Ngày 10-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đằm thắm những đóa hoa mai
Trần Đức Thắng
19:11 10/03/2008
ĐẰM THẮM NHỮNG ĐÓA HOA MAI

Cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 20 cây số, chiều Buôn Trấp tĩnh lặng, u ám, giăng mù sương cao nguyên, một gam màu trắng xám thê lương, cô quạnh phủ lên những mái nhà trại phong Ea Na, hầu như vắng hẳn tiếng người lớn, lẫn cả tiếng khóc trẻ thơ.

Một cộng đoàn nho nhỏ, chỉ vỏn vẹn có ba Sơ dòng Nữ Vương Hòa Bình âm thầm phục vụ những con người cách ly với xã hội.. Tuy đã bám trụ từ lâu tại cơ sở này, nhưng gần đây các Sơ mới có thể ở ngay tại trung tâm. Trên 100 gia đình quây quần chung quanh trại. Nhà trẻ và trường tiểu học xây dựng ngay phía trước khu điều trị.

Thường buổi sáng, các Sơ đảm trách việc phục vụ bệnh nhân, từ vệ sinh đến ăn uống. Đôi tay của các vị hiền thê của Đức Kitô thoăn thoắt, mà êm ái nhẹ nhàng, rửa những vết thương còn đang lở loét, thối rữa, bốc lên mùi kinh khủng, hoặc chăm chút bón từng thìa cơm cháo cho những người cụt tay vì Hansen, thay áo quần và giặt giũ, cùng thu xếp giường chiếu, lẫn quét dọn, trong khi vẫn tươi tắn, ân cần thăm hỏi họ bằng chính thổ ngữ Ê Đê…Từng bệnh nhân lần lượt được phục vụ chu đáo. Những con bệnh hầu như hoàn toàn cô độc bị bỏ rơi, chẳng còn họ hàng thân thích đến thăm nuôi.

Còn nhà trẻ chính thức chỉ hoạt động nửa ngày. Để giành thêm thời gian an toàn cho các cháu, các Sơ giữ chân đến tận chiều, bằng chương trình ngoại khóa đầy ắp tiếng cười, ca múa hồn nhiên. Vừa tan trường, các Sơ lại tỏa ra, đến chăm sóc các gia đình bênh nhân neo đơn. Có những nhà chỉ duy nhất một cụ già mất cả hai chân, hay cả đôi tay. Có nhà cả hai vợ chồng đêu mù lòa với đôi tay co quắp. Các Sơ như những thiên thần áo xanh, được Chúa gửi đến an ủi người kém may mắn.

Ngày từng ngày, các Sơ luôn hân hoan chia sẻ những niềm vui nho nhỏ với họ. Vài cái võng xếp gửi tặng đến những người tàn tật nhất. Họ sung sướng đến lặng người, khi lần đầu tiên trong cuộc đời xám ngắt, được ngả lưng trên sợi dù êm ái. Họ ngây ngất với cái bình thủy cũng lần đầu được dùng. Hoặc dễ ứa lệ với những bộ quần áo lành lặn, thơm tho…

Những món quà này nọ từng dịp, từng đợt vẫn được chuyển đến tận tay, xoa dịu bớt phần nào nỗi bất hạnh, nhưng họ vẫn đau đáu, miệt mài đói khát một món quà tình thương. Một nỗi niềm cảm thông, gần gũi, chia sẻ, mà chỉ có từ những bàn tay nhân hậu, hằng tìm thấy hình bóng Thiên Chúa chính nơi họ, đến vỗ về ủi an.

Có lẽ đấy là những bông hoa mai đằm thắm, chợt nở giữa chốn hoang sơ lạnh lẽo tình người. Những người sẵn sàng hy sinh, hiến thân cả cuộc đời để tìm lại chút niềm vui ấm áp cho những người không thể trả công lại cho mình.

Xin kính cẩn nghiêng mình bái phục quý Sơ.

Darlak 4/3/08
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 10/03/2008
CANH THỊT VÀ CON HƯƠU NHỎ

N2T


Ngụy Văn Hầu sai Nhạc Dương dẫn binh đi đánh nước Trung Sơn, lúc ấy con trai của Nhạc Dương đang ở nước Trung Sơn, vua nước Trung Sơn đang lúc cao hứng sai người đem con trai của Nhạc Dương nấu thành canh thịt và đem cho Nhạc Dương ăn, Nhạc Dương ở trong trại quân đem chén canh thịt ăn sạch.

Tin tức được chuyền qua nước Ngụy, Ngụy Văn hầu cảm thấy rất có lỗi với Nhạc Dương, Đồ Sư Tán thì kinh sợ nói: “Ngay cả thịt của con mà ông ta cũng ăn, thì còn thịt của ai mà không dám ăn chứ ?” Về sau, Nhạc Dương hủy diệt được nước Trung Sơn, Ngụy Văn vương tưởng thưởng công lao của ông ta, nhưng đối với ông ta thì lại sinh ra sự đề phòng rất cẩn thận.

Mạnh Tốn dẫn đầy tớ là Tần Tây Ba đi săn, bắt sống được một con hươu nhỏ và muốn Tần Tây Bá đem về trước. Hươu mẹ không muốn rời bỏ hươu con nên cứ đi theo Tần Tây Bá kêu khóc. Tần Tây Bá trong lòng chịu không nổi nên đem hươu con trả lại cho hươu mẹ. Mạnh Tốn thấy Tần Tây Bá không hoàn thành nhiệm vụ thì rất giận dữ, nên đuổi anh ta ra khỏi nhà.

Ba tháng sau, Mạnh Tốn lại sai xa phu đi rước Tần Tây Bá về làm thầy dạy cho con của ông ta, xa phu không hiểu tại sao ông ta truốc sau mâu thuẫn nhau, bèn hỏi ông ta nguyên nhân.

Mạnh Tốn trả lời: “Ngay cả một con hưu nhỏ mà Tần Tây Bá cũng không đành lòng làm hại, thì sao lại nhẩn tâm để con ta chịu khổ chứ ?”

(Hàn Phi tử: Thuyết lâm thượng)

Suy tư:

Nhạc Dương ăn bát canh thịt con mình là để bày tỏ lòng căm thù đối với vua nước Trung Sơn, đó là chuyện bất đắc dĩ, và là người có tâm hồn cứng rắn quyết liệt trung với nước; Tần Tây Ba không nở bắt hươu con về nhà khi hươu mẹ chạy theo chảy nước mắt, đó là người có lòng nhân, cả hai đều được chủ nhân kính phục, nhưng người ta thì luôn ưu ái người có lòng nhân và đề phòng người có lòng trung với nước.

Ai cũng yêu mến người có lòng nhân ái, bởi vì người có lòng nhân ái luôn đem bình an và hạnh phúc đến cho người khác; ai cũng cảm phục người anh hùng có chí khí, nhưng những người anh hùng có chí khí thường làm cho các quan bất chính vô tài nghi kỵ đề phòng, bởi vì chí khí anh hùng thì luôn đối chọi với người bất tài, lòn cúi xiễm nịnh.

Làm người anh hùng có chí khí thì tốt, nhưng nếu người anh hùng chí khí mà có lòng nhân ái thì càng tốt hơn, bởi vì chính họ bên ngoài làm cho quân thù khiếp sợ, bên trong thì làm cho lòng người an vui tin tưởng.

Xây dựng hòa bình là ở đó vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:24 10/03/2008
N2T


24. Chúa Giê-su không những có tình yêu, mà chính là tình yêu; Thánh Thể không những là bí tích tình yêu, mà chính là tình yêu.

(Thánh Bernard)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Nói: Xưng Tội Duy Trì Đời Sống Kitô
Bùi Hữu Thư
09:59 10/03/2008

Đức Thánh Cha Nói: Xưng Tội Duy Trì Đời Sống Kitô



VATICAN, 7 tháng 3, 2008 - Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Việc xưng tội không thể chỉ được coi là một hình thức lấy lệ trong đời sống Kitô hữu mà phải là một thức ăn chính để nuôi dưỡng một cam kết theo chân Đức Kitô.

Đức Thánh Cha nói như vậy khi tiếp đón các học viên tham dự một khóa học trong tuần về “diễn đàn nội tại” - các vấn đề lương tâm - được Tông Tòa Ân Giải tổ chức. Cuội hội thảo này sẽ chấm dứt vào ngày thứ bẩy 15/3/08.

Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha suy tư về Bí Tích Hòa Giải trong xã hội hiện đại, và cho rằng “đang đánh mất ý thức về tội lỗi.”

Đức Thánh Cha nói "Điều cần thiết ngày nay là phải bảo đảm rằng những ai đi xưng tội có cảm nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi đã thống hối. Điều này đã được mô tả rất sâu xa và cảm động trong bao nhiêu đoạn Phúc Âm."

Đề cập đến đoạn Phúc Âm Luca nói về người đàn bà tội lỗi, ngài nhấn mạnh, "sứ điệp hùng hồn được Phúc Âm này diễn tả là: Với những ai yêu nhiều thì Thiên Chúa tha thứ tất cả mọi sự.”

"Những ai quá tự tin ở mình và nơi những giá trị của mình, thì bị làm cho mù loà bởi cái 'tôi' của họ và trái tim họ trở thành chai đá trong tội lỗi.”

"Mặt khác, những ai công nhận mình yếu kém và tội lỗi lại biết phó thác nơi Thiên Chúa và được Người ban cho nhiều ân sủng và sự tha thứ."

Lợi Lộc

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, "điều quan trọng là phải làm sáng tỏ bí tích hòa giải - dù cho tội lỗi đã phạm là gì - nếu tội nhân khiêm tốn công nhận và tin tưởng vào linh mục cáo giải, thì họ sẽ luôn luôn cảm nhận được niềm vui của sự tha thứ của Thiên Chúa."

Ghi nhận rằng hiện nay có “một sự thờ ơ” về bí tích này, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “khi chúng ta chỉ chú trọng đến việc kết tội - mặc dầu điều này phải có, và cần thiết để giúp người tín hữu hiểu được tầm quan trọng của tội lỗi - chúng ta có thể lại đẩy xuống hàng thứ yếu điều đáng lý ra là thiết yếu, đó là việc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa, là Cha của lòng nhân lành và xót thương."

Đức Thánh Cha nói, “Các cha xứ, nhất là các vị linh hướng, cần phải nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa bí tích hoà giải và một đời sống quyết tâm hướng đến việc cải hóa, để cho ân sủng của bí tích này có thể hỗ trợ và nuôi dưỡng sự cam kết là những môn đệ trung thành của Chúa."

Đức Thánh Cha khẳng định rằng "Nếu lòng ao ước không ngừng này bị mất đi, thì việc cử hành bí tích hòa giải có thể trở thành một hình thức lấy lệ cho có và không xâm nhập được vào đời sống hàng ngày."

Ngài nói thêm, "Mặc khác, nếu các tín hữu - dù cho có được hun đúc bởi một ước muốn theo chân Đức Giêsu - lại không xưng tội thường xuyên, thì dần dần sẽ đánh mất nhịp điệu thiêng liêng cho đến khi nhịp đập này quá chậm hay ngừng hẳn"
 
Ủy Ban Trung Hoa của Tòa Thánh thảo luận về Lá Thư Đức Thánh Cha gởi cho người Công Giáo Hoa Lục
Nguyễn Việt Nam
14:52 10/03/2008
Trong thời gian từ 10-12/3, Ủy Ban về Trung Hoa của Tòa Thánh sẽ thảo luận về phản ứng của Giáo Hội tại Hoa Lục đối với lá thư gần đây của Đức Thánh Cha viết cho họ và khảo sát việc ứng dụng cụ thể lá thư đó trong đời sống Giáo Hội tại đây.

Ủy Ban về Trung Hoa của Tòa Thánh bao gồm lãnh đạo của một số cơ quan trung ương Tòa Thánh đã và đang giúp Đức Thánh Cha trong những vấn đề của Trung Hoa và một số thành viên trong hàng giáo phẩm Trung Hoa cũng như của các dòng tu.

Trong thông cáo đưa ra hôm nay, phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết: “Buổi họp đầu tiên sẽ khảo sát Thư của Đức Thánh Cha gởi cho người Công Giáo hôm 27/5/2007. Những nội dung phong phú của tài liệu này sẽ được khảo sát sâu rộng và từ đó những khía cạnh chủ yếu của đời sống Giáo Hội tại Trung Hoa sẽ được xem xét”.

Cuộc họp của ủy ban đã diễn ra trong bối cảnh của nhiều đồn đoán về khả năng cải thiện ngoại giao giữa Trung Hoa và Tòa Thánh
 
Hai người em của bà Terri Schiavo phát động chương trình bảo vệ sự sống
Đặng Tự Do
15:07 10/03/2008
Ba năm sau cái chết thương tâm của bà Terri Schiavo, người em trai và người em gái của bà đã phát động một chương trình bảo vệ sự sống trên làn sóng điện Hoa Kỳ trong chương trình “America’s Lifeline”. Đây là chương trình hàng tuần kéo dài trong 1 giờ đồng hồ.

Chương trình sẽ được bắt đầu phát thanh từ 15/3. Chương trình này được sự bảo trợ của "Terri's Foundation" và được phát trên hệ thống Talk Radio 860 WGUL ở Tampa, Floria.

Được biết hai người em bà Terri Schiavo sẽ đề cập đến những khía cạnh tâm lý, y tế của việc chăm sóc cho người bệnh kinh niên, người khuyết tật, người bệnh đang hấp hối, vấn đề an tử, trợ tử dưới ánh sáng đức tin Công Giáo.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1990, bà Terri Schiavo, đã bị một chứng rối loạn tiêu hóa khiến tim ngừng đập trong vài phút. Hệ quả là màng óc bị hư hại vì thiếu máu và dưỡng khí. Bà có thể tự hô hấp được nhưng việc ăn uống phải cần các ống trợ sinh. Nội vụ giằng co đã 7 năm nay khi chồng bà, ông Michael Schiavo, nay đã có vợ khác và 2 đứa con riêng, quyết liệt cho rằng bà muốn chết chứ không muốn sống như thế nữa và xin các án lệnh của tòa án cho tháo gỡ các ống trợ sinh để bà chết vì đói khát. Trong khi đó, cha mẹ bà, ông bà Bob và Mary Schindler không tin rằng đó là ý muốn thực sự của con bà và mong muốn duy trì sự sống của Terri Schiavo.

Hôm thứ sáu 18/3/2005, một tòa án tại Miami bang Florida đã truyền cho bệnh viện Pinellas Park, nơi bà Terri được săn sóc, phải gỡ bỏ các ống trợ sinh để bà chết dần. Trước quyết định này của tòa án, khối đa số Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp ngoại thường vào đêm 19/3/2005 để thông qua một luật cho phép một tòa án liên bang cứu xét lại vấn đề này. Tổng thống George W. Bush đã cắt ngắn những ngày nghỉ cuối tuần tại Texas để về lại Washinton ký ban hành luật này hôm Chúa Nhật 20/3/2005. Tuy nhiên, tại Tampa, Florida, hôm 22/3, chánh án James Whittemore lại bác bỏ thỉnh cầu của gia đình ông bà Schindler muốn gắn lại ống trợ sinh cho con bà trong khi xảy ra những tranh cãi tại tòa án. Sáng thứ Tư, 23/3/2005, tòa án liên bang tại Atalanta cũng xử giữ nguyên án lệnh của các tòa dưới.

Các thượng nghị sĩ Cộng Hòa tại quốc hội bang Florida cũng đề nghị một dự luật theo đó tất cả những bệnh nhân như Terri Schiavo không thể bị từ chối thức ăn và nước uống. Tại phiên họp khẩn cấp của quốc hội bang Florida, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Dan Webster, người bảo trợ cho dự luật này cho biết: “Tôi lên đây để van xin lòng thương xót của quý vị. Hãy có lòng trắc ẩn đối với Theresa Marie Schiavo”. Tuy nhiên, lãnh đạo nhóm Dân Chủ là nhóm đa số tại quốc hội Florida, ông Les Miller lạnh lùng cảnh cáo: “Ngay lúc chữ ký của thống đốc khô mực, luật này sẽ bị coi là vi hiến như lần trước thôi”. Kết quả dự luật đã không được thông qua với tỷ lệ 21-18.

Thống đốc bang Florida, ông Jeb Bush, bào đệ của tổng thống, một người mới trở lại Công Giáo gần đây, đã tìm cách xin án lệnh của tòa án để chăm sóc cho bà Terri nhưng tòa án đã không đồng ý.

Gia đình ông bà Schindler chỉ còn hy vọng mong manh là kiện lên tối cao pháo viện Hoa Kỳ. Trong hồ sơ, ông bà tố cáo các tòa án là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Gia đình ông bà là người Công Giáo không chấp nhận trợ tử vì trái với giáo huấn của Giáo Hội.

Bà Mary Schindler nói: “Ban đêm, khi tôi nhắm mắt lại tất cả những gì tôi thấy được là khuôn mặt của Terri trước mắt tôi đang chết dần vì đói khát. Có ai đó ngoài kia hãy cứu lấy con tôi. Hãy chấm dứt trò dã man này. Hãy chấm dứt sự điên loạn. Hãy để con tôi được sống”.

Theo các nhà luân lý, các tình cảm hời hợt bên ngoài thương cảm cho số phận bà Terri hay cho anh chồng Michael quyết liệt muốn bà sớm về bên kia thế giới cho mau che dấu đi sự kiện quan yếu này: tòa án không có quyền gì định đoạt số phận của bà Terri. Người ta nói nhiều về sự can thiệp của tổng thống và quốc hội vào hoạt động của tòa án nhưng lại không mấy để ý đến vấn đề liệu tòa án có chút quyền gì trên số phận của người vô tội không? Đây chính là vấn đề đánh động lương tâm thế giới.

Nội vụ đã trở nên một sự giằng co chính trị giữa một bên là đảng Cộng Hòa theo đuổi đường lối phò sự sống và một bên là đảng Dân Chủ muốn cổ vũ cho luật trợ tử. Trong 8 năm cầm quyền của Clinton biết bao thẩm phán chỉ chăm chăm ủng hộ phá thai và an tử đã được đưa vào hệ thống tư pháp Mỹ gây ra biết bao những quyết định gây ngạc nhiên cho mọi người.

Trong số ra ngày 22/3/2005, trên trang nhất, tờ L'Osservatore Romano nhận định rằng “Những lý do đằng sau quyết định của tòa án tại Mỹ là vô lý và tàn ác”. Đồng thời nhận định rằng “Số phận của bà Terri Schiavo dựa trên quyết định của tòa án cũng tương tự như số phận của hàng ngàn tử tù trên đất Mỹ nhưng chỉ khác một điều là bà không phạm vào một tội ác nào ngoài sự kiện là bà bị coi là không hữu dụng nữa trước mắt một xã hội không có khả năng đánh giá cao và bảo vệ hồng ân sự sống.”

Tờ báo cảnh cáo rằng: “Đứng trước làn sóng những cáo buộc, kháng án và những quyết định gây ngạc nhiên vào phút chót người ta có nguy cơ đánh mất đi trọng tâm của vấn đề: một người chứ không phải một khúc cây đang đang chết dần mòn trong khi thế giới quan sát cách bất lực qua truyền hình và báo chí”.

“Thảm kịch thực sự của người phụ nữ này thay vì gợi lên một làn sóng của lòng xót thương và tình liên đới đang bị bóp nghẹt bởi cuộc chạy đua để nắm trong tay quyền quyết định sống chết của một con người.”
 
Một giáo xứ tại Denver tố cáo ba nhà truyền đạo Mormon chặt đầu một tượng thánh
Nguyễn Việt Nam
15:29 10/03/2008
San Luis, Colorado - (CNA) Đền thờ Các Thánh Tử Đạo Mễ Tây Cơ tại San Luis, Colorado đã thông qua quyết định khởi tố ba nhà truyền đạo Mormon chặt đầu một tượng thánh và có những hành vi bỉ báng Giáo Hội Công Giáo bên trong đền thờ này.

Năm 2006, Hội Đồng Mục Vụ tại Đền thờ Các Thánh Tử Đạo Mễ Tây Cơ ở San Luis, Colorado đã kinh ngạc khi thấy đầu của tượng thánh tử đạo Manuel Morales, một thanh niên Mễ Tây Cơ đã tử đạo khi can đảm chống lại những luật bài Công Giáo của chính quyền Mễ Tây Cơ, bị chặt đứt và nằm lăn lóc bên ngoài nhà thờ.

Cảnh sát đã tiến hành điều tra nhưng không biết ai là thủ phạm.

Nay thì người ta biết ai là thủ phạm. Trong tuần qua, ba nhà truyền đạo Mormon đã đăng hình của họ trên trang Photobucket. Những tấm hình này cho thấy một nhà truyền đạo Mormon đứng sau bàn thờ đang giơ cao sách Mormon trong khi một tay thì cầm cái đầu của tượng thánh Manuel Morales. Một nhà truyền đạo khác thì nằm dài trên bàn thờ, trong khi một nhà truyền đạo khác thì đang giơ cao tay “sát tế” kẻ đang nằm dài trên bàn thờ.

Cha Pat Valdez đã thông báo cho cộng đoàn của ngài biết hôm thứ Sáu tuần qua: “Điều họ làm thật là lố lăng, không bác ái và đầy khiêu khích. Anh chị em đã làm việc nặng nhọc và toàn cộng đoàn này đã vất vả để xây nên đền thờ này như một biểu tượng đức tin của chúng ta và một thể hiện tình yêu của chúng ta với Thiên Chúa”.

Một phiên họp Hội Đồng Mục Vụ đã được tổ chức và với số phiếu 7-0, Hội Đồng quyết định khởi tố vụ này.
 
Top Stories
Philippines - Mgr Francisco Claver: « Plutôt que des politiques, nous devons êtres pasteurs »
Eglises d’Asie
15:14 10/03/2008
Philippines - Mgr Francisco Claver: « Plutôt que des politiques, nous devons êtres pasteurs »

Quelques jours après que la Conférence des évêques catholiques des Philippines a pris position dans les débats qui agitent actuellement la scène politique de la capitale, Mgr Francisco Claver, chargé en 2006 par les évêques philippins de mener une réflexion sur la promotion des valeurs morales dans la vie politique du pays (1), revient sur la déclaration des évêques (2). Dans un entretien accordé à l’agence Ucanews (3), il précise le rôle que la hiérarchie de l’Eglise catholique souhaite tenir dans ce pays, où, à nouveau, les pressions de la rue et des milieux politiques sont fortes pour obtenir le départ du chef de l’exécutif.

Agé de 80 ans, évêque émérite de Bontoc-Lagawe, diocèse situé sur l’île de Luzon, Mgr Claver, jésuite, a derrière lui une longue expérience de responsable religieux. C’est notamment lui qui avait rédigé la lettre déclarant que le dictateur Ferdinand Marcos avait perdu toute légitimité à gouverner après les fraudes massives opérées lors des élections de février 1986. Peu après, un million de personnes étaient dans les rues de Manille, à l’appel du cardinal Sin, pour obtenir le départ du dictateur philippin – lequel quitta le pays le 25 février 1986. Vingt ans plus tard, Mgr Claver ne se dit pas étonné de voir les évêques critiqués pour ne pas avoir réclamé la démission de la présidente Gloria Macapagal-Arroyo. « Nous savions que nous allions décevoir ceux qui appellent à la démission, mais, en lisant ce que nous avons écrit, comment peut-on affirmer que nous sommes pro-Arroyo ? », interroge-t-il.

Lors de la session extraordinaire de la Conférence épiscopale tenue à la fin du mois de février dernier (2), les évêques ont débattu sur deux points: la démission (de la présidente) et le « People Power », ces manifestations populaires qui ont abouti au départ de Ferdinand Marcos en 1986 et à celui de Joseph Estrada en 2001. Mgr Claver explique que la démission n’est acceptable que si elle repose sur une base légale. « Nous avons une Constitution et, si nous commençons à agir en-dehors, le fonctionnement normal des institutions n’est plus assuré. C’est bien de cela qu’ont peur la plupart des évêques. C’est la stabilité du pays qui est en jeu », assure-t-il, en ajoutant que le Sénat compte 24 membres, soit 24 candidats potentiels à la présidence et que le pays ne peut se permettre d’enfiler les « People Power » les uns à la suite des autres.

Mgr Claver poursuit en expliquant que le corps épiscopal a été profondément renouvelé depuis les années 1980. Aujourd’hui, seuls 25 évêques ont connu l’époque de la loi martiale (1972-1981) et les manifestations de 1986 qui ont abouti à la chute de Ferdinand Marcos. Ce sont donc plus de 65 évêques qui, en tant que tels, n’ont pas connu les dilemmes qui se posaient alors à la Conférence épiscopale. « En dépit de toutes les atrocités [commises sous la dictature], nous n’avons jamais demandé à Marcos de démissionner. Nous lui avons demandé de restaurer la Constitution et la démocratie, de respecter les droits de l’homme. Il ne nous est jamais venu à l’idée d’interférer dans les affaires gouvernementales ou de demander à Marcos de quitter le pouvoir », précise Mgr Claver. Si nous avons pris position sur la place publique, c’est parce que les gens avaient peur. « Personne n’osait parler, alors nous l’avons fait, pour le peuple, pour le bien du peuple », ajoute-t-il. Ensuite, l’Eglise, par la voix de ses évêques, n’a jamais cessé de s’exprimer. Après 1986, « nous avons continué à parler, à prendre position, comme si nous étions toujours sous le même régime de terreur ». Or, les temps ont changé et, si l’expression « People Power » signifie quelque chose, c’est bien que le peuple – et non plus les responsables de l’Eglise – doivent occuper le devant de la scène.

Une partie de l’opinion publique et du personnel politique veut voir l’Eglise prendre position par une déclaration politique, analyse encore Mgr Claver. « Mais nous avons choisi une approche pastorale », poursuit-il. Un prêtre, face à un pécheur, ne condamne pas la personne mais lui donne au contraire la possibilité de se corriger. Si la personne se repent, pas de problème. Si la personne persévère dans le péché, alors vous envisagez l’excommunication – « et, en la matière, l’excommunication, c’est le People Power ». A ce jour, continue-t-il, « elle (Gloria Arroyo) n’a pas donné de signe qu’elle était prête à changer, mais nous avons à prendre en compte cette dimension pastorale dans notre politique ». « Plutôt que des politiques, nous devons être pasteurs », conclut-il, en citant à son appui l’encyclique Deus Caritas Est où Benoît XVI explique que, si l’Eglise travaille à un monde plus juste, ce n’est pas à elle de l’imposer.

(1) Voir EDA 426 (Document annexe: « De la gauche à la droite en passant par le centre, la politique est pourrie » - une interview de Mgr Francisco Claver. Face à l’apparente incapacité de la scène politique à prendre en compte les véritables urgences auxquelles fait face le pays, Mgr Claver analyse ce qu’il perçoit comme une faillite du politique et répond à ceux des Philippins qui affirment que les propositions de l’Eglise, de la Conférence des évêques, ne sont plus « pertinentes » face aux enjeux actuels.)

(2) A propos de la déclaration du 26 février 2008 des évêques philippins (Seeking the Truth, Restoring Integrity), voir EDA 480.

(3) Ucanews, 29 février 2008

(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 10 MARS 2008)
 
Thanh Hoa: après une tempête en octobre, un froid record vient décimer le bétail et détruire toutes les récoltes de riz des paysans catholiques
Eglises d’Asie
15:15 10/03/2008
THANH HOA - La tempête « Lekina » d’octobre 2007 avait semé désolation et famine sur une partie du territoire du diocèse de Thanh Hoa. A peine avait-on commencé à remédier aux conséquences catastrophiques du typhon, que survenait un hiver d’une rigueur inconnue jusqu’alors, faisant périr des milliers de têtes de bétail et, pire, empêchant la croissance du paddy tout récemment repiqué. C’est ce qu’on pouvait lire dans un article publié le 28 février dernier, sur le site Internet du diocèse de Thanh Hoa, un diocèse qui s’étend au nord de la région du Nghe An.

Selon des informations données par le P. Dac, responsable du comité diocésain de la Caritas, les paysans catholiques déplorent la perte de près de 700 ha de paddy nouvellement repiqué. Presque toutes les paroisses du diocèse ont perdu leur récolte et risquent de se trouver en situation de famine dans les semaines qui viennent.

Dès le 26 février dernier, le diocèse s’est efforcé d’aller porter assistance aux paysans les plus touchés. Une délégation, menée par l’évêque du diocèse accompagné de l’évêque chargé des œuvres caritatives au niveau national, s’est rendue jusqu’aux paroisses de Ke Rua et Bang Phu, les plus touchées par les conditions climatiques de ce mois de février.

Ke Rua est la paroisse d’origine du P. Six, le très célèbre constructeur de la cathédrale de Phat Diêm. Située à 50 km de l’évêché de Thanh Hoa, le village abrite une population de 4 700 habitants. Les terres existantes ne suffisant pas à assurer la subsistance de tous, près des deux tiers des catholiques partent travailler loin de leur village. Le curé a fait un rapport de la situation aux membres de la délégation, bouleversés par le spectacle de la pauvreté du village. Le prêtre a en particulier confirmé que la prochaine récolte était déjà totalement perdue L’évêque a assuré aux paroissiens que tout le diocèse était proche d’eux et a distribué en guise d’assistance quelques modestes cadeaux.

La seconde paroisse visitée par la délégation diocésaine, Bang Phu, est située en région montagneuse, à 80 km au nord-ouest de Thanh Hoa. 98 % des 3 400 paroissiens appartiennent à l’ethnie Muong. Comme à Ke Rua, les ressources de la population dépendent entièrement de la nature et ont particulièrement souffert de la rigueur de l’hiver. Là encore, les paroissiens ont exposé à l’évêque et à la délégation le bilan de leurs pertes et leurs craintes de famine pour les semaines à venir. Les membres de la délégation, impuissants devant tant de misère, n’ont pu que les consoler et leur partager une maigre assistance.

Toute la partie nord du Vietnam a été touchée par cette offensive du froid, et, plus particulièrement, le monde agricole. Partout, les champs de paddy mais aussi le bétail ont été affectés. Selon le ministère de l’Agriculture et du Développement rural, 136 000 têtes du cheptel du nord du pays ont péri le mois dernier. En contrepartie, l’aide apportée aux victimes est peu importante. Le Premier ministre Nguyen Tan Dung a annoncé le versement d’une enveloppe équivalent à une aide de 9,3 millions de dollars, une indemnisation jugée insuffisante, y compris par certains responsables gouvernementaux.

(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 10 MARS 2008)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh tâm Giới trẻ tại Giáo xứ Chính tòa Hải Phòng
Maria Sông Trắng
16:54 10/03/2008
HẢI PHÒNG - Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay, Giáo xứ Chính tòa Hải Phòng đã tổ chức ngày tĩnh tâm dành riêng cho Giới trẻ trong toàn Giáo xứ. Tham dự buổi tĩnh tâm đã có rất đông bạn trẻ trong đó có nhiều bạn trẻ thuộc các Giáo phận khác trong cả nước đang học tập và làm việc tại thành phố Hải Phòng đến tham dự. Năm nay, các bạn trẻ đến tham dự buổi tĩnh tâm hân hoan vui mừng được đón Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên- Giám mục Giáo phận ưu ái đến Giảng phòng và giao lưu cùng các bạn trẻ tại Giáo xứ. Ngài hiện là Chủ tịch Uỷ ban Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Đức Cha Vũ văn Thiên giảng cho giới trẻ
Buổi tĩnh tâm được khai mạc với giờ chầu Thánh Thể, xin Ơn Chúa Thánh Thần xuống trên mỗi bạn trẻ đến tham dự hầu các bạn được múc lấy nguồn tình thương Thiên Chúa qua buổi tĩnh tâm này.

Đúng 9 giờ, các bạn trẻ cùng hân hoan chào đón sự hiện diện của vị Chủ chăn giáo phận. Trước khi bước vào giờ chia sẻ, các bạn trẻ đều xúc động và tâm tình khi Đức Giám mục bắt lên lời ca: “ Con nay trở về, trở về cùng Chúa Chúa ơi, con nay trở về, lòng sầu thống hối khôn nguôi,.........”, lời bài hát như mời gọi mỗi bạn trẻ cùng lắng tâm hồn, tạm gác lại những ngổn ngang của bộn bề công việc, học tập, tạm xa rời những âm thanh ồn ào náo nhiệt ngoài cuộc sống đời thường để trở về cùng Thiên Chúa nhân hậu, dâng tất cả tâm tình bằng tiếng hát thiết tha của mình.

Chủ đề năm nay Đức Cha chọn để chia sẻ cùng các bạn trẻ là “Đức Giêsu – Bậc Thầy kể chuyện” để hướng các bạn trẻ sống năm Giáo dục Kitô Giáo. Ngài đã dẫn dắt triển khai Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam, và liên hệ đến Đại hội truyền giáo tại á Châu, Đại hội giới trẻ tại Hải Phòng qua đó giới thiệu gương mặt Đức Giêsu, một người Thầy, người Bạn gần gũi trong cuộc sống và nhắm đến phương pháp giáo dục tuyệt vời của Đức Kitô. Đức Giêsu đã ngồi quây quần cùng dân chúng và kể chuyện cho họ nghe, Người đã sử dụng cách kể chuyện thật bình dân, dung dị khi dùng những hình ảnh gần gũi với đời thường (miếng áo vá, bình rượu, con lạc đà, con chiên, thợ làm vườn,....) để nói về nước Thiên Chúa: “ Nước Thiên Chúa giống như.....”. Ngài khẳng định: dân chúng nhận Người là bậc tôn sư vì “Chưa hề có ai nói hay như ông này” (Ga 7, 46) để nhận định về sự trổi vượt của Con Thiên Chúa. Qua đó, Đức cha đã hướng đến sự lôi cuốn trong các câu chuyện của Đức Giêsu, những câu chuyện của Đức Giêsu kể đã tác động trực tiếp đến người nghe, thay đổi quan niệm, cái nhìn và lối sống của họ (người Samaria nhân hậu, dụ ngôn người chăn chiên, mười cô trinh nữ,...). Và hơn hết, chính cuộc đời Đức Giêsu là câu chuyện phong phú vô tận và tuyệt vời nhất. Người kể chuyện và cuộc đời Người kể chuyện đã trở thành cuốn Tin Mừng sống động có sức lay động hàng tỉ người trên khắp thế giới.

Người trẻ đặt câu hỏi
Qua đó Đức cha mời gọi mỗi bạn trẻ hãy học nơi Đức Giêsu Bậc Thầy kể chuyện, viết tiếp Kinh Thánh, viết tiếp câu chuyện về cuộc đời Đức Giêsu, nhưng điều quan trọng của người kể chuyện là cảm nghiệm được ý nghĩa và “nhập vai” thì câu chuyện mới thực sự lôi cuốn và có sức lay động lòng người.

Sau giờ chia sẻ, các bạn trẻ được giao lưu với vị Chủ chăn của mình, Đức Cha đã đặt ra các câu hỏi thảo luận để mỗi bạn trẻ được chia sẻ cảm nhận của mình sau giờ giảng phòng. Không khí thay đổi khi các bạn trẻ sôi nổi trả lời câu hỏi của Đức Cha và đặt ra rất nhiều những vấn nạn trong cuộc sống, những trăn trở để được Ngài chia sẻ, giải đáp. Đức Cha đã trả lời một cách dí dỏm và dễ hiểu cho các bạn trẻ. Giờ giao lưu diễn ra sôi nổi, cả Cha và con đều quên đi thời gian đã quá hơn nửa tiếng.

Buổi chiều, các bạn trẻ có giờ sám hối dưới sự hướng dẫn của Cha xứ Chính tòa Giuse Nguyễn Văn Thông để tham dự vào Bí Tích hòa giải, sau đó các bạn trẻ cùng đi Đàng Thánh Giá theo truyền thống và cao điểm của buổi tĩnh tâm kết thúc bằng thánh lễ Tạ Ơn do Cha xứ Chủ sự.

Buổi tĩnh tâm khép lại nhưng những gì các bạn trẻ kín múc được qua buổi tĩnh tâm này sẽ là hành trang cần thiết để các bạn sống năm Giáo dục Kitô Giáo và vững bước trong cuộc sống hôm nay. Hy vọng rằng các bạn sẽ lên những Chứng tá đích thực của Đức Kitô ngay trong chính cuộc sống này.
 
Liên ca đoàn I Nhã Melbourne sinh hoạt
Trần Văn Minh
17:14 10/03/2008
MELBOURNE - Sáng Ngày 10 Tháng Ba. Nhân Ngày Lễ Lao động của Tiểu bang Victoria, Úc châu. Liên Ca đoàn I Nhã Thuộc Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne, Victoria. Tổ chức sinh hoạt cho toàn thể ca viên trong Liên ca đoàn trong dịp nghỉ này.

Địa điểm sinh hoạt tại Elms Picnic Area trong khu Jells Park, được sự dẫn dắt của linh mục Phillip Lê Văn Sơn, tuyên úy khu vực Miền Tây của Tổng Giáo phận Melbourne và linh mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám tỉnh Dòng Phanxicô và chánh xứ Giáo xứ Thánh Gia Springvale. Cùng Seour Lan Ca trưởng Liên ca đoàn I Nhã Melbourne.

Đây là một sinh hoạt đặc biệt, mà theo chương trình là với mục đích để các ca đoàn của các Cộng đoàn Công giáo các giáo xứ, cùng ca viên có dịp gặp lại nhau, sinh hoạt tập thể, kể từ sau buổi Thánh Ca Tình Thương Giáng sinh 2007. Cùng bàn thảo cho những sinh hoạt tiếp theo của liên ca đoàn.

Theo dự trù, trong kỳ sinh hoạt này, Liên Ca đoàn I Nhã sẽ phát hành DVD về buổi trình diễn Thánh Ca Giáng sinh Tình thương 2007, để gửi tặng đến toàn thể các ca viên của liên ca đoàn làm kỷ niệm. Tuy nhiên, vì một vài trục trặc kỹ thuật nhỏ, nên các đĩa DVD chưa hoàn thành để phát hành trong dịp sinh hoạt này.

Có một trục nhỏ trong buổi sinh hoạt là vấn đề thời tiết. Đầu thu, khi những cơn gió nhẹ nhàng đang dần đến, mang theo chút không khí mát mẻ hơn sau những ngày Hè oi bức. Bỗng dưng trước và đúng ngày hẹn. Trời Melbourne bỗng đổi khí hậu của ngày Hè. Trời nóng trên 37 độ C. Khu vực picnic rất nóng, lệnh cấm lửa được ban hành, và với cái nóng đó, mọi sinh hoạt ngoài trời cũng bị hạn chế.

May mắn cho liên ca đoàn. Một thành viên liên ca đoàn có nhà ở gần khu vực đã đồng ý để liên ca đoàn về tư gia của anh để sinh hoạt. Nhờ đó mà những sinh hoạt của liên ca đoàn được tiếp tục. Mọi thành viên vui vẻ vì được gặp lại nhau sau mấy tháng trời tạm xa cách. Chuyện trò, trao đổi những kinh nghiệm cùng những sinh hoạt riêng lẻ của từng ca đoàn với nhau.

Sau cùng, linh mục Nguyễn Văn Long đã đánh đàn Guitar để các ca viên cùng hát trong niềm vui họp mặt. Chúc nhau Mùa Phục sinh sắp tới được an bình trong tình thương của Chúa Phục sinh. Và mọi người cùng lưu luyến chia tay.
 
Dự Tòng Sydney Tĩnh tâm và được xức dầu thánh
Diệp Hải Dung
17:22 10/03/2008
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 09/3/2008 có khoảng 40 anh chị em Dự Tòng thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Lakemba, và Marrickville đã đến hội trường nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự ngày tĩnh tâm để chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng nhận Bí Tích Khai Tâm KiTô Giáo vào Chúa Nhật Lễ Phục Sinh 23/03/2008.

Khai mạc ngày tĩnh tâm, tất cả anh chị em Dự Tòng đều trang nghiêm cùng hát bài Kinh Chúa Thánh Thần để nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng và ban ơn cho các anh chị em được ơn kêu gọi trở về với con cái của Chúa. Sau đó anh Nguyễn Văn Tiến điều hợp viên giới thiệu Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc trách Ban Truyền Giáo đến với các anh chị em. Cha Paul Văn Chi rất vui mừng khi đón tiếp các anh chị em đã hy sinh không quản ngại thời gian quý báu đến tham dự ngày Tĩnh Tâm tại đây và Cha cầu chúc cho các anh chị em sốt sắng học hỏi thêm về Giáo Lý và Thánh Kinh để biết và yêu mến Chúa nhiều hơn, đồng thời Cha Paul Văn Chi cũng long trọng tuyên bố khai mạc buổi tĩnh tâm Dự Tòng. Ông Lê Văn Tiệp Trưởng Ban Truyền Giáo CĐCGVN Sydney cũng lên ngỏ lời chào mừng các anh chị em Dự Tòng và cám ơn quý Cha, quý anh chị em Giảng Viên Giáo Lý đã bỏ công sức hướng dẫn các anh chị em Dự Tòng học hỏi về Kinh Thánh, Giáo Lý và Giáo Hội trong suốt thời gian dài trong những tháng vừa qua. Kế tiếp đó là Cha Paul Văn Chi giảng thuyết về đề tài: 10 Điều Răn của Thiên Chúa và 7 Phép Bí Tích để anh chị em Dự Tòng có khái niệm về căn bản Giáo Lý sống Đạo trong niềm tin.

Sau khi chấm dứt giờ giải lao tại hội trường, Cha Paul Văn Chi đã nêu những câu hỏi trắc nghiệm về Giáo Lý, Thánh Kinh để tất cả các anh chị em Dự Tòng cùng nhau trả lời và chia sẻ những học hiểu trong thời gian qua. Không khí trắc nghiệm về Giáo Lý và Thánh Kinh rất hấp dẫn và hào hứng qua những câu trả lời của các anh chị em Dự Tòng rất chính xác. Sau đó tất cả mọi người cùng qua bên nhà thờ tham dự Thánh lễ Phần dâng Thánh lễ gồm có Cha Paul Văn Chi, và Cha Mai Đào Hiền cùng đồng tế và trong Thánh lễ các anh chị em Dự Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và nhận lãnh nghi thức Xức Dầu Dự Tòng để nguyện xin ơn Chúa ban cho tâm hồn được sáng suốt chuẩn bị gia nhập vào đoàn chiên của Chúa trong dịp Lễ Phục Sinh. Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Hà Pi Liến Trưởng ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramatta lên ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Dự Tòng đã Tĩnh Tâm và hân hoan lãnh nhận Nghi Thức Xức Dầu để trở lên con cái Chúa.

Sau đó ông Lê Văn Tiệp Trưởng ban Truyền Giáo lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý ban Mục Vụ của Giáo đoàn đã trợ giúp tạo điều kiện cho các anh chị em Dự Tòng tham dự ngày Tĩnh Tâm và tham dự Thánh lễ rất sốt sắng. Ông cũng xin tất cả mọi người cầu nguyện cho các anh chị em Dự Tòng được xứng đáng là con Thiên Chúa. Và Thánh lễ kết thúc trong tình yêu thương đoàn kết.
 
Hành hương Đất Thánh (1)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:47 10/03/2008
HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH (I)

Trong cuộc đời mỗi người Kitô hữu, ai cũng ao ước được đặt chân đến Đất Thánh, miền đất mà Chúa Giêsu đã sinh ra, lớn lên, rao giảng Tin Mừng rồi Tử nạn và Phục Sinh. Một Đức Giêsu lịch sữ, đã làm người, sống tại đất nước Do Thái. Đặt tay lên tảng đá nơi Đức Mẹ quỳ gối đáp lời “Xin vâng”, quỳ cầu nguyện trước tảng đá mà Chúa Giêsu đã quỳ cầu nguyện trước cuộc khổ nạn, hôn kính tảng đá nơi đặt xác Chúa Giêsu hạ xuống từ thập giá…và bao nhiêu địa danh khác gắn với cuộc đời Đấng Cứu Thế, thật đáng yêu đáng kính, hấp dẫn mời gọi.

Ngày nào trên ti-vi cũng có nói thời sự về cuộc chiến tranh Israel và Palestina. Lịch sử cuộc chiến đã có từ 5.000 năm qua.

Để hiểu biết thêm, tôi tìm đọc trong Thánh Kinh và ao ước có lần đến miền đất này. Theo gia phả được ghi trong Thánh Kinh, người Canaan và người Do Thái đều là con cháu của ông Noe. Sau trận Đại Hồng Thuỷ, ông Noe sống sót với 3 người con là Sem, Ham và Jaspheth. Người Do Thái thuộc dòng của Sem và người Canaan thuộc dòng của Ham. Dòng dõi của Ham bị ông Noe chúc dữ, vì khi ông Noe uống rượu say và ngủ trần truồng, Ham đã chỉ trỏ và chế diễu. Canaan là con của ông Ham. Lời nguyền rủa của ông Noe: “Canana đáng bị nguyền rủa! Nó phải là đầy tớ của anh em nó.” Rồi ông nói: “Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của Sem; Canaan phải là đầy tớ nó! Xin Thiên Chúa mở rộng Japheth, nó hãy ở trong lều của Sem, và Canaan là đầy tớ của nó.” (St 9,18-27).

Dòng tộc Canaan là dòng tộc đầu tiên đến chiếm vùng đất mầu mỡ ở phía Đông Địa Trung Hải nên vùng đất đó được gọi là vùng Canaan. Dòng tộc Philistines – sau này gọi là Palestines – là một trong những dòng tộc thuộc dòng dõi của Canaan, một dòng dõi đã bị ông Noe chúc dữ, sống ở phía Nam vùng Canaan.

Abram thuộc dòng của Sem được Thiên Chúa chọn lãnh đạo dân Do Thái. Khi ông đến vùng đất của dòng Canaan, tức vùng phía Đông của Địa Trung Hải, Thiên Chúa phán: “ Ta sẽ ban đất này cho dòng dõi ngươi.” (St 12,7). Từ đó đất Canaan được gọi là Đất Hứa của người Do Thái.

Khi nạn đói xảy ra, Abram dẫn dân Do Thái sang Ai Cập, nhưng bị vua Pharao đuổi, ông dẫn dân lên miền Negeb. Sau những trận đánh ác liệt, người Do Thái đã đánh bại nhóm vua Chodorlahomor ở vùng thung lũng Siddim, Thiên Chúa đã lập lại giao ước với Abram, tổ phụ của người Do Thái: “ Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả (tức Euphrates), đất của những người Cinietes, Cenezites, Cedmonites, Hethites, Pherezites, Raphaim, Amorrites, Canaan, Gergeites và Jebusites.” (St 15.19-20)

Do đó, đi đâu thì đi, đến đâu thì đến, nhưng người Do Thái vẫn cố tìm về đất Canaan. Tuy Thiên Chúa đã hứa như vậy, nhưng cuộc chiến đấu trở về và giữ vững vùng Đất Hứa này rất cam go, nó đã kéo dài trên 5000 năm và đến nay vẫn còn tiếp tục.

Đến thời Jacob làm lãnh tụ của Do Thái, khi ông đến thành Bethel của người Canaan, Thiên Chúa lại nói với ông: “Tên ngươi là Jacob, nhưng người ta sẽ không gọi ngươi là Jacob nữa, ngươi sẽ được gọi là Israel.” Vậy Người đặt tên cho ông là Israel. (St 35,10-11). Từ đó, con cháu của dân tộc Do Thái được gọi là dân Israel. Người Do Thái giữ mãi tên này cho đến bây giờ.

Người Do Thái đã phải bỏ nước ra đi rất nhiều lần, nhất là từ năm 638, sau khi người Hồi giáo Ả-rập chiếm vùng Canaan và thành phố Jerusalem, Thủ Đô Thánh của họ.

Trong thế chiến thứ II đã có khoảng 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã giết. Thế mà họ vẫn đứng dậy và vùng lên một cách mạnh mẽ, trở thành những cộng đồng có thế lực ở nhiều nơi trên thế giới. Và sau đó họ đã phát động mạnh mẽ một phong trào trở về lại Đất Hứa của họ.

Việc bỏ nước ra đi của người Do Thái đầy máu và nước mắt. Việc trở về của họ cũng không kém đắng cay như khi họ ra đi, nhưng họ nhất quyết trở về và họ đang thành công. Tại sao người Do Thái đã có một sức sống mãnh liệt như vậy?

Đọc Thánh Kinh và đi hành hương để tìm hiểu lịch sử, địa lý về đất nước Israel là “khám phá” đầy hấp dẫn, lôi cuốn mọi dân mọi nước, mọi màu da, mọi ngôn ngữ khắp thế giới.

Thực hiện ước mơ.

Từ ngày 21-29 tháng 2 năm 2008, tôi đi theo Tours do Carnival Co –Sài Gòn tổ chức. Nhóm có 13 người, gồm 4 linh mục (Cha Hội –xứ Tân Trang, Sài Gòn, Cha Hoà –xứ Bình Qưới, Sài Gòn và Cha Quang- xứ Bình an,Phan thiết ), 1 nữ tu và 8 giáo dân. Có bà cụ Chức đã 81 tuổi ở xứ Phú Trung cùng tham dự, lý do là vì Cụ yêu mến Chúa Giêsu lắm.

Một hành trình thật xa xôi. Từ Tân Sơn Nhất bay qua Băng Cốc mất 1g30 phút, rồi đổi máy bay, đến Israel đúng 12 giờ bay.

Máy bay đáp xuống Tel Aviv, thành phố hiện đại của Israel. Xe công ty du lịch Israel đón đoàn tại sân bay. Hướng dẫn viên là Samir Bahbah, người Công giáo Palestina, tài xế Karmal, người Hồi giáo Palestina cùng đồng hành với chúng tôi suốt những ngày ở Israel. Nhờ hướng dẫn viên địa phương là một người Công giáo nên chúng tôi được hiểu biết thêm rất nhiều điều sâu sắc và bổ ích.

Một chuyến đi đầy dấu ấn và kỷ niệm. Một chuyến đi gợi bao cảm xúc mỗi lần dừng chân viếng từng dấu tích Đấng Cứu Thế đã đi qua. Đi lại con đường lịch sử như Phúc Âm kể vẫn thấy đâu đây hình bóng Chúa Giêsu thấp thoáng trên mọi nẻo đường.

Israel.

Israel là thành viên của Liên hợp quốc. Thuộc Trung Cận Đông, có diện tích: 25.000km2., dân số: 7.000.000 người. Ba thành phố lớn là Jerusalem gần 1.000.000 dân, Tel Aviv 500.000, và Haifa 400.000 dân.

Đất nước Israel đầy núi đồi, ngọn cao nhất là núi Hermon chạy dọc theo ranh giới phía bắc, phân cách Israel với Lyban và Syria cao khoảng 2814m, phần đất Palestina vào thời hai vị vua danh tiếng nhất là Đavid (1015-1075) và Salomon (1070-1030). Vào những thế kỷ kế tiếp, Do Thái bị các quốc gia hùng mạnh hơn đến chiếm cứ và bị bắt đi lưu đầy ra khỏi nước. Lần sau cùng là năm 70 SCN, khi dân Do Thái nổi lên chống lại sự cai trị hà khắc của đế quốc Rôma thì tướng Titô được lệnh hoàng đế đưa quân sang dẹp tan cuộc nổi dậy của dân Do Thái, phá hủy hoàn toàn thành Thánh, đền thờ nguy nga của thành Jerusalem, và bắt dân Do Thái lưu đầy khắp nơi trong đế quốc Rôma thời đó. Khi đế quốc Rôma sụp đổ vào thế kỷ thứ V, những người Do Thái phải sống tản mác ra tại các quốc gia ở Âu Châu. Lần mất quê hương này dài 19 thế kỷ từ năm 70 sau CN đến năm 1948.

Người Do Thái tản mác giữa các dân tộc luôn luôn nuôi ý tưởng trở về vùng đất hứa của họ. Đến năm 1948 phong trào trở về xây dựng quê hương được thực hiện, họ trở về tranh đấu lập một quốc gia độc lập. Đầu thế kỷ 20, dân Do Thái ở Âu Châu, nhất là ở Liên xô bị đàn áp tàn nhẫn, họ tìm về quê hương càng nhiều. Trong thế chiến thứ II, số người rải rác khắp nơi khoảng 16 triệu người, và Hitler đã giết hơn 6 triệu dân Do Thái tại các trại tử thần (death camps), lò hơi ngạt (gas chambers), những cuộc tàn sát này được gọi là cuộc sát sinh tập thể (Holocausts). Ngày 14-05-1948 là ngày tuyên bố độc lập của Do Thái… Năm 1949 được Liên Hiệp Quốc công nhận, nhưng cũng từ đó phát sinh ra các cuộc chiến tranh Do Thái, Ả Rập, Hồi Giáo. Chiến tranh đã và đang tiếp diễn qua các cuộc khủng bố tàn bạo trong nhiều năm qua.

Đất nước Israel đi đâu cũng toàn thấy đá. Những đồi núi đá chập chùng nhìn ngút mắt. Những cánh đồng ngổn ngang những viên đá tảng. Rất nhiều sa mạc, nghèo về tài nguyên nhưng Israel là nơi được biết đến nhiều nhất trên thế giới với tên gọi quen thuộc được mọi người nhìn nhận: Đất Thánh. Đất mà Đấng Cứu Thế đã sống, đã giảng dạy, đã làm phép lạ, đã chịu khổ hình thập giá. Du khách hành hương bùi ngùi xúc động, thành kính chiêm ngưỡng những dấu tích Chúa đã đi qua. Yêu mến quỳ gối hôn lên những tảng đá đặc biệt với lời cầu nguyện tha thiết.

A. Những địa danh hành hương:

Nhà máy điện hạt nhân tại Tel Aviv
Tel Aviv, có nghĩa là đồi mùa xuân, thành phố mới, hiện đại với các cơ quan hành chính, các tổng lãnh sự quán các nước. Thành phố xây dựng mới 100 năm, các toà nhà cao ốc mới có 15 năm qua, hiện đại như thành phố Thượng Hải của Trung quốc. Tel Aviv có nửa triệu dân, là trung tâm kinh tế lớn nhất Israel, có nhà máy điện hạt nhân, nền nông nghiệp với kỹ thuật tân tiến, trái cây đặc sản thế giới. Dọc Tel Aviv về phía Tây là Địa Trung Hải, đi khoảng 2 giờ về phía đông là dãi Gaza.

Césaré

Xe đưa đoàn đi Césaré, một thành cổ được xây dựng từ thế kỷ 20 TCN của Lamã, pháo đài kiên cố theo kiến trúc kiểu Ý. Đấu trường có sức chứa hơn 3000 người nằm sát bờ biển, nằm cạch đó còn có hải cảng và trường đua ngựa. Người Ảrập đã chiếm nơi này và và phá huỷ công trình, bây giờ chỉ còn lại những dấu tích. Nơi đây có đặt tảng đá mà Philatô kết án Chúa Giêsu. Thánh Phaolô bị bắt và nhốt ở đây trước khi bị giải sang Roma.

Núi Carmel.

Bên trong nhà thờ Đức Mẹ Sao Biển
Thành phố Haifa có 400.000 dân cư với 7 sắc dân sinh sống. Thành phố thương nghiệp với cảng Haifa và là miền đất đẹp nhất của Israel. Núi Carmel cao 1000m. Ngôi nhà thờ thật đẹp trên núi cao do các tu sĩ dòng khổ tu Carmel xây dựng từ năm 1245. Núi Carmel nổi tiếng là nơi xưa có cuộc thách thức của tiên tri Êlia đối với các tư tế thần Baal để cho dân nhận biết Thiên Chúa thật là Đấng nào (1 V18.20-46). Trong đền thờ này vẫn còn tượng của tiên tri Êlia.

Chúng tôi tham quan nhà thờ Đức Mẹ Sao Biển trên núi Carmel, dâng thánh lễ và ăn trưa ở đây. Khí hậu rất lạnh 7oC.

Nagiarét

Tại Nagiarét, chúng tôi ở 2 ngày tại khách sạn Grand New Hotel để đi tham quan các thánh tích miền Bắc.

Làng Nagiarét năm xưa nằm ở vị trí hẻo lánh, xa xôi, nghèo nàn và cô lập.Chúa Giêsu đã sống 30 năm ẩn dật trong một gia đình nghèo miền cao nguyên này. Ngày nay Nagiarét trở thành một trung tâm hành hương lớn nhất và là một thị trấn sầm uất của miền Bắc Israel. Chúng tôi gặp nhiều đoàn lữ hành từ Phi Châu, Âu Châu và cả Á Châu… Các bạn Phi Châu hoạt náo vui vẻ và rất thân thiện.

Núi Tabor

Từ khách sạn ở Nazareth chúng tôi đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây Ôliu, vườn chuối, vườn cam. Lên dốc cao, đổi xe chuyên dụng leo núi. Đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường đèo ngoạn mục. Trời thật lạnh khoảng 4o C, gió thổi rét buốt trên Núi Tabor có độ cao 600m,làm ai nấy run lên vì lạnh. Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa, là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môisê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ thân tín.Chúng tôi viếng Nhà Thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Samir giải thích nhiều điều lý thú. Những con số kỳ diệu của Thánh kinh là: 1-3-7-12-40. Chẳng hạn như số 3: Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống – Nazareth, một thị trấn sầm uất – Tabor, ngọn núi thiêng liêng, tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật Mosaic phía trên bàn thờ khắc hoạ chân dung Chúa biến hình giữa hai ông Môisen và Êlia. Có 2 phòng nguyện nhỏ 2 bên tiền sảnh vẻ chân dung Môisen và Êlia phía trên bàn thờ.

Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt, và đã trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố trên núi Tabor vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.

Chúng tôi thăm giếng Đức Mẹ. Thinh lặng đi qua Nhà thờ kính Tổng Lãnh Thiên Thân Gabriel của Chính Thống giáo Hy Lạp quản lý, nghe tiếng nước chảy róc rách, chúng tôi thấy giếng nước sâu khoảng 2m, nước trong vắt chảy ra từ mạch ngầm. Có vòi nước dẫn lên phía trên, ai cũng uống một ly, nước ngọt lạnh buốt. Mấy bà múc vài chai nước Đức Mẹ để đem về quê nhà. Thánh đường nằm tọa lạc trên một con suối mà tương truyền là mạch nước chảy vào giếng làng Nagiarét, nơi ngày xưa Đức Mẹ vẫn thường đến múc nước.Có hai truyền thuyết về buổi truyền tin. Theo Chính Thống giáo thì cho rằng Sứ Thần Gabriel đã hiện ra lúc Đức Mẹ một mình ở bờ giếng làng. Cả làng chỉ có một giếng nước duy nhất để kín nước. Còn theo Công Giáo thì Sứ Thần hiện ra lúc Đức Mẹ đang làm công việc nội trợ hay đang cầu nguyện tại nhà. Vì thế Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin đã được xây dựng ngay trên ngôi nhà Đức Mẹ đã ở năm xưa.

Giếng Đức Mẹ

Giếng Đức Mẹ
Thăm xưởng mộc của Thánh Giuse. Chật chội, trông quá đơn sơ, nghèo nàn ! Chính nơi đây Chúa Giêsu đã cần cù học nghề với Thánh Giuse, cùng làm việc cực nhọc để nuôi sống gia đình. Thiên Chúa làm người đã sống, đã cảm nghiệm, đã thực hành trước những lời Người sẽ rao giảng, trong suốt 30 năm âm thầm lặng lẽ. Có mấy bức tranh sống động vẽ cảnh Thánh Giuse sinh thì trong tay Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Bên trên xưởng mộc, một nhà thờ khang trang dâng kính Thánh Giuse.

Thăm Hội đường Do Thái, nơi Chúa giảng, khởi đầu sứ vụ của: “Thần khí Chúa ngự trên tôi… để tôi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18).

Vương cung thánh đường Truyền tin

Ảnh Đức Mẹ Việt Nam tại thánh đường Nazareth
Đại Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin được xây dựng ngay trên ngôi nhà Đức Mẹ đã ở năm xưa.. Ngôi nhà thờ có hai tầng rất đồ sộ, được coi như là một trong những nhà thờ lớn nhất, và nguy nga nhất thánh địa. Ban đêm ngọn tháp được thắp sáng trông như một bó đuốc rực rỡ, nổi bật trên bầu trời đêm của thành phố. Tầng dưới được bao bọc bởi những di tích của các nhà thờ vào thời Byzantine (324-640) và thời Thập Tự Chinh (1099-1291). Chúng tôi dâng lễ tại tầng dưới phía trước tấm đá nơi Đức Mẹ quỳ để thưa lời xin vâng, bên cạnh những hàng chữ Latinh: Verbrum caro hic factum est (Ngôi Lời đã trở thành người phàm ở nơi đây). Mọi người lần lượt
Dâng lễ tầng dưới, nơi phiến đá Đức Mẹ nhận lời truyền tin
hôn kính phiến đá ghi lại kỷ niệm đẹp đẽ và sâu lắng nhất của cuộc đời Đức Mẹ. Phiến đá ghi những hình chữ thập, chỉ là vật cô tri vô giác, nhưng sao nó linh thiêng quá! Khởi đầu chương trình nhập thể vĩ đại lại diễn ra trong suốt khung cảnh tầm thường như thế với sự đón nhận của một thôn nữ nghèo nàn, đơn sơ, mộc mạc, thanh khiết.

Bức tường theo chữ L ngoài nhà thờ, có rất nhiều bức tranh khảm đá hình Đức Mẹ của nhiều nước trên thế giới. Chúng tôi cảm động dừng chân trước bức ảnh Đức Mẹ Việt Nam, thực hiện bằng mỹ thuật ghép đá màu (mosaic), bên cạnh Đức Mẹ Thái Lan. Đây là bức tranh của họa sĩ Nguyễn Khắc Nhân do một phái đoàn hành hương Việt Nam dâng tặng năm 1989. Cha Hội mời mọi người đọc kinh và cầu nguyện với Đức Mẹ.

(Còn tiếp…)
 
Thánh lễ giổ Đức Cha cố giuse Maria Nguyễn Tùng Cương
Phaolô Vũ
19:23 10/03/2008
THÁNH LỄ GIỖ ĐỨC CHA CỐ GIUSE MARIA NGUYỄN TÙNG CƯƠNG

HẢI PHÒNG - Trong tâm tình hiếu thảo biết ơn, vào hồi 9 giờ 00 sáng thứ Hai, ngày 10. 03. 2008, Đức Giám mục và Quý Cha đã họp nhau tại nhà thờ Chính toà, dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Đức Cha Cố Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương nhân lễ giỗ lần thứ 9 của ngài, khá đông các nam nữ tu sĩ, Ban Hành giáo và giáo dân từ các giáo xứ xa xôi miền Hải Dương và Quảng Ninh cũng về tham dự.

Di ảnh ĐC nguyễn tùng Cương
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Cha và Quý Cha đã niệm hương trước phần mộ của hai Đức Cha cố Phêrô Khuất Văn Tạo và Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương được an táng trên gian cung thánh nhà thờ Chính toà.

Vào đầu thánh lễ, khi nhắc đến Đức Cha cố, Đức Cha Giuse nói: "Chúng ta họp nhau để tưởng niệm và cầu nguyện cho Đức Cha cố Giuse Maria. Suốt 20 năm làm Giám mục Hải Phòng, ngài đã hy sinh vất vả đào tạo nhân sự, đời sống đạo đức và xây dựng cơ sở vật chất cho Giáo phận mà chúng ta đang thấy, đang sống và đang được thừa hưởng công lao của ngài."

Trong bài giảng, Đức Cha cũng đã chia sẻ cho mọi người thấy con đường phục vụ của Đức Cha cố Giuse Maria là một chặng đường đầy những gian nan vất vả và thử thách. Trong những giai đoạn vô cùng khó khăn, cả Giáo phận chỉ có 4 linh mục già yếu. Đức Cha cố vừa làm Giám mục, vừa làm cha xứ, vừa làm cha quản lý và thư ký... Nhưng ngài đã hướng dẫn con thuyền Giáo phận vượt qua những thăng trầm của thời cuộc. Những thành quả do ngài ươm trồng nay đã trưởng thành. Hiện Giáo phận có 49 linh mục và hàng trăm nam nữ tu sĩ phục vụ trong 78 giáo xứ.

Đức Cha Vũ Văn Thiên và các linh mục
Cuối thánh lễ, một lần nữa, Đức Cha và Quý Cha đến vây quanh phần mộ và niệm hương trước di ảnh của Đức Cha cố Giuse Maria. Cộng đoàn cùng hướng về phần mộ hợp ý với Đức Cha và Quý Cha dâng lời cầu nguyện cho ngài. Nét mặt khả ái và ánh mắt trìu mến như vẫn yêu thương và mời gọi mọi người tiếp tục sứ mạng "HÃY RA KHƠI" của ngài lúc còn sinh thời. Trước khi ban phép lành, Đức Cha Giuse cũng thân thưa với Đức Cha cố rằng: "chúng con tin rằng giờ đây bên cạnh Thiên Chúa, Đức Cha cố vẫn tiếp tục nhìn đến đoàn con mà trong suốt 20 năm làm Giám mục Hải Phòng, ngài không ngớt yêu thương, cầu nguyện và hy sinh. Xin Chúa cho hạt lúa đã được gieo, đã bị huỷ hoại, đã chết đi mang lại kết quả là chính đời sống của mỗi người, của Giáo phận, của Giáo hội. Chúng con sẽ cố gắng góp phần mình để tiếp nối sứ mạng của Đức Cha".
 
Buồn vui vùng biển mặn Cần Giờ
An Mai, CSsR
19:28 10/03/2008
BUỒN VUI VÙNG BIỂN MẶN CẦN GIỜ

Cũng khá lâu không có dịp về vùng duyên hải Cần Giờ, bỗng nhiên có tên trong danh sách “thực tế” tôi được trở lại nơi mà cách đây 10 năm đã từng lui tới. Tạm gọi theo như các phương tiện thông tin đại chúng và các báo cáo thì vùng ven đô Thành phố này đang phát triển dữ dội! Cũng chẳng phủ nhận chuyện phát triển chung theo xu thế của xã hội, nhưng vẫn còn đâu đó những nỗi niềm!

Thực hư như thế nào nhưng chỉ mạo muội thấy vài điều đau nhức:

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN – TRI THỨC:

Hỏi thăm một số em đang học Trung Học Phổ Thông thì được biết tỷ lệ các em học sinh vào các trường đại học chỉ đạt con số thật khiêm tốn 10% và trong số 10% đấy thì chẳng có bao nhiêu em đậu vào các trường “danh tiếng”.

Làm gì thì làm, muốn nâng một vùng, một khu vực lên trước hết ta phải nâng cao đời sống dân trí và trình độ học vấn cho các thế hệ tương lai.

Một bữa trưa nọ, chui vào một phòng internet thì tôi cảm thấy thật bất ngờ: không còn máy trống. Nhìn vào đó hầu như những khuôn mặt choai choai của các em học sinh. Bước thêm vài bước để đến tiệm kế tiếp thì cũng chẳng khá gì mấy. Toàn là học sinh và học sinh mà thôi. Đành biết là xã hội phát triển, đất nước phát triển thì các em nói riêng và dân chúng nói chung cần phải tiếp cận với internet. Tưởng chừng internet mang lại tri thức, mang lại hiểu biết cho các em nhưng nhìn xung quanh toàn là game và game mà thôi!

Nhìn các em mãi miết bên chiếc màn hình game mà tôi cảm thấy chạnh lòng làm sao đó. Không biết là có bi quan lắm hay không nhưng thật sự tôi cứ dằn vặt mãi: Đời các em sẽ đi về đâu.

ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH:

Điều đau lòng nhất mà dân ở vùng Duyên Hải - Cần Giờ này ai ai cũng biết cả, đó chính là tệ nạn ly thân ly dị.

Chỉ một vòng thăm vài gia đình thôi thì thực trạng gia đình rõ nét hơn bao giờ hết. Chỉ mới đi thăm chục gia đình thì cả chục gia đình đều có vấn đề về đời sống gia đình. Tưởng chừng vấn đề gia đình chỉ có ở các vùng thành thị và phát triển thôi, nào ngờ giờ này nó đã lan rộng đến vùng đất nghèo biển mặn. Theo hoàn cảnh các gia đình mà tôi biết được thì phải nói rằng tỷ lệ các gia đình tan vỡ ở vùng nghèo này không còn ở mức báo động đỏ nữa mà phải nói là “không còn gì để mất”. Họ cưới nhau đó nhưng họ sẵn sàng bỏ nhau. Họ chẳng xem lề thói, luật lệ và tiếng nói lương tâm ra làm sao cả. Họ cứ ưng thì cưới và không ưng thì bỏ thôi.

Một bà cũng đứng tuổi bán quán nước nhỏ ở đường Đào Cử - Thị trấn Cần Thạnh chẳng ngần ngại nói với tôi: “Ổng bỏ tôi khi tôi vừa sinh xong đứa thứ sáu. Đến nay hơn hai chục năm rồi! May mà tôi không đi bước nữa chứ nếu đi thì khổ lắm!”.

Một chị ở khu Rạch Lở năm nay ngoài bốn chục nói với tôi: “Không hiểu sao ông bỏ đi cách đây 4 năm, để lại 4 mẹ con tôi sống lây lất với nhau”.

Một cô bé ở xã An Thới Đông, chẳng hiểu sao chỉ về ở với nhau đúng một đêm tân hôn và sau đó không có ngày gặp lại. Điều đáng nói là chuyện tình “một đêm” ở vùng ven biển mặn này không phải là không phổ biến.

Chẳng biết đến bao giờ thì đời sống hôn nhân gia đình được trả lại cho nó sự thanh cao, sự tinh tuyền của nó từ thời ông bà để lại. Chẳng biết đến bao giờ thì vùng biển mặn này trong các gia đình đều đầy đủ bóng của cha, dáng của mẹ.

VIỆC LÀM - LAO ĐỘNG:

Vùng ven biển thì sống nhờ biển chứ có chuyện gì để mà bàn đến! Bàn đến thì cũng tạm gọi là vô duyên nhưng thật vô duyên nếu không bàn đến nó.

Trước đây thì chim trời cá biển, trời cho ai nấy hưởng. Thế nhưng, quan niệm ấy chỉ còn khi đất rộng người thưa. Nay thì hoàn toàn khác hẳn, đất chật người đông để rồi tìm kế sinh nhai cũng như mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày quả là vất vả.

Buổi sáng nọ, theo chân các người “thợ cào nghêu” tôi mới cảm thấy thấm thía cho người nghèo vùng biển. Họ phải ngâm mình dưới nước biển và dưới cái nắng gắt của mặt trời để tìm từng manh áo, miếng cơm. Nghề “cào nghêu” ấy chỉ dành cho những người có sức khoẻ, chứ nếu người không có sức khoẻ như hai mẹ con nọ thì cuộc sống của họ nhờ vào mấy con hào ven bờ đá. Cả ngày phơi mình dưới nắng nóng, được vài chục ngàn đắp đổi qua ngày. Mà đâu phải ngày nào cũng có hào để mà đục, để mà đẽo. Thật lạ lùng, thật mầu nhiệm là chẳng hiểu sao những con hào lại cứ thích bám vào những phiến đá gập ghềnh. Giữa cái khó nó ló cái khôn, giữa cái rủi của cuộc đời nó lại là cái may của người nghèo. Hỏi thăm người mẹ thì chị ta nói: “May lắm chú ơi! Nhờ vào chương trình kè đá này mà có hào bám vào đá để hai mẹ con tui ngày ngày kiếm sống”. Con bé con của chị năm nay 15 tuổi, hỏi ra thì được biết nhà nghèo quá, con bé phải nghỉ học cách đây vài năm!

Thật sự ra thì cũng chẳng phủ nhận được những căn nhà cao cửa rộng, thậm chí là cả vi-la cứ nhan nhản mọc lên vùng biển mặn này. Thế nhưng nào đâu của người vùng biển này, nó toàn là của những đại gia từ thành phố xuống đầu tư đấy thôi. Kiếp nghèo của những người nghèo vẫn hoàn nghèo trước cái khắc nghiệt của cuộc đấu tranh sinh tồn.

Tạm kết: Về nằm trong căn phòng ấm cúng, an toàn của tu viện nhưng mà lòng tôi quặn đau làm sao đó về vùng biển mặn này.

Không chỉ cứ chăm chăm chú chú phát triển cái bề ngoài mà người ta vẫn thường nói là đường sá, nhà cửa mà chẳng để ý gì đến con người. Thế đấy! Người ta vẫn loanh quanh luẩn quẩn trong cái vòng xoáy của cuộc đời: chuyện cần lo thì chẳng lo, chuyện không cần lo thì cứ mãi lo. Lo cho trình độ dân trí, lo cho đời sống nhân bản gia đình đâu chẳng thấy mà chỉ thấy nhăm nhe lo cho du lịch mà thôi. Mà thật ra du lịch cũng chẳng nên hình nên dạng gì, có chăng chỉ có ở trên giấy và trên vở mà thôi. Người người chỉ đua nhau đi tìm thành tích, nhà nhà chỉ đua nhau đi tìm công trạng. Thực trạng đau lòng về đời sống thực tế có mấy ai để đến chăng?
 
Cụ Giuse Trần Văn Thao, cựu trưởng Hướng đạo Công Giáo tiên phong ở Việt Nam đã về Nhà Cha trên trời
Lại Thế Lãng
19:37 10/03/2008
Cụ Giuse Trần Văn Thao, cựu trưởng hướng đạo Công Giáo tiên phong ở Việt Nam đã về Nhà Cha trên trời

VERMONT - Sau 102 năm sống trên dương thế, cụ Giuse Trần Văn Thao đã được Chúa gọi về lúc 19giờ 30 hôm 21/2/2008 tại bệnh viện Fletcher Allen thuộc thành phố Burlington, tiểu bang Vermont.

Cụ Giuse Trần Văn Thao
Đám tang của cụ có thể nói là một đám tang đặc biệt không chỉ đối với Cộng đoàn Giáo dân Công giáo ở đây mà ngay cả đối với cộng đồng người Việt tại Vermont.

Đặc biệt ở chỗ con cháu của cụ đông, qui tụ về từ nhiều nơi, số vòng hoa gửi đến phúng điếu khá nhiều và trong số những người đến chia buồn, viếng thi thể, tham dự tang lễ... ngoài những người đồng đạo, đồng hương tại địa phương còn có những anh chị em Hướng đạo mãi từ Boston (Massachusetts), Washington DC và Canada cũng có mặt.

Chiều hôm thứ Sáu 29/2 tại nhà quàng, giáo dân trong Cộng đoàn đã qui tụ hầu như đủ mặt để cầu nguyện cho cụ. Ngay sau buổi cầu nguyện, Hướng đạo đã tổ chức lễ tưởng niệm dành cho người huynh trưởng của họ theo nghi thức của Hướng đạo.

Qua sáng hôm sau 1/3 sau khi cha Nguyễn Văn Hảo từ Montréal (Canada) đến làm phép xác, anh chị em Hướng đạo lại lần lượt tiến đến trước quan tài nói lời từ biệt và chào kính Trưởng Trần Văn Thao lần cuối cùng trước khi nắp quan tài được đậy lại để di chuyển đến nhà thờ.

Tại nhà thờ Saint Francis Xavier thuộc thành phố Winooski nơi cụ cư ngụ, quan tài của cụ do các Hướng đạo trẻ hộ tống, được rước từ phía cuối nhà thờ lên đặt ở gần gian cung thánh. Theo sau quan tài là các linh mục rồi đến con, cháu, chắt của cụ. Linh mục Nguyễn Văn Hảo chủ tế thánh lễ cùng với hai cha đồng tế là cha chính xứ nhà thờ Saint Francis Xavier và cha Holland, vị linh mục rất gần gũi với cộng đoàn Việt Nam.

Khi còn sống cụ Giuse Trần Văn Thao đã là một người đặc biệt. Tôi nghĩ những ai đã có dịp tiếp xúc với cụ, không nhiều thì ít, chắc chắn đều có những điều để nói về cụ. Tôi cũng vậy.

Tôi quen với anh Trần Văn Thư người con thứ tư của cụ từ những năm của thập niên 1960 nhưng mãi đến khoảng 1996 khi gia đình anh chị do tôi bảo trợ đến định cư tại tiểu bang Vermont tôi mới có dịp được gặp cụ.

Hôm đến thăm cụ lần đầu tiên trên, đường đi tôi cứ đinh ninh sẽ gặp một cụ già mặt khó đăm đăm hay lạnh nhạt đến độ không quan tâm đến người khác. Những hình ảnh này tôi thường bắt gặp ở nhiều người già vào cỡ tuổi của cụ. Thế nhưng khi gặp cụ thì tôi nhận ra rằng những gì mà tôi nghĩ trước đó là hoàn toàn trái ngược. Cụ là người vui tính, cởi mở và thân thiện mà bất cứ ai chỉ gặp cụ lần đầu đã thấy dễ gần gũi và quí mến cụ.

Thời gian cụ mới đến tiểu bang này có nhiều người trong cộng đoàn đến thăm cụ. Tôi còn nhớ trong một bữa ăn tại nhà anh chị Thư trong bàn ăn có một câu hỏi được đặt ra cho cụ rằng tuổi tác cụ đã cao sao cụ không chọn một vùng ấm áp mà lại đến ở nơi lạnh lẽo như tiểu bang này. Cụ đã tươi cười trả lời không một chút suy nghĩ rằng cụ muốn đến ở đây để chia sẻ cái lạnh của vùng địa đầu này với gia đình anh chị Thư. Câu trả lời của cụ nói lên tình thương của cụ đối với gia đình người con trai nhưng đồng thời cũng nói lên cái tinh thần không sợ khó, không sợ khổ ở nơi cụ.

Cụ thuộc loại người già tuổi tác nhưng tinh thần không gìa. Tôi nghĩ cái tinh thần ấy hẳn là phát xuất từ ý chí của một người Hướng đạo. Cụ là một trong số những người kỳ cựu của Phong trào Hướng đạo Việt Nam và đã được suy cử làm Tiên chỉ Hướng đạo Trưởng niên Làng Bách Hợp toàn thế giới. Cụ đã gắn bó với tổ chức Hướng đạo đến độ coi sinh hoạt Hướng đạo như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của cụ.

Tôi biết được điều này vì trong những dịp đến thăm cụ, tôi thường được nghe cụ say sưa nói về Hướng đạo. Tuy tuổi đã cao cụ vẫn dành tâm huyết cho Hướng đạo bằng cách viết lại lịch sử của Hướng đạo Việt Nam để truyền lại cho thế hệ sau. Cụ vẫn nặng lòng với việc phát triển Hướng đạo ở hải ngoại. Có lần cụ còn bày tỏ ước vọng muốn thành lập một đoàn Hướng đạo ngay trong cộng đồng người Việt ở Vermont. Tiếc rằng “lực bất tòng tâm” sức khỏe ngày càng xuống không cho phép cụ thực hiện những gì cụ mong muốn khiến cho ý nguyện của cụ đã không tựu được.

Khoảng trung tuần tháng 9/1998 tôi may mắn được hiện diện trong buổi lễ trao tặng Huân Chương Bắc Đẩu cho cụ. Đây là loại Huân chương cao quí của Hướng đạo được Ban Thường vụ Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam quyết định trao tặng để tưởng thưởng về những công lao cụ đã đóng góp cho Hướng đạo Việt Nam. Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng rất cảm động đã diễn ra tại hội trường của một giáo xứ. Ông Nguyễn Trung Thoại, trưởng đoàn hướng dẫn anh chị em Hướng đạo từ Canada, đã được ủy nhiệm đến Vermont để thực hiện quyết định này.

Ngay sau khi nhận Huân chương từ người đại diện Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam, cụ nhanh nhẹn đến quỳ trước một linh mục cũng hiện diện trong buổi lễ xin linh mục ban phép lành. Hình ảnh một cụ già tóc bạc phơ quỳ trước một linh mục để nhận phép lành đã làm cho người phóng viên của một tờ báo tại địa phương cũng có mặt hôm đó vô cùng ngạc nhiên. Hình ảnh đó nói lên niềm xác tín của cụ đối với tôn giáo cụ đang đi theo. Hình ảnh đó cũng cho thấy cụ là một con chiên ngoan đạo.

Cụ là người rất quan tâm đến công việc của Cộng đoàn Giáo dân Việt Nam bé nhỏ tại Vermont. Khoảng tháng 4/1997 sau khi bàn bạc với một số anh em, tôi đến gặp cụ để xin ý kiến cho ra một “news letter” hàng tháng tạm gọi là nội san của Cộng đoàn. Sau khi nghe tôi trình bày về mục đích cũng như nội dung của tờ nội san, cụ tán thành ngay và còn hứa sẽ hỗ trợ hết mình. Được sự khuyến khích của cụ số báo đầu tiên được cho ra mắt Cộng đoàn vào Chúa nhật đầu tháng 5/1997.

Sau đó ít lâu tôi đến thăm cụ. Cũng với nét mặt tươi cười và cử chỉ thân mật mỗi khi gặp tôi nhưng lần này cụ không tiếp tôi ở phòng khách mà mời tôi vào phòng của cụ. Cụ đưa tôi đến cạnh một chiếc bàn. Tôi nhìn thấy số báo đầu tiên của cộng đoàn đang nằm trên mặt bàn. Cụ với tay lấy một cuốn sách trên kệ đặt bên cạnh tờ nội san. Cụ hỏi tôi thấy gì khác giữa hai cuốn sách. Tôi nhìn qua rồi nói với cụ là tôi thấy cuốn sách có bìa màu đẹp hơn là cuốn báo của cộng đoàn được in trắng đen. Cụ gật gù ra chiều đồng ý rồi nói với tôi như một người đã có kinh nghiệm làm báo. Cụ nói tuy nội dung tờ báo mới quan trọng nhưng cuốn báo có hình thức đẹp vẫn dễ thu hút người đọc hơn. Điều cụ nói rất đúng nhưng in bìa màu sẽ tốn tiền nhiều hơn. Cụ bảo đừng lo và cụ nói sẽ ủng hộ tiền để in bìa màu cho những số báo sau đó. Tôi thật cảm động trước tấm lòng của cụ nhưng làm sao có thể nhận một khoản tiền trong số tiền trợ cấp hàng tháng của một cụ già.

Trong những năm gần đây mặc dù sức khỏe không được khả quan lắm cụ không bỏ một dịp nào mà không cùng với Cộng đoàn đi dự những buổi picnic vào dip lễ Mẹ Lên Trời. Tôi được biết cụ có một nguyện vọng rất tha thiết là được một lần đi dự Ngày Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công. Trong dịp đến thăm Nhà Dòng hồi tháng 10/2007 vợ chồng tôi đã trình bày với một linh mục ở đây về nguyện vọng của cụ. Nghe xong linh mục hứa vào dịp Đại hội Thánh Mẫu tháng Tám tới ngài sẽ giữ cho cụ một chỗ trong nhà gym, nơi dành riêng cho những người già cả.

Bây giờ thì cụ sẽ không bao giờ đi Missouri nữa nhưng cụ sẽ được Chúa cho tham dự trong một đại hội khác. Đại hội với các thánh ở trên trời. Ở nơi đó xin cụ tiếp tục quan tâm đến Cộng đoàn như cụ đã từng quan tâm. Xin cụ cầu nguyện cho Cộng đoàn bé nhỏ này luôn biết đoàn kết để vươn lên.

Vermont ngày 10/3/2008
 
Ban Tông Đồ Dòng Đaminh Rosa Lima phát thuốc từ thiện tại Nha Trang
Minh Nguyên
19:54 10/03/2008
NHA TRANG - 11g tối mùng 7 tháng 3, Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima kết hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ quận Thủ Đức cùng các y bác sĩ thiện nguyện của một số bệnh viện Sài Gòn đi khám và phát thuốc miễn phí cho bà con ở giáo xứ Phước Thiện và Suối Hoà, cả hai thuộc giáo phận Nha Trang.

6g sáng mùng 8 tháng 3, đoàn đã đến giáo xứ Phước Thiện, hạt Ninh Thuận, sau khi chào cha xứ và điểm tâm, mọi người quên cả mệt nhọc, bắt tay vào công việc.

Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy có rất nhiều cụ ông, cụ bà cùng bà con trong giáo xứ đã tụ tập trong khuôn viên nhà thờ.

Gx. Phước Thiện có 8 ngàn giáo dân và 900 người tại Giáo họ Đá Hàn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trước đây trồng thuốc lá, nhưng mấy năm gần đây trồng bắp (ngô). Hầu hết các ngôi nhà đề lợp bằng lá và hình như đàn ông nhường cho phụ nữ, người già và trẻ em khám bệnh, còn mình thì lên rẫy. Vì hầu hết bệnh nhân hôm nay có rất ít nam giới.

Cha xứ GB. Phạm Hồng Thái cho biết giáo xứ hầu như toàn tòng, nhà ở gần nhà thờ, nhưng hôm nay tất cả bà con lương cũng như giáo muốn khám bệnh đều được lãnh phiếu. Đây cũng là lần đầu tiên bà con giáo dân ở đây được khám và phát thuốc miễn phí thế này.

5g chiều, chúng tôi có mặt tại giáo xứ Suối Hoà thuộc giáo hạt Cam Ranh. Cha sở Phaolo Trương Đức Thắng cho biết: Nơi đây tuy chỉ có hơn 2 ngàn dân, nhưng giáo dân lại phân tán mỏng và có nhiều anh chị em dân tộc. Giáo xứ được thành lập vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm 1993, một giáo xứ vẫn còn non trẻ. Giáo họ Xuân Lập và giáo họ Tân Lập cũng thuộc Suối Hoà đường hơi khó đi và hiện nay đang chuẩn bị xây nhà nguyện. Khi chúng tôi vào chia sẻ quà cho các em thiếu nhi tại Xuân Lập, các em sinh hoạt trên nền móng ngôi nhà nguyện chuẩn bị xây dựng với những cột thép chưa đổ bêtông.

Hai giáo xứ có số giáo dân chênh lệch nhau khá lớn, hơn kém nhau đến 5 lần, nhưng số bệnh nhân đến khám lại ngang nhau, mỗi giáo xứ 1100 lượt người đến, vị chi 2200 người. Vì không lường được số bệnh nhân tại Suối Hoà quá đông, nên lượng thuốc mang đi không đủ, các Soeur phải đi các tiệm thuốc tây gom từng hộp để sao cho đủ thuốc. Cám ơn Chúa tất cả rồi cũng đâu vào đấy.

Với 14 bác sĩ khám bệnh kê toa, 12 nha sĩ làm việc cật lực và khoảng 14 Soeurs bên dược (lấy thuốc cho bệnh nhân theo toa), tất cả nỗ lực hết mình để được phục vụ anh chị em bằng mọi cách tốt nhất.

Đặc biệt ngoài những bác sĩ kỳ cựu đi với đoàn lâu năm, Sr. Andre Đỗ Thị Hương -trưởng đoàn- còn cho biết thêm, đó là sự cộng tác của các bác sĩ phòng khám thuộc giáo xứ Phú Trung (Saigon). Trong đoàn, các bác sĩ không chỉ là người công giáo mà có hơn một nửa khác tôn giáo, nhưng tình thân nghĩa thiết và sự phục vụ thì như nhau. BS. Phượng cho biết “còn sức thì còn làm”. Cũng nên nói thêm rằng một ngày khám bệnh ở phòng mạch, các bác sĩ được ít là 5 triêụ đồng, hai ngày là 10 triệu, nhưng nói như BS. Chinh thì: “ Tôi không nhắm đến cái lợi đó, đi phục vụ để được chia sẻ, đó là niềm vui”. Đặc biệt hơn nữa, ngày khám bệnh rơi đúng vào ngày Quốc tế Phụ Nữ, nhưng các bác sĩ nữ cũng hầu như quên mất ngày của chính mình. Khi nghe tôi hỏi: Hôm nay bác đã nhận được mấy tin nhắn mừng ngày Phụ nữ rồi? BS. N lúc đó mới giật mình: Ừ hôm nay mùng 8 tháng 3 nhỉ!

Trên đường về, để rút kinh nghiệm cho những lần tới cho việc phục vụ đắc lực hơn và các bác sĩ đã nói lên những cảm tưởng của mình qua chuyến đi.

Về sức khoẻ, người già thì: cao huyết áp, chóng mặt, đau dạ dày. Và bác sĩ thêm rằng: chóng mặt có lẽ do thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Phụ nữ hầu như bị bệnh phụ khoa. Bên nha cho biết: người dân ở đây hầu như bị nha chu, nguyên nhân ăn nhiều đồ biển và sống gần núi nên nhiều cao răng, khi đánh răng thì hay bị chảy máu nên càng ngại đánh răng và dẫn đến bị nha chu. BS. Hợp cho biết: có người đã chia sẻ rằng: Tôi bị cảm thì có 2 ngàn đồng cũng đi mua được viên thuốc, nhưng nếu bị sâu răng thì 20 ngàn cũng không dám đi chữa răng. Hình như phòng nha khoa là một cái gì đó xa lạ với người dân ở đây.

Với 1200 phần quà cho thiếu nhi, là những quyển vở, bút chì, bút bi và những viên kẹo cũng như những liều thuốc uống trong vòng một tuần lễ không phải là tất cả những gì chúng tôi nhắm đến, nhưng điều quan trọng là chúng tôi được gặp gỡ, được chia sẻ và tư vấn cho bà con, đó là điều cần thiết. Đó cũng là động lực để gần 50 người bỏ nhà mình 2 đêm, trải qua 14 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, để đến được với anh chị em vùng sâu vùng xa để ngồi lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm.

Chúng con xin cảm ơn cha Bề Trên Đan Viện Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca cho tá túc qua đêm trong những căn phòng khang trang của đan viện. Xin cảm ơn những ân nhân xa gần đã giúp Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima qua những phần quà, qua sự cầu nguyện và bằng chính thời gian của mình trên cuộc hành trình. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người bình an mạnh khoẻ và chia tay lúc 2g sáng ngày 10 tháng 3, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới tại các bệnh viện mà các bác sĩ còn dặn Sr. Hương: vào dịp tới Soeur nhớ gọi con nha. Một chuyến đi mới lại được chuẩn bị.
 
Tâm sự của một sinh viên lương dân khi tham gia Tĩnh tâm với các bạn Công giáo
Nguyễn Đông
20:05 10/03/2008
TÂM SỰ CỦA MỘT SINH VIÊN LƯƠNG DÂN KHI THAM GIA SINH HOẠT VỚI CÁC BẠN SINH VIÊN CÔNG GIÁO TẠI HUẾ

HUẾ,Việt Nam - Ngày Chúa Nhật 5 Mùa Chay, sinh viên công giáo đang học tập tại Huế đã có một buổi họp mặt – tĩnh tâm Mùa chay - tại Đan Viện Thiên An. Mấy ngày nay, Huế lại mưa làm cho con đường lên Thiên An trơn, trượt thêm rất nhiều. Tưởng chừng sẽ rất ít sinh viên có thể vượt dốc, đội mưa để đến nơi đây nhưng từ sớm ngôi Thánh đường đã chật kín người, trong đó có cả sinh viên lương dân. Tôi có cuộc nói chuyện với bạn Bùi Thị Thu Hiền, sinh viên khoa Luật k30, Trường Đại học Khoa Học, Huế.

PV: Chào bạn, cảm giác của bạn khi tham dự buổi sinh hoạt sinh viên công giáo tại Đan Viện Thiên An như thế nào?

Thu Hiền: Mình rất vui khi có mặt nơi đây, thực sự vì trời mưa, lại phải leo dốc nên lúc đi mình đã hơi nản nhưng bây giờ đã leo được dốc, đã được hoà vào không khí cùng các bạn sinh viên ở đây nên mình cảm thấy quãng đường xa kia như là một thử thách đối với mình để giờ này mình được quây quần nơi đây.

PV: Là một người lương, Thu Hiền được ai giới thiệu hay động lực nào đã đưa bạn đến đây?

Thu Hiền: Mình đến đây trước hết là vì mình "thích", thích sự "linh thiêng". Hiền có chơi thân với một người bạn công giáo, nghe bạn kể nhiều về các hoạt động của sinh viên công giáo, những buổi sinh hoạt và đặc biệt là chính ở cách sống, ở Đức Tin sống đạo của bạn ấy. Mình thấy Đức Tin của bạn ấy vào Thiên Chúa thật đáng "khâm phục". Nhiều khi nghe bạn tâm sự về đời sống nội tâm kết hiệp với Chúa, bạn ấy bảo chỉ có trông cậy vào Chúa bạn ấy mới có thể vượt qua mọi chuyện. Mình tin lời bạn ấy và vì thế mình đến đây.

PV: Hôm nay là Chúa Nhật 5 Mùa Chay, khác với những lần trước, sinh viên tụ họp nơi đây để dự buổi tĩnh tâm bạn có suy nghĩ gì muốn tâm sự không?

Thu Hiền: Mình chưa hiểu nhiều về đạo công giáo, ngay cả về mùa chay nữa, nhưng đến đây được sống trong những phút giây thinh lặng, được cảm nghiệm thấy tình yêu thương mà mọi người dành cho nhau qua ánh mắt, nụ cười mình cảm thấy như được sống trong một thế giới hoàn toàn khác lạ với cuộc sống sinh viên thương ngày với bao bon chen. Mình như nghe thấy tiếng gọi của lương tâm, nói đúng hơn là một sự chất vấn về tất cả những lầm lỗi của mình. Chỉ có những giây phút như thế này mình mới có thể nhìn lại con người thực của mình. Hình như có một cái gì đó kì lạ trong sâu thẳm như muốn thôi thúc, nhắc nhở mình hãy sống tốt hơn hay một cái gì đó đại loại thế. Theo mình những buổi như thế này ai không tham dự được thì quả là đáng tiếc.

PV: Sau buổi tĩnh tâm này, rồi xuống núi trở về với đời sống thường nhật, vậy Thu Hiền có tâm sự gì muốn nói với mọi người không?

Thu Hiền: Hiền rất vui khi được đến đây,được cùng sinh hoạt, cùng ăn "cơm hộp" với mọi người, ở nơi những sinh viên công giáo luôn có tình yêu thương, có lẽ đó là điểm khác biệt ở các bạn. Chắc chắn Hiền sẽ kể thật nhiều về Thiên An và về các bạn sinh viên công giáo cho bạn bè của mình biết. Mình rất thích tín ngưỡng của các bạn – tin vào một Thiên Chúa duy nhất – mong rằng mình và nhiều bạn lưong dân như mình sẽ có nhiều dịp được tiếp xúc với các bạn công giáo, các phong trào sinh viên công giáo và nhất là được tìm hiểu nhiều hơn về đạo công giáo.

PV: Cảm ơn những lời tâm sự của bạn. Cầu chúc cho bạn luôn thành công trong cuộc sống. Là những người công giáo chúng tôi sẽ cầu nguyện cho bạn và những người như bạn sớm tìm và gặp được Chúa trong cuộc đời của mình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một bức ảnh cũ và chuyện Tòa Khâm Sứ
Hoàng Cúc
19:56 10/03/2008
MỘT BỨC ẢNH CŨ VÀ CHUYỆN TOÀ KHÂM SỨ

Nhân đọc lại một bài trong Bulletin de la Société des Missions Etrangères de Paris, số 125 tháng 5 năm 1932, tôi tìm thấy hai tấm hình. Xem lại hình ảnh và đọc lời chú thích bên dưới, tôi nhận thấy có vài điều thú vị xin được nêu ra cùng độc giả.

Trước hết, tấm hình thứ nhất cùng với chú thích khiến nảy sinh trong đầu tôi một câu hỏi: Phải chăng hang đá Lourdes (Đức Mẹ Lộ Đức) trong hình chính là hang đá trước đây toạ lạc trong Toà Khâm Sứ cũ, sau đó, do chịu sức ép, Giám mục Giuse Trịnh Văn Căn đã buộc phải chuyển sang khuôn viên Toà Tổng Giám mục Hà Nội như hiện nay?

Câu hỏi thứ nhất khiến tôi phải tiếp tục đặt câu hỏi thứ hai: Toà nhà phía sau hang Đức Mẹ Lộ Đức có phải là toà nhà sau này đã trở thành Toà Khâm Sứ?

Vài người được tôi cho xem tấm hình này đã không ngần ngại xác định rằng hang Đức Mẹ Lộ Đức trong hình chính là hang từng hiện diện trong khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ và toà nhà phía sau chính là Toà Khâm Sứ sau này. Tôi thiết nghĩ, những người từng sống lâu năm tại Hà Nội, từng biết tới hang Đức Mẹ Lộ Đức trong Toà Khâm Sứ cũ trước khi hang này bị chuyển dời sẽ giúp tôi trả lời hai câu hỏi này một cách chính xác. Tôi cũng rất mong những thắc mắc của tôi sẽ được “sử da” Trương Bá Cần chỉ vẽ để có thể biết được chính xác năm xây dựng toà nhà sau này từng là Toà Khâm Sứ. Nếu sự thật đúng như những gì những người xem hình đã khẳng định, thì toà nhà sau này là Toà Khâm Sứ không thể được xây dựng sau tháng 5 năm 1932, tức thời điểm phát hành của số Bulletin được nêu trên đây.

Bên cạnh đó, những dòng chú thích bên dưới hai tấm hình khiến tôi có những suy đoán như sau.

Tấm ảnh cũng như tài liệu của linh mục Joseph Villebonnet đều cho biết hang Đức Mẹ Lộ Đức đã được Giám mục Paul François Puginier Phước xây dựng tại chính vị trí từng bị quân Cờ đen tấn công. Rất có thể đây chính là nơi mà sau chiếu chỉ tha đạo năm 1862, giáo dân Hà Nội đã dựng lên một ngôi nhà nguyện bằng gỗ. Theo André Masson, đêm ngày 15, rạng ngày 16 tháng 5 năm 1883, quân Cờ đen đã tấn công khu vực Nhà Chung Hà Nội. Bị kháng cự quyết liệt, quân Cờ đen đã rút lui, nhưng trước khi rút lui, đội quân này đã châm lửa thiêu huỷ ngôi nhà nguyện bằng gỗ kể trên.

Cũng theo Joseph Villebonnet và André Masson, tại khu vực đang được bàn tới từng có một ngôi nhà nguyện Các Thánh Tử Đạo.

Từ gần một thế kỉ nay, khu vực Phố Nhà Chung cũng như Toà Tổng Giám mục Hà Nội đã có khá nhiều thay đổi khiến cho việc xác định vị trí của các di tích và biến cố lịch sử trở nên khó khăn. Tôi xin gửi tới quí độc giả tấm hình với vài thắc mắc và suy đoán với hi vọng sẽ được các bậc cao minh thương tình chỉ giáo.
 
Suy nghĩ về một vài động thái của Nhà Nước Việt Nam từ sự kiện Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Trần Văn
20:31 10/03/2008
Suy nghĩ về một vài động thái của Nhà Nước Việt Nam từ sự kiện Tòa Khâm Sứ Hà Nội

Dùng một từ thật đúng để gọi tên của những việc làm tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong thời gian qua quả thực là không đơn giản. Một hành vi rất thánh thiện, rất tôn nghiêm để nối nỗi giữa những ước vọng của con người và Thánh ý từ trời cao mà gọi là "Chiến dịch thắp nến cầu nguyện…", "Xuống đường…" hay "Biểu tình bất bạo động…", nghe như phong trào của một tổ chức chính trị, thật ra đã tục hóa sự kiện mất rồi. Người viết muốn dùng cụm từ "Những buổi cầu nguyện" của bà con giáo dân Giáo phận Hà Nội để giữ lại những giá trị thuần túy tôn giáo của nó. Đồng thời cũng muốn góp một tiếng nói, một lối nhìn, một cách nhận định về một vài động thái của Nhà nước Việt Nam trong sự kiện này.

Đã có lần, tôi cùng hai người bạn ngồi nhâm nhi tách cà-phê vào một ngày Chủ nhật đẹp trời tại thành phố Vinh, và chúng tôi bàn luận nhiều thứ chuyện; nào là chuyện đầu tàu kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái, sự thực của vấn đề? Chuyện giá cả leo thang, chuyện lạm phát, chuyện tăng lương, chuyện nỗi khổ của người nông dân Việt Nam phải oằn lưng gánh chịu những khoản quỹ vô lý do những ông cường hào địa phương áp đặt… Bạn tôi nêu ra ý kiến: Chúng ta phải có tiếng nói thay cho người dân cùng khổ của quê nghèo Hà Tĩnh chứ! Một ý kiến rất đáng quan tâm và trân trọng về tình thương của bạn giành cho người dân nghèo. Nhưng ông bạn kia lại nói lên ý kiến khác với giọng điệu đầy tính bi quan: Làm sao mà kêu thấu tai mấy ông ngồi ở vườn hoa Ba Đình được!?

Có hàng ngàn vụ việc đáng ra các cấp chính quyền phải giải quyết để đưa lại quyền lợi cho người dân lao động mà các bố vẫn cứ ngồi im như không hề có chuyện gì xảy ra, như muốn nói với thế giới rằng Việt Nam vẫn luôn giữ vững được sự ổn định chính trị - giữ vững bằng cách dùng công an trấn áp người dân và khoá miệng những phần tử muốn nói lên sự thật; hay những chuyện đó chẳng can hệ gì đến cơm áo gạo tiền, chẳng làm liên lụy đến vợ con bồ nhí của các ông, nên cứ mặc kệ. Có những sự kiện rõ ràng tường tận, nhưng khi kêu đến các ông thì lại bảo là do cấp dưới làm sai, rồi cấp dưới cũng chỉ chịu một vài câu khiển trách kiểu như "buông lỏng quản lý…" là cùng. Đó là hậu quả của thứ "Văn hóa đùn đẩy". Chuyện người nông dân phải nộp đủ các thứ quỹ vô lý mà cấp trên không hay biết thì thật thiếu trách nhiệm với dân biết chừng nào!

Hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế công an trị chỉ rình mò chực chờ những ai có biểu hiện muốn nói thật với Đảng về những vết loét của xã hội để tóm cổ tống ngục mà thôi, còn quan chức địa phương - tay chân của các ông - thì mặc sức cho đè đầu cưỡi cổ dân mà hút máu. Bạn tôi dận dữ: Có lẽ phải nhờ đến B52 của Mỹ mà nói chuyện với chúng nó thôi! Một giải pháp không còn hợp thời và bất khả thi. Một giải pháp tiêu cực, nhưng lại nói lên một thực tế, là: Mọi kênh thông tin từ tầng lớp người dân thấp cổ bé miệng, một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, không mấy khi đến được với các cấp chính quyền; hoặc có đến thì cũng bị xếp vào sọt rác. Và vì thế, chỉ có bạo động và dùng thứ "lý luận bằng vũ khí" mới có thể đánh thức trái tim gỗ đá của những hình nhân bất động và vô tâm ấy mà thôi!

Với cơ chế độc đảng này người dân có kêu ở cơ quan ban ngành nào thì chung quy cũng tập trung về một mối: Dân chủ tập trung mà! Tòa tuyên án, dĩ nhiên không ngoài cáo trạng của Viện kiểm soát và ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ: Án điểm, án bỏ túi! Vậy thì ai là người thật sự đại diện cho dân đây? Người mà dân gửi gắm tâm tư nguyện vọng của mình cũng phải qua cái "sàng mặt trận", qua vài ba vòng hiệp thương, để mặt trận xúm lại đấu tố loại bỏ những ai không làm vừa lòng đảng.

Với cộng đồng Công giáo, chẳng ai bỏ phiếu bầu ông Phan Khắc Từ, ông Nguyễn Tấn Khóa…, mà đảng cử họ ra ngồi ở Quốc hội, và họ chấp nhận sắm vai trong màn kịch dân chủ cho đảng để có chút mà chấm mút. Một cơ chế chính trị như thế mà đảng vẫn cao rao là chế độ ta dân chủ gấp ngàn lần Tư Bản chủ nghĩa, vẫn nói không ngượng mồm về tính ưu việt của CNXH. Đảng vẫn coi "Tuyên ngôn cộng sản đảng" là Kinh thánh của thời đại và tin rằng Tư Bản sẽ tự đào mồ chôn nó, thế mà nguyên Thủ tướng Khải và Chủ tịch Triết vừa qua đã phải sang Hoa Kỳ ngửa tay xin viện trợ, thật vô liêm sỉ hết chỗ nói!

Ông Nguyễn Văn An trong bài phát biểu tại Quốc hội đợt từ nhiệm chức chủ tịch đã nói: Cần phải giáo dục cho cán bộ của ta có tính liêm sỉ; giáo dục như các tôn giáo đã làm… Nghĩa là ông đã thừa nhận sự vô liêm sỉ của con người cán bộ cách mạng, được dày công học hỏi lý thuyết đấu tranh giai cấp của Mác-Lênin và cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh, và thừa nhận tính thiện nơi con người có tôn giáo.

Nguyên nhân sâu xa của những thối nát này có nguồn gốc từ một nền giáo dục chủ trương tuyên truyền sự giả dối và kích động bạo lực cách mạng, nói đúng ra là dạy cho con người tính ác và cách phỉnh gạt lẫn nhau. Câu chuyện "Em bé đuốc sống" là một dẫn chứng. Lê Văn Tám là sản phẩm bịa đặt của ông Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Trần Huy Liệu. Thế mà bao thế hệ con em chúng ta đến trường vẫn tâm niệm rằng, có một gương thiếu niên anh dũng kiên cường, dám hy sinh mạng sống mình vì độc lập dân tộc. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" là của chính ông Hồ Chí Minh dựng lên để tự huyễn hoặc và tô điểm trang hoàng cho chức lãnh tụ của mình, nhưng cũng không tránh khỏi những ấu trĩ và gian trá của nó. Muôn người dân Việt vẫn cứ đinh ninh rằng, câu nói: "Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây; Vì sự nghiệp 100 năm trồng người" là của Bác Hồ kính yêu mà không hay biết Bác chúng ta là một tên đạo văn, đã lấy của Quản Trọng [1] - nhà quân sự, nhà chính trị Trung Hoa, biến thành của mình. Đảng ta vẫn hằng tụng câu kinh "Nhà nước của dân, do dân và vì dân" [2] và tự nhận đó là sáng tạo của đảng trong quá trình lãnh đạo tài tình sáng suốt của mình.

Từ một mớ hỗn độn những lý thuyết chính trị mà "cha già dân tộc" qua bao năm đi khắp tứ phương thiên hạ mang về, rồi trong bối cảnh đất nước nghèo đói người dân thất học, ông đã tự nhận là của mình và được tầng lớp thuộc hạ xào xáo thành thứ sản phẩm bát nháo có tên là Tư Tưởng HCM, chúng ta bắt gặp được những con người thật, sự việc thật hôm nay.

Hôm tôi đọc bản tin trên VietcatholicNews tại một dịch vụ Internet, tường thuật về chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Tòa tổng Giám mục Hà Nội, một người đứng phía sau tôi thấy bài viết và nói: "Ông Dũng cáo già lắm đó, tin sao được". Tôi giật mình và bị ám ảnh bởi câu nói đó, vì tôi thấy động thái của vị Thủ tướng có thể mở ra cho Giáo phận Hà Nội một đường hướng tốt đẹp hơn. Nhưng… hóa ra ông Dũng cũng chỉ là một Mã Văn Tài, ăn thua với địch thủ của mình là Lương Sơn Bá, bằng những thủ đoạn bỉ ổi. Ông đã cho bọn đàn em giả trang làm cướp, xông vào nhà người ta đánh chém cướp của, rồi ông cho quân lính đến dẹp loạn cứu người hòng lấy lòng con gái nhà người ta.

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ số Báo Nhân Dân Chủ Nhật ra ngày 11/03/2001, một tác giả lấy tên là Thợ Xây đã làm một bài thơ có nhan đề "Lý Gian" để chửi Cha Lý. Nói đến Thợ là nói đến Công - Nông liên minh, hai giai cấp nền tảng của Nhà nước Cộng Hòa XHCN VN. Vì là Thợ nên ăn nói theo kiểu của thợ, và không thuộc tầng lớp trí thức nên thô lỗ tục tằn. Chúng ta đành phải thông cảm cho những ông Thợ! Cũng có những cán bộ khoác áo chùng thâm của tổ chức ngoại vi mà đảng đã dày công rèn luyện để làm hậu thuẫn cho mình, thì cần phải có chiến dịch bóc trần sự thật, lột mặt nạ của những giáo gian này, vì họ cũng chính là đầu mối của mọi rắc rối đang xảy ra cho Giáo hội.

Danh có chính thì ngôn mới thuận, do vậy "Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo" mà không đại diện gì cho Công giáo, lại gây chia rẽ, rồi còn làm mật vụ cho đảng cộng sản cũng đã bị lòi đuôi. Đảng CSVN đã dùng lực lượng tôn giáo trá hình này làm một kênh phản biện cho mọi quyết sách của đảng. Của Xê-da trả cho Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa. Giáo hội Công giáo không chấp nhận những ông linh mục quốc doanh làm chính trị cho đảng CS theo kiểu văn nô bồi bút như vậy đâu!

Chú thích:
[1] Quản Trọng (725-645 trước Công Nguyên) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (-685).
Trong sách Quản Tử có nói một câu sau này được Hồ Chí Minh dùng lại:
"Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Nhất thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã".

Tạm dịch:
"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người"


[2] Đây là câu nói của vị Tổng thống Hoa kỳ A. Lincoln về chế độ dân chủ.
 
Trò chuyện với Đức cha Thái Bình
Huy Thông
11:09 10/03/2008
Trò chuyện với Đức cha Thái Bình

Nhân dịp giáo phận Thái Bình kết thúc 3 Năm thánh và khai mạc Năm thánh Hồng Đào của giáo phận, chúng tôi có dịp về đây chung vui với giáo dân của miền quê lúa và trò chuyện với Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang:

*HT: Xin chúc mừng Đức cha và giáo phận Thái Bình vừa gặt hái được một vụ mùa bội thu sau 3 Năm thánh nhân các sự kiện lịch sử của giáo phận. Đức cha có thể cho biết vắn tắt những kết quả đó?

*Đức cha Nguyễn Văn Sang (ĐC NVS): Nhân 70 năm thành lập giáo phận (1936-2006), 100 năm nhà thờ chính tòa Thái Bình (1906-2006), tôi đã xin với Tòa thánh cho mở 3 năm thánh liên tiếp. Năm 2005 với chủ đề Sám hối và Hòa giải. Năm 2006 là Kiến thiết và Xây dựng. Năm 2007 là Tạ ơn. Đây thật là một đặc ân hiếm có vì ít đâu có được. Thu hoạch lớn nhất là cả giáo phận đều trưởng thành cả về chất và lượng qua ba Năm thánh. Đời sống đức tin của giáo dân được vun đắp. Bầu khí hòa giải, đoàn kết được lan tỏa từ gia đình, xứ họ đến cộng đồng. Một loạt nhà thờ, nhà xứ mới được xây dựng như Đông Phú, Trung Đồng, Cao Mại, Bác Trạch…đặc biệt ngôi nhà thờ chính tòa to đẹp được cung hiến vào ngày13-10-2007 với sự hiện diện của nhiều Hồng y, Giám mục trong cả nước. Giáo phận có thêm 20 xứ mới nâng số giáo xứ trong giáo phận thành 90. Nhiều dòng tu, hội đoàn dược lập mới hoặc tái lập. Bệnh xá Phan Sinh cũng được khánh thành và đi vào hoạt độngj có hiệu quả. Giáo phận có thêm 17 tân linh mục và hiện còn 27 đại chủng sinh đang theo học.

Trong thời gian này, tôi cũng có một ngày lễ đáng nhớ. Đó là lễ Ngân khánh Giám mục và Kim khánh linh mục được tổ chức trọng thể vào ngày 22-4-2006. Trong dịp này, tôi đã nhận được điện văn chúc mừng của Đức Hồng y C. Sepe- Bộ trưởng Bộ Truyền giáo và Đức TGM Hà Nội về giảng thuyết.

Ba Năm thánh của giáo phận đã kết thúc nhưng chúng tôi không muốn dừng lại và phải tiến bước theo tinh thần của Olimpic là “ nhanh hơn, mạnh hơn và xa hơn”. Vì vậy, tôi đã phát động Năm thánh Hồng Đào, khai mạc vào đúng Lễ nến vừa qua.

*HT: Con đã may mắn được tham dự ngày khai mạc đó. Thật là một khung cảnh tuyệt vời. Cả rừng người tay cầm cành đào rước quanh nhà thờ. Khuôn viên Tòa giám mục rực sáng như công viên hoa và cây đào cuối nhà thờ to cao đáng ghi vào guinet. Thưa Đức cha, tinh thần của Năm thánh Hồng Đào là gì?

*ĐC NVS: Chúng tôi bước vào Năm thánh với 4 quyết tâm lớn là Tôn sùng Thánh thể; Kính mến Đức mẹ La Vang; Học tập và thực thi Kinh thánh, giáo lý và làm việc bác ái xã hội. Chúng tôi coi đây là 4 cỗ đại xa của Năm thánh. Ngày mùng 3 Tết vừa qua, tôi và các linh mục cùng đông đảo tu sĩ, giáo dân đã về dự lễ đầu xuân với bà con ở trại phong Vân Môn. Giáo phận cũng đã quyết định thành lập ủy ban bác ái xã hội do tôi làm Trưởng ban. Việc đầu tiên chúng tôi triển khai là mở một Trung tâm chăm sóc trẻ em bị chất độc màu da cam ở Thái Bình. Tôi cũng đã gửi đơn tới chính quyền các cấp xin được sử dụng một số diện tích vốn trước đây là của giáo hội nhưng hiện do địa phương đang sử dụng. Bước đầu, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp. Ông Bí thư Tỉnh ủy còn nói: Làm từ thiện thì Cụ không có đất, chúng tôi sẽ cấp đất.

*HT: Vấn đề đất đai, tài sản của giáo hội đang là vấn đề nóng ở một số nơi nhất là khu vực Hà Nội. Đức cha có sáng kiến gì để gỡ ra vấn đề nhạy cảm này?

ĐC. NVS: Đất đai là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội thời kinh tế thị trường. Trước đây, người ta cho nhau cả ngàn mét vuông. Còn bây giờ, bố con đưa nhau ra tòa vì vài thước đất. Không chỉ tại “ tấc đất, tấc vàng” mà còn tại cả vấn đề luật pháp, đạo đức, công bằng xã hội. ở Hà Nội, từ dịp lễ Giáng sinh đến nay nổi lên một số nơi như khu vực Tòa Khâm sứ, nhà thờ Thái Hà, nhà thờ Hà Đông. Tôi cũng đã có dịp trao đổi với nhiều vị lãnh đạo ở Trung ương cũng như Đức TGM Hà Nội, dòng Chúa cứu thế và đề nghị một giải pháp “ rút củi để hạ nhiệt”. Rất tiếc đề nghị của tôi không được thực thi nên đã xảy ra những căng thẳng mà lẽ ra tránh được. Ví dụ, nếu mở cửa Tòa Khâm sứ cho giáo dân vào đọc kinh thì đâu có cảnh trèo tường, xô cổng ngày 25-1. Rất may, Tòa thánh đã có hướng dẫn qua văn thư của Đức Hồng y Bertone- Quốc vụ khanh ngày 30-1 và Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng có quyết định sáng suốt, lại thêm hàng giáo sĩ và giáo dân đã vâng lời, nên tình hình đã dịu lại. Bây giờ chỉ chờ Nhà nước giải quyết như thế nào thôi.

Song để tránh lặp lại các vụ việc như Tòa Khâm sứ cần có một ủy ban gồm cả đại diện Nhà nước, các Giám mục và các giáo phận như tôi đã đề nghị 6 năm trước đây để cùng đi khảo sát thực tế và cho hướng giải quyết có lý, có tình.

*HT: Xin hỏi Đức cha câu hỏi cuối, vấn đề nhân sự kế vị Đức cha ở Thái Bình đã có kết quả chưa ạ?

ĐC. NVS: Theo Giáo luật, tháng 1-2007, khi tròn 75 tuổi tôi đã đệ đơn xin nghỉ hưu và Tòa thánh đã chấp nhận với điều kiện khi nào có Giám mục kế vị xứng đáng. Tôi cũng đã gửi cho Tòa thánh danh sách các ứng viên. Đó là những linh mục đang làm mục vụ ở Thái Bình. Tòa thánh đã chấp thuận. Bây giờ phải chờ quyết định của Tòa thánh. Sớm muộn gì năm nay cũng có kết quả thôi.

*HT: Xin cảm ơn Đức cha về cuộc trò chuyện này. Chúc Đức cha và giáo phận Thái Bình tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả trong Năm thánh Hồng Đào này.

Huy Thông (thực hiện)
 
Lánh xa Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo!
Bs Vũ Linh Huy
17:24 10/03/2008
Lánh xa cả Mặt Trận Tổ Quốc
lẫn Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo!


Mặt Trận do cộng sản đẻ ra,
Cũng là cộng sản: thịt với da,
Để lái toàn dân theo lối đảng,
Luà dân như thể vịt, ngỗng, gà!

Đoàn thể, tổ chức loại cò mồi,
Tôn giáo quốc doanh cũng vậy thôi,
Thanh Niên, Phụ Nữ cùng Nông Hội,
Đều do Mặt Trận trực tiếp coi.

Công Giáo khôn ngoan, chẳng ngây ngô,
Biết rằng Mặt Trận cũng cộng nô,
Nên cứ tránh xa như tránh dịch,
Cái tròng ai dại đút đầu vô!

Thế rồi Mặt Trận lập Uỷ Ban,
Để cho có chỗ thọc đòn càn,
Gọi là Đoàn Kết và Yêu Nước,
Tiếng kêu inh ỏi tưạ ngỗng ngan!

Đạo theo Mặt Trận, đáng tủi hờn!
Uỷ Ban ở giưã, dẫu lơn tơn,
Nhưng mà giáo phẩm không mất mặt,
Ngồi nghe Đảng dạy lẽ thiệt hơn!

Vậy nên Công Giáo phải khôn ngoan,
Chớ cho Mặt Trận được bao giàn!
Ta có đường riêng theo Lời Chuá,
Cớ gì Mặt Trận phải bảo ban?

Lũ "Đoàn Kết" kia, bẩn và trơ,
Lại đang đấu đá, kiếm cơm thưà,
Ta cũng coi như là ổ dịch,
Chẳng nhúng tay vào kẻo thêm dơ!

"Công Giáo-Dân Tộc" cũng vậy thôi,
Báo do cộng sản đẻ và nuôi,
Xin hàng giáo phẩm đừng cộng tác,
Kẻo tăng uy tín lũ nhặng ruồi.

Đừng bàn dẹp báo, dẹp Uỷ Ban,
Chúng và Giáo Hội chẳng liên can,
Cộng sản đẻ ra và nuôi chúng,
Ta cứ lánh xa, cứ "miễn bàn!"

Boston, ngày 11 tháng 3 năm 2008,
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Những ngày sống chung với anh em linh mục trong khóa Tu nghiệp Thần học và Mục vụ
Lm. Anphong Trần Đức Phương
22:22 10/03/2008
Những ngày sống chung với anh em linh mục trong khóa Tu nghiệp Thần học và Mục vụ

Thế là sau những ngày chờ đợi, hôm nay thứ Hai 18/2/08, tôi lên đường đi dự Khóa Tu Nghiệp Thần Học và Mục vụ tại Trung Tâm Tĩnh Tâm San Petro, thành phố Orlando, thuộc tiểu bang Florida. Thức dậy từ sáng sớm, tôi vội ra phi trường Sea-Tac để đi chuyến máy bay sớm nhất.

Mọi việc đều gặp may mắn từ lúc mua vé máy bay đến chuyến bay cũng thuận lợi. Gần ngày đi lại được Cha Nguyễn Thanh Liêm (Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại HK) gọi điện thoại thăm hỏi và dặn những điều cần thiết; Cha Nguyễn Thanh Châu (Chủ Tịch Miền Đông Nam) gửi ‘email’ lưu ý về khí hậu lúc nầy ở Orlando và y phục cần mang theo, dặn dò thêm những điều cần khi xuống phi trường Orlando, và cần gì cứ gọi điện thoại Cha sẽ giúp đỡ.

Nhưng trong cái ‘hên’ lại có cái’xui’: chuyến bay bị trục trặc gì đó nên phải chậm trễ hơn 3 tiếng. Mãi đến quá 10 giờ đêm mới tới phi trường Orlando. Thật ái ngại khi thấy Cha Châu bận bao công việc cho buổi chiều khai mạc, lại đích thân lái xe đi đón, mất thêm bao nhiêu thời gian. Nhưng khi lên xe, tôi cảm thấy yên tâm, phấn khởi trong lòng, vì cha vẫn hân hoan chào đón và chuyện trò vui vẻ trên đường về Trung Tâm San Petro trong một đêm khí hậu tốt đẹp.

Đến Trung tâm, tưởng các cha đã đi nghỉ, sau những giờ đi đường mệt nhọc và dự buổi khai mạc ban chiều. Nhưng vừa tới nơi thì gặp ngay Cha Liêm và mấy cha ở cửa mời vào nhà ăn tiếp tục ‘bữa ăn khuya’ với những món ăn dân tộc ngon miệng.

Dù đêm khuya nhưng trời sáng, tôi quan sát toàn cảnh Trung Tâm trên một vùng rộng lớn, quang cảnh thật đẹp và yên tĩnh, rất thích hợp cho các cuộc tĩnh tâm, hội thảo. Thật vậy, mấy ngày ở đây, vào buổi tối, tôi thấy có nhiều nhóm giáo dân Hoa kỳ đến hội họp và cầu nguyện chung.

Tham dự những ngày hội thảo nầy, tôi có cảm tưởng như được sống lại những ngày ở Chủng viện ngày xưa. Các anh em linh mục cùng chung sống, cùng cầu nguyện, cùng dâng Thánh Lễ, và học hỏi. Giờ thức dậy, đọc kinh sáng, ăn sáng, rồi bắt đầu các giờ học hỏi với thời giờ rất khít khao. Nghỉ đúng 10 phút, rồi lại trở vào lớp. Tuy nhiên, buổi chiều cũng có một số giờ giải lao hoặc đi thăm viếng phong cảnh. Đặc biệt là cuộc thăm viếng “The National Shrine of Mary, Queen of the Universe”, và cuộc thăm viếng và dùng bữa ăn chiều tại nhà thờ cha Châu, Giáo xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh.

Ngoài ra, mỗi buổi tối, dù đã khuya, nhưng anh em cũng thường gặp nhau ở nhà ăn để hàn huyên, chia sẻ tâm tình và thưởng thức những món ăn dân tộc: bê thui, cháo lòng, bánh trái do giáo dân xứ cha Châu mang đến.

Các buổi học hỏi do Đức Cha Mai Thanh Lương (về Mục vụ) và Cha Nguyễn Khắc Hy (về Thần Học) hướng dẫn. Cha Hy thuộc hội dòng Xuân Bích và là Giáo sư Thần Học và Tín lý tại Saint Mary’s Seminary & University, Baltimore, Maryland.

Qua các giờ học hỏi này, chúng tôi đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm thực tế về mục vụ, và những điều hiểu biết cập nhật rất hữu ích về Thần học, Tín lý, Phụng vụ, và cả Giáo luật. Ngoài ra, những đóng góp ý kiến trong giờ thảo luận, nhũng câu chuyện anh em chia sẻ trong giờ giải lao, trong giờ ăn cũng đem lại nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công cuộc mục vụ Giáo xứ. Nhiều ý kiến khác nhau nhưng lại nảy sinh các tư tưởng hài hòa.

Nhiều cha đã nói, ai không đi dự cuộc hội thảo nầy thì thật uổng. Tuy nhiên, Cha Nguyễn Thanh Liêm với sự cộng tác của cha Đàm Xuân Lộ (dòng Maryknoll) đã ghi lại các nét chính và chắc sẽ sớm phổ biến bản Tổng kết đến anh em.

Thành phần về tham dự Hội thảo từ khắp các vùng: Từ miền Đông, miền Tây, miền Nam, miền Trung, đến miền Bắc Hoa kỳ. Về tuổi tác càng khác biệt nhau hơn, có cha mới chịu chức được vài tháng, có cha đã được nhiều năm. Đặc biệt có hai vị đã là những ‘lão làng’ trong chức linh mục; các vị được gọi là Cha Cố: Cha Cố N. Đ. H. (từ Louisiana), Cha Cố T. Đ. P. (từ Seattle).

Tuy từ nhiều địa phương, và gốc gác khác nhau, tuổi tác thật khác nhau, nhưng anh em vẫn hòa đồng như ngày xưa còn sống dưới mái trường chủng viện. Vì thế cuộc gặp gỡ còn đem lại một lợi ích thật lớn lao khác nữa là hâm nóng lại tình anh em linh mục và thắt chặt sợi giây liên kết để khi ra về vẫn có thể liên lạc với nhau và hỗ trợ tinh thần cho nhau như những ‘nhóm huynh đệ’ (Support groups) hầu tiếp tục liên kết với nhau (qua điện thoại, điện thư, thăm viếng…), cầu nguyện cho nhau, trao đổi và nâng đỡ nhau trong cuộc sống linh mục hằng ngày.

Khi được gọi là Cha Cố, tôi thấy lòng cũng được hãnh diện và tạ ơn Chúa đã gìn giữ qua bao nhiêu năm linh mục. Nhưng cũng giật mình: như vậy là mình cũng sắp sửa ‘nằm xuống’ để trở thành Cố Linh mục lúc nào không hay. Trong cuộc đời dài lâu trong chức vụ linh mục, mỗi anh em thường phải trải qua biết bao khó khăn và thử thách, như Cha Cố Huyên đã chia sẻ trong một Thánh lễ dịp Hội Thảo.

Nhiều gian truân thử thách, nhưng Chúa luôn thương giữ gìn che chở và các tín hữu cũng luôn hy sinh, cầu nguyện, an ủi và khích lệ. Hơn nữa, nhiều khi cũng gặp những niềm vui bất ngờ. Như có lần trong một cuộc Đại Hội, bất ngờ có một cha còn trẻ đến chào hỏi tôi rất vui vẻ. Tôi không hề nhận ra cha đó là ai, cho đến khi cha đó nói: con là cha H. đây, con được Đức Cha địa phận gửi sang du học bên nầy. Cha không nhớ con đâu, nhưng ba má con vẫn nhắc nhở con là chính cha đã ban phép Thanh tẩy cho con ngày xưa khi con mới sinh tại Đà Lạt. Thật là mừng rỡ gặp nhau và hỏi thăm nhau về cuộc sống, cũng như gia đình mọi người.

Một lần khác, tôi gặp một giáo dân từ xa tới chơi. Ông chào tôi rất niềm nở và tự giới thiệu là giáo dân của tôi ngày xưa. Sau đó ông nói với tôi, cha còn nhớ em gái con không; ngày xưa cha làm phép hôn phối cho nó đó. Bây giờ nó đã trở thành “Bà Cố” rồi đấy cha ạ! Con trai nó mới được chịu chức Linh mục mấy năm nay ở miền Nam California.

Thực thời gian đi rất nhanh. Bao biến cố xa xưa đã đi xa, thật xa vào dĩ vãng không thể nhớ được; nhưng vẫn còn ghi lại đậm nét trong lòng những người chúng ta đã gặp gỡ, yêu thương và phục vụ.

Hôm nay quý cha đã trở về địa sở của mình, tâm trí lại bận rộn với bao công việc mục vụ thường ngày, nhất là đang vào những ngày chuẩn bị cho Tuần Thánh và Đại Lễ Phục Sinh. Nhưng chắc mọi người vẫn không quên những ngày vui sống bên nhau với những kỷ niệm thật êm đềm.

Xin Tạ Ơn Chúa và Mẹ Maria đã đưa chúng con đến với nhau, và đã đưa chúng con tất cả ra về bình an. Xin Chúa chúc lành cho mọi người chúng con, đặc biệt trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh sắp tới, ngày kỷ niệm Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Thiên Chức Linh Mục. Xin giúp chúng con gìn giữ và thực hiện những gì chúng con đã thu lượm được trong những ngày học hỏi nầy. Xin Chúa cho chúng con luôn sống yêu thương, mở rộng tâm hồn đón nhận nhau, chấp nhận nhau, dù tuổi tác cách biệt, tính tình khác nhau, cuộc sống khác nhau, để dù phải sống cách xa, chúng con vẫn giữ được kỷ niệm yêu thương, êm đềm bên nhau. Xin Chúa cũng chúc lành và trả công bội hậu cho những người đã giúp chúng con trong những ngày Hội thảo đầy hữu ích vừa qua.

Xin tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa muôn đời!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Sen K.
00:25 10/03/2008

MỘT MÌNH



Ảnh của Sen K. – Philippines

Bây giờ chỉ một mình ta

Một mình ta với bao la một mình

Bây giờ chỉ một trái tim

Một mình tung hứng, một mình vết thương

(Trích thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Chính tả trong Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Ban Điều Hợp
09:49 10/03/2008
Ban Điều Hợp xin cám ơn quý cha và anh chị em đã hăng hái tham gia vào việc dịch Tự Điển Thuật Ngữ Công Giáo. Nhiều vị đã dịch được hơn một phần tư công việc đã nhận. Trong thời gian ngắn sắp tới VietCatholic sẽ đăng lên để xin ý kiến đóng góp của cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam trên toàn thế giới.

Nhiều vị có hỏi về vấn đề thống nhất chung trong chính tả tiếng Việt. Chẳng hạn,

  • Việc đánh dấu giọng trên nguyên âm: viết hòa hay là hoà, viết thủy hay thuỷ.
  • Viết i hay y: hy tế hay hi tế, công lý hay công lí …
  • Việc viết hoa các danh từ riêng: Hội Đồng Giám Mục hay Hội đồng Giám mục.
  • Việc phiên âm các danh từ riêng: Phêrô hay Phê-rô…Ý Đại Lợi hay Italia..Roma hay Rôma hay Rome…
  • Các chữ viết tắt trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước: Is (Isaia) hay Isa, Lc hay Lk…
Đây là những vấn đề rất quan trọng và cần phải thống nhất. Chúng tôi rất mong ước nhận được những đóng góp của cộng đoàn Dân Chúa Việt Nam trên toàn thế giới về những vấn đề này.

Tạm thời, trong lúc dịch, quý cha và anh chị em CỨ VIẾT THEO THÓI QUEN của mình. Lý do rất đơn giản là vì khi đã có thống nhất chung thì chúng ta sẽ có những chương trình điện toán để bảo đảm dù hàng trăm người làm việc chung với nhau thì cuối cùng cũng chỉ có một “style” duy nhất từ đầu đến cuối.

Quý cha và anh chị em chưa tham gia và muốn tham gia vào Ban Biên Tập, xin ghi danh nơi đây: http://vietcatholic.net/newsdictionary