời gọi ngừng bắn toàn cầu trong cơn dịch Covid-19.
Yangon - Theo Thông tấn xã Fides thì các cuộc xung đột nội bộ ở Đông Nam Á, không những không ngưng chiến mà còn gia tăng: Vào ngày 13 tháng 4 trong các cuộc đụng độ giữa các lực lượng chính phủ và Quân kháng chiến Arakan tại một ngôi làng nhỏ ở tiểu bang Rakhine Myanmar làm thiệt mạng tám thường dân vô tội... Và một ngày trước đó, ngày 12 tháng 4, một quả bom tự chế đã phát nổ gần cơ quan Hải quan ở thành phố Muse thuộc bang Shan, phá hủy một tòa nhà và một chiếc ô tô, nhưng may mắn thay không có ai bị tử vong.
Đây là những dấu hiệu cho thấy các cuộc xung đột đẫm máu vẫn tiếp diễn, bất kể lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Gutierres đưa ra và được Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ vào ngày 29 tháng 3 vừa qua, giữa một thời điểm mà cả thế giới đang tìm những giải đáp cho cuộc khủng hoảng của cơn đại dịch.
Nhưng cũng tại Đông Nam Á, đã có một phản ứng đáng mừng là phe Tatmadaw đã gửi tin nhắn cho quân đội Miến Điện, đề nghị một thỏa thuận ngừng bắn được cổ súy bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự Miến Điện và những nhóm du kích bao gồm Liên minh Quốc gia Karen, Đảng Tiến bộ Quốc gia Karenni, Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang, Quân đội Liên minh Dân chủ Myanmar và kháng chiến quân Arakan.
Nhóm cuối cùng này gần đây đã được coi là một "tổ chức khủng bố", đó là lý do tại sao cảnh sát bắt giữ một số nhà báo đã phỏng vấn người phát ngôn của nhóm này… Quân đội sau này đã bãi bỏ lệnh này vào ngày 1 tháng 4 do Liên Minh Châu Âu và 17 đại sứ quán ở Yangoon - bao gồm cả đại sứ quán Mỹ cùng kêu gọi và ủng hộ lời mời gọi của Liên Hợp Quốc về một thỏa thuận ngừng bắn.
Cuối cùng mối quan tâm lớn hiện nay liên quan đến tình trạng của những người di cư trong các trại tị nạn ở Rakhine, nơi có thể bùng phát bệnh truyền nhiễm, trong khi các cuộc giao tranh bằng vũ trang và các cuộc không kích đang diễn ra.
Ở Thái Lan, quân đội đã làm ngơ trước lời mời gọi ngừng chiến của quân du kích ly khai Barisan Revolusi Nasional ở miền nam, xin ngưng chiến để tập trung vào việc ứng phó với cơn đại dịch Covid-19.
Còn ở Philippines, tình hình vẫn bấp bênh: đáp lại lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đình chiến với Mặt trận Dân chủ Quốc gia, với nhóm vũ trang Cộng sản Phi cho đến ngày 15 tháng 4. Các nhóm phiến quân rất hoan nghênh với đề nghị này; nhưng vào ngày 29 tháng 3, Malacañang đã vi phạm ngưng bắn sau cuộc đụng độ giữa phiến quân và binh lính ở Barangay Puray gần thành phố Rodriguez thuộc tỉnh Rizal cách thành phố Quezon vài cây số.
"Tổ chức hòa bình đại kết tại Phi" (PEPP) – bao gồm Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi cùng đại diện của các Giáo phái Tin lành – đã hoan nghênh các cuộc thỏa thuận đình chiến song phương, cho hay "hòa bình lúc này thì vô cùng cần thiết", để đối phó đối phó với cơn đại dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo hy vọng rằng "Tuyên bố ngừng bắn song phương này sẽ được hai bên tôn trọng một cách trung thực". Các ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng "lệnh ngừng bắn sẽ là cơ hội để cả hai bên ngồi lại đàm phán để tìm ra một nền hòa bình lâu dài cho tương lai". (MG-PA) (Agenzia Fides, 15/4/2020)
Yangon - Theo Thông tấn xã Fides thì các cuộc xung đột nội bộ ở Đông Nam Á, không những không ngưng chiến mà còn gia tăng: Vào ngày 13 tháng 4 trong các cuộc đụng độ giữa các lực lượng chính phủ và Quân kháng chiến Arakan tại một ngôi làng nhỏ ở tiểu bang Rakhine Myanmar làm thiệt mạng tám thường dân vô tội... Và một ngày trước đó, ngày 12 tháng 4, một quả bom tự chế đã phát nổ gần cơ quan Hải quan ở thành phố Muse thuộc bang Shan, phá hủy một tòa nhà và một chiếc ô tô, nhưng may mắn thay không có ai bị tử vong.
Đây là những dấu hiệu cho thấy các cuộc xung đột đẫm máu vẫn tiếp diễn, bất kể lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Gutierres đưa ra và được Đức Thánh Cha Phanxicô hỗ trợ vào ngày 29 tháng 3 vừa qua, giữa một thời điểm mà cả thế giới đang tìm những giải đáp cho cuộc khủng hoảng của cơn đại dịch.
Nhưng cũng tại Đông Nam Á, đã có một phản ứng đáng mừng là phe Tatmadaw đã gửi tin nhắn cho quân đội Miến Điện, đề nghị một thỏa thuận ngừng bắn được cổ súy bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự Miến Điện và những nhóm du kích bao gồm Liên minh Quốc gia Karen, Đảng Tiến bộ Quốc gia Karenni, Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang, Quân đội Liên minh Dân chủ Myanmar và kháng chiến quân Arakan.
Nhóm cuối cùng này gần đây đã được coi là một "tổ chức khủng bố", đó là lý do tại sao cảnh sát bắt giữ một số nhà báo đã phỏng vấn người phát ngôn của nhóm này… Quân đội sau này đã bãi bỏ lệnh này vào ngày 1 tháng 4 do Liên Minh Châu Âu và 17 đại sứ quán ở Yangoon - bao gồm cả đại sứ quán Mỹ cùng kêu gọi và ủng hộ lời mời gọi của Liên Hợp Quốc về một thỏa thuận ngừng bắn.
Cuối cùng mối quan tâm lớn hiện nay liên quan đến tình trạng của những người di cư trong các trại tị nạn ở Rakhine, nơi có thể bùng phát bệnh truyền nhiễm, trong khi các cuộc giao tranh bằng vũ trang và các cuộc không kích đang diễn ra.
Ở Thái Lan, quân đội đã làm ngơ trước lời mời gọi ngừng chiến của quân du kích ly khai Barisan Revolusi Nasional ở miền nam, xin ngưng chiến để tập trung vào việc ứng phó với cơn đại dịch Covid-19.
Còn ở Philippines, tình hình vẫn bấp bênh: đáp lại lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố đình chiến với Mặt trận Dân chủ Quốc gia, với nhóm vũ trang Cộng sản Phi cho đến ngày 15 tháng 4. Các nhóm phiến quân rất hoan nghênh với đề nghị này; nhưng vào ngày 29 tháng 3, Malacañang đã vi phạm ngưng bắn sau cuộc đụng độ giữa phiến quân và binh lính ở Barangay Puray gần thành phố Rodriguez thuộc tỉnh Rizal cách thành phố Quezon vài cây số.
"Tổ chức hòa bình đại kết tại Phi" (PEPP) – bao gồm Hội đồng Giám mục Công Giáo Phi cùng đại diện của các Giáo phái Tin lành – đã hoan nghênh các cuộc thỏa thuận đình chiến song phương, cho hay "hòa bình lúc này thì vô cùng cần thiết", để đối phó đối phó với cơn đại dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo các tôn giáo hy vọng rằng "Tuyên bố ngừng bắn song phương này sẽ được hai bên tôn trọng một cách trung thực". Các ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng "lệnh ngừng bắn sẽ là cơ hội để cả hai bên ngồi lại đàm phán để tìm ra một nền hòa bình lâu dài cho tương lai". (MG-PA) (Agenzia Fides, 15/4/2020)
Luật độc thân linh mục, Amazon, Giáo Hội tại Đức. Đức Hồng Y Sarah quay trở lại chiến trường.
J.B. Đặng Minh An dịch
18:49 15/04/2020
Hôm 12 tháng Giêng, tờ Le Figaro đã công bố một trích đoạn của cuốn “Des Profondeurs de nos cœurs”, nghĩa là “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi”, do Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và Đức Hồng Y Robert Sarah viết chung với nhau, nhằm bảo vệ luật độc thân linh mục.
Hai vị đã bị tấn công dữ dội với cáo buộc cho rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự đang lũng đoạn Đức Thánh Cha Phanxicô về luật độc thân linh mục trong khi ngài chuẩn bị cho ra mắt Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần minh định ngài không có ý thay đổi luật độc thân linh mục. Trên chuyến bay trở về từ Panama vào tháng Giêng năm 2019 và khi kết thúc Thượng Hội Đồng Amazon vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mượn câu nói nổi tiếng của Thánh Phaolô Đệ Lục, rằng ngài “thà mất mạng” hơn là thay đổi đòi buộc độc thân linh mục.
Với Tông huấn “Querida Amazonia”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy rõ ý kiến của ngài.
Sau một thời gian chờ đợi cho tình hình lắng đọng, ngài đã dành cho tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài mời gọi mọi người đọc và thảo luận cuốn sách này trong tinh thần thanh thản vì cuốn sách không chỉ đề cập đến luật độc thân linh mục mà còn nhiều vấn đề cấp bách khác của Giáo Hội.
Sandro Magister của tờ L’Espresso có bài tường thuật nhan đề “Celibato, Amazzonia, Germania. Torna in campo il cardinale Sarah” – Luật độc thân linh mục, Amazon, Đức. Đức Hồng Y Sarah quay trở lại chiến trường.
Nguyên bản tiếng Ý và bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sáng Chúa Nhật Phục Sinh và Thứ Hai, tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” – “Những giá trị hiện tại” – đã đăng tải một cuộc phỏng vấn gồm hai phần với Đức Hồng Y Robert Sarah, được tiến hành bởi Charlotte d'Ornellas.
Phần một có tựa đề “Là où règne la confusion, Dieu ne peut habiter!: le cardinal Sarah appelle à l’unité de l’Eglise” – “Thiên Chúa không hiện diện nơi lầm lạc thống trị. Lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Hồng Y Sarah”.
Phần hai có tựa đề “Cardinal Sarah: ‘Cette épidémie disperse la fumée de l’illusion’” – “Đức Hồng Y Sarah: ‘Trận đại dịch này xua tan làn khói ảo tưởng’”.
Trong phần thứ nhất, Đức Hồng Y Sarah đã tái duyệt cuốn sách mà ngài đã viết và xuất bản cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI với tiêu đề “ Từ sâu thẳm trong tâm hồn chúng tôi” để quyết liệt bảo vệ luật độc thân linh mục
Đức Hồng Y đã tố cáo vai trò của chủ nghĩa cơ hội trong số những người chống lại cuốn sách và hai tác giả của nó. Ngài nhắc lại rằng ấn phẩm của mình, xuất bản vào cuối tháng Giêng, đã được thực hiện “trong tinh thần vâng phục hiếu thảo sâu sắc với Đức Thánh Cha”. Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng rằng cuối cùng người ta sẽ bình tâm thảo luận về những gì cuốn sách thực sự đưa ra và những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy ngài chia sẻ với những ý tưởng trong cuốn sách, khi ngài lặp lại lời Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - rằng “Tôi thà mất mạng hơn là thay đổi luật độc thân linh mục.”
Trong cuộc phỏng vấn thứ hai, Đức Hồng Y Sarah đã đề cập đến những chuyện khác: Thượng Hội Đồng vùng Amazon, tiến trình công nghị tại Đức, những xung đột trong Giáo hội, lạm dụng tình dục, cũng như “khủng hoảng của nền văn minh” được phơi bày trong đại dịch coronavirus.
Dưới đây là một vài đoạn, được trích từ các cuộc phỏng vấn trên, về những điểm quan trọng nhất đối với đời sống của Giáo hội.
Cuốn sách về luật độc thân linh mục
Đức Bênêđíctô XVI và tôi muốn mở ra một cuộc tranh luận cơ bản, một suy tư thanh thản, khách quan và thần học về chức tư tế và luật độc thân linh mục, dựa trên mặc khải và các sự kiện lịch sử. [...] Tôi đã đọc rất nhiều lời chỉ trích và lăng mạ nhưng quá ít suy tư thần học và mục vụ, và trên hết là quá ít cách hành xử có tính Kitô giáo.
Chưa hết, Đức Bênêđíctô XVI và tôi đã đưa ra những đề xuất táo bạo để cải cách lối sống của các linh mục. Không ai chỉ ra hay bình luận về những gì tôi tin là những trang quan trọng nhất trong suy tư của chúng tôi, những trang liên quan đến việc các linh mục cần phải từ bỏ của cải vật chất, những lời kêu gọi cải cách dựa trên việc tìm kiếm sự thánh thiện và đời sống cầu nguyện, những lời mời gọi “để đứng trước mặt Chúa và phục sự Chúa” [...] Thêm vào tất cả những điều này là sự cần thiết phải phục vụ Chúa và con người. Cuốn sách của chúng tôi được dự định là một cuốn sách về đàng thiêng liêng, thần học và mục vụ, trong khi các phương tiện truyền thông và một số người tự xưng là các chuyên gia đã làm cho nó thành ra một bản văn chính trị và biện chứng. Bây giờ những tranh cãi vô ích ấy đã tan biến, có lẽ cuối cùng cầu xin cho nó có thể được đọc một cách nghiêm túc. Cầu xin cho người ta có thể thảo luận cuốn sách này một cách hòa bình.
Thượng Hội Đồng Amazon
Sau khi Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Querida Amazonia” được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố, một số giám mục bày tỏ sự vỡ mộng và thất vọng. Họ không có liên quan gì đến những dân tộc trong vùng Amazon, nhưng thất vọng vì Giáo hội, theo quan điểm của họ, lẽ ra nên tận dụng cơ hội đó để hòa nhập với thế giới hiện đại. Rõ ràng là tại thời điểm này, vấn đề của người dân vùng Amazon đã bị khai thác. Sự khốn khổ của người nghèo đã được sử dụng để thúc đẩy các dự án ý thức hệ.
Tôi phải thú nhận rằng thái độ cay đắng như thế làm tôi rất buồn. Thay vì hoạt động để truyền đạt đến các dân tộc vùng Amazon chiều sâu độc đáo và phong phú của con người Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp cứu độ của Ngài, đã có mong muốn là “Amazon hóa” Chúa Giêsu Kitô và ép buộc chúng ta phải tán thành niềm tin và thực hành của người bản địa Amazon, và đề nghị một chức tư tế chỉ có tầm cỡ trần tục, trong đó người ta có thể thích nghi với từng hoàn cảnh nhất định của họ. Các dân tộc vùng Amazon, giống như những người ở Châu Phi, cần Chúa Kitô bị đóng đinh, là tai tiếng đối với người Do Thái, là sự điên rồ đối với những người ngoại giáo; nhưng Ngài là Thiên Chúa thực và con người thực, đã đến để cứu con người bị ghi dấu bởi tội lỗi, để hiến mạng sống cho họ và hòa giải với họ nhau và với Chúa Cha, kiến tạo hòa bình bằng máu mình trên thập giá.
Những xung đột bên trong Hội Thánh
Sự hiệp nhất của người Công Giáo không phải là một tình cảm đơn giản. Nó dựa trên những gì chúng ta có chung với nhau: là mặc khải mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta. Nếu mọi người chiến đấu bảo vệ ý kiến của riêng mình, khăng khăng áp đặt yêu sách đổi mới của riêng mình, thì sự chia rẽ sẽ lan rộng khắp nơi. Nguồn mạch của sự hiệp nhất của chúng ta đi trước chúng ta. Đức tin là duy nhất, chính đức tin là yếu tố hợp nhất chúng ta. Dị giáo là kẻ thù thực sự của sự hiệp nhất. Tôi bị kinh hoàng trước mức độ mà chủ nghĩa chủ quan làm cho các cuộc thảo luận trở nên cuồng loạn. Nếu có niềm tin vào sự thật, thì sự thật có thể được tìm kiếm cùng nhau, thậm chí có thể có những cuộc đối đầu thẳng thắn giữa các nhà thần học, nhưng trái tim vẫn bình yên. Người ta biết rằng cuối cùng sự thật sẽ xuất hiện. Trái lại, khi tính khách quan không thể động đến của đức tin bị đặt thành vấn đề, thì mọi thứ biến thành sự ganh đua giữa những người đấu tranh giành quyền lực. Chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối ngăn chặn một bầu không khí bác ái thanh thản giữa con người với nhau, vì nó phá hủy niềm tin bình an vào sự thật được mặc khải. [...]
Sự hiệp nhất của đức tin tạo tiền đề cho sự hiệp nhất của huấn quyền trong không gian và thời gian. Khi một giáo lý mới được trao cho chúng ta, nó phải luôn được diễn giải phù hợp với giáo huấn đi trước. Nếu chúng ta giới thiệu những học thuyết đoạn tuyệt với truyền thống và các cuộc cách mạng, chúng ta sẽ phá vỡ sự hiệp nhất chi phối Giáo hội thánh thiện qua nhiều thế kỷ. Điều này không có nghĩa là chúng ta bị buộc phải đình trệ. Nhưng mọi sự tiến hóa phải là một sự hiểu biết và một sự khám phá tốt hơn về quá khứ. Tính nhất quán với Kinh Thánh và tính liên tục trong cải tổ là điều Đức Bênêđíctô XVI đã dạy rất rõ ràng, và là một điều kiện không thể thiếu được cho sự hiệp nhất.
Tiến trình công nghị tại Đức
Những gì đang xảy ra ở Đức thật khủng khiếp. Người ta có ấn tượng rằng những sự thật về đức tin và các huấn lệnh của Tin Mừng đang được đưa ra để bỏ phiếu. Chúng ta lấy quyền gì để có thể quyết định từ bỏ một phần trong những giáo huấn của Chúa Kitô? Tôi biết rằng nhiều người Công Giáo Đức đang phải chịu đựng tình trạng này. Như Đức Bênêđíctô XVI thường nói, Giáo hội Đức quá giàu có. Lắm tiền như thế, người ta bị cám dỗ để làm mọi thứ: thay đổi mặc khải, tạo ra một giáo quyền khác, một Giáo hội không còn là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, mà là Đức. Rủi ro đối với một Giáo hội như thế là nghĩ mình chỉ là một trong những tổ chức của thế giới. Nhưng khi đó, làm sao cuối cùng nó có thể tránh không nghĩ về chính mình theo đường lối của thế gian?
Lạm dụng tình dục
Cuộc khủng hoảng hiện nay trên hết là một cuộc khủng hoảng đức tin và là một cuộc khủng hoảng sâu sắc về chức tư tế. Việc phơi bày các tội lỗi ghê tởm của các linh mục là triệu chứng đáng sợ nhất. Khi Thiên Chúa không còn ở vị thế trung tâm, khi đức tin không còn là yếu tố quyết định hành động của con người, khi nó không còn định hướng và làm phong phú cuộc sống của con người, thì ngay cả những tội ác như vậy cũng trở nên có thể. Chúng ta phải bắt đầu lại, như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, để sống dựa trên nền tảng của Thiên Chúa và theo quan điểm của Thiên Chúa. Trước tất cả, các linh mục phải học cách nhận ra Chúa là nền tảng của cuộc đời mình và không gạt Ngài qua một bên như thể đây chỉ là vấn đề của một công thức không có nội dung thực sự. Khi một cuộc sống linh mục không tập trung vào Thiên Chúa, nó có nguy cơ được thực thi dưới một hình thức say sưa quyền lực. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại nói: “Tại sao ấu dâm có thể đạt đến một tỷ lệ cao như vậy? Cuối cùng, lý do là sự vắng mặt của Thiên Chúa.”
Source:L'EspressoCelibacy, Amazon, Germany. Cardinal Sarah Returns To the Field
Hai vị đã bị tấn công dữ dội với cáo buộc cho rằng Đức Giáo Hoàng Danh dự đang lũng đoạn Đức Thánh Cha Phanxicô về luật độc thân linh mục trong khi ngài chuẩn bị cho ra mắt Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần minh định ngài không có ý thay đổi luật độc thân linh mục. Trên chuyến bay trở về từ Panama vào tháng Giêng năm 2019 và khi kết thúc Thượng Hội Đồng Amazon vào tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mượn câu nói nổi tiếng của Thánh Phaolô Đệ Lục, rằng ngài “thà mất mạng” hơn là thay đổi đòi buộc độc thân linh mục.
Với Tông huấn “Querida Amazonia”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy rõ ý kiến của ngài.
Sau một thời gian chờ đợi cho tình hình lắng đọng, ngài đã dành cho tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài mời gọi mọi người đọc và thảo luận cuốn sách này trong tinh thần thanh thản vì cuốn sách không chỉ đề cập đến luật độc thân linh mục mà còn nhiều vấn đề cấp bách khác của Giáo Hội.
Sandro Magister của tờ L’Espresso có bài tường thuật nhan đề “Celibato, Amazzonia, Germania. Torna in campo il cardinale Sarah” – Luật độc thân linh mục, Amazon, Đức. Đức Hồng Y Sarah quay trở lại chiến trường.
Nguyên bản tiếng Ý và bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Sáng Chúa Nhật Phục Sinh và Thứ Hai, tạp chí Pháp “Valeurs actuelles” – “Những giá trị hiện tại” – đã đăng tải một cuộc phỏng vấn gồm hai phần với Đức Hồng Y Robert Sarah, được tiến hành bởi Charlotte d'Ornellas.
Phần một có tựa đề “Là où règne la confusion, Dieu ne peut habiter!: le cardinal Sarah appelle à l’unité de l’Eglise” – “Thiên Chúa không hiện diện nơi lầm lạc thống trị. Lời kêu gọi hiệp nhất của Đức Hồng Y Sarah”.
Phần hai có tựa đề “Cardinal Sarah: ‘Cette épidémie disperse la fumée de l’illusion’” – “Đức Hồng Y Sarah: ‘Trận đại dịch này xua tan làn khói ảo tưởng’”.
Trong phần thứ nhất, Đức Hồng Y Sarah đã tái duyệt cuốn sách mà ngài đã viết và xuất bản cùng với Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI với tiêu đề “ Từ sâu thẳm trong tâm hồn chúng tôi” để quyết liệt bảo vệ luật độc thân linh mục
Đức Hồng Y đã tố cáo vai trò của chủ nghĩa cơ hội trong số những người chống lại cuốn sách và hai tác giả của nó. Ngài nhắc lại rằng ấn phẩm của mình, xuất bản vào cuối tháng Giêng, đã được thực hiện “trong tinh thần vâng phục hiếu thảo sâu sắc với Đức Thánh Cha”. Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng rằng cuối cùng người ta sẽ bình tâm thảo luận về những gì cuốn sách thực sự đưa ra và những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho thấy ngài chia sẻ với những ý tưởng trong cuốn sách, khi ngài lặp lại lời Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - rằng “Tôi thà mất mạng hơn là thay đổi luật độc thân linh mục.”
Trong cuộc phỏng vấn thứ hai, Đức Hồng Y Sarah đã đề cập đến những chuyện khác: Thượng Hội Đồng vùng Amazon, tiến trình công nghị tại Đức, những xung đột trong Giáo hội, lạm dụng tình dục, cũng như “khủng hoảng của nền văn minh” được phơi bày trong đại dịch coronavirus.
Dưới đây là một vài đoạn, được trích từ các cuộc phỏng vấn trên, về những điểm quan trọng nhất đối với đời sống của Giáo hội.
Cuốn sách về luật độc thân linh mục
Đức Bênêđíctô XVI và tôi muốn mở ra một cuộc tranh luận cơ bản, một suy tư thanh thản, khách quan và thần học về chức tư tế và luật độc thân linh mục, dựa trên mặc khải và các sự kiện lịch sử. [...] Tôi đã đọc rất nhiều lời chỉ trích và lăng mạ nhưng quá ít suy tư thần học và mục vụ, và trên hết là quá ít cách hành xử có tính Kitô giáo.
Chưa hết, Đức Bênêđíctô XVI và tôi đã đưa ra những đề xuất táo bạo để cải cách lối sống của các linh mục. Không ai chỉ ra hay bình luận về những gì tôi tin là những trang quan trọng nhất trong suy tư của chúng tôi, những trang liên quan đến việc các linh mục cần phải từ bỏ của cải vật chất, những lời kêu gọi cải cách dựa trên việc tìm kiếm sự thánh thiện và đời sống cầu nguyện, những lời mời gọi “để đứng trước mặt Chúa và phục sự Chúa” [...] Thêm vào tất cả những điều này là sự cần thiết phải phục vụ Chúa và con người. Cuốn sách của chúng tôi được dự định là một cuốn sách về đàng thiêng liêng, thần học và mục vụ, trong khi các phương tiện truyền thông và một số người tự xưng là các chuyên gia đã làm cho nó thành ra một bản văn chính trị và biện chứng. Bây giờ những tranh cãi vô ích ấy đã tan biến, có lẽ cuối cùng cầu xin cho nó có thể được đọc một cách nghiêm túc. Cầu xin cho người ta có thể thảo luận cuốn sách này một cách hòa bình.
Thượng Hội Đồng Amazon
Sau khi Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Querida Amazonia” được Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố, một số giám mục bày tỏ sự vỡ mộng và thất vọng. Họ không có liên quan gì đến những dân tộc trong vùng Amazon, nhưng thất vọng vì Giáo hội, theo quan điểm của họ, lẽ ra nên tận dụng cơ hội đó để hòa nhập với thế giới hiện đại. Rõ ràng là tại thời điểm này, vấn đề của người dân vùng Amazon đã bị khai thác. Sự khốn khổ của người nghèo đã được sử dụng để thúc đẩy các dự án ý thức hệ.
Tôi phải thú nhận rằng thái độ cay đắng như thế làm tôi rất buồn. Thay vì hoạt động để truyền đạt đến các dân tộc vùng Amazon chiều sâu độc đáo và phong phú của con người Chúa Giêsu Kitô và sứ điệp cứu độ của Ngài, đã có mong muốn là “Amazon hóa” Chúa Giêsu Kitô và ép buộc chúng ta phải tán thành niềm tin và thực hành của người bản địa Amazon, và đề nghị một chức tư tế chỉ có tầm cỡ trần tục, trong đó người ta có thể thích nghi với từng hoàn cảnh nhất định của họ. Các dân tộc vùng Amazon, giống như những người ở Châu Phi, cần Chúa Kitô bị đóng đinh, là tai tiếng đối với người Do Thái, là sự điên rồ đối với những người ngoại giáo; nhưng Ngài là Thiên Chúa thực và con người thực, đã đến để cứu con người bị ghi dấu bởi tội lỗi, để hiến mạng sống cho họ và hòa giải với họ nhau và với Chúa Cha, kiến tạo hòa bình bằng máu mình trên thập giá.
Những xung đột bên trong Hội Thánh
Sự hiệp nhất của người Công Giáo không phải là một tình cảm đơn giản. Nó dựa trên những gì chúng ta có chung với nhau: là mặc khải mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta. Nếu mọi người chiến đấu bảo vệ ý kiến của riêng mình, khăng khăng áp đặt yêu sách đổi mới của riêng mình, thì sự chia rẽ sẽ lan rộng khắp nơi. Nguồn mạch của sự hiệp nhất của chúng ta đi trước chúng ta. Đức tin là duy nhất, chính đức tin là yếu tố hợp nhất chúng ta. Dị giáo là kẻ thù thực sự của sự hiệp nhất. Tôi bị kinh hoàng trước mức độ mà chủ nghĩa chủ quan làm cho các cuộc thảo luận trở nên cuồng loạn. Nếu có niềm tin vào sự thật, thì sự thật có thể được tìm kiếm cùng nhau, thậm chí có thể có những cuộc đối đầu thẳng thắn giữa các nhà thần học, nhưng trái tim vẫn bình yên. Người ta biết rằng cuối cùng sự thật sẽ xuất hiện. Trái lại, khi tính khách quan không thể động đến của đức tin bị đặt thành vấn đề, thì mọi thứ biến thành sự ganh đua giữa những người đấu tranh giành quyền lực. Chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối ngăn chặn một bầu không khí bác ái thanh thản giữa con người với nhau, vì nó phá hủy niềm tin bình an vào sự thật được mặc khải. [...]
Sự hiệp nhất của đức tin tạo tiền đề cho sự hiệp nhất của huấn quyền trong không gian và thời gian. Khi một giáo lý mới được trao cho chúng ta, nó phải luôn được diễn giải phù hợp với giáo huấn đi trước. Nếu chúng ta giới thiệu những học thuyết đoạn tuyệt với truyền thống và các cuộc cách mạng, chúng ta sẽ phá vỡ sự hiệp nhất chi phối Giáo hội thánh thiện qua nhiều thế kỷ. Điều này không có nghĩa là chúng ta bị buộc phải đình trệ. Nhưng mọi sự tiến hóa phải là một sự hiểu biết và một sự khám phá tốt hơn về quá khứ. Tính nhất quán với Kinh Thánh và tính liên tục trong cải tổ là điều Đức Bênêđíctô XVI đã dạy rất rõ ràng, và là một điều kiện không thể thiếu được cho sự hiệp nhất.
Tiến trình công nghị tại Đức
Những gì đang xảy ra ở Đức thật khủng khiếp. Người ta có ấn tượng rằng những sự thật về đức tin và các huấn lệnh của Tin Mừng đang được đưa ra để bỏ phiếu. Chúng ta lấy quyền gì để có thể quyết định từ bỏ một phần trong những giáo huấn của Chúa Kitô? Tôi biết rằng nhiều người Công Giáo Đức đang phải chịu đựng tình trạng này. Như Đức Bênêđíctô XVI thường nói, Giáo hội Đức quá giàu có. Lắm tiền như thế, người ta bị cám dỗ để làm mọi thứ: thay đổi mặc khải, tạo ra một giáo quyền khác, một Giáo hội không còn là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền, mà là Đức. Rủi ro đối với một Giáo hội như thế là nghĩ mình chỉ là một trong những tổ chức của thế giới. Nhưng khi đó, làm sao cuối cùng nó có thể tránh không nghĩ về chính mình theo đường lối của thế gian?
Lạm dụng tình dục
Cuộc khủng hoảng hiện nay trên hết là một cuộc khủng hoảng đức tin và là một cuộc khủng hoảng sâu sắc về chức tư tế. Việc phơi bày các tội lỗi ghê tởm của các linh mục là triệu chứng đáng sợ nhất. Khi Thiên Chúa không còn ở vị thế trung tâm, khi đức tin không còn là yếu tố quyết định hành động của con người, khi nó không còn định hướng và làm phong phú cuộc sống của con người, thì ngay cả những tội ác như vậy cũng trở nên có thể. Chúng ta phải bắt đầu lại, như Đức Bênêđíctô XVI đã nói, để sống dựa trên nền tảng của Thiên Chúa và theo quan điểm của Thiên Chúa. Trước tất cả, các linh mục phải học cách nhận ra Chúa là nền tảng của cuộc đời mình và không gạt Ngài qua một bên như thể đây chỉ là vấn đề của một công thức không có nội dung thực sự. Khi một cuộc sống linh mục không tập trung vào Thiên Chúa, nó có nguy cơ được thực thi dưới một hình thức say sưa quyền lực. Như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lại nói: “Tại sao ấu dâm có thể đạt đến một tỷ lệ cao như vậy? Cuối cùng, lý do là sự vắng mặt của Thiên Chúa.”
Source:L'Espresso
Giám Mục Tin Lành không tuân lệnh cách ly đã chết vì Covid-19
Nguyễn Long Thao
21:28 15/04/2020
Tờ New York Time và hãng tin CNN trong ngày thứ Ba 14 tháng Tư 2020 đều đưa tin vị Giám Mục của giáo phái Tin Lành đã qua đời vì không tuân lệnh phân cách.
Vị Giám Mục đó tên là Gerald Glenn, thuộc giáo hội Tin Lành có tên là New Deliverance Evangelistic Church, có trụ sở ở tiểu bang Virginia Hoa Kỳ.
Theo video do con gái của vị Mục Sư nói trên công bố hôm 4 tháng 4 với giáo dân Giáo Hội Tin Lành New Deliverance (Giải Thoát Mới) thì không những cha cô là Giám Mục Glenn mà cả mẹ cô là bà Marcietia Glenn cũng bị nhiễm vi khuẩn coronavirus.
Thống đốc bang Virginia Ralph Northam đã ban hành lệnh cấm tất cả các cuộc tụ họp công cộng và tư nhân từ 10 người trở lên. Nhưng Giám mục Gerald Glenn bất chấp lệnh cảnh báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh là phải tránh tụ tập đông người và duy trì khoảng cách xã hội. Nhà thờ của ông vẫn sinh hoạt bình thường.
Trong một bài giảng vào ngày 22 tháng 3, Giám Mục Glenn nói "Tôi tin chắc rằng Chúa lớn hơn con virus đáng sợ này" và ông tuyên bố ông không sợ chết, vẫn tụ tập giáo dân cử hành các nghi thức phụng vụ.
Đến ngày Chúa Nhật vừa qua Giáo Hội Tin Lành Giải Thoát Mới ra thông báo Giám Mục Geral Glenn đã qua đời vì dịch cúm Coronvirus.
Nguyễn Long Thao
Theo video do con gái của vị Mục Sư nói trên công bố hôm 4 tháng 4 với giáo dân Giáo Hội Tin Lành New Deliverance (Giải Thoát Mới) thì không những cha cô là Giám Mục Glenn mà cả mẹ cô là bà Marcietia Glenn cũng bị nhiễm vi khuẩn coronavirus.
Thống đốc bang Virginia Ralph Northam đã ban hành lệnh cấm tất cả các cuộc tụ họp công cộng và tư nhân từ 10 người trở lên. Nhưng Giám mục Gerald Glenn bất chấp lệnh cảnh báo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh là phải tránh tụ tập đông người và duy trì khoảng cách xã hội. Nhà thờ của ông vẫn sinh hoạt bình thường.
Trong một bài giảng vào ngày 22 tháng 3, Giám Mục Glenn nói "Tôi tin chắc rằng Chúa lớn hơn con virus đáng sợ này" và ông tuyên bố ông không sợ chết, vẫn tụ tập giáo dân cử hành các nghi thức phụng vụ.
Đến ngày Chúa Nhật vừa qua Giáo Hội Tin Lành Giải Thoát Mới ra thông báo Giám Mục Geral Glenn đã qua đời vì dịch cúm Coronvirus.
Nguyễn Long Thao
Tòa Thánh chuẩn bị cho thời kỳ hậu Covid-19
Vũ Văn An
23:04 15/04/2020
Dù người mắc và chết vì Covid-19 vẫn còn rất đông, nhưng vì “đường cong” bắt đầu dẹp bằng xuống, các chính phủ, kể cả chính phủ của các nước khốn khổ nhất về đại nạn này, đang nghĩ tới việc nới lỏng các hạn chế đi lại của người dân, và có nước đã bắt đầu thực sự nới lỏng ở một số phạm vi rồi. Không hẳn vì đại nạn đã qua đi, cho bằng vì những khốn khổ thuộc các lãnh vực khác, trong đó, kinh tế phải kể vào hàng đầu.
Tổng Giám Mục hết kiên nhẫn
Và một khi chính phủ bắt đầu nới lỏng hạn chế đi lại của người dân, thì đâu là thái độ của các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo đối với các tín hữu của họ, nhất là các tín hữu Ý, những người từ ngày 8 tháng 3, 2020, không được tham dự các thánh lễ công cộng, do lệnh của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Đó là lệnh “lockdown” lâu dài nhất trong Giáo Hội. Tuy được Thủ Tướng Giuseppe Conte hết lời ca ngợi và cám ơn, nhưng theo John Allen (Crux), nay Ý bắt đầu nới lỏng hạn chế đi lại, cho phép các hiệu sách, hiệu bán đồ văn phòng, hiệu phục vụ nhu cầu bé thơ và trẻ em được mở cửa, Đức Tổng Giám Mục Riccardo Fontana của tổng giáo phận Arezo lên tiếng chất vấn chính phủ: “Tại sao đi chợ mua antixô (artichoke) thì được, mà đi nhà thờ để làm phép dầu thì không?”. Ngài có ý nói đến Thánh Lễ Truyền Dầu, Thứ Năm Tuần Thánh.
Ngài nói thêm “nhà thờ chính tòa là dinh thự có mái lớn nhất trong thành phố, vậy hãy giải thích cho tôi rõ tại sao được phép vào siêu thị với số người hợp lý mà vào nhà thờ lại không được”.
Allen cho hay: Đức Tổng Giám Mục không phải là người đơn độc. Alessandro Meluzzi, một nhà phân tâm học, hình sự học và bình luận gia truyền hình nổi tiếng, đồng thời là một trong các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Tự Trị Ý, nhận định rằng việc đình chỉ các buổi phụng vụ công cộng là “một lầm lẫn lớn lao”. Ông bảo: “Các nhà thờ bị đóng cửa, còn các siêu thị thì được mở cửa. Tôi cho rằng các dữ kiện ta hiện có về việc lưu thông không khí trong các siêu thị ấy không nhất thiết tốt hơn việc lưu thông không khí trong các nhà thờ rộng mênh mông với những trần nhà cực cao và việc luân chuyển không khí tốt nhất. Đó là những nhà thờ nơi người ta có thể dễ dàng ra vào mà vẫn giữ được khoảng cách xã hội lớn lao”.
Nhà báo Công Giáo Maurizio Scandurra thì cho rằng sao không áp dụng kiểu đi lãnh ngân phiếu tiền hưu ở Bưu điện: lần lượt theo thứ tự a,b,c và vào những ngày khác nhau?
Dĩ nhiên, trên đây chỉ là những ý kiến cá nhân. Nhưng các ý kiến ấy không hẳn hoàn toàn phi lý. Ít nhất chúng cũng nói lên tâm trạng của nhiều tín hữu Công Giáo, nhất là trong Mùa Phục Sinh, trước lệnh cấm mà họ cho có phần thiên lệch khi bắt đầu có những nới lỏng.
Ý niệm phát triển trong tương lai
Ở cấp cao nhất của Giáo Hội hoàn vũ, Tòa Thánh không nói chi đến việc nới lỏng các hạn chế cho bằng quan tâm đến tình thế hậu Covid-19.
Thực vậy, Vatican News, ngày 15 tháng 4, đã phỏng vấn Đức Hồng Y Turkson và được ngài cho hay: “chúng ta phải nghĩ đến thời kỳ sau Covid-19 để khỏi bị ngỡ ngàng”. Thánh bộ của Đức Hồng Y đã thành lập 5 nhóm để đối đầu với cuộc khủng hoảng và nhìn về tương lai.
Năm nhóm trên đã bắt tay làm việc. Họ đã yết kiến Đức Phanxicô 2 lần, đã thành lập một trung tâm điều khiển, phối hợp các sáng kiến sẽ được đem ra thi hành trong thời gian khủng hoảng và liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai, phối hợp với Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Truyền Thông, Caritas Quốc Tế, Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Sự Sống, Phòng Giáo Hoàng Bác Ái, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và Dược Viện Vatican, qua hình thái các nhóm đặc nhiệm.
Trong phát biểu của Đức Hồng Y Turkson, người ta lưu ý điều ngài nhấn mạnh: “Cuộc khủng hoảng y tế vốn đã phát khởi cuộc khủng hoảng kinh tế, Nguy cơ là cuộc khủng hoảng xã hội sẽ bị thúc đẩy nếu cuộc khủng hoảng kinh tế không được xử lý ngay lập tức”. Trong cuộc khủng hoảng này, “toàn thế giới đều đau khổ và phải đoàn kết lại để đương đầu với đại dịch... Đây là lúc phải nới lỏng các trừng phạt quốc tế vốn làm cho nhiều quốc gia khó cung cấp sự trợ giúp thỏa đáng cho các công dân của họ... phải giảm gánh nặng nợ nần... cho các quốc gia nghèo nhất... phải ngưng bắn ngay tức khắc và ở khắp nơi... Không nên chế tạo và buôn bán vũ khí...”
Đức Hồng Y Turkson không nói chi đặc biệt tới nhân sự của thánh bộ do ngài phụ trách. Nhưng truyền thông Công Giáo hôm nay cho biết Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm một giáo sĩ đứng đầu một cơ quan của Thánh Bộ này nhằm đối phó với đại dịch và các hậu quả trong tương lai của nó.
Vị giáo sĩ đó, theo Vatican News và tạp chí America, chính là một linh mục phát xuất từ quê hương của Đức Phanxicô, Cha Augusto Zampini. Ngài được Đức Thánh Cha đề cử làm phó tổng thư ký của Thánh bộ.
Cha Zampini sinh tại Buenos Aires năm 1969, thụ phong linh mục năm 2004, từng học luật tại Đại Học Công Giáo ở Argentina (1987-1993), trước khi vào chủng viện, từng làm việc như một luật sư tại Ngân hàng Trung ương của Argentina và công ty luật quốc tế Baker & McKenzie (1993-1997).
Được đào tạo trong ngành thần học luân lý tại Colegio Maximo, Universidad del Salvador (2004-6), ngài có bằng thạc sĩ về Phát Triển Quốc Tế của Đại Học Bath (Anh) năm 2009-2010 và bằng Tiến sĩ Thần học tại Đại Học Roehampton, London, năm 2010-14, và từng là chuyên viên nghiên cứu hậu đại học tại Viện Margaret Beaufort thuộc Đại Học Cambridge (2013-14). Chuyên môn của ngài vì thế là thần học luân lý, với tập chú vào kinh tế và đạo đức môi trường. Ngài hiện là chuyên viên nghiên cứu danh dự của các Đại Học Durham (Anh), Roehampton (Anh) và Stellenbosch (Nam Phi), và từng là giảng viên của nhiều Đại Học ở Anh và Argentina từ năm 2004.
Ngay từ năm 2016, khi Đức Phanxicô cho thành lập Bộ Phát Triển, Đức Hồng Y Turkson đã mời Cha Zampini làm phối trí viên về Phát Triển và Đức Tin, một phạm vi chuyên về kinh tế và tài chánh, các phong trào lao động và xã hội, người bản địa và hòa bình, và các kỹ thuật mới. Ngài vốn được Đức Phanxicô cử làm chuyên viên/cố vấn tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon.
Theo tạp chí America, cha được bổ nhiệm vào chức vụ chủ chốt không những trong việc khuôn định đáp ứng của Tòa Thánh đối với đại dịch Covid-19 mà còn đóng góp nhập lượng vào các thay đổi xã hội và kinh tế của thời hậu Covid-19.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí này, Cha cho hay: “tương lai bắt đầu từ hôm nay, và chúng ta nên ý thức rằng các quyết định đang được các chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra trong những tháng này sẽ lên khuôn cho tương lai của thế giới”.
Một thế giới tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn và ít bất công hơn
Cha tin rằng cuộc khủng hoảng hiện nay cung hiến cho ta “một cơ hội vô tiền khoáng hậu để thay đổi, để có một thế giới tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn và bớt bất công hơn”.
Và vì không chính phủ nào, không định chế nào có ý niệm thực sự rõ ràng về điều phải làm, nên “đây là cơ hội độc đáo để Tòa Thánh và Giáo Hội giõi ánh sáng vào tình huống và đề xuất các ý tưởng liên quan đến cả các gói cứu nguy (rescue packages) đang được soạn thảo để cố gắng bảo đảm sao cho không lặp lại các lỗi lầm phạm năm 2008, khi người ta quá tập chú vào việc chỉ cứu các định chế tài chính lớn. Lần này, họ cũng phải làm việc để cứu người ta nữa”.
Cha nhận định rằng trong khi cuộc khủng hoảng năm 2008 chủ yếu có tính kinh tế, thì cuộc khủng hoảng lần này vừa kinh tế vừa có tính môi trường, liên quan tới sức khỏe và an toàn thực phẩm, nhu cầu phải bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn quốc tế, an toàn liên mạng, chăm sóc y tế, nhân dụng và nhiều điều nữa
Cha tiết lộ rằng ngày 7 tháng 4, Đức Phanxicô điện thoại cho cha và nói ngài muốn cha ở trong ủy ban đặc nhiệm do Đức Hồng Y Turkson đứng đầu “để tiêm thêm lanh lợi vào việc đưa ra quyết định” cùng với vị tổng thư ký người Pháp là Đức Ông Bruno-Marie Duffé. Ủy ban này trực tiếp phúc trình cho Đức Phanxicô. Ủy ban này đã thành lập 5 nhóm làm việc như trên đã nói.
Nhóm thứ nhất liên quan tới đáp ứng nhân đạo tức khắc đối với sự khẩn trương y tế của việc chăm sóc mục vụ và nhân đạo cho những người nhiễm bệnh và hỗ trợ các bệnh viện và các Giáo Hội địa phương.
Nhóm thứ hai liên quan tới việc phân tích và suy tư về những gì đang xẩy ra trên thế giới trong đại dịch và điều gì nên xẩy ra sau này. Cha Zampini cho hay: Nhóm này đang khảo sát chiều kích môi trường của đại dịch và điều gì cần để tránh các đại dịch trong tương lai. Điều này quan trọng vì Covid-19 xẩy ra do cung cách chúng ta đã đối xử với loài vật và thiên nhiên. Cha cho biết Đức Phanxicô rất lưu ý đến chiều kích này và ngài hy vọng người ta học được bài học lớn từ đại dịch, nên sẽ có thay đổi lớn.
Nhóm thứ ba tập chú vào truyền thông: tìm cách chia sẻ các kết quả từ các phân tích và suy tư của mình cho thế giới.
Nhóm thứ tư lo về các liên hệ của Tòa Thánh với các quốc gia. Hiện Tòa Thánh có liên hệ ngoại giao với 183 quốc gia, tương tác và chia sẻ thông tin với họ. Nhóm này do chính phó tổng thư ký của Bộ Ngoại Giao phụ trách với sự hợp tác của phó tổng thư ký Bộ Phát Triển.
Nhóm thứ năm lo gây qũy không những để tài trợ việc làm của toán đặc nhiệm vào lúc ngân qũy của Tòa Thánh cạn dần vì Các Viện Bảo Tàng Vartican (nguồn thu nhập chính) bị đóng cửa, mà còn để trợ giúp các Giáo Hội địa phương trong cố gắng đáp ứng đại dịch một cách tổng thể.
Tổng Giám Mục hết kiên nhẫn
Và một khi chính phủ bắt đầu nới lỏng hạn chế đi lại của người dân, thì đâu là thái độ của các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo đối với các tín hữu của họ, nhất là các tín hữu Ý, những người từ ngày 8 tháng 3, 2020, không được tham dự các thánh lễ công cộng, do lệnh của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Đó là lệnh “lockdown” lâu dài nhất trong Giáo Hội. Tuy được Thủ Tướng Giuseppe Conte hết lời ca ngợi và cám ơn, nhưng theo John Allen (Crux), nay Ý bắt đầu nới lỏng hạn chế đi lại, cho phép các hiệu sách, hiệu bán đồ văn phòng, hiệu phục vụ nhu cầu bé thơ và trẻ em được mở cửa, Đức Tổng Giám Mục Riccardo Fontana của tổng giáo phận Arezo lên tiếng chất vấn chính phủ: “Tại sao đi chợ mua antixô (artichoke) thì được, mà đi nhà thờ để làm phép dầu thì không?”. Ngài có ý nói đến Thánh Lễ Truyền Dầu, Thứ Năm Tuần Thánh.
Ngài nói thêm “nhà thờ chính tòa là dinh thự có mái lớn nhất trong thành phố, vậy hãy giải thích cho tôi rõ tại sao được phép vào siêu thị với số người hợp lý mà vào nhà thờ lại không được”.
Allen cho hay: Đức Tổng Giám Mục không phải là người đơn độc. Alessandro Meluzzi, một nhà phân tâm học, hình sự học và bình luận gia truyền hình nổi tiếng, đồng thời là một trong các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Tự Trị Ý, nhận định rằng việc đình chỉ các buổi phụng vụ công cộng là “một lầm lẫn lớn lao”. Ông bảo: “Các nhà thờ bị đóng cửa, còn các siêu thị thì được mở cửa. Tôi cho rằng các dữ kiện ta hiện có về việc lưu thông không khí trong các siêu thị ấy không nhất thiết tốt hơn việc lưu thông không khí trong các nhà thờ rộng mênh mông với những trần nhà cực cao và việc luân chuyển không khí tốt nhất. Đó là những nhà thờ nơi người ta có thể dễ dàng ra vào mà vẫn giữ được khoảng cách xã hội lớn lao”.
Nhà báo Công Giáo Maurizio Scandurra thì cho rằng sao không áp dụng kiểu đi lãnh ngân phiếu tiền hưu ở Bưu điện: lần lượt theo thứ tự a,b,c và vào những ngày khác nhau?
Dĩ nhiên, trên đây chỉ là những ý kiến cá nhân. Nhưng các ý kiến ấy không hẳn hoàn toàn phi lý. Ít nhất chúng cũng nói lên tâm trạng của nhiều tín hữu Công Giáo, nhất là trong Mùa Phục Sinh, trước lệnh cấm mà họ cho có phần thiên lệch khi bắt đầu có những nới lỏng.
Ý niệm phát triển trong tương lai
Ở cấp cao nhất của Giáo Hội hoàn vũ, Tòa Thánh không nói chi đến việc nới lỏng các hạn chế cho bằng quan tâm đến tình thế hậu Covid-19.
Thực vậy, Vatican News, ngày 15 tháng 4, đã phỏng vấn Đức Hồng Y Turkson và được ngài cho hay: “chúng ta phải nghĩ đến thời kỳ sau Covid-19 để khỏi bị ngỡ ngàng”. Thánh bộ của Đức Hồng Y đã thành lập 5 nhóm để đối đầu với cuộc khủng hoảng và nhìn về tương lai.
Năm nhóm trên đã bắt tay làm việc. Họ đã yết kiến Đức Phanxicô 2 lần, đã thành lập một trung tâm điều khiển, phối hợp các sáng kiến sẽ được đem ra thi hành trong thời gian khủng hoảng và liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai, phối hợp với Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Truyền Thông, Caritas Quốc Tế, Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Khoa Học và Sự Sống, Phòng Giáo Hoàng Bác Ái, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và Dược Viện Vatican, qua hình thái các nhóm đặc nhiệm.
Trong phát biểu của Đức Hồng Y Turkson, người ta lưu ý điều ngài nhấn mạnh: “Cuộc khủng hoảng y tế vốn đã phát khởi cuộc khủng hoảng kinh tế, Nguy cơ là cuộc khủng hoảng xã hội sẽ bị thúc đẩy nếu cuộc khủng hoảng kinh tế không được xử lý ngay lập tức”. Trong cuộc khủng hoảng này, “toàn thế giới đều đau khổ và phải đoàn kết lại để đương đầu với đại dịch... Đây là lúc phải nới lỏng các trừng phạt quốc tế vốn làm cho nhiều quốc gia khó cung cấp sự trợ giúp thỏa đáng cho các công dân của họ... phải giảm gánh nặng nợ nần... cho các quốc gia nghèo nhất... phải ngưng bắn ngay tức khắc và ở khắp nơi... Không nên chế tạo và buôn bán vũ khí...”
Đức Hồng Y Turkson không nói chi đặc biệt tới nhân sự của thánh bộ do ngài phụ trách. Nhưng truyền thông Công Giáo hôm nay cho biết Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm một giáo sĩ đứng đầu một cơ quan của Thánh Bộ này nhằm đối phó với đại dịch và các hậu quả trong tương lai của nó.
Vị giáo sĩ đó, theo Vatican News và tạp chí America, chính là một linh mục phát xuất từ quê hương của Đức Phanxicô, Cha Augusto Zampini. Ngài được Đức Thánh Cha đề cử làm phó tổng thư ký của Thánh bộ.
Cha Zampini sinh tại Buenos Aires năm 1969, thụ phong linh mục năm 2004, từng học luật tại Đại Học Công Giáo ở Argentina (1987-1993), trước khi vào chủng viện, từng làm việc như một luật sư tại Ngân hàng Trung ương của Argentina và công ty luật quốc tế Baker & McKenzie (1993-1997).
Được đào tạo trong ngành thần học luân lý tại Colegio Maximo, Universidad del Salvador (2004-6), ngài có bằng thạc sĩ về Phát Triển Quốc Tế của Đại Học Bath (Anh) năm 2009-2010 và bằng Tiến sĩ Thần học tại Đại Học Roehampton, London, năm 2010-14, và từng là chuyên viên nghiên cứu hậu đại học tại Viện Margaret Beaufort thuộc Đại Học Cambridge (2013-14). Chuyên môn của ngài vì thế là thần học luân lý, với tập chú vào kinh tế và đạo đức môi trường. Ngài hiện là chuyên viên nghiên cứu danh dự của các Đại Học Durham (Anh), Roehampton (Anh) và Stellenbosch (Nam Phi), và từng là giảng viên của nhiều Đại Học ở Anh và Argentina từ năm 2004.
Ngay từ năm 2016, khi Đức Phanxicô cho thành lập Bộ Phát Triển, Đức Hồng Y Turkson đã mời Cha Zampini làm phối trí viên về Phát Triển và Đức Tin, một phạm vi chuyên về kinh tế và tài chánh, các phong trào lao động và xã hội, người bản địa và hòa bình, và các kỹ thuật mới. Ngài vốn được Đức Phanxicô cử làm chuyên viên/cố vấn tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon.
Theo tạp chí America, cha được bổ nhiệm vào chức vụ chủ chốt không những trong việc khuôn định đáp ứng của Tòa Thánh đối với đại dịch Covid-19 mà còn đóng góp nhập lượng vào các thay đổi xã hội và kinh tế của thời hậu Covid-19.
Trong cuộc phỏng vấn của tạp chí này, Cha cho hay: “tương lai bắt đầu từ hôm nay, và chúng ta nên ý thức rằng các quyết định đang được các chính phủ và các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra trong những tháng này sẽ lên khuôn cho tương lai của thế giới”.
Một thế giới tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn và ít bất công hơn
Cha tin rằng cuộc khủng hoảng hiện nay cung hiến cho ta “một cơ hội vô tiền khoáng hậu để thay đổi, để có một thế giới tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn và bớt bất công hơn”.
Và vì không chính phủ nào, không định chế nào có ý niệm thực sự rõ ràng về điều phải làm, nên “đây là cơ hội độc đáo để Tòa Thánh và Giáo Hội giõi ánh sáng vào tình huống và đề xuất các ý tưởng liên quan đến cả các gói cứu nguy (rescue packages) đang được soạn thảo để cố gắng bảo đảm sao cho không lặp lại các lỗi lầm phạm năm 2008, khi người ta quá tập chú vào việc chỉ cứu các định chế tài chính lớn. Lần này, họ cũng phải làm việc để cứu người ta nữa”.
Cha nhận định rằng trong khi cuộc khủng hoảng năm 2008 chủ yếu có tính kinh tế, thì cuộc khủng hoảng lần này vừa kinh tế vừa có tính môi trường, liên quan tới sức khỏe và an toàn thực phẩm, nhu cầu phải bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn quốc tế, an toàn liên mạng, chăm sóc y tế, nhân dụng và nhiều điều nữa
Cha tiết lộ rằng ngày 7 tháng 4, Đức Phanxicô điện thoại cho cha và nói ngài muốn cha ở trong ủy ban đặc nhiệm do Đức Hồng Y Turkson đứng đầu “để tiêm thêm lanh lợi vào việc đưa ra quyết định” cùng với vị tổng thư ký người Pháp là Đức Ông Bruno-Marie Duffé. Ủy ban này trực tiếp phúc trình cho Đức Phanxicô. Ủy ban này đã thành lập 5 nhóm làm việc như trên đã nói.
Nhóm thứ nhất liên quan tới đáp ứng nhân đạo tức khắc đối với sự khẩn trương y tế của việc chăm sóc mục vụ và nhân đạo cho những người nhiễm bệnh và hỗ trợ các bệnh viện và các Giáo Hội địa phương.
Nhóm thứ hai liên quan tới việc phân tích và suy tư về những gì đang xẩy ra trên thế giới trong đại dịch và điều gì nên xẩy ra sau này. Cha Zampini cho hay: Nhóm này đang khảo sát chiều kích môi trường của đại dịch và điều gì cần để tránh các đại dịch trong tương lai. Điều này quan trọng vì Covid-19 xẩy ra do cung cách chúng ta đã đối xử với loài vật và thiên nhiên. Cha cho biết Đức Phanxicô rất lưu ý đến chiều kích này và ngài hy vọng người ta học được bài học lớn từ đại dịch, nên sẽ có thay đổi lớn.
Nhóm thứ ba tập chú vào truyền thông: tìm cách chia sẻ các kết quả từ các phân tích và suy tư của mình cho thế giới.
Nhóm thứ tư lo về các liên hệ của Tòa Thánh với các quốc gia. Hiện Tòa Thánh có liên hệ ngoại giao với 183 quốc gia, tương tác và chia sẻ thông tin với họ. Nhóm này do chính phó tổng thư ký của Bộ Ngoại Giao phụ trách với sự hợp tác của phó tổng thư ký Bộ Phát Triển.
Nhóm thứ năm lo gây qũy không những để tài trợ việc làm của toán đặc nhiệm vào lúc ngân qũy của Tòa Thánh cạn dần vì Các Viện Bảo Tàng Vartican (nguồn thu nhập chính) bị đóng cửa, mà còn để trợ giúp các Giáo Hội địa phương trong cố gắng đáp ứng đại dịch một cách tổng thể.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lm. Nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường nhiễm coronavirus cấp cứu tại New York. Cuộc phỏng vấn với Sr. Minh Du
Nữ Tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
23:10 15/04/2020
VietCatholic TV
AP: Hàng trăm ngàn người chết oan vì 6 ngày chần chừ của Tập Cận Bình. 110 linh mục Ý thiệt mạng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 15/04/2020
Tòa Thánh đã gia hạn các biện pháp cách ly đến ngày 3 tháng Năm
Tính đến chiều thứ Tư 15 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 126,538 người, trong số 1,996,969 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tại Vatican, Tòa Thánh đã gia hạn các biện pháp cách ly đến ngày 3 tháng Năm
Tính đến chiều thứ Tư 14 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 21,067 người, trong số 162,488 trường hợp nhiễm coronavirus. Riêng trong 24 giờ của ngày thứ Ba, có 566 trường hợp tử vong và 3,153 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Như thế, các trường hợp tử vong và nhiễm bệnh mới có xu hướng giảm dần.
Hôm thứ Bẩy 11 tháng Tư, Thủ tướng Giuseppe Conte đã công bố gia hạn lệnh cô lập đến ngày 3 tháng Năm để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trong thông báo đưa ra hôm 14 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như sau:
“Tòa Thánh, tiếp theo thông cáo ngày 3 tháng Tư, mở rộng tất cả các biện pháp được thực hiện cho đến nay để đối phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến Covid-19 cho đến ngày 3 tháng Năm.”
Trong thông báo hôm 3 tháng Tư, Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về trận bão kinh hoàng tối Chúa Nhật Phục sinh.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 25,989 người, trong số 613,235 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, đã có thêm 26,641 trường hợp nhiễm bệnh mới và 1,535 trường hợp tử vong.
Trong một diễn biến đáng buồn, bên cạnh dịch bệnh quá kinh hoàng này, Hoa Kỳ còn phải gánh chịu những trận bão lớn ở các tiểu bang miền Nam. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi tuyên bố sau của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về trận bão kinh hoàng tối Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của tổng giáo phận Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn, đã đưa ra một tuyên bố chung, sau khi thời tiết khắc nghiệt đã giết chết 19 người ở miền Nam Hoa Kỳ từ chiều Chúa Nhật Phục sinh đến sáng sớm thứ Hai. Trong tuyên bố chung, các ngài kêu gọi cầu nguyện và giúp đỡ cho tất cả những người sống trên đường đi của cơn bão, trong niềm hy vọng nơi Tin mừng Phục Sinh.
Toàn văn tuyên bố của hai Đức Tổng Giám Mục Gomez và Coakley như sau:
Ngày thứ Hai Phục Sinh đã bắt đầu với tin buồn rằng một trận bão đã càn qua nhiều tiểu bang ở miền Nam suốt đêm, giết chết ít nhất 19 người tại thời điểm tuyên bố này được đưa ra trên khắp các tiểu bang Mississippi, Georgia, Arkansas và Nam Carolina. Thời tiết cũng gây ra thiệt hại đáng kể ở Texas, Louisiana và Tây Virginia. Nhiều người đã bị thiệt hại hoặc mất nhà cửa.
Giữa những bi kịch này, chúng ta phải tiếp cận và cung cấp hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người đang đau buồn về sự mất mát của những người thân yêu. Tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn bởi đại dịch coronavirus đang diễn ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang đau khổ, cho những người đã chết và cho những người phản ứng đầu tiên trước thảm kịch đang can đảm đưa ra các trợ giúp. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người khác trên đường đi của những cơn bão này, cho sự an toàn và tình trạng chung của họ.
Trong bài Tin mừng sáng nay, chúng ta nghe Chúa phục sinh nói với Maria Mácđalêna và những người phụ nữ khác: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt. 28:10). Thư của Thánh Phaolô gởi các tín hữu Do Thái mô tả niềm hy vọng của chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa như một mỏ neo của tâm hồn, chắc chắn và vững bền. (Dt 6:19). Giữa những thảm họa từ thời tiết đến bệnh tật, chúng ta hãy bám lấy hy vọng này, đó là Chúa có thể cứu chuộc sự đau khổ và mất mát của chúng ta, Chúa hiện diện với chúng ta ngay cả bây giờ và Chúa luôn chiến thắng tử thần, và Người mời gọi chúng ta đến gặp Ngài mặt đối mặt trong cuộc sống vĩnh cửu.
Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ý: 110 linh mục bị thiệt mạng vì coronavirus
Tính đến chiều thứ Ba 14 tháng Tư, 110 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Báo cáo của tờ Avvnire, cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Ý nhấn mạnh rằng virus quái ác này không chỉ cướp đi sinh mạng của các linh mục cao niên, cả các linh mục trẻ cũng thiệt mạng.
Trong các trường hợp thiệt mạng mới nhất, Avvnire cho biết:
“Tổng giáo phận Milan vừa vĩnh biệt một linh mục tuyên úy của một viện dưỡng lão, và một linh mục dòng Xitô chết ở Senigallia.
Trước đó, Cha Enrico Bernuzzi, 46 tuổi, thuộc giáo phận Tortona, đã chết vào rạng sáng ngày Thứ Hai Phục Sinh. Ngài được thụ phong linh mục từ năm 2006, và đã thực thi sứ vụ của mình tại các giáo xứ trong vùng Voghera, và phụ trách việc quảng bá ơn gọi cho giáo phận Tortona. Ngài và hai linh mục khác được ủy thác chăm sóc mục vụ trong vùng Voghera bao gồm Duomo và ba giáo xứ khác là Pombio, San Rocco và Resurrezione. Cho đến nay linh mục trẻ nhất bị thiệt mạng vì coronavirus là Cha Alessandro Brignone, linh mục của giáo phận Salerno-Campagna-Acerno qua đời vào ngày 19 tháng Ba, ở tuổi 45.”
Lược qua danh sách các linh mục bị thiệt mạng, Avvenire xác định có năm phẩm chất chung của các ngài là.
Bình dân: Các linh mục bị thiệt mạng đã sống rất hoà đồng và gần gũi đàn chiên
Truyền thống: Trong các cộng đồng dù lớn dù nhỏ, các vị này là “những người gìn giữ ký ức chung, tham gia vào việc truyền bá các chứng tá và các giá trị từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.”
Trung thành với ơn gọi: Nhiều vị trong số các linh mục này đã phục vụ cộng đồng của mình từ bốn mươi năm trở lên.
Khiêm tốn: Nhiều vị trong số 110 linh mục đã qua đời chỉ được biết đến trong phạm vi các giáo xứ và cộng đồng địa phương của mình, chỉ một số ít các vị có danh tiếng ở cấp khu vực hoặc quốc gia.
Không thể thiếu đối với cộng đồng: “Hết lần này đến lần khác,” Avvenire viết, “người ta nghe thấy sau cái chết của một linh mục những mô tả về một sự mất mát quá lớn đối với cộng đồng, một người luôn gần gũi, sẵn sàng với đàn chiên.”
Hôm thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bày tỏ lòng biết ơn Giáo Hội Công Giáo tại Ý, “trong những tuần lễ cực kỳ khó khăn này, đã đồng hành với những đau khổ của người dân qua sự hiện diện cụ thể trên khắp đất nước, góp phần hỗ trợ những người yếu nhất trong chúng ta và các gia đình nghèo đói.”
Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục. Đức Thánh Cha mô tả các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ.
AP: Sáu ngày chần chừ của Trung Quốc đã gây ra dịch bệnh kinh hoàng hiện nay
Sau khi các quan chức hàng đầu của Trung Quốc bí mật xác định rằng họ đang phải đối mặt với đại dịch từ một loại coronavirus mới, họ đã lặng lẽ giữ im lặng để suy tính trong 6 ngày. Trong 6 ngày đó, thành phố Vũ Hán ở tâm chấn của dịch bệnh đã tổ chức một bữa tiệc lớn cho hàng chục ngàn người; và hàng triệu người sống ở thành phố này bắt đầu đi du lịch khắp nơi trên đất Trung Quốc và cả trên thế giới để mừng năm mới âm lịch.
Tới ngày thứ 7, là ngày 20 tháng Giêng, Đại Đế Tập Cận Bình mới cảnh báo công chúng; và 3 ngày sau, ngày 23 tháng Giêng mới cô lập tỉnh Hồ Bắc. Nhưng vào thời điểm đó, hơn 3,000 người đã bị nhiễm bệnh trong gần một tuần im lặng.
Associated Press đã đưa ra báo cáo trên từ các tư liệu của họ, và các ước tính của những chuyên gia dịch tể học đã nghiên cứu các dữ liệu hồi cứu về tình trạng nhiễm trùng.
Sự chậm trễ, từ ngày 14 tháng Giêng đến ngày 20 tháng Giêng, không phải là sai lầm đầu tiên của các quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp trong việc đối phó với dịch bệnh, cũng không phải là sự chậm trễ lâu nhất, vì thực ra các chính phủ trên thế giới đã thúc bách họ trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng phải giải quyết mầm mống dịch bệnh này.
Điều đáng nói là sự chậm trễ của quốc gia đầu tiên đối mặt với coronavirus đã xảy vào thời điểm quan trọng – là lúc khởi đầu của đợt bùng phát. Trung Quốc đã cố gắng đi dây tử thần giữa việc cảnh báo công chúng và việc cố tình bưng bít để tránh hoảng loạn. Điều đó đã tạo tiền đề cho một đại dịch toàn cầu, đến nay đã lây nhiễm gần 2 triệu người và cướp đi hơn 126,000 sinh mạng.
Trương Tá Phong (Zuo-Feng Zhang- 张左峰), một nhà dịch tễ học tại Đại học California, Los Angeles cho biết, trách nhiệm của Trung Quốc đối với đại dịch này thật nghiêm trọng. “Nếu họ hành động sớm hơn sáu ngày, sẽ có ít bệnh nhân hơn và các cơ sở y tế sẽ đủ sức đối phó. Sự sụp đổ của hệ thống y tế Vũ Hán đã có thể tránh khỏi.”
Các tư liệu của AP nhấn mạnh rằng “Sự chậm trễ sáu ngày của bọn cầm quyền Bắc Kinh đã diễn ra sau hai tuần, mà trong thời gian đó Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia đã không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào từ các quan chức địa phương. Bất kể là, trong thời gian đó, tức là từ ngày 5 tháng Giêng đến ngày 17 tháng Giêng, ít nhất hàng trăm bệnh nhân coronavirus đã xuất hiện trong các bệnh viện không chỉ ở Vũ Hán mà trên cả nước.”
AP không chắc chắn liệu các quan chức địa phương đã không báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh; hoặc là các quan chức ở cấp quốc gia đã cố tình che dấu.
Nhưng điều rõ ràng là trong hệ thống kiểm duyệt thông tin gắt gao của Trung Quốc, các quan chức ở mọi cấp đã chặn đứng, hay ít nhất là chần chừ, suy tính, rồi mới miễn cưỡng gửi các tin xấu lên thượng cấp, khiến không thể nào có thể cảnh báo sớm được. Hình phạt dành cho tám bác sĩ bị cáo buộc phao tin đồn nhảm nhí, được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia vào ngày 2 tháng Giêng, đã gửi một thông điệp lạnh lùng đầy hăm dọa lên giới y khoa và toàn thể cán bộ các cấp.
Tài liệu của AP cho rằng cho dù bỏ qua thuyết âm mưu, chỉ riêng việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu dịch bệnh của bọn cầm quyền Trung Quốc đã khiến chế độ cộng sản này phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của hơn 120,000 người và tình cảnh mất công ăn việc làm của hàng trăm triệu người trên thế giới, cộng với hơn hai triệu người nhiễm bệnh.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu, nói rằng họ đã ngay lập tức báo cáo sự bùng phát cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Phản ứng trước báo cáo của AP, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng những cáo buộc về sự che đậy hoặc thiếu minh bạch ở Trung Quốc là không có cơ sở.
Trung thành với Chúa là ngợi ca lòng trung tín của Người
Lúc 7 sáng thứ Tư 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người cao niên, đặc biệt là những ai đang sống cơ đơn hay trong các viện dưỡng lão.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên, đặc biệt là những người bị cô lập hoặc đang sống trong các viện dưỡng lão. Họ sợ, sợ chết một mình. Họ cảm thấy đại dịch này là một hiểm họa đối với họ. Họ là nguồn gốc của chúng ta, là lịch sử của chúng ta. Họ đã truyền lại cho chúng ta đức tin, truyền thống, và cảm giác thuộc về một quê hương. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cầu xin cho Chúa ở với họ vào thời khắc này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày lòng trung tín của Thiên Chúa và phản ứng của chúng ta.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua chúng ta đã suy tư về Maria Mácđalêna như một biểu tượng của lòng trung thành với Chúa. Nhưng trung thành với Chúa có nghĩa là gì? Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không gì khác hơn là một đáp trả đối với sự trung tín của Ngài.
Thiên Chúa là Đấng trung tín với mọi lời Người phán ra. Ngài trung thành với lời hứa của mình. Chúa đồng hành với dân Người, thực hiện giao ước với dân Người và gần gũi họ. Chúng ta liên tục cảm nghiệm Thiên Chúa là Cứu Chúa chúng ta, vì Chúa là Đấng trung tín với giao ước của Người.
Trong Bài đọc đầu tiên, trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ, một người đàn ông bị què từ khi mới sinh đã được Thánh Phêrô và Thánh Gioan chữa lành nhân danh Chúa Giêsu. Đây là một ví dụ về lòng trung tín của Thiên Chúa, Đấng có khả năng tái tạo mọi thứ. Lòng trung tín của Ngài đối với chúng ta là một sự tái tạo tuyệt vời hơn cả sáng tạo.
Là mục tử tốt lành, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tìm kiếm con chiên lạc. Ngài làm như vậy “vì tình yêu, và vì lòng trung tín”; và làm cách nhưng không, vô điều kiện. Thiên Chúa giống như một người cha không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi đứa con trai hoang đàng trở về nhà - và là người đãi tiệc khi anh ta trở về. “Lòng trung tín của Thiên Chúa là một bữa tiệc, một bữa tiệc nhưng không, một bữa tiệc cho tất cả chúng ta.”
Chính lòng trung tín của Thiên Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô, là người đã từ chối Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Mặc dù chúng ta không biết Chúa đã nói gì với Phêrô khi Ngài xuất hiện lần đầu tiên sau khi sống lại từ trong kẻ chết, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng chính lòng trung tín của Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô.
Như trong trường hợp của Phêrô, lòng trung tín của Thiên Chúa luôn đi trước lòng trung thành của chúng ta; và lòng trung thành của chúng ta luôn là sự đáp lại sự trung tín đã đi trước ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói “trung thành nghĩa là ngợi ca lòng trung tín của Thiên Chúa. Đó là một đáp trả với sự trung tín này.”
Tính đến chiều thứ Tư 15 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 126,538 người, trong số 1,996,969 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tại Vatican, Tòa Thánh đã gia hạn các biện pháp cách ly đến ngày 3 tháng Năm
Tính đến chiều thứ Tư 14 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 21,067 người, trong số 162,488 trường hợp nhiễm coronavirus. Riêng trong 24 giờ của ngày thứ Ba, có 566 trường hợp tử vong và 3,153 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Như thế, các trường hợp tử vong và nhiễm bệnh mới có xu hướng giảm dần.
Hôm thứ Bẩy 11 tháng Tư, Thủ tướng Giuseppe Conte đã công bố gia hạn lệnh cô lập đến ngày 3 tháng Năm để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trong thông báo đưa ra hôm 14 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như sau:
“Tòa Thánh, tiếp theo thông cáo ngày 3 tháng Tư, mở rộng tất cả các biện pháp được thực hiện cho đến nay để đối phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan đến Covid-19 cho đến ngày 3 tháng Năm.”
Trong thông báo hôm 3 tháng Tư, Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về trận bão kinh hoàng tối Chúa Nhật Phục sinh.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 25,989 người, trong số 613,235 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, đã có thêm 26,641 trường hợp nhiễm bệnh mới và 1,535 trường hợp tử vong.
Trong một diễn biến đáng buồn, bên cạnh dịch bệnh quá kinh hoàng này, Hoa Kỳ còn phải gánh chịu những trận bão lớn ở các tiểu bang miền Nam. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi tuyên bố sau của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về trận bão kinh hoàng tối Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và Đức Tổng Giám Mục Paul S. Coakley của tổng giáo phận Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý Quốc nội và Phát triển Nhân văn, đã đưa ra một tuyên bố chung, sau khi thời tiết khắc nghiệt đã giết chết 19 người ở miền Nam Hoa Kỳ từ chiều Chúa Nhật Phục sinh đến sáng sớm thứ Hai. Trong tuyên bố chung, các ngài kêu gọi cầu nguyện và giúp đỡ cho tất cả những người sống trên đường đi của cơn bão, trong niềm hy vọng nơi Tin mừng Phục Sinh.
Toàn văn tuyên bố của hai Đức Tổng Giám Mục Gomez và Coakley như sau:
Ngày thứ Hai Phục Sinh đã bắt đầu với tin buồn rằng một trận bão đã càn qua nhiều tiểu bang ở miền Nam suốt đêm, giết chết ít nhất 19 người tại thời điểm tuyên bố này được đưa ra trên khắp các tiểu bang Mississippi, Georgia, Arkansas và Nam Carolina. Thời tiết cũng gây ra thiệt hại đáng kể ở Texas, Louisiana và Tây Virginia. Nhiều người đã bị thiệt hại hoặc mất nhà cửa.
Giữa những bi kịch này, chúng ta phải tiếp cận và cung cấp hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là những người đang đau buồn về sự mất mát của những người thân yêu. Tình trạng này càng trở nên khó khăn hơn bởi đại dịch coronavirus đang diễn ra. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang đau khổ, cho những người đã chết và cho những người phản ứng đầu tiên trước thảm kịch đang can đảm đưa ra các trợ giúp. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người khác trên đường đi của những cơn bão này, cho sự an toàn và tình trạng chung của họ.
Trong bài Tin mừng sáng nay, chúng ta nghe Chúa phục sinh nói với Maria Mácđalêna và những người phụ nữ khác: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.” (Mt. 28:10). Thư của Thánh Phaolô gởi các tín hữu Do Thái mô tả niềm hy vọng của chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa như một mỏ neo của tâm hồn, chắc chắn và vững bền. (Dt 6:19). Giữa những thảm họa từ thời tiết đến bệnh tật, chúng ta hãy bám lấy hy vọng này, đó là Chúa có thể cứu chuộc sự đau khổ và mất mát của chúng ta, Chúa hiện diện với chúng ta ngay cả bây giờ và Chúa luôn chiến thắng tử thần, và Người mời gọi chúng ta đến gặp Ngài mặt đối mặt trong cuộc sống vĩnh cửu.
Báo cáo của Hội Đồng Giám Mục Ý: 110 linh mục bị thiệt mạng vì coronavirus
Tính đến chiều thứ Ba 14 tháng Tư, 110 linh mục Ý đã thiệt mạng vì coronavirus. Báo cáo của tờ Avvnire, cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Ý nhấn mạnh rằng virus quái ác này không chỉ cướp đi sinh mạng của các linh mục cao niên, cả các linh mục trẻ cũng thiệt mạng.
Trong các trường hợp thiệt mạng mới nhất, Avvnire cho biết:
“Tổng giáo phận Milan vừa vĩnh biệt một linh mục tuyên úy của một viện dưỡng lão, và một linh mục dòng Xitô chết ở Senigallia.
Trước đó, Cha Enrico Bernuzzi, 46 tuổi, thuộc giáo phận Tortona, đã chết vào rạng sáng ngày Thứ Hai Phục Sinh. Ngài được thụ phong linh mục từ năm 2006, và đã thực thi sứ vụ của mình tại các giáo xứ trong vùng Voghera, và phụ trách việc quảng bá ơn gọi cho giáo phận Tortona. Ngài và hai linh mục khác được ủy thác chăm sóc mục vụ trong vùng Voghera bao gồm Duomo và ba giáo xứ khác là Pombio, San Rocco và Resurrezione. Cho đến nay linh mục trẻ nhất bị thiệt mạng vì coronavirus là Cha Alessandro Brignone, linh mục của giáo phận Salerno-Campagna-Acerno qua đời vào ngày 19 tháng Ba, ở tuổi 45.”
Lược qua danh sách các linh mục bị thiệt mạng, Avvenire xác định có năm phẩm chất chung của các ngài là.
Bình dân: Các linh mục bị thiệt mạng đã sống rất hoà đồng và gần gũi đàn chiên
Truyền thống: Trong các cộng đồng dù lớn dù nhỏ, các vị này là “những người gìn giữ ký ức chung, tham gia vào việc truyền bá các chứng tá và các giá trị từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.”
Trung thành với ơn gọi: Nhiều vị trong số các linh mục này đã phục vụ cộng đồng của mình từ bốn mươi năm trở lên.
Khiêm tốn: Nhiều vị trong số 110 linh mục đã qua đời chỉ được biết đến trong phạm vi các giáo xứ và cộng đồng địa phương của mình, chỉ một số ít các vị có danh tiếng ở cấp khu vực hoặc quốc gia.
Không thể thiếu đối với cộng đồng: “Hết lần này đến lần khác,” Avvenire viết, “người ta nghe thấy sau cái chết của một linh mục những mô tả về một sự mất mát quá lớn đối với cộng đồng, một người luôn gần gũi, sẵn sàng với đàn chiên.”
Hôm thứ Bảy Tuần Thánh, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã bày tỏ lòng biết ơn Giáo Hội Công Giáo tại Ý, “trong những tuần lễ cực kỳ khó khăn này, đã đồng hành với những đau khổ của người dân qua sự hiện diện cụ thể trên khắp đất nước, góp phần hỗ trợ những người yếu nhất trong chúng ta và các gia đình nghèo đói.”
Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục. Đức Thánh Cha mô tả các ngài là “những vị thánh bên cạnh”, những linh mục đã hy sinh bằng cách phục vụ.
AP: Sáu ngày chần chừ của Trung Quốc đã gây ra dịch bệnh kinh hoàng hiện nay
Sau khi các quan chức hàng đầu của Trung Quốc bí mật xác định rằng họ đang phải đối mặt với đại dịch từ một loại coronavirus mới, họ đã lặng lẽ giữ im lặng để suy tính trong 6 ngày. Trong 6 ngày đó, thành phố Vũ Hán ở tâm chấn của dịch bệnh đã tổ chức một bữa tiệc lớn cho hàng chục ngàn người; và hàng triệu người sống ở thành phố này bắt đầu đi du lịch khắp nơi trên đất Trung Quốc và cả trên thế giới để mừng năm mới âm lịch.
Tới ngày thứ 7, là ngày 20 tháng Giêng, Đại Đế Tập Cận Bình mới cảnh báo công chúng; và 3 ngày sau, ngày 23 tháng Giêng mới cô lập tỉnh Hồ Bắc. Nhưng vào thời điểm đó, hơn 3,000 người đã bị nhiễm bệnh trong gần một tuần im lặng.
Associated Press đã đưa ra báo cáo trên từ các tư liệu của họ, và các ước tính của những chuyên gia dịch tể học đã nghiên cứu các dữ liệu hồi cứu về tình trạng nhiễm trùng.
Sự chậm trễ, từ ngày 14 tháng Giêng đến ngày 20 tháng Giêng, không phải là sai lầm đầu tiên của các quan chức Trung Quốc ở tất cả các cấp trong việc đối phó với dịch bệnh, cũng không phải là sự chậm trễ lâu nhất, vì thực ra các chính phủ trên thế giới đã thúc bách họ trong nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng phải giải quyết mầm mống dịch bệnh này.
Điều đáng nói là sự chậm trễ của quốc gia đầu tiên đối mặt với coronavirus đã xảy vào thời điểm quan trọng – là lúc khởi đầu của đợt bùng phát. Trung Quốc đã cố gắng đi dây tử thần giữa việc cảnh báo công chúng và việc cố tình bưng bít để tránh hoảng loạn. Điều đó đã tạo tiền đề cho một đại dịch toàn cầu, đến nay đã lây nhiễm gần 2 triệu người và cướp đi hơn 126,000 sinh mạng.
Trương Tá Phong (Zuo-Feng Zhang- 张左峰), một nhà dịch tễ học tại Đại học California, Los Angeles cho biết, trách nhiệm của Trung Quốc đối với đại dịch này thật nghiêm trọng. “Nếu họ hành động sớm hơn sáu ngày, sẽ có ít bệnh nhân hơn và các cơ sở y tế sẽ đủ sức đối phó. Sự sụp đổ của hệ thống y tế Vũ Hán đã có thể tránh khỏi.”
Các tư liệu của AP nhấn mạnh rằng “Sự chậm trễ sáu ngày của bọn cầm quyền Bắc Kinh đã diễn ra sau hai tuần, mà trong thời gian đó Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia đã không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào từ các quan chức địa phương. Bất kể là, trong thời gian đó, tức là từ ngày 5 tháng Giêng đến ngày 17 tháng Giêng, ít nhất hàng trăm bệnh nhân coronavirus đã xuất hiện trong các bệnh viện không chỉ ở Vũ Hán mà trên cả nước.”
AP không chắc chắn liệu các quan chức địa phương đã không báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh; hoặc là các quan chức ở cấp quốc gia đã cố tình che dấu.
Nhưng điều rõ ràng là trong hệ thống kiểm duyệt thông tin gắt gao của Trung Quốc, các quan chức ở mọi cấp đã chặn đứng, hay ít nhất là chần chừ, suy tính, rồi mới miễn cưỡng gửi các tin xấu lên thượng cấp, khiến không thể nào có thể cảnh báo sớm được. Hình phạt dành cho tám bác sĩ bị cáo buộc phao tin đồn nhảm nhí, được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia vào ngày 2 tháng Giêng, đã gửi một thông điệp lạnh lùng đầy hăm dọa lên giới y khoa và toàn thể cán bộ các cấp.
Tài liệu của AP cho rằng cho dù bỏ qua thuyết âm mưu, chỉ riêng việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu dịch bệnh của bọn cầm quyền Trung Quốc đã khiến chế độ cộng sản này phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của hơn 120,000 người và tình cảnh mất công ăn việc làm của hàng trăm triệu người trên thế giới, cộng với hơn hai triệu người nhiễm bệnh.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận việc bóp nghẹt thông tin trong những ngày đầu, nói rằng họ đã ngay lập tức báo cáo sự bùng phát cho Tổ chức Y tế Thế giới.
Phản ứng trước báo cáo của AP, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng những cáo buộc về sự che đậy hoặc thiếu minh bạch ở Trung Quốc là không có cơ sở.
Trung thành với Chúa là ngợi ca lòng trung tín của Người
Lúc 7 sáng thứ Tư 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người cao niên, đặc biệt là những ai đang sống cơ đơn hay trong các viện dưỡng lão.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho những người cao niên, đặc biệt là những người bị cô lập hoặc đang sống trong các viện dưỡng lão. Họ sợ, sợ chết một mình. Họ cảm thấy đại dịch này là một hiểm họa đối với họ. Họ là nguồn gốc của chúng ta, là lịch sử của chúng ta. Họ đã truyền lại cho chúng ta đức tin, truyền thống, và cảm giác thuộc về một quê hương. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, cầu xin cho Chúa ở với họ vào thời khắc này.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày lòng trung tín của Thiên Chúa và phản ứng của chúng ta.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua chúng ta đã suy tư về Maria Mácđalêna như một biểu tượng của lòng trung thành với Chúa. Nhưng trung thành với Chúa có nghĩa là gì? Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không gì khác hơn là một đáp trả đối với sự trung tín của Ngài.
Thiên Chúa là Đấng trung tín với mọi lời Người phán ra. Ngài trung thành với lời hứa của mình. Chúa đồng hành với dân Người, thực hiện giao ước với dân Người và gần gũi họ. Chúng ta liên tục cảm nghiệm Thiên Chúa là Cứu Chúa chúng ta, vì Chúa là Đấng trung tín với giao ước của Người.
Trong Bài đọc đầu tiên, trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ, một người đàn ông bị què từ khi mới sinh đã được Thánh Phêrô và Thánh Gioan chữa lành nhân danh Chúa Giêsu. Đây là một ví dụ về lòng trung tín của Thiên Chúa, Đấng có khả năng tái tạo mọi thứ. Lòng trung tín của Ngài đối với chúng ta là một sự tái tạo tuyệt vời hơn cả sáng tạo.
Là mục tử tốt lành, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc tìm kiếm con chiên lạc. Ngài làm như vậy “vì tình yêu, và vì lòng trung tín”; và làm cách nhưng không, vô điều kiện. Thiên Chúa giống như một người cha không bao giờ mệt mỏi khi chờ đợi đứa con trai hoang đàng trở về nhà - và là người đãi tiệc khi anh ta trở về. “Lòng trung tín của Thiên Chúa là một bữa tiệc, một bữa tiệc nhưng không, một bữa tiệc cho tất cả chúng ta.”
Chính lòng trung tín của Thiên Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô, là người đã từ chối Chúa Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Ngài. Mặc dù chúng ta không biết Chúa đã nói gì với Phêrô khi Ngài xuất hiện lần đầu tiên sau khi sống lại từ trong kẻ chết, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng chính lòng trung tín của Chúa đã khiến Người tìm kiếm Phêrô.
Như trong trường hợp của Phêrô, lòng trung tín của Thiên Chúa luôn đi trước lòng trung thành của chúng ta; và lòng trung thành của chúng ta luôn là sự đáp lại sự trung tín đã đi trước ấy.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói “trung thành nghĩa là ngợi ca lòng trung tín của Thiên Chúa. Đó là một đáp trả với sự trung tín này.”
Thánh Ca
Thánh Ca: Chúa Luôn Còn Mãi - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
00:58 15/04/2020