Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC chủ sự lễ nghi phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh trong Đền Thờ Thánh Phêrô
Linh Tiến Khải
11:37 03/04/2015
VATICĂNG: Lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh hôm qua ĐTC đã chủ sự các lễ nghi tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu với nghi thức tôn thờ Thánh Giá Chúa.
Giảng trong buổi cử hành phụng vụ, vị thuyết giảng của Toà Thánh, cha Raniero Cantalamessa nêu bật hình ảnh của Chúa Giêsu bị đánh đòn, đầu đội mão gai, mình đầy máu và thương tích, một người hoàn toàn bất lực, nguyên mẫu của tất cả mọi nạn nhân của bất công trong lịch sử loài người. Chúa Giêsu hấp hối cho tới tận thế nơi mọi người nam nữ bị tra tấn hành hạ và giết chết. Lời Chúa nói “Các ngươi đã làm cho Ta” không chỉ ám chỉ nhũng người tin nơi Ngài, mà ám chỉ mọi người đói khát, trần truồng, bị ngược đãi, bị nhốt tù. Ở đây chúng ta không nghĩ tới các tệ nạn xã hội tập thể: dói khát, nghèo túng, bất công, khai thác bóc lột người yêu đuối, có nguy cơ trở thành các phạm trù trừu tượng, chứ không phải con người. Nhưng chúng ta nghĩ tới các nỗi khổ đau của những con người riêng rẽ, có tên tuổi và căn cước, tới các tra tấn được quyết định một cách lạnh lùng và cố ý áp dụng ngay trong lúc này đây cho các con người, kể cả các trẻ em. Có biết bao nhiêu “Này là người” trên thế giới này. Có biết bao tù nhân phải ở trong cùng các điều kiện của Chúa Giêsu trong sân dinh quan Philatô: cô đơn, bị còng tay, bị tra tấn, nạn nhân trong tay của các tên lính cộc cằn thô lỗ, đầy thù hận, buông mình theo mọi loại tàn ác thể lý và tâm lý, vui đùa khi thấy người khác khổ đau. Tiếng kêu “Này là người” không chỉ được áp dụng cho các nạn nhân, nhưng cho cả các lý hình nữa. Nó muốn nói rằng con người có khả năng làm các điều đó. Với sự sợ hãi và run rẩy chúng ta cũng nói: đấy, loài người chúng ta có khả năng làm các điều đó!
Các kitô hữu không phải là các nạn nhân duy nhất của bào lực giết người trên thế giới này, nhưng không thể không biết rằng trong nhiều quốc gia họ là các nạn nhân được chỉ định và ngày càng thường xuyên hơn. Giám Mục Dionigi thành Alessandria đã làm chứng lễ Vượt Qua kitô hữu cử hành dưới thời hoàng đế Decio bắt đạo như sau: “Họ lưu đầy chúng tôi, và cô đơn giữa mọi người chúng tôi bị bắt bớ và giết chết. Nhưng cả khi đó nữa chúng tôi cũng đã cử hành lễ Phục Sinh. Mỗi nơi chúng tôi đau khổ trở thành một nơi để cử hành lễ; cho dù có là một cánh đồng, một sa mạc, một con tầu, một quán trọ, một nhà tù. Các vị tử đạo toàn thiện cử hành các lễ Phục Sinh, vì được nhận vào lễ hội thiên quốc”. Cũng sẽ như thế đối với nhiều kitô hữu lễ Phục Sinh năm 2015 này!
Tiếp tục bài giảng cha Cantalamessa nói: có người can đảm tố cáo sự thờ ơ gây lo ngại của các cơ cấu quốc tế và của dư luận trước những điều này, bằng cách nhắc nhở rằng trong quá khứ một sự thờ ơ như vậy đã đưa tới đâu. Các cơ cấu và con người của thế giới tây phương có nguy cơ trở thành các Philatô rửa tay phủi bỏ trách nhiệm của mình. Nhưng trong lúc này chúng ta không dược phép tố cáo. Bởi nếu không, chúng ta sẽ phản bội mầu nhiệm chúng ta đang cử hành, Khi chết Chúa Giêsu đã kêu lên “Lậy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Thay vì tố cáo các kẻ thù nghịch hay tha thứ cho họ, Chúa Giêsu tín thác cho Thiên Chúa Cha việc báo oán và Ngài bênh vực họ. Gương Ngài đề nghị với các môn đệ là một lòng quảng đại vô biên. Tha thứ với cùng sự cao cả của tâm hồn không chỉ bao gồm một thái độ tiêu cực khước từ muốn sự dữ cho kẻ làm sự dữ, nhưng phải được diễn tả ra bằng một ý muốn làm điều lành cho họ, cầu nguyện cho họ.
Chúa Giêsu đã chiến thắng baọ lực không phải bằng cách chống lại với một bạo lực lớn hơn, nhưng bằng cách chịu đựng nó và lột trần tất cả sự bất công và vô ích của nó… Vấn đề bạo lực bao vây chúng ta, gây gương mù gương xấu cho chúng ta, vì ngày nay nó sáng chế ra các hình thức tàn ác kinh hoàng và mọi rợ mới. Kitô hữu chúng ta phản ứng kinh khiếp trước ý tưởng người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Nhưng tư tưởng của Thiên Chúa là “Chớ giết người”… Diễn văn trên núi đã thay đổi thế giới là diễn văn được công bố giờ đây, một cách lặng lẽ, từ thập giá. Trên núi Sọ Chúa Giêsu đã nói lên tiếng “Không” vĩnh viễn với bạo lực, chống lại nó không chỉ đơn sơ với việc không bạo lực, nhưng còn hơn thế nhiều với sự tha thứ, dịu hiền và tình yêu thương. Các vị tử đạo đích thật của Chúa Kitô không chết với nắm đấm, nhưng với đôi tay chắp vào nhau.
Ôi lậy Chúa, chúng con cầu xin Chúa cho các anh em đức tin của chúng con bị bách hại và cho tất cả các “Này là người” trong lúc này đây trên mặt đất này, các kitô hữu và không kitô hữu. Lậy Mẹ Maria, dưới thập giá Mẹ đã hiệp nhất với Con và thầm thì theo Ngài: “Lậy Cha, xin tha cho họ”: xin giúp chúng con chiến thắng sự dữ bằng sự thiện, không chỉ trên quang cảnh lớn của thế giới này, nhưng cả trong cuộc sống thường ngày, trong bốn bức tường của gia đình chúng con nữa” (SD 3-4-2015)
Giảng trong buổi cử hành phụng vụ, vị thuyết giảng của Toà Thánh, cha Raniero Cantalamessa nêu bật hình ảnh của Chúa Giêsu bị đánh đòn, đầu đội mão gai, mình đầy máu và thương tích, một người hoàn toàn bất lực, nguyên mẫu của tất cả mọi nạn nhân của bất công trong lịch sử loài người. Chúa Giêsu hấp hối cho tới tận thế nơi mọi người nam nữ bị tra tấn hành hạ và giết chết. Lời Chúa nói “Các ngươi đã làm cho Ta” không chỉ ám chỉ nhũng người tin nơi Ngài, mà ám chỉ mọi người đói khát, trần truồng, bị ngược đãi, bị nhốt tù. Ở đây chúng ta không nghĩ tới các tệ nạn xã hội tập thể: dói khát, nghèo túng, bất công, khai thác bóc lột người yêu đuối, có nguy cơ trở thành các phạm trù trừu tượng, chứ không phải con người. Nhưng chúng ta nghĩ tới các nỗi khổ đau của những con người riêng rẽ, có tên tuổi và căn cước, tới các tra tấn được quyết định một cách lạnh lùng và cố ý áp dụng ngay trong lúc này đây cho các con người, kể cả các trẻ em. Có biết bao nhiêu “Này là người” trên thế giới này. Có biết bao tù nhân phải ở trong cùng các điều kiện của Chúa Giêsu trong sân dinh quan Philatô: cô đơn, bị còng tay, bị tra tấn, nạn nhân trong tay của các tên lính cộc cằn thô lỗ, đầy thù hận, buông mình theo mọi loại tàn ác thể lý và tâm lý, vui đùa khi thấy người khác khổ đau. Tiếng kêu “Này là người” không chỉ được áp dụng cho các nạn nhân, nhưng cho cả các lý hình nữa. Nó muốn nói rằng con người có khả năng làm các điều đó. Với sự sợ hãi và run rẩy chúng ta cũng nói: đấy, loài người chúng ta có khả năng làm các điều đó!
Các kitô hữu không phải là các nạn nhân duy nhất của bào lực giết người trên thế giới này, nhưng không thể không biết rằng trong nhiều quốc gia họ là các nạn nhân được chỉ định và ngày càng thường xuyên hơn. Giám Mục Dionigi thành Alessandria đã làm chứng lễ Vượt Qua kitô hữu cử hành dưới thời hoàng đế Decio bắt đạo như sau: “Họ lưu đầy chúng tôi, và cô đơn giữa mọi người chúng tôi bị bắt bớ và giết chết. Nhưng cả khi đó nữa chúng tôi cũng đã cử hành lễ Phục Sinh. Mỗi nơi chúng tôi đau khổ trở thành một nơi để cử hành lễ; cho dù có là một cánh đồng, một sa mạc, một con tầu, một quán trọ, một nhà tù. Các vị tử đạo toàn thiện cử hành các lễ Phục Sinh, vì được nhận vào lễ hội thiên quốc”. Cũng sẽ như thế đối với nhiều kitô hữu lễ Phục Sinh năm 2015 này!
Tiếp tục bài giảng cha Cantalamessa nói: có người can đảm tố cáo sự thờ ơ gây lo ngại của các cơ cấu quốc tế và của dư luận trước những điều này, bằng cách nhắc nhở rằng trong quá khứ một sự thờ ơ như vậy đã đưa tới đâu. Các cơ cấu và con người của thế giới tây phương có nguy cơ trở thành các Philatô rửa tay phủi bỏ trách nhiệm của mình. Nhưng trong lúc này chúng ta không dược phép tố cáo. Bởi nếu không, chúng ta sẽ phản bội mầu nhiệm chúng ta đang cử hành, Khi chết Chúa Giêsu đã kêu lên “Lậy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Thay vì tố cáo các kẻ thù nghịch hay tha thứ cho họ, Chúa Giêsu tín thác cho Thiên Chúa Cha việc báo oán và Ngài bênh vực họ. Gương Ngài đề nghị với các môn đệ là một lòng quảng đại vô biên. Tha thứ với cùng sự cao cả của tâm hồn không chỉ bao gồm một thái độ tiêu cực khước từ muốn sự dữ cho kẻ làm sự dữ, nhưng phải được diễn tả ra bằng một ý muốn làm điều lành cho họ, cầu nguyện cho họ.
Chúa Giêsu đã chiến thắng baọ lực không phải bằng cách chống lại với một bạo lực lớn hơn, nhưng bằng cách chịu đựng nó và lột trần tất cả sự bất công và vô ích của nó… Vấn đề bạo lực bao vây chúng ta, gây gương mù gương xấu cho chúng ta, vì ngày nay nó sáng chế ra các hình thức tàn ác kinh hoàng và mọi rợ mới. Kitô hữu chúng ta phản ứng kinh khiếp trước ý tưởng người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Nhưng tư tưởng của Thiên Chúa là “Chớ giết người”… Diễn văn trên núi đã thay đổi thế giới là diễn văn được công bố giờ đây, một cách lặng lẽ, từ thập giá. Trên núi Sọ Chúa Giêsu đã nói lên tiếng “Không” vĩnh viễn với bạo lực, chống lại nó không chỉ đơn sơ với việc không bạo lực, nhưng còn hơn thế nhiều với sự tha thứ, dịu hiền và tình yêu thương. Các vị tử đạo đích thật của Chúa Kitô không chết với nắm đấm, nhưng với đôi tay chắp vào nhau.
Ôi lậy Chúa, chúng con cầu xin Chúa cho các anh em đức tin của chúng con bị bách hại và cho tất cả các “Này là người” trong lúc này đây trên mặt đất này, các kitô hữu và không kitô hữu. Lậy Mẹ Maria, dưới thập giá Mẹ đã hiệp nhất với Con và thầm thì theo Ngài: “Lậy Cha, xin tha cho họ”: xin giúp chúng con chiến thắng sự dữ bằng sự thiện, không chỉ trên quang cảnh lớn của thế giới này, nhưng cả trong cuộc sống thường ngày, trong bốn bức tường của gia đình chúng con nữa” (SD 3-4-2015)
Bài giảng trong buổi Suy Tôn Thánh Giá tại Đền Thờ Thánh Phêrô Thứ Sáu Tuần Thánh 03/04/2015
J.B. Đặng Minh An dịch
19:21 03/04/2015
Trình bày: Cha Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng
“ECCE HOMO!” – Đây là người!
Chúng ta vừa nghe trình thuật về Chúa Giêsu trước tòa của Philatô. Có một điểm đặc biệt trong trình thuật này mà chúng ta cần phải dừng lại để suy tư.
Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do Thái!”, rồi vả vào mặt Người...Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: “Ðây là người! [Ecce Homo!] (Ga 19: 1-3, 5)
Trong vô số những bức tranh lấy Ecce Homo làm chủ đề, có một bức tranh đã luôn luôn gây ấn tượng cho tôi. Đó là bức tranh của một họa sĩ người miền Bắc nước Bỉ sống ở thế kỷ thứ mười sáu là Jan Mostaert. Hãy để tôi cố gắng mô tả bức tranh này. Điều đó sẽ giúp ghi một dấu ấn tốt hơn trong tâm trí của chúng ta về biến cố này, vì người nghệ sĩ đã trung thành sao chép thành tranh các sự kiện của trình thuật Phúc Âm, đặc biệt là Phúc Âm của Thánh Máccô (xem Mc 15: 16-20).
Chúa Giêsu đầu đội một mão gai. Một bó những nhánh cây đầy gai được tìm thấy trong sân, có lẽ dùng để nhóm lửa, đã cho các các binh sĩ một cơ hội để chế giễu vương quyền của Ngài. Những giọt máu chảy xuống trên khuôn mặt Ngài. Miệng Ngài mở ra một nửa, như một người đang bị khó thở. Vai Ngài khoác một áo choàng nặng và bạc thếch, giống như làm bằng thiếc hơn là bằng vải. Trên vai Chúa là những vết thương ngang dọc từ trận đòn gần đây. Hai cổ tay của Ngài bị buộc lại với nhau bằng một sợi dây thừng thô thắt hai vòng. Chúng bắt Ngài cầm một cây sậy trong tay như vương trượng, còn tay kia chúng bắt ngài cầm những nhành lá như những biểu tượng nhằm chế giễu vương quyền của Ngài. Chúa Giêsu không thể di chuyển dù chỉ một ngón tay; đây là một con người bị chà đạp xuống đến mức hoàn toàn bất lực, là nguyên mẫu của tất cả những con người trong lịch sử với bàn tay bị khóa chặt.
Khi suy niệm về cuộc thương khó, nhà triết học Blaise Pascal đã viết những lời này một ngày nào đó: “Chúa Kitô sẽ còn phải đau đớn cho đến ngày tận thế; chúng ta đừng mê ngủ trong thời gian này.” Có một ý nghĩa trong những lời này rất đúng với chính con người của Chúa Kitô, nghĩa là đúng với Đấng là đầu của nhiệm thể, chứ không chỉ đúng với các thành viên của nhiệm thể ấy. Không phải là chúng ta bỏ qua sự kiện là Chúa đã sống lại và đang sống, nhưng chính vì Ngài đã sống lại và đang sống. Nhưng thôi, chúng ta hãy bỏ qua một bên ý nghĩa khó hiểu này và thay vào đó đề cập đến một ý nghĩa rõ ràng nhất của những lời này. Chúa Giêsu sẽ còn phải đau đớn cho đến ngày tận thế trong mỗi người nam nữ đang cùng một nỗi thống khổ của Ngài. “Các ngươi đã làm cho chính Ta!” (Mt 25:40). Ngài nói những lời này không chỉ với các tín hữu đặt niềm tin nơi Người; nhưng là với mỗi người nam nữ đang đói khát, trần truồng, chịu ngược đãi, giam cầm.
Xin được một lần đừng nói chung chung về những tệ nạn xã hội: nghèo đói, bất công, và bóc lột những người yếu thế. Những tệ nạn này vẫn thường được nói đến (dù chẳng bao giờ là đủ), nhưng có nguy cơ là những tệ nạn ấy trở thành trừu tượng, thành những phạm trù chứ không phải là những con người. Thay vào đó, chúng ta hãy nghĩ đến những đau khổ của các cá nhân, những người có tên tuổi và danh tính cụ thể; hãy nói đến những nhục hình do con người quyết định đưa ra trong máu lạnh và trong sự tự nguyện để làm thương tổn những người khác, kể cả các hài nhi tại thời điểm này.
Có biết bao những trường hợp “Ecce homo” (“Đây là người!”) trên cái thế giới này! Có biết bao những tù nhân thấy mình đứng trước tình trạng tương tự như Chúa Giêsu trước tòa Philatô: cô đơn, tay bị còng, bị tra tấn, chỉ còn biết trông đợi nơi lòng thương xót của đám quân lính thô bạo đầy thù hận là những kẻ tham gia vào tất cả các loại tàn ác về thể chất và tâm lý và là những kẻ thích thú trước những đau khổ của người khác. “Chúng ta đừng mê ngủ; chúng ta đừng bỏ họ một mình!”
Tiếng hô “Ecce homo!” áp dụng không chỉ cho các nạn nhân nhưng còn cho những kẻ tra tấn. Nó có nghĩa là, “Đây là những gì con người có thể làm được!” Với sự sợ hãi và run rẩy, chúng ta cũng hãy nói, “Đây là những gì nhân loại có thể làm được!” Chúng ta đã tiến được bao xa trong cuộc diễn hành tiến về phía trước không thể ngăn cản được, so với homo sapiens sapiens (con người hiện đại thời Khai Sáng), so với loại người, mà một số người nào đó cho rằng đã được sinh ra từ cái chết của Thượng Đế để thay thế cho Ngài!
* * *
Kitô hữu tất nhiên không phải là những nạn nhân duy nhất của bạo lực giết người trên thế giới, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự kiện là tại nhiều quốc gia, họ là những nạn nhân chịu đau khổ thường xuyên nhất. Và ngày hôm nay có tin tức là 147 Kitô hữu đã bị tàn sát trong cơn cuồng nộ của những kẻ thánh chiến Hồi Giáo cực đoan Somali tại một trường đại học ở Kenya. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ của Ngài, “Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa.” (Ga 16:2) Có lẽ từ trước đến nay chưa bao giờ những lời này được thực hiện chính xác đến thế như trong thời đại chúng ta ngày nay.
Một giám mục sống ở thành Alexandria vào thế kỷ thứ ba là Dionysius đã để lại cho chúng ta một chứng tá về hoàn cảnh cử hành lễ Phục sinh của các tín hữu Kitô trong các cuộc bách hại khốc liệt bởi đại đế La Mã Decius:
Đầu tiên chúng tôi bị chỉ định nơi cư trú, và bị bao vây bởi những kẻ bắt bớ và giết người, nhưng chúng tôi vẫn là những người duy nhất giữ ngày lễ này thậm chí sau khi đã bị cô lập như vậy. Mỗi nơi mà chúng tôi bị tấn công đã trở thành một địa điểm mừng lễ dù là ở cánh đồng, sa mạc, trên tàu, trong các nhà trọ, hay nhà tù. Ngày lễ huy hoàng nhất trong tất cả các ngày lễ này được giữ bởi các vị tử đạo, những người giờ đây đang mừng lễ này trên thiên quốc.
Đây cũng là tình cảnh mà nhiều Kitô hữu mừng lễ Phục Sinh năm nay, năm 2015 sau Chúa Giáng Sinh.
Có những người, trên báo chí thế tục, có can đảm tố cáo sự thờ ơ đáng lo ngại của các tổ chức và dư luận trên thế giới trước những sự giết chóc các Kitô hữu này, trong khi gợi nhớ đến những sự thờ ơ như thế trong quá khứ. Tất cả chúng ta và tất cả các tổ chức của chúng ta ở phương Tây có nguy cơ trở thành những Philatô đang rửa tay [trước máu người vô tội].
Tuy nhiên, chúng ta lại không được phép đưa ra bất cứ tố cáo nào ngày hôm nay. Chúng ta sẽ phản bội mầu nhiệm đang được cử hành. Chúa Giêsu trong giờ hấp hối, đã kêu lên “Lạy Cha, xin tha cho chúng; vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23:34). Lời cầu nguyện này không chỉ là lời thì thầm trong hơi thở của Ngài; nó còn là tiếng kêu to lên để mọi người có thể nghe rõ. Đó cũng chẳng phải là một lời cầu nguyện; đó là một yêu cầu quyết liệt được đưa ra trong cương vị của người Con: “Lạy Cha, xin tha cho chúng” và vì chính Chúa đã từng cho biết là Chúa Cha luôn nhậm lời cầu nguyện của Ngài (xem Ga 11:42), chúng ta phải tin rằng Chúa Cha đã nghe lời cầu nguyện cuối cùng này từ cây thánh giá và do đó những kẻ đã đóng đinh Chúa Kitô vào thánh giá đã được Thiên Chúa tha thứ (tất nhiên là với một lòng ăn năn cách nào đó) và được ở với Ngài trên thiên đường, để làm chứng muôn đời cho thấy tình yêu của Thiên Chúa có khả năng đi xa đến mức nào.
Sự thiếu hiểu biết như thế vốn tồn tại một cách đặc biệt trong đám lính tráng. Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không chỉ dành riêng cho họ. Sự hùng vĩ thánh thiêng trong sự tha thứ của Ngài bao gồm cả sự kiện là nó cũng được trao ban cho những kẻ thù tàn nhẫn nhất của Ngài. Lý do thiếu hiểu biết được đưa ra chính xác là dành cho họ. Mặc dù họ đã hành động đầy xảo quyệt và ranh ma, nhưng trong thực tế, họ không biết những gì họ đang làm; họ không nghĩ rằng họ đã đóng đinh vào thập giá một người đàn ông thực sự là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa! Thay vì cáo buộc đối thủ của mình, hoặc tha cho họ và ủy thác nhiệm vụ trả thù cho Cha trên trời của mình, Ngài đã đứng ra bảo vệ họ.
Ngài đưa ra cho các môn đệ của mình một ví dụ về sự rộng lượng vô hạn. Để tha thứ với cùng một sự vĩ đại trong tâm hồn như thế không chỉ đòi hỏi một thái độ tiêu cực trong đó ta từ bỏ ao ước muốn thấy kẻ ác gặp ác; nhưng còn phải được biến đổi xa hơn thành một ý chí tích cực là làm điều thiện cho họ, thậm chí cho dù đó chỉ là một lời cầu nguyện với Thiên Chúa nhân danh họ. “Hãy cầu nguyện cho những người bắt bớ anh em” (Mt 5:44). Kiểu tha thứ này không tìm sự hả dạ trong hy vọng nơi sự trừng phạt của Thiên Chúa. Nó phải được linh hứng từ một lòng bác ái tha cho kẻ lân cận, tuy nhiên, không nhắm mắt lại với sự thật nhưng trái lại là phải mở mắt ra để ngăn chặn kẻ gian ngõ hầu họ sẽ không gây hại thêm cho người khác và cho chính họ.
Chúng ta có thể muốn nói rằng “Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con phải làm những điều không thể!” Ngài sẽ trả lời, “Ta biết, nhưng Ta đã chết để ban cho anh em những gì Ta yêu cầu anh em. Ta không chỉ truyền cho anh em phải tha thứ và không chỉ đưa ra cho anh em một tấm gương anh hùng về sự tha thứ, nhưng qua cái chết của Ta, Ta cũng mang lại cho anh em những ân sủng để anh em có thể thứ tha. Ta không chỉ ban cho thế giới giáo huấn về lòng thương xót như nhiều người khác đã từng làm. Ta cũng là Chúa và Ta đổ ra cho anh em những con sông của lòng thương xót qua cái chết của Ta. Từ đó, anh em có thể kín múc lòng thương xót bao nhiêu cũng được trong Năm Thánh Từ Bi sắp tới”.
***
Ai đó có thể nói, “Nếu thế thì chẳng lẽ theo Chúa Kitô luôn luôn có nghĩa là từ bỏ chính mình một cách thụ động để bị đánh bại và bị giết chết hay sao?” Không, trái ngược lại! Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Hãy vui lên” trước khi bước vào cuộc thương khó của Ngài: “Ta đã chiến thắng thế gian” (Ga 16:33). Chúa Kitô đã chiến thắng thế gian bằng cách vượt qua sự gian ác của thế giới này. Chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác đó sẽ được thể hiện vào cuối thời điểm đã đến, chính thức và thực tế, trên thánh giá của Chúa Kitô. Ngài nói “Bây giờ là giờ Phán xét của thế giới này” (Ga 12:31). Từ ngày đó, sự ác đang thua dần, và nó đang thua nhiều hơn khi xem ra nó đang có vẻ thắng nhiều hơn. Nó đã bị xét xử và kết án trong những biểu hiện cuối cùng của nó với một bản án không thể nào kháng cáo.
Chúa Giêsu đã vượt qua bạo lực không phải với bạo lực lớn hơn nhưng bằng cách chịu đựng nó và phơi bày tất cả sự bất công và vô vọng của nó. Ngài khai mở một loại chiến thắng mới đã được Thánh Augustinô tóm gọn trong ba chữ: “Victor quia victima” (Chiến thắng vì là nạn nhân). Chính vì thấy Ngài chết như thế mà viên đội trưởng La Mã đã thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những người khác hỏi nhau xem những “tiếng kêu lớn” từ Chúa Giêsu đang hấp hối có nghĩa là gì (xem Mc 15:37). Viên đội trưởng La Mã, là một chuyên gia về những chiến binh và những trận đánh, nhận ra ngay lập tức đó là một tiếng kêu của chiến thắng.
Những vấn đề bạo lực làm chúng ta quan ngại, sửng sốt, và ngày nay nó đã phát minh ra những hình thái mới hơn và khủng khiếp hơn của sự tàn bạo và man rợ. Kitô hữu chúng ta đang kinh hãi với ý tưởng trong đó người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Tuy nhiên, một người nào đó có thể phản đối “Nhưng không phải là Kinh Thánh cũng đầy những câu chuyện bạo lực đó sao? Không phải là Thiên Chúa được gọi là 'Chúa các đạo binh' sao? Không phải Chúa đã từng lên án toàn bộ một thành phố phải bị tiêu diệt sao? Không phải là chính Người đã quy định bao nhiêu những trường hợp phải tử hình trong Luật Môsê đó sao?”
Nếu họ đã đưa ra những phản đối này với Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, chắc chắn Ngài sẽ đáp lại như những gì Ngài đã nói về ly dị: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không thế đâu.” (Mt 19: 8). Điều này cũng đúng đối với bạo lực: “Lúc đầu nó không phải như vậy.” Chương đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bày một thế giới nơi mà bạo lực giữa con người với nhau hay giữa con người và các loài động vật không hề có, thậm chí cả trong trí tưởng tượng. Không được phép giết người ngay cả là để trả thù cho cái chết của Abel, và qua đó trừng phạt một kẻ giết người (xem Sáng Thế 4:15).
Ý định thực sự của Thiên Chúa được thể hiện nơi điều răn “Chớ giết người” hơn là nơi những ngoại lệ đối với lệnh truyền đó trong luật pháp, là một sự nhượng bộ trước “sự cứng lòng” và trước những thực hành của con người. Bạo lực, cùng với tội lỗi, là một phần đáng tiếc trong đời sống, và Cựu Ước, trong đó phản ảnh đời sống và phải là hữu ích cho đời sống như nó đang xảy ra, đã tìm hiểu các luật lệ và hình phạt tử hình ít nhất là để cô lập và ngăn chặn không để cho bạo lực biến thành một lựa chọn cá nhân để rồi mọi người xâu xé lẫn nhau.
Thánh Phaolô đề cập đến một khoảng thời gian được đặc trưng bởi “sự nhẫn nại” của Thiên Chúa (Rm 3:25). Thiên Chúa nhẫn nại trước bạo lực như Ngài nhẫn nại trước tình trạng đa thê, ly dị, và những thứ khác, nhưng Ngài đang chuẩn bị dân Ngài cho một thời gian trong đó hoạch định nguyên thủy của Người cho nhân loại được “tái lập” và được phục hồi trong danh dự, như thể thông qua một sáng tạo mới. Thời ấy đã đến với Chúa Giêsu, Đấng đã công bố trên núi, “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa... Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5: 38-39, 43-44).
“Bài Giảng Trên Núi” thực sự thay đổi lịch sử, tuy nhiên, không phải là bài giảng đã được đưa ra trên một ngọn đồi ở Galilê, nhưng là bài giảng giờ đây được công bố lặng lẽ từ trên thánh giá. Trên đồi Canvê, Chúa Kitô đưa ra một tiếng nói “không” dứt khoát với bạo lực, đặt đối lập với nó không chỉ là bất bạo động, nhưng còn là sự tha thứ, hiền lành, và tình yêu. Mặc dù bạo lực vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, nó sẽ không còn có thể được liên kết dù là xa xôi đi chăng nữa với Thiên Chúa và không thể núp dưới quyền năng của Ngài. Làm như thế là làm cho khái niệm về Thiên Chúa suy thoái ngược lại vào những thời kỳ sơ khai và thô thiển trong một lịch sử đã được vượt qua bởi lương tâm tôn giáo và văn minh của nhân loại.
* * *
Những vị tử đạo chân chính vì Chúa Kitô không chết với bàn tay nắm chặt nhưng với bàn tay chắp lại trong lời cầu nguyện. Chúng ta đã có nhiều ví dụ gần đây về điều này. Chúa Kitô là Đấng đã ban cho 21 Kitô hữu Coptic bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu tại Libya hôm 22 tháng 2 sức mạnh để chết trong khi thì thầm kêu tên Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con cầu nguyện cho những anh chị em trong đức tin của chúng con đang bị đàn áp và cho tất cả những con người là những Ecce Homo trên mặt đất này tại thời điểm hiện nay, là Kitô hữu cũng như những người không phải là Kitô hữu.
Lạy Mẹ Maria, dưới chân thập giá, Mẹ kết hiệp với Con của Mẹ, và Mẹ thì thầm theo Ngài, “Lạy Cha, xin tha cho chúng!” Xin hãy giúp chúng con chiến thắng sự ác bằng điều thiện, không chỉ trên trường thế giới nhưng cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng con, bên trong các bức tường ngôi nhà của chúng con. Mẹ đã chia sẻ những đau khổ của Người khi Người chết trên thánh giá. Như vậy, một cách rất đặc biệt, Mẹ đồng công cứu chuộc bằng sự vâng phục của Mẹ, niềm tin, hy vọng và lòng bác ái bừng cháy. Xin Mẹ linh hứng cho những người nam nữ trong thời đại chúng con với những ý nghĩ hòa bình và lòng thương xót. Và với sự tha thứ. Amen.
“ECCE HOMO!” – Đây là người!
Chúng ta vừa nghe trình thuật về Chúa Giêsu trước tòa của Philatô. Có một điểm đặc biệt trong trình thuật này mà chúng ta cần phải dừng lại để suy tư.
Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và đánh đòn Người. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: “Kính chào Vua dân Do Thái!”, rồi vả vào mặt Người...Vậy, Ðức Giêsu bước ra ngoài, đầu đội vương miện bằng gai, mình khoác áo choàng đỏ. Ông Philatô nói với họ: “Ðây là người! [Ecce Homo!] (Ga 19: 1-3, 5)
Trong vô số những bức tranh lấy Ecce Homo làm chủ đề, có một bức tranh đã luôn luôn gây ấn tượng cho tôi. Đó là bức tranh của một họa sĩ người miền Bắc nước Bỉ sống ở thế kỷ thứ mười sáu là Jan Mostaert. Hãy để tôi cố gắng mô tả bức tranh này. Điều đó sẽ giúp ghi một dấu ấn tốt hơn trong tâm trí của chúng ta về biến cố này, vì người nghệ sĩ đã trung thành sao chép thành tranh các sự kiện của trình thuật Phúc Âm, đặc biệt là Phúc Âm của Thánh Máccô (xem Mc 15: 16-20).
Chúa Giêsu đầu đội một mão gai. Một bó những nhánh cây đầy gai được tìm thấy trong sân, có lẽ dùng để nhóm lửa, đã cho các các binh sĩ một cơ hội để chế giễu vương quyền của Ngài. Những giọt máu chảy xuống trên khuôn mặt Ngài. Miệng Ngài mở ra một nửa, như một người đang bị khó thở. Vai Ngài khoác một áo choàng nặng và bạc thếch, giống như làm bằng thiếc hơn là bằng vải. Trên vai Chúa là những vết thương ngang dọc từ trận đòn gần đây. Hai cổ tay của Ngài bị buộc lại với nhau bằng một sợi dây thừng thô thắt hai vòng. Chúng bắt Ngài cầm một cây sậy trong tay như vương trượng, còn tay kia chúng bắt ngài cầm những nhành lá như những biểu tượng nhằm chế giễu vương quyền của Ngài. Chúa Giêsu không thể di chuyển dù chỉ một ngón tay; đây là một con người bị chà đạp xuống đến mức hoàn toàn bất lực, là nguyên mẫu của tất cả những con người trong lịch sử với bàn tay bị khóa chặt.
Khi suy niệm về cuộc thương khó, nhà triết học Blaise Pascal đã viết những lời này một ngày nào đó: “Chúa Kitô sẽ còn phải đau đớn cho đến ngày tận thế; chúng ta đừng mê ngủ trong thời gian này.” Có một ý nghĩa trong những lời này rất đúng với chính con người của Chúa Kitô, nghĩa là đúng với Đấng là đầu của nhiệm thể, chứ không chỉ đúng với các thành viên của nhiệm thể ấy. Không phải là chúng ta bỏ qua sự kiện là Chúa đã sống lại và đang sống, nhưng chính vì Ngài đã sống lại và đang sống. Nhưng thôi, chúng ta hãy bỏ qua một bên ý nghĩa khó hiểu này và thay vào đó đề cập đến một ý nghĩa rõ ràng nhất của những lời này. Chúa Giêsu sẽ còn phải đau đớn cho đến ngày tận thế trong mỗi người nam nữ đang cùng một nỗi thống khổ của Ngài. “Các ngươi đã làm cho chính Ta!” (Mt 25:40). Ngài nói những lời này không chỉ với các tín hữu đặt niềm tin nơi Người; nhưng là với mỗi người nam nữ đang đói khát, trần truồng, chịu ngược đãi, giam cầm.
Xin được một lần đừng nói chung chung về những tệ nạn xã hội: nghèo đói, bất công, và bóc lột những người yếu thế. Những tệ nạn này vẫn thường được nói đến (dù chẳng bao giờ là đủ), nhưng có nguy cơ là những tệ nạn ấy trở thành trừu tượng, thành những phạm trù chứ không phải là những con người. Thay vào đó, chúng ta hãy nghĩ đến những đau khổ của các cá nhân, những người có tên tuổi và danh tính cụ thể; hãy nói đến những nhục hình do con người quyết định đưa ra trong máu lạnh và trong sự tự nguyện để làm thương tổn những người khác, kể cả các hài nhi tại thời điểm này.
Có biết bao những trường hợp “Ecce homo” (“Đây là người!”) trên cái thế giới này! Có biết bao những tù nhân thấy mình đứng trước tình trạng tương tự như Chúa Giêsu trước tòa Philatô: cô đơn, tay bị còng, bị tra tấn, chỉ còn biết trông đợi nơi lòng thương xót của đám quân lính thô bạo đầy thù hận là những kẻ tham gia vào tất cả các loại tàn ác về thể chất và tâm lý và là những kẻ thích thú trước những đau khổ của người khác. “Chúng ta đừng mê ngủ; chúng ta đừng bỏ họ một mình!”
Tiếng hô “Ecce homo!” áp dụng không chỉ cho các nạn nhân nhưng còn cho những kẻ tra tấn. Nó có nghĩa là, “Đây là những gì con người có thể làm được!” Với sự sợ hãi và run rẩy, chúng ta cũng hãy nói, “Đây là những gì nhân loại có thể làm được!” Chúng ta đã tiến được bao xa trong cuộc diễn hành tiến về phía trước không thể ngăn cản được, so với homo sapiens sapiens (con người hiện đại thời Khai Sáng), so với loại người, mà một số người nào đó cho rằng đã được sinh ra từ cái chết của Thượng Đế để thay thế cho Ngài!
* * *
Kitô hữu tất nhiên không phải là những nạn nhân duy nhất của bạo lực giết người trên thế giới, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự kiện là tại nhiều quốc gia, họ là những nạn nhân chịu đau khổ thường xuyên nhất. Và ngày hôm nay có tin tức là 147 Kitô hữu đã bị tàn sát trong cơn cuồng nộ của những kẻ thánh chiến Hồi Giáo cực đoan Somali tại một trường đại học ở Kenya. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ của Ngài, “Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa.” (Ga 16:2) Có lẽ từ trước đến nay chưa bao giờ những lời này được thực hiện chính xác đến thế như trong thời đại chúng ta ngày nay.
Một giám mục sống ở thành Alexandria vào thế kỷ thứ ba là Dionysius đã để lại cho chúng ta một chứng tá về hoàn cảnh cử hành lễ Phục sinh của các tín hữu Kitô trong các cuộc bách hại khốc liệt bởi đại đế La Mã Decius:
Đầu tiên chúng tôi bị chỉ định nơi cư trú, và bị bao vây bởi những kẻ bắt bớ và giết người, nhưng chúng tôi vẫn là những người duy nhất giữ ngày lễ này thậm chí sau khi đã bị cô lập như vậy. Mỗi nơi mà chúng tôi bị tấn công đã trở thành một địa điểm mừng lễ dù là ở cánh đồng, sa mạc, trên tàu, trong các nhà trọ, hay nhà tù. Ngày lễ huy hoàng nhất trong tất cả các ngày lễ này được giữ bởi các vị tử đạo, những người giờ đây đang mừng lễ này trên thiên quốc.
Đây cũng là tình cảnh mà nhiều Kitô hữu mừng lễ Phục Sinh năm nay, năm 2015 sau Chúa Giáng Sinh.
Có những người, trên báo chí thế tục, có can đảm tố cáo sự thờ ơ đáng lo ngại của các tổ chức và dư luận trên thế giới trước những sự giết chóc các Kitô hữu này, trong khi gợi nhớ đến những sự thờ ơ như thế trong quá khứ. Tất cả chúng ta và tất cả các tổ chức của chúng ta ở phương Tây có nguy cơ trở thành những Philatô đang rửa tay [trước máu người vô tội].
Tuy nhiên, chúng ta lại không được phép đưa ra bất cứ tố cáo nào ngày hôm nay. Chúng ta sẽ phản bội mầu nhiệm đang được cử hành. Chúa Giêsu trong giờ hấp hối, đã kêu lên “Lạy Cha, xin tha cho chúng; vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23:34). Lời cầu nguyện này không chỉ là lời thì thầm trong hơi thở của Ngài; nó còn là tiếng kêu to lên để mọi người có thể nghe rõ. Đó cũng chẳng phải là một lời cầu nguyện; đó là một yêu cầu quyết liệt được đưa ra trong cương vị của người Con: “Lạy Cha, xin tha cho chúng” và vì chính Chúa đã từng cho biết là Chúa Cha luôn nhậm lời cầu nguyện của Ngài (xem Ga 11:42), chúng ta phải tin rằng Chúa Cha đã nghe lời cầu nguyện cuối cùng này từ cây thánh giá và do đó những kẻ đã đóng đinh Chúa Kitô vào thánh giá đã được Thiên Chúa tha thứ (tất nhiên là với một lòng ăn năn cách nào đó) và được ở với Ngài trên thiên đường, để làm chứng muôn đời cho thấy tình yêu của Thiên Chúa có khả năng đi xa đến mức nào.
Sự thiếu hiểu biết như thế vốn tồn tại một cách đặc biệt trong đám lính tráng. Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không chỉ dành riêng cho họ. Sự hùng vĩ thánh thiêng trong sự tha thứ của Ngài bao gồm cả sự kiện là nó cũng được trao ban cho những kẻ thù tàn nhẫn nhất của Ngài. Lý do thiếu hiểu biết được đưa ra chính xác là dành cho họ. Mặc dù họ đã hành động đầy xảo quyệt và ranh ma, nhưng trong thực tế, họ không biết những gì họ đang làm; họ không nghĩ rằng họ đã đóng đinh vào thập giá một người đàn ông thực sự là Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa! Thay vì cáo buộc đối thủ của mình, hoặc tha cho họ và ủy thác nhiệm vụ trả thù cho Cha trên trời của mình, Ngài đã đứng ra bảo vệ họ.
Ngài đưa ra cho các môn đệ của mình một ví dụ về sự rộng lượng vô hạn. Để tha thứ với cùng một sự vĩ đại trong tâm hồn như thế không chỉ đòi hỏi một thái độ tiêu cực trong đó ta từ bỏ ao ước muốn thấy kẻ ác gặp ác; nhưng còn phải được biến đổi xa hơn thành một ý chí tích cực là làm điều thiện cho họ, thậm chí cho dù đó chỉ là một lời cầu nguyện với Thiên Chúa nhân danh họ. “Hãy cầu nguyện cho những người bắt bớ anh em” (Mt 5:44). Kiểu tha thứ này không tìm sự hả dạ trong hy vọng nơi sự trừng phạt của Thiên Chúa. Nó phải được linh hứng từ một lòng bác ái tha cho kẻ lân cận, tuy nhiên, không nhắm mắt lại với sự thật nhưng trái lại là phải mở mắt ra để ngăn chặn kẻ gian ngõ hầu họ sẽ không gây hại thêm cho người khác và cho chính họ.
Chúng ta có thể muốn nói rằng “Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con phải làm những điều không thể!” Ngài sẽ trả lời, “Ta biết, nhưng Ta đã chết để ban cho anh em những gì Ta yêu cầu anh em. Ta không chỉ truyền cho anh em phải tha thứ và không chỉ đưa ra cho anh em một tấm gương anh hùng về sự tha thứ, nhưng qua cái chết của Ta, Ta cũng mang lại cho anh em những ân sủng để anh em có thể thứ tha. Ta không chỉ ban cho thế giới giáo huấn về lòng thương xót như nhiều người khác đã từng làm. Ta cũng là Chúa và Ta đổ ra cho anh em những con sông của lòng thương xót qua cái chết của Ta. Từ đó, anh em có thể kín múc lòng thương xót bao nhiêu cũng được trong Năm Thánh Từ Bi sắp tới”.
***
Ai đó có thể nói, “Nếu thế thì chẳng lẽ theo Chúa Kitô luôn luôn có nghĩa là từ bỏ chính mình một cách thụ động để bị đánh bại và bị giết chết hay sao?” Không, trái ngược lại! Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Hãy vui lên” trước khi bước vào cuộc thương khó của Ngài: “Ta đã chiến thắng thế gian” (Ga 16:33). Chúa Kitô đã chiến thắng thế gian bằng cách vượt qua sự gian ác của thế giới này. Chiến thắng cuối cùng của cái thiện trước cái ác đó sẽ được thể hiện vào cuối thời điểm đã đến, chính thức và thực tế, trên thánh giá của Chúa Kitô. Ngài nói “Bây giờ là giờ Phán xét của thế giới này” (Ga 12:31). Từ ngày đó, sự ác đang thua dần, và nó đang thua nhiều hơn khi xem ra nó đang có vẻ thắng nhiều hơn. Nó đã bị xét xử và kết án trong những biểu hiện cuối cùng của nó với một bản án không thể nào kháng cáo.
Chúa Giêsu đã vượt qua bạo lực không phải với bạo lực lớn hơn nhưng bằng cách chịu đựng nó và phơi bày tất cả sự bất công và vô vọng của nó. Ngài khai mở một loại chiến thắng mới đã được Thánh Augustinô tóm gọn trong ba chữ: “Victor quia victima” (Chiến thắng vì là nạn nhân). Chính vì thấy Ngài chết như thế mà viên đội trưởng La Mã đã thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Những người khác hỏi nhau xem những “tiếng kêu lớn” từ Chúa Giêsu đang hấp hối có nghĩa là gì (xem Mc 15:37). Viên đội trưởng La Mã, là một chuyên gia về những chiến binh và những trận đánh, nhận ra ngay lập tức đó là một tiếng kêu của chiến thắng.
Những vấn đề bạo lực làm chúng ta quan ngại, sửng sốt, và ngày nay nó đã phát minh ra những hình thái mới hơn và khủng khiếp hơn của sự tàn bạo và man rợ. Kitô hữu chúng ta đang kinh hãi với ý tưởng trong đó người ta có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Tuy nhiên, một người nào đó có thể phản đối “Nhưng không phải là Kinh Thánh cũng đầy những câu chuyện bạo lực đó sao? Không phải là Thiên Chúa được gọi là 'Chúa các đạo binh' sao? Không phải Chúa đã từng lên án toàn bộ một thành phố phải bị tiêu diệt sao? Không phải là chính Người đã quy định bao nhiêu những trường hợp phải tử hình trong Luật Môsê đó sao?”
Nếu họ đã đưa ra những phản đối này với Chúa Giêsu trong cuộc đời Ngài, chắc chắn Ngài sẽ đáp lại như những gì Ngài đã nói về ly dị: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không thế đâu.” (Mt 19: 8). Điều này cũng đúng đối với bạo lực: “Lúc đầu nó không phải như vậy.” Chương đầu tiên của Sách Sáng Thế trình bày một thế giới nơi mà bạo lực giữa con người với nhau hay giữa con người và các loài động vật không hề có, thậm chí cả trong trí tưởng tượng. Không được phép giết người ngay cả là để trả thù cho cái chết của Abel, và qua đó trừng phạt một kẻ giết người (xem Sáng Thế 4:15).
Ý định thực sự của Thiên Chúa được thể hiện nơi điều răn “Chớ giết người” hơn là nơi những ngoại lệ đối với lệnh truyền đó trong luật pháp, là một sự nhượng bộ trước “sự cứng lòng” và trước những thực hành của con người. Bạo lực, cùng với tội lỗi, là một phần đáng tiếc trong đời sống, và Cựu Ước, trong đó phản ảnh đời sống và phải là hữu ích cho đời sống như nó đang xảy ra, đã tìm hiểu các luật lệ và hình phạt tử hình ít nhất là để cô lập và ngăn chặn không để cho bạo lực biến thành một lựa chọn cá nhân để rồi mọi người xâu xé lẫn nhau.
Thánh Phaolô đề cập đến một khoảng thời gian được đặc trưng bởi “sự nhẫn nại” của Thiên Chúa (Rm 3:25). Thiên Chúa nhẫn nại trước bạo lực như Ngài nhẫn nại trước tình trạng đa thê, ly dị, và những thứ khác, nhưng Ngài đang chuẩn bị dân Ngài cho một thời gian trong đó hoạch định nguyên thủy của Người cho nhân loại được “tái lập” và được phục hồi trong danh dự, như thể thông qua một sáng tạo mới. Thời ấy đã đến với Chúa Giêsu, Đấng đã công bố trên núi, “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái nữa... Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5: 38-39, 43-44).
“Bài Giảng Trên Núi” thực sự thay đổi lịch sử, tuy nhiên, không phải là bài giảng đã được đưa ra trên một ngọn đồi ở Galilê, nhưng là bài giảng giờ đây được công bố lặng lẽ từ trên thánh giá. Trên đồi Canvê, Chúa Kitô đưa ra một tiếng nói “không” dứt khoát với bạo lực, đặt đối lập với nó không chỉ là bất bạo động, nhưng còn là sự tha thứ, hiền lành, và tình yêu. Mặc dù bạo lực vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, nó sẽ không còn có thể được liên kết dù là xa xôi đi chăng nữa với Thiên Chúa và không thể núp dưới quyền năng của Ngài. Làm như thế là làm cho khái niệm về Thiên Chúa suy thoái ngược lại vào những thời kỳ sơ khai và thô thiển trong một lịch sử đã được vượt qua bởi lương tâm tôn giáo và văn minh của nhân loại.
* * *
Những vị tử đạo chân chính vì Chúa Kitô không chết với bàn tay nắm chặt nhưng với bàn tay chắp lại trong lời cầu nguyện. Chúng ta đã có nhiều ví dụ gần đây về điều này. Chúa Kitô là Đấng đã ban cho 21 Kitô hữu Coptic bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu tại Libya hôm 22 tháng 2 sức mạnh để chết trong khi thì thầm kêu tên Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con cầu nguyện cho những anh chị em trong đức tin của chúng con đang bị đàn áp và cho tất cả những con người là những Ecce Homo trên mặt đất này tại thời điểm hiện nay, là Kitô hữu cũng như những người không phải là Kitô hữu.
Lạy Mẹ Maria, dưới chân thập giá, Mẹ kết hiệp với Con của Mẹ, và Mẹ thì thầm theo Ngài, “Lạy Cha, xin tha cho chúng!” Xin hãy giúp chúng con chiến thắng sự ác bằng điều thiện, không chỉ trên trường thế giới nhưng cả trong cuộc sống hàng ngày của chúng con, bên trong các bức tường ngôi nhà của chúng con. Mẹ đã chia sẻ những đau khổ của Người khi Người chết trên thánh giá. Như vậy, một cách rất đặc biệt, Mẹ đồng công cứu chuộc bằng sự vâng phục của Mẹ, niềm tin, hy vọng và lòng bác ái bừng cháy. Xin Mẹ linh hứng cho những người nam nữ trong thời đại chúng con với những ý nghĩ hòa bình và lòng thương xót. Và với sự tha thứ. Amen.
Top Stories
Philippines: Conférence épiscopale des Philippines : contre la loi sur le divorce
Eglises d'Asie
09:17 03/04/2015
Soyez sobres, veillez : votre adversaire, le diable, comme un lion rugissant, rôde, cherchant qui dévorer. (I Pierre 5,8)
A propos du divorce
Un sénateur de la République a récemment déclaré que le fait que les Philippines étaient le seul pays sans loi sur le divorce n’était pas un fait dont nous devrions nécessairement être fiers. A cela, je m’empresse d'ajouter : ce n’est pas non plus quelque chose dont nous devrions être honteux. Que tous les pays dans le monde à part le nôtre aient une loi sur le divorce n’est pas une raison suffisante pour que nous en ayons une. Notre Constitution est la seule au monde à inclure le mot ‘amour’, un terme d’essence non juridique. Ce n’est pas une raison pour l’en extirper de notre loi fondamentale !
Les raisons avancées jusqu’à maintenant pour légaliser le divorce peinent à convaincre. Le divorce, plaident ses avocats, est une solution adaptée aux unions qui s’avèrent tyranniques et déshumanisantes. Ces termes sont forts mais ils relèvent davantage d’une réaction viscérale que rationnelle.
L’échec d’un mariage n’est pas une raison suffisante pour divorcer. C’est davantage la preuve que seules des personnes dûment informées peuvent s’y engager. Cela prouve la sagesse de l’Eglise dans la mise en place d’une préparation au mariage sérieuse et le respect de certaines conditions canoniques. Cela prouve la complète inadéquation de la procédure actuelle prévue par la loi philippine qui ne conditionne le mariage qu’à l’enregistrement civil d’un certificat de mariage et à la participation à une préparation civile sur le planning familial.
Si en effet un conjoint s’avère non seulement être autoritaire mais tyrannique et cruel, il existe suffisamment de dispositions dans le Code de la famille, notamment celles qui régissent la séparation légale des conjoints et, dans certains cas, celles qui organisent l’annulation du mariage. Il y a en outre les dispositions bénéfiques de la loi n° 9262 relative à la protection des femmes et des enfants contre les violences conjugales.
Si, d’un autre côté, un conjoint réalise que l’autre – ou lui-même / elle-même – est psychologiquement incapable de remplir les obligations du mariage, le recours parfois abusif à l’article 36 du Code de la famille sur l’incapacité psychologique, ironiquement écrit à partir d’une disposition similaire du droit canon, est disponible.
En d’autres termes, la souffrance supposée d’un conjoint obligé de subir un mariage raté est davantage imaginaire que réelle, et ne concerne que ceux qui ne font pas appel aux solutions aujourd’hui disponibles en fonction des lois existantes.
Aussi, on doit se demander pourquoi quelqu’un souhaiterait-il un divorce si une séparation légale, une annulation ou une déclaration de nullité sont des options juridiques possibles ? La réponse est simple : le divorce permet à une personne qui a déjà été mariée de recommencer, même si elle a raté sa première expérience.
Alors qu’une personne peut essayer une voiture et la remplacer par une meilleure si l’essai n’est pas concluant, il est clairement inhumain pour les deux conjoints de permettre un « essai » à l’occasion d’un premier mariage puis d’accorder la possibilité d’un changement de conjoint si l’essai échoue. L’ironie de la situation est que les avocats du divorce sont aussi les champions des droits de l’homme – et il ne peut y avoir de violation des droits de l’homme plus claire que de traiter des êtres humains de la même manière que des voitures ou des biens ménagers !
Le divorce dissuade de travailler sur les différences. Le mariage est et devrait être une œuvre en perpétuel devenir. Il n’existe pas, sauf dans l’imagination médiocre d’écrivains à l’eau de rose, de « couple fait l’un pour l’autre » ou bien de couple où l’homme et la femme sont « parfaitement accordés ». Les unions se travaillent sur terre ; elles ne sont pas préfabriquées au Ciel ! Dès lors que le divorce sera rendu possible, les couples seront moins enclins à travailler sur leurs différences, à dialoguer et à travailler à imaginer des solutions, car il y aura une solution à portée de main pour résoudre leurs « incompatibilités ». Travailler à faire que des tempéraments différents, des attitudes éventuellement opposées et des perspectives divergentes s’harmonisent constitue un véritable défi, mais lorsque l’Etat offrira la possibilité de mettre fin à une union, on peut s’attendre à ce que les efforts mis en œuvre pour faire en sorte qu’un mariage « fonctionne » seront réduits à la portion congrue.
En toute logique, le divorce place ses partisans face au dilemme qui consiste à choisir entre faire du mariage une farce ou le lieu de l’arbitraire. En effet, une loi sur le divorce en effet donnera soit la possibilité de divorcer pour n’importe quel motif – auquel cas le mariage est réduit à n’être qu’une farce –, soit il sera accordé pour certains motifs bien précis. Mais s’il est prononcé pour des motifs précis – des différences irréconciliables entre époux, par exemple –, qui pourra dire qu’une personne est plus mise en danger par telle ou telle différence irréconciliable qu’une épouse peut l’être par les ronflements incessants de son mari la nuit ? Fixer les motifs par lesquels un divorce peut être prononcé s’avère toujours extrêmement délicat, sinon carrément fantaisiste, pour la simple raison que cela revient à assumer que quelqu’un est en position de mesurer le degré de misère ou de difficulté, pour dire qu’au-delà de tel ou tel niveau de difficulté, un divorce vaut mieux mais qu’en-deçà de ce niveau, le divorce ne peut pas être accordé. Mais comment s’y prend-on pour établir une telle hiérarchie des misères ?
Le divorce fait des enfants des victimes. La séparation des parents est toujours un acte traumatisant pour les enfants dans la mesure où ils doivent choisir entre leur père et leur mère lorsque la justice se prononce sur la question du droit de garde. La garde partagée ou les droits de visite sont de bien pauvres substituts en regard d’une vie commune sous le même toit. De plus, le divorce ouvre sur un nouveau traumatisme dès lors qu’il permet à une personne parfaitement étrangère aux enfants – le nouveau conjoint – de partager ce qui est leur quotidien.
La société devrait pouvoir compter sur des engagements irrévocables. La promesse d’un médecin de servir la vie et de ne pas la détruire, la promesse d’un fonctionnaire de servir et de défendre la Constitution, la promesse des époux d’être fidèle l’un à l’autre, la promesse d’un prêtre de refléter sur terre l’amour du Bon Pasteur pour ses brebis – toutes ces promesses sont des engagements sur lesquels la société a le droit de s’appuyer et qui interdisent à ceux qui les ont pris de les trahir. Si vous n’êtes pas en mesure de tenir vos engagements, n’en prenez pas ! Ne revendiquez pas les droits qui sont attachés à ces promesses tout en refusant les devoirs qui y sont tout autant attachés !
Dépénaliser l’adultère et le concubinage ?
L’Etat envoie des signaux à l’opinion publique et éduque les citoyens par les encouragements qu’il offre aussi bien que par les matières qu’il pénalise. En punissant les conduites offensantes, l’Etat indique où se situe son idéal de cohésion sociale et de vie en commun. Dans l’article II de la Constitution, on peut lire : « Section 12. L’Etat reconnaît le caractère sacré de la vie de famille ; il protège et renforce la famille comme institution sociale autonome fondamentale. »
L’adultère et le concubinage sont inscrits dans notre Code pénal depuis des siècles. Les rayer de la liste des crimes et délits, cela ne signifierait-il pas que le message envoyé à la société philippine est désormais que les relations et le marivaudage sexuel avec une autre personne que son époux sont permis ? Comment un tel projet de loi pourrait « protéger et renforcer la famille comme institution fondamentale de la société » ? Même s’il est vrai que l’article II de la Constitution ne fait qu’énoncer des grands principes, les directions qu’il donne orientent la législation et charpentent la jurisprudence. Si ce n’était pas le cas, ces grands principes n’auraient pas lieu de se trouver dans notre Constitution.
Selon notre loi VAWC [Anti-Violence Against Women and their Children Act, loi de 2004 - NdT] – votée pour inscrire dans le droit national les pactes internationaux tels que la Convention sur l’élimination de toutes les formes de discrimination à l’égard des femmes ou le Pacte sur les droits des enfants –, nous considérons la violence non seulement sous son acception physique mais aussi psychologique. Peut-il y avoir violence plus grande pour un conjoint que de voir l’autre conjoint engagé dans une relation sexuelle et entrer dans une relation intime avec une autre personne ? Comment peut-on considérer que la cohérence de notre droit sortira renforcée du fait que nous dépénalisons d’un côté ce que nous considérons comme une violence criminelle et cruelle de l’autre ?
En revanche, ce qui pourrait être fait est de supprimer la distinction, à caractère discriminatoire, qui existe entre l’adultère et le concubinage. Cela fait longtemps en effet qu’il a été noté que limiter la qualification de l’adultère uniquement aux femmes présente un indéniable caractère discriminatoire. Le concubinage, défini comme le crime par lequel un mari peut être poursuivi pour s’être engagé dans une relation extra-maritale, est plus difficile à prouver car il est défini comme étant « la cohabitation avec une autre personne dans des circonstances scandaleuses » ; quant à l’adultère, il est défini par le seul fait pour une épouse d’être surprise à avoir des relations sexuelles avec un homme autre que son mari. Il y a là une asymétrie qui devrait être corrigée.
Nous avons fait des progrès considérables en ce qui concerne la protection des femmes et des enfants. La proposition visant à voter une loi sur le divorce et à dépénaliser l’adultère et le concubinage va dans le sens contraire. Nous ne devrions pas nous prêter à la manœuvre qui consiste à soutenir une telle incohérence morale et juridique !
Que la Parole de Dieu nous guide
Des Pharisiens s’approchèrent de lui pour le mettre à l’épreuve ; ils lui demandèrent : « Est-il permis à un homme de renvoyer sa femme pour n’importe quel motif ? » Il répondit : « N’avez-vous pas lu ceci ? Dès le commencement, le Créateur les fit homme et femme, et dit : À cause de cela, l’homme quittera son père et sa mère, il s’attachera à sa femme, et tous deux deviendront une seule chair. Ainsi, ils ne sont plus deux, mais une seule chair. Donc, ce que Dieu a uni, que l’homme ne le sépare pas ! » Les pharisiens lui répliquent : « Pourquoi donc Moïse a-t-il prescrit la remise d’un acte de divorce avant la répudiation ? » Jésus leur répond : « C’est en raison de la dureté de votre cœur que Moïse vous a permis de renvoyer vos femmes. Mais au commencement, il n’en était pas ainsi. Or je vous le dis : si quelqu’un renvoie sa femme – sauf en cas d’union illégitime – et qu’il en épouse une autre, il est adultère. » (Matthieu 19, 3-9)
De la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP),
25 mars 2015, Solennité de l’Annonciation.
Mgr Socrates B. Villegas,
archevêque de Lingayen-Dagupan, président de la CBCP.
(Source: Eglises d'Asie, le 3 avril 2015)
Pope Francis to priests: Christ is our strength in ministry
Vatican Radio
11:32 03/04/2015
(Vatican 2015-04-02) Pope Francis celebrated the Chrism Mass on Thursday morning in St. Peter’s Basilica. The Chrism Mass is the liturgy in which the oils – of the infirm, of the catechumens, and the sacred chrism – are blessed for use in the Sacraments of Baptism, Confirmation, Holy Orders, and Annointing of the Sick, throughout the year. It is also an occasion on which bishops traditionally reflect on the nature of priestly ministry, with the priests of their diocese.
In his homily, Pope Francis focused on three particular forms of weariness that can affect priests, especially, in their lives: the weariness of the crowd, which the Holy Father described as, “[A] good and healthy tiredness,” which is “the exhaustion of the priest who wears the smell of the sheep… but also smiles the smile of a father rejoicing in his children or grandchildren.” ; the weariness of enemies – a particular danger, since, “The evil one is far more astute than we are, and he is able to demolish in a moment what it took us years of patience to build up, so that priests must take heart in the words of the Lord, “Have courage! I have overcome the world! (Jn. 16:33)”; and, weariness of oneself, which arises when the priest loses sight of the truth that his work is – first and last – a labour of love, for which Pope Francis counsels, “Only love gives true rest,” adding, “what is not loved becomes tiresome, and in time, brings about a harmful weariness.”
The Holy Father concluded his reflection with a reminder that priests, too, are disciples of Christ with a special vocation within the Church, saying that, when priests remember that Christ loved all of us first, and loved us to the end, “Our discipleship itself is cleansed by Jesus, so that we can rightly feel ‘joyful’, ‘fulfilled’, ‘free of fear and guilt’, and impelled to go out ‘even to the ends of the earth, to every periphery.’ In this way we can bring the good news to the most abandoned, knowing that ‘he is with us always, even to the end of the world.’”
In his homily, Pope Francis focused on three particular forms of weariness that can affect priests, especially, in their lives: the weariness of the crowd, which the Holy Father described as, “[A] good and healthy tiredness,” which is “the exhaustion of the priest who wears the smell of the sheep… but also smiles the smile of a father rejoicing in his children or grandchildren.” ; the weariness of enemies – a particular danger, since, “The evil one is far more astute than we are, and he is able to demolish in a moment what it took us years of patience to build up, so that priests must take heart in the words of the Lord, “Have courage! I have overcome the world! (Jn. 16:33)”; and, weariness of oneself, which arises when the priest loses sight of the truth that his work is – first and last – a labour of love, for which Pope Francis counsels, “Only love gives true rest,” adding, “what is not loved becomes tiresome, and in time, brings about a harmful weariness.”
The Holy Father concluded his reflection with a reminder that priests, too, are disciples of Christ with a special vocation within the Church, saying that, when priests remember that Christ loved all of us first, and loved us to the end, “Our discipleship itself is cleansed by Jesus, so that we can rightly feel ‘joyful’, ‘fulfilled’, ‘free of fear and guilt’, and impelled to go out ‘even to the ends of the earth, to every periphery.’ In this way we can bring the good news to the most abandoned, knowing that ‘he is with us always, even to the end of the world.’”
Pope Francis celebrates the Lord’s Passion
Vatican Radio
11:33 03/04/2015
(Vatican 2015-04-03) Pope Francis presided over the liturgy of Our Lord's Passion in St Peter's Basilica on Good Friday. The celebration, recalling the events leading up to Jesus' Crucifixion and death on the Cross, included reflections given by the preacher of the Papal Household, Father Raniero Cantalamessa.
Please find below an English translation (by Marsha Daigle Williamson) of Father Cantalmessa’s reflections:
“ECCE HOMO!”
We have just heard the account of Jesus’ trial before Pilate. There is one point in particular in that account on which we need to pause.
Then Pilate took Jesus and scourged him. And the soldiers plaited a crown of thorns, and put it on his head, and clothed him in a purple robe; they came up to him, saying, “Hail King of the Jews!” and struck him with their hands. . . . So Jesus came out, wearing the crown of thorns and the purple robe. Pilate said to them, “Here is the man!” [Ecce Homo!] ( Jn 19:1-3, 5)
Among the innumerable paintings that have the Ecce Homo as their subject, there is one that has always impressed me. It is by the sixteenth-century Flemish painter, Jan Mostaert. Let me try to describe it. It will help imprint the episode better in our minds, since the artist only transcribes faithfully in paint the facts of the gospel account, especially that of Mark (see Mk 15:16-20).
Jesus has a crown of thorns on his head. A sheaf of thorny branches found in the courtyard, perhaps to light a fire, furnished the soldiers an opportunity for this parody of his royalty. Drops of blood run down his face. His mouth is half open, like someone who is having trouble breathing. On his shoulders there is heavy and worn-out mantle, more similar to tinplate than to cloth. His shoulders have cuts from recent blows during his flogging. His wrists are bound together by a coarse rope looped around twice. They have put a reed in one of his hands as a kind of scepter and a bundle of branches in the other, symbols mocking his royalty. Jesus cannot move even a finger; this is a man reduced to total powerlessness, the prototype of all the people in history with their hands bound.
Meditating on the passion, the philosopher Blaise Pascal wrote these words one day: “Christ will be in agony until the end of the world; we must not sleep during this time.”[1] There is a sense in which these words apply to the person of Christ himself, that is, to the head of the mystical body, and not just to its members. Not despite being risen and alive now but precisely because he is risen and alive. But let us leave aside this meaning that is too enigmatic and talk instead about the most obvious meaning of these words. Jesus is in agony until the end of the world in every man or woman who is subjected to his same torments. “You did it to me!” (Matt 25:40). He said these words not only about believers in him; he also said it about every man or woman who is hungry, naked, mistreated, or incarcerated.
For once let us not think about social evils collectively: hunger, poverty, injustice, the exploitation of the weak. These evils are spoken about often (even if it is never enough), but there is the risk that they become abstractions—categories rather than persons. Let us think instead of the suffering of individuals, people with names and specific identities; of the tortures that are decided upon in cold blood and voluntarily inflicted at this very moment by human beings on other human beings, even on babies.
How many instances of “Ecce homo” (“Behold the man!”) there are in the world! How many prisoners who find themselves in the same situation as Jesus in Pilate’s praetorium: alone, hand-cuffed, tortured, at the mercy of rough soldiers full of hate who engage in every kind of physical and psychological cruelty and who enjoy watching people suffer. “We must not sleep; we must not leave them alone!”
The exclamation “Ecce homo!” applies not only to victims but also to the torturers. It means, “Behold what man is capable of!” With fear and trembling, let us also say, “Behold what we human beings are capable of!” How far we are from the unstoppable march forward, from the homo sapiens sapiens (the enlightened modern human being), from the kind of man who, according to someone, was to be born from the death of God and replace him! [1]
* * *
Christians are of course not the only victims of homicidal violence in the world, but we cannot ignore the fact that in many countries they are the most frequently intended victims. And today there’s the news that 147 Christians have been slaughtered by the fury of Somali jihadist extremists at a university campus in Kenya. Jesus said to his disciples one day, “The hour is coming when whoever kills you will think he is offering service to God” (Jn 16:2). Perhaps never before have these words found such precise fulfillment as they do today.
A third-century bishop, Dionysius of Alexandria, has left us a testimony of an Easter celebrated by Christians during the fierce persecutions by the Roman emperor Decius:
First we were set on and surrounded by persecutors and murderers, yet we were the only ones to keep festival even then. Every spot where we were attacked became for us a place for celebrations whether field, desert, ship, inn, or prison. The most brilliant festival of all was kept by the fulfilled martyrs, who were feasted in heaven.[1]
This is the way Easter will be for many Christians this year, 2015 after Christ.
There was someone who, in the secular press, had the courage to denounce the disturbing indifference of world institutions and public opinion in the face of all this killing of Christians, recalling what such indifference has sometimes brought about in the past.[1] All of us and all our institutions in the West risk being Pilates who wash our hands.
However, we are not allowed to make any denunciations today. We would be betraying the mystery we are celebrating. Jesus died, crying out, “Father, forgive them; for they know not what they do” (Lk 23:34). This prayer was not simply murmured under his breath; it was cried out so that people could hear it well. Neither is it even a prayer; it is a peremptory request made with the authority that comes from being the Son: ”Father, forgive them!” And since he himself had said that the Father heard all his prayers (see Jn 11:42), we have to believe that he heard this last prayer from the cross and consequently that the crucifiers of Christ were then forgiven by God (not of course without in some way being repentant) and are with him in paradise, to testify for all eternity to what extremes the love of God is capable of going.
Ignorance, per se, existed exclusively among the soldiers. But Jesus’ prayer is not limited to them. The divine grandeur of his forgiveness consists in the fact that it was also offered to his most relentless enemies. The excuse of ignorance is brought forward precisely for them. Even though they acted with cunning and malice, in reality they did not know what they were doing; they did not think they were nailing to the cross a man who was actually the Messiah and the Son of God! Instead of accusing his adversaries, or of forgiving them and entrusting the task of vengeance to his heavenly Father, he defended them.
He presents his disciples with an example of infinite generosity. To forgive with his same greatness of soul does not entail just a negative attitude through which one renounces wishing evil on those who do evil; it has to be transformed instead into a positive will to do good to them, even if it is only by means of a prayer to God on their behalf. “Pray for those who persecute you” (Matt 5:44). This kind of forgiveness cannot seek recompense in the hope of divine punishment. It must be inspired by a charity that excuses one’s neighbor without, however, closing one’s eyes to the truth but, on the contrary, seeing to stop evildoers in such a way that they will do no more harm to others and to themselves.
We might want to say, “Lord, you are asking us to do the impossible!” He would answer, “I know, but I died to give you what I am asking of you. I not only gave you the command to forgive and not only an heroic example of forgiveness, but through my death I also obtained for you the grace that enables you to forgive. I did not give the world just a teaching on mercy as so many others have. I am also God and I have poured out for you rivers of mercy through my death. From them you can draw as much mercy as you want during the coming jubilee year of Mercy.”
***
Someone could say, “So then, does following Christ always mean surrendering oneself passively to defeat and to death?” On the contrary! He says to his disciples, “Be of good cheer” before entering into his passion: “I have overcome the world” (Jn 16:33). Christ has overcome the world by overcoming the evil of the world. The definitive victory of good over evil that will be manifested at the end of time has already come to pass, legally and de facto, on the cross of Christ. “Now,” he said, “is the judgment of this world” (Jn 12:31). From that day forth, evil is losing, and it is losing that much more when it seems to be triumphing more. It has already been judged and condemned in its ultimate expression with a sentence that cannot be appealed.
Jesus overcame violence not by opposing it with a greater violence but by enduring it and exposing all its injustice and futility. He inaugurated a new kind of victory that St. Augustine summed up in three words: “Victor quia victima: “Victor because victim.”[1] It was seeing him die this way that caused the Roman centurion to exclaim, “Truly this man was the Son of God!” (Mk 15:39). Others asked themselves what the “loud cry” emitted by the dying Jesus could mean (see Mk 15:37). The centurion, who was an expert in combatants and battles, recognized at once that it was a cry of victory.[1]
The problem of violence disturbs us, shocks us, and it has invented new and horrendous forms of cruelty and barbarism today. We Christians are horrified at the idea that people can kill in God’s name. Someone, however, could object, “But isn’t the Bible also full of stories of violence? Isn’t God called ‘the Lord of hosts’? Isn’t the order to condemn whole cities to extermination attributed to him? Isn’t he the one who prescribes numerous cases for the death penalty in the Mosaic Law?”
If they had addressed those same objections to Jesus during his life, he would surely have responded with what he said regarding divorce: “For your hardness of heart Moses allowed you to divorce your wives, but from the beginning it was not so” (Mt 19:8). The same is true for violence: “at the beginning it was not so.” The first chapter of Genesis presents a world where violence is not even thinkable, neither among human beings themselves nor between people and animals. Not even to avenge the death of Abel, and therefore punish a murderer, is it permissible to kill (see Gen 4:15).
God’s true intention is expressed by the commandment “You shall not kill” more than by the exceptions to that command in the law, which are concessions to the “hardness of heart” and to people’s practices. Violence, along with sin, is unfortunately part of life, and the Old Testament, which reflects life and must be useful for life as it is, seeks through its legislation and the penalty of death at least to channel and curb violence so that it does not degenerate into personal discretion and people then tear each other apart.[1]
Paul speaks about a period of time that is characterized by the “forbearance” of God (see Rom 3:25). God forbears violence the way he forbears polygamy, divorce, and other things, but he is preparing people for a time in which his original plan will be “recapitulated” and restored in honor, as though through a new creation. That time arrived with Jesus, who proclaims on the mount, “You have heard that it was said, ‘An eye for an eye and a tooth for a tooth.’ But I say to you, Do not resist one who is evil. But if anyone strikes you on the right check, turn to him the other also. . . . You have heard that it was said, ‘You shall love your neighbor and hate your enemy.’ But I say to you, Love your enemies and pray for those who persecute you” (Matt 5:38-39, 43-44).
The true “Sermon on the Mount” that changed history is not, however, the one spoken on a hill in Galilee but the one now proclaimed, silently, from the cross. On Calvary Christ delivers a definitive “no” to violence, setting in opposition to it not just non-violence but, even more, forgiveness, meekness, and love. Although violence will still continue to exist, it will no longer—not even remotely—be able to link itself to God and cloak itself in his authority. To do so would make the concept of God regress to primitive and crude stages in history that have been surpassed by the religious and civilized conscience of humanity.
* * *
True martyrs for Christ do not die with clenched fists but with their hands joined in prayer. We have had many recent examples of this. Christ is the one who gave the twenty-one Coptic Christians beheaded in Libya by ISIS this past February 22 the strength to die whispering the name of Jesus.
Lord Jesus Christ, we pray for our persecuted brothers and sisters in the faith and for all the Ecce Homo human beings who are on the face of the earth at this moment, Christian and non-Christian. Mary, at the foot of the cross you united yourself to your Son, and you whispered, after him, “Father, forgive them!” Help us overcome evil with good, not only on the world scene but also in our daily lives, within the walls of our homes. You “shared his sufferings as he died on the cross. Thus, in a very special way you cooperated by your obedience, faith, hope and burning charity in the work of the Savior.”[1] May you inspire the men and women of our time with thoughts of peace and mercy. And of forgiveness. Amen.
Please find below an English translation (by Marsha Daigle Williamson) of Father Cantalmessa’s reflections:
“ECCE HOMO!”
We have just heard the account of Jesus’ trial before Pilate. There is one point in particular in that account on which we need to pause.
Then Pilate took Jesus and scourged him. And the soldiers plaited a crown of thorns, and put it on his head, and clothed him in a purple robe; they came up to him, saying, “Hail King of the Jews!” and struck him with their hands. . . . So Jesus came out, wearing the crown of thorns and the purple robe. Pilate said to them, “Here is the man!” [Ecce Homo!] ( Jn 19:1-3, 5)
Among the innumerable paintings that have the Ecce Homo as their subject, there is one that has always impressed me. It is by the sixteenth-century Flemish painter, Jan Mostaert. Let me try to describe it. It will help imprint the episode better in our minds, since the artist only transcribes faithfully in paint the facts of the gospel account, especially that of Mark (see Mk 15:16-20).
Jesus has a crown of thorns on his head. A sheaf of thorny branches found in the courtyard, perhaps to light a fire, furnished the soldiers an opportunity for this parody of his royalty. Drops of blood run down his face. His mouth is half open, like someone who is having trouble breathing. On his shoulders there is heavy and worn-out mantle, more similar to tinplate than to cloth. His shoulders have cuts from recent blows during his flogging. His wrists are bound together by a coarse rope looped around twice. They have put a reed in one of his hands as a kind of scepter and a bundle of branches in the other, symbols mocking his royalty. Jesus cannot move even a finger; this is a man reduced to total powerlessness, the prototype of all the people in history with their hands bound.
Meditating on the passion, the philosopher Blaise Pascal wrote these words one day: “Christ will be in agony until the end of the world; we must not sleep during this time.”[1] There is a sense in which these words apply to the person of Christ himself, that is, to the head of the mystical body, and not just to its members. Not despite being risen and alive now but precisely because he is risen and alive. But let us leave aside this meaning that is too enigmatic and talk instead about the most obvious meaning of these words. Jesus is in agony until the end of the world in every man or woman who is subjected to his same torments. “You did it to me!” (Matt 25:40). He said these words not only about believers in him; he also said it about every man or woman who is hungry, naked, mistreated, or incarcerated.
For once let us not think about social evils collectively: hunger, poverty, injustice, the exploitation of the weak. These evils are spoken about often (even if it is never enough), but there is the risk that they become abstractions—categories rather than persons. Let us think instead of the suffering of individuals, people with names and specific identities; of the tortures that are decided upon in cold blood and voluntarily inflicted at this very moment by human beings on other human beings, even on babies.
How many instances of “Ecce homo” (“Behold the man!”) there are in the world! How many prisoners who find themselves in the same situation as Jesus in Pilate’s praetorium: alone, hand-cuffed, tortured, at the mercy of rough soldiers full of hate who engage in every kind of physical and psychological cruelty and who enjoy watching people suffer. “We must not sleep; we must not leave them alone!”
The exclamation “Ecce homo!” applies not only to victims but also to the torturers. It means, “Behold what man is capable of!” With fear and trembling, let us also say, “Behold what we human beings are capable of!” How far we are from the unstoppable march forward, from the homo sapiens sapiens (the enlightened modern human being), from the kind of man who, according to someone, was to be born from the death of God and replace him! [1]
* * *
Christians are of course not the only victims of homicidal violence in the world, but we cannot ignore the fact that in many countries they are the most frequently intended victims. And today there’s the news that 147 Christians have been slaughtered by the fury of Somali jihadist extremists at a university campus in Kenya. Jesus said to his disciples one day, “The hour is coming when whoever kills you will think he is offering service to God” (Jn 16:2). Perhaps never before have these words found such precise fulfillment as they do today.
A third-century bishop, Dionysius of Alexandria, has left us a testimony of an Easter celebrated by Christians during the fierce persecutions by the Roman emperor Decius:
First we were set on and surrounded by persecutors and murderers, yet we were the only ones to keep festival even then. Every spot where we were attacked became for us a place for celebrations whether field, desert, ship, inn, or prison. The most brilliant festival of all was kept by the fulfilled martyrs, who were feasted in heaven.[1]
This is the way Easter will be for many Christians this year, 2015 after Christ.
There was someone who, in the secular press, had the courage to denounce the disturbing indifference of world institutions and public opinion in the face of all this killing of Christians, recalling what such indifference has sometimes brought about in the past.[1] All of us and all our institutions in the West risk being Pilates who wash our hands.
However, we are not allowed to make any denunciations today. We would be betraying the mystery we are celebrating. Jesus died, crying out, “Father, forgive them; for they know not what they do” (Lk 23:34). This prayer was not simply murmured under his breath; it was cried out so that people could hear it well. Neither is it even a prayer; it is a peremptory request made with the authority that comes from being the Son: ”Father, forgive them!” And since he himself had said that the Father heard all his prayers (see Jn 11:42), we have to believe that he heard this last prayer from the cross and consequently that the crucifiers of Christ were then forgiven by God (not of course without in some way being repentant) and are with him in paradise, to testify for all eternity to what extremes the love of God is capable of going.
Ignorance, per se, existed exclusively among the soldiers. But Jesus’ prayer is not limited to them. The divine grandeur of his forgiveness consists in the fact that it was also offered to his most relentless enemies. The excuse of ignorance is brought forward precisely for them. Even though they acted with cunning and malice, in reality they did not know what they were doing; they did not think they were nailing to the cross a man who was actually the Messiah and the Son of God! Instead of accusing his adversaries, or of forgiving them and entrusting the task of vengeance to his heavenly Father, he defended them.
He presents his disciples with an example of infinite generosity. To forgive with his same greatness of soul does not entail just a negative attitude through which one renounces wishing evil on those who do evil; it has to be transformed instead into a positive will to do good to them, even if it is only by means of a prayer to God on their behalf. “Pray for those who persecute you” (Matt 5:44). This kind of forgiveness cannot seek recompense in the hope of divine punishment. It must be inspired by a charity that excuses one’s neighbor without, however, closing one’s eyes to the truth but, on the contrary, seeing to stop evildoers in such a way that they will do no more harm to others and to themselves.
We might want to say, “Lord, you are asking us to do the impossible!” He would answer, “I know, but I died to give you what I am asking of you. I not only gave you the command to forgive and not only an heroic example of forgiveness, but through my death I also obtained for you the grace that enables you to forgive. I did not give the world just a teaching on mercy as so many others have. I am also God and I have poured out for you rivers of mercy through my death. From them you can draw as much mercy as you want during the coming jubilee year of Mercy.”
***
Someone could say, “So then, does following Christ always mean surrendering oneself passively to defeat and to death?” On the contrary! He says to his disciples, “Be of good cheer” before entering into his passion: “I have overcome the world” (Jn 16:33). Christ has overcome the world by overcoming the evil of the world. The definitive victory of good over evil that will be manifested at the end of time has already come to pass, legally and de facto, on the cross of Christ. “Now,” he said, “is the judgment of this world” (Jn 12:31). From that day forth, evil is losing, and it is losing that much more when it seems to be triumphing more. It has already been judged and condemned in its ultimate expression with a sentence that cannot be appealed.
Jesus overcame violence not by opposing it with a greater violence but by enduring it and exposing all its injustice and futility. He inaugurated a new kind of victory that St. Augustine summed up in three words: “Victor quia victima: “Victor because victim.”[1] It was seeing him die this way that caused the Roman centurion to exclaim, “Truly this man was the Son of God!” (Mk 15:39). Others asked themselves what the “loud cry” emitted by the dying Jesus could mean (see Mk 15:37). The centurion, who was an expert in combatants and battles, recognized at once that it was a cry of victory.[1]
The problem of violence disturbs us, shocks us, and it has invented new and horrendous forms of cruelty and barbarism today. We Christians are horrified at the idea that people can kill in God’s name. Someone, however, could object, “But isn’t the Bible also full of stories of violence? Isn’t God called ‘the Lord of hosts’? Isn’t the order to condemn whole cities to extermination attributed to him? Isn’t he the one who prescribes numerous cases for the death penalty in the Mosaic Law?”
If they had addressed those same objections to Jesus during his life, he would surely have responded with what he said regarding divorce: “For your hardness of heart Moses allowed you to divorce your wives, but from the beginning it was not so” (Mt 19:8). The same is true for violence: “at the beginning it was not so.” The first chapter of Genesis presents a world where violence is not even thinkable, neither among human beings themselves nor between people and animals. Not even to avenge the death of Abel, and therefore punish a murderer, is it permissible to kill (see Gen 4:15).
God’s true intention is expressed by the commandment “You shall not kill” more than by the exceptions to that command in the law, which are concessions to the “hardness of heart” and to people’s practices. Violence, along with sin, is unfortunately part of life, and the Old Testament, which reflects life and must be useful for life as it is, seeks through its legislation and the penalty of death at least to channel and curb violence so that it does not degenerate into personal discretion and people then tear each other apart.[1]
Paul speaks about a period of time that is characterized by the “forbearance” of God (see Rom 3:25). God forbears violence the way he forbears polygamy, divorce, and other things, but he is preparing people for a time in which his original plan will be “recapitulated” and restored in honor, as though through a new creation. That time arrived with Jesus, who proclaims on the mount, “You have heard that it was said, ‘An eye for an eye and a tooth for a tooth.’ But I say to you, Do not resist one who is evil. But if anyone strikes you on the right check, turn to him the other also. . . . You have heard that it was said, ‘You shall love your neighbor and hate your enemy.’ But I say to you, Love your enemies and pray for those who persecute you” (Matt 5:38-39, 43-44).
The true “Sermon on the Mount” that changed history is not, however, the one spoken on a hill in Galilee but the one now proclaimed, silently, from the cross. On Calvary Christ delivers a definitive “no” to violence, setting in opposition to it not just non-violence but, even more, forgiveness, meekness, and love. Although violence will still continue to exist, it will no longer—not even remotely—be able to link itself to God and cloak itself in his authority. To do so would make the concept of God regress to primitive and crude stages in history that have been surpassed by the religious and civilized conscience of humanity.
* * *
True martyrs for Christ do not die with clenched fists but with their hands joined in prayer. We have had many recent examples of this. Christ is the one who gave the twenty-one Coptic Christians beheaded in Libya by ISIS this past February 22 the strength to die whispering the name of Jesus.
Lord Jesus Christ, we pray for our persecuted brothers and sisters in the faith and for all the Ecce Homo human beings who are on the face of the earth at this moment, Christian and non-Christian. Mary, at the foot of the cross you united yourself to your Son, and you whispered, after him, “Father, forgive them!” Help us overcome evil with good, not only on the world scene but also in our daily lives, within the walls of our homes. You “shared his sufferings as he died on the cross. Thus, in a very special way you cooperated by your obedience, faith, hope and burning charity in the work of the Savior.”[1] May you inspire the men and women of our time with thoughts of peace and mercy. And of forgiveness. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thứ Năm Tuần Thánh giáo xứ Chu Hải, Bà Rịa
Đặng Hoàng Phúc
09:39 03/04/2015
Thứ năm Tuần Thánh giáo xứ Chu Hải, Bà Rịa
Chiều ngày thứ năm Tuần Thánh tại Thánh đường giáo xứ Chu Hải đã diễn ra Thánh lễ Tiệc Ly, kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và Nghi thức rửa chân. Cha chánh xứ Giuse Trần Minh Sơn chủ tế Thánh lễ, cùng đồng tế có cha Phanxico Xavier Trần Quang Minh.
Xem Hình
Khởi đầu Thánh lễ là cuộc rước kiệu Chiên Sát Tế từ nhà Xứ ra Thánh đường, với tiếng trống, trắc, tiếng kèn của ban Tây nhạc. Hình ảnh Chiên Sát Tế dùng để diễn tả Lễ vượt qua của người Do Thái được nêu trong bài đọc I trình thuật trích sách Xuất Hành (Xh 12, 1-8.11-14) Chiên Sát Tế – Agnus Dei còn tượng trưng hình ảnh Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, nằm trên sách Thánh Kinh đã chịu sát tế để đền tội cho nhân sinh muôn đời và mãi mãi. Đoàn rước đi giữa đông đảo cộng đoàn dân Chúa, trong tiếng nhạc trầm hùng của Ca đoàn Mân Côi “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô”.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, cha Px. Trần Quang Minh gợi mở hình ảnh người lãnh đạo, người quan trọng hơn cả phải là người phục vụ anh em. Chúa Giêsu là đấng Tối cao, và đã đến để phục vụ như một tôi tớ. Dựa trên lời Thánh Phêrô trong đoạn Tin Mừng vừa công bố, cha cùng cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tâm tình: “Vậy thưa Thầy, xin cứ rửa, nhưng không những chân, mà cả linh hồn chúng con nữa”.
Sau bài giảng là nghi thức rửa chân. Trong khung cảnh đặc biệt của ngày lễ, không bài giảng nào nói rõ hơn rằng chức linh mục là để phục vụ, cho bằng việc chủ tế quỳ xuống trước mặt người anh em để rửa chân theo gương Chúa Giêsu là Linh mục Thượng phẩm.
Sau Thánh lễ, là cuộc rước kiệu phương du Mình Thánh Chúa qua nhà tạm. Đoàn rước đi vòng quanh nhà thờ, sau đó là chương trình Chầu Thánh Thể. Bốn giáo họ và các ban ngành đoàn thể lần lượt thay phiên Chầu Mình Thánh Chúa cho tới nửa đêm.
Chiều ngày thứ năm Tuần Thánh tại Thánh đường giáo xứ Chu Hải đã diễn ra Thánh lễ Tiệc Ly, kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và Nghi thức rửa chân. Cha chánh xứ Giuse Trần Minh Sơn chủ tế Thánh lễ, cùng đồng tế có cha Phanxico Xavier Trần Quang Minh.
Xem Hình
Khởi đầu Thánh lễ là cuộc rước kiệu Chiên Sát Tế từ nhà Xứ ra Thánh đường, với tiếng trống, trắc, tiếng kèn của ban Tây nhạc. Hình ảnh Chiên Sát Tế dùng để diễn tả Lễ vượt qua của người Do Thái được nêu trong bài đọc I trình thuật trích sách Xuất Hành (Xh 12, 1-8.11-14) Chiên Sát Tế – Agnus Dei còn tượng trưng hình ảnh Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa, nằm trên sách Thánh Kinh đã chịu sát tế để đền tội cho nhân sinh muôn đời và mãi mãi. Đoàn rước đi giữa đông đảo cộng đoàn dân Chúa, trong tiếng nhạc trầm hùng của Ca đoàn Mân Côi “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô”.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, cha Px. Trần Quang Minh gợi mở hình ảnh người lãnh đạo, người quan trọng hơn cả phải là người phục vụ anh em. Chúa Giêsu là đấng Tối cao, và đã đến để phục vụ như một tôi tớ. Dựa trên lời Thánh Phêrô trong đoạn Tin Mừng vừa công bố, cha cùng cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời tâm tình: “Vậy thưa Thầy, xin cứ rửa, nhưng không những chân, mà cả linh hồn chúng con nữa”.
Sau bài giảng là nghi thức rửa chân. Trong khung cảnh đặc biệt của ngày lễ, không bài giảng nào nói rõ hơn rằng chức linh mục là để phục vụ, cho bằng việc chủ tế quỳ xuống trước mặt người anh em để rửa chân theo gương Chúa Giêsu là Linh mục Thượng phẩm.
Sau Thánh lễ, là cuộc rước kiệu phương du Mình Thánh Chúa qua nhà tạm. Đoàn rước đi vòng quanh nhà thờ, sau đó là chương trình Chầu Thánh Thể. Bốn giáo họ và các ban ngành đoàn thể lần lượt thay phiên Chầu Mình Thánh Chúa cho tới nửa đêm.
Thứ Năm Thú Sáu tuần thánh tại GX St Margaret Mary's Brunswick
Nguyễn Dũng
09:52 03/04/2015
Hình ảnh Thứ Năm Tuần Thánh
Hình ảnh Đàng Thánh giá
Linh mục: Lạy Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, xin ban cho chúng con sức mạnh để vác thập gía cùng Đức Kitô cho tới giây phút cuối đời. Hôm nay chúng con tưởng nhớ tới cuộc thương khó, cái chết yêu thương của Dức Kitô dành cho chúng con. Xin cho chúng con được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần để tiến bước trong bình an. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Thánh Phaolo gửi giáo đoàn Galata cũng viết rằng Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội
Nhưng ở đâu càng đầy tràn tội lỗi, thì ở đó càng tràn đầy dư dật ân sủng: để như tội lỗi đã thống trị làm cho người ta chết thế nào, thì nhờ đức công chính, ân sủng sẽ thống trị làm cho người ta sống đời đời do Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng như vậy.
Trong nhật ký của Thánh Nữ Mary Faustina Kowalski, người được Thiên Chúa chọn làm Tông đồ và Thư ký của Lòng Thương Xót Chúa, có đoạn viết: “Thư ký của Cha, con hãy viết rằng: Cha rộng lượng với các tội nhân hơn với người công chính. Vì họ, Cha đã từ trời xuống thế; vì họ Cha đã đổ máu ra. Chớ gì họ đừng sợ hãi khi đến gần Cha; họ rất cần đến Lòng Thương Xót của Cha (Nhật ký 1275).
Bức ảnh Lòng Thương Xót Chúa có một mối liên hệ chặt chẽ với ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Hai luồng máu và nước tuôn ra từ trái tim của Đấng Cứu Thế và vết thương trên hai tay và cạnh sườn Ngài nhắc nhớ lại những biến cố tử nạn của ngày Thứ Sáu, và qua đó, lòng xót thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Sự tha thứ mà Chúa Giêsu dành cho Phêrô, người bạn thân đã chối bỏ Ngài, và Giuda Iscariot, kẻ đã nộp Ngài, cũng như sự hy sinh cuối cùng trên thập giá, là một vài vén mở cho chúng ta thấy về đại dương Thương Xót lớn lao mà Thiên Chúa đổ tràn trên nhân loại, cho những ai biết ăn năn hối cải và tín thác vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Hãy cùng đi với Chúa chặng đường Thương Khó năm nay trong Lòng Thương Xót Chúa, lòng thương xót mà chính Ngài đã hứa sẽ là “nơi tựa nương và ẩn náu cho tất cả mọi linh hồn, nhất là những linh hồn tội lỗi khốn khổ...”, mà từ đó “một đại dương ân sủng sẽ tuôn tràn trên những ai biết tìm đến nguồn mạch Lòng Thương Xót” của Ngài. (Nhật ký 699)
Lạy Chúa Giêsu Tử nạn, con hôn kính Thánh giá trên đó Chúa nằm chết vì yêu con. Tội của con thật đáng chết cách thảm thương nhưng sự chết của Chúa là niềm hy vọng của con. Ôi! nhờ vào công nghiệp sự chết của Chúa xin ban ơn cho con được ôm chân Chúa cho đến chết, xin đốt con bằng Tình yêu Chúa. Con xin phó thác linh hồn con trong tay Chúa.
Lạy Chúa con yêu Chúa với tất cả trái tim của con.
Con ăn năn hối lỗi vì đã xúc phạm đến Chúa.
Xin đừng để con xúc phạm đến Chúa nữa,
Xin ban ơn cho con luôn luôn yêu mến Chúa và Xin Chúa cùng con thực hành Thánh ý của Chúa.
Chúa Giêsu được tháo xác xuống khỏi Thập gía để trở về với Chúa Cha ngàn đời.
Lạy Mẹ Sầu bi, vì tình yêu Con Mẹ, xin chấp nhận cho con như là đầy tớ của Mẹ và cầu bàu cùng Chúa cho con.
Lạy Chúa, là Đấng Cứu độ con, vì Chúa đã chết cho con, xin cho con được yêu Chúa như con ước mong chỉ yêu mình Chúa. Lạy Chúa Giêsu,con ăn năn hối lỗi vì đã xúc phạm đến Chúa.
Xin đừng để con xúc phạm đến Chúa nữa,
Xin ban ơn cho con luôn luôn yêu mến Chúa và Xin Chúa cùng con thực hành Thánh ý của Chúa.
Hình ảnh Đàng Thánh giá
Linh mục: Lạy Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, xin ban cho chúng con sức mạnh để vác thập gía cùng Đức Kitô cho tới giây phút cuối đời. Hôm nay chúng con tưởng nhớ tới cuộc thương khó, cái chết yêu thương của Dức Kitô dành cho chúng con. Xin cho chúng con được tràn đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần để tiến bước trong bình an. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.
Thánh Phaolo gửi giáo đoàn Galata cũng viết rằng Anh em thân mến, cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi có sự chết, và thế là sự chết đã truyền đến mọi người, vì lẽ rằng mọi người đã phạm tội
Nhưng ở đâu càng đầy tràn tội lỗi, thì ở đó càng tràn đầy dư dật ân sủng: để như tội lỗi đã thống trị làm cho người ta chết thế nào, thì nhờ đức công chính, ân sủng sẽ thống trị làm cho người ta sống đời đời do Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng như vậy.
Trong nhật ký của Thánh Nữ Mary Faustina Kowalski, người được Thiên Chúa chọn làm Tông đồ và Thư ký của Lòng Thương Xót Chúa, có đoạn viết: “Thư ký của Cha, con hãy viết rằng: Cha rộng lượng với các tội nhân hơn với người công chính. Vì họ, Cha đã từ trời xuống thế; vì họ Cha đã đổ máu ra. Chớ gì họ đừng sợ hãi khi đến gần Cha; họ rất cần đến Lòng Thương Xót của Cha (Nhật ký 1275).
Bức ảnh Lòng Thương Xót Chúa có một mối liên hệ chặt chẽ với ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Hai luồng máu và nước tuôn ra từ trái tim của Đấng Cứu Thế và vết thương trên hai tay và cạnh sườn Ngài nhắc nhớ lại những biến cố tử nạn của ngày Thứ Sáu, và qua đó, lòng xót thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Sự tha thứ mà Chúa Giêsu dành cho Phêrô, người bạn thân đã chối bỏ Ngài, và Giuda Iscariot, kẻ đã nộp Ngài, cũng như sự hy sinh cuối cùng trên thập giá, là một vài vén mở cho chúng ta thấy về đại dương Thương Xót lớn lao mà Thiên Chúa đổ tràn trên nhân loại, cho những ai biết ăn năn hối cải và tín thác vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa.
Hãy cùng đi với Chúa chặng đường Thương Khó năm nay trong Lòng Thương Xót Chúa, lòng thương xót mà chính Ngài đã hứa sẽ là “nơi tựa nương và ẩn náu cho tất cả mọi linh hồn, nhất là những linh hồn tội lỗi khốn khổ...”, mà từ đó “một đại dương ân sủng sẽ tuôn tràn trên những ai biết tìm đến nguồn mạch Lòng Thương Xót” của Ngài. (Nhật ký 699)
Lạy Chúa Giêsu Tử nạn, con hôn kính Thánh giá trên đó Chúa nằm chết vì yêu con. Tội của con thật đáng chết cách thảm thương nhưng sự chết của Chúa là niềm hy vọng của con. Ôi! nhờ vào công nghiệp sự chết của Chúa xin ban ơn cho con được ôm chân Chúa cho đến chết, xin đốt con bằng Tình yêu Chúa. Con xin phó thác linh hồn con trong tay Chúa.
Lạy Chúa con yêu Chúa với tất cả trái tim của con.
Con ăn năn hối lỗi vì đã xúc phạm đến Chúa.
Xin đừng để con xúc phạm đến Chúa nữa,
Xin ban ơn cho con luôn luôn yêu mến Chúa và Xin Chúa cùng con thực hành Thánh ý của Chúa.
Chúa Giêsu được tháo xác xuống khỏi Thập gía để trở về với Chúa Cha ngàn đời.
Lạy Mẹ Sầu bi, vì tình yêu Con Mẹ, xin chấp nhận cho con như là đầy tớ của Mẹ và cầu bàu cùng Chúa cho con.
Lạy Chúa, là Đấng Cứu độ con, vì Chúa đã chết cho con, xin cho con được yêu Chúa như con ước mong chỉ yêu mình Chúa. Lạy Chúa Giêsu,con ăn năn hối lỗi vì đã xúc phạm đến Chúa.
Xin đừng để con xúc phạm đến Chúa nữa,
Xin ban ơn cho con luôn luôn yêu mến Chúa và Xin Chúa cùng con thực hành Thánh ý của Chúa.
Thánh Lễ Tiệc Ly tại nguyện đường Trại Phong Bến Sắn
Giáo xứ Bến Sắn
08:46 03/04/2015
Thánh Lễ Tiệc Ly tại nguyện đường Trại Phong Bến Sắn
Vào lúc 17g30 ngày 2 tháng 4 năm 2015, tại nguyện đường trại phong Bến Sắn đã diễn ra Thánh Lễ Tiệc Ly do Cha Đaminh Nguyễn Đức Trung làm chủ tế.
Xem Hình
Trước khi thánh lễ bắt đầu, bà con giáo dân sống chung quanh khuc vực cũng như những bệnh nhân đang điều trị tại đây, không ngại thời tiết nóng bức đã đến từ rất sớm để cầu nguyện. Điều này cũng nói lên cả tấm lòng yêu mến mà họ dành cho Chúa Giê-su trước giờ Ngài bắt đầu cuộc thương khó.
Hôm nay, cộng đoàn giáo dân tại trại phong cũng được tưởng niệm bữa tiệc ly mà trong bữa tiệc này Chúa Giêsu đã lập ra phép Thánh Thể và thiết lập chức Linh mục Thượng Phẩm, để qua Các Ngài, Chúa trực tiếp và hiện diện luôn mãi với nhân loại cho tới ngày Chúa lại đến phán xét nhân loại.
Sau bài giảng, Cha Đaminh long trọng cử hành nghi thức rửa chân cho 12 giáo dân nam sống trong khu vực trại phong, tượng trưng cho việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong ngày tiệc ly của Tối Thứ Năm Thánh khi xưa. Nghi thức này mang nhiều ý nghĩa và sự cảm động.
Thánh lễ tiếp tục được cử hành với phần Phụng vụ Thánh Thể. Sau phần hiệp lễ Cha Đaminh cung nghinh Mình Máu Thánh Chúa đi quanh nguyện đường và tiến về bàn thờ phụ với nhà Tạm bên cạnh bàn thờ chính. Trong những giờ phút tiếp theo, cộng đồng Dân Chúa có những giờ phút thinh lặng, hồi tâm, cầu nguyện và chiêm ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể, canh thức với Người trong Đêm Cực Thánh này, hiệp với những khắc khoải của Người nơi vườn Cây Dầu xưa.
Vào lúc 17g30 ngày 2 tháng 4 năm 2015, tại nguyện đường trại phong Bến Sắn đã diễn ra Thánh Lễ Tiệc Ly do Cha Đaminh Nguyễn Đức Trung làm chủ tế.
Xem Hình
Trước khi thánh lễ bắt đầu, bà con giáo dân sống chung quanh khuc vực cũng như những bệnh nhân đang điều trị tại đây, không ngại thời tiết nóng bức đã đến từ rất sớm để cầu nguyện. Điều này cũng nói lên cả tấm lòng yêu mến mà họ dành cho Chúa Giê-su trước giờ Ngài bắt đầu cuộc thương khó.
Hôm nay, cộng đoàn giáo dân tại trại phong cũng được tưởng niệm bữa tiệc ly mà trong bữa tiệc này Chúa Giêsu đã lập ra phép Thánh Thể và thiết lập chức Linh mục Thượng Phẩm, để qua Các Ngài, Chúa trực tiếp và hiện diện luôn mãi với nhân loại cho tới ngày Chúa lại đến phán xét nhân loại.
Sau bài giảng, Cha Đaminh long trọng cử hành nghi thức rửa chân cho 12 giáo dân nam sống trong khu vực trại phong, tượng trưng cho việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong ngày tiệc ly của Tối Thứ Năm Thánh khi xưa. Nghi thức này mang nhiều ý nghĩa và sự cảm động.
Thánh lễ tiếp tục được cử hành với phần Phụng vụ Thánh Thể. Sau phần hiệp lễ Cha Đaminh cung nghinh Mình Máu Thánh Chúa đi quanh nguyện đường và tiến về bàn thờ phụ với nhà Tạm bên cạnh bàn thờ chính. Trong những giờ phút tiếp theo, cộng đồng Dân Chúa có những giờ phút thinh lặng, hồi tâm, cầu nguyện và chiêm ngắm Chúa Giê-su Thánh Thể, canh thức với Người trong Đêm Cực Thánh này, hiệp với những khắc khoải của Người nơi vườn Cây Dầu xưa.
Thứ Sáu Tuần Thánh tại giáo xứ Chu Hải, Bà Rịa
Đặng Hoàng Phúc
09:39 03/04/2015
Thứ sáu Tuần Thánh Giáo xứ Chu Hải, Bà Rịa
Hiệp cùng giáo hội hoàn vũ, cộng đoàn dân Chúa long trọng tưởng niệm Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Ngoài những nghi thức đã được quy định trong Phụng vụ, các cuộc rước kiệu diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa và các bài nguyện ngắm như giúp tâm hồn người Tín hữu cảm nghiệm sâu xa hơn ý nghĩa ngày cực trọng này.
Xem Hình
10h sáng, cộng đoàn cùng cha chánh xứ Giuse Trần Minh Sơn viếng 14 chặng đường Thánh giá trong nhà thờ.
3h chiều, Nghi lễ suy tôn Thánh giá và rước lễ được cử hành trong Thánh đường, với sự hiện diện của mọi thành phần dân Chúa trong xứ đạo.
5h chiều, diễn ra cuộc rước kiệu Chúa Giêsu vác Thánh giá gặp Đức Mẹ. Đám rước được chia làm hai đoàn: đoàn kiệu Đức Mẹ và bà thánh Madalena xuất phát từ nhà ông bà Vinhsơn Maria Mai Văn Chi ở phía Tây; Đoàn kiệu Chúa Giêsu vác Thánh giá và thánh Gioan tông đồ xuất phát tại nhà ông bà Giuse Teresa Nguyễn Vũ Đoán từ phía Đông nhà thờ. Hai đoàn cùng nhập làm một tại cổng chào Giáo xứ, diễn nguyện việc Chúa gặp Đức Maria trên con đường thập giá. Sau đó đoàn rước tiến vào thánh đường. Nghi thức đóng đinh Chúa và ngắm nguyện 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu lần lượt do các họ, các ban ngành đoàn thể phụ trách.
Đến 8h30 tối, diễn ra nghi thức tháo đanh Đức Chúa Giêsu và phó ở tay Đức Mẹ. Sau đó, Kiệu táng xác Chúa từ nhà thờ sang nhà mục vụ, nơi đặt mồ Chúa để giáo dân hôn kính chân Chúa, tưởng niệm và suy ngẫm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.
Hiệp cùng giáo hội hoàn vũ, cộng đoàn dân Chúa long trọng tưởng niệm Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Ngoài những nghi thức đã được quy định trong Phụng vụ, các cuộc rước kiệu diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa và các bài nguyện ngắm như giúp tâm hồn người Tín hữu cảm nghiệm sâu xa hơn ý nghĩa ngày cực trọng này.
Xem Hình
10h sáng, cộng đoàn cùng cha chánh xứ Giuse Trần Minh Sơn viếng 14 chặng đường Thánh giá trong nhà thờ.
3h chiều, Nghi lễ suy tôn Thánh giá và rước lễ được cử hành trong Thánh đường, với sự hiện diện của mọi thành phần dân Chúa trong xứ đạo.
5h chiều, diễn ra cuộc rước kiệu Chúa Giêsu vác Thánh giá gặp Đức Mẹ. Đám rước được chia làm hai đoàn: đoàn kiệu Đức Mẹ và bà thánh Madalena xuất phát từ nhà ông bà Vinhsơn Maria Mai Văn Chi ở phía Tây; Đoàn kiệu Chúa Giêsu vác Thánh giá và thánh Gioan tông đồ xuất phát tại nhà ông bà Giuse Teresa Nguyễn Vũ Đoán từ phía Đông nhà thờ. Hai đoàn cùng nhập làm một tại cổng chào Giáo xứ, diễn nguyện việc Chúa gặp Đức Maria trên con đường thập giá. Sau đó đoàn rước tiến vào thánh đường. Nghi thức đóng đinh Chúa và ngắm nguyện 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu lần lượt do các họ, các ban ngành đoàn thể phụ trách.
Đến 8h30 tối, diễn ra nghi thức tháo đanh Đức Chúa Giêsu và phó ở tay Đức Mẹ. Sau đó, Kiệu táng xác Chúa từ nhà thờ sang nhà mục vụ, nơi đặt mồ Chúa để giáo dân hôn kính chân Chúa, tưởng niệm và suy ngẫm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.
Thứ Sáu Tuần Thánh tại các cộng đoàn Vùng Miền Tây TGP Melbourne.
Trần Văn Minh và Thuỵ Miên
14:20 03/04/2015
Vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh, tại Cộng đoàn Corpus Christi bắt đầu 24 giờ canh thức suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và có buổi Ngắm Đàng Thánh gía Chúa Giêsu vào sáng Thứ Sáu Tuần Thánh, trước giờ ngắm Đàng Thánh gía chung của Giáo xứ do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ sự.
Hình ảnh tại 3 cộng đoàn Corpus Christi, Martino và Vinh Sơn Liêm
Cộng đoàn Thánh Martino vùng Avondale Height Lễ cung nghinh Thánh gía.
Vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, tại Nhà thờ Saint Martino. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Martino đã tổ chức nghi thức cung nghinh Thánh gía tưởng niệm ngày Chúa chịu chết trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Buổi lễ đã được Linh mục Đinh Trung Hòa SJ cử hành các nghi thức. Sau hai bài đọc là bài Phúc Âm Thánh Gioan 18.1, 19.42, các thừa tác viên và Ca đoàn Martino cùng đọc.
Chia sẻ cùng cộng đoàn, Linh mục nói về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người. Sau bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã đi xuống cuối nhà thờ và cung nghinh Thánh gía đi lên, có ba chặng nghỉ tượng trưng cho ba lần Chúa bị ngã. Tại mỗi chặng, Thánh gía được tôn vinh: “Đây là cây Thánh gía, nơi treo đấng cứu độ trần gian.”
Khi Thánh gía được cung nghinh đến khu cung thánh, mọi người lần lượt lên để hôn Thánh gía, ai cũng với cả lòng thành để tỏ lòng cung kính và tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa khi xưa, Ngài bị treo mình trên cây Thánh gía vì sự ác độc của loài người.
Lễ kết trong sự thinh lặng, mọi người ra về khi ánh mặt trời cũng đang chìm dần, ngày đang hết. Lòng người cảm thấy trống vắng vì Chúa đã chết đi và mọi người ta lại hy vọng vào sự sống lại quang vinh của Chúa để cứu nhân loại.
Tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Nghi thức tôn vinh Thánh gía được tổ chức tại khuôn viên trung tâm với nhiều thành phần dân Chúa về tham dự, từ quý cụ phải đẩy xe đi, đến một số người phải ngồi xe lăn, và cả các em bé được cha mẹ bế ẵm.
Sau khi hôn Thánh gía và rước mình Thánh Chúa. Tượng Chúa vác Thánh Gía và Đức Mẹ được rước lên nhà nguyện để mọi người tham dự ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu. Với sự phụ trách của các đoàn thể, hội đoàn và các giáo khu thuộc trung tâm. Sau đó là nghi thức tháo đanh và táng xác Chúa trong mồ để mọi người đến kính viếng và hôn chân Chúa. Ở đây mọi người như được tham dư lại lễ hội của các xứ đạo nơi quê hương. Do đó, có nhiều cụ dù tuổi gìa sức yếu cũng cố đến tham dự phần mình để được nghe lời nguyện ngắm trong đêm tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và được hưởng ơn cứu độ.
Hình ảnh tại 3 cộng đoàn Corpus Christi, Martino và Vinh Sơn Liêm
Cộng đoàn Thánh Martino vùng Avondale Height Lễ cung nghinh Thánh gía.
Vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, tại Nhà thờ Saint Martino. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Martino đã tổ chức nghi thức cung nghinh Thánh gía tưởng niệm ngày Chúa chịu chết trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Buổi lễ đã được Linh mục Đinh Trung Hòa SJ cử hành các nghi thức. Sau hai bài đọc là bài Phúc Âm Thánh Gioan 18.1, 19.42, các thừa tác viên và Ca đoàn Martino cùng đọc.
Chia sẻ cùng cộng đoàn, Linh mục nói về tình yêu thương của Thiên Chúa đối với loài người. Sau bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã đi xuống cuối nhà thờ và cung nghinh Thánh gía đi lên, có ba chặng nghỉ tượng trưng cho ba lần Chúa bị ngã. Tại mỗi chặng, Thánh gía được tôn vinh: “Đây là cây Thánh gía, nơi treo đấng cứu độ trần gian.”
Khi Thánh gía được cung nghinh đến khu cung thánh, mọi người lần lượt lên để hôn Thánh gía, ai cũng với cả lòng thành để tỏ lòng cung kính và tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa khi xưa, Ngài bị treo mình trên cây Thánh gía vì sự ác độc của loài người.
Lễ kết trong sự thinh lặng, mọi người ra về khi ánh mặt trời cũng đang chìm dần, ngày đang hết. Lòng người cảm thấy trống vắng vì Chúa đã chết đi và mọi người ta lại hy vọng vào sự sống lại quang vinh của Chúa để cứu nhân loại.
Tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm.
Nghi thức tôn vinh Thánh gía được tổ chức tại khuôn viên trung tâm với nhiều thành phần dân Chúa về tham dự, từ quý cụ phải đẩy xe đi, đến một số người phải ngồi xe lăn, và cả các em bé được cha mẹ bế ẵm.
Sau khi hôn Thánh gía và rước mình Thánh Chúa. Tượng Chúa vác Thánh Gía và Đức Mẹ được rước lên nhà nguyện để mọi người tham dự ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu. Với sự phụ trách của các đoàn thể, hội đoàn và các giáo khu thuộc trung tâm. Sau đó là nghi thức tháo đanh và táng xác Chúa trong mồ để mọi người đến kính viếng và hôn chân Chúa. Ở đây mọi người như được tham dư lại lễ hội của các xứ đạo nơi quê hương. Do đó, có nhiều cụ dù tuổi gìa sức yếu cũng cố đến tham dự phần mình để được nghe lời nguyện ngắm trong đêm tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và được hưởng ơn cứu độ.
Hình Ảnh Các Nghi Thức Phụng Vụ Thứ 5 và Thứ Sáu Tuần Thánh tại CĐCGVN-Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
18:00 03/04/2015
Trong Tuần Thánh CĐCGVN - Nam Úc tham dự các Thánh Lễ và các nghi thức sau đây
-Thứ Hai Tuần Thánh tham dự Thánh Lễ truyền dầu TGP Adelaide - Nam Úc tại nhà thờ chính toà St. Francis Xavier
-Thứ Ba Tuần Thánh ngắm đứng và Thánh Lễ tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka, Adelaide
- Thứ Tư Tuần Thánh ngắm đứng và Thánh Lễ tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka, Adelaide
1. Hình ảnh Phụng Vụ Thứ Năm Tuần Thánh: Thánh Lễ Tiệc Ly Rửa Chân và Kiệu Thánh Thể tại CĐCGVN Adelaide Nam Úc
XEM HÌNH
2. Hình ảnh Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: Chặng Đàng Thánh Giá, Tháo Đinh Táng Xác Chúa trong Hang Đá và Suy Tôn Thánh Giá tại CĐCGVN - Nam Úc
XEM HÌNH
-Thứ Hai Tuần Thánh tham dự Thánh Lễ truyền dầu TGP Adelaide - Nam Úc tại nhà thờ chính toà St. Francis Xavier
-Thứ Ba Tuần Thánh ngắm đứng và Thánh Lễ tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka, Adelaide
- Thứ Tư Tuần Thánh ngắm đứng và Thánh Lễ tại trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân Pooraka, Adelaide
1. Hình ảnh Phụng Vụ Thứ Năm Tuần Thánh: Thánh Lễ Tiệc Ly Rửa Chân và Kiệu Thánh Thể tại CĐCGVN Adelaide Nam Úc
XEM HÌNH
2. Hình ảnh Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh: Chặng Đàng Thánh Giá, Tháo Đinh Táng Xác Chúa trong Hang Đá và Suy Tôn Thánh Giá tại CĐCGVN - Nam Úc
XEM HÌNH
Đàng Thánh Gía Trọng thể tại TTCGVN Thánh Vinh Sơn Liêm.
Trần Văn Minh và Lê Hải
22:20 03/04/2015
Melbourne, Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy 4/4/2015. Tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, một buổi kiệu Đàng Thánh Gía ngoài trời đã được tổ chức thật trọng thể với thật đông đảo giáo dân tham dự.
Đàng Thánh Gía ngoài trời tại Vinh Sơn Liêm.
Đàng thánh gía khởi đầu từ khuôn viên trung tâm đi vòng ra khu vực chung quanh khu Debneys Park, chặng Thứ Nhất do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công gíao Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm vác Thánh Gía, tiếp theo là đại diện Ban Mục vụ, rồi đại diện Hội cao niên, đại diện các đoàn thể, đại diện các giáo khu trong cộng đoàn chung vai gánh vác Thánh gía Chúa, tượng trưng cho công việc và trách nhiệm mà mọi người đang phục vụ và xây dựng cộng đoàn Dân chúa.
Trong một buổi sáng trời đẹp, nắng vàng trời trong không gió, thật lý tưởng cho các sinh hoạt ngoài trời mà như Linh mục quản nhiệm đã hết lời ngợi khen Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho cộng đoàn hôm nay. Ca đoàn Babylon đã phụ trách phần suy niệm và những bài hát hướng dẫn cộng đoàn thật xuất sắc. Nhất là ban âm thanh đã chuyển được âm thanh đi khắp vùng park rộng lớn làm cho cộng đoàn đông đúc cùng dễ dàng hợp lòng hợp ý sốt sắng đi Đàng Thánh Gía thật tốt lành.
Giữa vùng trời đất bao la, chúng tôi nhận thấy có đầy đủ mọi thành phần Dân Chúa, từ các cụ dùng xe đẩy, chống gậy, các em bé còn ẵm ngữa, các em biết đi theo cha mẹ, nhiều gia đình gồm ông bà, cha mẹ và con cháu đã về dự buổi tưởng niệm những bước chân khổ nạn mà Thiên Chúa đã đi trong con đường Thập gía cứu chuộc nhân loại.
Buổi đi Đàng Thánh Gía kết thúc lúc 11.30, trước khi đón nhận phép lành đầy ân sủng của Thánh Gía Chúa, Linh mục quản nhiệm đã dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn đến tất cả mọi người đã cùng vác chung Thánh Gía Chúa để tổ chức buổi lễ tốt đẹp.
Đàng Thánh Gía ngoài trời tại Vinh Sơn Liêm.
Đàng thánh gía khởi đầu từ khuôn viên trung tâm đi vòng ra khu vực chung quanh khu Debneys Park, chặng Thứ Nhất do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công gíao Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm vác Thánh Gía, tiếp theo là đại diện Ban Mục vụ, rồi đại diện Hội cao niên, đại diện các đoàn thể, đại diện các giáo khu trong cộng đoàn chung vai gánh vác Thánh gía Chúa, tượng trưng cho công việc và trách nhiệm mà mọi người đang phục vụ và xây dựng cộng đoàn Dân chúa.
Trong một buổi sáng trời đẹp, nắng vàng trời trong không gió, thật lý tưởng cho các sinh hoạt ngoài trời mà như Linh mục quản nhiệm đã hết lời ngợi khen Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho cộng đoàn hôm nay. Ca đoàn Babylon đã phụ trách phần suy niệm và những bài hát hướng dẫn cộng đoàn thật xuất sắc. Nhất là ban âm thanh đã chuyển được âm thanh đi khắp vùng park rộng lớn làm cho cộng đoàn đông đúc cùng dễ dàng hợp lòng hợp ý sốt sắng đi Đàng Thánh Gía thật tốt lành.
Giữa vùng trời đất bao la, chúng tôi nhận thấy có đầy đủ mọi thành phần Dân Chúa, từ các cụ dùng xe đẩy, chống gậy, các em bé còn ẵm ngữa, các em biết đi theo cha mẹ, nhiều gia đình gồm ông bà, cha mẹ và con cháu đã về dự buổi tưởng niệm những bước chân khổ nạn mà Thiên Chúa đã đi trong con đường Thập gía cứu chuộc nhân loại.
Buổi đi Đàng Thánh Gía kết thúc lúc 11.30, trước khi đón nhận phép lành đầy ân sủng của Thánh Gía Chúa, Linh mục quản nhiệm đã dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và cám ơn đến tất cả mọi người đã cùng vác chung Thánh Gía Chúa để tổ chức buổi lễ tốt đẹp.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những Người Phụ Nữ & Ngôi Mộ Trống
Nguyễn Trung Tây
02:36 03/04/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Những Người Phụ Nữ & Ngôi Mộ Trống
□ Bởi chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ Đức Kitô, bởi chúng ta chỉ tin theo, có bao giờ bạn thắc mắc, đặt nghi vấn, hay là nghi ngờ về tính trung thực của câu chuyện Phục Sinh chưa? Ai biết đâu Giáo Hội tiên khởi đã đạo diễn dàn dựng nên một khúc phim Phục Sinh tuyệt vời, và mọi người tín hữu thời đó đã vô tình nhắm mắt, ngớ ngẩn tin theo. Cho nên trong bài tham khảo này, chúng ta sẽ cùng nhau khăn gói lên đường, đi ngược lại khoảng 2000 năm về trước để làm sáng tỏ hai vấn đề...
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng tinh sương của ngày thứ nhất trong tuần. Những người phụ nữ đi tới mộ, và họ bàng hoàng kinh ngạc khám phá ra tảng đá che cửa ngôi mộ đá bị đẩy sang một bên. Maria Mađalêna hốt hoảng chạy về nói với Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, “Người ta đã lấy mất xác Thầy rồi” (Gioan 20:1-2). Phêrô và người môn đệ chạy tới ngôi mộ, nhưng họ cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống.
Nếu Đức Giêsu chết đi nhưng Ngài không sống lại, chắc chắn Kitô giáo đã không xuất hiện. Bởi thế trong lá thư thứ nhất gửi tín hữu thành Côrintô,[1] Phaolô nói, “Nếu Ðức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta thật là hão huyền…[và] chúng ta là những kẻ đáng tội nghiệp” (1Cor 15:1-20). Nhưng có ai trong chúng ta, ngoại trừ Phaolô, và một số tín hữu thời tiên khởi đã thật sự chứng kiến, đối mặt, và đối thoại với Ðức Kitô Phục Sinh. Dựa vào niềm tin của những nhân chứng đặc biệt này, chúng ta tin theo rằng Đức Giêsu đã chết đi nhưng đã sống lại.
Bởi chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ Đức Kitô, bởi chúng ta chỉ tin theo, có bao giờ bạn thắc mắc, đặt nghi vấn, hay là nghi ngờ về tính trung thực của câu chuyện Phục Sinh chưa? Ai biết đâu Giáo Hội tiên khởi đã đạo diễn dàn dựng nên một khúc phim Phục Sinh tuyệt vời, và mọi người tín hữu thời đó đã vô tình nhắm mắt, ngớ ngẩn tin theo. Cho nên trong bài tham khảo này, chúng ta sẽ cùng nhau khăn gói lên đường, đi ngược lại khoảng 2000 năm về trước để làm sáng tỏ hai vấn đề,
(1). Chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên bên ngôi mộ đá?
(2). Tính trung thực của những câu chuyện Phục Sinh.
I. Thứ Sáu, Thứ Bẩy
Thứ Sáu của ngày hôm đó có lẽ là thứ Sáu của ngày 14 tháng 4 năm 30. Khoảng giữa trưa mây đen kéo đến che phủ bầu trời kinh thành Giêrusalem. Vào lúc 3 giờ chiều sau khi kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa, Lạy Chúa con, sao Ngài bỏ rơi con”? (Máccô 15:34), Đức Giêsu nhắm mắt lại, chết đi.
Không giống như chúng ta, một ngày mới của người Do Thái bắt đầu khi mặt trời lặn hay là 6 giờ chiều. Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng lúc 3 giờ chiều ngày thứ Sáu. Nếu vậy chỉ còn ba tiếng nữa, ngày thứ Bẩy, ngày Sabát/ngày Hưu Lễ của người Do Thái bắt đầu. Ngày Hưu Lễ là ngày kiêng việc xác; nếu vậy, chỉ còn ba tiếng nữa xác Đức Giêsu phải được mang xuống và chôn cất. Theo như thánh sử Máccô ông Giuse Arimáthêa, một người môn đệ của Đức Giêsu [2] và cũng là một trong bẩy mươi hai quan tòa của Hội Đồng Công Nghị Tối Cao của người Do Thái, tới gặp Quan Tổng Trấn Philatô xin được chôn cất Đức Giêsu. Quan Tổng Trấn đồng ý. Thi hài Đức Giêsu được mang xuống, cuốn trong khăn liệm, và chôn trong mộ đá. Trong khi ông Giuse lo việc tống táng, bà Maria Mađalêna và bà Maria, mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse, cả hai cũng có mặt tại hiện trường. Sau những loay hoay với những thủ tục chôn cất, với những than khóc, với những sụt sùi, rồi cuối cùng ông Giuse Arimáthêa cũng phải lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ. Trong thất vọng, buồn phiền, và tiếc nuối, mọi người đi về nhà của mình trước khi mặt trời lặn.
Ngày Sabát tới.
II. Chúa Nhật Phục Sinh
Sáng sớm của ngày đầu tuần, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse, và bà Salômê dắt nhau đi tới ngôi mộ. Trên đường đi, họ nói với nhau,
— Ai sẽ đẩy tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?
Nhưng khi đi tới ngôi mộ, ba người phụ nữ giật mình nhận ra tảng đá lớn đã bị đẩy sang một bên.[3] Tiến vào bên trong, họ kinh ngạc nhìn thấy một người thanh niên mặc áo trắng ngồi bên phải [băng đá?], nhưng thi hài Đức Giêsu biến mất. Trước tình huống bất ngờ không dự liệu, cả ba giật mình, sợ hãi, bỏ chạy ra khỏi mộ (Máccô 16:1-8). Tin Mừng của thánh Máccô chấm dứt tại chương 16 câu 8. Phần còn lại, 16:9-20, không phải của ông nhưng do người khác viết thêm vào sau này. Do đó, nếu không có thánh sử Mátthêu, Luca, và Gioan, có lẽ chúng ta sẽ lúng túng, thắc mắc, không hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng ngày hôm đó.
Theo như Mátthêu sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse đi tới mộ. Khám phá ra ngôi mộ trống và sứ thần Thiên Chúa ngồi trên tảng đá che cửa mộ, họ sợ hãi bỏ chạy (Mátthêu 28:1-10).
Theo như Luca sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê, bà Gioanna, và một số người phụ nữ đi ra mộ. Họ thấy cửa ngôi mộ hé mở. Tiến vào bên trong, họ hoang mang kinh ngạc bởi những người đàn bà không thấy thi hài Đức Giêsu đâu hết. Còn đang phân vân sợ hãi, bỗng nhiên họ thấy hai người thanh niên mặc y phục sáng chói xuất hiện đứng bên cạnh. Những người đàn bà sợ hãi chạy về báo cho mười một môn đệ và những người khác câu chuyện lạ. Chỉ có một vài người trong đó có Phêrô tin vào lời nói của họ. Những người này chạy ra ngôi mộ. Nhưng rất tiếc họ cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoại trừ ngôi mộ trống và khăn liệm Đức Giêsu (Luca 24:1-12, 24).
Theo như Gioan sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna một mình đi ra mộ. Thấy tảng đá lăn ra khỏi cửa, bà chạy về thông báo cho Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến bản tin bất ngờ. Phêrô và người môn đệ cùng chạy ra tới ngôi mộ. Nhưng cả hai cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoài những mảnh khăn liệm và khăn cuốn đầu của thi hài Đức Giêsu còn để lại trong ngôi mộ trống (Gioan 20:1-10).
Dựa vào bốn bản Tin Mừng vừa được trích dẫn ở trên, chúng ta có một bức tranh Phục Sinh tương đối đầy đủ như sau:
(1). Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, một số người phụ nữ mang dầu thơm đi tới ngôi mộ Đức Giêsu, bởi vào buổi chiều ngày thứ Sáu vừa qua, họ chỉ có khoảng trên dưới hai tiếng đồng hồ để tẩm liệm và chôn cất thi hài của Ngài;
(2). Trên đường đi, chợt nhớ đến tảng đá, những người phụ nữ lo lắng hỏi nhau làm sao mở được cửa mộ bây giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khi tới nơi, họ thấy cửa mộ đã hé mở. Tiến vào bên trong, họ khám phá ra thi hài Đức Giêsu đã biến mất, nhưng khăn liệm còn để lại;
(3). Những người phụ nữ sợ hãi, chạy về nhà, sau khi được thiên sứ thông báo Tin Mừng Phục Sinh. Nhận được tin, Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến chạy ra ngôi mộ. Nhưng cả hai cũng không thấy điều gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống và khăn liệm.
Dựa vào ba sự kiện trên đây và bốn bản Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta nhận ra một chi tiết khá lạ, đó là, bốn thánh sử không thống nhất với nhau, trong khi các ngài tường thuật lại những dữ kiện của biến cố Phục Sinh. Thí dụ, “Thật sự ra đã có bao nhiêu người phụ nữ đi tới ngôi mộ? Tên của họ là chi?” hoặc là, “Khi tới ngôi mộ, những người đàn bà đã gặp bao nhiêu sứ giả của trời cao? Họ gặp những sứ giả Phục Sinh ở bên ngoài hay ở bên trong ngôi mộ? Những người thanh niên này đứng hay ngồi?”
Tuy nhiên, tất cả bốn tác giả đều đồng ý với nhau về hai dữ kiện:
(1). Phụ nữ là những nhân chứng cho một biến cố vĩ đại chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại. Một trong những người này là bà Maria Mađalêna.
(2). Ngôi mộ Ðức Giêsu cuối cùng trở thành ngôi mộ trống. Thi hài của Ngài biến mất.
Hai dữ kiện này chính là hai sự kiện căn bản đã xảy ra vào buổi sáng của ngày Phục Sinh thứ nhất trong lịch sử của Kitô giáo.
Sau khi đã kiếm ra đáp số cho ẩn số (x) thứ nhất của bài tham khảo, “Chuyện gì đã xẩy ra vào buổi sáng sớm của ngày hôm đó?”, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang đề tài thứ hai, đó là, “Tính trung thực của Tin Mừng Phục Sinh”.
III. Phụ Nữ, Nhân Chứng của Tin Mừng Phục Sinh
Đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều người nghi ngờ về tính trung thực của Tin Mừng Phục Sinh. Họ nghi ngờ Giáo Hội thời tiên khởi đã sáng tác ra câu chuyện vào một buổi sáng sớm tinh mơ mùa Xuân, những người phụ nữ dẫn nhau đi ra ngôi mộ để ướp xác Đức Giêsu. Điều nghi ngờ này hoàn toàn có lý, bởi ai biết đâu cả bốn thánh sử đã tưởng tượng, nói dối, rồi âm mưu với nhau dàn dựng nên bộ phim Phục Sinh dài một tập. Nhưng nếu đúng là như vậy, và nếu hiểu rõ về văn hóa và phong tục của người Do Thái, chúng ta sẽ ngạc nhiên khám phá ra một điều rất khó để mà giải thích, đó là, Giáo Hội thời tiên khởi, gồm những người Do Thái, đã dùng phụ nữ để làm chứng nhân cho một biến cố Phục Sinh. Điều này vô cùng lạ lùng và khó hiểu, bởi vì phụ nữ Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên bị đối xử như công dân hạng hai trong xã hội.
Tương tự như người Việt Nam, phụ nữ Do Thái tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tại gia tòng phụ? Người phụ nữ Do Thái trong gia đình phải phục tùng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu, con gái ngồi đó. Xuất giá tòng phu? Sau khi lập gia đình, người phụ nữ hoàn toàn thuộc về gia đình người chồng. Cơ nghiệp của phu quân chính là cơ nghiệp của riêng mình. Phu tử tòng tử? Nếu người chồng có mệnh hệ gì, người vợ phải phục tùng người con trai trưởng, bởi vì sau khi thân phụ qua đời, anh ta đã trở thành trụ cột chính trong gia đình.
Bởi chỗ đứng thấp kém của người phụ nữ, vào thời Ðức Giêsu không ai dùng đàn bà, con gái làm nhân chứng cho những tranh cãi kiện tụng trong tòa án, hay là bất cứ vấn đề gì. Đối với người Do Thái chứng từ của người phụ nữ hoàn toàn không có giá trị gì hết.
Hiểu rõ vị thế của người phụ nữ Do Thái trong xã hội vào thế kỷ thứ nhất, bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi khám phá ra một hiện tượng lạ, đó là, cả bốn thánh sử đều dùng phụ nữ làm những nhân chứng cho một biến cố vĩ đại đã thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Thêm vào đó, Maria Mađalêna, người phụ nữ đứng đầu danh sách và được nhắc tới trong cả bốn bản Tin Mừng Phục Sinh, lại là một nhân vật, mà theo như Máccô diễn tả, bà đã được Đức Giêsu trục xuất ra khỏi người bẩy con quỷ (Máccô 16:9). Đây là một dữ kiện khá mất mặt cho Giáo Hội thời sơ khai. Chắc chắn những người lãnh đạo Do Thái chống đối Đức Giêsu đã bịt mũi cười khinh bỉ vào mặt Phaolô, Phêrô, và những người Kitô hữu thời tiên khởi mà nói, “Đúng là chuyện phường chèo”, khi biết rằng đàn bà phụ nữ là những nhân chứng cho một niềm tin về Đức Kitô Phục Sinh.
Tuy nhiên đối với chúng ta, những người tín hữu của thiên niên kỷ thứ ba, những sự kiện bất lợi và mất mặt của ngày xưa lại có giá trị rất cao về tính trung thực; bởi nếu cần phải đạo diễn cho câu chuyện Phục Sinh để mà lừa bịp những người chống đối, Giáo Hội gồm toàn những người Do Thái đã không ngớ ngẩn bắt đầu bộ phim Phục Sinh bằng những bước chân của người phụ nữ, nhưng là của Phêrô.
Phaolô và danh sách của những chứng nhân Phục Sinh trong lá thư gửi tín hữu thành Côrintô là một thí dụ cụ thể cho vấn đề chúng ta đang thảo luận, đó là, không ai lại dùng phụ nữ để làm nhân chứng cho đại Tin Mừng Phục Sinh. Khi nhắc tới tên của những người có diễm phúc được diện kiến với Đức Kitô, Phaolô không đả động hay nhắc nhở gì đến bất cứ tên tuổi của một người phụ nữ nào hết, kể cả Maria Mađalêna, người đứng đầu và xuất hiện trong cả bốn bản Tin Mừng Phục Sinh. Trong bản danh sách những nhân chứng Tin Mừng Phục Sinh của Phaolô, Phêrô đứng đầu, sau đó là nhóm Mười Hai, rồi tới hơn năm trăm người Kitô hữu (đàn ông), ông Giacôbê người anh họ của Đức Kitô tiếp theo sau, nối tiếp là các Tông Đồ, và sau cùng là Phaolô (1Cor 15:5-8). Tất cả những nhân vật nằm trong danh sách này đều là đàn ông.[4] Nhưng chúng ta biết, như đã được phân tích và trình bày ở trên (II. Chúa Nhật Phục Sinh), Phêrô không phải là nhân chứng Phục Sinh đầu tiên.
Cho nên, mặc dù vẫn còn tranh cãi với nhau về những sự kiện đã xảy ra chung quanh biến cố Phục Sinh, các thần học gia đều đồng ý với nhau về một điểm, vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, những người phụ nữ Do Thái đã dẫn nhau đi tới mộ, và họ là những nhân chứng đầu tiên cho đại Tin Mừng Phục Sinh.
IV. Ngôi Mộ Trống
Sau khi đã sáng tỏ về tính trung thực của những dữ kiện liên quan đến những chứng nhân Phục Sinh, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào ngôi mộ của Đức Giêsu để giảo nghiệm, xem xét, và tìm hiểu coi có thật đúng là ngôi mộ đá đã trở nên ngôi mộ trống hay không?
A. Các Nhà Lãnh Đạo Do Thái và Ngôi Mộ Trống
Theo như Mátthêu, những người lãnh đạo Do Thái, trước hiện tượng ngôi mộ trống và thi hài Ðức Giêsu biến mất, đã cho những người lính La Mã một số tiền lớn để họ tung tin rằng “ban đêm trong khi chúng tôi đang ngủ, những người môn đệ của hắn đã tới lấy trộm xác” (Mátthêu 28:11-15).
Theo như Gioan, sau khi khám phá ra tảng đá lăn sang một bên, bà Maria Mađalêna chạy về báo tin, “Người ta đã cướp lấy thi hài của Thầy rồi” (Gioan 20:1-2).
Nếu Maria Mađalêna hay là Phaolô hay là Phêrô thông báo với mọi người rằng xác Ðức Giêsu đã biến mất, điều này cũng không đặc biệt và lý thú cho bằng nếu bản tin về ngôi mộ trống được thông báo và xác nhận bởi các nhà lãnh đạo Do Thái thù nghịch với Đức Kitô. Tin Mừng theo thánh Mátthêu 28:11-15 xác nhận một chi tiết khá lý thú, đó là, chính những người chống đối Ðức Giêsu cũng đã không hề phủ nhận, nhưng phải công nhận là ngôi mộ đá của Đức Giêsu, mặc dù đã được Quan Tổng Trấn Philatô sai người niêm phong đóng ấn, được quân lính La Mã binh khí ngập tới miệng canh phòng cẩn thận, đã trở thành ngôi mộ trống. Chứng từ của các nhà lãnh đạo Do Thái về tính trung thực của ngôi mộ trống của Đức Giêsu do đó trở thành một chứng từ với giá trị rất cao.
B. Thi Hài của Đức Giêsu Bị Đánh Cắp
Mà tại sao thi hài Đức Giêsu lại biến mất? Để giải thích cho hiện tượng ngôi mộ trống, dựa vào chứng từ của những thầy Thượng Tế (Mátthêu 28:11-15), có một số người đặt nghi vấn là những người môn đệ của Đức Giêsu, vào lúc ban đêm, đã lẻn tới, cậy nắp mộ, lấy mất xác, rồi phao tin đồn thất thiệt là Ngài sống lại. Nhưng giả thiết này cũng không đứng vững bởi hai dữ kiện liên quan đến khăn liệm Đức Giêsu và dấu niêm phong ngôi mộ đá.
1. Khăn Liệm
Theo như Luca và Gioan, mặc dù thi hài biến mất, khăn liệm Ngài vẫn còn để lại trong mộ (Luca 24:12, Gioan 20:5-7). Đặc biệt thánh sử Gioan còn nhấn mạnh đến một chi tiết khá lạ, đó là, khăn quấn đầu đã được cuộn tròn để riêng, không lẫn lộn với những băng vải cuốn thi hài Đức Giêsu (Gioan 20:7). Trong khi giảo nghiệm xem xét lý do tại sao xác Đức Giêsu lại biến mất, khăn cuốn đầu Ðức Giêsu được cuộn tròn, để sang một bên trở thành một dữ kiện khá lý thú. Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu các môn đệ của Ðức Giêsu đã thật sự đến cướp xác Ngài, tại sao họ lại không ôm lấy xác Ðức Giêsu bỏ chạy thẳng một mạch, mà lại còn phải mất thời giờ, tỉ mỉ cuộn tròn khăn che đầu của xác Thầy, sau đó cẩn thận để khăn che đầu cuộn tròn sang một bên?
2. Dấu Niêm Phong
Theo như thánh Mátthêu, vào buổi chiều ngày thứ Sáu, các thầy Thượng Tế và Biệt Phái dặn dò “cảnh cáo” Quan Tổng Trấn phải cẩn thận canh chừng xác Ðức Giêsu, bởi họ sợ môn đệ của Ðức Giêsu sẽ đến cướp thi hài, rồi phao tin là Ngài đã sống lại. Trước lời yêu cầu, Quan Tổng Trấn gật đầu đồng ý với đề nghị của các nhà lãnh đạo Do Thái. Thế là các thầy Thượng Tế và Biệt Phái sai người đóng ấn niêm phong cửa mộ và điều động quân lính bảo hộ La Mã trấn đóng ngôi mộ đá ngày và đêm (Mátthêu 27:62-66).
Trong bầu không khí căng thẳng trước và sau cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu, và trong tình hình canh gác nghiêm ngặt tại ngôi mộ, giả thiết là các người môn đệ đã lén tới ngôi mộ vào ban đêm để cướp đi thi hài Đức Giêsu cũng rất khó có thể đứng vững, bởi nhiều lý do:
(1). Trong Vườn Cây Dầu, ngay vừa khi đụng mặt với quân lính La Mã, tất cả các nam môn đệ của Ðức Giêsu sợ hãi “bỏ của, bỏ sư phụ, chạy lấy người”;
(2). Trong khi Ðức Giêsu đang bị thẩm vấn điều tra trong tòa Công Nghị, chỉ có Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến mới dám thập thò xuất hiện trước cửa tòa án theo dõi tình hình. Tất cả những người nam tử còn lại trong nhóm Mười Hai hoàn toàn vắng mặt, biệt âm vô tín;
(3). Trên đỉnh Núi Sọ, theo Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có những người phụ nữ đứng yên chứng kiến cảnh Đức Giêsu thọ hình, chết đi. Riêng những người môn đệ “nam nhi chi chí” của Ðức Giêsu hoàn toàn vắng mặt;[5]
(4). Khi những người đàn bà chạy về nhà báo tin, những “thông minh nhất nam tử” vẫn run sợ không dám đi ra ngôi mộ ngoại trừ Phêrô và người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến.
Dựa vào sự kiện niêm phong ngôi mộ, quân lính La Mã canh gác nghiêm ngặt, và tâm lý của các môn đệ của Đức Giêsu, giả thiết là các ông đã đánh cắp thi hài cũng khó đứng vững. Làm sao họ, những người chạy trốn vì sợ hãi trong suốt thời gian Đức Giêsu bị bắt, bị thọ hình, bị chôn trong mồ, dám manh nha trong đầu tư tưởng quay lại ngôi mộ được niêm phong và canh gác cẩn thận bởi lính La Mã để cướp đi thi hài của thầy mình?
C. Lầm Ngôi Mộ
Một trong những lý do để giải thích cho ngôi mộ trống và lý do tại sao thi hài Đức Giêsu lại biến mất là có thể tại vì sáng hôm đó, trời còn mờ tối, những người phụ nữ đã lầm lẫn ngôi mộ Đức Giêsu với một ngôi mộ của người khác. Điều này rất có thể đã xẩy ra, bởi vì ai biết đâu lúc đó trong cảnh tranh tối tranh sáng, mấy người phụ nữ đã nhìn gà hóa cuốc, chỉ gà nói vịt. Lâu rồi bận công việc phải đi xa không có dịp thăm viếng ngôi mộ của người thân, khoảng một năm sau chúng ta ghé vào nghĩa trang. Bởi cảnh trí thay đổi, thí dụ, đã có thêm một vài ngôi mộ mới, thông thường chúng ta sẽ lúng túng trong khoảng một vài giây để xác định lại phương hướng ngôi mộ của người thân.
Nhưng giả thiết lầm lẫn mộ cũng không đứng vững, bởi vì theo như Máccô, Mátthêu, và Luca, hôm đó những người phụ nữ hiện diện trên ngọn đồi Gôlgôtha đã không bỏ về sau khi Đức Giêsu trút hơi thở. Bởi nghĩa tử là nghĩa tận, những người đàn bà đã ở lại với Ngài cho tới giờ phút cuối cùng. Mãi tới khi ông Giuse đã lăn tảng đá lấp kín lại ngôi mộ, họ mới chịu quay về nhà. Ðặc biệt thánh Máccô và thánh Luca còn cẩn thận ghi chú như sau, “Bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ ông Giuse để ý nhìn coi chỗ họ mai táng Ngài” (Máccô 15:47), và “Các bà để ý nhìn ngôi mộ, xem thi hài Người được đặt như thế nào” (Luca 23:55). Hai chi tiết đặc biệt này nói cho chúng ta biết hai bà Maria đã có bụng chủ tâm để ý tới địa thế của ngôi mộ, bởi chính họ cũng sợ tình trạng lầm lẫn ngôi mộ có thể sẽ xẩy ra. Thêm vào đó, thời gian từ lúc những người phụ nữ đi về nhà cho tới lúc họ đi ra mộ không phải là một khoảng thời gian dài, một tuần, một năm, hoặc mười năm. Từ chiều thứ Sáu cho tới sáng sớm ngày Chúa Nhật, mới hơn có một ngày, rất khó cho những người phụ nữ lẫn lộn ngôi mộ của Ðức Giêsu với ngôi mộ của người khác.
V. Chứng Nhân Phục Sinh
Nhưng ngôi mộ trống cũng chỉ xác định được một điều, thi hài Đức Giêsu không còn trong mộ. Ngôi mộ trống không có khả năng làm cho niềm tin Phục Sinh khai hoa nở nhụy nếu Đức Kitô Phục Sinh không xuất hiện. Những cuộc hội kiến với Đức Kitô, tường thuật với những chi tiết tỉ mỉ trong Kinh Thánh và đặc biệt trong Sách Tông Đồ Công Vụ, đã giải thích hiện tượng ngôi mộ trống, đồng thời, cũng trình bày cho độc giả biết lý do tại sao xác Ngài đã biến mất.
A. Thi Hài Đức Giêsu Biến Mất
Người Kitô hữu giải thích rằng thi hài Ðức Giêsu đã biến mất không phải bởi vì bị đánh cắp, hay bị thú hoang lẻn vào cắn xé lôi đi mất, hay bởi vì bất cứ lý do gì, nhưng bởi Ngài đã phục sinh. Khi sống lại, Ngài trở thành Ðức Kitô, Người đang ngự trong Nhà Tạm của ngày hôm nay. Đức Kitô Phục Sinh của ngày xưa cũng chính là Bánh và Rượu mà chúng ta lãnh nhận qua Bí Tích Thánh Thể.
B. Nhân Chứng Phục Sinh
Vào chính giây phút Ðức Giêsu sống lại từ trong cõi chết, thật sự ra không ai hay cũng chẳng ai biết. Hình ảnh Ðức Kitô Phục Sinh cầm cờ Phục Sinh tiến ra khỏi mộ trong khi quân lính La Mã sợ hãi ngã lăn ra mặt đất hoặc hoảng sợ cúi gục đầu xuống chỉ là sự tưởng tượng của những họa sĩ. Mặc dầu không có ai được chứng kiến giờ phút Ngài sống dậy, tuy nhiên vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần và sau đó, rất nhiều người đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Theo như Mátthêu, trên con đường chạy về nhà từ ngôi mộ trống, các người phụ nữ đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh. Họ tiến lại gần, ôm lấy chân, và thờ lạy Người (Mátthêu 28:9).
Theo như Luca, vào buổi chiều cùng ngày, trên con đường dài dẫn về ngôi làng Emmau, Ðức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với hai môn đệ. Một trong hai người này tên là Clêôpas. Khi gần tới làng Emmau, hai người môn đệ mời người người khách lạ ở lại với họ. Trong bữa ăn tối, hai người nhận ra người khách lạ đó chính là Ðức Kitô qua hình ảnh bẻ bánh. Họ vội vàng dẫn nhau quay về lại Giêrusalem. Trong khi đang kể lại cho những người môn đệ khác về những điều họ vừa nhìn thấy, Ðức Kitô hiện ra ở ngay giữa các môn đệ, và Ngài nói, “Bình an cho các con”.
Theo như Gioan, sau khi Phêrô và người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến đã bỏ về, bà Maria Mađalêna một mình ở lại bên ngôi mộ trống. Ðức Kitô hiện ra với bà, nhưng Maria lại tưởng là người làm vườn cho đến lúc Ngài gọi, “Maria ”. Khi đó bà mới nhận ra người đang đối diện chuyện trò với bà chính là Ðức Kitô Phục Sinh. Và bà ra về, gặp gỡ, và nói với các môn đệ của Ðức Giêsu, “Tôi đã gặp gỡ Ngài” (Gioan 20:11-18).
Ðặc biệt hơn hết, có một người đã là chứng nhân độc đáo về một Ðức Kitô Phục Sinh, đó là Phaolô Társus. Phaolô nguyên gốc Do Thái, công dân La Mã, thuộc chi tộc Bengiamin, sinh ra tại thành phố Társus thuộc tỉnh Cêlicia nằm trong Ðế Quốc La Mã. Lớn lên, được gửi về Giêrusalem ăn học, Phaolô trở thành một người Biệt Phái, giỏi hùng biện, có lòng nhiệt thành bảo vệ đức tin Do Thái giáo. Bởi vậy Phaolô chống đối và thù ghét tất cả những người tin vào Ðức Kitô. Lùng bắt những người Kitô tại kinh thành Giêrusalem chưa đủ, Phaolô quyết định tiến về phía bắc Do Thái, thành phố Đamáscus tìm kiếm thêm người Kitô hữu để mang về Giêrusalem trị tội. Nhưng rất tiếc, trên con đường tiến về thành phố Đamáscus, người Biệt Phái Saolê đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh. Và cuộc đời Saolê biến đổi từ giây phút đó. Sau khi rửa tội trở thành người Kitô hữu, Phaolô đã dùng cả một quãng đời còn lại bôn ba trên nhiều nẻo đường của Đế Quốc La Mã để rao giảng và làm chứng cho Ðức Kitô Phục Sinh mà ông đã diện kiến.
VI. Âm Mưu
Có một số người nghi ngờ rằng những cuộc diện kiến và đối thoại với Ðức Kitô Phục Sinh chỉ là kết quả của một ảo tưởng, một hiện tượng tâm lý.
Một lần nữa, bởi chỉ tin theo, chúng ta phải chấp nhận một điều, có thể Giáo Hội thời tiên khởi đã âm mưu cùng với nhau dựng nên một bộ phim ngắn về Ðức Kitô Phục Sinh. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại có bao nhiêu người sẵn sàng đổ máu đào, mạng sống của chính mình cho một âm mưu gian dối lừa đảo như vậy? Stêphanô, người thanh niên trẻ trong chương 7 của sách Tông Đồ Công Vụ, đã đổ máu đào, chết đi để làm chứng cho một âm mưu gian dối của Giáo Hội tiên khởi. Chương 7, 9 và mười chín chương còn lại của Sách Tông Ðồ Công Vụ cũng không tường thuật điều gì khác hơn ngoài những câu chuyện về những hoạt động của một người Biệt Phái tên là Phaolô, cựu hung thần của tín hữu thời tiên khởi. Thế mà sau những giây phút gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh, cựu hung thần lột da đổi xác. Phaolô trở thành một chiến sĩ tiền phong, lên non cao, xuống biển sâu, bị hành hung, bị đánh đập, bị săn đuổi, bị tù đày, bị sỉ nhục, bị chìm tàu, cuối cùng chết đi, chỉ để làm chứng cho một âm mưu lừa bịp gian dối. Ngoài Phaolô ra, còn biết bao nhiêu người khác nữa trong giai đoạn sơ khai của Giáo Hội đã đổ máu đào, bị tra khảo, bị chặt đầu, bị đóng đinh, bị đốt cháy, tất cả đều dùng chính mạng sống của mình để làm chứng cho một âm mưu đen tối.
Hiện tượng tử đạo, sẵn sàng thí bỏ mạng sống mình, chết đi cho một niềm tin của bao nhiêu người Kitô vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên thật sự là khó hiểu, và khó mà giải thích cho hợp lý nếu không dựa vào niềm tin là họ đã gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.
VII. Kết Luận
Nếu có ai hỏi bạn, chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của người Kitô hữu? Bây giờ bạn có thể nói rằng, “Vào một buổi sáng sớm mùa Xuân, Maria Mađalêna và những người phụ nữ đi tới mộ của Đức Giêsu. Và họ khám phá ra ngôi mộ trống”.
Dựa vào chứng cớ của những người phụ nữ, của Phêrô, của Phaolô, và dựa vào máu đào của Stêphanô và của bao nhiêu tín hữu tiên khởi, chúng ta tin theo rằng Ðức Kitô đã sống lại. Là người Kitô hữu, môn đệ của Ðức Kitô, chúng ta tin rằng sau này bạn và tôi cũng sẽ được sống lại với Người. Và đây là một trong những Tin Mừng trong Mùa Phục Sinh cho những người Kitô hữu trên toàn thế giới.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
____________________________
Chú Thích
[1] Thuộc nước Hy Lạp.
[2] Theo như bản Tin Mừng thứ Tư, ông Nicôđêmô xuất hiện tại núi Sọ giúp đỡ ông Giuse tẩm liệm và chôn cất Ðức Giêsu (Gioan 19:38-42).
[3] Về tảng đá che cửa mộ, theo như Máccô, sau khi tẩm liệm xác Ðức Giêsu và đặt Ngài trong ngôi mộ đá, Giuse [chính tay] lăn tảng đá che kín ngôi mộ. Tảng đá này có kích thước không phải là nhỏ. Chi tiết này được Máccô nhắc nhở với độc giả Kinh Thánh không phải chỉ một mà là hai lần. Lần thứ nhất, trên con đường đi ra ngôi mộ, Maria Mađalêna, Maria mẹ của ông Giacôbê and ông Giuse, và Salômê lo lắng, thắc mắc, nói với nhau, “Ai sẽ đẩy tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?” (Máccô 16:3). Lần thứ hai, tiếp theo sau ngay câu 3, Máccô ghi rõ là “[tảng đá này] rất lớn” (Máccô 16:4). Ai đã đẩy tảng đá này sang một bên? Cả ba người Máccô, Luca, Gioan đều không nói gì tới nhân vật đã xê dịch tảng đá ngoại trừ Mátthêu. Theo như Mátthêu, sáng sớm ngày hôm đó, từ trời cao sứ thần Thiên Chúa hiện xuống, đẩy tảng đá sang một bên và ngồi lên trên đó.
[4] Ở đây có thể Phaolô chỉ nhắc lại một truyền thống khá phổ biến trong những cộng đồng tín hữu Kitô tiên khởi. Nếu đúng là như vậy, đã có ít nhất hai truyền thống hơi khác nhau về những nhân chứng Phục Sinh lưu truyền trong những Giáo Hội địa phương. Một truyền thống, được trình bày trong bốn cuốn Phúc Âm, tin rằng phụ nữ trong đó có bà Maria Mađalêna là nhân chứng đầu tiên. Trong 1Côrintô 15:5-8 Phaolô nhắc tới truyền thống thứ hai, trong đó Phêrô đứng đầu bảng vàng. Đặc biệt nhất những người được nhắc tới trong danh sách thứ hai này toàn là đàn ông.
[5] Duy nhất chỉ có Gioan trong bản Tin Mừng thứ tư nhắc đến sự hiện diện của người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến dưới chân thánh giá. Truyền thống Kitô tin rằng người môn đệ này chính là tông đồ Gioan, em ông Giacôbê, trong nhóm Mười Hai người.
Thư Mục Tham Khảo
Anderson, J.N.D. The Evidence for the Resurrection. Downers Grove, IL: Intervarsity, 1966.
Borg, Marcus J. “Thinking About Easter,” Bible Review (April 1994) 15, 49.
Borg, Marcus & Crossan, Dominic. The Last Week: The Day-by-Day Accounts of Jesus' Final Week in Jerusalem. New York, NY: HarperCollins, 2006
Bostock, Revd Dr Gerald Boldock. “Do We Need an Empty Tomb?” The Expository Times (1994) 202-205.
Brown, Raymond E. The Death of the Messiah. From Gethsemane to the Grave. ABRL; New York, NY: Doubleday, 1994.
Craig, William Lane. “The Guard at the Tomb,” New Testament Studies 30 (1984) 273-281.
Crossan, John Dominic. “Is It Possible to Know That Jesus Was Raised From the Dead?” Faith and Philosophy 1 (1984) 147-159.
Fuller, Reginald H. The Formation of the Resurrection Narratives. Philadelphia: Fortress Press, 1980.
Keller, James A. “Contemporary Doubts About the Resurrection,” Faith and Philosophy 5 (1988) 40-60.
Gardner, Richard B. Matthew. Scottdale, PA: Herald, 1991.
Hare, Douglas. Interpretation: Matthew. Louisville: Westminster John Knox, 1993.
Jeremias, Joachim. Jerusalem in the Time of Jesus. Philadelphia: Fortress, 1969.
Johnson, E. S. “Is Mark 15:39 the Key to Mark’s Christology?” Journal for the Study of the New Testament 31 (1987) 3-22.
Küng, Hans. On Being a Christian, trans. by Edward Quinn. 1974. New York: Pocket Books, 1976.
Lewis, C.S. Mere Christianity. New York: Macmillan, 1960.
Mack, Burton L. The Lost Gospel-The Book of Q. San Francisco: Harper-Collins, 1993.
Morison, Frank. Who Moved the Stone? Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1987.
Moreland, J.P. and Kai Neilsen. Does God Exist? Buffalo, NY: Prometheus, 1990.
Perrin, Norman. The Resurrection According to Matthew, Mark, and Luke. Philadelphia: Fortress, 1977.
Senior, Donald. Matthew. ANTC; Nashville: Abingdon, 1998.
____________. The Passion Narrative according to Matthew. BETL 39; Louvain: Leuven University, 1975.
____________. “Revisiting Matthew’s Special Material in the Passion Narrative,” Ephimerides Theologicae Lovanienses 70 (1994) 417-24.
Những Người Phụ Nữ & Ngôi Mộ Trống
□ Bởi chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ Đức Kitô, bởi chúng ta chỉ tin theo, có bao giờ bạn thắc mắc, đặt nghi vấn, hay là nghi ngờ về tính trung thực của câu chuyện Phục Sinh chưa? Ai biết đâu Giáo Hội tiên khởi đã đạo diễn dàn dựng nên một khúc phim Phục Sinh tuyệt vời, và mọi người tín hữu thời đó đã vô tình nhắm mắt, ngớ ngẩn tin theo. Cho nên trong bài tham khảo này, chúng ta sẽ cùng nhau khăn gói lên đường, đi ngược lại khoảng 2000 năm về trước để làm sáng tỏ hai vấn đề...
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng tinh sương của ngày thứ nhất trong tuần. Những người phụ nữ đi tới mộ, và họ bàng hoàng kinh ngạc khám phá ra tảng đá che cửa ngôi mộ đá bị đẩy sang một bên. Maria Mađalêna hốt hoảng chạy về nói với Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, “Người ta đã lấy mất xác Thầy rồi” (Gioan 20:1-2). Phêrô và người môn đệ chạy tới ngôi mộ, nhưng họ cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống.
Nếu Đức Giêsu chết đi nhưng Ngài không sống lại, chắc chắn Kitô giáo đã không xuất hiện. Bởi thế trong lá thư thứ nhất gửi tín hữu thành Côrintô,[1] Phaolô nói, “Nếu Ðức Kitô không sống lại, niềm tin của chúng ta thật là hão huyền…[và] chúng ta là những kẻ đáng tội nghiệp” (1Cor 15:1-20). Nhưng có ai trong chúng ta, ngoại trừ Phaolô, và một số tín hữu thời tiên khởi đã thật sự chứng kiến, đối mặt, và đối thoại với Ðức Kitô Phục Sinh. Dựa vào niềm tin của những nhân chứng đặc biệt này, chúng ta tin theo rằng Đức Giêsu đã chết đi nhưng đã sống lại.
Bởi chúng ta chưa bao giờ gặp gỡ Đức Kitô, bởi chúng ta chỉ tin theo, có bao giờ bạn thắc mắc, đặt nghi vấn, hay là nghi ngờ về tính trung thực của câu chuyện Phục Sinh chưa? Ai biết đâu Giáo Hội tiên khởi đã đạo diễn dàn dựng nên một khúc phim Phục Sinh tuyệt vời, và mọi người tín hữu thời đó đã vô tình nhắm mắt, ngớ ngẩn tin theo. Cho nên trong bài tham khảo này, chúng ta sẽ cùng nhau khăn gói lên đường, đi ngược lại khoảng 2000 năm về trước để làm sáng tỏ hai vấn đề,
(1). Chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên bên ngôi mộ đá?
(2). Tính trung thực của những câu chuyện Phục Sinh.
I. Thứ Sáu, Thứ Bẩy
Thứ Sáu của ngày hôm đó có lẽ là thứ Sáu của ngày 14 tháng 4 năm 30. Khoảng giữa trưa mây đen kéo đến che phủ bầu trời kinh thành Giêrusalem. Vào lúc 3 giờ chiều sau khi kêu lớn tiếng, “Lạy Chúa, Lạy Chúa con, sao Ngài bỏ rơi con”? (Máccô 15:34), Đức Giêsu nhắm mắt lại, chết đi.
Không giống như chúng ta, một ngày mới của người Do Thái bắt đầu khi mặt trời lặn hay là 6 giờ chiều. Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng lúc 3 giờ chiều ngày thứ Sáu. Nếu vậy chỉ còn ba tiếng nữa, ngày thứ Bẩy, ngày Sabát/ngày Hưu Lễ của người Do Thái bắt đầu. Ngày Hưu Lễ là ngày kiêng việc xác; nếu vậy, chỉ còn ba tiếng nữa xác Đức Giêsu phải được mang xuống và chôn cất. Theo như thánh sử Máccô ông Giuse Arimáthêa, một người môn đệ của Đức Giêsu [2] và cũng là một trong bẩy mươi hai quan tòa của Hội Đồng Công Nghị Tối Cao của người Do Thái, tới gặp Quan Tổng Trấn Philatô xin được chôn cất Đức Giêsu. Quan Tổng Trấn đồng ý. Thi hài Đức Giêsu được mang xuống, cuốn trong khăn liệm, và chôn trong mộ đá. Trong khi ông Giuse lo việc tống táng, bà Maria Mađalêna và bà Maria, mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse, cả hai cũng có mặt tại hiện trường. Sau những loay hoay với những thủ tục chôn cất, với những than khóc, với những sụt sùi, rồi cuối cùng ông Giuse Arimáthêa cũng phải lăn tảng đá che kín lại ngôi mộ. Trong thất vọng, buồn phiền, và tiếc nuối, mọi người đi về nhà của mình trước khi mặt trời lặn.
Ngày Sabát tới.
II. Chúa Nhật Phục Sinh
Sáng sớm của ngày đầu tuần, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse, và bà Salômê dắt nhau đi tới ngôi mộ. Trên đường đi, họ nói với nhau,
— Ai sẽ đẩy tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?
Nhưng khi đi tới ngôi mộ, ba người phụ nữ giật mình nhận ra tảng đá lớn đã bị đẩy sang một bên.[3] Tiến vào bên trong, họ kinh ngạc nhìn thấy một người thanh niên mặc áo trắng ngồi bên phải [băng đá?], nhưng thi hài Đức Giêsu biến mất. Trước tình huống bất ngờ không dự liệu, cả ba giật mình, sợ hãi, bỏ chạy ra khỏi mộ (Máccô 16:1-8). Tin Mừng của thánh Máccô chấm dứt tại chương 16 câu 8. Phần còn lại, 16:9-20, không phải của ông nhưng do người khác viết thêm vào sau này. Do đó, nếu không có thánh sử Mátthêu, Luca, và Gioan, có lẽ chúng ta sẽ lúng túng, thắc mắc, không hiểu rõ chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng ngày hôm đó.
Theo như Mátthêu sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ của ông Giacôbê và ông Giuse đi tới mộ. Khám phá ra ngôi mộ trống và sứ thần Thiên Chúa ngồi trên tảng đá che cửa mộ, họ sợ hãi bỏ chạy (Mátthêu 28:1-10).
Theo như Luca sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna, bà Maria mẹ của ông Giacôbê, bà Gioanna, và một số người phụ nữ đi ra mộ. Họ thấy cửa ngôi mộ hé mở. Tiến vào bên trong, họ hoang mang kinh ngạc bởi những người đàn bà không thấy thi hài Đức Giêsu đâu hết. Còn đang phân vân sợ hãi, bỗng nhiên họ thấy hai người thanh niên mặc y phục sáng chói xuất hiện đứng bên cạnh. Những người đàn bà sợ hãi chạy về báo cho mười một môn đệ và những người khác câu chuyện lạ. Chỉ có một vài người trong đó có Phêrô tin vào lời nói của họ. Những người này chạy ra ngôi mộ. Nhưng rất tiếc họ cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoại trừ ngôi mộ trống và khăn liệm Đức Giêsu (Luca 24:1-12, 24).
Theo như Gioan sáng hôm đó, bà Maria Mađalêna một mình đi ra mộ. Thấy tảng đá lăn ra khỏi cửa, bà chạy về thông báo cho Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến bản tin bất ngờ. Phêrô và người môn đệ cùng chạy ra tới ngôi mộ. Nhưng cả hai cũng không khám phá ra điều gì khác hơn ngoài những mảnh khăn liệm và khăn cuốn đầu của thi hài Đức Giêsu còn để lại trong ngôi mộ trống (Gioan 20:1-10).
Dựa vào bốn bản Tin Mừng vừa được trích dẫn ở trên, chúng ta có một bức tranh Phục Sinh tương đối đầy đủ như sau:
(1). Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, một số người phụ nữ mang dầu thơm đi tới ngôi mộ Đức Giêsu, bởi vào buổi chiều ngày thứ Sáu vừa qua, họ chỉ có khoảng trên dưới hai tiếng đồng hồ để tẩm liệm và chôn cất thi hài của Ngài;
(2). Trên đường đi, chợt nhớ đến tảng đá, những người phụ nữ lo lắng hỏi nhau làm sao mở được cửa mộ bây giờ. Nhưng thật là bất ngờ, khi tới nơi, họ thấy cửa mộ đã hé mở. Tiến vào bên trong, họ khám phá ra thi hài Đức Giêsu đã biến mất, nhưng khăn liệm còn để lại;
(3). Những người phụ nữ sợ hãi, chạy về nhà, sau khi được thiên sứ thông báo Tin Mừng Phục Sinh. Nhận được tin, Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến chạy ra ngôi mộ. Nhưng cả hai cũng không thấy điều gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống và khăn liệm.
Dựa vào ba sự kiện trên đây và bốn bản Tin Mừng Phục Sinh, chúng ta nhận ra một chi tiết khá lạ, đó là, bốn thánh sử không thống nhất với nhau, trong khi các ngài tường thuật lại những dữ kiện của biến cố Phục Sinh. Thí dụ, “Thật sự ra đã có bao nhiêu người phụ nữ đi tới ngôi mộ? Tên của họ là chi?” hoặc là, “Khi tới ngôi mộ, những người đàn bà đã gặp bao nhiêu sứ giả của trời cao? Họ gặp những sứ giả Phục Sinh ở bên ngoài hay ở bên trong ngôi mộ? Những người thanh niên này đứng hay ngồi?”
Tuy nhiên, tất cả bốn tác giả đều đồng ý với nhau về hai dữ kiện:
(1). Phụ nữ là những nhân chứng cho một biến cố vĩ đại chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại. Một trong những người này là bà Maria Mađalêna.
(2). Ngôi mộ Ðức Giêsu cuối cùng trở thành ngôi mộ trống. Thi hài của Ngài biến mất.
Hai dữ kiện này chính là hai sự kiện căn bản đã xảy ra vào buổi sáng của ngày Phục Sinh thứ nhất trong lịch sử của Kitô giáo.
Sau khi đã kiếm ra đáp số cho ẩn số (x) thứ nhất của bài tham khảo, “Chuyện gì đã xẩy ra vào buổi sáng sớm của ngày hôm đó?”, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang đề tài thứ hai, đó là, “Tính trung thực của Tin Mừng Phục Sinh”.
III. Phụ Nữ, Nhân Chứng của Tin Mừng Phục Sinh
Đến ngày hôm nay vẫn còn nhiều người nghi ngờ về tính trung thực của Tin Mừng Phục Sinh. Họ nghi ngờ Giáo Hội thời tiên khởi đã sáng tác ra câu chuyện vào một buổi sáng sớm tinh mơ mùa Xuân, những người phụ nữ dẫn nhau đi ra ngôi mộ để ướp xác Đức Giêsu. Điều nghi ngờ này hoàn toàn có lý, bởi ai biết đâu cả bốn thánh sử đã tưởng tượng, nói dối, rồi âm mưu với nhau dàn dựng nên bộ phim Phục Sinh dài một tập. Nhưng nếu đúng là như vậy, và nếu hiểu rõ về văn hóa và phong tục của người Do Thái, chúng ta sẽ ngạc nhiên khám phá ra một điều rất khó để mà giải thích, đó là, Giáo Hội thời tiên khởi, gồm những người Do Thái, đã dùng phụ nữ để làm chứng nhân cho một biến cố Phục Sinh. Điều này vô cùng lạ lùng và khó hiểu, bởi vì phụ nữ Do Thái vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên bị đối xử như công dân hạng hai trong xã hội.
Tương tự như người Việt Nam, phụ nữ Do Thái tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tại gia tòng phụ? Người phụ nữ Do Thái trong gia đình phải phục tùng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu, con gái ngồi đó. Xuất giá tòng phu? Sau khi lập gia đình, người phụ nữ hoàn toàn thuộc về gia đình người chồng. Cơ nghiệp của phu quân chính là cơ nghiệp của riêng mình. Phu tử tòng tử? Nếu người chồng có mệnh hệ gì, người vợ phải phục tùng người con trai trưởng, bởi vì sau khi thân phụ qua đời, anh ta đã trở thành trụ cột chính trong gia đình.
Bởi chỗ đứng thấp kém của người phụ nữ, vào thời Ðức Giêsu không ai dùng đàn bà, con gái làm nhân chứng cho những tranh cãi kiện tụng trong tòa án, hay là bất cứ vấn đề gì. Đối với người Do Thái chứng từ của người phụ nữ hoàn toàn không có giá trị gì hết.
Hiểu rõ vị thế của người phụ nữ Do Thái trong xã hội vào thế kỷ thứ nhất, bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi khám phá ra một hiện tượng lạ, đó là, cả bốn thánh sử đều dùng phụ nữ làm những nhân chứng cho một biến cố vĩ đại đã thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Thêm vào đó, Maria Mađalêna, người phụ nữ đứng đầu danh sách và được nhắc tới trong cả bốn bản Tin Mừng Phục Sinh, lại là một nhân vật, mà theo như Máccô diễn tả, bà đã được Đức Giêsu trục xuất ra khỏi người bẩy con quỷ (Máccô 16:9). Đây là một dữ kiện khá mất mặt cho Giáo Hội thời sơ khai. Chắc chắn những người lãnh đạo Do Thái chống đối Đức Giêsu đã bịt mũi cười khinh bỉ vào mặt Phaolô, Phêrô, và những người Kitô hữu thời tiên khởi mà nói, “Đúng là chuyện phường chèo”, khi biết rằng đàn bà phụ nữ là những nhân chứng cho một niềm tin về Đức Kitô Phục Sinh.
Tuy nhiên đối với chúng ta, những người tín hữu của thiên niên kỷ thứ ba, những sự kiện bất lợi và mất mặt của ngày xưa lại có giá trị rất cao về tính trung thực; bởi nếu cần phải đạo diễn cho câu chuyện Phục Sinh để mà lừa bịp những người chống đối, Giáo Hội gồm toàn những người Do Thái đã không ngớ ngẩn bắt đầu bộ phim Phục Sinh bằng những bước chân của người phụ nữ, nhưng là của Phêrô.
Phaolô và danh sách của những chứng nhân Phục Sinh trong lá thư gửi tín hữu thành Côrintô là một thí dụ cụ thể cho vấn đề chúng ta đang thảo luận, đó là, không ai lại dùng phụ nữ để làm nhân chứng cho đại Tin Mừng Phục Sinh. Khi nhắc tới tên của những người có diễm phúc được diện kiến với Đức Kitô, Phaolô không đả động hay nhắc nhở gì đến bất cứ tên tuổi của một người phụ nữ nào hết, kể cả Maria Mađalêna, người đứng đầu và xuất hiện trong cả bốn bản Tin Mừng Phục Sinh. Trong bản danh sách những nhân chứng Tin Mừng Phục Sinh của Phaolô, Phêrô đứng đầu, sau đó là nhóm Mười Hai, rồi tới hơn năm trăm người Kitô hữu (đàn ông), ông Giacôbê người anh họ của Đức Kitô tiếp theo sau, nối tiếp là các Tông Đồ, và sau cùng là Phaolô (1Cor 15:5-8). Tất cả những nhân vật nằm trong danh sách này đều là đàn ông.[4] Nhưng chúng ta biết, như đã được phân tích và trình bày ở trên (II. Chúa Nhật Phục Sinh), Phêrô không phải là nhân chứng Phục Sinh đầu tiên.
Cho nên, mặc dù vẫn còn tranh cãi với nhau về những sự kiện đã xảy ra chung quanh biến cố Phục Sinh, các thần học gia đều đồng ý với nhau về một điểm, vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, những người phụ nữ Do Thái đã dẫn nhau đi tới mộ, và họ là những nhân chứng đầu tiên cho đại Tin Mừng Phục Sinh.
IV. Ngôi Mộ Trống
Sau khi đã sáng tỏ về tính trung thực của những dữ kiện liên quan đến những chứng nhân Phục Sinh, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào ngôi mộ của Đức Giêsu để giảo nghiệm, xem xét, và tìm hiểu coi có thật đúng là ngôi mộ đá đã trở nên ngôi mộ trống hay không?
A. Các Nhà Lãnh Đạo Do Thái và Ngôi Mộ Trống
Theo như Mátthêu, những người lãnh đạo Do Thái, trước hiện tượng ngôi mộ trống và thi hài Ðức Giêsu biến mất, đã cho những người lính La Mã một số tiền lớn để họ tung tin rằng “ban đêm trong khi chúng tôi đang ngủ, những người môn đệ của hắn đã tới lấy trộm xác” (Mátthêu 28:11-15).
Theo như Gioan, sau khi khám phá ra tảng đá lăn sang một bên, bà Maria Mađalêna chạy về báo tin, “Người ta đã cướp lấy thi hài của Thầy rồi” (Gioan 20:1-2).
Nếu Maria Mađalêna hay là Phaolô hay là Phêrô thông báo với mọi người rằng xác Ðức Giêsu đã biến mất, điều này cũng không đặc biệt và lý thú cho bằng nếu bản tin về ngôi mộ trống được thông báo và xác nhận bởi các nhà lãnh đạo Do Thái thù nghịch với Đức Kitô. Tin Mừng theo thánh Mátthêu 28:11-15 xác nhận một chi tiết khá lý thú, đó là, chính những người chống đối Ðức Giêsu cũng đã không hề phủ nhận, nhưng phải công nhận là ngôi mộ đá của Đức Giêsu, mặc dù đã được Quan Tổng Trấn Philatô sai người niêm phong đóng ấn, được quân lính La Mã binh khí ngập tới miệng canh phòng cẩn thận, đã trở thành ngôi mộ trống. Chứng từ của các nhà lãnh đạo Do Thái về tính trung thực của ngôi mộ trống của Đức Giêsu do đó trở thành một chứng từ với giá trị rất cao.
B. Thi Hài của Đức Giêsu Bị Đánh Cắp
Mà tại sao thi hài Đức Giêsu lại biến mất? Để giải thích cho hiện tượng ngôi mộ trống, dựa vào chứng từ của những thầy Thượng Tế (Mátthêu 28:11-15), có một số người đặt nghi vấn là những người môn đệ của Đức Giêsu, vào lúc ban đêm, đã lẻn tới, cậy nắp mộ, lấy mất xác, rồi phao tin đồn thất thiệt là Ngài sống lại. Nhưng giả thiết này cũng không đứng vững bởi hai dữ kiện liên quan đến khăn liệm Đức Giêsu và dấu niêm phong ngôi mộ đá.
1. Khăn Liệm
Theo như Luca và Gioan, mặc dù thi hài biến mất, khăn liệm Ngài vẫn còn để lại trong mộ (Luca 24:12, Gioan 20:5-7). Đặc biệt thánh sử Gioan còn nhấn mạnh đến một chi tiết khá lạ, đó là, khăn quấn đầu đã được cuộn tròn để riêng, không lẫn lộn với những băng vải cuốn thi hài Đức Giêsu (Gioan 20:7). Trong khi giảo nghiệm xem xét lý do tại sao xác Đức Giêsu lại biến mất, khăn cuốn đầu Ðức Giêsu được cuộn tròn, để sang một bên trở thành một dữ kiện khá lý thú. Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu các môn đệ của Ðức Giêsu đã thật sự đến cướp xác Ngài, tại sao họ lại không ôm lấy xác Ðức Giêsu bỏ chạy thẳng một mạch, mà lại còn phải mất thời giờ, tỉ mỉ cuộn tròn khăn che đầu của xác Thầy, sau đó cẩn thận để khăn che đầu cuộn tròn sang một bên?
2. Dấu Niêm Phong
Theo như thánh Mátthêu, vào buổi chiều ngày thứ Sáu, các thầy Thượng Tế và Biệt Phái dặn dò “cảnh cáo” Quan Tổng Trấn phải cẩn thận canh chừng xác Ðức Giêsu, bởi họ sợ môn đệ của Ðức Giêsu sẽ đến cướp thi hài, rồi phao tin là Ngài đã sống lại. Trước lời yêu cầu, Quan Tổng Trấn gật đầu đồng ý với đề nghị của các nhà lãnh đạo Do Thái. Thế là các thầy Thượng Tế và Biệt Phái sai người đóng ấn niêm phong cửa mộ và điều động quân lính bảo hộ La Mã trấn đóng ngôi mộ đá ngày và đêm (Mátthêu 27:62-66).
Trong bầu không khí căng thẳng trước và sau cuộc Thương Khó của Ðức Giêsu, và trong tình hình canh gác nghiêm ngặt tại ngôi mộ, giả thiết là các người môn đệ đã lén tới ngôi mộ vào ban đêm để cướp đi thi hài Đức Giêsu cũng rất khó có thể đứng vững, bởi nhiều lý do:
(1). Trong Vườn Cây Dầu, ngay vừa khi đụng mặt với quân lính La Mã, tất cả các nam môn đệ của Ðức Giêsu sợ hãi “bỏ của, bỏ sư phụ, chạy lấy người”;
(2). Trong khi Ðức Giêsu đang bị thẩm vấn điều tra trong tòa Công Nghị, chỉ có Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến mới dám thập thò xuất hiện trước cửa tòa án theo dõi tình hình. Tất cả những người nam tử còn lại trong nhóm Mười Hai hoàn toàn vắng mặt, biệt âm vô tín;
(3). Trên đỉnh Núi Sọ, theo Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có những người phụ nữ đứng yên chứng kiến cảnh Đức Giêsu thọ hình, chết đi. Riêng những người môn đệ “nam nhi chi chí” của Ðức Giêsu hoàn toàn vắng mặt;[5]
(4). Khi những người đàn bà chạy về nhà báo tin, những “thông minh nhất nam tử” vẫn run sợ không dám đi ra ngôi mộ ngoại trừ Phêrô và người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến.
Dựa vào sự kiện niêm phong ngôi mộ, quân lính La Mã canh gác nghiêm ngặt, và tâm lý của các môn đệ của Đức Giêsu, giả thiết là các ông đã đánh cắp thi hài cũng khó đứng vững. Làm sao họ, những người chạy trốn vì sợ hãi trong suốt thời gian Đức Giêsu bị bắt, bị thọ hình, bị chôn trong mồ, dám manh nha trong đầu tư tưởng quay lại ngôi mộ được niêm phong và canh gác cẩn thận bởi lính La Mã để cướp đi thi hài của thầy mình?
C. Lầm Ngôi Mộ
Một trong những lý do để giải thích cho ngôi mộ trống và lý do tại sao thi hài Đức Giêsu lại biến mất là có thể tại vì sáng hôm đó, trời còn mờ tối, những người phụ nữ đã lầm lẫn ngôi mộ Đức Giêsu với một ngôi mộ của người khác. Điều này rất có thể đã xẩy ra, bởi vì ai biết đâu lúc đó trong cảnh tranh tối tranh sáng, mấy người phụ nữ đã nhìn gà hóa cuốc, chỉ gà nói vịt. Lâu rồi bận công việc phải đi xa không có dịp thăm viếng ngôi mộ của người thân, khoảng một năm sau chúng ta ghé vào nghĩa trang. Bởi cảnh trí thay đổi, thí dụ, đã có thêm một vài ngôi mộ mới, thông thường chúng ta sẽ lúng túng trong khoảng một vài giây để xác định lại phương hướng ngôi mộ của người thân.
Nhưng giả thiết lầm lẫn mộ cũng không đứng vững, bởi vì theo như Máccô, Mátthêu, và Luca, hôm đó những người phụ nữ hiện diện trên ngọn đồi Gôlgôtha đã không bỏ về sau khi Đức Giêsu trút hơi thở. Bởi nghĩa tử là nghĩa tận, những người đàn bà đã ở lại với Ngài cho tới giờ phút cuối cùng. Mãi tới khi ông Giuse đã lăn tảng đá lấp kín lại ngôi mộ, họ mới chịu quay về nhà. Ðặc biệt thánh Máccô và thánh Luca còn cẩn thận ghi chú như sau, “Bà Maria Mađalêna và bà Maria mẹ ông Giuse để ý nhìn coi chỗ họ mai táng Ngài” (Máccô 15:47), và “Các bà để ý nhìn ngôi mộ, xem thi hài Người được đặt như thế nào” (Luca 23:55). Hai chi tiết đặc biệt này nói cho chúng ta biết hai bà Maria đã có bụng chủ tâm để ý tới địa thế của ngôi mộ, bởi chính họ cũng sợ tình trạng lầm lẫn ngôi mộ có thể sẽ xẩy ra. Thêm vào đó, thời gian từ lúc những người phụ nữ đi về nhà cho tới lúc họ đi ra mộ không phải là một khoảng thời gian dài, một tuần, một năm, hoặc mười năm. Từ chiều thứ Sáu cho tới sáng sớm ngày Chúa Nhật, mới hơn có một ngày, rất khó cho những người phụ nữ lẫn lộn ngôi mộ của Ðức Giêsu với ngôi mộ của người khác.
V. Chứng Nhân Phục Sinh
Nhưng ngôi mộ trống cũng chỉ xác định được một điều, thi hài Đức Giêsu không còn trong mộ. Ngôi mộ trống không có khả năng làm cho niềm tin Phục Sinh khai hoa nở nhụy nếu Đức Kitô Phục Sinh không xuất hiện. Những cuộc hội kiến với Đức Kitô, tường thuật với những chi tiết tỉ mỉ trong Kinh Thánh và đặc biệt trong Sách Tông Đồ Công Vụ, đã giải thích hiện tượng ngôi mộ trống, đồng thời, cũng trình bày cho độc giả biết lý do tại sao xác Ngài đã biến mất.
A. Thi Hài Đức Giêsu Biến Mất
Người Kitô hữu giải thích rằng thi hài Ðức Giêsu đã biến mất không phải bởi vì bị đánh cắp, hay bị thú hoang lẻn vào cắn xé lôi đi mất, hay bởi vì bất cứ lý do gì, nhưng bởi Ngài đã phục sinh. Khi sống lại, Ngài trở thành Ðức Kitô, Người đang ngự trong Nhà Tạm của ngày hôm nay. Đức Kitô Phục Sinh của ngày xưa cũng chính là Bánh và Rượu mà chúng ta lãnh nhận qua Bí Tích Thánh Thể.
B. Nhân Chứng Phục Sinh
Vào chính giây phút Ðức Giêsu sống lại từ trong cõi chết, thật sự ra không ai hay cũng chẳng ai biết. Hình ảnh Ðức Kitô Phục Sinh cầm cờ Phục Sinh tiến ra khỏi mộ trong khi quân lính La Mã sợ hãi ngã lăn ra mặt đất hoặc hoảng sợ cúi gục đầu xuống chỉ là sự tưởng tượng của những họa sĩ. Mặc dầu không có ai được chứng kiến giờ phút Ngài sống dậy, tuy nhiên vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần và sau đó, rất nhiều người đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Theo như Mátthêu, trên con đường chạy về nhà từ ngôi mộ trống, các người phụ nữ đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh. Họ tiến lại gần, ôm lấy chân, và thờ lạy Người (Mátthêu 28:9).
Theo như Luca, vào buổi chiều cùng ngày, trên con đường dài dẫn về ngôi làng Emmau, Ðức Kitô Phục Sinh đã hiện ra với hai môn đệ. Một trong hai người này tên là Clêôpas. Khi gần tới làng Emmau, hai người môn đệ mời người người khách lạ ở lại với họ. Trong bữa ăn tối, hai người nhận ra người khách lạ đó chính là Ðức Kitô qua hình ảnh bẻ bánh. Họ vội vàng dẫn nhau quay về lại Giêrusalem. Trong khi đang kể lại cho những người môn đệ khác về những điều họ vừa nhìn thấy, Ðức Kitô hiện ra ở ngay giữa các môn đệ, và Ngài nói, “Bình an cho các con”.
Theo như Gioan, sau khi Phêrô và người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến đã bỏ về, bà Maria Mađalêna một mình ở lại bên ngôi mộ trống. Ðức Kitô hiện ra với bà, nhưng Maria lại tưởng là người làm vườn cho đến lúc Ngài gọi, “Maria ”. Khi đó bà mới nhận ra người đang đối diện chuyện trò với bà chính là Ðức Kitô Phục Sinh. Và bà ra về, gặp gỡ, và nói với các môn đệ của Ðức Giêsu, “Tôi đã gặp gỡ Ngài” (Gioan 20:11-18).
Ðặc biệt hơn hết, có một người đã là chứng nhân độc đáo về một Ðức Kitô Phục Sinh, đó là Phaolô Társus. Phaolô nguyên gốc Do Thái, công dân La Mã, thuộc chi tộc Bengiamin, sinh ra tại thành phố Társus thuộc tỉnh Cêlicia nằm trong Ðế Quốc La Mã. Lớn lên, được gửi về Giêrusalem ăn học, Phaolô trở thành một người Biệt Phái, giỏi hùng biện, có lòng nhiệt thành bảo vệ đức tin Do Thái giáo. Bởi vậy Phaolô chống đối và thù ghét tất cả những người tin vào Ðức Kitô. Lùng bắt những người Kitô tại kinh thành Giêrusalem chưa đủ, Phaolô quyết định tiến về phía bắc Do Thái, thành phố Đamáscus tìm kiếm thêm người Kitô hữu để mang về Giêrusalem trị tội. Nhưng rất tiếc, trên con đường tiến về thành phố Đamáscus, người Biệt Phái Saolê đã gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh. Và cuộc đời Saolê biến đổi từ giây phút đó. Sau khi rửa tội trở thành người Kitô hữu, Phaolô đã dùng cả một quãng đời còn lại bôn ba trên nhiều nẻo đường của Đế Quốc La Mã để rao giảng và làm chứng cho Ðức Kitô Phục Sinh mà ông đã diện kiến.
VI. Âm Mưu
Có một số người nghi ngờ rằng những cuộc diện kiến và đối thoại với Ðức Kitô Phục Sinh chỉ là kết quả của một ảo tưởng, một hiện tượng tâm lý.
Một lần nữa, bởi chỉ tin theo, chúng ta phải chấp nhận một điều, có thể Giáo Hội thời tiên khởi đã âm mưu cùng với nhau dựng nên một bộ phim ngắn về Ðức Kitô Phục Sinh. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại có bao nhiêu người sẵn sàng đổ máu đào, mạng sống của chính mình cho một âm mưu gian dối lừa đảo như vậy? Stêphanô, người thanh niên trẻ trong chương 7 của sách Tông Đồ Công Vụ, đã đổ máu đào, chết đi để làm chứng cho một âm mưu gian dối của Giáo Hội tiên khởi. Chương 7, 9 và mười chín chương còn lại của Sách Tông Ðồ Công Vụ cũng không tường thuật điều gì khác hơn ngoài những câu chuyện về những hoạt động của một người Biệt Phái tên là Phaolô, cựu hung thần của tín hữu thời tiên khởi. Thế mà sau những giây phút gặp gỡ Ðức Kitô Phục Sinh, cựu hung thần lột da đổi xác. Phaolô trở thành một chiến sĩ tiền phong, lên non cao, xuống biển sâu, bị hành hung, bị đánh đập, bị săn đuổi, bị tù đày, bị sỉ nhục, bị chìm tàu, cuối cùng chết đi, chỉ để làm chứng cho một âm mưu lừa bịp gian dối. Ngoài Phaolô ra, còn biết bao nhiêu người khác nữa trong giai đoạn sơ khai của Giáo Hội đã đổ máu đào, bị tra khảo, bị chặt đầu, bị đóng đinh, bị đốt cháy, tất cả đều dùng chính mạng sống của mình để làm chứng cho một âm mưu đen tối.
Hiện tượng tử đạo, sẵn sàng thí bỏ mạng sống mình, chết đi cho một niềm tin của bao nhiêu người Kitô vào thế kỷ thứ nhất Công Nguyên thật sự là khó hiểu, và khó mà giải thích cho hợp lý nếu không dựa vào niềm tin là họ đã gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh.
VII. Kết Luận
Nếu có ai hỏi bạn, chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của người Kitô hữu? Bây giờ bạn có thể nói rằng, “Vào một buổi sáng sớm mùa Xuân, Maria Mađalêna và những người phụ nữ đi tới mộ của Đức Giêsu. Và họ khám phá ra ngôi mộ trống”.
Dựa vào chứng cớ của những người phụ nữ, của Phêrô, của Phaolô, và dựa vào máu đào của Stêphanô và của bao nhiêu tín hữu tiên khởi, chúng ta tin theo rằng Ðức Kitô đã sống lại. Là người Kitô hữu, môn đệ của Ðức Kitô, chúng ta tin rằng sau này bạn và tôi cũng sẽ được sống lại với Người. Và đây là một trong những Tin Mừng trong Mùa Phục Sinh cho những người Kitô hữu trên toàn thế giới.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
____________________________
Chú Thích
[1] Thuộc nước Hy Lạp.
[2] Theo như bản Tin Mừng thứ Tư, ông Nicôđêmô xuất hiện tại núi Sọ giúp đỡ ông Giuse tẩm liệm và chôn cất Ðức Giêsu (Gioan 19:38-42).
[3] Về tảng đá che cửa mộ, theo như Máccô, sau khi tẩm liệm xác Ðức Giêsu và đặt Ngài trong ngôi mộ đá, Giuse [chính tay] lăn tảng đá che kín ngôi mộ. Tảng đá này có kích thước không phải là nhỏ. Chi tiết này được Máccô nhắc nhở với độc giả Kinh Thánh không phải chỉ một mà là hai lần. Lần thứ nhất, trên con đường đi ra ngôi mộ, Maria Mađalêna, Maria mẹ của ông Giacôbê and ông Giuse, và Salômê lo lắng, thắc mắc, nói với nhau, “Ai sẽ đẩy tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?” (Máccô 16:3). Lần thứ hai, tiếp theo sau ngay câu 3, Máccô ghi rõ là “[tảng đá này] rất lớn” (Máccô 16:4). Ai đã đẩy tảng đá này sang một bên? Cả ba người Máccô, Luca, Gioan đều không nói gì tới nhân vật đã xê dịch tảng đá ngoại trừ Mátthêu. Theo như Mátthêu, sáng sớm ngày hôm đó, từ trời cao sứ thần Thiên Chúa hiện xuống, đẩy tảng đá sang một bên và ngồi lên trên đó.
[4] Ở đây có thể Phaolô chỉ nhắc lại một truyền thống khá phổ biến trong những cộng đồng tín hữu Kitô tiên khởi. Nếu đúng là như vậy, đã có ít nhất hai truyền thống hơi khác nhau về những nhân chứng Phục Sinh lưu truyền trong những Giáo Hội địa phương. Một truyền thống, được trình bày trong bốn cuốn Phúc Âm, tin rằng phụ nữ trong đó có bà Maria Mađalêna là nhân chứng đầu tiên. Trong 1Côrintô 15:5-8 Phaolô nhắc tới truyền thống thứ hai, trong đó Phêrô đứng đầu bảng vàng. Đặc biệt nhất những người được nhắc tới trong danh sách thứ hai này toàn là đàn ông.
[5] Duy nhất chỉ có Gioan trong bản Tin Mừng thứ tư nhắc đến sự hiện diện của người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến dưới chân thánh giá. Truyền thống Kitô tin rằng người môn đệ này chính là tông đồ Gioan, em ông Giacôbê, trong nhóm Mười Hai người.
Thư Mục Tham Khảo
Anderson, J.N.D. The Evidence for the Resurrection. Downers Grove, IL: Intervarsity, 1966.
Borg, Marcus J. “Thinking About Easter,” Bible Review (April 1994) 15, 49.
Borg, Marcus & Crossan, Dominic. The Last Week: The Day-by-Day Accounts of Jesus' Final Week in Jerusalem. New York, NY: HarperCollins, 2006
Bostock, Revd Dr Gerald Boldock. “Do We Need an Empty Tomb?” The Expository Times (1994) 202-205.
Brown, Raymond E. The Death of the Messiah. From Gethsemane to the Grave. ABRL; New York, NY: Doubleday, 1994.
Craig, William Lane. “The Guard at the Tomb,” New Testament Studies 30 (1984) 273-281.
Crossan, John Dominic. “Is It Possible to Know That Jesus Was Raised From the Dead?” Faith and Philosophy 1 (1984) 147-159.
Fuller, Reginald H. The Formation of the Resurrection Narratives. Philadelphia: Fortress Press, 1980.
Keller, James A. “Contemporary Doubts About the Resurrection,” Faith and Philosophy 5 (1988) 40-60.
Gardner, Richard B. Matthew. Scottdale, PA: Herald, 1991.
Hare, Douglas. Interpretation: Matthew. Louisville: Westminster John Knox, 1993.
Jeremias, Joachim. Jerusalem in the Time of Jesus. Philadelphia: Fortress, 1969.
Johnson, E. S. “Is Mark 15:39 the Key to Mark’s Christology?” Journal for the Study of the New Testament 31 (1987) 3-22.
Küng, Hans. On Being a Christian, trans. by Edward Quinn. 1974. New York: Pocket Books, 1976.
Lewis, C.S. Mere Christianity. New York: Macmillan, 1960.
Mack, Burton L. The Lost Gospel-The Book of Q. San Francisco: Harper-Collins, 1993.
Morison, Frank. Who Moved the Stone? Grand Rapids, MI: Zondervan Publishing House, 1987.
Moreland, J.P. and Kai Neilsen. Does God Exist? Buffalo, NY: Prometheus, 1990.
Perrin, Norman. The Resurrection According to Matthew, Mark, and Luke. Philadelphia: Fortress, 1977.
Senior, Donald. Matthew. ANTC; Nashville: Abingdon, 1998.
____________. The Passion Narrative according to Matthew. BETL 39; Louvain: Leuven University, 1975.
____________. “Revisiting Matthew’s Special Material in the Passion Narrative,” Ephimerides Theologicae Lovanienses 70 (1994) 417-24.
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (5)
Vũ Van An
05:08 03/04/2015
V. Khổ Nạn dưới cái nhìn của Thánh Luca
Một trong các hình ảnh nổi bật về Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca là hình ảnh Người như nhà tiên tri tràn đầy Chúa Thánh Thần. Thánh Luca bắt đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu tại hội đường của thị trấn sinh quán là Nadarét. Người mở sách cuộn để đọc bản văn của Isaia 61: “Thần Trí Chúa ở trên tôi vì Người đã xức dầu cho tôi để tôi mang tin mừng tới cho người nghèo…” (Lc 4:16-30). Ngọn lửa tiên tri này sẽ thúc đẩy Chúa Giêsu qua suốt thừa tác vụ của Người và đem Người tới đỉnh cao của sứ mệnh tại Giêrusalem.
Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi trong Tin Mừng Luca, Chúa Giêsu đối diện với việc Người bị đóng đinh bằng một lòng trung thành can đảm và một cảm thức tiên tri về công lý. Điều này đã lên đặc điểm cho thừa tác vụ của Người dọc hành trình dài từ Galilê lên Giêrusalem.
1. Bữa tối sau hết: Lc 22:1-38
Lễ Bánh Không Men, cũng gọi là lễ Vượt qua, đã đến gần. Các thượng tế và kinh sư tìm cách thủ tiêu Ðức Giêsu, vì họ sợ dân.
Satan đã nhập vào Giuđa, cũng gọi là Ítcariốt, một người trong số Mười Hai. Hắn đi nói chuyện với các thượng tế và lãnh binh Ðền Thờ về cách thức nộp Người cho họ. Họ rất mừng và đồng ý sẽ cho hắn tiền. Hắn ưng thuận và tìm dịp tiện để nộp Ðức Giêsu cho họ, lúc không có đám đông.
Ðã đến ngày lễ Bánh Không men, ngày phải sát tế chiên Vượt qua. Ðức Giêsu sai ông Phêrô với ông Gioan đi và dặn: "Các anh hãy đi dọn cho chúng ta ăn lễ Vượt Qua". Hai ông hỏi: "Thầy muốn chúng con dọn ở đâu?" Người bảo họ: "Này, khi vào thành, các anh sẽ gặp một người mang vò nước. Cứ đi theo người đó, người đó vào nhà nào, thì các anh vào thưa với chủ nhà: "Thầy nhắn ông: "Căn phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?" Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một căn phòng rộng rãi trên lầu, đã được trang bị: các anh hãy dọn ở đó". Các ông ra đi, thấy mọi sự y như Người đã nói, và các ông dọn tiệc Vượt Qua.
Khi giờ đã đến, Ðức Giêsu vào bàn, và các Tông Ðồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giời ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa".
Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Nước Thiên Chúa đến".
Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy". Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.
"Nhưng này bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy. Ðã hẳn Con Người ra đi như đã ấn định, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người". Các Tông Ðồ bắt đầu bàn tán với nhau xem ai trong Nhóm lại là kẻ toan làm chuyện ấy.
Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong Nhóm được coi là người lớn nhất. Ðức Giêsu bảo các ông: "Vua của các dân thì lấy quyền mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ.
"Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thấy gặp thử thách gian nan. Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ítraen".
Rồi Chúa nói: "Simon, Simon ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh". Ông Phêrô thưa với Người: "Lạy Chúa, với Chúa, con sẵn sàng vào tù, và chết cũng cam". Ðức Giêsu lại nói: "Này anh Phêrô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, thì đã ba lần anh chối là không biết Thầy".
Rồi Người nói với các ông: "Khi Thầy sai anh em ra đi, không túi tiền, không bao bị, không giày dép, anh em có thiếu thốn gì không?" Các ông đáp: "Thưa thầy, không". Người bảo các ông: "Nhưng bây giờ, ai có túi tiền thì hãy mang theo, ai có bao bị cũng vậy; còn ai chưa có gươm thì bán áo đi mà mua. Vì Thầy bảo cho anh em hay: cần phải ứng nghiệm nơi bản thân Thầy lời Kinh Thánh đã chép: Người bị liệt vào hàng phạm pháp. Thật vậy, những gì đã chép về Thầy sắp được hoàn tất". Các ông nói: "Lạy Chúa, này có hai thanh gươm đây". Người bảo họ: "Ðủ rồi!"
Tin Mừng Luca thích mô tả Chúa Giêsu ở bữa ăn: ăn tối tại nhà Simong Cùi nơi một phụ nữ xức dầu cho Người và dùng nước mắt rửa chân cho Người và lấy tóc mình mà lau khô, và ngược lại, được ơn tha thứ vô điều kiện (7:36-50); các bữa ăn với những người tội lỗi vốn chọc giận các địch thủ của Người (15:1-2); bẻ bánh với đám đông đói khát lời Người (9:10-17).
Dấu chỉ hùng hồn đó của sứ mệnh Chúa Giêsu: tụ tập một dân tộc, bẻ một tấm bánh, cũng rất nổi bật ở các màn đầu tiên trong trình thuật khổ nạn của Thánh Luca. Bữa ăn ở đây là bữa ăn Vượt Qua (22:1,7), nghi lễ giải phóng vĩ đại của Israel. Chính trong đêm này, các kẻ thù của Chúa Giêsu đã giương một cái bẫy cho Người, với sự giúp tay của Giuđa, một trong các môn đệ của Chúa Giêsu (22:1-6). Nhưng Thánh Luca muốn nói rõ: một bi kịch có tính định mệnh hơn sự thất bại của con người đang diễn ra ở đây: Satan, vua sự ác, “Satan đã nhập vào Giuđa” và qua tác nhân nhân bản này, nó sẽ ráng tấn công tác giả sự sống (22:3) một lần nữa.
Khi các việc chuẩn bị cho ngày lễ đã hoàn tất, Chúa Giêsu ngồi vào chỗ của Người ở bàn ăn với các môn đệ. Người mong được cử hành lễ này với họ; nhưng khẩn trương nơn nữa, Người mong Israel được Thiên Chúa giải thoát vì đây chính là ý nghĩa của ngày lễ, và trọn con người của Người đã được hiến dâng cho mục tiêu này. Bánh và rượu trở nên dấu hiệu của chính sứ mệnh Người: là chính thân xác bị bẻ ra và trao ban cho họ; máu ngài được đổ ra cho họ, trong một giao ước mới.
Nhưng các môn đệ chưa hiểu hết việc Chúa Giêsu là ai và vào ngày áp lễ Vượt Qua, Người đang gặp nguy cơ gì. Người từng cảnh cáo họ về sự phản bội sắp xẩy ra nhưng điều này xem ra càng làm họ bối rối, mù mờ hơn. Nhưng một điều nhói tim hơn, gần như khôi hài, là cảnh duy nhất chỉ có trong Tin Mừng Luca: Vào chính lúc long trọng nhất này, các môn đệ bắt đầu tranh cãi xem ai là người lớn nhất (22:24). Chúa Giêsu cắt ngang cuộc tranh cãi vụng dại và quá trớn ấy bằng cách tái khẳng định với họ tinh thần của chính thừa tác vụ của Người: “Thầy hiện diện giữa các con như người phục dịch” (22:27). Chính cái chết của Chúa Giêsu cũng là hành vi phục vụ lần cuối cùng, là hiến sinh tối hậu cho người khác. Tinh Thần này phải lên đặc điểm cho mọi biểu thức của thẩm quyền và uy quyền trong cộng đồng Kitô Giáo. Cảnh này của Thánh Luca có lẽ đã bị Phụng Vụ Tuần Thánh bỏ quên nhưng nó vẫn không kém thuyết phục như cảnh rửa chân trong trình thuật khổ nạn của Thánh Gioan mà ta vốn suy niệm vào mỗi Thứ Năm Tuần Thánh.
Tin Mừng Luca dành vai trò đặc biệt cho Nhóm Mười Hai, nhóm nòng cốt của các môn đệ Chúa Giêsu. Chính con số cũng đã là một biểu tượng cho cuộc tụ họp mọi chi tộc thất lạc của Israel rồi, cuộc phục hưng dân Thiên Chúa vốn là đối tượng cho sứ mệnh của Chúa Giêsu. Các môn đệ của Người sẽ phải trở thành các chứng tá cho giáo huấn và việc chữa lành của Người (24:44-49); họ có nhiệm vụ tụ tập Giáo Hội và đem sứ mệnh của Người tới tận cùng trái đất (Cv 1:8). Do đó, Chúa Giêsu cầu nguyện cho Simong và cho các môn đệ khác để quyền lực sự ác sẽ không làm gì họ được (22:31-32). Cho dù Phêrô có yếu đuối, quyền lực ơn thánh cũng sẽ nâng ông dậy, và thừa tác vụ của ông, ngược lại, sẽ phải tăng cường các anh chị em ông trong cộng đồng. Như ta sẽ thấy, Thánh Luca rất khéo léo khi kể câu truyện khổ nạn trong tinh thần này: ngài tối thiểu hóa tác động của việc Thánh Phêrô chối Thầy và im lặng bỏ qua việc chạy trốn của các môn đệ khác. Đối với Thánh Luca, việc chắc chắn được hòa giải mà Chúa Kitô Phục Sinh đem tới cho cộng đồng đã đánh tan mọi ký ức bất trung trước đây.
Lễ Vượt Qua kết thúc với lời cảnh cáo mạnh mẽ của Chúa Giêsu về cơn khủng hoảng sắp sửa nổ ra trong cộng đoàn môn đệ yếu đuối này. Họ nên tự “trang bị” và ở thế sẵn sàng; Tin Mừng Thánh Luca không hề đánh giá thấp, càng không làm ngơ, sức mạnh lấn lướt của sự ác đang giơ nắm đấm đánh vào tinh thần tin mừng (22:35-38).
2. Giờ của bóng tối: Lc 22:39-65
Rồi Người đi ra Đồi Ôliu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Ðến nơi, Người bảo các ông: "Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ".
Rồi Người đi cách các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Cha ơi, nếu Cha muốn, xin tha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha". Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.
Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ".
Người còn đang nói, thì kìa một đám đông xuất hiện, và kẻ dẫn đầu tên là Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Ðức Giêsu để hôn Người. Ðức Giêsu bảo hắn: "Giuđa ơi! Anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao?" Thấy việc sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh Người liền hỏi: "Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chém được không?" Thế rồi một người trong nhóm chém tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai bên phải. Nhưng Ðức Giêsu lên tiếng: "Thôi, ngừng lại". Và người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành.
Rồi Ðức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Ðền Thờ và kỳ mục đến bắt Người: "Các ông đem gươm giáo gậy gộc đến như thể bắt một tên cướp sao? Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Ðền Thờ, mà các ông không tra tay bắt. Nhưng đây là giờ của các ông và quyền lực của tối tăm".
Họ bắt Ðức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phêrô thì theo xa xa. Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ. Thầy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: "Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!" Ông liền chối: "Tôi có biết ông ấy đâu, chị!" Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: "Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!" Nhưng ông Phêrô đáp lại: "Này anh, không phải đâu!" Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: "Ðúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê". Nhưng ông Phêrô trả lời: "Này anh, tôi không biết anh nói gì!" Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần". Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Những kẻ canh giữ Ðức Giêsu nhạo báng đánh đập Người. Chúng bịt mắt Người lại, rồi hỏi rằng: "Nói tiên tri xem: ai đánh ông đó?" Chúng còn thốt ra nhiều lời khác xúc phạm đến Người.
Cảm thức khủng hoảng và nguy hiểm mà Thánh Luca đưa vào câu truyện khổ nạn khá rõ rệt ở đây trong các màn khó quên: Chúa Giêsu thống thiết cầu nguyện, việc ngài bị bắt và hỏi cung ban đêm.
Sau Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu và các môn đệ “tới Đồi Ôliu” (22:39). Thánh Luca định vị lời cầu nguyện cảm kích này của Chúa Giêsu trên đồi cao nơi Do Thái Giáo cho rằng ngày tận thế sẽ diễn ra. Và chỉ có ngài mới diễn tả lời cầu nguyện này như một “cơn hấp hối”, một lời cầu nguyện khiến Người toát mồ hôi đến nỗi các giọt mồ hôi nhiễu xuống như những giọt máu. Văn chương Hy Lạp dùng chữ agonia để mô tả sự nỗ lực tận cùng của một vận động viên thể thao trong lúc thao dượt. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vào giờ sắp chết nồng nhiệt và xao xuyến đến độ “một thiên thần từ trời” phải tới để tăng sức cho Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu xin các môn đệ tham gia cầu nguyện với Người để cả họ nữa “khỏi sa chước cám dỗ” (22:40). “Cám dỗ” ở đây có nghĩa cuộc chiến đấu sau cùng giữa thiện và ác mà Do Thái Giáo vẫn cho là sẽ xẩy ra vào ngày tận thế, một “cơn cám dỗ” được cảm thấy bất cứ khi nào người có đức tin gặp sức mạnh lấn lướt của sự chết và sự ác trong thế giới. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có cùng một cường độ gay cấn đó: Người hoàn toàn hiến thân thực hiện thánh ý Chúa Cha nhưng Người cũng cầu xin cho sự giải thoát khỏi quyền lực sự chết. Nguyên hành vi cầu nguyện, tức thổ lộ mọi xao xuyến và sợ sệt của ta với Thiên Chúa, cũng đủ đem lại cho ta sức mạnh rồi. Nhờ thế, Chúa Giêsu đứng dậy và thấy các môn đệ của Người đang mê ngủ: “vì buồn phiền”, Thánh Luca viết thế, làm nhẹ tác động của một dấu hiệu yếu đuối nữa. Một lần nữa, Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ đừng tới gần “cơn cám dỗ”; cộng đoàn có thể chưa sẵn sàng đối đầu với quyền lực dữ dằn của sự chết nhưng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, thì đã sẵn sàng.
Ngay lúc đó, Giuđa đem một đám đông tới bắt Chúa Giêsu. Trong trình thuật của Thánh Luca, cái hôn phản bội của hắn không bao giờ đụng tới Chúa Giêsu vì Vị Thầy-Đầy Tớ này đã biết rõ mục tiêu của nó: “Này Giuđa, con phản bội Con Người bằng một nụ hôn sao?” (22:48). Các môn đệ, sững sờ vì cuộc tấn công và chưa thấu hiểu giáo huấn của Chúa Giêsu, vội cầm lấy vũ khí: “Lạy Chúa, chúng con tuốt gươm chén được không?” (22:48). Đó là câu hỏi mà các Kitô hữu vẫn thường hay hỏi mỗi khi bị đối đầu với sự ác. Không đợi câu trả lời, một môn đệ (không như Thánh Gioan, Thánh Luca không nhận diện môn đệ này là Thánh Phêrô) chém đứt tai người đầy tới vị thượng phẩm. Điểm đặc trưng của Tin Mừng này là: đáp án đối với vấn đề trả đũa bạo lực là vươn tay ra và chữa lành người bị thương. Đấng Giêsu, người vốn dạy các môn đệ phải “yêu kẻ thù các con” và không lấy ác trả ác (6:27-36) đã sống đúng lời của Người.
"Đây là giờ của các ông”, Chúa Giêsu nói với đám đông có vũ trang, “và quyền lực của tối tăm”. Nhưng độc giả biết rõ bên kia đêm đen, ngày phục sinh sẽ đến.
Cảnh lại đổi. Những người bắt giam Chúa Giêsu đưa Người tới nhà vị thượng phẩm (22:54-65). Ở đây, Người sẽ bị thẩm vấn và đánh đập suốt đêm (22:63-65). Các cảnh bắt giam lén lút và bạo động, tra tấn và hỏi cung trong đêm đã được lặp đi lặp lại trong lịch sử tử đạo Kitô Giáo, kể cả ngày nay.
Thánh Phêrô theo Thầy tới sân nhà vị thượng phẩm và trà trộn vào đám đông đang vây quanh đống lửa để chống lại cái lạnh giá của đêm khuya (22:54-62). Nhưng cố gắng trà trộn vào đám đông của ông thất bại; một nữ tỳ nhận ra ông dưới ánh lửa: “Người này cũng ở với ông ấy”. Sợ hãi lên tới cổ, Phêrô cực lực chối không hề biết Người. Nhưng một lúc sau, nguy hiểm lại xuất hiện khi một người khác nhận ra ông, rồi lại “một giờ sau”, một người khác nữa nhận ra giọng Galilê của Phêrô. Lần nào cũng thế, Phêrô, thủ lãnh Nhóm Mười Hai, đều chối phắc, quả quyết mình chưa hề nghe nói về ông Giêsu.
Các độc giả đầu tiên của Tin Mừng này, những người coi Thánh Phêrô như một ký ức nóng hổi và là cha đẻ ra đức tin của họ, hẳn thấy cảnh này đau lòng. Thánh Luca cho thêm một nét bi kịch hết sức khéo léo và đầy thương cảm. Không như các trình thuật khổ nạn khác, trình thuật Luca đã sắp xếp để Chúa Giêsu và Thánh Phêrô không xa tầm nhìn của nhau bao nhiêu: đống lửa sưởi ấm và nhóm lính tra tấn Chúa Giêsu cùng hiện diện ở sân nhà vị thượng phẩm. Khi gà gáy, dấu hiệu chính Chúa Giêsu đã báo trước cho Phêrô (22:34), Chúa Giêsu quay mặt lại và nhìn thẳng vào người môn đệ của Người. Cái nhìn này đâm thấu trái tim Phêrô; ông nhớ lại lời Chúa Giêsu, những lời cảnh cáo sai phạm nhưng cũng hứa hẹn tha thứ, bèn rời sân nhà thượng phẩm vừa rời vừa khóc thảm thiết.
3. Chúa Giêsu bị xử: Lc 22:66-23:25
Khi trời sáng đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Ðồng và hỏi: "Ông có phải là Ðấng Mêsia thì nói cho chúng tôi biết!" Người đáp: "Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời. Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng". Mọi người liền nói: "Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?" Người đáp: "Ðúng như các ông nói, chính tôi đây". Họ liền nói: "Chúng ta cần gì lời chứng nữa? Chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói!"
Toàn thể cử toạ đứng lên, điệu Ðức Giêsu đến ông Philatô.
Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: "Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là Vua nữa". Ông Philatô hỏi Người: "Ông là Vua dân Dothái sao?" Người trả lời: "Chính Ngài nói đó". Ông Philatô nói với các thượng tế và đám đông: "Ta xét thấy người này không có tội gì". Nhưng họ cứ khăng khăng nói: "Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giuđê, bắt đầu từ Galilê cho đến đây". Nghe nói thế, ông Philatô liền hỏi xem đương sự có phải là người Galilê không. Và khi biết Người thuôc thẩm quyền vua Hêrôđê, ông liền cho gửi Người đến vua Hêrôđê, lúc ấy đang có mặt tại Giêrusalem.
Vua Hêrôđê thấy Ðức Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu vua muốn được gặp Người bởi đã từng nghe nói về Người. Vả lại, vua cũng mong được xem Người làm một hai phép lạ. Nhà vua hỏi Người nhiều điều, nhưng Người không trả lời gì cả. Các thượng tế và kinh sư đứng đó, tố cáo Người dữ dội. Vua Hêrôđê cùng với bọn lính tỏ ra khinh dể Người, khoác cho Người một chiếc áo rực rỡ mà chế giễu, rồi cho giải Người lại cho ông Philatô. Ngày hôm ấy, vua Hêrôđê và tổng trấn Philatô bắt đầu thân thiện với nhau, chứ trước kia hai bên vẫn hiềm thù.
Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: "Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra". Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: "Giết nó đi, thả Baraba cho chúng tôi!" Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.
Ông Philatô muốn thả Ðức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: "Ðóng đinh! Ðóng đinh nó vào thập gía!" Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra". Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.
Và ông Philatô phán quyết chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Con Ðức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn.
Đêm dài chấm dứt với buổi họp sáng sớm trước thượng hội đồng, tức hội đồng quản trị người Do Thái ở Giêrusalem. Dù trình thuật Tin Mừng vẫn gán cho buổi họp này dáng dấp của một “phiên tòa”, nhưng có thể đây chỉ là một buổi điều trần không chính thức để các lãnh tụ chuẩn bị lời tố cáo Chúa Giêsu của họ để đệ trình lên tổng trấn Rôma...
Quả thực, các lãnh tụ đã điệu Chúa Giêsu tới Philatô và bắt đầu buộc Người nhiều tội ác nặng nề. Chỉ một mình Thánh Luca nhấn mạnh tới bản chất chính trị trong các lời buộc tội Chúa Giêsu: "Chúng tôi đã phát giác ra tên này sách động dân tộc chúng tôi, và ngăn cản dân chúng nộp thuế cho hoàng đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, là Vua nữa" (23:2). Sau đó, họ còn lặp lại các lời buộc tội trên: "Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng dạy khắp vùng Giuđê, bắt đầu từ Galilê cho đến đây" (23:5).
Trình thuật của Thánh Luca đầy rẫy nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ các lãnh tụ, những người vốn có trách nhiệm bảo vệ tự do và đức tin của Israel, nhưng giờ đây lại chỉ biết quan tâm tới quyền lợi của Xêda. Tuy nhiên, độc giả của Tin Mừng này còn biết một bình diện nghịch lý khác: thực tế, thừa tác vụ mạnh mẽ của Chúa Giêsu về công lý là một đe dọa sâu xa đối với sức mạnh áp chế của Xêda. Và sứ mệnh của Người quả cố ý nhằm “xúi dân” khi Chúa Giêsu của Thánh Luca từ Galilê tới Giêrusalem một cách uy nghi. Nhưng cuộc cách mạng của Chúa Giêsu không phải là cuộc chạm trán dễ tiên đoán giữa các hệ thống chính trị trái ngược, nhưng là lời mời gọi hồi tâm từ căn gốc và là một viễn kiến về việc đổi mới gia đình nhân loại dựa trên công lý và cảm thương, một viễn kiến có khả năng lay động chính nền tảng của mọi hệ thống chính trị áp chế.
Một nghịch lý khác đọc thấy nơi sự kiện này: các thẩm quyền thế tục, tức Philatô và sau đó Hêrốt, thấy Chúa Giêsu vô tội trong khi các thẩm quyền tôn giáo lại nằng nặc tìm cách tiêu diệt Người. Thánh Luca để viên tổng trấn Rôma và vị vua chư hầu của Galilê liên tiếp xác nhận điều đó. “Tôi thấy người này không có tội gì”, Philatô tuyên bố như thế (23:4). Và trong một cảnh chỉ có trong Tin Mừng Luca (23:6-16), cả lúc Chúa Giêsu bị Hêrốt Antipa nhạo báng là tiên tri dổm, nhà vua thối nát và tên sát hại các tiên tri này (9:7-9; 13:31-33) vẫn không kiếm ra tội nào nơi Chúa Giêsu cả.
Do đó, một lần nữa, Philatô từ chối không kết án Chúa Giêsu; lời cáo buộc xúi giục nổi loạn đã bị bác bỏ: “ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo… ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả” (23:14, xem thêm 23:22).
Một số học giả Thánh Kinh nghĩ rằng khi viết thế, Thánh Luca muốn làm an lòng các độc giả Rôma khiến họ tin rằng Chúa Giêsu không phải là một nhà cách mạng chính trị và các Kitô hữu có thể sống yên ổn trong đế quốc. Có thể như thế lắm, nhưng Thánh Luca cũng trình bầy Philatô (thậm chí Hêrốt còn hơn thế nữa) như người yếu ớt và cuối cùng thối nát vì cuối cùng đã chiều theo yêu sách của các lãnh tụ tôn giáo, đòi Chúa Giêsu phải bị đóng đinh. Thay vì tìm cách xoa dịu các lo lắng của các viên chức Rôma, chắc chắn Thánh Luca chỉ muốn chứng tỏ rằng Chúa Giêsu chết một cách oan uổng nhưng vẫn không nao núng trong dạ trung thành tuyệt đối với thánh ý Thiên Chúa. Đây vốn là số phận của các tiên tri Israel và cũng là số phận của các môn đệ anh dũng của Chúa Giêsu tận cho tới ngày nay. Chúa Giêsu là vị tử đạo đầu tiên của Kitô Giáo, theo khuôn mẫu của nhiều vị tổ tiên Do Thái của Người, những người vốn bằng lòng chịu đau khổ vì dạ trung thành với Thiên Chúa.
4. Đường Thánh Giá: Lc 23:26-32
Khi điệu Ðức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simong, gốc Kirênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Ðức Giêsu. Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Ðức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: "Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu của chị em. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: "Phúc thay những đàn bà hiếm hoi, những lòng dạ không sinh không đẻ, những kẻ không cho bú mớm!" Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Ðổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?" Có hai tên gian phi cũng bị điệu đi hành quyết cùng với Người.
Việc sùng kính đường thánh giá bắt nguồn từ trình thuật khổ nạn của Thánh Luca. Chỉ có ngài đã cho biết các chi tiết về các biến cố thuộc đoạn cuối cuộc hành trình của Chúa Giêsu từ Galilê lên Giêrusalem. Đấng Kitô, người vốn “nhất quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9: 51) nay đã tiến tới cao điểm cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa của mình.
Khi điệu Chúa Giêsu từ dinh tổng trấn lên hầm đá bên ngoài cổng thành nơi các vụ hành quyết công cộng diễn ra, họ bắt Simong Kirênê, một người qua đường, vác đỡ Thánh Giá của Chúa Giêsu. Lời lẽ của Thánh Luca cho thấy rõ: ngài thấy trong con người của Simong một hình ảnh của tư cách môn đệ: ông lãnh nhận thánh giá của Chúa Giêsu và vác lấy nó “theo sau Chúa Giêsu”. Câu này y hệt lời dạy của Chúa Giêsu về việc làm môn đệ: “Ai không vác thánh giá của mình mà theo Ta thì không phải là môn đệ ta” (Lc 14:27). Những ai muốn sống đạo của Chúa Giêsu phải sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì người khác.
Trong câu truyện của Thánh Luca, cảm thức khủng hoảng khẩn cấp tự xác nhận chính nó. Đám đông ở Giêrusalem không hoàn toàn chống lại Chúa Giêsu. Dù nhiều người tham gia việc kết án Người, vẫn có những người phản đối thảm kịch này (23:27). Giống các tiên tri trước Người, Chúa Giêsu cảnh cáo dân thành Giêrusalem rằng tội nào cũng có hậu quả của nó. Đừng chẩy nước mắt vì Chúa Giêsu mà vì những thảm khốc mà tội ác sẽ mang tới cho dân thành. Tin Mừng Luca có những cảm tình lưỡng diện đối với Giêrusalem. Theo một quan điểm, nó là thành thánh của Thiên Chúa, địa điềm của đền thờ nơi Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống của Người và là nơi cộng đồng tiên khởi sẽ tụ tập đề cầu nguyện sau biến cố phục sinh. “Từ Giêrusalem” Tin Mừng sẽ tràn lan ra khắp thế giới. Nhưng Giêrusalem cũng là người sát hại các tiên tri và là biểu tượng của rẫy bỏ. Thánh Luca và Giáo Hội tiên khởi giải thích cuộc đau khổ khủng khiếp giáng xuống Giêrusalem thời nổi loạn chống Rôma năm 70 CN như hậu quả tối hậu của tội lỗi nó.
Thánh Luca thêm một chi tiết cuối cùng rất cảm kích vào cuộc hành trình thập giá của Chúa Giêsu; cùng với Người, còn có hai phạm nhân khác. Đấng Giêsu từng bị các địch thủ mô tả như “bằng hữu của bọn thu thuế và tội lỗi” (Lc 7:34) không những chỉ sống với những bằng hữu này mà còn chết với họ nữa.
5. Cái chết của một chính nhân: Lc 23:33-49
Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm". Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.
Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Ðấng Kitô, của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!" Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống và nói: "Nếu ông là vua dân Dothái thì cứu lấy mình đi!" Phía trền đầu Người, có bản án viết: "Ðây là vua người Dothái".
Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".
Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Ðền Thờ bị xé ngay chính giữa. Ðức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.
Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa: "Người này quả thật là công chính!" Và khi thấy những việc xảy ra như thế, tất cả những đám người đã tụ tập đông đảo để xem cảnh tượng ấy đều đấm ngực trở về nhà.
Ðứng đàng xa, có tất cả những người quen biết Ðức Giêsu cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Galilê; các bà đã chúng kiến những việc ấy.
Thánh Luca trình bày cảnh đóng đinh bằng nhiều chi tiết đặc trưng ngài vốn dùng để mô tả Chúa Giêsu. Người bị đóng đinh với hai phạm nhân vây quanh, và như thế đã ứng nghiệm chính lời Người tiên đóan trong bữa tối cuối cùng: “Thầy cho các con hay Thánh Kinh sẽ phải được ứng nghiệm nơi Thầy, tức là ‘Người được kể vào hàng tội nhân’” (23:37). Như Người từng nhiều lần dạy các môn đệ đừng lấy bạo lực đền trả bạo lực mà phải biết tha thứ (6:27-36), Người cũng đã tha thứ cho chính những kẻ kết án Người và đóng đinh thân xác Người (23:34).
Khi một trong các phạm nhân bị đóng đinh tham gia việc nhạo báng Người cho tới chết, thì người kia đã xưng thú tội lỗi mình và xin được thương xót (23:39-43). Đó chính là toa thuốc của Thánh Luca giúp người ta thực sự hồi tâm như trong câu truyện người biệt phái và người thu thuế (18:9-14) đã chứng tỏ. Và do đó, Chúa Giêsu hứa không những tha thứ cho người này mà còn dành cho anh một chỗ ở bên cạnh Người ngay trong ngày hôm ấy khi cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa của Người hoàn tất trên Thiên Đàng. Giây phút qua đời của Chúa Giêsu đầy bi kịch tính. Như dấu hiệu chỉ sức mạnh khủng khiếp của sự chết, ánh sáng mặt trời bỗng tối sầm và bóng tối bao phủ “khắp mặt đất” (23:44). Màn Đền Thờ che lối vào Nơi Cực Thánh bị xé ra làm hai, như thể muốn nói: ngay nhan thánh Thiên Chúa cũng đã rời bỏ người ta. Đây quả là “giờ của tối tăm”.
Giữa những điềm khủng khiếp trên, tiếng nói xé lòng của Chúa Giêsu vang lên, hơi sống dốc hết vào lời cầu nguyện cuối cùng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (23:46). Các lời trên lấy từ Thánh Vịnh 31 (câu 6) và nói lên cốt lõi hữu thể Chúa Giêsu: lòng tín thác không lay chuyển của Người vào Thiên Chúa, một tín thác mà sự chết cũng không hủy diệt nổi.
Cái chết của Người có tác dụng ngay lập tức. Viên bách quản Rôma, người từng giám sát cuộc hành quyết Người, hết xúc động tận trái tim bởi cung cách chịu chết của Chúa Giêsu, người thứ nhất trong dòng suối bất tận các tín hữu được thập giá Chúa Kitô đánh động. Ông công bố: “Người này quả là chính nhân”. Lời công bố này rất phù hợp với việc Thánh Luca mô tả Chúa Giêsu trong khổ nạn. Chúa Giêsu, Đấng tiên tri tử đạo quả là một “chính” nhân: hoàn toàn dấn thân cho chính Nghĩa Thiên Chúa; sẵn sàng trực diện với cái chết vì Tin Mừng.
Thánh Luca cũng mô tả cách độc đáo tác động của cái chết của Chúa Giêsu đối với người bàng quan. Những người đi đường thánh giá với Chúa Giêsu (23:27) và nay chứng kiến cái chết của Người đều “đấm ngực” khi trở về nhà, một dấu chỉ thống hối (23:48). Và đứng xa xa là những người “từng quen biết” Chúa Giêsu (cách tinh tế của Thánh Luca để mô tả việc các môn đệ nhát đảm và tan tác nay nhích dần trở lại) và những người đàn bà trung thành “từng theo chân Người từ Galilê” (23:49). Việc tụ thành cộng đồng, một cộng đồng sẽ bùng nở sức sống sau biến cố phục sinh, đã bắt đầu, ngay chính lúc Chúa Giêsu chịu chết, một cái chết ban sự sống.
6. Chết và vinh quang: Lc 23: 50-56
Khi ấy có một người tên là Giôxép, thành viên của Thượng Hội Ðồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Ðồng. Ông là người thành Arimathê, một thành của người Dothái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa. Ông đến gặp tổng trần Philatô để xin thi hài Ðức Giêsu. Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. Hôm ấy là ngày áp lễ, và ngày sabát đã ló rạng.
Cùng đi với ông Giôxép, có những người phụ nữ đã theo Ðức Giêsu từ Galilê. Các bà để ý nhìn ngôi mộ và xem xác Người được đặt như thế nào.
Rồi các bà về nhà, chuẩn bị dầu và thuốc thơm. Nhưng ngày sabát, các bà nghỉ lễ như Luật truyền.
Trình thuật khổ nạn chấm dứt một cách thầm lặng. Sức mạnh của Chúa Giêsu vươn quá bên kia sự chết lúc Giuse Arimathê, người được Thánh Luca mô tả là người “lương thiện” và “công chính”, một thành viên của chính hội đồng đã kết án Chúa Giêsu nhưng không nhất trí với phán quyết của nó, đã thu can đảm đến xin xác Chúa Giêsu để chôn cất. Thời nào cũng hế, xin xác người bị hành quyết nơi nhà cầm quyền đều là một hành vi công khai, biểu lộ lòng gắn bó của mình cho mọi người trông thấy. Ông Giuse quả về phe với Chúa Giêsu bị đóng đinh một cách tỏ tường.
Ông bó thân xác tả tơi của Chúa Giêsu vào một khăn niệm bằng vải gai và đặt trong một huyệt mộ bằng đá trong đó, chưa ai được chôn cất. Thánh Luca cẩn thận chuẩn bị khung cảnh cho các biến cố diệu kỳ của phục sinh. Ngày áp Sabát sắp sửa đến gần, nên không đủ giờ xức dầu cho thân xác Người. Nhưng các phụ nữ trung thành, những người từng phục vụ Chúa Giêsu lúc còn ở Galilê (8:2-3) và đứng gần Người lúc Người qua đời (23:49) chuẩn bị đầy đủ hương liệu và dầu thơm, sẵn sàng trở lại để xức cho thân xác bị đóng đinh của Chúa Giêsu ngay khi ngày nghỉ Sabát qua đi.
Ta không thể bỏ qua sự cảm kích tận cõi lòng của các chi tiết này: lòng sùng kính đầy can đảm của Giuse, các phụ nữ trung thành tuân giữ luật Sabát nhưng lòng vẫn ngong ngóng hướng về huyệt mộ với Đấng họ yêu mến mà nay đã mất. Tuy nhiên, độc giả cũng biết rằng sự chết không có lời nói cuối cùng. “Đấng công chính” sẽ đập tan xiềng xích sự chết và huyệt mộ sẽ bị cướp người được chôn. Thần Khí, Đấng từng ngự xuống trên Chúa Giêsu lúc Người chịu phép rửa, một lần nữa lại đập nhịp trong hữu thể sống động của Người khi Chúa Kitô Sống Lại trỗi dậy vinh thắng từ cõi chết và ủy nhiệm cho các môn đệ đem lời Thiên Chúa và chứng tá đời họ tới mọi dân tộc.
Văn Hóa
Cảm nhận từ thánh lễ truyền dầu tại giáo phận Phú Cường ngày 2/4/2015
Phượng Nguyễn
09:14 03/04/2015
NHỮNG CẢM NHẬN TỪ THÁNH LỄ TRUYỀN DẦU TẠI NHÀ THỜ CHÁNH TÒA GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG NGÀY 02-4-2015
Rời ngôi nhà thờ quen thuộc, chỗ ngồi quen thuộc hàng ngày tham dự thánh lễ, để đến nhà thờ Chánh Tòa uy nghi của Giáo phận Phú Cường thân yêu, lòng tôi bồi hồi cảm xúc. Những buổi tĩnh tâm với hình ảnh người cha nhân hậu, người đàn bà bị ném đá 2000 năm trước, lắng đọng trong tâm hồn người tín hữu những bức tranh của đời mình. Từng tội đã phạm như quay cuồng trong tâm trí tôi khi nghe đọc bài Thương Khó Chúa Giêsu. Tôi là ai? Philatô, Barnaba, tên trộm dữ, hay Giuđa? Và, Lễ Lá với những lời tung hô con vua Đavít, đã dẫn dắt chúng tôi vào những ngày trọng đại nhất của năm Phụng vụ 2015.
Sáng nay, 02-4-2015 Giáo phận Phú Cường cử hành Thánh Lễ Truyền dầu: Dầu Thánh, Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự tòng với Linh mục đoàn Giáo phận Phú Cường nối nhau tiến vào Thánh đường trong bộ lễ phục màu trắng tinh tuyền, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ Chúa Kitô trên Thánh giá với một mối tương quan giữa người mục tử và đoàn chiên.
Dầu Thánh (Sanctum Chrisma) dùng trong 3 bí tích có ghi ấn tích: Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức. Dầu xoa dịu thân xác được vững mạnh trong Đức tin và niềm hy vọng giải thoát, làm thuyên giảm những đau đớn, ban sức sống cho người được lãnh nhận.
Với tuyên hứa lại lời trong ngày chịu chức, ngày lãnh nhận chức vụ: Vương đế, Tư tế và Tiên tri, tôi cảm nhận sự thiêng liêng từ các ngài. Ngoài lễ phục màu trắng là một thân xác với bản tính đặc trưng của con người, các linh mục cũng có những cơn cám dỗ, mà hằng ngày phải chống trả một cách mạnh mẻ trong việc thi hành sứ vụ của một vị linh mục: đời sống nội tâm và những công việc tất bật. Cha xứ của tôi có 5000 giáo dân, 5000 con người lúc nào cũng có ý kiến, phê bình khen, chê, và sẵn sàng đóng đinh vị linh mục của mình bất kỳ lúc nào, nếu khám phá ra điều gì bất toàn nơi các ngài.
Thánh lễ sáng nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường chủ tế, còn có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ khả kính, tôi nhìn thấy những mái tóc bạc phơ của các cha cao niên, bước run rẩy trước bậc tam cấp, cả một đời tận hiến cho Chúa. Các cha đã trải qua cuộc đời linh mục đầy ắp kỷ niệm buồn vui, và giờ đây một mình nơi nhà hưu dưỡng, với tràng hạt Mân côi trên tay. Các cha đương nhiệm đang truyền cho chúng tôi một sức sống mới. Không hiểu vì sao trong giây phút này, tôi nhận ra mình đã yêu kính Chúa biết bao, và yêu mến các vị linh mục đã đến giáo xứ gầy công xây dựng, nhưng lại sống như người khách trọ, chỉ một lệnh bề trên, là vâng lời ra đi. Những cảm giác thương ghét trước đây nhường chỗ cho một niềm cảm mến vô biên khi thấy Đức Cha Giuse ôm hôn trao bình an từng vị linh mục, ôm đến trăm con người; và các ngài phải "ôm hôn" cả ngàn người chúng tôi, ôm những con người nghèo khó, khốn khổ, và ôm cả những cái không thể yêu được, mà vẫn phải thực thi trong tinh thần bác ái Chúa KiTô.
Những bình Dầu Thánh được Đức Cha Giuse làm phép, không khí lắng đọng trong sự long trọng, hiệp nhất. Bình dầu lớn sẽ chung chia thành từng chum nhỏ, đem về giáo xứ để các cha xức dầu, đem ân sủng Chúa Thánh Thần ghi dấu trong các Bí tích, đến cho những ai cần lãnh nhận. Hình ảnh của tấm bánh được phân phát và cho đi, và cũng là hình ảnh của những cành ôliu xanh tươi, chiết xuất ra tinh dầu, như máu và nước chảy ra từ cạnh nương long. Thiên Chúa đã cho tôi nguồn mạch sống, là của nuôi linh hồn, trong một Giáo Hội hiệp nhất: từ Tòa thánh Rôma đến các nước, các dân qua việc thi hành chức vụ của Đức Giáo Hoàng, Giám mục và Linh mục; các dòng tu cho các tín hữu khắp nơi trên thế giới.
Tôi nhìn thấy một lần xức dầu bệnh nhân, miếng bông gòn thấm dầu được đốt đi, và bàn tay cầm miếng bông gòn ấy trét lên đầu trước khi rửa tay. Cử chỉ nhỏ nhoi nhưng biểu lộ lòng tôn kính, đơn sơ của người tín hữu trong niềm tin và hy vọng, hẳn vẫn trường tồn trong lòng những ai yêu quí Chức thánh, Dầu thánh, để được hưởng nhờ ân sủng Thánh Linh trong lúc cần kíp.
Thánh lễ Truyền Dầu đã khép lại, mỗi người trở về trong bổn phận đời mình với thập giá hằng ngày, với mọi cố gắng nổ lực hết mình trong bổn phận thiêng liêng với Cha trên trời, và với anh chị em. Hình ảnh đẹp và cao sang của ngày hôm nay sẽ làm cho tôi nhớ mãi, tôi nguyện cố gắng sống tốt hơn trong ơn gọi, sốt sắng hơn khi tham dự Thánh lễ.
Chỉ có mấy bước chân, xã hội bên ngoài ồn ào náo nhiệt với cuộc sống bon chen, ngôi nhà thờ Chánh Tòa uy nghiêm sừng sũng giữa nắng và gió, kiên vững với niềm tin Đức Kitô đã chết và sống lại, như thách đố chúng tôi phải chiến thắng, phải ra khỏi con người của mình, cộng tác với các cha "Loan Báo Tin Mừng Ngôi Hai" cứu chuộc, giữa đời.
Tuần Thánh năm nay lại trở về trong những đêm trăng rằm sáng tỏ, ghi nhớ công ơn của bao người nằm xuống đã một thời hoạt động sôi nỗi, cho niềm tin duy trì qua bao thế hệ. Trong đó có sự hy sinh cao quý của quý cha, sự hy sinh đó là ánh đuốc soi đường cho giáo dân chúng con trên hành trình Đức tin trong năm Tân Phúc Âm hóa gia đình con cái Thiên Chúa, vì hạnh phúc thay ai cư ngụ nơi nhà Chúa, họ sẽ ca ngợi Chúa đến muôn đời ( x.Tv 83,3-6a).
Đại lễ Phục sinh đã đến cho lòng người rộng mở, những đau khổ nhục nhằn trong đời, cùng hiệp dâng với máu và nước Đức Kitô đã hiến tế, tôi sẽ tập đi từng bước, từng bước trong ánh sáng chân lý Ngài, và tôi tin mình sẽ tìm đến hạnh phúc đích thực trong ngày sau hết.
Phượng Nguyễn
Rời ngôi nhà thờ quen thuộc, chỗ ngồi quen thuộc hàng ngày tham dự thánh lễ, để đến nhà thờ Chánh Tòa uy nghi của Giáo phận Phú Cường thân yêu, lòng tôi bồi hồi cảm xúc. Những buổi tĩnh tâm với hình ảnh người cha nhân hậu, người đàn bà bị ném đá 2000 năm trước, lắng đọng trong tâm hồn người tín hữu những bức tranh của đời mình. Từng tội đã phạm như quay cuồng trong tâm trí tôi khi nghe đọc bài Thương Khó Chúa Giêsu. Tôi là ai? Philatô, Barnaba, tên trộm dữ, hay Giuđa? Và, Lễ Lá với những lời tung hô con vua Đavít, đã dẫn dắt chúng tôi vào những ngày trọng đại nhất của năm Phụng vụ 2015.
Sáng nay, 02-4-2015 Giáo phận Phú Cường cử hành Thánh Lễ Truyền dầu: Dầu Thánh, Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự tòng với Linh mục đoàn Giáo phận Phú Cường nối nhau tiến vào Thánh đường trong bộ lễ phục màu trắng tinh tuyền, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí tích Truyền Chức Thánh, tái diễn hy lễ Chúa Kitô trên Thánh giá với một mối tương quan giữa người mục tử và đoàn chiên.
Dầu Thánh (Sanctum Chrisma) dùng trong 3 bí tích có ghi ấn tích: Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức. Dầu xoa dịu thân xác được vững mạnh trong Đức tin và niềm hy vọng giải thoát, làm thuyên giảm những đau đớn, ban sức sống cho người được lãnh nhận.
Với tuyên hứa lại lời trong ngày chịu chức, ngày lãnh nhận chức vụ: Vương đế, Tư tế và Tiên tri, tôi cảm nhận sự thiêng liêng từ các ngài. Ngoài lễ phục màu trắng là một thân xác với bản tính đặc trưng của con người, các linh mục cũng có những cơn cám dỗ, mà hằng ngày phải chống trả một cách mạnh mẻ trong việc thi hành sứ vụ của một vị linh mục: đời sống nội tâm và những công việc tất bật. Cha xứ của tôi có 5000 giáo dân, 5000 con người lúc nào cũng có ý kiến, phê bình khen, chê, và sẵn sàng đóng đinh vị linh mục của mình bất kỳ lúc nào, nếu khám phá ra điều gì bất toàn nơi các ngài.
Thánh lễ sáng nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường chủ tế, còn có sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ khả kính, tôi nhìn thấy những mái tóc bạc phơ của các cha cao niên, bước run rẩy trước bậc tam cấp, cả một đời tận hiến cho Chúa. Các cha đã trải qua cuộc đời linh mục đầy ắp kỷ niệm buồn vui, và giờ đây một mình nơi nhà hưu dưỡng, với tràng hạt Mân côi trên tay. Các cha đương nhiệm đang truyền cho chúng tôi một sức sống mới. Không hiểu vì sao trong giây phút này, tôi nhận ra mình đã yêu kính Chúa biết bao, và yêu mến các vị linh mục đã đến giáo xứ gầy công xây dựng, nhưng lại sống như người khách trọ, chỉ một lệnh bề trên, là vâng lời ra đi. Những cảm giác thương ghét trước đây nhường chỗ cho một niềm cảm mến vô biên khi thấy Đức Cha Giuse ôm hôn trao bình an từng vị linh mục, ôm đến trăm con người; và các ngài phải "ôm hôn" cả ngàn người chúng tôi, ôm những con người nghèo khó, khốn khổ, và ôm cả những cái không thể yêu được, mà vẫn phải thực thi trong tinh thần bác ái Chúa KiTô.
Những bình Dầu Thánh được Đức Cha Giuse làm phép, không khí lắng đọng trong sự long trọng, hiệp nhất. Bình dầu lớn sẽ chung chia thành từng chum nhỏ, đem về giáo xứ để các cha xức dầu, đem ân sủng Chúa Thánh Thần ghi dấu trong các Bí tích, đến cho những ai cần lãnh nhận. Hình ảnh của tấm bánh được phân phát và cho đi, và cũng là hình ảnh của những cành ôliu xanh tươi, chiết xuất ra tinh dầu, như máu và nước chảy ra từ cạnh nương long. Thiên Chúa đã cho tôi nguồn mạch sống, là của nuôi linh hồn, trong một Giáo Hội hiệp nhất: từ Tòa thánh Rôma đến các nước, các dân qua việc thi hành chức vụ của Đức Giáo Hoàng, Giám mục và Linh mục; các dòng tu cho các tín hữu khắp nơi trên thế giới.
Tôi nhìn thấy một lần xức dầu bệnh nhân, miếng bông gòn thấm dầu được đốt đi, và bàn tay cầm miếng bông gòn ấy trét lên đầu trước khi rửa tay. Cử chỉ nhỏ nhoi nhưng biểu lộ lòng tôn kính, đơn sơ của người tín hữu trong niềm tin và hy vọng, hẳn vẫn trường tồn trong lòng những ai yêu quí Chức thánh, Dầu thánh, để được hưởng nhờ ân sủng Thánh Linh trong lúc cần kíp.
Thánh lễ Truyền Dầu đã khép lại, mỗi người trở về trong bổn phận đời mình với thập giá hằng ngày, với mọi cố gắng nổ lực hết mình trong bổn phận thiêng liêng với Cha trên trời, và với anh chị em. Hình ảnh đẹp và cao sang của ngày hôm nay sẽ làm cho tôi nhớ mãi, tôi nguyện cố gắng sống tốt hơn trong ơn gọi, sốt sắng hơn khi tham dự Thánh lễ.
Chỉ có mấy bước chân, xã hội bên ngoài ồn ào náo nhiệt với cuộc sống bon chen, ngôi nhà thờ Chánh Tòa uy nghiêm sừng sũng giữa nắng và gió, kiên vững với niềm tin Đức Kitô đã chết và sống lại, như thách đố chúng tôi phải chiến thắng, phải ra khỏi con người của mình, cộng tác với các cha "Loan Báo Tin Mừng Ngôi Hai" cứu chuộc, giữa đời.
Tuần Thánh năm nay lại trở về trong những đêm trăng rằm sáng tỏ, ghi nhớ công ơn của bao người nằm xuống đã một thời hoạt động sôi nỗi, cho niềm tin duy trì qua bao thế hệ. Trong đó có sự hy sinh cao quý của quý cha, sự hy sinh đó là ánh đuốc soi đường cho giáo dân chúng con trên hành trình Đức tin trong năm Tân Phúc Âm hóa gia đình con cái Thiên Chúa, vì hạnh phúc thay ai cư ngụ nơi nhà Chúa, họ sẽ ca ngợi Chúa đến muôn đời ( x.Tv 83,3-6a).
Đại lễ Phục sinh đã đến cho lòng người rộng mở, những đau khổ nhục nhằn trong đời, cùng hiệp dâng với máu và nước Đức Kitô đã hiến tế, tôi sẽ tập đi từng bước, từng bước trong ánh sáng chân lý Ngài, và tôi tin mình sẽ tìm đến hạnh phúc đích thực trong ngày sau hết.
Phượng Nguyễn
Phỏng vấn người đầu tiên gặp Chúa Giêsu Phục Sinh
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:25 03/04/2015
Phỏng vấn người đầu tiên gặp Chúa Giêsu Phục Sinh
(Bài viết dựa trên Tin Mừng: Ga 20,1-18)
- Cháu chào bà Maria Madalena.
Chào cháu. Bà rất vui vì được cùng cháu nói về biến cố Chúa Giêsu sống lại. Đó là kỷ niệm đẹp nhất mà bà hằng ghi nhớ.
- Vâng, cháu thấy bà yêu mến Chúa Giêsu thật nhiều! Lúc trời còn tối mịt vậy mà bà đã hối hả ra mộ để thăm Người.
Cháu biết không, suốt ngày Lễ Vượt Qua, bà lo lắng thật nhiều vì không thể đi ra mộ xức dầu thơm cho Người, không thể chăm lo phần mộ của Người. Vả lại, đi theo Người trong suốt Cuộc Thương Khó, bà thấy thương Người lắm, nhưng chẳng thể làm gì được để cứu Người. Chính vì vậy nên khi Người được mai táng, bà muốn làm điều gì đó cho mộ phần của Người. Suốt cả đêm hôm ấy, giấc ngủ bà cứ chập chờn, chỉ mong sao chóng qua ngày mới để có thể chạy liền ra mộ.
- Cháu thấy các môn đệ kia lo sợ giới lãnh đạo Do Thái vì các ông có mối tương quan thân thiết với Giêsu. Họ sợ bị vạ lây. Nhưng hình như bà không chút sợ hãi?
Thú thực là trong những ngày ấy, người ta chẳng để tâm đến các bà đâu. Bởi thế, bà cùng với mẹ Maria và vài người phụ nữ đạo đức có cơ hội theo sát Chúa hơn trong Cuộc Thương Khó. Và Bà cũng đã chứng kiến Giêsu được mai táng cách nào.
- Vâng, bà vui lòng kể cho cháu chi tiết hơn về việc Chúa Giêsu phục sinh và hiện ra lần đầu tiên với bà?
Ồ, đấy là một kinh nghiệm quý nhất trong đời bà. Số là sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà với mấy chị em nữa đi đến mộ. Các bà vừa đi vừa dò đường vì trời còn rất tối! Trên đường không một bóng người. Vừa đi các bà vừa bàn tán với nhau: “Chị em mình làm sao lăn tảng đá lớn lấp cửa mộ ra để vào trong mà xức dầu thơm cho Người?” Nhưng chuyện không ngờ đã xảy ra. Vừa đến mộ thì một cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt các bà: tảng đá đã bị ai đó lăn ra. Bà vội nghĩ ngay đến chuyện chẳng lành xảy đến cho thi hài của Thầy mình, nên bà liền chạy về gặp ông Phêrô và Gioan. Bà nói: "Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu?”
- Thế hai ông có tin lời bà không? Và họ đã làm gì?
Lúc đầu hai ông chưa hiểu lắm, nhưng sự hối hả và hoang mang của bà khiến hai ông cũng vội vã đi ra mộ. Bà chạy theo sau. Khi ra đến nơi, hai ông ấy chứng kiến ngôi mộ trống, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Lúc ấy, có vẻ như Gioan đã tin điều gì đó. Khi đến nơi, bà thấy hai ông vừa thẫn thờ vừa lo lắng. Không lo lắng sao được khi xác Thầy không còn nữa, không thẫn thờ sao được trước cảnh tượng vượt tầm kiểm soát của các ông, cho dẫu Kinh Thánh có nói đến việc Ðức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết. Thế rồi, hai ông lủi thủi trở về nhà.
- Chuyện gì đã xảy đến cho bà lúc ấy?
Lúc ấy bà buồn lắm, chỉ biết đứng ngoài mộ mà khóc, khóc như một em bé bị mất cha, mất mẹ. Lòng bà nát tan và chẳng biết phải làm gì! Bà chỉ biết nhìn vào ngôi mộ trống mà khóc thôi. Nhưng đang khi nhìn, bà thấy hai người mặc áo trắng tinh ngồi ở nơi đặt thi hài của Ðức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Sau này bà mới biết họ là các thiên thần. Họ hỏi bà: "Này bà, sao bà khóc?" Bà nức nở thưa: "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!"
- Thế họ có nói cho bà biết kẻ nào đánh cắp thi hài Giêsu không?
Không, họ không nói gì nữa! Nhưng khi định hỏi họ kỹ hơn thì bà cảm nhận có ai đó đứng phía sau mình. Bà ngoái lại, thấy một người làm vườn. Bà trông ông ấy vừa quen vừa lạ. Ông ấy hỏi: "Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?" Bà cảm thấy ông ấy có vẻ hiểu tâm trạng của bà lúc này, nên mới hỏi lại: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Bà vừa hỏi vừa chỉ cho ông ấy thấy ngôi mộ trống. Đúng lúc ấy, ông ta gọi bà: "Maria!" Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: "Rápbuni!" (nghĩa là 'lạy Thầy').
-Xin lỗi, cháu có chút tò mò. Sao bà biết là Thầy Giêsu mà đáp lại như thế?
Cháu à, bà không thể nào quên được tiếng gọi ấy. Lúc đi theo Thầy, bà thường được nghe tiếng gọi thân quen ấy. Giọng nói của Thầy luôn trìu mến để mời gọi chúng ta kết thân với Người. Vì là tiếng gọi của tình yêu nên Người muốn gọi đích danh! Lúc này, bà không tin vào mắt mình nữa! Bà vui mừng ôm chầm lấy Người, không để cho Người xa bà nữa, không để ai lấy Người đi xa bà nữa. Ôi, Chúa Giêsu đã phục sinh và đang ở với bà. Đó là sự thật!
Bà đang còn ngỡ ngàng trước mầu nhiệm Phục sinh thì Ðức Giêsu bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: 'Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em'". Trái tim bà tràn ngập niềm vui, lòng bà chứa chan hạnh phúc vì Chúa đã phục sinh và hiện ra với bà. Sau đó, Chúa Giêsu liền biến mất, bà lập tức đi loan báo Tin mừng trọng đại này cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Chúa!". Bà muốn lặp đi lặp lại thật nhiều lần: “Tôi đã thấy Chúa!”, muốn kể lại những điều Người đã nói với bà để mọi người tin rằng Chúa đã sống lại. Nhờ đó, muôn dân được cứu độ!
- Cháu thấy bà thật có phúc vì Chúa Phục sinh đã ưu ái hiện ra với bà trước tiên!
Đúng thế! Bà vẫn luôn cảm tạ Người đã đến trong cuộc đời bà và ân thưởng cho bà sự sống bất diệt. Bà nghĩ thời đại nào Chúa Giêsu cũng đang hiện ra với từng người. Có điều, họ có nhận ra Người đang hiện diện hay không mà thôi. Bà chắc chắn với cháu một điều, những ai đụng chạm và gặp được Giêsu Phục sinh, người ấy sẽ có sự sống, có tình yêu và có ơn cứu độ nơi mình.
Ước gì cháu cũng rộng mở trái tim để đón nhận Tin mừng phục sinh của Giêsu đến trong cuộc đời của cháu. Chúc cháu luôn nhận được ơn lành của Chúa Phục sinh!
- Cháu cảm ơn lời chúc tuyệt vời của bà! Cảm ơn bà thật nhiều, người đã gặp Chúa Phục sinh đầu tiên!
Mừng Chúa Phục Sinh 2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
(Bài viết dựa trên Tin Mừng: Ga 20,1-18)
Chào cháu. Bà rất vui vì được cùng cháu nói về biến cố Chúa Giêsu sống lại. Đó là kỷ niệm đẹp nhất mà bà hằng ghi nhớ.
- Vâng, cháu thấy bà yêu mến Chúa Giêsu thật nhiều! Lúc trời còn tối mịt vậy mà bà đã hối hả ra mộ để thăm Người.
Cháu biết không, suốt ngày Lễ Vượt Qua, bà lo lắng thật nhiều vì không thể đi ra mộ xức dầu thơm cho Người, không thể chăm lo phần mộ của Người. Vả lại, đi theo Người trong suốt Cuộc Thương Khó, bà thấy thương Người lắm, nhưng chẳng thể làm gì được để cứu Người. Chính vì vậy nên khi Người được mai táng, bà muốn làm điều gì đó cho mộ phần của Người. Suốt cả đêm hôm ấy, giấc ngủ bà cứ chập chờn, chỉ mong sao chóng qua ngày mới để có thể chạy liền ra mộ.
- Cháu thấy các môn đệ kia lo sợ giới lãnh đạo Do Thái vì các ông có mối tương quan thân thiết với Giêsu. Họ sợ bị vạ lây. Nhưng hình như bà không chút sợ hãi?
Thú thực là trong những ngày ấy, người ta chẳng để tâm đến các bà đâu. Bởi thế, bà cùng với mẹ Maria và vài người phụ nữ đạo đức có cơ hội theo sát Chúa hơn trong Cuộc Thương Khó. Và Bà cũng đã chứng kiến Giêsu được mai táng cách nào.
- Vâng, bà vui lòng kể cho cháu chi tiết hơn về việc Chúa Giêsu phục sinh và hiện ra lần đầu tiên với bà?
Ồ, đấy là một kinh nghiệm quý nhất trong đời bà. Số là sáng ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà với mấy chị em nữa đi đến mộ. Các bà vừa đi vừa dò đường vì trời còn rất tối! Trên đường không một bóng người. Vừa đi các bà vừa bàn tán với nhau: “Chị em mình làm sao lăn tảng đá lớn lấp cửa mộ ra để vào trong mà xức dầu thơm cho Người?” Nhưng chuyện không ngờ đã xảy ra. Vừa đến mộ thì một cảnh tượng hãi hùng đập vào mắt các bà: tảng đá đã bị ai đó lăn ra. Bà vội nghĩ ngay đến chuyện chẳng lành xảy đến cho thi hài của Thầy mình, nên bà liền chạy về gặp ông Phêrô và Gioan. Bà nói: "Người ta đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu?”
- Thế hai ông có tin lời bà không? Và họ đã làm gì?
Lúc đầu hai ông chưa hiểu lắm, nhưng sự hối hả và hoang mang của bà khiến hai ông cũng vội vã đi ra mộ. Bà chạy theo sau. Khi ra đến nơi, hai ông ấy chứng kiến ngôi mộ trống, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Lúc ấy, có vẻ như Gioan đã tin điều gì đó. Khi đến nơi, bà thấy hai ông vừa thẫn thờ vừa lo lắng. Không lo lắng sao được khi xác Thầy không còn nữa, không thẫn thờ sao được trước cảnh tượng vượt tầm kiểm soát của các ông, cho dẫu Kinh Thánh có nói đến việc Ðức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết. Thế rồi, hai ông lủi thủi trở về nhà.
- Chuyện gì đã xảy đến cho bà lúc ấy?
Lúc ấy bà buồn lắm, chỉ biết đứng ngoài mộ mà khóc, khóc như một em bé bị mất cha, mất mẹ. Lòng bà nát tan và chẳng biết phải làm gì! Bà chỉ biết nhìn vào ngôi mộ trống mà khóc thôi. Nhưng đang khi nhìn, bà thấy hai người mặc áo trắng tinh ngồi ở nơi đặt thi hài của Ðức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Sau này bà mới biết họ là các thiên thần. Họ hỏi bà: "Này bà, sao bà khóc?" Bà nức nở thưa: "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!"
- Thế họ có nói cho bà biết kẻ nào đánh cắp thi hài Giêsu không?
Không, họ không nói gì nữa! Nhưng khi định hỏi họ kỹ hơn thì bà cảm nhận có ai đó đứng phía sau mình. Bà ngoái lại, thấy một người làm vườn. Bà trông ông ấy vừa quen vừa lạ. Ông ấy hỏi: "Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?" Bà cảm thấy ông ấy có vẻ hiểu tâm trạng của bà lúc này, nên mới hỏi lại: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Bà vừa hỏi vừa chỉ cho ông ấy thấy ngôi mộ trống. Đúng lúc ấy, ông ta gọi bà: "Maria!" Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: "Rápbuni!" (nghĩa là 'lạy Thầy').
-Xin lỗi, cháu có chút tò mò. Sao bà biết là Thầy Giêsu mà đáp lại như thế?
Cháu à, bà không thể nào quên được tiếng gọi ấy. Lúc đi theo Thầy, bà thường được nghe tiếng gọi thân quen ấy. Giọng nói của Thầy luôn trìu mến để mời gọi chúng ta kết thân với Người. Vì là tiếng gọi của tình yêu nên Người muốn gọi đích danh! Lúc này, bà không tin vào mắt mình nữa! Bà vui mừng ôm chầm lấy Người, không để cho Người xa bà nữa, không để ai lấy Người đi xa bà nữa. Ôi, Chúa Giêsu đã phục sinh và đang ở với bà. Đó là sự thật!
Bà đang còn ngỡ ngàng trước mầu nhiệm Phục sinh thì Ðức Giêsu bảo: "Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: 'Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em'". Trái tim bà tràn ngập niềm vui, lòng bà chứa chan hạnh phúc vì Chúa đã phục sinh và hiện ra với bà. Sau đó, Chúa Giêsu liền biến mất, bà lập tức đi loan báo Tin mừng trọng đại này cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Chúa!". Bà muốn lặp đi lặp lại thật nhiều lần: “Tôi đã thấy Chúa!”, muốn kể lại những điều Người đã nói với bà để mọi người tin rằng Chúa đã sống lại. Nhờ đó, muôn dân được cứu độ!
- Cháu thấy bà thật có phúc vì Chúa Phục sinh đã ưu ái hiện ra với bà trước tiên!
Đúng thế! Bà vẫn luôn cảm tạ Người đã đến trong cuộc đời bà và ân thưởng cho bà sự sống bất diệt. Bà nghĩ thời đại nào Chúa Giêsu cũng đang hiện ra với từng người. Có điều, họ có nhận ra Người đang hiện diện hay không mà thôi. Bà chắc chắn với cháu một điều, những ai đụng chạm và gặp được Giêsu Phục sinh, người ấy sẽ có sự sống, có tình yêu và có ơn cứu độ nơi mình.
Ước gì cháu cũng rộng mở trái tim để đón nhận Tin mừng phục sinh của Giêsu đến trong cuộc đời của cháu. Chúc cháu luôn nhận được ơn lành của Chúa Phục sinh!
- Cháu cảm ơn lời chúc tuyệt vời của bà! Cảm ơn bà thật nhiều, người đã gặp Chúa Phục sinh đầu tiên!
Mừng Chúa Phục Sinh 2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Một câu chuyện tầm thường đến thế !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
23:19 03/04/2015
Gần hai ngàn năm,
Nhân loại nghe hoài một chuyện kể,
Chuyện kể của bà Maria
trên đường về từ Ngôi Mộ Trống :
“Tôi đã thấy nấm mồ của Đức Ki-Tô.
Người đã sống lại và ra khỏi mồ.
Người đang sống vinh quang” [1]
Một ngôi mồ trống,
Qua chứng từ của một cô thôn nữ tiểu tốt vô danh,
Một câu chuyện quá tầm thường, quá giản đơn,
Nhưng mau chóng đã trở thành “Tin Vui vĩ đại” ?
Một Tin Vui đã làm nên bao điều kỳ lạ,
Đã vươn xa Khỏi vùng đất khô cằn sỏi đá Palestina
Đã vượt biên đến mọi miền thế giới bao la,
Mà ngươi mang tin vui, cũng lại là,
Những cô, những cậu mang thân phận khó nghèo khiêm tốn.
Và từ lời chứng của Maria,
Cho đến bảng “Tin Vui”,
Của hàng hàng lớp những thế hệ tông đồ tiếp nối,
Cũng chỉ được dệt đan, thêu thùa, trau chuốt…
Mà nội dung cốt yếu vẫn chỉ là :
“Ngôi Mộ Trống và Một Đấng Phục Sinh”.
Thì ra đây,
Là đích điểm của một chuyện tình,
Một giao ước giữa Thượng đế với con người,
đã hình thành trước ngàn muôn thế kỷ.
Ngôi Mộ trống trên đồi Gô-gô-tha thuở ấy,
Đã ôm trọn cả chiều dài của lịch sử con người,
Từ xa tắp cát bụi A-đam
cho đến tiếng khóc oa oa của em bé sau cùng trên trái đất…
Mộ trống của tối tăm, ngục tù chết chóc,
Của đau thương, tội lỗi, thất vọng, đọa đầy…
Mộ trống của muôn kiếp phận xưa nay,
Bị giam kín dưới quyền lực của tử thần âm phủ.
Nhưng viên đá lấp mộ,
Đã lăn ra vào buổi sáng tinh mơ ngày thứ nhất,
Buổi sáng diệu kỳ làm lóa mắt người thôn nữ Maria,
Một người đã chết,
một một Đấng Phục Sinh đầy uy dũng bước ra,
Bỏ lại sau lưng cánh cửa mộ âm u,
Cùng với lịch sử nhân loại với cả con đường hầm tăm tối.
Để có được giây phút bình minh rạng rỡ ấy,
Thiên Chúa đã phải lặn lội,
Đi qua bao ngàn năm chắp nhặt dựng xây.
Dãy dỗ, bảo ban, ước hẹn vơi đầy,
Mà đích điểm chính là quà tặng :
Ban Con Một hiến thân làm hy lễ.
Thì ra, đâu chỉ giản đơn là chuyện kể,
Mà “Ngôi Mộ trống” của ngươi thôn nữ Maria,
Một chuyện tình vĩ đại mang tên : cứu độ giao hòa
Một chiến thắng của tình yêu và ân sủng.
Đã lâu rồi, Thiên Chúa vẫn luôn làm chuyện lớn
Bằng những sự kiện tầm thường, khiêm hạ, giản đơn.
Và câu chuyện “Mồ trống” cách đây hai ngàn năm,
Lại là chuyện lớn nhất trong “trường ca cứu độ”.
Tin Mừng Phục Sinh và câu chuyện “Mộ Trống” đó,
Sẽ cứ mới hoài cho đến mãi ngàn sau !
LM. Giuse Trương Đình Hiền
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Một đoạn lời trong bài “hoan ca Phục Sinh” của ns. Hùng Lân