Ngày 26-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Thánh lễ Tiệc Ly
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:22 26/03/2018
Hãy Rửa Chân Cho Nhau

(Ga 13, 1-15)

Hôm nay Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta kỷ niệm ngày đầu tiên trong Lịch sử, ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta cùng với các môn đệ cử hành lễ Vượt Qua. Người đã kiện toàn Lễ Vượt Qua của Giao Ước mới, bằng việc tự hiến chính thân mình làm của lễ cứu độ chúng ta.

Chính trong bữa Tiệc Ly Thánh này, cùng một thể thức ấy, Chúa Giêsu đã thiết lập Thiên Chức Linh mục. Để qua các linh mục, Thánh lễ được tiếp tục cửa hành cho đến muôn đời. Kinh Tiền của Thánh Lễ làm phép Dầu sáng nay mạc khải đầy đủ cho chúng ta ý nghĩa ấy : "Chúa đã lấy tình huynh đệ tuyển chọn một số người, để họ tham gia thánh vụ của Người nhờ việc đặt tay. Cha muốn họ nhân danh Người tái diễn hy lễ cứu độ, dọn cho con cái Cha bàn tiệc Vượt Qua, lấy tình thương dẫn dắt, lấy lời Cha nuôi dưỡng và dùng các bí tích bổi bổ dân thánh của Cha".

Và cũng chính ngày Thứ Năm này, Chúa Giêsu nói : "Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 13,34), như thế, giới luật yêu thương đã được Chúa ban truyền. Xưa kia, tình yêu dựa trên sự đổi trác, hoặc thặc hiện một khế ước nào đã được định trước. Giờ đây, tình yêu kitô giáo được đặt trên nền tảng là Chúa Kitô : "Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1). Người yêu thương chúng ta đến mức phải hy sinh mạng sống của chính mình: đây chính là thước đo tình yêu của người môn đệ đối với Thầy Giêsu và điều này cũng là dấu chỉ, đặc tính của sự nhận biết Kitô giáo : "Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 35).

Con người chúng ta không có khả năng yêu đến như thế. Tình yêu không đơn giản chỉ là kết quả nỗ lực của con người, nó là quà tặng của Thiên Chúa. Hạnh phúc thay, Thiên Chúa là Tình yêu, đồng thời Ngài cũng là nguồn mạch của tình yêu, trao tặng cho chúng ta nơi Bí tích Mình Máu Thánh Chúa, Bí tích Tình Yêu.

Sau cùng, hôm nay chúng ta tưởng nhớ tới việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Con Thiên Chúa làm người, là Đức Chúa, đã mặc lấy thái độ của người tôi tớ và quì xuống rửa chân cho các môn sinh của Người, đồng thời khuyên họ rửa chân cho nhau "Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con" (Ga 13,13-14). Trong cử chỉ của Chúa Giêsu, Thầy Chí Thánh, chất chứa một bài học cao cả về sự khiêm nhường. Cử chỉ này báo trước sự tự hủy hoàn toàn trong cuộc Thương Khó mà Chúa Giêsu phải chịu để cứu độ thế gian.

Romano Guardini, một thần học gia nói rằng : "Thái độ của người tôi tớ quì gối trước ông chủ, đó không phải là khiêm tốn. Đơn giản là việc anh ta phải làm, hoàn toàn đúng. Một người xứng quì gối trước kẻ tiểu nhân mới là người khiêm nhường thật sự". Chúa Giêsu một Vì Thiên Chúa đã làm như thế. Đó là lý do tại sao nói Chúa Giêsu là Đấng khiêm nhường tột độ. Vậy, đứng trước Chúa Giêsu Kitô, Đấng khiêm nhường này, các mô hình truyền thống bị phá vỡ. Chúa Giêsu đã đảo ngược các giá trị thuần túy của con người và mời gọi chúng ta noi gương Người để xây dựng một thế giới mới dựa trên sự phục vụ hy sinh. Vậy chúng ta hãy rửa chân cho nhau, nghĩa là phục vụ giúp đỡ nhau, giúp nhau cùng thăng tiến.

Chúng ta cầu xin Chúa cho Thánh lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm của thiên chức Linh mục, và giới răn trọng nhất là bác ái yêu thương. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều Chúa truyền dạy để đưa vào trong cuộc sống đạo hàng ngày của mỗi người chúng ta. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Thánh Thể, Thiên Chức Linh Mục Và Giới Luật Yêu Thương

THÁNH LỄ TIỆC LY

(Ga 13, 1-15)

Phụng vụ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hội cử hành Bí tích Thánh Thể do Chúa Giêsu thiết lập vào sau bữa tối cuối cùng với các Tông Đồ trong nhà Tiệc Ly, trước Đêm Hấp Hối trong Vườn Cây Dầu, để muôn đời tưởng nhớ tới sự Hiện Diện Thực Sự của Người giữa chúng ta. Đây là Thánh lễ sau hết được cử hành trước Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bẩy Tuần Thánh. Vì là Lễ sau hết nên lúc hát Kinh Vinh Danh, các chuông nhà thờ reo lên, và sẽ chỉ reo lại vào đúng lúc hát Kinh Vinh Danh trong Đêm Vọng Phục Sinh. Sau Thánh lễ chiều nay, các khăn bàn thờ đều được lột sạch, các chân nến và thánh giá được cất đi, người ta không còn trưng hoa nữa để loan báo ngày đại tang của Giáo hội và cũng ngụ ý nói rằng, Giáo hội không cử hành lễ nào nữa cho đến ngày Chúa Kitô sống lại.

Cử hành Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là mục đích của Tam Nhật Vượt Qua. "Chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính Người giải thoát và cứu độ ta" ( Ca nhập lễ ).

"Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ Mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1-2). Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ, thì Người đã yêu họ đến cùng một cách kinh ngạc. Thật không có hành động nào khác để diễn tả yêu thương cho bằng tình yêu. Cũng như các môn đệ, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi không có ngòi bút nào trên trần gian này có thể diễn tả hoặc viết ra hết được tình yêu thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ, Chúa thiết lập thiên chức Linh mục đời đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.

“Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uống, chén này là Tân ước trong Máu Ta” (1 Cr 11, 24-25). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là chừng nào. Ngài đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời.

Thiết lập Bí tích Thánh Thể xong, Chúa Giêsu cũng lập luôn Bí tích Truyền Chức Thánh. Chúa nói với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Với lời trên, cho thấy Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả chỉ vì yêu.

Sau khi rửa chân cho các môn đệ, một lần nữa, Người mời gọi chúng ta : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Người thiết lập một sự liên kết thân mật giữa Bí tích Thánh Thể, Bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.

Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm : Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục - không có chức Linh mục thì cũng không có Bí tích Thánh Thể (chỉ một lần rồi thôi). Hai điều đó gắn chặt, liên kết với nhau nhờ đức bác ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức bác ái và sự tha thứ. Trong Bí tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh, trở nên một thì chúng ta không còn tách biệt được nữa.

Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).

Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Người kêu gọi bước theo. Chính tình yêu của Người, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.

Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.

Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Chúng ta cầu xin Chúa cho Thánh lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm của thiên chức Linh mục, và giới răn trọng nhất là bác ái yêu thương. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật Phục Sinh B
Lm Jude Siciliano OP
14:45 26/03/2018
TĐCV 10: 34a, 37-43; Tvịnh 118; 1 Côrintô 5: 6b-8; Gioan 20: 1-9

Hôm nay là lễ Phục Sinh sau một Mùa Chay dài. Nhưng không phông phải là đến cuối cùng. Mùa Chay thúc đẩy đến ngày Phục Sinh, và chúng ta đã đến nơi. Chúng ta cảm thấy chúng ta ở đâu và ra sao? Có phải đây là một bước bắt đầu mới cho chúng ta hay không? Mặc dù chúng ta đã mừng nhiều lễ Phục Sinh, nhưng năm nay không phải là một lễ cũ như trước. Lễ năm nay là một bước đầu mới trở lại. Cũng như khi chúng ta dùng máy vi tính. Chúng ta tắt đi rồi lại mở ra trở lại, và chúng ta thấy tất cả các dấu hiệu như còn mới. Đó là một thí dụ sơ sài, nhưng Chúa Kitô đã làm điều đó cho chúng ta là Ngài mở lại mới cho chúng ta. Chúng ta bị ứ đọng và bây giờ chúng ta bắt đầu trở lại mới. Chúng ta không còn trong chương trình cũ, và mọi sự sẽ mới cho chúng ta. Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, chúng ta là một "tạo vật mới". Hôm nay thánh Phao lô dùng một hình ảnh mới để diễn tả chúng ta : chúng ta là "một khối bột mới". "Men cũ" đã bỏ đi và chúng ta mừng lễ với "bánh không men là lòng tinh tuyền và chân thật".

Tôi cảm thấy giảng ngày lễ Phục Sinh rất khó. Nhưng không phải thế phải không? Lễ Phục Sinh là trọng tâm của đức tin chúng ta như thánh Phaolô nói; "Mà nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em" (1Cr 15: 17). Không phải là tôi không tin sự sống lại, nhưng là tôi không biết chắc để nói gì về điều đó nữa. Bài Phúc âm hôm nay là một thách đố cho thầy giảng. Tuy là Chúa Nhật Phục Sinh, nhưng câu chuyện của thánh Gioan lại không nói về kinh nghiệm Chúa Kitô sống lại. Không có sự hiện ra, hay sự gặp gỡ với Đấng đã sống lại.

Chúng ta, các cha thuyết giảng đã ở đó rồi. Là lễ Phục Sinh, và chúng ta có một câu chuyện đơn giản. Tuy không có bằng chứng nhưng tin loan ra là "Chúa Kitô đã sống lại". Đó là điều chúng ta đã tin rồi phải không? Chúng ta có tìm gì mới để nói về nguồn gốc đức tin của chúng ta hay không? Chúng ta có cẫn hình ảnh như bông hoa ngoài nhà thờ, bướm bay tủ nhộng kén ra, và hình như các hình ảnh đó chứng tỏ đức tin của chúng ta phải không?

Ở bắc bán cầu; vào mùa xuân; đất đai đâm chồi nẩy lộc một sự sống mới xuất hiện và chúng ta cũng mong đợi điều đó trong mỗi năm. Nhưng sự phục sinh lại hoàn toàn khác hẵn. Chúng ta mong đợi đời sống mới khi xuân về, không ai lại mong đợi sự sống lại cả. Bà Maria cũng thế, không ra mộ thăm viếng, và cũng không chờ đợi Chúa Kitô sống lại hiện ra. Bà Maria ra mộ Thầy đã quá cố để ướp xác Thầy hay để khóc than. Chúng ta hãy cũng đi với bà Maria ra một ngôi mộ trống.

Các bạn đừng thêm thắt vào câu chuyện trong phúc âm hôm nay. Đoạn sách tiếp theo nói là bà Maria chờ đợi ở ngôi mộ, và ở đó Chúa Kitô hiện ra với bà ta. Nhưng đó không phải là câu chuyện hôm nay. Thật ra thì câu tiếp theo (câu 10) nói "Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà", câu này không thuộc về bài phúc âm hôm nay. Họ để lại ngôi mộ trống như họ đã thấy, và câu hỏi là: vậy thì xác Chúa Giêsu ra sao?

Chúng ta hãy ngồi ở ngôi mộ trống một chút, vì bài phúc âm hôm nay nói về ngôi mộ trống. Đối với chúng ta, các ngôi mộ trống ở đâu và lúc nào? Ngôi mộ trống có làm chúng ta nhớ những nơi và những hoàn cảnh trong đời sống chúng ta như không có sự sống và trống rỗng bên trong phải không? Như: những mối liên hệ đã tan rã, hay đã phai nhạt; những cố gắng và ham muốn bị hủy hoại; những tin tưởng sai lầm vào những điều không quan trọng và không đưa đến thành quả; những mơ ước cố gắng gây nên cảm hứng nồng nàn lúc chúng ta còn thơ ấu mỗi khi chúng ta đền nhà thờ mừng lễ Phục Sinh. Tất cả những cảm hứng đó đã mất đi rồi phải không? Vậy chúng ta cảm thấy chúng ta ở đâu khi chúng ta ở nơi ngôi mộ trống với những hình ảnh xa xưa, và chúng ta tự hỏi chúng ta sẽ làm gì bây giờ? Chúng ta có nhún vai vì chán nản, hay chúng ta cùng với người môn đệ Chúa thương nhìn vào cấc đồ vật trong ngôi mộ trống với cặp mắt đức tin, mặc dù không hiểu nhiều trong lúc ấy hay không? Chúng ta có thể bỏ qua những gì đã xãy ra ngay trong lúc này khi chúng ta không thấy dấu chỉ gì cho biết là mọi sự việc sẽ ra sao hay không?

Đến đây, chúng ta chỉ biết có một ngôi mộ trống, và các môn đệ hoan mang. Thánh Gioan nói là các ông "chưa hiểu rằng theo Kinh Thánh là Đức Giêsu phải chỗi đậy tự cõi chết". Làm sao các ông có thể hiểu Kinh Thánh được? Và Kinh Thánh nào đã giúp các ông hiểu về sự việc đang xãy ra, về sự tan rã mục vụ, về sự thương khó, và sự chết của Đức Giêsu?

Bà Maria Mácđala ra thăm ngôi mộ vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần "lúc trời còn tối". Trong phúc âm thánh Gioan, bóng tối ám chỉ thiếu đức tin, không trông thấy được. Đó là lúc trời bắt đầu một ngày mới, nhưng đối với bà Maria và các môn đệ là trời còn tối. Bà Maria vội vàng chạy về gặp ông Phêrô và ông Gioan để nói tin bà đã biết. Hai môn đệ đó liền cùng chạy ra mộ. Không có sứ thần từ trời chờ đợi gặp các ông khi các ông đến mộ. Các ông chỉ thấy những băng vải liệm còn ở đó, và khăn che đầu cuốn lại xếp riêng ra một nơi.

Bà Maria nói có đúng không? Có ai đã lấy mất xác Đức Giêsu? Nhưng nếu có người lấy cắp xác Đức Giêsu thi sao họ lại cuốn khăn che đầu. Có phải họ là người đánh cắp chu đáo không? Bà Maria nghĩ không đúng. Không hề có người đánh cắp nào gọn gàng đến thế. Chắc có điều gì khác đã xãy ra. Người môn đệ yêu dấu cũng trông thấy những điều mà ông Phêrô và bà Maria thấy, nhưng người môn đệ dó lại tin. Sau đó các môn đệ khác cũng tin khi các ông đã gặp Chúa Kitô sống lại. Nhưng, thật là một điều bất thường trong phúc âm là có người tin mà không thấy dữ kiện. Chúng ta cũng như người môn đệ yêu dấu, chúng ta biết có ngôi mộ trống ở Giêrusalem và chúng ta tin.

Sau đó, thánh Gioan và các môn đệ khác sẽ gặp Chúa Kitô sống lại. Rồi họ sẽ hiểu Kinh Thánh về sự thương khó và sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết. Có lẽ vì thế mà chúng ta trông thấy Chúa Kitô sống lại. Chúng ta không trông thấy Ngài, chúng ta tin Ngài ở giữa chúng ta. Chúng ta gặp Ngài khi chúng ta cùng cử hành phụng vụ với những người khác đã là nhân chứng về đời sống của Chúa Giêsu. Khi lời Kinh Thánh đọc lên, chúng ta nghe tận trong thâm tâm và chúng ta mở mắt để nhìn thấy Chúa Kitô sống lại. Chúng ta được biết Chúa Giêsu khi bẻ bánh và rót rượu. Chúng ta cũng gặp Ngài ở những nơi Ngài nói Ngài sẽ ở là trong những kẻ thiếu thốn, người bị loại bỏ, người xa lạ, người tù tội, người di cư, và người bị áp bức. Chúng ta không có dữ kiện theo khoa học. Nhưng với chúng ta, những môn đệ yêu dấu cùng nhau đến cầu nguyện, chúng ta được trông thấy điều giúp đức tin chúng ta và cam đoan với chúng ta là Chúa Kitô thật sự đã sống lại.

Vừa rồi tôi nghe một câu nói mới "người Công Giáo C&E" Đó là những người Công Giáo đến nhà thờ ngày lễ Giáng Sinh (Christmas) và lễ Phục Sinh (Easter) rồi thì không thấy họ đâu nữa. Tôi tự hỏi ngôi mộ trống nào trong đời sống của họ mà họ nhìn vào. Họ đi đâu để tìm hiểu và được hướng dẫn? Có phải họ quá bận rộn với các hoạt động cuối tuần hay không? (Có một thầy dạy về thể thao của cháu tôi tổ chức tập luyện vào 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật). Tôi đoán ông ta nghĩ là phần đông các học sinh của ông ta không đi lễ ngày Chúa Nhật, bằng không ông ta phải tố chức tập luyện vào giờ khác. Vậy chúng ta làm sao chào đón những người Công Giáo chỉ đi nhà thờ 2 lần một năm thôi? Chúng ta nên làm chứng đức tin chúng ta vào Chúa Kitô sống lại với sự niềm nở chào đón hay không? Vậy thì đó là một sự bắt đầu mới.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


EASTER SUNDAY (B)
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; 1 Corinthians 5: 6b-8; John 20: 1-9

It is Easter, the end of another long Lent. But it isn’t the end. Lent stirs up anticipation for Easter and we have arrived. Where and how do we find ourselves? Is it a new beginning for us? No matter how many times we have celebrated Easter it is not the same old feast; it is another fresh start. It’s like when we have a computer problem and we are advised, "Turn off your computer and restart." We turn it off and start it again, and there are our icons and apps – they look fresh and they work! It’s a crude and limping example, but Christ has done that for us, rebooted us. We were stuck and now we have been given a fresh start, we are not locked in the old "program" – everything can be new for us. In biblical terms, we are a "new creation." Today St. Paul uses another metaphor to describe us: we are "a fresh batch of dough." The "old yeast" has been cleared out and we celebrate our feast "with the unleavened bread of sincerity and truth."

I find preaching on Easter difficult. But it shouldn’t be, should it? It is the heart of our faith, as Paul says, "And if Christ has not been raised, your faith is futile; you are still in your sins" (I Cor. 1517). It is not that I don’t believe in the resurrection, it is that I’m not sure what to say again about it! Today’s gospel passage offers a challenge to the preacher. It may be Easter Sunday, but the narrative at this point in John is not about an experience of the risen Christ. There’s no apparition, no encounter with the risen One.

We preachers have been here before. It is Easter Sunday and we have a simple, though un-provable, message to proclaim, "Christ is risen!" It is what we already believe, isn’t it? What can we find new to say about the core belief of our faith? Should we come up with an analogy – the new flowers outside the church, the butterfly emerging from the cocoon – that seem to support our faith?
In the northern hemisphere the earth is abounding with new life. It happens every year, we expect it. But the resurrection is all together different. We expect new life in Spring. No one expected the resurrection. Mary did not go to the tomb to visit, or wait for the risen Christ to appear to her. She went to the tomb of her dead master and friend perhaps to anoint the body, or just to weep. With Mary we make the journey to the empty tomb.

Don’t try to fill in today’s gospel story. The passage immediately following has Mary waiting at the tomb and there the risen Christ appears to her. But that’s not today’s story. In fact, the next verse (v. 10), not included in today’s selection, says, "With this the disciples went back home." They were left with what they had seen, the empty tomb – and questions. What happened to Jesus’ body?

Let’s spend this moment at the empty tomb, because that is where today’s passage has us. What and where are the empty tombs for us? Does the empty tomb remind us of the places and situations in our lives which have proved lifeless and left us empty inside? – Relationships that have died, or dried up; pursuits and ambitions that have proven vain and wasted; misplaced confidences in what was shallow and fruitless; nostalgic attempts to re-create the warm and good feelings we had when we were children coming to church on Easter Sunday? Where do we find ourselves then, at an empty tomb with past memories, wondering what steps to take next? Do we shrug with disappointment, or shall we, with the beloved disciple look with eyes of faith, even with the confusion of this moment? Can we let go of what was, even if at this time there is not even a hint of what will take its place?

What we have at this point is an empty tomb and puzzled disciples. John says that they, "did not yet understand the Scriptures that he had to rise from the dead." How could they have understood the Scriptures? And what Scriptures would have prepared them for what had happened, the collapse of his ministry, his terrible suffering and his death?

Mary Magdalene went to the tomb on the first day of the week, early in the morning, "while it was still dark." In John’s Gospel darkness suggests an absence of faith – not seeing. It’s a dawning of a new day, but for Mary and the disciples, it is still dark. Mary rushes back to tell Peter and John of her discovery. They raced to the tomb with the urgency Mary’s report had stirred up. There are no heavenly messengers waiting there for them when they arrive, just the empty tomb and the burial cloths, with the head cloth rolled up in a separate place.

Is Mary correct? Have thieves stolen the body? But if they had, why would they roll up the head cloth; were they just very neat thieves? Mary can’t be right, it wasn’t an act of theft done by neat robbers. Something else has happened. It is the beloved disciple who sees what Peter and Mary saw, but believes. The story definitely tilts in favor of this disciple. He doesn’t understand what happened, but he believes. Later, the other disciples will come to believe when they encounter the risen Christ. But it is unusual in the Gospels for a person to believe without such evidence. We are like the beloved disciple. We have Jesus’ empty tomb in Jerusalem, and we believe.

Later, John, with the other disciples, will encounter the risen Christ. Then they will come to understand the Scriptures about Jesus’ suffering and rising from the dead. Maybe that is how we come to see the risen Christ. Without seeing him we believe Christ is alive and with us. We meet him when we worship with others who are witnesses to his life; we have our eyes opened to the risen Christ when the words of Scripture touch our hearts; we come to know him in the breaking of the bread and the pouring of the cup. We also meet him where he has told us he can be found – in the needy, outcast, stranger, imprisoned, exiled and abused. Not scientific proof to be sure, but to us beloved disciples, who come to pray together, we are given the sight that feeds our faith and reassures us that Christ is risen indeed!

I heard an expression recently that was new to me: "C&E Catholics." It’s those people who on Christmas and Easter fill our churches and then seem to disappear. I wonder what empty tombs in their lives they are peeering into? Where do they go for meaning and direction? Are they too busy with crowded weekend activities? (My nephew’s baseball coach schedules practice for 10 AM on Sundays. I guess the presumption is that most of the kids don’t go to church; if they do, they have to squeeze worship in at another time.) How shall we welcome these twice-a-year folk today? Shall we witness our belief in the risen Christ by our hospitality and joy? That would be a good start!
 
Sứ điệp Phục Sinh
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:50 26/03/2018
Chúa Nhật Phục Sinh, năm B
Ga 20, 1 – 9

Người ta thường dùng thị giác để nhận biết người này, người nọ và sự vật xung quanh như cây cối, núi đồi, sông suối, mặt trời, mặt trăng, tinh tú vv…Tuy nhiên, về đời sống thiêng liêng, con người không thể dùng thị giác để thấy nhưng phải nại tới đức tin. Sứ điệp Phục Sinh xác quyết, loan báo công khai, rõ ràng, dứt khoát Đức Giêsu sống lại, Ngài vẫn sống và đang hoạt động trong thế giới, trong cuộc đời của chúng ta…

Vâng, Chúa Giêsu đã bị bắt, bị kết án tử hình và bị đóng đinh trên Thập giá, nhưng ngày thứ ba Ngài đã Phục Sinh như lời Ngài đã loan báo trước. Thân xác của Đức Giêsu sống lại vào buổi sáng Phục Sinh hoàn toàn khác với thân xác Đức Giêsu đã được an táng vào buổi chiều ngày thứ sáu. Đây không phải là một thân xác được hồi sinh như thân xác của Lazarô và thân xác của con bà góa thành Naim đã được Chúa Giêsu làm cho sống lại. Nhưng thân xác của Đức Giêsu Phục Sinh là thân xác vinh quang đến nỗi bà Maria Mađalêna tưởng Ngài là người làm vườn,bà chỉ nhận ra Chúa Phục Sinh khi Chúa gọi tên bà...Thân xác sáng láng, vinh quang của Chúa sống lại khiến các môn đệ là những người thân tín, sống gần gũi với Chúa nhất, vẫn không nhận ra Ngài khi Ngài đứng trên bờ hồ buổi sáng tinh mơ vv...Thánh Phaolô đã so sánh thân xác trước và sau Phục Sinh giống như một hạt giống và một cây non. Ngài viết :” Vật con người gieo chỉ là một hạt giống chứ không phải là một cái cây có đầy đủ cành lá. Khi xác thân bị an táng là nó đã chết, còn khi sống lại thì nó trở thành bất tử.Khi bị an táng, nó xấu xí và yếu đuối, nhưng khi sống lại, nó trở thành xinh đẹp và mạnh mẽ. Khi bị an táng, nó là một thân xác vật chất, nhưng khi sống lại, nó sẽ thành một thân thể tinh thần ( 1 Co 15, 37. 42-44 ). Cũng trong chương này, thánh Phaolô tiếp tục giải thích :” Sự thật là Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết.Đó là một bảo đảm cho thấy rằng những ai ngủ yên trong cõi chết sẽ được sống lại. Bởi vì do một người mà sự chết đã đến thì tương tự như vậy, sự sống lại từ cõi chết cũng sẽ do một người mà đến.Vì mọi người đều phải chết do kết hợp với Adam, thì cũng tương tự như thế, mọi người sẽ được sống lại với Đức Kitô...Cũng như chúng ta đã mặc lấy hình tượng của người được dựng nên từ đất, thì chúng ta cũng sẽ mặc lấy hình tượng của Người từ trời xuống ( 1 Co 15, 20 – 22, 49 ).Thánh Phaolô còn khuyến dụ, nhắc nhở chúng ta đừng đợi đến khi chúng ta chết mới thông dự vào sự Phục sinh và quyền năng của Đấng sống lại. Nhưng ngay bây giờ, lúc này, chúng ta vẫn thông dự vào Sự Sống lại và quyền năng của Đức Giêsu Phục Sinh.Tất cả những gì chúng ta phải làm là mở tung cõi lòng với Đức Giêsu...

Vâng, điều chúng ta phải làm ngay bây giờ và ngay giây phút này là sống yêu thương, hiệp nhất, quảng đại, hy vọng, cậy trông và làm những việc bác ái, những việc tỏa sáng là khi đó chúng ta đang tham dự vào Sự Phục Sinh và quyền năng của Đấng Phục Sinh. Thánh Phêrô khi vào mồ thấy các dấu chỉ như khăn liệm, băng quắn vv...nhưng không ra Đức Giêsu đã sống lại...Tuy nhiên với các dấu chỉ và bằng đức tin của mình, Gioan khi vào mồ đã tin Đức Giêsu Kitô đã sống lại. Đức Giêsu sống lại vẫn dùng các dấu chỉ để chứng tỏ sự hiện diện của Ngài giữa nhân loại. Liệu chúng ta có dùng con mắt đức tin của chúng ta để mau mắn nhận ra sự hiện diện của Chúa Phục Sinh giữa chúng ta ? Chúng ta có sẵn sàng trở thành những dấu chỉ tình thương để làm chứng cho người ta thấy Chúa sống lại đang ở trong chúng ta không ?

Tin Mừng Phục Sinh là “ Không có gì có thể hủy diệt chúng ta được dù là tội lỗi, thử thách, ươn hèn, sự chết.Tin Mừng Phục Sinh còn là “ Chúa sống lại đã chinh phục mọi người, chúng ta cũng làm được như vậy nếu chúng ta biết đặt tin tưởng nơi Ngài. Tin Mừng Phục Sinh là “ Hễ có chiều Thứ Sáu Tuần Thánh thì cũng có Chúa Nhật Phục Sinh. Điều quan trọng là “ Chúng ta hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con “. “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình thương của người hiến mạng sống vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ).

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống lại thật như lời Chúa đã hứa. Alléluia. Alle1luia.Alle1luia !


Gợi ý để chia sẻ

1.Tại sao lại nói :” Nếu có chiều Thứ Sáu Tử Nạn, thì cũng có Chúa Nhật Phục Sinh ?”.
2.Maria Mađalêna đã nhận ra Chúa Phục Sinh khi nào và bằng cách nào ?
3.Tại sao bà Maria Mađalêna lại khóc ?
4.Sứ điệp Phục Sinh là gì ?
5.Nhờ gì chúng ta nhận ra Đức Giêsu Phục Sinh ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha ca ngợi viên sĩ quan cảnh sát Pháp hy sinh tính mạng để bảo vệ một con tin
Đặng Tự Do
12:32 26/03/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hiệp cùng các nhà lãnh đạo thế giới ca ngợi một viên sĩ quan cảnh sát Pháp “hy sinh mạng sống của mình vì mong muốn bảo vệ nhân dân” trong một cuộc tấn công khủng bố.

Trung úy Cal Arnaud Beltrame, 44 tuổi, đã thuyết phục tên khủng bố, được xác định là Redouane Lakdim, để anh ta thế chỗ cho một người phụ nữ mà Lakdim đang bắt giữ làm con tin hôm 23 tháng Ba trong một cửa hàng tạp hóa tại Trebes, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Pháp.

Lakdim đã giết một người đi trên một chiếc xe hơi bị hắn cướp ở thị trấn Carcassonne lân cận và đã bắn vào một nhóm cảnh sát đang chạy bộ gần doanh trại của họ, làm bị thương một người. Sau đó, hắn lái xe đến cửa hàng tạp hóa và được tường trình đã la hét rằng hắn ta là một phần tử của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Lakdim giết chết người bán thịt của cửa hàng và một người khách đang mua sắm trong cửa tiệm.

Mặc dù cảnh sát có thể giải thoát được những người đang có mặt trong cửa hàng, Lakdim bắt giữ một người phụ nữ để làm bia đỡ đạn cho mình. Trung úy Beltrame đề nghị thế chỗ cho người phụ nữ này, anh mở điện thoại di động của mình và cố ý để lại trên bàn để cảnh sát bên ngoài có thể nghe thấy những gì đang xảy ra bên trong. Khi nghe thấy nhiều tiếng súng nổ, cảnh sát xông vào siêu thị và giết chết Lakdim. Beltrame bị thương nghiêm trọng và đã chết sau đó tại một bệnh viện địa phương.

Trung úy Cal Arnaud Beltrame là một người Công Giáo được mô tả là rất ngoan đạo.

Đức Giám Mục Jean Planet của Carcassonne và Narbonne đã tổ chức một thánh lể cầu nguyện cho viên sĩ quan cảnh sát vào ngày 25 Tháng Ba tại Trebes. Theo BBC, Đức Cha đã ví Beltrame với Thánh Maximilian Kolbe, người đã qua đời tại trại tử thần Auschwitz của Đức Quốc xã sau khi tình nguyện chết thế cho một tù nhân khác.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp chia buồn đến Đức Cha Jean Planet, bày tỏ nỗi buồn của mình trước những gì xảy ra, ủy thác các nạn nhân cho lòng thương xót Chúa và cầu nguyện cho gia đình các nạn nhân.

“Tôi ghi nhận đặc biệt hành động quảng đại và anh hùng của Trung úy Beltrame Arnaud, người hiến mạng sống mình vì mong muốn bảo vệ người dân,” Đức Giáo Hoàng viết trong điện văn gởi vị Giám Mục Pháp.

“Một lần nữa tôi lên án hành vi bạo lực bừa bãi gây ra quá nhiều đau khổ,” Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, và cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho nhân loại ân sủng hòa bình
Source: Catholic Herald - Pope praises French policeman who gave his life to save hostage
 
Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Pháp về vụ tấn công khủng bố tại Trebes
Đặng Tự Do
12:56 26/03/2018
“Một lần nữa bạo lực đã ảnh hưởng đến nước ta. Bất kể vì động lực gì, hành động này là không thể chấp nhận và không thể biện minh được.”

Cha Olivier Ribadeau Dumas phát ngôn viên kiêm Tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Pháp, đã cho biết như trên về những gì đã xảy ra ở Trèbes, nơi một tay súng đã bắt giữ các con tin trong một siêu thị. Ngài đặc biệt lên án chiến thuật mới của những tên khủng bố Hồi Giáo bắt người vô tội làm bia đỡ đạn cho mình.

Theo thông tấn xã AP, tên khủng bố tự nhận mình là một thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, và điều này cũng đã được khẳng định bởi Thủ tướng Edouard Philippe, người đã nói rằng: “Tất cả những thông tin chúng tôi có được cho thấy rằng đây là một cuộc tấn công khủng bố”

“Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân”, cha Ribadeau Dumas cho biết thêm Hội Đồng Giám Mục Pháp ca ngợi hành động quả cảm của Trung úy Cal Arnaud Beltrame, 44 tuổi, đã thế chỗ cho một người phụ nữ bị tên khủng bố bắt giữ làm con tin. Anh đã qua đời trong sự thương tiếc của mọi người.
Source: Servizio Informazione Religiosa Hostage-taking in French supermarket: French Bishops, “unacceptable and inadmissible
 
ĐGH Phanxicô: Mẹ Maria cùng đồng hành với giới trẻ trên cuộc hành hương đức tin của họ.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:54 26/03/2018
(Vatican News) Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin sau Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá,ngày 25 tháng Ba năm 2018, ĐGH Phanxicô nhắc lại rằng Chúa Nhật Lễ Lá cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới của các giáo phận, và xin Mẹ Thiên Chúa cùng đồng hành với thế hệ mới này tiến về Thượng Hội Đồng và Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ được tổ chức tại Panama vào tháng Giêng, là một bước rất quan trọng trên con đường tiến đến Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ sẽ được họp vào tháng Mười năm 2019.

Mẹ Maria cùng đồng hành với thế hệ mới này trên cuộc hành trình đức tin của họ.

ĐGH nói, trên cuộc hành trình này “Chúng ta được cùng bước theo gương mẫu và lời bầu cử của Mẹ Maria, một phụ nữ trẻ làng Nazareth được Thiên Chúa đoái thương chọn là Mẹ của Chúa Giê-su. Mẹ cùng đồng hành với chúng ta và hướng dẫn thế hệ trẻ này trên hành trình đức tin và huynh đệ của họ.”

“Nguyện xin Mẹ Maria giúp cho tất cả chúng ta sống thật tốt đẹp Tuần Thánh này. Qua Mẹ, chúng ta học được sự thầm lặng trong thẳm sâu của tâm hồn, cái nhìn của con tim, đức tin yêu thương để bước theo Chúa Giê-su trên con đường thập giá, dẫn chúng ta tới ánh sáng vui mừng của sự Phục Sinh.”

ĐGH gởi lời chào tất cả các khách hành hương đến từ nước Ý và trên toàn thế giới đã cùng về đây tham dự Thánh Lễ tại Quảng Trường Thánh Phê-rô. Ngài đặc biệt nhắc đến cộng đoàn người Peru đang sống tại Ý. ĐGH nói,“Cha nhớ đến chuyến viếng thăm mới đây của cha tới nước Peru với lòng biết ơn.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Một Giám Mục Ái Nhĩ Lan có thể sẽ lãnh đạo Vụ Truyền Thông Tòa Thánh
Đặng Tự Do
18:05 26/03/2018
Việc bổ nhiệm lãnh đạo mới của Vụ Truyền Thông Tòa Thánh có lẽ là một trong những ưu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay. Theo lịch làm việc của ngài, Đức Thánh Cha sẽ tiếp Đức Cha Paul Tighe trong tuần này, và có lẽ một thông báo bổ nhiệm sẽ sớm được công bố.

Đức Cha Paul Tighe sinh ngày 12 tháng Hai năm 1958 tại Navan, thuộc quận Meath, Ái Nhĩ Lan. Ngài tốt nghiệp cử nhân Luật Khoa tại Đại học Dublin vào năm 1979. Sau đó ngài gia nhập chủng viện Thánh Giá tại Clonliffe và học tiếp tại Đại Học Giáo Hoàng Ái Nhĩ Lan tại tại Rome, trước khi được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận Dublin vào năm 1983.

Ngài được bổ nhiệm làm linh mục tuyên úy tại Đại Học Ballyfermot, nơi ngài cũng dạy học như một giáo sư. Sau đó, ngài sang Rôma dọn tiến sĩ thần học luân lý tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô. Sau khi tốt nghiệp, từ năm 1990, ngài là giảng viên thần học luân lý tại trung tâm đào tạo Mater Dei - Mẹ Thiên Chúa - của tổng giáo phận Dublin. Từ năm 2000, ngài được bổ nhiệm làm khoa trưởng phân khoa thần học.

Trong thời gian xảy ra các tai tiếng lạm dụng tính dục tại Ái Nhĩ Lan, năm 2004, ngài được giao trách vụ giám đốc Văn phòng Truyền thông của tổng giáo phận Dublin. Ngài đã có sáng kiến thành lập văn phòng Dịch vụ Công cộng, nhằm thiết lập và cổ vũ một cuộc đối thoại lành mạnh và xây dựng giữa tổng giáo phận, chính quyền dân sự, và các tổ chức phi chính phủ ở Ái Nhĩ Lan và châu Âu.

Vào ngày 30 tháng 11 năm 2007, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, dưới quyền của Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli.

Trong một tiểu luận nhan đề “Thách thức đối với Giáo Hội trong một nền văn hóa kỹ thuật số,” Cha Tighe viết: “Việc xã hội đón nhận chung chung một cách thiếu phê phán những nguyên lý của chủ nghĩa tương đối được thể hiện một cách đặc biệt trong thế giới kỹ thuật số nơi người ta phải đối diện với một khối lượng quá lớn các thông tin và ý kiến, phần lớn là mâu thuẫn với nhau. Điều này có thể dẫn đến sự mặc nhiên chấp nhận rằng thật là vô nghĩa để nói về sự thật và tính khách quan. Khi đối mặt với rất nhiều khẳng định, lập luận và tranh luận đối kháng nhau, rất khó để quyết định đâu là thẩm quyền hợp pháp và chuyên môn.”

Nhận xét này của cha Tighe được nhiều người đánh giá là ngài có khả năng khái quát hóa cao độ các thực tại đang diễn ra trong xã hội. Có lẽ vì thế, ngày 09 tháng Bảy năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm thư ký cho Uỷ ban truyền thông Vatican, một ủy ban được thiết kế để tìm hiểu xem nên cấu trúc lại các nỗ lực truyền thông của Vatican như thế nào. Sau khi kết thúc công việc của ủy ban, cha Tighe đã trình bày các kết luận của ngài cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội đồng các Hồng Y cố vấn.

Không rõ lý do tại sao, sau khi đã được nghe các đề xuất của cha Tighe, vào ngày 27 tháng 6 năm 2015, Đức Thánh Cha lại bổ nhiệm Đức Ông Dario Edoardo Viganò làm Vụ trưởng Vụ Truyền Thông Tòa Thánh với một chương trình hành động mới – trong đó có nhiều điều gây tranh cãi như chuyện sa thải một số lớn các nhân viên làm việc trong đài Vatican cùng với việc bỏ hàng loạt các chương trình phát trên sóng ngắn - trong khi nhiều người trông đợi cha Paul Tighe sẽ được giao trách vụ này.

Vài tháng sau đó, ngày 19 Tháng 12 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm cha Tighe làm đồng phó tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Ngày 27 tháng Hai, 2016, ngài được tấn phong giám mục. Ngài được thăng chức tổng thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa ngày 28 Tháng Mười 2017.

Lần này, có lẽ tới phiên ngài.


Source: Catholic Herald - Why didn’t Pope Francis just get rid of the ‘lettergate’ communications chief?

Crux - ‘Lettergate’ debacle unnecessary, but useful in surfacing tensions
 
Top Stories
45 years of Vietnam-Italy diplomatic relations
J.B. An Dang
19:52 26/03/2018
North Vietnam and Italy officially established diplomatic relations on March 23, 1973, a move seen by many a slap in the face of people in South Vietnam, who, at that time, were struggling hard to protect their freedom from the invasion of communists in the North.

Anyway, it had remained a symbol gesture, rather than something with real effects in the developments of the nations, until the early 1990s when political relations between the two countries began to develop and consolidate. After the official visit to Vietnam by the Italian Foreign Minister G. De Michelis in December 1989, the two countries have maintained a regular exchange of delegations.

Vietnam and Italy have set up the Joint Commission on Economic Cooperation in 2014, chaired by the Ministry of Industry and Trade of Vietnam and the Ministry of Economic Development of Italy. The first meeting took place in Hanoi on November 25, 2014. The second meeting was held in Italy on October 16, 2015. The third meeting also took place in Italia on November 22, 2016 during the visit of Chairman Tran Dai Quang to Italy. The fourth meeting was held in Hanoi in November last year.

Vietnam has become Italy’s largest trade partner in ASEAN, surpassing economic powerhouses such as Singapore, Malaysia, and Indonesia. Two-way trade rose nearly 9 percent annually to US$4.7 billion in 2016.

Both sides are working to lift two-way trade to 6 billion USD for 2017-2018. Vietnam mainly exports footwear, aquatic products, coffee, and apparel to Italy and imports mechanical machinery, transportation vehicles and leather materials.

There are approximately 8000 Vietnamese students are studying at Italian universities, mostly in Architecture and Mechanics. This makes Italy the largest destination for students in Vietnam who wish to study in Europe. Associazione degli Studenti Vietnamiti in Italia, a Vietnamese Student Association in Italia, a state-sponsored organisation, states that it has 4650 members. Last May, it organized a “Students Festival & Cultural Day of Vietnam in Italy 2017” at the University of Calabria, Italy.

Italy is also the largest destination for Vietnamese priests and religious thanks for generous scholarships from Pontifical Colleges and Universities in Rome.

A priest who obtained a licence in theology from the Lateran University, told AsiaNews that Italian language is a major obstacle for those who wish to study in Italy. “The language itself is one of difficult languages to learn, and at the time I prepared to travel to Rome, I could not find any Italian course available in Vietnam”.

“Things have changed. Since October 2016, there is a course run by Uni-Italia and the Italian embassy in Hanoi. It’s a great move”, he added.

Vietnamese authorities allowed the Church to run The Vietnamese College of Catholic Studies. The institute began operating on August 6, 2015 and was headed by Mons. Joseph Đinh Đức Đạo, bishop of Xuan Loc diocese and the chairman of the Catholic Education Commission under the Vietnam Bishops' Conference.

Prior to returning to Vietnam in 2009, Bishop Đạo, who received a doctorate in moral ethics at the Academy Alphonsianum and missionary doctor at the Pontifical Gregorian University - taught at the Department of Evangelism and the Institute of Catechism and Evangelism at the Pontifical University of Urbaniana in Rome.

“Currently, the institute offers only theology, theology and biblical theology. It would be great should it be allowed to have Italian course for priests, religious and seminarians”, Fr. Joseph said believing that Bishop Đạo, and many other bishops and priests who studied in Rome can well take care for such a course.

Before 1975, the Church in South Vietnam owned 1060 Catholic primary schools, 145 secondary schools and four universities. All of them have been confiscated by the regime.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Chúa nhật Lễ Lá 2018
Văn Minh
10:19 26/03/2018
Vào lúc 5g00 sáng Chúa Nhật 25.03.2018, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, đã chủ sự nghi thức làm phép lá trước tiền sảnh nhà thờ.

Sau đó, là cuộc rước lá từ ngoài sân nhà thờ vào trong ngôi thánh đường. Đi đầu là Thánh giá nến cao, rồi đến các em Ban Lễ sinh, quý vị thừa tác viên và 12 ông tông đồ cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ.

Thánh lễ do cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Phong, Dòng Ngôi Lời - chủ tế, cùng đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ hiệp dâng.

Sau bài đọc: 1 & 2, cha Gioan Baotixita Nguyễn Thanh phong, cùng hai vị thừa tác viên đã đọc bài thương khó của Chúa Giêsu, và mời gọi cộng đoàn lắng nghe và cùng nhau suy ngẫm.

Bài giảng trong Thánh lễ, cha chủ tế gợi lên chủ đề về Sứ Điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô: Trong cuộc sống ngày nay, người ta đề cao giá trị vật chất hơn tình cảm của con người, sống thờ ơ và nguội lạnh trước nỗi đau của đồng loại, và tội ác ngày một tràn lan khắp nơi. Trong đó, có cả những gia đình người Kitô giáo của chúng ta nữa. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy kiểm điểm lại xem đức tin của mình đã thật sự yêu mến Thiên Chúa được bao nhiêu phần trăm?; hay là chúng ta vô ơn quay lưng bội phản lại với Ngài. Chính Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài, hiến thân làm giá chuộc cho muôn người, một tình yêu vô đối, đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta bằng chính mạng sống Con Chí Ái của Ngài. Nếu, mỗi người chúng ta cảm nhận được Tình Yêu của Thiên Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ phải hâm nóng lại lòng mến của chúng ta đối với Thiên Chúa. Khi tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa được hâm nóng lên thì mọi khó khăn, khốn khó trên đường đời, chúng ta cũng biết phó thác nơi Thiên Chúa. Từ đó ơn cứu độ luôn thấm đẫm nơi mỗi người chúng ta, và được hưởng cuộc sống viên mãn trên quê hương Nước Trời, là nơi mà mỗi người tín hữu luôn hằng mong đợi.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho cộng đoàn chúng con cũng biết dấn thân hy sinh vác thập giá của Chúa trao, qua những việc làm cụ thể như chia sẻ bác ái cho những người nghèo đói xung quanh mình. Và cùng nhau kiên cường chống lại thói hư tật xấu, hầu mai này sẽ được cùng sống trong vinh quang với Ngài.

Thánh lễ khép lại lúc 6g10, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an từ cha chủ tế và ra về với cành lá trên tay, và cùng nhau suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

 
Văn Hóa
Cái chết thể lý của Chúa Giêsu
Vũ Văn An
19:47 26/03/2018
Tạp Chí Của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ ( Journal of the American Medical Association) số 256 năm 1986 có một bài nghiên cứu về “Cái Chết Thể Lý Của Chúa Giêsu Kitô”. Các tác giả bài nghiên cứu này bao gồm Bác Sĩ William D. Edwards (bệnh lý học) và Floyd E. Hosner (chuyên viên về Đồ Họa Y Khoa) thuộc Bệnh Viện Mayo, Rochester, Minn. và Mục Sư Wesley J. Gabel thuộc West Bethel United Methodist Church, Bethel, Minn.

Bài nghiên cứu bắt đầu với việc phân tích việc đóng đinh về phương diện lịch sử coi nó như một hình thức hành quyết rồi sau đó mới chuyển qua sinh lý học về các đau đớn và cái chết của Chúa Giêsu.

Hai điều làm cho bài nghiên cứu trên trở thành quan trọng là: Thứ nhất, nó coi trình thuật đóng đinh trong các Sách Tin Mừng như chúng ta có hiện nay là chân thực; người Tin Lành không thực hiện việc phê bình lịch sử, nên không có mưu toan lý thuyết hóa nào dựa vào tài liệu nguồn được tái tạo. Thứ hai, các chuyên viên coi Khăn Liệm Turin là khăn liệm xác Chúa Giêsu, một khăn liệm cung cấp khá nhiều chi tiết về những điều xẩy ra trong các giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu.

Chúng tôi xin lược dịch tài liệu quí giá trên.

Chúa Giêsu Nadarét đã bị xử bởi cả luật Do Thái lẫn luật Rôma, bị đánh đòn, và xử tử đóng đinh. Việc đánh đòn đã tạo ra những vết đòn vằn trên lưng và mất rất nhiều máu và có lẽ đã tạo nên những cơn sốc giảm thể tích máu (hypovolemic shock), bằng chứng là Người quá yếu đến không vác nổi cây ngang (patibulum) của thập giá lên Đồi Gôngôta. Ở chỗ bị đóng đinh, cổ tay của Người bị đinh đóng vào cây ngang, và sau khi cây ngang bị nâng lên cây dọc (stipes), thì hai bàn chân của Người bị đinh đóng vào cây dọc. Hậu quả chính có tính sinh bệnh lý (pathophysiologic) của việc đóng đinh là việc can thiệp vào việc hít thở bình thường. Thành thử, cái chết chủ yếu phát sinh từ cơn sốc giảm thể tích máu và ngẹt thở. Cái chết của Người còn được bảo đảm bởi lưỡi đòng của người lính đâm vào cạnh sườn Người. Sự giải thích của khoa học hiện đại về bằng chứng lịch sử cho thấy Chúa Giêsu chết lúc được lấy xuống khỏi thập giá.

Cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu Nadarét đã tạo căn bản cho một tôn giáo lớn trên thế giới, là Kitô Giáo, và đã gây ảnh hường tích cực lên lịch sử loài người, và do thái độ cảm thương đối với người bệnh, cũng đã đóng góp vào việc phát triển nền y khoa hiện đại. Sự ưu việt của Chúa Giêsu như một nhân vật lịch sử, sự đau khổ và tranh cãi liên quan tới cái chết của Người khiến các nhà chuyên môn này, trong một nghiên cứu liên khoa, đã điều tra các hoàn cảnh bao quanh việc Người chịu đóng đinh. Ý định của họ không phải là trình bầy một tiểu luận thần học cho bằng một giải thích chính xác về y khoa và lịch sử đối với cái chết thể lý của người có tên là Giêsu Kitô.

Các Nguồn

Các tài liệu nguồn liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu bao gồm một bộ trước tác, chứ không phải một cơ thể thể lý hay bộ xương còn sót lại của cơ thể này. Thành thử, tính khả tín của bất cứ cuộc thảo luận nào về cái chết của Chúa Giêsu chủ yếu sẽ được xác định bởi tính khả tín của tài liệu nguồn. Đối với cuộc khảo sát này, thì tài liệu nguồn là các trước tác của các tác giả Kitô Giáo và không Kitô Giáo cổ thời, các trước tác của các tác giả hiện đại, và Khăn Liệm Turin (1,40). Dùng phương pháp sử và luật học của khoa điều tra khoa học (27), các học giả đã thiết lập được tính đáng tin cậy và độ chính xác của các bản chép tay cổ thời (26, 27, 29, 31).

Các mô tả sâu rộng và chi tiết nhất về đời sống và cái chết của Chúa Giêsu được tìm thấy trong các sách Tin Mừng Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan (1). 23 sách khác của Tân Ước hỗ trợ chứ không mở rộng thêm các chi tiết trong các sách Tin Mừng. Các tác giả Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Rôma đương thời cung cấp thêm cái nhìn thông suốt liên quan tới các hệ thống luật pháp thuộc thế kỷ thứ nhất của Do Thái và Rôma cũng như các chi tiết liên quan đến việc đánh đòn và đóng đinh (5). Seneca, Lily, Plutarch, và nhiều người khác nhắc đến tập tục đóng đinh trong các tác phẩm của họ (8, 28). Một cách đặc biệt, Chúa Giêsu (hay việc Người chịu đóng đinh) được nhắc đến bởi các sử gia Rôma như Cornelius Tacitus, Pliny Trẻ và Suetonius, bởi các sử gia không phải người Rôma như Thallus và Phlegon, bởi nhà trào phúng Lucian thành Samosata, bởi Sách Talmud của Do Thái Giáo và bởi sử gia Do Thái Falvius Josephus, dù tính xác thực một phần trước tác của tác giả sau cùng này có vấn đề (26).

Khăn Liệm Turin được nhiều người coi là khăn liệm thực sự của Chúa Giêsu (22), và một số ấn phẩm liên quan tới các khía cạnh y khoa trong cái chết của Người đã rút các kết luận từ những giả thuyết này (5,11). Khăn Liệm Turin và các khám phá khảo cổ gần đây cung cấp nhiều tín liệu có giá trị liên quan đến các thực hành đóng đinh của người Rôma (22,24). Các giải thích của các tác giả hiện đại, dựa vào kiến thức khoa học và y khoa vốn không có ở thế kỷ thứ nhất, có thể cung cấp thêm một cái nhìn thông suốt liên quan đến cơ cấu cái chết của Chúa Giêsu (2,17).

Khi xét chung một số sự kiện với nhau: chứng từ sâu rộng và sớm sủa của cả người bênh lẫn người chống trong Kitô Giáo và việc họ chấp nhận chung Chúa Giêsu là nhân vật lịch sử có thật; nền đạo đức học của các soạn giả Tin Mừng, và sự ngắn ngủi của thời gian nằm giữa các biến cố và các bản chép tay còn hiện hành; và việc xác nhận các trình thuật Tin Mừng của các sử gia và các khám phá khảo cổ (26,27), bảo đảm cho chúng ta một chứng từ đáng tin cậy, nhờ đó, một giải thích y khoa hiện đại về cái chết của Chúa Giêsu có thể được thực hiện.

Diệtsimani



Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ đã tuân giữ bữa ăn Vượt Qua tại phòng trên lầu của một căn nhà ở tây nam Giêrusalem, họ đi tới Đồi Cây Dầu, phía đông bắc thành phố (Hình 1). (Vì nhiều điều chỉnh khác nhau đối với lịch, các năm sinh và tử của Chúa Giêsu vẫn còn đang bị tranh cãi [29]. Tuy nhiên, có phần chắc là Chúa Giêsu sinh năm 4 hoặc năm 6 trước CN và chết năm 30 CN [11,29]. Trong việc tuân giữ Lễ Vượt Qua vào năm 30 CN, Bữa Tối Sau Cùng có lẽ đã diễn ra hôm Thứ Năm, ngày 4 tháng Tư [13, Nissan], và Chúa Giêsu chịu đóng đinh hôm Thứ Sáu, 7 tháng Tư [14, Nissan]) Tại Diệtsimani gần đó, dường như biết rằng giờ chết của mình đã gần, Chúa Giêsu chịu một cơn lo buồn rất lớn trong tâm trí, và, như Thầy Thuốc Luca mô tả, mồ hôi của Người biến thành máu (1).

Mặc dù đó là một hiện tượng rất hiếm có, nhưng mồ hôi máu (hematidrosis [mồ hôi có máu] hay hemohidrosis [loạn tiết mồ hôi máu]) có thể xẩy ra trong tình trạng xúc động cao độ hay nơi những người bị xáo trộn về máu (18,20). Do hậu quả máu chẩy vào các hạch mồ hôi, da trở nên dễ bể, dễ vỡ (2,11). Mô tả của Thánh Luca ủng hộ việc chẩn đoán hematidrosis hơn là chromhidrosis nội tiết (mồ hôi mầu nâu hay vàng xanh) hay nổi nốt bầm máu trên da (stigmatization, máu rỉ ra từ bàn tay hay từ nơi khác) (18,21). Dù một số tác giả cho rằng hematidrosis phát sinh ra chứng giảm thể tích máu, các nhà chuyên môn này nhất trí với Bucklin (5) rằng: việc mất máu của Chúa Giêsu rất ít. Tuy nhiên, trong không khí lạnh về đêm (1), nó có thể tạo ra những cơn ớn lạnh.

Các Phiên Xử

Phiên Xử của Do Thái

Sau nửa đêm không lâu, Chúa Giêsu bị các viên chức của Đền Thờ bắt tại Vườn Cây Dầu và trước nhất bị triệu tới Annas rồi Caiphas, thượng tế Do Thái vào năm đó (hình 1) (1). Giữa 1 giờ đêm và tảng sáng, Chúa Giêsu bị xử trước Caiphas và Thượng Hội Đồng và bị kết tội phạm thượng (1). Các lính canh lúc đó bịt mắt Chúa Giêsu, nhổ nước miếng vào Người, đấm vào mặt Người (1). Sau tảng sáng không lâu, có lẽ ngay trong Đền Thờ (hình 1), Chúa Giêsu bị Thượng Hội Đồng tôn giáo (thuộc cả hai phái Pharisiêu và Sađốc) xét xử và cũng bị kết tội phạm thượng, một tội đáng tử hình (1,5).

Phiên xử của Rôma

Vì phép hành quyết chỉ có thể phát xuất từ các người Rôma thống trị (1), nên Chúa Giêsu sáng sớm bị các viên chức Đền Thờ điệu đến Tòa Tổng Trấn ở Pháo Đài Antonia, nơi cư ngụ và là tòa cai trị của Pontius Pilate, Tổng Trấn Giuđêa (hình 1). Tuy nhiên, Chúa Giêsu được trình cho Pilate không như người phạm thượng mà như một ông vua tự phong, phá hoại thẩm quyền Rôma (1). Pilate không kết án Chúa Giêsu nhưng giải Người tới Herod Antipas, phó vương Giuđêa lúc đó (1). Herod cũng không kết án Người và giải Người trở lại với Pilate (Hình 1) (1). Một lần nữa, Pilate không tìm ra căn bản để kết án Chúa Giêsu, nhưng vì người ta nhất định đòi đóng đinh Người. Cuối cùng Pilate thuận theo yêu cầu của họ và trao Chúa Giêsu để Người chịu đánh đòn và đóng đinh. (McDowell [25] đã xem lại bầu khí chính trị, tôn giáo và kinh tế ở Giêrusalem lúc Chúa Giêsu chịu chết, còn Bucklin [5] thì mô tả các nét bất hợp pháp khác nhau trong các phiên xử của Do Thái và Rôma).

Sức khỏe của Chúa Giêsu

Các gian khổ trong thừa tác vụ của Chúa Giêsu (nghĩa là phải cuốc bộ khắp xứ Palestine) chắc chắn loại Người ra khỏi bất cứ trở ngại lớn nào về thể lý hay bất cứ trạng thái yếu ớt nào. Thành thử người ta có quyền giả thiết rằng Chúa Giêsu khỏe mạnh trước khi ngài cuốc bộ tới Diệtsimani. Tuy nhiên, trong 12 giờ, từ lúc 9 giờ tối Thứ Năm tới 9 giờ sáng Thứ Sáu, Người chịu căng thẳng rất cao về xúc cảm (bằng chứng là mồ hôi máu), bị bạn hữu thân cận nhất bỏ rơi (các môn đệ), và bị đánh đập thể lý (sau phiên tòa Do Thái đầu tiên). Rồi, trong bối cảnh một đêm không ngủ đầy đau buồn, Người lại còn buộc phải cuốc bộ hơn 2 dặm rưỡi (4 km) tới lui giữa các địa điểm xử án khác nhau (Hình 1). Các nhân tố thể lý và xúc cảm này khiến Chúa Giêsu càng trở nên dễ tổn thương hơn đối với các hậu quả huyết động lực (hemodynamic) của việc đánh đòn.

Đánh Đòn

Các thực hành đánh đòn



Đánh đòn là thủ tục hợp pháp đầu tiên đối với mọi cuộc hành quyết theo luật Rôma (28) và chỉ có phụ nữ, các thượng nghị sĩ và binh lính Rôma (trừ trường hợp đào ngũ) mới được miễn chước (11). Các dụng cụ thông thường là chiếc roi da ngắn (flagellum) với những dây da dài ngắn đủ cỡ, trên đó, những hòn bi nhỏ bằng sắt và những cục xương cừu khá sắc được gắn vào cách quãng nhau (Hình 2) (5,7,11). Nguyên thủy, gậy cũng đã được sử dụng (8,12). Khi bị đánh đòn, nạn nhân bị cởi hết áo quần, tay bị trói vào một chiếc cột thẳng đứng (Hình 2) (11). Lưng, mông và đùi bị đánh bởi hoặc hai người lính (lictors) hoặc bởi 1 người thay chỗ nhau (5,7,11,28). Độ ác liệt của việc đánh đòn tùy thuộc tính tình của người đánh và nhằm làm nạn nhân yếu đi tới chỗ gần qụy hay gần chết (8). Sau khi đánh đòn, binh lính thường hay chế giễu nạn nhân (11).

Khía cạnh y khoa của việc đánh đòn

Khi binh lính Rôma cật lực và liên tiếp đánh vào lưng nạn nhân, các hòn bi sắt sẽ gây nên những vết giập rất sâu, còn các dây da và các cục xương cừu thì xé da và các mô dưới da (7). Rồi, khi việc đánh đòn tiếp tục, các thớ thịt gần xương sẽ bị xé nát và tạo nên những dải thịt đầy máu nẩy tưng tưng (2,7,25). Đau đớn và mất máu thường dọn đường cho cơn sốc tuần hoàn (12). Lượng mất máu sẽ cho thấy nạn nhân sẽ sống được bao lâu nữa trên thập giá (8).

Việc đánh đòn Chúa Giêsu

Tại tòa tổng trấn, Chúa Giêsu bị quất roi một cách khủng khiếp. (Mặc dù, độ khủng khiếp này không được cả bốn Tin Mừng nhắc đến, nhưng được hàm ý trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô [chương 2 câu 24]. Một cuộc nghiên cứu chi tiết về từ ngữ trong câu này của bản Hy Lạp cho thấy việc đánh đòn Chúa Giêsu hết sức tàn ác [33]). Ta không biết liệu con số roi đánh có bị giới hạn vào 39 roi hay không theo luật Do Thái (5). Binh lính Rôma, vui thấy nạn nhân đã yếu đi này từng cho mình là một ông vua, nên bắt đầu chế giễu Người bằng cách khoác chiếc áo choàng lên vai Người, đặt một mão gai lên đầu Người, và chiếc gậy gỗ vào tay Người giả làm vương trượng (1). Rồi, họ nhổ nước miếng vào Chúa Giêsu và dùng cây gậy gỗ đánh vào đầu Người (1). Ngoài ra, khi binh lính xé áo khỏi lưng Người, chắc chắn họ đã mở lại các vết thương do vụ đánh đòn gây ra (7).

Độ khủng khiếp của việc đóng đinh, với những cơn đau cực kỳ và mất máu rất nhiều của nó, phần chắc đã đưa Chúa Giêsu vào trạng thái tiền kích xúc. Hơn nữa, việc đổ mồ hôi máu đã làm da Người trở nên hết sức dễ bể. Các lạm dụng thể lý và xúc cảm do người Do Thái và Rôma qui định cũng như việc thiếu thực phẩm, nước uống và ngủ nghỉ, cũng góp phần vào trạng thái yếu nhược tổng quát này. Do đó, ngay trước cả lúc bị đóng đinh, tình trạng thể lý của Chúa Giêsu cũng đã rất trầm trọng và nguy kịch rồi.

Kỳ tới: Đóng Đinh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tịnh Tâm
Thérésa Nguyễn
08:36 26/03/2018
PHÚT TỊNH TÂM
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tịnh tâm tuần thánh nguyện cầu
Tạ ơn Thượng đế nhiệm mầu Phục Sinh.
(tn)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 26/03/2018: Tiền Thượng HĐGM thế giới về giới trẻ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:29 26/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc tiền Thượng HĐGM thế giới về giới trẻ

Sáng ngày 19-3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc tiền Thượng HĐGM thế giới về giới trẻ, trước sự tham dự của hơn 300 đại biểu giới trẻ đến từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tiền Thượng HĐGM tiến hành từ ngày 19 đến 24-3-2018 tại Giáo Hoàng Học Viện “Mẹ Giáo Hội” thuộc Con đường Tân Dự Tòng ở Roma, với mục đích góp ý với các nghị phụ sẽ nhóm họp Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 15 tại Vatican từ ngày 3 đến 28-10 năm nay về đề tài “Đức tin, người trẻ và sự phân định ơn gọi”.

Trong diễn từ của ngài, sau khi cám ơn và chào thăm các bạn trẻ từ các nơi tựu về đây, Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của việc lắng nghe người trẻ, ơn Chúa gọi, và ngài mời gọi họ hãy phát biểu trong tự do những ý kiến trong tuần gặp gỡ này. Ngài nói:

“Các bạn được mời như những đại diện giới trẻ thế giới vì sự đóng góp của các bạn không thể thiếu được. Chúng tôi cần các bạn để chuẩn bị Thượng Hội đồng sẽ tập hợp các Giám Mục về đề tài “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Trong lịch sử Giáo Hội, cũng như trong nhiều giai thoại Kinh Thánh, Thiên Chúa đã nhiều lần nói qua người trẻ: ví dụ tôi nghĩ đến Samuel, David và Daniel. Nói một cách tương ứng, tôi tin rằng trong những ngày này Chúa cũng sẽ nói qua các bạn.

Quá nhiều khi người ta nói về người trẻ mà không gọi hỏi họ. Cả những phân tích tốt nhất về thế giới người trẻ, tuy hữu ích, nhưng không thay thế sự cần thiết của cuộc gặp gỡ diện đối diện. Có người nghĩ rằng giữ các bạn ở một khoảng cách an toàn thì dễ hơn, để không bị các bạn khiêu khích. Nhưng nếu chỉ trao đổi vài sứ điệp ngắn hoặc chia sẻ những hình ảnh dễ thương thì không đủ. Cần phải coi trọng người trẻ! Tôi thấy dường như chúng ta đang bị một thứ văn hóa bao quanh: một đàng người ta tôn thờ tuổi trẻ, tìm cách làm cho nó không bao giờ qua đi, nhưng đàng khác họ lại gạt bỏ bao nhiêu người trẻ, không để họ nắm giữ vai chính. Nhiều khi các bạn bị gạt ra ngoài lề cuộc sống công cộng và các bạn phải xin xỏ những công việc không bảo đảm cho các bạn một tương lai. Quá nhiều khi các bạn bị bỏ rơi một mình.

Trong Giáo Hội không được làm như vậy. Tin Mừng yêu cầu chúng ta điều đó: sứ điệp của Chúa về sự gần gũi mời gọi chúng ta hãy gặp gỡ và đối chiếu với nhau, đón nhận và yêu mến nhau thực sự, đồng hành với nhau và chia sẻ mà không sợ hãi. Khóa họp tiền thượng HĐGM này muốn là dấu chỉ nói lên một cái gì to lớn, đó là Giáo Hội muốn lắng nghe tất cả các bạn trẻ, không loại trừ một ai.

Thượng HĐGM tới đây muốn phát triển những điều kiện để người trẻ được đồng hành một cách hăng say và với khả năng thích hợp, trong việc phân định ơn gọi, nghĩa là “nhận ra và đón nhận tiếng gọi yêu thương và sống sung mãn” (Tài liệu chuẩn bị, dẫn nhập). Xác tín căn bản là: Thiên Chúa yêu thương mỗi người và Ngài đích thân gọi từng người. Đó là một món quà làm cho chúng ta tràn đây vui mừng khi khám phá ra nó (Xc Mt 13,44-46). Các bạn hãy chắc chắn điều này: Thiên Chúa tín nhiệm các bạn, yêu thương và gọi các bạn. Về phía Chúa, Ngài sẽ không kém, vì Ngài trung tín và thực sự tin tưởng các bạn. Ngài gửi đến các bạn câu hỏi như xưa kia Ngài đã hỏi các môn đệ đầu tiên: Các anh tìm gì thế? (Ga 1,38). Chúa mời gọi các bạn chia sẻ sự tìm kiếm cuộc sống với Ngài, đồng hành với Ngài. Và chúng tôi, trong tư cách là Giáo Hội, cũng làm như vậy, vì chúng tôi chỉ có thể hăng say chia sẻ sự tìm kiếm niềm vui đích thực của mỗi người, và chúng ta không thể giữ riêng cho mình Đấng đã thay đổi cuộc sống chúng tôi là Chúa Giêsu. Những người đồng lứa với các bạn và những thân hữu của các bạn, tuy không biết Chúa, nhưng cũng đang đợi chờ Chúa và lời loan báo ơn cứu độ của Ngài.

Thượng HĐGM sắp tới cũng sẽ là một lời kêu gọi gửi đến Giáo Hội, để tái khám phá một năng động trẻ trung được đổi mới. Tôi đã đọc được một số điện thư về bản câu hỏi được Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM đưa lên mạng và tôi có ấn tượng mạnh vì lời kêu gọi mà một số bạn trẻ để lại, họ yêu cầu người lớn hãy gần gũi và giúp họ trong những chọn lựa quan trọng.

Một thiếu nữ đã nhận xét rằng những người trẻ thiếu những điểm tham chiếu và không ai thúc đẩy họ khởi động những năng lực mà họ có. Rồi bên cạnh những khía cạnh tích cực của thế giới người trẻ, thiếu nữ ấy cũng nhấn mạnh những nguy hiểm, trong đó có rượu, ma túy, tính dục được dùng một thứ đồ tiêu thụ. Và thiếu nữ ấy kết luận như một tiếng kêu: “Xin giúp thế giới người trẻ chúng con ngày càng bị suy sụp”. Tôi không biết thế giới người trẻ ngày càng sụp đổ hay không, nhưng tôi thấy tiếng kêu của thiếu nữ ấy chân thành và đòi được chú ý. Cả trong Giáo Hội chúng ta phải học những cách thức mới để hiện diện và gần gũi. Về vấn đề này, một bạn trẻ đã hăng hái kể lại sự tham gia của anh vào một số cuộc gặp gỡ với những lời này: “Điều quan trọng nhất là sự hiện diện của các tu sĩ giữa người trẻ chúng con như những người bạn lắng nghe chúng con, biết và khuyên bảo chúng con”.

“Tôi nghĩ đến sứ điệp tuyệt vời của Công đồng chung Vatican 2 gửi người trẻ. Ngày nay sứ điệp ấy cũng là một khích lệ chiến đấu chống lại mọi thứ ích kỷ và can đảm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là một lời mời gọi tìm kiếm những con người mới và táo tạo, tin tưởng đi theo, mắt luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu, cởi mở đối với Chúa Thánh Linh, để trẻ trung hóa chính khuôn mặt của Giáo Hội. Vì trong Chúa Giêsu và trong Thánh Linh Giáo Hội tìm được sức mạnh để luôn đổi mới, thực hiệm một sự kiểm điểm cuộc sống về cách thức sống, xin lỗi về những mong manh yếu đuối và thiếu sót của mình, không ngại dùng nghị lực để phục vụ mọi người, với ý hướng duy nhất là trung thành với sứ mạng mà Chúa đã ủy thác cho, đó là sống và loan báo Tin Mừng.

Các bạn trẻ thân mến, con tim của Giáo Hội trẻ trung chính vì Tin Mừng như nhựa sống liên tục tái sinh. Các bạn có nhiệm vụ ngoan ngoãn và cộng tác vào sự phong phú ấy. Chúng ta cũng hãy làm như vậy trong hành trình Thượng HĐGM này, nghĩ tới thực tại giới trẻ toàn thế giới. Chúng ta cần phục hồi niềm hăng say của đức tin và sự thích thú tìm kiếm. Chúng ta cần tìm lại trong Chúa sức mạnh trỗi dậy từ những thất bại, tiến bước, củng cố niềm tín thác nơi tương lai. Và chúng ta cần dám đi những con đường mới, dù điều đó có những rủi ro. Cần liều, vì tình yêu phải biết liều; nếu không liều, thì người trẻ sẽ trở thành người già, và cả Giáo Hội cũng già theo. Vì thế chúng tôi cần các bạn trẻ, là những viên đá sống động của một Giáo Hội có khuôn mặt trẻ trung, không son phấn: không phải một sự trẻ trung giả tạo, nhưng được đổi mới từ bên trong. Và các bạn thách thức chúng tôi ra khỏi lập luận “từ trước đến giờ vẫn làm như vậy” để ở lại trong Truyền Thống chân thực với tinh thần sáng tạo.

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng “Để có cùng làn sóng với các thế hệ trẻ, cần có một cuộc đối thoại khẩn trương. Vì thế tôi mời gọi các bạn trong tuần này hãy thẳng thắn bày tỏ một cách hoàn toàn tự do. Các bạn giữ vai chính và điều quan trọng là các bạn hãy nói một cách cởi mở. Tôi cam đoan rằng sự đóng góp của các bạn sẽ được coi trọng. Ngay từ bây giờ tôi cám ơn các bản và xin các bạn đừng quên cầu nguyện cho tôi”.

Sau khi kết thúc 5 ngày Tiền Thượng HĐGM, các bạn trẻ sẽ tham dự thánh lễ Chúa Nhật lễ lá 25-3 tại Quảng trường Thánh Phêrô, cũng là Ngày Quốc tế giới trẻ ở cấp giáo phận.

2. Đức Thánh Cha tiếp các đại diện của Đạo Lão, ở Đài Bắc, Đài Loan.

Trước buổi tiếp kiến chung vào sáng ngày thứ Tư 14 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã tiếp một phái đoàn của đền Bảo An, một đền thờ của Đạo Lão, ở Đài Bắc, Đài Loan.

Chủ tịch đền Bảo An, là ông Liao Wu-jyh, đã phát biểu nhân danh các thành viên trong phái đoàn của ông và trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô một tuyên bố chung mang chữ ký của ông và của Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, là Đức Giám Mục Bishop Miguel Ayuso.

Ông Wu-jyh nói rằng bản tuyên ngôn chứng tỏ “quyết tâm của ngôi đền Bảo An ở Đài Bắc tham gia cùng với Toà thánh” để đạt được 7 mục tiêu được liệt kê trong đó. Ông nói thêm rằng mục tiêu quan trọng nhất của những mục tiêu này là mục tiêu cuối cùng nhằm “thúc đẩy và bảo vệ các giá trị phổ quát, đó là công lý, hòa bình, tình đoàn kết, hữu nghị, tự do và hòa hợp tôn giáo.” Ông Wu-jyh kết luận bằng một lời mời với Đức Thánh Cha đến Đài Loan “để tận mắt chứng kiến và hiểu Đài Loan và người dân của nó – và để chúng tôi cầu nguyện cho ngài.”

Đáp lời ông Wu-jyh, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn ông về những lời tốt đẹp của ông và lời mời thăm Đài Loan. Đức Thánh Cha nói rằng ngài hài lòng thấy rằng cuộc đối thoại của họ với Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn không chỉ về các ý tưởng mà thôi. “Đó là một cuộc đối thoại giữa người với người, giúp mọi người phát triển, lớn lên như những con người, trên con đường của chúng ta trong việc tìm kiếm Đấng tuyệt đối, tìm kiếm Thiên Chúa”.

Kể từ tháng 10 năm 2016, các thành viên của đền Bảo An tại Đài Bắc đã và đang đối thoại với Giáo Hội Công Giáo thông qua Hội Đồng Giám Mục Đài Loan.

3. Tòa Thánh công bố Bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16

Ngay trong dịp mừng 5 năm triều Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, một tai tiếng nghiêm trọng vẫn đang làm rộ lên những chỉ trích dữ dội trong những ngày này vì một “sáng kiến đáng kinh ngạc” của một nhân vật nào đó trong Vụ Truyền Thông Tòa Thánh.

Trong buổi giới thiệu mười một tập sách nhỏ do Roberto Repole biên soạn có tựa đề “Thần Học của Đức Phanxicô”, Vụ Truyền Thông Tòa Thánh đã công bố một phần bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, trong đó ngài viết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô được đào tạo sâu về triết học và thần học, và nhận xét rằng có một sự liên tục nội tại giữa hai triều Giáo Hoàng, bất chấp những khác biệt về phong cách và tính khí. Nhưng bức ảnh của bức thư đó, được phân phát cho các phóng viên, đã không cho thấy đoạn văn, trong đó, Đức Bênêđíctô thứ 16 nói rằng vì “những lý do thể chất”, ngài không thể đọc 11 tập sách này trong thời gian ngắn sắp tới, đặc biệt là vì còn những công việc khác mà ngài đã hứa thực hiện.

Việc chụp hình theo lối cắt cúp này là một hành vi sai phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng đối với các ký giả.

Dưới đây là toàn văn thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16:

Kính gởi Đức Ông Dario Edoardo Viganò

Vụ trưởng, Vụ Truyền thông Tòa Thánh

Vatican, ngày 7 tháng 2 năm 2018

Thưa Đức Ông,

Cảm ơn Đức Ông vì bức thư tử tế của Đức Ông ngày 12 tháng Giêng và món quà kèm theo là mười một tập sách nhỏ do Roberto Repole biên soạn.

Tôi hoan nghênh sáng kiến của Đức Ông muốn phản đối và phản ứng lại với định kiến ngu xuẩn, theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ là một người thực tế mà không được đào tạo về thần học hay triết học cụ thể, trong khi tôi chỉ là một nhà lý thuyết thần học với sự hiểu biết rất ít về cuộc sống cụ thể của Kitô hữu ngày nay.

Những quyển sách nhỏ cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người được đào tạo sâu về triết học và thần học, và vì vậy chúng giúp cho thấy sự liên tục bên trong giữa hai triều Giáo Hoàng, bất chấp những khác biệt về phong cách và tính khí.

Tuy nhiên, tôi không muốn viết một đoạn văn ngắn và nặng về thần học vì trong suốt cuộc đời, tôi luôn rõ ràng rằng, tôi chỉ viết và bày tỏ ý kiến bản thân mình trên những quyển sách mà tôi đã đọc thật kỹ. Chẳng may, vì những lý do thể chất, tôi không thể đọc 11 tập sách này trong thời gian ngắn sắp tới, đặc biệt là vì còn những công việc khác mà tôi đã hứa thực hiện.

Chỉ là một ý bên lề, tôi muốn lưu ý sự kinh ngạc của tôi trước thực tế là trong số các tác giả cũng có Giáo sư Hünermann, là người mà trong suốt triều đại Giáo Hoàng của tôi đã nổi bật lên với những sáng kiến chống lại Đức Giáo Hoàng. Ông ta đã đóng một vai trò quan trọng trong việc công bố “Kölner Erklärung”, trong đó, phần liên quan đến thông điệp “Veritatis splendor” (Chân lý Huy hoàng), đã tấn công một cách tàn bạo huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là các vấn đề về thần học luân lý. Cũng vậy tổ chức “Europaische Theologengesellschaft”, mà ông ta thành lập, ban đầu đã được ông ta hoài thai như một tổ chức chống lại huấn quyền của giáo hoàng. Sau đó, tình cảm đối với giáo hội của nhiều nhà thần học đã giúp ngăn cản định hướng này, để tổ chức đó trở thành một công cụ gặp gỡ bình thường giữa các nhà thần học.

Tôi chắc chắn Đức Ông sẽ hiểu được sự từ chối của tôi và tôi chào Đức Ông với lời chào trân trọng.

Bênêđíctô XVI

4. Giá quá đắt của vụ “Lettergate”

Đức Ông Dario Edoardo Viganò, 55 tuổi, được bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Truyền Thông vào tháng Sáu năm 2015 trong một cố gắng cải tổ hệ thống truyền thông Tòa Thánh bao gồm việc tinh giản các cơ quan và thay đổi cách thức hoạt động để phù hợp với nhu cầu của thời đại truyền thông.

Những nỗ lực truyền thông của Vatican đã bị cản trở bởi sự trùng lặp những nỗ lực, trong một hệ thống mà các bộ phận, bao gồm nhiều cơ quan báo chí, đài phát thanh Vatican, trung tâm truyền hình, và nhật báo Quan Sát Viên Rôma -- mỗi cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Hệ thống đó đưa đến một cách tiếp cận thiếu nhất quán, và được nhiều người coi là “một thảm họa” cho những nỗ lực tiếp cận công chúng của Vatican. Hệ thống đó cũng ngốn một ngân sách quá lớn đối với Tòa Thánh. Vào thời điểm Đức Ông Viganò được đề bạt vào chức vụ này, có đến 650 nhân viên làm việc toàn thời trong các cơ quan truyền thông của Vatican.

Đức Ông Viganò đã từng làm giám đốc Trung tâm Truyền hình Vatican. Trọng trách của ngài là thống nhất vào một mối chín thực thể bao gồm Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội; Phòng Báo Chí Tòa Thánh; văn phòng internet Vatican; Radio Vatican; đài truyền hình trung ương Vatican; báo Quan Sát Viên Rôma, nhà in Vatican; dịch vụ nhiếp ảnh; và nhà xuất bản Vatican - Libreria Editrice Vaticana.

Trong gần 3 năm qua, Đức Ông Viganò đã thực hiện được xuất sắc nhiều nhiệm vụ trong tiến trình cải tổ này. Tuy nhiên, trong một tuần qua, các quan sát viên thạo tin Vatican tiên đoán vai trò lãnh đạo Vụ Truyền Thông Tòa Thánh của Đức Ông Viganò sẽ chấm dứt chỉ trong vòng vài ngày vì vụ “Vatican Lettergate”.

Chuyện phải đến đã đến. Người đứng đầu Vụ Truyền Thông Tòa Thánh đã từ chức sau những tranh cãi liên quan đến việc thao túng lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.

Trong thông cáo đưa ra hôm thứ Tư 21 tháng Ba, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức của Đức Ông Dario Viganò và bổ nhiệm Đức Ông Lucio Ruiz, người Á Căn Đình, Tổng thư ký Vụ Truyền Thông Tòa Thánh, tạm thời thay thế Đức Ông Dario Viganò cho đến khi ngài bổ nhiệm nhà lãnh đạo mới.

Vatican đã công bố bức thư của Đức Ông Viganò xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho mình được từ chức và ý kiến chấp nhận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu Đức Ông Viganò, 55 tuổi, ở lại Vụ Truyền Thông Tòa Thánh để “cố vấn” và “đóng góp nhân lực cũng như khả năng chuyên môn” cho bất cứ ai được giao trọng trách tiếp tục công trình thống nhất các nỗ lực truyền thông và các phương tiện truyền thông đa dạng của Tòa Thánh.

Cuộc tranh cãi đã nổi lên vào ngày 12 tháng Ba tại buổi họp báo giới thiệu tuyển tập gồm 11 cuốn “Thần học của Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Vào tháng Giêng năm nay, Đức Ông Viganò đã xin Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 viết một bài về bộ sách 11 tập này. Theo văn mạch lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Đức Ông Viganò muốn vị Giáo Hoàng nghỉ hưu “phản đối và phản ứng lại định kiến ngu xuẩn, theo đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ là một người thực tế mà không được đào tạo về thần học hay triết học cụ thể,” trong khi Đức Bênêđíctô thứ 16 “chỉ là một nhà lý thuyết thần học với sự hiểu biết rất ít về cuộc sống cụ thể của Kitô hữu ngày nay.”

Trong buổi giới thiệu sách, và cả trong một video được tung lên Youtube, Đức Ông Viganò đọc một cách có chọn lọc những câu trong thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 khiến cho người nghe có cảm tưởng là vị Giáo Hoàng nghỉ hưu đã đọc bộ sách và đồng ý với những quan điểm được viết trong đó, trong khi thực tế không đúng như thế.

Lá thư của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 cho thấy ngài chưa hề đọc vì “những lý do thể chất,” và “vì còn những công việc khác” mà ngài đã hứa thực hiện. Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu cũng không hứng thú muốn đọc vì “kinh ngạc” nhận ra “trong số các tác giả cũng có Giáo sư Hünermann, là người mà trong suốt triều đại Giáo Hoàng của tôi đã nổi bật lên với những sáng kiến chống lại Đức Giáo Hoàng. Ông ta đã đóng một vai trò quan trọng trong việc công bố ‘Kölner Erklärung’, trong đó, phần liên quan đến thông điệp ‘Veritatis splendor’ (Chân lý Huy hoàng), đã tấn công một cách tàn bạo huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là các vấn đề về thần học luân lý. Cũng vậy tổ chức ‘Europaische Theologengesellschaft’, mà ông ta thành lập, ban đầu đã được ông ta hoài thai như một tổ chức chống lại huấn quyền của giáo hoàng.” Hünermann, là một nhân vật khét tiếng chống đối huấn quyền của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16; còn Europaische Theologengesellschaft là một tổ chức chủ trương đòi Giáo Hội phải tỏ ra tháo thứ trong các vấn đề về luân lý tính dục, truyền chức linh mục cho phụ nữ, công nhận hôn nhân đồng phái, truyền chức linh mục cho những người có gia đình.

Trong thông cáo báo chí gởi cho các ký giả, Vụ Truyền Thông Tòa Thánh cũng công bố một bức ảnh cho thấy trang đầu tiên của bức thư, với một vài dòng bị cố ý làm mờ đi và trang thứ hai, ngoại trừ chữ ký của Đức Bênêđíctô thứ 16, những dòng khác bị những cuốn sách che mất đi.

Thủ thuật lấy mấy cuốn sách che đi không qua mặt được các ký giả chuyên nghiệp. Bức ảnh này gây xôn xao dư luận và các câu hỏi đã được nêu ra trong giới truyền thông về nội dung chính xác của lá thư.

Một tag trên Twitter #releasetheletter đã lan truyền nhanh chóng trong số những người Công Giáo khi vụ tai tiếng này càng ngày càng lan rộng.

Vụ tai tiếng được gọi là “Lettergate” này đã làm Vatican xấu hổ trong tuần vừa qua và đã làm nảy sinh khoảng cách ngày càng tăng giữa những người ủng hộ đường lối chú trọng về mục vụ của Đức đương kim Giáo Hoàng và những người bảo thủ ưa chuộng triều Giáo Hoàng tập trung vào tín lý của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Nhưng sâu xa, nó còn là một cản trở đối với công cuộc truyền giáo của Giáo Hội.

Giá của vụ “lettergate” này quá đắt. Giáo Hội không chỉ mất một nhà lãnh đạo có nhiệt tâm, có khả năng; mà tính khả tín của Giáo Hội cũng bị đặt thành vấn đề trước những trò “fake news” ma giáo như thế.

5. Giáo Hội Công Giáo Úc tổ chức Công Đồng lần đầu tiên trong 80 năm.

Giáo Hội Công Giáo Úc, được sự phê chuẩn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ tổ chức một Công Đồng vào năm 2020 để thảo luận về đường hướng tiến lên trước những thách thức mà Giáo Hội Úc phải đối diện trong xã hội hiện đại.

Các đại biểu của 34 giáo phận Úc sẽ họp trong hai phiên khoáng đại vào năm 2020 và năm 2021 để phân tích sâu sắc hơn, học hỏi thêm các vấn đề liên quan đến Giáo Hội và tìm cách đối thoại. Tiến trình này bắt đầu từ ngày lễ Phục Sinh năm 2018, phác họa chương trình nghị sự cho Công Đồng.

Trong một bản tuyên bố của Hội đồng Giám mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục, cho biết cuộc họp “sẽ là một cơ hội độc nhất để mọi người đến với nhau và bằng mọi cách lắng nghe Thiên Chúa nói với chúng ta, và đặc biệt lắng nghe lẫn nhau, cùng nhau nhận ra những gì Thiên Chúa đang đòi hỏi chúng ta ở thời điểm này - thời gian mà Giáo hội Úc đang phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng.”

Đức TGM nói thêm: “Chúng tôi thực hy vọng việc chuẩn bị và tiến hành Công Đồng là thời điểm để tất cả các thành phần của Giáo hội lắng nghe và đối thoại với nhau để cùng nhau khám phá điều ta có thể trả lời câu hỏi:” Bạn nghĩ gì về điều Thiên Chúa đang hỏi chúng ta ở Úc? “

Khi phê chuẩn việc tổ chức Công Đồng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tán thành việc các giám mục bầu Giám mục Timothy Costelloe của Perth làm chủ tịch Công Đồng. Đức Tổng Giám Mục nói: “Tôi khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo, dù sốt sắng hay thất vọng, hãy nắm lấy cơ hội này để nói lên điều trong tim óc mình.”

Một loạt các cuộc họp lập kế hoạch cho Công Đồng đã diễn ra, trong đó những người đầy nhiệt huyết trên khắp nước Úc đã chia sẻ những hy vọng của họ cho Giáo hội.

Các giám mục của Úc đã cho phát động một trang web về Công Đồng để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách họ có thể tham gia vào quá trình thảo luận. Trang web này tại plenarycouncil.catholic.org.au.

Các quyết định được đưa ra sau Công Đồng sẽ có tính ràng buộc đối với Giáo Hội Công Giáo ở Úc với điều kiện được sự chấp thuận của Toà Thánh.

6. Đức Hồng Y Karl Lehmann qua đời vì đột quỵ

Đức Hồng Y Karl Lehmann, từng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, đã qua đời ở tuổi 81.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 12 tháng Ba, Hội Đồng Giám Mục Đức cho biết ngài đã qua đời một ngày trước đó, tức là hôm Chúa Nhật 11 tháng Ba.

Đức Hồng Y Lehmann đã bị đột quỵ vào vào tháng Chín năm ngoái và trong những ngày gần đây. Khi cái chết của ngài dường như sắp xảy ra, người Công Giáo tại Đức đã cầu nguyện cho ngài.

Đức Hồng Y Reinhard Marx, đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức nói: “Giáo Hội Đức đang cúi chào cung kính trước một nhân vật có ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới.”

Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel nói bà rất buồn về cái chết của Đức Hồng Y Lehmann và gọi ngài là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Đức.

Bà Merkel nói: “Tôi rất biết ơn những cuộc trò chuyện và gặp gỡ tốt đẹp của chúng tôi qua nhiều năm.” Bà gọi ngài là một nhà trung gian có năng khiếu đặc biệt, giữa người Công Giáo Đức và Rôma, theo tinh thần phong trào đại kết giữa các Giáo Hội Kitô giáo, cũng như giữa Kitô hữu và tín đồ các tôn giáo khác.

Đức Hồng Y Lehmann sinh ngày 16 tháng 5 năm 1936 tại thị trấn Sigmaringen, tây nam Đức. Ngài là giáo sư thần học và được bổ nhiệm làm Giám mục của Mainz năm 1983.

Là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Đức, ngài đã lãnh đạo Giáo Hội tại Đức với hơn 23 triệu người Công Giáo trong 20 năm.

Lễ tang của ngài được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 tại Nhà thờ Mainz.

7. Đức Thánh Cha chia buồn với Giáo Hội Đức trước cái chết của Đức Hồng Y Karl Lehmann

Trước cái chết của Đức Hồng Y Karl Lehmann, Hồng Y đẳng linh mục hiệu tòa San Leone, Giám Mục Hiệu Tòa Mainz, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi điện cho Đức Cha Peter Kohlgraf, là giám mục của Mainz. Nội dung bức điện như sau:

Điện tín của Đức Thánh Cha

Ngày 12 tháng Ba, 2018

Thưa Đức Cha

Peter Kohlgraf

Giám mục Mainz

Tôi đã nhận được tin về cái chết của Đức Hồng Y Karl Lehmann với nỗi buồn. Tôi xin bày tỏ những lời chia buồn chân thành đối với các bạn và với các tín hữu của giáo phận Mainz, và bảo đảm lời cầu nguyện của tôi cho vị Hồng Y quá cố mà Chúa đã gọi về với Ngài sau một thời gian bệnh nặng và đau khổ.

Trong hoạt động lâu dài của mình với vai trò một nhà thần học và một giám mục, và với tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, ngài đã giúp định hình cuộc sống của Giáo hội và của xã hội. Trái tim của ngài luôn mở ra đối với những vấn nạn và thách thức của thời đại, và đưa ra các câu trả lời và hướng dẫn khởi đi từ sứ điệp của Chúa Kitô, để đồng hàng cùng người dân trên con đường của họ, tìm kiếm những gì hiệp nhất họ vượt ra ngoài giới hạn của các lời tuyên bố, niềm tin và thực tại.

Nguyện Chúa Giêsu, Đấng Chăn Chiên Lành, ban cho tôi đầy tớ trung tín sự viên mãn và sự sống trọn vẹn trong vương quốc trên trời.

Tôi chân thành ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em và cho tất cả những ai đang than khóc và thương tiếc Đức Hồng Y quá cố trong lời cầu nguyện.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô

8. Ba “giám mục” Trung Quốc tham gia trong Quốc Hội, bỏ phiếu cho Tập Cận Bình làm “Đại Đế muôn năm”

Có ít nhất là 3 giám mục Công Giáo trong số các đại biểu của Quốc hội Nhân dân khóa 13 vào ngày 11 tháng Ba đã đưa ra quyết định lịch sử nhất tề chấp nhận cùng một lúc 21 tu chính án sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc, bao gồm việc cho phép một nhiệm kỳ vô hạn của Tập Cận Bình.

Sự thay đổi quan trọng nhất trong bản sửa đổi lần thứ năm trong lịch sử Hiến pháp Trung Quốc là điều khoản “sanweiyiti” (ba chức vụ trong tay của một người). Tập Cận Bình được giao giữ cả 3 chức vụ: Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, tất cả đều không có giới hạn thời gian, làm đến khi nào chán thì thôi.

Trước khi có sự sửa đổi này, chức vụ Chủ tịch nước bị giới hạn tối đa là hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm.

Sự sửa đổi này đã gây ra tranh cãi lớn trong và ngoài Trung Quốc kể từ cuối tháng Hai. Những người phản đối đã nhạo báng Tập Cận Bình muốn làm “Đại đế Tập muôn năm”. Danh hiệu này cũng được sử dụng như một tag trên Facebook của một chương trình truyền hình RTHK ở Hồng Kông nhưng sau đó bị xóa đi. Những ai ở Trung Quốc tìm trên Google những từ như “emperor” đều bị chặn.

Những sửa đổi này là những thay đổi hiến pháp lớn nhất trong 36 năm qua tại Trung Quốc.

Ba “giám mục” Trung Quốc tham gia vào Quốc hội Nhân dân khóa 13 nói trong cuộc phỏng vấn hôm 9 tháng Ba với tờ Hoàn Cầu Thời Báo là họ ủng hộ những thay đổi lịch sử này và kêu gọi người Công Giáo Trung Quốc cũng ủng hộ Tập Cận Bình.

Trong ba ông này, nổi nhất là ông “giám mục” Giuse Huỳnh Bỉnh Chương (Joseph Huang Bingzhang), là người đã bị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 dứt phép thông công vào năm 2011, nhưng nay Đức Cha Phêrô Trang Kiện Kiện (Peter Zhuang Jianjian) đang bị buộc phải giao lại giáo phận Sán Đầu cho ông này chăn dắt.

Ông nổi bật thứ hai là “giám mục” Quách Kim Tài (Guo Jincai) của giáo phận Thừa Đức, là người bị dứt phép thông công vào năm 2011 sau khi được truyền chức Giám Mục trái phép vào năm 2010 để cai quản một giáo phận ma. Cha Federico Lombardi, lúc ấy là giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, khẳng định rằng trong Giáo Hội Công Giáo chẳng làm gì có cái giáo phận Thừa Đức. Quách Kim Tài, tổng thư ký hội đồng giám mục do chính phủ kiểm soát, cũng đang chờ đợi Toà Thánh công nhận ông ta cùng với cái giáo phận Thừa Đức do Hội Công Giáo Yêu Nước tạo ra.

Ông thứ ba là “giám mục Phêrô Phương Kiến Bình” (Fang Jianping), là một giám mục bất hợp pháp được tấn phong vào năm 2000, đã được Tòa Thánh ân xá. Tuy nhiên, nhiều người Công Giáo Trung Quốc chỉ trích việc tha thứ này đã diễn ra quá sớm. Đúng thế, Phương Kiến Bình không hề hối hận và đã lấy vợ sau khi được ân xá.

Phát biểu với các phóng viên bên lề của Quốc hội Nhân dân khóa 13 về việc người Công Giáo Trung Quốc cần hỗ trợ Tập Cận Bình, “Đức cha” Phương Kiến Bình, khẳng định “dĩ nhiên rồi”, và lưu ý rằng “trong tư cách một công dân của một quốc gia, nghĩa vụ công dân phải được đặt trước mọi tôn giáo và mọi niềm tin.” Khi được hỏi Đức Chúa Trời hay Đảng Cộng sản ai quan trọng hơn, “Đức cha” Phương Kiến Bình, là phó chủ tịch hội đồng giám mục Trung Quốc, nói hôm 9 tháng 3, “Hãy trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa và trả lại cho đất nước những gì của đất nước.”

9. Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng 5 Năm Đức Phanxicô cai quản Giáo Hội

Ngày 13 tháng 3 năm 2013, Đức Hồng Y Bergoglio được mật nghị Hồng Y bầu làm giáo hoàng, lấy hiệu là Phanxicô. Đến nay, chẵn 5 năm.

Nhân dịp này, ngoại trưởng Rex Tillerson, đại diện chính phủ Hoa Kỳ gửi điện chúc mừng: “Nhân danh Chính Phủ Hiệp Chúng Quốc, tôi gửi lời chúc mừng đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân dịp kỷ niệm năm thứ năm ngày ngài được bầu vào Tòa Rôma.

“Cùng nhau, Hiệp Chúng Quốc và Tòa Thánh là một lực lượng phi thường tạo điều thiện khi chúng ta làm việc để thăng tiến tự do tôn giáo và các nhân quyền.

“Và đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và bạo lực, chiến đấu chống nạn buôn người, ngăn cản việc lan truyền bệnh tật, và tìm các giải pháp hoà bình cho các cuộc khủng hoảng khắp thế giới”.

Ngoại trưởng Tillerson nói rằng cuộc gặp gỡ có tính lịch sử của Tổng Thống Donald Trump với Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhân chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông tháng Năm năm 2017 làm nổi bật tầm quan trọng của sự hợp tác này.

Ngoại Trưởng Tillerson nói: “tôi tham gia với hàng triệu người Hoa Kỳ trong việc chúc mừng Đức Thánh Cha nhân dịp kỷ niệm này và mong được tiếp tục làm việc với nhau để cổ vũ hoà bình, tự do, và nhân phẩm khắp thế giới”.

10. Đức Hồng Y Pietro Parolin nhận định về triều giáo hoàng Phanxicô

Nhận định về triều giáo hoàng Phanxicô, sau 5 năm trị vì, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trong một cuộc phỏng vấn của VaticanNews, công bố ngày 13 tháng Ba, 2018, cho rằng “đặc điểm nền tảng của triều giáo hoàng này chính là niềm vui, một niềm vui hiển nhiên không phát sinh từ sự bất cẩn, mà từ sự kiện biết rằng mình được Chúa yêu thương”.

Các đặc điểm khác là lòng thương xót và phúc âm hóa. Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh tới phương thức “nhìn ra ngoài” của Giáo Hội ngày nay và cho rằng phương thức này “có thể gây nên những phán đoán khác nhau, mâu thuẫn nhau và đôi khi chống đối nhau” dẫn đến phê bình chỉ trích.

Đức Hồng Y nói thêm rằng “Theo một nghĩa nào đó, việc ấy bình thường thôi, tôi nghĩ vậy, thực tế là mọi triều giáo hoàng đều bị chỉ trích cả. Còn đối với sự chỉ trích, tôi muốn phân biệt giữa các lời chỉ trích phá hoại, gây hấn, thực sự xấu xa... và những lời chỉ trích xây dựng”.

Ngài cho rằng ta cần chấp nhận các lời chỉ trích phá hoại, gây hấn “in Cruce” (bằng Thánh Giá): “hãy coi chúng như một phần của mão gai mà chúng ta phải đội, nhất là những ai có trách nhiệm trong Giáo Hội và do đó cũng có một vai trò công cộng”.

Còn đối với các lời chỉ trích xây dựng, “Tôi tin rằng ta cần lưu ý vì nó có thể hữu ích, như một khí cụ để cải tiến, thậm chí cải tiến việc phục vụ của ta. Tôi cho rằng về nền tảng, lời chỉ trích xây dựng là lời chỉ trích phát xuất từ một thái độ yêu thương và nhằm xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội”.

11. Giáo hội Ấn độ kỷ niệm 5 năm Giáo hoàng của Ðức Phanxicô.

Hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ, ngày 13 tháng 03 năm 2018, Giáo hội Ấn độ đã kỷ niệm 5 năm Giáo hoàng của Ðức Phanxicô.

Ðức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám mục Mumbai và chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn độ, đã cử hành Thánh lễ cùng với 33 Giám mục đến từ các miền của Ấn độ và Ðức Giám mục sứ thần Tòa thánh Giambattista Diquattro. Ban chiều, các vị đã chầu Thánh Thể và cầu nguyện cho Ðức Thánh Cha.

Ðức Hồng Y Gracias chia sẻ rằng các Giám mục cũng cầu nguyện cho các Giám mục của Ấn độ và Á châu để các ngài hiểu và thực hành tư tưởng của Ðức Thánh Cha, sống như một Giám mục thật sự và là các Giám mục thời hiện đại, là hải đăng của lòng thương xót và là các mục tử tốt lành.

Các Giám mục đang tham dự khóa học dành cho các tân Giám mục, kéo dài từ 12 đến 17 tháng 03 năm 2018 tại chủng viện thánh Pio X của tổng giáo phận. Ðức Hồng Y Gracias cũng nói: “Tôi nói với các tân Giám mục về Ðức Giáo hoàng Phanxicô, hướng dẫn Giáo hội và được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần. Trước những thách thức hiện nay, việc chúng ta ghi nhớ tư tưởng của Ðức Phanxicô thật là quan trọng. Ngài là Giáo hoàng của các vùng ngoại biên, một Giáo hoàng với một trái tim cảm thông dành cho người nghèo, lòng yêu thương và quan tâm của ngài dành cho những người bị lãng quên và đau khổ. Ngài yêu thương người trẻ của chúng ta và quan tâm đặc biệt đến người già, đặc biệt các người ông người bà. Ngay từ đầu triều đại Giáo hoàng của ngài, ngài đã nhắc người trẻ tầm quan trọng của việc giữ liên lạc với người già.”

Ðức Hồng Y Gracias nói thêm: “Ðức Giáo hoàng Phanxicô là vị Giáo hoàng của lòng thương xót, thúc đẩy con người đến với bí tích hòa giải. Ðức Thánh Cha rất yêu thương Á châu và ngài đã bày tỏ điều này trong các cuộc thăm viếng các nước Á châu. Ngài thường hỏi tôi về Á châu, nơi mà ngài rất ngưỡng mộ sự giàu có tinh thần.”

Ðức Hồng Y cho biết Ðức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình bạn và sự tôn trọng giữa ngừơi nam và ngừơi nữ trong các truyền thống tôn giáo khác nhau. Ðức Hồng Y nhắc lại lời Ðức Giáo hoàng: “Nếu có một lời mà chúng ta nhắc đi nhắc lại không mệt mỏi thì đó là 'đối thoại.' Tất cả chúng ta được kêu gọi thăng tiến một nền văn hóa đối thoại với tất cả cách thức có thể và bằng cách này tái dựng lại bức tranh xã hội.'“

Cuối cùng Ðức Hồng Y khẳng định: “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Á châu về Giáo hội tại Á châu hiệp thông với tư tưởng của Ðức Thánh Cha, đó là cuộc đối thoại 3 chiều - với người nghèo, với các nền văn hóa và với các tôn giáo. Và tôi cũng thêm rằng đối thoại với thiên nhiên.”

12. Sứ vụ giáo dục đức tin cho người khuyết tật trí tuệ của các nữ tu.

Năm 1881, một nhóm phụ nữ trẻ thuộc cộng đồng Pianello del Lairo, gần thành phố Como của Ý, muốn theo đuổi sứ mạng phục vụ cho những người khốn khổ, bao gồm những người khuyết tật. Họ thuê một ngôi nhà và sau đó đã mua ngôi nhà này, đặt tên là nhà Chúa Quan Phòng, và bắt đầu công việc tông đồ theo gương mẫu của Tin mừng và người Samaritano nhân lành. Ngôi nhà của các sơ được biết đến như “chiếc tàu Noe”, vì các sơ đón tiếp các trẻ mồ côi, những phụ nữ lao động trẻ tìm nơi sinh sống, những người bệnh động kinh, người già và người khuyết tật trí tuệ. Thế là Dòng Nữ tử Ðức Maria Chúa Quan Phòng đã ra đời.

Nền tảng hoạt động tông đồ của dòng là “tôn trọng sự sống và phẩm giá của mọi người,” theo như quy chuẩn đạo đức của thánh Louis Guanella, vị đồng sáng lập dòng, đó là “đóng góp vào thiện ích của những người cần được trợ giúp, chăm sóc và quan tâm trong cuộc sống của họ. Dòng Nữ tử Ðức Maria Chúa Quan Phòng cũng có ngành nam, là dòng các Tôi tớ Bác ái, được thành lập năm 1908. Các linh mục và tu huynh của dòng cũng theo những hoạt động tông đồ tại nhiều quốc gia.

Năm 1913, các sơ dòng Nữ tử Ðức Maria Chúa Quan Phòng đến lập cộng đoàn tại thành phố Chicago, Hoa kỳ. Vì là người Ý, nên những nữ tu này bắt đầu bằng việc giúp đỡ cho những người di dân Ý sống ở Hoa kỳ. Các sơ thành lập nhà mẹ ở Chicago cho tỉnh dòng Hoa kỳ và mở một cơ sở chăm sóc các trẻ em khuyết tật trí tuệ. Tại các quốc gia khác, các sơ dòng Nữ tử Ðức Maria Chúa Quan Phòng hoạt động trong nhiều lãnh vực,. Nhưng tại Hoa kỳ, sứ vụ chính của các sơ là chăm sóc và dạy đức tin cho những người khuyết tật trí tuệ. Các sơ cũng chăm sóc người già trong các nhà dưỡng lão. Một số nữ tu phục vụ trong các giáo xứ với vai trò giáo viên và phụ trách các chương trình giáo dục tôn giáo và các thừa tác viên đưa Mình Thánh Chúa đến cho những người già yếu bệnh tật không đi lễ được. Qua thời gian, các sơ cũng dạy học tại các trường tiểu học Công Giáo.

Ðức cố Giám mục James M. Moynihan đã mời các sơ đến giáo phận Syracuse theo lời giới thiệu của một giáo dân xứ Thánh gia đang muốn tìm cách giúp đỡ cho người khuyết tật trí tuệ. 3 nữ tu đã đến ở một căn nhà gần nhà thờ Thánh gia. Tại giáo phận này, các sơ tập trung vào việc giúp đỡ các thanh thiếu niên và người lớn bị khuyết tậ trí tuệ, những người ở tuổi đến trường nhưng không thể lãnh nhận các bí tích giải tội, Thánh thể và Thêm sức. Sơ Caryn Haas phụ trách chăm sóc mục vụ cho người già yếu bệnh tật, bao gồm viẹc giúp các gia đình chuẩn bị cho con cái họ lãnh nhận bí tích rửa tội và các bí tích khác. Sơ còn sắp xếp để đưa Mình Thánh cho những người không thể đến nhà thờ. Sơ Beth Ann Dillon thì dạy môn tôn giáo tại trường trung học gần đó và cũng phụ trách mục vụ cho học sinh tại đó. Một sơ khác là sơ Arlene Riccio thì lên lịch trình cho các hoạt động đức tin cho người khuyết tật trí tuệ trong chương trình tông đồ đào tạo tôn giáo cho người trưởng thành có hoàn cảnh đặc biệt, gọi tắt là SPAR.

Những người lớn bị khuyết tật trí tuệ đã được học vể tôn giáo và bí tích tại các giáo xứ thì chương trình SPAR tiếp tục các chương trình để giúp họ đào sâu đức tin. Ðể giúp họ, sơ Riccio lập những nhóm nhỏ, hoặc ngay cả những buổi học một trò một thầy để giúp người khuyết tật có thể học hỏi về giáo lý dễ hơn. Với những trường hợp người khuyết tật trí tuệ không thể đi tham dự các lớp đều đặn, các sơ thường đến nhà để giúp họ. Sơ Riccio còn nhắm qua chương trình SPAR, dạy về tu đức tổng quát cho các Kitô hữu và dạy về đức tin Công Giáo cho các tín hữu Công Giáo. Một mục đích khác mà sơ muốn thực hiện nữa là tụ họp những tình nguyện viên có thể giúp cho những người tại các nhà hưu dưỡng có thể đi lễ ngày Chúa Nhật nếu họ muốn.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News