Ngày 17-03-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/03: Tình thương tha thứ – Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:45 17/03/2024


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,

Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ.

Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình.

Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”

Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất.

Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”

Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất.

Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa.

Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?”

Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”

Đó là lời Chúa
 
Rất mực tôn trọng
Lm. Minh Anh
21:03 17/03/2024
RẤT MỰC TÔN TRỌNG
“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Trong Tin Mừng hôm nay, các nhà lãnh đạo tôn giáo dẫn đến Chúa Giêsu một người phụ nữ ngoại tình cốt làm mồi nhử để bắt Ngài. Chính Ngài, người họ nhắm tới, chứ không phải người phụ nữ này. Khi làm vậy, họ thể hiện một sự thiếu tôn trọng sâu sắc đối với cô. Ngược lại, với cô, Chúa Giêsu ‘rất mực tôn trọng!’.

Qua đó, Ngài thầm nhắc cho các nhà lãnh đạo tôn giáo đó rằng, nếu cô ấy đã phạm tội thì họ cũng đã phạm tội và đang phạm tội khi đem cô đến với Ngài theo cách này. Và Ngài bảo đảm với cô rằng, Ngài không lên án cô, Thiên Chúa cũng không! Và Ngài kêu gọi cô sống sao cho phù hợp hơn với phẩm giá của cô là quý nữ của Thiên Chúa, “Thôi, chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa!”. Ngài ‘cất đi’ “Chữ A màu đỏ” trên áo cô! ( Tìm đọc “Chữ A Màu Đỏ”, “The Scarlet Letter”, của Nathaniel Hawthorne - nói về một phụ nữ ngoại tình buộc phải mang chiếc áo có thêu chữ “A”, “Adultery”, “Ngoại Tình”.)

Gioan viết, “Thiên Chúa không sai Con mình đến thế gian để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Người mà được cứu”. Lời kêu gọi dành cho chúng ta là hiện tại hoá - nhờ quyền năng Thánh Thần - sự hiện diện mang lại sự sống, không phán xét của tình yêu Thiên Chúa, Đấng ‘rất mực tôn trọng’ mỗi người, bất kể lỗi lầm quá khứ của chúng ta, và chúng ta được mời gọi sống với nhau theo cách tương tự.

Việc các kinh sư và biệt phái dẫn người phụ nữ đến với Chúa Giêsu là câu trả lời đơn giản cho sự ‘thất bại đạo đức’ của cô ta, kết án tử hình bằng cách ném đá. Đây không phải là cách giải quyết những thất bại đạo đức của Chúa Giêsu! Những người đưa cô đến chỉ nhìn thấy cô qua quá khứ gần đây của cô; đang khi Ngài nhìn cô cách rộng lượng hơn nhiều. Ngài nhìn thấy toàn bộ bức tranh đời cô - không chỉ một phần nhỏ của nó - nhưng toàn cảnh cuộc đời cô và ‘rất mực tôn trọng’. Ngài thấy cô còn có một tương lai, một tương lai mà những người đưa cô đến hẳn sẽ không chấp nhận cho cô.

Khi Chúa Giêsu nhìn bạn và tôi, Ngài cũng nhìn thấy toàn bộ bức tranh; Ngài không bị ám ảnh bởi một hoặc hai chi tiết của bức tranh. Ngài nghe toàn bộ câu chuyện cuộc đời chúng ta chứ không chỉ vài dòng trong câu chuyện của mỗi người. Chúa Giêsu biết rằng, câu chuyện của bạn và tôi còn dang dở và sẽ chỉ hoàn tất khi Ngài đến “biến đổi thân xác hèn hạ của chúng ta thành bản sao thân xác vinh hiển của Ngài”.

Anh Chị em,

“Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi!”. Bối cảnh Tin Mừng hôm nay quả là một trong những tuyệt phẩm “Thiền”. Người ta mời Chúa Giêsu làm quan toà xét kẻ có tội; bỗng dưng, Ngài trở thành chánh án xét kẻ cho mình là vô tội. Người ta chờ Ngài kết án bị cáo; bỗng dưng, Ngài tra vấn các nguyên cáo. Người ta mang đá để ném vào một người yếu thế; bỗng dưng, Ngài ném trở ra một lời cứng hơn đá trúng tim những người ỷ mạnh. Đá ném vào giết chết tội nhân, lời ném ra cứu sống người ‘công chính’. Người ta muốn Ngài đồng tình giết chết kẻ có tội, Ngài ‘rất mực tôn trọng’ mọi người, những muốn cứu sống kẻ buộc tội lẫn người có tội.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Đấng ‘rất mực tôn trọng’ con, cho con ‘một mực kính trọng’ Chúa trong con và trong anh chị em con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quà tặng, sự tha thứ là bản chất của vinh quang Chúa.
Thanh Quảng sdb
16:53 17/03/2024
Quà tặng, sự tha thứ là bản chất của vinh quang Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về Tin Mừng Chúa nhật thứ năm Mùa Chay trong bài phát biểu lúc đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Trên Thánh Giá, chúng ta chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giêsu và Chúa Cha, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các tín hữu trong giờ Truyền Tin Chúa Nhật.

Suy tư về Tin Mừng Chúa Nhật V Mùa Chay, Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu “muốn nói với chúng ta rằng vinh quang của Thiên Chúa thì khác xa với thành công, danh vọng hay danh tiếng của con người… Đối với Thiên Chúa, vinh quang là yêu thương đến độ hy sinh cả mạng sống mình.”

Điều này, Đức Thánh Cha tiếp tục, đã xảy ra một cách dứt khoát trên Thập Giá, “nơi Chúa Giêsu thể hiện tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn nhất, bộc lộ trọn vẹn khuôn mặt của lòng thương xót, trao ban sự sống và tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Ngài”.

Món quà và sự tha thứ là bản chất của vinh quang Thiên Chúa

Đức Thánh Cha tiếp tục từ Thập Giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng “quà tặng và sự tha thứ là bản chất của vinh quang Thiên Chúa. Và đó là lối sống của chúng ta.”

Điều này hàm ý một tiêu chuẩn khác với các tiêu chuẩn nhìn vinh quang trần thế, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Nhưng “vinh quang trần thế thì qua đi và không để lại niềm vui nào trong tâm hồn; nó cũng không dẫn đến lợi ích cho mọi người mà chỉ dẫn đến sự chia rẽ, bất hòa và đố kỵ.”

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người hãy tự hỏi mình: “Tôi mong muốn điều gì cho vinh quang thân thế mình, cho cuộc sống và mơ ước cho tương lai của mình?” Đó là vinh quang trần thế? Hay đó là “con đường ân sủng và tha thứ, con đường của Chúa Kitô thập giá, con đường của một người không biết mệt mỏi cho đi, tin tưởng làm chứng cho Thiên Chúa trong thế giới và làm cho vẻ đẹp của cuộc sống được tỏa sáng? Vì khi chúng ta cho đi và tha thứ, vinh quang của Chúa sẽ chiếu sáng nơi chúng ta.”

Đức Thánh Cha kết thúc buổi suy niệm bằng lời cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, “người đã theo Chúa Giêsu với trọn niềm tin trên đường Thương Khó, Mẹ sẽ giúp chúng ta trở thành những phản chiếu sống động của tình yêu Thiên Chúa”.
 
Một nhà tâm lý học Công Giáo yêu cầu các đại biểu Thượng Hội đồng giải quyết vấn đề bạo lực gia đình
Vũ Văn An
21:44 17/03/2024

Elise Ann Allen của tạp chí Crux, ngày 9 tháng 3 năm 2024, tường trình rằng nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia về bạo lực bạn tình Christauria Welland từ lâu đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Giáo hội chú ý hơn đến các nạn nhân và thủ phạm của bạo lực gia đình, và bà hiện đang đưa ra lời kêu gọi đặc biệt tới những người tham gia Thượng Hội đồng sắp tới để giải quyết vấn đề này.

Trong một lá thư gửi cho hàng chục đại biểu tại phiên họp tháng 10 năm ngoái của Thượng Hội đồng Giám mục về Thượng hội đồng, Welland nói: “Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những xúc phạm này đối với quyền lợi và sự thánh thiêng của con người!”

Bà nói, đã đến lúc “phải phẫn nộ, phá vỡ sự im lặng, đi theo bước chân can đảm của Đức Giáo Hoàng, tố cáo những gì chúng ta đều biết là xấu xa, và thực hiện hành động tập thể và hữu hiệu”.

Welland là nhà tâm lý học lâm sàng trong 25 năm và là giáo lý viên trong hơn 50 năm. Bà và chồng là Michael Akong trong hai thập niên đã đi khắp thế giới để giáo dục các nhân viên mục vụ, các chuyên gia và các cặp vợ chồng về thực tại lạm dụng gia đình và cung cấp các nguồn lực để ngăn ngừa và điều trị cho những người sống sót và những người lạm dụng bạn tình của họ.

Vào năm 2014, họ thành lập tổ chức Pax in Familia [hòa bình trong gia đình] chuyên ngăn chặn bạo lực và lạm dụng trong các gia đình Công Giáo, nhận thấy cơ hội khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tục lên án bạo lực đối với phụ nữ.

Họ cùng nhau cung cấp các khóa học trực tuyến thông qua tổ chức của mình và đi khắp thế giới, chủ yếu là Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á, tổ chức các buổi hội thảo cho các gia đình, linh mục, giám mục, tu sĩ và giáo dân để nâng cao nhận thức về vấn đề được gọi là Bạo lực bạn tình (IPV) trong các gia đình Công Giáo và dạy các kỹ năng phòng ngừa. Họ nằm trong số những diễn giả tại Đại hội Gia đình Thế giới ở Rome năm 2022 và tại Philadelphia năm 2015.

Trước phiên họp thứ hai của Thượng Hội đồng, diễn ra vào tháng 10 năm nay, Welland đang nhắc lại lời kêu gọi của mình với các đại biểu Thượng Hội đồng.

Trong lá thư của mình, Welland cho biết bà muốn tiếp cận với những người tham gia thượng hội đồng thay mặt cho “những nạn nhân im lặng, không được lắng nghe, bị bỏ rơi và bị gạt ra ngoài lề xã hội cũng như những người sống sót sau bạo lực gia đình”.

Dựa trên chuyên môn hàng thập niên của mình với tư cách là một giáo lý viên và một nhà tâm lý học, Welland cho biết bà đã nghe hàng trăm câu chuyện bi thảm từ những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Công Giáo bị bạo lực trong gia đình, hầu hết trong số họ “nhận được rất ít hoặc không nhận được sự hỗ trợ từ chính giáo xứ của họ”.

Bà nói, nhiều nạn nhân chọn không lên tiếng vì xấu hổ hoặc thiếu hiểu biết, đồng thời cho biết một số người đã bị đổ lỗi cho vụ bạo lực và được yêu cầu phải chịu đựng.

Bà nói, “Cầu mong tiếng kêu cứu của họ không bị bỏ qua trong cuộc tụ tập vĩ đại này! Mong sao mối đe dọa nghiêm trọng của bạo lực gia đình đối với hạnh phúc của các gia đình Công Giáo được thừa nhận và đưa vào lời cầu nguyện cũng như các cuộc thảo luận của các bạn”.

Welland yêu cầu các phản ứng mục vụ đối với bạo lực gia đình và các biện pháp phòng ngừa phải vừa toàn diện vừa nhân ái.

Dù các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục của giáo sĩ và tác động của chúng đối với Giáo hội là “thực sự khủng khiếp”, bà nói, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong các gia đình Công Giáo “ảnh hưởng đến hàng triệu người dân của chúng ta”.

Bà trích dẫn Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng, trong đó yêu cầu những bước nào có thể được thực hiện để mang lại công lý cho các nạn nhân và những người sống sót sau các vụ lạm dụng tình dục cũng như lạm dụng quyền lực và lương tâm của các đại diện Giáo hội.

Bà cho hay, “Tôi đề nghị với các bạn và Thượng Hội đồng rằng câu hỏi cực kỳ có giá trị và quan trọng này nên được đặt ra không chỉ đối với các nạn nhân/những người sống sót của các vụ lạm dụng của giáo sĩ và giáo hội, mà còn đối với tất cả các nạn nhân/những người sống sót của các vụ lạm dụng dưới mọi hình thức, kể cả trong các gia đình Công Giáo của chúng ta".

Vô số nạn nhân phải chịu đựng một cách âm thầm và ở một số quốc gia và nền văn hóa, họ phải “chịu đựng sự sỉ nhục và những mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe và cuộc sống về thể chất, tình dục, tình cảm và tinh thần của họ mà không phàn nàn”.

Welland lưu ý rằng hiện tại, không có điều khoản nào trong Bộ Giáo luật của Giáo hội cung cấp cho người phối ngẫu bị lạm dụng cơ sở để tuyên bố vô hiệu vì lý do lạm dụng, vì việc lạm dụng “thường không xảy ra vào thời điểm tỏ ý ưng thuận”.

Trích dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Welland cho biết trung bình 30% phụ nữ trên 15 tuổi toàn thế giới từng là nạn nhân của bạo lực thể xác hoặc tình dục ít nhất một lần trong đời.

Bà nói: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các gia đình theo tôn giáo, kể cả Kitô giáo, không có tỷ lệ bạo lực gia đình thấp hơn”, đồng thời cho biết hiện có 500 triệu phụ nữ Công Giáo trên 15 tuổi và nếu con số 30% được áp dụng cho con số này thì ước tính có khoảng 125-150 triệu người trong số họ đã bị ảnh hưởng bởi bạo lực thể xác hoặc tình dục ít nhất một lần trong đời.

Bà nói, điều này có nghĩa là “Khi bạn nhìn quanh giáo đoàn của mình vào Chúa nhật, cứ năm, bốn, ba hoặc thậm chí hai người phụ nữ nhìn lại bạn thì có một người đã trải qua sự kiện tàn khốc này trong cuộc đời”.

Bà cho hay, con số có thể nhiều hay ít tùy theo vùng miền, và nói rằng bà nhận ra những số liệu thống kê này có thể khó tin vì nhiều phụ nữ giữ im lặng về việc họ bị lạm dụng.

Bà than thở rằng bạo lực gia đình không được đề cập đến trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo hay Bản tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, “nhưng hàng triệu nạn nhân của nó lại nằm trong số chúng ta”.

Sau đó, Welland đưa ra một số gợi ý về những gì bà nói là các lĩnh vực thiết yếu của nhận thức và hành động mục vụ liên quan đến bạo lực trong các gia đình Công Giáo, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức được nhu cầu của những người sống sót và tập trung vào việc chữa lành.

Bà nói, các giải pháp cũng phải được đưa ra cho những kẻ lạm dụng gây ra bạo lực, đồng thời cho biết nhiều người trong số họ học được hành vi bạo lực khi lớn lên trong môi trường bạo lực và ngoài trách nhiệm giải trình, họ cần học các kỹ năng quan hệ mới.

Vì vậy, bà nói, những kỹ năng quan hệ lành mạnh này cũng phải được dạy cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các cặp vợ chồng trẻ và nhấn mạnh rằng vấn đề phòng ngừa và bạo lực gia đình phải được đưa vào các khóa học chuẩn bị hôn nhân.

Đối với các gia đình bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình, “chính phản ứng mục vụ của chúng ta sẽ bắt đầu quá trình chữa lành và biến đổi,” bà nói và cho rằng phản ứng này phải tập trung vào Chúa Kitô.

Dựa trên kinh nghiệm làm việc với những người đàn ông bạo hành, Welland cho biết cần có một “mô hình cài đặt mới” đòi hỏi “học cách khác để trở thành một người đàn ông” và đòi hỏi sự chia sẻ, kiến thức, công việc cá nhân sâu sắc và rèn luyện những cách liên hệ mới với người khác, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Bà cho biết tình trạng lạm dụng quyền lực đang diễn ra trên khắp thế giới, tại các gia đình cũng như các nhà xứ và giáo xứ. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng “nhiệm vụ song song” trong việc chống lạm dụng quyền lực trong gia đình “không làm giảm đi” tầm quan trọng sống còn của việc vượt qua “chủ nghĩa giáo sĩ trị và chủ nghĩa tự tôn nam nhi vốn loại trừ phụ nữ và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội khỏi các tiến trình phân định”.

Welland chỉ ra tầm quan trọng trong quá trình biến đổi của tính khiêm tốn và lắng nghe cũng như nuôi dưỡng sự sẵn sàng thay đổi, nói rằng: “Chúng ta có thể dạy những kỹ năng tự điều chỉnh và quan hệ cần thiết này cho những người mà chúng ta tiếp xúc, trong những môi trường ưu tuyển của nền giáo dục và giáo lý Công Giáo, vì chúng hoàn toàn tương thích với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”.

“Chúng ta đừng quên những người không có tiếng nói, những người bị lãng quên, những người ẩn giấu, những người đau khổ trong im lặng, trong sợ hãi và thường vô cùng tủi hổ,” bà nói thế, đồng thời cho biết yêu cầu của bà với các đại biểu Thượng Hội đồng “luôn giữ cho hiện diện trong các cuộc thảo luận Thượng Hội đồng của các bạn nhu cầu nâng cao nhận thức về bạo lực trong các gia đình Công Giáo.”

Bà cũng yêu cầu các đại biểu tập trung vào nhu cầu “đào tạo các nhân viên mục vụ để họ đáp lại bằng lòng cảm thương và thực hiện các thư giới thiệu cần thiết để họ được hỗ trợ về chuyên môn, thực tế và hỗ trợ tinh thần”.

Bà nói: “Chúng ta hãy ưu tiên đào tạo để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng giữa giới trẻ với những người lớn nam cũng như nữ, dựa trên sự bình đẳng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và phẩm giá nội tại”.

Ngoài các đại biểu Thượng Hội đồng, Welland còn viết thư trực tiếp cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, như bà đã làm trong một số dịp khác.

Trong một lá thư vào tháng 2 năm 2021 gửi Đức Giáo Hoàng, Welland yêu cầu ngài mở một trung tâm đào tạo và nghiên cứu mục vụ trước tiên ở Rome, sau đó ở những nơi khác trên thế giới.

Bà nói, tại các trung tâm này, “các nhân viên mục vụ thuộc mọi loại có thể học cách ứng phó với bạo lực chống lại phụ nữ trong các gia đình Công Giáo, nỗ lực chấm dứt bạo lực của đàn ông đối với đàn bà và học cách kết hợp các chiến lược phòng chống bạo lực vào tất cả các chương trình dạy giáo lý và giáo dục từ tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành”.

Bà lưu ý rằng trong các tài liệu lục địa của Thượng Hội đồng, người ta thường xuyên đề cập đến bạo lực đối với phụ nữ và mong muốn của họ trở thành “công cụ chữa lành và hòa bình trong gia đình”.

Welland bày tỏ lòng biết ơn đối với các đại biểu Thượng Hội đồng đã cam kết nêu lên vấn đề này, cũng như đối với tài liệu tổng hợp bế mạc phiên họp tháng 10 năm 2023, trong đó thừa nhận rằng “tiếng kêu của những người nghèo đã vang vọng giữa chúng ta”, bao gồm cả những nạn nhân của bạo lực.

Bà ca ngợi sự kiện tài liệu tổng hợp liên tục đề cập đến sự cần thiết phải lắng nghe những người đã chịu đau khổ để học hỏi từ họ, đồng thời cho biết bà và Akong tiếp tục cầu nguyện với những người đàn ông và đàn bà trên khắp thế giới để có những bước tiến lớn hơn trong việc lắng nghe và phản hồiđối với họ một cách hữu hiệu và lòng cảm thương.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thánh Joseph - Giuse
Đinh văn Tiến Hùng
21:08 17/03/2024
*Thánh JOSEPH- GIUSE *
Lễ kính trọng thể 19/3 hàng năm
Thánh Giuse Bạn trăm năm Trinh Nữ Maria

PHÚC ÂM: Mt 1, 16. 18-21. 24a
Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền”.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu.

Gia-cóp sinh Giu-se là bạn của Ma-ri-a, mẹ của Chúa Giê-su gọi là Ðức Ki-tô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Ma-ri-a đính hôn với Giu-se, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giu-se bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giu-se con vua Ða-vít, đừng ngại nhận Ma-ri-a về nhà làm bạn mình, vì Ma-ri-a mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giê-su: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”. Khi tỉnh dậy, Giu-se đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.


* Có một số người cho rằng tên Joseph đã gói trọn các nhân đức của Thánh Cả như sau:
Justitia (Công chính) - Oboedictia (Vâng lời) - Sapientia (Khôn ngoan) - Experienta (Kinh nghiệm) - Patientia (Kiên nhẫn) - Humilitas (Khiêm nhu)


+ NHÂN ĐỨC THÁNH CẢ GIUSE +

*CÔNG CHÍNH nêu gương sáng ngời
Giu-se suy nghĩ định rời lặng yên
Nhưng trong giấc mộng lệnh truyền
Thiên Thần cho biết những điều xảy ra
Tuân lời đưa Maria về nhà
Bà sinh Vương Tử giao hòa tội nhân

*VÂNG LỜI chứng tỏ nhiều lần
Đem Hài Nhi trốn tránh gần ác vương
Tuân lời Thiên Sứ lên đường
Ai Cập đất khách tha phương lo buồn
Không quán trọ mở tình thương
Mẹ sinh Con Trẻ nơi hang chiên lừa

*KHÔN NGOAN nổi bật nơi Ngài
Giu-se tin Chúa an bài đỡ nâng
Được tin Hê-rốt từ trần
Nhưng con nối nghiệp có phần ác hơn
Giu-se không trở lại Ít-ra-en
Yên tâm đưa gia đình về Na-za-rét

*KINH NGHIỆM tích lũy trong đời
Nên dù nguy hiểm Ngài thời vượt qua
Quê người khác với quê nhà
Dưỡng nuôi săn sóc Thánh gia an bình
Với nghề thợ mộc chân tình
Giu-se khấn nguyện gia đinh an vui

*KIÊN NHẪN chăm chỉ việc làm
Bằng nghề thợ mộc xóm làng tin yêu
Giu-se nói ít làm nhiều
Kinh Thánh không ghi một lời Thánh Nhân
Nhưng khi Thánh Phụ lìa trần
Uy quyền ban phát Hồng Ân cho đời

*KHIÊM NHU sống đời âm thầm
Dưỡng nuôi Vương Tử ân cần tình cha
Hôn thê mến trọng thiết tha
Thánh gia an phận chan hòa yên vui
Hân hoan luôn nở nụ cười
Nghĩ mình nhỏ bé suốt đời Xin Vâng.
 
Thứ tha là tâm điểm của Giáo Hội
Phạm Bá Nha
21:23 17/03/2024
THỨ THA LÀ TÂM ĐIỂM CỦA GÍAO HỘI

Tại Roma, 8.3.2024, Giáo Xứ Pio V, trong khi chủ sự sám hối ‘24 Giờ Cho Chúa’ (24 Hours For The Lord) do Ngài sáng lập, ĐGH Phanxicô, nói: ‘Thứ Tha Là Tâm Điểm của Giáo Hội.’ Đây như tĩnh tâm giáo dân dễ xưng tội, ĐGH Benedictô XVI lập ra năm Linh Mục. Năm này nhà thờ mở cửa cả ngày. Trọng tâm năm này là Xưng Tội.

Trong văn thư thành lập ‘24 Giờ Cho Chúa’, Đức Phanxicô nêu ra hai sự kiện
1) Xưng tội là bước đi trong cuộc sống. Xưng tội cho phép chúng ta giao hòa với Chúa. Dịp chúng ta dùng xét mình lỗi phạm với Chúa (10 điều răn) và Anh Em (6 điều Gíao Hội)
2) Bí tich giải tội là nền tảng của Kitô giáo. Chúng ta đổi mới. (Vietcatholic 8.3. 24)

Mới đây, 15.3.24, Đức Phanxicô nói trong huấn dụ về ý nghĩa kinh “ăn năn tội’ và nhắn nhủ các cha Gỉải Tội: Nghĩa vụ vụ được ủy thác trong Tòa Giải Tội thật đẹp và quan trọng. Dịp anh em giúp người khác cảm nghiệm sự dịu hiền tình yêu Thiên Chúa. Vì thế tôi khích lệ anh em sống như ân phúc duy nhất và quảng đại trao ban ơn tha thứ của Thiên Chúa dịu dàng của người mẹ dịu hiền (Vietcatholic 15.3.24)

Kỷ niệm năm linh mục, 2010, hiêp hội ‘Trợ Giúp Giáo Hội Đau Khổ’ (L’AED, l’Aide à l’Eglise en Détrese) xb cuốn sách (75 trang) ‘Prêtres Héroiques’, témoins de la foi au XXI e siècle. Có hình mỗi vị.VN hân hạnh có cha Thadeo Nguyễn Văn Lý (xem số 13) :

1) Giám Mục Vasyl Semenyul (Ukraine, 1949-).
Thụ phong Lm cuối 1974. Giám Đốc Đcv chui Ternopil có 10 thày, sau làm Gm, 2004. Khi còn tu chui, Cha bị theo dõi làm khó dễ, nhưng cha vẫn chui lọt. Thời KGB (Cs Nga) cai trị tất cả đều chui hết, bị bắt, tù đày. Có Vị đã được phong Thánh. Cha kể lại: chúng tôi phải lặn suối xuyên rừng dể giải tội. Cuối 1991, Ukraine mới độc 1ập.

2) Cha Richard Ho Lung (Nhật, Dòng Tên)
Thụ phong Lm 1971, sau khi đậu TS Thần Học và Phụng Vụ, 1973, cha làm phó xứ. Năm 1981, rời Dòng Tên, gia nhâp ’Frères des Pauvres’ (Anh Em Hèn Mọn), chuyên phục vụ dân nghèo bên Phi Luât Tân và Haiti. Lúc đầu qui tụ nhóm được nhóm khoảng 40 bà với gia đình bị cháy ‘màn trời chiếu đất.’ Người ta gọi “cha là linh hồn của Kingstone’. Tiếp cha lập mái ấm tình thương cho người vô gia cư, trung tậm giới trẻ tình nguyên giúp đỡ tỵ nạn. Trung tâm tạo và kiếm việc gọi là ‘Bon Pasteur’, ‘Puys de Jacob’ hay ‘Coin du Seingeur’. Dần dần ‘mở rộng đức tin.

3) Cha Ragheed Ganni (Bắc Irak, 1972-2007)
Là kỹ sư, Cha bị bắt sau khi làm lễ Chúa Nhật xong tại Irak, vùng núi Mossoul. Qua Roma, trong 10 năm, học lấy bằng Tiến Sỹ Thần Học. Thông thạo tiếng Arabes, Ý, Anh và Pháp.Thụ phong Lm 2001, Đúng, Cha là chứng chân đức tin của Chúa Giêsu nơi trần gian. Cha là ánh sáng nơi thung lũng tối tăm bom đạn chiến tranh. TGM Faraj Rahho và Cha sở nhà thờ Saint-Esprit cử cha lãnh đạo nhóm sinh viên. Hồi Giáo rất mạnh, tại đây. Từ 2007, có tới 1 triệu 400 ngàn giáo dân bị giam giữ, còn 350.000 người bị theo dõi. Do nhóm Hồi Giáo quá khích làm. Các đại lễ Công Giáo hay bị quấy phá khó dễ.

4) Cha Michael Shields (Alaska, 1992- )
Cha thuộc Dòng Thánh Tâm (du Sacré Cœur de Jésus) bỏ miền lạnh (Alaska) về nông trại đồng bằng Mangadan (Sibérie) sinh sống, tránh kẻ thù là Cs. Dù Cha bị đi cải tạo ở Magatan lâu năm cũng không xóa bỏ văn hóa dân tộc. Cha mở trung tâm ‘Auberge de Nativité’ ở Magatan xa làng độ 30 cs qui tụ được một số phụ nữ trẻ phá thai nay đã cải tà qui chính, lương tâm đau khổ cắn rứt. Họ chế tạo nữ trang hay đi học.

5) Cha Andrea Santoro (Ý, 1945-2006)
Năm 1970 nhập tu và thụ phong Lm tại Roma. Coi xứ Appio Collatino, Roma, có người Công Giáo Turquie. Sau coi xứ Sainte-Marie gần biển chết, cạnh bức tường Than Khóc. Lúc đầu có 15 nhân danh dự lễ, sau thêm đông. Cha phải coi gái điếm, vùng Caucase, kiên tâm lắm mới thuyết phục được. Không thì ‘ngựa dễ theo đường cũ’. Dọn bài giảng khó vì dân nghe tứ chiếng nghe có cả đạo Hồi. Cắt nghĩa Thánh Kinh phải có Chúa Thánh Thần soi sáng. Từ 1993, Cha hay hướng dẫn hành hương, dân chúng thích nghe cha cắt nghĩa ‘Đường đi Rao Giảng của Chúa khi còn tại thế’. Có lần, tại Ý, cha thuyết trình Chúa phán bảo trong tâm hồn, hãy lắng nghe theo. Đừng cứng lòng.

6) Cha Benigno Beltran (Phi Luật Tân, 1946 -)
Thụ phong Lm 1973. Tiến Sỹ Thần Học, Roma. Gần 30 năm Cha Beltran trà trộn làm việc với trẻ bới rác, tại Silican Mountain. Bữa no bữa đói. Thường có chú giúp lễ đi theo. Cha gia nhập ‘Société du Verbe Divin’ (SVD). Hội viên cai thuốc và nhịn nghiền rượu, dùng tiền cho học bổng học sinh nghèo. Cha thường làm việc chung với các Nữ Tu của Mẹ Terexa Calcutta. Có những người chết vì thiếu thuốc hút. Thà thiếu thuốc hút hơn cơm. Cha nói ‘Thánh lễ là nguồn Hy Vọng’ (La messe est 1a source et l’aide à reprende Espoir). Ý tưởng Cha ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Cha thích ‘Chúa Giêsu Sống Lại’ (Christ-Resusscité) hơn ‘Chúa Giêsu Bị Đóng Đinh (Christ-Cruxifié). Tiếc là Cha ‘đi Tondo mà không bao giờ trở lại’. Bị Cs giết, 1994 (?). Năm 1988 Cha xb Smorkey Mountain. Japon lập trung tâm tôn vinh Cha là ‘Cent Bienfaiteurs de la phanète Terre’.

7) Giám Mục Joseph Coutts (Ấn Độ, 1945-
Cha thụ phong Lm 1971. Sau khi ở Roma về, Cha là giáo sư. Đức Cha là kẻ thù không đội trời chung với Ấn giáo vì có hậu thuẫn của 3 triệu giáo dân. Ấn Độ có nhiều bạo động. Đám đông dễ hùa theo. Đối thoại cần có để cân bằng sống-chết. Từ 1947, Pakistan độc lập nhiều xung đột mới. Đc là trung gian hai bên, Công-Ấn giáo, trong gia đình. Kẻ bên này kẻ còn ở bên kia. Con nhanh chân qua bên Labore (Pakistan). Bố mẹ kẹt bên New-Denis. Đc lập đền Chúa Giệsu Vua, Giang tay che chở mọi người.

8) Giám Mục John Han Dinxiang (Trung Quốc, 1939-2007)
Giáo Hội Hầm Trú Trung Quốc hãnh diện, có Gm Jhon Han Dinxiang đươc xếp hạng vào hàng ‘Tử Đạo’ (au rang de matyrs). Đc xuốt đời chui rúc vì rao giảng Tin Mừng. Từ 2007, Đc bị 30 năm cải tạo ở bắc Yongniann, chỉ được uống nước cầm hơi. Trong tù, Cha lén lút dạy Giáo Lý và Rửa Tội. Sau 2 năm ra khỏi tù làm Gm. Năm 13 tuổi nhập tu Tcv, 1952. Dưới thời Cs, 30 năm Cv nhà thờ bị đóng cửa. Cha mới thụ phong. Sau đó Cha được bổ làm linh hướng. Từ 1962, Trung Quốc cải tổ (réforme) giáo dân mới dễ thở.

9) Giám Mục Daniel Adwok (Soudan, 1952-
Thụ phong Lm 1977, coi xứ Lul bắc Malakal, ngày đêm bị pháo kích. Giáo dân chạy loạn, còn ít thì sống chui rúc. Lễ, giáo lý, học hành bị cấm đoán. Đường xá đứt quãng. Lương thực khan hiếm.
Làm gì cũng phải dược thế ‘nhà vua’. Năm 1984, chiến tranh bùng phát. Cha làm Bề trên Đcv Juba. Coi như bị nhốt cầm chận. Công việc bên ngoài nhờ các soeurs và nhóm trẻ dễ len lỏi, chịu khó lặn lội. Nhờ họ nhiều giáo xứ, trường học và trung tâm đào tạo được mở. Đức Tin biết đến. 1998, Cha được cử làm Giám Mục Gp Khartoum. Ở đây đạo Islam mạnh lấn át. ĐC phải thốt lên ‘Xin cứu chúng tôi’

10) Cha Bernard Digal (Soudan 1952-
Cha thụ phong Lm 1992. Đức TGM Gp Orissa trong tang lễ, tuỵên dương Cha chết như “tử đạo”, sau 2 tháng quoằn quoại khi bị cháy ở thung lũng vùng cao nguyên do quân khủng bố Vishwa Hindu Parishad (VHP) gây ra. Cha nêu gương sáng mọi nơi. Năm 2008, thủ lãnh và quân khủng bố bao vây rừng phóng lửa thiêu sống hai Lm và 70 giáo dân. Noel 2007, giảng lễ, cha nói : Chúng tôi phục vụ không từ chối.

11) Cha Frano Dusaj (Ấn Độ, 1963-2008)
Sau khi thụ phong Lm, Cha nhập dòng Phanxico. Vừa xây xong trung tâm mục vụ, ở Monténégro người ta khám phá Cha bị ung thư bọng đái (cancer). Trong khi điều trị Cha vẫn thiết kế các trung tâm mới. Cha đọc thấy ‘Ce que Dieu a caché aux sages et aux savants, Il l’a relevé aux petits enfants’ (Thiên Chúa che dấu sự khôn ngoan và các nhà thông thái. Nâng cao trẻ em lên). Bỗng khối u biến mất (tumeur va mourir). Bác sỹ và nhà dòng cho đây là phép lạ (une miracle à yeux).T GM Zef Gashi de Bar nói ‘Chúng tôi chỉ biết ‘Merci mon Dieu, Il l’a réalisé (Cám tạ Chúa đã làm)

12) Cha Peter Shekelton (Anh, 1942-
Ở Anh, 1991, Cha là cảnh sát chữa1ửa (pompier). Từ 2002, quanh năm, dọc trên sông Arasi, vùng Amazone, Brésil người ta thấy Cha Shekelton chở rau, hoa quả kiếm được phân phát cho dân chung trong làng quanh vùng. Dân chúng thấy Cha vui như “mẹ về chợ”. Cha nói, đói no rau cơm cháo có nhau. Họ sống trong hang hốc ổ chuột, không tin tưởng ngày mai. Có dịp cha dạy giáo lý, rửa tội. Cha qui tụ chừng 20 bạn trẻ sống đạo với nhau, thăm viếng và nâng đỡ.

13) Cha Thadeo Nguyễn Văn Lý (Quảng Trị, VN, 1949- )
Thụ phong Lm 1974, thự ký Tòa Gm Huế Nguyễn Kim Điền (+ 1988) bị cs VN bắt giam khi hành hương Lavang, bị kết án 20 năm biệt giam tù. Ra trước quan tòa (2000) Cha bị bịt miệng, chung quang công an bao vây, khi yêu cầu cho tư do tôn giáo và ngôn luận. Cha nói ‘Tôi sẵn sàng chết (de mort) ’ (cả thế giới biết hình này) Tết 2/2004, Cha được tha vì thân tàn ma dại, ‘bán thân bất toại’. Tòa Gm hoan hô, đón rước cha ‘chiến thắng trở về’. Thế giới cho Cha là người tù ‘prisonnier de conscience, bailloner la veriter’ (người tù lương tâm phải chiếu sáng sự thật)

14) Giám Mục Erwin Krautler (Áo, 1939- )
Là mẫu gương mục tử trung thành sáng chói bảo vệ người nghèo. 1958, nhập dòng Truyền Giáo Mình Máu Chúa (Missionaires du Précieux Sang du Christ). Thụ phong Lm 1965. Đi truyền giáo bên Bresil và Belem, trong 20 năm, đây có 15% Công Giáo. 1981 làm Gm. Đc bị liệt và danh sách đen (liste noir).1987 xe Đc bị phục kích, nổ banh. Giáo dân đi theo an tòan.

15) Giám Mục Geores Casmoussa (Bắc Ân Độ, 1938-
Gia đình gốc Arabes, theo nghề chăn nuôi. Nhập tu dòng Đa Minh ở Mossoul. Thụ phong Lm 1962. Năm 1963, lập xứ ‘Chúa Giêsu Vua’ cha nói: Chúa Giêsu bảo vệ che chở dưới cánh tay. Từ năm 1979, Ấn Độ bị chế độ độc tài Anh cai trị bóc lột. Dân đông, nghèo đói, cơ cực lầm than. Năm 1964, cha xb revue Al-Fiker al Mess’i (La Pensée Chrétienne). Nhiều bài Giáo Lý tiếng Ấn do dòng Đa Minh điều hành. 1999, Ngài làm Gm. Sau khi Saddam Hussein chết, hòa bình trở lại.

Đức TGM Laurent Ulrich trong giảng lễ CN I Mùa Chay, 3.3.24, nói : Chúa Giêsu là ánh sáng cho từng người (Jésus, lumière pour chacun de nous). (Paris Notre-Dame, 1996, 7.3.24, tr. 5). Dịp khác, Đức TGM khuyên : Hãy trở nên Anh Em dưới ánh nhìn Lòng Thương Xót Chúa (Denenir frère sous le regard misericordieux de Dieu (Bđd. 1983, 7.12.23, tr. 5)
Trong lễ kỷ niệm 150 năm sinh nhật thánh Phanxicô, 10.3.24, tại nhà thờ Saint-François Xavier,7e, ĐTGM nói : Hướng mắt về Chúa (Levons les yeux vers le Seigneur) (Bđd. 1997, 13. 3. 24.Tr. 5)

Cùng ý, trong tĩnh tâm hàng năm cho Giáo Triều, ĐHY Raniero Cantalamessa, 7.3.24, giảng phòng, bài 2, có chủ đề : Ta là ánh sáng thế gian (Je suis est la lumière du monde)

Cùng tạ ơn theo Tv
Vua công chính truyền rao
Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy (Ga 14,15)
Lạy Chúa, con muốn vịnh ca dâng kính Ngài và chủ tâm theo đường hoàn hảo.
Lạy Chúa, con xin ca ngợi tình thương và công lý : con đàn hát kính Ngài.
Con nguyện chủ tâm theo đường hoàn hảo,bao giờ Ngài mới đến cùng con?
Con sẽ sống theo lòng thuần khiếtở trong cửa trong nhà.
Việc xấu xa đê tiện, con chẳng để mắt trông.Con ghét kẻ làm điều tà vạy,
không để cho dính dáng đến mình.
Tâm địa gian manh con hằng xa lánh, chẳng muốn biết gì đến chuyện xấu xa
Ai nói chùng nói lén, là con sẽ diệt trừ.
Con mắt khinh người, lòng dạ kiêu căng :những bọn đó, không khi nào con chịu.
Con để mắt kiếm người hiền trong xứ, cho họ được ở gần.
Ai sống đời hoàn hảo, sẽ là người được phục vụ con.
Nhà con ở không hề chứa chấp kẻ quen trò bịp bợm thói lưu manh.
Hạng nói dối chuyên nghề, con đuổi cho khuất mắt.
Mỗi buổi mai con lại diệt trừcho hết phường ác nhân trong xứ sở,
hầu quét sạch khỏi thành đô bọn làm điều ác, chẳng sót một tên. (Tv 100)
 
VietCatholic TV
TT Biden tặng ATACMS đặc biệt cho Kyiv. Đạn pháo lũ lượt đến Ukraine. Chiến tranh kéo về đất Nga
VietCatholic Media
03:06 17/03/2024

1. Tổng thống Joe Biden bất ngờ tặng hỏa tiễn cho Ukraine. Lần cuối cùng điều này xảy ra, rất nhiều máy bay trực thăng của Nga bị phá hủy.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ đưa ra lập trường trên trong bài tường trình nhan đề “Joe Biden Unexpectedly Gifts Rockets To Ukraine. The Last Time This Happened, A Lot Of Russian Helicopters Got Wrecked.”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba bất ngờ công bố viện trợ quân sự bổ sung 300 triệu Mỹ Kim cho Ukraine.

Điều quan trọng là lô hàng đạn dược bất ngờ được cho là bao gồm lô hỏa tiễn đạn đạo Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội M39 hay còn gọi là ATACMS thứ hai. Lara Seligman, Alexander Ward và Paul McLeary của Politico lần đầu tiên đưa tin về điều khoản này.

Lần cuối cùng Ukraine nhận được M39 là vào mùa thu năm ngoái, nước này đã nhanh chóng bắn tất cả khoảng 20 loại đạn từ Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao hoặc các bệ phóng M270 bánh xích — và tàn phá hệ thống phòng không và trực thăng của Nga.

M39 là hỏa tiễn đạn đạo nặng 2 tấn, dài 13 feet với động cơ hỏa tiễn rắn và đầu đạn chứa 950 quả đạn con M74. Được bắn riêng lẻ bởi một HIMARS hoặc hai chiếc một lúc bởi một chiếc M270 – Ukraine có khoảng ba chục chiếc trước và khoảng hai chục chiếc sau – hỏa tiễn cổ điển của những năm 1990 có tầm bắn xa tới 100 dặm dưới sự dẫn đường quán tính.

Một chiếc M39 thường tấn công trong phạm vi 50 thước tính từ điểm ngắm của nó. Điều này không phải là siêu chính xác theo tiêu chuẩn hiện đại, nhưng nó đủ chính xác khi coi M39 là vũ khí khu vực.

Khi hỏa tiễn lao thẳng về phía mục tiêu, nó quay tròn và nổ tung, rải 950 quả bom nhỏ bằng thép và vonfram trên một khu vực có thể rộng hàng chục ngàn feet vuông. Mỗi quả đạn con M74 có sức nổ tương đương một quả lựu đạn cầm tay.

M39 là vũ khí mạnh mẽ để tấn công các mục tiêu mềm, dàn trải. Đó là lý do tại sao Ukraine cho đến nay vẫn nhắm đạn vào các hệ thống phòng không tầm xa tinh vi và các máy bay trực thăng cũng mỏng manh không kém tại các căn cứ tiền tuyến của họ.

Thiệt hại từ cuộc tấn công đầu tiên của Ukraine bằng M39 vào ngày 17 tháng 10 đã nhắm vào hai căn cứ trực thăng ở miền nam và miền đông Ukraine bị Nga tạm chiếm. Ít nhất ba quả hỏa tiễn đã tấn công các phi trường bên ngoài Berdyansk ở miền nam Ukraine cũng như ở tỉnh Luhansk ở phía đông.

Theo phân tích hình ảnh vệ tinh thương mại của GeoConfirmed, một cơ quan tình báo nguồn mở trên trang mạng xã hội trước đây gọi là Twitter, hàng ngàn quả đạn con đã phá hủy hoặc làm hư hỏng nặng 21 máy bay trực thăng. “Đây có lẽ là đòn giáng lớn nhất vào lực lượng không quân Nga kể từ đầu cuộc chiến”, GeoConfirmed nhận xét.

Phân tích thứ hai của nhóm phân tích Frontellect Insight của Ukraine, phù hợp với đánh giá của GeoConfirmed. “Ước tính của họ dựa trên cơ sở vững chắc,” Frontelligence tuyên bố.

Cuộc tấn công ATACMS thứ hai, vào ngày 25 tháng 10, đã đánh trúng dàn hỏa tiễn đất đối không của không quân Nga ở Luhansk. Các video và hình ảnh mô tả phần đuôi tách rời của hai chiếc M39—và cả hậu quả của cuộc tấn công được cho là: khói cuộn lên từ thứ mà người dùng mạng xã hội Nga xác định là một khẩu đội S-400.

Trong những năm trước cuộc chiến rộng lớn hơn ở Ukraine, lực lượng không quân Nga đã triển khai 5 khẩu đội S-400 cùng với các radar kèm theo để xâm lược Crimea. Những chiếc S-400 khác cuối cùng cũng được triển khai ở những nơi khác trong và xung quanh vùng Ukraine bị tạm chiếm. Khi Ukraine mua ngày càng nhiều vũ khí tấn công sâu tốt hơn vào năm ngoái, họ bắt đầu nhắm vào các khẩu đội.

Theo Oryx, những cuộc tấn công đó đã phá hủy ít nhất sáu bệ phóng S-400 cùng với thiết bị hỗ trợ S-400 bao gồm một trạm chỉ huy và một radar: đủ thiết bị cho một khẩu rưỡi khẩu đội.

Không rõ Ukraine đã thực hiện thêm bao nhiêu cuộc tấn công ATACMS lớn nữa sau hai cuộc tấn công đầu tiên vào tháng 10. Hai mươi chiếc M39… không phải là nhiều so với M39. Nhưng bạn không thể buộc tội người Ukraine lãng phí những loại đạn dược mạnh mẽ này.

Và họ chắc chắn cũng sẽ không lãng phí lô M39 thứ hai. Chúng tôi không biết có bao nhiêu hỏa tiễn trong gói đạn bất ngờ, nhưng hãy tìm cách chúng trút xuống các căn cứ trực thăng, khẩu đội phòng không và các mục tiêu mềm khác của Nga.

Đây hẳn là một chiến dịch tấn công sâu tốn kém đối với người Nga nhưng ngắn gọn. Sau khi lô M39 thứ hai này hết, có thể phải mất một thời gian nữa Hoa Kỳ mới cung cấp lô M39 khác. Nói chung, chính sách của Tòa Bạch Ốc là gửi vũ khí đến Ukraine bằng cách chuyển chúng khỏi kho quân sự của Mỹ nhưng chỉ khi Ngũ Giác Đài đã có kinh phí để thay thế những vũ khí đó.

Tiền thay thế đạn dược dường như đã hết vào tháng 12, hai tháng sau khi đảng Cộng hòa thân Nga tại Quốc hội Mỹ chặn đề xuất của Tổng thống Biden chi thêm 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine. Nhưng sau đó Ngũ Giác Đài giải thích rằng họ đã phát hiện ra khoản tiết kiệm 300 triệu Mỹ Kim từ hợp đồng cung cấp vũ khí cho Kyiv trước đó.

Việc tài trợ thêm có thể đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể trong nền chính trị Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp từ Đảng Dân chủ của Tổng thống Biden đang cố gắng thực hiện một động thái lập pháp hiếm hoi được gọi là “kiến nghị bãi miễn”, mà với sự ủng hộ tối thiểu của Đảng Cộng hòa, có thể buộc Chủ tịch Hạ Viện phải bỏ phiếu về khoản viện trợ mới trị giá 61 tỷ Mỹ Kim đó.

Kiến nghị bãi miễn bắt đầu thu thập chữ ký vào thứ Ba. Có 219 đảng viên Đảng Cộng hòa và 213 đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ. Bản kiến nghị cần có 218 chữ ký mới được thông qua.

2. Bộ Quốc Phòng Nga đưa tin về các cuộc giao tranh ở biên giới và nỗ lực xâm nhập vào Belgorod của quân cách mạng.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hôm Thứ Bẩy, 16 Tháng Ba, rằng: “Có tới 30 kẻ phá hoại Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài trên hai chiếc trực thăng Mi-8 đã hạ cánh cách biên giới Nga một km vào khoảng 16:30 ngày 14 Tháng Ba, giờ Mạc Tư Khoa theo giờ Mạc Tư Khoa. Nhóm di chuyển về phía Kozinka và đi vào một số ngôi nhà ở ngoại ô thị trấn.”

“Khi cố gắng tiến xa hơn, nhóm bị quân đội và bộ đội biên phòng chặn lại. Khu vực gần Kozinka đã được rải mìn từ xa để ngăn chặn sự tiếp cận của lực lượng vũ trang Ukraine.”

“Trong quá trình rút lui, một số kẻ phá hoại đã cố gắng giành được chỗ đứng trong một trong những ngôi nhà, trong khi những người khác tiến vào bãi mìn, nơi chúng bị tiêu diệt. Cùng lúc đó, hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Tornado đã tiêu diệt một nhóm binh sĩ Ukraine đang di chuyển để di tản những người bị thương và thi thể người chết.”

“Quyền kiểm soát thị trấn đã được khôi phục hoàn toàn và khu vực này đã được giải tỏa.”

Dẫn lời thị trưởng Belgorod, Valentin Demidov, Konashenkov nói rằng ba người đã bị thương vào ngày 15 tháng 3 do pháo kích của Ukraine và 400 cư dân của ba thị trấn biên giới ở Belgorod đã được di tản do pháo kích của Ukraine.

3. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định Putin cần phải thua trong cuộc xâm lược Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây ra sự kinh ngạc vào ngày 26 tháng 2 khi ông từ chối loại trừ việc gửi quân đến Ukraine, sau đó được làm rõ với tư cách là người huấn luyện, nhưng trong một cuộc phỏng vấn truyền hình đầy kịch tính hôm Thứ Sáu,, ông đã từ chối rút lui, nói rằng ông sẽ không loại trừ bất cứ điều gì nhằm duy trì sự mơ hồ về mặt chiến lược và thuyết phục Vladimir Putin rằng Nga đang tham gia vào một cuộc chiến mà Âu Châu sẽ không cho phép nước này giành chiến thắng.

Trích dẫn Winston Churchill và Charles de Gaulle ở nhiều điểm khác nhau trong cuộc phỏng vấn, ông nói:

An ninh của Âu Châu và người Pháp đang bị đe dọa ở Ukraine. Nếu Nga thắng, cuộc sống của người Pháp thay đổi và uy tín của Âu Châu giảm xuống mức 0. Ai có thể nghĩ rằng Vladimir Putin sẽ dừng lại ở đó?

Ông cho biết Nga đã tham gia vào một cuộc chiến tranh hỗn hợp ở Âu Châu. Ông cũng bác bỏ những tuyên bố rằng những luận điệu của ông có nguy cơ leo thang.

“Chúng ta không được yếu đuối,” Macron lập luận. “Chúng ta đã đặt ra quá nhiều giới hạn bằng lời nói. “Hai năm trước chúng tôi đã nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ gửi xe tăng. Sau đó chúng ta đã làm. Hai năm trước chúng ta đã nói rằng chúng tôi sẽ không bao giờ gửi hỏa tiễn tầm trung. Sau đó chúng ta đã làm được.”

Ông bảo vệ việc từ bỏ cuộc đối thoại ban đầu với Putin bằng cách nói rằng “tình hình đang thay đổi trên thực tế ngày nay đòi hỏi một đường lối mới”.

“Cuộc phản công của Ukraine đã không diễn ra như kế hoạch”, tổng thống thừa nhận, đồng thời nhấn mạnh sự bế tắc trên các mặt trận, thiếu tân binh và đạn pháo trong trại Ukraine. Đồng thời, ông nói, chế độ Điện Cẩm Linh “đã trở nên cứng rắn hơn đáng kể”, ám chỉ cái chết của Alexei Navalny.

4. Bản đồ cho thấy mối đe dọa từ máy bay không người lái của Ukraine đối với đế chế dầu mỏ của Putin

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Map Shows Ukraine Drone Threat Over Putin's Oil Empire”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Giá dầu thô tăng vọt trong tuần này sau khi các máy bay không người lái của Ukraine một lần nữa tấn công nhiều cơ sở lọc dầu của Nga, khi Kyiv tiếp tục nỗ lực tầm xa nhằm hạn chế sự di chuyển của Nga ở Hắc Hải và các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine.

Làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái gần đây nhất của Ukraine nhắm vào các cơ sở quan trọng ở Ryazan ở phía đông nam Mạc Tư Khoa, vùng Rostov gần biên giới Ukraine, Nizhny Novgorod cách thủ đô gần 300 dặm về phía đông, thành phố Kirshi gần St. Petersburg và Pervyy. Zavod cách Mạc Tư Khoa khoảng 100 dặm về phía tây nam.

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đã tỏ ra kiên cường qua hai năm chiến tranh, số tiền thu được từ xuất khẩu - phần lớn trong số đó hiện được chuyển sang Trung Quốc và Ấn Độ với giá chiết khấu - đã giúp tài trợ cho cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa. Giới hạn giá và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không ngăn được dầu thô của Nga, khiến Kyiv thất vọng. Ukraine bây giờ dường như đang tự mình giải quyết vấn đề này.

Tầm quan trọng chiến lược của các mục tiêu trong tuần này là rất lớn. Nhà máy lọc dầu NORSI gần Nizhny Novgorod thuộc sở hữu của Lukoil và lọc khoảng 15,8 triệu tấn dầu thô của Nga hàng năm, tương đương khoảng 317.000 thùng mỗi ngày. Con số này chiếm gần 6% tổng số quốc gia, Reuters đưa tin trích dẫn các nguồn tin trong ngành.

Cơ sở này cũng sản xuất khoảng 4,9 triệu tấn xăng - 11% tổng sản lượng của Nga, 6,4% nhiên liệu diesel, 5,6% dầu mazut và 7,4% nhiên liệu hàng không của đất nước. Reuters cho biết ít nhất một nửa sản lượng của nhà máy lọc dầu đã bị dừng lại do cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ngày 12/3.

Tại Kirishi, chính quyền địa phương tuyên bố rằng một máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn hạ trước khi nó có thể gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Nhà máy lọc dầu ở đây là một trong hai nhà máy lọc dầu hàng đầu ở Nga, giải quyết khoảng 17,7 triệu tấn hàng năm, tương đương 355.000 thùng mỗi ngày; 6,4% tổng số.

Bloomberg đưa tin các nhà máy lọc dầu buộc phải ngừng hoạt động trong tuần này chịu trách nhiệm chung cho 12% công suất lọc dầu quốc gia của Nga.

Sự lan rộng của các mục tiêu nói lên sự thành công của Ukraine trong việc xuyên thủng chiếc ô phòng không của Nga — mặc dù các đội phòng không của nước này thường là đối tượng bị chế nhạo kể từ tháng 2 năm 2022 — và cho thấy sự biến đổi của các nền tảng máy bay không người lái được sử dụng trong chiến dịch tấn công tầm xa của nước này.

Tháng trước, “ông trùm máy bay không người lái” của Kyiv, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov nói với Reuters rằng Ukraine đang sản xuất hàng ngàn máy bay không người lái có khả năng tấn công các mục tiêu ở “300, 500, 700 và 1.000 km”.

Các nhà phát triển máy bay không người lái của đất nước này đang nghiên cứu một phương tiện có thể bay 2.500 km và có kế hoạch cho các nền tảng có thể vượt quá 3.000 km. Mùa hè năm ngoái, Fedorov nói với Newsweek rằng Ukraine “đang trên đường trở thành nước dẫn đầu thế giới về sản xuất máy bay không người lái”.

Về mặt lý thuyết, những tiến bộ như vậy sẽ đưa các cơ sở lọc dầu lớn ở xa như Omsk và Tobolsk – cả hai đều ở khu vực Siberia phía đông dãy núi Ural – vào trong phạm vi hoạt động.

CNBC đưa tin trong tuần này, dẫn lời Andy Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates, chiến dịch tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine trong năm nay đã tấn công các cơ sở chiếm 25% tổng công suất lọc dầu của Nga là 6,8 triệu thùng mỗi ngày. Lipow nói với cơ quan này rằng khoảng 50% công suất lọc dầu của Nga nằm trong phạm vi hoạt động của máy bay không người lái của Kyiv.

Sergey Vakulenko thuộc Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga đã viết vào tháng 1 rằng chiến dịch đang diễn ra của Ukraine dường như có 18 nhà máy lọc dầu của Nga — với công suất tổng cộng 3,5 triệu thùng mỗi ngày, hơn một nửa tổng công suất của Nga — nằm trong phạm vi hoạt động.

Vakulenko nói thêm rằng Mạc Tư Khoa sẽ cần tìm cách để nhanh chóng sửa chữa các cơ sở bị hư hại của mình - giống như Kyiv đã làm trong chiến dịch tấn công của Nga nhằm vào các mục tiêu năng lượng - vào thời điểm nước này đang bị trừng phạt.

Vakulenko viết: “Một mặt, không còn nghi ngờ gì nữa rằng Nga có cơ sở công nghiệp lớn hơn nhiều so với Ukraine, điều đó có nghĩa là có nhiều cơ hội hơn để tìm nguồn phụ tùng trong nước”. “Mặt khác, Nga bị cô lập với thị trường quốc tế hơn Ukraine.

“Nếu chúng ta chứng kiến sự khởi đầu của làn sóng tấn công vào các nhà máy lọc dầu ở miền Tây nước Nga, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Dù thế nào đi nữa, khả năng phục hồi và sự khéo léo dự trữ của Nga có vẻ sẽ bị thử thách nghiêm trọng.”

5. Thống đốc Nga cáo buộc Ukraine pháo kích vào Grayvoron ở vùng Belgorod của Nga

Thống đốc khu vực Belgorod, Vyacheslav Gladkov, cho biết một người đã thiệt mạng do pháo kích của Ukraine tại thành phố Grayvoron của Nga thuộc vùng Belgorod.

Ông ta nói:

Thành phố Grayvoron bị lực lượng vũ trang Ukraine tấn công. Có một người chết. Đây là người tham gia tự vệ lãnh thổ của chúng ta. Anh ta là một trong những người tham gia tích cực - anh ta đã nhiều lần giúp di tản dân thường và bảo đảm an ninh ở quận quê hương của anh ta.

Vào thời điểm xảy ra vụ pháo kích, người đàn ông đang đi trên đường và bị thương nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của người đã khuất. Đây là một mất mát nặng nề đối với toàn thể người dân vùng Belgorod.

6. Ukraine nhận được lượng đạn tăng cường rất cần thiết

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Receives Much-Needed Ammo Boost”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nỗ lực giúp giải quyết vấn đề thiếu đạn dược của Ukraine đã nhận được sự thúc đẩy rất cần thiết từ một đồng minh Âu Châu.

Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha hôm thứ Sáu thông báo rằng Lisbon đang tham gia nỗ lực do Tiệp dẫn đầu nhằm cung cấp hơn 800.000 quả đạn pháo cho Ukraine khi quốc gia bị chiến tranh tàn phá này tiếp tục nỗ lực chống lại lực lượng Nga hơn hai năm sau khi bị tạm chiếm.

Ukraine gần đây đã phải hứng chịu một loạt thất bại trên chiến trường, phần lớn do thiếu hụt lớn về đạn pháo so với Nga. Một quan chức ngoại giao Âu Châu nói với Newsweek hồi đầu tháng này rằng sự khác biệt là “mối nguy hiểm cấp tính lớn nhất” mà Ukraine đang phải đối mặt.

Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng việc Ukraine có thêm đạn dược để đáp trả các cuộc tấn công liên tục và dữ dội hơn của Nga là “quan trọng và cấp bách” và đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm đạn pháo 155ly.

Bồ Đào Nha đang cam kết 100 triệu euro, tương đương khoảng 109 triệu Mỹ Kim, cho nỗ lực cung cấp đạn dược do Tiệp dẫn đầu, mà Bộ cho biết sẽ giúp bảo vệ “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Liên minh Âu Châu và các nước thành viên gần đây đã tăng cường viện trợ cho Ukraine trong khi gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim của Mỹ do Tổng thống Joe Biden yêu cầu vẫn bị giữ lại tại Quốc hội trong bối cảnh bế tắc đảng phái.

Ngoài Bồ Đào Nha, các đồng minh Âu Châu gồm Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển cũng đã đóng góp tài chính cho chương trình đạn dược của Tiệp. Tổng thống Tiệp Petr Pavel cho biết tuần trước rằng cho đến nay đã có đủ kinh phí để mua 300.000 viên đạn.

Đầu tuần này, cố vấn an ninh quốc gia Tiệp Tomáš Pojar cho biết số đạn dược này sẽ được chuyển đến Ukraine từ “tháng 6 trở đi”, theo Euractiv. Việc giao hàng dự kiến sẽ kéo dài khoảng một năm.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov gần đây than thở rằng một nửa số viện trợ quân sự mà các đồng minh phương Tây của Kyiv hứa hẹn “không được giao đúng thời hạn”, càng làm trầm trọng thêm những tai ương trên chiến trường của đất nước.

Trong khi chương trình do Tiệp dẫn đầu đang dựa vào việc mua đạn dược từ bên ngoài Âu Châu, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu hôm 5/3 đã công bố một sáng kiến nhằm tăng cường sản xuất vũ khí ở Âu Châu và giảm sự phụ thuộc của lục địa này vào vũ khí do Mỹ sản xuất.

Chính quyền Tổng thống Biden cho đến nay là nước đóng góp vũ khí lớn nhất cho Ukraine trong suốt cuộc chiến. Washington đã cung cấp hơn 2 triệu viên đạn pháo 155 ly cho Kyiv kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24/2/2022.

Quân đội Mỹ đầu năm nay công bố kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng đạn dược hàng tháng vào mùa thu, với mục tiêu cung cấp cho cả Ukraine và quân đội Mỹ. Quân đội hy vọng sẽ đạt được tốc độ sản xuất 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng vào tháng 10 năm 2025.

Hôm thứ Ba, Bộ Quốc phòng thông báo rằng họ sẽ gửi cho Ukraine gói viện trợ quân sự tạm thời trị giá 300 triệu Mỹ Kim mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội, sử dụng số tiền thặng dư lấy từ các hợp đồng quốc phòng thuộc ngân sách.

7. Liên Hiệp Âu Châu đã công bố kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra năng lực sản xuất 2 triệu quả đạn pháo mỗi năm cho Ukraine và quốc phòng của nước này vào cuối năm 2025.

Chuyến thăm quan 30 nhà sản xuất trên khắp Liên Hiệp Âu Châu của ủy viên quốc phòng Thierry Breton đã xác định được những nút thắt quan trọng cần giải quyết khẩn cấp để cung cấp đạn dược cần thiết cho Kyiv, bao gồm cả việc sản xuất thuốc súng và chất nổ.

Theo kế hoạch trị giá 500 triệu euro, họ sẽ cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà sản xuất vũ khí ở Pháp, Thụy Điển, Đông Phương, Na Uy, Hung Gia Lợi, Ý, Đức, Ba Lan, Phần Lan và Tiệp.

Các quan chức cho biết họ tin tưởng công suất sẽ đạt 1,7 triệu quả đạn pháo vào cuối năm nay, vượt mục tiêu 1 triệu quả đã bị bỏ lỡ vào năm ngoái, với công suất 2 triệu quả vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026.

Sáng kiến này tách biệt với sáng kiến của Tiệp nhằm mang số đạn dược trị giá 800.000 euro, một số được mua từ bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu, đến chiến trường vào mùa hè.

8. Video cho thấy không quân của Putin ném bom thị trấn ở Nga do phiến quân chiếm giữ

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's Air Force Bombs Russian Village Claimed by Rebels: Video”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một đoạn video xuất hiện cho thấy Lực lượng Không quân Nga đã ném bom lãnh thổ của mình gần biên giới với Ukraine trong bối cảnh có sự xâm nhập từ nhiều hướng của quân cách mạng Nga đang chiến đấu bên cạnh Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Andriy Tsaplienko, một nhà báo Ukraine, đã chia sẻ đoạn video về vụ nổ hôm thứ Sáu sau khi Quân đoàn Tự do Nga, Tiểu đoàn Siberia và Quân đoàn Tình nguyện Nga (RDK) – ba đơn vị quân đội tình nguyện liên kết với Ukraine – hôm thứ Ba tiến hành một cuộc đột kích xuyên biên giới vào miền nam nước Nga. Vùng Belgorod và Kursk.

Quân đoàn Tự do Nga — được thành lập vài tuần sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 — và RDK đã tiến vào vùng Belgorod của Nga nhiều lần trong suốt cuộc chiến. Tiểu đoàn Siberia, được thành lập vào tháng 10 năm 2023, lần đầu tiên gia nhập hai nhóm trong tuần này.

Alexei Baranovsky – một tình nguyện viên của Quân đoàn Tự do Nga, người có biệt danh là “Lutik” – nói với Newsweek trong tuần này rằng các chiến binh nổi dậy có ý định cuối cùng sẽ “tiến quân vào Mạc Tư Khoa”. Mục tiêu của họ là “giải phóng nước Nga khỏi Putin. Baranovsky nói: “Chúng tôi có thể không thực hiện được bây giờ, nhưng đó là nhiệm vụ bao trùm của chúng tôi”.

Tsaplienko viết: “Máy bay Nga bắn phá lãnh thổ Nga, cụ thể là các thị trấn nơi các tình nguyện viên của Quân đoàn Tự do Nga, RDK và tiểu đoàn 'Siberia' tiến vào.

Đoạn phim quay từ trên không cho thấy các vụ nổ tấn công một tòa nhà và những đám khói dày đặc bốc lên không trung sau đó. Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của đoạn phim và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email. Hôm thứ Sáu, họ cho biết “hơn 50 kẻ phá hoại” đã bị tiêu diệt trong nỗ lực đột nhập vào khu vực Belgorod của các nhóm này.

Trong một tuyên bố đăng trên kênh Telegram, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã “đánh bại một nỗ lực khác” của các nhóm nhằm đột nhập vào lãnh thổ ở vùng Belgorod, “lần này là ở khu vực gần biên giới Kozinka”. Nó nói thêm rằng họ đã bắt đầu rút lui vào lãnh thổ Ukraine.

Trong khi đó, vào đầu giờ chiều thứ Sáu, Quân đoàn Tự do Nga, Tiểu đoàn Siberia và RDK đã đưa ra tuyên bố chung. Họ nói rằng “trong vòng một giờ tới, một cuộc tấn công lớn sẽ được thực hiện vào các mục tiêu quân sự ở thành phố Belgorod.”

Tuyên bố cho biết thêm: “Chúng tôi kêu gọi người dân địa phương ngay lập tức đến nơi trú ẩn an toàn và ở yên cho đến khi cuộc tấn công kết thúc”. “Hãy truyền bá thông điệp này đến người dân Belgorod và giúp cứu sống những người đồng hương.”

Các đơn vị quân đội cho biết hôm thứ Tư rằng họ “buộc phải nổ súng vào các vị trí quân sự ở Belgorod” vì “mỗi ngày, hàng chục người Ukraine vô tội bình thường (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) chết vì pháo kích từ Belgorod”.

“Việc pháo kích Ukraine từ lãnh thổ Belgorod phải dừng lại!” họ nói thêm.

9. Nga đang đi sát ranh giới đỏ của NATO

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Is Skirting NATO's Red Line”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Việc Nga bị cáo buộc làm nhiễu tín hiệu vệ tinh đối với máy bay quân sự chở Bộ trưởng Quốc phòng Anh hôm thứ Tư, nếu được xác nhận, sẽ là hành động liều lĩnh mới nhất của Mạc Tư Khoa đối với giới hạn đỏ cứng rắn của NATO; đó là sự an toàn của các nhà lãnh đạo đồng minh.

Grant Shapps đang trở về sau chuyến thăm quan sát các cuộc tập trận quân sự của NATO ở Ba Lan thì xảy ra sự can thiệp gần khu vực Kaliningrad thuộc vùng Baltic của Nga, một địa điểm chiến lược và quân sự hóa mạnh mẽ được coi là một trung tâm tác chiến điện tử.

Sự can thiệp kéo dài khoảng 30 phút, chặn kết nối di động và internet, đồng thời buộc máy bay phải quay lại sử dụng các công nghệ định vị thay thế.

Một nguồn tin giấu tên của Bộ Quốc phòng Anh nói với The Times rằng Không quân Hoàng gia “đã chuẩn bị tốt để đối phó với vấn đề này”, nhưng cho rằng các biện pháp như vậy sẽ gây ra “rủi ro không cần thiết đối với máy bay dân sự và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dân”. Nguồn tin cho biết thêm, vụ việc này là “cực kỳ vô trách nhiệm từ phía Nga”.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã hạ thấp mối lo ngại.

“Nó không đe dọa đến sự an toàn của máy bay và không có gì lạ khi máy bay gặp phải tình trạng gây nhiễu GPS gần Kaliningrad, tất nhiên là lãnh thổ của Nga”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Quốc phòng Anh qua email để yêu cầu bình luận.

Vụ việc Shapps không phải là lần đầu tiên, thậm chí không phải là trường hợp nghiêm trọng nhất mà một bộ trưởng thành viên NATO có thể bị đe dọa bởi hoạt động quân sự của Nga. Mới tháng trước, một hỏa tiễn của Nga đã tấn công Odessa trong khi Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đang thăm thành phố cảng này cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Theo nhiều báo cáo, hỏa tiễn rơi ở khoảng cách từ 700 đến 1.600 feet so với nhà lãnh đạo Hy Lạp.

Giết hoặc làm bị thương một nhà lãnh đạo NATO sẽ không tự động kích hoạt điều khoản phòng thủ tập thể Điều 5 của liên minh. Trong khi các đồng minh “đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước trong số họ ở Âu Châu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các nước đó”, các thành viên phải đồng ý viện dẫn Điều 5.

Tài liệu thành lập của NATO lưu ý rằng bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào cũng phải được cung cấp “phù hợp với các quy trình hiến pháp tương ứng của họ”, nghĩa là sự đồng ý của các cơ quan ra quyết định quốc gia.

Điều khoản này chỉ được áp dụng một lần để hỗ trợ Mỹ ngay sau vụ tấn công 11/9.

Mạc Tư Khoa đã nhiều lần thể hiện rằng họ sẽ không bị cản trở bởi sự hiện diện của các nhân vật quan trọng ở Ukraine. Chẳng hạn, bom Nga đã rơi xuống Kyiv vào tháng 4 năm 2022, trong khi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đang đến thăm thành phố.

Và trong những giờ đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 của Nga, Newsweek tiết lộ rằng vụ bắn phá mở màn vào Kyiv đã xảy ra bất chấp sự hiện diện tại thành phố này của các ngoại trưởng Estonia và Latvia. Đối tác Lithuania của họ đang trên đường đến thủ đô Ukraine khi cuộc tấn công bắt đầu.

10. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho rằng Âu Châu đang bừng tỉnh trước tham vọng của Nga

Nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur cho rằng Âu Châu có thể đang ở thời điểm năm 1942 khi các nhà lãnh đạo nhận ra rằng Ukraine thực sự cần phải thắng trong cuộc chiến và phải làm gì đó để đạt được điều đó.

Tại cuộc họp báo với các phóng viên ở Brussels, ông nói rằng sáng kiến của Emmanuel Macron, người hôm nay gặp Olaf Scholz và Donald Tusk, có thể có tác động chuyển đổi đối với cuộc chiến ở Ukraine.

Đề cập đến cuộc họp của 21 nhà lãnh đạo ở Paris hai tuần trước, sau đó Macron đơn phương nói rằng việc gửi quân tới Ukraine là không nên loại trừ, Pevkur nói:

Đây là lần đầu tiên một nhóm lớn như vậy nói rằng Ukraine cần phải thắng trong cuộc chiến. Hội đồng Âu Châu chưa bao giờ nói điều đó. Nhưng sự thay đổi bắt đầu từ tuyên bố về tầm nhìn. Và đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ đến được nơi cần phải nói rõ điều này. Nếu chúng ta quay ngược lịch sử một chút, thì sự thay đổi trong Thế chiến thứ hai đã xảy ra vào năm 1942 khi Anh và Mỹ tuyên bố rằng Đức cần phải bị đánh bại.”

Ông nói rằng đó là thời điểm then chốt khi các đồng minh đi từ tình trạng mơ hồ trở thành thế lực mạnh mẽ, thời điểm mà Âu Châu hiện đang ở đó.

Ông cho rằng Liên Hiệp Âu Châu hiện nay không chỉ cần đứng bên lề cổ vũ cho Ukraine mà còn cần xây dựng chiến lược và kế hoạch quân sự để đưa Ukraine giành chiến thắng.

Ông nói: “Có sự hỗ trợ bằng lời nói nhưng như vậy là chưa đủ.

“ Không có bộ trưởng quốc phòng nào mà không chụp ảnh selfie với Zelenskiy và nói rằng tất cả những điều này quan trọng, mang tính lịch sử như thế nào và tất cả những điều này. Bây giờ là lúc chứng minh những lời này bằng những con số thực tế… những thay đổi lớn mang tính thế hệ,” ông nói thêm.

“Chúng ta cần nói về nó nhiều hơn về thực tế. Điều đó không có nghĩa là Ukraine sẽ thua mà có nghĩa là xác suất ngày càng cao một cách khó chịu”, ông nói.

“Việc chúng ta diễn ra đủ loại tranh luận chính trị như thế nào không quan trọng. Thực tế của vấn đề là nếu Nga ra đi với hiểu biết rằng họ đạt được điều mình muốn thì họ sẽ không dừng lại ở đó”.

11. Khi cuộc bỏ phiếu ở Nga mới bắt đầu Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu đã chúc mừng ông Putin giành chiến thắng 'vang dội’

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “EU president congratulates Putin on ‘landslide’ win … as Russian voting kicks off”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

“Không có sự phản đối. Không có tự do. Không còn lựa chọn nào khác,” Charles Michel mỉa mai.

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu đã chúc mừng Vladimir Putin về chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Nga - ngay khi ba ngày bỏ phiếu bắt đầu vào hôm thứ Sáu.

“Tôi muốn chúc mừng Vladimir Putin về chiến thắng vang dội của ông ấy trong cuộc bầu cử bắt đầu từ hôm nay,” Michel, người nổi tiếng có khiếu hài hước với những lời chế nhạo trên mạng xã hội. “Không có sự phản đối. Không có tự do. Không có lựa chọn.”

Người Nga hôm thứ Sáu đã đi bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu đầu tiên trong một cuộc bầu cử gian lận mà Putin gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng, giúp ông có thêm sáu năm nắm quyền.

Tổng thống Nga, người đã dành nhiều năm trấn áp bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào chống lại sự cai trị của ông, dự kiến sẽ đối đầu với ba ứng cử viên đã tự nguyện không chỉ trích ông. Hai ứng cử viên đối lập phản chiến quan trọng duy nhất là Ekaterina Duntsova và Boris Nadezhdin đã bị loại.

Phe đối lập cơ sở ở Nga đã tổ chức sự tham gia đông đảo của cử tri tại các điểm bỏ phiếu vào trưa Chúa Nhật để phản đối sự thống trị lâu dài của Putin đối với nước Nga.

Putin lần đầu tiên được bầu làm tổng thống Nga vào năm 2000 và - ngoại trừ khoảng thời gian gián đoạn khi ông đảm nhận vai trò thủ tướng từ năm 2008 đến năm 2012 - đã giữ chức vụ cao nhất kể từ đó. Vào tháng 2 năm 2022, ông ta phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, làm đảo lộn bối cảnh an ninh của Âu Châu.
 
Quân nổi dậy bắt tù binh Nga, ra tối hậu thư cho Putin. Ba ngày, Nga mất 3.400 quân, 19 xe tăng
VietCatholic Media
16:12 17/03/2024


1. G7 đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với Iran về khả năng vận chuyển hỏa tiễn tới Nga

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “G7 issues stern warning to Iran over possible missile shipments to Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Tuyên bố này được đưa ra sau các thông tin cho rằng Iran đã gửi hỏa tiễn đạn đạo tới Nga - một cáo buộc mà Tehran phủ nhận.

Mỹ và các đối tác G7 hôm thứ Sáu đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ đối với Iran, đe dọa “các biện pháp quan trọng” nếu Tehran gửi hỏa tiễn đạn đạo tới Nga.

Trong một tuyên bố, liên minh với các thành viên bao gồm Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ý, Đức, Liên minh Âu Châu, Anh và Canada cho biết: “Chúng tôi cực kỳ quan ngại trước các báo cáo cho rằng Iran đang xem xét chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo và các dịch vụ liên quan”. công nghệ cho Nga sau khi cung cấp cho chính quyền Nga các máy bay không người lái được sử dụng trong các cuộc tấn công không ngừng nhằm vào dân thường ở Ukraine.”

Tuyên bố tiếp tục: “Nếu Iran tiếp tục cung cấp hỏa tiễn đạn đạo hoặc công nghệ liên quan cho Nga, chúng tôi sẵn sàng đáp trả nhanh chóng và theo cách phối hợp, bao gồm các biện pháp mới và quan trọng chống lại Iran”. Tuyên bố không nêu chi tiết bất kỳ hành động cụ thể nào mà các nước sẽ thực hiện. Tuy nhiên, nó có thể ám chỉ các biện pháp trừng phạt trong tương lai đối với Iran.

Tuyên bố này được đưa ra sau báo cáo của Reuters hồi tháng 2 rằng Iran đã gửi hàng trăm hỏa tiễn đạn đạo tới Nga sau nhiều tháng đàm phán giữa Tehran và Mạc Tư Khoa. Iran đã phủ nhận việc chuyển giao đã xảy ra.

Theo một quan chức chính quyền cao cấp, người đã thông báo với các phóng viên về tuyên bố này, không có bằng chứng nào cho thấy việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo đã xảy ra. Nhưng các đồng minh muốn gửi một thông điệp thống nhất tới Iran rằng nếu một chuyến hàng như vậy được tiến hành, hoạt động kinh doanh sẽ không diễn ra như thường lệ. Quan chức này giải thích, trong số các lựa chọn đang được đưa ra là việc đình chỉ các chuyến bay của Iran Air đến các thành phố Âu Châu. Quan chức này đã cung cấp bản tóm tắt với điều kiện giấu tên để thảo luận về tuyên bố trước khi phát hành.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Washington và Âu Châu ngày càng lo ngại rằng Nga sẽ có thể duy trì cuộc xâm lược Ukraine lâu hơn thời gian mà các đồng minh của Kyiv có thể hỗ trợ và bổ sung cho kho vũ khí của Ukraine. Nó cũng xuất hiện khi Mạc Tư Khoa tăng cường mối quan hệ với các đối thủ khác của Mỹ như Iran và Bắc Hàn khi nước này theo đuổi các nguồn cung cấp đạn dược, hỏa tiễn và phần cứng quân sự mới.

Iran đã cung cấp cho Nga máy bay không người lái, bom dẫn đường và đạn pháo. Những vũ khí này đã được quân đội Nga triển khai ngay trên chiến trường Ukraine.

Quan chức cao cấp của chính quyền lưu ý rằng Tehran cũng được hưởng lợi từ việc chuyển giao. Iran đang tìm kiếm các thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ Mỹ Kim của Nga nhằm làm tăng mối đe dọa mà nước này gây ra cho Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của nước này ở Trung Đông.

Phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Sau những báo cáo ban đầu về việc chuyển giao vào tháng 2, phái đoàn Iran tại New York đã đăng trên X: “Mặc dù không có hạn chế pháp lý nào đối với việc bán hỏa tiễn đạn đạo, Iran có nghĩa vụ về mặt đạo đức là phải kiềm chế các giao dịch vũ khí trong cuộc xung đột Nga-Ukraine để ngăn chặn việc tiếp thêm nhiên liệu cho chiến tranh - và điều đó bắt nguồn từ việc Iran tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.”

2. Quân cách mạng Nga đưa ra tối hậu thư cho Điện Cẩm Linh với tù nhân chiến tranh

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Rebels Issue Ultimatum to Kremlin With Prisoners of War”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các nhóm chống Điện Cẩm Linh đã tổ chức cuộc tấn công từ Ukraine vào vùng Belgorod của Nga đã yêu cầu một cuộc gặp với thống đốc vùng này để thảo luận về việc trao đổi tù nhân.

Các nhóm bán quân sự thuộc Quân đoàn tình nguyện Nga, gọi tắt là RDK, cùng với Quân đoàn Tự do Nga và Tiểu đoàn Siberia, hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Tổng thống Vladimir Putin, đã phát động một cuộc tấn công vào khu vực Belgorod và Kursk của Nga hôm thứ Ba.

Quân cách mạng Nga liên kết với Ukraine đã tiến hành các hoạt động tương tự vào năm ngoái, buộc người dân ở khu vực biên giới phải di tản và một trận chiến với lực lượng Nga kết thúc bằng việc các nhóm rút lui về Ukraine.

Các lực lượng dân chủ Nga từ “RDK” đã bắt giữ hơn 2 chục tù binh chiến tranh ở Belgorod

Trong một video phát hành hôm thứ Bảy và đăng trên X, bởi tài khoản thân Ukraine WarTranslation, một thành viên giấu tên của RDK nói rằng Bộ Quốc phòng Nga đã nói dối khi tuyên bố rằng quân đoàn đã bị tiêu diệt sau chiến dịch hôm thứ Ba.

Đoạn clip, mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, cũng cho thấy nội dung mà họ tuyên bố là cuộc phỏng vấn với một sĩ quan Nga, người này cho biết anh ta đã bị bắt vào thứ Sáu trong một nhiệm vụ rà phá bom mìn và là thành viên duy nhất trong nhóm của anh ta sống sót sau khi xe của họ bị trúng đạn.

Khi được hỏi liệu anh ta có đồng ý với tuyên bố của MOD Nga rằng 500 phiến quân đã bị tiêu diệt và 18 xe tăng bị mất trong cuộc đụng độ với lực lượng Mạc Tư Khoa hay không, tù nhân có mục đích trả lời: “Tôi không nghĩ dữ liệu là chính xác” và rằng “Tôi không nghĩ vậy”. không thấy nhiều người chết đến vậy.”

Thành viên RDK quay về phía camera và nói rằng tài khoản của người bị giam giữ cho thấy Bộ Quốc phòng Nga “không cung cấp thông tin chính xác cho công chúng”.

Đoạn video sau đó hiển thị hình ảnh mờ của những người lính mà nhóm cho biết họ đã bắt được, trong đó thành viên RDK nói rằng nhóm này không bị tiêu diệt như chính quyền Nga đã tuyên bố. Sau đó, ông ta kêu gọi một cuộc gặp với Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov để thảo luận về số phận của các tù nhân.

Nhóm này cũng công bố một đoạn video riêng cho thấy một xe thiết giáp chở quân BTR-82A bị bắt giữ vào tháng 5 năm 2023 đang được sử dụng để chống lại lực lượng Nga tại điểm biên giới của thị trấn Grayvoron.

Như Newsweek đã đưa tin trước đó, Alexei Baranovsky, một tình nguyện viên của Quân đoàn Tự do Nga, cho biết phiến quân cuối cùng có ý định hành quân vào Mạc Tư Khoa với mục tiêu là giải phóng nước Nga khỏi Putin.

Baranovsky nói thêm rằng hoạt động của phe nổi dậy đã được sắp xếp trùng với thời điểm diễn ra cuộc bầu cử ở Nga mà ông Putin được bảo đảm sẽ tiếp tục nắm quyền.

Sau vụ đột nhập hôm thứ Ba, Andriy Yusov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân sự Ukraine GUR, cho biết các nhóm tình nguyện viên Nga không tuân theo lệnh của Kyiv và khi ở trên lãnh thổ Nga, họ “hành động hoàn toàn tự chủ”.

3. Giao tranh giữa quân cách mạng Nga và quân Putin

Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết trên Telegram rằng một người đàn ông và một phụ nữ đã chết trong vụ tấn công ở Belgorod và 3 người khác bị thương.

Gladkov cho biết 5 người cũng bị thương khi một máy bay không người lái của Ukraine đâm vào một chiếc xe hơi ở làng Glotovo, cách biên giới khoảng 2km (1,25 dặm). Chiếc máy bay được tin là của quân cách mạng Nga và chiếc xe hơi là một xe quân sự của quân Putin.

Cũng trong ngày thứ Bảy, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu thuộc tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga ở vùng Samara, thống đốc khu vực Dmitry Azarov cho biết. Ông cho biết cuộc tấn công vào một nhà máy lọc dầu khác đã bị ngăn chặn. Không có thương vong nào được báo cáo.

Các cuộc tấn công xảy ra một ngày sau khi Nga tấn công vào thành phố cảng Odesa của Ukraine khiến ít nhất 21 người thiệt mạng. Các quan chức cho biết, vụ tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo đã làm nổ tung các ngôi nhà ở thành phố phía Nam hôm thứ Sáu, sau đó là vụ tấn công hỏa tiễn thứ hai nhắm vào những người ứng cứu đầu tiên đã đến hiện trường.

Thống đốc khu vực Odesa Oleh Kiper cho biết hôm thứ Bảy rằng 40 người vẫn đang ở trong bệnh viện sau các vụ tấn công.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, hứa sẽ có “phản ứng công bằng” đối với vụ tấn công trong một bài phát biểu qua video vào tối thứ Sáu.

4. Đại Tá Ihnat bị cách chức khỏi chức vụ phát ngôn viên của Không quân Ukraine

Phát ngôn nhân Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine, ông Yurii Ihnat, đã bị cách chức và chuyển sang vị trí khác.

Tư lệnh Không quân Mykola Oleshchuk đã thông báo điều này trên Telegram, theo Ukrinform. Quyết định này có hiệu lực từ ngày Chúa Nhật 17 Tháng Ba.

Oleshchuk không đưa ra bất kỳ lý do nào cho quyết định nhân sự. Ông bày tỏ lòng biết ơn tới Đại tá Yurii Ihnat vì công việc hiệu quả của ông với tư cách là nhà lãnh đạo cơ quan “quan hệ công chúng” của Bộ Tư lệnh Không quân.

Oleshchuk tuyên bố rằng Ihnat sẽ tiếp tục làm việc trong Lực lượng Không quân và sẽ thành công trên cương vị mới.

Đại Tá Yuriy Ihnat tốt nghiệp Học viện Quân đội Quốc gia Hetman Petro Sahaidachnyi, được bổ nhiệm làm phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine vào năm 2018.

Theo các đồng nghiệp Ukraine, quyết định cách chức viên Đại Tá khỏi chức vụ phát ngôn viên của Không quân Ukraine có thể là do ông lỡ lời vào đầu tháng 3, Yurii Ihnat giải thích rằng do vị trí địa lý cụ thể của Odesa, không phải lúc nào cũng có thể đánh chặn tất cả máy bay không người lái và hỏa tiễn của đối phương. Điều này được coi là một bí mật quốc phòng không thể được phổ biến. Chính vì thế, ngay sau khi Nga tấn công vào Odesa hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, quyết định cách chức Đại Tá Yuriy Ihnat đã được đưa ra.

5. Nga mở cuộc tấn công tàn bạo trên khắp Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật, 17 Tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết các lực lượng Nga đã phóng 10 quả hỏa tiễn và 68 cuộc tấn công trên không, thực hiện 89 cuộc pháo kích và tham gia 78 cuộc đụng độ ở Ukraine trong ngày Thứ Bẩy.

Khoảng 100 khu định cư ở các vùng Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia, Dnipropetrovsk, Kherson và Mykolaiv bị pháo kích.

Trong khi đó, lực lượng phòng vệ Ukraine đã tấn công 7 khu vực tập trung quân Nga và bắn hạ 2 máy bay không người lái tấn công Shahed ở tỉnh Kharkiv.

6. Zelenskiy thảo luận về tình hình chiến trường với Syrskyi

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thảo luận về tình hình hoạt động trên chiến trường với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi.

Ông cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Bẩy 16 tháng 3.

Tổng thống Zelenskiy nói:

“Hôm nay, tôi đã thảo luận chi tiết về tình hình hoạt động với Tướng Syrskyi: khả năng của chúng tôi và các mối đe dọa hiện có. Có cảm giác rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đang trở nên mạnh mẽ hơn”, ông Zelenskiy nói.

Ông cũng cảm ơn tất cả các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine đang chiến đấu trên tiền tuyến, tiêu diệt quân xâm lược và bảo đảm sự ổn định cao hơn trên mặt trận.

“Đặc biệt là ở những khu vực có giao tranh ác liệt nhất. Pokrovsk, Kurakhove, vùng Donetsk, gần Kupyansk, ở phía Nam”, ông Zelenskiy nói.

Như đã đưa tin, từ đầu ngày đến 18h ngày thứ Bảy, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi 34 đợt tấn công của địch tại các khu vực Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka, đồng thời ngăn chặn quân phá hoại Nga đột phá vào khu vực Sumy.

7. Trong ngày đầu tiên của cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống ở Nga, 30 vụ phá hoại phòng phiếu đã xảy ra

Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, trong ngày Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, là ngày đầu tiên bỏ phiếu bầu Tổng thống ở Nga, đã có 11 vụ cố gắng đốt các điểm bỏ phiếu ở Nga, cùng với 19 trường hợp thùng phiếu bị cây xanh và sơn làm hư hỏng.

Nga đang đề xuất mức án 8 năm tù cho những người liên quan.

Việc bỏ phiếu tiếp tục kéo dài đến Chúa Nhật trong cuộc bầu cử tổng thống gần như chắc chắn sẽ kéo dài sự cai trị 24 năm qua của Vladimir Putin. Vợ góa của Alexei Navalny, Yulia, người đã đổ lỗi cho Putin về cái chết của chồng bà, đã kêu gọi những người ủng hộ bà phản đối Putin bằng cách bỏ phiếu tập thể vào trưa giờ địa phương hôm Chúa Nhật, tạo thành đám đông lớn và áp đảo các điểm bỏ phiếu. Cuộc biểu tình bỏ phiếu đã được dán nhãn “Buổi trưa chống lại Putin” và kế hoạch này đã được Navalny tán thành trước khi ông qua đời.

8. Cuộc chiến ngôn từ giữa Nga và Pháp leo thang

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia and France's War of Words Escalates”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và Paris leo thang trong tuần này, với việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron coi Nga là “đối thủ” của đất nước ông.

Phát biểu với các kênh TF1 và France 2 của Pháp hôm thứ Năm, ông Macron đã đề cập đến những nhận xét gần đây của ông về khả năng gửi quân phương Tây vào Ukraine để giúp chống lại cuộc xâm lược của Nga. Nhà lãnh đạo Pháp đã đặt ra câu hỏi sau khi ông đề nghị vào cuối tháng trước rằng “không nên loại trừ bất cứ điều gì” khi nói đến việc củng cố hệ thống phòng thủ của Kyiv, mặc dù sau đó ông nói rằng “không có sự đồng thuận ở giai đoạn này” về việc triển khai quân đội.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ dẫn đầu một cuộc tấn công, chúng tôi sẽ không bao giờ chủ động”, ông Macron nói hôm thứ Năm. “Pháp là một lực lượng vì hòa bình. Đơn giản là hôm nay, để đạt được hòa bình ở Ukraine, chúng ta không được yếu đuối”.

Macron sau đó cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng ông coi Nga là “đối thủ” nhưng không phải là “đối phương” của Pháp, đồng thời nói thêm: “Chúng ta không gây chiến với Nga và người dân Nga và chúng ta ủng hộ Ukraine”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov đã trả lời bình luận hôm thứ Sáu, nói với các phóng viên rằng “rõ ràng Nga là đối thủ của Pháp vì Pháp đã tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine; nó đang gián tiếp tham gia vào cuộc chiến này.”

“Tuy nhiên, xét theo tuyên bố của tổng thống Pháp, ông ấy sẽ không ngại tăng mức độ tham gia vào cuộc xung đột,” Peskov nói thêm.

Ông Macron nói thêm trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm rằng Bán đảo Crimea phải được trao lại cho Ukraine kiểm soát nếu muốn có “hòa bình lâu dài” ở khu vực giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng đưa ra tuyên bố tương tự, nói rằng chiến tranh không thể kết thúc cho đến khi Nga từ bỏ quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ bị tạm chiếm.

“Chúng tôi đang làm mọi thứ để có thể kiểm soát Nga vì tôi sẽ nói rất đơn giản rằng sẽ không có hòa bình lâu dài nếu không có chủ quyền, không có sự quay trở lại các biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine và bao gồm cả Crimea”, ông Macron nói.

Các quan chức Mạc Tư Khoa trước đó đã lên án đề xuất của Macron rằng binh lính phương Tây có thể được gửi đến chiến đấu ở Ukraine. Tuần trước Peskov cho biết những bình luận này cho thấy sự tham gia của Pháp vào cuộc chiến Nga-Ukraine.

Theo truyền thông Nga, ông nói thêm: “Theo quan điểm của chúng tôi, điều này không hề phù hợp với lợi ích của người Pháp”.

Một số đồng minh phương Tây của Ukraine, bao gồm cả Mỹ, cho biết không có kế hoạch đưa quân ra tiền tuyến. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã nói rằng việc thực hiện một động thái như vậy không phải là “không thể tưởng tượng được”. Thủ tướng Slovakia Robert Fico và Tổng thống Tiệp Petr Pavel cũng đưa ra những bình luận tương tự.

9. Kyiv cho biết Nga mất hơn 3.400 quân, 19 xe tăng ở Ukraine kể từ hôm Chúa Nhật

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost Over 3,400 Troops, 19 Tanks in Ukraine Since Sunday: Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo dữ liệu do quân đội Kyiv công bố hôm thứ Sáu, lực lượng Nga ở Ukraine đã mất hơn 3.400 binh sĩ kể từ ngày 10/3.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo rằng ngoài 3.440 người thương vong, Nga còn mất 19 xe tăng, 75 xe chiến đấu bọc thép, 81 hệ thống pháo và 113 máy bay không người lái trong cùng thời gian.

Theo thống kê của Ukraine, Nga đã mất tổng cộng 428.420 quân kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công vào ngày 24/2/2022. Quân đội của Putin cũng đã mất 6.758 xe tăng, 11.921 xe chiến đấu bọc thép và 7.209 máy bay không người lái trong suốt cuộc chiến.

Quân đội Ukraine hôm thứ Sáu cũng báo cáo rằng trong 24 giờ qua, lực lượng của họ đã đẩy lùi thành công 54 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga tại các khu vực xung quanh các khu định cư thuộc khu vực Kupyansk, Lyman, Avdiivka và Novopavlivka, cũng như ba cuộc tấn công của Nga trong khu vực xung quanh thành phố. của Kherson.

Báo cáo cho biết thêm, quân đội Nga đã thực hiện 8 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, 57 cuộc không kích và 46 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của quân đội Ukraine và các khu vực đông dân cư.

“Thật không may, hậu quả của các hành động khủng bố của Nga là có nhiều nạn nhân trong số dân thường. Các tòa nhà cao tầng và tư nhân cũng như các cơ sở hạ tầng khác đã bị phá hủy và hư hại”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, nói.

Trong khi đó, Không quân Ukraine đã tấn công 7 khu vực có nhân viên, vũ khí và thiết bị quân sự của Nga.

Các cuộc tấn công xuyên biên giới cũng tiếp tục diễn ra dọc biên giới Nga với Ukraine, nơi các nhóm dân quân Nga thân Kyiv tuyên bố đã nắm quyền kiểm soát một thị trấn ở khu vực Kursk vào đầu tuần này.

Các cuộc tấn công ở khu vực biên giới của Nga đã leo thang trong tuần này, khiến Điện Cẩm Linh lên án các hoạt động này là nỗ lực nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Nga.

Cuộc bầu cử kéo dài ba ngày, mà ông Putin dự kiến sẽ giành chiến thắng vang dội trong một cuộc bầu cử bị nhiều người cáo buộc là có gian lận, đã bắt đầu vào thứ Sáu. Cuộc bỏ phiếu bắt đầu gặp phải cảnh những người biểu tình đổ thuốc nhuộm vào thùng phiếu, báo cáo về các cuộc tấn công mạng của Ukraine và một phụ nữ ném cocktail Molotov vào một địa điểm bỏ phiếu.

Theo BBC, các quan chức do Nga bổ nhiệm tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine cũng cho biết, một thiết bị nổ đã được kích nổ trong thùng rác bên ngoài một điểm bỏ phiếu ở Skadovsk. Không có thương tích nào được báo cáo trong vụ tấn công.

10. Cựu giám đốc tình báo Anh cảnh báo hiện chúng ta đang trong một cuộc chiến

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “We’re in a war right now, Britain’s former spy chief warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Richard Dearlove, cựu giám đốc cơ quan tình báo MI6 của Anh, chưa bao giờ là người chịu thua.

Mới năm ngoái, ông đã chỉ trích “các thành viên xuất sắc trong giới thượng lưu của chúng ta” vì đã “làm lợi cho đối phương của họ” bằng cách “ủng hộ Huawei” và “từ chối công bố nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh đặt câu hỏi về câu chuyện của Trung Quốc về nguồn gốc” của COVID-19. Vì vậy, người ta sẽ không mong đợi ông ấy đề cập đến nước Đức bằng đôi găng tay trẻ em sau vụ Nga ngăn chặn bất thường cuộc nói chuyện bí mật giữa nhà lãnh đạo lực lượng không quân nước này.

Quả thực, cựu điệp viên hàng đầu không hề gặp phải điều đó: “Bạn cũng như tôi đều biết rằng thành tích an ninh của họ rất tệ. Thực sự thì nó khá sốc,” Dearlove khịt mũi khi nói chuyện với POLITICO.

“Angela Merkel nổi tiếng là người bình thường, điều hành nước Đức từ điện thoại di động. Vì vậy, bạn có thể chắc chắn rằng người Nga đang lắng nghe cô ấy - và có lẽ vẫn như vậy. Tôi nghĩ vấn đề với Đức hiện nay là nước này có tính khí hòa bình và chưa bao giờ thực sự coi trọng vấn đề an ninh”, ông nói thêm.

Nhưng Đức không phải là nguồn cảnh báo duy nhất đối với Dearlove, 79 tuổi. Ông cũng lo lắng về tình trạng chung của phương Tây là chưa sẵn sàng và không ổn định.

Khi nói đến Đức, không phải là “không có người coi trọng vấn đề này mà họ chỉ là một thiểu số nhỏ,” Dearlove nói. Sau đó, ông tiếp tục đề cập đến August Hanning, cựu chủ tịch cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, gọi tắt là BND - và là một người bạn thân của ông - là một trong những cá nhân làm như vậy. Và chính Hanning đã cảnh báo rằng việc Nga nghe lén cuộc gọi hội nghị rất nhạy cảm có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”.

Khi còn là giám đốc MI6, Dearlove rất chọn lọc về những gì ông sẽ chia sẻ với BND, vì sợ rằng nó sẽ bị rò rỉ sang Nga một cách quá dễ dàng. Ông nói: “Có một số thứ rất nhạy cảm mà chúng tôi sẽ không đưa cho họ trong vòng một tháng.

Tuy nhiên, với vai trò của Đức trong việc phương Tây hỗ trợ Ukraine, nhà lãnh đạo MI6 hiện tại là Richard Moore có thể gặp khó khăn hơn trong việc giữ lại những thông tin tình báo như vậy. Dearlove nói: “Người Đức sẽ rất lo lắng, không biết nên chơi bài như thế nào và sẽ rất mong nhận được sự hướng dẫn”.

Tuy nhiên, ngoài Đức, nước Anh cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với ông trùm điệp viên đã nghỉ hưu.

Khi nói đến Vương quốc Anh, Dearlove xác định khoảng cách giữa lời nói và hành động, giữa các cảnh báo - giống như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Quốc phòng Grant Shapps rằng nước Anh cần phải quyết định “dù có nên đầu hàng trước một biển rắc rối hay làm mọi thứ có thể để ngăn chặn nguy hiểm”— và thực sự thực hiện các bước chuẩn bị hiệu quả. “Nếu bạn chặn bất kỳ ai trên đường phố ở Vương quốc Anh và hỏi họ liệu họ có nghĩ nước Anh đang có chiến tranh hay không, họ sẽ nhìn bạn như thể bạn bị điên,” Dearlove nói. “Nhưng chúng ta đang có chiến tranh – chúng ta đang tham gia vào một cuộc chiến tranh xám xịt với Nga, và tôi đang cố gắng nhắc nhở mọi người về điều đó.”

Dearlove đang tỏ ra gay gắt về mức chi tiêu quốc phòng của Anh, cho rằng nó đơn giản là không đủ để đáp ứng các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. Trong ngân sách mùa xuân tuần trước, Jeremy Hunt tuyên bố sẽ không cấp tiền mới ngay lập tức cho lực lượng vũ trang Anh, lựa chọn duy trì chi tiêu quốc phòng ở mức 2% thu nhập quốc dân do thắt chặt tài chính, nhu cầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia và ưu tiên cắt giảm thuế.

Tuy nhiên, theo Malcolm Chalmers của Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, trên thực tế, điều này thể hiện sự suy giảm và có thể đồng nghĩa với việc cắt giảm năng lực. Chalmers cho biết trong một tuyên bố: “Mọi thứ khác không nằm trong ngân sách hạt nhân sẽ chịu áp lực nặng nề”. Ông nói thêm: “Chính phủ sẽ phải đưa ra một số quyết định ngắn hạn khó chịu giữa các khả năng trang bị thông thường khác nhau vào thời điểm mà cuộc chiến Ukraine đang làm nổi bật những khả năng bị bỏ quên mà các lực lượng vũ trang của chúng ta rõ ràng cần phải đầu tư nhiều hơn”.

Dearlove lặp lại Chalmers về điều này. “Chúng ta phải đưa ra một số lựa chọn khó khăn và tôi e rằng những lựa chọn khó khăn đó đang ở trước mắt chúng ta. Chúng ta nên chi ít nhất 2,5%”, ông nói. “Chúng ta cần khẩn trương đóng thêm nhiều tàu hơn. Chúng ta cần một lực lượng hải quân lớn hơn nhiều. Và chúng ta cần thêm lực lượng trên mặt đất,” ông nhấn mạnh đồng thời lưu ý rằng cuộc chiến ở Ukraine đã chứng tỏ tầm quan trọng của nhân lực chiến đấu.

Tuy nhiên, cựu giám đốc MI6 cũng nhận được sự an ủi phần nào từ những gì các quốc gia Trung Âu và vùng Baltic đang làm, đặc biệt ca ngợi Ba Lan vì đã đạt được mức chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục trong NATO. Ba Lan hiện đang chi gần 4% GDP cho quốc phòng, và chỉ trong tuần này, Tổng thống Andrzej Duda đã cảnh báo rằng “Tham vọng đế quốc và chủ nghĩa xét lại hung hãn của Nga đang đẩy Mạc Tư Khoa tới một cuộc đối đầu trực tiếp với NATO, với phương Tây và cuối cùng là với toàn bộ nền kinh tế tự do của thế giới.”

Với việc Nga chuyển sang nền kinh tế chiến tranh và phân bổ gần 30% ngân sách hàng năm để tự trang bị vũ khí, đã đến lúc tất cả các thành viên NATO đặt mục tiêu chi 3% GDP cho quốc phòng, Duda nói.
 
Tin vui: Ba nữ tu bị bắt cóc ở Haiti được trả tự do. Phil Lawler: Khi ĐTC ứng khẩu trả lời phỏng vấn
VietCatholic Media
18:28 17/03/2024


1. 40 bài Suy Niệm Mùa Chay 2024 - Lễ Thánh Patrick

THỨ HAI 18/3/2024

Giêrêmia 1:4-9

Thánh Vịnh 116(117)

Công vụ 13:46-49

Lc 10:1-12, 17-20

Nước Thiên Chúa đang đến rất gần. Lc 10:9, 11

Chúa Giêsu chỉ định 72 người khác và sai họ đi trước Ngài để rao giảng tại các thành phố và những nơi mà chính Ngài sẽ đến thăm. Ngài nói rằng bất cứ khi nào anh em đi vào một thành phố và được người ta chào đón, hãy nói với họ, “Vương quốc của Chúa ở rất gần anh em.” Khi một người chào đón Đấng mà Chúa Kitô đã sai đến, họ đang chào đón Chúa Kitô vào đời sống và tâm hồn của họ một cách hiệu quả.

Nhưng rồi, hơi ngạc nhiên một chút, Chúa Giêsu nói tiếp với 72 người rằng khi anh em vào một thành phố nào đó và họ không chào đón anh em, anh em cũng phải nói với họ: “Triều đại Thiên Chúa đã đến rất gần”. Bất kể 72 người có cảm thấy được chào đón ở một thị trấn cụ thể hay không, bất kể thông điệp Tin Mừng có được đón nhận nồng nhiệt hay không, vương quốc của Thiên Chúa vẫn rất gần gũi với mọi người.

Chúa Giêsu đang nói với chúng ta rằng Nước Thiên Chúa đang được mang đến cho mọi người, nó ở gần mọi người, trong tầm tay của chúng ta, nhưng việc chúng ta có muốn đón nhận vương quốc đó hay không là tùy ở chúng ta. Chúng ta có một sự lựa chọn. Chúng ta có quyền và tự do để chào đón Thiên Chúa bước vào cuộc sống của chúng ta, hoặc loại bỏ Thiên Chúa khỏi cuộc sống của chúng ta.

Trong sách Khải Huyền, Chúa Giêsu nói: “Này Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, thì Ta sẽ vào cùng họ, dùng bữa với họ và họ với Ta” (Kh 3:20). Lời mời gọi này của Chúa Giêsu được ghi lại trong một bức tranh của William Holman Hunt, có tựa đề “Ánh sáng của thế gian”. Bức tranh vẽ Chúa Giêsu cầm đèn đứng trước cửa chuẩn bị gõ. Nhưng bên ngoài cửa không có tay nắm. Tay cầm chỉ được tìm thấy ở bên trong, cho thấy Chúa Giêsu không thể mở cửa từ bên ngoài. Cánh cửa chỉ có thể mở được từ bên trong. Chúng ta có mở lòng chúng ta cho Chúa và mời Chúa Giêsu vào trong hay không?

Lạy Chúa, xin cho con mở rộng tâm hồn để đón nhận Chúa qua lời cầu nguyện, các bí tích và qua việc mở cửa tâm hồn cho người nghèo: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25:40). Amen.

2. Ba nữ tu bị bắt cóc tại Haiti được trả tự do

Ba nữ tu thuộc Dòng thánh Giuse de Cluny, ở Haiti đã được trả tự do hôm mùng 10 tháng Ba vừa qua, sau năm ngày bị bắt cóc từ cô nhi viện La Madeleine ở Croix-des-Bouquets.

Ngoài ra, báo chí địa phương cho biết cùng ngày 10 tháng Ba, bốn trong số sáu thầy thuộc Dòng các Tu huynh Thánh Tâm đã được trả tự do, nhưng cảnh sát quốc gia Haiti không chắc chắn về tin này. Sáu thầy bị bắt ngày 23 tháng Hai vừa rồi, trong khi đi tới cứ điểm truyền giáo là trường thánh Gioan XXIII ở khu Bicentenaire thuộc thủ đô Port-au-Prince.

Trước đó, ngày 18 tháng Hai, Đức Cha Pierre André Dumas, Giám mục Giáo phận Anse-à-Veau Miragoâne, đã bị thương nặng trong một vụ nổ ở Port-au-Prince. Không có nhóm nào tự nhận là tác giả vụ tấn công Đức Cha. Ngài cũng là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti và cảnh sát quốc gia không tìm ra thủ phạm. Hiện nay, Đức Cha Dumas đang được điều trị tại Florida bên Mỹ và đang trên đường bình phục.

Hồi tháng Giêng năm nay, Đức Cha đã tình nguyện làm con tin thay cho sáu nữ tu Dòng thánh Anna, bị bắt cóc cũng ở thủ đô Port-au-Prince. Trong vụ này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi trả tự do cho các chị.

Đức Cha Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti luôn phê bình và góp phần bài trừ các băng đảng bất lương hoạt động tại nước này, nhất là ngài chống lại nạn bắt cóc người. Đức Cha gọi đây là một tệ đoan vô nhân đạo và đáng kinh tởm. Ngài cũng tỏ ra nghiêm khắc đối với các giới chính trị tại Haiti và không ngừng kêu gọi họ hãy từ bỏ chủ nghĩa cá nhân để vượt thắng cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị, và xã hội đang đảo lộn đất nước này.

Mới đây, Đức Cha Dumas đã kêu gọi chuyển giao quyền bính một cách ôn hòa, và nói rằng “xã hội bị tê liệt vì sợ hãi và điều này là một biểu tượng thất bại”.

Trong buổi đọc kinh Truyền tin, trưa ngày 10 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã kêu gọi cầu nguyện cho dân Haiti và nói rằng: “Tội lo âu và đau buồn theo dõi cuộc khủng hoảng trầm trọng đang đè trên Haiti và những vụ bạo động xảy ra trong những ngày gần đây. Tôi gần gũi với Giáo hội và nhân dân Haiti yêu quý, từ nhiều năm nay bị thử thách vì nhiều đau khổ. Tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, để mọi thứ bạo lực được chấm dứt và tất cả mọi người góp phần làm tăng trưởng hòa bình và hòa giải tại nước này, với sự tái hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”.

3. Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi tiếp tục dấn thân chống phá thai

Các giám mục Hoa Kỳ kêu gọi các tín hữu tiếp tục dấn thân và nỗ lực bảo vệ các trẻ em và người mẹ trước thảm họa phá thai.

Trong tuyên ngôn trước chiến dịch tuần cửu nhật cầu nguyện cho sự sống và bảo vệ trẻ em chưa sinh ra về phương diện pháp luật, bắt đầu từ ngày 16 tháng Giêng tới đây, các giám mục Mỹ cũng kêu gọi hoàn toàn bãi bỏ phá thai tại nước này.

Chiến dịch cầu nguyện bảo vệ sự sống chống phá thai được tiến hành tại Mỹ kể từ năm 2013, là năm kỷ niệm 40 năm Tối cao Pháp viện Mỹ công bố phán quyết gọi là “Roe chống Wade”, cho phép phá thai trên toàn quốc. Trong chiến dịch này, trên các mạng xã hội, ban tổ chức kêu gọi các tín hữu chia sẻ chứng từ của mình về việc bảo vệ sự sống. Năm nay, cuộc tuần hành bênh vực sự sống sẽ diễn ra ngày 19 tháng Giêng tại thủ đô Washington và nhiều nơi khác trong nước.

Đã có nhiều thay đổi từ khi Tối cao Pháp viện Mỹ lật ngược phán quyết “Roe chống Wade”, ngày 22 tháng Giêng năm 1973 bằng phán quyết hồi tháng Sáu năm 2022, đặt trách nhiệm pháp lý vào mỗi bang. Từ đó, có 14 bang đã thông qua luật hầu như hoàn toàn cấm phá thai, 2 bang cấm phá thai đến tháng thứ sáu của bào thai. Tuy nhiên, có bảy bang thông qua luật cho phá thai, trong khi các bang khác đang tìm cách thay đổi hiến pháp tiểu bang về quyền phá thai, qua cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay.

Trước tuần cửu nhật sắp bắt đầu, các giám mục Mỹ cũng cùng với Đức Thánh Cha lên án việc mang thai mướn, như ngài bày tỏ trong diễn văn trước Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, hôm thứ Hai, ngày 08 tháng Giêng vừa qua. Ngài gọi việc mang thai muốn là vi phạm trầm trọng đối với phẩm giá phụ nữ và trẻ em và kêu gọi cấm việc làm này trên thế giới. Các giám mục Mỹ cũng khẳng định rằng mang thai mướn là điều trái ngược với luân lý. Thay vào đó, điều quan trọng là hoạt động để tiến tới một thế giới bảo tồn phẩm giá sâu xa của mỗi người, trong mọi giai đoạn của cuộc sống”.

4. Phil Lawler: Khi Đức Thánh Cha Phanxicô ứng khẩu

Phil Lawler của Catholic World News có bài nhận định nhan đề “When Pope Francis goes off script”, nghĩa là “Khi Đức Thánh Cha Phanxicô ứng khẩu”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hồi còn là Tổng Giám mục Buenos Aires, Đức Hồng Y Jorge Bergoglio lúc bấy giờ đã từ chối yêu cầu phỏng vấn sâu rộng của một nhà báo. Ngài giải thích rằng ngài không cảm thấy thoải mái khi thể hiện bản thân trong một hình thức phỏng vấn; ngài đề nghị bất cứ ai muốn hiểu suy nghĩ của ngài sẽ được phục vụ tốt hơn bằng cách đọc các tác phẩm do ngài viết.

Nhưng chuyện đó xưa lắm rồi. Kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề tỏ ra ác cảm với những cuộc trò chuyện không có kịch bản. Ngài chắc chắn là vị Giáo hoàng được phỏng vấn nhiều nhất trong lịch sử, với hàng chục cuộc trò chuyện sâu sắc được công bố trong triều đại giáo hoàng của ngài. Cùng với những cuộc phỏng vấn chính thức xuất hiện trên báo và tạp chí, ngài còn tham gia vào các cuộc trao đổi hỏi đáp với đủ loại khán giả. Trên thực tế, các chuyến đi nước ngoài của giáo hoàng hiện nay thường bao gồm các buổi hỏi đáp với các thành viên của cộng đồng Dòng Tên địa phương.

Một số phát biểu đáng nhớ nhất—và gây tranh cãi—của Đức Giáo Hoàng đã được đưa ra trong những cuộc trao đổi ngẫu hứng như vậy. Các cuộc họp báo trên không của ngài (một đặc điểm thường xuyên khác trong các chuyến đi nước ngoài của ngài) đã tạo ra nhiều tiêu đề giật gân. Nhiều cuộc trò chuyện thân thiện của ngài với Eugenio Scalfari quá cố—mà nhà báo vô thần đã sao chép lại từ trí nhớ, không có bản ghi âm hoặc viết tay—đã nhiều lần khiến văn phòng báo chí Vatican rơi vào tình trạng phải kiểm soát thiệt hại. Có lẽ tuyên bố nổi tiếng nhất trong toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài là câu trả lời cho câu hỏi của phóng viên: “Tôi là ai mà phán xét?”

Thông thường, khi một Giáo hoàng—bất kỳ Giáo hoàng nào—phát biểu, ngài sẽ nói từ một văn bản soạn sẵn. Với vô số hàng triệu người đang đọc lời của ngài, độ chính xác là điều quan trọng; ứng khẩu có thể coi là thiếu thận trọng.

Tuy nhiên, ứng khẩu là một đặc điểm nổi bật trong triều đại giáo hoàng của ngài, và Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nản lòng trước những làn sóng phẫn nộ mà ngài đã tạo ra bởi những nhận xét công khai thiếu kiểm soát của mình. Vì vậy, khi viết, ngài thường viết một cách bốc đồng. Các quan chức Vatican phàn nàn rằng họ đã bị bất ngờ trước những thông báo quan trọng được đưa ra mà không có sự tham vấn. Ngay cả trong vai trò là nhà lập pháp kinh điển, ngài cũng có thể hấp tấp. Andrea Gagliarducci lưu ý rằng ngài đã ban hành 70 tự sắc đáng kinh ngạc, bổ sung hoặc sửa đổi giáo luật, trong thập kỷ của ngài trên Ngai Thánh Phêrô. Trong một số trường hợp, một tự sắc đã sửa chữa những thiếu sót của một tự sắc khác.

Tất cả chúng ta đều dễ mắc lỗi khi nói quá nhanh. May mắn thay, hầu hết chúng ta không dựa quá nhiều vào những gì mình nói. Ở Buenos Aires, Đức Hồng Y Bergoglio có thể đã có thể phát biểu một cách tự nhiên mà không gây ra nhiều sự tò mò. Ở Rôma, dưới sự giám sát liên tục của giới báo chí, mọi chuyện lại hoàn toàn khác.

Cuối Tháng Giêng vừa qua, chính trong buổi tiếp kiến riêng với các thành viên của đoàn báo chí Vatican, Đức Thánh Cha đã đưa ra câu nói gây ấn tượng mạnh mới nhất của mình. Chắc chắn rồi, điều đó đã đến khi ngài gác lại những nhận xét đã chuẩn bị sẵn của mình và cảm ơn các nhà báo tập hợp vì “sự tinh tế mà các bạn thường thể hiện khi nói về những vụ tai tiếng của Giáo hội”.

Đức Thánh Cha có ý gì khi nói đến sự “tinh tế” trong việc đưa tin về các vụ tai tiếng? Ngài giải thích rằng “có rất nhiều, và tôi thấy ở anh chị em một sự tế nhị tuyệt vời, một sự tôn trọng, một sự im lặng gần như xấu hổ.” (Ở đây “xấu hổ” có thể được dịch là “bối rối.”)

Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha cám ơn các phóng viên vì đã không đào sâu vào những chi tiết vụn vặt của các vụ tai tiếng. Và điều quan trọng cần ghi nhớ là không phải quốc gia nào cũng chứng kiến mức độ đưa tin bão hòa về các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục mà truyền thông Mỹ đã đưa tin trong suốt 20 năm qua. Tuy nhiên, những nhận xét của Đức Giáo Hoàng - giống như rất nhiều nhận xét ngoài kịch bản của ngài - chắc chắn sẽ gây cho ngài một số khó khăn thực sự.

Đầu tiên, Đức Thánh Cha Phanxicô dường như đang khuyến khích các nhà báo không đưa tin về các vụ tai tiếng ở Vatican. Thông điệp đó - dù có được truyền tải có chủ ý hay không - khác 180 độ so với cam kết thường được tuyên bố của Đức Giáo Hoàng về tính minh bạch và tiết lộ đầy đủ.

Thứ hai, Đức Thánh Cha dường như cảm ơn các thành viên được công nhận của đoàn báo chí Vatican – những phóng viên mà công việc của họ đòi hỏi phải tiếp cận thường xuyên với các quan chức Vatican – vì đã duy trì sự im lặng kín đáo liên quan đến các vụ tai tiếng. Phải chăng ngài đang ngầm thừa nhận rằng cho đến nay các nhà báo vẫn chưa gay gắt đặt câu hỏi về sự liên quan của cá nhân ngài trong vụ Zanchetta, vụ bê bối Rupnik, vụ thất bại bất động sản ở Luân Đôn? Phải chăng ngài thậm chí còn ám chỉ rằng trong thời gian còn lại của triều đại giáo hoàng này, những phóng viên giải quyết những vấn đề này một cách “tinh tế” và thậm chí có thể với “sự im lặng xấu hổ/ngượng ngùng” sẽ được đối xử ưu ái chăng?

Đây là một điều khác mà chúng tôi đã học được trong triều đại giáo hoàng này: Khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói ứng khẩu, cả ngài lẫn văn phòng báo chí Vatican đều không buồn làm rõ. Thế là những câu hỏi cứ kéo dài hoài.


Source:Catholic World News
 
Thánh Ca
Nếu Vắng Bóng Chúa
TrungPham16
20:59 17/03/2024
 
Con Cỏn Nợ Chúa
Phạm Trung
21:00 17/03/2024
 
TV 21
Lm. Thái Nguyên
21:25 17/03/2024
 
Đồi xưa
Lm. Thái Nguyên
21:26 17/03/2024
 
Chúa đã hiến mình
Lm. Thái Nguyên
21:26 17/03/2024
 
Say tình thập giá
Lm. Thái Nguyên
21:27 17/03/2024
 
Thập giá niềm tự hào
Lm. Thái Nguyên
21:28 17/03/2024