Ngày 04-04-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/04: Tin tưởng và làm theo Lời Chúa sẽ thành công – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
00:16 04/04/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,

Khi ấy, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô, ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông : “Tôi đi đánh cá đây.” Các ông đáp: “Chúng tôi cùng đi với anh.” Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.

Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. Người nói với các ông: “Này các chú, không có gì ăn ư?” Các ông trả lời: “Thưa không.” Người bảo các ông: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá.” Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó!” Vừa nghe nói “Chúa đó!”, ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.

Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giê-su bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” Ông Si-môn Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. Đức Giê-su nói: “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong các môn đệ dám hỏi “Ông là ai?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.

Đó là lời Chúa
 
Phúc vì thấy, Phúc hơn vì Tin
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
03:08 04/04/2024
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM B : GA 20,19-31

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong Người thổi hơi vào các ông mà bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.

Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em”. Rồi Người bảo ông Tô-ma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”. Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh mới tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”

Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.


PHÚC VÌ THẤY, PHÚC HƠN VÌ TIN

Có một nhà sư tình cờ nhặt được một viên ngọc quý. Vì nghĩ mình là người tu hành, chẳng cần chi thứ đó, nên ông đem chôn viên ngọc vào một gốc cây. Một hôm, có người hành khất đến xin bố thí ở chùa. Nhà sư bỗng nhớ lại viên ngọc, liền chỉ chỗ cất giấu cho anh. Người ăn xin đến gốc cây và tìm thấy viên ngọc. Anh ta rất đỗi vui mừng vì biết từ nay sẽ giàu có. Nhưng sau giây phút mừng vui, anh chợt nghĩ : “Tại sao nhà sư kia lại chấp nhận sống nghèo khổ trong lúc có một viên ngọc quý giá như thế này?” Sau một thời gian, người hành khất trở lại gặp nhà sư, trả viên ngọc và nói : “Bạch Thầy, con biết trong lòng Thầy có một kho tàng lớn lao khiến Thầy chẳng thiết đến vàng ngọc. Vậy con xin Thầy cho con kho tàng trong lòng Thầy mà thôi”.

Đức Ki-tô, qua bài Tin Mừng hôm nay, cũng muốn ban tặng cho ta một viên ngọc vô cùng quý giá, đó là niềm tin vào cuộc Phục sinh của Người và niềm hy vọng vào cuộc phục sinh của chúng ta.

1. Từ Chúa nhật đầu tiên

Phần đầu của bài Tin Mừng Chúa nhật này -năm nào ta cũng đọc lại- đưa ta đến thời điểm “sau cái chết của Đức Giê-su”, vào buổi chiều “ngày thứ nhất trong tuần”, ngày quy tụ phụng vụ của các Ki-tô hữu, thời gian thuận tiện để Chúa hiện diện giữa cộng đoàn được Người quy tụ để chia sẻ Lời cùng Bánh, và để sai họ đi vào thế gian. Trong trình thuật, ta gặp lại 3 giai đoạn đặc biệt của tiến trình Phục sinh : -Đấng Phục Sinh có sáng kiến đến thăm. -Môn đồ nhận ra Đức Giê-su thắng vượt sự chết. -Đấng Phục sinh trao ban sứ mệnh. Đột ngột hiện ra giữa các môn đệ, Người cũng chỉ có 3 lời vắn vỏi : bình an, Thánh Thần, tha tội.

— Trước hết, tác giả trình bày cho thấy các môn đệ hội họp ở một nơi mà “các cửa đều đóng kín vì sợ người Do-thái”, tức giới chức tôn giáo Giê-ru-sa-lem. Có lẽ qua xác định này, Gio-an muốn nói tới cảnh bách hại mà những ai nghe Tin Mừng thời ông phải chịu : bị loại ra khỏi Hội đường vì nhận Đức Giê-su là Đấng Ki-tô. Dần dà, họ tìm những địa điểm hội họp riêng, tránh mắt những kẻ bắt bớ.

Trong lúc các môn đệ họp nhau, “Đức Giê-su đến đứng giữa họ”. Lời đầu tiên của Người là ban an bình: “Bình an cho anh em” (Shalom). Đây không chỉ là kiểu nói xã giao thông thường của người Do-thái (“chúc anh em được bình an”); cùng với việc tái sinh đức tin, cuộc Phục sinh của Đức Giê-su thật sự đem lại hiệu quả là hân hoan và an bình, hai món quà của thời Mê-si-a mà Người đã hứa cho họ.

— Đức Giê-su tiếp đó cho họ “xem tay và cạnh sườn Người”. Các dấu vết đóng đinh này cho thấy : dẫu tỏ mình với những điều kiện kỳ lạ, Đức Giê-su vẫn không muốn môn đệ lầm tưởng Người với một bóng ma, nghĩa là một kẻ khác với nhân vật đã chịu khổ nạn. Chắc chắn sự hiện diện thể lý bình thường của Đức Giê-su chẳng còn nữa, nhưng Đấng ngự giữa các môn đệ vẫn là Người, vẫn là Đấng họ từng hiểu biết mến yêu, nhưng từ nay đã “thay đổi hình dạng”, đã từ cõi chết tiến vào cõi sống, chẳng còn lệ thuộc không gian và thời gian lẫn các định luật sinh, lý, hóa học. Sợ hãi tan biến, các môn đệ tràn đầy vui mừng, niềm vui được cưu mang trong nước mắt, thử thách, gian khổ và nay thành toàn trong mầu nhiệm sống lại.

— Cuối cùng, Đấng phục sinh hiện ra không phải chỉ để hiện ra, chẳng nhằm mục đích đưa môn đệ trở lại quá khứ nhung nhớ, song để biến họ nên “sứ đồ”, trao ban cho họ một “sứ mệnh” : đem đến cho mọi người Tin Mừng về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Để tấn phong, Người thổi hơi sức Thánh Thần của mình cho họ. Ơn Thánh Thần này cho phép họ tha thứ tội lỗi : “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì bây giờ Thầy cũng sai anh em... Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Lời này không đưa ra một so sánh, nhưng nói lên một nền tảng, một cội rễ. Các môn đệ được sai đi để nối dài hoạt động của Đức Giê-su... Như Thiên Chúa đã thổi thần khí của Người vào A-đam (x. St 2,7), như Thánh Thần xuống trên Đức Giê-su (x. Ga 1,33-34), Đức Giê-su cũng thổi hơi sức của Thánh Thần trên các Tông đồ... Như Thiên Chúa, rồi như Đức Giê-su sứ giả Thiên Chúa, các môn đệ cũng loan báo ơn cứu độ, cứu khỏi tội lỗi và cứu khỏi thần chết, nhờ sức mạnh cuộc khổ nạn-phục sinh của Thầy mình. Mỉa mai thay, chứng từ đầu tiên của các ông lại bị chính anh bạn đồng môn Tô-ma từ chối.

2. Tới Chúa nhật kế tiếp

Sự vắng mặt của ông này ngày thứ nhất trong tuần cho phép tác giả đưa ra màn kế tiếp, “tám ngày sau”. Ông đã đi đâu biệt tăm trong những ngày sôi nổi nhất, rồi xuất hiện giờ chót để lại đặt vấn đề từ đầu khiến ai nấy đều phiền nhiễu. Là kiểu người tiêu biểu sự cứng lòng, đại diện cho một thứ chủ nghĩa thực chứng (duy nghiệm, positivisme), Tô-ma từ chối chuyện Thầy sống lại : ông đòi “thấy” và “sờ” đã rồi mới tin. Tin Mừng Mát-thêu cũng đã không giấu diếm chuyện có vài môn đệ tỏ ý nghi ngờ sự kiện đó. Lu-ca thì nhắc đến thái độ “ngỡ ngàng và ngờ vực” của mọi môn đệ (x. 24,41). Kể cũng oan cho Tô-ma phải bị mang tiếng là kẻ duy nhất “cứng tin”. Ông không hề giữ độc quyền cứng tin mà chỉ không may là kẻ cứng tin cuối cùng giữa các Tông đồ.

Thế là Đức Giê-su lại đến. Rồi như muốn chiếu cố đặc biệt đồng thời kê nhẹ Tô-ma (trong khi quở mắng các Tông đồ kia chỗ khác, x. Mc 16,9-14), Người bảo ông : “Hãy nhìn xem, hãy đặt ngón tay vào bàn tay Thầy, vào cạnh sườn Thầy”. Vị Tông đồ cứng lòng tin có làm như thế không? Hẳn là không, vì sau khi đã chỉ cho ông thấy như ông đòi hỏi, Đức Giê-su còn mở mắt lòng tin cho ông : “Hãy tin, đừng cứng lòng”, nên ông chẳng còn cần và còn muốn làm việc ấy nữa. Và đây, kẻ tìm lại niềm tin đã tặng Đức Giê-su danh hiệu lớn lao nhất của cả Tin Mừng : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Một đỉnh cao mà các định nghĩa tín lý sau này không vượt qua nổi. Giữa “Ngôi Lời là Thiên Chúa” ở khởi đầu (Ga 1,1) và câu tuyên xưng Đức Giê-su là “Chúa và là Thiên Chúa”, chẳng còn gì để nói thêm. Cốt lõi của lòng tin Ki-tô giáo là thế, là tin Thiên Chúa đã làm người trong nhân vật Giê-su. Điều này thách đố quan niệm của dân Rô-ma đương thời, coi một mình hoàng đế là Thần linh tối thượng.

Tô-ma cứng tin không phải là chuyện mới mẻ và đáng chú ý. Nhưng chính vì Tô-ma chỉ là anh cầm đèn đỏ trong vụ chậm tin và cứng tin, nên chuyện của ông mới thành tuyệt vời. Bất kỳ kẻ cứng tin nào, cho dẫu là ở giờ thứ 25, cho dẫu là kẻ cuối cùng thì vẫn là độc nhất vô nhị đối với Đấng Phục sinh và cũng được Người chiếu cố. Chẳng có vấn đề đa số thắng thiểu số ở đây. Chúa không vì 99% đã tin mà bắt 1% còn lại phải... tự động tin theo. Cũng không phải vì 99% đã tin mà coi như không đáng kể, “coi như pha”, “cho qua luôn” 1% hay một anh Tô-ma nào đó còn sót lại. Đức Ki-tô có thể trách chúng ta chậm tin, cứng tin, thậm chí “lòng chai dạ đá”, nhưng Người vẫn quý trọng đòi hỏi thâm sâu của mỗi chúng ta là được đích thân gặp gỡ Người, cách này hay cách khác, chứ không phải chỉ qua trung gian, đại diện. Người đã chẳng từng chiếu cố một Phao-lô, một Augustinô, một Phanxicô, một Pascal, một Anphongsô, một Claudel, một Charles de Foucauld, một Edith Stein đó sao?

3. Cho tới Chúa nhật hôm nay

Quang cảnh kết thúc bằng một mối phúc hứa ban cho những ai sống trong thời đại vắng bóng sự hiện diện thể lý của Đức Giê-su, tức chúng ta : “Ai không thấy mà tin, mới là người có phúc”. Mối phúc cuối cùng của Tin Mừng, mối phúc của những kẻ tin. Dĩ nhiên lời này chẳng có ý nói Tô-ma và các Tông đồ kém phúc thua chúng ta hiện tại, mà chỉ muốn bảo : có “một thời để thấy và một thời để tin”, có thế hệ những người chứng kiến trực tiếp và có thế hệ đông đảo những kẻ tin vào chứng nhân là các Tông đồ và những người kế vị. Lời đó cũng chẳng phải là để khuyến khích sự... nhắm mắt tin đại, nhưng là để nhấn mạnh về ơn mở mắt lòng tin. Vì xét cho cùng, mọi kẻ tin, thấy hay không thấy, sáng mắt hay không sáng mắt mà tin, thì đều đã được sáng lòng, được phúc sáng lòng. Đó thật là một viên ngọc !

Đấy cũng là câu kết luận của cả cuốn Tin Mừng và nhắc lại một chủ đề lớn trong Do-thái giáo : giữa “điều thấy” và “điều tin”, giữa “cảnh tượng” và việc “thấu hiểu cảnh tượng”, từ thứ hai mới làm nên tính cách bình thường và lý tưởng của tín hữu. Ngay cả những kẻ đã thấy cũng phải vượt quá điều họ thấy. Ngôi Lời, tự phút giây trở thành “nhục thể”, đã chỉ cho các môn đệ thấy “nhục thể”, nghĩa là nhân tính nơi lẽ ra phải “thấy Thiên Chúa trong vinh quang của Người”. Nên chúng ta, những kẻ tiếp nhận Tin Mừng, có phúc ở chỗ gắn bó với Đức Ki-tô và trở thành tín hữu không qua những vật chứng (Biệt phái và Kinh sư chẳng thấy nhiều vật chứng sao?) nhưng qua những lý chứng và nhất là nhân chứng, rồi qua việc gặp gỡ Đức Ki-tô một cách nào đó của riêng mình. Thế nhưng, ngày nay vẫn còn những người thích tìm những dấu lạ (vật chứng), như việc Chúa và Mẹ hiện ra đây đó, mà không chú ý đến điều chính yếu là Lời Chúa trong sách Tin Mừng và trong cuộc sống qua các dấu chỉ.

Kính mời tham khảo thêm bài viết : “Biết nhờ tin nhân chứng” : https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/biet-nho-tin-nhan-chung-42273
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:04 04/04/2024

9. Nếu các con muốn được ơn bền đỗ đến cùng, thì nhất định sẽ được.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:07 04/04/2024
21. SAU KHI MÈO ĂN CHAY

Có một con mèo ngẫu nhiên được chủ mang trên cổ nó một xâu chuỗi ngọc niệm phật, con chuột bự nhìn thấy thì vui mừng nói: “Mèo ăn chay rồi”, thế là đi đầu đàn dẫn đàn con lũ cháu đến cám ơn mèo.

Nhưng ai mà biết được, con mèo hét lên một tiếng bay vụt đến ăn một lúc mấy con chuột.

Con chuột bự cuống quýt thoát thân, le lưỡi nói:

- “Mẹ kiếp, nó ăn chay xong càng hung hăng dữ tợn, khiếp !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 21:

Có nhiều người mang chuỗi phật trên cổ nhưng vẫn cứ hung hãn chưởi bới người ta; có người mang thánh giá trên tai trên cổ và trên ngực nhưng vẫn cứ sống như người không có đạo, lại có người mang cái “mác” Ki-tô hữu nhưng cuộc sống của họ thì lại bày ra cái “mác” con cái của ma quỷ.

Con chuột là mồi ngon cho con mèo, thì dù con mèo có mang một trăm xâu chuỗi phật thì nó vẫn là một con mèo ăn thịt chuột.

Người Ki-tô hữu là đối tượng cám dỗ mạnh nhất của ma quỷ và thế gian, cho nên ma quỷ dùng rất nhiều hình thức để cám dỗ họ, kể cả hình thức mà nhìn bề ngoài thì rất là “thánh thiện”, chẳng hạn như cám dỗ giáo dân vào làm trong ban đại diện giáo xứ để tác oai tác quái làm mất đoàn kết, hoặc là thích quyên góp tiền bạc để cho hội mồ côi này, hội khuyết tật nọ, không phải vì sáng danh Thiên Chúa mà là để lấy le cho oai...

Mang chuỗi phật trên cổ hay mang thánh giá hoặc tràng hạt Mân Côi trước ngực mà vẫn sống như người không có đạo, thì dù có ăn chay một tuần bảy ngày cũng chẳng ích lợi gì cho phần hồn cũng như phần xác, bởi vì “cái áo không làm nên thầy tu”, nhưng cuộc sống bác ái thánh thiện thì mới là nguyên nhân nên thánh vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh tại hí trường Côlôsêô Rôma do Đức Giáo Hoàng biên soạn
Giáo Hội Năm Châu
14:21 04/04/2024
 
Nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng
Lm. Minh Anh
15:15 04/04/2024
NHIỀU HƠN NHỮNG GÌ CÓ THỂ TƯỞNG TƯỢNG
“Hãy đến mà ăn!”.

“Điểm phân biệt lớn nhất về sự toàn năng của Thiên Chúa, là khi nghĩ về nó, trí tưởng tượng của con người triệt tiêu! Ngài luôn nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay chứng thực ý tưởng trên của Pascal. Với Chúa Phục Sinh, mọi sự có thể bắt đầu lại, có thể phục hồi, kể cả đổ vỡ, phản bội. Với Ngài, mọi sự đều có thể mới mẻ cho Phêrô, cho các môn đệ, luôn luôn ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.

Với một tâm trạng xót xa, ai ai cũng có xu hướng trở lại nếp cũ hầu khôi phục sự tự tin và giá trị bản thân. Với Phêrô, nếp cũ là đánh cá; vì vậy ông ra biển, rủ các bạn cùng đi. Là những người cảm thấy cũng có lỗi với Thầy nên họ dễ dàng nhập cuộc với Phêrô. Vậy mà nhóm bạn chài đáng thương ấy thật may mắn, họ gặp lại Thầy, Đấng sẽ băng bó và chữa lành những trái tim thương tổn của họ, dẫu họ chưa nhận ra Ngài.

Chúa Giêsu hiện ra, truyền cho họ buông lưới ‘bên phải’ mạn thuyền và họ bắt được rất nhiều cá. Mẻ cá này mang tính biểu tượng cao! Biểu tượng trọng tâm là Chúa Phục Sinh đang ở với họ giữa những thất bại, giữa ‘nếp cũ’; và nếu họ tự sức làm điều này bằng nỗ lực của mình, họ sẽ trắng tay; nhưng làm theo ‘cách mới’, tức là ‘theo lệnh, theo cách của Ngài’, ‘trong thời gian của Ngài’, nỗ lực của họ sẽ mang lại thành quả, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng!’.

Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay là một bằng chứng. Trước thượng hội đồng, Phêrô tuyên bố, Giêsu, “Tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ!”, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Chưa hết, “Bước lên bờ, các ông thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa”. Ôi! Với Phêrô, lại là một biểu tượng! Những ánh lửa của đêm nào sống lại trong ông, lửa phản bội, lửa chối Thầy; nhưng nay, lửa xót thương, lửa thứ tha! Trong đêm đó, ông đã nói, “Tôi không biết người ấy!”; nhưng giờ đây, cũng bên bếp lửa hồng, ‘Người Ấy’ lại nói với ông và các bạn, “Hãy đến mà ăn!”. Quá đỗi thâm trầm, ‘nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng’; bởi lẽ, nó gợi lên những lời của đêm Tiệc Ly, lời từ các phép lạ bánh cá hoá nhiều, lời của những bữa ăn thắm tình Thầy, đượm tình trò.

Anh chị em,

“Hãy đến mà ăn!”. Đức Phanxicô nói, “Sự hiện diện của Chúa Phục Sinh biến đổi mọi sự: bóng tối trở thành ánh sáng, công việc phù phiếm trổ sinh hoa trái và đầy hứa hẹn, cảm giác mệt mỏi và bị bỏ rơi nhường chỗ cho một động lực mới và niềm tin chắc rằng Chúa ở cùng chúng ta. Những tâm tình này đã làm sinh động Giáo Hội, cộng đồng của Đấng Phục Sinh. Thoạt nhìn, đôi khi có vẻ như bóng tối của sự dữ và vất vả của cuộc sống chiếm ưu thế, nhưng Giáo Hội biết chắc rằng, ánh sáng Phục Sinh vĩnh cửu đang chiếu soi những ai theo Chúa. Sứ điệp vĩ đại về sự Phục Sinh truyền vào tâm hồn các tín hữu niềm vui sâu xa và niềm hy vọng bất khả chiến bại rằng, Chúa Kitô đã thực sự sống lại!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ân sủng phục sinh không chỉ kết thúc với việc con được tha thứ; nó kết thúc với việc trái tim con và cả con người con được biến đổi!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Hình ảnh nếp sống đức tin có hạnh phúc
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
22:13 04/04/2024
Hình ảnh nếp sống đức tin có hạnh phúc

Trong đời sống dân gian nhiều khi nói với nhau: Ai tin vào điều đó, thì đó là chuyện riêng của họ, hay tin vào điều đó, có mà bán cả lúa giống! Một cung cách thái độ hồ nghi, hay chối bỏ.

Nhưng cũng có câu nói khác: Người nào tin, sống có hạnh phúc! Một câu nói đầy lòng tin tưởng.

Đâu là hình ảnh nếp sống niềm tin có hạnh phúc?

Sống có hạnh phúc là điều tốt đẹp, là lối sống tích cực thành công. Và như thế ai cũng đều mong muốn đạt được trong đời sống. Nhưng có thật sự và đơn giản hễ sống có đức tin, là sống có hạnh phúc?

Con người thường hay đòi có bằng chứng cụ thể mắt xem, tai nghe, mũi ngửi, cảm nghiệm, tay đụng chạm vào mới có thể tin.

Nhà văn hào Wolfgang Goethe trong vở kịch Faust có suy tư: Tin mừng tôi đã nghe, nhưng còn thiếu niềm tin nơi tôi !

Phúc âm Chúa Giesu phục sinh thuật lại cảnh Ông Tông đồ Toma nghe anh em tông đồ kể lại đã nhìn thấy Chúa sống lại, nhưng ông không tin. Ông còn như thách thức đòi phải có bằng chứng mắt thấy, tai nghe, tay đụng chạm vào chính Chúa Giesu mới có thể tin Chúa Giesu đã sống lại thật: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.” ( Ga 20, 19-31).

Trong đời sống khi ta thoáng nhìn thấy chỉ hình tấm so co la, mà ta ưa thích ăn, tự nhiên nước miếng trong miệng từ từ chảy ra rồi, cho dù chưa có để nhai nuốt nơi miệng. Chỉ mới nhìn thấy hình ảnh tấm Sô-co-la thôi, là đã có vị giác kích thích thơm ngon ngọt về nó rồi ngay nơi đầu lưỡi. Sự thể này có là do kinh nghiệm đã có (về Sô-cô-la…).

Ai cũng đều có kinh nghiệm về mọi hoàn cảnh đời sống từ khi còn nhỏ tuổi. Như cha mẹ nào cũng ôm con mình, xoa dịu an ủi, khi chúng khóc. Nên chúng chỉ chạy cần đến với cha mẹ để được an ủi xoa dịu. Khi cha mẹ hay ông bà, cô bác, dì …cười với em bé, em có kinh nghiệm cảm nhận được niềm vui vẻ và nhoẻn miệng cười lại. Kinh nghiệm đời sống này khắc ghi vào đời sống của em bé.

Ông Tông đồ Toma cũng vậy. Ông phải có kinh nghiệm về Chúa Giesu qua mắt nhìn thấy, nghe ngài nói cùng đối thoại với, tay đụng chạm tới. Kinh nghiệm này dẫn đưa ông đến niềm tin vào Chúa Giesu phục sinh.

Còn con người chúng ta thì sao? Chúng ta có thể nhìn thấy Chúa Giesu bằng mắt mình, tai nghe được lời Ngài nói, tay đụng chạm sờ vào Ngài được không?

Không, con người chúng ta không có thể làm được như Ông Toma ngày xưa đã làm được. Vậy làm sao chúng ta có thể tin vào Chúa Giesu Kito ở giữa chúng ta hằng cùng đồng hành với?

Nếu muốn tin, con người chúng ta lệ thuộc vào yếu tố khác: vào con mắt tâm hồn. Vào kinh nghiệm, cảm nghiệm nội tâm sâu thẳm trong trái tâm hồn.

Nếu qua kinh nghiệm sâu thẳm nội tâm cảm nhận ra gặp được Chúa Giesu, trong cầu nguyện, nơi thiên nhiên, nơi thánh đường, nơi thánh địa hành hương, là cảm nhận được có sức mạnh niềm vui phấn khởi trào dâng trong tâm hồn cùng lan ra nơi cơ thể.

Tin mừng của Chúa Giesu mang đến trần gian là tin mừng tình yêu, ơn tha thứ cứu độ. Nên khi nghe tin mừng như thế, ta cảm thấy an vui. Và qua đó có thể cảm nhận ra: Chúa Giesu Kito ở bên cạnh đời sống mình trên con đường lữ hành trần gian với bao thử thách cùng thăng trầm lên xuống.

Và như thế con người chúng ta có thể tin vào Chúa, dù không nhìn thấy, không nghe, không đụng chạm sờ vào Ngài được. Nhưng con mắt tâm hồn nội tâm giúp dẫn đưa đi vào con đường niềm tin vào Chúa

Chúa Giesu phục sinh nói với ông Toma ngày xưa, và cũng với con người chúng ta ngày nay: Hạnh phúc cho người không thấy mà tin!

Xưa nay khi nói hay nghĩ đến Thánh Tông đồ Toma, chúng ta thường đơn giản nhớ biệt danh riêng thêm cho ngài: Ông Thánh Toma yếu lòng tin!

Nhưng Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. đã có suy tư tích cực về vị Tông đồ này: “ Trường hợp đời sống hoài nghi của Tông đồ Toma vẽ ra cho chúng ta ít nhất ba điểm quan trọng:

Thứ nhất, Ông an ủi chúng ta trong hoàn cảnh không có sự bảo đảm chắc chắn.

Thứ hai, Ông chỉ cho chúng ta nhận ra mỗi sự hoài nghi về những điều gì không có bảo đảm chắc chắn có thể dẫn đưa đến ánh sáng.

Và sau cùng lời của Chúa Giesu nói với Ông Toma nhắc nhở chúng ta đến ý nghĩa sâu thật của đức tin, và giúp chúng ta can đảm, tiếp tục sống trung thành tin yêu làm chứng cho Chúa, dù có những khó khăn trên con đường đời sống.”
 
Lòng Chúa thương xót lòng chúng con
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:15 04/04/2024
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT LÒNG CHÚNG CON

Khi Chúa Giêsu phục sinh hiện ra ban ơn bình an cho các môn đệ, thì Chúa cũng mở lòng thương xót, và ban các ơn tha thứ, tin tưởng, truyền giáo đầy lòng các ông.

1. Mở lòng thương xót. Việc đầu tiên Chúa phục sinh hiện ra làm cho các môn đệ là cho các ông “xem tay và cạnh sườn Ngài.” Tay và cạnh sườn Chúa có gì đặc biệt? Đó là đôi tay mang thương tích tình yêu mở rộng trên thánh giá, ôm ấp cả nhân loại. Đó là cạnh sườn bị đâm thâu để trái tim mở rộng lòng Chúa thương xót, lúc lắc những nhịp đập yêu thương.

2. Rộng lòng tha thứ. Chúa phục sinh gặp lại các môn đệ là những người đã chối Chúa, bỏ rơi Chúa, nhưng Ngài đã không hạch tội các môn đệ, không trả thù cho hả lòng hả dạ, mà Chúa đã rộng lòng tha thứ. Lòng Chúa thương xót tha thứ luôn lớn hơn tội lỗi. Chúa cũng trao ban quyền tha tội để các môn đệ biết rộng lòng tha thứ cho nhau.

3. Vững lòng tin tưởng. Chúa Giêsu bảo ông Tôma đừng cứng lòng, mà hãy vững lòng tin tưởng. Và Tôma đã tuyên xưng lòng tin cao cả Đức Giêsu là Thiên Chúa. Vì thế, các ảnh tượng Lòng Chúa Thương Xót thường có câu về lòng tin: “Lạy Chúa Giêsu, con xin tín thác vào Chúa.”

4. Sẵn lòng ra đi. Khi các môn đệ đang hoang mang lo sợ, co rúm lại, ở trong nhà đóng kín, thì Chúa đến bảo các ông hãy sẵn lòng ra đi: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Đức tin không phải để giữ kín trong lòng, nhưng các môn đệ phải sẵn lòng ra đi chia sẻ đức tin cho mọi người, mọi nơi, khắp thế giới.

Xin tạ ơn Chúa luôn rộng lòng thương xót chúng con. Xin Chúa cũng uốn lòng chúng con nên giống trái tim yêu thương của Chúa. Nhờ đó, chúng con được đầy lòng tha thứ, tin tưởng, ra đi loan báo Tin Mừng Chúa phục sinh. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Động đất mạnh 7.4 chấn động tại Đài Loan khiến 9 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương
Thanh Quảng sdb
00:17 04/04/2024
Động đất mạnh 7.4 chấn động tại Đài Loan khiến 9 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương

Trận động đất mạnh nhất trong 25 năm làm rung chuyển Đài Loan vào giờ cao điểm buổi sáng hôm thứ Tư (3/4/2024), khiến 9 người thiệt mạng và gần 1.000 người bị thương.

(Tin Vatican)

Ít nhất 9 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương ở Đài Loan sau khi bờ biển phía đông của hòn đảo hứng chịu một trận động đất mạnh 7,4 độ richter vào hôm thứ Tư (3/4/2024), trận động đất mạnh nhất được ghi nhận trong 25 năm qua.

Tâm chấn gần thành phố Hoa Liên

Tâm chấn nằm cách thành phố Hoa Liên của Đài Loan khoảng 18 cây số về phía nam ở độ sâu 34,8 km theo cuộc khảo sát địa chất của Hoa Kỳ cho hay.

Theo cơ quan cứu hỏa quốc gia Đài Loan, trận động đất xảy ra vào lúc 8 giờ sáng, giờ địa phương, theo sau đó là một số chấn động mạnh làm rung động khắp hòn đảo, bao gồm cả thủ đô Đài Bắc, nơi gạch đổ từ các tòa nhà cũ; các trường học sơ tán học sinh đến các vận động trường thể thao; đồng thời cung cấp các em mũ bảo hiểm màu vàng. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy dân chúng và nhân viên cứu hộ đưa người dân qua các cửa sổ, sau khi các cánh cửa bị dập đóng do rung chuyển.

Đài Loan thường xuyên bị rung chuyển bởi các trận động đất nhẹ, nên dân chúng ở đây được chuẩn bị thật chu đáo cho các trận động đất, nhưng chính quyền cho hay họ đã dự đoán sẽ có một trận động đất nhẹ nên đã không cảnh báo dân chúng.

Giao thông dọc theo bờ biển phía đông hầu như bị đình trệ sau trận động đất, với đất lở và gạch đá đổ xuống đường cao tốc và đường hầm, làm hàng chục người bị mắc kẹt trong các đường hầm. Các quan chức cho biết 5 người thiệt mạng - trong đó có 3 người đang đi bộ trên con đường mòn – bị tử thương ví đá đổ xuống.

Dịch vụ xe lửa đã bị đình chỉ trên khắp hòn đảo có 23 triệu dân, với một số đường rầy bị biến dạng do sức ép của trận động đất, cũng như dịch vụ tàu điện ngầm ở Đài Bắc, các đoạn của tuyến đường mới xây dựng bị xé toác ra, nhưng không bị sập.

Không có tín hữu Công Giáo nào bị thương ở Giáo phận Hoa Liên

Đức Giám Mục Hoa Liên Philip Huang cho hay không có nhà thờ, giáo xứ hay tòa nhà nào của giáo phận của ngài bị hư hại do trận động đất và không có tín hữu Công Giáo nào bị thương. Khi các cơn dư chấn tiếp tục diễn ra, ngài kêu gọi tất cả các linh mục quản xứ và giáo dân tiếp tục cảnh giác và tránh xa các tòa nhà và tìm nơi ẩn náu ở những không gian rộng...

(Nguồn: các hãng thông tấn)
 
Phái duy Phúc âm kiểu Trump hay Công Giáo kiểu Biden?
Vũ Văn An
13:51 04/04/2024

Carl R. Trueman, giáo sư nghiên cứu kinh thánh và tôn giáo tại Grove City College và là thành viên tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức, trên First Things ngày 4 tháng 4 năm 2024, nhận định rằng các thời kỳ văn hóa quả rất khó khăn đối với các Ki-tô hữu truyền thống. Phái duy Phúc Âm [evangelicalism] Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một mục tiêu phong phú cho những người cả bên ngoài và bên trong giáo hội, những người muốn khuấy động sự hoảng loạn trong dân chúng về chủ nghĩa dân tộc Ki-tô giáo, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, và tất cả những tội lỗi không rõ ràng nhưng dù sao cũng rất nặng nề khác trong thời đại chúng ta. Phái duy Phúc Âm được coi là căn nguyên của mọi tệ nạn đương thời. Việc Donald Trump rao bán gần đây một cuốn Kinh thánh kèm theo các tài liệu thành lập nước Mỹ chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa. Nhưng trong một tuần mà dường như hành động của Trump sẽ là hành động báng bổ nhất của một chính trị gia hàng đầu, Tổng thống Biden đã vượt qua ông ta vào phút cuối, khi tuyên bố rằng Chúa nhật Phục sinh năm nay sẽ là ngày chính thức về khả năng hiển thị của người chuyển giới và người ta có thể đoán trước việc ông coi bất cứ ai không đồng ý với ông là bị thúc đẩy bởi sự căm ghét.



Khi những người bảo thủ chỉ trích tuyên bố này thì những người ủng hộ tổng thống đã chỉ ra rằng ngày hiển thị của người chuyển giới đã được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2009. Sự trùng hợp của nó với Lễ Phục sinh năm nay chỉ là: một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng điều này hầu như không thể tha thứ cho tổng thống. Không cần phải có một tuyên bố chính thức của Nhà Trắng vào ngày đó. Quan trọng hơn, nền thần học nằm bên dưới hệ tư tưởng chuyển giới vốn gây rắc rối cho cơ thể con người và hợp pháp hóa việc cắt xén nội tiết tố và bộ phận sinh dục, đã giả thiết một nền nhân học trái ngược với giáo lý Kitô giáo, vốn đòi hỏi sự tôn trọng cơ thể con người và sự phân biệt nam và nữ. Vì vậy, tổng thống vẫn đang ăn mừng việc xúc phạm hình ảnh của Chúa, ngay cả khi đối thủ của ông đã xúc phạm lời Thiên Chúa.

Tuyên bố của Nhà Trắng rất gây bối rối nhưng nói khá nhiều trong những lời hoa mỹ của nó. Đây là một đoạn văn đại diện:

"Nhưng những kẻ cực đoan đang đề xuất hàng trăm luật đáng ghét nhắm vào và gây kinh hoàng cho trẻ em chuyển giới và gia đình chúng – bịt miệng giáo viên; cấm sách; và thậm chí đe dọa bỏ tù các bậc cha mẹ, bác sĩ và y tá vì đã giúp đỡ cha mẹ chăm sóc con cái họ. Những dự luật này tấn công những giá trị cơ bản nhất của nước Mỹ: quyền tự do được là chính mình, quyền tự do đưa ra quyết định về chăm sóc sức khỏe của riêng mình và thậm chí cả quyền nuôi dạy con cái của chính mình. Không có gì ngạc nhiên khi tình trạng bắt nạt và phân biệt đối xử mà người Mỹ chuyển giới phải đối đầu đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của Quốc gia chúng ta, khiến một nửa thanh niên chuyển giới tính đến chuyện tự tử trong năm qua. Đồng thời, nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái chuyển giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái da màu, tiếp tục cướp đi sinh mạng của quá nhiều người".

Thật khó để biết phải bắt đầu từ đâu khi đề cập đến một đoạn văn khoa trương như vậy. Cấm sách? Khó có xác suất nói tới cuốn sách When Harry Became Sally của Ryan Anderson, bị Amazon cấm (theo đúng nghĩa đen). Nhiều xác suất nói đến việc các bậc cha mẹ lo ngại về việc điều gì được coi là văn chương thích hợp với lứa tuổi để giáo dục giới tính cho trẻ em trong trường học. “Chăm sóc con cái của họ”? Đây có lẽ muốn nói đến loại phương pháp điều trị chuyển giới cho trẻ em mà nhiều nước châu Âu hiện nay coi là dựa trên hệ tư tưởng và không được hỗ trợ gì ngoài khoa học về cá tuyết [cod]. “Quyền được nuôi con của mình”? Một lần nữa, đây có lẽ không phải là lời chỉ trích đối với luật California được đề xuất (nhưng may mắn thay đã thất bại) mà những người cấp tiến trong chính đảng của tổng thống muốn thực hiện, luật này sẽ cho phép loại bỏ những đứa trẻ bối rối khỏi sự chăm sóc của cha mẹ. Và kỳ lạ thay, ông lại quên đề cập đến nỗi sợ hãi của những phụ nữ có không gian riêng tư bị hủy bỏ, nỗi sợ hãi của những nữ tù nhân có nguy cơ bị ở chung với những kẻ hiếp dâm nam và những vận động viên bị đàn ông đánh cắp cơ hội. Tôi cho rằng sẽ bị coi là “đáng ghét” khi đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt như vậy.

Với lối hùng biện cực đoan của tổng thống và sự chỉ trích đầy tự tin của bất cứ ai có thể do dự chần chừ, điều có vẻ chính đáng là hỏi (một lần nữa) Joe Biden đã đọc được bao nhiêu lý thuyết giới tính và “khoa học” giới tính. Người ta phải giả thiết ông là một chuyên gia, vì ông cảm thấy thoải mái khi loại bỏ bất cứ ai bất đồng quan điểm vì bị thúc đẩy bởi sự căm ghét và cố chấp. Nếu không phải như vậy thì điều đáng lưu ý ở đây là không chỉ sự thô lỗ của Trump mới gây tổn hại cho nền dân chủ. Đó là hành vi coi bất cứ ai không đồng ý với bạn là xấu xa và đáng ghét. Điều đó phá hủy kiểu diễn ngôn nhẫn nại và tôn trọng cần thiết để nền dân chủ hoạt động bình thường. Về điểm đó, dường như có rất ít sự khác biệt giữa Biden và đối thủ. Trên thực tế, điểm khác biệt duy nhất là Biden có con dấu của tổng thống mà qua đó ông có thể tạo thêm sự khởi sắc chính thức cho việc tước quyền bầu cử về mặt đạo đức của mình đối với phần lớn người dân Mỹ là những kẻ mù quáng và thù ghét. Sự khinh miệt đối với cử tri thật nghẹt thở.

Với tất cả những điều này, chắc chắn đây là lúc để các Kitô hữu ghi nhớ lời kêu gọi của Thánh Phaolô là tập trung vào những điều trên trời, vì việc đặt niềm tin vào một trong hai “hoàng tử” theo thuyết hư vô này chắc chắn sẽ không dẫn đến điều gì ngoài cay đắng và thất vọng không thể tránh khỏi. Vì chúng ta được gì? Một ứng cử viên cho chức tổng thống đối xử với những người theo Kitô giáo chẳng khác gì những dấu ấn đầy hứa hẹn cho kỹ thuật chào hàng cưỡng bách của mình và một người đương nhiệm nhổ nước miếng vào tất cả những gì họ cho là thánh thiêng. Thứ nào đe dọa hơn? “Chủ nghĩa duy phúc âm” của Trump hay nhãn hiệu Công Giáo “sùng đạo” của Biden? Một đảng mà người lãnh đạo nhầm lẫn qui điển Kinh thánh với các bài viết của Jefferson hay một đảng đang ra các đạo luật về việc triệt bỏ con người và hả hê về điều đó trong chiến dịch bầu cử của mình? Vẫn còn phải xem xem liệu có ai ở New York Times hay The Atlantic sẽ đặt câu hỏi theo cách đó hay không; nhưng dù sao nó cũng là một tuyên bố chính xác cho thấy chúng ta đang ở đâu trong tư cách một quốc gia và một nước cộng hòa. Và sẽ thực sự là một câu hỏi khó để trả lời một cách nhiều xác tín khi bước vào phòng bỏ phiếu.

.
 
Hồi sinh Kitô giáo khắp thế giới?
Vũ Văn An
16:55 04/04/2024

Trong bài Nhà thờ Westminster buộc phải từ chối người đến vì số lượng người tham dự Lễ Phục sinh đông chưa từng thấy đăng trên Catholic Herald, ngày 2 tháng 4 năm 2024, Thomas Colsy cho hay: Nhân viên tại Nhà thờ Westminster buộc phải từ chối những người muốn tham dự Thánh lễ do đã hết sức chứa vào cuối tuần lễ Phục sinh.

Nhà thờ Westminster, nhà thờ mẹ của Giáo Hội Công Giáo ở Anh và xứ Wales, có sức chứa 3,000 người, đã không thể cho thêm người nào vào phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh vào ngày 29 tháng 3.

“Sáng Phục sinh này trái tim chúng tôi tràn đầy hy vọng và niềm vui – Nhà thờ này cũng vậy,” Đức Hồng Y Vincent Nichols nói hai ngày sau trong Thánh lễ Chúa Nhật Phục Sinh.

Robert Stephenson-Padron là một trong số những người bị nhân viên tại Nhà thờ Westminster từ chối vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

“Dường như mọi người đều trở thành người Công Giáo,” anh nói với Catholic Herald. “Lễ Phục Sinh 2024 rất đặc biệt. [Đây là] lần đầu tiên tôi có thể nhớ lại kể từ lễ rửa tội của tôi vào năm 2006, nơi dường như có một làn sóng những người mới trở lại đạo vào Giáo Hội Công Giáo thánh thiện. Nhiều đến mức nó dường như được chú ý rộng rãi.”

Stephenson-Padron, 39 tuổi, người đồng sáng lập Penrose Care để chống bóc lột lao động trong lĩnh vực chăm sóc, đã được Vua Charles III trao tặng Huân chương OBE vào tháng 2 năm 2023.

“Friedrich Nietzsche đã chết. Vua Kitô Chịu Đóng Đinh và Giáo Hội Công Giáo thánh thiện của Người vẫn sống khỏe mạnh!” Stephenson-Padron đã tweet trong một tin nhắn trên X, kèm theo một bức ảnh chụp đám đông đang cố gắng (vô ích) để vào được Nhà thờ Westminster, bức ảnh này đã lan truyền trên nền tảng mạng xã hội.

Sau khi không thể tiếp cận phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh tại Nhà thờ Westminster, anh đã đi bộ gần hai dặm đến Nhà thờ Công Giáo lịch sử St James ở Spanish Place, trong khi nghe buổi lễ bằng điện tử trên đường đi. Khi đến Nhà thờ St James, anh phát hiện ra rằng nó cũng đã chật kín người - mặc dù anh được phép tìm một chỗ đứng giữa đám đông ở phía sau.

Ngày hôm sau, anh trở lại Nhà thờ sớm một giờ để tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh và đã giành được một chỗ. Anh xác nhận rằng buổi lễ cũng đã trở nên đông đủ.

Anh nói với Catholic Herald: “Trong cuộc trò chuyện trên nhóm nam giới Công Giáo [WhatsApp] trên toàn Vương quốc Anh của tôi, có vẻ như mọi nơi đều giống nhau”.

Sự gia tăng tương tự số người tham, vượt xa mức độ tham dự thường được mong đợi, xảy ra ở các giáo xứ khác trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Thành phố New York và các vùng nông thôn của Bắc Carolina.

Trong bài giảng lễ Phục Sinh, Đức Hồng Y Nichols nhắc nhở cộng đoàn đông đảo rằng Nhà thờ Chính tòa không chỉ chật kín người mà còn tràn ngập “vẻ đẹp, âm nhạc, sự huy hoàng của việc cử hành Thánh lễ này và Ngọn Nến Phục Sinh tuyệt vời tượng trưng cho Chúa Phục Sinh, Đấng chúng ta ăn mừng việc phục sinh của Người từ cõi chết”.

Ảnh: Đám đông ở lối vào Nhà thờ Westminster tham dự phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh, London, Anh, ngày 29 tháng 3 năm 2024. (Ảnh của Robert Stephenson-Padron.)


Có phải chúng ta vừa nhìn thấy những chồi non của một cuộc phục hưng Kitô giáo trong lễ Phục sinh này không?

Chính vì thế, Philip Campbell, cũng trên Catholic Herald, ngày 3 tháng 4 năm 2024, đã nêu lên câu hỏi trên.

Theo ông, Ấn bản Phục sinh của tờ Spectator đã đưa ra quan điểm lạc quan mới mẻ về Tình trạng của thế giới Kitô giáo, với việc Justin Brierley đưa ra lập luận của mình rằng chúng ta đang chứng kiến một cuộc phục hưng của Kitô giáo ở Anh.

Dựa trên kinh nghiệm tôn giáo được báo cáo nhiều của nhà sử học Tom Holland, ông nói rằng ông có thể “thấy những dấu hiệu cho thấy Người [Chúa] đang tác động trong tâm trí và trái tim của những trí thức thế tục”. Brierley kết thúc bài viết của mình bằng một nhận xét lạc quan, trích dẫn nhận xét của G.K. Chesterton rằng “Kitô giáo đã chết nhiều lần và sống lại; vì nó có một Thiên Chúa biết đường ra khỏi nấm mồ”.

Có lẽ nhà trí thức bất ngờ nhất gần đây đã bày tỏ những tin đồn tích cực về giá trị của Kitô giáo đối với xã hội không ai khác chính là nhà khoa học Richard Dawkins, thậm chí còn tự mô tả mình trên LBC là một “Kitô hữu văn hóa”. Có lẽ Brierley đang gặp một chuyện gì đó?

Vào buổi sáng Phục sinh, thật vui mừng khi mở X (trước đây là Twitter) để xem những bài đăng đầy ngây ngất của những người Công Giáo mới được rửa tội bày tỏ niềm vui của họ khi được đón nhận vào Giáo hội trong Đêm Vọng Phục sinh. Những hình ảnh cảm động về Tammy Peterson, vợ của nhà trí thức nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi, Tiến sĩ Jordan Peterson, được đón tiếp tại Nhà thờ Holy Rosary ở Toronto, đã lan truyền khắp các góc Công Giáo trên mạng.

Tammy Peterson đã cùng với vô số người khác trên khắp thế giới “lao vào” trong Đêm Vọng Phục sinh. Điều này xảy ra hàng năm, nhưng liệu chúng ta có thấy tỷ lệ này cao hơn vào năm 2024 không? Bằng chứng giai thoại cho thấy như vậy.

Được biết, một giáo xứ Hoa Kỳ ở Auburn, Alabama, đã chứng kiến con số đáng kinh ngạc là 82 người được tiếp nhận vào Giáo Hội. Một người khác ở Florida cho rằng họ đã có 50 người rửa tội và 30 người thêm sức trong Đêm Vọng Phục Sinh năm nay.

Một người dùng X đã viết rằng Đêm Vọng Phục sinh của họ kéo dài hơn nửa giờ so với những năm trước do thời gian cần thiết để rửa tội cho rất nhiều Tân tòng.

Còn quá sớm để có được số liệu chính thức từ hầu hết các giáo phận để củng cố bằng chứng mang tính giai thoại như vậy, nhưng những con số từ Pháp dường như xác nhận xu hướng này. Được biết, có 7,135 người lớn đã được rửa tội tại các Nhà thờ Công Giáo Pháp vào dịp Phục sinh này – gấp đôi con số so với 20 năm trước – với chỉ hơn một phần ba trong số họ ở độ tuổi 18-25. Đối với một quốc gia vừa đưa việc phá thai vào hiến pháp, đây chắc chắn là một bước đi đúng hướng.

Nhưng không chỉ những tin tức về lễ rửa tội tràn ngập trên mạng xã hội trong Lễ Phục sinh này; những câu chuyện về các giáo xứ chật kín người trong suốt Tam Nhật Thánh là chuyện thường tình. Các tường thuật trực tuyến “chỉ có phòng đứng” và tràn ngập các khu vực dường như đã trở thành tiêu chuẩn.

Một số người cho biết đây là lượng người tham dự Thánh lễ Phục sinh cao nhất mà họ từng chứng kiến trong 25 năm qua. Nhà thờ Westminster chật kín người vào Thứ Sáu Tuần Thánh đến nỗi có thông tin cho rằng nhân viên an ninh đã phải mời người ta ra ngoài. Những câu chuyện này trải dài khắp nơi từ Ireland đến Indonesia.

Trong một cuộc thảo luận suy đoán lý do tại sao năm nay có rất nhiều người đổ xô đến nhà thờ với số lượng dường như kỷ lục, một người từ Argentina đã nhận xét rằng giữa sự bối rối ngày càng gia tăng, “có một cơn đói đức tin rất lớn” trên khắp thế giới. Một người khác nói rằng “Thánh lễ đã trở thành ốc đảo của sự tỉnh táo và lý trí trong biển điên loạn thế tục”.

Hoặc có lẽ như một nhà bình luận đã mô tả, giống như “trong chiến tranh, các hang cáo luôn chật kín tín hữu”, giờ đây “người ta đang thức tỉnh trước cuộc chiến tâm linh mà chúng ta đang sống”.

Justin Brierley nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù số liệu thống kê vẫn chỉ ra một bức tranh tổng thể về sự suy giảm tôn giáo liên tục, nhưng có một số chim hoàng yến tâm linh trong mỏ than của thời hiện đại đi ngược lại xu hướng này - chẳng hạn như số người trẻ đi nhà thờ ngày càng tăng ở Phần Lan.

Thế giới mà điều gọi là Người Vô Thần Mới chiếm giữ đang bắt đầu sụp đổ. Những điều chắc chắn về một trật tự tự do thống nhất của phương Tây không còn nữa. Nhiều điều từng được coi là đương nhiên – nền văn hóa Kitô giáo, quyền tự do ngôn luận, sự hiểu biết về nam hay nữ, đang tan rã trước mắt chúng ta. Khoảng trống này ngày càng được lấp đầy bởi hệ tư tưởng của những người hét to nhất - cho dù đó là chiến binh Hồi giáo hay chủ nghĩa giáo điều LGBTQ+.

Nhu cầu tôn giáo đã ăn sâu vào chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều phong trào hiện đại có lịch gần như tôn giáo của riêng họ được chỉ định là “Tháng” và “Ngày”.

Những gì chúng ta có thể đang thấy – và nổi bật trong lễ Phục sinh này – là người ta đang thức tỉnh trước những thay đổi mạnh mẽ (nếu không muốn nói là hà khắc) trong bối cảnh xã hội, văn hóa và tinh thần; đồng thời tìm cách đi sâu hơn, bị thu hút bởi những điều tốt đẹp, chân thực. Và chúng ta nên sẵn sàng đón nhận họ với vòng tay rộng mở.

Tôi đã đọc thấy có người chế nhạo những bình luận gần đây của Dawkins về Kitô giáo, cho rằng ông đã góp phần tạo ra tình trạng lộn xộn này. Đó là phản ứng sai lầm. Không bao giờ là quá muộn để mọi người nhận ra lỗi lầm trong đường lối của mình và ăn năn.

Khi nền văn minh phương Tây rạn nứt, Giáo hội phải ở đó như một bệnh viện dã chiến, cứu chữa những người đã ngã xuống và phục hồi cho họ để có một cuộc đổi mới vĩ đại. Còn thời điểm nào tốt hơn để bắt đầu hơn Lễ Phục sinh?

Ảnh: Buổi biểu diễn ‘Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu’ trước đám đông ở Quảng trường Trafalgar vào Thứ Sáu Tuần Thánh, London, Anh, ngày 19 tháng 4 năm 2019. (Ảnh của Peter Summers/Getty Images.)


 
Vị nào sẽ là Giáo Hoàng tương lai? Hồng Y Parolin có thực sự là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá không?
J.B. Đặng Minh An dịch
20:43 04/04/2024

Ed Condon của Catholic Pillar có bài nhận định nhan đề “Is Parolin actually papabile?”, nghĩa là “Hồng Y Parolin có thực sự là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá không?”Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Tuần này chứng kiến các báo cáo được rút ra từ một cuộc phỏng vấn dài được viết thành một cuốn sách khác của Đức Thánh Cha Phanxicô, lần này trình bày chi tiết những hồi ức của chính Đức Thánh Cha về chính trị mật nghị trong 2 năm 2005 và 2013.

Khi Đức Thánh Cha tiếp tục thảo luận về các mật nghị, quá khứ và tương lai, sự chú ý bắt đầu tập trung vào những người có khả năng dẫn đầu trong việc kế vị ngài, bất cứ khi nào ngày đó có thể đến.

Với sự đồng thanh ban đầu xung quanh các ứng cử viên “cánh tả” và “cánh hữu” cho mật nghị bầu cử tiếp theo, một số người bắt đầu tự hỏi liệu Đức Hồng Y Pietro Parolin có thể trở thành Hồng Y đồng thuận của “trung tâm hợp lý” và đưa ra một giải pháp thay thế cho một cuộc đối đầu gây chia rẽ trong Nhà nguyện Sistina hay không.

Nhưng cơ hội của “Giáo hoàng Parolin” là bao nhiêu?

Trong một cuộc phỏng vấn dài được viết thành một cuốn sách với nhà báo Tây Ban Nha Javier Martinez-Brocal, xuất bản tuần này, Đức Phanxicô nhắc lại rằng sau cái chết của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ngài nhận thấy mình là người được một nhóm Hồng Y yêu thích, những người đã đề cử ngài là một ứng cử viên cản trở nhằm ngăn chặn việc dồn phiếu cho Đức Hồng Y Joseph Radinger.

Theo lời kể của Đức Phanxicô, các Hồng Y, những người mà ngài từ chối nêu tên nhưng được nhiều người cho là nhóm “St. Gallen,” đã đề cử ngài, lúc bấy giờ là Hồng Y Bergolio, trong nỗ lực ngăn chặn Đức Ratzinger giành được đa số 2/3 cần thiết để được bầu.

Theo lời Đức Giáo Hoàng, kế hoạch - mà ngài nói rằng ngài không dự phần - không nhất thiết là để bảo đảm cuộc bầu cử của chính ngài, mà là để ngăn chặn người sẽ trở thành Bênêđíctô XVI thực hiện đủ các vòng bỏ phiếu để buộc các ứng cử viên mới phải được xem xét. Đức Phanxicô cho biết ngài không cho phép nêu tên mình vì ngài không nghĩ đây là thời điểm thích hợp cho cuộc bầu cử có thể xảy ra của ngài và rằng Đức Bênêđíctô là một vị giáo hoàng “chuyển tiếp” cần thiết giữa ngài và Thánh Gioan Phaolô II.

Là lịch sử, câu chuyện kể rất thú vị. Mặc dù nó cũng đúng lúc, và đây là cuộc phỏng vấn gần đây nhất trong số những cuộc phỏng vấn như vậy mà Đức Phanxicô, 87 tuổi, đã đưa ra về tiến trình bầu giáo hoàng, đồng thời phủ nhận rằng ngài có bất kỳ kế hoạch nào để thay đổi nó.

Những cuộc phỏng vấn này cũng diễn ra khi các Hồng Y ở Rôma và những nơi xa hơn đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm chỉnh về mật nghị bầu Giáo Hoàng tiếp theo.

Và, với vị thế người dẫn đầu ngày càng quan trọng đối với kết quả cuối cùng, các ứng cử viên đang được âm thầm xem xét sớm hơn và nghiêm chỉnh hơn những gì người ta nghĩ trước đây.

Danh sách các ứng cử viên tiềm năng đã bắt đầu hình thành, với Đức Hồng Y Matteo Zuppi, chủ tịch hội đồng giám mục Ý và là đặc phái viên hòa bình của Đức Giáo Hoàng, được nhiều người coi là ứng cử viên hàng đầu của phe “trung tả”, cùng với Đức Hồng Y Mario Grech, là tổng thư ký Thượng Hội Đồng, được một số người coi là cấp tiến một cách cực đoan và là ứng cử viên “làm nền” để khiến Hồng Y Zuppi có vẻ ôn hòa hơn.

Đức Hồng Y Peter Erdö của Budapest từ lâu đã được coi là một ứng cử viên tiềm năng được yêu thích trong phe “bảo thủ” hơn của Hồng Y Đoàn, nhưng bản thân vị Hồng Y này được nhiều người coi là kín tiếng trong việc trở thành người phát biểu hoặc bị lôi kéo vào chính trường Vatican.

Gần đây hơn, một số người đã bắt đầu đề xuất Đức Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, như một nhân vật mới nổi trong các cuộc tranh cử trước mật nghị, khi ngài thu hút được sự chú ý toàn cầu trong bối cảnh cuộc chiến ở Gaza, mặc dù không rõ liệu uy tín mới được tìm thấy của ngài có phải chỉ là một “thời điểm truyền thông” hay thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong Hồng Y Đoàn.

Tuy nhiên, giữa tất cả các cuộc thảo luận về khả năng có thể, tên tuổi của Đức Hồng Y Pietro Parolin vẫn tiếp tục được nhắc đến như một khả năng lâu năm. Với tư cách là Ngoại trưởng Vatican, ít nhất là về mặt lý thuyết – ngài là thành viên cao cấp thứ hai của giáo hội, với một khả năng bao quát tất cả các cơ quan và ngóc ngách của Vatican về các vấn đề của Giáo hội toàn cầu.

Những người ủng hộ ngài chỉ ra rằng ngài cũng là một nhà ngoại giao được đào tạo và có tính cách - một phẩm chất mà các Hồng Y có thể đánh giá cao khi đến Cơ Mật Viện. Họ có thể có lý.

Giám mục đoàn toàn cầu vẫn bị chia rẽ rõ ràng về nhiều vấn đề cốt lõi của giáo hội học - đặc biệt là tình trạng của Giáo hội ở Đức, Tiến Trình Công Nghị đang diễn ra, và sự phản đối trên toàn lục địa đối với Tuyên ngôn Fiducia Supplicans từ các giám mục Phi Châu.

Đối với nhiều người, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đưa ra dấu hiệu thực tế đầu tiên về quan điểm của ngài trong phiên họp thượng hội đồng vào tháng 10 năm ngoái.

Trong các phiên họp kín, Đức Hồng Y đã đưa ra điều mà những người tham dự gọi là sự can thiệp “mạnh mẽ và rõ ràng”, kêu gọi những người tham gia nhấn mạnh sự trung thành với mặc khải của Thiên Chúa, như được huấn quyền của Giáo hội giải thích, trong quá trình trò chuyện của họ, đồng thời ca ngợi nguyên tắc đồng nghị và tầm quan trọng của quá trình này.

Đối với nhiều thính giả, Hồng Y Parolin đã đặt ra một số ranh giới rõ ràng xung quanh một tiến trình đồng nghị mà nhiều người cho là không nhận ra giới hạn thực sự nào đối với tiềm năng cải cách của chính nó, và họ thích những gì họ nghe được.

Trong khi đó, ở Rôma, các vòng cải cách và tái cơ cấu giáo triều đã khiến các ban ngành và các Hồng Y tổng trưởng của họ cảm thấy không chắc chắn về bản thân và sự tin cậy lẫn nhau.

Các quan chức ở các bộ liên tục báo cáo rằng tinh thần xuống thấp và ít sự tin tưởng giữa các bộ, và có cảm giác chung rằng bất kỳ hoạt động nào của bộ, dù bình thường đến đâu, cũng có thể bất ngờ gây ra sự can thiệp mạnh mẽ từ Đức Phanxicô. Thật vậy, chính cơ quan của Đức Hồng Y Parolin đã chứng kiến các văn phòng ngoại giao của mình được Đức Giáo Hoàng bổ sung (hoặc phá vỡ) trong những dịp đáng chú ý.

Trong khi các nhân viên của Vatican không được tham gia bỏ phiếu trong mật nghị, thì các nhà lãnh đạo của họ có quyền đó, và mong muốn có một giáo hoàng để giáo triều “tiếp tục công việc” có thể là một yếu tố thực sự - và Hồng Y Parolin nổi lên như nhân vật duy nhất có thể phát biểu những nguyện vọng thay mặt họ.

Với bối cảnh được sắp đặt theo cách này, cuộc tranh luận diễn ra, các Hồng Y có thể thấy Đức Hồng Y Parolin là một người hòa giải đáng tin cậy và là một giải pháp thay thế hấp dẫn cho một cuộc cạnh tranh kéo dài giữa các ý thức hệ đối thủ khi đến thời điểm bỏ phiếu.

Sau những bình luận gần đây của Đức Phanxicô về việc Đức Bênêđíctô đưa ra một “sự chuyển tiếp cần thiết” giữa Đức Gioan Phaolô II và ngài, nhiều người đã đề nghị Đức Hồng Y Parolin, ở tuổi 69 nhưng từng có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong quá khứ, có thể hoàn thành vai trò tương tự, đưa ra một thời gian yên tĩnh sau triều đại giáo hoàng năng động và tự phát, nhưng thường mang tính cá nhân của Giáo hoàng Phanxicô.

Thay vì ép buộc một cuộc đối đầu giữa các thế hệ tại mật nghị tiếp theo, với việc các Hồng Y được yêu cầu lựa chọn giữa việc bầu chọn một giáo hoàng cấp tiến bộ hay bảo thủ với nhiệm vụ giải quyết các cuộc chiến ý thức hệ đang sôi sục một lần và mãi mãi, những người ủng hộ Đức Hồng Y Parolin đang lặng lẽ đề xuất một giai đoạn giảm leo thang của giáo hoàng.

Như họ thấy, đó là niềm hy vọng tốt nhất để tránh một sự vi phạm mang tính thời đại trong hiệp thông Công Giáo từ một nơi nào đó như Đức, hoặc sự rạn nứt chết người trong sự thống nhất về giáo lý của Giáo hội và sự trượt nhanh theo hướng liên bang hóa và tan rã mà Anh giáo toàn cầu đã chứng kiến trong thời gian gần đây.

Nói như vậy, nhiều người có thể kết luận rằng triều đại giáo hoàng Parolin là đầy thuyết phục.

Nhưng bất kể sức hấp dẫn của ngài với tư cách là một người được coi là trung dung và có thể là người hòa giải, Hồng Y Parolin không thiếu những người chỉ trích, những người cũng sẽ cân nhắc trước và trong bất kỳ mật nghị nào trong tương lai. Và đối với một số người trong số họ, quan điểm cốt lõi cho rằng Giáo hoàng Parolin là một loại nhân vật trầm lặng, đang chuyển tiếp theo khuôn mẫu của Đức Bênêđíctô XVI là lập luận tốt nhất chống lại ý tưởng về Giáo Hoàng Parolin.

Trong khi Hồng Y Parolin, với uy tín không thể nghi ngờ của mình, đã cố gắng vượt lên trên nền chính trị cá nhân thường cay đắng vốn đã thống trị những người trong quỹ đạo của Đức Phanxicô - cả trong và ngoài sự ủng hộ của Giáo hoàng - thì một số người lại coi ngài là người vượt lên trên cuộc xung đột, đến mức bị tách ra.

Các nhà phê bình thường chỉ ra thủ đoạn tài chính hỗn loạn trong chính cơ quan của ngài, bị vạch trần trong phiên tòa tài chính gần đây của Vatican, và mức độ mà Đức Hồng Y Parolin dường như không nắm bắt được những gì các cấp phó của ngài đang làm.

Hơn nữa, họ nói, ngài tỏ ra do dự, đến mức tỏ ra không sẵn lòng, thách thức những người có vấn đề và những thực hành trong bộ phận của mình - đặc biệt là cựu Hồng Y sosituto bị kết án Angelo Becciu và người kế nhiệm ngài trong văn phòng đó là Tổng Giám mục Edgar Peña Parra.

Một số hoài nghi về khả năng được bầu làm Giáo Hoàng của Đức Hồng Y Parolin nói rằng sự so sánh với Đức Bênêđíctô XVI thực sự tỏ ra quá thích hợp, và rằng trong khi vị giáo hoàng tiền nhiệm có thể là nguồn gốc của sự ổn định thần học, thì rối loạn chức năng và tham nhũng của giáo triều vẫn lan tràn dưới sự giám sát của ngài, kết thúc bằng cái gọi là Vatileaks.

Những người khác, bao gồm cả những người thân cận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, chỉ ra vụ kiện vẫn đang tiếp diễn chống lại bộ này do cựu kiểm toán viên Vatican, Libero Milone, đưa ra như bằng chứng cho thấy Đức Hồng Y Parolin không có khả năng - hoặc không muốn - giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở thành vụ bê bối công khai.

Milone cáo buộc rằng ông đã bị Hồng Y Becciu buộc phải rời khỏi văn phòng của mình, người đã tuyên bố vào thời điểm đó rằng ngài đang hành động với tư cách là sostituto, và đã khởi kiện lên tòa án Vatican (hiện đang kháng cáo) sau nhiều năm tìm cách giải quyết bên ngoài tòa án thông qua Văn phòng của Hồng Y Parolin, nhưng vô ích.

Nếu mối lo ngại là Đức Hồng Y Parolin có thể chứng minh là một giáo hoàng “không ra tay” cuối cùng, thay vì nắm chắc tay lái của bộ máy Vatican, thì ý nghĩa tương tự cũng xuất hiện trong đường lối có thể xảy ra của ngài đối với sự chia rẽ trong Giáo hội.

Trong khi một số giáo sĩ cao cấp nói riêng rằng họ rất ấn tượng trước sự can thiệp của ngài tại thượng hội đồng, thì có mối lo ngại rằng một giáo hoàng quá hòa giải sẽ cho phép sự chia rẽ âm thầm sâu sắc và củng cố hơn là hàn gắn.

Trong các cuộc thảo luận về các dự thảo tài liệu tại thượng hội đồng trước đó, một nhân vật cao cấp đã nhắc lại với The Pillar, rằng Đức Hồng Y Parolin đã được yêu cầu xem xét danh sách “các ranh giới đỏ” do các Hồng Y cao cấp trình bày về các vấn đề khác nhau trong giáo huấn của Giáo hội mà họ khẳng định không thể làm suy yếu. “Nhưng chúng ta phải cho họ thứ gì đó,” vị linh mục nhớ lại câu nói của Hồng Y Parolin.

Khi sự chia rẽ trong Giáo hội ngày càng gia tăng giữa các giám mục ở Tây Âu (đáng chú ý nhất là Đức) và các nơi khác trên thế giới, như Phi Châu, thì một câu hỏi mở là chính sách xoa dịu lẫn nhau sẽ hấp dẫn đến mức nào khi được đưa ra biểu quyết trong mật nghị.

Xa hơn nữa, danh tiếng của Hồng Y Parolin với tư cách là một nhà ngoại giao là điều phổ biến, nhưng hầu như không được mọi người tôn vinh. Dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y đã điều phối việc nối lại quan hệ ngoại giao của Vatican với Trung Quốc, và là kiến trúc sư trưởng của thỏa thuận gây nhiều tranh cãi Vatican-Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục đại lục.

Đức Hồng Y Parolin từ lâu đã thu hút sự chỉ trích gay gắt về thỏa thuận này, mà các nhà phê bình cho rằng đã khiến các giáo dân, linh mục và giám mục phải rơi vào tình cảnh sống hay chết phụ thuộc vào sự thương xót của Đảng Cộng sản và hầu như không làm được gì để thực sự thúc đẩy việc truyền giáo ở Trung Quốc.

Vào năm 2020, ngài trả lời câu hỏi về cuộc đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc bằng một câu hỏi đầy hoài nghi “Nhưng cuộc đàn áp nào?” trong điều có lẽ đã trở thành câu nói nổi tiếng nhất của Hồng Y Parolin - bao gồm cả một số Hồng Y anh em của ngài.

Đối với nhiều người đang cản trở cơ hội trở thành giáo hoàng của Hồng Y Parolin, khả năng và sự sẵn lòng của ngài trong việc thỏa thuận với Trung Quốc có thể là một dấu hiệu quan trọng cho thấy khả năng tồn tại của ngài trong Cơ Mật Viện.

Tuy nhiên, trong khi Đức Hồng Y gần đây đã đưa ra một giọng điệu công khai thận trọng hơn về những tiến bộ mà thỏa thuận đã thực sự đạt được cũng như thiện chí của chính phủ Trung Quốc, thì các quan chức và Hồng Y của Vatican đã nói với The Pillar trong những tuần gần đây rằng Đức Hồng Y Parolin vẫn kín đáo thách thức việc bào chữa của mình cho thỏa thuận và khẳng định việc giao tiếp với Trung Quốc là ưu tiên quan trọng nhất đối với Giáo hội ngày nay.

Đó có thể là nhận định riêng tư hợp lý để Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đưa ra, nhưng nếu không có tiến bộ rõ ràng cho thấy những nỗ lực của ngài, hoặc một lập luận thuyết phục hơn những gì ngài dường như sẵn sàng đưa ra cho đến nay, thì điều đó khó có thể được chấp nhận rộng rãi trong mật nghị.

Xét một cách cân bằng, các lập luận ủng hộ và chống lại Parolin đều nêu bật điểm mạnh nhất của ngài trong bất kỳ nỗ lực nào để trở thành một ứng cử viên trung dung, “bên thứ ba” trong cuộc bầu cử giáo hoàng trong tương lai - là ngài được nhiều người biết đến.

Các nhà phê bình và những người ủng hộ đều đồng ý rộng rãi về trình độ chuyên môn của ngài cho công việc, hồ sơ theo dõi và các đặc tính có thể có của ngài với tư cách là một giáo hoàng tiềm năng, ngay cả khi họ không đồng ý về mức độ hấp dẫn của một triển vọng mà họ thấy.

Trong một Hồng Y Đoàn gồm những người tương đối xa lạ, hơn bao giờ hết trong thời kỳ hiện đại, sự quen thuộc - hoặc ít nhất là nhận thức về sự quen thuộc - có thể là một tài sản mạnh mẽ. Nhưng rất khó để đánh giá mức độ ủng hộ dành cho Đức Hồng Y Parolin, đặc biệt là trong các vòng bỏ phiếu quan trọng đầu tiên.

Giả sử một cuộc đối đầu giả định giữa một cặp ứng viên dẫn đầu bên trái và bên phải, không ai trong số họ có thể giành được đa số 2/3 trong ba vòng bỏ phiếu đầu tiên, thì câu hỏi sẽ trở thành: liệu Hồng Y Parolin có thể hiện đủ mạnh mẽ để thuyết phục một trong hai bên bỏ phiếu không? hỗ trợ ngài như một sự thỏa hiệp?

Nhưng ngay cả nếu ngài làm vậy, toán học trong hội nghị có thể chỉ mang lại cho ngài một cơ hội hẹp để tranh cử.

Chẳng hạn, nếu ngài nhanh chóng thu hút được hơn một nửa tổng số phiếu bầu và có vẻ đang có xu hướng tiến triển, thì ngài có thể kết thúc cuộc bầu cử vào ngày bỏ phiếu thứ 3. Nhưng nếu ngài tỏ ra trì trệ ở khoảng một nửa số phiếu, cho thấy ngài không thể giành được 2/3 số phiếu cần thiết mà vẫn chặn được một trong những người dẫn đầu trước đó một cách hiệu quả, thì ngài có thể thấy mình bị coi là một con ngựa vô tình rình rập từ phía sau. Một ứng cử viên bất ngờ thực sự có thể xuất hiện.

Là một nhà ngoại giao thực sự, Đức Hồng Y Parolin có lẽ đã biết tất cả những điều này. Câu hỏi thú vị hơn có thể chứng minh là ai, nếu có, ngài sẽ giúp nâng cao nếu mọi việc diễn ra theo cách này.


Source:Pillar
 
Thống kê mới của Giáo hội cho thấy số người Công Giáo tăng nhưng số ơn gọi bị giảm xút!
Thanh Quảng sdb
20:49 04/04/2024
Thống kê mới của Giáo hội cho thấy số người Công Giáo tăng nhưng số ơn gọi bị giảm xút!

Tòa Thánh xuất bản Cuốn Niên giám Giáo hoàng năm 2024 và Thống kê của Giáo hội năm 2022, cho hay tình hình về số lượng các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và phó tế trên toàn thế giới.

(Báo L’Osservatore Romano)

Niên giám Giáo hoàng 2024 và Niên giám Thống kê 2022 của Giáo hội, do Văn phòng Thống kê Trung ương Giáo hội biên soạn, hiện đang được phân phối tại các hiệu sách, do Nhà xuất bản Vatican phát hành.

Niên giám Giáo hoàng cung cấp thông tin liên quan đến đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 12 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Trong thời gian này, có 9 Tòa Giám mục mới và 1 Lãnh địa Tông tòa đã được thành lập; 9 Tòa Giám mục được nâng lên thành Tòa Giám mục và 1 Đại diện Tông tòa được nâng lên Tòa Giám mục.

Niên giám Thống kê của Giáo hội chứa đầy dữ liệu thống kê để đánh giá các xu hướng chính ảnh hưởng đến sự phát triển của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới. Dưới đây là một số chi tiết nổi bật về một số khía cạnh cơ bản của Giáo Hội Công Giáo từ năm 2021 đến năm 2022.

Số liệu thống kê của Giáo hội: Người Công Giáo và Giám mục

Số người Công Giáo được rửa tội đã tăng trên khắp toàn cầu từ 1,376 tỷ vào năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022, với mức tăng tương đối là 1,0%.

Sự thay đổi thay đổi từ lục địa này sang lục địa khác:

- Châu Phi ghi nhận mức tăng 3%, với số người Công Giáo tăng từ 265 lên 273 triệu trong cùng thời kỳ.

- Châu Âu cho thấy tình hình ổn định (năm 2021 và 2022 số người Công Giáo lên tới 286 triệu).

- Châu Mỹ và Châu Á ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người Công Giáo (+0,9% và +0,6% tương ứng), một xu hướng hoàn toàn phù hợp với sự phát triển nhân khẩu học của hai châu lục này.

- Châu Đại Dương báo cáo sự ổn định với con số thấp hơn một chút.

Con số Giám mục trong hai năm 2021-2022 tăng 0,25%, từ 5.340 lên 5.353 Giám mục. Phần lớn sự tăng trưởng này xảy ra ở Châu Phi và Châu Á, với mức chênh lệch tương đối là 2,1 và 1,4%. Tình hình ổn định được thể hiện rõ ở Châu Mỹ (với 2.000 Giám mục) và ở Châu Đại Dương (với 130), trong khi sự sụt giảm nhẹ (-0,6%) được ghi nhận ở Châu Âu (từ 1.676 xuống 1.666 vị).

Ít linh mục và nhiều phó tế vĩnh viễn hơn

Năm 2022 đánh dấu sự sụt giảm về số lượng linh mục so với năm trước, tiếp tục xu hướng giảm đặc biệt của các năm kể từ năm 2012.

Số linh mục toàn cầu trên thế giới năm 2022 so với năm 2021 giảm 142 linh mục, từ 407.872 xuống 407.730.

Châu Phi và Châu Á cho thấy con số tăng (+3,2% và 1,6% tương ứng) và Châu Mỹ, con số gần như đứng yên. Châu Âu, với tỷ lệ lớn nhất trong tổng số, và Châu Đại Dương có tỷ lệ gỉam từ 1,7 xuống 1,5%.

Số lượng phó tế vĩnh viễn tiếp tục tăng đáng kể.

Năm 2022, số phó tế tăng 2% so với năm trước đó, từ 49.176 vị lên 50.150 vị. Con số này được tăng ở tất cả các châu lục với tỷ lệ đáng kể:

- Ở Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương vẫn chưa đạt được 3% tổng số, số lượng phó tế, nhưng đã tăng 1,1%, đứng ở mức 1.380 vị vào năm 2022.

- Dữ liệu cũng được cải thiện ở những khu vực có sự hiện diện của các phó tế vĩnh viễn đáng kể về mặt số lượng. Ở Châu Mỹ và Châu Âu, nơi có 97,3% tổng giáo dân, số phó tế tăng theo hai năm một lần, được coi là 2,1 và 1,7%.

Giảm số tu sĩ

Số lượng những người đi tu không phải là linh mục đã giảm ở khắp hoàn cầu.

Con số 49.774 nam tu sĩ vào năm 2021, giảm xuống còn 49.414 vào năm 2022. Sự suy giảm này là do ở các lục địa Châu Âu, Châu Phi và Châu Đại Dương. Mặt khác, ở châu Á, số người đi tu làm tu sĩ tăng lên đáng kể, và ở châu Mỹ thì thấp hơn.

Các nữ tu thì tăng đáng kể

Vào năm 2022, số nữ tu đã vượt quá số lượng linh mục trên toàn thế giới gần 47% nhưng hiện đang giảm mạnh. Trên toàn cầu, số lượng phụ nữ đi tu đã giảm từ 608.958 vào năm 2021 xuống còn 599.228 vào năm 2022, với mức giảm tương đối là 1,6%.

Châu Phi là lục địa có mức tăng trẳng nữ tu cao nhất, với con số từ 81.832 nữ tu vào năm 2021 tăng lên 83.190 vào năm 2022, với mức tăng tương đối là 1,7%.

Tiếp theo là Đông Nam Á, nơi số nữ tu đã tăng từ 171.756 vào năm 2021 lên 171.930 vào năm 2022, với mức tăng là 0,1%.

Nam và Trung Mỹ cho thấy sự sút giảm, từ 98.081 nữ tu vào năm 2021 xuống còn 95.590 nữ tu vào năm 2022, so với mức giảm toàn cầu là 2,5%.

Cuối cùng, ba khu vực được đánh dấu bằng sự giảm sút đáng kể: Châu Đại Dương (-3,6%), Châu Âu (-3,5%) và Bắc Mỹ (-3,0%).

Giảm số lượng chủng sinh

Sự suy giảm đặc trưng cho xu hướng ơn gọi linh mục kể từ năm 2012 vẫn tiếp tục trong những năm này.

Vào năm 2022, con số nam giới dấn mình tu học làm linh mục là 108.481 người, chênh lệch -1,3% so với tình hình một năm trước đó. Một phân tích tóm tắt được thực hiện ở các lục địa cho thấy các địa phương có sự khác biệt với nhau như sau:

- Ở Châu Phi, số lượng đại chủng sinh (sau trung học) đã tăng 2,1% trong thời gian hai năm qua.

- Ở tất cả các vùng của Châu Mỹ, số ơn gọi đều giảm dẫn đến mức chênh lệch -3,2%.

- Ở Châu Á, sự sụt giảm được ghi nhận đã đưa số lượng đại chủng sinh vào năm 2022 xuống mức thấp hơn 1,2% so với năm 2021.

- Ở châu Âu kể từ năm 2008 con số không suy giảm. Trong hai năm 2021-2022, số chủng sinh giảm 6%.

- Ở Châu Đại Dương, ơn gọi linh mục vào năm 2022 đã giảm 1,3% so với năm 2021.

Trong số 108.481 chủng sinh trên toàn thế giới, vào năm 2022:

- Châu Phi là lục địa có số lượng chủng sinh cao nhất, với 34.541 thầy.

- Tiếp theo là Châu Á với 31.767 thầy

- Châu Mỹ với 27.738 thầy

- Châu Âu với 14.461 thầy

- và Châu Đại Dương với 974 thầy.
 
VietCatholic TV
Đại tang của Nga: Tiểu Đoàn Thiết Giáp biến mất sau trận mưa bom chùm. Anh báo cho Kyiv âm mưu Nga
VietCatholic Media
02:39 04/04/2024


1. Quân Ukraine thả đạn chùm như mưa hủy diệt cả một Tiểu Đoàn Thiết Giáp Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Rare Thermal Vision Footage Shows Cluster Rounds Rain Down on Russian Tanks”, nghĩa là “Đoạn phim quang nhiệt hiếm hoi cho thấy đạn chùm rơi như mưa trên các xe tăng Nga” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đoạn phim mới xuất hiện cho thấy lực lượng Ukraine sử dụng máy bay không người lái tầm nhiệt để hướng dẫn một cuộc tấn công bằng bom chùm vào tiểu đoàn thiết giáp của Nga ở miền đông Ukraine. Đoạn phim là một lời cảnh tỉnh cho quân Nga. Khi quân Ukraine rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo, họ sẵn sàng quay sang sử dụng bất cứ loại vũ khí nào có trong tay.

Đoạn clip, được chia sẻ lên mạng xã hội bởi một cựu chiến binh Ukraine, người gây quỹ cho các đội máy bay không người lái của Kyiv, cho thấy cách Lữ đoàn 92 Biệt Động Quân của Ukraine loại khỏi vòng chiến cả một tiểu đoàn thiết giáp Nga.

Đoạn video ngắn dường như cho thấy một máy bay không người lái tầm nhiệt của Ukraine quan sát các xe thiết giáp của Nga trước khi quân đội Kyiv tiến hành một cuộc tấn công bằng pháo binh. Có thể thấy đạn con từ bom chùm rơi xuống chiến trường, với ít nhất hai vụ nổ cho thấy bom bi thả ra từ bom chùm đã bắn trúng các xe thiết giáp.

Truyền thông Ukraine đưa tin cảnh tượng này được quay quanh làng Andriivka, một thị trấn đổ nát ở phía nam thành phố đổ nát Bakhmut. Nga đã kiểm soát Bakhmut, ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine, kể từ tháng 5 năm 2023, và đã nỗ lực tiến từng bước về phía tây hướng tới khu định cư Chasiv Yar trong những tháng kể từ khi nước này tuyên bố chủ quyền ở Bakhmut.

Ukraine thường công bố các cảnh quay cho thấy máy bay không người lái của họ tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Nga, bao gồm cả xe thiết giáp của Nga. Các phương tiện bay không người lái có thể dẫn đường cho các cuộc tấn công của hệ thống pháo binh Ukraine, bao gồm cả việc bắn đạn chùm hoặc máy bay không người lái có chất nổ có thể tiếp cận trực tiếp mục tiêu trong khi quay phim hành trình của chúng.

2. Bản đồ Nga cho thấy máy bay không người lái của Ukraine đạt được cột mốc mới gây kinh ngạc

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Map Shows Ukraine Drones Hit Shocking New Milestone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Truyền thông địa phương hôm thứ Ba đưa tin, lần đầu tiên trong cuộc chiến do Mạc Tư Khoa phát động, các máy bay không người lái của Ukraine đã bay khoảng 1.500 km để tiếp cận mục tiêu ở nước cộng hòa Tatarstan của Nga.

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Yelabuga và Nizhnekamsk ở Tatarstan được cho là đã tấn công một khu công nghiệp sản xuất máy bay không người lái Shahed do Iran thiết kế - là loại máy bay mà Mạc Tư Khoa sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến ở Ukraine. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, đây là lần đầu tiên một máy bay không người lái từ Ukraine tới nước cộng hòa này và là cuộc tấn công sâu nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Thống đốc địa phương Rustam Minnikhanov đang là mục tiêu bị chỉ trích mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông Nga. Ông ta bị cáo buộc đã không bố trí các hệ thống phòng không. Đoạn video loan truyền trên các mạng xã hội cho thấy máy bay không người lái của Ukraine an nhiên nhắm vào các mục tiêu mà không gặp bất cứ sự phản kháng nào. Nói chuyện trên đài truyền hình, Rustam Minnikhanov tỏ ra chết điếng trong lòng vì sự bất cẩn của mình.

Nga đã hứng chịu làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022, với một số cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Mạc Tư Khoa. Nhiều cuộc tấn công đã nhắm vào các kho đạn dược. Ukraine hiếm khi tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trên đất Nga, nhưng Điện Cẩm Linh đã cáo buộc Kyiv cố gắng thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay không người lái.

Kênh Crimea Wind Telegram cho biết: “Lần đầu tiên, một máy bay không người lái của Ukraine đã bay tới mục tiêu cách đó 1.500 km”.

Người dùng X “markito0171”, người thường xuyên đăng thông tin cập nhật về cuộc chiến ở Ukraine, đã chia sẻ một bản đồ cho thấy quỹ đạo của máy bay không người lái vào hôm thứ Ba.

Một đoạn video được kênh Telegram của Nga chia sẻ hôm thứ Ba dường như cho thấy khoảnh khắc một chiếc máy bay không người lái tấn công một địa điểm ở Yelabuga, gây ra một quả cầu lửa khổng lồ.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass cho biết ít nhất 7 người bị thương, trong đó có 2 thiếu niên.

Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo quốc gia Đức Die Welt, xuất bản hôm thứ Hai, rằng Kyiv hiện có máy bay không người lái có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa hơn 1.000 km.

Hầu hết các máy bay không người lái tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga đều có tầm bay từ 700 đến 1.000 km, nhưng hiện nay có những mẫu có thể bay hơn 1.000 km”, Fedorov nói.

Chỉ vài tuần trước, Verstka, một hãng tin độc lập của Nga được thành lập ngay sau khi chiến tranh Ukraine bắt đầu, đã công bố một bản đồ cho thấy các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất trên đất Nga đã mở rộng diện tích đất nước nằm trong tầm bắn của Ukraine lên 1,045 triệu km2.

Verstka trích dẫn một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào tháng 3 nhằm vào một nhà máy luyện kim thuộc nhà sản xuất thép Severstal ở thành phố Cherepovets, thuộc vùng Vologda của Nga. Hãng tin này cho biết nếu tính từ tiền tuyến của Ukraine, đây là một trong những “mục tiêu xa nhất” đã bị tấn công trên đất Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Verstka nói: “Cuộc tấn công vào doanh nghiệp ở Cherepovets đã mở rộng lãnh thổ có khả năng bị tổn thương của Nga trước các cuộc tấn công của quân đội Ukraine thêm 45 ngàn km2”. “Bây giờ nó có diện tích khoảng 1.045.000 km2. Nó có hơn sáu triệu thành phố, trong đó có hai thành phố liên bang—Mạc Tư Khoa và St. Petersburg.”

Verstka nói thêm: “Trước đây, theo hướng đông bắc, máy bay không người lái đã bay tới St. Petersburg và Yaroslavl, nơi mục tiêu là nhà máy Nevsky Mazut và nhà máy lọc dầu Slavneft-YANOS.”

Vụ tấn công nhà máy lọc dầu Nizhnekamsk và nhà máy chế tạo máy bay không người lái Yelabuga được xem là câu trả lời của Thiếu Tướng Vasyl Maliuk đối với yêu cầu dẫn độ của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Tưởng cũng nên nhắc lại là vào ngày 31 Tháng Ba, trong một diễn biến khá khôi hài Sergey Lavrov đã lên tiếng yêu cầu “chính quyền Kiev” dẫn độ Thiếu Tướng Vasyl Maliuk sang Nga vì vị tướng này đã liên tục chỉ huy các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga, nghiêm trọng nhất là các vụ tấn công gần đây vào các nhà máy lọc dầu và các vụ tấn công trước đó vào cầu Kerch, hay còn gọi là cầu Crimea.

3. Vương Quốc Anh cho biết Nga triển khai mồi nhử sau khi mất chiến đấu cơ hạng nặng

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Deploying Decoys After Heavy Fighter Jet Losses: UK”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các quan chức quốc phòng Anh cho biết, Nga đang sơn các chiến đấu cơ mồi nhử trên đường băng tại các phi trường của mình để cố gắng gây nhầm lẫn cho lực lượng Ukraine nhưng đang phá hoại động thái này bằng cách hạ cánh trực thăng xuống những chiếc máy bay này.

Không quân Nga chịu tổn thất máy bay nặng nề trong vài tuần qua, bao gồm hơn chục chiến đấu cơ như máy bay ném bom chiến đấu Su-34, chiến đấu cơ Su-35 và máy bay do thám quân sự A-50 hiếm.

Trong bản cập nhật hàng ngày hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng Anh cho biết “có khả năng” các cuộc tấn công thành công của Kyiv vào các địa điểm quân sự đã buộc Nga phải “thực hiện một số kỹ thuật mồi nhử và đánh lừa để làm xáo trộn các nỗ lực tấn công của Ukraine”.

Điều này bao gồm việc chiến đấu cơ mồi nhử của Nga được sơn trên nền bê tông của Sân bay Korovskoye ở Crimea.

Bản cập nhật cho biết thêm: “Điều này cũng tiết lộ thứ tự thực sự của trận chiến sức mạnh máy bay tại các căn cứ không quân này mà Nga có thể đang cố gắng che giấu khỏi bức tranh tình báo của Ukraine”.

Ngoài việc Ukraine tuyên bố chịu trách nhiệm bắn hạ máy bay Nga, tuần trước Kyiv còn cho biết rằng trên thực tế, Mạc Tư Khoa đã bắn rơi một trong những chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của mình trên Crimea do ở trạng thái “sẵn sàng chiến đấu”.

Như Newsweek đã đưa tin trước đó, hơn 1/5 số thiệt hại về máy bay có người lái và trực thăng được biết đến của Nga trong khoảng thời gian từ cuối tháng 2 năm 2022 đến giữa tháng 8 năm 2023 không phải do Ukraine gây ra.

Nó diễn ra trong bối cảnh có dự đoán về tác động của các chiến đấu cơ F-16 do phương Tây cung cấp đối với khả năng không quân của Ukraine. Máy bay do Mỹ sản xuất dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Khi được hỏi về việc cung cấp máy bay, Vladimir Putin nói rằng những chiếc máy bay có công nghệ vượt trội so với các máy bay phản lực thời Liên Xô mà Ukraine sử dụng sẽ là “mục tiêu hợp pháp của chúng tôi, bất kể chúng ở đâu”.

Việc chiếm lại bán đảo mà Putin chiếm giữ năm 2014 là mục tiêu chiến tranh đã được tuyên bố đối với Kyiv, và thành phố cảng ở đó, Sevastopol, nơi Hạm đội Hắc Hải đóng quân, đã nhiều lần bị máy bay không người lái của Ukraine nhắm tới.

Đêm thứ Hai, rạng sáng Thứ Ba, một trạm biến áp điện đã bị nổ tung trong thành phố, tờ Kyiv Independent đưa tin, trích dẫn một nguồn tin tình báo Ukraine.

4. Cameron kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng khi các bộ trưởng NATO họp

Các ngoại trưởng NATO đã nhóm họp tại Brussels hôm Thứ Tư, 3 Tháng Tư,. Ngoại trưởng Anh David Cameron đã kêu gọi các đồng nghiệp của mình chi tiêu nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn và cung cấp nhiều hơn cho quốc phòng.

Trong bài phát biểu, ông Cameron khuyến khích các đồng minh NATO tăng cường hỗ trợ cho Kyiv và tăng cường sản xuất công nghiệp quốc phòng.

Cameron nói: “75 năm sau khi thành lập, chúng ta đang kỷ niệm một NATO chưa bao giờ mạnh mẽ hơn hoặc quan trọng hơn thế, đặc biệt là sau khi Thụy Điển gia nhập vào tháng trước”.

“Khi Ukraine gần NATO hơn bao giờ hết, chúng ta phải duy trì sự hỗ trợ quan trọng mà Ukraine cần để giành chiến thắng trong cuộc chiến”, Ngoại trưởng nhấn mạnh và nói thêm rằng “Các đồng minh cần phải tăng cường và chi nhiều hơn cho quốc phòng trước sự xâm lược liên tục của Nga và một thế giới nguy hiểm hơn.”

5. Mỹ, NATO chuẩn bị cho 'mọi tình huống bất ngờ' trước mối đe dọa chiến tranh từ Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US, NATO Preparing for 'All Contingencies' Amid Russia War Threat”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO đã nhấn mạnh rằng Mỹ và các đối tác xuyên Đại Tây Dương đang chuẩn bị cho việc Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine sang lãnh thổ đồng minh, mặc dù bà nhấn mạnh rằng mối đe dọa như vậy không phải là “sắp xảy ra”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Julianne Smith nói với các phóng viên tại một cuộc họp ngắn hôm thứ Ba rằng Nga vẫn là “mối đe dọa hàng đầu mà chúng ta đang phải đối mặt”, mặc dù nói thêm: “Chúng tôi không thấy mối đe dọa sắp xảy ra đối với lãnh thổ NATO”.

Smith nói thêm: “NATO không ngồi yên. Nó không chờ đợi bất kỳ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra. Thay vào đó, nó đang chuẩn bị cho mọi tình huống bất ngờ.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Các quan chức và lãnh đạo NATO - đặc biệt là những người nằm dọc biên giới phía đông của liên minh với Nga - đang ngày càng cảnh báo rằng Mạc Tư Khoa đặt ra mối đe dọa trực tiếp cho khối phương Tây, cho thấy có nguy cơ nghiêm trọng về một cuộc chiến lớn hơn trong thập kỷ tới. Họ cho rằng chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ vực dậy Mạc Tư Khoa và khuyến khích sự gây hấn hơn nữa.

Smith lặp lại những lo ngại như vậy vào hôm thứ ba. Bà nói : “Chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều lần trong lịch sử nếu một nhà độc tài hoặc một nhà lãnh đạo độc tài không bị ngăn chặn thì họ vẫn tiếp tục tiến lên”. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là tất cả chúng ta phải giúp Ukraine đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ của mình và chấm dứt hành vi gây hấn vô cớ này”.

“Bởi vì nếu họ không thành công, tất nhiên, mối lo ngại là Nga sẽ cảm thấy buộc phải tiếp tục”, đại sứ nói thêm.

Tuy nhiên, Mỹ không cảm thấy rằng mối đe dọa từ Nga đối với NATO là ngay lập tức.

Smith nói: “Chúng tôi không báo hiệu cho bất kỳ ai rằng chiến tranh sắp xảy ra. Smith nói thêm: “Chúng tôi tìm kiếm các dấu hiệu và cảnh báo”, đồng thời lưu ý đến những cảnh báo chi tiết và lặp đi lặp lại do Washington, DC đưa ra trước cuộc xâm lược của Nga vào đầu năm 2022.

“Như bạn có thể tưởng tượng, chúng tôi theo dõi tình hình thường xuyên để tìm kiếm các dấu hiệu và cảnh báo khác cho thấy Nga đang chuẩn bị làm điều gì đó vượt xa những gì họ đang làm ở Ukraine”.

“Ngay bây giờ, chúng ta thấy Nga đang tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ bên trong Ukraine. Nhưng hiện tại chúng tôi không có dấu hiệu hay cảnh báo nào cho thấy một cuộc chiến tranh của Nga sắp xảy ra trên lãnh thổ NATO và tôi thực sự muốn nói rõ về điều đó”.

Smith nói thêm: “Tôi không muốn tạo cho những người bạn của chúng tôi ở các nước vùng Baltic ấn tượng rằng bằng cách nào đó chiến tranh sẽ ập đến lãnh thổ NATO chỉ sau một đêm,” Smith nói thêm, thừa nhận những cảnh báo lặp đi lặp lại từ các thành viên phía đông của NATO. “Chúng tôi xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh nhưng chúng tôi không coi đây là một mối đe dọa sắp xảy ra”.

Với việc quân đội Ukraine ở thế phòng thủ sau hơn hai năm chiến tranh, các quốc gia phương Tây đang tìm cách phục hồi quân đội và tiếp tục hỗ trợ chính trị cho Kyiv trong khi vật lộn với các cuộc bầu cử quan trọng trong nước và những căng thẳng kinh tế.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các quan chức của ông đang thúc ép các đối tác phương Tây duy trì và mở rộng hỗ trợ. Tổng thống hồi tháng 3 cho biết Ukraine dự kiến sẽ phải đối phó với một cuộc tấn công lớn mới của Nga vào mùa hè này và cảnh báo rằng thành công của Mạc Tư Khoa sẽ gây nguy hiểm cho các quốc gia phương Tây.

“Hiện tại, đó là chúng tôi, sau đó là Kazakhstan, rồi các nước vùng Baltic, rồi Ba Lan, rồi Đức. Ít nhất một nửa nước Đức”, ông Zelenskiy nói. “Cuộc xâm lược này và quân đội của Putin có thể đến Âu Châu, và sau đó công dân Hoa Kỳ, binh lính Hoa Kỳ, sẽ phải bảo vệ Âu Châu vì họ là thành viên NATO.”

Khi các quốc gia NATO tìm kiếm những cách thức mới để làm suy giảm động lực từ Nga và củng cố Ukraine, một số nhà lãnh đạo - nổi bật trong số đó là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - thậm chí còn nêu ra triển vọng triển khai quân đội đồng minh trên đất Ukraine.

Smith cho biết Mỹ không ủng hộ nỗ lực như vậy.

“Mỹ không ủng hộ việc đưa quân sang chiến đấu ở Ukraine; chúng tôi đã rất rõ ràng về điều đó,” cô nói. “Chúng tôi không quan tâm đến việc trở thành một bên trong cuộc xung đột này, nhưng chúng tôi muốn hỗ trợ Ukraine để nước này tự bảo vệ mình trước sự xâm lược của Nga”.

6. Lực lượng Nga đã tấn công 13 tỉnh của Ukraine trong ngày qua, khiến 3 người thiệt mạng và 21 người bị thương, trong đó có trẻ em.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 3 Tháng Tư, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào thành phố Dnipro vào chiều ngày 2 Tháng Tư.

Cô cho biết ít nhất 18 người bị thương. 12 người, trong đó có 5 trẻ em, đã phải vào bệnh viện.

Một cơ sở giáo dục đã bị hư hại do vụ tấn công, nhưng trẻ em đang trốn trong hầm tránh bom khi vụ tấn công xảy ra. Tổng cộng 4 cơ sở giáo dục, 9 tòa nhà chung cư và 25 xe hơi, đã bị hư hại trong thành phố Dnipro.

Tại tỉnh Donetsk, các cuộc tấn công của Nga đã làm 3 cư dân Mykolaivka bị thương. Tại Kherson, các cuộc tấn công của Nga đã giết chết một người. Người đàn ông 79 tuổi đã thiệt mạng khi lực lượng Nga tấn công làng Tokarivka vào ngày 2/4.

Bốn máy bay không người lái loại Shahed của Nga đã bị lực lượng phòng không bắn hạ trên các tỉnh Khmelnytskyi, Zhytomyr, Kirovohrad và Cherkasy, nhưng không có thương vong nào được báo cáo.

Các tỉnh Chernihiv, Luhansk, Mykolaiv, Sumy và Zaporizhzhia cũng bị Nga tấn công, nhưng chính quyền địa phương báo cáo không có trường hợp tử vong hoặc bị thương.

Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết Nga đã tấn công 15 khu định cư của tỉnh Kharkiv. Chiều ngày 2 tháng 4, lực lượng Nga tấn công làng Novoosynove, khiến một người đàn ông 58 tuổi thiệt mạng tại chỗ.

Syniehubov đưa tin, đứa con trai 11 tuổi của người đàn ông đã chết sau đó tại bệnh viện do bị thương.

7. Nga 'Hạn chế' sử dụng hỏa tiễn Kalibr gợi ý về những rắc rối hậu cần sâu sắc hơn

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia 'Limiting' Use of Kalibr Missiles Hints at Deeper Logistics Trouble”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo quân đội Kyiv, Nga đã hạn chế sử dụng hỏa tiễn hành trình Kalibr phóng từ biển, một phần vì Mạc Tư Khoa đang gặp khó khăn về hậu cần khi bắn chúng vào lãnh thổ Ukraine.

Natalia Humeniuk, phát ngôn nhân của lực lượng Ukraine ở miền nam đất nước, cho biết như trên: “Đối với người Nga, việc cung cấp hỏa tiễn và bảo trì các hệ thống hỏa tiễn phóng Kalibr cũng như nạp lại Kalibr hiện là vấn đề khó khăn”. Humeniuk cho biết thêm, phần lớn cơ sở hạ tầng và hậu cần liên quan đến việc bắn hỏa tiễn Kalibr đều có trụ sở tại thành phố cảng Sevastopol của Crimea.

Nga đặt một phần Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol, trên bờ biển phía Tây Crimea. Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014 và Kyiv tuyên bố sẽ đòi lại Crimea. Trong suốt hơn 25 tháng chiến tranh tổng lực, Ukraine đã thường xuyên và thường thành công trong việc tấn công các tài sản của Nga ở Crimea, đặc biệt là ở Sevastopol. Humeniuk nói thêm: “Việc các tàu mang hỏa tiễn đến đó hiện rất khó khăn”.

William Freer, nhà nghiên cứu của Hội đồng Địa chiến lược có trụ sở tại Anh, nói với Newsweek: “Khả năng Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào các cơ sở hải quân và tàu thuyền ở Sevastopol đã có tác động đáng kể đến khả năng phóng hỏa tiễn hành trình Kalibr của Nga”.

Freer cho biết hiện chỉ có các tàu mặt nước và tàu ngầm lớp Kilo của Nga mới có thể phóng hỏa tiễn Kalibr vào Ukraine.

Ukraine đã thành công trong việc tấn công tàu ngầm Rostov-on-Don lớp Kilo của Nga bằng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do phương Tây cung cấp ở Sevastopol vào tháng 9 năm 2023. Rostov-on-Don được cho là bị hư hỏng không thể sửa chữa và là một trong số các tàu mà Kyiv cho biết đã thường xuyên phóng hỏa tiễn Kalibr vào Ukraine trong suốt cuộc chiến.

Freer cho biết: “Với việc nhiều tàu chiến trong hạm đội bị hư hỏng hoặc bị đánh chìm, đồng thời các cơ sở hậu cần của chúng bị tấn công lẻ tẻ, khả năng cung cấp và phóng các hỏa tiễn này đến và đi từ các tàu trong Hạm đội Hắc Hải đã bị ảnh hưởng”.

Freer cho biết thêm Mạc Tư Khoa đang thử nghiệm các phương pháp thay thế để phóng Kalibr. Ông nói rằng nhu cầu của Nga trong việc phát triển các phương pháp phóng hỏa tiễn hành trình khác nhau sẽ tăng lên theo thời gian vì nước này cảm nhận được tổn thất nặng nề đối với Hạm đội Hắc Hải.

Ukraine đã báo cáo việc sử dụng Kalibr của Nga tạm dừng trong những tháng gần đây, và nhấn mạnh rằng Mạc Tư Khoa đã chọn tấn công các mục tiêu như cơ sở hạ tầng năng lượng của đất nước bằng hỏa tiễn Kh-101 phóng từ trên không tầm xa.

Tuy nhiên, trong một cảnh báo đáng ngại hôm Chúa Nhật, Kyrylo Budanov, giám đốc tình báo quân sự Ukraine, cho biết Điện Cẩm Linh đã bổ sung kho dự trữ hỏa tiễn Kalibr và sẽ sớm nối lại các cuộc tấn công vào lãnh thổ Ukraine.

“Trong tương lai gần, chúng ta sẽ gặp lại Kalibr vì số lượng Kh-101 đã giảm đáng kể”, Budanov nói với đài truyền hình Ukraine, theo truyền thông trong nước.

Khó có thể xác định chính xác số lượng kho vũ khí như hỏa tiễn của Nga. Nga đã sử dụng hàng ngàn hỏa tiễn kể từ tháng 2 năm 2022, và cũng đã đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình trạng chiến tranh. Các nhà phân tích và quan chức Ukraine ở phương Tây cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây không hiệu quả trong việc ngăn chặn việc cung cấp các phụ tùng quan trọng, chẳng hạn như những phụ tùng cần thiết để lắp ráp hỏa tiễn Kalibr, cho Nga.

8. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ cho biết cuộc tấn công Tatarstan đánh dấu bước ngoặt trong năng lực tấn công tầm xa của Ukraine

Trong báo cáo ngày 3 tháng Tư, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW cho biết cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các cơ sở công nghiệp ở Cộng hòa Tatarstan của Nga đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong khả năng của Kyiv tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Lực lượng Ukraine đã tấn công các nhà máy sản xuất máy bay không người lái ở Yelabuga và Nizhnekamsk của Tatarstan, cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết như trên. Yelabuga nằm cách biên giới Nga-Ukraine 1.200 km, trong khi Nizhnekamsk cách biên giới Ukraine 1.500km.

Trong những tuần gần đây, quân đội Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái tầm xa để tấn công thành công một chuỗi nhà máy lọc dầu của Nga. Cuộc tấn công ngày 2 tháng 4 là cuộc tấn công đầu tiên như vậy của Ukraine ở Tatarstan.

ISW cho biết: “Khoảng cách của các mục tiêu so với biên giới Ukraine thể hiện sự thay đổi đáng kể về khả năng được chứng minh của Ukraine trong việc tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào hậu phương của Nga”.

Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov ngày 1 tháng Tư cho biết Ukraine đã sản xuất máy bay không người lái tấn công có khả năng bay hơn 1.000 km. Kyiv đã tăng cường nỗ lực tăng cường sản xuất máy bay không người lái trong nước, nhằm sản xuất 1 triệu máy bay không người lái vào năm 2024.

Không phải tất cả các đồng minh của Kyiv đều ăn mừng cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào ngành dầu mỏ của Nga. Trong khi các quốc gia vùng Baltic bày tỏ sự vui mừng và kinh ngạc trước thành tích bất ngờ của Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 2 Tháng Tư, cho biết Washington “không ủng hộ cũng như không cho phép Ukraine tấn công bên ngoài lãnh thổ của mình”.

Tờ Financial Times đưa tin vào tháng 3 rằng Mỹ đã cảnh báo Ukraine ngừng tấn công các nhà máy lọc dầu của Nga, được cho là vì lo ngại rằng các cuộc tấn công có thể làm tăng giá dầu toàn cầu.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng việc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ và vũ khí của Nga là một chiến lược quân sự hợp pháp và Ukraine có quyền sử dụng vũ khí của mình để tự vệ.

ISW ủng hộ quan điểm của Zelenskiy.

Các nhà phân tích cho biết: “ISW tiếp tục đánh giá rằng các cuộc tấn công như vậy của Ukraine là một phần cần thiết trong chiến dịch của Ukraine nhằm sử dụng các biện pháp bất đối xứng nhằm làm suy yếu các ngành công nghiệp cung cấp và hỗ trợ cho quân đội Nga”.

9. Hạm đội Hắc Hải ốm yếu của Nga sẽ tiếp nhận tàu mới mang hỏa tiễn hành trình

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia's Ailing Black Sea Fleet To Receive New Missile Carriers”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hạm đội Hắc Hải của Nga sẽ được tăng cường lực lượng vào cuối năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố hôm thứ Ba. Ông cho biết hạm đội sẽ nhận được ba tàu mới mang hỏa tiễn hành trình. Thông thường, Shoigu sẽ loan báo các loại vũ khí mới hay sẽ có thêm cái này cái khác trong bối cảnh bế tắc trên chiến trường với dụng ý lên giây cót tinh thần cho quân đội Nga.

Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin ông Shoigu đưa ra thông báo này trong hội nghị với các Tướng Nga. Hạm đội Hắc Hải sẽ tiếp nhận 3 tàu lớp Karakurt, vốn là những tàu mang vũ khí có độ chính xác cao, cơ quan truyền thông cho biết.

Sự thúc đẩy này được đưa ra sau khi Kyiv cho biết 1/3 tàu chiến của Nga ở Hắc Hải đã bị đánh chìm hoặc vô hiệu hóa kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Ukraine đã tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào nước này của Tổng thống Vladimir Putin, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Ukraine đã tuyên bố sẽ đảo ngược việc sáp nhập Crimea năm 2014 của nhà lãnh đạo Nga, nơi hiện đóng vai trò là trung tâm hậu cần trung tâm của Mạc Tư Khoa cho các lực lượng của họ ở đây. miền nam Ukraine.

“Để tăng cường tiềm năng chiến đấu của Hải quân, chúng tôi tiếp tục trang bị cho lực lượng này những tàu mang vũ khí chính xác tầm xa. Đặc biệt là các tàu mang hỏa tiễn nhỏ loại Karakurt”, ông Shoigu nói. “Con tàu dẫn đầu của loạt phim này, Cyclone, đã trở thành một phần của Hạm đội Hắc Hải và đang thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao.”

Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Ba cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga đã trải qua một “tháng tồi tệ” trong tháng 3 sau một loạt cuộc tấn công của Kyiv vào các tàu quý của Putin.

“Hạm đội Hắc Hải của Nga tiếp tục gặp khó khăn”, Bộ này cho biết trên các kênh truyền thông xã hội của mình. “Các chiến binh Ukraine đã làm rất tốt.”

Đầu tháng 3, 5 máy bay không người lái hải quân MAGURA V5 của Ukraine đã tấn công tàu tuần tra Sergey Kotov ở eo biển Kerch, nơi ngăn cách Crimea bị tạm chiếm với Nga, Kyiv cho biết.

Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết con tàu trị giá 65 triệu Mỹ Kim đã bị hư hại ở đuôi tàu, hai bên trái và phải và cuối cùng bị chìm.

Vài tuần sau, quân đội Kyiv hôm 24/3 cho biết họ đã tấn công hai tàu đổ bộ lớn của Nga là Yamal và Azov trong cuộc tấn công vào thành phố cảng Sevastopol của Crimea. Ukraine cũng cho biết họ đã tấn công vào một trung tâm liên lạc của Nga và các cơ sở hạ tầng không xác định khác.

Ukraine tuyên bố đã tấn công tàu trinh sát Ivan Khurs, hạ thủy năm 2017, trong cùng một cuộc tấn công. Hai hỏa tiễn đã tấn công tàu, hãng tin độc lập Astra của Nga đưa tin, trích dẫn các nguồn tin giấu tên.

Nhiệm vụ của tàu bao gồm cung cấp thông tin liên lạc và kiểm soát hạm đội, tiến hành trinh sát vô tuyến và tác chiến điện tử cũng như giám sát các thành phần của hệ thống phòng thủ hỏa tiễn của đối phương.

Thuyền trưởng Thiếu Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân nói với Đài Âu Châu Tự do/Radio Liberty do Hoa Kỳ hậu thuẫn, con tàu đã bị hư hỏng.

Khi Ukraine tăng cường các cuộc tấn công vào Hạm đội Hắc Hải, Bộ Quốc phòng Anh hồi tháng trước đánh giá rằng Nga đã bắt đầu sơn các tàu ngầm mồi nhử tại các cảng Hắc Hải của nước này nhằm bảo vệ tài sản của mình khỏi các cuộc tấn công của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Nga đang ngụy trang các tàu của Hạm đội Hắc Hải bằng sơn đen, “có khả năng khiến các tàu chiến của họ trông nhỏ hơn và trở thành mục tiêu kém hấp dẫn hơn”. “Hình bóng của các con tàu cũng được sơn ở bên các bến cảng, có lẽ nhằm gây nhầm lẫn cho những người điều khiển phương tiện bay không người lái của Ukraine.”

10. Đồng minh yêu cầu tòa án quốc tế buộc Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác ở Ukraine

Hơn 40 quốc gia kêu gọi thành lập tòa án đặc biệt để buộc Nga phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh gây ra ở Ukraine tại hội nghị Khôi phục công lý cho Ukraine tổ chức ở Hà Lan vào ngày 2 Tháng Tư.

Hội nghị đề cập đến điểm thứ bảy trong công thức hòa bình 10 điểm của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, “khôi phục lại công lý”. Hà Lan, nước chủ nhà của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã đồng ý dẫn đầu về điểm này trong kế hoạch hòa bình của Ukraine.

“Chúng tôi sẵn sàng thực hiện mọi bước cần thiết để bảo đảm thủ phạm phải được đưa ra trước công lý. Nếu cần thiết ở cấp độ quốc tế”, Ngoại trưởng Hà Lan Hanke Bruins Slot cho biết trong một thông cáo báo chí.

“Và tất cả các bước cần thiết để bảo đảm rằng tội ác xâm lược sẽ được giải quyết bởi một tòa án đặc biệt; và Nga phải trả giá cho những thiệt hại mà họ đã gây ra.”

Hội nghị đã công bố tuyên bố chính trị được 44 nước ký kết, lên án hành động gây hấn của Nga ở Ukraine và ủng hộ việc thành lập tòa án đặc biệt để điều tra và truy tố tội ác của Nga.

Tuyên bố cũng kêu gọi Nga bồi thường thiệt hại cho những tội ác gây ra cho người Ukraine và ủng hộ việc xem xét việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để trả những thiệt hại này.

Theo tài liệu, Hà Lan đã mở rộng các đề nghị có điều kiện để tổ chức cả tòa án và cơ chế bồi thường.

Bruins Slot thông báo rằng cơ chế bồi thường, chính thức được gọi là Cơ quan ghi danh thiệt hại cho Ukraine, cho phép người Ukraine đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản của họ do cuộc xâm lược của Nga gây ra. Cô cho biết cơ quan ghi danh hiện đang hoạt động và đã giải quyết hơn 100 yêu cầu bồi thường.

Hội nghị do Bruins Slot chủ trì cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Tư pháp Hà Lan Dilan Yesilgoz và Ủy viên Tư pháp Âu Châu Didier Reynders.

Các quan chức Ukraine đã ghi lại hàng ngàn tội ác chiến tranh do lực lượng Nga gây ra, bao gồm các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường, tấn công vào các địa điểm văn hóa hoặc cơ sở y tế, tra tấn và trục xuất.

Văn phòng Tổng công tố ngày 18 tháng Ba báo cáo rằng Ukraine đã thu thập thông tin trước khi xét xử về hơn 128.000 nạn nhân của tội ác chiến tranh.

11. Tờ Washington Post cho biết Mỹ đã cảnh báo Nga đích danh Tòa thị chính Crocus là mục tiêu tấn công

Chính phủ Mỹ đã cảnh báo Nga rằng địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc Crocus City Hall ở ngoại ô Mạc Tư Khoa là mục tiêu tấn công khủng bố tiềm tàng trong hơn hai tuần trước khi các tay súng nổ súng vào ngày 22 thánh Ba, tờ Washington Post đưa tin hôm 2 tháng Tư.

Vụ xả súng hàng loạt đã giết chết ít nhất 143 người trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất ở Nga kể từ năm 2004. Một nhánh của Nhà nước Hồi giáo có tên ISIS-K đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công và các quan chức tình báo Mỹ sau đó đã xác nhận thông tin này.

Dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên, tờ Washington Post cho biết, Mỹ đã xác định cụ thể Tòa thị chính Crocus là mục tiêu khả dĩ của IS trong văn bản của họ gởi cho các cơ quan thẩm quyền Mạc Tư Khoa. Tiết lộ này đặt ra câu hỏi về tuyên bố của Điện Cẩm Linh rằng các cảnh báo của Mỹ quá “chung chung” không thể ngăn chặn một cuộc tấn công.

Putin đã công khai bác bỏ những cảnh báo của phương Tây về các cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng là “sự tống tiền hoàn toàn” và những nỗ lực “gây bất ổn cho xã hội của chúng ta” vài ngày trước vụ xả súng hàng loạt.

Putin cũng tiếp tục cố gắng liên kết vụ tấn công với Ukraine, bất chấp tuyên bố của ISIS và thiếu bằng chứng chỉ ra sự liên quan của Ukraine.

Mỹ thường xuyên chia sẻ thông tin tình báo về các cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng với các quốc gia khác theo đúng “nghĩa vụ cảnh báo”, nhưng các chuyên gia nói với tờ Washington Post rằng việc tiết lộ chi tiết về các mục tiêu cụ thể cho một quốc gia đối địch là điều bất thường.

Ngoại lệ có thể liên quan đến rủi ro đối với người Mỹ ở Mạc Tư Khoa. Đại sứ quán Mỹ tại Nga hôm 7/3 đưa ra cảnh báo rằng “những kẻ cực đoan sắp có kế hoạch tấn công vào các cuộc tụ tập lớn ở Mạc Tư Khoa” và kêu gọi công dân Mỹ tránh xa các khu vực và địa điểm đông người trong 48 giờ tới. Vương quốc Anh, Canada, Đức và một số quốc gia khác đã đưa ra những tuyên bố tương tự ngay sau đó.

Cảnh báo về Tòa thị chính Crocus không dẫn đến việc tăng cường các biện pháp an ninh tại địa điểm. Đoạn video về các cuộc tấn công cho thấy những kẻ tấn công gặp rất ít sự kháng cự và các đơn vị cảnh sát chuyên trách đã không đến hiện trường cho đến khi các tay súng bỏ chạy.

Iran cũng được tường trình đã cảnh báo Nga về mối đe dọa của một “chiến dịch khủng bố” lớn trên đất Nga trước vụ nổ súng tại Tòa thị chính Crocus.

Giám đốc tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov hôm 27 tháng Ba cho biết ông Putin đã được thông báo về mối đe dọa khủng bố nhưng ông ấy quyết định để cho nó xảy ra để mưu cầu lợi ích chính trị.
 
Bất ngờ: Kyiv chế rôbô lái máy bay A-22 lao vô nhà máy như vụ 11/9. Hung thần Chechnya sắp ra đi
VietCatholic Media
14:53 04/04/2024


1. Cách thức Ukraine phá tan nhà máy sản xuất máy bay không người lái Shahed gây choáng váng cho Nga. Nó giống như vụ tấn công 11 tháng 9 ở Mỹ.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine’s New Factory-Smashing Drone Is A $90,000 Sport Plane With A Robot At The Controls”, nghĩa là “Máy bay không người lái của Ukraine phá tung nhà máy mới của Nga là một chiếc máy bay thể thao trị giá 90.000 Mỹ Kim với một robot điều khiển.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Để thực hiện một trong những cuộc tấn công sâu sắc nhất từ trước đến nay nhắm vào các ngành công nghiệp chiến lược của Nga, chính phủ Ukraine đã sử dụng một chiếc máy bay thể thao siêu nhẹ sản xuất trong nước, đổi bộ điều khiển có người lái bằng bộ điều khiển bằng robot và nhét đầy chất nổ vào nó.

Video về phản ứng khẩn cấp sau cuộc tấn công hôm thứ Ba vào khuôn viên Đặc khu kinh tế công nghiệp Alabuga, cách biên giới Ukraine 600 dặm, tiết lộ rằng các máy bay không người lái – có thể là hai trong số đó đã tấn công khuôn viên Đặc khu – dựa trên một chiếc Aeroprakt A-22. Đó là một chiếc máy bay thể thao một cánh quạt, cánh cao, có chỗ cho hai người.

Người Nga thật sự hoảng kinh khi thấy một chiếc máy bay A-22, hoàn toàn có vẻ vô hại như thế lại bất ngờ được biến trở thành một chiến đấu cơ tấn công. Những gì xảy ra giống hệt như vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ khi hai chiếc máy bay lao vào tòa tháp đôi.

Việc Ukraine có thể biến một chiếc A-22 thành một máy bay không người lái có khả năng nổ ngụ ý mạnh mẽ rằng cuộc tấn công vào cơ sở Alabuga, nơi được cho là lắp ráp các máy bay không người lái Shahed do Iran thiết kế cho nỗ lực chiến tranh của chính Nga, sẽ không phải là lần cuối cùng dành cho loại máy bay không người lái mới này.

Rốt cuộc, chiếc A-22 đơn giản, đáng tin cậy và vô hại có thể chuyển đổi thành máy bay không người lái. Và quan trọng không kém, nó được sản xuất tại Ukraine—và có giá phải chăng chỉ 90.000 Mỹ Kim một chiếc.

Hãy đặt điều đó vào viễn cảnh: một máy bay không người lái dựa trên A-22, có khả năng di chuyển 600 dặm qua hệ thống phòng không của Nga để cung cấp – với độ chính xác cao – có khả năng mang theo hàng trăm pound chất nổ, chỉ đắt hơn một chút so với một quả hỏa tiễn chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất. Quân Ukraine đã bắn hàng trăm chiếc Javelin.

Ở cấp độ sản xuất, máy bay không người lái A-22 có khả năng mở rộng. Do đó, “chúng tôi dự đoán rằng sẽ có nhiều cuộc tấn công khác được thực hiện trong tương lai”, Nhóm Tình báo Xung đột Ukraine tuyên bố sau khi phân tích cuộc đột kích ở Alabuga, được tường trình đã làm 14 người bị thương và phá tan tành nhà máy sản xuất máy bay không người lái và một ký túc xá gần đó cho công nhân.

A-22 là loại máy bay mà một phi công trung lưu có thể mua để đi dạo vui vẻ trên phi trường địa phương. “Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy bay chắc chắn, dễ điều khiển, có hiệu suất hoạt động ở cự ly ngắn đáng kinh ngạc nhưng vẫn có khả năng bay với tốc độ hơn 95 hải lý/giờ, trong khi về mặt pháp lý có thể chở 2 người—bạn đã đến đúng nơi! “ Leighnor Aircraft có trụ sở tại Arizona, chuyên kinh doanh máy bay A-22 ở Hoa Kỳ, đã khoe khoang trên trang web của mình.

“Kiểm soát và an toàn,” Leighnor nhấn mạnh. “Ở tốc độ chậm, hệ thống điều khiển nhẹ nhàng và hiệu quả—và ở tốc độ cao hơn, chúng hoạt động chắc chắn và khiến việc di chuyển trở nên thoải mái hơn.”

Công ty cho biết thêm: “Các cấu trúc kim loại đã được kiểm chứng chính xác sẽ bền và chịu được môi trường bên ngoài”. “Tin tốt nhất là tất cả đều bắt đầu với giá chưa đến 90.000 đô la!”

Chúng ta không biết chính xác người Ukraine đã biến A-22 thành máy bay không người lái sát thủ như thế nào nhưng không khó đoán. Hãy nhớ rằng, vào năm 2019, Không quân Hoa Kỳ đã loại bỏ ghế ngồi và bộ điều khiển của một chiếc máy bay hạng nhẹ Cessna 206 cổ điển năm 1968 và lắp đặt vào vị trí của chúng một bộ động cơ servo điều khiển bằng máy tính.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân giải thích: “Hệ thống robô có khả năng điều khiển ga, bật các công tắc thích hợp và đọc đồng hồ đo trên bảng điều khiển giống như cách phi công thực hiện. Đồng thời, hệ thống sử dụng các cảm biến, như GPS và thiết bị đo quán tính, để nhận biết tình huống và thu thập thông tin. Máy tính sẽ phân tích những chi tiết này để đưa ra quyết định về cách kiểm soát chuyến bay tốt nhất.”

Alok Das, một chuyên gia cho biết: “Hãy tưởng tượng bạn có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng và hợp lý một chiếc máy bay hàng không thông dụng, như Cessna hay Piper, thành một phương tiện bay không người lái, để nó thực hiện nhiệm vụ một cách tự động và sau đó đưa nó trở lại cấu hình có người lái ban đầu. Tất cả những điều này đạt được mà không cần phải sửa đổi vĩnh viễn máy bay.”

Trong trường hợp máy bay không người lái A-22, người Ukraine rõ ràng không lo lắng về việc gỡ bỏ bộ điều khiển tự động. Trên thực tế, máy bay không người lái là một hỏa tiễn hành trình bay chậm. Nó không được phép quay trở lại căn cứ.

Và với tư cách là một hỏa tiễn hành trình, A-22 thực sự là một món quá rẻ. Tính cả giá của bộ điều khiển mới và trọng tải nổ, một chiếc máy bay không người lái A-22 có thể có giá vài trăm ngàn đô la.

Nó rẻ hơn hỏa tiễn hành trình Neptune do Ukraine sản xuất trong nước, có giá khoảng 500.000 Mỹ Kim. Và nó rẻ hơn nhiều so với hỏa tiễn hành trình Storm Shadow trị giá 3 triệu Mỹ Kim mà Ukraine nhận được từ Vương quốc Anh.

Như một phần thưởng, một chiếc A-22 với tầm bắn khoảng 600 dặm sẽ vượt xa Neptune và Storm Shadow, cả hai đều bay không xa hơn 200 dặm.

Nhược điểm chính của hỏa tiễn hành trình máy bay thể thao là tốc độ thấp: nhiều nhất là 126 dặm một giờ, so với 600 dặm một giờ mà Storm Shadow có thể duy trì.

Về lý thuyết, điều đó khiến máy bay không người lái dựa trên A-22 dễ bị phòng không Nga tấn công. Trên thực tế, hệ thống phòng không được dàn trải mỏng khắp vùng nội địa rộng lớn của Nga. Có rất nhiều chỗ cho máy bay không người lái thể thao giá rẻ mới của Ukraine bay lượn và tấn công.

2. Bạn bè của Nga cầu xin Liên Hiệp Âu Châu để yên tài sản Nga đang bị phong tỏa

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia’s friends beg Liên Hiệp Âu Châu to leave frozen assets alone”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Từ Trung Quốc đến Ả Rập Saudi, các nước muốn Liên Hiệp Âu Châu từ chối áp lực tịch thu hơn 200 tỷ euro tài sản của Nga.

Các quốc gia có thiện cảm với Nga đang yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu từ bỏ bất kỳ quan niệm nào họ có thể có về việc tịch thu toàn bộ tài sản nhà nước của Mạc Tư Khoa.

Đại diện của Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Indonesia đang thúc đẩy Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục chống lại áp lực từ Mỹ và Anh nhằm thu giữ hơn 200 tỷ euro tài sản nhà nước của Nga mà họ đã phong tỏa sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022 để giúp đỡ các nỗ lực tái thiết của Kyiv, bốn quan chức cho biết. kiến thức về thủ tục tố tụng nói với POLITICO.

Một quan chức giấu tên cho biết: “Các quốc gia này rất hoài nghi về ý tưởng này”. Mối lo ngại là “điều này sẽ tạo ra tiền lệ” - nói cách khác, các quốc gia này sẽ lo sợ rằng họ có thể là người tiếp theo bị tịch thu nếu dính líu vào các cuộc xâm lược trên thế giới.

Hiện tại, bất kỳ kế hoạch nào nhằm chiếm đoạt tài sản Nga đang bị đóng băng của Âu Châu và sử dụng tiền để giúp đỡ Ukraine đều đang bị hoãn lại. Các nước Tây Liên Hiệp Âu Châu nói riêng đang phản đối quyết liệt vì lo ngại những hậu quả về mặt pháp lý và nguy cơ gây bất ổn cho khu vực đồng euro.

Nhưng với sự quan tâm của Washington và Luân Đôn – bất kể là vì ngân sách eo hẹp hay tình hình chính trị hỗn loạn trong nước, việc tịch thu tài sản của Nga là một cách khác để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh đang suy yếu của Ukraine và tái thiết là một lựa chọn hấp dẫn – và vấn đề sẽ được thảo luận tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 vào tháng tới. Tuy nhiên, những quốc gia không coi Vladimir Putin là đối phương thì không hài lòng với ý tưởng này.

Họ đã thấy Liên Hiệp Âu Châu đưa ra một đề xuất hạn chế hơn nhằm tịch thu lợi nhuận tích lũy được từ việc đầu tư tài sản, trị giá khoảng 2,5-3 tỷ euro mỗi năm, với 90% số tiền thu được sẽ mua vũ khí cho Ukraine.

Và điều này cũng có thể góp phần vào động lực vận động hành lang của các nước. Càng lo sợ về một tiền lệ, họ có thể hành động thay mặt Putin và không muốn Liên Hiệp Âu Châu giúp đỡ Ukraine trên chiến trường.

Một nhà ngoại giao cao cấp từ một quốc gia ngoài Liên Hiệp Âu Châu cho biết: “Tôi thừa nhận rằng người Nga có thể đã nhờ bạn bè của họ tạo ra vụ ồn ào này”.

Nếu vậy, hoạt động vận động hành lang của các quốc gia này sẽ đi theo một vở kịch tương tự như vở kịch đã thấy kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, nơi các chính phủ không ra mặt ủng hộ Nga đã thực hiện một số mệnh lệnh của Mạc Tư Khoa.

Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đã giúp Nga tránh được một số lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, giúp thúc đẩy nền kinh tế và cho phép nước này tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của mình.

Và trong suốt cuộc xung đột, các quốc gia vùng Vịnh đã đóng vai trò là người trung gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine và môi giới một thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc ra khỏi đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Lập luận được các nước này đưa ra là việc tịch thu tài sản của Nga có thể kéo dài chiến tranh và buộc họ phải chọn phe trái với mong muốn của mình.

Theodore Karasik, cố vấn cao cấp của công ty tư vấn Gulf State Analytics cho biết, sự leo thang của chiến tranh và khả năng Nga thất bại sẽ đi ngược lại lợi ích của các quốc gia vùng Vịnh.

Ông nói: “Các quốc gia vùng Vịnh không muốn thấy Nga sụp đổ”.

Ông nói thêm rằng việc sử dụng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine có thể làm suy yếu tham vọng đóng vai trò dẫn đầu của họ trong việc tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Việc tịch thu cũng có thể gây ra rắc rối pháp lý cho Liên Hiệp Âu Châu. Theo các quan chức nắm rõ thủ tục tố tụng, các thực thể Nga đã đệ trình hơn 100 vụ kiện lên các tòa án trong nước yêu cầu giải phóng tài sản phương Tây hiện đang bị đóng băng ở Nga.

Có những lo ngại rằng những vụ kiện tụng này có thể mở rộng ra ngoài nước Nga.

Mạc Tư Khoa có thể thúc đẩy các khu vực pháp lý thân thiện như Trung Quốc và Ả Rập Saudi tấn công vào tài sản của phương Tây ở nước họ, có khả năng làm hoen ố danh tiếng của họ trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Các chuyên gia cho rằng nỗi lo sợ từ các quốc gia này rằng tài sản của họ ở Âu Châu có thể là đối tượng tiếp theo bị tịch thu nếu không được phương Tây ủng hộ, là bị thổi phồng quá mức.

Tom Keatinge, chuyên gia về tội phạm tài chính tại tổ chức nghiên cứu RUSI, cho biết: “Những quốc gia duy nhất cần quan tâm là những quốc gia đang lên kế hoạch xâm lược nước láng giềng một cách bất hợp pháp và vô cớ”.

Tuy nhiên, các lập luận tập trung vào rủi ro tài chính vẫn gây được tiếng vang ở một số thủ đô Âu Châu. Chính phủ Đức và Ngân hàng Trung ương Âu Châu lập luận rằng việc tịch thu có thể làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư vào hệ thống tài chính của Liên Hiệp Âu Châu.

Keatinge nói thêm, bất kỳ tình trạng hỗn loạn thị trường tiềm ẩn nhưng khó xảy ra do tịch thu toàn diện gây ra đều có thể gây tổn hại cho các quốc gia như các quốc gia vùng Vịnh sở hữu lượng ngoại tệ khổng lồ.

3. Trung Tướng Kyrylo Budanov: Ukraine không thể không phá sập cầu Crimea

Máy bay không người lái đã trở thành cảnh tượng quen thuộc trên bầu trời các vùng của Nga. Trong cuộc tấn công dữ dội nhất của Ukraine vào lãnh thổ Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin hai năm trước, Ukraine trong những tuần gần đây đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu và cảng của Nga. Hôm thứ ba, Ukraine tấn công một nhà máy lọc dầu và một nhà máy sản xuất máy bay không người lái do Iran giúp xây dựng 73 khu vực công nghiệp Tatarstan – cách biên giới hơn 1.500km

Cơ quan gián điệp Ukraine đứng sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này đang để mắt tới một mục tiêu khác: cây cầu Kerch dài 12 dặm nối Crimea với Nga. Trung Tướng Kyrylo Budanov cho biết như trên và nhấn mạnh rằng Ukraine không thể không phá sập cầu Crimea.

Tướng Budanov cho biết Ukraine đang lên kế hoạch cho nỗ lực thứ ba nhằm vào cây cầu, sau hai nỗ lực trước đó nhằm cho nổ tung cây cầu và tuyên bố rằng việc phá hủy cây cầu là “không thể tránh khỏi”.

Đối với Putin, cây cầu là một lời nhắc nhở hữu hình về những gì ông coi là một trong những thành tựu chính trị vĩ đại nhất của mình: việc bán đảo “trở về” Nga năm 2014 bằng cách sử dụng quân đội Nga bí mật và một cuộc trưng cầu dân ý giả tạo.

Đối với Kyiv, cây cầu cũng là biểu tượng đáng ghét của sự sáp nhập bất hợp pháp của Điện Cẩm Linh. Việc phá hủy nó sẽ củng cố chiến dịch giải phóng Crimea của Ukraine và nâng cao tinh thần trong và ngoài chiến trường

4. Những video kỳ lạ về đồng minh của Putin khơi lại suy đoán về sức khỏe

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Strange Putin Ally Videos Reignite Health Speculation”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đoạn phim gần đây về lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov đã làm tăng thêm những suy đoán đang diễn ra rằng sức khỏe của đồng minh thân cận của Putin đang có nhiều vấn đề.

Đã có nhiều tin đồn về Kadyrov trong nhiều tháng. Ông điều hành nước cộng hòa Nga có đa số người Hồi giáo ở Caucasus bằng bàn tay sắt và đã bị các tổ chức quốc tế cáo buộc vi phạm nhân quyền. Trung thành mãnh liệt với Putin, quân đội của ông sát cánh chiến đấu bên cạnh lực lượng Nga ở Ukraine.

Suy đoán về tình trạng của Kadyrov đã tăng lên vào tháng 9 năm ngoái khi phát ngôn nhân tình báo quân đội Ukraine Andriy Yusov nói rằng nhà lãnh đạo Chechnya đã bị bệnh “một thời gian dài”, trong khi cơ quan truyền thông Obozrevatel của Ukraine cho biết Kadyrov đã hôn mê và được đưa đến Mạc Tư Khoa.

Kadyrov sau đó đã đăng một đoạn video chưa được xác minh lên kênh Telegram của mình khi đi dạo ở một địa điểm không được xác định. Ông viết rằng những người “không thể phân biệt được sự thật với những lời dối trá trên mạng hãy đi dạo trong không khí trong lành”.

Theo Agentstvo, mặc dù chưa có xác nhận độc lập nào về tình trạng sức khỏe của Kadyrov nhưng các đoạn clip trong vài ngày qua đã làm tăng thêm những lời đồn đoán. Hãng tin độc lập của Nga cho biết đoạn phim có lẽ nhằm mục đích xua tan những tin đồn về tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi của nhà lãnh đạo Chechnya, “nhưng thay vào đó, lại chỉ củng cố thêm những lời bàn tán”.

Một đoạn clip có chú thích ngày 1 tháng 4, có thể thấy Kadyrov đi ngang qua một công trường xây dựng tại Cung Grozny mà không nói một lời. Một đoạn clip ngắn khác cho thấy anh ta gửi lời chào ngắn gọn đến những người đang chờ đợi mình.

Agentstvo ghi nhận thái độ kín đáo của anh ta trong bữa tối, khi mọi người vỗ tay thật mạnh trong khi anh ta chỉ gõ nhẹ lên bàn. Cơ quan này đã so sánh đoạn phim này với một sự kiện tương tự vào năm 2021 khi anh ta vỗ tay hết sức mình.

Đoạn video quay cảnh Kadyrov tiếp khách từ Jordan cho thấy ông di chuyển không thoải mái và khi đến thăm mộ một nhà thần học Hồi giáo, ông di chuyển bằng một cây gậy, cơ quan này cho biết.

Vào tháng 2, trong năm thứ hai liên tiếp, Kadyrov đã bỏ lỡ bài phát biểu của Putin trước Quốc hội Liên bang Nga, nơi có các quan chức hàng đầu tham dự.

Nhật báo Kommersant của Nga đưa tin Kadyrov bị cảm lạnh. Tuy nhiên, Novaya Gazeta Europe, một tờ báo độc lập, cho rằng sự vắng mặt của Kadyrov có thể là do anh đang trải qua một đợt điều trị khác.

Ngày 27/3, Agentstvo đã phân tích các video trên kênh Telegram của Kadyrov kể từ đầu năm. Những bức ảnh này chỉ có những cảnh quay cận cảnh ngắn gọn về nhà lãnh đạo Chechnya, nơi mà trước đây ông sẽ được chiếu thường xuyên hơn và lâu hơn nhiều.

Theo dữ liệu theo dõi chuyến bay được hãng này đưa tin, máy bay của Kadyrov đã bay đến Mạc Tư Khoa thường xuyên kể từ tháng 2. Tuy nhiên, kênh Telegram VChK-OGPU tự nhận có liên hệ với tình báo Nga cho biết những chuyến bay này không còn cần thiết nữa vì thiết bị đã được lắp đặt ở Grozny và hiện các bác sĩ đang đến chỗ ông ta.

5. Stoltenberg nói các bộ trưởng NATO đồng ý lên kế hoạch cho liên minh có vai trò lớn hơn trong việc điều phối viện trợ cho Ukraine

“Hôm nay, các đồng minh đã đồng thanh tiến tới lập kế hoạch cho NATO có vai trò lớn hơn trong việc điều phối hỗ trợ và đào tạo an ninh. Các chi tiết sẽ hình thành trong những tuần tới”, Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, cho biết sau cuộc đàm phán hôm thứ Tư 3 Tháng Tư, tại trụ sở NATO ở Brussels.

Khi được hỏi về đề xuất này, Stoltenberg từ chối đi vào chi tiết nhưng nói rằng ông đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cao cấp của Ukraine và có nhiều cách khác nhau để bảo đảm rằng sự hỗ trợ ít phụ thuộc hơn vào các đề nghị ngắn hạn tự nguyện.

Ông nói: “Chúng tôi đang đối thoại với Ukraine về vấn đề này vì đây thực sự là điều chúng tôi nên làm cùng nhau”, đồng thời lưu ý rằng chưa có quyết định nào được đưa ra ngày hôm nay.

“Người Ukraine không hề hết can đảm, họ đang hết đạn. Chúng ta cần phải tăng cường ngay bây giờ để bảo đảm sự hỗ trợ của chúng ta được duy trì lâu dài”, ông nói.

Khi được hỏi về đề xuất của Stoltenberg về gói viện trợ kéo dài nhiều năm của NATO cho Ukraine, một nhà ngoại giao cao cấp khác của Âu Châu nói với chúng tôi:

Sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine chỉ là một phần nhỏ trong nguồn lực cần thiết để răn đe và phòng thủ khu vực Bắc Đại Tây Dương, tuy nhiên việc bảo vệ thành công Ukraine sẽ tác động lớn đến tổng chi phí phòng thủ của NATO.

Sự hỗ trợ lâu dài và nghiêm chỉnh dành cho Ukraine đòi hỏi sự phân bổ nguồn lực có thể dự đoán được, công bằng và mạnh mẽ.

Các nước NATO đã chia sẻ gánh nặng chiến tranh ở Afghanistan trong gần 20 năm và nền kinh tế của chúng ta có thể tạo ra đủ nguồn lực. Hãy hy vọng chúng ta sẽ tìm thấy đủ ý chí chính trị và lòng can đảm để làm điều đó trên đường tới hội nghị thượng đỉnh Washington.

6. Đồng minh của Putin dự đoán tương lai xung đột với phương Tây

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Predicts Future of Conflict With West”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nhà tuyên truyền người Nga Vladimir Solovyov từng nói rằng sẽ có nhiều thập kỷ đối đầu giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây trong cái mà ông mô tả là cuộc chiến giữa “thiện và ác”.

Một đoạn clip về chương trình của ông hôm thứ Ba, được nhà báo Julia Davis đăng trên X, cho thấy Solovyov, người có quan hệ mật thiết với Vladimir Putin, bắt đầu bằng tiếng thở dài đặc trưng của mình trước khi nói, “hãy nói về phương Tây”.

“Đối với họ, rõ ràng chúng ta là đối phương chính và hàng thập kỷ đối đầu đang ở phía trước chúng ta”, Solovyov nói trên kênh Russia 1. “Chúng ta tuyệt đối không nên sợ điều này.”

Solovyov, cùng với các vị khách của mình, đã coi cuộc xâm lược toàn diện của Putin là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mạc Tư Khoa và NATO, đưa ra các mối đe dọa hạt nhân thường xuyên chống lại các đồng minh của Kyiv vì sự ủng hộ của họ chống lại sự xâm lược của Nga.

Theo quan điểm của Solovyov, bất kỳ mức độ hợp tác nào trước cuộc xâm lược giữa Nga và phương Tây đều chỉ là “ngẫu nhiên” và “sự thù địch hàng thế kỷ là điều tự nhiên”.

Solovyov sau đó đưa ra lời giải thích cho mối quan hệ đối nghịch này, nói với các vị khách của mình: “Không thể tạo ra hòa bình giữa thiện và ác”.

“Chúng ta tốt còn họ xấu. Thật đơn giản và rõ ràng,” ông nói trước khi tưởng tượng mình đang nói chuyện với chính phương Tây. “Bạn muốn Mạc Tư Khoa thất bại về mặt chiến lược và vì điều đó bạn sẵn sàng thực hiện những bước đi mạo hiểm nhất à?”

“Chúng tôi không ngạc nhiên,” anh ta nói, “bạn muốn tiêu diệt hàng triệu người vô tội,” trước khi quay lại mô tả phương Tây ở ngôi thứ ba để nói “vũ lực là ngôn ngữ duy nhất mà họ hiểu”.

“Chúng ta đừng lường trước rằng họ sẽ đầu hàng,” Solovyov tiếp tục khi đề cập đến cách chế độ Đức Quốc xã đã chiến đấu với quân đội Liên Xô cho đến khi kết thúc Thế chiến thứ hai—một mô típ lặp đi lặp lại trong chương trình của ông”.

Tuy nhiên, Solovyov cho biết Liên Xô đã phạm sai lầm khi rút quân khỏi quốc gia nơi họ đóng quân và “chúng tôi tin rằng phương Tây quỷ quái thối nát sẽ đảm nhận và thực hiện một số nghĩa vụ. Chúng ta không bao giờ có thể mắc lại sai lầm tương tự nữa”.

Chú thích trực tuyến của tập phim “sự kết hợp giữa chủ nghĩa Satan với sự ngu ngốc trong thế giới phương Tây” mô tả một trong những chủ đề mà Solovyov vạch ra, đó là cuộc chiến ở Ukraine có những mục tiêu gần như tâm linh.

Trong số các ví dụ về cuộc đối đầu với phương Tây mà Solovyov liệt kê có Ngày hiện diện của người chuyển giới và lời giải thích của Hoa Kỳ rằng Nhà nước Hồi giáo chịu trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố tại Crocus Hall ở Mạc Tư Khoa, mà Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục cho rằng có liên quan đến Ukraine mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào.

7. Sự xâm nhập thầm lặng của Trung Quốc vào vùng Viễn Đông của Nga khiến Putin gặp khó khăn

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “China's Quiet Push Into Russia's Far East Puts Putin in a Pickle”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Mặc dù Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã hô hào “mối quan hệ đối tác không giới hạn” của họ trên trường thế giới, nhưng một góc viễn đông của Nga đã lọt vào mắt xanh của Trung Quốc.

Tờ báo Nhật Bản Nikkei đưa tin, khu vực biên giới Primorsky Krai đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của nông dân Trung Quốc và sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của họ đang vượt xa người dân địa phương.

Khu vực này được nhà Thanh nhượng lại cho Nga vào năm 1860, đã trở thành chủ đề được các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh và những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc quan tâm. Năm ngoái, chính phủ đã quyết định các bản đồ của nước này phải bao gồm Hải Thần Ngoại (Haishenwai, 海神外) – tên tiếng Hoa của Vladivostok, trung tâm hành chính của Primorsky Krai – và bảy địa điểm viễn đông khác của Nga.

Giống như Putin, người tuyên bố Ukraine luôn là một phần của đất nước Nga, Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã coi việc khôi phục lãnh thổ được cho là đã mất là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông vì “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc”.

Nikkei đưa tin, trong bối cảnh kinh tế ảm đạm ở Hạc Cương (Hegang, 鹤岗) nơi từng là thành phố bùng nổ than đá ở phía đông bắc Trung Quốc, nhiều nông dân Trung Quốc có thể sẽ sớm tìm đường đến Nga.

“Mối lo ngại về 'Nguy cơ vàng' ở vùng Viễn Đông Nga không phải là mới. Nó đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nếu không nói là hàng thế kỷ, do sự mất cân bằng lớn về dân số ở hai bên biên giới”, Vân Tôn (Yun Sun, 云孙) giám đốc Chương trình Trung Quốc của Trung tâm Stimson, nói với Newsweek.

Bà nói thêm: “Mối lo ngại là dòng người Trung Quốc đổ vào sẽ thách thức sự kiểm soát của Nga. Tôi không nghĩ nhiều đến vấn đề chủ quyền, là điều vẫn còn cần được đàm phán, nhưng làm thế nào để quản lý nông dân Trung Quốc trên thực địa sẽ là một vấn đề gai góc.”

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên Tạp chí Kinh tế và Xã hội học Hoa Kỳ cho thấy trong một số trường hợp, sự hiện diện của các trang trại Trung Quốc và hoạt động bán hàng cho các doanh nghiệp do Trung Quốc sở hữu đã thúc đẩy thu nhập của nông dân địa phương.

Nghiên cứu cũng cho biết: “Các yếu tố tương tự làm tăng giá đất thông qua cạnh tranh gia tăng, giảm lương của công nhân Nga và số lượng thành viên gia đình làm việc tại các trang trại ở Nga, tăng số lượng việc làm toàn thời gian cho công nhân nông trại của người Trung Quốc, giảm năng suất ngô và lúa mì và tăng năng suất khoai tây và gạo.”

Thương mại với Trung Quốc, cùng với chi tiêu thời chiến của Điện Cẩm Linh, đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế của phương Tây và sự loại trừ tài chính do nước này xâm lược Ukraine.

Mặc dù điều này cho phép Nga vượt qua những dự báo bi quan nhất về nền kinh tế của mình nhưng nó cũng khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào đồng nhân dân tệ, là đồng tiền của Trung Quốc.

Bộ Kinh tế Nga cho biết, trong nửa đầu năm 2023, Nga đã sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán 3/4 kim ngạch thương mại với Trung Quốc và 1/4 giao dịch với các nước khác.

Trong báo cáo thường niên công bố ngày 29/3, ngân hàng trung ương Nga cho biết họ không có lựa chọn thay thế tốt nào cho đồng nhân dân tệ khi nói đến dự trữ quốc tế, theo báo cáo của Bloomberg.

Báo cáo cho biết: “Tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ này rất biến động, thị trường có tính thanh khoản thấp và ở một số quốc gia như vậy có những hạn chế đối với việc di chuyển vốn, đây là một trở ngại cho việc sử dụng chúng”.

Vân Tôn cho biết việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch đã giúp Nga và Trung Quốc giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt và cho phép các nước thử nghiệm hệ thống thanh toán tài chính thay thế cho SWIFT.

Vân Tôn nhấn mạnh rằng: “Tiền dự trữ là một vấn đề khác. Bạn có thể lập luận rằng với mức độ hoạt động kinh tế song phương của họ, việc Nga nhận thêm nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối của họ là điều đương nhiên. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng điều đó có nhiều khó khăn thực tế – việc kiểm soát vốn của Trung Quốc, thiếu tiền mặt và việc Bắc Kinh thao túng tỷ giá hối đoái.”

Bà nói thêm: “Vì vậy, nếu Nga có các lựa chọn khác, Nhân dân tệ không phải là đồng tiền dự trữ hấp dẫn nhất”.

Sự phụ thuộc của Nga vào đồng nhân dân tệ khiến Putin, người thường được gọi là “đối tác cấp dưới” của Tập Cận Bình, rơi vào tình thế khó khăn nếu có bất kỳ căng thẳng ngoại giao hoặc tranh chấp thương mại nào nảy sinh giữa hai nước - và dễ gặp phải những thách thức kinh tế mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt.

Mạc Tư Khoa cũng dễ bị tổn thương trước áp lực của bên thứ ba do phụ thuộc vào Bắc Kinh. Ví dụ, các công ty Nga có lợi ích kinh doanh ở Trung Quốc đã báo cáo tình trạng tắc nghẽn thanh toán sau khi Washington đưa ra các biện pháp trừng phạt thứ cấp nhắm vào tất cả các ngân hàng Trung Quốc nào dám tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng cấm vào Nga.

8. 'Đó chỉ là vấn đề ý chí chính trị': Bộ trưởng Ukraine kêu gọi tăng cường phòng không

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn hôm nay rằng các đối tác của Ukraine không cung cấp đủ hệ thống phòng không cho Ukraine.

Kuleba nói: “Các đối tác đã cung cấp cho chúng tôi các hệ thống phòng không khác nhau của họ, chúng tôi đánh giá cao điều đó, nhưng đơn giản là nó chưa đủ, xét đến quy mô của cuộc chiến”.

“Giải pháp là ở đó. Đó chỉ là vấn đề ý chí chính trị. Vì vậy, phải có ai đó đưa ra quyết định”, Bộ trưởng nói.

“Cách tốt nhất để cứu những người dân của các bạn khỏi việc phải đánh chặn hỏa tiễn trên các quốc gia của các bạn, và bảo đảm những người lính của các bạn khỏi tử vong là gửi những hệ thống Patriots của các bạn đến Ukraine và cung cấp cho những người lính Ukraine mọi thứ họ cần.”
 
ĐGH tiết lộ Mật Nghị bầu Giáo Hoàng 2005: Tôi đã bị lợi dụng để chống ĐHY Joseph Ratzinger
VietCatholic Media
16:43 04/04/2024


1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Người ta đã lợi dụng tôi để chống lại Đức Hồng Y Joseph Ratzinger

Jonathan Liedl của CNA, ngày 1 tháng 4 năm 2024 tường trình rằng Đức Phanxicô cho biết ngài đã bị “lợi dụng” trong mật nghị năm 2005 trong nỗ lực ngăn chặn việc bầu Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, mặc dù ngài ủng hộ việc bầu người sau đó trở thành Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16.

“Ngài là ứng cử viên của tôi”, Đức Phanxicô nói về người tiền nhiệm của mình trong đoạn trích từ cuốn sách sắp xuất bản “Người kế vị”, do tờ báo Tây Ban Nha ABC xuất bản vào Chúa nhật Phục sinh.

Trong cuốn sách, Đức Phanxicô nói với nhà báo Tây Ban Nha Javier Martínez-Brocal rằng tên của ngài, Hồng Y Jose Mario Bergoglio của Buenos Aires lúc bấy giờ, đã được đưa ra như một phần của “một thủ đoạn hoàn toàn” bởi một nhóm Hồng Y giấu tên nhằm thao túng kết quả của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.

Ngài giải thích: “Ý tưởng là để ngăn chặn việc bầu Đức Hồng Y Ratzinger”. “Họ lợi dụng tôi, nhưng đằng sau, họ nghĩ đến việc đề cử một Hồng Y khác. Họ chưa thể thống nhất được là ai, nhưng họ sắp sửa đưa ra một cái tên rồi.”

Đức Phanxicô nói rằng tại một thời điểm của mật nghị bắt đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 2005, ngài đã nhận được 40 trong tổng số 115 phiếu bầu. Nếu các Hồng Y tiếp tục ủng hộ ngài, Đức Hồng Y Ratzinger sẽ không đạt được ngưỡng 2/3 cần thiết để được bầu, điều này có thể thúc đẩy việc tìm kiếm một ứng viên thay thế.

Đức Phanxicô nói rằng ngài nhận ra “chiến dịch” đang diễn ra vào ngày bỏ phiếu thứ hai và nói với Đức Hồng Y người Colombia Dario Castrillón đừng “đùa với tư cách ứng viên của tôi” và ngừng ủng hộ ngài, “bởi vì tôi sẽ không chấp nhận việc được bầu.”

Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng, trước đây đã viết rằng Hồng Y Bergoglio, “gần như rơi nước mắt,” đã cầu xin đừng được bầu.

Đức Hồng Y Ratzinger, người từng là bộ trưởng lâu năm của Bộ Giáo lý Đức tin dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã được bầu cùng ngày hôm đó.

Đức Phanxicô không cho biết nhóm thao túng Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng này bao gồm ai cũng như họ dự định giới thiệu ai làm ứng cử viên thứ ba, nhưng ngài nói rằng nhóm Hồng Y “không muốn có một giáo hoàng ‘nước ngoài’”.

Một số giải trình vào thời điểm đó đã tuyên bố rằng một nhóm Hồng Y Âu Châu cấp tiến, được gọi là Nhóm Saint Gallen, đã cố gắng thao túng kết quả của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng năm 2005. Ba thành viên của nhóm, các Hồng Y người Đức Walter Kasper và Karl Lehmann và Hồng Y người Bỉ Godfried Danneels, cũng tham gia Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng bầu chọn Đức Phanxicô năm 2013.

Theo Ivereigh, họ đã ủng hộ Bergoglio sau khi lần đầu tiên nhận được sự đồng ý của ngài, một tuyên bố mà các Hồng Y đã bác bỏ.

Theo Universi Dominici Gregis, một tông hiến quy định Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng bầu giáo hoàng, các Hồng Y đại cử tri phải kiềm chế “bất cứ hình thức hiệp ước, thỏa thuận, lời hứa hoặc cam kết nào khác dưới bất cứ hình thức nào có thể buộc họ phải đưa ra hoặc từ chối phiếu bầu của họ cho một hoặc nhiều người”, nếu không sẽ tự động bị vạ tuyệt thông.

Thủ tục mật nghị, theo định nghĩa, là bí mật, vì thuật ngữ này bắt nguồn từ một hạn từ tiếng Latin có nghĩa là “căn phòng bị khóa”. Nhưng trong cuốn “Người kế vị”, Đức Phanxicô nói rằng trong khi các Hồng Y tuyên thệ giữ bí mật về thủ tục mật nghị, “các giáo hoàng có quyền nói điều đó”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tiết lộ rằng trong khi những người khác nêu tên ngài với hy vọng tạo ra sự bế tắc, ngài tin rằng Đức Ratzinger “là người duy nhất vào thời điểm đó có thể làm giáo hoàng”.

“Sau cuộc cách mạng của Đức Gioan Phaolô II, một vị giáo hoàng năng động, rất tích cực, có sáng kiến đi du lịch… cần có một vị giáo hoàng duy trì được sự cân bằng lành mạnh, một vị giáo hoàng chuyển tiếp,” Đức Thánh Cha nói về người tiền nhiệm của mình, người đã phục vụ từ năm 2005 đến năm 2013.

Đức Phanxicô cũng nói rằng ngài rời Rôma rất vui vì Đức Ratzinger đã được bầu chứ không phải chính ngài.

Ngài nói, “Nếu họ chọn một người như tôi, người gây ra nhiều rắc rối, tôi sẽ không thể làm được gì. Vào thời điểm đó, điều đó là không thể.”

Tuy nhiên, Đức Phanxicô nói thêm rằng ngôi vị giáo hoàng “không hề dễ dàng” đối với Đức Bênêđíctô XVI, người “gặp phải rất nhiều sự phản kháng trong Vatican”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng được hỏi Chúa Thánh Thần đang nói gì với Giáo hội qua việc bầu chọn Đức Bênêđíctô XVI.

“Người kế vị” là một phần trong loạt sách tập trung vào Đức Phanxicô được phát hành vào năm thứ 11 của vị giáo hoàng Dòng Tên 87 tuổi, trong đó cũng bao gồm “Cuộc đời: Câu chuyện của tôi qua lịch sử”, cuốn tự truyện đầu tiên của Đức Giáo Hoàng.

Cuốn sách mới, tập trung vào mối quan hệ giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI, sẽ được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha vào thứ Tư, ngày 3 tháng 4, chưa có thông tin chi tiết về ấn bản tiếng Anh.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô và bí mật của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng

Trong một cuộc phỏng vấn, lại một cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiết lộ những bí mật của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng vào năm 2005. Ngài có vi phạm lời thề phải giữ bí mật của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng không? Linh mục Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Convivium của Canada có bài nhận định sau được đăng trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong một cuốn sách phỏng vấn được phát hành bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiết lộ các chi tiết, bao gồm cả kết quả bỏ phiếu, từ mật nghị năm 2005. Đức Thánh Cha có vi phạm nghĩa vụ phải giữ bí mật của Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng không?

Có và Không. Đó là một vấn đề làm sáng tỏ một vấn đề rộng lớn hơn trong Giáo hội, đó là những giới hạn của luật về quyền lực của giáo hoàng.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiết lộ rằng “Ratzinger là ứng cử viên của tôi” vào năm 2005, nhưng có một nhóm đang cố gắng thực hiện “một thủ đoạn hoàn chỉnh”, trong đó phiếu bầu cho Hồng Y Jorge Bergoglio sẽ chặn Hồng Y Joseph Ratzinger.

“Họ đang lợi dụng tôi, nhưng đằng sau họ đã nghĩ đến việc đề cử một Hồng Y khác. Họ vẫn chưa thể thống nhất được ai, nhưng họ sắp sửa đưa ra một cái tên,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói với nhà báo Tây Ban Nha Javier Martínez-Brocal trong cuốn sách Người kế vị. Đoạn trích được tờ báo ABC của Tây Ban Nha đăng vào Chúa Nhật Phục sinh. Cuốn sách chưa được phát hành bằng tiếng Anh.

Liên quan đến tính bảo mật nghiêm ngặt của những gì diễn ra trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng trong khi các Hồng Y phải tuyên thệ giữ bí mật về các thủ tục của mật nghị viện, “các giáo hoàng có quyền nói điều đó”.

Đúng không? Hay đó là một phiên bản của điều mà cựu tổng thống Richard Nixon đã nói một cách khét tiếng với người dẫn chương trình truyền hình Anh David Frost, “Khi tổng thống làm điều đó, điều đó có nghĩa là nó không thể bất hợp pháp”?

Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng được quy định bởi tông hiến Universi Dominici Gregis, do Thánh Gioan Phaolô II ban hành năm 1996 và được sửa đổi bởi Giáo hoàng Bênêđíctô XVI vào năm 2007 và 2013. Về vấn đề bí mật, các Hồng Y trong mật nghị phải tuyên thệ như sau:

“Một cách đặc biệt, chúng tôi hứa và thề sẽ giữ bí mật với tất cả mọi người, giáo sĩ hay giáo dân, về mọi thứ liên quan đến việc bầu chọn Giáo hoàng Rôma và về những gì xảy ra tại nơi bầu cử, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả biểu quyết; chúng tôi hứa và thề sẽ không tiết lộ bí mật này dưới bất kỳ hình thức nào, trong hoặc sau cuộc bầu cử Giáo hoàng mới, trừ khi được chính Đức Giáo Hoàng đó cho phép rõ ràng…” (53)

Do đó, có vẻ như Đức Hồng Y Bergoglio, người đã tuyên thệ vào năm 2005, đã thề sẽ không “tiết lộ bí mật này dưới bất kỳ hình thức nào, trong hoặc sau cuộc bầu cử”. Sự cho phép duy nhất để làm như vậy sẽ phải đến từ vị “Tân Giáo Hoàng” trong Cơ Mật Viện 2005, tức là Đức Bênêđíctô XVI. Do đó, với những nhận xét của ngài trong Người kế vị, người đọc phải cho rằng Giáo hoàng Phanxicô đã nhận được “sự cho phép rõ ràng” từ Đức Bênêđíctô vào một thời điểm nào đó sau mật nghị năm 2005.

Văn bản của Đoạn 53 nói rõ rằng chính “Đức Tân Giáo Hoàng” là người có thể cấp phép cho tiết lộ về cuộc bầu cử mà ngài đã được bầu. Vì vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đúng khi nói rằng ngài “có giấy phép” phát biểu về Cơ Mật Viện năm 2013 vì ngài được bầu làm Giáo Hoàng trong cuộc bầu cử đó. Nhưng liên quan đến Cơ Mật Viện 2005, nếu đọc rõ ràng Đoạn 53, ngài không được phép làm như vậy, trừ khi ngài được phép của Đức Bênêđíctô.

Sẽ không có gì đáng chú ý nếu Đức Bênêđíctô đã trao quyền đó. Sự bất thường của “hai giáo hoàng” có thể đã khiến Đức Bênêđíctô trao quyền cho Đức Phanxicô phát biểu về mật nghị năm 2005 bên cạnh quyền mà ngài đã có để phát biểu về mật nghị năm 2013. Người ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra một tình huống trong đó một vị giáo hoàng đương nhiệm có thể muốn thảo luận điều gì đó về mật nghị trước đó có liên quan đến một vấn đề hiện tại.

Trong trường hợp được Đức Bênêđíctô cho phép, sẽ hữu ích hơn nếu trong cuộc phỏng vấn được viết thành sách “Người kế vị”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rõ hơn về điều đó.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu không hề có “sự ủy quyền rõ ràng”? Hiến chế của Thánh Gioan Phaolô II bao gồm điều này:

“Tôi ra lệnh cho các đại cử tri Hồng Y, graiter onerata ipsorum conscientia, giữ bí mật về những vấn đề này ngay cả sau khi cuộc bầu cử Giáo hoàng mới diễn ra, và tôi nhắc nhở họ rằng không được phép tiết lộ bí mật theo bất kỳ cách nào trừ khi có một nhu cầu đặc biệt và phải được chính Đức Giáo Hoàng cho phép một cách rõ ràng” (60).

Đoạn văn đó gợi ý, thuần túy và đơn giản, rằng “Đức Giáo Hoàng” có thể cấp phép – cho chính mình hoặc cho người khác. Không có đề cập đến “cùng một Giáo hoàng” như xuất hiện trong Đoạn 53. Vì vậy, có thể đọc rằng Đức Giáo Hoàng có thể ủy quyền cho bất kỳ Hồng Y cử tri nào phát biểu về bất kỳ mật nghị nào. Vì vậy, chẳng hạn, Đức Gioan Phaolô có thể ủy quyền cho một cử tri phát biểu không chỉ về mật nghị bầu cử tháng 10 năm 1978 mà ngài được bầu, mà còn về mật nghị bầu cử chân phước Gioan Phaolô I vào tháng 8 năm 1978.

Đức Gioan Phaolô chưa bao giờ nói về kết quả bầu cử trong mật nghị tháng 10 năm 1978, nhưng ngài có kể lại hai chi tiết. Đầu tiên, trong cuộc bỏ phiếu, Đức Hồng Y Maximilien de Fürstenberg, cựu hiệu trưởng của trường Đại Học Bỉ nơi linh mục trẻ Karol Wojtyła đã ở, đã đến gặp ngài và nói: “Magister adest et vocat te” - “Thầy đang ở đây và đang gọi bạn” (Ga 11:28). Thứ hai, Chân phước Stefan Wyszynski, giáo chủ Ba Lan, đã nói với ngài rằng: “Nếu ngài được bầu, ngài phải đưa Giáo hội bước vào thiên niên kỷ thứ ba”.

Trong trường hợp của Đức Thánh Cha Phanxicô, có thể yên tâm cho rằng những tiết lộ của ngài về mật nghị năm 2005 là hợp pháp.

Một vấn đề liên quan nảy sinh: Nếu không hợp pháp thì sao? Không ai có thể phán xét giáo hoàng Rôma, và ngài là nhà lập pháp tối cao trong Giáo hội. Như vậy có phải là giáo hoàng không thể vi phạm luật của Giáo hội không?

Giáo hoàng có thể thay đổi luật, nhưng nếu ngài vi phạm mà không thay đổi thì hành động đó vẫn trái luật - mặc dù không ai có thể chấp pháp trong trường hợp đó.

Vấn đề đã được nêu lên gần đây vì Đức Thánh Cha thường đồng tế Thánh lễ mà không có mặc trang phục phù hợp cho một vị đồng tế (Ngài đã không làm chủ tế trong Thánh lễ công khai một thời gian). Bây giờ, có thể Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép thay đổi luật về vấn đề này và không công bố nó, vì vậy việc thực hành phụng vụ của ngài sẽ hợp pháp. Tuy nhiên, khó khăn với luật bí mật là chúng có vẻ như tuyên bố với người khác rằng “nếu tổng thống làm điều đó thì điều đó không thể là bất hợp pháp”.

Sự tương tự cũng được áp dụng ở cấp giáo phận. Giáo luật có quy định việc chấp pháp đối với các giám mục hành động trái luật. Tuy nhiên, hiện tại, vì một giám mục là “đại diện của Chúa Kitô” trong giáo phận của mình, nên hầu như không ai có thể làm gì nếu ngài chọn hành động trái luật. Việc chấp pháp sẽ diễn ra sau đó và có thể rườm rà và tốn thời gian. Vấn đề đó trong những năm gần đây đã góp phần làm xói mòn lòng tin giữa các giám mục và các linh mục của họ.

Những tiết lộ trong Người kế vị có thể được quan tâm nhiều hơn hoặc ít hơn. Nhưng có thể an toàn khi coi chúng là hợp pháp. Giáo hội có một nhà lập pháp tối cao duy nhất và vẫn là một xã hội pháp quyền.

3. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô kêu gọi thống nhất ngày lễ Phục sinh

Đức Thượng phụ Bácthôlômêô, Giáo chủ Chính thống Constantinople và cũng là vị đứng đầu trong các Thượng phụ Chính thống giáo, tái kêu gọi các Giáo hội Kitô thống nhất ngày cử hành lễ Phục sinh, thay vì vào những ngày khác nhau, như cho đến nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong lời chúc mừng nồng nhiệt gửi tới tất cả các tín hữu Kitô không thuộc Chính thống giáo, là những người cử hành lễ Phục sinh, hôm Chúa nhật, ngày 31 tháng Ba vừa qua. Đức Thượng phụ nói: “Thật là một gương mù khi các tín hữu Kitô cử hành riêng rẽ sự sống lại duy nhất của Chúa duy nhất!”... Chúng tôi nồng nhiệt chúc mừng tất cả các tín hữu Kitô trên thế giới cử hành lễ Phục sinh hôm nay. Chúng tôi khẩn cầu Chúa Vinh Hiển để lần cử hành Phục sinh vào năm tới, đó không phải chỉ là một biến cố tình cờ, nhưng đúng hơn đó là khởi đầu của một ngày thống nhất đối với các tín hữu Kitô Đông cũng như Tây phương. Ước mong này đặc biệt ý nghĩa dưới ánh sáng kỷ niệm vào năm tới, 2025 là kỷ niệm 1.700 năm Công đồng chung đầu tiên Nicea năm 325. Trong số các thảo luận chính yếu, có vấn đề thiết định một lịch chung cho lễ Phục sinh. Chúng tôi lạc quan vì có thiện chí và sẵn sàng từ cả hai phía”.

Vấn đề thống nhất ngày cử hành lễ Phục sinh đã được đề ra từ lâu. Sự khác biệt là vì Công Giáo và các Giáo hội Latinh theo lịch Gregorio, được Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII đề ra năm 1582 để sửa sai lịch của Hoàng đế Giuliano, có từ năm 46 trước Chúa Kitô Giáng Sinh và tính đến bấy giờ bị sai trệch 10 ngày. Các Giáo hội Chính thống không chấp nhận lịch cải tổ. Giáo Hội Công Giáo vẫn tuyên bố và ủng hộ nỗ lực thống nhất ngày lễ Phục sinh nơi tất cả các Kitô hữu.