Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Chay Năm A - 5th Lent Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:22 01/04/2014
Đến gặp và tin thì được sống
Jos. Vinc. Ngọc Biển
09:43 01/04/2014
ĐẾN GẶP VÀ TIN THÌ ĐƯỢC SỐNG
(Chúa Nhật 5 Mùa Chay, A)
Chúng ta đang sống trong tinh thần Mùa Chay. Mùa Chay nhắc nhớ chúng ta ăn chay, hãm mình và làm việc bác ái. Thiết nghĩ, làm những việc đó để làm gì nếu không phải hy vọng được tha thứ tội lỗi, và mong đạt được sự sống đời đời sau cái chết!
Vì thế, bài Tin Mừng hôm nay hé mở cho chúng ta chân trời hy vọng ấy khi trình thuật phép lạ Đức Giêsu cho anh Ladarô chết sống lại!
Qua phép lạ cho Ladarô hồi sinh sau khi chết, Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta thấy Ngài chính là nội dung của niềm hy vọng phục sinh; đồng thời cũng mời gọi chúng ta hãy tin tưởng và phó thác nơi Ngài, thì cũng sẽ được sống. Vì thế, chính Ngài đã nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Các bài đọc sẽ lần lượt giúp cho chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay.
1. Ý nghĩa Lời Chúa
Trước tiên là bài đọc I (Ed 37, 12-14), trình thuật việc dân Israel sống trong cảnh cơ cực bần cùng tại Babylon trong thân phận lưu đầy. Khi sống trong cảnh tối tăm như thế, họ không biết gì đến tương lai. Đối với họ, tương lại hoàn toàn mù mịt: không đền thờ, không tư tế, không hy vọng, ở tản lạc giữa các dân ngoại... họ chẳng khác gì như một đống xương khô nơi nấm mồ trong thung lũng thẳm sâu (x. Ed 37, 114). Tuy nhiên,Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi họ, nên đã sai tiên tri Êdêkiel đến để nâng đỡ, an ủi và loan báo cho họ một tương lai sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn và tràn đầy hạnh phúc khi dân Israel được hồi hương nếu họ trung thành và sẵn sàng nghe theo huấn lệnh của Thiên Chúa. Được hồi hương, thoát khỏi cảnh nô lệ bên Babilon thì chẳng khác gì được trỗi dạy từ những nấm mồ là hình bóng của sự chết tróc (x. Ed 37, 12-14).
Tiếp theo, bài đọc II (Rm 8, 8-11), thánh Phaolô đã lay động tâm hồn tín hữu Rôma bằng việc đưa ra những hình ảnh gợi cảm nhằm biểu đạt một niềm hy vọng cho tương lai. Vì vậy, ngài đã ví những người sống trong cảnh buông thả, dung dưỡng xác thịt, không sống theo Thần Khí thì chẳng khác gì một người đang bị nấm mồ thần chết vô hình do tội lỗi vây hãm. Tuy nhiên, thánh nhân cũng củng cố niềm tin và mời gọi hãy gắn bó với Đức Giêsu nhờ Thánh Thần của Ngài, để trong ta có Chúa và trong Chúa có ta, thì cho dù chúng ta có chết, Ngài cũng sẽ cho chúng ta sống lại.
Cuối cùng, bài Tin Mừng đem lại cho chúng ta tràn đầy hy vọng khi trình thuật việc Đức Giêsu cho anh Ladarô là bạn thân tín của Ngài đã chết 4 ngày được sống lại. Sự hồi sinh Ladarô, một mặt nhờ niềm tin của Martha, mặt khác để tôn vinh Thiên Chúa Cha, và cũng để củng cố niềm tin nơi các môn đệ cũng như những người hiện diện, đồng thời cũng tiên báo một cuộc sống mới sau cái chết của những người tin vào Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu khẳng định Ngài là Thiên Chúa, nên ai tin vào Ngài thì sẽ được sự sống đời đời làm gia nghiệp.
2. Đức Giêsu là sự sống
Nếu Chúa Nhật 4 Mùa Chay, câu chuyện Tin Mừng mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Đức Giêsu chính là sự sáng thế gian qua trình thật việc Đức Giêsu làm phép lạ cho người mù được sáng mắt, thì Chúa Nhật này, như một sự tiệm tiến để dẫn đến một mặc khải quan trọng hơn, mặc khải về Đức Giêsu chính là sự sống.
Trình thuật được khởi đi từ việc Đức Giêsu quyết định đi lên Giêrusalem. Đi lên Giêrusalem vào thời điểm này thì đồng nghĩa với việc đón nhận cái chết. Nhưng vì vâng lời Chúa Cha và yêu thương con người, nên Ngài đã sẵn sàng.
Vì vậy, khi nghe thấy có người đưa tin về Ladarô bạn của Ngài đau mệt, Đức Giêsu đã không đi ngay, mà phải đợi đến khi Ladarô chết và được an táng tới 4 ngày trong mồ, Ngài và các môn đệ mới tới.
Khi đến Bêtania, Ngài thổn thức vì thấy nỗi đau khổ của hai chị em Martha và Maria mất em, của những người hàng xóm thương khóc bạn thân. Thấy Đức Giêsu, Martha đã chạy lại và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết" (Ga 11, 21). Lời nói này có thể là một lời trách nhẹ và cũng là một lời tuyên xưng niềm tin mãnh liệt vào Đức Giêsu. Thật thế, ngay sau câu nói đó, Martha tiếp: "Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy" (Ga 11, 22).
Đức Giêsu đã không để cho Martha thất vọng và những người Dothái phải chờ đợi, vì thế Ngài đã trấn an ngay: "Em chị sẽ sống lại!". Tuy nhiên, Martha hiểu về việc thân xác của Ladarô sẽ được phục sinh trong ngày sau hết: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11, 24). Đức Giêsu đã khẳng định rằng Ngài có toàn quyền trên sự chết khi nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Nhưng vì quá đỗi hồi hộp và luýnh quýnh, niềm tin lại một lần nữa bị thử thách đối với Martha, vì thế bà thưa: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày". Nhưng Đức Giêsu đã đòi Martha phải đặt trọn niền tin vào Thiên Chúa: "Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” (Ga 11, 39). Và như một sự minh định, Ngài đã truyền lệnh cho lăn phiến đá lấp cửa mồ ra, và lớn tiếng truyền lệnh cho Ladarô ra khỏi mồ. Ngay lập tực, Ladarô tiến ra và thần chết đã bị đẩy lui cho sự sống hồi sinh.
Theo qua niệm của người Dothái, thì câu nói của Martha “...đã 4 ngày rồi” hàm ý nói rằng khi một người đã chết được 4 ngày thì linh hồn chỉ lởn vởn chứ không nhập được vào thân xác nữa..., nên việc hồi sinh kẻ chết quả là một chuyện khó khăn. Tuy nhiên, sự chậm trễ của Đức Giêsu; việc xác chết đã 4 ngày... chuyện đó đâu có gì khó đối với Đấng là nguồn sự sống!
Qua lệnh truyền và hình ảnh các mảnh vải quấn thân xác của Ladarô được tháo cởi, có ý muốn nói lên sự chết không còn có quyền chi đới với Đức Giêsu nữa, và khi con người được giải thoát khỏi nấm mồ sự chết thì cũng là lúc con người được tự do đích thực và cái chết không thể chế ngự được gì trước Thiên Chúa qua Đức Giêsu.
Như vậy, việc Đức Giêsu cố tình chậm trễ như thế là để nhằm cho người ta thấy rằng, Ngài làm chủ trên sự sống và sự chết của con người. Khi Đức Giêsu đã chiến thắng thần chết trên Ladarô thì cũng là lúc giờ Thiên Chúa Cha được tôn vinh nơi Ngài.
3. Sống sứ điệp Lời Chúa
Toàn bộ bài Tin Mừng hôm nay mặc khải cho chúng ta thấy Đức Giêsu chính là sự sống. Tuy nhiên, muốn đạt được sự sống ấy, thì chúng ta phải tin nơi Đức Giêsu là sự sống. Ngài sẽ làm cho thân xác hư nát, phải chết của chúng ta trở thành thân xác sáng láng vinh hiển của Ngài. Mặt khác phải ra khỏi chính mình, ra khỏi cái tôi tự kiêu để đến với Đức Giêsu. Nếu chúng ta không đến với Ngài, chúng ta sẽ không có nguồn sự sống từ nơi Ngài. Thật vậy, cành không thể có sự sống nếu không gắn liền với thân cây. Cành chỉ có sự sống và từ sự sống ấy mới sinh ra nhiều hoa trái dồi dào được.
Sự gắn bó với Đức Giêsu được kể như là điều kiện cần để được sống đời đời.
Dưới ngòi bút của một nhà thần học siêu nghiệm, thánh Gioan muốn nhấn mạnh đến sự “chuyển rời” hiện tại để hướng đến một bước tiến mới.
Trước tiên là sự “chuyển rời” của người đưa tin cho Đức Giêsu về việc Ladarô đang bệnh nặng; rồi Đức Giêsu và các môn để “chuyển rời” từ bên kia sông Giođan để đến Bêtania; Martha đã “chuyển rời” từ trong nhà để ra đón Ngài; Đức Giêsu, các môn đệ, hai người chị của người chết và những người Dothái đã “chuyển rời” từ nhà của người chết để đến nơi đã an táng; và cuối cùng là Ladarô “chuyển rời” để ra khỏi mồ.
Hình ảnh này cho chúng ta thấy rằng, đời sống của con người chúng ta cần phải “chuyển rời” để thay đổi nếp sống cũ, con đường cũ, nói chung là con người và hành vi tội lỗi của chúng ta, để thay vào đó là một cuộc đời mới, cuộc đời thánh thiện, công chính; một cuộc đời và một sự sống có Chúa. Khi có Chúa, chúng ta đạt được sự sung mãn trong tình yêu của Chúa.
Thật vậy, Nếu chúng ta sống dung túng và hào phóng trong tội. Không gắn bó với Chúa. Chúng ta cũng sẽ chết. Tuy nhiên, nếu chúng ta thay đổi nếp sống cũ là ích kỷ, tham lam, hà tiện, kiêu ngạo... và tin tưởng vào Đức Giêsu, thì chúng ta cũng sẽ được sống đời đời: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25).
Khi tin như thế, cả con người và hành vi của chúng ta hướng về Chúa, về Nước Trời và như một sự “chuyển rời” để từ ích kỷ đến lòng bao dung. Từ thất vọng đến niềm hy vọng. Từ miền u tối đến miền ánh sáng. Từ sự chết đến nguồn sự sống. Như vậy, nhờ có sự “chuyển rời” mà sự chết nơi chúng ta là những người tin, không trở nên bi đát, ngõ cụt. Nhưng chỉ là một cuộc chuyển mình hầu vượt qua cái chết để tiến đến vinh quang mà thôi. Thật vậy, thánh Phaolô đã nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã làm phép lạ cho Ladarô chết 4 ngày sống lại, nhằm củng cố niềm tin của những người đương thời với Chúa, và cũng mặc khải cho mỗi người chúng con biết rằng chính Chúa là sự sống lại và là sự sống. Xin cho mỗi người chúng con ý thức được điều đó để thêm tin, thêm mến, thêm cậy trông vào Chúa hầu được sự sống đời đời. Amen.
(Chúa Nhật 5 Mùa Chay, A)
Chúng ta đang sống trong tinh thần Mùa Chay. Mùa Chay nhắc nhớ chúng ta ăn chay, hãm mình và làm việc bác ái. Thiết nghĩ, làm những việc đó để làm gì nếu không phải hy vọng được tha thứ tội lỗi, và mong đạt được sự sống đời đời sau cái chết!
Vì thế, bài Tin Mừng hôm nay hé mở cho chúng ta chân trời hy vọng ấy khi trình thuật phép lạ Đức Giêsu cho anh Ladarô chết sống lại!
Qua phép lạ cho Ladarô hồi sinh sau khi chết, Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta thấy Ngài chính là nội dung của niềm hy vọng phục sinh; đồng thời cũng mời gọi chúng ta hãy tin tưởng và phó thác nơi Ngài, thì cũng sẽ được sống. Vì thế, chính Ngài đã nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Các bài đọc sẽ lần lượt giúp cho chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa bài Tin Mừng hôm nay.
1. Ý nghĩa Lời Chúa
Trước tiên là bài đọc I (Ed 37, 12-14), trình thuật việc dân Israel sống trong cảnh cơ cực bần cùng tại Babylon trong thân phận lưu đầy. Khi sống trong cảnh tối tăm như thế, họ không biết gì đến tương lai. Đối với họ, tương lại hoàn toàn mù mịt: không đền thờ, không tư tế, không hy vọng, ở tản lạc giữa các dân ngoại... họ chẳng khác gì như một đống xương khô nơi nấm mồ trong thung lũng thẳm sâu (x. Ed 37, 114). Tuy nhiên,Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi họ, nên đã sai tiên tri Êdêkiel đến để nâng đỡ, an ủi và loan báo cho họ một tương lai sáng sủa hơn, tốt đẹp hơn và tràn đầy hạnh phúc khi dân Israel được hồi hương nếu họ trung thành và sẵn sàng nghe theo huấn lệnh của Thiên Chúa. Được hồi hương, thoát khỏi cảnh nô lệ bên Babilon thì chẳng khác gì được trỗi dạy từ những nấm mồ là hình bóng của sự chết tróc (x. Ed 37, 12-14).
Tiếp theo, bài đọc II (Rm 8, 8-11), thánh Phaolô đã lay động tâm hồn tín hữu Rôma bằng việc đưa ra những hình ảnh gợi cảm nhằm biểu đạt một niềm hy vọng cho tương lai. Vì vậy, ngài đã ví những người sống trong cảnh buông thả, dung dưỡng xác thịt, không sống theo Thần Khí thì chẳng khác gì một người đang bị nấm mồ thần chết vô hình do tội lỗi vây hãm. Tuy nhiên, thánh nhân cũng củng cố niềm tin và mời gọi hãy gắn bó với Đức Giêsu nhờ Thánh Thần của Ngài, để trong ta có Chúa và trong Chúa có ta, thì cho dù chúng ta có chết, Ngài cũng sẽ cho chúng ta sống lại.
Cuối cùng, bài Tin Mừng đem lại cho chúng ta tràn đầy hy vọng khi trình thuật việc Đức Giêsu cho anh Ladarô là bạn thân tín của Ngài đã chết 4 ngày được sống lại. Sự hồi sinh Ladarô, một mặt nhờ niềm tin của Martha, mặt khác để tôn vinh Thiên Chúa Cha, và cũng để củng cố niềm tin nơi các môn đệ cũng như những người hiện diện, đồng thời cũng tiên báo một cuộc sống mới sau cái chết của những người tin vào Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu khẳng định Ngài là Thiên Chúa, nên ai tin vào Ngài thì sẽ được sự sống đời đời làm gia nghiệp.
2. Đức Giêsu là sự sống
Nếu Chúa Nhật 4 Mùa Chay, câu chuyện Tin Mừng mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Đức Giêsu chính là sự sáng thế gian qua trình thật việc Đức Giêsu làm phép lạ cho người mù được sáng mắt, thì Chúa Nhật này, như một sự tiệm tiến để dẫn đến một mặc khải quan trọng hơn, mặc khải về Đức Giêsu chính là sự sống.
Trình thuật được khởi đi từ việc Đức Giêsu quyết định đi lên Giêrusalem. Đi lên Giêrusalem vào thời điểm này thì đồng nghĩa với việc đón nhận cái chết. Nhưng vì vâng lời Chúa Cha và yêu thương con người, nên Ngài đã sẵn sàng.
Vì vậy, khi nghe thấy có người đưa tin về Ladarô bạn của Ngài đau mệt, Đức Giêsu đã không đi ngay, mà phải đợi đến khi Ladarô chết và được an táng tới 4 ngày trong mồ, Ngài và các môn đệ mới tới.
Khi đến Bêtania, Ngài thổn thức vì thấy nỗi đau khổ của hai chị em Martha và Maria mất em, của những người hàng xóm thương khóc bạn thân. Thấy Đức Giêsu, Martha đã chạy lại và nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết" (Ga 11, 21). Lời nói này có thể là một lời trách nhẹ và cũng là một lời tuyên xưng niềm tin mãnh liệt vào Đức Giêsu. Thật thế, ngay sau câu nói đó, Martha tiếp: "Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy" (Ga 11, 22).
Đức Giêsu đã không để cho Martha thất vọng và những người Dothái phải chờ đợi, vì thế Ngài đã trấn an ngay: "Em chị sẽ sống lại!". Tuy nhiên, Martha hiểu về việc thân xác của Ladarô sẽ được phục sinh trong ngày sau hết: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết” (Ga 11, 24). Đức Giêsu đã khẳng định rằng Ngài có toàn quyền trên sự chết khi nói: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Nhưng vì quá đỗi hồi hộp và luýnh quýnh, niềm tin lại một lần nữa bị thử thách đối với Martha, vì thế bà thưa: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày". Nhưng Đức Giêsu đã đòi Martha phải đặt trọn niền tin vào Thiên Chúa: "Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?” (Ga 11, 39). Và như một sự minh định, Ngài đã truyền lệnh cho lăn phiến đá lấp cửa mồ ra, và lớn tiếng truyền lệnh cho Ladarô ra khỏi mồ. Ngay lập tực, Ladarô tiến ra và thần chết đã bị đẩy lui cho sự sống hồi sinh.
Theo qua niệm của người Dothái, thì câu nói của Martha “...đã 4 ngày rồi” hàm ý nói rằng khi một người đã chết được 4 ngày thì linh hồn chỉ lởn vởn chứ không nhập được vào thân xác nữa..., nên việc hồi sinh kẻ chết quả là một chuyện khó khăn. Tuy nhiên, sự chậm trễ của Đức Giêsu; việc xác chết đã 4 ngày... chuyện đó đâu có gì khó đối với Đấng là nguồn sự sống!
Qua lệnh truyền và hình ảnh các mảnh vải quấn thân xác của Ladarô được tháo cởi, có ý muốn nói lên sự chết không còn có quyền chi đới với Đức Giêsu nữa, và khi con người được giải thoát khỏi nấm mồ sự chết thì cũng là lúc con người được tự do đích thực và cái chết không thể chế ngự được gì trước Thiên Chúa qua Đức Giêsu.
Như vậy, việc Đức Giêsu cố tình chậm trễ như thế là để nhằm cho người ta thấy rằng, Ngài làm chủ trên sự sống và sự chết của con người. Khi Đức Giêsu đã chiến thắng thần chết trên Ladarô thì cũng là lúc giờ Thiên Chúa Cha được tôn vinh nơi Ngài.
3. Sống sứ điệp Lời Chúa
Toàn bộ bài Tin Mừng hôm nay mặc khải cho chúng ta thấy Đức Giêsu chính là sự sống. Tuy nhiên, muốn đạt được sự sống ấy, thì chúng ta phải tin nơi Đức Giêsu là sự sống. Ngài sẽ làm cho thân xác hư nát, phải chết của chúng ta trở thành thân xác sáng láng vinh hiển của Ngài. Mặt khác phải ra khỏi chính mình, ra khỏi cái tôi tự kiêu để đến với Đức Giêsu. Nếu chúng ta không đến với Ngài, chúng ta sẽ không có nguồn sự sống từ nơi Ngài. Thật vậy, cành không thể có sự sống nếu không gắn liền với thân cây. Cành chỉ có sự sống và từ sự sống ấy mới sinh ra nhiều hoa trái dồi dào được.
Sự gắn bó với Đức Giêsu được kể như là điều kiện cần để được sống đời đời.
Dưới ngòi bút của một nhà thần học siêu nghiệm, thánh Gioan muốn nhấn mạnh đến sự “chuyển rời” hiện tại để hướng đến một bước tiến mới.
Trước tiên là sự “chuyển rời” của người đưa tin cho Đức Giêsu về việc Ladarô đang bệnh nặng; rồi Đức Giêsu và các môn để “chuyển rời” từ bên kia sông Giođan để đến Bêtania; Martha đã “chuyển rời” từ trong nhà để ra đón Ngài; Đức Giêsu, các môn đệ, hai người chị của người chết và những người Dothái đã “chuyển rời” từ nhà của người chết để đến nơi đã an táng; và cuối cùng là Ladarô “chuyển rời” để ra khỏi mồ.
Hình ảnh này cho chúng ta thấy rằng, đời sống của con người chúng ta cần phải “chuyển rời” để thay đổi nếp sống cũ, con đường cũ, nói chung là con người và hành vi tội lỗi của chúng ta, để thay vào đó là một cuộc đời mới, cuộc đời thánh thiện, công chính; một cuộc đời và một sự sống có Chúa. Khi có Chúa, chúng ta đạt được sự sung mãn trong tình yêu của Chúa.
Thật vậy, Nếu chúng ta sống dung túng và hào phóng trong tội. Không gắn bó với Chúa. Chúng ta cũng sẽ chết. Tuy nhiên, nếu chúng ta thay đổi nếp sống cũ là ích kỷ, tham lam, hà tiện, kiêu ngạo... và tin tưởng vào Đức Giêsu, thì chúng ta cũng sẽ được sống đời đời: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25).
Khi tin như thế, cả con người và hành vi của chúng ta hướng về Chúa, về Nước Trời và như một sự “chuyển rời” để từ ích kỷ đến lòng bao dung. Từ thất vọng đến niềm hy vọng. Từ miền u tối đến miền ánh sáng. Từ sự chết đến nguồn sự sống. Như vậy, nhờ có sự “chuyển rời” mà sự chết nơi chúng ta là những người tin, không trở nên bi đát, ngõ cụt. Nhưng chỉ là một cuộc chuyển mình hầu vượt qua cái chết để tiến đến vinh quang mà thôi. Thật vậy, thánh Phaolô đã nói: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã làm phép lạ cho Ladarô chết 4 ngày sống lại, nhằm củng cố niềm tin của những người đương thời với Chúa, và cũng mặc khải cho mỗi người chúng con biết rằng chính Chúa là sự sống lại và là sự sống. Xin cho mỗi người chúng con ý thức được điều đó để thêm tin, thêm mến, thêm cậy trông vào Chúa hầu được sự sống đời đời. Amen.
Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:44 01/04/2014
Chúa Kitô là sự sống lại và là sự sống
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Mùa Chay – năm A
(Ga 11, 1-45)
Sau khi Giáo Hội ngưng nghỉ để (Lætare) chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta : trỗi dậy từ trong cõi chết.
Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu
Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi : bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.
Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Ngài : "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa " (Ga 11, 4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Ngài nên nói với các môn đệ : " Lagiarô đã chết " ( Ga 11, 14). Nhưng Ngài sẽ cho sống lại, vì "sáng danh Thiên Chúa " ( Ga 11, 4).
Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Ngài bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: "Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư ? "(Ga 11, 8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này : " Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người " (Ga 11, 53 ). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là : " Ladarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta" (Ga 11, 15), Ngài sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.
Niềm hy vọng của chúng ta
Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu : " Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha " Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống " sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.
Chúa cho Lagiarô sống lại như Ngài đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, "Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Ngài nữa" (Rm 6, 9) vì Ngài sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng "nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em" (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.
Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì " thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi " (Rm 8, 10) nhưng " nếu Đức Kitô ở trong chúng ta" và chúng ta ở trong Ngài với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Ngài. Hơn nữa : chúng ta tin vào phép rửa " Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới ". (Rm 6, 4).
Thật là đại tin mừng : " nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà : "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết", há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi : " Đã an táng Lagiarô ở đâu? " Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Ngài làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.
Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Ngài đã hứa rằng, Ngài sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21)
" Hãy đẩy tảng đá ra " (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao ? Chắc chắn, Ngài có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Ngài phán, khi Ngài bị treo trên thập giá, Ngài đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52 ).
" Hãy cởi ra cho anh ấy đi "(11, 44). Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa.
Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng
Là người thật, Ðức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng ). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố : " Ta là sự sống lại và là sự sống" và hỏi "Con có tin điều đó không?" Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl : "Ta sẽ mở cửa mồ cho các ngườ, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ " (Ez 37, 12-14). "Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em " (Ez 37, 6) : nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con ; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Mùa Chay – năm A
(Ga 11, 1-45)
Sau khi Giáo Hội ngưng nghỉ để (Lætare) chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta : trỗi dậy từ trong cõi chết.
Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu
Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi : bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.
Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Ngài : "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa " (Ga 11, 4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Ngài nên nói với các môn đệ : " Lagiarô đã chết " ( Ga 11, 14). Nhưng Ngài sẽ cho sống lại, vì "sáng danh Thiên Chúa " ( Ga 11, 4).
Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Ngài bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: "Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư ? "(Ga 11, 8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này : " Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người " (Ga 11, 53 ). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là : " Ladarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta" (Ga 11, 15), Ngài sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.
Niềm hy vọng của chúng ta
Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu : " Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha " Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống " sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.
Chúa cho Lagiarô sống lại như Ngài đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, "Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Ngài nữa" (Rm 6, 9) vì Ngài sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng "nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em" (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.
Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì " thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi " (Rm 8, 10) nhưng " nếu Đức Kitô ở trong chúng ta" và chúng ta ở trong Ngài với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Ngài. Hơn nữa : chúng ta tin vào phép rửa " Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới ". (Rm 6, 4).
Thật là đại tin mừng : " nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà : "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết", há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi : " Đã an táng Lagiarô ở đâu? " Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Ngài làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.
Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Ngài đã hứa rằng, Ngài sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21)
" Hãy đẩy tảng đá ra " (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao ? Chắc chắn, Ngài có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Ngài phán, khi Ngài bị treo trên thập giá, Ngài đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52 ).
" Hãy cởi ra cho anh ấy đi "(11, 44). Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa.
Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng
Là người thật, Ðức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng ). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố : " Ta là sự sống lại và là sự sống" và hỏi "Con có tin điều đó không?" Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl : "Ta sẽ mở cửa mồ cho các ngườ, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ " (Ez 37, 12-14). "Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em " (Ez 37, 6) : nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con ; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:41 01/04/2014
HẬN THÙ TÔN GIÁO
Một du khách tham quan nói với hướng dẫn viên du lịch:
- “Anh có thể tự hào về thành phố của anh, bởi vì các nhà thờ ở đây dạy tôi điều đặc biệt khó quên, tôi nghĩ rằng người dân ở đây rất là yêu mến Thiên Chúa.”
Hướng dẫn viên châm biếm nói:
- “Có lẽ họ rất yêu mến Thiên Chúa, nhưng giữa người với nhau thì lại chứa chất hận thù.”
Suy tư:
Bày tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa rất hào hiệp quảng đại, nhưng lại ghét cay ghét đắng anh chị em mình thì việc yêu mến Thiên Chúa dù có thật chăng nữa, thì chắc Chúa cũng buồn lắm; xây cất nhà thờ thật to lớn thật hoành tráng mà tâm hồn giáo dân chật hẹp không dung nạp được những khuyết điểm của tha nhân, thì có ích gì chăng, bởi vì Thiên Chúa không thích ngự trong các nhà thờ lộng lẫy xa hoa do con người xây dựng, nhưng Ngài thích ở trong tâm hồn những người biết tha thứ lỗi lầm cho nhau…
Có những người Ki-tô hữu tự hào về ngôi thánh đường của giáo xứ mình xây cất hoành tráng hiện đại to lớn, nhưng họ rất ít đến nhà thờ của giáo xứ mình để tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ; có những cha sở tự hào vì mình đã xây dựng được ngôi nhà xứ cả trăm tỷ đồng nổi bật giữa những căn nhà lụp xụp của giáo dân, chắc Đức Chúa Giê-su buồn lắm, vì Ngài sinh ra trong máng cỏ hang lừa, đi giảng đạo không có chỗ gối đầu, chết trần trụi trên thập giá…
Đừng nói là giữa những giáo dân với nhau có sự ganh ghét mà thôi, nhưng với những giáo xứ to lớn hoành tráng, những nhà thờ cả triệu đô thì sự ganh ghét giữa các linh mục với nhau (xứ lớn xứ nhỏ) cũng đáng làm cho mọi người suy nghĩ; không phải chỉ có hận thù giữa tôn giáo này với tôn giáo nọ mà thôi, mà ngay cả giữa giáo dân với nhau cũng có những hận thù làm cho khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su bị méo mó vì đau thương…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Một du khách tham quan nói với hướng dẫn viên du lịch:
- “Anh có thể tự hào về thành phố của anh, bởi vì các nhà thờ ở đây dạy tôi điều đặc biệt khó quên, tôi nghĩ rằng người dân ở đây rất là yêu mến Thiên Chúa.”
Hướng dẫn viên châm biếm nói:
- “Có lẽ họ rất yêu mến Thiên Chúa, nhưng giữa người với nhau thì lại chứa chất hận thù.”
Suy tư:
Bày tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa rất hào hiệp quảng đại, nhưng lại ghét cay ghét đắng anh chị em mình thì việc yêu mến Thiên Chúa dù có thật chăng nữa, thì chắc Chúa cũng buồn lắm; xây cất nhà thờ thật to lớn thật hoành tráng mà tâm hồn giáo dân chật hẹp không dung nạp được những khuyết điểm của tha nhân, thì có ích gì chăng, bởi vì Thiên Chúa không thích ngự trong các nhà thờ lộng lẫy xa hoa do con người xây dựng, nhưng Ngài thích ở trong tâm hồn những người biết tha thứ lỗi lầm cho nhau…
Có những người Ki-tô hữu tự hào về ngôi thánh đường của giáo xứ mình xây cất hoành tráng hiện đại to lớn, nhưng họ rất ít đến nhà thờ của giáo xứ mình để tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ; có những cha sở tự hào vì mình đã xây dựng được ngôi nhà xứ cả trăm tỷ đồng nổi bật giữa những căn nhà lụp xụp của giáo dân, chắc Đức Chúa Giê-su buồn lắm, vì Ngài sinh ra trong máng cỏ hang lừa, đi giảng đạo không có chỗ gối đầu, chết trần trụi trên thập giá…
Đừng nói là giữa những giáo dân với nhau có sự ganh ghét mà thôi, nhưng với những giáo xứ to lớn hoành tráng, những nhà thờ cả triệu đô thì sự ganh ghét giữa các linh mục với nhau (xứ lớn xứ nhỏ) cũng đáng làm cho mọi người suy nghĩ; không phải chỉ có hận thù giữa tôn giáo này với tôn giáo nọ mà thôi, mà ngay cả giữa giáo dân với nhau cũng có những hận thù làm cho khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su bị méo mó vì đau thương…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 01/04/2014
N2T |
8. Lý trí con người yếu đuối nên thường có thể làm sai, duy chỉ có đức tin chân chính mới hoàn toàn không sai lầm.
(sách Gương Chúa Giê-su)--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn từ của Đức Thánh Cha ngày thứ ba, tuần lễ thứ 4 Mùa Chay
Bùi Hữu Thư
15:20 01/04/2014
Dấu chỉ thứ ba
Ezêkiên 47:1-9, 12
Thánh Vịnh 46:2-3, 5-6, 8-9
Gioan 5:1-16
Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay mô tả dấu chỉ thứ ba, việc chữa lành cho người mắc bệnh tê liệt, để chúng ta có thể tin vào Đức Giêsu Kitô và tin vào đời sống vĩnh cửu. Phép lạ chữa lành được kèm theo bởi dẫn chứng tới nước và việc tha tội.
Trong bài đọc một, Ezêkiên có thị kiến về nước đổ ra từ đền thánh Chúa. Điều này nhắc đến giòng sông chẩy ra từ đến thánh đầu tiên là Vườn Địa Đàng (Sáng Thế 2:10), và hướng về Giêrusalem Mới và “giòng sông có nước hằng sống” (Khải Huyền 22:1). Giòng sông của Ezêkiên chẩy ra từ bàn thờ Chúa: giòng sông trong Sách Khải Huyền chẩy ra từ ngai vàng Thiên Chúa và Con Chiên. Trong Sách Khải Huyền, sự phân biệt giữa ngai Thiên Chúa trong đền thờ và ngai Thiên Chúa trên Trời đã không còn nữa. Đây là một phần lý do tại sao không cần có một đền thánh riêng tại Giêrusalem Mới.
Giòng sông trong Ezêkiên chẩy vào Biển Chết: “nước chẩy vào biển, thành nước mặn”. Thiên Đàng trong sách Sáng Thế được phục hồi và cải tiến: dọc theo bờ sông không những chỉ có một cây sự sống mà tất cả những vườn trồng cây này. Và khi giòng sông chẩy vào Biển Chết thì biến thành một biển đầy sự sống.
Nước là một chủ đề quan trọng trong Phúc Âm Thánh Gioan. Chúa Giêsu bảo Nicôđêmô là điều kiện để được vào Nước Trời là phải được tái sinh bằng nước rửa và Thánh Thần. Sau đó Chúa Giêsu ban tặng quà nước hằng sống cho thiếu phụ Samaria. Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Hôm nay chúng ta nghe đọc về điều Chúa Giêsu thực hiện cho người bệnh là hắn đã hy vọng được tiếp nhận nước chữa lành. Chương 7 cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố vào ngày Lễ các Hòm Bia: “Nếu có ai khát, hay để cho người đó đến với Ta và uống " (Gioan 7:37-39). Chương 9 kể rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho người bẩm sinh mù lòa rửa mặt trong hồ Siloa: “Tất cả chương này trở thành một dẫn giải về Phép Rửa, giúp cho chúng ta nhìn thấy. Chúa Kitô là đấng ban ánh sáng, và Người mở mắt chúng ta qua việc chiêm ngắm Bí Tích (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 242). Vào bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đổ nước vào chậu và rửa chân cho các môn đệ. Cuối cùng, khi cạnh sườn Chúa Giêsu bị đâm thâu, thì nước và máu chẩy ra” (Gioan 19:34). Thân thể Chúa Giêsu phục sinh, Đền Thánh Mới, sẽ trở thành nguồn nước hằng sống và đời sống vĩnh cửu cho chúng ta.
Chúa Giêsu là Môisen mới, ban bánh từ trời và nước từ tảng đá. Người là bánh thật và là đá ban sự sống (1 Cor 10:3). Con người khao khát sự sống và điều này được Thiên Chúa cho thỏa lòng. “Đức tin nơi Giêsu là cách chúng ta uống nước hằng sống, là phương cách chúng ta uống lấy sự sống không còn bị đe dọa bởi thần chết " (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 245).
Chúa Giêsu chữa lành người mắc bệnh tê liệt trên thân thể anh ta, nhưng cũng ra lệnh cho anh không được phạm tội nữa. Bị tê liệt về tinh thần còn tệ hại hơn là tê liệt về thể xác. Chúng ta có thể nhìn vào đời sống chúng ta hôm nay, xem chúng ta bị tê liệt chỗ nào, và xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta. Việc chữa lành này, sau Phép Rửa, xẩy ra trong bí tích Hòa Giải, khi chúng ta giống như người mắc bệnh tê liệt, chúng ta thưa với Chúa Giêsu với lòng thống hối về những tội đã phạm đối với Chúa và đối với anh em, những gì làm cho chúng ta bệnh hoạn và ngăn không cho chúng ta đi theo Chúa mật thiết hơn. Trong bí tích này, chúng ta sẽ được nghe nói y như người tê liệt: Hãy đứng giậy vác chiếu và bước đi ".
Ezêkiên 47:1-9, 12
Thánh Vịnh 46:2-3, 5-6, 8-9
Gioan 5:1-16
Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay mô tả dấu chỉ thứ ba, việc chữa lành cho người mắc bệnh tê liệt, để chúng ta có thể tin vào Đức Giêsu Kitô và tin vào đời sống vĩnh cửu. Phép lạ chữa lành được kèm theo bởi dẫn chứng tới nước và việc tha tội.
Trong bài đọc một, Ezêkiên có thị kiến về nước đổ ra từ đền thánh Chúa. Điều này nhắc đến giòng sông chẩy ra từ đến thánh đầu tiên là Vườn Địa Đàng (Sáng Thế 2:10), và hướng về Giêrusalem Mới và “giòng sông có nước hằng sống” (Khải Huyền 22:1). Giòng sông của Ezêkiên chẩy ra từ bàn thờ Chúa: giòng sông trong Sách Khải Huyền chẩy ra từ ngai vàng Thiên Chúa và Con Chiên. Trong Sách Khải Huyền, sự phân biệt giữa ngai Thiên Chúa trong đền thờ và ngai Thiên Chúa trên Trời đã không còn nữa. Đây là một phần lý do tại sao không cần có một đền thánh riêng tại Giêrusalem Mới.
Giòng sông trong Ezêkiên chẩy vào Biển Chết: “nước chẩy vào biển, thành nước mặn”. Thiên Đàng trong sách Sáng Thế được phục hồi và cải tiến: dọc theo bờ sông không những chỉ có một cây sự sống mà tất cả những vườn trồng cây này. Và khi giòng sông chẩy vào Biển Chết thì biến thành một biển đầy sự sống.
Nước là một chủ đề quan trọng trong Phúc Âm Thánh Gioan. Chúa Giêsu bảo Nicôđêmô là điều kiện để được vào Nước Trời là phải được tái sinh bằng nước rửa và Thánh Thần. Sau đó Chúa Giêsu ban tặng quà nước hằng sống cho thiếu phụ Samaria. Ai uống nước này sẽ không bao giờ khát nữa. Hôm nay chúng ta nghe đọc về điều Chúa Giêsu thực hiện cho người bệnh là hắn đã hy vọng được tiếp nhận nước chữa lành. Chương 7 cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố vào ngày Lễ các Hòm Bia: “Nếu có ai khát, hay để cho người đó đến với Ta và uống " (Gioan 7:37-39). Chương 9 kể rằng Chúa Giêsu ra lệnh cho người bẩm sinh mù lòa rửa mặt trong hồ Siloa: “Tất cả chương này trở thành một dẫn giải về Phép Rửa, giúp cho chúng ta nhìn thấy. Chúa Kitô là đấng ban ánh sáng, và Người mở mắt chúng ta qua việc chiêm ngắm Bí Tích (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 242). Vào bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đổ nước vào chậu và rửa chân cho các môn đệ. Cuối cùng, khi cạnh sườn Chúa Giêsu bị đâm thâu, thì nước và máu chẩy ra” (Gioan 19:34). Thân thể Chúa Giêsu phục sinh, Đền Thánh Mới, sẽ trở thành nguồn nước hằng sống và đời sống vĩnh cửu cho chúng ta.
Chúa Giêsu là Môisen mới, ban bánh từ trời và nước từ tảng đá. Người là bánh thật và là đá ban sự sống (1 Cor 10:3). Con người khao khát sự sống và điều này được Thiên Chúa cho thỏa lòng. “Đức tin nơi Giêsu là cách chúng ta uống nước hằng sống, là phương cách chúng ta uống lấy sự sống không còn bị đe dọa bởi thần chết " (J. Ratzinger, Giêsu Thành Nazareth, 245).
Chúa Giêsu chữa lành người mắc bệnh tê liệt trên thân thể anh ta, nhưng cũng ra lệnh cho anh không được phạm tội nữa. Bị tê liệt về tinh thần còn tệ hại hơn là tê liệt về thể xác. Chúng ta có thể nhìn vào đời sống chúng ta hôm nay, xem chúng ta bị tê liệt chỗ nào, và xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta. Việc chữa lành này, sau Phép Rửa, xẩy ra trong bí tích Hòa Giải, khi chúng ta giống như người mắc bệnh tê liệt, chúng ta thưa với Chúa Giêsu với lòng thống hối về những tội đã phạm đối với Chúa và đối với anh em, những gì làm cho chúng ta bệnh hoạn và ngăn không cho chúng ta đi theo Chúa mật thiết hơn. Trong bí tích này, chúng ta sẽ được nghe nói y như người tê liệt: Hãy đứng giậy vác chiếu và bước đi ".
Top Stories
Evangelii Gaudium: Theme of the Pope's Meeting with the Heads of the Dicasteries of the Roman Curia
ViS
15:17 01/04/2014
Vatican City, 1 April 2014 (VIS) – The Holy Father presided at a meeting of the heads of the dicasteries of the Roman Curia, held at 9.30 this morning in the Sala Bologna of the Vatican Apostolic Palace, according to a communique issued today by the Holy See Press Office. The theme of the meeting was the reflections on and reactions within the various dicasteries to the apostolic exhortation “Evangelii Gaudium”, and perspectives on its implementation. The meeting finished at midday.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Phan Thiết: 4 căn nhà của tình liên đới Mùa Chay
Hồng Hương
09:02 01/04/2014
“Mỗi căn nhà trao tặng là một câu chuyện về tình liên đới của cộng đồng. Bốn căn nhà tình thương cho người nghèo bàn giao hôm nay, là kết quả từ sự chung tay đóng góp của quý ân nhân gần xa, của người dân địa phương và nhất là chính gia đình người thụ hưởng”, cha Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết, chia sẻ.
Chị Hồ Thị Bông, ngụ tại xã Đakai, huyện Đức Linh, Bình Thuận được Caritas bàn giao nhà ngày 30/3/2014, xúc động kể chuyện làm nhà: “Chồng tôi chết, trong nhà chỉ có tôi và 3 cháu nhỏ, một cháu lại bị khuyết tật mà ngôi nhà cũ lại dột nát. Khi được Caritas Phan Thiết hỗ trợ làm nhà thì mọi việc đều nhờ cha xứ và các chú bên Caritas giáo xứ Đakai giúp. Họ hàng nội ngoại đều nghèo nhưng cũng cố giúp cho tôi ít đồng phụ vào tiền công thợ. Mùa mưa năm nay, tôi an tâm hết còn lo nhà dột không có chỗ cho con cái ngủ nữa”.
Một trong 3 gia đình nhận nhà tình thương còn lại là gia đình anh Thổ Hải, người dân tộc K’ho ở tuốt trong núi Quỷ, thôn Suối Sâu, xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh. Mái chòi của họ cách xa cộng đồng đến nỗi 2 đứa con không biết tiếng Việt cũng chẳng có giấy khai sinh. Nghe chuyện, cha xứ và Caritas của giáo họ Anphong nhiều lần tìm đến tận nơi động viên gia đình xuống núi để cho tụi nhỏ được đi học biết cái chữ. Nhưng nghèo quá, xuống thì ở đâu. Vậy là cha lo chạy được mảnh đất rồi lại kêu đến Caritas giáo phận. Nhận hồ sơ rồi Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết lại tiếp tục gõ cửa các ân nhân xin kinh phí. Ngày giao nhà, anh chị Thổ Hải cứ lúng ta lúng túng muốn bày tỏ lời cám ơn nhưng nói hoài không xong vì chỉ biết vài câu tiếng Việt. Cha xứ cho biết hai đứa nhỏ đã được đi học lớp tình thương của các sơ trong làng. Một tương lai mới đang mở ra với gia đình nhỏ này.
Cha Sáng cho chúng tôi biết 4 ngôi nhà trao tặng đợt này là sự nỗ lực của Caritas Phan Thiết để đáp lại lời kêu gọi sống bác ái chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Mùa Chay 2014. Cha nói: “Chúng tôi được sự hỗ trợ đắc lực của Cha Đaminh Bùi Quyền trong dự án Căn nhà Nazareth, Hội Liên Đới Hòa Lan, Caritas giáo xứ Vinh Lưu và nhiều ân nhân xa gần khác. Số tiền hỗ trợ 25 triệu đồng/ căn nhà không là nhiều nhưng là lực đẩy để các gia đình nghèo và địa phương cộng tác vào việc làm nên một căn nhà tình thương. Caritas Phan Thiết đang tiếp tục vận động kinh phí để làm 5 ngôi nhà tiếp theo trước khi mùa mưa đến”.
Chị Hồ Thị Bông, ngụ tại xã Đakai, huyện Đức Linh, Bình Thuận được Caritas bàn giao nhà ngày 30/3/2014, xúc động kể chuyện làm nhà: “Chồng tôi chết, trong nhà chỉ có tôi và 3 cháu nhỏ, một cháu lại bị khuyết tật mà ngôi nhà cũ lại dột nát. Khi được Caritas Phan Thiết hỗ trợ làm nhà thì mọi việc đều nhờ cha xứ và các chú bên Caritas giáo xứ Đakai giúp. Họ hàng nội ngoại đều nghèo nhưng cũng cố giúp cho tôi ít đồng phụ vào tiền công thợ. Mùa mưa năm nay, tôi an tâm hết còn lo nhà dột không có chỗ cho con cái ngủ nữa”.
Ngôi nhà mới của gia đình anh Thổ Hải |
GĐ ông Dú đang chờ được giúp nhà |
Âm thầm bóng hình phục vụ thai nhi
FX Khắc khoải
09:09 01/04/2014
ÂM THẦM BÓNG HÌNH PHỤC VỤ THAI NHI
Huế, mới những ngày cuối tháng 3 nhưng tiết trời oi bức như để chuẩn bị cho một mùa hè rực lửa sắp đến trên mảnh đất miền Trung. Vào ngày 30/3/2014 (Chúa Nhật IV Mùa Chay) tôi cùng anh em Đệ Tử Viện Dòng Thánh Tâm được trở “về nguồn”, trở về với vùng đất nằm ẩn khuất trong dãy Ngự Bình trùng điệp. Nơi chúng tôi đến là Nghĩa trang Thai nhi Ngọc Hồ, nơi yên nghỉ của rất nhiều những thai nhi vô tội không được chào đời, nghĩa trang thuộc địa hạt Giáo xứ Ngọc Hồ, Tổng Giáo phận Huế - Thành phố Huế. Đến với vùng đất này giúp tôi có dịp hiểu sâu xa ý nghĩa của sự phục vụ, ý nghĩa của sự sống và thấu hiểu hơn về giá trị đích thực của công việc tưởng chừng như vô nghĩa nhưng trái lại nó lại mang một ý nghĩa vô cùng cao cả: Đó chính là việc chăm sóc và phục vụ nghĩa trang. Điều đặc biệt ở đây mà tôi muốn nói đến là hình ảnh của một người đã dành trọn tâm huyết để lo cho các sinh linh bé nhỏ nhất của sự sống con người có được một chỗ yên nghỉ khi các em bị tước đoạt đi quyền sống.
Xem Hình
Chuyến hành trình của chúng tôi được bắt đầu từ sáng sớm, chặng hành trình tuy khá xa nhưng ngay khi ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng thì chúng tôi cũng đã về được gần với núi rừng, nơi mà có nghĩa trang chôn cất các thai nhi. Giữa không gian núi đồi rộng lớn, cảnh vật thiên nhiên đang cố vươn mình lên để dành lấy sự sống thì chính nơi đây biết bao sinh linh bé nhỏ nhất của sự sống con người lại bị chôn vùi, các em không được nhìn thấy và cảm nhận cuộc đời này. Khi đến nơi, chúng tôi được sự hướng dẫn của chú Năng - Người mà đã dành tất cả tâm huyết, sức lực để chôn cất cho các hài nhi có chỗ yên nghỉ. Chú đã đưa chúng tôi đến với nghĩa trang thai nhi nằm trên đỉnh đồi của một vùng núi rộng. Hiện ra trước mắt tôi với hàng ngàn ngôi mộ nhỏ bé nằm gọn lỏn trong một không gian núi đồi, cây cỏ.
Qua trò chuyện với chú Năng thì tôi được biết, nghĩa trang thai nhi này chính là mảnh đất thuộc gia đình chú, nhưng chú đã lấy nó làm nơi chôn cất các sinh linh bé nhỏ kém may mắn khi không được cất tiếng khóc chào đời. Chú Năng cùng với gia đình đã dùng mảnh đất này để tôn tạo thành một vùng nghĩa trang và hằng ngày lo chăm sóc và đem các thai nhi vô tội về chôn cất. Với dáng người hao gầy, trạc tuổi tứ tuần, da ngăm đen sạm nắng vì công việc, và mặc cho công việc nhà vất vả của một người trụ cột phải lo lắng trong gia đình, phải nuôi 6 người con ăn học nhưng chú Năng vẫn dành nhiều thời gian cho việc tôn tạo nghĩa trang một cách khang trang, đẹp đẽ.
Chú còn tâm sự thêm rằng: Công việc chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang Thai nhi đã được chú thực hiện được hơn 20 năm nay và hiện nay số lượng ngôi mộ thai nhi đã được đem về nơi đây là khoảng 50.000 em. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số nhỏ trong sự thống kê mà chú đã thu nhận về nghĩa trang Thai nhi Ngọc Hồ trong Thành phố này mà thôi. Bên cạnh đó còn biết bao hài nhi vẫn bị tước đoạt sự sống hàng ngày mà không có ai biết đến. Trên khuôn mặt, ánh mắt của chú khi tâm sự với tôi thoáng hàng hiện lên một nỗi buồn khó tả. Dường như tất cả nỗi niềm chú đã và đang dành cho các sinh linh bé bỏng nhất của sự sống con người.
Chú hướng dẫn chúng tôi dọn dẹp và tôn trang lại các ngôi mộ, quét dọn lá cây rừng, tân trang ngôi mộ cho sạch sẽ hơn. Điều mà tôi không khỏi e ngại và lo lắng là diện tích nghĩa trang vẫn được mở rộng thêm. Chính điều này tạo nên một câu hỏi lớn mà buộc lòng chúng ta phải nghĩ tới: Tại sao lại không dừng ở trong chính diện tích khuôn viên nghĩa trang này hầu dừng lại tội ác phá thai để sự sống của con người được bảo tồn và phát triển mà lại mở rộng thêm diện tích của nghĩa trang? Nói đến điều này, chính mỗi người chúng ta đang dần liên tưởng đến sự sống của các thai nhi đang trong tình trạng bị hủy diệt. Diện tích nghĩa trang được mở rộng cũng chính là nói đến tình cảnh và số phận của các em lại phải tiếp tục bị chôn vùi trong mảnh đất này. Đứng trước điều này chúng ta thấy được rằng nhân phẩm và tình thương của một số người làm cha, làm mẹ đã mất đi, họ đã hủy diệt chính mầm sống là máu thịt của mình. Họ có biết cho chăng đáng lẽ các em phải được sinh ra, được lớn lên, được trưởng thành trong nhân cách con người. Thế nhưng, ngay từ trong thai mẫu các em đã phải giã từ cuộc sống này để yên nghỉ trong lòng đất quạnh quẽ ở chốn hoang vu.
Suốt cả buổi lao động trong nghĩa trang này, mặc cho trời nắng và thời tiết oi bức mỗi người chúng tôi vẫn hăng say để sửa lại và làm lại các ngôi mộ thai nhi cho sạch và mới hầu mong an ủi phần nào sự mất mát và kém may mắn nơi số phận của các em. Đây cũng chính là điều mà chú Năng và mọi người yêu chuộng sự sống, tôn trọng quyền sống và có trái tim yêu thương hằng ấp ủ và dành trọn con tim cho sinh linh các thai nhi vô tội. Hành trình trở “về nguồn” của chúng tôi được kết thúc trong ngày nhưng dư âm của chuyến đi vẫn vang vọng mãi trong lòng mỗi người. Những yêu thương, tình cảm của những người ngày đêm lo âu cho sự sống, vẫn không ngừng khắc khoải cho tiếng nói bảo vệ sự sống cho con người.
Trở về nguồn!
Tiếng đời thêm sâu lắng
Cảm nghiệm yêu thương trong chính trái tim mình.
Fx. Khắc Khoải.
Huế, mới những ngày cuối tháng 3 nhưng tiết trời oi bức như để chuẩn bị cho một mùa hè rực lửa sắp đến trên mảnh đất miền Trung. Vào ngày 30/3/2014 (Chúa Nhật IV Mùa Chay) tôi cùng anh em Đệ Tử Viện Dòng Thánh Tâm được trở “về nguồn”, trở về với vùng đất nằm ẩn khuất trong dãy Ngự Bình trùng điệp. Nơi chúng tôi đến là Nghĩa trang Thai nhi Ngọc Hồ, nơi yên nghỉ của rất nhiều những thai nhi vô tội không được chào đời, nghĩa trang thuộc địa hạt Giáo xứ Ngọc Hồ, Tổng Giáo phận Huế - Thành phố Huế. Đến với vùng đất này giúp tôi có dịp hiểu sâu xa ý nghĩa của sự phục vụ, ý nghĩa của sự sống và thấu hiểu hơn về giá trị đích thực của công việc tưởng chừng như vô nghĩa nhưng trái lại nó lại mang một ý nghĩa vô cùng cao cả: Đó chính là việc chăm sóc và phục vụ nghĩa trang. Điều đặc biệt ở đây mà tôi muốn nói đến là hình ảnh của một người đã dành trọn tâm huyết để lo cho các sinh linh bé nhỏ nhất của sự sống con người có được một chỗ yên nghỉ khi các em bị tước đoạt đi quyền sống.
Xem Hình
Chuyến hành trình của chúng tôi được bắt đầu từ sáng sớm, chặng hành trình tuy khá xa nhưng ngay khi ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng thì chúng tôi cũng đã về được gần với núi rừng, nơi mà có nghĩa trang chôn cất các thai nhi. Giữa không gian núi đồi rộng lớn, cảnh vật thiên nhiên đang cố vươn mình lên để dành lấy sự sống thì chính nơi đây biết bao sinh linh bé nhỏ nhất của sự sống con người lại bị chôn vùi, các em không được nhìn thấy và cảm nhận cuộc đời này. Khi đến nơi, chúng tôi được sự hướng dẫn của chú Năng - Người mà đã dành tất cả tâm huyết, sức lực để chôn cất cho các hài nhi có chỗ yên nghỉ. Chú đã đưa chúng tôi đến với nghĩa trang thai nhi nằm trên đỉnh đồi của một vùng núi rộng. Hiện ra trước mắt tôi với hàng ngàn ngôi mộ nhỏ bé nằm gọn lỏn trong một không gian núi đồi, cây cỏ.
Qua trò chuyện với chú Năng thì tôi được biết, nghĩa trang thai nhi này chính là mảnh đất thuộc gia đình chú, nhưng chú đã lấy nó làm nơi chôn cất các sinh linh bé nhỏ kém may mắn khi không được cất tiếng khóc chào đời. Chú Năng cùng với gia đình đã dùng mảnh đất này để tôn tạo thành một vùng nghĩa trang và hằng ngày lo chăm sóc và đem các thai nhi vô tội về chôn cất. Với dáng người hao gầy, trạc tuổi tứ tuần, da ngăm đen sạm nắng vì công việc, và mặc cho công việc nhà vất vả của một người trụ cột phải lo lắng trong gia đình, phải nuôi 6 người con ăn học nhưng chú Năng vẫn dành nhiều thời gian cho việc tôn tạo nghĩa trang một cách khang trang, đẹp đẽ.
Chú còn tâm sự thêm rằng: Công việc chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang Thai nhi đã được chú thực hiện được hơn 20 năm nay và hiện nay số lượng ngôi mộ thai nhi đã được đem về nơi đây là khoảng 50.000 em. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số nhỏ trong sự thống kê mà chú đã thu nhận về nghĩa trang Thai nhi Ngọc Hồ trong Thành phố này mà thôi. Bên cạnh đó còn biết bao hài nhi vẫn bị tước đoạt sự sống hàng ngày mà không có ai biết đến. Trên khuôn mặt, ánh mắt của chú khi tâm sự với tôi thoáng hàng hiện lên một nỗi buồn khó tả. Dường như tất cả nỗi niềm chú đã và đang dành cho các sinh linh bé bỏng nhất của sự sống con người.
Chú hướng dẫn chúng tôi dọn dẹp và tôn trang lại các ngôi mộ, quét dọn lá cây rừng, tân trang ngôi mộ cho sạch sẽ hơn. Điều mà tôi không khỏi e ngại và lo lắng là diện tích nghĩa trang vẫn được mở rộng thêm. Chính điều này tạo nên một câu hỏi lớn mà buộc lòng chúng ta phải nghĩ tới: Tại sao lại không dừng ở trong chính diện tích khuôn viên nghĩa trang này hầu dừng lại tội ác phá thai để sự sống của con người được bảo tồn và phát triển mà lại mở rộng thêm diện tích của nghĩa trang? Nói đến điều này, chính mỗi người chúng ta đang dần liên tưởng đến sự sống của các thai nhi đang trong tình trạng bị hủy diệt. Diện tích nghĩa trang được mở rộng cũng chính là nói đến tình cảnh và số phận của các em lại phải tiếp tục bị chôn vùi trong mảnh đất này. Đứng trước điều này chúng ta thấy được rằng nhân phẩm và tình thương của một số người làm cha, làm mẹ đã mất đi, họ đã hủy diệt chính mầm sống là máu thịt của mình. Họ có biết cho chăng đáng lẽ các em phải được sinh ra, được lớn lên, được trưởng thành trong nhân cách con người. Thế nhưng, ngay từ trong thai mẫu các em đã phải giã từ cuộc sống này để yên nghỉ trong lòng đất quạnh quẽ ở chốn hoang vu.
Suốt cả buổi lao động trong nghĩa trang này, mặc cho trời nắng và thời tiết oi bức mỗi người chúng tôi vẫn hăng say để sửa lại và làm lại các ngôi mộ thai nhi cho sạch và mới hầu mong an ủi phần nào sự mất mát và kém may mắn nơi số phận của các em. Đây cũng chính là điều mà chú Năng và mọi người yêu chuộng sự sống, tôn trọng quyền sống và có trái tim yêu thương hằng ấp ủ và dành trọn con tim cho sinh linh các thai nhi vô tội. Hành trình trở “về nguồn” của chúng tôi được kết thúc trong ngày nhưng dư âm của chuyến đi vẫn vang vọng mãi trong lòng mỗi người. Những yêu thương, tình cảm của những người ngày đêm lo âu cho sự sống, vẫn không ngừng khắc khoải cho tiếng nói bảo vệ sự sống cho con người.
Trở về nguồn!
Tiếng đời thêm sâu lắng
Cảm nghiệm yêu thương trong chính trái tim mình.
Fx. Khắc Khoải.
Cảm nghiệm những chuyến đi thăm trại phong
Bồ Câu Trắng
09:32 01/04/2014
CẢM NGHIỆM NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM TRẠI PHONG
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Chế Lan Viên)
Mạn phép nhà thơ Chế Lan Viên khi nói: Có những vùng đất ta không ở nhưng chỉ ghé qua thôi, đi qua thôi nhưng đã đi vào hồn người khiến họ không bao giờ quên được. Cũng thế có những con người tuy chỉ gặp họ một lần nhưng khiến ta nhớ mãi. Đó là những vùng đất chúng tôi đã đến, những con người chúng tôi đã gặp trong những chuyến đi thăm các Trại Phong vào Mùa Chay 2014.
Những chuyến xe vào những ngày Thứ Bẩy của tháng 3 để đi tới những Trại Phong luôn được chúng tôi chờ đợi, mong ngóng. Chị em trong Cộng Đoàn Hàng Bột được tạo điều kiện để trong Mùa Chay, ít nhất mỗi người có một lần được đến Trại Phong. Bốn cuộc hành trình tới các Trại Phong: Quỳnh Lưu-Nghệ An (1/3); Cẩm Thủy –Thanh Hóa (8/3); Văn Môn-Thái Bình, Ba Sao-Hà Nam (15/3); Chí Linh-Hải Dương, Quả Cảm-Bắc Ninh (22/3) đã để lại bao dấu ấn cảm xúc khác nhau trong lòng mỗi người. Mỗi chuyến đi của chúng tôi đều có sự đồng hành của quý Soeur Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột và anh Hòa (một gương mặt rất thân thuộc và đáng mến của những những bệnh nhân phong tại các Trại Phong Miền Bắc).
Đến bất kì Trại Phong nào, ai cũng như ai, chúng tôi đều cố gắng hết sức để các bệnh nhân cảm nhận được niềm vui của trên khuôn mặt mỗi người, qua các vũ điệu ca khúc tràn đầy niềm vui, tình yêu thương, hơn thế là giúp các bệnh nhân cảm nhận được sự gần gũi, tình yêu thương, và sự quan tâm của mọi người với mình. Chúng tôi ra đi nhưng thực sự đó như một cuộc trở về, như những đứa con trở về thăm ông bà, cha mẹ mình bởi thế ai cũng cảm thấy những mảnh đất này sao quen thuộc và những con người sao thân thuộc gần gũi đến lạ. Đến bất kì Trại Phong nào chúng tôi đều được đón tiếp với niềm vui và sự thân thiện… Chúng tôi đến mang theo những phần quà là những thùng mì tôm, những cân giò- Đó món quà của những tấm lòng, là sự quan tâm, và bàn tay yêu thương của biết bao người: Cha Phaolô Tuấn và những tín hữu Công Giáo ở Vùng Bắc Đức nơi cha đảm trách, tại Lincoln bên Mỹ, gia đình Anh Chị Hòa, một nhóm các chị ngoài Công Giáo ở Hà Nội qua bác sĩ Giao và biết bao những ân nhân xa gần khác. Món quà tuy không to lớn nhưng luôn luôn đều đặn mỗi năm, những món quà ấy tuy nhỏ bé nhưng lúc nào làm ấm lòng cho bao bệnh nhân nơi đây- những con người đã từng bị xã hội và cả gia đình của họ xa lánh ruồng bỏ và không thể hòa nhập được với xã hội- để họ luôn cảm thấy mình được yêu thương, quan tâm và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
Sau mỗi buổi gặp gỡ tại hội trường chung, giao lưu văn nghệ và phát quà, chúng tôi lần lượt đến thăm phòng từng bệnh nhân, trò chuyện với họ đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh nặng không thể đi đâu được, ngoài việc chỉ quanh quẩn bên chiếc giường nhỏ. Trò chuyện với họ thì thấy mỗi người có một hoàn cảnh riêng: Có người có gia đình, có người chỉ có một mình, có người đã 60 năm mà chưa 1 lần được người thân đến thăm. Tôi không quên hình ảnh ông cụ ở Trại Phong Quả Cảm. Chúng tôi đến khi ông đang ngồi trên giường, lấy chân mò mẫm tìm những viên thuốc đánh rơi trên sàn. Trong căn phòng ẩm thấp, ông ngồi trên giường đôi mắt đục và đỏ ngầu vì không còn nhìn thấy gì nữa, cuộc nói chuyện cũng không liền mạch vì ông nghe không rõ nữa. Thời tiết miền Bắc vào tháng 3 vẫn còn lạnh, chỉ một chiếc áo cánh, thi thoảng ông ngồi bật rét run lên từng cơn. Chúng tôi ngỏ ý nhắc ông mặc áo nhưng ông nói không muốn vì mắt ông lòa tìm được cái áo thì khó khăn và vất vả mà mặc vào cũng chẳng dễ gì, khi tháo ra thì càng khó hơn bởi mắt thì không thấy gì mà tay thì khó mà cầm nắm được vật gì thế nên ông nhất định chịu rét dù chúng tôi nói muốn giúp ông mặc áo. Đôi chân ông cũng chỉ còn một bên. Cuộc trò chuyện chốc lát ám ảnh mãi trong tôi hình ảnh một ông cụ bệnh tật, cô đơn, ốm đau và rét run lên từng đợt, tâm trạng lúc nào cũng băn khoăn, lo lắng một điều gì đó. Có những gia đình bệnh nhân mà người cha già 85 tuổi phải ngồi bón cơm cho người con gái 30 tuổi bị bại não bẩm sinh, ngồi quay mặt vào tường là người vợ già cách đó vài năm đã bị tâm thần. Một bà lão cầm tay chúng tôi mà nhắn nhủ: “Các con cầu nguyện cho bà chóng chết đi để đỡ phiền lụy đến mọi người xung quanh, xấu hổ lắm, để thân già này thoát khỏi những đau đớn…”. Chúng tôi nghẹn ngào “Không, chúng con không dám đâu, Chúa còn muốn bà sống để cầu nguyện cho chúng con và mọi người ..” Bà lại mỉm cười và hẹn chúng tôi đến thăm trong những lần sau.
Mỗi người là một cuộc đời, mỗi số phận khác nhau, những cuộc đời và số phận mang chứa biết bao nước mắt: Nước mắt đau khổ của bệnh tật, nước mắt của sự tự ti mặc cảm, nước mắt cô đơn của tuổi già. Tôi nhớ đến Hàn Mặc Tử chàng thi sĩ đã mắc căn bệnh quái ác ở tuổi còn rất trẻ, mới 24 xuân và những vần thơ đầy mặc cảm, quằn quại và đau đớn của ông. Nhưng đến nơi đây , chúng tôi cũng bắt gặp biết bao những nụ cười vui vẻ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc, được nghe những bài hát yêu đời từ những bệnh nhân và cả các cụ bà. Chúng tôi gặp những con người đầy nghị lực sống, khao khát cố gắng vượt lên hoàn cảnh để tiếp tục lao động chăm sóc gia đình. Chỉ cần nhìn thấy nụ cười trên môi của bất kì ai nơi đây chúng tôi đã cảm thấy một nghị lực sống mạnh mẽ của họ rồi. Trong bệnh tật, những tổn thương về thể xác và tinh thần họ vẫn vươn lên cố gắng sống mỗi ngày.
Chúng tôi thầm cám ơn những bệnh nhân, họ đã trao cho chúng tôi những món quà tinh thần đầy quý giá về nghi lực, khát vọng và tình yêu cuộc sống. Còn chúng tôi - những người không bao giờ cảm nhận được cảm giác bị hắt hủi, xa lánh, sự bất lực thậm chí tuyệt vọng - thì chúng tôi có biết mình đang quá hạnh phúc và biết cố gắng sống cho có hữu ích hơn không.
Đến với những Trại Phong chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những người nữ tu nhỏ nhắn đang âm thầm, tận tình chăm sóc và lo lắng cho bệnh nhân cả về thể xác và tinh thần. Đó là hình ảnh một Giê-su sống động giữa đời mà chúng tôi đang nhìn thấy. Một vẻ đẹp cao cả của sự hi sinh thầm lặng.
Mỗi chuyến đi đều để lại một dư âm khác nhau trong lòng mỗi người. Chúng tôi thầm cám ơn Chúa về những hạnh phúc mà mình đang được sống, cám ơn Chúa vì Chúa đã không bỏ rơi những con người đáng thương và tội nghiệp khi gửi đến cho họ những ân nhân xa gần với tấm lòng quảng đại và tình yêu thương đã và đang luôn giúp đỡ họ về vật chất và hẳn cũng không quên họ trong lời cầu nguyện, khi gửi đến cho họ những con người biết hi sinh thầm lặng để giành lấy những hạnh phúc nhỏ bé của những người bất hạnh. Xin Chúa luôn chúc lành cho những con người quảng đại cho đi ấy và chúc lành cho mọi công việc của họ.
Lạy Chúa, chúng con xin cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa ban trong cuộc sống của chúng con, chúng con xin cám ơn Chúa về những chuyến đi Trại Phong trong Mùa Chay 2014 cho con có được những trải nghiệm về hạnh phúc, hiểu được tình Chúa yêu thương con người thế nào, và Chúa muốn chúng con trở nên những cánh tay nối dài của Chúa thế nào bằng đời sống dâng hiến chúng con lựa chọn. Xin Chúa cho chúng con luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống của chúng con và biết dấn thân trong con đường ơn gọi dâng hiến – một con đường dấn thân theo Chúa mang đến niềm hạnh phúc cho bao người bất hạnh.
Bồ Câu Trắng Hàng Bột
(Hình ảnh: Xuân Hòa)
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Chế Lan Viên)
Những chuyến xe vào những ngày Thứ Bẩy của tháng 3 để đi tới những Trại Phong luôn được chúng tôi chờ đợi, mong ngóng. Chị em trong Cộng Đoàn Hàng Bột được tạo điều kiện để trong Mùa Chay, ít nhất mỗi người có một lần được đến Trại Phong. Bốn cuộc hành trình tới các Trại Phong: Quỳnh Lưu-Nghệ An (1/3); Cẩm Thủy –Thanh Hóa (8/3); Văn Môn-Thái Bình, Ba Sao-Hà Nam (15/3); Chí Linh-Hải Dương, Quả Cảm-Bắc Ninh (22/3) đã để lại bao dấu ấn cảm xúc khác nhau trong lòng mỗi người. Mỗi chuyến đi của chúng tôi đều có sự đồng hành của quý Soeur Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột và anh Hòa (một gương mặt rất thân thuộc và đáng mến của những những bệnh nhân phong tại các Trại Phong Miền Bắc).
Đến bất kì Trại Phong nào, ai cũng như ai, chúng tôi đều cố gắng hết sức để các bệnh nhân cảm nhận được niềm vui của trên khuôn mặt mỗi người, qua các vũ điệu ca khúc tràn đầy niềm vui, tình yêu thương, hơn thế là giúp các bệnh nhân cảm nhận được sự gần gũi, tình yêu thương, và sự quan tâm của mọi người với mình. Chúng tôi ra đi nhưng thực sự đó như một cuộc trở về, như những đứa con trở về thăm ông bà, cha mẹ mình bởi thế ai cũng cảm thấy những mảnh đất này sao quen thuộc và những con người sao thân thuộc gần gũi đến lạ. Đến bất kì Trại Phong nào chúng tôi đều được đón tiếp với niềm vui và sự thân thiện… Chúng tôi đến mang theo những phần quà là những thùng mì tôm, những cân giò- Đó món quà của những tấm lòng, là sự quan tâm, và bàn tay yêu thương của biết bao người: Cha Phaolô Tuấn và những tín hữu Công Giáo ở Vùng Bắc Đức nơi cha đảm trách, tại Lincoln bên Mỹ, gia đình Anh Chị Hòa, một nhóm các chị ngoài Công Giáo ở Hà Nội qua bác sĩ Giao và biết bao những ân nhân xa gần khác. Món quà tuy không to lớn nhưng luôn luôn đều đặn mỗi năm, những món quà ấy tuy nhỏ bé nhưng lúc nào làm ấm lòng cho bao bệnh nhân nơi đây- những con người đã từng bị xã hội và cả gia đình của họ xa lánh ruồng bỏ và không thể hòa nhập được với xã hội- để họ luôn cảm thấy mình được yêu thương, quan tâm và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
Sau mỗi buổi gặp gỡ tại hội trường chung, giao lưu văn nghệ và phát quà, chúng tôi lần lượt đến thăm phòng từng bệnh nhân, trò chuyện với họ đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh nặng không thể đi đâu được, ngoài việc chỉ quanh quẩn bên chiếc giường nhỏ. Trò chuyện với họ thì thấy mỗi người có một hoàn cảnh riêng: Có người có gia đình, có người chỉ có một mình, có người đã 60 năm mà chưa 1 lần được người thân đến thăm. Tôi không quên hình ảnh ông cụ ở Trại Phong Quả Cảm. Chúng tôi đến khi ông đang ngồi trên giường, lấy chân mò mẫm tìm những viên thuốc đánh rơi trên sàn. Trong căn phòng ẩm thấp, ông ngồi trên giường đôi mắt đục và đỏ ngầu vì không còn nhìn thấy gì nữa, cuộc nói chuyện cũng không liền mạch vì ông nghe không rõ nữa. Thời tiết miền Bắc vào tháng 3 vẫn còn lạnh, chỉ một chiếc áo cánh, thi thoảng ông ngồi bật rét run lên từng cơn. Chúng tôi ngỏ ý nhắc ông mặc áo nhưng ông nói không muốn vì mắt ông lòa tìm được cái áo thì khó khăn và vất vả mà mặc vào cũng chẳng dễ gì, khi tháo ra thì càng khó hơn bởi mắt thì không thấy gì mà tay thì khó mà cầm nắm được vật gì thế nên ông nhất định chịu rét dù chúng tôi nói muốn giúp ông mặc áo. Đôi chân ông cũng chỉ còn một bên. Cuộc trò chuyện chốc lát ám ảnh mãi trong tôi hình ảnh một ông cụ bệnh tật, cô đơn, ốm đau và rét run lên từng đợt, tâm trạng lúc nào cũng băn khoăn, lo lắng một điều gì đó. Có những gia đình bệnh nhân mà người cha già 85 tuổi phải ngồi bón cơm cho người con gái 30 tuổi bị bại não bẩm sinh, ngồi quay mặt vào tường là người vợ già cách đó vài năm đã bị tâm thần. Một bà lão cầm tay chúng tôi mà nhắn nhủ: “Các con cầu nguyện cho bà chóng chết đi để đỡ phiền lụy đến mọi người xung quanh, xấu hổ lắm, để thân già này thoát khỏi những đau đớn…”. Chúng tôi nghẹn ngào “Không, chúng con không dám đâu, Chúa còn muốn bà sống để cầu nguyện cho chúng con và mọi người ..” Bà lại mỉm cười và hẹn chúng tôi đến thăm trong những lần sau.
Mỗi người là một cuộc đời, mỗi số phận khác nhau, những cuộc đời và số phận mang chứa biết bao nước mắt: Nước mắt đau khổ của bệnh tật, nước mắt của sự tự ti mặc cảm, nước mắt cô đơn của tuổi già. Tôi nhớ đến Hàn Mặc Tử chàng thi sĩ đã mắc căn bệnh quái ác ở tuổi còn rất trẻ, mới 24 xuân và những vần thơ đầy mặc cảm, quằn quại và đau đớn của ông. Nhưng đến nơi đây , chúng tôi cũng bắt gặp biết bao những nụ cười vui vẻ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc, được nghe những bài hát yêu đời từ những bệnh nhân và cả các cụ bà. Chúng tôi gặp những con người đầy nghị lực sống, khao khát cố gắng vượt lên hoàn cảnh để tiếp tục lao động chăm sóc gia đình. Chỉ cần nhìn thấy nụ cười trên môi của bất kì ai nơi đây chúng tôi đã cảm thấy một nghị lực sống mạnh mẽ của họ rồi. Trong bệnh tật, những tổn thương về thể xác và tinh thần họ vẫn vươn lên cố gắng sống mỗi ngày.
Chúng tôi thầm cám ơn những bệnh nhân, họ đã trao cho chúng tôi những món quà tinh thần đầy quý giá về nghi lực, khát vọng và tình yêu cuộc sống. Còn chúng tôi - những người không bao giờ cảm nhận được cảm giác bị hắt hủi, xa lánh, sự bất lực thậm chí tuyệt vọng - thì chúng tôi có biết mình đang quá hạnh phúc và biết cố gắng sống cho có hữu ích hơn không.
Đến với những Trại Phong chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những người nữ tu nhỏ nhắn đang âm thầm, tận tình chăm sóc và lo lắng cho bệnh nhân cả về thể xác và tinh thần. Đó là hình ảnh một Giê-su sống động giữa đời mà chúng tôi đang nhìn thấy. Một vẻ đẹp cao cả của sự hi sinh thầm lặng.
Mỗi chuyến đi đều để lại một dư âm khác nhau trong lòng mỗi người. Chúng tôi thầm cám ơn Chúa về những hạnh phúc mà mình đang được sống, cám ơn Chúa vì Chúa đã không bỏ rơi những con người đáng thương và tội nghiệp khi gửi đến cho họ những ân nhân xa gần với tấm lòng quảng đại và tình yêu thương đã và đang luôn giúp đỡ họ về vật chất và hẳn cũng không quên họ trong lời cầu nguyện, khi gửi đến cho họ những con người biết hi sinh thầm lặng để giành lấy những hạnh phúc nhỏ bé của những người bất hạnh. Xin Chúa luôn chúc lành cho những con người quảng đại cho đi ấy và chúc lành cho mọi công việc của họ.
Lạy Chúa, chúng con xin cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa ban trong cuộc sống của chúng con, chúng con xin cám ơn Chúa về những chuyến đi Trại Phong trong Mùa Chay 2014 cho con có được những trải nghiệm về hạnh phúc, hiểu được tình Chúa yêu thương con người thế nào, và Chúa muốn chúng con trở nên những cánh tay nối dài của Chúa thế nào bằng đời sống dâng hiến chúng con lựa chọn. Xin Chúa cho chúng con luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống của chúng con và biết dấn thân trong con đường ơn gọi dâng hiến – một con đường dấn thân theo Chúa mang đến niềm hạnh phúc cho bao người bất hạnh.
Bồ Câu Trắng Hàng Bột
(Hình ảnh: Xuân Hòa)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi Giáo phận trống tòa, ai cử hành Lễ Dầu?
Nguyễn Trọng Đa
09:47 01/04/2014
Giải đáp phụng vụ: Khi Giáo phận trống tòa, ai cử hành Lễ Dầu?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tháng 12 qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám mục chúng con. Kế đó, Tổng Giám mục này được bổ nhiệm làm Giám quản Giáo phận cho đến khi Giám mục mới được bổ nhiệm. Từ khi giáo phận trống tòa "Sede vacante", các linh mục trong giáo phận không còn đọc tên vị Giám mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể nữa. Thưa cha, câu hỏi của con là: Trong thời gian giáo phận trống tòa, liệu Giám mục nghỉ hưu có thể cử hành Lễ Dầu với các linh mục trong giáo phận không - với sự hiểu rằng Lễ Dầu là biểu tượng của sự hiệp nhất giữa Đức Giám Mục và các linh mục giáo phận của ngài? - B. E., Malaysia.
Đáp: Nếu tôi hiểu thật đúng tình hình do độc giả này nêu ra, việc từ chức của Giám mục đã được chấp nhận bởi Đức Thánh Cha, và sau đó ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám quản Giáo phận. Trong trường hợp này, nói cho đúng, vị Giám mục là Giám quản Giáo phận, cho đến khi người kế nhiệm ngài được bổ nhiệm.
Trong trường hợp này, vị Giám mục vẫn giữ mọi quyền hạn thích hợp dành cho vị Giám mục giáo phận. Vị Giám quản Tông tòa, dù ngai tòa bị trống hay không, vẫn được đọc tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể, và ngài cũng chủ tế Lễ Dầu.
Phương thức vị Giám quản Tông tòa tạm thời được sử dụng khá thường xuyên hiện nay, mặc dù không được đề cập trong Bộ Giáo Luật hiện hành. Ngài thường là một Giám mục được đặt cử cai quản một Giáo phận trong một thời gian nhất định. Ngoài trường hợp của Giám mục nghỉ hưu, khi một Giám mục được thuyên chuyển qua Giáo phận khác, đôi khi ngài còn được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cũ của ngài. Sự bổ nhiệm này đôi khi kéo dài cho đến khi ngài nhậm chức ở giáo phận mới, mặc dầu đôi lúc cho đến khi một vị kế nhiệm được chỉ định, do đó trong một thời gian nhất dịnh, ngài cai quản cả hai giáo phận.
Trong một số trường hợp, Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một Giám mục của một giáo phận lân cận làm Giám quản Tông tòa giáo phận, để giáo phận ấy được cai quản bởi một vị có mọi năng quyền Giám mục. Việc này thường được thực hiện khi đang có các khó khăn đặc biệt.
Nếu Đức Thánh Cha không đưa ra sự dự liệu nào nữa, thì thời gian trống tòa giáo phận bắt đầu ngay sau khi sự từ chức hoặc thuyên chuyển của Giám mục được loan báo.
Phù hợp với Bộ Giáo luật, một vị Giám quản Giáo phận được bầu chọn bởi Hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản trị thời kỳ trống tòa cho đến khi vị Giám mục mới được bổ nhiệm và nắm quyền hành. Vị Giám quản giáo phận thường là một linh mục, nhưng cũng có thể là một Giám mục phụ tá, người không phải là một ứng viên cho việc kế nhiệm giáo phận.
Vị linh mục Giám quản này không được đọc tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể. Nếu ngài là Giám mục phụ tá, ngài có thể được đọc tên y như cách thức đọc trước thời kỳ trống tòa.
Vị Giám quản giáo phận có hầu hết các quyền hạn của Giám mục, với một số hạn chế. Ngài không thể thay đổi việc xếp đặt nhân sự, mà vị nguyên Giám mục đã bổ nhiệm bằng văn bản, và không có quyền đưa ra các sự đổi mới quan trọng. Ngài cũng không thể làm những gì, vốn đòi hỏi sự tấn phong Giám mục.
Nếu vị Giám quản giáo phận là một Giám mục phụ tá, ngài sẽ cử hành Lễ Dầu. Nếu ngài là một linh mục, thì hoặc ngài mời một Giám mục cử hành Lễ Dầu và làm phép dầu; hoặc ngài có thể chọn không có Lễ Dầu năm ấy, và xin Giáo phận lân cận cung cấp dầu đã làm phép cho giáo phận mình.
Thí dụ, trong một giáo phận Ireland, không có Lễ Dầu trong thời trống tòa từ năm 2009 đến năm 2013. Trong năm 2013, Đức Sứ thần Tòa Thánh chủ trì Lễ Dầu, trong đó các loại dầu được sử dụng trong việc tấn phong Giám mục mới cũng được làm phép hợp lệ.
Cả hai giải pháp đều là có thể được. Quả là đúng rằng sự hiệp nhất của linh mục đoàn chung quanh Đức Giám Mục được đặc biệt nhấn mạnh trong Lễ Dầu. Nhưng Lễ Dầu cũng giúp cho một mục đích thực tế, vốn vẫn tồn tại, ngay cả khi giáo phận trống tòa. (Zenit.org 1-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tháng 12 qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám mục chúng con. Kế đó, Tổng Giám mục này được bổ nhiệm làm Giám quản Giáo phận cho đến khi Giám mục mới được bổ nhiệm. Từ khi giáo phận trống tòa "Sede vacante", các linh mục trong giáo phận không còn đọc tên vị Giám mục trong Kinh Nguyện Thánh Thể nữa. Thưa cha, câu hỏi của con là: Trong thời gian giáo phận trống tòa, liệu Giám mục nghỉ hưu có thể cử hành Lễ Dầu với các linh mục trong giáo phận không - với sự hiểu rằng Lễ Dầu là biểu tượng của sự hiệp nhất giữa Đức Giám Mục và các linh mục giáo phận của ngài? - B. E., Malaysia.
Đáp: Nếu tôi hiểu thật đúng tình hình do độc giả này nêu ra, việc từ chức của Giám mục đã được chấp nhận bởi Đức Thánh Cha, và sau đó ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám quản Giáo phận. Trong trường hợp này, nói cho đúng, vị Giám mục là Giám quản Giáo phận, cho đến khi người kế nhiệm ngài được bổ nhiệm.
Trong trường hợp này, vị Giám mục vẫn giữ mọi quyền hạn thích hợp dành cho vị Giám mục giáo phận. Vị Giám quản Tông tòa, dù ngai tòa bị trống hay không, vẫn được đọc tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể, và ngài cũng chủ tế Lễ Dầu.
Phương thức vị Giám quản Tông tòa tạm thời được sử dụng khá thường xuyên hiện nay, mặc dù không được đề cập trong Bộ Giáo Luật hiện hành. Ngài thường là một Giám mục được đặt cử cai quản một Giáo phận trong một thời gian nhất định. Ngoài trường hợp của Giám mục nghỉ hưu, khi một Giám mục được thuyên chuyển qua Giáo phận khác, đôi khi ngài còn được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cũ của ngài. Sự bổ nhiệm này đôi khi kéo dài cho đến khi ngài nhậm chức ở giáo phận mới, mặc dầu đôi lúc cho đến khi một vị kế nhiệm được chỉ định, do đó trong một thời gian nhất dịnh, ngài cai quản cả hai giáo phận.
Trong một số trường hợp, Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một Giám mục của một giáo phận lân cận làm Giám quản Tông tòa giáo phận, để giáo phận ấy được cai quản bởi một vị có mọi năng quyền Giám mục. Việc này thường được thực hiện khi đang có các khó khăn đặc biệt.
Nếu Đức Thánh Cha không đưa ra sự dự liệu nào nữa, thì thời gian trống tòa giáo phận bắt đầu ngay sau khi sự từ chức hoặc thuyên chuyển của Giám mục được loan báo.
Phù hợp với Bộ Giáo luật, một vị Giám quản Giáo phận được bầu chọn bởi Hội đồng tư vấn của giáo phận, để quản trị thời kỳ trống tòa cho đến khi vị Giám mục mới được bổ nhiệm và nắm quyền hành. Vị Giám quản giáo phận thường là một linh mục, nhưng cũng có thể là một Giám mục phụ tá, người không phải là một ứng viên cho việc kế nhiệm giáo phận.
Vị linh mục Giám quản này không được đọc tên trong Kinh Nguyện Thánh Thể. Nếu ngài là Giám mục phụ tá, ngài có thể được đọc tên y như cách thức đọc trước thời kỳ trống tòa.
Vị Giám quản giáo phận có hầu hết các quyền hạn của Giám mục, với một số hạn chế. Ngài không thể thay đổi việc xếp đặt nhân sự, mà vị nguyên Giám mục đã bổ nhiệm bằng văn bản, và không có quyền đưa ra các sự đổi mới quan trọng. Ngài cũng không thể làm những gì, vốn đòi hỏi sự tấn phong Giám mục.
Nếu vị Giám quản giáo phận là một Giám mục phụ tá, ngài sẽ cử hành Lễ Dầu. Nếu ngài là một linh mục, thì hoặc ngài mời một Giám mục cử hành Lễ Dầu và làm phép dầu; hoặc ngài có thể chọn không có Lễ Dầu năm ấy, và xin Giáo phận lân cận cung cấp dầu đã làm phép cho giáo phận mình.
Thí dụ, trong một giáo phận Ireland, không có Lễ Dầu trong thời trống tòa từ năm 2009 đến năm 2013. Trong năm 2013, Đức Sứ thần Tòa Thánh chủ trì Lễ Dầu, trong đó các loại dầu được sử dụng trong việc tấn phong Giám mục mới cũng được làm phép hợp lệ.
Cả hai giải pháp đều là có thể được. Quả là đúng rằng sự hiệp nhất của linh mục đoàn chung quanh Đức Giám Mục được đặc biệt nhấn mạnh trong Lễ Dầu. Nhưng Lễ Dầu cũng giúp cho một mục đích thực tế, vốn vẫn tồn tại, ngay cả khi giáo phận trống tòa. (Zenit.org 1-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tâm Tình
Dominic Đức Nguyễn
21:24 01/04/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento, CA)
Trung kiên giữ trọn lời nguyền
Ghé vai thánh giá, rao truyền tình yêu.
(nđc)