Phụng Vụ - Mục Vụ
Ca Vang Hosanna
Lm Vũđình Tường
02:09 24/03/2021
Dân chúng vui mừng vang ca đón chào Đức Kitô, ngồi trên lưng lừa tiến vào thành thánh Jerusalem. Người ta mượn con lừa của người nông dân, trải áo vải trên đó cho Đức Kitô cưỡi lừa tiến đi. Hai bên đường, dân chúng người vỗ tay, kẻ bẻ vội cành lá bên đường hoan ca, đón chào. Trên đường đi có chỗ người ta còn rải cành lá tươi trên mặt đường cho Đức Kitô tiến bước. Đám đông ca vang tận trời xanh. Tiếng vang vọng đó vang xa mãi, xa mãi cho đến khi chúng biến mất vào không trung. Danh vọng trần gian là thế đó, chúng đến rất mau, ra đi rất lẹ. Đến ồn ào, náo nhiệt. Đi âm thầm, lặng lẽ, từ từ biến mất. Đức Kitô vào thành thánh trong vinh quang. Vinh quang đó dài không quá vài giờ. Sau đó là cuộc thương khó kéo dài vài ba ngày.
Người phản bội lại là người thân cận càng làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn. Juda Iscariot là một trong số mười hai đệ Đức Kitô tuyển chọn. Juda ngầm cấu kết với nhóm Thượng Tế đền thờ phản bội Đức Kitô. Ông đồng í chỉ điểm cho họ bắt Đức Kitô. Để trả công, nhóm Thượng Tế chi cho ông ba chục đồng bạc. Ngay sau đó nhóm Thượng Tế cấu kết với Kinh Sư và Kì Mục tìm cách thực hiện cho bằng được í tưởng triệt tiêu Đức Kitô. Họ đồng í kết liễu cuộc đời Đức Kitô bằng bản án tử hình. Việc đưa ra toà xét xử cách chóng vánh, chỉ là hình thức trá hình, che mắt quần chúng. Nếu ai đó thắc mắc, họ có cách biện báo.
Điều gì dẫn đến việc Juda phản bội Đức Kitô đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Bởi chỗ Juđa không thiếu tiền. Cần bất cứ điều gì Đức Kitô đều cung cấp đầy đủ. Ông hiện đang giữ chức thủ quĩ cả nhóm, lúc nào cũng sẵn tiền đủng đỉnh. Juda quí mến Đức Kitô, nhưng có lẽ ông quí tiền hơn nên tìm cách bán Thầy.
Kẻ thù không chung bàn, chung tiệc. Điều này cho thấy Đức Kitô biết Juđa phản bội nhưng Ngài vẫn yêu mến Juđa, vẫn coi ông là một trong số các môn đệ, và vẫn mời ông ngồi chung bàn với Ngài. Trong bữa Tiệc Li, Đức Kitô cầm bánh, dâng lời tạ ơn rồi trao cho các môn đệ. Juđa cũng nhận phần bánh Đức Kitô trao. Đức Kitô loan báo tin buồn. Ngài cho biết trong số những kẻ ngồi chung bàn có kẻ phản bội Ngài.
Các tông đồ lần lượt lên tiếng 'Chắc chắn không phải là con' Mk 13,20. Đến lượt Juđa, ông cũng lên tiếng như thế. Đức Kitô biết Juđa nói dối, nhưng Ngài không chất vấn. Cho đến giờ này, ngoài Đức Kitô ra, không môn đệ nào biết việc Juđa rấp tâm thực hiện.
Sau khi nhận bánh từ tay Đức Kitô, ông ăn bánh; liền sau đó ra đi lẩn mình trong bóng tối. Các môn đệ khác nghĩ, Juđa ra đi vì ông cần mua thêm gì đó chuẩn bị cho ngày lễ Vượt Qua. Các ông đã sai lầm. Juđa ra đi không phải để mua mà để bán. Ông ra đi bán Thầy, bán tình thương Thầy dành cho. Ông bán tình nghĩa giữa các môn đệ, bán lòng Thầy tin ông. Bán tình thân hữu. Một khi Juđa đồng í bán Đức Kitô, nhóm Thượng Tế chắc chắn không để cho Juđa đổi í. Sự việc đến lúc này coi như ngoài tầm kiểm soát của Juđa. Juđa không có khả năng thay đổi sự việc. Juđa nhắm mắt bước đi trong bóng tối.
Sau bữa Tiệc Li, các môn đệ theo Đức Kitô lên vườn Cây Dầu. Tại đây, Đức Kitô một mình cầu nguyện, còn các môn đệ khác, phần vừa say, vừa mệt đều thiếp đi. Đức Kitô trở lại lần thứ hai thấy các ông vẫn còn đang ngon giấc. Lần thứ ba, Ngài bảo các ông. Thức dậy đi. Giờ đã đến, Kẻ nộp Thầy đã xuất đầu, lộ diện. Các ông tỉnh cơn ngủ. Juđa đến ôm Đức Kitô hôn Người. Đức Kitô thân thiện, nhỏ nhẹ nói với ông:
Juđa, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? Lk 22,48.
Đến lúc này ngoài Đức Kitô ra không còn ai có thể cứu vãn tình thếu. Đức Kitô tạo cho Juđa cơ hội cuối để Juđa thống hối. Juđa bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng đó. Khi phạm tội người ta bỏ ngàn vàng đổi lấy đồng bạc. Thiệt thòi thế mà nhiều người vẫn coi đó là hành động khôn ngoan. Tội làm cho người ta ra mù quáng. Tự cho cái khờ dại của mình là khôn. Juđa từ chối sự giúp đỡ của Đức Kitô và của các môn đệ khác.
Juđa nhận tiền. Ông rất vui. Niềm vui đó mau chóng tàn phai khi ông biết người ta sẽ giết Thầy ông, Đức Kitô. Ông hối hận, mang tiền trả lại nhóm Thuợng Tế. Họ không nhận, ông quăng tiền lại, tháo chạy. Tội sinh ra tội. Ông phạm tội khác lớn hơn tội cũ. Ông tin là tội ông không thể tha. Ông thật sai lầm. Tình Chúa cao hơn tội ông phạm. Tình Chúa mạnh hơn tội ông phạm. Thay vì quay về thống hối, ăn năn, ông tự kết liễu đời mình. Kết liễu cuộc đời đã không giải quyết được gì, còn làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Sau khi đóng đanh Đức Kitô vào thập giá, nhóm Thượng Tế, Kinh Sư và Kì Mục mở tiệc mừng. Niềm vui vừa trọn ba ngày. Tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết làm cho các ông giật nảy mình, mất ăn, mất ngủ cho đến khi các ông nhắm mắt lìa đời. Niềm vui trần thế chóng qua, mau tàn là thế.
Đức Kitô chịu đau khổ trong tay con người và sau ba ngày Ngài sống lại vinh quang. Ngày nay vẫn còn nhiều người không hiểu là Đức Kitô chọn cách chết đau thương trên thập tự để diễn tả tình thương cứu rỗi dành cho nhân loại. Ngài sống lại vinh quang, ban cho những ai tin vào Ngài nhiềm vui sống lại, tươi mát như cây lúa mới trổ sinh bông trái từ hạt lúa mì gieo vào lòng đất.
TiengChuong.org
Hosanna
Hosanna was the sound of joy. People praised Jesus at His entrance into the Holy City, Jerusalem. They covered the donkey with their garments for Jesus to ride on. People on the road sides shouted on the tops of their voices to cheer Jesus. They extolled Him, and made Him feel welcome. They put green leaves on His way, and used green branches to show their joyfulness. The happy shout of the crowds was short lived. It reflected that the glory of this world didn't last long. Soon after the joyous entrance, the drama slowly unfolded, step by step. Jesus' entry to the Holy City, Jerusalem took only a couple of hours; and yet His Passion took days.
The betrayal happened within the circle of trusted friends, and that was rather hard to swallow. Judas Iscariot, one of the twelve apostles, made a deal with the chief priests to betray Jesus, his Master. The arrangement was agreed, that Judas would hand over his Master to the chief priests, and they would hand over to him a sum of money, thirty silver coins. The chief priests then co-operated with the Jewish authority to eliminate Jesus. Jesus' fate had already been decided by the chief priests. Court proceedings were done in a hurry to avoid any public queries about the legality of the case.
What led Judas to act as he did remains a mystery. Judas probably loved Jesus, but did he love money more?. We don't know, but we are certain, Jesus loved Judas. Enemies would not sit at the same table to share bread and wine. Jesus shared the meal with Judas to say Jesus continued to see Judas as one of His apostles. The Passover meal was set, and the twelve were with Jesus. Apart from Jesus, none of the others knew about Judas' hidden scheme. Jesus took the bread in His hands, said the blessing. He broke it, and handed it over to His disciples. Judas ate the bread. After eating the bread Judas disappeared into the dark.
Some thought Judas went out to buy what was needed for the celebration, because he was the bursar of the group. They were all wrong. Judas didn't buy. He sold. He sold the love, the trust his Master had for him. He sold the unity, and the fraternity of the group.
After Judas had gone, Jesus and other apostles continued to celebrate. After the meal they followed Jesus to the garden. Tiredness made them fall asleep; Jesus was praying alone. Jesus called the apostles to wake up to face the reality. Earlier, Jesus told the apostles, that one of them was going to betray Him. They took it in turn to deny it. Judas told Jesus 'Not I, Rabbi, surely'. Jesus knew Judas was lying.
Once Judas promised to betray Jesus, the chief priests would not allow him to change his mind. It was a bit late for Judas to do anything. Things were out of his control. Judas arrived, hugged, and kissed Jesus. With a gentle gesture and friendly voice, Jesus asked, 'Judas, are you betraying the Son of Man with a kiss?'Lk 22. It looked like, Jesus gave Judas the golden opportunity to change his heart. He refused to seek help from Jesus, and from the other apostles.
Judas received the sum, and he was happy, but his happiness soon waned. On the surface, Judas acted as if he were innocent; deep down he was incapable of facing his own demon. He believed his sin was unforgiveable. He had lost all hope in God's love. He was wrong. Taking one's own life solved no problem, but rather created more serious problems.
After Jesus' crucifixion, Jesus' opponents celebrated their victory, their triumph lasted for just three days. They were terrified to hear the news, that Jesus had risen from the dead. Indeed, Jesus died at the hands of men. Even now, many fail to understand, that Jesus chose the extreme form of death to show the reality of God's universal love for mankind.
Người phản bội lại là người thân cận càng làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn. Juda Iscariot là một trong số mười hai đệ Đức Kitô tuyển chọn. Juda ngầm cấu kết với nhóm Thượng Tế đền thờ phản bội Đức Kitô. Ông đồng í chỉ điểm cho họ bắt Đức Kitô. Để trả công, nhóm Thượng Tế chi cho ông ba chục đồng bạc. Ngay sau đó nhóm Thượng Tế cấu kết với Kinh Sư và Kì Mục tìm cách thực hiện cho bằng được í tưởng triệt tiêu Đức Kitô. Họ đồng í kết liễu cuộc đời Đức Kitô bằng bản án tử hình. Việc đưa ra toà xét xử cách chóng vánh, chỉ là hình thức trá hình, che mắt quần chúng. Nếu ai đó thắc mắc, họ có cách biện báo.
Điều gì dẫn đến việc Juda phản bội Đức Kitô đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Bởi chỗ Juđa không thiếu tiền. Cần bất cứ điều gì Đức Kitô đều cung cấp đầy đủ. Ông hiện đang giữ chức thủ quĩ cả nhóm, lúc nào cũng sẵn tiền đủng đỉnh. Juda quí mến Đức Kitô, nhưng có lẽ ông quí tiền hơn nên tìm cách bán Thầy.
Kẻ thù không chung bàn, chung tiệc. Điều này cho thấy Đức Kitô biết Juđa phản bội nhưng Ngài vẫn yêu mến Juđa, vẫn coi ông là một trong số các môn đệ, và vẫn mời ông ngồi chung bàn với Ngài. Trong bữa Tiệc Li, Đức Kitô cầm bánh, dâng lời tạ ơn rồi trao cho các môn đệ. Juđa cũng nhận phần bánh Đức Kitô trao. Đức Kitô loan báo tin buồn. Ngài cho biết trong số những kẻ ngồi chung bàn có kẻ phản bội Ngài.
Các tông đồ lần lượt lên tiếng 'Chắc chắn không phải là con' Mk 13,20. Đến lượt Juđa, ông cũng lên tiếng như thế. Đức Kitô biết Juđa nói dối, nhưng Ngài không chất vấn. Cho đến giờ này, ngoài Đức Kitô ra, không môn đệ nào biết việc Juđa rấp tâm thực hiện.
Sau khi nhận bánh từ tay Đức Kitô, ông ăn bánh; liền sau đó ra đi lẩn mình trong bóng tối. Các môn đệ khác nghĩ, Juđa ra đi vì ông cần mua thêm gì đó chuẩn bị cho ngày lễ Vượt Qua. Các ông đã sai lầm. Juđa ra đi không phải để mua mà để bán. Ông ra đi bán Thầy, bán tình thương Thầy dành cho. Ông bán tình nghĩa giữa các môn đệ, bán lòng Thầy tin ông. Bán tình thân hữu. Một khi Juđa đồng í bán Đức Kitô, nhóm Thượng Tế chắc chắn không để cho Juđa đổi í. Sự việc đến lúc này coi như ngoài tầm kiểm soát của Juđa. Juđa không có khả năng thay đổi sự việc. Juđa nhắm mắt bước đi trong bóng tối.
Sau bữa Tiệc Li, các môn đệ theo Đức Kitô lên vườn Cây Dầu. Tại đây, Đức Kitô một mình cầu nguyện, còn các môn đệ khác, phần vừa say, vừa mệt đều thiếp đi. Đức Kitô trở lại lần thứ hai thấy các ông vẫn còn đang ngon giấc. Lần thứ ba, Ngài bảo các ông. Thức dậy đi. Giờ đã đến, Kẻ nộp Thầy đã xuất đầu, lộ diện. Các ông tỉnh cơn ngủ. Juđa đến ôm Đức Kitô hôn Người. Đức Kitô thân thiện, nhỏ nhẹ nói với ông:
Juđa, anh dùng cái hôn mà nộp Con Người sao? Lk 22,48.
Đến lúc này ngoài Đức Kitô ra không còn ai có thể cứu vãn tình thếu. Đức Kitô tạo cho Juđa cơ hội cuối để Juđa thống hối. Juđa bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng đó. Khi phạm tội người ta bỏ ngàn vàng đổi lấy đồng bạc. Thiệt thòi thế mà nhiều người vẫn coi đó là hành động khôn ngoan. Tội làm cho người ta ra mù quáng. Tự cho cái khờ dại của mình là khôn. Juđa từ chối sự giúp đỡ của Đức Kitô và của các môn đệ khác.
Juđa nhận tiền. Ông rất vui. Niềm vui đó mau chóng tàn phai khi ông biết người ta sẽ giết Thầy ông, Đức Kitô. Ông hối hận, mang tiền trả lại nhóm Thuợng Tế. Họ không nhận, ông quăng tiền lại, tháo chạy. Tội sinh ra tội. Ông phạm tội khác lớn hơn tội cũ. Ông tin là tội ông không thể tha. Ông thật sai lầm. Tình Chúa cao hơn tội ông phạm. Tình Chúa mạnh hơn tội ông phạm. Thay vì quay về thống hối, ăn năn, ông tự kết liễu đời mình. Kết liễu cuộc đời đã không giải quyết được gì, còn làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Sau khi đóng đanh Đức Kitô vào thập giá, nhóm Thượng Tế, Kinh Sư và Kì Mục mở tiệc mừng. Niềm vui vừa trọn ba ngày. Tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết làm cho các ông giật nảy mình, mất ăn, mất ngủ cho đến khi các ông nhắm mắt lìa đời. Niềm vui trần thế chóng qua, mau tàn là thế.
Đức Kitô chịu đau khổ trong tay con người và sau ba ngày Ngài sống lại vinh quang. Ngày nay vẫn còn nhiều người không hiểu là Đức Kitô chọn cách chết đau thương trên thập tự để diễn tả tình thương cứu rỗi dành cho nhân loại. Ngài sống lại vinh quang, ban cho những ai tin vào Ngài nhiềm vui sống lại, tươi mát như cây lúa mới trổ sinh bông trái từ hạt lúa mì gieo vào lòng đất.
TiengChuong.org
Hosanna
Hosanna was the sound of joy. People praised Jesus at His entrance into the Holy City, Jerusalem. They covered the donkey with their garments for Jesus to ride on. People on the road sides shouted on the tops of their voices to cheer Jesus. They extolled Him, and made Him feel welcome. They put green leaves on His way, and used green branches to show their joyfulness. The happy shout of the crowds was short lived. It reflected that the glory of this world didn't last long. Soon after the joyous entrance, the drama slowly unfolded, step by step. Jesus' entry to the Holy City, Jerusalem took only a couple of hours; and yet His Passion took days.
The betrayal happened within the circle of trusted friends, and that was rather hard to swallow. Judas Iscariot, one of the twelve apostles, made a deal with the chief priests to betray Jesus, his Master. The arrangement was agreed, that Judas would hand over his Master to the chief priests, and they would hand over to him a sum of money, thirty silver coins. The chief priests then co-operated with the Jewish authority to eliminate Jesus. Jesus' fate had already been decided by the chief priests. Court proceedings were done in a hurry to avoid any public queries about the legality of the case.
What led Judas to act as he did remains a mystery. Judas probably loved Jesus, but did he love money more?. We don't know, but we are certain, Jesus loved Judas. Enemies would not sit at the same table to share bread and wine. Jesus shared the meal with Judas to say Jesus continued to see Judas as one of His apostles. The Passover meal was set, and the twelve were with Jesus. Apart from Jesus, none of the others knew about Judas' hidden scheme. Jesus took the bread in His hands, said the blessing. He broke it, and handed it over to His disciples. Judas ate the bread. After eating the bread Judas disappeared into the dark.
Some thought Judas went out to buy what was needed for the celebration, because he was the bursar of the group. They were all wrong. Judas didn't buy. He sold. He sold the love, the trust his Master had for him. He sold the unity, and the fraternity of the group.
After Judas had gone, Jesus and other apostles continued to celebrate. After the meal they followed Jesus to the garden. Tiredness made them fall asleep; Jesus was praying alone. Jesus called the apostles to wake up to face the reality. Earlier, Jesus told the apostles, that one of them was going to betray Him. They took it in turn to deny it. Judas told Jesus 'Not I, Rabbi, surely'. Jesus knew Judas was lying.
Once Judas promised to betray Jesus, the chief priests would not allow him to change his mind. It was a bit late for Judas to do anything. Things were out of his control. Judas arrived, hugged, and kissed Jesus. With a gentle gesture and friendly voice, Jesus asked, 'Judas, are you betraying the Son of Man with a kiss?'Lk 22. It looked like, Jesus gave Judas the golden opportunity to change his heart. He refused to seek help from Jesus, and from the other apostles.
Judas received the sum, and he was happy, but his happiness soon waned. On the surface, Judas acted as if he were innocent; deep down he was incapable of facing his own demon. He believed his sin was unforgiveable. He had lost all hope in God's love. He was wrong. Taking one's own life solved no problem, but rather created more serious problems.
After Jesus' crucifixion, Jesus' opponents celebrated their victory, their triumph lasted for just three days. They were terrified to hear the news, that Jesus had risen from the dead. Indeed, Jesus died at the hands of men. Even now, many fail to understand, that Jesus chose the extreme form of death to show the reality of God's universal love for mankind.
Thứ Năm 25/3: Lễ Truyền Tin – Suy niệm của Cha Anthony Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
03:01 24/03/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 24-March-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38
“Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.
Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”.
Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”
Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”.
Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà.
Ðó là lời Chúa.
Tuyên xưng Tình yêu Thiên Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:39 24/03/2021
Lễ Truyền Tin 2021
TUYÊN XƯNG TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Thiên Chúa cực linh, toàn năng, nguồn gốc và chủ tể muôn loài hữu hình, vô hình trong vũ trụ và trên trời cao. Thiên Chúa chỉ cần phán một lời mọi, sự từ không thành có và từ có trở về hư không.
Vì sự cao cả khôn cùng, Thiên Chúa có thể đặt ngay Con mình vào cung lòng Trinh Nữ, hoặc Người Con ấy xuống thế mà không cần qua lòng dạ người nào.
Bằng đường lối yêu thương và chung thủy trong tình yêu, trước sau gì Thiên Chúa cũng chỉ thể hiện sự tôn trọng tự do chính Ngài đã ban cho loài thụ tạo mà Ngài hết mực lưu tâm săn sóc.
Thánh Luca ghi nhận rõ rệt: “Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galile, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavit. Trinh nữ ấy tên là Maria” (Lc 1, 26).
Bằng cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa thiên thần với Đức Maria, Thiên Chúa cho thấy, Ngài chấp nhận cúi xuống “thỉnh ý một người phàm”. Chỉ khi cô thôn nữ quê mùa ấy thốt lời "xin vâng", Con Thiên Chúa mới chính thức nhập thể, lời hứa cứu độ mới tiếp diễn, và lịch sử cứu độ khai thông.
Hơn 4.000 năm mỏi mòn trông chờ Đấng Cứu Thế của cả dòng lịch sử Cựu Ước, nay giờ cứu độ đã điểm, ơn cứu độ thành hiện thực, bởi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã làm người, sau lời “xin vâng” anh dũng và ngoạn mục của một thôn nữ nghèo, trinh trắng: Đức Maria.
Chính tình yêu Thiên Chúa làm nên điều kỳ diệu. Nó nâng một thụ tạo tầm thường thành Mẹ Thiên Chúa. Nó trao cho mọi thụ tạo khác quyền sống đến đời đời, sống sung mãn, sống trong chính sự sống của Thiên Chúa. Nó khiến thế giới loài người, tưởng bế tắc, chết chóc vì tội, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa.
Tình yêu ấy đã làm Chúa Cha tự hiến chính mình khi trao ban cho trần gian, không phải ai khác, không phải cái gì khác, mà chính là trao ban Người Con Một dấu ái của mình, Con Lòng mình. Chính tình yêu ấy đã làm cho Chúa Con tự hiến chính mình, vâng phục Chúa Cha, trở nên nguồn cứu độ đời đời cho trần thế.
Đứng trước những lạ lùng và ngỡ ngàng ấy, con người chỉ còn thốt lên: Tình yêu Thiên Chúa, tình yêu ngút ngàn, tình yêu đại lượng, tình yêu mãnh liệt. Đó là thứ tình yêu có sức tiêu diệt mọi rào cản, cuốn phăng mọi thác ghềnh, để cuối cùng chỉ tồn tại một mục đích: làm trọn sứ mạng yêu thương mà thôi.
Tuyên xưng tình yêu của Thiên Chúa là lý do lớn nhất để chúng ta mừng trọng thể lễ Truyền Tin. Như vậy có ba yếu tố cần được nhấn mạnh trong khi cử hành ngày Thiên Chúa sai thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ba yếu tố ấy là:
- Thiên Chúa là chủ đích, là tác giả của ơn cứu độ.
- Chúa Kitô vâng phục và thực hiện quyền năng cứu độ đúng như thánh ý Thiên Chúa muốn.
- Đức Maria cộng tác bằng sự đáp trả trong vai trò làm Mẹ của Con Thiên Chúa làm người.
Cả ba yếu tố: Thiên Chúa – sáng kiến cứu độ; Chúa Con – thực hiện ơn cứu độ; Đức Trinh Nữ - cộng tác vào ơn cứu độ, không bao giờ loại trừ nhau, không bao giờ gây mâu thuẫn hay “dẫm chân” nhau. Bởi cả ba yếu tố nói trên liên hệ chặt chẽ và luôn bổ túc cho nhau.
Muốn cứu độ con người, Thiên Chúa cần một Trung Gian đến từ Thiên Chúa mang chính bản thể Thiên Chúa, nhưng cũng xuất phát từ nguồn gốc con người. Bởi nếu không có Trung Gian đến từ Thiên Chúa, không thể thực hiện ơn cứu độ, vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng cứu độ.
Nếu có Trung Gian đến từ Thiên Chúa, mà lại không là con người, sẽ không thể nào có ơn cứu độ thật, được áp dụng trên toàn thể loài người. Và để làm người, Trung Gian đến từ Thiên Chúa, nhất thiết phải sinh ra như mọi người nơi trần thế.
Nhờ quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria đã trao cho Trung Gian ấy, chính là Chúa Giêsu Kitô, một thân xác để làm người giống như chúng ta. Một khi nhập thể từ cung lòng Đức Maria, Chúa Kitô thực sự là người chứ không khác người.
Bởi vậy, ba yếu tố: Thiên Chúa, Chúa Kitô, Đức Maria là ba yếu tố quang trọng buộc chúng ta phải tin vững chắc khi nhắc lại mầu nhiệm nhập thể và cứu độ của Thiên Chúa được khởi đi từ biến cố truyền tin hôm nay.
Lạy Chúa, Chúa không vì tội lỗi của chúng con mà hủy diệt chúng con. Nhưng nhờ tình yêu hải hà của Chúa, Chúa đã cứu độ chúng con. Xin cho chúng con hằng bắt chước Chúa Giêsu, Con Chúa mà vâng phục thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, suốt cuộc đời chúng con, để cũng như Người, chúng con trở thành hiến vật dâng lên Chúa đền bù những bất xứng của chúng con. Amen.
TUYÊN XƯNG TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Thiên Chúa cực linh, toàn năng, nguồn gốc và chủ tể muôn loài hữu hình, vô hình trong vũ trụ và trên trời cao. Thiên Chúa chỉ cần phán một lời mọi, sự từ không thành có và từ có trở về hư không.
Vì sự cao cả khôn cùng, Thiên Chúa có thể đặt ngay Con mình vào cung lòng Trinh Nữ, hoặc Người Con ấy xuống thế mà không cần qua lòng dạ người nào.
Bằng đường lối yêu thương và chung thủy trong tình yêu, trước sau gì Thiên Chúa cũng chỉ thể hiện sự tôn trọng tự do chính Ngài đã ban cho loài thụ tạo mà Ngài hết mực lưu tâm săn sóc.
Thánh Luca ghi nhận rõ rệt: “Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galile, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavit. Trinh nữ ấy tên là Maria” (Lc 1, 26).
Bằng cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa thiên thần với Đức Maria, Thiên Chúa cho thấy, Ngài chấp nhận cúi xuống “thỉnh ý một người phàm”. Chỉ khi cô thôn nữ quê mùa ấy thốt lời "xin vâng", Con Thiên Chúa mới chính thức nhập thể, lời hứa cứu độ mới tiếp diễn, và lịch sử cứu độ khai thông.
Hơn 4.000 năm mỏi mòn trông chờ Đấng Cứu Thế của cả dòng lịch sử Cựu Ước, nay giờ cứu độ đã điểm, ơn cứu độ thành hiện thực, bởi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã làm người, sau lời “xin vâng” anh dũng và ngoạn mục của một thôn nữ nghèo, trinh trắng: Đức Maria.
Chính tình yêu Thiên Chúa làm nên điều kỳ diệu. Nó nâng một thụ tạo tầm thường thành Mẹ Thiên Chúa. Nó trao cho mọi thụ tạo khác quyền sống đến đời đời, sống sung mãn, sống trong chính sự sống của Thiên Chúa. Nó khiến thế giới loài người, tưởng bế tắc, chết chóc vì tội, trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa.
Tình yêu ấy đã làm Chúa Cha tự hiến chính mình khi trao ban cho trần gian, không phải ai khác, không phải cái gì khác, mà chính là trao ban Người Con Một dấu ái của mình, Con Lòng mình. Chính tình yêu ấy đã làm cho Chúa Con tự hiến chính mình, vâng phục Chúa Cha, trở nên nguồn cứu độ đời đời cho trần thế.
Đứng trước những lạ lùng và ngỡ ngàng ấy, con người chỉ còn thốt lên: Tình yêu Thiên Chúa, tình yêu ngút ngàn, tình yêu đại lượng, tình yêu mãnh liệt. Đó là thứ tình yêu có sức tiêu diệt mọi rào cản, cuốn phăng mọi thác ghềnh, để cuối cùng chỉ tồn tại một mục đích: làm trọn sứ mạng yêu thương mà thôi.
Tuyên xưng tình yêu của Thiên Chúa là lý do lớn nhất để chúng ta mừng trọng thể lễ Truyền Tin. Như vậy có ba yếu tố cần được nhấn mạnh trong khi cử hành ngày Thiên Chúa sai thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ba yếu tố ấy là:
- Thiên Chúa là chủ đích, là tác giả của ơn cứu độ.
- Chúa Kitô vâng phục và thực hiện quyền năng cứu độ đúng như thánh ý Thiên Chúa muốn.
- Đức Maria cộng tác bằng sự đáp trả trong vai trò làm Mẹ của Con Thiên Chúa làm người.
Cả ba yếu tố: Thiên Chúa – sáng kiến cứu độ; Chúa Con – thực hiện ơn cứu độ; Đức Trinh Nữ - cộng tác vào ơn cứu độ, không bao giờ loại trừ nhau, không bao giờ gây mâu thuẫn hay “dẫm chân” nhau. Bởi cả ba yếu tố nói trên liên hệ chặt chẽ và luôn bổ túc cho nhau.
Muốn cứu độ con người, Thiên Chúa cần một Trung Gian đến từ Thiên Chúa mang chính bản thể Thiên Chúa, nhưng cũng xuất phát từ nguồn gốc con người. Bởi nếu không có Trung Gian đến từ Thiên Chúa, không thể thực hiện ơn cứu độ, vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng cứu độ.
Nếu có Trung Gian đến từ Thiên Chúa, mà lại không là con người, sẽ không thể nào có ơn cứu độ thật, được áp dụng trên toàn thể loài người. Và để làm người, Trung Gian đến từ Thiên Chúa, nhất thiết phải sinh ra như mọi người nơi trần thế.
Nhờ quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria đã trao cho Trung Gian ấy, chính là Chúa Giêsu Kitô, một thân xác để làm người giống như chúng ta. Một khi nhập thể từ cung lòng Đức Maria, Chúa Kitô thực sự là người chứ không khác người.
Bởi vậy, ba yếu tố: Thiên Chúa, Chúa Kitô, Đức Maria là ba yếu tố quang trọng buộc chúng ta phải tin vững chắc khi nhắc lại mầu nhiệm nhập thể và cứu độ của Thiên Chúa được khởi đi từ biến cố truyền tin hôm nay.
Lạy Chúa, Chúa không vì tội lỗi của chúng con mà hủy diệt chúng con. Nhưng nhờ tình yêu hải hà của Chúa, Chúa đã cứu độ chúng con. Xin cho chúng con hằng bắt chước Chúa Giêsu, Con Chúa mà vâng phục thánh ý Chúa trong mọi hoàn cảnh, suốt cuộc đời chúng con, để cũng như Người, chúng con trở thành hiến vật dâng lên Chúa đền bù những bất xứng của chúng con. Amen.
Dáng Đứng Của Tình Yêu
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:42 24/03/2021
LỄ LÁ
Dáng Đứng Của Tình Yêu
Nội dung chính yếu của cử hành phụng vụ Tuần Thánh là cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Ngài là người tôi tớ đau khổ của Đức Giavê. Ngài đón nhận Thập giá tủi nhục thất bại, và đã biến đổi Thập giá thành nguồn ơn cứu độ, tình thương tha thứ cho nhân loại tội lỗi.
Phụng vụ bước vào Tuần Thánh với khởi đầu là Chúa nhật Lễ Lá. Cử hành phụng vụ hôm nay khởi sự bằng việc làm phép lá và đi kiệu lá. Cộng đoàn đi kiệu để tưởng niệm việc Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Ngay sau đó là Thánh Lễ tưởng niệm cuộc Thương khó, đặc biệt với việc đọc Bài Thương khó.Việc cử hành hôm nay mang hai sắc thái có vẻ nghịch nhau : mới mừng cuộc khải hoàn của Chúa Kitô, rồi lại cảm thông nỗi thống khổ của Người. Phụng vụ hôm nay kết hợp hai khoảnh khắc trái ngược nhau; cuộc chào đón Đức Giêsu vào Giêrusalem và thảm kịch Thương khó; lễ hội “Hosanna” và những tiếng la ó lặp đi lặp lại “Đóng đinh nó vào thập giá!”; cuộc khải hoàn và sự thất bại bề ngoài qua cái chết trên thập giá.
Bài Thương khó kể lại từng chặng đường đau thương của Đấng Cứu Thế. Ba môn đệ thân tín đã bỏ rơi Thầy. Giuđa chỉ điểm bắt Thầy bằng một nụ hôn giả dối. Các môn đệ sợ hãi bỏ Thầy mà chạy trốn. Phêrô thề là không hề quen biết Thầy. Chúa Giêsu cô đơn trước đám đông cuồng nộ. Họ bị kích động đòi đóng đinh Ngài. Họ coi Ngài còn thua Baraba là tên phiến loạn. Họ khạc nhổ, đánh đập, vả tát vào mặt, dùng roi quất vào da thịt. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mão gai nhọn. Lưỡi đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Một người bị lột bỏ trần trụi. Hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang. Hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc phơi ngoài trời nắng gắt cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra, co vào để rồi thu nhận và tống không khí. Tử tội bị đóng đinh nơi cổ tay, nơi bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thơ, mau kiệt sức và chóng chết. Bị sỉ nhục. Bị cười nhạo báng. Bị khinh khi. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi ! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!. Các thượng tế kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Ngài mà nói: Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Israel ! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập gía đi, thì chúng ta tin hắn liền!. Cả những tên cướp cùng chịu đóng đinh cũng sỉ vả Ngài như thế.
Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó. Chúa Giêsu xin vâng ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu than thở: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).Theo thánh ý Chúa Cha, “Chúa Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá”( Pl 2,8).
Cuộc khải hoàn rước lá của Chúa Giêsu là một dấu chỉ của chiến thắng vinh quang chung cuộc. Việc kiệu lá cho thấy rõ ý nghĩa đích thực của đau khổ và thập giá. Tương tự trong sự kiện “biến hình” trên núi Tabo: Chúa Giêsu cho ba tông đồ thoáng thấy vinh quang thần tính. Khi xuống núi, Ngài ra lệnh cho ba tông đồ phải bảo mật cho đến khi Con Người sống lại từ cõi chết, nghĩa là cho đến khi ý nghĩa của biến cố được tỏ bày. Cũng chính ba tông đồ thân tín chứng kiến cơn hấp hối của Chúa ở vườn Cây Dầu. Sau Phục sinh, Chúa Kitô cũng giải thích cho hai môn đệ trên đường Emmau: “Đức Kitô không phải chịu đau khổ như thế rồi mới vào vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26).
Như vậy ngay từ Lễ Lá, hai sắc thái, hai cục diện của mầu nhiệm Vượt Qua được trình bày rõ ràng. Lễ Lá trình bày hai cục diện theo thứ tự đảo ngược : vinh quang trước, khổ nạn sau. Nhưng thứ tự đó biểu lộ thực chất của mầu nhiệm Vượt Qua. Mầu nhiệm Vượt qua cơ bản là một mầu nhiệm đạt tới vinh quang và sự sống. Sự chết chỉ là bước đi qua, là phương tiện để đạt tới mục đích là vinh quang Phục Sinh. Khổ đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nỗi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Chúa Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Chúa Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
Trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu không oán trách hay hận thù ai, Ngài vượt lên trên tất cả bằng tình thương tha thứ. Chúa Giêsu đã biểu lộ sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của niềm tin và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Chính sức mạnh tình yêu đã làm mọi chia rẽ được hàn gắn, mọi hận thù được xóa bỏ và mọi xa cách được nên hiệp nhất. Chúa Giêsu đã hợp nhất nhân loại trong trái tim rộng mở của Ngài, trái tim chỉ có tình yêu thanh khiết. Ngài nâng con người lên giá trị cao hơn trong sự kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu Nguyên Tuyền. Tình yêu ấy không làm mờ đi bóng cây thập giá nhưng lại mang một ý nghĩa và sắc màu huyền diệu lung linh.
Bước vào Tuần Thánh, chúng ta cùng theo Chúa Giêsu trên con đường Thập giá.
Theo Chúa không chỉ khi gặp may mắn, thành công, bình an mà còn chấp nhận khi bị bỏ rơi, khước từ, đau khổ, thất bại.
Theo Chúa không là con đường “xuôi chèo mát mái” hoàn toàn hạnh phúc an lành, mà còn là con đường chọn lựa quyết liệt với những quyến rũ của vật chất, đam mê, hưởng thụ, danh vọng, quyền lực thế gian.
Theo Chúa Giêsu là đi con đường thập giá vừa lên dốc, vừa nhiều ổ gà ổ voi và vừa là con đường một chiều. Con đường ấy hẹp chứ không thênh thang theo những trào lưu dễ dãi, giả dối, ích kỷ, hận thù, bạo lực... nên cần phải sống từ bỏ, hy sinh, trung thực, yêu thương, bao dung.
Tuần Thánh, cùng đi vào hành trình thương khó của Chúa, chúng ta gặp thấy nhiều tình huống tăm tối của “nhân tình thế thái” như vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết. Nhưng trên hết, chúng ta gặp được một tình yêu. Tình Yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh đối với Chúa Cha và lòng xót thương với nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau có giá trị cứu độ. Cảm nếm và thông phần với nỗi khổ đau thân xác và tinh thần của Chúa Giêsu, nhưng vẫn luôn nhận ra lòng xót thương nằm ẩn dưới từng phản ứng của Ngài theo Tin Mừng kể lại. Càng suy nghĩ về cuộc khổ nạn, chúng ta càng yêu Thập giá của Chúa hơn, yêu thập giá của mình hơn và kính trọng thập giá của người khác hơn.
Theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá là một thách đố lớn trong bối cảnh thời nay. Xác tín rằng, có Chúa cùng đồng hành, Ngài luôn thấu hiểu nâng đỡ, Ngài chia sẻ những khó khăn, thử thách, đau khổ với chúng ta trên hành trình theo Ngài. Nếu can đảm cùng chịu đau khổ và đóng đinh cùng Ngài, chúng ta sẽ được hạnh phúc và vinh quang phục sinh với Ngài.
Dáng Đứng Của Tình Yêu
Nội dung chính yếu của cử hành phụng vụ Tuần Thánh là cuộc thương khó của Chúa Giêsu. Ngài là người tôi tớ đau khổ của Đức Giavê. Ngài đón nhận Thập giá tủi nhục thất bại, và đã biến đổi Thập giá thành nguồn ơn cứu độ, tình thương tha thứ cho nhân loại tội lỗi.
Phụng vụ bước vào Tuần Thánh với khởi đầu là Chúa nhật Lễ Lá. Cử hành phụng vụ hôm nay khởi sự bằng việc làm phép lá và đi kiệu lá. Cộng đoàn đi kiệu để tưởng niệm việc Chúa Cứu Thế khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem. Ngay sau đó là Thánh Lễ tưởng niệm cuộc Thương khó, đặc biệt với việc đọc Bài Thương khó.Việc cử hành hôm nay mang hai sắc thái có vẻ nghịch nhau : mới mừng cuộc khải hoàn của Chúa Kitô, rồi lại cảm thông nỗi thống khổ của Người. Phụng vụ hôm nay kết hợp hai khoảnh khắc trái ngược nhau; cuộc chào đón Đức Giêsu vào Giêrusalem và thảm kịch Thương khó; lễ hội “Hosanna” và những tiếng la ó lặp đi lặp lại “Đóng đinh nó vào thập giá!”; cuộc khải hoàn và sự thất bại bề ngoài qua cái chết trên thập giá.
Bài Thương khó kể lại từng chặng đường đau thương của Đấng Cứu Thế. Ba môn đệ thân tín đã bỏ rơi Thầy. Giuđa chỉ điểm bắt Thầy bằng một nụ hôn giả dối. Các môn đệ sợ hãi bỏ Thầy mà chạy trốn. Phêrô thề là không hề quen biết Thầy. Chúa Giêsu cô đơn trước đám đông cuồng nộ. Họ bị kích động đòi đóng đinh Ngài. Họ coi Ngài còn thua Baraba là tên phiến loạn. Họ khạc nhổ, đánh đập, vả tát vào mặt, dùng roi quất vào da thịt. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mão gai nhọn. Lưỡi đòng đâm cạnh sườn, máu và nước chảy ra. Một người bị lột bỏ trần trụi. Hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang. Hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc phơi ngoài trời nắng gắt cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra, co vào để rồi thu nhận và tống không khí. Tử tội bị đóng đinh nơi cổ tay, nơi bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thơ, mau kiệt sức và chóng chết. Bị sỉ nhục. Bị cười nhạo báng. Bị khinh khi. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi ! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!. Các thượng tế kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Ngài mà nói: Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua Israel ! Bây giờ hắn cứ xuống khỏi thập gía đi, thì chúng ta tin hắn liền!. Cả những tên cướp cùng chịu đóng đinh cũng sỉ vả Ngài như thế.
Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó. Chúa Giêsu xin vâng ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu than thở: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39).Theo thánh ý Chúa Cha, “Chúa Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây Thập giá”( Pl 2,8).
Cuộc khải hoàn rước lá của Chúa Giêsu là một dấu chỉ của chiến thắng vinh quang chung cuộc. Việc kiệu lá cho thấy rõ ý nghĩa đích thực của đau khổ và thập giá. Tương tự trong sự kiện “biến hình” trên núi Tabo: Chúa Giêsu cho ba tông đồ thoáng thấy vinh quang thần tính. Khi xuống núi, Ngài ra lệnh cho ba tông đồ phải bảo mật cho đến khi Con Người sống lại từ cõi chết, nghĩa là cho đến khi ý nghĩa của biến cố được tỏ bày. Cũng chính ba tông đồ thân tín chứng kiến cơn hấp hối của Chúa ở vườn Cây Dầu. Sau Phục sinh, Chúa Kitô cũng giải thích cho hai môn đệ trên đường Emmau: “Đức Kitô không phải chịu đau khổ như thế rồi mới vào vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26).
Như vậy ngay từ Lễ Lá, hai sắc thái, hai cục diện của mầu nhiệm Vượt Qua được trình bày rõ ràng. Lễ Lá trình bày hai cục diện theo thứ tự đảo ngược : vinh quang trước, khổ nạn sau. Nhưng thứ tự đó biểu lộ thực chất của mầu nhiệm Vượt Qua. Mầu nhiệm Vượt qua cơ bản là một mầu nhiệm đạt tới vinh quang và sự sống. Sự chết chỉ là bước đi qua, là phương tiện để đạt tới mục đích là vinh quang Phục Sinh. Khổ đau của Thập Giá Đức Kitô không bao giờ là nỗi đau của hận thù, oán ghét mà luôn mang dáng đứng của tình yêu và sự khoan dung tha thứ. Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hơn thế nữa, Ngài công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa ngay trên thập giá, lúc mà thế trần nhìn thấy Ngài trần trụi và yếu đuối nhất, khi Ngài ôm trọn con người tội lỗi trần gian qua hình ảnh tên gian phi biết cúi mình nhận ra Chân Lý: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23,43). Chúa Giêsu đã xóa màu đen ghê tởm của sự dữ trong lòng con người qua việc phục hồi giá trị của mỗi nhân vị và đưa nhân loại đến với Thiên Chúa qua Tình Yêu toàn tha của Ngài. Chúa Giêsu đã dùng cạn hết mọi dấu chỉ của thế trần để biểu lộ Tình Yêu thâm sâu của Ngài cho chúng ta. Đó là màu trắng thanh khiết nhất và là ánh sáng đẹp nhất mà nhân trần này có thể chiêm ngưỡng.
Trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu không oán trách hay hận thù ai, Ngài vượt lên trên tất cả bằng tình thương tha thứ. Chúa Giêsu đã biểu lộ sức mạnh của tình yêu, sức mạnh của niềm tin và phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Chính sức mạnh tình yêu đã làm mọi chia rẽ được hàn gắn, mọi hận thù được xóa bỏ và mọi xa cách được nên hiệp nhất. Chúa Giêsu đã hợp nhất nhân loại trong trái tim rộng mở của Ngài, trái tim chỉ có tình yêu thanh khiết. Ngài nâng con người lên giá trị cao hơn trong sự kết hiệp với tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu Nguyên Tuyền. Tình yêu ấy không làm mờ đi bóng cây thập giá nhưng lại mang một ý nghĩa và sắc màu huyền diệu lung linh.
Bước vào Tuần Thánh, chúng ta cùng theo Chúa Giêsu trên con đường Thập giá.
Theo Chúa không chỉ khi gặp may mắn, thành công, bình an mà còn chấp nhận khi bị bỏ rơi, khước từ, đau khổ, thất bại.
Theo Chúa không là con đường “xuôi chèo mát mái” hoàn toàn hạnh phúc an lành, mà còn là con đường chọn lựa quyết liệt với những quyến rũ của vật chất, đam mê, hưởng thụ, danh vọng, quyền lực thế gian.
Theo Chúa Giêsu là đi con đường thập giá vừa lên dốc, vừa nhiều ổ gà ổ voi và vừa là con đường một chiều. Con đường ấy hẹp chứ không thênh thang theo những trào lưu dễ dãi, giả dối, ích kỷ, hận thù, bạo lực... nên cần phải sống từ bỏ, hy sinh, trung thực, yêu thương, bao dung.
Tuần Thánh, cùng đi vào hành trình thương khó của Chúa, chúng ta gặp thấy nhiều tình huống tăm tối của “nhân tình thế thái” như vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết. Nhưng trên hết, chúng ta gặp được một tình yêu. Tình Yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh đối với Chúa Cha và lòng xót thương với nhân loại. Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau có giá trị cứu độ. Cảm nếm và thông phần với nỗi khổ đau thân xác và tinh thần của Chúa Giêsu, nhưng vẫn luôn nhận ra lòng xót thương nằm ẩn dưới từng phản ứng của Ngài theo Tin Mừng kể lại. Càng suy nghĩ về cuộc khổ nạn, chúng ta càng yêu Thập giá của Chúa hơn, yêu thập giá của mình hơn và kính trọng thập giá của người khác hơn.
Theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá là một thách đố lớn trong bối cảnh thời nay. Xác tín rằng, có Chúa cùng đồng hành, Ngài luôn thấu hiểu nâng đỡ, Ngài chia sẻ những khó khăn, thử thách, đau khổ với chúng ta trên hành trình theo Ngài. Nếu can đảm cùng chịu đau khổ và đóng đinh cùng Ngài, chúng ta sẽ được hạnh phúc và vinh quang phục sinh với Ngài.
Mẹ Diễm Phúc
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:49 24/03/2021
Mẹ Diễm Phúc
(Lễ Truyền Tin 25/3)
Mừng lễ Truyền Tin của Đức Maria trong bối cảnh áp Tuần Thánh, chúng ta suy niệm về cuộc đời và sứ vụ của Đức Maria được diễn tả trong ba từ: Fiat, Stabat và Magnificat.
1- Fiat – Mẹ xin vâng
Fiat diễn tả mầu nhiệm sự Vui của Mẹ, khi Mẹ thưa “xin vâng” với thiên thần trong biến cố Truyền Tin: Fiat mihi secundum verbum tuum: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,26-38). Với lời “xin vâng” này, Đức Maria đã tự nguyện trở thành tôi tớ của Thiên Chúa để cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại. Mẹ đã trở nên một dụng cụ tuyệt hảo của Thiên Chúa, khi Mẹ hoàn toàn đặt mình dưới quyền sử dụng của Thiên Chúa như một cây bút chì trong tay người viết.
Nhờ sự cộng tác của Mẹ, biến cố Truyền Tin trở thành biến cố quan trọng và quyết định cho vận mệnh nhân loại, đó là giây phút mà Ngôi Lời hằng hữu của Thiên Chúa, Con Một yêu dấu của Chúa Cha làm người trong cung lòng Đức Maria. “Ngôi Lời trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Đấng Hằng Hữu đi vào lịch sử và trở thành một người như chúng ta. Tuy nhiên, biến cố này xảy ra trong âm thầm, không ai biết ngoài Đức Maria; một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào; một chương trình quan trọng được chuẩn bị và thực hiện từ một con người rất khiêm tốn!
Nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận món quà quý giá nhất là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Như thế, lời hứa được nói trong sách Isaia nay được ứng nghiệm: “Này đây, một trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14.8,1).
2- Stabat – Mẹ đau khổ
Stabat diễn tả mầu nhiệm sự Thương của Mẹ: Stabat Mater dolorosa, iuxta crucem lacrimosa dum pendebat filius. Dầu được ơn làm Mẹ Thiên Chúa, nhưng Mẹ không được miễn chước khỏi mọi đau khổ. Trái lại, kể từ giây phút Truyền Tin, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình khó khăn và thử thách trăm chiều. Mẹ không thể hiểu hết được chương trình của Thiên Chúa; Mẹ phải lần mò trong đêm tối đức tin; Mẹ phải cô đơn một mình khi mang thai; Mẹ phải chịu cảnh thánh Giuse hiểu lầm và định tâm lìa bỏ; Mẹ phải sinh Con trong sự khó nghèo túng thiếu; Mẹ phải mang Con đi trốn bên Ai Cập để thoát khỏi tay bạo chúa Hêrôđê.
Đặc biệt, Mẹ phải chứng kiến cảnh Con mình bị bắt, bị đánh đòn và bị giết một cách oan khiên trên thập giá. Dưới chân thập giá, Mẹ phải chịu đau khổ đến tột cùng, trái tim Mẹ tan nát. Mẹ không bỏ cuộc, thất vọng, nhưng vẫn một lòng tin vào quyền năng của Chúa. Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào quyền năng Chúa.
Có thể nói rằng trên thế gian này không ai đã phải chịu đau khổ lớn lao như Đức Maria và cũng không ai vững vàng tin tưởng vào Thiên Chúa khi phải đau khổ như Đức Maria! Đó là công trạng của Mẹ trong công trình cứu độ của Chúa Kitô. Nhờ đó, Mẹ trở thành gương mẫu tuyệt hảo cho chúng ta khi gặp gian nan thử thách.
3- Magnificat – Mẹ mừng vui
Magnificat diễn tả mầu nhiệm sự Mừng của Mẹ: Magnificat anima mea Dominum – Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng. Cuộc đời Mẹ không chỉ dừng lại ở đau khổ, nhưng qua đau khổ để tới vinh quang.
Quả thế, từ khi được cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì, Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Đức Maria được đổ tràn niềm vui bởi vì trong trái tim Mẹ không có bóng tối của tội lỗi. Niềm vui này cùng hiện hữu với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc đời Mẹ. Mẹ đã trải qua từng giai đoạn với niềm vui nội tâm sâu lắng và mãnh liệt trong từng ngày sống từ biến cố nhập thể cho đến thập giá và phục sinh. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu của Chúa được thực hiện. Mẹ vui mừng và hoan hỷ vì cuối cùng Mẹ được chứng kiến quyền năng và tình yêu Thiên Chúa chiến thắng sự ác và Con Mẹ được phục sinh vinh hiển.
Chúa Giêsu là niềm vui của Đức Maria và là niềm vui của tất cả chúng ta. Nếu tội lỗi mang lại nỗi buồn phiền trong lòng, làm cho chúng ta khép kín trong chính mình, thì ân sủng Chúa Kitô mang lại cho tâm hồm niềm vui đích thực.
Như thế, Fiat, Stabat, Magnificat là những từ diễn tả về mầu nhiệm đức tin, thương khó và vui mừng của Đức Maria. Cả ba từ này cũng diễn tả mầu nhiệm cuộc đời của chúng ta như lời một bài hát diễn tả: “Đời con một chuỗi Mân Côi, hạt buồn xen lẫn, hạt vui, hạt mừng.” Xin cho mỗi người chúng ta biết noi gương Mẹ, mau mắn thưa vâng với Chúa, biết đón nhận những đau khổ và thử thách khi phải trung thành với sứ vụ của mình, và rồi cũng được tận hưởng niềm vui đích thực do chính Con Mẹ mang lại. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
(Lễ Truyền Tin 25/3)
Mừng lễ Truyền Tin của Đức Maria trong bối cảnh áp Tuần Thánh, chúng ta suy niệm về cuộc đời và sứ vụ của Đức Maria được diễn tả trong ba từ: Fiat, Stabat và Magnificat.
1- Fiat – Mẹ xin vâng
Fiat diễn tả mầu nhiệm sự Vui của Mẹ, khi Mẹ thưa “xin vâng” với thiên thần trong biến cố Truyền Tin: Fiat mihi secundum verbum tuum: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,26-38). Với lời “xin vâng” này, Đức Maria đã tự nguyện trở thành tôi tớ của Thiên Chúa để cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại. Mẹ đã trở nên một dụng cụ tuyệt hảo của Thiên Chúa, khi Mẹ hoàn toàn đặt mình dưới quyền sử dụng của Thiên Chúa như một cây bút chì trong tay người viết.
Nhờ sự cộng tác của Mẹ, biến cố Truyền Tin trở thành biến cố quan trọng và quyết định cho vận mệnh nhân loại, đó là giây phút mà Ngôi Lời hằng hữu của Thiên Chúa, Con Một yêu dấu của Chúa Cha làm người trong cung lòng Đức Maria. “Ngôi Lời trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Đấng Hằng Hữu đi vào lịch sử và trở thành một người như chúng ta. Tuy nhiên, biến cố này xảy ra trong âm thầm, không ai biết ngoài Đức Maria; một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào; một chương trình quan trọng được chuẩn bị và thực hiện từ một con người rất khiêm tốn!
Nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận món quà quý giá nhất là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Như thế, lời hứa được nói trong sách Isaia nay được ứng nghiệm: “Này đây, một trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14.8,1).
2- Stabat – Mẹ đau khổ
Stabat diễn tả mầu nhiệm sự Thương của Mẹ: Stabat Mater dolorosa, iuxta crucem lacrimosa dum pendebat filius. Dầu được ơn làm Mẹ Thiên Chúa, nhưng Mẹ không được miễn chước khỏi mọi đau khổ. Trái lại, kể từ giây phút Truyền Tin, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình khó khăn và thử thách trăm chiều. Mẹ không thể hiểu hết được chương trình của Thiên Chúa; Mẹ phải lần mò trong đêm tối đức tin; Mẹ phải cô đơn một mình khi mang thai; Mẹ phải chịu cảnh thánh Giuse hiểu lầm và định tâm lìa bỏ; Mẹ phải sinh Con trong sự khó nghèo túng thiếu; Mẹ phải mang Con đi trốn bên Ai Cập để thoát khỏi tay bạo chúa Hêrôđê.
Đặc biệt, Mẹ phải chứng kiến cảnh Con mình bị bắt, bị đánh đòn và bị giết một cách oan khiên trên thập giá. Dưới chân thập giá, Mẹ phải chịu đau khổ đến tột cùng, trái tim Mẹ tan nát. Mẹ không bỏ cuộc, thất vọng, nhưng vẫn một lòng tin vào quyền năng của Chúa. Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào quyền năng Chúa.
Có thể nói rằng trên thế gian này không ai đã phải chịu đau khổ lớn lao như Đức Maria và cũng không ai vững vàng tin tưởng vào Thiên Chúa khi phải đau khổ như Đức Maria! Đó là công trạng của Mẹ trong công trình cứu độ của Chúa Kitô. Nhờ đó, Mẹ trở thành gương mẫu tuyệt hảo cho chúng ta khi gặp gian nan thử thách.
3- Magnificat – Mẹ mừng vui
Magnificat diễn tả mầu nhiệm sự Mừng của Mẹ: Magnificat anima mea Dominum – Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng. Cuộc đời Mẹ không chỉ dừng lại ở đau khổ, nhưng qua đau khổ để tới vinh quang.
Quả thế, từ khi được cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì, Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Đức Maria được đổ tràn niềm vui bởi vì trong trái tim Mẹ không có bóng tối của tội lỗi. Niềm vui này cùng hiện hữu với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc đời Mẹ. Mẹ đã trải qua từng giai đoạn với niềm vui nội tâm sâu lắng và mãnh liệt trong từng ngày sống từ biến cố nhập thể cho đến thập giá và phục sinh. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu của Chúa được thực hiện. Mẹ vui mừng và hoan hỷ vì cuối cùng Mẹ được chứng kiến quyền năng và tình yêu Thiên Chúa chiến thắng sự ác và Con Mẹ được phục sinh vinh hiển.
Chúa Giêsu là niềm vui của Đức Maria và là niềm vui của tất cả chúng ta. Nếu tội lỗi mang lại nỗi buồn phiền trong lòng, làm cho chúng ta khép kín trong chính mình, thì ân sủng Chúa Kitô mang lại cho tâm hồm niềm vui đích thực.
Như thế, Fiat, Stabat, Magnificat là những từ diễn tả về mầu nhiệm đức tin, thương khó và vui mừng của Đức Maria. Cả ba từ này cũng diễn tả mầu nhiệm cuộc đời của chúng ta như lời một bài hát diễn tả: “Đời con một chuỗi Mân Côi, hạt buồn xen lẫn, hạt vui, hạt mừng.” Xin cho mỗi người chúng ta biết noi gương Mẹ, mau mắn thưa vâng với Chúa, biết đón nhận những đau khổ và thử thách khi phải trung thành với sứ vụ của mình, và rồi cũng được tận hưởng niềm vui đích thực do chính Con Mẹ mang lại. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Nhật Lễ Lá B
Lm. Jude Siciliano, OP
06:57 24/03/2021
CHÚA NHẬT Lễ LÁ (B)
Kiệu Lá: Máccô 11: 1-10
Isaia 50: 4-7 Philipphê 2: 6-11 Máccô 14:1- 15:47
Chúng ta nghe phúc âm thánh Máccô trong những ngày Chúa Nhật vừa qua kể từ khi năm phụng vụ này bắt đầu vào Mùa Vọng. Hôm nay chúng ta nghe tác giả phúc âm tường thuật về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu. Sự phản bội là một chủ đề lớn trong các trong các tường thuật của phúc âm thánh Máccô. Chúng ta bắt đầu từ việc những âm mưu của các thầy thượng tế và các kinh sư muốn giết Chúa Giêsu. Rồi đến Giuđa tham gia vào việc phản bội. Rồi đến Phêrô, Giacôbê và Gioan sẽ ở với Chúa Giêsu trong lúc Ngài đau buồn trong vườn Ghếtsêmani. Họ không thức nổi, và Chúa Giêsu nói với ông Simon (chú ý việc xử dụng tên cũ của ông ta, trước khi Chúa Giêsu gọi ông làm môn đệ và đổi tên ông là Phêrô) "Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao?" Sau khi Chúa Giêsu bị bắt, các môn đệ của Ngài sẽ bỏ trốn hết.
Câu chuyện về sự thương khó của Chúa Giêsu trong phúc âm thánh Máccô được bắt đầu bằng hành vi yêu thương chăm sóc Chúa Giêsu một cách mạnh mẽ đầy quyết tâm của một phụ nữ. Tôi nghĩ chúng ta có xu hướng muốn bỏ qua câu chuyện này, như thể nó chỉ là một cách nhắc khéo sẽ đến "một phần quan trọng". Nhưng mỗi phần của phúc âm đều quan trọng và là kết quả của việc lựa chọn có chủ ý của tác giả phúc âm. Những hành vi chăm sóc của người phụ nữ đã làm cho Chúa Giêsu cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về toàn bộ cuộc thương khó diễn tiến tiếp sau đây.
Trước đây Máccô đã kể về một bà góa phụ không tên tuổi đã cho tiền trong Đền Thờ một cách hào phóng từ "toàn bộ tài sản cho cuộc sống của bà" Thánh Máccô nói bà đã cho "2 đồng kẻm nhỏ" có giá trị rất nhỏ trong xã hội thời bấy giờ. Lúc đó như Chúa Giêsu chỉ ra cho các môn đệ của Ngài "Thầy bảo thật anh em bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”. Bà đã bỏ vào đó tất cả tài sản, đó là những gì bà có để sống. Đối với người phụ nữ goá; đó là sự dâng hiến mạng sống của bà cho Đức Chúa. Điều đó có thể rất nhỏ mọn đối với những người đang nhìn thấy, nhưng, Chúa Giêsu chỉ ra đó là một món quà lớn. Một món quà cả cuộc đời của bà ta dành cho Đức Chúa.
Hôm nay phúc âm mở đầu bằng câu chuyện nói về một người phụ nữ vô danh khác, so với bà góa phụ, cô nầy có nhiều điều để dâng cho Chúa Giêsu. Cô ta đến gần Chúa Giêsu trong khi Ngài đang dùng bữa trong nhà ông Simon là người bị phung cùi. Hình như chi tiết nhỏ nhặt của câu chuyện trong phúc âm có vẻ không quan trọng. Chẳng hạn Chúa Giêsu đang ăn với các môn đệ Ngài, và chúng ta sẽ thấy bữa ăn có ý nghĩa là bữa tiệc Thánh Thể. Chúa Giêsu không chỉ ăn với các môn đệ, Ngài đang ở trong một nhà và đang ngồi bàn với một người cùi. Việc thánh Máccô nói tên người chủ nhà mời Chúa Giêsu đến ăn cùng là điều bất thường. Nhưng, thánh Máccô nói tên ông là Simon và không cho chúng ta biết rõ tình trạng của ông là một người cùi đã được chữa khỏi, hay vẫn còn bệnh. Nhưng, việc nói đến bệnh cùi của ông Simon phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu về những người bệnh cần thầy thuốc (2: 17). Đặc biệt, các người trong tôn giáo thường tránh người cùi, không chỉ vì sợ lây, nhưng họ không muốn trở nên người ô uế không trong sạch trong lúc tiếp xúc với người cùi. Nhưng, ông Simon ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu, chứng tỏ là Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện và tiếp xúc với những người bị xã hội xa lánh. Ở đây, chúng ta nghe âm hưởng của Bí Tích Thánh Thể. Ai được chào đón và đồng bàn dùng bữa với Thiên Chúa đây?
Người phụ nữ bước vào bữa ăn lại là một người ngoài cuộc. Cô ta đến với Chúa Giêsu trong lúc Ngài đang ăn. Chúng ta không biết tên cô, và hình như cô ta không liên hệ gì với những người trong bữa ăn đó. Không như câu chuyện bà góa phụ trong Đền Thờ đã cho tất cả những gì bà ta có để sống. Người phụ nữ này hình như có nhiều tiền. Cô ta có tiền để mua một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất, thứ đắt tiền để đổ trên đầu Chúa Giêsu. Người phụ nữ không rỏ danh tính này, tuy không phải là một khách mời, nhưng cô không bị chỉ trích về việc xâm nhập của cô ấy, nhưng lại bị chỉ trích về việc "lãng phí dầu thơm". Có người nghĩ cô ta là một gái điếm, hay một phụ nữ ô uế nào đó. Thánh Máccô không nói điều đó. Cô ta là một người vô danh đang làm một việc rất quan trọng, mà Chúa Giêsu nói là sẽ được ghi nhớ ở bất kỳ nơi nào phúc âm được công bố. Có điều gì đó đang xãy ra, không chỉ đơn giản là hành vi đổ dầu thơm trên đầu một người khách đang ăn. điều gì sẽ được ghi nhớ đến lâu đời.
Người phụ nữ đó không phát biểu trong câu chuyện, nhưng việc cô ta làm rất cẩn trọng. Cô ta thực hiện một nghi thức quen thuộc trong thế giới thời Chúa Giêsu sống. Xức dầu có ý nghĩa là người được xức dầu có một thân phận rất đặc biệt. Các vua thường được xức dầu trong nghi lễ phong vương của họ. Đôi khi các ngôn sứ cũng được như vậy. "Mêsia" trong tiếng Do thái có nghĩa là "người được xức dầu" ("Chúa Kitô" xuất phát bởi từ Hy lạp "Christos" được dịch là "Mêsia").
Bởi thế, từ hình ảnh trong Kinh Thánh, việc người phụ nữ xức dầu cho Chúa Kitô có thể gián tiếp thông báo rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia và Ngài được xức dầu cho một nhiệm vụ đặc bịệt. Là một phụ nữ, cô ta có thể được coi là một người tầm thường trong thế giới thời đó. Nhưng cô có nhiệm vụ rất vinh dự là xưc dầu cho Đấng Mêsia. Chúa Giêsu giải thích cho những người đang hiện diện và chứng kiến ở đó rằng "Cô đã dự đoán trước việc lấy dầu thơm ướp xác tôi để chuấn bị lúc mai táng". Thân xác Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập tự sẽ không được xức dầu thơm khi được đem xuống từ trên cây thập tự và được bọc vào tấm vải liệm bởi ông Giuse Arimathea. Sau ngàu Sabat các phụ nữ sẽ vào ngôi mộ với dầu thơm để ướp xác Chúa Giêsu. Nhưng nơi ngôi mộ, các phụ nữ không còn thấy xác Chúa Giêsu ở đó. Nhưng, người phụ nữ vô danh kia đã làm việc đó cho Chúa Giêsu trong bữa tiệc.
Một vài người trong bàn tiệc, thấy người phụ nữ đổ dầu thơm đắt tiền lên đầu Chúa Giêsu đã bực tức nói với nhau "Phí dầu thơm như thế để làm gì. Dầu dó có thể bán có giá trị trên 300 quan tiền” mà bố thí cho người nghèo. Nhưng, Chúa Giêsu bảo họ: Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, và cả chúng ta. Việc lo lắng cho người nghèo sê luôn luôn là bổn phận của các môn đệ. Nhưng, người nào đang ở gần bên chúng ta cần được giúp đở hãy giúp đở họ. Các công việc từ thiện xuất phát từ tâm tình yêu thương cần được thực hiện bởi cộng đoàn các môn đệ. Nhưng, việc làm nhỏ nhặt có tính yêu thương riêng tư cũng cần thực hiện. Trong phúc âm, thánh Máccô không có ý mỉa mai việc này ngay sau câu chuyện. Giuđa đã phản bội Chúa Giêsu vì tiền. Vậy ông Giuđa có phải là môn đệ phản đối việc người phụ nữ phí tiền dầu thơm để xức cho Chúa Giêsu chăng?
Người phụ nữ thể hiện sự can đảm và quyết tâm. Cô ta là một người ngoài xâm nhập vào một nhóm nam giới đang hội họp. Bạn có thể nghe thấy điều đó trong giọng điệu khó chịu của những người phản đối những gì cô ta đang làm. Cô ta muốn an ủi Chúa Giêsu trong lúc đau khổ. Một trong 12 môn đệ sẽ phản bội Chúa Giêsu và Ngài sẽ bị giao cho các người La mã để tra tấn và hành quyết. Cô ta cũng đã xức dầu cho Chúa Giêsu làm Vua. Đó sẽ là kết quả sẽ xãy ra sau sự chết và sự sống lại của Ngài. Cô ta đã thể hiện bản thân cô trở nên như là một tín đồ thật sự của Chúa Giêsu. Trong khi các môn đệ thân cận nhất của Ngài không hiểu điều gì đang xãy ra: Rằng cô ta đã xức dầu cho Chúa Giêsu vì sự thương khó và sự chết của Ngài. Hành động từ bỏ bản thân của cô giống như việc Chúa Giêsu từ bỏ chính bản thân mình trong sự thương khó và sự chết của Ngài.
Chúa Giêsu xác nhận tầm quan trọng của việc làm của người phụ nữ. Ngài nói rằng những gì cô ta đã làm sẽ được nhắc đến "Bất cứ nơi nào phúc âm được loan báo" Chúa Giêsu đánh giá cao hành vi của cô và cho đó là "việc làm tốt". Tôi thích lời dịch khác nói lên là "việc làm rất tốt đẹp" Người phụ nữ quả thật là một môn đệ chân chính, biết luôn phục vụ cho Đức Chúa. Ước gì việc chúng ta làm trong thời khắc này được Chúa Giêsu cho là "việc làm rất tốt đẹp".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
PALM SUNDAY (B)
Processional Gospel Mark 11: 1-10
Isaiah 50: 4-7 Philippians 2: 6-11 Mark 14:1- 15:47
We have been focusing on Mark’s gospel these past Sundays since the liturgical year began in Advent. Today we have the evangelist’s account of Jesus’ passion and death. Betrayal is a strong theme in Mark’s narrative. We first hear of the plot by the chief priests and scribes to kill Jesus. Then Judas joins the betrayal; so will Peter. Peter, James and John will be with Jesus during his agony in the garden, yet they fail to stay awake and Jesus says to “Simon” (notice the return to his former name, before Jesus called him to be a disciple and changed his name to Peter), “Could you not keep watch for one hour?” After his arrest all Jesus’ disciples will abandon him.
Mark’s passion narrative begins with a woman’s effusive, extravagant act of loving care for Jesus. I think we tend to skip over this story, as if it were merely a scene-setter, to “get to the important part.” But each part of the gospel is important and the result of deliberate choice by the gospel writer. What the woman did for Jesus gives us insight into the whole passion narrative that is to follow.
Previously Mark told of the anonymous widow in the Temple who gave generously from “all that she had to live on.” Mark says she gave “two small copper coins.” That may not have been a lot in worldly terms but it was, as Jesus points out to his disciples, “all that she had to live on.” She gave a small monetary offering, but for the widow it was an offering of her life to God. It may have seemed small to those watching, but as Jesus points out it was an extravagant gift – a gift of her whole life to God.
Today’s gospel opens with the story of another anonymous woman who, in comparison to the widow, has much to offer Jesus. The woman approaches Jesus while he is eating in the house of Simon the leper. Seeming insignificant details in gospel stories are not, as it turns out, so insignificant. For example, Jesus is at a meal with his disciples and, as we shall see, the meal has Eucharistic tones. He is not just eating with them, he is at the home and table of a leper. It is unusual for Mark to name the host with whom Jesus eats, but he does name Simon and underlines his condition, he is a leper. Mark does not tell us if he is a cured leper, or still has the disease. But alluding to Simon’s leprosy fits with Jesus’ teaching that the sick and not the well are in need of the physician (2:17). Religious people, especially, would have avoided lepers, not only for fear of contagion, but also not to be rendered ritually unclean by contact with then. But Simon is at table with Jesus, showing that Jesus continues to be present to those the world would exclude. Hear the Eucharistic overtones? Who is welcome and gets to eat at the table of the Lord?
The woman who enters the meal is another outsider. She comes to Jesus at the table. We do not know her name and she does not seem to be related to anyone there. Unlike the widow in the Temple story, who gave everything she had to live on, this woman seems to be a person of means. She has the resources to buy an expensive, perfumed oil to anoint Jesus. This unknown woman, while not a guest, is not criticized for her intrusion, but for “this waste of perfumed oil.” Some have demeaned her as a prostitute, or a disreputable woman. Mark does not say that. She is an unnamed woman who does something very significant, which Jesus says will be remembered wherever the gospel is proclaimed. There is something happening that is more than a simple pouring of oil on a dinner guest’s head – something that will be remembered for ages.
The woman does not speak in the story, but her gestures are eloquent. She performs a familiar rite in the world in which Jesus lived. Anointing with oil signified a person was being appointed for a special role. Kings were often anointed as part of their coronation ceremony. Sometimes prophets were too. “Messiah” in Hebrew means, “the anointed one.” (“Christ” comes from the Greek ‘christos” which translates “Messiah.”)
Thus, because of the biblical imagery, the woman’s anointing of Christ could be an announcement that Jesus is the Messiah and is being anointed for a special task. As a woman she may have been considered insignificant in their world, but she has the honorable task of anointing the Messiah. Jesus adds to the interpretation of what the others are witnessing. He tells them, “She has anticipated anointing my body for burial.” Jesus’ crucified body will not be anointed when he is taken down from the cross and wrapped in a cloth by Joseph of Arimathea. After the Sabbath women will go to the tomb with perfumed oils to anoint his body. At the tomb the women will find Jesus’ body gone. But the anonymous woman at the dinner party has already anointed him.
Some at the table, seeing the woman pour expensive oil over Jesus’ head, make what sounds like, a reasonable objection. The oil was worth a lot, “300 day’s wages” and could have been sold and given to the poor. Jesus responds, the poor will always be with them – and us too. Such care of the needy will always be the duty of disciples. But someone right before us, who is in need, should also be ministered to. Charitable works of mercy are done in public by the community of disciples. But small, private acts of loving concern will also be needed. There is no little irony in Mark’s noting that immediately after this account, Judas betrayed Jesus for money. Was he also one of the disciples who objected to the woman’s extravagant use of oil to anoint Jesus?
The woman had shown courage and determination. She is an outsider who intrudes on a male gathering. You can hear that in the irritated voices of those who protest what she did. She gives Jesus comfort at a difficult moment. One of the twelve is about to betray him and he will be handed over to the Roman tyrants for torture and execution. She had also anointed him as king, which will be the outcome of his death and resurrection. She has shown herself to be a true follower of Jesus. While his closest disciples fail to understand what is happening: that she has anointing Jesus for his suffering and death. Her act of self-denial is likened to Jesus’ own self-denial in his suffering and death
Jesus confirms the significance of the woman’s actions saying that what she has done will be told in a memory “wherever the gospel is proclaimed.” He appreciates her action and calls it a “good work.” I like another translation which names it a “beautiful work” (14:6). The woman is indeed a true disciple in service to the Lord. Would that our works might also fit Jesus’ description as “beautiful works.”
Kiệu Lá: Máccô 11: 1-10
Isaia 50: 4-7 Philipphê 2: 6-11 Máccô 14:1- 15:47
Chúng ta nghe phúc âm thánh Máccô trong những ngày Chúa Nhật vừa qua kể từ khi năm phụng vụ này bắt đầu vào Mùa Vọng. Hôm nay chúng ta nghe tác giả phúc âm tường thuật về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu. Sự phản bội là một chủ đề lớn trong các trong các tường thuật của phúc âm thánh Máccô. Chúng ta bắt đầu từ việc những âm mưu của các thầy thượng tế và các kinh sư muốn giết Chúa Giêsu. Rồi đến Giuđa tham gia vào việc phản bội. Rồi đến Phêrô, Giacôbê và Gioan sẽ ở với Chúa Giêsu trong lúc Ngài đau buồn trong vườn Ghếtsêmani. Họ không thức nổi, và Chúa Giêsu nói với ông Simon (chú ý việc xử dụng tên cũ của ông ta, trước khi Chúa Giêsu gọi ông làm môn đệ và đổi tên ông là Phêrô) "Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao?" Sau khi Chúa Giêsu bị bắt, các môn đệ của Ngài sẽ bỏ trốn hết.
Câu chuyện về sự thương khó của Chúa Giêsu trong phúc âm thánh Máccô được bắt đầu bằng hành vi yêu thương chăm sóc Chúa Giêsu một cách mạnh mẽ đầy quyết tâm của một phụ nữ. Tôi nghĩ chúng ta có xu hướng muốn bỏ qua câu chuyện này, như thể nó chỉ là một cách nhắc khéo sẽ đến "một phần quan trọng". Nhưng mỗi phần của phúc âm đều quan trọng và là kết quả của việc lựa chọn có chủ ý của tác giả phúc âm. Những hành vi chăm sóc của người phụ nữ đã làm cho Chúa Giêsu cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về toàn bộ cuộc thương khó diễn tiến tiếp sau đây.
Trước đây Máccô đã kể về một bà góa phụ không tên tuổi đã cho tiền trong Đền Thờ một cách hào phóng từ "toàn bộ tài sản cho cuộc sống của bà" Thánh Máccô nói bà đã cho "2 đồng kẻm nhỏ" có giá trị rất nhỏ trong xã hội thời bấy giờ. Lúc đó như Chúa Giêsu chỉ ra cho các môn đệ của Ngài "Thầy bảo thật anh em bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”. Bà đã bỏ vào đó tất cả tài sản, đó là những gì bà có để sống. Đối với người phụ nữ goá; đó là sự dâng hiến mạng sống của bà cho Đức Chúa. Điều đó có thể rất nhỏ mọn đối với những người đang nhìn thấy, nhưng, Chúa Giêsu chỉ ra đó là một món quà lớn. Một món quà cả cuộc đời của bà ta dành cho Đức Chúa.
Hôm nay phúc âm mở đầu bằng câu chuyện nói về một người phụ nữ vô danh khác, so với bà góa phụ, cô nầy có nhiều điều để dâng cho Chúa Giêsu. Cô ta đến gần Chúa Giêsu trong khi Ngài đang dùng bữa trong nhà ông Simon là người bị phung cùi. Hình như chi tiết nhỏ nhặt của câu chuyện trong phúc âm có vẻ không quan trọng. Chẳng hạn Chúa Giêsu đang ăn với các môn đệ Ngài, và chúng ta sẽ thấy bữa ăn có ý nghĩa là bữa tiệc Thánh Thể. Chúa Giêsu không chỉ ăn với các môn đệ, Ngài đang ở trong một nhà và đang ngồi bàn với một người cùi. Việc thánh Máccô nói tên người chủ nhà mời Chúa Giêsu đến ăn cùng là điều bất thường. Nhưng, thánh Máccô nói tên ông là Simon và không cho chúng ta biết rõ tình trạng của ông là một người cùi đã được chữa khỏi, hay vẫn còn bệnh. Nhưng, việc nói đến bệnh cùi của ông Simon phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu về những người bệnh cần thầy thuốc (2: 17). Đặc biệt, các người trong tôn giáo thường tránh người cùi, không chỉ vì sợ lây, nhưng họ không muốn trở nên người ô uế không trong sạch trong lúc tiếp xúc với người cùi. Nhưng, ông Simon ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu, chứng tỏ là Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện và tiếp xúc với những người bị xã hội xa lánh. Ở đây, chúng ta nghe âm hưởng của Bí Tích Thánh Thể. Ai được chào đón và đồng bàn dùng bữa với Thiên Chúa đây?
Người phụ nữ bước vào bữa ăn lại là một người ngoài cuộc. Cô ta đến với Chúa Giêsu trong lúc Ngài đang ăn. Chúng ta không biết tên cô, và hình như cô ta không liên hệ gì với những người trong bữa ăn đó. Không như câu chuyện bà góa phụ trong Đền Thờ đã cho tất cả những gì bà ta có để sống. Người phụ nữ này hình như có nhiều tiền. Cô ta có tiền để mua một bình bạch ngọc đựng dầu thơm cam tùng nguyên chất, thứ đắt tiền để đổ trên đầu Chúa Giêsu. Người phụ nữ không rỏ danh tính này, tuy không phải là một khách mời, nhưng cô không bị chỉ trích về việc xâm nhập của cô ấy, nhưng lại bị chỉ trích về việc "lãng phí dầu thơm". Có người nghĩ cô ta là một gái điếm, hay một phụ nữ ô uế nào đó. Thánh Máccô không nói điều đó. Cô ta là một người vô danh đang làm một việc rất quan trọng, mà Chúa Giêsu nói là sẽ được ghi nhớ ở bất kỳ nơi nào phúc âm được công bố. Có điều gì đó đang xãy ra, không chỉ đơn giản là hành vi đổ dầu thơm trên đầu một người khách đang ăn. điều gì sẽ được ghi nhớ đến lâu đời.
Người phụ nữ đó không phát biểu trong câu chuyện, nhưng việc cô ta làm rất cẩn trọng. Cô ta thực hiện một nghi thức quen thuộc trong thế giới thời Chúa Giêsu sống. Xức dầu có ý nghĩa là người được xức dầu có một thân phận rất đặc biệt. Các vua thường được xức dầu trong nghi lễ phong vương của họ. Đôi khi các ngôn sứ cũng được như vậy. "Mêsia" trong tiếng Do thái có nghĩa là "người được xức dầu" ("Chúa Kitô" xuất phát bởi từ Hy lạp "Christos" được dịch là "Mêsia").
Bởi thế, từ hình ảnh trong Kinh Thánh, việc người phụ nữ xức dầu cho Chúa Kitô có thể gián tiếp thông báo rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia và Ngài được xức dầu cho một nhiệm vụ đặc bịệt. Là một phụ nữ, cô ta có thể được coi là một người tầm thường trong thế giới thời đó. Nhưng cô có nhiệm vụ rất vinh dự là xưc dầu cho Đấng Mêsia. Chúa Giêsu giải thích cho những người đang hiện diện và chứng kiến ở đó rằng "Cô đã dự đoán trước việc lấy dầu thơm ướp xác tôi để chuấn bị lúc mai táng". Thân xác Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thập tự sẽ không được xức dầu thơm khi được đem xuống từ trên cây thập tự và được bọc vào tấm vải liệm bởi ông Giuse Arimathea. Sau ngàu Sabat các phụ nữ sẽ vào ngôi mộ với dầu thơm để ướp xác Chúa Giêsu. Nhưng nơi ngôi mộ, các phụ nữ không còn thấy xác Chúa Giêsu ở đó. Nhưng, người phụ nữ vô danh kia đã làm việc đó cho Chúa Giêsu trong bữa tiệc.
Một vài người trong bàn tiệc, thấy người phụ nữ đổ dầu thơm đắt tiền lên đầu Chúa Giêsu đã bực tức nói với nhau "Phí dầu thơm như thế để làm gì. Dầu dó có thể bán có giá trị trên 300 quan tiền” mà bố thí cho người nghèo. Nhưng, Chúa Giêsu bảo họ: Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, và cả chúng ta. Việc lo lắng cho người nghèo sê luôn luôn là bổn phận của các môn đệ. Nhưng, người nào đang ở gần bên chúng ta cần được giúp đở hãy giúp đở họ. Các công việc từ thiện xuất phát từ tâm tình yêu thương cần được thực hiện bởi cộng đoàn các môn đệ. Nhưng, việc làm nhỏ nhặt có tính yêu thương riêng tư cũng cần thực hiện. Trong phúc âm, thánh Máccô không có ý mỉa mai việc này ngay sau câu chuyện. Giuđa đã phản bội Chúa Giêsu vì tiền. Vậy ông Giuđa có phải là môn đệ phản đối việc người phụ nữ phí tiền dầu thơm để xức cho Chúa Giêsu chăng?
Người phụ nữ thể hiện sự can đảm và quyết tâm. Cô ta là một người ngoài xâm nhập vào một nhóm nam giới đang hội họp. Bạn có thể nghe thấy điều đó trong giọng điệu khó chịu của những người phản đối những gì cô ta đang làm. Cô ta muốn an ủi Chúa Giêsu trong lúc đau khổ. Một trong 12 môn đệ sẽ phản bội Chúa Giêsu và Ngài sẽ bị giao cho các người La mã để tra tấn và hành quyết. Cô ta cũng đã xức dầu cho Chúa Giêsu làm Vua. Đó sẽ là kết quả sẽ xãy ra sau sự chết và sự sống lại của Ngài. Cô ta đã thể hiện bản thân cô trở nên như là một tín đồ thật sự của Chúa Giêsu. Trong khi các môn đệ thân cận nhất của Ngài không hiểu điều gì đang xãy ra: Rằng cô ta đã xức dầu cho Chúa Giêsu vì sự thương khó và sự chết của Ngài. Hành động từ bỏ bản thân của cô giống như việc Chúa Giêsu từ bỏ chính bản thân mình trong sự thương khó và sự chết của Ngài.
Chúa Giêsu xác nhận tầm quan trọng của việc làm của người phụ nữ. Ngài nói rằng những gì cô ta đã làm sẽ được nhắc đến "Bất cứ nơi nào phúc âm được loan báo" Chúa Giêsu đánh giá cao hành vi của cô và cho đó là "việc làm tốt". Tôi thích lời dịch khác nói lên là "việc làm rất tốt đẹp" Người phụ nữ quả thật là một môn đệ chân chính, biết luôn phục vụ cho Đức Chúa. Ước gì việc chúng ta làm trong thời khắc này được Chúa Giêsu cho là "việc làm rất tốt đẹp".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
PALM SUNDAY (B)
Processional Gospel Mark 11: 1-10
Isaiah 50: 4-7 Philippians 2: 6-11 Mark 14:1- 15:47
We have been focusing on Mark’s gospel these past Sundays since the liturgical year began in Advent. Today we have the evangelist’s account of Jesus’ passion and death. Betrayal is a strong theme in Mark’s narrative. We first hear of the plot by the chief priests and scribes to kill Jesus. Then Judas joins the betrayal; so will Peter. Peter, James and John will be with Jesus during his agony in the garden, yet they fail to stay awake and Jesus says to “Simon” (notice the return to his former name, before Jesus called him to be a disciple and changed his name to Peter), “Could you not keep watch for one hour?” After his arrest all Jesus’ disciples will abandon him.
Mark’s passion narrative begins with a woman’s effusive, extravagant act of loving care for Jesus. I think we tend to skip over this story, as if it were merely a scene-setter, to “get to the important part.” But each part of the gospel is important and the result of deliberate choice by the gospel writer. What the woman did for Jesus gives us insight into the whole passion narrative that is to follow.
Previously Mark told of the anonymous widow in the Temple who gave generously from “all that she had to live on.” Mark says she gave “two small copper coins.” That may not have been a lot in worldly terms but it was, as Jesus points out to his disciples, “all that she had to live on.” She gave a small monetary offering, but for the widow it was an offering of her life to God. It may have seemed small to those watching, but as Jesus points out it was an extravagant gift – a gift of her whole life to God.
Today’s gospel opens with the story of another anonymous woman who, in comparison to the widow, has much to offer Jesus. The woman approaches Jesus while he is eating in the house of Simon the leper. Seeming insignificant details in gospel stories are not, as it turns out, so insignificant. For example, Jesus is at a meal with his disciples and, as we shall see, the meal has Eucharistic tones. He is not just eating with them, he is at the home and table of a leper. It is unusual for Mark to name the host with whom Jesus eats, but he does name Simon and underlines his condition, he is a leper. Mark does not tell us if he is a cured leper, or still has the disease. But alluding to Simon’s leprosy fits with Jesus’ teaching that the sick and not the well are in need of the physician (2:17). Religious people, especially, would have avoided lepers, not only for fear of contagion, but also not to be rendered ritually unclean by contact with then. But Simon is at table with Jesus, showing that Jesus continues to be present to those the world would exclude. Hear the Eucharistic overtones? Who is welcome and gets to eat at the table of the Lord?
The woman who enters the meal is another outsider. She comes to Jesus at the table. We do not know her name and she does not seem to be related to anyone there. Unlike the widow in the Temple story, who gave everything she had to live on, this woman seems to be a person of means. She has the resources to buy an expensive, perfumed oil to anoint Jesus. This unknown woman, while not a guest, is not criticized for her intrusion, but for “this waste of perfumed oil.” Some have demeaned her as a prostitute, or a disreputable woman. Mark does not say that. She is an unnamed woman who does something very significant, which Jesus says will be remembered wherever the gospel is proclaimed. There is something happening that is more than a simple pouring of oil on a dinner guest’s head – something that will be remembered for ages.
The woman does not speak in the story, but her gestures are eloquent. She performs a familiar rite in the world in which Jesus lived. Anointing with oil signified a person was being appointed for a special role. Kings were often anointed as part of their coronation ceremony. Sometimes prophets were too. “Messiah” in Hebrew means, “the anointed one.” (“Christ” comes from the Greek ‘christos” which translates “Messiah.”)
Thus, because of the biblical imagery, the woman’s anointing of Christ could be an announcement that Jesus is the Messiah and is being anointed for a special task. As a woman she may have been considered insignificant in their world, but she has the honorable task of anointing the Messiah. Jesus adds to the interpretation of what the others are witnessing. He tells them, “She has anticipated anointing my body for burial.” Jesus’ crucified body will not be anointed when he is taken down from the cross and wrapped in a cloth by Joseph of Arimathea. After the Sabbath women will go to the tomb with perfumed oils to anoint his body. At the tomb the women will find Jesus’ body gone. But the anonymous woman at the dinner party has already anointed him.
Some at the table, seeing the woman pour expensive oil over Jesus’ head, make what sounds like, a reasonable objection. The oil was worth a lot, “300 day’s wages” and could have been sold and given to the poor. Jesus responds, the poor will always be with them – and us too. Such care of the needy will always be the duty of disciples. But someone right before us, who is in need, should also be ministered to. Charitable works of mercy are done in public by the community of disciples. But small, private acts of loving concern will also be needed. There is no little irony in Mark’s noting that immediately after this account, Judas betrayed Jesus for money. Was he also one of the disciples who objected to the woman’s extravagant use of oil to anoint Jesus?
The woman had shown courage and determination. She is an outsider who intrudes on a male gathering. You can hear that in the irritated voices of those who protest what she did. She gives Jesus comfort at a difficult moment. One of the twelve is about to betray him and he will be handed over to the Roman tyrants for torture and execution. She had also anointed him as king, which will be the outcome of his death and resurrection. She has shown herself to be a true follower of Jesus. While his closest disciples fail to understand what is happening: that she has anointing Jesus for his suffering and death. Her act of self-denial is likened to Jesus’ own self-denial in his suffering and death
Jesus confirms the significance of the woman’s actions saying that what she has done will be told in a memory “wherever the gospel is proclaimed.” He appreciates her action and calls it a “good work.” I like another translation which names it a “beautiful work” (14:6). The woman is indeed a true disciple in service to the Lord. Would that our works might also fit Jesus’ description as “beautiful works.”
Trói buộc và tháo cởi
Lm. Minh Anh
07:05 24/03/2021
TRÓI BUỘC VÀ THÁO CỞI
“Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một sự trùng hợp giàu ý nghĩa khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘trói buộc và tháo cởi’, nô lệ và tự do. Ba bạn trẻ thời Đaniel từ chối làm nô lệ cho các thần ngoại; họ bị trói, bị ném vào lò. Kỳ diệu thay! Thiên Chúa cởi trói cho họ. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng nói đến nô lệ và tự do, nhưng ở một cấp độ cao hơn, con người bị ‘trói buộc’ bởi tội lỗi và chỉ được ‘tháo cởi’ nhờ “sự thật”.
Ba bạn trẻ Do Thái không khuất phục Nabucodonosor, họ từ chối bái lạy tượng thần của vua; vì thế, họ bị ném vào lò. Thiên Chúa ‘tháo cởi’ họ, họ tự do đi lại trong lò lửa cháy phừng. Tuyệt vời hơn, Ngài cũng ‘tháo cởi’ cho cả tâm hồn nhà vua, để ông nhận biết Ngài.
Ở một cấp độ cao hơn, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Đây là những lời có khả năng tạo nên một sự khác biệt trong đời sống chúng ta; trọng tâm giáo huấn này gồm hai điều: đến với Chúa Giêsu để ‘biết sự thật’ và để sự thật đó ‘giải thoát’ chúng ta.
Giáo huấn của Chúa Giêsu đặc biệt hữu ích trên cả bình diện tâm lý lẫn tâm linh. Trước hết, bình diện tâm lý, “sự thật” là một quà tặng lớn nhất cho một tinh thần tốt. Thông thường, khi một người phải vật lộn với nhiều trầm cảm khác nhau, lý do là vì họ đang bối rối khi nhìn các khía cạnh cuộc sống; họ liên tục đặt ra những câu hỏi ‘Tại sao? Tại sao?’, và điều đó chắc chắn dẫn đến trầm cảm chỉ vì một lý do đơn giản: những câu hỏi dựa trên những suy nghĩ sai lầm. Thế mà, “Liệu pháp sự thật” sẽ giúp xét xem lại những ‘câu hỏi tại sao’ này dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Thiên Chúa nghĩ gì về vấn đề này? Và ‘những sự thật’ đang chờ được khám phá sẽ là những ‘sự thật giải thoát’. Chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua trầm cảm khi nhìn cuộc sống mình theo cách Thiên Chúa nhìn. Như vậy, tiến trình ‘trói buộc và tháo cởi’ là tiến trình đặt mình trước Thiên Chúa để được Ngài rọi soi hầu có thể hy vọng, vì hy vọng sẽ mang lại tự do, và tự do sẽ giải thoát phiền muộn và bối rối.
Ở cấp độ tâm linh, những nguyên tắc này còn được áp dụng nhiều hơn. Sự thật về tội lỗi, sự thật về sự tha thứ, sự cứu rỗi và thiên đàng phải được nhận thức cũng như được ôm ấp một cách sâu sắc và đầy đủ. Phủ nhận sự thật về tội lỗi hoặc sự tha thứ, chúng ta sẽ sống trong dối trá và bị ‘trói buộc’ bởi sự dối trá đó. Đang khi tự do thiêng liêng đích thực sẽ dẫn đến cứu rỗi và vĩnh cửu thiên đàng vốn chỉ có được khi chúng ta hết lòng đón nhận lẽ thật thiêng liêng và hoàn hảo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhận thức rõ tội lỗi của mình, ăn năn tội, tìm kiếm sự tha thứ của Ngài để sửa đổi đời sống và sống một đời sống ân sủng mới mà chúng ta được mời gọi.
Nhiều người đã nhìn thấy những bức ảnh về những tổ đại bàng khổng lồ trên những vách đá cheo leo, nhưng ít ai có thể nhìn thấy bên trong tổ. Khi xây tổ, đại bàng mẹ bắt đầu với những cành cây nhọn, những phiến đá sắc và một số vật dụng khác xem có vẻ hoàn toàn không phù hợp với dự án. Nhưng sau đó, ‘cô’ lót ổ bằng một lớp đệm dày bằng len, lông vũ và lông của những con vật ‘cô’ đã giết, để làm nệm êm và dễ chịu cho trứng. Khi những con chim đến tuổi bay, sự êm ấm của tổ và sự xa xỉ của những bữa ăn miễn phí khiến chúng khá miễn cưỡng rời đi. Đó cũng là lúc đại bàng mẹ bắt đầu ‘xáo tổ’. Với bộ móng cứng của mình, ‘cô’ xáo tấm thảm lông, đưa những mảnh đá và những cành cây sắc nhọn lên trên bề mặt. Khi càng nhiều chất độn bị xới tung lên, tổ càng trở nên khó chịu đối với đại bàng con. Những bất tiện này và những cấp bách ngày càng tăng, thúc giục đại bàng con rời khỏi nơi ở thoải mái một thời của chúng và chuyển sang hành vi trưởng thành hơn.
Anh Chị em,
Như người ta nhìn những gai gốc, đá nhọn trong tổ đại bàng, những ngày Tuần Thương, Hội Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm những gai gốc khó chịu của thập giá. Điều này thật cần thiết cho tiến trình ‘tháo cởi’ những gì tội lỗi đã ‘trói buộc’; và đó là sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta hiểu được thế nào là tội lỗi, thế nào là tình yêu và sự thứ tha của Ngài, thế nào là sự thúc giục phải trở về. Có thể chúng ta đang bị ‘trói buộc’ bởi một tội lỗi nào đó, ‘trói buộc’ bởi những chuẩn mực xã hội nào đó khi chúng ta đánh giá con người theo bằng cấp, nghề nghiệp, ngoại hình… Những chuẩn mực ấy đang ‘trói buộc’; vậy mà điều quan trọng là Thiên Chúa muốn chúng ta tự do để sống thánh thiện, nên hoàn thiện và để làm việc thiện. Nói cách khác, Ngài muốn chúng ta được ‘tháo cởi’ để tự do nên giống Ngài và thuộc trọn về Ngài. Điều này chỉ hiện thực khi chúng ta thấm nhuần Lời Chúa; Ngài muốn chúng ta ‘được trói’ với Lời Ngài; nhờ đó, được ‘tháo cởi’, giải thoát.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đang bị ‘trói buộc’ bởi nhiều điều thế gian đang mời mọc; xin ‘tháo cởi’ con bằng sự thật của thập giá và Lời Chúa, vì chỉ có Lời Ngài mới là sự thật sẽ giải thoát con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một sự trùng hợp giàu ý nghĩa khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘trói buộc và tháo cởi’, nô lệ và tự do. Ba bạn trẻ thời Đaniel từ chối làm nô lệ cho các thần ngoại; họ bị trói, bị ném vào lò. Kỳ diệu thay! Thiên Chúa cởi trói cho họ. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng nói đến nô lệ và tự do, nhưng ở một cấp độ cao hơn, con người bị ‘trói buộc’ bởi tội lỗi và chỉ được ‘tháo cởi’ nhờ “sự thật”.
Ba bạn trẻ Do Thái không khuất phục Nabucodonosor, họ từ chối bái lạy tượng thần của vua; vì thế, họ bị ném vào lò. Thiên Chúa ‘tháo cởi’ họ, họ tự do đi lại trong lò lửa cháy phừng. Tuyệt vời hơn, Ngài cũng ‘tháo cởi’ cho cả tâm hồn nhà vua, để ông nhận biết Ngài.
Giáo huấn của Chúa Giêsu đặc biệt hữu ích trên cả bình diện tâm lý lẫn tâm linh. Trước hết, bình diện tâm lý, “sự thật” là một quà tặng lớn nhất cho một tinh thần tốt. Thông thường, khi một người phải vật lộn với nhiều trầm cảm khác nhau, lý do là vì họ đang bối rối khi nhìn các khía cạnh cuộc sống; họ liên tục đặt ra những câu hỏi ‘Tại sao? Tại sao?’, và điều đó chắc chắn dẫn đến trầm cảm chỉ vì một lý do đơn giản: những câu hỏi dựa trên những suy nghĩ sai lầm. Thế mà, “Liệu pháp sự thật” sẽ giúp xét xem lại những ‘câu hỏi tại sao’ này dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Thiên Chúa nghĩ gì về vấn đề này? Và ‘những sự thật’ đang chờ được khám phá sẽ là những ‘sự thật giải thoát’. Chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua trầm cảm khi nhìn cuộc sống mình theo cách Thiên Chúa nhìn. Như vậy, tiến trình ‘trói buộc và tháo cởi’ là tiến trình đặt mình trước Thiên Chúa để được Ngài rọi soi hầu có thể hy vọng, vì hy vọng sẽ mang lại tự do, và tự do sẽ giải thoát phiền muộn và bối rối.
Ở cấp độ tâm linh, những nguyên tắc này còn được áp dụng nhiều hơn. Sự thật về tội lỗi, sự thật về sự tha thứ, sự cứu rỗi và thiên đàng phải được nhận thức cũng như được ôm ấp một cách sâu sắc và đầy đủ. Phủ nhận sự thật về tội lỗi hoặc sự tha thứ, chúng ta sẽ sống trong dối trá và bị ‘trói buộc’ bởi sự dối trá đó. Đang khi tự do thiêng liêng đích thực sẽ dẫn đến cứu rỗi và vĩnh cửu thiên đàng vốn chỉ có được khi chúng ta hết lòng đón nhận lẽ thật thiêng liêng và hoàn hảo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhận thức rõ tội lỗi của mình, ăn năn tội, tìm kiếm sự tha thứ của Ngài để sửa đổi đời sống và sống một đời sống ân sủng mới mà chúng ta được mời gọi.
Nhiều người đã nhìn thấy những bức ảnh về những tổ đại bàng khổng lồ trên những vách đá cheo leo, nhưng ít ai có thể nhìn thấy bên trong tổ. Khi xây tổ, đại bàng mẹ bắt đầu với những cành cây nhọn, những phiến đá sắc và một số vật dụng khác xem có vẻ hoàn toàn không phù hợp với dự án. Nhưng sau đó, ‘cô’ lót ổ bằng một lớp đệm dày bằng len, lông vũ và lông của những con vật ‘cô’ đã giết, để làm nệm êm và dễ chịu cho trứng. Khi những con chim đến tuổi bay, sự êm ấm của tổ và sự xa xỉ của những bữa ăn miễn phí khiến chúng khá miễn cưỡng rời đi. Đó cũng là lúc đại bàng mẹ bắt đầu ‘xáo tổ’. Với bộ móng cứng của mình, ‘cô’ xáo tấm thảm lông, đưa những mảnh đá và những cành cây sắc nhọn lên trên bề mặt. Khi càng nhiều chất độn bị xới tung lên, tổ càng trở nên khó chịu đối với đại bàng con. Những bất tiện này và những cấp bách ngày càng tăng, thúc giục đại bàng con rời khỏi nơi ở thoải mái một thời của chúng và chuyển sang hành vi trưởng thành hơn.
Anh Chị em,
Như người ta nhìn những gai gốc, đá nhọn trong tổ đại bàng, những ngày Tuần Thương, Hội Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm những gai gốc khó chịu của thập giá. Điều này thật cần thiết cho tiến trình ‘tháo cởi’ những gì tội lỗi đã ‘trói buộc’; và đó là sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta hiểu được thế nào là tội lỗi, thế nào là tình yêu và sự thứ tha của Ngài, thế nào là sự thúc giục phải trở về. Có thể chúng ta đang bị ‘trói buộc’ bởi một tội lỗi nào đó, ‘trói buộc’ bởi những chuẩn mực xã hội nào đó khi chúng ta đánh giá con người theo bằng cấp, nghề nghiệp, ngoại hình… Những chuẩn mực ấy đang ‘trói buộc’; vậy mà điều quan trọng là Thiên Chúa muốn chúng ta tự do để sống thánh thiện, nên hoàn thiện và để làm việc thiện. Nói cách khác, Ngài muốn chúng ta được ‘tháo cởi’ để tự do nên giống Ngài và thuộc trọn về Ngài. Điều này chỉ hiện thực khi chúng ta thấm nhuần Lời Chúa; Ngài muốn chúng ta ‘được trói’ với Lời Ngài; nhờ đó, được ‘tháo cởi’, giải thoát.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đang bị ‘trói buộc’ bởi nhiều điều thế gian đang mời mọc; xin ‘tháo cởi’ con bằng sự thật của thập giá và Lời Chúa, vì chỉ có Lời Ngài mới là sự thật sẽ giải thoát con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục bang Chiapas, Mễ Tây Cơ bày tỏ quan ngại về tình hình chính trị xã hội hiện nay
Đặng Tự Do
16:09 24/03/2021
Các Giám mục tại bang Chiapas đã bày tỏ lo ngại về tình hình chính trị xã hội trong khu vực và sự gia tăng bạo lực trong nước. Đặc biệt, các ngài phàn nàn về việc theo đuổi lợi ích cá nhân của các chính trị gia và sự xâm nhập của các nhóm liên quan đến tội phạm có tổ chức vào đời sống chính trị.
Các Đức Cha Jaime Calderón Calderón của Tapachula; Rodrigo Aguilar Martínez của San Cristóbal và Fabio Martínez Castilla của Tuxtle Gutiérrez đã đưa ra lập trường trên liên quan đến cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 6, trong đó tổng cộng 163 đại diện dân cử sẽ được bầu.
Trong thư chung gởi các tín hữu, các giám mục nhắc nhớ rằng trong các quá trình bầu cử trước đây đã có sự chia rẽ xã hội và đối đầu gay gắt, thậm chí xảy ra xung đột bạo lực, đó là lý do tại sao các ngài kêu gọi các đại diện chính trị hãy cổ vũ hòa bình và thống nhất. Mọi công dân được kêu gọi đưa ra tiếng nói của mình một cách có trách nhiệm, thông tin và phản biện, đồng thời luôn nghĩ đến lợi ích chung của xã hội ở Chiapas.
Trong khi đó, tình trạng bạo lực vẫn chưa dừng lại. Trong vùng Veracruz, nữ ứng cử viên Accion Nacional ra tranh cử chức thị trưởng đã bị sát hại dã man ở bang Oaxaca. Theo cảnh sát ở Ocotlán de Morelos, một thị trấn cách thủ đô Oaxaca 30 km về phía nam, Ivonne Gallegos đã bị giết bởi một nhóm người chưa được tiết lộ danh tính, trong khi một người đàn ông đi cùng cô bị thương.
Source:Fides
Linh mục cử hành Thánh lễ nhậm chức của Biden đang bị điều tra
Đặng Tự Do
16:10 24/03/2021
Một linh mục Dòng Tên đã cử hành Thánh lễ nhậm chức của Joe Biden vào tháng Giêng đang bị điều tra vì bị cáo buộc có hành vi không đứng đắn. Trường đại học ở California nơi ngài phục vụ cho biết như trên.
Cha Kevin O'Brien là chủ tịch của Đại học Santa Clara, nằm gần San Jose, California. ngài đã chủ trì Thánh lễ ngày 20 tháng Giêng tại Nhà thờ Thánh Matthêu ở Washington DC, nơi ông Biden đã tham dự một ngày trước khi nhậm chức.
Một tuyên bố ngày 15 tháng 3 từ chủ tịch hội đồng quản trị của trường đại học thông báo rằng gần đây nhận được các “cáo buộc theo đó Cha O'Brien thể hiện các hành vi trong bối cảnh người lớn, chủ yếu bao gồm các cuộc trò chuyện, có thể không phù hợp với các giao thức và ranh giới mà Dòng Tên đã thiết lập”.
Chủ tịch John M. Sobrato cho biết trường đại học đang xem xét các cáo buộc một cách nghiêm túc và rằng Cha Sean Carroll, là Giám tỉnh Dòng Tên miền Tây Hoa Kỳ, đã mở một cuộc điều tra độc lập.
Ngài kêu gọi bất kỳ nhân chứng nào về các hành vi không phù hợp hãy liên hệ với Văn phòng Giám tỉnh Dòng Tên miền Tây Hoa Kỳ.
“Ban Quản Trị trường Đại Học ủng hộ những người tiến ra chia sẻ câu chuyện của họ. Điều quan trọng là bất kỳ ai chứng kiến những hành động mà họ tin rằng không phù hợp với các giá trị hoặc quy tắc của trường đại học đều có thể chia sẻ mối quan tâm của họ và tin tưởng rằng chúng sẽ được nghiêm túc xem xét”, Ông Sobrato nói.
“Đồng thời, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền của Cha O'Brien đối với một cuộc điều tra công bằng và khách quan, và chúng tôi đánh giá cao niềm tin mạnh mẽ của ông rằng bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến ông phải được xử lý theo tiêu chuẩn cao nhất và được điều tra một cách cẩn thận và độc lập”.
Cha O'Brien đã được cho nghỉ phép, và đã đồng ý hợp tác toàn diện với cuộc điều tra.
Cha O'Brien quen biết gia đình Biden ít nhất 15 năm, kể từ khi ngài còn phục vụ tại Đại học Georgetown. Ngoài Thánh lễ năm nay, ngài cũng đã chủ sự Thánh lễ cho Biden và gia đình trong các năm 2009 và 2013, khi Biden tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống.
Đại học Santa Clara, được thành lập vào năm 1851. Thống đốc California hiện tại Gavin Newsom và cựu Thống đốc Jerry Brown là các cựu sinh viên của trường.
Source:Catholic News Agency
Bờ biển phía đông của Australia chứng kiến những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua
Đặng Tự Do
16:10 24/03/2021
Các nhà chức trách Australia hôm Chúa Nhật cho biết mưa lớn trên bờ biển phía đông của nước này đã gây ra trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ qua.
Tại tiểu bang New South Wales đông dân nhất, các cảnh quay được cho thấy những ngôi nhà bị bật gốc bởi dòng nước chảy xiết, cây cối gãy đổ và những con đường bị nhấn chìm.
Các dịch vụ khẩn cấp ước tính hàng trăm ngôi nhà đã bị hư hại cho đến nay.
Một số con đường chính đã bị đóng cửa trên khắp tiểu bang và một số trường học đã hủy bỏ các lớp học vào hôm Thứ Hai.
Các con đập, bao gồm cả nguồn cung cấp nước chính của Sydney, cũng bị tràn nước, khiến mực nước sông dâng cao.
Bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến của New South Wales, cho biết lũ lụt tồi tệ hơn dự kiến.
“Hôm qua chúng tôi đã hy vọng đây chỉ là sự kiện có một trong hai mươi năm, có vẻ như đây sẽ là sự kiện có một trong năm mươi năm”.
Bà nói thêm rằng hàng nghìn người Úc đã buộc phải di tản tại khoảng 13 khu vực của tiểu bang và 4,000 người khác có thể được yêu cầu sớm đi lánh nạn.
Sự tàn phá hoàn toàn trái ngược với những trận cháy rừng thiêu rụi nước Úc trong hai năm qua khi khoảng 7% diện tích New South Wales bị thiêu rụi
Source:Reuters
Đức Thánh Cha gần gũi với những nạn nhân của cơn mưa lũ ở Úc
Thanh Quảng sdb
19:08 24/03/2021
Đức Thánh Cha gần gũi với những nạn nhân của cơn mưa lũ ở Úc
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài hiệp thông với các nạn nhân và cộng đoàn của tiểu bang New South Wales của Úc, nơi đang bị cơn mưa lũ cuốn trôi nhà cửa và gây ra thiệt hại to lớn.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hôm thứ Tư, trong buổi triều yết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau buồn và âu lo với các nạn nhân của cơn mưa lũ kinh hoàng ở Úc.
“Trong những ngày mưa lũ, gây nên trận lụt làm thiệt hại nghiêm trọng ở Tiểu bang New South Wales nước Úc,” ĐTC chia sẻ tâm tình hiệp thông với “các nạn nhân và những gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai này, đặc biệt những người đã mất nhà cửa hay bị tàn phá bởi cơn mưa lũ…”
Trong bản tin cuối ngày cho hay lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể của một người đàn ông trong một chiếc xe bị mắc kẹt trong nước lũ. Đây là cái chết đầu tiên liên quan đến thời tiết khắc nghiệt trên khắp nước Úc trong những ngày qua, đã nhận chìm nhà cửa, cuốn trôi xe cộ, gia súc và cô lập hóa nhiều thị trấn làng mạc…
Cơn lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ
Hơn 40.000 người đã phải di tản khỏi nhà cửa khi mưa xối xả gây ra lũ lụt nguy hiểm, chính quyền đã ban hành lệnh sơ tán cho dân cư ở các khu vực phía tây Sydney phải di chuyển đến các khu vực an toàn.
Ở một số khu vực khác, một quy mô dọn dẹp đã được bắt đầu khi mưa vơi đi, thực phẩm và các nguồn cung cấp khẩn cấp khác đã được vận chuyển qua các con đường sình lầy.
Bà Thủ hiến của New South Wales, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cảnh báo rằng mực nước sẽ tiếp tục tăng ở một số khu vực khi các con đập và sông lớn tiếp tục dâng tràn. Trận lụt được mô tả là tồi tệ nhất trong 50 năm qua, và ở một số nơi được coi là tồi tệ nhất trong 100 năm qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài hiệp thông với các nạn nhân và cộng đoàn của tiểu bang New South Wales của Úc, nơi đang bị cơn mưa lũ cuốn trôi nhà cửa và gây ra thiệt hại to lớn.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hôm thứ Tư, trong buổi triều yết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau buồn và âu lo với các nạn nhân của cơn mưa lũ kinh hoàng ở Úc.
“Trong những ngày mưa lũ, gây nên trận lụt làm thiệt hại nghiêm trọng ở Tiểu bang New South Wales nước Úc,” ĐTC chia sẻ tâm tình hiệp thông với “các nạn nhân và những gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai này, đặc biệt những người đã mất nhà cửa hay bị tàn phá bởi cơn mưa lũ…”
Trong bản tin cuối ngày cho hay lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể của một người đàn ông trong một chiếc xe bị mắc kẹt trong nước lũ. Đây là cái chết đầu tiên liên quan đến thời tiết khắc nghiệt trên khắp nước Úc trong những ngày qua, đã nhận chìm nhà cửa, cuốn trôi xe cộ, gia súc và cô lập hóa nhiều thị trấn làng mạc…
Cơn lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ
Hơn 40.000 người đã phải di tản khỏi nhà cửa khi mưa xối xả gây ra lũ lụt nguy hiểm, chính quyền đã ban hành lệnh sơ tán cho dân cư ở các khu vực phía tây Sydney phải di chuyển đến các khu vực an toàn.
Ở một số khu vực khác, một quy mô dọn dẹp đã được bắt đầu khi mưa vơi đi, thực phẩm và các nguồn cung cấp khẩn cấp khác đã được vận chuyển qua các con đường sình lầy.
Bà Thủ hiến của New South Wales, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cảnh báo rằng mực nước sẽ tiếp tục tăng ở một số khu vực khi các con đập và sông lớn tiếp tục dâng tràn. Trận lụt được mô tả là tồi tệ nhất trong 50 năm qua, và ở một số nơi được coi là tồi tệ nhất trong 100 năm qua.
Một sơ Dòng Salêdiêng được bổ nhiệm làm thư ký của Thánh bộ Phát triển Con người
Thanh Quảng sdb
19:26 24/03/2021
Một sơ Dòng Salêdiêng được bổ nhiệm làm thư ký của Thánh bộ Phát triển Con người
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một nhà kinh tế học, sơ Alessandra Smerilli, dòng Salêdiêng làm thư ký của Thánh Bộ Phát triển về Con người Toàn diện.
(Tin Vatican)
Là một nhà kinh tế học nổi tiếng, sơ Alessandra Smerilli, một hội viên của Dòng “Con Đức Mẹ Phù hộ các Kitô hữu”, một hội dòng thường được gọi là Salêdiêng Don Bosco. Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm sơ Smerilli làm thư ký cho Thánh bộ Đặc trách về sự Phát triển Con người Toàn diện.
Sơ được sinh ra ở Vasto, Ý vào năm 1974, Sơ Smerilli đã cộng tác với Thánh bộ và các Ủy ban Vatican về Chương trình thời đại dịch Covid-19 với tư cách là điều phối viên về Kinh tế. Trong công việc của mình, sơ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc đem các giá trị Phúc âm vào một nền kinh tế phong phú, giúp Tòa thánh thực hiện được những chương trình kế hoạch trước cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra.
Sơ Smerilli có bằng Tiến sĩ Kinh tế Chính trị tại Đại học La Sapienza ở Rome và Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học East Anglia ở Norwich (Anh Quốc). Sơ cũng là Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Khoa Giáo dục của Đại học Giáo hoàng "Auxilium" ở Rome.
Sự gắn bó của sơ với Giáo hội đã đưa sơ trở thành một thành phần của Ủy ban Khoa học và Tổ chức "Tuần lễ xã hội" của Giáo Hội Công Giáo ở Ý, kể từ năm 2019, sơ là Ủy viên của Hội đồng Tòa thánh, và từ tháng 3 năm 2020, sơ là điều phối viên của Lực lượng Đặc nhiệm Kinh tế của Tòa thánh cho các chương trình của thờ đại dịch Covid-19 do ĐTC thiết lập.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm một nhà kinh tế học, sơ Alessandra Smerilli, dòng Salêdiêng làm thư ký của Thánh Bộ Phát triển về Con người Toàn diện.
(Tin Vatican)
Là một nhà kinh tế học nổi tiếng, sơ Alessandra Smerilli, một hội viên của Dòng “Con Đức Mẹ Phù hộ các Kitô hữu”, một hội dòng thường được gọi là Salêdiêng Don Bosco. Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm sơ Smerilli làm thư ký cho Thánh bộ Đặc trách về sự Phát triển Con người Toàn diện.
Sơ được sinh ra ở Vasto, Ý vào năm 1974, Sơ Smerilli đã cộng tác với Thánh bộ và các Ủy ban Vatican về Chương trình thời đại dịch Covid-19 với tư cách là điều phối viên về Kinh tế. Trong công việc của mình, sơ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc đem các giá trị Phúc âm vào một nền kinh tế phong phú, giúp Tòa thánh thực hiện được những chương trình kế hoạch trước cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra.
Sơ Smerilli có bằng Tiến sĩ Kinh tế Chính trị tại Đại học La Sapienza ở Rome và Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học East Anglia ở Norwich (Anh Quốc). Sơ cũng là Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Khoa Giáo dục của Đại học Giáo hoàng "Auxilium" ở Rome.
Sự gắn bó của sơ với Giáo hội đã đưa sơ trở thành một thành phần của Ủy ban Khoa học và Tổ chức "Tuần lễ xã hội" của Giáo Hội Công Giáo ở Ý, kể từ năm 2019, sơ là Ủy viên của Hội đồng Tòa thánh, và từ tháng 3 năm 2020, sơ là điều phối viên của Lực lượng Đặc nhiệm Kinh tế của Tòa thánh cho các chương trình của thờ đại dịch Covid-19 do ĐTC thiết lập.
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Đức Maria là Mẹ, chứ không phải Đấng Đồng Công Cứu Chuộc
Vũ Văn An
21:07 24/03/2021
Tại buổi yết kiến chung hàng tuần của ngài vào ngày 24 tháng 3, được trực tiếp phát đi từ Thư Viện Tông tòa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ quan điểm cho rằng Đức Trinh nữ Maria nên được tôn vinh là “người đồng công cứu chuộc”. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài nên được tôn vinh, “nhưng với tư cách là một người mẹ, chứ không phải như một nữ thần, không với tư cách là đấng đồng cứu chuộc”. Lưu ý rằng ngài đang phát biểu vào ngày vọng lễ Truyền tin, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng trong nghệ thuật ảnh tượng Kitô giáo, việc mô tả Đức Maria “luôn luôn trong liên hệ với Con của ngài và trong liên kết với Người. Mẹ luôn hướng ta tới trung tâm: là Chúa Giêsu”.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, vẫn dựa vào chủ đề cầu nguyện, nhưng tập chú vào điểm: “Cầu nguyện trong sự hiệp thông với Đức Maria”:
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Bài giáo lý hôm nay được dành riêng cho việc cầu nguyện trong sự hiệp thông với Mẹ Maria. Nó diễn ra đúng vào ngày vọng Lễ Truyền tin. Chúng ta biết rằng con đường chính của việc cầu nguyện Kitô giáo là nhân tính của Chúa Giêsu. Thực thế, sự tin tưởng rất đặc trưng của lời cầu nguyện Kitô giáo sẽ vô nghĩa nếu Ngôi Lời không nhập thể, ban cho chúng ta, trong Chúa Thánh Thần, mối liên hệ hiếu thảo của Người với Chúa Cha. Chúng ta đã nghe trong Kinh thánh về cuộc tụ họp của các môn đệ, các phụ nữ ngoan đạo và Đức Maria, để cầu nguyện sau khi Chúa Giêsu lên trời. Cộng đồng Kitô hữu đầu tiên đang chờ đợi hồng phúc của Chúa Giêsu, lời hứa của Chúa Giêsu.
Chúa Kitô là Đấng Trung gian, Chúa Kitô là nhịp cầu mà chúng ta vượt qua để đến với Chúa Cha (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674). Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất: không có ai đồng cứu chuộc với Chúa Kitô. Người là Đấng duy nhất. Người là người hòa giải tuyệt vời. Người là Đấng Trung gian. Mỗi lời cầu nguyện mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa đều qua Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô và lời cầu nguyện được ứng nghiệm nhờ sự chuyển cầu của Người. Chúa Thánh Thần kéo dài sự trung gian của Chúa Kitô ra mọi thời đại và mọi nơi chốn: không có danh nào khác nhờ đó chúng ta được cứu rỗi: mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Đấng Trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại (xin xem Công vụ 4:12).
Nhờ sự trung gian duy nhất của Chúa Kitô, các qui chiếu khác mà các Kitô hữu tìm kiếm để cầu nguyện và sùng kính có ý nghĩa, trong số này, trước hết, là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu.
Mẹ chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống của các Kitô hữu, và do đó, trong lời cầu nguyện của họ, bởi vì Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu. Các Giáo hội Đông phương thường mô tả ngài là Odigitria, người “chỉ đường”; và đường đây là Con của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô. Bức tranh cổ kính tuyệt đẹp Odigitria trong Nhà thờ Chính tòa Bari hiện lên trong tâm trí tôi. Nó đơn giản. Madonna chỉ cho thấy một Chúa Giêsu ở truồng; sau đó, người ta mặc áo cho Người để hết cởi truồng, nhưng sự thật là Chúa Giêsu cởi truồng, chính Người, làm người, sinh bởi Đức Maria, là Đấng Trung gian. Và Đức Mẹ chỉ cho ta Đấng Trung gian: ngài quả là Odigitria. Sự hiện diện của Mẹ ở khắp mọi nơi trong nghệ thuật ảnh tượng Kitô giáo, đôi khi rất nổi bật, nhưng luôn trong liên quan với Con của Mẹ và trong liên kết với Người. Đôi tay, đôi mắt, hành vi của ngài là một “bài giáo lý” sống động, luôn chỉ cho thấy bản lề, luôn chỉ cho thấy trung tâm: là Chúa Giêsu. Mẹ Maria hoàn toàn qui hướng về Người (xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2674) đến độ chúng ta có thể nói Mẹ là môn đệ hơn là Mẹ. Những hướng dẫn ngài đưa ra trong đám cưới ở Cana: "Hãy làm bất cứ điều gì ngài sẽ nói với các anh". Ngài luôn qui chiếu vào Chúa Kitô. Ngài là môn đệ đầu tiên.
Đó là vai trò mà Mẹ Maria đã hoàn thành trong suốt cuộc đời trần thế của Mẹ và là vai trò mà Mẹ vẫn giữ mãi mãi: trở thành người tớ gái khiêm nhường của Chúa, không gì hơn. Tại một thời điểm nào đó trong các sách Tin Mừng, ngài gần như biến mất; nhưng rồi Mẹ lại xuất hiện vào những thời khắc quan trọng hơn, chẳng hạn như tại Cana, khi Con Mẹ, nhờ sự can thiệp đầy quan tâm của Mẹ, thực hiện “dấu lạ” đầu tiên của Người (xem Ga 2: 1-12), và sau đó trên Golgotha dưới chân Thánh giá.
Chúa Giêsu đã mở rộng vai trò làm mẹ của Đức Maria ra toàn thể Giáo hội khi Người giao phó Mẹ cho môn đệ yêu dấu của Người không lâu trước khi chết trên thánh giá. Kể từ đó, tất cả chúng ta đã được tập hợp dưới tà áo của Mẹ, như được mô tả trong một số bích họa hoặc bức tranh thời Trung cổ. Ngay cả bản điệp xướng tiếng Latinh đầu tiên - sub tuum praesidium confugimus, sancta Dei Genitrix (chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời): Madonna, người ‘bao bọc’, giống như một người Mẹ, người mà Chúa Giêsu đã giao phó chúng ta cho ngài, tất cả chúng ta; nhưng với tư cách là Mẹ, không phải như một nữ thần, không phải như người đồng công cứu chuộc: như là Mẹ. Đúng là lòng đạo đức Kitô giáo luôn dành cho Mẹ những danh hiệu đẹp đẽ, như một đứa trẻ dành cho mẹ của em: biết bao điều đẹp đẽ mà con cái nói về người mẹ của các em, người mà chúng vô cùng yêu quý! Biết bao điều đẹp đẽ. Nhưng chúng ta cần phải cẩn thận: những điều Giáo hội, các Thánh nói về Mẹ, những điều đẹp đẽ, về Mẹ Maria, không lấy mất điều gì khỏi việc Cứu chuộc duy nhất của Chúa Kitô. Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Chúng là những biểu thức yêu thương như một đứa trẻ dành cho mẹ của em - một số còn phóng đại nữa. Nhưng, như chúng ta biết, tình yêu luôn khiến chúng ta phóng đại mọi sự, nhưng chỉ do tình yêu.
Và vì vậy, chúng ta bắt đầu cầu nguyện với Mẹ bằng cách sử dụng một số diễn đạt có sẵn trong các sách Tin Mừng nói về ngài: “đầy ơn phúc”, “bà có phước lạ hơn mọi người nữ” (xin xem Sách Giáo lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2676f.). Được công nhận bởi Công Đồng Êphêsô, tước hiệu "Theotokos", "Mẹ Thiên Chúa", đã sớm được thêm vào Kinh Kính Mừng. Và, tương tự như với Kinh Lạy Cha, sau lời ngợi khen, chúng ta thêm lời khẩn cầu: chúng ta cầu xin Mẹ Maria cầu nguyện cho chúng ta là những kẻ tội lỗi, để Mẹ cầu bầu với sự dịu dàng của Mẹ, “bây giờ và trong giờ lâm tử”. Bây giờ, trong những tình huống cụ thể của cuộc sống, và trong giây phút cuối cùng, để Mẹ có thể đồng hành với chúng ta - như là Mẹ, như là người môn đệ đầu tiên - trong hành trình của chúng ta tiến đến sự sống vĩnh cửu.
Mẹ Maria luôn hiện diện bên giường bệnh của con cái ngài khi chúng rời khỏi thế giới này. Nếu ai đó cô đơn và bị bỏ rơi, thì Mẹ là Mẹ, Mẹ ở đó, ở gần, như Mẹ đã ở bên cạnh Con Mẹ khi mọi người khác bỏ rơi Người.
Đức Maria đã và đang hiện diện trong những ngày đại dịch này, gần với những người, thật không may, đã kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ một mình, không có sự an ủi hoặc gần gũi của những người thân yêu của họ. Mẹ Maria luôn ở đó bên cạnh chúng ta, với sự dịu dàng mẫu thân của mẹ.
Những lời cầu nguyện với Đức Mẹ không phải là vô ích. Người phụ nữ từng nói “xin vâng”, người đã nhanh chóng đón nhận lời mời của Thiên thần, cũng đáp lại những lời khẩn cầu của chúng ta, Đức Mẹ nghe thấy tiếng nói của chúng ta, ngay cả những tiếng nói của chúng ta bị khóa kín trong trái tim chúng ta không đủ sức để thốt ra nhưng Thiên Chúa biết rõ hơn chính chúng ta. Đức Mẹ lắng nghe với tư cách là Mẹ. Cũng giống như mọi người mẹ tốt, và còn hơn thế nữa, Đức Maria bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm, Mẹ quan tâm đến chúng ta ngay cả khi chúng ta tập trung vào những việc riêng và mất ý thức về đường đi, và khi chúng ta không chỉ đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm, mà còn là sự cứu rỗi của chúng ta. Mẹ Maria ở đó, cầu nguyện cho chúng ta, cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Cầu nguyện với chúng ta. Tại sao? Vì Mẹ là Mẹ của chúng ta.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lời xin vâng của Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:03 24/03/2021
Hình ảnh lời xin vâng của Đức Mẹ Maria
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người trong cung lòng trinh nữ Maria vào ngày lễ Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria, ngày 25. Tháng Ba.
Về phương diện sinh lý tự nhiên, ngày này đánh dấu mốc thời gian Giêsu Con Thiên Chúa bắt đầu thành hình phát triển là người trong cung lòng người mẹ chín tháng cho đến ngày 25. Tháng Mười Hai mở mắt chào đời.
Về phương diện đạo đức với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, còn đậm nét dấu vết tâm tình đời sống chan chứa lòng tin cậy mến của Maria qua lời: „Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!“ ( Phúc âm Thánh Luca 1,38).
Vậy lời „ Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!„ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel ẩn chứa hình ảnh sứ điệp gì?
Xưa nay hằng có nhiều suy tư về ý nghĩa lời này của Maria như lòng khiêm nhượng, sự khôn ngoan vâng theo ý Thiên Chúa, lòng đạo đức kính sợ sâu thẳm của Maria với Thiên Chúa.
Lời „xin vâng „ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel diễn tả tâm tình lòng tin ngược hẳn với lời thắc mắc hoài nghi của Thầy cả Zacaria nói với Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin vui cho ông sẽ có con trai: „ Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?“ Vì tôi đã gìa, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi.“ ( Phúc âm Thánh Luca 1, 18).
Maria tin vào lời Thiên Thần Chúa báo tin và không đặt ra điều kiện dấu chỉ báo hiệu nào.
Còn thầy cả Zacaria muốn tin. Nhưng còn thắc mắc hoài nghi. Vì Ông dựa vào suy nghĩ sinh lý tự nhiên làm sao có thể xảy ra có con được nữa nơi vợ chồng chúng tôi đã luống tuổi gìa rồi. Ông muốn có dấu chỉ báo hiệu.
Lời xưng nhận mình là „tôi tớ xin vâng“ của Maria không chỉ nói lên tâm tình đạo đức, nhưng còn diễn tả sự ưng thuận bằng lòng với ý của Thiên Chúa muốn thực hiện nơi mình.
Lời xin vâng ưng thuận của Maria diễn tả cao điểm về cung cách sống lòng tôn giáo cùng quan trọng trước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
Lời xin vâng của Maria diễn tả hai khía cạnh cao cả của một tâm hồn đời sống:
- một bên là sự tiêu cực chấp nhận, và một bên là sự tích cực sẵn sàng,
- một phía là sự trống rỗng sâu thẳm, và một phía là sự tròn đầy cao cả nhất. ( Heinz Schuermann, Das Lukasevengeluim, 1. Teil, 1,1-9,50, Sonderausgbe Herder 1984, trang 58).
Lời xin vâng của Đức Mẹ Maria nói với Thiên Thần Gabriel trong biến cố truyền tin vẽ lên những hình ảnh đổi mới nơi đời sống Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ Con Thiên Chúa.
„Khi nói xin vâng được coi như một giao ước mới, tôi nhớ lại việc Đức Mẹ vội vã lên đường đi thăm viếng Bà Isave ( Lc 1,39-45). Đi thăm để chia sẻ, để phục vụ, để nâng đỡ khích lệ bà Isave. Theo Đức Mẹ, thì mình được Chúa thương là để mình biết thương người khác…
Thiết tưởng đó là giao ước mới về bác ái liên đới phát sinh từ lời xin vâng.
Khi nói xin vâng được coi như một bài ca mới, tôi nhớ lại tâm tình Đức Mẹ trong kinh Tạ ơn “ Linh hồn tôi tung hô Chúa“ ( Lc 1,46-55). Tâm tình Đức Mẹ là nói lời chân thành của người con bé nhỏ, đầy khiêm tốn, ngỡ ngàng biết ơn và phó thác đối với Chúa.
Thiết tưởng đó là một bài ca mới về khiêm tốn khởi đi từ lời xin vâng.
Khi nói lời xin vâng được coi là một con đường mới, tôi nhớ lại biến cố Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu tại hang đá Belem( Lc2,1-7)…Đức Mẹ đã lặng lẽ đi vào con đường khó nghèo. Con đường đó đã khởi đi từ hang đá Belem và kéo dài từng ngày, từng tháng, từng năm suốt cả cuộc đời Đức Mẹ…
Thiết tưởng đó là một con đường mới về sự nghèo khó được vạch ra từ lời xin vâng. Con đường mới đó, bài ca mới đó, giao ước mới đó đều nói lên Đức Mẹ là con người mới. Mới về nhiều phương diện, nhưng nhất là về phương diện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Mẹ, để đổi mới con người của mẹ. ( Lc 1,35).
…Do đó Đức Mẹ là con người mới, là tác phẩm tuyệt vời của Chúa Thánh Linh. Với đặc điểm là Đức Mẹ có một trái tim giống trái tim Chúa Giêsu, trong sạch, hiền lành, khiêm nhường, cháy rực lửa tình yêu thương xót.“ ( Đức cha GB. Bùi Tuần, Xin vâng, 01.04.2002).
Trong đời sống làm người, xưa nay con người cũng luôn nói lời xin vâng với Thiên Chúa và với nhau.
Hai người nam nữ ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng. Và như thế nói lời xin vâng với nhau: cùng nhau chia sẻ xây dựng con đường đời sống, cùng nhau đón nhận niềm vui hạnh phúc cũng như cùng chịu đựng thử thách, đau khổ xảy đến trong cuộc đời, cùng nhau củng cố lòng tin niềm hy vọng cho nhau, cho con cái trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Từ lời xin vâng với nhau nhận nhau làm vợ chồng họ trở thành con người mới với nhiệm vụ mới trên con đường đời sống mới cho con cháu gia đình.
Người chọn nếp sống đời tu hành tận hiến trong các Hội Dòng, trong Hội Thánh Chúa ở trần gian cũng nói lời xin vâng. Từ đó bắt đầu bậc đời sống mới với nhiệm vụ mới. Và trong dòng thời gian họ luôn phải nói lời xin vâng để ôn nhớ lại ơn Gọi và bắt đầu mới lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo Hội Công Giáo mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người trong cung lòng trinh nữ Maria vào ngày lễ Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ Maria, ngày 25. Tháng Ba.
Về phương diện sinh lý tự nhiên, ngày này đánh dấu mốc thời gian Giêsu Con Thiên Chúa bắt đầu thành hình phát triển là người trong cung lòng người mẹ chín tháng cho đến ngày 25. Tháng Mười Hai mở mắt chào đời.
Về phương diện đạo đức với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, còn đậm nét dấu vết tâm tình đời sống chan chứa lòng tin cậy mến của Maria qua lời: „Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!“ ( Phúc âm Thánh Luca 1,38).
Vậy lời „ Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Sứ Thần truyền!„ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel ẩn chứa hình ảnh sứ điệp gì?
Xưa nay hằng có nhiều suy tư về ý nghĩa lời này của Maria như lòng khiêm nhượng, sự khôn ngoan vâng theo ý Thiên Chúa, lòng đạo đức kính sợ sâu thẳm của Maria với Thiên Chúa.
Lời „xin vâng „ của Maria nói với Sứ Thần Gabriel diễn tả tâm tình lòng tin ngược hẳn với lời thắc mắc hoài nghi của Thầy cả Zacaria nói với Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin vui cho ông sẽ có con trai: „ Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy?“ Vì tôi đã gìa, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi.“ ( Phúc âm Thánh Luca 1, 18).
Maria tin vào lời Thiên Thần Chúa báo tin và không đặt ra điều kiện dấu chỉ báo hiệu nào.
Còn thầy cả Zacaria muốn tin. Nhưng còn thắc mắc hoài nghi. Vì Ông dựa vào suy nghĩ sinh lý tự nhiên làm sao có thể xảy ra có con được nữa nơi vợ chồng chúng tôi đã luống tuổi gìa rồi. Ông muốn có dấu chỉ báo hiệu.
Lời xưng nhận mình là „tôi tớ xin vâng“ của Maria không chỉ nói lên tâm tình đạo đức, nhưng còn diễn tả sự ưng thuận bằng lòng với ý của Thiên Chúa muốn thực hiện nơi mình.
Lời xin vâng ưng thuận của Maria diễn tả cao điểm về cung cách sống lòng tôn giáo cùng quan trọng trước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
Lời xin vâng của Maria diễn tả hai khía cạnh cao cả của một tâm hồn đời sống:
- một bên là sự tiêu cực chấp nhận, và một bên là sự tích cực sẵn sàng,
- một phía là sự trống rỗng sâu thẳm, và một phía là sự tròn đầy cao cả nhất. ( Heinz Schuermann, Das Lukasevengeluim, 1. Teil, 1,1-9,50, Sonderausgbe Herder 1984, trang 58).
Lời xin vâng của Đức Mẹ Maria nói với Thiên Thần Gabriel trong biến cố truyền tin vẽ lên những hình ảnh đổi mới nơi đời sống Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn làm mẹ Con Thiên Chúa.
„Khi nói xin vâng được coi như một giao ước mới, tôi nhớ lại việc Đức Mẹ vội vã lên đường đi thăm viếng Bà Isave ( Lc 1,39-45). Đi thăm để chia sẻ, để phục vụ, để nâng đỡ khích lệ bà Isave. Theo Đức Mẹ, thì mình được Chúa thương là để mình biết thương người khác…
Thiết tưởng đó là giao ước mới về bác ái liên đới phát sinh từ lời xin vâng.
Khi nói xin vâng được coi như một bài ca mới, tôi nhớ lại tâm tình Đức Mẹ trong kinh Tạ ơn “ Linh hồn tôi tung hô Chúa“ ( Lc 1,46-55). Tâm tình Đức Mẹ là nói lời chân thành của người con bé nhỏ, đầy khiêm tốn, ngỡ ngàng biết ơn và phó thác đối với Chúa.
Thiết tưởng đó là một bài ca mới về khiêm tốn khởi đi từ lời xin vâng.
Khi nói lời xin vâng được coi là một con đường mới, tôi nhớ lại biến cố Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu tại hang đá Belem( Lc2,1-7)…Đức Mẹ đã lặng lẽ đi vào con đường khó nghèo. Con đường đó đã khởi đi từ hang đá Belem và kéo dài từng ngày, từng tháng, từng năm suốt cả cuộc đời Đức Mẹ…
Thiết tưởng đó là một con đường mới về sự nghèo khó được vạch ra từ lời xin vâng. Con đường mới đó, bài ca mới đó, giao ước mới đó đều nói lên Đức Mẹ là con người mới. Mới về nhiều phương diện, nhưng nhất là về phương diện Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Đức Mẹ, để đổi mới con người của mẹ. ( Lc 1,35).
…Do đó Đức Mẹ là con người mới, là tác phẩm tuyệt vời của Chúa Thánh Linh. Với đặc điểm là Đức Mẹ có một trái tim giống trái tim Chúa Giêsu, trong sạch, hiền lành, khiêm nhường, cháy rực lửa tình yêu thương xót.“ ( Đức cha GB. Bùi Tuần, Xin vâng, 01.04.2002).
Trong đời sống làm người, xưa nay con người cũng luôn nói lời xin vâng với Thiên Chúa và với nhau.
Hai người nam nữ ưng thuận nhận nhau làm vợ chồng. Và như thế nói lời xin vâng với nhau: cùng nhau chia sẻ xây dựng con đường đời sống, cùng nhau đón nhận niềm vui hạnh phúc cũng như cùng chịu đựng thử thách, đau khổ xảy đến trong cuộc đời, cùng nhau củng cố lòng tin niềm hy vọng cho nhau, cho con cái trong mọi hoàn cảnh đời sống.
Từ lời xin vâng với nhau nhận nhau làm vợ chồng họ trở thành con người mới với nhiệm vụ mới trên con đường đời sống mới cho con cháu gia đình.
Người chọn nếp sống đời tu hành tận hiến trong các Hội Dòng, trong Hội Thánh Chúa ở trần gian cũng nói lời xin vâng. Từ đó bắt đầu bậc đời sống mới với nhiệm vụ mới. Và trong dòng thời gian họ luôn phải nói lời xin vâng để ôn nhớ lại ơn Gọi và bắt đầu mới lại.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput: Biden đang và sẽ là một vấn đề rất tai hại cho Giáo Hội Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:12 24/03/2021
1. ĐTGM Chaput chia sẻ về cuốn sách mới, những thách thức văn hóa, chính quyền Biden
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, Tổng Giám mục hiệu tòa của Philadelphia, vừa cho ra mắt một cuốn sách mới đề cập đến cách người Công Giáo có thể đặt cuộc sống của họ trong “những sự trung thành đúng mực” để hiểu những gì thực sự quan trọng.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, gần đây đã nói chuyện với Đức Tổng Giám Mục Chaput về cuốn sách “Những Điều Đáng Để Hy Sinh Tính Mạng: Suy nghĩ về một cuộc sống đáng sống”, được xuất bản ngày 16 tháng 3 bởi Henry Holt và Co.
Trong cuộc trò chuyện, Đức Tổng Giám Mục đã thảo luận về cách người Công Giáo có thể giữ vững đức tin của họ trong một thế giới thường thù địch với đức tin Công Giáo, và việc tưởng nhớ đến cái chết của một người có thể giúp chúng ta tập trung và định hướng cuộc sống của chúng ta.
Ngài cũng đề cập đến những thay đổi gần đây trong văn hóa Mỹ, những thách thức trong chính trị Hoa Kỳ, và cuộc đời của ngài kể từ khi nghỉ hưu với tư cách là Tổng Giám mục Philadelphia vào năm ngoái.
Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn của CNA với Đức Tổng Giám Mục Chaput:
CNA: Thưa Đức Tổng Giám Mục cuốn sách mới này kết nối với cuốn sách trước của ngài, cuốn Render unto Caesar, nghĩa là Trả lại cho Xêda, như thế nào?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Sống đức tin Kitô một cách trung thực bao gồm việc áp dụng Phúc âm vào mọi điều chúng ta nghĩ và làm, hoặc ít nhất là cố gắng thực thi như vậy. Trả lại cho Xêda tập trung khá nhiều vào sự giao thoa thích hợp giữa niềm tin Công Giáo của chúng ta với chính trị và văn hóa. Nhưng rất nhiều điều đã thay đổi ở đất nước chúng ta trong 13 năm giữa hai cuốn sách. Cả chính trị và nền văn hóa của chúng ta đã trở nên rất xung khắc. Những Điều Đáng Để Hy Sinh Tính Mạng có nhiều suy nghĩ về văn hóa và chính trị, nhưng đó không phải trọng tâm. Những Điều Đáng Để Hy Sinh Tính Mạng đề cập nhiều hơn nữa đến việc ghi nhớ chúng ta là ai trong tư cách là các tín hữu Kitô và cách đặt để cuộc sống chúng ta nơi những lòng trung thành đúng mực; những thứ mang lại cho chúng ta ý nghĩa và sự bình yên nội tâm.
CNA: Tại sao Đức Tổng Giám Mục lại đặt tiêu đề Những Điều Đáng Để Hy Sinh Tính Mạng?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Những Điều Đáng Để Hy Sinh Tính Mạng cho thấy những gì chúng ta sẵn sàng sống, những điều chúng ta thực sự coi là thiêng liêng - không chỉ bằng lời nói, mà bằng cả trái tim của chúng ta. Tất cả chúng ta cuối cùng cũng chết, và tất cả chúng ta hy vọng về một cái chết lành thánh. Nhưng một cái chết lành chỉ có thể là kết quả của một cuộc sống tốt đẹp, một cuộc đời chính trực và đúng mục đích. Làm thế nào để có được sự chính trực đó và sống với mục đích đúng đắn đó là tâm điểm của cuốn sách.
CNA: Đức Tổng Giám Mục nghĩ tại sao người Công Giáo Hoa Kỳ cần được nhắc nhở về những điều đáng để hy sinh tính mạng?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Người Mỹ tận hưởng một nền kinh tế tiêu dùng thành công đáng kể. Ngay cả những người nghèo nhất trong chúng ta cũng sống tốt hơn phần lớn thế giới. Nhưng cũng chính nền kinh tế đó lại đẩy chúng ta vào những thứ gây mất tập trung, những mê sảng và những tiếng ồn. Chúng ta có thể dễ dàng đánh mất những gì thực sự quan trọng cho đến khi quá muộn để làm bất cứ điều gì liên quan đến hướng đi và ý nghĩa của cuộc đời mình. Chúng ta cần nhớ lý do tại sao chúng ta ở đây và “tại sao” khao khát của chúng ta không thể được đáp trả một cách thỏa mãn bằng bất cứ thứ gì mà thế giới này cung cấp.
CNA: Theo Đức Tổng Giám Mục, lựa chọn khó khăn nhất mà người Công Giáo Hoa Kỳ phải thực hiện ngày nay là gì để có thể tôn vinh bản sắc Công Giáo?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Tất cả chúng ta - giáo sĩ, giáo dân và tu sĩ nam nữ - thích thoải mái hơn là khó chịu, và không ai trong chúng ta muốn trở thành mục tiêu của sự khinh miệt hoặc những chỉ trích của công chúng. Xưa nay, tín ngưỡng tôn giáo luôn có một vị trí được coi trọng trong đời sống của dân tộc ta. Bây giờ nó thường bị chế nhạo. Đối với những người tin Chúa, đó là điều mới mẻ, rất khó chịu và là một cám dỗ lớn cho sự hèn nhát. Nhưng nếu chúng ta tự nhận mình là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta không thể tránh khỏi thập tự giá. Nếu chúng ta muốn giữ bản sắc Công Giáo của mình, điều đó đi kèm với một cái giá phải trả là chứng tá cá vị có thể gây đau đớn.
CNA: Những người chỉ trích ngài cho rằng cách tiếp cận của ngài đối với căn tính Công Giáo là cách tiếp cận của một “chiến binh văn hóa”, không đồng bộ với những gì được gọi là một cách tiếp cận có tính “mục vụ” hơn. Đức Tổng Giám Mục nghĩ gì về điều đó?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Có một thuật ngữ tuyệt vời trong tâm lý học gọi là “sự phóng chiếu” - projection. Đó là thói quen - một thói quen rất phổ biến – là phóng chiếu lên người khác những thái độ và tội lỗi mà chính chúng ta vấp phạm. Bất cứ khi nào một ai đó tung ra lời buộc tội xung quanh khái niệm “chiến binh văn hóa”, nó rất hữu ích để có một cái nhìn cận cảnh những động cơ riêng của họ. Các chiến binh văn hóa có đủ mọi hình dạng, quy mô và địa điểm trên một quang phổ văn hóa rộng lớn, bao gồm khá nhiều người trong số họ tự mô tả mình là người tiến bộ, và từ “mục vụ” thường được dịch là thoải mái hoặc có lòng thương xót.
Kinh thánh nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần phải nói sự thật bằng tình yêu thương. Con người luôn đòi hỏi sự tôn trọng của chúng ta với tư cách là con cái của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta vẫn cần phải nói sự thật. Lên án mọi người là sai. Nêu đích danh và chống lại hành vi phá hoại là đúng, và thường là cần thiết; và không làm như vậy là thiếu can đảm. Nếu xung đột chỉ xuất phát từ việc nói ra sự thật, thì không có lý do gì để xin lỗi hay lo sợ về điều đó. Xung đột là một phần đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi của cuộc sống trong một thế giới sa ngã. Không bao giờ là “mục vụ” khi đánh lừa bất cứ ai, bằng lời nói của chúng ta hoặc bằng sự im lặng của chúng ta.
CNA: Thưa Đức Tổng Giám Mục, những người Công Giáo Mỹ ngày nay phải đối mặt với những thách thức gì, khi tổng thống là một người Công Giáo đã được rửa tội, nhưng trên thực tế lại không đồng ý với các nguyên tắc Công Giáo cốt lõi?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Chính quyền của Tổng thống Biden đang và sẽ là một vấn đề rất tai hại cho Giáo hội và cho tất cả những người Công Giáo Hoa Kỳ, những người coi trọng các giáo huấn đức tin của họ. Bất cứ ai đề nghị khác - bất kể cấp bậc hay vai trò của anh ta là gì trong Giáo hội - chỉ đơn giản là đang tự huyễn hoặc người khác. Bạn không thể là người Công Giáo nếu bạn vui vẻ chọn lựa điều nào để tin, và điều nào để không tin. Bạn chắc chắn có thể thử, và tận hưởng những tràng pháo tay khi làm như thế; nhưng hành động kiểu đó thì căn “lều lớn” Công Giáo, sớm hay muộn, sẽ kết thúc như một căn lều trống. Không ai thực sự cần đến nó nữa.
CNA: Thưa Đức Tổng Giám Mục, việc nghỉ hưu đã mang lại cho những điểm mới nào? Đức Cha nhìn lại ơn gọi và chức vụ của mình như thế nào?
Đức Tổng Giám Mục Chaput: Nghỉ hưu là một món quà; đó là khoảng thời gian yên tĩnh để suy nghĩ, hiểu mọi thứ và nuôi dưỡng lòng biết ơn. Tôi có rất nhiều, rất nhiều việc phải biết ơn. Chức vụ linh mục và chức vụ giám mục của tôi, cũng như những tình bạn và kinh nghiệm đi kèm với những chức vụ này, đã làm cho cuộc sống của tôi trở nên phong phú. Chúa là rất thật, và Chúa thật khoan nhân.
Source:Catholic News Agency
2. Chương trình Tuần Thánh tại Giêrusalem
Tính đến chiều Chúa Nhật 21 tháng Ba, tử vong toàn thế giới đã lên đến 2,723,156 người, trong số 123,493,716 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó đã có 10,315 người chết và thêm 550,094 người nhiễm coronavirus. Như vậy, tình hình đại dịch coronavirus vẫn rất căng thẳng. Nhiều nước tại Âu Châu như Pháp phải rơi vào tình trạng đóng cửa cho đến sau lễ Phục sinh.
Tại Thánh Địa Giêrusalem, tử vong tại Israel cho đến nay là 6,085 người, trong số 827,428 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong vòng 24 giờ trước đó, số trường hợp nhiễm bệnh mới là 611 người, và con số tử vong là 9 người. Số trường hợp nhiễm bệnh như thế chỉ còn 25% so với mức cao điểm vào ngày 19 tháng Giêng.
Trong bối cảnh đó Cha Francesco Patton, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa, bày tỏ hy vọng với hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia, hôm 19/3/2021 rằng “Tuần thánh và Phục sinh tới đây tại Thánh địa sẽ không bị tình trạng ‘cửa đóng then cài’ như năm ngoái vì đại dịch.”
Theo cha, thành công do chiến dịch chích ngừa vắc xin chống Covid-19 của chính phủ Israel tiến hành, cũng có những ảnh hưởng tích cực trên các nơi thờ phượng, như Đền thờ Thánh Mộ, trung tâm của các buổi lễ Tuần thánh và Phục sinh tại Thánh địa. Tuy vẫn còn thiếu các tín hữu hành hương, nhưng sẽ có những dấu hiệu tích cực trước cuối năm nay.
Trong số chín triệu dân cư ở Israel, đã có hơn năm triệu người được chích liều vắc xin thứ nhất chống Covid-19 và khoảng bốn triệu ba trăm ngàn người đã được chích liều thứ hai. Chiến dịch đang tiến hành mạnh mẽ, khiến người ta hy vọng Israel sẽ đứng đầu về tỷ lệ những người dân được chích ngừa. Với số ca lây nhiễm giảm bớt, dân tại Israel chuẩn bị mở lại phần lớn các hoạt đoạt kinh tế. Các tiệm ăn, khách sạn, quán cà-phê, các hoạt động văn hóa, du lịch đang dần dần được mở lại, nhờ “hộ chiếu xanh”, giấy chứng nhận đã chích ngừa.
Cha Francesco Patton cho biết nếu không có những đột biến vào giờ chót, các cử hành trong Tuần Thánh tại Thánh Địa Giêrusalem sẽ diễn ra như sau:
Ngày 28 tháng Ba Chúa Nhật Lễ Lá. Lúc 8 giờ sáng Mộ Thánh có cuộc rước lá chung quanh Edicule, được tiếp nối với thánh lễ đại trào. 14 giờ 30: Các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân địa phương sẽ rước lá từ nhà thờ Bethphage trên Núi Ôliu về đền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem. Lúc 5g chiều sẽ có thánh lễ tại đây.
Trong các ngày từ Thứ Hai Tuần Thánh, 29 tháng 3, đến Thứ Tư Tuần Thánh sẽ có các thánh lễ từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại đền thờ Mộ Thánh và tại các nhà nguyện nhỏ hơn dọc theo Đàng Thánh Giá.
Riêng ngày thứ Tư 31 tháng 3, lúc 8.00 sáng tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có Thánh lễ trọng thể với bài “Thương khó” và cuộc rước hàng ngày. Lúc 10 giờ sáng tại nhà thờ Mộ Thánh có Lễ tôn kính Cột Chúa Giêsu bị đánh đòn tại Nhà nguyện Chúa hiện ra.
Ngày 1 tháng Tư,Thứ Năm Tuần Thánh, vào lúc 8.00 sáng tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có Thánh lễ Tiệc Ly với nghi thức rửa chân và cuộc rước long trọng sau đó. Vào cuối buổi phụng vụ khoảng 12 giờ 00, các cửa của Vương cung thánh đường đóng lại cả ngày. Thực ra, vào lúc 2.45 trưa, cửa của đền thờ Mộ Thánh được mở ra và ngay lập tức được đóng lại sau 5 phút chỉ đủ thời gian cho các linh mục, tu sĩ dòng Phanxicô vào bái lạy trước Edicule. Sau giờ Kinh Chiều khoảng 18 giờ, cửa của đền thờ Mộ Thánh lại được mở ra và ngay lập tức được đóng lại như thế. Lần chót diễn ra cử chỉ này là vào lúc 8g tối.
Trong khi đó,lúc 3:30 chiều: tại nhà thờ Cenacle, tức là Tiệc Ly, các linh mục, tu sĩ quản thủ Thánh Mộ sẽ hành hương từ nhà thờ Thánh Salvatore đến các nhà thờ Thánh Giacôbê Tông đồ và Thánh Máccô. Sau khi về lại nhà thờ của Thánh Salvatore các vị sẽ cử hành thánh lễ tại vười Giệtsimani vào lúc 9g tối. Thánh lễ sẽ được tiếp tục với Giờ Thánh từ 10g tối đến 12g khuya.
Ngày 2 tháng 4, Thứ Sáu Tuần Thánh. Lúc 8 giờ sáng tại đền thờ Mộ Thánh có buổi cử hành cuộc Thương khó Chúa. Sau nghi lễ, lúc 11:30 sáng là Đàng Thánh Giá trọng thể trên chính các con đường Chúa đã đi lên đồi Canvê. Lúc 8 giờ tối tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có nghi thức đám tang Chúa.
Ngày 3 tháng 4. Thứ Bảy Tuần Thánh, lúc 7.30 sáng là lễ Vọng Phục sinh. Từ 3g30 chiều tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có các cuộc rước long trọng mừng Chúa chiến thắng tử thần.
Chúa Nhật Phục sinh ngày 4 tháng Tư. lúc 7.30 sáng tại đền thờ Mộ Thánh sẽ có cuộc rước mừng đại lễ Phục sinh được tiếp nối với thánh lễ đại trào lúc 8 giờ sáng.
Source:SIR
Tiếng khóc cô gái có hiếu gây ấn tượng mạnh tại Ý. Linh mục cử hành lễ nhậm chức Biden bị điều tra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 24/03/2021
1. Các giám mục bang Chiapas, Mễ Tây Cơ bày tỏ quan ngại về tình hình chính trị xã hội hiện nay
Các Giám mục tại bang Chiapas đã bày tỏ lo ngại về tình hình chính trị xã hội trong khu vực và sự gia tăng bạo lực trong nước. Đặc biệt, các ngài phàn nàn về việc theo đuổi lợi ích cá nhân của các chính trị gia và sự xâm nhập của các nhóm liên quan đến tội phạm có tổ chức vào đời sống chính trị.
Các Đức Cha Jaime Calderón Calderón của Tapachula; Rodrigo Aguilar Martínez của San Cristóbal và Fabio Martínez Castilla của Tuxtle Gutiérrez đã đưa ra lập trường trên liên quan đến cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 6, trong đó tổng cộng 163 đại diện dân cử sẽ được bầu.
Trong thư chung gởi các tín hữu, các giám mục nhắc nhớ rằng trong các quá trình bầu cử trước đây đã có sự chia rẽ xã hội và đối đầu gay gắt, thậm chí xảy ra xung đột bạo lực, đó là lý do tại sao các ngài kêu gọi các đại diện chính trị hãy cổ vũ hòa bình và thống nhất. Mọi công dân được kêu gọi đưa ra tiếng nói của mình một cách có trách nhiệm, thông tin và phản biện, đồng thời luôn nghĩ đến lợi ích chung của xã hội ở Chiapas.
Trong khi đó, tình trạng bạo lực vẫn chưa dừng lại. Trong vùng Veracruz, nữ ứng cử viên Accion Nacional ra tranh cử chức thị trưởng đã bị sát hại dã man ở bang Oaxaca. Theo cảnh sát ở Ocotlán de Morelos, một thị trấn cách thủ đô Oaxaca 30 km về phía nam, Ivonne Gallegos đã bị giết bởi một nhóm người chưa được tiết lộ danh tính, trong khi một người đàn ông đi cùng cô bị thương.
Source:Fides
2. Linh mục cử hành Thánh lễ nhậm chức của Biden đang bị điều tra
Một linh mục Dòng Tên đã cử hành Thánh lễ nhậm chức của Joe Biden vào tháng Giêng đang bị điều tra vì bị cáo buộc có hành vi không đứng đắn. Trường đại học ở California nơi ngài phục vụ cho biết như trên.
Cha Kevin O'Brien là chủ tịch của Đại học Santa Clara, nằm gần San Jose, California. ngài đã chủ trì Thánh lễ ngày 20 tháng Giêng tại Nhà thờ Thánh Matthêu ở Washington DC, nơi ông Biden đã tham dự một ngày trước khi nhậm chức.
Một tuyên bố ngày 15 tháng 3 từ chủ tịch hội đồng quản trị của trường đại học thông báo rằng gần đây nhận được các “cáo buộc theo đó Cha O'Brien thể hiện các hành vi trong bối cảnh người lớn, chủ yếu bao gồm các cuộc trò chuyện, có thể không phù hợp với các giao thức và ranh giới mà Dòng Tên đã thiết lập”.
Chủ tịch John M. Sobrato cho biết trường đại học đang xem xét các cáo buộc một cách nghiêm túc và rằng Cha Sean Carroll, là Giám tỉnh Dòng Tên miền Tây Hoa Kỳ, đã mở một cuộc điều tra độc lập.
Ngài kêu gọi bất kỳ nhân chứng nào về các hành vi không phù hợp hãy liên hệ với Văn phòng Giám tỉnh Dòng Tên miền Tây Hoa Kỳ.
“Ban Quản Trị trường Đại Học ủng hộ những người tiến ra chia sẻ câu chuyện của họ. Điều quan trọng là bất kỳ ai chứng kiến những hành động mà họ tin rằng không phù hợp với các giá trị hoặc quy tắc của trường đại học đều có thể chia sẻ mối quan tâm của họ và tin tưởng rằng chúng sẽ được nghiêm túc xem xét”, Ông Sobrato nói.
“Đồng thời, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền của Cha O'Brien đối với một cuộc điều tra công bằng và khách quan, và chúng tôi đánh giá cao niềm tin mạnh mẽ của ông rằng bất kỳ khiếu nại nào liên quan đến ông phải được xử lý theo tiêu chuẩn cao nhất và được điều tra một cách cẩn thận và độc lập”.
Cha O'Brien đã được cho nghỉ phép, và đã đồng ý hợp tác toàn diện với cuộc điều tra.
Cha O'Brien quen biết gia đình Biden ít nhất 15 năm, kể từ khi ngài còn phục vụ tại Đại học Georgetown. Ngoài Thánh lễ năm nay, ngài cũng đã chủ sự Thánh lễ cho Biden và gia đình trong các năm 2009 và 2013, khi Biden tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống.
Đại học Santa Clara, được thành lập vào năm 1851. Thống đốc California hiện tại Gavin Newsom và cựu Thống đốc Jerry Brown là các cựu sinh viên của trường.
Source:Catholic News Agency
3. Tiếng khóc tuyệt vọng của cô đầu bếp trẻ lan truyền khắp nước Ý
Một đầu bếp trẻ người Ý đã trở thành một biểu tượng của sự thất vọng với cuộc khủng hoảng coronavirus không biết đến bao giờ mới kết thúc.
Bức ảnh chụp Camilla Moccia đang cúi mình trên sàn bếp của nhà hàng do gia đình cô điều hành, nức nở khóc, đã lan truyền ở Ý và lên trang nhất của một số tờ báo.
“Mẹ tôi đã chụp tấm hình này hôm thứ Năm tuần trước, đó là một trong những ngày buồn thảm của chúng tôi. Không ai đặt bàn trong suốt cả ngày, thời tiết không tốt và chúng tôi đang chờ tin tức bị khoá cửa lần nữa”, cô gái 22 tuổi nói với AFP.
Ngày hôm sau, Thủ tướng Draghi thông báo đóng cửa các “vùng đỏ” trong ba tuần, bao gồm khu vực Rôma và phần lớn nước Ý. Lệnh này đóng cửa nhà hàng của Moccia ở Ostia, một vùng ngoại ô của thủ đô Rôma bên bờ biển.
Mẹ cô đã đăng bức ảnh lên Facebook, kèm thêm một thông điệp bi thương - tất cả đều bằng chữ in hoa - về việc thiếu sự trợ giúp của chính phủ đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi việc đóng cửa vì vi rút Tầu.
Bức ảnh được lan truyền nhanh chóng trên mạng, biến Moccia thành một ngôi sao bất đắc dĩ.
“Tôi không thích ánh đèn sân khấu, nhưng tôi hạnh phúc vì nó có nghĩa là thông điệp, tiếng kêu bi thảm của chúng tôi về tình trạng tuyệt vọng này đang được đón nhận” cô nói.
Tính đến chiều Chúa Nhật 21 tháng Ba, tử vong toàn thế giới đã lên đến 2,723,156 người, trong số 123,493,716 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó đã có 10,315 người chết và thêm 550,094 người nhiễm coronavirus. Như vậy, tình hình đại dịch coronavirus vẫn rất căng thẳng.
Riêng tại Ý, tính đến chiều Chúa Nhật 21 tháng Ba, tử vong đã lên đến 104,942 người trong số 3,376,376 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 20,149 trường hợp nhiễm bệnh mới và 300 người chết.
Một làn sóng nhiễm trùng thứ ba hiện đang khiến các bệnh viện rơi vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng, nhưng chính phủ đang hy vọng kế hoạch tăng cường chương trình tiêm chủng sẽ sớm giúp giảm bớt phần nào.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ lên án các băng nhóm mafias tại Ý lợi dụng đại dịch coronavirus làm giầu bất chính bằng cách cho vay ăn lời cắt cổ những người bất thình lình mất công ăn việc làm hay doanh nghiệp của họ gặp khó khăn. Đức Thánh Cha nói:
“Hôm nay ở Ý là Ngày Tưởng niệm và Cam kết để tưởng nhớ các nạn nhân vô tội của mafias. Mafias có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và bằng cách khai thác đại dịch, chúng làm giàu bằng tham nhũng. Thánh Gioan Phaolô II đã tố cáo ‘văn hóa chết chóc’ của chúng và Đức Bênêđíctô XVI đã lên án chúng là ‘những con đường chết chóc’. Những cấu trúc tội lỗi, như cấu trúc mafia, trái với Phúc âm của Chúa Kitô, trong đó người ta đánh đổi đức tin bằng việc thờ ngẫu tượng. Hôm nay chúng ta tưởng nhớ tất cả các nạn nhân và canh tân cam kết của chúng ta chống lại mafia”.
Source:Reuters
4. Bờ biển phía đông của Australia chứng kiến những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua
Các nhà chức trách Australia hôm Chúa Nhật cho biết mưa lớn trên bờ biển phía đông của nước này đã gây ra trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ qua.
Tại tiểu bang New South Wales đông dân nhất, các cảnh quay được cho thấy những ngôi nhà bị bật gốc bởi dòng nước chảy xiết, cây cối gãy đổ và những con đường bị nhấn chìm.
Các dịch vụ khẩn cấp ước tính hàng trăm ngôi nhà đã bị hư hại cho đến nay.
Một số con đường chính đã bị đóng cửa trên khắp tiểu bang và một số trường học đã hủy bỏ các lớp học vào hôm Thứ Hai.
Các con đập, bao gồm cả nguồn cung cấp nước chính của Sydney, cũng bị tràn nước, khiến mực nước sông dâng cao.
Bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến của New South Wales, cho biết lũ lụt tồi tệ hơn dự kiến.
“Hôm qua chúng tôi đã hy vọng đây chỉ là sự kiện có một trong hai mươi năm, có vẻ như đây sẽ là sự kiện có một trong năm mươi năm”.
Bà nói thêm rằng hàng nghìn người Úc đã buộc phải di tản tại khoảng 13 khu vực của tiểu bang và 4,000 người khác có thể được yêu cầu sớm đi lánh nạn.
Sự tàn phá hoàn toàn trái ngược với những trận cháy rừng thiêu rụi nước Úc trong hai năm qua khi khoảng 7% diện tích New South Wales bị thiêu rụi
Source:Reuters