Ngày 28-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:51 28/03/2012
VẼ TRÂU
N2T

Một quan lớn bị cách chức về vườn, thế là ông ta mua một ngọn đồi, trên đồi làm một lều tranh, giả mạo làm một vị cao tăng ẩn cư, và mời một họa sư nổi tiếng đến vẽ cảnh đẹp sơn lâm u tuyền, sau khi vẽ xong , họa sư vẽ thêm một con trâu bên góc bức tranh. Quan lớn hỏi:
- “Như vậy thì có hàm ý gì ?”
Họa sư trả lời:
- “Nếu không có trâu thì e rằng sơn lâm quá vắng lặng”.

Suy tư:
Vẽ bức tranh đồng quê thì điểm thêm con trâu con bò hay bụi tre thì nhứt định bức tranh sẽ đẹp và có ý nghĩa; vẽ bức tranh rừng núi mà điểm thêm con cọp, con sư tử hay một vài con nai thì đẹp hơn là vẽ con trâu bên góc ? Bởi vì họa sư biết rằng đây là ẩn sĩ giả, nên dù ông ta ở trong sơn lâm nhưng long thì vẫn cứ chu du ở nơi phố phường, vẽ một con trâu trên bức tranh núi rừng thì quả là lạc lỏng, nhưng phù hợp với hoàn cảnh của vị quan về hưu bất đắc dĩ…
Không phải muốn làm ẩn sĩ thì thành ẩn sĩ, nhưng phài có cốt căn đạo hạnh dứt bỏ nơi phồn hoa đô hội; không phải muốn làm bác sĩ là thành bác sĩ, nhưng phải học hành nghiên cứu từ bảy năm trở lên; không phải muốn làm linh mục là thành linh mục, nhưng phải qua quá trình học hành, cầu nguyện, suy nghĩ chọn lựa, tập tành các nhân đức và được Thiên Chúa truyển chọn qua bề trên…
Làm ẩn sĩ ở trong núi mà không biết cầu nguyện và khiêm tốn thì sẽ trở thành người tù cải tạo của chính mình; làm linh mục mà không muốn cầu nguyện, không hăng say làm việc Chúa, thì sẽ có ngày làm việc của ma quỷ, đó là chuyện đương nhiên, bởi vì nếu ươn ươn dở dở thì Chúa sẽ mửa ra khỏi miệng (kH 3, 16).
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:53 28/03/2012
N2T

29. Tên cám dỗ thường lợi dụng chỗ sơ hở chui vào, để triển khai chiến tranh kịch liệt với người rất cẩn thận trốn tránh tội lỗi.

(Thánh Leo I giáo hoàng)
 
Điều gì làm cho Đức Giêsu 'đổ mồ hôi máu'
Jos. Duy Thạch, SVD
08:08 28/03/2012
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều trực tiếp kể lại sự kiện Đức Giê-su cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu, trước giờ Tử Nạn-Phục Sinh (Mt 26,36-46; Mc 14,32-42; Lc 22,39-46). Tin Mừng Gio-an không kể lại trực tiếp nhưng cũng nhắc đến việc Đức Giê-su xin Cha “cứu con khỏi giờ này” (Ga 12,27). Đức Giê-su có thói quen cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu (Lc 22,39) nhưng đây là buổi cầu nguyện được diễn tả chi tiết nhất và đặc biệt nhất của Đức Giê-su. Nơi cầu nguyện quen thuộc, đối tượng cầu nguyện không lạ nhưng tâm trạng người cầu nguyện rất khác thường. Cả bốn Tin Mừng đều ghi lại: Đức Giê-su đau đớn và phiền não. Mỗi tác giả đều dùng một cặp động từ để diễn tả tâm trạng của Đức Giê-su lúc ấy. Dường như rằng một động từ thì không thể nào diễn tả được tâm trạng của Đức Giê-su lúc ấy, nhưng ngay khi dùng cả hai động từ cùng một lúc, các tác giả vẫn không diễn tả được hết cảm xúc lúc bấy giờ của Đức Giê-su. Một cảm giác đau đớn, lo lắng, bồi hồi, xao xuyến đến tột cùng. Thánh Lu-ca diễn tả cảm xúc ấy bằng một hình ảnh, biểu hiện tột cùng của sự đau đớn: “Mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22,44). Vậy, điều gì đã làm cho Đức Giê-su phải đau đớn buồn phiền đến mức phải “đổ mồ hôi máu” như thế? phải chăng Người run sợ trước cái chết? Lo lắng trước những đau đớn thể xác Người sắp phải chịu? Không! Đức Giê-su hẳn không run sợ trước cái chết hay bất cứ nhục hình nào. Tin Mừng đã không cho thấy điều ấy. Đau đớn thể xác không thể làm cho Người buồn phiền và lo lắng đến như thế. Bằng chứng cho thấy biết bao thánh tử đạo đã không ngần ngại hy sinh mạng sống mình mà không lo lắng buồn phiền, trái lại còn rất hân hoan nữa. Vậy, chẳng lẽ Đức Giê-su, Thiên Chúa làm người lại sợ hãi cái chết, lo buồn vì những hình phạt thể xác sẽ xảy đến cho mình mà “đổ mồ hôi máu”? Vậy thì điều gì làm cho Người muộn phiền đến thế? Câu trả lời thật đơn giản, chỉ nằm gọn trong một từ: “chén” (potêrion). Đức Giê-su lặp lại đến 3 lần cùng một lời cầu nguyện: “Ap-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn mà làm điều Cha muốn” (Mc 14,36). Chén này không phải là chén rượu nho nhưng là chén mà Chúa Cha đã trao cho Đức Giê-su (Ga 18,11). Trước đó ít lâu trước giấc mơ quyền lực của hai môn đệ thân tín Đức Giê-su đã từng nhắc đến: “Các người không biết các người xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” (Mt 20,22; Mc 10,38). Vậy, Chén ấy là chén gì mà khiến Đức Giê-su phải “ngập ngừng” như thế?

Đối với một người đang yêu, thì việc bị phụ bạc, bị chối từ tình yêu là điều đau đớn nhất. Ai đã từng yêu thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời được. Và ai đã từng bị phụ tình thì cũng nếm trải kinh nghiệm đau thương mà không ngôn từ nào diễn tả được. Người ta có cảm giác như con tim mình co thắt từng cơn và rơi vào tình trạn muộn phiền tột cùng. Đức Giê-su, người trao ban tình yêu, người gieo rắc tình yêu sắp bị phụ bạc, sắp bị chối từ. Trong hoàn cảnh ấy, các môn đệ sẽ bỏ chạy hết. Có kẻ tụt cả quần áo để được thoát thân. Có kẻ mới thề sống chết với Thầy, nay lại chối Thầy trước một người tớ gái vô danh. Lại có kẻ chung bàn với Thầy, được Thầy tín thác giao cho nhiệm vụ quan trọng: quản lý của nhóm, lại “trao nộp” (parađiđômi) Thầy để lấy 30 đồng bạc, và trở thành “đứa con hư hỏng” (Ga 17,12). Có kẻ bỏ mọi sự để theo Thầy nhưng lại quý mạng sống mình ở đời này, nên đã bỏ chạy hết. Có đám đông dân chúng đã từng được cho ăn no nê, đã từng lãnh nhận bao nhiêu lời hay, ý đẹp, đã từng tung hô Người như Vua, muốn tôn Người lên làm Vua, nay lại đứng ra tố cáo Người. Có quan chức Rô-ma vì giữ chức quyền địa vị mà không dám hành động theo sự thật. Lại có các chức sắc tôn giáo vì lợi ích riêng tư, vì lòng ghanh tỵ mà âm mưu giết chết, xúi dục dân, kết án Người. Đức Giê-su dường như cô độc giữa một biển người đồng hương của Người. Người Rô-ma chắc không thể tưởng tượng ra được vì sao họ lại ghét Người đến thế. Trong mắt những người đồng hương, Người tệ hại hơn cả một tên cướp. Cảm giác bị bỏ rơi, bị đám đông tẩy chay thật khủng khiếp. Không một ai đứng ra bầu chữa cho Người. Họ khinh bỉ, gơm ghiếc và khạc nhổ vào Người như một cái gì đó rất ghê tởm. Tất cả những thái độ xấu xa ác độc nhất của họ, Người cũng có thể chịu đựng. Nhưng điều làm Người đau đớn nhất chính là tình yêu bị chối từ. Người không muốn họ đón nhận tình yêu của Người vì Người nhưng là vì chính họ. Người khao khát được yêu họ, được mang ơn cứu độ cho họ cho đến hơi thở cuối cùng. Câu nói cuối cùng của Người trên thập giá cũng chỉ là: “Tôi khát”(Ga 19,28). Đây cũng là niềm khao khát lúc khởi đầu cuộc rao giảng Tin Mừng mà Người từng bày tỏ với Người phụ nữ Sa-am-ri bên bờ giếng Gia-cóp: “Cho tôi uống với” (Ga 4, 7). Thế mà tất cả đều chối từ. Người không “đổ mồ hôi máu sao được”?

Đức Giê-su đến trần gian để tìm kiếm con người, để giải thoát họ khỏi tội lỗi, khỏi ác thần nhưng giờ đây các môn đệ của Người đang đứng trước nguy cơ “sa chước cám dỗ”. Trong lời Kinh Lạy Cha, Đức Giê-su dạy các môn đệ xin: “Đừng để chúng con xa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con khỏi sự dữ” (Mt 6,13; Lc 11,4). Và trong Vườn Cây Dầu Đức Giê-su lại dặn đi dặn lại: “Anh em hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ” (Xc. Lc 22,40.46). Điều đó cho thấy rằng các môn đệ đang đứng trước nguy cơ bị “sa chước cám dỗ” của ma quỷ. Tiếc thay, cả ba lần Đức Giê-su quay lại đều thấy họ đang ngủ. Đây không phải là giấc ngủ bình thường nhưng là một giấc ngủ mang ý nghĩa thần học: “ngủ về đức tin”. Mệnh lệnh của Đức Giê-su là: “hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ”. Họ đáp trả bằng thái độ: ngủ li bì (Mt 26,45; Mc 14,41; Lc 22, 45-46). Không cầu nguyện, không tỉnh thức đồng nghĩa với “sa chước cám dỗ”. Và thực tế là họ đã sa ngã hết. Người càng làm lớn, càng thân tín thì sa ngã nặng hơn, công khai hơn. Còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau khi thấy người mình yêu thương gặp đau khổ, bị sự chết đe dọa. Và cái chết ở đây là chết đời đời chứ không phải chết về thể xác. Sau bao nhiêu năm, yêu thương, dìu dắt, dạy dỗ, bảo ban nay các môn đệ lại sắp vuột khỏi tay mình để rơi vào tay thần dữ. Đức Giê-su quả thật quá phiền não vì lo cho các môn đệ của mình. Trong cuốn phim nỗi tiếng: “the Passion of Christ” của đạo diễn người Mỹ Mel Gibson, có một đoạn rất ấn tượng, mang tính gợi ý rất cao. Lúc Đức Giê-su bị lính Rô-ma hành hạ trước sự hả hê, la hét của dân chúng, có một tên quỷ hiện ra, trong tay bồng một đứa trẻ dị dạng: hình người mặt quỷ (http://www.youtube.com/watch?v=zrklxrt0CqM&feature=related). Tác giả có ý nói rằng thần dữ dường như đang thắng thế vì nó đã thành công khi sinh ra những con người ác tâm với nhau, hận thù nhau đến mức tận cùng. Đức Giê-su chắc phải đau đớn lắm, muộn phiền lắm khi nhìn thấy các môn đệ của mình, nhân loại sắp lâm vào tình trạng ấy. Người nhìn thấy nhân loại đang bị hư mất mà “đổ mồ hôi máu”.

Như vậy, việc Đức Giê-su đau buồn, sầu não đến “đổ mồ hôi máu” không phải vì lo lắng sợ hãi trước cuộc khổ hình thập giá cho bằng những khao khát yêu thương bị chối từ. Chối từ yêu thương của Thiên Chúa, thiếu tỉnh thức cầu nguyện làm cho cho Con Người có nguy cơ bị hư mất đời đời. Cái chết không phải là điều làm cho Người sợ hãi lo lắng mà là hậu quả tất yếu của sự lo lắng ấy. Nghĩa là vì phiền não lo lắng cho nhân loại được cứu rỗi nên Người quyết phải đón nhận cái chết. Cái chết, cuộc Khổ Nạn – Phục Sinh của Người sẽ giải pháp tốt nhất cho những lo buồn “đổ mồ hôi máu” của Người. Bằng chứng là các môn đệ đã trở lại và đã làm nên những điều diệu kỳ. Giáo Hội đã sản sinh ra vô số vị thánh, sống theo gương mẫu Đức Giê-su, yêu “như Thầy đã yêu” và chết như Thầy đã chết.

Thế nhưng, Giáo hội cũng còn đầy dẫy những tội nhân bị “sa chước cám dỗ”, có nguy cơ bị hư mất đời đời. Nhân loại còn vô số người chưa biết yêu “như Đức Giê-su đã yêu” vì thế Đức Giê-su đã giao nhiệm vụ truyền giào lại cho các môn đệ. Đó là một nhiệm vụ khẩn thiết cho các môn đệ của Người. Họ phải bước vào “Vườn Cây Dầu” để cầu nguyện, lo âu, phiền não cho vấn đề cứu nhân độ thế đến “đổ mồ hôi máu” và lãnh nhận cái chết như một hậu quả tất yếu cho cuộc mưu cầu nhân sinh đời đời cho mình và cho mọi người.
 
Ý nghĩa cái chết của Chúa
Lm. Nguyễn Văn Hương
18:21 28/03/2012
Có một làng nọ hay xảy ra nạn ăn cắp, vị quan ra chỉ thị: nếu ai ăn cắp sẽ bị đánh 10 roi. Luật được phổ biến nhưng vẫn bị ăn cắp. Quan tăng 20 roi. Lại vẫn không hết nạn ăn cắp trong làng. Quan mới tăng 30 roi. Bất ngờ người ta khám phá ra mẹ của quan chính là thủ phạm. Thương mẹ lắm, nhưng vì luật phải thi hành, nên quan cho lính bắt trói mẹ lại và cho đánh 30 roi. Tuy nhiên, khi bắt đầu đánh, quan cởi đồ áo ra và nằm trên người mẹ để chịu đòn thay cho mẹ.

Tác giả câu chuyện kết luận: đó là giây phút đẹp nhất, giây phút vĩnh cữu, giây phút giữa tình yêu và công lý gặp nhau!

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu phần nào ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Thập giá là chữ T nói tới 3 ý nghĩa qua ba chữ T khác: Tội, Tình và Tha Thứ:

1) Chúa chết là vì tội ta

Cũng như vị quan đã chịu đòn thay cho mẹ mình, Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chết trên thập giá vì tội của ta.

Nhìn lên thập giá Chúa, chúng ta ý thức về tội của ta và tội của cả nhân loại. Như Dân Do thái nhìn lên con rắn đồng treo trong sa mạc, họ nhớ lại tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa (x. Ds 21, 4b-9).

Đức Giêsu chịu treo trên thập giá là vì tội lỗi nhân loại. Thánh Phêrô viết những lời thật ý nghĩa: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính” (2Pr 2,24a). Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Người chịu chết để con người được sống. “Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (2 Pr 2,24b). Nhìn ngắm Đức Giêsu trên thập giá, chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình. Như lời sách ngắm dạy: “Ơ tội Adong cùng tội tôi độc dữ hơn mọi giống thuốc độc, vì làm cho Chúa chẳng hay chịu sự gì khó, mà rày chịu trăm nghìn sự khốn khó, Chúa chẳng hay chết, bởi gánh tội tôi cho nên chịu chết làm vậy”.

Cái chết của Chúa là cái chết thay, chết vì tội lỗi của chúng ta. Chính vì thế, hy tế trên thập giá được tái diễn trong thánh lễ khi linh mục đọc lời truyền phép: “Này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con... Này là máu Thầy sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”.

2) Chúa chết vì tình thương ta

Con người phạm tội đáng phải chết. Nhưng Thiên Chúa yêu thương và không bỏ rơi con người. Ngài tìm mọi cách cứu sống. Thập giá là lời chứng hùng hồn về tình yêu lớn lao đó: Thánh Gioan quả quyết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để những ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,17). Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại chính Con Một dấu yêu của Ngài. Đức Giêsu đã tự nguyện chết cho con người được sống: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh mạng sống cho bạn hữu” (Ga 15.13). Đây là tình yêu ở dạng thức cao cả nhất, tuyệt vời nhất - agape: một tình yêu dám hy sinh mạng sống vì người khác. Giờ Chúa chết là giờ đẹp nhất, giờ của công lý và tình yêu gặp gỡ nhau! Nhìn lên Đấng chịu đóng đinh trên Thập giá, chúng ta cảm nhận tình thương của Chúa thật bao la.

3) Chúa chết để tha thứ cho ta

Thập giá không có Đức Kitô trở thành khổ giá, nhưng thập giá có Đức Kitô trở thành thánh giá, là nguồn ơn cứu độ, là công cụ hòa giải giữa Thiên Chúa với loài người và giữa loài người với nhau. Qua thánh giá, Đức Kitô chứng tỏ rằng tình yêu chiến thắng tất cả - amor vincit omnes. Lòng tha thứ lớn lao hơn sự hận thù và khỏa lấp mọi tội lỗi. Nhờ thánh giá mà chúng ta được tha thứ, được cứu độ và được làm con cái của Thiên Chúa. Per crucem et passionem tuam, libera nos, Domine: nhờ thánh giá và cuộc khổ nạn của Ngài, xin giải thoát chúng con, lạy Chúa!

Trong đêm tối lao tù của Đế Quốc Xã, thánh Edit Stein suy ngắm thập giá Chúa và thốt lên rằng: “Tôi thấy bình minh của thế giới đang bắt đầu ló dạng qua thập giá Đức Kitô”. Bình minh đó là bình minh cứu độ, bình minh hòa giải và tha thứ mà Thập Giá Đức Kitô mang lại cho loài người.

Kết luận

Như thế, thập giá là chữ T nói với chúng ta 3 chữ T khác: tội, tình yêu và tha thứ.

Nếu tội lỗi dẫn ta tới cái chết và hủy diệt, thì tình yêu làm cho ta sống và hy vọng.

Nếu ai đó thấy mình quá tội lỗi, quá bất xứng, thì hãy tin rằng: tình yêu Thiên Chúa bao giờ cũng lớn hơn tội lỗi con người.

Nếu ai đó đã hơn một lần thất vọng và quỵ ngã vì những lầm lỡ cuộc đời, thì hãy ngước nhìn lên thập giá Chúa vì thập giá là chìa khóa thiên đàng cho các tội nhân.

Per crucem et passionem tuam, libera nos, Domine! Nhờ thánh giá và cuộc khổ nạn của Ngài, lạy Chúa, xin giải thoát chúng con!
 
Qua đau khổ Thánh giá tới vinh quang Phục sinh
Lm Trần Bình Trọng
19:06 28/03/2012
Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa, Năm B (Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mc 14:1 – 15:47)

Vào những ngày cuối đời tại thế, Ðức Giêsu bị Giuđa phản bội, nộp Thầy mình để đổi lấy ba mươi đồng bạc (Mt 26:15). Nghĩ đến viễn tượng đau khổ và tử nạn Người sắp phải chịu, Ðức Giêsu đi ra Núi Cây Dầu cầu nguyện. Cầu nguyện xong thì Giuđa, kẻ phản bội dẫn một toán vệ binh Đền thờ đến bắt Ðức Giêsu bằng một dấu hiệu là nụ hôn.

Ðể bảo vệ Thầy mình, một người trong nhóm các tông đồ tuốt gươm chém đứt tai phải tên đầy tớ của thượng tế (Mc 14:46). Phúc âm Nhất lãm không nêu danh người chém. May thay, Phúc âm thánh Gioan có xác định là ông Phêrô chủ động và nêu danh cả viên đầy tớ bị chém là Man-khô nữa (Ga 18:10).

Nói đến việc chém đứt tai tên đầy tớ, thì có linh mục kia từ khi vào chủng viện trung học cứ thắc mắc: Sao thánh Phêrô chém kiểu nào mà chỉ làm đứt tai tên đầy tớ thôi, mà không làm bị thương vai hay cổ? Hay phải dịch là xẻo tai? Mà xẻo tai thì lại không thực tế trong trường hợp này. Ðể xẻo, thì một tay cần phải cầm tai của tên đầy tớ, còn tay kia cầm gươm để xẻo thì mới có điểm tựa. Nếu vậy, đối phương thấy đau sẽ vùng vẫy để tẩu thoát. Còn nếu nhờ các tông đồ khác kìm kẹp hắn lại để thực hiện việc xẻo, thì cũng không giúp được gì, bởi vì vệ binh Đền thờ đi bắt Ðức Giêsu thế nào cũng phải đông hơn và có khí giới lợi hại hơn để áp đảo nhóm Mười Một.

Trở lại việc chém đứt tai thì linh muc đó lý luận: Nếu thánh Phêrô bổ thẳng từ trên xuống dưới thì thế nào cũng làm bị thương vai của tên đầy tớ. Nếu chém chéo, thì không những làm đứt tai mà còn làm bị thương cả đầu hay cổ nữa. Nếu tai cụp gần vào đầu thì lại càng khó chém. Có lẽ tên đầy tớ có tai vảnh ra như tai lừa nên mới dễ chém như vậy chăng? Dầu sao đi nữa, linh mục đó cũng kết luận rằng thánh Phêrô phải có võ thuật, nhất là làm nghề chài lưới ở biển hồ Tibêria thì càng phải biết võ mà đề phòng hải tặc, nếu có. Như vậy khi chém tên đầy tớ, thánh Phêrô đã phải dùng thiên giác để cho thanh gươm dừng lại ở điểm nào đó cho khỏi làm bị thương cổ hoặc vai của tên đầy tớ. Nói cách khác, thánh Phêrô phải dùng trí óc để điều khiển thần kinh, rồi thần kinh phối trí với nhãn quan và bắp thịt cánh tay để điều khiển hướng đi của thanh gươm, cho gươm dừng lại ngay trước vai. Như thế thánh Phêrô chỉ chém để cảnh cáo nhóm người đến bắt Thầy mình như là ngụ ý nói với chúng: Tụi bay đừng có đụng đến Thầy của chúng ta nghe không, kẻo phải ăn đòn như thế này. May thay, Phúc âm thánh Luca có ghi lại việc Chúa chữa tên đầy tớ: Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành (Lc 22:51).

Như vậy đường lối của Ðức Giêsu khác với đường lối loài người. Ðường lối của Ðức Giêsu là vâng phục thánh ý Chúa Cha cho nên Người bảo Phêrô dừng lại và xỏ gươm vào bao (Mt 26:52). Hãy tưởng tượng xem những đau khổ về thân xác và tâm hồn mà Chúa phải chịu vào những ngày cuối đời. Một tông đồ thân tín phản bội bằng một nụ hôn, tông đồ khác chối Thầy. Số còn lại thì lẩn trốn như trạch, không dám xuất đầu lộ diện để khỏi bị liên lụy. Có một chàng trai đi theo Đức Giêsu, thấy nguy cơ, liền trút tấm vải che thân, tẩu thoát, mình trần như nhộng (Mc 14:51-52). Những nhà chú giải Thánh kinh đưa ra nhận định: chàng trai đó chính là thánh sử Mác-cô. Nếu theo nhận định của những nhà chú giải Thánh kinh về căn tính của chàng thanh niên tẩu thoát, mình trần trụi, thì tình tiết trần truồng có thể được giải thích như sau. Đức Giêsu và các tông đồ có lẽ ăn bữa Vượt qua tại nhà thân mẫu ông Mác-cô, trong một căn lầu, rộng rãi, có trường kỉ như Người đã chỉ bảo (c. 12). Khi Chúa Giêsu và các tông đồ xuống lầu đi ra vườn Gét-sê-ma-ni, Mác-cô ở dưới lầu nghe hay nhìn thấy – có lẽ vữa tắm xong - cũng đi theo, vội lấy khăn bằng vải gai khoác vào người cho đỡ lạnh - lạnh vì ông Phêrô phải ngồi gần lửa mà sưởi (c. 54).

Philatô thấy Ðức Giêsu không làm chi đáng tội cho nên muốn tha cho Người, nhưng lại nể dân. Còn dân chúng thì nhạo báng, vu oan, khinh rể và xúc phạm đến Chúa. Họ cứ khăng khăng đòi đóng đinh Chúa. Vì áp lực, Philatô đã phải nhượng bộ cho đóng đinh Chúa.

Trên thập giá, chỉ có ba cái đinh giữ xác Chúa lại, chứ người ta không cột chân tay Chúa vào thập giá, và không có bệ đỡ chân Chúa đâu. Ða số những cây thập giá mà người ta làm để tôn kính thì thấy có bệ dốc. Mà bệ dốc bốn mươi lăm độ như vậy thì cũng không đỡ được chân Chúa khỏi trụt xuống. Ðóng đinh ai trên thập giá là một hình phạt của tội nhân. Với hình phạt xưa kia khi chưa có phong trào nhân quyền bảo vệ phạm nhân, người ta đâu có quan tâm đến việc làm cho tội nhân đỡ đau đớn bằng cách đặt bệ chân đâu? Cho nên thân xác kéo ghì xuống, làm vết thương ở hai cổ tay và hai chân toạc ra, đau nhức, và xương sườn bị giãn ra. Máu cùng nước trào ra từ tay chân và cạnh sườn. Ðau đớn, nhức nhối, kiệt sức và ngộp thở mà chết!

Ðừng tưởng rằng những đau khổ mà Chúa phải chịu không là gì vì Người là Thiên Chúa. Không phải vậy đâu. Chúa Giêsu cũng là người. Và Chúa chịu đau khổ và chịu chết với tư cách là người. Ðức Giêsu không phải là năm mươi phần trăm Chúa và năm mươi phần trăm người cộng lại. Nơi Ðức Giêsu có 100% Chúa và 100% người. Ai chủ trương nơi Ðức Giêsu chỉ có 50% thiên tính và 50% nhân tính cộng lại là rối đạo. Ðức Giêsu là Chúa hoàn toàn và trọn vẹn. Ðức Giêsu cũng là người hoàn toàn và trọn vẹn, ngoại trừ tội lỗi. Với tư cách là Chúa, Ðức Giêsu không thể chịu đau khổ và chịu chết được. Còn với tư cách là người, Ðức Giêsu cũng sợ đau khổ và sợ chết. Vì thế mà Ðức Giêsu đã xin với Thiên Chúa Cha - nếu có thể được - cho Người khỏi uống chén đắng, nghĩa là khỏi chịu đau khổ và chịu chết, nhưng Người cũng xin vâng theo thánh ý Chúa Cha (Mc 14:36). Và Ðức Giêsu đã chịu đau khổ tột bậc.

Phúc âm hôm nay ghi lại, vào giờ sầu khổ trong vườn cây dầu: Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến (Mc 14:33). Rồi Người nói với các môn đệ: Tâm hồn Thầy buồn đến chết được (Mc 14:34). Phúc âm thánh Luca ghi thêm: Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất (Lc 22:44). Sầu khổ hay khổ nạn theo nguyên tự Hy ngữ mà La ngữ gọi là agonia. Theo Ronald Rolheiser thì vào thời Đức Giêsu, agonia là từ ngữ mà giới thể tháo gia dùng để làm ấm hay làm nóng thân thể cho ra mồ hôi để tranh giải ô lim pích. Theo nghĩa này thì thánh sử Luca muốn nói trong giờ khổ nạn Chúa cũng cầu nguyện, chiến đấu với nội tâm đến toát mồ hôi ra để sửa soạn cho bản án đóng đinh trên thập gía (1).

Ðức Giêsu xin với Thiên Chúa Cha cho Người khỏi phải uống chén đắng, nghĩa là khỏi phải chịu khổ và chịu chết. Tuy nhiên Người cũng xin vâng theo thánh ý Chúa Cha. Ðức Giêsu đã phải đồng hoá mình với người tôi tớ chịu đau khổ của Giavê Thiên Chúa trong sách ngôn sứ Isaia hôm nay: Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ (Is 50:6). Còn thánh Phaolô thì ghi lại về Ðức Giêsu như sau: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá (Pl 2:8).

Nếu việc suy niệm về cuộc thương khó và khổ hình của Ðức Giêsu không khơi dậy được tâm tình sám hối về tội lỗi mình và khóc thương Chúa, thì nên đi coi phim: The Passion of the Christ của Mel Gibson. Những học giả Thánh kinh cho rằng đó là cảnh diễn tả khá trung thực việc quân lính đánh đòn Chúa. Ðó là hình phạt mà các thể chế có pháp lý thời Chúa Giêsu tại miền Trung Đông dùng để phạt phạm nhân. Hình phạt phạm nhân của những thể chế chịu ảnh hưởng Hồi giáo đời nay, xuất phát từ Trung Ðông, vẫn dùng roi da để cho lí hình có vai u thịt bắp quật vào phạm nhân.

Trong rạp coi phim The Passion of the Christ, mà nhậy cảm, ta sẽ thấy nước mắt mình tuôn trào ra làm ướt đẵm hai gò má. Ta sẽ nhận ra chính tội lỗi mình đã khiến Chúa bị đóng đinh. Rồi sẽ thấy mình ngậm ngùi khóc thương Chúa trên đường ra về. Kín đáo hơn thì có thể khóc thầm từ rạp hát tới lúc mở cửa vào xe. Rồi cũng sẽ thấy mình bớt phạm tội.

Chúa Giêsu đã chịu chết không phải chỉ cho nhân loại tội lỗi xa xưa. Chúa còn chịu khổ hình và chịu chết cho tội lỗi mỗi người để ta được sống. Vậy thì trong Mùa chay ta đã làm gì để đền bù tội lỗi? Ta đã làm gì để nhổ gai nhọn nhận vào đầu Chúa hay ta đã đóng thêm gai nhọn và đinh sắt vào đầu và mình Chúa? Ta đã làm gì để an ủi Chúa và an ủi những người xấu số là hình ảnh và là hiện thân của Thân thể Màu nhiệm của Chúa: đói khát, rách rưới, đau yếu, bệnh tật, tù đầy, vô gia cư, vô nghề nghiệp? Hay ta chỉ phàn nàn, than thân trách phận và còn kêu trách Chúa?

Lời cầu nguyện của kẻ sám hối:

Lạy Ngôi Hai Thiên Chúa làm người!
Vì tội lỗi nhân loại và cả tội riêng con,
mà Chúa phải chịu khổ hình và chịu chết,
đau đớn và ô nhục trên thập giá.
Con xin sám hối ăn năn tội lỗi con:
những tội con đã xúc phạm đến Chúa,
và những tội xúc phạm đến anh chị em
là thân thể Mầu nhiệm của Chúa.
Xin Chúa thương xót thứ tha
để con được sống lại về phần linh hồn.
Với Chúa PHỤC SINH. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các phẩm phục cho Thánh Lễ của Đức Thánh Cha tại Cuba đã được gửi đến từ Peru với tình yêu
Bùi Hữu Thư
06:58 28/03/2012
Lima, Peru, Ngày 27, tháng 3, 2012 / 04:04 pm (CNA/EWTN News).- Các áo lễ và các giây stola do trên 150 linh mục và thầy phó tế sử dụng trong Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Benedict chủ tế tại Santiago, Cuba ngày 26 tháng 3, được thêu may và gửi đến từ Peru với "nhiều lời cầu nguyện."

Các phẩm phục này được các Xưởng May Thánh Giuse (Talleres San José) tại Lima, Perú thực hiện theo lời yêu cầu của Đức Tổng Giám Mục Dionisio García Ibáñez, tổng giáo phận Santiago.

Verónica Lozada, một giáo dân đã khấn trọn trong Cộng Đồng Đức Mẹ Maria Hòa Giải (Marian Community of Reconciliation) là người điều khiển dự án này, bà nói với phóng viên hãng thông tấn Catholic News Agency là họ đã khuyến khích các thợ may "dâng công trình của họ theo ý chỉ của Đức Thánh Cha để cho các áo lễ mang đầy những kinh nguyện."

Bà nói: “Đây là một công trình rất đặc biệt. Chúng tôi đang phục vụ cho Giáo Hội. Đó là lý do của sự hiện diện của chúng tôi.”

Công trình của Xưởng May Talleres San José, bao gồm việc chế tạo các vật dụng phụng vụ khác nhau, do Cộng Đồng Đức Mẹ điều khiển, họ thuộc vào Hội Dòng Đời Sống Tông Dồ trong Gia Đình Sodalit (Society of Apostolic Life in the Sodalit Family). Cộng Đồng này hiện diện tại chín quốc gia tại Bắc và Nam Mỹ, Âu Châu và Úc Châu.

Claudia Gómez, một thành viên của cộng đồng được mệnh danh là một tiểu muội “Fraterna” đang sống tại Dominican Republic, nhắc đến một cuộc gặp gỡ Tổng Giám Mục Dionisio khi ngài công du đến nước này vào cuối tháng Giêng vừa qua.

Bà nói rằng cộng đồng điạ phương muốn dùng chuyến đi của ngài làm "cơ hội để trình bầy với ngài phác họa của áo lễ đầu tiên."

“Ngài đã mặc thử, và tỏ vẻ rất hài lòng về công khéo và phẩm chất của áo lễ. Đó là lúc ngài đã chấp thuận kiểu áo lễ, và sau đó thì công trình may áo được khởi sự tại Lima.”

Tổng cộng, xưởng may Taller San José đã gửi đi Cuba 80 áo lễ thêu, 180 giây stola cho các linh mục, và 20 giây stola cho các thầy Phó Tế, để dùng cho Thánh Lễ tại Santiago trong chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Thánh Cha từ ngày 26 đến ngày 28 tại quốc gia này.
 
Ánh Sáng của Đức Bà Bái Ái
Bùi Hữu Thư
09:07 28/03/2012
Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện với Đức Mẹ tại Cuba

ROME, thứ ba 27 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thắp một ngọn nến trước bức tượng Đức Bà Bác Ái del Cobre, mà người Cuba năm nay mừng lễ kỷ niệm 400 năm.

Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ tại nhà nguyện của Chủng Viện Thánh Basile de Santiago tại Cuba, ngày 27 tháng 3, lúc 8 giờ, giờ địa phương (15 giờ tại Rome). Khi ngài rời nơi đây để đến Đền Thánh Đức Mẹ gần bên, ngài đã được một ca đoàn thiếu nhi hát mừng.

Tượng Đức Mẹ del Cobre, mặc áo và áo choàng thêu chỉ vàng, đã được ba người đánh cá tìm thấy năm 1606: hai thổ dân là Juan và Rodrigo Hoyos, và một người nô lệ gốc Phi Châu, Juan Moreno. Tượng được tạc bằng gỗ đã nổi trôi trên biển tại vùng Vịnh Baie de Nipe, phía bắc quần đảo, có khắc hàng chữ: "Ta là Đức Nữ Đồng Trinh của Đức Ái" (Je suis la Vierge de la Charité).

Tượng đã được đưa đến Mỏ Đồng (la mine de cuivre) "El Cobre" - có nghĩa là đồng - và chính tại nơi này đã được xây dựng Đền Thánh đầu tiên vào năm 1684.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Tôi đến đây như một khách hành hương tại nhà của Bức Tượng đã làm phép của Đức Bà Bác Ái (Notre Dame de la Caridad), la Mambisa, như quý vị đã tuyên xưng danh Mẹ một cách trìu mến. Sự hiện diện của Mẹ tại địa phương mang danh El Cobre là một quà tặng từ trời ban cho người Cuba."

Sau đó ngài đã nói với cử toạ và bầy tỏ lòng ưu ái đối với tất cả mọi người Cuba: "Tôi muốn thân ái chào mừng tất cả quý vị hiện diện nơi đây. Xin nhận lấy lòng yêu mến của một giáo hoàng và mang đi mọi nơi để cho tất cả mõi người có cảm nghiệm về sự an ủi và sức mạnh của đức tin. Xin chuyển tiếp cho tất cả những ai quý vị gặp gỡ gần hay xa, là tôi đã trao phó cho Mẹ Thiên Chúa tương lai của quốc gia quý vị, đang trên đường cải tiến và hy vọng, và cho sự an vui tốt đẹp nhất của mọi người Cuba."

Ngài đã bầy tỏ sự lo lắng cho tất cả những ai chịu đau khổ: "Tôi cũng đã khẩn cầu Đức Mẹ Đồng Trinh Cực Thánh về nhu cầu của những ai đang đau khổ, những ai bị mất tự do, bị chia ly với người thân hay đang trải qua những giờ phút thật khó khăn."

Với giới trẻ, ngài nói: "Tôi cũng đã gửi gấm các bạn trẻ nơi Trái Tim Vô Nhiễm, xin cho họ trở thành những người bạn chân chính của Chúa Kitô và xin cho họ không xa ngã vì những quyến rũ khiến cho Mẹ phải đau buồn."

Với người dân gốc Phi Châu và những láng giềng người Haïti: "Trước Đức Mẹ Bác Ái, tôi đặc biệt nhớ đến những người Cuba là hậu duệ của những người đã đến đây từ Châu Phi, cũng như người dân Haïti láng giềng của chúng ta hãy còn phải chịu dau khổ về hậu quả của trận động đất cách đây hai năm."

Với người dân quê: "Tôi không quên những người dân quê cùng gia đình của họ đang muốn sống Phúc Âm triệt để trong gia đình họ, và cũng đã dâng mái nhà của họ làm những trung tâm truyền giáo để dâng Thánh Lễ."

Đức Thánh Cha kết luận: "Theo gương Đức Mẹ Đồng Trinh Cực Thánh, tôi khuyên tất cả các bạn trẻ của miền đất này hãy tiếp tục xây dựng đời sống trên đá tảng vững chắc là Chúa Giêsu Kitô, để làm việc cho công lý, để làm những người phục vụ cho bác ái và kiên trì trong mọi thử thách. Xin cho không một ai cất đi được nỗi vui nội tâm là đặc tính của tâm hồn Cuba. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn!"

Đức Mẹ Đồng Trinh được gọi là "Mambisa" vì người Mambises là những chiến sĩ tranh đấu cho tự do.

Thực vậy, Đền Thánh được gắn liền với những giai đoạn của lịch sử Cuba. Tại đây năm 1801, đã có "biểu tình cho sự tự do của người nô lệ tại các mỏ El Cobre", nhờ sự can thiệp cho người nô lệ của cha tuyên úy đền thánh là linh mục Alejandro Escanio.

Năm 1868, một người chủ xướng cho việc hủy bỏ tình trạng nô lệ và đòi độc lập cho Cuba đã đi hành hương đến Đền Thánh để cầu nguyện cho sự tư do của Cuba. Ngày 12 tháng 7 năm 1898, một thánh lễ cầu nguyện cho nền độc lập của hòn đảo này đã được cử hành tại đây.

Đức Thánh Cha Benedict XV đã tuyên xưng "Đức Mẹ Đồng Trình Bác Ái" là quan thầyc ủa Cuba năm 1916 và năm 1927, người ta đã khánh thành ngôi đền thánh hiện thời. Và vào ngày 10 tháng 5, 1936, Đức Mẹ Đồng Trinh El Cobre đã được trao vương miện.

Ngay từ năm 1952, và năm nay là năm thánh, Đức Mẹ đã được thánh du trên khắp hòn đảo. Năm 1959, trong Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc, tượng Mẹ đã hiện diện tại Công Trường Cách Mạng (place de la Révolution).

Chính Đức Thánh Cha Paul VI năm 1977, đã ban cho đền thánh tước vị "Tiểu Vương Cung Thánh Đường."
 
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho tự do, 'đổi mới' ở Cuba
Lã Thụ Nhân
09:21 28/03/2012
Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho tự do, 'đổi mới' ở Cuba

Havana, Cuba (AP) - Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cầu nguyện cho tự do và đổi mới "để mang lại sự tốt đẹp hơn cho mọi người dân Cuba" trước Đền Thánh bảo trợ quốc gia Cuba hôm thứ Ba, nhưng các vị lãnh đạo cộng sản của đảo quốc này nhanh chóng bác bỏ lời kêu gọi của vị lãnh đạo Công Giáo để thay đổi chính trị sau 5 thập kỷ của chế độ độc đảng.

Việc tranh cãi xảy ra vài giờ trước cuộc họp kín 55 phút với Chủ tịch Raul Castro vào ngày thứ hai trong chuyến thăm đảo quốc của vị Giáo Hoàng. Đoạn video ngắn cho thấy Chủ tịch Castro chào đón Đức Giáo Hoàng tại Phủ Chủ tịch và sau đó thì tiễn biệt ngài.

Hiện chưa có cuộc chào thăm Fidel Castro, mặc dù phát ngôn viên Tòa Thánh Vatican không loại trừ khả năng sẽ có cuộc gặp trước khi Đức Thánh Cha khởi hành vào chiều thứ Tư.

Vài ngày sau khi bác bỏ ý thức hệ Mácxít, nền tảng của chế độ Cuba, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tiếp tục thúc giục nhẹ nhàng chủ đề rất nhạy cảm đối với chính quyền Cuba trong lời cầu nguyện và diễn từ ngắn của mình tại Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ đồng gần thành phố miền đông Santiago.

"Tôi xin phó thác tương lai của đất nước anh chị em cho Mẹ Thiên Chúa, tiến triển theo đường hướng đổi mới và hy vọng, để mang lại sự tốt đẹp hơn cho mọi người dân Cuba". Đức Thánh Cha cho hay: "Tôi cũng cầu nguyện với Đức Trinh Nữ về các nhu cầu của những người đau khổ, những người bị tước đoạt tự do, những người bị tách khỏi người thân yêu của họ hay những người đang phải trải qua những thời khắc khó khăn".

Lời cầu nguyện diễn ra không lâu trước khi viên chức hàng đầu Havana đưa ra lời phản ứng. Ông Marino Murillo, chiến lược gia kinh tế và là một phó chủ tịch của Cuba cho hay: "Ở Cuba, sẽ không có cải cách chính trị".

Đức Thánh Cha đã giữ ngôn ngữ cao thượng của mình, những lời chỉ trích của ngài không rõ ràng và để ngỏ cho sự giải thích, nhưng bình luận của ông Murillo không dành chỗ cho nghi ngờ, và họ đã nhanh chóng chọn đưa lên các trang blog và tài khoản Twitter ủng hộ chính phủ.

Chủ tịch Raul Castro cho hay rằng việc cởi mở hệ thống chính trị của Cuba chắc chắn sẽ báo hiệu sự diệt vong cho công cuộc xã hội chủ nghĩa của nó vì bất kỳ đảng thay thế nào cũng sẽ bị thống trị bởi những kẻ thù trên khắp eo biển Florida và xa hơn nữa.

Alfredo Mesa, một thành viên hội đồng quản trị Tổ chức Quốc gia người Mỹ gốc Cuba, có chuyến du lịch đến Cuba do Tổng Giáo phận Miami tổ chức, cho biết phản ứng mạnh mẽ của chính quyền sẽ củng cố sứ điệp của Đức Giáo Hoàng và sự cần thiết phải thay đổi. "Tôi muốn nói với họ điều này hôm nay hơn là ngày mai".

Trong khoảnh khắc yên tĩnh tại Đền Đức Trinh Nữ Bác Ái, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng cầu nguyện để nhiều người dân Cuba đón nhận đức tin trong một quốc gia ít Công Giáo nhất Mỹ Châu La Tinh. Trong khi hầu hết người dân Cuba mang danh nghĩa Công Giáo, nhưng chỉ ít hơn 10% số đó thực hành đức tin.

Đức Giáo Hoàng quỳ trước bức tượng đội vương miện bằng gỗ, được đặt trên một cái bàn được phủ vải xanh và trắng. Với sự giúp đỡ của hai giám mục, vị giáo hoàng 84 tuổi đã đứng dậy và làm cử chỉ biểu tượng, thắp sáng một ngọn nến và đứng cầu nguyện khi ca đoàn hát thánh ca.

Ngài kêu gọi tất cả người dân Cuba "làm việc vì công lý, trở nên tôi tá của lòng bác ái và kiên trì giữa những thử thách".

Đức Thánh Cha đề cập đến tượng Đức Trinh Nữ bằng cái tên phổ biến La Mambisa, trong một cử chỉ dành cho những người không Công Giáo trên đảo quốc, dù sao cũng tôn kính bức tượng như là một nữ thần thuộc về người Cuba gốc Phi Châu. Mambisa là từ dành cho những chiến binh Cuba giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào lúc chuyển giữa thế kỷ vừa qua.

Bằng những cách thế tinh tế, Đức Giáo Hoàng đã thừa nhận sự thiếu đức tin ở quốc đảo, và đã cố gắng làm cho chuyến tông du của ngài thu hút các tín hữu tiềm năng. Chuyến tông du vào đúng thời điểm kỷ niệm 400 năm phát hiện bức tượng Đức Trinh Nữ của hai ngư dân và một nô lệ Phi Châu ở Vịnh Hipe của Cuba.

Dunia Felipillo, 45 tuổi, cho biết cô tự hào khi thấy Đức Giáo Hoàng cầu nguyện trước Đức Trinh Nữ Bác Ái, mặc dù bản thân cô không phải là người Công Giáo. Cô cho hay: "Tất cả chúng tôi kêu cầu các ân huệ của la Cachita" cô sử dụng tiếng lóng Cuba để nói về tượng Đức Trinh Nữ, khi cô xem buổi lễ trên truyền hình từ tiền sảnh của một khách sạn ở Santiago.

Những đề cập thường xuyên của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI về tượng Đức Trinh Nữ cũng nêu bật những gì mà Giáo Hội chia sẻ với những người không tôn giáo của Cuba, trái ngược với những quan điểm của ngài vốn có thể châm ngòi cho sự chống đối nhiều hơn, chẳng hạn như lập trường của giáo hội về ly dị và phá thai cùng những lên án mạnh mẽ của ngài chống lại chủ nghĩa Mác.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh đến lòng sùng kính Đức Maria trong suốt chuyến đi Mỹ Châu Latin của mình, ngài cũng thường đề cập đến Đức Mẹ Guadalupe ở Mêxicô. Tuy nhiên, ngài cũng đã cảnh báo các tín hữu trong quá khứ đã không lạm dụng nó và quên rằng Kitô giáo là nói về Chúa Kitô.

Trong khi đó, những người bất đồng chính kiến trên đảo quốc nói rằng họ vẫn không biết tin về người đàn ông đã hét lên "Đả đảo cách mạng. Đả đảo chế độ độc tài!" trước khi Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng diễn tra vào hôm thứ Hai ở Santiago. Nhân viên an ninh vội bắt anh ta đi. Video về vụ việc cho thấy anh ta bị tát bởi một người đàn ông mặc đồng phục nhân viên cấp cứu trước khi nhân viên an ninh tách họ ra.

"Chúng tôi không biết tên anh ta hoặc nơi ở của anh ta, chỉ biết rằng nó hơi bạo lực", ông Elizardo Sanchez, người đứng đầu của một nhóm giám sát giam giữ của những người đối lập với chính quyền. Ông kêu gọi chính quyền Cuba, những người đã không bình luận về vụ việc, xác định người đàn ông.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dường như đi bộ với sức sống mới hôm thứ Ba khi ngài chào đón các viên chức và giáo sĩ khi máy bay của ngài đến Havana. Buổi tối hôm trước, phát ngôn viên của ngài thừa nhận rằng Đức Giáo Hoàng đã mệt mỏi từ những ngày di chuyển ở Mêxicô.

Ngài đã được chào đón trên đường băng bởi các giáo sĩ, viên chức chính quyền và trẻ em, chúng chơi nhạc, nhảy múa và tặng hoa cho ngài.

Ana Blanco, một cư dân 47 tuổi Havana phàn nàn về những người dân được yêu cầu tham dự một Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng vào thứ Tư tại Havana, cô nói rằng sự ép buộc có vẻ kỳ lạ ở một đất nước mà những năm đầu đời của cô đã dạy rằng tôn giáo của cô là sai trái.

"Bây giờ có chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, và tôi không đồng ý với việc cho nó quá nhiều quan trọng hoặc làm cho bất cứ ai đến tham dự Thánh Lễ hoặc các hoạt động khác", người nhân viên văn phòng cho hay. "Trước kia nó là xấu, bây giờ nó là tốt. Điều đó tạo ra sự nhầm lẫn".

Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami, người dẫn đầu một cuộc hành hương của khoảng 300 người, chủ yếu là người Mỹ gốc Cuba tới đảo quốc nhân chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đã được vỗ tay hoan nghênh liên tục khi ngài đưa ra bài giảng ở Nhà thờ Chánh tòa Havana chật kín người, chủ yếu là người Floridian. Đức Tổng Giám Mục Wenski kêu gọi gia tăng tôn trọng nhân quyền và thay đổi chính trị trên đảo, trong khi ngài cũng cảnh báo chống lại chủ nghĩa tư bản không kiềm chế. Ngài nói bằng tiếng Tây Ban Nha: "Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Cuba muốn một sự chuyển tiếp xứng đáng cho con người, xứng đáng cho người dân Cuba. Giáo Hội muốn một cuộc hạ cánh ôn hòa... và một tương lai hy vọng".

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang được điều trị bức xạ bệnh ung thư tại Havana đã gửi lời chào mừng của ông đến Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, nhưng cho biết không có kế hoạch gặp Đức Giáo Hoàng: "Họ có chương trình nghị sự của họ. Tôi không được quyền quấy rầy".
 
Đức Thánh Cha kêu gọi giới trẻ hãy trở nên 'những nhà truyền giáo của niềm vui'
Lã Thụ Nhân
09:23 28/03/2012
Đức Thánh Cha kêu gọi giới trẻ hãy trở nên 'những nhà truyền giáo của niềm vui'

Vatican City (CNA/EWTN News) - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ thử thách giới trẻ Công Giáo trở thành "những nhà truyền giáo của niềm vui" trong sứ điệp của ngài dành cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới vào Chúa Nhật tới.

"Hãy là chứng nhân nhiệt tình của việc tái truyền giáo! Hãy đến với những người đang đau khổ và những người đang kiếm tìm, và mang đến cho họ những niềm vui mà Chúa Giêsu muốn ban tặng". Đức Thánh Cha cho hay trong bản văn huấn từ của ngài được công bố cho truyền thông hôm 27 tháng Ba.

"Hãy mang nó đến cho gia đình, trường học, trường đại học của các con, và nơi làm việc, bạn bè, bất cứ nơi nào các con sinh sống. Các con sẽ thấy nó loan truyền như thế nào".

Sứ điệp của Đức Thánh Cha đánh dấu Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 27 của Giáo Hội, sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào năm 2012. Chủ đề của năm nay được lấy từ lời khuyên của Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê: "Hãy luôn vui mừng trong Chúa".

Đức Thánh Cha viết: "Vui mừng là trung tâm của kinh nghiệm Kitô giáo trong một thế giới của buồn phiền và lo âu, niềm vui là chứng tá quan trọng đối với vẻ đẹp và độ tin cậy của đức tin Kitô giáo".

Sau đó ngài giải thích làm thế nào để giới trẻ có thể tìm thấy niềm vui, trải nghiệm về nó sâu sắc hơn và truyền tải nó đến với tha nhân.

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng "khát vọng niềm vui ẩn nấp bên trong trái tim của mỗi người nam và nữ" và điều này còn hơn cả "cảm xúc trước mắt và phù du của sự toại nguyện" nhưng là một sự khao khát "một niềm vui hoàn hảo, tràn đầy và lâu dài, có khả năng mang đến 'hương vị' cho sự hiện hữu của chúng ta".

Bản năng này đặc biệt đúng cho thời trẻ, thời mà Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mô tả như là một trong những giai đoạn "tiếp tục khám phá cuộc sống, thế giới, tha nhân và chính bản thân chúng ta". Đó là giai đoạn "chúng ta bị xao động bởi những lý tưởng cao cả và đưa ra những kế hoạch tuyệt vời".

Nhưng để tìm thấy những gì mang lại "niềm vui thực sự và lâu dài" con người phải tìm kiếm Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích điều này rằng bởi vì Thiên Chúa là "một sự hiệp thông của tình yêu vĩnh cửu" và niềm vui bất tận của Ngài "không còn đóng khung trong chính nó, nhưng mở rộng ôm lấy tất cả những người mà Thiên Chúa yêu thương và những người yêu thương Ngài".

Vì lý do này, Thiên Chúa muốn mỗi người trẻ phải "chia sẻ niềm vui thiêng liêng và vĩnh cửu của mình" vì ý nghĩa và giá trị sâu sắc nhất của đời sống họ nằm ở chỗ "được Chúa chấp nhận, chào đón và yêu thương".

Và tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa cho phép giới trẻ nói rằng "Tôi được yêu thương; tôi có chỗ trên trên thế gian này và trong lịch sử; Thiên Chúa yêu thương tôi cách riêng. Nếu Thiên Chúa chấp nhận tôi, yêu tôi và tôi chắc chắn về điều này, thì tôi biết rõ ràng và chắc chắn rằng đó là điều tốt đẹp mà tôi đang sống".

Sau đó Đức Thánh Cha trích dẫn mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu thăm nhà ông Giakêu, và Phục Sinh là thời điểm con người gặp Chúa Giêsu và trải nghiệm "niềm vui nội tâm bao la".

Ngài cho hay những ví dụ này nhắc nhở chúng ta rằng "điều ác không có tiếng nói sau cùng trong cuộc đời chúng ta" và "đức tin trong Chúa Kitô Đấng Cứu Độ cho chúng ta biết rằng tình yêu của Thiên Chúa là chiến thắng khải hoàn".

Đức Thánh Cha tiếp tục thúc giục giới trẻ hưởng ứng với "niềm vui tâm hồn " bằng cách không sợ mạo hiểm mạng sống của mình và bằng cách dành "chỗ cho Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài".

Ngài cho hay điều này đặc biệt đúng nếu Chúa Kitô "kêu gọi các con đến với đời sống tôn giáo, tu viện, truyền giáo, hoặc chức linh mục", vì Chúa Giêsu "đổ đầy niềm vui cho tất cả những người đáp lại lời mời gọi của Ngài, rời bỏ tất cả mọi thứ để đến với Ngài" và "tận hiến chính mình bằng trái tim trọn vẹn để phục vụ tha nhân". Sau khi trải nghiệm niềm vui mà Chúa Giêsu mang lại, tất cả mọi người được mời gọi để yêu thương tha nhân.

"Vui mừng là lưới tình yêu mà các con có thể bắt lấy các linh hồn; Thiên Chúa yêu thương người tặng niềm vui. Bất cứ ai cho đi niềm vui là cho đi nhiều hơn thế". Đức Thánh Cha trích dẫn lời của Chân phước Têrêsa Calcutta.

Đối với người trẻ, tình yêu này thấm nhuần mọi khía cạnh của đời sống họ để họ học cách yêu thương "nghĩa là kiên định, đáng tin cậy và trung tín dấn thân" nhất là trong học tập, công việc và tình bằng hữu. Ngài lưu ý: "Bạn bè mong đợi chúng ta chân thành, trung nghĩa và trung tín bởi vì tình yêu đích thực kiên trì ngay trong những lúc khó khăn".

Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện để giới trẻ sẽ dẫn dắt đời sống "được hướng dẫn bởi một tinh thần phục vụ và không theo đuổi quyền lực, thành công vật chất, và tiền bạc". Sự cám dỗ này là nền văn hóa ngày nay thường "áp lực chúng ta tìm kiếm mục tiêu, những thành tựu và thú vui ngay tức khắc" nuôi dưỡng "tính hay thay đổi hơn là sự kiên trì, làm việc chăm chỉ và trung thành với những dấn thân". Điều này không có gì hơn là sự hứa hẹn "hạnh phúc giả tạo".

"Có bao nhiêu người bị vây quanh bởi của cải vật chất để cuộc sống họ bị lấp đầy với niềm thất vọng, nỗi buồn, và sự trống rỗng! Để có niềm vui bền vững, chúng ta cần phải sống trong tình yêu và sự thật. Chúng ta cần phải sống trong Thiên Chúa".

Ngài cảnh báo con đường cao hơn này sẽ không đạt được mà không thường xuyên té ngã như là "kinh nghiệm tội lỗi, vốn từ chối theo Chúa và lăng mạ tới tình bằng hữu của Ngài, mang lại sự ảm đạm trong lòng chúng ta". Tuy nhiên, Thiên Chúa với lòng thương xót của Ngài "không bao giờ bỏ rơi chúng ta" và luôn luôn đưa ra khả năng "được hòa giải với Ngài và trải nghiệm niềm vui của tình yêu tha thứ và chào đón chúng ta trở lại". Đức Thánh Cha mời gọi: "Các bạn trẻ thân mến, hãy thường xuyên cậy dựa vào Bí tích của Sám Hối và Hòa giải! Đó là bí tích của niềm vui khám phá".

Ngài kết thúc sứ điệp gởi cho giới trẻ của mình bằng cách đưa ra một số kiểu mẫu thánh thiện của người trẻ để họ noi theo. Đầu tiên trong số đó là sinh viên người Ý đầu thế kỷ đầu 20, Chân Phước Pier Giorgio Frassati. Đức Thánh Cha giải thích mặc dù trải qua "nhiều thử thách trong đời sống ngắn ngủi của mình, bao gồm cả một kinh nghiệm lãng mạn khiến ngài tổn thương sâu sắc", Chân Phước Pier Giorgio luôn tìm thấy nơi đời sống Kitô hữu là một niềm vui, "ngay cả khi nó liên quan đến sự đau đớn".

Đức Thánh Cha Bênêđictô tuyên bố kinh nghiệm của vui mừng và đau đớn này giải thích tại sao có sự mô tả bất công và sai sự thật về Kitô giáo như là "một cách thức của cuộc sống bóp nghẹt tự do của chúng ta và ngược lại với mong muốn của chúng ta về hạnh phúc và niềm vui". Ngược lại, các Kitô hữu là "người nam, người nữ thực sự hạnh phúc bởi vì họ biết mình không đơn độc" bởi vì Thiên Chúa "luôn luôn gìn giữ họ trong tay Ngài".

"Tùy thuộc vào các con, những người trẻ theo Chúa Kitô, để cho thế gian thấy rằng đức tin mang lại hạnh phúc và niềm vui, là sự thật, trọn vẹn và lâu dài".
 
Đức Giáo Hoàng yêu cầu Cuba công bố Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày nghỉ lễ
Đặng Tự Do
09:42 28/03/2012
Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu chủ tịch Cuba ông Raul Castro tuyên bố Thứ Sáu Tuần Thánh là một ngày nghỉ quốc gia tại Cuba.

Trong ngày thứ hai của chuyến tông du của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã gặp gỡ với Chủ tịch Raul Castro tại Cung Cách mạng Havana vào lúc 17h30 hôm thứ Ba 27 tháng Ba.

Giám đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, cho biết trong số những vấn đề được đưa ra thảo luận Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời yêu cầu nói trên.

Khi Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm đất nước Cuba vào năm 1998, ngài đã yêu cầu ngày 25 tháng 12 phải được coi là quốc lễ. Sau đó, Fidel Castro, đã tuyên bố Giáng sinh là một ngày lễ quốc gia, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha.

Cha Lombardi cũng xác nhận rằng Fidel Castro đã yêu cầu một cuộc gặp gỡ “khiêm tốn và đơn giản” với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày thứ Tư, trước khi Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ tại Quảng trường Cách mạng Havana lúc 9h sáng.

Tổng thống Venezuela là Hugo Chavez, một người khét tiếng chống Công Giáo cũng đang có mặt tại Cuba từ hôm thứ Bẩy 24 tháng Ba để xạ trị ung thư. Có nhiều tin đồn là Hugo Chavez cũng muốn được gặp Đức Thánh Cha. Cha Federico Lombardi không phủ nhận khả năng đó nhưng không đưa ra lời xác nhận nào như trong trường hợp của Fidel Castro.

Trong chuyến bay từ Rôma sang León hôm thứ Sáu 23 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói ngài tin rằng hệ thống chính trị Mác Xít của Cuba “đã xa rời thực tại”.

Marino Murillo, phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Cuba đã phản bác ý kiến của Đức Thánh Cha cho rằng hệ thống chính trị của Cuba là tồn tại được và không cần thay đổi.

Marino nói: “Tại Cuba này sẽ không có cải tổ chính trị gì hết cả”.

Giáo Hội tại Cuba được ghi nhận là đóng một vai trò càng ngày càng quan trọng hơn trong đời sống đất nước tiếp theo sau chuyến viếng thăm năm 1998 của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Thống kê 1990 ghi nhận người Công Giáo chỉ chiếm 10% dân số. Con số hiện nay là 60%. Đức Hồng Y Jaime Ortega của tổng giáo phận thủ đô Havana cũng đã thành công trong việc kêu gọi cộng sản trả tự do cho các tù chính trị. Mặc dù vậy, các nhà đối lập tại Cuba vẫn liên tục bị sách nhiễu.
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XXVII
Bêneđictô XVI, Giáo Hoàng
10:18 28/03/2012
Ngày Quốc Tế giới trẻ tới đây, Chúa nhật Lễ Lá 1-4-2012, được cử hành ở cấp giáo phận. Hôm 27-3-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày này.

”Anh chị em hãy luôn vui mừng trong Chúa!” (Pl 4,4)

Các bạn trẻ thân mến,

Tôi vui mừng vì lại được ngỏ lời với các bạn, nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XXVII. Kỷ niệm về cuộc gặp gỡ tại Madrid, hồi tháng 8 năm ngoái, vẫn còn ghi đậm trong tâm hồn tôi. Đó là một thời điểm ân phúc đặc biệt, trong đó Chúa đã chúc lành cho các bạn trẻ hiện diện, đến từ các nơi trên toàn thế giới. Tôi cảm tạ Thiên Chúa vì bao nhiêu thành quả mà Ngài đã làm nảy sinh trong những ngày ấy, và trong tương lai những thành quả ấy sẽ tăng thêm nhiều cho các bạn trẻ và các cộng đoàn của họ. Hiện nay chúng ta đã hướng về cuộc hẹn sắp tới tại Rio de Janeiro vào năm 2013, với chủ đề ”Các con hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ” (Xc Mt 28,19).

Năm nay, chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ rút từ lời nhắn nhủ trong Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu thành Philiphê: ”Anh chị em hãy luôn vui mừng trong Chúa!”. Thực vậy, niềm vui là một yếu tố chủ yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo. Trong mỗi Ngày Quốc Tế giới trẻ chúng ta đều cảm nghiệm niềm vui nồng nhiệt, niềm vui hiệp thông, niềm vui được làm Kitô hữu, niềm vui đức tin. Đó là một trong những đặc tính của các cuộc gặp gỡ ấy. Và chúng ta thấy sức mạnh thu hút lớn lao của niềm vui: trong một thế giới thường mang đậm buồn sầu và lo lắng, niềm vui thực là một chứng tá quan trọng về vẻ đẹp và sự đáng tín nhiệm của đức tin Kitô.

Giáo Hội được mời gọi mang niềm vui cho thế giới, niềm vui chân thực và lâu bền, niềm vui mà các thiên thần đã loan báo cho các mục tử tại Bethlehem trong đêm Chúa Giêsu giáng sinh (Xc Lc 2,10): Thiên Chúa không những nói, nhưng còn thực hiện những dấu hiệu lạ kỳ trong lịch sử nhân loại, Thiên Chúa gần gũi chúng ta đến độ trở thành một người trong chúng ta và trải qua những giai đoạn trong trọn cuộc đời con người. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, bao nhiêu người trẻ quanh chúng ta đang có một nhu cầu rất lớn, họ cần được nghe sứ điệp Kitô, là một sứ điệp vui mừng và hy vọng! Vì thế, tôi muốn cùng các bạn suy tư về niềm vui ấy, về những phương thức tìm được niềm vui, để các bạn ngày càng có thể sống niềm vui ấy một cách sâu xa hơn và trở thành những sứ giả của niềm vui nơi những người xung quanh các bạn.

1. Tâm hồn chúng ta được dựng nên để sống vui mừng

Khát vọng vui mừng được ghi đậm trong tâm hồn con người. Đi xa hơn những thỏa mãn trước mắt và chóng qua, con tim chúng ta tìm kiếm niềm vui sâu xa, sung mãn và lâu bền, có thể mang lại ”hương vị” cho cuộc sống. Và điều này có giá trị đặc biệt đối với các bạn, vì tuổi trẻ là một thời kỳ liên tục khám phá cuộc sống, thế giới, tha nhân và bản thân. Tuổi trẻ là thời kỳ cởi mở hướng về tương lai, trong đó có biểu lộ những ước muốn to lớn được hạnh phúc, tình bạn, chia sẻ và chân thực, trong đó ta được những lý tưởng thúc đẩy và đề ra các dự phóng.

Và mỗi ngày có bao nhiêu niềm vui đơn sơ mà Chúa ban cho chúng ta: niềm vui sống, niềm vui đứng trước cảnh đẹp thiên nhiên, niềm vui vì công việc được hoàn thành tốt đẹp, niềm vui phục vụ, niềm vui vì tình yêu chân thành và thanh khiết. Và nếu chúng ta chú ý tự quan sát, thì cũng có bao nhiêu lý do khác để vui mừng: những lúc thật đẹp trong đời sống gia đình, tình bạn được chia sẻ, khám phá những khả năng của mình và đạt được những thành quả tốt, sự quí chuộng của người khác đối với chúng ta, khả năng diễn đạt và cảm thấy được cảm thông, cảm giác mình hữu ích cho tha nhân. Và rồi, việc thủ đắc các kiến thức mới nhờ học hành, khám phá những chiều kích mới qua các cuộc du hành và gặp gỡ, khả năng đề ra những dự phóng cho tương lai. Và cả kinh nghiệm khi đọc một tác phẩm văn chương, chiêm ngưỡng một kiệt tác nghệ thuật, nghe và chơi nhạc hoặc xem một phim cũng có thể tạo ra nơi chúng ta những niềm vui đích thực.

Nhưng mỗi ngày chúng ta cũng gặp phải bao nhiêu khó khăn và trong lòng có những âu lo về tương lai, đến độ chúng ta có thể tự hỏi không biết niềm vui trọn vẹn và lâu bền mà chúng ta mong ước có phải là một ảo tưởng và là một sự trốn chạy thực tại hay không. Có nhiều bạn trẻ tự hỏi: phải chăng niềm vui trọn vẹn có phải là điều thực sự có thể đạt được ngày nay hay không? Và sự tìm kiến ấy diễn ra qua nhiều con đường khác nhau, có những con đường sai lầm và có thể là nguy hiểm nữa. Nhưng làm sao phân biệt niềm vui thực sự lâu bền với những lạc thú trước mắt và lừa đảo? Làm sao tìm được niềm vui chân thực trong cuộc sống, niềm vui kéo dài và không rời bỏ chúng ta trong những lúc khó khăn?

2. Thiên Chúa là nguồn mạch niềm vui chân thực

Trong thực tế, những niềm vui đích thực, những niềm vui bé nhỏ hằng ngày hoặc những niềm vui lớn trong cuộc sống, tất cả đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, cả khi thoạt nhìn chúng không có vẻ như vậy, vì Thiên Chúa là sự hiệp thông yêu thương vĩnh cửu, là niềm vui vô tận không khép kín nơi chính mình, nhưng lan tỏa nơi những người Ngài yêu thương và họ yêu mến Ngài. Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh của Ngài vì yêu thương và để đổ tràn tình yêu của Ngài trên chúng ta, để làm cho chúng ta được tràn đầy sự hiện diện và ân sủng của Ngài. Thiên Chúa muốn cho chúng ta được tham dự niềm vui thần linh và vĩnh cửu của Ngài, cho chúng ta khám phá rằng giá trị và ý nghĩa sâu xa của cuộc đời chúng ta hệ tại được Chúa chấp nhận, đón tiếp và yêu thương, không phải bằng sự đón tiếp mong manh như sự đón tiếp của con người, nhưng là một sự đón tiếp vô điều kiện như sự đón tiếp của Thiên Chúa: tôi được Chúa mong muốn, tôi có một chỗ đứng trong thế giới và trong lịch sử, tôi được Thiên Chúa đích thân yêu thương. Và nếu Thiên Chúa nhận tôi, yêu thương tôi và tôi chắc chắn về điều ấy, thì tôi biết chắc chắn và rõ ràng rằng tôi hiện hữu, tôi sống, đó là một điều tốt lành.

Tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta được biểu lộ trọn vẹn trong Đức Giêsu Kitô. Nơi Ngài có niềm vui mà chúng ta tìm kiếm. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy các biến cố đánh dấu khởi đầu cuộc đời của Chúa Giêsu đều mang đặc tính vui mừng. Khi báo tin cho Đức Trinh Nữ Maria Người sẽ là Mẹ Đấng Cứu Thế, Tổng lãnh thiên thần Gabriel bắt đầu bằng câu: ”Xin Trinh Nữ hãy vui lên!” (Lc 1,28). Khi Chúa Giêsu sinh ra, thiên thần Chúa nói với các mục tử: ”Này đây tôi loan báo cho anh em một vui mừng lớn, sẽ là niềm vui của toàn dân: hôm nay, tại thành của Vua Đavít, một vị Cứu Thế đã sinh ra cho chúng ta, Ngài là Chúa Kitô” (Lc 2,11). Và các Đạo Sĩ tìm kiếm hài nhi, ”khi thấy ngôi sao, họ cảm thấy một niềm vui rất lớn” (Mt 2,10). Vì vậy, động lực của niềm vui này là sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng trở nên một người trong chúng ta. Và đó là điều mà thánh Phaolô muốn nói khi viết cho các tín hữu Kitô ở thành Philiphê: ”Anh chị em hãy luôn vui mừng trong Chúa, tôi lập lại: anh chị em hãy vui mừng. Ước gì sự hòa nhã của anh chị em được mọi người biết đến. Chúa đang gần kề!” (Pl 4,4-5). Nguyên nhân đầu tiên của niềm vui chúng ta chính là sự gần gũi của Chúa, Đấng đón nhận và yêu mến ta.

Và thực vậy từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu luôn nảy sinh một niềm vui lớn trong tâm hồn. Trong các sách Tin Mừng, chúng ta có thể thấy điều đó trong nhiều giai thoại. Chúng ta hãy nhớ cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu tại nhà ông Giakêu, một người thu thuế bất lương, một người tội lỗi công khai, Chúa Giêsu nói với ông: ”Hôm nay tôi phải lưu lại nhà ông”. Và thánh Luca kể lại, ông Giakêu ”tràn đầy vui mừng đón tiếp Chúa” (Lc 19,5-6). Đó là niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa; là cảm thấy tình thương của Thiên Chúa có thể biến đổi toàn thể cuộc sống và mang lại ơn cứu độ. Và Giakêu quyết định thay đổi cuộc sống, phân phát một nửa gia tài của ông cho người nghèo.

Trong giờ khổ nạn của Chúa Giêsu, tình yêu ấy được biểu lộ với tất cả sức mạnh. Trong những giờ phút cuối của cuộc sống trần thế, khi dùng bữa tiệc ly với các bạn hữu, Chúa nói: ”Như Cha đã yêu thương Thầy, Thầy cũng yêu thương các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy... Thầy nói điều đó với các con để niềm vui của Thầy ở trong các con và niềm vui của các con được trọn vẹn” (Ga 15,9.11). Chúa Giêsu muốn dẫn đưa các môn để của Ngài và mỗi người chúng ta vào trong niềm vui trọn vẹn, niềm vui mà Ngài chia sẻ với Chúa Cha, để tình yêu của Chúa Cha đối với Ngài ở trong chúng ta (Xc Ga 17,26). Niềm vui Kitô là cởi mở đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và thuộc về Ngài.

Các sách Tin Mừng kể lại rằng Maria Magdala và các phụ nữ khác đến viếng mộ nơi Chúa Giêsu được an táng sau khi chết và họ được một thiên thần loan báo một tin lạ thường: Chúa đã sống lại. Thánh sử Phúc Âm kể lại: Bấy giờ các bà vội vã rời mộ, ”vừa sợ hãi vừa rất vui mừng”, họ chạy đi loan báo tin vui cho các môn đệ. Và Chúa Giêsu đến gặp họ, Ngài nói: ”Chào các bà!” (Mt 28,8-9). Đó là niềm vui ơn cứu độ được trao tặng cho họ: Chúa Kitô đang sống, Ngài là Đấng đã chiến thắng sự ác, tội lỗi và sự chết. Ngài hiện diện giữa chúng ta như Đấng Phục Sinh, cho đến tận thế (Xc Mt 28,20). Sự ác không có tiếng nói cuối cùng về cuộc sống chúng ta, nhưng niềm tin nơi Chúa Kitô Cứu Thế nói với chúng ta rằng tình thương của Thiên Chúa chiến thắng.

Niềm vui sâu xa ấy là thành quả của Chúa Thánh Linh, Đấng làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, có khả năng sống và niếm hưởng sự tốt lành của Chúa, và chúng ta có thể thưa với Ngài ”Abbà, Cha ơi” (Xc Rm 8,15). Niềm vui là dấu chỉ sự hiện diện và hoạt động của Chúa nơi chúng ta.

3. Bảo tồn niềm vui Kitô trong tâm hồn

Đến đây chúng ta tự hỏi: làm sao lãnh nhận và bảo tồn hồng ân niềm vui sâu xa, niềm vui tinh thần?

Một thánh vịnh nói với chúng ta rằng: ”Hãy tìm niềm vui trong Chúa: Ngài sẽ lắng nghe những ước vọng của tâm hồn bạn” (Tv 37,4). Và Chúa Giêsu giải thích rằng ”Nước trời giống như một kho tàng giấu trong ruộng: một người kia tìm được và giấu đi; rồi tràn đầy vui mừng, ông bán mọi tài sản và mua thửa ruộng ấy” (Mt 13,44). Tìm thấy và bảo tồn niềm vui tinh thần nảy sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa, đòi phải theo Ngài, thực hiện một sự chọn lựa quyết định đặt trọn nơi Ngài. Các bạn trẻ thân mến, các bạn đừng sợ dành trọn cuộc sống của mình khi dành chỗ cho Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài; đó là con đường để được an bình và hạnh phúc đích thực trong nội tâm sâu thẳm của chúng ta, là con đường để thực hiện chân thực cuộc sống của chúng ta như con cái Thiên Chúa, được dựng nên theo hình ảnh giống Ngài.

Tìm kiếm niềm vui trong Chúa: niềm vui là thành quả của đức tin, là mỗi ngày nhìn nhận sự hiện diện của Chúa, tình bạn của Ngài: ”Chúa ở gần kề!” (Pl 4,5); là đặt trọn niềm tín thác của chúng ta nơi Chúa, là tăng trưởng trong sự hiểu biết và yêu mến Chúa. ”Năm đức tin”, sắp bắt đầu trong vài tháng tới đây, sẽ nâng đỡ và khích lệ chúng ta. Các bạn thân mến, hãy học cách nhìn xem Thiên Chúa hành động thế nào trong cuộc sống chúng ta, các bạn hãy khám phá Chúa ẩn nấp giữa những biến cố trong cuộc sống hằng ngày của các bạn. Hãy tin rằng Chúa luôn trung tín với giao ước Ngài đã ký kết với các bạn trong ngày các bạn chịu phép Rửa Tội. Hãy biết rằng Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi các bạn. Hãy năng hướng nhìn lên Chúa. Trên thập giá, Chúa đã hiến mạng sống vì yêu thương các bạn. Sự chiêm ngắm một tình yêu lớn lao dường ấy mang lại cho tâm hồn chúng ta một niềm hy vọng và niềm vui mà không gì có thể phá đổ. Một Kitô hữu không bao giờ có thể buồn phiền và đã gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng sống vì họ.

Tìm kiếm Chúa, gặp gỡ Chúa trong cuộc sống, cũng có nghĩa là đón nhận Lời Chúa, là niềm vui cho tâm hồn. Ngôn sứ Giêrêmia viết: ”Khi Lời Chúa đến gặp con, con ăn ngấu nghiến Lời Chúa; Lời Chúa là niềm vui và hoan lạc của tâm hồn con” (Gr 15,16). Các bạn hãy học cách đọc và suy niệm Kinh Thánh, các bạn sẽ tìm thấy trong đó câu trả lời cho mọi thắc mắc sâu xa nhất về sự thật ở trong tâm trí các bạn. Lời Chúa giúp khám phá những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử loài người, và thúc đẩy chúng ta chúc tụng và thờ lạy Chúa, lòng tràn đầy vui mừng: ”Các bạn hãy đến, chúng ta hát mừng Chúa.. Các bạn hãy phủ phục, chúng ta thờ lạy Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta” (Tv 95,1.6).

Tiếp đến, Phụng vụ là nơi tuyệt hảo trong đó có diễn tả niềm vui mà Giáo Hội kín múc từ Chúa và chuyển thông cho thế giới. Mỗi chúa nhật, trong Thánh Lễ, các cộng đoàn Kitô cử hành Mầu Nhiệm chủ yếu của ơn cứu độ: sự chết và sống lại của Chúa Kitô. Đó chính là lúc căn bản đối với hành hành trình của mỗi môn đệ Chúa, trong đó Hy Tế tình thương của Chúa hiện diện; đó là ngày chúng ta gặp gỡ Chúa Phục Sinh, lắng nghe Lời Ngài, nuôi dưỡng chúng ta bằng Mình và Máu Ngài. Một thánh vịnh quả quyết: ”Đây là ngày Chúa đã dựng nên, chúng ta hãy vui mừng và hân hoan!” (Tv 118,24). Và trong đêm Phục Sinh, Giáo Hội hát bài ca Exultet (Mừng vui lên), diễn tả niềm vui vì chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên tội lỗi và sự chết: ”Mừng vui lên hỡi ca đoàn thiên thần... Hãy vui lên trái đất được tràn đầy huy hoàng lớn lao dường ấy... và đền thờ này vang dội những lời tung hô của dân chúng trong đại lễ vui mừng!”. Niềm vui Kitô nảy sinh từ sự ý thức mình được một vị Thiên Chúa làm người yêu thương, đã hiến mạng vì chúng ta và đã đánh bại sự ác và sự chết; và niềm vui ấy là sống bằng tình yêu đối với Chúa. Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, nữ đan sĩ trẻ dòng Cát Minh, đã viết: ”Lạy Chúa Giêsu, yêu mến Chúa thực là niềm vui của con!” (P. 45, 21-1-1897, Op. Compl., tr. 708).

4. Niềm vui yêu thương

Các bạn thân mến, niềm vui gắn liền với tình yêu: đó là hai thành quả không thể tách rời của Chúa Thánh Linh (Xc Gl 5,23). Tình yêu tạo ra vui mừng, và vui mừng là một hình thức yêu thương. Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, khi vọng lại lời Chúa Giêsu ”cho đi thì hạnh phúc hơn là nhận lãnh!” (Cv 20,35), đã nói: ”Niềm vui là một mạng lưới tình yêu để bắt các linh hồn. Thiên Chúa yêu thương người cho đi một cách vui vẻ. Ai vui vẻ cho đi thì cho nhiều hơn”. Và vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI đã viết: ”Trong chính Thiên Chúa tất cả đều là vui mừng vì tất cả đều là hồng ân” (Tông Huán Gaudete in Domino (Hãy vui mừng trong Chúa), 9-5-1975).

Khi nghĩ đến những lãnh vực khác nhau trong cuộc sống của các bạn, tôi muốn nói với các bạn rằng yêu thương có nghĩa là kiên trì, trung tín, chu toàn những gì đã cam kết. Và điều này trước tiên ở trong tình bạn: các bạn hữu chúng ta mong muốn chúng ta thành thực, giữ lời hứa, trung thành, vì tình yêu chân thực là kiên trì cả khi và nhất là trong những khó khăn. Điều này cũng có giá trị đối với công việc làm, học hành và việc phục vụ mà chúng ta thi hành. Trung thành và kiên trì trong điều thiện dẫn tới niềm vui, cho dù niềm vui ấy không luôn luôn là điều xảy ra ngay.

Để đi vào niềm vui của tình yêu, chúng ta cũng được mời gọi quảng đại, không phải chỉ cho đi điều tối thiểu, nhưng là dấn thân hết mình trong cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến những người túng thiếu hơn. Thế giới đang cần những người nam nữ có khả năng và quảng đại, phục vụ công ích. Các bạn hãy dấn thân học hành nghiêm túc; hãy vun trồng những năng khiếu của các bạn và ngay từ bây giờ sử dụng chúng để phục vụ tha nhân. Hãy tìm phương thế để góp phần làm cho xã hội được công bằng và nhân đạo hơn, nơi các bạn sinh sống. Ước gì toàn thể cuộc sống của các bạn được tinh thần phục vụ hướng dẫn, chứ không phải do sự tìm kiếm quyền lực, thành công vật chất và tiền bạc.

Về lòng quảng đại, tôi không thể không nhắc đến niềm vui đặc biệt: đó là niềm vui ta cảm thấy khi đáp lại ơn gọi hiến dâng trọn cuộc sống của ta cho Chúa. Các bạn trẻ thân mến, các bạn đừng sợ ơn Chúa gọi sống đời tu trì, đan tu, thừa sai hoặc linh mục. Hãy chắc chắn rằng Chúa đổ đầy vui mừng cho những người dâng hiến cuộc sống cho Ngài trong viễn tượng ấy, và đáp lại lời mời của Chúa từ bỏ mọi sự để ở với Ngài, và dâng hiến cho Ngài con tim không chia sẻ để phục vụ tha nhân. Cũng vậy, Chúa dành niềm vui lớn cho những người nam nữ hoàn toàn hiến thân cho nhau trong hôn nhân để thành lập gia đình và trở thành dấu chỉ tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Ngài.
Tôi muốn nhắc đến yếu tố thứ ba để bước vào niềm vui của tình yêu, đó là làm cho tình hiệp thông huynh đệ được tăng trưởng trong cuộc sống của các bạn và của các cộng đoàn các bạn. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hiệp thông và vui mừng. Không phải tình cờ mà Thánh Phaolô viết lời nhắn nhủ ở số nhiều: Ngài không ngỏ lời với mỗi người riêng rẽ, nhưng quả quyết ”Anh chị em hãy luôn vui mừng trong Chúa” (Pl 4,4). Chỉ khi nào cùng nhau sống sự hiệp thông huynh đệ, chúng ta mới có thể cảm nghiệm niềm vui ấy. Sách Tông đồ Công vụ mô tả cộng đoàn Kitô đầu tiên thế này: ”Khi bẻ bánh trong các tư gia, họ dùng bữa với niềm vui và tâm hồn đơn sơ” (Cv 2,46). Cả các bạn cũng hãy dấn thân để các cộng đoàn Kitô có thể là nơi ưu tiên để chia sẻ, quan tâm và săn sóc lẫn nhau.

5. Niềm vui hoán cải

Các bạn than mến, để sống niềm vui đích thực cũng cần phải nhận rõ những cám dỗ làm mất niềm vui. Nền văn hóa ngày nay thường tìm kiếm những mục tiêu, những thành công và lạc thú trước mắt, ưu đãi sự bất nhất hơn là sự bền chí trong những cơ cực vất vả và trung thành với những điều cam kết. Những sứ điệp các bạn nhận được thường thúc đẩy đi theo tiêu chuẩn tiêu thụ, hướng đến những hạnh phúc giả tạo. Kinh nghiệm cho thấy rằng sở hữu của cải không đồng nghĩa với vui mừng; có bao nhiêu người đầy ứ của cải vật chất, nhưng thường bị thất vọng, sầu muộn và cảm thấy cuộc sống trống rỗng. Để ở lại trong niềm vui, chúng ta được mời gọi sống trong tình thương và trong chân lý, sống trong Thiên Chúa.
Và ý muốn của Thiên Chúa là chúng ta được hạnh phúc. Vì thế Ngài đã ban cho chúng ta những chỉ dẫn cụ thể để chúng ta tiến bước, đó là các Giới răn. Khi tuân giữ các Giới răn, chúng ta tìm thấy con đường sự sống và hạnh phúc. Tuy rằng thoạt nhìn các Giới răn có vẻ là một mớ những điều cấm đoán, như thể là một chướng ngại cản trở tự do, nhưng nếu chúng ta suy niệm các Giới răn kỹ lưỡng hơn, dưới ánh sáng Sứ điệp của Chúa Kitô, thì chúng là một toàn bộ những qui luật sống thiết yếu và quí giá, dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc, được thực hiện theo dự phóng của Thiên Chúa. Trái lại bao nhiêu lần chúng ta nhận thấy rằng công trình xây dựng không biết tới Chúa và ý của Ngài thì dẫn tới thất vọng, buồn sầu, cảm thấy bị chiến bại. Kinh nghiệm về tội lỗi như một sự từ khước theo Chúa, như một sự xúc phạm đến tình bạn của Chúa, tạo ra bóng tối trong tâm hồn chúng ta.

Nếu đôi khi hành trình Kitô gặp khó khăn và quyết tâm trung thành với tình yêu của Chúa gặp phải những chướng ngại hoặc sa ngã, thì Thiên Chúa, theo lượng từ bi của Ngài, không bỏ rơi chúng ta, trái lại Ngài tặng cho chúng ta cơ hội trở về với Ngài, hòa giải với Ngài, cảm nghiệm niềm vui của tình yêu tha thứ và tái đón nhận của Ngài.

Các bạn trẻ thân mến, các bạn hãy năng lãnh nhận bí tích Thống Hối và Hòa giải! Đây là bí tích về niềm vui được tìm lại. Các bạn hãy cầu xin Chúa Thánh Linh ban ánh sáng để biết nhận ra tội lỗi của mình và khả năng xin Chúa tha thứ qua việc kiên trì đến với Bí tích này với lòng thanh thản và tín thác. Chúa luôn mở rộng vòng tay đón nhận các bạn, thanh tẩy và đưa các bạn vào trong niềm vui của Ngài: ”trên trời sẽ được vui mừng dù chỉ có một tội nhân hoán cải (Xc Lc 15,7).

6. Niềm vui trong thử thách

Nhưng sau cùng, trong tâm hồn chúng ta có thể còn một thắc mắc: phải chăng ta có thể sống trong vui mừng ngay giữa những thử thách của cuộc đời, nhất là những thử thách đau thương và huyền nhiệm, phải chăng việc thực sự theo Chúa, tín thác nơi Chúa, luôn mang lại hạnh phúc?

Chúng ta có thể tìm được câu trả lời từ kinh nghiệm của một số người trẻ như các bạn, họ đã tìm thấy trong Chúa Kitô ánh sáng có khả năng mang lại sức mạnh và hy vọng, kể cả trong những tình cảnh khó khăn nhất. Chân phước Pier Giorgio Frassati (1901-1925) đã trải qua bao nhiêu thử thách trong cuộc sống ngắn ngủi, trong đó có thử thách về đời sống tình cảm, gây thương tổn sâu đậm cho anh. Chính trong tình thế ấy, anh viết cho chị: ”Chị hỏi em có vui không; và làm sao em không thể vui mừng? Bao lâu Đức Tin con mang lại cho em sức mạnh thì em luôn vui tươi! Mỗi tín hữu Công Giáo không thể không vui mừng.. Mục đích mà chúng ta được tạo thành chỉ cho chúng ta con đường tuy có nhiều gai góc, nhưng không phải là một con đường sầu muộn: con đường ấy là vui tươi cả trong những đau khổ” (Thư gửi chị Luciana, Torino, 14-2-1925). Và chân phước Gioan Phaolô II, khi trình bày chân phước Frassati như mẫu gương, đã nói về anh rằng: ”Frassati là một thanh niên có một niềm vui thu hút, một niềm vui vượt lên trên bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống” (Diễn văn cho giới trẻ, Torino, 13-4-1980).

Gần chúng ta hơn là cô Chiara Badano (1971-1990) mới được phong chân phước. Cô đã cảm nghiệm rằng đau khổ có thể được biến đổi nhờ tình yêu và hàm chứa niềm vui một cách huyền nhiệm. Năm lên 18 tuổi, trong lúc bị bệnh ung thư làm cho cô bị đau đớn dữ dội, Chiara đã cầu nguyện với Chúa Thánh Linh, chuyển cầu cho các bạn trẻ thuộc Phong trào của cô. Ngoài việc xin lành bệnh, Chiara còn xin Thiên Chúa dùng Thánh Linh soi sáng cho tất cả các bạn trẻ ấy, ban ơn khôn ngoan và ánh sáng cho họ: ”Đó thực là một giờ phút của Thiên Chúa: con chịu đau khổ về thể xác, nhưng tâm hồn con ca hát” (Thư gửi Chị Chiare Lubich, Sassello, 20-12-1989). Bí quyết an bình và vui tươi của Chiara Badano là hoàn toàn tín thác nơi Chúa và đón nhận cả bệnh tật như một sự biểu lộ huyền nhiệm Ý Chúa để mưu ích cho cô và tất cả mọi người. Cô thường lập lại: ”Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa muốn, thì con cũng muốn như vậy”.
Đó là hai chứng tá đơn sơ giữa bao nhiêu chứng tá khác cho thấy tín hữu Kitô chân chính không bao giờ tuyệt vọng và buồn rầu, cả khi đứng trước những thử thách cam go nhất, và chứng tá ấy cũng cho thấy rằng niềm vui Kitô không phải là một sự trốn chạy thực tại, nhưng là một sức mạnh siêu nhiên để đương đầu và sống những khó khăn thường nhật. Chúng ta biết rằng Chúa Kitô chịu đóng đanh và sống lại đang ở với chúng ta, là người bạn luôn trung tín. Khi chúng ta tham phần vào những đau khổ của Ngài, chúng ta cũng tham dự vinh quang của Ngài. Với Ngài và trong Ngài, đau khổ được biến đổi thành tình yêu. Và tại nơi đó có vui mừng (Xc Cl 1,24).

7. Chứng nhân niềm vui

Các bạn thân mến, để kết thúc, tôi muốn nhắn nhủ các bạn hãy trở thành các thừa sai của niềm vui. Ta không thể hạnh phúc nếu những người khác không được hạnh phúc: vì thế, niềm vui phải được chia sẻ. Các bạn hãy ra đi kể lại cho các bạn trẻ khác về niềm vui của các bạn vì đã tìm được kho tàng quí giá là chính Chúa Kitô. Chúng ta không thể giữ riêng cho mình niềm vui đức tin: để niềm vui ấy có thể ở lại trong chúng ta, chúng ta phải thông truyền đi. Thánh Gioan quả quyết: ”Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi cũng loan báo cho anh em, để anh em cũng hiệp thông với chúng tôi.. Chúng tôi viết những điều này cho anh em, để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn” (1 Ga 1,3-4).

Đôi khi người ta mô tả Kitô giáo như một chương trình sống đè nén tự do của chúng ta, đi ngược với ước muốn hạnh phúc và vui mừng của chúng ta. Nhưng điều này không tương ứng với sự thật! Các tín hữu Kitô là những người nam nữ thực sự hạnh phúc vi họ biết mình không bao giờ lẻ loi, nhưng luôn luôn được bàn tay Thiên Chúa nâng đỡ! Hỡi các môn đệ trẻ của Chúa Kitô, các bạn có nhiệm vụ chứng tỏ cho thế giới thấy rằng đức tin mang lại hạnh phúc và một niềm vui chân thực, trọn vẹn và lâu bền. Và nếu lối sống của các tín hữu Kitô nhiều khi có vẻ mệt mỏi và buồn chán, các bạn hãy là những người đầu tiên chứng tỏ khuôn mặt vui tươi và hạnh phúc của đức tin. Phúc Âm là “tin vui” theo đó Thiên Chúa yêu thương chúng ta và mỗi người chúng ta đều là quan trọng đối với Ngài. Các bạn hãy chứng tỏ cho thế giới thấy sự thật là như thế!

Vì vậy, các bạn hãy trở thành những thừa sai hăng hái trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng! Hãy mang đến cho những người đau khổ, những người đang tìm kiếm, niềm vui mà Chúa Giêsu muốn cho họ. Hãy mang niềm vui ấy đến trong gia đình, trường học và đại học, trong những nơi làm việc, các nhóm bạn hữu của các bạn, nơi các bạn sinh sống. Các bạn sẽ thấy niềm vui ấy lan sang người khác. Và các bạn sẽ nhận được gấp trăm: niềm vui của ơn cứu độ cho chính các bạn, niềm vui được thấy Lòng Từ Bi Chúa tác động nơi các tâm hồn. Ngày mà các bạn gặp gỡ chung kết với Chúa, Ngài sẽ nói với các bạn: ”Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy dự phần vào niềm vui của chủ bạn!” (Mt 25,21).

Xin Đức Trinh Nữ Maria tháp tùng các bạn trên con đường đó. Mẹ đã đón nhận Chúa vào lòng và đã loan báo điều ấy qua bài ca chúc tụng và vui mừng, Magnificat: ”Linh hồn tôi tung hô Chúa và thần trí tôi mừng rỡ trong Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1,46-47). Mẹ Maria đã hoàn toàn đáp lại tình thương của Thiên Chúa qua việc tận hiến đời Mẹ cho Chúa trong việc phục vụ khiêm tốn và trọn vẹn. Mẹ được gọi là ”Nguyên nhân niềm vui của chúng ta” vì Mẹ đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu. Xin Mẹ dẫn đưa các bạn vào niềm vui ấy, niềm vui mà không ai có thể tước đoạt khỏi các bạn!

Vatican ngày 15 tháng 3 năm 2012
Biển Đức XVI, Giáo Hoàng


LM. Trần Đức Anh OP chuyển ý
 
ĐGH Bênêđictô XVI mang thông điệp tâm linh cho Cuba - gặp gỡ với Fidel Castro
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
13:26 28/03/2012
ĐGH Bênêđictô XVI gặp ông Fidel Castro

Báo chí nhà nước Cuba đã đưa tin về nguyện vọng của cựu chủ tịch Fidel Castro đang bị bệnh nặng vào tối thứ Ba rằng: "Cho dù chỉ gặp ĐGH Bênêđictô XVI được vài phút cũng đủ rồi". Có thể ĐGH sẽ đáp ứng nguyện vọng này trước khi khởi hành trở về Vatican vào chiều thứ Tư có một cuộc gặp gỡ ngắn với cựu chủ tịch Fidel Castro.

Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện điều này. Ông Fidel Castro đã lên tiếng trong trang mạng chính thức của chính phủ Cuba "Cubadebate": Ông ước muốn hoan nghênh đón chào ĐGH Bênêđictô XVI. Ông Fidel Castro cầu xin "một vài phút thời gian quý báu của ĐGH."

Giới thạo tin tại Cuba chưa nhận định được ý muốn của cựu chủ tịch Cuba như thế nào để mở lời xin vài phút quý báu của ĐGH Bênêđictô XVI.

Từ lâu người đân Cuba chưa được nhìn trực tiếp cựu chủ tịch Fidel Castro, nhiều người phỏng đoán sức khỏe của ông rất kém và có thể làm cho hình dạng xấu xí đi. Điều này làm cho nhà cách mạng anh hùng Castro ngần ngại cho dân Cuba nhìn thấy bộ dạng bệnh tật hiện tại của ông.

Ông Fidel Castro có ý lo cho phần hồn của mình chăng? Ông đã bị ĐGH Gioan XXIII phạt vạ tuyệt thông vì lúc ấy ông Castro bị trục xuất 130 linh mục và quốc hữu hoá tất cả các trường Công Giáo. Điều này đã xảy ra là vào ngày 3 tháng 1 năm 1962. Cho đến nay chưa có một chứng nhận xác thực từ hai phía về điều này. Một suy diễn có thể hiểu được rằng ông Castro đã bị rút phép thông công của Giáo Hội qua các hành động thù địch cực đoan chống lại Giáo Hội Công Giáo của ông ta. Dù sao đi nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI có thể đưa ông Castro trở lại trong lòng của Giáo Hội - nếu ông đã bị vạ tuyệt thông thực sự. Điều này chỉ được xảy ra, nếu ông Fidel Castro thành tâm mong muốn. Nhưng đó vẫn là một điều bí mật.

Ông Fidel Castro hiện nay 85 tuổi, mắc bệnh ung thư. Ông đã học tại trường công giáo của Dòng Tên. Sau nhiều năm thực hiện các cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo tại Cuba từ lúc ông Fidel Castro lên cầm quyền vào năm 1959 thì vào cuối thập niên 80 ông muốn thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị, mà em trai của ông Raul Castro đang tiếp tục kể từ 30.7.2006.

Một điều được nhắc thêm là tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez đang được điều trị ung thư tại thủ đô Havanna cũng đã gửi lời chào mừng đến ĐGH Bênêđictô XVI. Đây có phải là điều ngẫu nhiên hay không khi ông Chavez luôn là người chống đạo tại Venezuela. Cả ông Fidel Castro lẫn ông Hugo Chavez đang mắc bệnh ung thư trong người.

Tin tức mới nhất của DPA vừa đưa đi vào tối thứ Tư lúc 19g30 - giờ Âu Châu, chứng nhận rằng ĐGH Bênêđictô XVI đã đến thăm người bệnh nặng Fidel Castro. Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican cho báo chí biết, tuy nhiên không tiết lộ các chi tiết về cuộc thăm viếng này.

Hành trang mang đến Cuba của ĐGH Bênêđictô XVI được gói lại trong các thông điệp tâm linh

Joseph Ratzinger được nhiều người biết đến không phải là một Giáo Hoàng nói nhiều về chính trị. Đối với tình hình chính trị tại Cuba ĐGH Bênêđictô XVI không mấy hài lòng, Ngài đã nói trong chuyến thăm viếng Cuba. Tuy nhiên Ngài nói nhỏ nhẹ, gói ghém nó trong những thông điệp tâm linh.

Thế giới ngong ngóng trông chờ, phải mất 40 phút - một thời gian dài hơn dự định: đó là cuộc hội đàm giữa ĐGH Bênêđictô XVI và chủ tịch Raul Castro. Tin sốt dẻo cả hai người không có gì để nói thêm. Hai bên nói về về tình hình trong nước, vai trò của Giáo Hội và các vấn đề nhân đạo. Tình hình về các tù nhân chính trị không nằm trong lịch trình bàn thảo, Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican cho biết sau cuộc gặp gỡ.

Tòa thánh Vatican đặt trên nền tảng của chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1998 để tiếp tục tăng cường mối quan hệ ổn định giữa Giáo Hội và nhà nước cộng sản Cuba. Ở đây, Đức Giáo Hoàng dùng đường lối ngoại giao mềm mại. Điều này có thể đạt đến thành công ở Cuba, còn phải được xác định. Những kỳ vọng ở vòng ngoài được mọi người đánh giá cao. Cách thế làm việc của Joseph Ratzinger thường không để cho thế giới bên ngoài gây ấn tượng, Ngài luôn chọn con đường riêng của mình, để giải quyết nhu cầu cải cách của chính phủ Cuba.

Khi tiếng súng đại bác nổ lên đón chào danh dự vị khách từ Vatican chưa hết vang lúc ĐGH Bênêđictô XVI đặt chân lần đầu tiên đến Cuba, cộng thêm lời xác định của chủ tịch Raul Castro về "hoàn toàn có tự do tôn giáo" ở Cuba, thì ông Castro đã nhận được sự trả lời từ vị Giáo Hoàng là Ngài không hài lòng với tình hình hiện tại. Mặc dù từ năm 1998 đã được cải thiện mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước Cuba rất nhiều, nhưng chúng ta phải tiếp tục cải thiện hơn nữa. Giáo Hội muốn được tham gia tích cực về những vấn đề xã hội.

ĐGH Bênêđictô XVI không đòi hỏi những yêu cầu của Ngài được gửi đến trực tiếp nhà cầm quyền Cuba, nhưng Ngài đã dùng cách hướng dẫn qua vị Thánh nổi tiếng của Cuba, Đức Trinh Nữ của El Cobre. ĐGH đã thắp lên một ngọn nến trước bức tượng này, dịp mừng lễ kỷ niệm 400 năm và dùng sự tôn kính đặc biệt vị Thánh này của người dân Cuba nhằm khuyến khích họ "để bảo vệ và thúc đẩy các điều kiện của đời sống con người và thực hiện xứng đáng cho các quyền cơ bản của người dân." ĐGH Bênêđictô XVI dâng lên Đức Trinh Nữ của El Cobre những lời cầu nguyện để dân tộc Cuba có công lý, hòa bình, tự do và sự hòa giải.

ĐGH Bênêđictô XVI đã khẩn khoản cầu nguyện vào sáng thứ Ba, trước tượng Mẹ Maria cho "những người đang đau khổ vì bị tước đoạt tự do, bị xa cách gia đình và đang phải trải qua một thời điểm khó khăn" – đây là cách dùng chữ của Joseph Ratzinger để nói về tù nhân chính trị và các nhà lưu vong Cuba. Đức Giáo Hoàng kêu gọi một "xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt hơn và nhân đạo hơn". Một xã hội như thế được xây dựng bằng "vũ khí của hòa bình, tha thứ và sự hiểu biết". ĐGH cố gắng truyền đạt nội dung chính trị qua thông điệp về tâm linh tại Cuba.

ĐGH Bênêđictô XVI luôn xây dựng cách diễn tả của mình dựa trên sức mạnh của lời nói. Dấu hiệu cụ thể Ngài ít khi dùng đến. Như thế, theo mong đợi cuộc họp mặt với các nhà bất đồng chính kiến không có trong chương trình của Ngài tại Cuba. Tòa Thánh Vatican chứng minh điều này bằng cách nói rằng vào năm 1998 ĐGH Gioan Phaolô II đã không thực hiện bất kỳ cuộc gặp gỡ nào với các nhà bất đồng chính kiến. Ngoài ra, trong suốt chuyến đi Cuba của ĐGH hiện nay là thiếu thời gian không thể lên lịch trình cuộc họp với các nhóm khác. Một điều quan trọng đã được dẫn chứng về những nỗ lực dấn thân của Hội Đồng Giám Mục Cuba, đứng đầu là Tổng Giám Mục Havanna, Đức Hồng Y Jaime Ortega. Ngài đã đạt được thành quả về sự phóng thích các tù nhân chính trị vào năm 2010.
 
Chương trình Tuần Thánh 2012 tại Vatican
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:19 28/03/2012
Gần đến dịpLễ Phục Sinh, Văn Phòng Nghi thức Phụng vụ Giáo Triều Roma đã công bố chươngtrình các buổi cử hành trong Tuần Thánh do Đức Thánh Cha chủ sự.

Ngày 1Tháng Tư, Chúa Nhật Lễ Lá và cuộc Thương Khó Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng sẽ làmphép lá vào lúc 9 giờ 30 phút, tại Quảng trường Thánh Phêrô, được tiếp nối bằngcuộc rước lá, và sau đó là cử hành Thánh Lễ về cuộc Khổ Nạn của Đức Giêsu Kitô.

Thứ NămTuần Thánh, ngày 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chủ sự Thánh Lễ TruyềnDầu tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào lúc 9 giờ 30 phút, trước sự hiệndiện của các Thượng Phụ, Tổng Giám Mục, Giám Mục và các linh mục cư ngụ tạiRoma. Sau đó, vào buổi tối, khai mạc Tam Nhật Vượt Qua, Đức Giáo Hoàng cử hànhthánh lễ Tiệc Ly tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô vào lúc 17 giờ30 phút.

Thứ SáuTuần Thánh, ngày 6 tháng Tư, cử hành cuộc Thương Khó, Đức Giáo Hoàng BênêđictôXVI sẽ chủ sự phụng vụ Lời Chúa, suy tôn Thánh Giá, và nghi thức hiệp lễ vàolúc 17 giờ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Sau đó, theo truyền thốngngài sẽ đến hý trường Colisée vào lúc 21 giờ 15 phút để đi đàng Thánh Giá.

Thứ Bảyngày 7 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ Vọng Phục Sinh lúc 21 giờ tạiVương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Chúa NhậtPhục Sinh, ngày 8 tháng Tư, Mừng Chúa sống lại, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽcử hành thánh lễ lúc 10 giờ 15 phút tại tiền đường Quảng Trường Thánh Phêrô.
 
Tại Havana, Đức Thánh Cha hùng hồn bảo vệ Giáo Hội và quyền tự do tôn giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
15:25 28/03/2012
Trước hàng trăm ngàn người tụ tập tại Quảng trường Cách mạng Havana, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ vào lúc 9h sáng. Ngài đã hùng hồn bảo vệ Giáo Hội và quyền tự do tôn giáo. Dưới đây là bản dịch toàn bộ bài giảng của ngài.

Anh chị em thân mến,

"Đáng Chúc Tụng thay danh Ngài, Lạy Chúa.. Danh Ngài thật chí thánh, chí tôn" (Dan 3:52). Bài thánh ca chúc tụng Chúa này từ Sách Daniel vang vọng ngày hôm nay trong phụng vụ của chúng ta, mời gọi chúng ta liên lỉ chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa. Chúng ta là một phần của một đại ca đoàn ca ngợi Chúa không ngừng. Chúng ta tham gia vào dàn hòa tấu tạ ơn, cống hiến vui tươi và tự tin tiếng hát của mình để tìm cách củng cố hành trình đức tin trong yêu thương và sự thật.

"Chúc tụng Thiên Chúa" là Đấng đã tập hợp chúng ta tại quảng trường lịch sử này để chúng ta hội nhập trong Ngài sâu sắc hơn. Tôi cảm thấy niềm vui lớn lao được hiện diện nơi đây với anh chị em ngày hôm nay để cử hành Thánh Lễ trong Năm Thánh mừng kính Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng.

Tôi nhiệt thành chào đón Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, và tôi cám ơn ngài về những lời tốt đẹp mà ngài đã gửi đến tôi thay mặt anh chị em. Tôi cũng gởi lời chào nồng nhiệt đến các Hồng Y và Giám Mục anh em của tôi ở Cuba và từ các nước khác, những người mong muốn được hiện diện trong lễ kỷ niệm long trọng này. Tôi cũng gởi lời chào các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, và tất cả anh chị em giáo dân đang tụ họp ở đây, cũng như các cấp chính quyền dân sự, những người muốn tham gia với chúng tôi.

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, ba người thanh niên đã bị vua Babylon bách hại đã chọn chịu thiêu sống đến chết hơn là phản bội lại lương tâm và đức tin của họ. Họ có được sức mạnh để "tạ ơn, tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa" trong niềm xác tín rằng Chúa của vũ trụ và lịch sử sẽ không bỏ rơi họ trong sự chết và hủy diệt. Quả thật, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con cái của Ngài, Ngài không bao giờ quên họ. Ngài ngự trên chúng ta và có thể cứu chúng ta bằng quyền năng của Ngài. Đồng thời, Ngài cũng gần gũi với dân Ngài, và qua Đức Giêsu Kitô, Ngài đã muốn cư ngụ giữa chúng ta.

"Nếu các con tuân giữ lời Thầy, các con thật sự là môn đệ của Thầy, và các con sẽ nhận ra sự thật, và sự thật sẽ giải thoát các con" (Ga 8:31). Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tỏ mình ra như là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, là Đấng tự mình có thể chỉ cho chúng ta sự thật và ban cho chúng ta tự do đích thật. Giáo huấn của Ngài gây ra chống đối và hoang mang trong số những người nghe Ngài, và Ngài cáo buộc họ tìm kiếm lý do để giết Ngài, ám chỉ đến sự hy sinh cao cả trên Thánh Giá đã gần kề. Mặc dù vậy, Ngài khuyến khích họ hãy giữ lời Ngài để nhận biết sự thật là điều đem lại ơn cứu chuộc và ơn công chính hóa.

Sự thật là ao ước của con người. Tìm kiếm sự thật luôn luôn đòi hỏi phải có tự do đích thực. Nhiều người, không chút nghi ngờ, muốn chọn đường tắt dễ đi, cố gắng hết sức để tránh công việc này. Một số, như quan Phongxiô Philatô, mỉa mai ngay cả khả năng có thể nhận biết sự thật (x. Ga 18:38), trong khi bác bỏ khả năng nhận ra sự thật hay phủ nhận rằng chẳng tồn tại một chân lý nào có giá trị chung cho tất cả mọi người. Thái độ này, như trong trường hợp của thuyết hoài nghi và thuyết tương đối, thay đổi con tim họ, làm cho họ hững hờ, hay dao động, xa cách những người khác và đóng kín. Có quá nhiều người, giống như viên tổng đốc La Mã, đã rửa tay và để dòng chảy của lịch sử trôi qua mà không có một lập trường nào.

Mặt khác, có những người lý giải sai lầm việc tìm kiếm sự thật, dẫn họ đến thái độ phi lý và cuồng tín, họ đóng mình trong "sự thật của họ", và cố gắng áp đặt nó trên người khác. Đây là trường hợp của các thầy thông giáo mù lòa, khi thấy Chúa Giêsu bị đánh đập tàn bạo và đẫm máu, còn hét toáng lên, "đóng đinh nó đi!" (X. Ga 19:06). Bất cứ ai hành động phi lý không thể trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu. Đức tin và lý trí là cần thiết và bổ sung cho nhau trong việc tìm kiếm chân lý. Thiên Chúa tạo ra con người với một ơn gọi bẩm sinh là tìm kiếm sự thật và vì thế Ngài ban cho con người lý trí. Chắc chắn rằng đức tin Kitô được đề cao không phải vì sự phi lý nhưng chính vì niềm khao khát chân lý. Mỗi người nam nữ phải tìm kiếm sự thật và lựa chọn sự thật khi họ tìm được, thậm chí nếu có phải mất mạng sống mình đi chăng nữa.

Hơn nữa, sự thật khách quan vượt lên trên nhân loại là một điều kiện không thể thiếu để đạt được tự do, vì trong sự thật chúng ta khám phá ra nền tảng của một nền đạo đức trên đó tất cả có thể hội tụ, trong đó có những chỉ dẫn rõ ràng và chính xác liên quan đến cuộc sống và cái chết, nhiệm vụ và quyền hạn, hôn nhân, gia đình và xã hội, nói tóm lại là liên quan đến phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Di sản đạo đức này có thể làm xích lại những nền văn hóa, các dân tộc và tôn giáo khác nhau, chính quyền và công dân, giữa công dân với nhau, và giữa các tín hữu Kitô và những người vô thần.

Kitô giáo, khi đề cao những giá trị xiển dương đạo đức, không áp đặt, nhưng đề xuất lời mời gọi của Chúa Kitô để nhận biết sự thật giải thoát chúng ta. Người tín hữu được mời gọi để đưa ra sự thật cho những người đương thời với mình, như Chúa Kitô đã làm, ngay cả trước bóng đen chập chờn của khước từ và Thánh Giá. Cuộc gặp gỡ cá vị với Đấng là Chân Lý thúc đẩy chúng tôi chia sẻ kho tàng này với người khác, đặc biệt qua chứng tá của mình.

Anh chị em thân mến, đừng ngần ngại theo Chúa Giêsu Kitô. Trong Người chúng ta tìm thấy sự thật về Thiên Chúa và về nhân loại. Ngài giúp chúng ta vượt qua tính ích kỷ của mình, vượt lên trên những cuộc đấu tranh vô ích của chúng ta và thắng vượt những gì áp chế chúng ta. Kẻ gian ác, tội lỗi, trở thành nô lệ của sự dữ và sẽ không bao giờ đạt được tự do (x. Ga 08:34). Chỉ bằng cách từ bỏ hận thù và từ bỏ con tim chai cứng và mù lòa của chúng ta, thì chúng ta mới được tự do và một cuộc sống mới sẽ vươn lên trong chúng ta.

Khi xác tín rằng Chúa Kitô là đường lối thực sự của con người, và nhận ra rằng trong Người chúng ta tìm được sức mạnh cần thiết để đối mặt với mọi thử thách, tôi muốn tuyên bố công khai rằng Chúa Giêsu Kitô là con đường, là sự thật và là sự sống. Trong Người tất cả mọi người sẽ tìm thấy tự do hoàn toàn, sẽ thấy ánh sáng để hiểu thực tại một cách sâu sắc nhất và chuyển hóa nó bằng sức mạnh canh tân của tình yêu.

Giáo Hội tồn tại là để chia sẻ cho những người khác những gì Giáo Hội sở hữu, đó không gì khác hơn là Chúa Kitô, là niềm hy vọng vinh quang của chúng ta (x. Col 1:27). Để thực hiện nhiệm vụ này, Giáo Hội cần phải có tự do tôn giáo cơ bản, trong đó bao gồm khả thể công bố và cử hành đức tin của mình cả ở nơi công cộng, mang đến cho người khác thông điệp của hòa giải, tình yêu và sự bình an mà Chúa Giêsu mang đến cho thế giới. Thật là vui mừng là ở Cuba các bước khởi đầu đã được thực hiện để giúp cho Giáo Hội thực hiện sứ vụ thiết yếu của mình là thể hiện đức tin một cách cởi mở và công khai. Tuy nhiên, điều này phải được tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa, và tôi muốn khích lệ các giới chức thẩm quyền của quốc gia này hãy tăng cường những gì đã đạt được và tiến bước theo con đường phục vụ thực sự cho thiện ích chân thật của toàn thể xã hội Cuba.

Quyền tự do tôn giáo, cả trong chiều kích cá nhân và công cộng, biểu hiện sự hiệp nhất của con người nhân bản, vừa là một công dân và đồng thời là một tín hữu. Nó cũng nhìn nhận về mặt pháp lý một thực tế là các tín hữu có nhiều đóng góp xây dựng xã hội. Tăng cường tự do tôn giáo củng cố những mối giây liên kết xã hội, nuôi dưỡng niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình và phát triển hài hòa, trong khi cùng lúc thiết lập nền móng vững chắc để đảm bảo quyền lợi của các thế hệ tương lai.

Khi Giáo Hội đề cao nhân quyền này, Giáo Hội không yêu cầu bất kỳ ưu đãi đặc biệt nào cho mình. Giáo Hội chỉ muốn được trung thành với lệnh truyền của Đấng thiêng liêng sáng lập ra mình, với ý thức rằng, nơi đâu Chúa Kitô hiện diện, nơi đó chúng ta trở nên nhân bản hơn và tình nhân loại của chúng ta trở nên chân thực. Đây là lý do tại sao Giáo Hội tìm kiếm cơ hội để đưa ra chứng tá qua lời rao truyền và giảng dạy của mình, cả trong các lớp giáo lý và trong các trường học và các trường đại học. Thật là vui mừng để hy vọng rằng thời điểm này sẽ sớm xảy ra ngay cả ở đây khi Giáo Hội có thể mang đến cho các lĩnh vực kiến thức những lợi ích của sứ mạng mà Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội và Giáo Hội không bao giờ dám xao nhãng.

Một tấm gương sáng của dấn thân này được tìm thấy nơi linh mục xuất sắc Félix Varela, một giáo viên và là một nhà giáo dục, một người con ưu tú của thành phố Havana này, là người đã chiếm một chỗ đứng trân trọng trong lịch sử Cuba như một trong những người đầu tiên đã dạy đồng bào của mình phương pháp tư duy khoa học. Cha Varela vạch ra cho chúng ta một con đường chuyển biến xã hội thực sự để hình thành những người nam nữ đức hạnh nhằm kiến tạo một quốc gia xứng đáng và tự do, vì sự chuyển hóa này đòi buộc phương diện siêu nhiên đến mức là "không có quê hương đích thực nếu không có đức hạnh" (Thư cho Elpidio, Thư 6, Madrid năm 1836 Madrid, 220). Cuba và thế giới cần thay đổi, nhưng điều này chỉ xảy ra khi mỗi người sẵn sàng tìm kiếm sự thật và chọn con đường của tình yêu, gieo rắc hòa giải, và tình huynh đệ.

Khi kêu cầu sự phù trì từ mẫu của Mẹ Maria Chí Thánh, chúng ta hãy khẩn cầu để mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Thể, chúng ta trở nên chứng nhân cho lòng bác ái là điều đáp trả lại sự dữ bằng điều thiện (x. Rom 12:51), và hiến dâng chúng ta như hy lễ sống động dâng lên Đấng đã từ bỏ chính mình vì yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa Kitô là Đấng duy nhất có thể phá hủy bóng tối của tội lỗi. Và chúng ta hãy cầu xin Ngài rằng, với lòng can đảm và sức mạnh của các thánh, chúng ta có thể, không sợ hãi, hận thù, nhưng tự do, quảng đại và bền đỗ đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Amen.
 
Một Linh Mục được truyền chức sớm hơn để tròn ước nguyện của Cha mình
Nguyễn viết Tấn
15:39 28/03/2012
Trong vài tháng qua, tân linh mục Richard Dyer đã trải qua những cảm nghiệm thật sâu sắc với những thăng trầm trong cuộc sống Kitô hữu.

Vào cuối tháng Mười Hai vừa rồi, cha được truyền chức linh mục cho giáo phận Arlington, tiểu bang Virginia, sáu tháng sớm hơn bởi Giám mục Pual Loverde, để thỏa mãn ước nguyện của thân phụ của ngài là mong được hiện diện trong thánh lễ truyền chức của con mình.

Sau khi được thấy con mình trở thành linh mục, ông Richard Dyer, Sr., qua đời vào ngày hôm sau gần đúng lúc con ông vừa cử hành xong Thánh lễ mở tay.

Cha Dyer nói:“Ngay trong đau buồn, còn có nhiều ân sủng tuôn tràn trên tôi, cha tôi, và toàn thể gia đình tôi. Lẽ đương nhiên, trên phương diện tự nhiên, chúng ta có những lúc u buồn và đau đớn cùng cực, nhưng bởi vì niềm tin của chúng ta, chúng ta quay về với Chúa trong niềm hy vọng Phục sinh.”

Trong lúc cha Dyer và gia đình của ngài tiếp tục thọ tang, cha trở lại chúng viện St. Mary tại Emmitsburg, Maryland, với tư cách là linh mục và vừa là chủng sinh, để hoàn thành lớp học cuối cùng vào khóa học mùa Xuân với bạn cùng lớp.

Lễ truyền chức của ngài là chương cuối của câu chuyện ơn gọi liên quan đến toàn thể gia đình, đặc biệt là thân phụ của cha.

Cha Dyer lớn lên ở nước Đức, Georgia và nhiều nơi khác vì thân phụ ngài, một đại tá không quân, phải đem gia đình đi theo. Sau khi hoàn tất đại học, cha Dyer xin phép cha mình được phép phục vụ trong không quân bốn năm.

Sau đó ngài làm việc ở một nhà máy điện, và được cất nhắc lên vị trí phó giám đốc. “Nó thực là một con đường công danh tốt đẹp, nhưng suốt trong chặng đường đó, tôi khám phá ra rằng tôi có môt nguyện ước cháy bỏng trong mình về một điều gì hơn thế nữa — và một sự trống rỗng mà tôi chỉ tìm thấy và hoàn toàn thỏa mãn trong Chúa Kitô,” ngài nói.

Cha Dyer bắt đầu gia nhập giáo xứ St. Andrê Tông Đồ ở Clifton, tiểu bang Virginia. Trong lúc tham gia chương trình dành cho những người dự tòng trưởng thành (RCIA) cùng với anh rể ngài đang chuẩn bị nhận phép Thêm Sức, cha cũng thuyết phục mẹ mình (một tín hữu Công giáo) và cha ngài (không phải là người Công giáo) cùng tham dự. “Chương trình Football đến vào mỗi tối thứ Hai. Tôi biết chắc là cha tôi không muốn tham dự rồi. Nhưng vào lễ Phục Sinh năm 2000, ông đã gia nhập Giáo hội Công giáo.”

Khi đức tin nơi ngài phát triển, cha Dyer vẫn thắc mắc không biết ngài có được gọi trở thành linh mục hay không. Sau khi cầu nguyện nhiều trước Thánh Thể và những tuần cửu nhật kính thánh Therèse Lisieux, cha đã xin vào chủng viện.

Vào tuổi 43, ngài không mảy may nghi ngờ gì về ơn gọi của mình, nhưng hoài nghi về khả năng trở thành linh mục. Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ vào chủng viện, nhưng không có gì chắc chắn là tôi sẽ trở thành linh mục. Chúa muốn tôi nên thánh hơn, và sau đó có thể ra đời và lập gia đình.”

Nhưng ngài đã nhận ra rằng Chúa thực sự muốn ngài trở thành một linh mục.

Một năm trước khi cha Dyer được sắp xếp để thụ phong linh mục, ngài hay tin cha ngài đang ở trong tình trạng ung thư thận giai đoạn bốn. Vào mùa Thu, các bác sỹ cho rằng ông cụ Richard Dyer, Sr. chỉ có 50% cơ hội để sống đến lễ truyền chức vào tháng Sáu năm 2012.

Cha Dyer nói: “Cha tôi chỉ chú tâm đến tháng Sáu. Chỉ có điều đó làm cho ông quan tâm vào lúc cuối đòi: chỉ mong được sống đến lễ truyền chức của tôi.”

Vào tháng Mười Hai, cha Dyer giải thích hoàn cảnh của mình cho Giám Mục Loverde trong một lá thư và xin ngài cầu nguyện để tìm ý Chúa về khả năng truyền chức sớm cho mình.

Đức Giám Mục trả lời đồng ý truyền chức cho cha Dyer vào ngày 27 tháng Mười Hai.

Đức GM Loverde nói: “Khi cha Dyer viết thư cho tôi về tình trạng sức khỏe sa sút của cha mình, tấm lòng khiêm cung và tôn kính của cha rất rõ ràng. Ngài xin tôi cầu nguyện để tìm hiểu ý Chúa xem ngài có nên được truyền chức hay không, tôi đã cầu nguyện và tham khảo ý kiến để đi đến một quyết định đúng đắn. Sau tiến trình này, tôi đi đến xác tín rằng thật là đúng đắn và thích hợp để truyền chức linh mục cho cha Dyer vào tháng Mười Hai.

Tôi tin rằng sự hé mở cuối cùng của những biến cố này cho ta thấy một ví dụ cụ thể về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa dành cho chúng ta và có thể cảm hứng để cho chúng ta biết cầu nguyện thường xuyên: Lạy Chúa, hãy ban cho con trái tim biết rung động.”

Cha Brian Cashina, giám đốc ơn gọi của giáo phận, nói: “Quyết định của ĐGM rất là ngoại lệ đối với giáo phận Arlington, và thể hiện sự thương yêu đặc biệt của ngài đối với các linh mục. Đúng là một sự thích nghi tuyệt vời, và nhiều ân sủng đã tuôn chảy ra từ đó. Nó rất là khác thường, và nhiều sự việc đã xảy đến, nó cho thấy sự quan tâm của giám mục dành cho cha rất là tuyệt vời.”

Cha Bashista còn nói thêm: “Tôi không hề hồ nghi việc cha sẵn sàng tiến bước.”

Khi nhận được trả lời của ĐGM, cha Dyer chỉ có một tuần lễ để chuẩn bị — kể cả việc học để cử hành Thánh lễ bởi vì cha chưa lấy lớp học cử hành Thánh Lễ.

Nhưng sự sắp xếp thời gian và mọi chi tiết thật là tuyệt vời. Một điều, cha Dyer được thụ phong linh mục vào lễ Thánh Gioan Thánh Sử, cha Dyer đã trích một câu trong thư của Ngài cài lên màn ảnh máy điện toán của mình.

Thánh lễ truyền chức được cử hành tại nhà thờ Thánh Andrê Tông đồ, nơi cha trải nghiệm việc trở lại, và ông cố Richard Dyer, Sr. gia nhập Giáo hội.

Trong thánh lễ truyền chức, cha ngồi cạnh xe lăn của thân phụ mình. Cha nói: “Tôi cảm thấy hạnh phúc vì sự việc xảy ra, trong suốt nghi thức, tôi với tay và cầm lấy tay cha tôi. Ông rất yếu nhưng còn biết những gì đang xảy ra.”

Nhiều linh mục và chủng sinh tham dự lễ truyền chức. Sau lễ truyền chức, tân linh mục chúc lành cho cha của mình. Cha nói: “Có điều gì bảo tôi là chúc lành cho ông ngay và đừng chờ đợi gì nữa.”

Ông cụ Richard Dyer, Sr. không thể tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn của cha Dyer được cử hành ngày hôm sau, nhưng trước khi ông qua đời, ông nói với những người chăm sóc rằng ông ta đang lắng nghe. Cha Dyer nói: “Gần như là họ nói rằng ông ta đang chăm chú. Ông ta đang cố gắng hiện diện trong Thánh Lễ. Có lẽ ông ta lúc ấy đang nhận lãnh ân sủng nơi đó một cách thiêng liêng.”

Tuần lễ sau đó, cha Dyer chủ sự Thánh Lễ an táng đầu tiên — Thánh Lễ dành cho cha mình.

Bây giờ cha Dyer cử hành thánh lễ hằng ngày tại chủng viện, nhưng ngài không được giải tội cho đến khi hoàn tất lớp học vào tháng Sáu năm nay. Cha nói: “Rất là lạ cho trường hợp hai-con-người của tôi. Tôi là một linh mục 100 phần trăm, nhưng tôi vẫn còn là một chủng sinh, và đây là anh em của tôi.”

Qua những đau buồn của mình, cha Dyer nói Thiên Chúa đã cho ngài niềm vui trở thành linh mục — điều đó cũng là niềm hy vọng của chính thân phụ ngài.

Cha nói: “Tôi có thể thành hật nói rằng trước kia tôi luôn hạnh phúc, nhưng có gì trống trải. Bây giờ tôi thực sự hạnh phúc không sao đong đếm được. Thật là không tin được sự biến đổi mà Thiên Chúa đã làm trong đời tôi qua suốt diễn biến này.”

(Trích từ : National Catholic Register Online, Susan Klemond viết từ St. Paul, Minnesota)
 
Top Stories
Fidel Castro to “gladly” meet Benedict XVI
AsiaNews
10:12 28/03/2012
The announcement was made by the Leader Maximo on a government site. Yesterday Pope Benedict XVI met Raul Castro, asking that Good Friday be declared a holiday, to allow Christians to celebrate the Passion of Christ. In 1998, John Paul II succeeded in a similar request for December 25, Christmas Day. The pontiff also makes "humanitarian requests," perhaps for political prisoners. The Vice President Murillo excludes any "political reform".

Havana (AsiaNews) - Fidel Castro will "gladly" receive Benedict XVI today in Havana, the last day of the pontiff's presence in Cuba in an article signed by him and published on the official website CubaDebate.cu, the "Lider Maximo "writes:" I will be happy to meet with His Excellency Pope Benedict XVI, as I did in 1998 with John Paul II: a man in whom contact with children and humble citizens invariably aroused feelings of affection". The 85 year old former Cuban president, ill for several years, explains that he decided to ask the pope for "a few minutes of his time which is so overburdened with commitments" after learning from Foreign Minister Bruno Rodriguez, that the distinguished guest would "enjoy a modest and simple conversation. "

The wait for a meeting between Fidel Castro and Pope Benedict XVI has dominated the pope's trip. Many expected that this meeting would take place yesterday, when the pontiff visited Raul Castro, brother of former dictator in the presidential palace. The visit was defined as an encounter with "the president and his family."

In the meeting with Raul Castro, lasting 55 minutes, nearly twice that of a normal meeting with a Heads of State, the Pope asked that Good Friday be considered a public holiday to allow Christians to celebrate the day of the Passion of Jesus The director of the Vatican Press, Fr. Federico Lombardi, said the government responded that t will consider the request. In 1998, at John Paul II's request, the Cuban authorities decided to make December 25th, Christmas Day, a civic celebration.

According to Fr. Lombardi, the pope also made some "humanitarian requests", perhaps referring to the questions related to the imprisonment of many political dissidents for whom the Cuban Church has often been a mediator for their release.

At the beginning of his trip, Benedict XVI said that the Marxist ideology "does not respond to reality" and he assured that the Church is not a political party, but wants to help "in a spirit of dialogue" to give life to a more just society. "

The Pope, with great kindness and spiritual emphases, has always suggested steps for change, based on respect for man, on his religious freedom, leaving space to the contribution of the Christian faith in society and reconciliation.

But Marino Murillo, vice president and head of the economy in government, immediately quashed any doubts: "There will be no political reforms in Cuba".

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Fidel-Castro-to-%e2%80%9cgladly%e2%80%9d-meet-Benedict-XVI-24359.html)
 
Papal Message for Palm Sunday World Youth Day 2012: ''Joy is at the heart of Christian experience''
Benedictus PP. XVI
10:14 28/03/2012
VATICAN CITY, MARCH 27, 2012 - Here is the text of Benedict XVI's message for the diocesan-level World Youth Day, traditionally celebrated each Palm Sunday, and thus to be held this Sunday. The Vatican released the message today.

MESSAGE OF HIS HOLINESS
POPE BENEDICT XVI
FOR THE TWENTY-SEVENTH WORLD YOUTH DAY
2012

“Rejoice in the Lord always” (Phil 4:4)

Dear young friends,

I am happy to address you once more on the occasion of the 27th World Youth Day. The memory of our meeting in Madrid last August remains close to my heart. It was a time of extraordinary grace when God showered his blessings on the young people gathered from all over the world. I give thanks to God for all the fruits which that event bore, fruits which will surely multiply for young people and their communities in the future. Now we are looking forward to our next meeting in Rio de Janeiro in 2013, whose theme will be: “Go and make disciples of all nations!” (cf. Mt 28:19).

This year’s World Youth Day theme comes from Saint Paul’s exhortation in his Letter to the Philippians: “Rejoice in the Lord always” (4:4). Joy is at the heart of Christian experience. At each World Youth Day we experience immense joy, the joy of communion, the joy of being Christian, the joy of faith. This is one of the marks of these gatherings. We can see the great attraction that joy exercises. In a world of sorrow and anxiety, joy is an important witness to the beauty and reliability of the Christian faith.

The Church’s vocation is to bring joy to the world, a joy that is authentic and enduring, the joy proclaimed by the angels to the shepherds on the night Jesus was born (cf. Lk 2:10). Not only did God speak, not only did he accomplish great signs throughout the history of humankind, but he drew so near to us that he became one of us and lived our life completely. In these difficult times, so many young people all around you need to hear that the Christian message is a message of joy and hope! I would like to reflect with you on this joy and on how to find it, so that you can experience it more deeply and bring it to everyone you meet.

1. Our hearts are made for joy

A yearning for joy lurks within the heart of every man and woman. Far more than immediate and fleeting feelings of satisfaction, our hearts seek a perfect, full and lasting joy capable of giving “flavour” to our existence. This is particularly true for you, because youth is a time of continuous discovery of life, of the world, of others and of ourselves. It is a time of openness to the future and of great longing for happiness, friendship, sharing and truth, a time when we are moved by high ideals and make great plans.

Each day is filled with countless simple joys which are the Lord’s gift: the joy of living, the joy of seeing nature’s beauty, the joy of a job well done, the joy of helping others, the joy of sincere and pure love. If we look carefully, we can see many other reasons to rejoice. There are the happy times in family life, shared friendship, the discovery of our talents, our successes, the compliments we receive from others, the ability to express ourselves and to know that we are understood, and the feeling of being of help to others. There is also the excitement of learning new things, seeing new and broader horizons open up through our travels and encounters, and realizing the possibilities we have for charting our future. We might also mention the experience of reading a great work of literature, of admiring a masterpiece of art, of listening to or playing music, or of watching a film. All these things can bring us real joy.

Yet each day we also face any number of difficulties. Deep down we also worry about the future; we begin to wonder if the full and lasting joy for which we long might be an illusion and an escape from reality. Many young people ask themselves: is perfect joy really possible? The quest for joy can follow various paths, and some of these turn out to be mistaken, if not dangerous. How can we distinguish things that give real and lasting joy from immediate and illusory pleasures? How can we find true joy in life, a joy that endures and does not forsake us at moments of difficulty?

2. God is the source of true joy

Whatever brings us true joy, whether the small joys of each day or the greatest joys in life, has its source in God, even if this does not seem immediately obvious. This is because God is a communion of eternal love, he is infinite joy that does not remain closed in on itself, but expands to embrace all whom God loves and who love him. God created us in his image out of love, in order to shower his love upon us and to fill us with his presence and grace. God wants us to share in his own divine and eternal joy, and he helps us to see that the deepest meaning and value of our lives lie in being accepted, welcomed and loved by him. Whereas we sometimes find it hard to accept others, God offers us an unconditional acceptance which enables us to say: “I am loved; I have a place in the world and in history; I am personally loved by God. If God accepts me and loves me and I am sure of this, then I know clearly and with certainty that it is a good thing that I am alive”.

God’s infinite love for each of us is fully seen in Jesus Christ. The joy we are searching for is to be found in him. We see in the Gospel how the events at the beginning of Jesus’ life are marked by joy. When the Archangel Gabriel tells the Virgin Mary that she is to be the mother of the Saviour, his first word is “Rejoice!” (Lk 1:28). When Jesus is born, the angel of the Lord says to the shepherds: “Behold, I proclaim to you good news of great joy that will be for all the people. For today in the city of David a Saviour has been born for you, who is Messiah and Lord” (Lk 2:10-11). When the Magi came in search of the child, “they were overjoyed at seeing the star” (Mt 2:10). The cause of all this joy is the closeness of God who became one of us. This is what Saint Paul means when he writes to the Philippians: “Rejoice in the Lord always. I shall say it again: rejoice! Your kindness should be known to all. The Lord is near” (Phil 4:4-5). Our first reason for joy is the closeness of the Lord, who welcomes me and loves me.

An encounter with Jesus always gives rise to immense inner joy. We can see this in many of the Gospel stories. We recall when Jesus visited Zacchaeus, a dishonest tax collector and public sinner, he said to him: “Today I must stay at your house”. Then, Saint Luke tells us, Zacchaeus “received him with joy” (Lk 19:5-6). This is the joy of meeting the Lord. It is the joy of feeling God’s love, a love that can transform our whole life and bring salvation. Zacchaeus decides to change his life and to give half of his possessions to the poor.

At the hour of Jesus’ passion, this love can be seen in all its power. At the end of his earthly life, while at supper with his friends, Jesus said: “As the Father loves me, so I also love you. Remain in my love... I have told you this so that my joy may be in you and your joy may be complete” (Jn 15:9,11). Jesus wants to lead his disciples and each one of us into the fullness of joy that he shares with the Father, so that the Father’s love for him might abide in us (cf. Jn17:26). Christian joy consists in being open to God’s love and belonging to him.

The Gospels recount that Mary Magdalene and other women went to visit the tomb where Jesus had been laid after his death. An angel told them the astonishing news of Jesus’ resurrection. Then, the Evangelist tells us, they ran from the sepulchre, “fearful yet overjoyed” to share the good news with the disciples. Jesus met them on the way and said: “Peace!” (Mt28:8-9). They were being offered the joy of salvation. Christ is the One who lives and who overcame evil, sin and death. He is present among us as the Risen One and he will remain with us until the end of the world (cf. Mt 28:20). Evil does not have the last word in our lives; rather, faith in Christ the Saviour tells us that God’s love is victorious.

This deep joy is the fruit of the Holy Spirit who makes us God’s sons and daughters, capable of experiencing and savouring his goodness, and calling him “Abba”, Father (cf. Rm 8:15). Joy is the sign of God’s presence and action within us.

3. Preserving Christian joy in our hearts

At this point we wonder: “How do we receive and maintain this gift of deep, spiritual joy?”

One of the Psalms tells us: “Find your delight in the Lord who will give you your heart's desire” (Ps 37:4). Jesus told us that “the kingdom of heaven is like a treasure buried in a field, which a person finds and hides again, and out of joy goes and sells all that he has and buys that field” (Mt 13:44). The discovery and preservation of spiritual joy is the fruit of an encounter with the Lord. Jesus asks us to follow him and to stake our whole life on him. Dear young people, do not be afraid to risk your lives by making space for Jesus Christ and his Gospel. This is the way to find inner peace and true happiness. It is the way to live fully as children of God, created in his image and likeness.

Seek joy in the Lord: for joy is the fruit of faith. It is being aware of his presence and friendship every day: “the Lord is near!” (Phil 4:5). It is putting our trust in God, and growing in his knowledge and love. Shortly we shall begin the “Year of Faith”, and this will help and encourage us. Dear friends, learn to see how God is working in your lives and discover him hidden within the events of daily life. Believe that he is always faithful to the covenant which he made with you on the day of your Baptism. Know that God will never abandon you. Turn your eyes to him often. He gave his life for you on the cross because he loves you. Contemplation of this great love brings a hope and joy to our hearts that nothing can destroy. Christians can never be sad, for they have met Christ, who gave his life for them.

To seek the Lord and find him in our lives also means accepting his word, which is joy for our hearts. The Prophet Jeremiah wrote: “When I found your words, I devoured them; they became my joy and the happiness of my heart” (Jer 15:16). Learn to read and meditate on the sacred Scriptures. There you will find an answer to your deepest questions about truth. God’s word reveals the wonders that he has accomplished throughout human history, it fills us with joy, and it leads us to praise and adoration: “Come, let us sing joyfully to the Lord; let us kneel before the Lord who made us” (Ps 95:1,6).

The liturgy is a special place where the Church expresses the joy which she receives from the Lord and transmits it to the world. Each Sunday at Mass the Christian community celebrates the central mystery of salvation, which is the death and resurrection of Christ. This is a very important moment for all the Lord’s disciples because his sacrifice of love is made present. Sunday is the day when we meet the risen Christ, listen to his word, and are nourished by his body and blood. As we hear in one of the Psalms: “This is the day the Lord has made; let us rejoice in it and be glad” (Ps 118:24). At the Easter Vigil, the Church sings the Exultet, a hymn of joy for the victory of Jesus Christ over sin and death: “Sing, choirs of angels! ... Rejoice, O earth, in shining splendour ... Let this place resound with joy, echoing the mighty song of all God’s people!” Christian joy is born of this awareness of being loved by God who became man, gave his life for us and overcame evil and death. It means living a life of love for him. As Saint Thérèse of the Child Jesus, a young Carmelite, wrote: “Jesus, my joy is loving you” (P 45, 21 January 1897).

4. The joy of love

Dear friends, joy is intimately linked to love. They are inseparable gifts of the Holy Spirit (cf.Gal 5:23). Love gives rise to joy, and joy is a form of love. Blessed Teresa of Calcutta drew on Jesus’ words: “It is more blessed to give than to receive” (Acts 20:35) when she said: “Joy is a net of love by which you can catch souls; God loves a cheerful giver. Whoever gives with joy gives more”. As the Servant of God Paul VI wrote: “In God himself, all is joy because all is giving” (Apostolic Exhortation Gaudete in Domino, 9 May 1975).

In every area of your life, you should know that to love means to be steadfast, reliable and faithful to commitments. This applies most of all to friendship. Our friends expect us to be sincere, loyal and faithful because true love perseveres even in times of difficulty. The same thing can be said about your work and studies and the services you carry out. Fidelity and perseverance in doing good brings joy, even if not always immediately.

If we are to experience the joy of love, we must also be generous. We cannot be content to give the minimum. We need to be fully committed in life and to pay particular attention to those in need. The world needs men and women who are competent and generous, willing to be at the service of the common good. Make every effort to study conscientiously, to develop your talents and to put them at the service of others even now. Find ways to help make society more just and humane wherever you happen to be. May your entire life be guided by a spirit of service and not by the pursuit of power, material success and money.

Speaking of generosity, I would like to mention one particular joy. It is the joy we feel when we respond to the vocation to give our whole life to the Lord. Dear young people, do not be afraid if Christ is calling you to the religious, monastic or missionary life or to the priesthood. Be assured that he fills with joy all those who respond to his invitation to leave everything to be with him and to devote themselves with undivided heart to the service of others. In the same way, God gives great joy to men and women who give themselves totally to one another in marriage in order to build a family and to be signs of Christ’s love for the Church.

Let me remind you of a third element that will lead you to the joy of love. It is allowing fraternal love to grow in your lives and in those of your communities. There is a close bond between communion and joy. It is not by chance that Saint Paul’s exhortation: “Rejoice in the Lord always” (Phil 4:4) is written in the plural, addressing the community as a whole, rather than its individual members. Only when we are together in the communion of fellowship do we experience this joy. In the Acts of the Apostles, the first Christian community is described in these words: “Breaking bread in their homes, they ate their meals with exultation and sincerity of heart” (Acts 2:46). I ask you to make every effort to help our Christian communities to be special places of sharing, attention and concern for one another.

5. The joy of conversion

Dear friends, experiencing real joy also means recognizing the temptations that lead us away from it. Our present-day culture often pressures us to seek immediate goals, achievements and pleasures. It fosters fickleness more than perseverance, hard work and fidelity to commitments. The messages it sends push a consumerist mentality and promise false happiness. Experience teaches us that possessions do not ensure happiness. How many people are surrounded by material possessions yet their lives are filled with despair, sadness and emptiness! To have lasting joy we need to live in love and truth. We need to live in God.

God wants us to be happy. That is why he gave us specific directions for the journey of life: the commandments. If we observe them, we will find the path to life and happiness. At first glance, they might seem to be a list of prohibitions and an obstacle to our freedom. But if we study them more closely, we see in the light of Christ’s message that the commandments are a set of essential and valuable rules leading to a happy life in accordance with God’s plan. How often, on the other hand, do we see that choosing to build our lives apart from God and his will brings disappointment, sadness and a sense of failure. The experience of sin, which is the refusal to follow God and an affront to his friendship, brings gloom into our hearts.

At times the path of the Christian life is not easy, and being faithful to the Lord’s love presents obstacles; occasionally we fall. Yet God in his mercy never abandons us; he always offers us the possibility of returning to him, being reconciled with him and experiencing the joy of his love which forgives and welcomes us back.

Dear young people, have frequent recourse to the sacrament of Penance and Reconciliation! It is the sacrament of joy rediscovered. Ask the Holy Spirit for the light needed to acknowledge your sinfulness and to ask for God’s forgiveness. Celebrate this sacrament regularly, with serenity and trust. The Lord will always open his arms to you. He will purify you and bring you into his joy: for there is joy in heaven even for one sinner who repents (cf. Lk 15:7).

6. Joy at times of trial

In the end, though, we might still wonder in our hearts whether it is really possible to live joyfully amid all life’s trials, especially those which are most tragic and mysterious. We wonder whether following the Lord and putting our trust in him will always bring happiness.

We can find an answer in some of the experiences of young people like yourselves who have found in Christ the light that can give strength and hope even in difficult situations. Blessed Pier Giorgio Frassati (1901-1925) experienced many trials during his short life, including a romantic experience that left him deeply hurt. In the midst of this situation he wrote to his sister: “You ask me if I am happy. How could I not be? As long as faith gives me strength, I am happy. A Catholic could not be other than happy... The goal for which we were created involves a path which has its thorns, but it is not a sad path. It is joy, even when it involves pain” (Letter to his sister Luciana, Turin, 14 February 1925). When Blessed John Paul IIpresented Blessed Pier Giorgio as a model for young people, he described him as “a young person with infectious joy, the joy that overcame many difficulties in his life” (Address to Young People, Turin, 13 April 1980).

Closer to us in time is Chiara Badano (1971-1990), who was recently beatified. She experienced how pain could be transfigured by love and mysteriously steeped in joy. At the age of eighteen, while suffering greatly from cancer, Chiara prayed to the Holy Spirit and interceded for the young people of the movement to which she belonged. As well as praying for her own cure, she asked God to enlighten all those young people by his Spirit and to give them wisdom and light. “It was really a moment of God’s presence. I was suffering physically, but my soul was singing” (Letter to Chiara Lubich, Sassello, 20 December 1989). The key to her peace and joy was her complete trust in the Lord and the acceptance of her illness as a mysterious expression of his will for her sake and that of everyone. She often said: “Jesus, if you desire it, then I desire it too”.

These are just two testimonies taken from any number of others which show that authentic Christians are never despairing or sad, not even when faced with difficult trials. They show that Christian joy is not a flight from reality, but a supernatural power that helps us to deal with the challenges of daily life. We know that the crucified and risen Christ is here with us and that he is a faithful friend always. When we share in his sufferings, we also share in his glory. With him and in him, suffering is transformed into love. And there we find joy (cf. Col 1:24).

7. Witnesses of joy

Dear friends, to conclude I would encourage you to be missionaries of joy. We cannot be happy if others are not. Joy has to be shared. Go and tell other young people about your joy at finding the precious treasure which is Jesus himself. We cannot keep the joy of faith to ourselves. If we are to keep it, we must give it away. Saint John said: “What we have seen and heard we proclaim now to you, so that you too may have fellowship with us; we are writing this so that our joy may be complete” (1 Jn 1:3-4).

Christianity is sometimes depicted as a way of life that stifles our freedom and goes against our desires for happiness and joy. But this is far from the truth. Christians are men and women who are truly happy because they know that they are not alone. They know that God is always holding them in his hands. It is up to you, young followers of Christ, to show the world that faith brings happiness and a joy which is true, full and enduring. If the way Christians live at times appears dull and boring, you should be the first to show the joyful and happy side of faith. The Gospel is the “good news” that God loves us and that each of us is important to him. Show the world that this is true!

Be enthusiastic witnesses of the new evangelization! Go to those who are suffering and those who are searching, and give them the joy that Jesus wants to bestow. Bring it to your families, your schools and universities, and your workplaces and your friends, wherever you live. You will see how it is contagious. You will receive a hundredfold: the joy of salvation for yourselves, and the joy of seeing God’s mercy at work in the hearts of others. And when you go to meet the Lord on that last day, you will hear him say: “Well done, my good and faithful servant... Come, share your master’s joy” (Mt 25:21).

May the Blessed Virgin Mary accompany you on this journey. She welcomed the Lord within herself and proclaimed this in a song of praise and joy, the Magnificat: “My soul proclaims the greatness of the Lord; my spirit rejoices in God my Saviour” (Lk 1:46-47). Mary responded fully to God’s love by devoting her life to him in humble and complete service. She is invoked as “Cause of our Joy” because she gave us Jesus. May she lead you to that joy which no one will ever be able to take away from you!

From the Vatican, 15 March 2012
BENEDICTUS PP. XVI
© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
 
Pope Benedict urges greater openness in Cuba
Laura Rozen
10:34 28/03/2012
Pope Benedict XVI arrived in Havana Tuesday on the second day of his historic visit to Cuba, the first papal visit to the communist Caribbean island nation in 14 years. The pontiff is expected to meet with Cuban President Raul Castro and possibly his brother Fidel, the ailing former revolutionary leader. Latin America watchers said the Castro government has refused to allow any Cuban dissidents to meet with the pontiff, and resisted the pope's calls for greater openness. But the Cuban Catholic church has been energized by the visit, others said.

"For the Catholic Church in Cuba to have the Pope's blessing now — with the role it is playing, engaging with the Cuban government — is really huge," said Sarah Stephens, executive director of the Washington-based Center for Democracy in the Americas, in an email to Yahoo News, from Cuba Tuesday, where she is currently traveling.

"For the American audience, this is an important opportunity to give a broader U.S. public a lesson about the extent of religious freedom in Cuba and the willingness of the Cuban government to give the Pope a platform to talk about his aspirations for the Cuban people," Stephens said. "These things are not anticipated or understood given how cut-off Americans are from the complicated realities of Cuba."

Some scholars suggested the pope could push back on the Cuban government's refusal to allow dissidents to meet with him."The Cuban government removed any opportunity for dissidents to meet with the pope and be in meetings where he is," David Smock, director of the program on religious studies and peace-building at the U.S. Institute of Peace told Yahoo News Tuesday. "The pope can make a strong statement and insist he be allowed to do so, but he has not been inclined to do so so far."

The Catholic Church "has been in decline through the communist-Castro period," Smock noted. Only about 10 percent of Cuba's population is estimated to practice the faith.

"I think he's trying to revive it; that's the main purpose of his visit," Smock said. "I think he wants to make some statement about greater openness and transition to a freer society, but he's been very muted."

The pontiff did allude to wanting more freedom, but fell short of becoming political in his statements. "I have also prayed to the Virgin for the needs of those who suffer, of those who are deprived of freedom, those who are separated from their loved ones or who are undergoing times of difficulty," Pope Benedict XVI, 84, said at a chapel in the Cuban town of El Cobre, site of the statue of the Virgin of Charity of Cobre, the Associated Press reported.

Cuban officials bristled at the pope's calls for greater openness, however. "In Cuba there will not be political reform," Cuban economic czar Marino Murilla told foreign journalists covering the visit, the AP report said.

"I appeal to you to reinvigorate your faith … that you may strive to build a renewed and open society, a better society, one more worthy of humanity," Pope Benedict said at a Mass Monday in the city of Santiago.

Ahead of the Santiago Mass, a man ran into the journalists' section yelling "Down with the Revolution! Down with the dictatorship!" before being led away, the AP reported, adding that Cuban dissidents were still trying to figure out who he was.

Separately, Judy Gross, the wife of an American USAID contractor imprisoned in Cuba, has asked the Vatican to appeal for her husband's humanitarian release during the pope's meetings with Cuban officials, the Washington Post reported. Alan Gross, 62, from Potomac, Md., was sentenced to 15 years in prison last year for bringing in Internet communications equipment under a USAID subcontract to help Cuba's tiny Jewish community. He has lost over 100 pounds in prison and both his mother and his daughter have been diagnosed with cancer, Gross's wife told the Post.

(Source: http://news.yahoo.com/blogs/envoy/pope-benedict-urges-greater-openness-cuba-183614387.html)
 
BREAKING NEWS: Pope in Havana: Cuba needs changes -RELIGIOUS FREEDOM for the Church
+ Pope Benedict XVI
12:54 28/03/2012
Dear Brothers and Sisters,

“Blessed are you, Lord God…, and blessed is your holy and glorious name” (Dan 3:52). This hymn of blessing from the Book of Daniel resounds today in our liturgy, inviting us repeatedly to bless and thank God. We are a part of that great chorus which praises the Lord without ceasing. We join in this concert of thanksgiving, and we offer our joyful and confident voice, which seeks to solidify the journey of faith with love and truth.

“Blessed be God” who gathers us in this historic square so that we may more profoundly enter into his life. I feel great joy in being here with you today to celebrate Holy Mass during this Jubilee Year devoted to Our Lady of Charity of El Cobre.

I greet with cordial affection Cardinal Jaime Ortega y Alamino, Archbishop of Havana, and I thank him for the kind words which he has addressed to me on your behalf. I extend warm greetings to the Cardinals and to my brother Bishops in Cuba and from other countries who wished to be in this solemn celebration. I also greet the priests, seminarians, men and women religious, and all the lay faithful gathered here, as well as the civil authorities who join us.

In today’s first reading, the three young men persecuted by the Babylonian king preferred to face death by fire rather than betray their conscience and their faith. They experienced the strength to “give thanks, glorify and praise God” in the conviction that the Lord of the universe and of history would not abandon them to death and annihilation. Truly, God never abandons his children, he never forgets them. He is above us and is able to save us by his power. At the same time, he is near to his people, and through his Son Jesus Christ he has wished to make his dwelling place among us in.

“If you continue in my word, you are truly my disciples, and you will know the truth, and the truth will make you free” (Jn 8:31). In this text from today’s Gospel, Jesus reveals himself as the Son of God the Father, the Saviour, the one who alone can show us the truth and give us genuine freedom. His teaching provokes resistance and disquiet among his hearers, and he accuses them of looking for reasons to kill him, alluding to the supreme sacrifice of the Cross, already imminent. Even so, he exhorts them to believe, to keep his word, so as to know the truth which redeems and justifies.

The truth is a desire of the human person, the search for which always supposes the exercise of authentic freedom. Many, without a doubt, would prefer to take the easy way out, trying to avoid this task. Some, like Pontius Pilate, ironically question the possibility of even knowing what truth is (cf. Jn 18:38), claiming is incapable of knowing it or denying that there exists a truth valid for all. This attitude, as in the case of scepticism and relativism, changes hearts, making them cold, wavering, distant from others and closed. There are too many who, like the Roman governor, wash their hands and let the water of history drain away without taking a stand.

On the other hand, there are those who wrongly interpret this search for the truth, leading them to irrationality and fanaticism; they close themselves up in “their truth”, and try to impose it on others. These are like the blind scribes who, upon seeing Jesus beaten and bloody, cry out furiously, “Crucify him!” (cf. Jn 19:6). Anyone who acts irrationally cannot become a disciple of Jesus. Faith and reason are necessary and complementary in the pursuit of truth. God created man with an innate vocation to the truth and he gave him reason for this purpose. Certainly, it is not irrationality but rather the yearning for truth which the Christian faith promotes. Each man and woman has to seek the truth and to choose it when he or she finds it, even at the risk of embracing sacrifices.

Furthermore, the truth which stands above humanity is an unavoidable condition for attaining freedom, since in it we discover the foundation of an ethics on which all can converge and which contains clear and precise indications concerning life and death, duties and rights, marriage, family and society, in short, regarding the inviolable dignity of the human person. This ethical patrimony can bring together different cultures, peoples and religions, authorities and citizens, citizens among themselves, and believers in Christ and non-believers.

Christianity, in highlighting those values which sustain ethics, does not impose, but rather proposes Christ’s invitation to know the truth which sets us free. The believer is called to offer that truth to his contemporaries, as did the Lord, even before the ominous shadow of rejection and the Cross. The personal encounter with the one who is Truth in person compels us to share this treasure with others, especially by our witness.

Dear friends, do not hesitate to follow Jesus Christ. In him we find the truth about God and about mankind. He helps us to overcome our selfishness, to rise above our vain struggles and to conquer all that oppresses us. The one who does evil, who sins, becomes its slave and will never attain freedom (cf. Jn 8:34). Only by renouncing hatred and our hard and blind hearts will we be free and a new life will well up in us.

Convinced that it is Christ who is the true measure of man, and knowing that in him we find the strength needed to face every trial, I wish to proclaim openly that Jesus Christ is the way, the truth and the life. In him everyone will find complete freedom, the light to understand reality most deeply and to transform it by the renewing power of love.

The Church lives to make others sharers in the one thing she possesses, which is none other than Christ, our hope of glory (cf. Col 1:27). To carry out this duty, she must count on basic religious freedom, which consists in her being able to proclaim and to celebrate her faith also in public, bringing to others the message of love, reconciliation and peace which Jesus brought to the world. It must be said with joy that in Cuba steps have been taken to enable the Church to carry out her essential mission of expressing her faith openly and publicly. Nonetheless, this must continue forwards, and I wish to encourage the country’s Government authorities to strengthen what has already been achieved and advance along this path of genuine service to the true good of Cuban society as a whole.

The right to freedom of religion, both in its private and in its public dimension, manifests the unity of the human person, who is at once a citizen and a believer. It also legitimizes the fact that believers have a contribution to make to the building up of society. Strengthening religious freedom consolidates social bonds, nourishes the hope of a better world, creates favourable conditions for peace and harmonious development, while at the same time establishing solid foundations for securing the rights of future generations.

When the Church upholds this human right, she is not claiming any special privileges for herself. She wishes only to be faithful to the command of her divine founder, conscious that, where Christ is present, we become more human and our humanity becomes authentic. This is why the Church seeks to give witness by her preaching and teaching, both in catechesis and in the schools and universities. It is greatly to be hoped that the moment will soon arrive when, here too, the Church can bring to the fields of knowledge the benefits of the mission which the Lord entrusted to her and which she can never neglect.

A shining example of this commitment is found in the outstanding priest Félix Varela, teacher and educator, an illustrious son of this city of Havana, who has taken his place in Cuban history as the first one who taught his people how to think. Father Varela offers us a path to a true transformation of society: to form virtuous men and women in order to forge a worthy and free nation, for this transformation depends on the spiritual, in as much as “there is no authentic fatherland without virtue” (Letters to Elpidio, Letter 6, Madrid 1836, 220). Cuba and the world need change, but this will occur only if each one is in a position to seek the truth and chooses the way of love, sowing reconciliation and fraternity.

Invoking the maternal protection of Mary Most Holy, let us ask that each time we participate in the Eucharist we will also become witnesses to that charity which responds to evil with good (cf. Rom 12:51), offering ourselves as a living sacrifice to the one who lovingly gave himself up for our sake. Let us walk in the light of Christ who alone can destroy the darkness of error. And let us beg him that, with the courage and strength of the saints, we may be able, without fear or rancour but freely, generously and consistently, to respond to God. Amen.




© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nghiệm sau cuộc đi ủy lạo Bệnh Nhân Phong ở Phú Bình, Thái Nguyên
Bồ Câu Trắng Hàng Bột
08:56 28/03/2012
Những giá trị cuộc sống hiện tại - một cảm nghiệm sau cuộc đi ủy lạo Bệnh Nhân Phong ở Phú Bình, Thái Nguyên

"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,
Ta có thêm ngày mới để yêu thương!"


Phú Bình, Thái Nguyên - Có ai đó đã từng nói: "Hạnh phúc đôi khi không phải chỉ là những gì ta nhận được mà còn là những gì ta cho đi." Đúng vậy, nếu cuộc sống chỉ là những gì thu gọn cho riêng mình thì đó đâu còn là cuộc sống nữa đâu. Chuyến đi đến trại phong Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên vừa rồi đã giúp chúng tôi có thêm nhiều cảm nhận sâu sắc và những khám phá được một phần nào đó trong bức tranh mang tên CUỘC SỐNG!

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 75 km. Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam. Ba dãy núi quan trọng tại Thái Nguyên được đặt tên là Tam Đảo, Ngân Sơn và Bắc Sơn. Những ngọn núi cao này có một nhiệm vụ rất thiết thực giúp người dân ở đây che chắn được gió mùa đông bắc thổi đến.

Giữa chốn rừng núi Thái Nguyên có Trại Phong Phú Bình (thuộc xã Kim Tân, huyện Phú Bình). Thông thường các Trại Phong tại Việt Nam đều được xây dựng nằm trong vùng rất xâu xa, vì thế muốn vào Trại phong Phú Bình phải rẽ từ đường quốc lộ đi vào những con đường đất nhỏ khó đi, quanh co, khúc khuỷu, phải lâu lắm chiếc xe buýt của đoàn chúng tôi mới tới được cổng trại.

Trại Phong Phú Bình hiện tại có 103 bệnh nhân. Bệnh phong - còn gọi là bệnh hủi hay cùi, do vi khuẩn Hansen gây ra. Hậu quả của chứng bệnh này thường làm cho tứ chi mất dần cảm giác vì dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt teo đi, gân cốt co lại thường làm cho hai bàn tay co quắp. Ở mức độ bệnh trạng phát triển nặng thì các ngón tay ngón chân cứ rụng dần đi. Nói chung bệnh tật này dày vò các bệnh nhân từng ngày, từng giờ và phải cách ly ra khỏi cuộc sống xã hội thường ngày. Tại vùng núi Thái Nguyên này dường như những người bệnh nhân như họ ít được người đời nhắc đến.

Xem hình thăm trại phong Phú Bình

Chuyến xe buýt 50 chỗ của chúng tôi bắt đầu chuyển bánh từ Hàng Bột, Hà Nội vào lúc 5h sáng, đoàn chúng tôi gồm 50 người ra đi mang theo bên mình là nước mắm và mì tôm là những quà tặng ủy lạo của Cộng Đoàn Bắc Đức do cha Paul Phạm Văn Tuấn chăm sóc và từ giáo xứ Khiết Tâm Mẹ tại Lincoln (USA) do cha Hilariô Nguyễn Hải Khánh làm chính xứ, cũng như một số bạn Thiện Nguyện ở Hà Nội qua anh Xuân Hòa, là người đại diện thường xuyên tổ chức cho các chuyến đi ủy lạo trong Mùa Chay 2012 này. Được biết cha Paul Tuấn ở bên Đức- người luôn thao thức cho những cuộc đời bất hạnh của bệnh nhân phong và giáo dân trong vùng Bắc Đức thường xuyên quyên góp đã gần 20 năm nay. Lúc còn đang di chuyển trên xe buýt cha Tuấn cũng đã gọi điện thoại trực tiếp từ bên Đức hỏi thăm và động viên đoàn chúng tôi. Vài năm nay Nhà Dòng Thánh Phaolô Hà Nội chúng tôi cộng tác ra công giúp vào công cuộc ủy lạo này. Các Sơ và hơn 100 em Đệ Tử luân phiên thay nhau để đi đến với người bệnh phong. Ai cũng háo hức chờ đến lân mình được đi. Cách đây 2 tuần Nhà Dòng chúng tôi đã làm theo cách thức này đi đến thăm các Bệnh Nhân Phong ở Văn Môn, Thái Bình.

Chúng tôi thì chẳng có gì ngoài lòng nhiệt thành, yêu thương và sự cảm thông đối với những người bệnh phong. Sau một chặng đường khá dài cuối cùng cũng đến Phú Bình, lòng tôi như trào dâng bao nhiêu cảm xúc ngay khi chỉ còn mấy chục vòng xe nữa. Hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy là những dãy nhà nhỏ nối liền nhau, không khí vùng núi đồi Thái Nguyên thật yên tĩnh – khác hẳn hoàn toàn với sự đông đúc, ngột ngạt đầy khói xe ở Hà thành. Ngày hôm nay chúng tôi đến đây thời tiết không được đẹp lắm, mưa bay bay tạo cho chúng tôi cảm giác hơi lạnh lẽo, cô quạnh về một miền đất dường như đang bị lãng quên. Mọi thứ cứ tĩnh mịch, bất động, khác hẳn với lần đầu tiên vào năm 2011 chúng tôi đến đây, lũ trẻ con (con cái của người phong) chạy ào đón chúng tôi như là đón mẹ đi chợ về, niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt ngây thơ của chúng.

Lần thứ hai đặt chân đến mảnh đất này nên tôi cũng không còn lạ lẫm gì. Chúng tôi chia nhau ra 2-3 người vào một căn phòng nhỏ, mỗi phòng đó có 1-2 người. Mọi người ở đây hầu hết là những người già, không có gia đình, người nào có thì lâu dần cũng không được gia đình quan tâm đến. Căn bệnh quái ác này đã gây nên những vết thương trên thân thể lẫn tinh thần của họ. Những bàn tay, bàn chân không còn nguyên vẹn hay có người còn bị cụt đến cả 2 bàn chân. Hình ảnh bà cụ loay hoay dùn hai khuỷu tay kẹp chiếc thìa xúc cơm, một cụ ông cất bước những bước chậm chạp với đôi chân giả mà ông gọi đùa với chúng tôi rằng đó là "con ngựa sắt" thực dụng của ông. Tim tôi như thắt lại! So với bản thân tôi, chỉ đơn giản là việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại thôi đã là khó biết bao trong cuộc sống thường ngày.

Tất cả mọi thứ mà các Bệnh Nhân Phong đang có ở đây chẳng đáng giá gì, rất đơn sơ, nghèo nàn, cũ kĩ và tất nhiên rất thiếu thốn mọi bề. Cả đại gia đình phong cũng chỉ có một cái tivi đặt ở hội trường để mọi người xem chung mỗi tối. Những chiếc mẹt, chiếc bát bằng sắt họ dùng mà tôi cứ nghĩ là từ thời năm 1945. Nhưng ở nơi đây, chúng tôi lại tìm thấy một món quà quý giá hơn cả để nhìn ra: Dù là đau đớn, bệnh tật nhưng những người bệnh phong vẫn cố gắng để sống. Tất nhiên chúng tôi hiểu trước đó họ đã phải có những ngày tháng đau khổ, mặc cảm về bản thân. Những cái nhìn vô hồn khi họ đối diện với chúng tôi lần đầu tiên khiến tôi hiểu rằng họ đã từng bị đối xử như vậy: phải chịu những cái nhìn ghẻ lạnh, bị mọi người ruồng bỏ, xa lánh và… bị xã hội và cả gia đình bỏ rơi hoàn toàn.

Chúng tôi hiểu đây là lúc chúng tôi cần phải mở lòng ra nhiều nhất. Chúng tôi hỏi thăm họ với những gì gọi là chân tình, chúng tôi giúp họ giặt quần áo, khâu áo, quét nhà, đấm lưng cho họ, chúng tôi cố gắng làm tất cả những gì có thể để giúp họ vui và cảm nhận được rằng họ không bị lãng quên, không bị bỏ rơi. Có lẽ chính từ nỗi đau cùng khổ như thế mà nhưng người ở đây luôn thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

Qua công lao của anh Xuân Hòa đã liên lạc với Cha xứ ở đây để cố gắng tổ chức cho chúng tôi có được một thánh lễ trọn vẹn với Bệnh Nhân Phong ngay tại vùng núi Thái Nguyên. Trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng tôi được gắn kết với nhau trong sợi dây liên đới và cùng cầu nguyện cho nhau thật nhiều, nhiều bệnh nhân khác tôn giáo cũng đến tham dự thánh lễ với chúng tôi trong hội trường. Sau đó các Bệnh Nhân Phong hát tặng chúng tôi những bài hát, tuy rằng rất lủng củng, sai cả nhạc nhưng đã chứa đựng trong đó là tất cả niềm vui và sự biết ơn. Họ đưa những đôi bàn tay không còn lành lặn đón lấy những thùng mì tôm, những chai nước mắm với niềm vui, niềm phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt nhăn nheo, sạm đi theo năm tháng. Món quà cuối cùng mà chúng tôi mang đến cho họ đó là những tô cháo thịt bốc khói nghi ngút (một nhóm chúng tôi được chia ra làm việc hậu cần nấu nồi cháo này với các dụng cụ, gạo và thịt mang theo). Lòng tôi bỗng được hun nóng, ấm hẳn lên không phải vì những làn khói của nồi cháo mà đó chính là tình người, tình chia sẻ.

Tạm biệt núi đồi Thái Nguyên, tạm biệt gia đình Phong Phú Bình nhỏ bé thân thương, chúng tôi lại trở về với cuộc sống hiện tại của mình, mang về trên vai là những món quà tinh thần quý giá. Tất cả chúng tôi đều hiểu rằng: những gì mà chúng tôi hôm nay nhận được đều lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng tôi đã cho đi. Nhìn hình ảnh những con người đang vượt lên số phận bệnh tật sẽ là động lực giúp chúng tôi vững vàng bước qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Tất cả chúng tôi cũng ý thức được rằng: mình phải luôn biết cho đi, giang rộng đôi tay và đón lấy những gì mà cuộc sống mang đến, cho dù là hạnh phúc lẫn bệnh tật hay khổ đau. Chúng tôi hiểu rằng trong cuộc đời này còn có biết bao mảnh đời bất hạnh và đau khổ cần được quan tâm và chia sẻ, từ đó có thể nuôi dưỡng hạt giống tình thương trong mỗi chúng tôi.

Riêng bản thân tôi tự hỏi rằng, động lực gì đã giúp anh Xuân Hòa, những ân nhân từ Đức, Hoa Kỳ để làm công việc bác ái giúp đỡ những bệnh nhân phong cùi, không chỉ một lần mà luôn liên tục trong nhiều năm như vậy? Những người như thế sẵn sàng bỏ thời gian, tiền của ra giúp đỡ bệnh nhân như vậy để rồi sẽ nhận lại được những gì cho chính mình? Hôm nay nhìn nụ cười rạng rỡ của anh Hòa, tôi biết rằng chỉ có anh mới là người biết rõ nhất. Liệu có khi nào chúng ta nghĩ rằng trong cuộc sống có nhiều người nghèo khổ, bất hạnh như vậy thì chắc hẳn sẽ được đền bù lại chút ít vì có nhiều người giàu lòng bác ái và tốt bụng sẵn sàng đến an ủi họ? Nếu được như vậy thì có lẽ bức tranh cuộc sống chúng ta sẽ luôn tràn ngập những màu sắc tươi thắm rực rỡ!

Bồ Câu Trắng Hàng Bột
 
Hội tông đồ thánh Giuse mừng bổn mạng
William Quế Nguyễn
09:13 28/03/2012
Hội Tông Đồ Thánh Giuse tại giáo phận Orange được thành lập không ngoài mục đích cầu nguyện, yểm trợ cho các linh mục, các soeurs các tu sĩ nam nữ, đã và đang là những người thợ vườn nho của Giáo Hội, tạo tình thân hữu mật thiết, chia sẻ, thăm hỏi, an ủi giữa các Ông Bà Cố và các gia đình có con là tu sĩ nam nữ.

Xem hình

Ban đầu hội chỉ có 7 hội viên, bây giờ đã có Một Ban Cháp Hành gồm 5 người và 71 hội viên. Ông Cố Thanh Sơn làm Chủ Tịch Hội, Cha Xứ Dức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Linh Hướng của Hội.

Hôm nay Hội Mừng Kính Thánh Giuse, Quan Thầy Của Hội, có sự tham dự của Các Linh mục, các soeurs Dòng mến Thánh Giá Los Angeles, Luật Sư Chánh Án Nguyễn Trọng Nho và Phu nhân, Ông Nguyễn Văn Liêm Chủ Tịch Cộng Đồng, các Ban ngành Cộng Đồng, Chủ tịch các Cộng đoàn, Thánh Lễ tại Cộng Đoàn Thánh Linh, Tiệc mừng tại nhà hàng Seafood Palace March 23, 2012.

William-Quế-Nguyễn
 
Mùa Chay: giáo xứ Khiết Tâm với chuyến công tác xã hội vùng sâu vùng xa
Quân Tuấn Anh
09:49 28/03/2012
Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi thì nó chỉ trọi một mình nhưng nếu nó chết đi thì sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12, 24)

“Bài Tin mừng Chúa nhật V Mùa Chay như muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta phải “chết đi”, phải “thối đi” những ích kỷ hèn yếu, những tính mê nết xấu, nhừng lo lắng quá sức để rồi không tin vào quyền năng và việc Chúa quan phòng.
Mùa Chay là biết quay về với Chúa, sống trong chay tịnh và chia sẻ bác ái yêu thương để chúng ta được sống trong vinh quang nước Chúa và đó chính là những bông hạt tốt lành dâng lên cho Chúa…”

Xem hình ảnh

“Mùa chay là phải biết quay về sống trong chay tịnh và chia sẽ bác ái yêu thương” đó chính là lời kêu gọi của Cha Giuse Phan Ngọc Trợ cũng như của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ trong nhiều tuần qua tại Giáo xứ Khiết Tâm để rồi Chúa Nhật V Mùa Chay (24-25/3/2012) ban Bác Ái – Xã Hội cùng các hội đòan trong giáo xứ ( khoảng 80 người ) với Cha xứ Giuse đã đi thăm và tặng quà chia sẻ bác ái Mùa Chay cho quý bà con vùng dân tộc Stiêng tại giáo xứ An Bình, Hạt Phước Long, Giáo phận Ban Mê Thuô5t, thuộc xã Đa Kia huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước với chủ đề “Trái tim Mùa chay”.

Thứ Bảy, ngày 24/03/2012

Như chương trình đã lên kế hoạch từ trước, đúng 5g30 sáng , mọi người tập trung trước khuôn viên Giáo xứ Khiết Tâm chuẩn bị hành trang lên đường và trước lúc khởi hành mọi người cùng nhau đứng trước tòa Đức Mẹ để dâng lên Mẹ chuyến đi này đồng thời nhờ Mẹ cầu bầu, che chở cho chuyến hành trình được bình an tốt đẹp.

Vượt qua bao chặng đường dài 160 km, phái đoàn cũng đến được Giáo họ Bù Ha (Giáo xứ An Bình), đón tiếp phái đoàn ngay tại cuối nhà thờ là Cha quản xứ An Bình Gioan Baotixita Nguyễn Văn Liêm trong sự niềm nở, phấn khởi. Tòan thể những người tham gia trong chương trình này cất lên tiếng ca chào mừng trong bài hát chủ đề khai mạc thật vui tươi, hoành tráng với những cử điệu đơn sơ mộc mạc nhưng chân thành “Tâm điểm yêu thương”.

Chiều đến, đường xá cách trở cho nên chúng tôi chia ra các nhóm để tới thăm bà con nơi các Sóc phương tiện thuận lợi nhất đó là chiếc xe máy cày vừa để chở quà vừa chở người để đi sâu vào các nhà nguyện của các Sóc và quy tụ mọi người cùng nhau giao lưu và sinh hoạt.

Đúng 17 g 00, Thánh Lễ tại nhà thờ Bù Ha, quy tụ hầu hết anh chị em dân tộc. Chúng tôi, nhận ra họ thật dễ dàng vì chiều nay vừa đến thăm các gia đình, những người anh chị em trong Đức Kitô sao mà chân chất và hiền lành vậy. Tuy nước da người dân tộc Stiêng có hơi ngăm đen, nhưng vẫn ánh lên nét đẹp là con cái Chúa ( đơn sơ, thật thà và hiền lành ).

Khi màn đêm buông xuống, chương trình sinh hoạt và giao lưu đó là đêm lửa trại trước khuôn viên nhà thờ Bù Ha, chương trình do Ban giới trẻ Giáo xứ Khiết Tâm đảm nhận đã thu hút hàng trăm người dân tham gia trong đó đa số là giới trẻ và các em thiếu nhi Giáo xứ An Bình. Một chương trình ý nghĩa biết bao khi mỗi giáo xứ cùng nhau thể hiện những tiết mục văn nghệ lửa trại với những làn điệu thấm đậm bản chất vùng sơn cước bên cạnh đó lại không thiếu những tiết mục hiện đại mà các bạn giới trẻ An Bình thể hiện khiến không ít mọi người phải vỗ tay thán phục.

Mọi người cảm thấy vui tươi và chơi nhiệt tình vì hai bên nhịp nhàng trong các tiết mục , khiến mọi người hòa mình trong các làn điệu dân ca hòa lẫn các trò chơi mang tính tập thể và đòan kết. Chương trình lửa trại kết thúc trong sự thao thức của người dân nơi đây mong ước có những chương trình như vậy dài hơn và được giao lưu nhiều hơn. Khép lại chương trình của ngày thứ nhất mỗi người lại lên xe để về họ nhà xứ cách Giáo họ Bù Ha khoảng 15 km để nghỉ ngơi và chuẩn bị ngày mai. Tuy ai cũng thấm mệt sau một ngày với những bận rộn gặp gỡ và chia sẻ, nhưng tinh thần lại thêm hăng say hơn và nhiệt tình hơn.

Có một người lớn trong đòan nhận xét : “anh chị em dân tộc vỗ tay thật nhiệt tình, nên thật giòn giã và phấn khởi, cho dù phải …vỗ tay hơi nhiều. Phải chăng tính đơn sơ và hiền lành thể hiện qua tiếng vỗ tay này chăng ???”

Chúa Nhật, ngày 25/03/2012

Giáo xứ An Bình được thành lập năm 1994 tách ra từ Giáo xứ Long Điền với hai Giáo họ là Bù Ha và họ nhà xứ An Bình ,được chính quyền công nhận và cho hoạt động với gần 2500 giáo dân trong đó anh chị em giáo dân thuộc dân tộc Stiêng chiếm 45% được chia làm năm Sóc (Bù Ha, Bù Keng, Bù Tam, Bình Giai và Bình Hà) trong đó các Sóc Bù Keng, Bù Tam, Bình Giai và Bình Hà giáo dân nơi đây chỉ được dựng tạm các nhà nguyện để sinh hoạt như học giáo lý, đọc kinh và cầu nguyện. Gọi là nhà nguyên cho “sang”, chứ thật ra, chẳng khác gì nhà dân đang ở và sinh họat hàng ngày, ngôi nhà nguyện khỏang chừng 40 m2, vách ghép gỗ hay tôn sắt han rỉ, mái nhà tôn càng làm thêm tăng độ nóng và ẩm thấp. Vì thế mỗi khi tham dự Thánh lễ, anh chị em dân tộc tới nhà thờ Giáo xứ hoặc Giáo họ Bù Ha cách đó khoảng 12 km . Phương tiện chính là xe đạp, họ phải băng qua đồn điền cao su hay những đường đất đỏ lầy bụi vào mùa nắng, còn mùa thì đất dính nặng dép.

Sau Thánh lễ lúc 8h00 sáng Chúa nhật V Mùa Chay long trọng, phái đoàn được chia ra làm 3 nhóm để đi sâu vào các Sóc tặng quà cho bà con giáo dân, một lần nữa xe máy cày lại là phương tiện duy nhất để chở mọi người vào tới các nhà nguyện của các Sóc, thật vui và xúc động biết bao khi bà con đã chờ sẵn ở nhà nguyện, mọi người bắt tay hỏi han và vui hơn thế nữa là được “học” tiếng dân tộc Stiêng như “Uôt oor” (cám ơn) hay bập bẹ tiếng “Bhưl ay” (xin chào). Sau đó mỗi nhóm lại chia ra nhiều nhóm nhỏ để đi vào tới từng gia đình chào hỏi và viếng thăm để biết được hoàn cảnh của từng gia đình bà con dân tộc Stiêng ở nơi đây, chắc hẵn nhiều người sẽ có thêm được một ít kiến thức mới trong cuộc sống của mình đặc biệt là các bạn trẻ tham gia chương trình này. Trời đã quá trưa, mọi người lên xe về lại nhà xứ An Bình dùng cơm trưa, được cha xứ Gioan Baotixita và thầy xứ đãi hai hũ rượu cần thật ngon, khiến chúng tôi, nhất là giới trẻ được bữa no say và vui ơi là vui…

Hơn 300 phần quà thật đơn sơ, nhỏ bé, nhưng đó chính là cả tấm lòng mà bà con Giáo xứ Khiết Tâm muốn trao tặng cho bà con Giáo xứ An Bình. Món quà lớn nhất đó chính là sự hiện diện bên nhau, Kết thúc chuyến hành trình, mỗi người quy tụ nhau lại để cám ơn Cha xứ An Bình; đồng thời hứa hẹn một ngày nào đó được đón tiếp bà con giáo dân về Giáo xứ Khiết Tâm cùng giao lưu và sinh hoạt. Chia tay không thể nào mà không có những cảm xúc đáng quý, Cha xứ An Bình đã mượn lời Thánh Vịnh 133 thốt lên rằng:

“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay
Anh em được sống vui vầy bên nhau”

“Không phải tự nhiên hay tình cờ mà Giáo xứ Khiết Tâm và Giáo xứ An Bình lại có cuộc hội ngộ, giao lưu và chia sẻ cho nhau những món quà không chỉ là vật chất mà là tinh thần hết sức ý nghĩa này, mà đó chính là nhờ Thiên Chúa muốn gắn kết hai Giáo xứ lại với nhau, tuy cách trở về địa lý nhưng có cùng một điểm chung là là con cái của Cha trên trời” lời phát biểu của Cha xứ Gioan Baotixita Liêm Quản xứ An Bình không chỉ làm cho mọi người cảm thấy thật xúc động, ấm lòng , mà hơn thế nữa cảm thấy chuyến đi thật ý nghĩa biết bao. Chia tay nhau trong tiết nắng trời oi bức của vùng Bình Phước, tuy ai cũng mệt nhưng lại đón nhận được biết bao niềm vui từ những người dân tộc Stiêng nơi đây. Chắc hẵn mọi người sẻ nhớ mãi và hứa hẹn có ngày gặp gỡ gần nhất.
 
Thông Báo
Mời tham dự Đại Hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót tại Long Beach
Dòng Chúa Cứu Thế
18:27 28/03/2012

ĐẠI HỘI SUY TÔN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT kỳ 12

Trọng Kính:
Quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Hội Đoàn,
Quý Ân Nhân và Cộng Đồng Dân Chúa.

Kể từ ngày Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót trong toàn thể Giáo Hội vào Chúa Nhật thứ II Phục Sinh, Phụ tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại và Cơ sở Truyền Thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong suốt 12 năm qua, đã liên tục tổ chức Đại Hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót tại California, Hoa Kỳ.

Năm nay Đại Hội Suy Tôn Lòng Chúa Thương Xót kỳ 12 với chủ đề “Chúa Chạnh Lòng Thương” sẽ được tổ chức tại:
Điạ Điểm: The Walter Pyramid, Long Beach State University
1250 N. Bellflower Blvd, Long Beach, CA 90840.
Thời Gian: Ngày 15 tháng 4 năm 2012, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI

8:00 AM: Cầu Nguyện & Ca Ngợi
9:00 AM: Khai Mạc & Khấn Lòng Chúa Thương Xót
10:00 AM: Giảng Thuyết I: Lm. Phêrô Bùi Quang Tuấn, DCCT
11:00 AM: Ngợi Ca Chúa Thương Xót
11:15 AM: Giảng Thuyết II: Lm. Anthony Đào Quang Chính
12:15 PM: Ăn Trưa
- Diễn Nguyện: "Chúa Chạnh Lòng Thương"
- Chia sẻ Cảm Nghiệm Hồng Ân
1:15 PM: Khấn Lòng Chúa Thương Xót
1:45 PM: Dâng Hoa Kính Chúa Thương Xót
2:00 PM: Thánh Lễ Đại Trào do Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục phó Giáo phận Quy Nhơn - Việt Nam chủ tế và giảng thuyết. Đồng tế: Đức Cha Joseph Sartoris, nguyên Giám mục Phụ tá TGP Los Angeles, và Quý Cha
3:45 PM: Chầu Thánh Thể & Nghi Thức Cầu Nguyện Chữa Lành
6:00 PM: Bế Mạc

Chuyên Chở: Tại vùng Orange County, từ 8 AM – 11 AM, có các chuyến xe buýt miễn phí tại Chợ ABC đường Bolsa và Magnolia, điện thoại số: (714) 360-3704

Mọi thắc mắc xin liên lạc:

Tại tiểu bang California xin gọi Chị Vũ Nam Cúc: 714-280-3646
Tại tiểu bang xa và nước ngoài xin gọi Chị Lê AnhTú: 714-624-9847

Muốn biết rõ chi tiết, xin vào mạng lưới: www.dccthaingoai.com

Kính mời quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tới tham dự đông đủ nhầm để tôn vinh Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa và đón nhận Ơn Toàn Xá mà Thiên Chúa ban qua Giáo Hội trong ngày Đại Lễ, cũng như cầu nguyện cho những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, cách riêng cho Giáo Hội và Dân Tộc tại Việt Nam.

Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế & Truyền Thông Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Trân trọng Kính Mời
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
00:49 28/03/2012
Chuyện phiếm Đạo Đời: Lễ Lá rất Vượt Qua năm B 01.4.2012

“Tôi đi giữa trời Paris mà nhớ thương Sàigòn,”
“Nắng Sàigòn hôm nao dìu bước chân em,
Qua phuờng, vào quán chợ thân quen.”
(Ngô Thuỵ Miên – Nắng Paris Nắng Sàigòn)
(Cv 2: 24)
“Hát Cho Nhau” buổi đầu năm 2012, bần đạo ngồi nghe bạn bè hát câu trên mà lòng thấy u hoài nhớ cả nắng Sàigòn và Sydney. Sydney, là nơi bần đạo phơi nắng mỗi ngày, nay đã quen. Còn Sàigòn, thì bần đạo cũng đã rời thành đô yêu dấu đến hơn hai chục năm trời chẵn/lẻ mà chưa một lần về lại quê hương. Thật ra, thì bần đạo cũng từng đi giữa trời Paris những hai lần, một lần vào năm 2006 và lần kia năm 2010. Và, cũng thấy lòng bâng khuâng một nỗi nhớ giống nghệ sĩ họ Ngô từng có câu hát:

“Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng
vì nắng Paris sao quá ư mặn nồng.
Có một trời thênh thang và có riêng tôi.
Nhưng hết rồi ngày tháng mặn ngọt môi…”
(Ngô Thuỵ Miên – bđd)

Có thể vì Sydney nay đã là quê hương thứ hai của bần đạo rồi chăng, nên nắng Sydney có lẽ vẫn đẹp và mặn nồng hơn nắng Paris và Sàigòn nữa! Duy có điều, là: bần đạo đi giữa trời Sydney dịp lễ Vượt Qua và Phục Sinh năm nay lại thấy mình cứ mải nghĩ suy nhiều điều về thứ nắng ngọt ngào ngày Chúa sống lại, mãi mãi. Chúa sống lại, bần đạo cũng nghĩ và suy về câu hỏi của bạn đạo nọ có cho biết: “Đọc sách Công vụ Tông đồ, tôi thấy thánh Phêrô từng bảo: Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại, giải thoát Ngài khỏi mọi đau khổ của sự chết. Vì sự chết không tài nào khống chế được Ngài.’ (Cv 2: 24) vậy ta nên hiểu thế nào về Phục Sinh? Có giống như sự sống lại của Ladarô hoặc con bà goá Na-im ở Tin Mừng không?”
Nghe hỏi, bần đạo lại nhớ đến lời đáp của đức thày rất quen tên vẫn trụ trì ở Sydney đã từng nói:

“Việc Chúa Giêsu sống lại, khác với sự trỗi dậy của Ladarô hoặc của con bà goá thành Na-Im ở điểm: Chúa sống lại không theo luật tự nhiên hệt như cuộc sống hôm xưa của Ngài trước khi chết. Trước ngày Ngài chịu chết, Đức Giêsu sống giống như ta, nghĩa là Ngài cũng tuỳ thuộc vào không gian và thời gian; tức: hiện diện bằng xương bằng thịt, như ta ở trái đất. Sau ngày Sống lại, và đây là điều hiển nhiên, Ngài đã trỗi dậy với thân xác đã có khi trước. Thế nên, Ngài mới tỏ cho tông đồ ở phòng hội hôm ấy các dấu tích hằn in nơi tay chân và Ngài phán cùng thánh Tôma Tông Đồ là: ông hãy xỏ ngón tay vào vết dấu tích tình thương của Ngài nữa. (Lc 24: 39; Ga 20: 24-27).
Thế nhưng, thân xác của Chúa đã không còn tuỳ thuộc vào thời gian và không gian theo cách xưa nữa. Từ nay, Ngài đã có thể bất chợt hiện đến và biến đi, hệt như khi Ngài xuất đầu lộ diện với môn đồ trên đường Emmaus (Lc 24: 13-31) hôm ấy; hoặc, khi Ngài đi xuyên vào phòng hội cửa đóng khen cài cẩn thận để ở với môn đồ trong ít phút như trình thuật các thánh sử vẫn còn ghi.” (Lc 24: 36; Ga 20: 19).
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, lại cũng nói: “Thân mình thực hữu của Ngài gồm cơ phận mới mẻ nay vinh hiển sẽ không còn bị ràng buộc bởi không gian và thời gian nữa, nhưng Ngài có khả năng hiện diện bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi đâu, dưới bất cứ hình thái nào Ngài muốn.” (x. GLHTCG đoạn 645)
Trong khi đó, sách giáo lý La Mã do Công Đồng Triđentinô đề ra, cũng viết: “Bằng cụm từ “Sống Lại” ta hiểu được không chỉ mỗi một điều là Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết mà thôi, nhưng Ngài còn tự trỗi dậy do quyền uy sức mạnh và cung cách của riêng Ngài. Cung cách và quyền uy ấy chỉ mình Ngài mới có được. Chính Ngài đã khẳng định điều này qua Tin Mừng do thánh Gioan viết: “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến Tôi, vì Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi mà Tôi nhận được (Ga 10: 17-18).” (x.Lm John Flader The Catholic Weekly ngày 12/4/2009, tr. 10)

Nói về “Sống lại” theo ngôn ngữ nhà Đạo, là nói và hiểu như thế. Nhưng, nói và hát ý/lời về “sống lại” theo ngôn ngữ ngoài đời, là nói và hát như quả quyết của nghệ sĩ như sau:

“Nhưng hết rồi ngày tháng mặn ngọt bùi.
Em ở đâu hỡi người em rất nhớ.
Trời Paris nào có lụa Hà Đông.
Bao năm qua khi tình giá trong lòng
Tôi lang thang bên cuộc đời vội vã.
Ngày tháng, đã cho ta xa nhau một thời
Đi vắng ngắt khi ta xa nhau một đời
Người yêu ơi xin giữ cho em nụ cười
Vì đời ta rồi sẽ mãi có nhau bền lâu.”
(Ngô Thuỵ Miên – bđd)

Kể ra thì, nói và hát như nghệ sĩ ngoài đời, đâu là hát và nói về sự “sống lại” của con người như ta hiểu. Cũng thế, nói về cuộc Vượt Qua và Sống Lại của Đức Giêsu mà lại hát và nói như nghệ sĩ, kể ra cũng hơi kỳ. Nhưng có hát và nói như thế mới cảm thông được thắc mắc cũng như hỏi han qua bao năm tháng về Sống Lại. Hỏi và đáp, về Chúa Sống Lại cho rõ nghĩa hơn, có lẽ nên về với lời đáp rất ý nghĩa của đấng bậc chuyên môn về chú giải hồi xưa ấy, là cố giáo sư Kinh thánh Nguyễn Thế Thuấn,DCCT như sau:

“Hỏi rằng Tân Uớc nói gì về sự Sống Lại của Chúa Kitô thì: tựu chung ta có thể toát yếu như thế này: Sự sống lại không chỉ là một thây chết được hồi dương (như đã xảy ra với Ladarô) -cũng không phải là hồn bất tử từ nay sống hoàn toàn theo tính thiêng liêng hoặc nơi thực-hữu của linh hồn, hoặc nơi thanh danh con người truyền cho hậu thế; nhưng cốt thiết là Con Thiên Chúa làm người nay nhập vào với Vinh Quang Thiên Chúa:
-Đức Kitô được tôn dương là Chúa, nay ngự bên hữu Thiên Chúa Cha;
-Ngay cả với thực-hữu xác thể và lịch sử của Ngài;
-Sau khi Ngài chết trên thập giá.
Các kiểu nói của ta xưa nay là dựa vào những gì tương tợ xảy đến giữa loài người. Tất nhiên là nó què quặt không đủ để diễn tả một điều không thấy có ở đâu giữa loài người. Nhưng ngang qua những lời giới hạn đó, chúng ta quả quyết được trong lòng tin cái sự thực nhiệm mầu cốt thiết là Đức Kitô đã nhập vào với vinh quang Thiên Chúa.” (x. Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn CSsR, Sách Thánh và Mạc Khải Cứu Rỗi, Tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ tr. 89)

Nói về Đức Kitô Vượt qua mới nghe sơ tưởng đã hiểu, nhưng hơi khó. Nói về Chúa Sống Lại thuận theo ý Cha, để nhập vào với Vinh Quang của Cha, còn khó hơn. Bởi, ngay như trong kinh Tin Kính ta đọc hằng tuần vào Tiệc Thánh, có khi con người chỉ đọc mà không hiểu rõ, thì làm sao có thể hiểu được sự-kiện trọng-điểm của niềm tin là Chúa Sống Lại rất thực thụ và chính đáng!
Nói theo ngôn ngữ nhà chú giải, là nói cũng khá dài nhưng lại khó nắm vững. Tuy nhiên, có nói như thế mới đúng bài bản thần học rất thánh kinh. Nói về sự “Sống lại” của Đức Chúa theo thánh kinh, là nói một cách nghiêm chỉnh bằng ngôn từ cao siêu nhiệm mầu, tuy xa vời đầu óc của quần chúng vốn bình dân, đa phần không được học rộng biết nhiều.
Chính vì thế, nên cha giáo Nguyễn Thế Thuấn sẽ còn diễn giải dài dài ý niệm “Sống lại” là để đưa thần học Phục Sinh vào với mầu nhiệm cứu rỗi, như Hội thánh từng cảm nhận để rồi mọi người sẽ nắm vững sự kiện Chúa vẫn sống theo cung cách rất mới mẻ. Bần đạo còn nhớ: cha giáo Nguyễn Thế Thuấn có lần nói: “Chúa Sông lại, không có nghĩa là Ngài trở về lại với đời sống rất phàm trần một lần nữa, như khi trước. Nhưng, nói như thế, phải hiểu là: Chúa đã thuộc về thế giới của Thiên Chúa, rất cánh chung.
Nói nôm na, là khẳng định rằng: Đức Kitô sống lại chính là Ngài về với thế giới của Chúa Cha, tức đi vào sinh hoạt của thế giới mới mẻ. Có như thế, ta mới được Chúa dẫn đưa vào thế giới có giá trị khác hẳn giá trị ở chốn gian trần. Bởi thế nên, thay vì hỏi: Đức Kitô sống lại có nghĩa lý gì đối với thế giới gian trần, hãy làm như thánh Phaolô từng khẳng định với giáo dân Rôma, qua lập luận rất ư là chắc nịch:

“Đức Giê-su chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta
và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại
để chúng ta được nên công chính.”
(Rm 4: 25)

Và, cha giáo Kinh thánh lại đã tóm tắt những điều mình trích dẫn bằng một giải thích tóm tắt, rằng:

“Màu nhiệm sống lại đích thực là trọng tâm ý nghĩa của niềm tin ta có. Bằng vào sự kiện này, Đức Kitô cho ta thấy Thiên Chúa đã yêu thương cứu rỗi con người nhờ vào sự sống lại vinh quang của Ngài; và từ đó, mọi sinh họat của Kitô-hữu và toàn thể nhân lọai mới có nghĩa và mới kéo dài đến cõi miên trường. Điều đó cũng là trọng tâm của toàn bộ mặc khải nơi Tân Ước, cũng như niềm tin của Hội thánh.” (x. Lm Nguyễn Thế Tuấn, bđd tr.90)

Nói theo cung cách của đấng bậc chú giải ở nhà Đạo thì nói như hế. Và, nói theo kiểu minh hoạ cho điều mà mọi người ở nhà Đạo vẫn còn tin, còn là nói và hát theo cung cách rất ngoài đời, như sau:

Tôi cất tiếng đàn hôm nay,
Và hát cho em bài hát Tình này,
Nắng Sài gòn xin em còn giữ trong tim
Xin vẫn còm mầu áo lụa Hà Đôn.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)

Đúng thế. “Xin em còn giữ trong tim”, cả “Nắng Sàigòn” lẫn “màu áo lụa Hà Đông”... là giữ cho “bài hát Tình” của Chúa Kitô Phục Sinh , cũng rất đúng. Và, đúng hơn nữa khi bạn và tôi, ta lập lại lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 vẫn bảo rằng: “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì hôm nay, nghệ sĩ ở đời cũng đã và đang trân trọng hát “cho em bài hát Tình này”, bài hát Phục Sinh cũng rất tình và trân trọng.
Quả thật. Còn gì đẹp bằng Tình Chúa yêu thương thế giới nhân trần bằng sự Phục Sinh quang vinh ngõ hầu đưa con người vào với thế giới của Thiên Chúa có cứu rỗi, có “Bài hát Tình” còn giữ trong tim. Để tập trung nhấn mạnh ý chủ của Phục Sinh quang vinh, tưởng cũng nên nghe thêm ý kiến của đấng bậc thày dạy ở Hoa Kỳ, từng nói:

“Nhà chú giải nổi tiếng là Rudolf Bultmann có lần viết: “Đức Giêsu đã trỗi dậy để đi vào điều mà mọi người gọi là “Kerygma” tức: đi vào niềm tin của tín hữu thời tiên khởi. Nói khác đi, những người theo chân Đức Kitô vẫn xác tín rằng Ngài vẫn luôn ở với họ, đó mới là Phục Sinh, rất đích thực.
Nếu cứ đưa ra câu hỏi bảo rằng Phục sinh có thật không? Và hỏi thế là muốn nói chỉ mỗi thi hài đã hồi sinh mới có thể tạo được bằng chứng, và như thế tức là đã áp đặt tiêu chuẩn để thẩm định của trí tuệ lên trên nền văn hóa của huyền thọai và xảo giả trước khi khoa học được xất hiện.” (x. Robin R. Meyers, Easter as presence, not proof, Saving Jesus Christ from the Church, HarperOne 2009, tr. 76)

Thời Hội thánh tiên khởi, mọi con dân tín hữu Đức Kitô đều muốn biết xem Chúa có chết vì lỗi tội của con người trần gian không? Và, khi chết Chúa có được chôn cất đàng hòang và Ngài có trổi dậy sau ngày ở dưới mồ hệt như Kinh Sách Cựu Ước từng ghi chép hay không?

“Nếu kẻ chết không sống lại,
thì Đức Kitô đã không trỗi dậy.
Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy,
thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng,
và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.”
(1Cr 15: 13-14)

Nói về sự Sống lại của Đức Kitô theo ngôn ngữ truyện kể, có thể cũng nên nói như sau:


“Có lần sư tăng Wu Jincang từng hỏi Lục Tổ Huệ Năng, rằng:
-Con đọc nhiều kinh rất nhiều năm, mà sao vẫn chưa nhập định và cũng không rành cho lắm. Vậy, xin ngài soi sáng cho con hiểu rõ.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh rồi đưa cho đệ tử, và nói:
-Ta không đọc được chữ. Con hãy cầm lấy quyển này mà đọc cho ta nghe. Ta sẽ giải thích giúp con hiểu.
-Thế, Tổ không đọc được chữ sao ngài thông hiểu được mọi sự?
-Chân lý ở đời là không dựa vào chữ nghĩa. Nó như trăng sao trên trời vậy. Trường hợp này, như ngón tay trỏ. Ngón tay của con chỉ vào mặt trăng, nhưng không phải là trăng con đang chỉ. Cứ ngắm nhìn mặt trăng thôi, thì đâu cần dùng ngón tay để chỉ, phải thế không con? Như thế là chân lý ở đời, không tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của người biết đọc chữ hay không, mà là biết sống chân lý ấy, mà thôi.

Thì ra là như thế. Ở đâu cũng vậy. Chân lý ở đời cũng như sự thật trong Đạo, rất giống nhau. Bởi thế nên, muốn hiểu cho rõ thế nào là “Sống Lại” theo đúng tinh thần của Đạo, đều phải sống đích thực chân lý ấy mới hiểu được.
Chân lý “Chúa Sống Lại” cũng thế. Người phàm ở đời, dù là con Chúa cũng chỉ có thể hiểu được mọi chân lý Chúa loan truyền, nếu biết sống thực Tin Mừng và làm theo lời Chúa thì mới thấu hiểu được tư tưởng và Tin Mừng cho đúng cách. Bởi thế nên, ở đâu cũng thế, bao giờ cũng vậy, chân lý là chân lý. Không cần chữ nghĩa cho nhiều mới hiểu, mà là cảm nhận và có quyết tâm.
Trong quyết tâm như thế, bần đạo nay đề nghị bạn, đề nghị tôi, ta lại tiếp tục hát thêm câu của nghệ sĩ có hừng mà sống thực chân lý ngàn Chúa thực thi. Hát những câu rằng:

“Tôi cất tiếng đàn hôm nay
Và hát cho em bài hát Tình này.
Nắng Sài gòn xin em còn giữ trong tim,
Xin vẫn còn màu áo lụa Hà Đông…”
(Ngô Thuỵ Miên – bđd)

Áo lụa hôm trước em mặc, vẫn là “giữ trong tim” bài hát “Tình này”. Bài hát ấy, có thể là Tình Chúa Sống lại vẫn yêu thương cả người anh người chị ở khắp nơi, trong cuộc đời. Và trong nhà Đạo một khi đã tin rồi, cả bạn và tôi, ta sẽ cứ thế mà “sống lại” cũng rất thực, như Chúa muốn.
Tâm tình ấy, bạn và tôi, ta vẫn thấy bàng bạc, trải dàn nơi Tin Mừng có Lời Chúa vẫn không phai. Suốt mọi thời. Ở nhiều kiếp.

Trần Ngọc Mười Hai
vẫn xin hát và xin giữ
bài hát Tình này
Tình Sống Lại
Của Đức Chúa
và muôn người.

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá Năm B ngày 01.4.2012

“Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”
“Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 14: 1-15, 47
Thi sĩ vùng dậy tung hô Chúa, suốt đêm và cả ngày dài. Tung hô, dấn bước theo Ngài ngang qua khổ ải, để rồi sẽ kết cuộc bằng nỗi chết, cũng quang vinh.
Trình thuật Lễ Lá, thánh Máccô tác giả ghi lại nét đặc thù về nỗi chết Chúa chấp nhận như một kết cục đời trần thế, rất vinh quang, sáng lạn. Chúa chết rõ ràng là thế, mà sao bạn đạo khác chánh kiến như giáo chủ Môhamét và hàng triệu tín đồ Hồi giáo lại cứ tin và bảo rằng kinh Koran từng quả quyết: Chúa không chết! mà chỉ là ai đó chết thay Ngài vào buổi tranh tối tranh sáng trên đồi vắng Calvariô, để Chúa đi mà không bị lộ.
Cùng một giọng điệu tương tự, các nhóm bí truyền này khác đã hợp với những người cứ chống lại sự thật mà Hôi thánh của ta gọi họ là “bè rối” thời hiện đại như Dan Brown và nhóm Da Vinci cứ nghĩ rằng: Chúa rời Giêrusalem đêm ấy rồi truyền cho đồ đệ chết thay Ngài để Ngài sống đời huyền bí ở nơi nào đó, khó tìm.
Lập luận này, chắc chắn sai sót. Sai và sót, là bởi họ cứ chối bỏ rằng: Chúa mà lại đi vào cõi chết như thế là không đúng. Chuyện này không thể xảy đến với Đấng Thiên Sai là Chúa và là người. Tuy nhiên, kinh Tin Kính nói rất rõ: Chúa chịu đóng đinh, Ngài chết cho thể xác, an táng ở mộ phần có đá tảng khuất che bào trùm, là Ngài bước vào phần sâu thẳm của sự chết rất thật và chịu khổ hình, trước mặt mọi người ở Giêrusalem.
Truyền thống trong Đạo cho thấy có người không tin rằng Chúa chết theo kiểu thánh Máccô miêu tả. Vì đó là cái chết trơ trọi một mình như bao nhiêu triệu nạn nhân của bất công, bạo lực và khổ ải mà không ai có thể tưởng tượng hoặc muốn chứng giám. Ngài chết một cách thảm hại. Cái chết của Ngài là vết thương lớn đối với thị kiến cao cả về Đấn Thiên Sai. Chết như thế, không là cái chết đẹp dành cho Đấng Thiên Sai nay đ vào chốn “ngủ nghỉ” cuộc đời. Ngài chết như thế, là một thất bại và không tưởng và đời người cũng chẳng ai thích chết như thế. Chẳng ai chấp nhận để Chúa chết như vậy.
Phải chăng người người được mời đi vào hiệp thông với Đức Kitô nay đã chết? Hiệp thông với thực tại trần thế có nỗi chết như thế phải chăng là sự thật rất hiện thực mang thiên tính rất Kitô không?
Đức Giêsu cũng như thánh Phaolô không nói người người sẽ tồn tại muôn đời. Các Ngài cũng không bảo: mọi người rồi ra cũng như thế. Các Ngài lại cũng chẳng bảo: con người sống vĩnh cửu. Nhưng lại nói: mọi người đều chết và trỗi dậy theo cách khác biệt. Khác, nhưng không phải bảo tồn sự sống có xác thể để tồn tại mãi mãi. Sống có trỗi dậy, không là động tác cất bỏ sự chết. Mà là, ngang qua nỗi chết, Chúa tặng ban cho ta sự sống khác. Quà tặng này, ta chỉ có được khi hiệp thông với nỗi chết, như Chúa từng kinh qua.
Có một người có thể làm mẫu cho ta việc này, là viên bách quản người La Mã khi thấy Chúa tắt thở bèn nói ngay: “Đích thật Người này là Con Thiên Chúa.” (Mc 15: 39) Với người La Mã, lời này còn hơn cả một tuyên xưng đức tin trước đám đông quần chúng, mà là hành động bội phản, vì xưa nay mọi người vẫn coi Xêda là Con của Chúa. Chỉ cần nói như thế thôi, anh cũng có thể bị cách chức và đem đi hành hình trên thập tự. Thế nhưng, điều anh nói là đã dám nói, và anh cũng đã hiệp thông với sự chết Chúa từng chịu.
Mỗi khi có người làm động tác hệt như thế, thì người đời tìm ra được con người mới có hành động tương tự. Làm theo cung cách của Giao ước giữa Chúa và người phàm. Giữa con người với nhau. Đó là hình thức rất mới trong nỗ lực suy tôn/thờ phụng Chúa. Đức Giêsu Kitô đã mặc lấy xác phàm theo cung cách rất mới và mọi người chúng ta đều là thành phần của xác phàm rất trần tục.
Đi vào hiệp thông với sự chết, có nghĩa là: biết học cách sống thực. Sống, không tự bảo vệ mình, nhưng bằng động tác mở ra với thực tại đến với mình. Mở ra với những gì Chúa phú ban khi ta quyết định đi vào chốn đó. Làm thế, tức: sự sống cũng như nỗi sợ sệt sẽ đưa ta vào với lịch sử. Chính sự chết đã chết đi. Chứ không phải Chúa đã qua đi và không phải là Ngài đã không giữ lời.
Franc,ois. Mauriac mô tả buổi đầu gặp gỡ trẻ bé người Do thái, tên là Elie Wiesel ở Auschwitz từng chứng kiến cảnh toàn bộ gia đình em, ngoại trừ người cha, đã lần lượt biến mất ở lò thiêu người tại trại tập trung mang tên này. Mấy ngày sau, bé em lại thấy cha mình cũng từ từ bước vào cõi chết rất chầm chậm bằng một cơn hấp hối khá kinh hoàng. Mauriac suy tư về hệ quả mà trẻ Wiesel từng có cảm nghiệm làm dân con Chúa chọn cũng từng sống cho Chúa, nên đã viết:
“Tôi không thể nào quên đêm ấy, đêm đầu ở trại, đã biến đời tôi thành đêm dài khổ ải.
Tôi không tài nào quên được làn sương nồng nặc khuôn mặt bé nhỏ của em từ từ biến dạng rồi mất đi trong làn khói đen chủi chũi dưới bầu trời xanh tươi, thinh lặng.
Tôi càng không thể nào quên được lửa ngọn bừng bừng đốt cháy niềm tin của tôi cả về sau, mãi mãi
Tôi cũng không quên được sự lặng thinh của đêm lặng lôi tôi ra khỏi ước vọng kéo dài để sống...
Tôi cũng không hề quên khoảnh khắc họ giết Chúa, giết cả hồn tôi, rồi biến giấc mơ tôi thành cát bụi..
Không quên được những điều như thế. Không thể và không thế!
Và Franc,ois Mauriac viết tiếp:
“Với Elie Wiesel, tiếng khóc của Nietzche diễn tả thực tại xác phàm: “Chúa chết thật rồi!” Đấng, ông gọi là Chúa tình thương, lòng tử tế, dễ chịu; của Abraham, Isaac, Giacob chợt biến vào chốn vĩnh hằng, trong khói sương mịt mù nung đốt xác phàm trẻ bé, quyện với khói mù từ lò thiêu người chỉ để chứng tỏ một giống giòng “Arien” rất phân biệt, mà họ từng ham muốn nhất đời.”
Ngày ấy, ngày rùng rợn nhất trong tháng ngày nhờm tởm của bé em cứ phải chứng kiến cảnh trẻ bé đồng trang lứa đang bị treo cổ lại mang diện mạo thiên thần buồn. Từ đâu đó, có tiếng từ phía sau kêu lên rất lớn:“Chúa ơi! Ngài đâu rồi? Ngài ở đâu, sao không tới?” Trong tôi, như có lời đáp trả nghe rất rõ: “Ở đâu ư? Ngài ở đây, nơi này. Và Ngài cũng đang bị treo cổ hệt như con thôi!”
Elie Wiesel cứ thế kể lại kinh nghiệm thương đau của bé tại buổi lễ trọng có người Do thái cùng về để chung lời chúc tụng Danh Chúa hiển vinh muôn đời. Và hôm ấy, bé lại không thế đến với đồng hương Do thái. Và về sau, Wiesel lại cũng viết:
”Ngày hôm ấy, vốn rất bực và rất nhục đến độ không chịu nổi, tôi, dù chỉ là thọ tạo phàm trần rất người, thế mà tôi cũng đã thách thức/chối bỏ Đấng thánh thiêng như đã mù loà và điếc đặc chẳng đoái hoài để tâm đến người đớn đau, sầu khổ. Hôm ấy, tôi chẳng tuyên xưng điều gì. Và, cũng không còn khả năng để than sầu, than khổ. Nhưng, đã thấy mình mạnh bạo hơn xưa, dám kết tội chính Thiên Chúa. Mở to mắt, tôi thấy mình quá đơn độc. Đơn độc, đến mức cùng cực và hoảng sợ khi thấy mình nay lẻ loi trước một thế giới không có Chúa ở bên, cũng chẳng có tính người nào hết. Chỉ thấy không tình thương và cũng chẳng có lòng xót thương, thấy ở đâu hết. Tất cả đều đã biến dạng. Tất cả, chỉ toàn tro bụi khắp quanh tôi. Thấy mình mạnh và bạo hơn Đấng Quyền Uy Dũng Mãnh mà tôi từng kết nối chặt chẽ với Ngài. Nay, lại thấy mình ở giữa đoàn người đang nguyện cầu, và lúc ấy thấy mình cứ trừng trừng nhìn mọi người như một kẻ xa lạ, không cảm xúc.”
Và từ đó, Franc,ois Mauriac lại có giòng suy tư về những gì Elie Wiesel từng nói, để rồi ông viết như sau:
“Riêng tôi tuy vẫn tin Chúa là Tình Yêu.
Nhưng, trả lời sao đây với người trẻ đang tra vấn chính mình?
Trả lời sao đây, với ánh mắt tối đen khi bé nghĩ thiên thần buồn?
Trả lời thế nào khi bé thấy thiên thần buồn hiện trên mặt đám trẻ cùng tuổi bị treo cổ?
Nói gì đây với bé em từng đớn đau, sầu khổ khi bé chứng kiến cảnh tượng ấy?
Nói gì đây, với anh em bé là người Do thái khác?
Nói gì, khi họ không khác gì bé, cũng chịu cảnh đóng đinh như Chúa của bé?
Nói gì, khi thập giá lại đã chinh phục cả thế gian.
Khẳng định làm sao, về đá tảng làm nền cho niềm tin
thành đá góc tường cho kẻ tin vào Chúa?
Thập giá con người, với tôi, có là chìa khoá để ta mở với huyền nhiệm tin yêu?
Tin yêu huyền nhiệm thời ấu thơ nay vụt mất, thì thế nào?
Kià Sion nay trỗi dậy từ nhà xác, với lò thiêu
Do thái, người thời nay trỗi dậy từ xác người nằm đó, để cùng người sống lại,
có máu đào, nước mắt, vẫn cứ chảy. Nhiều ân huệ!
Nếu vĩnh cửu là cõi xa vời người đạt đến, thì lời cuối cho em và cho mọi người,
vẫn từ nơi Ngài. Do Ngài nói ra!”
“Đó là những gì, lẽ đáng, tôi phải nói với người em Do thái ấy. Nhưng tôi lại thôi, không làm thế, mà chỉ ôm bé vào lòng rồi khóc nức nở. Chỉ thế thôi…”
Trên đây là truyện kể từ cuốn sách có đề tựa rất nổi: “Đêm về, rồi Bình minh”, “Bình minh về từ đêm”, là giòng phụ đề trình thuật lại sự Thương Khó của Chúa do thánh Máccô kể về Lễ Lá, rất hôm nay.
Cùng với thánh nhân cảm nghiệm tâm tình Thương Khó của Chúa, nay ngâm tiếp lời thơ còn bỏ dở:
“Đây thi sĩ của đạo quân Thánh Giá, Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô,
Để sớt cho cả xuân, xuân thiên hạ, Hương mến yêu là lộc của lời thơ.”
(Hàn Mặc Tử - Xuân Như Ý)
Xuân như ý, là xuân có đủ cả: đớn đau/sầu khồ, rồi trỗi dậy. Cùng Chúa Thơ, người người sẽ lại tung hô, san sớt “hương mến yêu” “lộc thánh” vẫn cứ trào và cứ dâng, cho mọi người. Ở đời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh – Mai Tá phỏng dịch
 
Hãy cho Ngài
Nguyễn thanh Trúc
19:01 28/03/2012
Mưa gió bão bao thay ðổi
Bóng dáng Ngài Thập Tự xiêu
Ðồi Can Vê nhân loại hỡi
Ðấng Cửu Trùng chuốc nhục thân

Ngài té
Máu tuôn
Hằn roi
Da nát

Nhân loại hỡi hãy yêu Ngài
Sống thân thương đừng ganh ghét
Là một chút là thân ái
Da thịt Ngài ðỡ bầm đau

Ngài uống
Dấm chua
Gục ðầu
Hoàn tất

Nhân loại hỡi hãy cho Ngài
Thứ tha nhau là lẽ sống
Là mộ đá là khăn liệm
Là hương thơm ướp xác Ngài.
 
Trên thập Tự
Trầm Thiên Thu
19:03 28/03/2012
Trên cây Thập tự nhục hình
Giêsu Con Chúa hy sinh cứu đời
Đầu Ngài bị chụp vòng gai
Chân tay cũng bị đinh dài đâm ghim
Lưỡi đòng đâm thẳng vào tim
Máu và Nước chảy hết còn gì đâu
Trú thơi thở, Chúa gục đầu
Hoàn thành việc Chúa vì yêu cứu đời
Giờ Thương Xót của Chúa Trời
Trao ban trọn vẹn cho người trần gian
Tình yêu Thiên Chúa chứa chan
Trao cho chính những tội nhân loài người
Con đây tội lỗi tày trời
Đành lòng giết chết Con Người Giêsu
Cúi xin lượng cả thứ tha
Giúp con đền tội cho vừa tin yêu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tre Già Măng Mọc
Joseph Ngọc Phạm
21:33 28/03/2012
TRE GIÀ MĂNG MỌC
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Măng mọc có lứa, người ta có thì
Chơi xuân, kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha hùng hồn bảo vệ Giáo Hội và quyền tự do tôn giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:33 28/03/2012
Trước hàng trăm ngàn người tụ tập tại Quảng trường Cách mạng Havana, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ vào lúc 9h sáng. Ngài đã hùng hồn bảo vệ Giáo Hội và quyền tự do tôn giáo. Dưới đây là bản dịch toàn bộ bài giảng của ngài.

Anh chị em thân mến,

"Đáng Chúc Tụng thay danh Ngài, Lạy Chúa.. Danh Ngài thật chí thánh, chí tôn" (Dan 3:52). Bài thánh ca chúc tụng Chúa này từ Sách Daniel vang vọng ngày hôm nay trong phụng vụ của chúng ta, mời gọi chúng ta liên lỉ chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa. Chúng ta là một phần của một đại ca đoàn ca ngợi Chúa không ngừng. Chúng ta tham gia vào dàn hòa tấu tạ ơn, cống hiến vui tươi và tự tin tiếng hát của mình để tìm cách củng cố hành trình đức tin trong yêu thương và sự thật.

"Chúc tụng Thiên Chúa" là Đấng đã tập hợp chúng ta tại quảng trường lịch sử này để chúng ta hội nhập trong Ngài sâu sắc hơn. Tôi cảm thấy niềm vui lớn lao được hiện diện nơi đây với anh chị em ngày hôm nay để cử hành Thánh Lễ trong Năm Thánh mừng kính Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng.

Tôi nhiệt thành chào đón Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino, Tổng Giám Mục Havana, và tôi cám ơn ngài về những lời tốt đẹp mà ngài đã gửi đến tôi thay mặt anh chị em. Tôi cũng gởi lời chào nồng nhiệt đến các Hồng Y và Giám Mục anh em của tôi ở Cuba và từ các nước khác, những người mong muốn được hiện diện trong lễ kỷ niệm long trọng này. Tôi cũng gởi lời chào các linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, và tất cả anh chị em giáo dân đang tụ họp ở đây, cũng như các cấp chính quyền dân sự, những người muốn tham gia với chúng tôi.

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, ba người thanh niên đã bị vua Babylon bách hại đã chọn chịu thiêu sống đến chết hơn là phản bội lại lương tâm và đức tin của họ. Họ có được sức mạnh để "tạ ơn, tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa" trong niềm xác tín rằng Chúa của vũ trụ và lịch sử sẽ không bỏ rơi họ trong sự chết và hủy diệt. Quả thật, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con cái của Ngài, Ngài không bao giờ quên họ. Ngài ngự trên chúng ta và có thể cứu chúng ta bằng quyền năng của Ngài. Đồng thời, Ngài cũng gần gũi với dân Ngài, và qua Đức Giêsu Kitô, Ngài đã muốn cư ngụ giữa chúng ta.

"Nếu các con tuân giữ lời Thầy, các con thật sự là môn đệ của Thầy, và các con sẽ nhận ra sự thật, và sự thật sẽ giải thoát các con" (Ga 8:31). Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tỏ mình ra như là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, là Đấng tự mình có thể chỉ cho chúng ta sự thật và ban cho chúng ta tự do đích thật. Giáo huấn của Ngài gây ra chống đối và hoang mang trong số những người nghe Ngài, và Ngài cáo buộc họ tìm kiếm lý do để giết Ngài, ám chỉ đến sự hy sinh cao cả trên Thánh Giá đã gần kề. Mặc dù vậy, Ngài khuyến khích họ hãy giữ lời Ngài để nhận biết sự thật là điều đem lại ơn cứu chuộc và ơn công chính hóa.

Sự thật là ao ước của con người. Tìm kiếm sự thật luôn luôn đòi hỏi phải có tự do đích thực. Nhiều người, không chút nghi ngờ, muốn chọn đường tắt dễ đi, cố gắng hết sức để tránh công việc này. Một số, như quan Phongxiô Philatô, mỉa mai ngay cả khả năng có thể nhận biết sự thật (x. Ga 18:38), trong khi bác bỏ khả năng nhận ra sự thật hay phủ nhận rằng chẳng tồn tại một chân lý nào có giá trị chung cho tất cả mọi người. Thái độ này, như trong trường hợp của thuyết hoài nghi và thuyết tương đối, thay đổi con tim họ, làm cho họ hững hờ, hay dao động, xa cách những người khác và đóng kín. Có quá nhiều người, giống như viên tổng đốc La Mã, đã rửa tay và để dòng chảy của lịch sử trôi qua mà không có một lập trường nào.

Mặt khác, có những người lý giải sai lầm việc tìm kiếm sự thật, dẫn họ đến thái độ phi lý và cuồng tín, họ đóng mình trong "sự thật của họ", và cố gắng áp đặt nó trên người khác. Đây là trường hợp của các thầy thông giáo mù lòa, khi thấy Chúa Giêsu bị đánh đập tàn bạo và đẫm máu, còn hét toáng lên, "đóng đinh nó đi!" (X. Ga 19:06). Bất cứ ai hành động phi lý không thể trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu. Đức tin và lý trí là cần thiết và bổ sung cho nhau trong việc tìm kiếm chân lý. Thiên Chúa tạo ra con người với một ơn gọi bẩm sinh là tìm kiếm sự thật và vì thế Ngài ban cho con người lý trí. Chắc chắn rằng đức tin Kitô được đề cao không phải vì sự phi lý nhưng chính vì niềm khao khát chân lý. Mỗi người nam nữ phải tìm kiếm sự thật và lựa chọn sự thật khi họ tìm được, thậm chí nếu có phải mất mạng sống mình đi chăng nữa.

Hơn nữa, sự thật khách quan vượt lên trên nhân loại là một điều kiện không thể thiếu để đạt được tự do, vì trong sự thật chúng ta khám phá ra nền tảng của một nền đạo đức trên đó tất cả có thể hội tụ, trong đó có những chỉ dẫn rõ ràng và chính xác liên quan đến cuộc sống và cái chết, nhiệm vụ và quyền hạn, hôn nhân, gia đình và xã hội, nói tóm lại là liên quan đến phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Di sản đạo đức này có thể làm xích lại những nền văn hóa, các dân tộc và tôn giáo khác nhau, chính quyền và công dân, giữa công dân với nhau, và giữa các tín hữu Kitô và những người vô thần.

Kitô giáo, khi đề cao những giá trị xiển dương đạo đức, không áp đặt, nhưng đề xuất lời mời gọi của Chúa Kitô để nhận biết sự thật giải thoát chúng ta. Người tín hữu được mời gọi để đưa ra sự thật cho những người đương thời với mình, như Chúa Kitô đã làm, ngay cả trước bóng đen chập chờn của khước từ và Thánh Giá. Cuộc gặp gỡ cá vị với Đấng là Chân Lý thúc đẩy chúng tôi chia sẻ kho tàng này với người khác, đặc biệt qua chứng tá của mình.

Anh chị em thân mến, đừng ngần ngại theo Chúa Giêsu Kitô. Trong Người chúng ta tìm thấy sự thật về Thiên Chúa và về nhân loại. Ngài giúp chúng ta vượt qua tính ích kỷ của mình, vượt lên trên những cuộc đấu tranh vô ích của chúng ta và thắng vượt những gì áp chế chúng ta. Kẻ gian ác, tội lỗi, trở thành nô lệ của sự dữ và sẽ không bao giờ đạt được tự do (x. Ga 08:34). Chỉ bằng cách từ bỏ hận thù và từ bỏ con tim chai cứng và mù lòa của chúng ta, thì chúng ta mới được tự do và một cuộc sống mới sẽ vươn lên trong chúng ta.

Khi xác tín rằng Chúa Kitô là đường lối thực sự của con người, và nhận ra rằng trong Người chúng ta tìm được sức mạnh cần thiết để đối mặt với mọi thử thách, tôi muốn tuyên bố công khai rằng Chúa Giêsu Kitô là con đường, là sự thật và là sự sống. Trong Người tất cả mọi người sẽ tìm thấy tự do hoàn toàn, sẽ thấy ánh sáng để hiểu thực tại một cách sâu sắc nhất và chuyển hóa nó bằng sức mạnh canh tân của tình yêu.

Giáo Hội tồn tại là để chia sẻ cho những người khác những gì Giáo Hội sở hữu, đó không gì khác hơn là Chúa Kitô, là niềm hy vọng vinh quang của chúng ta (x. Col 1:27). Để thực hiện nhiệm vụ này, Giáo Hội cần phải có tự do tôn giáo cơ bản, trong đó bao gồm khả thể công bố và cử hành đức tin của mình cả ở nơi công cộng, mang đến cho người khác thông điệp của hòa giải, tình yêu và sự bình an mà Chúa Giêsu mang đến cho thế giới. Thật là vui mừng là ở Cuba các bước khởi đầu đã được thực hiện để giúp cho Giáo Hội thực hiện sứ vụ thiết yếu của mình là thể hiện đức tin một cách cởi mở và công khai. Tuy nhiên, điều này phải được tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa, và tôi muốn khích lệ các giới chức thẩm quyền của quốc gia này hãy tăng cường những gì đã đạt được và tiến bước theo con đường phục vụ thực sự cho thiện ích chân thật của toàn thể xã hội Cuba.

Quyền tự do tôn giáo, cả trong chiều kích cá nhân và công cộng, biểu hiện sự hiệp nhất của con người nhân bản, vừa là một công dân và đồng thời là một tín hữu. Nó cũng nhìn nhận về mặt pháp lý một thực tế là các tín hữu có nhiều đóng góp xây dựng xã hội. Tăng cường tự do tôn giáo củng cố những mối giây liên kết xã hội, nuôi dưỡng niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình và phát triển hài hòa, trong khi cùng lúc thiết lập nền móng vững chắc để đảm bảo quyền lợi của các thế hệ tương lai.

Khi Giáo Hội đề cao nhân quyền này, Giáo Hội không yêu cầu bất kỳ ưu đãi đặc biệt nào cho mình. Giáo Hội chỉ muốn được trung thành với lệnh truyền của Đấng thiêng liêng sáng lập ra mình, với ý thức rằng, nơi đâu Chúa Kitô hiện diện, nơi đó chúng ta trở nên nhân bản hơn và tình nhân loại của chúng ta trở nên chân thực. Đây là lý do tại sao Giáo Hội tìm kiếm cơ hội để đưa ra chứng tá qua lời rao truyền và giảng dạy của mình, cả trong các lớp giáo lý và trong các trường học và các trường đại học. Thật là vui mừng để hy vọng rằng thời điểm này sẽ sớm xảy ra ngay cả ở đây khi Giáo Hội có thể mang đến cho các lĩnh vực kiến thức những lợi ích của sứ mạng mà Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội và Giáo Hội không bao giờ dám xao nhãng.

Một tấm gương sáng của dấn thân này được tìm thấy nơi linh mục xuất sắc Félix Varela, một giáo viên và là một nhà giáo dục, một người con ưu tú của thành phố Havana này, là người đã chiếm một chỗ đứng trân trọng trong lịch sử Cuba như một trong những người đầu tiên đã dạy đồng bào của mình phương pháp tư duy khoa học. Cha Varela vạch ra cho chúng ta một con đường chuyển biến xã hội thực sự để hình thành những người nam nữ đức hạnh nhằm kiến tạo một quốc gia xứng đáng và tự do, vì sự chuyển hóa này đòi buộc phương diện siêu nhiên đến mức là "không có quê hương đích thực nếu không có đức hạnh" (Thư cho Elpidio, Thư 6, Madrid năm 1836 Madrid, 220). Cuba và thế giới cần thay đổi, nhưng điều này chỉ xảy ra khi mỗi người sẵn sàng tìm kiếm sự thật và chọn con đường của tình yêu, gieo rắc hòa giải, và tình huynh đệ.

Khi kêu cầu sự phù trì từ mẫu của Mẹ Maria Chí Thánh, chúng ta hãy khẩn cầu để mỗi khi chúng ta tham dự Thánh Thể, chúng ta trở nên chứng nhân cho lòng bác ái là điều đáp trả lại sự dữ bằng điều thiện (x. Rom 12:51), và hiến dâng chúng ta như hy lễ sống động dâng lên Đấng đã từ bỏ chính mình vì yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa Kitô là Đấng duy nhất có thể phá hủy bóng tối của tội lỗi. Và chúng ta hãy cầu xin Ngài rằng, với lòng can đảm và sức mạnh của các thánh, chúng ta có thể, không sợ hãi, hận thù, nhưng tự do, quảng đại và bền đỗ đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa. Amen.