Ngày 20-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gìn giữ trái đất
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
08:59 20/03/2011
Gìn giữ trái đất

Kinh Thánh thuật lại, Thiên Chúa sau khi tạo dựng vũ trụ trái đất, mọi loài thảo mộc, động vật cùng con người, đã trao cho con người: hãy làm chủ trái đất! ( St 1,28).

Từ ngày đó, con người trải qua hằng bao thế kỷ luôn tận dụng trí óc phát triển kỹ thuật mới khai thác trái đất phục vụ cho đời sống.

Nhưng thắc mắc luôn đặt ra cho con người vào mọi giai đoạn thời đại trong dòng thời gian là vấn đề an toàn cho trái đất.

Không chối cãi, càng ngày với tiến bộ khoa học kỹ thuật về mọi ngành, đời sống trong xã hội trở nên văn minh hơn, nhẹ nhàng thoái mái hơn, tuổi thọ con người tăng thêm hơn nhiều so với thời xa xưa.

Nhưng như thế phải chăng thế giới được an toàn bảo đảm hơn?

Con ngưòi ca ngợi tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng chưa có hay không có cắt nghĩa trả lời cho thắc mắc đó cả.

Những gì đang xảy ra ở Nhật Bản, một đất nước kỹ nghệ phát triển khoa học vào bậc hàng đầu thế giới với động đất sóng thần cùng vụ nổ nhà máy nguyên tử Fukushima, không chỉ gây ra cảnh tan hoang kinh hoàng lo sợ, nhưng còn là mối đe dọa sự sống con người, sự an toàn của trái đất!

Rồi những thiên tai như hạn hán nắng không có mưa, động đất sóng thần, núi lửa phun, mưa ngập lụt, khí hậu thay đổi bất thường…xảy ra khắp nơi trên thế giới.

Rồi những bệnh tật hiểm nghèo như ung thư, như Sida…do thiếu những điều kiện vệ sinh vật chất cũng như tinh thần, hay do những nguyên nhân như phóng xạ ô nhiễm môi trường trong không khí, ở nguồn nước uống, ở thực phẩm…gây ra cho con người.

Những may rủi bấp bênh, những biến cố tiêu cực này là câu trả lời buồn thảm đầy hoang mang lo sợ cho thắc mắc về mức an toàn của trái đất ra sao.

Ai có thể bảo đảm 100% rằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngăn cản được tai họa sự cố xảy ra?

Ai chịu phần trách nhiệm gây ra những tai ương biến cố tiêu cực như thế?

Đấng Tạo Hóa đã cho con người quyền làm chủ trái đất. Con người tin nghĩ rằng tất cả trong tay mình, và con người đã thi hành như ý mình muốn. Con người không thể đổ lỗi kêu trách tại Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa làm gây ra như thế.

Con người càng ngày nhận ra mình đã quên đi cách sống lòng khiêm nhường trước thiên nhiên, trước Đấng Tạo Hóa.

Thay vì phục vụ đời sống con người, con người có muốn phát triển khai thác đạt được nhiều hơn nữa, tiến xa hơn nữa. Vì nghĩ rằng tất cả nằm trong tay mình.

Nhìn vào những phát minh thử nghiệm về y khoa, về vạn vật học, mà về khía cạnh chính trị, kinh tế người ta vỗ tay hoan hô tưởng chừng như có thể vượt quyền Đấng Tạo Hóa tự tạo làm sự sống, chế biến ra con người được… đã nói lên sự kiêu hãnh tự tôn tự đại thái qúa!

Không chối cãi, những tìm tòi phát minh khoa học góp phần làm cho đời sống tiến bộ cùng mang đến an toàn cho đời sống. Nhưng những may rủi tiêu cực xảy ra cũng không nhỏ cho đời sống con người.

Vì thế nhận ra giới hạn của con người là cần thiết giúp sống tinh thần đạo đức khiêm nhường trước Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hoá.

Trái đất được trao vào tay con người. Họ được quyền xử dụng vào việc xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh đời sống.

Còn thiên nhiên là do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá dựng nên ban cho như quê hương xứ sở, nơi sự sống Thần Linh ngài tác dụng và đổi mới.

Như thế con người không thể dùng thiên nhiên theo ý nghĩa xử dụng được. Con người có bổn phận kính trọng thiên nhiên, và họ luôn luôn khám phá ra những công trình sáng tạo mới trong đó.

Những công trình này gây ngạc nhiên, mang lại hạnh phúc niềm vui, mang nguồn cảm hứng cho con người. Và vì thế phải biết cúi mình tạ ơn Đấng là chủ thiên nhiên, là chủ nguồn sự sống trong thiên nhiên.

Thiên Chúa răn bảo con người:‘‘ Con không được phép giết hại!‘‘ ( Sách xuất hành 20, 13; Đệ nhị luật 5,17). Ngài có ý nhắn nhủ con người:

1. Con chỉ là người quản lý thiên nhiên Cha trao cho, nhưng không là chủ thiên nhiên.

2. Con phải kính trọng sự sống do Cha tạo dựng.

3. Con không được phá huỷ môi trường sinh thái của cây cối cùng súc vật trong đó.

4. Con không được coi trái đất này là sở hữu của riêng con.

5. Con không được vì quyền lợi riêng mình gây đau khổ cho các công trình sáng tạo của Cha trong thiên nhiên.

Trước đống đổ nát hoang tàn do sóng thần động đất gây ra ở vùng Đông Bắc nước Nhật hôm 11.03.2011, nhiều người đã chỉ còn biết chắp tay cúi đầu lâm râm cầu nguyện.

Cảnh tượng này rất cảm động, và cũng nói lên lòng đạo đức khiêm nhượng trước Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa là chủ trái đất cùng sự sống con người.
 
Ánh sáng trên đỉnh Tabor
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:11 20/03/2011
ÁNH SÁNG TRÊN ĐỈNH TABOR

Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tarbo, chính xác hơn là việc Chúa tỏ bản tính của Thiên Chúa cho các tông đồ thân tín là Giacôbê, Gioan và Phêrô, để chúng ta thấy rõ hơn như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng thật bởi ánh sáng thật”.

Ba tông đồ Giacôbê, Gioan và Phêrô đã nhìn thấy ánh sáng rực rỡ và trong ánh sáng ấy có Môisê đại diện cho các lề luật, có Êlia đại diện cho các ngôn sứ đàm đạo với Đức Giêsu. Thật sự, đây là cảnh thiên đàng. Nếu Phêrô có xin với Chúa “Chúng con được ở đây thì tốt lắm!”(Mt 17,4). Điều đó chính xác với tất cả mọi người chúng ta. Được ở với Chúa là ánh sáng và trong ánh sáng ấy có lề luật, có Lời Hằng Sống, đấy là những gì mà Chúa Giêsu muốn tỏ cho các tông đồ và cũng là tỏ cho muôn dân. Thế nhưng, thực tế không đơn giản như vậy. Đức Giê su dạy các tông đồ là phải xuống núi, phải đối diện với sự thật, không những thế mà còn “không được nói cho ai biết cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại”(Mt 17,9).

Qua sự kiện này, chúng ta mới nhận ra rằng: đừng ảo tưởng xây dựng thiên đàng ở trần gian như một số đông đã nghĩ. Họ muốn xây dựng thiên đàng ở trần thế này, họ nói như Phêrô “Chúng con được ở đây thì tốt lắm!”. Phêrô nói không có sai, khi mà mình muốn được ở trong thiên nhan của Chúa. Nhưng Phêrô còn phải nhận thức hơn nữa rằng: ở trần gian này không có thể xây dựng thiên đàng. Nếu ở đâu có thiên đàng ở trần thế thì đó chính là đỉnh núi Tarbo này. Nhưng nếu Đức Giêsu đã dạy các tông đồ phải xuống núi thì đó là một sự thật mà mỗi người phải đối diện. Đối diện khi xuống núi là gì? Con Người phải bị đau khổ, bị bắt nộp và bị giết chết. Chúa Giêsu đã chấp nhận tất cả những sự thật phũ phàng đó và cái chết như là một cuộc giải phóng. Bởi vì từ sau khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các tông đồ lại làm chứng những gì mà Chúa Giêsu dặn các ông đừng nói hôm nay. Như vậy, Chúa Giêsu không giấu sự thật, nhưng sự thật ở trần gian này còn đang phải mặc cho nó một chiếc áo của bí tích rửa tội. Bao lâu chưa qua bí tích rửa tội, sự thật chưa trở thành ánh sáng của Phục Sinh, ánh sáng của Thiên đàng. Cho nên tất cả chúng ta cũng học ở nơi Chúa Giêsu để cùng bừng tỉnh với các tông đồ, lên Giêrusalem với Thầy, chịu đau khổ, chịu chết với Thầy.

Người Kitô hữu hôm nay đối diện với cái chết, cái chết đã được loan báo trước và không ai có thể tránh khỏi. Nhưng sự Phục Sinh cũng được Chúa Giêsu loan báo trước và đó là niềm hy vọng, hạnh phúc của chúng ta. Thư Do Thái đã khẳng định: “Đức tin là bằng chứng của những điều chúng ta hy vọng và là thực tại cho những gì chúng ta được hứa trong tương lai”(Dt 11,1). Cho nên, người Kitô hữu hôm nay được mời gọi tiến lên phía trước, không dừng lại ở hiện tại, không tiếc nuối quá khứ nhưng được mời gọi tiến lên phía trước, tiến lên trong niềm hy vọng. Như Đức Giêsu tiến lên Giêrusalem, đi vào trong đau khổ, đi vào trong sự chết, nhưng đằng sau sự chết ấy là ánh sáng của Phục Sinh. Như vậy, chỉ có niềm tin mới cho chúng ta một sức mạnh để chiến thắng thế gian và chiến thắng cái chết. Chính các tông đồ hôm nay nhận được bài học đó nhưng các ông chưa hiểu. Từ trên núi xuống các ông còn bàn luận với nhau rằng “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?” (x.Ga 16,16-33). Tất cả chúng ta đều mơ hồ trước cái chết, phương chi là từ trong cõi chết sống lại. Có một điều mà chúng ta cảm thông với các tông đồ, đó là khi mà các ông chưa có một ai để cho các ông nhìn vào. Còn chúng ta hôm nay, chúng ta đã có lời khẳng định của thánh Phaolô rằng: “Đức Giê su Kitô từ trong cõi chết sống lại là trưởng tử của những kẻ đã yên giấc” (Cl 1,18). Chúng ta nhìn thấy sự vinh quang của Đức Kitô Phục Sinh cho nên niềm tin của chúng ta được vững vàng và cái chết đối với chúng ta trở nên nhẹ nhàng. Nhưng các tông đồ lúc ấy chưa được nhìn thấy điều đó, cho nên các ông cũng còn hoang mang hỏi nhau “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”.

Hôm nay đức tin mạnh mẽ dành cho những người dám bước đi cùng Đức Kitô, tiến lên trong niềm hy vọng thì ánh vinh quang Phục Sinh đến với họ nhẹ nhàng và chính xác. Nhưng với những ai yếu lòng tin cũng trở nên mơ hồ trước cái chết như vậy. Sợ hãi.

Đứng trước ơn động đất và sóng thần hôm 11.3.2011 vừa qua ở Nhật Bản, cả thế giới bàng hoàng sợ hãi. Trên mạng Internet, chúng ta đọc thấy có những phản hồi của độc giả, trong đó có những độc giả nói rằng: “Chẳng lẽ có tận thế thật sao?” “Ôi, tôi sợ chết quá!”. Những dòng viết rất ngắn nhưng nó thể hiện sự hoang mang, sợ hãi khi đứng trước những sức mạnh của thiên nhiên. Là sức mạnh mà một bài phóng sự đã dành những lời kết trong phóng sự của mình như sau: “Thiên nhiên đang thách thức tất cả mọi khoa học, kỹ thuật hiện đại”. Đúng là thiên nhiên thách thức tất cả. Nhìn vào những thước phim về trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản được quay lại trực tiếp, chúng ta thấy cả những ngôi nhà cao tầng trôi dạt trên mặt sóng thần như những cánh bèo. Thật sự sức mạnh của thiên nhiên quá khổng lồ. Con người đứng trước sức mạnh của thiên nhiên chỉ còn có biết cúi đầu. Chúng ta trở nên hạt cát bé nhỏ trước sức mạnh của thiên nhiên khổng lồ và bão táp. Chúng ta trở nên nhỏ nhoi và ngắn ngủi trước sức mạnh của vũ trụ bao la. Thế nhưng con người không phải lúc nào cũng nhận ra điều đó. Tính kiêu ngạo muốn cho con người vượt lên trên tất cả, thống trị vũ trụ, thống trị mọi sức mạnh của thiên nhiên. Chỉ đến khi người ta phải dừng bước trước tất cả sức mạnh kinh hoàng đó, người ta mới sợ hãi nghĩ đến ngày tận thế, nghĩ đến cái chết.

Còn người Kitô hữu chúng ta, không phải đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Chúng ta được mời gọi suy niệm hằng ngày về cái chết. Chúng ta được Chúa Giêsu tuyên bố: “Trời đất này sẽ qua đi nhưng Lời Ta không qua” để chúng ta tin tưởng vào Lời Hằng Sống và đón nhận ánh sáng Phục Sinh như Đức Giêsu đã tiên báo cho các tông đồ: “Các con đừng nói với ai cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại” (Mt 17,9).

Bài học chúng ta rút ra được trong cuộc biến hình của Chúa Giêsu hôm nay là ánh sáng Phục Sinh sẽ bừng chiếu và soi cho chúng ta thấy tất cả những mầu nhiệm còn đang bí ẩn trong cuộc đời này. Một người Kitô hữu nhìn xuyên qua lăng kính của Phục Sinh sẽ thấy tất cả những gì mà Thiên Chúa thâu tóm vạn vật trong trời đất này, dưới quyền của Đức Kitô. Vì vậy, đức tin chính là một cuộc chiến thắng để trong ánh sáng Phục Sinh của Đức Kitô thẩm thấu qua tất cả những màn tối bí hiểm của vũ trụ và xuyên qua tất cả những mầu nhiệm chưa được tỏ hiện trong cuộc sống trần thế này. Như vậy, trong ánh sáng Phục Sinh, chúng ta được mời gọi đi vào mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa và lý giải cho tất cả những vấn đề còn đang mơ màng, kinh hoàng và bấp bênh trong cuộc đời nơi trần thế.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Xin cho mỗi người chúng con hôm nay
cũng được lắng nghe Lời Chúa,
Lời Chúa dạy chúng con
xuống núi tiếp cận với sự thật, chấp nhận cái chết
và hé mở cho chúng con niềm hy vọng vào sự sống Phục Sinh.

Xin cho chúng con
cùng với Môisê tuân giữ lề luật của Chúa,
cùng với Elia lắng nghe lời Hằng Sống mỗi ngày.
Chính Lời Hằng Sống của Chúa,
lề luật yêu thương của Chúa
giúp chúng con sống một đức tin trưởng thành.
Đức tin chiến thắng thế gian,
đức tin nuôi dưỡng trên đường hy vọng
và đem chúng con vượt qua cái chết
vào ánh vinh quang Phục Sinh với Chúa.
Trong ánh vinh quang Phục Sinh,
chúng con đón nhận sự sống đời đời. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo triều Roma tĩnh tâm chuẩn bị cho cuộc phong Chân phước Gioan Phaolô II
Bùi Hữu Thư
07:30 20/03/2011
VATICAN (CNS) – Linh mục đang giảng phòng cuộc tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Chúng ta đến khẩn nguyện qua trung gian các thánh không chỉ là chỉ là khi bị mất đồ hay lâm vào hoàn cảnh tuyệt vọng.

Linh mục Father Francois-Marie Lethel Dòng Camêlô, thư ký Học Viện Thần Học Giáo Hoàng, hướng dẫn Đức Thánh Cha và các phụ tá cao cấp của ngài trong các bài suy niệm Mùa Chay từ 13 đến 19 tháng Ba.

Ngoài viêc giúp Đức Thánh Cha và các giới chức Vatican chuẩn bị cho Mùa Chay, cha Lethel nói ngài muốn giúp nhân viên giáo triều chuẩn bị cho việc phong chân phước ngày 1 tháng 5 cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Cha Lethel viết trong phần nhập đề của chương trình tĩnh tâm được phát cho các tham dự viên: "Cuộc phong chân phước này, là một biến cố có tầm quan trọng lớn lao đối với giáo hội và toàn thế giới, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tinh thần sâu xa của toàn thể dân Chúa và, đặc biệt là Đức Thánh Cha và những cộng sự viên thân cận nhất của ngài.”

Truyền thống tổ chức cuộc cấm phòng dài một tuần, hướng dẫn các “bài tập linh thao” cho Đức Thánh Cha và các thành viên của giáo triều được Đức Thánh Cha Piô XI khởi sự năm 1925. Nhưng trong vòng 35 năm sau đó là một cuộc tĩnh tâm Mùa Vọng thay vì Mùa Chay.

Đức Thánh Cha Gioan XXIII thay đổi truyền thống Mùa Vọng năm 1962 khi ngài dùng một cuộc cấm phòng vào tháng 9 để chuẩn bị cho Công Đồng Vatican II.

Đấng kế vị là Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khởi sự truyền thống cấm phòng mùa Chay năm 1964 và đã bành trướng rất nhiều danh sách các vị giảng phòng, gần như luôn luôn là các linh mục Dòng Tên.
 
Top Stories
United Nation Security Council approves no-fly zone over Libya
Edith M. Lederer, AP
17:47 20/03/2011
UNITED NATIONS – The U.N. Security Council on Thursday approved a no-fly zone over Libya and authorized "all necessary measures" to protect civilians from attacks by Moammar Gadhafi's forces.

The action came as the Libyan leader was poised to make a final push against rebels holding out in Bengazhi, Libya's second largest city.

The vote in the 15-member council was 10-0 with five abstentions, including Russia and China.

The United States, France and Britain had pushed for speedy approval.

French Prime Minister Francois Fillon said if the resolution was approved, France would support military action against Gadhafi within hours. The U.S. said it was preparing for action. Several Arab nations were expected to provide backup.

Gadhafi vowed to launch a final assault on Benghazi and crush the rebellion as his forces advanced toward the city and warplanes bombed its airport Thursday.

Gadhafi said in an interview broadcast Thursday on Portuguese public broadcaster Radiotelevisao Portuguesa that he rejected any U.N. threats of action.

"The U.N. Security Council has no mandate," Gadhafi said. "We don't acknowledge their resolutions."

He warned that any military action would be construed as "colonization without any justification" and would have "grave repercussions."

The text of the resolution calls on nations to "establish a ban on all flights in the airspace of the Libyan Arab Jamahiriya in order to help protect civilians."

It also authorizes U.N. member states to take "all necessary measures.. . to protect civilians and civilian populated areas under threat of attack in the Libyan Arab Jamahiriya, including Benghazi, while excluding a foreign occupation force of any form on any part of Libyan territory."

(Source: news.yahoo.com)
 
Big win for the Vatican in European crucifix case
John L Allen Jr /NCR
18:11 20/03/2011
NCR Mar. 18, 2011 -- In a big win for the Vatican in terms of church/state relations in Europe, the Grand Chamber of the European Court of Human Rights has reversed an earlier ruling and upheld the right of Italy to display crucifixes in its public school classrooms.

Though the Vatican was not formally a party to the case, it strongly supported the position taken by Italy and a coalition of other European states, mostly drawn from the majority Orthodox regions of Eastern Europe, in defense of Italy’s right to have crucifixes in the classrooms.

The November 2009 ruling by the Court of Human Rights, which held that the display of crucifixes violated European standards of religious freedom, was widely seen in the Vatican as an indication that secular neutrality to religion in today’s Europe often shades off into overt hostility to religion.

Both the Vatican spokesperson, Jesuit Fr. Federico Lombardi, and the New York-based attorney who represented the coalition of states appealing the ruling, Joseph Weiler, today released statements, excerpts from which appear below.

Lombardi's statement was released in Italian, and appears below in an NCR translation.

Weiler’s involvement in the case attracted wide notice, in part because he is Jewish and argued that curbing Italy’s right to express its religious identity would be a blow not just to the Catholic church, but to religious freedom generally.

An NCR interview with Weiler in January, in which he discusses the crucifix case, can be found here.

_____________

Vatican Statement

The sentence of the European Court for Human Rights on the obligatory exposition of the crucifix in Italian public school classrooms has been received with satisfaction on the part of the Holy See. It’s a responsible and historic decision, demonstrated by the result at which the Grand Chamber arrived after a deep study of the question. The Grand Chamber, in fact, overturned the initial ruling in every sense – a ruling which prompted not only an appeal by the Italian state, but also the support of numerous other European states, in a measure never before seen, and the adhesion of not a few non-governmental organizations, expressing the vast sentiments of populations.

It recognizes, therefore, at a highly authoritative and international juridical level, that the culture of human rights should not be opposed to the religious foundations of European civilization, to which Christianity has given an essential contribution. Moreover, it recognizes that, in keeping with the principle of subsidiarity, it’s obligatory to guarantee to every state a margin of appreciation for the value of religious symbols in their own cultural history and national identity, and for the place of their exposition (as has also been confirmed recently by rulings from the supreme courts of some European nations.)

Otherwise, religious liberty would be paradoxically limited or even denied in the name of defending that liberty, ending by excluding every such expression from the public sphere. That would mean violating liberty itself, obscuring [a country’s] specific and legitimate identity. The court therefore says that the exposition of the crucifix is not a form of indoctrination, but the expression of the cultural and religious identity of countries of the Christian tradition.

The new ruling of the Grand Chamber is welcome also because it effectively contributes to reestablishing confidence in the European Court of Human Rights for a great number of Europeans, who are convinced and aware of the determining role of Christian values not only in their own history, but also in the construction of European unity and its culture of rights and freedom.

Joseph Weiler’s statement

I am cautiously satisfied with the outcome of the case, in which the Grand Chamber reversed the decision of the Chamber by 15 votes to 2, pending a more careful reading and evaluation of the Grand Chamber’s ruling and reasoning.

Overturning the decision represents a rejection of a ‘One Size Fits All’ Europe and a vindication of its pluralist tradition in which equal dignity is accorded to the constitutional choices of a France and a Britain, an Italy and a Sweden and the other myriad formulae for recognizing religious symbols in the public space. Europe is special in that it guarantees at the private level both freedom of religion and freedom from religion, but does not force its various Peoples to disown in its public spaces what for many is an important part of the history and identity of their States, a part recognized even by those who do not share the same religion or any religion at all.

It is this special combination of private and public liberties, reflecting a particular spirit of tolerance, which explains how in countries such as, say, Britain or Denmark to give but two examples, where there is an Established State Church no less – Anglican and Lutheran respectively – Catholics, Jews, Muslims and, of course, the many citizens who profess no religious faith, can be entirely ‘at home,’ play a full role in public life including the holding of the highest office, and feel it is ‘their country’ no less than anyone else. It is an important model for the world of which Europe can be justly proud.”

As regards the classroom, it falls in equal measure on those States who forbid any religious symbol on their classroom walls, and those who require it, to ensure that the prohibition or requirement are not misunderstood by the young members of our society. The prohibition of religious symbols should not be understood as a denigration of religion or religious people and the requirement of a religious symbol such as the cross, should not be understood as denigrating other religions or those who do not profess a religious faith at all. For the most part, this spirit is a contemporary European reality, Italy being a shining example.

(Source: http://ncronline.org/blogs/ncr-today/big-win-vatican-european-crucifix-case)
 
Vatican praises EU decision on crucifixes in class
Victor L. Simpson, AP
18:10 20/03/2011
ROME – Crucifixes in public school classrooms do not violate a student's freedom of conscience, a European high court ruled Friday in a verdict welcomed by the Vatican in its campaign to remind the continent of its Christian roots.

The case was brought by a Finnish-born woman living in Italy who objected to the crucifixes in her children's classrooms, arguing they violated the secular principles public schools are supposed to uphold. The debate divided Europe's traditional Catholic and Orthodox countries and their more secular neighbors that observe a strict separation between church and state.

Initially, the Strasbourg, France-based European Court of Human Rights sided with the mother. Italy appealed, supported by more than a dozen countries including the late Pope John Paul II's predominantly Catholic Poland, and won.

Friday's reversal has implications in 47 countries, opening the way for Europeans who want religious symbols in classrooms to petition their governments to allow them.

It was not immediately clear how the ruling would affect France, a traditionally Catholic country with a strictly secular state that does not allow crucifixes or other religious symbols in public schools, including the Muslim headscarf.

The court's Grand Chamber said Italy has done nothing wrong and it found no evidence the display of such a symbol on classroom walls "might have an influence on pupils."

"The popular sentiment in Europe has won today," said Italian Foreign Minister Franco Frattini.

The Vatican, which had unsuccessfully sought include mention of Christianity's role in Europe in a European constitution, hailed what it called a "historic" decision.

It said the court recognized that crucifixes weren't a form of indoctrination but rather "an expression of the cultural and religious identity of traditionally Christian countries."

Spokesman the Rev. Federico Lombardi said the court also recognized that each country should be granted "a margin of judgment concerning the value of religious symbols in its own cultural history and national identity, including where the symbols are displayed."

The ruling overturned a decision the court had reached in November 2009 in which it said the crucifix could be disturbing to non-Christian or atheist pupils.

The case was brought by Soile Lautsi, a Finnish-born mother who said she was shocked by the sight of crucifixes above the blackboard in her children's public school in northern Italy.

Massimo Albertin, Lautsi's husband, said Friday the family was disappointed and "disillusioned" by the ruling, saying it showed that the court didn't respect the principles on which Italian society is built.

"Freedom of religion, freedom from discrimination, freedom of choice are fundamental principles and in this case they weren't respected," Albertin said by phone from Abano Terme near Padua, where the family lives.

A self-described atheist, Albertin said he didn't think the family had any further recourse, saying the ruling showed "the Vatican is too strong for individuals."

The court said "Ms. Lautsi had retained in full her right as a parent to enlighten and advise her children and to guide them on a path in line with her own philosophical convictions."

The children, who were 11 and 13 at the time the case began, are now 20 and 22 and in university. The father said while Lautsi's name was on the court documentation, it was very much a joint initiative.

New York University legal scholar Joseph Weiler, who argued the appeal, said during the hearing last year that the case for secularism taken to the extreme could endanger Britain's national anthem "God Save the Queen."

Crucifixes are on display in many public buildings in Italy, where the Vatican is located. In Poland they are displayed in public schools as well as the hall of parliament.

These countries were joined by Russia, Ukraine and Bulgaria, which, like Poland, lived through religious persecution under communism.

"The message of the court is that in Christian tradition societies, Christianity has a special legitimacy that can justify a different treatment," said Gregor Puppink, director of the pro-Christian European Center for Law and Justice.

The ruling came as Vatican officials announced the Holy See is reaching out to atheists with a series of encounters and debates aimed at fostering intellectual dialogue and introducing nonbelievers to God. The first one begins next week in Paris.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20110318/ap_on_re_eu/eu_europe_classroom_crucifixes_9;_ylc=X3oDMTEwZGtlODFtBF9TAzIwMjM4Mjc1MjQEZW1haWxJZAMxMzAwNDgyMzgx)
 
Japanese Prelate: Our Lives Are in God's Hands
Zenit
18:07 20/03/2011
Nuclear Accidents Continue at Power Plant

SAITAMA, Japan, MARCH 14, 2011 (Zenit.org).- Bishop Marcellino Taiji Tani of Saitama is affirming that life is a gift from God, as his country suffers from the effects of a 9.0 magnitude earthquake and resulting tsunami.

The death count is already at 1,800, with thousands missing after Friday's quake some 80 miles off the coast of Sendai, north of Tokyo, which sent a 33-foot tsunami inland.

As one of the consequences of the natural disaster, there have been a series of nuclear accidents in the Fukushima I Nuclear Power Plant. An estimated 200,000 people were evacuated due to possible partial nuclear meltdowns.

Today, an explosion at one of the reactor buildings injured 11 people.

Bishop Tani assured Fides that "the Church in Japan will respond to the tragedy."

"Of particular concern to us is the situation of the nuclear power plant in Fukushima," he said. "But we must take courage, with the help of the Holy Spirit."

The prelate reported that on Sunday, the faithful throughout the country dedicated time at Mass to remember the victims, the wounded and the displaced.

"As a Christian community, we are ready with prayer and solidarity," he added.

Bishop Tani continued: "This sad event reminds us that life is in the hands of God and that life is a gift from God.

"It will be a challenge for all of us to practice and witness to the commandment of love and brotherly love, in this time of Lent."

Solidarity campaign

Also on Sunday, Caritas began a solidarity campaign to raise funds to aid the victims. Father Daisuke Narui, executive director of Caritas Japan, told Fides, "Our work is to show love and solidarity especially to the people most vulnerable, such as the elderly, migrants and homeless."

"Currently we are called to give a testimony to unity and closeness to all human suffering," he said. "We already know that the response by the faithful to our appeal will be very generous."

The priest reported: "The priority now is to gather information from affected areas, but it is difficult because telephone and power lines are still down.

"The diocese most affected is that of Sendai, but we have not received any reports from the director of the diocesan Caritas, and this is of great concern. For this reason we are assessing the possibility of an impromptu mission there."

He affirmed, "I believe in Japan currently, marked by the economic crisis, struck by the social phenomenon of depression and suicide, this painful event may be an opportunity to spread the values of the Gospel, that is, the fraternity of all men and women, the building of common good, the recognition that every person has the dignity of a child of God and is important in the eyes of God."

He concluded, "If, with our work and our witness, we can communicate that, then from this evil will come good."

Some 6 million households are without electricity and running water. Tent camps have been set up to house displaced persons.

On Sunday, Benedict XVI expressed his closeness to the people of Japan "who are dealing with the effects of these calamities with dignity and courage."

He continued: "I encourage those who with praiseworthy readiness are preparing to bring help. We remain united in prayer. The Lord is near!"
 
Ceasefire in Libya
ABC News
18:02 20/03/2011
A Libyan military spokesman has announced a new ceasefire in the campaign against a military uprising, as a second night of international airstrikes on the country appears imminent.



Spokesman Milad Fokehi said the ceasefire, effective from 9pm local time on Sunday (8am Monday NZ time), had been decided following an African Union call for an immediate cessation of hostilities.



"In line with the statement published by the African Union panel at Nouakchott on Saturday and UN resolutions 1970 and 1973, the high command of the armed forces ordered a ceasefire from Sunday at 9pm," Fokehi said.



Muammar Gaddafi's regime had declared a ceasefire on Friday after UN Security Council resolution 1973 authorised any necessary measures, including a no-fly zone, to stop his forces harming civilians in the fight against the rebels.



But his troops continued an assault on the rebel stronghold of Benghazi, prompting US, British and French forces to intervene with air strikes in line with the resolution.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Thanh hóa long trọng mừng kính thánh Giuse – Bổn mạng và phong chức phó tế
Vân Sơn
08:56 20/03/2011
Giáo phận Thanh hóa long trọng mừng kính thánh Giuse – Bổn mạng và phong chức phó tế

Trong bầu khí hân hoan của toàn thể giáo hội mừng kính thánh Giuse – bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, cha nuôi của Chúa Giê-su; bổn mạng của giáo hội Việt nam. Cách riêng, tại giáo phận Thanh hóa với sự kiện cha Đắc Lộ đặt chân vào Cửa Bạng nhằm chính ngày lễ kính Thánh Giuse - 19 tháng 3 năm 1627, chính thức khai mở công cuộc truyền giáo ra toàn cõi Bắc Việt. Giáo phận Thanh hóa đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng để ghi nhớ công trạng của Ngài và khấn xin Ngài che chở giữ gìn giáo phận vượt qua những gian nan thử thách.

Xem hình giáo phận Thanh Hóa mừng lễ thánh Giuse

Đặc biệt, trong các dịp mừng lễ kính Ngài ngày 19 tháng 3 hằng năm, giáo phận tổ chức đại lễ cấp giáo phận và nhiều sự kiện để ghi nhớ ngày này.

Năm nay, thánh lễ được diễn ra trong bầu khí linh thiêng và long trọng với nhiều sự kiện:

- Mừng lễ bổn mạng giáo phận

- Đón chào Đức cha Giuse Nguyễn Thái Hợp – Giám mục giáo phận Vinh ra mở tay tại Thanh Hóa; chào đón Đức cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên – “Giám mục trên từng cây số” – nguyên giám mục giáo phận Vinh; chào mừng cha Tân giám đốc ĐCV Vinh Thanh J.B Nguyễn Khắc Bá.

- Mừng lễ bổn mạng vị cha chung giáo phận: Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh

- Thánh lễ phong chức phó tế cho 9 thầy mãn trường ĐCV Vinh Thanh và Sao Biển Nha Trang.

- Lễ ra mắt đội kẹn đồng tổng hợp với hơn 550 nhạc công đến từ nhiều giáo xứ trong giáo phận.

Ngay từ sáng sớm, từng đoàn người từ các giáo xứ đã đổ về khu vực trung tâm lễ đài để cùng hòa nhịp với giáo phận mừng kính thánh Bổn mạng; hòa chung với gia đình các tân phó tế để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa…

9g00, đoàn rước đồng tế xuất phát từ TGM tiến ra lễ đài với Thánh giá nến cao, theo sau là các thầy chuẩn bị lãnh chức phó tế, các linh mục và ba Đức cha. Đoàn rước đi trong tiếng vỗ tay hoan hô không dứt của hơn 10 ngàn giáo dân, của tiếng trống của trầm hùng của hơn 300 em đến từ giáo xứ Ba Làng, của tiếng kèn vang dội của “đội kèn kỷ lục Việt Nam” với hơn 550 người thổi…

Khi đoàn đồng tế ổn định trên lễ đài, để tỏ sự trân trọng, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã giới thiệu các vị quan khách đặc biệt trong thánh lễ: Hai Đức cha giáo phận Vinh, cha Giám đốc ĐCV Vinh Thanh, quý cha đến từ Hà Nội, quý cha đến từ Pháp, Thái Lan và quý quan khách trong và ngoài giáo phận về tham dự thánh lễ.

Cha Tổng đại Phê-rô Vũ tiến Phúc thay lời cho giáo phận Thanh hóa chào mừng sự hiện diện của quý Đức cha, quý cha, quý quan khách và chúc mừng lễ bổn mạng Đức cha Giáo phận: Giuse Nguyễn Chí Linh.

Sau nghi thức chào mừng, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã dâng hương trước bàn thờ Thánh Giuse, và làm nghi thức khởi kiệu rước mừng, tôn vinh Thánh Bổn Mạng xung quanh bờ hồ trước nhà thờ Chính Tòa, vòng ra quốc lộ 1A và trở lại lễ đài để cử hành thánh lễ.

Mở đầu bài chia sẻ, Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã nói lên tình hiệp thông sâu sắc, tình nghĩa keo sơn giữa hai giáo phận Vinh – Thanh, tình nghĩa này đã được thể hiện qua nhiều biến cố trong lịch sử… cách cụ thể là ĐCV Vinh – Thanh – nơi đào tạo linh mục cho hai giáo phận đã được các đấng tiền nhiệm gầy dựng, và hiện nay luôn được bản quyền hai giáo phận chung tay vun đắp… và các thầy đang ngồi dưới đây chuẩn bị tiến lên lãnh tác vụ phó tế là kết quả của mối dây hiệp thông đó. Ngài còn nói vui rằng, “nếu Thanh Hóa cần Giáo phận Vinh sẽ giúp thêm cho 2000 ngàn giáo dân… “. Cách dí dỏm ngài còn mượn lại câu nói nổi tiếng của Đức cha Cao Đình Thuyên tại Thái Hà “ Chuyện của Thanh Hóa cũng là chuyện của Vinh…”.

Sau bài giảng lễ, Đức giám mục giáo phận đã làm nghi thức phong chức phó tế cho 9 thầy:

1. Thầy Giuse Nguyễn văn Sửu
2. Thầy Phêrô Chu đình Thiệp
3. Thầy Giuse Vũ văn Tín
4. Thầy Gioan B. Phạm văn Diệu
5. Thầy Gioan B. Đinh xuân Đức
6. Thầy Antôn Vũ mạnh Hà
7. Thầy Giuse Nguyễn văn Hiệu
8. Thầy F.X. Nguyễn xuân NamGiáo phận Thanh hóa long trọng mừng kính thánh Giuse – Bổn mạng và phong chức phó tế
9. Thầy Phêrô Vũ văn Thăng

Sau thánh lễ, thầy tân phó tế Gioan B. Đinh xuân Đức, đại diện cho các tân chức cảm ơn Đức cha Giuse đã thương chọn gọi gia nhập hàng giáo sĩ giáo phận, cảm ơn quý Đức cha, quý cha giáo, quý cha và quý ân nhân trong và ngoài giáo phận đã thương cầu nguyện và giúp đỡ cho các tân chức để có được ngày hôm nay.

Thánh lễ mừng kính thánh Giuse năm 2011 đã khép lại trong niềm vui của tất cả người con xứ Thanh. Vì thánh lễ năm nay, giáo phận đã dâng cho Ngài 9 người con là các thầy phó tế như món quà tinh thần để Ngài tiếp tục bầu cử giáo phận bước hướng về năm 2012 – Năm giáo phận Thanh hóa sẽ tổ chức đại lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập…
 
Buổi thuyết trình về vấn đề môi trường và định hướng giáo dục
Tạ Ân Phúc
09:31 20/03/2011
Buổi thuyết trình về vấn đề môi trường và định hướng giáo dục

Môi trường, một vấn đề được cả nhân loại quan tâm trong bối cảnh con người giật mình quay lại khi thấy mình không quan tâm đúng mức, những gì mình đã thụ hưởng từ nó. Môi trường là những gì thuộc về tự nhiên và xã hội quanh con người, ảnh hưởng và tác động đến đời sống con người, nó là không gian sống của con người như: không khí, nước, sinh vật hay xã hội loài người, các thể chế hoạt động…

Gs Lê Tôn Hiến
Làm thế nào để hiểu thế giới quanh mình sinh sống và có hướng điều chỉnh hành vi thích hợp, đó là đề tài mà Giáo sư Lê Tôn Hiến trình bày chiều thứ Bảy 12/03/2011, mang tên: “Vấn Đề Môi Trường và Định Hướng Giáo Dục” tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sài Gòn.

“Xanh, đồng thắm xanh

Tình dạt dào thơm ngát cỏ hoa.

Tình yêu còn thiết tha,

Tình ngất ngây say đắm hồn ta”.


Môi trường như cỏ hoa, qua lời bài hát sáng tác dựa trên nền nhạc giao hưởng, giáo sư cho hay vấn đề môi trường đang ở mức khủng khiếp do chính con người tạo ra, làm cho môi trường sống ô nhiễm, con người không thể sống được, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đến đời sống và tế bào.

Môi trường Thiên Nhiên hiện đang là mối đe dọa toàn cầu, tất cả nhân loại đang tìm cách đối phó vì sinh quyển thu hẹp dần làm cho cả cây cỏ cũng chết ngộp dần, nguyên nhân chính là do động cơ nổ, công nghiệp, cháy rừng. Tất cả những điều này đều do con người tạo ra, vì thế cần thay đổi sự suy nghĩ của con người mới cứu chữa được. Các nhà khoa học đều đồng ý rằng giáo dục là biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất để làm được đều này.

Giáo sư giới thiệu về ông Al Gore, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2007 do đã kêu gọi mọi người cứu vớt địa cầu cùng với Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu “vì những nỗ lực xây dựng và giúp mọi người nhận thức về tình trạng thay đổi khí hậu mà con người là tác nhân chính, cũng như thiết lập nền tảng cho các biện pháp cần thiết để xử lý vấn nạn này”.

Người ta học được gì ở Al Gore khi nhắc đến tên ông? Trên 60 tuổi, ông rời bỏ chính trị tìm về môn học cũ của mình về môi trường và ông đã thành công khi tìm đúng đường cho bản thân, để đoạt giải Nobel. Bài học cần rút ra là căn cứ vào khả năng của mỗi người, con người cần trở về đúng với khả năng của mình thì mới thành công.

Về môi trường Kinh tế, đối với nền kinh tế toàn cầu, nhân loại thừa hưởng rất nhiều ở ông John Nash, người đưa ra Luật Quân Bình (John Nash’s Equilibrium). Trong đó, các nước phát triển thường áp dụng Luật “Lương tối thiểu” vì sức lao động cần được trả xứng đáng. Bên cạnh đó, cả địa cầu thừa hưởng ở ông nơi Luật “Bang Giao Quốc tế”, “Tương quan Kinh tế toàn cầu” và Luật “Chống độc quyền”.

Điều người ta nên học nơi John Nash chính là ở tâm hồn của ông, tinh thần phục vụ nhân loại của ông. Ông là một người bệnh hoang tưởng, khi y khoa chữa bệnh cho ông, trong 1 tháng uống thuốc, ông không làm việc được do ảnh hưởng của thuốc, ông đã từ chối chữa tiếp vì lập luận rằng hoặc là chết hoặc là sống thì phải làm việc được. Nhưng cuối cùng ông cũng chữa được bệnh do chiến thắng bản thân bằng ý chí và niềm tin.

Đi vào thân xác con người, cần nói đến Bruce Lipton, Ông là một chuyên gia về tế bào, ông đã chứng minh được rằng tế bào phát triển theo môi trường không bị DNA chi phối. Những thí nghiệm cuối cùng cho thấy khi ông lấy tế bào não và thay đổi môi trường xung quanh thì nó thành tế bào thận; lấy tế bào mỡ và thay đổi môi trường xung quanh, nó thành tế bào máu. Có thể nói rằng môi trường làm thay đổi tế bào, chứ không phải do gene (nhiễm sắc thể) như y khoa xưa nay thường nói.

Bên cạnh đó, ý tưởng của ông cũng cho rằng cái gì người ta nghĩ tạo thành môi trường và thay đổi thân phận, ông tuyên bố: “Thời tiết thay đổi, kinh tế bất công, giáo dục bất xứng, căng thẳng chính về chính trị ở các vùng – đây là những mối quan tâm mỗi ngày một căng thẳng là một dấu hiệu của một thế giới mất quân bình. Chúng ta phải cùng nhau thay đổi ý thức bằng cách hợp tác tạo nên một lối sống mới với nhau” (Climate change, economic disparity, educational inequities, geopolitical tensions - these mounting concerns are symptoms of a world that is out of balance. Together we can shift consciousness by co-creating a new way of being together). Ông đã muốn tạo môi trường riêng cho chính mình, ông là giáo sư đại học Standford, sau khi được giải Nobel về tế bào, ông đã từ giã mọi thứ để về miền bờ biển sinh sống, nghiên cứu, viết sách. Từ những phát kiến của ông, chúng ta có thể đem ra ứng dụng: Mỗi người có thể tạo môi trường cá nhân lành mạnh để bản thân phát triển. Mỗi cộng đồng có thể tạo môi trường lành mạnh để xã hội phát triển.

Mỗi con người có một môi trường, thế nên cần phát triển môi trường cá nhân. Bà Barbara Brennan là nhà vật lý phục vụ cơ quan không gian Nasa Hoa Kỳ tại Goddard Space Flight Center. Sau khi rời cơ quan này, bà mở văn phòng tư vấn, rồi sáng lập một viện nghiên cứu và một trường đào tạo về điều trị bệnh bằng năng lượng. Bà thấy được các trung tâm năng lượng trong cơ thể (chakras), xác định màu sắc thay đổi, bà còn căn cứ vào những gì nhìn thấy trong vùng năng lượng của người bệnh mà chẩn đoán và điều trị bệnh. Theo bà “Bệnh là do mất quân bình. Mất quân bình là do ta quên ta là ai!”

Trường Harvard cho rằng những người làm việc thật nhiều, những người cống hiến nhiều rất có khả năng sống thọ vì năng lượng gốc. Tiến sĩ Caroline Myss khi viết về các huyệt đạo trong cơ thể, cho rằng trung tâm năng lượng “gốc” (the root chakra) là tủy sống và liên quan đến cội nguồn, dòng tộc, tổ tiên của con người ta. Bà nhất mạnh thuyết “Tất cả như một”, quan niệm rằng một dân tộc hay một dòng tộc khi trải qua thịnh suy, vui buồn, thành công hay hoạn nạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả con dân, con cháu – năng lượng này còn được gọi là năng lượng văn hóa. Đối với người trẻ hôm nay, cần thấm nhuần truyền thống văn hoá người Việt Nam, đồng thời thông hiểu văn minh Âu Mỹ sẽ được tôn trọng ở mọi nơi.

Hai bộ phận chính trong thân xác con người chính là khối óc và con tim. Người ta làm việc gì cũng cần có sự hứng khởi, người học trò nếu không có hứng thú sẽ không thể học được, người ta nếu không có hứng sẽ không thể giúp đời. Sự hứng thú nằm ở trí tuệ, con tim và tâm hồn. Tâm hồn chính là sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành động, là sự kết hợp giữa khối óc và con tim. Cần phải trở về với tâm hồn của mình để không bị áp lực của môi trường xung quanh bằng cách tĩnh tâm để bỏ bớt những điều lặt vặt quanh mình. Những gì không đáng phải quan tâm thì không làm, không đáng để ý thì không suy nghĩ để cho tâm hồn độ lượng. Cần nhớ rằng nghiêm khắc với chính mình và rộng rãi với tha nhân.

Tất cả con người đều có tâm hồn nhưng mức độ tâm hồn mỗi người khác nhau nhờ sự rèn luyện. Trong cơ thể con người có một dòng nuôi dưỡng cơ thể, điều động cơ thể đó chính là Dòng Tuệ Mẫn, có thể nói đó là Thánh Linh, là đền thờ của tâm hồn. Trong sự phát triển của con người, trước đây người ta đánh giá con người qua Chỉ số Thông minh IQ (Intelligent Quotient), nhưng giờ đây người ta chú trọng đến Chỉ số Cảm xúc EQ (Emotional Quotient), đó là chỉ số thuộc về tâm hồn, vì con người ta thực hiện mọi công việc thành công hay không nhờ vào sự hứng khởi.

Hướng giảng dạy đáp ứng được thời đại chính là người thầy biết khao khát thế hệ sau hơn mình. Người thầy cần tạo ra bầu khí lớp học lành mạnh và tâm tình theo sát người học. Một người thầy, người cô xứng đáng nhất là người đào tạo ra người hơn mình một cách gấp rút. Giáo dục để người học biết lựa chọn và xác định giá trị bản thân, biết chọn đúng con đường và định hướng được con đường đó sẽ đi về đâu và hành động vì mục đích mình đã chọn. Đối với người học trò, học để ra đời nhưng cuộc đời thế nào họ chưa biết được, vì thế phải giúp họ biết cần tích lũy kiến thức hay lựa chọn và tận dụng kiến thức. Người học trò cần học bằng nghị lực, bằng tâm hồn chứ không học bằng tự động hóa một cách máy móc. Đặt mục tiêu để đi đến đỉnh cao của thành công là vinh dự chứ không phải danh vọng, và đặt lợi ích mọi người lên trên lợi ích cá nhân. Hãy nhìn thẳng vào khó khăn. Khó khăn chỉ là nguỵ trang của cơ hội!

Sàigòn, ngày 19 tháng Ba năm 2011,
 
Giáo xứ Bảo Long: Bế mạc tuần Đại phúc
Nguyễn Ngọc
11:19 20/03/2011
Hôm 19/3/2011, Giáo hội mừng kính Thánh Giuse-quan thầy của Giáo hội Việt nam, nhắc nhở chúng ta chính vào ngày 19/3 năm 1533 Tin mừng Chúa Kitô đã có mặt tại Việt Nam. Hòa cùng không khí trọng đại, linh thiêng đó, giáo xứ Bảo Long cũng hân hoan, vui sướng bế mạc tuần đại phúc, còn nữa hôm nay cũng là ngày lễ Bổn mạng của Cha quản xứ Jos Phạm Minh Triệu. Quả thật, hôm nay là ngày “tam hỷ” của giáo xứ Bảo Long.

Xem hình ảnh

Chúng tôi đã có mặt tại khuôn viên Thánh đường giáo xứ Bảo Long khoảng tầm 11h trưa. Không khí trông thật khác lạ, bà con như muốn gấp rút những công việc cuối cùng của mình. Ở phía tay trái cổng vào nhà thờ, mấy chú mấy bác cũng đang hoàn thành nốt những chi tiết cuối cùng của Cây thánh giá-biểu tương in dấu trong giáo xứ đã có tuần đại phúc của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế đi qua.

Không khỏi ngạc nhiên, ở Thánh đường giáo xứ chúng ta dễ dàng nghe những âm thanh của một ngày hội. Quả thật, đó chính là âm thanh của những chiếc kèn đồng, những chiếc trống đang “thử giọng” trước khi ra biểu diễn, ra hành quân. Cả giáo xứ như đang có một ngày hội thật sự, khung cảnh sinh hoạt của bà con giáo dân đã diễn ta nên điều đó, ai ai cũng nở nụ cười rất rõ tuy thầm kín nhưng nó lại được bộc lộ ra ngoài. Trước đó, trên đường về giáo xứ, tôi có ghé qua một gia đình người quen và được kể chi tiết về những hoạt động của tuần đại phúc trong giáo xứ. Nếu không được biết trước về những thông tin đó ắt tôi sẽ ngạc nhiên trước không khí nhộn nhịp này.

“Các Cha bắt được nhiều “con cá” to lắm! Có con phải đến cả ba bốn chục năm”… “Không những vậy, các Cha còn trừ quỷ nữa”! Thật thú vị!

Nếu như lúc đầu tôi ngạc nhiên bởi không khí chuẩn bị của bà con thì giờ đây có lẽ tôi đã bị choáng ngợp trước không khí bước vào như một ngày “lễ hội”, từng đoàn một dần dần tiến về nhà thờ chính xứ Bảo Long, chẳng mấy chốc khuôn viên nhà thờ đã đông đảo bà con giáo dân, nào ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp, nào hoa nến rồi đến những “chiếc xe hoa” để kiệu ảnh Đức Mẹ. Tất cả ai nấy đều rộn ràng tưng bừng! Đó chính là thành quả, sự nhiệm mầu của tuần đại phúc mà chúng ta đang đề cập đến đây.

Như được biết từ Cha quản xứ Jos Phạm Minh Triệu, chương trình cho buổi hành hương, rước kiệu Đức Mẹ hằng cứu giúp sẽ bắt đầu lúc 16h, 13 họ lẻ trong giáo xứ sẽ kiệu ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp từ nơi giáo họ của mình tiến về nhà thờ chính xứ và sau đó tất cả mọi thành phần trong giáo xứ sẽ kiệu ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp quanh khuôn viên của nhà xứ sở tại, như là sự dâng hiến cả giáo xứ cho Đức Mẹ hằng cứu giúp chở che, hộ phù. Được biết, trong 13 họ lẻ này có những họ cách nhà thờ chính xứ gần 10km, do vậy việc kiệu ảnh Đức Mẹ khá xa. Theo sự quan sát chung của chúng tôi, sự kiệu ảnh Đức Mẹ như là một chuyến hành hương về nhà thờ chính xứ. Để ảnh Đức Mẹ về tới nhà thờ chính xứ thì đoàn rước phải đi qua các làng xóm, các cánh đồng trông thật sốt sáng, trang nghiêm và pha chút hoành tráng nào đấy của đạo Công Giáo chúng ta.

Đúng 17h, tất cả các hội đoàn của các họ lẻ đã kiệu ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp về khuôn viên nhà thờ chính xứ. Cuộc hành hương lần thứ nhất về nhà thờ xứ của các họ lẻ đã hoàn thành, giờ đây là cuộc hành hương lần thứ 2, ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp sẽ được kiệu rước đi từ khuôn viên nhà thờ. Đoàn rước có khoảng hơn 4000 người, có điều lạ ở đây là với số lượng người đông như vậy nhưng tất cả đoàn rước đều trang nghiêm, có lề lối hẳn hoi nếu nhìn xa nhiều người sẽ nghĩ ngay đó là một cuộc diệu hành. Đúng thật, xét về một ý nghĩa nào đó đoàn rước chính là đang diệu hành, bà con giáo dân đang vui sướng vì trong một tuần qua, họ đã bước qua một “tuần chay tịnh”. Chính họ đã phải vật lộn với bản thân mình, với lương tâm mình để tham gia tuần đại phúc một cách hoàn hảo. Còn nhớ, chỉ cách đây một ngày thôi, thời tiết thật rét mướt, lãnh lẽo như muốn thử thách lòng ăn năn sám hối của bà con giáo dân Bảo Long. Giữa cái thời tiết u buồn đó bà con giáo dân đã không quản ngại chạy đến cùng Mẹ hằng cứu giúp qua sự hướng dẫn, cầu nguyện… của các cha Dòng Chúa cứu thế thì hôm nay, không hẹn mà hò cái tiết trời cũng như muốn hòa cùng nhịp với lòng người. Thời tiết thật ấm áp, quang đãng bởi ánh nắng chiếu soi thì lại có Mẹ đang cùng diệu hành, cùng bước đi trong mùa chay Thánh này với bà con. Hôm nay đã sang tuần thứ 2 của mùa chay, và tuần đại phúc được xem như là một sự kiện quan trọng, một bước quyết định để giúp bà con giáo dân Bảo Long sống mùa chay thánh thật ý nghĩa, để rồi cùng Vượt qua cùng Đức Giêsu Kitô.

Sau một tiếng đồng hồ, tức 18h cuộc hành hương, kiệu ảnh Đức Mẹ kết thúc. Nối liền sau đó là Thánh lễ tạ ơn kết thúc tuần đại phúc. Đoàn đồng tế hôm nay ngoài cha quản xứ, còn có đông đảo các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, chủ tế Thánh lễ hôm nay là cha trưởng bề trên tuần đại phúc. Thánh lễ diễn ra ngay tại khuôn viên nhà thờ xứ, dưới cái tiết trời hơi se lạnh, thỉnh thoảng lại mang theo những con gió làm lạnh lòng người đến tham dự Lễ nhưng bao trùm và nổi bật nhất vẫn là không khí trang nghiêm. Thật qua đây mới biết được lòng đạo của bà con nơi đây thật sốt mến, đầy lòng đạo đức, nhiệt thành với công việc nhà Chúa.

Thánh lễ kết thúc, ai nấy đều hân hoan, trần trề niềm vui sướng vì chính Thánh lễ tạ ơn này họ đã dâng lên Thiên Chúa hy lễ, chính là những hy sinh, những cố gắng để giao hòa với Chúa với tha nhân qua tuân đại phúc. Quả thật đã có một sự biến đổi rất lớn nơi mỗi người trong giáo xứ.

Sau Thánh lễ là lời phát biểu của ông đại diện Hội đồng giáo xứ thay lời cho gần 5000 bà con Giáo dân xứ Bảo Long, nói lên lòng cảm ơn tri ân tới các Cha Dòng Chúa cứu thế và dâng lên lời chúc mừng tới cha quản xứ Jos Phạm Minh Triệu nhân ngày lễ Thánh quan thầy.

Tiếp sau đó, các Cha Dòng Chúa cứu thế đã đến làm phép cây thánh giá, để ghi dấu tuần đại phúc nơi giáo xứ Bảo Long. Đánh dấu một sự kiện quan trọng của giáo xứ Bảo Long, nơi cây thánh giá đó chính là chứng tích, mà khi mỗi người khi nhìn ngắm sẽ nhớ đến như là một sự ghi dấu trong lòng mình, cũng như trong giáo xứ.
 
Giáo xứ Thanh Đa mừng kính Thánh Cả Giuse - Bổn mạng Giáo xứ
Hồ Anh Minh
17:14 20/03/2011
SAIGÒN - Khi nói đến Thánh Giuse, ta nghĩ ngay đến sự công chính mà Giáo hội đã tôn vinh Ngài. Mừng kính Thánh Giuse, bổn mạng Hội Thánh, bổn mạng Giáo hội Việt Nam, và Giáo xứ Thanh Đa vinh dự được Ngài là Quan Thầy phù hộ.

Xem hình ảnh

Trong buổi rước kiệu trọng thể chiều nay – 19/3/2011, rất đông giáo dân Thanh Đa đã tham gia để tôn kính Ngài. Khí trời thật mát mẻ, vì trước đó trời bỗng đổ mưa nhẹ, một điều hiếm hoi bởi miền nam đang vào thời kỳ nắng nóng, khô hạn. Chủ sự kiệu và thánh lễ là Cha Phó Giuse Ngô Viết Thanh, một sự trùng hợp thật dễ thương, cũng là dịp thuận tiện để cộng đoàn giáo xứ chúc mừng Ngài.

Thánh lễ chiều nay càng thêm sốt sắng và long trọng bởi hôm nay ca đoàn Giuse hát thật hay, trong tiếng hát du dương trầm bỗng ấy, cộng đoàn được nâng tâm hồn lên, như thể được chạm vào tình yêu của Thiên Chúa và ân sủng mà Ngài sẵn sàng ban tặng.

Trước đó, lúc 10h sáng, trong Thánh lễ Hành hương Mừng Kỷ niệm 50 năm Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện tại Việt Nam, cũng được tổ chức tại Thánh đường giáo xứ Thanh Đa. Trong bài giảng lễ, Cha Sở Đaminh Nguyễn Đình Tân chúc mừng Năm Thánh của Hội Dòng, và Ngài chia sẻ về sự công chính của Thánh Cả Giuse:

- Luôn thành thật với chính bản thân mình.

- Tôn trọng người khác.

- Lắng nghe và tin tưởng vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Cha nhắn nhủ: trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, khi gặp hoàn cảnh éo le, khó khăn, đừng đổ lỗi cho người khác, nhưng hãy lắng nghe xem Thiên Chúa muốn nói với ta điều gì.

Được biết, sau 50 năm hiện diện tại Việt Nam, Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đã có 13 cộng đòan hoạt động từ Bắc chí Nam với 153 nữ tu, cộng đoàn Thanh Đa đã phục vụ tại giáo xứ từ năm1973 đến nay. Trong niềm vui Mừng kính Thánh Bổn mạng Quan Thầy của giáo xứ, chúng ta cùng cầu xin cho mỗi gia đình, mỗi người, đặc biệt các bậc gia trưởng luôn biết sống gương mẫu, chính trực như Thánh Cả Giuse – Người Công Chính.
 
Liên hoan văn nghệ mừng lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Tà Lùng
Giuse Trần ngọc Huấn
16:55 20/03/2011
LẠNG SƠN - Buổi tối ngày 18 tháng 03 năm 2011, trong lòng nhà thờ mới của giáo xứ Tà Lùng, mọi thành phần Dân Chúa đã tham dự chương trình liên hoan văn nghệ để chào mừng ngày lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ.

Hình ảnh khánh thành nhà thờ mới

Hình ảnh Đêm Diễn Nguyện

Vào lúc 19h30, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Huy, Chính xứ Tà Lùng, đã long trọng khai mạc chương trình liên hoan văn nghệ. Đức cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn tham dự: Trong niềm vui của ngày lễ cung hiến ngôi nhà thờ mới của Giáo xứ Tà Lùng, lời ca tiếng hát cũng chất chứa bao tâm tình và cảm xúc. Mọi người hiện diện nơi đây để chúc mừng giáo xứ Tà Lùng, cùng nhau chứng kiến sự kiện đánh dấu mốc son trong lịch sử hành trình phát triển của Đức Tin Công giáo tại miền đất biên giới phía Bắc của đất nước. Buổi tối liên hoan văn nghệ hôm nay với sự góp mặt của các thành phần trong giáo xứ Tà Lùng và các giáo xứ lân cận, từ các em thiếu nhi, các bạn giới trẻ, các bà hiền mẫu, ca đoàn, gia trưởng,… tất cả làm nên một dấu chỉ của sự hiệp nhất, của tâm tình chia sẻ niềm vui, trong đức tin và hy vọng.

Mở đầu chương trình văn nghệ, giáo xứ Thanh Sơn (Cao Bằng) đã làm bầu khí trở nên thật sôi nổi và náo nức niềm vui với màn vũ trống. Đội trống này, với sự tham dự của ca Cha chính xứ Thanh Sơn, tuy mới được thành lập từ hơn một tuần nay, nhưng đã đến để góp phần chia sẻ niềm vui với giáo xứ Tà Lùng.

Các bạn thiếu nhi, giới trẻ giáo xứ Tà Lùng thể hiện những màn vũ khúc mang tràn đầy niềm tin yêu và nhiệt huyết của người trẻ Công giáo, mang trong mình hành trang đức tin và hạt giống Tin Mừng của Chúa, để sống và trở nên chứng tá giữa cuộc đời. Các bà hiền mẫu, ca đoàn, các ông gia trưởng thể hiện những ca khúc ca ngợi Tình yêu Thiên Chúa, Ave Maria,… nhất là những bài hát được dệt lời theo những làn điệu dân ca cùng với tiếng đàn tính truyền thống của người Tày – Nùng, đã làm cho bầu khí văn nghệ mang bản sắc quê hương, hết sức gần gũi và quen thuộc.

Chương trình văn nghệ kết thúc vào lúc 21h30. Mọi người cùng nhau dâng lên Thiên Chúa lời kinh nguyện cuối ngày và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày đại lễ - khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Tà Lùng – được cử hành trọng thể vào sáng hôm sau, 19 tháng 03 năm 2011.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News