Phụng Vụ - Mục Vụ
Đến Với Tha Nhân
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
06:46 07/03/2017
Nghe Lời Chúa – Đến Với Tha Nhân
Suy niệm Chúa Nhật II Mùa Chay - năm A
(Mt 17, 1-9)
Chúng ta đang từng bước hành trình trong Mùa Chay Thánh, tiến về Tam Nhật Vượt Qua, tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu, dẫn đến Lễ Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên sự chết. Phụng vụ Chúa II Mùa Chay năm A trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu Biến hình. Ðây là giai đoạn thứ hai trong Mùa Chay: giai đoạn thứ nhất là những cám dỗ trong hoang địa (x.Mt 4, 1-11); giai đoạn thứ II là cuộc Biến hình (x.Mt 17, 1-9). Chúa Giêsu "đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông" (Mt 17,1). Mặc dù trong phụng vụ có một ngày lễ dành riêng cho sự kiện này (ngày 06 tháng tám), hôm nay chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng cảnh tương tự như một phần không thể thiếu trong Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Quả thật, Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu đã gần kề, sáu ngày sau khi từ trên núi xuống, Chúa Giêsu tuyên bố : "Người phải đi lên Giêrusalem và chịu khổ nhiều đau khổ do hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục, và bị giết đi, ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mt 16,21).
Nhưng các môn đệ chưa sẵn sàng chứng kiến Chúa của họ, Đấng, luôn thể hiện lòng từ bi đối với người ốm đau bệnh tật, làm cho người phung hủi được lành, kẻ điếc nghe được, người mù thấy được, kẻ què đi được, người chết sống lại, nay "sẽ phải chịu khổ nhiều đau khổ". Thật, không thể! Không thể hiểu nổi!
Tuy nhiên, bất chấp sự hiểu lầm của họ, Chúa Giêsu biết lý do tại sao Người đi vào thế giới. Người biết mình phải mang lấy tất cả sự yếu đuối và lầm than của nhân loại để thánh hóa họ, cứu họ ra khỏi vòng vây của tội lỗi và sự chết. Người cứu họ bằng cách nào ? Thưa, bằng cách chiến thắng sự chết, để sự chết không còn làm gì được con người là hình ảnh của Thiên Chúa nữa.
Đó là lý do tại sao Biến hình là một biểu tượng của ơn cứu rỗi thể hiện nơi thân xác vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu. Vì thế, khi loan báo cho các môn đệ Cuộc Khổ Nạn của mình, Chúa thấy rõ sự lo lắng trong các tông đồ, và vẻ rực rỡ về thần tính của Chúa. Chúa khẳng định với họ niềm hy vọng và loan báo cho họ niềm vui Phục Sinh, thậm trí, cả lúc Phêrô, Gioan và Giacôbê không biết rõ … phục sinh từ trong cõi chết nghĩa là gì ! (x. Mt 17,9). Họ cần phải có thời gian.
Nếu trong Sứ điệp Mùa Chay 2017 năm nay với chủ đề : “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”. Khi trưng dẫn đoạn Tin Mừng Luca (16,19-31), Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hữu lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra và phụng sự Chúa trong tha nhân, nhất là nơi những người nghèo khổ, vì tha nhân là hồng ân. Thì hôm nay, có tiếng Chúa Cha tuyên bố Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài và mời gọi chúng ta: "Các ngươi hãy nghe lời Người" (Mt 17,5).
Đúng thật là một hồng ân, bởi có biết bao nhiêu lời chúng ta đã nghe, nhưng hiếm khi nghe được tiếng Chúa Cha. Chúa Cha đã nói với các Tông đồ và qua Giáo Hội Chúa nói với chúng ta ngày hôm nay nữa: "Hãy nghe Chúa Giêsu, vì Người là Con yêu dấu của Chúa Cha". Chúa Giêsu là Hồng Ân vô giá do Chúa Cha tặng ban cho chúng ta. Nay Ngài mời gọi chúng ta tuân giữ Lời Người. Lời Chúa Giêsu ban lại sự sống đời đời há chẳng phải là một hồng ân sao ?
Trong tuần này, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa và cất giữ trong trí. Vì lời ấy không phải là lời của loài người, nhưng là Thiên Chúa Cha, nói với tất cả chúng ta! Lời ấy như một trợ lực để tiến bước trên con đường Mùa Chay. Chúng ta nghe lời Chúa Giêsu nhưng phải bước theo Người. Cũng như các môn đệ, sau khi nghe được lời Chúa Cha ban tặng, các ông không thể cứ ở mãi trên núi, nhưng phải theo Chúa Giêsu xuống núi dõi theo hành trình Thương Khó của Chúa và làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh.
Chúng ta cũng thế, trong Mùa Chay Thánh việc cần phải làm là : ăn chay, cầu nguyện, và bố thí. Ba việc này diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu. Chúng ta cần đi ra một nơi riêng, leo lên núi trong một nơi thinh lặng, để tìm lại chính mình và lắng nghe tiếng Chúa là hồng ân. Nhưng chúng ta không thể ở lại đó! Cần phải xuống núi gặp gỡ tha nhân. Họ là anh chị em chúng ta đang bị vất vả cơ cực, bệnh tật, bất công, dốt nát, nghèo khổ vật chất và tinh thần đè nặng, để chia sẻ với họ ân thánh đã nhận được vì họ cũng là hồng ân. Ðây là sứ mạng của chúng ta, những người đã chịu phép rửa tội, lắng nghe lời Chúa Giêsu và trao tặng Chúa cho người khác.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin dạy chúng con biết nghe Lời Chúa, chuyên cần tham dự Thánh lễ, nguyện gẫm và sống tình bác ái với tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật II Mùa Chay - năm A
(Mt 17, 1-9)
Chúng ta đang từng bước hành trình trong Mùa Chay Thánh, tiến về Tam Nhật Vượt Qua, tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Chúa Giêsu, dẫn đến Lễ Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trên sự chết. Phụng vụ Chúa II Mùa Chay năm A trình bày cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu Biến hình. Ðây là giai đoạn thứ hai trong Mùa Chay: giai đoạn thứ nhất là những cám dỗ trong hoang địa (x.Mt 4, 1-11); giai đoạn thứ II là cuộc Biến hình (x.Mt 17, 1-9). Chúa Giêsu "đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông" (Mt 17,1). Mặc dù trong phụng vụ có một ngày lễ dành riêng cho sự kiện này (ngày 06 tháng tám), hôm nay chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng cảnh tương tự như một phần không thể thiếu trong Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Quả thật, Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu đã gần kề, sáu ngày sau khi từ trên núi xuống, Chúa Giêsu tuyên bố : "Người phải đi lên Giêrusalem và chịu khổ nhiều đau khổ do hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục, và bị giết đi, ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mt 16,21).
Nhưng các môn đệ chưa sẵn sàng chứng kiến Chúa của họ, Đấng, luôn thể hiện lòng từ bi đối với người ốm đau bệnh tật, làm cho người phung hủi được lành, kẻ điếc nghe được, người mù thấy được, kẻ què đi được, người chết sống lại, nay "sẽ phải chịu khổ nhiều đau khổ". Thật, không thể! Không thể hiểu nổi!
Tuy nhiên, bất chấp sự hiểu lầm của họ, Chúa Giêsu biết lý do tại sao Người đi vào thế giới. Người biết mình phải mang lấy tất cả sự yếu đuối và lầm than của nhân loại để thánh hóa họ, cứu họ ra khỏi vòng vây của tội lỗi và sự chết. Người cứu họ bằng cách nào ? Thưa, bằng cách chiến thắng sự chết, để sự chết không còn làm gì được con người là hình ảnh của Thiên Chúa nữa.
Đó là lý do tại sao Biến hình là một biểu tượng của ơn cứu rỗi thể hiện nơi thân xác vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu. Vì thế, khi loan báo cho các môn đệ Cuộc Khổ Nạn của mình, Chúa thấy rõ sự lo lắng trong các tông đồ, và vẻ rực rỡ về thần tính của Chúa. Chúa khẳng định với họ niềm hy vọng và loan báo cho họ niềm vui Phục Sinh, thậm trí, cả lúc Phêrô, Gioan và Giacôbê không biết rõ … phục sinh từ trong cõi chết nghĩa là gì ! (x. Mt 17,9). Họ cần phải có thời gian.
Nếu trong Sứ điệp Mùa Chay 2017 năm nay với chủ đề : “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”. Khi trưng dẫn đoạn Tin Mừng Luca (16,19-31), Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hữu lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra và phụng sự Chúa trong tha nhân, nhất là nơi những người nghèo khổ, vì tha nhân là hồng ân. Thì hôm nay, có tiếng Chúa Cha tuyên bố Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài và mời gọi chúng ta: "Các ngươi hãy nghe lời Người" (Mt 17,5).
Đúng thật là một hồng ân, bởi có biết bao nhiêu lời chúng ta đã nghe, nhưng hiếm khi nghe được tiếng Chúa Cha. Chúa Cha đã nói với các Tông đồ và qua Giáo Hội Chúa nói với chúng ta ngày hôm nay nữa: "Hãy nghe Chúa Giêsu, vì Người là Con yêu dấu của Chúa Cha". Chúa Giêsu là Hồng Ân vô giá do Chúa Cha tặng ban cho chúng ta. Nay Ngài mời gọi chúng ta tuân giữ Lời Người. Lời Chúa Giêsu ban lại sự sống đời đời há chẳng phải là một hồng ân sao ?
Trong tuần này, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa và cất giữ trong trí. Vì lời ấy không phải là lời của loài người, nhưng là Thiên Chúa Cha, nói với tất cả chúng ta! Lời ấy như một trợ lực để tiến bước trên con đường Mùa Chay. Chúng ta nghe lời Chúa Giêsu nhưng phải bước theo Người. Cũng như các môn đệ, sau khi nghe được lời Chúa Cha ban tặng, các ông không thể cứ ở mãi trên núi, nhưng phải theo Chúa Giêsu xuống núi dõi theo hành trình Thương Khó của Chúa và làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh.
Chúng ta cũng thế, trong Mùa Chay Thánh việc cần phải làm là : ăn chay, cầu nguyện, và bố thí. Ba việc này diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu. Chúng ta cần đi ra một nơi riêng, leo lên núi trong một nơi thinh lặng, để tìm lại chính mình và lắng nghe tiếng Chúa là hồng ân. Nhưng chúng ta không thể ở lại đó! Cần phải xuống núi gặp gỡ tha nhân. Họ là anh chị em chúng ta đang bị vất vả cơ cực, bệnh tật, bất công, dốt nát, nghèo khổ vật chất và tinh thần đè nặng, để chia sẻ với họ ân thánh đã nhận được vì họ cũng là hồng ân. Ðây là sứ mạng của chúng ta, những người đã chịu phép rửa tội, lắng nghe lời Chúa Giêsu và trao tặng Chúa cho người khác.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin dạy chúng con biết nghe Lời Chúa, chuyên cần tham dự Thánh lễ, nguyện gẫm và sống tình bác ái với tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:26 07/03/2017
21. VƯƠNG, LÝ ĐỒNG VIỆN
Quốc tử tiến sĩ Vương Mưu ở Phù Phong làm tri huyện, có một người tên là Lý Sinh cho rằng mình có có tư cách nên đến hội kiến, mỗi lần gặp mặt đều gọi là “đồng viện” (cùng chức vụ).
Vương Mưu chất vấn hỏi;
- “Ta là quốc tử tiến sĩ của triều đình, địa vị và danh phận đều không giống như ông, nhưng cứ mỗi lần gặp mặt thì ông đều gọi là “đồng viện”, như thế nghĩa là sao ?”
Lý Sinh nói:
- “Khi ngài chưa làm tri huyện thì tôi đã biết ngài chính lá quốc tử tiến sĩ, nên gọi là “quốc bác”, mà tôi thì thường dùng cách vận lương để giao nạp ngũ cốc, thì cũng được gọi là quan chức, nên cũng có thể gọi là “cốc bác”, như thế chúng ta không phải là “đồng viện” hay sao ?”
(Mạc Phủ Yến Nhàn lục)
Suy tư 21:
Một người là tiến sĩ của triều đình, một người là chuyên môn cân đong đo đếm ngũ cốc, đương nhiên là khác xa nhau về công việc và chức vụ, dù làm chung trong cùng một đơn vị...
Một người là linh mục chánh xứ, một người là con chiên bổn đạo, mỗi người công việc không giống nhau và trách nhiệm thì cũng khác nhau xa và ai cũng biết điều này, nhưng có một số giáo dân cứ tưởng mình là người làm trong ban hành giáo là có quyền trên cả cha sở, nên ăn nói ngang tàng, tuyên bố rùm beng và đôi khi hạch sách kiểm soát công việc mục vụ của cha sở, họ quên mất rằng, nếu không có cha sở đồng ý, thì tất cả mọi đoàn thể trong giáo xứ đều không được phép tồn tại, kể cả ban hành giáo.
Ban hành giáo cũng như tất cả mọi đoàn thể trong giáo xứ –có thể nói- là cánh tay phải của cha sở chứ không phải là cái đầu của cha sở, do đó, họ có bổn phận giúp đỡ cộng tác với ngài trong công việc của giáo xứ...
Linh mục và giáo dân, mục tử và đàn chiên đều không giống nhau về chức vụ và bổn phận, nhưng giống nhau ở một điểm là cả hai đều đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành một phần tử trong Giáo Hội, và trở nên những chứng nhân sống động của Tin Mừng trong bổn phận cũng như trách nhiệm của mình.
Chức vụ là để phục vụ, bổn phận là để chu toàn; chức vụ là trách nhiệm, bổn phận là hạnh phúc, hiểu được điều này thì không ai muốn dành quyền dành việc của ai cả...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Quốc tử tiến sĩ Vương Mưu ở Phù Phong làm tri huyện, có một người tên là Lý Sinh cho rằng mình có có tư cách nên đến hội kiến, mỗi lần gặp mặt đều gọi là “đồng viện” (cùng chức vụ).
Vương Mưu chất vấn hỏi;
- “Ta là quốc tử tiến sĩ của triều đình, địa vị và danh phận đều không giống như ông, nhưng cứ mỗi lần gặp mặt thì ông đều gọi là “đồng viện”, như thế nghĩa là sao ?”
Lý Sinh nói:
- “Khi ngài chưa làm tri huyện thì tôi đã biết ngài chính lá quốc tử tiến sĩ, nên gọi là “quốc bác”, mà tôi thì thường dùng cách vận lương để giao nạp ngũ cốc, thì cũng được gọi là quan chức, nên cũng có thể gọi là “cốc bác”, như thế chúng ta không phải là “đồng viện” hay sao ?”
(Mạc Phủ Yến Nhàn lục)
Suy tư 21:
Một người là tiến sĩ của triều đình, một người là chuyên môn cân đong đo đếm ngũ cốc, đương nhiên là khác xa nhau về công việc và chức vụ, dù làm chung trong cùng một đơn vị...
Một người là linh mục chánh xứ, một người là con chiên bổn đạo, mỗi người công việc không giống nhau và trách nhiệm thì cũng khác nhau xa và ai cũng biết điều này, nhưng có một số giáo dân cứ tưởng mình là người làm trong ban hành giáo là có quyền trên cả cha sở, nên ăn nói ngang tàng, tuyên bố rùm beng và đôi khi hạch sách kiểm soát công việc mục vụ của cha sở, họ quên mất rằng, nếu không có cha sở đồng ý, thì tất cả mọi đoàn thể trong giáo xứ đều không được phép tồn tại, kể cả ban hành giáo.
Ban hành giáo cũng như tất cả mọi đoàn thể trong giáo xứ –có thể nói- là cánh tay phải của cha sở chứ không phải là cái đầu của cha sở, do đó, họ có bổn phận giúp đỡ cộng tác với ngài trong công việc của giáo xứ...
Linh mục và giáo dân, mục tử và đàn chiên đều không giống nhau về chức vụ và bổn phận, nhưng giống nhau ở một điểm là cả hai đều đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành một phần tử trong Giáo Hội, và trở nên những chứng nhân sống động của Tin Mừng trong bổn phận cũng như trách nhiệm của mình.
Chức vụ là để phục vụ, bổn phận là để chu toàn; chức vụ là trách nhiệm, bổn phận là hạnh phúc, hiểu được điều này thì không ai muốn dành quyền dành việc của ai cả...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:29 07/03/2017
35. Một người thường suy niệm thì tốt đẹp hoàn thiện biết bao, một người rời bỏ suy niệm thì tai họa biết chừng nào.
(Thánh Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Nghe Lời Người
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
14:39 07/03/2017
Chúa nhật 2 Mùa Chay A
Nghe Lời Người
Sau khi được tiên báo về cuộc Thương khó Chúa Giêsu sắp phải trải qua, các môn đệ đã xuống tinh thần trầm trọng, thậm chí các ông còn ngần ngại đồng hành với Chúa lên Giêrusalem.
Tin mừng Nhất Lãm tường thuật lời loan báo về cuộc tử nạn. Chúa Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi lên Giêrusalem, dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy” (Mt, 17-19).
Theo tin mừng Luca và Maccô, các môn đệ không hiểu và sợ hãi khi nghe Thầy loan báo về cuộc thương khó. “Nhưng các ông không hiểu gì cả; đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18,34); “Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10,32).
Vì không hiểu nên sợ. Sợ nên không muốn đi. Phêrô kéo riêng Chúa ra mà ngăn cản và trách móc. Chúa trách mắng Phêrô, nhưng để giúp Phêrô cần có sự can thiệp của Chúa Cha. Vì thế, biến cố Biến Hình đã xảy ra (Mt 17,1-9).
Chúa đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn.
1. Núi Tabor
Tôi có dịp hành hương lên Núi Tabor. Từ khách sạn ở Nazareth, xe đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây ôliu, vườn chuối, vườn cam xanh tươi ngút mắt. Tabor là ngọn núi rất đẹp, nó đưa mình lên êm ả từ một cánh đồng cỏ xanh. Xe buýt chỉ đến chân núi, sau đó phải đổi xe chuyên leo núi. Lên dốc cao, đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường Đèo Ngoạn Mục. Trời thật lạnh khoảng 4độ, gió thổi rét buốt trên đỉnh có độ cao 600m làm ai nấy run lên vì lạnh.
Núi Tabor có một ngoại hình rất cân đối. Núi mọc lên giữa cánh đồng như một bàn thờ giữa trời đất, giống như lễ đàn của các bộ lạc để tế thần minh. Lúc Chúa Giêsu đem ba môn đệ yêu quý lên đây, không gian phải rất im vắng. Chỉ có gió vi vu và mây nắng với rừng cây thắm một màu xanh hùng vĩ.
Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môsê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ. Từ đỉnh núi, nhìn về hướng nam là làng Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống, nơi đây Chúa cho con trai bà goá sống lại. Nazareth, một thị trấn sầm uất về hướng tây và Biển hồ Galilê mênh mang phía đông. Tabor, ngọn núi thiêng tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi đều gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Bên ngoài, phía trái Nhà thờ vẫn còn dấu vết tường đá tu viện các cha dòng Bênêđictô một thời Trung cổ huy hoàng.
Theo sử gia Josephus thì nhóm Nhiệt Thành (Zelot) đã chiến đấu với quân Roma tại đây vào năm 66tcn. Năm 1634 các thầy Phanxicô mới dành lại được ngọn núi này từ tay quân Thổ. Nhưng mãi gần 300 năm sau mới xây được Nhà thờ.
Nhà thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Mặt tiền nhà thờ lối kiến trúc nổi bật với hai ngọn tháp vuông cao vút. Bên trong hai ngọn tháp này là hai nguyện đường nhỏ kính tổ phụ Môisen và Êlia. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật mosaic phía trên bàn thờ vòm cung thánh. Chúa biến hình trong hào quang rực sáng. Hai bên có Môisen trên núi Sinai và Êlia trên núi Carmel. Phía dưới là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê.
2. Biến hình
Tường thuật biến cố biến hình, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Và khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”.
Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26).
Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt; Chúa Giêsu hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến Hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho cảm nếm một chút Thiên đàng. Các ông đã tưởng là Thiên Đàng nên Phêrô xin làm ba lều để an nhàn trên núi cao, ngũ yên trong hào quang, quên đi các bạn và các cuộc truyền giáo dưới chân núi. Các ông không biết rằng Thầy Giêsu chỉ lên đỉnh Tabor trong chốt lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá bước vào cuộc thương khó. Hai đỉnh núi Tabor và Calvariô không xa nhau lắm về mặt địa lý, nhưng lại là con đường vạn lý. Chúa Giêsu đã nối kết hai đỉnh núi bằng con đường tình yêu cứu độ.
Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt. Nó trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố ấy vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.
Câu chuyện Chúa Biến Hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến). Thánh Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994. Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu. Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19), hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các Tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27); sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa Biến Hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (số 14;40). Nhiều năm huấn luyện trong nhà dòng, người thanh niên nam nữ nhiều khi phải “sinh” ra bốn năm lần mới biến hình nên một Tu sĩ: từ ứng sinh, thỉnh sinh, tiền tập sinh, tập sinh, khấn sinh, nhiều năm sau mới khấn trọn đời và vẫn tiếp tục hành trình biến đổi đời mình nhờ gặp gỡ Chúa Kitô.
3. Nghe Lời Người
Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”. Không chỉ nghe bằng tai bằng mắt mà còn nghe bằng hết tâm hồn cũng như bằng cả cuộc đời quy chiếu sống theo Đức Kitô.
Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình. Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ. Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình, như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá. Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình, tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa. Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục.
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông: Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này. Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con. Giờ đây tôi đã già nua và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con. Và ông kết luận: Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa; xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con, nhờ vậy cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. (Lời nguyện Nhập lễ, Chúa Nhật II Mùa Chay).
Nghe Lời Người
Sau khi được tiên báo về cuộc Thương khó Chúa Giêsu sắp phải trải qua, các môn đệ đã xuống tinh thần trầm trọng, thậm chí các ông còn ngần ngại đồng hành với Chúa lên Giêrusalem.
Tin mừng Nhất Lãm tường thuật lời loan báo về cuộc tử nạn. Chúa Giêsu đưa Nhóm Mười Hai đi lên Giêrusalem, dọc đường, Người nói với các ông: “Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba, Người sẽ chỗi dậy” (Mt, 17-19).
Theo tin mừng Luca và Maccô, các môn đệ không hiểu và sợ hãi khi nghe Thầy loan báo về cuộc thương khó. “Nhưng các ông không hiểu gì cả; đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói” (Lc 18,34); “Người dẫn đầu các ông. Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi. Người lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình” (Mc 10,32).
Vì không hiểu nên sợ. Sợ nên không muốn đi. Phêrô kéo riêng Chúa ra mà ngăn cản và trách móc. Chúa trách mắng Phêrô, nhưng để giúp Phêrô cần có sự can thiệp của Chúa Cha. Vì thế, biến cố Biến Hình đã xảy ra (Mt 17,1-9).
Chúa đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn.
1. Núi Tabor
Tôi có dịp hành hương lên Núi Tabor. Từ khách sạn ở Nazareth, xe đi qua những thung lũng với nhiều vườn cây ôliu, vườn chuối, vườn cam xanh tươi ngút mắt. Tabor là ngọn núi rất đẹp, nó đưa mình lên êm ả từ một cánh đồng cỏ xanh. Xe buýt chỉ đến chân núi, sau đó phải đổi xe chuyên leo núi. Lên dốc cao, đường ngoằn ngoèo theo vòng xoáy trôn ốc như đường Đèo Ngoạn Mục. Trời thật lạnh khoảng 4độ, gió thổi rét buốt trên đỉnh có độ cao 600m làm ai nấy run lên vì lạnh.
Núi Tabor có một ngoại hình rất cân đối. Núi mọc lên giữa cánh đồng như một bàn thờ giữa trời đất, giống như lễ đàn của các bộ lạc để tế thần minh. Lúc Chúa Giêsu đem ba môn đệ yêu quý lên đây, không gian phải rất im vắng. Chỉ có gió vi vu và mây nắng với rừng cây thắm một màu xanh hùng vĩ.
Núi tiêu biểu cho quyền năng và vinh quang của Thiên Chúa. Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại như khi xưa Thiên Chúa hiển linh trên núi Sinai với Môsê, núi Khoreb với Êlia, núi Tabor với ba môn đệ. Từ đỉnh núi, nhìn về hướng nam là làng Naim, một thành cổ hiện tại người Ảrập sinh sống, nơi đây Chúa cho con trai bà goá sống lại. Nazareth, một thị trấn sầm uất về hướng tây và Biển hồ Galilê mênh mang phía đông. Tabor, ngọn núi thiêng tạo thành một tam giác đều. Cả ba nơi đều gắn liền với cuộc đời Chúa Giêsu: lớn lên, truyền đạo và hiển dung. Bên ngoài, phía trái Nhà thờ vẫn còn dấu vết tường đá tu viện các cha dòng Bênêđictô một thời Trung cổ huy hoàng.
Theo sử gia Josephus thì nhóm Nhiệt Thành (Zelot) đã chiến đấu với quân Roma tại đây vào năm 66tcn. Năm 1634 các thầy Phanxicô mới dành lại được ngọn núi này từ tay quân Thổ. Nhưng mãi gần 300 năm sau mới xây được Nhà thờ.
Nhà thờ Hiển Dung xây dựng từ năm 1925 do các cha dòng Phanxicô phụ trách. Mặt tiền nhà thờ lối kiến trúc nổi bật với hai ngọn tháp vuông cao vút. Bên trong hai ngọn tháp này là hai nguyện đường nhỏ kính tổ phụ Môisen và Êlia. Một bức tranh tuyệt đẹp theo nghệ thuật mosaic phía trên bàn thờ vòm cung thánh. Chúa biến hình trong hào quang rực sáng. Hai bên có Môisen trên núi Sinai và Êlia trên núi Carmel. Phía dưới là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê.
2. Biến hình
Tường thuật biến cố biến hình, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Và khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ”.
Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26).
Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt; Chúa Giêsu hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến Hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho cảm nếm một chút Thiên đàng. Các ông đã tưởng là Thiên Đàng nên Phêrô xin làm ba lều để an nhàn trên núi cao, ngũ yên trong hào quang, quên đi các bạn và các cuộc truyền giáo dưới chân núi. Các ông không biết rằng Thầy Giêsu chỉ lên đỉnh Tabor trong chốt lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá bước vào cuộc thương khó. Hai đỉnh núi Tabor và Calvariô không xa nhau lắm về mặt địa lý, nhưng lại là con đường vạn lý. Chúa Giêsu đã nối kết hai đỉnh núi bằng con đường tình yêu cứu độ.
Biến cố Chúa biến hình trên núi Tabor là một trong những biến cố đặc biệt. Nó trở nên như một ngôi sao sáng cho các môn đệ trong đêm tối của những gian nan thử thách. Biến cố ấy vẫn luôn ghi đậm trong ký ức của các môn đệ. Nó là một điểm tựa, là một trợ lực cho đức tin của các ngài trong suốt tiến trình theo Chúa Giêsu.
Câu chuyện Chúa Biến Hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến). Thánh Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994. Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu. Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19), hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các Tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27); sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa Biến Hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (số 14;40). Nhiều năm huấn luyện trong nhà dòng, người thanh niên nam nữ nhiều khi phải “sinh” ra bốn năm lần mới biến hình nên một Tu sĩ: từ ứng sinh, thỉnh sinh, tiền tập sinh, tập sinh, khấn sinh, nhiều năm sau mới khấn trọn đời và vẫn tiếp tục hành trình biến đổi đời mình nhờ gặp gỡ Chúa Kitô.
3. Nghe Lời Người
Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”. Không chỉ nghe bằng tai bằng mắt mà còn nghe bằng hết tâm hồn cũng như bằng cả cuộc đời quy chiếu sống theo Đức Kitô.
Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình. Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ. Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình, như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá. Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình, tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa. Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục.
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông: Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này. Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con. Giờ đây tôi đã già nua và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con. Và ông kết luận: Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa; xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con, nhờ vậy cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen. (Lời nguyện Nhập lễ, Chúa Nhật II Mùa Chay).
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ II Mùa Chay A. 12.3.2017
Lm Francis Lý văn Ca
16:43 07/03/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang bước vào tuần thứ II của Mùa Chay Thánh. Các bài đọc và những lời nguyện dùng trong thánh lễ hôm nay, hướng chúng ta đến một chủ đề chính: Đó là sự ăn năn thống hối.
Việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê là một biến cố làm đảo lộn cuộc đời của các tông đồ, các ông cảm thấy như người mới, nhìn thấy rõ mục đích của đời mình. Với những thời gian của tuần lễ nầy và những ngày kế tiếp, chúng ta chuẩn bị quay trở về với Chúa, gặp gỡ Ngài qua bí tích giải tội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa gọi Abraham, từ bỏ quê cha đất tổ, ông đã vâng nghe tiếng Chúa gọi ra đi với tinh thần phó thác.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đang bị cầm tù, viết bức thư mà chúng ta sắp nghe hôm nay, gởi cho Timôthêô. Phaolô khuyến khích vị Giám mục trẻ trung thành trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê. Sự vinh quang mà ba tông đồ được chiêm ngưỡng hôm nay, là phần nào vinh quang chúng ta sau cái chết ở đời nầy.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã đến với chúng ta qua Lời Ngài, chúng ta đến với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện sau đây:
1. Xin Chúa thực hiện nơi trần gian điều mà Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham, biến đổi tâm hồn nhân loại trở nên những con cái của Abraham, tin vào Thiên Chúa là Cha của hết mọi người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho anh em Dothái, họ là con cái của Abraham theo lời hứa, theo huyết thống. Với ơn Chúa Thánh Thần biến đổi, họ nhìn nhận Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những Anh Em Hồi Giáo, họ chỉ nhìn nhận một Thiên Chúa Duy Nhất của Tổ Phụ Abraham, với ơn Chúa Thánh Thần hoạt động, họ biết nhận ra Đức Kitô là con của tổ phụ Abraham, và là Đấng Cứu Thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa củng cố đức tin chúng ta, xin mở đôi mắt chúng ta để nhìn thấy những kỳ công của Chúa, mở đôi tai để lắng nghe tiếng Chúa, và với ơn thánh Chúa tác động, chúng ta sẽ biến đổi nên người mới trong mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua tình thương hải hà của Chúa, các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con nài van Chúa nhậm những lời cầu của chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa hôm nay, cùng với bánh và rượu sẽ trở nên lương thực nuôi phần hồn chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen.
Chúng ta đang bước vào tuần thứ II của Mùa Chay Thánh. Các bài đọc và những lời nguyện dùng trong thánh lễ hôm nay, hướng chúng ta đến một chủ đề chính: Đó là sự ăn năn thống hối.
Việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê là một biến cố làm đảo lộn cuộc đời của các tông đồ, các ông cảm thấy như người mới, nhìn thấy rõ mục đích của đời mình. Với những thời gian của tuần lễ nầy và những ngày kế tiếp, chúng ta chuẩn bị quay trở về với Chúa, gặp gỡ Ngài qua bí tích giải tội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa gọi Abraham, từ bỏ quê cha đất tổ, ông đã vâng nghe tiếng Chúa gọi ra đi với tinh thần phó thác.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đang bị cầm tù, viết bức thư mà chúng ta sắp nghe hôm nay, gởi cho Timôthêô. Phaolô khuyến khích vị Giám mục trẻ trung thành trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê. Sự vinh quang mà ba tông đồ được chiêm ngưỡng hôm nay, là phần nào vinh quang chúng ta sau cái chết ở đời nầy.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã đến với chúng ta qua Lời Ngài, chúng ta đến với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện sau đây:
1. Xin Chúa thực hiện nơi trần gian điều mà Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham, biến đổi tâm hồn nhân loại trở nên những con cái của Abraham, tin vào Thiên Chúa là Cha của hết mọi người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho anh em Dothái, họ là con cái của Abraham theo lời hứa, theo huyết thống. Với ơn Chúa Thánh Thần biến đổi, họ nhìn nhận Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu nguyện cho những Anh Em Hồi Giáo, họ chỉ nhìn nhận một Thiên Chúa Duy Nhất của Tổ Phụ Abraham, với ơn Chúa Thánh Thần hoạt động, họ biết nhận ra Đức Kitô là con của tổ phụ Abraham, và là Đấng Cứu Thế. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa củng cố đức tin chúng ta, xin mở đôi mắt chúng ta để nhìn thấy những kỳ công của Chúa, mở đôi tai để lắng nghe tiếng Chúa, và với ơn thánh Chúa tác động, chúng ta sẽ biến đổi nên người mới trong mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua tình thương hải hà của Chúa, các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Chúng con nài van Chúa nhậm những lời cầu của chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa hôm nay, cùng với bánh và rượu sẽ trở nên lương thực nuôi phần hồn chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Muller: Giáo Triều không chống đối cuộc cải cách của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
01:51 07/03/2017
Gần đây, tin gây chú ý từ Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em của Tòa Thánh là việc Bà Marie Collins từ chức khỏi Ủy Ban vì bà thấy Ủy Ban gặp nhiều đối kháng từ các bộ sở khác nhau của Vatican nhất là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Cáo buộc thiếu hợp tác
Theo Catholic News Service ngày 1 tháng Ba, 2017, thì Bà Collins nói rằng “sự miễn cưỡng của một số người tại Vatican trong việc thi hành các khuyến cáo hay hợp tác vào việc làm của Ủy Ban nhằm cải thiện an toàn của trẻ em và các người lớn dễ bị thương tổn trên thế giới là điều không thể chấp nhận được”.
Rồi, trong một bài báo đăng trên tờ National Catholic Reporter, bà viết thêm: “Trong năm 2017, quả là nát lòng khi thấy các đấng nam nhi này vẫn còn đặt nhiều quan tâm khác trên sự an toàn của trẻ em và người lớn tuổi dễ bị tổn thương”.
Trên trang mạng riêng, mariecollins.net, bà viết rằng “dù Đức Thánh Cha đã phê chuẩn mọi khuyến cáo của Ủy Ban đệ lên ngài, vẫn luôn có những đình đốn liên tục. Điều này trực tiếp do sự đối kháng của một số thành viên trong Giáo Triều đối với việc làm của Ủy Ban. Việc thiếu cộng tác, nhất là của một thánh bộ có liên quan mật thiết nhất với việc xử lý các vụ lạm dụng, quả là điều đáng xấu hổ”.
Trong bài báo của National Catholic Register, bà nói rằng tập chỉ dẫn về an toàn của Ủy Ban không bao giờ được gửi tới các hội đồng giám mục, giúp các hội đồng này soạn thảo hay cải tiến các chính sách riêng của họ và “thánh bộ có trách nhiệm duyệt xét các văn kiện chính sách của các hội đồng giám mục…, đã từ khước hợp tác với ủy ban trong việc phối hợp việc làm”.
Ủy Ban từng khuyến cáo phải có ban tư pháp mới để phán xử các tội “lạm dụng chức vụ” của các giám mục bị tố cáo là không chịu chu toàn các trách nhiệm có liên quan tới việc xử lý các vụ lạm dụng tính dục còn đang nghi vấn hay đã được biết tới. Dù ban này đã được cả Đức Thánh Cha lẫn hội đồng 9 Hồng Y cố vấn chấp thuận từ giữa năm 2015, nhưng cho tới nay, chưa thấy được thi hành.
Cọng rơm cuối cùng khiến bà từ chức là “khuyến cáo đơn giản nhất mà Ủy Ban đã đưa ra cho tới nay” và đã được Đức Thánh Cha chỉ thị cho các bộ sở phải thi hành nhưng không được thi hành. Đó là: các bộ sở “phải chắc chắn trả lời mọi thư từ của các nạn nhân bị lạm dụng gửi tới” nhưng bà cho hay: “Tôi được biết qua một lá thư từ thánh bộ đặc thù này rằng họ từ khước làm như thế”.
Bà nhận định: “tôi thấy không thể nào lắng nghe các tuyên bố công khai về mối quan tâm sâu xa trong Giáo Hội đối với việc chăm sóc những người mà đời sống đã bị tàn rụi vì các vụ lạm dụng này, ấy thế nhưng một cách tư riêng lại phải chứng kiến một thánh bộ của Vatican từ khước cả việc chứng thực mình đã nhận được thư từ!”
“Điều này phản ảnh rõ việc toàn bộ cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội đã được xử lý ra sao: bằng những lời lẽ tốt đẹp nơi công cộng, nhưng các hành động thì trái ngược lại sau những cánh cửa đóng kín”.
Trong các phát biểu trên, Bà Collins không nêu đích danh thánh bộ bà muốn chỉ trích, nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là thánh bộ có nhiệm vụ điều tra các tội phạm được Giáo Hội coi là “các tội phạm nghiêm trọng hơn” trong đó có việc lạm dụng tình dục trẻ em. Thánh Bộ này, trong tư cách cổ vũ công lý, cũng có nhiệm vụ theo dõi các thủ tục hiện có của các hội đồng giám mục trong việc xử lý các lời tố cáo lạm dụng và việc hồi tục các giáo sĩ phạm tội lạm dụng tính dục. Nên chắc chắn Bà muốn ám chỉ Thánh Bộ này. Vả lại, sau đó, khi trả lời phỏng vấn của Tập San America, Bà đích danh nêu tên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Trả lời của Đức Hồng Y Muller
Bởi thế, Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng Thánh Bộ này, đã phải lên tiếng để minh xác vấn đề. Ngài cho rằng ẩn phía đàng sau các chỉ trích của Bà Collins là khuynh hướng “rập khuôn” (cliché) muốn tô vẽ Đức Phanxicô cải cách ở một bên và các bộ sở khác của Tòa Thánh ở bên chống lại. Theo ngài đã đến lúc chấm dứt khuynh hướng này. Vì “duy trì sứ mệnh phổ quát của Đức Giáo Hoàng, đã được Chúa Giêsu ủy thác cho ngài, là một phần trong đức tin Công Giáo của chúng ta và là triết lý hành động của giáo triều”.
Ngài cho hay tuy việc làm của Thánh Bộ và của Ủy Ban khác nhau, nhưng Thánh Bộ luôn hợp tác với Ủy Ban, thường xuyên giữ liên lạc
Còn về việc thư từ với các nạn nhân, Đức Hồng Y Muller cho hay: “Thánh Bộ có nhiệm vụ điều hành các vụ xử theo giáo luật. Các tiếp xúc đích thân với các nạn nhân được thực hiện tốt hơn bởi các mục tử địa phương. Nên khi một lá thư tới, chúng tôi luôn yêu cầu vị giám mục cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho các nạn nhân, giải thích rõ cho họ thấy Thánh Bộ sẽ làm mọi sự có thể để thực hiện công lý”.
Ngài nói rằng quả là một quan niệm sai lầm khi tin rằng các cơ quan tại Rôma có thể săn sóc mọi giáo phận và mọi dòng tu trên thế giới, vì việc này không tôn trọng “tính tự lập hợp pháp của các giáo phận và nguyên tắc phụ đới”.
Được hỏi về điều Bà Collins cho rằng thiếu hợp tác của các thành viên giáo triều, Đức Hồng Y Muller nói rằng ngoài các thư từ ra, ngài không biết trường hợp nào như thế. Còn về tòa án mới mà Bà Collins nhắc tới, một tòa án do Ủy Ban đề nghị và được Đức Phanxicô chấp thuận, để xử các vị giám mục bị tố cáo là làm ngơ các lời tố cáo lạm dụng, Đức Hồng Y Muller cho biết: đề nghị này đã được các thánh bộ của Vatican thảo luận ngay sau khi nó được đưa ra, nhưng các thánh bộ này đã kết luận rằng Thánh Bộ Giám Mục đã có phương thế cần thiết để khởi tố các giám mục vì các điều các vị làm hay không làm liên quan tới các vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục.
Lên tiếng nhân dịp dự một hội nghị tại Florence về Thông Điệp Evangelii Gaudium, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, cho rằng: hành động từ chức của Bà Collins nhằm “rung cây” ở Vatican.
Ngài cho hay: có những tình tiết chuyên biệt dẫn tới việc từ chức trên. “Đối với những điều tôi biết, bà ấy đã giải thích các tình tiết này như là thiếu hợp tác, và cảm thấy cách duy nhất là từ chức”.
Thực ra “Chính Ủy Ban không xử lý việc lạm dụng tính dục, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin mới xử lý việc này. Ủy Ban nên lo lắng trước hết tới việc tạo ra trong Giáo Hội một môi trường để bảo vệ các em nhỏ trai cũng như gái, che chở các em, và không để tái diễn ra các tình tiết lạm dụng tình dục vị thành niên”.
Linh mục Zollner, một thành viên của Ủy Ban ngay từ những ngày đầu năm 2014 như Bà Collins, cho rằng có thể Bà Collins thiếu kiên nhẫn. Cha nói rằng với một Giáo Hội lớn nhất và cổ xưa nhất trên thế giới, với 1.3 tỷ thành viên, không thể có việc “chuyển dịch trong một ngày, khi nói tới các thay đổi não trạng”.
Tuy thế, theo kinh nghiệm của Cha, sau khi thăm viếng hơn 40 quốc gia thuộc 5 lục địa, sự việc quả có đang thay đổi. Như trong hai tuần lễ ngài thăm Nam Phi và Malawi, hai quốc gia mà trước đây không lâu vấn đề này thuộc loại cấm kỵ. Cha vốn cho rằng “ý thức hoàn cầu” về việc lạm dụng tình dục vị thành niên đang lớn mạnh, nhưng cảnh cáo rằng vẫn còn rất lâu mới có thể chấm dứt tội ác này, một tội ác sẽ còn tiếp diễn bao lâu con người nhân bản còn hiện hữu. Cha cũng có lúc rất thất vọng, vì ở một số quốc gia Đông Âu, Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh, vẫn còn những linh mục coi vấn đề này là của Tây Phương.
Nhiều người phê phán cả thái độ mềm mỏng của Đức Phanxicô đối với một số linh mục phạm tội ấu dâm, thay vì hồi tục họ, lại lên án “chung thân” phải ẩn dật để cầu nguyện và thống hối. Nhưng làm như thế, Giáo Hội vừa loại họ khỏi thừa tác vụ công cộng, không còn trong tư thế có thể gây hại đến trẻ em, vừa có thể tiếp tục giám sát họ.
Chính Đức Hồng Y O’Malley, chủ tịch Ủy Ban, cũng cho rằng hồi tục đúng là hình phạt nặng nhất đối với một linh mục, nhưng nếu thi hành như thế, Giáo Hội “không còn khả thể nào theo dõi hoạt động của vị linh mục này hay có bất cứ loại kiểm soát nào đối với tác phong của ngài”.
Đây cũng là điều được Đức Hồng Y Muller nhấn mạnh. Ngài nói rằng hiện nay ta cần một thay đổi hoàn cầu về não trạng, không chỉ ở trong Giáo Hội, khi nói đến việc lạm dụng tình dục vị thành niên. “Tôi tin rằng việc lạm dụng này không thể được giải quyết chỉ bằng cách đe dọa trừng phạt, theo cả dân luật lẫn giáo luật. Ta cần sự thay đổi hoàn toàn về não trạng: từ lòng vị kỷ về tính dục tới việc kính trọng con người trọn vẹn”.
Cáo buộc thiếu hợp tác
Theo Catholic News Service ngày 1 tháng Ba, 2017, thì Bà Collins nói rằng “sự miễn cưỡng của một số người tại Vatican trong việc thi hành các khuyến cáo hay hợp tác vào việc làm của Ủy Ban nhằm cải thiện an toàn của trẻ em và các người lớn dễ bị thương tổn trên thế giới là điều không thể chấp nhận được”.
Rồi, trong một bài báo đăng trên tờ National Catholic Reporter, bà viết thêm: “Trong năm 2017, quả là nát lòng khi thấy các đấng nam nhi này vẫn còn đặt nhiều quan tâm khác trên sự an toàn của trẻ em và người lớn tuổi dễ bị tổn thương”.
Trên trang mạng riêng, mariecollins.net, bà viết rằng “dù Đức Thánh Cha đã phê chuẩn mọi khuyến cáo của Ủy Ban đệ lên ngài, vẫn luôn có những đình đốn liên tục. Điều này trực tiếp do sự đối kháng của một số thành viên trong Giáo Triều đối với việc làm của Ủy Ban. Việc thiếu cộng tác, nhất là của một thánh bộ có liên quan mật thiết nhất với việc xử lý các vụ lạm dụng, quả là điều đáng xấu hổ”.
Trong bài báo của National Catholic Register, bà nói rằng tập chỉ dẫn về an toàn của Ủy Ban không bao giờ được gửi tới các hội đồng giám mục, giúp các hội đồng này soạn thảo hay cải tiến các chính sách riêng của họ và “thánh bộ có trách nhiệm duyệt xét các văn kiện chính sách của các hội đồng giám mục…, đã từ khước hợp tác với ủy ban trong việc phối hợp việc làm”.
Ủy Ban từng khuyến cáo phải có ban tư pháp mới để phán xử các tội “lạm dụng chức vụ” của các giám mục bị tố cáo là không chịu chu toàn các trách nhiệm có liên quan tới việc xử lý các vụ lạm dụng tính dục còn đang nghi vấn hay đã được biết tới. Dù ban này đã được cả Đức Thánh Cha lẫn hội đồng 9 Hồng Y cố vấn chấp thuận từ giữa năm 2015, nhưng cho tới nay, chưa thấy được thi hành.
Cọng rơm cuối cùng khiến bà từ chức là “khuyến cáo đơn giản nhất mà Ủy Ban đã đưa ra cho tới nay” và đã được Đức Thánh Cha chỉ thị cho các bộ sở phải thi hành nhưng không được thi hành. Đó là: các bộ sở “phải chắc chắn trả lời mọi thư từ của các nạn nhân bị lạm dụng gửi tới” nhưng bà cho hay: “Tôi được biết qua một lá thư từ thánh bộ đặc thù này rằng họ từ khước làm như thế”.
Bà nhận định: “tôi thấy không thể nào lắng nghe các tuyên bố công khai về mối quan tâm sâu xa trong Giáo Hội đối với việc chăm sóc những người mà đời sống đã bị tàn rụi vì các vụ lạm dụng này, ấy thế nhưng một cách tư riêng lại phải chứng kiến một thánh bộ của Vatican từ khước cả việc chứng thực mình đã nhận được thư từ!”
“Điều này phản ảnh rõ việc toàn bộ cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội đã được xử lý ra sao: bằng những lời lẽ tốt đẹp nơi công cộng, nhưng các hành động thì trái ngược lại sau những cánh cửa đóng kín”.
Trong các phát biểu trên, Bà Collins không nêu đích danh thánh bộ bà muốn chỉ trích, nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là thánh bộ có nhiệm vụ điều tra các tội phạm được Giáo Hội coi là “các tội phạm nghiêm trọng hơn” trong đó có việc lạm dụng tình dục trẻ em. Thánh Bộ này, trong tư cách cổ vũ công lý, cũng có nhiệm vụ theo dõi các thủ tục hiện có của các hội đồng giám mục trong việc xử lý các lời tố cáo lạm dụng và việc hồi tục các giáo sĩ phạm tội lạm dụng tính dục. Nên chắc chắn Bà muốn ám chỉ Thánh Bộ này. Vả lại, sau đó, khi trả lời phỏng vấn của Tập San America, Bà đích danh nêu tên Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Trả lời của Đức Hồng Y Muller
Bởi thế, Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng Thánh Bộ này, đã phải lên tiếng để minh xác vấn đề. Ngài cho rằng ẩn phía đàng sau các chỉ trích của Bà Collins là khuynh hướng “rập khuôn” (cliché) muốn tô vẽ Đức Phanxicô cải cách ở một bên và các bộ sở khác của Tòa Thánh ở bên chống lại. Theo ngài đã đến lúc chấm dứt khuynh hướng này. Vì “duy trì sứ mệnh phổ quát của Đức Giáo Hoàng, đã được Chúa Giêsu ủy thác cho ngài, là một phần trong đức tin Công Giáo của chúng ta và là triết lý hành động của giáo triều”.
Ngài cho hay tuy việc làm của Thánh Bộ và của Ủy Ban khác nhau, nhưng Thánh Bộ luôn hợp tác với Ủy Ban, thường xuyên giữ liên lạc
Còn về việc thư từ với các nạn nhân, Đức Hồng Y Muller cho hay: “Thánh Bộ có nhiệm vụ điều hành các vụ xử theo giáo luật. Các tiếp xúc đích thân với các nạn nhân được thực hiện tốt hơn bởi các mục tử địa phương. Nên khi một lá thư tới, chúng tôi luôn yêu cầu vị giám mục cung cấp việc chăm sóc mục vụ cho các nạn nhân, giải thích rõ cho họ thấy Thánh Bộ sẽ làm mọi sự có thể để thực hiện công lý”.
Ngài nói rằng quả là một quan niệm sai lầm khi tin rằng các cơ quan tại Rôma có thể săn sóc mọi giáo phận và mọi dòng tu trên thế giới, vì việc này không tôn trọng “tính tự lập hợp pháp của các giáo phận và nguyên tắc phụ đới”.
Được hỏi về điều Bà Collins cho rằng thiếu hợp tác của các thành viên giáo triều, Đức Hồng Y Muller nói rằng ngoài các thư từ ra, ngài không biết trường hợp nào như thế. Còn về tòa án mới mà Bà Collins nhắc tới, một tòa án do Ủy Ban đề nghị và được Đức Phanxicô chấp thuận, để xử các vị giám mục bị tố cáo là làm ngơ các lời tố cáo lạm dụng, Đức Hồng Y Muller cho biết: đề nghị này đã được các thánh bộ của Vatican thảo luận ngay sau khi nó được đưa ra, nhưng các thánh bộ này đã kết luận rằng Thánh Bộ Giám Mục đã có phương thế cần thiết để khởi tố các giám mục vì các điều các vị làm hay không làm liên quan tới các vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục.
Lên tiếng nhân dịp dự một hội nghị tại Florence về Thông Điệp Evangelii Gaudium, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, cho rằng: hành động từ chức của Bà Collins nhằm “rung cây” ở Vatican.
Ngài cho hay: có những tình tiết chuyên biệt dẫn tới việc từ chức trên. “Đối với những điều tôi biết, bà ấy đã giải thích các tình tiết này như là thiếu hợp tác, và cảm thấy cách duy nhất là từ chức”.
Thực ra “Chính Ủy Ban không xử lý việc lạm dụng tính dục, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin mới xử lý việc này. Ủy Ban nên lo lắng trước hết tới việc tạo ra trong Giáo Hội một môi trường để bảo vệ các em nhỏ trai cũng như gái, che chở các em, và không để tái diễn ra các tình tiết lạm dụng tình dục vị thành niên”.
Linh mục Zollner, một thành viên của Ủy Ban ngay từ những ngày đầu năm 2014 như Bà Collins, cho rằng có thể Bà Collins thiếu kiên nhẫn. Cha nói rằng với một Giáo Hội lớn nhất và cổ xưa nhất trên thế giới, với 1.3 tỷ thành viên, không thể có việc “chuyển dịch trong một ngày, khi nói tới các thay đổi não trạng”.
Tuy thế, theo kinh nghiệm của Cha, sau khi thăm viếng hơn 40 quốc gia thuộc 5 lục địa, sự việc quả có đang thay đổi. Như trong hai tuần lễ ngài thăm Nam Phi và Malawi, hai quốc gia mà trước đây không lâu vấn đề này thuộc loại cấm kỵ. Cha vốn cho rằng “ý thức hoàn cầu” về việc lạm dụng tình dục vị thành niên đang lớn mạnh, nhưng cảnh cáo rằng vẫn còn rất lâu mới có thể chấm dứt tội ác này, một tội ác sẽ còn tiếp diễn bao lâu con người nhân bản còn hiện hữu. Cha cũng có lúc rất thất vọng, vì ở một số quốc gia Đông Âu, Phi Châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh, vẫn còn những linh mục coi vấn đề này là của Tây Phương.
Nhiều người phê phán cả thái độ mềm mỏng của Đức Phanxicô đối với một số linh mục phạm tội ấu dâm, thay vì hồi tục họ, lại lên án “chung thân” phải ẩn dật để cầu nguyện và thống hối. Nhưng làm như thế, Giáo Hội vừa loại họ khỏi thừa tác vụ công cộng, không còn trong tư thế có thể gây hại đến trẻ em, vừa có thể tiếp tục giám sát họ.
Chính Đức Hồng Y O’Malley, chủ tịch Ủy Ban, cũng cho rằng hồi tục đúng là hình phạt nặng nhất đối với một linh mục, nhưng nếu thi hành như thế, Giáo Hội “không còn khả thể nào theo dõi hoạt động của vị linh mục này hay có bất cứ loại kiểm soát nào đối với tác phong của ngài”.
Đây cũng là điều được Đức Hồng Y Muller nhấn mạnh. Ngài nói rằng hiện nay ta cần một thay đổi hoàn cầu về não trạng, không chỉ ở trong Giáo Hội, khi nói đến việc lạm dụng tình dục vị thành niên. “Tôi tin rằng việc lạm dụng này không thể được giải quyết chỉ bằng cách đe dọa trừng phạt, theo cả dân luật lẫn giáo luật. Ta cần sự thay đổi hoàn toàn về não trạng: từ lòng vị kỷ về tính dục tới việc kính trọng con người trọn vẹn”.
Thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Long Thao
07:47 07/03/2017
Trong một bài phát biểu tại Đại học Seton Hall, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Quan sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc đã trình bày thứ tự ưu tiên ngoại giao của Tòa Thánh Vatican.
Sáu thứ tự ưu tiên là
- Tòa Thánh theo đuổi không ngừng nghỉ các hoạt động mang lại hòa bình, đặc biệt là trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá".
- Cổ vũ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân.
- Đối phó với vấn đề khủng hoảng người tỵ nạn và di cư toàn cầu"
- Chống tệ nạn buôn người và các hình thức nô lệ con người"
- Tìm cách trợ giúp những người sống trong cảnh nghèo đói "
- Ưu tiên cơ bản và liên tục là bảo vệ và phát huy phẩm giá con người và gia đình"
Những thứ tự ưu tiên ngoại giao trên đây theo Đức Tổng Giám Mục, là thể theo tinh thần mục vụ của Đức Thánh Cha
Giới chức ngoại giao cũng giải thích thêm rằng : Chúng ta nên hiểu bản chất đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha chủ yếu là về phương diện tinh thần, và cần ý thức rằng cho dù Đức Thánh Cha nổi tiếng như thế nào, được người ta kính trọng ra sao giữa các vị nguyên thủ quốc gia, Ngài vẫn là Thầy Dậy, là Mục Tử, và đối với người Công Giáo như chúng ta, Ngài là Đức Thánh Cha
Sáu thứ tự ưu tiên là
- Tòa Thánh theo đuổi không ngừng nghỉ các hoạt động mang lại hòa bình, đặc biệt là trong các khu vực bị chiến tranh tàn phá".
- Cổ vũ việc giải trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ vũ khí hạt nhân.
- Đối phó với vấn đề khủng hoảng người tỵ nạn và di cư toàn cầu"
- Chống tệ nạn buôn người và các hình thức nô lệ con người"
- Tìm cách trợ giúp những người sống trong cảnh nghèo đói "
- Ưu tiên cơ bản và liên tục là bảo vệ và phát huy phẩm giá con người và gia đình"
Những thứ tự ưu tiên ngoại giao trên đây theo Đức Tổng Giám Mục, là thể theo tinh thần mục vụ của Đức Thánh Cha
Giới chức ngoại giao cũng giải thích thêm rằng : Chúng ta nên hiểu bản chất đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha chủ yếu là về phương diện tinh thần, và cần ý thức rằng cho dù Đức Thánh Cha nổi tiếng như thế nào, được người ta kính trọng ra sao giữa các vị nguyên thủ quốc gia, Ngài vẫn là Thầy Dậy, là Mục Tử, và đối với người Công Giáo như chúng ta, Ngài là Đức Thánh Cha
Tổng Giám Mục Venezuela : Ngày càng có nhiều người tìm đồ ăn trong đống rác
Nguyễn Long Thao
12:25 07/03/2017
Ciudad Bolivar (Agenzia Fides) - Tổng Giám Mục Ulises Antonio Gutiérrez Reyes phàn nàn rằng tại thành phố Ciudad Bolivar của Ngài ngày càng có nhiều người đi tìm đồ ăn trong đống rác.
Đức Cha Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”
Đức Tổng Giám mục nói thêm đó không phải là tình huống của số ít người, nhưng là hàng trăm gia đình ở Ciudad Bolivar không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.
Đức Tổng Giám Mục kể chuyện: "Gần đây tôi gặp một người đàn ông tìm thức ăn trong đống rác. Nói chuyện với ông, ông kể ông có việc làm, nhưng lương không đủ nuôi con”
Đức TGM. Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: "Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”
Chính quyền không muốn thấy tình trạng này, Đức Tổng Giám Mục nói như vậy.Trong khi đó các cộng đồng Công Giáo bắt đầu tham gia chiến dịch "Chia sẻ" được tổ chức vào Mùa Chay để đưa thức ăn đến cho người nghèo trong các giáo xứ: "Tại một giáo xứ của chúng tôi mỗi ngày phân phát ra đến 600 phần thức ăn
Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, "Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ".
Tưởng cũng nên nhắc lại từ khi Tổng Thống Chavez Hugo lên cầm quyền vào năm 1999, đời sống dân Venezuela khá sung túc vì nước này xuất cảng nhiều dầu lửa với giá cao do vậy Venezuela thặng dư tiền nên có khả năng trợ giá cho các nhu yếu phẩm gạo, đường, thuốc men.
Đến khi Chavez qua đời năm 2013 tân Tổng Thống Nicololas Muduro lên cầm quyền năm 2014, giá dầu lửa trên toàn thế giới sụt giảm mạnh, Venezuela thiếu ngoại tệ, không đủ tiền trợ giúp nhu yếu phẩm, nên dân chúng lâm tình trạng đói khổ, biểu tình và xáo trộn thường xuyên xảy ra. Trong khi đó nền kinh tế hoàn toàn tuỳ thuộc vào dầu lửa, không có cơ may vực dậy. Tình hình chính trị và kinh tế Venezuela hiện giờ không có đường lối thoát.
Đức Cha Gutierrez nói với báo chí địa phương: “Chúng tôi không nói đến những người vô gia cư hay kẻ ăn xin, mà là những đàn ông, đàn bà, trẻ em bình thường đi tìm thức ăn trong đống rác”
Đức Tổng Giám mục nói thêm đó không phải là tình huống của số ít người, nhưng là hàng trăm gia đình ở Ciudad Bolivar không có gì để ăn vì mức lương quá thấp trong khi giá lương thực quá cao nên gia đình thường xuyên không có gì ăn.
Đức Tổng Giám Mục kể chuyện: "Gần đây tôi gặp một người đàn ông tìm thức ăn trong đống rác. Nói chuyện với ông, ông kể ông có việc làm, nhưng lương không đủ nuôi con”
Đức TGM. Gutierrez nói thêm rằng số người xin ăn trên đường phố ngày càng tăng. Ngài nói: "Nhiều người đến Tòa Tổng Giám Mục xin ăn và thuốc uống. Bây giờ thì Tòa Giám Mục đã trở thành điểm phân phát thuốc men. Hiện giờ Caritas Venezuela có thể cung cấp thuốc men nhưng ngày càng có nhiều người đến xin thuốc”
Chính quyền không muốn thấy tình trạng này, Đức Tổng Giám Mục nói như vậy.Trong khi đó các cộng đồng Công Giáo bắt đầu tham gia chiến dịch "Chia sẻ" được tổ chức vào Mùa Chay để đưa thức ăn đến cho người nghèo trong các giáo xứ: "Tại một giáo xứ của chúng tôi mỗi ngày phân phát ra đến 600 phần thức ăn
Đức Tổng Giám Mục kết luận: Người dân Venezuela không đáng phải sống như thế vì quốc gia tài nguyên dồi dào về dầu lửa, "Tôi nghĩ rằng chính phủ đang quản lý tài nguyên quốc gia một cách tồi tệ".
Tưởng cũng nên nhắc lại từ khi Tổng Thống Chavez Hugo lên cầm quyền vào năm 1999, đời sống dân Venezuela khá sung túc vì nước này xuất cảng nhiều dầu lửa với giá cao do vậy Venezuela thặng dư tiền nên có khả năng trợ giá cho các nhu yếu phẩm gạo, đường, thuốc men.
Đến khi Chavez qua đời năm 2013 tân Tổng Thống Nicololas Muduro lên cầm quyền năm 2014, giá dầu lửa trên toàn thế giới sụt giảm mạnh, Venezuela thiếu ngoại tệ, không đủ tiền trợ giúp nhu yếu phẩm, nên dân chúng lâm tình trạng đói khổ, biểu tình và xáo trộn thường xuyên xảy ra. Trong khi đó nền kinh tế hoàn toàn tuỳ thuộc vào dầu lửa, không có cơ may vực dậy. Tình hình chính trị và kinh tế Venezuela hiện giờ không có đường lối thoát.
ĐGH Phanxicô đặt câu hỏi : Các con có thường xuyên đọc Kinh Thánh như dùng điện thoại không?
Giuse Thẩm Nguyễn
15:32 07/03/2017
ĐGH Phanxicô đặt câu hỏi : Các con có thường xuyên đọc Kinh Thánh như dùng điện thoại không?
(EWTN News/CNA) Vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, ĐGH nói rằng nếu chúng ta muốn chống lại sự cám dỗ của tội lỗi thì chúng ta phải quen thuộc với Lời Chúa, dùng Kinh Thánh thường xuyên hơn dùng điện thoại.
ĐGH đã nói với khách hành hương trước khi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật, ngày 5 tháng Ba rằng, “Trong bốn mươi ngày Mùa Chay, người tín hữu được kêu gọi để bước theo chân Chúa Giêsu, chiến đấu trong trận chiến tâm linh chống lại ma quỷ với quyền năng của Lời Chúa. Để có thể làm được điều này, các con phải làm quen với Kinh Thánh, đọc Kinh Thánh thường xuyên, suy niệm và sống với Kinh Thánh.
Có người nói rằng giá như chúng ta xử dụng Kinh Thánh giống như xử dụng điện thoại thì tuyệt vời biết mấy! Nếu chúng ta luôn mang bên mình điện thoại thì chúng ta cũng nên có một cuốn Kinh Thánh loại bỏ túi luôn mang bên mình.
ĐGH đã so sánh việc chúng ta xử dụng điện thoại thường xuyên với việc đọc Kinh Thánh. Nếu ra ngoài đường mà quên mang điện thoại thì chúng ta sẽ trở lại nhà để lấy. Nếu quên mang Kinh Thánh khi ra ngoài, chúng ta cũng nên làm thế. Chúng ta hãy đọc tin nhắn của Chúa qua Kinh Thánh như đọc tin nhắn trên điện thoại…
Khi chia sẻ đoạn Tin Mừng của Thánh Mathêu, ĐDH nói về việc Chúa chịu ma quỷ cám dỗ trong sa mạc. Việc này đã xảy ra tại một thời điểm đặc biệt ngay khi Chúa chịu Phép Rửa tại sông Jordan, nhưng trước khi Ngài bị kết án tử.
“Khi Chúa Giêsu vừa chịu phép rửa xong: Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Ngài, Thiên Chúa Cha từ trời đã phán “Đây là Con yêu dấu của Ta” (Mt 3:17). Từ đó Chúa Giêsu sẵn sàng bắt đầu sứ vụ của mình.
Nhưng trước tiên Ngài phải chống lại kẻ thù là ma quỷ với ba chước cám dỗ. Bằng ba lần cám dỗ này, ma quỷ muốn lái Chúa Giêsu ra khỏi con đường vâng phục và nhục nhã vì đây chính là con đường mà ma quỷ sẽ bị đánh bại.
Lời Chúa như là khiên che thuẫn đỡ chống lại các mũi tên độc hại của ma quỷ. Chúa Giêsu đã không dùng lời nào khác ngoài Lời Chúa, và với cách này, Con Thiên Chúa, đầy quyền năng Thánh Thần đã chiến thắng vinh quang nơi sa mạc.
Đây cũng là cách chúng ta phải theo để chống lại các cơn cám dỗ của ma quỷ. Sự so sánh giữa Thánh Kinh và điện thoại nghe hơi lạ, nhưng thật là vậy.
Nếu chúng ta luôn mang Lời Chúa trong tâm hồn mình, thì không có sự cám dỗ nào có khả năng tách rời chúng ta ra khỏi Thiên Chúa và không trở ngại nào có thể làm lệch hướng chúng ta trên con đường tốt lành. Chúng ta biết cách để “chiến thắng” chống lại những cám dỗ hàng ngày quanh ta.
Chúng ta có khả năng sống tốt hơn một đời sống phục sinh trong thần khí, chấp nhận và yêu thương tha nhân, đặc biệt những người cùng khổ, nghèo đói và ngay cả kẻ thù cùa mình.
ĐGH kết luận rằng chúng ta hãy cầu xin cùng Trinh Nữ Maria, “Mẹ là biểu tượng hoàn hảo về đức vâng lời Thiên Chúa và niềm tín thác vô biên vào thánh ý của Chúa Cha” giúp chúng ta trong Mùa Chay này biết lắng nghe Lời Chúa qua Kinh Thánh và “thực sự biến đổi tâm hồn mình” và nên nhớ: Đừng quên dùng Kinh Thánh thường xuyên như dùng điện thoại nhé. Hãy luôn mang Kinh Thánh bên mình!
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, ĐGH nói rằng nếu chúng ta muốn chống lại sự cám dỗ của tội lỗi thì chúng ta phải quen thuộc với Lời Chúa, dùng Kinh Thánh thường xuyên hơn dùng điện thoại.
ĐGH đã nói với khách hành hương trước khi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật, ngày 5 tháng Ba rằng, “Trong bốn mươi ngày Mùa Chay, người tín hữu được kêu gọi để bước theo chân Chúa Giêsu, chiến đấu trong trận chiến tâm linh chống lại ma quỷ với quyền năng của Lời Chúa. Để có thể làm được điều này, các con phải làm quen với Kinh Thánh, đọc Kinh Thánh thường xuyên, suy niệm và sống với Kinh Thánh.
Có người nói rằng giá như chúng ta xử dụng Kinh Thánh giống như xử dụng điện thoại thì tuyệt vời biết mấy! Nếu chúng ta luôn mang bên mình điện thoại thì chúng ta cũng nên có một cuốn Kinh Thánh loại bỏ túi luôn mang bên mình.
ĐGH đã so sánh việc chúng ta xử dụng điện thoại thường xuyên với việc đọc Kinh Thánh. Nếu ra ngoài đường mà quên mang điện thoại thì chúng ta sẽ trở lại nhà để lấy. Nếu quên mang Kinh Thánh khi ra ngoài, chúng ta cũng nên làm thế. Chúng ta hãy đọc tin nhắn của Chúa qua Kinh Thánh như đọc tin nhắn trên điện thoại…
Khi chia sẻ đoạn Tin Mừng của Thánh Mathêu, ĐDH nói về việc Chúa chịu ma quỷ cám dỗ trong sa mạc. Việc này đã xảy ra tại một thời điểm đặc biệt ngay khi Chúa chịu Phép Rửa tại sông Jordan, nhưng trước khi Ngài bị kết án tử.
“Khi Chúa Giêsu vừa chịu phép rửa xong: Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Ngài, Thiên Chúa Cha từ trời đã phán “Đây là Con yêu dấu của Ta” (Mt 3:17). Từ đó Chúa Giêsu sẵn sàng bắt đầu sứ vụ của mình.
Nhưng trước tiên Ngài phải chống lại kẻ thù là ma quỷ với ba chước cám dỗ. Bằng ba lần cám dỗ này, ma quỷ muốn lái Chúa Giêsu ra khỏi con đường vâng phục và nhục nhã vì đây chính là con đường mà ma quỷ sẽ bị đánh bại.
Lời Chúa như là khiên che thuẫn đỡ chống lại các mũi tên độc hại của ma quỷ. Chúa Giêsu đã không dùng lời nào khác ngoài Lời Chúa, và với cách này, Con Thiên Chúa, đầy quyền năng Thánh Thần đã chiến thắng vinh quang nơi sa mạc.
Đây cũng là cách chúng ta phải theo để chống lại các cơn cám dỗ của ma quỷ. Sự so sánh giữa Thánh Kinh và điện thoại nghe hơi lạ, nhưng thật là vậy.
Nếu chúng ta luôn mang Lời Chúa trong tâm hồn mình, thì không có sự cám dỗ nào có khả năng tách rời chúng ta ra khỏi Thiên Chúa và không trở ngại nào có thể làm lệch hướng chúng ta trên con đường tốt lành. Chúng ta biết cách để “chiến thắng” chống lại những cám dỗ hàng ngày quanh ta.
Chúng ta có khả năng sống tốt hơn một đời sống phục sinh trong thần khí, chấp nhận và yêu thương tha nhân, đặc biệt những người cùng khổ, nghèo đói và ngay cả kẻ thù cùa mình.
ĐGH kết luận rằng chúng ta hãy cầu xin cùng Trinh Nữ Maria, “Mẹ là biểu tượng hoàn hảo về đức vâng lời Thiên Chúa và niềm tín thác vô biên vào thánh ý của Chúa Cha” giúp chúng ta trong Mùa Chay này biết lắng nghe Lời Chúa qua Kinh Thánh và “thực sự biến đổi tâm hồn mình” và nên nhớ: Đừng quên dùng Kinh Thánh thường xuyên như dùng điện thoại nhé. Hãy luôn mang Kinh Thánh bên mình!
Giuse Thẩm Nguyễn
Mùa Chay, giáo lý hợp thời trang và việc xưng tội
Vũ Văn An
19:21 07/03/2017
Một trong các mục đích của Năm Thương Xót do Đức Phanxicô khởi xướng là cổ vũ tín hữu chạy tới với Lòng Thương Xót hải hà của Thiên Chúa Nhập Thể tại tòa giải tội, đúng nghĩa là Tòa Thương Xót.
Từ lạm dụng…
Tuy nhiên, tòa ấy đã bị lạm dụng và hiểu lầm một cách hết sức tệ hại bởi não trạng hiện đại. Một trong những lạm dụng ấy là người ta dùng nó làm khí cụ tấn Công Giáo Hội, biến Giáo Hội thành một thứ pháo đài bao che tội lỗi ấu dâm. Quyền lực trần thế đang tìm đủ cách để phá đổ Tòa Thương Xót này bằng cách soi mói, buộc các thừa tác viên của Giáo Hội phải nói ra những thổ lộ tâm tình sâu kín nhất của những tâm hồn đau khổ đi tìm sự an ủi của Lòng Thương Xót Chúa.
Tiếc thay, người của Giáo Hội đang chao đảo muốn tìm đường thỏa hiệp. Triệu chứng đáng buồn này thấp thoáng thấy trong phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide, Nam Úc, khi ngài nói trước Ủy Ban Hoàng Gia điều tra các đáp ứng định chế đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em rằng: có những nội dung trong tòa giải tội không hẳn là xưng tội và do đó có thể cung cấp cho cảnh sát (xem bài: Chung quanh phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Wilson về ấn tích giải tội, vietcatholicNews 2/28/2017). Nhưng ấn tòa giải tội rộng đến nỗi linh mục không buộc phải xác nhận mình có giải tội cho một người nào đó hay không, huống chi là nội dung cuộc xưng tội.
Khi một ai đó chạy tới tòa giải tội, họ hiểu họ đến đó để gặp gỡ Thiên Chúa thương xót. Đúng như lời Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, người này nói với Thiên Chúa và điều họ nói không ai được lặp lại.
Nhận định riêng của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson không được vị nào trong hàng giám mục Úc ra trước Ủy Ban Hoàng Gia hỗ trợ. Đây là một điểm son và theo Catholic News Service ngày 27 tháng Hai, 2017, các ngài đang xem xét việc yêu cầu Tòa Thánh minh xác xem có phải ấn tích giải tội chỉ liên quan tới các tội lỗi xưng thú mà thôi, chứ không phải mọi thông tin được thổ lộ trong khi xưng tội và trong những hoàn cảnh nào, đặc biệt khi có liên quan tới người lạm dụng tình dục trẻ em, vị linh mục có thể không giải tội cho hối nhân.
Cũng theo hãng tin trên, Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson cho biết: Ủy Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Úc sẽ họp vào đầu tháng Ba để lên nghị trình cho kỳ họp tháng Năm. Nếu trọn hội đồng chấp thuận, thì tài liệu sẽ được đệ lên Đức Thánh Cha Phanxicô sau kỳ họp tháng Năm, xin Đức Thánh Cha “gia tăng cứu xét mau lẹ”.
Chỉ tiếc các ngài đã tham khảo Tòa Thánh quá trễ sau khi đã để lộ kẽ hở khiến quyền lực thế gian có thể nắm lấy để “vẽ đường cho hươu chạy” nhằm phá đổ cung thánh của Lòng Thương Xót Chúa.
Tới hiểu lầm
Hiểu lầm thì nhiều hơn. Linh mục Dwight Longenecker, một cựu mục sư Anh Giáo, ngày 6 tháng Ba vừa qua, có viết một bài về sự hiểu lầm tai hại này. Chúng tôi xin lược dịch nội dung bài viết như sau:
Theo Cha, một trong các lý do khiến ít người Công Giáo đi xưng tội là họ thực sự không nghĩ họ làm gì ra tội cả. Mà nếu có đến tòa giải tội, họ cũng chỉ nói những chuyện vu vơ như không có cảm tình với xếp tại nơi làm việc hay có ý nghĩ không hay về một ai đó…
Cha không trách tín hữu vì họ đã bị phỉnh lừa lâu nay, do “60 năm giáo lý kiểu nựng chó con và mèo con” rồi. Đây là một nền giáo lý, trong đó, không ai được dạy về tội lỗi, mà toàn nói tới yêu thương, nắng hồng và con cái Thiên Chúa, để họ cảm thấy mình hay, mình tốt, đáng yêu.
Nền giáo lý trên được tăng cường bởi một thứ tâm lý học làm vui lòng người trong đó, mọi người đều O.K. và nếu bạn có bất hạnh thì đó là do lỗi của mẹ bạn hay của cha bạn hay của thầy cô lớp năm la mắng bạn hay một ai đó, khi đi cắm trại, dẵm lên món S’more[1]” của bạn.
Một số linh mục mềm lòng vốn quen với ý niệm cho rằng mình không nên nói đến tội lỗi kẻo làm người ta có mặc cảm tội lỗi và điều này chẳng hay ho chi. Nhưng các vị này quả giống như một bác sĩ, biết bệnh nhân bị ung thư, nhưng vẫn nói: “tôi không thích dùng chữ U này ví nó có thể làm ông/bà cảm thấy không thoải mái”.
Ôi, bệnh nhân trên còn cảm thấy không thoải mái xiết bao khi cơn ung thư tấn công và họ đang hấp hối!
Thành thử, tín hữu vô can trong việc không những không biết về tội lỗi mà còn về cả trách nhiệm bản thân và việc cần phải chọn lựa nữa. Nếu không có tội, thì đâu cần phải chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu làm chi!
Kết quả của thứ tôn giáo pha loãng và nhát đảm này là tín hữu mất hết ý niệm về tội và tại sao ý niệm này quan trọng. Bởi thế, Mùa Chay năm nay, Cha Longenecker dựa vào bức tranh hỏa ngục của Dante để nói về bản chất của tội, chiều sâu của tội và cái tinh vi của tội.
Theo Cha, Dante đã dẫn ta tới hỏa ngục để học về tội, có những điều đối với ta không phải là tội, mà thực ra là tội: tội không chỉ có nghĩa các điều xấu đã làm mà còn là các điều tốt không làm nữa. Không làm điều xấu đã đành là O.K. nhưng không làm điều tốt có đáng lên thiên đàng không?
Nói đến tội không làm người ta khó chịu, có mặc cảm tội lỗi hoặc làm họ sợ phải nghĩ tới thiên đàng. Mặc dù Cha Longenecker bảo: chẳng thà sợ mà nghĩ tới thiên đàng còn hơn như bồ hóng trong hỏa ngục!
Đây chỉ là một cố gắng làm sắc cạnh lương tâm ta để ta toàn tâm toàn chí thực hiện các quyết định tốt. Chỉ có thế, ta mới nói “có” với Thiên Chúa trong mọi sự để thực hiện được tiến bộ thiêng liêng.
[1] S'more là món ưa thích bên lửa trại đêm của người Mỹ gồm có cục kẹo dẻo [marshmallow] nướng lửa và một lớp xôcôla kẹp giữa hai miếng bánh qui dòn
Từ lạm dụng…
Tuy nhiên, tòa ấy đã bị lạm dụng và hiểu lầm một cách hết sức tệ hại bởi não trạng hiện đại. Một trong những lạm dụng ấy là người ta dùng nó làm khí cụ tấn Công Giáo Hội, biến Giáo Hội thành một thứ pháo đài bao che tội lỗi ấu dâm. Quyền lực trần thế đang tìm đủ cách để phá đổ Tòa Thương Xót này bằng cách soi mói, buộc các thừa tác viên của Giáo Hội phải nói ra những thổ lộ tâm tình sâu kín nhất của những tâm hồn đau khổ đi tìm sự an ủi của Lòng Thương Xót Chúa.
Tiếc thay, người của Giáo Hội đang chao đảo muốn tìm đường thỏa hiệp. Triệu chứng đáng buồn này thấp thoáng thấy trong phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide, Nam Úc, khi ngài nói trước Ủy Ban Hoàng Gia điều tra các đáp ứng định chế đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em rằng: có những nội dung trong tòa giải tội không hẳn là xưng tội và do đó có thể cung cấp cho cảnh sát (xem bài: Chung quanh phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Wilson về ấn tích giải tội, vietcatholicNews 2/28/2017). Nhưng ấn tòa giải tội rộng đến nỗi linh mục không buộc phải xác nhận mình có giải tội cho một người nào đó hay không, huống chi là nội dung cuộc xưng tội.
Khi một ai đó chạy tới tòa giải tội, họ hiểu họ đến đó để gặp gỡ Thiên Chúa thương xót. Đúng như lời Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, người này nói với Thiên Chúa và điều họ nói không ai được lặp lại.
Nhận định riêng của Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson không được vị nào trong hàng giám mục Úc ra trước Ủy Ban Hoàng Gia hỗ trợ. Đây là một điểm son và theo Catholic News Service ngày 27 tháng Hai, 2017, các ngài đang xem xét việc yêu cầu Tòa Thánh minh xác xem có phải ấn tích giải tội chỉ liên quan tới các tội lỗi xưng thú mà thôi, chứ không phải mọi thông tin được thổ lộ trong khi xưng tội và trong những hoàn cảnh nào, đặc biệt khi có liên quan tới người lạm dụng tình dục trẻ em, vị linh mục có thể không giải tội cho hối nhân.
Cũng theo hãng tin trên, Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson cho biết: Ủy Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Úc sẽ họp vào đầu tháng Ba để lên nghị trình cho kỳ họp tháng Năm. Nếu trọn hội đồng chấp thuận, thì tài liệu sẽ được đệ lên Đức Thánh Cha Phanxicô sau kỳ họp tháng Năm, xin Đức Thánh Cha “gia tăng cứu xét mau lẹ”.
Chỉ tiếc các ngài đã tham khảo Tòa Thánh quá trễ sau khi đã để lộ kẽ hở khiến quyền lực thế gian có thể nắm lấy để “vẽ đường cho hươu chạy” nhằm phá đổ cung thánh của Lòng Thương Xót Chúa.
Tới hiểu lầm
Hiểu lầm thì nhiều hơn. Linh mục Dwight Longenecker, một cựu mục sư Anh Giáo, ngày 6 tháng Ba vừa qua, có viết một bài về sự hiểu lầm tai hại này. Chúng tôi xin lược dịch nội dung bài viết như sau:
Theo Cha, một trong các lý do khiến ít người Công Giáo đi xưng tội là họ thực sự không nghĩ họ làm gì ra tội cả. Mà nếu có đến tòa giải tội, họ cũng chỉ nói những chuyện vu vơ như không có cảm tình với xếp tại nơi làm việc hay có ý nghĩ không hay về một ai đó…
Cha không trách tín hữu vì họ đã bị phỉnh lừa lâu nay, do “60 năm giáo lý kiểu nựng chó con và mèo con” rồi. Đây là một nền giáo lý, trong đó, không ai được dạy về tội lỗi, mà toàn nói tới yêu thương, nắng hồng và con cái Thiên Chúa, để họ cảm thấy mình hay, mình tốt, đáng yêu.
Nền giáo lý trên được tăng cường bởi một thứ tâm lý học làm vui lòng người trong đó, mọi người đều O.K. và nếu bạn có bất hạnh thì đó là do lỗi của mẹ bạn hay của cha bạn hay của thầy cô lớp năm la mắng bạn hay một ai đó, khi đi cắm trại, dẵm lên món S’more[1]” của bạn.
Một số linh mục mềm lòng vốn quen với ý niệm cho rằng mình không nên nói đến tội lỗi kẻo làm người ta có mặc cảm tội lỗi và điều này chẳng hay ho chi. Nhưng các vị này quả giống như một bác sĩ, biết bệnh nhân bị ung thư, nhưng vẫn nói: “tôi không thích dùng chữ U này ví nó có thể làm ông/bà cảm thấy không thoải mái”.
Ôi, bệnh nhân trên còn cảm thấy không thoải mái xiết bao khi cơn ung thư tấn công và họ đang hấp hối!
Thành thử, tín hữu vô can trong việc không những không biết về tội lỗi mà còn về cả trách nhiệm bản thân và việc cần phải chọn lựa nữa. Nếu không có tội, thì đâu cần phải chọn lựa giữa điều tốt và điều xấu làm chi!
Kết quả của thứ tôn giáo pha loãng và nhát đảm này là tín hữu mất hết ý niệm về tội và tại sao ý niệm này quan trọng. Bởi thế, Mùa Chay năm nay, Cha Longenecker dựa vào bức tranh hỏa ngục của Dante để nói về bản chất của tội, chiều sâu của tội và cái tinh vi của tội.
Theo Cha, Dante đã dẫn ta tới hỏa ngục để học về tội, có những điều đối với ta không phải là tội, mà thực ra là tội: tội không chỉ có nghĩa các điều xấu đã làm mà còn là các điều tốt không làm nữa. Không làm điều xấu đã đành là O.K. nhưng không làm điều tốt có đáng lên thiên đàng không?
Nói đến tội không làm người ta khó chịu, có mặc cảm tội lỗi hoặc làm họ sợ phải nghĩ tới thiên đàng. Mặc dù Cha Longenecker bảo: chẳng thà sợ mà nghĩ tới thiên đàng còn hơn như bồ hóng trong hỏa ngục!
Đây chỉ là một cố gắng làm sắc cạnh lương tâm ta để ta toàn tâm toàn chí thực hiện các quyết định tốt. Chỉ có thế, ta mới nói “có” với Thiên Chúa trong mọi sự để thực hiện được tiến bộ thiêng liêng.
[1] S'more là món ưa thích bên lửa trại đêm của người Mỹ gồm có cục kẹo dẻo [marshmallow] nướng lửa và một lớp xôcôla kẹp giữa hai miếng bánh qui dòn
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhớ về Cuộc sống của Đức Ông Nguyễn Quang Sách
LM Trần Công Nghị
06:11 07/03/2017
Nhân dịp Đức ông Phêrô Nguyễn Quang Sách được Chúa gọi về Nhà Cha trên Trời, chúng tôi xin đăng lại một bài viết "Cuộc sống của Đức Ông Nguyễn Quang Sách và các linh mục về hưu ở Nha Trang" mà chúng tôi đã đăng trên VietCatholic vào ngày 16/10/2006 và cũng đã được trang Thông tấn xã UCAN đăng tải bằng Anh ngữ nữa.
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic, ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75, Ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi. VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành. Xin qúi độc giả xa gần hiệp ý với chúng tôi cầu nguyện xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính của chúng ta. LM Trần Công Nghị
Cuộc sống của Đức Ông Nguyễn Quang Sách và các linh mục về hưu ở Nha Trang
VietCatholic News (16/10/2006) Nghèo khổ, bệnh tật và tuổi già không làm cản bước một số linh mục về hưu ở Việt Nam để họ tiếp tục đời sống phục vụ.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, 83 tuổi, vẫn miệt mài phiên dịch những tài liệu về Giáo Hội sang Việt Ngữ từ những trang web Công Giáo Anh ngữ, Pháp ngữ, Ý ngữ hay tiếng Latinh. Mọi việc ngài đã bắt đầu thực hiện trước khi ngài về hưu năm 2001.
Vị linh mục cao gầy cựu Tổng đại diện của Giáo phận Nha Trang gởi các bài dịch của ngài cho Trang Web Công Giáo VietCatholic. Ngài đã dịch tin tức và tài liệu của Tòa Thánh cho VietCatholic trong gần 10 năm nay. Ngài cũng gửi tin tức và tài liệu cho các linh mục khác hoặc đóng chúng thành tập như là quà tặng cho giáo dân. Đức Ông phải đeo máy trợ thính, là một trong năm linh mục về hưu sống trong nhà hưu dưỡng giáo phận của thành phố biển Nha Trang. Ngài phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu rằng: “Tôi làm việc để nâng cao kiến thức mình cũng như để cập nhật cho bản thân về những ưu tư của Giáo Hội”. Ngài đã đi qua cái tuổi hưu 75, độ tuổi mà ngài cảm thấy rằng mình không còn đủ sức lực để phục vụ toàn thời gian cho nhà thờ chính toà. Trong khi các linh mục khác phải ở nhà nghỉ ngơi khi chưa đến 75 tuổi, nhưng bệnh tật đã buộc các ngài phải hưu sớm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Bình, 65 tuổi, bị liệt một phần thân thể vào năm 2000. Tuy nhiên, ngài dạy Pháp ngữ trong căn phòng của mình cho một học sinh lớp 9. Vị cựu linh mục chánh xứ giáo xứ Ngọc Thủy cho hay rằng: “Dạy học là niềm vui thích của tôi. Tôi có thể gặp gỡ những người trẻ và khám phá những điều mới lạ qua chúng”. Gương mặt của cha Bình vẫn còn bị méo và tay của ngài cử động có giới hạn do bị liệt, nhưng ngài mong rằng được hồi phục và tiếp tục thừa tác vụ của ngài. Ngài hy vọng được hướng dẫn các khoá chuẩn bị hôn nhân để giúp ngăn chặn vấn nạn ly thân và ly dị vốn đang gia tăng trong xã hội Việt Nam.
Trong số các linh mục về hưu, có hai người phải dùng xe lăn để đi dạo, theo một thói quen nhất định ở nhà hưu dưỡng một tầng, toạ lạc trên khu đất nhỏ 400 mét vuông có khoảng sân để tập thể dục.
Sau khi cử hành Thánh lễ ở nhà nguyện vào lúc 5 giờ sáng, họ tập thể dục, ăn sáng và tản ra để làm các việc riêng như đọc sách, cầu nguyện, ngồi toà hay dạy giáo lý.
Cha Anrê Nguyễn Lộc Huê, 73 tuổi, bộc bạch rằng: “Cử hành Thánh Lễ và thực thi Bí tích là niềm ước muốn của các linh mục, nhất là khi họ về hưu”. Cha cũng cho hay ngài đã xin phép giám mục bản quyền để trở thành thừa tác viên cho một nhà dòng kề bên. Ngài nói thêm rằng ngài vẫn còn có thể ngồi toà và cử hành Thánh Lễ, nhưng các linh mục giáo xứ địa phương không còn mời ngài nữa. Ngài dạy giáo lý, ngồi toà theo yêu cầu của giáo dân và vẫn còn tham dự đều đặn các khoá huấn luyện và tĩnh tâm dành cho linh mục Giáo phận Nha Trang.
Một dự án mà cha Huê mong được thực hiện là lập một nhóm dịch vụ tang lễ để phục vụ cho những người qua đời và gia đình họ ở giáo xứ Đại Điện, nơi ngài phục vụ. Theo ngài, những công việc như thế là luôn cần thiết và có ý nghĩa.
Theo nữ tu Chí Linh, một trong hai nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm phục vụ ở nhà hưu dưỡng thì giáo phận cấp cho mỗi linh mục về hưu tiền trợ cấp là 12.000 đồng. Trong khi đó giá bình quân một suất cơm ở thành phố này là 6.000 đồng. Vị nữ tư 60 tuổi này nói rằng các linh mục dùng tiền riêng của họ để mua sữa và các thứ khát mà nhà hưu dưỡng không thể chu cấp. Số tiền này hó có được từ bổng lễ hoặc do một vài giáo dân đến thăm họ.
Đức Ông Sách nói rằng ngài không bao giờ than phiền việc thiếu tiền do giáo phận có rất ít thu nhập, vì thế “cuộc sống của chúng tôi theo chuẩn như thế là được rồi”. Ngài cho biết thêm công việc của ngài tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng ngài từ chối nhận bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào từ người khác, vì công việc của ngài là “vì Chúa, chứ không vì tiền của”.
Đức Ông Sách, người có 50 năm làm linh mục cho rằng các linh mục cần phài sống khó nghèo vì: “Giáo dân không muốn thấy linh mục sống xa xỉ. Linh mục không phải là các ông chủ, nhưng là các đầy tớ của họ”.
Cha Huê cũng đồng ý rằng: “Đừng đặt gáng nặng lên giáo phận. Trở thành một linh mục có nghĩa là hy sinh chính bản thân mình. Tôi không đòi hỏi bất cứ thứ gì cho bản thân mình”.
Nữ tu Chí Linh nói rằng có một vài người đến thăm các linh mục. Một số nữ tu và người trẻ thường đến và giúp họ nhưng sau đó thì ngừng hẳn vì họ nói rằng công việc quá tẻ nhạt.
Đức Ông Sách cho hay rằng: “Các linh mục khác quá bận rộn trong công việc của họ ở giáo xứ không thể thăm chúng tôi”. Nhưng năm anh em linh mục chúng tôi thì có bầu bạn với nhau.
Cha Huê, người sống trong nhà hưu dưỡng được 5 tháng, thừa nhận rằng các linh mục có tính khí khác nhau, nhưng “chúng tôi sẵn lòng đón nhận người khác và chung sống với nhau rất tốt”. Các linh mục về hưu không thích sống với người thân vì họ không muốn liên lụy người thân. Ngài bộc bạch: “Các anh chị em tôi thu nhập có hạn, còn các cháu trai, cháu gái tôi thì có công việc của chúng, vì thế chúng không thể chăm sóc tôi. Bản thân tôi không muốn là gánh nặng cho họ”.
Trong khi các linh mục về hưu khác của giáo phận sống trong các giáo xứ mà họ phục vụ thì các linh mục sống trong nhà hưu dưỡng nói rằng họ không làm thế vì e rằng gây ảnh hưởng bất lợi cho công việc của giáo xứ.
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic, ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75, Ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi. VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành. Xin qúi độc giả xa gần hiệp ý với chúng tôi cầu nguyện xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính của chúng ta. LM Trần Công Nghị
Cuộc sống của Đức Ông Nguyễn Quang Sách và các linh mục về hưu ở Nha Trang
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, 83 tuổi, vẫn miệt mài phiên dịch những tài liệu về Giáo Hội sang Việt Ngữ từ những trang web Công Giáo Anh ngữ, Pháp ngữ, Ý ngữ hay tiếng Latinh. Mọi việc ngài đã bắt đầu thực hiện trước khi ngài về hưu năm 2001.
Vị linh mục cao gầy cựu Tổng đại diện của Giáo phận Nha Trang gởi các bài dịch của ngài cho Trang Web Công Giáo VietCatholic. Ngài đã dịch tin tức và tài liệu của Tòa Thánh cho VietCatholic trong gần 10 năm nay. Ngài cũng gửi tin tức và tài liệu cho các linh mục khác hoặc đóng chúng thành tập như là quà tặng cho giáo dân. Đức Ông phải đeo máy trợ thính, là một trong năm linh mục về hưu sống trong nhà hưu dưỡng giáo phận của thành phố biển Nha Trang. Ngài phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu rằng: “Tôi làm việc để nâng cao kiến thức mình cũng như để cập nhật cho bản thân về những ưu tư của Giáo Hội”. Ngài đã đi qua cái tuổi hưu 75, độ tuổi mà ngài cảm thấy rằng mình không còn đủ sức lực để phục vụ toàn thời gian cho nhà thờ chính toà. Trong khi các linh mục khác phải ở nhà nghỉ ngơi khi chưa đến 75 tuổi, nhưng bệnh tật đã buộc các ngài phải hưu sớm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Bình, 65 tuổi, bị liệt một phần thân thể vào năm 2000. Tuy nhiên, ngài dạy Pháp ngữ trong căn phòng của mình cho một học sinh lớp 9. Vị cựu linh mục chánh xứ giáo xứ Ngọc Thủy cho hay rằng: “Dạy học là niềm vui thích của tôi. Tôi có thể gặp gỡ những người trẻ và khám phá những điều mới lạ qua chúng”. Gương mặt của cha Bình vẫn còn bị méo và tay của ngài cử động có giới hạn do bị liệt, nhưng ngài mong rằng được hồi phục và tiếp tục thừa tác vụ của ngài. Ngài hy vọng được hướng dẫn các khoá chuẩn bị hôn nhân để giúp ngăn chặn vấn nạn ly thân và ly dị vốn đang gia tăng trong xã hội Việt Nam.
Trong số các linh mục về hưu, có hai người phải dùng xe lăn để đi dạo, theo một thói quen nhất định ở nhà hưu dưỡng một tầng, toạ lạc trên khu đất nhỏ 400 mét vuông có khoảng sân để tập thể dục.
Sau khi cử hành Thánh lễ ở nhà nguyện vào lúc 5 giờ sáng, họ tập thể dục, ăn sáng và tản ra để làm các việc riêng như đọc sách, cầu nguyện, ngồi toà hay dạy giáo lý.
Cha Anrê Nguyễn Lộc Huê, 73 tuổi, bộc bạch rằng: “Cử hành Thánh Lễ và thực thi Bí tích là niềm ước muốn của các linh mục, nhất là khi họ về hưu”. Cha cũng cho hay ngài đã xin phép giám mục bản quyền để trở thành thừa tác viên cho một nhà dòng kề bên. Ngài nói thêm rằng ngài vẫn còn có thể ngồi toà và cử hành Thánh Lễ, nhưng các linh mục giáo xứ địa phương không còn mời ngài nữa. Ngài dạy giáo lý, ngồi toà theo yêu cầu của giáo dân và vẫn còn tham dự đều đặn các khoá huấn luyện và tĩnh tâm dành cho linh mục Giáo phận Nha Trang.
Một dự án mà cha Huê mong được thực hiện là lập một nhóm dịch vụ tang lễ để phục vụ cho những người qua đời và gia đình họ ở giáo xứ Đại Điện, nơi ngài phục vụ. Theo ngài, những công việc như thế là luôn cần thiết và có ý nghĩa.
Theo nữ tu Chí Linh, một trong hai nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm phục vụ ở nhà hưu dưỡng thì giáo phận cấp cho mỗi linh mục về hưu tiền trợ cấp là 12.000 đồng. Trong khi đó giá bình quân một suất cơm ở thành phố này là 6.000 đồng. Vị nữ tư 60 tuổi này nói rằng các linh mục dùng tiền riêng của họ để mua sữa và các thứ khát mà nhà hưu dưỡng không thể chu cấp. Số tiền này hó có được từ bổng lễ hoặc do một vài giáo dân đến thăm họ.
Đức Ông Sách nói rằng ngài không bao giờ than phiền việc thiếu tiền do giáo phận có rất ít thu nhập, vì thế “cuộc sống của chúng tôi theo chuẩn như thế là được rồi”. Ngài cho biết thêm công việc của ngài tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng ngài từ chối nhận bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào từ người khác, vì công việc của ngài là “vì Chúa, chứ không vì tiền của”.
Đức Ông Sách, người có 50 năm làm linh mục cho rằng các linh mục cần phài sống khó nghèo vì: “Giáo dân không muốn thấy linh mục sống xa xỉ. Linh mục không phải là các ông chủ, nhưng là các đầy tớ của họ”.
Cha Huê cũng đồng ý rằng: “Đừng đặt gáng nặng lên giáo phận. Trở thành một linh mục có nghĩa là hy sinh chính bản thân mình. Tôi không đòi hỏi bất cứ thứ gì cho bản thân mình”.
Nữ tu Chí Linh nói rằng có một vài người đến thăm các linh mục. Một số nữ tu và người trẻ thường đến và giúp họ nhưng sau đó thì ngừng hẳn vì họ nói rằng công việc quá tẻ nhạt.
Đức Ông Sách cho hay rằng: “Các linh mục khác quá bận rộn trong công việc của họ ở giáo xứ không thể thăm chúng tôi”. Nhưng năm anh em linh mục chúng tôi thì có bầu bạn với nhau.
Cha Huê, người sống trong nhà hưu dưỡng được 5 tháng, thừa nhận rằng các linh mục có tính khí khác nhau, nhưng “chúng tôi sẵn lòng đón nhận người khác và chung sống với nhau rất tốt”. Các linh mục về hưu không thích sống với người thân vì họ không muốn liên lụy người thân. Ngài bộc bạch: “Các anh chị em tôi thu nhập có hạn, còn các cháu trai, cháu gái tôi thì có công việc của chúng, vì thế chúng không thể chăm sóc tôi. Bản thân tôi không muốn là gánh nặng cho họ”.
Trong khi các linh mục về hưu khác của giáo phận sống trong các giáo xứ mà họ phục vụ thì các linh mục sống trong nhà hưu dưỡng nói rằng họ không làm thế vì e rằng gây ảnh hưởng bất lợi cho công việc của giáo xứ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phát Súng Lệnh mở đầu Tổng Biểu Tình 5/3/17
Đinh Văn Tiến Hùng
18:47 07/03/2017
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ,
Giang Sơn biển đảo cõi bờ,
Dân Việt quyết giữ cơ đồ tổ tiên.
Phát Súng Lệnh mở đầu trang sử mới,
Ý chí quật cường súng đạn là đây,
Không khiếp sợ đàn áp đọa đầy,
Quyết đòi lại chủ quyền cho Dân tộc.
Tổ tiên đã nêu cao bao bài học,
Nghìn năm xưa cai trị bởi giặc Tàu,
Can đảm chống lại không chịu cúi đầu,
Đuổi bọn xâm lăng phá tan xiềng xích.
Cháu con vẫn căm hờn kẻ thù địch,
Nối chí ông cha đoàn kết vùng lên,
Giải Non sông gấm vóc suốt ba miền,
Không thể nhỏ khi giặc Tàu lấn chiếm.
Biển đông mênh mông tài nguyên quí hiếm,
Bình minh đoàn thuyền phấn khởi ra khơi,
Chiều trở về trĩu nặng tôm cá tươi,
Lòng dào dạt yêu trùng dương mở rộng.
Những bỗng một ngày bầu trời xao động,
Sóng cuốn trội muôn hải sản vật vờ,
Chất chồng lớp lớp nối tiếp tràn bờ,
Ngấm độc chất xông lên mùi hôi thối.
Chứng cớ tội ác Việt cộng mở lối,
Tiếp tay đồng lõa hủy diệt môi sinh,
Do bọn tà quyền độc ác súc sinh,
Buôn dân bán nước tham tiền đầy túi.
Dân tộc ta không còn thể chờ đợi,
Khắp Trung Nam Bắc đồng loạt xuống đường,
Rừng người biển ngữ công lý biểu dương,
Quyết đuổi Formosa ra khổi nước.
Già trẻ nam nữ không còn khiếp nhược,
Dù lũ du đãng và bọn côn an,
Thẳng tay bắt bớ đàn áp dã man,
Vẫn ngẩng cao đầu hiên ngang tiến bước.
Phát Súng Lệnh mở đầu trang sử mới,
Dòng máu hùng anh không thể cúi đầu,
Không quật khởi thì chẳng còn bao lâu,
Đất Nước đâu thuộc Con Rồng Cháu Lạc.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao không rút khô các Bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay?
Nguyễn Trọng Đa
08:18 07/03/2017
Giải đáp phụng vụ: Tại sao không rút khô các Bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có bao giờ cha bình luận gì về tập tục phụng vụ đang gia tăng về việc tháo hết nước trong các bình nước thánh nhà thờ, để cho các bình thánh khô nước, trong suốt mùa Chay không? Xin cha vui lòng cung cấp cho chúng con tài liệu, để cho thấy việc rút khô nước thánh không phải là ý muốn của Giáo Hội. - K. B., Bloomingdale, bang Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Trên thực tế là chúng tôi đã có nói, vì chúng tôi đã đề cập đến chủ đề này trong hai dịp riêng biệt, mặc dù nó có xu hướng được nói đến nhiều lần. Chúng tôi đã giải thích vào ngày 23-3-2004, và một lần nữa trong năm 2009, về lý do tại sao không nên làm như vậy, bằng cách trích dẫn từ một câu trả lời chính thức của Bộ Phụng Tự (3/14/03: Prot. N. 569/00/L). Xin mời đọc:
"Thánh bộ Phụng tự có thể trả lời rằng việc rút khô các bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay là không được phép, đặc biệt vì hai lý do như sau:
"1. Luật phụng vụ hiện hành không tiên đoán sự đổi mới này, vốn ngoài việc là “praeter legem” (ngoại luật), là trái với một sự hiểu biết cân bằng về Mùa Chay, vốn mặc dù thực sự là một mùa ăn năn sám hối, cũng là một mùa phong phú về biểu tượng của nước và phép rửa tội, liên tục được xuất hiện trong các bản văn phụng vụ.
"2. Sự khích lệ của Giáo Hội, rằng các tín hữu tận dụng thường xuyên các bí tích, phải được hiểu là cũng áp dụng cho mùa Mùa Chay nữa. Việc ăn chay và kiêng thịt, mà các tín hữu thực thi trong Mùa Chay, không mở rộng ra cho việc kiêng lãnh nhận các bí tích hoặc á bí tích của Giáo Hội.
"Tập tục của Giáo Hội là rút hết nước của các bình thánh nhà thờ trong Tam nhật thánh, để chuẩn bị cho việc làm phép nước trong đêm Vọng Lễ Phục Sinh, và nó là tương ứng với các ngày không có Thánh lễ (tức là, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh)".
Điều đó là khá rõ ràng rồi.
Truyền thống của việc đặt các bình có nước thánh ở các lối vào nhà thờ, có lẽ bắt nguồn từ tập tục của các Kitô hữu thời sơ khai rửa tay trước khi vào nhà thờ, trong một đài phun nước đặt ngay tại cửa chính, và gọi là cantharus (bình) hoặc phiala (bát). Tập tục này không chỉ vì mục đích thực hành, như lời khuyên của Thánh Gioan Kim Khẩu với các người "đi vào nhà thờ rửa tay mà không rửa tâm hồn của họ" (Bài giảng LXXI về thánh Gioan).
Một trong các đài phun nước nổi tiếng nhất là đài hình nón bằng đồng ở thế kỷ I, cao gần 4 mét, vốn ban đầu đứng gần Pantheon và đền thờ thần Isis ở Rôma, và sau đó được đưa vào sân của Vương cung thánh đường nguyên thủy của thánh Phêrô. Năm 1608, trong khi xây dựng Đền thờ mới Thánh Phêrô, nó đã được di chuyển đến vị trí hiện nay, là "Cortile della Pigna", vốn hiện nay là một phần của Viện Bảo tàng Vatican.
Khi đến thời khu vực cửa chính của hầu hết các nhà thờ đã được giảm xuống thành một tiền phòng, các bình nước lớn giảm thành các bình nhỏ đặt ngay bên trong lối vào nhà thờ.
Sự thay đổi này cũng dẫn đến sự biến mất của bất kỳ việc sử dụng nước rửa tay, chỉ để lại ý nghĩa tôn giáo như một biểu tượng của phép rửa và việc thanh luyện. Mặc dù tập tục đã tồn tại ở một số nơi, nhưng chính Giáo hoàng Lêô IV (847-855) đã ra lệnh cho các linh mục làm phép nước, và rảy nước thánh trên các tín hữu vào mỗi Chúa Nhật trước Thánh lễ. Ở một số nơi, linh mục rảy nước thánh khi người ta tiến vào nhà thờ. Thói quen mỗi người tự làm dấu Thánh giá bằng nước thánh dường như có nguồn gốc trễ hơn.
Có khá ít mẫu của các bình nước thánh lớn từ trước thế kỷ XI, mặc dù có một vài mẫu của các thế kỷ trước đó, chẳng hạn một thùng gỗ thế kỷ IX trong kho tàng của Aachen. Không có các quy tắc phổ quát về kích thước, hình dạng và thiết kế của các bình nước thánh, và nhiều hình dạng đã được tìm thấy.
Các qui định của giáo phận Milan, do Thánh Carôlô Borrômêô (1538-1584) ban hành, có ảnh hưởng lớn đến các tập quán sau này. Ngài viết: "Bình nhằm đựng nước thánh ... nên được làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá rắn, không xốp hoặc cũng không có vết nứt. Nó nằm trên một cột được làm đẹp, và sẽ không được đặt bên ngoài nhà thờ, nhưng bên trong nhà thờ, và, trong chừng mực có thể, ở bên phải của các người đi vào nhà thờ. Sẽ có một bình ở cửa mà đàn ông đi vào, và một bình ở cửa phụ nữ đi vào. Các bình không được buộc chặt vào tường, nhưng phải được lấy ra khỏi tường khi cần. Một cột hoặc một giá sẽ đỡ chúng, và cột hay giá này không tô điểm tính chất trần tục nào cả”. (Zenit.org 7-3-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, có bao giờ cha bình luận gì về tập tục phụng vụ đang gia tăng về việc tháo hết nước trong các bình nước thánh nhà thờ, để cho các bình thánh khô nước, trong suốt mùa Chay không? Xin cha vui lòng cung cấp cho chúng con tài liệu, để cho thấy việc rút khô nước thánh không phải là ý muốn của Giáo Hội. - K. B., Bloomingdale, bang Ohio, Hoa Kỳ.
Đáp: Trên thực tế là chúng tôi đã có nói, vì chúng tôi đã đề cập đến chủ đề này trong hai dịp riêng biệt, mặc dù nó có xu hướng được nói đến nhiều lần. Chúng tôi đã giải thích vào ngày 23-3-2004, và một lần nữa trong năm 2009, về lý do tại sao không nên làm như vậy, bằng cách trích dẫn từ một câu trả lời chính thức của Bộ Phụng Tự (3/14/03: Prot. N. 569/00/L). Xin mời đọc:
"Thánh bộ Phụng tự có thể trả lời rằng việc rút khô các bình nước thánh nhà thờ trong Mùa Chay là không được phép, đặc biệt vì hai lý do như sau:
"1. Luật phụng vụ hiện hành không tiên đoán sự đổi mới này, vốn ngoài việc là “praeter legem” (ngoại luật), là trái với một sự hiểu biết cân bằng về Mùa Chay, vốn mặc dù thực sự là một mùa ăn năn sám hối, cũng là một mùa phong phú về biểu tượng của nước và phép rửa tội, liên tục được xuất hiện trong các bản văn phụng vụ.
"2. Sự khích lệ của Giáo Hội, rằng các tín hữu tận dụng thường xuyên các bí tích, phải được hiểu là cũng áp dụng cho mùa Mùa Chay nữa. Việc ăn chay và kiêng thịt, mà các tín hữu thực thi trong Mùa Chay, không mở rộng ra cho việc kiêng lãnh nhận các bí tích hoặc á bí tích của Giáo Hội.
"Tập tục của Giáo Hội là rút hết nước của các bình thánh nhà thờ trong Tam nhật thánh, để chuẩn bị cho việc làm phép nước trong đêm Vọng Lễ Phục Sinh, và nó là tương ứng với các ngày không có Thánh lễ (tức là, Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh)".
Điều đó là khá rõ ràng rồi.
Truyền thống của việc đặt các bình có nước thánh ở các lối vào nhà thờ, có lẽ bắt nguồn từ tập tục của các Kitô hữu thời sơ khai rửa tay trước khi vào nhà thờ, trong một đài phun nước đặt ngay tại cửa chính, và gọi là cantharus (bình) hoặc phiala (bát). Tập tục này không chỉ vì mục đích thực hành, như lời khuyên của Thánh Gioan Kim Khẩu với các người "đi vào nhà thờ rửa tay mà không rửa tâm hồn của họ" (Bài giảng LXXI về thánh Gioan).
Một trong các đài phun nước nổi tiếng nhất là đài hình nón bằng đồng ở thế kỷ I, cao gần 4 mét, vốn ban đầu đứng gần Pantheon và đền thờ thần Isis ở Rôma, và sau đó được đưa vào sân của Vương cung thánh đường nguyên thủy của thánh Phêrô. Năm 1608, trong khi xây dựng Đền thờ mới Thánh Phêrô, nó đã được di chuyển đến vị trí hiện nay, là "Cortile della Pigna", vốn hiện nay là một phần của Viện Bảo tàng Vatican.
Khi đến thời khu vực cửa chính của hầu hết các nhà thờ đã được giảm xuống thành một tiền phòng, các bình nước lớn giảm thành các bình nhỏ đặt ngay bên trong lối vào nhà thờ.
Sự thay đổi này cũng dẫn đến sự biến mất của bất kỳ việc sử dụng nước rửa tay, chỉ để lại ý nghĩa tôn giáo như một biểu tượng của phép rửa và việc thanh luyện. Mặc dù tập tục đã tồn tại ở một số nơi, nhưng chính Giáo hoàng Lêô IV (847-855) đã ra lệnh cho các linh mục làm phép nước, và rảy nước thánh trên các tín hữu vào mỗi Chúa Nhật trước Thánh lễ. Ở một số nơi, linh mục rảy nước thánh khi người ta tiến vào nhà thờ. Thói quen mỗi người tự làm dấu Thánh giá bằng nước thánh dường như có nguồn gốc trễ hơn.
Có khá ít mẫu của các bình nước thánh lớn từ trước thế kỷ XI, mặc dù có một vài mẫu của các thế kỷ trước đó, chẳng hạn một thùng gỗ thế kỷ IX trong kho tàng của Aachen. Không có các quy tắc phổ quát về kích thước, hình dạng và thiết kế của các bình nước thánh, và nhiều hình dạng đã được tìm thấy.
Các qui định của giáo phận Milan, do Thánh Carôlô Borrômêô (1538-1584) ban hành, có ảnh hưởng lớn đến các tập quán sau này. Ngài viết: "Bình nhằm đựng nước thánh ... nên được làm bằng đá cẩm thạch hoặc đá rắn, không xốp hoặc cũng không có vết nứt. Nó nằm trên một cột được làm đẹp, và sẽ không được đặt bên ngoài nhà thờ, nhưng bên trong nhà thờ, và, trong chừng mực có thể, ở bên phải của các người đi vào nhà thờ. Sẽ có một bình ở cửa mà đàn ông đi vào, và một bình ở cửa phụ nữ đi vào. Các bình không được buộc chặt vào tường, nhưng phải được lấy ra khỏi tường khi cần. Một cột hoặc một giá sẽ đỡ chúng, và cột hay giá này không tô điểm tính chất trần tục nào cả”. (Zenit.org 7-3-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Thông Báo
Phân ưu: Đức ông Phêrô Nguyễn Quang Sách cộng tác viên VietCatholic qua đời tại Nha Trang
LM Trần Công Nghị
06:01 07/03/2017
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng tôi được ai tín:
ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN QUANG SÁCH
Cộng tác viên đắc lực và nhiệt tình của VietCatholic
đã được về cùng Chúa, lúc 7g00, thứ Hai ngày 6 tháng 3 năm 2017
tại Tòa Giám Mục Nha Trang
Hưởng thọ 94 tuổi, 64 năm Linh mục
Thánh lễ an táng vào lúc 9g00 sáng thứ Năm, ngày 9 tháng 3 năm 2017
Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Nha Trang
Do Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tế
An nghỉ tại nghĩa trang Linh Mục Giáo phận
Chương trình kính viếng:
THỨ HAI, NGÀY 6/3/2017
10g: Nhập liệm và phát tang
15g: Giáo hạt Diên Khánh đảm trách thánh lễ
THỨ BA, NGÀY 7/3/2017 --
9g: Thánh lễ: giáo hạt Cam Lâm, Cam Ranh
10g30: Thánh lễ: Giáo xứ Cây Vông phụ trách
15g: Thánh lễ: giáo hạt Nha Trang
THỨ TƯ, NGÀY 8/3/2017
9g: Thánh lễ: giáo hạt Vạn Ninh và Ninh Sơn
15g: Thánh lễ: giáo hạt Phan Rang, Ninh Phước và Ninh Hải
THỨ NĂM, NGÀY 9/3/2017
5g: Thánh lễ: tại Tòa Giám Mục, sau thánh lễ nghi thức nhập quan và di quan lên nhà thờ Chánh Tòa
9g: Thánh lễ an táng tại nhà thờ Chánh Tòa do Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Saigon chủ tế;
an nghỉ tại Nghĩa Trang Linh mục Giáo phận
Tiểu sử Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách
- Sinh tại Diên Sơn – Diên Khánh – Khánh Hòa ngày 3/9/1923
- Thuộc Giáo xứ Cây Vong, Giáo hạt Diên Khánh, Giáo phận Nha Trang
- Tu học tại tiểu chủng viện Làng Sông –Qui Nhơn: 1934 – 1942
- Tu học triết học và thần học tại Đại Chủng Viện Qui Nhơn: 1942 – 1950
- Thụ phong Linh mục tại nhà thờ Hà Dừa ngày 3/8/1953 do Đức Giám Mục Marcel Piquet,
Giám mục đại diện Tông Tòa Qui Nhơn.
Đã thi hành các nhiệm vụ:
· Phó xứ nhà thờ Đà Nẵng: 8/1953 – 9/ 1953
· Phó xứ nhà thờ Hộ Diêm: 9/1953 – 1955
· Chánh xứ giáo xứ La Nang – Quảng Nam: 1955 – 1956
· Chánh xứ giáo xứ An Sơn – Quảng Nam: 1956 – 1957
· Giáo sư tại Tiểu chủng viện Sao Biển Nha Trang: 1957 – 1964
· Chánh xứ giáo xứ Ninh Hòa và Gò Muồng: 1964 - 1967
· Giám đốc Tiểu chủng viện Sao Biển Nha Trang: 1967 – 1972
· Chánh xứ giáo xứ Gò Muồng: 1972
· Chánh xứ giáo xứ Hà Dừa: 1973 – 1979
· Chánh xứ giáo xứ Chánh Tòa – Nha Trang: 1979 – 2001
Hạt trưởng Nha Trang và Tổng đại diện Giáo phận Nha Trang: 1979 – 2001
· Được Tòa Thánh ban tước Đức Ông ( Monseigneur ) ngày 22/09/2001
· Hưu dưỡng tại Nhà Nghỉ Dưỡng Giáo Phận: 2001 - 2017
An nghỉ trong Chúa lúc 7g00, ngày 6/3/2017, tại Tòa Giám Mục Nha Trang
Đức ông Phêrô là người ủng hộ và cộng tác viên ngay từ những năm đầu của VietCatholic
Ngay cả thời gian sau khi Đức ông tới tuổi hưu dưỡng 75, Ngài vẫn còn hăng hái dùng thì giờ
làm thơ, viết bài, biên soạn sáng tác và dịch bài cho VietCatholic không biết mệt mỏi.
VietCatholic đã mất đi một người ân nhân, một nhà thơ danh tiếng, một người cộng tác chân thành
Xin Chúa trả công bội hậu cuộc sống vĩnh củu trên Nước Trời cho Đức ông khả kính.
LM Trần Công Nghị
và Ban Giám Đốc VietCatholic
Văn Hóa
Hành trình khám phá sông và lưu vực rừng nhiệt đới Amazon
LM Trần Công Nghị
16:51 07/03/2017
RIO AMAZON - Cuộc thám hiểm Amazon gồm sông và lưu vực rừng già mưa nhiệt đới rông lớn có tầm mức quan trọng, vì đây là khu vực có thể nói còn nguyên sơ nhất thế giới, trong đó có tới 10% trăm tất cả các loài động vật và thực vật được biết đến trên thế giới sinh sống ở đây. Từ những con báo đốm để vẹt đuôi dài và cá heo màu hồng đến những con ếch trong suốt như thủy tinh… Amazon là một khu vực đa dạng sinh học đáng kinh ngạc và độc đáo mà chúng tôi đã bắt đầu từ cửa sông bên bờ Đại Tây Dương ngược dòng tiến lên thượng nguồn vào sâu khoảng 1000 cây số. Cửa sông chúng tôi tiến vào có bề rộng tới 10 cây số, nếu tính cửa sông Amazon gồm tất cả các nhánh đổ ra biển thì toàn thể chiều rộng là trên 100 cây số. Như vậy bạn có tưởng tượng được con sông này hùng vĩ và to lớn như thế nào.
Chúng tôi sẽ thăm các nhà thờ thời thuộc địa ở Santarém, Macapa, Manaaus và các thí điểm truyền giáo khác. Đặc biệt sẽ ngủ đêm tại một làng dân bản địa Amazon để cảm nghiệm được tiếng gọi của rừng gìa, chạm tay vào sinh vật và những giống cây cổ thụ ngàn năm. Ở một làng nhỏ khác chỉ có 100 người chúng tôi sẽ sinh sống và tìm hiểu về cuộc sống của họ.
Trên đường theo ngược dòng sông về nguồn sẽ được nhìn tận mắt khu vực hai dòng sông lớn giao nhau mà nước vẫn chảy song hành trong khoảng 7 cây số đó là đoạn sông Amazon giao hợp với sông Negro. Nước phù sa mầu nâu của Amazon vẫn song hành với nước mầu xanh đen của dòng sông Negro.
Với 209.000 mét khối (55 triệu gallon) nước chảy vào Thái Bình Dương mỗi thứ giây tức là năm lần so với kích thước của sông Congo con sông sớn thứ 2 bên Phi châu. Toàn vùng lưu vực Amazon để nước thoát vào rộng khoảng 7 triệu km vuông (2,7 triệu dặm vuông) đó là lưu vực thoát nước lớn nhất trên thế giới. (Khi so sánh ta sẽ thấy nó lớn gần bằng diện tích cả Hoa Kỳ (8.000.000 km vuông hay 3.1 triệu dặm vuông.)
Cuộc thám hiểm vùng Amazon không chỉ cho chúng tôi thấy được sự giàu có văn hóa và thiên nhiên của khu vực và kinh nghiệm nhìn thấy những rừng mưa kéo dài trong mọi hướng, nhưng khi đi dọc theo chiều dài của dòng sông Amazon, chúng tôi sẽ không chỉ thăm một số làng mạc xa xôi về địa lý, nhưng còn là nhận thức và cảm nghiệm thấy những nếp sống và trình độ dân chúng ở đây thực là ở xa vời so với văn hóa đương đại của chúng ta.
Các nhà khóa học khi khám phá vùng Amazon đã cho biết có đến khoảng 400 bộ lạc người dân bản địa khác nhau sống ở vùng Amazon qua nhiều thế kỷ, và ngay cả những bộ lạc mà còn chưa được biết đến… vẫn còn sống trong thanh bình và trong khung cảnh thiên nhiên chưa bị khuấy động từ 10.000 năm về trước.
Cùng đồng hành trên tầu du lịch với chúng tôi có các chuyên gia và các nhà khảo cứu chuyên về vùng sinh thái Amazon sẽ trình bầy những đề tài hấp dẫn như Tiến sĩ Valerie Mock nói về “Thế giới cổ và Thế giới mới: Cuộc trao đổi Colombo”, hay đề tài “Những khai thác thương mại dẫn đến việc tàn phá rừng mưa Amazon thế nào”. Chuyên gia Tommie Sue Montgomery trình bày về “Amazonia và Môi trường”, v.v…
Lịch sử việc thám hiểm Sông Amazon
Amazon ở Nam Mỹ là con sông lớn nhất xả nước trên thế giới và, theo một số tác giả là sông dài nhất thế giới.
Các thượng nguồn của sông Apurimac tại Nevado Mismi gần một thế kỷ qua được coi như là nguồn xa nhất của Amazon, nhưng một nghiên cứu năm 2014 thấy thượng nguồn ở Cordillera Rumi Cruz của sông Mantaro ở Peru mới là nguồn xa nhất.
Hai sông Mantaro và Apurimac hợp lưu, và với các nhánh sông khác tạo thành sông Ucayali và rồi lại giao lưu với sông Marañón thượng nguồn của Iquitos, Peru, để hình thành thân chính của Amazon mà Brazil gọi phần này là sông Solimões trên phần hợp lưu với sông Rio Negro ở Manaus mà Hội nghị về nuớc tại Bồ Đào Nha gọi là “Encontro das Águas”. Manaus là thành phố lớn nhất trên con sông Amazon.
Trung bình mỗi giây sông Amazon xả nước khoảng 209.000 mét khối (7.400.000 cu ft, hay 209.000.000 Lít, hay 55.000.000 US gallons ) nghĩa là chừng 6.591 km khối mỗi năm (1.581 cu mi) (lớn hơn tổng số bảy lần các sông lớn kế tiếp khác trên thế giới cộng lại). Cũng có nghĩa là sông Amazon xả nước 20% tổng số của việc xả vào đại dương toàn cầu. Lưu vực Amazon là lưu vực thoát nước lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 7.050.000 km vuông (2.720.000 dặm vuông).
Lịch sử thời tiền nhà thám hiểm Columbo tới Mỹ châu
Nhiều nhà khảo cổ học gọi giai đoản trước khi Columbô tới Mỹ là giai đoạn hình thành, các xã hội người sống trong vùng thuộc hệ thống nông nghiệp vùng cao của Nam Mỹ. Việc buồn bán với dân tộc thuộc cá nền văn minh sống gần rặng núi Andes địa hình của đầu nguồn của sông ở Andes, hình thành và đóng góp quan trọng cho sự phát triển xã hội và tôn giáo của các nền văn minh sống vùng cao nguyên bao gồm những bộ lạc người Muisca và Inca.
Khu định cư của con người đầu tiên được tìm thấy thường dựa trên những ngọn đồi thấp hay gò. Năm loại gò được khảo cổ học ghi nhận trong khu vực Amazon: gò nhân tạo, nền tảng đất nhân tạo cho toàn bộ ngôi làng, gò đất và rặng núi để tu luyện, đường và các kênh rạch, và gò hình tượng, cả hình học.
Có bằng chứng cho thấy các khu vực xung quanh sông Amazon đã có những khu định cư có quy mô lớn của người bản địa, chủ yếu là do những tộc trưởng đã phát triển nên.
Các nhà khảo cổ ước tính rằng vào thời điểm ông De Orellana người Tây Ban Nha thám hiểm Amazon vào năm 1541, đã có hơn 3 triệu người dân bản địa sống xung quanh Amazon. Những khu định cư thời tiền Columbo này đã có nền văn minh phát triển cao độ. Ví dụ, người dân bản địa thời tiền Columbo trên đảo Marajó đã có cộng đồng phân tầng xã hội và có thể hỗ trợ dân số khoảng độ 100.000 người.
Để đạt được mức độ phát triển như vậy, cư dân bản địa của rừng nhiệt đới Amazon biết thay đổi hệ sinh thái rừng bằng cách trồng trọt chọn lọc và sử dụng lửa. Các nhà khoa học cho rằng bằng cách đốt khu vực rừng liện tục, người dân bản địa làm cho đất để trở nên giàu chất dinh dưỡng. Điều này tạo ra vùng đất tối được gọi là ‘terra preta de indio’ (đất đen người indio).
Bởi vì có đất đen tốt, các cộng đồng bản địa đã có thể làm cho đất màu mỡ và do đó bảo đảm cho nông nghiệp quy mô lớn cần thiết để hỗ trợ các quần thể cư trú lớn và các cấu trúc xã hội phức tạp của họ. Cuộc nghiên cứu khác đã đưa ra giả thuyết rằng việc thực hành canh tác đất thay phiền này bắt đầu vào khoảng 11.000 năm trước đây. Một số nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng của nó lên hệ sinh thái rừng và khí hậu khu vực ảnh hưởng về lượng mưa thấp hơn tại các lưu vực sông Amazon.
Nhiều bộ tộc bản địa tham gia vào chiến tranh triền miên, nhà thám hiểm James Stuart Olson đã viết: "Việc bộ tộc Munduruku bành trướng đả phá vỡ và di dời bộ tộc Kawahíb, các bộ lạc đã phân tán thành các nhóm nhỏ hơn nhiều ... Người dân Munduruku được người châu Âu chú ý đến đầu tiên vào năm 1770 khi họ bắt đầu một loạt các cuộc tấn công trên bình diện rộng các khu định cư của người Brazil cùng trên bờ sông Amazon. "
Những người Âu châu tiền phong khám phá ra Amazon
Theo tài liệu còn ghi lại thì tháng ba năm 1500, nhà thám hiểm Tây Ban Nha là Vicente Yáñez Pinzón là người châu Âu đầu tiên đi thuyền lên sông Amazon.
Pinzón đặt tên là sông Río Santa María del Mar Dulce (Sông Thánh Maria Biển Khơi Dịu Hiền), sau đó rút ngắn Mar Dulce (Sông Biển Dịu Hiền), theo nghĩa đen là biển ngọt ngào, vì nước sông ngọt của nó chảy ra ngoài đại dương.
Gonzalo Pizarro lên đường vào năm 1541 để khám phá phía đông của Quito bên nội địa Nam Mỹ muốn tìm kiếm "thành phố vàng El Dorado, " và "thung lũng của quế La Canela ". [14] Có nhà thám hiểm Francisco de Orellana làm phụ tá. Sau khi di chuyển được 170 km (110 dặm), sông Coca hợp giao với sông Napo (tại một điểm mà nay được biết đến là cảng Puerto Francisco de Orellana), đoàn dừng lại một vài tuần để xây dựng một chiếc thuyền hầu đi lên thượng nguồn từ ngã ba này. Họ tiếp tục đi về phía hạ lưu sông qua một khu vực không có người ở, nơi mà họ không thể tìm ra thức ăn. Vì thế Ông Orellana được lệnh đi theo sông Napo, sau đó được gọi là Río de la Canela (sông Quế) và trở về có đầy đủ thực phẩm cho đoàn thám hiểm. Dựa trên thông tin tình báo nhận được từ một tù trưởng bản địa có tên là Delicola, họ mong sẽ có thức ăn trong vòng một vài ngày ở phía hạ lưu một dòng sông khác ở phía bắc.
De Orellana cùng với khoảng 57 người, một chiếc thuyền, và một số ca nô rồi rời nhóm Pizarro vào ngày 26 Tháng 12 1541. Tuy nhiên, Ông De Orellana dường như bỏ không để ý tới ngã ba (có lẽ ở Aguarico) và lạc lối, nơi mà ông đã muốn tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm cho đoàn của mình. Vào thời điểm khi ông và đoàn tùy tùng đến một làng khác, nhiều người trong số họ đã bị bệnh do bị đói và ăn phải "câh có độc" nên gần chết. Bảy người đàn ông chết tại ngôi làng đó. Những người còn lại đe dọa bạo loạn nếu ông Orellana không quay trở lại để tham gia cùng đoàn thám hiểm với ông Pizarro. Ông chấp nhận thay đổi mục đích của cuộc thám hiểm để khám phá vùng đất mới nhân danh vua Tây Ban Nha, và họ xây dựng một chiếc thuyền lớn hơn mục đích đi về hướng hạ lưu.
Sau một cuộc hành trình chừng 600 km xuống hạ lưu sông Napo họ đạt đến một ngã ba lớn hơn nữa, tại một điểm gần Iquitos hiện đại, và sau đó đi về phía thượng lưu Amazon, nay gọi là Solimões, đi cho thêm 1.200 km (750 dặm) ở hợp lưu của nó với sông Rio Negro (gần với thành phố Manaus hiện đại). Họ tới địa điểm này vào ngày 3 tháng 6 năm 1542.
Trên sông Nhamundá, một nhánh của Amazon hạ lưu từ thành Manaus, đoàn thám hiểm Orellana đã có một trận chiến khốc liệt với các chiến binh người được lãnh đạo bởi những nữ chiến binh ác liệt. Những nữ chiến binh này không ngại dùng dùi cui đánh đàn ông của họ nếu họ rút lui.
Những người của đoàn Orellana bắt đầu đề cập đến những người phụ nữ này như là chiến binh Amazon như trong thần thoại Hy Lạp. Con sông ban đầu được biết đến với tên là sông Marañón hoặc sông Rio de Orellana (phần sông này về phía Peru nay vẫn còn gọi là sông Marañón ). Sau này được gọi là sông Rio Amazonas, tên mà cả người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều công nhận.
Về nhiệm vụ ban đầu của việc tìm kiếm quế, Pizarro đã báo cáo với vua Bồ Đào Nha rằng họ đã tìm thấy cây quế, nhưng họ không thể thu hoạch được lợi nhuận. Trong thực tế, cây quế đúng danh (Cinnamomum verum) là không có nguồn gốc Nam Mỹ. Cây quế có liên quan và chứa chất quế (thuộc họ Lauraceae) là khá phổ biến trong lưu vực Amazon và đoàn Pizarro tìm thấy là loại quế này. Đoàn thám hiểm tới cửa sông Amazon bên bờ Đại Tây Dương vào ngày 24 tháng 8 năm 1542, chứng tỏ thực tế là của sông lớn này có thể thông thương và tầu bè đi lại dễ dàng.
Năm 1560 một nhà thám hiểm Tây Ban Nha khác là Lope de Aguirre, có thể là người thứ hai đã đã đi theo xuống hạ nguồn sông Amazon. Nhưng các nhà sử học không chắc chắn rằng sông mà ông đi theo xuống là sông Amazon hay sông Orinoco, vì sông Orinoco chạy ít nhiều song song với Amazon về phía bắc.
Nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Pedro Teixeira là người châu Âu đầu tiên đi ngược dòng lên toàn bộ sông Amazon. Ông đến Quito vào năm 1637, và trở về thông qua cùng một tuyến đường. [15]
Từ năm 1648 tới 1652, đoàn thám hiểm hỗn hợp Bồ Đào Nha Ba Tây Brazil dẫn đầu bởi António Raposo Tavares đã làm cuộc thám hiểm từ São Paulo đi bộ đến miệng sông Amazon, đoàn điều tra nhiều phụ lưu của sông này, bao gồm cả sông Rio Negro, cuộc thám hiểm bao gồm một khoảng cách hơn 10.000 cây số vuông (tức 6.214 dặm).
Vào cuối thập niên 1600 Linh mục Dòng Tên Samuel Fritz người Tây Ban Nha, vị tông đồ của Omaguas, đã thành thành lập tới chừng 40 làng mục vụ truyền giáo theo dòng sông Amazon.
Những làng mạc và giáo điểm truyền giáo đó các quốc gia như Brazil, Ecuador, Bolivia, Colombia, Peru và Venezuela đều công nhân. Họ cũng gọi là các khu định cư thuộc địa, các giáo xứ tôn giáo đã được thành lập dọc theo bờ con sông chính Amazon và các nhánh , các khu thương mại, buôn bán nô lệ, và ghi nhận các khu vực với mục đích phúc âm hóa giữa các dân tộc bản địa rộng lớn rừng nhiệt đới, chẳng hạn như Urarina.
Tại sao gọi tên là Amazon?
Theo tài liệu còn ghi lại thì tháng ba năm 1500, nhà thám hiểm Tây Ban Nha là Vicente Yáñez Pinzón là người châu Âu đầu tiên đi thuyền lên sông Amazon. [13] Pinzón đặt tên là sông Río Santa María del Mar Dulce (Sông Thánh Maria Biển Khơi Dịu Hiền), sau đó rút ngắn Mar Dulce (Sông Biển Dịu Hiền), theo nghĩa đen là biển ngọt ngào, vì nước sông ngọt của nó chảy ra ngoài đại dương.
Một nhà thám hiểm Tây Ban Nha khác Francisco de Orellana, là người châu Âu đầu tiên hành trình từ nguồn gốc của các lưu vực sông thượng nguồn, nằm trong dãy núi Andes, đến cửa sông. Trong cuộc hành trình này, Orellana đặt tên sông là Amazonas và đặt tên cho một số sông thượng lưu là sông Rio Negro, dòng Napo và sông Jurua. Sở dĩ ông đặt tên sông Amazonas vì trong cuộc hành trình thám hiểm này, ông và đoàn tùy từng bị các các chiến binh bản địa tấn công mà chủ yếu họ là nữ chiến binh, ông De Orellana nhớ lại truyện tích của các nữ chiến binh Amazon từ văn hóa Hy Lạp cổ đại ở Hy Lạp.
Trước khi tìm hiểu về dòng sông Amazon, rừng già mưa nhiệt đới, lưu vực Amazon và những vấn đề như môi trường, khu vực sinh thái, dân bản địa, nguồn nước và tầm quan trọng của Amazon với toàn thể thế giới, nhân cơ hội này có lẽ đề tài về “Nữ chiến binh Amazon là ai?” cũng là dịp đề chúng ta tìm hiểu về một huyền thoại đã từng vừa là sự tích quan trọng vừa lãng mạng trong nền văn minh và lịch sử của Hy Lạp, đã từng là đề tài cho biết bao phim ảnh, và ngay cả ngày nay một trang điện toàn bán hàng lớn nhất thế giới cũng có tên là Amazon.com
Tìm hiểu về Nữ chiến binh Amazon là huyền thoại hay là thực
Trong thần thoại Hy Lạp nói đến những nữ chiến binh Amazon. Nữ hoàng nổi tiếng của Amazon là Penthesilea đã từng tham gia vào Chiến tranh Troy, và em gái là Hippolyta, có dây đai lưng huyền diệu do cha là thần Ares tặng, dây đai này là đối tượng mà thần Hercules muốn chiếm đoạt.
Trên bình diện khảo cổ, các nữ chiến binh Amazon thường được miêu tả trong các trận chiến với các chiến binh Hy Lạp trong nghệ thuật chiến tranh cổ điển như các hình vẽ trên bình gốm, tượng chiến trên các phù diêu…
Nữ chiến binh Amazon cũng từng được liên kết với các nhân vật lịch sử trong suốt thời kỳ Đế chế La Mã và thời kỳ cổ đại sau đó. Trong lịch sử La Mã, có nhiều báo cáo về các cuộc đột kích của chiến binh Amazon tại Anatolia. Tên Amazon của họ đã trở thành một thuật ngữ cho nữ chiến binh nói chung. Người ta cho rằng người Amazon đã thành lập các thành phố và đền thờ ở Smyrna, Sinope, Cyme, Gryne, Ephesus, Pitania, Magnesia, Clete, Pygela, Latoreria và Amastris ở miền Trung Đông.
Trên thực tế phụ nữ người Scythia là cơ sở về huyền thoại chiến binh Amazon. Herodotus là người đầu tiên nói về những nữ chiến binh này có liên quan đến người Scythia, một khu vực giáp biên giới của Scythia với Sarmatia (nay là lãnh thổ Ukraine).
Câu chuyện về nữ chiến binh Amazon do Herodotus kể như thế nào?
Nhiều ngàn năm trước đây, một nhóm những kẻ xâm lược Hy Lạp đã mạo hiểm đi vào miền đất mà bây giờ là miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Đi ngang qua thảo nguyên, họ gặp một nhóm các chiến binh phụ nữ. Những người Hy Lạp bắt cóc họ, khóa họ trong những chiếc thuyền của họ, và lên thuyền về nhà. Nhưng các chiến binh Amazon đã trốn thoát. Họ thu hồi lại được vũ khí của họ và giết những kẻ bắt cóc của họ.
Họ là những người quen đi ngựa và không biết làm thế nào để đi thuyền, các tàu thuyền này đã đi lạc quá xa. Cuối cùng, họ đã cập đất liền ở vùng Crimea. Họ lên bờ và lấy trộm được một số ngựa. Họ bắt đầu đi lang thang, tập trung vào cướp bóc và phát triển sức mạnh của họ.
Gần đó có khu định cư của người Scythia. Hầu hết người Scythia là những người du mục, người cưỡi ngựa trên thảo nguyên. Những người Scythia là những gia buôn bán giàu có đã từng định cư tại các thị trấn. Để tránh bị cướp đột nhập, lãnh đạo người Scythia đã phái các thám tử đi tuần tra bên ngoài và họ đã khám phá ra rằng kẻ cướp phá là các phụ nữ kỳ lạ có tên là Amazon.
Câu chuyện được nhà khảo cứu văn chương cổ điển tên là Adrienne Mayor hiện tại có trụ sở ở đại học Stanford, người mà tất cả là chuyên gia cho là một nghiên cứu gia hàng đầu thế giới về các chiến binh nữ cổ đại Amazon. Trong sách "The Amazons: Lives and Legends of Warrior Women Across the Ancient World – Amazon: Đời sống và Huyền sử của các Nữ Chiến binh trong Thế giới Cổ đại".
Bà tiếp nối câu chuyện như sau: Những người Scythia thấy các kẻ cướp biển nữ Amazon rất hấp dẫn. Họ đã lên kế hoạch thay vì đưa binh lính đi giết những kẻ cướp biển, họ tập hợp một nhóm thanh niên trẻ đẹp để đi chiêu dụ những phụ nữ này. Xem ra cuộc sống ở thị trấn dù sang trọng, nhưng như thiếu một điều gì đó: các phụ nữ Hoàng gia Scythia chủ yếu ở trong nhà, làm việc nhà và cảm thấy chán. Có lẽ một số phụ nữ Amazon không sợ hãi, táo bạo có thể làm cuộc sống thêm gia vị lên hương…
Thế rồi nhóm thanh niên mạo hiểm đi ra ngoài thành và họ đã tìm thấy các phụ nữ cưỡi ngựa này. Họ dựng trại và đi lang thang quanh đó chờ đợi cho đến một buổi chiều, một phụ nữ Amazon duy nhất đi bộ một mình. Adrienne Mayor viết trong "Amazon: Cuộc sống và Huyền sử " rằng: “Khỏi phải nói lên lời, một chàng thanh niên đã tiến tới ve vãn cô nàng Amazon và nàng đã đáp lại. Họ yêu nhau ngay trên bãi cỏ... Sau đó, cô nàng Amazon ra dấu hiệu rằng ngày hôm sau cũng muốn anh ta trở lại điểm này và mang một người bạn. Nàng nói rằng nàng cũng sẽ mang một người bạn nữa."
Chẳng bao lâu, người Amazon và người Scythia củng cố doanh trại của họ, và những người đàn ông trẻ tuổi đã đưa ra một đề nghị: Tại sao các nàng không trở lại và sống với họ? Họ có tiền, nhà cửa và cha mẹ - chắc chắn sẽ ổn định cuộc sống sẽ tốt hơn cuộc sống trên thảo nguyên.
Nhưng phụ nữ Amazon không tin, trại lại đã đưa ra một đề nghị: Tại sao các chàng trai không rời khỏi thị trấn phía sau và sống cuộc đời phiếu lưu như họ: cưỡi ngựa, cướp bóc, và ngủ dưới ánh sao? Thế rồi những chàng trai bỏ lại mọi sự khăn gói quả mướp lên đường…
Herodotus tường thuật rằng những người Sarmatian, là hậu duệ do sự kết hợp giữa người Amazon và Scythia đã tạo ra một xã hội đặc trưng bởi sự bình đẳng giới tính, trong đó nam và nữ đã bình đảng trong cuộc sống.
Về phần Adrienne Mayor thì nhận định rằng: “Đó là một câu chuyện, trong đó câu trả lời cho câu hỏi ai là người thống trị và ai là người bị thuần hoá là: không ai cả."
Câu hỏi tự nhiên, khi ta phải đối mặt với một câu chuyện như thế này là: Nó đúng như thế? Trong "Amazon" tác giả Adrienne Mayor lập luận rằng, mặc dù nó không phải là sự thật trong tất cả các chi tiết của nó, nó vẫn đúng đa phần. Bằng chứng, bà viết, chỉ ra thực tế rằng có thực sự là có người Amazon: trong một số các vật khảo cổ đào được Âu Á, có tới 37% ngôi mộ chứa xương và vũ khí của những phụ nữ cỡi ngựa đã chiến đấu bên cạnh đàn ông.
Bà Adrienne Mayor viết: "Các mũi tên dùng để săn bắn và chiến đấu, là những vũ khí thông dụng nhất được chôn cùng với phụ nữ, nhưng kiếm, dùi đui, dao găm, áo giáp, lá chắn và đá cuội dùng để bắn nỏ cũng được tìm thấy tại các mộ". Đây là những phụ nữ mà người Hy Lạp gặp phải trong các cuộc thám hiểm xung quanh Biển Đen; họ đã truyền cảm hứng cho những câu chuyện tương tự trong số những du khách từ Ba Tư, Ai Cập, Trung Quốc, và những nơi khác.
Ở Hy Lạp, nữ chiến binh Amazon là đối tượng cho những câu chuyện lãng mạn quyến rũ. Xã hội của họ, trong đó cả nam giới và phụ nữ đều có thể thể hiện được nhệ thuật chinh chiến và võ trang, điều này đối lập với xã hội Hy Lạp, trong đó chỉ có nam giới mới có thể dũng cảm. Bà Mayor bình luận rằng: “Các câu chuyện Hy Lạp về người Amazon, nó đã thể hiện mong muốn của người Hy Lạp cổ đại về bình đẳng giới tính.”
“Trong một thời gian dài, hầu hết mọi người đều lập luận rằng những người Amazon trên những chiếc bình Hy Lạp hoàn toàn tượng trưng – tiểu biểu cho những cô gái trẻ chưa cưới. Việc giải thích này đã bị thách thức bởi vô số những vật dụng về khảo cổ học. Những khám phá cho thấy có những phụ nữ thực đã cư xử như những người Amazon: họ mặc cùng bộ quần áo, đã sử dụng vũ khí, đã cưỡi ngựa và đã sống cùng thời với những người Hy Lạp cổ đại. Giờ đây chúng ta có thể biết một cách cụ thể là cuộc sống của Amazon như thế nào. Có thể khẳng định rõ ràng là người Amazon là những người du mục Scythia sống trên lãnh thổ phía Bắc của Biển Đen - khoảng giữa Balkans về phía tây và vùng Caucasus về phía đông.
Bà Mayor khẳng định rằng: “Họ không phải là ‘những trinh nữ ghét đàn ông’ nhưng chỉ đơn giản là thành viên của "dân tộc nổi tiếng vì có những phụ nữ mạnh mẽ và tự do". Không ai biết từ "Amazon" xuất phát từ đâu - nó không phải là tiếng Hy Lạp - nhưng có một số giải thích khả đáng, bao gồm cả một từ của Iran cổ đại có nghĩa là "chiến binh”. Nghệ thuật chiến tranh ở Hy Lạp tập trung vào bộ binh - đó là, về những người đàn ông có vỏ bọc giáp “amored”. Bà Mayor viết: "Con ngựa là bộ cân bằng tuyệt vời, trên lưng ngựa cùng với cung và mũi tên, điều đó có nghĩa là một người phụ nữ có thể vừa nhanh và vừa chết người, như một người đàn ông".
Người Hy Lạp, tất nhiên, đã bị cuốn hút bởi cuộc sống tình dục của người Amazon. Họ đã đưa ra tất cả các ý tưởng mơ hồ - rằng họ là những người đồng tính luyến ái, họ có một vú để dễ bắn cung, đã giết con cái của họ, hoặc rằng họ đã giao phối với những người lạ một lần mỗi năm để duy trì một xã hội toàn nữ, hoặc là trinh nữ Amazon phải giết một người đàn ông trước khi mất trinh. Ý tưởng là phụ nữ Amazon, theo một nghĩa nào đó, đã từ bỏ nữ tính của họ.
Thực tế cuộc sống gia đình của người Amazon rất khác. Các hay nhất để hiểu về "Tình dục người Amazon" Bà Mayor lý giải cho thấy rằng: "nó mạnh mẽ, lộn xộn, diễn ra ở ngoài trời, ngoài hôn nhân, vào mùa hè, với bất kỳ người đàn ông mà phụ nữ Amazon quan tâm giao phối với".
Phần lớn đề tài về "Amazon" được dành để khai thác và khám phá cuộc sống thực tế của người Amazon đã biến thành huyền thoại như thế nào. Ở Hy Lạp, phần lớn việc thần thoại hóa được cấu tạo xung quanh tư duy: "Điều gì sẽ xảy ra nếu các anh hùng Hy Lạp của chúng ta gặp phải một đám phụ nữ Amazon?” Bà Mayor trả lời trong một cuốn sách khác của bà có tựa đề là ‘Amazons in Love and War’ , bà nói: “Tất nhiên lửa tình sẽ dấy lên!” thực tế là như vậy vì có rất nhiều câu chuyện về tình yêu cũng nhữ những chuyện về chiến tranh. Nhưng chuyện tình yêu, trong khi đó , khác nhau một cách quan trọng.
"Trong những câu chuyện mà người Ba tư và người Ai Cập kể, họ thường bị lôi cuốn bởi những phụ nữ họ đang chiến đấu với. Động lực là của họ là chúng tôi muốn các nữ chiến binh đó ở bên cạnh, chúng tôi muốn họ như những người bạn và người yêu." Một trong những câu chuyện yêu thích của Mayor được phổ biến ở Ai Cập, Iran, và những nơi khác, "chuyện một hoàng tử chiến đấu với một nàng công chúa chiến binh; họ đấu ngang sức nhau và cuộc chiến tiếp tục diễn ra, rồi khi họ ngồi xuống nghỉ ngơi, họ rơi vào tình yêu ".
Ngược lại, người Hy Lạp thường trình bày một "kịch bản có tích cách độc nhất, huyền bí và tối tăm: tất cả các chiến binh Amazon đều phải chết, cho dù họ có sức lôi cuốn đến mấy chẳng nữa, hay cho dù anh hùng thế nào cũng vậy".
Người Hy Lạp ngưỡng mộ chiến binh Amazon. Khác với những kẻ thù khác của Hy Lạp, Người Amazon không bao giờ được trình bày trong nghệ thuật Hy Lạp như là nhữnbg kẻ chạy trốn khỏi nguy hiểm hoặc cầu xin lòng thương xót. Tuy nhiên, sự lãng mạn cuối cùng giữa một người đàn ông Hy Lạp và một phụ nữ Amazon luôn được cho là không có thể xẩy ra. Bà Mayor giải thích: "Mỗi một phụ nữ Amazon mà chúng ta nghe thấy trong huyền thoại Hy Lạp là một vị anh hùng – những anh hùng là những người bình đẳng với các anh hùng Hy Lạp vĩ đại nhất. Trong các trình bày của người Hy Lạp về phụ nữ Amazon, ta có thể nhận ra một khao khát và mong muốn dứt điểm về vấn nạn căng thẳng giữa lựa chọn là "Vâng, chúng tôi muốn họ là bạn của chúng tôi" nhưng đồng thời "Chúng tôi không thể như thế được vì chúng tôi muốn kiểm soát phụ nữ của chính tôi”.
Dầu vậy, nữ chiến binh Amazon có một vị trí đặc biệt trong đời sống của phụ nữ Hy Lạp. Người Amazon có mặt ở khắp mọi nơi, trên đồ gốm của phụ nữ, trên bình nước hoa, trên các hộp đồ trang sức, trên các thiết bị may... Đó là một điều gì bí ẩn về cuộc sống riêng tư ở Hy Lạp.
Trên đường theo ngược dòng sông về nguồn sẽ được nhìn tận mắt khu vực hai dòng sông lớn giao nhau mà nước vẫn chảy song hành trong khoảng 7 cây số đó là đoạn sông Amazon giao hợp với sông Negro. Nước phù sa mầu nâu của Amazon vẫn song hành với nước mầu xanh đen của dòng sông Negro.
Với 209.000 mét khối (55 triệu gallon) nước chảy vào Thái Bình Dương mỗi thứ giây tức là năm lần so với kích thước của sông Congo con sông sớn thứ 2 bên Phi châu. Toàn vùng lưu vực Amazon để nước thoát vào rộng khoảng 7 triệu km vuông (2,7 triệu dặm vuông) đó là lưu vực thoát nước lớn nhất trên thế giới. (Khi so sánh ta sẽ thấy nó lớn gần bằng diện tích cả Hoa Kỳ (8.000.000 km vuông hay 3.1 triệu dặm vuông.)
Cuộc thám hiểm vùng Amazon không chỉ cho chúng tôi thấy được sự giàu có văn hóa và thiên nhiên của khu vực và kinh nghiệm nhìn thấy những rừng mưa kéo dài trong mọi hướng, nhưng khi đi dọc theo chiều dài của dòng sông Amazon, chúng tôi sẽ không chỉ thăm một số làng mạc xa xôi về địa lý, nhưng còn là nhận thức và cảm nghiệm thấy những nếp sống và trình độ dân chúng ở đây thực là ở xa vời so với văn hóa đương đại của chúng ta.
Các nhà khóa học khi khám phá vùng Amazon đã cho biết có đến khoảng 400 bộ lạc người dân bản địa khác nhau sống ở vùng Amazon qua nhiều thế kỷ, và ngay cả những bộ lạc mà còn chưa được biết đến… vẫn còn sống trong thanh bình và trong khung cảnh thiên nhiên chưa bị khuấy động từ 10.000 năm về trước.
Cùng đồng hành trên tầu du lịch với chúng tôi có các chuyên gia và các nhà khảo cứu chuyên về vùng sinh thái Amazon sẽ trình bầy những đề tài hấp dẫn như Tiến sĩ Valerie Mock nói về “Thế giới cổ và Thế giới mới: Cuộc trao đổi Colombo”, hay đề tài “Những khai thác thương mại dẫn đến việc tàn phá rừng mưa Amazon thế nào”. Chuyên gia Tommie Sue Montgomery trình bày về “Amazonia và Môi trường”, v.v…
Lịch sử việc thám hiểm Sông Amazon
Amazon ở Nam Mỹ là con sông lớn nhất xả nước trên thế giới và, theo một số tác giả là sông dài nhất thế giới.
Hai sông Mantaro và Apurimac hợp lưu, và với các nhánh sông khác tạo thành sông Ucayali và rồi lại giao lưu với sông Marañón thượng nguồn của Iquitos, Peru, để hình thành thân chính của Amazon mà Brazil gọi phần này là sông Solimões trên phần hợp lưu với sông Rio Negro ở Manaus mà Hội nghị về nuớc tại Bồ Đào Nha gọi là “Encontro das Águas”. Manaus là thành phố lớn nhất trên con sông Amazon.
Trung bình mỗi giây sông Amazon xả nước khoảng 209.000 mét khối (7.400.000 cu ft, hay 209.000.000 Lít, hay 55.000.000 US gallons ) nghĩa là chừng 6.591 km khối mỗi năm (1.581 cu mi) (lớn hơn tổng số bảy lần các sông lớn kế tiếp khác trên thế giới cộng lại). Cũng có nghĩa là sông Amazon xả nước 20% tổng số của việc xả vào đại dương toàn cầu. Lưu vực Amazon là lưu vực thoát nước lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 7.050.000 km vuông (2.720.000 dặm vuông).
Lịch sử thời tiền nhà thám hiểm Columbo tới Mỹ châu
Khu định cư của con người đầu tiên được tìm thấy thường dựa trên những ngọn đồi thấp hay gò. Năm loại gò được khảo cổ học ghi nhận trong khu vực Amazon: gò nhân tạo, nền tảng đất nhân tạo cho toàn bộ ngôi làng, gò đất và rặng núi để tu luyện, đường và các kênh rạch, và gò hình tượng, cả hình học.
Có bằng chứng cho thấy các khu vực xung quanh sông Amazon đã có những khu định cư có quy mô lớn của người bản địa, chủ yếu là do những tộc trưởng đã phát triển nên.
Các nhà khảo cổ ước tính rằng vào thời điểm ông De Orellana người Tây Ban Nha thám hiểm Amazon vào năm 1541, đã có hơn 3 triệu người dân bản địa sống xung quanh Amazon. Những khu định cư thời tiền Columbo này đã có nền văn minh phát triển cao độ. Ví dụ, người dân bản địa thời tiền Columbo trên đảo Marajó đã có cộng đồng phân tầng xã hội và có thể hỗ trợ dân số khoảng độ 100.000 người.
Để đạt được mức độ phát triển như vậy, cư dân bản địa của rừng nhiệt đới Amazon biết thay đổi hệ sinh thái rừng bằng cách trồng trọt chọn lọc và sử dụng lửa. Các nhà khoa học cho rằng bằng cách đốt khu vực rừng liện tục, người dân bản địa làm cho đất để trở nên giàu chất dinh dưỡng. Điều này tạo ra vùng đất tối được gọi là ‘terra preta de indio’ (đất đen người indio).
Bởi vì có đất đen tốt, các cộng đồng bản địa đã có thể làm cho đất màu mỡ và do đó bảo đảm cho nông nghiệp quy mô lớn cần thiết để hỗ trợ các quần thể cư trú lớn và các cấu trúc xã hội phức tạp của họ. Cuộc nghiên cứu khác đã đưa ra giả thuyết rằng việc thực hành canh tác đất thay phiền này bắt đầu vào khoảng 11.000 năm trước đây. Một số nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng của nó lên hệ sinh thái rừng và khí hậu khu vực ảnh hưởng về lượng mưa thấp hơn tại các lưu vực sông Amazon.
Nhiều bộ tộc bản địa tham gia vào chiến tranh triền miên, nhà thám hiểm James Stuart Olson đã viết: "Việc bộ tộc Munduruku bành trướng đả phá vỡ và di dời bộ tộc Kawahíb, các bộ lạc đã phân tán thành các nhóm nhỏ hơn nhiều ... Người dân Munduruku được người châu Âu chú ý đến đầu tiên vào năm 1770 khi họ bắt đầu một loạt các cuộc tấn công trên bình diện rộng các khu định cư của người Brazil cùng trên bờ sông Amazon. "
Những người Âu châu tiền phong khám phá ra Amazon
Theo tài liệu còn ghi lại thì tháng ba năm 1500, nhà thám hiểm Tây Ban Nha là Vicente Yáñez Pinzón là người châu Âu đầu tiên đi thuyền lên sông Amazon.
Pinzón đặt tên là sông Río Santa María del Mar Dulce (Sông Thánh Maria Biển Khơi Dịu Hiền), sau đó rút ngắn Mar Dulce (Sông Biển Dịu Hiền), theo nghĩa đen là biển ngọt ngào, vì nước sông ngọt của nó chảy ra ngoài đại dương.
Gonzalo Pizarro lên đường vào năm 1541 để khám phá phía đông của Quito bên nội địa Nam Mỹ muốn tìm kiếm "thành phố vàng El Dorado, " và "thung lũng của quế La Canela ". [14] Có nhà thám hiểm Francisco de Orellana làm phụ tá. Sau khi di chuyển được 170 km (110 dặm), sông Coca hợp giao với sông Napo (tại một điểm mà nay được biết đến là cảng Puerto Francisco de Orellana), đoàn dừng lại một vài tuần để xây dựng một chiếc thuyền hầu đi lên thượng nguồn từ ngã ba này. Họ tiếp tục đi về phía hạ lưu sông qua một khu vực không có người ở, nơi mà họ không thể tìm ra thức ăn. Vì thế Ông Orellana được lệnh đi theo sông Napo, sau đó được gọi là Río de la Canela (sông Quế) và trở về có đầy đủ thực phẩm cho đoàn thám hiểm. Dựa trên thông tin tình báo nhận được từ một tù trưởng bản địa có tên là Delicola, họ mong sẽ có thức ăn trong vòng một vài ngày ở phía hạ lưu một dòng sông khác ở phía bắc.
De Orellana cùng với khoảng 57 người, một chiếc thuyền, và một số ca nô rồi rời nhóm Pizarro vào ngày 26 Tháng 12 1541. Tuy nhiên, Ông De Orellana dường như bỏ không để ý tới ngã ba (có lẽ ở Aguarico) và lạc lối, nơi mà ông đã muốn tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm cho đoàn của mình. Vào thời điểm khi ông và đoàn tùy tùng đến một làng khác, nhiều người trong số họ đã bị bệnh do bị đói và ăn phải "câh có độc" nên gần chết. Bảy người đàn ông chết tại ngôi làng đó. Những người còn lại đe dọa bạo loạn nếu ông Orellana không quay trở lại để tham gia cùng đoàn thám hiểm với ông Pizarro. Ông chấp nhận thay đổi mục đích của cuộc thám hiểm để khám phá vùng đất mới nhân danh vua Tây Ban Nha, và họ xây dựng một chiếc thuyền lớn hơn mục đích đi về hướng hạ lưu.
Sau một cuộc hành trình chừng 600 km xuống hạ lưu sông Napo họ đạt đến một ngã ba lớn hơn nữa, tại một điểm gần Iquitos hiện đại, và sau đó đi về phía thượng lưu Amazon, nay gọi là Solimões, đi cho thêm 1.200 km (750 dặm) ở hợp lưu của nó với sông Rio Negro (gần với thành phố Manaus hiện đại). Họ tới địa điểm này vào ngày 3 tháng 6 năm 1542.
Trên sông Nhamundá, một nhánh của Amazon hạ lưu từ thành Manaus, đoàn thám hiểm Orellana đã có một trận chiến khốc liệt với các chiến binh người được lãnh đạo bởi những nữ chiến binh ác liệt. Những nữ chiến binh này không ngại dùng dùi cui đánh đàn ông của họ nếu họ rút lui.
Những người của đoàn Orellana bắt đầu đề cập đến những người phụ nữ này như là chiến binh Amazon như trong thần thoại Hy Lạp. Con sông ban đầu được biết đến với tên là sông Marañón hoặc sông Rio de Orellana (phần sông này về phía Peru nay vẫn còn gọi là sông Marañón ). Sau này được gọi là sông Rio Amazonas, tên mà cả người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đều công nhận.
Về nhiệm vụ ban đầu của việc tìm kiếm quế, Pizarro đã báo cáo với vua Bồ Đào Nha rằng họ đã tìm thấy cây quế, nhưng họ không thể thu hoạch được lợi nhuận. Trong thực tế, cây quế đúng danh (Cinnamomum verum) là không có nguồn gốc Nam Mỹ. Cây quế có liên quan và chứa chất quế (thuộc họ Lauraceae) là khá phổ biến trong lưu vực Amazon và đoàn Pizarro tìm thấy là loại quế này. Đoàn thám hiểm tới cửa sông Amazon bên bờ Đại Tây Dương vào ngày 24 tháng 8 năm 1542, chứng tỏ thực tế là của sông lớn này có thể thông thương và tầu bè đi lại dễ dàng.
Năm 1560 một nhà thám hiểm Tây Ban Nha khác là Lope de Aguirre, có thể là người thứ hai đã đã đi theo xuống hạ nguồn sông Amazon. Nhưng các nhà sử học không chắc chắn rằng sông mà ông đi theo xuống là sông Amazon hay sông Orinoco, vì sông Orinoco chạy ít nhiều song song với Amazon về phía bắc.
Nhà thám hiểm Bồ Đào Nha khác là Pedro Teixeira là người châu Âu đầu tiên đi ngược dòng lên toàn bộ sông Amazon. Ông đến Quito vào năm 1637, và trở về thông qua cùng một tuyến đường. [15]
Từ năm 1648 tới 1652, đoàn thám hiểm hỗn hợp Bồ Đào Nha Ba Tây Brazil dẫn đầu bởi António Raposo Tavares đã làm cuộc thám hiểm từ São Paulo đi bộ đến miệng sông Amazon, đoàn điều tra nhiều phụ lưu của sông này, bao gồm cả sông Rio Negro, cuộc thám hiểm bao gồm một khoảng cách hơn 10.000 cây số vuông (tức 6.214 dặm).
Vào cuối thập niên 1600 Linh mục Dòng Tên Samuel Fritz người Tây Ban Nha, vị tông đồ của Omaguas, đã thành thành lập tới chừng 40 làng mục vụ truyền giáo theo dòng sông Amazon.
Những làng mạc và giáo điểm truyền giáo đó các quốc gia như Brazil, Ecuador, Bolivia, Colombia, Peru và Venezuela đều công nhân. Họ cũng gọi là các khu định cư thuộc địa, các giáo xứ tôn giáo đã được thành lập dọc theo bờ con sông chính Amazon và các nhánh , các khu thương mại, buôn bán nô lệ, và ghi nhận các khu vực với mục đích phúc âm hóa giữa các dân tộc bản địa rộng lớn rừng nhiệt đới, chẳng hạn như Urarina.
Tại sao gọi tên là Amazon?
Theo tài liệu còn ghi lại thì tháng ba năm 1500, nhà thám hiểm Tây Ban Nha là Vicente Yáñez Pinzón là người châu Âu đầu tiên đi thuyền lên sông Amazon. [13] Pinzón đặt tên là sông Río Santa María del Mar Dulce (Sông Thánh Maria Biển Khơi Dịu Hiền), sau đó rút ngắn Mar Dulce (Sông Biển Dịu Hiền), theo nghĩa đen là biển ngọt ngào, vì nước sông ngọt của nó chảy ra ngoài đại dương.
Trước khi tìm hiểu về dòng sông Amazon, rừng già mưa nhiệt đới, lưu vực Amazon và những vấn đề như môi trường, khu vực sinh thái, dân bản địa, nguồn nước và tầm quan trọng của Amazon với toàn thể thế giới, nhân cơ hội này có lẽ đề tài về “Nữ chiến binh Amazon là ai?” cũng là dịp đề chúng ta tìm hiểu về một huyền thoại đã từng vừa là sự tích quan trọng vừa lãng mạng trong nền văn minh và lịch sử của Hy Lạp, đã từng là đề tài cho biết bao phim ảnh, và ngay cả ngày nay một trang điện toàn bán hàng lớn nhất thế giới cũng có tên là Amazon.com
Tìm hiểu về Nữ chiến binh Amazon là huyền thoại hay là thực
Trên bình diện khảo cổ, các nữ chiến binh Amazon thường được miêu tả trong các trận chiến với các chiến binh Hy Lạp trong nghệ thuật chiến tranh cổ điển như các hình vẽ trên bình gốm, tượng chiến trên các phù diêu…
Nữ chiến binh Amazon cũng từng được liên kết với các nhân vật lịch sử trong suốt thời kỳ Đế chế La Mã và thời kỳ cổ đại sau đó. Trong lịch sử La Mã, có nhiều báo cáo về các cuộc đột kích của chiến binh Amazon tại Anatolia. Tên Amazon của họ đã trở thành một thuật ngữ cho nữ chiến binh nói chung. Người ta cho rằng người Amazon đã thành lập các thành phố và đền thờ ở Smyrna, Sinope, Cyme, Gryne, Ephesus, Pitania, Magnesia, Clete, Pygela, Latoreria và Amastris ở miền Trung Đông.
Trên thực tế phụ nữ người Scythia là cơ sở về huyền thoại chiến binh Amazon. Herodotus là người đầu tiên nói về những nữ chiến binh này có liên quan đến người Scythia, một khu vực giáp biên giới của Scythia với Sarmatia (nay là lãnh thổ Ukraine).
Câu chuyện về nữ chiến binh Amazon do Herodotus kể như thế nào?
Nhiều ngàn năm trước đây, một nhóm những kẻ xâm lược Hy Lạp đã mạo hiểm đi vào miền đất mà bây giờ là miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Đi ngang qua thảo nguyên, họ gặp một nhóm các chiến binh phụ nữ. Những người Hy Lạp bắt cóc họ, khóa họ trong những chiếc thuyền của họ, và lên thuyền về nhà. Nhưng các chiến binh Amazon đã trốn thoát. Họ thu hồi lại được vũ khí của họ và giết những kẻ bắt cóc của họ.
Họ là những người quen đi ngựa và không biết làm thế nào để đi thuyền, các tàu thuyền này đã đi lạc quá xa. Cuối cùng, họ đã cập đất liền ở vùng Crimea. Họ lên bờ và lấy trộm được một số ngựa. Họ bắt đầu đi lang thang, tập trung vào cướp bóc và phát triển sức mạnh của họ.
Gần đó có khu định cư của người Scythia. Hầu hết người Scythia là những người du mục, người cưỡi ngựa trên thảo nguyên. Những người Scythia là những gia buôn bán giàu có đã từng định cư tại các thị trấn. Để tránh bị cướp đột nhập, lãnh đạo người Scythia đã phái các thám tử đi tuần tra bên ngoài và họ đã khám phá ra rằng kẻ cướp phá là các phụ nữ kỳ lạ có tên là Amazon.
Câu chuyện được nhà khảo cứu văn chương cổ điển tên là Adrienne Mayor hiện tại có trụ sở ở đại học Stanford, người mà tất cả là chuyên gia cho là một nghiên cứu gia hàng đầu thế giới về các chiến binh nữ cổ đại Amazon. Trong sách "The Amazons: Lives and Legends of Warrior Women Across the Ancient World – Amazon: Đời sống và Huyền sử của các Nữ Chiến binh trong Thế giới Cổ đại".
Bà tiếp nối câu chuyện như sau: Những người Scythia thấy các kẻ cướp biển nữ Amazon rất hấp dẫn. Họ đã lên kế hoạch thay vì đưa binh lính đi giết những kẻ cướp biển, họ tập hợp một nhóm thanh niên trẻ đẹp để đi chiêu dụ những phụ nữ này. Xem ra cuộc sống ở thị trấn dù sang trọng, nhưng như thiếu một điều gì đó: các phụ nữ Hoàng gia Scythia chủ yếu ở trong nhà, làm việc nhà và cảm thấy chán. Có lẽ một số phụ nữ Amazon không sợ hãi, táo bạo có thể làm cuộc sống thêm gia vị lên hương…
Thế rồi nhóm thanh niên mạo hiểm đi ra ngoài thành và họ đã tìm thấy các phụ nữ cưỡi ngựa này. Họ dựng trại và đi lang thang quanh đó chờ đợi cho đến một buổi chiều, một phụ nữ Amazon duy nhất đi bộ một mình. Adrienne Mayor viết trong "Amazon: Cuộc sống và Huyền sử " rằng: “Khỏi phải nói lên lời, một chàng thanh niên đã tiến tới ve vãn cô nàng Amazon và nàng đã đáp lại. Họ yêu nhau ngay trên bãi cỏ... Sau đó, cô nàng Amazon ra dấu hiệu rằng ngày hôm sau cũng muốn anh ta trở lại điểm này và mang một người bạn. Nàng nói rằng nàng cũng sẽ mang một người bạn nữa."
Chẳng bao lâu, người Amazon và người Scythia củng cố doanh trại của họ, và những người đàn ông trẻ tuổi đã đưa ra một đề nghị: Tại sao các nàng không trở lại và sống với họ? Họ có tiền, nhà cửa và cha mẹ - chắc chắn sẽ ổn định cuộc sống sẽ tốt hơn cuộc sống trên thảo nguyên.
Nhưng phụ nữ Amazon không tin, trại lại đã đưa ra một đề nghị: Tại sao các chàng trai không rời khỏi thị trấn phía sau và sống cuộc đời phiếu lưu như họ: cưỡi ngựa, cướp bóc, và ngủ dưới ánh sao? Thế rồi những chàng trai bỏ lại mọi sự khăn gói quả mướp lên đường…
Herodotus tường thuật rằng những người Sarmatian, là hậu duệ do sự kết hợp giữa người Amazon và Scythia đã tạo ra một xã hội đặc trưng bởi sự bình đẳng giới tính, trong đó nam và nữ đã bình đảng trong cuộc sống.
Về phần Adrienne Mayor thì nhận định rằng: “Đó là một câu chuyện, trong đó câu trả lời cho câu hỏi ai là người thống trị và ai là người bị thuần hoá là: không ai cả."
Câu hỏi tự nhiên, khi ta phải đối mặt với một câu chuyện như thế này là: Nó đúng như thế? Trong "Amazon" tác giả Adrienne Mayor lập luận rằng, mặc dù nó không phải là sự thật trong tất cả các chi tiết của nó, nó vẫn đúng đa phần. Bằng chứng, bà viết, chỉ ra thực tế rằng có thực sự là có người Amazon: trong một số các vật khảo cổ đào được Âu Á, có tới 37% ngôi mộ chứa xương và vũ khí của những phụ nữ cỡi ngựa đã chiến đấu bên cạnh đàn ông.
Bà Adrienne Mayor viết: "Các mũi tên dùng để săn bắn và chiến đấu, là những vũ khí thông dụng nhất được chôn cùng với phụ nữ, nhưng kiếm, dùi đui, dao găm, áo giáp, lá chắn và đá cuội dùng để bắn nỏ cũng được tìm thấy tại các mộ". Đây là những phụ nữ mà người Hy Lạp gặp phải trong các cuộc thám hiểm xung quanh Biển Đen; họ đã truyền cảm hứng cho những câu chuyện tương tự trong số những du khách từ Ba Tư, Ai Cập, Trung Quốc, và những nơi khác.
Ở Hy Lạp, nữ chiến binh Amazon là đối tượng cho những câu chuyện lãng mạn quyến rũ. Xã hội của họ, trong đó cả nam giới và phụ nữ đều có thể thể hiện được nhệ thuật chinh chiến và võ trang, điều này đối lập với xã hội Hy Lạp, trong đó chỉ có nam giới mới có thể dũng cảm. Bà Mayor bình luận rằng: “Các câu chuyện Hy Lạp về người Amazon, nó đã thể hiện mong muốn của người Hy Lạp cổ đại về bình đẳng giới tính.”
“Trong một thời gian dài, hầu hết mọi người đều lập luận rằng những người Amazon trên những chiếc bình Hy Lạp hoàn toàn tượng trưng – tiểu biểu cho những cô gái trẻ chưa cưới. Việc giải thích này đã bị thách thức bởi vô số những vật dụng về khảo cổ học. Những khám phá cho thấy có những phụ nữ thực đã cư xử như những người Amazon: họ mặc cùng bộ quần áo, đã sử dụng vũ khí, đã cưỡi ngựa và đã sống cùng thời với những người Hy Lạp cổ đại. Giờ đây chúng ta có thể biết một cách cụ thể là cuộc sống của Amazon như thế nào. Có thể khẳng định rõ ràng là người Amazon là những người du mục Scythia sống trên lãnh thổ phía Bắc của Biển Đen - khoảng giữa Balkans về phía tây và vùng Caucasus về phía đông.
Bà Mayor khẳng định rằng: “Họ không phải là ‘những trinh nữ ghét đàn ông’ nhưng chỉ đơn giản là thành viên của "dân tộc nổi tiếng vì có những phụ nữ mạnh mẽ và tự do". Không ai biết từ "Amazon" xuất phát từ đâu - nó không phải là tiếng Hy Lạp - nhưng có một số giải thích khả đáng, bao gồm cả một từ của Iran cổ đại có nghĩa là "chiến binh”. Nghệ thuật chiến tranh ở Hy Lạp tập trung vào bộ binh - đó là, về những người đàn ông có vỏ bọc giáp “amored”. Bà Mayor viết: "Con ngựa là bộ cân bằng tuyệt vời, trên lưng ngựa cùng với cung và mũi tên, điều đó có nghĩa là một người phụ nữ có thể vừa nhanh và vừa chết người, như một người đàn ông".
Người Hy Lạp, tất nhiên, đã bị cuốn hút bởi cuộc sống tình dục của người Amazon. Họ đã đưa ra tất cả các ý tưởng mơ hồ - rằng họ là những người đồng tính luyến ái, họ có một vú để dễ bắn cung, đã giết con cái của họ, hoặc rằng họ đã giao phối với những người lạ một lần mỗi năm để duy trì một xã hội toàn nữ, hoặc là trinh nữ Amazon phải giết một người đàn ông trước khi mất trinh. Ý tưởng là phụ nữ Amazon, theo một nghĩa nào đó, đã từ bỏ nữ tính của họ.
Thực tế cuộc sống gia đình của người Amazon rất khác. Các hay nhất để hiểu về "Tình dục người Amazon" Bà Mayor lý giải cho thấy rằng: "nó mạnh mẽ, lộn xộn, diễn ra ở ngoài trời, ngoài hôn nhân, vào mùa hè, với bất kỳ người đàn ông mà phụ nữ Amazon quan tâm giao phối với".
Phần lớn đề tài về "Amazon" được dành để khai thác và khám phá cuộc sống thực tế của người Amazon đã biến thành huyền thoại như thế nào. Ở Hy Lạp, phần lớn việc thần thoại hóa được cấu tạo xung quanh tư duy: "Điều gì sẽ xảy ra nếu các anh hùng Hy Lạp của chúng ta gặp phải một đám phụ nữ Amazon?” Bà Mayor trả lời trong một cuốn sách khác của bà có tựa đề là ‘Amazons in Love and War’ , bà nói: “Tất nhiên lửa tình sẽ dấy lên!” thực tế là như vậy vì có rất nhiều câu chuyện về tình yêu cũng nhữ những chuyện về chiến tranh. Nhưng chuyện tình yêu, trong khi đó , khác nhau một cách quan trọng.
"Trong những câu chuyện mà người Ba tư và người Ai Cập kể, họ thường bị lôi cuốn bởi những phụ nữ họ đang chiến đấu với. Động lực là của họ là chúng tôi muốn các nữ chiến binh đó ở bên cạnh, chúng tôi muốn họ như những người bạn và người yêu." Một trong những câu chuyện yêu thích của Mayor được phổ biến ở Ai Cập, Iran, và những nơi khác, "chuyện một hoàng tử chiến đấu với một nàng công chúa chiến binh; họ đấu ngang sức nhau và cuộc chiến tiếp tục diễn ra, rồi khi họ ngồi xuống nghỉ ngơi, họ rơi vào tình yêu ".
Ngược lại, người Hy Lạp thường trình bày một "kịch bản có tích cách độc nhất, huyền bí và tối tăm: tất cả các chiến binh Amazon đều phải chết, cho dù họ có sức lôi cuốn đến mấy chẳng nữa, hay cho dù anh hùng thế nào cũng vậy".
Người Hy Lạp ngưỡng mộ chiến binh Amazon. Khác với những kẻ thù khác của Hy Lạp, Người Amazon không bao giờ được trình bày trong nghệ thuật Hy Lạp như là nhữnbg kẻ chạy trốn khỏi nguy hiểm hoặc cầu xin lòng thương xót. Tuy nhiên, sự lãng mạn cuối cùng giữa một người đàn ông Hy Lạp và một phụ nữ Amazon luôn được cho là không có thể xẩy ra. Bà Mayor giải thích: "Mỗi một phụ nữ Amazon mà chúng ta nghe thấy trong huyền thoại Hy Lạp là một vị anh hùng – những anh hùng là những người bình đẳng với các anh hùng Hy Lạp vĩ đại nhất. Trong các trình bày của người Hy Lạp về phụ nữ Amazon, ta có thể nhận ra một khao khát và mong muốn dứt điểm về vấn nạn căng thẳng giữa lựa chọn là "Vâng, chúng tôi muốn họ là bạn của chúng tôi" nhưng đồng thời "Chúng tôi không thể như thế được vì chúng tôi muốn kiểm soát phụ nữ của chính tôi”.
Dầu vậy, nữ chiến binh Amazon có một vị trí đặc biệt trong đời sống của phụ nữ Hy Lạp. Người Amazon có mặt ở khắp mọi nơi, trên đồ gốm của phụ nữ, trên bình nước hoa, trên các hộp đồ trang sức, trên các thiết bị may... Đó là một điều gì bí ẩn về cuộc sống riêng tư ở Hy Lạp.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mưa Rơi
Nguyễn Bá Khanh
19:15 07/03/2017
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Ảm đạm trời đông se lạnh giá
Đường về lối nhỏ vẫn còn mưa
(Trích thơ của Thu Dung Nguyễn)