Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle lên án nạn tin giả hoành hành tại Phi Luật Tân
Đặng Tự Do
18:06 02/04/2018
Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila đã lên án việc tiếp tục lan truyền những tin giả “fake news”. Ngài nói rằng mọi người nên tránh và chiến đấu với “những chiến lược lôi kéo” đang gieo rắc chia rẽ để phục vụ những mưu toan chính trị.
Đức Hồng Y nói rằng ngài rất buồn khi các phương tiện truyền thông hiện đại đã bị “giản lược” thành các con rối cho các chiến lược lèo lái con người.
“Những chiến lược lôi kéo đang phát triển mạnh trong bối cảnh không có sự tôn trọng. Đó là lý do tại sao fake news tăng nhanh. .. cố tình đánh lừa người khác”. Đức Hồng Y Tagle nói như trên trong bài giảng của ngài tại nhà thờ chính tòa Manila khi cử hành Lễ Dầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia là sứ thần Tòa Thánh tại Phi Luật Tân, Đức Giám Mục Phụ Tá Broderick Pabillo của Manila và Đức Hồng Y Gaudencio Rosales, là Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Manila.
Hơn 400 linh mục của tổng giáo phận Manila đã tham dự thánh lễ và lặp lại các lời hứa khi được thụ phong linh mục
Ngài nói: “Chúng ta hãy chấm dứt ngay các tin tức giả mạo! Chúng ta không được kêu gọi và hiến thánh để rồi truyền bá tin giả, chúng ta chỉ truyền bá Tin Mừng, đặc biệt là qua sự chứng tá là chính cuộc đời chúng ta”.
Đức Hồng Y Tagle nhấn mạnh đặc biệt đến tầm quan trọng của “tính toàn vẹn” trong những người rao giảng Tin Mừng, và thêm rằng Tin Mừng chỉ có thể đến được với lòng người nếu Tin Mừng được công bố không chỉ bằng lời nói mà bằng những việc làm cụ thể và chứng tá là chính cuộc sống của người rao giảng.
“Đó là lý do tại sao nhiều người không lắng nghe Tin Mừng vì họ không nhìn thấy Tin Mừng được thể hiện nơi chính những người rao giảng. Họ đang tìm kiếm những người thể hiện được tính toàn vẹn trong đó lời nói của họ phù hợp với hành động của họ.”
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Hồng Y chỉ trích tin giả. Trong hội nghị tại Phi Luật Tân hồi năm ngoái về Phúc Âm hóa mới, ngài đã chỉ trích mạnh mẽ các cơ quan truyền thông chính phủ và tư nhân trong việc tung tin giả.
Trong khi nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt của các linh mục và các nam nữ tu sĩ trong việc tuyên xưng Lời Chúa, và loan báo chân lý, ngài nói các tín hữu giáo dân cũng phải chia sẻ cùng sứ mệnh truyền giáo và loan truyền sự thật.>hr/>Source: CBCP News - Cardinal Tagle slams fake news, ‘deception’ of people
Đức Hồng Y nói rằng ngài rất buồn khi các phương tiện truyền thông hiện đại đã bị “giản lược” thành các con rối cho các chiến lược lèo lái con người.
“Những chiến lược lôi kéo đang phát triển mạnh trong bối cảnh không có sự tôn trọng. Đó là lý do tại sao fake news tăng nhanh. .. cố tình đánh lừa người khác”. Đức Hồng Y Tagle nói như trên trong bài giảng của ngài tại nhà thờ chính tòa Manila khi cử hành Lễ Dầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia là sứ thần Tòa Thánh tại Phi Luật Tân, Đức Giám Mục Phụ Tá Broderick Pabillo của Manila và Đức Hồng Y Gaudencio Rosales, là Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Manila.
Hơn 400 linh mục của tổng giáo phận Manila đã tham dự thánh lễ và lặp lại các lời hứa khi được thụ phong linh mục
Ngài nói: “Chúng ta hãy chấm dứt ngay các tin tức giả mạo! Chúng ta không được kêu gọi và hiến thánh để rồi truyền bá tin giả, chúng ta chỉ truyền bá Tin Mừng, đặc biệt là qua sự chứng tá là chính cuộc đời chúng ta”.
Đức Hồng Y Tagle nhấn mạnh đặc biệt đến tầm quan trọng của “tính toàn vẹn” trong những người rao giảng Tin Mừng, và thêm rằng Tin Mừng chỉ có thể đến được với lòng người nếu Tin Mừng được công bố không chỉ bằng lời nói mà bằng những việc làm cụ thể và chứng tá là chính cuộc sống của người rao giảng.
“Đó là lý do tại sao nhiều người không lắng nghe Tin Mừng vì họ không nhìn thấy Tin Mừng được thể hiện nơi chính những người rao giảng. Họ đang tìm kiếm những người thể hiện được tính toàn vẹn trong đó lời nói của họ phù hợp với hành động của họ.”
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Hồng Y chỉ trích tin giả. Trong hội nghị tại Phi Luật Tân hồi năm ngoái về Phúc Âm hóa mới, ngài đã chỉ trích mạnh mẽ các cơ quan truyền thông chính phủ và tư nhân trong việc tung tin giả.
Trong khi nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt của các linh mục và các nam nữ tu sĩ trong việc tuyên xưng Lời Chúa, và loan báo chân lý, ngài nói các tín hữu giáo dân cũng phải chia sẻ cùng sứ mệnh truyền giáo và loan truyền sự thật.>hr/>Source: CBCP News - Cardinal Tagle slams fake news, ‘deception’ of people
Đụng độ giữa cảnh sát và băng đảng làm gián đoạn Đàng Thánh Giá tại Acapulco, Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
18:23 02/04/2018
Hàng trăm tín hữu Công Giáo Đàng Thánh Giá tại thành phố nghỉ mát Acapulco, Mễ Tây Cơ đang đi Đàng Thánh Giá trong đó hàng chục người ăn mặc như người La Mã cổ đại và những nhân vật Kinh Thánh, đã phải bỏ chạy tán loạn sau khi tiếng súng vang lên trong một vụ cướp xe gần đó.
Một trong những tên cướp đã chết vì một cơn đau tim trong một cuộc đọ súng với cảnh sát trong khi đồng bọn của hắn trốn thoát. Cảnh sát tại bang Guerrero, là một trong những bang mất an ninh nhất tại Mễ Tây Cơ, đã cho biết như trên.
Vài phút sau cuộc chạm súng, một người đàn ông khác trong một ngôi nhà gần đó đã bị giết có thể là do những tên cướp trên đường chạy trốn giết chết hay đơn giản là bị giết bởi một viên đạn lạc. May mắn không có ai trong đám rước được báo cáo là bị thương.
Một video của Reuters cho thấy những người ăn mặc như người La Mã cổ đại và những nhân vật Kinh Thánh đã tỏ ra bình tĩnh và hướng dẫn đám đông đang hỗn loạn chạy đúng hướng nên không có ai bị thương.
Source: Reuters - Two die in Acapulco shootout amid panicked Easter procession
Một trong những tên cướp đã chết vì một cơn đau tim trong một cuộc đọ súng với cảnh sát trong khi đồng bọn của hắn trốn thoát. Cảnh sát tại bang Guerrero, là một trong những bang mất an ninh nhất tại Mễ Tây Cơ, đã cho biết như trên.
Vài phút sau cuộc chạm súng, một người đàn ông khác trong một ngôi nhà gần đó đã bị giết có thể là do những tên cướp trên đường chạy trốn giết chết hay đơn giản là bị giết bởi một viên đạn lạc. May mắn không có ai trong đám rước được báo cáo là bị thương.
Một video của Reuters cho thấy những người ăn mặc như người La Mã cổ đại và những nhân vật Kinh Thánh đã tỏ ra bình tĩnh và hướng dẫn đám đông đang hỗn loạn chạy đúng hướng nên không có ai bị thương.
Source: Reuters - Two die in Acapulco shootout amid panicked Easter procession
Hơn 30,000 người lớn được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong đêm Vọng Phục sinh
Đặng Tự Do
15:01 02/04/2018
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết theo các báo cáo sơ khởi của 85 trong tổng số gần 200 giáo phận tại Hoa Kỳ, hơn 30,000 người đã được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong đêm Vọng Phục sinh 31 tháng Ba.
Những người chưa bao giờ chịu phép rửa tội, đã được rửa tội, được rước lễ lần đầu và được ban phép thêm sức. Các ứng viên, tức là những người đã được rửa tội theo một truyền thống Kitô giáo khác, đã được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo qua việc tuyên xưng đức tin, được thêm sức và rước lễ lần đầu.
Tổng giáo phận Hoa Kỳ với số người Công Giáo lớn nhất nước – là Tổng Giáo phận Los Angeles - đã tiếp đón 1,700 tân tòng và 1,127 ứng cử viên.
Sát bên Tổng giáo phận Los Angeles, tổng giáo phận San Francisco chào đón 173 tân tòng và 169 ứng viên. Cũng trong tiểu bang California, 1,091 tân tòng và ứng viên được đón nhận vào Giáo Hội tại giáo phận San Diego.
Các tổng giáo phận khác có đông số tân tòng và các ứng viên là Galveston-Houston, 2,154; Atlanta: 1,988; Seattle, và New York, 868;
Source: Catholic Herald - US Church receives tens of thousands of new Catholics this Easter
Những người chưa bao giờ chịu phép rửa tội, đã được rửa tội, được rước lễ lần đầu và được ban phép thêm sức. Các ứng viên, tức là những người đã được rửa tội theo một truyền thống Kitô giáo khác, đã được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo qua việc tuyên xưng đức tin, được thêm sức và rước lễ lần đầu.
Tổng giáo phận Hoa Kỳ với số người Công Giáo lớn nhất nước – là Tổng Giáo phận Los Angeles - đã tiếp đón 1,700 tân tòng và 1,127 ứng cử viên.
Sát bên Tổng giáo phận Los Angeles, tổng giáo phận San Francisco chào đón 173 tân tòng và 169 ứng viên. Cũng trong tiểu bang California, 1,091 tân tòng và ứng viên được đón nhận vào Giáo Hội tại giáo phận San Diego.
Các tổng giáo phận khác có đông số tân tòng và các ứng viên là Galveston-Houston, 2,154; Atlanta: 1,988; Seattle, và New York, 868;
Source: Catholic Herald - US Church receives tens of thousands of new Catholics this Easter
Trong thông điệp Phục sinh Thái tử Charles bày tỏ âu lo về tình trạng các Kitô hữu bị bách hại trên thế giới
Đặng Tự Do
15:20 02/04/2018
Thái tử xứ Wales đã bày tỏ tình đoàn kết đối với các Kitô hữu phải chịu đau khổ vì đức tin của họ trên khắp thế giới trong một video được công bố vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Đây là thông điệp Phục sinh đầu tiên của thái tử Charles
Thái tử đã nói về mối quan tâm của ông trước tình trạng các tín hữu Kitô vẫn tiếp tục bị bách hại vì niềm tin tôn giáo của họ, và nêu bật những vấn đề mà các Kitô hữu phải đối mặt.
Ông nói: “Vào thời điểm Phục Sinh này, khi tâm trí chúng ta hồi tưởng lại cuộc thương khó của Chúa chúng ta cách đây 2,000 năm, chúng ta đặc biệt nghĩ đến những Kitô hữu đang đau khổ vì đức tin của họ ở nhiều nơi trên thế giới.
Tôi muốn bảo đảm với họ rằng họ không bị lãng quên và họ đang trong lời cầu nguyện của chúng tôi.”
Video này đã được thực hiện sau cuộc họp của Thái tử với các nhà lãnh đạo Giáo hội từ Trung Đông, nơi tình trạng bách hại các Kitô hữu rõ nét nhất.
Trong thông điệp của mình, Thái tử xứ Wales cũng nêu lên những yếu tố khiến ông lạc quan bao gồm việc hồi hương của các Kitô hữu ở miền bắc Irak và các nơi khác.
Ông nói: “Tôi cũng nghe nói rằng trong bóng đêm chập chùng này để có những ngọn đèn nhỏ, những dấu hiệu phục sinh và hy vọng rằng, chậm chạp nhưng chắc chắn, những Kitô hữu đã phải chạy trốn khỏi quê hương của họ đang bắt đầu trở lại và xây dựng lại những ngôi nhà điêu tàn của họ”
Theo số liệu được công bố vào Chúa Nhật Lễ Lá, có 3,249 ngôi nhà của các Kitô hữu ở vùng bình nguyên Ninivê đã được khôi phục trong số 12,217 căn. Đến nay, 37,086 Kitô hữu Iraq đã trở về cố hương.
Thái tử lưu ý rằng trong nhiều thế kỷ qua, các tôn giáo khác nhau - đặc biệt là ba tôn giáo độc thần là Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo đã “sống bên nhau như những người hàng xóm và như những người bạn”.
Source: Catholic Herald - Prince Charles highlights suffering of Christians in Easter message
Thái tử đã nói về mối quan tâm của ông trước tình trạng các tín hữu Kitô vẫn tiếp tục bị bách hại vì niềm tin tôn giáo của họ, và nêu bật những vấn đề mà các Kitô hữu phải đối mặt.
Ông nói: “Vào thời điểm Phục Sinh này, khi tâm trí chúng ta hồi tưởng lại cuộc thương khó của Chúa chúng ta cách đây 2,000 năm, chúng ta đặc biệt nghĩ đến những Kitô hữu đang đau khổ vì đức tin của họ ở nhiều nơi trên thế giới.
Tôi muốn bảo đảm với họ rằng họ không bị lãng quên và họ đang trong lời cầu nguyện của chúng tôi.”
Video này đã được thực hiện sau cuộc họp của Thái tử với các nhà lãnh đạo Giáo hội từ Trung Đông, nơi tình trạng bách hại các Kitô hữu rõ nét nhất.
Trong thông điệp của mình, Thái tử xứ Wales cũng nêu lên những yếu tố khiến ông lạc quan bao gồm việc hồi hương của các Kitô hữu ở miền bắc Irak và các nơi khác.
Ông nói: “Tôi cũng nghe nói rằng trong bóng đêm chập chùng này để có những ngọn đèn nhỏ, những dấu hiệu phục sinh và hy vọng rằng, chậm chạp nhưng chắc chắn, những Kitô hữu đã phải chạy trốn khỏi quê hương của họ đang bắt đầu trở lại và xây dựng lại những ngôi nhà điêu tàn của họ”
Theo số liệu được công bố vào Chúa Nhật Lễ Lá, có 3,249 ngôi nhà của các Kitô hữu ở vùng bình nguyên Ninivê đã được khôi phục trong số 12,217 căn. Đến nay, 37,086 Kitô hữu Iraq đã trở về cố hương.
Thái tử lưu ý rằng trong nhiều thế kỷ qua, các tôn giáo khác nhau - đặc biệt là ba tôn giáo độc thần là Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo đã “sống bên nhau như những người hàng xóm và như những người bạn”.
Source: Catholic Herald - Prince Charles highlights suffering of Christians in Easter message
Thông điệp Phục sinh của các nhà lãnh đạo Kitô tại Giêrusalem
Đặng Tự Do
18:56 02/04/2018
Toàn văn thông điệp như sau:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại (1 Pet 1:3).
Chúng tôi, các Thượng Phụ và những người đứng đầu các Giáo hội ở Giêrusalem, cùng nhau gửi lời chúc Phục Sinh của chúng tôi và lời hân hoan công bố Tin Mừng Phục Sinh của Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Từ Giêrusalem, nơi Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, chúng tôi ban phước lành cho các tín hữu đang cử hành Lễ Phục Sinh vào thời điểm hồng phúc này.
Trong hơn hai ngàn năm qua, những người hành hương đã theo bước chân của Chúa Giêsu và tuôn đến Giêrusalem để nhìn thấy ngôi mộ trống. Sự phục sinh của Chúa chúng ta là một sự kiện lịch sử bao gồm sự đổi mới toàn bộ trật tự vũ trụ và canh tân khuôn mặt của toàn bộ sáng tạo. Đây là thời gian mà Gia Đình Kitô Giáo trên toàn thế giới ghi nhớ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa qua cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Giêrusalem, Thành phố của Hy vọng và Phục sinh, vẫn là một biểu tượng thiêng liêng cho ơn cứu rỗi và một sự phản chiếu của Giêrusalem mai sau trên trời. Trong thực tế, tính chất thiêng liêng, hiệp nhất và siêu nhiên này của Giêrusalem vẫn tiếp tục là một ngọn hải đăng cho hy vọng, hòa bình, và cuộc sống cho người dân trong khu vực này và trên toàn thế giới. Chúng tôi cầu nguyện rằng ở đây, nơi Thánh Địa này, chúng tôi có thể tiếp tục mà không bị cản trở để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi như những biểu hiện của Tin Mừng sống động trong việc phục vụ người nghèo, tìm kiếm công lý và bước đi trong ánh sáng và tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh.
Tin Mừng cho chúng ta biết rằng trước khi Chúa Giêsu lên trời vinh hiển, Ngài đã phải trải qua cuộc thương khó, và trước khi bước vào vinh quang Ngài đã bị đóng đinh. Chúng ta cầu nguyện lên Thiên Chúa toàn năng để những người đang bước theo con đường thập giá có thể thấy rằng đó là con đường của hy vọng, bình an và sự sống. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai đang đau khổ tại khu vực này và trên toàn thế giới, và tất cả những ai đang phải chịu đựng trong im lặng; cho những người tị nạn, và những người phải di dời, cho những ai đang bị áp bức, những ai trong tình cảnh quẫn bách, cho tất cả nạn nhân của bạo lực và phân biệt đối xử, và cho tất cả những người cố gắng mưu cầu công lý và hòa giải.
Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta từ trong kẻ chết là lời nhắc nhở thường xuyên rằng quyền năng của sự dữ và cái chết sẽ không có tiếng nói cuối cùng, thay vào đó sự sống đã chiến thắng cái chết và bóng tối. Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với chính Ngài trong Đức Chúa Giêsu Kitô và mời gọi chúng ta tiếp bước Người trong sứ vụ hòa giải. Xin Chúa Phục Sinh củng cố chúng ta qua Thánh Thần của Ngài để chúng ta có thể bước đi trong ánh sáng phục sinh của Người để yêu mến, phục vụ và mang lại Tin Mừng cho tất cả mọi người.
Chúa Kitô đã sống lại. Alleluia! Ngài thực sự đã sống lại. Alleluia!
+ Đức Thượng Phụ Theophilos III, Thượng Phụ Chính thống Hy Lạp
+ Đức Thượng Phụ Nourhan Manougian, Giáo Hội Armenia Tông Truyền
+ Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Giám Quản Tông Tòa, Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh
+ Cha Francesco Patton, ofm, Bề trên dòng Anh Em Hèn Mọn tại Thánh Địa
+ Đức Tổng Giám Mục Anba Antonious, Chính thống Coptic tại Giêrusalem
+ Đức Tổng Giám Mục Swerios Malki Murad, Toà Thượng phụ Chính thống Syria
+ Đức Tổng Giám Mục Aba Embakob, Toà Thượng phụ Chính thống Ethiopia
+ Đức Tổng Giám Mục Yaser AL-Ayyash, Thượng Phụ Công Giáo Nghi lễ Melkite Đông phương
+ Đức Tổng Giám Mục Mosa El-Hage, Công Giáo Nghi lễ Maronite
+ Đức Tổng Giám Mục Suheil Dawani, Tin Lành Giêrusalem và Trung Đông
+ Đức Giám Mục Ibrahim Sani Azar, Tin Lành Lutheran ở Jordan và Thánh Địa
+ Đức Giám Mục Phaolô Malki, Công Giáo Nghi Lễ Syria
+ Đức Giám Mục Krikor-Okosdinos Coussa, Công Giáo Nghi Lễ Armenia
ĐGH Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy sống tình huynh đệ và biết chia sẻ.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:57 02/04/2018
(Vatican News) Sáng Thứ Hai sau Lễ Phục Sinh, ngỏ lời với hàng chục ngàn khách hành hương và các tín hữu tập trung tại Quảng Trường Thánh Phê-rô vào buổi đọc kinh “Regina Coeli” (Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng), ĐGH Phanxicô đã kêu gọi các tín hữu hãy cam kết sống tình huynh đệ để xây dựng một giáo hội đích thực hay một cộng đồng dân sự. Ngài nhấn mạnh rằng, chỉ có tình huynh đệ mới có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, xóa bỏ nghèo đói, dập tắt những căng thẳng, chiến tranh và tiêu trừ tha hóa và tội ác.
“Chúa đã phục sinh” – kinh ngạc.
Thứ Hai sau Phục Sinh là ngày ‘Pasquetta’ hay lễ ‘Phục Sinh Nhỏ’ ở Ý, cũng còn được gọi là ‘Thứ Hai của Thiên Thần’ vì câu chuyện trong Thánh Kinh kể về một thiên thần áo trắng ngồi trong ngôi mộ trống của Chúa Giê-su. ĐGH nói rằng lời vị thiên thần đã nói với các bà ra viếng mộ “ Ngài đã sống lại” chỉ có thể là lời của “một siêu nhân loan truyền về một sự thật gây kinh ngạc, quá sức tưởng tượng, và có lẽ không ai dám tuyên bố như thế.” Thế mà sau này cộng đoàn các tông đồ đã bắt đầu lập lại “Ngài đã sống lại.”
Tình huynh đệ xây dựng ích lợi chung, công bình xã hội.
ĐGH nói rằng sau Lễ Phục Sinh là ngày Thứ Hai của Thiên Thần, chúng ta cảm thấy có nhu cầu để đoàn kết và mừng lễ với những người thân yêu và bạn hữu. Qua việc sống lại từ cõi chết, Chúa Giê-su đã phá vỡ bức tường ngăn cách giữa người với người, phục hồi hòa bình và bắt đầu đan kết mối tình huynh đệ mới. ĐGH nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tái khám phá tình huynh đệ trong thời đại của chúng ta, giống như cách sống của các cộng đồng tín hữu thưở ban đầu.
Ngài nói rằng “Không thể là một cộng đoàn thực sự và một cam kết cho lợi ích chung và công bằng xã nhội nếu không có tình huynh đệ và chia sẻ.” Cũng như nếu không có sự chia sẻ thân tình, thì sẽ không có một giáo hội đích thực hay một cộng đồng dân sự, mà chỉ là một nhóm gồm các cá nhân nhằm theo đuổi mục đích là kiếm lợi cho bản thân của họ thôi.
Đối thoại và liên hệ.
ĐGH nói rằng sự phục sinh của Chúa làm cho tính đổi mới của việc đối thoại và mối liên hệ con người bùng phát trên thế giới, một tính đổi mới đã trở thành trách nhiệm của mọi tín hữu. Ngài nhắc lại lời Chúa Giê-su phán rằng “người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ thật của Thầy, là các con yêu thương nhau” (Gn 13, 35)
Đó là lý do tại sao chúng ta không thể tự đóng kín mình trong cái gọi là riêng tư của chúng ta, trong nhóm của chúng ta, nhưng chúng ta được mời gọi để chăm sóc cho lợi ích chung, chăm lo cho anh chị em mình, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương nhất và nhưng người bị gạt ra bên lề xã hội. ĐGH nhấn mạnh rằng, chỉ có tình huynh đệ mới có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, xóa bỏ nghèo đói, dập tắt những căng thẳng, chiến tranh và tiêu trừ tha hóa và tội ác. Ngài khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy chạy đến với Trinh Nữ Maria để Mẹ giúp tất cả chúng ta trở thành huynh đệ và cùng hiệp thông trong lối sống và chân tình trong các mối liên hệ.
Chứng nhân của hòa bình.
Sau khi đọc kinh “Regina Coeli” và ban phép lành, ĐGH Phanxicô đã gởi lời chào đến các đoàn đến từ Ý và từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại Công Trường. Ngài kêu gọi họ hãy trở thành nhân chứng hòa bình của Chúa Phục Sinh, đặc biệt cho những anh chị em “dễ bị tổn thương nhất và bất lợi về mọi mặt”. Ngài cũng nhắc nhở họ về ngày 02 tháng Tư là World Autism Awareness Day (tạm dịch là Ngày Thế Giới về Bệnh Tự Kỷ). ĐGH cũng xin ơn bình an cho toàn thế giới, đặc biệt cho những dân tộc đang phải chịu đau khổ vì xung đột. Ngài cũng nhắc lại lời kêu gọi cho những người bị bắt cóc hay bị tước mất quyền tự do một cách bất công sớm được thả ra để trở về đoàn tụ với gia đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
“Chúa đã phục sinh” – kinh ngạc.
Thứ Hai sau Phục Sinh là ngày ‘Pasquetta’ hay lễ ‘Phục Sinh Nhỏ’ ở Ý, cũng còn được gọi là ‘Thứ Hai của Thiên Thần’ vì câu chuyện trong Thánh Kinh kể về một thiên thần áo trắng ngồi trong ngôi mộ trống của Chúa Giê-su. ĐGH nói rằng lời vị thiên thần đã nói với các bà ra viếng mộ “ Ngài đã sống lại” chỉ có thể là lời của “một siêu nhân loan truyền về một sự thật gây kinh ngạc, quá sức tưởng tượng, và có lẽ không ai dám tuyên bố như thế.” Thế mà sau này cộng đoàn các tông đồ đã bắt đầu lập lại “Ngài đã sống lại.”
Tình huynh đệ xây dựng ích lợi chung, công bình xã hội.
ĐGH nói rằng sau Lễ Phục Sinh là ngày Thứ Hai của Thiên Thần, chúng ta cảm thấy có nhu cầu để đoàn kết và mừng lễ với những người thân yêu và bạn hữu. Qua việc sống lại từ cõi chết, Chúa Giê-su đã phá vỡ bức tường ngăn cách giữa người với người, phục hồi hòa bình và bắt đầu đan kết mối tình huynh đệ mới. ĐGH nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tái khám phá tình huynh đệ trong thời đại của chúng ta, giống như cách sống của các cộng đồng tín hữu thưở ban đầu.
Ngài nói rằng “Không thể là một cộng đoàn thực sự và một cam kết cho lợi ích chung và công bằng xã nhội nếu không có tình huynh đệ và chia sẻ.” Cũng như nếu không có sự chia sẻ thân tình, thì sẽ không có một giáo hội đích thực hay một cộng đồng dân sự, mà chỉ là một nhóm gồm các cá nhân nhằm theo đuổi mục đích là kiếm lợi cho bản thân của họ thôi.
Đối thoại và liên hệ.
ĐGH nói rằng sự phục sinh của Chúa làm cho tính đổi mới của việc đối thoại và mối liên hệ con người bùng phát trên thế giới, một tính đổi mới đã trở thành trách nhiệm của mọi tín hữu. Ngài nhắc lại lời Chúa Giê-su phán rằng “người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ thật của Thầy, là các con yêu thương nhau” (Gn 13, 35)
Đó là lý do tại sao chúng ta không thể tự đóng kín mình trong cái gọi là riêng tư của chúng ta, trong nhóm của chúng ta, nhưng chúng ta được mời gọi để chăm sóc cho lợi ích chung, chăm lo cho anh chị em mình, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương nhất và nhưng người bị gạt ra bên lề xã hội. ĐGH nhấn mạnh rằng, chỉ có tình huynh đệ mới có thể bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, xóa bỏ nghèo đói, dập tắt những căng thẳng, chiến tranh và tiêu trừ tha hóa và tội ác. Ngài khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy chạy đến với Trinh Nữ Maria để Mẹ giúp tất cả chúng ta trở thành huynh đệ và cùng hiệp thông trong lối sống và chân tình trong các mối liên hệ.
Chứng nhân của hòa bình.
Sau khi đọc kinh “Regina Coeli” và ban phép lành, ĐGH Phanxicô đã gởi lời chào đến các đoàn đến từ Ý và từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại Công Trường. Ngài kêu gọi họ hãy trở thành nhân chứng hòa bình của Chúa Phục Sinh, đặc biệt cho những anh chị em “dễ bị tổn thương nhất và bất lợi về mọi mặt”. Ngài cũng nhắc nhở họ về ngày 02 tháng Tư là World Autism Awareness Day (tạm dịch là Ngày Thế Giới về Bệnh Tự Kỷ). ĐGH cũng xin ơn bình an cho toàn thế giới, đặc biệt cho những dân tộc đang phải chịu đau khổ vì xung đột. Ngài cũng nhắc lại lời kêu gọi cho những người bị bắt cóc hay bị tước mất quyền tự do một cách bất công sớm được thả ra để trở về đoàn tụ với gia đình.
Giuse Thẩm Nguyễn
Đức Thượng Phụ Tawadros II: Chúng tôi đặt sinh mạng mình trong tay Chúa
Đặng Tự Do
17:43 02/04/2018
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá năm ngoái, 9 tháng Tư, 2017, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã gây ra 2 vụ nổ bom. Đầu tiên là vụ nổ bom trong Thánh Lễ tại nhà thờ Saint George, thành phố Tanta, phía bắc Cairo khiến 30 người thiệt mạng và 78 người bị thương. Sau đó là cuộc tấn công tại Nhà thờ Thánh Mark, Alexandria khiến 17 người chết và 48 người khác bị thương.
Theo lịch Julian, Tuần Thánh của các Giáo Hội Chính Thống trễ hơn một tuần so với Giáo Hội Công Giáo. Ngày 1 tháng Tư là Chúa Nhật Lễ Lá của Chính Thống Giáo. Nhân dịp này, Đức Thượng Phụ Tawadros II đã dành cho thông tấn xã SIR của Italia một cuộc phỏng vấn.
Khi được hỏi về những ưu tư liên quan đến các biện pháp an ninh trong Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ nói:
“Tình cảm của chúng tôi trong suốt cả năm, chứ không riêng dịp Tuần Thánh này là chúng tôi đặt sinh mạng mình trong tay Chúa, trong tay của Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương tất cả mọi người, Đấng đã làm bao nhiêu việc tốt lành cho chúng ta. Thiên Chúa là thẩm phán. Người là sở hữu chủ của cuộc sống và cái chết chúng ta. Điều chúng ta có thể làm là cầu nguyện và dấn thân làm việc vì hòa bình. Lời cầu nguyện của chúng ta là để bình an được ban cho chúng ta như là một món quà lan truyền trên khắp trái đất”.
Năm 2017 là một năm khó khăn cho cộng đồng Kitô giáo Coptic ở Ai Cập: theo báo cáo của Associated Press, từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017, ít nhất 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Phản ứng của cộng đồng Coptic trước sự hung bạo của bạo lực dựa trên “sự tha thứ”. Trước các cuộc tấn công bạo lực nhắm vào cộng đồng Coptic Chính thống cũng như Công Giáo, các nhà lãnh đạo nói “Chúng tôi tha thứ cho những ai đã gây ra những hành vi bạo lực này”.
Source: SIR - Egypt: Pope Tawadros on Holy Week and attack risks, “We are in the hands of the Lord. God is judge and the owner of life and death”
Theo lịch Julian, Tuần Thánh của các Giáo Hội Chính Thống trễ hơn một tuần so với Giáo Hội Công Giáo. Ngày 1 tháng Tư là Chúa Nhật Lễ Lá của Chính Thống Giáo. Nhân dịp này, Đức Thượng Phụ Tawadros II đã dành cho thông tấn xã SIR của Italia một cuộc phỏng vấn.
Khi được hỏi về những ưu tư liên quan đến các biện pháp an ninh trong Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ nói:
“Tình cảm của chúng tôi trong suốt cả năm, chứ không riêng dịp Tuần Thánh này là chúng tôi đặt sinh mạng mình trong tay Chúa, trong tay của Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương tất cả mọi người, Đấng đã làm bao nhiêu việc tốt lành cho chúng ta. Thiên Chúa là thẩm phán. Người là sở hữu chủ của cuộc sống và cái chết chúng ta. Điều chúng ta có thể làm là cầu nguyện và dấn thân làm việc vì hòa bình. Lời cầu nguyện của chúng ta là để bình an được ban cho chúng ta như là một món quà lan truyền trên khắp trái đất”.
Năm 2017 là một năm khó khăn cho cộng đồng Kitô giáo Coptic ở Ai Cập: theo báo cáo của Associated Press, từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017, ít nhất 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Phản ứng của cộng đồng Coptic trước sự hung bạo của bạo lực dựa trên “sự tha thứ”. Trước các cuộc tấn công bạo lực nhắm vào cộng đồng Coptic Chính thống cũng như Công Giáo, các nhà lãnh đạo nói “Chúng tôi tha thứ cho những ai đã gây ra những hành vi bạo lực này”.
Source: SIR - Egypt: Pope Tawadros on Holy Week and attack risks, “We are in the hands of the Lord. God is judge and the owner of life and death”
Top Stories
Vietnam’s ex-prime minister baptized into Catholic Church
J.B. An Dang
22:37 02/04/2018
A long-term prime minister of the Republic of Vietnam, and one of the only two, South Vietnamese Army Four-star Generals, has been baptized into Catholic Church in California, USA during the Holy Week.
His baptism ended a long-time rumor lasting for decades that he was a Catholic during the Vietnam war.
At 2:30pm on the Palm Sunday March 25, Fr. Lê Trung Tướng, pastor of St. Elizabeth, Milpitas, San Jose baptized ex-prime minister Trần Thiện Khiêm. At the age of 96, the General decided to be baptized into the Catholic Church and chose St. Paul as his patron saint.
General Trần Thiện Khiêm, born 1922, was one of outstanding figures during the Vietnam War. During the 1960s he was involved in several coups. He helped President Ngô Đình Diệm, a Catholic, put down a coup attempt in November 1960. However, three years later he involved in the coup that overthrow and assassinated Diệm, who had rewarded him with abundant promotions. After several more coups, Khiêm became prime minister of the Republic of Vietnam until March 1975, a month before the fall of Saigon.
In an apparent attempt to defame Catholics, there has been a rumor suggested by communists and many other anti-Catholics that Khiêm was a devout Catholic and yet not lived up to his faith and was ready to betray his brothers in faith.
The ex-prime minister told reporters that during Vietnam war, he followed Vietnam patriarchal religion, primarily worshipping ancestors. Becoming Catholic is one of his life’s most profound and joyous experiences, and that he himself had decided to join the Catholic Church after a long time studying Catholicism and reflecting on what had happened in his life.
The Church in Vietnam has joyfully experienced a rise in interest among intellectuals and celebrities. Some begin to study about Catholicism, and later join the Church, after their affections to the witnesses of priests and lay faithful who dare to challenge the regime on behalf of the poor, and the defenseless in a society marked by so many acts of injustice, deprivation, and exclusion.
His baptism ended a long-time rumor lasting for decades that he was a Catholic during the Vietnam war.
At 2:30pm on the Palm Sunday March 25, Fr. Lê Trung Tướng, pastor of St. Elizabeth, Milpitas, San Jose baptized ex-prime minister Trần Thiện Khiêm. At the age of 96, the General decided to be baptized into the Catholic Church and chose St. Paul as his patron saint.
General Trần Thiện Khiêm, born 1922, was one of outstanding figures during the Vietnam War. During the 1960s he was involved in several coups. He helped President Ngô Đình Diệm, a Catholic, put down a coup attempt in November 1960. However, three years later he involved in the coup that overthrow and assassinated Diệm, who had rewarded him with abundant promotions. After several more coups, Khiêm became prime minister of the Republic of Vietnam until March 1975, a month before the fall of Saigon.
In an apparent attempt to defame Catholics, there has been a rumor suggested by communists and many other anti-Catholics that Khiêm was a devout Catholic and yet not lived up to his faith and was ready to betray his brothers in faith.
The ex-prime minister told reporters that during Vietnam war, he followed Vietnam patriarchal religion, primarily worshipping ancestors. Becoming Catholic is one of his life’s most profound and joyous experiences, and that he himself had decided to join the Catholic Church after a long time studying Catholicism and reflecting on what had happened in his life.
The Church in Vietnam has joyfully experienced a rise in interest among intellectuals and celebrities. Some begin to study about Catholicism, and later join the Church, after their affections to the witnesses of priests and lay faithful who dare to challenge the regime on behalf of the poor, and the defenseless in a society marked by so many acts of injustice, deprivation, and exclusion.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tiệc Ly Và Nghi Thức Rửa Chân Tại Giáo Xứ Kiên Long, Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
09:03 02/04/2018
Chiều hôm nay là buổi chiều của Tình Yêu. Tình yêu của một vị Thiên Chúa đối với nhân loại. Đây là một tình yêu cao cả, một tình yêu tròn đầy. Tình yêu đó được thể hiện qua ba việc làm của Đức Giêsu: Rửa chân, lập phép Thánh Thể và chức linh mục. Cả ba việc làm này đều hết sức quan trọng và liên hệ mật thiết với nhau: Linh mục là Đức Kitô thứ hai, Thánh Thể là Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô và rửa chân là sứ mạng của Đức Giêsu và cũng chính là sứ mạng của linh mục.
Xem Hình
Vì linh mục (Đức Kitô thứ hai) là người cử hành thánh lễ, làm nên Thánh Thể và tiếp tục sứ mạng “rửa chân” như lời Đức Giêsu đã truyền chính vì thế, buổi chiều hôm nay trong bầu khí linh thiêng trầm lắng của phụng vụ Tam Nhật Thánh, Hội thánh tưởng niệm cuộc thương khó nhiệm mầu của Đức Giêsu. Tình yêu thương của Chúa dành cho nhân loại bao la biển trời.
Và chúng ta cùng cầu nguyện một cách đặc biệt cho các linh mục, để các ngài làm tròn sứ vụ mà Đức Kitô đã trao phó.
Trong tâm tình đó, chiều nay, thứ năm Tuần Thánh, vào lúc 17g30 ngày 29 tháng 3 năm 2017, Linh mục Chánh xứ Raphael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm, chánh xứ Giáo xứ Kiên Long; Giáo hạt Tây Ninh đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly và nghi thức rửa chân một cách long trọng, đồng tế với Ngài còn có Cha Batolemeo Nguyễn Hoàng Tuấn,OP cùng đông đảo bà con Giáo dân của Giáo xứ và tín hữu sốt sắng tham dự.
Trong bài giảng lễ, Cha Batolemeo giải thích ý nghĩa về việc cử hành lễ Vượt Qua, về Giao Ước Mới qua việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và lệnh truyền Yêu Thương bằng hành động rửa chân cho các môn đệ. Cha Tuấn mời gọi cộng đoàn sống kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Chúa, hiệp nhất với nhau và biết sống yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, nhất là những người nghèo, những người thiếu may mắn, những người bị bỏ rơi...
Và Cha Batolemeo cũng mời gọi mỗi người chúng ta rằng: Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi rửa chân cho nhau như thầy Giêsu. Là vợ chồng, chúng ta được mời gọi rửa chân cho nhau trước tiên với những người trong gia đình. Gia đình luôn có đó những thành phần không mấy vui khiến cha mẹ phải phiền lòng bên cạnh những đứa con hiếu thảo. Đôi bạn bước vào đời sống hôn nhân và chuẩn bị sinh con cần xác định điều này: cuộc đời chúng ta sẽ không chỉ rửa bằng nước thường nhưng rửa bằng máu và nước mắt mới có những đứa con tốt lành thánh thiện. Thầy Giêsu đã nêu gương cho chúng ta. Ước gì, mỗi gia đình là một cộng đoàn thánh thiện nhờ những cha mẹ thánh biết cách rửa chân cho người thân để rồi bước ra rửa chân cho hết thảy mọi người.
Sau bài giảng lễ, Cha Raphael đã cởi áo choàng, thắt lưng, lấy nước rửa chân cho 12 vị được chọn, như Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ xưa. Nghi thức Rửa Chân khiến cộng đoàn lặng đi, xúc động. “Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.
Sau thánh lễ, Cha Raphael cùng với Cha đồng tế đã kiệu Thánh Thể vào nhà tạm. Nghi thức Kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, nghi thức này cho chúng ta tưởng nhở Chúa từ nhà Tiệc ly sang vườn Cây Dầu. Tâm hồn Chúa xao xuyến, buồn sầu, Ngài cầu nguyện đến đổ mổ hôi máu để chuẩn bị bước vào cuộc thương khó theo thánh ý Chúa Cha. Kết thúc nghi thức kiệu Thánh Thể là các đoàn thể luân phiên chầu cho đến tận khuya, đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu trên núi cây dầu: “Các con hãy ở lại đây và canh thức với Thầy. Cầu nguyện đi để khỏi sa chước cám dỗ!”
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận
Xem Hình
Vì linh mục (Đức Kitô thứ hai) là người cử hành thánh lễ, làm nên Thánh Thể và tiếp tục sứ mạng “rửa chân” như lời Đức Giêsu đã truyền chính vì thế, buổi chiều hôm nay trong bầu khí linh thiêng trầm lắng của phụng vụ Tam Nhật Thánh, Hội thánh tưởng niệm cuộc thương khó nhiệm mầu của Đức Giêsu. Tình yêu thương của Chúa dành cho nhân loại bao la biển trời.
Và chúng ta cùng cầu nguyện một cách đặc biệt cho các linh mục, để các ngài làm tròn sứ vụ mà Đức Kitô đã trao phó.
Trong tâm tình đó, chiều nay, thứ năm Tuần Thánh, vào lúc 17g30 ngày 29 tháng 3 năm 2017, Linh mục Chánh xứ Raphael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm, chánh xứ Giáo xứ Kiên Long; Giáo hạt Tây Ninh đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly và nghi thức rửa chân một cách long trọng, đồng tế với Ngài còn có Cha Batolemeo Nguyễn Hoàng Tuấn,OP cùng đông đảo bà con Giáo dân của Giáo xứ và tín hữu sốt sắng tham dự.
Trong bài giảng lễ, Cha Batolemeo giải thích ý nghĩa về việc cử hành lễ Vượt Qua, về Giao Ước Mới qua việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và lệnh truyền Yêu Thương bằng hành động rửa chân cho các môn đệ. Cha Tuấn mời gọi cộng đoàn sống kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Chúa, hiệp nhất với nhau và biết sống yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, nhất là những người nghèo, những người thiếu may mắn, những người bị bỏ rơi...
Và Cha Batolemeo cũng mời gọi mỗi người chúng ta rằng: Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi rửa chân cho nhau như thầy Giêsu. Là vợ chồng, chúng ta được mời gọi rửa chân cho nhau trước tiên với những người trong gia đình. Gia đình luôn có đó những thành phần không mấy vui khiến cha mẹ phải phiền lòng bên cạnh những đứa con hiếu thảo. Đôi bạn bước vào đời sống hôn nhân và chuẩn bị sinh con cần xác định điều này: cuộc đời chúng ta sẽ không chỉ rửa bằng nước thường nhưng rửa bằng máu và nước mắt mới có những đứa con tốt lành thánh thiện. Thầy Giêsu đã nêu gương cho chúng ta. Ước gì, mỗi gia đình là một cộng đoàn thánh thiện nhờ những cha mẹ thánh biết cách rửa chân cho người thân để rồi bước ra rửa chân cho hết thảy mọi người.
Sau bài giảng lễ, Cha Raphael đã cởi áo choàng, thắt lưng, lấy nước rửa chân cho 12 vị được chọn, như Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ xưa. Nghi thức Rửa Chân khiến cộng đoàn lặng đi, xúc động. “Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như vậy. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”.
Sau thánh lễ, Cha Raphael cùng với Cha đồng tế đã kiệu Thánh Thể vào nhà tạm. Nghi thức Kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, nghi thức này cho chúng ta tưởng nhở Chúa từ nhà Tiệc ly sang vườn Cây Dầu. Tâm hồn Chúa xao xuyến, buồn sầu, Ngài cầu nguyện đến đổ mổ hôi máu để chuẩn bị bước vào cuộc thương khó theo thánh ý Chúa Cha. Kết thúc nghi thức kiệu Thánh Thể là các đoàn thể luân phiên chầu cho đến tận khuya, đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu trên núi cây dầu: “Các con hãy ở lại đây và canh thức với Thầy. Cầu nguyện đi để khỏi sa chước cám dỗ!”
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban truyền thông Giáo phận
Mừng Lễ Phục Sinh, Tân Tòng Sydney Gia Nhập Giáo Hội
Diệp Hải Dung.
09:14 02/04/2018
Chúa Nhật Phục Sinh 01/04/2018, sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 11 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Revesby đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.
Xem Hình
Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo TGP Sydney chúc mừng Phục Sinh đến với tất cả mọi người trong Giáo đoàn, đồng thời Cha cũng chúc mừng 11 anh chị em Tân Tòng hôm nay đón nhận Bí tích Khai Tâm để gia nhập vào Giáo Hội.
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi kể những mẫu truyện tiêu biểu về cuộc sống tù binh của quân đội Mỹ và Đồng Minh bị quân Nhật bắt giam ở cầu sông Kwai trong thế chiến thứ 2 và nhờ vào Kinh Thánh và biết đến Tin Mừng của Chúa Giêsu KiTô chết và đã sống lại, từ đó họ biến đổi mới sự bi quan chán nản tới niềm vui hy vọng và yêu thương.
Sau bài giảng, ông Gioankim Hoàng Văn Long Trưởng Ban Truyền Giáo đọc danh sách các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 11 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Phạm Ngọc Huynh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Revesby cũng thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh và các anh chị em Tân Tòng được gia nhập vào Giáo Hội.
Sau cùng một vị đại diện anh chị em Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chủ tế Paul Văn Chi, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa.
Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và mọi người.
Diệp Hải Dung.
Xem Hình
Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo TGP Sydney chúc mừng Phục Sinh đến với tất cả mọi người trong Giáo đoàn, đồng thời Cha cũng chúc mừng 11 anh chị em Tân Tòng hôm nay đón nhận Bí tích Khai Tâm để gia nhập vào Giáo Hội.
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi kể những mẫu truyện tiêu biểu về cuộc sống tù binh của quân đội Mỹ và Đồng Minh bị quân Nhật bắt giam ở cầu sông Kwai trong thế chiến thứ 2 và nhờ vào Kinh Thánh và biết đến Tin Mừng của Chúa Giêsu KiTô chết và đã sống lại, từ đó họ biến đổi mới sự bi quan chán nản tới niềm vui hy vọng và yêu thương.
Sau bài giảng, ông Gioankim Hoàng Văn Long Trưởng Ban Truyền Giáo đọc danh sách các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 11 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ ông Phạm Ngọc Huynh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Revesby cũng thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh và các anh chị em Tân Tòng được gia nhập vào Giáo Hội.
Sau cùng một vị đại diện anh chị em Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chủ tế Paul Văn Chi, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa.
Thánh lễ kết thúc Cha Paul Văn Chi và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và mọi người.
Diệp Hải Dung.
Tuần thánh va Phục Sinh tại giáo xứ Lam Điền, TGP Hà Nội.
GX Thanh Oai
09:44 02/04/2018
Chúa Nhật Lễ Lá
Chúa Nhật ngày 25/3/2018 giáo xứ Lam Điền cùng với toàn thể Giáo Hội đã bước vào Tuần Thánh, Tuần chúng ta cử hành Cuộc Khổ Nạn, cái Chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta với việc cử hành Nghi Thức Làm Phép Lá, Kiệu Lá và Thánh lễ với Bài Thương Khó Đức Chúa Gieessu theo thánh Marcô.
Xem Hình
Thánh lễ Tiệc Ly
Theo truyền thống của Giáo hội, Tam Nhật Thánh là trung tâm và đỉnh cao của cả năm phụng vụ. Tam Nhật Thánh được khởi đầu vào Thứ Năm Tuần Thánh sau bữa Tiệc Ly. Do vậy, ngay từ đầu giờ chiều tất cả bà con giáo dân từ khắp các giáo họ thuộc giáo xứ Lam Điền đã quy tụ về nhà xứ để tham dự ngắm nguyện, cử hành Thánh lễ và kiệu Mình Thánh Chúa sang nhà tạm.
Đúng 15h30 cha Antôn long trọng khai mạc giờ ngắm và tiếp đó đại diện các giáo họ đã thay nhau suy ngắm 15 Sự thương khó của Chúa Giêsu, đến 18h00 kết thúc ngắm, sau đó là thánh lễ Tiệc Ly. Khởi đầu Thánh lễ là đoàn rước kiệu Dầu Thánh vừa được làm phép lúc sáng tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Nghi Thức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, bao gồm việc suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm 2018 của (nhóm học sinh thuộc trường trung học Pilo Albertelli soạn dưới sự điều hợp của giáo sư Andrea Monda) và việc tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu do cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự.
Việc đạo đức vẫn làm là giáo dân thay nhau ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, Ngắm Dấu Đanh, nhất là Ngắm Nhân Sao Đức Chúa Giêsu, với những câu hỏi của dân chúng và người đóng vai Chúa Giêsu trả lời thật thấm thía:
Ngắm linh hồn hỏi nhân sao Đức Chúa Giêsu
Nhân Sao Đức Chúa Giêsu chịu thằng Giuđa bán.
Tao chịu bán cho được chuộc tội mày...
Trước khi bắt đầu suy ngắm từng Chặng Đàng Thánh Giá, cha chủ sự đã long trọng khai mạc và nêu lên ý nghĩa của việc đi Đàng Thánh Giá. Ngài cũng kêu mời tất cả cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện nơi đây hãy sửa soạn tâm hồn, sốt sắng để cùng bước dõi theo Chúa Giêsu trên hành trình Thương Khó. Giáo dân từ 7 Giáo họ trong Giáo xứ đã thay nhau vác thập giá và suy niệm.
Tiếp đến là nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Theo phụng vụ, nghi thức hôm nay gồm có 3 phần chính:
1. Phụng vụ Lời Chúa.
2. Kính thờ Thánh Giá.
3. Rước Mình Thánh Chúa.
Cộng đoàn thinh lặng, cha chủ tế bước ra phủ phục trước bàn thờ, nhớ lại giờ này Chúa Giêsu đang nằm trên giường cực dữ là Cây Thánh Giá, chỉ vì yêu thương chúng ta, vì tội lỗi chúng ta mà Chúa phải chịu khổ hình, chết thảm thương. Mọi người cùng quỳ gối sấp mình thống hối mọi tội lỗi và xin Chúa lấy Máu Thánh Người tẩy xóa tội lỗi chúng ta.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa là phần Kính thờ Thánh Giá. Kính thờ Thánh Giá, mọi người được mời gọi đấm ngực ăn năn vì tội lỗi của mình, đồng thời tin tưởng thực sự Thập Giá là ơn giải thoát cho chúng ta. Hôn kính thánh giá để ơn cứu độ của Chúa đi vào tâm hồn chúng ta hầu chúng ta được ơn cứu thoát.
Tiếp đến là phần rước Mình Thánh Chúa. Mình Thánh Chúa chính là của ăn thần lương nuôi sống linh hồn ta. Nghi thức kết thúc bằng lời nguyện cầu chúc bình an cho toàn thể cộng đoàn. Sau đó mọi người thinh lặng ra về. Nguyện xin Chúa thương giáng phúc dồi dào và ban cho chúng con ơn tha thứ và niềm an ủi. Xin cho chúng con ngày thêm tin kính Chúa và vững lòng trông cậy sẽ được ơn cứu chuộc muôn đời.
Đêm Vọng Phục Sinh
Mở đầu là nghi thức làm phép lửa bên ngoài nhà thờ. Tiếp đến cha chủ tế cùng với cộng đoàn phụng vụ tiến vào trong ngôi thánh đường.
Phần thứ hai là cử hành Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc nhớ lại cho chúng ta về công cuộc tạo dựng và diễn tiến hành trình lịch sử của dân riêng mà Thiên Chúa đã ký kết.
Trong Thánh Lễ, cha Antôn đã rửa tội cho sáu thành viên gia nhập Hội Thánh trong đó có một người lớn và sáu trẻ nhỏ.
Cuối Thánh Lễ cha Antôn đã gửi lời chúc mừng phục sinh đến tất cả mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện nơi đây và tặng mỗi người một quả trứng phục sinh. Thánh lễ đã diễn ra thật tốt đẹp và sốt sắng cùng với sự tham dự của đông đảo thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia, Allêluia, Allêluia…Kính chúc mọi người được tràn đầy niềm vui và hy vọng vào Chúa Phục Sinh.
GX Thanh Oai
Chúa Nhật ngày 25/3/2018 giáo xứ Lam Điền cùng với toàn thể Giáo Hội đã bước vào Tuần Thánh, Tuần chúng ta cử hành Cuộc Khổ Nạn, cái Chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta với việc cử hành Nghi Thức Làm Phép Lá, Kiệu Lá và Thánh lễ với Bài Thương Khó Đức Chúa Gieessu theo thánh Marcô.
Xem Hình
Thánh lễ Tiệc Ly
Theo truyền thống của Giáo hội, Tam Nhật Thánh là trung tâm và đỉnh cao của cả năm phụng vụ. Tam Nhật Thánh được khởi đầu vào Thứ Năm Tuần Thánh sau bữa Tiệc Ly. Do vậy, ngay từ đầu giờ chiều tất cả bà con giáo dân từ khắp các giáo họ thuộc giáo xứ Lam Điền đã quy tụ về nhà xứ để tham dự ngắm nguyện, cử hành Thánh lễ và kiệu Mình Thánh Chúa sang nhà tạm.
Đúng 15h30 cha Antôn long trọng khai mạc giờ ngắm và tiếp đó đại diện các giáo họ đã thay nhau suy ngắm 15 Sự thương khó của Chúa Giêsu, đến 18h00 kết thúc ngắm, sau đó là thánh lễ Tiệc Ly. Khởi đầu Thánh lễ là đoàn rước kiệu Dầu Thánh vừa được làm phép lúc sáng tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.
Thứ Sáu Tuần Thánh
Nghi Thức ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, bao gồm việc suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm 2018 của (nhóm học sinh thuộc trường trung học Pilo Albertelli soạn dưới sự điều hợp của giáo sư Andrea Monda) và việc tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu do cha Antôn Nguyễn Văn Độ chủ sự.
Việc đạo đức vẫn làm là giáo dân thay nhau ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, Ngắm Dấu Đanh, nhất là Ngắm Nhân Sao Đức Chúa Giêsu, với những câu hỏi của dân chúng và người đóng vai Chúa Giêsu trả lời thật thấm thía:
Ngắm linh hồn hỏi nhân sao Đức Chúa Giêsu
Nhân Sao Đức Chúa Giêsu chịu thằng Giuđa bán.
Tao chịu bán cho được chuộc tội mày...
Trước khi bắt đầu suy ngắm từng Chặng Đàng Thánh Giá, cha chủ sự đã long trọng khai mạc và nêu lên ý nghĩa của việc đi Đàng Thánh Giá. Ngài cũng kêu mời tất cả cộng đoàn dân Chúa đang hiện diện nơi đây hãy sửa soạn tâm hồn, sốt sắng để cùng bước dõi theo Chúa Giêsu trên hành trình Thương Khó. Giáo dân từ 7 Giáo họ trong Giáo xứ đã thay nhau vác thập giá và suy niệm.
Tiếp đến là nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Theo phụng vụ, nghi thức hôm nay gồm có 3 phần chính:
1. Phụng vụ Lời Chúa.
2. Kính thờ Thánh Giá.
3. Rước Mình Thánh Chúa.
Cộng đoàn thinh lặng, cha chủ tế bước ra phủ phục trước bàn thờ, nhớ lại giờ này Chúa Giêsu đang nằm trên giường cực dữ là Cây Thánh Giá, chỉ vì yêu thương chúng ta, vì tội lỗi chúng ta mà Chúa phải chịu khổ hình, chết thảm thương. Mọi người cùng quỳ gối sấp mình thống hối mọi tội lỗi và xin Chúa lấy Máu Thánh Người tẩy xóa tội lỗi chúng ta.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa là phần Kính thờ Thánh Giá. Kính thờ Thánh Giá, mọi người được mời gọi đấm ngực ăn năn vì tội lỗi của mình, đồng thời tin tưởng thực sự Thập Giá là ơn giải thoát cho chúng ta. Hôn kính thánh giá để ơn cứu độ của Chúa đi vào tâm hồn chúng ta hầu chúng ta được ơn cứu thoát.
Tiếp đến là phần rước Mình Thánh Chúa. Mình Thánh Chúa chính là của ăn thần lương nuôi sống linh hồn ta. Nghi thức kết thúc bằng lời nguyện cầu chúc bình an cho toàn thể cộng đoàn. Sau đó mọi người thinh lặng ra về. Nguyện xin Chúa thương giáng phúc dồi dào và ban cho chúng con ơn tha thứ và niềm an ủi. Xin cho chúng con ngày thêm tin kính Chúa và vững lòng trông cậy sẽ được ơn cứu chuộc muôn đời.
Đêm Vọng Phục Sinh
Mở đầu là nghi thức làm phép lửa bên ngoài nhà thờ. Tiếp đến cha chủ tế cùng với cộng đoàn phụng vụ tiến vào trong ngôi thánh đường.
Phần thứ hai là cử hành Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc nhớ lại cho chúng ta về công cuộc tạo dựng và diễn tiến hành trình lịch sử của dân riêng mà Thiên Chúa đã ký kết.
Trong Thánh Lễ, cha Antôn đã rửa tội cho sáu thành viên gia nhập Hội Thánh trong đó có một người lớn và sáu trẻ nhỏ.
Cuối Thánh Lễ cha Antôn đã gửi lời chúc mừng phục sinh đến tất cả mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện nơi đây và tặng mỗi người một quả trứng phục sinh. Thánh lễ đã diễn ra thật tốt đẹp và sốt sắng cùng với sự tham dự của đông đảo thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Chúa đã sống lại thật rồi ! Allêluia, Allêluia, Allêluia…Kính chúc mọi người được tràn đầy niềm vui và hy vọng vào Chúa Phục Sinh.
GX Thanh Oai
Giáo Xứ Kiên Long – Giáo Hạt Tây Ninh Tưởng Niệm Nghi Thức Chúa Chịu Nạn
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:10 02/04/2018
Vào lúc 17h30 ngày Thứ Sáu Tuần thánh ngày 29.3.2018, toàn thể cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Kiên Long đã tề tựu về ngôi Thánh Đường để cùng nhau Tưởng niệm nghi thức Chúa chịu nạn với không khí thật trang nghiêm và sốt mến do Cha chánh xứ Raphael Nguyễn Bùi Ngọc Liêm chủ sự. Sau khi đã cùng nhau ngắm những chặng đường Thánh Giá mà Chúa đã đi qua vào 05g30 sáng trong khuôn viên Giáo xứ.
Nếu Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày buồn thảm, thì cũng ngày này lại giúp chấn hưng niềm tin, củng cố niềm trông cậy và lòng can đảm để mỗi người vác Thánh Giá của mình với lòng khiêm nhường, biết từ bỏ và tín thác nơi Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con được đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang”
Xem Hình
Trong bài chia sẽ của mình, Cha Raphael đã cho mọi người tham dự thấy được rằng, cái chết của Chúa Giêsu đó là do lòng ghen tị; ganh ghét của các đấng lãnh đạo tôn giáo vào thời đó, với sự từ chối Thầy của các môn đệ và nhất là sự từ bỏ và lên án mà họ cho rằng là đấng Cứu chuộc.
Lạy Chúa, đổ máu là dấu hiệu của chết chóc, của thất bại, nhưng qua hiến lễ Thập giá của Đức Giêsu Kitô, Hội Thánh đã được khai sinh và nhân loại bước vào cuộc sống mới. Trong giây phút thiêng liêng và lắng đọng này, xin Chúa cho chúng con được cùng nhau bước theo Chúa Giêsu trên đường Thập giá của Người. Vì đó là đường tình yêu tự hiến của Thầy Chí Thánh.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dìm chúng con vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, xin chỉ cho chúng con biết con đường nào Chúa đã đi qua và con đường nào chúng con cần bước tới.
Qua bài Thương Khó: (Ga 18, 1-19, 42), Cha chánh xứ kính thờ Thánh Giá, và hôn chân Chúa, sau đến Quý Tu sĩ, các em lễ sinh, Ban hành giáo. Vì giáo dân đông, nên mọi người hôn chân Chúa sau phần Hiệp lễ.
Hôn chân Chúa, chính là cử chỉ của mỗi Kitô hữu khi sấp mình thờ lạy Chúa với lòng yêu mến, biết ơn và đền tạ. Đền tạ vì tội lỗi mình mà Chúa phải chịu chết, biết ơn vì nhờ cái chết của Chúa mà con người được ơn tha tội, yêu mến vì tình thương Chúa đã dành cho nhân loại. Xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, can đảm, gắng sức đứng dạy tiếp tục vác lấy thập giá của chính mình cũng như của anh chị em đau khổ và đi đến cùng con đường tình yêu, thấm đượm lòng thương xót mà Chúa đã đi và nêu gương cho chúng con.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường
Nếu Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày buồn thảm, thì cũng ngày này lại giúp chấn hưng niềm tin, củng cố niềm trông cậy và lòng can đảm để mỗi người vác Thánh Giá của mình với lòng khiêm nhường, biết từ bỏ và tín thác nơi Chúa: “Lạy Chúa, xin cho con được đóng đinh với Ngài, xin cho con cùng chết với Ngài, để được sống với Ngài vinh quang”
Xem Hình
Trong bài chia sẽ của mình, Cha Raphael đã cho mọi người tham dự thấy được rằng, cái chết của Chúa Giêsu đó là do lòng ghen tị; ganh ghét của các đấng lãnh đạo tôn giáo vào thời đó, với sự từ chối Thầy của các môn đệ và nhất là sự từ bỏ và lên án mà họ cho rằng là đấng Cứu chuộc.
Lạy Chúa, đổ máu là dấu hiệu của chết chóc, của thất bại, nhưng qua hiến lễ Thập giá của Đức Giêsu Kitô, Hội Thánh đã được khai sinh và nhân loại bước vào cuộc sống mới. Trong giây phút thiêng liêng và lắng đọng này, xin Chúa cho chúng con được cùng nhau bước theo Chúa Giêsu trên đường Thập giá của Người. Vì đó là đường tình yêu tự hiến của Thầy Chí Thánh.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dìm chúng con vào mầu nhiệm tình yêu của Chúa, xin chỉ cho chúng con biết con đường nào Chúa đã đi qua và con đường nào chúng con cần bước tới.
Qua bài Thương Khó: (Ga 18, 1-19, 42), Cha chánh xứ kính thờ Thánh Giá, và hôn chân Chúa, sau đến Quý Tu sĩ, các em lễ sinh, Ban hành giáo. Vì giáo dân đông, nên mọi người hôn chân Chúa sau phần Hiệp lễ.
Hôn chân Chúa, chính là cử chỉ của mỗi Kitô hữu khi sấp mình thờ lạy Chúa với lòng yêu mến, biết ơn và đền tạ. Đền tạ vì tội lỗi mình mà Chúa phải chịu chết, biết ơn vì nhờ cái chết của Chúa mà con người được ơn tha tội, yêu mến vì tình thương Chúa đã dành cho nhân loại. Xin cho chúng con biết tỏ lòng xót thương đến những người đau khổ, như chúng con đã được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, can đảm, gắng sức đứng dạy tiếp tục vác lấy thập giá của chính mình cũng như của anh chị em đau khổ và đi đến cùng con đường tình yêu, thấm đượm lòng thương xót mà Chúa đã đi và nêu gương cho chúng con.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường
Tam Nhật Thánh và lễ Vọng Phục Sinh 2018 tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
20:05 02/04/2018
TUKWILA. Hình ảnh của Chúa Nhật Lễ Lá khi Chúa Giêsu bước vào thành Giêrusalem giữa tiếng hoan hô của dân chúng, đoàn người đông đảo tay cầm lá vạn tuế tung hô Ngài vang dội: "hoan hô Vua dân Do Thái, chúc tụng vua Israel, Ðấng nhân danh Chúa mà đến" trong ngày Lễ Lá. Sau tiếng hoan hô và chúc tụng đó, dân chúng liền trở mặt đấu tố và xử án Ngài nên đã dẫn đến cuộc khổ nạn qua Bài Thương Khó kể lại việc quân lính bắt Chúa Giêsu xử án và Giáo Hội bước vào Tuần Thánh.
Xem Hình
Giáo hội mừng Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu bắt với thánh lễ Tiệc Ly vào chiều thứ năm Tuần Thánh. Cùng hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ, Giáo xứ CTTĐVN cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ và 7 giờ 30 tối. Thánh lễ nào nhà thờ cũng đầy kín các ghế ngồi, rất đông đảo giáo dân ngồi ở hội trường tham dự thánh lễ một cách sốt sắng với màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình thánh lễ. Xin giới thiệu vài nét về chương trình Tam Nhật Thánh và lễ Vọng Phục Sinh:
Thứ Năm TuầnThánh: Chiều thứ năm trời Seattle khá đẹp, thánh lễ lúc 7:30 do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách phụng vụ và đóng vai các Tông Đồ tham gia đoàn Rửa Chân, cha Nguyễn Sơn Miên tuyên uý Đoàn TNTT chủ tế thánh lễ cùng với linh mục Trần Hữu Lân đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ . Cha chủ tế chủ sự nghi thức rửa chân , nhìn hình ảnh một vị linh mục cao niên trên 80 tuổi cúi xuống rửa và hôn chân từng em thiếu nhi thật cảm động.
Sau thánh lễ là cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa đến nhà chầu để canh thức đêm Cực Thánh kỷ niệm cuộc tử nạn của Đức Kitô. Nhà Chầu năm nay được thiết kế một cách trang trọng ở một vị trí khang trang rộng rải đủ cho hàng ngàn giáo dân tham dự giờ chầu một cách sốt sắng. Phiên chầu chung của giáo xứ do các em đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách dẫn nguyện một cách sốt sắng đến 10 giờ. Từ 10 giờ đến 12 giờ là phiên chầu của các Giáo Đoàn phối hợp với Các Hội Đoàn thay phiên nhau phụ trách giờ chầu khỏang nửa giờ một phiên. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Giáo Đoàn La Vang cùng một số đoàn thể khác phụ trách giờ sau cùng từ 11:30 đến 12 giờ khuya với phiên chầu thật sốt sắng. Cha Chánh Xứ chủ sự nghi thức bế mạc giờ chầu với lời tung hô chúc tụng Chúa kết thúc buổi canh thức đêm Cực Thánh của mầu nhiệm mang Dấu Ấn Tình Yêu: Bí Tích Thánh Thể mà Chúa đã thực hiện trước khi Ngài đi vào cuộc Khổ Nạn. Mình Thánh Chúa được cha chủ sự cùng với đông đảo giáo dân hiện diện trong phiên chầu cuối, cùng nhau cung thỉnh MìnhThánh Chúa trở về nhà tạm trong phòng Thánh của nhà thờ. Sự tĩnh lặng của đêm Cực Thánh được trở về trong ngôi thánh đường và mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn cầu nguyện.
Thứ sáu Tuần Thánh: Ngày thứ hai của Tam nhật Vượt Qua đến với dân Chúa nơi đây với nghi thức suy niệm 15 sự Thương Khó của Chúa từ 3 giờ chiều.
Nghi thức Tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa vào chiều thứ Sáu Tuần Thánh cũng được cử hành vào lúc 5 giờ và 7giờ 30 tối để đáp ứng nhu cầu của giáo dân. Người viết ghi nhận các buổi cử hành nghi thức này đều rất đông đảo giáo dân tham dự . Đặc biệt buổi tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa vào lúc 4 giờ chiều với những nghi lễ cổ truyền như tháo đanh, hạ xác và táng xác Chúa. Phần Nghi thức Tôn Kính Thánh Giá mở đầu cho buổi Tưỏng Niệm lúc 5 giờ chiều do linh mục Trần Hữu Lân chủ sự. Phần Phụng vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó Chúa được hát một cách trọng thể. Sau Bài Thương Khó là lời cầu nguyện chung cho mọi thành phần trong giáo hội và toàn thế giới và phần Hôn Kính Thánh Giá. Thánh Giá được đặt ở 7 vị trí khác nhau trong nhà thờ và ở hội trường để giáo dân hôn kính một cách sốt sắng và thoải mái.
Lúc 9 giờ tối, phần Suy Niệm về cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần Diễn Nguyện qua hoạt cảnh về cuộc thương khó của Chúa qua nhiều chặng đàng Thánh Giá. Đầu tiên là hình ảnh việc quân lính bắt Chúa Giêsu và nộp cho quan Philatô xử án, với những lời dằn co qua lại giữa quan quân, Philatô đã phủi tay giao Chúa Giêsu cho bọn xử án và đã rửa tay tuyên bố: ta vô tội trong vụ này " và cuộc xử án Chúa Giêsu bắt đầu với hoạt cảnh tra tấn Chúa một cách tàn bạo. Qua nhiều chặng đàng mà Chúa Giêsu đã ngả xuống đất nhiều lần. Một thiếu niên đóng vai Chúa Giêsu vác Thập Giá từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh với các em thiếu nhi trong vai đoàn quân dữ, nhiều tên lính xô đẩy Chúa Giêsu, 2 tên lính dùng roi quất vào tấm thân tiều tuỵ của Chúa thật cảm động. Tiếp đến là chặng thứ mười với hoạt cảnh Chúa bị lột áo ra. Rồi đến Chặng thứ mười một Chúa bị đóng đinh. Cảnh đóng đinh Chúa được diễn tả một cách cảm động với những tiếng búa đóng đinh làm rung chuyển cây thập giá thật sinh động. Chặng thứ mười hai với giờ phút hấp hối và lời trối của Chúa Giêsu làm xé lòng người. Chúa trút hơi thở cuối cùng được diễn tả qua chặng thứ mười ba và cuối cùng là diễn lại cảnh hạ xác Chúa kết thúc phần suy niệm cuộc khổ nạn chủa Chúa và Đức Mẹ ôm xác con vào lòng đã đưa giáo dân đi vào phần suy niệm một cách sốt sắng mang tính thiêng liêng mầu nhiệm hơn.
Thứ Bảy Tuần Thánh kết thúc Tam Nhật Vượt Qua với Thánh Lễ Vọng Phục Sinh và rửa tội tân Tòng lúc 7 giờ 30.
Hằng năm lễ Vọng Phục Sinh lúc 7 giờ 30, giáo xứ thường có các anh chị Dự Tòng được trở thành Tân Tòng khi đón nhận các Bí Tích để chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội. Năm nay giáo xứ có 14 anh chị tân tòng được đón nhận vào gia đình giáo xứ cách riêng và trở thành con cái Hội Thánh Chúa . Đêm canh thức Vọng Phục Sinh được mở đầu bằng nghi thức làm phép lửa. Cha Chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ và chủ sự các nghi thức phụng vụ, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ .
Đúng 7giờ 30, giờ canh thức Vọng Phục Sinh bắt đầu, tất cả đèn trong nhà thờ đều tắt. Trước cửa nhà thờ, những người đỡ đầu và anh chị Tân Tòng cùng với nghi đoàn gồm các em ban Lễ Sinh và các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể đã tập trung chung quanh một chậu lửa khá lớn. Ngọn lửa vừa bùng cháy, Cha chủ sự bắt đầu đọc lời nguyện: “Lạy Chúa, Chúa đã nhờ Con Chúa mà ban cho các tín hữu lửa vinh quang của Chúa, xin Thánh hóa lửa mới này và xin nhờ tuần lễ Phục Sinh này, cho chúng con được sốt sắng ao ước những sự trên trời, để chúng con đạt tới ngày sáng láng vĩnh cửu với tâm hồn trong sạch. Nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.(mọi người thưa Amen). Đoạn cha chủ tế lấy lửa đốt nến Phục Sinh và bắt đầu làm phép cây Nến Phục Sinh.”.Cha chủ tế kẻ hình Thánh Giá trên cây nến khi kẻ hàng dọc với lời công bố : Chúa Kitô hôm qua và hôm nay, khi kẻ hàng ngang ngài đọc: Nguyên thủy và cùng đích, phía đỉnh hàng dọc là Alpha, phía dưới là Omêga. Bốn góc của hình Thập giá được ghi niên hiệu của năm 2018 theo thứ tự bốn số 2,0,1,8 từ trái sang phải ở phần trên và phần dưới hàng dọc của hình Thập Giá.
Nghi thức được tiếp nối qua phần rước Nến Phục Sinh, biểu tượng của ánh sáng Chúa Kitô. Thầy phó tế cầm Nến Phục Sinh đi vào cửa chính của Thánh Đường, dừng lại và hát câu: “Ánh Sáng Chúa Kitô”, mọi giáo hữu đều cất tiếng : “Tạ ơn Chúa”. Nến Phục Sinh được tiến lên hướng Cung Thánh và dừng lại ở giữa với lời công bố lần thứ hai : “Ánh Sáng Chúa Kitô”, mọi giáo dân thưa " Tạ ơn Chúa" Nến Phục tiếp tục tiến lên cung thánh, với lời công bố lần thứ ba: "Ánh sáng Chúa Kitô" mọi người cùng đáp lại : “Tạ ơn Chúa”. Ánh lửa từ nến phục sinh được chuyển đến cho mọi cây nến đang có trong tay toàn thể giáo hữu hiện diện. Sau khi toàn bộ đèn cầy của giáo dân đã được đốt cháy từ Ánh Sáng Nến Phục Sinh, cha chủ tế bước lên Cung Thánh và đọc lời nguyện mở đầu nghi thức canh thức Phục Sinh: “Xin Chúa ngự nơi tâm hồn và miệng lưỡi con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố tin mừng phục sinh của Chúa: Nhân danh Cha và Con và Thánhh Thần”. cộng đoàn thưa Amen
Khi lời nguyện của cha chủ tế kết thúc, Thừa tác viên đem Nến Phục Sinh cắm vào chân đèn. Nghi thức phụng vụ lời Chúa được mở đầu với giọng hát vang lên của thầy phó tế:” Hãy vui lên, hỡi ca đoàn Thiên sứ, hãy vui lên, hỡi những mầu nhiệm thánh. Tiếng loa cứu độ, hãy vang khúc mừng Vua Cả khải hoàn. Vui lên hỡi trái đất rực rỡ trong ánh sáng huy hoàng….” Sau đó là phần các bài đọc từ cựu ước và kết thúc qua phần kinh vinh danh, toàn bộ đèn cầy của giáo dân cầm trong tay đều được tắt để bắt đầu nghi thức canh thức đón Phục Sinh qua phần phụng vụ Lời Chúa.
Mở đầu là Bài đọc I: trích sách Sáng Thế (Is 54 : 5-14) kể lại câu chuyện Chúa nói Abraham: "Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Bài đọc II: trích Sách Xuất Hành (Xh 14,15 15-15,1) mô tả việc Chúa cho Mosê dẫn toàn dân Irael vượt giữa lòng biển để tránh quân Ai Cập truy bắt. Bài Đọc III: trích sách Tiên tri Isaia (Is 54 : 5-14) với đoạn giới thiệu:"Ðấng đã tạo thành ngươi thống trị ngươi, danh Người là Chúa các cơ binh, Ðấng Cứu Chuộc ngươi là Ðấng Thánh Israel, Người sẽ được tôn xưng là Thiên Chúa khắp địa cầu.. Bài Đọc IV: trích sách Tiên tri Barúc. (Br 3, 9-15. 32 - 4, 4): Hỡi Israel, hãy nghe các giới răn ban sự sống; hãy lắng tai nghe để hiểu biết sự khôn ngoan.
Kết thúc phần cựu ước, đèn trong nhà thờ được mở sáng lên và ca đoàn hát kinh Vinh Danh, bức màn che trên cung thánh được từ từ hạ xuống, hình ảnh Chúa Phục Sinh hiện tỏ tỏ cùng với tiếng chiêng trống ngân vang mở đầu dấu hiệu biểu tỏ niềm vui mừng của toàn thể dân Chúa trong giáo xứ đang hiện diện cùng nhau đón mừng Chúa Phục Sinh một cách long trọng. Phần phụng vụ lời Chúa được tiếp nối với bài Thánh Thư của Thánh Phaolô ( Rm 6,3-11) gởi tín hữu Rôma: "Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa". Bài Tin Mừng hôm nay Thánh Matthêu gìới thiệu câu chuyện về ngày thứ ba kể từ khi Chúa Giêsu bị chôn trong mồ:" Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo trước cho các bà hay". Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta".
Cha Nguyễn Hiệp phụ trách giảng lễ. Trong bài chia sẻ; cha cũng bày tỏ niềm vui với giáo xứ trong ngày lễ mừng Chúa Phục sinh và nhất là ngài bày tỏ niềm vui khi biết được giáo xứ đã có 14 anh chị Tân Tòng được đón nhận các phép Bí Tích hôm nay để trở thành con cái Chúa. Sau bài giảng là nghi thức ban các phép Bí Tích từ Rửa Tội, Thêm Sức cho các anh chị Tân Tòng một cách trọng thể do cha chánh xứ chủ sự.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc gần 10 giờ đêm sau lời cám ơncủa cha chánh xứ gơỉ đến các Giáo Đoàn, HộiĐoàn, các Ban Ngành và tất cả những thiện nguyện viên phụ trách các ban đã giúp cho chương trình Tam Nhật Thánh được tốt đẹp với một tràng pháo tay dài . Tất cả quý cha đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn dân Chúa hiện diện mừng Chúa Phục Sinh trong niềm vui Alleluia.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Giáo hội mừng Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu bắt với thánh lễ Tiệc Ly vào chiều thứ năm Tuần Thánh. Cùng hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ, Giáo xứ CTTĐVN cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ và 7 giờ 30 tối. Thánh lễ nào nhà thờ cũng đầy kín các ghế ngồi, rất đông đảo giáo dân ngồi ở hội trường tham dự thánh lễ một cách sốt sắng với màn ảnh lớn trực tiếp truyền hình thánh lễ. Xin giới thiệu vài nét về chương trình Tam Nhật Thánh và lễ Vọng Phục Sinh:
Thứ Năm TuầnThánh: Chiều thứ năm trời Seattle khá đẹp, thánh lễ lúc 7:30 do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách phụng vụ và đóng vai các Tông Đồ tham gia đoàn Rửa Chân, cha Nguyễn Sơn Miên tuyên uý Đoàn TNTT chủ tế thánh lễ cùng với linh mục Trần Hữu Lân đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ . Cha chủ tế chủ sự nghi thức rửa chân , nhìn hình ảnh một vị linh mục cao niên trên 80 tuổi cúi xuống rửa và hôn chân từng em thiếu nhi thật cảm động.
Sau thánh lễ là cuộc cung nghinh Mình Thánh Chúa đến nhà chầu để canh thức đêm Cực Thánh kỷ niệm cuộc tử nạn của Đức Kitô. Nhà Chầu năm nay được thiết kế một cách trang trọng ở một vị trí khang trang rộng rải đủ cho hàng ngàn giáo dân tham dự giờ chầu một cách sốt sắng. Phiên chầu chung của giáo xứ do các em đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách dẫn nguyện một cách sốt sắng đến 10 giờ. Từ 10 giờ đến 12 giờ là phiên chầu của các Giáo Đoàn phối hợp với Các Hội Đoàn thay phiên nhau phụ trách giờ chầu khỏang nửa giờ một phiên. Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Giáo Đoàn La Vang cùng một số đoàn thể khác phụ trách giờ sau cùng từ 11:30 đến 12 giờ khuya với phiên chầu thật sốt sắng. Cha Chánh Xứ chủ sự nghi thức bế mạc giờ chầu với lời tung hô chúc tụng Chúa kết thúc buổi canh thức đêm Cực Thánh của mầu nhiệm mang Dấu Ấn Tình Yêu: Bí Tích Thánh Thể mà Chúa đã thực hiện trước khi Ngài đi vào cuộc Khổ Nạn. Mình Thánh Chúa được cha chủ sự cùng với đông đảo giáo dân hiện diện trong phiên chầu cuối, cùng nhau cung thỉnh MìnhThánh Chúa trở về nhà tạm trong phòng Thánh của nhà thờ. Sự tĩnh lặng của đêm Cực Thánh được trở về trong ngôi thánh đường và mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn cầu nguyện.
Thứ sáu Tuần Thánh: Ngày thứ hai của Tam nhật Vượt Qua đến với dân Chúa nơi đây với nghi thức suy niệm 15 sự Thương Khó của Chúa từ 3 giờ chiều.
Nghi thức Tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa vào chiều thứ Sáu Tuần Thánh cũng được cử hành vào lúc 5 giờ và 7giờ 30 tối để đáp ứng nhu cầu của giáo dân. Người viết ghi nhận các buổi cử hành nghi thức này đều rất đông đảo giáo dân tham dự . Đặc biệt buổi tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa vào lúc 4 giờ chiều với những nghi lễ cổ truyền như tháo đanh, hạ xác và táng xác Chúa. Phần Nghi thức Tôn Kính Thánh Giá mở đầu cho buổi Tưỏng Niệm lúc 5 giờ chiều do linh mục Trần Hữu Lân chủ sự. Phần Phụng vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó Chúa được hát một cách trọng thể. Sau Bài Thương Khó là lời cầu nguyện chung cho mọi thành phần trong giáo hội và toàn thế giới và phần Hôn Kính Thánh Giá. Thánh Giá được đặt ở 7 vị trí khác nhau trong nhà thờ và ở hội trường để giáo dân hôn kính một cách sốt sắng và thoải mái.
Lúc 9 giờ tối, phần Suy Niệm về cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách phần Diễn Nguyện qua hoạt cảnh về cuộc thương khó của Chúa qua nhiều chặng đàng Thánh Giá. Đầu tiên là hình ảnh việc quân lính bắt Chúa Giêsu và nộp cho quan Philatô xử án, với những lời dằn co qua lại giữa quan quân, Philatô đã phủi tay giao Chúa Giêsu cho bọn xử án và đã rửa tay tuyên bố: ta vô tội trong vụ này " và cuộc xử án Chúa Giêsu bắt đầu với hoạt cảnh tra tấn Chúa một cách tàn bạo. Qua nhiều chặng đàng mà Chúa Giêsu đã ngả xuống đất nhiều lần. Một thiếu niên đóng vai Chúa Giêsu vác Thập Giá từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh với các em thiếu nhi trong vai đoàn quân dữ, nhiều tên lính xô đẩy Chúa Giêsu, 2 tên lính dùng roi quất vào tấm thân tiều tuỵ của Chúa thật cảm động. Tiếp đến là chặng thứ mười với hoạt cảnh Chúa bị lột áo ra. Rồi đến Chặng thứ mười một Chúa bị đóng đinh. Cảnh đóng đinh Chúa được diễn tả một cách cảm động với những tiếng búa đóng đinh làm rung chuyển cây thập giá thật sinh động. Chặng thứ mười hai với giờ phút hấp hối và lời trối của Chúa Giêsu làm xé lòng người. Chúa trút hơi thở cuối cùng được diễn tả qua chặng thứ mười ba và cuối cùng là diễn lại cảnh hạ xác Chúa kết thúc phần suy niệm cuộc khổ nạn chủa Chúa và Đức Mẹ ôm xác con vào lòng đã đưa giáo dân đi vào phần suy niệm một cách sốt sắng mang tính thiêng liêng mầu nhiệm hơn.
Thứ Bảy Tuần Thánh kết thúc Tam Nhật Vượt Qua với Thánh Lễ Vọng Phục Sinh và rửa tội tân Tòng lúc 7 giờ 30.
Hằng năm lễ Vọng Phục Sinh lúc 7 giờ 30, giáo xứ thường có các anh chị Dự Tòng được trở thành Tân Tòng khi đón nhận các Bí Tích để chính thức gia nhập gia đình Giáo Hội. Năm nay giáo xứ có 14 anh chị tân tòng được đón nhận vào gia đình giáo xứ cách riêng và trở thành con cái Hội Thánh Chúa . Đêm canh thức Vọng Phục Sinh được mở đầu bằng nghi thức làm phép lửa. Cha Chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ và chủ sự các nghi thức phụng vụ, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ .
Đúng 7giờ 30, giờ canh thức Vọng Phục Sinh bắt đầu, tất cả đèn trong nhà thờ đều tắt. Trước cửa nhà thờ, những người đỡ đầu và anh chị Tân Tòng cùng với nghi đoàn gồm các em ban Lễ Sinh và các vị Thừa Tác Viên Thánh Thể đã tập trung chung quanh một chậu lửa khá lớn. Ngọn lửa vừa bùng cháy, Cha chủ sự bắt đầu đọc lời nguyện: “Lạy Chúa, Chúa đã nhờ Con Chúa mà ban cho các tín hữu lửa vinh quang của Chúa, xin Thánh hóa lửa mới này và xin nhờ tuần lễ Phục Sinh này, cho chúng con được sốt sắng ao ước những sự trên trời, để chúng con đạt tới ngày sáng láng vĩnh cửu với tâm hồn trong sạch. Nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.(mọi người thưa Amen). Đoạn cha chủ tế lấy lửa đốt nến Phục Sinh và bắt đầu làm phép cây Nến Phục Sinh.”.Cha chủ tế kẻ hình Thánh Giá trên cây nến khi kẻ hàng dọc với lời công bố : Chúa Kitô hôm qua và hôm nay, khi kẻ hàng ngang ngài đọc: Nguyên thủy và cùng đích, phía đỉnh hàng dọc là Alpha, phía dưới là Omêga. Bốn góc của hình Thập giá được ghi niên hiệu của năm 2018 theo thứ tự bốn số 2,0,1,8 từ trái sang phải ở phần trên và phần dưới hàng dọc của hình Thập Giá.
Nghi thức được tiếp nối qua phần rước Nến Phục Sinh, biểu tượng của ánh sáng Chúa Kitô. Thầy phó tế cầm Nến Phục Sinh đi vào cửa chính của Thánh Đường, dừng lại và hát câu: “Ánh Sáng Chúa Kitô”, mọi giáo hữu đều cất tiếng : “Tạ ơn Chúa”. Nến Phục Sinh được tiến lên hướng Cung Thánh và dừng lại ở giữa với lời công bố lần thứ hai : “Ánh Sáng Chúa Kitô”, mọi giáo dân thưa " Tạ ơn Chúa" Nến Phục tiếp tục tiến lên cung thánh, với lời công bố lần thứ ba: "Ánh sáng Chúa Kitô" mọi người cùng đáp lại : “Tạ ơn Chúa”. Ánh lửa từ nến phục sinh được chuyển đến cho mọi cây nến đang có trong tay toàn thể giáo hữu hiện diện. Sau khi toàn bộ đèn cầy của giáo dân đã được đốt cháy từ Ánh Sáng Nến Phục Sinh, cha chủ tế bước lên Cung Thánh và đọc lời nguyện mở đầu nghi thức canh thức Phục Sinh: “Xin Chúa ngự nơi tâm hồn và miệng lưỡi con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố tin mừng phục sinh của Chúa: Nhân danh Cha và Con và Thánhh Thần”. cộng đoàn thưa Amen
Khi lời nguyện của cha chủ tế kết thúc, Thừa tác viên đem Nến Phục Sinh cắm vào chân đèn. Nghi thức phụng vụ lời Chúa được mở đầu với giọng hát vang lên của thầy phó tế:” Hãy vui lên, hỡi ca đoàn Thiên sứ, hãy vui lên, hỡi những mầu nhiệm thánh. Tiếng loa cứu độ, hãy vang khúc mừng Vua Cả khải hoàn. Vui lên hỡi trái đất rực rỡ trong ánh sáng huy hoàng….” Sau đó là phần các bài đọc từ cựu ước và kết thúc qua phần kinh vinh danh, toàn bộ đèn cầy của giáo dân cầm trong tay đều được tắt để bắt đầu nghi thức canh thức đón Phục Sinh qua phần phụng vụ Lời Chúa.
Mở đầu là Bài đọc I: trích sách Sáng Thế (Is 54 : 5-14) kể lại câu chuyện Chúa nói Abraham: "Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Bài đọc II: trích Sách Xuất Hành (Xh 14,15 15-15,1) mô tả việc Chúa cho Mosê dẫn toàn dân Irael vượt giữa lòng biển để tránh quân Ai Cập truy bắt. Bài Đọc III: trích sách Tiên tri Isaia (Is 54 : 5-14) với đoạn giới thiệu:"Ðấng đã tạo thành ngươi thống trị ngươi, danh Người là Chúa các cơ binh, Ðấng Cứu Chuộc ngươi là Ðấng Thánh Israel, Người sẽ được tôn xưng là Thiên Chúa khắp địa cầu.. Bài Đọc IV: trích sách Tiên tri Barúc. (Br 3, 9-15. 32 - 4, 4): Hỡi Israel, hãy nghe các giới răn ban sự sống; hãy lắng tai nghe để hiểu biết sự khôn ngoan.
Kết thúc phần cựu ước, đèn trong nhà thờ được mở sáng lên và ca đoàn hát kinh Vinh Danh, bức màn che trên cung thánh được từ từ hạ xuống, hình ảnh Chúa Phục Sinh hiện tỏ tỏ cùng với tiếng chiêng trống ngân vang mở đầu dấu hiệu biểu tỏ niềm vui mừng của toàn thể dân Chúa trong giáo xứ đang hiện diện cùng nhau đón mừng Chúa Phục Sinh một cách long trọng. Phần phụng vụ lời Chúa được tiếp nối với bài Thánh Thư của Thánh Phaolô ( Rm 6,3-11) gởi tín hữu Rôma: "Chúa Kitô, một khi tự trong cõi chết sống lại, Người không chết nữa". Bài Tin Mừng hôm nay Thánh Matthêu gìới thiệu câu chuyện về ngày thứ ba kể từ khi Chúa Giêsu bị chôn trong mồ:" Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng, Maria Mađalêna và bà Maria khác đến thăm mồ. Bỗng chốc đất chuyển mạnh vì Thiên Thần Chúa từ trời xuống và đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên đó. Mặt Người sáng như chớp và áo Người trắng như tuyết. Vì thế những lính canh khiếp đảm run sợ và hầu như chết. Nhưng Thiên Thần lên tiếng và bảo các người nữ rằng: "Các bà đừng sợ. Ta biết các bà tìm Chúa Giêsu, Người đã chịu đóng đinh. Người không có ở đây vì Người đã sống lại như lời Người đã nói. Các bà hãy đến mà coi nơi đã đặt Người và đi ngay bảo các môn đệ Người rằng: Người đã sống lại, và kìa Người đến xứ Galilêa trước các ông: Ở đó các ông sẽ gặp Người. Ðây Ta đã báo trước cho các bà hay". Hai bà vội ra khỏi mồ, vừa sợ lại vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Người. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà, Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó, họ sẽ gặp Ta".
Cha Nguyễn Hiệp phụ trách giảng lễ. Trong bài chia sẻ; cha cũng bày tỏ niềm vui với giáo xứ trong ngày lễ mừng Chúa Phục sinh và nhất là ngài bày tỏ niềm vui khi biết được giáo xứ đã có 14 anh chị Tân Tòng được đón nhận các phép Bí Tích hôm nay để trở thành con cái Chúa. Sau bài giảng là nghi thức ban các phép Bí Tích từ Rửa Tội, Thêm Sức cho các anh chị Tân Tòng một cách trọng thể do cha chánh xứ chủ sự.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc gần 10 giờ đêm sau lời cám ơncủa cha chánh xứ gơỉ đến các Giáo Đoàn, HộiĐoàn, các Ban Ngành và tất cả những thiện nguyện viên phụ trách các ban đã giúp cho chương trình Tam Nhật Thánh được tốt đẹp với một tràng pháo tay dài . Tất cả quý cha đã ban phép lành trọng thể cho cộng đoàn dân Chúa hiện diện mừng Chúa Phục Sinh trong niềm vui Alleluia.
Nguyễn An Quý
Báo Công Giáo Thế Giới viết về Văn hóa Ngắm Nguyện độc đáo của người Công Giáo Việt Nam
Chân Phương
22:18 02/04/2018
Nếu như việc đi Đàng Thánh Giá là hình thức thể hiện lòng đạo đức trong Mùa Chay của người Công Giáo trên toàn thế giới, thì tín hữu ở Việt Nam lại có thêm một kiểu thực hành khác, kết hợp giữa các bài dân ca cổ truyền với lời cầu nguyện Công Giáo, để chiêm niệm về cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
Cha Antôn Lê Đức – tuyên úy quốc gia của cộng đồng người Việt tại Thái Lan cho biết: "Ngắm Nguyện” là một kiểu thực hành độc đáo của người Công Giáo Việt Nam để trình thuật lại Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô qua việc diễn ngâm các bài suy niệm.
Cha Đức nói rằng những bài suy niệm được gọi là "Ngắm” (hoặc “Ngẫm”, “Gẫm”) này miêu tả sự đau khổ của Chúa Giêsu. Được biên soạn để giúp mọi người cảm nghiệm sâu sắc hơn về nỗi đau đớn và thương cảm của Chúa Kitô trong cuộc Khổ nạn, các bài Ngắm Nguyện này được chuyển thể từ những khúc dân ca truyền thống, kết hợp với những lời cầu nguyện của những nhà truyền giáo sơ khai đến Việt Nam hồi đầu thế kỷ 16-17.
Có tổng cộng 15 bài Ngắm trình thuật lại nỗi thống khổ mà Chúa Giêsu phải trải qua từ khi Ngài bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị đóng đinh tại Golgotha.
Hình thức Ngắm Nguyện này khác với các chặng Đàng Thánh Giá, vì chúng tập trung chủ yếu vào những gì xảy ra trong phiên tòa của Chúa Giêsu trước Phongxiô Philatô và trên Thập giá tại Đồi Canvê, còn Đàng Thánh Giá thì lại tập trung phần lớn vào những gì xảy ra giữa hai sự kiện này.
Bắt đầu bằng việc kể về sự phản bội của Giuđa đối với Chúa Giêsu, và kết thúc khi Chúa Giêsu bị ngọn giáo đâm vào cạnh sườn. Buổi Ngắm Nguyện giúp những ai tham dự được đắm chìm vào cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô.
Việc diễn ngâm này có giai điệu du dương, rất phù hợp với bản chất mang âm thanh của tiếng Việt. Vì để kể lại nỗi đau và sự thống khổ của Chúa Kitô, cung bậc của Ngắm Nguyện vô cùng u uất, có thể đẩy mạnh cảm xúc và thường khiến người nghe phải rơi nước mắt.
Trong buổi Ngắm Nguyện, người lĩnh xướng phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, đó là các dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu lặng hoặc các dấu câu khác. Nếu người lĩnh xướng gặp tên của Chúa Giêsu trong văn bản thì phải cúi đầu.
Các buổi Ngắm Nguyện – có thể là toàn bộ hay chỉ một phần nhỏ – được nhiều nhà thờ Việt Nam cử hành mỗi ngày trong suốt Mùa Chay, ngay sau Thánh lễ hoặc là một buổi phụng vụ riêng biệt.
Buổi Ngắm Nguyện khai mạc bằng lời cầu nguyện chung của Giáo Hội, tiếp đó là bước vào diễn ngâm. Giữa các bài Ngắm, cộng đoàn sẽ đọc một Kinh Lạy Cha và 10 Kinh Kính Mừng. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, phụng vụ kết thúc bằng một bài Ai Ca và những lời cầu nguyện khác. Một buổi Ngắm Nguyện có thể mất hơn hai giờ mới xong.
Việc Ngắm Nguyện không đi kèm theo bất kỳ nhạc cụ nào. Người Công Giáo Việt Nam rất tôn trọng truyền thống này, xem nó như là hình thức phụng vụ lẫn nghệ thuật. Trong Mùa Chay, nhiều giáo xứ tổ chức các cuộc thi về Ngắm, chỉ có những người lĩnh xướng dày dạn kinh nghiệm nhất mới dám tham dự.
Theo đó, người lên ngắm thường đứng hoặc quỳ trước bàn thờ với quyển sách đặt trước mặt. Ở hai bên sẽ có người theo dõi bài ngắm. Nếu người lĩnh xướng ngắm sai ngữ điệu, thẩm phán sẽ báo bằng một dụng cụ bằng gỗ trắc. Nếu người này sai ba lần thì phải rời khỏi cuộc thi và một người khác sẽ lên ngắm lại bài đó.
"Ngắm Nguyện đã thể hiện sự thích ứng sáng tạo về linh thánh và phụng vụ của Giáo Hội trong bối cảnh bản xứ", Cha Đức nói. "Và đây cũng là sự cộng tác tuyệt vời giữa những nhà thừa sai đến Việt Nam và các tín hữu bản xứ trong việc sáng tạo ra một truyền thống Mùa Chay đã có từ mấy thế kỷ qua".
Các nhà thừa sai Âu Châu thường theo các thương gia trên những chuyến tàu biển đi phát kiến vùng đất mới, họ đã đưa đức tin Công Giáo đến Việt Nam vào năm 1533. Vào cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của nhiều giáo sĩ Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và Hội Thừa sai Paris đã khuếch trương nỗ lực truyền giáo ở Phương Đông.
Các nhà thừa sai đã giảng dạy về lẽ thật trong đức tin Công Giáo cho các giáo lý viên người Việt bản xứ, họ vốn là những người có nguồn gốc từ các tôn giáo và truyền thống văn hoá khác nhau.
Sau đó, các giáo lý viên này lại dạy cho người dân bản xứ những câu kinh Kitô giáo, bằng cách sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống, thông qua các văn bản diễn ngâm tôn giáo, thường được sử dụng trong các ngôi đền chùa; hoặc qua các bài dân ca thờ phượng.
Trong những thế kỷ trước, những bài Ngắm Nguyện Công Giáo này được viết bằng chữ Nôm, là kiểu văn tự dựa theo chữ Trung Hoa. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, các bài Ngắm Nguyện được in bằng chữ Latinh "Quốc Ngữ" làm cho chúng dễ đọc hơn.
Mỗi giáo phận có các bản văn Ngắm riêng, có chút khác biệt trong ngôn từ, phù hợp với phương ngữ của họ. Ngoài những khác biệt này, các bản văn Ngắm cũng đã trải qua một số chỉnh lý trong những thập kỷ gần đây.
Cha Đức giải thích rằng các văn bản Ngắm Nguyện chủ yếu là những bài bài văn đơn sơ, thậm chí có một số chỗ mang ngôn từ trần tục, “để làm sao cho giới bình dân có thể hiểu được”.
Truyền thống Ngắm Nguyện hiện diện khắp Việt Nam, cũng như tại các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan và một số nước khác.
Hiện có hơn 5,5 triệu người Công Giáo ở Việt Nam. Trong những thế kỷ qua, Kitô hữu tại đây đã bị bách hại. Năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 117 vị tử đạo ở Việt Nam, bao gồm cả giáo sĩ và giáo dân. (CNA)
Chân Phương
Cha Antôn Lê Đức – tuyên úy quốc gia của cộng đồng người Việt tại Thái Lan cho biết: "Ngắm Nguyện” là một kiểu thực hành độc đáo của người Công Giáo Việt Nam để trình thuật lại Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô qua việc diễn ngâm các bài suy niệm.
Cha Đức nói rằng những bài suy niệm được gọi là "Ngắm” (hoặc “Ngẫm”, “Gẫm”) này miêu tả sự đau khổ của Chúa Giêsu. Được biên soạn để giúp mọi người cảm nghiệm sâu sắc hơn về nỗi đau đớn và thương cảm của Chúa Kitô trong cuộc Khổ nạn, các bài Ngắm Nguyện này được chuyển thể từ những khúc dân ca truyền thống, kết hợp với những lời cầu nguyện của những nhà truyền giáo sơ khai đến Việt Nam hồi đầu thế kỷ 16-17.
Có tổng cộng 15 bài Ngắm trình thuật lại nỗi thống khổ mà Chúa Giêsu phải trải qua từ khi Ngài bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị đóng đinh tại Golgotha.
Hình thức Ngắm Nguyện này khác với các chặng Đàng Thánh Giá, vì chúng tập trung chủ yếu vào những gì xảy ra trong phiên tòa của Chúa Giêsu trước Phongxiô Philatô và trên Thập giá tại Đồi Canvê, còn Đàng Thánh Giá thì lại tập trung phần lớn vào những gì xảy ra giữa hai sự kiện này.
Bắt đầu bằng việc kể về sự phản bội của Giuđa đối với Chúa Giêsu, và kết thúc khi Chúa Giêsu bị ngọn giáo đâm vào cạnh sườn. Buổi Ngắm Nguyện giúp những ai tham dự được đắm chìm vào cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô.
Việc diễn ngâm này có giai điệu du dương, rất phù hợp với bản chất mang âm thanh của tiếng Việt. Vì để kể lại nỗi đau và sự thống khổ của Chúa Kitô, cung bậc của Ngắm Nguyện vô cùng u uất, có thể đẩy mạnh cảm xúc và thường khiến người nghe phải rơi nước mắt.
Trong buổi Ngắm Nguyện, người lĩnh xướng phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, đó là các dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu lặng hoặc các dấu câu khác. Nếu người lĩnh xướng gặp tên của Chúa Giêsu trong văn bản thì phải cúi đầu.
Các buổi Ngắm Nguyện – có thể là toàn bộ hay chỉ một phần nhỏ – được nhiều nhà thờ Việt Nam cử hành mỗi ngày trong suốt Mùa Chay, ngay sau Thánh lễ hoặc là một buổi phụng vụ riêng biệt.
Buổi Ngắm Nguyện khai mạc bằng lời cầu nguyện chung của Giáo Hội, tiếp đó là bước vào diễn ngâm. Giữa các bài Ngắm, cộng đoàn sẽ đọc một Kinh Lạy Cha và 10 Kinh Kính Mừng. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, phụng vụ kết thúc bằng một bài Ai Ca và những lời cầu nguyện khác. Một buổi Ngắm Nguyện có thể mất hơn hai giờ mới xong.
Việc Ngắm Nguyện không đi kèm theo bất kỳ nhạc cụ nào. Người Công Giáo Việt Nam rất tôn trọng truyền thống này, xem nó như là hình thức phụng vụ lẫn nghệ thuật. Trong Mùa Chay, nhiều giáo xứ tổ chức các cuộc thi về Ngắm, chỉ có những người lĩnh xướng dày dạn kinh nghiệm nhất mới dám tham dự.
Theo đó, người lên ngắm thường đứng hoặc quỳ trước bàn thờ với quyển sách đặt trước mặt. Ở hai bên sẽ có người theo dõi bài ngắm. Nếu người lĩnh xướng ngắm sai ngữ điệu, thẩm phán sẽ báo bằng một dụng cụ bằng gỗ trắc. Nếu người này sai ba lần thì phải rời khỏi cuộc thi và một người khác sẽ lên ngắm lại bài đó.
"Ngắm Nguyện đã thể hiện sự thích ứng sáng tạo về linh thánh và phụng vụ của Giáo Hội trong bối cảnh bản xứ", Cha Đức nói. "Và đây cũng là sự cộng tác tuyệt vời giữa những nhà thừa sai đến Việt Nam và các tín hữu bản xứ trong việc sáng tạo ra một truyền thống Mùa Chay đã có từ mấy thế kỷ qua".
Các nhà thừa sai Âu Châu thường theo các thương gia trên những chuyến tàu biển đi phát kiến vùng đất mới, họ đã đưa đức tin Công Giáo đến Việt Nam vào năm 1533. Vào cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của nhiều giáo sĩ Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và Hội Thừa sai Paris đã khuếch trương nỗ lực truyền giáo ở Phương Đông.
Các nhà thừa sai đã giảng dạy về lẽ thật trong đức tin Công Giáo cho các giáo lý viên người Việt bản xứ, họ vốn là những người có nguồn gốc từ các tôn giáo và truyền thống văn hoá khác nhau.
Sau đó, các giáo lý viên này lại dạy cho người dân bản xứ những câu kinh Kitô giáo, bằng cách sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống, thông qua các văn bản diễn ngâm tôn giáo, thường được sử dụng trong các ngôi đền chùa; hoặc qua các bài dân ca thờ phượng.
Trong những thế kỷ trước, những bài Ngắm Nguyện Công Giáo này được viết bằng chữ Nôm, là kiểu văn tự dựa theo chữ Trung Hoa. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, các bài Ngắm Nguyện được in bằng chữ Latinh "Quốc Ngữ" làm cho chúng dễ đọc hơn.
Mỗi giáo phận có các bản văn Ngắm riêng, có chút khác biệt trong ngôn từ, phù hợp với phương ngữ của họ. Ngoài những khác biệt này, các bản văn Ngắm cũng đã trải qua một số chỉnh lý trong những thập kỷ gần đây.
Cha Đức giải thích rằng các văn bản Ngắm Nguyện chủ yếu là những bài bài văn đơn sơ, thậm chí có một số chỗ mang ngôn từ trần tục, “để làm sao cho giới bình dân có thể hiểu được”.
Truyền thống Ngắm Nguyện hiện diện khắp Việt Nam, cũng như tại các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan và một số nước khác.
Hiện có hơn 5,5 triệu người Công Giáo ở Việt Nam. Trong những thế kỷ qua, Kitô hữu tại đây đã bị bách hại. Năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 117 vị tử đạo ở Việt Nam, bao gồm cả giáo sĩ và giáo dân. (CNA)
Chân Phương
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chuyện lạ các thánh.
Trần Mạnh Trác
14:48 02/04/2018
Lời mở đầu:
Hồi nhỏ học ở trường dòng, chúng bạn thường gọi những đứa thuộc loại ‘nghiêm trang’ là ‘thánh.’
Nhưng kết bạn với đám ‘thánh’ này thì chán lắm, các ‘ngài’ cứ cho là thật tất cả các chuyện nhảm nhí mà mục đích chỉ là để mua vui!
Rõ ràng các ‘thánh’ thì thiếu óc hài hước, chỉ biết kinh sách, không nhiều sáng tạo, trí thông minh đáng bị nghi ngờ!
Xin được miễn bàn về chuyện thế nào thì mới là ‘có căn tu’ đích thực, chỉ xin phân bua cùng mọi người rằng bởi vì cái kinh nghiệm ‘chán’ đó mà trên 50 năm, hễ nghe ai đề cập tới chuyện các thánh thì tự nhiên cảm thấy ‘dị ứng’.
Cách đây vài năm, tôi bỗng vô tình đọc thấy một đoạn phỏng vấn với ông Roland Joffé, đạo diễn đoạt nhiều giải thưởng (Oscar) qua các phim nổi danh khắp thế giới là “The Killing Fields” và “The Mission”, ông cho biết sở dĩ ông nhận làm đạo diễn cho phim “There Be Dragons” bởi vì khi nghiên cứu về cuộc đời cuả nhân vật chính là thánh Josemaria Escriva, vị sáng lập ra Opus Dei, ông xúc động khi nghe ngài khuyên một cô gái Do Thái là hãy gác lại chuyện xin theo đạo Công Giáo, bởi vì theo lời cô thì nếu theo đạo, cô thì sẽ bị cha mẹ từ bỏ.
“Chuá không bắt con phải bất hiếu với cha mẹ”, vị thánh khuyên.
Té ra thì các thánh không đến nỗi ‘kinh điển’ đến mức ‘cứng nhắc’ một cách buồn tẻ như chúng ta nghĩ đâu, và từ đó, xử dụng app “Laudate” trên điện thoại, tôi mỗi ngày đọc trang Saint of Day (các thánh trong ngày) để tìm xem ‘chuyện các thánh’ thì có gì hay?
Mà có nhiều chuyện hay lắm! Có ai biết rằng có thánh làm ‘thủy tổ’ cho việc đào mỏ thiếc không? Lại có thánh, vì bị té vào đám phân ngựa khi được hai hàng dân chúng đón rước mình, mà nhờ đó mà được nên thánh.
Nhưng ghê gớm hơn, có thánh từng là một tên ‘đầu trâu mặt ngựa’, tuy sinh ra ở dòng dõi quyền quí cao sang, mà lại kéo bè kéo đảng đi ăn cướp, mưu cướp cả đoàn xe cuả chính cha mình mới chết chứ.
Về phái nữ thì cũng có những vị thánh từng là hoang dâm vô độ, như thánh Maria xứ Ai Cập mà ngày lễ là ngày 1 tháng 4, năm nay rơi vào Chuá Nhật Phục Sinh.
Khi đọc chuyên các thánh ‘đáng lẽ không đáng làm thánh’ như thế, chúng ta thấm thiá cái lời ‘khuyên đi khuyên lại’ cuả ĐGH Phanxicô là ‘không một tội nhân nào, dù tội lỗi lớn lao đến đâu, mà lớn hơn được lòng Chuá Thương Xót’.
Và dĩ nhiên, nếu họ mà làm thánh được, thì hỏi rằng trong chúng ta có mấy người ‘lớn tội hơn họ’ được chứ? cho nên chúng ta cũng không đến nỗi nào đâu !
Vậy thì, nhân tiện đã thu thập được nhiều tài liệu về các vị thánh ‘bất thường’, chúng tôi xin kể lại đây theo niên lịch phụng vụ, với cố gắng là kể ra cho kịp ngày lễ kỷ niệm cuả họ.
Ngày 1 tháng 4, bà thánh Maria xứ Ai Cập (Maria Aegyptica)
Là một cô gái sinh ra khoảng năm 344 trong một gia đình giầu có, cô xinh đẹp lộng lẫy, từng là niềm tự hào của gia đình.
Với những ưu điểm như thế thì Maria có thể đã lấy được một tấm chồng danh giá và tiếp tục một cuộc sống dư giả cao sang.
Nhưng có lẽ vì được nuông chiều quá độ cho nên cô trở thành hư đốn, bất chấp đạo lý, luôn luôn ‘vỡ mộng’, và đã bỏ nhà ra đi ‘bụi đời’ vào tuổi 12.
Cô đến Alexandria, Ai Cập , làm nghề vũ nữ kiêm ca sĩ, rồi trở thành gái mại dâm 17 năm dài.
Vào tuổi 30, Maria trảy tàu theo một đoàn người hành hương đến Palestine, cô hy vọng sẽ ‘mở rộng’ thêm việc thương mại của mình trong số các người hành hương ở Jerusalem. Trên tàu, chỉ có vài ngày lênh đênh trên biển, cô tự nhủ sẽ làm cho cả đám hành hương này ‘mất linh hồn’ hết, và hình như cô đã thành công!
Tại Jerusalem vào ngày lễ Tôn Vinh Thánh Giá, cô len lỏi theo đám đông đi vào nhà thờ để kiếm khách. Nhưng ngay trước cửa nhà thờ, cô bị một sức vô hình đẩy lùi, không thể tiến thêm một bước nào; cô bỗng nhiên cảm thấy bối rối rồi hối hận về cuộc sống của mình. Với tấm lòng ăn năn, Maria chạy đến cầu nguyên với Đức Mẹ ; trong lúc cầu nguyện thì một giọng nói đã rót vào tai cô là cô phải vượt qua sông Jordan.
Ngày hôm sau Maria vượt sông, lang thang đi vào cõi sa mạc hoang vắng, và trở thành một ẩn sĩ suốt 50 năm dài sau đó.
Maria sống nhờ vào các loại thảo mộc, hoa quả, và những gì có sẵn chung quanh. Gần cuối đời thì Cô gặp được một vị thánh đi qua là thánh Zosimus Palestine. Maria đã xin ông thánh trở lại đúng một năm sau đó; Và khi ông thánh trở lại vào năm 421 thì thấy Maria vừa mới qua đời. Nhờ một con sư tử phụ giúp, thánh Zosimus đào một ngôi mộ để chôn cất cho cô; Sau đó ngài viết lại tiểu sử của cô, và từ đó câu chuyên được phổ biến sâu rộng trong suốt thời Trung cổ.
Ngày nay người ta vẫn còn giữ di tích cuả thánh Maria xứ Ai Cập tại Roma, Napoli và Cremona ở bên Ý, và ở nước Bỉ thì có một di tích tại Antwerp.
Nhưng kết bạn với đám ‘thánh’ này thì chán lắm, các ‘ngài’ cứ cho là thật tất cả các chuyện nhảm nhí mà mục đích chỉ là để mua vui!
Rõ ràng các ‘thánh’ thì thiếu óc hài hước, chỉ biết kinh sách, không nhiều sáng tạo, trí thông minh đáng bị nghi ngờ!
Xin được miễn bàn về chuyện thế nào thì mới là ‘có căn tu’ đích thực, chỉ xin phân bua cùng mọi người rằng bởi vì cái kinh nghiệm ‘chán’ đó mà trên 50 năm, hễ nghe ai đề cập tới chuyện các thánh thì tự nhiên cảm thấy ‘dị ứng’.
Cách đây vài năm, tôi bỗng vô tình đọc thấy một đoạn phỏng vấn với ông Roland Joffé, đạo diễn đoạt nhiều giải thưởng (Oscar) qua các phim nổi danh khắp thế giới là “The Killing Fields” và “The Mission”, ông cho biết sở dĩ ông nhận làm đạo diễn cho phim “There Be Dragons” bởi vì khi nghiên cứu về cuộc đời cuả nhân vật chính là thánh Josemaria Escriva, vị sáng lập ra Opus Dei, ông xúc động khi nghe ngài khuyên một cô gái Do Thái là hãy gác lại chuyện xin theo đạo Công Giáo, bởi vì theo lời cô thì nếu theo đạo, cô thì sẽ bị cha mẹ từ bỏ.
“Chuá không bắt con phải bất hiếu với cha mẹ”, vị thánh khuyên.
Té ra thì các thánh không đến nỗi ‘kinh điển’ đến mức ‘cứng nhắc’ một cách buồn tẻ như chúng ta nghĩ đâu, và từ đó, xử dụng app “Laudate” trên điện thoại, tôi mỗi ngày đọc trang Saint of Day (các thánh trong ngày) để tìm xem ‘chuyện các thánh’ thì có gì hay?
Mà có nhiều chuyện hay lắm! Có ai biết rằng có thánh làm ‘thủy tổ’ cho việc đào mỏ thiếc không? Lại có thánh, vì bị té vào đám phân ngựa khi được hai hàng dân chúng đón rước mình, mà nhờ đó mà được nên thánh.
Nhưng ghê gớm hơn, có thánh từng là một tên ‘đầu trâu mặt ngựa’, tuy sinh ra ở dòng dõi quyền quí cao sang, mà lại kéo bè kéo đảng đi ăn cướp, mưu cướp cả đoàn xe cuả chính cha mình mới chết chứ.
Về phái nữ thì cũng có những vị thánh từng là hoang dâm vô độ, như thánh Maria xứ Ai Cập mà ngày lễ là ngày 1 tháng 4, năm nay rơi vào Chuá Nhật Phục Sinh.
Khi đọc chuyên các thánh ‘đáng lẽ không đáng làm thánh’ như thế, chúng ta thấm thiá cái lời ‘khuyên đi khuyên lại’ cuả ĐGH Phanxicô là ‘không một tội nhân nào, dù tội lỗi lớn lao đến đâu, mà lớn hơn được lòng Chuá Thương Xót’.
Và dĩ nhiên, nếu họ mà làm thánh được, thì hỏi rằng trong chúng ta có mấy người ‘lớn tội hơn họ’ được chứ? cho nên chúng ta cũng không đến nỗi nào đâu !
Vậy thì, nhân tiện đã thu thập được nhiều tài liệu về các vị thánh ‘bất thường’, chúng tôi xin kể lại đây theo niên lịch phụng vụ, với cố gắng là kể ra cho kịp ngày lễ kỷ niệm cuả họ.
Là một cô gái sinh ra khoảng năm 344 trong một gia đình giầu có, cô xinh đẹp lộng lẫy, từng là niềm tự hào của gia đình.
Với những ưu điểm như thế thì Maria có thể đã lấy được một tấm chồng danh giá và tiếp tục một cuộc sống dư giả cao sang.
Nhưng có lẽ vì được nuông chiều quá độ cho nên cô trở thành hư đốn, bất chấp đạo lý, luôn luôn ‘vỡ mộng’, và đã bỏ nhà ra đi ‘bụi đời’ vào tuổi 12.
Cô đến Alexandria, Ai Cập , làm nghề vũ nữ kiêm ca sĩ, rồi trở thành gái mại dâm 17 năm dài.
Vào tuổi 30, Maria trảy tàu theo một đoàn người hành hương đến Palestine, cô hy vọng sẽ ‘mở rộng’ thêm việc thương mại của mình trong số các người hành hương ở Jerusalem. Trên tàu, chỉ có vài ngày lênh đênh trên biển, cô tự nhủ sẽ làm cho cả đám hành hương này ‘mất linh hồn’ hết, và hình như cô đã thành công!
Tại Jerusalem vào ngày lễ Tôn Vinh Thánh Giá, cô len lỏi theo đám đông đi vào nhà thờ để kiếm khách. Nhưng ngay trước cửa nhà thờ, cô bị một sức vô hình đẩy lùi, không thể tiến thêm một bước nào; cô bỗng nhiên cảm thấy bối rối rồi hối hận về cuộc sống của mình. Với tấm lòng ăn năn, Maria chạy đến cầu nguyên với Đức Mẹ ; trong lúc cầu nguyện thì một giọng nói đã rót vào tai cô là cô phải vượt qua sông Jordan.
Ngày hôm sau Maria vượt sông, lang thang đi vào cõi sa mạc hoang vắng, và trở thành một ẩn sĩ suốt 50 năm dài sau đó.
Maria sống nhờ vào các loại thảo mộc, hoa quả, và những gì có sẵn chung quanh. Gần cuối đời thì Cô gặp được một vị thánh đi qua là thánh Zosimus Palestine. Maria đã xin ông thánh trở lại đúng một năm sau đó; Và khi ông thánh trở lại vào năm 421 thì thấy Maria vừa mới qua đời. Nhờ một con sư tử phụ giúp, thánh Zosimus đào một ngôi mộ để chôn cất cho cô; Sau đó ngài viết lại tiểu sử của cô, và từ đó câu chuyên được phổ biến sâu rộng trong suốt thời Trung cổ.
Ngày nay người ta vẫn còn giữ di tích cuả thánh Maria xứ Ai Cập tại Roma, Napoli và Cremona ở bên Ý, và ở nước Bỉ thì có một di tích tại Antwerp.
Năm Mươi Năm Nhìn Lại Khả Năng Tiên Tri của Thông Điệp Sự Sống Con Người
Vũ Văn An
21:54 02/04/2018
Một chủ đề được lặp đi lặp lại trong giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là các thực tại của con người trổi vượt hơn các trừu tượng của học thuật: "La realidad es superior a la idea” (thực tại thắng vượt ý niệm). Câu nói đặc biệt của ngài về các mục tử có "mùi chiên" là 1 phiên bản bình dân của câu châm ngôn này. Những lời cảnh báo về "tính cứng rắn", "lời nói văn hoa rỗng tuếch", và "bị mắc kẹt trong các ý tưởng thuần túy" thường xuất hiện trong các trước tác của ngài, và trong cả các trước tác thuộc giới thân cận của ngài. Điều đáng kể nhất là "các thực tại mà người ta phải đối diện với trong cuộc sống hàng ngày", như Đức Hồng Y Blase Cupich đã đưa ra trong một bài phát biểu tại Cambridge gần đây.
Việc chú ý đến "thực tại" đặc biệt thích hợp khi chúng ta đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 50 một trong những thông điệp nổi tiếng nhất và bị chỉ trích nhiều nhất trong lịch sử Giáo Hội. Cách đây 10 năm, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày công bố nó, tạp chí First Things đã công bố một tiểu luận tựa là "Humanae Vitae Được Xác Minh". Mary Eberstadt, tác giả bài báo, trích dẫn những bằng chứng đương thời từ nhiều nguồn, bao gồm xã hội học, tâm lý học, lịch sử và văn học nữ giới đương thời, để biện luận rằng:
“Bốn thập niên sau đó, không những các dự đoán riêng biệt của văn kiện đã được sức mạnh của thực nghiệm phê chuẩn, nhưng chúng còn được phê chuẩn một cách mà rất ít dự đoán khác được phê chuẩn: đến nỗi chính các tác giả của nó cũng không thể dự đoán được. Vì có những tín liệu vốn không hiện hữu khi văn kiện được viết ra, và nay được các học giả và nhiều người khác vốn không hề quan tâm đến giáo huấn của nó cung cấp, và thậm chí còn được cung cấp một cách vô tình, và theo nhiều cách khác nhau, bởi nhiều kẻ thù công khai và vênh váo của Giáo hội nữa”.
Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa một luận điểm giá trị luôn được mọi người ở khắp nơi lắng nghe. Cách nay 50 năm, nó đã không được lắng nghe, mười năm trước cũng không, thì cả ngày hôm nay nữa, nó cũng không được một số người lắng nghe. Cám dỗ được làm tình theo nhu cầu, không bị vướng vít bởi bất cứ cản trở nào, vốn là cơn cám dỗ tập thể mạnh mẽ nhất mà con người từng gặp phải. Đó là lý do tại sao, kể từ khi phát minh ra viên thuốc ngừa thai, sự phản đối chống lại luật lệ Kitô Giáo truyền thống đã trở nên dữ dội khôn nguôi, và tại sao rất nhiều người trong hàng ngũ giáo dân và giáo sĩ muốn rằng quy luật này, giống nhiều quy luật khác, không nên đòi hỏi quá đáng. Khi chính các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô cũng phàn nàn khi nghe giáo lý này của Người về hôn nhân, thì những bài học này quả là "khó nhá" đối với con người ngày nay.
Nhưng lẫn lộn "khó" với "sai" là một sai lầm nền tảng. Nếu chúng ta thật sự nghiêng về phía thực tại, thì chỉ có một kết luận phải rút ra từ số lượng khổng lồ các bằng chứng thực nghiệm đang có ở ngoài kia. Đây là một kết luận rõ ràng như đã thấy cách đây mười năm, và nó sẽ như thế trong 10 năm tới, hoặc một trăm năm hay hai trăm năm nữa kể từ bây giờ. Nó đơn giản là như thế này: Văn kiện bị chế nhạo và hiểu lầm nhất trên thế giới trong nửa thế kỷ gần đây cũng là văn kiện có tính tiên tri và có tính giải thích nhất thời ta.
Chúng ta hãy để thần học, triết học, ý thức hệ, và những điều trừu tượng khác qua một bên, và chỉ dựa vào các thực tại mới mẻ để xác minh cho Humanae Vitae, từng thực tại một.
Ngừa thai làm gia tăng phá thai
Thực tại thực nghiệm đầu tiên là: Nếu chúng ta bỏ qua các ý định cá nhân và không lượng giá bất cứ điều gì ngoài các sự kiện không thể tranh cãi, thì điều rõ ràng như ban ngày là việc sử dụng gia tăng các biện pháp ngừa thai cũng đã làm gia tăng việc phá thai. Năm mươi năm trước đây, khi việc ngừa thai trở nên phổ biến, nhiều người có thiện chí trong việc bảo vệ việc ngừa thai cho rằng nó sẽ làm cho việc phá thai trở nên lỗi thời. Họ biện luận rằng việc kiểm soát sinh sản, nếu hữu hiệu, sẽ ngăn ngừa việc phá thai. Nhưng các ghi chép thống kê kể từ thập niên 1960 cho thấy thứ luận lý được nhiều người chủ trương này quả là sai lầm. Nhiều nghiên cứu phát xuất từ các khoa học xã hội trong nhiều thập niên qua đã giải thích điều mà túi khôn thế tục coi như một sự kiện lạ lùng. Thay vì ngăn cản việc phá thai và mang thai ngoài ý muốn, các hiệu quả của ngừa thai sau khi phát minh ra thuốc viên ngừa thai đã đi theo hướng khác: Tỷ lệ sử dụng thuốc ngừa thai, phá thai, và sinh con ngoài giá thú đã cùng một lúc nổ bùng chóng mặt.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Kinh Tế cách nay 22 năm, các nhà kinh tế George A. Akerlof, Janet L. Yellen, và Michael L. Katz đã tóm tắt những liên kết bất ngờ này:
“Trước cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ ít được tự do hơn, nhưng đàn ông được trông đợi nhận trách nhiệm lo phúc lợi cho họ. Ngày nay, phụ nữ được lựa chọn tự do hơn, nhưng đàn ông đã tự ban cho họ một lựa chọn tương tự. Người đàn ông bây giờ suy luận ‘Nếu cô ấy không sẵn sàng phá thai hoặc sử dụng biện pháp ngừa thai, thì tại sao tôi lại phải hy sinh bản thân để lập gia đình?’ Thành thử qua sự kiện biến việc sinh hạ một đứa trẻ thành sự lựa chọn của người mẹ, cuộc cách mạng tình dục đã biến hôn nhân và việc hỗ trợ đứa con trở thành một lựa chọn của người cha”.
Nói cách khác, ngừa thai dẫn đến nhiều vụ mang thai và phá thai hơn vì nó phá bỏ ý niệm cho rằng đàn ông có trách nhiệm ngang nhau trong những vụ mang thai ngoài ý muốn. Như các nhà kinh tế này giải thích, việc ngừa thai làm giảm đáng kể động cơ khiến đàn ông kết hôn - kể cả việc kết hôn với người bạn gái đang mang thai của họ. Trong trật tự mới sau khi có thuốc viên ngừa thai, việc mang thai trở thành trách nhiệm của người đàn bà - và nếu việc kiểm soát sinh đẻ "thất bại", thì đó không phải là vấn đề của đàn ông.
Và rồi còn có sự kiện này nữa: ngừa thai và phá thai được liên kết với nhau về phương diện pháp lý. Như Michael Pakaluk, cùng một số các học giả khác, gần đây đã chỉ rõ:
“Về phương diện luật học, hoa trái của ngừa thai chính là phá thai. Cho đến thập niên 1960, đạo luật Comstock, vốn có mặt ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, đặt việc bán các phương tiện ngừa thai ra ngoài vòng pháp luật, thậm chí đối với cả các cặp vợ chồng. Nhưng luật này bị đánh đổ vào năm 1965 bởi phán quyết Griswold đầy tai tiếng của Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên đến năm 1973 - chỉ tám năm sau đó - Tối Cao Pháp Viện trong vụ Roe v. Wade đã dựa vào quyền ngừa thai để suy diễn ra quyền phá thai”.
Nói cách khác: Lý luận pháp lý biện minh cho tự do ngừa thai đã được sử dụng để biện minh cho tự do phá thai - một liên kết đã đánh đổ chủ trương cho rằng giữa hai quyền này, phải có một đường phân ranh rõ ràng và dứt khoát. Hoặc, ta có thể nói, tự do ngừa thai mà thôi không đủ. Người ta cần một thứ tự do nữa để kết liễu một sản phẩm của việc ngừa thai khi nó thất bại. Lịch sử vốn liên kết các điểm này. Việc thúc đẩy nhằm nới lỏng các luật lệ phá thai ở các quốc gia trên thế giới đã không bắt đầu cho tới những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, khi các thiết bị kiểm soát sinh đẻ được đưa vào lưu hành rộng rãi hơn. Và các tiểu bang của Hoa Kỳ đã chỉ bắt đầu nới lỏng các luật lệ phá thai khi có sự chấp thuận của Liên Bang đối với thuốc viên ngừa thai vào năm 1960. Roe v. Wade đến sau thuốc viên ngừa thai, chứ không đến trước. Như một sự kiện lịch sử, việc sử dụng ồ ạt các biện pháp ngừa thai đã gia tăng con số các đơn xin phá thai.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Đạo Đức Sinh Học Công Giáo năm 2015, nhà nghiên cứu Scott Lloyd cũng đã kết luận rằng việc ngừa thai đã dẫn đến phá thai - dĩ nhiên, không nhất thiết trong các trường hợp cá nhân, nhưng liên tục và đáng tin cậy như những hiện tượng đi đôi với nhau về phương diện xã hội: "Vì nguy cơ thấp được nhận thức nơi các biện pháp ngừa thai giúp người ta dễ gặp gỡ và có các mối liên hệ tình dục hơn, nên nó đưa đến các trường hợp mang thai trong các tình huống người đàn bà chưa cảm thấy sẵn sàng để mang thai".
Xem xét hồ sơ, ta thấy người ta đã quá dễ dàng và khoan dung quá độ đối với thế hệ hậu chiến vốn cổ vũ ngừa thai. Lúc đó, ai có thể đoán trước được rằng việc ngừa thai sẽ dẫn đến phá thai ở quy mô chưa từng thấy? Phải chăng sự phản đối ầm ĩ đối với Humanae Vitae đáng lẽ đã giảm đi rất nhiều nếu tất cả những người phê bình lúc đó biết đến những gì sổ sách hiện nay trình bày? Há một số người Công Giáo bất đồng - và nhiều người khác - từng công khai chỉ trích Giáo hội, đã không hành động khác đi nếu họ nhận ra rằng việc áp dụng biện pháp ngừa thai sẽ mở đường cho nhiều vụ phá thai hơn hay sao? Khi nhìn lại, rõ ràng "việc hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức", một việc từng được Humanae Vitae tiên đoán, sẽ dẫn tới chỗ coi thường không những phụ nữ, mà cả các bào thai nhân bản nữa.
Thực tại từ năm 1968 đã khiến người ta không thể giả bộ mà cho rằng ngừa thai không đóng một vai trò quyết định nào trong đại nạn phá thai. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã gọi việc phá thai là "một tội lỗi rất nghiêm trọng" và là một "tội ác ghê gớm". Sự bào chữa việc kiểm soát sinh đẻ trước đây, coi nó như một phương thức thay thế cho phá thai, đã bị bác bỏ bởi các sự kiện. Thực tại chứng tỏ nó là một động lực làm gia tăng việc phá thai đã được thời gian xác minh.
Người Thệ Phản càng ngày càng ủng hộ Humanae Vitae
Một phần vì năm mươi năm kinh nghiệm đã xác minh thực tại thứ nhất, nên thực tại thứ hai đã trở nên hiển nhiên. Người ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo - đáng chú ý nhất, mặc dù không phải là duy nhất, một số người Thệ Phản hàng đầu - đã tiến đến chỗ nhìn Humanae Vitae dưới một ánh sáng mới và thuận lợi hơn.
Vốn là một trong những câu chuyện tôn giáo ít được tường thuật nhất thời ta, xu hướng tiềm ẩn này rất có thể sẽ lên hình tượng lại cho Kitô giáo, thay thế sự chia rẽ về việc kiểm soát sinh sản bằng một sự hợp nhất mới mẻ. Ngày nay, quan sát các đại họa của cuộc cách mạng tình dục, ngày càng có nhiều tiếng nói của Thệ Phản hơn đặt nghi vấn về sự thiếu quan tâm trong quá khứ đối với việc ngừa thai. Việc xét lại này chưa phải là quan điểm đa số, thế nhưng, đây là bằng chứng và nghị lực tinh thần mà bất cứ quan điểm thiểu số nào cũng cần phải có để giành được quan điểm của những người khác. Ta hãy xem xét các điển hình sau đây trong 10 năm qua.
Evan Lenow, giáo sư tại Trường Cao đẳng Thần học Báptít miền Tây Nam Hoa Kỳ, chẳng hạn, viết rằng:
“Nhiều người Thệ Phản đã tự làm hại mình bằng cách làm ngơ câu khẳng định đáng kể của Humanae Vitae về nhân học và tính dục con người... Người Thệ Phản sẽ được phục vụ tốt hơn khi nghiên cứu thông điệp của Đức Phaolô VI và lưu ý các lời cảnh báo của nó”.
R. Albert Mohler Jr., chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptít Miền Nam, viết:
“Nhiều người Thệ Phản đang tham gia cuộc thảo luận về kiểm soát sinh sản và ý nghĩa của nó. Người Thệ Phản đến trễ với vấn đề phá thai, và chúng ta đã đến trễ với vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng hôm nay, chúng ta có mặt ở đây”.
Jellell Paris, nhà nhân chủng học, trường Cao Đẳng Messiah, thì cho rằng:
“Đối với người Thệ Phản, chủ trương chống ngừa thai không bị xem là của riêng một mình Công Giáo Rôma nữa, như trong quá khứ”.
Julie Roys, tác giả và blogger Thệ Phản, viết:
“Bất cứ khi nào các biến cố hiện thời đụng đến các vấn đề về sự sống, các người Thệ Phản như tôi ngày càng trở nên không thoải mái đối với nền văn hoá ngừa thai. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có nhiều điểm chung với người Công Giáo, là những người tôn trọng sự sống, hơn là với các nhà duy nữ triệt để chuyên tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trên hết mọi điều khác”.
Còn tờ New York Times, thì năm 2012, đặt tiêu đề: "Nhiều Người Thệ Phản Phản Đối Việc Kiểm Soát Sinh Đẻ".
Những suy nghĩ lại của những người Thệ Phản và những người không Công Giáo khác đã quay về với truyền thống Kitô Giáo hơn là xa rời nó. Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai, kể cả của Thệ Phản, đã theo một con đường xuyên suốt, không gián đoạn qua nhiều thế kỷ. Mãi đến khi Hiệp thông Anh Giáo, tại Hội Nghị Lambeth năm 1930, đưa ra ngoại lệ đầu tiên đối với lệnh cấm này, người Công Giáo và người Thệ Phản mới phân rẽ về giáo huấn luân lý này. Nghị quyết 15 nổi tiếng chỉ nhắm các cặp vợ chồng mà thôi, và trong những trường hợp được mô tả một cách thận trọng; nhưng nó đã mở cửa cho việc ngừa thai để chiều lòng người. Ngôn từ của nó rất xứng hợp với ngôn từ của các người tự nhận là “cải cách” Công Giáo hiện nay:
“Trong những trường hợp cảm thấy rõ ràng có nghĩa vụ luân lý phải hạn chế hoặc tránh làm cha mẹ, và nếu có lý do vững vàng về luân lý để tránh tiết dục hoàn toàn, Hội Nghị nhất trí rằng các phương pháp khác có thể được sử dụng, miễn là việc này được thực hiện dưới sự soi sáng của cùng các nguyên tắc Kitô giáo”.
Lúc đó cũng như bây giờ, những người Thệ Phản nào không thoải mái với việc từ bỏ giáo huấn truyền thống đã quay qua chấp nhận thẩm quyền của Rôma. Charles Gore, giám mục của Oxford, đã phản đối Nghị quyết 15. Ông có "nhiều lý do để tin rằng trong trường hợp ngăn ngừa sinh đẻ, 'truyền thống rất mạnh mẽ trong Giáo Hội Công Giáo' là đúng, và có sự phê chuẩn của Thiên Chúa." Việc chuyển hướng của một số người Thệ Phản về phía Humanae Vitae hiện nay là một phần của lời tuyên bố ngầm muốn nói rằng, nhìn lui, phía của giám mục Oxford chắc chắn là hướng đúng.
Ở Châu Phi, cả người Thệ Phản lẫn người Công Giáo đều nghiêng về phía duy truyền thống trong giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở đây cũng như ở những nơi khác trong lịch sử, câu châm ngôn của nhà xã hội học Laurence R. Iannaccone vẫn đúng: "Các giáo hội nghiêm ngặt thì mạnh mẽ" - và do đó, các giáo hội lỏng lẻo thì yếu ớt. Chính ở Phi Châu có đầu óc trọng truyền thống mà Kitô giáo đã phát triển một cách nổ bùng trong những năm tiếp theo sau Humanae Vitae - trái với các quốc gia mà các nhà lãnh đạo Kitô hữu đã cố gắng, và vẫn còn đang cố gắng hết sức để thay đổi các quy tắc hiện hành.
Như Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã nói trong một tường trình cách đây vài năm, "người Châu Phi là những người chống ngừa thai nhiều nhất về phương diện luân lý". Số người đáng kể ở Kenya, Uganda, và các quốc gia vùng hạ Sahara khác - cả Công Giáo lẫn không Công Giáo - đồng ý với câu tuyên bố cho rằng sử dụng biện pháp ngừa thai là "điều không thể chấp nhận được về mặt luân lý"; ở Ghana và Nigeria, con số này chiếm đến một nửa dân số. Bất chấp nhiều thập niên nhồi sọ của thế tục, nhiều người ở Châu Phi đã chống lại nỗ lực của phe cải cách trong việc đưa họ đứng chung hàng với chương trình tình dục của phương Tây thế tục - tất nhiên, chương trình này bao gồm việc giảm dân số châu Phi.
Sinh ra ở Nigeria, Obianuju Ekeocha, tác giả cuốn sách mới Mục Tiêu Châu Phi: Chủ Nghĩa Tân Thực Dân Ý Thức Hệ của Thế Kỷ XXI, đã viết một lá thư ngỏ gửi Melinda Gates, người có quỹ đã dành nhiều tài nguyên đáng kể để quảng bá việc kiểm soát sinh đẻ nơi người châu Phi: "Tôi thấy 4.6 tỷ đôla này chỉ mua khốn khổ cho chúng tôi. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những ông chồng không chung thủy. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những đường phố không có tiếng líu lo ngây thơ vô tội của trẻ em. . . . Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi việc nghỉ hưu mà không có sự chăm sóc dịu dàng yêu thương của con cái chúng tôi".
Người châu Phi không phải là những người duy nhất bị dụ chấp nhận thế giới quan ngừa thai. Họ cũng không phải là những người duy nhất bị dụ để tin rằng thế giới sẽ tốt hơn khi có ít người sống trong đó. Một người Ấn Độ nổi tiếng cũng từng nói rằng "Thật là vô ích khi hy vọng rằng việc sử dụng các biện pháp ngừa thai sẽ được hạn chế vào việc điều hòa sinh sản mà thôi. Người ta chỉ hy vọng có được một đời sống xứng đáng bao lâu hành vi tính dục có liên hệ dứt khoát với việc thụ thai sự sống qúy giá”. Tác giả của câu này không phải là Elizabeth Anscombe, người mà tiểu luận nổi tiếng năm 1972 "Ngừa Thai và Trinh Khiết" đã bênh vực Humanae Vitae với cùng một luận lý học. Nhưng là Mahatma Gandhi - một người không Công Giáo nữa khẳng định lý chứng đứng đằng sau giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở một chỗ khác, ông giải thích: "Tôi thúc giục những người cổ vũ các phương pháp (ngừa thai) nhân tạo lưu ý tới hậu quả của nó. Bất cứ việc sử dụng rộng rãi các phương pháp nào cũng có thể sẽ dẫn đến việc triệt tiêu mối liên hệ hôn nhân và tự do yêu đương”.
Cũng có lý do hợp lý để sợ rằng "các cơ quan công quyền" có thể "áp đặt" các kỹ thuật này lên công dân - như Humanae Vitae từng cảnh cáo. Dĩ nhiên, điều này đã xảy ra ở Trung Hoa, với chính sách "một con" kéo dài khá lâu và rất dã man, trong đó, rất nhiều vụ phá thai bắt buộc và triệt sản miễn cưỡng đã diễn ra. Một thứ cưỡng chế nhẹ nhàng hơn đã xuất hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác, nơi người ta đã đưa ra nhiều nỗ lực nhằm liên kết các thành quả mong muốn với việc kiểm soát sinh đẻ bắt buộc. Chẳng hạn, trong thập niên 90 và những năm sau đó, một số thẩm phán Mỹ đã ủng hộ việc buộc cấy thuốc ngừa thai dài hạn vào các phụ nữ bị kết án về tội phạm. Một cưỡng chế tiềm ẩn như thế đã gây ra những lời chỉ trích của Hiệp Hội Các Quyền Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ, và của nhiều tổ chức khác. Hiệp Hội này giải thích: "Các nỗ lực gần đây nhằm cưỡng bức phụ nữ sử dụng Norplant đã nói lên việc trở về với kỷ nguyên phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh lộ liễu”.
Kỳ sau: Ngừa Thai hạ phẩm giá phụ nữ
Việc chú ý đến "thực tại" đặc biệt thích hợp khi chúng ta đánh dấu năm kỷ niệm lần thứ 50 một trong những thông điệp nổi tiếng nhất và bị chỉ trích nhiều nhất trong lịch sử Giáo Hội. Cách đây 10 năm, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày công bố nó, tạp chí First Things đã công bố một tiểu luận tựa là "Humanae Vitae Được Xác Minh". Mary Eberstadt, tác giả bài báo, trích dẫn những bằng chứng đương thời từ nhiều nguồn, bao gồm xã hội học, tâm lý học, lịch sử và văn học nữ giới đương thời, để biện luận rằng:
“Bốn thập niên sau đó, không những các dự đoán riêng biệt của văn kiện đã được sức mạnh của thực nghiệm phê chuẩn, nhưng chúng còn được phê chuẩn một cách mà rất ít dự đoán khác được phê chuẩn: đến nỗi chính các tác giả của nó cũng không thể dự đoán được. Vì có những tín liệu vốn không hiện hữu khi văn kiện được viết ra, và nay được các học giả và nhiều người khác vốn không hề quan tâm đến giáo huấn của nó cung cấp, và thậm chí còn được cung cấp một cách vô tình, và theo nhiều cách khác nhau, bởi nhiều kẻ thù công khai và vênh váo của Giáo hội nữa”.
Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa một luận điểm giá trị luôn được mọi người ở khắp nơi lắng nghe. Cách nay 50 năm, nó đã không được lắng nghe, mười năm trước cũng không, thì cả ngày hôm nay nữa, nó cũng không được một số người lắng nghe. Cám dỗ được làm tình theo nhu cầu, không bị vướng vít bởi bất cứ cản trở nào, vốn là cơn cám dỗ tập thể mạnh mẽ nhất mà con người từng gặp phải. Đó là lý do tại sao, kể từ khi phát minh ra viên thuốc ngừa thai, sự phản đối chống lại luật lệ Kitô Giáo truyền thống đã trở nên dữ dội khôn nguôi, và tại sao rất nhiều người trong hàng ngũ giáo dân và giáo sĩ muốn rằng quy luật này, giống nhiều quy luật khác, không nên đòi hỏi quá đáng. Khi chính các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô cũng phàn nàn khi nghe giáo lý này của Người về hôn nhân, thì những bài học này quả là "khó nhá" đối với con người ngày nay.
Nhưng lẫn lộn "khó" với "sai" là một sai lầm nền tảng. Nếu chúng ta thật sự nghiêng về phía thực tại, thì chỉ có một kết luận phải rút ra từ số lượng khổng lồ các bằng chứng thực nghiệm đang có ở ngoài kia. Đây là một kết luận rõ ràng như đã thấy cách đây mười năm, và nó sẽ như thế trong 10 năm tới, hoặc một trăm năm hay hai trăm năm nữa kể từ bây giờ. Nó đơn giản là như thế này: Văn kiện bị chế nhạo và hiểu lầm nhất trên thế giới trong nửa thế kỷ gần đây cũng là văn kiện có tính tiên tri và có tính giải thích nhất thời ta.
Chúng ta hãy để thần học, triết học, ý thức hệ, và những điều trừu tượng khác qua một bên, và chỉ dựa vào các thực tại mới mẻ để xác minh cho Humanae Vitae, từng thực tại một.
Ngừa thai làm gia tăng phá thai
Thực tại thực nghiệm đầu tiên là: Nếu chúng ta bỏ qua các ý định cá nhân và không lượng giá bất cứ điều gì ngoài các sự kiện không thể tranh cãi, thì điều rõ ràng như ban ngày là việc sử dụng gia tăng các biện pháp ngừa thai cũng đã làm gia tăng việc phá thai. Năm mươi năm trước đây, khi việc ngừa thai trở nên phổ biến, nhiều người có thiện chí trong việc bảo vệ việc ngừa thai cho rằng nó sẽ làm cho việc phá thai trở nên lỗi thời. Họ biện luận rằng việc kiểm soát sinh sản, nếu hữu hiệu, sẽ ngăn ngừa việc phá thai. Nhưng các ghi chép thống kê kể từ thập niên 1960 cho thấy thứ luận lý được nhiều người chủ trương này quả là sai lầm. Nhiều nghiên cứu phát xuất từ các khoa học xã hội trong nhiều thập niên qua đã giải thích điều mà túi khôn thế tục coi như một sự kiện lạ lùng. Thay vì ngăn cản việc phá thai và mang thai ngoài ý muốn, các hiệu quả của ngừa thai sau khi phát minh ra thuốc viên ngừa thai đã đi theo hướng khác: Tỷ lệ sử dụng thuốc ngừa thai, phá thai, và sinh con ngoài giá thú đã cùng một lúc nổ bùng chóng mặt.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Kinh Tế cách nay 22 năm, các nhà kinh tế George A. Akerlof, Janet L. Yellen, và Michael L. Katz đã tóm tắt những liên kết bất ngờ này:
“Trước cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ ít được tự do hơn, nhưng đàn ông được trông đợi nhận trách nhiệm lo phúc lợi cho họ. Ngày nay, phụ nữ được lựa chọn tự do hơn, nhưng đàn ông đã tự ban cho họ một lựa chọn tương tự. Người đàn ông bây giờ suy luận ‘Nếu cô ấy không sẵn sàng phá thai hoặc sử dụng biện pháp ngừa thai, thì tại sao tôi lại phải hy sinh bản thân để lập gia đình?’ Thành thử qua sự kiện biến việc sinh hạ một đứa trẻ thành sự lựa chọn của người mẹ, cuộc cách mạng tình dục đã biến hôn nhân và việc hỗ trợ đứa con trở thành một lựa chọn của người cha”.
Nói cách khác, ngừa thai dẫn đến nhiều vụ mang thai và phá thai hơn vì nó phá bỏ ý niệm cho rằng đàn ông có trách nhiệm ngang nhau trong những vụ mang thai ngoài ý muốn. Như các nhà kinh tế này giải thích, việc ngừa thai làm giảm đáng kể động cơ khiến đàn ông kết hôn - kể cả việc kết hôn với người bạn gái đang mang thai của họ. Trong trật tự mới sau khi có thuốc viên ngừa thai, việc mang thai trở thành trách nhiệm của người đàn bà - và nếu việc kiểm soát sinh đẻ "thất bại", thì đó không phải là vấn đề của đàn ông.
Và rồi còn có sự kiện này nữa: ngừa thai và phá thai được liên kết với nhau về phương diện pháp lý. Như Michael Pakaluk, cùng một số các học giả khác, gần đây đã chỉ rõ:
“Về phương diện luật học, hoa trái của ngừa thai chính là phá thai. Cho đến thập niên 1960, đạo luật Comstock, vốn có mặt ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, đặt việc bán các phương tiện ngừa thai ra ngoài vòng pháp luật, thậm chí đối với cả các cặp vợ chồng. Nhưng luật này bị đánh đổ vào năm 1965 bởi phán quyết Griswold đầy tai tiếng của Tối Cao Pháp Viện. Tuy nhiên đến năm 1973 - chỉ tám năm sau đó - Tối Cao Pháp Viện trong vụ Roe v. Wade đã dựa vào quyền ngừa thai để suy diễn ra quyền phá thai”.
Nói cách khác: Lý luận pháp lý biện minh cho tự do ngừa thai đã được sử dụng để biện minh cho tự do phá thai - một liên kết đã đánh đổ chủ trương cho rằng giữa hai quyền này, phải có một đường phân ranh rõ ràng và dứt khoát. Hoặc, ta có thể nói, tự do ngừa thai mà thôi không đủ. Người ta cần một thứ tự do nữa để kết liễu một sản phẩm của việc ngừa thai khi nó thất bại. Lịch sử vốn liên kết các điểm này. Việc thúc đẩy nhằm nới lỏng các luật lệ phá thai ở các quốc gia trên thế giới đã không bắt đầu cho tới những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, khi các thiết bị kiểm soát sinh đẻ được đưa vào lưu hành rộng rãi hơn. Và các tiểu bang của Hoa Kỳ đã chỉ bắt đầu nới lỏng các luật lệ phá thai khi có sự chấp thuận của Liên Bang đối với thuốc viên ngừa thai vào năm 1960. Roe v. Wade đến sau thuốc viên ngừa thai, chứ không đến trước. Như một sự kiện lịch sử, việc sử dụng ồ ạt các biện pháp ngừa thai đã gia tăng con số các đơn xin phá thai.
Viết trong Tam Cá Nguyệt San Đạo Đức Sinh Học Công Giáo năm 2015, nhà nghiên cứu Scott Lloyd cũng đã kết luận rằng việc ngừa thai đã dẫn đến phá thai - dĩ nhiên, không nhất thiết trong các trường hợp cá nhân, nhưng liên tục và đáng tin cậy như những hiện tượng đi đôi với nhau về phương diện xã hội: "Vì nguy cơ thấp được nhận thức nơi các biện pháp ngừa thai giúp người ta dễ gặp gỡ và có các mối liên hệ tình dục hơn, nên nó đưa đến các trường hợp mang thai trong các tình huống người đàn bà chưa cảm thấy sẵn sàng để mang thai".
Xem xét hồ sơ, ta thấy người ta đã quá dễ dàng và khoan dung quá độ đối với thế hệ hậu chiến vốn cổ vũ ngừa thai. Lúc đó, ai có thể đoán trước được rằng việc ngừa thai sẽ dẫn đến phá thai ở quy mô chưa từng thấy? Phải chăng sự phản đối ầm ĩ đối với Humanae Vitae đáng lẽ đã giảm đi rất nhiều nếu tất cả những người phê bình lúc đó biết đến những gì sổ sách hiện nay trình bày? Há một số người Công Giáo bất đồng - và nhiều người khác - từng công khai chỉ trích Giáo hội, đã không hành động khác đi nếu họ nhận ra rằng việc áp dụng biện pháp ngừa thai sẽ mở đường cho nhiều vụ phá thai hơn hay sao? Khi nhìn lại, rõ ràng "việc hạ thấp các tiêu chuẩn đạo đức", một việc từng được Humanae Vitae tiên đoán, sẽ dẫn tới chỗ coi thường không những phụ nữ, mà cả các bào thai nhân bản nữa.
Thực tại từ năm 1968 đã khiến người ta không thể giả bộ mà cho rằng ngừa thai không đóng một vai trò quyết định nào trong đại nạn phá thai. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã gọi việc phá thai là "một tội lỗi rất nghiêm trọng" và là một "tội ác ghê gớm". Sự bào chữa việc kiểm soát sinh đẻ trước đây, coi nó như một phương thức thay thế cho phá thai, đã bị bác bỏ bởi các sự kiện. Thực tại chứng tỏ nó là một động lực làm gia tăng việc phá thai đã được thời gian xác minh.
Người Thệ Phản càng ngày càng ủng hộ Humanae Vitae
Một phần vì năm mươi năm kinh nghiệm đã xác minh thực tại thứ nhất, nên thực tại thứ hai đã trở nên hiển nhiên. Người ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo - đáng chú ý nhất, mặc dù không phải là duy nhất, một số người Thệ Phản hàng đầu - đã tiến đến chỗ nhìn Humanae Vitae dưới một ánh sáng mới và thuận lợi hơn.
Vốn là một trong những câu chuyện tôn giáo ít được tường thuật nhất thời ta, xu hướng tiềm ẩn này rất có thể sẽ lên hình tượng lại cho Kitô giáo, thay thế sự chia rẽ về việc kiểm soát sinh sản bằng một sự hợp nhất mới mẻ. Ngày nay, quan sát các đại họa của cuộc cách mạng tình dục, ngày càng có nhiều tiếng nói của Thệ Phản hơn đặt nghi vấn về sự thiếu quan tâm trong quá khứ đối với việc ngừa thai. Việc xét lại này chưa phải là quan điểm đa số, thế nhưng, đây là bằng chứng và nghị lực tinh thần mà bất cứ quan điểm thiểu số nào cũng cần phải có để giành được quan điểm của những người khác. Ta hãy xem xét các điển hình sau đây trong 10 năm qua.
Evan Lenow, giáo sư tại Trường Cao đẳng Thần học Báptít miền Tây Nam Hoa Kỳ, chẳng hạn, viết rằng:
“Nhiều người Thệ Phản đã tự làm hại mình bằng cách làm ngơ câu khẳng định đáng kể của Humanae Vitae về nhân học và tính dục con người... Người Thệ Phản sẽ được phục vụ tốt hơn khi nghiên cứu thông điệp của Đức Phaolô VI và lưu ý các lời cảnh báo của nó”.
R. Albert Mohler Jr., chủ tịch Chủng Viện Thần Học Baptít Miền Nam, viết:
“Nhiều người Thệ Phản đang tham gia cuộc thảo luận về kiểm soát sinh sản và ý nghĩa của nó. Người Thệ Phản đến trễ với vấn đề phá thai, và chúng ta đã đến trễ với vấn đề kiểm soát sinh đẻ, nhưng hôm nay, chúng ta có mặt ở đây”.
Jellell Paris, nhà nhân chủng học, trường Cao Đẳng Messiah, thì cho rằng:
“Đối với người Thệ Phản, chủ trương chống ngừa thai không bị xem là của riêng một mình Công Giáo Rôma nữa, như trong quá khứ”.
Julie Roys, tác giả và blogger Thệ Phản, viết:
“Bất cứ khi nào các biến cố hiện thời đụng đến các vấn đề về sự sống, các người Thệ Phản như tôi ngày càng trở nên không thoải mái đối với nền văn hoá ngừa thai. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi có nhiều điểm chung với người Công Giáo, là những người tôn trọng sự sống, hơn là với các nhà duy nữ triệt để chuyên tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trên hết mọi điều khác”.
Còn tờ New York Times, thì năm 2012, đặt tiêu đề: "Nhiều Người Thệ Phản Phản Đối Việc Kiểm Soát Sinh Đẻ".
Những suy nghĩ lại của những người Thệ Phản và những người không Công Giáo khác đã quay về với truyền thống Kitô Giáo hơn là xa rời nó. Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai, kể cả của Thệ Phản, đã theo một con đường xuyên suốt, không gián đoạn qua nhiều thế kỷ. Mãi đến khi Hiệp thông Anh Giáo, tại Hội Nghị Lambeth năm 1930, đưa ra ngoại lệ đầu tiên đối với lệnh cấm này, người Công Giáo và người Thệ Phản mới phân rẽ về giáo huấn luân lý này. Nghị quyết 15 nổi tiếng chỉ nhắm các cặp vợ chồng mà thôi, và trong những trường hợp được mô tả một cách thận trọng; nhưng nó đã mở cửa cho việc ngừa thai để chiều lòng người. Ngôn từ của nó rất xứng hợp với ngôn từ của các người tự nhận là “cải cách” Công Giáo hiện nay:
“Trong những trường hợp cảm thấy rõ ràng có nghĩa vụ luân lý phải hạn chế hoặc tránh làm cha mẹ, và nếu có lý do vững vàng về luân lý để tránh tiết dục hoàn toàn, Hội Nghị nhất trí rằng các phương pháp khác có thể được sử dụng, miễn là việc này được thực hiện dưới sự soi sáng của cùng các nguyên tắc Kitô giáo”.
Lúc đó cũng như bây giờ, những người Thệ Phản nào không thoải mái với việc từ bỏ giáo huấn truyền thống đã quay qua chấp nhận thẩm quyền của Rôma. Charles Gore, giám mục của Oxford, đã phản đối Nghị quyết 15. Ông có "nhiều lý do để tin rằng trong trường hợp ngăn ngừa sinh đẻ, 'truyền thống rất mạnh mẽ trong Giáo Hội Công Giáo' là đúng, và có sự phê chuẩn của Thiên Chúa." Việc chuyển hướng của một số người Thệ Phản về phía Humanae Vitae hiện nay là một phần của lời tuyên bố ngầm muốn nói rằng, nhìn lui, phía của giám mục Oxford chắc chắn là hướng đúng.
Ở Châu Phi, cả người Thệ Phản lẫn người Công Giáo đều nghiêng về phía duy truyền thống trong giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở đây cũng như ở những nơi khác trong lịch sử, câu châm ngôn của nhà xã hội học Laurence R. Iannaccone vẫn đúng: "Các giáo hội nghiêm ngặt thì mạnh mẽ" - và do đó, các giáo hội lỏng lẻo thì yếu ớt. Chính ở Phi Châu có đầu óc trọng truyền thống mà Kitô giáo đã phát triển một cách nổ bùng trong những năm tiếp theo sau Humanae Vitae - trái với các quốc gia mà các nhà lãnh đạo Kitô hữu đã cố gắng, và vẫn còn đang cố gắng hết sức để thay đổi các quy tắc hiện hành.
Như Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã nói trong một tường trình cách đây vài năm, "người Châu Phi là những người chống ngừa thai nhiều nhất về phương diện luân lý". Số người đáng kể ở Kenya, Uganda, và các quốc gia vùng hạ Sahara khác - cả Công Giáo lẫn không Công Giáo - đồng ý với câu tuyên bố cho rằng sử dụng biện pháp ngừa thai là "điều không thể chấp nhận được về mặt luân lý"; ở Ghana và Nigeria, con số này chiếm đến một nửa dân số. Bất chấp nhiều thập niên nhồi sọ của thế tục, nhiều người ở Châu Phi đã chống lại nỗ lực của phe cải cách trong việc đưa họ đứng chung hàng với chương trình tình dục của phương Tây thế tục - tất nhiên, chương trình này bao gồm việc giảm dân số châu Phi.
Sinh ra ở Nigeria, Obianuju Ekeocha, tác giả cuốn sách mới Mục Tiêu Châu Phi: Chủ Nghĩa Tân Thực Dân Ý Thức Hệ của Thế Kỷ XXI, đã viết một lá thư ngỏ gửi Melinda Gates, người có quỹ đã dành nhiều tài nguyên đáng kể để quảng bá việc kiểm soát sinh đẻ nơi người châu Phi: "Tôi thấy 4.6 tỷ đôla này chỉ mua khốn khổ cho chúng tôi. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những ông chồng không chung thủy. Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi những đường phố không có tiếng líu lo ngây thơ vô tội của trẻ em. . . . Tôi thấy nó chỉ mua cho chúng tôi việc nghỉ hưu mà không có sự chăm sóc dịu dàng yêu thương của con cái chúng tôi".
Người châu Phi không phải là những người duy nhất bị dụ chấp nhận thế giới quan ngừa thai. Họ cũng không phải là những người duy nhất bị dụ để tin rằng thế giới sẽ tốt hơn khi có ít người sống trong đó. Một người Ấn Độ nổi tiếng cũng từng nói rằng "Thật là vô ích khi hy vọng rằng việc sử dụng các biện pháp ngừa thai sẽ được hạn chế vào việc điều hòa sinh sản mà thôi. Người ta chỉ hy vọng có được một đời sống xứng đáng bao lâu hành vi tính dục có liên hệ dứt khoát với việc thụ thai sự sống qúy giá”. Tác giả của câu này không phải là Elizabeth Anscombe, người mà tiểu luận nổi tiếng năm 1972 "Ngừa Thai và Trinh Khiết" đã bênh vực Humanae Vitae với cùng một luận lý học. Nhưng là Mahatma Gandhi - một người không Công Giáo nữa khẳng định lý chứng đứng đằng sau giáo huấn luân lý Kitô giáo. Ở một chỗ khác, ông giải thích: "Tôi thúc giục những người cổ vũ các phương pháp (ngừa thai) nhân tạo lưu ý tới hậu quả của nó. Bất cứ việc sử dụng rộng rãi các phương pháp nào cũng có thể sẽ dẫn đến việc triệt tiêu mối liên hệ hôn nhân và tự do yêu đương”.
Cũng có lý do hợp lý để sợ rằng "các cơ quan công quyền" có thể "áp đặt" các kỹ thuật này lên công dân - như Humanae Vitae từng cảnh cáo. Dĩ nhiên, điều này đã xảy ra ở Trung Hoa, với chính sách "một con" kéo dài khá lâu và rất dã man, trong đó, rất nhiều vụ phá thai bắt buộc và triệt sản miễn cưỡng đã diễn ra. Một thứ cưỡng chế nhẹ nhàng hơn đã xuất hiện ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây khác, nơi người ta đã đưa ra nhiều nỗ lực nhằm liên kết các thành quả mong muốn với việc kiểm soát sinh đẻ bắt buộc. Chẳng hạn, trong thập niên 90 và những năm sau đó, một số thẩm phán Mỹ đã ủng hộ việc buộc cấy thuốc ngừa thai dài hạn vào các phụ nữ bị kết án về tội phạm. Một cưỡng chế tiềm ẩn như thế đã gây ra những lời chỉ trích của Hiệp Hội Các Quyền Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ, và của nhiều tổ chức khác. Hiệp Hội này giải thích: "Các nỗ lực gần đây nhằm cưỡng bức phụ nữ sử dụng Norplant đã nói lên việc trở về với kỷ nguyên phân biệt chủng tộc và thuyết ưu sinh lộ liễu”.
Kỳ sau: Ngừa Thai hạ phẩm giá phụ nữ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Đã Sống Lại
Joseph Ngọc Phạm
08:30 02/04/2018
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Trời tưng sáng, ngày thứ Ba,
Vườn xanh hoa lá chan hòa nắng Xuân.
Chúa Sống Lại, khỏi mộ phần,
Hiện ra đây đó trong thân xác người.
Chúc: ”Bình an cho các ngươi,
Phước cho kẻ chẳng thấy người đã tin…
(Trích thơ của Nguyễn Thiện Nhân)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 02/04/2018: Tuần Thánh trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:10 02/04/2018
1. Đức Thánh Cha Phanxicô thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
Chiều thứ Ba 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tại tu viện Mater Ecclesiae trong nội thành Vatican và chúc mừng Lễ Phục Sinh, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như trên trong một bản thông cáo đưa ra sáng hôm sau.
Sáng sớm thứ Ba, Đức Giáo Hoàng đã viếng thăm Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nơi có khoảng 300 người đang làm việc. Cùng với Đức ông Paolo Borgia, ngài viếng thăm và ban phép lành trong Khu Ba của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, được thành lập vào Tháng Mười Một năm ngoái cho các nhân viên ngoại giao của Toà Thánh. Đức Thánh Cha sau đó đã đích thân chào đón tất cả các quan chức và nhân viên, chúc mừng Phục Sinh và cám ơn vì sự tận tụy trong công việc của họ.
Lần cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các quan chức và nhân viên của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là vào tháng 4 năm 2013, sau khi ngài vừa lên ngôi Giáo Hoàng.
2. Tây Ban Nha treo cờ rũ để tưởng niệm Chúa chịu chết
Trong thông cáo được công bố hôm thứ Ba 27 tháng Ba, 2018 bà Maria Dolores Cospedal, Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha ra lệnh cho tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng nước này, các doanh trại quân đội và các cơ sở khác của lực lượng vũ trang tại quốc nội và hải ngoại treo cờ rũ để tưởng niệm Chúa chịu chết.
Trong thông cáo, Bộ Quốc Phòng cho biết tất cả các cơ quan, đơn vị, căn cứ, doanh trại bao gồm tòa nhà Bộ Quốc phòng ở Madrid sẽ hạ cờ từ 2 giờ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh đến 0h01 sáng Chúa Nhật Phục Sinh “như truyền thống” tưởng nhớ cái chết của Chúa Kitô trong Tuần Thánh này.
Bộ Quốc Phòng giải thích rằng thực hành này đã bắt đầu từ vài thập kỷ qua và “là một phần trong truyền thống thế tục của lực lượng vũ trang”.
Quân đội Tây Ban Nha sẽ tham dự 152 cuộc diễu hành và lễ kỷ niệm trong Tuần Thánh tại 80 thành phố trên khắp đất nước trong năm nay, bao gồm Seville, Granada, Madrid và quần đảo Canary.
Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng Bộ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các quân nhân, và sự tham gia của các thành viên lực lượng vũ trang vào các sự kiện này là hoàn toàn tự nguyện.
3. Thông tri của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về lễ Nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh.
Tiếp theo Sắc lệnh về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, do Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích ký ngày 11 tháng 02 năm 2018, và sau đó được Toà thánh công bố vào ngày 03 tháng 03 năm 2018, Bộ Phụng Tự lại ra một Thông tri hướng dẫn cụ thể việc cử hành lễ này.
Thông tri do Ðức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Ðức Tổng Giám mục Arthur Roche, Thư ký của Bộ, ký ngày 24 tháng 03 năm 2018.
Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Các Bí Tích
Văn thư số 138/18
Thông Tri về lễ Nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh
Sau khi đã đưa vào Lịch chung Rôma lễ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh với bậc lễ Nhớ buộc, được cử hành hằng năm vào thứ Hai sau lễ Hiện xuống, chúng tôi thấy cần phải đưa ra một số hướng dẫn sau đây.
Trong Sách lễ Rôma, sau bản văn lễ Hiện xuống có ghi: “Tại những nơi các tín hữu buộc hoặc có thói quen dâng lễ vào thứ Hai và thứ Ba sau lễ Hiện xuống, có thể lấy bản văn lễ Chúa Nhật Hiện xuống hoặc lễ về Chúa Thánh Thần”, phần chữ đỏ ấy vẫn còn hiệu lực vì vẫn áp dụng đúng thứ tự ưu tiên giữa các ngày phụng vụ cùng với việc cử hành lễ theo ngày, được quy định thống nhất trong Bảng các ngày phụng vụ (x. Quy chế tổng quát về Năm phụng vụ và Niên lịch, số 59). Tương tự như thế, thứ tự ưu tiên của lễ ngoại lịch được quy định như sau: “Không được cử hành lễ ngoại lịch trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng cho đến hết ngày 16 tháng 12, các ngày trong mùa Giáng sinh từ ngày 2 tháng Giêng, trong mùa Phục sinh sau tuần Bát nhật Phục sinh, nhưng nếu vì lợi ích mục vụ, tùy theo thẩm định của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ ngoại lịch thích hợp trong thánh lễ có dân chúng tham dự (Sách lễ Rôma, ghi chú về lễ ngoại lịch; x. Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma, số 376).
Tuy nhiên, nếu không có lý do đặc biệt hơn, phải chọn lễ nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh, và các bản văn phụng vụ kèm theo Sắc lệnh và các bài đọc được chỉ định, phải được xem là phần riêng dành cho lễ này, vì cho thấy rõ nét mầu nhiệm về thiên chức Thánh Mẫu. Trong các ấn bản sau này của tập Mục lục các bài đọc, phần chữ đỏ của số 572bis sẽ ghi rõ các bài đọc ấy là phần riêng, và dù đây là lễ Nhớ, nhưng vẫn phải đọc thay vì các bài đọc theo ngày (x. Sách bài đọc, Những điều cần biết trước, số 83).
Trong trường hợp lễ Nhớ này trùng với một lễ Nhớ khác, phải giữ các nguyên tắc tổng quát của quy định chung về Năm phụng vụ và Niên lịch (x. Bảng các ngày phụng vụ, số 60). Tuy nhiên, vì lễ Nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh được gắn liền với lễ Hiện Xuống, giống như lễ Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ gắn liền với lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên trong trường hợp lễ này trùng với lễ nhớ một vị thánh hay một chân phước khác, theo truyền thống về thứ bậc giữa các thánh, lễ nhớ Ðức Trinh Nữ Maria phải được kể là ưu tiên.
Từ trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 24 tháng 3 năm 2018.
Hồng Y Robert Sarah
Tổng trưởng
Tổng Giám mục Arthur Roche
Thư ký
Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích
4. Đức Thánh Cha ca ngợi viên sĩ quan cảnh sát Pháp hy sinh tính mạng để bảo vệ một con tin
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiệp cùng các nhà lãnh đạo thế giới ca ngợi một viên sĩ quan cảnh sát Pháp “hy sinh mạng sống của mình vì mong muốn bảo vệ nhân dân” trong một cuộc tấn công khủng bố.
Trung úy Cal Arnaud Beltrame, 44 tuổi, đã thuyết phục tên khủng bố, được xác định là Redouane Lakdim, để anh ta thế chỗ cho một người phụ nữ mà Lakdim đang bắt giữ làm con tin hôm 23 tháng Ba trong một cửa hàng tạp hóa tại Trebes, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Pháp.
Lakdim đã giết một người đi trên một chiếc xe hơi bị hắn cướp ở thị trấn Carcassonne lân cận và đã bắn vào một nhóm cảnh sát đang chạy bộ gần doanh trại của họ, làm bị thương một người. Sau đó, hắn lái xe đến cửa hàng tạp hóa và được tường trình đã la hét rằng hắn ta là một phần tử của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Lakdim giết chết người bán thịt của cửa hàng và một người khách đang mua sắm trong cửa tiệm.
Mặc dù cảnh sát có thể giải thoát được những người đang có mặt trong cửa hàng, Lakdim bắt giữ một người phụ nữ để làm bia đỡ đạn cho mình. Trung úy Beltrame đề nghị thế chỗ cho người phụ nữ này, anh mở điện thoại di động của mình và cố ý để lại trên bàn để cảnh sát bên ngoài có thể nghe thấy những gì đang xảy ra bên trong. Khi nghe thấy nhiều tiếng súng nổ, cảnh sát xông vào siêu thị và giết chết Lakdim. Beltrame bị thương nghiêm trọng và đã chết sau đó tại một bệnh viện địa phương.
Trung úy Cal Arnaud Beltrame là một người Công Giáo được mô tả là rất ngoan đạo.
Đức Giám Mục Jean Planet của Carcassonne và Narbonne đã tổ chức một thánh lể cầu nguyện cho viên sĩ quan cảnh sát vào ngày 25 Tháng Ba tại Trebes. Theo BBC, Đức Cha đã ví Beltrame với Thánh Maximilian Kolbe, người đã qua đời tại trại tử thần Auschwitz của Đức Quốc xã sau khi tình nguyện chết thế cho một tù nhân khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp chia buồn đến Đức Cha Jean Planet, bày tỏ nỗi buồn của mình trước những gì xảy ra, ủy thác các nạn nhân cho lòng thương xót Chúa và cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân.
“Tôi ghi nhận đặc biệt hành động quảng đại và anh hùng của Trung úy Beltrame Arnaud, người hiến mạng sống mình vì mong muốn bảo vệ người dân,” Đức Giáo Hoàng viết trong điện văn gởi vị Giám Mục Pháp.
“Một lần nữa tôi lên án hành vi bạo lực bừa bãi gây ra quá nhiều đau khổ,” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, và cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho nhân loại ân sủng hòa bình.
5. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ tấn công khủng bố tại Trebes
“Một lần nữa bạo lực đã ảnh hưởng đến nước ta. Bất kể vì động lực gì, hành động này là không thể chấp nhận và không thể biện minh được.”
Cha Olivier Ribadeau Dumas phát ngôn viên kiêm Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã cho biết như trên về những gì đã xảy ra ở Trèbes, nơi một tay súng đã bắt giữ các con tin trong một siêu thị. Ngài đặc biệt lên án chiến thuật mới của những tên khủng bố Hồi Giáo bắt người vô tội làm bia đỡ đạn cho mình.
Theo thông tấn xã AP, tên khủng bố tự nhận mình là một thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, và điều này cũng đã được khẳng định bởi Thủ tướng Edouard Philippe, người đã nói rằng: “Tất cả những thông tin chúng tôi có được cho thấy rằng đây là một cuộc tấn công khủng bố”
“Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân”, cha Ribadeau Dumas cho biết thêm Hội Đồng Giám Mục Pháp ca ngợi hành động quả cảm của Trung úy Cal Arnaud Beltrame, 44 tuổi, đã thế chỗ cho một người phụ nữ bị tên khủng bố bắt giữ làm con tin. Anh đã qua đời trong sự thương tiếc của mọi người.
6. Một Giám Mục Ái Nhĩ Lan có thể sẽ lãnh đạo Vụ Truyền Thông Tòa Thánh
Việc bổ nhiệm lãnh đạo mới của Vụ Truyền Thông Tòa Thánh có lẽ là một trong những ưu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay. Theo lịch làm việc của ngài, Đức Thánh Cha sẽ tiếp Đức Cha Paul Tighe trong tuần này, và có lẽ một thông báo bổ nhiệm sẽ sớm được công bố.
Đức Cha Paul Tighe sinh ngày 12 tháng Hai năm 1958 tại Navan, thuộc quận Meath, Ái Nhĩ Lan. Ngài tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa tại Đại học Dublin vào năm 1979. Sau đó ngài gia nhập chủng viện Thánh Giá tại Clonliffe và học tiếp tại Đại Học Giáo Hoàng Ái Nhĩ Lan tại tại Rome, trước khi được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận Dublin vào năm 1983.
Ngài được bổ nhiệm làm linh mục tuyên úy tại Đại Học Ballyfermot, nơi ngài cũng dạy học như một giáo sư. Sau đó, ngài sang Rôma dọn tiến sĩ thần học luân lý tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô. Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1990, ngài là giảng viên thần học luân lý tại trung tâm đào tạo Mater Dei - Mẹ Thiên Chúa - của tổng giáo phận Dublin. Từ năm 2000, ngài được bổ nhiệm làm khoa trưởng phân khoa thần học.
Trong thời gian xảy ra các tai tiếng lạm dụng tính dục tại Ái Nhĩ Lan, năm 2004, ngài được giao trách vụ giám đốc Văn phòng Truyền thông của tổng giáo phận Dublin. Ngài đã có sáng kiến thành lập văn phòng Dịch vụ Công cộng, nhằm thiết lập và cổ vũ một cuộc đối thoại lành mạnh và xây dựng giữa tổng giáo phận, chính quyền dân sự, và các tổ chức phi chính phủ ở Ái Nhĩ Lan và châu Âu.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2007, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, dưới quyền của Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli.
Trong một tiểu luận nhan đề “Thách thức đối với Giáo Hội trong một nền văn hóa kỹ thuật số,” Cha Tighe viết: “Việc xã hội đón nhận chung chung một cách thiếu phê phán những nguyên lý của chủ nghĩa tương đối được thể hiện một cách đặc biệt trong thế giới kỹ thuật số nơi người ta phải đối diện với một khối lượng quá lớn các thông tin và ý kiến, phần lớn là mâu thuẫn với nhau. Điều này có thể dẫn đến sự mặc nhiên chấp nhận rằng thật là vô nghĩa để nói về sự thật và tính khách quan. Khi đối mặt với rất nhiều khẳng định, lập luận và tranh luận đối kháng nhau, rất khó để quyết định đâu là thẩm quyền hợp pháp và chuyên môn.”
Nhận xét này của cha Tighe được nhiều người đánh giá là ngài có khả năng khái quát hóa cao độ các thực tại đang diễn ra trong xã hội. Có lẽ vì thế, ngày 09 tháng Bảy năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm thư ký cho Uỷ ban truyền thông Vatican, một ủy ban được thiết kế để tìm hiểu xem nên cấu trúc lại các nỗ lực truyền thông của Vatican như thế nào. Sau khi kết thúc công việc của ủy ban, cha Tighe đã trình bày các kết luận của ngài cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội đồng các Hồng Y cố vấn.
Không rõ lý do tại sao, sau khi đã được nghe các đề xuất của cha Tighe, vào ngày 27 tháng 6 năm 2015, Đức Thánh Cha lại bổ nhiệm Đức Ông Dario Edoardo Viganò làm Vụ trưởng Vụ Truyền Thông Tòa Thánh với một chương trình hành động mới – trong đó có nhiều điều gây tranh cãi như chuyện sa thải một số lớn các nhân viên làm việc trong đài Vatican cùng với việc bỏ hàng loạt các chương trình phát trên sóng ngắn - trong khi nhiều người trông đợi cha Paul Tighe sẽ được giao trách vụ này.
Vài tháng sau đó, ngày 19 Tháng 12 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm cha Tighe làm đồng phó tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Ngày 27 tháng Hai, 2016, ngài được tấn phong giám mục. Ngài được thăng chức tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa ngày 28 Tháng Mười 2017.
7. Tông Huấn của Đức Thánh Cha về sự thánh thiện sẽ được công bố vào tháng Tư
Những tin đồn về việc Tòa Thánh sắp công bố một tài liệu của Đức Thánh Cha Phanxicô về sự thánh thiện đã được xác nhận. Trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm 20 Tháng 3 năm 2018, nhà xuất bản Pháp Tequi nói họ có kế hoạch in và xuất bản tại Pháp Tông Huấn này vào tháng Tư.
Trước đó một tháng, hôm 28 tháng Hai, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras, một trong 9 vị Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha cho biết việc chuẩn bị văn bản này đang diễn ra trôi chảy.
Tài liệu này sẽ được công bố dưới dạng một Tông huấn và sẽ tập trung vào chủ đề sự thánh thiện.
8. Giám mục Quách tích Kim cuả Mân đông đã được thả nhưng cấm không được cử hành lễ Truyền Dầu.
Đức Giám Mục Vincent Quách tích Kim (Guo Xijin) đã được thả ra sau khi bị chính quyền giam giữ qua đêm. Ngài bị an ninh bắt giữ vào tối ngày 26 tháng ba, cùng với vị linh mục chưởng ấn.
Đức Giám Mục Quách, 59 tuổi, là vị giám mục “chui” của Mân đông, được công nhận bởi Tòa Thánh nhưng chính quyền thì không cho phép và hỗ trợ một giám mục bất hợp pháp là Giám Mục Chiêm tư Lỗ (Zhan Silu,) hiện nay vẫn còn mắc vạ tuyệt thông.
Theo nhiều tin đồn cho là “sắp xảy ra” một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, thì Đức Giám Mục họ Quách đã được yêu cầu bước sang một bên nhường chỗ cho Giám Mục họ Chiêm, đã ngầm đệ đơn xin hoà giải với toà thánh Vatican, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tuyên bố chính thức nào là đã được tha.
Theo nguồn tin cuả AsiaNews thì Đức Giám Mục Quách đã từ chối không đồng tế với Giám Mục Chiêm tại Thánh lễ Truyền Dầu vào ngày mai, vì Giám Mục Chiệm vẫn còn chính thức ở trong tình trạng tuyệt thông.
Lý do ngài bị bắt đi vì cộng đồng chui cuả Mân đông đã dự tính tổ chức một Lễ Dầu sớm hơn, do đó cảnh sát bắt ngài để ngăn chặn không cho chủ trì buổi lễ. Họ cho phép ngài về nhà ngày hôm nay, nhưng cấm không được cử hành bất kỳ nghi lễ nào trong cương vị là giám mục.
Trước viễn ảnh của cái gọi là một thỏa thuận “lịch sử” giữa Trung Quốc và Vatican, một số giám mục và cộng đồng chui đang trở thành mục tiêu cuả một âm mưu bởi Hiệp Hội Yêu Nước nhằm ve vãn và kếp nạp họ để xoá bỏ phần nào cái khối lượng cuả giáo hội ngầm.
Cũng như thế vào đầu tháng ba vừa qua, Đức Giám Mục Julius Giả trị Quốc (Jia Zhiguo) cuả giáo phận Hà Bắc đã bị bắt đi để ngăn cản ngài không thể đưa ra bình luận về cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican với các nhà báo nước ngoài, là những người đang theo dõi Hội nghị nhân dân quốc gia tại Bắc Kinh vào lúc đó. Trong thời điểm đó, thậm chí ở một nơi xa như Hắc Long Giang, các linh mục chui, cùng với vị giám quản điạ phận Cáp Nhĩ Tân là Giám Mục Giuseppe Triệu (Zhao) cũng đã bị bắt giam suốt thời gian.
Chiều thứ Ba 27 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tại tu viện Mater Ecclesiae trong nội thành Vatican và chúc mừng Lễ Phục Sinh, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như trên trong một bản thông cáo đưa ra sáng hôm sau.
Sáng sớm thứ Ba, Đức Giáo Hoàng đã viếng thăm Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nơi có khoảng 300 người đang làm việc. Cùng với Đức ông Paolo Borgia, ngài viếng thăm và ban phép lành trong Khu Ba của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, được thành lập vào Tháng Mười Một năm ngoái cho các nhân viên ngoại giao của Toà Thánh. Đức Thánh Cha sau đó đã đích thân chào đón tất cả các quan chức và nhân viên, chúc mừng Phục Sinh và cám ơn vì sự tận tụy trong công việc của họ.
Lần cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các quan chức và nhân viên của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là vào tháng 4 năm 2013, sau khi ngài vừa lên ngôi Giáo Hoàng.
2. Tây Ban Nha treo cờ rũ để tưởng niệm Chúa chịu chết
Trong thông cáo được công bố hôm thứ Ba 27 tháng Ba, 2018 bà Maria Dolores Cospedal, Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha ra lệnh cho tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng nước này, các doanh trại quân đội và các cơ sở khác của lực lượng vũ trang tại quốc nội và hải ngoại treo cờ rũ để tưởng niệm Chúa chịu chết.
Trong thông cáo, Bộ Quốc Phòng cho biết tất cả các cơ quan, đơn vị, căn cứ, doanh trại bao gồm tòa nhà Bộ Quốc phòng ở Madrid sẽ hạ cờ từ 2 giờ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh đến 0h01 sáng Chúa Nhật Phục Sinh “như truyền thống” tưởng nhớ cái chết của Chúa Kitô trong Tuần Thánh này.
Bộ Quốc Phòng giải thích rằng thực hành này đã bắt đầu từ vài thập kỷ qua và “là một phần trong truyền thống thế tục của lực lượng vũ trang”.
Quân đội Tây Ban Nha sẽ tham dự 152 cuộc diễu hành và lễ kỷ niệm trong Tuần Thánh tại 80 thành phố trên khắp đất nước trong năm nay, bao gồm Seville, Granada, Madrid và quần đảo Canary.
Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng Bộ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các quân nhân, và sự tham gia của các thành viên lực lượng vũ trang vào các sự kiện này là hoàn toàn tự nguyện.
3. Thông tri của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về lễ Nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh.
Tiếp theo Sắc lệnh về việc cử hành trong lịch chung Rôma lễ kính nhớ Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, do Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích ký ngày 11 tháng 02 năm 2018, và sau đó được Toà thánh công bố vào ngày 03 tháng 03 năm 2018, Bộ Phụng Tự lại ra một Thông tri hướng dẫn cụ thể việc cử hành lễ này.
Thông tri do Ðức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Ðức Tổng Giám mục Arthur Roche, Thư ký của Bộ, ký ngày 24 tháng 03 năm 2018.
Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Các Bí Tích
Văn thư số 138/18
Thông Tri về lễ Nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh
Sau khi đã đưa vào Lịch chung Rôma lễ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh với bậc lễ Nhớ buộc, được cử hành hằng năm vào thứ Hai sau lễ Hiện xuống, chúng tôi thấy cần phải đưa ra một số hướng dẫn sau đây.
Trong Sách lễ Rôma, sau bản văn lễ Hiện xuống có ghi: “Tại những nơi các tín hữu buộc hoặc có thói quen dâng lễ vào thứ Hai và thứ Ba sau lễ Hiện xuống, có thể lấy bản văn lễ Chúa Nhật Hiện xuống hoặc lễ về Chúa Thánh Thần”, phần chữ đỏ ấy vẫn còn hiệu lực vì vẫn áp dụng đúng thứ tự ưu tiên giữa các ngày phụng vụ cùng với việc cử hành lễ theo ngày, được quy định thống nhất trong Bảng các ngày phụng vụ (x. Quy chế tổng quát về Năm phụng vụ và Niên lịch, số 59). Tương tự như thế, thứ tự ưu tiên của lễ ngoại lịch được quy định như sau: “Không được cử hành lễ ngoại lịch trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng cho đến hết ngày 16 tháng 12, các ngày trong mùa Giáng sinh từ ngày 2 tháng Giêng, trong mùa Phục sinh sau tuần Bát nhật Phục sinh, nhưng nếu vì lợi ích mục vụ, tùy theo thẩm định của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ ngoại lịch thích hợp trong thánh lễ có dân chúng tham dự (Sách lễ Rôma, ghi chú về lễ ngoại lịch; x. Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma, số 376).
Tuy nhiên, nếu không có lý do đặc biệt hơn, phải chọn lễ nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh, và các bản văn phụng vụ kèm theo Sắc lệnh và các bài đọc được chỉ định, phải được xem là phần riêng dành cho lễ này, vì cho thấy rõ nét mầu nhiệm về thiên chức Thánh Mẫu. Trong các ấn bản sau này của tập Mục lục các bài đọc, phần chữ đỏ của số 572bis sẽ ghi rõ các bài đọc ấy là phần riêng, và dù đây là lễ Nhớ, nhưng vẫn phải đọc thay vì các bài đọc theo ngày (x. Sách bài đọc, Những điều cần biết trước, số 83).
Trong trường hợp lễ Nhớ này trùng với một lễ Nhớ khác, phải giữ các nguyên tắc tổng quát của quy định chung về Năm phụng vụ và Niên lịch (x. Bảng các ngày phụng vụ, số 60). Tuy nhiên, vì lễ Nhớ Ðức Trinh Nữ Maria Mẹ Hội Thánh được gắn liền với lễ Hiện Xuống, giống như lễ Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ gắn liền với lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, nên trong trường hợp lễ này trùng với lễ nhớ một vị thánh hay một chân phước khác, theo truyền thống về thứ bậc giữa các thánh, lễ nhớ Ðức Trinh Nữ Maria phải được kể là ưu tiên.
Từ trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 24 tháng 3 năm 2018.
Hồng Y Robert Sarah
Tổng trưởng
Tổng Giám mục Arthur Roche
Thư ký
Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích
4. Đức Thánh Cha ca ngợi viên sĩ quan cảnh sát Pháp hy sinh tính mạng để bảo vệ một con tin
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiệp cùng các nhà lãnh đạo thế giới ca ngợi một viên sĩ quan cảnh sát Pháp “hy sinh mạng sống của mình vì mong muốn bảo vệ nhân dân” trong một cuộc tấn công khủng bố.
Trung úy Cal Arnaud Beltrame, 44 tuổi, đã thuyết phục tên khủng bố, được xác định là Redouane Lakdim, để anh ta thế chỗ cho một người phụ nữ mà Lakdim đang bắt giữ làm con tin hôm 23 tháng Ba trong một cửa hàng tạp hóa tại Trebes, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Pháp.
Lakdim đã giết một người đi trên một chiếc xe hơi bị hắn cướp ở thị trấn Carcassonne lân cận và đã bắn vào một nhóm cảnh sát đang chạy bộ gần doanh trại của họ, làm bị thương một người. Sau đó, hắn lái xe đến cửa hàng tạp hóa và được tường trình đã la hét rằng hắn ta là một phần tử của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Lakdim giết chết người bán thịt của cửa hàng và một người khách đang mua sắm trong cửa tiệm.
Mặc dù cảnh sát có thể giải thoát được những người đang có mặt trong cửa hàng, Lakdim bắt giữ một người phụ nữ để làm bia đỡ đạn cho mình. Trung úy Beltrame đề nghị thế chỗ cho người phụ nữ này, anh mở điện thoại di động của mình và cố ý để lại trên bàn để cảnh sát bên ngoài có thể nghe thấy những gì đang xảy ra bên trong. Khi nghe thấy nhiều tiếng súng nổ, cảnh sát xông vào siêu thị và giết chết Lakdim. Beltrame bị thương nghiêm trọng và đã chết sau đó tại một bệnh viện địa phương.
Trung úy Cal Arnaud Beltrame là một người Công Giáo được mô tả là rất ngoan đạo.
Đức Giám Mục Jean Planet của Carcassonne và Narbonne đã tổ chức một thánh lể cầu nguyện cho viên sĩ quan cảnh sát vào ngày 25 Tháng Ba tại Trebes. Theo BBC, Đức Cha đã ví Beltrame với Thánh Maximilian Kolbe, người đã qua đời tại trại tử thần Auschwitz của Đức Quốc xã sau khi tình nguyện chết thế cho một tù nhân khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp chia buồn đến Đức Cha Jean Planet, bày tỏ nỗi buồn của mình trước những gì xảy ra, ủy thác các nạn nhân cho lòng thương xót Chúa và cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân.
“Tôi ghi nhận đặc biệt hành động quảng đại và anh hùng của Trung úy Beltrame Arnaud, người hiến mạng sống mình vì mong muốn bảo vệ người dân,” Đức Giáo Hoàng viết trong điện văn gởi vị Giám Mục Pháp.
“Một lần nữa tôi lên án hành vi bạo lực bừa bãi gây ra quá nhiều đau khổ,” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, và cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho nhân loại ân sủng hòa bình.
5. Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ tấn công khủng bố tại Trebes
“Một lần nữa bạo lực đã ảnh hưởng đến nước ta. Bất kể vì động lực gì, hành động này là không thể chấp nhận và không thể biện minh được.”
Cha Olivier Ribadeau Dumas phát ngôn viên kiêm Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã cho biết như trên về những gì đã xảy ra ở Trèbes, nơi một tay súng đã bắt giữ các con tin trong một siêu thị. Ngài đặc biệt lên án chiến thuật mới của những tên khủng bố Hồi Giáo bắt người vô tội làm bia đỡ đạn cho mình.
Theo thông tấn xã AP, tên khủng bố tự nhận mình là một thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, và điều này cũng đã được khẳng định bởi Thủ tướng Edouard Philippe, người đã nói rằng: “Tất cả những thông tin chúng tôi có được cho thấy rằng đây là một cuộc tấn công khủng bố”
“Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân”, cha Ribadeau Dumas cho biết thêm Hội Đồng Giám Mục Pháp ca ngợi hành động quả cảm của Trung úy Cal Arnaud Beltrame, 44 tuổi, đã thế chỗ cho một người phụ nữ bị tên khủng bố bắt giữ làm con tin. Anh đã qua đời trong sự thương tiếc của mọi người.
6. Một Giám Mục Ái Nhĩ Lan có thể sẽ lãnh đạo Vụ Truyền Thông Tòa Thánh
Việc bổ nhiệm lãnh đạo mới của Vụ Truyền Thông Tòa Thánh có lẽ là một trong những ưu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay. Theo lịch làm việc của ngài, Đức Thánh Cha sẽ tiếp Đức Cha Paul Tighe trong tuần này, và có lẽ một thông báo bổ nhiệm sẽ sớm được công bố.
Đức Cha Paul Tighe sinh ngày 12 tháng Hai năm 1958 tại Navan, thuộc quận Meath, Ái Nhĩ Lan. Ngài tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa tại Đại học Dublin vào năm 1979. Sau đó ngài gia nhập chủng viện Thánh Giá tại Clonliffe và học tiếp tại Đại Học Giáo Hoàng Ái Nhĩ Lan tại tại Rome, trước khi được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận Dublin vào năm 1983.
Ngài được bổ nhiệm làm linh mục tuyên úy tại Đại Học Ballyfermot, nơi ngài cũng dạy học như một giáo sư. Sau đó, ngài sang Rôma dọn tiến sĩ thần học luân lý tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô. Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1990, ngài là giảng viên thần học luân lý tại trung tâm đào tạo Mater Dei - Mẹ Thiên Chúa - của tổng giáo phận Dublin. Từ năm 2000, ngài được bổ nhiệm làm khoa trưởng phân khoa thần học.
Trong thời gian xảy ra các tai tiếng lạm dụng tính dục tại Ái Nhĩ Lan, năm 2004, ngài được giao trách vụ giám đốc Văn phòng Truyền thông của tổng giáo phận Dublin. Ngài đã có sáng kiến thành lập văn phòng Dịch vụ Công cộng, nhằm thiết lập và cổ vũ một cuộc đối thoại lành mạnh và xây dựng giữa tổng giáo phận, chính quyền dân sự, và các tổ chức phi chính phủ ở Ái Nhĩ Lan và châu Âu.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2007, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, dưới quyền của Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli.
Trong một tiểu luận nhan đề “Thách thức đối với Giáo Hội trong một nền văn hóa kỹ thuật số,” Cha Tighe viết: “Việc xã hội đón nhận chung chung một cách thiếu phê phán những nguyên lý của chủ nghĩa tương đối được thể hiện một cách đặc biệt trong thế giới kỹ thuật số nơi người ta phải đối diện với một khối lượng quá lớn các thông tin và ý kiến, phần lớn là mâu thuẫn với nhau. Điều này có thể dẫn đến sự mặc nhiên chấp nhận rằng thật là vô nghĩa để nói về sự thật và tính khách quan. Khi đối mặt với rất nhiều khẳng định, lập luận và tranh luận đối kháng nhau, rất khó để quyết định đâu là thẩm quyền hợp pháp và chuyên môn.”
Nhận xét này của cha Tighe được nhiều người đánh giá là ngài có khả năng khái quát hóa cao độ các thực tại đang diễn ra trong xã hội. Có lẽ vì thế, ngày 09 tháng Bảy năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm thư ký cho Uỷ ban truyền thông Vatican, một ủy ban được thiết kế để tìm hiểu xem nên cấu trúc lại các nỗ lực truyền thông của Vatican như thế nào. Sau khi kết thúc công việc của ủy ban, cha Tighe đã trình bày các kết luận của ngài cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội đồng các Hồng Y cố vấn.
Không rõ lý do tại sao, sau khi đã được nghe các đề xuất của cha Tighe, vào ngày 27 tháng 6 năm 2015, Đức Thánh Cha lại bổ nhiệm Đức Ông Dario Edoardo Viganò làm Vụ trưởng Vụ Truyền Thông Tòa Thánh với một chương trình hành động mới – trong đó có nhiều điều gây tranh cãi như chuyện sa thải một số lớn các nhân viên làm việc trong đài Vatican cùng với việc bỏ hàng loạt các chương trình phát trên sóng ngắn - trong khi nhiều người trông đợi cha Paul Tighe sẽ được giao trách vụ này.
Vài tháng sau đó, ngày 19 Tháng 12 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm cha Tighe làm đồng phó tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Ngày 27 tháng Hai, 2016, ngài được tấn phong giám mục. Ngài được thăng chức tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa ngày 28 Tháng Mười 2017.
7. Tông Huấn của Đức Thánh Cha về sự thánh thiện sẽ được công bố vào tháng Tư
Những tin đồn về việc Tòa Thánh sắp công bố một tài liệu của Đức Thánh Cha Phanxicô về sự thánh thiện đã được xác nhận. Trong một thông cáo báo chí đưa ra hôm 20 Tháng 3 năm 2018, nhà xuất bản Pháp Tequi nói họ có kế hoạch in và xuất bản tại Pháp Tông Huấn này vào tháng Tư.
Trước đó một tháng, hôm 28 tháng Hai, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras, một trong 9 vị Hồng Y cố vấn của Đức Thánh Cha cho biết việc chuẩn bị văn bản này đang diễn ra trôi chảy.
Tài liệu này sẽ được công bố dưới dạng một Tông huấn và sẽ tập trung vào chủ đề sự thánh thiện.
8. Giám mục Quách tích Kim cuả Mân đông đã được thả nhưng cấm không được cử hành lễ Truyền Dầu.
Đức Giám Mục Vincent Quách tích Kim (Guo Xijin) đã được thả ra sau khi bị chính quyền giam giữ qua đêm. Ngài bị an ninh bắt giữ vào tối ngày 26 tháng ba, cùng với vị linh mục chưởng ấn.
Đức Giám Mục Quách, 59 tuổi, là vị giám mục “chui” của Mân đông, được công nhận bởi Tòa Thánh nhưng chính quyền thì không cho phép và hỗ trợ một giám mục bất hợp pháp là Giám Mục Chiêm tư Lỗ (Zhan Silu,) hiện nay vẫn còn mắc vạ tuyệt thông.
Theo nhiều tin đồn cho là “sắp xảy ra” một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, thì Đức Giám Mục họ Quách đã được yêu cầu bước sang một bên nhường chỗ cho Giám Mục họ Chiêm, đã ngầm đệ đơn xin hoà giải với toà thánh Vatican, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tuyên bố chính thức nào là đã được tha.
Theo nguồn tin cuả AsiaNews thì Đức Giám Mục Quách đã từ chối không đồng tế với Giám Mục Chiêm tại Thánh lễ Truyền Dầu vào ngày mai, vì Giám Mục Chiệm vẫn còn chính thức ở trong tình trạng tuyệt thông.
Lý do ngài bị bắt đi vì cộng đồng chui cuả Mân đông đã dự tính tổ chức một Lễ Dầu sớm hơn, do đó cảnh sát bắt ngài để ngăn chặn không cho chủ trì buổi lễ. Họ cho phép ngài về nhà ngày hôm nay, nhưng cấm không được cử hành bất kỳ nghi lễ nào trong cương vị là giám mục.
Trước viễn ảnh của cái gọi là một thỏa thuận “lịch sử” giữa Trung Quốc và Vatican, một số giám mục và cộng đồng chui đang trở thành mục tiêu cuả một âm mưu bởi Hiệp Hội Yêu Nước nhằm ve vãn và kếp nạp họ để xoá bỏ phần nào cái khối lượng cuả giáo hội ngầm.
Cũng như thế vào đầu tháng ba vừa qua, Đức Giám Mục Julius Giả trị Quốc (Jia Zhiguo) cuả giáo phận Hà Bắc đã bị bắt đi để ngăn cản ngài không thể đưa ra bình luận về cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Vatican với các nhà báo nước ngoài, là những người đang theo dõi Hội nghị nhân dân quốc gia tại Bắc Kinh vào lúc đó. Trong thời điểm đó, thậm chí ở một nơi xa như Hắc Long Giang, các linh mục chui, cùng với vị giám quản điạ phận Cáp Nhĩ Tân là Giám Mục Giuseppe Triệu (Zhao) cũng đã bị bắt giam suốt thời gian.