Ngày 11-04-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:37 11/04/2014
Nhà xuất bản Văn Hóa Ấu Phúc
Taiwan

NĂM PHÚT KỂ CHUYỆN
CHO THIẾU NHI



Quý phụ huynh thân mến,
“Năm phút kể chuyện cho thiếu nhi” là loại truyện giáo dục do nhà xuất bản “Ấu Phúc Văn Hóa” tại Taiwan ấn hành, và được các nhà giáo dục tại quốc gia này dùng để kể cho các em thiếu nhi nghe trong giờ kể chuyện.
Bởi vì nó có tính giáo dục nhân bản và giáo dục các đức tính tốt cho các em, nên nó cũng là những quyển sách rất ích lợi cho việc giáo dục các em trong các hội đoàn của giáo xứ, như Thiếu Nhi Thánh Thể hoặc Hùng Tâm Dũng Chí, hoặc ngành Sói của hướng đạo...
Hy vọng “Năm Phút Kể Chuyện cho Thiếu Nhi” sẽ đem lại nhiều ích lợi cho các thầy cô giáo và các hướng dẫn viên giáo lý trong các giáo xứ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------

HỔ (cọp) CON HỌC BẮT CÁ
N2T

Hổ con ở trong rừng, bởi vì trong rừng thường ẩm ướt rồi lại còn lo đề phòng cạm bẫy của thợ săn, nên dần dần nó không thích chơi giỡn ở trong rừng nữa.
Một hôm, hổ con đi dạo đến bên một thôn trang ở dưới chân núi, nó nhìn thấy một con mèo nhỏ lông vằn vện giống nó như đúc, tay chân lanh lợi đang bắt cá bên suối, mà lại bắt được một sọt cá lớn, khiến cho nó rất ngưỡng mộ khâm phục.
Hổ con nhìn thấy dáng bên ngoài của mèo con là đồng loại với mình, nên nhẹ nhàng tiến tới núp trong bụi cây để quan sát coi nó bắt cá như thế nào.
Một tuần lễ sau, hổ con cũng bắt chước mèo con uốn cong lưng, tập trung toàn tinh thần chú ý vào những con cá trong suối, đợi khi cá nhô lên mặt nước thì hổ con nhanh chóng giơ vuốt ra chộp ngay con cá, nhưng vì móng vuốt của hổ con lớn hơn mèo con, mà đuôi con cá thì vùng vẫy và dùng hết sức quẫy nước vào mắt hổ con, và lợi dụng khi hổ con chùi mắt thì thoát chạy, do đó mà cả buổi sáng hổ con chỉ bắt được có hai con cá.
Hổ con nghi ngờ nên hỏi mẹ:
- “Rốt cuộc thì phải làm như thế nào để trở thành cao thủ bắt cá ?”
Mẹ nó mĩm cười nói:
- “Con cưng của mẹ, đợi khi con lớn lên thì con không cần dùng móng vuốt bắt cá, chỉ cần phát huy bản lãnh của nhà hổ chúng ta, thì có thể bắt được nhiều thức ăn ngon hơn.”

Suy tư:
Mỗi một con người trước mặt Thiên Chúa đều có giá trị như nhau, nhưng tài năng và bản lãnh của mỗi người thì không giống nhau, nhưng dù cho không giống nhau thì ai cũng có thể phát huy khả năng và thiên phú bẩm sinh của mình để giúp ích cho cuộc sống của mình và xã hội.
Hổ và mèo bên ngoài vằn vện giống nhau nhưng sở trường thì không giống nhau, hổ thì bắt những con mồi lớn còn mèo thì chỉ bắt những con cá nhỏ.
Trẻ em thường hiếu động và dễ dàng bắt chước người khác trong cuộc sống, do đó mà những người lớn phải làm gương tốt cho trẻ em, ngay cả những lời nói và hành vi của mình.
Đức Chúa Giê-su nói: “Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.”

Lời cho phụ huynh:
Bất tất phải ngưỡng mộ những sự đầy đủ của người khác, nên để con cái hiểu được ưu điểm mà chúng nó có và đang sống, và dạy chúng biết cách nắm vững và phát huy sở trường của bản thân mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:40 11/04/2014
N2T

11. Không có đức tin thì không thể vui trong Thiên Chúa; không có lòng lương thiện thì cũng không vui với người, càng không thể chăm sóc người.

(Thánh Bernardus)
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Anh em hãy uống chén của Thầy
Lm Jude Siciliano OP
15:54 11/04/2014
Chúa Nhật LỄ LÁ - A

Làm phép và rước lá : Mt 21:1-11
Isaia 50: 4-7; Tvịnh 21; Philipphê 2: 6-11 ; Mátthêu 26: 14-- 27:66

ANH EM HÃY UỐNG “CHÉN” CỦA THẦY

Tôi lưỡng lự để chọn chủ đề cho bài giảng của mình. Vì Trình thuật cuộc Thương Khó của Đức Giêsu theo thánh Mátthêu thật phong phú và cũng thật… dài, nên vị giảng thuyết dễ bị cám dỗ chỉ đọc cho hết mà không giảng. Riêng tôi, tôi hết sức chống lại cơn cám dỗ này. Trong khi có thể rút gọn bài giảng, tôi lại muốn cố gắng giải thích Lời Chúa cho thế giới ngày nay. Và tôi quyết định chỉ tập trung vào một hình ảnh trong trình thuật cuộc Thương Khó, đó là Chén Thánh. “Khi ấy, Người cầm lấy chén, dâng lời chúc tụng và trao cho các môn đệ mà nói: ‘Hãy nhận lấy mà uống, này là Chén Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội.’”

Thánh Mátthêu đã dùng 1/3 Tin Mừng của mình để viết về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu (16,21-28.20). Có nhiều chủ đề để phân biệt lối trình thuật của thánh Mátthêu về cuộc thương khó và sự phục sinh. Ví dụ, trong Tin Mừng thánh Mátthêu, Đức Giêsu hoàn toàn chủ động trong các biến cố sau cùng của đời mình. Người biết điều gì sẽ xảy đến cho mình, tuy vậy, Người vẫn không dùng quyền năng để thay đổi chúng (26,53). Thánh Mátthêu đã làm rõ việc Đức Giêsu hoàn toàn tự nguyện chọn con đường thập giá (26,37-38). Đức Giêsu không tìm kiếm một cuộc tử đạo chỉ đơn thuần để được tử đạo. Đúng hơn, Người chấp nhận “chén thánh” đau khổ vì thánh ý Thiên Chúa. Người sẽ “uống” chén ấy. Uống chén đau khổ nghĩa là chấp nhận bị phản bội, ruồng bỏ, phải đau khổ và phải chết. Vì chúng ta mà Đức Giêsu sẽ phải uống chén đã được dọn sẵn cho Người.

Đức Giêsu đã mượn hình ảnh biểu tượng bữa tiệc Vượt Qua để diễn tả cho các môn đệ biết những việc Người sắp thực hiện, đồng thời nói cho các ông biết những gì Người muốn các ông đáp lại. Vốn thuộc truyền thống của mình, các môn đệ hiểu được thế nào là bữa tiệc Vượt Qua: đó là lễ kỷ niệm dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ. Tại bữa ăn cuối cùng với Đức Giêsu, các môn đệ sẽ biết rằng Người là Đấng giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Thiên Chúa đã dẫn đưa dân Israel đến bờ bến bình an; và giờ đây, dẫu nơi họ có muôn vàn khó khăn, nhưng chính Đức Giêsu sẽ dẫn họ đến bờ bến bình an trong “Vương Quốc của Cha Người”. Đức Giêsu không xem việc bị bắt giữ và cái chết là kết thúc sứ mạng của Người ở trần gian. Thậm chí trong những lúc cùng cực nhất, Đức Giêsu vẫn hy vọng hướng về một trời mới đất mới cùng với Chúa Cha. Để uống chén mà Đức Giêsu đã ban tặng, chúng ta hãy củng cố và canh tân giao ước giữa chúng ta với Thiên Chúa, đồng thời hãy khấn hứa giữ trọn giao ước ấy.

Hạn từ “chén” xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong các bản văn Kinh thánh. Ví dụ, “chén an ủi” trong sách ngôn sứ Giêrêmia (16,7). Các thánh vịnh thường nói về việc nâng “chén chúc tụng”, “chén cảm tạ” sau khi nhận được ơn trợ giúp (Tv 16,13). Tin Mừng Mátthêu (20,22) thuật lại rằng: chủ nhà đổ đầy chén thực khách, và như vậy, mỗi chén ám chỉ về phận vụ của mỗi người. Thánh vịnh (75,9) diễn tả về “chén đầy mùi vị đắng cay.” Mỗi chén này, và còn nhiều chén khác, đều là những chén biểu tượng (x. John L.Mckenzie, S.J., “Từ điển Kinh Thánh”, nxb Bruce, New York, 1965).

Trong Tin Mừng thánh Máccô (15,22), chúng ta đọc thấy rằng: “và tất cả đều uống chén này.” Nhưng trong Tin Mừng thánh Mátthêu, Đức Giêsu đưa ra lệnh truyền: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống.” Một lần nữa, thánh sử Mátthêu muốn diễn tả việc Đức Giêsu luôn nắm quyền chủ động trong tất cả các việc. Người đang mời gọi chúng ta cùng chia sẻ định mệnh của Người. Đây là “máu giao ước” (Xh 24,8), một hình ảnh nhắc nhở về việc ông Môsê ký giao ước với Đức Chúa và rảy máu của động vật trên dân. Giờ đây, máu “sẽ được đổ ra cho tất cả.” Người Tôi Tớ của Thiên Chúa sắp chịu đau khổ và Người chấp nhận chén đắng ấy vì chúng ta. Điểm tập trung chính, vốn là những gì mà Đức Giêsu đã, đang, và còn tiếp tục thực hiện, đó là tha thứ tội lỗi (1,21; 6,12; 9,6). Chúng ta có nhận lấy cùng chén ấy không? Thánh Mátthêu còn thêm rằng: “để nhiều người được tha tội.”

Việc uống chén cứu độ cũng nhắc nhở chúng ta rằng, trong tương lai, chúng ta cùng với Đức Giêsu uống “sản phẩm của nho này” nơi bàn tiệc Thiên Quốc. Cho đến khi thời điểm ấy đến, “giờ đây” Đức Giêsu phải chịu đau khổ. Mọi sự sẽ được hoàn tất vào một ngày nào đó; song điều ấy vẫn chưa xảy ra. Vì thế, chúng ta uống chén này để tưởng nhớ cuộc khổn nạn của Đức Giêsu và lời hứa về một sự hoàn tất trong tương lai.

Khung cảnh là bữa ăn Vượt Qua; một bữa ăn được gia đình và những người thân yêu cùng chia sẻ. Đức Giêsu đã nhiều lần dùng bữa cùng các bạn hữu, tội nhân và những người bị ruồng bỏ, và đây là bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ. Đức Giêsu thiết lập mối dây liên kết với những ai đồng bàn với Người. Chúng ta không nên cảm thấy xấu hổ hay e thẹn khi đồng bàn với Người. Chúng ta giơ tay cầm lấy chén để uống, không phải vì chúng ta là những môn đệ hoàn hảo, nhưng vì chúng ta là những kẻ đang khao khát chén này. Chúng ta muốn sống một cuộc đời mà Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta đón nhận lấy, song chúng ta cần sự trợ giúp của Người. Vì vậy, chúng ta phải uống Chén Máu mà Đức Giêsu đã đổ ra cho chúng ta được ơn tha thứ và chữa lành.

Chúng ta được nhắc nhớ về giao ước giữa chúng ta với Đức Kitô tại bữa tiệc Vượt Qua này. Bữa tiệc đó bảo đảm cho giao ước không gì có thể phá vỡ được. Tất nhiên Thiên Chúa không bao giờ vi phạm giao ước. Nếu chúng ta tham dự bữa tiệc, khi đó chúng ta sẽ nhớ về chén thánh, nhớ về những giọt máu đã được đổ ra vì ơn tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Ơn tha thứ đã được ban, và chúng ta lại uống chén ấy.

Trong câu chuyện, Đức Giêsu là Đấng trung tín, tất nhiên không như ông Giuđa thất tín, và ông Phêrô quá tự tin. Đức Giêsu thể hiện sự trung tín bằng việc nhận lấy và uống chén đó. Chúng ta cũng hãy tiến đến mà uống, để diễn tả niềm khao khát được bước theo con đường của Đức Giêsu, cho dù phải trả bất cứ giá nào. Chúng ta hãy cầm lấy chén, chén đó giúp chúng ta sống qua được khát vọng để trở nên những môn đệ của Đức Kitô, trong niềm mơ ước cũng như trong hành động.

Đã bao lần và trong những dịp nào thì chúng ta nâng cao “chén rượu” và hứa hẹn nhiều điều?… Thưa rằng, có thể đó là những dịp: sau một đám tang, chúng ta hứa sẽ tưởng nhớ người mới qua đời, đồng thời an ủi những người bị mất người thân; tại một bữa tiệc cưới, khi cha mẹ hoặc các thực khách cùng nâng ly chúc mừng đôi tân hôn với những hứa hẹn về cả những niềm vui, và những hy sinh đang ở phía trước; khi được tin một đứa trẻ vừa chào đời, một người bạn vừa tốt nghiệp cao đẳng hay trung học; trong Đêm Giao thừa khi chúng ta tạm biệt năm cũ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất trong năm mới; ở một bữa ăn đặc biệt khi chúng ta cầu hôn; hoặc để mừng một đứa con trai hay con gái từ chiến trường trở về, v.v…

“Chén” mà chúng ta chia sẻ nói rất nhiều về việc tạ ơn, sự trợ giúp, niềm vui, hy vọng, hiệp thông và tất nhiên cả sự hy sinh nữa. Chúng ta không xa lạ gì với những ý nghĩa trên đây. Khi hiệp thông Thánh Thể hôm nay, ý thức sự cần thiết của việc cử hành này và cụ thể những hy sinh của mình, chúng ta cầm lấy chén mà uống để tưởng nhớ và hy vọng.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp




PALM (PASSION) SUNDAY (A)

Procession Gospel: Matthew 21: 1-11;
Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Matthew 26: 14-- 27:66


I pause today wondering how to focus my preaching. There’s so much to choose from. Matthew’s Passion Narrative is rich – and long. The preacher is tempted to let it speak for itself and skip the homily. I would resist that temptation. While I might shorten the preaching, I still want to try to interpret the Word for today’s world. I have decided to focus on one image from today’s Passion Narrative – the cup. "Then he took a cup, gave thanks and gave it to them saying, ‘Drink from it, all of you, for this is my blood of the covenant, which shall be shed on behalf of many for the forgiveness of sins.’"

A third of Matthew’s gospel is dedicated to the passion, death and resurrection of Jesus (16:21-28:20). There are several themes that distinguish Matthew’s version of the passion and resurrection. For example, in Matthew Jesus has control of the last events of his life. He knows what is to befall him, yet he will not use his powers to change things (26:53). Matthew makes it clear that Jesus freely embraces the way of the cross (26:37-38). Jesus isn’t looking to be a martyr for its own sake. Rather, he accepts the "cup" of suffering as the will of God. He will "drink" it. Drinking the cup means submitting to betrayal, abandonment, suffering and death. For our sake Jesus will drink the cup before him.

Jesus employed the symbolism of the Passover feast to say something to his disciples about what he was about to do and how he wanted them to respond. From their tradition they knew the Passover was a commemoration of their deliverance from slavery. At this meal with Jesus the disciples would come to know that he was their deliverance from the slavery of sin. God had guided the Israelites to safety; now Jesus, despite their current difficulties, would guide them to the safety of the "kingdom of my Father." Jesus didn’t see his arrest and death as the end of his mission. Even at the lowest point in the story Jesus is looking forward in hope to the new kingdom with the Father. To drink from the cup Jesus offers, establishes and renews our covenant with God and the promise that the covenant holds for us.

The "cup" appears in various ways in biblical texts. For example, Jeremiah has "the cup of comfort" (16:7). In the Psalms a cup of thanksgiving is drunk after receiving a favor (Psalm 16:13). The head of the household fills the cup of guests and so a cup can represent one’s allotted portion (Mt 20:22). There is a cup of wrath which causes one to stagger (Psalm 75:9). This, and so much more, comes with the cup symbol. (Cf. John L. McKenzie,, SJ, "Dictionary of the Bible." New York, Bruce Publishing, 1965)

In Mark’s gospel (14:22) we are told, "and all drank from it." But in Matthew, Jesus gives the command, "Drink from it all of you." Again Matthew shows Jesus in command of the events. He is inviting us to share in his fate. It is the "blood of the covenant" (Exodus 24:8) – a reminder of Moses sealing the covenant with God and sprinkling animal blood on the people. Now the blood "will be shed on behalf of many." God’s Servant is going to suffer and he accepts the cup for our sake. The focus is on what Jesus has been doing and continues to do– forgive sins (1:21; 6:12; 9:6). Will we accept this cup too – Matthew adds: "for the forgiveness of sins."

Drinking the cup also reminds us that there will be a future time when, with Jesus and one another, we will drink "the fruit of the vine" at the banquet in the kingdom. Until then, "from now on," Jesus must suffer. Things will be complete, someday; but not yet. So, we drink the cup to remember Christ’s suffering and promise of a future fulfillment.

The setting is a Passover meal; a meal shared by family and loved ones. Jesus ate many meals with friends, sinners and outcasts, and this is his last meal with his disciples. When Jesus ate with others a bond was created with those at table with him. We should not feel shy or less as we gather at table. We reach out to drink the cup, not because we are perfect disciples, but needy ones. We want to lead the life Jesus has invited us to, but we need help. So, we drink from the cup of the blood Jesus shed for us – for forgiveness and healing.

At this meal we are reminded of the bond that exists between us and Christ. The meal keeps the bond unbreakable. God will certainly not break it. If we should, then we remember the cup, blood poured out for the forgiveness of sin. Forgiveness given – we drink again.

Jesus is the faithful one in the story: certainly not the traitorous Judas and the overconfident Peter. Jesus expresses his fidelity by taking and drinking from the cup. We come forward to take the drink that expresses our desire to follow Jesus’ way, whatever the cost. We take the cup that enables us to live out the desire we have to be disciples of Christ – in act, as well as desire.

How many times and for what occasions have we raised a "cup of wine" and said words? ....After a funeral our words celebrate the deceased and we console one another over our loss; at a wedding when a parent, or member of the wedding party, toasts the newly married with words about the joys and sacrifices that lie ahead; at the news of the birth of a child, or a graduation from college or high school; on New Year’s Eve as we bid the old year goodbye and hope for the best in the new year; over a special meal when we propose marriage; to celebrate the return of a son or daughter from the war zone, etc.

The "cup" we share says so much about thanksgiving, relief, joy, hope, community and, of course, sacrifice. We are no strangers to any of the above. Even if it hasn’t been our usual custom – when we receive communion today, conscious of our human need to celebrate and the reality of the sacrifices discipleship requires, we take and drink from the cup, as we remember and hope.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đừng lạm dụng Lời Chúa và giam giữ Thánh Thần Chúa .
Pt Huỳnh Mai Trác
06:06 11/04/2014

“ Trong những ngày Chay Thánh, Chúa đến gần với chúng ta và Giáo Hội và đưa chúng ta vào Tam Nhật Thánh, đến sự chết và sự Sống Lại của Chúa Giêsu” khi Đức Giáo Hòang giải thích về Phụng Vụ .

Chúa Giêsu kể dụ ngôn như sau : Thiên Chúa để lại một thửa đất vườn nho mà Chúa đã gầy dựng nên với bàn tay của Ngài như là gia nghiệp”. Chúng ta đọc trong Tin Mừng là người chủ đã trồng một vườn nho, làm một hàng rào, đặt một thùng ép rượu và xây một chòi canh”. Ông ta đã xây dựng với tất cả lòng ưu ái”. Rồi ông ta giao lại cho những người làm vườn nho”.

Thiên Chúa cũng đã làm như vậy cho chúng ta: Ngài cũng đã ban cho chúng ta sự sống và Ngài hứa sẽ trở lại để cứu chúng ta . “Trái lại, những người làm vườn nho thấy đây là một mối lợi lớn, một mại bản tốt: vườn nho thật là đẹp, chúng ta hãy chiếm lấy, vườn đó là của chúng ta !”.

Dụ ngôn của Chúa Giêsu được giải thích như sau : đó là thảm trạng của những người được giao làm vườn nho mà cũng là thảm trạng của chúng ta nữa”. Đúng thế, những người này đã chiếm lấy Lời của Chúa làm của riêng mình . Và Lời của Chúa trở thành lời của họ . Lời đó đem lại lợi lộc cho họ, trở nên lý tưởng của họ, thần học của họ, và để làm khí cụ cho họ .

Đến nỗi mỗi người giải thích như ý muốn của họ, theo như lòng ham muốn của họ . “Và họ tìm mọi cách để bảo vệ nó . Điều này đã xẩy ra với Chúa Giêsu, bởi vì “các thầy cả thượng tế và người Pharisêu biết rằng Chúa ám chỉ họ khi Chúa nói dụ ngôn này, bởi vậy họ tìm cách bắt và giết Chúa . Và hiểu theo cách này thì Lời Chúa bị giết chết và Lời Chúa bị giam cầm lại” .

Đức Giáo Hòang khơi lên cho chúng ta là phải hành động thế nào để Lời Chúa không bị giết chết, cũng như không cưởng đọat Lời Chúa làm của riêng mình mà biết vâng phục và không cầm giữ Chúa Thánh Thần . Ngài chỉ cho chúng hai lối đơn sơ : là lòng khiêm tốn và lời cầu nguyện .

Với lòng khiêm tốn và lời cầu nguyện, chúng ta tiến bước trong việc lắng nghe Lời Chúa và vâng phục Giáo Hội của Chúa . Và như vậy, điều đó không xẩy ra với chúng ta như đã xẩy ra với những người này : chúng ta không giết chết Lời Chúa mà hòan tòan tin tưởng vào Lời Chúa chứ không phải là Lời mà chúng ta biến đổi theo ý muốn của chúng ta . (Nguồn Tin :News.va) .

 
Ba nét nổi bật trong đời sống tâm linh của vị Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:07 11/04/2014
Đức Piô X được gọi là “Giáo Hoàng của Bí Tích Thánh Thể”, vì Ngài đã cho phép trẻ em đến tuổi khôn được rước lễ vỡ lòng. Đức Lêô XIII là “Giáo Hoàng của Kinh Mân Côi”, vì nêu gương và cổ võ phép lần hạt. Đức Gioan XXIII là “Bon Papa”, vì Ngài hiền lành và khiêm nhường. Đức Gioan Phaolô I trên tòa thánh Phêrô chỉ có 33 ngày cũng nhận được biệt danh “Giáo Hoàng của nụ cười”, vì khi xuất hiện trước công chúng Ngài luôn để lại nụ cười thật tươi. Đức Gioan-Phaolô II là “Giáo Hoàng của những kỷ lục”: kỷ lục đi xa, kỷ lục phong thánh, kỷ lục gặp gỡ, kỷ lục diễn văn, đặc biệt Ngài là “Giáo Hoàng của Đức Mẹ”.

Nhìn lại 26 năm Giáo hoàng của ngài, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II đã để lại cho Giáo Hội và cho nhân loại, không chỉ về gương sáng đời sống thánh thiện, tình yêu mục tử, các nhân đức anh hùng…mà còn là những công trình về luân lý, xã hội, mục vụ, triết lý, thần học…

Nhân dịp Đức Thánh Cha Phanxicô phong hiển thánh cho hai vị Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II vào Chúa Nhật 27- 4 tới đây, xin điểm lại ba nét chính yếu trong đời sống tâm linh của Đức Gioan-Phaolô II, một Giáo Hoàng có đời sống nội tâm sống động. (x. Bài giảng Chúa Nhật, Tòa TGM Sài Gòn, số 4.2014, tr. 58-66).

1. Say mến Chúa Giêsu Thánh Thể

Từ thuở nhỏ, cậu bé Karol đã chứng tỏ một tâm tình đạo đức sâu xa. Mỗi sáng trước khi đến trường, cậu luôn luôn ghé lại nhà thờ cầu nguyện trước Thánh Thể. Một người bạn thường học chung với Wojtyla đã ghi trong hồi ký của mình: "Cứ mỗi lần ôn xong một bài học, Karol rời khỏi phòng và một lúc sau mới trở lại. Có lần, vì cánh cửa không được đóng kín, tôi thấy Karol đang quỳ cầu nguyện. Karol thể hiện lòng đạo đức một cách rất kín đáo".

Lòng đạo đức của song thân đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Karol, chính cậu đã xác nhận: "Chính mẹ tôi đã dạy cho tôi cầu nguyện và say mến Chúa Giêsu Thánh Thể. Sau khi mẹ tôi chết, rồi tiếp theo đó người anh cả cũng chết theo, và như vậy tôi sống đơn côi với cha tôi, một người có lòng đạo đức thâm sâu. Hằng ngày tôi có thể quan sát lôi sống khắc kỷ của ngài. Trước đây ngài theo binh nghiệp, và sau khi mẹ tôi qua đời, cuộc sống của ngài trở thành lời cầu nguyện liên lỉ. Những thử thách đau đớn ập đến trên ngài đã mở ra nơi ngài những chiều sâu thiêng liêng bao la, nỗi buồn của ngài biến thành lời cầu nguyện. Thỉnh thoảng thức giấc lúc nửa đêm, tôi thấy ngài vẫn quỳ gối cầu nguyện, như tôi thường thấy ngài quỳ trong nhà thờ. Chỉ nhìn ngài quỳ gối tôi cũng đã nhận được một ảnh hưởng quyết định những năm niên thiếu của tôi. Gương sáng của ngài đủ để dạy cho tôi về kỉ luật và ý thức bổn phận" (x. Hồng ân và huyền nhiệm, tr. 18).

Khi nhận lời làm Giám mục Phụ tá giáo phận Cracovia vào năm 1958, Đức Karol đã ghé vào nhà nguyện Dòng Ursuline, sấp mình cầu nguyện trước Thánh Thể tám tiếng đồng hồ. (x. Ấn tượng Gioan-Phaolô II, tr. 54)

Vào năm 1978, khi tuyển chọn vị tân Giáo hoàng, yếu tố đè nặng trên quyết định của các Hồng Y: chọn một người suy niệm và cầu nguyện để làm Giáo hoàng. Và các vị nhận ra nơi Hồng Y Karol Wojtyla, một mẫu gương để cầu nguyện.

Thật vậy, cầu nguyện là nền tảng mọi hoạt động nhân bản và mục vụ của Đức Gioan-Phaolô II. Khi lên ngôi Giáo hoàng, dù bận bịu biết bao công việc, mỗi ngày ngài dành nhiều giờ trước Thánh Thể, trung bình bảy tiếng mỗi ngày. Ngài nói: "Cả thế giới có quyền chờ đợi nhiều nơi Giáo hoàng nên Giáo hoàng sẽ không bao giờ cầu nguyện cho đủ".

Học giả Jean Guitton, thuộc Hàn Lâm viện Pháp viết về ngài: "Khi tham dự Thánh lễ của ngài, người ta có cảm tưởng đang thông phần vào cuộc gặp gỡ của riêng một người với một mình Thiên Chúa" (x. Ấn tượng Gioan Phaolô II, tr. 38).

Trước mỗi chuyến công du, ngài cầu nguyện rất nhiều, xưng tội trước khi đi công du. Ngài vẫn giữ thói quen rất lành thánh là xưng tội hằng tuần. Ngài cổ võ mạnh mẽ cho việc tôn sùng Thánh Thể. Khi viết về những giáo huấn liên quan đến đức tin, ngài thường quỳ gối viết trước Thánh Thể, gần giống như Thánh Thomas Aquino dựa đầu vào Nhà Tạm trước khi nói về Thánh Thể (x. Đối thoại với Đức Gioan Phaolô II, tr. 52)

2. Sùng kính Mẹ Maria

a. Khẩu hiệu của Ngài là “Totus Tuus”.

Đây là những chữ trong lời kinh dâng mình cho Đức Mẹ, khởi xướng từ phong trào tận hiến do thánh Louis Marie Grignion de Montfort, mà Đức Gioan-Phaolô II đã đọc và đã sống từ những ngày còn rất trẻ: “Tất cả của con là của Mẹ, con hoàn toàn thuộc về Mẹ”. Âm điệu lời kinh ấy đã đi vào nhịp điệu cuộc đời của ngài và cứ thế làm nên sức sống không ngừng tươi trẻ của mùa dâng hiến. Tiểu sử kể lại rằng: thời trung học ngài đã tích cực tham gia phong trào “chuỗi kinh Mân Côi sống” để cổ võ lòng yêu mến Đức Mẹ, xây dựng tình hiệp thông và thêm tinh thần can đảm kinh qua những gian khổ dưới thời Đức quốc xã. Với chúng ta, cái tên Auschwitz có chăng chỉ là những hình ảnh tĩnh mang tính sử liệu của một thời đã qua, nhưng với Đức Gioan-Phaolô II, đó vẫn mãi còn là chuỗi sự kiện sống động kinh hoàng của “văn hóa sự chết”, mà sống còn qua những năm tháng “khói lửa” ấy là nhờ vào sự gìn giữ của Mẹ Maria. Chính vì thế, khi được chọn làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Krakow, ngài đã không lưỡng lự ghi tên Mẹ Maria và trong huy hiệu và chọn lời kinh dâng hiến cho Đức Mẹ làm châm ngôn phục vụ: “Totus Tuus: trọn đời con thuộc về Mẹ”.



Ngày 02 tháng 10 năm 2003, người ta thấy xuất hiện trên các quầy sách đạo một cuốn sách tựa đề “50 ngày đáng nhớ dưới triều đại Đức Gioan-Phaolô II” của cha Joseph Vendrisse, linh mục thừa sai Châu Phi, Pères Blancs, làm thông tín viên của tờ Figaro tại Vatican. Cuốn sách kể lại 50 biến cố quan trọng, lồng trong 50 ngày làm việc, cũng là minh họa 50 hạt kinh trong chuỗi Mân Côi sống mà Đức Gioan-Phaolô II đã ngày từng ngày thực thi không mệt mỏi trên hành trình sứ vụ. Đời ngài là chuỗi kinh Mân Côi, nên đích thực ngài là “Giáo Hoàng của Đức Mẹ”.

b. Ngài rất yêu mến Mẹ Maria.

Ngay từ những năm đầu của triều đại Giáo Hoàng, Đức Gioan-Phaolô II đã cho thế giới biết ngài quan tâm thế nào đến việc nêu gương tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Nếu Thông điệp Redempror Hominis (1979) là xác quyết lòng tin và là đề cương cho việc phục vụ Dân Chúa, thì Thông điệp Redemptoris Mater (1987) chính là đối xứng không chỉ về phương diện từ ngữ mà còn về tấm lòng noi gương Đức Maria mà phục vụ Đấng Cứu Thế.

Và không chỉ là quyết chí trên bình diện lý thuyết mà còn rất cụ thể hơn bất cứ Giáo Hoàng nào, Đức Gioan-Phaolô II vô cùng gắn bó với những truyền thống tôn vinh Đức Maria và luôn nêu cao tấm gương hiệp thông, đặc biệt là đích thân đến kính viếng Đức Mẹ tại những nơi được truyền thống mỗi dân tộc nâng niu tôn kính. Tại quê hương Ba Lan, ngài bộc lộ lòng yêu mến Đức Mẹ màu đen; tại Lộ Đức, ngài tôn sùng Đức Maria Vô Nhiễm; tại Fatima, ngài lần hạt cầu cho cả thế giới; tại Châu Mỹ Latinh, ngài cùng với người dân bản xứ cầu kinh cùng Đức Mẹ Gudalupe; và khi ngỏ lời với con dân Việt Nam, ngài không bao giờ quên nhắc đến Đức Mẹ La Vang.

Tháng 10 năm 2002, chuẩn bị mừng 25 năm Giáo Hoàng, ngài gửi đến mọi thành phần dân Chúa bức Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” về Kinh Mân Côi, lặp lại xác tín và lòng yêu mến Đức Mẹ. Và dịp Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2003, ngài chỉ muốn nhắc lại xác tín này là “hãy cùng với Đức Maria mà chiêm ngắm, bước theo và sinh Chúa Giêsu cho những người đồng thời với mình”. Vẫn chỉ là làm chứng và nêu gương yêu mến Đức Mẹ. Xin bật mí: có hai xuất phẩm bán chạy nhất trong giới Công Giáo thời gian qua, đó là sách Giáo Lý Công Giáo và cuốn băng ghi hình Đức Gioan-Phaolô II lần hạt trên nền nhạc hòa tấu Bach và Handel. Đúng là “lời nói lung lay gương bày lôi kéo” của Đấng mến yêu Đức Mẹ Maria. (x.Từng bước một thôi, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, tr. 217-222).

c. Biến cố đặc biệt ngày 13 tháng 05 năm 1981.

Ngài đã được Đức Mẹ cứu sống một cách lạ lùng trong ngày 13.5.1981. Hôm đó là cuộc tiếp kiến vào Thứ Tư hằng tuần bắt đầu lúc 17g00. Sau khi ngài ôm hôn một em bé, một thanh niên Thổ Nhỉ Kì, Ali Agca, 23 tuổi, đã nổ liên tiếp nhiều phát súng vào ngài. Ali Agca chỉ đứng cách ngài khoảng 20 bước và 2 viên đạn 9mm có sức công phá rất lớn đã gây thương tích ở bụng, cùi tay bên phải và ngón tay trỏ ở bàn tay trái ngài.

Ngài ngã xuống. Ngay lập tức, ngài được đưa đến Bệnh viện Gemelli. Ngài nhắm mắt, rất đau đớn nhưng không ngừng lặp lại những lời nguyện tắt "Maria, Mẹ của con". Đó là lời cầu nguyện sâu xa thốt lên từ nỗi đau lớn lao. Khi đến bệnh viện ngài mới ngất xỉu.

Đức ông thư ký ban phép xức dầu cho ngài trong phòng mổ, ngay trước cuộc phẫu thuật, khi ngài đã ngất đi. Cuộc giải phẫu do năm bác sĩ thực hiện, kéo dài năm tiếng 20 phút. Thật lạ lùng, trong lúc xuyên qua thân xác ngài, viên đạn đã không hủy diệt một cơ quan chính yếu nào cả. Viên đạn 9mm là một thứ đạn rất mạnh. Để cho nó không gây nên những tàn phá không thể cứu chữa được trong phần rất phức tạp của cơ thể, nó phải xuyên qua cơ thể theo một đường đi khác thường. "Nó đi gần động mạch chính vài mm thôi. Nếu nó đi trúng động mạch đó thì chết tức khắc".

Ngài bị cắt 55cm ruột và mất 3/4 máu. Bác sĩ Buzzonetti đã nói rằng tình trạng của ngài rất nguy kịch, huyết áp tụt xuống rất thấp và nhịp tim hầu như không còn. Nhưng cuối cùng thì mọi việc đều ổn.

Ngay hôm sau vụ mưu sát, vừa mới tỉnh, câu hỏi đầu tiên của ngài là: "Chúng ta đã đọc kinh tối chưa?". Lúc đó đã 12 giờ trưa hôm sau. Sau đó là lời cám ơn và xin lỗi vì tất cả những sự phiền hà đã gây ra cho các bác sĩ, y tá, nhân viên hiện diện. Năm ngày sau, trước khi rời khỏi phòng mổ, ngài đã gặp Giáo sư Crucitti, bác sĩ giải phẫu nổi tiếng quốc tế và là người đã giải phẫu cho ngài. Ngài biếu ông một bức tranh của họa sĩ M. Fanfani, bức trang vẽ Đức Mẹ Chestochowa. Ngài nói:"Thưa giáo sư, xin nhận món quà này để tỏ lòng biết ơn của tôi về những gì giáo sư đã làm". Sau này Giáo sư Crucitti cảm động thuật lại :" Lúc đó tôi đã khóc, như tôi đang khóc bây giờ đây".

Ngày đầu tiên sau khi giải phẫu, ngài đã rước lễ. Ngày hôm sau, ngài có thể đồng tế Thánh lễ trên giường bệnh.

Lúc ngài quá yếu không thể tự đọc kinh nhật tụng được thì mọi người xung quanh phải đọc lớn tiếng trước mặt ngài, để ngài hiệp thông bằng lòng trí. Ngay khi có thể đọc được là ngài đọc theo bè cùng với họ. Mỗi buổi chiều ngài cử hành Thánh lễ và đọc kinh cầu Đức Mẹ. Ước muốn lớn nhất của các nhân viên là tham gia vào các buổi lễ đó.

Trong thời gian ở bệnh viện, ngài không bỏ kinh nhật tụng hoặc bất cứ kinh nguyện thường lệ nào, lần hạt Mân Côi, đi Đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu (người ta thường đọc suy gẫm bên giường của ngài).

Mỗi ngày, ngài viếng Thánh Thể nhiều lần tại nhà nguyện của các nữ tu Maria Bé Thơ. Tư thế quen thuộc của ngài là quỳ xuống đất, một lúc sau, quỳ trên ghế băng, đặt đầu vào trong hai bàn tay.

Ngài thường đến bên cửa sổ để ban phép lành cho các bệnh nhân. Những bệnh nhân không thể thấy ngài thì ngài mời họ trong buổi tối cuối cùng, họ nằm trên giường hoặc ngồi trên xe lăn. Lúc 7 giờ sáng là lúc nhân viên ca ngày đến thay phiên cho nhân viên ca đêm, ngài bắt đầu một kinh Lạy Cha đọc chung, đôi khi là một bài hát hoặc một lời chúc lành.

Sau này ngài thuật lại: "Ngay lúc tôi ngã xuống tại quảng trường Thánh Phêrô, tôi đã có linh tính rõ rệt là tôi sẽ được cứu. Ngày đó, bàn tay của một người siết cò súng để hại tôi, nhưng bàn tay của một Đấng đã lái hướng đi của viên đạn để cứu tôi" (x. Hồng ân và huyền nhiệm, tr. 361).

Sự che chở của Mẹ Maria đã cứu thoát ngài trong biến cố đó, đối với ngài không thể nghi ngờ được, và phép lạ đã được chính thức hóa bởi ngày xảy ra biến cố: ngày kỉ niệm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima (13.5).

Một năm sau, vào các ngày từ 12-15.5.1982, ngài đi Fatima tạ ơn Đức Mẹ và dâng cho Mẹ viên đạn do Ali bắn vào ngài. Viên đạn này đã được kết vào triều thiên của Mẹ.

Trong ngày lễ Truyền Tin năm 1984, ngài đọc kinh tận hiến thế giới cho Mẹ Maria như Mẹ đã yêu cầu ở Fatima.

Mười năm sau khi bị mưu sát, trong các ngày từ 10-13.5.1991, ngài lại đến Fatima dâng lời tạ ơn.

Ngày 12 và 13.5.2000, Đức Gioan-Phaolô II đã hành hương Fatima lần thứ ba trong nhiệm kỳ Giáo hoàng của ngài. Ngài đã tuyên Chân phước cho hai trẻ chăn chiên: Phanxicô và Giaxinta, và để tạ ơn Mẹ Maria về sự che chở của Mẹ trong suốt nhiệm kỳ Giáo hoàng của ngài. Khoảng 60.000 tín hữu thuộc 24 quốc gia, đã quy tụ tại Fatima chung quanh ngài trong hai ngày 12 và 13-5. Ngay từ buổi chiều ngày 12, vừa mới tới, ngài đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ trong nhà nguyện ghi dấu các cuộc hiện ra,và một bầu khí thinh lặng đã phủ xuống trên cả quảng trường rộng mênh mông: không một tiếng động, không một giọng nói, không một sự chia trí nào: đây là sự thinh lặng của đức tin tôn nghiêm, tất cả đã lồng mình vào lời cầu nguyện thầm lặng của Đức Thánh Cha, còn ngài thì đang trầm mình ngây ngất trong cầu nguyện: chỉ còn một trái tim, một linh hồn với vị chủ chăn trước nhan Đức Maria.

Năm tháng sau, vào Tháng Mân Côi năm Đại Toàn Xá 2000, tượng Đức Mẹ Fatima được rước từ Bồ Đào Nha về Rôma, và Chúa Nhật 08.10.2000, Đức Gioan-Phaolô II long trọng tận hiến toàn Giáo Hội và thế giới cho trái tim vô nhiễm Mẹ Maria (x. Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II với Fatima, tr. 36)

Ngài đã đi hành hương hầu hết những nơi Đức Mẹ đã hiện ra như Ý, Lộ Đức, Fatima, Mễ Du....

Đức Gioan-Phaolô II rất trung thành với Chuỗi Mân Côi, ngài lần hạt từng ngày.Vào mỗi thứ Bảy đầu tháng, ngài lần hạt chung với giáo dân tại Hội trường Phaolô VI. Dịp các Đức Giám Mục hành hương năm 2000, ngài mời chị Lucia đến đọc Kinh Mân Côi, chị đọc một bè bằng tiếng Bồ Đào Nha, ngài và các Giám mục đọc một bè bằng tiếng La Tinh.

Ngài đã viết hai văn kiện lớn về Đức Mẹ:

- Thông điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Độ), công bố ngày 25.3.1987, để chuẩn bị Năm thánh Mẫu, bắt đầu từ lễ Hiện Xuống năm 1987 và bế mạc ngày lễ Mông Triệu năm 1988.
-Tông thư Rosarium Vigilis Mariae (Kinh Rất Thánh Mân Côi) công bố ngày 16.3.2002.

Chính ngài đã thêm vào Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng và công bố Năm Mân Côi (từ tháng 10.2002 đến tháng 10.2003).

3.Tôn kính các Thánh

Đức Gioan-Phaolô II có lòng tôn kính đặc biệt đối với các Thánh, nhất là các Thánh tử đạo. Ngài là người đạt kỷ lục trong việc tôn phong các Thánh và Chân phước. Ngài tôn phong 1.322 Chân phước và 457 vị Hiển thánh, trong đó có 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam và 120 vị thánh tử đạo Trung Hoa. Con số vị Thánh và Chân phước được ngài tôn phong hơn tổng số các vị mà các Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài tôn phong trong vòng 400 năm trước đó.

Ngài đặc biệt kính mến Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo Ba Lan. Chính cuộc đời của vị Thánh tử đạo này đã soi sáng cho ngài về ý nghĩa của đau khổ và tử đạo. Thánh nhân sinh năm 1030 tại mạn Bắc Ba Lan, được bổ nhiệm làm Giám mục Cracovia ngày 08.5.1072. Năm 1972, nhân dịp kỷ niệm 900 năm Thánh nhân được bổ nhiệm làm Giám mục Cracovia, Hồng Y Woityla đã phát biểu rằng, Thánh Stanislao đã để lại một dấu ấn không thể xóa mờ trên định mệnh của Giáo Hội cũng như trên định mệnh chính quê hương. Tôn kính đặc biệt Thánh Stanislao, vị Giám mục đã dùng chính mạng sống mình để lên án tố cáo những hành động gian ác và cuộc sống vô luân của nhà vua. Đức Gioan-Phaolô II luôn ý thức cách đặc biệt rằng ngài cũng chịu đau khổ ngay cả tử vì đạo vì lòng ái quốc, vì tôn giáo, vì tự do con người. Đối với ngài, người đã và đang kinh qua đau khổ vì Giáo Hội, vì những quyền cơ bản của con người, thì không có cái chết nào cao cả hơn cái chết cho công lý và tự do cũng như cho tôn giáo. Chính vì thế, trong Tông thư đề ra đường hướng chuẩn bị Năm Thánh 2000, ngài đã kêu gọi mọi Giáo Hội địa phương viết lại chứng từ của các vị tử đạo trong những thập niên gần đây.

4. Thay lời kết

Nhân sự kiện Đức Gioan-Phaolô II được tuyên phong Chân Phước vào ngày 1.5.2011, Linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Tùng, Giáo sư Giáo sử ĐCV Thánh Giuse Sài gòn đã dày công nghiên cứu và viết cuốn sách” “Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II”, với những tư liệu chính xác và quý giá về đời sống và sứ vụ của ĐGH Gioan-Phaolô II.

“Thiên Chúa đã chọn Đức Karol Wojtyla như khí cụ đặc biệt, để thể hiện mầu nhiệm về sự khôn ngoan, thánh thiện, quyền năng quan phòng và tình thương vô biên của Ngài trên Giáo Hội cũng như trên toàn thể nhân loại, qua cuộc đời và sự nghiệp của Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II.

Như lời Đức Hồng Y Stanislaw khi trả lời phỏng vấn Nhật báo Avvenire ngày 15.1.2011: “Tôi đã được may mắn sống bên cạnh Đức Gioan - Phaolô II hơn 40 năm, nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi chưa biết tất cả sự phong phú nội tâm của ngài. Chúng ta chỉ nghĩ tới các cử chỉ là Giáo Hoàng của ngài mà thôi. Sau bao nhiêu năm chúng ta tái khám phá ra các giá trị của chúng, không phải chỉ đối với các tín hữu, mà đối với toàn thể nhân loại”. Thật vậy, với một “Vĩ nhân của thời đại” như Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II, những công trình nghiên cứu về ngài sẽ còn phải được tiếp tục ở nhiều phương diện khác nhau: lịch sử, linh đạo sống, tư tưởng triết học, thần học, hoạt động mục vụ…và nhiều lãnh vực chính trị, xã hội mà Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II đã sống, đã thể hiện trong suốt gần 85 năm cuộc đời của ngài” ( tr. 371).

Được các sử gia mệnh danh là “Vị Tông Đồ hoạt động không mệt mỏi” và các phương tiện truyền thông tặng cho ngài tước hiệu “Lực sĩ của Chúa”, Thánh Giáo Hoàng Gioan - Phaolô II đã thể hiện là vị Giáo Hoàng với hoạt động mục vụ không ngơi nghĩ. Tất cả là nhờ ngài kín múc nguồn sức mạnh nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, từ Đức Trinh Nữ Maria và từ các Thánh. Chính Thánh nhân đã bộc bạch tâm tình: "Tôi vẫn luôn xác tín rằng, nếu tôi muốn thỏa mãn cơn đói nội tâm của người khác, theo gương Đức Maria, trước tiên chính tôi phải lắng nghe Lời Chúa và suy đi nghĩ lại trong lòng (x. Lc2,19). Đồng thời, càng ngày tôi càng hiểu rõ hơn, người Giám Mục cũng phải biết lắng nghe những người mà mình loan báo Tin Mừng".

Khi phong thánh cho Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II, Giáo Hội muốn khẳng định rằng: đời sống và tất cả công trình của ngài chính là công trình của Tình Yêu, của lòng thương xót Chúa dành ban cho nhân loại.Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II được Giáo Hội tôn phong như một mẫu gương thánh thiện cho toàn Giáo Hội, sự tôn phong này như tiếng vang vọng lời của Chúa Giêsu: “Các con hãy nên thánh như Cha các con trên trời là Đấng Thánh” (Mt 5,48).
 
Đức Thánh Cha cổ võ các dự án chống bắt trẻ em lao động nô lệ và đi linh
LM. Trần Đức Anh OP
11:04 11/04/2014
VATICAN. Sáng ngày 11-4-2014, ĐTC đã tiếp kiến các đại diện của Văn Phòng Công Giáo quốc tế về trẻ em, gọi tắt là BICE, và ngài đặc biệt chống lại tệ nạn bắt trẻ em lao động như nô lệ và phải đi lính.

ĐTC nhắc lại sự kiện Văn phòng Bice được thành lập sau khi ĐGH Piô 12 lên tiếng bênh vực trẻ em hậu thế chiến thứ 2. Từ đó tổ chức này luôn dấn thân thăng các quyền của trẻ em và góp phần vào Hiệp ước của LHQ cách đây 25 năm về việc bảo vệ các quyền của trẻ em.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC khẳng định rằng: ”Ngày nay, điều quan trọng là tiếp tục thi hành các dự án chống lại tệ nạn trẻ em phải lao động như nô lệ, trẻ em bị xung vào quân ngũ và mọi thứ bạo hành chống trẻ vị thành niên. Nói một cách tích cực, cần tái khẳng định quyền của trẻ em được lớn lên trong một gia đình, với cha với mẹ có khả năng kiến tại một môi trường thích hợp cho sự phát triển và sự trưởng thành tình cảm của các em”.
ĐTC nói thêm rằng ”Những điều trên đây đồng thời cũng bao gồm quyền của các cha mẹ được giáo dục con em mình về luân lý và tôn giáo. Và về vấn đề này tôi muốn bày tỏ sự phủ nhận của tôi đối với mọi sự thí nghiệm giáo dục trên trẻ em. Không thể thí nghiệm trên trẻ em và người trẻ. Những kinh hoàng trong việc lèo giáo dục như chúng ta đã thấy trong các chế độ độc tài giệt chủng hồi thế kỷ 20, vẫn chưa biến mất; chúng còn có tính chất thời sự dưới những bộ áo và đề nghị hác nhau, dưới chiêu bài tân tiến, chúng thúc đẩy các trẻ em và người trẻ tiến bước trên con đường độc tài của ”tư tưởng duy nhất”.

ĐTC nhắc nhở rằng ”Làm việc cho các nhân quyền đòi phải luôn giữa cho việc huấn luyện về nhân loại học được sinh động, được chuẩn bị kỹ lưỡng về thực tại con người, và biết trả lời cho những vấn đề và thách đố do các nền văn hóa hiện đại đề ra, cũng như não trạng được phổ biến qua các phương tiện truyền thông. Đối với anh chị em, vấn đề ở đây là cống hiến cho các vị lãnh đạo và nhân viên một sự thường huấn về nhân loại học trẻ em, vì các quyền lợi và nghĩa vụ có nền tảng nơi nền nhân lại học ấy và việc đề ra các dự án giáo dục cũng lệ thuộc vào đó”.

ĐTC cũng nhân danh toàn thể Giáo Hội xin lỗi vì những vụ vi phạm các quyền của trẻ em cho một số linh mục gây ra, những vụ lạm dụng tính dục trẻ em. ”Giáo Hội ý thức về những thiệt hại này. Đó là một lỗi bản thân và luân lý .. nhưng họ là những người của Giáo Hội. Và chúng tôi không muốn thối lui trong những biện pháp xử lý vấn đề này và hình phạt phải được đề ra. Trái lại, tôi tin rằng chúng ta phải rất mạnh mẽ, vì đối với các trẻ em không được đùa giỡn” (SD 11-4-2014)
 
Đức Thánh Cha cổ võ bênh vực quyền sống
LM. Trần Đức Anh OP
11:04 11/04/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-4-2014, dành cho 470 đại biểu của Phong trào Italia bênh vực sự sống, ĐTC tái bênh vực quyền sống và tố giác sự tách biệt giữa kinh tế và luân lý.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ông Carlo Casini, Đại biểu quốc hội Italia và là Chủ tịch Phong trào bênh vực sự sống tại nước này, cùng với các vị chủ tịch các trung tâm trợ giúp sự sống ở Italia.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC khẳng định rằng ”sự sống con người là thánh thiêng. Mỗi dân quyền đều dựa trên sự nhìn nhận quyền đầu tiên và cơ bản là quyền sống. Quyền này không bị tùy thuộc một điều kiện nào, về chất lượng, kinh tế, và càng không tùy thuộc điều kiện ý thức hệ. ”Vì thế, cũng như giới răn 'chớ giết người' đặt giới hạn rõ ràng để đảm bảo giá trị sự sống con người, thì ngày nay chúng ta cũng phải chống lại thứ kinh tế loại trừ và bất công”. Nền kinh tế này giết người.. nếu người ta coi con người tự nó là một sản phẩm tiêu thụ, có thể dùng rồi vứt bỏ đi. Như thế chúng ta mở màn cho một nền văn hóa loại bỏ, và thậm chí còn thăng tiến nền văn hóa ấy nữa” (Evang. gaudium, 53). Và như thế cả sự sống cũng bị gạt bỏ”.

ĐTC cũng cảnh giác rằng: ”Một trong những rủi ro lớn nhất thời đại chúng ta đang gặp phải là sự tách biệt giữa kinh tế và luân lý, giữa những khả thể do thị trường với mọi kỹ thuật tân tiến mang lại và những qui luật luân lý đạo đức sơ đẳng của bản tính con người, ngày càng bị lơ là. Vì thế, cần tái khẳng định sự cương quyết chống lại mọi sự trực tiếp vi phạm sự sống, nhất là sự sống của những người vô tội và vô phương thế tự vệ, và thai nhi còn ở trong lòng mẹ là người vô tội.”

ĐTC đã ứng khẩu kể lại một giai thoại xảy ra cách đây nhiều năm: ”Một bác sĩ kia đã đến gặp tôi. Ông mang theo một gói và nói: 'Thưa cha, con muốn để lại cái này cho cha. Đây là những dụng cụ mà con đã dùng để phá thai. Con đã tìm được Chúa, con đã hối hận, và giờ đây con chiến cấu cho sự sống! Và ông trao cho tôi những dụng cụ đó. Chúng ta hãy cầu nguyện cho bác sĩ ấy!” (SD 11-4-2014)
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Ơn Khôn Ngoan
Phaolô Phạm Xuân Khôi
15:57 11/04/2014
“Ơn khôn ngoan là ơn làm cho Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta ngõ hầu chúng ta nhìn tất cả mọi sự với cặp mắt của Thiên Chúa. Đó là ơn khôn ngoan…. và hiển nhiên là ơn này xuất phát từ sự thân tình với Thiên Chúa, từ mối liên hệ mật thiết của chúng ta với Thiên Chúa, như mối liên hệ của con cái với Chúa Cha.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2014 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài Giáo Lý về các Ơn Chúa Thánh Thần. Ngài giải thích về Ơn Khôn Ngoan.

* * *


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý về các ơn Chúa Thánh Thần. Anh chị em biết rằng Chúa Thánh Thần là linh hồn, là nhựa sống của Hội Thánh và của mỗi Kitô hữu: Ngài là tình yêu của Thiên Chúa là Đấng biến tâm hồn chúng ta thành nơi cư ngụ của Ngài và hiệp thông với chúng ta. Chúa Thánh Thần luôn luôn ở với chúng ta, luôn ở trong chúng ta, ở trong lòng chúng ta.

Chính Chúa Thánh Thần là “hồng ân tuyệt hảo của Thiên Chúa” (x. Ga 4:10), là quà tặng của Thiên Chúa, và Ngài thông tryền cho những ai chấp nhận Ngài những ơn thiêng liêng khác nhau. Hội Thánh xác định bảy ơn, một con số biểu tượng ám chỉ sự viên mãn, sự đầy đủ; chúng là những ơn mà chúng ta học khi chuẩn bị cho bí tích Thêm Sức, và chúng ta khẩn cầu trong kinh nguyện cổ xưa được gọi là “Bài Ca Tiếp Liên về Chúa Thánh Thần.” Các ơn Chúa Thánh Thần là: ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức và ơn kính sợ Thiên Chúa.

1. Như thế, theo danh sách này thì ơn đầu tiên của Chúa Thánh Thần là ơn khôn ngoan. Nhưng nó không chỉ là sự khôn ngoan của loài người, là kết quả của kiến thức và kinh nghiệm. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng vua Solomon, khi đăng quang làm vua dân Israel, đã xin ơn khôn ngoan (x. 1 V 3:9). Và ơn khôn ngoan chính là thế này: đó là ân sủng để có thể nhìn tất cả mọi sự với cặp mắt của Thiên Chúa. Nó chỉ đơn thuần thế này: nhìn thế giới, nhìn các hoàn cảnh, các tình thế, các vấn đề, tất cả mọi sự với cặp mắt của Thiên Chúa. Đó là khôn ngoan. Đôi khi chúng ta nhìn sự vật theo sở thích của mình, hoặc theo tình trạng tâm hồn mình, với yêu hay ghét, với ghanh tị... Không, đó không phải là cặp mắt của Thiên Chúa. Ơn khôn ngoan là ơn làm cho Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta ngõ hầu chúng ta nhìn tất cả mọi sự với cặp mắt của Thiên Chúa. Đó là ơn khôn ngoan.

2. Và hiển nhiên là ơn này xuất phát từ sự thân tính với Thiên Chúa, từ mối liên hệ mật thiết của chúng ta với Thiên Chúa, như mối liên hệ của con cái với Chúa Cha. Và khi chúng ta có mối liên hệ này thì Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn khôn ngoan. Khi chúng ta hiệp thông với Chúa, Chúa Thánh Thần như biến đổi tâm hồn chúng ta và làm cho nó cảm nhận được tất cả sự nồng ấm của Ngài và sự yêu thương đặc biệt của Ngài.

3. Như vậy Chúa Thánh Thần làm cho người Kitô hữu trở thành “khôn ngoan.” Tuy nhiên, không có nghĩa là người ấy có câu trả lời cho tất cả mọi sự, biết tất cả mọi sự, nhưng có nghĩa là người ấy “biết” về Thiên Chúa, biết Thiên Chúa hành động thế nào, biết khi nào một điều đến từ Thiên Chúa và khi nào không đến từ Thiên Chúa; người ấy có sự khôn ngoan mà Chúa ban cho tâm hồn chúng ta. Theo nghĩa này, tâm hồn của người khôn ngoan có mùi vị và hương vị của Thiên Chúa. Và quan trọng biết bao khi trong cộng đoàn của chúng ta có những Kitô hữu như thế! Tất cả mọi sự trong họ nói về Thiên Chúa cùng trở nên một dấu chỉ xinh đẹp và sống động về sự hiện diện và tình yêu của Ngài. Và đó là điều mà chúng ta không thể tạo ra, không thể tự mình sở đắc: đó là một hồng ân mà Thiên Chúa ban cho những người ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần. Chúng ta có Chúa Thánh Thần trong chúng ta, trong lòng chúng ta; chúng ta có thể lắng nghe hoặc không lắng nghe Ngài. Nếu chúng ta lắng nghe Chúa Thánh Thần, Ngài dạy chúng ta con đường khôn ngoan, Ngài ban cho chúng ta sự khôn ngoan để nhìn với cặp mắt của Thiên Chúa, nghe với đôi tai của Thiên Chúa, yêu với con tim của Thiên Chúa, và phán đoán sự việc với phán đoán của Thiên Chúa. Đó là ơn khôn ngoan mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, và tất cả chúng ta có thể có được. Chúng ta chỉ cần xin Chúa Thánh Thần ơn ấy.

Anh chị em hãy nghĩ về một bà mẹ, ở nhà, với con cái, khi một đứa con làm điều này, đứa khác nghĩ điều khác, và bà mẹ đáng thương chạy ngược chạy xuôi vì các vấn đề của con cái. Và bà la mắng con khi bà mệt mỏi, đó có phải là khôn ngoan không? La mắng con - tôi hỏi anh chị em – có phải là khôn ngoan không? Anh chị em nói gì: có phải là khôn ngoan không? Không! Thay vào đó, khi ấy bà mẹ bế đứa con lên, nhẹ nhàng khiển trách và bảo nó: “con không được làm như thế, vậy thì...”, và nói với nó một cách rất kiên nhẫn, đó có là ơn khôn ngoan của Thiên Chúa không? Có! Và đó là điều mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta trong cuộc sống của mình! Rồi trong hôn nhân, khi hai vợ chồng cãi nhau chẳng hạn, và sau đó không thèm nhìn mặt nhau, hoặc nếu có nhìn nhau, thì nhìn với gương mặt quặu cọ: đó có phải là sự khôn ngoan của Thiên Chúa không? Không! Thay vào đó, nếu họ nói, “Phải, cơn giông tố đã qua, chúng ta hãy làm hòa” và họ bắt đầu tiến bước trong an bình: đó có phải là khôn ngoan không? [dân chúng thưa: Có!] Đó, đó là ơn khôn ngoan. Chớ gì ơn này đến nhà, đến với các trẻ em, đến với tất cả chúng ta!

Và chúng ta không học được ơn này: Đây là một hồng ân của Chúa Thánh Thần. Cho nên, chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần và ơn khôn ngoan, ơn khôn ngoan của Thiên Chúa dạy chúng ta nhìn với cặp mắt của Thiên Chúa, cảm nhận bằng con tim của Thiên Chúa, nói những lời của Thiên Chúa và như vậy, với ơn khôn ngoan này, chúng ta tiến bước, chúng ta xây dựng gia đình, chúng ta xây dựng Hội Thánh, và tất cả chúng ta được thánh hóa. Hôm nay chúng ta hãy xin ơn khôn ngoan. Và chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ Maria, là Toà Khôn Ngoan, ơn này: xin Mẹ ban cho chúng ta ơn này. Cảm ơn anh chị em!

http://giaoly.org/vn/
 
Đức Thánh Cha nói về trẻ chưa sinh và người cao niên
Vũ Văn An
19:37 11/04/2014
Hôm nay, 11 tháng Tư, 2014, nói chuyện với phong trào phò sự sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại tình yêu của Giáo Hội đối với sự sống con người, nhấn mạnh rằng cần phải bảo vệ sự sống ấy nhất là ở hai giai đoạn chủ yếu là bắt đầu (trẻ chưa sinh) và kết thúc (người cao niên). Sau đây là nguyên văn lời ngài:

Anh chị em thân mến,

Tôi xin ngỏ lời chào mừng thân ái tới từng anh chị em. Tôi chào mừng Ngài Carlo Casisni và cám ơn ngài về những lời tốt đẹp ngỏ với tôi, nhưng trên hết tôi ngỏ lời cám ơn ngài về tất cả mọi công trình ngài đã thực hiện trong nhiều năm qua trong Phong Trào Phò Sự Sống. Tôi hy vọng rằng khi Chúa gọi ngài, thì chính các trẻ em sẽ ra mở cửa đón ngài vào trên ấy! Tôi xin chào mừng các vị chủ tịch các trung tâm trợ giúp sự sống và những ai có trách nhiệm đối với các dịch vụ khác nhau, đặc biệt là “Dự Án Gemma”, một dự án trong 20 năm qua, dưới một hình thức liên đới đặc biệt cụ thể, đã làm cho việc hạ sinh nhiều trẻ nhỏ trở thành khả thể mà nếu không có nó, thì các em đã không được chào đời. Xin cám ơn anh chị em vì các chứng từ anh em đưa ra để cổ vũ và bênh vực sự sống từ lúc tượng thai!

Tất cả chúng ta đã biết, sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm. Mọi dân quyền đều hệ ở việc thừa nhận quyền thứ nhất và quyền căn bản là quyền sống, một quyền không phụ thuộc bất cứ điều kiện nào, dù là phẩm chất hay kinh tế, càng không phải là ý thức hệ.

“Điều răn ‘chớ giết người’ đặt ra một giới hạn rõ ràng nhằm bảo vệ giá trị sự sống con người thế nào, thì ngày nay, ta cũng phải nói ‘chớ giết người’ như thế đối với một nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng. Nền kinh tế như thế là nền kinh tế giết chóc… Những con người nhân bản bị coi như hàng hóa tiêu thụ, để dùng rồi vứt bỏ. Chúng ta đã dựng nên một nền văn hóa ‘vứt bỏ’; nền văn hóa này đang lan tràn (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 53). Và thế là người ta vứt bỏ cả sự sống.

Một trong các nguy cơ trầm trọng nhất thời nay là việc ly dị giữa kinh tế và luân lý, giữa các khả thể do thị trường cung cấp với mọi mới mẻ kỹ thuật của nó và các qui luật sơ đẳng của bản tính con người, bị lãng quên hơn bao giờ hết. Do đó, ta cần phải xác định sự chống đối mạnh mẽ đối với mọi mưu toan trực tiếp chống lại sự sống, nhất là sự sống vô tội và yếu ớt, và trẻ chưa sinh còn trong bụng mẹ là người vô tội hơn cả. Chúng ta nhớ lại lời của Công Đồng Vatican II: “Do đó, từ giây phút được tượng thai, sự sống phải được bảo vệ với một sự săn sóc lớn nhất vì phá thai và sát nhi là những tội ác không thể nào tả xiết” (Hiến Chuế Vui Mừng và Hy Vọng, 51). Tôi còn nhớ, lâu lắm rồi, tôi có một cuộc hội bàn với các bác sĩ. Sau cuộc hội bàn ấy, tôi đã đến chào thăm họ, việc này xẩy ra lâu lắm rồi. Tôi ngỏ lời chào họ, chuyện trò với họ, và một bác sĩ mời tôi ra một chỗ. Ông có một gói đồ và ông nói với tôi: “Thưa cha, con muốn để lại chiếc gói này cho cha. Đây là những dụng cụ con từng dùng để phá thai. Con đã tìm thấy Chúa, con đã ăn năn, và hiện nay con tranh đấu cho sự sống”. Ông trao cho tôi tất cả những dụng cụ ấy. Anh chị em hãy cầu nguyện cho người đàn ông tốt lành này!

Chứng tá phúc âm này luôn cần được nêu ra cho bất cứ ai là Kitô hữu: để bảo vệ sự sống một cách can đảm và đầy yêu thương trong mọi giai đoạn của nó. Tôi khuyến khích anh chị em luôn luôn làm như thế với một phong thái gần gũi, cận kề: để mọi phụ nữ cảm thấy mình được coi như một con người, được lắng nghe, được tiếp nhận và được hỗ trợ.

Chúng ta đã nói về trẻ em: các em đông biết bao! Nhưng tôi cũng muốn nói về các ông bà, một thành phần khác của sự sống! vì ta cũng phải săn sóc các ông bà nữa, bởi các trẻ em và các ông bà đều là niềm hy vọng của một dân tộc. Các trẻ em, các người trẻ (là hy vọng) vì các em đem họ tiến lên, các em sẽ đem các dân tộc tiến lên phía trước; còn các ông bà (là hy vọng) vì các ngài có sự khôn ngoan của lịch sử, các ngài là ký ức của một dân tộc. Để bảo vệ sự sống giữa thời buổi trẻ em và các bậc ông bà rơi vào nền văn hóa vứt bỏ này và bị coi như đồ vật để phế thải. Không! Trẻ em và các ông bà là hy vọng của một dân tộc!

Anh chị em thân mến, ký ức về người mẹ lập tức xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Chúng ta hãy hướng về Mẹ chúng ta; xin ngài che chở tất cả chúng ta. Kính mừng Maria…

Hai phép lạ bảo vệ sự sống và gia đình

Trong khi ấy, trước lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan Phaolô II, cha Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho ngài, lên tiếng nhấn mạnh tới sự quan tâm đặc biệt của ngài đối với sự sống và gia đình.

Cha cho hay: Đức Gioan Phaolô II muốn được tưởng niệm vì các chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người ta. Cha nói: “Suốt nhiều năm dài trong triều giáo hoàng của ngài, ngài đã đề cập tới nhiều chủ đề, nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chính ngài nói rằng nếu có lúc nào Giáo Hội tưởng nhớ tới ngài, thì ngài thích được tưởng nhớ như vị Giáo Hoàng của sự sống và của gia đình”.

Thực vậy, hai phép lạ dọn đường cho việc phong chân phước và phong hiển thánh cho ngài đều liên quan tới sự sống và gia đình.

Về án phong chân phước, một nữ tu người Pháp là Dì Marie Simon-Pierre, vốn làm việc tại một trung tâm sinh nở, đã nhờ lời cầu bầu của Đức Gioan Phaolô II mà khỏi bệnh Parkinson.

Còn về án phong hiển thánh, phép lạ được gán cho ngài là việc chữa lành bà Floribeth Mora, người vốn cầu nguyện để chồng bà, con cái và các cháu không mất vợ, mẹ và bà.

Ngoài ra, cha Oder còn cho hay: đa số thư từ mà cha nhận được đều cám ơn Đức Gioan Phaolô II vì nhờ lời cầu bầu của ngài mà các cặp vợ chồng đã làm hòa trở lại, sinh con sinh cái. Cha bảo: “Sau tang lễ của Đức Gioan Phaolô II, nhiều gia đình được ơn sinh con cái. Họ bèn lấy tên ngài đặt tên cho đứa trẻ như Charles, Carolina, Gioan hay Giaon Phaolô, rất nhiều trường hợp như thế.

Cha nhớ trường hợp một cặp vợ chồng Đức viết thư nói về hồng ân của họ. Họ bị khủng hoảng gia đình nhưng sau đó vượt qua được cơn khủng hoảng này nhờ nghe bài giáo lý của Đức Gioan Phaolô II về gia đình. Nhất là loạt bài giáo lý của ngài tựa là “Chúa dựng nên họ có nam có nữ” về thần học thân xác.

Nhân dịp lễ phong hiển thánh sắp tới, cha Oder phân phối hàng ngàn tấm hình của Đức Gioan Phaolô II. Một số tấm hình này có chứa mảnh vải nhỏ từ chiếc áo chùng của ngài, để số đông người có thể có được một chút gì đó của vị giáo hoàng mà họ biết nhiều hơn cả trong suốt đời họ.
 
Top Stories
Pope Francis: Human life sacred and inviolable
Vatican Radio
19:41 11/04/2014
2014-04-11 Vatican - Pope Francis on Friday reiterated human life is sacred and inviolable during a meeting with Italy’s Pro-Life Movement (Movimento per la Vita), adding every civil right is based on the “first and most fundamental right,” the right to life: which is not subordinate to any condition, neither qualitative, nor economic, much less ideological.

The Holy Father said one of the most serious risks of the present age is the divorce between economics and morality, so that as the market gives us every technical innovation, it neglects more and more elementary ethical standards.

“It is must be therefore reiterated the strongest opposition to any direct attack on life, especially innocent and defenseless life, and the unborn child in the womb is the most concrete example of innocence,” said Pope Francis. “Let us remember the words of the Second Vatican Council: From the moment of its conception, life must be guarded with the greatest care while abortion and infanticide are unspeakable crimes.” ( Gaudium et Spes, 51).

Pope Francis said for a Christian, it is a part of the witness of the Gospel to protect life with courage and love in all its stages.

“I encourage you to always act with a style of nearness, of closeness: that every woman feels regarded as a person who is heard, accepted, and accompanied,” he said.

Pope Francis also showed gratitude for two specific activities of the Pro-Life Movement: The “Gemma Project”, which works with woman facing crisis pregnancies; and the “One of Us” Campaign, which is a European Union Citizens’ Initiative requesting the prohibition of EU financing of activities which involve the destruction of human embryos, especially in the areas of research, development cooperation and public health.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tặng miễn phí những bài hát trong 2 CDs Nhạc theo chủ đề Tuần Thánh & Phục Sinh
Lm. Minh Anh
14:59 11/04/2014
Huế ngày 12/4/2014

Kính thưa Quý Cha, Quý Bề Trên Cộng Đoàn,

Quý Anh Chị em giáo dân cùng các Bạn Trẻ,

Nhận thấy nhu cầu trong Giáo Phận Huế chúng con cần có một hai Albums nhạc Tuần Thánh & Phục Sinh để sử dụng trong các Giáo Xứ, Cộng Đoàn và Gia Đình; nên, nhờ sự cộng tác của một số Cha và một số Websites, con đã nhận được hàng chục Albums và hàng trăm bài thánh ca theo chủ đề và đã chọn được 2 Albums.

Sau khi hợp tuyển và chọn lọc cho Giáo Phận nhà, nay con cũng xin kính biếu Quý Cha cùng Anh Chị em 45 bài chủ đề Tuần Thương - Tuần Thánh và 52 bài Ca Mừng Phục Sinh (dạng MP3) mà theo thiển ý của con, riêng 52 bài Phục Sinh này là những bài trong số những bản thánh ca chủ đề hay nhất của nền Thánh Nhạc Việt Nam đã được ghi âm và quảng bá trên các Websites.

Con hết lòng cám ơn Quý Cha, các Websites, các Nhạc Sĩ đã quảng đại cộng tác với con. Con cũng xin miễn chấp khi không ghi ra các tựa đề, Quý Tác Giả, Ca Sĩ, Ca Đoàn… mà chỉ ghi các câu đầu vì tránh nhầm lẫn và cũng vì khả năng giới hạn của mình.

Để tải về một lúc 2 files Zip của 2 CDs, xin vào đây:

Tải 2 zip files xuống máy

Xin cám ơn cách riêng BBT Thánh Linh, Công Giáo Việt Nam và Hát Là Cầu Nguyện Hai Lần.

Nếu được, xin Quý Cha, các bạn trẻ sang ra đĩa và phổ biến rộng rãi cho các vùng sâu vùng xa.

Xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng ta.

Kính chúc Quý Cha cùng toàn thể Anh Chị em một Tuần Thánh thật thánh, một lễ Phục Sinh đầy tràn niềm vui và sức mạnh của Đấng bước ra từ huyệt mộ, Alleluia.

Lm. Minh Anh

Trưởng Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo Phận Huế.
 
Hội đồng mục vụ giáo hạt Thuận Nghĩa “nói không” với Uỷ Ban Đoàn Kết và Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc
Pv Vĩnh Nghĩa
15:16 11/04/2014
VINH - Hội đồng mục vụ (HĐMV) là trợ tá đắc lực của linh mục quản xứ, là thành phần giáo dân nòng cốt để “xây đắp tình liên đới và hiệp thông, giải quyết những vấn đề thuộc giáo xứ, giải toả những bất đồng nhằm góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa. Sống làm chứng và loan truyền Tin Mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người trong bối cảnh văn hoá xã hội ngày nay.” (Gl Điều 356.537)

Xem hình

Chiều thứ năm ngày 10/4/2014, gần 400 thành viên HĐMV các giáo xứ, các ban nghành đoàn thể trong giáo hạt đã quy tụ về giáo xứ Thuận Nghĩa để tham dự buổi tĩnh huấn Mùa Chay. Buổi tĩnh huấn diễn ra sau đợt tĩnh tâm của quý cha trong giáo hạt vào buổi sáng cùng ngày. Sau tĩnh tâm, các ngài đã ở lại giải tội và đồng dâng thánh lễ cầu nguyện cho anh em trong HĐMV vào lúc 16h15.

Chương trình tĩnh huấn HĐMV các giáo xứ khai mạc vào lúc 14h bằng bài chia sẻ của cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính. Ngài đã dành hơn hai giờ để trao đổi về vai trò, cung cách và phẩm chất của người lãnh đạo cộng đoàn và lãnh đạo nhóm. Đây là những kinh nghiệm và kỹ năng bổ ích nhằm cung cấp cho những thành viên HHĐMV và các ban nghành những hành trang cốt yếu để phục vụ giáo xứ theo mẫu gương lãnh đạo của Chúa Kitô. Trong đó, ngài nhấn mạnh đến 10 phẩm chất của người lãnh đạo: 1. Yêu thương, tôn trọng người khác; 2. Ý thức về nhu cầu người khác; 3. Sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ người khác; 4. Biết khai thác nguồn nhân lực và vật lực; 5. Đón nhận gợi ý và lời khuyên; 6. Thông cảm và chịu đựng; 7. Khiêm tốn trong thành công và thất bại; 8. Sáng kiến; 9. Hướng về tương lai; 10. Quyết tâm và bền chí.

Trong thời gian gần đây, chính quyền thường gán ghép cho một số các thành viên của HĐMV vào các chức vụ của Uỷ Ban Đoàn Kết hoặc Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc, nên quý Cha trong hạt quyết định: HĐMV các giáo xứ phải “nói không” với Uỷ ban Đoàn kết tôn giáo và Uỷ Ban Mặt trận tổ quốc.

Trong giờ thảo luận, Cha quản hạt giải đáp những thắc mắc do các thành viên HĐMV các Giáo xứ đặt ra.

Thuận Nghĩa là giáo hạt lớn của giáo phận Vinh. Nơi đây luôn có những con người quảng đại hi sinh cho lợi ích chung của Giáo Hội. Với lòng tận tuỵ và làm việc có tổ chức, quý HĐMV các giáo xứ. các ban nghành đoàn thể trong giáo hạt đang tiếp tục phát huy truyền thống đạo được cha ông vun tạo qua các thời kỳ lịch sử.

Theo thông lệ hằng năm, Mùa Chay trở thành điểm hẹn các thành viên HĐMV các giáo xứ trong giáo hạt Thuận Nghĩa. Đây là dịp hiếm hoi và đặc biệt ý nghĩa để anh em hội ngộ, gắn chặt tình đoàn kết để chung vai xây dựng giáo hạt ngày càng phát triển và bền vững.
 
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Antôn Trần Đức Dậu từ trần
Don Bosco Ba Thôn
00:25 11/04/2014
Cáo Phó:
Ngày đăng: 11/04/2014
Thay mặt cho Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco Việt Nam, cộng đoàn Tập Viện Thánh Tâm Don Bosco Ba Thôn đau buồn thông báo cho quí Linh Mục, Tu sĩ ai tín:
Linh mục Dòng Sa-lê-diêng Don Bosco
Tu sĩ AN-TÔN TRẦN ĐỨC DẬU
Sinh ngày 11-05-1949 tại Ninh Bình
Khấn dòng ngày 15-08-1969, Linh mục ngày 17-12-1991
Đã được về Nhà Cha lúc 05:20 giờ ngày 11 tháng 04 năm 2014 tại Bệnh Viện Quốc Ánh
Hưởng thọ 65 tuổi.

Nghi thức tẩm liệm lúc 16:00 giờ ngày 11 tháng 04 năm 2014 tại Tập Viện Thánh Tâm Don Bosco Ba Thôn
Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện các giờ: 10:30; 17:00; 19:30 mọi ngày trong suốt thời gian phúng viếng.
Di quan lúc 07:30 giờ ngày 14 tháng 04 năm 2014
Thánh Lễ An Táng lúc 08:00 giờ ngày 14 tháng 04 năm 2014 tại Giáo Xứ Don Bosco Ba Thôn
(Địa chỉ: 5/6 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12 – Tp Hồ Chí Minh)
Tiễn đưa về nơi an nghỉ tại đất thánh Giáo Xứ Tân Thịnh (Cầu Bông), Hóc Môn.

NB. Quí cha đồng tế xin mang theo áo Alba mà thôi
Phúng viếng xin mang theo lẵng hoa nhỏ trắng là đủ.
Trường hợp thiệp tang gửi quí vị không tới kịp, xin vui lòng coi cáo phó đơn sơ này là thiệp báo.
Chân thành

Linh Mục Giu-se TRẦN ĐÌNH PHÚC SDB
Bề trên Cộng đoàn Don Bosco Ba Thôn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đẹp
Lê Trị
21:20 11/04/2014
NGÀY ĐẸP
Ảnh của Lê Trị
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca, tiếng sáng rộn ven đường.
(Trích thơ của Hồ Dzếnh)
 
VietCatholic TV
Con Đường Chúa Đã Đi Qua - Lm. Nhạc Sĩ Văn Chi - Ca Sĩ Như Ý trình bày
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:27 11/04/2014
Download: https://mega.co.nz/#!CUR0TQLQ!QOCzMp-Y2cUGcacTgpGZ8DpiheEyqnqTdMl-Xtr3VhU

Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây