Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ 4 Mùa Chay 19/3 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:42 18/03/2023
BÀI ĐỌC 1 1Sm 16:1b,6-7,10-13a
Bài trích sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.
Thời đó, Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Gie-sê người Bê-lem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó một người Ta muốn đặt làm vua.”
Khi ông Gie-sê và các con trai ông đến, ông Sa-mu-en thấy Ê-li-áp, ông nghĩ: “Đúng rồi! Người Đức Chúa xức dầu tấn phong đang ở trước mặt Đức Chúa đây!” Nhưng Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó, vì Ta đã gạt bỏ nó. Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm: người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng.”
Ông Gie-sê cho bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, nhưng ông Sa-mu-en nói với ông Gie-sê: “Đức Chúa không chọn những người này.” Rồi ông lại hỏi ông Gie-sê: “Các con ông có mặt đầy đủ chưa?” Ông Gie-sê trả lời: “Còn cháu út nữa, nó đang chăn chiên.” Ông Sa-mu-en liền nói với ông Gie-sê: “Xin ông cho người đi tìm nó về, chúng ta sẽ không nhập tiệc trước khi nó tới đây.” Ông Gie-sê cho người đi đón cậu về. Cậu có mái tóc hung, đôi mắt đẹp và khuôn mặt xinh xắn. Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Đứng dậy, xức dầu tấn phong nó đi! Chính nó đó!” Ông Sa-mu-en cầm lấy sừng dầu và xức cho cậu, ở giữa các anh của cậu. Thần khí Đức Chúa nhập vào Đa-vít từ ngày đó trở đi.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Ep 5:8-14
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.
Thưa anh em, xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng. Vì những việc chúng làm lén lút, thì nói đến đã là nhục rồi. Nhưng tất cả những gì bị vạch trần, đều do ánh sáng làm lộ ra; mà bất cứ điều gì lộ ra, thì trở nên ánh sáng. Bởi vậy, có lời chép rằng:
Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ!
Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào!
Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi!
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 8:12
Chúa nói: Tôi là ánh sáng thế gian.
Ai theo tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.
TIN MỪNG Ga 9:1-41
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, ra khỏi Đền Thờ, Đức Giê-su nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa” (Si-lô-ác có nghĩa là : người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.
Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: “Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?” Có người nói: “Chính hắn đó!” Kẻ khác lại rằng: “Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!” Còn anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây !”
Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pha-ri-sêu. Nhưng ngày Đức Giê-su trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sa-bát. Vậy, các người Pha-ri-sêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy.” Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói: “Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát”; kẻ thì bảo: “Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?” Thế là họ đâm ra chia rẽ. Họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?” Anh đáp: “Người là một vị ngôn sứ!”
Họ đối lại: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” Rồi họ trục xuất anh.
Đức Giê-su nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?” Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?” Đức Giê-su trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.” Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.
Đó là Lời Chúa.
Ngạc nhiên trước sự bình thường
Lm Minh Anh
15:25 18/03/2023
NGẠC NHIÊN TRƯỚC SỰ BÌNH THƯỜNG
“Lạy Ngài, tôi tin!”.
Vào một đêm có hiện tượng nguyệt thực toàn phần, ai nấy đều bàn tán về nó. Nhiều người đứng ngoài sân, chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ để cuối cùng, họ được nhìn ngắm nó trong một vài phút. Có người tự hỏi, tại sao người ta lại quá chú ý đến sự ‘biến mất’ của mặt trăng mà không chú ý đến sự ‘xuất hiện’ của nó? Và người ấy nhớ đến câu nói của triết gia Waldo Emerson, “Người dốt ngạc nhiên trước sự bất thường; người khôn ngạc nhiên trước sự bình thường!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta hãy là những người người khôn, biết ‘ngạc nhiên trước sự bình thường’; đồng thời, mở rộng tâm hồn, hầu ánh sáng Chúa có thể rọi chiếu trong ngoài con người mình. Nhờ đó, chúng ta thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với chính mình; thấy được con người tội lỗi yếu hèn của bản thân; cũng như thấy được tha nhân, những anh chị em rất đáng xót thương.
Đôi khi bạn có thể thấy rất nhiều điều chỉ bằng một cái nhìn; nhưng buồn thay, gần như mọi chuyện lại thường trái ngược! Chúng ta nhìn rất nhiều mà dường như chẳng thực sự thấy bao nhiêu. Bởi lẽ, con người thường chỉ nhìn vẻ bên ngoài, đang khi Thiên Chúa thường nhìn bên trong. Bài đọc Samuel hôm nay tiết lộ điều đó, “Ta không xem xét theo kiểu của con người, vì chưng con người nhìn xem bên ngoài, còn Thiên Chúa thì nhìn xem tâm hồn”.
Như vậy, việc ‘thấy’ có nhiều ý nghĩa hơn việc có ‘một thị lực tốt’. Đôi mắt có thể mở rộng nhưng có thể chỉ thấy rất ít. Cho nên, điều quan trọng là phải thấy nơi những phép lạ khác nhau của Chúa Giêsu, luôn có một cái gì đó cao hơn sự chữa lành thể xác. Ngài chữa lành con người cách thâm sâu hơn. Và điều này gần như rất rõ ràng khi Ngài chữa người mù trong Tin Mừng hôm nay. Ngài cho anh không chỉ cái nhìn thể lý, nhưng mở mắt anh, để anh có thể nhìn sâu hơn, có thể nhận biết Ngài, “Lạy Ngài, tôi tin!”. Tôi tin Ngài, Đấng đã từng nói, “Tôi là ánh sáng thế gian!”.
Thật quan trọng để chuyển vần đôi mắt từ việc nhìn qua những gì quen thuộc đến việc nhìn với sự kinh ngạc kỳ vĩ; bí mật cuộc đời là học biết nhìn vào những gì quen thuộc cho đến khi chúng lại trở thành không quen thuộc. Chúng ta mở đôi mắt hướng đến chiều sâu khi mở lòng mình ra với ngạc nhiên. Từ đó, chuyển vần từ tư thế tự vệ đến tư thế vun đắp; từ cái nhìn ghen tỵ đến cái nhìn ngưỡng mộ; từ cái nhìn chua cay đến hiền lành và xót thương; từ ảo tưởng và ái kỷ đến cảm kích và cầu nguyện; từ cái nhìn tính toán qua chiêm ngắm mến yêu; từ cái nhìn giận dữ đến cái nhìn thứ tha; từ cái nhìn vọng dục và thèm khát đến cái nhìn biết ơn và thống hối.
Anh Chị em,
“Lạy Ngài, tôi tin!”. Câu chuyện Tin Mừng Chúa Giêsu mở mắt người mù hôm nay có giá trị biểu tượng tuyệt vời cho cuộc sống chúng ta; bởi lẽ, bạn và tôi đều thấy mình trong tình trạng tương tự của người mù này. Đức Phanxicô nói, “Chúa Giêsu là Ánh Sáng đang chăm nhìn chúng ta, Ngài chữa lành chúng ta, chính Ánh Sáng ban sự sống dịu dàng ấy mời gọi chúng ta bước ra khỏi sự mù tối của mình. Sự gần gũi của Ngài khiến chúng ta thấy thâm sâu hơn rằng, ở xa Ngài thì có một cái gì đó quan trọng còn thiếu vắng hơn trong đời sống. Sự hiện diện của Ngài khiến chúng ta cảm thấy cần đến ơn cứu độ, cần đến sự sống và điều này bắt đầu chữa lành con tim chúng ta. Và khi mong muốn được chữa lành trở nên mãnh liệt, nó dẫn chúng ta đến sự cầu nguyện và ước ao được chữa lành hơn. Từ đó, chúng ta ‘ngạc nhiên trước sự bình thường’; và cuối cùng, kiên vững tuyên xưng niềm tin vào Ngài như anh mù tuyên xưng, ‘Lạy Ngài, tôi tin!’”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con ngồi lì, nhưng đứng dậy, tìm lại giá trị tinh thần, phẩm giá của mình như những con trai con gái đáng yêu có thể nhìn thấy Cha nó; nó được thứ tha và tái sinh!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tôi có bị mù không?
Lm. Nguyễn Xuân Trường
21:08 18/03/2023
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa tuần này
TÔI CÓ BỊ MÙ KHÔNG?
https://youtu.be/_3IgEzzbfgw?t=567
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Đức Hồng Y Müller và Burke chỉ trích các Giám Mục Đức về việc chúc lành cho các cặp đồng tính
Vu Van An
13:10 18/03/2023
Theo Tyler Arnold của hãng tin CNA, một thượng hội đồng giám mục Đức đã chấp thuận một cách áp đảo việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính và các cuộc kết hợp giữa những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn, nhưng động thái này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ một số thành viên của phẩm trật Công Giáo; các ngài đã cáo buộc các giám mục Đức từ bỏ đức tin.
Đức Hồng Y Gerhard Müller và Đức Hồng Y Raymond Burke đã quở trách các giám mục Đức và kêu gọi phải chế tài họ trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “The World Over with Raymond Arroyo” của EWTN, được phát sóng vào tối thứ Năm, ngày 16 tháng Ba.
Đức Hồng Y Müller nói trong cuộc phỏng vấn, “Phải có một phiên tòa và họ phải bị kết án và họ phải bị cách chức nếu họ không hoán cải và không chấp nhận tín lý Công Giáo.
Đức Hồng Y nói thêm, “Thật đáng buồn khi đa số các giám mục đã biểu quyết rõ ràng chống lại tín lý mặc khải, và đức tin mặc khải của Giáo Hội Công Giáo và tất cả lối suy nghĩ Kitô giáo của chúng ta, chống lại Kinh thánh, lời Chúa trong Kinh thánh và trong truyền thống tông đồ và trong tín lý đã định tín của Giáo Hội Công Giáo”.
Đức Hồng Y Müller cho biết giáo dân và các giám mục ủng hộ các nghị quyết này tại Thượng hội đồng Đức “bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ LGBT và tỉnh thức (woke), mang tính duy vật chất và duy hư vô”.
Ngài nói: “Thật là phạm thánh khi ban phước lành cho những hình thức sống đó, theo Kinh thánh và giáo lý của Giáo hội là một tội lỗi vì tất cả các hình thức tình dục bên ngoài hôn nhân hợp lệ đều là tội lỗi và không thể được ban phước lành”.
Đức Hồng Y nói, “Nếu bạn nhìn vào Kinh Thánh, thì tuyệt nhiên chỉ có hôn nhân giữa người nam và người nữ được kết hợp trong tình yêu thể xác và tâm hồn, và có khả năng [để] trở thành cha mẹ và thành lập một gia đình”.
Đức Hồng Y Burke kêu gọi Vatican trừng phạt các giám mục đã bỏ phiếu ủng hộ việc ban phước cho các cặp đồng tính luyến ái.
Đức Hồng Y Burke nói, “Bất kể là một sự đi trệch, giảng dạy dị giáo và phủ nhận một trong những tín lý đức tin, hay bội giáo theo nghĩa đơn giản là rời bỏ Chúa Kitô và giáo huấn của Người trong Giáo hội để theo một hình thức tôn giáo nào khác, thì đây đều là những tội ác. Ý tôi muốn nói, đây là những tội lỗi chống lại chính Chúa Kitô và rõ ràng là có tính chất nghiêm trọng nhất. Và Bộ Giáo luật dự liệu các biện pháp chế tài thích đáng.”
Đức Hồng Y cảnh báo rằng Giáo hội đang bị “sử dụng” để thúc đẩy một chương trình nghị sự có tính ý thức hệ.
Đức Hồng Y Burke nói thêm: “Đây là những phát minh của con người, những ý thức hệ của con người đang được thúc đẩy và Giáo hội đang bị lợi dụng. Và những gì nó làm là biến Giáo hội thành một loại cơ quan của con người, gần giống như một cơ quan chính phủ đang bị thao túng để thúc đẩy một số chương trình và nghị trình nào đó. Và vì vậy chúng ta cần thức tỉnh với những gì đang xảy ra.”
Đức Hồng Y Burke nói: “Bạn sẽ nhận thấy rằng trong rất nhiều cuộc nói chuyện này, bạn chưa bao giờ nghe đến danh Chúa của chúng ta. Bạn chưa bao giờ nghe nói về những gì Chúa Giêsu Kitô đang dạy chúng ta, những gì Người yêu cầu chúng ta. Vì vậy, đây là một tình huống rất nghiêm trọng.”
Đức Hồng Y cũng trả lời gợi ý của Arroyo rằng “những người phản đối những cải cách này thường bị chế giễu là chống lại Đức Giáo Hoàng".
Ngài nói, “Chúng tôi là những người yêu mến Đức Giáo Hoàng và đang cố gắng giúp ngài thực hiện sứ mệnh của mình, trong khi những người này đơn giản phớt lờ những gì Rôma đang nói với họ, những gì Tòa thánh Phêrô đang nói với họ, cho thấy họ không tôn trọng ngài, bất kể điều gì, họ thực sự là kẻ thù của Đức Giáo Hoàng. Tôi nghĩ rõ ràng là bất cứ người hợp lý nào cũng có thể thấy điều đó”.
Đức Hồng Y Burke nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đôi khi nói những điều rất rõ ràng và phù hợp với giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề này.”
Như ngài nói thêm: “Những gì các tác nhân của cuộc cách mạng này làm chỉ đơn giản là phớt lờ những tuyên bố ấy và tiếp nhận những tuyên bố khác mà xem ra ngài thuận ý”.
Nhưng không dễ
Theo J.D. Flynn và Ed. Condon của tạp chí mạng The Pillar, chế tài các Giám Mục Đức không hẳn là chuyện dễ dàng.
Theo hai ký giả này, không những các Giám Mục Đức thông qua nghị quyết chúc lành cho các cặp đồng tính, mà một số Giám Mục trong đó có Giám Mục Franz-Josef Bode, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã chính thức mời người Công Giáo trong giáo phận của ông liên lạc với các giáo xứ để được chúc lành theo phụng vụ cho cuộc kết hợp đồng tính và các cuộc kết hợp khác vốn trái phép trong Giáo Hội Công Giáo.
Vì Vatican gần đây đã chính thức tuyên bố những chúc lành như thế là điều bất khả đối với Giáo Hội, nên một số người Công Giáo thắc mắc không biết hành vi của Giám Mục Bode có phải là một hành vi ly giáo hay không, một hành vi, theo giáo luật mang theo vạ tuyệt thông.
Nhưng cho đến nay, Vatican vẫn chưa công bố Bode và bất cứ ai liên hệ với Con đường Đồng nghị Đức phạm tội ly giáo, một hành vi, theo hai ký giả này, có thể có những hậu quả nghiêm trọng về luật dân sự và luật Giáo Hội, và có thể kích động một vụ thưa kiện dân sự khá phức tạp.
Vả lại, có người tự hỏi đó có phải là một hành động ly giáo - được định nghĩa là “từ chối phục tùng Đức Giáo Hoàng hoặc hiệp thông với các thành viên của Giáo hội vốn phục tùng ngài” hay không.
Sự khôn ngoan qui ước có lẽ sẽ nói có, đó là ly giáo. Nhưng có một số nhà giáo luật sẵn sàng tranh luận rằng không phải vậy - tuy Bode kêu gọi người ta tham dự chúc lành cho người đồng tính, nhưng ông ta vẫn chưa thực sự làm điều đó.
Nó có vẻ như là một sự phân biệt chẻ sợi tóc ra làm tư, chứ thực ra chẳng có sự khác biệt nào, nhưng ít nhất có lập luận cho rằng ngay lúc này, Bode chỉ đang ở trong thời điểm gần xảy ra ly giáo - rất gần với việc vi phạm nó - nhưng cho đến khi ông ấy chính thức cho phép, hướng dẫn hoặc chủ trì một cuộc chúc lành bất hợp pháp, thì ông ta cũng chỉ mới nói đến việc từ chối phục tùng Đức Giáo Hoàng, nhưng chưa thực sự làm điều đó.
Tất nhiên, đối với một số người, dường như khó có khả năng Đức Phanxicô và các quan chức Vatican khác không trả lời Bode vì một cuộc tranh luận nội bộ đầy sắc thái về các thông số chính xác của ly giáo như một tội ác giáo luật.
Có lẽ nhiều khả năng hơn là Đức Giáo Hoàng không có xu hướng can thiệp để trừng phạt, như ngài đã thể hiện trong quá khứ, thay vào đó, ngài muốn thuyết phục hơn là trừng phạt, ngay cả trong những tình huống nghiêm trọng.
Với lịch sử tiếp cận của Đức Giáo Hoàng đối với các vấn đề quản trị, sẽ là một thay đổi lớn nếu Đức Phanxicô chuyển sang tuyên bố một hình phạt ở Đức đối với tội ly giáo theo giáo luật.
Nhưng nếu Đức Phanxicô thậm chí đang xem xét một giải pháp trừng phạt, thì ít nhất một số quan chức Vatican có lẽ đang cảnh báo Đức Thánh Cha rằng nếu ngài tuyên bố Bode ly giáo, hoặc các giám mục Đức khác, thì Tòa thánh có thể vướng vào một vụ kiện tụng phức tạp ở Đức về vấn đề này, trong khi Bode vẫn giữ chức năng lãnh đạo giáo phận Osnabrück.
Mối tương quan giữa Giáo hội và nhà nước ở Đức được qui định bởi Reichskonkordat, một hiệp ước được ký kết năm 1933 giữa Tòa thánh và chính phủ Đức Quốc xã, vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Các chuyên gia luật quốc tế trước đây đã nói với The Pillar rằng nếu một giám mục giáo phận ở Đức bị tuyên bố ly giáo, thì thỏa thuận giữa Đức và Tòa thánh sẽ đòi chính phủ Đức phải công nhận về phương diện luật pháp rằng giám mục đó không còn có thể hành động trong tư cách người quản trị các tài sản của giáo phận. Điều đó dường như ngăn cản một giám mục ly giáo chi tiêu hoặc phân phối tiền của Giáo hội sau khi Rome tuyên bố hình phạt vạ tuyệt thông đối với ông ta.
Nhưng dường như không có khả năng một giám mục giáo phận sẽ không phản đối tuyên bố ly giáo của Vatican. Và vai trò của nhà nước trong Giáo hội ở Đức có nghĩa là một giám mục như Bode sẽ được tự do thực hiện các biện pháp dân sự, với các vụ kiện dân sự tại một tòa án dân sự - ngay cả khi ngả đường dùng đến giáo luật chống lại một đạo luật của giáo hoàng sẽ bị đóng lại đối với ông ta.
Có một lập luận cho rằng nếu một giám mục kiện giáo hoàng về một sắc lệnh, thì ông ấy phải chứng minh một cách hữu hiệu sự ly giáo mà giáo hoàng đã khẳng định. Và thực sự lập luận này có thể đúng.
Nhưng ngay cả khi ông ta không thắng một vụ kiện dân sự, một giám mục cũng có thể cột vấn đề tại tòa trong một thời gian khá dài, nếu ông ta muốn tiếp tục đòi quyền được giữ tòa của mình, và cùng với nó là thu nhập do nhà nước cung cấp, một thu nhập cho phép ông ta tiếp tục lãnh đạo một đàn chiên bất chấp mọi biện pháp trừng phạt mà Vatican có thể cố gắng áp đặt.
Có thể không cần lá bài ly giáo
Tuy nhiên, đối với Vatican, “lá bài ly giáo” không phải là biện pháp kỷ luật duy nhất mà nó phải áp dụng.
Nếu Tòa thánh muốn chế tài Bode mà không dính líu đến vụ việc ly giáo rắc rối, thì có vẻ như điều luật 1373 có thể cung cấp một giải pháp.
Điều giáo luật đó quy định rằng một người “khiêu khích sự bất tuân” chống lại Tông Tòa sẽ bị trừng phạt bằng “việc treo chén hoặc các hình phạt chính đáng khác”.
Dường như chắc chắn rằng một giám mục chỉ thị cho các linh mục của mình ban phép lành phụng vụ cho các cặp đồng tính đang kích động sự bất tuân của họ đối với Tòa thánh. Và trong khi một lệnh treo chén sẽ tước bỏ chức vụ của một giám mục, gây ra các vấn đề pháp lý giống như tuyên bố ly giáo, thì Tòa thánh có thể quyết định một hình phạt khác như huyền chức, khiến một giám mục không thể thi hành chức vụ của mình nhưng không bị cách chức, sẽ phù hợp hơn.
Nếu một giám mục bị huyền chức, Tòa thánh sẽ có khả năng tốt hơn trong việc cung cấp quyền lãnh đạo tạm thời cho giáo phận mà không có sự can dự của chính phủ Đức, đồng thời cho phép một giám mục như Bode có cơ hội ăn năn về đường lối của mình hoặc tiếp tục chịu hình phạt.
Bất kể Tòa thánh làm gì, có vẻ như rõ ràng là các giám mục ở Đức không chờ đợi để đưa ra lý lẽ bênh vực của họ.
Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, nói với một nhà báo trong tuần này rằng: “Thực hành việc chúc lành hiện đã có và chúng tôi muốn đưa nó ra ánh sáng. … Thật tốt khi chúng tôi làm điều này. Bất cứ điều gì tốt đẹp trong mối quan hệ giữa hai người đều có thể nhận được phước lành của Thiên Chúa. Điều đó chỉ hợp luận lý thôi.”
Bätzing nói, “Chúng tôi sẽ thực hiện nó ở đây,”.
Quan điểm của vị giám mục rất rõ ràng: Hoặc là giáo hoàng sẽ can thiệp, hoặc chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên bố rằng những gì đang diễn ra là hoạt động mục vụ bình thường của Giáo hội, và việc lùi lại sẽ là một sự bất công.
Trong khi Bätzing tránh trả lời các câu hỏi trực tiếp về kỷ luật có thể xảy ra của Đức Giáo Hoàng, ông nhấn mạnh rằng những chúc lành như vậy sẽ tiến hành bất chấp điều gì - gợi ý rằng ông và các giám mục Đức tin chắc rằng sẽ không có động thái nào từ Rome, hoặc ông tin rằng các giám mục Đức có đủ khả năng để phớt lờ nó nếu động thái ấy xẩy đến.
Bất kể lý do nào khiến Đức Phanxicô không hành động, các giám mục Đức dường như thoải mái thách thức ngài thử một điều gì đó – có lẽ họ đánh cuộc rằng họ quá lớn và đã tiến quá xa để bị kỷ luật từ Đức Giáo Hoàng.
Các giám mục đó không phải là những người duy nhất chờ xem liệu Đức Giáo Hoàng có chớp mắt hay không.
Với việc Bode trở thành tâm điểm chú ý, người Công Giáo trên khắp thế giới đang theo dõi, với một số người tự hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có dám bảo vệ chỉ thị của chính Vatican về tín lý đức tin Công Giáo hay không. Các giám mục Đức đang đánh cuộc rằng ngài sẽ không làm thế.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bác bỏ khả năng chúc lành cho tội lỗi do Tiến Trình Công Nghị Đức đưa ra
Đặng Tự Do
17:11 18/03/2023
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết cần phải đối thoại với các giám mục Đức sau một cuộc bỏ phiếu gần đây ủng hộ việc chúc lành cho các cặp đồng giới, nhấn mạnh rằng động thái này không phù hợp với giáo lý chính thức của Công Giáo.
“Một giáo hội địa phương, cụ thể không thể đưa ra quyết định như thế liên quan đến kỷ luật của Giáo hội hoàn vũ,” ngài nói.
“Chắc chắn phải có một cuộc thảo luận với Rôma và phần còn lại của các Giáo hội trên thế giới… để làm rõ những quyết định cần đưa ra là gì”.
Cuối tuần qua, Giáo hội Đức giàu có và có ảnh hưởng mạnh trên thế giới đã kết thúc Tiến Trình Công Nghị gây tranh cãi của mình. Đó là một cuộc tham vấn kéo dài nhiều năm được khởi động vào năm 2019 dưới chiêu bài mang lại cho giáo dân tiếng nói mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục tàn khốc của giáo sĩ khiến các hàng ghế nhà thờ càng trống rỗng.
Cuộc họp cuối cùng trong quá trình quy tụ hơn 200 đại diện của đời sống Công Giáo ở Đức, những người đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ việc chúc lành cho người đồng giới, nhưng đã trì hoãn ngày bắt đầu việc chúc lành này cho đến tháng 3 năm 2026.
Mặc dù những phép lành này đã xảy ra thường xuyên tại nhiều giáo đoàn bởi các linh mục, nhưng chúng đã bị Giáo Hội Công Giáo chính thức cấm, một quan điểm mà Vatican đã nhắc lại vào năm 2021 khi Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra tuyên bố phản đối những chúc lành như thế với lý do rằng Chúa “không thể chúc lành cho tội lỗi” và rằng sẽ là “bất hợp pháp” nếu một linh mục ban cấp bất kỳ tính hợp pháp nào đối với các cuộc kết hợp đồng giới.
Tuy nhiên, bất chấp lập trường của Vatican, 176 người tham gia Tiến Trình Công Nghị của Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc chúc lành. Chỉ có 14 người tham gia đã bỏ phiếu chống và 12 người bỏ phiếu trắng, nhưng đa số hai phần ba cần thiết vẫn đạt được.
Những người tham gia cũng đã bỏ phiếu ủng hộ việc cho các cặp ly dị và tái hôn được rước lễ, và họ kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô xem xét lại yêu cầu về sự độc thân của linh mục.
Phát biểu với các nhà báo hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại quan điểm của Rôma về việc chúc lành cho các cặp đồng tính bằng cách đề cập đến tuyên bố năm 2021 của Vatican, nói rằng “quan điểm của Rôma là như vậy,” và lá phiếu của các giám mục Đức phải được đưa vào phạm vi rộng hơn. Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị, đề cập đến các chủ đề tương tự và sẽ kết thúc vào năm 2024.
“ Quyết định này phải phù hợp với con đường đồng nghị của giáo hội hoàn vũ. Ở đó sẽ quyết định những phát triển sẽ xảy ra,” Đức Hồng Y Parolin nói, gọi đó là một dấu hiệu tốt cho thấy Giáo hội Đức đã chọn trì hoãn việc ban phép lành cho các cặp đồng giới cho đến năm 2026.
Các quan chức Vatican và các giám mục Đức đã tranh cãi qua lại về Tiến Trình Công Nghị trong nhiều năm. Đức Thánh Cha viết một lá thư cho Giáo hội Đức vào mùa hè năm ngoái cảnh báo chống lại việc khơi dậy sự chia rẽ về các vấn đề như độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành đồng giới, và hàng loạt các vấn đề khác.
Vào tháng 11, Vatican đã cố gắng chấm dứt hoàn toàn Tiến Trình Công Nghị này trong cuộc họp với một số người đứng đầu các bộ trong khuôn khổ chuyến thăm ad limina của các giám mục Đức tới Rome, nhưng Tiến Trình Công Nghị vẫn diễn ra bất chấp các chống đối của Tòa Thánh.
Vào Tháng Giêng, một số quan chức hàng đầu của Vatican, bao gồm cả Đức Hồng Y Parolin, đã gửi một lá thư với sự chấp thuận rõ ràng của Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng họ sẽ không chấp nhận một cơ quan quản lý mới của Giáo hội được đề xuất ở Đức bao gồm các giám mục và giáo dân, tuy nhiên các kế hoạch đang được tiến hành để thành lập cơ quan đó, bất kể ý kiến của Tòa Thánh.
Source:Crux
Một giáo hoàng khác có thể xem xét vấn đề độc thân linh mục, Đức Phanxicô nói
Đặng Tự Do
17:12 18/03/2023
Trong một cuộc phỏng vấn rất dài được phát sóng vào ngày 12 tháng 3 bởi hãng tin Argentina Perfil nhân dịp kỷ niệm 10 năm được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về luật độc thân của các linh mục trong Giáo hội Latinh, một kỷ luật mà ngài không có ý định xét lại.
“Tôi cảm thấy chưa sẵn sàng để xem xét lại, nhưng rõ ràng đó là vấn đề kỷ luật, không liên quan gì đến tín lý. Hôm nay là như vậy và ngày mai có thể không còn như vậy nữa,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Chúng ta sẽ thấy rằng sẽ đến lúc một giáo hoàng, có lẽ, sẽ xét lại điều đó” ngài nói.
Trong một cuộc phỏng vấn được trang web Infobae của Argentina công bố hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha nói rằng ngài không tin rằng khả năng kết hôn sẽ khuyến khích ơn gọi làm linh mục. Ngài cũng nhắc lại rằng luật độc thân linh mục chỉ là “một kỷ luật”.
Luật độc thân linh mục được áp dụng trong Giáo hội Latinh. Đó không phải là trường hợp của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, nơi đàn ông có khả năng kết hôn trước khi được thụ phong linh mục.
“Sự độc thân là một món quà mà Giáo hội Latinh gìn giữ,” Đức Phanxicô nói vào năm ngoái.
Vào tháng 2 năm 2022, tại một hội nghị chuyên đề về chức linh mục được tổ chức tại Vatican, Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình đã nhận xét: “Độc thân là một hồng ân mà Giáo hội Latinh gìn giữ, nhưng đó là một hồng ân mà để được sống thánh hóa, cần có những mối quan hệ lành mạnh, những mối quan hệ quý trọng thực sự bắt nguồn từ Chúa Kitô. Không có bạn bè và không có lời cầu nguyện, đời sống độc thân có thể trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi và là một phản chứng cho vẻ đẹp của chính chức linh mục.”
Source:Aleteia
Nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh nói: Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc không phải là thỏa thuận tốt nhất có thể
Đặng Tự Do
17:13 18/03/2023
Ngoại trưởng Vatican đã nói rằng thỏa thuận Vatican-Trung Quốc “không phải là thỏa thuận tốt nhất có thể” và các cuộc đàm phán đang được tiến hành để làm cho thỏa thuận “hoạt động tốt hơn”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Colm Flynn của EWTN News, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, nói rằng các nhà ngoại giao Tòa thánh đang “đàm phán để cải thiện” thỏa thuận tạm thời của Tòa thánh với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục, lần đầu tiên được ký vào năm 2018.
“Rõ ràng, mục tiêu là đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể, mà chắc chắn thỏa thuận này không phải là thỏa thuận tốt nhất có thể vì bên kia: Họ chỉ sẵn sàng đi xa và đồng ý với một số điều nhất định. Nhưng đó là điều có thể xảy ra vào thời điểm đó,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói.
“Đây thực sự không phải là thời điểm tuyệt vời để ký kết thỏa thuận, vì nhiều lý do. Nó luôn luôn khó khăn; nó sẽ luôn được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để gây áp lực lớn hơn đối với cộng đồng Công Giáo, đặc biệt là đối với Giáo hội hầm trú. Vì vậy, chúng ta đành phải chấp nhận.
Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là chủ tịch vào tuần trước tại một phiên họp nghị viện của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nơi đã nhất trí bỏ phiếu cho Tập trong một cuộc bầu cử mà không có ứng cử viên nào khác.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trước đó đã xác nhận một sự thay đổi hiến pháp loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho phép ông Tập có khả năng cai trị suốt đời vào năm 2018, sáu tháng trước khi Tòa thánh lần đầu tiên ký thỏa thuận với Bắc Kinh.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, sự tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã xuống cấp. Tập đã bị quốc tế lên án ngày càng tăng vì cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc, và các quan chức nhà nước ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc đã dỡ bỏ thánh giá và phá hủy các tòa nhà thờ.
Vào tháng 11 năm 2022, Vatican nói rằng chính quyền Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản được quy định trong thỏa thuận cung cấp về việc bổ nhiệm giám mục.
Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu (Peng Weizhao, 彭卫照), được Đức Thánh Cha Phanxicô bí mật bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận Dư Giang (Yujiang, 余江) vào năm 2014, bốn năm trước khi Vatican ký thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc. Là một giám mục “hầm trú”, Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu đã bị bắt và giam giữ bởi chính quyền Trung Quốc trong sáu tháng. Cuối cùng ngài được thả, nhưng chức vụ của ngài bị chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ.
Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 11, ngài đã tham gia các tổ chức Công Giáo Trung Quốc được nhà nước công nhận trong một buổi lễ đánh dấu việc ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Giang Tây, một giáo phận ma được chính quyền Trung Quốc dựng nên nhưng không được Rôma công nhận.
Theo AsiaNews, khoảng 200 người đã tham dự buổi lễ, được tổ chức tại Nam Xương và được chủ trì bởi giám mục địa phương, Gioan Baotixita Lý Tô Quang (Li Suguang, 李稣光). Ông Quang là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Trung Quốc, là tổ chức không được Tòa Thánh công nhận.
Trong một tuyên bố ngày 26 tháng 11, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Tòa Thánh “ngạc nhiên và lấy làm tiếc” khi biết về việc Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu được bổ nhiệm về giáo phận Giang tây, và nói rằng giáo phận Giang Tây của Trung Quốc “không được Tòa thánh công nhận”.
“Sự kiện này đã không diễn ra theo tinh thần đối thoại hiện có giữa phía Vatican và phía Trung Quốc và với những gì đã được quy định trong Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục, ngày 22 tháng 9 năm 2018,” tuyên bố cho biết.
Vatican cho biết họ cũng đã nhận được thông tin nói rằng việc bổ nhiệm về phía dân sự của Đức Cha Bành đã xảy ra trước “áp lực nặng nề và lâu dài từ chính quyền địa phương”.
“Tòa thánh hy vọng rằng các tình tiết tương tự sẽ không lặp lại, và đang chờ các thông tin liên lạc thích hợp về vấn đề này từ các cơ quan chức năng và tái khẳng định hoàn toàn sẵn sàng tiếp tục đối thoại trong tinh thần tôn trọng liên quan đến tất cả các vấn đề cùng quan tâm”
Đức Cha Bành, 56 tuổi, học tại Chủng viện Quốc gia ở Bắc Kinh và được thụ phong linh mục năm 1989, kế vị Đức Cha Tôma Tăng Cảnh Mục (Zeng Jingmu, 曾景牧) làm giám mục Dư Giang sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào năm 2014.
Đức Cha Tôma Tăng Cảnh Mục, cũng là một giám mục “hầm trú”, đã bị bắt và ở tù 23 năm. Ngài mất năm 2016 ở tuổi 93.
Sau các cuộc đàm phán vào năm 2018, thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh chưa bao giờ được công khai, tuy nhiên, như một phần của thỏa thuận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bảy giám mục được tấn phong mà không có sự cho phép của Vatican và người ta tin rằng Đức Thánh Cha có thể đưa ra quyết định cuối cùng từ một danh sách các ứng viên Giám Mục do nhà cầm quyền Trung Quốc đề xuất.
Trong bốn năm qua, thỏa thuận, được gia hạn lần thứ hai vào tháng 10 vừa qua, đã bị tranh cãi và chỉ trích nặng nề bởi các giáo sĩ nổi tiếng như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, là người hôm thứ Sáu đã bị tòa án Hương Cảng kết án theo một pháp lệnh an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt vì ngài ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ của thành phố.
Vatican vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về bản án Trung Quốc dành cho Đức Hồng Y Quân.
Báo cáo của tờ Crux tới đây là hết. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm rằng đây không phải là những vi phạm thỏa thuận đầu tiên về phía Trung Quốc.
Năm 2020 và 2021, Giám mục Tôma Trần Thiên Hạo (Chen Tianhao, 陈天皓) và Giám mục Phanxicô Thôi Khánh Kỳ (Cui Qingqi, 崔庆琪) đã nhậm chức trong các giáo phận tương ứng của họ, với sự sắp xếp và công bố của chính quyền Trung Quốc, mà không có bất cứ thông báo nào rằng họ đã được lựa chọn và phê duyệt bởi Tòa thánh, và các cuộc bổ nhiệm họ không xuất hiện trong bản tin hàng ngày về các cuộc bổ nhiệm do văn phòng báo chí Vatican phát hành.
Thay vào đó, trong cả hai trường hợp, Vatican đã chỉ xác nhận các cuộc bổ nhiệm vài ngày sau đó, sau khi giới truyền thông lên tiếng hỏi, đồng thời nhấn mạnh rằng cả hai trường hợp đều đã có thông báo và sự chấp thuận trước.
Vào thời điểm đó, các viên chức cao cấp của Vatican gần gũi với diễn trình đã nói khác với trình thuật chính thức về vụ việc.
Một người nói với The Pillar rằng “Rôma không thông báo các cuộc bổ nhiệm vì không ai biết” chúng sắp diễn ra.
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ Ý: thế giới cần các nhà chính trị tốt biết xây dựng hòa bình
Thanh Quảng sdb
23:05 18/03/2023
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ Ý: thế giới cần “các nhà chính trị tốt” biết xây dựng hòa bình
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ với khoảng 150 đại diện các công ty và xí nghiệp của Chương Trình “Tiến Bộ Chính Trị” (Progetto Policoro) do Hội đồng Giám mục Ý tài trợ tại Vatican; ngài nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về “một chính trị tốt hơn” trong thời kỳ chiến tranh đang tàn phá thế giới.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Thứ Bảy (18/3/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi giới trẻ Ý tham gia vào một dự án do Giáo hội tài trợ nhằm cung cấp hỗ trợ những người trẻ thất nghiệp, ĐTC nói những cam kết của họ góp phần vào một “nền chính trị tốt hơn” gần gũi với các nhu cầu của mọi người và do đó xây dựng hòa bình thế giới.
Đức Thánh Cha nói chuyện với các đại diện của các công ty và xí nghiệp trong chương trình, “Tiến Bộ Chính Trị” (Progetto Policoro), một dự án được tài trợ bởi Hội đồng Giám mục Ý (CEI) nhằm giúp những người trẻ hòa nhập vào thị trường lao động bằng tham gia vào các tổ chức chương trình đào tạo nghề, thúc đẩy các hợp tác xã và tạo ra nhiều trung gian, chẳng hạn như "hãng phát hành các phim hoạt hình cộng đồng".
Chiến tranh là một sự thất bại của chính trị
Đề cập đến chủ đề hòa bình mà dự án năm nay dự án lựa chọn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh thời kỳ chiến tranh tàn phá khiến chúng ta cần một nhu cầu “chính trị tốt”, biết lắng nghe người dân và thúc đẩy hòa bình, một cấp thiết cho ngày nay.
“Chiến tranh – ĐTC nhấn mạnh – là sự thất bại của chính trị. Nó khiến chúng ta thấy sự phi lý của các cuộc chạy đua vũ trang và việc sử dụng nó để giải quyết xung đột.”
“Nếu vũ khí không được sản xuất trong một năm, nạn đói trên thế giới có thể bị loại bỏ.”
Trích dẫn Kinh thánh về Vua Ahab của Israel và vợ ông là Jezebel như một ví dụ điển hình cho một thể chế chính trị tồi tệ “theo đuổi những lợi ích cụ thể và xử dụng bất kỳ phương tiện nào để thỏa mãn chúng”, và ĐTC nhắc lại lời của Thánh Ambrose rằng “Một nền chính trị tập trung vào quyền lực để thống trị chứ không phải để phục vụ, thì nó không có khả năng quan tâm, mà chỉ chà đạp người nghèo, bóc lột trái đất và giải quyết những xung đột bằng chiến tranh.”
Mặt khác – ĐTC nói tiếp – một ví dụ tích cực trong Kinh thánh mà chúng ta có thể rút ra là Giô-sép, con trai của Gia-cốp: “Giô-sép, người đã tự chịu đựng bất công, không tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng tìm lợi ích cho mọi người, ông đã tự mình trả giá cho lợi ích chung ấy! Ông đã trở thành người kiến tạo hòa bình, dệt nên những mối quan hệ có khả năng đổi mới xã hội”.
Sự dịu dàng và hiệu quả trong chính trị
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, hai ví dụ Kinh thánh trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn loại “linh đạo” nào nên làm nền tảng cho hoạt động chính trị. ĐTC tập trung vào hai khía cạnh: sự dịu dàng và hiệu quả.
ĐTC nói sự dịu dàng “là tình yêu tạo sự gần gũi” với những người bé mọn nhất, yếu đuối nhất, nghèo nàn nhất, trong khi hoa trái “được tạo nên từ sự chia sẻ, tầm nhìn dài hạn, đối thoại, tin tưởng, thấu hiểu và lắng nghe. Có nghĩa là nhìn về tương lai và đầu tư vào các thế hệ tương lai; bắt đầu từ các quy trình hơn là chiếm giữ không gian”.
“Thời gian lớn hơn không gian” - Chính trị gia là đầy tớ của cộng đồng
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các thành viên của Dự án Policoro không tập trung vào lợi ích cá nhân hay chính trị, nhưng vào kinh doanh, làm cho những giấc mơ phát triển thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của mọi người, điều mà ngài nói, “là liều thuốc xoa dịu vết thương của nền dân chủ."
“Mối quan tâm của bạn không phải là hỗ trợ bầu cử hay thành công cá nhân, mà liên quan đến mọi người, tạo ra tinh thần kinh doanh, biến ước mơ thành hiện thực, khiến mọi người cảm nhận được vẻ đẹp của việc thuộc về một cộng đồng. Chính trị gia là đầy tớ; khi chính trị gia không phải là đầy tớ, mà là một chính trị gia tồi tệ!”
Kết luận Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ tiếp tục công việc “luôn luôn với mục đích phục vụ” cộng đồng.
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ với khoảng 150 đại diện các công ty và xí nghiệp của Chương Trình “Tiến Bộ Chính Trị” (Progetto Policoro) do Hội đồng Giám mục Ý tài trợ tại Vatican; ngài nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về “một chính trị tốt hơn” trong thời kỳ chiến tranh đang tàn phá thế giới.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Thứ Bảy (18/3/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi giới trẻ Ý tham gia vào một dự án do Giáo hội tài trợ nhằm cung cấp hỗ trợ những người trẻ thất nghiệp, ĐTC nói những cam kết của họ góp phần vào một “nền chính trị tốt hơn” gần gũi với các nhu cầu của mọi người và do đó xây dựng hòa bình thế giới.
Đức Thánh Cha nói chuyện với các đại diện của các công ty và xí nghiệp trong chương trình, “Tiến Bộ Chính Trị” (Progetto Policoro), một dự án được tài trợ bởi Hội đồng Giám mục Ý (CEI) nhằm giúp những người trẻ hòa nhập vào thị trường lao động bằng tham gia vào các tổ chức chương trình đào tạo nghề, thúc đẩy các hợp tác xã và tạo ra nhiều trung gian, chẳng hạn như "hãng phát hành các phim hoạt hình cộng đồng".
Chiến tranh là một sự thất bại của chính trị
Đề cập đến chủ đề hòa bình mà dự án năm nay dự án lựa chọn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh thời kỳ chiến tranh tàn phá khiến chúng ta cần một nhu cầu “chính trị tốt”, biết lắng nghe người dân và thúc đẩy hòa bình, một cấp thiết cho ngày nay.
“Chiến tranh – ĐTC nhấn mạnh – là sự thất bại của chính trị. Nó khiến chúng ta thấy sự phi lý của các cuộc chạy đua vũ trang và việc sử dụng nó để giải quyết xung đột.”
“Nếu vũ khí không được sản xuất trong một năm, nạn đói trên thế giới có thể bị loại bỏ.”
Trích dẫn Kinh thánh về Vua Ahab của Israel và vợ ông là Jezebel như một ví dụ điển hình cho một thể chế chính trị tồi tệ “theo đuổi những lợi ích cụ thể và xử dụng bất kỳ phương tiện nào để thỏa mãn chúng”, và ĐTC nhắc lại lời của Thánh Ambrose rằng “Một nền chính trị tập trung vào quyền lực để thống trị chứ không phải để phục vụ, thì nó không có khả năng quan tâm, mà chỉ chà đạp người nghèo, bóc lột trái đất và giải quyết những xung đột bằng chiến tranh.”
Mặt khác – ĐTC nói tiếp – một ví dụ tích cực trong Kinh thánh mà chúng ta có thể rút ra là Giô-sép, con trai của Gia-cốp: “Giô-sép, người đã tự chịu đựng bất công, không tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng tìm lợi ích cho mọi người, ông đã tự mình trả giá cho lợi ích chung ấy! Ông đã trở thành người kiến tạo hòa bình, dệt nên những mối quan hệ có khả năng đổi mới xã hội”.
Sự dịu dàng và hiệu quả trong chính trị
Đức Thánh Cha Phanxicô nói, hai ví dụ Kinh thánh trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn loại “linh đạo” nào nên làm nền tảng cho hoạt động chính trị. ĐTC tập trung vào hai khía cạnh: sự dịu dàng và hiệu quả.
ĐTC nói sự dịu dàng “là tình yêu tạo sự gần gũi” với những người bé mọn nhất, yếu đuối nhất, nghèo nàn nhất, trong khi hoa trái “được tạo nên từ sự chia sẻ, tầm nhìn dài hạn, đối thoại, tin tưởng, thấu hiểu và lắng nghe. Có nghĩa là nhìn về tương lai và đầu tư vào các thế hệ tương lai; bắt đầu từ các quy trình hơn là chiếm giữ không gian”.
“Thời gian lớn hơn không gian” - Chính trị gia là đầy tớ của cộng đồng
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các thành viên của Dự án Policoro không tập trung vào lợi ích cá nhân hay chính trị, nhưng vào kinh doanh, làm cho những giấc mơ phát triển thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của mọi người, điều mà ngài nói, “là liều thuốc xoa dịu vết thương của nền dân chủ."
“Mối quan tâm của bạn không phải là hỗ trợ bầu cử hay thành công cá nhân, mà liên quan đến mọi người, tạo ra tinh thần kinh doanh, biến ước mơ thành hiện thực, khiến mọi người cảm nhận được vẻ đẹp của việc thuộc về một cộng đồng. Chính trị gia là đầy tớ; khi chính trị gia không phải là đầy tớ, mà là một chính trị gia tồi tệ!”
Kết luận Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ tiếp tục công việc “luôn luôn với mục đích phục vụ” cộng đồng.
Văn Hóa
Thánh Lễ Tạ Ơn Thầy Phó Tế Phêrô Phạm Bá Nha
Lê Đình Thông
10:54 18/03/2023
(Giáo Xứ VN Paris 19/03/2023)
Trong lớp đầu, thầy làm phó tế
Chung lời kinh, thánh lễ thân quen
Nhà thờ lớn cạnh sông Seine
Thầy nhận chức thánh, một niềm vui tươi
Từ thập niên chín mươi chức thánh
Thầy lo văn bút gánh hai vai
Biên niên, chủ bút đường dài
Thầy còn sánh bút miệt mài nhiều năm.
Thầy nhận lãnh, chung lo xuất bản
Bao nhiêu năm bận rộn lo in
Paris đến Suisse, trăm nghìn
Tu thư sách đạo vững tin đạo trời.
Nay đến tuổi nghỉ ngơi xuất xứ
Các cha và giáo xứ chung lo :
Te Deum lạy tạ Chúa Trời
Thành tâm kính chúc Thầy vui tuổi già.
Lê Đình Thông
VietCatholic TV
Chấn động Moscow: Lệnh bắt giữ Vladimir Putin. Biden hoan hô công lý. Vũ khí bí mật của quân Ukraine
VietCatholic Media
03:04 18/03/2023
1. Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Vladimir Putin. Đây là những gì bạn cần biết
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủy viên Nga về quyền trẻ em, Maria Lvova-Belova vì vai trò của họ trong kế hoạch bị cáo buộc trục xuất hàng ngàn trẻ em Ukraine sang Nga.
Mạc Tư Khoa cho biết tòa án “không có ý nghĩa gì” đối với đất nước, trong khi các quan chức Ukraine ca ngợi thông báo này.
Đây là tất cả những gì bạn cần biết:
Lệnh bắt giữ: Tòa án cho biết có “cơ sở hợp lý để tin rằng Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân” đối với các tội ác bị cáo buộc, vì đã trực tiếp thực hiện chúng cùng với những người khác và vì “ông ấy đã không thực hiện việc kiểm soát đúng đắn đối với cấp dưới dân sự và quân sự, những người đã thực hiện những hành vi.” Công tố viên trưởng ICC Karim Khan cho biết không ai nên cảm thấy như “họ có quyền tự do muốn làm gì thì làm” và hoàn toàn có khả năng Putin sẽ bị xét xử vào một thời điểm nào đó.
Báo cáo về trẻ em Ukraine ở Nga: Chính phủ Ukraine cho biết nhiều trẻ em mất tích đã bị cưỡng bức đưa đến Nga. Chính phủ Nga không phủ nhận việc nhận trẻ em Ukraine và đã biến các gia đình Nga nhận con nuôi thành tâm điểm tuyên truyền. Một số trẻ em đã bị đưa đi xa hàng ngàn dặm và vài múi giờ khỏi cố hương Ukraine. Theo văn phòng của Lvova-Belova, trẻ em Ukraine đã được gửi đến sống trong các cơ sở giáo dục và với các gia đình nuôi dưỡng.
Phản ứng của Nga: Nga đã mô tả các báo cáo về việc di dời cưỡng bức là “vô lý” và cho biết họ cố gắng hết sức để giữ trẻ vị thành niên với gia đình của chúng. Phát ngôn nhân của chính phủ cũng cho biết Mạc Tư Khoa bác bỏ lệnh bắt giữ Putin, trong khi Điện Cẩm Linh nói thêm rằng việc ban hành lệnh bắt giữ Putin là “thái quá và không thể chấp nhận được”. Lvova-Belova đã bác bỏ lệnh bắt giữ, nói rằng thật “tuyệt vời” khi cộng đồng quốc tế chú ý đến công việc của bà, theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS.
Ukraine hoan nghênh ICC: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đây là một “quyết định lịch sử sẽ dẫn đến trách nhiệm lịch sử”. Chánh văn phòng của Zelenskiy, Andriy Yermak cho biết lệnh bắt giữ Putin “chỉ là bước khởi đầu”. Cho đến nay, các quan chức Ukraine đã có thể tìm lại được 300 trẻ em bị cưỡng bức trục xuất về Nga.
Cách thức hoạt động của ICC: Bất kỳ ai bị buộc tội phạm tội trong phạm vi quyền tài phán của tòa án, bao gồm các quốc gia là thành viên của ICC, đều có thể bị xét xử. Tòa án xét xử cá nhân người bị truy tố chứ không phải quốc gia và tập trung vào những người chịu trách nhiệm cao nhất: các nhà lãnh đạo và quan chức. Mặc dù Ukraine không phải là thành viên của tòa án, nhưng trước đó họ đã chấp nhận quyền tài phán của ICC.
ICC không xét xử vắng mặt, vì vậy Putin hoặc sẽ bị Mạc Tư Khoa giao nộp hoặc bị bắt giữ bên ngoài nước Nga.
Với lệnh bắt giữ này, Putin không thể tùy nghi muốn đi đâu thì đi. Lệnh bắt giữ hạn chế đáng kể những nơi ông ta có thể đến.
Các quan sát viên cho rằng lệnh bắt giữ Putin là một đòn trí mạng đánh vào hệ thống tuyên truyền của Điện Cẩm Linh. Một tổng thống bị coi là tội phạm quốc tế bị tầm nã không thể là một anh hùng dân tộc như các tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh ra sức thêu dệt.
Xa hơn nữa, nó sẽ kích hoạt các cố gắng lật đổ Putin của giới tinh hoa Nga như cách thế duy nhất để cứu nước Nga, cứu những người, từ dân thường cho đến giới kinh doanh, có các lợi ích bị đe dọa do sự cô lập và các biện pháp trừng phạt mà nước Nga phải gánh chịu, và những người đứng trước nguy cơ cũng có thể bị bắt như Putin.
Trên hết, lệnh bắt giữ Putin là một lời cảnh tỉnh trước những kẻ đang ấp ủ trong lòng mưu đồ xâm lược các nước khác, và những hành vi coi thường công pháp và trật tự quốc tế.
Quyết định được đưa ra rất đúng thời điểm, ngay trước chuyến công du Mạc Tư Khoa của Tập Cận Bình. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tập được tin là sẽ cung cấp vũ khí cho Nga trong nỗ lực kéo dài cuộc xâm lược thất bại của Putin.
2. Đây là những gì chúng ta biết về Tòa án Hình sự Quốc tế và lý do tại sao cơ quan này ban hành lệnh bắt giữ Putin
Tòa án Hình sự Quốc tế, hoạt động độc lập, được đặt tại The Hague, Hà Lan, và được thành lập theo một hiệp ước có tên là Quy chế Rôma được thông qua tại Liên Hiệp Quốc.
Hầu hết các quốc gia trên Trái đất – 123 quốc gia trong số đó – là các bên tham gia hiệp ước, nhưng có một số ngoại lệ đáng chú ý, bao gồm Nga, cũng như Hoa Kỳ, Ukraine và Trung Quốc.
ICC có nghĩa là một tòa án của “phương án cuối cùng” và không có nhiệm vụ thay thế hệ thống tư pháp của một quốc gia. Tòa án có 18 thẩm phán với nhiệm kỳ 9 năm xét xử 4 loại tội phạm: diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác xâm lược và tội ác chiến tranh.
Lệnh bắt giữ Putin: ICC hôm thứ Sáu đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủy viên Nga về quyền trẻ em, Maria Lvova-Belova, vì cáo buộc âm mưu trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga.
Tòa án cho biết có “cơ sở hợp lý để tin rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân” đối với các tội ác bị cáo buộc, vì đã trực tiếp thực hiện chúng cùng với những người khác và vì “ông ấy đã không thực hiện việc kiểm soát đúng đắn đối với cấp dưới dân sự và quân sự đã thực hiện các hành vi đó. “
Báo cáo về trẻ em Ukraine ở Nga: Chính phủ Ukraine cho biết nhiều trẻ em mất tích đã bị cưỡng bức đưa đến Nga. Chính phủ Nga không phủ nhận việc nhận trẻ em Ukraine và đã biến các gia đình Nga nhận con nuôi thành tâm điểm tuyên truyền.
Một số trẻ em đã bị đưa đi xa hàng ngàn dặm và vài múi giờ khỏi cố hương Ukraine. Theo văn phòng của Lvova-Belova, trẻ em Ukraine đã được gửi đến sống trong các cơ sở giáo dục và với các gia đình nuôi dưỡng ở 19 khu vực khác nhau của Nga, bao gồm các vùng Novosibirsk, Omsk và Tyumen ở Siberia và Murmansk ở Bắc Cực.
Vào tháng 4 năm 2022, văn phòng của Lvova-Belova cho biết khoảng 600 trẻ em từ Ukraine đã được đưa vào trại trẻ mồ côi ở Kursk và Nizhny Novgorod trước khi được gửi đến sống với các gia đình ở khu vực Mạc Tư Khoa. Tính đến giữa tháng 10, 800 trẻ em từ khu vực Donbas phía đông Ukraine đang sống ở khu vực Mạc Tư Khoa, nhiều em sống với các gia đình, theo thống đốc khu vực Mạc Tư Khoa.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về các tội ác chiến tranh: Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm cho biết trong một báo cáo rằng các tội ác chiến tranh do Nga gây ra bao gồm “các cuộc tấn công vào dân thường và cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng, giết người có chủ ý, giam giữ trái pháp luật, tra tấn, hãm hiếp và các hành vi bạo lực tình dục khác, cũng như các hành vi bạo lực trái pháp luật, chuyển giao và trục xuất trẻ em.”
Vậy, Putin có thực sự bị bắt không? Ông ta có thể bị bắt khi ra khỏi nước Nga hay khi một chính quyền khác được dựng nên tại Mạc Tư Khoa trao nộp ông ta cho ICC.
Bất kỳ ai bị buộc tội phạm tội trong phạm vi quyền hạn của tòa án, bao gồm các quốc gia là thành viên của ICC, đều có thể bị xét xử. Tòa án xét xử cá nhân người bị truy tố chứ không phải quốc gia và tập trung vào những người chịu trách nhiệm cao nhất: các nhà lãnh đạo và quan chức. Mặc dù Ukraine không phải là thành viên của tòa án, nhưng trước đó họ đã chấp nhận quyền tài phán của ICC.
3. Biden nói lệnh bắt giữ tội phạm chiến tranh Vladimir Putin do ICC ban hành là chính đáng
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết lệnh bắt giữ do Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin “có ý nghĩa rất mạnh mẽ”.
“Tôi nghĩ điều đó là chính đáng,” Biden nói với các phóng viên báo chí hôm thứ Sáu.
Nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận thẩm quyền của tòa án không được Nga công nhận, “nhưng tôi nghĩ nó tạo ra một điểm rất mạnh,” ông nói.
Biden nói thêm rằng Putin “rõ ràng đã phạm tội ác chiến tranh”.
Tòa Bạch Ốc cho biết họ hoan nghênh trách nhiệm giải trình đối với những thủ phạm gây ra tội ác chiến tranh.
Khi được hỏi liệu tổng thống Biden có ra lệnh cho cảnh sát bắt giữ Putin khi ông ta đến Mỹ hay không, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nhận xét rằng việc Putin đến Hoa Kỳ là “rất, rất khó xảy ra”.
4. Công tố viên trưởng của ICC nói rằng có thể Putin sẽ bị xét xử vì những tội danh bị cáo buộc vào một thời điểm nào đó
Công tố viên trưởng ICC Karim Khan cho biết hoàn toàn có khả năng là Vladimir Putin có thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử vào một thời điểm nào đó.
Anh ấy nói: “Không ai nên cảm thấy rằng họ có một tấm vé muốn làm gì thì làm.”
“Tôi nghĩ những người cho rằng không thể xét xử Putin là những người không hiểu được lịch sử bởi vì đã có những phiên tòa xét xử những tên tội phạm chiến tranh lớn của Đức Quốc xã, cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milošević, cựu chính trị gia người Serb Bosnia Radovan Karadžić, cựu sĩ quan quân đội người Serb Bosnia Ratko Mladić, cựu Tổng thống Liberia Charles Taylor, cựu Thủ tướng Rwanda Jean Kambanda, và cựu tổng thống Chad Hissène Habré. Tất cả họ đều là những cá nhân hùng mạnh, quyền lực, nhưng họ lại thấy mình ở trong phòng xử án mà hành vi của họ đang được xét xử bởi các thẩm phán độc lập. Và điều đó cũng mang lại hy vọng rằng dù khó khăn đến đâu, luật pháp vẫn có thể là tối cao,” Khan nói.
ICC hôm thứ Sáu đã ban hành lệnh bắt giữ Putin và quan chức Nga Maria Lvova-Belova liên quan đến một kế hoạch bị cáo buộc trục xuất hàng ngàn trẻ em Ukraine sang Nga.
“Tôi nghĩ thông điệp này nhắc nhớ những nguyên tắc cơ bản của nhân loại ràng buộc mọi người. Và không ai nên cảm thấy họ có một kim bài miễn tử. Không ai nên cảm thấy họ có thể hành động tùy ý, và chắc chắn rằng, không ai nên cảm thấy rằng họ có thể hành động và phạm tội diệt chủng hoặc tội ác chống lại loài người hoặc tội ác chiến tranh mà không bị trừng phạt,” Khan nói.
Công tố viên cho biết điều quan trọng là ICC phải bắt đầu các cuộc điều tra này càng nhanh càng tốt, tập trung vào hoàn cảnh của các nạn nhân.
Khan nói thêm: “Luật pháp phải hướng tới, và đặc biệt là luật hình sự, phải hướng tới nạn nhân và những người sống sót.
5. Liên Hiệp Quốc nhắc lại thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải gia hạn 120 ngày, trong khi Nga nói rằng họ chỉ đồng ý 60 ngày
Trước khi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải hết hạn vào cuối tuần này, Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng thỏa thuận nêu rõ nó sẽ được gia hạn thêm 120 ngày - mặc dù Nga cho biết họ đã đồng ý gia hạn thỏa thuận thêm 60 ngày sau các cuộc đàm phán ở Geneva hôm thứ Hai.
Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải là một thỏa thuận giữa Ukraine và Nga, do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, được thành lập vào tháng 7 năm 2022 để bảo đảm lối đi an toàn cho các tàu chở ngũ cốc và hạt có dầu — là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Ukraine.
“Thỏa thuận là công khai, đó là một tài liệu mở. Phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết, nó dự kiến sẽ kéo dài 120 ngày.
Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA, dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Alexander Grushko, hôm thứ Hai đưa tin rằng Nga và Liên Hiệp Quốc đã đồng ý gia hạn 60 ngày thỏa thuận ngũ cốc sau các cuộc đàm phán ở Geneva; trong khi các tài liệu ghi rõ là 120 ngày.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Ba rằng việc bổ sung 60 ngày là một “cử chỉ thiện chí” từ phía Nga khi các phóng viên hỏi tại sao thỏa thuận không được gia hạn thêm 120 ngày.
Khi được hỏi hôm thứ Năm về sự khác biệt trong thời gian gia hạn giữa các phiên bản tiếng Nga và Liên Hiệp Quốc, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng đó có thể là sự thể hiện “sự kém cỏi của Liên Hiệp Quốc”.
Dujarric trả lời nhận xét của Zakharova, nói rằng, “Tôi chỉ nói và đọc một dòng trong thỏa thuận, trong đó nói về thực tế là thỏa thuận dự kiến gia hạn trong 120 ngày.”
Phát ngôn nhân nhấn mạnh rằng Liên Hiệp Quốc không chỉ đạo các cuộc đàm phán hoặc các điều khoản của thỏa thuận. Dujarric cho biết Liên bang Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ là các bên tham gia vào thỏa thuận, với sự chứng kiến của Liên Hiệp Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng Ankara hy vọng sẽ giải quyết vấn đề theo cách tích cực “càng sớm càng tốt”, theo hãng truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu.
“Chúng ta bắt đầu đàm phán với ý tưởng kéo dài hành lang ngũ cốc thêm 120 ngày nữa theo phiên bản ban đầu của thỏa thuận. Những người bạn của chúng ta với phía Nga và Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán ở cấp độ kỹ thuật. Chúng ta cũng tiếp tục đàm phán ở cấp bộ trưởng,” ông nói.
6. Truyền thông nhà nước Nga cho biết cựu thị trưởng thành phố Nga, bị kết án 14 ngày tù vì dám phê bình Putin
Một tòa án ở Yekaterinburg, Nga, đã kết án nhà phê bình điện Cẩm Linh và là cựu thị trưởng thành phố Yekaterinburg, là ông Yevgeny Roizman 14 ngày tù về tội trưng bày các biểu tượng cực đoan vì đăng lại một video có tựa đề “Tại sao Putin lại giam giữ Navalny” trên mạng xã hội, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
Đoạn video đã được đăng lại trên mạng xã hội Vkontakte, giống như Facebook, trong một nhóm mạng xã hội của những người ủng hộ Roizman, nhưng đó không phải là trang cá nhân của ông ấy, như ông ấy nói trong một video do TASS đăng tải. Roizman nói rằng mình không có tài khoản VKontakte.
Điều khôi hài là tháng 8 vừa qua, một vụ án hình sự khác đã được mở ra để chống lại Roizman vì tội làm mất uy tín của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Tòa đã cấm ông ấy lên mạng, cắt internet nên ông ấy không thể là người đã đăng video đó.
Roizman, một đồng minh thân cận của Alexey Navalny, cũng bị tuyên bố là một “đặc vụ nước ngoài” ở Nga.
7. LHQ cáo buộc Nga phạm nhiều tội ác chiến tranh ở Ukraine
Theo một ủy ban của Liên Hiệp Quốc, Nga đã gây ra một loạt tội ác chiến tranh trong cuộc chiến ở Ukraine.
Theo một báo cáo của Ủy ban Điều tra Quốc tế Độc lập về Ukraine công bố hôm thứ Năm, Nga đã “vi phạm một loạt vi phạm luật nhân quyền quốc tế và luật nhân đạo quốc tế” ở Ukraine.
Báo cáo tuyên bố rằng các tội ác chiến tranh do người Nga thực hiện bao gồm “các cuộc tấn công vào dân thường và cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng, giết người có chủ ý, giam giữ trái pháp luật, tra tấn, hãm hiếp và các tội phạm bạo lực tình dục khác, cũng như vận chuyển trái phép và trục xuất trẻ em”.
Một số thông tin cơ bản khác: Tuần này, Tòa án Hình sự Quốc tế cho biết họ đang lên kế hoạch mở hai vụ án tội ác chiến tranh liên quan đến việc Nga xâm lược Ukraine và ban hành lệnh bắt giữ đối với “một số người”, theo The New York Times và Reuters, trích dẫn hiện tại và các cựu quan chức biết về quyết định không được phép phát biểu công khai.
Vào tháng 2, chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ đã xác định rằng Nga đã phạm tội ác chống lại loài người.
Vào tháng 3 năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng các thành viên của lực lượng vũ trang Nga đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.
8. Putin nói Nga đang đối mặt với “cuộc chiến trừng phạt”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc phương Tây tấn công Nga bằng một “cuộc chiến trừng phạt”, mà ông đổ lỗi cho sự sụt giảm GDP của nước này.
“GDP giảm 4,7% vì những lý do nổi tiếng, như các bạn đã biết – cuộc chiến trừng phạt, những thách thức chưa từng có từ nền kinh tế toàn cầu và trong hệ thống quan hệ quốc tế,” Putin nói. “Những vấn đề này, như các bạn biết, không phải do chúng ta tạo ra.”
Ông đưa ra nhận xét này tại đại hội thường niên của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga. Đây là bài phát biểu đầu tiên của ông trước cộng đồng doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu chiến tranh ở Ukraine
Ông nói thêm rằng Nga đang chuyển hướng nền kinh tế của mình sang các quốc gia chưa áp dụng các biện pháp trừng phạt, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giúp xây dựng nền kinh tế mới của Nga và cảm ơn họ vì những nỗ lực giúp đỡ nhà nước Nga.
“Các doanh nhân Nga luôn đóng một vai trò xây dựng to lớn ở Nga, đảm nhận những trách nhiệm to lớn trong việc phát triển các lãnh thổ mới, bảo trợ xã hội và bác ái. Và họ luôn tự hào về điều này. Họ là niềm tự hào của đất nước chúng ta”, ông Putin nói.
9. Hệ thống gài mìn RAAM của Ukraine là gì? Thiết bị chặn đứng tiến bộ của Nga
Trước đây, các binh sĩ gài mìn trên đường đi bằng tay, và phải gài trước khi địch quân đến. Trong chiến tranh ở Ukraine, người ta thấy một cách gài mìn mới xảy ra sau khi đối phương đã đến nơi. Nhiều người sẽ thắc mắc đối phương đã đến nơi làm sao còn có thể gài mìn? Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh giải thích như sau: Quân Ukraine dùng trọng pháo bắn các loại đạn pháo đặc biệt, khi chạm đất, chúng không nổ như các loại đạn pháo bình thường, nhưng chúng chỉ bắn tung toé ra các quả mình, nghĩa là chúng rải mìn trên đường đi. Quân Ukraine bắn cả ở phía trước và cả phía sau của đoàn chiến xa Nga. Khi vài chiếc đi trước cán phải mìn nổ tung, những chiếc còn lại quay đầu chạy, lại cán phải mìn ở phía sau, tạo thành một cảnh tượng rất hãi hùng. Trong một video do chính trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tung ra để công kích Bộ Quốc Phòng Nga, người ta thấy rõ các tài xế xe tăng Nga hoảng sợ đến mức cán chết các binh sĩ bộ binh Nga đang đứng láng cháng cản đường tháo chạy của họ.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What Are Ukraine's RAAM Mine Systems? Equipment Stalling Russian Advances”, nghĩa là “Hệ thống gài mìn RAAM của Ukraine là gì? Thiết bị chặn đứng tiến bộ của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết việc Ukraine sử dụng hiệu quả mìn chống tăng đã giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ở tỉnh Donetsk.
Trong bản cập nhật hàng ngày, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các nỗ lực của Nga nhằm vào thị trấn Vuhledar, phía nam Bakhmut, “gần như chắc chắn đã chậm lại” sau các cuộc tấn công thất bại lặp đi lặp lại trong ba tháng trước đó.
Một cuộc tấn công mới của Nga tại Vuhledar bắt đầu vào cuối Tháng Giêng được cho là có sự tham gia của Lữ đoàn 155 Thủy quân lục chiến của Hạm đội Thái Bình Dương. Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh cho biết hôm thứ Năm rằng một trong những lý do khiến Nga thảm bại trong khu vực này là vì “Ukraine đã áp dụng thành công các hệ thống Gài Mìn Chống Thiết Giáp Từ Xa, gọi tắt là RAAM.”
RAAM do Hoa Kỳ cung cấp là loại đạn pháo 155ly chứa 9 quả mìn chống tăng. Nó có thể rải mìn chống xe tăng và xe thiết giáp cách địa điểm bắn từ 2,5 đến 10,5 dặm hay từ 4 đến 17km, cho phép lực lượng Ukraine rải mìn từ xa thay vì bằng tay.
Được phát triển lần đầu tiên vào năm 1980, đạn có thể được phóng bằng cách sử dụng loạt lựu pháo M109 hoặc M198 hoặc M777 và có thể được kích hoạt trong lãnh thổ của đối phương sau một thời gian định sẵn. Để ngăn chặn chúng, lực lượng Nga phải triệt tiêu các khẩu súng bắn đạn mìn.
Chúng là một phần trong gói hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho Ukraine được cung cấp kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Đến Tháng Giêng năm 2023, Hoa Kỳ đã gửi khoảng 10.200 viên đạn pháo cho lực lượng của Kyiv.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Sáu rằng Ukraine đã phóng mìn phía trên và phía sau các đơn vị đang tiến lên của Nga, “gây hỗn loạn khi các phương tiện của Nga cố gắng rút lui”.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh có thông tin cho rằng các lực lượng Nga đã phải vật lộn để đối phó với các loại mìn của Ukraine, đặc biệt là mìn RAAM. Các video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy xe tăng Nga lao vào bãi mìn và phát nổ.
Trong một đoạn video, các binh sĩ Ukraine đợi quân đội Nga dọn đường qua một bãi mìn trước khi bắn những quả mìn mới vào con đường mới được dọn sạch. Theo Forbes, Ukraine cũng đang sử dụng loại mìn truyền thống TM-62 của Liên Xô.
“Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng ta thấy chúng được sử dụng trong cuộc chiến,” cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh Philip Ingram nói với Newsweek. “Chúng đang chứng tỏ là một hệ thống vũ khí cực kỳ hiệu quả, có thể nhanh chóng triển khai khả năng chống xâm nhập khu vực ở những nơi ít được mong đợi nhất và gây rối nhất”.
Ông nói thêm: “Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng điều động và khả năng hỗ trợ các hoạt động của Nga, mà tác động tâm lý có thể sẽ rất lớn trên tinh thần của binh sĩ Nga”.
Tĩnh tâm Mùa Chay 2023 cùng Giáo triều Rôma – Bài thứ 3: Thiên Chúa là Tình Yêu
VietCatholic Media
05:09 18/03/2023
Tóm lược
Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 17 tháng Ba, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng Tĩnh tâm Mùa Chay thứ ba trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân của Ngài là trọng tâm của bài giảng này.
“Để an ủi quý vị và tôi, thưa Đức Thánh Cha, các Cha đáng kính, và anh chị em, buổi suy niệm này sẽ hoàn toàn tập trung vào Thiên Chúa. Diễn ngôn về Thiên Chúa, tức là thần học, không thể xa lạ với thực tại của Thượng Hội đồng, cũng như không thể xa lạ với bất kỳ thời điểm nào khác của đời sống Giáo hội,” Đức Hồng Y Cantalamessa đã bắt đầu như trên.
Vị Hồng Y dòng Phanxicô nhận xét rằng “Nếu không có thần học, đức tin sẽ dễ dàng trở thành sự lặp lại chết chóc và sẽ thiếu công cụ chính của nó để hội nhập văn hóa”.
Sự gần gũi của Thiên Chúa
Tuy nhiên, ngài gợi ý rằng để hoàn thành nhiệm vụ này, chính thần học, “cần một sự đổi mới sâu sắc”.
“Điều mà dân Chúa cần là một nền thần học thấm nhuần cuộc sống, không phải lúc nào cũng nói về Chúa 'ở ngôi thứ ba', với những phạm trù thường vay mượn từ hệ thống triết học đương đại, không thể hiểu được bên ngoài một nhóm nhỏ 'người trong cuộc'.”
Thay vào đó, ngài thúc giục, chúng ta phải nhìn thấy Chúa một cách gần gũi, dễ hiểu.
“Nhưng tôi xin lỗi vì đã thất hứa ban đầu. Tôi không định khai triển ở đây một diễn từ về việc đổi mới thần học. Tôi sẽ không có trình độ để làm điều đó. Thay vào đó, tôi muốn cho thấy thần học, hiểu theo nghĩa vừa được phác thảo, có thể góp phần trình bày sứ điệp Tin Mừng một cách có ý nghĩa như thế nào cho nhân loại ngày nay và mang lại sức sống mới cho đức tin và lời cầu nguyện của chúng ta.”
Thiên Chúa yêu mến anh chị em
Tin tốt đẹp nhất mà Giáo hội có nhiệm vụ loan báo cho thế giới, tin mà mọi trái tim con người thổn thức mong đợi được nghe, đó là: “Thiên Chúa yêu mến anh chị em!”
Ngài nhấn mạnh, xác tín này phải xóa bỏ và thế chỗ cho niềm tin mà chúng ta luôn mang trong mình: “Thiên Chúa đang phán xét bạn!”
Ngài nhấn mạnh rằng chân lý “Thiên Chúa là tình yêu” phải đi kèm, giống như một nốt trầm, mọi lời loan báo Kitô giáo, ngay cả khi những đòi hỏi thực tế của tình yêu này phải được nhắc lại, như Tin Mừng đã làm.
Sau đó, Đức Hồng Y giải thích thêm về các mầu nhiệm đức tin, chiều sâu và ý nghĩa đằng sau Chúa Ba Ngôi, Nhập Thể và Thương Khó, và nói rằng chúng ta phải xem chân lý mà chúng ta đã chiêm ngắm trong những mầu nhiệm này dưới ánh sáng của khẳng định “Thiên Chúa là tình yêu” sẽ thay đổi như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
Ngài lập luận rằng sự biến đổi cuộc sống của chúng ta, thông qua các mầu nhiệm, tạo nên “tin mừng” “không bao giờ thiếu khi chúng ta cố gắng đào sâu kho tàng đức tin Kitô giáo”. Ngài nói thêm rằng “Tin tốt lành là nhờ được tháp nhập vào Chúa Kitô, chúng ta cũng có thể yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu xứng đáng với Ngài!”
Tràn đầy tình yêu thiêng liêng
“Tình yêu đã tuôn đổ vào chúng ta là tình yêu mà Chúa Cha đã luôn yêu mến Chúa Con, không phải là một tình yêu khác! Đó là sự tràn đầy tình yêu thiêng liêng từ Chúa Ba Ngôi đối với chúng ta.”
Thánh Gioan Thánh Giá viết: Thiên Chúa truyền đạt cho linh hồn, “chính tình yêu mà Ngài truyền đạt cho Chúa Con, ngay cả khi điều này không xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp của Chúa Con, nhưng bằng sự kết hiệp.”
Ngài lưu ý rằng hệ quả là chúng ta có thể yêu mến Chúa Cha bằng tình yêu mà Chúa Con yêu mến Ngài, và chúng ta có thể yêu mến Chúa Giêsu bằng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Ngài.
Ngài nói, tất cả những điều này là nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng chính là tình yêu đó.
Đức Hồng Y hỏi “Vậy thì điều gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa là của riêng chúng ta khi chúng ta nói với Ngài, 'Con yêu mến Chúa '? Không có gì ngoài tình yêu mà chúng ta nhận được từ Ngài! Như thế, hoàn toàn không có gì về phía chúng ta chăng? Phải chăng tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa không gì khác hơn là một sự “bật ngược trở lại” về phía Ngài chính tình yêu của Ngài, phải chăng nó chỉ giống như tiếng vọng đưa âm thanh trở lại nguồn của Ngài? Thưa: Không phải đâu! Tiếng vang trở lại với Thiên Chúa từ thẳm sâu trái tim của chúng ta, nhưng với một điều mới lạ là tất cả dành cho Thiên Chúa: hương thơm của tự do và lòng biết ơn hiếu thảo của chúng ta! Tất cả những điều này được thực hiện một cách mẫu mực trong bí tích Thánh Thể. Trong đó, chúng ta dâng lên Chúa Cha, như “của lễ của chúng ta,” điều mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta trước, đó là Chúa Giêsu Con của Người.
“Chúng ta có thể nói với Chúa Cha trong lời cầu nguyện của mình: “Lạy Cha, con yêu mến Cha bằng tình yêu mà Con Cha là Chúa Giêsu yêu Cha!” Và chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa bằng tình yêu mà Cha trên trời yêu mến Chúa!” Và xác tín rằng tất cả những điều này không phải là một ảo ảnh ngoan đạo trong trí tưởng tượng của chúng ta!
Toàn văn bài giảng Tĩnh tâm Mùa Chay thứ ba trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.
Chúng ta cần Thần học!
Để an ủi quý vị và tôi, thưa Đức Thánh Cha, các Cha đáng kính, và anh chị em, buổi suy niệm này sẽ hoàn toàn tập trung vào Thiên Chúa. Diễn ngôn về Thiên Chúa, tức là thần học, không thể xa lạ với thực tại của Thượng Hội đồng, cũng như không thể xa lạ với bất kỳ thời điểm nào khác của đời sống Giáo hội. Không có thần học, đức tin sẽ dễ dàng trở thành sự lặp lại chết chóc và sẽ thiếu đi công cụ chính của nó để “hội nhập văn hóa”.
Tuy nhiên, để chu toàn nhiệm vụ này, chính thần học cần phải đổi mới sâu sắc. Điều dân Chúa cần là một nền thần học thấm nhuần cuộc sống, không phải lúc nào cũng nói về Thiên Chúa “ở ngôi thứ ba,” với những phạm trù thường vay mượn từ hệ thống triết học đương đại, không thể hiểu được bên ngoài vòng tròn nhỏ “những người trong cuộc”. Người ta viết rằng “Ngôi Lời đã trở nên nhục thể,” nhưng trong thần học, thường thì Ngôi Lời chỉ là ý tưởng! Karl Barth hy vọng về sự ra đời của một nền thần học “có khả năng thuyết giảng”, nhưng hy vọng này dường như còn lâu mới được thực hiện. Thánh Phaolô đã viết:
Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa…Không ai biết được những gì nơi Thiên Chúa, nếu không phải là Thần Khí của Thiên Chúa. Chúng ta đã không lãnh nhận thần trí của thế gian, nhưng là Thần Khí phát xuất từ Thiên Chúa, để nhận biết những ân huệ nhưng không Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. (1Cr 2:10-12).
Nhưng bây giờ chúng ta có thể tìm thấy ở đâu một nền thần học dựa vào Chúa Thánh Thần để biết “những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” hơn là dựa vào các phạm trù khôn ngoan của con người? Đối với điều này, cần phải dùng đến những gì được gọi là các trường phái “tùy chọn”: tức là “Thần học linh đạo,” và “Thần học mục vụ” nếu người ta muốn một nền thần học có khả năng được rao giảng. Henri de Lubac đã viết: “Thừa tác vụ rao giảng không phải là sự bình dân hóa sự giảng dạy tín lý về một hình thức trừu tượng hơn, vốn có trước và cao siêu hơn nó. Ngược lại, đó chính là sự giảng dạy tín lý, ở dạng cao nhất. Điều này đúng với sự rao giảng đầu tiên về Kitô giáo, của các tông đồ, và nó cũng đúng với lời rao giảng của những người kế tục họ trong Giáo hội: các Giáo phụ, các Tiến sĩ và các mục tử của chúng ta vào thời điểm hiện tại.”
Tôi tin chắc rằng không có nội dung đức tin nào, dù cao siêu đến đâu, lại không thể hiểu được đối với mọi trí thông minh mở ra cho sự thật. Một điều chúng ta có thể học được từ các Giáo phụ là bạn có thể sâu sắc mà không mù mờ. Thánh Grêgôriô Cả nói rằng Kinh Thánh “đơn giản và sâu sắc, giống như một dòng sông, có thể nói, chiên con có thể đi và voi có thể bơi.” Thần học của chúng ta nên được lấy cảm hứng từ mô hình này. Mọi người sẽ có thể tìm thấy trong đó bánh mì cho răng của họ: đối với người đơn sơ đó là thức ăn của họ, và đối với người có học thức đó là đồng cỏ của họ. Đó là chưa kể đến việc nó thường được tiết lộ cho “những kẻ bé mọn” những điều còn ẩn giấu “đối với những người khôn ngoan và uyên bác”.
Nhưng tôi xin lỗi vì đã thất hứa ban đầu. Tôi không có ý định khai triển ở đây một bài diễn văn về canh tân thần học. Tôi sẽ không đủ trình độ để làm điều đó. Đúng hơn, tôi muốn cho thấy thần học, hiểu theo nghĩa vừa được vạch ra, có thể góp phần trình bày sứ điệp Tin Mừng một cách có ý nghĩa như thế nào cho nhân loại ngày nay và mang lại sức sống mới cho đức tin và lời cầu nguyện của chúng ta.
Tin tốt đẹp nhất mà Giáo hội có nhiệm vụ loan báo cho thế giới, tin mà mọi trái tim con người thổn thức đợi chờ được nghe, đó là: “Thiên Chúa yêu thương anh chị em!” Xác tín này phải xóa bỏ và thế chỗ cho niềm tin mà chúng ta luôn mang trong mình: “Chúa đang phán xét bạn!” Chân lý “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8) phải đi kèm, giống như một nốt trầm, trong mọi lời loan báo Kitô giáo, ngay cả khi những đòi hỏi thực tế của tình yêu này phải được nhắc lại, như Tin Mừng thực hiện.
Khi cầu xin Chúa Thánh Thần, kể cả dịp Thượng Hội đồng Giám mục hiện nay, trước hết chúng ta hay nghĩ đến Chúa Thánh Thần như ánh sáng soi sáng chúng ta trong từng hoàn cảnh và gợi ý những giải pháp đúng đắn. Chúng ta ít coi Chúa Thánh Thần là tình yêu. Nhưng trái lại, đây là hoạt động đầu tiên và thiết yếu nhất của Thần Khí mà Giáo hội cần đến. Chỉ có bác ái mới gây dựng được; kiến thức – ngay cả kiến thức thần học và giáo hội – thường chỉ thổi phồng và chia rẽ. Nếu chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta lại quá háo hức muốn biết (và ngày nay, rất phấn khích trước triển vọng của trí tuệ nhân tạo!) mà lại ít quan tâm đến việc yêu thương, thì câu trả lời rất đơn giản: kiến thức biến thành sức mạnh, tình yêu thương biến thành sự phục vụ!
Cũng chính Henri de Lubac đã viết: “Thế giới phải biết: sự mặc khải của Thiên Chúa như là Tình yêu làm đảo lộn mọi thứ mà thế gian đã quan niệm về thần tính.” Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn chưa hoàn thành (và sẽ không bao giờ) rút ra tất cả những hậu quả từ cuộc cách mạng truyền giáo về Chúa này. Trong bài suy niệm này, tôi muốn cho thấy làm thế nào, bắt đầu từ mạc khải Thiên Chúa là tình yêu, các mầu nhiệm chính của đức tin chúng ta được soi sáng bằng ánh sáng mới: Chúa Ba Ngôi, Nhập Thể và Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô, và nó trở nên bớt khó khăn hơn để làm cho mọi người hiểu được những điều này. Khi Thánh Phaolô định nghĩa các thừa tác viên của Chúa Kitô là “những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1Cr 4:1), ngài muốn nói đến những mầu nhiệm đức tin này, ngài không đề cập đến một số nghi thức hay thậm chí chủ yếu đến các bí tích.
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
Hãy bắt đầu với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Tại sao Kitô hữu chúng ta tin rằng Thiên Chúa là một và ba ngôi? Trong nhiều dịp, tôi đã rao giảng lời Chúa cho các Kitô hữu sống ở các quốc gia có đa số người Hồi giáo, ở đó, dẫu sao, vẫn có sự khoan dung tương đối và khả năng đối thoại, chẳng hạn như ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Những Kitô hữu đó, chủ yếu là người nhập cư và làm công nhân, đôi khi nhờ tôi giúp họ trả lời một câu hỏi mà họ thường được hỏi ở nơi làm việc: “Tại sao các Kitô hữu các bạn lại nói rằng các bạn là những người độc thần nếu các bạn không tin vào một Thiên Chúa duy nhất?”
Tôi lặp lại ở đây câu trả lời mà tôi đã gợi ý cho họ bởi vì đó cũng là câu trả lời mà chúng ta nên đưa ra cho chính mình và cho những người đang vật lộn với cùng một vấn đề. Người Kitô hữu chúng ta tin Thiên Chúa Ba Ngôi vì chúng ta tin Thiên Chúa là tình yêu. Tất cả mọi tình yêu đều là tình yêu về một ai đó hoặc một cái gì đó; không có tình yêu “hư vô”, không có đối tượng, cũng như không có tri thức nào không phải là tri thức về một ai đó hay về một điều gì đó. Bây giờ, Thiên Chúa yêu ai, để được gọi là tình yêu? Nhân loại chăng? Vũ trụ chăng? Nếu vậy, thì Ngài chỉ là tình yêu trong vài tỷ năm, nghĩa là kể từ khi vũ trụ vật chất và loài người ra đời. Trước đó, Thiên Chúa yêu ai để được gọi là tình yêu, vì Thiên Chúa không thể thay đổi và bắt đầu trở thành điều mà trước đây Ngài không phải là? Các nhà tư tưởng Hy Lạp, quan niệm Thiên Chúa trên hết là Trí tuệ (Nous), có thể trả lời: Thiên Chúa nghĩ về chính mình; Ngài là “tư duy thuần túy.” Nhưng điều này không còn khả thi nữa khi người ta nói rằng Thiên Chúa là tình yêu, bởi vì “tình yêu thuần túy cho chính mình” sẽ chỉ là sự ích kỷ và tự ái.
Và đây là câu trả lời của mặc khải, được định nghĩa tại Công Đồng Nicê năm 325. Thiên Chúa luôn luôn là tình yêu – ab aeterno – bởi vì ngay cả trước khi có một đối tượng bên ngoài chính mình để yêu, thì Ngài đã có Ngôi Lời, “Con Một” mà Ngài đã yêu bằng tình yêu vô hạn, nghĩa là “trong Chúa Thánh Thần”.
Tất cả những điều này không giải thích được làm thế nào mà sự hiệp nhất lại có thể đồng thời là ba ngôi, một mầu nhiệm mà chúng ta không thể biết được vì điều đó chỉ xảy ra nơi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nó giúp chúng ta hiểu tại sao, nơi Thiên Chúa, hiệp nhất cũng phải là hiệp thông và đa nguyên. Thiên Chúa là tình yêu, vì thế Người là Ba Ngôi! Một Thiên Chúa là tri thức thuần túy hoặc luật pháp thuần túy, hoặc quyền năng tuyệt đối, sẽ không cần phải là ba ngôi. Điều này thực sự sẽ làm phức tạp mọi thứ. Không có “tam đầu chế” và cũng chẳng có “nhị đầu chế” nào tồn tại lâu dài trong lịch sử!
Do đó, các tín hữu Kitô cũng tin vào sự hiệp nhất của Thiên Chúa và là những người theo thuyết độc thần; tuy nhiên, đó là một sự hiệp nhất, không phải toán học và số học, mà là tình yêu và sự hiệp thông. Nếu có điều gì đó mà kinh nghiệm của lời loan báo này cho thấy vẫn có khả năng giúp con người ngày nay, nếu không phải là để giải thích, thì ít nhất là để có được ý niệm về Chúa Ba Ngôi, thì tôi xin nhắc lại, điều này chính là điều xoay quanh tình yêu. Thiên Chúa là một “hành động thuần túy” và hành động này là một hành động của tình yêu bao hàm, đồng thời và tuyệt đối, một người yêu, một người được yêu và chính tình yêu.
Tôi tin rằng mầu nhiệm của các mầu nhiệm không phải là Chúa Ba Ngôi; nhưng đó là hiểu được tình yêu thực sự là gì! Vì tình yêu thương chính là bản chất của Thiên Chúa nên chúng ta sẽ không được ban cho để biết đầy đủ tình yêu thương là gì, ngay cả trong cuộc sống vĩnh cửu. Tuy nhiên, một cái gì đó tốt hơn là biết nó sẽ được trao cho chúng ta, đó là sở hữu nó và hài lòng với nó mãi mãi. Bạn không thể ôm lấy đại dương, nhưng bạn có thể đi vào trong nó!
Mầu nhiệm nhập thể
Chúng ta hãy chuyển sang một mầu nhiệm cao cả khác được tin tưởng và công bố cho thế giới: đó là sự Nhập Thể của Ngôi Lời. Tôi xin được thứ lỗi nếu trong phần này, có lẽ tôi yêu cầu một nỗ lực chú ý nhiều hơn những gì được yêu cầu hợp pháp đối với người nghe một bài giảng, nhưng tôi tin rằng nỗ lực đó đáng để thực hiện ít nhất một lần trong đời.
Hãy bắt đầu với câu hỏi nổi tiếng của Thánh Anselmô (1033-1109): “Tại sao Chúa xuống thế làm người?” – Cur Deus homo? Câu trả lời của thánh nhân là bởi vì chỉ có một người vừa là con người vừa là Thiên Chúa mới có thể cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. Trên thực tế, với tư cách là một con người, Ngài có thể đại diện cho toàn thể nhân loại, và với tư cách là Chúa, những gì Ngài làm có giá trị vô hạn, tương xứng với món nợ mà con người đã mắc phải với Chúa khi phạm tội.
Câu trả lời của Thánh Anselmô là hợp lệ, nhưng nó không phải là câu trả lời duy nhất có thể, cũng không phải là câu trả lời hoàn toàn thỏa đáng. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng rằng Con Thiên Chúa đã nhập thể “vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta,” nhưng sự cứu rỗi của chúng ta không chỉ giới hạn ở việc xóa bỏ tội lỗi thôi, càng không phải là một tội lỗi cụ thể, là tội nguyên tổ. Do đó, có chỗ cho việc đào sâu đức tin.
Đây là điều mà Chân phước Duns Scotus (1265-1308) đã cố gắng thực hiện. Ngài nói, Thiên Chúa đã xuống thế làm người vì đây là kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa, trước cả chính sự sa ngã, để thế giới – được tạo dựng “nhờ Đức Kitô và cho Người” (Cl 1:16) – có thể tìm thấy nơi Người “vào thời viên mãn” vương quyền của Ngài và sự quy tụ muôn loài của Ngài (Ê-phê-sô 1:10). Scotus viết, “Trước hết, Chúa yêu chính mình;” sau đó Ngài “muốn được yêu bởi một người yêu Ngài ở mức độ cao nhất có thể ngoài bản thân Ngài;” do đó, Ngài “nhìn thấy trước sự kết hợp với bản chất phải yêu Ngài ở mức độ cao nhất.” Người yêu hoàn hảo này không thể là bất kỳ tạo vật nào hữu hạn, mà chỉ có thể là Ngôi Lời vĩnh cửu, do đó, Ngôi Lời sẽ nhập thể “dù không có ai phạm tội”. Tội lỗi của Adong quyết định phương thức Nhập thể (tức là sự chuộc tội qua cuộc khổ nạn và cái chết), không phải là bản thân sự kiện.
Đối với Scotus, thật không may, ngay từ đầu mọi sự, vẫn còn một Thiên Chúa được yêu mến, chứ không phải một Thiên Chúa yêu thương. Đó là tàn tích của tầm nhìn triết học về Chúa như một “động lực bất động”, người có thể được yêu, nhưng không thể yêu. Aristotle đã viết: “Thiên Chúa di chuyển thế giới bằng cách được yêu thương”, nghĩa là với tư cách là đối tượng của tình yêu chứ không phải với tư cách là người yêu thương. Phù hợp với tầm nhìn của phương Tây về Chúa Ba Ngôi, bản chất thần thánh, chứ không phải chính Chúa Cha, là điểm khởi đầu của diễn ngôn về Chúa. Và thiên nhiên, không giống như con người, không phải là một chủ thể có khả năng yêu thương! Về điều này, những người anh em Chính thống giáo của chúng ta, những người thừa kế của các Giáo phụ Hy Lạp, có tầm nhìn tốt hơn những người Latinh chúng ta.
Chính xác về điểm này, Kinh thánh kêu gọi chúng ta tiến lên một bước, ngay cả với sự kính trọng dành cho Scotus, hãy luôn ý thức rằng những lời khẳng định của chúng ta về Thiên Chúa chẳng qua chỉ là những dấu ngón tay thoáng qua trên mặt đại dương. Chúa Cha quyết định việc Ngôi Lời Nhập Thể không phải vì Ngài muốn có một ai đó bên ngoài Ngài yêu Ngài một cách xứng đáng với Ngài, nhưng vì Ngài muốn có một ai đó bên ngoài Ngài để yêu một cách xứng đáng với Ngài! Không phải để nhận được tình yêu, mà để tuôn đổ tình yêu. Khi giới thiệu Chúa Giêsu cho thế giới, trong Bí Tích Rửa Tội và Biến Hình, Chúa Cha trên trời phán: “Đây là Con Ta yêu dấu” (Mc 1:11; 9:7); Ngài không nói “Đây là Con yêu mến Ta.”
Chỉ có Chúa Cha trong Thiên Chúa Ba Ngôi (và trong toàn thể vũ trụ!), không cần được yêu thương để hiện hữu; Ngài chỉ cần yêu thôi. Chúa Con hiện hữu nhờ Chúa Cha; Chúa Cha hiện hữu không nhờ ai. Đây là điều bảo đảm vai trò của Chúa Cha như là cội nguồn và nguồn gốc duy nhất của Ba Ngôi đồng thời bảo đảm sự bình đẳng về bản chất của ba ngôi chí thánh. Ở căn nguyên của mọi sự là trực giác chói lọi của thánh Augustinô và trường phái do ngài khai sinh, xác định Chúa Cha là người yêu, Chúa Con là người được yêu và Chúa Thánh Thần là tình yêu kết hợp Chúa Cha và Chúa Con. Về điểm này, người Latinh chúng ta cũng có một cái gì đó quý giá và cần thiết để cống hiến cho một tổng hợp đại kết. Một sự hòa giải giữa hai nền thần học dường như không còn quá khó khăn và xa vời; và đó sẽ là một bước tiến quyết định trong sự hiệp nhất giữa hai Giáo hội.
Mầu nhiệm cuộc thương khó
Chúng ta đến với mầu nhiệm cao cả thứ ba: cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô mà chúng ta đang chuẩn bị cử hành trong Lễ Phục Sinh. Chúng ta hãy xem, bắt đầu từ mạc khải về Thiên Chúa là tình yêu, mầu nhiệm này cũng được soi sáng như thế nào bằng một ánh sáng mới. “Nhờ vết thương của Người mà anh em được chữa lành” – với những lời này, nói về Tôi Tớ của Yavê (Is 53:5-6), đức tin của Giáo Hội đã diễn tả ý nghĩa cứu độ của cái chết của Chúa Kitô (1 Pr 2:24). Nhưng liệu những vết thương, thập giá và đau đớn – những sự thật tiêu cực và vì thế chỉ là sự loại bỏ điều thiện – có thể tạo ra một thực tại tích cực là sự cứu rỗi của cả nhân loại không? Sự thật là chúng ta không được cứu bởi sự đau khổ của Chúa Kitô, nhưng bởi tình yêu của Ngài! Chính xác hơn, bằng tình yêu được thể hiện trong sự hy sinh bản thân. Từ một tình yêu bị đóng đinh!
Đối với Abelard, người vào thời của ông, đã thấy ý tưởng về một Thiên Chúa “vui lòng” trước cái chết của Con Ngài là một điều đáng ghê tởm, Thánh Bernard trả lời: “Không phải cái chết của Con Ngài làm Ngài hài lòng, mà là ý chí tự do của Con Ngài chết cho chúng ta cách nhưng không.”
Nỗi đau của Chúa Kitô vẫn giữ nguyên giá trị của nó và Giáo hội sẽ không bao giờ ngừng suy niệm về điều đó: tuy nhiên, tự nó không phải là nguyên nhân của ơn cứu độ, nhưng là dấu chỉ và bằng chứng của tình yêu: “Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương của Người đối với chúng ta qua sự kiện là, đang khi chúng ta còn là người có tội, thì Đức Kitô vì chúng ta đã chịu chết” (Rm 5:8).
Điều này sẽ lấy đi khỏi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô một hàm ý luôn khiến tôi bối rối và không hài lòng: đó là ý tưởng về một cái giá và một khoản tiền chuộc phải trả cho Thiên Chúa (hoặc tệ hơn nữa là cho ma quỷ!), hoặc về một sự hy sinh để xoa dịu cơn giận của Thiên Chúa. Trên thực tế, chính Thiên Chúa đã hy sinh cao cả khi ban Con của Người cho chúng ta – không tiếc “con”, giống như Ápraham đã hy sinh không tiếc con mình là Isaác (St 22:16; Rm 8:32). Thiên Chúa là chủ thể hơn là người thụ hưởng hy lễ thập giá!
Một tình yêu xứng đáng với Chúa
Bây giờ chúng ta phải xem chân lý mà chúng ta đã chiêm ngắm trong các mầu nhiệm – Chúa Ba Ngôi, Nhập Thể và cuộc khổ nạn của Chúa Kitô – thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào. Và ở đây đang chờ đợi chúng ta “tin mừng” không bao giờ thiếu khi chúng ta cố gắng đào sâu kho tàng đức tin Kitô giáo. Tin mừng là nhờ được tháp nhập vào Chúa Kitô, chúng ta cũng có thể yêu mến Thiên Chúa bằng một tình yêu xứng đáng với Người! Lời khẳng định của Thánh Phaolô: “Tình yêu của Thiên Chúa đã tuôn đổ vào tâm hồn chúng ta” (Rm 5:5), không thể được hiểu đầy đủ nếu không được xem xét dưới ánh sáng của những lời Chúa Giêsu nói với Chúa Cha: “Con ở trong họ và Cha ở trong Con… để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17:23,26).
Tình yêu đã tuôn đổ vào chúng ta là tình yêu mà Chúa Cha đã luôn yêu mến Chúa Con, không phải là một tình yêu khác! Đó là sự tràn đầy tình yêu thiêng liêng từ Chúa Ba Ngôi cho chúng ta. Thánh Gioan Thánh Giá viết, Thiên Chúa truyền đạt cho linh hồn “chính tình yêu mà Người truyền đạt cho Chúa Con, ngay cả khi điều này không xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp của Chúa Con, mà là do sự kết hiệp.” Kết quả là chúng ta có thể yêu Chúa Cha bằng tình yêu mà Chúa Con yêu mến Người và chúng ta có thể yêu Chúa Giêsu bằng tình yêu mà Chúa Cha yêu mến Người. Và tất cả những điều này nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng chính là tình yêu đó.
Vậy thì, chúng ta dâng gì của chính chúng ta cho Thiên Chúa khi chúng ta nói với Ngài: “Con yêu mến Chúa!” Không có gì ngoài tình yêu chúng ta nhận được từ Ngài! Như thế, hoàn toàn không có gì về phía chúng ta chăng? Phải chăng tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa không gì khác hơn là một sự “bật ngược trở lại” về phía Ngài chính tình yêu của Ngài, phải chăng nó chỉ giống như tiếng vọng đưa âm thanh trở lại nguồn của Ngài? Thưa: Không phải đâu! Tiếng vang trở lại với Thiên Chúa từ thẳm sâu trái tim của chúng ta, nhưng với một điều mới lạ là tất cả dành cho Thiên Chúa: hương thơm của tự do và lòng biết ơn hiếu thảo của chúng ta! Tất cả những điều này được thực hiện một cách mẫu mực trong bí tích Thánh Thể. Trong đó, chúng ta dâng lên Chúa Cha, như “của lễ của chúng ta,” điều mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta trước, đó là Chúa Giêsu Con của Người.
Chúng ta có thể nói với Chúa Cha trong lời cầu nguyện của mình: “Lạy Cha, con yêu Cha bằng tình yêu mà Con Cha là Chúa Giêsu yêu mến Cha!” Và chúng ta có thể thưa với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa bằng tình yêu mà Cha trên trời yêu mến Chúa!” Và hãy xác tín rằng tất cả những điều này không phải là ảo ảnh ngoan đạo trong trí tưởng tượng của chúng ta!
Mỗi lần trong khi cầu nguyện, tôi cố gắng tự mình làm điều này, tôi nhớ lại câu chuyện Giacóp đến gặp cha mình là Isaác, giả làm anh cả của ông, để nhận lời chúc phúc (St 27:1-23). Và tôi cố gắng tưởng tượng điều mà Chúa Cha có thể đang nói với chính tôi vào lúc đó: “Tiếng nói này không thực sự là tiếng nói của Con đầu lòng của Ta; nhưng bàn tay, bàn chân và toàn bộ cơ thể đều giống như Con của Ta đã mặc lấy trên trái đất và đưa lên thiên đàng đây.” Và tôi chắc chắn rằng Ngài chúc phúc cho tôi, cũng như Isaác đã chúc phúc cho Giacóp! Và Ngài chúc lành cho tất cả quý vị, quý Cha đáng kính, quý anh chị em. Đó là vẻ huy hoàng của đức tin Kitô giáo của chúng ta. Chúng ta hy vọng có thể truyền lại một số mảnh vỡ của nó cho những người nam nữ của thời đại chúng ta, những người khao khát tình yêu nhưng lại bỏ qua nguồn gốc của nó.
1.H. de Lubac, Exégèse médièvale, I, 2, Parigi 1959, p. 670.
2.Gregory the Great, Moralia in Job, Epist. Missoria, 4 (PL 75, 515).
3.Henri de Lubac, Histoire et Esprit, Aubier, Paris 1950, cap. V.
4.Aristotle, Metaphysics, XII,7 1072b.
5.Duns Scotus, Opus Parisiense, III, d. 7, q. 4 (Opera omnia, XXIII, Parigi 1894, p. 303).
6.Augustine, De Trinitate, VIII, 9,14; IX, 2,2; XV,17,31; Richard of St. Victor, De Trin. III,2.18; Bonaventure, I Sent. d. 13, q.1.
7.Bernard of Clairvaux, Against the errors of Abelardi, VIII, 21-22: “Non mors, sed voluntas placuit sponte morientis”.
8.John of the Cross, Spiritual canticle A, str. 38, 4.
Source:Cantalamessa
Putin thảm bại: 880 quân tử trận, Su-25, 13 chiến xa nổ tung. Doanh trại TQLC Nga ở Crimea tan tành
VietCatholic Media
15:17 18/03/2023
1. Doanh trại của Thủy Quân Lục Chiến Nga trên bán đảo Crimea bị tấn công
Còi báo động đã lại vang lên vào sáng sớm hôm thứ Bẩy 18 tháng Ba, cùng với những tiếng nổ rất lớn. Thống đốc Sergey Aksyonov do Nga dựng nên cho biết “hai máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn hạ vào sáng thứ Bẩy trong khu vực Perevalne, trong quận Simferopol của Crimea.”
Ông không đề cập đến số máy bay không người lái của Ukraine đã đánh trúng các mục tiêu nhưng cảnh báo người dân rằng “người Ukraine không từ bỏ nỗ lực tấn công các cơ sở quan trọng của Sevastopol.”
Cư dân địa phương cho biết thành phố Simferopol rung chuyển giữa những tiếng nổ lớn rất lớn làm nhiều cửa kính bị vỡ. Theo thông tấn xã Ukrinform của Ukraine, doanh trại của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 126 của Hạm Đội Hắc Hải trong khu vực Perevalne của quận Simferopol đã bị tấn công nhưng chưa rõ các tổn thất của đối phương. Lần cuối cùng một căn cứ quân sự của Nga trên bán đảo Crimea bị tấn công là vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, khi một vụ nổ lớn vang lên tại căn cứ không quân Belbek gần Sevastopol.
Simferopol, cùng với phần còn lại của Crimea, được quốc tế công nhận là một phần của Ukraine. Đây là thành phố lớn thứ hai trên bán đảo Crimea với dân số 332.000 dân.
Aksyonov nhấn mạnh rằng vụ việc xảy ra sau khi một máy bay không người lái của Mỹ bị rớt vào sáng sớm hôm thứ Ba trên vùng biển gần Bán đảo Crimea. Ông nói rằng ông không bác bỏ khả năng là chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ đã thu thập tin tình báo để thông báo cho quân Ukraine.
Trong một diễn biến có liên quan đến, tại Mạc Tư Khoa, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã trao huân chương cho các phi công của hai máy bay chiến đấu Su-27 đã tham gia vào cuộc đối đầu trong tuần này với máy bay không người lái của Mỹ trên không phận quốc tế của Hắc Hải.
Bộ Quốc Phòng cho biết các phi công đã được thưởng huân chương vì đã ngăn chặn “việc máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ vi phạm biên giới của khu vực hạn chế không phận” do người Nga tự quy định.
Hôm thứ Năm, Ngũ Giác Đài đã công bố đoạn phim cho thấy một máy bay phản lực Su-27 Flanker thực hiện hai lần vượt qua máy bay không người lái một cách rất gần, phun nhiên liệu về phía trước nó.
Trong các ngày qua, Mạc Tư Khoa liên tục nói rằng họ không muốn đối đầu với Hoa Kỳ. Nhưng, nhiều quan sát viên tin rằng việc Shoigu trao huân chương cho các phi công này là một hành động khiêu khích.
2. Quân Nga tiếp tục chịu thiệt hại nặng tại thành phố Bakhmut: 880 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 13 chiến xa
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy 18 tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết “Mục tiêu chính của đối phương trong ngày qua, cũng như trước đó, vẫn là nỗ lực tiếp cận biên giới hành chính của các vùng Donetsk và Luhansk.”
Để thực hiện điều này, quân xâm lược Nga tập trung nỗ lực chính của họ vào việc tiến hành các hành động tấn công theo hướng Bakhmut, Lyman, Avdiivka, Marinka và Shakhtarsk.
Trên các hướng Lyman, Avdiivka, Marinka và Shakhtarsk, quân Nga chỉ tấn công có tính cách thăm dò. Riêng tại Bakhmut, đối phương tìm cách xuyên thủng phòng tuyến của quân phòng thủ Ukraine. Tuy nhiên, các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở các quận Klishchiivka và Ivanivske. Gần giới tuyến, địch pháo kích các khu định cư Minkivka, Orikhovo-Vasylivka, Zaliznianske, Vasiukivka, vùng Donetsk. Nhìn chung, 11 khu định cư theo hướng Bakhmut đã bị đối phương tấn công.
Trong các trận chiến giành Bakhmut, khu vực Donetsk, quân xâm lược Nga đã huy động mọi khả năng có sẵn, hiện đang cố gắng xuyên thủng hàng phòng thủ của Ukraine trên một số trục. Các cuộc đọ súng đang diễn ra ở phía bắc, phía đông và phía nam của Bakhmut.
Trong cuộc chạm súng tại khu vực Berestove, trong quận Bakhmut, ở phía Tây Bắc của thành phố, Lữ Đoàn Tấn Công Sơn Cước số 10 đã giao tranh với một Lữ Đoàn Dù của Nga. Hàng trăm lính Dù Nga bị loại khỏi vòng chiến trong giờ đầu tiên của cuộc giao tranh. Không quân Nga đã được gọi đến để yểm trợ cho lính Dù Nga rút lui. Một binh sĩ của Lữ Đoàn Tấn Công Sơn Cước số 10, còn được gọi là Lữ Đoàn Edelweiss đã dùng súng phòng không vác trên vai Piorun do Ba Lan sản xuất, phóng hỏa tiễn theo hướng máy bay cách anh ta từ 2 đến 3 km, chiếc Sukhoi 25 nổ tung, phi công không kịp thoát ra, nổ tung theo chiếc máy bay. Khẩu súng này Ba Lan mới tặng cho Ukraine mấy ngày qua. Tin tức này khiến người Ba Lan rất phấn khởi. Đây là tin tức vào giờ chót nên chưa có trong bản thống kê hàng ngày.
Dựa trên các không ảnh, NATO tin rằng Nga đang chịu tới 1.500 thương vong mỗi ngày, chủ yếu trong các trận chiến ở Bakhmut.
Quân Nga đã tiến hành 34 cuộc không kích, 11 trong số đó sử dụng máy bay không người lái Shahed-136 của Iran. 10 chiếc UAV đã bị lực lượng phòng không Ukraine tiêu diệt, một chiếc khác đâm trúng mục tiêu cơ sở hạ tầng công nghiệp. Không có thương vong dân sự đã được báo cáo.
Đáp lại Không quân Ukraine đã tiến hành sáu cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân nhân Nga. Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã tấn công hai khu vực tập trung quân nhân Nga, cũng như một vị trí của hệ thống phòng không đối phương.
Trong 24 giờ qua, 880 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến, cùng 5 xe tăng, 7 xe thiết giáp, 8 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 18 Tháng Ba, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 164.200 binh sĩ Nga. Tổng thiệt hại chiến đấu của đối phương bao gồm 3.511 xe tăng, 6.830 xe thiết giáp, 2.560 hệ thống pháo, 506 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 265 hệ thống phòng không, 305 máy bay, 290 trực thăng, 2.159 máy bay không người lái, 907 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.404 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 259 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Tin vui cho Ba Lan: Slovakia sẽ tặng cho Ukraine 13 máy bay chiến đấu MiG-29.
Thủ tướng Slovakia, Eduard Heger, cho biết Slovakia sẽ tặng 13 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, khiến nước này trở thành thành viên thứ hai của NATO công bố chuyến hàng như vậy trong vòng 24 giờ, sau động thái tương tự của Ba Lan.
Đây là các máy bay phản lực Ukraine quen dùng để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga và phá vỡ các tuyến phòng thủ của họ. Ukraine đã yêu cầu những chiếc Typhoon và F-16 hiện đại; những chiếc MiG mà nó đang nhận được đã 30 tuổi.
Thủ tướng Slovakia, Eduard Heger, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu rằng chính phủ của ông “đứng về phía đúng của lịch sử” khi ông tuyên bố sẽ bàn giao phi đội gồm 13 chiếc MiG từ thời Liên Xô.
Sau tuyên bố của Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda, các nguồn thạo tin ở Kyiv cho biết 4 chiếc MiG-29 đã đến Ukraine vào hôm thứ Bẩy 18 tháng Ba.
Các nước phương Tây đã miễn cưỡng cung cấp cho Ukraine những chiếc Typhoon và F-16, nói rằng sẽ mất nhiều năm để đào tạo phi công Ukraine và thiết lập chuỗi cung ứng để bảo trì các máy bay phản lực. Nhưng Vương quốc Anh đã đề nghị cung cấp hỗ trợ trên không cho bất kỳ đồng minh Đông Âu nào sẵn sàng gửi máy bay phản lực tới Ukraine.
Associated Press đưa tin rằng các đồng minh sẽ tăng cường giám sát không phận của Slovakia vì họ đã giao nhiều máy bay cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết Slovakia cũng sẽ nhận được khoản bồi thường dưới hình thức 200 triệu euro từ Liên Hiệp Âu Châu và số vũ khí không xác định từ Mỹ trị giá 700 triệu euro.
Kể từ Tháng Giêng, Ukraine đã yêu cầu các đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại để đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi các vị trí phòng thủ dọc theo tiền tuyến và hỗ trợ các nỗ lực phòng không xung quanh cơ sở hạ tầng năng lượng mà Nga đã nhắm tới từ tháng 10.
Ukraine dự kiến sẽ bắt đầu một cuộc tấn công mới vào mùa xuân với các máy bay phản lực cũng như một loạt thiết bị và đạn dược khác mà phương Tây mới gửi tới.
Hiện tại, phần lớn giao tranh diễn ra dọc theo các tuyến phòng thủ của Ukraine ở khu vực Donbas phía đông. Nga đã đặt mục tiêu tiếp cận biên giới hành chính của các vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine, được gọi chung là Donbas, hiện chiếm khoảng 75%.
Tuy nhiên, cuộc tấn công ở phía đông của Nga diễn ra chậm chạp và mệt mỏi, bị cản trở bởi bùn cao đến đầu gối do mùa đông ấm áp bất thường và quyết tâm của Ukraine là không nhượng lại bất kỳ lãnh thổ nào nữa, mặc dù đã phải chịu thương vong.
Các quan chức phương Tây ước tính Nga đã phải gánh chịu từ 20.000 đến 30.000 binh sĩ tữ trận tại thành phố Bakhmut của Donetsk, nơi giao tranh tập trung nhất trong nhiều tháng.
Các quan chức Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã lập luận rằng việc rút lui khỏi Bakhmut sẽ chỉ khiến một thị trấn khác của Ukraine trở thành tiền tuyến và các lực lượng Ukraine đang ở vị thế tiêu diệt được một lượng lớn binh lính Nga.
4. Chủ tịch ICC nói lệnh bắt giữ Putin gửi “tín hiệu quan trọng” tới thế giới
Lệnh bắt giữ được ban hành đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin là một “tín hiệu rất quan trọng” đối với thế giới và các nạn nhân của âm mưu bị cáo buộc trục xuất hàng nghìn trẻ em Ukraine sang Nga, Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế cho biết hôm thứ Sáu.
Một trát cũng được ban hành đối với Cao ủy Nga về Quyền trẻ em Maria Lvova-Belova.
Thẩm phán Piotr Hofmański nói với CNN từ The Hague ở Hà Lan rằng lệnh bắt giữ không phải là “cây đũa thần”. “Nhưng chúng tôi tin vào tác dụng răn đe của các lệnh bắt giữ được ban hành trong quá trình tố tụng của chúng tôi và chúng tôi tin rằng đó là một tín hiệu rất quan trọng đối với thế giới rằng chúng tôi đang làm công việc của mình, rằng các nạn nhân không bị bỏ rơi một mình, họ không bị lãng quên, và chúng tôi đang làm những gì được mong đợi. “
Hofmanski so sánh lệnh bắt giữ Putin với một hình thức trừng phạt dành cho nhà lãnh đạo Nga.
“Có 123 quốc gia — 2/3 số quốc gia trên thế giới — mà Putin sẽ không được an toàn,” ông nói.
Khi được hỏi liệu ICC có yêu cầu các quốc gia ký kết bắt giữ Putin nếu ông đến gặp họ hay không, Hofmanski đề cập đến quy chế của ICC, nói: “Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ pháp lý hợp tác đầy đủ với tòa án, điều đó có nghĩa là họ có nghĩa vụ thực hiện việc bắt giữ theo lệnh của tòa án.”
Ông cũng nói rằng những trát này không phải là “sự kết thúc của trò chơi”, nói thêm rằng vụ án “có thể mở rộng và cũng bao gồm các hành vi tàn bạo khác được cho là đã thực hiện trên lãnh thổ Ukraine.” Hofmanski từ chối không đề cập đến bất kỳ hành động nào khác sắp xảy ra.
Hofmanski cho biết nội dung của lệnh bắt giữ là bí mật nhưng ICC đã đồng ý công bố thông tin về sự tồn tại của lệnh bắt giữ và tội ác mà Putin và Lvova-Belova bị cáo buộc đã phạm phải.
Hãy nhớ rằng: ICC không tiến hành xét xử vắng mặt, vì vậy Putin sẽ phải bị Nga giao nộp hoặc bị bắt giữ bên ngoài nước Nga.
5. Bánh xe công lý quốc tế bắt đầu quay, đại sứ Ukraine tại Mỹ nói
Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ Oksana Markarova cho biết quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh có nghĩa là “bánh xe công lý quốc tế” đã bắt đầu quay.
Cô nói với các phóng viên báo chí rằng tội ác đầu tiên mà Putin phải đối mặt với lệnh bắt giữ mang tính biểu tượng là tội ác khủng khiếp nhất, đó là trục xuất trẻ em bằng vũ lực.
ICC cho biết Putin và ủy viên Nga về quyền trẻ em, Maria Lvova-Belova, đều chịu trách nhiệm trong kế hoạch bị cáo buộc trục xuất hàng ngàn trẻ em Ukraine sang Nga.
Markarova kêu gọi các quốc gia của ICC thi hành lệnh, cảnh báo Putin rằng “chuyến đi an toàn” duy nhất là hành trình của ông ta tới La Haye, nơi tòa án hoạt động. Cô nói rằng tất cả người dân Ukraine đều xứng đáng được nhìn thấy Putin đối mặt với phiên tòa.
6. Các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ được cập nhật về điều kiện chiến trường ở Ukraine
Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin III, và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark A. Milley đã nói chuyện với các quan chức Ukraine hôm thứ Sáu, Tòa Bạch Ốc cho biết trong một thông báo về cuộc họp.
Tòa Bạch Ốc cho biết: “Các quan chức Ukraine đã cung cấp thông tin cập nhật về điều kiện chiến trường và bày tỏ sự đánh giá cao đối với việc Mỹ tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh”. “Các quan chức Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Mỹ đối với Ukraine trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.”
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tham gia vào cuối cuộc gọi.
7. Mỹ sẽ tiếp tục giúp Ukraine lập hồ sơ tội ác chiến tranh, quan chức Tòa Bạch Ốc nói
Tòa Bạch Ốc cho biết họ hy vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối cùng sẽ phải đối mặt với công lý về những tội ác chiến tranh sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt giữ ông ta hôm thứ Sáu, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp Ukraine ghi lại những hành vi sai trái của Mạc Tư Khoa.
“Chúng ta sẽ tiếp tục cam kết giúp đỡ Ukraine khi họ lập tài liệu, phân tích và lưu giữ các loại bằng chứng về tội ác chiến tranh, sự tàn bạo, tội ác chống lại loài người đã xảy ra bên trong Ukraine dưới bàn tay của các lực lượng Nga,” Hội đồng An ninh Quốc gia Điều phối viên truyền thông chiến lược John Kirby nói với các phóng viên báo chí.
Tướng Kirby cho biết Hoa Kỳ “sẽ không từ bỏ niềm tin của chúng ta rằng Putin phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh này, cho dù điều đó có mất bao lâu đi chăng nữa.”
Kirby cho biết Hoa Kỳ muốn thấy “bất kỳ thủ phạm nào của tội ác chiến tranh phải chịu trách nhiệm”
Khi được hỏi liệu Mỹ có yêu cầu các quốc gia khác như Israel hay Ấn Độ - những quốc gia cũng không công nhận ICC - bắt giữ nhà lãnh đạo Nga hay không, Kirby cho biết đó sẽ “phải là quyết định có chủ quyền mà các nhà lãnh đạo đưa ra”.
Hãy nhớ rằng: Nga cũng không công nhận ICC và tòa án không tiến hành xét xử vắng mặt, vì vậy Putin sẽ phải bị Mạc Tư Khoa lật tẩy hoặc bị bắt ở nước ngoài để đối mặt với cáo buộc từ tòa án.
Mối quan hệ của Mạc Tư Khoa với Bắc Kinh: Các phóng viên báo chí cũng hỏi Kirby liệu có bất kỳ thông tin tình báo nào cho thấy Trung Quốc đã quyết định cung cấp vũ khí cho Nga để giúp nước này tấn công Ukraine hay không.
“Chúng tôi không tin rằng họ vẫn còn đang bàn cãi về điều đó, nhưng chúng tôi cũng không thấy bất kỳ dấu hiệu, bất kỳ xác nhận nào rằng họ đang di chuyển theo hướng đó hoặc họ đã gửi vũ khí sát thương,” Kirby nói.
“Chúng tôi không nghĩ đó là lợi ích của họ. Thành thật mà nói, việc giúp ông Putin tiếp tục tàn sát những người Ukraine vô tội không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai,” ông nói thêm.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bay tới Mạc Tư Khoa vào tuần tới để gặp Putin trong chuyến thăm Nga đầu tiên kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược tàn khốc vào Ukraine hơn một năm trước.
Chuyến thăm sẽ được coi là một sự thể hiện mạnh mẽ sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Mạc Tư Khoa tại các thủ đô phương Tây, nơi các nhà lãnh đạo ngày càng cảnh giác với mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc của hai quốc gia khi chiến tranh nổ ra ở Âu Châu.
Phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết trong một tuyên bố, vài giờ sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc quy “trách nhiệm đối với những kẻ phạm tội ác chiến tranh”.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, Nga đang phạm tội ác chiến tranh và hành động tàn bạo ở Ukraine, và chúng ta đã làm rõ rằng những kẻ chịu trách nhiệm phải chịu trách nhiệm. Công tố viên ICC là một tác nhân độc lập và đưa ra các quyết định truy tố của riêng mình dựa trên bằng chứng trước mặt anh ta. Chúng tôi ủng hộ trách nhiệm giải trình đối với thủ phạm của tội ác chiến tranh,” ông nói.
8. Zelenskiy ca ngợi quyết định của ICC ban hành lệnh bắt giữ Putin và ủy viên quyền trẻ em của ông
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ca ngợi quyết định hôm thứ Sáu của Tòa án Hình sự Quốc tế về việc ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Quyền trẻ em Maria Lvova-Belova.
“Hôm nay chúng ta có một quyết định quan trọng của công lý quốc tế. Trong một trường hợp có triển vọng thực sự,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Sáu. “Đây là một quyết định lịch sử sẽ dẫn đến trách nhiệm lịch sử.”
Tổng thống Ukraine cho biết các cuộc điều tra của đất nước ông cũng cho thấy Điện Cẩm Linh có liên quan trực tiếp đến việc trục xuất trẻ em về Nga.
“Trong thủ tục tố tụng hình sự đang được điều tra bởi các nhân viên thực thi pháp luật của chúng ta, hơn 16.000 trường hợp buộc trục xuất trẻ em Ukraine bởi người xâm lược đã được ghi lại. Nhưng con số thực, đầy đủ những người bị trục xuất có thể cao hơn nhiều,” ông nói. “Một hoạt động tội phạm như vậy sẽ không thể thực hiện được nếu không có lệnh của thủ lĩnh cao nhất của nhà nước khủng bố.”
Zelenskiy tiếp tục cảm ơn ICC và Trưởng công tố Karim Khan. Ông gọi việc cưỡng bức trục xuất trẻ em là hành vi “ma quỷ”.
Cho đến nay, các quan chức Ukraine đã có thể tìm được 300 trẻ em bị cưỡng bức trục xuất sang Nga.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố hôm 18 tháng Ba, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau::
Các nhà chức trách Nga có khả năng đang chuẩn bị tạo điều kiện cho việc gọi nhập ngũ rộng rãi hơn để đáp ứng các yêu cầu quân sự của mình.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 2023, các đại biểu Duma Quốc gia Nga đã đưa ra dự luật thay đổi khung tuổi bắt buộc đối với nam giới từ 21 đến 30 tuổi, so với mức từ 18 đến 27 như hiện nay. Luật có khả năng được thông qua và sẽ có hiệu lực vào Tháng Giêng năm 2024.
Nga đã tiếp tục thực hiện các đợt gọi nhập ngũ hai lần một năm kể từ thời Xô Viết. Chúng khác với hoạt động 'huy động một phần' đặc biệt dành cho các cựu chiến binh được thực hiện kể từ tháng 9 năm 2022.
Nga tiếp tục chính thức cấm lính nghĩa vụ tham gia các hoạt động ở Ukraine, mặc dù ít nhất hàng trăm người có thể đã phục vụ thông qua các sự xáo trộn hành chính hoặc sau khi bị ép buộc ký hợp đồng.
Nhiều nam giới từ 18 đến 21 tuổi hiện đang yêu cầu được miễn nghĩa vụ quân sự do đang học đại học. Các nhà chức trách rất có khả năng thay đổi khung tuổi để tăng số lượng quân đội bằng cách bảo đảm rằng các sinh viên cuối cùng sẽ bị buộc phải phục vụ trong quân ngũ.
Ngay cả khi Nga tiếp tục kiềm chế việc triển khai lính nghĩa vụ trong chiến tranh, thì lượng lính nghĩa vụ bổ sung sẽ giúp giải phóng một tỷ lệ lớn hơn các binh sĩ chuyên nghiệp trong chiến đấu.
Vatican nhìn nhận thỏa thuận với TQ nhiều vấn đề. Tòa Thánh bác bỏ khả năng chúc lành cho tội lỗi
VietCatholic Media
17:09 18/03/2023
1. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bác bỏ khả năng chúc lành cho tội lỗi do Tiến Trình Công Nghị Đức đưa ra
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cho biết cần phải đối thoại với các giám mục Đức sau một cuộc bỏ phiếu gần đây ủng hộ việc chúc lành cho các cặp đồng giới, nhấn mạnh rằng động thái này không phù hợp với giáo lý chính thức của Công Giáo.
“Một giáo hội địa phương, cụ thể không thể đưa ra quyết định như thế liên quan đến kỷ luật của Giáo hội hoàn vũ,” ngài nói.
“Chắc chắn phải có một cuộc thảo luận với Rôma và phần còn lại của các Giáo hội trên thế giới… để làm rõ những quyết định cần đưa ra là gì”.
Cuối tuần qua, Giáo hội Đức giàu có và có ảnh hưởng mạnh trên thế giới đã kết thúc Tiến Trình Công Nghị gây tranh cãi của mình. Đó là một cuộc tham vấn kéo dài nhiều năm được khởi động vào năm 2019 dưới chiêu bài mang lại cho giáo dân tiếng nói mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục tàn khốc của giáo sĩ khiến các hàng ghế nhà thờ càng trống rỗng.
Cuộc họp cuối cùng trong quá trình quy tụ hơn 200 đại diện của đời sống Công Giáo ở Đức, những người đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ việc chúc lành cho người đồng giới, nhưng đã trì hoãn ngày bắt đầu việc chúc lành này cho đến tháng 3 năm 2026.
Mặc dù những phép lành này đã xảy ra thường xuyên tại nhiều giáo đoàn bởi các linh mục, nhưng chúng đã bị Giáo Hội Công Giáo chính thức cấm, một quan điểm mà Vatican đã nhắc lại vào năm 2021 khi Bộ Giáo lý Đức tin đưa ra tuyên bố phản đối những chúc lành như thế với lý do rằng Chúa “không thể chúc lành cho tội lỗi” và rằng sẽ là “bất hợp pháp” nếu một linh mục ban cấp bất kỳ tính hợp pháp nào đối với các cuộc kết hợp đồng giới.
Tuy nhiên, bất chấp lập trường của Vatican, 176 người tham gia Tiến Trình Công Nghị của Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc chúc lành. Chỉ có 14 người tham gia đã bỏ phiếu chống và 12 người bỏ phiếu trắng, nhưng đa số hai phần ba cần thiết vẫn đạt được.
Những người tham gia cũng đã bỏ phiếu ủng hộ việc cho các cặp ly dị và tái hôn được rước lễ, và họ kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô xem xét lại yêu cầu về sự độc thân của linh mục.
Phát biểu với các nhà báo hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại quan điểm của Rôma về việc chúc lành cho các cặp đồng tính bằng cách đề cập đến tuyên bố năm 2021 của Vatican, nói rằng “quan điểm của Rôma là như vậy,” và lá phiếu của các giám mục Đức phải được đưa vào phạm vi rộng hơn. Thượng Hội đồng Giám mục về tính đồng nghị, đề cập đến các chủ đề tương tự và sẽ kết thúc vào năm 2024.
“ Quyết định này phải phù hợp với con đường đồng nghị của giáo hội hoàn vũ. Ở đó sẽ quyết định những phát triển sẽ xảy ra,” Đức Hồng Y Parolin nói, gọi đó là một dấu hiệu tốt cho thấy Giáo hội Đức đã chọn trì hoãn việc ban phép lành cho các cặp đồng giới cho đến năm 2026.
Các quan chức Vatican và các giám mục Đức đã tranh cãi qua lại về Tiến Trình Công Nghị trong nhiều năm. Đức Thánh Cha viết một lá thư cho Giáo hội Đức vào mùa hè năm ngoái cảnh báo chống lại việc khơi dậy sự chia rẽ về các vấn đề như độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ, chúc lành đồng giới, và hàng loạt các vấn đề khác.
Vào tháng 11, Vatican đã cố gắng chấm dứt hoàn toàn Tiến Trình Công Nghị này trong cuộc họp với một số người đứng đầu các bộ trong khuôn khổ chuyến thăm ad limina của các giám mục Đức tới Rome, nhưng Tiến Trình Công Nghị vẫn diễn ra bất chấp các chống đối của Tòa Thánh.
Vào Tháng Giêng, một số quan chức hàng đầu của Vatican, bao gồm cả Đức Hồng Y Parolin, đã gửi một lá thư với sự chấp thuận rõ ràng của Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng họ sẽ không chấp nhận một cơ quan quản lý mới của Giáo hội được đề xuất ở Đức bao gồm các giám mục và giáo dân, tuy nhiên các kế hoạch đang được tiến hành để thành lập cơ quan đó, bất kể ý kiến của Tòa Thánh.
Source:Crux
2. Một giáo hoàng khác có thể xem xét vấn đề độc thân linh mục, Đức Phanxicô nói
Trong một cuộc phỏng vấn rất dài được phát sóng vào ngày 12 tháng 3 bởi hãng tin Argentina Perfil nhân dịp kỷ niệm 10 năm được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về luật độc thân của các linh mục trong Giáo hội Latinh, một kỷ luật mà ngài không có ý định xét lại.
“Tôi cảm thấy chưa sẵn sàng để xem xét lại, nhưng rõ ràng đó là vấn đề kỷ luật, không liên quan gì đến tín lý. Hôm nay là như vậy và ngày mai có thể không còn như vậy nữa,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Chúng ta sẽ thấy rằng sẽ đến lúc một giáo hoàng, có lẽ, sẽ xét lại điều đó” ngài nói.
Trong một cuộc phỏng vấn được trang web Infobae của Argentina công bố hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha nói rằng ngài không tin rằng khả năng kết hôn sẽ khuyến khích ơn gọi làm linh mục. Ngài cũng nhắc lại rằng luật độc thân linh mục chỉ là “một kỷ luật”.
Luật độc thân linh mục được áp dụng trong Giáo hội Latinh. Đó không phải là trường hợp của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, nơi đàn ông có khả năng kết hôn trước khi được thụ phong linh mục.
“Sự độc thân là một món quà mà Giáo hội Latinh gìn giữ,” Đức Phanxicô nói vào năm ngoái.
Vào tháng 2 năm 2022, tại một hội nghị chuyên đề về chức linh mục được tổ chức tại Vatican, Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình đã nhận xét: “Độc thân là một hồng ân mà Giáo hội Latinh gìn giữ, nhưng đó là một hồng ân mà để được sống thánh hóa, cần có những mối quan hệ lành mạnh, những mối quan hệ quý trọng thực sự bắt nguồn từ Chúa Kitô. Không có bạn bè và không có lời cầu nguyện, đời sống độc thân có thể trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi và là một phản chứng cho vẻ đẹp của chính chức linh mục.”
Source:Aleteia
3. Nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh nói: Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc 'không phải là thỏa thuận tốt nhất có thể'
Ngoại trưởng Vatican đã nói rằng thỏa thuận Vatican-Trung Quốc “không phải là thỏa thuận tốt nhất có thể” và các cuộc đàm phán đang được tiến hành để làm cho thỏa thuận “hoạt động tốt hơn”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Colm Flynn của EWTN News, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh, nói rằng các nhà ngoại giao Tòa thánh đang “đàm phán để cải thiện” thỏa thuận tạm thời của Tòa thánh với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục, lần đầu tiên được ký vào năm 2018.
“Rõ ràng, mục tiêu là đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể, mà chắc chắn thỏa thuận này không phải là thỏa thuận tốt nhất có thể vì bên kia: Họ chỉ sẵn sàng đi xa và đồng ý với một số điều nhất định. Nhưng đó là điều có thể xảy ra vào thời điểm đó,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói.
“Đây thực sự không phải là thời điểm tuyệt vời để ký kết thỏa thuận, vì nhiều lý do. Nó luôn luôn khó khăn; nó sẽ luôn được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để gây áp lực lớn hơn đối với cộng đồng Công Giáo, đặc biệt là đối với Giáo hội hầm trú. Vì vậy, chúng ta đành phải chấp nhận.
Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đảm nhận nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có với tư cách là chủ tịch vào tuần trước tại một phiên họp nghị viện của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nơi đã nhất trí bỏ phiếu cho Tập trong một cuộc bầu cử mà không có ứng cử viên nào khác.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trước đó đã xác nhận một sự thay đổi hiến pháp loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho phép ông Tập có khả năng cai trị suốt đời vào năm 2018, sáu tháng trước khi Tòa thánh lần đầu tiên ký thỏa thuận với Bắc Kinh.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, sự tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo đã xuống cấp. Tập đã bị quốc tế lên án ngày càng tăng vì cuộc đàn áp tàn bạo của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc, và các quan chức nhà nước ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc đã dỡ bỏ thánh giá và phá hủy các tòa nhà thờ.
Vào tháng 11 năm 2022, Vatican nói rằng chính quyền Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản được quy định trong thỏa thuận cung cấp về việc bổ nhiệm giám mục.
Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu (Peng Weizhao, 彭卫照), được Đức Thánh Cha Phanxicô bí mật bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận Dư Giang (Yujiang, 余江) vào năm 2014, bốn năm trước khi Vatican ký thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc. Là một giám mục “hầm trú”, Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu đã bị bắt và giam giữ bởi chính quyền Trung Quốc trong sáu tháng. Cuối cùng ngài được thả, nhưng chức vụ của ngài bị chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ.
Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 11, ngài đã tham gia các tổ chức Công Giáo Trung Quốc được nhà nước công nhận trong một buổi lễ đánh dấu việc ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Giáo phận Giang Tây, một giáo phận ma được chính quyền Trung Quốc dựng nên nhưng không được Rôma công nhận.
Theo AsiaNews, khoảng 200 người đã tham dự buổi lễ, được tổ chức tại Nam Xương và được chủ trì bởi giám mục địa phương, Gioan Baotixita Lý Tô Quang (Li Suguang, 李稣光). Ông Quang là phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Trung Quốc, là tổ chức không được Tòa Thánh công nhận.
Trong một tuyên bố ngày 26 tháng 11, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Tòa Thánh “ngạc nhiên và lấy làm tiếc” khi biết về việc Đức Cha Gioan Bành Vệ Chiếu được bổ nhiệm về giáo phận Giang tây, và nói rằng giáo phận Giang Tây của Trung Quốc “không được Tòa thánh công nhận”.
“Sự kiện này đã không diễn ra theo tinh thần đối thoại hiện có giữa phía Vatican và phía Trung Quốc và với những gì đã được quy định trong Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục, ngày 22 tháng 9 năm 2018,” tuyên bố cho biết.
Vatican cho biết họ cũng đã nhận được thông tin nói rằng việc bổ nhiệm về phía dân sự của Đức Cha Bành đã xảy ra trước “áp lực nặng nề và lâu dài từ chính quyền địa phương”.
“Tòa thánh hy vọng rằng các tình tiết tương tự sẽ không lặp lại, và đang chờ các thông tin liên lạc thích hợp về vấn đề này từ các cơ quan chức năng và tái khẳng định hoàn toàn sẵn sàng tiếp tục đối thoại trong tinh thần tôn trọng liên quan đến tất cả các vấn đề cùng quan tâm”
Đức Cha Bành, 56 tuổi, học tại Chủng viện Quốc gia ở Bắc Kinh và được thụ phong linh mục năm 1989, kế vị Đức Cha Tôma Tăng Cảnh Mục (Zeng Jingmu, 曾景牧) làm giám mục Dư Giang sau khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào năm 2014.
Đức Cha Tôma Tăng Cảnh Mục, cũng là một giám mục “hầm trú”, đã bị bắt và ở tù 23 năm. Ngài mất năm 2016 ở tuổi 93.
Sau các cuộc đàm phán vào năm 2018, thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Tòa thánh chưa bao giờ được công khai, tuy nhiên, như một phần của thỏa thuận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đồng ý dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bảy giám mục được tấn phong mà không có sự cho phép của Vatican và người ta tin rằng Đức Thánh Cha có thể đưa ra quyết định cuối cùng từ một danh sách các ứng viên Giám Mục do nhà cầm quyền Trung Quốc đề xuất.
Trong bốn năm qua, thỏa thuận, được gia hạn lần thứ hai vào tháng 10 vừa qua, đã bị tranh cãi và chỉ trích nặng nề bởi các giáo sĩ nổi tiếng như Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, là người hôm thứ Sáu đã bị tòa án Hương Cảng kết án theo một pháp lệnh an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt vì ngài ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ của thành phố.
Vatican vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về bản án Trung Quốc dành cho Đức Hồng Y Quân.
Báo cáo của tờ Crux tới đây là hết. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm rằng đây không phải là những vi phạm thỏa thuận đầu tiên về phía Trung Quốc.
Năm 2020 và 2021, Giám mục Tôma Trần Thiên Hạo (Chen Tianhao, 陈天皓) và Giám mục Phanxicô Thôi Khánh Kỳ (Cui Qingqi, 崔庆琪) đã nhậm chức trong các giáo phận tương ứng của họ, với sự sắp xếp và công bố của chính quyền Trung Quốc, mà không có bất cứ thông báo nào rằng họ đã được lựa chọn và phê duyệt bởi Tòa thánh, và các cuộc bổ nhiệm họ không xuất hiện trong bản tin hàng ngày về các cuộc bổ nhiệm do văn phòng báo chí Vatican phát hành.
Thay vào đó, trong cả hai trường hợp, Vatican đã chỉ xác nhận các cuộc bổ nhiệm vài ngày sau đó, sau khi giới truyền thông lên tiếng hỏi, đồng thời nhấn mạnh rằng cả hai trường hợp đều đã có thông báo và sự chấp thuận trước.
Vào thời điểm đó, các viên chức cao cấp của Vatican gần gũi với diễn trình đã nói khác với trình thuật chính thức về vụ việc.
Một người nói với The Pillar rằng “Rôma không thông báo các cuộc bổ nhiệm vì không ai biết” chúng sắp diễn ra.