Ngày 04-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai Tham Danh, Lợi, Thú, Trần Gian
Tuyết Mai
12:50 04/03/2008
Ai Tham Danh, Lợi, Thú, Trần Gian

Lậy Mẹ Maria! Mẹ Bác Ái! Mẹ Chúng Con!

Ước gì tất cả nhân lọai chúng con đều có tấm lòng Bác Ái và biết luôn Kính Sợ Thiên Chúa như Mẹ. Sống nghèo như Gia Đình Thánh Gia xưa lại đảm bảo cho tất cả Linh Hồn của chúng con. Vì Của ở đâu thì Lòng chúng con ở đó! Của ở thế gian chỉ làm cho chúng con bận tâm gìn giữ nó mà quên Chúa là Đấng đã, đang, và sẽ ban sự sống muôn đời cho chúng con. Nghèo tự nó không phải là cái tội nếu chúng con biết sống trọng ân nghĩa và giới răn của Chúa. Chẳng lẽ tất cả người nghèo đều trở thành đầu trộm đuôi cướp? Ngược lại, chẳng lẽ tất cả người giầu đều có lòng bác ái? Giầu và Nghèo, con thiết nghĩ tự nó chẳng phải là cái tội, nếu cả hai không có lòng tham lam. Nguyện xin Chúa ban cho chúng con trí khôn ngoan của Chúa, biết tích trữ và tích lũy mọi thứ cần thiết, là hành trang cho chúng con mang theo để tìm về Quê Cha của chúng con ở trên Trời.

Lậy Mẹ! có phải tánh tham lam phát xuất từ lòng ích kỷ của chúng con mà ra? Sao nhân loại chúng con luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng, và thiếu kiên nhẫn, không phó thác tất cả vào tay Chúa quan phòng? Miệng chúng con luôn bào chữa cho những việc làm bất công và phạm pháp của chúng con. Miệng chúng con rước Chúa một cách bất xứng? Nhưng để muốn chứng tỏ và khoe với mọi người, mình là con người luôn sống thánh thiện và đạo đức, nhưng lòng thì chỉ cầu mong cho lợi lộc vào túi riêng của mình. Miệng chúng con chỉ luôn nói tốt về mình nhưng bụng thì chứa một bồ dao găm, luôn tìm cách sát hại người. Ôi! miệng lưỡi điêu ngoa của loài rắn độc, giết người không cần gươm đao, của nhân loại chúng con. Chúa còn phải chịu khổ vì loài người chúng con đến bao giờ?

Lậy Mẹ! Mỗi lần chúng con đọc Kinh Lậy Cha, xin cho chúng con biết suy gẫm và làm theo như lời Kinh Chúa dậy, để hiểu rằng Chúa chỉ muốn chúng con Lương Thực hằng ngày dùng đủ. Mẹ cũng sẽ không quên bào chữa và xóa sạch tội lỗi cho chúng con trước Tòa Chúa vì chúng con luôn nhớ, cầu bầu, chạy đến cùng Mẹ, và đọc Kinh Kính Mừng dâng Mẹ hằng ngày qua Chuỗi Mân Côi. Chúng con sẽ cố gắng chế ngự lòng tham lam và ích kỷ của chúng con bằng cách này hay cách khác. Biết chia sẻ và chia sớt những nỗi đau buồn, tủi nhục, đói rách, với những anh chị em khốn cùng ở khắp mọi nơi, nhất là trong mùa chay này. Amen.

Ai Tham

Ai tham tiền của trần gian
Đây thì cơm hai bữa miệng luôn là luôn tươi cười
Tình tang tang tính tình tang (2)

Cuộc đời nay có mai không
Nhưng không mà tui vẫn có tình yêu tình yêu Chúa Trời
Tình tang tang tính tình tang (2)

Sống sao không hổ thẹn với lương tâm
Mai thời là Thiên Chúa đến thì con thì con sẵn sàng
Tình tang tang tính tình tang (2)

Bạc tiền ai dễ cho không
Nhưng đây thì xin góp một đồng từ lòng yêu thương
Tang tình tang tính tình tang (2)

Ai tham danh lợi thú trần gian
Đây thì xin chia sẻ áo cơm là cơm với người
Tình tang tang tính tình tang (2)

An bình là hạnh phúc Chúa ban
Ai đâu mà dễ có nếu Ngài là Ngài không ban
Tang tình tang tính tình tang (2)

Danh lợi là bả phù hoa
Giầu sang mà phú quý có mà có mà bền lâu
Tang tình tang tính tình tang (2)

Giầu thì mua lấy bạn đông
Mai này mà có chết người ta còn thương cho cùng
Tình tang tang tính tình tang (2)

Ai tham mua ruộng đất trần gian
Đây thì xin dâng Chúa tình nghèo là nghèo có nhau
Huynh đệ đầy tình yêu thương
Huynh đệ luôn sống yêu thương
Tang tình tang tính tình tang (2)

Xin được đóng góp bài hát "Ai Tham" trong Mùa Chay.
Trong tâm tình sám hối và mời mọi người cùng hát theo.
(http://youtube.com/watch?v=YvEcy7u2z-Y)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:14 04/03/2008
NGƯỜI CỦA HUYỆN TRỊNH BÁN LỢN

N2T


Có một người của huyện Trịnh dắt một con lợn từ nghìn dặm xa xôi đến chợ để bán, muốn đổi một ít tiền để gia đình chi tiêu. Nơi chợ, sắc mặt của anh ta rất chăm chú khẩn trương, không biết lo lắng điều gì !

Một lúc sau, có người đến gần hỏi anh ta: “Con lợn nhỏ này của anh bán như thế nào ?”

Anh ta không chịu không nổi liền nói: “Đường trở về nhà tôi rất xa xôi, bây giờ trời gần tối rồi, làm gì ở không nói chuyện với ông chứ !”

(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)

Suy tư:

Phàm là người làm ăn buôn bán thì luôn biết chiều lòng khách đến gian hàng của mình, với nụ cười tươi trên môi thì dù cho khách hàng khó tính mấy chăng nữa cũng vui lòng, cho nên mới có câu nói “khách là thượng đế”.

Làm người truyền giáo trong bối cảnh của xã hội ngày nay thì cũng giống như người làm ăn buôn bán, cần phải vui vẻ, hòa đồng và sẵn sàng trả lời hoặc nhu cầu muốn tìm hiểu hàng của khách, có như thế việc truyền giáo mới mang lại kết quả. Phải coi người giáo dân hoặc người mình muốn rao truyền Lời Chúa là thượng đế, thượng đế đúng nghĩa chứ không câu khách, bởi vì người Ki-tô hữu luôn nhìn thấy Chúa Giê-su (Thiên Chúa, thượng đế) nơi người khác.

Truyền giáo ngày hôm nay không phải là cha sở chấp hai tay sau đít đi tới đi lui trước nhà thờ để đánh đuổi con nít khi chúng nó đến nhà thờ đùa giỡn, bởi vì khi làm như thế là cha sở trở thành ông bảo vệ cơ quan; cũng không phải chỉ đợi đúng giờ làm lễ thì cha sở mới ra nhà thờ, nhưng phải ra trước để chào đón giáo dân và trò chuyện thân tình với họ, đó mới là một đại gia đình đúng nghĩa của nó.

Người bán lợn của huyện Trịnh không có kinh nghiệm buôn bán, và cũng không có “khiếu” buôn bán nên ăn nói cộc lốc, giận dữ với khách hàng, thế là uổng công từ dẫn lợn từ xa xôi vạn dặm ra chợ bán.

Truyền giáo đúng nghĩa là đi ra khỏi nơi mình ở, đến với tha nhân -mà cụ thể là con chiên bổn đạo của mình- để không những nói, mà còn nghe, thấy và hiểu biết hoàn cảnh của họ, có như thế bài giảng trên bục giảng của các cha sở mới linh nghiệm, thu hút và đánh động tâm hồn của bổn đạo của mình. Nếu không như thế, thì cũng giống như người bán lợn của huyện Trịnh mà thôi: giận dữ, cộc lốc, khó tính...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:15 04/03/2008
N2T


18. Cầu nguyện trước Thánh Thể, Chúa Giê-su càng dễ dàng đáp trả chúng ta.

(Chân phước Assunta Pallotta, fmm)
 
Ngày 4 tháng 3: Kính Thánh Casimir
PhóTế Huỳnh Mai Trác
07:33 04/03/2008
Thánh Casimir sinh tại Cracow, Ba lan, năm 1458. Ngài là hoàng tử thứ hai của vua Casimir IV. Từ nhỏ tuổi Casimir đã tìm cách tránh xa cảnh đua chen và những hào nhoáng tại chốn triều đình.

Nhà vua có hai người con trai, người thứ nhất được đặt làm vua xứ Bohemia, còn người thứ hai là Casimir thì dự định đặt làm vua xứ Hungary, nhưng bị phe đối lập chiếm ngôi vua trước nên nhà vua quyết tâm chiếm lại bằng binh lực.

Casimir lúc ấy mới 13 tuổi được vua cha gởi đến Hungary với binh lực, nhưng Casimir khi đến biên giới thì nhận thấy đánh chiếm ngôi vua Hungary là bất công và gây một cuộc đổ máu vô ích nên đã không tiến đánh. Vua cha đã phạt nhốt Casimir trong thành Colzki trong ba tháng.

Sau đó vua Casimir IV phải đi đánh dẹp ở Luthuania, Casimir trở thành phụ chính cai trị xứ Ba lan từ năm 1479 đến 1483. Ngài đã lãnh đạo quốc gia rất khéo léo và khôn ngoan.

Khi trở về vua cha muốn đặt Casimir làm vua kế vị với điều kiện là cuới công chúa con Hoàng đế nước Ðức. Casimir đã từ chối vì đã hiến dâng đời mình để phụng sự Thiên Chúa với lời hứa sống trong sạch tinh khiết.

Thánh Casimir lìa đời lúc mới 24 tuổi vào năm 1484. Tuy sống trong uy quyền và giàu sang thánh Casimir luôn yêu thương người nghèo, sống một cuộc đời nghèo khó và cầu nguyện. Ðược tôn phong hiển thánh năm 1522, thánh Casimir là bổn mạng của nước Ba lan và Lithuania.

Thánh Casimir là gương sáng cho những người thanh niên. Ngài đã có một cuộc sống rất nhiệt tình và đơn giản, tâm hồn luôn hướng về Chúa bằng lời cầu nguyện, cũng như hoàn tất tốt đẹp sứ mạng lãnh đạo quốc gia, tránh gây đổ máu dân lành, đem lại an cư lạc nghiệp và hòa bình cho dân chúng. Ngài luôn nêu cao, “ không có danh dự nào lớn lao hơn việc phụng thờ và yêu mến Chúa Kitô qua những kẻ nghèo khổ.” Dù đau yếu bệnh hoạn với chứng bệnh lao phổi nan y thánh Casimir luôn vui vẻ và yêu đời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Sikh không họp với ĐTC được vì lý do an ninh
Phụng Nghi
12:44 04/03/2008
Washington (CNS) – Các đại diện của tôn giáo lớn thứ năm trên thế giới, đạo Sikhism, sẽ không tham dự cuộc họp liên tôn với ĐTC Bênêđictô tại Washington vì lý do đức tin buộc các thành viên chính thức nhập đạo phải luôn luôn đeo trên người một thanh gươm hay dao găm nhỏ, gọi là kirpan, mà vì lý do an ninh, dao kirpan bị cấm không cho mang vào phòng họp.

Linh mục James Massa, giám đốc điều hành Văn phòng Hiệp nhất và Liên tôn giáo vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, xác nhận rằng Cơ quan Mật vụ yêu cầu người Sikh phải để lại dao kirpan bên ngoài phòng họp nếu họ muốn tham gia cuộc họp liên tôn vào ngày 17 tháng 4 tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Gioan Phaolô II ở Washington.

Để tuân thủ giáo luật coi việc mang dao kirpan như là nghĩa vụ linh thiêng của người tín hữu thuần thành, các nhà lãnh đạo Sikh và đại diện của hội đồng giám mục đã thoả thuận để họ lặng lẽ từ chối lời mời tham dự cuộc họp.

Thông tấn xã CNS đã biết các diễn tiến và đã yêu cầu xác nhận tin này nơi Hội đồng Giám mục Hoa kỳ cũng như Hội đồng Sikh Thế giới, Miền Hoa kỳ.

Kirpan có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau, nhưng tiêu biểu là nhỏ, dài chừng vài inch, lưỡi dao cong và lụt (cùn), có mũi nhọn, thường được mang trong bao, đeo dưới quần áo người Sikh.
Dao kirpan


Theo lời cha Francis Tiso, phụ tá giám đốc Văn phòng Hội đồng Giám mục thì người Sikh đã mang theo dao kirpan, có khi dài cả một foot hoặc dài hơn nữa, tới dự các cuộc họp liên tôn với ĐGH tại Vatican.

Tuy nhiên, khi ĐTC Bênêđictô thăm viếng Hoa kỳ trong cương vị quốc trưởng nước Vatican, thì an ninh của ngài chính yếu là trách nhiệm của Cơ quan Mật vụ Hoa kỳ. Cơ quan này không cho phép ai mang dao kirpan vào dự cuộc họp liên tôn.

Cơ quan Mật vụ đã không trả lời khi thông tấn xã CNS gọi tới xin giải thích sự việc.

Tiến sĩ Anahat Kaur, tổng thư ký Hội đồng Sikh Thế giới, Miền Hoa kỳ, trong một thông cáo cung cấp cho CNS nói rằng hội đồng bất mãn sâu xa “vì Cơ quan Mật vụ đã không thể hành động phù hợp với đức tin Sikh và kêu gọi Cơ quan này tôn trọng quyền và tự do tôn giáo của cộng đồng Sikh.”

Bà nói: “Dao kirpan là một trong 5 vật phẩm đức tin cần thiết cho mọi người Sikh đã được chính thức nhập đạo. Kirpan – theo nghĩa chữ là “vật đem lại lòng thương xót - tượng trưng cho cam kết của người Sikh chống lại áp bức và bất công, nhưng chỉ trong tư thế tự vệ và không bao giờ đề xướng đối đầu.”

Bà cho biết người Sikh “phải tôn trọng sự thánh thiêng của kirpan, đặc biệt là trong các cuộc hội họp liên tôn như thế. Chúng ta không thể nhân danh an ninh mà coi nhẹ quyền và tự do tôn giáo.”

Kirpan là một trong 5 vật phẩm mà người đã chính gia nhập đạo Sikh phải mang theo làm biểu tượng thể lý của đức tin. Bốn vật phẩm kia là: Tóc không cắt, lược gỗ, vòng đeo tay bằng thép và một loại áo lót đặc biệt (kesh, kanga, kara và kaccha).

Dao, lược gỗ và vòng kim loại


Người Sikh có thể được chính thức gia nhập đạo ở bất cứ tuổi tác nào, một giai đoạn cũng tương tự như nhận phép thanh tẩy (rửa tội) nơi đạo Công giáo. Tiến trình đó, và luật buộc phải mang “5 K” (tên chính thức của 5 vật phẩm) áp dụng cho cả nam lẫn nữ.

Cha Tiso so sánh việc người Sikh bỏ dao kirpan ngoài phòng họp cũng như người Công giáo bằng lòng bỏ qua giáo lý của giáo hội để có thể tham dự cuộc họp liên tôn.

Ngài nói: “Người ta không lấy đức tin đem trình ra ở cửa để được vào. Chúng tôi đã không đặt Kinh Tin Kính ra bên cạnh để mà đối thoại.”

Người Công giáo và người Sikh tại Hoa kỳ đang có cuộc đối thoại, phiên họp mới đây nhất là vào hồi tháng 10 tại Washington.

Từ trước đến nay các nhà lãnh đạo hai bên đã dùng ba phiên họp hàng năm để thảo luận về các đề tài như giá trị của sự thánh thiêng nơi cả hai truyền thống, và tiến độ của lời cầu nguyện.

Đạo Sikh xuất phát từ thế kỷ 15 trong vùng Punjab nước Ấn độ. Đạo có hơn 25 triệu tín đồ, nhiều nhất là tại Ấn và Pakistan. Tại Bắc Mỹ, đạo có 500 ngàn tín đồ.

Tín ngưỡng Sikh chú trọng tới việc cầu nguyện, việc làm lương thiện, cuộc sống lương thiện, bình đẳng giữa mọi người, công lý cho kẻ bị áp bức, bác ái, và cam kết tôn trọng hòa bình, tin ở thuyết luân hồi. Người Sikh chấp nhận dùng võ lực như là phương tiện cuối cùng.

Cha Tiso nói: Thành phần tham dự cuộc họp gồm mấy chục người Sikh. Không phải tất cả mọi thành viên được mời là những người đã chính thức nhập đạo nên một số không phải mang dao kirpan. Nhưng để tỏ tình đoàn kết, cả nhóm sẽ không dự họp.

Ngài nói: “Họ không muốn thỏa hiệp về những vấn đề đức tin.”

Một thời gian ngắn ngay sau cuộc khủng bố vào Hoa kỳ năm 2001, người Sikh mang kirpan vẫn được đón tiếp tại tòa Bạch Ốc, nhưng sau này Cơ quan Mật vụ đã đặt thêm những hạn chế. Các nhà lãnh đạo Sikh đã từ chối lời mời tới tham dự các lễ lạt tại tòa Bạch Ốc cũng như tại Nghị viện Khối Âu châu vì những nhu cầu đòi hỏi về an ninh như thế.

Bản thông cáo báo chí năm 2004 của Hội đồng Sikh Thế giới, Miền Hoa kỳ giải thích quyết định không tham gia lễ kỷ niệm 400 năm Guru Granth Sahib (minh sư vĩnh cửu của đạo) tổ chức ở tòa Bạch Ốc, văn bản được coi như thẩm quyền tinh thần tối cao của đạo Sikhism:

“Hội đồng Sikh Thế giới, Miền Hoa kỳ đã giải thích ý nghĩa của kirpan (cho các viên chức tòa Bạch Ốc) và cho rằng việc yêu cầu người Sikh bỏ dao kirpan ra ngoài, không chỉ là xúc phạm mà còn là chối bỏ không cho họ quyền chính đáng được thực hành đức tin của mình.”

Cha Tiso nói nhiều người Sikh đã bỏ dao ra ngoài không đeo để tuân thủ nhu cầu an ninh khi du hành bằng đường hàng không, nhưng việc đó được coi như là một sự thích nghi thế tục vì một mục đích thế tục, không như cuộc họp dự trù với ĐGH Bênêđictô có trọng tâm về tôn giáo.
 
Hội Đồng Giám Mục Paraguay lên án việc Đức Cha Fernando Lugo ra tranh cử
Thúy Dung
16:01 04/03/2008
Trong một cử chỉ nhằm khuyến cáo những người Công Giáo không được bầu cho Đức Giám Mục Fernando Lugo, Hội Đồng Giám Mục Paraguay đã lặp lại với người Công Giáo tại đây rằng Đức Cha Lugo đang trong tình trạng “bất tuân phục Đức Thánh Cha”.

Cựu GM Fernando Lugo xem bóng đá
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Ba 4/3/2008, Đức Cha Ignacio Gogorza, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Paraguay cho biết:

“Đối với tôi và đối với Giáo Hội Công Giáo, ngài vẫn còn là một vị Giám Mục đang bị phạt ngưng thi hành ‘chức thánh’ (a divinis), do đó, việc ngài tham gia vào đời sống chính trị là bất tuân phục Đức Thánh Cha”. Đức Cha Gogorza khẳng định rằng “sự kiện ngài tự ý từ chức không cho phép ngài theo giáo luật có thể tham dự vào đời sống chính trị”.

Trông người cũng ngẫm đến ta. Việc các linh mục Việt Nam tham dự vào các hoạt động chính trị của đảng cộng sản Việt Nam và giữ các chức vụ công quyền trong Mặt Trận Tổ Quốc là hoàn toàn bất tuân phục Đức Thánh Cha. Tệ hơn nữa, nếu như Đức Cha Fernando Lugo còn can đảm “xin từ bỏ chức thánh” của mình vì thấy môi trường chính trị hợp hơn với mình thì nhiều vị ở Việt Nam cứ thích vừa làm linh mục, vừa làm cán bộ.

Trong cuộc bầu cử vào ngày 20/4 tới đây để chọn tổng thống, phó tổng thống, 45 thượng nghị sĩ và 80 dân biểu, 17 thống đốc, Đức Cha Lugo sẽ tranh cử chức tổng thống với tướng Lino Cesar Oviedo của đảng Colorado.

Nếu người Công Giáo không ủng hộ, Đức Cha Lugo nắm chắc phần thua.

Theo thống kê hồi tháng 7/2007, Paraguay có 6,669,000 dân. 89.6% theo Công Giáo.
 
Các đại diện của nhóm 135 học giả Hồi Giáo đến Vatican
Đặng Tự Do
16:19 04/03/2008
Năm vị đại diện của nhóm “Lời Chung” đang có mặt tại Rôma để thảo luận với các viên chức Tòa Thánh hầu chuẩn bị cho cuộc họp với Đức Thánh Cha.

Nhóm “Lời Chung” đã được khởi sự theo sáng kiến của 135 học giả Hồi Giáo muốn có cuộc đối thoại sâu xa hơn với Công Giáo. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã hoan nghênh sáng kiến này và đã mời các vị này sang Vatican để thảo luận. Các cuộc họp trong tuần này là những cuộc họp nhằm đặt nền móng cho cuộc gặp gỡ.

Các vị đại diện của nhóm “Lời Chung” đang ở Vatican là Ibrahim Kalin, Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư môm Hồi Giáo tại Đại Học Georgetown Hoa Kỳ; Abd al-Hakim Murad Winter, người Anh, thuộc trường Shaykh Zayed Divinity của Đại Học Cambridge; Sohail Nakhooda, người Jordanie, chủ biên tạp chí Islamica; Yahaya Sergio Yahe Pallavicini, người Italia, thày giảng Kinh Koran ở đền Hồi Giáo al-Wahid ở Milan; và Aref Ali Nayed, người Libi, thuộc Đại Học Cambridge.

Nhóm “Lời Chung” hiện nay có 135 sáng lập viên, nhưng đã có tới hơn 200 thành viên gồm các nhà lãnh đạo Hồi Giáo. Thái tử Ghazi Ibn Talal, giám đốc học viện Hồi Giáo Aal al-Bayt tại Jordan là chủ tịch nhóm này.
 
Khủng bố Hồi Giáo nâng tiền chuộc mạng Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho
Nguyễn Việt Nam
16:40 04/03/2008
Đám tang 3 người vệ sĩ của ĐTGM Paulos Faraj Rahho
Các cuộc thương lượng qua điện thoại giữa quân khủng bố với Tòa Tổng Giám Mục Mosul, Hội Mensajeros de la Paz (Những Sứ Giả của Hòa Bình), tổ chức đang đứng ra dàn xếp với quân khủng bố Hồi Giáo tại Iraq nhằm trả tự do cho Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho trong ngày thứ Ba 4/3 vẫn chưa đi đến được thỏa thuận nào.

Quân khủng bố Hồi Giáo đã đòi nâng tiền chuộc (trước đây đòi 1.8 triệu Mỹ Kim) và đòi hỏi các yêu sách chính trị làm phức tạp thêm tình hình.

Truyền hình và truyền thanh Iraq liên tục phát trên làn sóng điện lời kêu gọi trả tự do cho Đức Cha Rahho, 67 tuổi, một người đang đau yếu và cần trị liệu hàng ngày. Các lời kêu gọi trả tự do cho Đức Cha Rahho của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Iraq và trên thế giới được lặp đi lặp lại xen lẫn với những lời lên án hành vi bắt cóc này của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Sunni và Shiite.

Trước đây, người ta nghĩ quân khủng bố chỉ nhắm đến tiền. Tuy nhiên, nay thì đã rõ nhóm này có những mưu toan về chính trị nhiều hơn.

Đức Tổng Giám Mục Rahho đã bị phục kích hôm thứ Sáu vừa qua sau khi ngài ra khỏi một nhà thờ nơi ngài chủ sự cuộc đi Đàng Thánh Giá trọng thể. Một nhóm vũ trang khủng bố được tin là thuộc các thành phần Hồi Giáo quá khích tại Mosul đã xả súng bắn vào xe của ngài giết chết 3 người cận vệ trước khi bắt cóc Đức Tổng Giám Mục.
 
Khủng bố Hồi Giáo đòi 1.8 triệu Mỹ Kim tiền chuộc Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho
Đặng Tự Do
07:04 04/03/2008
Mosul - Hội Mensajeros de la Paz (Những Sứ Giả của Hòa Bình), tổ chức đang đứng ra dàn xếp với quân khủng bố Hồi Giáo tại Iraq nhằm trả tự do cho Đức Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho, Tổng Giám Mục nghi lễ Chanđê của tổng giáo phận Mosul, cho biết quân khủng bố đòi 1.8 triệu tiền chuộc mạng Đức Tổng Giám Mục.

Đức Tổng Giám Mục Rahho đã bị phục kích hôm thứ Sáu vừa qua sau khi ngài ra khỏi một nhà thờ nơi ngài chủ sự cuộc đi Đàng Thánh Giá trọng thể. Một nhóm vũ trang khủng bố được tin là thuộc các thành phần Hồi Giáo quá khích tại Mosul đã xả súng bắn vào xe của ngài giết chết 3 người cận vệ trước khi bắt cóc Đức Tổng Giám Mục.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Công Giáo Italia (Servizio Informazione Religiosa – SIR), Đức Cha Louis Sako, Giám Mục Kirkuk cho biết trong ngày thứ Hai, “những kẻ khủng bố đã gọi đến hơn một lần để nói về vấn đề tiền chuộc”.

TGM Paulos Faraj Rahho
Cha Angel Garcia, người sáng lập và điều hành Mensajeros de la Paz, hy vọng là quân khủng bố sẽ thoái chí và “vì những lý do nhân đạo sẽ trả tự do cho Đức Tổng Giám Mục Mosul, một người thuần tuý thuộc lãnh vực tôn giáo, không dính líu đến chính trị và đang đau yếu”.

Cha Garcia nhận định rằng “chính quyền các nước, các tổ chức tôn giáo và các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đang theo dõi diễn tiến của vụ này, dẫn đầu là Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, và kêu gọi việc trả tự do tức khắc cho Đức Tổng Giám Mục Rahho”.

Cha Garcia đang ráo riết vận động việc trả tự do cho Đức Cha Rahho. Trong ít ngày tới, ngài sẽ đưa một số trẻ em Iraq đau yếu sang Tây Ban Nha chữa trị.

Cha Garcia cũng đã dành thì giờ an ủi gia đình những người bị giết trong cuộc phục kích Đức Cha Rahho. Năm 2005, Đức Cha Rahho đã sang Tây Ban Nha theo lời mời của cha Garcia. Trong chuyến viếng thăm này ngài đã được điều trị bệnh tim.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 02/03, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã lên tiếng mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Đức Cha Rahho. Đức Thánh Cha cho biết ngài theo dõi diễn tiến này với “sự đau buồn xâu xa”.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi hiệp thông trong lời kêu gọi của Đức Hồng Y Thượng Phụ Emmanuel III Delly, và những phụ tá ngài yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Rahho, sức khoẻ đang yếu kém, phải được trả tự do tức khắc. Đồng thời, tông cũng dâng lời cầu nguyện cho linh hồn ba người bị giết, những người đã cận kề Đức Tổng Giám Mục khi ngài bị bắt”.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của ngài với Giáo Hội tại Iraq, và đặc biệt, Giáo Hội Chanđê là Giáo Hội lại một lần nữa gánh chịu những đau thương do vụ tấn công gây ra.

“Tôi khích lệ tất cả các mục tử và anh chị em tín hữu can đảm và bền đỗ trong hy vọng, và với tất cả những ai ưu tư cho số phận của nhân dân Iraq, xin tất cả chúng ta hãy nhân lên những nỗ lực của mình để hòa bình và anh ninh người dân Iraq đáng được hưởng sẽ không bị khước từ trong tương lai”.
 
Úc tung ra đồng tiền vàng và tem kỷ niệm ngày Quốc Tế Giới Trẻ
Nguyễn Việt Nam
07:39 04/03/2008
Đồng bạc
Đồng vàng
Perth Mint, cơ quan chính phủ Úc, đặt trụ sở tại Tây Úc nơi có những mỏ vàng lớn nhất nước này, đã tung ra đồng tiền vàng và đồng tiền bạc kỷ niệm ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Trong buổi lễ long trọng được cử hành hôm thứ Hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sydney, ông Ed Harbuz, giám đốc Perth Mint đã trình lên Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đồng tiền vàng và bạc mới được tung ra.

“The Perth Mint hân hoan trình lên Đức Hồng Y đồng tiền vàng ròng chính hiệu 1 oz và đồng tiền bạc 1 0z đã được Tòa Thánh Vatican phê chuẩn”.

“Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một biến cố long trọng trong lịch sử Úc Đại Lợi và Giáo Hội Công Giáo, và chúng con hy vọng là những đồng tiền kỷ niệm này sẽ giữ cho ký ức về biến cố này sống động trong những năm tháng sau này”.

Những đồng tiền này đều có hình Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và huy hiệu ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney.

Theo thông lệ, những đồng tiền này được sản xuất rất hạn chế để tăng thêm phần quý hiếm. Nếu muốn mua, quý vị phải mua ngay vì không thể biết khi nào thì không còn có thể mua được nữa hay là phải mua lại với giá mắc gấp nhiều lần.

Đồng tiền vàng ròng gần tinh chất: 99.99% nặng 1oz được bán với giá AUD $1,950.00 (USD 1815). Nếu thấy giá cả chóng mặt quá thì quý vị có thể mua đồng tiền bạc, cũng nặng 1 0z giá chỉ có AUD $95 (USD 88.35). Nếu muốn mua xin vào đây: The Perth Mint

Nếu vẫn còn thấy chóng mặt, quý vị có thể mua tem.

Bưu điện Úc Đại Lợi vừa mới tung ra một loạt tem ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Loạt tem kỷ niệm này có gía từ AUD 0.6 trở lên. Có cả loại nội địa và quốc tế với viền vàng và viền bạc lóng lánh rất đẹp. Úc là một trong những nước rất thích làm tem và làm rất đẹp.
 
Toàn văn sứ điệp của ĐTC cho tổng tu nghị dòng Salediêng
Hồng Ân (dịch)
22:52 04/03/2008
Cha Pascual Chávez Villanueva, S.D.B.

Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng Don Bosco thân mến,

1. Cha rất vui sướng gởi đến cha, và đến toàn thể thành viên của TTN26, lời chào mừng thân thương trong giây phút cha và các thành viên TTN đang cử hành thời gian hồng ân trong đời sống của Tu Hội Salêdiêng. Điều này mời gọi lòng tri ân đối với hồng ân phong phú và khác biệt về kinh nghiệm, về văn hoá và về viễn ảnh các hội viên Salêdiêng đang hoạt động tông đồ không mỏi mệt và luôn mong ước phục vụ Giáo Hội cách hữu hiệu nhất. Đặc sủng Don Bosco chính là ơn Chúa Thánh Thần ban xuống cho toàn dân Thiên Chúa, mà chỉ qua việc lắng nghe và sự sẵn lòng cộng với hoạt động thần linh mới có thể hiểu và quảng diễn, cách đặc biệt trong chính thời đại chúng ta. Ước chi Chúa Thánh Thần, trong ngày Lễ Ngũ Tuần đã ngự xuống Giáo Hội mới khai sinh, tiếp tục ban ơn cho Tu Hội như ngọn gió thổi bất cứ nơi đâu Ngài muốn, như ngọn lửa phá tan băng giá của lòng ích kỷ, như làn nước thấm mát mảnh đất khô cằn. Ước chi Chúa Thánh Thần ban muôn ơn của Ngài xuống các thành viên TTN, ngự xuống trong tim mỗi hội viên, nung nấu ngọn lửa tình yêu trong lòng họ, thắp lên ước vọng nên thánh, thúc đẩy lòng hoán cải và ban sức mạnh trong công việc phục vụ tông đồ của họ.

2. Những người con của Don Bosco thông dự vào trong đoàn ngũ các môn đệ Chúa Kitô, Đấng đã thánh hiến chính mình cho Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần với tình yêu đặc biệt. Chính Ngài đã chọn gọi và dành riêng họ; chính vì thế việc ưu tiên cho Thiên Chúa và cho sáng kiến của Ngài phải toả sáng trong đời sống của các hội viên. Một khi từ bỏ tất cả mà theo Chúa Kitô, một khi dành riêng cho Ngài một những gì là quý giá nhất trong đời sống, thì sẽ không tìm vinh danh nào khác ngoài vinh danh cho Đấng mình yêu mến, là thầy dạy thần linh; điều này trở thành “dấu chỉ của nghịch lý”, bởi vì cách thức suy nghĩ và sống của đời sống thánh hiến trái ngược với lý luận trần thế. Điều đó là động lực của sự can đảm, bởi vì làm chứng rằng đời sống thánh hiến cao cả và mang tính ngôn sứ. Tuy nhiên cũng cần thiết lưu tâm đến ảnh hưởng của chủ nghĩa trần tục và như thế có thể theo đuổi con đường mình đã chọn, có thể vượt qua những khuôn mẫu tự do của đời sống thánh hiến và tập trung vào căn tính của mình là tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân.

3. Chủ đề của Tổng Tu Nghị chính là chương trình đời sống thiêng liêng và tông đồ được chính Don Bosco thực hiện: “Da mihi animas, cetera tolle” (xin cho tôi các linh hồn, còn mọi sự khác xin Ngài cứ lấy đi”. Chủ đề này chứa đựng toàn bộ con người Don Bosco: sâu xa trong đời sống thiêng liêng, sáng tạo trong hoạt động, năng động trong tông đồ, làm việc không mỏi mệt, nhiệt tình trong mục vụ và nhất là tận hiến chính mình cho Thiên Chúa và cho giới trẻ. Don Bosco là một vị thánh với một nhiệt tâm duy nhất: “vinh danh Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn”. Thật quan trọng khi mỗi người Salêdiêng tiếp tục gợi hứng từ Don Bosco: hiểu biết ngài, yêu mến, học hỏi, bắt chước, khẩn cầu ngài, và thi hành chính nhiệt tâm tông đồ của ngài được bắt nguồn từ con tim của Chúa Kitô. Lòng nhiệt thành này chính là khả năng trao hiến chính mình, chạnh lòng thương các linh hồn, hy sinh vì tình yêu, đón nhận trong niềm vui đời sống thường nhật và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì lý tưởng tông đồ. Châm ngôn "Da mihi animas, cetera tolle" diễn tả một tổng hợp thiêng liêng của người Salêdiêng. Không thể trở thành một nhà thần bí nếu không có một đời sống thiêng liêng vững chắc nâng đỡ; cũng vậy không ai có thể sẵn sàng hy sinh nếu không khám phá ra một kho tàng hấp dẫn và vô giá. Trong thời đại mỏng dòn như thời đại chúng ta, thì điều cần thiết là vượt thắng ảnh hưởng của chủ nghĩa hoạt động và không ngừng vun trồng ơn hiệp nhất trong đời sống thiêng liêng qua việc xây dựng một nền tảng về thiêng liêng vững chắc. Điều này nuôi dưỡng hoạt động tông đồ và là nguồn bảo đảm cho việc mục vụ. Tất cả hệ tại ở con đường nên thánh của mỗi người Salêdiêng, và lưu tâm đến việc đào luyện các ơn gọi trong đời thánh hiến Salêdiêng. Việc suy gẫm Lời Chúa và cử hành Thánh Thể là ánh sáng và sức mạnh của đời thánh hiến Salêdiêng. Người hội viên Salêdiêng phải nuôi dưỡng ngày sống của mình bằng việc lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, từ đó giúp các bạn trẻ và các tín hữu nhận thức giá trị của đời sống thường nhật và làm chứng cho mọi người theo như Lời Chúa hướng dẫn. “Thánh Thể hút chúng ta trong tình yêu trao hiến của Chúa Giêsu. Chúng ta không chỉ đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, mà còn trong chính hành động trao hiến của Ngài” (Thông Điệp Deus Caritas Est, 13). Một đời sống đơn sơ, nghèo khó, kỷ luật và nghiêm túc sẽ giúp người Salêdiêng thăng tiến trong ơn gọi của mình, sẽ đem họ lại gần người nghèo khổ và bị bỏ rơi, giúp họ đối diện với những khủng hoảng của đời sống và đe doạ của sự an nhàn và tìm tiện nghi,

4. Theo gương Đấng Sáng Lập, người Salêdiêng phải được nung đốt bằng nhiệt tâm tông đồ. Giáo Hội hoàn vũ và giáo hội địa phương trong đó họ được sai đến để phục vụ mong chờ nơi họ một sự hiện diện đặc thù của nhiệt tâm mục vụ và của nhiệt thành rao giảng tin mừng. Tông Huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về việc phúc âm hoá khắp năm châu có thể trở nên nguồn cảm hứng và định hướng cho họ trong việc rao giảng tin mừng trong nhưng môi trường khác nhau. Tài liệu lưu tâm về những chiều kích của việc rao giảng Tin Mừng có thể giúp họ đào sâu cách thế đối thoại và rao giảng cho tất cả mọi người, cách đặc biệt cho giới trẻ nghèo khổ, sự phong phú của ân sủng và của Tin Mừng. Ước chi việc rao giảng Tin Mừng là điều tiên quyết và chính yếu của truyền giáo ngày nay. Điều này mô tả những nhiệt tâm, những thách đố và những lãnh vực hoạt động rộng lớn; nhưng nhiệm vụ chính yếu hệ tại ở việc hướng dẫn tất cả sống như Chúa Giêsu đã sống. Trong nền văn hoá đa tôn giáo và trần thế hoá thì cần thiết tìm kiếm những cách thế gián tiếp để loan báo Chúa Giêsu, cách đặc biệt cho người trẻ, để họ cảm nhận được sự hấp dẫn của Ngài. Việc loan báo Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài phải là trọng tâm của hoạt động tông đồ và mục vụ, cùng với lời mời gọi hoán cải, đón nhận đức tin và gia nhập Giáo Hội; từ đây nảy sinh hành trình đức tin và việc dạy giáo lý, cử hành phụng vụ, và chứng từ của nhiệt tâm bác ái. Đặc sủng của họ ở những hoàn cảnh cụ thể thúc đẩy việc giáo dục trong việc rao giảng tin mừng cho giới trẻ. Không có giáo dục sẽ không có việc rao giảng tin mừng các sâu xa và bền vững, sẽ không có thăng tiến và trưởng thành, sẽ không có tương quan hỗ tương giữa văn hoá và lối suy nghĩ. Giới trẻ nuôi dưỡng những ước muốn sâu xa của đời sống viên mãn, của tình yêu đích thực, của tự do; nhưng thông thường họ gặp sự phản bội và không thể thực hiện những điều đó. Thật cần thiết giúp giới trẻ thăng tiến những giá trị trong tâm hồn như những năng lực và ước muốn tích cực; trao cho họ sự phong phú của giá trị nhân loại và của Tin Mừng; thúc đẩy họ sống trong xã hội như những thành phần tích cực qua công việc, qua việc tham dự và lãnh trách nhiệm trong công ích. Điều này đòi hỏi những ai hướng dẫn họ phải mở rộng lãnh vực hoạt động giáo dục với sự lưu tâm đến những cái “nghèo”mới của giới trẻ, đến việc giáo dục, đến vấn đề di dân; điều này cũng đòi hỏi họ lưu tâm đến giá trị của gia đình cũng như nhưng chiều kích của nó. Về điểm quan trọng này Cha dừng lại nơi lá thư mới đây về sự khẩn thiết của việc giáo dục mà cha gởi cho các tín hữu địa phận Roma, và giờ đây Cha cũng muốn trao cho tất cả các Salêdiêng.

5. Ngay từ khởi đầu, Dòng Salêdiêng đã loan báo Tin Mừng khắp thế giới: từ Patagonia và từ Châu Mỹ Latin, đến Á Châu và Úc Châu, đến Phi Châu lẫn miền Madagascar. Giờ đây tại Châu Âu số ơn gọi giảm và kéo theo nhiều thách đố của việc rao giảng tin mừng, Dòng Salêdiêng phải không ngừng kiện cường lời mời gọi kitô giáo, kiện cường sự hiện diện của Giáo Hội và đặc sủng Don Bosco trong châu lục này. Châu Âu đã rộng lượng gởi nhiều hội viên trong các cánh đồng truyền giáo, giờ đây toàn Tu Hội kêu mời những vùng giàu ơn gọi rộng rãi với những biên cương mới. Để nối dài sứ mệnh giữa giới trẻ, Chúa Thánh Thần đã khơi dậy trong Don Bosco những hình thức tông đồ khác nhau cùng một đặc sủng và một tinh thần. Trách nhiệm loan báo tin mừng và giáo dục đòi hỏi những sự giúp đở; do đó người Salêdiêng có sự cộng tác của vô số giáo dân, các gia đình và cả của chính giới trẻ, nhằm khơi dậy trong họ ơn gọi tông đồ và nhờ thế đặc sủng Don Bosco không ngừng sống động và bền vững. Cũng cần giới thiệu cho các bạn trẻ dung mạo của đời sống thánh hiến, ý nghĩa sâu xa của việc theo Chúa Kitô vâng phục, nghèo khó và thanh khiết, sự ưu tiên dành cho Thiên Chúa và ân huệ của Chúa Thánh Thần, đời sống hiệp thông huynh đệ trong cộng đoàn, việc tận hiến hoàn toàn cho sứ mệnh. Giới trẻ rất nhạy cảm với những lời mời gọi của nhu cầu cuộc sống, và họ cần những chứng nhân và những người hướng dẫn biết đồng hành với họ trong việc khám phá và đón nhận hồng ân như thế. Trong viễn cảnh này, Tu Hội Salêdiêng đang lưu tâm cách đặc biệt đến ơn gọi sư huynh, nếu thiếu ơn gọi này, nhà dòng sẽ đánh mất dung mạo mà Don Bosco muốn diễn tả. Dĩ nhiên, đó là một ơn gọi không dễ dàng để biện phân và đón nhận; ơn gọi này sẽ trổ sinh hoa trái cách dễ dàng nơi đâu làm thăng tiến ơn gọi tông đồ giáo dân giữa giới trẻ và ban tặng một chứng từ tươi vui cũng như đầy nhiệt huyết của đời thánh hiến tu sĩ. Ước chi gương mẫu và sự chuyển cầu của Chân Phước Artemide Zatti và các Đấng Đáng Kính sư huynh, đã tận hiến đời sống vì Vương Quốc nước Trời, ban cho đại gia đình Salêdiêng nhiều ơn gọi này.

6. Cha cũng nhân cơ hội này để nói lên lời tri ân đến Tu Hội Salêdiêng vì sự phục vụ và đào luyện tại Giáo Hoàng Đại Học Salêdiêng (UPS), nơi hình thành một số cộng sự viên thân tín của Cha hiện nay. Đại Học đã và đang cống hiến đặc biệt cho toàn thể Giáo Hội tinh thần và đặc sủng của Don Bosco. Đại học duy nhất trong các Đại Học Giáo Hoàng có phân khoa Khoa Học Giáo Dục và phân Ngành Mục Vụ Giới Trẻ và Giáo Lý, được liên kết với các khoa khác. Việc học tập và đào luyện dành cho sinh viên đến từ các nền văn hoá khác nhau cũng như sự phức hợp của trạng huống đòi hỏi sự đa dạng của giáo sư trong toàn thể Tu Hội. Với nhu cầu khẩn thiết của việc giáo dục ở những vùng khác nhau trên thế giới, Giáo Hội cần sự đóng góp của các chuyên gia và những nhà nghiên cứu chuyên về sư phạm và đào luyện, về loan báo tin mừng cho người trẻ, về việc giáo dục luân lý, hoạt động và tìm kiếm giải pháp cho những thách đố của thời nay, của vấn đề đa văn hoá và của truyền thông xã hội, đồng thời cũng tìm cách giúp đỡ các gia đình. Hệ Thống Giáo Dục Dự Phòng của Don Bosco là truyền thống giáo dục Kitô giáo chắc chắn sẽ thúc đẩy Tu Hội đề xuất mô hình sư phạm Kitô giáo hiện hành, được gợi hứng từ đặc sủng Don Bosco. Giáo Dục hình thành nên một trong những điểm then chốt của khoa học về con người (nhân học) thời hiện đại, về điểm này thì Đại Học Giáo Hoàng Salêdiêng sẽ không thiếu, Cha chắc chắn về điều này, và Đại Học sẽ góp phần không nhỏ.

7. Cha Bề Trên Cả thân mến, nhiệm vụ của cha trước toàn thể Tu Hội thật nặng nề, nhưng cũng cao cả: mỗi thành viên của Tu Hội Salêdiêng được mời gọi trở nên Don Bosco giữa giới trẻ trong thời đại chúng ta. Vào năm 2015 các con sẽ kỷ niệm 200 sinh nhật Don Bosco và với việc chọn chủ đề cho TTN này, các con đã bắt đầu chuẩn bị cho việc cử hành biến cố trọng đại này. Ước chi điều đó thúc đẩy các con trở thành “dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa cho giới trẻ” và làm cho giới trẻ trở thành niềm hy vọng của Giáo Hội và Tu Hội. Ước chi Mẹ Maria, Đấng mà Don Bosco đã truyền cho các con khẩn cầu với tước hiệu Mẹ Giáo Hội và là Đấng Phù Hộ các Giáo Hữu trợ giúp các con. Chính “Mẹ đã làm tất cả”, vào cuối đời Don Bosco đã không ngừng nói như thế; Mẹ sẽ là bà giáo, Mẹ sẽ giúp các con thông truyền “đặc sủng Don Bosco”. Ước chi Mẹ Maria, Mẹ của niềm hy vọng sẽ đồng hành với Tu Hội, với Đại Gia Đình Salêdiêng, với các sư huynh và đặc biệt với giới trẻ. Một lần nữa, Cha hết lòng cám ơn các con vì sự phục vụ trong Hội Thánh; Cha nhớ đến các con trong lời cầu nguyện và với tất cả tâm tình, Cha ban phép lành toà thánh cho cha Bề Trên Cả, các thành viên TTN và toàn thể gia đình Salêdiêng.

Vatican, 01 tháng 03 năm 2008

BENEDICTUS PP. XVI
 
Top Stories
Chine: les autorités locales refusent la reconstruction d’un sanctuaire marial détruit lors de la Révolution culturelle
Eglises d’Asie
13:09 04/03/2008
CHINE -- De mémoire de catholiques, Notre-Dame du Mont Carmel est un lieu de pèlerinage marial fort fréquenté. L’église, construite au sommet d’un promontoire surplombant le village de Tianjiajing, près de la ville de Yuankang, dans la province du Henan, avait été édifiée en 1903, à l’époque où le vicariat apostolique du Henan-Nord était administré par les missionnaires italiens de l’Institut pontifical des Missions Etrangères (PIME). Détruit lors de la Révolution culturelle (1966-1976), l’édifice n’a jamais été reconstruit, en dépit du fait que les pèlerins sont de nouveau nombreux à venir y prier. Ces dernières années, le diocèse d’Anyang, sur le territoire duquel se trouve le sanctuaire, a entrepris des démarches pour obtenir la permission de reconstruire le lieu de culte, mais, après quelques avancées positives, les autorités locales ont décidé que les activités religieuses n’étaient pas autorisées à cet endroit.

Selon le témoignage de catholiques locaux, avant la destruction du sanctuaire, les pèlerinages les plus importants avaient lieu le 16 juillet, fête de Notre-Dame du Mont Carmel, et le 7 mai, fête de Notre-Dame de Chine. Dans ce diocèse du centre du pays, situé dans la partie septentrionale de la province du Henan, non loin du Hebei et de ses communautés catholiques nombreuses, la dévotion mariale était très forte. Lors de la tourmente révolutionnaire, des catholiques locaux ont sauvé ce qui pouvait l’être: en 1966, lorsque, dans les premières semaines de la Révolution culturelle, l’église du sanctuaire a été détruite, la statue de la Vierge a été brisée en trois morceaux et, au mépris du danger, des catholiques les ont récupérés pour les cacher.

Il y a quelques années, le diocèse d’Anyang a déposé une demande auprès des autorités pour reconstruire l’église, spécifiant que le sanctuaire ne serait utilisé que pour des pèlerinages – et non pour des activités religieuses régulières. En mai 2006, la réponse du gouvernement étant positive, les catholiques ont commencé à rebâtir le sanctuaire, commençant par la statue de la Vierge, modelée sur l’ancienne, et par le chemin de Croix. En 2007, toutefois, le gouvernement local a, sans explication, retiré son autorisation, déclarant que le site n’étant pas classé dans la catégorie des terrains à usage religieux, les activités religieuses y étaient interdites. Aucune mesure ne fut cependant prise pour empêcher les pèlerins d’accéder au lieu. Le 4 juillet 2007, la statue de la Vierge a été déplacée par les catholiques jusqu’à la paroisse la plus proche, la paroisse Saint-Joseph, et le diocèse a réitéré sa demande de permis de construire, en vain. Le 7 novembre dernier, le gouvernement local a de nouveau signifié son refus d’autoriser la conduite d’activités religieuses à Tianjiajing.

(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 4 MARS 2008)
 
The Vietnamese Catholic communities abroad are a resource for their homeland
Asia-News
15:35 04/03/2008
The Vietnamese Catholic communities abroad are a resource for their homeland

by J.B. Vu

There are 3 million who have left the country, and 550,000 Catholics. Dynamic and supportive, the groups of emigrants bring the Good News and are united with all of their countrymen, children of the same culture.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - There are more than half a million Vietnamese Catholics who live abroad and who, despite not depending upon the bishops of Vietnam, remain connected to their confreres, no less than to all of their other countrymen, at home and abroad. The Catholic communities also feel a special obligation, that of bringing the Good News.

Over the past 33 years, since 1975, 3 million Vietnamese have gone to live abroad, 550,000 of them Catholics. The Catholic groups are generally dynamic, supporting and helping one another. About 300,000 of them have received a university degree in the United States, Great Britain, France, Germany, Canada, Italy, Australia, or another country. Some of them are experts, and represent a resource in that they want to contribute to the development of their country.

Many of the emigrant communities have formed spontaneously, while others have been started by the local churches. Even though, according to canon law, they do not depend upon the Vietnamese bishops, they still preserve their bond of identity with their confreres back home. And we hope that in Vietnam, or wherever else in the world, we are united with all Vietnamese, even if they are of other religions, because we have the same culture.

Since 1970, communities of priests, religious, and faithful have been established in the United States: today there are about one and a half million of them, as former president Bill Clinton said in a speech at the national university of Hanoi on November 17, 2000. And there are about 450,000 Vietnamese Catholics living in the United States.

As Catholics, we recognise that all Vietnamese are our brothers and sisters. In this spirit, the head of the U.S. bishops' conference at the time, Archbishop Joseph A. Fiorenza, during a Mass celebrated in the cathedral of Hanoi on August 8, 1999, thanked and praised the Vietnamese Catholic communities for their contributions to the Church in the United States.

Looking to the future, we believe that the love of God has given a special mission to the Vietnamese nation in his plan of salvation. So he will certainly give us abundant blessings to carry forward our mission.
 
Le comunità cattoliche vietnamita all’estero sono una risorsa per la patria
Asia-News
15:36 04/03/2008
di JB. VU

Sono 3 milioni coloro che hanno lasciato il Paese, 550mila i cattolici, Dinamici e solidali, i gruppi di emigrati portano la Buona Novella e sono uniti con tutti i compatrioti, figli della stessa cultura.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Sono oltre mezzo milione i cattolici vietnamiti che vivono all’estero e che, pur non dipendendo dai vescovi del Vietnam, restano legati ai loro confratelli, non meno che a tutti gli altri compatrioti, in patria e fuori. Le comunità cattoliche, poi, si sentono impegnate in un ruolo particolare, quello di portare la Buona Novella.

Negli ultimi 38 anni, dal 1975, sono 3 milioni i vietnamiti che vivono all’estero, 550mila di loro sono cattolici. I gruppi cattolici sono generalmente dinamici, si sostengono ed aiutano reciprocamente. Tra loro, sono circa 300mila ad aver conseguito una laurea in università di Stati Uniti, Gran Bretagna, Francia, Germania, Canada, Italia, Australia ed altri Paesi. Sono degli esperti e rappresentano una risorsa, in quanto vogliono contribuire allo sviluppo della loro patria.

Delle comunità di emigrati, numerose si sono istituite spontaneamente, altre sono state avviate dalle Chiese locali. Anche se, secondo le norme canoniche, non dipendono dai vescovi vietnamiti, conservano ugualmente il legame di sangue con i loro confratelli in patria. E speriamo che in Vietnam o dovunque nel mondo siamo uniti con tutti i vietnamiti, anche se di altre religioni, perché abbiamo la stessa cultura.

Fin dal 1970 comunità di sacerdoti, religiose e fedeli si sono stabiliti negli Stati Uniti: oggi sono circa 1 milione e mezzo, come ebbe a dire l’ex presidente Bill Clinton nel discorso fatto alla Università nazionale di Hanoi il 17 novembre del 2000. E sono quasi 450mila i cattolici vietnamiti che vivono negli Usa.

Come cattolici, riconosciamo che tutti i vietnamiti sono nostri fratelli e sorelle. Con questo spirito, l’allora presidente dei vescovi americani, mons. Joseph A. Fiorenza, nel corso della messa celebrata nella cattedrale di Hanoi l’8 agosto 1999, ringraziò e lodò ciò che le comunità cattoliche vietnamite fanno per la Chiesa degli Stati Uniti.

Guardando al futuro, crediamo che l’amore di Dio ha dato una speciale missione alla nazione vietnamita nel suo progetto di salvezza. Così, certamente ci dà abbondanti benedizioni per portare avanti la nostra missione.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc lần thứ 21 Tại TTMV Sài Gòn
Lê Kim
12:13 04/03/2008
SAIGÒN - Sáng ngày 04.03.2008 tại Trung Tâm Mục Vụ ( TTMV) Tổng Giáo Phận Sài Gòn khoảng 60 linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân là những linh mục Trưởng ban Thánh nhạc các giáo phận, các nhạc sĩ viết thánh ca, giảng viên các lớp thánh nhạc… đã đến tham dự đại hội thánh nhạc toàn quốc lần thứ 21 dưới sự chủ tọa của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch HĐGM.VN- Chủ tịch Uy Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGM.VN, linh mục-nhạc sĩ Kim Long -Phó Chủ tịch và linh mục-nhạc sĩ Nguyễn Duy-Tổng thư ký. Nhà thơ Lê Đình Bảng dẫn dắt chương trình xuyên suốt từ lúc khai mạc cho đến lúc bế mạc đại hội, ban thư ký gồm 3 nhạc sĩ: Fanxicô, Anh Tuấn và Minh Tâm.

Trong thành phần tham dự tôi nhận thấy có một số gương mặt các linh mục-nhạc sĩ nổi tiếng như: Lm-ns Anrê Đỗ Xuân Quế, nguyên Trưởng ban thánh nhạc Gp Sài Gòn, lm-ns Gioan Minh, Phạm Liên Hùng, Mi Trầm, Nguyên Hữu, Oanh Sông Lam, Xuân Thảo, Thái Nguyên, Duy Thiên, Minh Anh, Huy Hoàng v…v các nhạc sĩ Cao Huy Hoàng, Nguyễn Bách, Khắc Dũng và Nhóm Lửa Hồng, Trần Mừng, Ngọc Linh, Trầm Hương, Thiên Linh v.v….

Trong phần đầu Đức Giám Mục Phaolô CT.UBTN đã chào mừng các thành viên tham dự và nói lên ý nghĩa của buổi gặp gỡ lần này về nhiệm kỳ mới của UBTN sau khi Đức Giám Mục Stêphanô Tri Bữu Thiên đã bàn giao chức vụ CT/UBTN cho Đức cha vào ngày 17.10.2007 nhân ngày giỗ của lm-ns Hoài Đức và ngài cũng đã thông báo cho Đức cha những việc đã làm và những việc chưa hoàn thành, đồng thời ngài cũng đã bàn giao quỹ của UBTN. Tiếp đến, Đức cha Phaolô đã công bố danh sách Ban Thường Vụ Uy Ban Thánh Nhạc toàn quốc (trong nhiệm kỳ 2008-2010 này, ngài muốn mở rộng thành phần của ban thường vụ để có thêm người cộng tác và cũng để chuẩn bị đội ngũ kế thừa) gồm 10 thành viên như sau:

1. Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục-Chủ tịch UBTN/HĐGMVN
2. Phêrô Nguyễn Kim Long (Kim Long) Linh mục –Phó ban UBTN/HĐGMVN
3. Rôcô Nguyễn Kim Duy (Nguyễn Duy) Linh mục-Tổng thư ký UBTN/HĐGMVN
4. Phêrô Mai Tính (Mi Trầm) Linh mục- Chủ nhiệm CLB Sáng tác thánh ca
5. Giuse Nguyễn Xuân Thảo (Xuân Thảo) Linh mục-Chủ nhiệm nội san Hương Trầm
6. Giuse Nguyễn Văn Lộc (Tiến Lộc) Linh mục- ủy viên
7. M.P Nguyễn Thị Hương Lan (Trầm Hương) Nữ tu- ủy viên
8. Maria Nguyễn Thị Sang (Đông An) Nữ tu-ủy viên
9. Maria Vũ Kim Loan, nữ tu-ủy viên
10. Phêrô Nguyễn Đình Diễn (Phanxicô) Giáo dân-ủy viên

Ngay sau khi ban thường vụ ra mắt, lm-ns Nguyễn Duy, Tổng thư ký, đã trình bày tổng kết các hoạt động trong thời gian qua và các thành quả mà UBTN đã đạt được:

- Tổ chức các Đại hội thánh nhạc toàn quốc theo những chủ đề chuyên môn và phổ biến một số bài viết về thánh nhạc trên nội san Hương Trầm.

- Thành lập Câu lạc bộ những người sáng tác thánh ca và đã phát hành một số tuyển tập sáng tác mới….

Phần chia sẻ một số kinh nghiệm viết thánh ca của lm-ns Kim Long, Phó CT đã được cữ tọa theo dỏi rất thích thú và hầu như là mọi người rất đồng cảm với ngài qua 3 phần chính để chuẩn bị sáng tác người nhạc sĩ cần “Đọc-Suy-Cầu”

“Đọc” nhiều để tích luỹ kiến thức, “Suy” dùng phương pháp “Trí trong suy” để suy nghĩ với một ý nào đó chợt đến trong đầu. “Cầu” trước khi viết thánh ca lm-ns Kim Long cho biết, ngài thường hay cầu nguyện và ngài cũng nhắc nhiều lần đến Đức ông-thi sĩ Xuân Ly Băng, người đã gây nhiều cảm hứng cho ngài khi đọc những vần thơ của Xuân Ly Băng lm-ns cho biết ngài đã phổ rất nhiều bài thơ của Xuân Ly Băng…

Sau bài nói chuyện”Mấy kinh nghiệm viết thánh ca” các tham dự viên đã chia thành 3 nhóm để thảo luận và sau bữa cơm trưa thân mật rất ngon miệng do ban tổ chức thết đãi, các thành viên trong Câu lạc bộ sáng tác thánh ca do lm-ns Mi Trầm làm chủ nhiệm, cũng đã ngồi lại với nhau để cùng sinh hoạt và đưa ra những quy định, cách thức gửi sáng tác mới để được Imprimatur.

Lần đại hội này cũng đã lấy ý kiến của các tham dự viên về hướng đi tới của UBTN/VN và những giải thưởng những bài thánh ca hay nhất, hay tờ nội san Hương Trầm do lm-ns Xuân Thảo làm chủ nhiệm với sự cộng tác của nhà thơ Lê Đình Bảng và nhạc sĩ Phanxicô.
 
Đan Viện Chúa Kitô Dòng Biển Đức trong hoang địa New Mexicô với gần 10 tu sĩ Việt Nam
Vũ Thiết
12:27 04/03/2008
NEW MEXICÔ -- Hơn 14 năm trước đây, tôi đã gặp người thanh niên chân ướt, chân ráo đến từ Việt Nam theo diện HO. Rồi cũng qua người thanh niên này tôi đã được biết đến một cộng đoàn Tu Sĩ sống ẩn dật nơi miền núi đồi hoang dã thuộc Tiểu Bang New Mexico. Tôi muốn nói đến Đan Viện Chúa Kitô trong hoang địa thuộc Dòng Biển Đức (Bênêdictô).

Người thanh niên này đến Mỹ chỉ hơn 1 tuần lễ là vội vàng “khăn áo quả mướp” tiến vào hoang địa theo tiếng gọi của Thày Chí Thánh. Nếu tôi không lầm thì vào thời gian đó (1994) nơi Đan Viện này chỉ có 1 hoặc hai thầy Việt Nam, sau 14 năm trời những hạt giống tốt đã nẩy mầm. Hiện nay cộng đoàn Tu Sĩ nhỏ bé đã được kết tụ bởi 37 Tu Sĩ đến từ 11 quốc gia khác nhau này đã nảy sinh cho Giáo Hội 5 Linh Mục và 7 Thầy người Việt-Nam, và con số Tu Sĩ người Việt còn có triển vọng tăng nữa trong tương lai.

Nhận thấy những hạt giống tu trì của Giáo Hội việt-Nam đang nẩy mầm tốt đẹp và trên đà phát triển, Bề trên Đan Viện đã cho phép thành lập Đan Viện riêng cho người Việt-Nam và đã chọn miền đất nơi trung tâm nước Mỹ để vun xới cho đời sống tu trì của người Việt. Tuy nhiên vì đời sống của Đan viện thật đơn sơ và nghèo hèn nên việc gây dựng một cơ sở vật chất cho một Đan Viện mới thật là một vấn đề nan giải và khó khăn. Do đó Cha Đan Viện Phụ Philip Lawrence đã uỷ thác cho người thanh niên của 14 năm trước, nay đã là Linh Mục Andrew Nguyễn và các anh em Tu Sinh Việt-Nam trong dòng đứng ra quyên góp và xây dựng cơ sở mới này với tên gọi ĐAN VIỆN THIÊN TÂM. Đây qủa thật là một ơn huệ Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt-Nam. (xin xem thư của Cha Đan Viện Phụ phía dưới)

Trong âm thầm khiêm tốn, Họ đã lớn lên trong ơn nghĩa của Thiên Chúa. Qua những lời kinh nguyện bảy lần mỗi ngày họ đã kéo bao ơn lành của Thiên Chúa xuống cho nhân loại. Mặc dù họ đã góp mặt với các Tu Sĩ ở địa phương này mười mấy năm qua, nhưng mấy ai đã nhận biết sự hiện diện của họ. Nhất là người Việt chúng ta, họ đã âm thầm cầu nguyện cho chúng ta, cho quê hương đất nước chúng ta. Biết bao ơn lành của Chúa đã đổ xuống trên chúng ta qua lời cầu nguyện của họ, nhưng chúng ta chưa một lần gặp họ, chưa một lần nghe nói về họ, và có lẽ cũng không hề biết sự có mặt của họ nơi đất nước đầy đủ tiện nghi và hưởng thụ này.

Viết những dòng trên đây, tôi muốn giới thiệu đến toàn thể cộng đồng dân Chúa những con người bé nhỏ và hèn mọn này với một trách vụ to lớn vừa được trao phó là xây dựng một cơ sở vật chất cho một ĐAN VIỆN đang cưu mang của người Việt-Nam. Ước mong vì tình thương và để làm cho DANH CHÚA CẢ SÁNG, xin quí vị cùng cộng tác với những người anh em hèn mọn này trong công việc xây dựng nước Chúa bằng những hy sinh đóng góp công, của để ĐAN VIỆN THIÊN TÂM sớm hoàn thành.

Nguyện xin Thánh Tổ Phụ Bênêđictô bên tòa Chúa hằng cầu xin cho quí vị và thân quyến được mọi sự như ý và tràn đầy ơn Thánh Chúa. Nguyện xin được như vậy. Amen.

Mọi thư từ đóng góp, liên lạc xin quí vị vui lòng gửi về nhà dòng mẹ theo địa chỉ sau đây:

Rev. Andrew Nguyen

Monastery of Christ in the Desert

PO BOX 270

Abiquiu, NM 87510-0270

http:www.chirstdesert.org

Thư của Cha tu Viện Trưởng:

 
Một em bé sinh ra tật nguyền chỉ biết cười, một thiên thần đã bay về với Chúa
Nguyễn Xuân Trường
12:41 04/03/2008
BẮC NINH -- Ngày 14 tháng hai năm 1990, một bé trai đã chào đời trong một gia đình Công giáo tại xứ đạo Tử Nê, Bắc Ninh. Cả gia đình hân hoan đón nhận bé. Có điều lạ là, thường thì các em bé cất tiếng khóc chào đời, nhưng riêng bé trai này chào đời mà không khóc một tiếng nào. Nhờ dòng sữa mẹ yêu thương, bé lớn lên và giống bao trẻ em khác mọi sự, ngoại trừ tiếng khóc. Được gần một tháng, bố mẹ đem bé vào nhà thờ giáo xứ lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy và đặt tên cho cháu là Đaminh Nguyễn Văn Tú.

Cháu Đaminh tú trong vòng tay yêu thương của Mẹ
Ngày tháng trôi, Tú lớn lên và trông cũng khá khôi ngô tuấn tú, có điều cháu không khóc, chỉ cười. Thấy cháu quá ngoan bố mẹ mừng nhưng cũng thấy là lạ. Lên một tuổi, rồi hai tuổi, Tú biết đi nhưng vẫn chưa biết nói. Bố mẹ Tú linh cảm dường như có điều chẳng lành cho cháu. Bố mẹ mang cháu đi bệnh viện để kiểm tra và bác sĩ nói Tú có lẽ chậm phát triển thôi, không lo. Thế nhưng, Tú lên bốn, lên năm mà vẫn chẳng nói được và lại không có khả năng tự ăn uống hay tự đi vệ sinh như những trẻ khác. Bố mẹ thực sự lo lắng và cuống quýt đem Tú đi khắp các bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương kiểm tra, khám nghiệm. Kết quả bác sĩ chuẩn đoán Tú bị liệt não. Trí não của Tú dường như bị hỏng hoàn toàn. Y học bó tay không thể làm gì hơn cho cháu.

Bố mẹ rơm rớm nước mắt, ngậm ngùi mang con về. Nhìn con nhà người kháu khỉnh khôi ngô, trông con nhà mình cứ thấy ngơ ngơ làm cho lời ru ầu ơ của mẹ man mác một nỗi buồn. Thế nhưng, trong niềm tin, gia đình luôn xác tín con cái là phần thưởng Chúa ban, và giờ đây, chỉ còn biết phó dâng Tú cho lòng thương xót của Thiên Chúa.

Lễ an táng Đaminh Tú
Tháng ngày trôi, thân xác Tú ngày một to lớn. Tú ăn khỏe, uống khỏe như những trẻ em khác, chỉ có điều Tú vẫn không biết khóc, cứ cười suốt ngày. Thỉnh thoảng Tú bị yếu và co giật, gia đình lại đưa Tú đến bệnh viện chữa trị nhưng tình trạng khuyết tật trí não không hề được cải thiện. Tú không tự mình ăn được và đi lại không vững, rất dễ ngã. Càng lớn Tú càng khỏe và nghịch ngợm một cách vô hồn. Vì thế, luôn phải có người chăm sóc, trông nom Tú, nếu không, Tú dễ dàng làm hư hỏng, làm vỡ các đồ đạc trong gia đình. Và thậm chí Tú có thể quay lại vày vò những gì Tú vừa thải ra từ cơ thể Tú. Tú hồn nhiên nghịch phân như thể chơi đồ chơi! Tú không hề biết sự gì. Mẹ hỏi: Tú có thương mẹ không? Tú chỉ ơ ơ! Bố hỏi: Tú có thích đi học không? Tú cũng chỉ ơ ơ! Ông bảo: Tú chào ông đi nào. Tú cũng lại ơ ơ!

Khoảng từ năm 2003, Tú trở nên ngủ rất ít và thường xuyên lên cơn co giật. Vì vậy, hàng ngày, Tú phải uống thuốc để giảm bớt các cơn co giật. Một năm trở lại đây, sức khỏe của Tú yếu đi trông thấy, Tú chỉ nằm một chỗ, không còn nghịch năng động như những năm trước. Ngày 4 tết Mậu Tý vừa rồi, cha xứ Giuse Trần Đăng Can đã tới tận gia đình ban bí tích Xức Dầu bệnh nhân cho Tú.

Tú yếu dần, yếu dần. Và rồi, đúng 12 giờ 10 phút ngày 2 tháng 3 năm 2008, ngày chúa nhật, Chúa đã gọi Tú về Nhà Cha hưởng phúc với Ngài. Một thiên thần đã bay về với Chúa.

Tiễn biệt...
Suốt 18 năm trời, bố mẹ Tú thường ôm con vào lòng, thầm ước nguyện đứa con mình rứt ruột đẻ ra có thể một lần cất tiếng gọi bố ơi! mẹ ơi! Thế nhưng, Tú vẫn không hề lên tiếng! Để đến hôm nay, bố mẹ lại mếu máo nức nở gọi con ơi, ới con ơi!

Với con mắt duy vật, Tú chỉ là đứa trẻ tàn tật ăn hại, là gánh nặng cho gia đình, là đồ vô tích sự, bỏ đi. Nhưng với con mắt tin yêu, Tú luôn là quà tặng Chúa ban cho gia đình; Tú luôn là đứa con được bố mẹ, ông bà, cô dì chú bác, anh em và những nhà hảo tâm dành cho nhiều tình thương hơn những đứa trẻ khác. Dù không khôn ngoan như những đứa trẻ bình thường, nhưng Tú luôn mãi là hoa trái của tình yêu bố mẹ, luôn mãi là cục cưng của toàn thể gia đình.

Trong đời, ai cũng từng có lúc khóc, nhưng Tú thì không. Khi Tú giã từ cha mẹ và gia đình, bao người đã nức nở khóc thương xót xa cho tình thân ly biệt. Những dòng lệ lã chã tuôn rơi ấy không phải là những dòng nước mắt tuyệt vọng, mà là những dòng tình cảm yêu thương tuôn trào. Trong những giọt lệ ấy ta thấy ánh lên niềm hi vọng tin tưởng: Tú đã được Chúa gọi về với Ngài. Cả đời Tú là một đời hạnh phúc vì Tú chưa một lần cất tiếng khóc, chưa một lần phải rơi lệ. Cả một đời Tú chưa một lần chửi tục, chưa một lần có tư tưởng hay hành động thù ghét ai. Cho đến tận những ngày tháng cuối đời ở độ tuổi của chàng thanh niên 18 tuổi xuân, Tú vẫn cứ sống hồn nhiên như một trẻ thơ. Chúa Giêsu đã nói rằng: Ai nên giống trẻ thơ thì sẽ được vào Nước Trời. Vì thế, với tất cả niềm xác tín, chúng ta tin tưởng rằng: ngày Tú lìa đời là ngày ngập tràn ánh sáng, là ngày Tú trở thành một thiên thần bay thẳng về nhà Cha trên trời hưởng phúc. Khi còn ở trần gian, mọi người phải chăm sóc, phục vụ Tú, thì nay trong lòng Chúa yêu thương trên Nước Trời, Tú lại đang chăm sóc, phục vụ những người còn sống bằng những lời chuyển cầu tha thiết của Tú.

Hãy ca ngợi Chúa vì Chúa nhân từ,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương..
 
Chương trình Hội Thảo Học Thuyết Xã Hội Công Giáo tại Xuân Lộc
LM Antôn Nguyễn ngọc Sơn
18:40 04/03/2008
HỘI THẢO HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Tòa Giám Mục Xuân Lộc
Ngày 12-13/03/2008


Đơn vị tổ chức: Uỷ Ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Đơn vị tài trợ: Misereor Đức
Đơn vị đồng tài trợ: Uỷ Ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Thời gian diễn ra hội thảo: từ 12 đến 13 tháng 03 năm 2008

Địa điểm hội thảo:
Toà Giám mục Xuân Lộc, Y 70 Hùng Vương, Thị Trấn Xuân Lộc,
Huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Ban tổ chức:
- Đức Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH
- Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Giám mục giáo phận Phan Thiết
- Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH

Điều phối hội thảo:
- Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư ký UBBAXH
- Nt. Đoàn Tâm Đan, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC)

Ban thư ký hội thảo:
- Nt. Têrêsa Đỗ Thị An
- Nt. Têrêsa Trì Thị Minh Thuý
- Anh Martinô Trần Tuấn Huy

Mục đích:
- Tìm hiểu những điểm cơ bản trong Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo
- Bàn định về những hoạt động bác ái xã hội cụ thể trong nhiệm kỳ 2007 -2010

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

NGÀY 11-03-2008: Đón tiếp tham dự viên tại Toà Giám mục Xuân Lộc, Y 70 Hùng Vương, Thị Trấn Xuân Lộc, Huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

NGÀY 12-03-2008:

SÁNG:
7:30-8:00: Đón tiếp, ghi danh, giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.
8:00-8:30: Diễn văn khai mạc (Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH)
Diễn văn chào mừng (Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Cựu Chủ tịch UB BAXH)
Diễn văn của Ban Tôn Giáo Chính Phủ
8:30-9:45: Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo (Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh)
9:45-10:00: Giải lao
10:00-10:45: Nhân phẩm và nhân quyền trong Học thuyết Xã hội Công giáo (Lm. Guy Maria
Nguyễn Hồng Giáo, OFM)
10:45-11:30: Liên đới xã hội theo quan điểm Công giáo (Lm. Nguyễn Thái Hợp, OP)
11:30-14:00: Ăn trưa - nghỉ trưa

CHIỀU:
14:00-14:45: Học thuyết Xã hội Công giáo và các vấn đề xã hội Việt Nam (Lm. Antôn Nguyễn
Ngọc Sơn)
14:45-15:30: Trình bày mẫu thức (paradigme) thi hành công tác bác ái xã hội theo thông điệp
Thiên Chúa là Tình yêu (Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành)
15:30-15:45: Giải lao
15:45-16:30: Học thuyết Xã hội Công giáo và môi trường (Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài)
16:30-17:15: Thảo luận về mối tương quan giữa UB BAXH và các Ban BAXH giáo phận.
17:15-17:30: Tổng kết ngày làm việc đầu tiên (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)

NGÀY 13-03-2008

SÁNG:
8:00-8:45: Kinh nghiệm dấn thân xã hội (Sr. Maria Consolata Hồ Thị Chính)
8:45-9:30: Giới thiệu cách thực hiện bản đồ xã hội của giáo phận (Anh Trần Tuấn Huy +
Sr. Maria Nguyễn Thị Bích Huyền)
9:30-9:45: Giải lao
9:45-11:30: Thảo luận về hoạt động xã hội của UBBAXH và các ban BAXH giáo phận
11:30-14:00: Ăn trưa - nghỉ trưa

CHIỀU:
14:00-14:45: Thảo luận về hoạt động xã hội của UBBAXH và các ban BAXH giáo phận
14:45-15:00: Tổng kết hội thảo (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)
15:00-15:30: Diễn văn kết thúc (Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Chủ tịch UB BAXH)
Nghi lễ kết thúc

DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN:
1. Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh (Chủ Tịch UB BAXH)
2. Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (Cựu Chủ Tịch UB BAXH)
3. Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh (Chủ tịch Uỷ Ban Truyền giáo)
4. Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến
5. Đức cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng

Các đại biểu từ 26 giáo phận (mỗi giáo phận 2 người)
1. Giáo phận Hà Nội
2. Giáo phận Bắc Ninh
3. Giáo phận Bùi Chu
4. Giáo phận Hải Phòng
5. Giáo phận Hưng Hoá
6. Giáo phận Lạng Sơn
7. Giáo phận Phát Diệm
8. Giáo phận Thái Bình
9. Giáo phận Thanh Hoá
10. Giáo phận Vinh
11. Giáo phận Huế
12. Giáo phận Buôn Ma Thuột
13. Giáo phận Đà Nẵng
14. Giáo phận Kontum
15. Giáo phận Nha Trang
16. Giáo phận Quy Nhơn
17. Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh
18. Giáo phận Cần Thơ
19. Giáo phận Đà Lạt
20. Giáo phận Long Xuyên
21. Giáo phận Mỹ Tho
22. Giáo phận Phan Thiết
23. Giáo phận Phú Cường
24. Giáo phận Vĩnh Long
25. Giáo phận Xuân Lộc
26. Giáo phận Bà Rịa

ĐẠI BIỂU CÁC DÒNG TU (mỗi dòng tu một người)
1. Dòng Tên
2. Dòng Đa Minh
3. Dòng Phanxicô
4. Dòng Don Bosco
5. Dòng Vinh Sơn
6. Dòng Chúa Cứu Thế
7. Dòng Gioan Thiên Chúa
8. Dòng Đồng Công
9. Dòng Phaolô
10. Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn
11. Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu Linh mục
12. Dòng Đa Minh Thánh Tâm
13. Dòng Đa Minh Tam Hiệp
14. Dòng Đa Minh Rosa Lima
15. Dòng MTG Bắc Hải
16. Dòng MTG Gò Vấp
17. Dòng MTG Thủ Thiêm

KHÁCH MỜI
1. Vũ Tư Hoà

GIẢNG VIÊN
1. Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh
2. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
3. Lm.Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo, OFM
4. Lm. Nguyễn Thái Hợp, OP
5. Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành
6. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
7. Nt. Maria Cosolata Hồ Thị Chính
8. Nt. Maria Nguyễn Thị Bích Huyền
9. Anh Martinô Trần Tuấn Huy

THÀNH VIÊN BAN TỔ CHỨC
1. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
2. Lm. Tôma Vũ Đình Hiệu
3. Lm. Giuse Nguyễn Văn Uy
4. Nt. Đoàn Tâm Đan
5. Nt. Têrêsa Trì Minh Thuý
6. Nt. Têrêsa Đỗ Thị An
7. Nt. Anna Nguyễn Thị Mai Trang
8. Anh Bùi Ngọc Hiệp
 
Thư mời tham dự Hội thảo Học thuyết Xã hội Công giáo
+GM Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
18:44 04/03/2008
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI

72/12 Trần Quốc Toản. P.8, Q.3, TP.HCM
Email: ubbaxh_vn@hcm.vnn.vn
ĐT: 08.8208716


VT. số 06/VT/08/UB BAXH

Ngày 01.02.2008

THƯ MỜI

Trích yếu: V/v Tham dự Hội thảo Học thuyết Xã hội Công giáo

Kính thưa Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em

Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình đã soạn thảo cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo và phổ biến cho toàn thể Giáo Hội như những nguyên tắc căn bản cho các hoạt động bác ái xã hội. Bản Tóm Lược này cũng đã được nhiều tổ chức xã hội quốc tế dùng làm kim chỉ nam cho hoạt động xã hội của họ. Đức Thánh Cha Benedictô XVI, qua Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, cũng yêu cầu các hoạt động bác ái xã hội cần được tổ chức theo những đường hướng rõ rệt và những nguyên tắc căn bản của Giáo Hội.

Vì thế, Uỷ ban Bác ái Xã hội thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ tổ chức cuộc hội thảo để học hỏi về Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo. Đồng thời, trong nhiệm kỳ 2007-2010, các vị lãnh đạo của Ban Bác ái Xã hội giáo phận được mời gọi để gặp gỡ nhau và cùng bàn định về công tác bác ái xã hội của Giáo hội Việt Nam cũng như tại các giáo phận. Đặc biệt trong kinh nghiệm bão lụt liên tiếp vừa qua, các vị lãnh đạo cũng sẽ được giới thiệu chương trình phòng ngừa ứng phó thiên tai để giảm bớt những thiệt hại tại địa phương, cũng như dự án phòng chống HIV/AIDS tại các giáo phận ở Việt Nam

Trong tinh thần đó, Uỷ ban Bác ái Xã hội trân trọng kính mời: …………………………………………
đến tham dự và chia sẻ trong cuộc hội thảo quan trọng này (mỗi giáo phận 2 người).

Cuộc hội thảo sẽ được tổ chức tại: Toà Giám mục Xuân Lộc, Y 70 Hùng Vương, thị trấn Xuân Lộc, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, (Đt.0613/877256).

  • Thời gian: từ 7g30 ngày thứ Tu, 12 -03-2008 đến 17giờ ngày thứ Nam, 13-03-2008
  • Các tham dự viên ở xa xin đến Tòa Giám mục Xuân Lộc từ chiều thứ ba 11.03.2008.
  • Chi phí đi lại, ăn ở do UB BAXH đảm nhận (xin giữ lại hoá đơn để thanh toán với BTC).
  • Xin các tham dự viên gửi phiếu đăng ký (bằng email hoặc thư tay) trước ngày 01.03.2008
  • Chúng tôi xin gửi kèm theo thư này chương trình hội thảo và phiếu đăng ký.

Chúng tôi rất mong sự tham dự của Quý vị.

Kính chúc Quý tham dự viên luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa trong Năm Mới.

Trân trọng

+ Gm. Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
Chủ tịch UB BAXH
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tẩy chay cả Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo
Bs Vũ Linh Huy
18:23 04/03/2008
Tẩy chay cả Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo
lẫn Mặt Trận Tổ Quốc!


Uỷ Ban Đoàn Kết thật xấu xa,
Bởi do cộng sản đẻ rơi ra.
Mặt Trận Tổ Quốc là mạch máu,
Bơm mớm Uỷ Ban nọc gian tà.

Uỷ Ban, bướu độc, đã rõ rồi,
Chần chờ chi nưã, cắt ngay thôi.
Muốn cho bướu đó không tái phát,
Cắt luôn Mặt Trận, cái mạch nuôi!

Mặt Trận Tổ Quốc, thật gớm thay!
Đảng là bạch tuộc, nó là tay,
Là vòi xiết cổ người yêu nước,
Rình như ma xó, suốt đêm ngày!

Tôn giáo “quốc doanh” Mặt Trận coi,
Trực tiếp chỉ huy rất rạch ròi,
Uỷ Ban vì thế không cần thiết,
Vâng theo Mặt Trận đã đủ rồi!(*)

Công giáo đôi nơi bỏ Uỷ Ban,
Để cho Mặt Trận được bao giàn.
Mặt Trận yêu ma xâm nhập thẳng,
Độc tố tiêm vào tận óc, gan!

Dân Chuá hôm nay biết tỏ tường,
Uỷ Ban, Mặt Trận cũng một phường!
Nên quyết tẩy chay luôn hai thứ,
Chẳng thèm tưởng lục với huy chương!

Lời Chuá dạy ta thật rõ ràng,
Bao người nên thánh rất vẻ vang,
Chủ chăn giáo huấn theo Lời Chuá,
Theo chi cộng sản, tủi nhục mang!

Boston, ngày 4 tháng 3 năm 2008

CHÚ THÍCH
(*) Các tôn giáo được cộng sản công nhận cho phép hoạt động
đều do Mặt Trận Tổ Quốc trực tiếp chỉ đạo, bởi vậy cộng sản
tránh được việc thành lập các “Uỷ Ban Đoàn Kết” như cuả phiá Công Giáo,
vưà tiết kiệm rất nhiều cho ngân sách nhà nước, vưà khống chế
các tôn giáo một cách trực tiếp, chặt chẽ,
không sợ nhóm nào đi chệch đường, lệch hướng.
 
Ý kiến của một anh Thợ Rèn về Vụ Cầu Nguyện ở Tòa Khâm Sứ
Thợ Rèn Nghệ An
18:25 04/03/2008
Ý kiến của một anh Thợ Rèn về Vụ Cầu Nguyện ở Tòa Khâm Sứ

Tui là một người giáo dân ở vùng xô viết Nghệ Tĩnh, nơi đã chịu thiệt thòi về thời tiết, kinh tế và tôn giáo. Thợ rèn tui có chút thiệt thòi khi cái vụ cầu nguyện đòi đất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà và Hà Đông diễn ra. Số là tui có một cái máy tính cũ kỹ do đứa con vừa tốt nghiệp đại học để lại. Sau khi xin được việc, nó gấp rút bày cho tui cách vào mạng internet. Nó đi rồi, tui mới khổ làm sao về cái vụ vượt tường lửa để vô mạng VietCatholic. May mà có cha xứ chỉ cho tôi cách vô mạng. Ngài lại còn chỉ cho các trang Công giáo khác nữa: nào là Veritas, Chúc Cứu Thế, v.v… Hay nhất là vô trang tìm kiếm www.google.com và đánh chữ cần tìm, ví dụ Tòa Khâm Sứ, thì tha hồ mà đọc. Hóa ra cái trình độ văn hóa thật là cần thiết trong thời đại này.

Hôm nay có hai vợ chồng bà con ở Hà Nội vô thăm tui. Họ kể cho tui nghe chuyện Tòa Khâm Sứ, chuyện Thái Hà. Nó đúng như những gì mà tui đọc được trên mạng. Cảm xúc khi được nghe một người trực tiếp đến cầu nguyện ở đó kể lại thật là đặc biệt. Hơn nữa người đàn ông còn nói rằng chính ông là một trong những người mang tượng Đức Mẹ Sầu Bi vào đặt ở Tòa Khâm Sứ. Có một điều trên mạng không nói tới là: cho đến bây giờ, ngày 04/3/2008, thì vẫn có người đến cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ hằng ngày, đông nhất là vào ngày thứ Bảy và Chúa nhật. Còn một điều nữa là cho cho người vào để cắm hoa và dọn dẹp nơi tượng Đức Mẹ Sầu Bi.

Trước đây tui cứ nghĩ cái từ "phố Đức Bà" là do các anh phóng viên trên mạng đặt ra, nhưng mà bây giờ tui nghe chính miệng một bà già người Hà Nội nói. Tên phố Đức Bà nổi tiếng đến mức mà bà quên luôn cái tên phố cũ của nó. Ở Thái Hà trước chỉ có 1 cái lều, nay có thêm 2 cái lều nữa. Có lẽ giáo dân thấy "ở đây hay lắm, nên làm 3 lều" cho giống câu chuyện trên núi Tabor chăng! Bây giờ người ta thường đi du lịch ở đâu, còn tui mong được đi thăm Hà Nội, để hòa vào dòng người đến cầu nguyện những nơi nổi tiếng đó. Được như vậy có thể sẽ thêm đức tin, đức cậy, đức kính mến hơn. Ước được như thế!

Tui thật sự xúc động và cảm phục về đức tin và lòng can đảm của bà con giáo dân Hà Nội, những người chịu cảnh rét mướt khi đứng ra đòi công lý. Và tui còn cảm phục hơn nữa khi nghe tin Đức Cha Kiệt nói sẵn sàng đi tù vì giáo dân của mình. Tui rất vui khi có người ở Nam Định nói muốn lên thủ đô đi tù thay cho giáo dân Hà Nội. Ở dưới quê hiện không có việc làm, mà đối với người dân tụi tui thì đi tù vẫn còn sướng hơn ở nhà, vì không phải vất vả làm ăn. Ở trong tù lại có các cha, các bà xơ và có cả đức cha; không chừng người ta còn làm nhà thờ trong tù nữa thì vui lắm.

Ngoài ra tui cũng nói lên điêù này là trước đây tui không ưa đức cha Sang lắm, vì hay thấy ngài viết trên báo 'Người Công giáo Việt Nam'. Sự kiện Tòa Khâm Sứ xảy ra, thấy ngài là một chủ chăn nhiệt tình ủng hộ và các bài viết của ngài cũng khá hay. Bây giờ tôi mới thấy quý và cảm phục ngài. Kể cũng phải: 77 tuổi thì biết mệnh trời rồi. Phải chăng lời nói của những người già đáng cho chúng ta nghe theo. Cứ theo cái đà này thì không lâu nữa đâu mọi việc sẽ được đưa ra ánh sáng hết.

Chẳng bù cho ông cụ Trương Bá Cần lẩm cẩm ở Sài Gòn, không xứng danh là một linh mục Công giáo chút nào cả. Chúng tôi là những người giáo dân vốn tôn trọng hàng linh mục, vì họ có chức thánh. Chúng tôi đề nghị ông đừng dùng danh xưng 'linh mục' ở đầu tên của ông nữa. Ngay cả báo "Công giáo và gian tặc" của ông chúng tôi đã tẩy chay từ lâu rồi. Tôi cũng đề nghị các phóng viên đừng trích những lời của báo gian tặc đó trên mạng. Hễ đọc được những lời từ báo này là tui tức đến lộn ruột lên được. Nếu chúng ta không đọc, không mua, không nói đến thứ báo đó nữa, thì nó sẽ mong chóng sập tiệm mà. Quý vị có tin không?

Tui làm một chân trong ban hành giáo xứ. Năm ngoái, tui cũng được người ta biếu cho báo 'Người Công giáo Việt Nam', nhưng tui không đọc. Ở xứ tui thì cha xứ và ban hành giáo 'bị' biếu 2 số báo công giáo giỗm đó mỗi tuần. Cha xứ của tui nói ngài "không ưa đọc thứ báo đó, các ông muốn đọc thì đọc, nhưng phải biết rằng: đây là báo nhà nước mang danh Công giáo, chứ không phải báo đạo. Muốn biết tin chính xác thì nghe đài ngoại quốc hay vô mạng mà đọc". Và chẳng hiểu mô tê gì mà năm nay không thấy họ đưa thứ báo đó tới nữa. Hoan hô cán bộ nhà nuớc vì đã không gửi báo 'Người Công giáo Việt Nam' cho tui!

Thợ rèn tui xin đóng góp một số ý kiến lan man như thế để quý độc giả xem khi trà dư tửu hậu. Tui sẽ trở lại nếu tui có thời gian.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Em Chăm Học
Nguyễn Đức Cung
00:14 04/03/2008

EM CHĂM HỌC



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Em sẽ là mùa xuân của mẹ

Em sẽ là mầu nắng của cha

Em đến trường học bao điều lạ

Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ

Em gối đầu trên những vần thơ…

(Trích Ca khúc Em Là Hoa Hồng Nhỏ của Trịnh Công Sơn )

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền