Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:29 27/03/2018
56. THẦY BÓI THÍCH HÁT
Có một người bói toán say mê hát ca, không lúc nào là không hát.
Một hôm, ông ta vừa cầm cái mu rùa để bói, người coi bói yêu cầu ông ta:
- “Thầy đoán cho tôi thật rõ ràng chi tiết nhé !”
Ông thầy bói ứng tiếng hát:
- “Hệt như dáng vẻ của song thân tôi vậy” . (1)
(Chuyện tiếu thời thượng)
Suy tư 56:
Có người thích hát hò khi làm việc, có người thích ngâm thơ khi rãnh rỗi, có người thích nói vè khi uống rượu... mỗi người đều có một hứng thú riêng khi làm việc.
Thích hát không phải là chuyện dở, nhưng hát không đúng nơi đúng chỗ thì là dở thật, dù chúng ta có hát hay như ca sĩ.
Có người hát không hay nhưng muốn để ra vẻ ta đây là người biết nhạc biết hát, nên lâu lâu “rống” lên một bài làm cho mọi người đang ngủ phải giật mình; có người thích hát là hát bất kể trong giờ im lặng hay giờ học riêng của anh em chị em trong cộng đoàn...
“Hát là hai lần cầu nguyện” nhưng hát với tất cả tâm tình ngợi khen và chúc tụng cảm tạ thì mới là cầu nguyện gấp đôi; hát cũng là bày tỏ một tâm hồn yêu đời và lạc quan, nhưng bạ đâu hát đó, hát không giờ không giấc, thay vì đem niềm vui cho người khác thì lại “tra tấn” màng nhỉ người chung quanh...
Người biết hát thì không nhất thiết là người hát hay, nhưng là người biết hát đúng nơi và đúng lúc vậy.
(1) Tên của một bài hát.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người bói toán say mê hát ca, không lúc nào là không hát.
Một hôm, ông ta vừa cầm cái mu rùa để bói, người coi bói yêu cầu ông ta:
- “Thầy đoán cho tôi thật rõ ràng chi tiết nhé !”
Ông thầy bói ứng tiếng hát:
- “Hệt như dáng vẻ của song thân tôi vậy” . (1)
(Chuyện tiếu thời thượng)
Suy tư 56:
Có người thích hát hò khi làm việc, có người thích ngâm thơ khi rãnh rỗi, có người thích nói vè khi uống rượu... mỗi người đều có một hứng thú riêng khi làm việc.
Thích hát không phải là chuyện dở, nhưng hát không đúng nơi đúng chỗ thì là dở thật, dù chúng ta có hát hay như ca sĩ.
Có người hát không hay nhưng muốn để ra vẻ ta đây là người biết nhạc biết hát, nên lâu lâu “rống” lên một bài làm cho mọi người đang ngủ phải giật mình; có người thích hát là hát bất kể trong giờ im lặng hay giờ học riêng của anh em chị em trong cộng đoàn...
“Hát là hai lần cầu nguyện” nhưng hát với tất cả tâm tình ngợi khen và chúc tụng cảm tạ thì mới là cầu nguyện gấp đôi; hát cũng là bày tỏ một tâm hồn yêu đời và lạc quan, nhưng bạ đâu hát đó, hát không giờ không giấc, thay vì đem niềm vui cho người khác thì lại “tra tấn” màng nhỉ người chung quanh...
Người biết hát thì không nhất thiết là người hát hay, nhưng là người biết hát đúng nơi và đúng lúc vậy.
(1) Tên của một bài hát.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 27/03/2018
5. Lúc nào con nói đủ rồi thì lúc đó con sẽ bị thương vong.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Rửa tay - Rửa chân
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
05:58 27/03/2018
Suy niệm Tuần Thánh
1. Rửa tay
Hàng năm vào Tuần Thánh, mỗi khi nghe bài Thương Khó, ai ai cũng đều chạnh lòng thương cảm khi thấy cảnh tượng Chúa Giêsu bị kết án oan, và cảm thấy bất mãn khi quan tòa Philatô rửa tay rồi giao Chúa Giêsu cho quân dữ.
Trong phiên tòa Philatô xử Chúa Giêsu, rõ ràng ông đã tìm cách cho Chúa khỏi bị án tử hình. Philatô không chỉ đồng ý là Chúa Giêsu không những không có âm mưu chống lại đế quốc La Mã mà cũng không chống lại Hêrôđê Antipas, vua xứ Galilê, và không coi hành động của Chúa Giêsu là phản bội. Philatô nói rằng: “Tôi thấy người này không có tội” và yêu cầu những người Do Thái thả Ngài ra. Thế nhưng khi đám đông dân chúng nhất quyết kết tội thì Philatô sợ hãi, hèn nhát rửa tay thanh minh rằng mình vô tội trong việc đổ máu Chúa và ông buông xuôi trao Chúa cho họ hành động theo ý họ. Họ bắt Chúa vác thập giá, rồi đóng đinh vào thập giá. Và Chúa đã chết trên thập giá.
Tay là một chi thể trong thân thể có nhiều đặc tính và nhiều ý nghĩa biểu trưng liên quan đến quyền lực. Rửa tay bao hàm việc trốn tránh trách nhiệm một cách hèn mạt nhất. Rửa tay nói đến việc mình vô tội trong khi thi hành quyền lực như trường hợp Philatô là một hành vi kém nhất, phi nhân bản nhất trong lịch sử của con người.
Philatô né tránh trách nhiệm cá nhân bằng cách rửa tay để chứng tỏ mình vô tội trong cái chết của Chúa Giêsu. Con người thật của Philatô bị vạch trần. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Philatô đành thí bỏ người vô tội. Philatô không dám xét xử theo sự thật, và không dám đứng về phía sự thật, mặc dầu đã có lúc ông muốn biết sự thật là gì. Rửa tay trong trách nhiệm này là kẻ hèn mạt, và biểu lộ sự lạm quyền để giết chết, bóp nghẹt, kềm hãm tự do người thuộc quyền. Thao túng quyền lực là cách minh chứng kẻ yếu kém nhất về mặt lãnh đạo, càng dùng quyền để lãnh đạo, người ta càng minh chứng rõ rệt hơn chính người lãnh đạo không có khả năng, thiếu mất một cánh tay, một bàn tay, là một người khuyết tật, chỉ mang trên thân mình một bàn tay thép, một cánh tay hủy diệt.
Những Philatô thời nay không những rửa tay mà còn rửa tai, rửa mắt để quay lưng lại với nỗi đau khổ của quần chúng lầm than.
Chúa Giêsu không rửa tay nhưng chấp nhận để đôi bàn tay mang lấy tất cả tội lỗi của nhân loại và đưa lên vai rồi chịu đóng đinh đôi bàn tay vào Thập Giá.
2. Rửa Chân
Trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu cử hành nghi thức rửa chân một cách trang trọng. Đang ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn thắt lưng, bưng thau nước, quì gối rửa chân cho các môn đệ. Đó là cử chỉ của người đầy tớ. Simon Phêrô hốt hoảng rút chân lại và la lên: “Thưa Thầy, không đời nào Thầy rửa chân cho con”. Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không có chung phần với Thầy”. Phêrô chất phác vội thưa: “Nếu vậy xin Thầy không những rửa chân, mà còn rửa tay và đầu con nữa”. Đức Giêsu đáp: “Kẻ đã tắm rồi, toàn thân đã sạch, không cần phải rửa lại” (Ga 13,4-10).
Đức Giêsu hạ mình rửa chân cho các môn đệ để dạy họ bài học khiêm nhường trong sứ mạng phục vụ tha nhân: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-16).
Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc thực hành qua hành vi rửa chân: “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!” (Ga 13,17).
Phàm cái gì bẩn thì phải rửa, dù bẩn theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Vua Đavít cũng đã cầu nguyện: “Xin rửa con sạch hết lỗi lầm; tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51,4).
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết: cảnh rửa chân cô đọng cuộc đời và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Thiên Chúa bỏ qua một bên tấm áo choàng vinh quang, tự mặc tấm áo nô lệ, đứng bên cửa chờ đợi để hầu hạ. Thiên Chúa, với tình yêu thương vô điều kiện, cúi xuống rửa sạch những vết ô uế của con người, để con người có thể ngồi chung bàn tiệc với Thiên Chúa. Suy niệm về điểm đặc thù này, thần học nhận ra rằng biến cố rửa chân xảy ra trước khi Đức Giêsu thành lập nhiệm tích Thánh Thể. Như vậy rửa chân là dấu chỉ cho biết con người phải rửa sạch tội trước khi nhận lãnh Mình và Máu Chúa. (x. Đức Giêsu Thành Nazareth, Cuốn 2).
Như vậy, nghi thức rửa chân còn hướng tới một chiều hướng khác nữa. Khi Chúa nói: “Phải! các con đã sạch, nhưng không phải tất cả đều sạch hết đâu” (Ga 13,11), Người đã hướng chủ đề sạch sẽ thân xác qua chủ đề thanh sạch tâm hồn. Nhân đó Người hàm ý cảnh tỉnh Giuđa là kẻ đang có manh tâm phản bội Thầy. Lời cảnh tỉnh xa xôi nhưng đủ mạnh cho một tâm hồn thánh thiện. Đáng tiếc, lời ấy đã không được Giuđa lãnh hội. Đức Giêsu đau lòng nhìn Giuđa đứng lên bỏ bàn tiệc, lao mình vào đêm đen. Sau khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Nay các con đã được sạch, nhờ lời Thầy giảng dạy các con” (Ga 15,3). Đây là lời kết chan chứa tình cảm trong giờ chia ly. Hiển nhiên và công khai, Đức Giêsu hài lòng xác nhận tâm hồn của mười một môn đệ đã sạch, vì họ đã có đời sống kết hợp với đạo lý do Người truyền dạy.
Việc rửa chân là biểu tượng của tẩy uế tội lỗi nên Đức Giêsu nói quyết liệt với Simon Phêrô: nếu không chịu rửa chân sẽ không có kết hợp với Thầy.
“Kẻ đã tắm rồi, toàn thân đã sạch, không cần phải rửa (thân) lại”. Bởi vì khi đã chịu phép rửa, nguyên tội được sạch, linh hồn được tái sinh trong Thần Khí. Trở nên Kitô hữu, đời sống tâm linh được rửa sạch, chúng ta không cần rửa thêm một lần nào nữa. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn mang trong người dòng máu Ađam truyền lại, vẫn còn tiềm năng phạm tội. Mỗi người không bao giờ có thể tự hoàn hảo thánh thiện. Đó là bản chất phàm trần bất toàn của mình. Con người luôn luôn có những bước chân lầm lỡ, dính những hạt giống tội lỗi, chờ dịp thuận tiện là nảy mầm. Thân có sạch nhưng chân vẫn dơ. Vì vậy con người vẫn cần phải rửa chân. Tuy nhiên chỉ những ai giữ được thân thể sạch sẽ mới quan tâm đến vết nhơ, dù nhỏ, dính ở ngón chân. Chỉ những ai đi trong ánh sáng Thiên Chúa mới có con mắt nhìn ra cái đốm đen ô uế bám vào vạt áo của linh hồn. Chỉ những ai có tâm hồn thanh sạch mới biết đau khổ vì tội lỗi. Cho nên những người này cần đến ơn giải tội. Bản chất tội lỗi chính là tình trạng xa cách, đóng của lòng, chống lại sự kết hợp với Thiên Chúa. Cho nên chúng ta cần Đức Giêsu trong ngôi vị Thiên Chúa, rửa chân (rửa tội) để được tha tội, và được kết hợp vì “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không có chung phần với Thầy”.
Hành vi phạm tội không hoàn toàn là một sự việc riêng tư đóng khung trong phạm vi cá nhân. Khi phạm tội, ta không thể tự mình tha tội cho mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội để nhờ đó ta mới có thể tái lập sự kết hợp với anh em và với Thiên Chúa. Vì vậy, chỉ có sống trong ánh sáng Thiên Chúa, ta mới thấy sự cần thiết của tình liên hệ, nên mới kết hợp với nhau. Kết hợp bằng cánh “rửa chân” cho nhau, trong ý nghĩa khiêm nhường phục vụ anh chị em có cùng một Cha. Ngoài rửa chân cho nhau, Kitô hữu bất cứ ở chức vị nào, cũng còn cần Đức Giêsu “rửa chân” cho chính mình, để tái lập sự thanh sạch linh hồn và kết hợp với Thiên Chúa.
Bao lâu con người còn sống nơi trần thế, con người vẫn phải đi trên những con đường dài đầy bụi bặm. Thân có sạch nhưng chân vẫn lấm dơ.
Tuy phạm tội, nhưng Phêrô vẫn sống trong ánh sáng Thiên Chúa, vì vậy ông đã vô cùng đau khổ bật khóc thảm thiết do hối hận. Phêrô không làm hại Thầy, nhưng đau khổ cho chính con người yếu đức tin của mình. Suy ra, đi trong ánh sáng Thiên Chúa vẫn còn phải tranh đấu với yếu đuối của mình trong suốt cuộc đời sống đạo. Nếu chúng ta sống trong sự sáng, như Thiên Chúa ở trong sự sáng, chúng ta kết hợp với nhau, máu của Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa sẽ rửa sạch mọi tội lỗi chúng ta. Thánh Gioan kết luận, cuối đường chúng ta đều phải rửa bằng máu của Đức Giêsu mới được sạch hoàn toàn (x. Thân đã sạch vẫn cần phải rửa chân; Đỗ Trân Duy).
Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại linh đạo tình thương kỳ diệu khi Người làm gương cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã giang tay ra trên thập giá, gánh hết mọi tội lỗi nhân gian. Thánh Phaolô cảm nghiệm thật sâu xa: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" (2 Cr 5, 21).
Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân mình, trở thành "hiện thân của tội lỗi" nên Chúa Giêsu đã hòa mình với những tội nhân khác, xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình cùng với bao tội nhân khác tỏ lòng ăn năn sám hối và Người đã bị kết án chết thảm thương trên thập giá để cứu chuộc loài người tội lỗi, như lời thánh Phêrô: "Tội lỗi của chúng ta, Người mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" (1 Pr 2, 21-24).
Lạy Chúa Giêsu, khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa mời gọi chúng con sống khiêm nhường phục vụ và yêu thương nhau thể hiện qua bàn tay lau sạch những thương tích và những lỗi phạm của nhau.
Lạy Chúa Giêsu, khi giang tay ra trên thập giá, Chúa đã đền tội cho nhân loại, xin tẩy rửa tâm hồn chúng con được thanh sạch để chúng con xứng đáng đón nhận Mình Máu Chúa trong phép Thánh Thể. Amen.
1. Rửa tay
Hàng năm vào Tuần Thánh, mỗi khi nghe bài Thương Khó, ai ai cũng đều chạnh lòng thương cảm khi thấy cảnh tượng Chúa Giêsu bị kết án oan, và cảm thấy bất mãn khi quan tòa Philatô rửa tay rồi giao Chúa Giêsu cho quân dữ.
Trong phiên tòa Philatô xử Chúa Giêsu, rõ ràng ông đã tìm cách cho Chúa khỏi bị án tử hình. Philatô không chỉ đồng ý là Chúa Giêsu không những không có âm mưu chống lại đế quốc La Mã mà cũng không chống lại Hêrôđê Antipas, vua xứ Galilê, và không coi hành động của Chúa Giêsu là phản bội. Philatô nói rằng: “Tôi thấy người này không có tội” và yêu cầu những người Do Thái thả Ngài ra. Thế nhưng khi đám đông dân chúng nhất quyết kết tội thì Philatô sợ hãi, hèn nhát rửa tay thanh minh rằng mình vô tội trong việc đổ máu Chúa và ông buông xuôi trao Chúa cho họ hành động theo ý họ. Họ bắt Chúa vác thập giá, rồi đóng đinh vào thập giá. Và Chúa đã chết trên thập giá.
Tay là một chi thể trong thân thể có nhiều đặc tính và nhiều ý nghĩa biểu trưng liên quan đến quyền lực. Rửa tay bao hàm việc trốn tránh trách nhiệm một cách hèn mạt nhất. Rửa tay nói đến việc mình vô tội trong khi thi hành quyền lực như trường hợp Philatô là một hành vi kém nhất, phi nhân bản nhất trong lịch sử của con người.
Philatô né tránh trách nhiệm cá nhân bằng cách rửa tay để chứng tỏ mình vô tội trong cái chết của Chúa Giêsu. Con người thật của Philatô bị vạch trần. Để bảo vệ quyền lợi của mình, Philatô đành thí bỏ người vô tội. Philatô không dám xét xử theo sự thật, và không dám đứng về phía sự thật, mặc dầu đã có lúc ông muốn biết sự thật là gì. Rửa tay trong trách nhiệm này là kẻ hèn mạt, và biểu lộ sự lạm quyền để giết chết, bóp nghẹt, kềm hãm tự do người thuộc quyền. Thao túng quyền lực là cách minh chứng kẻ yếu kém nhất về mặt lãnh đạo, càng dùng quyền để lãnh đạo, người ta càng minh chứng rõ rệt hơn chính người lãnh đạo không có khả năng, thiếu mất một cánh tay, một bàn tay, là một người khuyết tật, chỉ mang trên thân mình một bàn tay thép, một cánh tay hủy diệt.
Những Philatô thời nay không những rửa tay mà còn rửa tai, rửa mắt để quay lưng lại với nỗi đau khổ của quần chúng lầm than.
Chúa Giêsu không rửa tay nhưng chấp nhận để đôi bàn tay mang lấy tất cả tội lỗi của nhân loại và đưa lên vai rồi chịu đóng đinh đôi bàn tay vào Thập Giá.
2. Rửa Chân
Trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu cử hành nghi thức rửa chân một cách trang trọng. Đang ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài, lấy khăn thắt lưng, bưng thau nước, quì gối rửa chân cho các môn đệ. Đó là cử chỉ của người đầy tớ. Simon Phêrô hốt hoảng rút chân lại và la lên: “Thưa Thầy, không đời nào Thầy rửa chân cho con”. Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không có chung phần với Thầy”. Phêrô chất phác vội thưa: “Nếu vậy xin Thầy không những rửa chân, mà còn rửa tay và đầu con nữa”. Đức Giêsu đáp: “Kẻ đã tắm rồi, toàn thân đã sạch, không cần phải rửa lại” (Ga 13,4-10).
Đức Giêsu hạ mình rửa chân cho các môn đệ để dạy họ bài học khiêm nhường trong sứ mạng phục vụ tha nhân: “Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-16).
Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc thực hành qua hành vi rửa chân: “Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!” (Ga 13,17).
Phàm cái gì bẩn thì phải rửa, dù bẩn theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. Vua Đavít cũng đã cầu nguyện: “Xin rửa con sạch hết lỗi lầm; tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy” (Tv 51,4).
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết: cảnh rửa chân cô đọng cuộc đời và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Thiên Chúa bỏ qua một bên tấm áo choàng vinh quang, tự mặc tấm áo nô lệ, đứng bên cửa chờ đợi để hầu hạ. Thiên Chúa, với tình yêu thương vô điều kiện, cúi xuống rửa sạch những vết ô uế của con người, để con người có thể ngồi chung bàn tiệc với Thiên Chúa. Suy niệm về điểm đặc thù này, thần học nhận ra rằng biến cố rửa chân xảy ra trước khi Đức Giêsu thành lập nhiệm tích Thánh Thể. Như vậy rửa chân là dấu chỉ cho biết con người phải rửa sạch tội trước khi nhận lãnh Mình và Máu Chúa. (x. Đức Giêsu Thành Nazareth, Cuốn 2).
Như vậy, nghi thức rửa chân còn hướng tới một chiều hướng khác nữa. Khi Chúa nói: “Phải! các con đã sạch, nhưng không phải tất cả đều sạch hết đâu” (Ga 13,11), Người đã hướng chủ đề sạch sẽ thân xác qua chủ đề thanh sạch tâm hồn. Nhân đó Người hàm ý cảnh tỉnh Giuđa là kẻ đang có manh tâm phản bội Thầy. Lời cảnh tỉnh xa xôi nhưng đủ mạnh cho một tâm hồn thánh thiện. Đáng tiếc, lời ấy đã không được Giuđa lãnh hội. Đức Giêsu đau lòng nhìn Giuđa đứng lên bỏ bàn tiệc, lao mình vào đêm đen. Sau khi Giuđa ra khỏi phòng tiệc, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Nay các con đã được sạch, nhờ lời Thầy giảng dạy các con” (Ga 15,3). Đây là lời kết chan chứa tình cảm trong giờ chia ly. Hiển nhiên và công khai, Đức Giêsu hài lòng xác nhận tâm hồn của mười một môn đệ đã sạch, vì họ đã có đời sống kết hợp với đạo lý do Người truyền dạy.
Việc rửa chân là biểu tượng của tẩy uế tội lỗi nên Đức Giêsu nói quyết liệt với Simon Phêrô: nếu không chịu rửa chân sẽ không có kết hợp với Thầy.
“Kẻ đã tắm rồi, toàn thân đã sạch, không cần phải rửa (thân) lại”. Bởi vì khi đã chịu phép rửa, nguyên tội được sạch, linh hồn được tái sinh trong Thần Khí. Trở nên Kitô hữu, đời sống tâm linh được rửa sạch, chúng ta không cần rửa thêm một lần nào nữa. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn mang trong người dòng máu Ađam truyền lại, vẫn còn tiềm năng phạm tội. Mỗi người không bao giờ có thể tự hoàn hảo thánh thiện. Đó là bản chất phàm trần bất toàn của mình. Con người luôn luôn có những bước chân lầm lỡ, dính những hạt giống tội lỗi, chờ dịp thuận tiện là nảy mầm. Thân có sạch nhưng chân vẫn dơ. Vì vậy con người vẫn cần phải rửa chân. Tuy nhiên chỉ những ai giữ được thân thể sạch sẽ mới quan tâm đến vết nhơ, dù nhỏ, dính ở ngón chân. Chỉ những ai đi trong ánh sáng Thiên Chúa mới có con mắt nhìn ra cái đốm đen ô uế bám vào vạt áo của linh hồn. Chỉ những ai có tâm hồn thanh sạch mới biết đau khổ vì tội lỗi. Cho nên những người này cần đến ơn giải tội. Bản chất tội lỗi chính là tình trạng xa cách, đóng của lòng, chống lại sự kết hợp với Thiên Chúa. Cho nên chúng ta cần Đức Giêsu trong ngôi vị Thiên Chúa, rửa chân (rửa tội) để được tha tội, và được kết hợp vì “Nếu Thầy không rửa chân con, con sẽ không có chung phần với Thầy”.
Hành vi phạm tội không hoàn toàn là một sự việc riêng tư đóng khung trong phạm vi cá nhân. Khi phạm tội, ta không thể tự mình tha tội cho mình. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội để nhờ đó ta mới có thể tái lập sự kết hợp với anh em và với Thiên Chúa. Vì vậy, chỉ có sống trong ánh sáng Thiên Chúa, ta mới thấy sự cần thiết của tình liên hệ, nên mới kết hợp với nhau. Kết hợp bằng cánh “rửa chân” cho nhau, trong ý nghĩa khiêm nhường phục vụ anh chị em có cùng một Cha. Ngoài rửa chân cho nhau, Kitô hữu bất cứ ở chức vị nào, cũng còn cần Đức Giêsu “rửa chân” cho chính mình, để tái lập sự thanh sạch linh hồn và kết hợp với Thiên Chúa.
Bao lâu con người còn sống nơi trần thế, con người vẫn phải đi trên những con đường dài đầy bụi bặm. Thân có sạch nhưng chân vẫn lấm dơ.
Tuy phạm tội, nhưng Phêrô vẫn sống trong ánh sáng Thiên Chúa, vì vậy ông đã vô cùng đau khổ bật khóc thảm thiết do hối hận. Phêrô không làm hại Thầy, nhưng đau khổ cho chính con người yếu đức tin của mình. Suy ra, đi trong ánh sáng Thiên Chúa vẫn còn phải tranh đấu với yếu đuối của mình trong suốt cuộc đời sống đạo. Nếu chúng ta sống trong sự sáng, như Thiên Chúa ở trong sự sáng, chúng ta kết hợp với nhau, máu của Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa sẽ rửa sạch mọi tội lỗi chúng ta. Thánh Gioan kết luận, cuối đường chúng ta đều phải rửa bằng máu của Đức Giêsu mới được sạch hoàn toàn (x. Thân đã sạch vẫn cần phải rửa chân; Đỗ Trân Duy).
Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại linh đạo tình thương kỳ diệu khi Người làm gương cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã giang tay ra trên thập giá, gánh hết mọi tội lỗi nhân gian. Thánh Phaolô cảm nghiệm thật sâu xa: "Ðấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người" (2 Cr 5, 21).
Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân mình, trở thành "hiện thân của tội lỗi" nên Chúa Giêsu đã hòa mình với những tội nhân khác, xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình cùng với bao tội nhân khác tỏ lòng ăn năn sám hối và Người đã bị kết án chết thảm thương trên thập giá để cứu chuộc loài người tội lỗi, như lời thánh Phêrô: "Tội lỗi của chúng ta, Người mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành" (1 Pr 2, 21-24).
Lạy Chúa Giêsu, khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa mời gọi chúng con sống khiêm nhường phục vụ và yêu thương nhau thể hiện qua bàn tay lau sạch những thương tích và những lỗi phạm của nhau.
Lạy Chúa Giêsu, khi giang tay ra trên thập giá, Chúa đã đền tội cho nhân loại, xin tẩy rửa tâm hồn chúng con được thanh sạch để chúng con xứng đáng đón nhận Mình Máu Chúa trong phép Thánh Thể. Amen.
Suy niệm thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:49 27/03/2018
Cái Chết Cứu Chuộc
(Ga 18,1-19,42)
Hôm nay chúng ta cửa hành ngày đầu tiên của Tam Nhật Thánh, ngày Chúa chết. Có người hỏi : Thánh sao được khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa, ngày đại tang của Giáo hội kia mà? Thưa, vì qua cái chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Ngày này là ngàychiến thắng của Thập Giá, chính từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trối lại cho chúng ta người mẹ tuyệt hảo nhất của chính Chúa là : Đức Maria, tha thứ cho những kẻ giết Chúa và lòng tin cậy vào Thiên Chúa là Cha.
Chúng ta đã nghe thấy những điều nói trên trong Bài Thương Khó Đức Chúa Giêsu theo thánh Gioan, hiện diện trên đồi Calvariô có Mẹ Người là Đức Maria, cùng với một số phụ nữ thánh thiện khác. Đây là một trình thuật giầu tính biểu tượng, mọi cử chỉ, lời nói, hành động đều có ý nghĩa. Ngay cả sự thinh lặng và chay tịnh của Giáo hội hôm nay cũng giúp chúng ta sống bầu khí cầu nguyện, ý thức rõ về hồng ân mà chúng ta đang cử hành.
Trước mầu nhiệm cao cả này, chúng ta được mời gọi để nhìn lên phía trước. Niềm tin của chúng ta, những người tin vào Thiên Chúa, không phải là tôn thờ một Thiên Chúa trừu tượng xa vời chúng ta không biết, nhưng là liên đới với một Ngôi Vị sống động là Chúa Giêsu, con Thiên Chúa làm người, là Thiên Chúa thật và là người thật. Đấng Vô Hình đã nhập thể làm người trong thế giới hữu hình, đã sống trọn thân phận con người cho đến chết và chết trên thập tự. Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết cứu chuộc, một cái chết mang lại sự sống cho loài người. Cái chết ấy chính là của lễ cao cả dâng lên Chúa Cha, được Chúa Cha ưng nhận đã trở nên giá chuộc cho nhiều người. Những người đứng bên Thánh Giá đã chứng kiến và sống, đồng thời truyền lại cho chúng ta, chúng ta khám phá ra ý nghĩa của cái chết này.
Chúng ta hay đem lòng ngưỡng mộ và biết ơn. Chúng ta biết cái giá của tình yêu : "Không có tình yêu lớn lao hơn tình yêu của người hiến mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Kinh nguyện Kitô giáo không chỉ là cầu xin, mà trên hết vẫn là để ngưỡng mộ với lòng biết ơn.
Chúa Giêsu, đối với chúng ta, là mẫu gương cho chúng ta học đòi bắt chước, nghĩa là được tái hiện trong ta. Chúng ta phải là những người yêu thương đến thí mạng sống mình và tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha trong mọi hoàn cảnh.
Điều này trái ngược với bầu không khí thờ ơ của xã hội hôm nay; chính vì thế chúng ta phải là những chứng nhân dũng cảm hơn bao giờ hết, vì tất cả là hồng ân. Như Mêlitô thành Sarđi nói : "Người làm cho chúng ta từ nô lệ sang tự do, từ bóng tối đến ánh sáng, từ sự chết cho đến sự sống. Người là Lễ Vượt Qua cứu độ chúng ta".
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc thế gian. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tình yêu và Thập Giá
Suy niệm thứ Sáu Tuần Thánh
(Ga 18,1-19,42)
Hôm nay, Giáo hội, Hiền Thê yêu dấu nhìn ngắm Chúa Giêsu vị Phu Quân của mình bị treo trên thập giá, chân tay đanh nhọn đâm thâu, cạnh sườn lưỡi đòng đâm thủng, máu cùng nước chảy ra làm cho Giáo hội nhớ đến ngày mình được sinh ra từ cạnh sườn Chúa, lúc Chúa ngủ trên Thánh Giá. Bởi theo thánh Ambrosiô, khi Ađam đang ngủ Thiên Chúa đã lấy xương sườn của ông để tạo dựng Evà, Giáo hội cũng được sinh ra từ Trái Tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu khi ngài chết trên Thánh Giá, và Giáo hội mời gọi chúng ta tưởng nhớ tình yêu dâng trào ấy.
Chúa đã chết vì yêu
Thật không thể hiểu nổi Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào. Người đã yêu chúng ta bằng tình yêu vô bờ bến, tình yêu thương xót và thứ tha, khi phải mang trên mình những đau khổ vì tội lỗi chúng ta. Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa được Isaia mô tả : « Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.
Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta » (Is 53, 2-6).
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó. Mầu Nhiệm Thập Giá mà chúng ta cử hành là bằng chứng. Vì thế, khi suy tôn Thánh giá Chúa, kính nhớ Chúa chịu chết, chúng ta cảm nhận được sự thật rằng : “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Thờ lạy Thánh Giá Chúa
Phần tiếp theo của nghi thức chiều nay là thờ lạy Thánh Giá, tiến xướng chúng ta hát : Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa… vì nhờ gỗ này mà cả vũ trụ được hân hoan. Tại sao vậy ?
Với khí giới của riêng mình là cây Thánh Giá, Chúa Giêsu đã chiến thắng cách diệu kỳ. Người đã chiến thắng ma quỉ bằng phương cách do chính ma quỉ dùng để chiến thắng thế gian. Chúng ta thấy : Một người nữ, cây gỗ, sự chết, là những phương tiện và khí cụ làm con người thất bại. Người nữ ấy là Evà đã không còn biết đến Adam; cây trái cấm, và bản án tử hình đối với người đầu tiên. Một người nữ, cây gỗ, sự chết, là những phương tiện và khí cụ làm chúng ta thất bại đã trở nên phương tiện và khí cụ giúp chúng ta chiến thắng. Đức Maria đã thay thế Evà; gỗ thánh giá, gỗ của cây biết lành biết dữ ; sự chết của Chúa Giêsu Kitô, cái chết của Adam. Ma quỷ đã bị đánh bại bởi cùng một phương tiện mà nó đã chiến thắng. Ma quỉ đã dùng cây để quật ngã Adam, Chúa Giêsu Kitô đã dùng cây Thánh Giá để đánh bại quỉ ma. Cây trái cấm đã ném con người vào vực thẳm, nay gỗ Thánh Giá kéo con người lên. Cây đã làm cho con người mất đi tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa, tống con người vào ngục ; nay gỗ Thánh Giá tước lấy vũ khí của ma quỉ đã chiến thắng con người, giúp con người vượt qua trần thế. Cái chết của Adam đã kéo theo con cháu mình là kẻ sinh sau ông ; sự chết của Chúa Giêsu Kitô mang lại sự sống cho những kẻ sinh ra trước Người.
Nhờ những ân huệ và kỳ công từ cây Thập Giá, chúng ta đã từ cái chết đến cõi trường sinh. Thập Giá đã mang lại chiến thắng cho chúng ta; chúng ta hãy học để chiến thắng mà không phải chiến đấu, không phải dàn trận, vũ khí không dính máu, chúng ta không bị thương vong nhưng lại giành chiến thắng : Thiên Chúa chiến đấu, còn vương niệm chiến thắng chúng ta nhận.
Từ đó chiến thắng là của chúng ta, hãy để niềm vui dâng trào như những người lính, hát bài ca chiến thắng để ngợi khen Thiên Chúa: "Sự chết đã bị vùi trong toàn thắng. Tử thần hỡi, đắc thắng của ngươi đâu? Tử thần hỡi, nọc của ngươi đâu?" (1Cr 15, 54-55).
Đây là những lợi ích mà chúng ta có được từ cây Thập Giá; Thánh Giá là cờ vua cả toàn thắng đã cứu chúng ta cho khỏi tay ma quỉ, là vũ khí chông lại tội lỗi, là thanh gươm sắc bén Chúa Giêsu dùng để chiến thắng con rắn xưa. Thánh Giá là ý Chúa Cha, là vinh quang của Chúa Con độc nhất, là chiến thắng của Thánh Thần Thiên Chúa, là niềm vinh dự của các thiên thần, là sự an toàn của Giáo hội, là bức tường thành của các vị thánh, niềm tự hào của thánh Phaolô, là ánh sáng chiếu soi trên toàn thế giới.
Thật vậy, để xua tan bóng tối của một ngôi nhà tăm tối, chúng ta thắp một ngọn nến hay nâng cao ngọn đuốc ; chính Chúa Giêsu Kitô đã thắp sáng và nâng cao cây thánh giá như một ngọn đuốc để xua tan bóng tối nhân gian. Thế giới khi nhìn xem Con Thiên Chúa chịu đóng đinh, rùng mình, trời đất động địa, đã vỡ ra ; nhưng trái tim của những người Do Thái, cứng hơn đá vẫn không động đậy. Các màn trong đền thờ bị xé ra; nhưng các âm mưu phạm tội vẫn không bị phá vỡ. Tại sao màn che bị xé ? Phải chăng đền thờ đau đớn khi chứng kiến cảnh Thiên Chúa bị giết bên ngoài trên bàn thờ Thập Giá; và khăn che trong đền thờ xé ra như muốn nói với mọi người rằng: sẽ có nhiều đền thờ trở nên hoang vắng và bị bỏ rơi.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Chúa cho chúng con khi nhìn lên Thánh Giá Chúa, biết khám phá ra rằng Thiên Chúa đã chết chỉ vì yêu, để chúng con biết yêu thương nhau hầu chứng tỏ rằng chúng con yêu Chúa, vì đó là cốt lõi của Đạo Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Ga 18,1-19,42)
Hôm nay chúng ta cửa hành ngày đầu tiên của Tam Nhật Thánh, ngày Chúa chết. Có người hỏi : Thánh sao được khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa, ngày đại tang của Giáo hội kia mà? Thưa, vì qua cái chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót bao la đối với nhân loại, và đã cứu chuộc chúng ta. Ngày này là ngàychiến thắng của Thập Giá, chính từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đã trối lại cho chúng ta người mẹ tuyệt hảo nhất của chính Chúa là : Đức Maria, tha thứ cho những kẻ giết Chúa và lòng tin cậy vào Thiên Chúa là Cha.
Chúng ta đã nghe thấy những điều nói trên trong Bài Thương Khó Đức Chúa Giêsu theo thánh Gioan, hiện diện trên đồi Calvariô có Mẹ Người là Đức Maria, cùng với một số phụ nữ thánh thiện khác. Đây là một trình thuật giầu tính biểu tượng, mọi cử chỉ, lời nói, hành động đều có ý nghĩa. Ngay cả sự thinh lặng và chay tịnh của Giáo hội hôm nay cũng giúp chúng ta sống bầu khí cầu nguyện, ý thức rõ về hồng ân mà chúng ta đang cử hành.
Trước mầu nhiệm cao cả này, chúng ta được mời gọi để nhìn lên phía trước. Niềm tin của chúng ta, những người tin vào Thiên Chúa, không phải là tôn thờ một Thiên Chúa trừu tượng xa vời chúng ta không biết, nhưng là liên đới với một Ngôi Vị sống động là Chúa Giêsu, con Thiên Chúa làm người, là Thiên Chúa thật và là người thật. Đấng Vô Hình đã nhập thể làm người trong thế giới hữu hình, đã sống trọn thân phận con người cho đến chết và chết trên thập tự. Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết cứu chuộc, một cái chết mang lại sự sống cho loài người. Cái chết ấy chính là của lễ cao cả dâng lên Chúa Cha, được Chúa Cha ưng nhận đã trở nên giá chuộc cho nhiều người. Những người đứng bên Thánh Giá đã chứng kiến và sống, đồng thời truyền lại cho chúng ta, chúng ta khám phá ra ý nghĩa của cái chết này.
Chúng ta hay đem lòng ngưỡng mộ và biết ơn. Chúng ta biết cái giá của tình yêu : "Không có tình yêu lớn lao hơn tình yêu của người hiến mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13). Kinh nguyện Kitô giáo không chỉ là cầu xin, mà trên hết vẫn là để ngưỡng mộ với lòng biết ơn.
Chúa Giêsu, đối với chúng ta, là mẫu gương cho chúng ta học đòi bắt chước, nghĩa là được tái hiện trong ta. Chúng ta phải là những người yêu thương đến thí mạng sống mình và tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha trong mọi hoàn cảnh.
Điều này trái ngược với bầu không khí thờ ơ của xã hội hôm nay; chính vì thế chúng ta phải là những chứng nhân dũng cảm hơn bao giờ hết, vì tất cả là hồng ân. Như Mêlitô thành Sarđi nói : "Người làm cho chúng ta từ nô lệ sang tự do, từ bóng tối đến ánh sáng, từ sự chết cho đến sự sống. Người là Lễ Vượt Qua cứu độ chúng ta".
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc thế gian. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tình yêu và Thập Giá
Suy niệm thứ Sáu Tuần Thánh
(Ga 18,1-19,42)
Hôm nay, Giáo hội, Hiền Thê yêu dấu nhìn ngắm Chúa Giêsu vị Phu Quân của mình bị treo trên thập giá, chân tay đanh nhọn đâm thâu, cạnh sườn lưỡi đòng đâm thủng, máu cùng nước chảy ra làm cho Giáo hội nhớ đến ngày mình được sinh ra từ cạnh sườn Chúa, lúc Chúa ngủ trên Thánh Giá. Bởi theo thánh Ambrosiô, khi Ađam đang ngủ Thiên Chúa đã lấy xương sườn của ông để tạo dựng Evà, Giáo hội cũng được sinh ra từ Trái Tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu khi ngài chết trên Thánh Giá, và Giáo hội mời gọi chúng ta tưởng nhớ tình yêu dâng trào ấy.
Chúa đã chết vì yêu
Thật không thể hiểu nổi Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào. Người đã yêu chúng ta bằng tình yêu vô bờ bến, tình yêu thương xót và thứ tha, khi phải mang trên mình những đau khổ vì tội lỗi chúng ta. Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa được Isaia mô tả : « Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.
Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta » (Is 53, 2-6).
Người ta nói rằng : nếu tất cả Thánh Kinh trên trái đất này bị hủy diệt bởi tai biến nào đó hay bởi một cơn thịnh nộ phá hủy các hình tượng tôn giáo và chỉ còn một bản Kinh Thánh, và bản còn lại đó cũng bị hư hại đến mức chỉ còn một trang, và nếu trang đó nhăn nheo đến độ chỉ còn một dòng có thể đọc được, và nếu dòng đó là thư thứ nhất của thánh Gioan viết “Thiên Chúa là Tình Yêu”, thì coi như toàn bộ Thánh Kinh được khôi phục, bởi vì toàn bộ nội dung là ở đó. Mầu Nhiệm Thập Giá mà chúng ta cử hành là bằng chứng. Vì thế, khi suy tôn Thánh giá Chúa, kính nhớ Chúa chịu chết, chúng ta cảm nhận được sự thật rằng : “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Thờ lạy Thánh Giá Chúa
Phần tiếp theo của nghi thức chiều nay là thờ lạy Thánh Giá, tiến xướng chúng ta hát : Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa… vì nhờ gỗ này mà cả vũ trụ được hân hoan. Tại sao vậy ?
Với khí giới của riêng mình là cây Thánh Giá, Chúa Giêsu đã chiến thắng cách diệu kỳ. Người đã chiến thắng ma quỉ bằng phương cách do chính ma quỉ dùng để chiến thắng thế gian. Chúng ta thấy : Một người nữ, cây gỗ, sự chết, là những phương tiện và khí cụ làm con người thất bại. Người nữ ấy là Evà đã không còn biết đến Adam; cây trái cấm, và bản án tử hình đối với người đầu tiên. Một người nữ, cây gỗ, sự chết, là những phương tiện và khí cụ làm chúng ta thất bại đã trở nên phương tiện và khí cụ giúp chúng ta chiến thắng. Đức Maria đã thay thế Evà; gỗ thánh giá, gỗ của cây biết lành biết dữ ; sự chết của Chúa Giêsu Kitô, cái chết của Adam. Ma quỷ đã bị đánh bại bởi cùng một phương tiện mà nó đã chiến thắng. Ma quỉ đã dùng cây để quật ngã Adam, Chúa Giêsu Kitô đã dùng cây Thánh Giá để đánh bại quỉ ma. Cây trái cấm đã ném con người vào vực thẳm, nay gỗ Thánh Giá kéo con người lên. Cây đã làm cho con người mất đi tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa, tống con người vào ngục ; nay gỗ Thánh Giá tước lấy vũ khí của ma quỉ đã chiến thắng con người, giúp con người vượt qua trần thế. Cái chết của Adam đã kéo theo con cháu mình là kẻ sinh sau ông ; sự chết của Chúa Giêsu Kitô mang lại sự sống cho những kẻ sinh ra trước Người.
Nhờ những ân huệ và kỳ công từ cây Thập Giá, chúng ta đã từ cái chết đến cõi trường sinh. Thập Giá đã mang lại chiến thắng cho chúng ta; chúng ta hãy học để chiến thắng mà không phải chiến đấu, không phải dàn trận, vũ khí không dính máu, chúng ta không bị thương vong nhưng lại giành chiến thắng : Thiên Chúa chiến đấu, còn vương niệm chiến thắng chúng ta nhận.
Từ đó chiến thắng là của chúng ta, hãy để niềm vui dâng trào như những người lính, hát bài ca chiến thắng để ngợi khen Thiên Chúa: "Sự chết đã bị vùi trong toàn thắng. Tử thần hỡi, đắc thắng của ngươi đâu? Tử thần hỡi, nọc của ngươi đâu?" (1Cr 15, 54-55).
Đây là những lợi ích mà chúng ta có được từ cây Thập Giá; Thánh Giá là cờ vua cả toàn thắng đã cứu chúng ta cho khỏi tay ma quỉ, là vũ khí chông lại tội lỗi, là thanh gươm sắc bén Chúa Giêsu dùng để chiến thắng con rắn xưa. Thánh Giá là ý Chúa Cha, là vinh quang của Chúa Con độc nhất, là chiến thắng của Thánh Thần Thiên Chúa, là niềm vinh dự của các thiên thần, là sự an toàn của Giáo hội, là bức tường thành của các vị thánh, niềm tự hào của thánh Phaolô, là ánh sáng chiếu soi trên toàn thế giới.
Thật vậy, để xua tan bóng tối của một ngôi nhà tăm tối, chúng ta thắp một ngọn nến hay nâng cao ngọn đuốc ; chính Chúa Giêsu Kitô đã thắp sáng và nâng cao cây thánh giá như một ngọn đuốc để xua tan bóng tối nhân gian. Thế giới khi nhìn xem Con Thiên Chúa chịu đóng đinh, rùng mình, trời đất động địa, đã vỡ ra ; nhưng trái tim của những người Do Thái, cứng hơn đá vẫn không động đậy. Các màn trong đền thờ bị xé ra; nhưng các âm mưu phạm tội vẫn không bị phá vỡ. Tại sao màn che bị xé ? Phải chăng đền thờ đau đớn khi chứng kiến cảnh Thiên Chúa bị giết bên ngoài trên bàn thờ Thập Giá; và khăn che trong đền thờ xé ra như muốn nói với mọi người rằng: sẽ có nhiều đền thờ trở nên hoang vắng và bị bỏ rơi.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Chúa cho chúng con khi nhìn lên Thánh Giá Chúa, biết khám phá ra rằng Thiên Chúa đã chết chỉ vì yêu, để chúng con biết yêu thương nhau hầu chứng tỏ rằng chúng con yêu Chúa, vì đó là cốt lõi của Đạo Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
VietCatholic
16:57 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
VietCatholic
17:02 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
VietCatholic
17:05 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 - Thứ Năm Tuần Thánh
VietCatholic
17:08 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 - Thứ Năm Tuần Thánh
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 38 - Thứ Sáu Tuần Thánh
VietCatholic
17:13 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 38 - Thứ Sáu Tuần Thánh
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 – Thứ Năm Tuần Thánh
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 – Thứ Năm Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 39 - Vọng Phục Sinh
VietCatholic
17:18 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 39 - Vọng Phục Sinh
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 – Thứ Năm Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 38 – Thứ Sáu Tuần Thánh
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 – Thứ Năm Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 38 – Thứ Sáu Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 40 - Phục Sinh Của Chúa Kitô
VietCatholic
17:21 27/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 40 - Phục Sinh Của Chúa Kitô
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 – Thứ Năm Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 38 – Thứ Sáu Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 39 – Vọng Phục Sinh
Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con -
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 21 - Xin Giúp Con Mở Lòng Con Ra Để Chào Đón Chúa Thánh Thần
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 22 - Ta Sẽ Chữa Lành Sự Bất Tín Của Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 23 - Hãy Trông Cậy Nơi Ngài Và Ngài Sẽ Chở Che
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 24 - Ông Này Đón Tiếp Phường Tội Lỗi Và Ăn Uống Với Chúng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 25 - Vâng, Tôi Đây Là Nữ Tỳ Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 26 - Tất Cả Những Ai Kêu Cầu Danh Ðức Chúa Sẽ Được Cứu Thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 27- Gioan Làm Chứng Cho Ngài, Đây Là Con Thiên Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 28 - Lạy Chúa, Xin Cho Con Biết Lắng Nghe Lời Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 29 - Những Lính Gác Đền Thờ Và Dân Chúng Lắng Nghe
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 30 - “Trước Khi Có Ông Abraham, Thì Tôi, Tôi Hằng Hữu”
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 31 - Hội Đồng Công Tọa Do Thái Tìm Giết Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 32 - “Qua Cây Thập Tự, Cả Thế Giới Đã Được Cứu Rỗi
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 33 - Phàm Ai Tuyên Bố Nhận Thầy Trước Mặt Thiên Hạ,...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 34 - Chúa Tha Thứ Cho Người Đàn Bà Ngoại Tình
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 35 - Lạy Chúa, Con Tin Vào Quyền Cứu Rỗi Của Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 36 - Xin Danh Chúa Được Tán Dương Đến Muôn Đời
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 37 – Thứ Năm Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 38 – Thứ Sáu Tuần Thánh
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 39 – Vọng Phục Sinh
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Lá tại Giêrusalem: Cảnh Lễ Lá tưng bừng có lẽ bạn chưa từng thấy trong đời
VietCatholic Network
00:07 27/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Qúy vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự về Lễ Lá tại Giêrusalem.
Lúc 6h30 sáng ngày 25 tháng Ba năm 2018, tại nhà thờ Mộ Chúa tại Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Điạ Giêrusalem đã cử hành Lễ Lá với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Anh chị em giáo dân và đoàn đồng tế đã đốt đèn cầy để đi rước lá từ bàn thờ Thánh Nữ Maria Mađalêna sang Mộ Chúa và đi vòng quanh nơi thánh này. Đoàn rước vừa đi vừa vẫy những nhành lá.
Hàng ngàn người đã tham dự thánh lễ. Tuy nhiên phần lớn là khách hành hương.
Anh chị em giáo dân Công Giáo Palestine muốn tham dự thánh lễ tại Giêrusalem phải xin phép nhà chức trách quân sự Do Thái. Một số lớn đơn xin dự lễ tại Giêrusalem đã bị bác bỏ. Chính vì thế, cha Francesco Patton, trưởng đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ đã cử hành Lễ Lá tại nhà thờ Hiện Ra ở đồi Canvê vào chiều tối thứ Bẩy 24 và một thánh lễ sáng Chúa Nhật tại nhà thờ Giáng Sinh tại Bethlehem.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngay sau khi thánh lễ vừa chấm dứt, các tín hữu hành hương đã lũ lượt kéo lên Núi Ôliu để chuẩn bị cho cuộc rước truyền thống từ đây tiến về Giêrusalem bắt đầu lúc 2 giờ chiều. Cuộc rước này là để diễn lại việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Đoàn rước vừa đi vừa hô vang “Hôsana” bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau tạo nên một cảnh tượng rất hoành tráng và cảm động.
Từ núi Ôliu về đến Cổ Thành Giêrusalem, đoàn rước đi trong hơn một giờ đồng hồ. Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa và Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, người vừa hết nhiệm vụ tại Việt Nam, và được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel và Palestine hôm 13 tháng 9 năm ngoái, 2017, đã đi sau cùng chung với đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ.
Quý vị và anh chị em có thể thấy các linh mục và tu sĩ trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ đang nhảy múa ca hát diễn lại cảnh tượng khi xưa Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả trong bài giảng Lễ Lá năm nay của ngài.
Chúa Giêsu tiến vào thành vây quanh bởi dân Ngài và những tiếng ca hát reo hò huyên náo. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng giữa những tiếng hò reo ấy, có tiếng hô của người con trai được tha thứ, của người phong cùi được chữa lành, hoặc tiếng kêu be be của con chiên lạc. Rồi cũng có tiếng hát của người thu thuế và của người đàn ông từng bị ô uế; lẫn với tiếng kêu của những người sống bên lề thành phố. Và cũng có những tiếng kêu của những người nam nữ đã đi theo Chúa Giêsu vì họ cảm nhận được lòng từ bi của Ngài trước những đau đớn và bất hạnh của họ... Những tiếng reo hò ấy là bài hát và là niềm vui tự phát của tất cả những ai bị bỏ lại phía sau và bị người đời chê chối, những người, sau khi đã chạm được vào Chúa Giêsu, có thể hô vang lên: “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Làm sao họ có thể không ca ngợi Đấng đã phục hồi nhân phẩm và hy vọng của họ? Niềm vui của họ là niềm hân hoan của cơ man những người tội lỗi được tha thứ, là những người giờ đây có thể tin tưởng và hy vọng một lần nữa.
Đến cửa thành Thánh Stêphanô, người Do Thái gọi là cửa Sư Tử, là một trong 7 cửa thành của Cổ Thành Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa hướng dẫn mọi người vào cầu nguyện bên trong nhà thờ Thánh Anna. Trong khi đó, anh chị em tín hữu Kitô thuộc các hệ Phái Tin Lành tập trung tại hồ Bethesda nơi Chúa đã từng chữa cho người mù được thấy.
Giêrusalem là thành phố được Vua Đavít xây dựng hơn 3000 năm về trước làm Kinh Thành của mình. Nơi đây, một thời cũng đã có những đền thờ nguy nga do Vua Sôlomon và Vua Hêrôđê dựng lên. Đền thờ do Vua Sôlomon dựng lên là một trong 10 kỳ quan thế giới cổ. Những đền thờ Do Thái ngày xưa đã đổ nát và ngày nay chỉ còn dấu tích là bức tường than khóc trong khu vực cổ thành nơi hiện có 35,000 dân trong đó hơn ba phần tư là người Hồi Giáo, người Kitô Giáo chỉ chiếm 6000 và người Do Thái Giáo chỉ có chưa đến 2,500 người.
Trong khu vực Jerusalem, Bethlehem và Ramallah có khoảng 50,000 tín hữu Kitô là một con số rất nhỏ so với cộng đồng Hồi Giáo tại đây.
Văn Phòng Các Nghi Lễ Phụng Vụ Của Đức Thánh Cha - Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh 30/03/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
09:35 27/03/2018
Văn Phòng Các Nghi Lễ Phụng Vụ
của Đức Thánh Cha
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA
Đàng Thánh Giá Do Đức Thánh Cha Chủ Sự
COLOSSEUM
ROME, 30 THÁNG BA 2018
NHỮNG SUY NIỆM
bởi
Giáo sư Andrea và các sinh viên
Bản dịch Việt ngữ
J.B. Đặng Minh An
của Đức Thánh Cha
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA
Đàng Thánh Giá Do Đức Thánh Cha Chủ Sự
COLOSSEUM
ROME, 30 THÁNG BA 2018
NHỮNG SUY NIỆM
bởi
Giáo sư Andrea và các sinh viên
Bản dịch Việt ngữ
J.B. Đặng Minh An
Download PDF version
CHẶNG THỨ NHẤTChúa Giêsu bị kết án tử hình
Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra.” Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.
Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu. Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn. (Lc 23, 22-25)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa đang đứng trước quan tổng trấn, là người đã ba lần muốn chống lại ý muốn của đám đông, và cuối cùng quyết định từ bỏ ý định này. Và con tưởng tượng ra Chúa đang đứng trước một đám đông, cả ba lần được hỏi đều quyết định chống lại Chúa. Đám đông, nói cách khác, là mọi người - và cũng có nghĩa chẳng là ai cả. Khi chìm trong đám đông, người ta mất đi tính cách của mình; và trở nên tiếng nói của hàng ngàn tiếng nói khác.
Trước khi chối bỏ Chúa, chúng con tự phủ nhận mình khi làm tan loãng trách nhiệm của mình cho ngọn triều đang dâng lên của một đám đông vô hình. Tuy nhiên, chúng con vẫn phải chịu trách nhiệm. Bị lừa dối bởi những kẻ kích động, bởi cái ác đang tự lan truyền với một giọng điệu lừa đảo đinh tai điếc óc, chính là chúng con, toàn thể nhân loại, đã lên án Chúa.
Hôm nay, chúng con đang kinh hoàng trước bản án quá bất công này và chúng con không muốn là một phần trong chuyện này. Nhưng khi làm như thế, chúng con quên mất tất cả những lần chính chúng con lại muốn cứu Barabbas, chứ không phải Chúa – đó là những khi con giả điếc trước tiếng kêu của người tốt, và nhắm mắt làm ngơ trước những bất công xảy ra chung quanh chúng con.
Ở quảng trường đông đúc này, giá như có một con tim dám băn khoăn, giá như có một giọng nói dám nổi lên chống lại ngàn tiếng nói của cái ác. Mỗi khi cuộc sống đặt trước con một sự lựa chọn, xin cho con nhớ đến quảng trường này và sai lầm đó. Xin cho trái tim con biết băn khoăn và thúc bách mình cất cao tiếng nói.
Lời nguyện
Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa, hãy để ý đến những quyết định của chúng con.
Xin soi sáng những quyết định trên đường đời chúng con với ánh sáng của Chúa.
Xin thức tỉnh trong chúng con khả năng biết đặt câu hỏi bởi vì chỉ có ác mới không bao giờ biết tự vấn.
Cây cối đâm rễ trên mặt đất héo tàn, nếu được tưới bằng cái ác; nhưng Chúa đặt cội rễ chúng con trên trời cao và phủ cành lá xuống đến tận trái đất; để chúng con nhận ra Chúa và dõi theo Ngài.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ HAI
Chúa Giêsu vác thánh giá
Chúa Giêsu vác thánh giá
Rồi Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. (Mc 8: 34-35)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa, đầu đội vương miện bằng gai, khi đón lấy cây thập giá của Chúa. Chúa đón lấy lấy cây thập giá, như Chúa đã luôn luôn chào đón mọi thứ và mọi người. Họ chất lên vai Chúa cây gỗ nặng nề, dám dúa, nhưng Chúa không nổi loạn, Chúa không từ chối thứ công cụ tra tấn bất công và nhục mạ này. Chúa mang vác nó trên vai và bắt đầu chập choạng bước đi.
Đã bao nhiêu lần con nổi loạn và trở nên giận dữ trước những gánh nặng xảy ra với con, coi đó là những gì nặng nề hoặc không công bằng. Chúa không làm như vậy. Chúa chỉ hơn con vài tuổi, ở độ tuổi này ngày nay người ta cho rằng Chúa vẫn còn trẻ lắm, nhưng Chúa chấp nhận, và Chúa nghiêm chỉnh nhìn xem cuộc sống mang lại những gì cho mình, mọi cơ hội cuộc đời mang tới, như thể Chúa muốn đi đến tận cùng của sự vật và khám phá ra rằng luôn có cái gì đó nhiều hơn vẻ bề ngoài, một ý nghĩa nào đó chưa hé lộ ra và đáng ngạc nhiên. Cảm ơn Chúa, con hiểu rằng đó là một thập giá của ơn cứu rỗi và giải phóng, một thập giá nâng con dậy mỗi khi con té ngã, đó là ách nhẹ nhàng, không đè nặng.
Từ tai tiếng trong cái chết của Con Thiên Chúa, trong cái chết của một tội nhân, trong cái chết của một kẻ bị kết án, phát sinh ra ân sủng để con có thể tái khám phá nơi những đau đớn sự phục sinh của Chúa, nơi những đau khổ vinh quang của Ngài, nơi sự thống khổ ơn cứu rỗi Chúa ban cho con. Thập tự giá, một biểu tượng nhục nhã và buồn rầu, giờ đây nhờ hồng ân hiến tế hy sinh của Chúa đã hé mở như một lời hứa: từ trong mọi cái chết sự sống sẽ nảy sinh; và trong mọi bóng tối ánh sáng sẽ chiếu soi. Và con có thể kêu lên: “Kính lạy Thánh Giá, nguồn hy vọng duy nhất của con!”
Lời nguyện
Lạy Chúa, con cầu xin Chúa, trong ánh sáng của Thánh Giá, là biểu tượng đức tin của chúng con, xin cho chúng con dám chấp nhận những đau khổ của mình, và khi được chiếu sáng bởi tình yêu Chúa, chúng con dám đón lấy những thập giá của chúng con, được vinh hiển nhờ sự chết và sự phục sinh của Chúa.
Xin ban cho chúng con ân sủng để nhìn lại những câu chuyện đời mình, để tái khám phá tình yêu của Chúa dành cho chúng con trong những câu chuyện ấy.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ BA
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. (Is 53:4)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa, gánh lấy bao tội lỗi của con, đang đau khổ chập choạng bước lên đồi Calvê. Và con thấy Chúa té ngã, tay và đầu gối Chúa chống trên mặt đất, trong đau đớn. Chúa chịu nhục nhã là ngần nào! Bản tính loài người thực sự của Chúa được nhìn thấy rõ ràng trong đoạn đời này của Chúa. Thập tự Chúa đang vác trên vai thật nặng nề; Chúa cần được giúp đỡ, nhưng khi Chúa té xuống đất không ai giúp Chúa, trên thực tế, người ta hả hê lấy Chúa làm trò cười, cười trước hình ảnh của một Thiên Chúa đang té xóng xoài trên mặt đất. Có lẽ họ đang thất vọng, có thể họ đã có một ý tưởng sai lầm về Chúa. Đôi khi chúng con nghĩ rằng có niềm tin vào Chúa thì đương nhiên là chúng con không bao giờ vấp ngã trên đường đời. Nhưng mà, cùng với Chúa con cũng vấp ngã, với những ý tưởng của con, với những gì con nghĩ về Chúa: chúng thật mong manh thế nào!
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa, cắn răng chịu đựng, và hoàn toàn bị bỏ rơi đối với tình yêu của Chúa Cha, Chúa đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình. Với những bước đi đầu tiên, dưới sức nặng của thập giá, Chúa nhắc nhở con về một đứa trẻ đang bước những bước chân đầu tiên của mình trong đời và mất thăng bằng, té ngã và khóc lóc, nhưng sau đó lại tiếp tục bước. Nó phụ thuộc vào bàn tay của cha mẹ nhưng không dừng lại; nó sợ nhưng cứ tiếp tục, bởi vì niềm tin mạnh hơn sự sợ hãi.
Qua sự can đảm của Chúa, Ngài dạy con rằng những thất bại và vấp ngã không bao giờ được làm con chùn bước trên đường và con luôn phải lựa chọn: hoặc là đầu hàng hoặc là đứng lên với Chúa.
Lời nguyện
Chúa ơi, xin đánh thức nơi những người trẻ chúng con lòng can đảm để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã giống như Chúa đã làm trên đường lên đồi Calvê.
Xin Chúa cho chúng con luôn biết đánh giá cao hồng ân tuyệt vời và quý giá của sự sống và rằng những thất bại và vấp ngã không bao giờ có thể là một lý do để kết thúc nó, với nhận thức rằng nếu chúng con tin tưởng nơi Chúa, chúng con có thể đứng lên và tìm ra sức mạnh để tiếp tục, luôn luôn là như thế.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ TƯ
Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
Ông Simêôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ítraen ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.” (Lc 2:34-35)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa khi gặp thân mẫu mình. Đức Maria đứng đó, chen lấn qua con đường đông đúc, với cơ man bao nhiêu là người xung quanh Mẹ. Điều duy nhất khiến Mẹ khác với những người chung quanh là Mẹ ở đó để đồng hành cùng con mình. Đó là một cái gì đó chúng con thấy mỗi ngày: những bà mẹ đi cùng con cái đến trường hoặc đến bác sĩ, hoặc đưa chúng đi làm. Tuy nhiên, Đức Maria khác với những bà mẹ khác: Mẹ đang tháp tùng con trai mình đến cái chết. Phải nhìn thấy con mình chết là điều tồi tệ nhất, là điều bất thường nhất vượt quá trí tưởng tượng của một người, và còn tàn bạo hơn thế nữa khi con mình đang chết dần mòn dưới tay của luật pháp. Trước mắt con là một cảnh bất tự nhiên và bất công biết chừng nào! Mẹ con đã thấm nhuần trong con cảm giác công bằng và tin tưởng vào cuộc sống, nhưng những gì con nhìn thấy ngày hôm nay thật trái ngược: nó thật là vô nghĩa và đau đớn.
Lạy Mẹ Maria, con hình dung ra Mẹ đang nhìn vào đứa con tội nghiệp của Mẹ. Trên lưng Chúa hằn lên những dấu vết của những trận đòn roi và Chúa bị buộc phải vác cây thánh giá nặng nề; không nghi ngờ gì, chẳng mấy chốc nữa đây, sức tàn lực kiệt ngài sẽ té xuống bên dưới nó. Dẫu Mẹ biết rằng, sớm hay muộn, điều này sẽ xảy ra; vì điều đó đã được tiên báo cho Mẹ, nhưng bây giờ khi nó đang diễn ra, mọi thứ đều khác. Chuyện đời là thế: chúng con chẳng bao giờ sẵn sàng trước những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống. Mẹ Maria giờ đây đang rất buồn, như bất kỳ người phụ nữ nào rơi vào tình cảnh của Mẹ, nhưng Mẹ không thất vọng. Đôi mắt Mẹ không tối sầm lại; không tuyệt vọng và cúi xuống. Đôi mắt Mẹ đang rực rỡ ngay cả trong nỗi buồn của Mẹ, bởi vì Mẹ có hy vọng. Mẹ biết rằng cuộc hành trình của con Mẹ sẽ không phải là một chuyến đi một chiều. Mẹ biết, Mẹ cảm thấy, một cảm nhận mà chỉ có những bà mẹ mới có thể cảm nhận được, rằng Mẹ sẽ sớm gặp lại con Mẹ.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn hướng mắt lên gương của Đức Maria. Mẹ đã chấp nhận cái chết của con mình như một mầu nhiệm của ơn cứu rỗi.
Xin giúp chúng con hành động với cái nhìn tập chú vào sự tốt lành của người khác, và được chết trong niềm hi vọng phục sinh, với ý thức rằng chúng con không bao giờ đơn côi hay bị bỏ rơi bởi Chúa hay Đức Mẹ, là người mẹ từ ái luôn quan tâm đến con cái mình.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ NĂM
Ông Simôn người xứ Kyrênê vác đỡ tháng giá Chúa
Ông Simôn người xứ Kyrênê vác đỡ tháng giá Chúa
Khi điệu Đức Giêsu đi, họ bắt một người từ miền quê lên, tên là Simôn, gốc Kyrênê, đặt thập giá lên vai cho ông vác theo sau Đức Giêsu. (Lc 23:26)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa đang bị nghiền nát dưới sức nặng của cây thập tự. Con thấy Chúa không thể vác cây thập tự một mình: Trong khoảnh khắc cần thiết nhất của Chúa, Chúa vẫn trơ trọi một mình, không có những người tự gọi mình là bạn hữu của Chúa. Giuđa phản bội Chúa, Phêrô cũng đã chối Chúa, còn những người khác bỏ rơi Chúa. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với một người không quen biết, một người qua đường, có lẽ chỉ nghe nói về Chúa và chưa từng theo Chúa. Tuy nhiên, giờ đây người ấy đang ở bên cạnh Chúa, vai kề vai, chia sẻ cái ách của Chúa. Tên ông là Simôn và ông là một người lạ mặt đến từ xa, từ xứ Kyrênê. Đối với ông ngày hôm nay một điều gì đó bất ngờ xảy ra, và trở thành một cuộc gặp gỡ.
Mỗi ngày, chúng con trải qua vô số những cuộc gặp gỡ và đụng độ, đặc biệt là những người trẻ tuổi chúng con. Chúng con liên tục gặp phải những trải nghiệm mới và những người mới. Trong các cuộc gặp gỡ bất ngờ, trong các sự kiện ngẫu nhiên, trong những lạ lùng kinh ngạc, có những cơ hội tiềm tàng để yêu thương, để nhìn thấy những gì là tốt nhất trong những người lân cận của chúng con, ngay cả trong những người có vẻ khác với chúng con.
Đôi khi, lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng cảm thấy như Chúa, bị bỏ rơi bởi những người mà chúng con nghĩ là bằng hữu của mình, và bị đè bẹp dưới những gánh nặng. Tuy nhiên, chúng con không để quên rằng có một ông Simôn người xứ Kyrênê nào đó sẵn sàng vác đỡ thập giá của chúng con. Chúng con phải nhớ rằng chúng con không cô đơn và, trong nhận thức đó, chúng con sẽ tìm thấy sức mạnh để vác lấy thập giá của những người xung quanh chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa giờ đây dường như cảm thấy nhẹ nhàng hơn một chút. Chúa có thể hít thở được trong giây lát, bây giờ Chúa không còn cô đơn nữa. Con cũng thấy được ông Simôn. Không biết liệu anh ta có nhận ra rằng ách của Chúa thì nhẹ nhàng, và liệu anh ta có đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện bất ngờ này trong cuộc đời mình hay không.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho mỗi người chúng con lòng can đảm giống như ông Simôn người xứ Kyrênê, là người đã vác đỡ thánh giá Chúa, và bước theo các bước chân Chúa.
Xin cho mỗi người trong chúng con biết khiêm tốn và mạnh mẽ vác đỡ những thập giá của những người mà chúng con gặp gỡ trên đường đời.
Xin cho mỗi khi chúng con cảm thấy cô đơn, chúng con có thể nhận ra trong hành trình của chúng con một ông Simôn người xứ Kyrênê nào đó, là người sẽ chặn lại và vác đỡ gánh nặng của chúng con.
Xin cho chúng con có thể nhìn thấy những gì là tốt nhất trong mọi người, và cởi mở với tất cả các cuộc gặp gỡ khác nhau.
Chúng con cầu xin cho mỗi người trong chúng con bất ngờ thấy mình đang đi bên cạnh Chúa.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ SÁU
Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu
Bà Veronica lau mặt Chúa Giêsu
Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn.
Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích.
Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới. (Is 53:2-3)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa tả tơi không còn hình dạng người ta và bị đối xử như kẻ rốt cùng trong thiên hạ. Chúa lê bước dần đến cái chết, khuôn mặt của Chúa bê bết máu và bị biến dạng. Tuy nhiên, như mọi khi, vẫn hiền lành và khiêm tốn, Chúa đang nhìn lên. Một người phụ nữ bước ra khỏi đám đông để nhìn thật gần khuôn mặt Chúa, là khuôn mặt có lẽ, đã thường nói với tâm hồn cô, khuôn mặt mà cô yêu mến. Cô thấy những vết thương trên mặt Chúa và muốn giúp đỡ. Họ không để cô ấy vượt qua, binh lính vũ trang đứng đông lắm, họ chặn cô lại. Nhưng với cô, đó không phải là vấn đề; cô ấy quyết tâm đến gần Chúa và trong một khoảnh khắc cô ấy đã có thể chạm vào Chúa, và lau mặt Chúa. Đó là sức mạnh của sự dịu dàng. Trong một giây Chúa nhìn cô, mặt đối mặt.
Chúng con không biết gì về người phụ nữ Veronica đó, hoặc câu chuyện của cô ấy. Cô được nước thiên đàng qua một cử chỉ bác ái đơn giản. Cô ấy tiến đến gần Chúa, nhìn thấy khuôn mặt đau khổ của Chúa và yêu mến nhiều hơn trước. Veronica không dừng lại ở những dáng vẻ bề ngoài, mà hôm nay là rất quan trọng trong xã hội coi trọng hình ảnh của chúng con. Cô ấy yêu mến, vô điều kiện, một khuôn mặt không sáng sủa, xấu xa, chẳng khả ái cũng chẳng hoàn hảo. Khuôn mặt đó, khuôn mặt của Chúa, lạy Chúa, trong sự không hoàn hảo ấy, lại cho thấy sự hoàn hảo trong tình yêu của Chúa đối với chúng con.
Lời nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con sức mạnh tiếp cận người khác, tiếp cận mọi người, bất kể già trẻ, giàu nghèo, bạn bè hay người xa lạ, để con nhìn thấy khuôn mặt Chúa trong tất cả những khuôn mặt ấy.
Xin Chúa giúp con đừng ngần ngại khi trợ giúp người lân cận của con, là người Chúa đang ngự trong họ, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn như khi xưa bà Veronica dám đến để giúp Chúa trên đường lên đồi Calvê.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ BẨY
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới?
Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt.
Người đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn
ĐỨC CHÚA đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ. (Is 53: 8,10)
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa ngã xuống đất lần nữa trước mắt con. Khi ngã xuống đất lần nữa, Chúa cho con thấy Chúa là một con người, một phàm nhân thực sự. Và con thấy Chúa đứng dậy, kiên quyết hơn trước. Chúa không đứng dậy với niềm tự hào; không có niềm tự hào trong ánh mắt của Chúa, mà chỉ có tình yêu. Khi tiếp tục cuộc hành trình, đứng dậy sau mỗi lần ngã xuống, Chúa công bố sự phục sinh của Chúa. Chúa cho con thấy rằng Chúa đã sẵn sàng, một lần nữa và luôn luôn, để chịu đựng trên đôi vai chảy máu của Chúa gánh nặng tội lỗi của con người.
Khi ngã xuống đất một lần nữa, Chúa đã gửi cho chúng con một thông điệp rõ ràng về lòng khiêm nhường. Chúa ngã xuống đất, và trên đất (humus) ấy “nhân loại” (humans) chúng con ra đời. Chúng con là tro bụi, chúng con là bùn đất, chúng con chẳng là chi khi so với Chúa. Nhưng Chúa muốn trở nên người phàm như chúng con, và giờ đây Chúa cho chúng con thấy Chúa gần gũi với chúng con, với những vấn nạn của chúng con, với những yếu đuối của chúng con, và với những giọt mồ hôi trên trán chúng con. Giờ đây, trong ngày thứ Sáu này, như vẫn thường xảy đến cho chúng con, Chúa đang bị đè nặng bởi những nỗi buồn. Nhưng Chúa có sức mạnh để đi tiếp, Chúa không sợ những khó khăn đang ở phía trước, và Chúa biết rằng ở cuối hành trình đau khổ này là Nước Trời. Chúa đứng dậy chính là để đến được nơi ấy, để mở ra trước mắt chúng con những cánh cửa trong vương quốc của Chúa. Chúa thật là một vị vua kỳ lạ, một vị vua nằm xóng xoài giữa bụi đất.
Đột nhiên con cảm thấy hoang mang: chúng con không xứng đáng để so sánh những nỗ lực và những vấp ngã của chúng con với Chúa. Những vấp ngã của Chúa là một hy sinh, một hy sinh cao cả mà mắt con và toàn bộ lịch sử đã từng được chứng kiến.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin cho chúng con có thể sẵn sàng đứng dậy sau khi vấp ngã, và xin cho chúng con có thể học được từ những thất bại.
Xin nhắc nhở chúng con rằng, khi đến lượt chúng con mắc sai lầm và sa ngã, nếu chúng con chạy đến cùng Chúa, và giữ chặt tay Chúa, chúng con có thể học cách đứng dậy lần nữa.
Xin cho những người trẻ tuổi chúng con có thể mang đến cho tất cả mọi người thông điệp của Chúa về lòng khiêm nhường, và cho các thế hệ tương lai có thể mở mắt họ ra với Chúa để hiểu biết tình yêu của Chúa.
Xin dạy chúng con biết giúp đỡ những người đau khổ và vấp ngã bên cạnh chúng con, để lau mồ hôi, và giơ tay lên nhấc họ đứng lên.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ TÁM
Chúa Giêsu an ủi những người phụ nữ thành Giêrusalem
Chúa Giêsu an ủi những người phụ nữ thành Giêrusalem
Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: “Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm!” Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi!, và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?”
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa đang nói với những người phụ nữ Chúa gặp trên đường đến cái chết của Chúa. Mỗi ngày Chúa gặp gỡ biết bao người; Chúa đến gần và nói chuyện với tất cả mọi người. Giờ đây Chúa nói với những người phụ nữ thành Giêrusalem đang nhìn Chúa và than khóc. Con cũng là một trong những phụ nữ đó. Lạy Chúa, những lời cảnh báo của Chúa đánh động con vì những lời này rất cụ thể và thẳng thắn. Lúc đầu, những lời ấy xem ra khắc nghiệt và nghiêm trọng, nhưng đó là vì những cảnh cáo ấy rất trực tiếp. Ngày nay, chúng con đã quen với một thế giới trong đó mọi người ăn nói quanh co. Một tấm màn lừa đảo che đậy và sàng lọc những gì chúng con thực sự muốn nói. Chúng con không muốn sửa lỗi người khác. Chúng con muốn để mặc họ với những toan tính riêng, chẳng màng đến chuyện thách đố tha nhân vì lợi ích của họ.
Trong khi Chúa nói với những người phụ nữ như một người cha, và khuyên nhủ họ. Lời Chúa là những lời lẽ của sự thật và thẳng thắn được nói ra để sửa chữa chứ không phải là phán xét. Lời Chúa là một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chúng con nói. Chúa luôn nói với sự khiêm tốn và đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề.
Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng này của Chúa trước khi bị treo trên thập giá, chúng con thấy một lần nữa tình yêu vô biên của Chúa dành cho những người rốt cùng, những người bị gạt ra bên lề. Phụ nữ trong những ngày đó không được coi là xứng đáng để được nói đến, trong khi Chúa, với lòng nhân hậu, đã làm một cuộc cách mạng thực sự.
Lời nguyện
Xin Chúa ban cho con, cùng với những người nam nữ của thế giới này, có thể trở nên bác ái hơn bao giờ đối với những người đang quẫn bách, như Chúa đã làm khi xưa.
Xin ban cho tất cả chúng con sức mạnh để đi ngược dòng và bước vào cuộc gặp gỡ chân thực với những người khác, xây dựng những nhịp cầu chứ đừng cô lập mình trong sự ích kỷ dẫn chúng con đến tình trạng cô đơn của tội lỗi.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ CHÍN
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành
Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta. (Is 53: 5-6)..
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa ngã xuống đất lần thứ ba. Chúa đã ngã xuống đất hai lần, và cả hai lần Chúa đã đứng dậy. Giờ đây, sức chịu đựng và những đau đớn của Chúa đã đến giới hạn tận cùng. Lúc này đây, trong cái té ngã thứ ba này, Chúa dường như hoàn toàn kiệt sức. Bao nhiêu lần, trong cuộc sống hàng ngày, chúng con vấp ngã! Chúng con vấp ngã quá thường đến mức không còn đếm nổi. Tuy nhiên, chúng con luôn hy vọng trong mỗi lần vấp ngã rằng đây sẽ là lần cuối cùng, bởi vì chúng con cần can đảm và hy vọng để đối mặt với khổ đau. Khi một người vấp ngã quá nhiều lần, tất cả sức mạnh cuối cùng đều cạn kiệt và mọi hy vọng đều tan biến.
Con tưởng tượng con đang đi bên cạnh Chúa, lạy Chúa Giêsu, khi Chúa đi dần đến cái chết của Chúa. Thật khó để nghĩ rằng Chúa chính là Con của Đức Chúa Trời. Người nào đó đã cố gắng giúp Chúa, nhưng giờ đây Chúa đã kiệt sức, bất động, và tê liệt: dường như Chúa không thể đi xa hơn. Tuy nhiên, thật bất ngờ, con thấy Chúa đứng dậy, đứng thẳng người trên đôi chân, bất kể trọng lượng của thập giá trên vai Chúa, và Chúa lại bắt đầu lê bước. Vâng, Chúa đang đi đến cái chết của Chúa, nhưng Chúa muốn làm như thế cho đến cùng. Có lẽ đây là tình yêu. Con hiểu rằng bao nhiêu lần chúng con vấp ngã không phải là vấn đề; sẽ có một lần cuối cùng, có lẽ là thử thách tồi tệ nhất, khủng khiếp nhất, khi chúng con được kêu gọi để tìm ra sức mạnh chịu đựng cho đến cuối cuộc hành trình. Đối với Chúa Giêsu, cuối cùng là chịu đóng đinh, là sự vô lý hiển nhiên của cái chết, nhưng điều đó lại cho thấy một ý nghĩa sâu sắc hơn, một mục đích cao cả hơn, là ơn cứu rỗi cho tất cả chúng con.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con mỗi ngày ơn can đảm để đi tiếp trên hành trình của chúng con. Xin cho chúng con đón nhận đến cùng hy vọng và tình yêu Chúa đã ban cho chúng con.
Xin cho mọi người có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống với sức mạnh và lòng trung thành của Chúa trong những khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc hành trình của Chúa đến cái chết trên cây thập tự.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ MƯỜI
Chúa Giêsu bị lột áo
Chúa Giêsu bị lột áo
Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. (Ga 19:23).
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa bị lột trần truồng, như con chưa từng thấy trước đây. Họ đã lột áo Chúa, lạy Chúa Giêsu, và đang bắt thăm chia cho nhau. Trong ánh mắt của những người này, Chúa đã mất đi chút phẩm giá cuối cùng còn sót lại, và vật sở hữu cuối cùng của Chúa trong cuộc hành trình đau khổ này cũng bị lấy mất. Thuở tạo thiên lập địa, Chúa Cha đã tô điểm xiêm áo cho con người, mặc cho họ phẩm giá; nhưng giờ đây những con người này tước mất áo xống trên lưng Chúa. Con thấy Chúa, lạy Chúa Giêsu, và con thấy một thanh niên di dân với thân thể rã rời lạc đến các vùng đất thường khi là tàn nhẫn, sẵn sàng lột hết áo xống của anh ta, là gia tài duy nhất còn sót lại của anh và bán nó, bỏ lại anh một mình với thập giá của mình, như thánh giá của Chúa, với da thịt bị bầm dập như da thịt của Chúa, với đôi mắt đầy những đau đớn, như đôi mắt của Chúa.
Tuy nhiên, có một điều chúng con thường quên về phẩm giá. Nó được tìm thấy bên dưới da thịt của Chúa; nó là một phần của Chúa, và nó sẽ luôn ở bên Chúa. Hơn thế nữa, tại thời điểm này, nó nằm ngay trong sự trần trụi này.
Sự trần truồng khi chúng con được sinh ra giống như sự trần truồng mà trái đất này sẽ đón nhận chúng con vào buổi tối cuộc đời chúng con. Từ người mẹ này [chúng con] đến với người mẹ khác. Và giờ đây, trên ngọn đồi này, mẹ của Chúa cũng có mặt. Một lần nữa, Mẹ nhìn thấy Chúa trần truồng.
Con thấy Chúa và con hiểu ra sự hùng vĩ và vẻ huy hoàng của nhân phẩm Chúa, phẩm giá của mỗi người, mà không ai có thể xóa bỏ.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin cho tất cả chúng con biết nhìn nhận phẩm giá thuộc về bản chất của chúng con, ngay cả khi chúng con thấy mình trần truồng và cô đơn trước người khác.
Xin ban cho chúng con có thể luôn nhìn thấy phẩm giá của người khác, tôn trọng và bảo vệ nó.
Xin Chúa ban cho chúng con sự can đảm cần thiết để hiểu mình cao trọng hơn rất nhiều so với quần áo chúng con mặc, và chấp nhận sự trần trụi của chúng con. Nó nhắc nhở chúng con về sự nghèo nàn của mình, mà Chúa đã yêu mến, thậm chí thí mạng sống của Chúa cho chúng con.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ MƯỜI MỘT
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thánh giá
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thánh giá
Khi đến nơi gọi là “Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm. (Lc 23: 33-34).
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa bị tước đoạt mọi thứ. Họ muốn trừng phạt Chúa, một người vô tội, bằng cách đóng đinh Chúa vào cây thập giá. Con sẽ làm gì nếu con rơi vào hoàn cảnh của Chúa? Liệu con có can đảm để chấp nhận sự thật của Chúa, sự thật của con? Chúa đã có sức mạnh để chịu đựng trọng lượng của thập tự giá, để đối mặt với sự hoài nghi, để bị lên án vì những lời đầy khiêu khích của Chúa. Hôm nay chúng con thật khó nuốt cho trôi một lời phê bình, như thể mỗi từ trong đó đều có ý làm tổn thương chúng con.
Chúa đã không dừng lại ngay cả trước cái chết. Chúa tin tưởng sâu sắc vào sứ mệnh của Chúa và đặt niềm tín thác nơi Chúa Cha. Ngày nay, trong thế giới Internet, chúng con bị điều kiện hóa bởi mọi thứ lưu hành trên web; có những lúc con đâm ra nghi ngờ chính những lời nói của chính mình. Nhưng lời Chúa thì khác; chúng mạnh mẽ ngay cả trong sự yếu đuối của Chúa. Chúa đã tha thứ cho chúng con, Chúa đã không oán giận, Chúa đã dạy chúng con đưa nốt má còn lại ra và Chúa tiếp tục bước tới, thậm chí đến sự hy sinh toàn bộ bản thân mình.
Con nhìn xung quanh và con nhìn thấy những ánh mắt dán chặt vào màn hình điện thoại, mọi người lướt qua các mạng xã hội để đóng đinh người khác vì mọi lỗi lầm của họ, không chút tha thứ. Mọi người bị thống trị bởi sự giận dữ, hét lên những hận thù lẫn nhau vì những lý do vô ích nhất.
Con nhìn vào vết thương của Chúa và giờ đây con nhận ra rằng con sẽ không có nổi sức mạnh của Chúa. Nhưng con đang ngồi ở đây dưới chân Chúa, và con lột bỏ hết những do dự. Con đứng dậy để được gần gũi hơn với Chúa, thậm chí sát tựa bên Ngài.
Lời nguyện
Lạy Chúa, khi đối diện với điều tốt lành, xin Chúa cho con có thể sẵn sàng nhận ra điều đó; và khi đối mặt với bất công, xin cho con có thể tìm thấy can đảm để dám chấp nhận hiểm nguy và hành động thích đáng.
Xin giải thoát con khỏi những nỗi sợ hãi, như những chiếc đinh, đang cố giữ con, làm con bất động và ngăn cản con đến với cuộc sống Chúa hằng mong muốn và đã chuẩn bị cho chúng con.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ MƯỜI HAI
Chúa Giêsu chết trên thánh giá
Chúa Giêsu chết trên thánh giá
Bấy giờ chưa đến giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở.
Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Người này đích thực là người công chính!” (Lc 23: 44-47).
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa nhưng lần này giá mà con đừng thấy thì hơn. Chúa đang hấp hối. Chúa nhìn thật đẹp khi Chúa nói với đám đông, nhưng giờ đây tất cả đã đến hồi kết thúc. Con không muốn nhìn thấy cái kết cục này; quá thường khi con quay mặt đi, con đã trở nên gần như quen thuộc với việc chạy trốn nỗi đau và cái chết. Con đã trở nên tê cứng với chúng.
Tiếng kêu của Chúa trên cây thập tự thật to và xé lòng. Chúng con không chuẩn bị cho tất cả những nỗi đau đó; bây giờ và tương lai cũng thế. Theo bản năng, chúng con trốn chạy, và hoảng loạn trước cái chết và đau khổ. Chúng con bác bỏ những điều đó; chúng con thích nhìn chỗ khác hoặc nhắm mắt lại. Nhưng, Chúa vẫn ở đó, trên cây thập tự; Chúa đang đợi chúng con với đôi tay rộng mở. Chúa mở mắt con ra.
Lạy Chúa Giêsu, đây là một mầu nhiệm lớn lao. Chúa yêu thương chúng con qua cái chết, qua đau khổ vì bị bỏ rơi, bằng cách phó dâng thần khí, bằng cách làm theo ý Chúa Cha, bằng cách tuân phục. Chúa vẫn còn trên thập giá, và đó là tất cả. Chúa không cố giải thích mầu nhiệm về sự chết, và sự hủy diệt mọi thứ. Chúa làm nhiều hơn: Chúa vượt qua nó hoàn toàn trong thân xác và tinh thần. Một mầu nhiệm lớn lao, là điều tiếp tục chất vấn chúng con và làm chúng con phải nghĩ đến. Nó thách thức chúng con và nó mời gọi chúng con mở mắt ra để nhìn thấy tình yêu của Chúa ngay cả trong cái chết, thậm chí ngay cả từ chính cái chết. Chính là ở đó Chúa yêu chúng con như chúng con thực sự là, chân thực và không thể khác. Chính là ở đó chúng con nắm bắt được, dù không hoàn hảo, sự sống và sự hiện diện đích thực của Chúa. Chúng con sẽ luôn khát khao sự gần gũi của Chúa, là Thiên Chúa ở cùng chúng con.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin mở mắt con ra để con thấy Chúa ngay trong đau khổ, trong cái chết, trong cái kết thúc không phải là một chung cuộc thực sự.
Xin khuấy động lòng tự mãn của con bằng thập giá Chúa: xin đừng để con buồn ngủ.
Xin thách thức con luôn luôn bằng mầu nhiệm khuấy động của Chúa, là điều vượt qua được cái chết và mang lại sự sống.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ MƯỜI BA
Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thánh giá
Hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi thánh giá
Sau đó, ông Giuse, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Giuse này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do Thái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giuse đến hạ thi hài Người xuống. Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu vào ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái. (Ga 19: 38-40).
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa còn đó, trên cây thập tự. Một con người bằng xương bằng thịt, với tất cả sự yếu đuối của mình, và tất cả nỗi sợ hãi của mình. Chúa đau khổ đến mức nào! Đó là một cảnh không thể chịu đựng nổi, có lẽ bởi vì nó quá khủng khiếp trong bản tính nhân loại. Từ này chính là từ khóa giải mã cuộc hành trình của Chúa, đầy những đau khổ và mệt mỏi. Chính nhân tính của Chúa là điều chúng con thường quên nhìn nhận nơi Chúa và quên tìm kiếm trong chính chúng con và trong những người khác, vì tất cả chúng con đều bị cuốn vào một cuộc sống nhanh hơn bao giờ, mù quáng và điếc lác trước những khó khăn và nỗi đau của những người khác hơn bao giờ.
Lạy Chúa Giêsu, con hình dung ra Chúa giờ đây không còn trên cây thập tự đó nữa. Chúa đã trở lại từ nơi Chúa đến, được đặt trên lòng đất, trên lòng mẹ Chúa. Sự đau khổ bây giờ đã qua, đã biến mất. Lúc này là giờ của lòng thương xót. Cơ thể không còn sức sống của Chúa tiếp tục nói lên sức mạnh của Chúa khi phải đối diện với đau khổ; ý nghĩa Chúa trao ban được phản chiếu trong con mắt của những người vẫn còn ở bên Chúa và sẽ luôn luôn ở lại đó trong tình yêu, trao ban và nhận lãnh. Trước Chúa và trước chúng con, đang mở ra một cuộc sống mới, cuộc sống thiên đàng, được đánh dấu bởi một điều chống lại cái chết và không thể bị phá hủy bởi cái chết: đó là tình yêu. Chúa ở đây cùng với chúng con mọi lúc, trong mỗi bước đi, trong mọi bất định, trong mọi bóng tối. Khi bóng tối của ngôi mộ đổ dài trên cơ thể Chúa, được giữ trong vòng tay mẹ Chúa, con thấy Chúa và con sợ, nhưng con không thất vọng. Con tin rằng ánh sáng, ánh sáng của Chúa, sẽ lại tỏa sáng một lần nữa.
Lời nguyện
Lạy Chúa, xin giữ cho sống mãi trong chúng con niềm hy vọng và niềm tin vào tình yêu vô điều kiện của Chúa.
Xin cho chúng con có thể tiếp tục tiến bước, xin cho trái tim chúng con bừng cháy, để chúng con dán mắt về ơn cứu rỗi đời đời, và do đó tìm thấy sự thanh thản và bình an trong hành trình của chúng con.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
CHẶNG THỨ MƯỜI BỐN
Táng xác Chúa Giêsu trong mồ
Táng xác Chúa Giêsu trong mồ
Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do Thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó. (Ga 19: 41-42).
SUY NIỆM
Lạy Chúa Giêsu, con không còn thấy Chúa nữa, nay tất cả đều tối tăm. Những bóng dài đang đổ xuống ngọn đồi, và những ánh đèn Shabbat đang thắp sáng Giêrusalem, bên ngoài và bên trong những ngôi nhà. Những ánh đèn cố chống lại cảnh thâm u khi những cánh cổng trời đã đóng chặt lại: cảnh hoang vu này là vì ai? Ai có thể ngủ vào một đêm như thế này? Thành phố đầy những âm thanh của trẻ con đang khóc ré lên, cùng với tiếng ru trấn an của các bà mẹ, và tiếng của đám lính tuần tiễu trên đường. Ngày sắp tắt và Chúa đang ngủ. Chúa đang ngủ sao? Và trên giường nào? Cái chăn nào che dấu Chúa khỏi thế giới này?
Từ xa, ông Giuse người xứ Arimathea, người đã dõi theo các bước chân Chúa, và giờ đây, với những bước đi lặng lẽ, đang đồng hành cùng Chúa trong giấc ngủ của Người, kéo Chúa ra khỏi cái nhìn chằm chằm của những kẻ lòng đầy phẫn nộ và độc ác. Một tấm chăn bao phủ Chúa trong cái lạnh lùng của sự chết và làm khô đi những giọt máu, mồ hôi và nước mắt của Chúa. Từ trên thập giá Chúa được nhẹ nhàng đưa xuống. Ông Giuse vác Chúa trên vai, nhưng Chúa rất nhẹ: Chúa không còn mang gánh nặng của cái chết, của hận thù và giận dữ. Chúa ngủ như đang nằm trên rơm ấm khi Chúa được bọc trong khăn liệm và một ông Giuse khác giữ Chúa trong vòng tay của mình. Như khi xưa đã từng không có phòng cho Chúa [khi Chúa chào đời], ngày nay cũng không có chỗ cho Chúa, nên giờ đây Chúa đã không có nơi để gối đầu. Tuy nhiên trên đồi Calvê, trên cái cổ chết cứng của thế giới này, có một khu vườn chưa chôn cất ai bao giờ.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đi đâu? Chúa đã xuống nơi nào, nếu không phải là những chiều sâu thẳm? Chúa đã xuống đâu nếu không phải một nơi chưa động đến được, trong một nhà tù thậm chí còn kiên cố hơn? Chúa bị bắt trong những bẫy rập của chúng con, bị giam trong nỗi buồn của chúng con. Như chúng con, Chúa đã bước đi trên mặt đất này, và bây giờ, như chúng con, dưới lòng đất, Chúa có một chỗ cho mình.
Con muốn chạy xa, nhưng Chúa ở đó trong con. Con không cần phải ra ngoài để tìm Chúa, bởi vì Chúa đang gõ cửa nhà con.
Lời nguyện
Lạy Chúa, Đấng đã tỏ mình ra không phải trong vinh quang nhưng trong im lặng của một đêm đen. Lạy Chúa, là Đấng không nhìn bề mặt bên ngoài, nhưng trong bí mật, khi bước vào những chiều sâu thẳm.
Từ những sâu thẳm ấy, xin hãy lắng nghe tiếng nói của chúng con: xin cho chúng con, trong sự mệt nhọc, có thể tìm thấy sự nghỉ ngơi trong Chúa, nhìn thấy trong Chúa bản chất của chúng con, và trong tình yêu của khuôn mặt đang ngủ của Chúa, xin cho chúng con tìm lại được vẻ đẹp chúng con đã đánh mất.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
ĐGH cầu nguyện cho các nạn nhân vụ khủng bố ở Pháp, và hỏa hoạn ở Nga.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:40 27/03/2018
(EWTN News/CNA) Vào ngày Thứ Hai 26 tháng Ba năm 2018, ĐGH đã gởi lời chia buồn và cầu nguyện cho các nạn nhân vụ khủng bố ở miền nam nước Pháp và cho 64 nạn nhân thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại trung tâm thương mại ở Nga.
Ủy Ban Điều Tra của Nga cho biết rằng một đám cháy đã bùng lên tại sân thượng của khu thương mại Winter Cherry và khu giải trí Kemerovo tại nước Nga vào chiều Chúa Nhật vừa qua. Tòa nhà đã chìm trong biển lửa và làm cho mái nhà của hai rạp chiếu phim bị xập xuống.
Theo hãng tin BBC, khi vụ cháy xảy ra lại là lúc các trường học tại địa phương nghỉ học vì thế người ta đổ dồn vào các cửa tiệm, rạp chiếu phim và các dãy chơi bowling trong khu thương mại. Cho mãi đến thứ Hai, vẫn còn 10 người mất tích.
Khu thương mại tọa lạc bên trong khu trước đây là nhà máy nên có ít cửa sổ và cửa ra vào. Nguyên nhân của vụ cháy vẫn còn trong vòng điều tra.
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là ĐHY Pietro Parolin, vào ngày 26 tháng Ba, nhân danh ĐGH đã gởi điện văn nói rằng ĐGH “ rất lấy làm buồn khi biết tin về vụ hỏa hoạn” và Ngài “ chân thành chia buồn với tất cả những ai bị tổn thương bởi bi kịch này. Bản điện văn viết rằng ĐGH “xin phó thác tất cả những linh hồn đã qua đời, đặc biệt là những trẻ em vào lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng và Ngài sẽ nhớ đến những người đang khóc thương vì mất người thân trong lời kinh nguyện của Ngài.”
ĐGH cũng bày tỏ tinh thần gắn bó của Ngài đến các nhà chức trách và những nhân viên cứu khẩn trong việc giúp đỡ những người bị thương và kiếm tìm những người còn mất tích, và cũng xin “Chúa ban ơn an bình và nâng đỡ” đến với tất cả mọi người.
Vào ngày 26 tháng Ba năm 2018, ĐGH cũng đã gởi điện chia buồn đến các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở miền nam nước Pháp.
Theo tờ Guardian, vào ngày 23 tháng Ba, một người gốc Ma-Rốc tên là Radouane Lakdim, 25 tuổi đã chặn một chiếc xe ở vùng ngoại ô Carcassone, bắn giết người hành khách và gây thương tích trầm trọng cho người tài xế. Sau đó hắn lấy chiếc xe và lái tới đồn cảnh sát và tại đây hắn cũng đã làm bị thương nặng hai viên cảnh sát.
Sau đó tay súng này lái xe tới khu siêu thị gần làng Trebes. Khi bước vào cửa hàng, hắn hét lớn “Allahu Akbar” và nổ súng, giết chết một khách hàng và một nhân viên, rồi sau bắt một số người làm con tin.
Bộ nội vụ Pháp cho biết rằng một cảnh sát vũ trang là Trung Úy Arnaud Beltrame đã tình nguyện thế chỗ cho những con tin, cũng đã bị bắn trọng thương và sau đó đã qua đời. Cuối cùng thì tay khủng bố này cũng đã bị giết khi lực lượng cảnh sát tấn công vũ bão vào tòa nhà.
Theo tờ Guardian, nhà nước Hồi Giáo IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Vào ngày 26 tháng Ba, ĐGH Phanxicô đã gởi điện văn chia sẻ nỗi đau buồn của những người đã bị chết, phó thác họ “vào lòng thương xót của Thiên Chúa” và cùng hiệp lời cầu nguyện cho “ nỗi đau của những người thân của các nạn nhân.”
Ngài cũng bày tỏ mối cảm thông của Ngài đến những người bị thương, gia đình họ và những người bị tổn thương bởi bi kịch này và xin Thiên Chúa an ủi và nâng đỡ họ.
Ngài viết “Tôi đặc biệt ghi nhận hành động quảng đại và anh hùng của Trung Úy Armaud Beltrame, một người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ người khác. Một lần nữa tôi lên án hành vi bạo lực bừa bãi gây ra nhiều đau khổ và cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta món quà hòa bình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Ủy Ban Điều Tra của Nga cho biết rằng một đám cháy đã bùng lên tại sân thượng của khu thương mại Winter Cherry và khu giải trí Kemerovo tại nước Nga vào chiều Chúa Nhật vừa qua. Tòa nhà đã chìm trong biển lửa và làm cho mái nhà của hai rạp chiếu phim bị xập xuống.
Theo hãng tin BBC, khi vụ cháy xảy ra lại là lúc các trường học tại địa phương nghỉ học vì thế người ta đổ dồn vào các cửa tiệm, rạp chiếu phim và các dãy chơi bowling trong khu thương mại. Cho mãi đến thứ Hai, vẫn còn 10 người mất tích.
Khu thương mại tọa lạc bên trong khu trước đây là nhà máy nên có ít cửa sổ và cửa ra vào. Nguyên nhân của vụ cháy vẫn còn trong vòng điều tra.
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là ĐHY Pietro Parolin, vào ngày 26 tháng Ba, nhân danh ĐGH đã gởi điện văn nói rằng ĐGH “ rất lấy làm buồn khi biết tin về vụ hỏa hoạn” và Ngài “ chân thành chia buồn với tất cả những ai bị tổn thương bởi bi kịch này. Bản điện văn viết rằng ĐGH “xin phó thác tất cả những linh hồn đã qua đời, đặc biệt là những trẻ em vào lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng và Ngài sẽ nhớ đến những người đang khóc thương vì mất người thân trong lời kinh nguyện của Ngài.”
ĐGH cũng bày tỏ tinh thần gắn bó của Ngài đến các nhà chức trách và những nhân viên cứu khẩn trong việc giúp đỡ những người bị thương và kiếm tìm những người còn mất tích, và cũng xin “Chúa ban ơn an bình và nâng đỡ” đến với tất cả mọi người.
Vào ngày 26 tháng Ba năm 2018, ĐGH cũng đã gởi điện chia buồn đến các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở miền nam nước Pháp.
Theo tờ Guardian, vào ngày 23 tháng Ba, một người gốc Ma-Rốc tên là Radouane Lakdim, 25 tuổi đã chặn một chiếc xe ở vùng ngoại ô Carcassone, bắn giết người hành khách và gây thương tích trầm trọng cho người tài xế. Sau đó hắn lấy chiếc xe và lái tới đồn cảnh sát và tại đây hắn cũng đã làm bị thương nặng hai viên cảnh sát.
Sau đó tay súng này lái xe tới khu siêu thị gần làng Trebes. Khi bước vào cửa hàng, hắn hét lớn “Allahu Akbar” và nổ súng, giết chết một khách hàng và một nhân viên, rồi sau bắt một số người làm con tin.
Bộ nội vụ Pháp cho biết rằng một cảnh sát vũ trang là Trung Úy Arnaud Beltrame đã tình nguyện thế chỗ cho những con tin, cũng đã bị bắn trọng thương và sau đó đã qua đời. Cuối cùng thì tay khủng bố này cũng đã bị giết khi lực lượng cảnh sát tấn công vũ bão vào tòa nhà.
Theo tờ Guardian, nhà nước Hồi Giáo IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Vào ngày 26 tháng Ba, ĐGH Phanxicô đã gởi điện văn chia sẻ nỗi đau buồn của những người đã bị chết, phó thác họ “vào lòng thương xót của Thiên Chúa” và cùng hiệp lời cầu nguyện cho “ nỗi đau của những người thân của các nạn nhân.”
Ngài cũng bày tỏ mối cảm thông của Ngài đến những người bị thương, gia đình họ và những người bị tổn thương bởi bi kịch này và xin Thiên Chúa an ủi và nâng đỡ họ.
Ngài viết “Tôi đặc biệt ghi nhận hành động quảng đại và anh hùng của Trung Úy Armaud Beltrame, một người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ người khác. Một lần nữa tôi lên án hành vi bạo lực bừa bãi gây ra nhiều đau khổ và cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta món quà hòa bình.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Cộng Sản Trung Quốc lại bắt giam Giám Mục ‘chui’ không cho cử hành nghi lễ muà Phục Sinh.
Trần Mạnh Trác
15:55 27/03/2018
Vào lúc 3g chiều ngày 26 tháng 3, vị giám mục họ Quách đã bị gọi lên văn phòng tôn giáo để làm việc với các quan chức trong hai giờ dài. Mặc dù người ta không biết những gì được thảo luận, nhưng vào lúc 7 giờ tối thì vị GM đã trở về nhà và chuẩn bị hành lý, rồi lúc 10g tối thì cảnh sát đến dẫn ngài đi. Cảnh sát cũng bắt theo cả vị linh mục Chưởng Ấn của giáo phận.
Năm ngoái giám mục Quách tích Kim cũng bị giam giữ như vậy, ngay trước khi ngài cử hành Lễ Dầu (Chrism Mass) đầu tiên sau khi vị tiền nhiệm là giám mục Vincent Hoàng thủ Thành (Huang Shouchen) qua đời. Nhắc lại, Đức Giám Mục Vincent Hoàng thủ Thành đã từng bị giam giữ 35 năm dài trong các trại lao động và nhà tù.
Theo tin Asia News thì có tin đồn rằng lý do ngài bị bắt vì đã từ chối không cử hành phụng vụ muà phục sinh với giám mục Vincent Chiêm tư Lỗ (Zhan Silu), là một trong bảy vị giám mục ‘quốc doanh’ bị truất phép thông công.
Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc đang chia rẽ giữa hai phe, một giáo hội chui trung thành với Toà Thánh và một giáo hội chính thức được công nhận bởi Hiệp hội Công Giáo yêu nước. Mọi giám mục muốn được Bắc Kinh công nhận thì phải là thành viên của Hiệp hội.
Toà Thánh hiện nay đang có cuộc đàm phán với chính phủ Trung Quốc mà kết quả có thể là Vatican sẽ công nhận bảy vị giám mục ‘quốc doanh’ cuả Bắc Kinh để đổi lấy một cuộc sống bình thường hơn cho những người Công Giáo chui.
Các giám mục chui, cũng như các linh mục và tín hữu vẫn thường xuyên phải đối mặt với nhiều khủng bố và quấy rối.
Vào tháng Giêng vừa qua, Asia News đăng tin rằng một phái đoàn Vatican đã yêu cầu giám mục Quách tích Kim chấp nhận làm phụ tá cho giám mục quốc doanh Chiêm tư Lỗ. Đây là điều kiện mà các quan chức Trung Quốc đề nghị trong thời gian giám mục họ Quách bị giam giữ (năm 2017.)
Giống như các giám mục chui khác, Đức Giám Mục Quách tích Kim không được chính quyền cho phép đội mũ GM hoặc cầm trượng GM (crozier.) Ngài chỉ có thể mặc aó trùng như một linh mục mà thôi.
Theo tờ báo New York Times, Đức Giám Mục Quách tích Kim đã tuyên bố rằng ngài sẵn sàng bước xuống; Nếu được trình bày với một tài liệu chính thống từ Vatican. "Chúng ta phải vâng phục lệnh từ Roma," ngài nói như thế trong một buổi lễ vào tháng Hai vừa qua tại nhà thờ chính toà Mân đông.
"Quan điểm nhất quán cuả chúng ta là tôn trọng các thỏa thuận giữa Vatican và chính phủ Trung Quốc," ngài nói. "Nguyên tắc của chúng ta là Giáo Hội Công Giáo cuả Trung Quốc phải có kết nối với Vatican; kết nối không thể bị cắt đứt."
Cùng lúc đó, ngài cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc dường như không muốn cho phép Vatican có tiếng nói cuối cùng trong những công việc về đạo. Dù cho họ không nói ra rõ ràng, nhưng đó là “ý phải hiểu ngầm", họ muốn giáo hội Trung Quốc độc lập với Roma.
Đức Giám Mục Quách tích Kim phê bình rằng các hạn chế cuả chính quyền Trung Quốc đưa tới một hậu quả tai hại giống như là họ tự chặt mất cánh tay cuả mình vậy, vì trong khi các dân tộc khác có quyền tham gia vào các bàn cãi chung cuả giáo hội hoàn vũ, thì tiếng nói của người Công Giáo Trung Quốc lại bị chính chính phủ cuả mình bóp nghẹt.
Tỉnh phúc kiến có khoảng 370.000 người Công Giáo, trong đó thì giáo hội chui chiếm phần đa số. Hầu hết 80.000 người Công Giáo trong giáo phận Mân đông là người Công Giáo chui, trong đó có khoảng 50 linh mục và 100 nữ tu (theo UCA News.)
Cũng trong tháng 12 năm 2017, phái đoàn cuả Toà Thánh có đề nghị GM Peter Trang kiến Kiện (Zhuang Jianjian), 88 tuổi của giáo phận Sán đầu (Shantou) tỉnh Quảng Đông về hưu để một giám mục quốc doanh được Vatican dưa lên thay thế (Tin Asia News.)
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Trang kiến Kiện đã thông báo rằng ngài từ chối lời yêu cầu của phái đoàn.
Những tranh cãi đã xảy ra chung quanh nỗ lực ngoại giao, rất ‘tế nhị’, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, cựu chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội (nay đã bỏ), là người chịu trách nhiệm các cuộc đàm phán và được Asia News xác định là vị trưởng phái đoàn cuả Vatican.
Các giám mục tại Trung Quốc, ngay cả khi họ nằm trong Hiệp hội yêu nước vẫn có thể tỏ sự trung thành với Toà Thánh, và đôi khi họ cũng nổi dậy chống lại Hiệp hội.
Còn chính phủ Trung Quốc dưới thời Tập cận Bình (Xi Jinping) thì đang theo đuổi một nỗ lực ‘Hán Hoá’ (Sinicize) tôn giáo. Hồi tháng Mười vừa qua, trong vai trò là tổng thư ký Đảng Cộng sản, ông Tập đề ra "phương pháp tiếp cận mới" cho các vấn đề tôn giáo và sắc tộc.
Trung Quốc đưa ra một thay đổi lớn trong việc giám sát tôn giáo vào ngày 22 tháng 3 bằng cách bãi bỏ cơ quan quản lý tôn giáo cuả Nhà Nước và chuyển quyền kiểm soát trực tiếp tới một bộ phận làm việc của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kết quả là, các Hiệp hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc bây giờ sẽ bị đặt dưới sự giám sát trực tiếp hàng ngày của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong khi đó thì hình như trong giáo hội hầm trú (chui), đã không có một sự thống nhất ý kiến về những thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican.
Vị giám mục danh dự của Hồng Kông, Đức Hồng Y Joseph Trần nhật Quân (Zen Zi-kiun) thì mạnh mẽ phản đối thoả thuận này, mô tả nó như là một sự "đầu hàng" hoặc "tự tử" có thể gây tổn hại cho giáo hội và đặt quá nhiều quyền lực vào tay các quan chức Trung Quốc.
"Thà không có thoả thuận thì hơn là một thoả thuận xấu," Đức Hồng Y nói với ông Raymond Arroyo, người điều khiển chương trình The World Over trên đài EWTN.
Ngược lại, Đức Hồng Y John Đường Hán (Tong Hon) cuả Hồng Kông, vừa về hưu cuối năm 2017, thì lại hỗ trợ cho thoả thuận, cách riêng là đề xuất về việc chỉ định chức Giám mục (giống như cuả VN, nghiã là Toà Thánh đề nghị ra 3 tên, và chính phủ chọn lấy 1). Ngài tin rằng chính phủ Trung Quốc nói chung đã trở nên khoan dung hơn, và một thoả hiệp như thế sẽ giúp mang lại sự cởi mở và thống nhất cho giáo hội.
Ngài cho rằng những ý kiến chống đối thoả hiệp là "bất hợp lý" bởi vì mọi thỏa thuận đều nhằm vào một mục tiêu là tạo ra sự thống nhất. Ngài cho rằng các thỏa thuận là có viễn kiến (far-sighted,) và thêm rằng đôi khi, một sự hy sinh thì cần thiết để người Công Giáo có thể trở thành "thành viên của một gia đình."
Chuyện vui muà Phục Sinh: một Ma Sơ đội lốt Sói Lang.
Trần Mạnh Trác
20:17 27/03/2018
Ấy thế mà giống như câu chuyện cuả nàng nhọ nồi xấu xí Cinderella đầy nước mắt ngày xưa, đội bóng năm nay phát tướng, thắng luôn tới vòng tứ kết cuả giải bóng rổ NCAA phái nam toàn quốc.
Ngôi trường là một trường đại học Công Giáo và ông bầu là một nhân vật mà lúc nào cũng lớn tiếng rêu rao trên mọi cuộc phỏng vấn rằng, chính nhờ Ơn Chuá mà ông có thể làm được những gì ông đã làm được, và tất cả mọi thành công của đội banh thì đều là nhờ ở sự trợ lực cuả đấng Tạo Hoá tối cao.
Điều kỳ lạ hơn nữa là vị tuyên úy cuả đội banh gồm toàn những đứa con trai ‘nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò’ này là một bà Sơ đã già khụm, bà có mặt trong mọi biến cố từ việc tuyển chọn những tay chơi, cho đến dẫn dắt đội banh cầu nguyện trước khi ra sân và…giảng dậy về việc thế nào mới là ‘tinh thần thượng võ’ thực sự!
Tất cả những sự lạ lùng ấy là có thật, không phải do trí tưởng tượng đâu, có thật bằng xương bằng thịt đấy! Và ở giữa tất cả mọi sự là bà Sơ Jean Dolores Schmidt cuả trường Loyola University Chicago.
Sơ Jean (đọc là Gin), bây giờ nổi tiếng như cồn trên cộng đồng mạng, bạn có thề tìm thấy Sơ trên nhiều video, báo chí và trên các trang mạng bàn tán xôn xao.
Nhưng sơ Jean không chỉ là một thứ ‘tin giật gân’ ngày một ngày hai đâu, sơ chính là một nữ tu dòng Bác Aí Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc, đã khấn dòng được 81 năm rồi và đã dậy ở trường Loyola được 50 năm. Trong 10 năm qua Sơ nhận làm tuyên úy cho đội banh nam cuả trường, đội banh có hỗn danh là Ramblers, dấu hiệu là một con chó sói nhe nanh nổ mắt, cho nên khi ra sân sơ Jean cũng ‘đội lốt’ Sói như mọi người …
Bây giờ thì Sơ đã tròn 98 tuổi.
Nhờ ở đội banh Loyola, sơ Jean đã có thể mang yếu tố Công Giáo vào môn chơi bóng rổ, tuy nhiên sơ cũng cho biết là sơ đã nhiều lần không công bằng cho lắm. “ Tôi luôn luôn cầu nguyện cho đội Loyola, làm sao mà trong những giây phút cuối cùng, có được một chữ ‘chiến thắng’ để mang về nhà.”
Sơ phân bua về việc có chút thiên vị với đội banh cuả mình như sau:” Đám nhỏ chơi hết mình, sử dụng cả con tim lẫn cái đầu, bởi vì chúng thực sự yêu mến ngôi trường và yêu mến môn bóng rổ.”
Không chỉ nổi tiếng trên các cộng đồng mạng, hình ảnh cuả sơ Jean cũng đã tạo ra một nhu cầu về các chiếc áo t-shirts có hình ‘Sister Jean’, một vài kiếu thời trang và cả một số các con búp bê cho các em bé nữa.
Những người khác nổi tiếng như vậy thì có thể lấy đó là một cơ hội làm giàu, nhưng sơ Jean đã ký thác cho nhà trường tất cả mọi bản quyền, và lợi nhuận thì được dành cho môn thể dục cuả trường Loyola.
Sơ Jean không đòi hỏi chút gì cho mình cả, trừ ra việc lấy một phần lời bán búp bê để giúp quĩ người nghèo cuả nhà dòng Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ba ngày Tĩnh tâm tại Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm Canada
Lm Nguyễn Đức Vượng
12:21 27/03/2018
CANADA - Ba buổi tĩnh tâm từ tối thứ sáu ngày 23 đến chiều Chúa Nhật lễ Lá 25/03/2018, với chủ đề Gia đình còn cần con trẻ nữa hay không? Giáo Hội thì rất cần!
Hình ảnh
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm với ước mọng của qúy Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ mới được bầu với nhiệm kỳ 2 năm (2018-2020). Trước khi được bầu họ đã có một mong ước quan trọng đó là “Chăm Sóc Giới Trẻ”. Quý cha Chánh , Phó xứ đã mời Thầy Phong thuộc Dòng La San chuyên giáo dục cho giới trẻ, Thầy đã từng đến với các ộng đoàn từ Bắc Mỹ, Âu Châu, Á Châu nhất 3 nước Việt Nam Lào và Cabôdia. Năm nay, Thầy được mời đến Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary Alberta để sinh hoạt và giảng tĩnh tâm cho các bạn trẻ, quý phụ huynh với chủ đề. “ Gia đình còn cần con trẻ nữa hay không? Giáo Hội thì rất cần”.
Hai ngày với giới trẻ và 1 ngày với phụ huynh. Với khả năng tiếng Anh lưu loát, với tài nghệ diễn xuất và những thí dụ rất thực tế của Thầy, khiến các em đến đông chưa bao giờ có, và các em cảm nhận được tình thương của gia đình, giáo xứ và Giáo Hội Công Giáo. Quý phụ huynh đã không được mời trong 2 buổi của giới trẻ nhưng đã hăng say, tích cực đưa con em tới và ngồi chung với các em rất chân thành. Vào buổi tĩnh tâm quý phụ huynh, Thầy đã truyền đạt cho mọi người đến với Bữa Tiệc Thánh Thể tại Thánh Đường thường xuyên vì nơi đó là nơi chúng tra Chúc Tụng Tạ Ơn Chúa về những phúc lành cho những gia đình Việt Nam tại Hải Ngoại. Với những sinh hoạt nhẹ nhàng và những câu chuyện dí dỏm giúp mọi người cảm nhận được nhiều bài học quý giá cho gia đình và gắn kết chặt chẽ với giáo xứ đem đến một gia đình hạnh phúc ấm êm.
Hình ảnh
Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm với ước mọng của qúy Thành Viên Hội Đồng Mục Vụ mới được bầu với nhiệm kỳ 2 năm (2018-2020). Trước khi được bầu họ đã có một mong ước quan trọng đó là “Chăm Sóc Giới Trẻ”. Quý cha Chánh , Phó xứ đã mời Thầy Phong thuộc Dòng La San chuyên giáo dục cho giới trẻ, Thầy đã từng đến với các ộng đoàn từ Bắc Mỹ, Âu Châu, Á Châu nhất 3 nước Việt Nam Lào và Cabôdia. Năm nay, Thầy được mời đến Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm tại Calgary Alberta để sinh hoạt và giảng tĩnh tâm cho các bạn trẻ, quý phụ huynh với chủ đề. “ Gia đình còn cần con trẻ nữa hay không? Giáo Hội thì rất cần”.
Hai ngày với giới trẻ và 1 ngày với phụ huynh. Với khả năng tiếng Anh lưu loát, với tài nghệ diễn xuất và những thí dụ rất thực tế của Thầy, khiến các em đến đông chưa bao giờ có, và các em cảm nhận được tình thương của gia đình, giáo xứ và Giáo Hội Công Giáo. Quý phụ huynh đã không được mời trong 2 buổi của giới trẻ nhưng đã hăng say, tích cực đưa con em tới và ngồi chung với các em rất chân thành. Vào buổi tĩnh tâm quý phụ huynh, Thầy đã truyền đạt cho mọi người đến với Bữa Tiệc Thánh Thể tại Thánh Đường thường xuyên vì nơi đó là nơi chúng tra Chúc Tụng Tạ Ơn Chúa về những phúc lành cho những gia đình Việt Nam tại Hải Ngoại. Với những sinh hoạt nhẹ nhàng và những câu chuyện dí dỏm giúp mọi người cảm nhận được nhiều bài học quý giá cho gia đình và gắn kết chặt chẽ với giáo xứ đem đến một gia đình hạnh phúc ấm êm.
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Tĩnh tâm Mùa Chay 2018
Văn Minh
21:04 27/03/2018
“Mỗi khi đi tham dự Thánh lễ, là chúng ta tuyên xưng đức tin của mình vào Đức Kitô. Đồng thời, chúng ta cũng tưởng nhớ về sự chết và sự Phục Sinh của Ngài”.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, Đặc trách Chủng sinh Dự bị, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa trong hai buổi tĩnh tâm diễn ra lúc 17g30 ngày 26 và 27.03.2018, do ngài chủ sự.
Xem Hình
Sau bài Tin Mừng Ga 12,1-11, cha Phaolô đã chia sẻ về sự yếu đuối mỏng dòn của con người: Thông thường mỗi khi có chuyện vui mừng thường thì người ta vỗ tay hò reo, còn khi gặp phải chuyện buồn chán thất vọng thì họ quay lưng làm ngơ xem như không biết. Qua bài thương khó Chúa Nhật Lễ Lá hôm qua, khi thấy Chúa Giêsu đi vào thành thánh Giêrusalem. Dân chúng vui mừng hò reo, họ sẵn sàng cởi áo trải xuống lót đường cho Chúa đi qua, mỗi người một cành lá trên tay miệng tung hô Chúa. Nhưng rồi ít ngày sau, cũng chính họ lại hô đóng đinh Chúa vào thập giá. Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, hôm qua, hôm nay và mãi mãi, Chúa Giêsu vẫn đang vác thập giá giữa dòng đời, nơi những người già cô đơn, đói khổ bất hạnh xung quanh chúng ta. Vì vậy, Chúa luôn mời gọi chúng ta hãy cộng tác cùng Ngài trong mọi nơi, mọi lúc. Cho dù có gặp những khó khăn vất vả hay bị thua thiệt cách này cách khác, hoặc khi bị người đời khinh chê sỉ vả. Những lúc như thế, chúng ta hãy chạy đến cầu nguyện và tâm sự với Chúa, chia sẻ vui buồn cùng Ngài, để được Ngài nâng đỡ bổ sức cho chúng ta, cũng như mỗi khi đi tham dự Thánh lễ, là chúng ta tuyên xưng đức tin của mình vào Đức Kitô. Đồng thời, chúng ta cũng tưởng nhớ về sự chết và sự Phục Sinh của Ngài.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, thay mặt giáo xứ lên ngỏ lời cảm ơn cha chủ tế đã nhận lời cha xứ về giảng phòng cho cộng đoàn giáo xứ trong hai ngày vừa qua, phần nào giúp cho mỗi người hiểu thêm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã vì yêu thương nhân loại mà phải chịu đớn đau nhục hình trên cây thập tự.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho cộng đoàn chúng con cũng biết dấn thân hy sinh vác thập giá của Chúa trao, qua những việc làm cụ thể như chia sẻ bác ái cho những người nghèo đói xung quanh mình. Và cùng nhau kiên cường chống lại thói hư tật xấu, hầu mai này sẽ được cùng sống trong vinh quang với Ngài.
Đáp lời, cha Phaolô cũng có lời cảm ơn cha xứ đã để cho ngài có dịp về gặp gỡ và được chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa trong dịp Tuần Thánh mang nhiều ý nghĩa này.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an ra về với niềm phó thác và chuẩn bị đón mừng ngày Chúa Phục Sinh.
Trên đây là lời chia sẻ của cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa, Đặc trách Chủng sinh Dự bị, Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa trong hai buổi tĩnh tâm diễn ra lúc 17g30 ngày 26 và 27.03.2018, do ngài chủ sự.
Xem Hình
Sau bài Tin Mừng Ga 12,1-11, cha Phaolô đã chia sẻ về sự yếu đuối mỏng dòn của con người: Thông thường mỗi khi có chuyện vui mừng thường thì người ta vỗ tay hò reo, còn khi gặp phải chuyện buồn chán thất vọng thì họ quay lưng làm ngơ xem như không biết. Qua bài thương khó Chúa Nhật Lễ Lá hôm qua, khi thấy Chúa Giêsu đi vào thành thánh Giêrusalem. Dân chúng vui mừng hò reo, họ sẵn sàng cởi áo trải xuống lót đường cho Chúa đi qua, mỗi người một cành lá trên tay miệng tung hô Chúa. Nhưng rồi ít ngày sau, cũng chính họ lại hô đóng đinh Chúa vào thập giá. Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, hôm qua, hôm nay và mãi mãi, Chúa Giêsu vẫn đang vác thập giá giữa dòng đời, nơi những người già cô đơn, đói khổ bất hạnh xung quanh chúng ta. Vì vậy, Chúa luôn mời gọi chúng ta hãy cộng tác cùng Ngài trong mọi nơi, mọi lúc. Cho dù có gặp những khó khăn vất vả hay bị thua thiệt cách này cách khác, hoặc khi bị người đời khinh chê sỉ vả. Những lúc như thế, chúng ta hãy chạy đến cầu nguyện và tâm sự với Chúa, chia sẻ vui buồn cùng Ngài, để được Ngài nâng đỡ bổ sức cho chúng ta, cũng như mỗi khi đi tham dự Thánh lễ, là chúng ta tuyên xưng đức tin của mình vào Đức Kitô. Đồng thời, chúng ta cũng tưởng nhớ về sự chết và sự Phục Sinh của Ngài.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thơi, thay mặt giáo xứ lên ngỏ lời cảm ơn cha chủ tế đã nhận lời cha xứ về giảng phòng cho cộng đoàn giáo xứ trong hai ngày vừa qua, phần nào giúp cho mỗi người hiểu thêm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã vì yêu thương nhân loại mà phải chịu đớn đau nhục hình trên cây thập tự.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho cộng đoàn chúng con cũng biết dấn thân hy sinh vác thập giá của Chúa trao, qua những việc làm cụ thể như chia sẻ bác ái cho những người nghèo đói xung quanh mình. Và cùng nhau kiên cường chống lại thói hư tật xấu, hầu mai này sẽ được cùng sống trong vinh quang với Ngài.
Đáp lời, cha Phaolô cũng có lời cảm ơn cha xứ đã để cho ngài có dịp về gặp gỡ và được chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa trong dịp Tuần Thánh mang nhiều ý nghĩa này.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an ra về với niềm phó thác và chuẩn bị đón mừng ngày Chúa Phục Sinh.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục dâng lễ riêng trong Tam Nhật Vượt Qua được không?
Nguyễn Trọng Đa
09:52 27/03/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi là một linh mục cao niên đã nghỉ hưu, thường dâng Thánh lễ hàng ngày trong nhà mình. Liệu tôi có thể dâng thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Thánh Lễ Phục Sinh trong nhà mình không? Ngoài ra, về Thánh lễ trong tuần trong mùa Thường niên, liệu có thể dùng lời Tổng nguyện tuỳ chọn, trong khi sử dụng các lời nguyện khác lấy từ mùa Thường niên không? - J. H., Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Đáp: Các luật tổng quát dành cho các linh mục đau yếu và già cả có thể được tìm thấy trong Bộ giáo luật. Xin mời đọc:
“Ðiều 930 §1. Tư Tế đau yếu và già cả, nếu không thể đứng được, có thể ngồi khi cử hành Thánh Lễ, nhưng luôn phải giữ các luật phụng vụ; tuy nhiên không được ngồi làm lễ trước mặt dân chúng nếu không có phép của Bản Quyền sở tại.
“§2. Linh Mục mù lòa hay bị tật bệnh nào khác, vẫn có thể cử hành Thánh Thể hợp pháp, khi dùng bất cứ bản văn Thánh Lễ nào đã được phê chuẩn, với sự hiện diện, nếu cần, của một Tư Tế khác hay một Phó Tế hoặc một giáo dân đã được huấn luyện thích đáng để giúp.
“Ðiều 931: Có thể cử hành Thánh Thể và trao Mình Thánh ngày nào và giờ nào cũng được; ngoại trừ những trường hợp luật phụng vụ không cho phép” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, luật cho phép các khả năng rộng rãi để cho một linh mục cao niên tiếp tục cử hành Thánh lễ hàng ngày. Tuy nhiên, các điều luật nói rằng khả năng này không tồn tại, nếu các quy tắc phụng vụ loại trừ việc cử hành. Và Tam Nhật Vượt Qua là một trong các thời điểm đó.
Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói như sau:
"199. Việc đồng tế biểu lộ thích đáng sự hiệp nhất của chức tư tế và hy lễ, cũng như của toàn thể dân Chúa. Do chính nghi thức, buộc phải có đồng tế trong nghi lễ truyền chức Giám Mục và linh mục, trong lễ Chúc phong viện phụ và lễ Dầu.
“Cũng khuyên nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ phi lợi ích của tín hữu đòi hỏi cách khác:
“a. Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh;…
“Mỗi vị tư tế được phép cử hành Thánh Lễ riêng, nhưng không được cùng lúc trong nhà thờ hay nhà nguyện có đồng tế. Tuy nhiên, không được phép dâng lễ riêng vào chiều thứ Năm Thánh (lễ Tiệc Ly) và đêm Vọng Phục Sinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Lý do đằng sau các hạn chế này là tầm quan trọng trung tâm của việc cử hành cộng đồng trong Tam Nhật Vượt Qua. Chữ đỏ giới thiệu cho Tam Nhật Thánh giải thích rất rõ ràng:
"1. Hằng năm, Giáo hội cử hành các mầu nhiệm cao cả nhất của công cuộc cứu thế, bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Thời gian này được gọi là “Tam nhật của Khổ nạn – Chết – và Sống Lại”; và cũng được gọi là ‘Tam Nhật Vượt Qua’. Theo truyền thống lâu đời, Giáo hội ăn chay ‘vì Chàng Rể bị đem đi rồi”; nên Chay Vượt Qua rất ý nghĩa và thánh thiêng vào hai ngày đầu của Tam Nhật. Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay và kiêng thịt; việc này cũng được cổ võ tuân giữ cho Thứ Bảy Tuần Thánh, để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Phục Sinh.
"2. Để cử hành Tam Nhật Vượt Qua cách long trọng và đầy đủ, cần liệu làm sao cho đủ số thừa tác viên và cho họ biết bổn phận của họ trong các nghi thức. Các bài thánh ca cho cộng đoàn, và cũng cho các thừa tác viên và chính linh mục chủ tế, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cử hành Tuần Thánh, và cách riêng trong Tam Nhật Thánh; bởi vì chúng tăng thêm phần long trọng cho những ngày đặc biệt này, đồng thời, cũng vì các bản văn phụng vụ được hát sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Các mục tử phải ý thức việc cần diễn giải ý nghĩa từng phần của các nghi thức cho tín hữu, để họ có thể tham dự cách tích cực hơn và mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng hơn.
"3. Các cộng đoàn tu trì ít người, cả giáo sĩ và tu sĩ, và những nhóm giáo dân khác nên tham dự các cử hành Tam Nhật Thánh ở các nhà thờ chính gần đó. Tương tự như thế, ở những nơi mà số người tham dự và các thừa tác viên quá ít đến nỗi Tam Nhật Thánh không thể cử hành cách long trọng được, thì họ nên tham dự với các cộng đoàn lớn hơn. Cũng vậy, một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, thì thật là thích hợp để mọi người quy tụ lại ở một nhà thờ chính để cử hành Tam Nhật Thánh ở đó. Vì lợi ích của tín hữu, ở những nơi mà linh mục phụ trách hai hoặc nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng thì việc cử hành Tam Nhật Thánh có thể được lặp lại ở những giáo xứ khác nhau, nhưng phải phù hợp với những qui định đã ban hành” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Các điểm này được xác nhận thêm trong chữ đỏ về việc cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh:
"Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành vào ban chiều, lúc thuận tiện để toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ. Tất cả linh mục được phép đồng tế trong thánh lễ này, cho dẫu các linh mục đã đồng tế vào thánh lễ Làm Phép Dầu ban sáng, hoặc đã cử hành thánh lễ khác vì lợi ích giáo dân”.
"Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cử hành thánh lễ thứ hai trong các nhà thờ và các nhà nguyện vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ vào ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không thể tham dự thánh lễ nào khác vào ban chiều. Tuy nhiên, phải xem xét cẩn thận để việc cử hành không chỉ vì lợi ích cá nhân hay của một nhóm nhỏ nào đó, mà làm thiệt hại cho việc cử hành thánh lễ chính vào ban chiều" (Bản dịch, như trên).
Chúng ta cũng có thể nêu ra rằng các lễ nghi phức tạp của các Thánh Lễ này hàm ý rằng một cộng đoàn nhỏ sẽ không có lợi gì, khi cử hành lễ riêng cho mình.
Do đó, lựa chọn tốt nhất cho linh mục cao niên của chúng ta là xem liệu ngài có thể tham dự tại một giáo xứ địa phương, nơi ngài có thể đồng tế trong các Thánh lễ này. Nếu tình trạng sức khỏe của ngài không cho phép ngài rời khỏi nhà, ít nhất ngài nên xin đem Mình Thánh đến cho mình rước vào lòng trong ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Còn ngày Thứ bảy Tuần Thánh, chỉ đưa Của ăn đàng cho ngưởi hấp hối mà thôi.
Câu hỏi thứ hai có thể được trả lời một cách khẳng định, dưới ánh sáng của các nhượng bộ dành cho các linh mục đau yếu và già cả. Nếu sau các phần khác nhau của sách lễ tạo ra khó khăn, thì lời Tổng nguyện của một lễ nhớ tuỳ chọn có thể được sử dụng riêng cho mình, cùng với các lời nguyện trong ngày. Một ngoại lệ có thể là các dịp, khi lời nguyện trên lễ vật và lời nguyện sau hiệp lễ đã được đọc cùng với một lời Tổng nguyện trong phần riêng các thánh của lễ một thánh trong ngày ấy. Điều này hiếm khi xảy ra cho các lễ nhớ tùy chọn. (Zenit.org 27-3-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Tôi là một linh mục cao niên đã nghỉ hưu, thường dâng Thánh lễ hàng ngày trong nhà mình. Liệu tôi có thể dâng thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh và Thánh Lễ Phục Sinh trong nhà mình không? Ngoài ra, về Thánh lễ trong tuần trong mùa Thường niên, liệu có thể dùng lời Tổng nguyện tuỳ chọn, trong khi sử dụng các lời nguyện khác lấy từ mùa Thường niên không? - J. H., Austin, Texas, Hoa Kỳ.
Đáp: Các luật tổng quát dành cho các linh mục đau yếu và già cả có thể được tìm thấy trong Bộ giáo luật. Xin mời đọc:
“Ðiều 930 §1. Tư Tế đau yếu và già cả, nếu không thể đứng được, có thể ngồi khi cử hành Thánh Lễ, nhưng luôn phải giữ các luật phụng vụ; tuy nhiên không được ngồi làm lễ trước mặt dân chúng nếu không có phép của Bản Quyền sở tại.
“§2. Linh Mục mù lòa hay bị tật bệnh nào khác, vẫn có thể cử hành Thánh Thể hợp pháp, khi dùng bất cứ bản văn Thánh Lễ nào đã được phê chuẩn, với sự hiện diện, nếu cần, của một Tư Tế khác hay một Phó Tế hoặc một giáo dân đã được huấn luyện thích đáng để giúp.
“Ðiều 931: Có thể cử hành Thánh Thể và trao Mình Thánh ngày nào và giờ nào cũng được; ngoại trừ những trường hợp luật phụng vụ không cho phép” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Do đó, luật cho phép các khả năng rộng rãi để cho một linh mục cao niên tiếp tục cử hành Thánh lễ hàng ngày. Tuy nhiên, các điều luật nói rằng khả năng này không tồn tại, nếu các quy tắc phụng vụ loại trừ việc cử hành. Và Tam Nhật Vượt Qua là một trong các thời điểm đó.
Quy chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) nói như sau:
"199. Việc đồng tế biểu lộ thích đáng sự hiệp nhất của chức tư tế và hy lễ, cũng như của toàn thể dân Chúa. Do chính nghi thức, buộc phải có đồng tế trong nghi lễ truyền chức Giám Mục và linh mục, trong lễ Chúc phong viện phụ và lễ Dầu.
“Cũng khuyên nên đồng tế trong những trường hợp sau đây, trừ phi lợi ích của tín hữu đòi hỏi cách khác:
“a. Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh;…
“Mỗi vị tư tế được phép cử hành Thánh Lễ riêng, nhưng không được cùng lúc trong nhà thờ hay nhà nguyện có đồng tế. Tuy nhiên, không được phép dâng lễ riêng vào chiều thứ Năm Thánh (lễ Tiệc Ly) và đêm Vọng Phục Sinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Lý do đằng sau các hạn chế này là tầm quan trọng trung tâm của việc cử hành cộng đồng trong Tam Nhật Vượt Qua. Chữ đỏ giới thiệu cho Tam Nhật Thánh giải thích rất rõ ràng:
"1. Hằng năm, Giáo hội cử hành các mầu nhiệm cao cả nhất của công cuộc cứu thế, bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh và kết thúc vào giờ Kinh Chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Thời gian này được gọi là “Tam nhật của Khổ nạn – Chết – và Sống Lại”; và cũng được gọi là ‘Tam Nhật Vượt Qua’. Theo truyền thống lâu đời, Giáo hội ăn chay ‘vì Chàng Rể bị đem đi rồi”; nên Chay Vượt Qua rất ý nghĩa và thánh thiêng vào hai ngày đầu của Tam Nhật. Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ăn chay và kiêng thịt; việc này cũng được cổ võ tuân giữ cho Thứ Bảy Tuần Thánh, để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Phục Sinh.
"2. Để cử hành Tam Nhật Vượt Qua cách long trọng và đầy đủ, cần liệu làm sao cho đủ số thừa tác viên và cho họ biết bổn phận của họ trong các nghi thức. Các bài thánh ca cho cộng đoàn, và cũng cho các thừa tác viên và chính linh mục chủ tế, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cử hành Tuần Thánh, và cách riêng trong Tam Nhật Thánh; bởi vì chúng tăng thêm phần long trọng cho những ngày đặc biệt này, đồng thời, cũng vì các bản văn phụng vụ được hát sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Các mục tử phải ý thức việc cần diễn giải ý nghĩa từng phần của các nghi thức cho tín hữu, để họ có thể tham dự cách tích cực hơn và mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng hơn.
"3. Các cộng đoàn tu trì ít người, cả giáo sĩ và tu sĩ, và những nhóm giáo dân khác nên tham dự các cử hành Tam Nhật Thánh ở các nhà thờ chính gần đó. Tương tự như thế, ở những nơi mà số người tham dự và các thừa tác viên quá ít đến nỗi Tam Nhật Thánh không thể cử hành cách long trọng được, thì họ nên tham dự với các cộng đoàn lớn hơn. Cũng vậy, một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, thì thật là thích hợp để mọi người quy tụ lại ở một nhà thờ chính để cử hành Tam Nhật Thánh ở đó. Vì lợi ích của tín hữu, ở những nơi mà linh mục phụ trách hai hoặc nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng thì việc cử hành Tam Nhật Thánh có thể được lặp lại ở những giáo xứ khác nhau, nhưng phải phù hợp với những qui định đã ban hành” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Các điểm này được xác nhận thêm trong chữ đỏ về việc cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh:
"Thánh lễ Tiệc Ly được cử hành vào ban chiều, lúc thuận tiện để toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ. Tất cả linh mục được phép đồng tế trong thánh lễ này, cho dẫu các linh mục đã đồng tế vào thánh lễ Làm Phép Dầu ban sáng, hoặc đã cử hành thánh lễ khác vì lợi ích giáo dân”.
"Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cử hành thánh lễ thứ hai trong các nhà thờ và các nhà nguyện vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành thánh lễ vào ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không thể tham dự thánh lễ nào khác vào ban chiều. Tuy nhiên, phải xem xét cẩn thận để việc cử hành không chỉ vì lợi ích cá nhân hay của một nhóm nhỏ nào đó, mà làm thiệt hại cho việc cử hành thánh lễ chính vào ban chiều" (Bản dịch, như trên).
Chúng ta cũng có thể nêu ra rằng các lễ nghi phức tạp của các Thánh Lễ này hàm ý rằng một cộng đoàn nhỏ sẽ không có lợi gì, khi cử hành lễ riêng cho mình.
Do đó, lựa chọn tốt nhất cho linh mục cao niên của chúng ta là xem liệu ngài có thể tham dự tại một giáo xứ địa phương, nơi ngài có thể đồng tế trong các Thánh lễ này. Nếu tình trạng sức khỏe của ngài không cho phép ngài rời khỏi nhà, ít nhất ngài nên xin đem Mình Thánh đến cho mình rước vào lòng trong ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Còn ngày Thứ bảy Tuần Thánh, chỉ đưa Của ăn đàng cho ngưởi hấp hối mà thôi.
Câu hỏi thứ hai có thể được trả lời một cách khẳng định, dưới ánh sáng của các nhượng bộ dành cho các linh mục đau yếu và già cả. Nếu sau các phần khác nhau của sách lễ tạo ra khó khăn, thì lời Tổng nguyện của một lễ nhớ tuỳ chọn có thể được sử dụng riêng cho mình, cùng với các lời nguyện trong ngày. Một ngoại lệ có thể là các dịp, khi lời nguyện trên lễ vật và lời nguyện sau hiệp lễ đã được đọc cùng với một lời Tổng nguyện trong phần riêng các thánh của lễ một thánh trong ngày ấy. Điều này hiếm khi xảy ra cho các lễ nhớ tùy chọn. (Zenit.org 27-3-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Cái chết thể lý của Chúa Giêsu, kỳ 2
Vũ Văn An
21:54 27/03/2018
Đóng Đinh
Các thực hành đóng đinh
Có lẽ việc đóng đinh khởi đầu trước nhất với người Ba Tư (34). Alexander Đại Đế du nhập thực hành này vào Ai Cập và Carthage, và dường như người Rôma học được nó từ người Carthage (11). Dù người Rôma không sáng chế ra việc đóng đinh, nhưng họ đã hoàn hảo nó thành một hình thức tra tấn và tử hình nhằm tạo ra một cái chết từ từ nhưng thật nhiều đau đớn và thống khổ (10,17). Đây là một trong các phương pháp xử tử gây xấu hổ nhất và tàn độc nhất, và thường chỉ dành cho nô lệ, ngoại kiều, người nổi loạn và những tội nhân xấu xa nhất (3, 25, 28). Luật Rôma thường thường che chở công dân Rôma khỏi bị đóng đinh (5), ngoại trừ trường hợp lính đào ngũ.
Trong hình thức xưa nhất tại Ba Tư, nạn nhân hoặc bị cột vào một cây hay bị trói hoặc bị đóng vào một chiếc cột đứng thẳng, thường để giữ cho chân nạn nhân khỏi chạm mặt đất (8,11,30,34,38).
Chỉ sau đó, một thập gía thực mới được sử dụng. Nó gồm một cây thẳng (stipes) và một cây ngang (patibulum) và có nhiều kiểu khác nhau (11). Mặc dù bằng chứng khảo cổ và lịch sử mạnh mẽ cho thấy thập giá hình chữ T (Tau) được người Rôma thích dùng ở Palestine vào thời Chúa Giêsu hơn (Hình 3) (2,7,11), nhưng các thực hành đóng đinh thường thay đổi theo vùng địa dư và theo óc tưởng tượng của các lý hình, và thập giá kiểu Latinh (†) và các hình thức khác cũng có thể được dùng (28).
Thói quen là người bị kết án phải vác thập giá của mình từ chỗ đánh đòn tới chỗ bị đóng đinh ở bên ngoài tường thành (8,11,30). Thường người này bị trần truồng, ngoại trừ bị phong tục địa phương ngăn cấm (11). Vì sức nặng toàn diện của thập giá lên tới quá 300 cân Anh (136 kg) nên chỉ cây ngang bị vác thôi (Hình 3) (11). Cây ngang này, nặng từ 75 tới 125 cân Anh (34 tới 57 kg) (11,30), được đặt ngang gáy và được cân bằng bằng đôi vai nạn nhân. Thông thường, hai cánh tay nạn nhân bị trói vào cây ngang này (7,11). Đoàn hộ tống tới địa điểm đóng đinh được dẫn đầu bởi đội canh gồm các binh lính Rôma do 1 viên bách quản chỉ huy (3,11). Một người lính mang tấm bảng (titulus) ghi tên người bị kết án và tội trạng của người này (hình 3) (3,11). Sau đó, tấm bảng này sẽ được đóng lên đỉnh thập giá (11). Lính canh Rôma không rời nạn nhân cho tới khi họ biết chắc nạn nhân đã chết (9,11).
Ngoài tường thành, đã trồng sẵn cây gỗ thẳng đứng trên đó, cây ngang sẽ được lắp vào. Trong trường hợp thập giá hình T (Tau), việc lắp vào này sẽ được thực hiện nhờ một lỗ mộng và một chốt mộng, với một chiếc dây thừng chống đỡ hay không (10,11,30). Để kéo dài diễn trình đóng đinh, một khúc gỗ, dùng làm chỗ dựa chân (sedile hay sedulum) thường được gắn vào khoảng giữa cây dọc (3,11,16). Chỉ rất họa hiếm, và có lẽ sau thời Chúa Giêsu, người ta mới đóng đinh qua bàn chân nạn nhân mà thôi (9,11).
Theo luật, tại địa điểm hành hình, nạn nhân được cung cấp một chút rượu đắng pha với mộc dược (mật) làm thuốc giảm đau (7,17). Sau đó, tội nhân bị đẩy nằm ngửa, hai tay giăng ra cột ngang (11). Hai bàn tay bị đóng đinh hay trói vào cây ngang, nhưng dường như đóng đinh được người Rôma thích dùng hơn (8,11). Di tích khảo cổ của một thân thể bị đóng đinh, tìm thấy trong một bình đựng hài cốt gần Giêrusalem và được định niên biểu vào thời Chúa Giêsu, cho thấy những chiếc đinh này là những đinh nhọn bằng sắt dài khoảng từ 13 tới 18 cm với đầu vuông khoảng 1cm (23,24,30). Ngoài ra, các khám phá về hài cốt và Khăn Liệm Turin cung cấp tài liệu cho thấy các đinh này được đóng qua cổ tay hơn là qua bàn tay (Hình 4) (22,24,30).
Sau khi cả hai cánh tay đã được đóng chặt vào cây ngang, nó cùng nạn nhân được nâng lên cây dọc (11). Với hình thức thập giá hình T, 4 người lính có thể làm việc này tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, với hình thức thập giá Latinh, binh lính có thể sử dụng hoặc chạc cây (forks) hoặc thang gỗ (11).
Tiếp theo, bàn chân được cột chặt vào thập giá hoặc bằng đinh hoặc bằng dây cột. Các khám phá về hài cốt và Khăn Liệm Turin cho thấy hình thức đóng đinh được người Rôma thích dùng hơn (23,24,30). Dù các bàn chân có thể được cột vào hai bên cây dọc hoặc tấm đỡ chân, nhưng chúng thường được đóng đinh vào phía trước cây dọc (hình 5) (11). Để hoàn tất việc này, việc uốn đầu gối thường được thực hiện, và các cẳng chân có thể bị xoay theo chiều ngang (Hình 6) (23,25,30).
Khi việc đóng đinh đã xong, bảng ghi tên và tội danh sẽ được gắn vào thập giá, bằng đinh hay bằng dây, ngay phía trên đầu tội nhân (11). Binh lính và đám đông thường dân thường mắng nhiếc và chế giễu tội nhân và binh lính có thói quen chia chác áo quần của người này (11,25). Thời gian sống thêm thường thay đổi từ 3 hoặc 4 giờ tới 3 hoặc 4 ngày và dường như thường theo tỷ lệ ngược với độ tàn khốc của việc đánh đòn (8,11). Tuy nhiên, dù việc đánh đòn có nhẹ đi chăng nữa, thì binh lính Rôma có thể làm cho cái chết đến mau hơn bằng cách đánh giập ống chân phía dưới đầu gối (gọi là crurifragium hay skelokopia) (8,11).
Việc cũng thường diễn ra là côn trùng có thể tấn công và rúc rỉa các vết thương toang hoác hoặc mắt, tai và mũi của nạn nhân đang hấp hối và bất lực, và chim ăn thịt có thể cắn xé các vết thương này (16). Ngoài ra, người ta cũng có thói quen để xác chết trên thập giá cho thú dữ ăn thịt (8,11,12,28). Tuy nhiên, theo luật Rôma, gia đình của tội nhân có thể lãnh xác về chôn cất, sau khi được phép của một thẩm phán Rôma (11).
Vì người ta có ý định không để ai sống sót việc đóng đinh, nên thân xác không được trao cho gia đình cho tới khi binh lính biết chắc nạn nhân đã chết. Theo phong tục, một trong các lính canh Rôma sẽ dùng đòng hay gươm đâm xác nạn nhân (8,11). Theo truyền thống, họ thường đâm vào trái tim qua phía phải của ngực, một kiểu đâm chết người mà hầu hết binh lính Rôma đều được học qua (11). Khăn Liệm Turin làm chứng cho kiểu gây thương tích này (5,11,22). Ngoài ra, cái đòng tiêu chuẩn của lục quân, dài khoảng 1.5 tới 1.8 mét (30), có thể đụng tới ngực nạn nhân bị đóng đinh vào loại thập giá hình chữ T một cách dễ dàng (11).
Các khía cạnh y khoa của việc đóng đinh
Với kiến thức về cả khoa mổ xẻ lẫn các thực hành đóng đinh cổ thời, người ta có thể dựng lại các khía cạnh y khoa có thể có trong hình thức hành quyết chầm chậm này. Mỗi vết thương đều nhằm gây cơn thống khổ cực độ, và các nguyên nhân góp phần gây nên cái chết thì khá nhiều.
Việc đánh đòn trước khi đóng đinh dùng để làm người bị kết án yếu sức đi và, nếu việc mất máu đáng kể, sẽ tạo ra việc hạ huyết áp thế đứng (orthostatic hypotension) và thậm chí cả cơn sốc giảm thể tích máu (hypovolemic sock) (8,12). Khi nạn nhân bị đẩy nằm ngửa dưới đất, để chuẩn bị cho việc đóng đinh hai tay, các vết thương lúc bị đánh đòn của họ phần lớn sẽ lại toác ra và bị nhiễm bụi (2,16). Hơn nữa, với mỗi hơi thở, các vết thương lúc bị đánh đòn còn bị cọ xát vào mặt gỗ xù xì của cây dọc (7). Hậu quả, việc mất máu ở lưng có lẽ sẽ kéo dài suốt diễn trình đóng đinh.
Với hai cánh tay giang ra nhưng không còn căng thẳng, các cổ tay bị đóng đinh vào cây ngang (7,11). Người ta đã chứng minh rằng các gân và xương của cổ tay có thể đỡ được sức nặng của cơ thể đang đè xuống trên chúng, nhưng lòng bàn tay thì không đỡ được (11). Thành thử, đinh sắt có lẽ đã được đóng giữa xương quay (radius) và xương cổ tay (carpal) hay giữa hai hàng xương cổ tay (2,10,11, 30), hoặc giáp cận hoặc qua dây chằng vòng cơ gấp (flexor retinaculum) khá cứng và một số gân giữa các xương cổ tay (Hình 4). Dù một chiếc đinh ở 1 trong 2 chỗ ở cổ tay này có thể đi xuyên qua các xương và không làm bể các xương này, nhưng vết thương ở màng xương (periosteal) cũng gây đau đớn ghê gớm. Ngoài ra, chiếc đinh đóng chắc chắn cũng sẽ làm bể dây thần kinh giữa điều khiển vận động và cảm giác khá lớn ở đấy (Hình 4) (2,7,11). Dây thần kinh bị kích thích này sẽ tạo ra những cơn đau nhói không thể nào tả được ở cả hai cánh tay (7,9). Mặc dù dây thần kinh giữa bị bể sẽ đem lại hậu quả làm tê liệt một phần bàn tay, nhưng chứng co cứng do thiếu máu cục bộ (ischemic contractures) và việc đinh sắt xuyên qua một số gân khác nhau chắc chắn tạo ra những cơn đau như thể bị cua kẹp.
Thông thường nhất, hai bàn chân sẽ bị đóng chặt vào phía trước cây dọc bằng đinh nhọn xuyên qua khoảng trống giữa xương đốt thứ nhất và thứ hai của bàn chân, phía đầu mút khớp xương cổ chân và xương đốt bàn chân (tarsometatarsal joint) (2,5,8,11,30). Có điều chắc là thần kinh xương mác (peroneal) và các nhánh của các thần kinh giữa và bên cạnh gan bàn chân sẽ bị đinh sắt gây thương tích (Hình 5). Dù việc đánh đòn có thể đã làm mất rất nhiều máu, nhưng việc đóng đinh tự nó là một thủ tục tương đối không đổ máu vì không có động mạch lớn nào chạy qua khu bị đinh thâu qua, có lẽ, ngoại trừ cung động mạch gan bàn chân (2,10,11).
Hậu quả sinh lý bệnh học (pathophysiologic) chính của việc đóng đinh, ngoài sự đau đớn kinh hồn ra, còn là sự can thiệp lớn lao vào việc hô hấp bình thường nhất là lúc thở ra (Hình 6). Sức nặng của cơ thể, trì xuống hai cánh tay giang ra và đôi vai, có khuynh hướng cố định hóa các bắp thịt ở giữa các xương sườn (intercostal) trong tình trạng hít vào và do đó, cản trở việc thụ động thở ra (2,10,11). Thành thử, việc thở ra chủ yếu nhờ màng ngăn (diaphragmatic) và hơi thở rất ngắn. Rất có thể hình thức hô hấp này sẽ không đủ, chẳng mấy chốc sẽ đưa đến tình trạng tăng thán huyết (hypercarbia). Việc xuất hiện các chứng chuột rút hoặc các chứng co cứng cơ kiểu uốn ván (tetanic contractions), do mệt mỏi và tăng thán huyết, càng cản trở việc hô hấp hơn nữa (11).
Việc thở ra muốn thích đáng đòi phải nâng cơ thể lên bằng cách lấy chân đẩy, gập khủyu tay lại và giạng vai ra (Hình 6) (2). Tuy nhiên, thao tác này sẽ đặt toàn bộ sức nặng của cơ thể lên các xương cổ chân và việc này sẽ gây ra sự đau đớn xé ruột xé gan (7). Hơn nữa, việc uốn cánh tay sẽ làm cổ tay bị chuyển quanh đinh sắt và gây ra đau đớn khủng khiếp dọc các thần kinh giữa bị tổn thương (7). Nâng cơ thể lên cũng làm cho chiếc lưng bị đánh đòn chạm một cách đau đớn vào cây ngang bằng gỗ sần sùi (2,7). Các cơn chuột rút và dị cảm (paresthesias) ở hai cánh tay giang ra và nâng lên càng làm cho nạn nhân khó chịu hơn (7). Kết quả, mỗi cố gắng để thở đều gây khốn khổ và mệt mỏi và cuối cùng dẫn đến ngạt thở (2,3,7,10).
Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết trong cuộc đóng đinh thì do nhiều nhân tố và thay đổi tùy theo mỗi vụ, nhưng hai nguyên nhân nổi bật có lẽ là cơn sốc giảm thể tích máu và kiệt lực vì ngạt thở (2,3,7,10). Các nhân tố góp phần khác có thể có là sự mất nước (7,16), loạn nhịp tim do quá bị căng thẳng gây ra (3) và suy tim sung huyết với việc kết tụ mau chóng các tràn dịch ngoại tâm mạc và có lẽ cả tràn dịch màng phổi (pericardial and pleural effusions) nữa (2,7,11). Việc đánh giập ống chân bên dưới đầu gối, nếu tiến hành, sẽ dẫn đến cái chết vì nghẹt thở trong vòng vài phút (11). Nói theo tiếng Anh, cái chết do đóng đinh quả là “excruciating” (cực kỳ đau đớn) (tiếng Latinh, Excruciatus có nghĩa là (đau như) “từ trên thập giá”).
Việc đóng đinh Chúa Giêsu
Sau khi cuộc đánh đòn và chế giễu, vào khoảng 9 giờ sáng, binh lính Rôma mặc áo lại cho Chúa Giêsu, rồi điệu Người và hai tên ăn trộm đi đóng đinh (1). Chúa Giêsu rõ ràng bị đuối sức do trận đòn đau điếng đến nỗi không vác nổi cây ngang từ Dinh Tổng Trấn tới địa điểm đóng đinh chỉ cách nhau từ 600 tới 650 mét (1,3,5,7). Simong thành Xirênê được vời đến vác cây ngang cho Chúa Giêsu và đoàn hộ tống lên đường tới Gôngôta (hay Canvariô), một địa điểm dành cho việc đóng đinh.
Ở đây, áo sống Chúa Giêsu, trừ chiếc khố, một lần nữa được cởi bỏ, do đó lại mở toang các vết thương lúc bị đánh đòn ra. Sau đó, Người được cung cấp rượu pha với mộc dược (mật), nhưng, sau khi nếm nó, Người từ chối uống (1). Sau cùng, Chúa Giêsu và hai tên ăn trộm bị đóng đinh. Dù Thánh Kinh có nhắc đến đinh đóng vào bàn tay (1), điều này không hẳn ngược với chứng cớ khảo cổ cho là đóng vào cổ tay, vì người xưa coi cổ tay là thành phần của bàn tay (7,11). Bảng ghi tên (Hình 3) được gắn lên phía trên đầu Chúa Giêsu. Người ta không rõ Chúa Giêsu bị đóng vào thập giá hình T hay hình thập giá Latinh; các khám phá của khảo cổ thì nghiêng về hình thức đầu (11), còn truyền thống tiên khởi thì cho là hình chữ thập La tinh (38). Sự kiện Chúa Giêsu được cung cấp rượu pha mật đắng trong một miếng bọt biển đặt ở một cành hương thảo (dài khoảng 50cm) mạnh mẽ cho thấy thập giá của Người rất có thể là thập giá Latinh (6).
Các binh lính và đám đông dân sự mắng nhiếc Chúa Giêsu suốt trong diễn trình đóng đinh, riêng các binh lính thì bốc thăm áo sống của Người (1). Chúa Giêsu lên tiếng 7 lần trên thập giá (1). Vì ngôn từ nói ra trong lúc thở ra, nên những câu nói ngắn ngủi, cụt lủn này hẳn rất khó khăn và gây đau đớn. Vào khoảng 3 giờ chiều Thứ Sáu hôm đó, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng, gục đầu xuống và tắt thở (1). Binh lính Rôma và người đứng trông nhìn nhận khoảnh khắc Người qua đời này (1).
Vì người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá sau lúc hoàng hôn, tức lúc bắt đầu ngày Sabát, nên họ yêu cầu Pontius Pilate làm nhanh cái chết của ba người bị đóng đinh (1). Binh lính đánh giập ống chân hai tên ăn trộm, nhưng khi đến chỗ Chúa Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người (1). Thay vào đó, một binh lính đã đâm cạnh sườn Người, có lẽ bằng một chiếc gươm lục quân, và khiến chẩy ra một dòng máu và nước (1). Xế chiều ngày đó, xác Chúa Giêsu được lấy xuống khỏi thập giá và được đặt trong một ngôi mộ (1).
Kỳ sau: Cái Chết của Chúa Giêsu
Các thực hành đóng đinh
Có lẽ việc đóng đinh khởi đầu trước nhất với người Ba Tư (34). Alexander Đại Đế du nhập thực hành này vào Ai Cập và Carthage, và dường như người Rôma học được nó từ người Carthage (11). Dù người Rôma không sáng chế ra việc đóng đinh, nhưng họ đã hoàn hảo nó thành một hình thức tra tấn và tử hình nhằm tạo ra một cái chết từ từ nhưng thật nhiều đau đớn và thống khổ (10,17). Đây là một trong các phương pháp xử tử gây xấu hổ nhất và tàn độc nhất, và thường chỉ dành cho nô lệ, ngoại kiều, người nổi loạn và những tội nhân xấu xa nhất (3, 25, 28). Luật Rôma thường thường che chở công dân Rôma khỏi bị đóng đinh (5), ngoại trừ trường hợp lính đào ngũ.
Trong hình thức xưa nhất tại Ba Tư, nạn nhân hoặc bị cột vào một cây hay bị trói hoặc bị đóng vào một chiếc cột đứng thẳng, thường để giữ cho chân nạn nhân khỏi chạm mặt đất (8,11,30,34,38).
Chỉ sau đó, một thập gía thực mới được sử dụng. Nó gồm một cây thẳng (stipes) và một cây ngang (patibulum) và có nhiều kiểu khác nhau (11). Mặc dù bằng chứng khảo cổ và lịch sử mạnh mẽ cho thấy thập giá hình chữ T (Tau) được người Rôma thích dùng ở Palestine vào thời Chúa Giêsu hơn (Hình 3) (2,7,11), nhưng các thực hành đóng đinh thường thay đổi theo vùng địa dư và theo óc tưởng tượng của các lý hình, và thập giá kiểu Latinh (†) và các hình thức khác cũng có thể được dùng (28).
Thói quen là người bị kết án phải vác thập giá của mình từ chỗ đánh đòn tới chỗ bị đóng đinh ở bên ngoài tường thành (8,11,30). Thường người này bị trần truồng, ngoại trừ bị phong tục địa phương ngăn cấm (11). Vì sức nặng toàn diện của thập giá lên tới quá 300 cân Anh (136 kg) nên chỉ cây ngang bị vác thôi (Hình 3) (11). Cây ngang này, nặng từ 75 tới 125 cân Anh (34 tới 57 kg) (11,30), được đặt ngang gáy và được cân bằng bằng đôi vai nạn nhân. Thông thường, hai cánh tay nạn nhân bị trói vào cây ngang này (7,11). Đoàn hộ tống tới địa điểm đóng đinh được dẫn đầu bởi đội canh gồm các binh lính Rôma do 1 viên bách quản chỉ huy (3,11). Một người lính mang tấm bảng (titulus) ghi tên người bị kết án và tội trạng của người này (hình 3) (3,11). Sau đó, tấm bảng này sẽ được đóng lên đỉnh thập giá (11). Lính canh Rôma không rời nạn nhân cho tới khi họ biết chắc nạn nhân đã chết (9,11).
Ngoài tường thành, đã trồng sẵn cây gỗ thẳng đứng trên đó, cây ngang sẽ được lắp vào. Trong trường hợp thập giá hình T (Tau), việc lắp vào này sẽ được thực hiện nhờ một lỗ mộng và một chốt mộng, với một chiếc dây thừng chống đỡ hay không (10,11,30). Để kéo dài diễn trình đóng đinh, một khúc gỗ, dùng làm chỗ dựa chân (sedile hay sedulum) thường được gắn vào khoảng giữa cây dọc (3,11,16). Chỉ rất họa hiếm, và có lẽ sau thời Chúa Giêsu, người ta mới đóng đinh qua bàn chân nạn nhân mà thôi (9,11).
Theo luật, tại địa điểm hành hình, nạn nhân được cung cấp một chút rượu đắng pha với mộc dược (mật) làm thuốc giảm đau (7,17). Sau đó, tội nhân bị đẩy nằm ngửa, hai tay giăng ra cột ngang (11). Hai bàn tay bị đóng đinh hay trói vào cây ngang, nhưng dường như đóng đinh được người Rôma thích dùng hơn (8,11). Di tích khảo cổ của một thân thể bị đóng đinh, tìm thấy trong một bình đựng hài cốt gần Giêrusalem và được định niên biểu vào thời Chúa Giêsu, cho thấy những chiếc đinh này là những đinh nhọn bằng sắt dài khoảng từ 13 tới 18 cm với đầu vuông khoảng 1cm (23,24,30). Ngoài ra, các khám phá về hài cốt và Khăn Liệm Turin cung cấp tài liệu cho thấy các đinh này được đóng qua cổ tay hơn là qua bàn tay (Hình 4) (22,24,30).
Sau khi cả hai cánh tay đã được đóng chặt vào cây ngang, nó cùng nạn nhân được nâng lên cây dọc (11). Với hình thức thập giá hình T, 4 người lính có thể làm việc này tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, với hình thức thập giá Latinh, binh lính có thể sử dụng hoặc chạc cây (forks) hoặc thang gỗ (11).
Tiếp theo, bàn chân được cột chặt vào thập giá hoặc bằng đinh hoặc bằng dây cột. Các khám phá về hài cốt và Khăn Liệm Turin cho thấy hình thức đóng đinh được người Rôma thích dùng hơn (23,24,30). Dù các bàn chân có thể được cột vào hai bên cây dọc hoặc tấm đỡ chân, nhưng chúng thường được đóng đinh vào phía trước cây dọc (hình 5) (11). Để hoàn tất việc này, việc uốn đầu gối thường được thực hiện, và các cẳng chân có thể bị xoay theo chiều ngang (Hình 6) (23,25,30).
Khi việc đóng đinh đã xong, bảng ghi tên và tội danh sẽ được gắn vào thập giá, bằng đinh hay bằng dây, ngay phía trên đầu tội nhân (11). Binh lính và đám đông thường dân thường mắng nhiếc và chế giễu tội nhân và binh lính có thói quen chia chác áo quần của người này (11,25). Thời gian sống thêm thường thay đổi từ 3 hoặc 4 giờ tới 3 hoặc 4 ngày và dường như thường theo tỷ lệ ngược với độ tàn khốc của việc đánh đòn (8,11). Tuy nhiên, dù việc đánh đòn có nhẹ đi chăng nữa, thì binh lính Rôma có thể làm cho cái chết đến mau hơn bằng cách đánh giập ống chân phía dưới đầu gối (gọi là crurifragium hay skelokopia) (8,11).
Việc cũng thường diễn ra là côn trùng có thể tấn công và rúc rỉa các vết thương toang hoác hoặc mắt, tai và mũi của nạn nhân đang hấp hối và bất lực, và chim ăn thịt có thể cắn xé các vết thương này (16). Ngoài ra, người ta cũng có thói quen để xác chết trên thập giá cho thú dữ ăn thịt (8,11,12,28). Tuy nhiên, theo luật Rôma, gia đình của tội nhân có thể lãnh xác về chôn cất, sau khi được phép của một thẩm phán Rôma (11).
Vì người ta có ý định không để ai sống sót việc đóng đinh, nên thân xác không được trao cho gia đình cho tới khi binh lính biết chắc nạn nhân đã chết. Theo phong tục, một trong các lính canh Rôma sẽ dùng đòng hay gươm đâm xác nạn nhân (8,11). Theo truyền thống, họ thường đâm vào trái tim qua phía phải của ngực, một kiểu đâm chết người mà hầu hết binh lính Rôma đều được học qua (11). Khăn Liệm Turin làm chứng cho kiểu gây thương tích này (5,11,22). Ngoài ra, cái đòng tiêu chuẩn của lục quân, dài khoảng 1.5 tới 1.8 mét (30), có thể đụng tới ngực nạn nhân bị đóng đinh vào loại thập giá hình chữ T một cách dễ dàng (11).
Các khía cạnh y khoa của việc đóng đinh
Với kiến thức về cả khoa mổ xẻ lẫn các thực hành đóng đinh cổ thời, người ta có thể dựng lại các khía cạnh y khoa có thể có trong hình thức hành quyết chầm chậm này. Mỗi vết thương đều nhằm gây cơn thống khổ cực độ, và các nguyên nhân góp phần gây nên cái chết thì khá nhiều.
Việc đánh đòn trước khi đóng đinh dùng để làm người bị kết án yếu sức đi và, nếu việc mất máu đáng kể, sẽ tạo ra việc hạ huyết áp thế đứng (orthostatic hypotension) và thậm chí cả cơn sốc giảm thể tích máu (hypovolemic sock) (8,12). Khi nạn nhân bị đẩy nằm ngửa dưới đất, để chuẩn bị cho việc đóng đinh hai tay, các vết thương lúc bị đánh đòn của họ phần lớn sẽ lại toác ra và bị nhiễm bụi (2,16). Hơn nữa, với mỗi hơi thở, các vết thương lúc bị đánh đòn còn bị cọ xát vào mặt gỗ xù xì của cây dọc (7). Hậu quả, việc mất máu ở lưng có lẽ sẽ kéo dài suốt diễn trình đóng đinh.
Với hai cánh tay giang ra nhưng không còn căng thẳng, các cổ tay bị đóng đinh vào cây ngang (7,11). Người ta đã chứng minh rằng các gân và xương của cổ tay có thể đỡ được sức nặng của cơ thể đang đè xuống trên chúng, nhưng lòng bàn tay thì không đỡ được (11). Thành thử, đinh sắt có lẽ đã được đóng giữa xương quay (radius) và xương cổ tay (carpal) hay giữa hai hàng xương cổ tay (2,10,11, 30), hoặc giáp cận hoặc qua dây chằng vòng cơ gấp (flexor retinaculum) khá cứng và một số gân giữa các xương cổ tay (Hình 4). Dù một chiếc đinh ở 1 trong 2 chỗ ở cổ tay này có thể đi xuyên qua các xương và không làm bể các xương này, nhưng vết thương ở màng xương (periosteal) cũng gây đau đớn ghê gớm. Ngoài ra, chiếc đinh đóng chắc chắn cũng sẽ làm bể dây thần kinh giữa điều khiển vận động và cảm giác khá lớn ở đấy (Hình 4) (2,7,11). Dây thần kinh bị kích thích này sẽ tạo ra những cơn đau nhói không thể nào tả được ở cả hai cánh tay (7,9). Mặc dù dây thần kinh giữa bị bể sẽ đem lại hậu quả làm tê liệt một phần bàn tay, nhưng chứng co cứng do thiếu máu cục bộ (ischemic contractures) và việc đinh sắt xuyên qua một số gân khác nhau chắc chắn tạo ra những cơn đau như thể bị cua kẹp.
Thông thường nhất, hai bàn chân sẽ bị đóng chặt vào phía trước cây dọc bằng đinh nhọn xuyên qua khoảng trống giữa xương đốt thứ nhất và thứ hai của bàn chân, phía đầu mút khớp xương cổ chân và xương đốt bàn chân (tarsometatarsal joint) (2,5,8,11,30). Có điều chắc là thần kinh xương mác (peroneal) và các nhánh của các thần kinh giữa và bên cạnh gan bàn chân sẽ bị đinh sắt gây thương tích (Hình 5). Dù việc đánh đòn có thể đã làm mất rất nhiều máu, nhưng việc đóng đinh tự nó là một thủ tục tương đối không đổ máu vì không có động mạch lớn nào chạy qua khu bị đinh thâu qua, có lẽ, ngoại trừ cung động mạch gan bàn chân (2,10,11).
Hậu quả sinh lý bệnh học (pathophysiologic) chính của việc đóng đinh, ngoài sự đau đớn kinh hồn ra, còn là sự can thiệp lớn lao vào việc hô hấp bình thường nhất là lúc thở ra (Hình 6). Sức nặng của cơ thể, trì xuống hai cánh tay giang ra và đôi vai, có khuynh hướng cố định hóa các bắp thịt ở giữa các xương sườn (intercostal) trong tình trạng hít vào và do đó, cản trở việc thụ động thở ra (2,10,11). Thành thử, việc thở ra chủ yếu nhờ màng ngăn (diaphragmatic) và hơi thở rất ngắn. Rất có thể hình thức hô hấp này sẽ không đủ, chẳng mấy chốc sẽ đưa đến tình trạng tăng thán huyết (hypercarbia). Việc xuất hiện các chứng chuột rút hoặc các chứng co cứng cơ kiểu uốn ván (tetanic contractions), do mệt mỏi và tăng thán huyết, càng cản trở việc hô hấp hơn nữa (11).
Việc thở ra muốn thích đáng đòi phải nâng cơ thể lên bằng cách lấy chân đẩy, gập khủyu tay lại và giạng vai ra (Hình 6) (2). Tuy nhiên, thao tác này sẽ đặt toàn bộ sức nặng của cơ thể lên các xương cổ chân và việc này sẽ gây ra sự đau đớn xé ruột xé gan (7). Hơn nữa, việc uốn cánh tay sẽ làm cổ tay bị chuyển quanh đinh sắt và gây ra đau đớn khủng khiếp dọc các thần kinh giữa bị tổn thương (7). Nâng cơ thể lên cũng làm cho chiếc lưng bị đánh đòn chạm một cách đau đớn vào cây ngang bằng gỗ sần sùi (2,7). Các cơn chuột rút và dị cảm (paresthesias) ở hai cánh tay giang ra và nâng lên càng làm cho nạn nhân khó chịu hơn (7). Kết quả, mỗi cố gắng để thở đều gây khốn khổ và mệt mỏi và cuối cùng dẫn đến ngạt thở (2,3,7,10).
Nguyên nhân thực sự gây ra cái chết trong cuộc đóng đinh thì do nhiều nhân tố và thay đổi tùy theo mỗi vụ, nhưng hai nguyên nhân nổi bật có lẽ là cơn sốc giảm thể tích máu và kiệt lực vì ngạt thở (2,3,7,10). Các nhân tố góp phần khác có thể có là sự mất nước (7,16), loạn nhịp tim do quá bị căng thẳng gây ra (3) và suy tim sung huyết với việc kết tụ mau chóng các tràn dịch ngoại tâm mạc và có lẽ cả tràn dịch màng phổi (pericardial and pleural effusions) nữa (2,7,11). Việc đánh giập ống chân bên dưới đầu gối, nếu tiến hành, sẽ dẫn đến cái chết vì nghẹt thở trong vòng vài phút (11). Nói theo tiếng Anh, cái chết do đóng đinh quả là “excruciating” (cực kỳ đau đớn) (tiếng Latinh, Excruciatus có nghĩa là (đau như) “từ trên thập giá”).
Việc đóng đinh Chúa Giêsu
Sau khi cuộc đánh đòn và chế giễu, vào khoảng 9 giờ sáng, binh lính Rôma mặc áo lại cho Chúa Giêsu, rồi điệu Người và hai tên ăn trộm đi đóng đinh (1). Chúa Giêsu rõ ràng bị đuối sức do trận đòn đau điếng đến nỗi không vác nổi cây ngang từ Dinh Tổng Trấn tới địa điểm đóng đinh chỉ cách nhau từ 600 tới 650 mét (1,3,5,7). Simong thành Xirênê được vời đến vác cây ngang cho Chúa Giêsu và đoàn hộ tống lên đường tới Gôngôta (hay Canvariô), một địa điểm dành cho việc đóng đinh.
Ở đây, áo sống Chúa Giêsu, trừ chiếc khố, một lần nữa được cởi bỏ, do đó lại mở toang các vết thương lúc bị đánh đòn ra. Sau đó, Người được cung cấp rượu pha với mộc dược (mật), nhưng, sau khi nếm nó, Người từ chối uống (1). Sau cùng, Chúa Giêsu và hai tên ăn trộm bị đóng đinh. Dù Thánh Kinh có nhắc đến đinh đóng vào bàn tay (1), điều này không hẳn ngược với chứng cớ khảo cổ cho là đóng vào cổ tay, vì người xưa coi cổ tay là thành phần của bàn tay (7,11). Bảng ghi tên (Hình 3) được gắn lên phía trên đầu Chúa Giêsu. Người ta không rõ Chúa Giêsu bị đóng vào thập giá hình T hay hình thập giá Latinh; các khám phá của khảo cổ thì nghiêng về hình thức đầu (11), còn truyền thống tiên khởi thì cho là hình chữ thập La tinh (38). Sự kiện Chúa Giêsu được cung cấp rượu pha mật đắng trong một miếng bọt biển đặt ở một cành hương thảo (dài khoảng 50cm) mạnh mẽ cho thấy thập giá của Người rất có thể là thập giá Latinh (6).
Các binh lính và đám đông dân sự mắng nhiếc Chúa Giêsu suốt trong diễn trình đóng đinh, riêng các binh lính thì bốc thăm áo sống của Người (1). Chúa Giêsu lên tiếng 7 lần trên thập giá (1). Vì ngôn từ nói ra trong lúc thở ra, nên những câu nói ngắn ngủi, cụt lủn này hẳn rất khó khăn và gây đau đớn. Vào khoảng 3 giờ chiều Thứ Sáu hôm đó, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng, gục đầu xuống và tắt thở (1). Binh lính Rôma và người đứng trông nhìn nhận khoảnh khắc Người qua đời này (1).
Vì người Do Thái không muốn để xác chết trên thập giá sau lúc hoàng hôn, tức lúc bắt đầu ngày Sabát, nên họ yêu cầu Pontius Pilate làm nhanh cái chết của ba người bị đóng đinh (1). Binh lính đánh giập ống chân hai tên ăn trộm, nhưng khi đến chỗ Chúa Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người (1). Thay vào đó, một binh lính đã đâm cạnh sườn Người, có lẽ bằng một chiếc gươm lục quân, và khiến chẩy ra một dòng máu và nước (1). Xế chiều ngày đó, xác Chúa Giêsu được lấy xuống khỏi thập giá và được đặt trong một ngôi mộ (1).
Kỳ sau: Cái Chết của Chúa Giêsu