Phụng Vụ - Mục Vụ
Bóng Hồng Trong Sương
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:20 12/04/2017
Chúa Nhật Phục Sinh
Bóng Hồng Trong Sương
Thi sĩ Xuân Ly Băng viết bài thơ “Bóng hồng trong sương” với hình ảnh thật thi vị. Nhạc sĩ Tuấn Kim phổ nhạc. Giai điệu vui tươi phấn khởi. Lời thơ nhạc khởi đi từ câu chuyện Tin Mừng Phục Sinh. Maria Mađalêna đi thăm mộ từ sáng sớm tinh sương. Hình ảnh đẹp nên thơ “bóng hồng lay động sương mai, sương ướt đẫm bờ vai, đi tìm Thầy mà không thấy Thầy đâu. Nhìn ngôi mộ trống lòng nàng đau biết bao, bóng hồng khóc lóc kêu than, nàng trách lời ai áo trắng hỏi han… Bóng hồng hoan lạc bao la vì bóng hồng nay thấy Chúa Phục Sinh. Chúa truyền rằng đừng động đến mình Ta, về mau hãy nói là Ta đã sống lại”…
Maria Mađalêna và các phụ nữ là “những bóng hồng” chân yếu tay mềm nhưng can đảm lạ thường và chan chứa lòng mến. Trước khi rời nghĩa trang, họ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị. Đêm dài quá! Họ chỉ mong trời mau sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được. Họ chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác thân của Thầy nằm đó.
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ rồi. Các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Cận vệ đền thờ nghĩ rằng, dấu niêm phong của lãnh đạo Do thái có khả năng thách thức được quyền phép Đấng Chịu Đóng Đinh sao?
Giêsu người thành Nagiarét đã yên nghỉ trong mồ sâu. Tảng đá đã lấp cửa mồ. Nỗi lo sợ và niềm đau xót đã giam hãm các môn đệ trong các căn phòng đóng kín. Hãy yên nghỉ và quên đi những đau khổ. Hãy quên đi những oan khiên và tất tưởi của phận người. Hãy quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ và bản án bất công. Hãy quên đi những tiếng búa nặng nề trên những đinh nhọn xuyên thấu tay chân. Hãy quên đi cơn hấp hối kinh hoàng. Và hãy quên đi đồi Golgotha loang máu chiều tử nạn thê lương.
Câu chuyện tưởng đã ngũ yên, người đời sẽ mau quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới Giêsu Nagiarét nữa…
1. Nấm mồ mở toang
Vậy mà, khi ngày Sabat chấm dứt, vào rạng sáng tinh mơ ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và một số phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ dưới sương mai, gió sớm se lạnh, hối hả bước đi, lòng trí chỉ còn những kỷ niệm xót xa đắng đót. Họ vội vã chạy ra mồ để thi hành cử chỉ thương yêu cuối cùng đối với Thầy.
Đến cửa mồ, họ phát hiện ngôi mộ mở toang, trống rỗng, và thân xác Thầy yêu quý đã không còn trong đó nữa. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Họ hết sức sững sờ khi thấy mồ trống, hai thiên sứ mặc áo trắng canh gác mồ, một phía đầu, một phía chân, nhưng không thấy xác Thầy. Họ nghĩ lại mất Thầy lần nữa. Họ hối hả chạy về báo tin cho nhóm Mười Hai. Họ xúc động và âu lo: "Chúa đã bị mang ra khỏi mồ. Chúng tôi không biết họ để Người ở đâu".
Các môn đệ đã hoang mang sợ hãi, nay càng thêm hốt hoảng khi nghe tin này. Phêrô và Gioan cũng bị lôi cuốn và muốn tìm ra sự thật. Cả hai bắt đầu chạy ra mồ. Họ cùng chạy bên nhau, nhưng Gioan chạy nhanh hơn và đến mồ trước. Phêrô cũng vừa tới nơi. Tảng đá niêm mồ đã trở thành thử thách đầu tiên đối với niềm tin các môn đệ vào Thầy Giêsu. Trông thấy tảng đá lăn qua một bên, cả ba người đã có thể nhận ra dấu chỉ Chúa đã sống lại. Cả ba đều hụt hẫng, chưa thể thấu đạt những lời Chúa đã báo trước.
2. Thấy và tin
Tuy Phêrô, Gioan và Mađalêna chưa nhận ra ý nghĩa của dấu chỉ tảng đá lấp cửa mồ, nhưng những trải nghiệm thân tình sống với Thầy đã thôi thúc họ tìm hiểu cặn kẽ những gì vừa xảy đến sáng nay.
Gioan cúi xuống nhìn vào và thấy những khăn liệm ở trên đất. Rồi Phêrô bước hẳn vào trong mồ. Cả hai đều thấy “Những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi”. Đây là một dấu hiệu mang nhiều ý nghĩa: Thầy đã chỗi dậy, tự mình gỡ và xếp ngay ngắn các băng vải liệm và khăn băng đầu. Chỉ có người đang sống mới làm những việc tỉ mỉ đó. Thầy không còn chết nữa. Thầy đang sống. Thầy đã đánh bại sự chết và bước ra khỏi nấm mồ rồi. Gioan “đã thấy và đã tin”. Không như khi nhìn thấy tảng đá lăn qua một bên, lần này Gioan tin Thầy đã sống lại. Lời tuyên xưng “đã thấy và đã tin” diễn đạt quá trình từ “thấy” đến gắn bó trọn vẹn niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Gioan đã thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống, khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Ngay giây phút thấy cũng là lúc Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19). Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40). Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9). Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33). Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…Nhờ ghi nhớ lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.
3. Ánh sáng bừng tỏa
Từ ngôi mồ trống, ánh sáng Phục sinh bừng toả. Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá cửa mồ vỡ nát ra. Nấm mồ bằng đá nặng nề đã vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Người! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Đức Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh.
Mặt Trời Công Chính đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc lóc tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng.Từ đây các môn đệ bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.
4. Chúa đã sống lại thật! Allêluia!
Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.
Chúa Giêsu Phục Sinh. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại hơn hai ngàn năm qua. Phục Sinh là một biến cố làm nên lịch sử, và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin Phục Sinh và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin Phục Sinh. Giáo Hội làm chứng bằng tình yêu và sự xác tín dọc dài dòng lịch sử.
Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối? Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân? Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người đi về miền hạnh phúc. Ngài đưa cuộc sống trần gian hướng tới cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Kitô đã sống lại. Từ nay thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là biểu tượng của vinh quang. Chúa Kitô đã sống lại, cái chết không còn là ngõ cụt mà là cánh cửa mở về đời sống mới. Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chúng ta cũng được hưởng vinh quang với Ngài. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Phục Sinh là biến cố lạ thường, chưa từng có bao giờ trong lịch sử nhân loại. Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm Tình Yêu cứu độ. Những chứng nhân đâu tiên của Chúa Phục Sinh cũng là những chứng nhân Tình Yêu.Các môn đệ, bằng các cảm nghiệm bản thân đã tin vào sự Phục Sinh của Thầy mình. Cảm nghiệm thì mỗi người mỗi cách. Mỗi người đều có một kinh nghiệm về đức tin vào Chúa Giêsu một cách khác nhau.
Có người được Chúa ban cho một tình yêu mạnh mẽ như Gioan, cho dù phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững niềm tin. Người môn đệ được yêu và đang yêu này chỉ “thấy cái tối thiểu”, tuy nhiên lại luôn“tin tối đa”.Tình yêu bồi bổ niềm tin và niềm tin giữ cho tình yêu luôn kiên vững.
Có người được Chúa ban cho những kinh nghiệm như Phêrô: yêu mến Thầy nồng nàn, nhưng hay nóng vội, quá tin tưởng vào sức mình; khi gặp những hoàn cảnh khó khăn thì lại trở nên nhát đảm, không dám bày tỏ niềm tin của mình. Nhưng một khi được gặp lại Chúa Phục Sinh, niềm tin đã trở thành như núi đá, không gì có thể lay chuyển được. Sẵn sàng dùng chính mạng sống mình để làm chứng cho đức tin.
Có người được Chúa ban cho một niềm tin đơn sơ như những người phụ nữ đạo đức. Họ chẳng cần lý luận, chỉ cần yêu mến Chúa và cảm nhận được lòng Chúa yêu thương. Họ sẵn sàng cho đi tất cả và chỉ mong được ở bên cạnh Thầy tôn kính.
Mỗi người có một cách thế tiếp cận niềm tin và biểu lộ đức tin; nhưng tất cả đều có một điểm chung là họ yêu mến Chúa và sẵn sàng làm chứng bằng cuộc sống và cả mạng sống của mình.
Hãy cùng với những “bóng hồng trong sương” hát lên khúc ca Allêluia với những nốt nhạc tin yêu và hy vọng. Hãy sống niềm vui Phục Sinh giữa đời và hãy làm chứng cho Chúa Phục Sinh bằng một đời sống chan hòa bình an và yêu thương.
Bóng Hồng Trong Sương
Thi sĩ Xuân Ly Băng viết bài thơ “Bóng hồng trong sương” với hình ảnh thật thi vị. Nhạc sĩ Tuấn Kim phổ nhạc. Giai điệu vui tươi phấn khởi. Lời thơ nhạc khởi đi từ câu chuyện Tin Mừng Phục Sinh. Maria Mađalêna đi thăm mộ từ sáng sớm tinh sương. Hình ảnh đẹp nên thơ “bóng hồng lay động sương mai, sương ướt đẫm bờ vai, đi tìm Thầy mà không thấy Thầy đâu. Nhìn ngôi mộ trống lòng nàng đau biết bao, bóng hồng khóc lóc kêu than, nàng trách lời ai áo trắng hỏi han… Bóng hồng hoan lạc bao la vì bóng hồng nay thấy Chúa Phục Sinh. Chúa truyền rằng đừng động đến mình Ta, về mau hãy nói là Ta đã sống lại”…
Maria Mađalêna và các phụ nữ là “những bóng hồng” chân yếu tay mềm nhưng can đảm lạ thường và chan chứa lòng mến. Trước khi rời nghĩa trang, họ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị. Đêm dài quá! Họ chỉ mong trời mau sáng. Họ thấp thỏm không ngủ được. Họ chỉ nghĩ đến ngôi mộ, với xác thân của Thầy nằm đó.
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ rồi. Các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Cận vệ đền thờ nghĩ rằng, dấu niêm phong của lãnh đạo Do thái có khả năng thách thức được quyền phép Đấng Chịu Đóng Đinh sao?
Giêsu người thành Nagiarét đã yên nghỉ trong mồ sâu. Tảng đá đã lấp cửa mồ. Nỗi lo sợ và niềm đau xót đã giam hãm các môn đệ trong các căn phòng đóng kín. Hãy yên nghỉ và quên đi những đau khổ. Hãy quên đi những oan khiên và tất tưởi của phận người. Hãy quên đi những tiếng la ó, những lời thóa mạ và bản án bất công. Hãy quên đi những tiếng búa nặng nề trên những đinh nhọn xuyên thấu tay chân. Hãy quên đi cơn hấp hối kinh hoàng. Và hãy quên đi đồi Golgotha loang máu chiều tử nạn thê lương.
Câu chuyện tưởng đã ngũ yên, người đời sẽ mau quên lãng, chẳng còn ai nhắc tới Giêsu Nagiarét nữa…
1. Nấm mồ mở toang
Vậy mà, khi ngày Sabat chấm dứt, vào rạng sáng tinh mơ ngày thứ nhất trong tuần, Maria Mađalêna và một số phụ nữ đang âm thầm lặng lẽ dưới sương mai, gió sớm se lạnh, hối hả bước đi, lòng trí chỉ còn những kỷ niệm xót xa đắng đót. Họ vội vã chạy ra mồ để thi hành cử chỉ thương yêu cuối cùng đối với Thầy.
Đến cửa mồ, họ phát hiện ngôi mộ mở toang, trống rỗng, và thân xác Thầy yêu quý đã không còn trong đó nữa. Dầu thơm và hương liệu khuếch tán vị ngọt ngào ra khắp vũ trụ. Họ hết sức sững sờ khi thấy mồ trống, hai thiên sứ mặc áo trắng canh gác mồ, một phía đầu, một phía chân, nhưng không thấy xác Thầy. Họ nghĩ lại mất Thầy lần nữa. Họ hối hả chạy về báo tin cho nhóm Mười Hai. Họ xúc động và âu lo: "Chúa đã bị mang ra khỏi mồ. Chúng tôi không biết họ để Người ở đâu".
Các môn đệ đã hoang mang sợ hãi, nay càng thêm hốt hoảng khi nghe tin này. Phêrô và Gioan cũng bị lôi cuốn và muốn tìm ra sự thật. Cả hai bắt đầu chạy ra mồ. Họ cùng chạy bên nhau, nhưng Gioan chạy nhanh hơn và đến mồ trước. Phêrô cũng vừa tới nơi. Tảng đá niêm mồ đã trở thành thử thách đầu tiên đối với niềm tin các môn đệ vào Thầy Giêsu. Trông thấy tảng đá lăn qua một bên, cả ba người đã có thể nhận ra dấu chỉ Chúa đã sống lại. Cả ba đều hụt hẫng, chưa thể thấu đạt những lời Chúa đã báo trước.
2. Thấy và tin
Tuy Phêrô, Gioan và Mađalêna chưa nhận ra ý nghĩa của dấu chỉ tảng đá lấp cửa mồ, nhưng những trải nghiệm thân tình sống với Thầy đã thôi thúc họ tìm hiểu cặn kẽ những gì vừa xảy đến sáng nay.
Gioan cúi xuống nhìn vào và thấy những khăn liệm ở trên đất. Rồi Phêrô bước hẳn vào trong mồ. Cả hai đều thấy “Những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi”. Đây là một dấu hiệu mang nhiều ý nghĩa: Thầy đã chỗi dậy, tự mình gỡ và xếp ngay ngắn các băng vải liệm và khăn băng đầu. Chỉ có người đang sống mới làm những việc tỉ mỉ đó. Thầy không còn chết nữa. Thầy đang sống. Thầy đã đánh bại sự chết và bước ra khỏi nấm mồ rồi. Gioan “đã thấy và đã tin”. Không như khi nhìn thấy tảng đá lăn qua một bên, lần này Gioan tin Thầy đã sống lại. Lời tuyên xưng “đã thấy và đã tin” diễn đạt quá trình từ “thấy” đến gắn bó trọn vẹn niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Gioan đã thấy các dấu chỉ lạ lùng của Ngôi Mộ Trống, khăn liệm và các thứ dây được xếp gọn gàng. Chính bởi Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Lazarô sống lại. Khi Lazarô được Chúa cho sống lại, ông ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng. Gioan nhớ lại lời Chúa Giêsu: Ngài phải chịu đau khổ trước khi bước vào vinh quang. Ngay giây phút thấy cũng là lúc Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: "Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,19). Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy" (Mt 12,40). Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9). Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: "Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại" (Lc 18,31-33). Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: "Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay... Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê" (Mt 26,31-32)…Nhờ ghi nhớ lời Chúa mà đức tin đã đến với Gioan sớm hơn Phêrô.
3. Ánh sáng bừng tỏa
Từ ngôi mồ trống, ánh sáng Phục sinh bừng toả. Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá cửa mồ vỡ nát ra. Nấm mồ bằng đá nặng nề đã vỡ tan như vỏ trứng. Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an. Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Người! Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang. Đức Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh.
Mặt Trời Công Chính đã Phục Sinh. Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay. Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc lóc tiếc thương của các môn đệ. Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương. Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng. Ánh sáng tràn ngập. Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng.Từ đây các môn đệ bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.
4. Chúa đã sống lại thật! Allêluia!
Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ. Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.
Chúa Giêsu Phục Sinh. Sự kiện lịch sử trọng đại này đã trở thành niềm tin và sức sống mãnh liệt cho nhân loại hơn hai ngàn năm qua. Phục Sinh là một biến cố làm nên lịch sử, và trở thành nền tảng niềm tin cho cả Giáo Hội. Hàng triệu triệu người đã sống với niềm tin Phục Sinh và hàng triệu triệu người đã chết để bảo vệ niềm tin Phục Sinh. Giáo Hội làm chứng bằng tình yêu và sự xác tín dọc dài dòng lịch sử.
Đức Kitô là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Là Đấng quyền năng, nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục thất của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu, nên Ngài không thể bị giới hạn trong thời gian. Là ánh sáng, lẽ nào Ngài lại bị bao vây bởi bóng tối? Là Đấng tạo dựng, lẽ nào Ngài lại bị thân phận con người cầm chân? Chúa Kitô đã sống lại. Ngài đã đem theo những đau khổ của loài người đi về miền hạnh phúc. Ngài đưa cuộc sống trần gian hướng tới cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Kitô đã sống lại. Từ nay thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã, nhưng là biểu tượng của vinh quang. Chúa Kitô đã sống lại, cái chết không còn là ngõ cụt mà là cánh cửa mở về đời sống mới. Chúa Kitô đã sống lại, Ngài đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chúng ta cũng được hưởng vinh quang với Ngài. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta.
Phục Sinh là biến cố lạ thường, chưa từng có bao giờ trong lịch sử nhân loại. Mầu nhiệm Phục Sinh là mầu nhiệm Tình Yêu cứu độ. Những chứng nhân đâu tiên của Chúa Phục Sinh cũng là những chứng nhân Tình Yêu.Các môn đệ, bằng các cảm nghiệm bản thân đã tin vào sự Phục Sinh của Thầy mình. Cảm nghiệm thì mỗi người mỗi cách. Mỗi người đều có một kinh nghiệm về đức tin vào Chúa Giêsu một cách khác nhau.
Có người được Chúa ban cho một tình yêu mạnh mẽ như Gioan, cho dù phải sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn giữ vững niềm tin. Người môn đệ được yêu và đang yêu này chỉ “thấy cái tối thiểu”, tuy nhiên lại luôn“tin tối đa”.Tình yêu bồi bổ niềm tin và niềm tin giữ cho tình yêu luôn kiên vững.
Có người được Chúa ban cho những kinh nghiệm như Phêrô: yêu mến Thầy nồng nàn, nhưng hay nóng vội, quá tin tưởng vào sức mình; khi gặp những hoàn cảnh khó khăn thì lại trở nên nhát đảm, không dám bày tỏ niềm tin của mình. Nhưng một khi được gặp lại Chúa Phục Sinh, niềm tin đã trở thành như núi đá, không gì có thể lay chuyển được. Sẵn sàng dùng chính mạng sống mình để làm chứng cho đức tin.
Có người được Chúa ban cho một niềm tin đơn sơ như những người phụ nữ đạo đức. Họ chẳng cần lý luận, chỉ cần yêu mến Chúa và cảm nhận được lòng Chúa yêu thương. Họ sẵn sàng cho đi tất cả và chỉ mong được ở bên cạnh Thầy tôn kính.
Mỗi người có một cách thế tiếp cận niềm tin và biểu lộ đức tin; nhưng tất cả đều có một điểm chung là họ yêu mến Chúa và sẵn sàng làm chứng bằng cuộc sống và cả mạng sống của mình.
Hãy cùng với những “bóng hồng trong sương” hát lên khúc ca Allêluia với những nốt nhạc tin yêu và hy vọng. Hãy sống niềm vui Phục Sinh giữa đời và hãy làm chứng cho Chúa Phục Sinh bằng một đời sống chan hòa bình an và yêu thương.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:56 12/04/2017
44. ÔNG NỘI CÓ TỘI VỚI DÂN VỚI NƯỚC
Có một giáo quan tên là Tiền Lang Thần, ông ta rất ghét những ai trực tiếp gọi tên mình.
Khi con trai của ông ta đi học, hể trong kinh thư có chữ “lang thần” thì đều đổi thành hai chữ “gia gia” (ông nội). Một hôm ông ta đọc sách của Mạnh Tử, có một câu như thế này: “Hôm nay cái gọi là lang thần ấy, ngày xưa có tội với nước với dân”.
Con trai của ông ta bèn đem câu ấy đổi lại là: “Hôm nay cái gọi là ông nội ấy, ngày xưa có tội với nước với dân”.
(Dã sử)
Suy tư 44:
Có những cha mẹ dạy con cái rất nghiêm khắc khiến cho con cái trở nên thụ động, sợ sệt và không có tự tin nơi mình khi cùng với các bạn khác sinh hoạt và sau này khi ra đời chúng nó chỉ biết gật đầu, cách dạy này có lúc trở thành phản giáo dục; cũng có những cha mẹ chỉ biết đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của con cái, mà không dạy chúng nó phải sử dụng như thế nào cho đúng với cái đòi hỏi của nó, cách dạy này cũng trở thành phản giáo dục.
Gia đình Ki-tô hữu là một gia đình có “gen” thánh thiện của gia đình Na-da-rét, trong gia đình này tất cả mọi người đều trở thành mô phạm cho mọi gia đình trên thế gian, đó là sự yêu thương giữa cha mẹ và con cái, sự thảo kính của con cái đối với cha mẹ...
Cha mẹ thời nay tuy không bắt con cái đổi tên mình thành “gia gia”, nhưng chính cha mẹ đã làm cho con mình trở thành những “gia gia” của mình, nghĩa là chúng nó đòi gì được nấy, và đôi lúc còn sợ chúng nó hơn chúng nó sợ mình (!), bởi vì cha mẹ đã cưng chiều con đến “hết thuốc chữa”, cho nên bây giờ bị phản tác dụng giáo dục và phản cả đạo đức.
Cha mẹ nào cũng rất yêu thương con cái, nhưng không phải đứa con nào cũng biết nghe lời bố mẹ để trở nên người tốt cho xã hội và cho Giáo Hội.
Hãy học nơi thánh cả Giu-se sự công chính, nơi Mẹ Ma-ri-a sự khiêm tốn và nơi Đức Chúa Giê-su sự vâng lời, đó chính là những mẫu gương mô phạm nhất của con người, của mọi gia đình qua mọi thời đại.
Bằng thì sẽ có tội trươc mặt Thiên Chúa vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một giáo quan tên là Tiền Lang Thần, ông ta rất ghét những ai trực tiếp gọi tên mình.
Khi con trai của ông ta đi học, hể trong kinh thư có chữ “lang thần” thì đều đổi thành hai chữ “gia gia” (ông nội). Một hôm ông ta đọc sách của Mạnh Tử, có một câu như thế này: “Hôm nay cái gọi là lang thần ấy, ngày xưa có tội với nước với dân”.
Con trai của ông ta bèn đem câu ấy đổi lại là: “Hôm nay cái gọi là ông nội ấy, ngày xưa có tội với nước với dân”.
(Dã sử)
Suy tư 44:
Có những cha mẹ dạy con cái rất nghiêm khắc khiến cho con cái trở nên thụ động, sợ sệt và không có tự tin nơi mình khi cùng với các bạn khác sinh hoạt và sau này khi ra đời chúng nó chỉ biết gật đầu, cách dạy này có lúc trở thành phản giáo dục; cũng có những cha mẹ chỉ biết đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của con cái, mà không dạy chúng nó phải sử dụng như thế nào cho đúng với cái đòi hỏi của nó, cách dạy này cũng trở thành phản giáo dục.
Gia đình Ki-tô hữu là một gia đình có “gen” thánh thiện của gia đình Na-da-rét, trong gia đình này tất cả mọi người đều trở thành mô phạm cho mọi gia đình trên thế gian, đó là sự yêu thương giữa cha mẹ và con cái, sự thảo kính của con cái đối với cha mẹ...
Cha mẹ thời nay tuy không bắt con cái đổi tên mình thành “gia gia”, nhưng chính cha mẹ đã làm cho con mình trở thành những “gia gia” của mình, nghĩa là chúng nó đòi gì được nấy, và đôi lúc còn sợ chúng nó hơn chúng nó sợ mình (!), bởi vì cha mẹ đã cưng chiều con đến “hết thuốc chữa”, cho nên bây giờ bị phản tác dụng giáo dục và phản cả đạo đức.
Cha mẹ nào cũng rất yêu thương con cái, nhưng không phải đứa con nào cũng biết nghe lời bố mẹ để trở nên người tốt cho xã hội và cho Giáo Hội.
Hãy học nơi thánh cả Giu-se sự công chính, nơi Mẹ Ma-ri-a sự khiêm tốn và nơi Đức Chúa Giê-su sự vâng lời, đó chính là những mẫu gương mô phạm nhất của con người, của mọi gia đình qua mọi thời đại.
Bằng thì sẽ có tội trươc mặt Thiên Chúa vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:06 12/04/2017
16. Cầu nguyện là để được ân điển như làm việc để lập công lao.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Mừng Chúa Phục Sinh : Đêm Vọng Phục Sinh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
19:19 12/04/2017
Tin Mừng Chúa Phục Sinh : Đêm Vọng Phục Sinh
(Lc 24, 1-12)
Mừng vui lên… vui lên, hỡi Mẹ Hội Thánh vui lên…hãy vang lên tiếng ca hát của toàn dân. Vâng đêm nay là “đêm của Đức Chúa” (Xh 12, 42), đêm Thánh “mẹ của mọi đêm thánh” (thánh Augustinô). Đêm đêm tôn vinh và cảm tạ, vì Thiên Chúa đã, đang và mãi mãi yêu thương con người, đêm nối kết trời với đất, con người với Thiên Chúa, và con người trần thế với nhau.
Lễ nghi Canh Thức long trọng đêm nay làm cho chúng ta sống lại biến cố Chúa Phục Sinh, một biến cố có tính cách quyết định và luôn thời sự, Mầu Nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đêm nay, vô số những cây nến phục sinh được đốt lên trong các nhà thờ tượng trưng ánh sáng Chúa Kitô đã và còn đang sáng soi nhân loại, ánh sáng không bao giờ lụi đi, ánh sang chiến thắng bóng tối của tội lỗi và sự dữ…(x. Exsultet). Còn hạnh phúc và hy vọng nào lớn lao hơn, khi Con Thiên Chúa sống lại, để tất cả những ai tin vào Người cũng sẽ được sống lại vinh quang. Vì thế, Giáo Hội trần thế đêm nay với niềm vui khôn tả đều đồng thanh công bố Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới : “Mừng vui lên”, mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiền thần…Cùng vui lên hỡi các nhiệm mầu thánh này…Và vui lên, toàn trái đất…Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh…(x. Exsultet) vì Chúa đã sống lại.
Chúa Giêsu thành Nagiarét, Ðấng chịu đóng đinh, đã sống lại từ trong cõi chết sau ba ngày bị mai táng trong mồ, đúng như lời Kinh Thánh. Lời loan báo của “hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói” (Lc 24,4) làm “các bà kinh hãi cắm mặt xuống đất” (Lc 24,5). Thấy vậy, hai người lên tiếng : “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết ? Người không còn ở đây. Người đã sống lại”(Lc 24, 5-6). Vâng Người đã sống lại rồi.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng xem tâm tình của mấy phụ nữ “vừa tảng sáng, đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn” (Lc 24,1), hết sức bàng hoàng khi thấy : “Hòn đá đã lăn ra khỏi mồ ?” (Lc 24,2). Nhờ lời của hai người lạ kia, các bà nhớ lại lời Người đã nói : “Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 24,7).
Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Chính vì thế mà các Thiên Thần từ trời cao đã tuyên bố : “Người không còn ở đây. Người đã sống lại” (Lc 24, 6). Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.
Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội tổ tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người. Từ nay con người phải chết sẽ được sống, ơn làm con cái Chúa được phục hồi, sự chết sẽ không còn cơ hội để khống chế và tiêu tan những cố gắng của con người nữa. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, sự Phục Sinh của Người trở thành sự phục sinh của chúng ta, như lời tiên tri Ezechiel đã loan báo: “Ðây, Ta mở ra các mồ mả của các người; Ta phục sinh các người từ các mồ mả, hỡi dân ta ơi, và ta sẽ dẫn các người trở lại xứ sở của Israel” (Ed 37,12). Những lời tiên tri trên có một giá trị đặc biệt trong ngày Chúa phục sinh, bởi vì hôm nay được nên trọn lời hứa của Ðấng Tạo Hóa.
Ngày hôm nay, trong thời đại chúng ta đây, thời đại bị ghi dấu bởi sự lo âu và không chắc chắn, thời đại khủng hoảng, mất niềm tin vào nhau, chúng ta được sống biến cố Phục Sinh, một biến cố đã thay đổi dung mạo cuộc đời chúng ta, đổi thay cả lịch sử nhân lọai. Tất cả những ai đang bị áp bức bởi những mối dây ràng buộc của đau khổ, của sự chết, đang chờ đợi niềm hy vọng từ Chúa Kitô Phục Sinh, cả đôi khi họ chờ đợi một cách vô ý thức.
Cùng với Giáo Hội, những lời của bài ca Exsultet, “Hãy vui lên, hỡi ca đoàn các thiên thần, hãy hát lên... hỡi trái đất, hãy nhảy mừng”. Biến cố Phục Sinh của Chúa bao trùm toàn thể vũ trụ, và liên kết đất trời chung lại với nhau. Một lần nữa, với những lời của bài ca “Hãy vui lên”, chúng ta có thể cao rao : “Chúa Kitô... Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 24, 1-12)
Mừng vui lên… vui lên, hỡi Mẹ Hội Thánh vui lên…hãy vang lên tiếng ca hát của toàn dân. Vâng đêm nay là “đêm của Đức Chúa” (Xh 12, 42), đêm Thánh “mẹ của mọi đêm thánh” (thánh Augustinô). Đêm đêm tôn vinh và cảm tạ, vì Thiên Chúa đã, đang và mãi mãi yêu thương con người, đêm nối kết trời với đất, con người với Thiên Chúa, và con người trần thế với nhau.
Lễ nghi Canh Thức long trọng đêm nay làm cho chúng ta sống lại biến cố Chúa Phục Sinh, một biến cố có tính cách quyết định và luôn thời sự, Mầu Nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đêm nay, vô số những cây nến phục sinh được đốt lên trong các nhà thờ tượng trưng ánh sáng Chúa Kitô đã và còn đang sáng soi nhân loại, ánh sáng không bao giờ lụi đi, ánh sang chiến thắng bóng tối của tội lỗi và sự dữ…(x. Exsultet). Còn hạnh phúc và hy vọng nào lớn lao hơn, khi Con Thiên Chúa sống lại, để tất cả những ai tin vào Người cũng sẽ được sống lại vinh quang. Vì thế, Giáo Hội trần thế đêm nay với niềm vui khôn tả đều đồng thanh công bố Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới : “Mừng vui lên”, mừng vui lên hỡi muôn lớp cơ binh thiền thần…Cùng vui lên hỡi các nhiệm mầu thánh này…Và vui lên, toàn trái đất…Cùng vui lên, ôi Mẹ Hội Thánh…(x. Exsultet) vì Chúa đã sống lại.
Chúa Giêsu thành Nagiarét, Ðấng chịu đóng đinh, đã sống lại từ trong cõi chết sau ba ngày bị mai táng trong mồ, đúng như lời Kinh Thánh. Lời loan báo của “hai người đứng gần các bà, y phục sáng chói” (Lc 24,4) làm “các bà kinh hãi cắm mặt xuống đất” (Lc 24,5). Thấy vậy, hai người lên tiếng : “Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết ? Người không còn ở đây. Người đã sống lại”(Lc 24, 5-6). Vâng Người đã sống lại rồi.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng xem tâm tình của mấy phụ nữ “vừa tảng sáng, đi ra mồ mang theo những thuốc thơm đã dọn sẵn” (Lc 24,1), hết sức bàng hoàng khi thấy : “Hòn đá đã lăn ra khỏi mồ ?” (Lc 24,2). Nhờ lời của hai người lạ kia, các bà nhớ lại lời Người đã nói : “Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Lc 24,7).
Vâng, Chúa Kitô đã sống lại sáng láng bước ra khỏi mồ, sau khi tiêu diệt sự chết, bẻ gãy mọi ràng buộc của ngôi mộ. Chính vì thế mà các Thiên Thần từ trời cao đã tuyên bố : “Người không còn ở đây. Người đã sống lại” (Lc 24, 6). Con Thiên Chúa không còn ở trong mộ, bởi vì Người không thể nào là người tù của sự chết (x. Cv 2, 24) và ngôi mộ không thể nào giữ lại “Ðấng hằng sống” (Kh 1,8), Ðấng là chính nguồn mạch của sự sống đã kết thúc cuộc hành trình nơi ngôi mộ như mọi người, nhưng Người đã chiến thắng sự chết, sống lại ra khỏi mồ. Người đã mở lòng đất và mở ra thật rộng để hướng về Trời, đưa chúng ta ra khỏi mồ tăm tối, dẫn chúng ta từ đất về trời với Chúa Cha.
Mừng vui lên, sao không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội tổ tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người. Từ nay con người phải chết sẽ được sống, ơn làm con cái Chúa được phục hồi, sự chết sẽ không còn cơ hội để khống chế và tiêu tan những cố gắng của con người nữa. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, sự Phục Sinh của Người trở thành sự phục sinh của chúng ta, như lời tiên tri Ezechiel đã loan báo: “Ðây, Ta mở ra các mồ mả của các người; Ta phục sinh các người từ các mồ mả, hỡi dân ta ơi, và ta sẽ dẫn các người trở lại xứ sở của Israel” (Ed 37,12). Những lời tiên tri trên có một giá trị đặc biệt trong ngày Chúa phục sinh, bởi vì hôm nay được nên trọn lời hứa của Ðấng Tạo Hóa.
Ngày hôm nay, trong thời đại chúng ta đây, thời đại bị ghi dấu bởi sự lo âu và không chắc chắn, thời đại khủng hoảng, mất niềm tin vào nhau, chúng ta được sống biến cố Phục Sinh, một biến cố đã thay đổi dung mạo cuộc đời chúng ta, đổi thay cả lịch sử nhân lọai. Tất cả những ai đang bị áp bức bởi những mối dây ràng buộc của đau khổ, của sự chết, đang chờ đợi niềm hy vọng từ Chúa Kitô Phục Sinh, cả đôi khi họ chờ đợi một cách vô ý thức.
Cùng với Giáo Hội, những lời của bài ca Exsultet, “Hãy vui lên, hỡi ca đoàn các thiên thần, hãy hát lên... hỡi trái đất, hãy nhảy mừng”. Biến cố Phục Sinh của Chúa bao trùm toàn thể vũ trụ, và liên kết đất trời chung lại với nhau. Một lần nữa, với những lời của bài ca “Hãy vui lên”, chúng ta có thể cao rao : “Chúa Kitô... Ðấng từ cõi chết sống lại và chiếu toả ánh sáng bình an của Người trên toàn thể nhân loại, Ðấng là Con Thiên Chúa, là Ðấng hằng sống và hằng trị mãi mãi muôn đời”. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật Phục Sinh: Người Đã Sống Lại Như Lời Kinh Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
19:20 12/04/2017
Người Đã Sống Lại Như Lời Kinh Thánh
SUY NIỆM CHÚA PHỤC SINH
(Ga 20, 1-9)
Ngày thứ nhất trong tuần, ngày mà nước mắt chưa vơi, tình người chưa cạn. Maria Mađalêna, người đàn bà rất thật đàn bà, mạnh mẽ phi thường. Lúc các môn đệ, giới mày râu vai u thị bắp, có những vị được mệnh danh là con cái sấm sét, đang ẩn đâu đấy sau khi thầy bị bắt, bị giết và an táng trong mồ, thì Maria Mađalêna vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, can đảm hơn bà còn đứng dưới chân Thánh giá, chôn cất Thầy, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn chưa sáng như Matthêu thuật lại trong Tin Mừng hôm nay : "Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ" (Mt 28,1) . Lúc tranh tối tranh sáng, người ta thường hay sợ thế lực nào đó, Maria đã chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Bà tới mộ, ô kìa, chuyện gì đã xảy ra vậy ? Động chuyển mạnh vì Thiên Thần từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Trong lúc "lính canh khiếp đảm" (Mt 28,4) thì các bà lại được trấn an : "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã sống lại như lời Người đã nói" (Mt 28,5-6).
Chúa Giêsu đúng như lời Người đã báo trước
Sao tảng đá lấp cửa mồ lại lăn ra, xác Thầy tôi đâu ? Cho dù can đảm, nhưng vốn bà vẫn là phái yếu, liễu yếu đào tơ, cần tìm người trợ giúp, hiển nhiên phải là các ông rồi. Bà liền tức tốc quay về tìm Simon Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, với hy vọng mấy ông sẽ tìm ra thủ phạm, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu ?" (Ga 20, 2). Chúng ta cứ tưởng tượng xem, khi hay tin, tâm trạng các ông như thế nào lúc "cả hai cùng chạy, nhưng một ông chạy nhanh hơn, tới mộ trước cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong"(x. Ga 20, 4). Tại sao ông lại không vào trong ? Ông không vào là vì ông tôn trọng Phêrô là đầu của nhóm. Ông thấy và ông tin Người phải sống lại từ cõi chết, đúng như lời Kinh Thánh.
Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia ! Allêluia ! Allêluia ! Chúng ta có tin không ?
Tin Chúa Giêsu sống lại là tin từ trời
Nếu như ngày Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Thiên Thần từ trời loan báo “Này bà sẽ thụ thai…” (x. Mt 1, 23). Ngày hạ sinh Con Một Chúa, cũng chính các Thiên Tần báo tin : “Này đây ta báo cho các người một tin mừng …” (Lc 2,10). Nay Chúa sống lại, cũng chính các Thiên Thần từ trời xuống loan tin cho bà Maria Mađalêna và truyền cho ba đi báo tin cho các môn đệ. Chúa sống lại, không phải do con người khám phá ra nhờ ngôi mộ trống hay những tấm khăn niệm. Không, Chúa sống lại là tin bởi trời, do trời mặc khải va sai các Thiên Thần loan tin cho người thế.
Sống Tin Mừng Phục Sinh
Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa sống lại với niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng : "Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng " (Cv 10, 37-41).
Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết : "Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy. Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh" (1 Cr 15, 3-8 ; Ga 20, 1-29) ; Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt !
Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong ngày hôm nay nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).
Mừng lễ Chúa Kitô Phục sinh là dịp để người kitô chúng ta vui mừng hân hoan và tràn trề niềm hy vọng vào một tương lai huy hoàng sáng lạng trong nước Thiên Chúa sau khi đã hoàn tất cuộc đời lữ thứ trần gian. Chúa Kitô Phục sinh khải hoàn, đó là niềm tin và lẽ sống của người Kitô. Hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng với tinh thần mà thánh Phaolô nói : "Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật" (1Cr 5,7-8). Từ nay chúng ta quả quyết mà không sợ sai lầm rằng, cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng nữa, bởi vì ngày chúng ta chịu phép rửa tội, "nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới" (Rm 6, 4). Ước mong niềm tin vào Đấng Phục sinh luôn đem đến cho Giáo Hội, cho thế giới và mọi người trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích đệ nhất của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết.
Sau khi hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Giáo Hội muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta rằng : hãy lên đường, để sự hiện diện của ta là lời chứng rao giảng hùng hồn về Đức Kitô đã chết đi, loan tin Người đã sống lại, trong vinh quang mai Người lại đến đón chúng ta, những người tin vào Đức Kitô lên trời về với Chúa Cha. Vì quê hương chúng ta là quê Trời, nước chúng ta là Nước Trời. Thánh Phao lô khuyên chúng ta "hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 3).
Chúa sống lại thật rồi, Allêluia! Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn đời muôn thủa. Allêluia!
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM CHÚA PHỤC SINH
(Ga 20, 1-9)
Ngày thứ nhất trong tuần, ngày mà nước mắt chưa vơi, tình người chưa cạn. Maria Mađalêna, người đàn bà rất thật đàn bà, mạnh mẽ phi thường. Lúc các môn đệ, giới mày râu vai u thị bắp, có những vị được mệnh danh là con cái sấm sét, đang ẩn đâu đấy sau khi thầy bị bắt, bị giết và an táng trong mồ, thì Maria Mađalêna vẫn can đảm dõi bước theo Thầy trong hành trình Thương Khó, tận mắt thấy cảnh Thầy bị đánh đòn vai mang thập giá, can đảm hơn bà còn đứng dưới chân Thánh giá, chôn cất Thầy, nay lại ra viếng mồ Thầy khi trời còn chưa sáng như Matthêu thuật lại trong Tin Mừng hôm nay : "Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ" (Mt 28,1) . Lúc tranh tối tranh sáng, người ta thường hay sợ thế lực nào đó, Maria đã chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Bà tới mộ, ô kìa, chuyện gì đã xảy ra vậy ? Động chuyển mạnh vì Thiên Thần từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Trong lúc "lính canh khiếp đảm" (Mt 28,4) thì các bà lại được trấn an : "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã sống lại như lời Người đã nói" (Mt 28,5-6).
Chúa Giêsu đúng như lời Người đã báo trước
Sao tảng đá lấp cửa mồ lại lăn ra, xác Thầy tôi đâu ? Cho dù can đảm, nhưng vốn bà vẫn là phái yếu, liễu yếu đào tơ, cần tìm người trợ giúp, hiển nhiên phải là các ông rồi. Bà liền tức tốc quay về tìm Simon Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, với hy vọng mấy ông sẽ tìm ra thủ phạm, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu ?" (Ga 20, 2). Chúng ta cứ tưởng tượng xem, khi hay tin, tâm trạng các ông như thế nào lúc "cả hai cùng chạy, nhưng một ông chạy nhanh hơn, tới mộ trước cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong"(x. Ga 20, 4). Tại sao ông lại không vào trong ? Ông không vào là vì ông tôn trọng Phêrô là đầu của nhóm. Ông thấy và ông tin Người phải sống lại từ cõi chết, đúng như lời Kinh Thánh.
Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia ! Allêluia ! Allêluia ! Chúng ta có tin không ?
Tin Chúa Giêsu sống lại là tin từ trời
Nếu như ngày Con Thiên Chúa nhập thể làm người, Thiên Thần từ trời loan báo “Này bà sẽ thụ thai…” (x. Mt 1, 23). Ngày hạ sinh Con Một Chúa, cũng chính các Thiên Tần báo tin : “Này đây ta báo cho các người một tin mừng …” (Lc 2,10). Nay Chúa sống lại, cũng chính các Thiên Thần từ trời xuống loan tin cho bà Maria Mađalêna và truyền cho ba đi báo tin cho các môn đệ. Chúa sống lại, không phải do con người khám phá ra nhờ ngôi mộ trống hay những tấm khăn niệm. Không, Chúa sống lại là tin bởi trời, do trời mặc khải va sai các Thiên Thần loan tin cho người thế.
Sống Tin Mừng Phục Sinh
Hôm nay Giáo Hội mừng Chúa sống lại với niềm vui khôn tả. Chúa Giêsu sống lại là một thực tế của lịch sử mà những người phụ nữ thánh thiện, các tông và môn đệ chứng thực, họ đã nhìn thấy và nhất là đã đụng chạm vào Chúa Giêsu Phục sinh. Lời của Phêrô là bằng chứng : "Chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng " (Cv 10, 37-41).
Chính Phaolô, người Do thái nhiệt thành cũng quả quyết : "Vì tiên vàn mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã bị chôn cất, là Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh thánh, là Ngài đã hiện ra cho Kêpha, đoạn cho nhóm Mười hai. Rồi Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông hiện nay cũng còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi Ngài đã hiện ra cho Giacôbê; đoạn cho các tông đồ hết thảy. Cuối hết Ngài đã hiện ra cho cả tôi nữa, không khác một đứa con ranh" (1 Cr 15, 3-8 ; Ga 20, 1-29) ; Mt 28, 9-10). Những người dân ngoại và Do thái cũng là những chứng nhân rất đặc biệt !
Bài Ca Tiếp Liên chúng ta hát trong ngày hôm nay nhắc lại biến cố lịch sử quan trọng này. Maria Madalêna đã thực sự gặp các thiên thần làm chứng tỏ tường, thấy y phục và khăn liệm của Đức Kitô Phục Sinh. Với hồng ân đức tin, đến lượt chúng ta phải công bố tin mừng Chúa phục sinh (x. Ca Tiếp Liên lễ Phục Sinh).
Mừng lễ Chúa Kitô Phục sinh là dịp để người kitô chúng ta vui mừng hân hoan và tràn trề niềm hy vọng vào một tương lai huy hoàng sáng lạng trong nước Thiên Chúa sau khi đã hoàn tất cuộc đời lữ thứ trần gian. Chúa Kitô Phục sinh khải hoàn, đó là niềm tin và lẽ sống của người Kitô. Hôm nay chúng ta hân hoan vui mừng với tinh thần mà thánh Phaolô nói : "Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật" (1Cr 5,7-8). Từ nay chúng ta quả quyết mà không sợ sai lầm rằng, cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng nữa, bởi vì ngày chúng ta chịu phép rửa tội, "nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới" (Rm 6, 4). Ước mong niềm tin vào Đấng Phục sinh luôn đem đến cho Giáo Hội, cho thế giới và mọi người trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích đệ nhất của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết.
Sau khi hân hoan mừng Chúa Phục Sinh. Giáo Hội muốn nhắn gửi mỗi người chúng ta rằng : hãy lên đường, để sự hiện diện của ta là lời chứng rao giảng hùng hồn về Đức Kitô đã chết đi, loan tin Người đã sống lại, trong vinh quang mai Người lại đến đón chúng ta, những người tin vào Đức Kitô lên trời về với Chúa Cha. Vì quê hương chúng ta là quê Trời, nước chúng ta là Nước Trời. Thánh Phao lô khuyên chúng ta "hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa" (Cl 3, 3).
Chúa sống lại thật rồi, Allêluia! Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn đời muôn thủa. Allêluia!
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc chơi trò bắt Giám mục đi học không cho cử hành nghi lễ Truyền Dầu
Nguyễn Long Thao
11:25 12/04/2017
Giới chức chính quyền Trung Quốc đã bắt một vị giám mục thuộc Giáo Hội hầm trú tại Phúc Kiến phải đi học ngay trước ngày Ngài sẽ chủ sự buổi lễ Truyền Dầu đầu tiên trong giáo phận.
Đức Giám Mục Vincent Guo Xijn thuộc giáo phận Mindon, tỉnh Phúc Kiến, đã bị nhà cầm quyền bắt đưa ra khỏi giáo phận. Văn Phòng Tôn Giáo của chính quyền điạ phương cho biết ĐGM phải ra khỏi giáo phận để theo một lớp học kéo dài 20 ngày.
Đức Giám Mục Vincent Guo Xijn được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản giáo phận Mindon sau khi vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Giám Mục Vincent Huang Shoucheng qua đời. Trong khi đó, tại giáo phận này cũng có một Giám Mục do nhà nước bổ nhiệm và không được Tòa Thánh phê chuẩn
Chính quyền cộng sản Trung Quốc thường hay diễn trò bắt Giám Mục hay Linh Mục thuộc Giáo Hội Hầm Trú, trung thành với ĐGH, ra khỏi giáo phận hay giáo xứ trước các dịp lễ trọng hay sự kiện công cộng.
Thánh lễ Truyền Dầu có ý nghiã các linh mục hiệp nhất với Đức Giám Mục trong giáo phận nên chính quyền Trung Quốc không muốn thấy Giáo Hội Hầm Trú thu hút được giáo dân, linh mục nên họ bắt giam Giám Mục và khuyến khích mọi người tham dự lễ Truyền Dầu do nguỵ Giám Mục cử hành.
Đức Giám Mục Vincent Guo Xijn thuộc giáo phận Mindon, tỉnh Phúc Kiến, đã bị nhà cầm quyền bắt đưa ra khỏi giáo phận. Văn Phòng Tôn Giáo của chính quyền điạ phương cho biết ĐGM phải ra khỏi giáo phận để theo một lớp học kéo dài 20 ngày.
Đức Giám Mục Vincent Guo Xijn được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản giáo phận Mindon sau khi vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Giám Mục Vincent Huang Shoucheng qua đời. Trong khi đó, tại giáo phận này cũng có một Giám Mục do nhà nước bổ nhiệm và không được Tòa Thánh phê chuẩn
Chính quyền cộng sản Trung Quốc thường hay diễn trò bắt Giám Mục hay Linh Mục thuộc Giáo Hội Hầm Trú, trung thành với ĐGH, ra khỏi giáo phận hay giáo xứ trước các dịp lễ trọng hay sự kiện công cộng.
Thánh lễ Truyền Dầu có ý nghiã các linh mục hiệp nhất với Đức Giám Mục trong giáo phận nên chính quyền Trung Quốc không muốn thấy Giáo Hội Hầm Trú thu hút được giáo dân, linh mục nên họ bắt giam Giám Mục và khuyến khích mọi người tham dự lễ Truyền Dầu do nguỵ Giám Mục cử hành.
Chuyến hành hương Lộ Đức 300 người khuyết tật cho thấy tiềm năng phát triển của giáo hội Pháp
Lê Đình Thông
09:02 12/04/2017
chuyến hành hương lộ đức 300 người khuyết tật cho thấy tiềm năng phát triển của Giáo Hội pháp
Theo lịch sử nước Pháp, vào lễ Giáng sinh năm 498, vua Clovis chịu phép thánh tẩy tại Thánh đường Reims. Trong bài diễn văn nói về sứ mệnh nước Pháp, đọc ngày 14/02/1841 tại Nhà thờ chính tòa Paris, linh mục Henri-Dominique Lacordaire cho rằng nước Pháp là trưởng nữ của Giáo Hội. Danh hiệu này vốn có từ triều đại Charles VIII. Trong khuôn khổ nghiên cứu xã hội học, Viện Quốc gia Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế của Pháp, viết tắt INSEE, cho biết vào năm 1972, 87% người Pháp là Công Giáo. Năm 2009 giảm xuống 64%. Theo Jean Sévillia, vào năm 2015, chỉ còn 3 triệu người Pháp giữ đạo đều đặn, trên tổng số 47 triệu người đã chịu phép thánh tẩy. Giáo Hội Pháp gồm 104 giáo phận. Nhiều giáo phận tập họp thành 15 tổng giáo phận. Vị tổng giám mục Lyon có danh hiệu thượng giáo chủ Pháp quốc (Primat des Gaules). Với các chỉ số trên đây, liệu nước Pháp có còn là trưởng nữ của Giáo Hội ? Chuyến hành hương mùa chay năm nay dành cho 300 người khuyết tật tại Lộ Đức đã mang lại một số chỉ dẫn soi sáng thêm cho vấn nạn vẫn còn bỏ ngỏ này.
Tấm hình trên đây nói lên Giáo Hội nuớc Pháp còn là Giáo Hội Bác ái, hướng về những người khuyết tật, với nhiều xe kéo màu xanh dương để dọc theo hang đá. Trên hang có thánh tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, minh chứng câu Ad Jesum per Mariam, được nói đến trong cuốn Traité de la vraie dévotion của Louis-Marie Grignion de Montfort. Trên hang đá là ngôi đại thánh đường, hai bên tiền sảnh biểu tượng cánh tay Thánh Mẫu dẫn đưa đoàn con cái lên với Chúa. Đền thánh xây trên hang đá thể hiện trọn vẹn ý nghĩa Tin mừng theo thánh Matthêu : Tu es Petrus, et super hanc petram aedificabo Ecclesiam meam (Mt 18-19) (Này con là đá, trên viên đá́ này Cha xây Giáo Hội muôn đời kiên trung).
Trong cuộc hành hương 300 người khuyết tật, số thiện nguyện lên tới 500 người. Họ là các linh mục, bác sĩ, y tá, sinh viên y khoa và nhiều phân khoa khác, tận hiến trong hiệp hội ABIIF. Trong số này, nhiều người là con cháu quý tộc. Họ hết lòng chăm sóc các bệnh nhân, đút từng miếng ăn, tắm rửa và giúp đỡ trong đời sống thiêng liêng. Thánh lễ được linh mục hội ABIIF cử hành trong mỗi toa tầu, cả chuyến đi lẫn chuyến về, cùng với thánh lễ mỗi ngày tại thánh địa Lộ Đức, lần chuỗi trước hang đá, rước kiệu Thánh thể, cử hành bí tích bệnh nhân trong thánh đường Bernadette. Trước khi cử hành nghi thức xức dầu, khoảng 100 nữ y tá mặc áo choàng trắng, sắp hàng đôi, tiến lên cung thánh, rước ngọn nến lớn màu hồng có ghi tên thánh bổn mạng của từng bệnh nhân. Mai này, bấy nhiêu tên từng chịu nhiều khổ đau nơi trần thế, sẽ được ghi trên nước trời.
Có thấy tận mắt các sinh viên nam nữ và các y tá hết lòng chăm lo cho các bệnh nhân, kéo xe, gần giống như xe kéo ở Hà Nội trước năm 1954, ta mới cảm nhận được sức sống mãnh liệt của Giáo Hội Pháp. Ngoài chiều dọc siêu nhiên của cây thánh giá nối liến trời đất còn là chiều ngang nhân sinh, thể hiện trọn vẹn đức mến : ‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. (...) Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’(1 Cr 13, 4-13).
‘‘Đức mến không bao giờ mất được’’. Và một Hội thánh biết thực thi đức mến cũng không bao mai một. Trong số những người thiện nguyện có rất nhiều con cháu quý tộc. Họ không chỉ xuất thân từ danh gia vọng tộc (familles subsistantes de la noblesse française), mà còn thực hiện những hoài bão cao quý (nobles aspirations). Trong số này có Charles de Vaublanc. Anh là chắt của bá tước Vincent-Marie Vinot de Vaublanc (1756-1845), Thượng thư bộ Lại (ministre de l’Intérieur) dưới triều vua Louis XVIII, người có công tổ chức lại Hàn lâm viện Pháp. Một nữ quý tộc khác thuộc dòng họ Rothschild nổi tiếng, chủ nhân thương hiệu ‘‘Campagne Barons de Rothschild’’, và nhiều người khác nữa cũng là những người kéo xe, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc các bệnh nhân với tấm lòng vị tha.
v
Sáng thứ năm 06/04, Mục vụ Bệnh nhân Tổng giáo phận Paris và Hiệp hội ABIIF cử hành trọng thể thánh lễ từ biệt, trước hang đá Đức Mẹ. Anh Paul Gallavardin đưa cho tôi mảnh giấy và cây bút Bic. Tôi viết vội bài thơ tiếng Pháp, đọc trong nghi thức tạ ơn (cérémonie d’action de grâce) như sau :
Prière pour un pèlerin
Je suis un pèlerin
arrivant à Lourdes d’un bon matin.
X
Dès le premier jour
je ne suis plus sourd
en entendant un écho
venant de la montagne lointaine
couverte de la neige
qu’on sait :
en toute immaculée :
IMMACULÉE CONCEPTION
réflétant, avec beaucoup d’émotion
le sermont que Jésus nous a enseigné
sur une montagne vénérée.
X
Enfin, le brouillard du dernier jour ?
« Il nous faut révéler (1) à notre tour
l’Hymne de saint Paul :
CHARITÉ (2)
dans l’après-pèlerinage bien médité. »
Amen
Ecrit devant la Grotte le 06/04/2017
---
(1) révération (ἀποκάλυψις) : action de découvrir.
(2) 1 Co 13,1-13.
Chuyển thể lục bát sau khi về đến Paris :
Suối thiêng Lộ Đức nước trong
Ngày đầu tuyết trắng trên non cuối trời
Thôi đừng câm nín một đời
Non cao tuyết trắng nắng soi vẹn tuyền
Tuyết là tà áo trinh nguyên
Thánh danh Vô Nhiễm Tội Truyền tổ tông
Non cao Bài giảng kính tôn
Giêsu truyền dạy phúc ơn thế trần
Một tuần Lộ Đức qua nhanh
Sáng nay sương giáng tơ mành vấn vương
Ai ơi thu vén màn sương
Thực thi Đức Mến tình thương Phaolồ.
Paris, Tuần Thánh 2017
Lê Đình Thông
Tấm hình trên đây nói lên Giáo Hội nuớc Pháp còn là Giáo Hội Bác ái, hướng về những người khuyết tật, với nhiều xe kéo màu xanh dương để dọc theo hang đá. Trên hang có thánh tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, minh chứng câu Ad Jesum per Mariam, được nói đến trong cuốn Traité de la vraie dévotion của Louis-Marie Grignion de Montfort. Trên hang đá là ngôi đại thánh đường, hai bên tiền sảnh biểu tượng cánh tay Thánh Mẫu dẫn đưa đoàn con cái lên với Chúa. Đền thánh xây trên hang đá thể hiện trọn vẹn ý nghĩa Tin mừng theo thánh Matthêu : Tu es Petrus, et super hanc petram aedificabo Ecclesiam meam (Mt 18-19) (Này con là đá, trên viên đá́ này Cha xây Giáo Hội muôn đời kiên trung).
Trong cuộc hành hương 300 người khuyết tật, số thiện nguyện lên tới 500 người. Họ là các linh mục, bác sĩ, y tá, sinh viên y khoa và nhiều phân khoa khác, tận hiến trong hiệp hội ABIIF. Trong số này, nhiều người là con cháu quý tộc. Họ hết lòng chăm sóc các bệnh nhân, đút từng miếng ăn, tắm rửa và giúp đỡ trong đời sống thiêng liêng. Thánh lễ được linh mục hội ABIIF cử hành trong mỗi toa tầu, cả chuyến đi lẫn chuyến về, cùng với thánh lễ mỗi ngày tại thánh địa Lộ Đức, lần chuỗi trước hang đá, rước kiệu Thánh thể, cử hành bí tích bệnh nhân trong thánh đường Bernadette. Trước khi cử hành nghi thức xức dầu, khoảng 100 nữ y tá mặc áo choàng trắng, sắp hàng đôi, tiến lên cung thánh, rước ngọn nến lớn màu hồng có ghi tên thánh bổn mạng của từng bệnh nhân. Mai này, bấy nhiêu tên từng chịu nhiều khổ đau nơi trần thế, sẽ được ghi trên nước trời.
Có thấy tận mắt các sinh viên nam nữ và các y tá hết lòng chăm lo cho các bệnh nhân, kéo xe, gần giống như xe kéo ở Hà Nội trước năm 1954, ta mới cảm nhận được sức sống mãnh liệt của Giáo Hội Pháp. Ngoài chiều dọc siêu nhiên của cây thánh giá nối liến trời đất còn là chiều ngang nhân sinh, thể hiện trọn vẹn đức mến : ‘‘Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. (...) Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.’’(1 Cr 13, 4-13).
‘‘Đức mến không bao giờ mất được’’. Và một Hội thánh biết thực thi đức mến cũng không bao mai một. Trong số những người thiện nguyện có rất nhiều con cháu quý tộc. Họ không chỉ xuất thân từ danh gia vọng tộc (familles subsistantes de la noblesse française), mà còn thực hiện những hoài bão cao quý (nobles aspirations). Trong số này có Charles de Vaublanc. Anh là chắt của bá tước Vincent-Marie Vinot de Vaublanc (1756-1845), Thượng thư bộ Lại (ministre de l’Intérieur) dưới triều vua Louis XVIII, người có công tổ chức lại Hàn lâm viện Pháp. Một nữ quý tộc khác thuộc dòng họ Rothschild nổi tiếng, chủ nhân thương hiệu ‘‘Campagne Barons de Rothschild’’, và nhiều người khác nữa cũng là những người kéo xe, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc các bệnh nhân với tấm lòng vị tha.
v
Sáng thứ năm 06/04, Mục vụ Bệnh nhân Tổng giáo phận Paris và Hiệp hội ABIIF cử hành trọng thể thánh lễ từ biệt, trước hang đá Đức Mẹ. Anh Paul Gallavardin đưa cho tôi mảnh giấy và cây bút Bic. Tôi viết vội bài thơ tiếng Pháp, đọc trong nghi thức tạ ơn (cérémonie d’action de grâce) như sau :
Prière pour un pèlerin
Je suis un pèlerin
arrivant à Lourdes d’un bon matin.
X
Dès le premier jour
je ne suis plus sourd
en entendant un écho
venant de la montagne lointaine
couverte de la neige
qu’on sait :
en toute immaculée :
IMMACULÉE CONCEPTION
réflétant, avec beaucoup d’émotion
le sermont que Jésus nous a enseigné
sur une montagne vénérée.
X
Enfin, le brouillard du dernier jour ?
« Il nous faut révéler (1) à notre tour
l’Hymne de saint Paul :
CHARITÉ (2)
dans l’après-pèlerinage bien médité. »
Amen
Ecrit devant la Grotte le 06/04/2017
---
(1) révération (ἀποκάλυψις) : action de découvrir.
(2) 1 Co 13,1-13.
Chuyển thể lục bát sau khi về đến Paris :
Suối thiêng Lộ Đức nước trong
Ngày đầu tuyết trắng trên non cuối trời
Thôi đừng câm nín một đời
Non cao tuyết trắng nắng soi vẹn tuyền
Tuyết là tà áo trinh nguyên
Thánh danh Vô Nhiễm Tội Truyền tổ tông
Non cao Bài giảng kính tôn
Giêsu truyền dạy phúc ơn thế trần
Một tuần Lộ Đức qua nhanh
Sáng nay sương giáng tơ mành vấn vương
Ai ơi thu vén màn sương
Thực thi Đức Mến tình thương Phaolồ.
Paris, Tuần Thánh 2017
Lê Đình Thông
Hành hương tuần thánh tại Campuchia
Maria Vũ Loan
10:59 12/04/2017
Bước vào tuần thánh của Mùa Chay năm 2017, có đoàn hành hương gồm một số người lớn tuổi, người trung niên và các bạn trẻ, từ Việt Nam sang đất nước Campuchia thăm một số nhà thờ, hiệp thông tham dự thánh lễ, chia sẻ quà Mùa Chay cho các gia đình nghèo (người lớn tham gia chuyến đi cùng quí ân nhân đóng góp) và tặng quà cho các cháu thiếu nhi ở các nơi đoàn dừng chân (nhóm Bông Hồng Xanh trao tặng).
Chuyến đi kéo dài ba ngày cùng với chiếc xe 50 chỗ đi thẳng từ Việt Nam sang Campuchia. Ngày đầu tiên, xe đưa đoàn tiến sâu vào vùng nội địa của đất nước bạn. So với năm 2010, đường xá có phần thuận lợi hơn nhiều. Từ cửa khẩu Mộc Bài đến TP Nompenh, nhà cửa hai bên đường đã được xây tươm tất hơn, chỉ còn rất ít nhà sàn gỗ trên nền đất đỏ bụi bặm như trước. Đi rất xa, dừng nhiều trạm, chúng tôi mới đến bãi biển Sihanouk. Gió biển làm chúng tôi tỉnh lại. Có mấy anh chị em xưng tội với một linh mục đi trong đoàn. Mọi người được thưởng thức ghẹ tươi luộc tại chỗ. Người khó tính sẽ không thích nơi đây khi ghế bàn khá cũ; còn người nhiều cảm xúc thì thấy thương những gánh hàng rong và người ăn xin trên bãi biển.
Xem Hình
Mở đầu ngày kế tiếp, chúng tôi lên núi Tà Lơn thăm nhà thờ cổ. Đây là một dãy núi mà đỉnh cao nhất có chiều cao là 1080 mét so với mực nước biển; vậy mà đường lên núi có đến hơn 385 cua quẹo. Theo tài liệu thì bắt đầu từ năm 1917, người Pháp đã xây dựng ở đâycác công trình như nhà thờ, chùa chiền, nhà nghỉ, sòng bạc... mà ngày nay phần lớn đã trở thành hoang phế. Trong thập niên 1990, người ta đã ví Tà Lơn (Bokor) như là “một nơi kỳ lạ nhất trên thế giới” và là “thành phố ma” vì vẻ hoang tàn và kỳ bí của nó. Hiện nay, người ta đang biến núi Tà Lơn thành một nơi hành hương, nghỉ dưỡng và vui chơi. Đoàn hành hương chúng tôi thực hiện giờ cầu nguyện ngắn gọn và chụp hình chung tại đây.
Xuống lưng chừng núi, chúng tôi ghé vào tượng Dì Mâu - một nữ thần của người Campuchia - (Theo truyền thuyết, đây là một phụ nữ ở trong làng thuộc khu vực Ream. Chồng bà đi làm ở Koh Kong. Vào một mùa mưa, người phụ nữ đi tìm chồng rồi bị bão chìm thuyền. Bà báo mộng lành cho dân chúng ở phía nam, bảo vệ ngư dân, dạy mọi người sống tốt đẹp...). Ông tài xế nói, đứng ở đây có thể nhìn thấy đảo Phú Quốc.
Điểm nhấn trong ngày hành hương thứ hai là chúng tôi xuống phà qua sông Mê Kông, đến nhà thờ Bãi Cải (Arey Khsath) là giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, nơi có đặt tượng Đức Mẹ thứ nhất, được vớt từ dưới lòng sông Mê Kông ngày 16/4/2008; và tượng Đức Mẹ thứ hai, lớn hơn, được vớt ngày 19/11/2012, đặt ở sân ngoài nhà thờ.
Nhà thờ nằm trong một khu phố đông đúc dân cư trông không bắt mắt, nhưng trên đất này, một nhà thờ hiện diện nơi đây là rất quí, nay đã có linh mục đến ở cùng giáo dân. Sau khi ổn định, đoàn hành hương tham dự thánh lễ cùng với giáo dân người Việt tại đây. Nắng chiều tàn hẳn, thánh lễ kết thúc, chúng tôi mới tách thành hai tốp chia quà cho người lớn và thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi chúng tôi chụp hình được thì ngoan nhưng sau đó, nhiều trẻ em trong khu vực ùa vào vì cổng nhà thờ rộng mở, nên chúng tôi thì mướt mồ hôi chia quà, trong khi bọn trẻ hớn hở vì mỗi cháu được một áo thun, một gói kẹo nho, hộp Vitamin C...
Chúng tôi cũng gặp một số người quen của một đoàn hành hương khác có đến chín chục người, chỉ đến hành hương mà thôi; nên khi xuống phà, người đi đông như trảy hội, thật gần gũi! Cuối ngày, chúng tôi được tham quan casino Nagas, là một sòng bài lớn nhất Nompênh. Dù đã được xem phim ảnh, nhưng bước vào đây tôi vẫn thấy lạ, khác với sòng bài ở Malaysia. Có một bà ghé vào tai chúng tôi thì thào: “Ở phường mình cũng có một người bán nhà cửa vì sang đây chơi ở sòng bài!” Chúng tôi cười nhạt: “Đây là nơi giải trí của người giàu và cũng là mồ chôn những người tưởng là sẽ giàu lên khi đánh bạc!”
Hai ngày trôi qua, được đi qua nhiều con đường trên đất nước bạn, có những cung đường sạch đẹp, khá giả, có những khu vực mang bộ mặt đô thị mà nhếch nhác. Đa số người dân còn nghèo. Một đất nước có 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam nên người Việt qua đây sinh sống cũng không ít và người Khơ –me sống trên đất Việt cũng nhiều. Người Công Giáo tại đất nước này rất ít, tuy nhiên, việc truyền giáo và giúp cho người Công Giáo có điều kiện sống đạo đang là nỗ lực của giáo phận tại đây và một số cộng đoàn dòng tu ở Việt Nam.
Sáng ngày lễ lá, chúng tôi đến nhà thờ Thánh Tâm ở Koh Nô Rịa, thành phố Nompênh để tham dự thánh lễ và chia sẻ quà Mùa Chay cho giáo dân tại đây. Thánh lễ đồng tế do cha chánh xứ và một linh mục trong đoàn hành hương cùng đồng tế. Thật xúc động khi chúng tôi được hòa vào đoàn rước lá đi qua phố chợ trong tiếng hát, tiếng trống của ca đoàn với đoạn đường đi và về gần một cây số. (Xem video Clip đoàn rước tại Facebook: Nhóm Bông Hồng Xanh (Maria Vũ Loan).
Giáo xứ Thánh Tâm có chưa đến một ngàn giáo dân, thế mà mọi việc trong ngoài rất tươm tất, sạch sẽ. Cha chánh xứ Sok Na còn trẻ; có ông bà và cha mẹ là người Việt Nam nhưng cha được sinh ra trên đất nước này. Cha được lãnh chức linh mục vào năm 2015 và coi sóc cộng đoàn giáo dân ở đây gần hai năm.
Phát 100 phần quà cho người lớn ở đây chúng tôi chỉ ghi nhận được qua một hai tấm hình tiêu biểu vì nhà xứ chật hẹp. Khi phát quà cho các cháu thiếu nhi ở đây, chúng tôi chia thành hai tốp, ở trong một phòng dạy giáo lý và ở ngoài sân. Mọi việc diễn ra nhịp nhàng. Thật là vui cho “một ngày kỷ niệm Chúa tiến vào thành Jérusalem!”.
Cũng tại giáo xứ này chúng tôi còn gặp những người cùng khổ. Có một chị kia chồng đã chết vì bệnh thế kỷ và chị cũng nhiễm HIV thời kỳ cuối. Chị băng cái chân bị lở rồi đi một cách khó khăn đến nhà thờ dự lễ. Nhìn bàn tay gầy guộc cầm con cào cào kết bằng lá dừa, chúng tôi tự hỏi, không biết chị còn dự được “bao nhiêu lần” lễ lá nữa?
Tạm biệt giáo xứ, đoàn hành hương đi về phía trung tâm thành phố tham quan, mua sắm và dùng cơm trưa. Khu phố chợ khó đi lại vì chen chúc xe hơi nhưng việc mua bán lại dễ dàng vì ở đây người ta xài tiền Usd, tiền Việt và tiền Ria của Campuchia.
Đoàn chúng tôi lên xe giữa cái nắng gắt, khô khốc. Không một phút nghỉ ngơi, cả đoàn lại làm giờ kinh Lòng Chúa Thương Xót sớm hơn 15 giờ 00 vì còn ghé vào một nhà thờ để phát những phần quà cuối cùng cho người lớn và trẻ em. Trong chuyến đi này, lúc nào trên xe cũng có những giây phút tĩnh nguyện: khi thì kinh dâng ngày, xem phim đạo, nghe sách thiêng liêng, chuỗi kinh kính Lòng Chúa Thương Xót, không có “văn gừng, văn nghệ” gì cả!
Đến ngôi nhà thờ sau cùng, nơi đây không có linh mục ở cùng giáo dân, nên ông trùm xứ đạo và ba bạn trẻ tiếp đón chúng tôi. Khi vào trong lòng nhà thờ, chúng tôi đã thấy các em thiếu nhi ngồi chờ đoàn, không có người lớn nào đến nhận quà cả. Chúng tôi sinh hoạt một chút rồi phát quà. Các em đều vui vẻ vì quà khá dồi dào. Có một em ngây thơ hỏi chúng tôi: “Bà ơi, con không được phát quần!”. Tôi trả lời: “Tất cả đều không có quần, chỉ có áo thôi con ạ!”. Thằng bé tiu nghỉu. Khi nó quay lưng đi, chúng tôi thấy cái quần đùi của nó bị rách ở mông.
Các cháu cũng đọc vài ba kinh rồi vui vẻ ra về. Quà người lớn được trao lại cho ông trùm. Chúng tôi còn mua một ít xoài keo ở bên vệ đường rồi mới ra về. Ai cũng vui vì công việc đã “hoàn tất” tốt đẹp. Đường về đến cửa khẩu khá xa và trời đã tối.
Hành hương đầu tuần thánh trên đất nước Campuchia giữa mùa nắng nóng nhưng lòng mỗi người chúng tôi như được đổ đầy ắp lòng sốt mến, đủ sức để tham dự nghi thức vượt qua, về cuộc thương khó của Đức Giêsu, đỉnh cao của công trình cứu độ.
Chuyến đi kéo dài ba ngày cùng với chiếc xe 50 chỗ đi thẳng từ Việt Nam sang Campuchia. Ngày đầu tiên, xe đưa đoàn tiến sâu vào vùng nội địa của đất nước bạn. So với năm 2010, đường xá có phần thuận lợi hơn nhiều. Từ cửa khẩu Mộc Bài đến TP Nompenh, nhà cửa hai bên đường đã được xây tươm tất hơn, chỉ còn rất ít nhà sàn gỗ trên nền đất đỏ bụi bặm như trước. Đi rất xa, dừng nhiều trạm, chúng tôi mới đến bãi biển Sihanouk. Gió biển làm chúng tôi tỉnh lại. Có mấy anh chị em xưng tội với một linh mục đi trong đoàn. Mọi người được thưởng thức ghẹ tươi luộc tại chỗ. Người khó tính sẽ không thích nơi đây khi ghế bàn khá cũ; còn người nhiều cảm xúc thì thấy thương những gánh hàng rong và người ăn xin trên bãi biển.
Xem Hình
Mở đầu ngày kế tiếp, chúng tôi lên núi Tà Lơn thăm nhà thờ cổ. Đây là một dãy núi mà đỉnh cao nhất có chiều cao là 1080 mét so với mực nước biển; vậy mà đường lên núi có đến hơn 385 cua quẹo. Theo tài liệu thì bắt đầu từ năm 1917, người Pháp đã xây dựng ở đâycác công trình như nhà thờ, chùa chiền, nhà nghỉ, sòng bạc... mà ngày nay phần lớn đã trở thành hoang phế. Trong thập niên 1990, người ta đã ví Tà Lơn (Bokor) như là “một nơi kỳ lạ nhất trên thế giới” và là “thành phố ma” vì vẻ hoang tàn và kỳ bí của nó. Hiện nay, người ta đang biến núi Tà Lơn thành một nơi hành hương, nghỉ dưỡng và vui chơi. Đoàn hành hương chúng tôi thực hiện giờ cầu nguyện ngắn gọn và chụp hình chung tại đây.
Xuống lưng chừng núi, chúng tôi ghé vào tượng Dì Mâu - một nữ thần của người Campuchia - (Theo truyền thuyết, đây là một phụ nữ ở trong làng thuộc khu vực Ream. Chồng bà đi làm ở Koh Kong. Vào một mùa mưa, người phụ nữ đi tìm chồng rồi bị bão chìm thuyền. Bà báo mộng lành cho dân chúng ở phía nam, bảo vệ ngư dân, dạy mọi người sống tốt đẹp...). Ông tài xế nói, đứng ở đây có thể nhìn thấy đảo Phú Quốc.
Điểm nhấn trong ngày hành hương thứ hai là chúng tôi xuống phà qua sông Mê Kông, đến nhà thờ Bãi Cải (Arey Khsath) là giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, nơi có đặt tượng Đức Mẹ thứ nhất, được vớt từ dưới lòng sông Mê Kông ngày 16/4/2008; và tượng Đức Mẹ thứ hai, lớn hơn, được vớt ngày 19/11/2012, đặt ở sân ngoài nhà thờ.
Nhà thờ nằm trong một khu phố đông đúc dân cư trông không bắt mắt, nhưng trên đất này, một nhà thờ hiện diện nơi đây là rất quí, nay đã có linh mục đến ở cùng giáo dân. Sau khi ổn định, đoàn hành hương tham dự thánh lễ cùng với giáo dân người Việt tại đây. Nắng chiều tàn hẳn, thánh lễ kết thúc, chúng tôi mới tách thành hai tốp chia quà cho người lớn và thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi chúng tôi chụp hình được thì ngoan nhưng sau đó, nhiều trẻ em trong khu vực ùa vào vì cổng nhà thờ rộng mở, nên chúng tôi thì mướt mồ hôi chia quà, trong khi bọn trẻ hớn hở vì mỗi cháu được một áo thun, một gói kẹo nho, hộp Vitamin C...
Chúng tôi cũng gặp một số người quen của một đoàn hành hương khác có đến chín chục người, chỉ đến hành hương mà thôi; nên khi xuống phà, người đi đông như trảy hội, thật gần gũi! Cuối ngày, chúng tôi được tham quan casino Nagas, là một sòng bài lớn nhất Nompênh. Dù đã được xem phim ảnh, nhưng bước vào đây tôi vẫn thấy lạ, khác với sòng bài ở Malaysia. Có một bà ghé vào tai chúng tôi thì thào: “Ở phường mình cũng có một người bán nhà cửa vì sang đây chơi ở sòng bài!” Chúng tôi cười nhạt: “Đây là nơi giải trí của người giàu và cũng là mồ chôn những người tưởng là sẽ giàu lên khi đánh bạc!”
Hai ngày trôi qua, được đi qua nhiều con đường trên đất nước bạn, có những cung đường sạch đẹp, khá giả, có những khu vực mang bộ mặt đô thị mà nhếch nhác. Đa số người dân còn nghèo. Một đất nước có 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam nên người Việt qua đây sinh sống cũng không ít và người Khơ –me sống trên đất Việt cũng nhiều. Người Công Giáo tại đất nước này rất ít, tuy nhiên, việc truyền giáo và giúp cho người Công Giáo có điều kiện sống đạo đang là nỗ lực của giáo phận tại đây và một số cộng đoàn dòng tu ở Việt Nam.
Sáng ngày lễ lá, chúng tôi đến nhà thờ Thánh Tâm ở Koh Nô Rịa, thành phố Nompênh để tham dự thánh lễ và chia sẻ quà Mùa Chay cho giáo dân tại đây. Thánh lễ đồng tế do cha chánh xứ và một linh mục trong đoàn hành hương cùng đồng tế. Thật xúc động khi chúng tôi được hòa vào đoàn rước lá đi qua phố chợ trong tiếng hát, tiếng trống của ca đoàn với đoạn đường đi và về gần một cây số. (Xem video Clip đoàn rước tại Facebook: Nhóm Bông Hồng Xanh (Maria Vũ Loan).
Giáo xứ Thánh Tâm có chưa đến một ngàn giáo dân, thế mà mọi việc trong ngoài rất tươm tất, sạch sẽ. Cha chánh xứ Sok Na còn trẻ; có ông bà và cha mẹ là người Việt Nam nhưng cha được sinh ra trên đất nước này. Cha được lãnh chức linh mục vào năm 2015 và coi sóc cộng đoàn giáo dân ở đây gần hai năm.
Phát 100 phần quà cho người lớn ở đây chúng tôi chỉ ghi nhận được qua một hai tấm hình tiêu biểu vì nhà xứ chật hẹp. Khi phát quà cho các cháu thiếu nhi ở đây, chúng tôi chia thành hai tốp, ở trong một phòng dạy giáo lý và ở ngoài sân. Mọi việc diễn ra nhịp nhàng. Thật là vui cho “một ngày kỷ niệm Chúa tiến vào thành Jérusalem!”.
Cũng tại giáo xứ này chúng tôi còn gặp những người cùng khổ. Có một chị kia chồng đã chết vì bệnh thế kỷ và chị cũng nhiễm HIV thời kỳ cuối. Chị băng cái chân bị lở rồi đi một cách khó khăn đến nhà thờ dự lễ. Nhìn bàn tay gầy guộc cầm con cào cào kết bằng lá dừa, chúng tôi tự hỏi, không biết chị còn dự được “bao nhiêu lần” lễ lá nữa?
Tạm biệt giáo xứ, đoàn hành hương đi về phía trung tâm thành phố tham quan, mua sắm và dùng cơm trưa. Khu phố chợ khó đi lại vì chen chúc xe hơi nhưng việc mua bán lại dễ dàng vì ở đây người ta xài tiền Usd, tiền Việt và tiền Ria của Campuchia.
Đoàn chúng tôi lên xe giữa cái nắng gắt, khô khốc. Không một phút nghỉ ngơi, cả đoàn lại làm giờ kinh Lòng Chúa Thương Xót sớm hơn 15 giờ 00 vì còn ghé vào một nhà thờ để phát những phần quà cuối cùng cho người lớn và trẻ em. Trong chuyến đi này, lúc nào trên xe cũng có những giây phút tĩnh nguyện: khi thì kinh dâng ngày, xem phim đạo, nghe sách thiêng liêng, chuỗi kinh kính Lòng Chúa Thương Xót, không có “văn gừng, văn nghệ” gì cả!
Đến ngôi nhà thờ sau cùng, nơi đây không có linh mục ở cùng giáo dân, nên ông trùm xứ đạo và ba bạn trẻ tiếp đón chúng tôi. Khi vào trong lòng nhà thờ, chúng tôi đã thấy các em thiếu nhi ngồi chờ đoàn, không có người lớn nào đến nhận quà cả. Chúng tôi sinh hoạt một chút rồi phát quà. Các em đều vui vẻ vì quà khá dồi dào. Có một em ngây thơ hỏi chúng tôi: “Bà ơi, con không được phát quần!”. Tôi trả lời: “Tất cả đều không có quần, chỉ có áo thôi con ạ!”. Thằng bé tiu nghỉu. Khi nó quay lưng đi, chúng tôi thấy cái quần đùi của nó bị rách ở mông.
Các cháu cũng đọc vài ba kinh rồi vui vẻ ra về. Quà người lớn được trao lại cho ông trùm. Chúng tôi còn mua một ít xoài keo ở bên vệ đường rồi mới ra về. Ai cũng vui vì công việc đã “hoàn tất” tốt đẹp. Đường về đến cửa khẩu khá xa và trời đã tối.
Hành hương đầu tuần thánh trên đất nước Campuchia giữa mùa nắng nóng nhưng lòng mỗi người chúng tôi như được đổ đầy ắp lòng sốt mến, đủ sức để tham dự nghi thức vượt qua, về cuộc thương khó của Đức Giêsu, đỉnh cao của công trình cứu độ.
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị đài Phát Thanh Công Giáo EWTN được bổ nhiệm làm Cố Vấn Truyền Thông của Tòa Thánh
Giuse Thẩm Nguyễn
11:48 12/04/2017
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị đài Phát Thanh Công Giáo EWTN được bổ nhiệm làm Cố Vấn Truyền Thông của Tòa Thánh
(EWTN News) Vào hôm thứ Tư, Tòa Thánh Vatican đã công bố rằng ĐGH Phanxicô đã bổ nhiệm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị EWTN làm Cố Vấn Truyền Thông của Tòa Thánh. Việc bổ nhiệm này được công bố vào ngày 12 tháng Tư cùng với 13 cố vấn mới khác.
Ông Warsaw nhận chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị EWTN vào năm 2013. Ông đã làm việc cho EWTN từ năm 1991, lần lượt giữ các chức vụ Giám Đốc vào năm 2000, Giám Đốc Điều Hành vào năm 2009. Ông cũng là nhà xuất bản tờ National Catholic Register (Báo Công Giáo Hoa Kỳ) và đã sát nhập vào hệ thống EWTN vào năm 2011.
Hệ thống EWTN được thành lập vào năm 1981 do Mẹ Angelica của dòng Thánh Thể và Phục vụ Người Nghèo. Hiện nay hệ thống này đã đưa tin đến 264 triệu gia đình trong 144 quốc gia. Thoạt đầu chỉ có khoảng 20 nhân viên, đến nay thì đã tăng lên con số gần 400.
Hệ thống truyền thanh Công Giáo đã được truyền qua mạng cũng như qua tầng sóng ngắn loan tải những tin tức Công Giáo trên toàn thế giới với sự cộng tác của báo Công Giáo National Catholic Register và các hãng tin Công Giáo và các liên doanh xuất bản khác. Tại vùng San Jose, California Hoa Kỳ, thính giả có thể nghe qua tầng số 1260AM.
Cùng với việc bổ nhiệm ông Warsaw, những cố vấn khác cũng được bổ nhiệm là: Cha Ivan Maffeis, cha Jose Maria La Porte, Cha Peter Gonsalves, Cha Eric Salobir, Cha James Martin, Cha Jacquinneau Azetop, Ông Paolo Peverini, Ông Fernando Gimenez Barriocanal, Bà Ann Carter, Ông Graham Ellis, Ông Dino Cataldo Dell’Accio và Ông Michael Paul Unland.
Giuse Thẩm Nguyễn
Ông Warsaw nhận chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị EWTN vào năm 2013. Ông đã làm việc cho EWTN từ năm 1991, lần lượt giữ các chức vụ Giám Đốc vào năm 2000, Giám Đốc Điều Hành vào năm 2009. Ông cũng là nhà xuất bản tờ National Catholic Register (Báo Công Giáo Hoa Kỳ) và đã sát nhập vào hệ thống EWTN vào năm 2011.
Hệ thống EWTN được thành lập vào năm 1981 do Mẹ Angelica của dòng Thánh Thể và Phục vụ Người Nghèo. Hiện nay hệ thống này đã đưa tin đến 264 triệu gia đình trong 144 quốc gia. Thoạt đầu chỉ có khoảng 20 nhân viên, đến nay thì đã tăng lên con số gần 400.
Hệ thống truyền thanh Công Giáo đã được truyền qua mạng cũng như qua tầng sóng ngắn loan tải những tin tức Công Giáo trên toàn thế giới với sự cộng tác của báo Công Giáo National Catholic Register và các hãng tin Công Giáo và các liên doanh xuất bản khác. Tại vùng San Jose, California Hoa Kỳ, thính giả có thể nghe qua tầng số 1260AM.
Cùng với việc bổ nhiệm ông Warsaw, những cố vấn khác cũng được bổ nhiệm là: Cha Ivan Maffeis, cha Jose Maria La Porte, Cha Peter Gonsalves, Cha Eric Salobir, Cha James Martin, Cha Jacquinneau Azetop, Ông Paolo Peverini, Ông Fernando Gimenez Barriocanal, Bà Ann Carter, Ông Graham Ellis, Ông Dino Cataldo Dell’Accio và Ông Michael Paul Unland.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐTC tiếp kiến chung ngày 12/4/2017: Niềm hy vọng nảy sinh từ thập giá yêu thương của Chúa Giêsu
Linh Tiến Khải
16:08 12/04/2017
VATICAN - Với Chúa Giêsu chúng ta học trông thấy ngay từ bây giờ cây trong hạt, sự Phục Sinh trong thập giá và sự sống trong cái chết. Chính khi “rơi xuống đất” và chết đi như hạt luá Chúa Giêsu làm nảy sinh ra trên thập giá sự sống và niềm hy vọng.
ĐTC đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12.04.2017. Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói liên quan tới hạt lúa rơi vào lòng đất, chết đi để sinh bông hạt như thánh Gioan ghi lại trong chương 12: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” ĐTC nói: Chúa Nhật vừa qua chúng ta đã tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem giữa tiếng tung hô lễ hội của các môn đệ và dân chúng rất đông đảo. Những người ấy đặt để nhiều hy vọng nơi Chúa Giêsu: biết bao người chờ đợi nơi Chúa các phép lạ và các dấu chỉ vĩ đại, các biểu lộ quyền năng và cả sư tự do khỏi các kẻ thù xâm chiếm nữa. Ai trong họ đã có thể tưởng tượng được rằng chỉ ít lâu sau đó, trái lại, Chúa Giêsu đã bị hạ nhục, kết án và giết chết trên thập giá? Các hy vọng trần tục của dân chúng sụp đổ trước thập giá. Nhưng chúng ta tin rằng chính nơi Đấng Bị Đóng Đanh niềm hy vọng của chúng ta đã tái sinh. Các niềm hy vọng của trần gian sụp đổ trước thập giá, nhưng nảy sinh ra các niềm hy vọng mới, các niềm hy vọng tồn tại luôn mãi. Niềm hy vọng nảy sinh từ thập giá là một niềm hy vọng khác. Nó là một niềm hy vọng khác với các niềm hy vọng sụp đổ của thế giới. Nhưng đó là niềm hy vọng nào vậy, niềm hy vọng nảy sinh từ thập giá?
Điều Chúa Giêsu nói sau khi vào thành Giêrusalem có thể giúp chúng ta hiểu nó: ”Nếu hạt lúa rơi xuống đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Chúng ta hãy nghĩ tới một hạt lúa hay một hạt bé nhỏ rơi vào trong đất. Nếu nó khép kín trong chính mình, thì không có gì xảy ra cả; nhưng trái lại nếu nó bị bẻ gẫy, mở ra, thì khi đó nó sẽ trao ban sự sống cho một bông lúa, cho một mầm non, rồi một cây, và cây sinh bông hạt.
Chúa Giêsu đã đem vào thế giới một niềm hy vọng mới, và đã làm điều ấy giống như một hạt lúa: Ngài trở thành bé nhỏ, bé nhỏ, bé nhỏ như một hạt lúa; Ngài đã bỏ vinh quang trên trời của Ngài đễ đến giữa chúng ta; Ngài “đã rơi xuống đất”. Nhưng chưa đủ. ĐTC giải thích thêm như sau:
** Để sinh bông hạt Chúa Giêsu đã sống tình yêu thương cho tới tận cùng, bằng cách để cho mình bị cái chết bẻ gẫy, như một hạt lúa để cho mình bị bẻ gẫy dưới lòng đất. Chính ở đó trong sự hạ mình tột cùng – cũng là tột đỉnh của tình yêu – đã nảy mầm niềm hy vọng. Nếu có ai đó trong anh chị em hỏi tôi: “Niềm hy vọng nảy sinh làm sao?” thì tôi trả lời: “Từ thập giá. Hãy nhìn thập giá, hãy nhìn Chúa Kitô chịu đóng đinh và từ đó sẽ tới với bạn niềm hy vọng, không biến mất nữa, niềm hy vọng kéo dài cho tới cuộc sống vĩnh cửu”. Và niềm hy vọng này đã nảy mầm chính nhờ sức mạnh của tình yêu: bởi vì tình yêu “hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7), tình yêu là sự sống của Thiên Chúa đã canh tân tất cả những gì nó đạt tới. Như thế vào lễ Vượt Qua Chúa Giêsu đã biến đổi tội lỗi thành ơn tha thứ. Anh chị em hãy nghe rõ sự biến đổi mà lễ Phục Sinh làm: Chúa Giêsu đã biến đổi tội lỗi chúng ta thành ơn tha thứ, cái chết của chúng ta thành sự sống lại, sự sợ hãi của chúng ta thành niềm tin tưởng, bằng cách nhận lấy chúng trên chính Ngài. Đó là tại sao chính trên thập giá đã nảy sinh và luôn luôn này sinh ra niềm hy vọng của chúng ta; đó là tại sao với Chúa Giêsu tối tăm của chúng ta có thể được biến đổi thành ánh sáng, mọi thất bại thành chiến thắng, mọi vỡ mộng thành hy vọng. Mọi sự, phải, mọi sự. Niềm Hy vọng thắng vượt tất cả, bởi vì nó nảy sinh từ tình yêu thương của Chúa Giêsu, là Đấng đã trở thành như hạt lúa trong lòng đất, và đã chết để trao ban sự sống, và niềm hy vọng đến từ sự sống tràn đầy đó.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: khi chúng ta chọn niềm hy vọng của Chúa Giêsu, từ từ chúng ta khám phá ra rằng kiểu sống chiến thắng là kiểu sống của hạt lúa, của tình yêu khiêm hạ. Không có con đường nào khác để chiến thắng sự dữ và trao ban hy vọng cho thế giới. Nhưng anh chị em có thể nói với tôi: “Không, đó là một luận lý thua thiệt!” Xem ra nó là một luận lý thua thiệt, bởi vì ai yêu thì mất quyền bính. Anh chị em có nghĩ tới điều này chưa? Ai yêu thì mất quyền bính; ai cho thì lấy mất đi một cái gì đó, và yêu là một món quà. Thật ra cái luận lý của hạt lúa chết đi, của tình yêu khiêm hạ, là con đường của Thiên Chúa, và chỉ có nó cho bông hạt. Chúng ta cũng trông thấy nó nơi chính mình: chiếm hữu luôn thúc đẩy muốn một cái gì khác: tôi dã có được một sự cho mình và lập tức tôi muốn một sự khác lớn hơn nữa, và cứ thế, và tôi không bao giờ được thoả mãn. Đây là một cái khát khao xấu, đúng không? Bạn càng có bao nhiêu lại càng muốn bấy nhiêu. Thật là xấu! Ai ngấu nghiến thì không bao giờ no thoả. Và Chúa Giêsu nói điều này một cách rõ ràng: “Ai yêu mạng sống mình thì mất nó” (Ga 12,25). Bạn có ngấu nghiến, có thích có biết bao nhiêu điều nhung bạn sẽ mất đi tất cả, kể cả cuộc sống của bạn nữa, Nghĩa là: ai yêu của riêng mình và sống cho các lợi lộc của mình, thì chỉ trương phồng chính mình và mất đi. Trái lại ai chấp nhận , sẵn sàng và phục vụ, thì sống theo kiểu của Thiên Chúa: khi đó họ chiến thắng, tự cứu lấy mình và cứu người khác: họ trở thành hạt giống của niềm hy vọng cho thế giới. Nhưng thật là đẹp trợ giúp người khác, phục vụ người khác… Nhưng có lẽ chúng ta sẽ mỏi mệt? Cuộc sống là như thế, nhưng trái tim tràn đầy niềm vui và niềm hy vọng. Và đó là tình yêu và niềm hy vọng cùng với nhau: phục vụ và cho đi.
** Chắc chắn rồi, tình yêu đích thật này đi qua thập giá, hy sinh, như đối với Chúa Giêsu vậy. Thập giá là việc vuợt qua bắt buộc, nhưng nó không phải là đích điểm: đích điểm là vinh quang, như lễ Phục Sinh chỉ cho chúng ta thấy. Chính ở đây có một hình ảnh rất đẹp khác giúp chúng ta, mà Chúa Giêsu đã để lai cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly. Ngài nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16,21). Đó: trao ban sự sống, không chiếm hữu nó. Và đây là điều các bà mẹ làm: họ trao ban một sự sống khác, họ đau khổ, nhưng rồi họ vui sướng, hạnh phúc bởi vì họ đã trao ban một sự sống khác. Cho niềm vui; tình yêu cho sự sống chào đời, và trao ban cả ý nghĩa cho khổ đau nữa. Tình yêu là động lực khiến cho niềm hy vọng của chúng ta tiến tới. Tôi xin lập lại: tình yêu là động lực khiến cho niềm hy vọng tiến tới. Và từng người trong chúng ta có thể tự vấn mình: “Tôi có yêu không? Tôi có tập yêu không? Tôi có học yêu mỗi ngày nhiều hơn không? Bởi vì tình yêu là động lức khiến cho niềm hy vọng của chúng ta tiến tới.
Anh chị em thân mến, trong các ngày này, trong các ngày của tình yêu thương này, chúng ta hãy để cho mình được cuốn hút bởi mầu nhiệm của Chúa Giêsu, là Đấng như hạt lúa, chết đi để ban cho chúng ta sự sống. Chính Ngài là hạt giống niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng Đấng Chịu Đóng Đanh, là suối nguồn của niềm hy vọng. Từ từ chúng ta hiểu rằng hy vọng với Chúa Giêsu là học đã trông thấy ngay từ bây giờ cái cây nơi hạt giống, Phục Sinh trong thập giá, sự sống trong cái chết. Thật là hữu ích cho chúng ta khi dừng lại trước Chúa chịu đóng đanh.
Nhưng tôi muốn cho anh chị em một bài tập làm ở nhà. Thật là hữu ích cho tất cả chúng ta dừng lại trước Chúa Chịu Đóng Đanh tất cả anh chị em đều có một ảnh ở nhà, hãy nhìn Ngài và nói: “Với Chúa không có gì bị mất đi. Với Chúa con luôn luôn có thể hy vọng. Chúa là niềm hy vọng của con”. Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng Chúa Chịu Đóng Đanh và tất cả cùng nhau nói với Chúa Giêsu chịu đóng đanh: “Chúa là niềm hy vọng của con” Tất cả: “Chúa là niềm hy vọng của con”. To hơn nữa! Tín hữu tại quảng trường lập lại “Chúa là niềm hy vọng của con”. Xin cám ơn anh chị em.
** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương hiện diện. Trong các nhóm nói tiếng Pháp ngài chào các tham dự viên đại hội UNIV và các tín hữu đến từ Pháp và Bỉ. Ngài cũng chào các nhóm đến từ Anh quốc, Nigeria, Australia, Canada và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc Tuần Thánh giúp mọi người chuẩn bị tinh thần mừng lễ Phục Sinh với con tim được thanh tẩy và canh tân bởi ơn của Chúa Thánh Thần
Trong các nhóm nói tiếng Đức ĐTC chào thành viên hội Nước Chúa Kitô Bad Muenstereifel. Ngài cầu chúc việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm cái chết của Chúa Giêsu đem lại hoa trái cho mọi người, đặc biệt cho giới trẻ.
Trong các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nhà ĐTC chào tín hữu vùng Braga, các nhân viên tỉnh Gondomar, và các thành viên “Đại học cao niên” Lousada. Ngài chúc mọi người noi gương Mẹ Maria đứng gần thập giá Chúa và yêu thương cho tới cùng.
Chào các nhóm Ba Lan ĐTC chúc Tam Nhật Thánh đem lại cho họ và gia đình họ sự an bình và niềm hy vọng tươi vui.
Trong số các nhóm Ý ĐTC chào các tham dự viên đại hội 50 năm của sinh viên đại học do Giám hạt tòng nhân Opus Dei tổ chức suy tư về đề tài thế giới thay đổi, các thành viên hiệp hội thể thao Scopigno Cup do ĐTC Domenico Pompili, GM Rieti, hướng dẫn, cũng như các học sinh Học viện Thánh Vinh Sơn de Paoli vùng Reggio Emilia mừng kỷ niệm ngày xây ngôi trường đầu tiên. Ngài cầu chúc chuyến hành hương Roma giúp mọi người khám phá ra niềm vui của việc cho đi hơn là chiếm hữu.
Chào người trẻ, các người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc ngày thứ ba là lễ nhớ thánh Gemma Galgani, ngài chúc giới trẻ noi gương thánh nhân sống Tam Nhật Thánh bằng cách suy niệm về tình yêu của Chúa Giêsu đã chịu sát tế trên thập giá và chết cho chúng ta. Ngài cầu mong Thứ Sáu Tuần Thánh giúp các anh chị em đau yếu kiên nhẫn trong đau khổ, và các đôi tân hôn biết hy vọng trong những lúc khó khăn của cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Toà Thánh của ĐTC.
ĐTC đã nói như trên với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 12.04.2017. Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói liên quan tới hạt lúa rơi vào lòng đất, chết đi để sinh bông hạt như thánh Gioan ghi lại trong chương 12: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” ĐTC nói: Chúa Nhật vừa qua chúng ta đã tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem giữa tiếng tung hô lễ hội của các môn đệ và dân chúng rất đông đảo. Những người ấy đặt để nhiều hy vọng nơi Chúa Giêsu: biết bao người chờ đợi nơi Chúa các phép lạ và các dấu chỉ vĩ đại, các biểu lộ quyền năng và cả sư tự do khỏi các kẻ thù xâm chiếm nữa. Ai trong họ đã có thể tưởng tượng được rằng chỉ ít lâu sau đó, trái lại, Chúa Giêsu đã bị hạ nhục, kết án và giết chết trên thập giá? Các hy vọng trần tục của dân chúng sụp đổ trước thập giá. Nhưng chúng ta tin rằng chính nơi Đấng Bị Đóng Đanh niềm hy vọng của chúng ta đã tái sinh. Các niềm hy vọng của trần gian sụp đổ trước thập giá, nhưng nảy sinh ra các niềm hy vọng mới, các niềm hy vọng tồn tại luôn mãi. Niềm hy vọng nảy sinh từ thập giá là một niềm hy vọng khác. Nó là một niềm hy vọng khác với các niềm hy vọng sụp đổ của thế giới. Nhưng đó là niềm hy vọng nào vậy, niềm hy vọng nảy sinh từ thập giá?
Điều Chúa Giêsu nói sau khi vào thành Giêrusalem có thể giúp chúng ta hiểu nó: ”Nếu hạt lúa rơi xuống đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Chúng ta hãy nghĩ tới một hạt lúa hay một hạt bé nhỏ rơi vào trong đất. Nếu nó khép kín trong chính mình, thì không có gì xảy ra cả; nhưng trái lại nếu nó bị bẻ gẫy, mở ra, thì khi đó nó sẽ trao ban sự sống cho một bông lúa, cho một mầm non, rồi một cây, và cây sinh bông hạt.
Chúa Giêsu đã đem vào thế giới một niềm hy vọng mới, và đã làm điều ấy giống như một hạt lúa: Ngài trở thành bé nhỏ, bé nhỏ, bé nhỏ như một hạt lúa; Ngài đã bỏ vinh quang trên trời của Ngài đễ đến giữa chúng ta; Ngài “đã rơi xuống đất”. Nhưng chưa đủ. ĐTC giải thích thêm như sau:
** Để sinh bông hạt Chúa Giêsu đã sống tình yêu thương cho tới tận cùng, bằng cách để cho mình bị cái chết bẻ gẫy, như một hạt lúa để cho mình bị bẻ gẫy dưới lòng đất. Chính ở đó trong sự hạ mình tột cùng – cũng là tột đỉnh của tình yêu – đã nảy mầm niềm hy vọng. Nếu có ai đó trong anh chị em hỏi tôi: “Niềm hy vọng nảy sinh làm sao?” thì tôi trả lời: “Từ thập giá. Hãy nhìn thập giá, hãy nhìn Chúa Kitô chịu đóng đinh và từ đó sẽ tới với bạn niềm hy vọng, không biến mất nữa, niềm hy vọng kéo dài cho tới cuộc sống vĩnh cửu”. Và niềm hy vọng này đã nảy mầm chính nhờ sức mạnh của tình yêu: bởi vì tình yêu “hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,7), tình yêu là sự sống của Thiên Chúa đã canh tân tất cả những gì nó đạt tới. Như thế vào lễ Vượt Qua Chúa Giêsu đã biến đổi tội lỗi thành ơn tha thứ. Anh chị em hãy nghe rõ sự biến đổi mà lễ Phục Sinh làm: Chúa Giêsu đã biến đổi tội lỗi chúng ta thành ơn tha thứ, cái chết của chúng ta thành sự sống lại, sự sợ hãi của chúng ta thành niềm tin tưởng, bằng cách nhận lấy chúng trên chính Ngài. Đó là tại sao chính trên thập giá đã nảy sinh và luôn luôn này sinh ra niềm hy vọng của chúng ta; đó là tại sao với Chúa Giêsu tối tăm của chúng ta có thể được biến đổi thành ánh sáng, mọi thất bại thành chiến thắng, mọi vỡ mộng thành hy vọng. Mọi sự, phải, mọi sự. Niềm Hy vọng thắng vượt tất cả, bởi vì nó nảy sinh từ tình yêu thương của Chúa Giêsu, là Đấng đã trở thành như hạt lúa trong lòng đất, và đã chết để trao ban sự sống, và niềm hy vọng đến từ sự sống tràn đầy đó.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: khi chúng ta chọn niềm hy vọng của Chúa Giêsu, từ từ chúng ta khám phá ra rằng kiểu sống chiến thắng là kiểu sống của hạt lúa, của tình yêu khiêm hạ. Không có con đường nào khác để chiến thắng sự dữ và trao ban hy vọng cho thế giới. Nhưng anh chị em có thể nói với tôi: “Không, đó là một luận lý thua thiệt!” Xem ra nó là một luận lý thua thiệt, bởi vì ai yêu thì mất quyền bính. Anh chị em có nghĩ tới điều này chưa? Ai yêu thì mất quyền bính; ai cho thì lấy mất đi một cái gì đó, và yêu là một món quà. Thật ra cái luận lý của hạt lúa chết đi, của tình yêu khiêm hạ, là con đường của Thiên Chúa, và chỉ có nó cho bông hạt. Chúng ta cũng trông thấy nó nơi chính mình: chiếm hữu luôn thúc đẩy muốn một cái gì khác: tôi dã có được một sự cho mình và lập tức tôi muốn một sự khác lớn hơn nữa, và cứ thế, và tôi không bao giờ được thoả mãn. Đây là một cái khát khao xấu, đúng không? Bạn càng có bao nhiêu lại càng muốn bấy nhiêu. Thật là xấu! Ai ngấu nghiến thì không bao giờ no thoả. Và Chúa Giêsu nói điều này một cách rõ ràng: “Ai yêu mạng sống mình thì mất nó” (Ga 12,25). Bạn có ngấu nghiến, có thích có biết bao nhiêu điều nhung bạn sẽ mất đi tất cả, kể cả cuộc sống của bạn nữa, Nghĩa là: ai yêu của riêng mình và sống cho các lợi lộc của mình, thì chỉ trương phồng chính mình và mất đi. Trái lại ai chấp nhận , sẵn sàng và phục vụ, thì sống theo kiểu của Thiên Chúa: khi đó họ chiến thắng, tự cứu lấy mình và cứu người khác: họ trở thành hạt giống của niềm hy vọng cho thế giới. Nhưng thật là đẹp trợ giúp người khác, phục vụ người khác… Nhưng có lẽ chúng ta sẽ mỏi mệt? Cuộc sống là như thế, nhưng trái tim tràn đầy niềm vui và niềm hy vọng. Và đó là tình yêu và niềm hy vọng cùng với nhau: phục vụ và cho đi.
** Chắc chắn rồi, tình yêu đích thật này đi qua thập giá, hy sinh, như đối với Chúa Giêsu vậy. Thập giá là việc vuợt qua bắt buộc, nhưng nó không phải là đích điểm: đích điểm là vinh quang, như lễ Phục Sinh chỉ cho chúng ta thấy. Chính ở đây có một hình ảnh rất đẹp khác giúp chúng ta, mà Chúa Giêsu đã để lai cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly. Ngài nói: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian” (Ga 16,21). Đó: trao ban sự sống, không chiếm hữu nó. Và đây là điều các bà mẹ làm: họ trao ban một sự sống khác, họ đau khổ, nhưng rồi họ vui sướng, hạnh phúc bởi vì họ đã trao ban một sự sống khác. Cho niềm vui; tình yêu cho sự sống chào đời, và trao ban cả ý nghĩa cho khổ đau nữa. Tình yêu là động lực khiến cho niềm hy vọng của chúng ta tiến tới. Tôi xin lập lại: tình yêu là động lực khiến cho niềm hy vọng tiến tới. Và từng người trong chúng ta có thể tự vấn mình: “Tôi có yêu không? Tôi có tập yêu không? Tôi có học yêu mỗi ngày nhiều hơn không? Bởi vì tình yêu là động lức khiến cho niềm hy vọng của chúng ta tiến tới.
Anh chị em thân mến, trong các ngày này, trong các ngày của tình yêu thương này, chúng ta hãy để cho mình được cuốn hút bởi mầu nhiệm của Chúa Giêsu, là Đấng như hạt lúa, chết đi để ban cho chúng ta sự sống. Chính Ngài là hạt giống niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng Đấng Chịu Đóng Đanh, là suối nguồn của niềm hy vọng. Từ từ chúng ta hiểu rằng hy vọng với Chúa Giêsu là học đã trông thấy ngay từ bây giờ cái cây nơi hạt giống, Phục Sinh trong thập giá, sự sống trong cái chết. Thật là hữu ích cho chúng ta khi dừng lại trước Chúa chịu đóng đanh.
Nhưng tôi muốn cho anh chị em một bài tập làm ở nhà. Thật là hữu ích cho tất cả chúng ta dừng lại trước Chúa Chịu Đóng Đanh tất cả anh chị em đều có một ảnh ở nhà, hãy nhìn Ngài và nói: “Với Chúa không có gì bị mất đi. Với Chúa con luôn luôn có thể hy vọng. Chúa là niềm hy vọng của con”. Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng Chúa Chịu Đóng Đanh và tất cả cùng nhau nói với Chúa Giêsu chịu đóng đanh: “Chúa là niềm hy vọng của con” Tất cả: “Chúa là niềm hy vọng của con”. To hơn nữa! Tín hữu tại quảng trường lập lại “Chúa là niềm hy vọng của con”. Xin cám ơn anh chị em.
** ĐTC đã chào nhiều đoàn hành hương hiện diện. Trong các nhóm nói tiếng Pháp ngài chào các tham dự viên đại hội UNIV và các tín hữu đến từ Pháp và Bỉ. Ngài cũng chào các nhóm đến từ Anh quốc, Nigeria, Australia, Canada và Hoa Kỳ. Ngài cầu chúc Tuần Thánh giúp mọi người chuẩn bị tinh thần mừng lễ Phục Sinh với con tim được thanh tẩy và canh tân bởi ơn của Chúa Thánh Thần
Trong các nhóm nói tiếng Đức ĐTC chào thành viên hội Nước Chúa Kitô Bad Muenstereifel. Ngài cầu chúc việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm cái chết của Chúa Giêsu đem lại hoa trái cho mọi người, đặc biệt cho giới trẻ.
Trong các nhóm nói tiếng Bồ Đào Nhà ĐTC chào tín hữu vùng Braga, các nhân viên tỉnh Gondomar, và các thành viên “Đại học cao niên” Lousada. Ngài chúc mọi người noi gương Mẹ Maria đứng gần thập giá Chúa và yêu thương cho tới cùng.
Chào các nhóm Ba Lan ĐTC chúc Tam Nhật Thánh đem lại cho họ và gia đình họ sự an bình và niềm hy vọng tươi vui.
Trong số các nhóm Ý ĐTC chào các tham dự viên đại hội 50 năm của sinh viên đại học do Giám hạt tòng nhân Opus Dei tổ chức suy tư về đề tài thế giới thay đổi, các thành viên hiệp hội thể thao Scopigno Cup do ĐTC Domenico Pompili, GM Rieti, hướng dẫn, cũng như các học sinh Học viện Thánh Vinh Sơn de Paoli vùng Reggio Emilia mừng kỷ niệm ngày xây ngôi trường đầu tiên. Ngài cầu chúc chuyến hành hương Roma giúp mọi người khám phá ra niềm vui của việc cho đi hơn là chiếm hữu.
Chào người trẻ, các người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc ngày thứ ba là lễ nhớ thánh Gemma Galgani, ngài chúc giới trẻ noi gương thánh nhân sống Tam Nhật Thánh bằng cách suy niệm về tình yêu của Chúa Giêsu đã chịu sát tế trên thập giá và chết cho chúng ta. Ngài cầu mong Thứ Sáu Tuần Thánh giúp các anh chị em đau yếu kiên nhẫn trong đau khổ, và các đôi tân hôn biết hy vọng trong những lúc khó khăn của cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành Toà Thánh của ĐTC.
Đức Hồng Y Muller: Giáo Hội không thay đổi giáo huấn về ngừa thai, ly dị, đồng tính luyến ái
Vũ Văn An
21:43 12/04/2017
Trong một cuộc phỏng vấn dài và được nhà xuất bản Ignatius tại Hoa Kỳ in thành sách dài 240 trang tựa là The Cardinal Muller Report và phát hành ngày 1 tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y Gerhard Muller nói rằng: Giáo Hội Công Giáo dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thay đổi giáo huấn về tính vô luân của việc trai gái sống chung, ngoại tình, ly dị, hay đồng tính luyến ái, và chắc chắn không mở cửa để các người Công Giáo ly dị tái hôn theo dân luật được rước lễ.
Trong cuốn sách trên, Đức Hồng Y nói rằng sẽ là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa” cũng như một “giải thích sai lạc về thương xót” khi cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn theo dân luật, đang sống trong tình trạng ngoại tình, được rước lễ.
Trong các “mối liên hệ vô luân” như việc trai gái sống chung và ly dị tái hôn, ngài nói rằng “hạt giống Lời Chúa không nằm trong các tình trạng tội lỗi [này]”. Trong các tình trạng này, ngài nói thêm, “bất kể sự kiện này là tuy xem ra rất có thể khác, nhưng không thể có bất cứ động năng yêu thương chân chính nào, mà, đúng hơn, chỉ có trở ngại nặng nề khiến người ta khó có thể lớn lên trong nhân tính được”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình năm 2015 nhấn mạnh rằng “vì bản chất mật thiết của các bí tích và đặc tính bất khả tiêu của hôn nhân trong tư cách thiên luật, nên không thể cho phép người ly dị rồi sau đó kết hôn theo dân luật được rước lễ”.
Ngài cho biết: bất cứ việc đồng hành mục vụ nào đối với những người đang sống trong các trạng thái bất hợp lệ đều “luôn phải được tiến hành theo lương tâm và giáo huấn của Giáo Hội”.
Ngài nói thêm: “Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh cáo rằng làm mục vụ không có nghĩa là thỏa hiệp giữa tín lý của Giáo Hội và thực tại phức tạp của đời sống hằng ngày mà, đúng hơn, hướng dẫn các cá nhân tới với Chúa Kitô”.
Đức Hồng Y nói rằng câu tuyên bố năng được sử dụng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng Thánh Thể “không phải là phần thưởng dành cho người hoàn hảo mà là phương thuốc và là của nuôi mạnh mẽ dành cho người yếu đuối” thường bị giải thích sai lầm. Ngài chủ trương rằng nó không có nghĩa là “bất cứ ai cũng có thể rước lễ dù không sống trong tình trạng ơn thánh và không có tình trạng tâm trí bắt buộc, chỉ vì đây là của ăn của người yếu đuối”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng rước lễ có những đòi hỏi tiên quyết nhất thiết của nó. Ngài bảo: “Điều chắc chắn là việc rước lễ đòi hỏi sự sống ơn thánh, đòi phải có sự hiệp thông với Nhiệm Thể Giáo Hội, và cả một trật tự sống phù hợp với Nhiệm Thề Giáo Hội để có thể thưa ‘Amen’ như ông nhắc tới trên đây. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng bất cứ ai ăn bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng sẽ phạm tội xúc phạm đến Mình và Máu Chúa”.
Ngài nói thêm rằng: lên rước lễ mà không ở trong tình trạng bắt buộc phải có ơn thánh và với giả dụ rằng Chúa “sẽ ban riêng cho tôi ơn tha thứ các tội lỗi của tôi” là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa; đây là một thử thách đối với Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y Muller cho biết: câu nói thời danh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Tôi là ai mà dám phê phán” thường được những người hy vọng có sự “thay đổi đường hướng” trong Giáo Hội về đồng tính luyến ái nhắc đi nhắc lại, nhưng câu này không hề có nghĩa Giáo Hội bỗng chốc trở nên “kém tín lý” hơn đối với vấn đề này.
Ngài bảo: “quan niệm vô trật tự nội tại trong các hành vi đồng tính, vì chúng không nẩy sin htừ tính bổ túc xúc cảm và tính dục chân chính, đã phát xuất từ chính Thánh Kinh”. Và đúng, ngài nói thêm, Giáo Hội “với Huấn Quyền của mình, có quyền phán định tính hợp luân của các tình trạng chuyên biệt” như các hành vi tính dục chẳng hạn.
Đức Hồng Y nói thêm: “Đây là một sự thật không bàn cãi: Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất sẽ phán xét chúng ta vào ngày sau hết, và vị giáo hoàng cũng như các giám mục đều có nghĩa vụ phải trình bầy các tiêu chuẩn mạc khải của Cuộc Phán Xét Sau Cùng này, một cuộc phán xét mà lương tâm luân lý của ta vốn dự ứng trước. Giáo Hội luôn luôn nói ‘điều này đúng, điều này sai’ và không ai có thể sống bằng việc giải thích các mệnh lệnh của Thiên Chúa một cách duy chủ quan của riêng mình”.
Đức Hồng Y cảnh cáo chống “các ý thức hệ mới phản gia đình” đã xuất hiện “mưu toan tái định nghĩa thế nào là nhân bản, không dựa vào sự thật mà dựa vào các xúc cảm cá nhân và tiện lợi xã hội”.
Ngài đặc biệt lưu ý tới mối nguy của “ý thức hệ phái tính”. Ngài cho biết, ý thức hệ này “không tôn trọng thực tại của sự vật và cuối cùng sẽ bác bỏ Đấng Tạo Hóa và thân phận được tạo dựng của con người”. Nó “quả quyết rằng căn tính con người không tùy thuộc thiên nhiên, với một thân xác bị giới hạn vào tính dục nam hay nữ” và “sử dụng các tiến bộ của y khoa vào việc dùng thân xác như một lãnh vực thí nghiệm, coi việc đổi giới tính như một hoạt động hoàn toàn có tính sinh học”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng nấp phía sau ý thức hệ phái tính là “ngẫu thần” do con người chế tạo tức “tự do của chúng ta, ý muốn của chúng ta, chính chúng ta đề xuất ai là người ấn định điều tốt điều xấu”.
Ngài nói thêm: “Há không phải đó là bản chất cơn cám dỗ đầu hết của Ađam và Evà hay sao? Liệu có thể xây dựng một xã hội mà lại không tôn trọng sự dị biệt nền tảng giữa đàn ông và đàn bà hay không?
Đức Hồng Y kết luận bằng cách đề nghị Giáo Hội nên giúp con người hiện đại tìm được “bình an và hòa giải với chính mình”. Ngài nói: “Chỉ có một cách chúng ta làm được việc đó là: ăn năn hay thống hối việc xấu đã phạm. Thập Giá Chúa Kitô là nẻo đường duy nhất. Không có nẻo đường nào khác cho việc phúc âm hóa ngày nay”.
Trong cuốn sách trên, Đức Hồng Y nói rằng sẽ là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa” cũng như một “giải thích sai lạc về thương xót” khi cho phép các người Công Giáo ly dị tái hôn theo dân luật, đang sống trong tình trạng ngoại tình, được rước lễ.
Trong các “mối liên hệ vô luân” như việc trai gái sống chung và ly dị tái hôn, ngài nói rằng “hạt giống Lời Chúa không nằm trong các tình trạng tội lỗi [này]”. Trong các tình trạng này, ngài nói thêm, “bất kể sự kiện này là tuy xem ra rất có thể khác, nhưng không thể có bất cứ động năng yêu thương chân chính nào, mà, đúng hơn, chỉ có trở ngại nặng nề khiến người ta khó có thể lớn lên trong nhân tính được”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình năm 2015 nhấn mạnh rằng “vì bản chất mật thiết của các bí tích và đặc tính bất khả tiêu của hôn nhân trong tư cách thiên luật, nên không thể cho phép người ly dị rồi sau đó kết hôn theo dân luật được rước lễ”.
Ngài cho biết: bất cứ việc đồng hành mục vụ nào đối với những người đang sống trong các trạng thái bất hợp lệ đều “luôn phải được tiến hành theo lương tâm và giáo huấn của Giáo Hội”.
Ngài nói thêm: “Thánh Gioan Phaolô II đã cảnh cáo rằng làm mục vụ không có nghĩa là thỏa hiệp giữa tín lý của Giáo Hội và thực tại phức tạp của đời sống hằng ngày mà, đúng hơn, hướng dẫn các cá nhân tới với Chúa Kitô”.
Đức Hồng Y nói rằng câu tuyên bố năng được sử dụng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng Thánh Thể “không phải là phần thưởng dành cho người hoàn hảo mà là phương thuốc và là của nuôi mạnh mẽ dành cho người yếu đuối” thường bị giải thích sai lầm. Ngài chủ trương rằng nó không có nghĩa là “bất cứ ai cũng có thể rước lễ dù không sống trong tình trạng ơn thánh và không có tình trạng tâm trí bắt buộc, chỉ vì đây là của ăn của người yếu đuối”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng rước lễ có những đòi hỏi tiên quyết nhất thiết của nó. Ngài bảo: “Điều chắc chắn là việc rước lễ đòi hỏi sự sống ơn thánh, đòi phải có sự hiệp thông với Nhiệm Thể Giáo Hội, và cả một trật tự sống phù hợp với Nhiệm Thề Giáo Hội để có thể thưa ‘Amen’ như ông nhắc tới trên đây. Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng bất cứ ai ăn bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng sẽ phạm tội xúc phạm đến Mình và Máu Chúa”.
Ngài nói thêm rằng: lên rước lễ mà không ở trong tình trạng bắt buộc phải có ơn thánh và với giả dụ rằng Chúa “sẽ ban riêng cho tôi ơn tha thứ các tội lỗi của tôi” là một “quan niệm sai lạc về Thiên Chúa; đây là một thử thách đối với Thiên Chúa”.
Đức Hồng Y Muller cho biết: câu nói thời danh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “Tôi là ai mà dám phê phán” thường được những người hy vọng có sự “thay đổi đường hướng” trong Giáo Hội về đồng tính luyến ái nhắc đi nhắc lại, nhưng câu này không hề có nghĩa Giáo Hội bỗng chốc trở nên “kém tín lý” hơn đối với vấn đề này.
Ngài bảo: “quan niệm vô trật tự nội tại trong các hành vi đồng tính, vì chúng không nẩy sin htừ tính bổ túc xúc cảm và tính dục chân chính, đã phát xuất từ chính Thánh Kinh”. Và đúng, ngài nói thêm, Giáo Hội “với Huấn Quyền của mình, có quyền phán định tính hợp luân của các tình trạng chuyên biệt” như các hành vi tính dục chẳng hạn.
Đức Hồng Y nói thêm: “Đây là một sự thật không bàn cãi: Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất sẽ phán xét chúng ta vào ngày sau hết, và vị giáo hoàng cũng như các giám mục đều có nghĩa vụ phải trình bầy các tiêu chuẩn mạc khải của Cuộc Phán Xét Sau Cùng này, một cuộc phán xét mà lương tâm luân lý của ta vốn dự ứng trước. Giáo Hội luôn luôn nói ‘điều này đúng, điều này sai’ và không ai có thể sống bằng việc giải thích các mệnh lệnh của Thiên Chúa một cách duy chủ quan của riêng mình”.
Đức Hồng Y cảnh cáo chống “các ý thức hệ mới phản gia đình” đã xuất hiện “mưu toan tái định nghĩa thế nào là nhân bản, không dựa vào sự thật mà dựa vào các xúc cảm cá nhân và tiện lợi xã hội”.
Ngài đặc biệt lưu ý tới mối nguy của “ý thức hệ phái tính”. Ngài cho biết, ý thức hệ này “không tôn trọng thực tại của sự vật và cuối cùng sẽ bác bỏ Đấng Tạo Hóa và thân phận được tạo dựng của con người”. Nó “quả quyết rằng căn tính con người không tùy thuộc thiên nhiên, với một thân xác bị giới hạn vào tính dục nam hay nữ” và “sử dụng các tiến bộ của y khoa vào việc dùng thân xác như một lãnh vực thí nghiệm, coi việc đổi giới tính như một hoạt động hoàn toàn có tính sinh học”.
Đức Hồng Y Muller nói rằng nấp phía sau ý thức hệ phái tính là “ngẫu thần” do con người chế tạo tức “tự do của chúng ta, ý muốn của chúng ta, chính chúng ta đề xuất ai là người ấn định điều tốt điều xấu”.
Ngài nói thêm: “Há không phải đó là bản chất cơn cám dỗ đầu hết của Ađam và Evà hay sao? Liệu có thể xây dựng một xã hội mà lại không tôn trọng sự dị biệt nền tảng giữa đàn ông và đàn bà hay không?
Đức Hồng Y kết luận bằng cách đề nghị Giáo Hội nên giúp con người hiện đại tìm được “bình an và hòa giải với chính mình”. Ngài nói: “Chỉ có một cách chúng ta làm được việc đó là: ăn năn hay thống hối việc xấu đã phạm. Thập Giá Chúa Kitô là nẻo đường duy nhất. Không có nẻo đường nào khác cho việc phúc âm hóa ngày nay”.
Ứng viên Công Giáo sáng giá nhất cuả Đại Hàn chủ trương đối thoại với Cộng Sản miền Bắc.
Xavier Nguyễn Đông
22:00 12/04/2017
Seoul (AsiaNews) - Ông Moon Jae-in, (Văn Tại Dần) một ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 5 tới, có chủ trương rằng Nam Triều tiên không nên chỉ làm khán giả nhưng phài là nhân vật chính trong cuộc đối thoại với phía Bắc và rằng ông sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với nhà độc tài Kim Jong-Un (Kim Chính Ân).
Ông Moon (Văn) là một người Công Giáo và cũng là ứng viên sáng giá nhất hiện nay, đã phát biểu như sau với tờ báo Korea Herald, trong khi bàn luận về nhiều vấn đề sôi động như việc Hoa Kỳ điều động hàng không mẫu hạm Carl Vinson và 6 nghìn binh sĩ đến biển Nhật bản để biểu dương sức mạnh trước các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. "Tôi cảm thấy rằng chúng ta nên dẫn đầu. Hiện nay, chúng ta là khán giả, chỉ mang chút hy vọng là các cuộc hội đàm Mỹ-Trung Quốc đem lại kết quả tốt."
Ông hối tiếc rằng cuộc hội đàm tại Florida giữa Tổng thống Donald Trump và Tập Cận Bình đã không đạt được thỏa thuận nào về Bắc Triều tiên. Trong những tuần gần đây, chính quyền Mỹ cho biết họ sẽ xem xét mọi lựa chọn, kể cả sức mạnh quân sự để ngăn chặn các chương trình hạt nhân và hoả tiễn cuả Kim Jong-un.
Mới hôm qua, ông Trump còn đăng (tweet) một đe dọa mới: "Bắc Triều tiên đang gây thêm rắc rối. Nếu Trung Quốc quyết định giúp đỡ thì đó là chuyện tuyệt vời. Nếu không, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề không có họ! ".
Theo tin cuả các đài TV Trung Quốc thì trong một cuộc điện đàm với Trump, ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn giải giới vũ khí nguyên tứ trên bán đảo Triều tiên "để bảo vệ hòa bình và ổn định, và đề nghị vài phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề."
Ông Moon Jae-in (Văn Tại Dần) nói rằng nếu thắng cử, ông sẽ duyệt lại quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa Thaad cuả Hoa Kỳ, mà cà Trung Quốc lẫn giáo hội Công Giáo Hàn Quốc đều phản đối. Chi phí cho mỗi đơn vị Thaad là khoảng 800 ngàn đô la.
Ông cam kết sẽ tạo ra 500 nghìn công ăn việc làm và tăng chi tiêu cho môi trường, cho y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Dầu Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long
Người Giồng Trôm
08:52 12/04/2017
Thánh Lễ Truyền Dầu Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long
Hôm nay, Thứ Tư, 12 tháng 4 năm 2017, Giáo Phận Vĩnh Long tổ chức dâng Thánh Lễ Truyền Dầu.
Từ sáng sớm, các vị chủ chăn của tất cả các họ đạo trong Giáo Phận đã về với ngôi thánh đường Chánh Tòa Mẹ Giáo Phận. Cùng đi với quý cha, có những giáo dân đại diện cho họ đạo. Một thành phần đông đảo nữa về dự lễ Truyền Dầu hôm nay đó chính là quý tu sĩ nam nữ.
Xem hình
Niềm vui cũng như những cái “tay bắt – mặt mừng” được trao cho nhau bởi lẽ hôm nay như là ngày quy tụ đông đảo nhất của các linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa.
9 giờ 30, Thánh Lễ truyền dầu được bắt đầu. Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy mời cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để nghe một chút về ý nghĩa hết sức đặc biệt của Thánh lễ này :
Kính thưa cộng đoàn :
Hôm nay, trong bầu khí thánh thiêng và gần gũi của Ngôi nhà thờ Mẹ Chính Tòa Giáo Phận, có thể làm cho chúng ta nhớ lại lời của Thánh Vịnh 117: Đây là ngày Chúa đã làm ra, ta hãy vui mừng hoan hỷ”. Niềm vui của ngày hôm nay không phải chỉ vì những cái tay bắt mặt mừng, cũng chẳng phải chỉ là những thăm hỏi thân tình liên hệ trong cuộc sống mà là một ngày đặc biệt trong Giáo Phận Vĩnh Long để diễn tả sự hiệp thông giữa mọi thành phần, mọi nhiệm vụ trong Hội Thánh Chúa Kitô.
Thánh lễ tạ ơn của ngày hôm nay được cử hành với 2 phần nổi bật :
Phần thứ nhất : Lập lại lời hứa của linh mục. Trong sự huyền nhiệm của Bí tích Truyền Chức Thánh, Chức linh mục được trao ban như một đặc ân và trách nhiệm. Đặc ân vì không phải đến từ nỗ lực của con người. Trách nhiệm vì luôn phải luôn nỗ lực bản thân để chu toàn cách tốt nhất công việc mục vụ của mình.
Bởi đó, ngày hôm nay, thật là cần thiết và thích hợp, các linh mục của Chúa lập lại lời hứa trong ngày thụ phong linh mục, để nhờ ơn Chúa nâng đỡ, các ngài có thêm sức mạnh trong sự nỗ lực từ bỏ chính mình, trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn ngõ hầu mang lại nhiều lời ích thiêng liêng cho dân Thánh Chúa.
Phần thứ hai : làm phép các loại dầu trong phụng vụ.
Dầu bệnh nhân (OI) : Qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác bệnh nhân, làm thuyên giảm những đau đớn và giúp các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và hy vọng vào Chúa.
Dầu dự tòng (OS) : Dầu này được xức cho các dự tòng trước khi rửa tội. Trong ý chỉ xin Chúa ban sức mạnh cho các anh chị em dự tòng biết tránh xa tội lỗi và tội ác. Đồng thời như một bảo chứng ơn lành của Chúa luôn đồng hành trong cuộc đời của họ.
Dầu Thánh hiến (SC) : Đây là dầu có pha thuốc thơm để dùng trong bộ 3 Bí Tích có ghi ấn tín vĩnh viễn. Đồng thời dầu này còn được dùng để cung hiến Bàn Thờ và Nhà Thờ.
Kính thưa cộng đoàn, hiện diện trong Thánh Lễ truyền dầu của Tổng Giáo Phận Hà Nội, vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt Nam đã nhắn nhủ về mối liên kết sâu xa giữa các linh mục với giám mục của mình và tình hiệp thông chặt chẽ giữa các linh mục với nhau như một ý nghĩa thứ ba của ngày Lễ hôm nay.
Bởi đó, trước khi khởi sự Thánh Lễ này, cũng là thích hợp và cần thiết để chúng ta đọc lại ước mong dạt dào lòng thương mến của Đức Thánh Cha Phanxicô :
Trong ngày hôm nay, tôi xin Đức Giêsu làm cho nhiều người trẻ, khám phá ra một tâm hồn đồng nghiệp. Khiến họ có một niềm vui bừng cháy, dù khi có một người can đảm và vui mừng đáp lại tiếng Chúa gọi. Trong ngày hôm nay, tôi xin Chúa Giêsu bảo tồn ánh mắt rạng rỡ của các tân linh mục, họ ra đi để tận tụy phục vụ thế giới này để việc tiêu hao giữa đoàn dân Thánh Chúa. Xin Chúa gìn giữ nơi mắt linh mục trẻ niềm vui được khởi hành, làm mọi sự như đều mới mẻ, niềm vui tiêu hao cuộc sống vì Chúa.
Trong ngày hôm nay, tôi cầu xin Chúa củng cố niềm vui linh mục nơi những người đã thi hành sứ vụ linh mục trong nhiều năm trời. Niềm vui ấy không biến mất khỏi đôi mắt nhưng luôn đậu trên vai của những người đanh gánh nặng sứ vụ. Xin Chúa gìn giữ sự sâu xa và trưởng thành khôn ngoan của niềm vui nơi những linh mục đứng tuổi.
Sau cùng, cũng trong ngày hôm nay, tôi xin Chúa Giêsu làm cho niềm vui của các linh mục cao niên lành mạnh hay đau yếu được chiếu tỏa rạng ngời đó là niềm vui của thập giá. Xuất phát từ ý thức rằng mình có một kho tàng không hư nát trong một bình sành dễ vỡ. Chúng ta hãy an vui trong bất kỳ nơi nào, hãy cảm nhận hạnh phúc vì được chuyển giao ngọn đuốc cho người kế tiếp.
Kính thưa cộng đoàn, với tất cả những ý nghĩa thật đẹp và cao quý của ngày Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho quý linh mục dấu yêu của chúng ta, cho Đức Cha Phêrô và cho con thuyền giáo phận đang nỗ lực ra khơi thả lưới. Xin chất dầu Thánh Thần của ngày Lễ hôm nay lan tỏa và nối kết mọi tâm hồn con cái Chúa khắp nơi trong Giáo Phận. Để nhờ sự liên kết sâu rộng và vững bền này, công cuộc thả lưới và ra khơi của Giáo Phận gặt hái được những kết quả như lòng ước mong.
Lời dẫn vào Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng hướng về cuối Thánh Đường để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay hẳn nhiên là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô có Cha Tổng Đại Diện – Đức ÔngBarnabê Nguyễn Văn Phương – cùng với quý Cha trong giáo phận.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô gợi lên cho cộng đoàn ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay : “ ... Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa chúc lành cho các công việc của chúng ta trong Tuần Thánh này. Chúng ta cầu xin Chúa choc các linh mục của Chúa hết lòng tận tâm để phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội Chúa. Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô gợi lại ý nghĩa của các loại dầu Thánh sử dụng trong các Bí Tích và gợi lại tâm tình của các linh mục nhất là đức vâng lời trong ngày lãnh chức Thánh. Đức Cha nhấn mạnh về tâm tình “Thưa con muốn” của các linh mục trong ngày truyền chức.
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi lời mời gọi sai đi của Chúa dành cho mọi người : “Anh chị em không là tư tế thừa tác như các linh mục, giám mục nhưng anh chị em là tư tế cộng đồng ... anh chị em hãy cầu nguyện cho các giám mục, linh mục. Anh chị em hãy hợp lực để các Ngài phụng sự Chúa. Thánh Lễ hôm nay gồm có các linh mục, phó tế, giáo dân ... bày tỏ sự hiệp nhất. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, xin Chúa chúc lành cho chúng ta và xin Chúa tăng thêm lòng đạo đức Thánh Thiện trong tuần Thánh này và suốt cả đời chúng ta cho kết quả tốt lành.
Sau bài chia sẻ, các linh mục lập lại lời tuyên hứa trong ngày Lãnh sứ vụ linh mục.
Tiếp đến là nghi thức truyền Dầu.
Các đại diện đã giới thiệu các loại dầu lên Đức Cha và sau đó Đức Cha đọc lời nguyện truyền phép.
Thánh Lễ truyền Dầu của Giáo Phận Vĩnh Long khép lại sau phép lành cuối Lễ từ tay Đức Cha Phêrô.
Mọi người lại trở về với họ đạo, với gia đình sau Thánh Lễ truyền Dầu này. Xin Chúa thương ban ơn của Ngài để gìn giữ các linh mục của Chúa cách đặc biệt và ban nhiều ơn cho các Ngài để các Ngài đủ sức để lo tròn vẹn nhiệm vụ săn sóc đoàn chiên mà các Ngài được Chúa trao phó.
Người Giồng Trôm
Hôm nay, Thứ Tư, 12 tháng 4 năm 2017, Giáo Phận Vĩnh Long tổ chức dâng Thánh Lễ Truyền Dầu.
Từ sáng sớm, các vị chủ chăn của tất cả các họ đạo trong Giáo Phận đã về với ngôi thánh đường Chánh Tòa Mẹ Giáo Phận. Cùng đi với quý cha, có những giáo dân đại diện cho họ đạo. Một thành phần đông đảo nữa về dự lễ Truyền Dầu hôm nay đó chính là quý tu sĩ nam nữ.
Xem hình
Niềm vui cũng như những cái “tay bắt – mặt mừng” được trao cho nhau bởi lẽ hôm nay như là ngày quy tụ đông đảo nhất của các linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa.
9 giờ 30, Thánh Lễ truyền dầu được bắt đầu. Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy mời cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để nghe một chút về ý nghĩa hết sức đặc biệt của Thánh lễ này :
Kính thưa cộng đoàn :
Hôm nay, trong bầu khí thánh thiêng và gần gũi của Ngôi nhà thờ Mẹ Chính Tòa Giáo Phận, có thể làm cho chúng ta nhớ lại lời của Thánh Vịnh 117: Đây là ngày Chúa đã làm ra, ta hãy vui mừng hoan hỷ”. Niềm vui của ngày hôm nay không phải chỉ vì những cái tay bắt mặt mừng, cũng chẳng phải chỉ là những thăm hỏi thân tình liên hệ trong cuộc sống mà là một ngày đặc biệt trong Giáo Phận Vĩnh Long để diễn tả sự hiệp thông giữa mọi thành phần, mọi nhiệm vụ trong Hội Thánh Chúa Kitô.
Thánh lễ tạ ơn của ngày hôm nay được cử hành với 2 phần nổi bật :
Phần thứ nhất : Lập lại lời hứa của linh mục. Trong sự huyền nhiệm của Bí tích Truyền Chức Thánh, Chức linh mục được trao ban như một đặc ân và trách nhiệm. Đặc ân vì không phải đến từ nỗ lực của con người. Trách nhiệm vì luôn phải luôn nỗ lực bản thân để chu toàn cách tốt nhất công việc mục vụ của mình.
Bởi đó, ngày hôm nay, thật là cần thiết và thích hợp, các linh mục của Chúa lập lại lời hứa trong ngày thụ phong linh mục, để nhờ ơn Chúa nâng đỡ, các ngài có thêm sức mạnh trong sự nỗ lực từ bỏ chính mình, trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn ngõ hầu mang lại nhiều lời ích thiêng liêng cho dân Thánh Chúa.
Phần thứ hai : làm phép các loại dầu trong phụng vụ.
Dầu bệnh nhân (OI) : Qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác bệnh nhân, làm thuyên giảm những đau đớn và giúp các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và hy vọng vào Chúa.
Dầu dự tòng (OS) : Dầu này được xức cho các dự tòng trước khi rửa tội. Trong ý chỉ xin Chúa ban sức mạnh cho các anh chị em dự tòng biết tránh xa tội lỗi và tội ác. Đồng thời như một bảo chứng ơn lành của Chúa luôn đồng hành trong cuộc đời của họ.
Dầu Thánh hiến (SC) : Đây là dầu có pha thuốc thơm để dùng trong bộ 3 Bí Tích có ghi ấn tín vĩnh viễn. Đồng thời dầu này còn được dùng để cung hiến Bàn Thờ và Nhà Thờ.
Kính thưa cộng đoàn, hiện diện trong Thánh Lễ truyền dầu của Tổng Giáo Phận Hà Nội, vị đại diện của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Việt Nam đã nhắn nhủ về mối liên kết sâu xa giữa các linh mục với giám mục của mình và tình hiệp thông chặt chẽ giữa các linh mục với nhau như một ý nghĩa thứ ba của ngày Lễ hôm nay.
Bởi đó, trước khi khởi sự Thánh Lễ này, cũng là thích hợp và cần thiết để chúng ta đọc lại ước mong dạt dào lòng thương mến của Đức Thánh Cha Phanxicô :
Trong ngày hôm nay, tôi xin Đức Giêsu làm cho nhiều người trẻ, khám phá ra một tâm hồn đồng nghiệp. Khiến họ có một niềm vui bừng cháy, dù khi có một người can đảm và vui mừng đáp lại tiếng Chúa gọi. Trong ngày hôm nay, tôi xin Chúa Giêsu bảo tồn ánh mắt rạng rỡ của các tân linh mục, họ ra đi để tận tụy phục vụ thế giới này để việc tiêu hao giữa đoàn dân Thánh Chúa. Xin Chúa gìn giữ nơi mắt linh mục trẻ niềm vui được khởi hành, làm mọi sự như đều mới mẻ, niềm vui tiêu hao cuộc sống vì Chúa.
Trong ngày hôm nay, tôi cầu xin Chúa củng cố niềm vui linh mục nơi những người đã thi hành sứ vụ linh mục trong nhiều năm trời. Niềm vui ấy không biến mất khỏi đôi mắt nhưng luôn đậu trên vai của những người đanh gánh nặng sứ vụ. Xin Chúa gìn giữ sự sâu xa và trưởng thành khôn ngoan của niềm vui nơi những linh mục đứng tuổi.
Sau cùng, cũng trong ngày hôm nay, tôi xin Chúa Giêsu làm cho niềm vui của các linh mục cao niên lành mạnh hay đau yếu được chiếu tỏa rạng ngời đó là niềm vui của thập giá. Xuất phát từ ý thức rằng mình có một kho tàng không hư nát trong một bình sành dễ vỡ. Chúng ta hãy an vui trong bất kỳ nơi nào, hãy cảm nhận hạnh phúc vì được chuyển giao ngọn đuốc cho người kế tiếp.
Kính thưa cộng đoàn, với tất cả những ý nghĩa thật đẹp và cao quý của ngày Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện thật nhiều cho quý linh mục dấu yêu của chúng ta, cho Đức Cha Phêrô và cho con thuyền giáo phận đang nỗ lực ra khơi thả lưới. Xin chất dầu Thánh Thần của ngày Lễ hôm nay lan tỏa và nối kết mọi tâm hồn con cái Chúa khắp nơi trong Giáo Phận. Để nhờ sự liên kết sâu rộng và vững bền này, công cuộc thả lưới và ra khơi của Giáo Phận gặt hái được những kết quả như lòng ước mong.
Lời dẫn vào Thánh Lễ kết thúc, cộng đoàn cùng hướng về cuối Thánh Đường để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ hôm nay hẳn nhiên là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai – Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Cùng đồng tế với Đức Cha Phêrô có Cha Tổng Đại Diện – Đức ÔngBarnabê Nguyễn Văn Phương – cùng với quý Cha trong giáo phận.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô gợi lên cho cộng đoàn ý nghĩa của Thánh Lễ hôm nay : “ ... Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa chúc lành cho các công việc của chúng ta trong Tuần Thánh này. Chúng ta cầu xin Chúa choc các linh mục của Chúa hết lòng tận tâm để phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội Chúa. Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh”.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phêrô gợi lại ý nghĩa của các loại dầu Thánh sử dụng trong các Bí Tích và gợi lại tâm tình của các linh mục nhất là đức vâng lời trong ngày lãnh chức Thánh. Đức Cha nhấn mạnh về tâm tình “Thưa con muốn” của các linh mục trong ngày truyền chức.
Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi lời mời gọi sai đi của Chúa dành cho mọi người : “Anh chị em không là tư tế thừa tác như các linh mục, giám mục nhưng anh chị em là tư tế cộng đồng ... anh chị em hãy cầu nguyện cho các giám mục, linh mục. Anh chị em hãy hợp lực để các Ngài phụng sự Chúa. Thánh Lễ hôm nay gồm có các linh mục, phó tế, giáo dân ... bày tỏ sự hiệp nhất. Chúng ta cầu nguyện cho nhau, xin Chúa chúc lành cho chúng ta và xin Chúa tăng thêm lòng đạo đức Thánh Thiện trong tuần Thánh này và suốt cả đời chúng ta cho kết quả tốt lành.
Sau bài chia sẻ, các linh mục lập lại lời tuyên hứa trong ngày Lãnh sứ vụ linh mục.
Tiếp đến là nghi thức truyền Dầu.
Các đại diện đã giới thiệu các loại dầu lên Đức Cha và sau đó Đức Cha đọc lời nguyện truyền phép.
Thánh Lễ truyền Dầu của Giáo Phận Vĩnh Long khép lại sau phép lành cuối Lễ từ tay Đức Cha Phêrô.
Mọi người lại trở về với họ đạo, với gia đình sau Thánh Lễ truyền Dầu này. Xin Chúa thương ban ơn của Ngài để gìn giữ các linh mục của Chúa cách đặc biệt và ban nhiều ơn cho các Ngài để các Ngài đủ sức để lo tròn vẹn nhiệm vụ săn sóc đoàn chiên mà các Ngài được Chúa trao phó.
Người Giồng Trôm
Thánh lễ Truyền Dầu tại Giáo phận Ban Mê Thuột - 2017
Vũ Đình Bình
09:08 12/04/2017
Thánh lễ Truyền Dầu tại Giáo phận Ban Mê Thuột - 2017
Thánh Lễ Truyền Dầu tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, v.v... Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên tất cả các linh mục trong giáo phận đều quy tụ về Nhà thờ Chính tòa đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông hiệp nhất giữa Giám mục và Linh mục, cũng như giữa các Linh mục với nhau.
Xem Hình
Do địa bàn Giáo phận Banmêthuột trải dài trên 400km, gồm 3 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông và Bình Phước, nên từ năm 2012, Đức Giám Mục quyết định cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu luân phiên tại một nhà thờ lớn ở các Giáo hạt để tất cả giáo dân trong Giáo phận đều có thể tham dự. Năm nay, Đức Giám Mục chọn Nhà thờ Giáo xứ Vinh Đức, Giáo hạt Buôn Hô là nơi cử hành Thánh Lễ đặc biệt này.
Giáo xứ Vinh Đức hình thành từ sau hiệp định Genève năm 1954, thành lập ngày 06.6.1956, cha Phêrô Nguyễn Văn Hóa được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ tiên khởi. Hiện nay, có khoảng 10.885 giáo dân sinh sống, do cha quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Thái coi sóc. Nhà thờ được xây dựng khang trang, kiên cố trên địa bàn phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Khuôn viên nhà thờ rộng, lắp đặt 4 màn hình leb 300 inch để mọi người đều có thể sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ.
Thánh Lễ khởi đầu lúc 8 giờ sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 12.4.2017, đoàn rước long trọng từ Hội trường nhà xứ tiến vào Nhà thờ.
Trong Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự nghi thức thánh hiến Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, dùng để cử hành một số bí tích và phụ tích.
+ Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ.
+ Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.
+ Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Thánh Lễ Truyền Dầu còn mang một ý nghĩa thiết thực: từ việc xức dầu vật chất, người ta đã hướng lên việc xức dầu thiêng liêng, là chính Chúa Thánh Thần và ân sủng của Ngài.
Sau bài Phúc Âm Lc 4, 16-21: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi”, Đức Giám Mục mời gọi linh mục đoàn thực thi sứ vụ Loan báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá; cùng đồng hành, cùng thao thức, cùng lắng lo với người tín hữu. Ngài cũng ước mong cộng đoàn hết lòng yêu thương, nâng đỡ các linh mục vốn mang thân phận phàm nhân cần đến sự cảm thông, nâng đỡ và hiệp nhất của cộng đoàn.
Cuối bài giảng, Đức Giám Mục mời gọi các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa ngày nhận chức Thánh trước mặt cộng đoàn dân Chúa, đồng thời xin cộng đoàn cầu nguyện cho các ngài luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công việc mục vụ, cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Đức Cha Vinh Sơn cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn nữa cho ngài, cho các Linh mục, và tích cực cộng tác với các Cha sở của mình. (Mời nghe Bài Giảng)
Tham dự lễ Truyền Dầu, chúng ta cảm tạ Chúa về bí tích xức dầu bệnh nhân cũng như tất cả những bí tích khác Chúa đã thiết lập để ban cho chúng ta như những phương thế hữu hiệu hầu đạt được ơn cứu độ.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g00. Các bình Dầu đã làm phép và thánh hiến được phân chia vào các bình nhỏ để các linh mục lãnh nhận mang về giáo xứ của mình dùng vào việc cử hành các bí tích trong suốt Năm Phụng Vụ.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa thiết lập chức linh mục, xin ban cho các linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, có trái tim biết yêu bằng tình yêu dâng hiến, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi. Xin cho các linh mục sống thánh thiện, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
Chúng con cảm tạ Chúa đã cho mọi tín hữu được tham dự vào chức linh mục phổ quát của Chúa Giêsu, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhờ đó hy lễ cứu độ được tái diễn mọi nơi mọi lúc. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta, giúp chúng ta tham dự các nghi thức Tuần Thánh thật sốt sắng để có thể đón nhận niềm vui vinh quang Phục Sinh hồng phúc.
Thánh Lễ Truyền Dầu tưởng niệm việc Chúa lập bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ của Chúa Kitô trên Thánh giá, v.v... Vì Giám mục cũng như linh mục đều được chia sẻ chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô, nên tất cả các linh mục trong giáo phận đều quy tụ về Nhà thờ Chính tòa đồng tế với Giám mục của mình, để tỏ tình hiệp thông hiệp nhất giữa Giám mục và Linh mục, cũng như giữa các Linh mục với nhau.
Xem Hình
Do địa bàn Giáo phận Banmêthuột trải dài trên 400km, gồm 3 tỉnh: Đak Lak, Đak Nông và Bình Phước, nên từ năm 2012, Đức Giám Mục quyết định cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu luân phiên tại một nhà thờ lớn ở các Giáo hạt để tất cả giáo dân trong Giáo phận đều có thể tham dự. Năm nay, Đức Giám Mục chọn Nhà thờ Giáo xứ Vinh Đức, Giáo hạt Buôn Hô là nơi cử hành Thánh Lễ đặc biệt này.
Giáo xứ Vinh Đức hình thành từ sau hiệp định Genève năm 1954, thành lập ngày 06.6.1956, cha Phêrô Nguyễn Văn Hóa được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ tiên khởi. Hiện nay, có khoảng 10.885 giáo dân sinh sống, do cha quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Thái coi sóc. Nhà thờ được xây dựng khang trang, kiên cố trên địa bàn phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Khuôn viên nhà thờ rộng, lắp đặt 4 màn hình leb 300 inch để mọi người đều có thể sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ.
Thánh Lễ khởi đầu lúc 8 giờ sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 12.4.2017, đoàn rước long trọng từ Hội trường nhà xứ tiến vào Nhà thờ.
Trong Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận, chủ sự nghi thức thánh hiến Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, dùng để cử hành một số bí tích và phụ tích.
+ Dầu bệnh nhân (OI: Oleum Infirmorum) để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khoẻ cho họ.
+ Dầu Dự tòng (OS: Oleum Sanctum hay Oleum Catechumenorum) được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác.
+ Dầu Thánh (SC: Sanctum Chrisma) là dầu có pha thuốc thơm và dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: được xức cho các tân tòng trong Bí Tích Rửa Tội, cho các kitô-hữu trong Bí Tích Thêm Sức, cho các Linh mục trong Bí Tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để cung hiến bàn thờ và nhà thờ.
Thánh Lễ Truyền Dầu còn mang một ý nghĩa thiết thực: từ việc xức dầu vật chất, người ta đã hướng lên việc xức dầu thiêng liêng, là chính Chúa Thánh Thần và ân sủng của Ngài.
Sau bài Phúc Âm Lc 4, 16-21: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi”, Đức Giám Mục mời gọi linh mục đoàn thực thi sứ vụ Loan báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá; cùng đồng hành, cùng thao thức, cùng lắng lo với người tín hữu. Ngài cũng ước mong cộng đoàn hết lòng yêu thương, nâng đỡ các linh mục vốn mang thân phận phàm nhân cần đến sự cảm thông, nâng đỡ và hiệp nhất của cộng đoàn.
Cuối bài giảng, Đức Giám Mục mời gọi các Linh mục lặp lại lời tuyên hứa ngày nhận chức Thánh trước mặt cộng đoàn dân Chúa, đồng thời xin cộng đoàn cầu nguyện cho các ngài luôn ý thức về những bổn phận phải thi hành trong cuộc sống bản thân cũng như các công việc mục vụ, cố gắng từ bỏ chính mình để gắn bó với Chúa Kitô, nỗ lực trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa mỗi ngày để mang lại nhiều lợi ích hơn cho các linh hồn. Đức Cha Vinh Sơn cũng kêu mời cộng đoàn cầu nguyện nhiều hơn nữa cho ngài, cho các Linh mục, và tích cực cộng tác với các Cha sở của mình. (Mời nghe Bài Giảng)
Tham dự lễ Truyền Dầu, chúng ta cảm tạ Chúa về bí tích xức dầu bệnh nhân cũng như tất cả những bí tích khác Chúa đã thiết lập để ban cho chúng ta như những phương thế hữu hiệu hầu đạt được ơn cứu độ.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10g00. Các bình Dầu đã làm phép và thánh hiến được phân chia vào các bình nhỏ để các linh mục lãnh nhận mang về giáo xứ của mình dùng vào việc cử hành các bí tích trong suốt Năm Phụng Vụ.
Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa thiết lập chức linh mục, xin ban cho các linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, có trái tim biết yêu bằng tình yêu dâng hiến, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi. Xin cho các linh mục sống thánh thiện, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
Chúng con cảm tạ Chúa đã cho mọi tín hữu được tham dự vào chức linh mục phổ quát của Chúa Giêsu, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhờ đó hy lễ cứu độ được tái diễn mọi nơi mọi lúc. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta, giúp chúng ta tham dự các nghi thức Tuần Thánh thật sốt sắng để có thể đón nhận niềm vui vinh quang Phục Sinh hồng phúc.
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ Vinh Lưu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:35 12/04/2017
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ Vinh Lưu
Năm nay, Lễ Truyền Dầu được tổ chức vào ngày thứ Tư Tuần Thánh (12.4.2017) tại Nhà Thờ Vinh Lưu, Hạt Hàm Thuận Nam. Đức Cha Tôma cùng Linh mục đoàn Giáo phận cử hành Thánh lễ làm phép dầu: Thánh hiến, Dự tòng và Bệnh nhân. Các phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ nhiều cộng đoàn hiệp thông, đông đảo bà con giáo dân tham dự diễn tiến đại lễ qua hai màn hình lớn đặt phía ngoài.Đoàn rước từ Nhà Giáo lý tiến vào Nhà thờ, ca đoàn Vinh Lưu hòa vang bài ca nhập lễ.
Xem hình
Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Tôma ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ:
Anh em linh mục rất thân mến, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và anh chị em tín hữu thân mến.
Chúng ta bước vào Tuần Thánh với Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và lập Bí Tích Truyền Chức Thánh. Chính trong sáng ngày hôm nay, cộng đoàn phụng vụ chúng ta tưởng nhớ việc Chúa Giêsu lập chức linh mục thừa tác, và cùng với anh chị em, chúng tôi tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng tôi chức linh mục thừa tác này, để nhân danh Chúa và nhân danh Giáo Hội cử hành các mầu nhiệm thánh. Anh chị em hãy hiệp ý với chúng tôi, các linh mục của anh chị em, cầu xin Chúa ban cho chúng tôi được đầy tràn ân sủng để mỗi ngày sống và thi hành tác vụ, chúng tôi trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn và mang đến cho anh chị em những ơn ích thiêng liêng. Trong thánh lễ hôm nay, nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô tôi sẽ ban phép lành Toàn Xá cho tất cả và từng người anh chị em tham dự thánh lễ này đã xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.
***
Mỗi năm chỉ một lần, lễ truyền dầu được cử hành vào giữa Tuần Thánh, cộng đoàn gồm mọi thành phần dân Chúa bày tỏ tình hiệp thông và hiệp nhất trong thánh lễ này. Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục. Niềm vui ngày sinh nhật chính là sức mạnh của các linh mục sẽ thể hiện qua đời sống phục vụ cộng đoàn.Thánh lễ truyền dầu ghi đậm nét hình ảnh sống động của Giáo Hội địa phương. Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo Hội riêng biệt, trong đó Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11).
Đức Cha Tôma giảng lễ với chủ đề “nhiệm vụ chữa lành”
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong bài giảng Lễ Dầu năm 2011, đã dạy: “Nhiệm vụ hàng đầu Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội là chữa lành. Chúa đã làm gưong qua việc Người rảo khắp các nẻo đường để chữa lành nhiều bệnh nhân”.
1. Chúa Giêsu chữa lành các bệnh nhân khi Người loan báo Tin Mừng.
Các thánh sử, khi nói đến sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, luôn thuật lại việc Chúa chữa lành các loại bệnh hoạn tật nguyền cho dân (x. Mt 4, 23-25; Lc 4, 14-44). Dân chúng không quản ngại mưa nắng, đường xa và đói khát. Họ đến và chăm chú lắng nghe lời Chúa giảng dạy. Họ tin tưởng vào quyền năng của Chúa chữa lành mọi bệnh tật xác hồn. Quỷ ám, phong cùi, bại liệt, mù lòa, câm điếc, đã chết được sống lại... Từ khắp các miền từ Galilêa, Thập Tỉnh, Giêrusalem, Giuđêa và bên kia sông Giordan, dân chúng lũ lượt kéo đến và đi theo Người. Dân chúng khao khát nghe rao giảng Tin Mừng ban sự sống. Đó là Tin Mừng có sức mạnh hoán cải đời sông: ăn năn sám hối và chữa lành các bệnh tật tùy theo niêm tin của mỗi người. Chính đức tin của họ chữa lành họ. Chúa Giêsu ca ngợi lòng tin và đôi khi khiển trách vì họ kém lòng tin. Chúa Giêsu đã trả lời cho Gioan Tẩy Gĩa, khi ông sai người đến hỏi Chúa Giêsu về sứ vụ của Chúa: hãy về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe, người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe loan báo Tin Mừng (x. Mt 11, 4-5). Chính Chúa nói về sứ vụ của Người: “Thần khí Chúa... đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn ...tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt..” ( Lc 4, 18-19). Loan báo Tin Mừng và chữa lành bệnh tật là hai khía cạnh của một sứ vụ của Chúa Giêsu. Gioan Tẩy Giã rao giảng và mời gọi mọi người ăn năn sám hối đế đón chờ Đấng Cứu Thế đang đến. Nhưng Gioan không làm một phép lạ nào; Gioan chỉ là người dọn đường cho Chúa đến và mọi lời Gioan làm chứng về Chúa Giêsu đều đúng (x. Ga 11, 41). Chúa Giêsu đến và rao giảng: hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng. Và khi ai nghe Người rao giảng Tin Mừng, Người ban cho họ ơn chữa lành là kết quả của Tin Mừng. Việc chữa lành cho các bệnh nhân chứng tỏ Chúa Giêsu có quyền năng Thiên Chúa ban cho con người được ơn sự sống, sự sống thể xác và sự sống tâm linh.
2. Nhiệm vụ của Hội Thánh là tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng như lệnh truyền của Thầy chí thánh, cũng đồng nghĩa Hội Thánh tiếp nối sứ vụ của Chúa Giêsu là chữa lành các bệnh nhân.
Không phải chỉ mình Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật. Người sai 72 môn đệ cùng với Người đi rao giảng Tin Mừng (x. Lc 10, 1-12) và ban cho các ông đặc ân chữa lành bệnh tật (x. Lc 10, 17-20), cho người đau yếu khỏi bệnh, cho kẻ chết sống lại, người phong cùi được sạch và khử trừ ma quỷ (x. Mt 10, 1-8). Sau khi Chúa Giêsu chịu chết, sống lại và lên trời, các tông đồ tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng và các ngài cũng được ban ơn chữa lành các bệnh nhân (x. Cv 5, 12-16). Các sách Tin Mừng và sách Công vụ ghi lại những ơn chữa lành được ban cho những ai tin vào lời các tông đồ rao giảng. Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các tông đồ (x. Cv 5, 12). ĐTC nói: “Nhiệm vụ chính của Giáo Hội là loan báo Nước Thiên Chúa. Tự bản thân việc loan báo chính là một quá trình chữa lành. Loan báo về Nước Chúa, về lòng nhân từ vô biên của Chúa, trước hết phải làm nổi bật việc Chúa chữa lành trái tim đã bị tổn thương của con người”. Trái tim con người bị thương tổn vì bất công, bạo lực, tội lỗi và gương xấu. Nhiệm vụ của Giáo Hội là tận tâm chữa lành các thương tổn trên bằng sức mạnh của Tin Mừng. Các giám mục và linh mục luôn gắn kết đời sống và tác vụ với trọng tâm là loan báo Tin Mừng. Đồng thời, với việc giảng dạy và cử hành các bí tích nguồn mạch ơn sủng, các ngài xin lòng nhân lành Chúa ban cho mọi người được ơn chữa lành các vết thương tội lụy, các đau khổ bệnh tật thể xác và tâm hồn, các chán nản thất vọng hay khủng hoảng đức tin, các tai nạn hay thất bại trong cuộc sống. Chính Chúa chữa lành mọi người nhờ Lời và ân sủng của Người.
3. Lễ nghi làm phép Dầu sáng thứ Năm Thánh nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của Dầu là chữa lành.
Nghi thức làm phép Dầu nói lên ý nghĩa và chức năng thiêng liêng của Dầu là trở nên nhiệm tích ơn cứu độ, là ban ơn thánh hóa để loại trừ sự hư nát của đời sống do tội lỗi và trở nên đền thờ Chúa uy linh ngự trị. Nhờ ơn phúc lành của Chúa, những ai được xức dầu Bệnh nhân, đều được ơn hộ vực thân xác và tâm hồn, được khỏi mọi đau đớn bệnh hoạn tật nguyền. ĐTC Bênêđictô XVI, trong bài giảng Le Dầu 2011, đã nhấn mạnh, Dầu Thánh trong bí tích Xức Dầu là dấu chỉ hữu hình về lòng nhân từ của Chúa. Qua việc xức dầu bệnh nhân, Chúa ban cho bệnh nhân sức mạnh vượt qua bệnh tật phần xác và kiên trì đón nhận sự đau khổ thân xác như là một góp phần của mình vào sự thương khó của Chúa Kitô. Qua việc xức dầu Dự tòng và Dầu thánh trong bí tích Thánh tẩy và Thêm sức, chúng ta được gia nhập dân Thiên Chúa và góp phần xây dựng Nhiệm Thể Chúa là Hội Thánh. Với việc xức Dầu thánh trong bí tích Truyền Chức thánh, các giám mục và linh mục được hiến thánh để phục vụ phần rỗi các tín hữu. Và các tín hữu, khi được xức Dầu trong bí tích Rửa tội, được thông phần vào chức tư tế chung để phục vụ thế giới, giúp loài người nhìn thấy Thiên Chúa hằng sống ngay trong trần gian này và đưa nhân loại đến với Chúa.
Anh em linh mục thân mến,
“Phần các con hãy là chứng nhân cho Thầy”. Làm chứng cho Thầy bằng việc nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, để Tin Mừng trở nên lương thực bồi dưỡng đời sống tâm linh của các tín hữu. Đồng thời, bằng tác vụ và tình yêu mục tử, chúng ta trở nên gạch nối hòa giải con người với Chúa và con người với nhau; bằng lời khuyên bảo, dẫn đưa mọi người đến với Chúa, để Chúa chữa lành, xoa dịu và ban muôn ơn lành hồn xác. Chúng ta, mỗi người, với ơn gọi và sứ mạng của người đã được xức Dầu thánh, trong tinh thần yêu thương và phục vụ, sẽ hiệp nhất với nhau để tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, đem Tin Mừng là niềm vui, ánh sáng và niềm hy vọng, ẩn chứa trong Lời Chúa và Thánh Thể, cho người nghèo khổ, cho người bị ốm đau, tuyệt vọng, cho người thất thế, cô thân, cho người bị tội lỗi dày vò, cho những người dửng dưng, lãnh đạm với hồng ân của Thiên Chúa. Xin cho mọi người được ơn chữa lành nhờ Tin Mừng của Chúa Kitô.
Anh chị em tu sĩ, chủng sinh và các tín hữu thân mến,
Anh chị em hiện diện trong thánh lễ Dầu sáng nay để cùng chúng tôi dâng lời tạ ơn Chúa đã ban cho chúng tôi hồng ân thiên chức linh mục, để nghe chúng tôi lập lại lời tuyên hứa khi thụ phong là luôn yêu mến Chúa Kitô và phục vụ Hội Thánh với tinh thần trách nhiệm và vô vị lợi, để cầu nguyện cho chúng tôi được đầy tràn ơn sủng hầu trở nên tôi tớ trung thành của Chúa và của anh chị em và để cùng với anh chị em lắng nghe và rao giảng Tin Mừng, nhờ đó chúng ta sẽ được muôn ơn chữa lành hồn xác. Amen
Sau bài giảng, Linh mục đoàn lập lại lời hứa vâng phục, thánh hóa và giảng dạy theo tinh thần Phúc Âm, nhất là noi gương vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Được làm môn đệ Chúa Kitô là một thiên chức cao quý. Đức Giám Mục xin cho đời sống các linh mục:
- Tuyên hứa linh mục là lời tuyên hứa trước giám mục và cộng đoàn.
- Chấp nhận trách nhiệm phụng vụ cộng đoàn được giao phó, trung thành với lời hứa.
- Quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa.
- Thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.
- Trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế.
- Dẫn đưa người trao được trao phó đến với Chúa Kitô là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Tiếp theo, cộng đoàn Dân Chúa cũng nói lên sự quyết tâm cộng tác của mình với hàng Giáo sĩ và hiệp lời cầu nguyện cho các ngài.
Sau đó là nghi thức làm phép Dầu. Ba bình dầu được các Phó tế rước lên cung thánh và trao cho Đức Giám Mục chủ sự. Ngài lần lượt làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và thánh hiến Dầu Thánh.
Dầu Thánh được dành một nghi thức Thánh hiến long trọng: Đức Giám Mục pha thuốc thơm vào dầu, biểu tượng cho những nhân đức mà Thánh Thần tuôn đổ trong người được xức Dầu Thánh này. Đức Giám Mục im lặng thổi hơi trên dầu là biểu tượng việc thông ban Thánh Thần. Chỉ với Thánh Thần mà Dầu Thánh mới có sức thánh hóa và biến đổi người lãnh nhận nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, thông phần chức Tư Tế, Tiên Tri và Vương Đế của Ngài.
Mỗi tín hữu trở thành con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể trong thân thể Chúa Kitô, trở nên những viên đá sống động của Đền Thờ Chúa Thánh Thần thông qua việc lãnh nhận các loại dầu thánh trong các cử hành. Nếu dầu tăng lực dành cho các tân tòng chống lại ma quỷ và được bước vào gia đình Giáo Hội; dầu gia tăng sức mạnh chống lại bệnh tật trong Bí tích Xức dầu, giúp duy trì sức khỏe; thì cách riêng, dầu Thánh qua 3 bí tích Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức đã để lại những dấu ấn không phai nhòa trong đời sống.
Sau nghi thức, cộng đoàn bước vào phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, đại diện Giáo xứ Vinh Lưu dâng lời tri ân và tiến dâng những bó hoa tươi như tấm lòng thảo kính lên Đức Giám Quản, cha Tổng đại diện và cha Quản hạt Hàm thuận nam.
Bữa cơm trưa thân mật trong tình thân gia đình giáo phận tại khuôn viên Nhà xứ.
***
Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục, ngày sinh nhật từng linh mục. Mỗi linh mục cảm nhận niềm vui này qua lời đáp ca: “Con xin ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời”. Mỗi linh mục cảm nhận về hồng ân Thánh Thần hiện diện, cảm nhận được Chúa xức dầu, được Chúa sai trên bước đường sứ vụ.
Xin cầu nguyện cho các linh mục để các ngài được trưởng thành trong Đức Kitô, trung thành với lời cam kết và nhiệt thành với sứ vụ của mình. Xin cầu nguyện cho các linh mục say mê Đức Kitô, như Thánh Phaolô: “Đối với tôi sự sống là Đức Kitô” (x. Pl 1,21).
Người giáo dân yêu mến và luôn cầu nguyện cho các linh mục hàng ngày. Để thực sự trở thành bạn hữu của Chúa, linh mục phải hiểu biết Chúa, phải kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện và phải kết hợp mật thiết với anh em.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Năm nay, Lễ Truyền Dầu được tổ chức vào ngày thứ Tư Tuần Thánh (12.4.2017) tại Nhà Thờ Vinh Lưu, Hạt Hàm Thuận Nam. Đức Cha Tôma cùng Linh mục đoàn Giáo phận cử hành Thánh lễ làm phép dầu: Thánh hiến, Dự tòng và Bệnh nhân. Các phó tế, chủng sinh, tu sĩ nam nữ nhiều cộng đoàn hiệp thông, đông đảo bà con giáo dân tham dự diễn tiến đại lễ qua hai màn hình lớn đặt phía ngoài.Đoàn rước từ Nhà Giáo lý tiến vào Nhà thờ, ca đoàn Vinh Lưu hòa vang bài ca nhập lễ.
Xem hình
Khởi đầu Thánh lễ, Đức Cha Tôma ngỏ lời với cộng đoàn Phụng vụ:
Anh em linh mục rất thân mến, các tu sĩ nam nữ, các chủng sinh và anh chị em tín hữu thân mến.
Chúng ta bước vào Tuần Thánh với Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và lập Bí Tích Truyền Chức Thánh. Chính trong sáng ngày hôm nay, cộng đoàn phụng vụ chúng ta tưởng nhớ việc Chúa Giêsu lập chức linh mục thừa tác, và cùng với anh chị em, chúng tôi tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng tôi chức linh mục thừa tác này, để nhân danh Chúa và nhân danh Giáo Hội cử hành các mầu nhiệm thánh. Anh chị em hãy hiệp ý với chúng tôi, các linh mục của anh chị em, cầu xin Chúa ban cho chúng tôi được đầy tràn ân sủng để mỗi ngày sống và thi hành tác vụ, chúng tôi trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn và mang đến cho anh chị em những ơn ích thiêng liêng. Trong thánh lễ hôm nay, nhân danh Đức Thánh Cha Phanxicô tôi sẽ ban phép lành Toàn Xá cho tất cả và từng người anh chị em tham dự thánh lễ này đã xưng tội rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.
***
Mỗi năm chỉ một lần, lễ truyền dầu được cử hành vào giữa Tuần Thánh, cộng đoàn gồm mọi thành phần dân Chúa bày tỏ tình hiệp thông và hiệp nhất trong thánh lễ này. Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục. Niềm vui ngày sinh nhật chính là sức mạnh của các linh mục sẽ thể hiện qua đời sống phục vụ cộng đoàn.Thánh lễ truyền dầu ghi đậm nét hình ảnh sống động của Giáo Hội địa phương. Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh “Christus Dominus” đã xác định: “Giáo phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của linh mục đoàn, để nhờ liên kết với vị chủ chăn của mình và qua ngài, Giáo phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và Thánh Thể, làm thành một Giáo Hội riêng biệt, trong đó Giáo Hội Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền của Chúa Kitô hiện diện và hành động thực sự.” (CD 11).
Đức Cha Tôma giảng lễ với chủ đề “nhiệm vụ chữa lành”
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, trong bài giảng Lễ Dầu năm 2011, đã dạy: “Nhiệm vụ hàng đầu Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội là chữa lành. Chúa đã làm gưong qua việc Người rảo khắp các nẻo đường để chữa lành nhiều bệnh nhân”.
1. Chúa Giêsu chữa lành các bệnh nhân khi Người loan báo Tin Mừng.
Các thánh sử, khi nói đến sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, luôn thuật lại việc Chúa chữa lành các loại bệnh hoạn tật nguyền cho dân (x. Mt 4, 23-25; Lc 4, 14-44). Dân chúng không quản ngại mưa nắng, đường xa và đói khát. Họ đến và chăm chú lắng nghe lời Chúa giảng dạy. Họ tin tưởng vào quyền năng của Chúa chữa lành mọi bệnh tật xác hồn. Quỷ ám, phong cùi, bại liệt, mù lòa, câm điếc, đã chết được sống lại... Từ khắp các miền từ Galilêa, Thập Tỉnh, Giêrusalem, Giuđêa và bên kia sông Giordan, dân chúng lũ lượt kéo đến và đi theo Người. Dân chúng khao khát nghe rao giảng Tin Mừng ban sự sống. Đó là Tin Mừng có sức mạnh hoán cải đời sông: ăn năn sám hối và chữa lành các bệnh tật tùy theo niêm tin của mỗi người. Chính đức tin của họ chữa lành họ. Chúa Giêsu ca ngợi lòng tin và đôi khi khiển trách vì họ kém lòng tin. Chúa Giêsu đã trả lời cho Gioan Tẩy Gĩa, khi ông sai người đến hỏi Chúa Giêsu về sứ vụ của Chúa: hãy về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe, người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe loan báo Tin Mừng (x. Mt 11, 4-5). Chính Chúa nói về sứ vụ của Người: “Thần khí Chúa... đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn ...tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt..” ( Lc 4, 18-19). Loan báo Tin Mừng và chữa lành bệnh tật là hai khía cạnh của một sứ vụ của Chúa Giêsu. Gioan Tẩy Giã rao giảng và mời gọi mọi người ăn năn sám hối đế đón chờ Đấng Cứu Thế đang đến. Nhưng Gioan không làm một phép lạ nào; Gioan chỉ là người dọn đường cho Chúa đến và mọi lời Gioan làm chứng về Chúa Giêsu đều đúng (x. Ga 11, 41). Chúa Giêsu đến và rao giảng: hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng. Và khi ai nghe Người rao giảng Tin Mừng, Người ban cho họ ơn chữa lành là kết quả của Tin Mừng. Việc chữa lành cho các bệnh nhân chứng tỏ Chúa Giêsu có quyền năng Thiên Chúa ban cho con người được ơn sự sống, sự sống thể xác và sự sống tâm linh.
2. Nhiệm vụ của Hội Thánh là tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng như lệnh truyền của Thầy chí thánh, cũng đồng nghĩa Hội Thánh tiếp nối sứ vụ của Chúa Giêsu là chữa lành các bệnh nhân.
Không phải chỉ mình Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật. Người sai 72 môn đệ cùng với Người đi rao giảng Tin Mừng (x. Lc 10, 1-12) và ban cho các ông đặc ân chữa lành bệnh tật (x. Lc 10, 17-20), cho người đau yếu khỏi bệnh, cho kẻ chết sống lại, người phong cùi được sạch và khử trừ ma quỷ (x. Mt 10, 1-8). Sau khi Chúa Giêsu chịu chết, sống lại và lên trời, các tông đồ tiếp nối sứ vụ loan báo Tin Mừng và các ngài cũng được ban ơn chữa lành các bệnh nhân (x. Cv 5, 12-16). Các sách Tin Mừng và sách Công vụ ghi lại những ơn chữa lành được ban cho những ai tin vào lời các tông đồ rao giảng. Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các tông đồ (x. Cv 5, 12). ĐTC nói: “Nhiệm vụ chính của Giáo Hội là loan báo Nước Thiên Chúa. Tự bản thân việc loan báo chính là một quá trình chữa lành. Loan báo về Nước Chúa, về lòng nhân từ vô biên của Chúa, trước hết phải làm nổi bật việc Chúa chữa lành trái tim đã bị tổn thương của con người”. Trái tim con người bị thương tổn vì bất công, bạo lực, tội lỗi và gương xấu. Nhiệm vụ của Giáo Hội là tận tâm chữa lành các thương tổn trên bằng sức mạnh của Tin Mừng. Các giám mục và linh mục luôn gắn kết đời sống và tác vụ với trọng tâm là loan báo Tin Mừng. Đồng thời, với việc giảng dạy và cử hành các bí tích nguồn mạch ơn sủng, các ngài xin lòng nhân lành Chúa ban cho mọi người được ơn chữa lành các vết thương tội lụy, các đau khổ bệnh tật thể xác và tâm hồn, các chán nản thất vọng hay khủng hoảng đức tin, các tai nạn hay thất bại trong cuộc sống. Chính Chúa chữa lành mọi người nhờ Lời và ân sủng của Người.
3. Lễ nghi làm phép Dầu sáng thứ Năm Thánh nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng của Dầu là chữa lành.
Nghi thức làm phép Dầu nói lên ý nghĩa và chức năng thiêng liêng của Dầu là trở nên nhiệm tích ơn cứu độ, là ban ơn thánh hóa để loại trừ sự hư nát của đời sống do tội lỗi và trở nên đền thờ Chúa uy linh ngự trị. Nhờ ơn phúc lành của Chúa, những ai được xức dầu Bệnh nhân, đều được ơn hộ vực thân xác và tâm hồn, được khỏi mọi đau đớn bệnh hoạn tật nguyền. ĐTC Bênêđictô XVI, trong bài giảng Le Dầu 2011, đã nhấn mạnh, Dầu Thánh trong bí tích Xức Dầu là dấu chỉ hữu hình về lòng nhân từ của Chúa. Qua việc xức dầu bệnh nhân, Chúa ban cho bệnh nhân sức mạnh vượt qua bệnh tật phần xác và kiên trì đón nhận sự đau khổ thân xác như là một góp phần của mình vào sự thương khó của Chúa Kitô. Qua việc xức dầu Dự tòng và Dầu thánh trong bí tích Thánh tẩy và Thêm sức, chúng ta được gia nhập dân Thiên Chúa và góp phần xây dựng Nhiệm Thể Chúa là Hội Thánh. Với việc xức Dầu thánh trong bí tích Truyền Chức thánh, các giám mục và linh mục được hiến thánh để phục vụ phần rỗi các tín hữu. Và các tín hữu, khi được xức Dầu trong bí tích Rửa tội, được thông phần vào chức tư tế chung để phục vụ thế giới, giúp loài người nhìn thấy Thiên Chúa hằng sống ngay trong trần gian này và đưa nhân loại đến với Chúa.
Anh em linh mục thân mến,
“Phần các con hãy là chứng nhân cho Thầy”. Làm chứng cho Thầy bằng việc nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, để Tin Mừng trở nên lương thực bồi dưỡng đời sống tâm linh của các tín hữu. Đồng thời, bằng tác vụ và tình yêu mục tử, chúng ta trở nên gạch nối hòa giải con người với Chúa và con người với nhau; bằng lời khuyên bảo, dẫn đưa mọi người đến với Chúa, để Chúa chữa lành, xoa dịu và ban muôn ơn lành hồn xác. Chúng ta, mỗi người, với ơn gọi và sứ mạng của người đã được xức Dầu thánh, trong tinh thần yêu thương và phục vụ, sẽ hiệp nhất với nhau để tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, đem Tin Mừng là niềm vui, ánh sáng và niềm hy vọng, ẩn chứa trong Lời Chúa và Thánh Thể, cho người nghèo khổ, cho người bị ốm đau, tuyệt vọng, cho người thất thế, cô thân, cho người bị tội lỗi dày vò, cho những người dửng dưng, lãnh đạm với hồng ân của Thiên Chúa. Xin cho mọi người được ơn chữa lành nhờ Tin Mừng của Chúa Kitô.
Anh chị em tu sĩ, chủng sinh và các tín hữu thân mến,
Anh chị em hiện diện trong thánh lễ Dầu sáng nay để cùng chúng tôi dâng lời tạ ơn Chúa đã ban cho chúng tôi hồng ân thiên chức linh mục, để nghe chúng tôi lập lại lời tuyên hứa khi thụ phong là luôn yêu mến Chúa Kitô và phục vụ Hội Thánh với tinh thần trách nhiệm và vô vị lợi, để cầu nguyện cho chúng tôi được đầy tràn ơn sủng hầu trở nên tôi tớ trung thành của Chúa và của anh chị em và để cùng với anh chị em lắng nghe và rao giảng Tin Mừng, nhờ đó chúng ta sẽ được muôn ơn chữa lành hồn xác. Amen
Sau bài giảng, Linh mục đoàn lập lại lời hứa vâng phục, thánh hóa và giảng dạy theo tinh thần Phúc Âm, nhất là noi gương vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Được làm môn đệ Chúa Kitô là một thiên chức cao quý. Đức Giám Mục xin cho đời sống các linh mục:
- Tuyên hứa linh mục là lời tuyên hứa trước giám mục và cộng đoàn.
- Chấp nhận trách nhiệm phụng vụ cộng đoàn được giao phó, trung thành với lời hứa.
- Quản lý trung thành đối với các mầu nhiệm của Thiên Chúa khi rao giảng Lời Chúa.
- Thi hành chức vụ của mình một cách nhiệt thành và vô vị lợi.
- Trở nên những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng Tế.
- Dẫn đưa người trao được trao phó đến với Chúa Kitô là nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ.
Tiếp theo, cộng đoàn Dân Chúa cũng nói lên sự quyết tâm cộng tác của mình với hàng Giáo sĩ và hiệp lời cầu nguyện cho các ngài.
Sau đó là nghi thức làm phép Dầu. Ba bình dầu được các Phó tế rước lên cung thánh và trao cho Đức Giám Mục chủ sự. Ngài lần lượt làm phép Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và thánh hiến Dầu Thánh.
Dầu Thánh được dành một nghi thức Thánh hiến long trọng: Đức Giám Mục pha thuốc thơm vào dầu, biểu tượng cho những nhân đức mà Thánh Thần tuôn đổ trong người được xức Dầu Thánh này. Đức Giám Mục im lặng thổi hơi trên dầu là biểu tượng việc thông ban Thánh Thần. Chỉ với Thánh Thần mà Dầu Thánh mới có sức thánh hóa và biến đổi người lãnh nhận nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, thông phần chức Tư Tế, Tiên Tri và Vương Đế của Ngài.
Mỗi tín hữu trở thành con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể trong thân thể Chúa Kitô, trở nên những viên đá sống động của Đền Thờ Chúa Thánh Thần thông qua việc lãnh nhận các loại dầu thánh trong các cử hành. Nếu dầu tăng lực dành cho các tân tòng chống lại ma quỷ và được bước vào gia đình Giáo Hội; dầu gia tăng sức mạnh chống lại bệnh tật trong Bí tích Xức dầu, giúp duy trì sức khỏe; thì cách riêng, dầu Thánh qua 3 bí tích Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức đã để lại những dấu ấn không phai nhòa trong đời sống.
Sau nghi thức, cộng đoàn bước vào phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, đại diện Giáo xứ Vinh Lưu dâng lời tri ân và tiến dâng những bó hoa tươi như tấm lòng thảo kính lên Đức Giám Quản, cha Tổng đại diện và cha Quản hạt Hàm thuận nam.
Bữa cơm trưa thân mật trong tình thân gia đình giáo phận tại khuôn viên Nhà xứ.
***
Hôm nay là ngày sinh nhật của chức linh mục, ngày sinh nhật từng linh mục. Mỗi linh mục cảm nhận niềm vui này qua lời đáp ca: “Con xin ca ngợi tình thương của Chúa đến muôn đời”. Mỗi linh mục cảm nhận về hồng ân Thánh Thần hiện diện, cảm nhận được Chúa xức dầu, được Chúa sai trên bước đường sứ vụ.
Xin cầu nguyện cho các linh mục để các ngài được trưởng thành trong Đức Kitô, trung thành với lời cam kết và nhiệt thành với sứ vụ của mình. Xin cầu nguyện cho các linh mục say mê Đức Kitô, như Thánh Phaolô: “Đối với tôi sự sống là Đức Kitô” (x. Pl 1,21).
Người giáo dân yêu mến và luôn cầu nguyện cho các linh mục hàng ngày. Để thực sự trở thành bạn hữu của Chúa, linh mục phải hiểu biết Chúa, phải kết hợp mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện và phải kết hợp mật thiết với anh em.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Lễ Lá và cuộc viếng thăm bất ngờ của Đức Tổng Giám Wenski tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
Gx La Vang
11:18 12/04/2017
Lễ Lá và cuộc viếng thăm bất ngờ của Đức Tỗng Giám mục giáo phận tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
Tuần Thánh được khởi đầu với cử hành Chúa Nhật Lễ Lá, kỷ niệm biến cố Chúa Giê-su vinh hiển vào thành Giê-ru-sa-lem. Tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, các Thánh Lễ của Chúa Nhật Lễ Lá đã được cử hành trong bầu khí Phụng vụ long trọng trọng và vui tươi. Mở đầu Thánh Lễ, có nghi thức làm phép lá và rước lá từ đưới nhà thờ lên cung thánh theo hành trình Chúa Giê-su cỡi lừa vào thành Giê-su-sa-lem giữa tiếng ca vang của mọi người được thể hiện qua tiếng hát của ca đoàn.
Xem hình
Bài Thương Khó theo Thánh Mát-thêu cho ta thấy cuộc xử án và cái chết đau thương của Chúa Giê-su. Chia sẻ ngắn sau bài Thương Khó dài, Cha chủ tế đã đề cập đến 3 nhân vật trong cuộc xử án lá Phi-la-tô, đại diện cho chế độ cầm quyền chỉ vì lợi ích cá nhân và địa vị, đã vô tâm qua hành động “rửa tay: vô can trước nạn nhân là người công chính. Hình ảnh Phi-la-tô cũng là hình ảnh của chính quyền CS tại VN hiện nạy, khi vì những quyền lợi có được, họ giả câm, điếc và mù trước việc dân chúng biểu tình về vụ Formosa, đòi hỏi công bằng và công lý. Rồi hình ảnh đám dân chúng bị khích động và nhất là Giu-da đã dùng cái hôn,, biểu tượng của tình yêu, để bán Thầy mình. Câu hỏi được đặt ra là ta đang thuộc loại người nào trong 3 nhân vật trên trong hành trình theo Chúa???
Buổi chiều cùng ngày, một vị khách đặc biệt là Đức TGM Wenski, Giám mục Giáo phận chạy xe Motorbike Harley ghé thăm giáo xứ. Đức TGM là người thích chạy motorbike và Ngài ghé thăm giáo xứ bất ngở nên chỉ có cha Quản Xư đón tiếp. Sau đó ngài chụp hình chung với một vài anh chị em đến dự lễ sớm.
Tuần Thánh được khởi đầu với cử hành Chúa Nhật Lễ Lá, kỷ niệm biến cố Chúa Giê-su vinh hiển vào thành Giê-ru-sa-lem. Tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, các Thánh Lễ của Chúa Nhật Lễ Lá đã được cử hành trong bầu khí Phụng vụ long trọng trọng và vui tươi. Mở đầu Thánh Lễ, có nghi thức làm phép lá và rước lá từ đưới nhà thờ lên cung thánh theo hành trình Chúa Giê-su cỡi lừa vào thành Giê-su-sa-lem giữa tiếng ca vang của mọi người được thể hiện qua tiếng hát của ca đoàn.
Xem hình
Bài Thương Khó theo Thánh Mát-thêu cho ta thấy cuộc xử án và cái chết đau thương của Chúa Giê-su. Chia sẻ ngắn sau bài Thương Khó dài, Cha chủ tế đã đề cập đến 3 nhân vật trong cuộc xử án lá Phi-la-tô, đại diện cho chế độ cầm quyền chỉ vì lợi ích cá nhân và địa vị, đã vô tâm qua hành động “rửa tay: vô can trước nạn nhân là người công chính. Hình ảnh Phi-la-tô cũng là hình ảnh của chính quyền CS tại VN hiện nạy, khi vì những quyền lợi có được, họ giả câm, điếc và mù trước việc dân chúng biểu tình về vụ Formosa, đòi hỏi công bằng và công lý. Rồi hình ảnh đám dân chúng bị khích động và nhất là Giu-da đã dùng cái hôn,, biểu tượng của tình yêu, để bán Thầy mình. Câu hỏi được đặt ra là ta đang thuộc loại người nào trong 3 nhân vật trên trong hành trình theo Chúa???
Buổi chiều cùng ngày, một vị khách đặc biệt là Đức TGM Wenski, Giám mục Giáo phận chạy xe Motorbike Harley ghé thăm giáo xứ. Đức TGM là người thích chạy motorbike và Ngài ghé thăm giáo xứ bất ngở nên chỉ có cha Quản Xư đón tiếp. Sau đó ngài chụp hình chung với một vài anh chị em đến dự lễ sớm.
Lể Dầu tại tổng giáo phận Huế
Trương Trí
21:32 12/04/2017
LỄ DẦU TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Theo truyền thống của Giáo Hội toàn cầu, sáng hôm nay, Thứ Năm Tuần Thánh, mỗi Giáo phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất do Đức Tổng Giám mục, vị Chủ chăn của Giáo phận chủ tế tại ngôi Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận. Thánh lễ hôm nay cũng nêu bật quyền năng của vị Chủ chăn Giáo phận, đấng kế vị các Tông đồ, trong sự hiệp thông huynh đệ của Linh mục đoàn Giáo phận. Cộng đoàn dân Chúa hiệp dâng lời cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa đã ban Thánh chức Tư tế thừa tác cho các Giám mục và các Linh mục để các Ngài được tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và lãnh đạo của Chúa Giêsu Kitô hầu đem lại ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Xem hình
Tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, từ lúc trời hừng sáng, Giới Trẻ của Giáo xứ Chính tòa với trang phục trẻ trung hân hoan làm hàng rào danh dự để chào đón Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam , Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Giáo phận; Đức Đan Viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, nguyên Bề trên Đan Viện Thiên An Huế; Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Huế và quí Cha Hạt trưởng cùng toàn thể Linh mục đoàn trong Giáo phận.
Đoàn rước đoàn Đồng tế hết sức trang trọng từ Nhà Mục vụ của giáo xứ tiến vào Nhà thờ giữa tiếng kèn trống chào mừng vang dội. Cộng đoàn sốt sắng lãnh nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse chào mừng Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, Đức Đan Viện phụ, Cha Tổng Đại diện, quí Cha đồng tế, quí Bề trên Dòng và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ này. Ngài nhắc nhở cộng đoàn về thánh lễ sáng hôm nay, 3 loại dầu sẽ được thánh hiến: Dầu Dự tòng-Dầu Bệnh nhân và Dầu Thánh. Làm phép Dầu Thánh để một lần nữa chúng ta được Giáo Hội mời gọi hãy nhớ đến mối dây liên kết chặt chẻ giữa Giám mục và các Linh mục. Ngài cũng mời gọi toàn thể cộng đoàn dân Chúa hãy cầu nguyện cho các linh mục của Chúa ý thức được sứ mệnh và vai trò của Chúa giao phó, chúng ta cũng cầu nguyện cho tình hiệp thông của Giáo phận chúng ta mỗi ngày một bền chặt hơn.
Thánh lễ được diễn ra hết sức long trọng và thánh thiêng khi Đức Tổng Giám mục cất cao lời ca vinh danh bằng tiếng Latin “Gloria in exelsis Déo…”, ca đoàn do các thầy Đại Chủng sinh hợp xướng hòa với tiếng Dương cầm thật sốt sắng tạo cho bầu khí Thánh lễ thật sâu lắng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse chia sẻ: Trong Thánh lễ này, cộng đoàn sẽ được chứng kiến việc làm phép Dầu Dự tòng, dầu Bệnh nhân và cung hiến Dầu Thánh. 3 loại dầu này sẽ được phân chia cho các linh mục mang về phục vụ nhu cầu thiêng liêng cho các tín hữu khắp mọi nơi. Ngài nhấn mạnh: “Linh mục sẽ lên đường đi bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào khi được gọi xức dầu bệnh nhân. Linh mục sẽ đón tiếp bất kỳ ai để xức dầu cho họ qua Bí tích rửa tội. Linh mục sẽ thông truyền sức mạnh của Chúa Thánh Thần cho những ai được lãnh nhận Bí tích Thêm sức.”
Nhờ có linh mục mà thế giới này được chăm sóc về phần rỗi linh hồn, Trên toàn thế giới có gần 500 ngàn linh mục đang phục vụ, gần 5 ngàn 500 linh mục Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, 130 linh mục thuộc Tổng Giáo phận Huế đang hoạt động trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Linh mục hiện diện muôn nơi, trên khắp thế giới này và cả trên quê hương chúng ta.
Hôm nay là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu lập nên chức Linh mục nên hôm nay cũng được xem là ngày “Sinh nhật Linh mục”của các ngài. Đức Tổng Giám mục nhắc lại trong Thánh lễ làm phép Dầu năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: Linh mục là người được xức dầu đến tận xương tủy, dầu Thánh được ngấm vào tận xương tủy của con người linh mục. Hội Thánh có 2 nhiệm vụ đí và về: Đi để đến với tha nhân, để đem Lòng Thương xót Chúa đến cho họ, không về với Chúa nếu không có động lực siêu nhiên thúc đẩy. Còn về mà không đi, linh mục sẽ thành người ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình và có nguy cơ đánh mất phần rỗi của mình. Linh mục có một ngày dâng hai ba thánh lễ nhưng đến với người tội lỗi rất khó. Linh mục có thể dễ dàng đến thăm những người thân quen nhưng để đến thăm những người chưa nhận biết Chúa rất khó. Linh mục phải đi ra khỏi nhà và đi ra khỏi chính mình để đến với mọi người. Nếu linh mục không đi ra khỏi chính mình thì cũng như dầu bị ôi đi và sẽ không có tác dụng.
Nghi thức lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục và nghi thức làm phép Dầu được diễn ra long trọng. Đức Tổng Giám mục cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa ban cho các linh mục đầy tràn ân sủng, để các ngài trở thành những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng tế để nhờ đó mà dẫn đưa mọi người đến với nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ. Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie và các linh mục vây quanh Bàn thờ, chung quanh vị chủ chăn của Giáo phận, 3 loại dầu được các Phó tế dâng lên Đức Tổng Giám mục, ngài long trọng dâng lời cầu nguyện và làm phép các loại dầu: Dầu Bệnh nhân sẽ được Chúa ban ơn trợ lực để chữa lành linh hồn và vượt qua đau khổ nơi thân xác. Dầu Dự tòng để giải thoát con người khỏi tối tăm và bước vào con đường sự sáng và sự sống nhờ vào ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Dầu Thánh là dấu chỉ của hương thơm và sự sung mãn ân sủng của Thiên Chúa.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện hôm nay.
Trương Trí
Theo truyền thống của Giáo Hội toàn cầu, sáng hôm nay, Thứ Năm Tuần Thánh, mỗi Giáo phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất do Đức Tổng Giám mục, vị Chủ chăn của Giáo phận chủ tế tại ngôi Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận. Thánh lễ hôm nay cũng nêu bật quyền năng của vị Chủ chăn Giáo phận, đấng kế vị các Tông đồ, trong sự hiệp thông huynh đệ của Linh mục đoàn Giáo phận. Cộng đoàn dân Chúa hiệp dâng lời cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa đã ban Thánh chức Tư tế thừa tác cho các Giám mục và các Linh mục để các Ngài được tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và lãnh đạo của Chúa Giêsu Kitô hầu đem lại ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Xem hình
Tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, từ lúc trời hừng sáng, Giới Trẻ của Giáo xứ Chính tòa với trang phục trẻ trung hân hoan làm hàng rào danh dự để chào đón Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam , Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Giáo phận; Đức Đan Viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, nguyên Bề trên Đan Viện Thiên An Huế; Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Huế và quí Cha Hạt trưởng cùng toàn thể Linh mục đoàn trong Giáo phận.
Đoàn rước đoàn Đồng tế hết sức trang trọng từ Nhà Mục vụ của giáo xứ tiến vào Nhà thờ giữa tiếng kèn trống chào mừng vang dội. Cộng đoàn sốt sắng lãnh nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse chào mừng Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, Đức Đan Viện phụ, Cha Tổng Đại diện, quí Cha đồng tế, quí Bề trên Dòng và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong Thánh lễ này. Ngài nhắc nhở cộng đoàn về thánh lễ sáng hôm nay, 3 loại dầu sẽ được thánh hiến: Dầu Dự tòng-Dầu Bệnh nhân và Dầu Thánh. Làm phép Dầu Thánh để một lần nữa chúng ta được Giáo Hội mời gọi hãy nhớ đến mối dây liên kết chặt chẻ giữa Giám mục và các Linh mục. Ngài cũng mời gọi toàn thể cộng đoàn dân Chúa hãy cầu nguyện cho các linh mục của Chúa ý thức được sứ mệnh và vai trò của Chúa giao phó, chúng ta cũng cầu nguyện cho tình hiệp thông của Giáo phận chúng ta mỗi ngày một bền chặt hơn.
Thánh lễ được diễn ra hết sức long trọng và thánh thiêng khi Đức Tổng Giám mục cất cao lời ca vinh danh bằng tiếng Latin “Gloria in exelsis Déo…”, ca đoàn do các thầy Đại Chủng sinh hợp xướng hòa với tiếng Dương cầm thật sốt sắng tạo cho bầu khí Thánh lễ thật sâu lắng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục Giuse chia sẻ: Trong Thánh lễ này, cộng đoàn sẽ được chứng kiến việc làm phép Dầu Dự tòng, dầu Bệnh nhân và cung hiến Dầu Thánh. 3 loại dầu này sẽ được phân chia cho các linh mục mang về phục vụ nhu cầu thiêng liêng cho các tín hữu khắp mọi nơi. Ngài nhấn mạnh: “Linh mục sẽ lên đường đi bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào khi được gọi xức dầu bệnh nhân. Linh mục sẽ đón tiếp bất kỳ ai để xức dầu cho họ qua Bí tích rửa tội. Linh mục sẽ thông truyền sức mạnh của Chúa Thánh Thần cho những ai được lãnh nhận Bí tích Thêm sức.”
Nhờ có linh mục mà thế giới này được chăm sóc về phần rỗi linh hồn, Trên toàn thế giới có gần 500 ngàn linh mục đang phục vụ, gần 5 ngàn 500 linh mục Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại, 130 linh mục thuộc Tổng Giáo phận Huế đang hoạt động trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Linh mục hiện diện muôn nơi, trên khắp thế giới này và cả trên quê hương chúng ta.
Hôm nay là ngày kỷ niệm Chúa Giêsu lập nên chức Linh mục nên hôm nay cũng được xem là ngày “Sinh nhật Linh mục”của các ngài. Đức Tổng Giám mục nhắc lại trong Thánh lễ làm phép Dầu năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: Linh mục là người được xức dầu đến tận xương tủy, dầu Thánh được ngấm vào tận xương tủy của con người linh mục. Hội Thánh có 2 nhiệm vụ đí và về: Đi để đến với tha nhân, để đem Lòng Thương xót Chúa đến cho họ, không về với Chúa nếu không có động lực siêu nhiên thúc đẩy. Còn về mà không đi, linh mục sẽ thành người ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình và có nguy cơ đánh mất phần rỗi của mình. Linh mục có một ngày dâng hai ba thánh lễ nhưng đến với người tội lỗi rất khó. Linh mục có thể dễ dàng đến thăm những người thân quen nhưng để đến thăm những người chưa nhận biết Chúa rất khó. Linh mục phải đi ra khỏi nhà và đi ra khỏi chính mình để đến với mọi người. Nếu linh mục không đi ra khỏi chính mình thì cũng như dầu bị ôi đi và sẽ không có tác dụng.
Nghi thức lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục và nghi thức làm phép Dầu được diễn ra long trọng. Đức Tổng Giám mục cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa ban cho các linh mục đầy tràn ân sủng, để các ngài trở thành những tôi tớ trung thành của Đức Kitô Thượng tế để nhờ đó mà dẫn đưa mọi người đến với nguồn mạch duy nhất của ơn cứu độ. Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie và các linh mục vây quanh Bàn thờ, chung quanh vị chủ chăn của Giáo phận, 3 loại dầu được các Phó tế dâng lên Đức Tổng Giám mục, ngài long trọng dâng lời cầu nguyện và làm phép các loại dầu: Dầu Bệnh nhân sẽ được Chúa ban ơn trợ lực để chữa lành linh hồn và vượt qua đau khổ nơi thân xác. Dầu Dự tòng để giải thoát con người khỏi tối tăm và bước vào con đường sự sáng và sự sống nhờ vào ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Dầu Thánh là dấu chỉ của hương thơm và sự sung mãn ân sủng của Thiên Chúa.
Kết thúc thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hiện diện hôm nay.
Trương Trí
Văn Hóa
Tình yêu Thánh Giá
Lm. Phêrô Hồng Phúc
19:13 12/04/2017
Yêu là đòi hỏi hy sinh,
Khác nào mẹ lấy sữa mình nuôi con.
Tình yêu là chết dần mòn
Mặt trời còn sáng là còn tiêu hao.
Chúa Giêsu đã dạy sao ?
“Chết vì bạn hữu tình nào lớn hơn?” (Ga 15,13)
Nhìn lên Thánh Giá đau thương
Ta nhìn thấy cả một trường tình yêu.
Chúa là Thiên Chúa cao siêu
Chết lần thứ nhất: tự tiêu huỷ mình.
Bỏ ngai Thiên Chúa uy linh,
Xuống làm người thế dưới hình trẻ thơ.
Lớn lên trong những bất ngờ:
Đêm đông – Ai-cập - Đền thờ Sa-lem.
Nhà Na-da-rét khó hèn,
Một đời thợ mộc bao phen nhọc nhằn.
Mồ hôi trộn lẫn khó khăn,
Con đường Thánh Giá kết bằng lao công.
Đường quê, đồi núi, ruộng đồng
Bước chân giảng đạo Chúa không quản nề.
Con đường dẫn tới Can-vê
Khó nghèo, đau khổ, mọi bề gian nan.
Đường đưa tới đỉnh vinh quang
Là đường Thánh Giá chảy loang máu hồng.
Tình yêu như một dòng sông,
Nước vào lại chảy mới không đọng tù.
Tình yêu của Chúa Giêsu
Là dòng cứu độ thiên thu chan hoà.
Chảy từ tim Chúa chảy ra,
Máu hoà với nước chảy qua thân mình.
Tình yêu như lửa thần tình
Cháy bùng, thiêu huỷ sạch tinh tới cùng.
Tình yêu Chúa thật lạ lùng,
Chết trên Thánh Giá hãi hùng đau thương.
Chứng minh chứng tích phi thường,
Tình yêu đích thực là đường hiến thân.
Vâng con xác tín toàn phần,
Con đường Thánh Giá ngàn lần yêu thương.
Ra đi trên mọi nẻo đường,
Khởi đầu từ một mái trường Can-vê.
Tình yêu trong máu tràn trề,
Dưới chân Thánh Giá nguyện thề : Xin vâng !
Tình yêu là chết dần dần,
Tình yêu là sự hiến thân hoàn toàn.
Tình yêu như lửa nồng nàn,
Nhìn lên Thánh Giá con càng hiểu thêm.
Chết là bao phủ bóng đêm,
Nhưng từ Thánh Giá bật lên sáng ngời
Tình yêu là Đức Chúa Trời
Hy sinh Thánh Giá là lời chứng minh.
LM. Phêrô Hồng Phúc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trời Tím Mùa Chay
Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
20:15 12/04/2017
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Mua chay màu tím ai hay?
Phải chăng màu tím ở ngay lòng người
Mùa chay nhắc nhở loài người
Ăn năn thống hối đừng lười biếng nha
Trở về! xin Chúa thứ tha
Đừng vì mặc cảm mà xa lánh Ngài
(Trích thơ của Khương Thụy Phùng)
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 13/04/2017: Chúa Nhật Lễ Lá đẫm máu tại Ai Cập và chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:34 12/04/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hai ngày sau đó, tức là hôm Chúa Nhật Lễ Lá 9 tháng Tư, hai vụ tấn công khủng bố kinh hoàng do quân khủng bố Hồi Giáo IS thực hiện đã diễn ra tại hai nhà thờ, một của Giáo Hội Công Giáo và một của Giáo Hội Chính Thống Coptic. Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi của Ai Cập đã ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ và cáo buộc một số nước tham gia vào hai vụ tấn công hôm Chúa Nhật Lễ Lá.
Các vụ khủng bố gần đây và việc ban bố tình trạng khẩn trương tại Ai Cập đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Cairo trong hai ngày 28 và 29 tháng Tư tới đây.
Tuy nhiên, hôm thứ Hai 10 tháng Tư, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết mặc dù có những cuộc tấn công khủng bố gần đây chống lại các cộng đồng Kitô giáo thiểu số của Ai Cập, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không hủy bỏ chuyến thăm của ngài tới Ai Cập.
Trong chương trình này, Trúc Ly sẽ điểm qua vài nét về các diễn biến mới nhất này.
1. Ngày Chúa Nhật Lễ Lá đẫm máu tại Cairo và Alexandria
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khung cảnh tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10h sáng ngày Chúa Nhật 9 tháng Tư. Ngay lúc này, cũng là 10h sáng tại Cairo, vì Rôma và Cairô chung một múi giờ, tại nhà thờ Thánh George ở quận Tanta, phiá Bắc thủ đô Cairo, một quả bom phát nổ trong những hàng ghế đầu phía bên dành cho nam giới, nơi đa số là trẻ con. 27 tín hữu thảm sát và 78 người khác bị thương.
Hai tiếng đồng hồ sau đó, một cuộc tấn công khác đã giết chết thêm 17 người tại nhà thờ Thánh Máccô ở Alexandria. 48 người khác bị thương rất nặng. Bộ Nội Vụ Ai Cập cho biết, Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị đang ở bên trong nhà thờ Thánh Máccô ở Alexandria chủ sự Lễ Lá lúc vụ tấn công thứ hai xảy ra.
Cả hai thánh lễ đều được bắt đầu vào lúc 10h sáng. Sau khi vụ nổ thứ nhất xảy ra, cảnh sát đã tăng cường lực lượng an ninh tại nhà thờ Thánh Máccô vì có sự hiện diện của Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị.
Trong đoạn video này từ camera của nhà thờ, quý vị và anh chị em có thể thấy đầu tiên tên khủng bố muốn vào bằng cổng chính. Tuy nhiên, một công an Ai Cập mặc thường phục đã ngăn cản y và bắt vào qua cổng nhỏ kế bên qua một máy dò kim loại của cảnh sát. Tên khủng bố đi qua cổng nhỏ và cho nổ bom tại đây. Trong số 17 người bị thiệt mạng, có 3 nhân viên an ninh.
Một giờ sau vụ tấn công lần thứ hai, cơ quan thông tin Amaq của bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về hai vụ đánh bom này.
2. Phản ứng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Như Trúc Ly vừa tường trình ở trên, lúc Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu chủ sự cuộc rước lá tại quảng trường Thánh Phêrô, là lúc bọn khủng bố Hồi Giáo IS gây ra vụ nổ bom lần thứ nhất tại quận Tanta ở phía Bắc thủ đô Cairo.
Trong khi Đức Thánh Cha đang cử hành Lễ Lá, ngài đã được thông báo về biến cố bi thảm này. Vì thế, trước khi kết thúc thánh lễ ngài đã có mấy lời với cộng đoàn.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi cầu nguyện cho những người chết và các nạn nhân khác. Xin Chúa hoán cải con tim của những người gieo rắc khủng bố, bạo lực và cái chết, thậm chí là con tim của những người sản xuất và buôn bán vũ khí”.
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ lời phân ưu sâu sắc nhất với tất cả dân chúng Ai Cập và Đức Thượng Phụ Tawadros II, là người sẽ đón tiếp ngài trong tư cách những người chủ nhà trong chuyến tông du từ 28 đến 29 tháng 4 sắp tới, một chuyến đi được đánh giá là nguy hiểm nhất trong số 18 chuyến tông du hải ngoại của Đức Thánh Cha Phanxicô.
3. Phản ứng của chính quyền Ai Cập
Một giờ sau khi vụ nổ bom thứ hai xảy ra, Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi có bài nói chuyện trên đài truyền hình quốc gia Ai Cập.
Ông kêu gọi toàn dân bình tĩnh và đoàn kết sau lưng chính phủ. Ông cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông Ai Cập tự chế và đừng loan những tin bất lợi trong giờ phút đau thương này của đất nước. Tổng thống Sisi cũng cho biết ông đã ra lệnh triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng quốc phòng. Bên cạnh đó, ông cũng tiết lộ hai điều gây ra những bàn cãi xôn xao tại Ai Cập và trên thế giới.
Trước hết, tổng thống Abdel Fattah al-Sisi cho biết các cơ quan an ninh Ai Cập tin chắc rằng vụ khủng bố này là âm mưu của “một số nước”, nhưng ông không cho biết là những nước nào.
Thứ hai, xét vì tình trạng an ninh của Ai Cập đang trong vòng nguy hiểm với những can thiệp của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài, ông kêu gọi Quốc Hội thông qua việc ban bố tình trạng khẩn trương của đất nước kéo dài trong suốt 3 tháng.
Tuy tổng thống Sisi không nói rõ những nước nào tham gia vào vụ khủng bố ngày Chúa Nhật Lễ Lá đẫm máu tại Ai Cập, nhưng người ta đều biết rõ ông muốn đề cập đến Thổ Nhĩ Kỳ.