Phụng Vụ - Mục Vụ
Bữa Tiệc của những chia ly
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
00:53 01/04/2021
BỮA TIỆC CỦA NHỮNG CHIA LY
The Last Supper, tiếng Việt dịch là “Bữa tiệc ly”, hay tiếng Hoa được dịch sát nghĩa, với nội dung rất gần gũi, đó là “Bữa ăn tối cuối cùng”. Vâng, tiệc ly hay bữa tối cuối cùng khi đây đều muốn diễn tả sau bữa cơm sẽ có một cuộc chia ly. Bữa tiệc này được diễn ra trong bối cảnh người Do Thái tổ chức lễ vượt qua, nhớ lại sự kiện dân Israel ngày xưa được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách thống trị của Ai cập.
Kinh Thánh kể rằng đêm trước khi Thiên Chúa dẫn đưa dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, Ngài đã sai thiên thần đến từng gia đình Israel bảo họ làm thịt một con chiên, thịt thì chia nhau để ăn và lấy máu bôi trên cửa nhà, để khi thiên thần đi qua, nếu có nhà nào có vệt máu, thiên thần sẽ bỏ qua, còn nếu không thấy vệt máu sẽ đi vào và giết chết con trai đầu lòng trong nhà đó. Chính nhờ như thế con cái của Israel không ai phải chết, nhưng những người bị giết chỉ là con cái người nhà Ai cập.
Buổi tiệc ly hôm nay Đức Giêsu dùng bữa với các môn đệ còn mang một ý nghĩa hết sức cao quý, là một bữa tiệc báo hiệu một cuộc chia ly giữa Đức Kitô và các môn đệ, một cuộc chia ly để Đức Giêsu đi vào cuộc khổ nạn đau thương, hy sinh trên thánh giá, chịu mai táng trong mồ và sau đó được phục sinh. Chiên hiến tế của lễ vượt qua hôm nay không còn là những con chiên thông thường nữa nhưng chính là Đức Kitô, Ngài sẽ là con chiên được sát tế, để khi ai ăn thịt và uống máu Ngài thì sẽ không bao giờ chết.
Chúa Giêsu biết ngày giờ của Ngài đã đến, ngày giờ mà sự căng thẳng giữa người giao truyền “chân lý” và những kẻ chối từ chân lý lên đến tột đỉnh. Đức Kitô biết ngày giờ mà Ngài phải được treo lên đang đến rất gần, để minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa đã hứa với loài người, để những ai nhìn lên Con Chiên, tin tưởng vào Người thì sẽ được sự sống đời.
Cũng trong cuộc chia ly này, Chúa Giêsu đã nói với những kẻ đi theo người những điều mà họ không ngờ tới. Đặc biệt trong giờ phút linh thiêng này, Ngài dặn dò họ: “Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34)... “Các con hãy rửa chân cho nhau, như chính Thầy đã rửa chân cho các con” (Ga 13, 14).
Cũng trong bữa tiệc ly này chúng ta sẽ thấy được ai là môn đệ đích thật, ai kẻ phản bội Chúa. Đức Giêsu nói với Phêrô: “Nội trong đêm nay con sẽ chối Thầy ba lần trước khi gà gáy” (Ga 13, 38). Rồi cũng cảnh cáo Giuđa như có lần Ngài đã từng cảnh cáo: “Chính anh đó (là kẻ nạp Thầy)” (Ga 13, 21). Hãy nhìn xem, cả hai ông Phêrô và Giuđa đều phản lại Thầy, nhưng họ có hai cách phản ứng khác nhau, một kẻ vì thất vọng mà tìm cách treo cổ để kết thúc cuộc đời mình, còn người kia thì hối hận, khóc lóc xin Chúa thứ tha để làm lại cuộc đời.
Cuộc chia ly hôm nay rồi sẽ làm cho nhiều người phải phân tán, khi chủ chiên bị đánh tan tành thì là lúc đàn chiên bị tản mác, kẻ đông người tây lo chạy để thoát thân, thậm chí khi bị phát giác là môn đệ của Chúa Giêsu thì họ từ chối như mưa.
Đức Giêsu cùng với các môn đệ dùng bữa tiệc này đúng là một bữa tiệc rất khác thường, không giống như những gia đình Do thái khác. Không giống như những năm trước, ai nấy vui mừng ăn uống vừa để cảm tạ Thiên Chúa vừa hân hoan nhắc lại việc Chúa cho thoát khỏi ách chế độ tù đày. Bữa tiệc hôm nay là bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu và các môn đệ, nhưng không có nghĩa là từ nay những kẻ theo Ngài sẽ không được dùng tiệc vui này nữa mà sẽ được dùng bữa tiệc cao quý hơn, ý nghĩa hơn. Bữa tiệc mà chính hôm nay đây Ngài đã thiết lập. Trong bữa tiệc đó Ngài nói với các môn đệ: “Đây là mình Ta, các con hãy cầm lấy mà ăn, mà phân phát cho nhau... Đây là máu Ta, các con cũng hãy nhận lấy mà uống” (Mc 11, 22-24).
Thật vậy, từ nay những ai dự bàn tiệc này không còn phải uống thứ rượu nho nữa mà là uống chính máu ăn thịt Con Chiên đã được sát tế, đó chính là Chúa Giêsu. Bữa tiệc này được thành lập nhằm mục đích cho những kẻ tin vào Con Chiên được đón nhận cách dồi dào, đây cũng là món quà mà chính Thiên Chúa đã dành cho Giáo hội chúng ta.
Mỗi khi Giáo hội cử hành Bí Tích Thánh Thể, là lúc tái hiện sự sát tế con chiên thật sự, chiên được sát tế cũng chính là Đức Kitô. Hết thảy những ai tham dự đều được thông phần vào cuộc dâng hiến của Đức Ki-tô, là dấu chỉ của sự liên đới mật thiết với Thiên Chúa, nhờ vậy họ được dẫn đến bàn tiệc Nước Trời. Đây là mầu nhiệm đức tin, xin cho mọi người chúng ta luôn có một đức tin vững vàng và lòng mến yêu tha thiết để cùng với anh chị em mình tham dự Bí Tích Thánh Thể thật sốt sắng và xứng đáng lãnh nhận ơn lành của Thiên Chúa.
The Last Supper, tiếng Việt dịch là “Bữa tiệc ly”, hay tiếng Hoa được dịch sát nghĩa, với nội dung rất gần gũi, đó là “Bữa ăn tối cuối cùng”. Vâng, tiệc ly hay bữa tối cuối cùng khi đây đều muốn diễn tả sau bữa cơm sẽ có một cuộc chia ly. Bữa tiệc này được diễn ra trong bối cảnh người Do Thái tổ chức lễ vượt qua, nhớ lại sự kiện dân Israel ngày xưa được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách thống trị của Ai cập.
Kinh Thánh kể rằng đêm trước khi Thiên Chúa dẫn đưa dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, Ngài đã sai thiên thần đến từng gia đình Israel bảo họ làm thịt một con chiên, thịt thì chia nhau để ăn và lấy máu bôi trên cửa nhà, để khi thiên thần đi qua, nếu có nhà nào có vệt máu, thiên thần sẽ bỏ qua, còn nếu không thấy vệt máu sẽ đi vào và giết chết con trai đầu lòng trong nhà đó. Chính nhờ như thế con cái của Israel không ai phải chết, nhưng những người bị giết chỉ là con cái người nhà Ai cập.
Buổi tiệc ly hôm nay Đức Giêsu dùng bữa với các môn đệ còn mang một ý nghĩa hết sức cao quý, là một bữa tiệc báo hiệu một cuộc chia ly giữa Đức Kitô và các môn đệ, một cuộc chia ly để Đức Giêsu đi vào cuộc khổ nạn đau thương, hy sinh trên thánh giá, chịu mai táng trong mồ và sau đó được phục sinh. Chiên hiến tế của lễ vượt qua hôm nay không còn là những con chiên thông thường nữa nhưng chính là Đức Kitô, Ngài sẽ là con chiên được sát tế, để khi ai ăn thịt và uống máu Ngài thì sẽ không bao giờ chết.
Chúa Giêsu biết ngày giờ của Ngài đã đến, ngày giờ mà sự căng thẳng giữa người giao truyền “chân lý” và những kẻ chối từ chân lý lên đến tột đỉnh. Đức Kitô biết ngày giờ mà Ngài phải được treo lên đang đến rất gần, để minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa đã hứa với loài người, để những ai nhìn lên Con Chiên, tin tưởng vào Người thì sẽ được sự sống đời.
Cũng trong cuộc chia ly này, Chúa Giêsu đã nói với những kẻ đi theo người những điều mà họ không ngờ tới. Đặc biệt trong giờ phút linh thiêng này, Ngài dặn dò họ: “Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13, 34)... “Các con hãy rửa chân cho nhau, như chính Thầy đã rửa chân cho các con” (Ga 13, 14).
Cũng trong bữa tiệc ly này chúng ta sẽ thấy được ai là môn đệ đích thật, ai kẻ phản bội Chúa. Đức Giêsu nói với Phêrô: “Nội trong đêm nay con sẽ chối Thầy ba lần trước khi gà gáy” (Ga 13, 38). Rồi cũng cảnh cáo Giuđa như có lần Ngài đã từng cảnh cáo: “Chính anh đó (là kẻ nạp Thầy)” (Ga 13, 21). Hãy nhìn xem, cả hai ông Phêrô và Giuđa đều phản lại Thầy, nhưng họ có hai cách phản ứng khác nhau, một kẻ vì thất vọng mà tìm cách treo cổ để kết thúc cuộc đời mình, còn người kia thì hối hận, khóc lóc xin Chúa thứ tha để làm lại cuộc đời.
Cuộc chia ly hôm nay rồi sẽ làm cho nhiều người phải phân tán, khi chủ chiên bị đánh tan tành thì là lúc đàn chiên bị tản mác, kẻ đông người tây lo chạy để thoát thân, thậm chí khi bị phát giác là môn đệ của Chúa Giêsu thì họ từ chối như mưa.
Đức Giêsu cùng với các môn đệ dùng bữa tiệc này đúng là một bữa tiệc rất khác thường, không giống như những gia đình Do thái khác. Không giống như những năm trước, ai nấy vui mừng ăn uống vừa để cảm tạ Thiên Chúa vừa hân hoan nhắc lại việc Chúa cho thoát khỏi ách chế độ tù đày. Bữa tiệc hôm nay là bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu và các môn đệ, nhưng không có nghĩa là từ nay những kẻ theo Ngài sẽ không được dùng tiệc vui này nữa mà sẽ được dùng bữa tiệc cao quý hơn, ý nghĩa hơn. Bữa tiệc mà chính hôm nay đây Ngài đã thiết lập. Trong bữa tiệc đó Ngài nói với các môn đệ: “Đây là mình Ta, các con hãy cầm lấy mà ăn, mà phân phát cho nhau... Đây là máu Ta, các con cũng hãy nhận lấy mà uống” (Mc 11, 22-24).
Thật vậy, từ nay những ai dự bàn tiệc này không còn phải uống thứ rượu nho nữa mà là uống chính máu ăn thịt Con Chiên đã được sát tế, đó chính là Chúa Giêsu. Bữa tiệc này được thành lập nhằm mục đích cho những kẻ tin vào Con Chiên được đón nhận cách dồi dào, đây cũng là món quà mà chính Thiên Chúa đã dành cho Giáo hội chúng ta.
Mỗi khi Giáo hội cử hành Bí Tích Thánh Thể, là lúc tái hiện sự sát tế con chiên thật sự, chiên được sát tế cũng chính là Đức Kitô. Hết thảy những ai tham dự đều được thông phần vào cuộc dâng hiến của Đức Ki-tô, là dấu chỉ của sự liên đới mật thiết với Thiên Chúa, nhờ vậy họ được dẫn đến bàn tiệc Nước Trời. Đây là mầu nhiệm đức tin, xin cho mọi người chúng ta luôn có một đức tin vững vàng và lòng mến yêu tha thiết để cùng với anh chị em mình tham dự Bí Tích Thánh Thể thật sốt sắng và xứng đáng lãnh nhận ơn lành của Thiên Chúa.
Những lời dạy đầu tiên, những lời dạy cuối cùng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:10 01/04/2021
NHỮNG LỜI DẠY ĐẦU TIÊN,
NHỮNG LỜI DẠY CUỐI CÙNG
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Suy niệm các lời cuối của Chúa trên đồi Tử Nạn, khiến tôi nhớ lại tám lời dạy đầu tiên trên núi Bát Phúc. Bởi những trăn trối ấy dường như có sự tương đồng cách lạ thường với Tám mối Phúc thật.
1. Nghèo khó = Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha (Lc 23, 46).
Sống cho mọi người, Chúa Giêsu hoàn toàn hạ mình, để không còn gì cho riêng mình. Chúa nói: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng Con Người không chốn gối đầu”.
Suốt cuộc đời trần thế, Chúa phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Cha, để biến mình thành của lễ cứu chuộc trần gian. Giờ đây, trên đồi Tử Nạn, Chúa tiếp tục bị loài người tước đoạt đến không còn gì, ngay cả chiếc áo cuối cùng, nhân phẩm, mạng sống, cả đến giọt máu sau hết, loài người cũng trút sạch. Phút cuối, tấm linh hồn Chúa cũng trao về Chúa Cha. Chúa gục đầu tắt thở trong sự cô đơn tận cùng.
2. Hiền lành = Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta (Lc 23, 34).
Chúa Giêsu hiền lành, sẵn sàng tha thứ và đón nhận tất cả những ai có lòng thành thật, biết nhận ra lỗi lầm, trở về đường ngay.
Chúa tha cho Maria Mađalêna, một cô gái bị xã hội đào thải, bởi đã từng ngụp lặn trong tội.
Chúa hiền lành quá đỗi, ngược hẳn thái độ háu thắng, dồn dập của những người đang hồ hỡi kết án chị phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Bằng cái nhìn độ lượng, không như những kẻ muốn ăn tươi nuốt sống chị, Chúa tuyên bố “Ta không kết án chị”.
Giờ đây, trên thánh giá, cái nhìn dịu hiền ấy, Chúa dành cho người trộm. Chúa hứa chắc chắn với anh: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta”. Người trộm đầu tiên trở thành thánh ngay sau khi Chúa tắt thở. Chúa về thiên đàng, người trộm trở thành vị thánh đồng hành với Chúa, "hộ tống" Chúa.
3. Đau buồn = Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con (Mt 27, 46).
Nỗi đau buồn của Chúa Giêsu là nỗi đau cực độ. Chúa đã từng khóc thương thành Giêsusalem cứng đầu. Chua đau lòng bởi những kẻ nhân danh đạo đức, lạm quyền, chất gánh nặng lề luật trên đôi vai dân chúng. Chúa đau lòng bởi những người thấp cổ bé miệng bị gạt ra bên lề xã hội. Chúa thương dân chúng bơ vơ tức tưởi bởi những kẻ lãnh đạo không đáng là mục tử của họ…
Cuối cùng, trước khi nhắm mắt lìa đời, Chúa Giêsu đau khổ đến tột cùng, bởi cảm nhận sự cô đơn đến nỗi đã thốt lên những lời thống thiết: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con”.
4. Đói khát sự công chính = Ta khát (Ga 19, 28).
Đã có lần Chúa khát và đến xin nước uống bên bờ giếng Giacob. Lần đó, Chúa đưa chị phụ nữ Samaria có đến sáu đời chồng, từ cơn khát tội lỗi đến khao khát “nước Trường Sinh”.
Giờ đây, trên thánh giá, một lần nữa Chúa khát. Lần khao khát này, không chỉ một người, nhưng là toàn nhân loại được Chúa đưa đến mạch Nước Trường Sinh là chính Chúa, để ai đến với Chúa, sẽ được tha thứ và được ban sự sống đời đời.
5. Thương xót = Hỡi Bà, này là con Bà. (Ga 19, 26).
Chúa Giêsu, Đấng đầy lòng yêu thương. Cả một đời trần thế, Chúa tỏ bày lòng yêu thương với các môn đệ, với dân chúng, với những kẻ thù ghét Chúa, với hết mọi người…
Chúa yêu mến và vâng phục Đức Maria. Chúa yêu thánh Gioan đến nỗi thánh Gioan tự hào khoác lên mình danh hiệu “Người môn đệ Chúa yêu”.
Giờ đây, trên thánh giá, người đáng thương lẽ ra là chính Chúa, thì Chúa lại thực hiện nghĩa cử yêu thương cho Đức Mẹ, cho thánh Gioan, khi trối thánh Gioan làm con Đức Mẹ.
Chúa sẽ tiếp tục tỏ lộ lòng thương xót ấy, khi cầu xin ơn tha thứ cho chúng ta: “Lạy Cha, xin tha cho chúng”.
6. Lòng trong sạch = Hỡi Gioan, này là mẹ con (Ga 19, 27).
Người có lòng trong sạch là người không vướng mắc tội đời. Chúa Giêsu có lòng trong sạch tuyệt đối. Chúa đã từng thách thức những kẻ thù ghét mình: “Ai trong các ngươi bắt được lỗi của Ta?”.
Chúa Giêsu luôn rao giảng trong sự chân thành. Suốt đời, Chúa là Đấng “Có thì nói có, không thì nói không”…
Giờ đây, trao thánh Gioan cho Đức Mẹ, Chúa muốn Đức Mẹ nhận thánh Gioan như đón nhận chính Chúa, Người Con suốt đời thánh thiện của Mẹ.
Qua thánh Gioan, Chúa nối kết loài người với Chúa để đón nhận ơn tha thứ, trở nên thanh sạch như thánh Gioan, để từng người cũng được xứng đáng làm con của Đức Mẹ.
7. Hòa bình = Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34).
Điều kiện để có hòa bình là phải biết tha thứ. Chúa Giêsu tha thứ cho tất cả những ai thù ghét Chúa, bởi Chúa chính là nguồn bình an vô tận của cả loài người.
Chúa không chỉ tha thứ khi loài người treo Chúa lên thánh giá, nhưng Chúa tha thứ ngay trong đời sống thường ngày, khi bị người đời chống đối, ghét bỏ.
Rất tiếc, loài người vì hẹp hòi, ích kỷ, nên đã thù ghét Chúa. Họ không thể nhận ơn bình an.
Cùng với sự tha thứ vô bờ, Chúa cũng dạy: “Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em”.
Chúng ta hãy nhìn tấm gương tha thứ của Chúa, lắng nghe lời Chúa dạy mà tha thứ cho nhau, để khắp nơi có hòa bình, tâm hồn thực sự bình an.
8. Bị bách hại vì lẽ công chính = Mọi sự đã hoàn tất (Ga 19, 30).
Những lời trên núi Bát Phúc để chúc phúc cho Hội Thánh: “Phúc cho ai bị bách hại…”, giờ đây, trên đồi Tử Nạn, Chúa Giêsu trở thành người bị bách hại nặng nề. Dường như lời giảng khai mạc trên núi Bát Phúc, chỉ có thể được kết thúc trên đồi Tử Nạn.
Ở giữa của một khoảng dài khai mạc và kết thúc, là một cuộc bách hại liên tục: Chúa bị bách hại trong đám dân nghèo lắng nghe Tin Mừng, trong không biết bao nhiêu anh chị em bị quỷ ám, bị bệnh tật, bị xã hội loại bỏ...
Bản thân Chúa Giêsu, nhiều lần trong lời dạy, bị người ta cho là chói tai, nhiều lần họ muốn ném đá Chúa...
“Mọi sự đã hoàn tất”: Giờ đây, một cuộc đời bị bách hại của Chúa đã kết thúc nơi trên thánh giá, trên đồi Tử Nạn.
Chúa chúng ta đã chết, nhưng cái chết của Chúa là phúc lớn cho chúng ta. Còn hơn cả Tám mối Phúc thật, Phúc mà Chúa ban cho ta là ơn cứu độ đời đời, cho ta sống đời đời trong Nước Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa chết vì chúng con. chuẩn bị cho ngày thứ sáu Thánh, tưởng nhớ việc Chúa chấp nhận cái chết thương đau trên thánh giá, chúng con vừa mừng, vừa âu sầu. Mừng vì chúng con có một Thiên Chúa quá yêu chúng con. Chính tình yêu đó cho chúng con hy vọng rằng, dù chúng con có thế nào, thì tình yêu của Chúa mãi mãi vẫn là tình yêu cứu độ, luôn luôn đợi chờ chúng con. Nhưng buồn vì chúng con biết mình phạm tội nhiều. Xin tha thứ cho chúng con.
NHỮNG LỜI DẠY CUỐI CÙNG
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Suy niệm các lời cuối của Chúa trên đồi Tử Nạn, khiến tôi nhớ lại tám lời dạy đầu tiên trên núi Bát Phúc. Bởi những trăn trối ấy dường như có sự tương đồng cách lạ thường với Tám mối Phúc thật.
1. Nghèo khó = Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha (Lc 23, 46).
Sống cho mọi người, Chúa Giêsu hoàn toàn hạ mình, để không còn gì cho riêng mình. Chúa nói: “Con chim có tổ, con chồn có hang, nhưng Con Người không chốn gối đầu”.
Suốt cuộc đời trần thế, Chúa phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Cha, để biến mình thành của lễ cứu chuộc trần gian. Giờ đây, trên đồi Tử Nạn, Chúa tiếp tục bị loài người tước đoạt đến không còn gì, ngay cả chiếc áo cuối cùng, nhân phẩm, mạng sống, cả đến giọt máu sau hết, loài người cũng trút sạch. Phút cuối, tấm linh hồn Chúa cũng trao về Chúa Cha. Chúa gục đầu tắt thở trong sự cô đơn tận cùng.
2. Hiền lành = Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta (Lc 23, 34).
Chúa Giêsu hiền lành, sẵn sàng tha thứ và đón nhận tất cả những ai có lòng thành thật, biết nhận ra lỗi lầm, trở về đường ngay.
Chúa tha cho Maria Mađalêna, một cô gái bị xã hội đào thải, bởi đã từng ngụp lặn trong tội.
Chúa hiền lành quá đỗi, ngược hẳn thái độ háu thắng, dồn dập của những người đang hồ hỡi kết án chị phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Bằng cái nhìn độ lượng, không như những kẻ muốn ăn tươi nuốt sống chị, Chúa tuyên bố “Ta không kết án chị”.
Giờ đây, trên thánh giá, cái nhìn dịu hiền ấy, Chúa dành cho người trộm. Chúa hứa chắc chắn với anh: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta”. Người trộm đầu tiên trở thành thánh ngay sau khi Chúa tắt thở. Chúa về thiên đàng, người trộm trở thành vị thánh đồng hành với Chúa, "hộ tống" Chúa.
3. Đau buồn = Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con (Mt 27, 46).
Nỗi đau buồn của Chúa Giêsu là nỗi đau cực độ. Chúa đã từng khóc thương thành Giêsusalem cứng đầu. Chua đau lòng bởi những kẻ nhân danh đạo đức, lạm quyền, chất gánh nặng lề luật trên đôi vai dân chúng. Chúa đau lòng bởi những người thấp cổ bé miệng bị gạt ra bên lề xã hội. Chúa thương dân chúng bơ vơ tức tưởi bởi những kẻ lãnh đạo không đáng là mục tử của họ…
Cuối cùng, trước khi nhắm mắt lìa đời, Chúa Giêsu đau khổ đến tột cùng, bởi cảm nhận sự cô đơn đến nỗi đã thốt lên những lời thống thiết: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con”.
4. Đói khát sự công chính = Ta khát (Ga 19, 28).
Đã có lần Chúa khát và đến xin nước uống bên bờ giếng Giacob. Lần đó, Chúa đưa chị phụ nữ Samaria có đến sáu đời chồng, từ cơn khát tội lỗi đến khao khát “nước Trường Sinh”.
Giờ đây, trên thánh giá, một lần nữa Chúa khát. Lần khao khát này, không chỉ một người, nhưng là toàn nhân loại được Chúa đưa đến mạch Nước Trường Sinh là chính Chúa, để ai đến với Chúa, sẽ được tha thứ và được ban sự sống đời đời.
5. Thương xót = Hỡi Bà, này là con Bà. (Ga 19, 26).
Chúa Giêsu, Đấng đầy lòng yêu thương. Cả một đời trần thế, Chúa tỏ bày lòng yêu thương với các môn đệ, với dân chúng, với những kẻ thù ghét Chúa, với hết mọi người…
Chúa yêu mến và vâng phục Đức Maria. Chúa yêu thánh Gioan đến nỗi thánh Gioan tự hào khoác lên mình danh hiệu “Người môn đệ Chúa yêu”.
Giờ đây, trên thánh giá, người đáng thương lẽ ra là chính Chúa, thì Chúa lại thực hiện nghĩa cử yêu thương cho Đức Mẹ, cho thánh Gioan, khi trối thánh Gioan làm con Đức Mẹ.
Chúa sẽ tiếp tục tỏ lộ lòng thương xót ấy, khi cầu xin ơn tha thứ cho chúng ta: “Lạy Cha, xin tha cho chúng”.
6. Lòng trong sạch = Hỡi Gioan, này là mẹ con (Ga 19, 27).
Người có lòng trong sạch là người không vướng mắc tội đời. Chúa Giêsu có lòng trong sạch tuyệt đối. Chúa đã từng thách thức những kẻ thù ghét mình: “Ai trong các ngươi bắt được lỗi của Ta?”.
Chúa Giêsu luôn rao giảng trong sự chân thành. Suốt đời, Chúa là Đấng “Có thì nói có, không thì nói không”…
Giờ đây, trao thánh Gioan cho Đức Mẹ, Chúa muốn Đức Mẹ nhận thánh Gioan như đón nhận chính Chúa, Người Con suốt đời thánh thiện của Mẹ.
Qua thánh Gioan, Chúa nối kết loài người với Chúa để đón nhận ơn tha thứ, trở nên thanh sạch như thánh Gioan, để từng người cũng được xứng đáng làm con của Đức Mẹ.
7. Hòa bình = Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34).
Điều kiện để có hòa bình là phải biết tha thứ. Chúa Giêsu tha thứ cho tất cả những ai thù ghét Chúa, bởi Chúa chính là nguồn bình an vô tận của cả loài người.
Chúa không chỉ tha thứ khi loài người treo Chúa lên thánh giá, nhưng Chúa tha thứ ngay trong đời sống thường ngày, khi bị người đời chống đối, ghét bỏ.
Rất tiếc, loài người vì hẹp hòi, ích kỷ, nên đã thù ghét Chúa. Họ không thể nhận ơn bình an.
Cùng với sự tha thứ vô bờ, Chúa cũng dạy: “Hãy yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho những kẻ bách hại anh em”.
Chúng ta hãy nhìn tấm gương tha thứ của Chúa, lắng nghe lời Chúa dạy mà tha thứ cho nhau, để khắp nơi có hòa bình, tâm hồn thực sự bình an.
8. Bị bách hại vì lẽ công chính = Mọi sự đã hoàn tất (Ga 19, 30).
Những lời trên núi Bát Phúc để chúc phúc cho Hội Thánh: “Phúc cho ai bị bách hại…”, giờ đây, trên đồi Tử Nạn, Chúa Giêsu trở thành người bị bách hại nặng nề. Dường như lời giảng khai mạc trên núi Bát Phúc, chỉ có thể được kết thúc trên đồi Tử Nạn.
Ở giữa của một khoảng dài khai mạc và kết thúc, là một cuộc bách hại liên tục: Chúa bị bách hại trong đám dân nghèo lắng nghe Tin Mừng, trong không biết bao nhiêu anh chị em bị quỷ ám, bị bệnh tật, bị xã hội loại bỏ...
Bản thân Chúa Giêsu, nhiều lần trong lời dạy, bị người ta cho là chói tai, nhiều lần họ muốn ném đá Chúa...
“Mọi sự đã hoàn tất”: Giờ đây, một cuộc đời bị bách hại của Chúa đã kết thúc nơi trên thánh giá, trên đồi Tử Nạn.
Chúa chúng ta đã chết, nhưng cái chết của Chúa là phúc lớn cho chúng ta. Còn hơn cả Tám mối Phúc thật, Phúc mà Chúa ban cho ta là ơn cứu độ đời đời, cho ta sống đời đời trong Nước Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa chết vì chúng con. chuẩn bị cho ngày thứ sáu Thánh, tưởng nhớ việc Chúa chấp nhận cái chết thương đau trên thánh giá, chúng con vừa mừng, vừa âu sầu. Mừng vì chúng con có một Thiên Chúa quá yêu chúng con. Chính tình yêu đó cho chúng con hy vọng rằng, dù chúng con có thế nào, thì tình yêu của Chúa mãi mãi vẫn là tình yêu cứu độ, luôn luôn đợi chờ chúng con. Nhưng buồn vì chúng con biết mình phạm tội nhiều. Xin tha thứ cho chúng con.
Thập Giá Là Vinh Dự
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
01:28 01/04/2021
Thập Giá Là Vinh Dự
Tuần Thánh, bài thánh ca “Niềm vinh dự” của Lm Văn Chi được hát ngân nga trong các nghi thức phụng vụ: “Niềm vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô. Chịu đóng đinh vì Người với thế gian và tôi quên mình mang thương tích vì Chúa Kitô”. Tại sao Thập Giá Chúa Giêsu Kitô là vinh dự, là niềm tự hào của tôi? Những ngày Tuần Thánh, suy niệm về Thập giá để thêm xác tín về niềm vinh dự vào Thập giá Chúa Giêsu Kitô.
1. Thập giá là nhục hình
Vào thời của Đức Giêsu, Thập giá tiên vàn là một nhục hình. Trong đế quốc Rôma, Thập giá là một hình phạt dành cho các tội trọng. Tội nhân thường bị đánh đòn, và sau đó phải vác thanh ngang tới pháp trường. Có hai hình thức Thập giá. Một thứ giống như chữ T (thanh ngang được chồng lên chóp của cây gỗ đứng); một thứ giống hình chữ thập, với bản án ghi vào ở trên thanh ngang.
Thêm vào đó, cũng có nhiều kiểu để treo tử tội: thường là bị lột hết áo xống, và bị cột hoặc đóng đinh vào khổ giá, có khi đầu bị dốc ngược xuống đất. Nói chung, đây là một hình phạt chỉ dành cho lớp bần đinh hoặc nô lệ, các tên đại tặc hay là phiến loạn; các công dân Rôma không phải chịu hình phạt này trừ khi nào họ đã bị tước đoạt quyền công dân. Ngoài sự đau đớn do cuộc hành hình gây ra, hình phạt Thập giá còn mang thêm tính cách ô nhục: tử tội không được an táng, nhưng phải phơi thây giữa trời làm mồi cho chim muông dã thú. Vì tính cách nhục nhã như vậy nên không ai muốn làm anh hùng bằng cái chết trên Thập giá.
Cũng vì lý do đó mà việc tôn kính Đức Kitô trên thập tự là cả một chuyện điên rồ hèn hạ, không những thánh Phaolô đã viết như vậy trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô vào khoảng 20 năm sau biến cố xảy ra, mà rồi một thế kỷ sau đó (khoảng 150-153) trong quyển sách “Hộ giáo” (Apologia I, 13,4), thánh Giustinô còn ghi nhận rằng: dân ngoại coi chúng tôi là bọn khùng bởi vì đã tôn tên tử tội trên Thập giá là Đấng Tạo dựng đất trời. (x.Thần học về Thập giá, Thời sự thần học số 7 tháng 3/97).
Nhìn từ góc độ luật pháp, Thập giá được xem là một hình phạt tàn bạo của ngành tư pháp Rôma dành cho các tử tội, phạm nhân phải vác lấy gánh nặng họ đã gây và đi đến chỗ chết như một kiểu đền bù công khai.
2. Thập giá Đức Kitô
Thập giá (cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu) là khúc xương khó nuốt nhất đối với các môn đệ. Ba lần Chúa báo trước cuộc tử nạn. Cả ba lần họ đều không hiểu và không chấp nhận. Các môn đệ nghe nói đến thập giá thì nổi da gà. Thập giá gợi lên một cây khổ giá trần trụi. Thập giá gợi lên hình ảnh một con người quằn quại, tuyệt vọng trong đau đớn, nhục nhã nỗi ê chề, lơ lửng giữa trời và đất, hấp hối giữa sống và chết, bị nhiếc mắng trước những cái nhìn thù ghét và khinh khi, bị chê bai trước những con mắt tò mò và dửng dưng. Phêrô đã từng run rẩy can ngăn Chúa Giêsu đừng đi vào con đường thập giá. Các tông đồ rùng mình sợ hãi khi Chúa Giêsu nói đến thập giá.
Thập giá gồm một cây dài và một cây ngang. Cây dài thẳng đứng, luôn được chôn trên chỗ hành hình, tức là đồi Gôngôta, đồi Sọ, vì có hình cái sọ. Từ trong thành, người dân luôn luôn thấy những cây dọc đứng này. Đây là dụng cụ hăm dọa để dân Do Thái đừng phản loạn, đừng nỗi dậy. Vì thế, tử tội chỉ vác cây ngang đi qua thành phố: lại một hình thức hăm dọa. Khi đến nơi hành hình, lý hình sẽ đóng lại thành cây thập giá, đóng đinh tử tội vào và dựng lên, cả cây thập giá và người bị đóng đinh.
Chúa Giêsu đã chọn Thập giá làm phương thế thực hiện Ơn Cứu Rỗi. Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự hận thù ghen ghét của thế gian; thanh đứng tượng trưng cho tình yêu và sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui và buồn, cười và khóc, hận thù và thứ tha, ghen ghét và yêu thương, giữa ý muốn của con người và ý muốn của Thiên Chúa. Đặt thanh sự sống và tình yêu lên thanh sự chết và oán thù là cách duy nhất để làm nên một thập giá.
Tường thuật về cuộc thương khó, Thánh Matthêu và Maccô trình bày Chúa Giêsu như một người hoàn toàn công chính đã bị bắt bớ và bị hãm hại vì sứ mạng của mình.
Thánh Luca nói về ý nghĩa Thập giá. Nhờ cái chết của Ngài mà bao nhiêu người được ơn trở lại: Phêrô đã khóc lóc sau khi chối bỏ Thầy, Simon Cyrênê đã hoán cải khi vác đỡ Thập giá cho Chúa, một số phụ nữ đã đấm ngực than khóc thống hối, một tên tử tội cũng ăn năn. Những giây phút cuối của Chúa trên Thập giá đã trở thành cao điểm của ơn cứu chuộc: Ngài đã xin Chúa Cha tha tội cho những lý hình, lời cuối cùng của Ngài trước khi tắt thở biểu lộ lòng tín thác nơi Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác thần trí con trong tay Cha” (Lc 23,46). Như vậy, đối với Luca, việc Chúa chịu chết trên Thập giá là một biến cố cứu rỗi.
Thánh Gioan nhìn Thập giá như sự bộc lộ của vinh quang Thiên Chúa: Đức Kitô bị treo trên Thập giá là biểu trưng của việc Ngài được nhấc lên khỏi mặt đất để thu hút mọi sự về với mình (Ga 12,32). Cuộc tử nạn bắt đầu với việc rửa chân cho các môn đệ và di chúc về tình yêu: Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa cái chết của mình như một cử chỉ tình nguyện để bộc lộ tình yêu dành cho các bằng hữu. Chính Ngài đi ra đón những kẻ lùng bắt mình. Cuộc tra tấn dã man biến thành lễ nghi phụng vụ, khi Đức Giêsu khoác tấm áo đỏ với vòng gai, và bản án là Vua (Ga 19,14.19).
Thánh Gioan lặng lẽ theo dõi những giây phút chót của Chúa trên Thập giá, ghi chú những cử chỉ nhằm hoàn tất Kinh Thánh: từ việc ký thác bà mẹ cho môn đệ, việc nhắp những giọt giấm cho tới việc bị ngọn giáo đâm thủng sườn; nhất là Gioan nhận định về những hiệu quả của cái chết: máu, nước, Thánh Thần, biểu hiệu của mạch sống mới. Thập giá trở thành nơi bộc lộ của vinh quang Thiên Chúa: Thiên Chúa tỏ vinh quang của tình yêu khi ban Con Một cho nhân loại; nơi Đức Giêsu, Thập giá không phải là một nhục hình nhưng là ngai toà mà Ngài hành xử vương quyền, không phải vương quyền theo nghĩa trần tục nhưng là vương quyền của tình yêu. Như thế, cả bốn Phúc âm đã có một diễn trình từ chỗ tường thuật một biến cố kết liễu cuộc đời của Chúa Giêsu cho đến chỗ khám phá ra ý nghĩa của biến cố trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Nơi các tác phẩm của thánh Phaolô và của các thánh tông đồ, Thập giá được trình bày dưới khía cạnh của một việc tuyên xưng, hoặc trong lời giảng hoặc trong phụng vụ. Trong những bài giảng đầu tiên của Phêrô, việc Đức Giêsu bị người Do thái nộp cho Philatô xét xử đóng đinh trên Thập giá đã trở thành một biến cố cứu độ: Thiên Chúa đã suy tôn Đức Giêsu làm Đức Chúa và vị Cứu tinh (Cv 2,36; 4,10; 10,39; 13,29). Lời tuyên xưng trong lời giảng của các thánh tông đồ cũng trở thành lời tuyên xưng đức tin của các tín hữu, đặc biệt là khi cử hành phụng vụ: “Đức Kitô đã chết vì tội chúng ta, theo lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3); “Đức Giêsu Kitô đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8); nhưng cái chết đó đã trở thành nguyên cớ cho sự siêu tôn: “Đức Giêsu Kitô là Chúa”. Trong thư gửi Côlôsê 1,19, chúng ta cũng gặp thấy lời tuyên xưng dưới hình thức của thánh ca: “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên Thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”.
Khi nghe các tông đồ và các tín hữu tuyên dương một tội phạm bị xử tử trên Thập giá, nhiều người đã chói tai và không khỏi đặt câu hỏi: phải chăng các Kitô hữu là bọn người cuồng tín? Thế nhưng, thay vì tránh né nói tới Thập giá để khỏi gây hiểu lầm, thánh Phaolô đã dám đi thẳng vào vấn đề: “Dân Do thái thì đòi phép lạ, dân Hy lạp thì tìm lý lẽ cao siêu; còn chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá, một điều vấp phạm cho dân Do Thái và điều dại dột đối với dân Hy lạp. Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, thì đó là một vị cứu tinh với quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa; bởi lẽ sự dại dột của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn con người gấp bội, và sự yếu ớt của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn của con người trăm lần” (1Cr 1,18-25). Thánh Phaolô còn thêm: “Khi ở với anh em, tôi không biết chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, Đức Giêsu Kitô trên Thập giá” (1Cr 2,2).
Thiên Chúa đã biến đổi dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành dụng cụ diễn tả tình yêu thương bao dung, tha thứ; biến dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời; biến dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang của Đức Kitô. Như thánh Phaolô đã nói :”Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá. Thập giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.Thập giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn, ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống, ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời.
3. Thập giá là vinh dự
Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đáp trả lại tất cả mọi bất công và hận thù bằng lòng bao dung tha thứ. Thập giá Đức Kitô không chất chứa hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Chúa Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Chúa Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
“Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha”. Chúa Giêsu nói lời phó dâng và Người trút hơi thở cuối cùng. Màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi. Giao Ước cũ đã hết hạn, Giao Ước mới đã khởi đầu.Viên sĩ quan chứng kiến cuộc Tử Nạn của Chúa đã tin nhận Người là Đấng Công Chính, dân chúng tham gia cũng ra về đấm ngực ăn năn. Như vậy, ngay khi Chúa Giêsu vừa tắt thở, Thập giá đã tràn căng sức mạnh cứu rỗi và từ đó nên nguồn mạch đức tin. “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Sinh thời Chúa Giêsu đã có lần báo trước hiệu quả cứu độ của Thập giá, nhưng khi “giờ” Thập giá của Người đến, người ta mới thấy nghịch lý muôn đời của Tin mừng cứu rỗi: khôn ngoan biểu lộ qua điên dại; sức mạnh vươn lên từ yếu đuối; và sự sống hạnh phúc nẩy sinh từ những điều tưởng như mất mát chết chóc bi thương. Giáo Hội của những kẻ tin vào tình thương Thiên Chúa khởi nguồn từ đây (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Thập giá với Đức Kitô chịu đóng đinh là “sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,24).Vì thế, niềm vinh dự của người môn đệ Đức Kitô là: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài Thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (Gal 6,14). Niềm tự hào của người môn đệ về Thập giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa :“Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1,24 -25).
Thập giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thập giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Chúng ta yêu mến, tôn thờ Chúa Giêsu trên Thập giá.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng Thập giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thập giá soi dẫn. Từ Thập giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Thập giá là vinh dự, là niềm vui, là hy vọng, là sự nghiệp và là hạnh phúc của người môn đệ Chúa Giêsu Kitô.
Tuần Thánh, bài thánh ca “Niềm vinh dự” của Lm Văn Chi được hát ngân nga trong các nghi thức phụng vụ: “Niềm vinh dự của tôi là Thập Giá Chúa Giêsu Kitô. Chịu đóng đinh vì Người với thế gian và tôi quên mình mang thương tích vì Chúa Kitô”. Tại sao Thập Giá Chúa Giêsu Kitô là vinh dự, là niềm tự hào của tôi? Những ngày Tuần Thánh, suy niệm về Thập giá để thêm xác tín về niềm vinh dự vào Thập giá Chúa Giêsu Kitô.
1. Thập giá là nhục hình
Vào thời của Đức Giêsu, Thập giá tiên vàn là một nhục hình. Trong đế quốc Rôma, Thập giá là một hình phạt dành cho các tội trọng. Tội nhân thường bị đánh đòn, và sau đó phải vác thanh ngang tới pháp trường. Có hai hình thức Thập giá. Một thứ giống như chữ T (thanh ngang được chồng lên chóp của cây gỗ đứng); một thứ giống hình chữ thập, với bản án ghi vào ở trên thanh ngang.
Thêm vào đó, cũng có nhiều kiểu để treo tử tội: thường là bị lột hết áo xống, và bị cột hoặc đóng đinh vào khổ giá, có khi đầu bị dốc ngược xuống đất. Nói chung, đây là một hình phạt chỉ dành cho lớp bần đinh hoặc nô lệ, các tên đại tặc hay là phiến loạn; các công dân Rôma không phải chịu hình phạt này trừ khi nào họ đã bị tước đoạt quyền công dân. Ngoài sự đau đớn do cuộc hành hình gây ra, hình phạt Thập giá còn mang thêm tính cách ô nhục: tử tội không được an táng, nhưng phải phơi thây giữa trời làm mồi cho chim muông dã thú. Vì tính cách nhục nhã như vậy nên không ai muốn làm anh hùng bằng cái chết trên Thập giá.
Cũng vì lý do đó mà việc tôn kính Đức Kitô trên thập tự là cả một chuyện điên rồ hèn hạ, không những thánh Phaolô đã viết như vậy trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô vào khoảng 20 năm sau biến cố xảy ra, mà rồi một thế kỷ sau đó (khoảng 150-153) trong quyển sách “Hộ giáo” (Apologia I, 13,4), thánh Giustinô còn ghi nhận rằng: dân ngoại coi chúng tôi là bọn khùng bởi vì đã tôn tên tử tội trên Thập giá là Đấng Tạo dựng đất trời. (x.Thần học về Thập giá, Thời sự thần học số 7 tháng 3/97).
Nhìn từ góc độ luật pháp, Thập giá được xem là một hình phạt tàn bạo của ngành tư pháp Rôma dành cho các tử tội, phạm nhân phải vác lấy gánh nặng họ đã gây và đi đến chỗ chết như một kiểu đền bù công khai.
2. Thập giá Đức Kitô
Thập giá (cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu) là khúc xương khó nuốt nhất đối với các môn đệ. Ba lần Chúa báo trước cuộc tử nạn. Cả ba lần họ đều không hiểu và không chấp nhận. Các môn đệ nghe nói đến thập giá thì nổi da gà. Thập giá gợi lên một cây khổ giá trần trụi. Thập giá gợi lên hình ảnh một con người quằn quại, tuyệt vọng trong đau đớn, nhục nhã nỗi ê chề, lơ lửng giữa trời và đất, hấp hối giữa sống và chết, bị nhiếc mắng trước những cái nhìn thù ghét và khinh khi, bị chê bai trước những con mắt tò mò và dửng dưng. Phêrô đã từng run rẩy can ngăn Chúa Giêsu đừng đi vào con đường thập giá. Các tông đồ rùng mình sợ hãi khi Chúa Giêsu nói đến thập giá.
Thập giá gồm một cây dài và một cây ngang. Cây dài thẳng đứng, luôn được chôn trên chỗ hành hình, tức là đồi Gôngôta, đồi Sọ, vì có hình cái sọ. Từ trong thành, người dân luôn luôn thấy những cây dọc đứng này. Đây là dụng cụ hăm dọa để dân Do Thái đừng phản loạn, đừng nỗi dậy. Vì thế, tử tội chỉ vác cây ngang đi qua thành phố: lại một hình thức hăm dọa. Khi đến nơi hành hình, lý hình sẽ đóng lại thành cây thập giá, đóng đinh tử tội vào và dựng lên, cả cây thập giá và người bị đóng đinh.
Chúa Giêsu đã chọn Thập giá làm phương thế thực hiện Ơn Cứu Rỗi. Thập giá được tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự hận thù ghen ghét của thế gian; thanh đứng tượng trưng cho tình yêu và sự sống vươn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tượng trưng cho sự tương phản giữa sự sống và sự chết, giữa vui và buồn, cười và khóc, hận thù và thứ tha, ghen ghét và yêu thương, giữa ý muốn của con người và ý muốn của Thiên Chúa. Đặt thanh sự sống và tình yêu lên thanh sự chết và oán thù là cách duy nhất để làm nên một thập giá.
Tường thuật về cuộc thương khó, Thánh Matthêu và Maccô trình bày Chúa Giêsu như một người hoàn toàn công chính đã bị bắt bớ và bị hãm hại vì sứ mạng của mình.
Thánh Luca nói về ý nghĩa Thập giá. Nhờ cái chết của Ngài mà bao nhiêu người được ơn trở lại: Phêrô đã khóc lóc sau khi chối bỏ Thầy, Simon Cyrênê đã hoán cải khi vác đỡ Thập giá cho Chúa, một số phụ nữ đã đấm ngực than khóc thống hối, một tên tử tội cũng ăn năn. Những giây phút cuối của Chúa trên Thập giá đã trở thành cao điểm của ơn cứu chuộc: Ngài đã xin Chúa Cha tha tội cho những lý hình, lời cuối cùng của Ngài trước khi tắt thở biểu lộ lòng tín thác nơi Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác thần trí con trong tay Cha” (Lc 23,46). Như vậy, đối với Luca, việc Chúa chịu chết trên Thập giá là một biến cố cứu rỗi.
Thánh Gioan nhìn Thập giá như sự bộc lộ của vinh quang Thiên Chúa: Đức Kitô bị treo trên Thập giá là biểu trưng của việc Ngài được nhấc lên khỏi mặt đất để thu hút mọi sự về với mình (Ga 12,32). Cuộc tử nạn bắt đầu với việc rửa chân cho các môn đệ và di chúc về tình yêu: Chúa Giêsu giải thích ý nghĩa cái chết của mình như một cử chỉ tình nguyện để bộc lộ tình yêu dành cho các bằng hữu. Chính Ngài đi ra đón những kẻ lùng bắt mình. Cuộc tra tấn dã man biến thành lễ nghi phụng vụ, khi Đức Giêsu khoác tấm áo đỏ với vòng gai, và bản án là Vua (Ga 19,14.19).
Thánh Gioan lặng lẽ theo dõi những giây phút chót của Chúa trên Thập giá, ghi chú những cử chỉ nhằm hoàn tất Kinh Thánh: từ việc ký thác bà mẹ cho môn đệ, việc nhắp những giọt giấm cho tới việc bị ngọn giáo đâm thủng sườn; nhất là Gioan nhận định về những hiệu quả của cái chết: máu, nước, Thánh Thần, biểu hiệu của mạch sống mới. Thập giá trở thành nơi bộc lộ của vinh quang Thiên Chúa: Thiên Chúa tỏ vinh quang của tình yêu khi ban Con Một cho nhân loại; nơi Đức Giêsu, Thập giá không phải là một nhục hình nhưng là ngai toà mà Ngài hành xử vương quyền, không phải vương quyền theo nghĩa trần tục nhưng là vương quyền của tình yêu. Như thế, cả bốn Phúc âm đã có một diễn trình từ chỗ tường thuật một biến cố kết liễu cuộc đời của Chúa Giêsu cho đến chỗ khám phá ra ý nghĩa của biến cố trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Nơi các tác phẩm của thánh Phaolô và của các thánh tông đồ, Thập giá được trình bày dưới khía cạnh của một việc tuyên xưng, hoặc trong lời giảng hoặc trong phụng vụ. Trong những bài giảng đầu tiên của Phêrô, việc Đức Giêsu bị người Do thái nộp cho Philatô xét xử đóng đinh trên Thập giá đã trở thành một biến cố cứu độ: Thiên Chúa đã suy tôn Đức Giêsu làm Đức Chúa và vị Cứu tinh (Cv 2,36; 4,10; 10,39; 13,29). Lời tuyên xưng trong lời giảng của các thánh tông đồ cũng trở thành lời tuyên xưng đức tin của các tín hữu, đặc biệt là khi cử hành phụng vụ: “Đức Kitô đã chết vì tội chúng ta, theo lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3); “Đức Giêsu Kitô đã hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8); nhưng cái chết đó đã trở thành nguyên cớ cho sự siêu tôn: “Đức Giêsu Kitô là Chúa”. Trong thư gửi Côlôsê 1,19, chúng ta cũng gặp thấy lời tuyên xưng dưới hình thức của thánh ca: “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hòa giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên Thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời”.
Khi nghe các tông đồ và các tín hữu tuyên dương một tội phạm bị xử tử trên Thập giá, nhiều người đã chói tai và không khỏi đặt câu hỏi: phải chăng các Kitô hữu là bọn người cuồng tín? Thế nhưng, thay vì tránh né nói tới Thập giá để khỏi gây hiểu lầm, thánh Phaolô đã dám đi thẳng vào vấn đề: “Dân Do thái thì đòi phép lạ, dân Hy lạp thì tìm lý lẽ cao siêu; còn chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá, một điều vấp phạm cho dân Do Thái và điều dại dột đối với dân Hy lạp. Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, thì đó là một vị cứu tinh với quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa; bởi lẽ sự dại dột của Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn con người gấp bội, và sự yếu ớt của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn của con người trăm lần” (1Cr 1,18-25). Thánh Phaolô còn thêm: “Khi ở với anh em, tôi không biết chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, Đức Giêsu Kitô trên Thập giá” (1Cr 2,2).
Thiên Chúa đã biến đổi dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành dụng cụ diễn tả tình yêu thương bao dung, tha thứ; biến dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời; biến dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang của Đức Kitô. Như thánh Phaolô đã nói :”Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” (1Cr 1,18).
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng chịu đóng đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá. Thập giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.Thập giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn, ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống, ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời.
3. Thập giá là vinh dự
Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đáp trả lại tất cả mọi bất công và hận thù bằng lòng bao dung tha thứ. Thập giá Đức Kitô không chất chứa hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Chúa Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Chúa Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
“Lạy Cha, con phó linh hồn trong tay Cha”. Chúa Giêsu nói lời phó dâng và Người trút hơi thở cuối cùng. Màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi. Giao Ước cũ đã hết hạn, Giao Ước mới đã khởi đầu.Viên sĩ quan chứng kiến cuộc Tử Nạn của Chúa đã tin nhận Người là Đấng Công Chính, dân chúng tham gia cũng ra về đấm ngực ăn năn. Như vậy, ngay khi Chúa Giêsu vừa tắt thở, Thập giá đã tràn căng sức mạnh cứu rỗi và từ đó nên nguồn mạch đức tin. “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Sinh thời Chúa Giêsu đã có lần báo trước hiệu quả cứu độ của Thập giá, nhưng khi “giờ” Thập giá của Người đến, người ta mới thấy nghịch lý muôn đời của Tin mừng cứu rỗi: khôn ngoan biểu lộ qua điên dại; sức mạnh vươn lên từ yếu đuối; và sự sống hạnh phúc nẩy sinh từ những điều tưởng như mất mát chết chóc bi thương. Giáo Hội của những kẻ tin vào tình thương Thiên Chúa khởi nguồn từ đây (ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Thập giá với Đức Kitô chịu đóng đinh là “sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,24).Vì thế, niềm vinh dự của người môn đệ Đức Kitô là: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài Thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta!” (Gal 6,14). Niềm tự hào của người môn đệ về Thập giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa :“Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1,24 -25).
Thập giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thập giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Chúng ta yêu mến, tôn thờ Chúa Giêsu trên Thập giá.Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng Thập giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thập giá soi dẫn. Từ Thập giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Thập giá là vinh dự, là niềm vui, là hy vọng, là sự nghiệp và là hạnh phúc của người môn đệ Chúa Giêsu Kitô.
Canh Thức Phục sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
01:47 01/04/2021
CANH THỨC PHỤC SINH (B)
St 1: 1-22, St 22: 1-8; Xh 14: 15–15:1: Is 54: 5-14: Is 55:1-11; Br 3: 9-15: Ed 36: 16-17a, 18-28; Rm 6: 3-11: Macco 16: 1-7
Theo Công Đồng Vatican II thì 'giáo dân cần hiểu ba ngày cuối cùng của Tuần Thánh không phải là để sửa soạn mừng lễ Phục Sinh. Như thánh Augustine viết "Tam nhật thánh thiêng nhất là hướng về Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh Giá, chịu táng xác và sống lại". Bởi thế, giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo luôn giải thích về sự quan trọng của lễ Phục Sinh nó mang ý nghĩa chính thức cho năm phụng vụ được triển khai trong các Chúa Nhật trong tuần. Hôm nay chúng ta đứng trên đỉnh núi để cử hành nghi lễ phụng vụ quan trọng nhất của chúng ta. Chúng ta đang ở ngay tâm điểm của Mầu Nhiệm Vượt Qua. Đức Kitô đã sống lại từ cỏi chết, và điều cốt lõi quan trọng cho chúng ta là: Nguyên lý lâu đời trong đức tin của chúng ta: Sự Phục Sinh của Chúa Kitô cũng là sự phục sinh của mổi người chúng ta.
Để hiểu rõ hơn điều chúng ta nói là việc chúng ta sẽ có một ngày sống lại như Đức Kitô, chúng ta nên hiểu về ba ý nghĩa:
1- Nghĩa thứ nhất là thân xác Chúa Kitô trong lịch sử;
2- Nghĩa thứ 2 là thân xác Chúa Kitô trong giáo hội,
3- và ý nghĩa thứ 3 là thân xác Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Đại lễ Phục Sinh của chúng ta gồm toàn bộ ba ý nghĩa này:
- Thân xác của Chúa Kitô sinh bởi Đức Mẹ Maria, sinh trưởng ở Galilê được chào đón như là một ngôn sứ đi rao giảng, bị bạc đãi, bị đóng đinh chịu chết trên cây thập giá, và được sống lại bởi Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
- Giáo hội, như thánh Phaolô nói là "thân thể Chúa Kitô" mà chúng ta trở nên trong khi chúng ta chịu phép rửa;
- Mình và Máu của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận và chúng ta trở nên một với Ngài trong khi chúng ta rước Thánh Thể Chúa.
Điểm chính để hiểu ý nghĩa về Mầu Nhiệm Vượt Qua là tất cả ba lần đều nói đến "thân xác Chúa Kitô" đều có ý nghĩa chung với nhau và dựa vào nhau. Chúa Kitô hiến dâng Ngài cho Chúa Cha trong Quyền năng của Chúa Thánh Thần trong lúc Ngài chịu đóng đinh và chịu chết, chính sự Phục Sinh của Ngài là theo ý Chúa Cha nói "phải" có ơn hy sinh đó! Trong tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài dành cho chúng ta, Chúa Kitô để lại cho giáo hội của Ngài bí tích Thánh Thể là ơn huệ của Ngài ban trước khi Ngài ra đi.
Chúng ta được lãnh ơn huệ đó qua ơn huệ của bí tích rửa tội. Và như thánh Augustine nói là chúng ta "trở thành Kitô". Thánh John Kim khẩu đã giải thích rõ ràng trong bài dạy trong sách giáo lý về lễ Phục Sinh là "Khi Chúa Giêsu Kitô chết, nhưng vẫn còn treo trên thập giá, một người lính đến dùng thương đâm vào bên cạnh sườn Ngài và ngay lập tức nước và máu chảy ra... Bây giờ nước là biểu tượng của phép rửa tội, và máu là biểu trưng cho bí tích Thánh Thể". Bây giờ chúng ta thấy tại sao giáo hội vẫn luôn luôn dạy rằng các bí tích chính của giáo hội là bí tích rửa tội và bí tích Thánh Thể. Qua bí tích rửa tội chúng ta trở nên Kitô Hữu, và qua bí tích Thánh Thể chúng ta trở nên “hơn tất cả những gì chúng ta có đó chính là thân thể của Chúa Kitô" (theo thánh Augustine). Nhân ngày Phục sinh này, ngày Chúa Kitô sống lại (và ngày chúng ta sống lại), chúng ta hãy vui mừng và cùng với thánh Phaolô lớn tiếng "Nay tôi sống, không phải là chính tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi" Dầu chúng ta sẽ chết như Ngài đã chết, nhưng chúng ta sẽ được sống lại bởi ơn Chúa Thánh Thần ở bên hữu Thiên Chúa trên thiên đàng.
Chúc tất cả các bạn có một lễ Phục sinh thật may mắn và tràn đầy niềm vui!
(Trong lễ Vọng Phục Sinh đọc 9 bài đọc: 7 bài trích sách Do thái và 2 trích trong sách Tân Ước. Có thể có bài không đọc nhưng thường thì 3 bài được đọc trong sách Do thái trước bài trích thư và phúc âm. Bài trích sách Xuất Hành phải được đọc).
Đối với những ai trong chúng ta đã từng trãi qua cái chết của người thân thương trong năm vừa qua, Thánh lễ hôm nay đem đến một thông điệp an ủi. Mối quan hệ giửa chúng ta và các người thân thương đã qua đời không phải bị cắt đứt hoàn toàn, chỉ còn lại nhúm tro tàn. Đức tin chúng ta bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta với họ sẽ sống lại. Ngày nay, những ai trong chúng ta sắp đến lúc cuối đời bị đau yếu vì bệnh tật và bị tuổi cao cũng được an ủi hôm nay. Điều có vẻ như có một chiến thắng chắc chắn cho cái chết, không phải thế. Thiên Chúa có nụ cười cuối cùng trên sự chết, và vì vậy, đức tin của chúng ta sẽ xoá đi nổi sợ hãi của chúng ta.
Nhưng, Thánh lễ hôm nay không chỉ nói về đời sống về sau. Sự sống lại cũng thử thách chúng ta trong cuộc sống bây giờ; Sự sống lại sẽ tạo ra sự khác biệt gì cho chúng ta hiện nay? Có đủ bằng chứng trong thế giới hiện nay có thể thúc đẩy chúng ta bình tỉnh ở trong bất kỳ ngôi mộ nào của chúng ta. Thế giới là một nơi khủng khiếp cho chúng ta, đặc biệt là trong những ngày này và việc né tránh khỏi nghĩ đến nó là một cám dỗ. Chúng ta có rất nhiều sự trợ giúp nếu chúng ta muốn tránh khỏi uống rượu, công việc, dành nhiều thời gian để xem TV, vượt qua các biến động cho tới khi nghỉ hưu, tránh tham dự các vấn đề xã hội lớn chung quanh chúng ta v.v... Chúng ta có thể núp dưới bóng của những thói quen thường ngày. Những việc đó sẽ làm cho chúng ta tê liệt và tạo điều kiện cho chúng ta miễn nhiễm với cuộc sống mới. Đối với những ai bị tai nạn vì đời sống mới, nỗi sợ hãi về tương lai không xác định cũng có thể giử chúng ta trong ngôi mộ. Tảng đá nặng che phủ lối ra để đến với cuộc sống mới sẽ giúp che chở và bảo vệ chúng ta khỏi sự sợ hải – Nhưng vẫn giử lời hứa về sự đổi mới; và được sống lại. Sự sống lại nói rằng Đức Chúa có những chương trình khác cho chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta một mình trong khi phải đối mặt với những việc nặng nề khi bước ra khỏi ngôi mộ. Điều mà các phụ nữ xem như là một gánh nặng không thể vượt qua: (Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ?). Thiên Chúa đã định điều đó. Tảng đá đã được lăn ra và một đời sống mới đã đi khỏi nơi chết và lan truyền sự sống đó đến tận Galilê.
Người thanh niên trong ngôi mộ, mặc áo như một sứ giả từ trên trời, tường thuật "Chúa Giêsu, người Nadarét, Đấng bị đóng đinh”, ở đây nhấn mạnh về thể trạng con người của Chúa Giêsu. Mô tả một người thật ở Nadarét, là một người đã chịu đóng đinh trên thập giá; bằng những lời không kính trọng. Chúa Giêsu đến từ một thị trấn nhỏ, không được kính trọng như những người dân đô thị lớn như ở Giêrusalem ("có điều gì đáng quý từ Nadarét đâu?") Ga 1:46, và người đó bị đóng đinh và chịu chết trên thập giá như một tử tội. Tuy vậy, người đưa tin Chúa Kitô nói cho các phụ nữ rằng người ở Nadarét, bị chết trên cây thập giá như một tử tội, đã được sống lại. Đây là người tôi tớ đau khổ của ngôn sứ Isaia mà chúng ta nghe nói đến hôm qua, trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh (Is 52:13- 53: 12), người đã bị hiểu lầm, bị chối bỏ, bị buộc tội và xử tử. Thật là một sự đảo ngược hoàn toàn vừa xãy ra!
Nhưng, sự phục sinh chỉ đến qua cái chết của Chúa Giêsu – Ngài là "kẻ bị đóng đinh". Thánh Máccô không để chúng ta quên hình bóng của cây thập tự vẫn còn hiện diện trong thời đại mới này được khai lập bởi Chúa Giêsu Phục Sinh. Thế giới chúng ta có thể không tin vào sự sống lại; một từ ngữ rất xa lạ đối với người thời nay. Nhưng, mọi người chắc chắn đã hiểu biết về thập tự giá và sự đau khổ. Ngay cả những người không có đức tin cũng sẽ nói "Tôi phải vác một cây thập giá quá nặng" Chúng ta nên ghi nhớ những thập giá của thế giới trong tâm trí chúng ta trong lúc chúng ta mừng sự phục sinh. Cây thập giá phủ bóng dài của nó trên trái đất của chúng ta và các dân của nó. Người đưa tin nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa chúng ta không xa lạ gì với nổi đau khổ. Thiên Chúa không phải chỉ là Thiên Chúa của hoàng hôn sắc màu, của những bông hoa đẹp và các trẻ ngây thơ. Việc đánh giá một cách tỉnh táo về thế giới của chúng ta sẽ không cho phép chúng ta có một Thiên Chúa vô tư, vô tình như vậy. Chúng ta thử nhìn vào việc chém giết người hàng loạt ở hai thánh phố Boulder và Atlanta. Hơn 500,000 người chết vì vi-rút covid, không kể 125 triệu người đã chết trên thế giới vì vi-rút covid. 25% trẻ em trong đất nước này sống trong cảnh nghèo khổ; nô lệ tình dục và lạm dụng hôn nhân v.v... Chúa Giêsu bị gọi là "Đấng bị đóng đinh", và chúng ta được nhắc rằng Thiên Chúa của chúng ta đã vào thế giới chúng ta, một thế giới chúng ta rất quen thuộc, có nỗi buồn dường như làm mờ“hoa loa kèn trong cánh đồng" và “các chim đang bay trên trời".
Chúng ta đã họp nhau với Đấng Mêsia đau khổ và Người bị đau khổ nơi cây thánh giá vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Chúng ta tin là Đức Chúa của chúng ta có ở đó cùng với chúng ta, mặc dù sự thật là chúng ta không có câu trả lời ngay là chúng ta đã bị thất bại. Hình như sự dữ quá lớn, mạnh mẽ và đầy quyền lực. Chúng ta cảm thấy bị bất lực và không đủ sức chổi dậy. Chúng ta cần thứ Sáu Tuần Thánh để nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không sống đơn độc trong đau khổ của mình. Đức Chúa không xa lạ gì với nổi đau của chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Đức Chúa cũng vậy, Ngài đã mất hết tất cả qua sự chết. Sau khi mọi sự đã hoàn tất, chúng ta hỏi cùng một câu của các phụ nữ tự hỏi "Ai sẽ lăn tảng đá này đi?" Ai sẽ mở cửa mộ; ai sẽ giải thoát chúng ta và tiêu diệt sự chết?
Vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta và các phụ nữ không suy nghĩ quá lạc quan. Chúng ta đã không nghĩ ra "ý nghĩ của thời trẻ thơ" Xác chết không tự ngồi dậy. Nhưng, bài trích sách Sáng Thế đọc tối hôm nay nhắc chúng ta biết là Đức Chúa có thể tạo dựng từ sự hư không. Đức Chúa phán ra khi trái đất còn hư vô, không có hình tượng nào, ở trong vùng tối âm u đã tạo nên nên ánh sáng. Đức Chúa có thể hoàn toàn có thể làm đảo ngược tình thế bất khả thi. Và Đức Chúa đã làm những điều đó, vì trong khi Đức Chúa đứng với chúng ta nơi cây thập giá trong ngày thư Sáu Tuần Thánh; Ngài cũng đã hành động một cách sáng tạo và bất ngờ vào sáng phục sinh. Một lần nữa bài đọc trích trong sách Sáng Thế, Đức Chúa đã phán một lời quyền năng. Và trong ngôi mộ tối, một lần nữa Đức Chúa lại tạo dựng ra ánh sáng cho chúng ta. Đức Chúa đã lăn tảng đá sự chết bằng một lời ban sự sống. Giờ đây, Đức Chúa đang hướng về chúng ta khi chúng ta đặt câu hỏi cho các phụ nữ "Ai sẽ lăn tảng đá cho chúng ta?" Thiên Chúa trả lời "Ta sẽ làm điều đó".
Câu chuyện này sẻ cho chúng ta là hãy can đảm để đối mặt với những cái chết đã qua trong đời sống chúng ta và chúng ta có thể vững tâm rằng Đức Chúa luôn đứng với chúng ta trong khi chúng ta đau buồn về cái chết của chúng ta. Nhưng, Đức Chúa vẫn có điều gì đó rất mới ưng ban cho chúng ta. Mỗi người trong chúng ta điều biết thứ sáu Tuần Thánh; nhưng chúng ta chỉ có ở đó thôi. Mặc dù chúng ta đã ở đến lúc cuối, một đời sống mới sẽ thể hiện cho chúng ta, một số khả năng mới sẽ mở ra cho chúng ta. Chúng ta tin vào lời người đưa tin "Ngài sẽ đến Galilê trước các ông".
Người thanh niên trong ngôi mộ báo tin cho các phụ nữ "Người đã sống lại, Người không còn ở đây nữa" Lời báo tin đó là tiếng hét của chúng ta trong phụng vụ "Chúa Kitô đã sống lại!" Chúng ta thích lễ này vì đã làm chúng ta lên tiếng ca hát, kịch nhạc đầy màu sắc sau một Mùa Chay ảm đạm. Nhưng, sau những ngày sáng chói nơi đó có còn thật sự ở lại trong chúng ta không? Nhiều khi chúng ta thấy điều tốt bị đánh bại bởi các thế lực thù địch và nói lên rằng "đã xong" (bạn cố gắng tốt đấy, nhưng bạn "thua"). Hôm nay chúng ta kỷ niệm việc Thiên Chúa chọn để ở với nhân loại trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương của loài người chúng ta, chiến đấu với cái chết và đạt được chiến thắng. Bây giờ chúng ta đã được mời gọi hãy tin với các phụ nữ, thông điệp từ ngôi mộ trống. để nhận được nơi Thiên Chúa đã vạch trần sự dối trá mà cái chết đã ban cho chúng ta. Bài phúc âm hôm nay kết thúc với chúng ta trong việc hãy nín thở. Liệu các phụ nữ và chúng ta. bị ngạc nhiên và đi theo đường lối của Chúa Kitô phục sinh, và tin tưởng rằng: Liệu Ngài sẽ ở với chúng ta mỗi khi chúng ta bị yếu đuối do ảnh hưởng của cái chết trong đời sống chúng ta chăng?
Thánh Máccô tránh được sự ngoạn mục hoành tráng trong câu chuyện. Không có gì bất thường về người thanh niên ngồi trong ngôi mộ trống, hay sự thật về tảng đá được lăn đi như thế nào. Thật ra thì bài trích sách này trước tiên kết thúc với câu tiếp theo "Khi các phụ nữ chạy ra khỏi ngôi mộ, họ rất bối rối và run rẩy. Họ qua sợ hãi không dám nói vói bất kỳ ai về điều gì đã xãy ra” (Mc 12: 8). Các phụ nữ chạy về và không nói với ai cả về điều họ đã thấy. Trong câu cuối cùng từ đó không có câu chuyện về sự sống lại của Đức Kitô. Khi sứ giả nhấn mạnh đến nhân tính của Đức Gie6su (Gie6su người Nazaret) à sự đau khổ của Ngài ("kẻ bị đóng đinh trên cây thập giá") Thánh Máccô nói ít về sự vinh quang, và nhấn mạnh việc Chúa Giêsu cùng chia sẽ thân phận con người với chúng ta. Thánh Máccô muốn các cộng đoàn giáo hữu bị bách hại lúc đó yên tỉnh suy gẫm một cách tỉnh thức về ý nghĩa cúa sự phục sinh trong sự chật vật của cuộc sống. Hình như thánh Máccô khuyến khích họ đối mặt với nỗi sợ hải và nghi ngờ vói hy vọng. Để trả lời câu hỏi của họ "Khi nào thì chúng ta sẽ gặp Ngài?" Thánh Máccô cho người đưa tin nói lên là Chúa Giêsu sẽ đến Galilê trước họ, nơi mà họ mong đợi sẽ gặp Ngài khi Ngài sẽ trở lại trong ngày cuối cùng trong vinh quang của Ngài. Máccô gợi ý là chúng ta sẽ thấy vinh quang. Đó là điều bây giờ chúng ta nuôi dưỡng giữa nghi ngờ và tranh chấp của bản thân.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
EASTER VIGIL (B)
Gn 1: 1-22, Gn 22: 1-8; Ex 14: 15–15:1: Is 54: 5-14: Is 55:1-11; Bar 3: 9-15: Ez 36: 16-17a, 18-28; Rom 6: 3-11: Mark 16: 1-7
The Commentary on the General Norms for the Liturgical Year after Vatican II stated, “The faithful should understand that the last three days of Holy Week are not a preparation for Easter but, as St. Augustine wrote, ‘the most sacred triduum of the crucified, buried and risen Lord’.” Thus, our constant Catholic teaching explains that the solemnity of Easter has the same kind of preeminence in the liturgical year that Sunday has in the week. We stand today on top of the mountain as we celebrate our greatest liturgical feast. We are at the heart of the Paschal Mystery: Christ has risen from the dead, and what is crucial for us is the age-old tenet of our faith: Christ’s resurrection is also our resurrection!
To better understand what we mean by that inclusion of our own eventual resurrection in that of Christ’s, we should think in terms of the threefold meaning of “the body of Christ”:
(1) the historical body of Christ;
(2) the ecclesial body of Christ;
(3) the Eucharistic body of Christ.
Our great feast of Easter involves all three: (1) the historical body of Christ: born of Mary, brought up in Galilee, hailed as a wandering prophet, betrayed, crucified, and raised by God in the Spirit; (2) the Church which Paul called “the body of Christ,” and which we become by our baptism; (3) the sacramental body and blood of Christ which we receive and we become by our celebration of the Eucharist. A key for understanding the meaning of the Paschal Mystery is that all three of these uses of “Body of Christ” are inter-related and inter-dependent. Christ gave of himself to the Father in the power of the Spirit at the time of his crucifixion and death, and his resurrection was the Father’s saying “yes” to that gift! In his mercy and love for us, Christ left his Church the Eucharist as his final departing gift. We have access to that gift through the prior gift of baptism, by which (as St. Augustine put it) “we become Christ.” St. John Chrysostom clearly explained in his Easter Catecheses that “when Christ was dead, but still hung on the cross, a soldier came and pierced his side with a lance and immediately there poured out water and blood……Now the water was a symbol of baptism and the blood, of the holy Eucharist.” Now we see why the Church has always taught that her principal sacraments are Baptism and Eucharist. By Baptism we become Christ; by Eucharist we become “all the more that which we already are, the body of Christ” (St. Augustine). On this Easter Day, the Day of the Resurrection of Christ (and of our own resurrection), let us rejoice and be glad, and with the Apostle Paul cry out: “I live now, not I, but Christ lives in me” knowing that we shall die just as he died, but that we, too, shall be raised up by the Spirit to the right hand of God in heaven.
A blessed and joy-filled Easter to all of you!
(Nine readings are offered for the Easter Vigil: seven are from the Hebrew Scriptures and two from the New Testament. Some may be omitted, but usually three are read from the Hebrew text before the Epistle and Gospel. The Exodus reading should be read.)
For those of us who have experienced the death of loved ones over this last year, this feast brings a message of comfort. Our bonds with our beloved dead are not perpetually broken, left in ashes. Our faith assures us that we, with them, will rise again. Those of us approaching the end of our lives, because of sickness or advanced age, also are encouraged today. What seems like a certain victory for death, is not. God has the last laugh over death and so our faith assuages our fears.
But this feast isn’t just about the next life. Resurrection also challenges us for this life; what difference will the resurrection make for us now? There is enough evidence in our world to urge us to stay in whatever tomb we dwell. The world is a scary place, especially these days and withdrawal from meaningful engagement with it is a temptation. We have lots of help if we want to skip out and disengage: alcohol, work, long hours in front of the TV, going through the motions until retirement, avoiding the large social problems around us, etc. We can take refuge in the day-to-day routine, it numbs us and facilitates our exemption from new life. For those injured by life, the fear of the unknown future also keeps us in the tomb. The heavy stone that covers a possible exit to new life helps us stay sheltered and protected from what seems threatening – and yet holds the promise of renewal. The resurrection says God has other plans for us. God does not leave us on our own as we face the heavy task of emergence from the tomb. What the women saw as an insurmountable burden (“Who will roll back the stone for us from the entrance of the tomb?”), God was already addressing. The stone was removed and new life had already left the place of death and is spreading that life just up ahead in Galilee.
The young man at the tomb, dressed as a heavenly messenger, refers to “Jesus of Nazareth, the crucified.” The emphasis here is on the human Jesus. The references to Jesus as a Nazarene and as the one crucified, are also derogatory terms. He is from a small town, not respected by the more urbane people of Jerusalem (“Can anything good come from Nazareth?” John 1: 46) and he was crucified – he suffered the death of a criminal. Yet this very one from Nazareth, crucified as a criminal, the messenger tells the women, has been raised. This is Isaiah’s Suffering Servant whom we heard about yesterday, Good Friday (Isaiah 52:13-53-12), the one who was misunderstood, rejected, condemned and executed. What a complete reversal has just happened!
But the resurrection comes only through Jesus’ death – he is “the crucified.” Mark won’t let us forget that the shadow of the cross is still present in this new age inaugurated by Jesus’ resurrection. Our world may not believe in the resurrection; the word may be very strange to moderns. But people certainly know about the cross and suffering. Even unbelievers will say, “I have a heavy cross to bear.” We keep the crosses of our world in mind as we celebrate the resurrection. The cross casts its long shadow over our earth and its peoples. The messenger reminds us that our God is no stranger to pain. God isn’t just the God of sunsets, pretty flowers and innocent children. A sober appraisal of our world will not allow us such a clean, sterile God. We look at the recent mass killings in two of our cities, the half million in our country who have died of the Covid virus – not counting 125 million worldwide who have had or died from the virus; the 25% of our children in this country below the poverty line; sex slavery and spousal abuse, etc. Jesus is called the “crucified one,” and we are reminded that our God entered our world, the world we know all too well, whose sorrow seems to dwarf the “lilies of the field” and the “birds of the air.”
We gathered with the suffering messiah and the tormented of the world at the cross on Good Friday. We believed our God was there with us, despite the fact that we got no immediate answers and were defeated. Evil seemed so large and powerful, we felt impotent and dwarfed. We need Good Friday to remind us that we are not alone in our suffering; God is no stranger to our pain. In Jesus, God too has lost everything in death. After it was all over, we asked the same question the women did, “Who will roll away the stone?” Who will open the tomb; who will set us free and destroy death? On Good Friday and Holy Saturday we and the women weren’t thinking too optimistically; we weren’t thinking “Springtime thoughts.” Dead bodies don’t rise on their own. But the Genesis story tonight reminds us that God can create from nothing. God spoke over the formless wasteland and into the darkness of the abyss and created light. God can completely reverse a helpless situation. And God did; for while God stood with us at the cross on Good Friday, God has also acted boldly and unexpectedly on Easter morning. Once again, as in Genesis, God spoke a mighty word, this time into the tomb’s darkness. Again God created light for us. God rolled away the stone of death with a life-giving word. God now turns towards us as we ask the women’s question, “Who will roll back the stone for us?” God responds, “I will.”
This story should give us courage to face what has died in our lives and we can be reassured that God stands with us as we grieve our deaths. But God still has something new in store for us. Each of us knows Good Friday; but we are not stuck there. Though we have reached a dead end, some new life will be shown to us, some new possibility up ahead will open for us. We believe the messenger’s words, “He is going before you to Galilee.”
The young man’s announcement to the women, “He has been raised; he is not here,” becomes our shout at this liturgy, “Christ is risen!” We love this feast, it bursts upon us with song, drama and color after a drab Lent. But after the glow, does its reality stay with us? So often we have seen good defeated by hostile forces and declared “Finished.” (“Nice try, but you lose.”) Today we celebrate God’s choice to be with our vulnerable humanity, engage death and come out victorious. Now we are asked to believe, with the women, the message at the empty tomb; to take seriously that God has exposed the lies death has given us. Today’s gospel ends with us holding our breath. Will the woman and we, struck with amazement go out following the trail of the risen Christ and trust he will be with us each time we face down death’s debilitating effects on our lives?
Mark has avoided the spectacular in his account. There is nothing extraordinary about the young man at the tomb, or in the fact that the stone was rolled away. In fact, this passage originally ended with the very next verse, “When the women ran from the tomb, they were confused and shaking all over. They were too afraid to tell anyone what had happened” (12:8). The women go off and tell no one what they have seen. In the original ending there were no appearance stories of the resurrected Christ. By the messenger’s emphasizing Jesus’ humanity (“Jesus of Nazareth”) and his suffering (“the crucified”), Mark is downplaying the glorious and emphasizing Jesus’ sharing our human condition. Mark wants his persecuted Christian community to soberly reflect on the meaning of the resurrection in its own struggling life. He seems to encourage them to face their fears and doubts with hope. To their question, “When will finally we see him?” Mark provides the messenger’s promise, that Jesus is up ahead, in Galilee, the place they expected to meet him when he did return at the end of time in his glory. We will see the glory, Mark is suggesting. That is what now sustains us with hope amid our doubts and struggles.
St 1: 1-22, St 22: 1-8; Xh 14: 15–15:1: Is 54: 5-14: Is 55:1-11; Br 3: 9-15: Ed 36: 16-17a, 18-28; Rm 6: 3-11: Macco 16: 1-7
Theo Công Đồng Vatican II thì 'giáo dân cần hiểu ba ngày cuối cùng của Tuần Thánh không phải là để sửa soạn mừng lễ Phục Sinh. Như thánh Augustine viết "Tam nhật thánh thiêng nhất là hướng về Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh Giá, chịu táng xác và sống lại". Bởi thế, giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo luôn giải thích về sự quan trọng của lễ Phục Sinh nó mang ý nghĩa chính thức cho năm phụng vụ được triển khai trong các Chúa Nhật trong tuần. Hôm nay chúng ta đứng trên đỉnh núi để cử hành nghi lễ phụng vụ quan trọng nhất của chúng ta. Chúng ta đang ở ngay tâm điểm của Mầu Nhiệm Vượt Qua. Đức Kitô đã sống lại từ cỏi chết, và điều cốt lõi quan trọng cho chúng ta là: Nguyên lý lâu đời trong đức tin của chúng ta: Sự Phục Sinh của Chúa Kitô cũng là sự phục sinh của mổi người chúng ta.
Để hiểu rõ hơn điều chúng ta nói là việc chúng ta sẽ có một ngày sống lại như Đức Kitô, chúng ta nên hiểu về ba ý nghĩa:
1- Nghĩa thứ nhất là thân xác Chúa Kitô trong lịch sử;
2- Nghĩa thứ 2 là thân xác Chúa Kitô trong giáo hội,
3- và ý nghĩa thứ 3 là thân xác Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Đại lễ Phục Sinh của chúng ta gồm toàn bộ ba ý nghĩa này:
- Thân xác của Chúa Kitô sinh bởi Đức Mẹ Maria, sinh trưởng ở Galilê được chào đón như là một ngôn sứ đi rao giảng, bị bạc đãi, bị đóng đinh chịu chết trên cây thập giá, và được sống lại bởi Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần.
- Giáo hội, như thánh Phaolô nói là "thân thể Chúa Kitô" mà chúng ta trở nên trong khi chúng ta chịu phép rửa;
- Mình và Máu của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể mà chúng ta lãnh nhận và chúng ta trở nên một với Ngài trong khi chúng ta rước Thánh Thể Chúa.
Điểm chính để hiểu ý nghĩa về Mầu Nhiệm Vượt Qua là tất cả ba lần đều nói đến "thân xác Chúa Kitô" đều có ý nghĩa chung với nhau và dựa vào nhau. Chúa Kitô hiến dâng Ngài cho Chúa Cha trong Quyền năng của Chúa Thánh Thần trong lúc Ngài chịu đóng đinh và chịu chết, chính sự Phục Sinh của Ngài là theo ý Chúa Cha nói "phải" có ơn hy sinh đó! Trong tình yêu thương và lòng thương xót của Ngài dành cho chúng ta, Chúa Kitô để lại cho giáo hội của Ngài bí tích Thánh Thể là ơn huệ của Ngài ban trước khi Ngài ra đi.
Chúng ta được lãnh ơn huệ đó qua ơn huệ của bí tích rửa tội. Và như thánh Augustine nói là chúng ta "trở thành Kitô". Thánh John Kim khẩu đã giải thích rõ ràng trong bài dạy trong sách giáo lý về lễ Phục Sinh là "Khi Chúa Giêsu Kitô chết, nhưng vẫn còn treo trên thập giá, một người lính đến dùng thương đâm vào bên cạnh sườn Ngài và ngay lập tức nước và máu chảy ra... Bây giờ nước là biểu tượng của phép rửa tội, và máu là biểu trưng cho bí tích Thánh Thể". Bây giờ chúng ta thấy tại sao giáo hội vẫn luôn luôn dạy rằng các bí tích chính của giáo hội là bí tích rửa tội và bí tích Thánh Thể. Qua bí tích rửa tội chúng ta trở nên Kitô Hữu, và qua bí tích Thánh Thể chúng ta trở nên “hơn tất cả những gì chúng ta có đó chính là thân thể của Chúa Kitô" (theo thánh Augustine). Nhân ngày Phục sinh này, ngày Chúa Kitô sống lại (và ngày chúng ta sống lại), chúng ta hãy vui mừng và cùng với thánh Phaolô lớn tiếng "Nay tôi sống, không phải là chính tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi" Dầu chúng ta sẽ chết như Ngài đã chết, nhưng chúng ta sẽ được sống lại bởi ơn Chúa Thánh Thần ở bên hữu Thiên Chúa trên thiên đàng.
Chúc tất cả các bạn có một lễ Phục sinh thật may mắn và tràn đầy niềm vui!
(Trong lễ Vọng Phục Sinh đọc 9 bài đọc: 7 bài trích sách Do thái và 2 trích trong sách Tân Ước. Có thể có bài không đọc nhưng thường thì 3 bài được đọc trong sách Do thái trước bài trích thư và phúc âm. Bài trích sách Xuất Hành phải được đọc).
Đối với những ai trong chúng ta đã từng trãi qua cái chết của người thân thương trong năm vừa qua, Thánh lễ hôm nay đem đến một thông điệp an ủi. Mối quan hệ giửa chúng ta và các người thân thương đã qua đời không phải bị cắt đứt hoàn toàn, chỉ còn lại nhúm tro tàn. Đức tin chúng ta bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta với họ sẽ sống lại. Ngày nay, những ai trong chúng ta sắp đến lúc cuối đời bị đau yếu vì bệnh tật và bị tuổi cao cũng được an ủi hôm nay. Điều có vẻ như có một chiến thắng chắc chắn cho cái chết, không phải thế. Thiên Chúa có nụ cười cuối cùng trên sự chết, và vì vậy, đức tin của chúng ta sẽ xoá đi nổi sợ hãi của chúng ta.
Nhưng, Thánh lễ hôm nay không chỉ nói về đời sống về sau. Sự sống lại cũng thử thách chúng ta trong cuộc sống bây giờ; Sự sống lại sẽ tạo ra sự khác biệt gì cho chúng ta hiện nay? Có đủ bằng chứng trong thế giới hiện nay có thể thúc đẩy chúng ta bình tỉnh ở trong bất kỳ ngôi mộ nào của chúng ta. Thế giới là một nơi khủng khiếp cho chúng ta, đặc biệt là trong những ngày này và việc né tránh khỏi nghĩ đến nó là một cám dỗ. Chúng ta có rất nhiều sự trợ giúp nếu chúng ta muốn tránh khỏi uống rượu, công việc, dành nhiều thời gian để xem TV, vượt qua các biến động cho tới khi nghỉ hưu, tránh tham dự các vấn đề xã hội lớn chung quanh chúng ta v.v... Chúng ta có thể núp dưới bóng của những thói quen thường ngày. Những việc đó sẽ làm cho chúng ta tê liệt và tạo điều kiện cho chúng ta miễn nhiễm với cuộc sống mới. Đối với những ai bị tai nạn vì đời sống mới, nỗi sợ hãi về tương lai không xác định cũng có thể giử chúng ta trong ngôi mộ. Tảng đá nặng che phủ lối ra để đến với cuộc sống mới sẽ giúp che chở và bảo vệ chúng ta khỏi sự sợ hải – Nhưng vẫn giử lời hứa về sự đổi mới; và được sống lại. Sự sống lại nói rằng Đức Chúa có những chương trình khác cho chúng ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta một mình trong khi phải đối mặt với những việc nặng nề khi bước ra khỏi ngôi mộ. Điều mà các phụ nữ xem như là một gánh nặng không thể vượt qua: (Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ?). Thiên Chúa đã định điều đó. Tảng đá đã được lăn ra và một đời sống mới đã đi khỏi nơi chết và lan truyền sự sống đó đến tận Galilê.
Người thanh niên trong ngôi mộ, mặc áo như một sứ giả từ trên trời, tường thuật "Chúa Giêsu, người Nadarét, Đấng bị đóng đinh”, ở đây nhấn mạnh về thể trạng con người của Chúa Giêsu. Mô tả một người thật ở Nadarét, là một người đã chịu đóng đinh trên thập giá; bằng những lời không kính trọng. Chúa Giêsu đến từ một thị trấn nhỏ, không được kính trọng như những người dân đô thị lớn như ở Giêrusalem ("có điều gì đáng quý từ Nadarét đâu?") Ga 1:46, và người đó bị đóng đinh và chịu chết trên thập giá như một tử tội. Tuy vậy, người đưa tin Chúa Kitô nói cho các phụ nữ rằng người ở Nadarét, bị chết trên cây thập giá như một tử tội, đã được sống lại. Đây là người tôi tớ đau khổ của ngôn sứ Isaia mà chúng ta nghe nói đến hôm qua, trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh (Is 52:13- 53: 12), người đã bị hiểu lầm, bị chối bỏ, bị buộc tội và xử tử. Thật là một sự đảo ngược hoàn toàn vừa xãy ra!
Nhưng, sự phục sinh chỉ đến qua cái chết của Chúa Giêsu – Ngài là "kẻ bị đóng đinh". Thánh Máccô không để chúng ta quên hình bóng của cây thập tự vẫn còn hiện diện trong thời đại mới này được khai lập bởi Chúa Giêsu Phục Sinh. Thế giới chúng ta có thể không tin vào sự sống lại; một từ ngữ rất xa lạ đối với người thời nay. Nhưng, mọi người chắc chắn đã hiểu biết về thập tự giá và sự đau khổ. Ngay cả những người không có đức tin cũng sẽ nói "Tôi phải vác một cây thập giá quá nặng" Chúng ta nên ghi nhớ những thập giá của thế giới trong tâm trí chúng ta trong lúc chúng ta mừng sự phục sinh. Cây thập giá phủ bóng dài của nó trên trái đất của chúng ta và các dân của nó. Người đưa tin nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa chúng ta không xa lạ gì với nổi đau khổ. Thiên Chúa không phải chỉ là Thiên Chúa của hoàng hôn sắc màu, của những bông hoa đẹp và các trẻ ngây thơ. Việc đánh giá một cách tỉnh táo về thế giới của chúng ta sẽ không cho phép chúng ta có một Thiên Chúa vô tư, vô tình như vậy. Chúng ta thử nhìn vào việc chém giết người hàng loạt ở hai thánh phố Boulder và Atlanta. Hơn 500,000 người chết vì vi-rút covid, không kể 125 triệu người đã chết trên thế giới vì vi-rút covid. 25% trẻ em trong đất nước này sống trong cảnh nghèo khổ; nô lệ tình dục và lạm dụng hôn nhân v.v... Chúa Giêsu bị gọi là "Đấng bị đóng đinh", và chúng ta được nhắc rằng Thiên Chúa của chúng ta đã vào thế giới chúng ta, một thế giới chúng ta rất quen thuộc, có nỗi buồn dường như làm mờ“hoa loa kèn trong cánh đồng" và “các chim đang bay trên trời".
Chúng ta đã họp nhau với Đấng Mêsia đau khổ và Người bị đau khổ nơi cây thánh giá vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Chúng ta tin là Đức Chúa của chúng ta có ở đó cùng với chúng ta, mặc dù sự thật là chúng ta không có câu trả lời ngay là chúng ta đã bị thất bại. Hình như sự dữ quá lớn, mạnh mẽ và đầy quyền lực. Chúng ta cảm thấy bị bất lực và không đủ sức chổi dậy. Chúng ta cần thứ Sáu Tuần Thánh để nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không sống đơn độc trong đau khổ của mình. Đức Chúa không xa lạ gì với nổi đau của chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Đức Chúa cũng vậy, Ngài đã mất hết tất cả qua sự chết. Sau khi mọi sự đã hoàn tất, chúng ta hỏi cùng một câu của các phụ nữ tự hỏi "Ai sẽ lăn tảng đá này đi?" Ai sẽ mở cửa mộ; ai sẽ giải thoát chúng ta và tiêu diệt sự chết?
Vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta và các phụ nữ không suy nghĩ quá lạc quan. Chúng ta đã không nghĩ ra "ý nghĩ của thời trẻ thơ" Xác chết không tự ngồi dậy. Nhưng, bài trích sách Sáng Thế đọc tối hôm nay nhắc chúng ta biết là Đức Chúa có thể tạo dựng từ sự hư không. Đức Chúa phán ra khi trái đất còn hư vô, không có hình tượng nào, ở trong vùng tối âm u đã tạo nên nên ánh sáng. Đức Chúa có thể hoàn toàn có thể làm đảo ngược tình thế bất khả thi. Và Đức Chúa đã làm những điều đó, vì trong khi Đức Chúa đứng với chúng ta nơi cây thập giá trong ngày thư Sáu Tuần Thánh; Ngài cũng đã hành động một cách sáng tạo và bất ngờ vào sáng phục sinh. Một lần nữa bài đọc trích trong sách Sáng Thế, Đức Chúa đã phán một lời quyền năng. Và trong ngôi mộ tối, một lần nữa Đức Chúa lại tạo dựng ra ánh sáng cho chúng ta. Đức Chúa đã lăn tảng đá sự chết bằng một lời ban sự sống. Giờ đây, Đức Chúa đang hướng về chúng ta khi chúng ta đặt câu hỏi cho các phụ nữ "Ai sẽ lăn tảng đá cho chúng ta?" Thiên Chúa trả lời "Ta sẽ làm điều đó".
Câu chuyện này sẻ cho chúng ta là hãy can đảm để đối mặt với những cái chết đã qua trong đời sống chúng ta và chúng ta có thể vững tâm rằng Đức Chúa luôn đứng với chúng ta trong khi chúng ta đau buồn về cái chết của chúng ta. Nhưng, Đức Chúa vẫn có điều gì đó rất mới ưng ban cho chúng ta. Mỗi người trong chúng ta điều biết thứ sáu Tuần Thánh; nhưng chúng ta chỉ có ở đó thôi. Mặc dù chúng ta đã ở đến lúc cuối, một đời sống mới sẽ thể hiện cho chúng ta, một số khả năng mới sẽ mở ra cho chúng ta. Chúng ta tin vào lời người đưa tin "Ngài sẽ đến Galilê trước các ông".
Người thanh niên trong ngôi mộ báo tin cho các phụ nữ "Người đã sống lại, Người không còn ở đây nữa" Lời báo tin đó là tiếng hét của chúng ta trong phụng vụ "Chúa Kitô đã sống lại!" Chúng ta thích lễ này vì đã làm chúng ta lên tiếng ca hát, kịch nhạc đầy màu sắc sau một Mùa Chay ảm đạm. Nhưng, sau những ngày sáng chói nơi đó có còn thật sự ở lại trong chúng ta không? Nhiều khi chúng ta thấy điều tốt bị đánh bại bởi các thế lực thù địch và nói lên rằng "đã xong" (bạn cố gắng tốt đấy, nhưng bạn "thua"). Hôm nay chúng ta kỷ niệm việc Thiên Chúa chọn để ở với nhân loại trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương của loài người chúng ta, chiến đấu với cái chết và đạt được chiến thắng. Bây giờ chúng ta đã được mời gọi hãy tin với các phụ nữ, thông điệp từ ngôi mộ trống. để nhận được nơi Thiên Chúa đã vạch trần sự dối trá mà cái chết đã ban cho chúng ta. Bài phúc âm hôm nay kết thúc với chúng ta trong việc hãy nín thở. Liệu các phụ nữ và chúng ta. bị ngạc nhiên và đi theo đường lối của Chúa Kitô phục sinh, và tin tưởng rằng: Liệu Ngài sẽ ở với chúng ta mỗi khi chúng ta bị yếu đuối do ảnh hưởng của cái chết trong đời sống chúng ta chăng?
Thánh Máccô tránh được sự ngoạn mục hoành tráng trong câu chuyện. Không có gì bất thường về người thanh niên ngồi trong ngôi mộ trống, hay sự thật về tảng đá được lăn đi như thế nào. Thật ra thì bài trích sách này trước tiên kết thúc với câu tiếp theo "Khi các phụ nữ chạy ra khỏi ngôi mộ, họ rất bối rối và run rẩy. Họ qua sợ hãi không dám nói vói bất kỳ ai về điều gì đã xãy ra” (Mc 12: 8). Các phụ nữ chạy về và không nói với ai cả về điều họ đã thấy. Trong câu cuối cùng từ đó không có câu chuyện về sự sống lại của Đức Kitô. Khi sứ giả nhấn mạnh đến nhân tính của Đức Gie6su (Gie6su người Nazaret) à sự đau khổ của Ngài ("kẻ bị đóng đinh trên cây thập giá") Thánh Máccô nói ít về sự vinh quang, và nhấn mạnh việc Chúa Giêsu cùng chia sẽ thân phận con người với chúng ta. Thánh Máccô muốn các cộng đoàn giáo hữu bị bách hại lúc đó yên tỉnh suy gẫm một cách tỉnh thức về ý nghĩa cúa sự phục sinh trong sự chật vật của cuộc sống. Hình như thánh Máccô khuyến khích họ đối mặt với nỗi sợ hải và nghi ngờ vói hy vọng. Để trả lời câu hỏi của họ "Khi nào thì chúng ta sẽ gặp Ngài?" Thánh Máccô cho người đưa tin nói lên là Chúa Giêsu sẽ đến Galilê trước họ, nơi mà họ mong đợi sẽ gặp Ngài khi Ngài sẽ trở lại trong ngày cuối cùng trong vinh quang của Ngài. Máccô gợi ý là chúng ta sẽ thấy vinh quang. Đó là điều bây giờ chúng ta nuôi dưỡng giữa nghi ngờ và tranh chấp của bản thân.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
EASTER VIGIL (B)
Gn 1: 1-22, Gn 22: 1-8; Ex 14: 15–15:1: Is 54: 5-14: Is 55:1-11; Bar 3: 9-15: Ez 36: 16-17a, 18-28; Rom 6: 3-11: Mark 16: 1-7
The Commentary on the General Norms for the Liturgical Year after Vatican II stated, “The faithful should understand that the last three days of Holy Week are not a preparation for Easter but, as St. Augustine wrote, ‘the most sacred triduum of the crucified, buried and risen Lord’.” Thus, our constant Catholic teaching explains that the solemnity of Easter has the same kind of preeminence in the liturgical year that Sunday has in the week. We stand today on top of the mountain as we celebrate our greatest liturgical feast. We are at the heart of the Paschal Mystery: Christ has risen from the dead, and what is crucial for us is the age-old tenet of our faith: Christ’s resurrection is also our resurrection!
To better understand what we mean by that inclusion of our own eventual resurrection in that of Christ’s, we should think in terms of the threefold meaning of “the body of Christ”:
(1) the historical body of Christ;
(2) the ecclesial body of Christ;
(3) the Eucharistic body of Christ.
Our great feast of Easter involves all three: (1) the historical body of Christ: born of Mary, brought up in Galilee, hailed as a wandering prophet, betrayed, crucified, and raised by God in the Spirit; (2) the Church which Paul called “the body of Christ,” and which we become by our baptism; (3) the sacramental body and blood of Christ which we receive and we become by our celebration of the Eucharist. A key for understanding the meaning of the Paschal Mystery is that all three of these uses of “Body of Christ” are inter-related and inter-dependent. Christ gave of himself to the Father in the power of the Spirit at the time of his crucifixion and death, and his resurrection was the Father’s saying “yes” to that gift! In his mercy and love for us, Christ left his Church the Eucharist as his final departing gift. We have access to that gift through the prior gift of baptism, by which (as St. Augustine put it) “we become Christ.” St. John Chrysostom clearly explained in his Easter Catecheses that “when Christ was dead, but still hung on the cross, a soldier came and pierced his side with a lance and immediately there poured out water and blood……Now the water was a symbol of baptism and the blood, of the holy Eucharist.” Now we see why the Church has always taught that her principal sacraments are Baptism and Eucharist. By Baptism we become Christ; by Eucharist we become “all the more that which we already are, the body of Christ” (St. Augustine). On this Easter Day, the Day of the Resurrection of Christ (and of our own resurrection), let us rejoice and be glad, and with the Apostle Paul cry out: “I live now, not I, but Christ lives in me” knowing that we shall die just as he died, but that we, too, shall be raised up by the Spirit to the right hand of God in heaven.
A blessed and joy-filled Easter to all of you!
(Nine readings are offered for the Easter Vigil: seven are from the Hebrew Scriptures and two from the New Testament. Some may be omitted, but usually three are read from the Hebrew text before the Epistle and Gospel. The Exodus reading should be read.)
For those of us who have experienced the death of loved ones over this last year, this feast brings a message of comfort. Our bonds with our beloved dead are not perpetually broken, left in ashes. Our faith assures us that we, with them, will rise again. Those of us approaching the end of our lives, because of sickness or advanced age, also are encouraged today. What seems like a certain victory for death, is not. God has the last laugh over death and so our faith assuages our fears.
But this feast isn’t just about the next life. Resurrection also challenges us for this life; what difference will the resurrection make for us now? There is enough evidence in our world to urge us to stay in whatever tomb we dwell. The world is a scary place, especially these days and withdrawal from meaningful engagement with it is a temptation. We have lots of help if we want to skip out and disengage: alcohol, work, long hours in front of the TV, going through the motions until retirement, avoiding the large social problems around us, etc. We can take refuge in the day-to-day routine, it numbs us and facilitates our exemption from new life. For those injured by life, the fear of the unknown future also keeps us in the tomb. The heavy stone that covers a possible exit to new life helps us stay sheltered and protected from what seems threatening – and yet holds the promise of renewal. The resurrection says God has other plans for us. God does not leave us on our own as we face the heavy task of emergence from the tomb. What the women saw as an insurmountable burden (“Who will roll back the stone for us from the entrance of the tomb?”), God was already addressing. The stone was removed and new life had already left the place of death and is spreading that life just up ahead in Galilee.
The young man at the tomb, dressed as a heavenly messenger, refers to “Jesus of Nazareth, the crucified.” The emphasis here is on the human Jesus. The references to Jesus as a Nazarene and as the one crucified, are also derogatory terms. He is from a small town, not respected by the more urbane people of Jerusalem (“Can anything good come from Nazareth?” John 1: 46) and he was crucified – he suffered the death of a criminal. Yet this very one from Nazareth, crucified as a criminal, the messenger tells the women, has been raised. This is Isaiah’s Suffering Servant whom we heard about yesterday, Good Friday (Isaiah 52:13-53-12), the one who was misunderstood, rejected, condemned and executed. What a complete reversal has just happened!
But the resurrection comes only through Jesus’ death – he is “the crucified.” Mark won’t let us forget that the shadow of the cross is still present in this new age inaugurated by Jesus’ resurrection. Our world may not believe in the resurrection; the word may be very strange to moderns. But people certainly know about the cross and suffering. Even unbelievers will say, “I have a heavy cross to bear.” We keep the crosses of our world in mind as we celebrate the resurrection. The cross casts its long shadow over our earth and its peoples. The messenger reminds us that our God is no stranger to pain. God isn’t just the God of sunsets, pretty flowers and innocent children. A sober appraisal of our world will not allow us such a clean, sterile God. We look at the recent mass killings in two of our cities, the half million in our country who have died of the Covid virus – not counting 125 million worldwide who have had or died from the virus; the 25% of our children in this country below the poverty line; sex slavery and spousal abuse, etc. Jesus is called the “crucified one,” and we are reminded that our God entered our world, the world we know all too well, whose sorrow seems to dwarf the “lilies of the field” and the “birds of the air.”
We gathered with the suffering messiah and the tormented of the world at the cross on Good Friday. We believed our God was there with us, despite the fact that we got no immediate answers and were defeated. Evil seemed so large and powerful, we felt impotent and dwarfed. We need Good Friday to remind us that we are not alone in our suffering; God is no stranger to our pain. In Jesus, God too has lost everything in death. After it was all over, we asked the same question the women did, “Who will roll away the stone?” Who will open the tomb; who will set us free and destroy death? On Good Friday and Holy Saturday we and the women weren’t thinking too optimistically; we weren’t thinking “Springtime thoughts.” Dead bodies don’t rise on their own. But the Genesis story tonight reminds us that God can create from nothing. God spoke over the formless wasteland and into the darkness of the abyss and created light. God can completely reverse a helpless situation. And God did; for while God stood with us at the cross on Good Friday, God has also acted boldly and unexpectedly on Easter morning. Once again, as in Genesis, God spoke a mighty word, this time into the tomb’s darkness. Again God created light for us. God rolled away the stone of death with a life-giving word. God now turns towards us as we ask the women’s question, “Who will roll back the stone for us?” God responds, “I will.”
This story should give us courage to face what has died in our lives and we can be reassured that God stands with us as we grieve our deaths. But God still has something new in store for us. Each of us knows Good Friday; but we are not stuck there. Though we have reached a dead end, some new life will be shown to us, some new possibility up ahead will open for us. We believe the messenger’s words, “He is going before you to Galilee.”
The young man’s announcement to the women, “He has been raised; he is not here,” becomes our shout at this liturgy, “Christ is risen!” We love this feast, it bursts upon us with song, drama and color after a drab Lent. But after the glow, does its reality stay with us? So often we have seen good defeated by hostile forces and declared “Finished.” (“Nice try, but you lose.”) Today we celebrate God’s choice to be with our vulnerable humanity, engage death and come out victorious. Now we are asked to believe, with the women, the message at the empty tomb; to take seriously that God has exposed the lies death has given us. Today’s gospel ends with us holding our breath. Will the woman and we, struck with amazement go out following the trail of the risen Christ and trust he will be with us each time we face down death’s debilitating effects on our lives?
Mark has avoided the spectacular in his account. There is nothing extraordinary about the young man at the tomb, or in the fact that the stone was rolled away. In fact, this passage originally ended with the very next verse, “When the women ran from the tomb, they were confused and shaking all over. They were too afraid to tell anyone what had happened” (12:8). The women go off and tell no one what they have seen. In the original ending there were no appearance stories of the resurrected Christ. By the messenger’s emphasizing Jesus’ humanity (“Jesus of Nazareth”) and his suffering (“the crucified”), Mark is downplaying the glorious and emphasizing Jesus’ sharing our human condition. Mark wants his persecuted Christian community to soberly reflect on the meaning of the resurrection in its own struggling life. He seems to encourage them to face their fears and doubts with hope. To their question, “When will finally we see him?” Mark provides the messenger’s promise, that Jesus is up ahead, in Galilee, the place they expected to meet him when he did return at the end of time in his glory. We will see the glory, Mark is suggesting. That is what now sustains us with hope amid our doubts and struggles.
Chúa Nhật Phục Sinh
Lm. Jude Siciliano, OP
01:50 01/04/2021
CHÚA NHẬT PHỤC SINH B
TĐCV 10: 34a, 37-43; Tvịnh 117; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9
Đã bao nhiêu lần chúng ta đã nghe những câu chuyện về sự sống lại trong những năm vừa qua? Các câu chuyện đó đã được bốn tác giả phúc âm kể theo nhiều cách khác nhau, các chi tiết tuân theo cùng một phong cách viết như những mô hình sau đây: Câu chuyện thường bắt đầu với các môn đệ đang sống trong một cách thức như ngày "thứ sáu Tuần Thánh" trong một thế giới đầy thất vọng và thất thoát - Có thể giống như đời sống chúng ta bây giờ đang phải bị đau khổ vì cơn đại dịch covid với tất cả những đau đớn và nhiều hạn chế. Như chúng ta được biết, các sự kiện đã xãy ra vào lúc sáng sớm, "trong khi trời còn tối", như đã được truyền thuật lại. Việc đó có phải là đã tóm tắt thế giới của họ và của chúng ta ngày nay chăng? Bà Maria Magdala đang trên đường đi tới ngôi mộ. Các câu chuyện khác kể có một số các phụ nữ khác cùng đi. Có một tảng đá lớn đóng cửa mộ. Với một câu hỏi mà đôi khi trong cuộc sống chúng ta cũng hỏi khi cần "Ai sẽ lăn tảng đá ra?" Câu chuyện hôm nay kể không có ai ở trong ngôi mộ. Các phúc âm khác kể có một thiên thần, hay một trong hai người mặc áo trắng. Phúc âm thánh Luca kể có 2 người thanh nhiên ở trong ngôi mộ hỏi các phụ nữ "Tại sao các bà tìm Đấng sống trong kẻ chết?" Câu hỏi đó cũng gởi đến cho chúng ta. Có phải chúng ta đã tìm mọi điều sai trong những lần tìm đường đi, tìm sự an ủi và giúp đở?
Điều khác nhau trong các câu chuyện khiến cho có một số người kết kết luận rằng tất cả câu chuyện này không hề xãy ra. Nhưng, nếu Chúa Giêsu có thật sự đã sống lại từ trong cỏi chết, hãy nghĩ đến sự bối rối và ngạc nhiên của những người nói thật lòng là đã trông thấy Chúa phục Sinh. Đây chỉ là lần đầu tiên. Không ai đã từng có kinh nghiệm này trước đây. Sự nhầm lẫn và khác biệt trong các câu chuyện rất có thể được gây ra bởi sự phấn kích khi nói một điều gì hình như rất khó tin. Các câu chuyện về sự sống lại kể cả chuyện ngôi mộ trống. làm người ta nghĩ là có người đã ăn cắp xác chết nên tấm vải liệm đã được cuộn lại.
Chúng ta sẽ nghe những thay đổi của câu chuyện trong những tuần sắp đến. Chúng ta có thể nhún vai và nói: "Vậy thì có điều gì mới? Đó chỉ là một câu chuyện cũ mà chúng ta đã nghe nhiều lần trong nhiều năm qua. Tôi đã thuộc lòng câu chuyện tường thuật sự sống lại này rồi. Điều gì đã thay đổi vậy?”
Những gì đã thay đổi! Rất nhiều chuyện đã xãy ra từ tháng 3 năm ngoái khi chúng ta nghe những câu chuyện lần cuối. Chúng ta còn là như những người trong năm vừa qua. Chúng ta không phải là cùng giáo xứ như giáo xứ năm vừa qua. Chúng ta không cùng một thế giới như thế giới năm vừa qua. Mọi sự đã được thay đổi. Chúng ta cần nghe những câu chuyện này như là những câu chuyện hoàn toàn mới, như chúng ta chưa từng bao giờ nghe trước đó. Vì chúng ta đang nghe những câu chuyện trong một thế giới mới, đang thay đổi mãnh liệt vô điều kiện mà chúng ta ở trong đó.
Vì chúng ta khác biệt nhau và đã thay đổi quá nhiều, các câu chuyện về sự sống lại đối với chúng ta ngày nay nghe cũng khác. Nó không giống như một số câu chuyện quen thuộc cũ mà chúng ta tìm thấy trên kệ sách bị bụi đóng qua ngày tháng. Đó là những câu chuyện hoàn toàn mới, và vì thế các câu chuyện đó giúp chúng ta trải nghiệm Thiên Chúa theo một cách hoàn toàn mới, năm nay – Hôm nay. Chúng ta có thể xác định với Mẹ Maria và các môn đệ vẫn còn ở trong bóng tối không? Chúng ta có giống như những môn đệ ở trong phòng khóa kín cửa vì sợ hãi. Phải chăng chúng ta cũng có điềm báo trước và nguồn hy vọng. Trong thế giới của ngày thứ sáu Tuần Thánh, mắt chúng ta đã quen với bóng tối và tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là ngôi mộ trống không còn gì khác.
Thứ Sáu Tuần Thánh bị bao trùm bởi bóng tối, với sự tan vỡ, và nổi buồn, sự thất vọng và cảm thấy bị bỏ rơi. Mặc dù chúng ta không nhìn thấy lối thoát cho chính mình. Nhưng Đức Chúa vẫn đang làm việc. Lễ Phục Sinh nhắc chúng ta nhớ là Đức Chúa luôn thực hiện những việc tốt nhất của Ngài trong cỏi âm u, và Ngài luôn làm như vậy và sẽ luôn luôn làm như vậy. Chúng ta có thể tin được là Đức Chúa đang cho chúng ta một cuộc sống mới ngay cả trong bóng tối âm u hôm nay không?
Cách đây ít lâu, tôi đi giảng tại một giáo xứ ở Oakland, California. Đó là một nhà thờ cổ lớn. Trong phòng thánh có một phòng dưới hầm lớn để các chén thánh. Phòng đó có một cánh cửa sắt có ổ khoá bấm lại. Tôi cần phải nghĩ để khi vô trong phòng đó để lấy một chén thánh. “Giả dụ như bị người khác khoá nhốt trong đó thì sao? Người đó sẽ sống dược được bao lâu trong thời gian bị nhốt này? Ai là người biết được có người bị nhốt trong đó? Ai có thể nghe người đó đập vào cánh cửa sắt dày đó?” Có một cái đèn trong phòng và có một tấm bảng trên cánh cửa ghi là "bạn không bị khóa trong này. Hãy nhấn vào thiết bị thoát hiểm" Có một nút bấm gần tay nắm cánh cửa, đó là dấu để mở cửa thoát ra. Tôi đã nghĩ rất nhiều về bản viết đó trong những tháng này. Đọc đi đọc lại nhiều lần "bạn không bị nhốt ở trong này, Hãy bấm vào nút thoát hiểm" Chúng ta không thể tự mình bước vào sự sáng được. Hôm nay chúng ta mừng Chúa Phục Sinh từ cỏi chết để mở cửa cho chúng ta vào ánh sáng "Bạn không bị nhốt ở trong này".
Trong cả năm dài trông chờ, chúng ta có cảm tưởng như là bị khóa ở bên trong - Không phải bị giới hạn ở trong nhà vì bệnh đại dịch. Bị khóa vì chúng ta không thể bỏ một thói quen; bị khóa vì đau ốm hay bị tật nguyền, hay cái chết của một người thân thương có thể phủ bóng âm u như Thứ sáu Tuần Thánh che phủ trên đời sống còn lại của chúng ta. Các lực lượng trong một quốc gia xâu xé nhau bằng mọi thủ đoạn. Chúng ta có thể cảm thấy bị nhốt lại trong "một thế giới của thứ sáu Tuần Thánh”. mà không có thiết bị thoát hiểm để thoát ra.
Chúa Giêsu bị thất bại, bị giết và bị nhốt sau một tảng đá nặng. Tôi không biết liệu có 2 người đàn ông mặc áo trắng, hay một trong 2 người, hay chỉ có một người trong ngôi mộ trống. Điều chúng tin là trong khi trời còn tối, Đức Chúa đã giải thoát Chúa Giêsu ra khỏi ngôi mộ. Không có thiết bị thoát hiểm nào mau lẹ và dễ dàng nào giúp chúng ta thoát khỏi nhiều tình huống đang đè xuông từ nhiều hoàn cảnh trong những ngày này. Nhưng vì những việc Đức Chúa đã làm cho chúa Giêsu, chúng ta tin rằng Đức Chúa cũng có thể làm cho chúng ta, có thể không ngay bây giờ nhưng từng bước một, từ bóng tối cúa bất kỳ ngôi mộ nào. từng chút một ra ánh sáng của Chúa Nhật Phục Sinh. Như thứ sáu Tuần Thánh có thể tiếp tục cho chúng ta trong một thời gian, nhưng, hôm nay nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã giành được chiến thắng cuối cùng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó nói: "Hãy chứng minh". Chà, thật ra chúng ta không thể chỉ xử dụng từ những câu chuyện trong các phúc âm quen thuộc. Không ai thực sự đã trông thấy Chúa Giêsu sống lại. Điều chúng ta thấy chỉ là một ngôi mộ trống và các lời nói này "hãy chứng minh đi". Chúng ta không thể chứng minh được. Sự sống lại là chỉ một chuyện trong đời sống Chúa Giêsu, chỉ hoàn toàn ở giữa Chúa Giêsu và Đức Chúa. Tôi không thể chứng minh sự sống lại. Tôi không có thể giải thích nó. Tôi không thể buộc điều đó có ý nghĩa.
Điều chúng ta có thể nói là "Tôi tin điều đó. Tôi trông cậy điều đó. Tôi sẽ sống đời sống của tôi trong ánh sáng của sự sống lại". Chúng ta đã không có kinh nghiệm điều đó, nhiều hơn là một lần, khi thứ sáu Tuần Thánh trở thành Chúa Nhật Phục Sinh. Chúng ta tin rằng bên kia của cái chết và sự đau khổ, luôn luôn là sự sống lại; luôn luôn là một sự tạo dựng mới; luôn luôn là một đời sống mới. Nó không phải là thứ sáu Tuần Thánh mãi mãi. Nhưng là Chúa Nhật Phục Sinh muôn đời!
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9
How many times have we heard these resurrection stories over the years? They are told in variations by the four Gospel writers. Details follow a similar pattern. Something like this: they begin with the disciples living in a “Good Friday way,” in a world of huge disappointment and loss – perhaps like our current lives saddened by the pandemic with all their accompanying pain and limitations. The events happened early in the morning, “while it was still dark,” we are told. Doesn’t that sum up their world and ours these days? Mary Magdalene is on her way to the tomb. Other accounts have several women going. There is a heavy stone, with a question we sometimes also ask in our need, “Who will roll it away?” Today’s account has no one at the tomb. The other Gospels have an angel, or one or two figures in white. In Luke’s account the two men at the empty tomb ask the women, “Why do you search for the Living One among the dead?” It is a question that is put to us as well. Have we been looking in all the wrong places for direction, solace and help?
The differences in the accounts cause some people to conclude the event never happened at all. But, if Jesus really did rise from the dead, think of the confusion and wonder of those who breathlessly told of having seen the Risen Lord. This was a first. No one had ever had this experience before. The confusion and differences in the stories could very well have been caused by the excitement of telling something that seemed so unbelievable. The accounts of the resurrection also include the empty tomb, suspected body snatchers, and the rolled up burial cloths.
We will hear variations of the story over the next weeks. We could shrug our shoulders and say, “So what’s new? It is the same old story we have heard many times in years past. I know the resurrection accounts almost my heart. What’s changed?”
What’s changed! So much has happened since last March when we last heard the stories. We are not the same people we were last year. We are not the same church we were last year. We are not the same world we were last year. Everything has changed. We need to hear these stories as if they were brand new, as if we have never heard them before. Because we are hearing them in this new, drastically changed and un-chartered world we find ourselves in.
Because we are different and so much has changed, the resurrection stories are different for us today. It is not like some old familiar tales we find on a bookshelf, a bit dusty from age. They are brand-new stories so they help us experience God in a whole new way, this year – today. Can we identify with Mary and those disciples who were still in the dark? Are we like those locked-up disciples, afraid. Do we also have a sense of foreboding and need hope. In our Good Friday world our eyes get used to the dark and all we can see is an empty tomb, nothing else.
Good Friday is shrouded with darkness, brokenness and sadness, disenchantment and feelings of abandonment. Though we cannot see our way out, God is still at work. Easter reminds us that God does some of God’s best work in the dark, always has, always will. Can we believe God is giving us new life even in today’s darkness and gloom?
A while back I was preaching in an Oakland, California parish. It was a large old church. In the sacristy there was a big vault-closet for sacred vessels. It had a steel door with a combination lock. I got to thinking as I went into the vault to get a chalice, “Suppose a person got locked in? How long would they survive in this sealed space? Who would know they were inside? Would anyone hear them pounding against the thick steel door?” There was a light inside the vault and a plaque on the door which read, “You are not locked in, press escape device.” There was a plunger near the handle, the escape devise to open the door. I have thought a lot of that phrase these months, repeated it many times, “You are not locked in, press escape device.” We are not on our own. Today we celebrate Jesus risen from the dead who opens a door for us into the light. “You are not locked in.”
This long year has felt like we have been locked in – not just restricted to our homes because of the pandemic. Locked in because we can’t break a habit; are confined by a sickness or disability; the death of a loved one can cast a Good Friday shadow over the rest of our lives; the natural world is crumbling into an environmental Good Friday; nations are tearing themselves up with forces even within their own borders. We can feel locked up in a “Good Friday world,” without an easy escape device to get us out.
Jesus was defeated, killed and locked in behind a heavy stone. I don’t know if there were two men in white, one, or none at the empty tomb. What we believe is that while it was still dark in the world God released Jesus from the tomb. There is no quick and easy escape device for us from a lot of the situations we are in these days. But because of what God did for Jesus, we believe God can also do for us; maybe not instantly, but step-by-step, from the dark of any tomb, little by little into the light of Easter Sunday. Good Friday may continue for us for a while, but today reminds us that God has won the final victory.
What if someone were to say, “Prove it.” Well we can’t just from those very familiar gospel accounts. No one actually saw Jesus rise. What we have is an empty tomb and their word. “Prove it.” We can’t, the resurrection was the only event in Jesus’ life that was entirely between him and God. I can’t prove the resurrection, I can’t explain it, I can’t force it to make sense.
What we can say is: “I believe it, I trust it. I will live my life in the light of the resurrection” Haven’t we experienced it, more than once, when Good Friday became Easter Sunday? We believe that on the other side of death and pain is always resurrection; always new creation; always new life. It is not Good Friday for ever. But it is Easter Sunday forever.
TĐCV 10: 34a, 37-43; Tvịnh 117; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9
Đã bao nhiêu lần chúng ta đã nghe những câu chuyện về sự sống lại trong những năm vừa qua? Các câu chuyện đó đã được bốn tác giả phúc âm kể theo nhiều cách khác nhau, các chi tiết tuân theo cùng một phong cách viết như những mô hình sau đây: Câu chuyện thường bắt đầu với các môn đệ đang sống trong một cách thức như ngày "thứ sáu Tuần Thánh" trong một thế giới đầy thất vọng và thất thoát - Có thể giống như đời sống chúng ta bây giờ đang phải bị đau khổ vì cơn đại dịch covid với tất cả những đau đớn và nhiều hạn chế. Như chúng ta được biết, các sự kiện đã xãy ra vào lúc sáng sớm, "trong khi trời còn tối", như đã được truyền thuật lại. Việc đó có phải là đã tóm tắt thế giới của họ và của chúng ta ngày nay chăng? Bà Maria Magdala đang trên đường đi tới ngôi mộ. Các câu chuyện khác kể có một số các phụ nữ khác cùng đi. Có một tảng đá lớn đóng cửa mộ. Với một câu hỏi mà đôi khi trong cuộc sống chúng ta cũng hỏi khi cần "Ai sẽ lăn tảng đá ra?" Câu chuyện hôm nay kể không có ai ở trong ngôi mộ. Các phúc âm khác kể có một thiên thần, hay một trong hai người mặc áo trắng. Phúc âm thánh Luca kể có 2 người thanh nhiên ở trong ngôi mộ hỏi các phụ nữ "Tại sao các bà tìm Đấng sống trong kẻ chết?" Câu hỏi đó cũng gởi đến cho chúng ta. Có phải chúng ta đã tìm mọi điều sai trong những lần tìm đường đi, tìm sự an ủi và giúp đở?
Điều khác nhau trong các câu chuyện khiến cho có một số người kết kết luận rằng tất cả câu chuyện này không hề xãy ra. Nhưng, nếu Chúa Giêsu có thật sự đã sống lại từ trong cỏi chết, hãy nghĩ đến sự bối rối và ngạc nhiên của những người nói thật lòng là đã trông thấy Chúa phục Sinh. Đây chỉ là lần đầu tiên. Không ai đã từng có kinh nghiệm này trước đây. Sự nhầm lẫn và khác biệt trong các câu chuyện rất có thể được gây ra bởi sự phấn kích khi nói một điều gì hình như rất khó tin. Các câu chuyện về sự sống lại kể cả chuyện ngôi mộ trống. làm người ta nghĩ là có người đã ăn cắp xác chết nên tấm vải liệm đã được cuộn lại.
Chúng ta sẽ nghe những thay đổi của câu chuyện trong những tuần sắp đến. Chúng ta có thể nhún vai và nói: "Vậy thì có điều gì mới? Đó chỉ là một câu chuyện cũ mà chúng ta đã nghe nhiều lần trong nhiều năm qua. Tôi đã thuộc lòng câu chuyện tường thuật sự sống lại này rồi. Điều gì đã thay đổi vậy?”
Những gì đã thay đổi! Rất nhiều chuyện đã xãy ra từ tháng 3 năm ngoái khi chúng ta nghe những câu chuyện lần cuối. Chúng ta còn là như những người trong năm vừa qua. Chúng ta không phải là cùng giáo xứ như giáo xứ năm vừa qua. Chúng ta không cùng một thế giới như thế giới năm vừa qua. Mọi sự đã được thay đổi. Chúng ta cần nghe những câu chuyện này như là những câu chuyện hoàn toàn mới, như chúng ta chưa từng bao giờ nghe trước đó. Vì chúng ta đang nghe những câu chuyện trong một thế giới mới, đang thay đổi mãnh liệt vô điều kiện mà chúng ta ở trong đó.
Vì chúng ta khác biệt nhau và đã thay đổi quá nhiều, các câu chuyện về sự sống lại đối với chúng ta ngày nay nghe cũng khác. Nó không giống như một số câu chuyện quen thuộc cũ mà chúng ta tìm thấy trên kệ sách bị bụi đóng qua ngày tháng. Đó là những câu chuyện hoàn toàn mới, và vì thế các câu chuyện đó giúp chúng ta trải nghiệm Thiên Chúa theo một cách hoàn toàn mới, năm nay – Hôm nay. Chúng ta có thể xác định với Mẹ Maria và các môn đệ vẫn còn ở trong bóng tối không? Chúng ta có giống như những môn đệ ở trong phòng khóa kín cửa vì sợ hãi. Phải chăng chúng ta cũng có điềm báo trước và nguồn hy vọng. Trong thế giới của ngày thứ sáu Tuần Thánh, mắt chúng ta đã quen với bóng tối và tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là ngôi mộ trống không còn gì khác.
Thứ Sáu Tuần Thánh bị bao trùm bởi bóng tối, với sự tan vỡ, và nổi buồn, sự thất vọng và cảm thấy bị bỏ rơi. Mặc dù chúng ta không nhìn thấy lối thoát cho chính mình. Nhưng Đức Chúa vẫn đang làm việc. Lễ Phục Sinh nhắc chúng ta nhớ là Đức Chúa luôn thực hiện những việc tốt nhất của Ngài trong cỏi âm u, và Ngài luôn làm như vậy và sẽ luôn luôn làm như vậy. Chúng ta có thể tin được là Đức Chúa đang cho chúng ta một cuộc sống mới ngay cả trong bóng tối âm u hôm nay không?
Cách đây ít lâu, tôi đi giảng tại một giáo xứ ở Oakland, California. Đó là một nhà thờ cổ lớn. Trong phòng thánh có một phòng dưới hầm lớn để các chén thánh. Phòng đó có một cánh cửa sắt có ổ khoá bấm lại. Tôi cần phải nghĩ để khi vô trong phòng đó để lấy một chén thánh. “Giả dụ như bị người khác khoá nhốt trong đó thì sao? Người đó sẽ sống dược được bao lâu trong thời gian bị nhốt này? Ai là người biết được có người bị nhốt trong đó? Ai có thể nghe người đó đập vào cánh cửa sắt dày đó?” Có một cái đèn trong phòng và có một tấm bảng trên cánh cửa ghi là "bạn không bị khóa trong này. Hãy nhấn vào thiết bị thoát hiểm" Có một nút bấm gần tay nắm cánh cửa, đó là dấu để mở cửa thoát ra. Tôi đã nghĩ rất nhiều về bản viết đó trong những tháng này. Đọc đi đọc lại nhiều lần "bạn không bị nhốt ở trong này, Hãy bấm vào nút thoát hiểm" Chúng ta không thể tự mình bước vào sự sáng được. Hôm nay chúng ta mừng Chúa Phục Sinh từ cỏi chết để mở cửa cho chúng ta vào ánh sáng "Bạn không bị nhốt ở trong này".
Trong cả năm dài trông chờ, chúng ta có cảm tưởng như là bị khóa ở bên trong - Không phải bị giới hạn ở trong nhà vì bệnh đại dịch. Bị khóa vì chúng ta không thể bỏ một thói quen; bị khóa vì đau ốm hay bị tật nguyền, hay cái chết của một người thân thương có thể phủ bóng âm u như Thứ sáu Tuần Thánh che phủ trên đời sống còn lại của chúng ta. Các lực lượng trong một quốc gia xâu xé nhau bằng mọi thủ đoạn. Chúng ta có thể cảm thấy bị nhốt lại trong "một thế giới của thứ sáu Tuần Thánh”. mà không có thiết bị thoát hiểm để thoát ra.
Chúa Giêsu bị thất bại, bị giết và bị nhốt sau một tảng đá nặng. Tôi không biết liệu có 2 người đàn ông mặc áo trắng, hay một trong 2 người, hay chỉ có một người trong ngôi mộ trống. Điều chúng tin là trong khi trời còn tối, Đức Chúa đã giải thoát Chúa Giêsu ra khỏi ngôi mộ. Không có thiết bị thoát hiểm nào mau lẹ và dễ dàng nào giúp chúng ta thoát khỏi nhiều tình huống đang đè xuông từ nhiều hoàn cảnh trong những ngày này. Nhưng vì những việc Đức Chúa đã làm cho chúa Giêsu, chúng ta tin rằng Đức Chúa cũng có thể làm cho chúng ta, có thể không ngay bây giờ nhưng từng bước một, từ bóng tối cúa bất kỳ ngôi mộ nào. từng chút một ra ánh sáng của Chúa Nhật Phục Sinh. Như thứ sáu Tuần Thánh có thể tiếp tục cho chúng ta trong một thời gian, nhưng, hôm nay nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã giành được chiến thắng cuối cùng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó nói: "Hãy chứng minh". Chà, thật ra chúng ta không thể chỉ xử dụng từ những câu chuyện trong các phúc âm quen thuộc. Không ai thực sự đã trông thấy Chúa Giêsu sống lại. Điều chúng ta thấy chỉ là một ngôi mộ trống và các lời nói này "hãy chứng minh đi". Chúng ta không thể chứng minh được. Sự sống lại là chỉ một chuyện trong đời sống Chúa Giêsu, chỉ hoàn toàn ở giữa Chúa Giêsu và Đức Chúa. Tôi không thể chứng minh sự sống lại. Tôi không có thể giải thích nó. Tôi không thể buộc điều đó có ý nghĩa.
Điều chúng ta có thể nói là "Tôi tin điều đó. Tôi trông cậy điều đó. Tôi sẽ sống đời sống của tôi trong ánh sáng của sự sống lại". Chúng ta đã không có kinh nghiệm điều đó, nhiều hơn là một lần, khi thứ sáu Tuần Thánh trở thành Chúa Nhật Phục Sinh. Chúng ta tin rằng bên kia của cái chết và sự đau khổ, luôn luôn là sự sống lại; luôn luôn là một sự tạo dựng mới; luôn luôn là một đời sống mới. Nó không phải là thứ sáu Tuần Thánh mãi mãi. Nhưng là Chúa Nhật Phục Sinh muôn đời!
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9
How many times have we heard these resurrection stories over the years? They are told in variations by the four Gospel writers. Details follow a similar pattern. Something like this: they begin with the disciples living in a “Good Friday way,” in a world of huge disappointment and loss – perhaps like our current lives saddened by the pandemic with all their accompanying pain and limitations. The events happened early in the morning, “while it was still dark,” we are told. Doesn’t that sum up their world and ours these days? Mary Magdalene is on her way to the tomb. Other accounts have several women going. There is a heavy stone, with a question we sometimes also ask in our need, “Who will roll it away?” Today’s account has no one at the tomb. The other Gospels have an angel, or one or two figures in white. In Luke’s account the two men at the empty tomb ask the women, “Why do you search for the Living One among the dead?” It is a question that is put to us as well. Have we been looking in all the wrong places for direction, solace and help?
The differences in the accounts cause some people to conclude the event never happened at all. But, if Jesus really did rise from the dead, think of the confusion and wonder of those who breathlessly told of having seen the Risen Lord. This was a first. No one had ever had this experience before. The confusion and differences in the stories could very well have been caused by the excitement of telling something that seemed so unbelievable. The accounts of the resurrection also include the empty tomb, suspected body snatchers, and the rolled up burial cloths.
We will hear variations of the story over the next weeks. We could shrug our shoulders and say, “So what’s new? It is the same old story we have heard many times in years past. I know the resurrection accounts almost my heart. What’s changed?”
What’s changed! So much has happened since last March when we last heard the stories. We are not the same people we were last year. We are not the same church we were last year. We are not the same world we were last year. Everything has changed. We need to hear these stories as if they were brand new, as if we have never heard them before. Because we are hearing them in this new, drastically changed and un-chartered world we find ourselves in.
Because we are different and so much has changed, the resurrection stories are different for us today. It is not like some old familiar tales we find on a bookshelf, a bit dusty from age. They are brand-new stories so they help us experience God in a whole new way, this year – today. Can we identify with Mary and those disciples who were still in the dark? Are we like those locked-up disciples, afraid. Do we also have a sense of foreboding and need hope. In our Good Friday world our eyes get used to the dark and all we can see is an empty tomb, nothing else.
Good Friday is shrouded with darkness, brokenness and sadness, disenchantment and feelings of abandonment. Though we cannot see our way out, God is still at work. Easter reminds us that God does some of God’s best work in the dark, always has, always will. Can we believe God is giving us new life even in today’s darkness and gloom?
A while back I was preaching in an Oakland, California parish. It was a large old church. In the sacristy there was a big vault-closet for sacred vessels. It had a steel door with a combination lock. I got to thinking as I went into the vault to get a chalice, “Suppose a person got locked in? How long would they survive in this sealed space? Who would know they were inside? Would anyone hear them pounding against the thick steel door?” There was a light inside the vault and a plaque on the door which read, “You are not locked in, press escape device.” There was a plunger near the handle, the escape devise to open the door. I have thought a lot of that phrase these months, repeated it many times, “You are not locked in, press escape device.” We are not on our own. Today we celebrate Jesus risen from the dead who opens a door for us into the light. “You are not locked in.”
This long year has felt like we have been locked in – not just restricted to our homes because of the pandemic. Locked in because we can’t break a habit; are confined by a sickness or disability; the death of a loved one can cast a Good Friday shadow over the rest of our lives; the natural world is crumbling into an environmental Good Friday; nations are tearing themselves up with forces even within their own borders. We can feel locked up in a “Good Friday world,” without an easy escape device to get us out.
Jesus was defeated, killed and locked in behind a heavy stone. I don’t know if there were two men in white, one, or none at the empty tomb. What we believe is that while it was still dark in the world God released Jesus from the tomb. There is no quick and easy escape device for us from a lot of the situations we are in these days. But because of what God did for Jesus, we believe God can also do for us; maybe not instantly, but step-by-step, from the dark of any tomb, little by little into the light of Easter Sunday. Good Friday may continue for us for a while, but today reminds us that God has won the final victory.
What if someone were to say, “Prove it.” Well we can’t just from those very familiar gospel accounts. No one actually saw Jesus rise. What we have is an empty tomb and their word. “Prove it.” We can’t, the resurrection was the only event in Jesus’ life that was entirely between him and God. I can’t prove the resurrection, I can’t explain it, I can’t force it to make sense.
What we can say is: “I believe it, I trust it. I will live my life in the light of the resurrection” Haven’t we experienced it, more than once, when Good Friday became Easter Sunday? We believe that on the other side of death and pain is always resurrection; always new creation; always new life. It is not Good Friday for ever. But it is Easter Sunday forever.
Đường nên thánh
Lm. Minh Anh
02:00 01/04/2021
ĐƯỜNG NÊN THÁNH
“Ngài rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh, câu hỏi Chúa Giêsu có thể đặt ra cho mỗi người chúng ta là, “Con có muốn làm thánh không?”. Bất ngờ quá! Có lẽ đây không phải là câu hỏi mà mọi người có thể trả lời tức khắc, “Con muốn!”, cách dứt khoát; vậy mà lệnh truyền của Thiên Chúa cho Israel xưa rất rõ ràng là, “Hãy nên thánh vì Ta là Đấng thánh”. Buồn thay, với một số người, sự thánh thiện xem ra chẳng có gì hấp dẫn; đang khi sự lôi cuốn của trần tục, của cái ác lại quá quyến rũ dù bên ngoài, vẫn có những thách đố nào đó. Vậy đâu là câu trả lời của chúng ta khi nghe, “Con có muốn làm thánh không?”; hoặc “Con có biết ‘đường nên thánh’ là gì không?”. Chúa Giêsu sẽ chỉ ra điều đó.
Bắt đầu Tam Nhật Thánh, những ngày thánh thiện nhất trong năm của Giáo Hội. Hôm nay, chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu qua sự vinh hiển cuối cùng của Ngài khi Ngài mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ; sau đó, cùng vào Vườn Dầu, nơi Ngài bị nộp; ngày mai, cùng Ngài cất bước trên đường thập giá; và thứ Bảy, ngồi thờ lạy, lặng lẽ trước ngôi mộ khi cùng đợi chờ ngày Ngài Phục Sinh.
Tin Mừng hôm nay tường thuật điều đã xảy ra trong tiệc Vượt Qua ấy, bữa tiệc mà sách Xuất Hành chỉ dẫn tỉ mỉ cho tất cả con cái Israel mọi thời phải mừng cho đến muôn đời, “Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời”. Tối hôm ấy, “Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ”; đây là công việc của một nô lệ làm cho thân chủ của mình. Qua đó, Ngài trở nên kiểu mẫu của sự thánh thiện, Ngài chỉ ra ‘đường nên thánh’ thể hiện một cách sống động qua từng hành vi cử chỉ của Ngài, Đấng là Thiên Chúa Vũ Trụ, Đấng Tạo Hoá muôn loài, Con Đời Đời của Chúa Cha, Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh, cũng là Đấng đã hạ mình mặc lấy hình hài một tôi tớ hèn hạ để rửa chân cho môn đồ.
Kiểu thức Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta là một ‘hành động tiên tri’; qua đó, Ngài cho biết, sự cao cả đích thực, tức là sự thánh thiện đích thực được tìm thấy trong chính sự khiêm nhường. Sự thánh thiện được nhận ra trong cuộc sống mỗi người khi chúng ta rời mắt khỏi chính mình, hướng nhìn người khác, yêu thương và phục vụ họ như những tôi tớ của họ; và đó là ‘đường nên thánh’.
Không ai trong chúng ta là Đấng Cứu Độ thế giới, ngoài một mình Chúa Giêsu, nhưng mỗi người có thể trở thành khí cụ cho hành vi cứu độ của Ngài. Khi đón nhận quà tặng Giêsu, đón nhận ơn gọi làm môn đệ Ngài, thì như Ngài, chúng ta hướng về người khác và hạ mình trước người khác; chúng ta giúp họ nhìn thấy tình yêu của chúng ta dành cho họ; đồng thời, giúp họ nhận ra phẩm giá cao quý của họ; chúng ta phục vụ họ với sự khiêm tốn và đặt họ lên trước mình. Được như thế, chúng ta sẽ có khả năng mời họ bắt chước chúng ta như chúng ta bắt chước Chúa Kitô, Đấng đã nói, “Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”. Như vậy, việc chúng ta bắt chước Chúa Giêsu là đi trên ‘đường nên thánh’ vốn sẽ là phương tiện để Chúa Giêsu mời gọi người khác cùng dõi theo Ngài.
Thánh Augustinô nói, “Tại sao chúng ta lại ngỡ ngàng khi Chúa Giêsu cởi áo choàng của Ngài; không phải Ngài đã trút bỏ tất cả, không chỉ áo xống mà còn cả thánh vị Thiên Chúa để chết trần truồng thay cho chúng ta sao?”; “Tại sao chúng ta sững sờ về việc Chúa Giêsu đổ nước vào chậu, quấn khăn thắt lưng để rửa chân cho các phàm nhân? Còn hơn thế nữa, Ngài đã đổ máu mình rửa sạch tội nhân loại”; “Tại sao chúng ta lấy làm lạ về việc Chúa Giêsu cúi mình nâng chân các môn đệ lên; không phải Ngài đã hạ mình xuống để nâng con người lên sao?”. Phải, Ngài hạ mình xuống, gục xuống, để con người có thể đứng cao trên đôi vai của Ngài, hầu có thể bớt gắn bó với những gì tầm thường của đất thấp để hướng lên trời cao, tìm sự trên cao; và đó là ‘đường nên thánh’.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ cho đến cùng; Ngài cũng đã yêu thương chúng ta cho đến giọt máu và giọt nước cuối cùng. Ngài ước mong chúng ta noi gương Ngài mà yêu thương anh chị em mình đến cùng như Ngài. Đó là cúi xuống phục vụ trong khiêm tốn; nghĩa là chấp nhận chết đi cho cái tôi trịch thượng của mình, thôi bận tâm tới bản thân mà hướng về người khác. Trong những ngày Tam Nhật Thánh này, Chúa Giêsu tha thiết mong chờ chúng ta thực hiện điều đó ngay chính trong gia đình mình. Cha mẹ rửa chân cho con cái, con cái rửa chân cho cha mẹ; vợ chồng, con cái, anh chị em trong cộng đoàn rửa chân cho nhau; và mỗi ngày, Ngài cũng mong chờ chúng ta cúi xuống rửa chân cho chính Ngài vốn đang hiện thân trong những người nghèo khổ ngay hôm nay, bên cạnh chúng ta; và đó là ‘đường nên thánh’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, con tạ ơn Chúa đã làm người để chỉ cho con ‘đường làm con Chúa’, ‘đường nên thánh’. Xin cho con được say mê Chúa, ước ao nên giống Chúa, hầu đủ sức quên mình mà yêu thương phục vụ anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ngài rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh, câu hỏi Chúa Giêsu có thể đặt ra cho mỗi người chúng ta là, “Con có muốn làm thánh không?”. Bất ngờ quá! Có lẽ đây không phải là câu hỏi mà mọi người có thể trả lời tức khắc, “Con muốn!”, cách dứt khoát; vậy mà lệnh truyền của Thiên Chúa cho Israel xưa rất rõ ràng là, “Hãy nên thánh vì Ta là Đấng thánh”. Buồn thay, với một số người, sự thánh thiện xem ra chẳng có gì hấp dẫn; đang khi sự lôi cuốn của trần tục, của cái ác lại quá quyến rũ dù bên ngoài, vẫn có những thách đố nào đó. Vậy đâu là câu trả lời của chúng ta khi nghe, “Con có muốn làm thánh không?”; hoặc “Con có biết ‘đường nên thánh’ là gì không?”. Chúa Giêsu sẽ chỉ ra điều đó.
Bắt đầu Tam Nhật Thánh, những ngày thánh thiện nhất trong năm của Giáo Hội. Hôm nay, chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu qua sự vinh hiển cuối cùng của Ngài khi Ngài mừng Lễ Vượt Qua với các môn đệ; sau đó, cùng vào Vườn Dầu, nơi Ngài bị nộp; ngày mai, cùng Ngài cất bước trên đường thập giá; và thứ Bảy, ngồi thờ lạy, lặng lẽ trước ngôi mộ khi cùng đợi chờ ngày Ngài Phục Sinh.
Tin Mừng hôm nay tường thuật điều đã xảy ra trong tiệc Vượt Qua ấy, bữa tiệc mà sách Xuất Hành chỉ dẫn tỉ mỉ cho tất cả con cái Israel mọi thời phải mừng cho đến muôn đời, “Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời”. Tối hôm ấy, “Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ”; đây là công việc của một nô lệ làm cho thân chủ của mình. Qua đó, Ngài trở nên kiểu mẫu của sự thánh thiện, Ngài chỉ ra ‘đường nên thánh’ thể hiện một cách sống động qua từng hành vi cử chỉ của Ngài, Đấng là Thiên Chúa Vũ Trụ, Đấng Tạo Hoá muôn loài, Con Đời Đời của Chúa Cha, Ngôi Hai của Ba Ngôi Chí Thánh, cũng là Đấng đã hạ mình mặc lấy hình hài một tôi tớ hèn hạ để rửa chân cho môn đồ.
Kiểu thức Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta là một ‘hành động tiên tri’; qua đó, Ngài cho biết, sự cao cả đích thực, tức là sự thánh thiện đích thực được tìm thấy trong chính sự khiêm nhường. Sự thánh thiện được nhận ra trong cuộc sống mỗi người khi chúng ta rời mắt khỏi chính mình, hướng nhìn người khác, yêu thương và phục vụ họ như những tôi tớ của họ; và đó là ‘đường nên thánh’.
Không ai trong chúng ta là Đấng Cứu Độ thế giới, ngoài một mình Chúa Giêsu, nhưng mỗi người có thể trở thành khí cụ cho hành vi cứu độ của Ngài. Khi đón nhận quà tặng Giêsu, đón nhận ơn gọi làm môn đệ Ngài, thì như Ngài, chúng ta hướng về người khác và hạ mình trước người khác; chúng ta giúp họ nhìn thấy tình yêu của chúng ta dành cho họ; đồng thời, giúp họ nhận ra phẩm giá cao quý của họ; chúng ta phục vụ họ với sự khiêm tốn và đặt họ lên trước mình. Được như thế, chúng ta sẽ có khả năng mời họ bắt chước chúng ta như chúng ta bắt chước Chúa Kitô, Đấng đã nói, “Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”. Như vậy, việc chúng ta bắt chước Chúa Giêsu là đi trên ‘đường nên thánh’ vốn sẽ là phương tiện để Chúa Giêsu mời gọi người khác cùng dõi theo Ngài.
Anh Chị em,
Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ cho đến cùng; Ngài cũng đã yêu thương chúng ta cho đến giọt máu và giọt nước cuối cùng. Ngài ước mong chúng ta noi gương Ngài mà yêu thương anh chị em mình đến cùng như Ngài. Đó là cúi xuống phục vụ trong khiêm tốn; nghĩa là chấp nhận chết đi cho cái tôi trịch thượng của mình, thôi bận tâm tới bản thân mà hướng về người khác. Trong những ngày Tam Nhật Thánh này, Chúa Giêsu tha thiết mong chờ chúng ta thực hiện điều đó ngay chính trong gia đình mình. Cha mẹ rửa chân cho con cái, con cái rửa chân cho cha mẹ; vợ chồng, con cái, anh chị em trong cộng đoàn rửa chân cho nhau; và mỗi ngày, Ngài cũng mong chờ chúng ta cúi xuống rửa chân cho chính Ngài vốn đang hiện thân trong những người nghèo khổ ngay hôm nay, bên cạnh chúng ta; và đó là ‘đường nên thánh’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, con tạ ơn Chúa đã làm người để chỉ cho con ‘đường làm con Chúa’, ‘đường nên thánh’. Xin cho con được say mê Chúa, ước ao nên giống Chúa, hầu đủ sức quên mình mà yêu thương phục vụ anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tam nhật Vượt qua Chúa yêu ta quá
Lm. Nguyễn Xuân Trường
02:11 01/04/2021
TAM NHẬT VƯỢT QUA CHÚA YÊU TA QUÁ
Thứ Năm Tiệc Ly, bằng tình yêu HẠ MÌNH, Chúa cúi xuống rửa chân các môn đệ, bằng tình yêu HẾT MÌNH, Chúa trao ban Mình Máu làm của ăn.
Thứ Sáu Thương Đau, bằng tình yêu HIẾN MÌNH, Chúa tự nguyện chịu chết cứu độ nhân loại.
Thứ Bảy Vọng Phục Sinh, bằng tình yêu HÓA MÌNH, Chúa phục sinh đem sự sống mới đời đời. Alleluia!
Thế nên, Tam Nhật Vượt Qua, Chúa mời gọi chúng ta sống bằng tình yêu vượt qua BẢN THÂN MÌNH để đến với Chúa và tha nhân. Amen.
Thứ Năm Tiệc Ly, bằng tình yêu HẠ MÌNH, Chúa cúi xuống rửa chân các môn đệ, bằng tình yêu HẾT MÌNH, Chúa trao ban Mình Máu làm của ăn.
Thứ Sáu Thương Đau, bằng tình yêu HIẾN MÌNH, Chúa tự nguyện chịu chết cứu độ nhân loại.
Thứ Bảy Vọng Phục Sinh, bằng tình yêu HÓA MÌNH, Chúa phục sinh đem sự sống mới đời đời. Alleluia!
Thế nên, Tam Nhật Vượt Qua, Chúa mời gọi chúng ta sống bằng tình yêu vượt qua BẢN THÂN MÌNH để đến với Chúa và tha nhân. Amen.
Bài giảng lễ đêm Vọng Phục sinh 2021
Lm Fr. Lê Văn la Vinh, OP
10:20 01/04/2021
Phụng vụ thứ Bảy Tuần thánh đêm nay được gọi tên là “Thánh lễ Vọng Phục Sinh” hay còn gọi là “Canh thức Vượt Qua”. Nhìn thấy tên gọi là chúng ta cũng phần nào hình dung ra được những nghi thức được cử hành trong đêm thánh này: “Vọng”, Chờ đợi sự Phục Sinh – “Canh thức”, thức để canh (chừng) biến cố Phục sinh.
Và trong lúc chờ đợi và thức để canh chừng biến cố Phục sinh của Chúa Kitô. Người ta cùng nhau kể lại những việc Chúa làm, những biến cố đã được Thiên Chúa thực hiện cho dân và nhắc nhớ những kỳ công mà Chúa làm để ban ơn cứu độ. Và nghi thức Phụng vụ đêm thứ Bảy Tuần Thánh cũng tái hiện lại điều này khi Giáo hội cho chúng ta nghe nhiều bài đọc sách thánh trong phần Phụng vụ Lời Chúa.
Qua các bài đọc sách thánh, chúng ta được nghe lại trình thuật sáng tạo, câu chuyện ông Abraham hiến tế Isaac, biến cố Xuất hành vượt qua Biển Đỏ, những lời khuyên dạy của các ngôn sứ để hướng dẫn dân chúng sống đạo, những thực hành đạo đức nơi cộng đồng con cái Israel… tất cả được trình bày lại (được kể lại) trong đêm nay như một lần nữa để cộng đoàn tín hữu chúng ta xác định lại những chân lý căn bản của đức tin Kitô giáo là: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, Thiên Chúa là Đấng Trung Tín, Ngài là sức mạnh để giải thoát chúng ta… và chúng ta phải có những cách sống, cách thực hành sao cho đẹp lòng Thiên Chúa và phù hợp với những huấn lệnh của Ngài. Và cao điểm của Phụng vụ đêm nay chính là lời hoan ca ALLELUIA – ALLELUIA công bố Tin Mừng Phục sinh của Chúa Kitô.
Các nghi thức diễn ra trong đêm Thứ Bảy Tuần Thánh hôm nay thật là phong phú và mang nhiều tính biểu tượng: làm phép lửa, rước nến Phục sinh, phụng vụ Lời Chúa, nghi thức làm phép nước, việc tuyên xưng đức tin của cả cộng đoàn phụng vụ với ngọn nến sáng trên tay… giúp cho người tín hữu có những cảm nghiệm, những suy niệm, những xác tín để nâng đỡ đức tin và cảm nhận được nhiều niềm vui trên bước đường theo Chúa Kitô.
Trong bài suy niệm này, chúng ta cùng nhau hướng tâm tình về nghi thức rước nến Phục sinh và việc chuyển cho nhau ánh sáng của Chúa Kitô (chuyền lửa) mà chúng ta thực hiện 2 lần trong đêm thánh này.
Chúa Kitô là ánh sáng, và ánh sáng xuất hiện thì bóng tối bị đẩy lui. Khi Chúa Kitô xuất hiện, thì ánh sáng và sự hiện diện của Ngài sẽ đẩy lui bóng tối của tội lỗi, của ác thần. Ánh sáng này, mỗi người Kitô hữu chúng ta đã được lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội. Từ đó, Chúa Kitô thắp sáng cuộc đời chúng ta và ánh sáng này soi dẫn cuộc đời chúng ta. Ánh sáng đó đêm nay lại được đốt lên và chúng ta cùng nhau đón nhận, chia sẻ ánh sáng đó cho người bên cạnh và cùng che chắn để bảo vệ ngọn lửa luôn được cháy sáng trên tay của mình.
Chúng ta là con cái ánh sáng, và ánh sáng này đã ngự trị trong cuộc đời chúng ta ngay khi Rửa tội. Ánh sáng này, chúng đã đón nhận từ Đức Kitô để Ngài ngự trị trong ta, Ngài chiếu sáng đời ta và Ngài soi dẫn bước đường ta đi.
Thiết nghĩ đêm nay cũng là cơ hội tốt để mỗi người chúng ta nhìn lại ánh sáng đời mình. Có ai đó trong chúng ta đã bị tắt mất ánh sáng đời mình chưa? Và chúng ta đã làm gì để bảo vệ (che chắn) ánh sáng của Chúa Kitô trong cuộc đời của mình? Chúng ta có biết chia sẻ ánh sáng Chúa Kitô cho người khác không? Chia sẻ bằng cách nào? Thiết nghĩ khi trả lời được những câu hỏi này là chúng ta đã và đang sống được một phần lớn ý nghĩa của Mầu nhiệm Phục sinh.
Trong bài đọc Tân Ước của nghi thức đêm nay, thánh Phao lô trong thư gởi tín hữu Roma có nói: “Vì được dìm vào cái chết của Người, chúng ta cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh quang của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới”. (Rm 6,4)
Đêm nay, chúng ta cần đáp lại lời mời gọi của Chúa để bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng cuộc sống mới mà Người mời gọi chúng ta là gì? Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng mọi thứ chúng ta đang trải nghiệm những ngày này sẽ sớm trôi qua, và chúng ta sẽ trở lại những thói quen cũ: vẫn công việc cũ, vẫn những con người cũ, những vấn đề cũ. Chúng ta không ngây thơ nghĩ rằng chỉ vì tham dự một vài nghi thức và cầu nguyện nhiều hơn một chút mà hoàn cảnh chung quanh ta sẽ thay đổi.
Vậy cuộc sống mới ấy là gì? Thưa đó là ánh sáng đức tin, được làm sống động bởi đức ái và duy trì bởi đức cậy, tràn ngập cuộc sống chúng ta. Niềm xác tín mà đức tin mang lại cho phép giúp chúng ta nhìn mọi thứ dưới một ánh sáng mới. Và tất cả mọi thứ, trong khi vẫn y như trước, sẽ trở nên khác đi, bởi vì đó là biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa. Bằng đức tin, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đang ở bên cạnh ta trong cuộc sống hằng ngày, Người giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Và rồi chúng ta vẫn làm những công việc cũ, nhưng với tình yêu dành cho Thiên Chúa và tinh thần phục vụ; chúng ta sẽ chiến đấu chống lại những lối mòn trong tương quan với người khác, và với sự sáng tạo của đức ái, chúng ta sẽ tìm ra những cách thức mới để làm cho cuộc sống của tha nhân được hạnh phúc; và chúng ta biết ơn vì những đào tạo Kitô giáo mà chúng ta đã được lãnh nhận và cố gắng nắm bắt cách trọn vẹn hơn trong ánh sáng mới.
Mong sao cho các Kitô hữu chúng ta luôn ý thức để giữ mãi con người này, cuộc sống này. Con người đã được ánh sáng của Chúa Kitô Phục sinh chiếu sáng, nhờ ánh sáng này, cuộc sống của chúng ta triển nở hơn, tươi mới hơn, “linh thánh” hơn trong đời sống hàng ngày; và một cuộc sống “có lửa” để chúng ta có thể “chuyền lửa” cho anh chị em chúng ta trong cách sống hàng ngày của mình.
Chúng ta là những người đang sống một đời sống mới trong Chúa Kitô. Xác tín như vậy để chúng ta có cái nhìn mới, cách sống mới, hành động mới trong cuộc sống và trong những công việc thường ngày của mình.
Chúa nay thực đã Phục Sinh Alleluia – alleluia. Ngài từ trong kẻ chết sống lại ALLELUIA, ALLELUIA.
Chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi người. AMEN
Lm Fr. Lê Văn la Vinh, OP
Và trong lúc chờ đợi và thức để canh chừng biến cố Phục sinh của Chúa Kitô. Người ta cùng nhau kể lại những việc Chúa làm, những biến cố đã được Thiên Chúa thực hiện cho dân và nhắc nhớ những kỳ công mà Chúa làm để ban ơn cứu độ. Và nghi thức Phụng vụ đêm thứ Bảy Tuần Thánh cũng tái hiện lại điều này khi Giáo hội cho chúng ta nghe nhiều bài đọc sách thánh trong phần Phụng vụ Lời Chúa.
Qua các bài đọc sách thánh, chúng ta được nghe lại trình thuật sáng tạo, câu chuyện ông Abraham hiến tế Isaac, biến cố Xuất hành vượt qua Biển Đỏ, những lời khuyên dạy của các ngôn sứ để hướng dẫn dân chúng sống đạo, những thực hành đạo đức nơi cộng đồng con cái Israel… tất cả được trình bày lại (được kể lại) trong đêm nay như một lần nữa để cộng đoàn tín hữu chúng ta xác định lại những chân lý căn bản của đức tin Kitô giáo là: Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, Thiên Chúa là Đấng Trung Tín, Ngài là sức mạnh để giải thoát chúng ta… và chúng ta phải có những cách sống, cách thực hành sao cho đẹp lòng Thiên Chúa và phù hợp với những huấn lệnh của Ngài. Và cao điểm của Phụng vụ đêm nay chính là lời hoan ca ALLELUIA – ALLELUIA công bố Tin Mừng Phục sinh của Chúa Kitô.
Các nghi thức diễn ra trong đêm Thứ Bảy Tuần Thánh hôm nay thật là phong phú và mang nhiều tính biểu tượng: làm phép lửa, rước nến Phục sinh, phụng vụ Lời Chúa, nghi thức làm phép nước, việc tuyên xưng đức tin của cả cộng đoàn phụng vụ với ngọn nến sáng trên tay… giúp cho người tín hữu có những cảm nghiệm, những suy niệm, những xác tín để nâng đỡ đức tin và cảm nhận được nhiều niềm vui trên bước đường theo Chúa Kitô.
Trong bài suy niệm này, chúng ta cùng nhau hướng tâm tình về nghi thức rước nến Phục sinh và việc chuyển cho nhau ánh sáng của Chúa Kitô (chuyền lửa) mà chúng ta thực hiện 2 lần trong đêm thánh này.
Chúa Kitô là ánh sáng, và ánh sáng xuất hiện thì bóng tối bị đẩy lui. Khi Chúa Kitô xuất hiện, thì ánh sáng và sự hiện diện của Ngài sẽ đẩy lui bóng tối của tội lỗi, của ác thần. Ánh sáng này, mỗi người Kitô hữu chúng ta đã được lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội. Từ đó, Chúa Kitô thắp sáng cuộc đời chúng ta và ánh sáng này soi dẫn cuộc đời chúng ta. Ánh sáng đó đêm nay lại được đốt lên và chúng ta cùng nhau đón nhận, chia sẻ ánh sáng đó cho người bên cạnh và cùng che chắn để bảo vệ ngọn lửa luôn được cháy sáng trên tay của mình.
Chúng ta là con cái ánh sáng, và ánh sáng này đã ngự trị trong cuộc đời chúng ta ngay khi Rửa tội. Ánh sáng này, chúng đã đón nhận từ Đức Kitô để Ngài ngự trị trong ta, Ngài chiếu sáng đời ta và Ngài soi dẫn bước đường ta đi.
Thiết nghĩ đêm nay cũng là cơ hội tốt để mỗi người chúng ta nhìn lại ánh sáng đời mình. Có ai đó trong chúng ta đã bị tắt mất ánh sáng đời mình chưa? Và chúng ta đã làm gì để bảo vệ (che chắn) ánh sáng của Chúa Kitô trong cuộc đời của mình? Chúng ta có biết chia sẻ ánh sáng Chúa Kitô cho người khác không? Chia sẻ bằng cách nào? Thiết nghĩ khi trả lời được những câu hỏi này là chúng ta đã và đang sống được một phần lớn ý nghĩa của Mầu nhiệm Phục sinh.
Trong bài đọc Tân Ước của nghi thức đêm nay, thánh Phao lô trong thư gởi tín hữu Roma có nói: “Vì được dìm vào cái chết của Người, chúng ta cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh quang của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới”. (Rm 6,4)
Đêm nay, chúng ta cần đáp lại lời mời gọi của Chúa để bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng cuộc sống mới mà Người mời gọi chúng ta là gì? Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng mọi thứ chúng ta đang trải nghiệm những ngày này sẽ sớm trôi qua, và chúng ta sẽ trở lại những thói quen cũ: vẫn công việc cũ, vẫn những con người cũ, những vấn đề cũ. Chúng ta không ngây thơ nghĩ rằng chỉ vì tham dự một vài nghi thức và cầu nguyện nhiều hơn một chút mà hoàn cảnh chung quanh ta sẽ thay đổi.
Vậy cuộc sống mới ấy là gì? Thưa đó là ánh sáng đức tin, được làm sống động bởi đức ái và duy trì bởi đức cậy, tràn ngập cuộc sống chúng ta. Niềm xác tín mà đức tin mang lại cho phép giúp chúng ta nhìn mọi thứ dưới một ánh sáng mới. Và tất cả mọi thứ, trong khi vẫn y như trước, sẽ trở nên khác đi, bởi vì đó là biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa. Bằng đức tin, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đang ở bên cạnh ta trong cuộc sống hằng ngày, Người giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Và rồi chúng ta vẫn làm những công việc cũ, nhưng với tình yêu dành cho Thiên Chúa và tinh thần phục vụ; chúng ta sẽ chiến đấu chống lại những lối mòn trong tương quan với người khác, và với sự sáng tạo của đức ái, chúng ta sẽ tìm ra những cách thức mới để làm cho cuộc sống của tha nhân được hạnh phúc; và chúng ta biết ơn vì những đào tạo Kitô giáo mà chúng ta đã được lãnh nhận và cố gắng nắm bắt cách trọn vẹn hơn trong ánh sáng mới.
Mong sao cho các Kitô hữu chúng ta luôn ý thức để giữ mãi con người này, cuộc sống này. Con người đã được ánh sáng của Chúa Kitô Phục sinh chiếu sáng, nhờ ánh sáng này, cuộc sống của chúng ta triển nở hơn, tươi mới hơn, “linh thánh” hơn trong đời sống hàng ngày; và một cuộc sống “có lửa” để chúng ta có thể “chuyền lửa” cho anh chị em chúng ta trong cách sống hàng ngày của mình.
Chúng ta là những người đang sống một đời sống mới trong Chúa Kitô. Xác tín như vậy để chúng ta có cái nhìn mới, cách sống mới, hành động mới trong cuộc sống và trong những công việc thường ngày của mình.
Chúa nay thực đã Phục Sinh Alleluia – alleluia. Ngài từ trong kẻ chết sống lại ALLELUIA, ALLELUIA.
Chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi người. AMEN
Lm Fr. Lê Văn la Vinh, OP
Nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4 cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
18:42 01/04/2021
Video sẽ bắt đầu từ 3g chiều Melbourne hay 12g trưa ngày 02-April-2021 theo giờ Việt Nam
BÀI ĐỌC I: Is 52, 13 – 53, 12
“Người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta”.
(Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Này tôi tớ Ta sẽ được cao minh, sẽ vinh thăng tấn phát, cao cả tuyệt vời. Cũng như nhiều người đã kinh ngạc, vì thấy người tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan người cũng không còn nữa, cũng thế, muôn dân sẽ sửng sốt, các vua không còn biết nói chi trước mặt người. Vì họ sẽ thấy việc chưa ai kể cho mình, sẽ biết điều mình chưa hề được nghe.
Ai mà tin được điều chúng ta nghe? Và Chúa đã tỏ ra sức mạnh cho ai? Người sẽ lớn lên trước mặt Ngài như một chồi non, như một rễ cây, tự đất khô khan. Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.
Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta.
Người hiến thân vì người tình nguyện và không mở miệng như con chiên bị đem đi giết, và như chiên non trước mặt người xén lông, người thinh lặng chẳng hé môi. Do cưỡng bách và án lệnh, người đã bị tiêu diệt; ai sẽ còn kể đến dòng dõi người nữa, bởi vì người đã bị khai trừ khỏi đất người sống; vì tội lỗi dân Ta, Ta đánh phạt người. Người ta định đặt mồ người giữa những kẻ gian ác, nhưng khi chết, người được chôn giữa kẻ giàu sang, mặc dầu người đã không làm chi bất chánh, và miệng người không nói lời gian dối. Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ.
Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ. Bởi đó, Ta trao phó nhiều dân cho người, người sẽ chia chiến lợi phẩm với người hùng mạnh. Bởi vì người đã hiến thân chịu chết và đã bị liệt vào hàng phạm nhân, người đã mang lấy tội của nhiều người, và đã cầu bầu cho các phạm nhân.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 30, 2 và 6. 12-13. 15-16. 17 và 25
Đáp: Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha (Lc 23, 46).
1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con muôn đời tủi hổ, vì đức công minh Ngài, xin cứu chữa con! Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa, lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con.
2) Con trở nên đồ ô nhục đối với những người thù, nên trò cười cho khách lân bang, và mối lo sợ cho người quen biết; gặp con ngoài đường, họ tránh xa con. Con bị người ta quên, không để ý tới, dường như đã chết, con đã trở nên như cái bình bị vỡ tan.
3) Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại.
4) Xin cho tôi tớ Chúa được thấy long nhan dịu hiền, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa. Lòng chư vị hãy can trường mạnh bạo, hết thảy chư vị là người cậy trông ở Chúa.
BÀI ĐỌC II: Dt 4, 14-16; 5, 7-9
“Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”.
Trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, chúng ta có một thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.
Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người. Đó là lời Chúa.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Pl 2, 8-9
Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
PHÚC ÂM: Ga 18, 1 – 19, 42
“Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.
Bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi với môn đệ sang qua suối Xêrông, ở đó có một khu vườn, Người vào đó cùng với các môn đệ. Giuđa, tên phản bội, đã biết rõ nơi đó, vì Chúa Giêsu thường đến đấy với các môn đệ. Nên Giuđa dẫn tới một toán quân cùng với vệ binh do các thượng tế và biệt phái cấp cho, nó đến đấy với đèn đuốc và khí giới. Chúa Giêsu đã biết mọi sự sẽ xảy đến cho Mình, nên Người tiến ra và hỏi chúng: “Các ngươi tìm ai?” C. Chúng thưa lại: S. “Giêsu Nadarét”. C. Chúa Giêsu bảo: “Ta đây”. C. Giuđa là kẻ định nộp Người cũng đứng đó với bọn chúng. Nhưng khi Người vừa nói “Ta đây”, bọn chúng giật lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi chúng: “Các ngươi tìm ai?” C. Chúng thưa: S. “Giêsu Nadarét”. C. Chúa Giêsu đáp lại: “Ta đã bảo các ngươi rằng Ta đây! Vậy nếu các ngươi tìm bắt Ta, thì hãy để cho những người này đi”. C. Như thế là trọn lời đã nói: Con chẳng để mất người nào trong những kẻ Cha đã trao phó cho Con. Bấy giờ Simon Phêrô có sẵn thanh gươm, liền rút ra đánh tên đầy tớ vị thượng tế, chém đứt tai bên phải. Đầy tớ ấy tên là Mancô. Nhưng Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén Cha Ta đã trao lẽ nào Ta không uống!” C. Bấy giờ, toán quân, trưởng toán và vệ binh của người Do-thái bắt Chúa Giêsu trói lại, và điệu Người đến nhà ông Anna trước, vì ông là nhạc phụ của Caipha đương làm thượng tế năm ấy. Chính Caipha là người đã giúp ý kiến này cho người Do-thái: để một người chết thay cho cả dân thì lợi hơn. Còn Phêrô và môn đệ kia vẫn theo Chúa Giêsu. Môn đệ sau này quen vị thượng tế nên cùng với Chúa Giêsu vào trong sân vị thượng tế, còn Phêrô đứng lại ngoài cửa. Vì thế, môn đệ kia là người quen với vị thượng tế, nên đi ra nói với người giữ cửa và dẫn Phêrô vào. Cô nữ tì gác cửa liền bảo Phêrô: S. “Có phải ông cũng là môn đệ của người đó không?” C. Ông đáp: S. “Tôi không phải đâu”. C. Đám thủ hạ và vệ binh có nhóm một đống lửa và đứng đó mà sưởi vì trời lạnh, Phêrô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế hỏi Chúa Giêsu về môn đệ và giáo lý của Người. Chúa Giêsu đáp: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ, Tôi thường giảng dạy tại hội đường và trong đền thờ, nơi mà các người Do-thái thường tụ họp, Tôi không nói chi thầm lén cả. Tại sao ông lại hỏi Tôi? Ông cứ hỏi những người đã nghe Tôi về những điều Tôi đã giảng dạy. Họ đã quá rõ điều Tôi nói”. C. Nghe vậy, một tên vệ binh đứng đó vả mặt Chúa Giêsu mà nói: S. “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư”. C. Chúa Giêsu đáp: “Nếu Ta nói sai, hãy chứng minh điều sai đó; mà nếu Ta nói phải, thì tại sao anh lại đánh Ta?” C. Rồi Anna cho giải Người vẫn bị trói đến cùng vị thượng tế Caipha. Lúc ấy Phêrô đang đứng sưởi. Họ bảo ông: S. “Có phải ông cũng là môn đệ người đó không?” C. Ông chối và nói: S. “Tôi không phải đâu”. C. Một tên thủ hạ của vị thượng tế, có họ với người bị Phêrô chém đứt tai, cãi lại rằng: S. “Tôi đã chẳng thấy ông ở trong vườn cùng với người đó sao?” C. Phêrô lại chối nữa, và ngay lúc đó gà liền gáy.
Bấy giờ họ điệu Chúa Giêsu từ nhà Caipha đến pháp đình. Lúc đó tảng sáng và họ không vào pháp đình để khỏi bị nhơ bẩn và để có thể ăn Lễ Vượt Qua. Lúc ấy Philatô ra ngoài để gặp họ và nói: S. “Các ngươi tố cáo người này về điều gì”. C. Họ đáp: S. “Nếu hắn không phải là tay gian ác, chúng tôi đã không nộp cho quan”. C. Philatô bảo họ: S. “Các ông cứ bắt và xét xử theo luật của các ông”. C. Nhưng người Do-thái đáp lại: S. “Chúng tôi chẳng có quyền giết ai cả”. C. Thế mới ứng nghiệm lời Chúa Giêsu đã nói trước: Người sẽ phải chết cách nào. Bấy giờ Philatô trở vào pháp đình gọi Chúa Giêsu đến mà hỏi: S. “Ông có phải là Vua dân Do-thái không?” C. Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?” C. Philatô đáp: S. “Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?” C. Chúa Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng nước tôi không thuộc chốn này”. C. Philatô hỏi lại: S. “Vậy ông là Vua ư?” C. Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng tôi”. C. Philatô bảo Người: S. “Chân lý là cái gì?” C. Nói lời này xong, ông lại ra gặp người Do-thái và bảo họ: S. “Ta không thấy nơi người này có lý do để khép án. Nhưng theo tục lệ các ngươi, ta sẽ phóng thích cho các ngươi một tù nhân vào dịp Lễ Vượt Qua. Vậy các ngươi có muốn ta phóng thích Vua Do-thái cho các ngươi chăng?” C. Họ liền la lên: S. “Không phải tên đó, nhưng là Baraba”. C. Baraba là một tên cướp. Bấy giờ Philatô truyền đem Chúa Giêsu đi mà đánh đòn Người. Binh sĩ kết một triều thiên bằng gai nhọn đội lên đầu Người và nói: S. “Tâu Vua Do-thái!” C. Và vả mặt Người. Philatô lại ra ngoài và nói: S. “Đây ta cho dẫn người ấy ra ngoài cho các ngươi để các ngươi biết rằng ta không thấy nơi người ấy một lý do để kết án”. C. Bấy giờ Chúa Giêsu đi ra, đội mão gai và khoác áo đỏ. Philatô bảo họ: S. “Này là Người”. C. Vừa thấy Người, các thượng tế và vệ binh liền la to: S. “Đóng đinh nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào thập giá!” C. Philatô bảo họ: S. “Đấy các ngươi cứ bắt và đóng đinh ông vào thập giá, phần ta, ta không thấy lý do nào kết tội ông”. C. Người Do-thái đáp lại: S. “Chúng tôi đã có luật, và theo luật đó nó phải chết, vì nó tự xưng là Con Thiên Chúa”. C. Nghe lời đó Philatô càng hoảng sợ hơn. Ông trở vào pháp đình và nói với Chúa Giêsu: S. “Ông ở đâu đến?” C. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại câu nào. Bấy giờ Philatô bảo Người: S. “Ông không nói với ta ư? Ông không biết rằng ta có quyền đóng đinh ông vào thập giá và cũng có quyền tha ông sao?” C. Chúa Giêsu đáp: “Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho, vì thế nên kẻ nộp tôi cho quan, mắc tội nặng hơn”. C. Từ lúc đó Philatô tìm cách tha Người. Nhưng người Do-thái la lên: S. “Nếu quan tha cho nó, quan không phải là trung thần của Xêsa, vì ai xưng mình là vua, kẻ đó chống lại Xêsa”. C. Philatô vừa nghe lời đó, liền cho điệu Chúa Giêsu ra ngoài rồi ông lên ngồi toà xử, nơi gọi là Nền đá, tiếng Do-thái gọi là Gabbatha. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu ngày chuẩn bị Lễ Vượt Qua. Philatô bảo dân: S. “Đây là vua các ngươi”. C. Nhưng họ càng la to: S. “Giết đi! Giết đi! Đóng đinh nó đi!” C. Philatô nói: S. “Ta đóng đinh vua các ngươi ư?” C. Các thượng tế đáp: S. “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xêsa”. C. Bấy giờ quan giao Người cho họ đem đóng đinh.
Vậy họ điệu Chúa Giêsu đi. Và chính Người vác thập giá đến nơi kia gọi là Núi Sọ, tiếng Do-thái gọi là Golgotha. Ở đó họ đóng đinh Người trên thập giá cùng với hai người khác nữa: mỗi người một bên, còn Chúa Giêsu thì ở giữa. Philatô cũng viết một tấm bảng và sai đóng trên thập giá. Bảng mang những hàng chữ này: “Giêsu, Nadarét, vua dân Do-thái”. Nhiều người Do-thái đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh thì gần thành phố, mà bảng viết thì bằng tiếng Do-thái, Hy-lạp và La-tinh. Vì thế các thượng tế đến thưa với Philatô: S. Xin đừng viết “Vua dân Do Thái”, nhưng nên viết: “Người này đã nói: ‘Ta là vua dân Do-thái'”. C. Philatô đáp: S. “Điều ta đã viết là đã viết”. C. Khi quân lính đã đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo Người chia làm bốn phần cho mỗi người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên xuống dưới. Họ bảo nhau: S. “Chúng ta đừng xé áo này, nhưng hãy rút thăm xem ai được thì lấy”. C. Hầu ứng nghiệm lời Kinh Thánh: “Chúng đã chia nhau các áo Ta và đã rút thăm áo dài của Ta”. Chính quân lính đã làm điều đó.
Đứng gần thập giá Chúa Giêsu, lúc đó có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Hỡi Bà, này là con Bà”. C. Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. C. Và từ giờ đó môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình. Sau đó, vì biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa Giêsu nói: “Ta khát!” C. Ở đó có một bình đầy dấm. Họ liền lấy miếng bông biển thấm đầy dấm cắm vào đầu ngành cây hương thảo đưa lên miệng Người. Khi đã nếm dấm rồi, Chúa Giêsu nói: “Mọi sự đã hoàn tất”. C. Và Người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.
(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)
Hôm đó là ngày chuẩn bị lễ: để tội nhân khỏi treo trên thập giá trong ngày Sabbat, vì ngày Sabbat là ngày đại lễ, nên người Do-thái xin Philatô cho đánh dập ống chân tội nhân và cho cất xác xuống. Quân lính đến đánh dập ống chân của người thứ nhất và người thứ hai cùng chịu treo trên thập giá với Người. Nhưng lúc họ đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Kẻ đã xem thấy thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cho các người cũng tin nữa. Những sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: “Người ta sẽ không đánh dập một cái xương nào của Người”. Lời Kinh Thánh khác rằng: “Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm thâu qua”.
Sau đó, Giuse người xứ Arimathia, môn đệ Chúa Giêsu, nhưng thầm kín vì sợ người Do-thái, xin Philatô cho phép cất xác Chúa Giêsu. Philatô cho phép. Và ông đến cất xác Chúa Giêsu. Nicôđêmô cũng đến, ông là người trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông đem theo chừng một trăm cân mộc dược trộn lẫn với trầm hương. Họ lấy xác Chúa Giêsu và lấy khăn bọc lại cùng với thuốc thơm theo tục khâm liệm người Do-thái. Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có cái vườn và trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Vì là ngày chuẩn bị lễ của người Do-thái và ngôi mộ lại rất gần, nên họ đã mai táng Chúa Giêsu trong mộ đó. Đó là lời Chúa.
Chiêm ngắm mầu nhiệm tự hủy
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:43 01/04/2021
THỨ BẢY TUẦN THÁNH
CHIÊM NGẮM MẦU NHHIỆM TỰ HỦY
Thứ bảy Thánh, Đấng là Ngôi Lời làm người đã ngủ yên trong mồ. Chiêm ngắm hình ảnh Đấng Cứu Chuộc chôn vùi xác thân, chúng ta nghe rõ mồn một lời bài ca về sự tự hủy. Bài ca như sau:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-7).
Chúa Kitô, vâng lệnh Chúa Cha, vì phần rỗi đời đời của chúng ta, tự hủy chính mình nên nguồn sống cho chúng ta.
Thân phận nô lệ, hiện thân của sự thất bại thảm hại mà Ađam đã gieo rắc cho mình và cho muôn thế hệ, lại được Con Thiên Chúa chọn như một phương cách cần thiết cho sự cứu độ. Vì thế, nơi Chúa đối lập hoàn toàn với Ađam:
- Bởi trong khi Ađam chỉ là loài được tạo dựng lại muốn vươn lên chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mình. Còn Chúa Giêsu Kitô, Đấng là chính Thiên Chúa, lại hóa thân trong kiếp phàm nhân.
- Trong khi Ađam phải là kẻ hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa, thì chính sự bất tuân phục của ông mở lối cho tội lỗi và sự chết xâm nhập trần thế.
Còn Chúa Giêsu Kitô, do tình yêu thương xót lớn lao, đã tự hạ và hủy mình mang kiếp nô lệ. Nhờ đó, Chúa chạm tới cùng đích của thân phận thụ tạo.
Không chỉ thế, “Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 8). Tình yêu thương xót của Chúa Kitô trao cho nhân loại ơn giải thoát, đưa họ tiến về sự sống, đạt tới đỉnh cao của ơn được làm con Thiên Chúa như chính Chúa.
- Trong khi Ađam tìm cách vượt thoát Thiên Chúa, cũng có nghĩa là tự tách mình khỏi ảnh hưởng và khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu Kitô lại đến trú ngụ giữa trần thế, hòng tuôn đổ tình yêu cho thế giới, đưa con người về lại trong tầm ảnh hưởng của Thiên Chúa.
- Ađam đang sống trong sự sống của Thiên Chúa, nhưng dại dột để cái chết chiếm lấy mình, thì Chúa Giêsu Kitô lại bước vào cái chết, dùng chính sự chết ấy hủy diệt cái chết của con người, đưa con người về lại sự sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô vâng phục Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Chúa trở thành nguyên nhân ơn cứu độ của cả loài người. Chúa chiến thắng sự yếu đuối của xác phàm, sự yếu đuối mà xưa đã đốn ngã Ađam hết sức thảm bại.
Thứ bảy Thánh, Đấng Cứu Chuộc ngủ yên trong mồ. Đó là tất cả tình yêu tự hạ vì xót thương mà Thiên Chúa không bao giờ tiếc để ban phát cho ta.
Vì thế, thứ bảy Thánh, chiêm ngắm Chúa của mình lặng yên, từng người phải biết quyết tâm sống đúng ơn gọi làm con của Thiên Chúa như Chúa.
Chúng ta là họa ảnh của Chúa Giêsu Kitô. Họa ảnh không được khác chủ thể của nó. Họa ảnh mà khác chủ thể, không là họa ảnh của chủ thể. Họa ảnh mà khác chủ thể, nó chỉ là dị ảnh, lệch chuẩn, sản phẩm sai. Mà đã dị, đã lệch, đã sai, chắc chắn sẽ xấu, sẽ chỉ là thứ tầm thường, có khi phải vứt bỏ.
Chúa Giêsu Kitô từng chỉ trích lối sống mang danh Kitô hữu mà không thực chất Kitô hữu. Chúa gọi là giả hình. Chúa nói nặng: “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23, 27-28).
Lối sống giả hình không bao giờ có lợi cho ai, có khi còn rất nguy hiểm, vì nó che đậy biết bao nhiêu sự xấu, sự dữ. Nếu sự dữ, sự xấu mà được che đậy, được ấp ủ thì nguy hiểm vô cùng. Bởi sẽ có lúc nó bùng phát.
Thà đừng là Kitô hữu, còn hơn là Kitô hữu mà chẳng bao giờ biết hy sinh, chẳng bao giời ý thức mầu nhiệm tự hủy để trao ban chính mình như tặng phẩm của tình yêu gởi đến anh chị em quanh mình.
Có một lời kinh sống cùng Hội Thánh, đơn sơ, sâu sắc, “Kinh Hòa Bình”. Lời kinh mà ai nghiền ngẫm và sống đúng, vừa trở nên tặng phẩm tuyệt vời cho trần gian, vừa đem lại bình an, hạnh phúc cho chính người dâng tặng:“Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người....”.
Thứ bảy Thánh, chiêm ngắm sự tự hủy vì lòng thương xót của Thiên Chúa, ta hãy ca vang Kinh Hòa Bình, biến nó thành lời cầu xin Chúa ban ơn giúp sức để sống chứng tá cho mầu nhiệm tự hủy, chứng tá cho tình yêu thương xót.
CHIÊM NGẮM MẦU NHHIỆM TỰ HỦY
Thứ bảy Thánh, Đấng là Ngôi Lời làm người đã ngủ yên trong mồ. Chiêm ngắm hình ảnh Đấng Cứu Chuộc chôn vùi xác thân, chúng ta nghe rõ mồn một lời bài ca về sự tự hủy. Bài ca như sau:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-7).
Chúa Kitô, vâng lệnh Chúa Cha, vì phần rỗi đời đời của chúng ta, tự hủy chính mình nên nguồn sống cho chúng ta.
Thân phận nô lệ, hiện thân của sự thất bại thảm hại mà Ađam đã gieo rắc cho mình và cho muôn thế hệ, lại được Con Thiên Chúa chọn như một phương cách cần thiết cho sự cứu độ. Vì thế, nơi Chúa đối lập hoàn toàn với Ađam:
- Bởi trong khi Ađam chỉ là loài được tạo dựng lại muốn vươn lên chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mình. Còn Chúa Giêsu Kitô, Đấng là chính Thiên Chúa, lại hóa thân trong kiếp phàm nhân.
- Trong khi Ađam phải là kẻ hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa, thì chính sự bất tuân phục của ông mở lối cho tội lỗi và sự chết xâm nhập trần thế.
Còn Chúa Giêsu Kitô, do tình yêu thương xót lớn lao, đã tự hạ và hủy mình mang kiếp nô lệ. Nhờ đó, Chúa chạm tới cùng đích của thân phận thụ tạo.
Không chỉ thế, “Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 8). Tình yêu thương xót của Chúa Kitô trao cho nhân loại ơn giải thoát, đưa họ tiến về sự sống, đạt tới đỉnh cao của ơn được làm con Thiên Chúa như chính Chúa.
- Trong khi Ađam tìm cách vượt thoát Thiên Chúa, cũng có nghĩa là tự tách mình khỏi ảnh hưởng và khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu Kitô lại đến trú ngụ giữa trần thế, hòng tuôn đổ tình yêu cho thế giới, đưa con người về lại trong tầm ảnh hưởng của Thiên Chúa.
- Ađam đang sống trong sự sống của Thiên Chúa, nhưng dại dột để cái chết chiếm lấy mình, thì Chúa Giêsu Kitô lại bước vào cái chết, dùng chính sự chết ấy hủy diệt cái chết của con người, đưa con người về lại sự sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô vâng phục Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Chúa trở thành nguyên nhân ơn cứu độ của cả loài người. Chúa chiến thắng sự yếu đuối của xác phàm, sự yếu đuối mà xưa đã đốn ngã Ađam hết sức thảm bại.
Thứ bảy Thánh, Đấng Cứu Chuộc ngủ yên trong mồ. Đó là tất cả tình yêu tự hạ vì xót thương mà Thiên Chúa không bao giờ tiếc để ban phát cho ta.
Vì thế, thứ bảy Thánh, chiêm ngắm Chúa của mình lặng yên, từng người phải biết quyết tâm sống đúng ơn gọi làm con của Thiên Chúa như Chúa.
Chúng ta là họa ảnh của Chúa Giêsu Kitô. Họa ảnh không được khác chủ thể của nó. Họa ảnh mà khác chủ thể, không là họa ảnh của chủ thể. Họa ảnh mà khác chủ thể, nó chỉ là dị ảnh, lệch chuẩn, sản phẩm sai. Mà đã dị, đã lệch, đã sai, chắc chắn sẽ xấu, sẽ chỉ là thứ tầm thường, có khi phải vứt bỏ.
Chúa Giêsu Kitô từng chỉ trích lối sống mang danh Kitô hữu mà không thực chất Kitô hữu. Chúa gọi là giả hình. Chúa nói nặng: “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23, 27-28).
Lối sống giả hình không bao giờ có lợi cho ai, có khi còn rất nguy hiểm, vì nó che đậy biết bao nhiêu sự xấu, sự dữ. Nếu sự dữ, sự xấu mà được che đậy, được ấp ủ thì nguy hiểm vô cùng. Bởi sẽ có lúc nó bùng phát.
Thà đừng là Kitô hữu, còn hơn là Kitô hữu mà chẳng bao giờ biết hy sinh, chẳng bao giời ý thức mầu nhiệm tự hủy để trao ban chính mình như tặng phẩm của tình yêu gởi đến anh chị em quanh mình.
Có một lời kinh sống cùng Hội Thánh, đơn sơ, sâu sắc, “Kinh Hòa Bình”. Lời kinh mà ai nghiền ngẫm và sống đúng, vừa trở nên tặng phẩm tuyệt vời cho trần gian, vừa đem lại bình an, hạnh phúc cho chính người dâng tặng:“Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người....”.
Thứ bảy Thánh, chiêm ngắm sự tự hủy vì lòng thương xót của Thiên Chúa, ta hãy ca vang Kinh Hòa Bình, biến nó thành lời cầu xin Chúa ban ơn giúp sức để sống chứng tá cho mầu nhiệm tự hủy, chứng tá cho tình yêu thương xót.
Vang vọng trong suốt cuộc đời
Lm. Minh Anh
22:48 01/04/2021
VANG VỌNG TRONG SUỐT CUỘC ĐỜI
“Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”.
Nhà thờ ‘cẩm thạch’ Milan nổi tiếng với ba dòng chữ ở ba ô cửa. Ô thứ nhất, với một vòng hoa hồng, “Tất cả những gì làm hài lòng chỉ là tạm thời!”; ô thứ hai, với một cây thánh giá, “Tất cả những gì gây phiền nhiễu chỉ là phút chốc!”; và ô cửa chính, “Chỉ ‘Vĩnh Cửu’ mới là quan trọng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời cầu nguyện cuối cùng của Chúa Giêsu chiều thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên cũng nói về một điều gì đó quan trọng, đó là ‘Vĩnh Cửu’; đúng hơn, một Đấng Vĩnh Cửu, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Đây là một trong những lời cầu nguyện sâu sắc nhất, có sức biến đổi nhất mà chúng ta có thể lặp lại chiều nay và suốt cả cuộc đời. Tất nhiên, lời Thánh Vịnh 30 này đã được Chúa Giêsu thưa lên khi Ngài đang lơ lửng giữa trời và đất lúc sắp ‘sinh thì’; tuy nhiên, đó cũng là lời đã ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ trần thế của Ngài, và nó sẽ tiếp tục vang vọng mãi từ trái tim thần linh của Ngài trên chốn cửu trùng đến tận vĩnh cửu, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”.
Hãy sống lại giây phút Chúa Giêsu giẫy giụa trên thập giá, Ngài cô đơn làm sao! Ngước mắt nhìn xuống, Ngài chỉ thẩy những bàn tay chỉ trỏ, hằm hè giáo mác; ngước mắt nhìn ngang, Ngài thấy những cánh tay của tên trộm dữ vùng vằng; ngước mắt nhìn lên, Ngài không thấy tay Cha đâu cả! Thế nhưng, Ngài vẫn xác tín Cha đang hiện diện, Cha đang chứng kiến, Cha đang cùng chịu sỉ nhục, chịu đau đớn với Con. Và điều này quả đã được chứng thực trong suốt cuộc khổ nạn; bằng chứng là, chúng ta không hề nghe Ngài mở miệng kêu than, “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” như bài đọc Isaia hôm nay nói đến. Bởi lẽ, Ngài đang trò chuyện với Cha, ‘Cha ơi, cuộc sống dương thế của con sắp kết thúc, ý Cha đã trọn, sứ mạng con nay hoàn tất; xin Cha đón lấy linh hồn con’, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Vì thế, với Chúa Giêsu, lời nguyện phó thác này là lời ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ của Ngài từ trần thế cho đến cõi thiên đàng.
Chúng ta hãy tưởng tượng phản ứng Chúa Cha dành cho Chúa Con khi từ thập giá, Con của Ngài đã thốt lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Dẫu câu trả lời của Chúa Cha không được Thánh Kinh ghi lại, nhưng chúng ta có thể tin chắc, câu trả lời của Cha, Đấng Vĩnh Cửu, là phản hồi của một tiếp nhận hoàn toàn có đi có lại. Qua lời cầu nguyện đó, Cha Vĩnh Cửu đón nhận Con Vĩnh Cửu và chấp nhận sự hy sinh cuối cùng của Con, những hy sinh sau hết trên trần gian để cứu rỗi nhân loại; và sau đó, Chúa Cha đáp trả một cách có đi có lại bằng việc ban cho Người Con trong nhân tính của Con quà tặng đầy đủ về chính Ngôi Vị Thiên Chúa của Cha. Dẫu Hai Ngôi, Cha Con, luôn hiệp nhất hoàn hảo như một, thì lời cầu nguyện từ thập giá này vẫn bày tỏ sự nên một thánh thiện tuyệt vời nhất khi Ngôi Hai còn ở thế gian; và như thế, rõ ràng, nó đã ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ Ngài không chỉ từ đời đời mà ngay cả ở phút cuối dưới cõi trần này.
Mặc dù thực tại vĩnh cửu về tình yêu của Cha, Con và Thánh Thần là một mầu nhiệm đức tin sâu xa, nhưng nó cũng là một mầu nhiệm mà chúng ta phải học cách đi vào và tham phần. Thiên đàng chính là sự tham dự vĩnh viễn của chúng ta trong tình yêu trọn vẹn này. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá, vì thế, đã nên lời cầu nguyện hoàn hảo nhất để chúng ta bắt chước thưa lên, hầu nó có thể ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’; nhờ đó, mỗi người có thể bắt đầu đi vào thực tại vĩnh cửu ‘ở đây, lúc này’, chuẩn bị cho mình thông phần vào sự kết hợp ‘muôn đời với Đấng Đời Đời’.
Anh Chị em,
Thứ Sáu Tuần Thánh, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đóng đinh, suy gẫm về sự thống khổ tàn bạo và cái chết dữ tợn của Ngài, chúng ta cố gắng nhìn xa hơn những khổ đau ấy để thấu cảm sự tùng phục hoàn hảo của Ngài đối với Chúa Cha. Cái chết thể xác của Ngài không gì khác hơn là một hành động của tình yêu tuyệt đối dành cho Cha, một hành động mà chúng ta được mời gọi bắt chước và dự phần. Hôm nay, hãy cùng Chúa Giêsu thưa lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Đó phải là lời cầu nguyện luôn luôn ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ chúng ta. Hãy lặp đi lặp lại nó một cách chậm rãi trong yêu mến; hãy thưởng thức từng chữ, từng lời! Hãy biến nó thành lời cầu nguyện cho riêng mình và để nó phát ra từ sâu thẳm của tâm hồn; hãy coi đó là hành động yêu mến Thiên Chúa và cùng chia sẻ cho người khác niềm tin yêu phó thác này. Được như vậy, hãy tin chắc, Cha Trên Trời cũng sẽ tiếp nhận chúng ta như đã tiếp nhận Con Một Ngài; và cùng Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho mỗi người quà tặng sự sống Ba Ngôi; và đó là thiên đàng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa ngước lên trời và thân thưa, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Xin cho con biết nhìn xuống lòng mình, để lời nguyện này ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’, hầu con cũng được chia sẻ thực tại thiên đàng với Chúa, ngay hôm nay và mai ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”.
Nhà thờ ‘cẩm thạch’ Milan nổi tiếng với ba dòng chữ ở ba ô cửa. Ô thứ nhất, với một vòng hoa hồng, “Tất cả những gì làm hài lòng chỉ là tạm thời!”; ô thứ hai, với một cây thánh giá, “Tất cả những gì gây phiền nhiễu chỉ là phút chốc!”; và ô cửa chính, “Chỉ ‘Vĩnh Cửu’ mới là quan trọng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hãy sống lại giây phút Chúa Giêsu giẫy giụa trên thập giá, Ngài cô đơn làm sao! Ngước mắt nhìn xuống, Ngài chỉ thẩy những bàn tay chỉ trỏ, hằm hè giáo mác; ngước mắt nhìn ngang, Ngài thấy những cánh tay của tên trộm dữ vùng vằng; ngước mắt nhìn lên, Ngài không thấy tay Cha đâu cả! Thế nhưng, Ngài vẫn xác tín Cha đang hiện diện, Cha đang chứng kiến, Cha đang cùng chịu sỉ nhục, chịu đau đớn với Con. Và điều này quả đã được chứng thực trong suốt cuộc khổ nạn; bằng chứng là, chúng ta không hề nghe Ngài mở miệng kêu than, “Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng” như bài đọc Isaia hôm nay nói đến. Bởi lẽ, Ngài đang trò chuyện với Cha, ‘Cha ơi, cuộc sống dương thế của con sắp kết thúc, ý Cha đã trọn, sứ mạng con nay hoàn tất; xin Cha đón lấy linh hồn con’, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Vì thế, với Chúa Giêsu, lời nguyện phó thác này là lời ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ của Ngài từ trần thế cho đến cõi thiên đàng.
Chúng ta hãy tưởng tượng phản ứng Chúa Cha dành cho Chúa Con khi từ thập giá, Con của Ngài đã thốt lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Dẫu câu trả lời của Chúa Cha không được Thánh Kinh ghi lại, nhưng chúng ta có thể tin chắc, câu trả lời của Cha, Đấng Vĩnh Cửu, là phản hồi của một tiếp nhận hoàn toàn có đi có lại. Qua lời cầu nguyện đó, Cha Vĩnh Cửu đón nhận Con Vĩnh Cửu và chấp nhận sự hy sinh cuối cùng của Con, những hy sinh sau hết trên trần gian để cứu rỗi nhân loại; và sau đó, Chúa Cha đáp trả một cách có đi có lại bằng việc ban cho Người Con trong nhân tính của Con quà tặng đầy đủ về chính Ngôi Vị Thiên Chúa của Cha. Dẫu Hai Ngôi, Cha Con, luôn hiệp nhất hoàn hảo như một, thì lời cầu nguyện từ thập giá này vẫn bày tỏ sự nên một thánh thiện tuyệt vời nhất khi Ngôi Hai còn ở thế gian; và như thế, rõ ràng, nó đã ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ Ngài không chỉ từ đời đời mà ngay cả ở phút cuối dưới cõi trần này.
Mặc dù thực tại vĩnh cửu về tình yêu của Cha, Con và Thánh Thần là một mầu nhiệm đức tin sâu xa, nhưng nó cũng là một mầu nhiệm mà chúng ta phải học cách đi vào và tham phần. Thiên đàng chính là sự tham dự vĩnh viễn của chúng ta trong tình yêu trọn vẹn này. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá, vì thế, đã nên lời cầu nguyện hoàn hảo nhất để chúng ta bắt chước thưa lên, hầu nó có thể ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’; nhờ đó, mỗi người có thể bắt đầu đi vào thực tại vĩnh cửu ‘ở đây, lúc này’, chuẩn bị cho mình thông phần vào sự kết hợp ‘muôn đời với Đấng Đời Đời’.
Anh Chị em,
Thứ Sáu Tuần Thánh, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu đóng đinh, suy gẫm về sự thống khổ tàn bạo và cái chết dữ tợn của Ngài, chúng ta cố gắng nhìn xa hơn những khổ đau ấy để thấu cảm sự tùng phục hoàn hảo của Ngài đối với Chúa Cha. Cái chết thể xác của Ngài không gì khác hơn là một hành động của tình yêu tuyệt đối dành cho Cha, một hành động mà chúng ta được mời gọi bắt chước và dự phần. Hôm nay, hãy cùng Chúa Giêsu thưa lên lời nguyện này, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Đó phải là lời cầu nguyện luôn luôn ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’ chúng ta. Hãy lặp đi lặp lại nó một cách chậm rãi trong yêu mến; hãy thưởng thức từng chữ, từng lời! Hãy biến nó thành lời cầu nguyện cho riêng mình và để nó phát ra từ sâu thẳm của tâm hồn; hãy coi đó là hành động yêu mến Thiên Chúa và cùng chia sẻ cho người khác niềm tin yêu phó thác này. Được như vậy, hãy tin chắc, Cha Trên Trời cũng sẽ tiếp nhận chúng ta như đã tiếp nhận Con Một Ngài; và cùng Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho mỗi người quà tặng sự sống Ba Ngôi; và đó là thiên đàng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trên thập giá, Chúa ngước lên trời và thân thưa, “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!”. Xin cho con biết nhìn xuống lòng mình, để lời nguyện này ‘vang vọng trong suốt cuộc đời’, hầu con cũng được chia sẻ thực tại thiên đàng với Chúa, ngay hôm nay và mai ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý về Tam Nhật Phục Sinh của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:06 01/04/2021
Nhân buổi yết kiến chung sáng nay diễn ra dưới hình thức ảo vào lúc 9 giờ 15, tại thư viện của Điện Tông Tòa Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bầy bài giáo lý của ngài về Tam Nhật Phục Sinh. Sau khi tóm tắt bài giáo lý của ngài bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha ngỏ lời chào đặc biệt đến các tín hữu. Buổi yết kiến chung kết thúc với việc đọc Kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh.
Sau đây là nguyên văn Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hòa mình vào bầu không khí thiêng liêng của Tuần Thánh, chúng ta đang ở vào ngày vọng Tam Nhật Phục Sinh. Từ ngày mai cho đến Chúa nhật, chúng ta sẽ sống những ngày trọng tâm của Năm Phụng vụ, mừng mầu nhiệm Thương khó, Tử nạn và Phục sinh của Chúa. Và chúng ta sống mầu nhiệm này mỗi khi cử hành Bí tích Thánh Thể. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta không chỉ đi để cầu nguyện, không: chúng ta đi để đổi mới, để làm cho mầu nhiệm này, mầu nhiệm Vượt qua diễn ra một lần nữa. Điều quan trọng là không được quên điều này. Như thể chúng ta đi đến đồi Canvariô – y hệt như vậy - để canh tân, làm cho mầu nhiệm Vượt qua diễn ra một lần nữa.
Vào tối Thứ Năm Tuần Thánh, khi bước vào Tam Nhật Phục Sinh, chúng ta sẽ sống trở lại Thánh lễ vốn được gọi là Coena Domini [bữa tối của Chúa], tức là Thánh lễ trong đó chúng ta tưởng niệm Bữa Tiệc Ly, tại đó, trong khoảnh khắc đó. Đây là buổi tối khi Chúa Kitô để lại cho các môn đệ chúc thư tình yêu của Người trong Bí tích Thánh Thể, không phải như một kỷ niệm, nhưng như một sự tưởng niệm, như sự hiện diện vĩnh cửu của Người. Như tôi đã nói ở phần đầu, mỗi khi cử hành Bí tích Thánh Thể, chúng ta làm mới lại mầu nhiệm cứu chuộc này. Trong Bí tích này, Chúa Giêsu đã thay thế lễ vật hiến tế - con chiên Vượt Qua - bằng chính Người: Mình và Máu Người ban ơn cứu độ cho chúng ta thoát ách nô lệ của tội lỗi và sự chết. Ơn cứu độ khỏi mọi hình thức nô lệ là ở đó. Đó là buổi tối trong đó, Người yêu cầu chúng ta yêu thương nhau bằng cách trở thành tôi tớ của nhau, như Người đã làm khi rửa chân cho các môn đệ, một cử chỉ báo trước sự hiến tế đẫm máu của Người trên thập giá. Và quả thật, Thầy và Chúa sẽ chết vào ngày hôm sau để thanh tẩy không phải bàn chân, mà là tâm hồn và toàn bộ cuộc sống của các môn đệ. Đó là một hiến lễ phục vụ mọi người chúng ta, bởi vì với sự phục vụ hy sinh của Người, Chúa Giêsu đã cứu chuộc mọi người chúng ta.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày sám hối, ăn chay và cầu nguyện. Qua các bản văn của Sách Thánh và các lời cầu nguyện phụng vụ, chúng ta sẽ tụ họp lại như thể chúng ta đang ở trên đồi Canvariô để tưởng niệm cuộc Khổ nạn và Cái chết cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô. Trong sự thâm hậu của nghi thức, qua Hành động Phụng vụ, Tượng Chịu Nạn sẽ được trưng bầy để chúng ta tôn thờ. Tôn thờ Thánh Giá, chúng ta sẽ sống lại cuộc hành trình của Chiên Con vô tội đã hy sinh vì ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ mang trong tâm và trí chúng ta các đau khổ của những người bệnh tật, những người nghèo khổ, những người bị rẫy bỏ của thế giới này; chúng ta sẽ tưởng nhớ "những con chiên bị hy sinh", những nạn nhân vô tội của chiến tranh, độc tài, bạo lực hàng ngày, phá thai... Trước hình ảnh của Thiên Chúa bị đóng đinh, chúng ta sẽ mang tới, bằng lời cầu nguyện, rất nhiều người, vâng rất nhiều người cũng bị đóng đinh trong thời đại chúng ta, những người chỉ từ Người mới có thể nhận được sự an ủi và ý nghĩa trong đau khổ của họ. Và ngày nay có rất nhiều: đừng quên những người bị đóng đinh trong thời đại chúng ta, những người vốn là hình ảnh của Chúa Giêsu bị đóng đinh, và Chúa Giêsu ở trong họ.
Kể từ đó, Chúa Giêsu mang trên mình những vết thương của nhân loại và chính sự chết, tình yêu của Đức Chúa Trời đã tưới tắm các sa mạc này của chúng ta, Người đã soi sáng bóng tối của chúng ta. Vì thế giới đang chìm trong bóng tối. Chúng ta hãy lập danh sách mọi cuộc chiến đang diễn ra trong thời điểm này; mọi trẻ em đang chết vì đói; mọi trẻ em không được học hành; toàn bộ dân số bị chiến tranh, bị khủng bố hủy diệt. Trong số rất nhiều, rất nhiều người, chỉ để cảm thấy tốt hơn một chút, đã cần đến ma túy, ngành kỹ nghệ ma túy giết người... Đó là một thảm họa, đó là một sa mạc! Có những “hòn đảo” nhỏ người của Thiên Chúa, cả Kitô hữu lẫn thuộc mọi tín ngưỡng khác, luôn giữ trong lòng họ ước muốn được tốt hơn. Nhưng chúng ta hãy nói sự thật: trên đồi Canvariô chết chóc này, chính Chúa Giêsu đã chịu đau khổ trong các môn đệ của Người. Trong thừa tác vụ của Người, Con Thiên Chúa đã rộng tay ban phát sự sống bằng cách chữa lành, tha thứ, hồi sinh... Giờ đây, trong giờ hy sinh cao cả của Người trên thập giá, Người hoàn thành nhiệm vụ đã được Chúa Cha giao phó cho Người: Người bước vào vực thẳm của đau khổ, Người bước vào các thảm họa của thế giới này, để cứu chuộc và biến đổi. Và cũng để giải thoát mọi người chúng ta khỏi quyền lực của bóng tối, kiêu ngạo, phản kháng việc được Thiên Chúa yêu thương. Và điều này, chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể làm được. Tông đồ Phêrô nói rằng nhờ các vết thương của Người mà chúng ta được chữa lành (xem 1 Pr 2: 24), nhờ cái chết của Người mà chúng ta đã được tái sinh, tất cả chúng ta. Và nhờ Người, bị bỏ rơi trên thập giá, không ai sẽ bị cô đơn bao giờ nữa trong bóng tối của sự chết. Không bao giờ, Người luôn ở bên cạnh chúng ta: chúng ta chỉ cần mở rộng trái tim của chúng ta và để bản thân chúng ta được Người trông nom.
Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày im lặng, được các môn đệ đầu tiên sống trong tang tóc và hoang mang, bàng hoàng trước cái chết ô nhục của Chúa Giêsu. Trong khi Lời im lặng, trong khi Sự Sống ở trong mồ, những người đặt hy vọng vào Người đã bị thử thách khó khăn, họ cảm thấy mình như những đứa trẻ mồ côi, thậm chí có thể còn mồ côi cả Thiên Chúa nữa. Thứ Bảy này cũng là ngày của Đức Maria: Mẹ cũng đã sống trong nước mắt, nhưng trái tim của Mẹ tràn đầy đức tin, đức cậy, tràn đầy đức mến. Mẹ của Chúa Giêsu đã theo Con của Mẹ trên con đường đau khổ và ở lại dưới chân thập giá, với linh hồn của Mẹ bị đâm thâu. Nhưng khi tất cả dường như đã kết thúc, Mẹ vẫn tỉnh thức, canh chừng, trông đợi, giữ vững hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa sẽ cho kẻ chết sống lại. Vì vậy, trong giờ đen tối nhất của thế giới, Mẹ đã trở thành Mẹ của các tín hữu, Mẹ của Giáo hội và là dấu chỉ hy vọng. Chứng tá của Mẹ và sự cầu bầu của Mẹ nâng đỡ chúng ta khi sức nặng của thập giá trở nên quá nặng đối với mỗi người chúng ta.
Trong bóng tối của Thứ Bảy Tuần Thánh, niềm vui và ánh sáng sẽ bùng phát với các nghi thức của Đêm Vọng Phục Sinh và vào nửa đêm, tiếng hát Alleluia mừng rỡ lễ hội. Đó sẽ là cuộc gặp gỡ trong đức tin với Chúa Kitô Phục Sinh, và niềm vui của Lễ Phục Sinh sẽ tiếp diễn trong suốt năm mươi ngày sau đó, cho đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đấng bị đóng đinh đã sống lại! Mọi thắc mắc và không chắc chắn, do dự và sợ hãi đều được xua tan bởi sự mạc khải này. Đấng Phục sinh cho chúng ta điều chắc chắn này: sự thiện luôn chiến thắng sự ác, sự sống luôn chiến thắng sự chết, và cùng đích của chúng ta không phải là ngày càng xuống thấp hơn, từ nỗi buồn này đến nỗi buồn nọ, mà là vươn lên trên cao. Đấng Phục sinh là sự xác nhận rằng Chúa Giêsu luôn đúng trong mọi sự: trong hứa hẹn ban cho chúng ta sự sống vượt lên trên sự chết và sự tha thứ vượt quá tội lỗi. Các môn đệ từng nghi ngờ, không tin. Người đầu tiên tin và thấy là Maria Mađalêna; bà là tông đồ của sự phục sinh, người đã đi loan báo rằng bà đã nhìn thấy Chúa Giêsu, Đấng đã gọi bà bằng tên. Và rồi, mọi môn đệ đã nhìn thấy Người. Nhưng, tôi muốn dừng lại ở điểm này: những người lính canh, những binh lính, tức những người ở trong ngôi mộ để ngăn các môn đệ đến và lấy xác Người, họ đã nhìn thấy Người; họ đã thấy Người sống và chỗi dậy. Các kẻ thù của Người đã nhìn thấy Người, và sau đó họ giả vờ như không thấy Người. Tại sao? Bởi vì họ đã được trả tiền. Đây là mầu nhiệm thực sự của điều Chúa Giêsu đã từng nói: “Có hai chủ trên thế giới, hai, không hơn: hai. Thiên Chúa và tiền bạc. Ai phục vụ tiền bạc là chống lại Thiên Chúa”. Và ở đây chính tiền bạc đã thay đổi thực tại. Họ đã thấy điều kỳ diệu của phục sinh, nhưng họ được trả tiền để giữ im lặng. Anh chị em hãy nghĩ đến nhiều lần trong đó những người đàn ông và đàn bà Kitô hữu đã được trả tiền để không thừa nhận sự sống lại của Chúa trong thực tế, và không làm những gì Chúa Kitô yêu cầu chúng ta làm, như các Kitô hữu.
Anh chị em thân mến, một lần nữa, năm nay chúng ta sẽ sống lễ Phục sinh trong bối cảnh đại dịch. Trong nhiều tình huống đau khổ, đặc biệt là khi những đau khổ này được gánh chịu bởi những người, những gia đình và dân số từng chịu thử thách bởi đói nghèo, thảm họa hoặc xung đột, Thập giá Chúa Kitô giống như một ngọn hải đăng chỉ bến cảng cho những con tàu vẫn đang lênh đênh trên đại dương bão tố. Thập giá Chúa Kitô là một dấu chỉ hy vọng, không làm thất vọng; và nó cho chúng ta biết rằng không một giọt nước mắt, một tiếng thở dài nào bị uổng phí trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn thánh để phục vụ và nhìn nhận Người, và đừng để mình bị mua chuộc để quên mất Người.
Sau đây là nguyên văn Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hòa mình vào bầu không khí thiêng liêng của Tuần Thánh, chúng ta đang ở vào ngày vọng Tam Nhật Phục Sinh. Từ ngày mai cho đến Chúa nhật, chúng ta sẽ sống những ngày trọng tâm của Năm Phụng vụ, mừng mầu nhiệm Thương khó, Tử nạn và Phục sinh của Chúa. Và chúng ta sống mầu nhiệm này mỗi khi cử hành Bí tích Thánh Thể. Khi tham dự Thánh lễ, chúng ta không chỉ đi để cầu nguyện, không: chúng ta đi để đổi mới, để làm cho mầu nhiệm này, mầu nhiệm Vượt qua diễn ra một lần nữa. Điều quan trọng là không được quên điều này. Như thể chúng ta đi đến đồi Canvariô – y hệt như vậy - để canh tân, làm cho mầu nhiệm Vượt qua diễn ra một lần nữa.
Vào tối Thứ Năm Tuần Thánh, khi bước vào Tam Nhật Phục Sinh, chúng ta sẽ sống trở lại Thánh lễ vốn được gọi là Coena Domini [bữa tối của Chúa], tức là Thánh lễ trong đó chúng ta tưởng niệm Bữa Tiệc Ly, tại đó, trong khoảnh khắc đó. Đây là buổi tối khi Chúa Kitô để lại cho các môn đệ chúc thư tình yêu của Người trong Bí tích Thánh Thể, không phải như một kỷ niệm, nhưng như một sự tưởng niệm, như sự hiện diện vĩnh cửu của Người. Như tôi đã nói ở phần đầu, mỗi khi cử hành Bí tích Thánh Thể, chúng ta làm mới lại mầu nhiệm cứu chuộc này. Trong Bí tích này, Chúa Giêsu đã thay thế lễ vật hiến tế - con chiên Vượt Qua - bằng chính Người: Mình và Máu Người ban ơn cứu độ cho chúng ta thoát ách nô lệ của tội lỗi và sự chết. Ơn cứu độ khỏi mọi hình thức nô lệ là ở đó. Đó là buổi tối trong đó, Người yêu cầu chúng ta yêu thương nhau bằng cách trở thành tôi tớ của nhau, như Người đã làm khi rửa chân cho các môn đệ, một cử chỉ báo trước sự hiến tế đẫm máu của Người trên thập giá. Và quả thật, Thầy và Chúa sẽ chết vào ngày hôm sau để thanh tẩy không phải bàn chân, mà là tâm hồn và toàn bộ cuộc sống của các môn đệ. Đó là một hiến lễ phục vụ mọi người chúng ta, bởi vì với sự phục vụ hy sinh của Người, Chúa Giêsu đã cứu chuộc mọi người chúng ta.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày sám hối, ăn chay và cầu nguyện. Qua các bản văn của Sách Thánh và các lời cầu nguyện phụng vụ, chúng ta sẽ tụ họp lại như thể chúng ta đang ở trên đồi Canvariô để tưởng niệm cuộc Khổ nạn và Cái chết cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô. Trong sự thâm hậu của nghi thức, qua Hành động Phụng vụ, Tượng Chịu Nạn sẽ được trưng bầy để chúng ta tôn thờ. Tôn thờ Thánh Giá, chúng ta sẽ sống lại cuộc hành trình của Chiên Con vô tội đã hy sinh vì ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ mang trong tâm và trí chúng ta các đau khổ của những người bệnh tật, những người nghèo khổ, những người bị rẫy bỏ của thế giới này; chúng ta sẽ tưởng nhớ "những con chiên bị hy sinh", những nạn nhân vô tội của chiến tranh, độc tài, bạo lực hàng ngày, phá thai... Trước hình ảnh của Thiên Chúa bị đóng đinh, chúng ta sẽ mang tới, bằng lời cầu nguyện, rất nhiều người, vâng rất nhiều người cũng bị đóng đinh trong thời đại chúng ta, những người chỉ từ Người mới có thể nhận được sự an ủi và ý nghĩa trong đau khổ của họ. Và ngày nay có rất nhiều: đừng quên những người bị đóng đinh trong thời đại chúng ta, những người vốn là hình ảnh của Chúa Giêsu bị đóng đinh, và Chúa Giêsu ở trong họ.
Kể từ đó, Chúa Giêsu mang trên mình những vết thương của nhân loại và chính sự chết, tình yêu của Đức Chúa Trời đã tưới tắm các sa mạc này của chúng ta, Người đã soi sáng bóng tối của chúng ta. Vì thế giới đang chìm trong bóng tối. Chúng ta hãy lập danh sách mọi cuộc chiến đang diễn ra trong thời điểm này; mọi trẻ em đang chết vì đói; mọi trẻ em không được học hành; toàn bộ dân số bị chiến tranh, bị khủng bố hủy diệt. Trong số rất nhiều, rất nhiều người, chỉ để cảm thấy tốt hơn một chút, đã cần đến ma túy, ngành kỹ nghệ ma túy giết người... Đó là một thảm họa, đó là một sa mạc! Có những “hòn đảo” nhỏ người của Thiên Chúa, cả Kitô hữu lẫn thuộc mọi tín ngưỡng khác, luôn giữ trong lòng họ ước muốn được tốt hơn. Nhưng chúng ta hãy nói sự thật: trên đồi Canvariô chết chóc này, chính Chúa Giêsu đã chịu đau khổ trong các môn đệ của Người. Trong thừa tác vụ của Người, Con Thiên Chúa đã rộng tay ban phát sự sống bằng cách chữa lành, tha thứ, hồi sinh... Giờ đây, trong giờ hy sinh cao cả của Người trên thập giá, Người hoàn thành nhiệm vụ đã được Chúa Cha giao phó cho Người: Người bước vào vực thẳm của đau khổ, Người bước vào các thảm họa của thế giới này, để cứu chuộc và biến đổi. Và cũng để giải thoát mọi người chúng ta khỏi quyền lực của bóng tối, kiêu ngạo, phản kháng việc được Thiên Chúa yêu thương. Và điều này, chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới có thể làm được. Tông đồ Phêrô nói rằng nhờ các vết thương của Người mà chúng ta được chữa lành (xem 1 Pr 2: 24), nhờ cái chết của Người mà chúng ta đã được tái sinh, tất cả chúng ta. Và nhờ Người, bị bỏ rơi trên thập giá, không ai sẽ bị cô đơn bao giờ nữa trong bóng tối của sự chết. Không bao giờ, Người luôn ở bên cạnh chúng ta: chúng ta chỉ cần mở rộng trái tim của chúng ta và để bản thân chúng ta được Người trông nom.
Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày im lặng, được các môn đệ đầu tiên sống trong tang tóc và hoang mang, bàng hoàng trước cái chết ô nhục của Chúa Giêsu. Trong khi Lời im lặng, trong khi Sự Sống ở trong mồ, những người đặt hy vọng vào Người đã bị thử thách khó khăn, họ cảm thấy mình như những đứa trẻ mồ côi, thậm chí có thể còn mồ côi cả Thiên Chúa nữa. Thứ Bảy này cũng là ngày của Đức Maria: Mẹ cũng đã sống trong nước mắt, nhưng trái tim của Mẹ tràn đầy đức tin, đức cậy, tràn đầy đức mến. Mẹ của Chúa Giêsu đã theo Con của Mẹ trên con đường đau khổ và ở lại dưới chân thập giá, với linh hồn của Mẹ bị đâm thâu. Nhưng khi tất cả dường như đã kết thúc, Mẹ vẫn tỉnh thức, canh chừng, trông đợi, giữ vững hy vọng vào lời hứa của Thiên Chúa sẽ cho kẻ chết sống lại. Vì vậy, trong giờ đen tối nhất của thế giới, Mẹ đã trở thành Mẹ của các tín hữu, Mẹ của Giáo hội và là dấu chỉ hy vọng. Chứng tá của Mẹ và sự cầu bầu của Mẹ nâng đỡ chúng ta khi sức nặng của thập giá trở nên quá nặng đối với mỗi người chúng ta.
Trong bóng tối của Thứ Bảy Tuần Thánh, niềm vui và ánh sáng sẽ bùng phát với các nghi thức của Đêm Vọng Phục Sinh và vào nửa đêm, tiếng hát Alleluia mừng rỡ lễ hội. Đó sẽ là cuộc gặp gỡ trong đức tin với Chúa Kitô Phục Sinh, và niềm vui của Lễ Phục Sinh sẽ tiếp diễn trong suốt năm mươi ngày sau đó, cho đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đấng bị đóng đinh đã sống lại! Mọi thắc mắc và không chắc chắn, do dự và sợ hãi đều được xua tan bởi sự mạc khải này. Đấng Phục sinh cho chúng ta điều chắc chắn này: sự thiện luôn chiến thắng sự ác, sự sống luôn chiến thắng sự chết, và cùng đích của chúng ta không phải là ngày càng xuống thấp hơn, từ nỗi buồn này đến nỗi buồn nọ, mà là vươn lên trên cao. Đấng Phục sinh là sự xác nhận rằng Chúa Giêsu luôn đúng trong mọi sự: trong hứa hẹn ban cho chúng ta sự sống vượt lên trên sự chết và sự tha thứ vượt quá tội lỗi. Các môn đệ từng nghi ngờ, không tin. Người đầu tiên tin và thấy là Maria Mađalêna; bà là tông đồ của sự phục sinh, người đã đi loan báo rằng bà đã nhìn thấy Chúa Giêsu, Đấng đã gọi bà bằng tên. Và rồi, mọi môn đệ đã nhìn thấy Người. Nhưng, tôi muốn dừng lại ở điểm này: những người lính canh, những binh lính, tức những người ở trong ngôi mộ để ngăn các môn đệ đến và lấy xác Người, họ đã nhìn thấy Người; họ đã thấy Người sống và chỗi dậy. Các kẻ thù của Người đã nhìn thấy Người, và sau đó họ giả vờ như không thấy Người. Tại sao? Bởi vì họ đã được trả tiền. Đây là mầu nhiệm thực sự của điều Chúa Giêsu đã từng nói: “Có hai chủ trên thế giới, hai, không hơn: hai. Thiên Chúa và tiền bạc. Ai phục vụ tiền bạc là chống lại Thiên Chúa”. Và ở đây chính tiền bạc đã thay đổi thực tại. Họ đã thấy điều kỳ diệu của phục sinh, nhưng họ được trả tiền để giữ im lặng. Anh chị em hãy nghĩ đến nhiều lần trong đó những người đàn ông và đàn bà Kitô hữu đã được trả tiền để không thừa nhận sự sống lại của Chúa trong thực tế, và không làm những gì Chúa Kitô yêu cầu chúng ta làm, như các Kitô hữu.
Anh chị em thân mến, một lần nữa, năm nay chúng ta sẽ sống lễ Phục sinh trong bối cảnh đại dịch. Trong nhiều tình huống đau khổ, đặc biệt là khi những đau khổ này được gánh chịu bởi những người, những gia đình và dân số từng chịu thử thách bởi đói nghèo, thảm họa hoặc xung đột, Thập giá Chúa Kitô giống như một ngọn hải đăng chỉ bến cảng cho những con tàu vẫn đang lênh đênh trên đại dương bão tố. Thập giá Chúa Kitô là một dấu chỉ hy vọng, không làm thất vọng; và nó cho chúng ta biết rằng không một giọt nước mắt, một tiếng thở dài nào bị uổng phí trong kế hoạch của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn thánh để phục vụ và nhìn nhận Người, và đừng để mình bị mua chuộc để quên mất Người.
Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ làm phép dầu 1/4/2021
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
09:18 01/04/2021
Lúc 10g sáng thứ Năm 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô với các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và đại diện các linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Đó là một trong những biểu đạt mơ hồ được thốt lên thoáng qua. Một người có thể sử dụng nó một cách tán thành để nói rằng “Thật tuyệt vời làm sao khi một người có nguồn gốc khiêm tốn như vậy lại có thể nói năng đầy quyền uy như thế!” Người khác có thể dùng nó để nói với vẻ khinh bỉ: “Ối cái anh này, anh ta xuất thân từ đâu? Anh ta nghĩ anh ta là ai đây?” Khi nghĩ về điều này, chúng ta có thể nghe thấy những lời tương tự được thốt lên vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi các Tông đồ, được đầy dẫy Chúa Thánh Thần, bắt đầu rao giảng Tin Mừng. Một số người nói: “Không phải tất cả những người này đang nói tiếng Galilê sao?” (Cv 2: 7). Trong khi một số đón nhận lời các ngài rao giảng, những người khác chỉ nghĩ rằng các Tông đồ đã say rượu.
Nói một cách chính xác, những lời nói ở Nagiarét có thể đi theo một trong hai cách, nhưng nếu chúng ta nhìn vào những gì tiếp theo, rõ ràng là chúng chứa mầm mống bạo lực mà sau đó sẽ bộc phát chống lại Chúa Giêsu.
Chúng là “lời để biện minh”,[1] chẳng hạn như khi ai đó nói: “Điều đó hoàn toàn là quá đáng!” và sau đó tấn công người kia hoặc bỏ đi.
Trước những lời như thế, Chúa đôi khi không nói gì hoặc chỉ đơn giản là bỏ đi, nhưng lần này, Ngài không để cho nhận xét đó trôi qua. Thay vào đó, Ngài vạch trần sự ác độc được che giấu trong vỏ bọc của những câu chuyện phiếm đơn giản trong làng. “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” ( Lc 4:23). “Hãy chữa lấy mình!”
“Hãy chữa lấy mình”. Có nọc độc trong những lời nói này! Đó cũng chính là những lời sẽ theo Chúa đến thập giá: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi” ( Lc 23:35). “Và hãy cứu chúng tôi”, một trong những tên trộm sẽ thêm vào (x. câu 39).
Như mọi khi, Chúa từ chối đối thoại với ma quỷ; Ngài chỉ trả lời bằng những lời Kinh thánh. Về phần mình, các tiên tri Êligia và Êlisa cũng không được đồng hương chấp nhận nhưng chỉ được chấp nhận bởi một góa phụ người Phoenicia và một người Syria mắc bệnh phong cùi: hai người ngoại quốc, hai người thuộc tôn giáo khác. Điều này tự nó đã gây ấn tượng và nó cho thấy lời tiên tri được Thánh Thần linh hứng của ông già Simeon rằng Chúa Giêsu sẽ là “dấu chỉ cho người đời chống báng (semeion antilegomenon)” thật là chính xác biết bao (Lc 2:34)[2].
Những lời của Chúa Giêsu có khả năng làm sáng tỏ bất cứ điều gì mỗi người chúng ta nắm giữ trong sâu thẳm trái tim mình, thường được trộn lẫn như lúa mì và cỏ lùng. Và điều này làm phát sinh xung đột tâm linh. Chúng ta nhìn thấy những dấu chỉ của lòng thương xót vô biên của Chúa và nghe những “mối phúc” nhưng cũng thấy những gì xem ra là “tai ương” trong Tin Mừng, thành ra, chúng ta thấy mình buộc phải phân biệt và quyết định. Trong trường hợp này, lời của Chúa Giêsu không được chấp nhận và điều này khiến đám đông phẫn nộ tìm cách giết Ngài. Nhưng đó vẫn chưa phải là “giờ” của Ngài, và vì vậy Tin Mừng nói với chúng ta rằng Chúa “băng qua giữa họ, và ra đi”.
Đó không phải là giờ của Người, nhưng sự nhanh chóng tung ra những cơn giận dữ của đám đông, và sự dữ dội của các cơn thịnh nộ sẵn sàng giết Chúa ngay tại chỗ, cho chúng ta thấy rằng giờ của Người luôn gần kề. Đó là điều mà tôi muốn chia sẻ với anh em hôm nay, các linh mục thân mến: giờ hân hoan loan báo, giờ bách hại và giờ thập giá luôn song hành với nhau.
Việc rao giảng Tin Mừng luôn gắn liền với việc ôm lấy một thập giá cụ thể nào đó. Ánh sáng dịu dàng của lời Thiên Chúa chiếu sáng huy hoàng trong những tấm lòng sẵn sàng, nhưng đánh thức sự hoang mang và từ chối trong những trái tim đóng kín. Chúng ta thấy điều này lặp đi lặp lại trong các sách Phúc âm.
Hạt giống tốt gieo trên đồng đơm hoa kết trái - gấp trăm, gấp sáu mươi ba mươi lần - nhưng cũng khơi dậy lòng đố kỵ của kẻ thù, dẫn đến việc gieo cỏ lùng trong đêm (x. Mt 13, 24-30.36-43).
Người con hoang đàng đã được tình yêu dịu dàng của người cha nhân hậu lôi kéo về nhà mà anh ta không thể cưỡng lại, nhưng tình yêu dịu dàng ấy lại gây nên sự tức giận và bất bình nơi người con cả (x. Lc 15,11-32).
Lòng quảng đại của chủ vườn nho là lý do để những người thợ được gọi vào giờ sau cùng tri ân, nhưng nó cũng gây ra phản ứng gay gắt của một trong những người được gọi trước đó, những người bị xúc phạm bởi lòng quảng đại của chủ mình (x. Mt 20 : 1-16).
Sự gần gũi của Chúa Giêsu, Đấng ngồi đồng bàn với người tội lỗi, làm rung động tâm hồn những người như Giakêu, Matthêu và người phụ nữ xứ Samaritanô, nhưng nó cũng khơi lên sự chê trách nơi những người tự cho mình là công chính.
Sự cao cả của vị vua sai con trai mình, tưởng rằng con sẽ được những người nông dân tá điền kính trọng, đã làm bộc phát trong họ một sự hung dữ vượt mọi thước đo. Ở đây, chúng ta thấy mình đứng trước mầu nhiệm tội ác dẫn đến việc giết chết Đấng Công chính (x. Mt 21, 33-46).
Tất cả những điều này, anh em linh mục thân mến, cho phép chúng ta thấy rằng việc rao giảng Tin mừng được liên kết một cách mầu nhiệm với bách hại và thập tự giá.
Thánh Y Nhã thành Loyola - xin miễn chấp cho việc “quảng cáo người nhà” – đã diễn tả chân lý Phúc âm này trong sự chiêm ngưỡng của thánh nhân về Lễ Giáng Sinh của Chúa. Ở đó, ngài mời gọi chúng ta “hãy xem và suy xét những gì Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ đã làm trong cuộc hành trình của các ngài để Chúa có thể sinh ra bất kể cảnh nghèo đói cùng cực và sau nhiều gian lao - trải qua đói, khát, nóng, lạnh, thương tích và những phẫn nộ - chết trên Thập tự giá, và tất cả những điều này là để cho tôi”. Sau đó, thánh nhân mời chúng ta, “khi suy ngẫm về điều này, hãy rút ra một số ơn ích tinh thần” (Linh Thao, 116). Niềm vui mừng Chúa ra đời; nỗi đau của Thập giá; và bách hại.
Chúng ta có thể suy tư gì để “thu được một số ơn ích” cho đời sống linh mục của mình bằng cách suy ngẫm về sự xuất hiện rất sớm thập tự giá, những hiểu lầm, khước từ và bắt bớ - ngay từ đầu và ngay tại trung tâm của việc rao giảng Tin Mừng?
Hai suy nghĩ xảy đến với tôi.
Thứ nhất: chúng ta ngạc nhiên khi thấy thập tự giá hiện diện trong cuộc đời của Chúa ngay từ lúc bắt đầu sứ vụ của Ngài, ngay cả trước khi Ngài chào đời. Thập giá đã ở đó trong sự bối rối ban đầu của Đức Maria trước sứ điệp của thiên thần; thập giá ở đó trong giấc ngủ chập chờn của Thánh Giuse, khi thánh nhân cảm thấy phải đưa Mẹ Maria ra đi một cách lặng lẽ. Thập giá ở đó trong cuộc bách hại của Hêrôđê và trong những gian khổ mà Thánh Gia phải chịu đựng, giống như những gia đình khác khi phải sống lưu vong bên ngoài quê hương của họ.
Tất cả những điều này làm cho chúng ta nhận ra rằng mầu nhiệm thập giá hiện diện “ngay từ đầu”. Nó làm cho chúng ta hiểu rằng thập tự giá không phải là một suy nghĩ sau đó, một điều gì đó đã xảy ra một cách tình cờ trong cuộc đời của Chúa. Đúng là tất cả những ai đóng đinh người khác trong suốt lịch sử thường xem thập tự giá như một hình phạt tình cờ, nhưng không phải vậy: thập tự giá không xuất hiện một cách tình cờ. Thập giá lớn nhỏ của nhân loại, thập giá của mỗi chúng ta, không ngẫu nhiên xuất hiện.
Tại sao Chúa đã chấp nhận thập giá trọn vẹn và cho đến cùng? Tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận trọn cuộc Khổ nạn của Ngài: sự phản bội và bỏ rơi của bạn bè sau Bữa Tiệc Ly, sự bắt giữ bất hợp pháp, phiên tòa chóng vánh và bản án không tương xứng, sự bạo hành vô cớ và không thể biện minh được khi Ngài bị đánh đập và phỉ nhổ? Nếu hoàn cảnh là yếu tố duy nhất quyết định sức mạnh cứu rỗi của thập tự giá, Chúa đã không chấp nhận mọi sự. Nhưng khi giờ của Ngài đến, Ngài đã chấp nhận thập tự giá một cách trọn vẹn. Vì trên thập tự giá không thể có sự mơ hồ! Thập giá là không thể thương lượng.
Suy nghĩ thứ hai: đúng là, có một khía cạnh của thập tự giá là một phần tích hợp của tình trạng con người, giới hạn và sự yếu đuối của chúng ta. Tuy nhiên, cũng đúng là một điều gì đó đã xảy ra trên Thập tự giá không liên quan gì đến sự yếu đuối của con người chúng ta mà là vết cắn của con rắn, là kẻ, khi nhìn thấy Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, đã cắn Ngài trong một nỗ lực đầu độc và đập tan mọi công việc của Ngài. Một vết cắn cố gắng gây tai tiếng - và đây là thời đại của những vụ tai tiếng - một vết cắn tìm cách vô hiệu hóa và biến tất cả sự phục vụ và hy sinh yêu thương cho người khác thành ra vô ích và vô nghĩa. Đó là nọc độc của kẻ ác luôn khăng khăng: hãy tự cứu lấy mình.
Chính trong “vết cắn” khắc nghiệt và đau đớn tìm cách mang đến cái chết này, chiến thắng của Thiên Chúa cuối cùng đã được nhìn thấy. Thánh Maximô Cha Giải Tội nói với chúng ta rằng trong Chúa Giêsu bị đóng đinh, một sự đảo ngược đã xảy ra. Khi cắn thịt Chúa, ma quỷ không đầu độc được Ngài, vì trong Ngài, nó chỉ gặp được sự hiền lành vô hạn và sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Ngược lại, nó bị dính vào cái móc của thập tự giá, nó ăn thịt của Chúa, là điều xem ra độc hại đối với nó, trong khi đối với chúng ta, đó là liều thuốc giải độc vô hiệu hóa sức mạnh của kẻ ác.[3]
Đây là những suy ngẫm của tôi. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng để sinh lợi từ giáo huấn này. Đúng là thập tự giá hiện diện trong việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta, nhưng đó là thập tự giá mang đến ơn cứu rỗi cho chúng ta. Nhờ bửu huyết giao hòa của Chúa Giêsu, chính cây thập tự giá chứa đựng sức mạnh chiến thắng của Chúa Kitô, chiến thắng sự dữ và giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác. Đón nhận thánh giá cùng với Chúa Giêsu, và như Ngài đã làm trước chúng ta là ra đi rao giảng, sẽ cho phép chúng ta phân biệt và loại bỏ nọc độc của tai tiếng, mà ma quỷ muốn đầu độc chúng ta bất cứ khi nào cây thập tự bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.
“Chúng ta không phải là những người bỏ cuộc để phải hư vong (hypstoles)” ( Dt 10:39), tác giả của Thư gửi các tín hữu Do Thái nói. “Chúng ta không phải là những người bỏ cuộc”. Đây là lời khuyên mà tác giả dành cho chúng ta. Chúng ta không bỏ cuộc, bởi vì chính Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi thấy rằng lời rao giảng hân hoan về ơn cứu rỗi của Ngài cho người nghèo không được đón nhận một cách thành tâm, nhưng lạc vào giữa những tiếng la hét và đe dọa của những người không chịu nghe lời Ngài hoặc muốn giản lược giáo huấn của Ngài thành các luật lệ về luân lý hoặc giáo quyền.
Chúng ta không bỏ cuộc bởi vì Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi chữa lành người bệnh và giải phóng các tù nhân giữa những cuộc tranh cãi về đạo đức, luật pháp và giáo quyền nảy sinh mỗi khi Ngài làm một điều gì đó tốt.
Chúng ta không bỏ cuộc vì Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi làm cho người mù được sáng mắt giữa những người nhắm mắt lại để không nhìn thấy, hoặc nhìn theo hướng khác.
Chúng ta không bỏ cuộc vì Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi thấy rằng việc Ngài tuyên bố một năm hồng ân của Chúa - một năm bao trùm cả lịch sử - đã gây ra một vụ chống đối công khai về những vấn đề mà ngày nay hầu như cùng lắm là chỉ được đăng trên trang thứ ba của một tờ báo địa phương.
Chúng ta không bỏ cuộc bởi vì việc rao giảng Tin Mừng có hiệu quả không phải vì những lời hùng hồn của chúng ta mà vì sức mạnh của thập giá (x. 1Cr 1:17).
Cách chúng ta đón nhận thập tự giá trong việc rao giảng Tin Mừng - bằng những việc làm và bằng lời nói, khi cần thiết - làm rõ hai điều này. Thứ nhất, những đau khổ đến từ Tin Mừng không phải là của chúng ta, mà là “những đau khổ của Đức Kitô trong chúng ta” ( 2Cr 1: 5), và thứ hai là “chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn phần chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu” ( 2Cr 4, 5).
Tôi muốn kết thúc bằng cách chia sẻ một trong những kỷ niệm của tôi. “Một lần, vào một thời điểm đen tối trong cuộc đời, tôi đã cầu xin Chúa ban cho ân sủng để giải thoát tôi khỏi một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Một khoảnh khắc đen tối. Tôi đã giảng các Bài Linh Thao cho một số nữ tu, và vào ngày cuối cùng, theo thông lệ trong những ngày đó, tất cả họ đều đi xưng tội. Một sơ lớn tuổi đến; sơ ấy có một cái nhìn trong sáng, đôi mắt đầy ánh sáng. Một người phụ nữ của Chúa. Khi sơ ấy xưng tội xong, tôi cảm thấy thôi thúc muốn xin sơ ấy một ân huệ, vì vậy tôi nói với sơ ấy, ‘Thưa sơ, để làm việc đền tội, sơ hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần một ân sủng đặc biệt. Hãy cầu xin Chúa cho điều đó. Nếu sơ cầu xin Chúa, chắc chắn Ngài sẽ ban cho tôi điều đó’. Sơ ấy dừng lại trong im lặng một lúc và dường như đang cầu nguyện, sau đó sơ ấy nhìn tôi và nói, ‘Chúa chắc chắn sẽ ban cho cha ân sủng đó, nhưng cha nên rõ ràng rằng: Ngài sẽ ban cho cha theo thánh ý của riêng Ngài’. Điều này đã làm tôi rất vui khi nghe được rằng Chúa luôn ban cho chúng ta những gì chúng ta xin, nhưng Người làm như vậy theo cách của Người. Cách đó liên quan đến thập tự giá. Không phải vì chủ nghĩa khổ hạnh. Nhưng vì tình yêu, tình yêu cho đến cùng”.[4]
[1] Là bậc thầy về đời sống tâm linh, Cha Claude Judde nói về những cách diễn đạt đi kèm với các quyết định của chúng ta và chứa “từ cuối cùng”, là từ thúc đẩy một quyết định và thúc đẩy một người hoặc một nhóm hành động. x C. JUDDE, Oeuvres spirituelles, II, 1883 (Instruction sur la connaissance de soi-même), pp. 313-319), in M. Á. FIORITO, Buscar y hallar la voluntad de Dios, Buenos Aires, Paulinas, 2000, 248 s.
[2] “Antilegomenon” có nghĩa là họ sẽ nói theo những cách khác nhau về Người: một số nói tốt và những kẻ khác nói xấu.
[3] Xem Cent. I, 8-13.
[4] Bài giảng trong Thánh lễ ở Santa Marta, ngày 29 tháng 5 năm 2013.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Đức TGM Michel Aupetit Cử Hành Nghi Thức Rửa Chân Trong Nhà Thờ Đức Bà Paris Hồi Sinh
Lê Đình Thông
09:23 01/04/2021
Đức TGM Michel Aupetit Cử Hành Nghi Thức Rửa Chân Trong Nhà Thờ Đức Bà Paris Hồi Sinh
11 giờ trưa thứ năm tuần thánh (01/04/2021), Đức TGM Michel Aupetit đã cử hành nghi thức rửa chân trong Nhà Thờ Đức Bà Paris vừa hồi sinh, sau trận hỏa hoạn kéo dài 15 tiếng đồng hồ 15 rạng ngày 16/04/2019. Đức Ông Patrick Chauvet, quản đường nhà thờ chính tòa Paris đã cùng cử hành các nghi thức rửa chân mang đầy ý nghĩa. Sau khi đổ nước trên bàn chân trần, Đức TGM Aupetit noi gương Chúa Kitô, sấp mình hôn chân người tín hữu.
Phần phụng vụ lời Chúa do các diễn viên Sylvia Bergé và Bruno Raffaelli của Kịch viện Paris đọc đúng cách điệu. Nữ ca sĩ opéra Léa Desandre (mezzo-soprano) trình tấu Ave Maria của Schubert, với phần phụ họa vĩ cầm của Marina Chiche và dương cầm của Alexandre Tharaud. Phần ca nguyện do ban hợp xướng của thánh đường phụ trách.
Đài truyền hình Công Giáo KTO và kênh CNEWS đã trực tiếp truyền hình.
Sau nghi thức, trả lời phỏng vấn của báo chí, Đức TGM Michel Aupetit đã diễn giải ý nghĩa của việc cử hành nghi thức rửa chân trong nhà thờ Đức Bà Paris là để nói lên thông điệp vui mừng và hy vọng. Ngôi vương cung thánh đường cạnh bến sông Seine, giữa lòng thủ đô Paris, sẽ được mở lại vào năm 2024.
Ý nghĩ này không khác gì câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan :
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Lê Đình Thông
Phần phụng vụ lời Chúa do các diễn viên Sylvia Bergé và Bruno Raffaelli của Kịch viện Paris đọc đúng cách điệu. Nữ ca sĩ opéra Léa Desandre (mezzo-soprano) trình tấu Ave Maria của Schubert, với phần phụ họa vĩ cầm của Marina Chiche và dương cầm của Alexandre Tharaud. Phần ca nguyện do ban hợp xướng của thánh đường phụ trách.
Đài truyền hình Công Giáo KTO và kênh CNEWS đã trực tiếp truyền hình.
Sau nghi thức, trả lời phỏng vấn của báo chí, Đức TGM Michel Aupetit đã diễn giải ý nghĩa của việc cử hành nghi thức rửa chân trong nhà thờ Đức Bà Paris là để nói lên thông điệp vui mừng và hy vọng. Ngôi vương cung thánh đường cạnh bến sông Seine, giữa lòng thủ đô Paris, sẽ được mở lại vào năm 2024.
Ý nghĩ này không khác gì câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan :
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Lê Đình Thông
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Truyền Dầu Tại Tổng Giáo Phận Huế
Minh Phương
09:09 01/04/2021
Sáng hôm nay, thứ Năm Tuần Thánh. Theo thông lệ của Giáo hội thì mỗi Giáo phận chỉ có một Thánh lễ duy nhất do Đức Giám Mục Giáo phận chủ tế; Trong Thánh lễ này, Đức Giám Mục sẽ làm phép 3 loại Dầu gồm: Dầu Bệnh nhân, Dầu Dự tòng và Dầu Thánh, sau đó được phân về cho các Linh mục tại các giáo xứ. Thánh lễ hôm nay cũng được gọi là lễ Sinh nhật của Linh mục, vì hôm nay cũng kỷ niệm ngày Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể và thiết lập nên chức Tư tế Linh mục.
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hoành hành trên toàn thế giới, do đó Giáo Hội Công Giáo cũng phải thực hiện giãn cách xã hội theo khuyến cáo của chính phủ các quốc gia. Tại Việt Nam trong suốt hơn một năm qua cũng đã bùng phát 3 đợt dịch nghiêm trọng nên cũng phải thực hiện giãn cách xã hội, trong đó đợt bùng phát vào dịp Tuần Thánh và Phục sinh vào năm 2020 đã khiến cho toàn quốc phải tham dự Thánh lễ trực tuyến.
Xem Hình
Năm nay tình hình dịch bệnh có phần lắng dịu nên tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã chủ tế Thánh lễ Truyền Dầu trọng thể. Tham dự Thánh lễ có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, nguyên Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và toàn thể Linh mục đoàn Giáo phận.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắn nhủ: “Nếu trên mặt đất này có một Gia đình lớn nhất đó là “Gia đình Giáo hội”, nếu trên mặt đất này có một Gia đình Liên kết nhất, đó là Gia đình Giáo hội. Đặc tính đó được thể hiện sáng hôm nay trong Thánh lễ Truyền Dầu, mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện tại đây. Có sự hiện diện của Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, Đức nguyên Tổng Giám mục Stephano cũng đang hướng lòng về đây với chúng ta. Ngoài ra còn có sự hiện diện của linh mục Tổng Đại diện và các linh mục trong Giáo phận, các tu sĩ nam nữ và anh chị em khắp nơi thuộc Giáo xứ Chính tòa và các giáo xứ trong Giáo phận chúng ta. Chúng ta cũng có những anh em bạn bè thân hữu từ những nơi khác về đây sinh sống và học tập cũng tham dự Thánh lễ này. Trong Thánh lễ này sẽ làm phép 3 loại Dầu: Dầu Thánh, Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng. Ba loại Dầu này sẽ được trao cho các Thừa tác viên của Giáo phận để phục vụ cho mọi thành phần dân Chúa tùy theo nhu cầu của các Bí tích. Đó chính là hình ảnh tuyệt vời của Giáo hội. Vì vậy chúng ta hãy cầu nguyện cho tình Hiệp thông của Đại Gia đình Giáo hội, và cách riêng cho Tổng Giáo phận Huế chúng ta. Chúng ta cũng không quên Tam nhật Thánh đang diễn ra trong bầu khí ảm đạm của đại dịch Covid 19 đang bao trùm toàn thế giới. Chúng ta cầu nguyện cho sự bình an được trở lại với nhân loại và cách riêng tại Việt Nam chúng ta. Chúng ta cũng xin Chúa cất đi những hận thù đang tranh chấp trên chính trường thế giới và ngay cả trên đất nước Việt Nam. Chúng ta cũng xin Chúa cho công việc Đại tu ngôi nhà thờ chính tòa được diễn ra trong bình an và tốt đẹp.”
Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng tuy đã gần 80 tuổi nhưng sức khỏe vẫn rất tráng kiện, Ngài được Đức Tổng Giám Mục Giuse mời giảng lễ trong Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay. Với một chất giọng hết sức rõ ràng, ngài chia sẻ: “Thánh lễ làm Phép Dầu trong ngày thứ Năm Tuần Thánh được xem như là thể hiện sự Hiệp nhất trong Cộng đoàn dân Chúa chúng ta: Linh mục đoàn, tu sĩ Nam Nữ và Giáo dân quy tụ quanh vị Mục tử của mình để tham dự một Thánh lễ duy nhất hôm nay, nói lên tinh thần hiệp thông và sự liên kết chặt chẽ của những người con Chúa trong một Giáo hội địa phương. Dầu Thánh được xức lên đầu Giám mục trong ngày tấn phong, trên các linh mục ngày nhậm chức Thánh và trên các tín hữu ngày được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Tất cả những nghi thức đó đều mang một tên gọi là Kitô hữu, nghĩa là người có Chúa Kitô. Hôm nay, anh chị em được mời gọi cầu nguyện và cộng tác tích cực với Đức Giám Mục và các linh mục của mình để phục vụ Cộng đoàn một cách hữu hiệu hơn.
Trong Thánh lễ này, các linh mục được mời gọi lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận chức Linh mục để làm tươi mới và trẻ trung hóa tâm tình Hiệp thông, Vâng phục và Phục vụ để dấn thân trở thành mục tử của dân Chúa. Đồng thời bày tỏ lòng cảm tạ và tri ân mà Chúa đã ban cho chúng ta khi thiết lập Bí tích Thánh thể. Anh em linh mục hãy nhìn lên hình ảnh Đức Giêsu Kitô trên Thánh giá, vị linh mục Thượng phẩm và là mục tử tốt lành để noi gương bắt chước hầu trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài trong đời sống hiến dâng và phục vụ của chúng ta. Giáo hội và mọi người ghi nhận và biết ơn anh em, vì anh em đã dâng hiến cuộc đời cho Giáo hội, hằng ngày tận tâm tận lực hy sinh và lăn lộn trên cánh đồng truyền giáo với những khó khăn trăm bề. Hôm nay anh em hãy nhớ mình là người được Chúa Kitô xức Dầu Thánh hiến, qua anh em Dầu Thánh này phải được chảy lan ra với các giáo dân. Anh em có thể đánh mất nhiều thứ trong cuộc đời nhưng anh em đừng bao giờ đánh mất niềm tin: Thầy là cây nho, anh em là cành. Cành này luôn kết hiệp với cây để trổ sinh hoa trái. Nghĩa là đừng bao giờ đánh mất Chúa, đừng bao giờ rời xa Chúa. Linh mục cũng chỉ là chiếc bình sành dễ vỡ, nên anh em hãy thi hành sứ vụ trong khiêm tốn và đầy lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục chủ sự Nghi thức làm phép Dầu, tiếp đó, các linh mục với nến sáng trên tay tuyên hứa lại những lời hứa trong ngày được truyền chức linh mục.
Kết thúc Thánh lễ làm phép Dầu, trước khi ban Phép lành trọng thể, Đức Tổng Giám Mục đặc biệt nhắc lại việc Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là ngôi nhà thờ Mẹ của Giáo phận, đang chuẩn bị tiến hành trùng tu. Vì qua thời gian, ngôi nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Vì là nhà thờ Mẹ của Giáo phận nên không chỉ linh mục Quản xứ Chính tòa và giáo xứ chính tòa có trách nhiệm, mà tất cả mọi người trong Giáo phận và mời gọi các ân nhân xa gần trong và ngoài nước, hãy chung sức chung lòng để góp phần trùng tu lại ngôi nhà thờ. Ngài cũng cảm ơn Cha Patrick người Pháp, một Đại ân nhân của Hội dòng Mến Thánh giá Huế đã hỗ trợ một phần kinh phí để sửa chữa nhà thờ. Chúng ta cầu nguyện cho việc trùng tu được bình an và diễn ra tốt đẹp.
Minh Phương
Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hoành hành trên toàn thế giới, do đó Giáo Hội Công Giáo cũng phải thực hiện giãn cách xã hội theo khuyến cáo của chính phủ các quốc gia. Tại Việt Nam trong suốt hơn một năm qua cũng đã bùng phát 3 đợt dịch nghiêm trọng nên cũng phải thực hiện giãn cách xã hội, trong đó đợt bùng phát vào dịp Tuần Thánh và Phục sinh vào năm 2020 đã khiến cho toàn quốc phải tham dự Thánh lễ trực tuyến.
Xem Hình
Năm nay tình hình dịch bệnh có phần lắng dịu nên tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã chủ tế Thánh lễ Truyền Dầu trọng thể. Tham dự Thánh lễ có sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, nguyên Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và toàn thể Linh mục đoàn Giáo phận.
Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng tuy đã gần 80 tuổi nhưng sức khỏe vẫn rất tráng kiện, Ngài được Đức Tổng Giám Mục Giuse mời giảng lễ trong Thánh lễ Truyền Dầu hôm nay. Với một chất giọng hết sức rõ ràng, ngài chia sẻ: “Thánh lễ làm Phép Dầu trong ngày thứ Năm Tuần Thánh được xem như là thể hiện sự Hiệp nhất trong Cộng đoàn dân Chúa chúng ta: Linh mục đoàn, tu sĩ Nam Nữ và Giáo dân quy tụ quanh vị Mục tử của mình để tham dự một Thánh lễ duy nhất hôm nay, nói lên tinh thần hiệp thông và sự liên kết chặt chẽ của những người con Chúa trong một Giáo hội địa phương. Dầu Thánh được xức lên đầu Giám mục trong ngày tấn phong, trên các linh mục ngày nhậm chức Thánh và trên các tín hữu ngày được lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Tất cả những nghi thức đó đều mang một tên gọi là Kitô hữu, nghĩa là người có Chúa Kitô. Hôm nay, anh chị em được mời gọi cầu nguyện và cộng tác tích cực với Đức Giám Mục và các linh mục của mình để phục vụ Cộng đoàn một cách hữu hiệu hơn.
Trong Thánh lễ này, các linh mục được mời gọi lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận chức Linh mục để làm tươi mới và trẻ trung hóa tâm tình Hiệp thông, Vâng phục và Phục vụ để dấn thân trở thành mục tử của dân Chúa. Đồng thời bày tỏ lòng cảm tạ và tri ân mà Chúa đã ban cho chúng ta khi thiết lập Bí tích Thánh thể. Anh em linh mục hãy nhìn lên hình ảnh Đức Giêsu Kitô trên Thánh giá, vị linh mục Thượng phẩm và là mục tử tốt lành để noi gương bắt chước hầu trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài trong đời sống hiến dâng và phục vụ của chúng ta. Giáo hội và mọi người ghi nhận và biết ơn anh em, vì anh em đã dâng hiến cuộc đời cho Giáo hội, hằng ngày tận tâm tận lực hy sinh và lăn lộn trên cánh đồng truyền giáo với những khó khăn trăm bề. Hôm nay anh em hãy nhớ mình là người được Chúa Kitô xức Dầu Thánh hiến, qua anh em Dầu Thánh này phải được chảy lan ra với các giáo dân. Anh em có thể đánh mất nhiều thứ trong cuộc đời nhưng anh em đừng bao giờ đánh mất niềm tin: Thầy là cây nho, anh em là cành. Cành này luôn kết hiệp với cây để trổ sinh hoa trái. Nghĩa là đừng bao giờ đánh mất Chúa, đừng bao giờ rời xa Chúa. Linh mục cũng chỉ là chiếc bình sành dễ vỡ, nên anh em hãy thi hành sứ vụ trong khiêm tốn và đầy lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục chủ sự Nghi thức làm phép Dầu, tiếp đó, các linh mục với nến sáng trên tay tuyên hứa lại những lời hứa trong ngày được truyền chức linh mục.
Kết thúc Thánh lễ làm phép Dầu, trước khi ban Phép lành trọng thể, Đức Tổng Giám Mục đặc biệt nhắc lại việc Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam là ngôi nhà thờ Mẹ của Giáo phận, đang chuẩn bị tiến hành trùng tu. Vì qua thời gian, ngôi nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Vì là nhà thờ Mẹ của Giáo phận nên không chỉ linh mục Quản xứ Chính tòa và giáo xứ chính tòa có trách nhiệm, mà tất cả mọi người trong Giáo phận và mời gọi các ân nhân xa gần trong và ngoài nước, hãy chung sức chung lòng để góp phần trùng tu lại ngôi nhà thờ. Ngài cũng cảm ơn Cha Patrick người Pháp, một Đại ân nhân của Hội dòng Mến Thánh giá Huế đã hỗ trợ một phần kinh phí để sửa chữa nhà thờ. Chúng ta cầu nguyện cho việc trùng tu được bình an và diễn ra tốt đẹp.
Minh Phương
Thánh Lễ Truyền Dầu tại Giáo Phận Đà Nẵng - năm 2021
Tôma Trương văn Ân
09:29 01/04/2021
Lúc 5 giờ 30 sáng Thứ Năm Tuần Thánh (1.4.2021), tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng, Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã Chủ sự Thánh lễ Truyền dầu, khai mạc Tam nhật Thánh. Chủ đề của Thánh lễ là lời trích trong Tin Mừng Thánh Luca: “Thánh Thần Chúa Ngự Trên Tôi ” ( Lc 4,18 ).
Thánh lễ hôm nay là lời mời gọi Dân Thiên Chúa qui tụ quanh Mục Tử Tối Cao là Đức ki-tô. Hình ảnh cuộc tụ họp mang đầy tính Thần học, Bí tích, mục vụ và hiệp thông của mọi thành phần dân Chúa tham dự xung quanh Đức Giám Mục Giáo phận, Chính Chúa Ki-tô hiện diện để giáo huấn nuôi dưỡng và kết nối nên một.
Xem Hình
Mỗi người Tín hữu khi nhận Bí tích Rửa tội, đã được thông dự sứ vụ Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn mỗi người, và sai chúng ta đến với anh chị em chưa nhận biết Chúa. Cộng đoàn dân Chúa là hương thơm cho đời, ướp mặn tình yêu cho đời.
Trong Thánh lễ, Đức Giám Mục đã làm phép và Thánh hiến các loại dầu. Dầu Thánh còn được gọi là Dầu Chrisma, được dùng trong ba bí tích có ghi ấn tín: Được xức cho các tân tòng trong Bí tích Rửa tội, cho các Kitô hữu trong Bí tích Thêm Sức, cho các Linh mục và một cách sung mãn cho các Giám mục trong Bí tích Truyền Chức. Dầu này còn được dùng để xức khi cung hiến bàn thờ và nhà thờ. Dầu Bệnh nhân dùng để xức cho những người yếu liệt, xin ơn thánh và sức mạnh, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong Đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn. Dầu Dự Tòng được xức cho các dự tòng trước khi Rửa tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác để chuẩn bị gia nhập trọn vẹn vào Hội Thánh Chúa.
Sau bài giảng, các Linh mục lặp lại lời hứa: gắn bó với Chúa Ki-tô, trở nên người quản lý trung thành đối với các Mầu nhiêm của Thiên Chúa khi thi hành sứ vụ, nhiệt thành và vô vị lợi… là những lời hứa khi các Ngài nhận tác vụ linh mục. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục, cùng đồng hành, đỡ nâng, để các ngài thực sự trở nên hình ảnh Chúa Ki-tô sống động, chu toàn trách vụ, là mục tử như lòng Chúa mong ước.
Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Phao-lô Phạm Thanh Thảo- Chánh Văn phòng đã đọc chứng thư của Đức Giám Mục trao ban “Thừa tác vụ ngoại thường (cho rước lễ)” cho các giáo dân và Tu sĩ thuộc các giáo xứ, giáo họ biệt lập và Dòng tu trong toàn giáo phận. Trong phần huấn dụ trước nghi thức, Đức Giám Mục chủ lễ mời gọi những anh chị em sắp nhận tác vụ cần xác tín bổn phận của mình là trợ giúp Linh mục trong sứ vụ chăm sóc đời sống Thiêng liêng của cộng đoàn, phải trở nên một với Chúa Ki-tô; khi trao Mình Chúa cũng là cơ hội thể hiện đức ái huynh đệ; đồng thời, mỗi ngày thêm thăng tiến trong đời sống tin cậy mến để thi hành sứ vụ; vui lòng nhận lãnh trách vụ; sẵn lòng phục vụ Bánh Hằng sống; tôn kính, thận trọng, giữ gìn Thánh Thể.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Đức Giám Mục thông tin cho cộng đoàn Giáo phận về sức khỏe của Đức Cha Phao-lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh – nguyên Giám mục Giáo phận và sức khỏe của Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục- Hạt Trưởng hạt Tam Kỳ- Quản xứ Tam Kỳ. Cả hai vị cần lời cầu nguyện của cộng đoàn trong thời gian điều trị và chữa bệnh. Đức Cha cũng thay mặt cộng đoàn phụng vụ chúc mừng Quí Cha trong ngày Chúa Ki-tô thiết lập chức Linh mục, cám ơn Cha quản xứ, Cha Phó xứ và các Ban ngành của Giáo xứ Chính Tòa, đã hy sinh rất nhiều chuẩn bị cho Thánh lễ hôm nay. Ngài cũng không quên cám ơn ca đoàn tổng hợp của các chị Tập sinh dòng PhaoLô và các chú Dự tu, Ban Truyền Thông Giáo phận, Ban Truyền Thông Giáo xứ Chính Tòa và tất cả những người cộng tác cho ngày lễ được mọi sự tốt đẹp.
Tôma Trương văn Ân
Thánh lễ hôm nay là lời mời gọi Dân Thiên Chúa qui tụ quanh Mục Tử Tối Cao là Đức ki-tô. Hình ảnh cuộc tụ họp mang đầy tính Thần học, Bí tích, mục vụ và hiệp thông của mọi thành phần dân Chúa tham dự xung quanh Đức Giám Mục Giáo phận, Chính Chúa Ki-tô hiện diện để giáo huấn nuôi dưỡng và kết nối nên một.
Xem Hình
Mỗi người Tín hữu khi nhận Bí tích Rửa tội, đã được thông dự sứ vụ Tư tế, Vương đế và Ngôn sứ. Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn mỗi người, và sai chúng ta đến với anh chị em chưa nhận biết Chúa. Cộng đoàn dân Chúa là hương thơm cho đời, ướp mặn tình yêu cho đời.
Sau bài giảng, các Linh mục lặp lại lời hứa: gắn bó với Chúa Ki-tô, trở nên người quản lý trung thành đối với các Mầu nhiêm của Thiên Chúa khi thi hành sứ vụ, nhiệt thành và vô vị lợi… là những lời hứa khi các Ngài nhận tác vụ linh mục. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục, cùng đồng hành, đỡ nâng, để các ngài thực sự trở nên hình ảnh Chúa Ki-tô sống động, chu toàn trách vụ, là mục tử như lòng Chúa mong ước.
Sau lời nguyện hiệp lễ, cha Phao-lô Phạm Thanh Thảo- Chánh Văn phòng đã đọc chứng thư của Đức Giám Mục trao ban “Thừa tác vụ ngoại thường (cho rước lễ)” cho các giáo dân và Tu sĩ thuộc các giáo xứ, giáo họ biệt lập và Dòng tu trong toàn giáo phận. Trong phần huấn dụ trước nghi thức, Đức Giám Mục chủ lễ mời gọi những anh chị em sắp nhận tác vụ cần xác tín bổn phận của mình là trợ giúp Linh mục trong sứ vụ chăm sóc đời sống Thiêng liêng của cộng đoàn, phải trở nên một với Chúa Ki-tô; khi trao Mình Chúa cũng là cơ hội thể hiện đức ái huynh đệ; đồng thời, mỗi ngày thêm thăng tiến trong đời sống tin cậy mến để thi hành sứ vụ; vui lòng nhận lãnh trách vụ; sẵn lòng phục vụ Bánh Hằng sống; tôn kính, thận trọng, giữ gìn Thánh Thể.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Đức Giám Mục thông tin cho cộng đoàn Giáo phận về sức khỏe của Đức Cha Phao-lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh – nguyên Giám mục Giáo phận và sức khỏe của Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục- Hạt Trưởng hạt Tam Kỳ- Quản xứ Tam Kỳ. Cả hai vị cần lời cầu nguyện của cộng đoàn trong thời gian điều trị và chữa bệnh. Đức Cha cũng thay mặt cộng đoàn phụng vụ chúc mừng Quí Cha trong ngày Chúa Ki-tô thiết lập chức Linh mục, cám ơn Cha quản xứ, Cha Phó xứ và các Ban ngành của Giáo xứ Chính Tòa, đã hy sinh rất nhiều chuẩn bị cho Thánh lễ hôm nay. Ngài cũng không quên cám ơn ca đoàn tổng hợp của các chị Tập sinh dòng PhaoLô và các chú Dự tu, Ban Truyền Thông Giáo phận, Ban Truyền Thông Giáo xứ Chính Tòa và tất cả những người cộng tác cho ngày lễ được mọi sự tốt đẹp.
Tôma Trương văn Ân
Thánh lễ tiệc ly Thứ Năm Tuần Thánh Tại Cộng Đoàn Vinh Sơn Liêm, Melbourne
Trần Văn Minh
18:10 01/04/2021
Melbourne, vào lúc 8 giờ tối Thứ Năm Ngày 1/4/2021. Tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Trong không khí ấm áp về đêm, thật đặc biệt và lý tưởng của mùa Thu Melbourne. Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm đã long trọng dâng lễ đồng tế khai mạc Tam Nhật Thánh mà đỉnh điểm là Thánh lễ Tiệc ly đêm nay, mà Giáo hội gọi là Thứ Năm Tuần Thánh, được tổ chức ngoài trời tại lễ đài của Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Nguyễn Bảo Quốc SSS, tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với quý cha Phạm Minh Ước, Phạm Văn Ái SJ. Cha Di Đa Minh, đồng tế. Ca đoàn Vô Nhiễm phụ trách Thánh ca phục vụ thánh lễ và Chị Thiên An dẫn giải về nghi thức của các phần phụng vụ. Phần âm thanh chuyên nghiệp do gia đình anh Thành Khổng phụ trách, giúp buổi lễ thêm tốt lành về phần âm thanh rõ ràng hơn.
Mặc dù mùa dịch chưa qua, nhưng rất đông giáo dân với đủ mọi thành thần bao gồm quý cụ ông, cụ bà, quý vị trung niên, thanh thiếu niên và cả các em thiếu nhi trong cộng đoàn đã về dự. Phần đông mọi người đều ngồi ngoài sân, trước lễ để dâng lễ do trời về đêm nhưng rất ấm. Hay ngồi tại khu mới xây dựng có mái che, đối diện với lễ đài.
Trong phần chia sẻ, linh mục chủ tế đã nói về ý nghĩa của Thánh lễ tiệc ly. Xin ghi đại ý. Đây là đỉnh điểm của tam nhật thánh mà mọi người chúng ta được hưởng qua những sự kiện Chúa đã làm trong ngày này. Vì Thứ Năm Tuần Thánh đã lập lại những gì mà Chúa Giêsu đã làm như: Thánh lễ đầu tiên mà Chúa đã làm cho nhân loại, Ngài thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh cho các linh mục. Ngài đã rửa chân cho các môn đệ như một cử chỉ phục vụ và Ngài cũng ban cho nhân loại một điều răn mới là: “phải thương yêu nhau.”
Sau bài chia sẻ, do tình hình dịch bệnh, linh mục chủ tế đã bỏ nghi thức rửa chân cho mười hai vị đại diện trong cộng đoàn.
Sau lời nguyện giáo dân, của lễ được dâng lên là bánh rượu. Có một con chiên tượng trưng cho lễ vượt qua đã được đặt sẵn bên góc ngoài của lễ đài.. Thánh lễ kết thúc bằng nghi thức rước Thánh Thể Chúa lên nhà thờ, để các hội đoàn, đoàn thể có hai giờ chầu canh thức cùng Chúa. Và Lễ Thứ Năm Tuần Thánh kết thúc lúc 11 giờ.
Thánh lễ đồng tế |
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Nguyễn Bảo Quốc SSS, tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng với quý cha Phạm Minh Ước, Phạm Văn Ái SJ. Cha Di Đa Minh, đồng tế. Ca đoàn Vô Nhiễm phụ trách Thánh ca phục vụ thánh lễ và Chị Thiên An dẫn giải về nghi thức của các phần phụng vụ. Phần âm thanh chuyên nghiệp do gia đình anh Thành Khổng phụ trách, giúp buổi lễ thêm tốt lành về phần âm thanh rõ ràng hơn.
Mặc dù mùa dịch chưa qua, nhưng rất đông giáo dân với đủ mọi thành thần bao gồm quý cụ ông, cụ bà, quý vị trung niên, thanh thiếu niên và cả các em thiếu nhi trong cộng đoàn đã về dự. Phần đông mọi người đều ngồi ngoài sân, trước lễ để dâng lễ do trời về đêm nhưng rất ấm. Hay ngồi tại khu mới xây dựng có mái che, đối diện với lễ đài.
Trong phần chia sẻ, linh mục chủ tế đã nói về ý nghĩa của Thánh lễ tiệc ly. Xin ghi đại ý. Đây là đỉnh điểm của tam nhật thánh mà mọi người chúng ta được hưởng qua những sự kiện Chúa đã làm trong ngày này. Vì Thứ Năm Tuần Thánh đã lập lại những gì mà Chúa Giêsu đã làm như: Thánh lễ đầu tiên mà Chúa đã làm cho nhân loại, Ngài thiết lập Bí tích Truyền chức Thánh cho các linh mục. Ngài đã rửa chân cho các môn đệ như một cử chỉ phục vụ và Ngài cũng ban cho nhân loại một điều răn mới là: “phải thương yêu nhau.”
Sau bài chia sẻ, do tình hình dịch bệnh, linh mục chủ tế đã bỏ nghi thức rửa chân cho mười hai vị đại diện trong cộng đoàn.
Sau lời nguyện giáo dân, của lễ được dâng lên là bánh rượu. Có một con chiên tượng trưng cho lễ vượt qua đã được đặt sẵn bên góc ngoài của lễ đài.. Thánh lễ kết thúc bằng nghi thức rước Thánh Thể Chúa lên nhà thờ, để các hội đoàn, đoàn thể có hai giờ chầu canh thức cùng Chúa. Và Lễ Thứ Năm Tuần Thánh kết thúc lúc 11 giờ.
Công Tác Chuẩn Bị Các Thánh Lễ Trong Tuần Thánh Và Đại Lễ Phục Sinh Ở Việt Nam
Andre Phong
20:55 01/04/2021
Trong hồng ân bao la đó, ngay từ Chúa Nhật Lễ Lá, cộng đoàn tín hữu khắp nơi trên quê hương đất Việt đã bắt đầu những nghi thức và nghi lễ quan trọng bậc nhất trong năm phụng vụ. Một điều rất đặc biệt nữa là thời tiết rất đẹp dọc ba miền đất nước, nên công việc chuẩn bị cũng như việc cử hành các thánh lễ ngoài trời rất thuận tiện.
Những ngày này, không khí chuẩn bị cho Tam Nhật Vượt Qua và đại lễ Phục Sinh về cơ sở vật chất cũng như tinh thần của đoàn con cái Chúa khắp các giáo phận thật là bận rộn.
Hầu hết ở những nhà thờ lớn, không gian bên trong không đủ chỗ nên việc cử hành những thánh lễ trọng phải được tổ chức ngoài sân trong khuôn viên nhà thờ. Chính vì lẽ đó nên khâu chuẩn bị là hết sức cần thiết, các cộng đoàn phải lo dàn dựng lễ đài ngay trung tâm để các Đức Giám Mục và linh mục đoàn dâng lễ, chỗ ngồi cho các giáo hữu, những người cao tuổi, cho các đoàn thể cũng cần phải được tính toán sao cho phù hợp. Phần âm thanh ánh sáng cũng phải được bố trí một cách đầy đủ, một cách khoa học để thánh lễ được diễn ra trong sự trang nghiêm và long trọng, làm sao cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa tham dự có thể nghe rõ, nhìn thấy rõ để có sự hiệp thông đầy đủ nhất. Các ca đoàn cũng tăng cường các buổi tập hát để phục vụ nhiều thánh lễ trọng liên tiếp.
Bên cạnh đó là không khí làm việc tất bật của anh chị em truyền thông để kịp đưa tin, đưa hình ảnh và livestream trực tiếp các thánh lễ trọng để phục vụ mọi người, dù ở xa, bận rộn hay đau ốm đều có thể tiếp cận được.
Về mặt tinh thần như việc sám hối cũng được tổ chức nhiều giờ, nhiều nơi khác nhau trong từng giáo họ, giáo xứ và giáo phận một cách phù hợp với từng địa phương để bảo đảm giáo dân khắp nơi, kể cả những người già yếu, bệnh tật đều có thể lãnh nhận bí tích Hòa Giải chuẩn bị tâm hồn mừng Đại Lễ Phục Sinh.
Những việc làm đó là nỗ lực rất lớn, là sự hy sinh, đóng góp về vật chất, tinh thần cũng như công sức của nhiều thành phần dân Chúa khắp nơi trên mọi miền tổ quốc để bảo đảm Lời Chúa đến với mọi người mọi nơi trong mọi hoàn cảnh và lắng đọng trong tâm hồn mỗi người.
Andre Phong
Giáo xứ Tân Việt: Thánh Lễ Tiệc Ly
Vinh sơn Trần văn Đẩu
20:58 01/04/2021
“ Trong bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, việc rửa chân là của các nô lệ, vậy mà Chúa hạ mình trở thành đầy tớ, nô lệ cho chúng ta…” Đó là lời chia sẻ của Lm chánh xứ Đa minh Vũ Ngọc Thủ trong Thánh lễ Tiệc Ly diễn ra lúc 17g ngày thứ năm 01/04/2021 tại giáo xứ Tân Việt.
Xem Hình
Trong bài giảng Lm chủ tế chia sẻ: Hôm nay, chúng ta dừng lại để cảm nghiệm việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể cũng như giới luật yêu thương mà Người đã dạy chúng ta. Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành hàng ngày nhưng hôm nay đặc biệt vì chúng ta tưởng nhớ việc trước khi tử nạn, Người đã cùng các môn đệ ăn bữa tiệc ly.
Trong bữa tiệc ly, Chúa còn rửa chân cho các môn đệ, việc rửa chân là của các nô lệ, vậy mà Chúa hạ mình trở thành đầy tớ, nô lệ cho chúng ta để tẩy xóa tội lỗi cho chúng ta đồng thời Người dậy dỗ chúng ta về việc hy sinh phục vụ “ Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho các con thì các con phải rửa chân cho nhau.
Sau bài chia sẻ, Lm chủ tế đã theo gương Chúa Giêsu, cởi áo ngoài, cúi xuống rửa và lau chân cho các môn đệ. Hình ảnh vị chủ chân quỳ xuống trước mặt con chiên của mình, đã đánh động tâm hồn mỗi người chúng tôi.
Tham dự nghi thức rửa chân, mỗi người chúng ta được mời gọi phải biết yêu thương nhau nhiều hơn trong cuộc sống hang ngày.
Thánh lễ kết thúc lúc 16g cộng đoàn cùng rước Chúa Giêsu Thánh Thể qua nhà tạm phụ để thờ lạy, tôn vinh và cầu nguyện. Xin cho mỗi gia đình biết tận dụng những giờ phút xum họp, để trong bầu khí yêu thương, mọi thành viên biết tìm cách để phục vụ trong yêu thương, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho gia đình.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Xem Hình
Trong bài giảng Lm chủ tế chia sẻ: Hôm nay, chúng ta dừng lại để cảm nghiệm việc Chúa lập Bí Tích Thánh Thể cũng như giới luật yêu thương mà Người đã dạy chúng ta. Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành hàng ngày nhưng hôm nay đặc biệt vì chúng ta tưởng nhớ việc trước khi tử nạn, Người đã cùng các môn đệ ăn bữa tiệc ly.
Trong bữa tiệc ly, Chúa còn rửa chân cho các môn đệ, việc rửa chân là của các nô lệ, vậy mà Chúa hạ mình trở thành đầy tớ, nô lệ cho chúng ta để tẩy xóa tội lỗi cho chúng ta đồng thời Người dậy dỗ chúng ta về việc hy sinh phục vụ “ Thầy là Chúa là Thầy mà còn rửa chân cho các con thì các con phải rửa chân cho nhau.
Sau bài chia sẻ, Lm chủ tế đã theo gương Chúa Giêsu, cởi áo ngoài, cúi xuống rửa và lau chân cho các môn đệ. Hình ảnh vị chủ chân quỳ xuống trước mặt con chiên của mình, đã đánh động tâm hồn mỗi người chúng tôi.
Tham dự nghi thức rửa chân, mỗi người chúng ta được mời gọi phải biết yêu thương nhau nhiều hơn trong cuộc sống hang ngày.
Thánh lễ kết thúc lúc 16g cộng đoàn cùng rước Chúa Giêsu Thánh Thể qua nhà tạm phụ để thờ lạy, tôn vinh và cầu nguyện. Xin cho mỗi gia đình biết tận dụng những giờ phút xum họp, để trong bầu khí yêu thương, mọi thành viên biết tìm cách để phục vụ trong yêu thương, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho gia đình.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Bài Thương Khó Đức Chúa Giêsu
Học Viện Thánh Anphongsô DCCT
21:05 01/04/2021
Lễ truyền dầu tại giáo phận Xuân Lộc
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P & Ban TT GP
21:40 01/04/2021
Vào lúc 8g30 của sáng Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám mục Giáo phận đã cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu tại Nhà Thờ Chánh Tòa của Giáo phận. Hiệp cùng với Đức Giám Mục Giáo phận cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu, còn có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Cha Tổng Đại Diện Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, cùng với hơn 500 linh mục gồm quý Cha Quản Hạt, quý Cha Đại Chủng Viện và quý cha trong Giáo phận. Hiệp dâng tham dự trong Thánh Lễ còn có đại diện tu sĩ nam nữ các dòng tu, cộng đoàn, các Giới, các hội đoàn cùng những anh chị em giáo dân khác.
Xem Hình
Những lời dẫn lễ đã giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn cũng như được hiểu ý nghĩa của Thánh Lễ Truyền Dầu với các Nghi thức làm phép dầu, hiến thánh Dầu Thánh, việc các linh mục lặp lại lời tuyên hứa trong ngày lãnh nhận chức thánh. Thế nên, tham dự Thánh Lễ cũng là lúc mọi người được mời gọi cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Đức Thánh Cha, cho các linh mục, đặc biệt cũng cho những người đang đau khổ. “Xin cho những người sống đời thánh hiến quyết tâm tỏa sáng vẻ đẹp thánh thiện của Thiên Chúa. Xin cho các tín hữu Giáo phận quyết tâm xây dựng gia đình trở thành mái ấm của lòng Chúa thương xót. Bởi vì chỉ có lòng Chúa thương xót mới có thể cứu điều quý giá và mong manh nhất trên thế giới lúc này là hôn nhân và gia đình.”
Với cuộc rước Đức Giám Mục Giáo Phận và linh mục đoàn từ Nhà Xứ vào Nhà Thờ, cộng đoàn tham dự tại chỗ cũng như những tín hữu hiệp thông tham dự trực tuyến Thánh Lễ qua phương tiện truyền thông của Giáo phận chắc hẳn cảm thấy tâm tình tạ ơn và niềm vui hân hoan. Tạ ơn và vui mừng vì như dấu chỉ của sự hiệp thông, hiệp nhất giữa Đức Giám Mục Giáo phận và linh mục, cũng như trong linh mục đoàn của các ngài. Tạ ơn vì Chúa đã lập Bí tích Truyền chức Thánh, tuyển chọn, thánh hiến những con người để làm linh mục của Chúa, để các ngài nhân danh Chúa Kitô tái diễn hy lễ của Ngài trên Thánh giá, trao ban lòng thương xót của Chúa qua việc tha tội cho muôn người. Hình ảnh các linh mục cho đoàn dân nhận ra họ là những người lãnh đạo đoàn chiên nhưng cũng là những tôi tớ quỳ xuống để quỳ xuống rửa chân, phục vụ đoàn chiên với tình yêu của người mục tử.
Ngắn gọn trong những lời đầu lễ, Đức Cha Gioan đã ngỏ với cộng đoàn khi cho thấy sự chăm sóc của Mẹ Hội Thánh với con cái mình, khi mà trong mọi phụng vụ đều là cách thức dẫn con cái đến gặp Thiên Chúa. “Và chiều nay, Hội Thánh chính thức đưa con cái bước vào Tam Nhật Thánh. Và sáng nay, chúng ta được Hội Thánh là Mẹ đưa chúng ta đến Thánh Lễ Truyền Dầu, là Hội Thánh có ý đưa tâm hồn chúng ta gặp Chúa Thánh Thần. Hội Thánh muốn chúng ta dâng lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất của linh mục đoàn, những người đang thi hành tác vụ là hiện thân của Chúa Kitô cho sứ vụ cứu thế của Chúa được thực hiện trải qua muôn thế hệ.” Cũng trong lời ngỏ này, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn giáo phận cầu nguyện cho quý cha cao tuổi, bị đau bệnh, hay các linh mục đang gặp những trăn trở, những khó khăn, và cũng cầu nguyện cho chính mỗi người “hiểu và cảm nhận được Chúa Thánh Thần nơi dầu thánh, dấu chỉ hữu hình sự hoạt động và thánh hóa các tâm hồn của Chúa Thánh Thần trong chương trình của Thiên Chúa.”
Mở đầu phần quảng diễn suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ, Đức Cha Gioan khẳng định “Nếu trong hội đường năm xưa- (x.Lc 4,16-21)- dân chúng đã gặp Đức Giêsu, thì hôm nay khi tham dự và cử hành phụng vụ thánh, chúng ta cũng được gặp trực tiếp Chúa Giêsu”. “Trong hội đường, trăm con mắt đều đổ dồn về phía Người” (Lc 4, 20b), Đức Cha giải thích, họ nhìn, họ đổ dồn ánh mắt vào Chúa Giêsu vì họ nhận ra uy quyền của trong chính lời Người thốt ra. Truyền cảm hứng từ Lời Chúa vừa được nhắc đến, Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn hãy tập và thực hành thái độ sống “đăm đăm nhìn Chúa” trong đời sống đức tin của mỗi người. Việc đăm đăm nhìn, chiêm ngắm Chúa,- Đức Cha giải thích- sẽ giúp mỗi người nhận ra “Chúa Giêsu là Đấng khơi nguồn đức tin và giúp chúng ta hoàn thành đức tin”, là Đấng mà như Gioan nói đến “Họ sẽ nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu” (Ga 18,37). Và rồi, chính khi đăm đăm nhìn Chúa Giêsu dưới chân thập giá, thánh Gioan Tông đồ đã chứng kiến một thực tại quan trọng của Chúa Giêsu trên cây thánh giá, trong những giờ phút sau cùng. “Nhắp xong, Đức Giê-su nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19,30). Từ đây, Đức Cha suy niệm liên hệ đến Chúa Thánh Thần được trao ban cho các tông đồ từ Chúa Kitô Phục Sinh, cho đến vai trò thánh hóa của Thánh Thần trong Hội Thánh, mà Thánh Lễ Truyền dầu đang cử hành. Với những dầu thánh được làm phép và hiến thánh, là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Thánh Thần và sự thánh hóa của Ngài tiếp tục đổ trên con cái Hội Thánh, như một giòng chảy liên tục. Để rồi, Đức Cha nhắc nhớ mọi người lời mời gọi sống hiệp nhất vì đã được lãnh nhận dầu thánh, vì đã tuyên xưng cùng một đức tin, vì đã được lãnh nhận cùng một phép rửa, trở thành con cùng một Cha, và cùng đem Tin Mừng đến cho người khác, cũng như ý thức để xây dựng nhiệm thể của Chúa Kitô trong từng bậc sống của mình, làm nên cộng đoàn chứng nhân, một cộng đoàn hiệp nhất trong Chúa Kitô.
Sau bài giảng, các linh mục đã lập lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận thánh chức của ngài. Trước sự chứng kiến cộng đoàn, các linh mục đã tuyên lại lời khấn hứa với Đức Giám Mục Giáo phận, để nhờ sự nhắc lại này, các ngài được thêm mạnh mẽ, sự tươi trẻ nhờ vào lòng thương xót của Chúa Giêsu, giúp các ngài phục vụ mọi người trong khiêm tốn và vô vị lợi. Cũng trong nghi thức này, Đức Giám Mục đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục và cho cả giám mục để các ngài được trung thành với Đức Kitô Thượng Tế với sứ mạng mà các ngài đã lãnh nhận.
Rước dầu và nghi thức làm phép dầu được cử hành liền sau phần tuyên hứa của các linh mục. Trong Nghi thức này, Đức Giám Mục đọc lời nguyện làm phép dầu bệnh nhân (OI), dầu Dự tòng (OS) và đọc lời nguyện thánh hiến dầu thánh (SC). Từng lời nguyện do Đức Giám Mục cất lên đã nói lên ý nghĩa của từng loại dầu thánh trong đời sống Giáo Hội, cũng như có giá trị với đời sống người Kitô hữu. Nghi thức làm phép dầu được cử hành như phụng vụ qui định, với sự hiệp thông của linh mục đoàn trong lời nguyện thánh hiến dầu thánh.
Sau nghi thức tuyên lại lời khấn hứa, làm phép dầu thánh, Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể trong sốt sắng của cộng đoàn tham dự với ý nghĩa đặc biệt của phụng vụ trong Thánh Lễ Truyền Dầu hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ với Ơn Toàn Xá, Đức Giám Mục Giáo phận đã ngỏ lời với gia đình Giáo phận, “Chiều nay, bước vào Tam Nhật Thánh, chúng ta đi vào đỉnh cao của công cuộc cứu độ, xin mến chúc quý Cha và cộng đoàn dân Chúa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Chúa và được tham dự vào cái chết và sự Phục Sinh của Chúa…để rồi các gia đình sẽ trở thành mái ấm của lòng thương xót và đồng hành với người trẻ.”
Phép lành cuối lễ với Ơn Toàn Xá do Đức Giám Mục Giáo Phận ban cho mọi người tham dự đã kết thúc Thánh Lễ Truyền Dầu của Giáo Phận trong tâm tình tạ ơn và niềm vui, đồng thời, cũng chuẩn bị cho mọi người bước vào Thánh Lễ Tiệc Ly chiều nay, khởi đầu Tam Nhật Thánh- trung tâm điểm của Phụng vụ- với tâm tình kết hiệp mật thiết với Đức Kitô từ Khổ Nạn đến Vinh Quang của Người.
Tin và ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P & Ban TT GP
Xem Hình
Những lời dẫn lễ đã giúp cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn cũng như được hiểu ý nghĩa của Thánh Lễ Truyền Dầu với các Nghi thức làm phép dầu, hiến thánh Dầu Thánh, việc các linh mục lặp lại lời tuyên hứa trong ngày lãnh nhận chức thánh. Thế nên, tham dự Thánh Lễ cũng là lúc mọi người được mời gọi cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Đức Thánh Cha, cho các linh mục, đặc biệt cũng cho những người đang đau khổ. “Xin cho những người sống đời thánh hiến quyết tâm tỏa sáng vẻ đẹp thánh thiện của Thiên Chúa. Xin cho các tín hữu Giáo phận quyết tâm xây dựng gia đình trở thành mái ấm của lòng Chúa thương xót. Bởi vì chỉ có lòng Chúa thương xót mới có thể cứu điều quý giá và mong manh nhất trên thế giới lúc này là hôn nhân và gia đình.”
Với cuộc rước Đức Giám Mục Giáo Phận và linh mục đoàn từ Nhà Xứ vào Nhà Thờ, cộng đoàn tham dự tại chỗ cũng như những tín hữu hiệp thông tham dự trực tuyến Thánh Lễ qua phương tiện truyền thông của Giáo phận chắc hẳn cảm thấy tâm tình tạ ơn và niềm vui hân hoan. Tạ ơn và vui mừng vì như dấu chỉ của sự hiệp thông, hiệp nhất giữa Đức Giám Mục Giáo phận và linh mục, cũng như trong linh mục đoàn của các ngài. Tạ ơn vì Chúa đã lập Bí tích Truyền chức Thánh, tuyển chọn, thánh hiến những con người để làm linh mục của Chúa, để các ngài nhân danh Chúa Kitô tái diễn hy lễ của Ngài trên Thánh giá, trao ban lòng thương xót của Chúa qua việc tha tội cho muôn người. Hình ảnh các linh mục cho đoàn dân nhận ra họ là những người lãnh đạo đoàn chiên nhưng cũng là những tôi tớ quỳ xuống để quỳ xuống rửa chân, phục vụ đoàn chiên với tình yêu của người mục tử.
Ngắn gọn trong những lời đầu lễ, Đức Cha Gioan đã ngỏ với cộng đoàn khi cho thấy sự chăm sóc của Mẹ Hội Thánh với con cái mình, khi mà trong mọi phụng vụ đều là cách thức dẫn con cái đến gặp Thiên Chúa. “Và chiều nay, Hội Thánh chính thức đưa con cái bước vào Tam Nhật Thánh. Và sáng nay, chúng ta được Hội Thánh là Mẹ đưa chúng ta đến Thánh Lễ Truyền Dầu, là Hội Thánh có ý đưa tâm hồn chúng ta gặp Chúa Thánh Thần. Hội Thánh muốn chúng ta dâng lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất của linh mục đoàn, những người đang thi hành tác vụ là hiện thân của Chúa Kitô cho sứ vụ cứu thế của Chúa được thực hiện trải qua muôn thế hệ.” Cũng trong lời ngỏ này, Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn giáo phận cầu nguyện cho quý cha cao tuổi, bị đau bệnh, hay các linh mục đang gặp những trăn trở, những khó khăn, và cũng cầu nguyện cho chính mỗi người “hiểu và cảm nhận được Chúa Thánh Thần nơi dầu thánh, dấu chỉ hữu hình sự hoạt động và thánh hóa các tâm hồn của Chúa Thánh Thần trong chương trình của Thiên Chúa.”
Mở đầu phần quảng diễn suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ, Đức Cha Gioan khẳng định “Nếu trong hội đường năm xưa- (x.Lc 4,16-21)- dân chúng đã gặp Đức Giêsu, thì hôm nay khi tham dự và cử hành phụng vụ thánh, chúng ta cũng được gặp trực tiếp Chúa Giêsu”. “Trong hội đường, trăm con mắt đều đổ dồn về phía Người” (Lc 4, 20b), Đức Cha giải thích, họ nhìn, họ đổ dồn ánh mắt vào Chúa Giêsu vì họ nhận ra uy quyền của trong chính lời Người thốt ra. Truyền cảm hứng từ Lời Chúa vừa được nhắc đến, Đức Cha đã mời gọi cộng đoàn hãy tập và thực hành thái độ sống “đăm đăm nhìn Chúa” trong đời sống đức tin của mỗi người. Việc đăm đăm nhìn, chiêm ngắm Chúa,- Đức Cha giải thích- sẽ giúp mỗi người nhận ra “Chúa Giêsu là Đấng khơi nguồn đức tin và giúp chúng ta hoàn thành đức tin”, là Đấng mà như Gioan nói đến “Họ sẽ nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu” (Ga 18,37). Và rồi, chính khi đăm đăm nhìn Chúa Giêsu dưới chân thập giá, thánh Gioan Tông đồ đã chứng kiến một thực tại quan trọng của Chúa Giêsu trên cây thánh giá, trong những giờ phút sau cùng. “Nhắp xong, Đức Giê-su nói: “Thế là đã hoàn tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga 19,30). Từ đây, Đức Cha suy niệm liên hệ đến Chúa Thánh Thần được trao ban cho các tông đồ từ Chúa Kitô Phục Sinh, cho đến vai trò thánh hóa của Thánh Thần trong Hội Thánh, mà Thánh Lễ Truyền dầu đang cử hành. Với những dầu thánh được làm phép và hiến thánh, là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Thánh Thần và sự thánh hóa của Ngài tiếp tục đổ trên con cái Hội Thánh, như một giòng chảy liên tục. Để rồi, Đức Cha nhắc nhớ mọi người lời mời gọi sống hiệp nhất vì đã được lãnh nhận dầu thánh, vì đã tuyên xưng cùng một đức tin, vì đã được lãnh nhận cùng một phép rửa, trở thành con cùng một Cha, và cùng đem Tin Mừng đến cho người khác, cũng như ý thức để xây dựng nhiệm thể của Chúa Kitô trong từng bậc sống của mình, làm nên cộng đoàn chứng nhân, một cộng đoàn hiệp nhất trong Chúa Kitô.
Sau bài giảng, các linh mục đã lập lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận thánh chức của ngài. Trước sự chứng kiến cộng đoàn, các linh mục đã tuyên lại lời khấn hứa với Đức Giám Mục Giáo phận, để nhờ sự nhắc lại này, các ngài được thêm mạnh mẽ, sự tươi trẻ nhờ vào lòng thương xót của Chúa Giêsu, giúp các ngài phục vụ mọi người trong khiêm tốn và vô vị lợi. Cũng trong nghi thức này, Đức Giám Mục đã mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các linh mục và cho cả giám mục để các ngài được trung thành với Đức Kitô Thượng Tế với sứ mạng mà các ngài đã lãnh nhận.
Rước dầu và nghi thức làm phép dầu được cử hành liền sau phần tuyên hứa của các linh mục. Trong Nghi thức này, Đức Giám Mục đọc lời nguyện làm phép dầu bệnh nhân (OI), dầu Dự tòng (OS) và đọc lời nguyện thánh hiến dầu thánh (SC). Từng lời nguyện do Đức Giám Mục cất lên đã nói lên ý nghĩa của từng loại dầu thánh trong đời sống Giáo Hội, cũng như có giá trị với đời sống người Kitô hữu. Nghi thức làm phép dầu được cử hành như phụng vụ qui định, với sự hiệp thông của linh mục đoàn trong lời nguyện thánh hiến dầu thánh.
Sau nghi thức tuyên lại lời khấn hứa, làm phép dầu thánh, Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể trong sốt sắng của cộng đoàn tham dự với ý nghĩa đặc biệt của phụng vụ trong Thánh Lễ Truyền Dầu hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ với Ơn Toàn Xá, Đức Giám Mục Giáo phận đã ngỏ lời với gia đình Giáo phận, “Chiều nay, bước vào Tam Nhật Thánh, chúng ta đi vào đỉnh cao của công cuộc cứu độ, xin mến chúc quý Cha và cộng đoàn dân Chúa cảm nghiệm được tình yêu cứu độ của Chúa và được tham dự vào cái chết và sự Phục Sinh của Chúa…để rồi các gia đình sẽ trở thành mái ấm của lòng thương xót và đồng hành với người trẻ.”
Phép lành cuối lễ với Ơn Toàn Xá do Đức Giám Mục Giáo Phận ban cho mọi người tham dự đã kết thúc Thánh Lễ Truyền Dầu của Giáo Phận trong tâm tình tạ ơn và niềm vui, đồng thời, cũng chuẩn bị cho mọi người bước vào Thánh Lễ Tiệc Ly chiều nay, khởi đầu Tam Nhật Thánh- trung tâm điểm của Phụng vụ- với tâm tình kết hiệp mật thiết với Đức Kitô từ Khổ Nạn đến Vinh Quang của Người.
Tin và ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P & Ban TT GP
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tại Sao Giuđa Phản Bội?
Lm Nguyễn Trung Tây
14:28 01/04/2021
Lm Nguyễn Trung Tây
Tại Sao Giuđa Phản Bội?
Tông đồ Giuđa đã chết gần 2000 năm, nhưng ngài vẫn chưa yên giấc ngàn thu. Tất cả những gì liên quan đến phản bội, vị tông đồ này, nụ hôn thần chết, và sợi dây treo cổ thường được lôi ra như một bằng chứng không tranh cãi cho những người phản bội. Đặc biệt trong Tuần Thánh, cuộc đời của vị tông đồ một lần lầm lỡ lại được mang ra mổ xẻ. 2000 năm rồi, ngài vẫn chưa được ngủ yên.
Giuđa là thủ quỹ của nhóm Mười Hai (Gioan 12:6, 13:29). Giuđa là một người thực dụng (Gioan 12:5). Cũng như Phêrô, Giuđa có những giây phút đụng độ với Sư phụ (Gioan 12:7-8). Và Đức Giêsu đã lên tiếng phản đối hành động cá biệt của Giuđa. Đặc biệt nhất, Thầy Giêsu biết đễ tử Giuđa sẽ phản bội mình. Ngài đã lên tiếng báo trước (Gioan 13:21-30). Nhưng Giuđa đã có những dự tính của mình. Cho nên ông nhắm mắt làm ngơ trước lời cảnh báo.
Theo như Matthêu, tông đồ Giuđa đến gặp những nhà lãnh đạo Do Thái, đề nghị bán Thầy mình với một giá tiền. Cuộc thương lượng chốt lại với giá 30 đồng tiền bạc (Mat 26:14-16). Giuđa cầm tiền, để rồi vào tối ngày thứ Năm sau bữa ăn tối, Giuđa rời phòng ăn (Gioan 13:30). Một lát sau Giuđa quay lại, lần này trong Vườn Cây Dầu với lính La Mã. Giuđa khi đó tiến đến hôn Thầy trên má, dấu hiệu báo cho quân lính biết ai là người họ cần phải bắt (Mac 14:43-46). Nhưng sau khi nhận được bản tin Thầy Giêsu bị kết án tử hình, Giuđa quay lại gặp các vị lãnh đạo Do Thái. Giuđa lần này thú tội, “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến người phải chết oan” (Matt 27:4). Chưa hết, ông còn “ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ” (v. 5). Hành động và lời nói của tông đồ Giuđa sau khi biết Thầy Giusê bị kết án tử khá lạ, nếu không muốn nói là bất ngờ. Tại sao ông phản bội Thầy, nhưng rồi lại hối hận thật nhanh đến nỗi tuyệt vọng quyên sinh?
Để trả lời câu hỏi này người ta phải hỏi động lực nào đã dẫn tông đồ Giuđa đến hành động bán Thầy. Có phải vì tiền? Nếu vì tiền, tại sao ông ta lại không giữ số tiền đó, mà lại quẳng trả lại 30 đồng tiền bạc vào trong Đền Thờ? Tại sao ông lại hối hận sau khi nhận ra Đức Giêsu đối diện án tử? Tại sao ông lại thú nhận với những nhà lãnh đạo là ông đã “phạm tội” và khẳng định Đức Giêsu là “người vô tội?” Nếu đã biết Đức Giêsu là người vô tội, tại sao ông lại cương quyết phạm tội? Tại sao ông lại quyết định kết liễu cuộc đời sau khi quẳng trả lại số tiền? Để trả lời những câu hỏi này, người ta cũng phải hỏi một câu quan trọng khác. Đó là tại sao ông Giuđa đã quyết định đi theo Đức Giêsu từ những ngày đầu tiên?
Thật ra, người có câu trả lời chính xác nhất cho những câu hỏi vừa liệt kê không ai khác ngoài Giuđa, nhân vật trong cuộc. Những câu trả lời của tất cả những người khác chỉ là suy đoán dựa vào những chi tiết biết “về” Giuđa qua những trình thuật trong Kinh Thánh “về” Giuđa mà thôi.
Tuy nhiên, dựa vào bối cảnh lịch sử Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, những cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với nhóm Mười Hai và giữa các vị tông đồ với nhau, câu hỏi tại sao Giuđa chọn lựa đi theo Đức Giêsu phần nào có thể được vén màn.
Tại một vùng đồi núi Caesarea Philippi, Đức Giêsu từng đã hỏi những người môn đệ họ nghĩ Ngài là ai. Câu trả lời của Phêrô khi đó là, “Thầy là đấng Mêsia” (Matt 16:16). Vào thời Đức Giêsu, Do Thái nằm dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã. Bởi thế, người Do Thái mong đợi Thiên Chúa sẽ gửi đấng Mêsia có tầm vóc vua Đavid tới để giải thoát dân Do Thái ra khỏi xiềng xích La Mã. Khi Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Mêsia, Phêrô và các người môn đệ căn bản đang (thật thà) tuyên xưng, “Ngài là Vua.” Và nếu Ngài là Vua, tương lai của nhóm Mười Hai là một tương lai bạc vàng. Bởi thế, độc giả Kinh Thánh sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra nhóm Mười Hai hay tranh cãi với nhau ai sẽ là người lớn nhất trong vương quốc của đấng Mêsia (Mac 9:33-34). Chưa hết, anh em nhà Giacôbê và Gioan có lần ghé vào tai Đức Giêsu xin hai cái ghế, một bên trái một bên phải trong vương quốc Mêsia Đức Giêsu (Mac 10:35-40). Những chi tiết mấu chốt này có thể giải thích động lực Giuđa đi theo Đức Giêsu, nhưng lại bán Thầy, rồi lại hối hận sau khi biết chính mình đã dẫn Thầy đến án tử. Hối hận dẫn đến tuyệt vọng, ông quyết định quyên sinh.
Giuđa sẽ tiếp tục bị thiên hạ nói ra nói vô, nhất là trong Tuần Thánh. Nhưng công tâm mà nói, tại sao vị tông đồ thứ 12 có những hành động lạ lùng dẫn tới một cái kết buồn thì chỉ có Thiên Chúa và ông là người trong cuộc mới biết. Rất có thể bởi ông muốn chiếu bí Đức Giêsu để Ngài phải hành động cho hợp với vai trò của Đấng Mêsia như ông, Phêrô, anh em ông Giacôbê và Gioan đã từng mong đợi. Nhưng rất tiếc, điều họ chờ đợi nơi Thầy của mình lại không phải là điều mà Thiên Chúa Cha mong đợi nơi người Con duy nhất. Bởi thế, Đức Giêsu bị mang ra tòa công nghị, kết án tử.
Giá mà Giuđa kiên nhẫn như Phêrô, ngày hôm nay, ông đã không trở thành một nhân vật bị thiên hạ mang lên tường phóng phi tiêu mỗi Mùa Chay và Tuần Thánh.
Lm Nguyễn Trung Tây
Tại Sao Giuđa Phản Bội?
Tông đồ Giuđa đã chết gần 2000 năm, nhưng ngài vẫn chưa yên giấc ngàn thu. Tất cả những gì liên quan đến phản bội, vị tông đồ này, nụ hôn thần chết, và sợi dây treo cổ thường được lôi ra như một bằng chứng không tranh cãi cho những người phản bội. Đặc biệt trong Tuần Thánh, cuộc đời của vị tông đồ một lần lầm lỡ lại được mang ra mổ xẻ. 2000 năm rồi, ngài vẫn chưa được ngủ yên.
Giuđa là thủ quỹ của nhóm Mười Hai (Gioan 12:6, 13:29). Giuđa là một người thực dụng (Gioan 12:5). Cũng như Phêrô, Giuđa có những giây phút đụng độ với Sư phụ (Gioan 12:7-8). Và Đức Giêsu đã lên tiếng phản đối hành động cá biệt của Giuđa. Đặc biệt nhất, Thầy Giêsu biết đễ tử Giuđa sẽ phản bội mình. Ngài đã lên tiếng báo trước (Gioan 13:21-30). Nhưng Giuđa đã có những dự tính của mình. Cho nên ông nhắm mắt làm ngơ trước lời cảnh báo.
Theo như Matthêu, tông đồ Giuđa đến gặp những nhà lãnh đạo Do Thái, đề nghị bán Thầy mình với một giá tiền. Cuộc thương lượng chốt lại với giá 30 đồng tiền bạc (Mat 26:14-16). Giuđa cầm tiền, để rồi vào tối ngày thứ Năm sau bữa ăn tối, Giuđa rời phòng ăn (Gioan 13:30). Một lát sau Giuđa quay lại, lần này trong Vườn Cây Dầu với lính La Mã. Giuđa khi đó tiến đến hôn Thầy trên má, dấu hiệu báo cho quân lính biết ai là người họ cần phải bắt (Mac 14:43-46). Nhưng sau khi nhận được bản tin Thầy Giêsu bị kết án tử hình, Giuđa quay lại gặp các vị lãnh đạo Do Thái. Giuđa lần này thú tội, “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến người phải chết oan” (Matt 27:4). Chưa hết, ông còn “ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ” (v. 5). Hành động và lời nói của tông đồ Giuđa sau khi biết Thầy Giusê bị kết án tử khá lạ, nếu không muốn nói là bất ngờ. Tại sao ông phản bội Thầy, nhưng rồi lại hối hận thật nhanh đến nỗi tuyệt vọng quyên sinh?
Để trả lời câu hỏi này người ta phải hỏi động lực nào đã dẫn tông đồ Giuđa đến hành động bán Thầy. Có phải vì tiền? Nếu vì tiền, tại sao ông ta lại không giữ số tiền đó, mà lại quẳng trả lại 30 đồng tiền bạc vào trong Đền Thờ? Tại sao ông lại hối hận sau khi nhận ra Đức Giêsu đối diện án tử? Tại sao ông lại thú nhận với những nhà lãnh đạo là ông đã “phạm tội” và khẳng định Đức Giêsu là “người vô tội?” Nếu đã biết Đức Giêsu là người vô tội, tại sao ông lại cương quyết phạm tội? Tại sao ông lại quyết định kết liễu cuộc đời sau khi quẳng trả lại số tiền? Để trả lời những câu hỏi này, người ta cũng phải hỏi một câu quan trọng khác. Đó là tại sao ông Giuđa đã quyết định đi theo Đức Giêsu từ những ngày đầu tiên?
Thật ra, người có câu trả lời chính xác nhất cho những câu hỏi vừa liệt kê không ai khác ngoài Giuđa, nhân vật trong cuộc. Những câu trả lời của tất cả những người khác chỉ là suy đoán dựa vào những chi tiết biết “về” Giuđa qua những trình thuật trong Kinh Thánh “về” Giuđa mà thôi.
Tuy nhiên, dựa vào bối cảnh lịch sử Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, những cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với nhóm Mười Hai và giữa các vị tông đồ với nhau, câu hỏi tại sao Giuđa chọn lựa đi theo Đức Giêsu phần nào có thể được vén màn.
Tại một vùng đồi núi Caesarea Philippi, Đức Giêsu từng đã hỏi những người môn đệ họ nghĩ Ngài là ai. Câu trả lời của Phêrô khi đó là, “Thầy là đấng Mêsia” (Matt 16:16). Vào thời Đức Giêsu, Do Thái nằm dưới ách đô hộ của đế quốc La Mã. Bởi thế, người Do Thái mong đợi Thiên Chúa sẽ gửi đấng Mêsia có tầm vóc vua Đavid tới để giải thoát dân Do Thái ra khỏi xiềng xích La Mã. Khi Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Mêsia, Phêrô và các người môn đệ căn bản đang (thật thà) tuyên xưng, “Ngài là Vua.” Và nếu Ngài là Vua, tương lai của nhóm Mười Hai là một tương lai bạc vàng. Bởi thế, độc giả Kinh Thánh sẽ không ngạc nhiên khi nhận ra nhóm Mười Hai hay tranh cãi với nhau ai sẽ là người lớn nhất trong vương quốc của đấng Mêsia (Mac 9:33-34). Chưa hết, anh em nhà Giacôbê và Gioan có lần ghé vào tai Đức Giêsu xin hai cái ghế, một bên trái một bên phải trong vương quốc Mêsia Đức Giêsu (Mac 10:35-40). Những chi tiết mấu chốt này có thể giải thích động lực Giuđa đi theo Đức Giêsu, nhưng lại bán Thầy, rồi lại hối hận sau khi biết chính mình đã dẫn Thầy đến án tử. Hối hận dẫn đến tuyệt vọng, ông quyết định quyên sinh.
Giuđa sẽ tiếp tục bị thiên hạ nói ra nói vô, nhất là trong Tuần Thánh. Nhưng công tâm mà nói, tại sao vị tông đồ thứ 12 có những hành động lạ lùng dẫn tới một cái kết buồn thì chỉ có Thiên Chúa và ông là người trong cuộc mới biết. Rất có thể bởi ông muốn chiếu bí Đức Giêsu để Ngài phải hành động cho hợp với vai trò của Đấng Mêsia như ông, Phêrô, anh em ông Giacôbê và Gioan đã từng mong đợi. Nhưng rất tiếc, điều họ chờ đợi nơi Thầy của mình lại không phải là điều mà Thiên Chúa Cha mong đợi nơi người Con duy nhất. Bởi thế, Đức Giêsu bị mang ra tòa công nghị, kết án tử.
Giá mà Giuđa kiên nhẫn như Phêrô, ngày hôm nay, ông đã không trở thành một nhân vật bị thiên hạ mang lên tường phóng phi tiêu mỗi Mùa Chay và Tuần Thánh.
Lm Nguyễn Trung Tây
Văn Hóa
Lá thư Canada : Mùa Xuân Hạnh Phúc
Trà Lũ
10:08 01/04/2021
Lá thư Canada : Mùa Xuân Hạnh Phúc
Trà Lũ
Canada đang bước vào mùa xuân. Làng An lạc của tôi đã mừng lễ Chúa Phục Sinh rất vui vẻ dù mừng qua mạng. Ai cũng nói Chúa sống lại đã làm cho vạn vật cùng sống lại, cùng thức dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Sứ giả báo tin xuân cho tôi năm nào cũng là luống hoa muguet, tôi quen gọi là Hoa Xuyên Tuyết vì khi mặt đất vẫn còn làn tuyết mỏng thì nó đã chồi lá xanh lên và mấy ngày sau nụ hoa trắng cũng chồi lên theo. Cụm hoa đẹp và dễ thương hết sức.
Cùng với nhóm hoa đầu tháng Tư này, làng tôi mừng lễ đầu tiên là lễ Thánh Giuse. Thánh nhân là dưỡng phụ của Chúa Giêsu, là thánh Quan Thày của Giáo Hội Công Giáo, là quan thày của nước Canada, và là quan thày của nhiều cá nhân. Riêng tại Montreal ở bang Quebec có một ngôi đền vĩ đại mang tên Đền Thánh Giuse, Oratoire Saint Joseph. Bên Pháp có Lourdes nổi tiếng về việc tôn kính Đức Mẹ Maria và Đức Mẹ làm nhiều phép lạ thế nào thì ở Canada này người ta cũng tôn kính Thánh Giuse và Ngài cũng làm nhiều phép lạ như vậy. Các cụ phương xa đến Canada nhớ đến thăm ngôi đền thánh Giuse này nha.
Chuyện Thánh Giuse còn dài, sẽ kể về sau. Xin trở về làng An Lạc của tôi. Bây giờ làng gặp nhau trên mạng thì không thèm nói tới chuyện Cô Vít 19 và việc chích vaccine, hay chuyện Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đánh nhau bên Mỹ nữa, mà nói chuyện mới như chuyện Vua Biden vừa té trên cầu thang Air Force One, như chuyện dân Tàu tạc tượng cựu vương Trump thành tượng Phật đang ngồi thiền, tượng này được nhiều cơ sở thương mại mua đem về thờ thay tượng Bác Mao, như chuyện dân Miến Điện tính đến đầu tháng Tư đã đánh phá 32 nhà máy của Tàu cộng vì Tàu cộng đã và đang giúp bọn quân phiệt … Riêng chuyên Vua Biden 78 tuổi bị té 3 lần trên cầu thang máy bay thì dân làng cho là điềm gở. Liệu Vua Biden có sống qua nhiệm kỳ 4 năm, hay phó vương Kamala Harris sẽ lên thay. Phó vương Harris trông còn sung sức và phong độ lắm, mà lại có gốc da vàng Á Châu. Chả biết phó vương có diệt được phong trào da trắng kỳ thị da vàng ở Mỹ hiện nay không.
Riêng về VN thì hiện nay thiên hạ đang bàn tán việc đăng quang tân Tứ Trụ triều đình. Họ nói là do bầu cử, chứ đảng CS có bầu cử ngay thẳng bao giờ, họ toàn chia chác với nhau, mọi sự đã quyết định cả rồi, chỉ chờ ngày công bố mà thôi. Họ luôn đóng kịch tự do dân chủ mà. Nói đến đây tôi chợt nhớ lại câu chuyện chữ TA đã kể. Xin nhắc lại chút xíu nha. Rằng có tên ngụy xấu xa và láo lếu kia đã dám viết lén chữ TA vào cuối khẩu hiệu ‘ Bác Hồ sống mãi trong quấn chúng’, chữ TA này đã biến khẩu hiệu ca ngợi bác Hồ là vĩ nhân thành cây súng của đàn ông. Thât là hỗn quá sức. Chuyện chữ TA này đã làm nhiều người nghĩ ngay tới một chuyện khác, chuyện ‘2 dấu phảy’. Các cụ có biết chuyện này không? Chắc anh John thường nghiên cứu các chuyện hay trong tiếng Việt phải biết chuyện này. Anh John nghe tôi hỏi thì lắc đầu. Tôi liền kể : Rằng sau 1975, Miền Nam đầy cờ đỏ và khẩu hiệu. Khẩu hiệu ca ngợi Bác Hồ thì khắp nơi. Còn một khẩu hiệu nữa hầu như cũng khắp nơi, nó nói lên cái vĩ đại của đảng CSVN : ‘ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đất nước’. Hay quá chứ. Thế nhưng lại có một tên ngụy hỗn lão, nó không viết thêm cái gì cả mà chỉ rời 2 cái dấu phảy xuống dưới một tý. Cái khẩu hiệu kia bây giờ đọc là ‘ Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước’. Trước thì đây là 3 câu độc lập, có 3 chủ từ rõ ràng, nay vì thay đổi 2 dấu phảy nên nó thu lại thành một câu và chỉ có một chủ từ là Đảng : đảng lãnh đạo, đảng quản lý, đảng làm chủ. Mà quả đúng y như vậy, phải không các cụ, xưa nay đảng CS làm hết : cai trị nhà nước và quốc hội và nhân nhân.
Phải khen là cái tên ngụy hỗn láo đã rời 2 dấu phảy kia là người có học và sâu sắc.
Ông Từ Hòe nghe tôi lan man bàn về chữ viết thì cũng nổi hứng góp một chuyện về chữ viết, chuyện chữ T. Đây là chuyện của nhà văn Văn Quang. Hồi 1960 ở Miền Nam có bán nguyệt san ‘Thông Tin Chiến sĩ VNCH’, mỗi lần phát hành 200.000 tờ. Văn Quang làm việc trong tòa soạn, phụ trách việc kiểm soát các bản in vỗ, morasse, trước khi cho đem in. Hồi đó các nhà in còn phải xếp chữ bằng tay. Số báo tết năm 1960, ngay trang đầu tờ báo có bài chúc tết của Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng. Tờ báo đã in xong và sắp sửa phát hành thì có lệnh điện thoại từ bộ chỉ huy là phải ngưng phát hành ngay lập tức vì tên của đại tướng tổng tham mưu trưởng ở cuối bài chúc tết đã in là ‘Đại tướng Lê Văn Ỵ’. Nhà văn Văn Quang nghe xong muốn té xỉu, Chúa ơi, Lê Văn Tỵ mà hóa ra Lê Văn Ỵ, phen này chỉ có chết mà thôi. Văn Quang vội chạy ngay xuống nhà in đòi xem lại bản vỗ tức bản in thử, thì may quá, bản vỗ này tên đại tướng là Lê Văn Tỵ, có chữ T rõ ràng và ông Quang có ký tên vào bản vỗ này chứng tỏ ông có kiểm soát. Thì ra lỗi ở máy in, lúc in thì không biết tại sao chữ T rơi đâu mất. Không nghe nhà văn Văn Quang kể tiếp là tòa soạn đã sửa trang chúc tết này ra sao.
Hình như nhà văn Văn Quang này còn kể một chuyện tiếu lâm nữa cũng về đề tài cái tên. Rằng trong tòa soạn có người phụ trách tiền bạc, mang chức ‘thủ quỹ’. Ông này bao giờ cũng dặn nhân viên là lúc nào cũng phải viết tên chức vụ của ông cho đầy đủ, ông cấm viết tắt chữ Thủ Quỹ là TQ. Ai cũng cười nghiêng ngả khi nghe ông giải thích : Nếu viết tắt là TQ thì thiên hạ sẽ đọc là ‘ tê cu’. Ông bảo : cái của tao còn tốt nguyên, còn mạnh mẽ, có bao giờ tê, có bao giờ liệt đâu !
Nghe đến đây thì cả làng thích quá, cười ầm ĩ, nhất là phe các bà. Còn Anh John thì vội vàng mở sổ tay ra chép chuyện này, vừa chép vừa gật gù tỏ ra khoái lắm. Các cụ thấy chưa, học ngoại ngữ thì phải bắt chước anh John, cái gì không biết và sợ quên là anh chép ngay vào sổ tay. Ông Từ Hòe liền hỏi anh John : Chắc cuốn sổ này toàn chuyện cười khi anh học tiếng VN với Chị Ba Biên Hòa, phải không. Anh John đáp ngay : Đúng y như vậy ! Ông Từ Hoe liền xin Anh cho nghe vài chuyện ở đầu sổ, anh John cười ha ha rồi nói : nhiều lắm, không kể hết được. Cả làng tôi bây giờ đều quay vào thần tượng John và đều xin anh kể vài chuyện, chỉ vài chuyện thôi cũng đủ vui lắm rồi.
Anh John mở đầu sổ rồi trình : Từ ngày sinh hoạt với làng, được nghe tiếng Bắc với tiếng Trung thì tôi mới thấy cái tiếng Miền Nam của vợ tôi hay và ngộ quá chừng, như mấy câu sau đây :
Mày ăn cơm chưa con? Dạ, chưa.
Mới về hả nhóc? Dạ, mới.
Hổm rầy.
Nhỏ Thúy, nhỏ Tuyết, ngộ quá hé !
Cho chén chè coi ! (Người Saigon không nói ‘bán cho tui chén chè’ mà nói ‘cho’ tui chén chè)
Ngon làm thử coi, cho miếng coi, nói nghe coi
Sao kỳ dzậy ta !
Chuyện đó ra sao rồi ta.
Anh John đọc đến đây rồi xin ngưng. Anh bảo chuyện hay của tiếng Nam thì dài lắm, xin kể sơ sơ vậy thôi để có giờ các bác nói sang chuyện khác. Làng không chịu, làng xin anh đọc tiếp. Anh John lướt qua những trang sau đó, mỗi trang anh chỉ trích một đôi câu.
Chẳng hạn tiếng Việt nói ‘ lòng ĐỎ trứng gà’ không ai nói lòng vàng trứng gà cả, vì lòng trứng gà luôn màu vàng.
Chẳng hạn ta gọi bánh croissant là ‘bánh sừng trâu’, con mắt VN nhìn đồng bánh thì không thấy nó giống mặt trăng lưỡi liềm như Tây ( crescent de la lune) hay bánh hình sừng ngựa (horse-shaped roll ) như Mỹ.
Chẳng hạn ta hay nói ‘ đi sửa sắc đẹp’, sắc xấu thì mới cần sửa chứ sắc đã đẹp rồi thì việc gì mà sửa nữa!
Chẳng hạn ta nói ‘ Tui bịnh nên phải đi khám bác sĩ’. Anh đến bác sĩ xin bác sĩ khám bịnh cho anh chứ anh có đến khám bác sĩ đâu..
Nói một hơi dài như vậy rồn anh John xin hết, vì đã thấm mệt.
Một người ngồi nghe anh John rất chăm chú là ông Từ Hòe vì ông mới từ xa về. Ông vẫn còn muốn biết thêm về cái vốn tiếng Việt của anh nên ông lên tiếng : Anh John biết nhiều thứ lắm, bữa nay xin cho tôi đố anh một vài câu nha :
Đầu trâu, mình trâu, chân trâu, mà không phải là con trâu, vậy là con gì? Anh John đáp ngay : Đó là con nghé.
Đầu bò, mình bò, chân bò mà không phải con bò, đố là con gì? Anh John đáp ngay : Đó là con bê.
Ông Từ Hòe vỗ tay khen anh giỏi tiếng Việt quá. Ông xin đố 1 câu chót : Mồm bò mà không phải mồm bò mà lại mồm bò, đố là con gì? Nghe xong câu đố, anh John nghĩ mãi mà không ra, bèn chịu thua. Các cụ có biết là con gì không cơ? Thưa là con ỐC ! Ông Từ Hòe cười hà hà rồi bảo anh John : Đây là con vật kiêu ngạo nhất trần gian vì khi nó di chuyển thì nó luôn luôn chổng đít lên trời !
Anh John vỗ tay to nhất và anh liền mở sổ tay biên chép liền câu đố về con ốc kiêu ngạo này. Chị Ba Biên Hòa thấy chồng đã nói nhiều, bèn tìm cách cho chồng nghỉ nên xin làng chuyển đề tài. Chị nói : Đầu buổi họp hôm nay chúng ta nói về mùa xuân với hoa xuyên tuyết, và đang tới là hoa đào hoa mai. Xin làng bàn về những hoa sứ giả mùa xuân này.
Bây giờ bồ chữ ODP mới lên tiếng.
Nghe nói tới hoa Mai, tôi không nhớ tới tết và mùa xuân của quê hương mà nhớ tới một vĩ nhân của lịch sử Đạo Công Giáo VN, đó là công Chúa Mai Hoa, cách đây hơn 400 năm. Sử kể rằng sau khi Vua Lê Trang Tông chết, Vua Lê Thế Tông lên kế vị (1573-1599). Vì Lê Thế Tông còn ít tuổi, là ấu quân, nên ấu quân được bà chị ruột làm nhiếp chính, trị nước thay em. Bà chị này là Công Chúa Mai Hoa, dân quen gọi là Bà Chúa Chèm. Bà Chúa Chèm nghe nói nhiều về đạo Thiên Chúa nên đã gửi người đi Ma Cao mời giáo sĩ sang giảng đạo. Sứ giả đi lần thứ ba mới được vị giám mục ở Ma Cao tiếp, và ngài đã sai 2 linh mục theo sứ giả về nước giảng đạo. Hai linh mục này đã tới Thanh Hóa là nơi nhà Lê đang đặt làm kinh đô. Hai vị đã được triều đình đón tiếp trọng thể. Sau khi hai vị này học sõi tiếng Việt thì Bà Chúa Chèm đã học giáo lý và được Rửa Tội ngày 22.5.1591, bà mang tên thánh là Maria cùng với một số cung nhân, con số lên tới 72 người. Linh mục chủ lễ rửa tội gọi bà là Flora ( Flora tiếng Latin nghĩa là bông hoa). Nghe tin công chúa nhiếp chính theo đạo CG, hoàng thái hậu và Vua Lê Thế Tông không bằng lòng, nên bà Chúa Chèm tức Công Chúa Mai Hoa xin từ bỏ ngôi nhiếp chính, và nơi bà ở biến thành tu viện. Ngày 26.6.1591, LM Petro de Cevallos dâng thánh lễ đầu tiên ở tu viện này và cũng là ngày khấn tạm của 51 nữ tu, lấy tên là Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau đó Công Chúa Mai Hoa đã lập ra nhà tu kín ở An Trường, gần đất Lam Sơn của Vua Lê Lợi về sau này.
Theo chính sử thì đạo Công Giáo nhập vào VN từ năm 1533, tại Miền Trà Lũ và Ninh Cường ở Nam Định, tức là rất lâu trước thực dân Pháp tới 327 năm. Biến cố Công chúa Mai Hoa nhập đạo và lập dòng năm 1591 là do công của những linh mục gốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Các cụ đã thấy ông ODP của làng An Lạc chúng tôi đúng là bồ chữ chưa?
Chị Ba Biên Hòa lên tiếng xin ngưng chuyện nhà thờ để nói tiếp chuyện thời sự, như chuyện 30 tháng Tư. Các cụ thấy nha, phe liền bà cũng mê chuyện chính trị lắm. Ông ODP lên tiếng ngay : Chị muốn nghe chuyện Đảng CSVN ở quê nhà chứ gì? Có gì mới mẻ đâu, họ vẫn đang diễn tuồng dân chủ lừa bịp và gian dối, vẫn luôn miệng kêu gọi hòa hợp hòa giải. Theo tôi thì việc này có gì khó đâu. Đảng CSVN cứ bắt chước Đảng CS nước Ba Lan năm xưa là xong ngay. Các bạn còn nhớ chứ, Đảng CS Balan được hình thành từ năm 1948, thời cực thịnh là vào năm 1970 số đảng viên lên tới 3.5 triệu, y như số đảng viên CSVN hiện nay. Nhưng vì bản chất CS là gian dối nên nhân dân đã mở mắt, công nhân do lãnh tụ Lech Walesa lãnh đạo đã thành lập được Công Đòan Đoàn Kết. CS cho tổ chức bầu cử năm 1989 và đảng CS đã thất cử, hội viên công đoàn của Walesa đã chiếm 99% số ghế thượng viện. Năm 1990 Cộng sản Ba Lan đã sụp đổ. Trước khi tan hàng, Đảng CS Ba Lan đã làm một việc khiến nhiều người kinh ngạc : Họ đã cúi đầu xin lỗi toàn dân. Chớ gì CSVN học được bài học này : hãy cúi đầu xin lỗi toàn dân.
Hai lãnh tụ đầu não của CS Nga Xô đã mở mắt, đó là các ông Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin. Yeltsin nói mạnh mẽ : chủ nghĩa Cộng Sản sai từ bản chất nên không thể sửa được, phải liệng nó vào thùng rác mà thôi. Chúng ta hãy cầu xin cho VN có được một lãnh tụ như Gorbachev hay Yeltsin của Nga hay Walesa của Ba Lan. Xin tổ tiên và hồn thiêng sông núi phù hộ đất nước VN chúng ta.
Ông Từ Hòe nghe xong, cảm động quá, ông nói lớn tiếng lời kinh nhà thờ trong Lễ Phục Sinh vừa qua : Amen Alleluia !
Cụ Chánh tiên chỉ làng bao giờ cũng góp lời sau cùng :
Lão cầu chúc cả làng ai cũng được hạnh phúc, bây giờ và mãi mãi. Thế nào là hạnh phúc, đây là một đề tài lớn tùy thuộc cái tâm của mỗi người. Lão xin mượn chuyện thày Baddhiya mà lão hằng nghiền ngẫm hàng ngày, bữa nay xin chia sẻ với cả làng mà lão hằng coi như ruột thịt. Thày Baddhiya là môn đệ của Đức Phật khi ngài còn đang đi giảng đạo. Rằng một đêm kia khi đang ngồi thiền dưới gốc cây thì Thày Baddhiya kêu thét lên : Ôi, Hạnh phúc ! Tiếng kêu này đã tới tai Đức Phật. Ngày hôm sau, trong giờ thuyết pháp Đức Phật đã hỏi thầy về việc này, thày liền thưa :
Bạch Thế Tôn, quả là con có thét to lên hai lần ‘Ôi ! Hạnh Phúc !’. Lý do con thét to làm chia trí mọi người đang thiền là vì ngày xưa khi con còn làm quan tổng trấn, con sống trên nhung lụa, nhà cao cửa rộng, chung quang đầy những người hầu cận và vệ sĩ, thế nhưng lúc nào con cũng bất an, lo lắng và sợ hãi. Còn bây giờ con là một khất sĩ, quần áo phong phanh, đầu mình tay chân trần trụi, ngủ một mình bên gốc cây, không màn không chiếu, thế mà con cảm thấy vô cùng an lạc, thoải mái, thảnh thơi, không hề thấy lo ngại sợ hãi như thưở xưa khi còn làm tổng trấn. Con cảm thấy hạnh phúc quá, không kìm được niềm vui đang chan hòa trong lòng nên đã buột miệng kêu lên ‘Ôi Hạnh Phúc !’ làm kinh dộng các bạn đồng tu. Con xin cúi đầu xám hối…
Mùa xuân đang tới. Kính chúc các cụ cảm nhận được nguồn hạnh phúc mình vẫn hằng có.
TRÀ LŨ
Trà Lũ
Canada đang bước vào mùa xuân. Làng An lạc của tôi đã mừng lễ Chúa Phục Sinh rất vui vẻ dù mừng qua mạng. Ai cũng nói Chúa sống lại đã làm cho vạn vật cùng sống lại, cùng thức dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Sứ giả báo tin xuân cho tôi năm nào cũng là luống hoa muguet, tôi quen gọi là Hoa Xuyên Tuyết vì khi mặt đất vẫn còn làn tuyết mỏng thì nó đã chồi lá xanh lên và mấy ngày sau nụ hoa trắng cũng chồi lên theo. Cụm hoa đẹp và dễ thương hết sức.
Cùng với nhóm hoa đầu tháng Tư này, làng tôi mừng lễ đầu tiên là lễ Thánh Giuse. Thánh nhân là dưỡng phụ của Chúa Giêsu, là thánh Quan Thày của Giáo Hội Công Giáo, là quan thày của nước Canada, và là quan thày của nhiều cá nhân. Riêng tại Montreal ở bang Quebec có một ngôi đền vĩ đại mang tên Đền Thánh Giuse, Oratoire Saint Joseph. Bên Pháp có Lourdes nổi tiếng về việc tôn kính Đức Mẹ Maria và Đức Mẹ làm nhiều phép lạ thế nào thì ở Canada này người ta cũng tôn kính Thánh Giuse và Ngài cũng làm nhiều phép lạ như vậy. Các cụ phương xa đến Canada nhớ đến thăm ngôi đền thánh Giuse này nha.
Chuyện Thánh Giuse còn dài, sẽ kể về sau. Xin trở về làng An Lạc của tôi. Bây giờ làng gặp nhau trên mạng thì không thèm nói tới chuyện Cô Vít 19 và việc chích vaccine, hay chuyện Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đánh nhau bên Mỹ nữa, mà nói chuyện mới như chuyện Vua Biden vừa té trên cầu thang Air Force One, như chuyện dân Tàu tạc tượng cựu vương Trump thành tượng Phật đang ngồi thiền, tượng này được nhiều cơ sở thương mại mua đem về thờ thay tượng Bác Mao, như chuyện dân Miến Điện tính đến đầu tháng Tư đã đánh phá 32 nhà máy của Tàu cộng vì Tàu cộng đã và đang giúp bọn quân phiệt … Riêng chuyên Vua Biden 78 tuổi bị té 3 lần trên cầu thang máy bay thì dân làng cho là điềm gở. Liệu Vua Biden có sống qua nhiệm kỳ 4 năm, hay phó vương Kamala Harris sẽ lên thay. Phó vương Harris trông còn sung sức và phong độ lắm, mà lại có gốc da vàng Á Châu. Chả biết phó vương có diệt được phong trào da trắng kỳ thị da vàng ở Mỹ hiện nay không.
Riêng về VN thì hiện nay thiên hạ đang bàn tán việc đăng quang tân Tứ Trụ triều đình. Họ nói là do bầu cử, chứ đảng CS có bầu cử ngay thẳng bao giờ, họ toàn chia chác với nhau, mọi sự đã quyết định cả rồi, chỉ chờ ngày công bố mà thôi. Họ luôn đóng kịch tự do dân chủ mà. Nói đến đây tôi chợt nhớ lại câu chuyện chữ TA đã kể. Xin nhắc lại chút xíu nha. Rằng có tên ngụy xấu xa và láo lếu kia đã dám viết lén chữ TA vào cuối khẩu hiệu ‘ Bác Hồ sống mãi trong quấn chúng’, chữ TA này đã biến khẩu hiệu ca ngợi bác Hồ là vĩ nhân thành cây súng của đàn ông. Thât là hỗn quá sức. Chuyện chữ TA này đã làm nhiều người nghĩ ngay tới một chuyện khác, chuyện ‘2 dấu phảy’. Các cụ có biết chuyện này không? Chắc anh John thường nghiên cứu các chuyện hay trong tiếng Việt phải biết chuyện này. Anh John nghe tôi hỏi thì lắc đầu. Tôi liền kể : Rằng sau 1975, Miền Nam đầy cờ đỏ và khẩu hiệu. Khẩu hiệu ca ngợi Bác Hồ thì khắp nơi. Còn một khẩu hiệu nữa hầu như cũng khắp nơi, nó nói lên cái vĩ đại của đảng CSVN : ‘ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đất nước’. Hay quá chứ. Thế nhưng lại có một tên ngụy hỗn lão, nó không viết thêm cái gì cả mà chỉ rời 2 cái dấu phảy xuống dưới một tý. Cái khẩu hiệu kia bây giờ đọc là ‘ Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước’. Trước thì đây là 3 câu độc lập, có 3 chủ từ rõ ràng, nay vì thay đổi 2 dấu phảy nên nó thu lại thành một câu và chỉ có một chủ từ là Đảng : đảng lãnh đạo, đảng quản lý, đảng làm chủ. Mà quả đúng y như vậy, phải không các cụ, xưa nay đảng CS làm hết : cai trị nhà nước và quốc hội và nhân nhân.
Phải khen là cái tên ngụy hỗn láo đã rời 2 dấu phảy kia là người có học và sâu sắc.
Ông Từ Hòe nghe tôi lan man bàn về chữ viết thì cũng nổi hứng góp một chuyện về chữ viết, chuyện chữ T. Đây là chuyện của nhà văn Văn Quang. Hồi 1960 ở Miền Nam có bán nguyệt san ‘Thông Tin Chiến sĩ VNCH’, mỗi lần phát hành 200.000 tờ. Văn Quang làm việc trong tòa soạn, phụ trách việc kiểm soát các bản in vỗ, morasse, trước khi cho đem in. Hồi đó các nhà in còn phải xếp chữ bằng tay. Số báo tết năm 1960, ngay trang đầu tờ báo có bài chúc tết của Đại tướng Lê Văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng. Tờ báo đã in xong và sắp sửa phát hành thì có lệnh điện thoại từ bộ chỉ huy là phải ngưng phát hành ngay lập tức vì tên của đại tướng tổng tham mưu trưởng ở cuối bài chúc tết đã in là ‘Đại tướng Lê Văn Ỵ’. Nhà văn Văn Quang nghe xong muốn té xỉu, Chúa ơi, Lê Văn Tỵ mà hóa ra Lê Văn Ỵ, phen này chỉ có chết mà thôi. Văn Quang vội chạy ngay xuống nhà in đòi xem lại bản vỗ tức bản in thử, thì may quá, bản vỗ này tên đại tướng là Lê Văn Tỵ, có chữ T rõ ràng và ông Quang có ký tên vào bản vỗ này chứng tỏ ông có kiểm soát. Thì ra lỗi ở máy in, lúc in thì không biết tại sao chữ T rơi đâu mất. Không nghe nhà văn Văn Quang kể tiếp là tòa soạn đã sửa trang chúc tết này ra sao.
Hình như nhà văn Văn Quang này còn kể một chuyện tiếu lâm nữa cũng về đề tài cái tên. Rằng trong tòa soạn có người phụ trách tiền bạc, mang chức ‘thủ quỹ’. Ông này bao giờ cũng dặn nhân viên là lúc nào cũng phải viết tên chức vụ của ông cho đầy đủ, ông cấm viết tắt chữ Thủ Quỹ là TQ. Ai cũng cười nghiêng ngả khi nghe ông giải thích : Nếu viết tắt là TQ thì thiên hạ sẽ đọc là ‘ tê cu’. Ông bảo : cái của tao còn tốt nguyên, còn mạnh mẽ, có bao giờ tê, có bao giờ liệt đâu !
Nghe đến đây thì cả làng thích quá, cười ầm ĩ, nhất là phe các bà. Còn Anh John thì vội vàng mở sổ tay ra chép chuyện này, vừa chép vừa gật gù tỏ ra khoái lắm. Các cụ thấy chưa, học ngoại ngữ thì phải bắt chước anh John, cái gì không biết và sợ quên là anh chép ngay vào sổ tay. Ông Từ Hòe liền hỏi anh John : Chắc cuốn sổ này toàn chuyện cười khi anh học tiếng VN với Chị Ba Biên Hòa, phải không. Anh John đáp ngay : Đúng y như vậy ! Ông Từ Hoe liền xin Anh cho nghe vài chuyện ở đầu sổ, anh John cười ha ha rồi nói : nhiều lắm, không kể hết được. Cả làng tôi bây giờ đều quay vào thần tượng John và đều xin anh kể vài chuyện, chỉ vài chuyện thôi cũng đủ vui lắm rồi.
Anh John mở đầu sổ rồi trình : Từ ngày sinh hoạt với làng, được nghe tiếng Bắc với tiếng Trung thì tôi mới thấy cái tiếng Miền Nam của vợ tôi hay và ngộ quá chừng, như mấy câu sau đây :
Mày ăn cơm chưa con? Dạ, chưa.
Mới về hả nhóc? Dạ, mới.
Hổm rầy.
Nhỏ Thúy, nhỏ Tuyết, ngộ quá hé !
Cho chén chè coi ! (Người Saigon không nói ‘bán cho tui chén chè’ mà nói ‘cho’ tui chén chè)
Ngon làm thử coi, cho miếng coi, nói nghe coi
Sao kỳ dzậy ta !
Chuyện đó ra sao rồi ta.
Anh John đọc đến đây rồi xin ngưng. Anh bảo chuyện hay của tiếng Nam thì dài lắm, xin kể sơ sơ vậy thôi để có giờ các bác nói sang chuyện khác. Làng không chịu, làng xin anh đọc tiếp. Anh John lướt qua những trang sau đó, mỗi trang anh chỉ trích một đôi câu.
Chẳng hạn tiếng Việt nói ‘ lòng ĐỎ trứng gà’ không ai nói lòng vàng trứng gà cả, vì lòng trứng gà luôn màu vàng.
Chẳng hạn ta gọi bánh croissant là ‘bánh sừng trâu’, con mắt VN nhìn đồng bánh thì không thấy nó giống mặt trăng lưỡi liềm như Tây ( crescent de la lune) hay bánh hình sừng ngựa (horse-shaped roll ) như Mỹ.
Chẳng hạn ta hay nói ‘ đi sửa sắc đẹp’, sắc xấu thì mới cần sửa chứ sắc đã đẹp rồi thì việc gì mà sửa nữa!
Chẳng hạn ta nói ‘ Tui bịnh nên phải đi khám bác sĩ’. Anh đến bác sĩ xin bác sĩ khám bịnh cho anh chứ anh có đến khám bác sĩ đâu..
Nói một hơi dài như vậy rồn anh John xin hết, vì đã thấm mệt.
Một người ngồi nghe anh John rất chăm chú là ông Từ Hòe vì ông mới từ xa về. Ông vẫn còn muốn biết thêm về cái vốn tiếng Việt của anh nên ông lên tiếng : Anh John biết nhiều thứ lắm, bữa nay xin cho tôi đố anh một vài câu nha :
Đầu trâu, mình trâu, chân trâu, mà không phải là con trâu, vậy là con gì? Anh John đáp ngay : Đó là con nghé.
Đầu bò, mình bò, chân bò mà không phải con bò, đố là con gì? Anh John đáp ngay : Đó là con bê.
Ông Từ Hòe vỗ tay khen anh giỏi tiếng Việt quá. Ông xin đố 1 câu chót : Mồm bò mà không phải mồm bò mà lại mồm bò, đố là con gì? Nghe xong câu đố, anh John nghĩ mãi mà không ra, bèn chịu thua. Các cụ có biết là con gì không cơ? Thưa là con ỐC ! Ông Từ Hòe cười hà hà rồi bảo anh John : Đây là con vật kiêu ngạo nhất trần gian vì khi nó di chuyển thì nó luôn luôn chổng đít lên trời !
Anh John vỗ tay to nhất và anh liền mở sổ tay biên chép liền câu đố về con ốc kiêu ngạo này. Chị Ba Biên Hòa thấy chồng đã nói nhiều, bèn tìm cách cho chồng nghỉ nên xin làng chuyển đề tài. Chị nói : Đầu buổi họp hôm nay chúng ta nói về mùa xuân với hoa xuyên tuyết, và đang tới là hoa đào hoa mai. Xin làng bàn về những hoa sứ giả mùa xuân này.
Bây giờ bồ chữ ODP mới lên tiếng.
Nghe nói tới hoa Mai, tôi không nhớ tới tết và mùa xuân của quê hương mà nhớ tới một vĩ nhân của lịch sử Đạo Công Giáo VN, đó là công Chúa Mai Hoa, cách đây hơn 400 năm. Sử kể rằng sau khi Vua Lê Trang Tông chết, Vua Lê Thế Tông lên kế vị (1573-1599). Vì Lê Thế Tông còn ít tuổi, là ấu quân, nên ấu quân được bà chị ruột làm nhiếp chính, trị nước thay em. Bà chị này là Công Chúa Mai Hoa, dân quen gọi là Bà Chúa Chèm. Bà Chúa Chèm nghe nói nhiều về đạo Thiên Chúa nên đã gửi người đi Ma Cao mời giáo sĩ sang giảng đạo. Sứ giả đi lần thứ ba mới được vị giám mục ở Ma Cao tiếp, và ngài đã sai 2 linh mục theo sứ giả về nước giảng đạo. Hai linh mục này đã tới Thanh Hóa là nơi nhà Lê đang đặt làm kinh đô. Hai vị đã được triều đình đón tiếp trọng thể. Sau khi hai vị này học sõi tiếng Việt thì Bà Chúa Chèm đã học giáo lý và được Rửa Tội ngày 22.5.1591, bà mang tên thánh là Maria cùng với một số cung nhân, con số lên tới 72 người. Linh mục chủ lễ rửa tội gọi bà là Flora ( Flora tiếng Latin nghĩa là bông hoa). Nghe tin công chúa nhiếp chính theo đạo CG, hoàng thái hậu và Vua Lê Thế Tông không bằng lòng, nên bà Chúa Chèm tức Công Chúa Mai Hoa xin từ bỏ ngôi nhiếp chính, và nơi bà ở biến thành tu viện. Ngày 26.6.1591, LM Petro de Cevallos dâng thánh lễ đầu tiên ở tu viện này và cũng là ngày khấn tạm của 51 nữ tu, lấy tên là Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Sau đó Công Chúa Mai Hoa đã lập ra nhà tu kín ở An Trường, gần đất Lam Sơn của Vua Lê Lợi về sau này.
Theo chính sử thì đạo Công Giáo nhập vào VN từ năm 1533, tại Miền Trà Lũ và Ninh Cường ở Nam Định, tức là rất lâu trước thực dân Pháp tới 327 năm. Biến cố Công chúa Mai Hoa nhập đạo và lập dòng năm 1591 là do công của những linh mục gốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Các cụ đã thấy ông ODP của làng An Lạc chúng tôi đúng là bồ chữ chưa?
Chị Ba Biên Hòa lên tiếng xin ngưng chuyện nhà thờ để nói tiếp chuyện thời sự, như chuyện 30 tháng Tư. Các cụ thấy nha, phe liền bà cũng mê chuyện chính trị lắm. Ông ODP lên tiếng ngay : Chị muốn nghe chuyện Đảng CSVN ở quê nhà chứ gì? Có gì mới mẻ đâu, họ vẫn đang diễn tuồng dân chủ lừa bịp và gian dối, vẫn luôn miệng kêu gọi hòa hợp hòa giải. Theo tôi thì việc này có gì khó đâu. Đảng CSVN cứ bắt chước Đảng CS nước Ba Lan năm xưa là xong ngay. Các bạn còn nhớ chứ, Đảng CS Balan được hình thành từ năm 1948, thời cực thịnh là vào năm 1970 số đảng viên lên tới 3.5 triệu, y như số đảng viên CSVN hiện nay. Nhưng vì bản chất CS là gian dối nên nhân dân đã mở mắt, công nhân do lãnh tụ Lech Walesa lãnh đạo đã thành lập được Công Đòan Đoàn Kết. CS cho tổ chức bầu cử năm 1989 và đảng CS đã thất cử, hội viên công đoàn của Walesa đã chiếm 99% số ghế thượng viện. Năm 1990 Cộng sản Ba Lan đã sụp đổ. Trước khi tan hàng, Đảng CS Ba Lan đã làm một việc khiến nhiều người kinh ngạc : Họ đã cúi đầu xin lỗi toàn dân. Chớ gì CSVN học được bài học này : hãy cúi đầu xin lỗi toàn dân.
Hai lãnh tụ đầu não của CS Nga Xô đã mở mắt, đó là các ông Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin. Yeltsin nói mạnh mẽ : chủ nghĩa Cộng Sản sai từ bản chất nên không thể sửa được, phải liệng nó vào thùng rác mà thôi. Chúng ta hãy cầu xin cho VN có được một lãnh tụ như Gorbachev hay Yeltsin của Nga hay Walesa của Ba Lan. Xin tổ tiên và hồn thiêng sông núi phù hộ đất nước VN chúng ta.
Ông Từ Hòe nghe xong, cảm động quá, ông nói lớn tiếng lời kinh nhà thờ trong Lễ Phục Sinh vừa qua : Amen Alleluia !
Cụ Chánh tiên chỉ làng bao giờ cũng góp lời sau cùng :
Lão cầu chúc cả làng ai cũng được hạnh phúc, bây giờ và mãi mãi. Thế nào là hạnh phúc, đây là một đề tài lớn tùy thuộc cái tâm của mỗi người. Lão xin mượn chuyện thày Baddhiya mà lão hằng nghiền ngẫm hàng ngày, bữa nay xin chia sẻ với cả làng mà lão hằng coi như ruột thịt. Thày Baddhiya là môn đệ của Đức Phật khi ngài còn đang đi giảng đạo. Rằng một đêm kia khi đang ngồi thiền dưới gốc cây thì Thày Baddhiya kêu thét lên : Ôi, Hạnh phúc ! Tiếng kêu này đã tới tai Đức Phật. Ngày hôm sau, trong giờ thuyết pháp Đức Phật đã hỏi thầy về việc này, thày liền thưa :
Bạch Thế Tôn, quả là con có thét to lên hai lần ‘Ôi ! Hạnh Phúc !’. Lý do con thét to làm chia trí mọi người đang thiền là vì ngày xưa khi con còn làm quan tổng trấn, con sống trên nhung lụa, nhà cao cửa rộng, chung quang đầy những người hầu cận và vệ sĩ, thế nhưng lúc nào con cũng bất an, lo lắng và sợ hãi. Còn bây giờ con là một khất sĩ, quần áo phong phanh, đầu mình tay chân trần trụi, ngủ một mình bên gốc cây, không màn không chiếu, thế mà con cảm thấy vô cùng an lạc, thoải mái, thảnh thơi, không hề thấy lo ngại sợ hãi như thưở xưa khi còn làm tổng trấn. Con cảm thấy hạnh phúc quá, không kìm được niềm vui đang chan hòa trong lòng nên đã buột miệng kêu lên ‘Ôi Hạnh Phúc !’ làm kinh dộng các bạn đồng tu. Con xin cúi đầu xám hối…
Mùa xuân đang tới. Kính chúc các cụ cảm nhận được nguồn hạnh phúc mình vẫn hằng có.
TRÀ LŨ
VietCatholic TV
Lễ Tiệc Ly đầu tiên trên thế giới ngày Thứ Năm Tuần Thánh đã diễn ra thật cảm động tại Mộ Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:28 01/04/2021
Thứ Năm Tuần Thánh ở Giêrusalem bắt đầu với tiếng chuông tại Mộ Thánh, sau đó sẽ im bặt cho đến Đêm Vọng Phục Sinh. Trong Nhà thờ Mộ Chúa, lúc 8 giờ sáng thứ Năm Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là Thượng Phụ của Tòa Thượng Phụ La Tinh Giêrusalem, đã chủ tọa các buổi lễ kỷ niệm Ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Bất chấp tình trạng khẩn cấp về sức khỏe và những hạn chế, các nghi lễ trong Mộ Thánh vẫn tiếp tục được tổ chức như bình thường, nhờ các tu sĩ Dòng Phanxicô sống ở đó, và một số ít người được cho phép tham dự các nghi thức Tam Nhật Thánh, cùng với Đức Tổng Giám Mục.
Màu sắc của lễ phục thánh đánh dấu các phần khác nhau: đối với những lời cầu nguyện trong các giờ kinh phụng vụ, các vị mặc lễ phục màu tím Mùa Chay, sau đó mặc lễ phục màu trắng cho Thánh Lễ Tiệc Ly, Coena Domini.
“Câu hỏi sau đây xuyên suốt toàn bộ Phúc âm Thánh Gioan: người này đến từ đâu và đi đâu? Đó là câu hỏi là về căn tính của Chúa Giêsu,” Đức Thượng Phụ nói trong bài giảng của ngài. “Điều bí ẩn này được tiết lộ cho chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay: ‘Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. Ma quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simôn Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu. Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa’ (Ga 13:1-3). Nơi Chúa Giêsu sẽ đi và cũng là nơi Người đang chuẩn bị cho chúng ta, được mạc khải đầy đủ ở đây: Người đến từ Chúa Cha và trở lại với Người và đây là cách Người cũng muốn dành cho chúng ta”.
Đức Thượng Phụ sau đó đã nói về tầm quan trọng của cử chỉ rửa chân của Chúa Giêsu, một cử chỉ tượng trưng mà năm nay nhiều nơi trên thế giới không thể lặp lại, do những hạn chế về sức khỏe: “Cử chỉ mà Chúa Giêsu làm là cử chỉ vượt qua giữa đất và trời, giữa thế gian và Chúa Cha, giữa tạm bợ và vĩnh cửu. Để chỉ con đường dẫn đến Chúa Cha, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đồ”.
Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cũng đề cập đến tình trạng hiện tại với những hạn chế đã ảnh hưởng đến con người, tước đi nhiều mối quan hệ giữa con người với nhau: “Chúng ta có thể nói rằng Chúa đã lấy những điều này khỏi chúng ta, để rồi trả chúng lại cho chúng ta trong trạng thái trong sạch. Có lẽ Chúa muốn thanh tẩy chúng ta khỏi các mối quan hệ chiếm hữu và bạo lực, Ngài muốn nói với chúng ta rằng chúng ta có thể chọn hỗ trợ lẫn nhau hoặc ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Sự cô lập và cô đơn của những ngày qua có thể dạy chúng ta rằng có thể thay đổi hướng đi, hãy đi theo con đường hoán cải, nghĩa là hãy trở lại lắng nghe Lời Chúa”.
Đức Thượng Phụ đã làm phép các loại dầu để dùng trong các bí tích Rửa tội, Thêm sức, Xức dầu bệnh nhân và Truyền chức thánh.
Dầu ôliu được chọn làm dầu thánh vì, tự bản chất, dầu vừa tốt cả về phẩm lẫn ít bị thoái hoá do khí hậu và thời gian nên dầu được chọn biểu trưng cho sức mạnh, bền bỉ và tốt lành của ân sủng Chúa. Hương thơm được pha trộn tượng trưng cho các đức tính cao quí, ngạt ngào hương thơm, tốt lành thánh thiện. Dầu tượng trưng cho sức mạnh trong khi hương thơm tượng trưng cho sự bền bỉ.
Việc xức dầu tượng trưng cho việc lãnh nhận ân sủng Chúa và sức mạnh tinh thần cần thiết giúp người Kitô hữu sống đạo, chống lại tàn phá, huỷ diệt của cơn cám dỗ đồng thời toả hương thơm Lời Chúa cho tha nhân.
Có ba loại dầu khác nhau được Đức Thượng Phụ làm phép. Các loại dầu phân biệt với nhau nhờ mầu sắc, và mùi vị. Mùi vị, mầu sắc có được là do dầu được pha trộn với một hợp chất tinh tuyền được lấy từ một số loại cây tuyển chọn, rồi dùng tinh dầu này pha với tinh dầu của trái ôliu.
Phóng sự đặc biệt: Thánh Lễ làm phép dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh 1/4/2021 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:46 01/04/2021
Lúc 10g sáng thứ Năm 1 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô với các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và đại diện các linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Đó là một trong những biểu đạt mơ hồ được thốt lên thoáng qua. Một người có thể sử dụng nó một cách tán thành để nói rằng “Thật tuyệt vời làm sao khi một người có nguồn gốc khiêm tốn như vậy lại có thể nói năng đầy quyền uy như thế!” Người khác có thể dùng nó để nói với vẻ khinh bỉ: “Ối cái anh này, anh ta xuất thân từ đâu? Anh ta nghĩ anh ta là ai đây?” Khi nghĩ về điều này, chúng ta có thể nghe thấy những lời tương tự được thốt lên vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi các Tông đồ, được đầy dẫy Chúa Thánh Thần, bắt đầu rao giảng Tin Mừng. Một số người nói: “Không phải tất cả những người này đang nói tiếng Galilê sao?” (Cv 2: 7). Trong khi một số đón nhận lời các ngài rao giảng, những người khác chỉ nghĩ rằng các Tông đồ đã say rượu.
Nói một cách chính xác, những lời nói ở Nagiarét có thể đi theo một trong hai cách, nhưng nếu chúng ta nhìn vào những gì tiếp theo, rõ ràng là chúng chứa mầm mống bạo lực mà sau đó sẽ bộc phát chống lại Chúa Giêsu.
Chúng là “lời để biện minh”,[1] chẳng hạn như khi ai đó nói: “Điều đó hoàn toàn là quá đáng!” và sau đó tấn công người kia hoặc bỏ đi.
Trước những lời như thế, Chúa đôi khi không nói gì hoặc chỉ đơn giản là bỏ đi, nhưng lần này, Ngài không để cho nhận xét đó trôi qua. Thay vào đó, Ngài vạch trần sự ác độc được che giấu trong vỏ bọc của những câu chuyện phiếm đơn giản trong làng. “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” ( Lc 4:23). “Hãy chữa lấy mình!”
“Hãy chữa lấy mình”. Có nọc độc trong những lời nói này! Đó cũng chính là những lời sẽ theo Chúa đến thập giá: “Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi” ( Lc 23:35). “Và hãy cứu chúng tôi”, một trong những tên trộm sẽ thêm vào (x. câu 39).
Như mọi khi, Chúa từ chối đối thoại với ma quỷ; Ngài chỉ trả lời bằng những lời Kinh thánh. Về phần mình, các tiên tri Êligia và Êlisa cũng không được đồng hương chấp nhận nhưng chỉ được chấp nhận bởi một góa phụ người Phoenicia và một người Syria mắc bệnh phong cùi: hai người ngoại quốc, hai người thuộc tôn giáo khác. Điều này tự nó đã gây ấn tượng và nó cho thấy lời tiên tri được Thánh Thần linh hứng của ông già Simeon rằng Chúa Giêsu sẽ là “dấu chỉ cho người đời chống báng (semeion antilegomenon)” thật là chính xác biết bao (Lc 2:34)[2].
Những lời của Chúa Giêsu có khả năng làm sáng tỏ bất cứ điều gì mỗi người chúng ta nắm giữ trong sâu thẳm trái tim mình, thường được trộn lẫn như lúa mì và cỏ lùng. Và điều này làm phát sinh xung đột tâm linh. Chúng ta nhìn thấy những dấu chỉ của lòng thương xót vô biên của Chúa và nghe những “mối phúc” nhưng cũng thấy những gì xem ra là “tai ương” trong Tin Mừng, thành ra, chúng ta thấy mình buộc phải phân biệt và quyết định. Trong trường hợp này, lời của Chúa Giêsu không được chấp nhận và điều này khiến đám đông phẫn nộ tìm cách giết Ngài. Nhưng đó vẫn chưa phải là “giờ” của Ngài, và vì vậy Tin Mừng nói với chúng ta rằng Chúa “băng qua giữa họ, và ra đi”.
Đó không phải là giờ của Người, nhưng sự nhanh chóng tung ra những cơn giận dữ của đám đông, và sự dữ dội của các cơn thịnh nộ sẵn sàng giết Chúa ngay tại chỗ, cho chúng ta thấy rằng giờ của Người luôn gần kề. Đó là điều mà tôi muốn chia sẻ với anh em hôm nay, các linh mục thân mến: giờ hân hoan loan báo, giờ bách hại và giờ thập giá luôn song hành với nhau.
Việc rao giảng Tin Mừng luôn gắn liền với việc ôm lấy một thập giá cụ thể nào đó. Ánh sáng dịu dàng của lời Thiên Chúa chiếu sáng huy hoàng trong những tấm lòng sẵn sàng, nhưng đánh thức sự hoang mang và từ chối trong những trái tim đóng kín. Chúng ta thấy điều này lặp đi lặp lại trong các sách Phúc âm.
Hạt giống tốt gieo trên đồng đơm hoa kết trái - gấp trăm, gấp sáu mươi ba mươi lần - nhưng cũng khơi dậy lòng đố kỵ của kẻ thù, dẫn đến việc gieo cỏ lùng trong đêm (x. Mt 13, 24-30.36-43).
Người con hoang đàng đã được tình yêu dịu dàng của người cha nhân hậu lôi kéo về nhà mà anh ta không thể cưỡng lại, nhưng tình yêu dịu dàng ấy lại gây nên sự tức giận và bất bình nơi người con cả (x. Lc 15,11-32).
Lòng quảng đại của chủ vườn nho là lý do để những người thợ được gọi vào giờ sau cùng tri ân, nhưng nó cũng gây ra phản ứng gay gắt của một trong những người được gọi trước đó, những người bị xúc phạm bởi lòng quảng đại của chủ mình (x. Mt 20: 1-16).
Sự gần gũi của Chúa Giêsu, Đấng ngồi đồng bàn với người tội lỗi, làm rung động tâm hồn những người như Giakêu, Matthêu và người phụ nữ xứ Samaritanô, nhưng nó cũng khơi lên sự chê trách nơi những người tự cho mình là công chính.
Sự cao cả của vị vua sai con trai mình, tưởng rằng con sẽ được những người nông dân tá điền kính trọng, đã làm bộc phát trong họ một sự hung dữ vượt mọi thước đo. Ở đây, chúng ta thấy mình đứng trước mầu nhiệm tội ác dẫn đến việc giết chết Đấng Công chính (x. Mt 21, 33-46).
Tất cả những điều này, anh em linh mục thân mến, cho phép chúng ta thấy rằng việc rao giảng Tin mừng được liên kết một cách mầu nhiệm với bách hại và thập tự giá.
Thánh Y Nhã thành Loyola - xin miễn chấp cho việc “quảng cáo người nhà” – đã diễn tả chân lý Phúc âm này trong sự chiêm ngưỡng của thánh nhân về Lễ Giáng Sinh của Chúa. Ở đó, ngài mời gọi chúng ta “hãy xem và suy xét những gì Thánh Cả Giuse và Đức Mẹ đã làm trong cuộc hành trình của các ngài để Chúa có thể sinh ra bất kể cảnh nghèo đói cùng cực và sau nhiều gian lao - trải qua đói, khát, nóng, lạnh, thương tích và những phẫn nộ - chết trên Thập tự giá, và tất cả những điều này là để cho tôi”. Sau đó, thánh nhân mời chúng ta, “khi suy ngẫm về điều này, hãy rút ra một số ơn ích tinh thần” (Linh Thao, 116). Niềm vui mừng Chúa ra đời; nỗi đau của Thập giá; và bách hại.
Chúng ta có thể suy tư gì để “thu được một số ơn ích” cho đời sống linh mục của mình bằng cách suy ngẫm về sự xuất hiện rất sớm thập tự giá, những hiểu lầm, khước từ và bắt bớ - ngay từ đầu và ngay tại trung tâm của việc rao giảng Tin Mừng?
Hai suy nghĩ xảy đến với tôi.
Thứ nhất: chúng ta ngạc nhiên khi thấy thập tự giá hiện diện trong cuộc đời của Chúa ngay từ lúc bắt đầu sứ vụ của Ngài, ngay cả trước khi Ngài chào đời. Thập giá đã ở đó trong sự bối rối ban đầu của Đức Maria trước sứ điệp của thiên thần; thập giá ở đó trong giấc ngủ chập chờn của Thánh Giuse, khi thánh nhân cảm thấy phải đưa Mẹ Maria ra đi một cách lặng lẽ. Thập giá ở đó trong cuộc bách hại của Hêrôđê và trong những gian khổ mà Thánh Gia phải chịu đựng, giống như những gia đình khác khi phải sống lưu vong bên ngoài quê hương của họ.
Tất cả những điều này làm cho chúng ta nhận ra rằng mầu nhiệm thập giá hiện diện “ngay từ đầu”. Nó làm cho chúng ta hiểu rằng thập tự giá không phải là một suy nghĩ sau đó, một điều gì đó đã xảy ra một cách tình cờ trong cuộc đời của Chúa. Đúng là tất cả những ai đóng đinh người khác trong suốt lịch sử thường xem thập tự giá như một hình phạt tình cờ, nhưng không phải vậy: thập tự giá không xuất hiện một cách tình cờ. Thập giá lớn nhỏ của nhân loại, thập giá của mỗi chúng ta, không ngẫu nhiên xuất hiện.
Tại sao Chúa đã chấp nhận thập giá trọn vẹn và cho đến cùng? Tại sao Chúa Giêsu lại chấp nhận trọn cuộc Khổ nạn của Ngài: sự phản bội và bỏ rơi của bạn bè sau Bữa Tiệc Ly, sự bắt giữ bất hợp pháp, phiên tòa chóng vánh và bản án không tương xứng, sự bạo hành vô cớ và không thể biện minh được khi Ngài bị đánh đập và phỉ nhổ? Nếu hoàn cảnh là yếu tố duy nhất quyết định sức mạnh cứu rỗi của thập tự giá, Chúa đã không chấp nhận mọi sự. Nhưng khi giờ của Ngài đến, Ngài đã chấp nhận thập tự giá một cách trọn vẹn. Vì trên thập tự giá không thể có sự mơ hồ! Thập giá là không thể thương lượng.
Suy nghĩ thứ hai: đúng là, có một khía cạnh của thập tự giá là một phần tích hợp của tình trạng con người, giới hạn và sự yếu đuối của chúng ta. Tuy nhiên, cũng đúng là một điều gì đó đã xảy ra trên Thập tự giá không liên quan gì đến sự yếu đuối của con người chúng ta mà là vết cắn của con rắn, là kẻ, khi nhìn thấy Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, đã cắn Ngài trong một nỗ lực đầu độc và đập tan mọi công việc của Ngài. Một vết cắn cố gắng gây tai tiếng - và đây là thời đại của những vụ tai tiếng - một vết cắn tìm cách vô hiệu hóa và biến tất cả sự phục vụ và hy sinh yêu thương cho người khác thành ra vô ích và vô nghĩa. Đó là nọc độc của kẻ ác luôn khăng khăng: hãy tự cứu lấy mình.
Chính trong “vết cắn” khắc nghiệt và đau đớn tìm cách mang đến cái chết này, chiến thắng của Thiên Chúa cuối cùng đã được nhìn thấy. Thánh Maximô Cha Giải Tội nói với chúng ta rằng trong Chúa Giêsu bị đóng đinh, một sự đảo ngược đã xảy ra. Khi cắn thịt Chúa, ma quỷ không đầu độc được Ngài, vì trong Ngài, nó chỉ gặp được sự hiền lành vô hạn và sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Ngược lại, nó bị dính vào cái móc của thập tự giá, nó ăn thịt của Chúa, là điều xem ra độc hại đối với nó, trong khi đối với chúng ta, đó là liều thuốc giải độc vô hiệu hóa sức mạnh của kẻ ác.[3]
Đây là những suy ngẫm của tôi. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng để sinh lợi từ giáo huấn này. Đúng là thập tự giá hiện diện trong việc rao giảng Tin Mừng của chúng ta, nhưng đó là thập tự giá mang đến ơn cứu rỗi cho chúng ta. Nhờ bửu huyết giao hòa của Chúa Giêsu, chính cây thập tự giá chứa đựng sức mạnh chiến thắng của Chúa Kitô, chiến thắng sự dữ và giải cứu chúng ta khỏi kẻ ác. Đón nhận thánh giá cùng với Chúa Giêsu, và như Ngài đã làm trước chúng ta là ra đi rao giảng, sẽ cho phép chúng ta phân biệt và loại bỏ nọc độc của tai tiếng, mà ma quỷ muốn đầu độc chúng ta bất cứ khi nào cây thập tự bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.
“Chúng ta không phải là những người bỏ cuộc để phải hư vong (hypstoles)” ( Dt 10:39), tác giả của Thư gửi các tín hữu Do Thái nói. “Chúng ta không phải là những người bỏ cuộc”. Đây là lời khuyên mà tác giả dành cho chúng ta. Chúng ta không bỏ cuộc, bởi vì chính Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi thấy rằng lời rao giảng hân hoan về ơn cứu rỗi của Ngài cho người nghèo không được đón nhận một cách thành tâm, nhưng lạc vào giữa những tiếng la hét và đe dọa của những người không chịu nghe lời Ngài hoặc muốn giản lược giáo huấn của Ngài thành các luật lệ về luân lý hoặc giáo quyền.
Chúng ta không bỏ cuộc bởi vì Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi chữa lành người bệnh và giải phóng các tù nhân giữa những cuộc tranh cãi về đạo đức, luật pháp và giáo quyền nảy sinh mỗi khi Ngài làm một điều gì đó tốt.
Chúng ta không bỏ cuộc vì Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi làm cho người mù được sáng mắt giữa những người nhắm mắt lại để không nhìn thấy, hoặc nhìn theo hướng khác.
Chúng ta không bỏ cuộc vì Chúa Giêsu không bỏ cuộc khi thấy rằng việc Ngài tuyên bố một năm hồng ân của Chúa - một năm bao trùm cả lịch sử - đã gây ra một vụ chống đối công khai về những vấn đề mà ngày nay hầu như cùng lắm là chỉ được đăng trên trang thứ ba của một tờ báo địa phương.
Chúng ta không bỏ cuộc bởi vì việc rao giảng Tin Mừng có hiệu quả không phải vì những lời hùng hồn của chúng ta mà vì sức mạnh của thập giá (x. 1Cr 1:17).
Cách chúng ta đón nhận thập tự giá trong việc rao giảng Tin Mừng - bằng những việc làm và bằng lời nói, khi cần thiết - làm rõ hai điều này. Thứ nhất, những đau khổ đến từ Tin Mừng không phải là của chúng ta, mà là “những đau khổ của Đức Kitô trong chúng ta” ( 2Cr 1: 5), và thứ hai là “chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn phần chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu” ( 2Cr 4, 5).
Tôi muốn kết thúc bằng cách chia sẻ một trong những kỷ niệm của tôi. “Một lần, vào một thời điểm đen tối trong cuộc đời, tôi đã cầu xin Chúa ban cho ân sủng để giải thoát tôi khỏi một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp. Một khoảnh khắc đen tối. Tôi đã giảng các Bài Linh Thao cho một số nữ tu, và vào ngày cuối cùng, theo thông lệ trong những ngày đó, tất cả họ đều đi xưng tội. Một sơ lớn tuổi đến; sơ ấy có một cái nhìn trong sáng, đôi mắt đầy ánh sáng. Một người phụ nữ của Chúa. Khi sơ ấy xưng tội xong, tôi cảm thấy thôi thúc muốn xin sơ ấy một ân huệ, vì vậy tôi nói với sơ ấy, ‘Thưa sơ, để làm việc đền tội, sơ hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi cần một ân sủng đặc biệt. Hãy cầu xin Chúa cho điều đó. Nếu sơ cầu xin Chúa, chắc chắn Ngài sẽ ban cho tôi điều đó’. Sơ ấy dừng lại trong im lặng một lúc và dường như đang cầu nguyện, sau đó sơ ấy nhìn tôi và nói, ‘Chúa chắc chắn sẽ ban cho cha ân sủng đó, nhưng cha nên rõ ràng rằng: Ngài sẽ ban cho cha theo thánh ý của riêng Ngài’. Điều này đã làm tôi rất vui khi nghe được rằng Chúa luôn ban cho chúng ta những gì chúng ta xin, nhưng Người làm như vậy theo cách của Người. Cách đó liên quan đến thập tự giá. Không phải vì chủ nghĩa khổ hạnh. Nhưng vì tình yêu, tình yêu cho đến cùng”.[4]
[1] Là bậc thầy về đời sống tâm linh, Cha Claude Judde nói về những cách diễn đạt đi kèm với các quyết định của chúng ta và chứa “từ cuối cùng”, là từ thúc đẩy một quyết định và thúc đẩy một người hoặc một nhóm hành động. x C. JUDDE, Oeuvres spirituelles, II, 1883 (Instruction sur la connaissance de soi-même), pp. 313-319), in M. Á. FIORITO, Buscar y hallar la voluntad de Dios, Buenos Aires, Paulinas, 2000, 248 s.
[2] “Antilegomenon” có nghĩa là họ sẽ nói theo những cách khác nhau về Người: một số nói tốt và những kẻ khác nói xấu.
[3] Xem Cent. I, 8-13.
[4] Bài giảng trong Thánh lễ ở Santa Marta, ngày 29 tháng 5 năm 2013.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Phóng sự đặc biệt: Thánh Lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh 1/4/2021 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:54 01/04/2021
Thánh Lễ Tiệc Ly năm nay đã do Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng Y đoàn, chủ sự lúc 18 giờ ngày thứ Năm Tuần Thánh tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô.
Với thánh lễ Tiệc Ly này, Giáo Hội chấm dứt Mùa Chay và bước sang Tam Nhật Vượt Qua, là đỉnh cao của năm Phụng Vụ.
Nhiều người, thậm chí có cả những người Công Giáo cho rằng “đạo nào cũng là đạo, cũng dạy ăn ngay ở lành.” Đó là một lời ngụy biện nham hiểm.
Trong thư thứ nhất gởi các tín hữu Côrintô, Thánh Phaolô viết:
“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh.”
Tam Nhật Vượt Qua trình bày với chúng ta cốt lõi của đức tin Công Giáo, như Thánh Phaolô đề cập đến trong thư chúng tôi vừa nhắc đến, đó là niềm tin rằng Chúa Giêsu là người thật, và trong bản tính con người này, Ngài đã chết vì tội lỗi chúng ta; và Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, và với bản tính Thiên Chúa, Ngài đã sống lại từ trong cõi chết mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Đó mới là cốt lõi đức tin của chúng ta, và là hy vọng của chúng ta. Ăn ngay ở lành chỉ là hệ quả tất yếu của đức tin nơi Chúa Giêsu, đó không phải là toàn bộ đức tin của chúng ta. Chính vì thế, Tam Nhật Vượt Qua được coi là đỉnh cao của Phụng Vụ Công Giáo vì với các cử chỉ, điệu bộ, nghi thức rất đặc biệt, Tam Nhật Vượt Qua trình bày với chúng ta một cách trực tiếp và rõ rệt yếu tính đức tin Kitô của chúng ta.
Trong Thánh lễ Tiệc Ly, mở đầu cho Tam Nhật Vượt Qua, Giáo Hội muốn chúng ta kính nhớ ba yếu tố sau đây: Thứ nhất là việc Chúa thiết lập bí tích Thánh Thể. Thứ hai là việc Chúa thiết lập bí tích Truyền Chức Thánh. Và thứ ba là tình huynh đệ yêu mến nhau, không phải yêu mến chung chung nhưng phải là yêu như Chúa yêu chúng ta.
Trong khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ, ca đoàn đã hát một bài ca nhập lễ với những lời sau
Đàn hát lên mừng Danh Thánh rạng ngời,
nào dâng lời ca tụng tôn vinh!
Hãy thưa cùng Thiên Chúa:
“Oai hùng thay, sự nghiệp của Ngài!
Trước thần lực uy hùng, địch thù khúm núm.
Toàn trái đất phải quỳ lạy tôn thờ,
và đàn ca mừng Chúa, đàn ca mừng Thánh Danh.”
Đến mà xem công trình của Thiên Chúa:
hành động của Người đối với phàm nhân
thật đáng kinh đáng sợ!
Bài giảng của Đức Hồng Y Giovanni Battista Re
Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói:
Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng (Ga 13,1).
Thánh Lễ hôm nay, với một cường độ khác thường các cảm xúc và suy nghĩ đưa chúng ta sống trở lại buổi tối khi Chúa Kitô, bao quanh bởi các Tông đồ chung quanh Bàn Tiệc Ly, đã thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục, và ủy thác cho các ngài lệnh truyền hãy yêu thương nhau.
Thứ Năm Tuần Thánh nhắc nhở cho chúng ta về mức độ chúng ta được yêu thương. Con Thiên Chúa trao ban chính Ngài cho chúng ta - Mình Máu Thánh Ngài – nghĩa là tổng thể Con Người của Ngài cho ơn cứu độ của chúng ta.
“Người yêu họ đến cùng” như được khẳng định trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, đến độ đã chết một cái chết nhục nhã trên thập giá vào ngày hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh. Đó là một dấu chỉ tình yêu tột độ nghĩa là, khả năng yêu ở mức độ cao nhất và không thể vượt qua.
Hồng ân của Bí tích Thánh Thể chỉ có thể giải thích là vì Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta và muốn gần gũi với mỗi người chúng ta mãi mãi, thậm chí cho đến ngày tận thế. Món quà quý giá này là ơn sủng qua đó Chúa đồng hành với chúng ta như là ánh sáng, sức mạnh, phần lương và sự phù trợ chúng ta mọi ngày trong lịch sử của chúng ta.
Hơn thế nữa, Công đồng Vatican II khẳng định rằng Phụng Vụ là “tột đỉnh mọi hoạt động của Giáo Hội phải quy hướng về, đồng thời là giếng tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” và mô tả Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô”.
Bí tích Thánh Thể là trung tâm và là đời sống Giáo hội. Vì thế, Bí tích Thánh Thể cũng phải là trung tâm và là trọng tâm đời sống của mỗi Kitô hữu.
Khi mô tả Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh”, Công đồng Vatican II diễn tả ý tưởng rằng trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội, mọi sự đều xuất phát và dẫn đến Bí tích Thánh Thể.
Về phương diện này, “Bí tích Thánh Thể là một thực tại không chỉ để được tin mà còn là sự sống”. Đó là lời mời gọi cởi mở đối với người khác, lời mời gọi đoàn kết, yêu thương huynh đệ, và lời mời gọi giúp đỡ những người gặp khó khăn, đặc biệt là người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Những ai tin vào Bí tích Thánh Thể không bao giờ cảm thấy cô đơn trong cuộc sống. Họ biết rằng trong bóng tối và trong sự im lặng của tất cả các Nhà thờ, có Đấng biết rõ tên họ của mình, và trước nhà tạm, mọi người đều có thể bộc bạch bất cứ điều gì trong lòng và nhận được sự an ủi, sức mạnh và bình an nội tâm.
Trong Bữa Tiệc Ly với các tông đồ của Ngài, Chúa Kitô, vị linh mục đích thực, đã nói: “Hãy làm điều này - tức là Bí tích Thánh Thể - để tưởng nhớ đến Thầy.” Ba ngày sau, vào Chúa nhật Phục sinh, Người cũng nói với họ: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha.”
Như thế, Chúa Giêsu truyền cho các Tông đồ của Ngài quyền năng của chức tư tế, “để Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải có thể được tiếp tục và đổi mới trong Giáo hội. Ngài đã ban tặng cho nhân loại một món quà có một không hai.
Một điều khác nữa khi Chúa Giêsu chia sẻ với các Tông đồ của Ngài quanh bàn Tiệc Ly là sự thể hiện tình yêu và tình bạn như Thiên Chúa yêu, cũng như sự phản bội của con người. Trong câu chuyện về tình yêu vô bờ bến của Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta ‘cho đến cùng’, có sự cay đắng xuất phát từ sự bất trung và phản bội của con người.
Do đó, Thứ Năm Tuần Thánh là lời mời gọi chúng ta nhận thức về tội lỗi của mình, quay lại đường ngay nẻo chính, và dấn thân trên con đường ăn năn và đổi mới để nhận được ơn tha thứ của Chúa.
Vì vậy, chúng ta được mời gọi để có được niềm vui được Chúa thứ tha, và với sự ăn năn và với Bí tích Hoà giải, chúng ta bắt đầu phục hồi tinh thần với tấm lòng rộng mở hơn đối với Thiên Chúa và với tất cả anh chị em của chúng ta.
Giữa tình hình gay cấn do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đang diễn ra liên quan đến Covid-19, truyền thống Chầu Thánh Thể suốt đêm, với nhiều sáng kiến khác nhau về cầu nguyện và những giây phút sốt mến, sẽ không thể xảy ra ở nhiều nơi trong năm nay.
Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục cầu nguyện trong suy nghĩ của mình và với tấm lòng tràn đầy biết ơn đối với Chúa Giêsu Kitô, Đấng muốn hiện diện giữa chúng ta với tư cách là một người cùng thời với chúng ta dưới hình bánh và hình rượu.
Đối mặt với đại dịch, chúng ta cũng được khuyến khích cất lên một dàn đồng ca cầu nguyện để bàn tay Chúa đến giúp đỡ chúng ta và chấm dứt tình trạng bi thảm gây ra những hậu quả đáng lo ngại trong các lĩnh vực y tế, công ăn việc làm, kinh tế, giáo dục và các mối quan hệ trực tiếp với mọi người.
Như chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy, chúng ta “cần phải đi gõ cửa Thiên Chúa, là Cha Toàn Năng”
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Hồng Y nói:
Khi đến lúc từ giã thế giới này để về cùng Cha, Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta chứng tích tình yêu của Ngài trong cử chỉ khiêm tốn rửa chân và trong ân sủng tối cao là Bí tích Thánh Thể. Vậy chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để cầu xin và đón nhận những ân sủng dồi dào của Chúa.
Cầu cho các tín hữu Kitô.
Trong cử chỉ của Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, cầu xin cho họ nhận ra sự phong phú vô tận của tình yêu Chúa Cha.
Cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục, linh mục và phó tế:
Ta hãy cầu xin cho các ngài sống chức vụ của mình như một sự phục vụ và một sự cống hiến không giới hạn.
Cầu cho các Kitô hữu vẫn còn chia rẽ
Ta hãy cầu xin cho việc tưởng niệm Lễ Vượt qua này vang lên lời cầu nguyện nhiệt thành cho sự hiệp nhất mà Chúa Kitô đã dâng lên cùng Chúa Cha.
Cầu cho những người vẫn đang là các tù nhân của tham lam và bạo lực
Ta hãy cầu xin cho nhân loại tái khám phá rằng Chúa đã hiến mình cho mọi người như gương mẫu cho việc theo đuổi con đường phục vụ và bác ái.
Cầu cho tất cả chúng ta
Chúng ta hãy cầu xin cho chúng ta khi chia sẻ bánh từ trời trong bàn tiệc Thánh Thể, thì cũng biết chia sẻ của cải thế gian này với những người đói khát công lý và lòng thương xót.
Đức Hồng Y kết thúc các lời nguyện giáo dân như sau
Lạy Chúa, là tình yêu tuyệt vời, khi cử hành cuộc thương khó của Con Chúa, xin cho chúng con thông phần vào sự Phục sinh của Người, xin cho chúng con xứng đáng là người thừa kế và là thực khách vinh quang trong bữa tiệc vĩnh cửu.
Nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Phụng vụ đã kết thúc trong im lặng theo như truyền thống Phụng Vụ của Giáo Hội trong ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh.
Chúng tôi cũng xin được chấm dứt chương trình nơi đây.