Ngày 05-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dầu Thánh
Lm Vũđình Tường
04:59 05/03/2015
Dầu ôliu nguyên chất được Đức Giám Mục làm phép vào Thứ Năm Tuần Thánh được gọi là dầu thánh dùng vào việc thánh hiến các dụng cụ thánh và xức dầu trong một số bí tích. Có ba loại dầu khác nhau và phân biệt nhờ mầu sắc, mùi vị khác nhau. Mùi vị, mầu sắc có được là do dầu được pha trộn với một hợp chất tinh tuyền được lấy từ một số loại cây tuyển chọn, rồi dùng tinh dầu này pha với tinh dầu của trái ôliu.

Hàng năm trong Tuần Thánh linh mục địa phận quy tụ với giám mục địa phận trong lễ Truyền Dầu vào Thứ Năm Tuần Thánh. Sau khi truyền phép linh mục chánh xứ nhận dầu mang về giáo xứ để dùng trong năm. Dầu này được cất cẩn thận trong tủ khoá.

Trong Cựu Ước có nhiều đoạn ghi lại việc xử dụng dầu trong các nghi thức đăng quang quan trọng trong xã hội cũng như trong phụng vụ Giáo Hội. Nghi thức xức dầu dùng trong các ngày lễ vua đăng quang hay linh mục thượng phẩm. Muốn biết thêm chi tiết xin xem các đoạn trong sách Xuất hành chương 30 và sách Lêvi chương 8.
Nguồn gốc chữ Chrism có lẽ cùng nguồn gốc với chữ Christ có nghĩa ‘Đấng được Xức Dầu tấn phong). Các thánh giáo phụ ghi nhận việc xức dầu là dấu chỉ bề ngoài xác định niềm tin bên trong mắt thường không thể nhìn thấy nhưng nói lên đức tin của tâm hồn. Thánh Ambrô kính viếng dầu thánh như là dấu chỉ của ân sủng. Các vị khác coi dầu thánh như là vật thánh ban ân thánh hoá cho các Kitô hữu. Đức Giáo Hoàng Bênidictô 16 xác định

Dầu Thánh là dấu chỉ của ân sủng Chúa.

Dầu thánh được dùng trong các trường hợp thánh hiến thánh đường, chuông và bàn thờ, chén thánh, dĩa thánh bởi những dụng cụ này được dùng trong việc cử hành thánh lễ. Dầu thánh dùng trong bí tích thanh tẩy. Có hai lần xức dầu. Xức dầu lần đầu mang í nghĩa thanh tẩy và thánh hiến em bé đó cho Thiên Chúa. Xức dầu lần hai mang í nghĩa ban ơn sức mạnh để trong tương lai chu toàn ba nhiệm vụ của Kitô hữu đó là sứ vụ linh mục, tiên tri và vương đế. Bí tích thêm sức người đó được xức dầu để nhờ ơn Thánh Thần Chúa hướng dẫn đồng thời ban sức mạnh chu toàn tốt đẹp ba sứ vụ nêu trên. Xức dầu bệnh nhân giúp người bệnh được mạnh nếu điều đó làm đẹp lòng Chúa đồng thời tăng sinh lực chống lại các cám dỗ và nếu có tội thì được tha. Khi truyền chức linh mục giám mục xức dầu hai tay linh mục. Khi truyền chứ giám mục thì giám mục chủ tế sức dầu trên đầu vị tâm giám mục với í nghĩa thánh hiến và thánh hoá con người và công việc người đó sẽ đảm trách.

Dầu thánh được dùng trong phụng vụ mang í nghĩa đặc biệt. Dầu ôliu được chọn làm dầu thánh vì tự bản chất của dầu vừa tốt cả về phẩm lẫn ít bị thái hoá do khí hậu và thời gian nên dầu được chọn biểu trưng cho sự giầu mạnh, bền bỉ và tốt lành của ân sủng Chúa. Hương thơm được pha trộn tượng trưng cho các đức tính cao quí, ngạt ngào hương thơm, tốt lành trong đạo. Dầu tượng trưng cho sức mạnh trong khi hương thơm tượng trưng cho sự bền bỉ.

Việc sức dầu tượng trưng cho việc lãnh nhận ân sủng Chúa và sức mạnh tinh thần cần thiết giúp người Kitô hữu sống đạo, chống lại tàn phá, huỷ diệt của cơn cám dỗ đồng thời toả hương thơm Lời Chúa cho tha nhân.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Thanh tẩy đền thờ
Lm Jude Siciliano OP
20:18 05/03/2015
Chúa Nhật III Mùa Chay (B)
Xuất Hành 20: 1-17; T.vịnh 19; I Côrintô. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25

THANH TẨY ĐỀN THỜ

Chúng ta quen đặt tiêu đề cho bài đọc trích sách Xuất Hành hôm nay. Thông thường tiêu đề ấy là “Mười Điều Răn”. Nhưng trong bản văn Hípri, các lời ấy không được gọi là “Những Điều Răn”, mà đơn thuần chỉ được biết đến như là “Mười Lời Truyền”. Liệu điều này có thay đổi cách thức chúng ta lắng nghe và đáp lại những lời ấy không? Những lời ấy không phải là các điều luật buộc hay các điều cấm kỵ, nhưng đúng hơn là những lời hướng dẫn con người hiểu biết ý định của Thiên Chúa. Những lời ấy cho chúng ta biết điều gì Thiên Chúa không ưa thích – cũng là điều chúng ta nên tuân giữ.

“Mười Lời Truyền” hay ‘thập ngôn’, được cử hành trong khung cảnh phụng vụ như một canh tân giao ước với Thiên Chúa (Đnl 31,10). Thiên Chúa đã giải thoát Israel khỏi ách nô lệ và làm cho họ thành một dân thánh thiện. Về phía họ, dân Israel chấp thuận ý định của Thiên Chúa để trở thành một dân được lựa chọn và biểu hiện sự thánh thiện của họ, đồng thời tỏ bày lòng cảm tạ, biết ơn Thiên Chúa, bằng việc sống một cuộc đời ngay chính.

Mười Điều Răn không bao quát nhiều lãnh vực trong cuộc sống hằng ngày; Mười Điều Răn không có tính toàn diện. Thay vào đó, Mười Điều Răn chú trọng đến những hành vi thích hợp trong những tình huống ngoại thường, như việc thờ ngẫu tượng, giết người và xâm hại tài sản. Chúng là một tia sáng dẫn dắt hành trình cuộc đời chúng ta. Vì vậy, có một cách chuyển dịch khác, thay vì dùng từ “Điều Răn” chúng ta dùng từ “Hướng dẫn” hay “Giáo huấn”. Những lời ấy mặc khải ý định của Thiên Chúa, “hướng dẫn” chúng ta sống mối tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân. Chúng ta không tuân giữ Mười Điều Răn để làm vui lòng Thiên Chúa. Tuân giữ Mười Điều Răn để giúp chúng ta nhận biết đường hướng nào là tốt mà cuộc sống của chúng ta nên đi theo, ngõ hầu chúng ta sống đúng như dân thánh của Thiên Chúa.

Ba Tin Mừng đầu tiên đều đặt biến cố “Tẩy uế Đền Thờ” vào giai đoạn cuối trong sứ vụ của Đức Giêsu. Nhưng Gioan lại đặt biến cố này vào giai đoạn đầu. Hiển nhiên các tác giả đã không quan tâm đến vấn đề trình tự thời gian, nhưng có chủ ý thần học, muốn gởi đến chúng ta một ý nghĩa nào đó của trình thuật. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Gioan diễn tả Đức Giêsu hoàn trọn niềm hy vọng đã được các ngôn sứ tiên báo từ xa xưa. Ngôn sứ Malakhi (3,14) và Dacaria (14,1-21) đã tiên đoán thời kỳ của Đấng Thiên Sai, lúc Thiên Chúa đi vào Đền Thờ “cách bất ngờ” để “thanh tẩy và dọn sạch”.

Gioan xây dựng phần còn lại của trình thuật. Sứ vụ của Đức Giêsu sẽ lật ngược các lề luật tôn giáo và loại trừ lòng tham lam, thói đạo đức giả, thói nệ luật trong các thực hành tôn giáo. Đức Giêsu sẽ thiết lập một Đền Thờ mới và thánh thiện – Đền Thờ thân thể của Người – nơi Thiên Chúa và nhân loại sẽ bắt đầu một tương quan mới.

Khung cảnh diễn ra biến cố là ở sân ngoài Đền Thờ, khu vực dành cho dân ngoại. Đó là nơi rất nhiều thú vật được buôn bán trong dịp đại lễ Vượt Qua cho khách hành hương, những người từ xa đến. Những kẻ đổi tiền sẽ đổi các đồng ngoại tệ lấy đồng tiền dùng trong Đền Thờ. Họ thường ăn gian dân chúng khi đổi tiền. Một cách tinh tế, Gioan diễn tả Đức Giêsu có một thái độ ôn hòa hơn đối với những người buôn bán bồ câu, vốn là những của lễ dành cho người nghèo. Có lẽ Đức Giêsu nhớ lại cha mẹ của Người chỉ mua nổi cặp bồ câu khi hai ông bà lên Đền Thờ tiến dâng của lễ.

Các ngôn sứ như Giêrêmia và Dacaria cảnh báo về nạn tham nhũng trong Đền Thờ. Họ mường tượng một Đền Thờ thanh sạch, lý tưởng, nơi không có các cuộc thương mại, buôn bán. Đền Thờ thanh sạch này sẽ mở ra cho muôn dân. Ngay trước đoạn văn Tin Mừng này, Đức Giêsu đã thay nước thành rượu trong bữa tiệc tại Cana. Giờ đây, Đức Giêsu đang thay thế Đền Thờ bằng chính Người. Dân sẽ đi đến nơi nào để được Thiên Chúa tiếp đón ân cần, nồng hậu? Đối với Đức Giêsu, thân thể Phục Sinh của Người sẽ là Đền Thờ mới đó.

Sau này, Đức Giêsu sẽ nói với người phụ nữ Samaritanô (Ga 4) rằng việc thờ phượng Thiên Chúa đích thực thì không ở nơi này hay nơi kia, nhưng trong “thần khí và sự thật”. Con đường thờ phượng đích thực này sẽ được mở ra nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Các chức sắc tôn giáo muốn một “dấu lạ” chứng tỏ cho những điều Đức Giêsu đang làm và đang nói. Các phép lạ trong Tin Mừng Gioan là các dấu lạ, nghĩa là chúng mặc khải vinh quang của Đức Giêsu và chỉ ra rằng Người đến từ Thiên Chúa.

Các dấu lạ có thể mơ hồ: chúng có thể thúc đẩy đức tin chân thật, nhưng cũng có thể trình bày Đức Giêsu chỉ đơn thuần là một người hay làm những điều lạ thường. Đấy là một câu trả lời không xứng hợp với con người đích thực của Đức Giêsu – Đấng mặc khải về Thiên Chúa. Sau này, Đức Giêsu sẽ nói về các dấu lạ mà Người thực hiện trước các môn đệ, rằng “phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Đức Giêsu chán ngán những người dâng hiến bản thân cho Người chỉ vì những phép lạ Người thực hiện. Họ không thể là những người môn đệ trung thành, đặc biệt khi các dấu lạ phi thường không còn, và cái chết của Người xảy đến.

Đức Giêsu vốn không loại trừ việc tôn kính và thờ phượng. Chúng ta là một nhà thờ thánh thiêng, nhưng chúng ta cần có Người thanh tẩy việc thờ phượng của chúng ta. Sau này trong Tin Mừng, một lần nữa Đức Giêsu sẽ bị đòi hỏi đưa ra dấu lạ và Người sẽ trao ban chính mình làm bánh hằng sống, làm lương thực mà qua đó chúng ta dự phần vào sự Phục Sinh của Người (Ga 6,30). Khi ăn Mình và uống Máu Thánh Chúa, chúng ta nhận thấy nhu cầu cần được thứ tha và thanh tẩy, mà thân xác Phục Sinh của Đức Giêsu mang lại cho chúng ta.

Chúa Phục Sinh đi vào trong đời sống chúng ta, tha thứ tội lỗi, tẩy sạch chúng ta, ngõ hầu chúng ta có thể thờ phượng Thiên Chúa cách xứng hợp. Chúng ta trở nên một Đền Thờ đã được thanh tẩy. Nhờ Đức Giêsu, “Ngôi Đền Thờ Phục Sinh” trong ba ngày, chúng ta được ban ơn tha thứ và được giải thoát. Chúng ta không đón nhận những ơn ấy bởi đã tuân giữ mọi nghi lễ một cách chi tiết và hoàn hảo, nhưng nhờ ân huệ chúng ta đã đón nhận nơi Đức Kitô.

Trong biến cố này, Đức Giêsu không chỉ đơn thuần đánh đuổi những kẻ buôn bán và tẩy sạch Đền Thờ. Gioan nói với chúng ta rằng đấy là thời gian chuẩn bị lễ Vượt Qua. Thêm nữa, lễ vật Vượt Qua hoàn hảo hơn đã được chuẩn bị và cái chết của Đức Giêsu sẽ thay thế cho mọi hy lễ trước đây đã được dâng hiến trong nhà Thiên Chúa.

Hành động giận dữ của Đức Giêsu có thể khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Có người đã diễn tả Đức Giêsu xuất hiện trong câu truyện Tin Mừng hôm nay như một “Đức Giêsu lực lưỡng, đầy cơ bắp”. Đôi khi những hình ảnh nhẹ nhàng về Đức Giêsu lại khiến Người trở nên quá nhu mì, yếu nhược. Nhưng câu truyện Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy làm thế nào một Đức Giêsu mạnh bạo và bị coi như tội phạm có thể làm xáo trộn những thực hành tôn giáo tỉ mỉ của hội đồng Đền Thờ và khiến cho người La Mã bắt đầu nghi vấn về vị ngôn sứ ngỗ ngược từ phương Bắc này. Đức Giêsu mà chúng ta đã nghe biết cách đây vài tuần đã giơ tay chạm vào bệnh nhân phong hủi, cũng chính là người đã chiến đấu chống lại Satan trong hoang địa và đã chiến thắng. Đấy cũng là Đức Giêsu, Đấng sẽ chấp nhận vác lấy thập giá của mình với cùng một lòng nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa, như Người tỏ cho chúng ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Có lẽ ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp một “Đức Giêsu lực lưỡng”.

Ngoài những hành động không ngay chính của các thương nhân buôn bán ở Đền Thờ, điều gì đã khiến Đức Giêsu giận dữ? Có lẽ, đó là chuyện Đền Thờ không mở ra cách công bằng với tất cả mọi người. Những đồng xu của người ngoại quốc có gì sai trái chăng? Tại sao những người ngoại quốc và đồng tiền của họ lại không thể tán dương Thiên Chúa trong cùng một cách thức như dân Do Thái bản xứ vẫn làm? Chẳng lẽ điều đó lại không thách thức một sự mở rộng và thân thiện trong các nơi thờ phượng của chúng ta hôm nay sao?

Có lẽ chúng ta thiếu “lòng nhiệt thành” với Đền Thờ riêng của mình, với ngôi nhà thờ của giáo xứ, và chúng ta tham dự việc thờ phượng trong Đền Thờ đơn thuần chỉ để đón nhận mà thôi. Liệu chúng ta có suy nghĩ xem làm thế nào để phục vụ và cổ võ Tin Mừng thông qua những công việc như thừa tác viên tại bàn thờ, những người đại diện của “Đền Thờ” trong cộng đoàn? Theo những ân huệ mà chúng ta lãnh nhận, chúng ta nên làm thế nào để xây dựng “ngôi nhà cầu nguyện” của chúng ta thành một nơi chào đón tất cả mọi dân tộc, đúng như Đức Giêsu nhiệt thành vẫn hằng mong ước.


Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


3rd SUNDAY OF LENT (B)-
Exodus 20: 1-17; Psalm 19; I Cor. 1: 22-25; John 2: 13-25

It is customary to give a title to today’s reading from Exodus. Usually it is called "The Ten Commandments." In the Hebrew text they aren’t called "Commandments," but are simply known as the "Ten Words." Does that change how we hear and respond to them? Not as laws and regulations, but more as a guide to understanding the will of God. They tell us what God rejects – and what we should as well.

The "Ten Words," or Decalogue, was celebrated in liturgical settings as a renewal of the covenant with God (Deuteronomy 31:10 ff). God liberated Israel from slavery and made the people a holy nation. The people, on their part, accepted God’s will to be the chosen people and to manifest their holiness and express their gratitude to God by living a just life.

The Ten Commandments don’t cover a lot of everyday life; they are not comprehensive. Instead, they address proper behavior in some marginal situations, like idolatry, murder and violation of property. They are a light to guide our journey. Hence, another translation for "commandment" is "direction" or "teaching." They reveal the will of God which "directs" our way of life with God and with neighbor. We don’t observe them to earn God’s pleasure. We use them to help us know the direction our lives should take so as to live as God’s holy people.
The first three gospels place the "cleansing of the Temple" at the end of Jesus’ ministry. But John has it at the beginning. Obviously these writers weren’t interested in chronology, but theology, the meaning of the narrative for us. In today’s passage John shows Jesus fulfilling the prophetic hopes of the prophets. Malachi (3:14) and Zechariah (14: 1-21) who had anticipated the messianic age when God would come "suddenly" into the Temple to "purify and cleanse it."

John is setting up the rest of his narrative. Jesus’ ministry will overturn the religious laws and drive out greed, hypocrisy and legalism in religious practice. He was going to establish a new and holy temple – the temple of his body – where God and humanity would enter into a new relationship.

The scene takes place in the outer courts of the Gentiles. That’s where a variety of animals were sold for the Passover feast to pilgrims who had traveled a distance. The moneychangers would exchange foreign coins for the acceptable Temple ones. They were known to defraud people in the exchange. In a subtle touch by John, Jesus shows a milder attitude towards the sellers of doves which were the offerings of the poor. Perhaps he remembered his own parents only being able to afford doves when they went to the temple to offer sacrifice.

Prophets like Jeremiah and Zachariah had warned against corrupting the Temple. They envisioned a purified, ideal Temple, where there would be no commerce. This purified Temple would have open access to all peoples. Just previous to this passage Jesus replaced water with wine at Cana. Now he is replacing the Temple with himself. Where will people go for a full and welcome reception by God? To Jesus, whose resurrected body will be that new temple.

Later Jesus will tell the Samaritan woman (John 4) that true worship of God is not in one place, but in "spirit and truth." The way to this true worship will be opened up by Jesus’ death and resurrection. The authorities want a "sign" to back up what he is doing and saying. The miracles in John’s Gospel are signs, meant to reveal Jesus’ glory and show that he has come from God.

Signs can be ambiguous: they can prompt genuine faith, but they can also present Jesus merely as a wonder worker. This is an inadequate response to who he is – the one who reveals God. Later, Jesus will say about the signs he performed before his disciples, "Blessed are they who have not seen and have believed" (20:29). Jesus is weary of those who will give themselves to him based on his performing spectacles. They cannot be faithful disciples, especially when the wonderful signs cease and the sign of his death takes their place.

Jesus has not eliminated cult and worship. We are a sacramental church, but we need him to cleanse our worship. Later in the gospel Jesus will again be asked for a sign and he will offer himself as living bread, the meal through which we share in his resurrection (6:30ff). When we eat the body and drink the blood of the Lord we are aware of our need for forgiveness and the cleansing Jesus’ resurrected body brings to us.

The risen Lord enters our lives, forgives our sins, cleansing us so that we can give fitting worship to our God. We become a cleansed temple. Through Jesus, the "temple raised up" in three days, we have been given forgiveness and freedom. We don’t receive them because we have followed detailed and perfect rituals, but through the gift we have received in Christ.

Jesus doesn’t just drive out the merchants and cleanse the temple. John tells us that it was preparation time for Passover. Another, more perfect Passover sacrifice is being prepared and Jesus’ death will replace the former sacrifices offered in God’s house.

Jesus’ angry actions might make some of us uncomfortable. Someone described the Jesus depicted in today’s story as "the muscular Jesus." Sometimes the gentle images of Jesus risk making him seem too soft. But today’s depiction shows us how the wild and convicted Jesus could ruffle the religious niceties of the Temple staff and cause the Romans to begin to wonder about this brash prophet from up north. The Jesus we heard about a few weeks ago who reached out and touched the leper, is the same one who wrestled with Satan in the desert and won. This is also the Jesus who will accept and bear his cross with the same zeal for God he shows us in today’s gospel. Perhaps we do meet today "the muscular Jesus."

What was it, besides the merchants’ dishonest practices, that stirred Jesus’ anger? Perhaps it meant that the Temple wasn’t open equally to all people. What was wrong with the coinage of foreigners? Why couldn’t foreigners and their money also praise God in the same way the local Jewish population did? Doesn’t that challenge the openness and hospitality of our places of worship?

Maybe we lack "zeal" for our own temple, our parish church, and attend worship merely to receive. Do we consider how we might serve and promote the gospel through our service as ministers at the altar and as representatives of our "temple" to the community? According to our gifts, our goal should be to make our "house of prayer" a welcome place for all peoples, as the zealous Jesus desires.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đồng sắp được phong thánh
LM Trần Đức Anh OP
09:37 05/03/2015
VATICAN. Song thân thánh nữ Têrêsa Hài Đòng Giêsu, Chân phước Louis và Zélie Martin, sẽ được phong Hiển thánh trong dịp Thượng HĐGM thế giới về gia đình vào tháng 10 năm nay.

Trên đây là lời tuyên bố của ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, trong buổi thuyết trình hôm 27-2-2015 ở Roma về vai trò của các thánh trong đời sống Giáo Hội. Ngài nói: ”Tạ ơn Chúa, vào tháng 10 năm nay, Ông Bà song thân của thánh nữ Thêrêsa thành Lisieux sẽ được phong thánh”.

Chân phước Louis và Marie Zélie Guérin Martin thành hôn năm 1858 và có 9 người con, trong đó có 4 người chết sớm. 5 người con còn lại đều đi tu, trong đó có thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Bà Zélie Martin qua đời lúc 45 tuổi, tức là năm 1877 vì ung thư, còn Ông Louis Martin qua đời năm 1894 thọ 70 tuổi. Ông Bà được phong chân phước hồi năm 2008.

Theo thủ tục thông thường, trước khi được phong thánh, còn cần phải có một phép lạ được nhìn nhận và sắc lệnh nhìn nhận phép lạ này sẽ được ĐTC cho công bố trước lễ Phục Sinh tới đây. Giai đoạn kế tiếp, ngài sẽ nhóm công nghị Hồng Y về vấn đề này đã tuyên bố ngày phong hiển thánh cho ông bà chân phước.

Theo trang thông tin điện tử của Đền thánh Lisieux bên Pháp, một cuộc khỏi bệnh đang được bộ phong thánh cứu xét, liên quan đến một bé gái Carmen thuộc giáo phận Valencia, Tây Ban Nha. Hài nhi sinh thiếu tháng và có nhiều biến chứng phức tạp đe dọa sinh mạng, nhất là bị xuất huyết não. Cha mẹ em đã cầu xin Ông Bà chân phước Louis Zélie Martin cứu giúp, sau đó em đã được sống sót và hiện vẫn khỏe mạnh.

ĐTC Phanxicô có lòng sùng kính đặc biệt đối với thánh nữ Têrêsa Hài Đồng. Ngài quen đặt ảnh thánh nữ trên kệ sách thư viện trong văn phòng của ngài khi còn là TGM giáo phận Buenos Aires.

Trong sắc tay màu đen, ngài thường đích thân cầm trong các chuyến viếng thăm ở nước ngoài, ngoài những vật dụng tùy thân còn có cuốn sách tự thuật của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (CNS 4-3-2015)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về sự sống
LM Trần Đức Anh OP
09:38 05/03/2015
VATICAN. ĐTC chống lại nạn bỏ rơi người già và kêu gọi các nhân viên y tế đảm bảo sự chăm sóc chống đau dành cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5-3-2015 dành cho 100 chuyên gia đang tham dự khóa họp toàn thể của Hàn lâm viện Tòa Thánh bảo vệ sự sống nhóm tại Vatican từ ngày 5 đến 7-3 tới đây về việc tăng cường trợ giúp người già và phát triển ngành y khoa chống đau.

ĐTC nói đến hiện tượng nhiều người già ngày càng ít được sự quan tâm của ngành y khoa chống đau và thường bị bỏ rơi. Ngài nói: ”Bỏ rơi chính là 'căn bệnh' trầm trọng nhất mà người già phải chịu và cũng là một bất công lớn nhất đối với họ: không thể bỏ rơi những người đã giúp chúng ta tăng trưởng khi họ cần đến sự giúp đỡ của chúng ta”.

ĐTC ca ngợi sự dấn thân về mặt khoa học và văn hóa của các thành viên Hàn lâm việc Tòa Thánh bảo vệ sự sống, để đảm bảo sao cho sự chăm sóc chống đau được dành cho tất cả những người đang cần. Ngài nói: ”Tôi khuyến khích những người chuyên nghiệp và các sinh viên hãy đi vào ngành chuyên môn trợ giúp này, nó không kém phần giá trị, nó đề cao giá trị của con người”.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”người già cần được sự săn sóc trước tiên của những người thân trong gia đình - lòng yêu thương của họ đối với người già không thể thay thế bằng những cơ cấu dù là hiệu năng nhất hoặc bằng những nhân viên y tế tài ba và bác ái nhất”.

Trong ngày họp đầu tiên hôm 5-3-2015, sau diễn văn khai mạc của Đức Cha Chủ tịch Ignacio Carrasco de Paula, khóa họp của Hàm lân viện bảo vệ sự sống bàn về chữa trị các bệnh suy thoái kinh niên, săn sóc y khoa và sử dụng các thuốc chống đau. Thứ sáu 6-3-2015, khóa họp bàn về các viễn tượng đạo đức đối với người già ở giai đoạn cuối đời và tháp tùng họ một cách xứng với nhân phẩm, cũng như phủ nhận mọi hình thức bỏ rơi hoặc làm cho chết êm dịu.

Sau cùng, thứ bẩy 7-3-2015, được dành cho các khía cạnh văn hóa xã hội và tinh thần, tình liên đới được áp dụng trong những hoàn cảnh cuối đời của ngừơi bệnh, cũng như các vấn đề pháp lý trong giai đoạn chót của cuộc đời. (SD 5-3-2015)
 
Triều đại Đức Phanxicô dưới cái nhìn Ả Rập
Vũ Van An
19:03 05/03/2015
Hai năm kể từ ngày Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm và Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng. Hai năm này đầy những mới lạ và những tường trình chưa nghe thấy bao giờ. Qua cuộc phỏng vấn ngày 3 tháng Ba của Zenit với nữ ký giả Hala Homsi, người Libăng, chuyên viên về các vấn đề tôn giáo của nhật báo Annahar từ năm 1995, chúng ta biết được một số nhận định về trang lịch sử này của Giáo Hội Công Giáo.

ZENIT: Cô nghĩ gì về biến cố lịch sử của việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm 2 năm trước đây?

Homsi: Việc từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI không phải chỉ là một biến cố lịch sử mà thôi. Ngài tạo nên luồng gió cải cách trong Giáo Hội, hơn bất cứ cố gắng cải cách nào khác, hiện thân cho một lòng can đảm chưa từng có. Với việc từ chức, ngài mở ra một tập tục mới, thay đổi một truyền thống liên quan tới chính chức vụ giáo hoàng, bằng một cử chỉ chưa từng có trong nhiều thế kỷ.

Ít nhất cũng có thể nói: quyết định của ngài nói lên nhân cách của ngài: đức khiêm nhường của một nhà thần học lỗi lạc, đức can đảm của một nhà tư tưởng, bản chất của một nhà văn nhiều tác phẩm, một người thích được nghỉ ngơi giữa chồng sách của mình hơn là tiếp tục nhịp sống mệt đuối hơi đối với ngài và đối với Giáo Hội. Ngài hành động theo đường hướng của những người tự do tự tại. Ngài là một vị giáo hoàng tự do.

ZENIT: Cô có nghĩ động lực “tạo phúc” (beneficent) của việc từ chức được người ta tiếp nhận một cách tốt đẹp không?

Homsi: có lẽ việc từ chức là do các lý do sức khỏe. Tuy nhiên, điều ngài làm không hề dễ dàng. Việc từ chức này khiến cho tính vững ổn của Giáo Hội bị thử thách, vì đã tạo ra một tình huống bất thường: đó là sự hiện diện của hai vị giáo hoàng tại Vatican, với những người tiếc nuối quá khứ vẫn còn tiếp tục ca ngợi vị giáo hoàng hưu trí.

Một khía cạnh đáng lưu ý nữa về việc từ chức của Đức Bênêđíctô là: dù đã diễn ra cách nay hai năm, nó vẫn chưa bị cất vào văn khố (archived). Sự kiện này khiến vị thư ký riêng của ngài là Đức TGM Georg Gänswein, ngày 12 tháng Hai, 2015, nói rằng việc ngài từ chức “diễn ra không hề vì áp lực từ bên ngoài” để bác bỏ các tin đồn cho rằng ngài từ chức do áp lực. Các nghi ngờ này dĩ nhiên do ác ý của những người không hài lòng với triều đại Đức Phanxicô tạo ra.

Tuy nhiên, sự thật vẫn là việc từ chức này do một người mạnh mẽ chứ không phải một người yếu đuối quyết định.

ZENIT: Đối với một số người, triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một “mùa xuân tin mừng” trong Giáo Hội. Cô có cùng một ý kiến như thế không?

Homsi: Điểm mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hệ ở khả năng của ngài trong việc hạ ngôi vị giáo hoàng xuống phía tín hữu và đem Giáo Hội gần lại người dân và người nghèo hơn. Và điều này xẩy ra vào ngay những giây phút đầu tiên lúc ngài được bầu làm giáo hoàng. Đây là một cuộc cách mạng đối với ngôi vị giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sống theo những gì ngài tin, dù việc này đòi phải phá bỏ nghi thức hay tục lệ. Người ta thấy rõ điều đó ngay từ lúc ban đầu: các tín hữu thấy tận mắt Đức Giáo Hoàng hành động ra sao, ngài hiện thân cho Tin Mừng cách nào ngay trước mặt họ. Điểm mạnh của Đức Phanxicô là việc ngài gần gũi người nghèo. Ngài là vị giáo hoàng biết hòa hợp Giáo Hội với người ta và nhắc nhở các giáo sĩ nhớ tới Lời Chúa và dẫn họ trở về nguồn. Do đó, ngài là vị giáo hoàng biết làm sáng khuôn mặt Giáo Hội sau những tai tiếng vốn làm nhơ khuôn mặt ấy.

Mùa xuân tin mừng ư? Đối với nhiều người, đúng như thế. Và theo tầm nhìn báo chí, tôi thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thấm nhiễm sâu vào cơ thể Giáo Hội một tinh thần canh tân lớn lao. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn là: người ta để ngài làm việc này đến chừng nào? Liệu ngài có thành công đem công trình canh tân của ngài tới hoàn thành hay không? Hiển nhiên, sứ mệnh của ngài sẽ không dễ dàng.

ZENIT: Cô nghĩ gì về những người tố cáo Đức Giáo Hoàng Phanxicô là “cộng sản”?

Homsi: Đó chỉ là đàm tiếu rải rác. Có lẽ, nếu người Cộng Sản mà như được Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì hẳn người ta sẽ gọi họ là “tin mừng” rồi! Sự thực là Đức Giáo Hoàng có người ủng hộ và có người chống đối. Ngài có địch thủ trong Giáo Triều, trong Giáo Hội và cả ở bên ngoài nữa. Phong thái cải cách của ngài không làm vừa lòng mọi người. Những lời tố cáo nhắm vào ngài, như những lời tố cáo ngài là cộng sản, là hỗn loạn hay là “người hủy diệt phẩm giá ngôi vị giáo hoàng” đều là những mưu toan rải rác chỉ tổ cho thấy có cuộc chiến cải cách mà Đức Giáo Hoàng đang thi hành mà thôi.

ZENIT: Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn đặc biệt lưu ý tới Trung Đông. Thí dụ, tôi còn nhớ buổi cầu nguyện cho hòa bình ở Syria, cuộc tông du Jordan và Palestine (thực tế là nhìn nhận Quốc Gia Palestine), buổi cầu nguyện cùng với Chủ Tịch Palestine và Tổng Thống Do Thái ở Vatican. Cô tóm lược ra sao hình ảnh được phản chiếu tại Trung Đông?

Homsi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất nổi tiếng tại Trung Đông, nhất là tại Li Băng; ngài được dân chúng mộ mến và hình ảnh ngài ở khắp mọi nơi. Nói trong tư cách một Kitô hữu, các bài giảng lễ hàng ngày của ngài và nhiều hoạt động của ngài được theo dõi rất nhiều, đặc biệt nhờ tường trình của các phương tiện truyền thông Kitô Giáo, họ nhanh chóng thuật lại các hoạt động của ngài cũng như các cử hành do ngài chủ sự.

Theo quan điểm của người Hồi Giáo, ngài là nhà lãnh đạo tôn giáo rất được tôn kính vì lời ngài nói cũng như các chủ trương của ngài. Nếu người Li Băng được phép nói lên nguyện vọng của họ thì nguyện vọng của họ là: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Li Băng như Đức Bênêđíctô XVI và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từng làm. Cuộc tông du như thế sẽ mang lại nhiều hiệu quả cho đất nước.

ZENIT: Căn cứ vào thảm kịch mà Trung Đông đang phải sống qua, và không những chỉ ở Trung Đông, cô hy vọng những sáng kiến nào từ Đức Giáo Hoàng?

Homsi: Hiện đang có nỗi sợ trong lòng đối với tương lai, vì sự bành trướng của ISIS và cường độ tàn bạo của nó. Các Kitô hữu đã và đang trở thành “các dự án” tử đạo sẵn sàng bị hành quyết. Họ đã và đang bị sơ tán, cướp của phá nhà, tước đoạt đất đai. Có phải là việc bình thường hay chăng khi các Kitô hữu cần được bảo vệ ngay trên quê hương họ?

Đức Thánh Cha vốn đã đưa ra nhiều sáng kiến lớn lao. Ngài tiếp tục là tiếng nói mạnh mẽ của Kitô hữu trước cộng đồng quốc tế. Điều cũng quan trọng là ngài hỗ trợ việc các Kitô hữu nói tiếng Ả Rập tiếp tục ở lại trên lãnh thổ cha ông, qua các dự án và sáng kiến nhằm tăng cường sự hiện diện của họ tại đây. Điển hình là việc cổ vũ của các phương tiện truyền thông Kitô Giáo. Họ vốn có một vai trò lớn lao trong việc truyền bá Lời Chúa, củng cố các Kitô hữu và việc lớn mạnh của họ. Chắc chắn đây là thời gian để làm việc, và còn rất nhiều việc phải làm.
 
Top Stories
Vietnam: Conseil des droits de l’homme de l’ONU : présentation prochaine d’un rapport sur la liberté religieuse au Vietnam
Eglises d'Asie
09:19 05/03/2015
L’année dernière, le Rapporteur spécial sur la liberté de religion ou de conviction de l’ONU, Heiner Bielefeldt, accomplissait un voyage au Vietnam, du 21 au 31 juillet, pour y mener une enquête sur la situation de la liberté des religions ou des croyances dans ce pays. Ce 1er mars 2015, l’agence vietnamophone, Vietnam UPR une agence de la diaspora vietnamienne –, annonce que le rapporteur spécial a achevé le compte-rendu de son enquête, et en propose une traduction vietnamienne.

Bien qu’encore non publié officiellement, le rapport a été envoyé au Conseil des droits de l’homme des Nations Unies où il sera discuté les 10 et 11 mars prochains. Le document expose les problèmes rencontrés par la délégation envoyée en mission au Vietnam ainsi que le dialogue instauré par elle avec le gouvernement du pays. La table des matières présentée par la traduction vietnamienne du document nous renseigne quelque peu sur son contenu. Après un préambule et un rapide tableau de la situation religieuse au Vietnam, le compte-rendu s’attarde longuement sur l’encadrement législatif et réglementaire de la liberté de religion ou de croyance au Vietnam. Une autre partie, fort détaillée, analyse les possibilités données aux diverses religions de manifester leur indépendance et leur autonomie.

Même s’il s’efforce sans cesse à l’objectivité, l’auteur du compte-rendu a choisi de parler franchement et de ne pas ménager son partenaire gouvernemental. Le résumé placé en tête de l’exposé donne une idée du contenu de ce long document. Après avoir analysé l’encadrement et la réglementation concernant la liberté d’expression et de conscience dans les religions ou les croyances, le rapporteur spécial confirme dans un premier temps la mise en place effective d’un certain nombre de développements positifs. Mais il rend compte aussi de certains problèmes graves et de première importance : il affirme ainsi l’illégitimité des dispositions légales visant à créer de larges possibilités de réglementer, de limiter ou même d’interdire l’exercice de la liberté de religion ou de croyance en recourant aux notions d’unité nationale ou d’ordre public.

Le résumé de l’exposé affirme encore que les défis que doit relever la liberté religieuse sont dus au contrôle rigoureux que le gouvernement exerce sur les communautés religieuses. Alors que la vie religieuse au Vietnam est déjà réellement riche et multiforme, la liberté de décision et d’action des communautés religieuses indépendantes, c’est-à-dire n’ayant pas encore été reconnues par les autorités, restent limitées et peu sûres. En effet, la liberté de religion et de croyance de ces communautés est, sans conteste, violée par des mesures autoritaires, des menaces, des persécutions et une pression incessante. Le rapporteur spécial estime qu’une réforme est nécessaire, opinion qu’il exprime dans le but de donner à son dialogue avec le gouvernement un caractère positif.

Au dernier jour du voyage du rapporteur spécial des Nations Unies au Vietnam au mois de juillet 2014, celui-ci avait donné un premier rapport commençant par de vigoureuses critiques de l’attitude du gouvernement à l’égard de sa délégation. Il avait déclaré : « Notre projet de visite à An Giang, à Gia Lai et à Kontum (sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam), du 28 au 30 juillet, a été interrompu. J’ai en effet reçu des informations de sources dignes de confiance selon lesquelles certaines personnes que je voulais rencontrer avaient été mises sous haute surveillance, menacées, harcelées ou encore empêchées de circuler par la police. Celles que j’ai rencontrées n’ont pas échappé à la surveillance et aux interrogatoires de la police. » Le rapporteur spécial ajoutait que ses propres déplacements avaient été surveillés par deux cadres de la Sécurité et par la police et que l’intimité et la confidentialité des rencontres avec les divers témoins n’avaient pas pu être assurées. Après cette entrée en matière abrupte, le représentant des Nations Unies avait cependant déclaré qu’il avait constaté une amélioration de la situation religieuse.

Le texte complet du compte-rendu de Heiner Bielefeldt sera publié par Eglises d’Asie dès que la version anglaise de ce texte sera accessible. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 5 mars 2015)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Càng định hướng - Càng làm thuê và lệ thuộc Trung Quốc
Phạm Trần
19:27 05/03/2015
CÀNG ĐỊNH HƯỚNG-CÀNG LÀM THUÊ VÀ LỆ THUỘC TRUNG QUỐC

30 năm qua, từ khi có chủ trương được gọi là Đổi Mới năm 1986, đảng Cộng sản Việt Nam đã nói đi nói lại trong suốt 11 khoá đảng từ VI đến XI về khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” , nhưng càng định hướng kinh tế Việt Nam càng nằm gọn trong vòng tay Trung Quốc và tiếp tục không làm nổi con ốc vít.

Vậy mà vào buổi sáng mùa Xuân ngày 28/02/2015 , tại Thủ đô ngàn năm văn vật Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung Ương-nơi quy tụ những “nhà tư tưởng siêu việt Cộng sản to đầu nhỏ óc ” vẫn có thể điềm nhiên phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm để “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN” để ghi vào dự thảo Báo cáo chính trị của Trung Ương tại Đại hội Đảng 12.

Vậy họ đã nói gì và dự tính sẽ làm gì để cứu Việt Nam ra khỏi vũng lầy lạc hậu cả về tư tưởng lẫn hành động ?

Trước hết, hãy lắng nghe ông tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nói lạc quan: “ Thực tiễn 30 năm đổi mới đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nền kinh tế liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, phát triển ổn định; tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, bền vững và ấn tượng, được cộng đồng thế giới công nhận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.”

Ông khoe tiếp : “Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hoàn thiện. Vai trò, hiệu quả, sức cạnh tranh của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế được nâng lên. Môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng hơn.

Các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Hầu hết các loại giá cả hàng hóa, được xác lập theo nguyên tắc thị trường.”

Tòan lý thuyết viển vông không bằng chứng cụ thể và chỉ lập lại những điều của tập thể lãnh đạo đã phô trương trong ngót 30 năm qua.

Hãy nêu ra đây một bằng chứng không thể chối cãi : Tại Đại hội IX (năm 2001) đảng CSVN đề ra mục tiêu “đến năm 2020, Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”, nhưng bây giờ thời gian chỉ còn 1,825 ngày (5 năm) nên giấc mộng vàng đã tan thành mây khói.

Lý do thất bại vì Việt Nam chỉ muốn xây nhà trên bãi cát thay vì phải có nền móng vững vàng dựa vào quy trình giáo dục và đào tạo có bài bản.

Hãy nghe bài giảng của Giáo sư Hòang Tụy, Nhà Toán học nổi tiếng thế giới của Việt Nam : “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng theo tôi để phản ánh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu. Nếu tụt hậu mà đang đi lên thì cũng không quá lo lắng nhưng trì trệ trong tụt hậu thì đáng lo thật, mà biểu hiện rõ nhất sự trì trệ này là ngay về chỉ số đổi mới sáng tạo, theo đánh giá của quốc tế, Viêt Nam còn thua cả Lào và Campuchia. Nếu chỉ kể về mức độ lạc hậu, Lào và Campuchia hiện xếp sau Việt Nam nhưng nếu họ cứ tiếp tục đứng trên ta về chỉ số đổi mới sáng tạo thì với đà này, chẳng mấy chốc thứ tự đó sẽ đảo ngược, chắc chắn họ sẽ bỏ lại ta ở phía sau.” (Trích Tạp chí Tia Sáng, ngày 10/02/2015)

Cảnh báo của Giáo sư Hòang Tụy có làm cho Bộ Chính trị 16 người, đứng đầu bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giật mình chăng, hay cứ mãi ca lên phương châm vẩn vơ “qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” mà chưa biết, nói theo ông Trọng, “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa “ ?

Như vậy thì có hướng đâu mà định. Đó là lý do tại sao Giáo sư Hòang Tuy đã nói thẳng : “ Suy ngẫm về đường lối công nghiệp hóa, phải nhìn nhận chúng ta đã thất bại, nói nhẹ hơn là chưa thành công. Sai lầm của chúng ta là muốn xây dựng ngay những ngành công nghiệp lớn, sản xuất những thành phẩm phức tạp, tinh vi, như công nghiệp ô tô, đại cơ khí, điện tử… mà không qua bước phát triển công nghiệp phụ trợ, nên sau nhiều thập kỷ mà rôt cuộc ngành nào cũng chỉ mới dừng lại ở trình độ lắp ráp.”

Nói đúng ra là làm thuê cho nước ngòai, bởi vì hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được đồ phụ tùng cần thiết cho các Công ty có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam.

Bài học Tập đòan Samsung của Nam Hàn ở Việt Nam không tìm được con ốc vít do Việt Nam làm để khỏi phải mua của nước khác tốn kém hơn không còn là chuyện thuần túy yếu kém về khả năng kỹ thuật của Việt Nam mà danh dự người Việt đã bị tổn thương.

Báo điện tử ZING.VN viết: “Ngày 11/9 (2014), tại buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp VN và công bố các điều kiện để trở thành nhà cung cấp linh kiện cho Samsung, do Tập đoàn Samsung tổ chức ở Hà Nội, nhiều doanh nghiệp thừa nhận chưa thể đáp ứng điều kiện để cung cấp linh kiện cho Samsung, dù chỉ là ốc vít...”

Lý do vì các doanh nghiệp Việt Nam không đủ máy móc, khả năng chuyên môn và trình độ kỹ thuật

Theo bài báo thì : “Đại diện Samsung cũng giới thiệu có tám điều kiện cơ bản cho nhà cung cấp, nổi bật là công nghệ phải có đăng ký sáng chế, có hạ tầng cho nghiên cứu phát triển. Chất lượng phải có chứng nhận ISO (International Organization for Standardization (ISO)—Tiêu chuẩn Quốc tế ) . Giao hàng phải đáp ứng thời hạn, ngay cả khi có yêu cầu sản xuất nhanh hơn.

Về giá cả phải cạnh tranh, có thể điều chỉnh theo hướng tích cực. Tài chính phải đáp ứng về tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn lưu động. Phải đáp ứng tiêu chuẩn về lao động, quyền con người... Ngoài ra, Samsung cũng đưa ra 13 mục tiêu phải tuân thủ như: bơm dập cháy tự động, vật liệu xây dựng chống cháy, phải có thiết bị chống ô nhiễm không khí, có công trình xử lý nước thải...”

Giáo sư Hòang Tụy nói thêm : “Chúng ta đã nhận được sự đầu tư của các hãng sản xuất công nghiệp nổi tiếng thế giới như Toyota, Samsung…; riêng Samsung đã rót vào Việt Nam hàng tỉ đô la, kết quả là ta đã có nhà máy lớn, hiện đại, sản xuất điện thoại di động xuất khẩu khắp thế giới. Tuy nhiên điều đáng buồn là mức đóng góp của Việt Nam trong sản phẩm xuất khẩu của Samsung mới chỉ ở khâu lắp ráp, tức là lao động với năng suất thấp nhất, còn tất cả chi tiết, phụ tùng, từ cái đơn giản nhất cũng chưa làm đuơc mà đều phải nhập khẩu. Thậm chí đã từng có chuyên gia nước ngoài nhận xét cả nước Việt Nam không tìm đâu ra nơi nào sản xuất nổi cái đinh vít cho đúng với tiêu chuẩn quốc tế.”

“Tương tự, với ngành công nghiệp xe hơi cũng vậy. Vừa qua báo chí đăng tin có mấy doanh nghiệp Việt nam định hợp tác sản xuất xe hơi nhãn hiệu Việt Nam, nhưng khi xem xét kỹ chiếc xe hơi do công ty Trường Hải ở Đà Nẵng mới chế tạo thì hóa ra cũng chỉ là lắp ráp các chi tiết, phụ tùng nhập khẩu chứ phần làm ra thật ở Việt Nam chẳng có mấy. Như thế thì giá thành không thể rẻ, chất lượng không thể cao, làm sao cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế. Đành rằng rồi sẽ cải tiến dần, nhưng con đường đó vừa lâu vừa không hiệu quả.”

Với những tỷ dụ vừa kể thì dù không phải là chuyên viên ai cũng thấy Việt Nam phải có lớp chuyên viên giỏi cả về kiến thức, ngọai ngữ và tay nghề để xây dựng đất nước, nhưng giáo dục của Việt Nam lại không đặt nặng nền tảng cơ bản và rất cần thiết này.

Vì vậy, Giáo sư Hòang Tụy mới bảo : “Thời đại ngày nay muốn đổi mới sáng tạo trong bất cứ ngành hoạt động sản xuất nào cũng cần đến công nghiệp phụ trợ. Phải học bảng chữ cái rồi mới viết ra văn được chứ. Nước nào đi lên công nghiệp hiện đại cũng đã trải qua bước này còn chúng ta thì đang theo quy trình ngược, chưa có công nghiệp phụ trợ phát triển đã đòi xây dựng công nghiệp hiện đại thì làm sao thành công được.

Huống chi ngày nay chẳng còn mấy ai làm công nghiệp từ A đến Z, nước đi sau chỉ có thể đi lên bằng cách phấn đấu chen chân vào các khâu có giá trị gia tăng cao dần trong các chuỗi cung ứng. Đổi mới sáng tạo phải bắt đầu trên nên tảng công nghiệp phụ trợ là vì thế.”

Nhưng tại sao trong suốt 30 năm qua, qua 5 đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng mà chẳng có ai nghĩ ra “làm nổi con ốc vít” cho đất nước ?

TỪ CƯƠNG LĨNH ĐẾN HIẾN PHÁP

Nhưng cả 5 ông này đều rất hồ hởi cổ võ cho chủ trương “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo”, theo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", ngày 27-6-1991.

Đến Đại hội đảng XI (2011), Cương lĩnh được bổ sung nhưng vẫn hố hoán lên : “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”

Cuối cùng, quan điểm làm kinh tế theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được viết vào Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013 trong 2 Điều:

Điều 51

1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Điều 52

Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Như vậy từ năm 1991 (Đại hội đảng VII) cho đến Hiến pháp mới năm 2013, đảng CSVN chỉ nhắc đi nhắc lại chuyện làm “kinh tế thị trường” theo Chủ nghĩa Tư bản, nhưng lại thòng thêm cái đuôi “theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, hay Cộng sản cũng vậy và “Nhà nước phải lãnh đạo”, do đảng CSVN cai trị.

Chính mớ lý luận tổ ong vòng vo Tam quốc này mà kinh tế của Việt Nam đã bị còng tay và chỉ biết làm theo kiểu “mì ăn liền” không cần góp sức sáng tạo ra.

Nhưng ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng vẫn bảo thủ trong lời phát biểu hôm 28/02/2015 : “Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế-xã hội. Việc huy động và phân bổ các nguồn lực gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã từng bước phù hợp với cơ chế thị trường; hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.”

Nếu tốt đẹp như thế thì cần gì phải đổi mới tư duy để vẽ ra định nghĩa mới ”về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” , nhưng vẫn không có lối thoát khỏi vũng lầy hiện nay ?

Lý do phải thay đổi thì ai cũng đã nhìn thấy vì sau 30 năm thực hiện, kinh tế Việt Nam đã hòan tòan lệ thuộc vào Trung Quốc để tồn tại và chỉ biết bắt dân làm công cho nước ngoài và xuất khẩu hàng thô, sơ chế sang Trung Quốc để sau đó lại nhập khẩu hàng chế biến từ những thứ mình xuất khẩu với giá cao hơn.

Vì vậy, ông Thắng mới nói : “Tuy nhiên, quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện mô hình này còn có nhiều hạn chế, yếu kém và gặp không ít trở ngại, khó khăn.”

Nhưng đó có phải là lý do buộc những nhà lý luận của đảng phải đưa ra một “định nghĩa mới” cho Dự thảo Báo cáo Chính trị sẽ được Khóa đảng XI phân bua tại Đại hội đảng XII, dự trù vào tháng 01/2016, hay tư duy của Hội đồng Lý luận Trung ương cũng đã cạn tàu ráo máng ?

Theo tin TTXVN thì định nghĩa mới như thế này: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.”

Như vậy có khác gì nội dung của Cương lĩnh và Hiến pháp đâu. Tuy câu chữ có vài chỗ mới và thay đổi vị trí nhưng cơ bản “vẫn như cũ”, giống như “rượu cũ” đựng trong “bình mới” vậy thôi.

Chỉ có điều là độ rày, có thể bị áp lực từ Mỹ và nhiều nước trên thế giới chưa chịu nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên các “lão gia” tư tưởng của đảng muốn nói khác cho có vẻ màu mè thành thật.

Họ viết thêm : “ Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội.”

Có một điểm mới quan trọng là có lẽ các “nhà tư tưởng” đã nhìn ra cái đích biến Việt Nam “thành một quốc gia công nghiệp hóa theo hướng hiện đại” vào năm 2020 đã “xôi hỏng bỏng không” nên họ đã điều chỉnh lại.

Họ viết tiếp : “ Trên cơ sở thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần nêu trên, Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội XII đã tiếp tục cụ thể hóa, nêu ra phương hướng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn 5-10 năm tới.

Cụ thể, “Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.”

Như vậy, khi từ bỏ mục tiêu “công nghiệp hóa” vào năm 2020 nhưng vẫn phải đeo hòn đá tảng “định hướng xã hội chủ nghĩa” như Trung Quốc là đã mất tự chủ và thất bại ê chề rồi còn gì nữa ?

Nhưng ngoài làm công cho nước ngoài để tồn tại, Việt Nam còn bị nằm gọn trong tay Trung Quốc để được sống tiếp.

Lý do duy nhất vì Việt Nam đã tự biến mình thành “cây tầm gửi” chỉ biết ăn bám vào “mì ăn liền” của hàng Trung Quốc là thói quen lệ thuộc không còn tự hào dân tộc.

Báo Người Lao Động (NLĐ) ngày 09/12/2014 đã chứng minh tình trạng này : “Trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua Trung Quốc đạt 13,5 tỉ USD nhưng phải tốn đến 39,9 tỉ USD để nhập lại các mặt hàng từ thị trường này. Kết quả trên đã làm tốc độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này tiếp tục tăng hơn 22,1% so với cùng kỳ năm trước (2013) với 26,4 tỉ USD.

Số liệu cụ thể được Tổng cục hải quan công bố, trong 10 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trong nước đã chi ra 403 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng thủy sản từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, hàng rau quả cũng “ngốn” hơn 337 triệu USD dù đây là mặt hàng Việt Nam sản xuất được, thậm chí dư thừa. Một số loại rau quả, trái cây Trung Quốc do bị người tiêu dùng quay lưng nên thường lập lờ gắn mác hàng Việt như khoai tây, bắp cải, lựu, hồng giòn, lê, táo, quýt… để tiếp cận được với khách hàng.”

Như thế thì các Bộ, Ngành nhà nước có trách nhiệm an ninh và kinh tế-thương mại, đặc biệt về lĩnh vực kiểm sóat thị trường đang ăn lương của dân để phục vụ ai ?

Quan ngại hơn, theo báo NLĐ : “Trong danh mục nông thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc, có đến 798 triệu USD tiền nhập khẩu gạo (dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới); 76,2 triệu USD nhập khẩu cà phê; hơn 759 triệu USD nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn.

Với mặt hàng bánh kẹo, dù không còn là nước nhập khẩu hàng đầu vào Việt Nam nhưng các sản phẩm bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc từ Trung Quốc cũng chiếm 33,5 triệu USD.”

Phản ảnh lời cảnh báo của Giáo sư Hòang Tụy, bài báo cho biết : “ Dẫn đầu trong các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc phải kể đến nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, máy vi tính các loại và linh kiện, các loại vải xơ sợi dệt… Trong đó, nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại trị giá hơn 1 tỉ USD, hàng dệt may hơn 387 triệu USD, giày dép các loại là 426 triệu USD và nguyên phụ liệu dệt may da giày khoảng 95 triệu USD.

Tương tự, với các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Việt Nam cũng tốn hơn 1,7 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu trị giá 368 triệu USD. Điều này cũng dễ hiểu khi mà ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam thua xa các nước, trong khi các đại gia công nghệ như Samsung, LG... đang ngày càng mở rộng sản xuất ở Việt Nam, cần rất nhiều linh kiện, nguyên phụ liệu.”

Như thế rõ ràng đảng và nhà nước CSVN chẳng có kế họach kinh tế “tự lực cánh sinh” gì ráo trọi. Tất tất mọi thứ đều do Trung Quốc cung cấp như Chính phủ trung ương Bắc Kinh đang làm đối với các tỉnh, thành địa phương của Trung Quốc, chỉ khác là Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá cho Trung Quốc để đổi lấy đồng tiền trả công làm ra sản phẩm cho các công ty nước ngòai sử dụng công nhân rẻ để sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.

Tiến Sỹ Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cũng đã báo động trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn hồi tháng 5 năm 2014 rằng : “Nguyên nhân dẫn đến việc Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các hàng thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp và nhập khẩu các hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao do công nghệ và sự phát triển của công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.”

Ông Thành nói : “ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 30 triệu đô la Mỹ thì nhập khẩu từ quốc gia này 300 triệu đô la Mỹ mặt hàng nông sản cùng loại. Điều này cho thấy hoạt động quản lý thị trường hoặc chính sách thương mại của Việt Nam đang có vấn đề.”

Một trong hàng hà sa số “vấn đề” của Việt Nam đối với Trung Quốc là : “Hàng hóa Việt Nam nếu theo con đường tiểu ngạch thì do thương nhân Trung Quốc thu mua tận gốc với giá rẻ, nếu theo con đường chính ngạch thì mới chỉ thâm nhập vào các tỉnh ven biên giới như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông mà chưa thể thâm nhập sâu vào nội địa Trung Quốc.

Trong khi đó ở Trung Quốc, công ty của Trung Quốc vào tận ruộng thu mua của nông dân với giá cao, xuất khẩu sang các nước khác.”

Như thế là Trung Quốc đã “chơi cha” trên mặt Việt Nam rồi còn gì nữa ? Họ không thèm nhập khẩu hàng hóa qua cửa chính mà để cho lái buôn lẻ của mình đi vào tận làng thôn Việt Nam đầu tư và đánh lừa nông dân, nhà sản xuất để mua hàng rẻ hoặc ghìm giá.

Sau đó, hàng chế biến từ các sản phẩm Việt Nam lại được xuất khẩu qua các nước và Việt Nam qua ngõ chính với giá cắt cổ mà nhà nước Việt Nam vẫn “vui vẻ” nhận hàng thì chỉ có hai ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới trả lời được !

Ngoài tình trạng kinh tế chênh lệch nguy hiểm này, Trung Quốc còn cho thương gia buôn lậu hàng nhập vào Việt Nam, và dán nhãn Việt Nam trên hàng Trung Quốc để phá họai các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhưng rất ngạc nhiên là không thấy Hội đồng Lý luận Trung ương gồm 42 người, đứng đầu bởi Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, đề ra kiến nghị nào cho đảng để đối phó với tai họa này từ 30 năm qua.

Hội đồng này đã được trao nhiệm vụ : “Là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng”, nhưng xem ra cũng đã mất định hướng và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” như “một số không nhỏ” đảng viên khác. -/-

Phạm Trần

(02/015)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuyết Trên Ngàn
Nguyễn Đức Cung
23:02 05/03/2015
TUYẾT TRÊN NGÀN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ngoài kia tuyết trắng ngợp trời
Cổ thi ta lật tìm người đời xưa
Củi khô lách tách, gió lùa
Tưởng tim ai vỡ giữa mùa tuyết bay.
(Trích thơ của Ryòkan, gs.LVVịnh phóng ngữ)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/02 – 04/03/2015: 50 năm thánh lễ đầu tiên bằng tiếng địa phương
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:29 05/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Kỷ niệm 50 năm thánh lễ đầu tiên bằng tiếng địa phương

Ngày 7 tháng Ba năm 1965, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên bằng tiếng Ý tại giáo xứ Ognissanti, nghĩa là Các Thánh, ở Rôma.

Mở đầu thánh lễ ngài nói:

"Hôm nay chúng tôi khai mạc hình thức mới của Phụng vụ trong tất cả các giáo xứ và nhà thờ trên toàn thế giới, trong tất cả các Thánh Lễ có giáo dân tham dự. Đây là một sự kiện lớn sẽ được nhớ đến như là sự khởi đầu của một cuộc sống thiêng liêng trăm hoa đua nở, và như một nỗ lực mới để tham gia vào các cuộc đối thoại tuyệt vời giữa Thiên Chúa và con người ".

Năm mươi năm đã trôi qua kể từ ngày lịch sử này. Để kỷ niệm biến cố đó, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Bảy tới, 7 tháng Ba, tại đúng giáo xứ này.

Nhân dịp này một hội nghị mang tên “Hiệp Nhất Trong Lời Tụng Ca” cũng sẽ được tổ chức bởi Giáo phận Rôma, dòng Chúa Quan Phòng Don Orione và Học Viện Giáo Hoàng về Phụng vụ ở Rôma là ngôi trường này nằm ngay bên cạnh giáo xứ Ognissanti.

Diễn giả chính là cha Flavio Peloso, bề trên tổng quyền dòng Chúa Quan Phòng Don Orione, Đức Giám Mục phụ tá Giuseppe Marciante của giáo phận Rôma, và Đức Tổng Giám Mục Francesco Pio Tamburrano, là Giám Mục hiệu toà của Foggia-Bovino.

2. Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma kết thúc tuần tĩnh tâm Mùa Chay

Sáng thứ Sáu 27 Tháng Hai, Cha Bruno Secondin dòng Cát Minh đã trình bày bài suy niệm cuối cùng của ngài trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma tại nhà nguyện Divin Maesto (Thầy Chí Thánh) ở Ariccia, một thị trấn cách Vatican 30km về phía Nam.

Trong lời cám ơn trước khi chia tay, Đức Thánh Cha nói:

"Thay mặt cho tất cả mọi người, kể cả tôi, tôi muốn cảm ơn Cha vì công việc của cha với chúng tôi trong kỳ tĩnh tâm này. Thật không phải là dễ dàng để hướng dẫn các linh mục trong những buổi tĩnh tâm! Chúng ta đều là một chút phức tạp, nhưng cha đã cố gieo chút gì đó. Xin Chúa làm cho những hạt giống mà cha đã gieo cho chúng tôi phát triển. Và tôi cầu chúc cho bản thân mình và cầu chúc cho tất cả chúng ta có thể rời khỏi đây với một mảnh nhỏ của vạt áo của Êlia, trong tay và trong tim của chúng ta. Xin cảm ơn cha ".

Điểm dừng chân cuối cùng của hành trình suy tư và cầu nguyện do cha Secondin đề xuất đã được tập trung vào câu chuyện Kinh Thánh trong sách Các Vua quyển thứ hai (2: 1-14) trong đó mô tả cảnh tạm biệt cuối cùng giữa tiên tri Êlia và môn đệ mình là ông Elisha khi Chúa đem ông Êlia lên trời trong cơn gió lốc.

Tiên tri Êlia với bản tính cứng rắn đã có chút mủi lòng trước tình cảm lưu luyến và sự nhẫn nại của người đệ tử mình. Cha Secondin gợi ý cả chúng ta ngày nay cũng nên học theo tiên tri Êlia để mang lại không chỉ niềm hy vọng nhưng còn là sự dịu dàng.

Tuần tĩnh tâm tập trung vào tiên tri Êlia, đã diễn ra từ ngày 22 đến 27 Tháng Hai, tức là Tuần Thứ Nhất Mùa Chay.

Tuần tĩnh tâm năm nay có chủ đề là “Tôi Tớ và các Ngôn Sứ của Thiên Chúa hằng sống”. Vị giảng tĩnh tâm là cha Bruno Secondin, 75 tuổi, dòng Cát Minh, nguyên là giáo sư tu đức thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma và hiện là cố vấn tại Bộ các dòng tu. Các bài suy niệm của cha trình bày về Ngôn Sứ Elia dưới khía cạnh mục vụ.

3. Số tiền Giáo Hội Sri Lanka quyên góp cho qũy bác ái Đức Giáo Hoàng sẽ được phân phối cho người nghèo ở nước này

Đức Hồng Y Ranjith của thủ đô Colombo đã trao cho Đức Thánh Cha số tiền 8,760,690 rupee khi Đức Thánh Cha kết thúc chuyến viếng thăm nước này hôm 15 tháng Giêng. Số tiền tương đương với khoảng 66,000 Mỹ Kim này là tiền các tín hữu Công Giáo nước này quyên góp cho qũy bác ái Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã không nhận số tiền này vì thực ra Sri Lanka cũng là một nước nghèo cần đến sự giúp đỡ của Giáo Hội Hoàn Vũ.

Hội Đồng Giám Mục Sri Lanka đã quyết định phân phối số tiền này trong 12 giáo phận để đáp ứng nhu cầu của người nghèo. Cha Cyril Gamini Fernando, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Sri Lanka đã cho biết như trên hôm thứ Tư 25 tháng Hai.

4. Đức Thánh Cha lên tiếng kêu gọi hòa bình cho Syria, Iraq và Venezuela

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã nhắc đến tình hình thê thảm tại Syria và Iraq, là những nơi vẫn chưa chấm dứt bạo lực. Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, rất tiếc là từ Syria và Iraq vẫn không ngừng có những tin tức bạo lực kinh khủng, những vụ bắt cóc người và đàn áp gây hại cho các tín hữu Kitô và những nhóm khác. Chúng tôi muốn đoan chắc với những người ở trong những tình trạng ấy rằng chúng tôi không quên họ, nhưng gần gũi họ và kiên trì cầu nguyện để sớm chấm dứt bạo lực không thể dung thứ mà họ đang phải chịu. Cùng với các thành viên của Giáo triều Roma, tôi đã dâng thánh lễ cuối cùng trong cuộc tĩnh tâm sáng thứ Sáu vừa qua 27 tháng Hai để cầu nguyện cho ý chỉ đó. Đồng thời tôi xin tất cả mọi người, theo khả năng của mình, hãy hoạt động để thoa dịu đau khổ của những người đang ở trong thử thách thường vì đức tin mà họ tuyên xưng”.

Mọi người hiệp với Đức Thánh Cha cầu nguyện trong thinh lặng một lát và ngài nói tiếp:

“Tôi cũng muốn nhắc đến nước Venezuela lại phải sống những căng thẳng cực độ. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, và đặc biệt cho thiếu niên 14 tuổi bị giết cách đây vài ngày tại thành phố San Cristobal. Tôi nhắn nhủ tất cả mọi người hãy từ bỏ bạo lực và tôn trọng phẩm giá của mỗi người, tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống con người và tôi khuyến khích mở lại hành trình chung để mưu ích cho đất nước, mở lại cuộc gặp gỡ và đối thoại chân thành và xây dựng. Tôi phó thác đất nước Venezuela yêu quí cho sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Mẹ Coromoto”.

5. Đức Hồng Y George Pell nói về hôn nhân, ly dị và vua Henry Đệ Bát

Đức Hồng Y George Pell đã đưa ra một lập luận ngắn, gọn, nhưng rất mạnh mẽ chống lại những đề nghị thay đổi kỷ luật của Giáo Hội về việc cho những người đã ly dị và tái hôn được rước lễ trong một bài bình luận đăng trên tờ The Catholic Thing.

Sau khi đề cập đến các huấn lệnh rõ ràng trong Kinh Thánh, đến sự "nhất trí gần như hoàn toàn trong suốt hai ngàn năm lịch sử Công Giáo", và sự thành công mà Giáo Hội được hưởng trong thời gian kỷ luật nghiêm khắc, Đức Hồng Y tổng trưởng bộ kinh tế Tòa Thánh kết thúc bằng một câu hỏi hùng hồn:

“Chẳng nhẽ những quyết định đã được đưa ra sau vụ ly hôn của Henry VIII là hoàn toàn không cần thiết sao?”

Toàn văn bài viết của ngài như sau:

“Điều thú vị là giảng dạy cứng rắn của Chúa Giêsu rằng ‘những gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly’ (Mt 19: 6) đã được Ngài đưa ra không lâu sau khi chính Chúa đã nhấn mạnh với Thánh Phêrô về sự cần thiết của sự tha thứ (xem Mt 18: 21-35).

Đúng là Chúa Giêsu đã không lên án người phụ nữ ngoại tình, là người đã bị đe dọa ném đá cho tới chết, nhưng Ngài cũng không nói với cô ấy rằng hãy cứ tiếp tục công việc của mình, cứ tiếp tục sống như đã từng sống không cần thay đổi gì hết. Không, Ngài bảo cô ta đừng phạm tội nữa (xem Ga 8: 1-11).

Một rào cản không thể vượt qua đối với những người ủng hộ một học thuyết và một đường hướng kỷ luật mục vụ mới về việc cho rước lễ là sự nhất trí gần như hoàn toàn trong suốt hai ngàn năm lịch sử Công Giáo về điểm này. Đúng là Chính Thống Giáo có một truyền thống lâu đời và khác biệt với chúng ta về điểm này nhưng là vì lúc ban đầu họ bị ép buộc bởi các đại đế Byzantine. Cho người ly dị và tái hôn được rước lễ chưa bao giờ là một thực hành Công Giáo.

Người ta có thể cho rằng các kỷ luật về sám hối trong những thế kỷ đầu, trước Công Đồng Nicaea là quá cứng rắn khi các nghị phụ tranh luận xem liệu Hội Thánh có nên cho những kẻ phạm vào những tội như giết người, ngoại tình, hoặc bỏ đạo có thể được hòa giải với các cộng đồng địa phương một lần duy nhất - hay không. Các nghị phụ luôn thừa nhận rằng Thiên Chúa có thể tha thứ, ngay cả khi Giáo Hội không nhận lại những tội nhân này vào cộng đồng của mình.

Sự cứng rắn như thế là chuẩn mực vào thời điểm khi Giáo Hội được mở rộng về số lượng, bất chấp những bách hại. Những lời dạy của Công Đồng Trentô hay của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về hôn nhân cũng không thể bị bỏ qua. Chẳng nhẽ những quyết định đã được đưa ra sau vụ ly hôn của Henry VIII là hoàn toàn không cần thiết sao?”

6. Tòa Thánh xác nhận và cho biết thêm chi tiết về một người vô gia cư đã được mai táng trong nghĩa trang Teutonic

Hôm thứ Năm 26 tháng Hai, phòng báo chí Tòa Thánh đã đưa ra những chi tiết sau chung quanh việc mai táng cho một người vô gia cư.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, xác nhận rằng với sự giúp đỡ của một số anh chị em giáo dân người Đức, Tòa Thánh đã chôn cất một người đàn ông vô gia cư tại nghĩa trang Teutonic trong nội thành Vatican.

Ông Willy là một người đàn ông vô gia cư sinh trưởng ở miền Bắc nước Bỉ. Người ta đoán ông ta khoảng 80 năm tuổi nhưng không ai rõ chính xác tuổi ông cụ. Ông cụ qua đời vào ngày 12 tháng 12 năm ngoái và được chôn cất tại nghĩa trang trong khuôn viên Tòa Thánh vào ngày 09 tháng Giêng năm nay.

Willy là một gương mặt quen thuộc với nhiều người trong khu vực quảng trường Thánh Phêrô. Ông tham dự Thánh Lễ hàng ngày tại giáo xứ Sant'Anna ở Vatican, là nhà thờ Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, và dành cả ngày lẫn đêm trên các đường phố xung quanh Quảng trường Thánh Phêrô, Borgo Pio và Via di Porta Angelica.

Trong lễ Giáng Sinh vừa qua, cha Bruno Silvestrini, là cha sở nhà thờ Sant'Anna ở Vatican, đã có sáng kiến để hình ông Willy bên cạnh các mục đồng trong máng cỏ Giáng sinh của giáo xứ như một cử chỉ vinh danh người vừa qua đời. Ông thích cầu nguyện, ông có một trái tim nhân hậu, tham dự thánh lễ sáng tại St. Anna mỗi ngày và luôn luôn ngồi ở cùng một chỗ.

Cha Silvestrini nói với Đài phát thanh Vatican như sau:

"Trong hơn 25 năm qua, ông đã đều đặn tham dự mọi Thánh Lễ 7 giờ sáng. Ông ấy rất cởi mở và có rất nhiều bạn. Ông đã nói chuyện rất nhiều với những người trẻ tuổi, ông đã nói chuyện với họ về Chúa, về Đức Giáo Hoàng, và mời họ cử hành Thánh Thể. Ông là một người giàu có về đức tin. Cũng có các giám mục gởi tặng thức ăn cho ông vào những ngày nhất định. Sau đó, đột nhiên chúng tôi không thấy ông ta đâu. Rồi thì chúng tôi được báo cho biết về cái chết của ông. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều người gõ cửa nhà tôi để hỏi khi nào đám tang được cử hành, họ có thể giúp đỡ cách nào để ký ức về người đàn ông thánh thiện này sống mãi... Ông không bao giờ đòi hỏi cái gì, thay vào ông là một trong những người mở đầu câu chuyện với mọi người và thông qua những câu hỏi về đức tin, ông đề nghị một con đường tâm linh cho những người mà ông được tiếp xúc".

Willy đã chết trong bệnh viện Thánh Linh, nơi ông đã được đưa vào bằng xe cứu thương trong một buổi tối tháng mười hai lạnh giá. Cái lạnh đã khiến ông ngã gục và một số người qua đường đã gọi dịch vụ khẩn cấp. Ông qua đời vào ngày 12 tháng 12, nhưng cơ thể của ông phải lưu lại tại nhà xác bệnh viện vì vô thừa nhận.

Khi những người thường thấy ông trên đường phố bắt đầu nhận ra sự vắng mặt của ông, họ bắt đầu tìm kiếm ông, và cuối cùng họ tìm được ông trong bệnh viện Thánh Linh ở Lungotevere bên bờ sông Tiber.

Các chi phí tang lễ của ông được trang trải bởi một gia đình nói tiếng Đức, và đám tang được tổ chức tại nhà nguyện của nghĩa trang Teutonic, và Willy đã được chôn cất tại nghĩa trang người Đức cũ, trong nội thành Vatican.

7. Một linh mục Dòng Tên được Taliban trả tự do nhưng bị cấm quay lại A Phú Hãn

Một linh mục Dòng Tên được trả tự do trong tuần này sau 8 tháng bị giam cầm ở A Phú Hãn đã tiết lộ rằng những kẻ bắt cóc ngài nói ngài sẽ bị giết nếu bị bắt một lần nữa tại A Phú Hãn.

Cha Alexis Prem Kumar, một linh mục người Ấn Độ đang phục vụ tại A Phú Hãn là người đứng đầu cơ quan Các Dịch Vụ Trợ Giúp dòng Tên, đã bị bắt cóc hồi tháng Sáu năm ngoái. Ngài nói với các phóng viên rằng những kẻ bắt cóc đã không hành hạ ngài, và ngài không bao giờ lo sợ cho cuộc sống của mình.

Nhưng khi trả tự do cho ngài, những kẻ bắt cóc nói họ sẽ bắn chết ngài nếu ngài cố gắng quay lại A Phú Hãn.

8. Phiên tòa ở Hương Cảng cho thấy tình cảnh bi đát của di dân không có tay nghề Á Châu

Một phụ nữ Hương Cảng có hai đứa con đã phải ngồi tù sáu năm sau phán quyết của tòa án tại đây đưa ra hôm thứ Sáu 27 tháng Hai vì tội bạo hành người giúp việc Nam Dương trong một trường hợp đã làm dấy lên sự phẫn nộ rộng rãi vì sự tàn bạo của bà.

Bà Law Wan-tung, 45 tuổi, đã tỉnh bơ sắc mặt lạnh lùng khi chánh án Amanda Woodcock truyền rằng “sự nghiêm trọng của các cáo buộc và hoàn cảnh của những tội phạm đòi hỏi phải có một án tù dài hạn”.

Bà Law Wan-tung đã bị kết án về tám tội hành hung, gây thương tích trầm trọng và đe dọa mạng sống đối với người giúp việc là Erwiana Sulistyaningsih 24 tuổi trong một trường hợp cho thấy các lỗ hổng trong các luật lệ bảo vệ những người di cư làm việc tại gia ở khắp châu Á và Trung Đông.

Trường hợp của cô Erwiana chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi những hình ảnh của cô với khuôn mặt đầy những vết thương được công bố tại Nam Dương. Cô Erwiana đã bị bà Law bỏ đói, không trả lương, bị đánh gãy răng, bị đấm vào đầu, vào mặt, khắp mình mẩy đầy những thương tích và đã phải trải qua nhiều trò bạo hành dã man khác của bà Law.

Hương Cảng hiện có 330,000 di dân là người giúp việc trong gia đình, trong đó hơn một nửa là người Nam Dương.

9. Đức Thánh Cha cảm ơn các Giáo Hội ở Bắc Phi vì lòng dũng cảm

Trong buổi tiếp các Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Bắc Phi, gọi tắc là SERENA, bao gồm Morocco, Algeria, Tunisia và Libya hôm thứ Ba 3 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lộ vẻ xúc động và ưu ái đặc biệt của ngài với các Giám Mục đang hiện diện trong một vùng đất rất nguy hiểm đối với người Công Giáo.

Các Giám Mục thuộc SERENA được Đức Thánh Cha tiếp kiến đang về Rôma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha nói: “Anh em ở một trong những vùng ngoại vi của thế giới và anh em chính là bộ mặt và trái tim mà Thiên Chúa vươn tới cho các dân tộc trong vùng ngoại vi này”.

Trước năm 670, người Kitô hữu chiếm đa số trong toàn vùng Bắc Phi nhưng các quốc gia này lần lượt rơi vào tay quân thánh chiến Hồi Giáo và người Kitô hữu bị tận diệt. Tỷ lệ các Kitô hữu (đa số là Công Giáo) chưa đến 1% dân số trong toàn vùng.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong những năm qua Bắc Phi đã trở thành một vùng đất trong đó người dân đấu tranh quyết liệt cho tự do lương tâm và nhân phẩm. Tuy nhiên, nơi đây cũng là một bãi chiến trường trong đó các phe phái áp đặt những thay đổi bằng vũ khí và bạo lực dã man. Ngài cám ơn các Giáo Hội trong vùng vì "sự can đảm, lòng trung thành và sự bền đỗ" thể hiện bởi các giáo sĩ, những người thánh hiến và anh chị em giáo dân là những người thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Họ là những chứng nhân đích thực của Tin Mừng.

Trong bài diễn từ của ông Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của những sáng kiến đối thoại liên tôn "nhằm xây dựng hơn tiêu diệt".

10. Quốc hội Áo thông qua tu chính án cấm tài trợ nước ngoài cho các đền thờ Hồi Giáo

Hôm thứ Tư 25 tháng Hai, Quốc Hội Áo đã thông qua một tu chính án nhằm sửa đổi một đạo luật đã có từ năm 1912 về Hồi giáo. Với tu chính án này quốc hội Áo cấm tất cả các nguồn tài trợ nước ngoài dành cho hầu hết các đền thờ Hồi giáo và yêu cầu các Imam phải nói được tiếng Đức.

"Mục tiêu của chúng tôi là phải có Imam người Áo riêng của chúng tôi," Ngoại trưởng Áo đã cho biết như trên. Ông bày tỏ hy vọng rằng luật này sẽ thúc đẩy hình thành một điều ông gọi là "Hồi giáo với các tính cách châu Âu" mà theo ông đó là một trong những cách thức hay để chống lại chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo.

Ông nói thêm: "Điều cần thiết là chúng ta phải nhìn thấy những người trẻ tuổi Hồi Giáo ở quốc gia này có thể vừa có một niềm tin Hồi giáo và đồng thời lại có thể tự hào rằng mình là một người Áo".

11. Cụm từ “chiến tranh huynh đệ tương tàn” làm tổn thương tình cảm của người dân Ukraine

Nhấn mạnh rằng Ukraine không phải đang trải qua "một cuộc xung đột nội bộ, nhưng đang gánh chịu một cuộc tấn công từ bên ngoài", nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Hy Lạp cho biết tại một cuộc họp báo ở Rôma rằng ngài đã nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng thuật ngữ “chiến tranh huynh đệ tương tàn” mà Đức Thánh Cha dùng trong buổi tiếp kiến chung hôm 4 tháng Hai đã làm tổn thương tình cảm của người dân Ukraine."

Vào lúc kết thúc buổi tiếp kiến chung hôm 04 tháng 2 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ứng khẩu kêu gọi hòa bình và đối thoại ở Ukraine. Ngài nói: "Thật không may tình hình đang xấu đi. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn khủng khiếp này có thể chấm dứt càng sớm càng tốt ... Tôi nghĩ đến anh chị em, tất cả các tín hữu nam nữ Ukraine.”

Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt ngay cuộc chiến này vì nó là một gương mù thê thảm cho thế giới. Đức Thánh Cha nhận xét: “Đây là một cuộc chiến tranh giữa các Kitô hữu."

Ngài kết luận rằng chiến thắng và thất bại "không phải là từ thích hợp trong trường hợp này. Từ ngữ duy nhất đúng là hòa bình."

Bên cạnh đó, Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk cũng nói thêm là các giám mục Ukraine cảm thấy “được Đức Thánh Cha thông cảm, chào đón và khích lệ" trong cuộc hành hương ad-limina viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh gần đây và các ngài đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Ukraine.

Ngài nói thêm: "Tôi đã xin Đức Thánh Cha và các cơ quan khác nhau của Giáo Triều Rôma khởi động một lời kêu gọi viện trợ nhân đạo trên cấp độ quốc tế. Chúng tôi đang phải lo cung cấp nơi trú ẩn cho 40,000 người tại các trung tâm Caritas Ukraine, nhưng điều này vẫn chưa thấm vào đâu vì có tới 140,000 trẻ em tản cư và còn bao nhiêu những người bị thương phải được điều trị. Vì vậy, để thực sự có thể cứu mạng sống nhiều người, chúng ta cần đoàn kết trên cấp độ quốc tế."

12. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt hàng trăm phụ nữ Kitô Giáo làm nô lệ

Linh mục Emanuel Youkhana phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Syria cho biết “ít nhất 15 thanh niên Kitô Giáo đã chịu tử đạo” sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS tiến như vũ bão vào các làng mạc và thị trấn ở Đông Bắc Syria trong khu vực Tel Hamis vào đầu tuần này.

Thông tấn xã AFP ước lượng có ít nhất 150 Kitô hữu đã bị bắt hôm thứ Hai 23 tháng Hai, là ngày đầu tiên bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào các khu vực Kitô Giáo ở Đông Bắc Syria. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cho biết khoảng 5,000 Kitô hữu đã kịp thời chạy thoát khỏi vòng vây và đang tản cư tại hai thị trấn Al-Hasakah, là thủ phủ khu vực, hoặc Al-Qamishli, là một thành phố có 180,000 dân sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Linh mục Emanuel Youkhana cho biết thêm là tính đến ngày thứ Năm 26 tháng Hai, khoảng 350 phụ nữ Kitô Giáo đã bị bắt và các nhân chứng cho biết một phụ nữ trong số các phụ nữ bị bắt đã bị chặt đầu để de dọa các phụ nữ khác.

Luật Hồi Giáo Sharia coi các phụ nữ bị bắt trong chiến tranh là “al-sabi”, nghĩa là chiến lợi phẩm các chiến binh Hồi Giáo có thể chia chác với nhau để làm nô lệ tình dục và mua bán tại các chợ buôn người ở Trung Đông.

Đức Tổng Giám mục Jacques Behnan Hindo tố cáo với AFP rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép các chiến binh Hồi giáo vượt biên giới vào Syria nhưng đã không cho phép các Kitô hữu chạy trốn được tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.

https://www.youtube.com/watch?v=ZRk09u2uIJM

13. 77% dân số thế giới sống dưới sự bách hại tôn giáo nghiêm trọng

77% dân số thế giới đang sống dưới sự bách hại "cao hoặc rất cao" về tôn giáo. Trung tâm nghiên cứu Pew đã đưa ra con số nêu trên và cảnh cáo cáo rằng tình hình bách hại tôn giáo đang có chiều hướng gia tăng. Con số những người phải sống trong những điều kiện nguy hiểm vì niềm tin của mình trong năm 2007 là 68%.

Báo cáo cũng cho biết thêm "Trong 198 quốc gia được nghiên cứu, có tới 102 quốc gia trong đó các Kitô hữu bị quấy rối bởi các cơ quan chính phủ, xã hội".

Thống kê về con số những người phải sống trong những điều kiện nguy hiểm vì niềm tin của mình không kể đến những quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ nơi các tổ chức Giáo Hội và các Kitô hữu có thể bị truy tố khi hành động theo niềm tin của mình trước những vấn đề gây tranh cãi như phá thai, kết hiệp đồng tính…

14. Sứ thần Tòa Thánh tại Syria nói Kitô hữu nước này cảm thấy bị thế giới bỏ rơi

Kitô hữu Syria cảm thấy bị thế giới bỏ rơi, sứ thần Tòa Thánh tại thủ đô Damascus đã nói như trên với Đài phát thanh Vatican hôm thứ Năm 26 tháng Hai.

Trong một diễn biến tệ hại, từ hôm thứ Hai 23 tháng Hai, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã mở một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Tel Hamis ở Đông Bắc Syria với những chiến thắng dòn dã chiếm được hàng loạt những làng mạc, thị trấn Kitô Giáo. Ít nhất 5,000 Kitô hữu đang phải lánh nạn sang Qamishli và Al-Hasakah gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Tổng Giám mục Mario Zenari nói người Kitô hữu Syria lo sợ thấy rằng không có sự cải thiện an ninh tại đất nước họ, và nhiều người đang chuẩn bị để lại gia nhập vào đội ngũ hàng trăm ngàn người đã rời bỏ đất nước.

Theo Đức Tổng Giám mục Zenari, Syria đang phải đối mặt với hai tai họa riêng biệt: "cuộc nội chiến đã diễn ra trong gần 5 năm qua, giết chết hơn 200,000 người và làm bị thương hàng triệu người khác trong khi 11 triệu người phải tản cư; và sau đó là tất cả những điều khủng khiếp đang xảy ra tại các khu vực dưới sự kiểm soát của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo"

Hai điều này cộng lại tạo thành một trong những thảm kịch nhân đạo lớn nhất thế giới kể từ thế chiến II.

"Cuộc nội chiến này phải được dừng lại và đà tiến của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo phải được kềm hãm" Đức Tổng Giám Mục nói.

15. Đức Thánh Cha kêu gọi các hợp tác xã ở Italia tìm phương thức mới

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các hợp tác xã tìm ra những hình thức và phương pháp mới để bài trừ thứ “văn hóa gạt bỏ”, đồng thời hoàn vũ hóa tình liên đới.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ Bẩy 28 tháng Hai, dành cho phái đoàn gồm 7 ngàn người thuộc Liên đoàn các hợp tác xã miền Emilia Romagna, bắc Italia. Họ đại diện cho 1,700 hợp tác xã với 385 ngàn xã viên, với khoảng 73 ngàn nhân viên, và doanh số của họ lên tới gần 27 tỷ Euro với các ngân hàng tín dụng hợp tác xã.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến sự cổ võ của Giáo Hội trong quá khứ đối với các hợp tác xã, Đức Thánh Cha mời gọi các vị hữu trách và các xã viên hãy hướng đến những viễn tượng, trách nhiệm, và những hình thức sáng kiến mới của các xí nghiệp hợp tác. Ngài nói: “Đây là một sứ mạng đích thực đòi chúng ta phải có tinh thần sáng tạo để tìm ra những hình thức, phương pháp và thái độ để bài trừ “thứ văn hóa gạt bỏ” do những quyền lực đang điều khiển các chính sách kinh tế tài chánh của thế giới hoàn cầu hóa cổ võ”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Ngày nay, hoàn cầu hóa tình liên đới có nghĩa là nghĩ đến sự tăng vọt con số những người thất nghiệp, đến những giọt lệ không ngừng của người nghèo, nghĩ đến sự phát triển đích thực và toàn diện cho con người, một sự phát triển chắc chắn là cần lợi nhuận, nhưng không phải chỉ có lợi nhuận mà thôi!”

Trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến những nhu cầu sức khỏe mà chế độ an sinh xã hội truyền thống không còn đáp ứng được, những đòi hỏi cấp thiết của tình liên đới đặt phẩm giá con người ở trung tâm nền kinh tế thế giới.

Ngài nhắn nhủ các thành viên hợp tác xã ở Italia rằng: “Anh chị em hãy tiếp tục kiện toàn, củng cố và canh tân những thực tại tốt đẹp và vững chắc mà anh chị em đã kiến tạo. Nhưng anh chị em hãy có can đảm ra khỏi những thực tại ấy, với những kinh nghiệm và phương pháp mới, để mang sự hợp tác tới những biên cương mới của những thay đổi, cho đến tận những khu vực ngoại ô của đời sống, nơi mà chúng ta cần làm nổi bật niềm hy vọng, và tới những nơi mà chế độ chính trị xã hội hiện nay dường như bóp nghẹt hy vọng bằng cách gia tăng những rủi ro và đe dọa”.

16. Hơn 300.000 người nước ngoài đăng ký dự Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Ba Lan

Cho đến nay đã có hơn 300 ngàn người từ nước ngoài đăng ký tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ tiến hành tại Cracovia, ở miền nam Ba Lan, vào tháng 7 năm 2016.

Tuyên bố hôm 25 tháng 2 với giới báo chí, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia, cho biết trong con số vừa nói có 200 ngàn người từ Italia và 80 ngàn từ Pháp, 16 ngàn từ Đức. Thêm vào đó có hơn 10 ngàn người từ Ucraina, Slovak và Hoa Kỳ.

Đức Hồng Y Dziwisz cũng nói rằng ngoại trưởng Ba Lan, Ông Grzegorz Schetyna, cho biết sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực nhập cảnh cho các bạn trẻ đến tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 23 tại Cracovia từ 25 đến 31-7-2016.

Đức Hồng Y cũng xác nhận lễ khai mạc và cuộc gặp gỡ đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô với các bạn trẻ sẽ diễn ra tại công viên Blonia, rộng 48 hécta, trong khi buổi canh thức và thánh lễ bế mạc sẽ diễn ra tại khu vực Brzegi cách trung tâm thành phố Cracovia 15 cây số. Khu này rộng 200 hécta, đủ để đón tiếp hơn 1 triệu người tham dự thánh lễ. Tuy nhiên chưa có quyết định chung kết về vấn đề này.

Đây là lần thứ hai Ba Lan đón tiếp Ngày Quốc Tế giới trẻ. Lần đầu vào năm 1991 tại Tổng giáo phận Czestochowa, nơi có Đền thánh Đức Mẹ Đen, Nữ Vương Ba Lan.

Ngày Quốc Tế giới trẻ, cấp hoàn vũ, liền trước đây, được cử hành tại thành phố Rio de Janeiro hồi tháng 7-2014 với sự tham dự của 3 triệu 700 ngàn bạn trẻ cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô.

17. Cha Lombardi lên án các bài của tuần báo Espresso

Hôm 27 tháng 2, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, mạnh mẽ lên án các bài trong tuần báo Espresso đăng các tài liệu mật nhắm chống Đức Hồng Y George Pell, Chủ tịch Văn phòng kinh tế của Tòa Thánh.

Tuần báo Espresso ở Italia, theo xu hướng tả phái, số ra ngày 27 tháng 2 đã đăng tải một cuộc điều tra với mục đích chứng tỏ đang có “cuộc chiến nội bộ” ở Vatican về vấn đề kinh tế. Báo này đăng biên bản cuộc họp ngày 12-9-2014 giữa các Hồng Y với những ý kiến khác nhau về các vấn đề kinh tế, trong đó nhiều Hồng Y có những ý kiến trái ngược với Đức Hồng Y Pell, người Úc. Các bài này cũng cho rằng Đức Hồng Y Pell đang tìm cách nắm trọn quyền bính về kinh tế tài chánh trong Vatican, gán cho ngài những danh hiệu như “Nga hoàng (Za) về kinh tế”, hoặc tệ hơn nữa gọi Đức Hồng Y là “căng-gu-ru”. Trả lời câu hỏi của giới báo chí về vấn đề này, Cha Lombardi ra thông cáo nói:

“Về vấn đề đăng tải những bài báo sáng nay, tôi chỉ muốn nêu lên 3 nhận xét rất đơn sơ:

- Việc chuyển các tài liệu mật cho báo chí với mục đích tranh biện hoặc để nuôi dưỡng sự đối nghịch không phải là điều mới mẻ, nhưng luôn luôn cần phải quyết liệt lên án, và đó là điều bất hợp pháp.

- Sự kiện những vấn đề phức tạp về phương diện kinh tế hoặc pháp lý đã hoặc đang trở thành đối tượng thảo luận và có những quan điểm khác nhau, đó là điều bình thường. Dưới ánh sáng những ý kiến được nêu lên, Đức Giáo Hoàng đề ra những hướng đi của ngài và tất cả các vị hữu trách tuân theo hướng đi đó.

- Bài báo nhắm trực tiếp tấn công cá nhân phải bị coi là không xứng đáng và hẹp hòi. Nói rằng Văn phòng kinh tế không thi hành công việc của mình một cách liên tục và hiệu năng, đó là điều không đúng. Để khẳng định điều này, trong những tháng tới đây, Văn phòng Kinh tế của Tòa Thánh dự kiến sẽ công bố kết toán chi thu năm 2014 và ngân sách dự chi năm 2015 cho tất cả các cơ quan Tòa Thánh, kể cả chính Văn phòng kinh tế.

18. Phủ Quốc vụ khanh minh xác lời Đức Thánh Cha

Qua việc dùng thành ngữ “tránh Mễ Tây Cơ hóa” (evitar la mexicanización) trong một email riêng tư, Đức Thánh Cha tuyệt đối không hề muốn làm thương tổn tình cảm của nhân dân Mễ Tây Cơ mà ngài rất yêu quí, và cũng không hề không muốn biết tới sự dấn thân của chính phủ Mễ Tây Cơ trong việc bài trừ nạn buôn bán ma túy.

Trên đây là nội trung công hàm ngoại giao Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh trao cho Đại sứ nước Mễ Tây Cơ cạnh Tòa Thánh để làm sáng tỏ thành ngữ “tránh Mễ Tây Cơ hóa”.

Quả thực Đức Thánh Cha đã gửi email riêng cho người bạn của ngài là Ông Gustavo Vera, Đại biểu nghị viện tỉnh Buenos Aires, kiêm chủ tịch Tổ chức La Alameda, trong đó ngài viết: “Tôi hy vọng chúng ta vẫn còn thời gian để tránh tình trạng Mễ Tây Cơ hóa nước Á Căn Đình”. Điện thư này đã được đăng trên mạng của tổ chức La Alameda.

Phản ứng về sự kiện này, trong những ngày qua chính phủ Mễ Tây Cơ đã gửi công hàm tới Vatican để phản đối nhận định của ĐTC Phanxicô về viễn tượng nước Á Căn Đình có thể trở nên giống Mễ Tây Cơ (Mễ Tây Cơ hóa) vì nạn buôn bán ma túy ngày càng gia tăng tại nước nước này. Ngoại trưởng José Antonio Meade của Mễ Tây Cơ cho biết đã gặp Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ Thần Tòa Thánh, tại Mễ Tây Cơ để thông báo về công hàm phản đối. Ông nói: “Chúng tôi bày tỏ đau buồn và lo âu vì những thông tin đã được phổ biến liên quan đến một thư riêng của ĐGH Phanxicô”.

Công hàm của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh viết:

“Như đã biết, thành ngữ ‘evitar la mexicanización’ đã được Đức Thánh Cha sử dụng trong một email hoàn toàn có tính chất riêng tư và không chính thức, để trả lời một người bạn Á Căn Đình của ngài rất dấn thân trong cuộc chiến chống ma túy, và ông đã dùng câu nói đó”.

Công hàm cũng làm nổi bật sự kiện hiển nhiên là Đức Giáo Hoàng không có ý gì khác ngoài việc nêu rõ tính chất trầm trọng của hiện tượng buôn bán ma túy, đang đè nặng trên Mễ Tây Cơ và các nước Mỹ châu la tinh khác. Chính vì sự trầm trọng ấy cuộc chiến trống nạn buôn bán ma túy là một ưu tiên của Chính phủ; để chống lại bạo lực và mang lại hòa bình và sự thanh thản cho các gia đình Mễ Tây Cơ, đánh vào những nguyên nhân gây ra tai ương này.

Đây là một hiện tượng, những như những hiện tượng khác ở Mỹ châu la tinh, trong nhiều dịp và cả trong các cuộc gặp gỡ với các Giám Mục, Đức Thánh Cha vẫn lưu ý về sự cần thiết phải đưa ra những chính sách cộng tác và phối hợp trên mọi bình diện.