Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, đi gặp các thượng tế mà nói : “Tôi nộp ông Giê-su cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Đức Giê-su.
Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Đức Giê-su: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy.” Các môn đệ làm y như Đức Giê-su đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.
Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!” Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!”
Đó là lời Chúa
6. Linh mục phải có các loại đức hạnh để làm gương tốt cho người ta hành thiện.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tú tài hỏi vặn hòa thượng:
- “Trong kinh điển của các ông hai chữ “nam vô 南無” chỉ nên đọc âm của nó, tại sao lại đọc “na mô 那摩”?
Hòa thượng biện bác:
- “Tướng công, hai chữ “ư hí 於戲” trong sách “tứ thư” tại sao đọc là “ô hô嗚呼”? Nếu hôm nay tướng công đọc “ư hí” thì tiểu tăng đọc “nam vô”; nếu tướng công đọc “ô hô” thì tiểu tăng tự nhiên phải là “na mô”…
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 48:
Câu trả lời của hòa thượng thật thông minh làm cho tú tài câm miệng, câu nói thông minh này không phải tự nhiên mà thốt ra, nhưng trong quá trình tụng kinh và học hỏi, hòa thượng đã “ngộ” ra.
Có nhiều người được bề trên đưa đi học trường này lớp nọ ở nước ngoài để về giúp ích cho Giáo Hội địa phương, nhưng khi về thì tự hào cho rằng trường mình học là số một và chê những người học trường khác, khi trong nhà (địa phương) có chuyện thì khoe khoang mình học trường này trường nọ mà không ra tay giúp đỡ, lại còn chỉ trích gay gắt nặng lời, có khi chỉ trích cả một số bề trên tại sao viết vậy, tại sao nói vậy, tại sao và tại sao???
Người ta sẽ thôi không chỉ trích Giáo Hội nữa, khi những người con của Giáo Hội biết khiêm tốn nhận ra những ân huệ mà Chúa đã ban cho mình trong cuộc sống; người ta sẽ thôi không xúc phạm đến Đức Chúa Giê-su nữa, nếu những môn đệ của Ngài có lòng bao dung cho nhau.
Tú tài ỷ lại mình học cao biết rộng nên bắt bí hòa thượng, cũng như có những giáo dân tham dự khóa học linh thao này, khóa học thánh kinh kia, khóa học phụng vụ nọ, rồi về giáo xứ chê bai chỉ trích cha sở của mình…
Biết nhận ra những giới hạn của mình và những ưu điểm của tha nhân để cộng tác là khiêm tốn rồi vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lời Chúa: I-sai-a 50, 4-9a
“Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay, kẻ phản bội là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã bị ma quỷ dẫn dắt, để đi đến quyết định đem bán thầy mình là Đức Chúa Giê-su cho các thượng tế với giá ba mươi đồng bạc. Và kể từ lúc ấy, Đức Chúa Giê-su đã trở nên người tôi tớ Chúa -như tiên tri I-sai-a đã loan báo- chịu bao thứ cực hình vì tội lỗi của nhân loại, của bạn và của tôi.
Bài ca Người Tôi Tớ Chúa đã được tiên tri I-sai-a loan báo như một bản án dành cho nhân loại, hay nói đúng hơn dành cho những ai chối từ ơn cứu độ đến từ Người Tôi Tớ này, đó chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, người tôi tớ trung thành và khiêm tốn của Chúa Cha, Đấng đã vâng phục tuyệt đối và đã yêu thương đến cùng khi hoàn toàn tự dâng hiến mạng sống của mình trên thập tự giá, để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
Khi đồng ý bán Đức Chúa Giê-su với giá ba mươi đồng bạc cho các thượng tế và biệt phái, Giu-đa Ít-ca-ri-ốt cũng đã bán linh hồn mình cho ma quỷ và cho các thế lực tội lỗi, chắc chắn không phải ba mươi đồng bạc, nhưng là con số không, (bởi vì sau đó anh ta đã thắt cổ mà chết (Mt 27, 3-5), và đêm tối cũng đồng lõa với hành vi sát nhân và bội phản, thế là Giu-đa bỏ bàn tiệc ra đi thực hiện âm mưu mờ ám tội lỗi của mình.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã chia sẻ tấm bánh với Giu-đa để nhắc nhở cho ông ta biết là Ngài rất yêu quý ông, và cũng để cho ông ta có cơ hội thay đổi ý tưởng mờ ám của mình, nhưng quỷ dữ đã xâm nhập vào tâm hồn của Giu-đa, quỷ tham tiền đã chiếm cõi lòng của Giu-đa, thế là ông ta trở thành kẻ phản bội và bán thầy mình.
Đã nhiều lần trong cuộc sống Đức Chúa Giê-su cũng đã nhắc nhỡ chúng ta, cảnh tỉnh chúng ta đừng sống trong tội nữa, hãy đứng dậy và tiến bước trong ân sủng của Chúa, hãy trở thành môn đệ trung tín của Ngài. Nhưng bạn và tôi dù có tai mà cũng như điếc, có mắt mà như đui, bởi vì tiền tài, danh vọng và xác thịt đã chiếm tâm hồn của chúng ta, để rồi có rất nhiều lần chúng ta đã trở thành một Giu-đa thứ hai phản bội và bán Chúa của mình ba mươi đồng bạc...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Năm Tuần Thánh lại đến, Giáo hội kính nhớ việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể và chức Tư Tế thừa tác. Trong Thánh lễ hôm nay, Thánh Lễ Tiệc Ly thì có cử hành lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Chắc chắn có mối liên hệ mật thiết, thậm chí có mối tương quan biện chứng giữa ba việc Chúa Giêsu làm ở trên ngay trong cái đêm mà Người biết đã đến giờ Người sắp từ bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha (x.Ga 13,1). Xin có một cái nhìn về việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, đặc biệt với lời dạy của Người sau khi lập Bí tích Thánh Thể và sau khi cúi xuống rửa chân cho các môn sinh: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19); “Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13,14).
Rửa chân cho ai đó là làm công việc phục dịch trong tư cách của một người tôi tớ, một người nô lệ. Đây đích thực là sự phục vụ. Người ta đã dùng động từ phục vụ để chỉ người nô lệ, người tôi tớ, người hầu bàn… (servus). Chúa Giêsu đã từng nói rằng Người đến thế gian này không phải để được phục vụ mà để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người (x.Mt 20,28). Đêm Tiệc Ly, chính Người cũng khẳng định với các môn đệ rằng “bấy lâu nay Người ở giữa họ như kẻ hầu bàn (x.Lc 22,27). Đã là người phục vụ thì luôn lấy sự sống và hạnh phúc của người mình phục vụ làm mục đích nhắm. Không chỉ làm người tôi tớ cách vô vị lợi, người phục vụ còn xác tín việc phục vụ chính là lẽ sống của mình đến độ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì người mình phục vụ. Hình ảnh một vài cung nữ hay quan thái giám tận tụy trong cung đình thời quân chủ chuyên chế xưa qua các thước phim ảnh cho chúng ta hình dung động thái phục vụ cách khá rõ nét.
Tuy nhiên trong thực tiễn xưa lẫn nay vẫn có đó sự nhập nhằng giữa việc làm phục vụ và việc làm dịch vụ. Xét về hình thức bên ngoài thì cả hai đều làm những việc làm phục dịch, hầu hạ tha nhân cách tận tụy vì lợi ích hay ý thích của người được hầu hạ, phục dịch. Xem xét mục đích nhắm cũng như cái giá đắt phải trả thì chúng ta có thể phân biệt chúng. Mục đích của người làm dịch vụ có thể có nhiều nhưng luôn có đó sự thật không thể phủ nhận đó là vì lợi nhuận và người làm dịch vụ không bao giờ chấp nhận bị thiệt đến mạng sống của mình.
“Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em”. Khi ban Thánh Thể là Chúa Giêsu quyết định dứt khoát hiến dâng mạng sống mình để gánh lấy hậu quả tội lỗi nhân gian. “Này là Máu Thầy, Máu giáo ước mới đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội”. Khi hiệp thông với Máu châu báu Người tặng ban, chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa và qua đó tội lỗi được thứ tha. Cũng đêm Tiệc ly, Chúa Giêsu đã cụ thể hóa tình yêu dâng hiến đến cùng này vì người mình yêu bằng việc phục vụ các môn đồ như là người tôi tớ qua việc rửa chân cho các vị.
Lời truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” không dừng lại ở việc cử hành bí tích nhưng là sống nội hàm của bí tích tình yêu. Khi thông hiệp với Thánh Thể Chúa Kitô, ước gì chúng ta hãy dùng chính máu thịt của mình để sống tình liên đới với nhau cho đến cùng. Bí tích Thánh Thể thôi thúc chúng ta không chỉ nỗ lực gánh lấy hậu quả tội lỗi của nhau mà còn giúp nhau ngày càng nên thanh sạch, ngày càng được sống và sống dồi dào.
Lời truyền dạy: “Các con phải rửa chân cho nhau” là mệnh lệnh. Đã là môn đệ Chúa Kitô thì phải cụ thể hóa đạo yêu thương bằng hành vi phục vụ. Để có thể tuân giữ mệnh lệnh này thiết tưởng không gì hơn hãy noi gương Chúa Giêsu “cởi áo ra” và “cúi xuống”. Không thể nói là phục vụ nếu chúng ta còn quá bám víu vào vai vị hay chức tước của mình. Để rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu đã tự hủy vai vị là Chúa và là Thầy của mình. Cũng không thể nói là phục vụ nếu chúng ta cứ còn mãi đứng hay ngồi bệ vệ trên ngai hay ghế cao. Đứng hay ngồi trên ghế cao thì chỉ có thể rửa tay hay đầu mà không thể rửa chân cho nhau.
Tin Mừng thứ tư ghi rằng động cơ của việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ là vì “Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về Người và Người muốn yêu thương họ đến cùng” (x.Ga 13,1). Như thế có thể nói rằng khi phục vụ nhau là chúng ta sống nội hàm mầu nhiệm Thánh Thể Chúa Kitô. Rất có thể nhiều khi chúng ta những lầm tưởng rằng mình đã và đang phục vụ nhau nhưng thực ra mình chỉ làm dịch vụ không hơn không kém. Ngoài ra xin đừng quên rằng đối tượng của sự phục vụ là con người mà nhiều khi chúng ta chỉ phục vụ chương trình, kế hoạch hay công trình nào đó của chúng ta mà không phải là con người. Đây là điều mà chính Hồng Y Raniero Cantalamessa đã nhắc nhủ giáo triều Rôma trong bài giảng thứ năm dịp tĩnh tâm mùa chay năm 2022 này.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Các Thượng Tế và nhóm Pharisiêu biết rõ Đức Kitô từng tuyên bố Ngài sẽ chịu chết, sau ba ngày chôn trong mộ, Ngài sẽ sống lại vinh quang. Họ biết rõ điều đó nên đã phòng bị sẵn. Họ xin quan tổng trấn Philatô cho lính canh mộ Đức Kitô trong ba ngày.
'Thưa Ngài, chúng tôi nhớ, khi còn sống hắn có nói: Sau ba ngày, Ta sẽ trỗi dậy'. Vậy xin quan truyền canh mộ kĩ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến lấy trộm xác rồi phao đồn trong dân là hắn đã từ cõi chết sống lại'. Philatô đáp: Thì có lính sẵn đó, các ngươi hãy đi mà canh giữ theo đúng cách các ngươi đã biết' Mt 27,64.
Chúng ta không biết rõ quân lính tường thuật những gì về việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Điều chúng ta chắc chắn là những gì quân lính nói cho mọi người biết không phải sự thật họ đã báo cáo. Sau khi nghe quân lính báo cáo, các Thượng Tế và nhóm Pharisiêu ra lệnh cho quân lính loan truyền điều họ muốn loan truyền. Quân lính không được phép nói ra sự thật điều họ chứng kiến, mà phải theo lệnh thượng cấp. Bảo nói sao họ nói vậy. Thứ hai, khi làm điều đó họ được tưởng thưởng.
'Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đến lấy trộm xác.... Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dậy' Mt 28,13-15.
Việc môn đệ Đức Kitô ăn trộm xác là điều hoàn toàn bịa đặt. Thứ nhất, lúc lính đang ngủ sao họ biết kẻ trộm xác là môn đệ Đức Kitô? Thứ hai, nếu việc lấy xác gây tiếng động, lính thức giấc sao lính không lấy lại xác hoặc ít nhất bắt một vài môn đệ Đức Kitô để làm bằng chứng. Loan tin thất thiệt nên không có chứng cớ, chỉ nói suông. Thứ ba, kẻ trộm đến ăn cắp rồi phá hoại, ở đây hoàn toàn không có phá hoại, lại còn gấp khăn liệm để gọn sang một bên. Trộm cắp không tử tế và không dư giờ như thế. Thứ tư, ngay sau khi chôn cất Đức Kitô các Thượng Tế và nhóm Pharisiêu đã nghĩ đến việc môn đệ Đức kitô ăn trộm xác. Vì thế họ mới cho lính gác mộ. Những điều này cho thấy giả thuyết môn đệ Đức Kitô ăn trộm xác là hoàn toàn bày đặt.
Lính nói dối được thưởng tiền. Thượng Tế nói dối, dùng tiền để giữ thể diện. Lính vui, vừa không bị phạt lại có tiền. Thượng Tế lo lắng, mất ăn, mất ngủ vị họ sống dối trá. Họ vu oan, gian dối trong việc kết án tử hình Đức Kitô và còn tiếp tục dối trá sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Họ sống trong sợ hãi bởi dối trá và sợ hãi luôn đi chung với nhau. Lo sợ thể hiện qua việc cấm cản, ngăn chặn, bắt bớ, giam cầm, và giết những ai dám tin vào Đức Kitô Phục Sinh.
Những bà phụ nữ sáng sớm đi thăm mộ. Các bà thấy tảng đá chắn cửa mồ bị lăn sang một bên, hoảng hốt các bà về báo tin cho các Tông Đồ. Đến lúc này các ông mới biết có việc mất xác Thầy. Hai môn đệ khác thì chán nản, thất vọng, dời xa nhóm, đang trên đường về quê. Những điều này cho biết họ hoàn toàn không biết việc mất xác, cũng hoàn toàn không dính dáng gì đến việc trộm xác như tin loan truyền. Các bà phụ nữ gặp người mặc áo trắng, ngồi trong mộ. Người đó thắc mắc, hỏi các bà,
'Sao các bà lại tìm người sống ở giữa kẻ chết. Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy' Lk 24,5
Ba ngày sau khi an táng Đức Kitô, việc mất xác là một sự thật, không thể chối cãi. Tất cả tìm thấy chỉ là tấm khăn liệm. Xác không có ở trong mộ và đến nay cũng không ai có thể xác nhận tìm thấy dấu vết xác ở đâu đó trên cõi đất.
Kitô hữu không gặp trở ngại trong việc mất xác bởi chúng ta tin Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Bởi đã sống lại nên không thể tìm thấy xác. Nhữn gai không tin có chọn lựa: Một là tin vào tin thất thiệt do bọn lính loan truyền. Hai là tin vào tường thuật của các bà phụ nữ. Họ chỉ tường thuật mà không bình luận, hay đưa ra í kiến riêng. Ba là tin vào lời của người áo trắng loan báo.'Người không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy.'
Alleluia, Alleluia.
TiengChuong.org
After Three Days
Three days after the death of Jesus, for those involved in The Passion Of Christ, their world was turned upside down. The chief priests and the Pharisees felt as if they were struck by lightning when they heard about the devastating news that Jesus has risen from death; while Jesus' apostles were overwhelmed with great joy, when they received this heavenly news. The chief priests and the Pharisees knew what Jesus had openly told His disciples, that three days after His burial, He would rise again. But, aware of this prophecy, the chief priests and the Pharisees were careful put in place some measures. After the crucifixion they asked Pilate to have soldiers guard the sepulchre for three days
'for fear his disciples come and steal him away and tell the people 'He has risen from the dead'. Mt 27,64. The chief priests and the Pharisees 'made the sepulchre secure, putting seals on the stone and mounting a guard'. Mt 27, 66.
We don't know exactly what the soldiers had told the chief priests and the Pharisees about the resurrection of Jesus, but we are certain that the message the soldiers carried out to the public was not exactly what would have happened on the third night. The soldiers lied for a number of reasons. Firstly, it wasn't their free choice, but they had to lie to obey their orders. Secondly, they lied for payment; the chief priests and the Pharisees
'handed a considerable sum of money to the soldiers with these instructions. This is what you must say'. 'His disciples came during the night and stole him away while we were asleep' Mt 28, 11-12.
This statement itself is illogical: how could the soldiers know Jesus' disciples came and took His body away while they were asleep? If the noise had woken them, what would prevent the soldiers from retrieving Jesus' body and detaining the disciples? If a thief adopted a guerrilla technique, arrived and left as fast as they could, they could have left behind a trail of disaster. but, as the story unfolds, Jesus' body was simply missing. There was no trail of destruction. All that was left behind was the linen for wrapping the body, and it was nicely folded and put to one aside. No thief would show such kindness or have the spare time to do this.
Thirdly, the chief priests and the Pharisees promised to protect the soldiers from trouble for 'sleeping' on the job.
'Should the governor come to hear of this, we undertake to put things right with him ourselves and to see that you do not get into trouble, Mt 28,14.
The soldiers lied to receive their reward; while the chief priests and the Pharisees lived in fear. They lied to have Jesus crucified and continued to lie. Yet it was not enough for them to lie, it was even worse than that: they ordered their men to lie. Liars lived in fear because no one can separate lies and fear. They go together. Their fear was so great for them to bear they began to persecute those who dared to believe in the Resurrection of Jesus.
The Women who loved Jesus went to the tomb at dawn on the first day of the week. They told the apostles that Jesus' body was missing. The two apostles rushed to the tomb. This implied that they knew nothing about this sad news. The other two apostles were on their way home because their hope in following Jesus was shattered. This indicates that Jesus' apostles didn't steal His body as it was officially reported.
The choice for us is who to believe? Men or the women or the man in white? The soldiers lied for protection and reward. The women reported what they had seen and heard. They heard from the man in white who wondered.
'Why look among the dead for someone who is alive?' Lk 24,5.
Three days after the burial of Jesus, the mystery of His body still remained a mystery. What they had found was only the linen that wrapped His body. It nicely folded and left it on the tomb. No one had ever found His body because HE HAD RISEN.
Đức Thánh Cha:
Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Đáp. Amen.
Lời Nguyện Mở Đầu
Lạy Chúa Giêsu, vào ngày này được thánh hóa bởi cuộc thương khó của Chúa, chúng con dâng những lời cầu nguyện của chúng con lên với Chúa, với niềm xác tín rằng Chúa sẽ nghe lời cầu nguyện của chúng con.
Chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa là nguồn mạch cuộc sống của chúng con. Chúa đã tự gánh lấy những đau khổ của chúng con và nhờ thánh giá Chúa, Chúa đã cứu chuộc thế giới.
Chúng con tin rằng nhờ vết thương của Chúa mà chúng con được chữa lành, Chúa không bỏ rơi chúng con lúc gian truân, và Tin Mừng của Chúa là sự khôn ngoan đích thực.
Chúng con nhìn thấy cơ thể bị tra tấn của Chúa nơi rất nhiều anh chị em của chúng con; những bạo lực mà Chúa đã phải chịu đựng nơi những người bị bắt bớ; và nơi những đau đớn của những người đã chết, chúng con thấy Chúa bị bỏ rơi.
Lạy Chúa, Chúa đã chọn sống trong một gia đình, xin âu yếm nhìn đến gia đình chúng con, xin nghe những lời cầu nguyện của chúng con, xin lắng nghe những lời phàn nàn của chúng con, xin chúc phúc cho các kế hoạch và các quyết tâm của chúng con, xin đồng hành cùng chúng con trên đường lữ hành trần gian, xin trấn an chúng con trong những nghi ngờ hoang mang, xin an ủi những cảm xúc tổn thương của chúng con, xin cho chúng con can đảm để yêu, xin ban cho chúng con ân sủng của sự tha thứ, và làm cho tất cả các gia đình cởi mở với nhu cầu của những người khác.
Lạy Chúa Giêsu, bị đóng đinh và sống lại từ cõi chết, xin cho chúng con đừng để mình bị cướp đi hy vọng về một nhân loại mới, bầu trời mới và trái đất mới, nơi Chúa sẽ lau đi những giọt nước mắt trên những đôi mắt, nơi mà nỗi đau và sự tang tóc sẽ không còn nữa, vì những điều cũ sẽ qua đi và chúng con sẽ là một gia đình tuyệt vời trong ngôi nhà của tình yêu và hòa bình của Chúa.
Amen.
Chặng thứ Nhất
Thống khổ của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Giệtsimani. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện.” Rồi Người đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức.” Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Ábba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mc 14: 32-36)
Chúng con đây, cưới nhau mới được hai năm. Cuộc hôn nhân của chúng con chưa trải qua nhiều sóng gió. Đại dịch phức tạp một chút, nhưng chúng con rất vui. Tuần trăng mật của chúng con dường như là một kỳ trăng mật dài, bất chấp những cuộc cãi vã hàng ngày của chúng con. Bất chấp sự khác biệt của chúng con. Tuy nhiên, chúng con thường sợ hãi. Khi chúng con nghĩ về những cặp vợ chồng trong số những bạn bè của chúng con, những người đã không được như thế. Khi chúng con đọc trên báo chí rằng sự chia rẽ đang gia tăng. Khi họ nói với chúng con rằng chắc chắn chúng con sẽ chia tay vì đó là cách mọi thứ ngày nay sẽ diễn ra; đó là một vấn đề đã được thống kê. Khi chúng con cảm thấy cô đơn vì chúng con không hiểu nhau. Khi chúng con đấu tranh để chi tiêu cho đến cuối tháng. Khi chúng con cảm thấy giống như những người xa lạ sống dưới cùng một mái nhà. Khi chúng con thức dậy vào ban đêm và cảm thấy trong lòng mình gánh nặng và đau khổ vì “mồ côi”. Đó là bởi vì chúng con quên rằng chúng con là con trai và con gái Chúa. Vì chúng con nghĩ rằng hôn nhân và gia đình của chúng con chỉ phụ thuộc vào chúng con, vào sự cố gắng của chính chúng con. Chúng con đang dần nhận ra rằng hôn nhân không chỉ là một cuộc phiêu lưu lãng mạn; nó cũng là vườn Giệtsimani, trong đó có nỗi thống khổ mà chúng con cảm thấy khi bẻ thân xác của mình ra cho nhau.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trải qua nỗi sợ hãi và đau khổ.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã cầu nguyện trong giờ thử thách.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa kêu gọi chúng con canh thức và cầu nguyện cùng Chúa.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:Lạy Chúa Giêsu, giữa những cây ô liu yên bình, trong lời cầu nguyện, Chúa đã chấp nhận đau khổ cho chúng con thậm chí cho đến chết, và chết trên thập tự giá.
Xin hãy lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng con dành cho các cặp vợ chồng mới cưới. Xin Chúa giúp họ đối mặt với khó khăn khi kết hợp với Chúa và cho phép tất cả chúng con có thể ở lại với Chúa trong giờ phút thử thách.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Hai
Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị các môn đệ bỏ rơi
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Người còn đang nói, thì một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Đức Giêsu để hôn Người. Đức Giêsu bảo hắn: “Giuđa ơi, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?” Thấy việc sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh Người liền hỏi: “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không?” Thế rồi một người trong nhóm chém tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai bên phải. Đức Giêsu bảo người ấy: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm”. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết. (Mt 26: 52,56)
Lạy Chúa, chúng con ra đi truyền giáo gần mười năm trước, vì hạnh phúc riêng của chúng con thôi thì không đủ. Chúng con muốn cống hiến cuộc sống của mình cùng nhau, để những người khác cũng có thể trải nghiệm niềm vui đó. Chúng con cũng muốn bày tỏ tình yêu thương của Chúa Kitô cho những người không biết Ngài. Bất cứ nơi đâu. Cuộc sống trong cộng đồng và các hoạt động thường ngày của chúng con đã giúp chúng con nuôi dạy con cái của chúng con với một thái độ cởi mở đối với cuộc sống và thế giới. Tuy nhiên, điều đó thật không dễ dàng: chúng con không giấu giếm nỗi đau khổ và sợ hãi khi phải sống một cuộc sống gia đình đầy bấp bênh ở xa đất nước mình. Thêm vào đó là nỗi kinh hoàng của chiến tranh mà chúng con đã cảm thấy rất rõ ràng trong những ngày tháng này. Không dễ để sống chỉ bằng đức tin và đức ái, vì thường chúng con không phó thác hoàn toàn vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Đôi khi, đối mặt với nỗi đau đớn và đau khổ của một người mẹ đã chết trong lúc sinh nở khi bom rơi, hoặc của một gia đình bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc đói kém hoặc bất công, sự cám dỗ là đáp trả bằng gươm, chạy trốn, trở nên tuyệt vọng, từ bỏ và bỏ lại tất cả, nghĩ rằng nó không đáng để nỗ lực. Nhưng điều này có nghĩa là phản bội những người nghèo nhất trong anh chị em của chúng con, những người là xác thịt của Chúa trên thế giới và những người nhắc nhở chúng con rằng Chúa là Đấng Hằng Sống.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bị phản bội chỉ bằng một nụ hôn.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã bị các môn đệ bỏ rơi.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã trải qua sự cô đơn và tủi nhục.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đáp lại nụ hôn phản bội của Giuđa bằng tình yêu. Xin hãy lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin ban cho các gia đình truyền giáo ơn can đảm để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa. Xin giúp tất cả chúng con đáp lại cái ác bằng điều thiện, và trở thành những người kiến tạo hòa bình và hòa giải.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Ba
Chúa Giêsu bị Thượng Hội Đồng lên án
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Bấy giờ các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng tìm lời chứng buộc tội Đức Giê-su để lên án tử hình, nhưng họ tìm không ra. Vị thượng tế lại hỏi Người: “Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?” Đức Giêsu trả lời: “Phải, chính thế.” Tất cả đều kết án Ngài đáng chết. (Mc 14: 55,61-62,64)
Chúng con đính hôn chỉ được vài tháng; rồi cuộc sống ngăn cách chúng con lâu ngày, buộc chúng con phải nếm trải những khắc khoải của những trái tim chung nhịp đập từ xa. Vừa đoàn tụ, chúng con cưới ngay, trong sự vội vàng của những người đã mòn mỏi chờ đợi bấy lâu nay. Chúng con rời nhà của cha mẹ để tạo dựng một ngôi nhà của riêng mình. Chúng con bắt đầu cuộc hành trình của mình với tư cách là vợ chồng, với đầy những ước mơ và ảo tưởng của tuổi trẻ. Rồi cuộc sống đã cho chúng con thấy những giới hạn của chúng con và thay đổi những kỳ vọng của chúng con, dẫn chúng con đi trên một con đường khó khăn cho đến khi cuối cùng chúng con phải đối mặt với sự thật rằng chúng con sẽ không thể trở thành cha mẹ. Thông thường, chúng con thấy mình bị tổn thương bởi những lời bình luận và đánh giá tiêu cực. Chúng con đã được hỏi hàng ngàn lần, “Tại sao anh chị không có con?”, Như thể cuộc hôn nhân của chúng con và tình yêu của chúng con không đủ để tạo nên một gia đình. Chúng con đã phải chịu đựng bao nhiêu ánh mắt thiếu thiện cảm. Tuy nhiên, chúng con vẫn tiếp tục tiến về phía trước mỗi ngày, cùng nắm tay, cùng nhau quan tâm đến một cộng đồng những anh chị em và bạn bè mà trong thời gian cô đơn và xa cách, chúng con đã trở thành một mái ấm và một gia đình.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bị kết án bất công.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã phải chịu đựng những lời lẽ và lời buộc tội.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Dù vô tội, Chúa đã bị truy tố.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bị kết án một cách bất công. Xin hãy nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho các cặp vợ chồng không con có thể kiên trì, luôn nắm tay nhau, trong việc sống bí tích của tình yêu vợ chồng một cách trọn vẹn. Xin giúp tất cả chúng con chịu đựng nghịch cảnh bằng sự dịu dàng và mạnh mẽ.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Tư
Ông Phêrô chối Chúa Giêsu
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Ông Phêrô đang ở dưới sân, có một người tớ gái của thượng tế đi tới; thấy ông ngồi sưởi, cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với cái ông người Nadarét, ông Giêsu đó chứ gì!” Ông liền chối: “Tôi chẳng biết, chẳng hiểu cô muốn nói gì!” Bấy giờ có tiếng gà gáy. Ngay lúc đó, gà gáy lần thứ hai. Ông Phêrô sực nhớ điều Đức Giêsu đã nói với mình: “Gà chưa kịp gáy hai lần, thì anh đã chối Thầy đến ba lần.” Thế là ông oà lên khóc. (M 14: 66-68,72)
Khi kết hôn, chúng con nghĩ rằng mình chưa thể có con. Sau tuần trăng mật của chúng con, đứa con đầu tiên đến và nó đã thay đổi cuộc đời chúng con. Chúng con đã lên kế hoạch để thực hiện mọi thứ chậm hơn: tìm kiếm sự thành công trong công việc, đi du lịch, cố gắng sống như thể chúng con đã hẹn hò vĩnh viễn. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng con đang ngạc nhiên trước vẻ đẹp của món quà này, đứa trẻ thứ hai đã đến: một bé gái. Bây giờ, khi chúng con nhìn lại điều đó, những đứa con khác đã đến theo cùng một cách mà hầu như chúng con không nhận thấy. Còn ước mơ của chúng con thì sao? Chúng được định hình bởi các sự kiện. Sự thăng tiến nghề nghiệp của chúng con thì sao? Đã thay đổi bởi những sự thật của cuộc sống ập đến với chúng con. Và sau đó là nỗi sợ hãi rằng một ngày nào đó chúng con có thể bị cám dỗ để từ bỏ tất cả, giống như Phêrô, khi đối mặt với sự lo lắng, chán nản trước một khoản chi tiêu bất ngờ khác, hoặc lo lắng về những căng thẳng với con cái ở tuổi vị thành niên. Những mong muốn trước đây của chúng con đã nhường lại cho gia đình của chúng con. Chắc chắn là nó không dễ dàng, nhưng nó đẹp hơn vô cùng theo cách này. Và bất chấp những lo lắng của chúng con và những ngày đầy ắp công việc của chúng con, mà dường như luôn trôi qua quá nhanh, chúng con sẽ không bao giờ nghĩ đến việc quay trở lại.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lau khô nước mắt của Phêrô.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa tha thứ cho những người nhận mình là kẻ tội lỗi
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa thấu hiểu những nghi ngờ của chúng con.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa mở rộng vòng tay để đón nhận tất cả những ai cầu xin sự tha thứ. Xin hãy nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho các gia đình đông con có thể vui vẻ vượt qua bất cứ khó khăn nào mà họ có thể gặp phải, và tất cả chúng con có thể đứng dậy sau mỗi lần sa ngã.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Năm
Chúa Giêsu bị Philatô xét xử
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Ông Philatô lại hỏi: “Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do Thái?” Họ la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Ông Philatô lại hỏi: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?” Họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Philatô phóng thích tên Baraba, truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Người cho họ đóng đinh vào thập giá. (Mc 15: 12-15)
Con trai của chúng con đã bị phán xét trước khi nó đến với thế giới. Chúng con đã gặp các bác sĩ chăm sóc cuộc sống của đứa bé trong bụng mẹ, và các bác sĩ đã thông báo rõ ràng rằng tốt hơn hết là cậu bé ấy không nên chào đời. Khi chúng con lựa chọn cuộc sống, chúng con cũng bị phán xét. Chúng con được nói rằng: “Nó sẽ là gánh nặng cho anh chị và cho xã hội”. “Hãy đóng đinh nó”. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không làm gì sai. Sự phán xét của thế giới thường vội vàng và hời hợt đến dường nào, và có thể làm tổn thương chúng con dù chỉ trong nháy mắt. Chúng con chịu đựng sự xấu hổ vì khác biệt với người ta; quá thường chúng con chỉ khơi gợi được sự thương hại hơn là sự hiểu biết thực sự. Khuyết tật không phải là một huy hiệu hay một nhãn hiệu; thay vào đó nó là lớp áo của một linh hồn thường thích im lặng trước những phán xét bất công, không phải vì xấu hổ nhưng vì thương xót đối với những người thực hiện việc xét xử. Chúng con không tránh khỏi sự nghi ngờ và cám dỗ tự hỏi sẽ thế nào nếu mọi thứ diễn ra theo chiều hướng khác. Khuyết tật là một tình trạng; nó không xác định chúng con. Và linh hồn, nhờ ơn Chúa, không có rào cản.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nhìn kẻ thù bằng tình yêu thương.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã không sợ những người có thể giết chết cơ thể nhưng không giết được linh hồn.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa phán xét bằng tình yêu thương nhân hậu.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bị đánh giá trong mắt của thế giới. Xin lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con cho những gia đình có con cái đau khổ. Xin ban cho họ sự an ủi trong cuộc đấu tranh của họ. Mong tất cả chúng con hãy lựa chọn, trân trọng và yêu cuộc sống, luôn luôn và trong mọi tình huống.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Sáu
Chúa Giêsu bị đánh đòn và đội mão gai
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Philatô, sau khi cho lính đánh đòn Chúa Giêsu, đã cho đưa Người đi đóng đinh. Chúng khoác cho Người một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người. Rồi chúng bái chào Người: “Vạn tuế đức vua dân Do-thái!”Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Người, khạc nhổ vào Người, và quỳ gối bái lạy (Mc 15: 15.17-19)
Ngôi nhà của chúng con rộng lớn, không chỉ về không gian, mà hơn hết là sự giàu có của tình nhân loại mà nó chứa đựng. Từ đầu cuộc hôn nhân của chúng con, không bao giờ chỉ có hai chúng con. Ơn gọi của chúng con là chấp nhận đau khổ, như đã là, và vẫn là, chấp nhận mọi điều đáng buồn - ngay cả sau bốn mươi hai năm chung sống, ba đứa con ruột, chín đứa cháu và năm đứa con nuôi không đủ khả năng tự lập và có những vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Chúng con không xứng đáng có một cuộc sống đầy may lành như vậy. Những ai tin rằng việc bỏ rơi một người đau khổ là vô nhân đạo, đều thấy mình được Chúa Thánh Thần thúc đẩy để hành động chứ không thờ ơ và xa cách. Đau khổ đã thay đổi chúng con. Đau khổ đưa chúng con trở lại những gì là thiết yếu; nó sắp xếp các ưu tiên của cuộc sống theo thứ tự và nó khiến chúng con đánh giá cao phẩm giá của mỗi người nam nữ. Dọc theo con đường thập giá mà những người đang bị đày đọa và đóng đinh trong thế giới của chúng con trải qua, chúng con khám phá ra rằng ở bên cạnh họ và bên dưới sức nặng của thập giá của họ, rằng Vua đích thực là Đấng tự hiến mình và ban chính mình cho chúng ta như của ăn, cho thể xác và linh hồn.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã bị tổn thương về thể xác và tinh thần.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Mặc dù vô tội, Chúa đã trải qua đau khổ.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã bị sỉ nhục, chế nhạo và đầu mão gai trên đầu.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu đựng đau khổ và sự khinh miệt. Xin hãy nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho gia đình chúng con biết học cách chào đón những người đang đau khổ, và tất cả chúng con có thể chấp nhận trách nhiệm của mình quan tâm đến những người đang trải qua nỗi đau và nỗi buồn.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Bẩy
Chúa Giêsu vác thập giá
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Người mặc áo lại như trước. Sau đó, chúng dẫn Người đi để đóng đinh vào thập giá (Mc 15:20)
Một buổi sáng, như bao lần khác, vợ con đã bất tỉnh hai lần. Chúng con nhanh chóng đến bệnh viện và phát hiện ra một căn bệnh trong não của cô ấy đã và đang lây lan. Sau đó, phẫu thuật, phục hồi chức năng và tiếp tục chăm sóc. Ngày nay cuộc sống hàng ngày của chúng con đã hoàn toàn thay đổi. Chúa nói với chúng con qua những sự kiện mà chúng con không phải lúc nào cũng hiểu, nắm lấy chúng con và hướng dẫn chúng con phát triển bản thân tốt hơn. Vợ con có một công việc, một chức vụ, một “tấm áo” để mặc, và cô ấy bỗng thấy mình hoàn toàn thay đổi. Khỏa thân, vô phương tự vệ, bị đóng đinh. Cùng với cô ấy, con cũng thấy như thế. Chúng con đã từng là một trụ cột mà con cái chúng con biết rằng chúng có thể dựa vào. Hậu quả của căn bệnh này, của thập giá này là điều đó không còn như trước đây. Con gần như có thể nói rằng bây giờ, với đôi mắt hiện rõ nỗi đau, cô ấy giờ hoàn toàn là một người mẹ và một người vợ. Không rườm rà, nhưng trong sự đơn giản của cuộc sống mới, khó khăn hơn. Cảm giác bất lực, bị chèn ép bởi những lo lắng không ngừng, cũng đã buộc con, vốn rất ngoan cố tự hào, phải khám phá ra ở những gia đình khác món quà tuyệt vời mà họ có: những người cố gắng làm cho người khác cười, những người giúp nấu ăn, những người đưa trẻ em đi học giáo lý, những người lắng nghe, những người trao ban cái nhìn thấu hiểu và những người, mặc dù có những tình huống phức tạp không kém, vẫn thường xuyên quan tâm đến người khác.Lạy Chúa Giêsu, Chúa không tìm kiếm danh dự của thế gian.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa mang gánh nặng của tất cả những người nam nữ.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã đón nhận cây Thánh giá bằng gỗ nặng.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biến cái chết của Chúa trở thành một khí cụ mang lại một nguồn sống vô tận. Xin hãy lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho con cái biết quan tâm đến cha mẹ của chúng, xin dõi theo chúng với lòng từ ái, và xin cho tất cả chúng con có thể học hỏi từ Chúa niềm vui của tình yêu thương và sự tự hiến quảng đại.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Tám
Ông Simon người Kyrênê vác đỡ thánh giá Chúa
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu (Lc 23:26)
Chúng con đã nghỉ hưu cách đây hai năm, và khi chúng con bắt đầu suy nghĩ về cách sử dụng nguồn năng lượng mới tìm thấy của mình, chúng con biết rằng con rể của chúng con đã mất việc. Trong trận đại dịch, chúng con bất lực nhìn cuộc hôn nhân của con gái lớn trải qua giai đoạn khủng hoảng. Sau đó, cháu ngoại của chúng con bắt đầu mang lại cho ngôi nhà chúng con tràn ngập sự sống động và hỗn loạn - và không chỉ vào ngày Chúa Nhật - khi ba đứa con của chúng con còn nhỏ, tình hình không như thế đâu. Chúng con đặt một chiếc ghế trẻ em trong xe, và mua một chiếc bảng đen để ghi lại những cái hẹn của năm đứa cháu ngoại, phòng khi chúng con quên điều gì đó. Mặc dù chúng con không còn sức mạnh như trước đây, nhưng kinh nghiệm dày dặn của chúng con khiến chúng con tiếp cận cuộc sống một cách bình tĩnh hơn so với khi chúng con còn có năng lượng để hối hả chạy đôn chạy đáo. Chúng con cảm thấy sức nặng nơi thập giá của sự bất an về tương lai của gia đình và công việc. Vào thời điểm này của cuộc sống, khi chúng con tự nhiên lo lắng về sức mạnh xế bóng của chính mình và nỗi sợ hãi không thể phủ nhận về cái chết, một cây thập tự bất ngờ đã được đặt trên vai chúng con. Chúng con đang sống chậm lại và vào buổi tối, chúng con cười nhưng cũng thấy mình đang khóc với lòng trắc ẩn. Tuy nhiên, việc trở thành “bình dưỡng khí” cho gia đình của con cái chúng con là một món quà mang lại những cảm xúc mà chúng con đã có khi chúng còn nhỏ. Người ta không bao giờ ngừng làm mẹ và làm cha.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chịu đựng sức nặng của thập giá.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đặt chúng con dưới sự phán xét của thập giá Chúa.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa yêu cầu chúng con vác thập giá của mình và theo Chúa.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa kêu gọi chúng con mang vác gánh nặng cho nhau. Xin hãy lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho gia đình chúng con biết học hỏi để chia sẻ niềm vui và nỗi sợ hãi của nhau, cho tất cả chúng con biết thực hành tình huynh đệ chân chính.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Chín
Chúa Giêsu gặp những người phụ nữ thành Giêrusalem
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. (Lc 23: 27-28)
Bây giờ, gia đình chúng con có bốn người. Trong nhiều năm, chúng con chỉ có hai người, và chúng con phải đối mặt với thập giá của sự cô đơn và nhận ra rằng chúng con sẽ trở thành cha mẹ theo một cách khác xa với những gì chúng con luôn tưởng tượng. Con nuôi là câu chuyện về một cuộc đời được đánh dấu bằng nỗi đau mất mát được chữa lành bằng sự chấp nhận. Nhưng nỗi đau không bao giờ lành hoàn toàn. Nhận con nuôi là một cây thánh giá mà cha mẹ và con cái cùng nhau gánh trên vai, vác nó, cố gắng xoa dịu nỗi đau nhưng cũng ôm ấp nó như một phần cuộc đời của đứa trẻ. Tuy nhiên, con vẫn đau lòng khi chứng kiến những đứa trẻ đau khổ vì quá khứ của chúng. Thật đau đớn khi cứ cố gắng yêu thương họ mà không tạo ra vết lõm trong nỗi đau của họ. Chúng con đã nhận nuôi một đứa nữa. Tuy nhiên, mỗi ngày, chúng con thức dậy và biết rằng điều đó thật đáng giá; rằng mọi nỗ lực của chúng con không vô ích; rằng thập tự giá này, vì tất cả nỗi đau của nó, ẩn chứa một hạnh phúc bí mật.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nhận được cái nhìn của các phụ nữ thành Giêrusalem.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã rửa sạch nước mắt của mọi người và an ủi trái tim của họ.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã can đảm chịu đựng con đường thập tự giá.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đi gặp cây thánh giá với đôi mắt mở và trái tim sẵn sàng. Xin hãy nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho cha mẹ và con nuôi của họ có thể phát triển cùng nhau như những gia đình chào đón và tất cả chúng con đều giúp mang lại niềm vui cho người lân cận.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Mười
Chúa Giêsu bị đóng đinh
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.
Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!” Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!” Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do Thái.” (Lc 23: 33-38)
Chúng con là một bà mẹ hai đứa con. Hơn bảy năm nay, chúng con là một chiếc ghế có ba chân thay vì bốn chân: tốt và đẹp, dù có một chút bất ổn. Mỗi gia đình, ngay cả những nơi lệch lạc, tổn thương, xa lạ và không trọn vẹn nhất, đều tìm thấy ý nghĩa sâu xa nhất của nó bên dưới thập giá. Gia đình của chúng con cũng vậy. Chúng con đã trải nghiệm được, dù không phải là không có nước mắt và đau đớn, rằng Chúa Giêsu, ôm lấy gỗ thập tự giá, nhìn chúng con và không bao giờ bỏ rơi chúng con.Tình yêu của Ngài không chỉ đơn giản là tình yêu chung chung của một Đấng sáng tạo dành cho những sinh vật của mình. Ngài cũng tiến cử cho chúng con một người bạn, một người mẹ, một người con trai, một người anh em. Và cũng tiến cử cho chúng con một Giáo hội, mà bất chấp tất cả những lỗi lầm của mình, vẫn dang rộng một bàn tay và cho dù xem ra bất khả thi nhưng đôi khi lại mang gánh nặng cho chúng con, cho phép chúng con thỉnh thoảng lấy lại hơi thở. Tình yêu nhân lên gấp bội vì nó được ban tặng một cách nhưng không, ngay cả những lúc con bị cám dỗ đặt câu hỏi: “Nếu Ngài đã cứu người khác… nếu Ngài là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, là Đấng được chọn”, thì sao Ngài đã không cứu chồng con? Nhưng những vết thương trên thập giá của Chúa Giêsu trở thành kho báu, là nguồn gốc của những mối dây liên kết và những mối quan hệ mới và gần gũi hơn. Tình yêu trở thành hiện thực, bởi vì, trong vực thẳm của nỗi đau và giữa những khó khăn của chúng con, chúng con biết rằng chúng con không bị bỏ rơi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dang tay trên thập giá.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã không cứu chính mình để cứu chúng con.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã tha thứ cho những kẻ giết Chúa.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, với cánh tay của Chúa dang rộng trên thập tự giá, Chúa ôm lấy tất cả những người cô đơn hoặc bị bỏ rơi. Xin hãy lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin cho các gia đình đang phải chịu cảnh mất cha mất mẹ có thể biết sự gần gũi của Chúa trong nỗi buồn của họ, và cho tất cả chúng con có thể học cách khóc với những người khóc.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu hứa Thiên Đàng cho người trộm lành
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Một trong hai người tội phạm thưa với Đức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23: 33,42-43)
Đến bây giờ chúng con mới có thể cười khi nhớ lại tất cả những kỳ vọng mà chúng con đã dành cho con trai mình. Chúng con đã nuôi dạy cháu thành một người hạnh phúc và có một cuộc sống viên mãn. Chúng con đã hy vọng rằng cháu sẽ đi theo bước chân của ông mình. Vâng, có lẽ, chúng con muốn có một cuộc sống rất khác cho cháu: một gia đình, một công việc, những đứa con, những đứa cháu. Nói tóm lại, một cuộc sống “bình thường”. Chúng con đã sống cuộc đời của cháu vì cháu. Nhưng rồi Chúa đến và Chúa làm đảo lộn mọi thứ. Chúa đã quét sạch ước mơ của chúng con vì một điều gì đó lớn lao hơn. Chúa đã chắc chắn rằng cuộc sống của cháu không thể đi theo con đường thông thường và Chúa đã gọi cháu cho chính Ngài. Nhưng tại sao? Tại sao lại là cháu? Tại sao lại là con trai của chúng con? Lúc đầu, chúng con đã không đón nhận điều đó. Chúng con đã tranh luận với cháu. Chúng con đã quay lưng lại với cháu. Chúng con tin rằng sự lạnh nhạt của chúng con sẽ khiến cháu lùi bước. Chúng con cố gắng gieo rắc nghi ngờ trong tâm trí cháu rằng có lẽ cháu đang đi sai đường, giống như hai tên trộm đó. Nhưng chúng con nhận ra rằng không ai có thể chiến đấu với Chúa. Chúng con là một cốc nước và Chúa là biển. Chúng con là một tia lửa và Chúa là ngọn lửa. Và bây giờ, giống như tên trộm lành, chúng con cũng yêu cầu Chúa nhớ đến chúng con khi Chúa vào Vương quốc của Ngài.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chết như một tội phạm.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã biến cây thánh giá thành một chiếc ngai vàng của hoàng gia.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã mở ra cho chúng con cánh cửa thiên đường đã mất.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã tiết lộ cho chúng con những bí ẩn về vương quốc của Chúa, nơi người vĩ đại nhất là người phục vụ. Xin hãy lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con. Xin hướng dẫn cha mẹ khuyến khích ơn gọi của con cái họ và giúp tất cả chúng con trở thành môn đệ trung thành của Chúa.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu phó Mẹ Người cho người môn đệ yêu dấu
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Clêôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.(Ga 19: 25-27)
Có năm người trong gia đình chúng con: con, chồng con và ba đứa con của chúng con. Năm năm trước, cuộc sống trở nên phức tạp. Một chẩn đoán khó có thể chấp nhận được, một dạng ung thư đang hiển hiện từng phút trên khuôn mặt của đứa con gái út của chúng con. Một căn bệnh không ngăn được cô ấy mỉm cười, nhưng lại khiến sự bất công khủng khiếp mà chúng con đang trải qua càng thêm đau đớn. Sau đó, xát thêm muối vào vết thương, chồng con đột ngột qua đời sau sáu năm chung sống, khiến chúng con rơi vào khoảng thời gian cô đơn tột cùng, hai năm sau đó, chúng con lại tiễn đứa con gái út xuống mồ. Năm năm đã trôi qua kể từ khi bắt đầu biến cố này, mà chúng con hoàn toàn không thể nắm bắt được một cách hợp lý, nhưng chúng con chắc chắn rằng Chúa đã và đang tiếp tục hiện diện trong thập giá vĩ đại này. “Thiên Chúa không kêu gọi những ai mạnh mẽ, nhưng Ngài củng cố những ai Ngài kêu gọi”. Đó là những gì một nữ tu đã nói với chúng con vào một ngày nọ, và những lời đó đã thay đổi cách nhìn của chúng con về cuộc sống trong những năm gần đây. Sự giả dối lớn nhất mà chúng con phải đấu tranh là suy nghĩ cho rằng chúng con không còn là một gia đình. Con không biết có cách nào khác để đối phó với nỗi buồn và nỗi đau nhức nhối của mình, ngoài việc phó thác vào Chúa, Đấng đi bên cạnh con trong cuộc hành trình trần thế này. Nhiều lần, trong các buổi hóa trị của con gái mình, con cảm thấy mình giống như Đức Maria bên dưới cây thánh giá; và chính kinh nghiệm đó khiến con cảm thấy hôm nay - dù chỉ là một chút - giống như mẹ của Chúa con.Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết nỗi đau của tình yêu.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã không để cho cái chết nói lời cuối cùng.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã trao cho chúng con Mẹ của chính Chúa như một bảo chứng.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa đã cho chúng con Mẹ của Chúa và phó chúng con cho sự chăm sóc của Đức Mẹ. Xin hãy nghe lời cầu nguyện của chúng con.
Xin cho các gia đình đang trải qua cái chết của một đứa trẻ có thể trân trọng ân sủng nhận được trong món quà của cuộc sống của họ. Cầu xin cho tất cả chúng con, được củng cố bởi Thánh Linh, để phù hợp với thánh ý Ngài.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Mười Ba
Chúa Giêsu chết trên thập tự giá
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Êlôi, Êlôi, lama xabácthani!” Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Êlia có đến đem hắn xuống không.” Đức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi trút hơi thở cuối cùng. (Mc 15: 34,36-37)
Chết chóc ở khắp mọi nơi. Cuộc sống dường như mất đi giá trị của nó. Mọi thứ thay đổi trong vài giây. Cuộc sống của chúng con, những ngày của chúng con, tuyết mùa đông vô tư, đưa lũ trẻ đến trường, đi làm, những cái ôm, tình bạn... mọi thứ. Mọi thứ bỗng nhiên mất đi ý nghĩa và giá trị. “Ngài đang ở đâu? Chúa đang trốn ở đâu? Chúng con muốn cuộc sống của chúng con trở lại như trước. Tại sao tất cả những điều này xảy ra? Chúng con đã làm gì sai? Tại sao Chúa từ bỏ chúng con? Tại sao Chúa từ bỏ dân tộc của chúng con? Tại sao Chúa lại phân rẽ gia đình của chúng con như thế này? Tại sao chúng con không còn khao khát ước mơ và tiếp tục sống? Tại sao vùng đất của con lại trở nên tối tăm như Golgotha?” Chúng con không còn nước mắt. Sự tức giận đã nhường chỗ cho sự cam chịu. Lạy Chúa, chúng con biết rằng Chúa yêu thương chúng con, nhưng chúng con không cảm nhận được tình yêu này và nó đẩy chúng con đến chỗ tuyệt vọng. Chúng con thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy hạnh phúc trong một vài khoảnh khắc, nhưng sau đó chúng con đột nhiên nghĩ rằng sẽ khó khăn như thế nào để bản thân có thể chấp nhận tất cả những hiện thực này. Chúa ơi, Chúa đang ở đâu? Xin hãy nói chuyện với chúng con giữa sự im lặng của chết chóc và chia rẽ, và dạy chúng con trở thành những người kiến tạo hòa bình, những người anh chị em và xây dựng lại những gì bom đạn đã cố gắng phá hủy.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu chúng con đến cùng.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Khi chết đi, Chúa đã hủy diệt sự chết.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Khi thở hơi cuối cùng, Chúa đã cho chúng con cuộc sống.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, cạnh sườn Chúa bị lưỡi đòng đâm thâu qua đã trở thành nguồn hòa giải cho tất cả các dân tộc. Xin hãy lắng nghe lời cầu nguyện khiêm tốn của chúng con. Xin cho các gia đình bị tàn phá bởi nước mắt và máu có thể tin vào sức mạnh của sự tha thứ và làm cho tất cả chúng con trở thành những người kiến tạo hòa bình và hòa hợp.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Chặng thứ Mười Bốn
Táng xác Chúa Giêsu trong ngôi mộ
Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô
Vì Chúa đã dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ.
Ông Giuse lấy tấm vải gai sạch mà liệm, và đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông. Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về. Còn bà Maria Mađalêna và một bà khác cũng tên là Maria ở lại đó, quay mặt vào mồ.(Mt 27: 59-61)
Bây giờ chúng con ở đây. Chúng con đã chết với quá khứ của chúng con. Chúng con muốn sống trên mảnh đất của chính mình nhưng chiến tranh đã ngăn cản điều đó. Thật khó cho một gia đình khi phải lựa chọn giữa ước mơ và tự do của mình, giữa hy vọng và sự sống còn. Chúng con ở đây sau những chuyến đi mà chúng con đã chứng kiến cái chết của những phụ nữ và trẻ em, bạn bè, anh chị em. Chúng con ở đây, những người sống sót. Chúng con được coi là gánh nặng. Ở nhà, chúng con quan trọng, nhưng ở đây chúng con chỉ là những con số, những danh mục và thống kê. Tuy nhiên, chúng con không chỉ là những người di cư. Chúng con là những con người. Chúng con đến đây vì lợi ích của con cái chúng con. Mỗi ngày chúng con chết vì con cái mình để chúng có thể sống một cuộc sống bình thường, không bom đạn, không đổ máu, không bắt bớ. Chúng con là người Công Giáo nhưng thậm chí điều này dường như ít quan trọng hơn thực tế là chúng con là người di cư. Nếu chúng con không bỏ cuộc, đó là vì chúng con biết rằng một ngày nào đó tảng đá lớn ở lối vào của lăng mộ sẽ được lăn qua một bên.Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã được hạ xuống khỏi thập tự giá bởi những đôi tay nhân từ.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa đã được chôn cất trong ngôi mộ mới của Ông Giuse thành Arimathêa.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Chúa không phải chịu sự băng hoại trong ngôi mộ.
Đáp: Xin ban bình an cho chúng con.
Tất cả cùng đọc:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa xuống địa ngục để giải thoát Adong và Êvà cùng con cháu họ khỏi sự giam cầm từ ngàn xưa. Xin hãy lắng nghe những lời cầu nguyện của chúng con dành cho gia đình của những người di cư. Xin Chúa giải cứu họ khỏi nỗi đau chết chóc của sự cô lập, và cho phép tất cả chúng con có thể nhìn thấy Chúa nơi mọi người, trong mỗi người anh chị em yêu quý của chúng con.
Chúa là Đấng hằng sống, hằng trị đến muôn đời.
Đáp: Amen.
Lời cầu nguyện cuối cùng của Đức Thánh Cha:
Lạy Chúa là Cha nhân từ, Chúa làm cho mặt trời của Chúa mọc trên cả người lành, kẻ dữ. Xin đừng bỏ rơi công việc tay Chúa, mà Chúa đã không do dự để Con trai duy nhất của Chúa, được sinh ra bởi Đức Nữ Đồng Trinh nữ và bị đóng đinh dưới thời Quan Phongxiô Philatô.
Chúa đã chết và táng trong lòng đất. Ngài đã từ kẻ chết sống lại vào ngày thứ ba, và xuất hiện với bà Maria Mađalêna, với Thánh Phêrô, các Tông đồ và các môn đệ khác.
Chúa sống mãi mãi trong Giáo Hội thánh thiện, là nhiệm thể sống động của Chúa trên thế giới.
Xin Chúa soi sáng các gia đình của chúng con bằng ngọn đèn của Tin Mừng, thắp sáng niềm vui và nỗi buồn, cuộc đấu tranh và hy vọng của chúng con:
Xin cho mọi nhà phản chiếu khuôn mặt của Giáo hội, mà luật tối cao là tình yêu.
Xin tuôn tràn Thánh Linh của Chúa để giúp chúng con gạt sang một bên con người cũ, bị băng hoại bởi những đam mê hão huyền.
Hãy quấn lấy chúng con trong con người mới, được tạo ra trong sự công bằng và thánh thiện.
Hãy nắm lấy tay chúng con, như một người Cha, kẻo chúng con lạc khỏi Chúa.
Hãy hướng trái tim nổi loạn của chúng con về thánh tâm của Chúa, để chúng con có thể học cách theo đuổi các kế hoạch hòa bình.
Xin truyền cảm hứng để các đối thủ biết bắt tay, và nếm trải sự tha thứ lẫn nhau.
Hãy tước bỏ vũ khí của người anh em đã giơ lên chống lại anh em, để nơi nào có hận thù, hòa hợp có thể nảy nở.
Xin cho chúng con đừng bao giờ hành động như kẻ thù của thập giá của Chúa Kitô, để chúng con có thể chia sẻ vinh quang của sự phục sinh của Chúa.
Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa, trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, đến muôn đời. Amen.
Source:Holy See Press Office
Nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Phần Lan đã lên án hành vi của Nga đối với dân thường trong cuộc xâm lược Ukraine và kêu gọi Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa “hãy thức tỉnh và lên án những tội ác này”.
Đức Tổng Giám Mục Leo Makkonen cho biết: “Ban lãnh đạo của Giáo Hội Chính thống Nga cho đến nay vẫn đứng về phía lãnh đạo nhà nước để chúc phúc cho cuộc chiến này và thậm chí coi đây là một cuộc 'thánh chiến' hợp pháp. Bây giờ là thời điểm cấp bách nhất để Giáo hội ở Nga nhận ra rằng họ đã lầm đường lạc lối.”
“Tôi trực tiếp kêu gọi Thượng phụ Mạc Tư Khoa, Kirill: Ông hãy nhớ những lời ông hứa trước Chúa với tư cách là một giám mục và một Thượng Phụ. Chúng phải giải trình trước Đấng Toàn Năng trong ngày phán xét. Vì Chúa, hãy thức tỉnh và lên án tội ác này”.
Nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Phần Lan đã đưa ra lập trường trên sau khi Kirill đã gây thêm kinh ngạc cho thế giới khi cử hành một buổi lễ cầu nguyện cho binh lính Nga vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Tư, trong đó ông kêu gọi họ bảo vệ đất nước của mình “vì chỉ có người Nga mới có thể” bảo vệ được nước Nga.
Tại Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang được trang hoàng lộng lẫy được khai trương cách đây hai năm ở Kubinka, ngoại ô Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill nói với một nhóm quân nhân và nữ quân nhân rằng Nga là một quốc gia “yêu chuộng hòa bình” và đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh.
“Chúng tôi tuyệt đối không gây chiến hay làm bất cứ điều gì có thể gây tổn hại cho người khác”, Thượng Phụ Kirill, một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin nói.
“Nhưng chúng ta đã được nuôi dưỡng trong suốt lịch sử của mình để yêu quê hương đất nước. Và chúng ta sẽ sẵn sàng bảo vệ nó, vì chỉ có người Nga mới có thể bảo vệ đất nước của mình”.
Sự ủng hộ của ông đối với cuộc can thiệp quân sự, trong đó hàng nghìn binh sĩ và dân thường Ukraine đã thiệt mạng, đã khiến một số người trong Giáo Hội Chính thống giáo trong nước cũng như các nhà thờ ở nước ngoài có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscow tức giận.
Lời tuyên bố của Thượng Phụ Kirill cho rằng Nga là quốc gia “yêu chuộng hòa bình” diễn ra trong bối cảnh thế giới bàng hoàng trước vụ thảm sát kinh hoàng ở thị trấn Bucha do quân Nga gây ra. Xác người nằm la liệt trên đường phố, tay bị trói giật ra sau và họ bị bắn đằng sau ót. Ít nhất 410 thi thể đã được tìm thấy. Nhiều người bị xô xuống hố chôn tập thể. Nhiều phụ nữ chết trần truồng chứng tỏ họ đã bị hiếp dâm trước khi bị giết chết.
Source:Catholic World News
Bức thư bày tỏ “mối quan tâm ngày càng tăng của chúng tôi về bản chất của toàn bộ Tiến Trình Công Nghị của Đức,” mà những người ký tên cho rằng đã dẫn đến sự lầm lạc và hoang mang về giáo huấn của Giáo hội và dường như tập trung nhiều hơn vào ý muốn của con người hơn là thánh ý của Thiên Chúa.
“Không lắng nghe Chúa Thánh Thần và Tin Mừng, các hành động của Tiến Trình Công Nghị làm suy yếu uy tín của thẩm quyền Giáo Hội, bao gồm cả quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; Nhân học Kitô giáo và luân lý tình dục; và độ tin cậy của Kinh thánh,” lá thư viết.
“Trong khi trình bày một lượng lớn các ý tưởng và từ vựng tôn giáo, các tài liệu về Tiến Trình Công Nghị Đức dường như phần lớn không được lấy cảm hứng từ Kinh thánh và Truyền thống - mà đối với Công đồng Vatican II, là 'một kho tàng thiêng liêng duy nhất của Lời Chúa' – nhưng được lấy từ các phân tích xã hội học và chính trị đương đại, bao gồm cả ý thức hệ giới tính.”
“Họ nhìn Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội qua lăng kính của thế giới hơn là qua lăng kính của những chân lý được mạc khải trong Kinh thánh và Truyền thống có thẩm quyền của Giáo hội.”
Bức thư đã được công bố hôm thứ Ba 12 tháng Tư. Những người ký ban đầu bao gồm 49 giám mục Hoa Kỳ. 19 vị khác đến từ Phi Châu, trong đó có đến 14 vị từ Tanzania. Những người tổ chức bức thư đã cung cấp một địa chỉ email - Epcopimundi2022@gmail.com - mà các giám mục khác có thể sử dụng để thêm tên của các ngài vào tài liệu.
Những người ký tên ban đầu trong tài liệu bao gồm các giám mục nổi tiếng như Đức Hồng Y Raymond Burke, Đức Hồng Y George Pell, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, và Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver.
Tháng 5 vừa qua, Đức Giám Mục Aquila đã công bố một bài bình luận dài 15 trang của riêng mình về văn bản đầu tiên của Tiến Trình Công Nghị, trong đó ngài nói rằng Tiến Trình Công Nghị Đức đưa ra những đề xuất “không thể chấp nhận được” về những thay đổi đối với giáo huấn của Giáo hội. “Các giám mục Đức đang gieo rắc sự bối rối cho toàn thể Giáo hội và điều này sẽ khiến mọi giám mục lo lắng,” ngài nói trong một tuyên bố liên quan đến lá thư vừa được công bố của các giám mục thế giới.
Một giám mục khác đã ký vào bức thư, Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois, đã đưa ra tuyên bố sau: “Tiến Trình Công Nghị Đức đã đi xa khỏi con đường của tính đồng nghị đích thực và đã tự đối lập với các chân lý đức tin Công Giáo của chúng ta như đã dạy qua các thế kỷ từ Kinh thánh và Truyền thống. Với tinh thần sửa sai huynh đệ và sự hợp nhất với các giám mục từ khắp nơi trên thế giới, tôi khuyến khích các Giám mục Đức quay trở lại với niềm tin đích thực như Chúa Giêsu Kitô đã trao cho chúng ta”.
Chủ tịch hội đồng giám mục Công Giáo Ba Lan và các giám mục Bắc Âu cũng bày tỏ quan ngại tương tự. Nhóm thứ hai đã đưa ra một bức thư ngỏ cảnh báo chống lại điều mà các ngài gọi là “đầu hàng theo tinh thần thời đại” và “làm nghèo đi nội dung đức tin của chúng ta”.
Chân lý được Thiên Chúa mạc khải không thể thay đổi
Phương thức Tiến Trình Công Nghị Đức là một quá trình kéo dài nhiều năm gây tranh cãi, quy tụ các giám mục và giáo dân của Đức để thảo luận về cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội, luân lý tình dục, chức tư tế và vai trò của phụ nữ.
Tiến Trình Công Nghị này bao gồm các giám mục Đức, 69 thành viên của Ủy ban Trung ương Giáo dân rất có quyền lực của người Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, và đại diện của các bộ phận khác trong Giáo hội Đức.
Vào tháng Hai, Tiến Trình Công Nghị đã bỏ phiếu ủng hộ các dự thảo văn bản kêu gọi chúc lành cho các kết hiệp đồng tính và thay đổi Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính luyến ái.
Gần đây hơn, trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 31 tháng 3, Đức Hồng Y Reinhard Marx đã khẳng định rằng giáo lý của Giáo lý về đồng tính luyến ái là “không có cơ sở” và “người ta được phép nghi ngờ những gì sách giáo lý nói”.
Bức thư dài 859 không sa đà vào chi tiết những thay đổi cụ thể đối với giáo huấn của Giáo hội mà Tiến Trình Công Nghị Đức đòi hỏi. Thay vào đó, bức thư chỉ trích rộng rãi đường lối của Tiến Trình Công Nghị và nội dung của các tài liệu dự thảo của nó. Bức thư lập luận rằng “Một sai lầm đáng kể”, trong những văn bản này, là thay vì thể hiện “niềm vui của Tin Mừng,” chúng mang dấu hiệu “chỉ trích một cách ám ảnh và có cái nhìn hướng nội” trong một quá trình quan liêu chủ yếu tập trung vào một cái gì đó khác hơn là phần rỗi của các linh hồn.
Bức thư nhận xét rằng, “Về mặt tác dụng Tiến Trình Công Nghị thể hiện sự phục tùng và vâng lời đối với thế giới và các ý thức hệ hơn là đối với Chúa Giêsu Kitô với tư cách là Chúa và là Đấng Cứu thế.”
Lưu ý rằng tự do đích thực không giống như “quyền tự chủ”, và lương tâm của một người không xác định sự thật, bức thư lập luận rằng Tiến Trình Công Nghị đã lạc xa thực tế rằng một “lương tâm Kitô được hình thành đúng đắn vẫn phải tuân theo sự thật về bản chất con người và các chuẩn mực của lối sống công chính do Thiên Chúa mạc khải và được Giáo hội của Chúa Kitô dạy bảo. “
Bức thư viết, “Chúa Giêsu là sự thật, là Đấng giải thoát chúng ta (Ga 9).”
Tương tự như vậy, liên quan đến các câu hỏi về việc điều hành của Giáo hội thể chế, lá thư kêu gọi các giám mục Đức nhớ rằng “việc cải cách các cấu trúc hoàn toàn không giống như việc hoán cải trái tim.”
Trong khi thừa nhận rằng “sự thúc đẩy” để cải cách và đổi mới Giáo hội “là điều đáng ngưỡng mộ và không bao giờ nên sợ hãi”, bức thư lưu ý rằng “Lịch sử Kitô Giáo chứa đầy những nỗ lực có thiện ý nhưng đã đánh mất nền tảng của chúng nơi Lời Chúa, nơi một cuộc gặp gỡ trung thành với Chúa Giêsu Kitô, nơi sự lắng nghe thực sự Chúa Thánh Thần, và nơi sự phục tùng ý chí của chúng ta theo thánh ý Chúa Cha. “
“Vì họ không để ý đến những lời của Chúa Giêsu,” Ngoài Thầy ra, anh em không thể làm gì được “(Ga 15: 5), nên chúng đã ra vô hiệu và làm hỏng cả sự hiệp nhất và sức sống Tin Mừng của Giáo Hội”
“Con đường Tiến Trình Công Nghị của Đức có nguy cơ dẫn đến chính xác một con đường bế tắc như thế.”
Source:Catholic News Agency
Theo tin CNA ngày 11 tháng Tư năm 2022, hơn 70 Giám mục khắp thế giới đã công bố một "lá thư ngò huynh đệ" gửi các giám mục Đức, cảnh cáo họ rằng các thay đổi đối với giáo huấn của Giáo Hội do Con đường Thượng hội đồng Đức đề xuất có thể dẫn đến ly giáo. Sau đây là nguyên văn lá thư trên dựa theo bản tiếng Anh
Thư ngỏ Huynh đệ gửi Các Giám mục Anh em ở Đức,
Ngày 11 tháng 4, 2022
Trong thời đại truyền thông hoàn cầu nhanh chóng, các biến cố ở một quốc gia chắc chắn sẽ tác động đến đời sống giáo hội ở các nơi khác. Do đó, tiến trình “Con đường Thượng hội đồng”, hiện đang được người Công Giáo ở Đức theo đuổi, có ý nghĩa đối với Giáo hội trên toàn thế giới. Điều này bao gồm các Giáo hội địa phương mà chúng tôi chăn dắt và nhiều tín hữu Công Giáo mà chúng tôi chịu trách nhiệm.
Trong bối cảnh trên, các biến cố ở Đức buộc chúng tôi phải bày tỏ mối quan tâm ngày càng tăng của chúng tôi về bản chất của toàn bộ diễn trình “Con đường Thượng hội đồng” của Đức và nội dung của các tài liệu khác nhau của nó. Các nhận định của chúng tôi ở đây cố ý ngắn gọn. Chúng là lý do xác đáng, và chúng tôi đặc biệt khuyến khích, cho việc khai triển chi tiết hơn (chẳng hạn Thư ngỏ gửi các Giám mục Công Giáo trên thế giới của Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila) từ các giám mục riêng lẻ. Tuy nhiên, tính cấp thiết của những nhận xét chung của chúng tôi bắt nguồn từ thư gửi tín hữu Rôma 12, và đặc biệt là lời cảnh cáo của Thánh Phaolô: Đừng tuân theo thế gian này. Và sự nghiêm trọng của các nhận xét này bắt nguồn từ sự mơ hồ mà Con đường Thượng hội đồng đã và tiếp tục gây ra, và tiềm năng dẫn đến ly giáo trong đời sống Giáo hội chắc chắn sẽ xẩy ra.
Nhu cầu cải cách và đổi mới cũng lâu đời như chính Giáo hội. Ở gốc rễ của nó, sự thôi thúc này là đáng ngưỡng mộ và không bao giờ nên sợ hãi. Nhiều người trong số những người tham gia vào tiến trình Con đường Thượng hội đồng chắc chắn là những người có nhân cách trổi vượt. Tuy nhiên, lịch sử Kitô giáo luôn rải rác đó đây những cố gắng có chủ đích tốt nhưng đánh mất nền tảng của chúng trong Lời Chúa, trong cuộc gặp gỡ trung thành với Chúa Giêsu Kitô, trong sự lắng nghe Chúa Thánh Thần thực sự, và trong việc bắt ý chí ta phục tùng thánh ý Chúa Cha. Những cố gắng thất bại này đã làm ngơ sự hợp nhất, kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích lũy của Tin mừng và của Giáo hội. Vì chúng không lưu ý đến lời của Chúa Giêsu, “Ngoài Thầy ra, các con chẳng làm được gì” (Ga 15: 5), nên chúng đã vô hiệu và làm hư hại cả sự hiệp nhất và sức sống Tin Mừng của Giáo Hội. Con đường Thượng hội đồng của Đức có nguy cơ dẫn đến chính ngõ cụt như thế.
Với tư cách là giám mục anh em của anh em, mối quan tâm của chúng tôi bao gồm nhưng không giới hạn ở những điều sau:
1. Không lắng nghe Chúa Thánh Thần và Tin mừng, các hành động của Con đường Thượng hội đồng làm suy yếu tính khả tín của thẩm quyền Giáo hội, bao gồm cả thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô; nhân học và luân lý tình dục Kitô giáo; và tính đáng tin cậy của Kinh thánh.
2. Trong khi chúng biểu lộ một lớp gỉ các ý tưởng và từ vựng tôn giáo, các tài liệu về Con đường Thượng hội đồng Đức dường như phần lớn được truyền cảm hứng không phải từ Kinh thánh và Truyền thống – những nguồn, đối với Công đồng Vatican II, là "một kho tàng thiêng liêng duy nhất của Lời Chúa" - nhưng từ việc phân tích xã hội học và chính trị đương thời, bao gồm cả phái tính, các ý thức hệ. Chúng nhìn Giáo hội và sứ mệnh của Giáo hội qua lăng kính thế gian hơn là qua lăng kính những sự thật được mạc khải trong Kinh thánh và Truyền thống có thẩm quyền của Giáo hội.
3. Nội dung của Con đường Thượng hội đồng dường như cũng diễn giải lại, và do đó làm giảm đi, ý nghĩa của tự do Kitô giáo. Đối với Kitô hữu, tự do là kiến thức, sự sẵn lòng và khả năng làm điều đúng đắn. Tự do không phải là "quyền tự chủ". Tự do chân chính, như Giáo hội dạy, gắn liền với chân lý và được sắp xếp cho sự tốt lành và cuối cùng là hạnh phước. Lương tâm không tạo ra sự thật, lương tâm cũng không phải là vấn đề của sở thích cá nhân hay sự tự khẳng định. Lương tâm được đào tạo đúng đắn của Kitô hữu luôn tuân theo sự thật về bản tính con người và các qui tắc sống công chính do Thiên Chúa mạc khải và được Giáo hội của Chúa Kitô dạy dỗ. Chúa Giêsu là sự thật, Đấng giải thoát chúng ta (Ga 8).
4. Niềm vui Tin Mừng - điều thiết yếu đối với đời sống Kitô hữu, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhấn mạnh - dường như hoàn toàn vắng bóng trong các cuộc thảo luận và văn bản của Con đường Thượng hội đồng, một thiếu sót đáng kể đối với nỗ lực tìm kiếm sự canh tân bản thân và giáo hội.
5. Diễn trình Con đường Thượng hội đồng, ở hầu hết mọi bước, là công việc của các chuyên gia và ủy ban: nặng tính bàn giấy, phê phán một cách đầy ám ảnh, và hướng nội. Do đó, bản thân nó phản ảnh một hình thức xơ cứng rộng rãi của Giáo hội và oái oăm thay, trở thành phản Tin mừng trong âm điệu. Trong hiệu quả của nó, Con đường Thượng hội đồng cho thấy sự phục tùng và vâng lời đối với thế gian và các ý thức hệ hơn là đối với Chúa Giêsu Kitô trong tư cách Chúa và là Đấng cứu thế.
6. Sự tập trung của Con đường Thượng hội đồng vào “quyền lực” trong Giáo hội gợi ý một tinh thần, trong căn bản, đi ngược lại bản chất thực sự của đời sống Kitô giáo. Cuối cùng, Giáo hội không chỉ đơn thuần là một “thể chế” mà là một cộng đồng hữu cơ; không bình đẳng nhưng có tính gia đình, bổ sung, và phẩm trật - một dân tộc được niêm phong với nhau bởi tình yêu của Chúa Giêsu Kitô và tình yêu dành cho nhau nhân danh Người. Việc cải cách các cơ cấu hoàn toàn không giống như việc cải tạo tâm hồn. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, như thấy trong Tin Mừng và trong cuộc đời của các thánh trong suốt lịch sử, đã thay đổi tâm hồn và trí óc, mang lại sự chữa lành, quay lưng lại với cuộc sống tội lỗi và bất hạnh, và chứng tỏ sức mạnh của Tin Mừng.
7. Vấn đề cuối cùng và cũng là vấn đề đau đầu nhất ngay lúc này với Con đường Thượng hội đồng Đức là một điều hết sức mỉa mai. Qua điển hình phá hoại của nó, nó có thể dẫn một số giám mục, và sẽ dẫn nhiều tín hữu giáo dân không tin tưởng vào chính ý niệm “tính thượng hội đồng”, do đó càng gây cản trở cho cuộc đối thoại cần thiết của Giáo Hội về việc hoàn thành sứ mệnh hoán cải và thánh hóa thế giới.
Trong thời kỳ mơ hồ hỗn độn này, điều cuối cùng mà cộng đồng đức tin của chúng ta cần cũng vẫy y nguyên. Khi anh em biện phân thánh ý của Chúa đối với Giáo hội ở Đức, anh em hãy yên tâm chúng tôi sẽ cầu nguyện cho anh em.
Hồng Y Francis Arinze (Onitsha, Nigeria)
Hồng Y Raymond Burke (archbishop emeritus of St. Louis, Missouri, USA)
Hồng Y Wilfred Napier (archbishop emeritus of Durban, South Africa)
Hồng Y George Pell (archbishop emeritus of Sydney, Australia)
Tổng Giám Mục Samuel Aquila (Denver, Colorado, USA)
Tổng Giám Mục Emeritus Charles Chaput (Philadelphia, Pennsylvania, USA)
Tổng Giám Mục Paul Coakley (Oklahoma City, Oklahoma, USA)
Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone (San Francisco, California, USA)
Tổng Giám Mục Damian Dallu (Songea, Tanzania)
Tổng Giám Mục Emeritus Joseph Kurtz (Louisville, Kentucky, USA) Tổng Giám Mục J.
Michael Miller (Vancouver, British Columbia, Canada)
Tổng Giám Mục Joseph Naumann (Kansas City, Kansas, USA)
Tổng Giám Mục Andrew Nkea (Bamenda, Cameroon)
Tổng Giám Mục Renatus Nkwande (Mwanza, Tanzania)
Tổng Giám Mục Gervas Nyaisonga (Mbeya, Tanzania)
Tổng Giám Mục Gabriel Palmer-Buckle (Cape Coast, Ghana)
Tổng Giám Mục Emeritus Terrence Prendergast (Ottawa-Cornwall, Ontario, Canada)
Tổng Giám Mục Jude Thaddaeus Ruwaichi (Dar-es-Salaam, Tanzania)
Tổng Giám Mục Alexander Sample (Portland, Oregon, USA)
Giám mục Joseph Afrifah-Agyekum (Koforidua, Ghana)
Giám mục Michael Barber (Oakland, California, USA)
Giám mục Emeritus Herbert Bevard (St. Thomas, American Virgin Islands)
Giám mục Earl Boyea (Lansing, Michigan, USA)
Giám mục Neal Buckon (Auxiliary, Military Services, USA)
Giám mục William Callahan (La Crosse, Wisconsin, USA)
Giám mục Emeritus Massimo Camisasca (Reggio Emilia-Guastalla, Italy)
Giám mục Liam Cary (Baker, Oregon, USA)
Giám mục Peter Christensen (Boise, Idaho, USA)
Giám mục Joseph Coffey (Auxiliary, Military Services, USA)
Giám mục James Conley (Lincoln, Nebraska, USA)
Giám mục Thomas Daly (Spokane, Washington, USA)
Giám mục John Doerfler (Marquette, Michigan, USA)
Giám mục Timothy Freyer (Auxiliary, Orange, California, USA)
Giám mục Donald Hying (Madison, Wisconsin, USA)
Giám mục Emeritus Daniel Jenky (Peoria, Illinois, USA)
Giám mục Stephen Jensen (Prince George, British Columbia, Canada)
Giám mục William Joensen (Des Moines, Iowa, USA)
Giám mục James Johnston (Kansas City-St. Joseph, Missouri, USA)
Giám mục David Kagan (Bismarck, North Dakota, USA)
Giám mục Flavian Kassala (Geita, Tanzania)
Giám mục Carl Kemme (Wichita, Kansas, USA)
Giám mục Rogatus Kimaryo (Same, Tanzania)
Giám mục Anthony Lagwen (Mbulu, Tanzania)
Giám mục David Malloy (Rockford, Illinois, USA)
Giám mục Gregory Mansour (Eparchy of Saint Maron of Brooklyn, New York, USA)
Giám mục Simon Masondole (Bunda, Tanzania)
Giám mục Robert McManus (Worcester, Massachusetts, USA)
Giám mục Bernadin Mfumbusa (Kondoa, Tanzania)
Giám mục Filbert Mhasi (Tunduru-Masasi, Tanzania)
Giám mục Lazarus Msimbe (Morogoro, Tanzania)
Giám mục Daniel Mueggenborg (Reno, Nevada, USA)
Giám mục William Muhm (Auxiliary, Military Services, USA)
Giám mục Thanh Thai Nguyen (Auxiliary, Orange, California, USA)
Giám mục Walker Nickless (Sioux City, Iowa, USA)
Giám mục Eusebius Nzigilwa (Mpanda, Tanzania)
Giám mục Thomas Olmsted (Phoenix, Arizona, USA)
Giám mục Thomas Paprocki (Springfield, Illinois, USA)
Giám mục Kevin Rhoades (Fort Wayne-South Bend, Indiana, USA)
Giám mục David Ricken (Green Bay, Wisconsin, USA)
Giám mục Almachius Rweyongeza (Kayanga, Tanzania)
Giám mục James Scheuerman (Auxiliary, Milwaukee, Wisconsin, USA)
Giám mục Augustine Shao (Zanzibar, Tanzania)
Giám mục Joseph Siegel (Evansville, Indiana, USA)
Giám mục Frank Spencer (Auxiliary, Military Services, USA)
Giám mục Joseph Strickland (Tyler, Texas, USA)
Giám mục Paul Terrio (St. Paul in Alberta, Canada)
Giám mục Thomas Tobin (Providence, Rhode Island, USA)
Giám mục Kevin Vann (Orange, California, USA)
Giám mục Robert Vasa (Santa Rosa, California, USA)
Giám mục David Walkowiak (Grand Rapids, Michigan, USA)
Giám mục James Wall (Gallup, New Mexico, USA)
Giám mục William Waltersheid (Auxiliary, Pittsburgh, Pennsylvania, USA)
Giám mục Michael Warfel (Great Falls-Billings, Montana, USA)
Giám mục Chad Zielinski (Fairbanks, Alaska, USA)
Chúa Nhật Lễ Lá ngày 10/4/2022, Đại hội Giới trẻ giáo hạt Thanh Oai được tổ chức tại giáo xứ Đại Ơn với chủ đề “Hãy kết nối với Đức Kitô”. Đại hội quy tụ hơn 4.000 bạn trẻ đến từ các giáo hạt trong Tổng Giáo Phận (TGP) Hà Nội và các bạn trẻ giáo hạt Tây Nam tỉnh Phú Thọ thuộc giáo phận Hưng Hóa.
Đồng hành với các bạn trẻ trong kỳ Đại hội có cha Antôn Nguyễn Ngọc Sáng, Đặc trách Giới trẻ giáo hạt Thanh Oai; cha Phanxicô Xaviê Trần Truyền Giáo, Đặc trách Giới trẻ TGP Hà Nội; quý Cha, quý Thầy, quý Tu sĩ nam nữ.
Xem Hình
Chương trình đại hội được bắt đầu từ lúc 13h00 với việc đón tiếp các bạn trẻ và tập trung khởi động của ban linh hoạt viên.
Đúng 15h00, Cha Đặc trách Giới trẻ TGP cùng quý Cha chính thức tuyên bố khai mạc Đại hội Giới trẻ giáo hạt Thanh Oai – Năm Truyền Giáo 2022 trong niềm vui chờ đón của các tham dự viên.
Tiếp sau phần chia sẻ của cha Giuse các bạn trẻ hân hoan chào đón Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên và lắng nghe huấn từ của ngài qua 3 khía cạnh về sự kết nối của người trẻ với Chúa. Đức TGM Giuse nhấn mạnh: Chúng ta cần kết nối với Đức Kitô bằng nguồn mạch của đời sống đức tin. Hãy kết nối với Đức Kitô để được gặp gỡ Người, kết nối với Chúa qua Giáo hội để đón nhận giáo huấn của Người. Kết nối với những anh chị em xung quanh mình để thể hiện tinh thần yêu thương và lòng bác ái.
Đỉnh cao của ngày Đại hội là Thánh lễ Lá do Đức TGM Giuse chủ tế vào lúc 17h00. Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức TGM Giuse cùng quý Cha và các bạn trẻ cử hành nghi thức làm phép lá và rước lá.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức TGM Giuse đã hướng các bạn trẻ suy ngẫm về Thập Giá. Thập Giá nơi tình yêu mênh mông của Thiên Chúa được biểu lộ bằng chính bửu huyết của mình. Thập Giá là minh chứng của tình yêu. Thập giá sẽ chẳng còn đẹp nếu trên đó không có Đức Giêsu, người đã tự hiến mạng sống vì người mình yêu. Với người Kitô hữu và đặc biệt là giới trẻ, thì Thập Giá là niềm hy vọng. Khi chúng ta tin vào Chúa thì đức tin được canh tân và đổi mới, dù có chìm sâu trong vũng bùn của tội lỗi, trên Thập Giá Đức Giêsu vẫn thì thầm với chúng ta về sự bao dung và lòng nhân ái của Người. Câu chuyện về Thập Giá luôn mới khi mỗi người chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống. Qua trình thuật Bài Thương khó, Đức TGM Giuse mời gọi các bạn trẻ cùng sống lại giây phút Đức Kitô trên Thập Giá, suy tư những thông điệp Chúa muốn nói với chúng ta từ cây Thập Giá.
Sau giờ cơm tối, chương trình Đại hội tiếp tục với phần đi Đàng Thánh Giá. Các chặng đường thương khó của Đức Giêsu từ vườn Cây Dầu lên tới đỉnh đồi Golgotha, đã được các bạn giới trẻ giáo xứ Đồng Gianh tái hiện lại cách rõ nét, giúp các tham dự viên khắc sâu hơn tình yêu tự hiến mà Con Thiên Chúa đã dành cho nhân loại.
Chương trình hoan ca với chủ đề “Hãy kết nối với Đức Kitô” được tiếp nối ngay sau nghi thức đi Đàng Thánh Giá. Từng vũ khúc, lời ca tiếng hát diễn tả nhiệt huyết và sức sống của tuổi trẻ với niềm ước mong được nối kết với Đức Kitô trong từng nhịp sống.
Đại hội giới trẻ Giáo hạt Thanh Oai – Năm Truyền Giáo 2022 được khép lại thành công và tốt đẹp với lời tuyên bố bế mạc của Cha đặc trách Giới trẻ giáo hạt.
Nguyện chúc các bạn trẻ luôn củng cố đời sống đức tin của mình và kết nối với Đức Kitô để cùng nhau loan báo tin mừng của Chúa giữa lòng Giáo Hội, sống tinh thần truyền giáo người trẻ hướng tới một Hội Thánh Hiệp hành.
BTT Giáo hạt Thanh Oai
Cùng với toàn thế Giáo Hội khai mạc Tuần Thánh, tuần của tình yêu Thiên Chúa trao ban cho con người.
Đúng 6 giờ 30, cộng đoạn tập trung tại Đền Thánh Giá, đền này ghi dấu chân của các vị thừa sai đáng kính là Đức Cha Retord Liêu và Đức Cha Pierre-Jean-Marie Gendreau Đông. Trên thân cây Thánh Giá bằng đá tạc chữ LE PAPE LEO XIII, Pierre-Jean-Marie Gendreau.
Xem Hình
7 giờ 00, cộng đoàn xướng kinh và cử hành nghi thức làm phép Lá và kiệu Lá về nhà thờ. Trên đường đi, già trẻ vang lời ca của Dân Do Thái xưa Hoan hô Thế Tử nhà Đavid, vạn tuế Đấng ngự đến nhân danh Chúa…. cứ thế vào đến nhà thờ, chủ tế xông hương bàn thờ và đọc lời nguyện. Bài thương khó được cất lên, bầu khí Tuần Thánh sốt sáng trang nghiêm đưa mọi người bước vào Tuần Thánh, Tuần tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết đau thương của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu chuộc cho loài người.
BTTGx. Tụy Hiền
Theo kinh thánh viết thuật lại Ông Giuse, người Do Thái là con Tổ phụ Giacop, khi còn thanh thiếu nên bị anh em gia đình vì lòng ghen tức bán cho con buôn sang nước AiCập. Lớn lên may mắn Giuse được vua Pharao nước Ai cập trọng dụng cho làm Thủ Tướng thay vua lo việc quốc sự kinh bang tế thế lo cho dân.
Nhờ tài trí thông minh cùng tâm trí khôn ngoan được Thiên Chúa phú ban cho, Thủ tướng Giuse đã lo liệu cho thu góp thóc lúa tích trữ vào kho dự trữ của những năm bội thu được mùa trong cả nước Ai Cập.
Sau bảy năm liên tiếp bội thu được mùa, tiếp theo sau bảy năm xảy ra hạn hán mất mùa. Dân chúng thiếu lương thực, Thủ tướng Giuse cho mở kho dự trữ bán phân phát cho dân.
Nạn mất mùa đói kém hoành hành không chỉ nước Ai cập, mà lan tràn cả nơi những vùng đất nước lân cận. Thế là dân các xứ nước lân cận đổ xô sang Ai cập xin mua thóc lúa lương thực ăn cho qua khỏi nạn đói kém thiếu thóc lúa lương thực.
Thủ Tướng Giuse xa cha mẹ từ lúc còn trẻ không còn liên lạc gì với gia đình từ hằng chục năm trời. Nhưng nay bỗng hay tin cha mẹ mình còn sống đang lâm vào tình trạng thiếu thốn thóc lúa lương thực. Ông không an tâm, liền âm thầm cho mời cha mẹ gìa và anh em sang để báo hiếu chu cấp thóc lúa lương thực cho khỏi bị đói.
Cùng đi với gia đình Tổ phụ Giacop sang Ai cập còn có nhiều người dân Do Thái nữa. Sau những năm tháng định cư, người Do Thái làm ăn sinh sống thịnh vượng phát triển sinh sản thêm ra nhiều.
Những vị Vua Pharao mới lên sau thời đại thủ tướng Giuse đã quên những việc làm xưa kia của Giuse cho đất nước Ai cập. Họ suy nghĩ nhận thấy nguy cơ, nếu người Do Thái ở đây cứ đà này phát triển, họ sẽ lớn mạnh hơn người dân bản xứ. Và biết đâu họ có thể trở thành người nội thù, khi có chiến tranh xảy ra!
Vì suy nghĩ như vậy, nên vị tân vương Pharao ra chiếu chỉ bắt người Do Thái lao động làm những việc nặng nhọc như người nô lệ xây dựng nhà cửa, đền đài cho nhà vua, và còn hành hạ họ nữa.
Dân Do Thái kêu cầu cùng Thiên Chúa Giave xin thương cứu giúp họ sao thoát khỏi cảnh nô lệ bị hành hạ. Thiên Chúa Giave đã sai Mose, người từ lúc còn thơ bé được chính con gái vua Pharao cứu vớt từ dòng sông Nil đem về nuôi trong triều đình cho tới khi khôn lớn thành người trưởng thành, đến yêu cầu vua Pharao xứ Aicập tha cho dân Do Thái, và cho phép họ trở về quê hương đất nước Do Thái.
Bắt đầu vua Pharao không bằng lòng. Nhưng sau cùng ông đành chấp nhận lời yêu cầu của Mose, để cho dân Do Thái lên đường xuất hành trở về quê hương đất nước như Thiên Chúa hứa ban cho họ.
Vào chiều tối trước ngày xuất hành, theo luật truyền của Thiên Chúa nói với Mose, mọi gia đình Do Thái phải sửa dọn bữa ăn sau cùng trên đất Ai cập, mỗi gia đình giết một con chiên còn non trẻ, nướng ăn với bánh và rau đắng. Khi ăn họ phải buộc dây thắt lưng, và ăn cho hết không để dư lại. Rồi sau đó theo hiệu lệnh của Mose lên đường xuất hành trở về quê cũ nước Do Thái.
Cuộc xuất hành trở về của họ mở tiến sang giai đoạn thời đại mới. Từ nay không còn sống trong cảnh làm nô lệ, bị hành hạ phải lao động cực nhọc sợ hãi nữa.
Xuất hành trở về quê hương được sống trong tự do theo nề nếp văn hóa của dân tộc, sống giữ gìn niềm tôn giáo kính thờ Thiên Chúa Giavê của dân tộc từ ngàn xưa.
Bữa ăn cuối cùng trên đất nước Ai Cập trước khi lên đường xuất hành trở về đất hứa đánh dấu mốc chốt chấm dứt thời gian cũ, và khởi đầu một thời gian mới, một đời sống mới của dân Do Thái.
Tập tục kỷ niệm biến cố bữa ăn cuối cùng này được người Do Thái ghi chép thành bản văn luật lệ căn bản trong kinh thánh cựu ước, và bắt buộc phải tuân giữ như lề luật thánh trong đạo.
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, được sai đến làm người trên trần gian. Sứ mạng thần thánh của Ngài là rao truyền lề luật mới, lề luật tình sự tha thứ, tình yêu thương cứu rỗi của Thiên Chúa cho con người.
Vì tội nguyên tổ ngày xưa Ông Bà tổ phụ Adong Eva đã lỗi phạm. Nên các thế hệ con người không chỉ phải chết về thân xác, nhưng cả linh hồn sau khi chết cũng phải chịu án phạt nữa. Như thế con người sống trong vòng thành nô lệ cho tội lỗi.
Ba năm rao giảng ơn tha thứ cứu chuộc của Thiên Chúa, kêu gọi con người ăn năn từ bỏ con đường tội lỗi cũ trở về với Thiên Chúa, nguồn đời sống, nguồn tình yêu thương.
Và trước khi kết thúc đoạn đường đời sống trên trần gian giữa con người, Chúa Giêsu Kitô đã để lại dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa cho con người, cho Giáo hội Chúa ở trần gian. Dấu chứng tình yêu đó Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập bí tích Thánh Thể, chức thánh Linh mục trong bữa ăn sau cùng, còn gọi là bữa tiệc ly, với các Môn Đệ của ngài.
Trong bữa ăn sau cùng, thay vì dùng thịt con chiên như bữa ăn ngày xưa trước đêm xuất hành khỏi cảnh nô lệ của người Do Thái bên Ai Cập, Chúa Giêsu Kitô đã dùng tấm bánh và chén rượu làm thịt máu của chính mình, Ngài truyền phép biến đổi thành lương thực nuôi dưỡng tinh thần đức tin con người. Và trối lại cho các Môn đệ, cho Giáo Hội: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy!
Trong bữa ăn sau cùng đó, Chúa Giesu Kitô cũng đã thắt lưng lấy nước lần lượt rửa chân cho các môn đệ mình, để nói lên cử chỉ tình yêu thương Thiên Chúa cúi hạ mình xuống phục vụ con người.
Bữa ăn sau cùng này của Chúa Giesu với các Môn Đệ trên trần gian mở ra một giai đoạn thời đại mới cho con người: Tình yêu thương của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu mang lương thực cho tinh thần đức tin con người.
Lương thực tình yêu thần thánh đó tuy qua hình tấm bánh và chén rượu nho, nhưng chính là Mình Máu Chúa Giêsu Kitô, Đấng hy sinh dấn thân chịu chết với khổ hình thập tự để sinh hiệu qủa cứu rỗi phần linh hồn con người khỏi hình phạt nô lệ tội lỗi.
Trong dòng lịch sử thời gian, người Do Thái hằng năm mừng bữa ăn sau cùng ngày xưa vào ngày lễ Pascha – lễ Vượt qua- để kỷ niệm nhớ lại biến cố xuất hành khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập trở về quê hương cũ đánh dấu mốc bước tiến sang một giai đoạn thời đại mới, thời đại thoát khỏi cảnh nô lệ tiến vào nếp sống tự do.
Cũng vậy, người Kitô hữu mừng kính bữa ăn sau cùng- bữa tiệc ly, bí tích Thánh Thể- của Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện, để sống mầu nhiệm đời sống mới, linh hồn được Thiên Chúa cứu độ cho khỏi hình phạt nô lệ tội lỗi, mà Chúa Giesu Kitô đã hy sinh làm con chiên chết thay cho mọi người.
Bữa tiệc ly sau cùng và sự chết của Chúa Giesu Kitô chấm dứt thời đại nô lệ tội lỗi. Và thời đại mới sống trong tự do được giải thoát khỏi án phạt mở ra cho linh hồn con người.
Thứ Năm tuần thánh kỷ niệm Bữa tiệc ly.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
WHĐ (07.4.2022) - Trước Công đồng Vatican II, người ta thường coi linh mục thuộc một tầng lớp đặc biệt, nếu không muốn nói là một giai cấp nổi bật, với những hình ảnh và những trách vụ chuyên biệt được xác định rõ trong Giáo hội. Nhưng sau khi giáo lý của Công đồng Vatican II về giáo dân trở nên phổ biến, dân chúng bắt đầu tái khám phá chân lý truyền thống: hết thảy mọi thành phần của Giáo hội đều chia sẻ tư cách linh mục vương giả của Đức Kitô, mỗi phần tử có một đặc sủng riêng biệt, nhờ đó họ phải góp phần vào việc xây dựng Giáo hội. Và từ đây, trong hàng ngũ linh mục xuất hiện hai hình thức thái quá. Hình thức thứ nhất thuộc về những người không nhận biết hoặc không đón nhận tinh thần của Công đồng, họ hành xử cách chuyên chế theo chủ nghĩa giáo sĩ trị. Hình thức thứ hai thuộc về những người do hiểu sai những đòi hỏi của Công đồng, họ bỏ mặc nguyên lý về một người chịu trách nhiệm và cho phép các cộng tác viên trong giáo xứ đi theo đường lối riêng rẻ, mà chẳng cung cấp cho họ những chỉ dẫn và phương hướng nào.[1]
Cả hai hình thức này đã và đang tàn phá Giáo hội. Nhưng có lẽ mức độ tàn phá của chủ nghĩa giáo sĩ trị thì trầm trọng và phổ quát hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Thái độ giáo sĩ trị không chỉ huỷ đi đặc tính của người Kitô hữu, nhưng còn dẫn đến việc giảm thiểu và hạ thấp ơn bí tích Rửa Tội mà Chúa Thánh Thần đã đặt vào con tim của người tín hữu. Giáo sĩ trị dẫn đến việc áp đặt chuẩn mực cho giáo dân, bằng cách đối xử với họ như những "kẻ thừa hành". Giáo sĩ trị hạn chế những cố gắng và sáng kiến phong phú để mang Tin Mừng vào những lãnh vực khác nhau của hoạt động xã hội. Giáo sĩ trị còn lâu mới tạo ra xung lực cho những đóng góp và sáng kiến khác nhau, đồng thời nó dập tắt dần ngọn lửa tiên tri mà toàn thể Giáo hội được mời gọi làm chứng trong tim người tín hữu. Giáo sĩ trị quên rằng tính hữu hình và tính bí tích của Giáo hội thuộc về toàn thể dân Chúa (x. Lumen Gentium, 9-14), chứ không chỉ thuộc về những người được tuyển chọn và những người thông thái.”[2]
Vào năm 2018, giữa lúc Giáo hội bị bao phủ bởi các vụ lạm dụng tình dục và bê bối tài chính, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết Thư gửi dân Chúa và chỉ rõ một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là giáo sĩ trị: "Giáo sĩ trị, dù được dung dưỡng bởi chính các linh mục hay bởi những người giáo dân, đều gây ra sự chia tách trong thân thể Giáo hội; sự chia tách này vừa tạo điều kiện vừa dung dưỡng nhiều sự ác mà ngày nay chúng ta đang tố giác. Nói ‘không’ với những lạm dụng là dứt khoát nói ‘không’ với mọi hình thái giáo sĩ trị".[3]
Cho nên, để canh tân Giáo hội và để Giáo hội tiến bước trong sứ mạng loan báo Tin Mừng thì người linh mục cần phải “giải gỡ gánh nặng của nền văn hóa thấm nhiễm chủ nghĩa giáo sĩ trị do lịch sử để lại, cũng như giải gỡ những thói tục thi hành quyền bính mà từ đó mọi thứ lạm dụng khác như quyền lực, tiền bạc, lương tâm, và tình dục… có cơ hội bám vào.”[4]
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ BIỂU HIỆN
Đức Giáo Hoàng Phanxicô định nghĩa: “Chủ nghĩa giáo sĩ trị phát xuất từ cái nhìn đặc quyền và ưu tuyển về ơn gọi, theo đó chức vụ được nhận lãnh bị xem như là một quyền lực để hành xử, hơn là một ân sủng nhưng không và quảng đại để phục vụ và trao ban. Chủ nghĩa giáo sĩ trị khiến chúng ta tin rằng chúng ta thuộc về một tầng lớp cao cấp, có tất cả các câu trả lời cho mọi vấn đề và không còn cần phải lắng nghe hoặc học hỏi bất cứ điều gì. Chủ nghĩa giáo sĩ là một sự sa đọa của hàng giáo sĩ.”[5]
Chủ nghĩa giáo sĩ trị biểu hiện rõ nơi hai chủ thuyết nguy hiểm được nhắc đến trong Tông huấn Vui Mừng Hân Hoan (Gaudete et exsultate), đó là: Thuyết Tân Ngộ Đạo và Thuyết Tân Pêlagiô:
- Thuyết Tân Ngộ Đạo đề cao tri thức và kinh nghiệm cá nhân đến mức cho rằng chỉ có tri thức và kinh nghiệm của mình là đúng với thực tại. Những người theo chủ thuyết này tin rằng nhờ kiến thức có được, họ sẽ làm cho mọi sự được sáng tỏ và rõ ràng. Nói cách khác, họ muốn "làm chủ" kể cả các mầu nhiệm về Thiên Chúa, về ân sủng và về các bí ẩn của con người.[6]
- Còn thuyết Tân Pêlagiô thì đề cao kinh nghiệm thực tế và cơ cấu tổ chức. Nó khiến cho con người chỉ biết tin vào sức mạnh của mình, tin vào thành công nhờ tài năng cá nhân, và luôn khẳng định con người có thể đạt tới mọi sự nhờ ý chí và nỗ lực cá nhân, còn ơn Chúa chỉ là tùy phụ[7]. Đôi khi nó làm cho người ta tự nhận mình trên người khác, tốt hơn người khác vì đã nghiêm túc tuân giữ luật lệ hoặc vẫn trung thành với một kiểu sống đạo đặc thù nào đó[8].
Rõ ràng, trong cả hai trường hợp, người ta không thực sự quan tâm đến Thiên Chúa hay tha nhân, mà chỉ quan tâm tới chính mình và tin tưởng vào lý trí, ý chí và sức mạnh của bản thân.[9]
Sau đây là một số điều xem ra tiêu cực nhưng có lẽ hữu ích và thực tế để giúp mỗi người suy nghĩ và phân định trước mặt Chúa, xem mình có đang bị rơi vào chủ nghĩa giáo sĩ trị với những biểu hiện nơi hai chủ thuyết trên hay không?[10]
1- Linh mục chỉ quan tâm đến sự hiểu biết, thường muốn nắm bắt nhiều thông tin kể cả thông tin riêng tư của người giáo dân, chỉ để điều khiển họ, nhưng lại dửng dưng trước nỗi đau khổ của họ, tức là “không có khả năng chạm đến xác thịt đau khổ của Đức Kitô nơi tha nhân”[11].
2- Linh mục đề cao sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, có khi coi thường giáo dân vì họ không được học, được huấn luyện như mình, rồi cho rằng mình ở giai tầng cao hơn vì “được gọi, chọn và sai đi” tức là thuộc về tầng lớp ưu tuyển. Cụ thể, bản thân cho rằng bởi vì mình biết một điều gì đó, hoặc có thể giải thích nó một cách rõ ràng hơn, nên mình đã hoàn hảo và tốt hơn đa số người thiếu hiểu biết. Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh báo về cám dỗ của những người có học thức cao trong Giáo hội: “Họ rất dễ cảm thấy một cách nào đó mình ở trên các thành phần tín hữu khác.”[12]
3- Linh mục nghĩ rằng bản thân luôn có thể đưa ra những giải pháp hoàn hảo cho mọi vấn đề ở mọi khía cạnh, kể cả các mầu nhiệm về Thiên Chúa, đời sống thiêng liêng, hay về bí mật lương tâm của người khác. Để giải quyết một vấn đề thì giải pháp được linh mục ưu tiên tìm kiếm và áp dụng luôn là giải pháp cậy dựa vào trí năng, kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức, chứ không là các giải pháp cậy dựa vào ơn Chúa, mang tính thiêng liêng, đạo đức và bác ái Kitô giáo.
4- Linh mục áp dụng Lời Chúa hay sự hiểu biết của mình về chân lý mạc khải một cách máy móc, lạnh lùng và khắt khe nhằm để răn đe và hăm dọa, để chế ngự và điều khiển giáo dân theo ý mình hoặc muốn giám sát chặt chẽ cuộc sống của họ. Đối với hàng giáo sĩ “khi thiếu chiều kích hiến tế trong tình yêu, người ta rất dễ rơi vào cám dỗ muốn thống trị giáo dân, điều này luôn gây ra sự đối kháng giữa người có chức thánh với dân chúng.”[13]
5- Linh mục nhìn nhận và đánh giá về một người hay về một thực tại nào đó chỉ hoàn toàn dựa trên dư luận, kinh nghiệm hay sự hiểu biết cá nhân mà thôi.
6- Linh mục bị ám ảnh về lề luật, giữ luật chi li, quá coi trọng luật lệ đến mức nô lệ cho luật, xem xét và áp dụng luật một cách khắc khe, cứng nhắc đối với giáo dân.
7- Linh mục quá bận tâm đến những ưu thế trong tương quan về mặt chính trị và xã hội; chẳng hạn ưu tiên tìm kiếm những sự ưu đãi hay hậu thuẫn từ chính quyền, từ các tổ chức xã hội, hoặc săn lùng và sẵn sàng nhận những trợ giúp cho dù những trợ giúp đó luôn kèm theo các điều kiện không phù hợp với tinh thần công bằng và bác ái của người Kitô hữu.
8- Linh mục bận tâm quá mức về những chương trình tự lực, cậy dựa vào những chương trình đã được lên chi tiết, rồi áp dụng chúng một cách máy móc, thiếu tính uyển chuyển và thiếu niềm tin vào hoạt động của Chúa Thánh Thần.
9- Linh mục tự hào về năng lực xử lý những vấn đề thực tiễn của mình. Nhưng một khi quá tin tưởng vào khả năng của mình, thì người linh mục không còn thấy nhu cầu cần cầu nguyện, nói rộng hơn là không còn thấy sự hiện diện của Thiên Chúa nơi cuộc đời mình, nơi tha nhân… Trong thực tế, đời sống của linh mục không đi đôi với lời linh mục giảng về tầm quan trọng của ân sủng, và khi gặp những khó khăn cụ thể thì linh mục không đặt niềm tin vào ân sủng của Chúa[14].
10- Linh mục chú ý quá nhiều đến các thành tựu cá nhân, tìm kiếm những thành công mục vụ theo kiểu cá nhân. Nhưng, sự thật thì “bất cứ điều gì được thực hiện từ sự lo âu, tự hào hoặc nhu cầu gây ấn tượng với những người khác sẽ không dẫn đến sự thánh thiện”[15]…
II. NGUYÊN NHÂN
1. Về mặt Triết học
Chủ nghĩa giáo sĩ trị có thể được coi là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tương đối đang rất thịnh hành trong lối suy nghĩ của con người ngày nay.
Chủ nghĩa cá nhân một mặt giúp người ta ý thức hơn về vị trí ưu việt của con người; nhưng mặt khác, nó khiến con người dễ bị đóng kín với những tư lợi, suy tôn cá nhân lên mức tuyệt đối và làm suy yếu những mối dây liên hệ giữa người với người[16]. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ ra ba gương mặt độc hại luôn song hành với chủ nghĩa cá nhân, đó là chủ nghĩa tiêu thụ, tinh thần thế tục và chủ nghĩa duy vật chất. Ba gương mặt này khiến người linh mục thèm khát sở hữu, hưởng thụ và quên đi các lời khuyên Phúc Âm.[17]
Chủ nghĩa tương đối cho rằng “những chân lý về mặt đạo đức tùy thuộc vào các cá nhân và các nhóm tuân giữ”[18]. Nói cách khác, triết thuyết này chủ trương không có chân lý phổ quát, chỉ có những chân lý khác nhau, có bao nhiêu dân tộc, xã hội, văn hóa, thì có bấy nhiêu ‘chân lý’.[19] Trong trật tự giá trị của thế giới, cũng như trong nhận thức về thế giới thì tính cá nhân của mỗi người như cảm giác, ý tưởng, thái độ, cảm xúc, và niềm tin luôn chiếm vị thế ưu tiên. Họ tự đặt ra cho mình chân lý đạo đức và chuẩn mực riêng, rồi có khi họ buộc người khác phải theo, như kiểu: “Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà sao các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà sao các anh không đấm ngực khóc than.” (Mt 11,17). Theo Đức Bênêđictô XVI, vì triết thuyết này không nhìn nhận điều gì là phổ quát và bền vững, nên cuối cùng tiêu chuẩn tối thượng duy nhất chính là cái tôi và những ước muốn của nó. Và ẩn dưới dáng vẻ của tự do, nó lại biến thành ngục thất cho mỗi người vì nó ngăn cách con người với nhau, khóa chặt mỗi người trong cái tôi ích kỷ của mình.[20]
Suy tôn cá nhân quá mức, xem mình là chân lý và không chấp nhận chân lý phổ quát thì chắc chắn sẽ sinh ra thái độ giáo sĩ trị.
2. Về mặt Thần học
Chủ nghĩa giáo sĩ trị có thể xuất phát từ sự hiểu lầm trong cái nhìn về căn tính linh mục. Trong giáo huấn truyền thống, linh mục thường được định nghĩa với hai cụm từ “tôi tớ của Chúa Kitô – doulos Jesou Christou” và “Chúa Kitô khác – alter Christus”. Hai định nghĩa này cần được bổ sung cho nhau, nếu bị tách biệt sẽ đưa đến sự thiếu sót và hiểu lầm.
Linh mục là tôi tớ của Chúa Kitô, một định nghĩa mà ngày nay ít được quan tâm. Trong khi thi hành sứ vụ, linh mục không mang trong mình tâm thế thống trị, nhưng là tâm thế của một người tôi tớ phục vụ. Chúa Kitô dạy bảo các tông đồ: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi." (Lc 17,10). Đồng thời, linh mục cũng nhìn ơn gọi của mình theo cách của thánh Phaolô và các tông đồ: “Chúng tôi không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Đức Giêsu Kitô là Chúa, và chính chúng tôi là nô lệ của anh chị em vì Đức Giêsu.” (2 Cr 4:5). Vậy, chức linh mục là sự phục vụ lưỡng diện. Linh mục phục vụ Chúa Kitô bằng cách rao giảng Chúa Kitô, hơn là chính mình, và phục vụ dân chúng vì Chúa Kitô.[21]
Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Bởi vì nó không cho thấy sự nối kết nội tại mang tính bí tích giữa người linh mục và Chúa Kitô; không cho thấy sức mạnh của ân sủng và của chính Chúa Kitô hành động qua con người linh mục. Linh mục còn là alter Christus. Linh mục hành động trong cương vị của Chúa Kitô là đầu (In persona Christi capitis). Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II giải thích: cụm từ “in persona Christi” không chỉ có nghĩa là việc hành động ‘trong cương vị’ của Chúa Kitô, mà còn có nghĩa là sự đồng nhất hóa biệt loại có tính bí tích giữa người linh mục với Chúa Kitô. Qua con người linh mục, Chúa Kitô thật sự là tác giả và chủ thể chính của hy tế Thánh Thể, một hy tế trong đó không ai có thể lấy chỗ của Người[22].
Nếu linh mục chỉ là một tôi tớ được Chúa Kitô ủy quyền, thì Chúa Kitô có thể không phải là “chủ thể chính” của hành vi bí tích mà linh mục cử hành, bởi lẽ chỉ có một mình linh mục hiện diện mà thôi. Đang khi đó “sự đồng nhất hóa biệt loại của bí tích” có nghĩa rằng linh mục không chỉ hành động như một đại diện của Chúa Kitô, mà linh mục còn tự do để cho Chúa Kitô chiếm hữu những hành vi bí tích của mình theo một cách thức đến nỗi chính Chúa Kitô hành động qua linh mục. Linh mục trở thành một alter Christus.
Nhưng ngày nay, từ alter Christus đã bị hiểu lầm cách nguy hiểm. Linh mục thường lầm tưởng mình là Chúa Kitô. Không! điều này không đúng, linh mục không nhân bội Chúa Kitô; linh mục chỉ là những ‘khí cụ’ sống động và tự do của một Chúa Kitô duy nhất, đấng hiện diện như “chủ thể chính của những hành động của linh mục.” Linh mục là alter Christus không có nghĩa linh mục là Chúa Kitô, nhưng có nghĩa linh mục là khí cụ để Chúa Kitô hành động và thực hiện công trình cứu độ của Người qua linh mục. [23]
Là alter Christus, linh mục phải ý thức nỗ lực để Chúa Kitô sống và chiếu sáng qua con người và đời sống hằng ngày của mình; nhưng đồng thời, linh mục phải chống lại cám dỗ liên lỉ là lẫn lộn chính mình với Chúa Kitô. Cám dỗ nghĩ mình là Chúa Kitô lớn mạnh lên cùng với những sự thành công trong việc rao giảng, mục vụ, và kể cả việc “làm phép lạ” hay “trừ quỷ”… Cám dỗ nghĩ mình là Chúa Kitô, nghĩ rằng quyền lực, sức mạnh và thành công có được là do mình sẽ khiến linh mục đi đến thái độ độc tài, giáo sĩ trị. Họ dễ dàng bất tuân Đấng bản quyền, rồi rời khỏi Giáo hội, và lập ra những nhóm hay giáo phái mà chúng ta thường thấy ngày nay.
Thánh Bênađô thuật lại câu chuyện về con ngựa chở vị hoàng tử. Con ngựa nghĩ rằng tất cả danh dự và vinh quang dân chúng đang tung hô đều được nhắm đến mình. Và thánh nhân giải thích: linh mục nào nghĩ rằng sự hoan hô và kính trọng được nhắm đến cá nhân mình, hơn là đến Chúa Kitô thì cũng chính là con ngựa khờ dại đó vậy. Ngoài ra, Thánh Bênađô còn so sánh: ơn gọi của linh mục cũng tương tự như ơn gọi của Gioan Tẩy giả. Linh mục chuẩn bị và dẫn các linh hồn đến với Chúa Kitô, và hân hoan vì Chúa Kitô và các tâm hồn gặp gỡ nhau, chớ không để mình trở thành chướng ngại vật cho mối tương quan này.[24]
III. LINH MỤC HIỆP HÀNH: HIỆP THÔNG, THAM GIA VÀ SỨ VỤ
Để cải tạo một mảnh vườn hay canh tân đời sống linh mục, chúng ta không chỉ ra sức nhổ cỏ dại là những thói xấu nơi chủ nghĩa giáo sĩ trị, mà còn cố gắng vun trồng những cây hoa xinh đẹp là những chiều kích của tinh thần hiệp hành. Hiệp thông, tham gia và sứ vụ là ba chiều kích để tạo nên một linh mục hiệp hành.
1. Hiệp thông
Giáo sĩ trị là hình thức tự tách mình ra khỏi mối hiệp thông với Thiên Chúa và tự suy tôn mình làm Chúa. Cho nên, để chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trị, Bộ giáo sĩ và Ban thư ký Thượng Hội đồng đã viết thư gửi các linh mục và khuyên các linh mục “hãy làm mọi thứ có thể để cuộc đời mình luôn dựa trên việc lắng nghe và thi hành Lời Chúa.”[25] Nếu đời sống linh mục không có nền tảng của Lời Chúa, thì linh mục có nguy cơ bước đi trong tối tăm và những suy tư của linh mục có thể trở thành một ý thức hệ.[26]
2. Tham gia
Công đồng Vatican II đã đề cao vai trò của người giáo dân trong việc tham gia xây dựng Giáo hội. Sự tham gia tích cực và đa dạng của giáo dân trong giáo xứ không khiến cho vai trò lãnh đạo của linh mục suy giảm, nhưng còn làm cho vai trò và trách nhiệm đó trở nên quan trọng và nặng nề hơn. Linh mục vừa phải tranh thủ sự cộng tác tích cực của giáo dân, vừa điều phối những hoạt động của họ; cũng như góp ý, phê bình và khuyến khích họ. Thách đố lãnh đạo của linh mục ngày nay lớn hơn nhiều so với thời xưa.[27] Để thi hành sứ vụ của mình trong chiều kích tham gia này, Bộ giáo sĩ và Thượng hội đồng mời gọi các linh mục hãy đào luyện cho mình khả năng lắng nghe.[28]
Trong thực tế, các cá nhân và các nhóm trong giáo xứ rất thường xuyên có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa cá nhân và tự quy chiếu về mình. Với khả năng lắng nghe, linh mục có thể làm rất nhiều điều tốt lành để hàn gắn các mối tương giao và chữa lành những vết thương trong giáo xứ.[29] Thế nhưng, trong mục vụ, linh mục thường có xu hướng nóng vội, muốn đưa ra lời khuyên ngay lập tức để giải quyết vấn đề. Việc này cũng giống như trường hợp bác sĩ “kê toa” trước khi “khám bệnh”. Chắc chắn toa thuốc sẽ không chính xác và đặc biệt người bệnh sẽ mất lòng tin nơi vị bác sĩ. Họ sẽ chẳng dám uống thuốc của bác sĩ và cũng không bao giờ đến với vị bác sĩ đó nữa. Linh mục không biết lắng nghe thì không chỉ làm mất lòng tin nơi giáo dân mà còn đẩy họ ra xa mình.
3. Sứ vụ
Đa số chúng ta đều quen thuộc với câu nói của Đức Phanxicô, theo đó ngày nay Giáo hội phải là “bệnh viện dã chiến”.[30] Thế giới hiện nay được xem như là một chiến trường, nơi đó diễn ra các cuộc chiến đấu, tranh giành của các cá nhân, phe nhóm, đảng phái, … và các cuộc chiến đó luôn để lại vô số những nạn nhân.[31] Trong bối cảnh này, Giáo hội không thể nhác đảm đóng cửa, rút lui khỏi cuộc chiến. Giáo hội cần mở tung cửa, can đảm đi ra khỏi vùng an toàn của mình, dấn thân đến tuyến đầu của trận chiến, nhưng không phải tham gia vào trận chiến để gây thêm đau khổ và chết chóc, mà là để gặp gỡ, cứu giúp những nạn nhân đau khổ của cuộc chiến. Mỗi nhóm, mỗi cộng đoàn và mỗi giáo xứ sẽ là một “bệnh viện dã chiến”, một “quán trọ”[32] để cứu chữa những anh chị em bị tổn thương đang nằm bên lề xã hội.
Giáo hội là bệnh viện dã chiến không phải là một ý tưởng mới, nhưng là một hình ảnh rõ nét ngay từ thời Giáo hội sơ khai. Giáo hội lúc đó được miêu tả là nơi đón nhận những người yếu đuối nhất: người bệnh, người đau khổ, người nghèo… (x. Cv 5, 15-16). Nỗi đau đớn của họ đã thu hút sự chú ý của các Tông đồ, những người không có vàng bạc (Cv 3,6) nhưng họ trở nên mạnh mẽ nhờ danh Chúa Giêsu. Đối với các Tông đồ, các bệnh nhân, những người đau khổ luôn là đối tượng ưu tiên của Tin Mừng Nước Trời, là những anh chị em mà Chúa Giêsu hiện diện trong họ cách đặc biệt (xem Mt 25,36.40). Và chắc chắn đó cũng phải là đối tượng ưu tiên trong sứ vụ của linh mục ngày nay.[33]
IV. TẠM KẾT
Cám dỗ thi hành sứ mạng cứu độ bằng con đường quyền lực, vinh quang và vật chất là cám dỗ Chúa Giêsu đã phải đối diện khi công khai rao giảng Nước Trời[34] (x. Mt 4,1-11). Và đó cũng là cám dỗ nguy hiểm và thường xuyên của các tông đồ và những người bước theo Chúa (x. Lc 9, 54; Mc 10,35-45; …). Tất cả những gì thế gian khao khát sẽ chẳng thể tìm thấy được nơi hình ảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Vì quyền lực gì đối với một người mà đôi tay bị đóng vào thập giá; và vinh quang, giàu sang gì đối với một người bị chết treo trần truồng, không một mảnh vải che thân… Thập giá dường như là một sự thất bại, một sự điên rồ (x. 1Cr 1,22-24). Nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh, con người chỉ có thể nhìn thấy được một sự chiến thắng, đó là chiến thắng của tình yêu. Bị ghét bỏ, nhưng Chúa Giêsu không ghét bỏ ai; bị căm giận và bị giết, nhưng Ngài không căm giận lại. Ngài đã chịu trọn cơn giận dữ giết người, ghen ghét, xúc phạm... và Ngài chịu đựng chúng đủ lâu để có thể chuyển hóa chúng thành yêu thương, tha thứ, và trắc ẩn. Và chính trong tình yêu đó mà con người được chữa lành.[35] Các Giáo Phụ đã áp dụng hình ảnh Kinh Thánh nước đắng ở Mara cho Chúa Giêsu trên thập giá. Nước đắng trở nên ngọt nhờ cây gỗ mà ông Môsê thả xuống nước đó (x. Xh 15,23-25). Trên cây gỗ thập giá, chính Đức Giêsu đã uống nước đắng của mọi tội lỗi và biến nó thành nước “ngọt” của Thần Khí Ngài, được biểu thị bằng nước từ cạnh sườn Ngài chảy ra…[36]
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng con đường tình yêu để cứu độ chúng con, xin cho anh em linh mục chúng con cũng dùng con đường ấy mà đem ơn cứu độ đến cho muôn người. Và xin cho chúng con không tìm chiến thắng nào khác hơn, ngoài chiến thắng của tình yêu. Amen.
V. VẤN TÂM
1. Hiệp thông
Nhà Thần học Henri Nouwen nhận xét: Ngày nay, khi phẩm giá con người bị định giá bằng các thành tựu, người ta không còn coi trọng đời sống cầu nguyện, đời sống nội tâm, họ thường làm việc và mong chờ tiếng vỗ tay cùng với lời hoan hô của mọi người. Khi đó, họ trở thành những diễn viên xiếc trong sân khấu cuộc đời.[37] Chúa Giêsu bảo: “Những người như thế đã được trả công rồi” (x. Mt 6). Nuôi dưỡng chủ nghĩa giáo sĩ trị, người linh mục sẽ tự tách mình ra khỏi sự hiệp thông với Chúa và tất nhiên là với giáo dân, khi đó, đời sống của linh mục sẽ trở nên khô héo như cành nho tách lìa khỏi cây nho (x. Ga 15,6).
Cộng đoàn giáo xứ chỉ có thể “cùng nhau cất bước hành trình” khi cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh Thể. Vậy, việc cầu nguyện và việc cử hành phụng vụ của chúng ta đang diễn ra như thế nào? Chúng có thúc đẩy và hướng dẫn đời sống và sứ vụ của chúng ta không? Các tín hữu được khích lệ ra sao khi tham dự phụng vụ do chúng ta cử hành? Việc cầu nguyện và tìm hiểu ý Chúa có trở thành nguồn chính để giúp chúng ta đưa ra các quyết định quan trọng trong sứ vụ của mình?[38]
2. Lắng nghe
“Chủ nghĩa giáo sĩ trị khiến chúng ta tin rằng chúng ta thuộc về một tầng lớp cao cấp, có tất cả các câu trả lời cho mọi vấn đề và không còn cần phải lắng nghe hoặc học hỏi bất cứ điều gì.”[39]
Trong tiến trình hiệp hành, lắng nghe là bước đầu tiên, đòi hỏi một khối óc và con tim rộng mở, không thành kiến. Vậy Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta qua những tiếng nói mà đôi khi chúng ta không nhận ra như thế nào? Giáo dân, đặc biệt là phụ nữ và giới trẻ, được chúng ta lắng nghe ra sao? Điều gì làm chúng ta dễ lắng nghe hoặc ngăn cản chúng ta lắng nghe? Chúng ta lắng nghe những người ở vùng ngoại biên như thế nào? Những đóng góp của những người sống đời thánh hiến được chúng ta đón nhận ra sao? Khả năng lắng nghe của chúng ta có những hạn chế nào, đặc biệt là lắng nghe những người có quan điểm khác với chúng ta?[40]
3. Sứ vụ
Hội thánh hiệp hành là Hội thánh tham gia và đồng trách nhiệm. Mọi thành viên trong Hội thánh đều được mời gọi tham gia vào sứ vụ của Hội thánh.
Cách hành xử uy quyền hay cai quản trong giáo xứ của chúng ta thế nào? Việc thực hiện cách làm việc theo nhóm và tinh thần đồng trách nhiệm thì ra sao? Các thừa tác vụ và trách nhiệm của giáo dân được quan tâm khích lệ thế nào? Những lĩnh vực mục vụ và truyền giáo nào trong giáo xứ mà chúng ta còn đang bỏ mặc? Điều gì cản trở người giáo dân tham gia tích cực sứ vụ của giáo xứ?[41]
(Trích: Suy niệm tĩnh tâm linh mục Giáo phận Phú Cường, tháng 4/2022)
[1] x. Roch Kereszty, O.Cist., Linh mục và việc Tân Phúc âm hóa, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B. chuyển ngữ, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/linh-muc-va-viec-tan-phuc-am-hoa-40159
[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Thư gởi Đức Hồng Y Marc Armand Ouellet, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ La Tinh, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/hinh-thai-giao-si-tri-40956
[3] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi dân Chúa, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/thu-cua-duc-thanh-cha-phanxico-gui-dan-chua-34181
[4] Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính hiệp hành trong Giáo hội, Tài liệu chuẩn bị, số 6
[5] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn từ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới trẻ, 03.10.2018, tại https://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2018/october/documents/papa-francesco_20181003_apertura-sinodo.html
[6] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Gaudete et exsultate, số 40.
[7] x. Ibid., số 58
[8] x. Ibid., số 49
[9] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Gaudete et exsultate, số 94
[10] x. Linh mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ, Hai kẻ thù tinh vi của sự thánh thiện (Tông huấn Gaudete et Exsultate), tại https://gpquinhon.org/q/thuong-huan/hai-ke-thu-tinh-vi-cua-su-thanh-thien-tong-huan-gaudete-et-exsultate-1351.html
[11] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Gaudete et exsultate, số 37
[12] Ibid., số 45
[13] Bộ Giáo sĩ, Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục 2013, số 25.
[14] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Gaudete et exsultate, số 50
[15] Ibid., số 28
[16] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 24
[17] x. Ibid., số 96
[18] Từ điển Merriam-Webster, mục từ relativism – chủ nghĩa tương đối, tại https://www.merriam-webster.com/dictionary/relativism
[19] x. Thiên Triệu, Tác động của chủ nghĩa tương đối trên giới trẻ, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/tac-dong-cua-chu-nghia-tuong-doi-tren-gioi-tre-40391
[20] x. Ibid.
[21] x. Roch Kereszty, O.Cist., Linh mục và việc Tân Phúc âm hóa, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B. chuyển ngữ, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/linh-muc-va-viec-tan-phuc-am-hoa-40159
[22] x. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư về Mầu nhiệm và sự Thờ phượng Thánh Thể (Dominicae Cenae; 24 February 1980), số 8, được trích dẫn trong Thông điệp về Thánh Thể và mối liên hệ của Thánh Thể với Giáo hội (Ecclesia de Eucharistia; 17 April 2003) 29.
[23] x. D. Ferrara, “In Persona Christi: Sự biểu thị của Đức Kitô hay Tôi tớ của sự hiện diện của Đức Kitô,” CTSA Proceedings 50 (1995) 138–145. Được dịch từ linh mục Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B., tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/linh-muc-va-viec-tan-phuc-am-hoa-40159
[24] x. Roch Kereszty, O.Cist., Linh mục và việc Tân Phúc âm hóa, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B. chuyển ngữ, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/linh-muc-va-viec-tan-phuc-am-hoa-40159
[25] TGM Lazzaro You Heung Sik và Hồng Y Mario Grech, Bộ Giáo Sĩ và Thượng Hội Đồng: Thư gửi các linh mục về tiến trình hiệp hành, ngày 19.3.2022, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/bo-giao-si-va-thuong-hoi-dong-thu-gui-cac-linh-muc-ve-tien-trinh-hiep-hanh-44715
[26] x. Ibid.
[27] x. Roch Kereszty, O.Cist., Linh mục và việc Tân Phúc âm hóa, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Am, S.D.B. chuyển ngữ, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/linh-muc-va-viec-tan-phuc-am-hoa-40159
[28] x. TGM Lazzaro You Heung Sik và Hồng Y Mario Grech, Bộ Giáo Sĩ và Thượng Hội Đồng: Thư gửi các linh mục về tiến trình hiệp hành, ngày 19.3.2022, tại https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/bo-giao-si-va-thuong-hoi-dong-thu-gui-cac-linh-muc-ve-tien-trinh-hiep-hanh-44715
[29] x. Ibid.
[30] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “Giáo hội là bệnh viện chiến trường”, ưu tiên chăm sóc các bệnh nhân và người yếu đuối nhất, ngày 28.8.2019, Hồng Thủy chuyển ngữ, tại https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-08/tiep-kien-chung-giao-hoi-benh-vien-chien-truong-cong-vu-tong-do.html
[31] x. Ron Rolheiser, Giáo hội là bệnh viện dã chiến, tại http://ronrolheiser.com/giao-hoi-la-benh-vien-da-chien/#.YXbGvZ7P2Ul
[32] Đức Bênêđictô XVI ví quán trọ trong dụ ngôn người Samari nhân hậu chính là Giáo hội – nơi có dầu để bệnh nhân được chữa lành, và Chúa Giêsu cũng đã trả trước món nợ cho bệnh nhân
[33] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “Giáo hội là bệnh viện chiến trường”, ưu tiên chăm sóc các bệnh nhân và người yếu đuối nhất, ngày 28.8.2019, Hồng Thủy chuyển ngữ, tại https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2019-08/tiep-kien-chung-giao-hoi-benh-vien-chien-truong-cong-vu-tong-do.html
[34] Ba cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa (x. Mt 4,1-11)
[35] x. Ron Rolheiser, Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô (The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality), Chương 10: Trụ vững chính mình trong Đời sống Thiêng liêng.
[36] x. Raniero Cantalamessa, Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, 2020, Lm. Micae Trần Đình Quảng chuyển ngữ.
[37] x. Nguyễn Hữu Thy (2010), Hiểu và Sống Mười Điều Răn Thiên Chúa, Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Trier, CHLB Đức 2010. Và Charler Ringma (1991), Dare to Journey with Henri Nouwen, Brisbane, Australia xuất bản
[38] x. Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính hiệp hành trong Giáo hội, Cẩm nang Thượng Hội Đồng, Phần 5.3: Câu hỏi chính để thỉnh ý
[39] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn từ khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giới trẻ, 03.10.2018, tại https://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2018/october/documents/papa-francesco_20181003_apertura-sinodo.html
[40] x. Thượng Hội Đồng Giám Mục về tính hiệp hành trong Giáo hội, Cẩm nang Thượng Hội Đồng, Phần 5.3: Câu hỏi chính để thỉnh ý
[41] x. Ibid.
Linh mục Phêrô Huỳnh Thế Vinh
Luận lý Qui phạm (la normative)
Cũng giống như, để nghiên cứu tư tưởng, chúng ta quay trở lại chính nguồn gốc của nó và dò xét kỹ lưỡng các điều kiện của việc suy nghĩ hơn là bám vào sự đa dạng vô định của các suy nghĩ, mục đích của chúng ta lúc này là biện phân các điều kiện của hữu thể, của các hữu thể hơn là tính đa dạng của các quy luật đặc thù đối với các phạm trù khác nhau của hiện hữu thực tế. Do đó, chúng ta không hề hiểu sai cả điều các khoa học thực nghiệm có thể xác định trong trật tự các thuộc tính chuyên biệt hoặc các mối tương quan giữa các hữu thể, lẫn điều suy cứu thuần lý có thể khám phá ra từ thiên nhiên và từ phẩm trật vốn dùng để lên đặc điểm và, có thể nói, xếp tầng các hữu thể, mỗi hữu thể theo thứ bậc của nó hoặc trong chức năng của nó so với các hữu thể khác. Nhưng điều chúng ta thấy lại thuộc một trật tự hoàn toàn khác. Đó là việc xác định xem làm thế nào một hữu thể được tạo ra, dù nó là gì, có thể trở thành một hữu thể xứng đáng với cái tên đó. Và do đó, đây là việc tìm hiểu làm thế nào các hữu thể khác nhau, đồng qui và liên lập với nhau, có thể nói như thế, có thể bám vào nhau từng hữu thể một theo một đường bình thường và cùng nhau bám vào Hữu thể Tuyệt đối, Đấng, một mình Người, đóng vai trò nền tảng và cùng đích của tất cả những gì hiện hữu, tuy nhiên, để không điều gì nhờ Người mà hiện hữu ngưng duy trì được sự tồn hữu riêng và tính không thể đo lường (incommensurabilité) với Người.
Nếu người ta đi vào việc tìm hiểu vấn đề này, ngay lập tức họ sẽ thấy rằng ý niệm qui phạm (norme) thực sự là ý niệm của một thực tại hiện diện và cần thiết cho chính cấu trúc của mọi hữu thể. Ngoài ra, suy nghĩ chăm chú hơn cũng cho chúng ta thấy rằng, nếu mỗi loài hữu thể đều có một bản chất được điều chỉnh bởi các định luật riêng của nó, trong một thế cân bằng được phát biểu bởi mối tương quan qua lại của các hình thức và tính cố định tương đối của các hiện tượng được khoa học khác nhau nghiên cứu, thì còn có thêm và ở bên dưới, một mối nối kết phổ quát và được quy định mà khoa hữu thể học cần phải biểu lộ nguyên lý, sự phát triển và kết thúc của nó. Do đó, nếu (như chúng ta vừa nhận xét), nếu việc nghiên cứu về suy nghĩ gắn liền với điều làm cho suy nghĩ hữu hạn của chúng ta thành khả hữu bằng cách gắn nó trở lại với đối tượng tối cao và vô hạn, một cách đối xứng, thì việc nghiên cứu các hữu thể ngẫu nhiên phải cho thấy ở đây các đòi hỏi căn bản mà nếu không có chúng, không tạo vật nào, nói cho chính xác, là một hữu thể thực sự. Vì vậy, bỏ qua một bên, bất cứ chúng đáng lưu ý ra sao, vấn đề các qui tắc (normes) đặc thù và việc khảo sát hình thái hữu thể học (morphologie ontologique) theo sự đa dạng của các bản tính và yếu tính luôn luôn cần được bảo vệ, ở đây, chúng ta tập trung vào qui tắc của các qui tắc và vào ý nghĩa của toàn bộ vấn đề, của điều có thể được gọi là tính qui phạm (la normalité) chi phối cùng một lúc và trong tương quan qua lại của mọi hữu thể được tạo dựng. Do đó, theo quan điểm này, không có tính đa dạng mà chỉ là việc đặt các qui tắc bất đồng nhất ở cạnh nhau mà thôi. Bất chấp tính phức tạp của các khía cạnh diễn tiến, vấn đề là một và toàn bộ trong những điều liên quan đến kế hoạch, việc tổ chức, sự thống nhất năng động trong toàn bộ sáng thế. Một sự thống nhất không được tự mua chuộc (se monnayer) hoặc như thể tự phân tán trong các nghiên cứu và các giải pháp vụn vặn, như suy nghĩ trừu tượng và suy lý quá mức của chúng ta có thể mong muốn, nhưng đòi hỏi phải được duy trì trong tính bất khả phân chia toàn diện của nó, để vẫn còn nằm trong trật tự hữu thể học.
Quả thực, chúng ta nên hiểu rằng nếu, ngay đối với suy nghĩ, một "luận lý học tổng quát” chi phối và có xu hướng thống nhất mọi khía cạnh đặc thù dưới một định luật nhất quán phổ quát, thì dưới ngay quy tắc của sinh hoạt suy lý vẫn có một luận lý qui phạm (Une Normative), nghĩa là một luận lý học hữu hiệu về hữu thể mà các các đặc điểm và thực tại khác với cả luận lý học của tư tưởng trừu tượng vốn duy trì giá trị của nó, lẫn tính biện chứng của cuộc sống nội tâm và sự chiêm niệm hoàn toàn cụ thể vốn đã là một nhận thức có tính hợp nhất hơn.
Bằng loại suy với hình dung từ, được dùng như danh từ, để chỉ thuật ngữ dành riêng cho Luận lý học đứng đầu phương tiện thu lượm tư tưởng, người ta đề nghị gọi luận lý qui phạm là việc nghiên cứu có phương pháp nhằm mục đích nghiên cứu và cung cấp diễn trình bình thường nhờ đó các hữu thể thực hiện thiết kế mà từ đó chúng đã phát khởi, vận mệnh mà chúng hướng tới. Nhưng từ đó, trong số các hữu thể này, một số phải hợp tác vào việc khởi nguyên của chính chúng và do đó có thể không đạt tới số phận của chúng, há không cần thiết phải đưa vào hữu thể học việc khảo sát thuần lý các hệ quả của một thất bại, tình huống kỳ lạ do một khiếm khuyết và tạo thành "điều xấu", không hẳn như một hữu thể, cũng không phải như một hư không, nhưng như một sự thiếu sót tích cực [privation positive], debitae perfectionis privatio conscia [việc hữu thức lấy đi sự hoàn hảo phải có]? Không có việc khảo sát có phê phán câu hỏi mà triết học ít khi đề cập tới, vấn đề các hữu thể sẽ không tự làm mình sáng tỏ đủ, không hơn việc một bức tranh sẽ không có độ nổi và độ vững chắc của hình ảnh nếu không có những bóng tối và tương phản. Chúng ta thậm chí sẽ thấy rằng, để hiểu thấu ý nghĩa gốc rễ của một luận lý qui phạm của hữu thể bằng cách so sánh với luận lý của tư tưởng, chúng ta phải nhấn mạnh vào sự đối lập triệt để giữa ý niệm khẳng định và phủ định vốn là cơ sở của luận lý học Aristốt và ý niệm sở hữu và thiếu thốn vốn đóng vai trò như một bàn đạp cho động lực của hữu thể, và, hơn nữa, Aristốt đã không hiểu lầm khi ông nói về sự đối lập độc đáo giữa điều ông gọi là ἔξις καῖ στέρησις, một thuật ngữ được dịch đại khái là habitus et privatio [thói quen và thiếu sót].
Do đó, trước khi khảo sát xem các hữu thể khác nhau tiếp theo nhau, nâng cao nhau hoặc làm suy giảm nhau ra sao theo một quy luật tương quan qua lại mà sự thống nhất của thế giới thiên thể chỉ là biểu hiện đầu tiên của nó, điều quan trọng là suy tư về loại nối kết vốn thiết lập ra sự liên đới của mỗi hữu thể với bản thân nó, với các hữu thể khác và với mục đích tối cao mà tất cả đều hướng về: omnia itendunt assimilari [tất cả có xu hướng được hoà nhập], một khẳng định mà chúng ta đã chỉ ra ý nghĩa sâu sắc và sự thật đa dạng của nó.
Trong khi luận lý của tư tưởng hình thức phát khởi từ các ý niệm đã được xác định và của các nguyên tắc đã được đặt ra một cách tuyệt đối trong đó sự khẳng định loại trừ mâu thuẫn, mà không tính đến những gì được liên kết, thực tại cụ thể của các hữu thể bao hàm một sự sự xâm nhập lẫn nhau hoặc một sự suy thoái vô cùng phức tạp hơn với các hậu quả bất định. Một đàng, là lời có hoặc lời không, là các khẳng định ít liên quan đến các bản thể cho bằng các thể từ (substantifs) mà nhờ chúng tổng thể được chỉ định rõ trong các thực thể lời nói (entités verbales) với các đường viền rõ ràng và khép kín như các nguyên tử lý thuyết. Đàng khác, là chính sự thẩm thấu sinh tử, chính sự trao đổi có thực chất, chính việc làm giầu thêm hay làm nghèo đi, chính việc sở hữu hay thiếu thốn. Thế mà, hầu như trọn bộ nền triết lý của ta, kể cả nền hữu thể học, đều đã được xây dựng trên thứ luận lý học về trừu tượng, về nguyên tử lời nói (atome verbale), về tính tuyệt đối và ngoại suy này; trong khi khoa học về thực tại, chân lý và qui tắc về hữu thể lại dựa trên sự trao đổi cảm giới này, trên nhịp điệu hội nhập và hủy tiêu này, trên nguy cơ thu lượm hoặc tước bỏ mà ta cần phải xác định diễn trình và đích đến đích thực của nó.
Để làm cho việc giải thích luận lý qui phạm này của hữu thể được rõ ràng hơn, ta hãy lấy một thí dụ trong trật tự nhân bản và theo các kinh nghiệm thông thường nhất của chúng ta, mặc dù triết học vẫn chưa rút tỉa mọi hậu quả từ đó mà ra.
Ý thức chúng ta tự nuôi dưỡng không ngừng bằng các suy nghĩa tương phản nhau. Không chỉ vì quanh ta và trong ta sản sinh ra các khác biệt và đối kháng bất định mà sinh hoạt tri thức diễn tiến mới mẻ và sáng suốt; mà nhân khi một ý niệm được tri nhận, đều xuất hiện một sáng kiến đối nghịch, một thể hiện ít nhất thô sơ, một cách thường mặc nhiên nhưng có thực và hữu hiệu. Hình ảnh đường cong chỉ có nghĩa nhờ ý niệm đường thẳng hay các hình ảnh khác có thể thực hiện được. Chúng ta chỉ có cảm tình với điều chân, điều thiện nhờ ý thức được điều sai, điều xấu. Trước định luật tâm lý này, luận lý học trừu tượng và luận lý học qui phạm đích thực sẽ xử sự với nhau ra sao? Trong việc tạo tính nhất quán thuần lý, luận lý học trừu tượng diễn tiến bằng cách loại bỏ những gì không lọt vào tòa nhà nhận thức và khuôn khổ khoa học của nó. Do đó, nó cắt bỏ bằng cách lồng khẳng định hay bằng cách loại phủ định, và cấu trúc ngôn ngữ thừa nhận phương pháp tách biệt này giữa hiện diện và khuyết diện, giữa có và không. Hoàn toàn khác là diễn trình luận lý qui phạm đích thực; với diễn trình này, những gì bị đẩy lui không vì thế mà bị loại bỏ. Chính như thế mà cám dỗ dùng để kích động, làm cho chính xác, làm cho phong phú chính năng lực luân lý; còn nếu có sự yếu ớt, thì điều xấu sẽ gia trọng cùng một tỷ lệ với ý thức và giá trị của điều xấu bị coi thường và sự lỏng lẻo của ý chí. Trong thế giới vật lý, không hề có việc tận diệt các sức mạnh bề ngoài coi như bị loại bỏ hoặc đánh bại thế nào, thì trong trật tự tâm linh, cũng không có việc phương thức này loại trừ hẳn phương thức kia và ngăn cản nó đóng vai trò của chiếc gươm hai lưỡi. Không lưu ý tới chân lý nền tảng và phổ quát này trong mọi cách tổ chức thực tại há không phải là làm suy vi, thậm chí xâm hại chính chân lý cụ thể của trọn bộ hữu thể học đó sao? Há không phải là tự chường mình cho việc không nhận thức được sự tương tác và số phận của các hữu thể đó sao? (L’Être et les êtres, p. 253-258).
Sự chắc chắn tinh thần
Luôn xem xét, trong tính toàn diện của nó, hành động chuyên biệt nhân bản, một hành động luôn phải dựa động lực nguyên thủy của nó vào đích nhắm cuối cùng, chúng ta, vì thế, đã phải chứng minh không những tính liên tục trong diễn trình trở thành này, mà nhất là tính nhất quán trong trật tự hữu thể học của bi kịch luôn phải nối liền khởi điểm [terminus à quo] vớ đích điểm[terminus ad quem]. Bởi thế, điều khó khăn là khám phá một cách hồi cố hay, đúng hơn, một cách sâu sắc, khát vọng ban đầu và thường hằng này, và đồng thời cũng phải dự ứng điều tương lai vẫn còn che giấu đối với chúng ta, nhưng là điều đã được bao hàm trong hiện tượng Thánh Augustinô gọi là hừng đông muôn thuở đã ló dạng ở thẳm sâu chúng ta. Nói bằng các từ ngữ khác, gần gũi hơn với ý thức hiện nay của chúng ta, cần phải nối liền (và đây là trọn bộ khoa học về hành động) tiền động (prémotion) vốn đã là đích nhắm, vô thức nhưng rất có thực, với kết luận đã trở nên có ý hướng và được ước muốn như một đích nhắm bao trùm toàn bộ lịch sử đời người đang tiến gần tới điều thiện và hạnh phúc trọn vẹn của họ. Và cũng là việc phải tìm hiểu xem, khi coi ý niệm từ đó nó phát khởi và nó có thể hoặc tiếp nhận hoặc bác bỏ là của riêng nó, ý chí chúng ta tìm cách ra sao để biện minh, như là của nó chính bi kịch mà nó không đặt cho mình dữ kiện và các điều kiện, liệu có đúng là chung cục phải được qui cho nó hay không. Sự nối kết giữa đích nhắm dưới này với đích nhắm trên cao hoạt động ra sao nơi tác giả là chúng ta, nhưng chỉ là người nhắc lại một cách thụ động vai trò đã được tác giả vô hình soạn tác?
Để khuyến khích cuộc tìm hiểu của chúng ta, một cuộc tìm hiểu có lẽ xem ra táo bạo, và làm ta hé thấy sức mạnh có sức thuyết phục của phương pháp từ nay cần phải dùng, chúng ta trước nhất hãy suy nghĩ một chút về loại bằng chứng thích hợp để thu lượm được sự chắc chắn khi nói tới hành động và tính an toàn của việc nó đạt đới đích sau cùng. Chắc chắn, người ta có thể nói đúng rằng vì tất cả những gì vô thức, bất dự phòng, tất cả các sức mạnh bên trong và bên ngoài mà nó phát động hay kích hoạt, hành động, kể cả hành động được suy gẫm nhiều nhất và thận trọng nhất, cũng luôn chứa đựng một điều bất ngờ. Sau Pascal, Guyau đã nhìn thấy sức lôi cuốn của kinh nghiệm này trong đó chúng ta tự đặt mình vào, của trò chơi này trong đó đôi khi chúng ta có nguy cơ đánh mất điều chúng ta vẫn coi là qúy giá hơn. Nhưng không phải việc thích nguy cơ này, không phải việc đánh cuộc đầy xúc cảm của một tay chơi cuồng nhiệt này, dù là một người tính toán các cái nhiên khôn khéo nhất, có thể biện minh cho các sáng kiến của chúng ta trong cái đà đưa đẩy hắc ám mà định mệnh đã đem chúng ta vào. Chúng ta cần một sự chắc chắn, dù bị che khuất khỏi các tầm nhìn nghi ngại, vẫn đem lại một sự an toàn cho những bàn tay đại lượng, cho những bước chân đi thẳng tới các trách nhiệm thoáng thấy. Sự pha trộn bóng tối và ánh sáng mà Pascal từng cảm nhận được nỗi đau nhưng cũng cả lợi ích tối cao của nó, không phải tự bản chất, nhằm tạo ra các do dự, sợ sai lầm mà hậu quả là không thể bước đi một cách tin tưởng. Chắc chắn, chúng ta không thể biện phân trước mọi điều kiện, mọi yêu cầu, mọi hậu quả của một thiện chí thành thực và nhất quán với chính mình; và chính Pascal đã từng nhận định rằng xét cho cùng, kinh nghiệm khiến chúng ta bác bỏ các rù quyến dễ dàng đoán định cho chúng ta thấy trái ngược rằng nhờ đẩy lui chúng, chúng ta khám phá ra bí quyết của điều khó hiểu: nhờ từ bỏ các thú vui để đi theo con đường khắc khổ của đời sống tâm linh, chúng ta không đánh mất chi, vì các thú vui này chỉ là các ảo tưởng thóang qua và hư vô, trái lại chúng ta được tất cả nhờ đánh cuộc cho vô hạn.
Tuy nhiên, bằng chứng hậu thiên này, ở ngay ngưỡng cửa nơi cần phải lựa chọn và tích cực có lập trường, có đủ để kích hoạt đà đẩy vững chắc, hữu lý, vô tư giúp quyết định xu hướng của chúng ta một cách chắc chắn, không hối hận hay không? Vấn đề sinh tử, vấn đề điều khiển không chần chừ, thậm chí không cố ý chọn lựa một giải pháp nào khác, đơn giản chỉ là sự ngay thẳng ngay lúc ban đầu; vì chính dưới hình thức trung thành đơn sơ và tức khắc có tính thực hành mà ý thức làm ta hiểu một lời kêu gọi được nghe và tuân theo một cách đơn sơ. Và sau đó, nếu sống thoát các đề kháng hay các mời mọc lừa đảo, ý chí thành thực sẽ nhận ra rằng nguồn sáng soi dẫn nằm chính trong việc trung thành thực hành nhiệm vụ, dù nó nặng nề và khó hiểu.
Liên quan tới sự chính trực của hành động, điều chủ yếu là không được đặt nó lệ thuộc các cuộc thảo luận trừu tượng và lý thuyết trước đó. Những cuộc thảo luận này hữu ích trong giờ phút của chúng và trong lãnh vực suy lý; nhưng khi thực hành không chịu đựng bất cứ trì hoãn nào, nó mang trong mình sự sáng tỏ theo mức trong đó giải pháp, được thành thực và thiện chí đánh giá, chứa sẵn lời biện minh. Ước mong sao hạn từ probabilis không làm chúng ta có ảo tưởng về ý nghĩa chân thực và về phương pháp được nó gợi ý. Nó không hoàn toàn tương ứng với nghĩa tiếng Pháp của hạn từ probable (cái nhiên). Đúng hơn, nó muốn nói hạn từ prouvable (có thể chứng minh), nếu người ta chịu cố gắng rộng lượng cần có để kiểm soát nhiệm vụ bằng cách vâng theo nhiệm vụ. Chính bằng giá này mà sự chắc chắn hoàn toàn hợp lý không bao giờ thiếu vắng nơi một ý chí ngay thẳng, và cho dù đường đời lữ thứ của chúng ta có nhiều bóng tối, đích nhắm sau cùng sẽ dẫn tới điểm tới tối hậu của hành động con người, không gặp bất cứ nguy cơ nào.
Do đó, ở đây không phải là một chuyện bất ngờ, đánh cuộc, một chọn lựa võ đoán, mà là một sự an toàn có thể kiểm chứng được một cuộc khảo sát thuần lý và thực nghiệm hoàn toàn soi sáng và củng cố. Ở đây, để có tính quyết định (và đây chính là tính độc đáo của nó), chứng cớ phải giả thiết rằng thay vì ở lại trong trạng thái mong chờ, tác nhân nhân bản phải tự đặt mình vào thế thử thách, họ phải dấn thân vào lời mời gọi của ý thức và đời sống, trong sự trung thành với ánh sáng và nhiệm vụ, là những điều không lừa dối. Sự chắc chắn tri thức không đòi sự hoài nghi trước đó thế nào, thì sự chắc chắn thực tế và đạo đức cũng không giả thiết một sự do dự trước đó trên con đường phải theo; và sáng kiến tốt lành tương ứng với một sự chân thành được soi sáng, với một sự tươi mát của linh hồn hiểu biết (L’Action, 1937, t. II, p. 459-461).
Còn một kỳ
1. Putin vẫn tin vào chiến thắng dù lúc ông ta nói hàng chục xe tăng và thiết giáp vừa bị bắn cháy
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết ông không nhận được bất kỳ ấn tượng hay tín hiệu tích cực nào trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Nehammer nói rằng ông đã có một cuộc trò chuyện “rất trực tiếp, cởi mở và cứng rắn” về tội ác chiến tranh của Nga, đặc biệt là ở Bucha và các nơi khác, và sự cần thiết phải đưa thủ phạm ra trước công lý. Tuy nhiên, trong phản ứng của Putin không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta sẵn sàng hợp tác.
“Nói chung, không có ấn tượng tích cực và triển vọng hứa hẹn nào. Putin đã tham gia một cách ồ ạt vào logic của chiến tranh và tiếp tục hành động theo chiều hướng đó”, Thủ tướng Nehammer nói.
Ông Nehammer cho biết lãnh đạo Điện Cẩm Linh nói rằng sẽ tốt hơn nếu chiến tranh sớm kết thúc. Thủ tướng Nehammer cho biết ông hơi ngạc nhiên khi chính Putin dùng từ “chiến tranh”. Trước đó, Mạc Tư Khoa nói cuộc xâm lược Ukraine là một cuộc hành quân đặc biệt.
Putin vẫn tin tưởng vào khả năng của quân đội Nga. Cụm từ “chiến tranh sớm kết thúc” được Putin dùng để chỉ một chiến thắng quân sự áp đảo khiến Ukraine phải chấp nhận những điều kiện nhục nhã để kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ngay khi Putin đang nói, chỉ riêng trong vùng Donbas, Ukraine đã bắn cháy 4 xe tăng, 5 xe bọc thép và 26 xe cơ giới và 8 hệ thống pháo của Nga. 2 máy bay trực thăng và 4 máy bay không người lái cùng với 90 binh lính Nga cũng bị loại khỏi vòng chiến.
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nehammer, Putin đã mô tả những tội ác kinh hoàng ở Bucha là một “sự dàn dựng” và phản ứng của phương Tây là đáng ngờ vực.
Thủ tướng Nehammer nói với Putin rằng các lệnh trừng phạt chống lại Nga sẽ vẫn có hiệu lực và sẽ được tăng cường chừng nào còn có người chết vì chiến tranh ở Ukraine.
Ông Nehammer cũng nhân dịp này kêu gọi chấm dứt ngay các hành động thù địch, cung cấp các hành lang nhân đạo để di tản, bao gồm cả từ Mariupol và các thành phố bị bao vây khác, và tổ chức Hội Hồng Thập Tự quốc tế, gọi tắt là ICRC, và các tổ chức nhân đạo khác có thể tiếp cận các thành phố, thị trấn và làng mạc bị bao vây.
“Nhưng thông điệp quan trọng nhất của tôi với Putin là cuộc chiến này cuối cùng cũng phải kết thúc, bởi vì trong một cuộc chiến chỉ có kẻ thua cuộc ở cả hai bên,” ông nói.
Theo thủ tướng Nehammer, chuyến thăm của ông tới Mạc Tư Khoa được thúc đẩy bởi “nghĩa vụ của ông là phải góp phần chấm dứt các hành động thù địch hoặc ít nhất là cung cấp các trợ giúp nhân đạo cho những người dân thường bị ảnh hưởng ở Ukraine.”
“Đây không phải là một chuyến thăm thân thiện. Tôi vừa đến từ Ukraine và đã tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ khôn lường do cuộc chiến tranh xâm lược của Nga gây ra”, ông nói.
Thủ tướng Nehammer là người đứng đầu chính phủ trong Liên Hiệp Âu Châu đầu tiên được Putin tiếp sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu. Cuộc họp kéo dài 75 phút. Theo yêu cầu của phía Áo, không có nhà báo hoặc cuộc họp báo truyền thống theo sau. Theo phía Áo, không có cái bắt tay nào.
Vào ngày 9 tháng 4, Nehammer đã có chuyến thăm đến Ukraine và ông đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky.
2. Cảm tử quân Ukraine phá tan một kho đạn của Nga, nổ suốt cả ngày thứ Hai.
Trong ngày thứ Hai 11 tháng Tư, các lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi thành công 6 đợt tấn công của đối phương trong khu vực diễn ra Chiến dịch của Lực lượng Liên hợp ở vùng Donetsk và Luhansk.
“Nhờ các hành động khéo léo của Lực lượng phối hợp, sáu cuộc tấn công của kẻ thù đã bị đẩy lùi thành công ngày hôm nay. Các binh sĩ của chúng ta đã gây ra tổn thất nặng cho quân xâm lược Nga.”
Quân trú phòng Ukraine đã phá hủy 4 xe tăng, 5 xe bọc thép và 26 xe cơ giới và 8 hệ thống pháo của đối phương.
Ngoài ra, các đơn vị phòng không đã bắn rơi 2 máy bay trực thăng và 4 máy bay không người lái của đối phương trên bầu trời khu vực Donbas của Ukraine.
Tại vùng Luhansk, quân trú phòng Ukraine đã bắn rơi một máy bay Nga, cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn. Kreminna, Rubizhne và Popasna là những điểm nóng nhất.
“Lực lượng phòng thủ của chúng tôi đã bắn rơi một máy bay địch ở vùng Luhansk. Giao tranh đang diễn ra, kẻ thù bị tổn thất nặng”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói thêm rằng một người dân địa phương đã thiệt mạng hôm thứ Hai trong trận pháo kích của Nga vào Lysychansk. Các địa phương đông dân của vùng Luhansk đang bị hỏa hoạn liên miên.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine lưu ý rằng quân cảm tử Ukraine đã phá hủy một kho đạn của đối phương ở Novoaydar. Kho đạn rất lớn đã phát nổ từ sáng sớm ngày 11 tháng Tư.
Nga đang tấn công khu vực Luhansk liên tục bằng nhiều loại vũ khí khác nhau - Tornado-C, Grad MLRS, bom thả từ máy bay... Nhiều tòa nhà dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ sở giáo dục đã bị phá hủy trong khu vực, và tất cả bệnh viện đều bị hư hại.
Trong 45 ngày diễn ra cuộc chiến ở Ukraine, các lực lượng Nga đã mất 137 máy bay trực thăng, nhiều hơn rất nhiều so với 4 cuộc chiến mà họ đã tham chiến trước đó.
Trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất, Nga mất 21 trực thăng, trong cuộc chiến Chechnya lần thứ hai - 36 chiếc, trong cuộc chiến ở Gruzia - 3 chiếc, trong cuộc chiến ở Syria - 23 chiếc. Như thế, trong 4 cuộc chiến, Nga đã mất 83 máy bay trực thăng.
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 11 tháng 4, Nga mất khoảng 19,500 quân ở Ukraine, 725 xe tăng, 1,923 xe chiến đấu bọc thép, 347 hệ thống pháo, 111 hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, 55 hệ thống tác chiến phòng không, 154 máy bay, 137 trực thăng, 1,387 phương tiện cơ giới, 7 tàu thuyền, 76 thùng nhiên liệu, 119 thiết bị bay không người lái, 25 đơn vị thiết bị đặc biệt và bốn hệ thống phóng hỏa tiễn di động.
Liên quan đến tình hình tại Mariupol, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết xác suất quân xâm lược Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Mariupol rất cao.
“Khả năng phát xít Nga sử dụng vũ khí hóa học là rất cao,” Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết khi bình luận về các báo cáo liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Mariupol.
Trước đó, các chiến binh của Trung đoàn Azov cho biết, tại Mariupol, quân xâm lược Nga đã sử dụng chất kịch độc không rõ nguồn gốc, được thả từ một chiếc máy bay không người lái của đối phương.
3. Vì sao Nga mất nhiều xe tăng trong cuộc xâm lược Ukraine?
Nga đã mất hàng trăm xe tăng trong vòng hai tháng xâm lược Ukraine. Các chuyên gia quân sự của Anh cho rằng những thiệt hại này là do những vũ khí chống tăng tiên tiến mà các quốc gia phương Tây đã cung cấp cho Ukraine và Nga đã sử dụng xe tăng của mình một cách tồi tệ.
Tổn thất xe tăng của Nga lớn đến mức nào?
Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Nga đã mất hơn 680 xe tăng. Oryx - một blog quân sự và tình báo thống kê thiệt hại quân sự của Nga ở Ukraine dựa trên các bức ảnh được gửi từ khu vực chiến sự - cho biết Nga đã mất hơn 460 xe tăng và hơn 2,000 xe thiết giáp khác.
Theo Rand Corporation và IISS, Nga có tổng cộng khoảng 2,700 xe tăng chiến đấu chủ lực vào thời điểm bắt đầu xung đột.
Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 2,000 hỏa tiễn chống tăng Javelin khi bắt đầu xung đột và từ đó đã gửi thêm ít nhất 2,000 hỏa tiễn nữa.
Rất nhiều xe tăng của Nga được trang bị các loại giáp phản ứng nổ có tác dụng hấp thụ tác động của hỏa tiễn.
Tuy nhiên, Javelins được gắn hai đầu đạn. Một cái thổi bay lớp giáp phản ứng, và cái thứ hai xuyên qua khung bên dưới.
Vương quốc Anh cũng đã gửi ít nhất 3,600 hỏa tiễn NLAW, nghĩa là vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo.
Chúng cũng được thiết kế để phát nổ khi vượt qua đỉnh tháp pháo tương đối lộ ra ngoài của xe tăng.
Nick Reynolds, nhà phân tích nghiên cứu về chiến tranh trên bộ tại Royal United Services Institute, gọi tắt là RUSI, cho biết: “Javelin và NLAW rất mạnh mẽ. Nếu không có viện trợ cần thiết này, tình hình ở Ukraine sẽ rất khác.”
Mỹ đang cung cấp cho Ukraine 100 máy bay không người lái chống tăng Switchblade. Được gọi là máy bay không người lái “kamikaze”, chúng có thể di chuyển qua mục tiêu cách người điều khiển hàng dặm và sau đó nhào lên trên xe tăng, phá hủy nó bằng đầu đạn gắn ở trên đầu.
Ngày nay, quân đội Nga hoạt động theo cơ chế các Tiểu đoàn Chiến thuật, gọi tắt là BTG, là các đơn vị tác chiến khép kín gồm xe tăng, bộ binh và pháo binh.
Thành phần chính xác của các đơn vị này có thể khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm một số lượng lớn xe thiết giáp nhưng tương đối ít lính bộ binh.
Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St Andrews, cho biết: “Nga có tương đối ít quân để triệu tập, vì vậy BTG là một cách để tạo ra một đơn vị chiến đấu với nhiều sức mạnh”.
“Chúng được thiết kế để tấn công nhanh chóng với nhiều hỏa lực. Tuy nhiên, họ có rất ít sự bảo vệ cho các lính bộ binh và có rất ít khả năng trả đũa nếu lực lượng thiết giáp bị tấn công.”
“Điều đó khiến quân đội Nga giống như một võ sĩ quyền anh có cú móc thật tuyệt vời nhưng cái hàm của anh ta lại làm bằng thủy tinh, đập trúng một cái là lăn ra chết ngay”.
Đỉnh xe tăng là bộ phận ít được bảo vệ nhất và là khu vực mà các hỏa tiễn hiện đại nhắm tới
Giáo sư O'Brien nói rằng việc thiếu các cuộc tuần tra trên không của Nga có nghĩa là quân đội Ukraine đã nhận thấy rất dễ dàng để tiến vào các vị trí phục kích các đoàn xe tăng Nga.
Ông nói: “Nga không có được ưu thế trên không khi bắt đầu xung đột, và vì vậy họ không thể tuần tra bầu trời, phát hiện các chuyển động của quân đội Ukraine”.
“Điều đó có nghĩa là quân đội Ukraine đã có thể vào các vị trí hỏa lực tốt để phục kích, và họ có thể gây ra rất nhiều thiệt hại theo cách này.”
Theo số liệu của Oryx, một nửa số xe tăng mà Nga bị mất không bị đối phương phá hủy hoặc hư hại mà đã bị bắt hoặc bị bỏ lại.
Các chuyên gia cho rằng điều này là do thất bại về hậu cần và sự kém cỏi và mất tinh thần của quân đội Nga.
Giáo sư O'Brien nói: “Bạn đã từng thấy những bức ảnh về những chiếc xe tăng Nga bị kéo đi bằng xe máy kéo của nông dân Ukraine”.
“Một số xe tăng đã bị bỏ hoang vì hết nhiên liệu. Đó là một thất bại về mặt hậu cần. Một số bị mắc kẹt trong bùn lầy, bởi vì lệnh xâm lược từ các chỉ huy cấp cao không đúng thời điểm trong năm.”
“Lực lượng mặt đất của Nga bao gồm rất nhiều lính nghĩa vụ và tân binh. Điều đó khiến họ là một lực lượng chiến đấu phẩm chất chỉ từ thấp đến trung bình,” Nick Reynolds nói.
“Nhiều xe tăng đã bị bỏ rơi vì tài xế quá dở. Một số đã bị lọt xuống sông. Những chiếc khác đã được lái vào các địa thế hiểm trở khiến đường ray trật ra ngoài. Khả năng sử dụng thiết bị của quân đội Nga còn quá kém”.
“Nhưng thông thường, những người lính Nga bỏ xe và chạy trốn vì không có ý chí chiến đấu”.
Chính phủ Ukraine thậm chí đã ban hành hướng dẫn về cách người dân xử dụng các phương tiện quân sự bị Nga bỏ lại.
Các nhà chức trách xác nhận rằng bất kỳ ai tìm thấy những “chiến lợi phẩm” như vậy đều không cần phải khai báo đóng thuế.
4. Phát biểu của Ông Josep Borrell trong cuộc họp các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Luxembourg
Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã nói rằng hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine có thể được coi là một thất bại lớn của quân đội Nga về mặt quân sự. Ông nhấn mạnh rằng nỗi kinh hoàng về những gì quân Nga để lại trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời là một loại thất bại nghiêm trọng khác.
Ông nói điều này sau cuộc họp của các ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu tại Luxembourg vào thứ Hai, ngày 11 tháng 4.
“Việc Nga gây hấn với Ukraine có hai từ để mô tả chính xác. Đầu tiên, là từ thất bại. Đó là một thất bại lớn của quân đội Nga. Họ đã cố gắng để chinh phục Kiev và họ đã bị ngăn chặn. Bây giờ họ đã bỏ rơi mục tiêu Kiev. Họ thấy rằng không thể chiếm được thủ đô và họ đang tập hợp quân lại ở phía Đông,” Borrell nói.
Theo ông, các lực lượng Ukraine tin rằng quân đội Nga sẽ mở một cuộc tấn công lớn ở Donbas, gần các căn cứ hậu cần của họ. Liên Hiệp Âu Châu và một số quốc gia thành viên tiếp tục hỗ trợ Ukraine để các Lực lượng vũ trang Ukraine có thể chống chọi với kẻ thù một cách hiệu quả.
“Từ thứ hai là kinh hoàng. Những gì quân đội Nga để lại là dân thường bị giết, các thành phố bị phá hủy, ném bom bừa bãi - như những gì chúng ta đã thấy trên nhà ga ở Kramatorsk. Chúng tôi rất lo lắng trước hậu quả về nhân mạng trong cuộc chiến này. Mariupol là một thành phố tử vì đạo”, Borrell nói.
Ông nhấn mạnh rằng những gì sắp diễn ra ở mặt trận phía Đông khiến Liên Hiệp Âu Châu sẵn sàng hơn rất nhiều để tiếp tục hỗ trợ Ukraine đối mặt với trận chiến này.
5. Tuyên bố của Bộ Văn hóa và Thông tin Ukraine
Bộ Văn hóa và Thông tin báo cáo rằng 166 địa điểm văn hóa ở Ukraine đã bị phá hủy hoặc hư hại do các cuộc tấn công của Nga.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin Oleksandr Tkachenko cho biết như trên trong một cuộc hội thảo truyền hình toàn quốc.
“Chúng tôi đang lưu giữ hồ sơ chính thức trên trang web của Bộ. Đã có 166 di sản văn hóa bị phá hủy hoặc hư hại trong cuộc xâm lược của Nga. Chúng tôi chưa biết về một số đối tượng, bởi vì chúng nằm trong các lãnh thổ bị chiếm đóng. Chúng tôi có đủ bằng chứng, và đang xác minh thêm những dữ liệu mới, và rõ ràng là chúng tôi đang nói về việc quân xâm lược Nga phải bồi thường và khôi phục các tài sản này,” Ông Tkachenko nhấn mạnh.
Đồng thời cho biết Bộ hiện đang đàm phán với các đối tác phương Tây để thành lập quỹ chung nhằm khôi phục các di sản văn hóa Ukraine.
“Ví dụ như hôm qua, tôi đã nói chuyện với bộ trưởng văn hóa Pháp. Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tạo ra một quỹ chung của các quốc gia Âu Châu, những quốc gia hỗ trợ chúng tôi, sẽ tham gia vào việc đổi mới và khôi phục các di sản văn hóa ở Ukraine sau chiến thắng. Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi vì điều thứ hai mà Putin chống lại, sau con người, là chống lại văn hóa, chống lại lịch sử của chúng ta. Hơn nữa, trong các bài phát biểu của mình, họ công khai nói rằng văn hóa là công cụ duy nhất mà thông qua đó họ có thể giành chiến thắng trên thế giới với chương trình nghị sự của cái gọi là 'thế giới Nga'“.
Theo ông Tkachenko, Bộ này đang kêu gọi thế giới áp đặt các biện pháp trừng phạt và chấm dứt hợp tác với cộng đồng văn hóa Nga.
6. Nga giam giữ một nhà đối lập
Nhà hoạt động đối lập nổi tiếng của Nga, Vladimir Kara-Murza, đã bị giam giữ ở Mạc Tư Khoa với cáo buộc không tuân lệnh cảnh sát, luật sư của ông nói với hãng tin độc lập Sota Vision vào tối thứ Hai.
Luật sư Vadim Prokhorov của Kara-Murza nói với Sota rằng Kara-Murza sẽ qua đêm tại khu vực cảnh sát Khamovniki ở trung tâm Mạc Tư Khoa, nơi anh ta được đưa đến ngay sau khi bị bắt.
Kara-Murza là một nhà phê bình chế độ Putin trong nhiều năm. Kara-Murza đã bị đầu độc ở Mạc Tư Khoa vào năm 2015 và 2017 để trả đũa cho nỗ lực vận động hành lang nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu đối với các quan chức Nga bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Kara-Murza là một người bạn thân của Boris Nemtsov, là người bị bắn chết vào năm 2015, Kara-Murza đã suýt chết vì suy thận trong vụ đầu độc các nhân vật đối lập hàng đầu của Nga.
Anh ta cũng là một trong số ít những nhà đối lập vẫn còn ở lại Nga, vì nhiều người đã trốn khỏi đất nước vì lo ngại cho sự an toàn.
1. Một linh mục Phi Luật Tân mất tích, được tìm thấy bị trói và bất tỉnh
Cha Leoben Peregrino, linh mục Phi Luật Tân được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh và bị trói trong xe, sau khi được thông báo mất tích trong hai ngày trước đó.
Cha Leoben Peregrino, 58 tuổi bị phát hiện mất tích ngày 01 tháng Tư. Vào buổi trưa hôm đó, giáo dân vẫn còn thấy cha xử dụng xe để đi mua nến ở thị trấn Imus thuộc tỉnh Cavite, phía nam Manila. Tuy nhiên, sau đó giáo dân và gia đình của cha không thấy cha trở lại giáo xứ Mân Côi Rất Thánh ở Rosario, là giáo xứ được giao phó cho cha coi sóc.
Ngày 03/3, sau 48 giờ bị mất tích, cha Peregrino được một người đi đường tìm thấy ở trong xe ở thị trấn Silang gần đó. Cha được đưa đến bệnh viện ngay lập tức và đang được chăm sóc.
Cảnh sát vẫn chưa thể phỏng vấn cha Peregrino, nhưng cho biết đang xem xét các góc độ khác nhau, nhưng bằng chứng chỉ ra rằng đây có thể là một vụ bắt cóc đòi tiền chuộc.
Gia đình của cha cám ơn mọi người đã cầu nguyện cho sự an toàn của cha Peregrino. Các giáo dân của cha thì bị sốc trước vụ việc này, và nói: “Nếu họ đã có thể làm điều này với cha xứ của chúng tôi, thì họ còn có thể làm những điều tồi tệ hơn đối với chúng tôi, những công dân bình thường”.
2. Giáo chủ Chính thống giáo Phần Lan: Kirill đã lầm đường lạc lối
Nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Phần Lan đã lên án hành vi của Nga đối với dân thường trong cuộc xâm lược Ukraine và kêu gọi Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa “hãy thức tỉnh và lên án những tội ác này”.
Đức Tổng Giám Mục Leo Makkonen cho biết: “Ban lãnh đạo của Giáo Hội Chính thống Nga cho đến nay vẫn đứng về phía lãnh đạo nhà nước để chúc phúc cho cuộc chiến này và thậm chí coi đây là một cuộc 'thánh chiến' hợp pháp. Bây giờ là thời điểm cấp bách nhất để Giáo hội ở Nga nhận ra rằng họ đã lầm đường lạc lối.”
“Tôi trực tiếp kêu gọi Thượng phụ Mạc Tư Khoa, Kirill: Ông hãy nhớ những lời ông hứa trước Chúa với tư cách là một giám mục và một Thượng Phụ. Chúng phải giải trình trước Đấng Toàn Năng trong ngày phán xét. Vì Chúa, hãy thức tỉnh và lên án tội ác này”.
Nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Phần Lan đã đưa ra lập trường trên sau khi Kirill đã gây thêm kinh ngạc cho thế giới khi cử hành một buổi lễ cầu nguyện cho binh lính Nga vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Tư, trong đó ông kêu gọi họ bảo vệ đất nước của mình “vì chỉ có người Nga mới có thể” bảo vệ được nước Nga.
Tại Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang được trang hoàng lộng lẫy được khai trương cách đây hai năm ở Kubinka, ngoại ô Mạc Tư Khoa, Thượng phụ Kirill nói với một nhóm quân nhân và nữ quân nhân rằng Nga là một quốc gia “yêu chuộng hòa bình” và đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh.
“Chúng tôi tuyệt đối không gây chiến hay làm bất cứ điều gì có thể gây tổn hại cho người khác”, Thượng Phụ Kirill, một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin nói.
“Nhưng chúng ta đã được nuôi dưỡng trong suốt lịch sử của mình để yêu quê hương đất nước. Và chúng ta sẽ sẵn sàng bảo vệ nó, vì chỉ có người Nga mới có thể bảo vệ đất nước của mình”.
Sự ủng hộ của ông đối với cuộc can thiệp quân sự, trong đó hàng nghìn binh sĩ và dân thường Ukraine đã thiệt mạng, đã khiến một số người trong Giáo Hội Chính thống giáo trong nước cũng như các nhà thờ ở nước ngoài có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscow tức giận.
Lời tuyên bố của Thượng Phụ Kirill cho rằng Nga là quốc gia “yêu chuộng hòa bình” diễn ra trong bối cảnh thế giới bàng hoàng trước vụ thảm sát kinh hoàng ở thị trấn Bucha do quân Nga gây ra. Xác người nằm la liệt trên đường phố, tay bị trói giật ra sau và họ bị bắn đằng sau ót. Ít nhất 410 thi thể đã được tìm thấy. Nhiều người bị xô xuống hố chôn tập thể. Nhiều phụ nữ chết trần truồng chứng tỏ họ đã bị hiếp dâm trước khi bị giết chết.
Source:Catholic World News
3. Đức Thánh Cha tiếp Ban lãnh đạo Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha
Đức Hồng Y Juan Jose Omella, Tổng giám mục Barcelona và chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, gọi tắt là SEC, cho biết hôm mùng 07 tháng Tư vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ba vị thuộc Ban lãnh đạo Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đến trình bày cho ngài công việc của Ủy ban độc lập về những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Công việc này được các giám mục ủy cho một Văn phòng luật sư thực hiện.
Ban lãnh đạo gồm có Đức Hồng Y Chủ tịch Omella, Tổng giám mục Barcelona, Đức Hồng Y Osoro, Tổng giám mục Madrid, Phó chủ tịch, và Đức cha Arguello, Tổng thư ký.
Trong bài “The Abuse of Abuse”, nghĩa là “Sự lạm dụng tai tiếng lạm dụng”, tờ National Catholic Register nhận định rằng:
“Giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là một tội ác kinh hoàng. Đó là một tai tiếng nghiêm trọng đến nỗi nó đã hoàn toàn làm suy yếu lòng tin của nhiều tín hữu nơi các nhà lãnh đạo Công Giáo của họ. Nó cũng đã làm tổn hại sâu sắc đến khả năng của Giáo hội trong việc thực hiện sứ mệnh truyền giáo căn bản của mình là cứu rỗi các linh hồn.
Đó là lý do tại sao thật đáng lo ngại khi thấy vấn đề này được lèo lái một cách bất kể đạo lý bởi một số người Công Giáo cấp tiến”
Họ tung ra hàng trăm ngàn Euros thuê các công ty luật mở các cuộc điều tra được gọi là độc lập nhằm tung ra những con số gây sốc theo ý muốn của họ và dùng các thống kê này như một công cụ để phỉ báng cá nhân những ai chống lại ý thức hệ của họ, và thúc đẩy các chương trình nghị sự mâu thuẫn với các giáo lý đã được thiết định của Giáo hội - như trong trường hợp bất đồng chính kiến về giáo lý hiện đang được vận động một cách công khai bởi ‘Tiến Trình Công Nghị’ có quá nhiều vấn đề của Giáo hội Đức.”
Trò điều tra độc lập hiện đã gây ra các tai hại vượt quá biên giới nước Đức. Thật vậy, các giám mục Công Giáo của Tây Ban Nha sau một thời gian quyết liệt chống đối, đã phải nhượng bộ thuê một công ty luật tiến hành một cuộc điều tra độc lập về hành vi lạm dụng tình dục của các thành viên Giáo hội.
Khi nhận ra cả Đức Bênêđíctô cũng bị tấn công, các thế lực chống Công Giáo nhận ra ngay tiềm năng to lớn của chiêu “Ủy ban độc lập” ấy, và phải cấp bách nhân “điển hình tiên tiến” này đại trà ở nhiều nơi trên thế giới để làm câm nín, và “thuần hóa” Giáo Hội.
Ban đầu, Đức Hồng Y Juan Jose Omella, Tổng giám mục Barcelona và chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, gọi tắt là SEC, nhiều lần bác bỏ ý kiến thành lập “Ủy ban độc lập” kiểu Đức vì ngài thấy đó là chuyện nực cười. Các phúc trình do cái “Ủy ban độc lập” ấy đưa ra sớm bị công chúng cho rằng chẳng qua là “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà lại mất một số tiền lớn. Thành ra, ngài không muốn thành lập cái Ủy ban như thế, chứ không phải vì e ngại rằng Ủy ban ấy sẽ lôi ra các tội lỗi của hàng giáo sĩ.
Ngay sau khi vụ tấn công nhục mạ Đức Bênêđíctô nổ ra, liên minh cầm quyền của Tây Ban Nha lập tức đòi các vụ lạm dụng tình dục trong lịch sử tại nước này phải được điều tra. Thủ tướng Pedro Sánchez, của Đảng Công Nhân Xã Hội, với chủ trương bài Công Giáo ra mặt, chụp ngay cơ hội này.
Ba đảng cánh tả - Unidas Podemos, ERC và EH Bildu - đã trình đơn yêu cầu thành lập một ủy ban tại Quốc hội Tây Ban Nha để khởi động một cuộc điều tra về các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên trong Giáo Hội Công Giáo.
Cuối tháng Hai năm nay, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã phải nhượng bộ và quyết định ủy thác cho văn phòng luật sư Cremades và Calvo-Soleto, việc điều tra độc lập về những lời tố cáo lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong môi trường Giáo hội. Sau đó, ngày 01 tháng Ba, Quốc hội Tây Ban Nha đã chấp thuận đề nghị của nhiều đảng phái, thành lập một ủy ban riêng để điều tra về những vụ lạm dụng ấy và Thủ tướng Pedro Sánchez đã bổ nhiệm ông Ángel Gabilondo làm chủ tịch Ủy ban này.
Các giám mục Tây Ban Nha đã trình bày cho Đức Thánh Cha diễn tiến các hoạt động vừa nói. Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha khích lệ các giám mục tiến bước trên con đường này và cộng tác trong việc điều tra. Ngài cũng mời gọi đồng hành với các nạn nhân và đặt họ ở trung tâm mọi hoạt động.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho giới báo chí sau cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Chủ tịch Omella nói rằng các giám mục cũng thảo luận với ngài về vấn đề di dân và những gì Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha đã và đang làm trong lãnh vực này, các hoạt động bác ái trợ giúp người nghèo, vấn đề loan báo Tin mừng để không bị mất căn cội Kitô tại một nước đang bị tục hóa trầm trọng, và Đức Thánh Cha tỏ ra hài lòng về những cố gắng của Giáo hội địa phương trong các lãnh vực đó.
1. Tình báo Đức phát hiện các hoạt động gián điệp nguy hiểm của Nga
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, cho biết 40 nhân viên đại sứ quán Nga phải ra đi. Các nguồn tin tình báo cho biết các nhà ngoại giao này được coi là mối đe dọa trực tiếp đối với những người Ukraine sống ở Đức.
Việc trục xuất ban đầu được mô tả là một phản ứng tức giận đối với vụ sát hại thường dân ở thị trấn Bucha, phía bắc Kiev, mà chính phủ Đức đã coi là tội ác chiến tranh. Các quan chức Ukraine cho biết thi thể của 410 dân thường đã được vớt từ các thị trấn ở khu vực Kiev khi quân đội Nga rút đi. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Đức nói thẳng thắn rằng quyết định trục xuất đã được đưa ra vì các viên chức Nga này làm gián điệp trên đất Đức.
Baerbock nói: “Chính phủ hôm nay đã quyết định tuyên bố trục xuất một số lượng đáng kể những người có quan hệ với đại sứ quán Nga, những người đang làm việc ở Đức hàng ngày chống lại quyền tự do của chúng ta, chống lại sự gắn kết của xã hội chúng ta.”
Trước thông báo của bà, Andreas Michaelis, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao, đã triệu tập Đại sứ Nga, Sergei Nechaev, để thông báo với ông ta rằng những người được nêu tên có 5 ngày để thu dọn tài sản và rời khỏi Đức.
Các nguồn tin tình báo Đức đã thông báo với truyền thông Đức rằng những người sắp bị trục xuất bao gồm những người “gây ra mối đe dọa cụ thể” cho các nhà hoạt động Ukraine có trụ sở tại Đức, cũng như khoảng 307,000 người tị nạn Ukraine đã đến kể từ khi chiến tranh nổ ra.
Baerbock cho biết Michaelis đã nói chuyện với Nechaev về các mối đe dọa cụ thể. “Chúng tôi sẽ không còn dung thứ cho điều này nữa. Đây là những gì chúng tôi đã nói với đại sứ Nga vào chiều nay”
Các nguồn tin tình báo cho biết họ tin rằng có khoảng 2,000 người bị tình nghi là gián điệp Nga đang hoạt động ở Đức.
2. Tổng cục An ninh Nội bộ Pháp phá vỡ hoạt động gián điệp Nga
Dưới đây là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pháp về quyết định trục xuất 6 nhà ngoại giao Nga vào hôm thứ Hai 11 tháng Tư:
Sau một cuộc điều tra rất dài, Tổng cục An ninh Nội bộ, gọi tắt là DGSI, đã tiết lộ vào hôm Chúa Nhật ngày 10 tháng 4 một hoạt động bí mật do các cơ quan tình báo Nga thực hiện trên lãnh thổ của chúng tôi.
Sáu điệp viên Nga hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao và có những hoạt động trái ngược với lợi ích quốc gia của chúng tôi đã được tuyên bố là những người không được chào đón tại quốc gia này.”
Bộ ngoại giao đã không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về những gì “hoạt động bí mật” đến đến việc trục xuất này.
Các đồng minh Liên Hiệp Âu Châu đã trục xuất 200 nhà ngoại giao Nga trong hai ngày sau vụ thảm sát ở Bucha.
Tính chung, hơn 325 nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga đã bị trục xuất kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine
Chỉ trong tuần qua, gần hai trăm nhân viên ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi các nước Âu Châu để thể hiện trực tiếp sự phẫn nộ của các chính phủ đối với vụ giết hại thường dân Ukraine tại các thị trấn vừa được giải phóng.
Kể từ hôm thứ Hai 4 tháng Tư, 206 nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga đã được thông báo rằng họ không còn được các chính phủ ở Ý, Pháp, Đức và các nước khác hoan nghênh, ngoài ra hơn 100 người được báo cáo đã bị trục xuất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược mới nhất của Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Nó nâng tổng số nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Nga bị trục xuất lên hơn 325 người, dự kiến sẽ còn nhiều hơn nữa.
Vào chiều thứ Ba, Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia mới nhất thông báo trục xuất, nói rằng 25 nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán sẽ phải ra đi.
Ngoại trưởng José Manuel Albares cho biết: “Những hình ảnh không thể chịu đựng được mà chúng tôi đã chứng kiến về vụ thảm sát dân thường ở thị trấn Bucha sau khi quân đội Nga rút lui khiến chúng tôi vô cùng phẫn nộ”, ngoại trưởng José Manuel Albares cho biết sau cuộc họp nội các hàng tuần. Ông nói rằng các nhà ngoại giao và nhân viên là một “mối đe dọa đối với lợi ích của đất nước” và sẽ bị trục xuất ngay lập tức.
Ý trước đó cho biết họ đã trục xuất 30 nhà ngoại giao. Ông Luigi Di Maio đã viện dẫn “lý do an ninh quốc gia”. Ông cho biết Bộ của ông đã triệu tập đại sứ Nga tại Ý, Sergey Razov, để thông báo cho ông về quyết định của chính phủ Ý, nói với ông rằng những người trong danh sách đã được chỉ định là không được hoan nghênh.
Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania, Gabrielius Landsbergis, cùng ngày nói rằng như một biểu hiện của “tình đoàn kết hoàn toàn với Ukraine và nhân dân Ukraine”, quốc gia này trục xuất đại sứ Nga. Đại sứ của nước này tại Nga cũng sẽ trở lại Vilnius trong tương lai gần.
Slovenia hôm thứ Ba cho biết 33 nhà ngoại giao Nga sẽ bị trục xuất và Estonia, quốc gia có chung biên giới với Nga, cho biết họ sẽ trục xuất 14 nhân viên lãnh sự Nga, trong đó có 7 nhân viên có tư cách ngoại giao. Bồ Đào Nha sẽ trục xuất 10 người.
Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết ba nhà ngoại giao Nga mà họ cho là đã thực hiện “các hoạt động bất hợp pháp” sẽ được yêu cầu đi, trong khi Đan Mạch cho biết 15 sĩ quan tình báo Nga mà họ cáo buộc trực tiếp làm gián điệp sẽ bị buộc phải ra đi trong vòng 14 ngày. Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết họ sẽ không trục xuất đại sứ Nga như Lithuania vì nước này không muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mạc Tư Khoa.
Nhiều nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi Mỹ, Hà Lan, Ba Lan, Bulgaria, Slovakia, Cộng hòa Tiệp, Ái Nhĩ Lan và Bỉ vào tuần trước.
Đến nay, Nga cho biết họ sẽ trục xuất một số nhà ngoại giao từ Lithuania, Latvia và Estonia, mặc dù nhiều nhà ngoại giao khác dự kiến sẽ bị trục xuất.
Hôm thứ Ba, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Alexander Grushko, cho biết các vụ trục xuất là một phần của “chiến dịch được phối hợp trước”, đồng thời nói thêm rằng chúng phản tác dụng và sẽ có ảnh hưởng lâu dài.
Ông nói: “Đây là một đòn giáng mạnh vào quan hệ song phương, đối với các kênh thảo luận ngoại giao. Ông nói thêm, Nga sẽ thực hiện “các biện pháp trả đũa”.
Hôm thứ Hai, cựu tổng thống Nga và phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga, Dmitry Medvedev, cho biết việc trục xuất có thể là sự tự trừng phạt của các quốc gia đã đưa ra các biện pháp này.
Thủ tướng Medvedev nói trên kênh Telegram của mình rằng phản ứng của Mạc Tư Khoa sẽ là “đối xứng và có tính hủy diệt đối với quan hệ song phương. Họ đã trừng phạt ai? Đầu tiên và quan trọng nhất, chính họ.”
Ông cho biết mặc dù động thái này sẽ tiết kiệm tiền, nhưng nó có nghĩa là các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhau “bằng vũ khí”.
3. Cộng Hòa Tiệp tiếp tục dẫn đầu việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Theo Reuters, Cộng hòa Tiệp đã chuyển giao xe tăng, nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo và xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine, trong số các lô hàng quân sự lên tới hàng trăm triệu Mỹ Kim.
Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây khẩn cấp cung cấp thêm vũ khí, đặc biệt là các thiết bị hạng nặng.
Reuters cho biết Cộng hòa Tiệp - một quốc gia bị buộc phải tham gia vào khối Liên Xô trước đây có các thiết bị quân sự mà lực lượng Ukraine quen thuộc trong kho chứa cũng như một ngành công nghiệp quốc phòng tập trung vào việc nâng cấp và buôn bán các loại vũ khí này. Tiệp là một trong những quốc gia Liên Hiệp Âu Châu tích cực nhất trong việc ủng hộ Ukraine.
Các nguồn tin quốc phòng xác nhận với Reuters về một lô hàng gồm 5 xe tăng T-72 và 5 xe BVP-1, hoặc BMP-1, xe chiến đấu bộ binh được nhìn thấy trên các toa tàu trong các bức ảnh trên Twitter và video trong tuần này, nhưng đó không phải là những chuyến hàng hạng nặng đầu tiên.
Một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết: “Trong vài tuần qua, chúng tôi đã cung cấp các thiết bị mặt đất hạng nặng - tôi nói chung chung như vậy, cụ thể bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo và nhiều bệ phóng hỏa tiễn”
Tiệp cũng đang cung cấp nhiều loại vũ khí phòng không.
Nhà phân tích quốc phòng độc lập Lukas Visingr cho biết các hệ thống phòng không tầm ngắn Strela-10, hay SA-13 Gopher, đã được phát hiện trên một chuyến tàu sang Ukraine, theo một báo cáo trên tờ respekt.cz hàng tuần của Tiệp.
Bộ Quốc phòng Tiệp từ chối bình luận về viện trợ quân sự cụ thể.
1. 50 ngàn thanh thiếu niên Ý sẽ gặp Đức Thánh Cha vào ngày 18 tháng Tư
Hơn 50.000 thanh thiếu niên Ý đã đăng ký tham gia cuộc hành hương của thanh thiếu niên và gặp Đức Thánh Cha vào ngày 18 tháng Tư tới đây tại quảng trường Thánh Phêrô.
Các nhóm, hiệp hội và phong trào giáo xứ thuộc các giáo phận của Ý do các Giám mục của họ lãnh đạo và được đồng hành bởi các nhà giáo dục, linh mục, tu sĩ nam nữ.
Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Vatican với các thanh thiếu niên Ý sau thời gian dài tạm dừng do đại dịch và điều quan trọng là nó diễn ra vào một ngày sau Lễ Phục sinh, ngày lễ làm nảy sinh niềm tin, lan truyền hy vọng và là biểu tượng của sự tái sinh.
Cha Michele Falabretti, người đứng đầu Uỷ ban toàn quốc về mục vụ giới trẻ của hội đồng giám mục Ý cho biết: “Với cuộc hành hương của thanh thiếu niên đến Rôma và cuộc gặp gỡ của họ với Đức Giáo Hoàng, chúng tôi muốn khuyến khích và mang đến những dấu hiệu hy vọng cho những người dấn thân vì sự trưởng thành của các thiếu niên và cho những người nhìn vào cộng đoàn Kitô giáo như người bảo vệ tương lai của một sự sống nảy sinh từ Chúa Giêsu Phục sinh.”
Điểm trọng tâm của cuộc gặp gỡ tại quảng trường thánh Phêrô vào chiều ngày 18 tháng Tư sẽ là lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô: “Hãy theo Thầy”. Không phải ngẫu nhiên mà lời mời này được chọn làm chủ đề cho sự kiện. Nó ám chỉ việc tìm kiếm cá nhân được đổi mới trong sự hiệp thông huynh đệ với Chúa Cha, trong Tình yêu của Chúa Con.
Logo của sự kiện - nhiều vòng tròn màu xanh với các kích cỡ khác nhau để tạo thành một con cá, với Thánh giá ở vị trí con mắt - là một lời nhắc nhở về sự hợp nhất và thuộc về Chúa Kitô.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với Đức Thánh Cha, các em sẽ bắt đầu tập trung tại quảng trường từ 2:30 trưa. Vào lúc 5:30 chiều, các em sẽ chào đón Đức Thánh Cha. Ngài sẽ chủ sự buổi cầu nguyện và sẽ đưa ra một số suy tư từ đoạn Tin Mừng thánh Gioan. Cuộc gặp gỡ sẽ kết thúc lúc 7:30 tối với việc Tuyên xưng Đức tin
2. Bản sao của nhà nguyện Sistina được lắp đặt tại trung tâm của thành phố Mễ Tây Cơ
Một bản sao của Nhà nguyện Sistina của Vatican sẽ được lắp đặt tại Quảng trường Hiến pháp, còn được gọi là “Zócalo” của Thành phố Mễ Tây Cơ, như một phần của dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mễ Tây Cơ và Tòa thánh.
Nhà nguyện Sistina, được Đức Giáo Hoàng Sixtô IV yêu cầu xây dựng vào thế kỷ 15, một trong những kho tàng nghệ thuật tiêu biểu nhất trong lịch sử; nội thất của nó được thực hiện bởi các nghệ sĩ thời Phục hưng như Michelangelo, Raphael, Pietro Perugino, Sandro Botticelli và Domenico Ghirlandaio, vv.
Hiện nay, ngoài chức năng là nhà nguyện của Giáo Hoàng, nơi đây còn là nơi diễn ra các mật nghị bầu Giáo Hoàng mới.
Đức ông Ángel Luis Lorente Gutiérrez cảm ơn các nhà chức trách dân sự vì “cung cấp một không gian mang tính biểu tượng như vậy không chỉ cho thành phố của chúng ta mà cho toàn thể Quốc gia, để lắp đặt bản sao của Nhà nguyện Sistina.” Ngài nhấn mạnh: “Đó là một sáng kiến văn hóa và là một sáng kiến tư nhân, nhưng cả hai đều được Tổng giáo phận Mễ Tây Cơ và Chính phủ thành phố tán thành, và nó sẽ đến Mễ Tây Cơ với sự công nhận và hỗ trợ của Bảo tàng Vatican.”
Bản sao của Nhà nguyện Sistina sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 19 tháng Tư đến ngày 19/5, từ 10:00 sáng đến 6:40 chiều các ngày từ thứ Ba đến Chúa Nhật.
Tại cuộc họp báo ngày 4 tháng Tư, người đứng đầu văn phòng Trụ sở chính quyền Thành phố Mễ Tây Cơ, José Alfonso Suárez del Real y Aguilera, nhắc lại rằng quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Mễ Tây Cơ đã được tái lập vào ngày 21/9/1992, sau cuộc cải cách Hiến pháp Mễ Tây Cơ và việc thông qua Luật các Hiệp hội Tôn giáo và Việc thờ tự Công cộng.
Ông Suárez del Real y Aguilera cho biết: “Kể từ đó, quan hệ giữa Mễ Tây Cơ và Tòa Thánh đã trở nên rất chặt chẽ. Ông nhắc lại rằng ba cuộc tông du gần nhất của các Giáo Hoàng viếng thăm Mễ Tây Cơ, trong tổng số năm lần, Thánh Gioan Phaolô II đã thực hiện với tư cách là Quốc trưởng, vào các năm 1993, 1999 và 2002. Sau đó, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI, vào năm 2012, cũng đã đến thăm đất nước với tư cách là nguyên thủ quốc gia của Vatican; và Giáo Hoàng Phanxicô, vào năm 2016.”
Quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước ở Mễ Tây Cơ suy yếu vào giữa thế kỷ XIX, do việc quốc hữu hóa các tài sản của nhà thờ theo lệnh của Tổng thống Mễ Tây Cơ Benito Juárez. Đến năm 1917, Hiến pháp mới của Mễ Tây Cơ đã loại bỏ các quyền khác nhau của Giáo hội như tư cách pháp nhân, hạn chế số lượng linh mục và áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với việc thờ phượng công cộng.
Năm 1924, Plutarco Elías Calles ban hành quy tắc được gọi là “Luật kêu gọi”, nhằm tìm cách làm cho các điều khoản hiến pháp chống lại Giáo hội có hiệu lực, và cấm các dòng tu, cấm linh mục mặc áo dòng ra đường và cấm giảng dạy tôn giáo.
Mặc dù dưới triều Giáo Hoàng của Thánh Phaolô VI, hai bên đã xích lại gần nhau hơn, nhưng phải đến năm 1992, quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Mễ Tây Cơ mới được tái lập
3. Cơn mưa những mề đay huyền nhiệm đổ xuống Ukraine
Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, trong số ra ngày 8 tháng Tư, có bài tường trình nhan đề “A rain of miraculous medals pours over Ukraine”, nghĩa là “Cơn mưa những mề đay huyền nhiệm đổ xuống Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Một phụ nữ đến từ Pháp hiểu rõ Ukraine đã can thiệp vào cuộc chiến bằng cách gửi “một cơn mưa những mề đay huyền nhiệm” khắp đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Marie-Aude Tardivo là một dịch giả tiếng Nga, Ukraine và Anh, và sống ở Nice, bên Pháp. Nhưng trái tim cô ấy tan vỡ vì Ukraine, nơi cô ấy đã có ba năm làm việc tại Đại học Công Giáo Ukraine. Cô ấy đã giữ được nhiều tình bạn kể từ thời gian ở đó. Cô ngay lập tức liên hệ với những người bạn này khi Nga xâm lược Ukraine.
“Tôi có thể làm gì cho các bạn?” cô hỏi bạn bè của mình, cảm thấy bất lực khi đối mặt với sự kinh hoàng của chiến tranh. “Hãy gửi các ảnh tượng của Pháp về Đức Mẹ cho những người lính,” người bạn thân của cô, Cha Vasyl Bilash, một linh mục của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, trả lời. Nhưng các ảnh tượng không được yêu thích ở Pháp cho bằng các mề đay. Vì vậy, Marie-Aude, người rất yêu mến Đức Trinh Nữ Maria, đã có một ý tưởng: “Gửi những mề đay huyền nhiệm đến Ukraine để cho tất cả người dân Ukraine biết rằng chúng tôi đang cầu nguyện cho họ và quan trọng hơn là Đức Maria đang ở bên cạnh họ”.
5,000 mề đay huyền nhiệm
Cùng với một vài người bạn, Marie-Aude đã mua 1,000 mề đay huyền nhiệm, và thật bất ngờ, sau đó cô đã nhận được 4,000 mề đay khác nhờ quyên góp. Cô ấy có in những tấm thiệp nhỏ, trong đó câu chuyện về Rue du Bac được giải thích bằng tiếng Ukraine cùng với câu “Lạy Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội, hãy cầu nguyện cho chúng con, những người đã cầu xin Mẹ.”
Sau đó, người mẹ khoảng bốn mươi tuổi này đã yêu cầu trường tiểu học của con trai mình giúp đỡ trong việc buộc các huy chương vào các thẻ bằng ruy băng có màu sắc của Ukraine. Và thế là những bàn tay nhỏ bé của các học sinh Saint Rita thành Nice bắt đầu hoạt động.
Được truyền cảm hứng sâu sắc từ dự án “vượt quá sức tôi” này, Marie-Aude hy vọng sáng kiến nhỏ của mình sẽ phát triển “để cơn mưa mề đay rơi xuống Ukraine.”
Gần 600 mề đay đã được gửi đi và đến đích an toàn, dưới sự chứng kiến của Cha Vasyl Bilash, người vừa gửi một số bức ảnh cho Marie-Aude với lời nhắn này:
“Vinh quang cho Chúa Giêsu Kitô! Các bạn thân mến, chúng tôi vừa nhận được huy chương do Marie-Aude chuẩn bị và gửi đến. Vì vậy, cảm ơn các bạn rất nhiều vì những lời cầu nguyện, hồi ức và lòng trắc ẩn của các bạn. Giờ đây, chúng tôi cảm nhận được sự ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới, chúng tôi là một thân thể của Chúa Kitô, một Giáo hội. Và cho dù một thành viên đau khổ, tất cả các thành viên đau khổ với nó; hoặc một thành viên được vinh danh, tất cả các thành viên vui mừng với điều đó.: (1 Cr 12:26)
Trong những bức ảnh do Cha Vasyl Bilash gửi về, ngoài những huy chương, người ta có thể thấy tượng Đức Trinh Nữ Fatima, bức tượng mà linh mục đã đến Warszawa để mang đến Lviv vào ngày 18 tháng 3. Chắc chắn Đức Maria hiện diện và hướng dẫn các bước. của những đứa con Đức Mẹ bên kia biên giới.
Source:Aleteia