Ngày 03-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Có Chúa bên con (thơ)
Sa Mạc Hồng
11:20 03/03/2008
Có Chúa bên con.

Trên đường đời xa thẳm
Có Chúa bên con
Có Chúa trong lòng
Tim con nở hoa hồng thắm
Vì Ngài là niềm vui
Là nắng ấm của mặt trời
Là suối mát dưới ánh trăng soi
Con bước đi từng bước
Dò dẫm đặt chân vào đời
Dù dọc đường gió bụi
Sông sâu rừng núi
Bên cánh tay của Ngài
Bão tố chợt dừng cơn
Con dốc dài cũng bằng phẳng hơn
Chẳng có một nỗi buồn
Lo lắng gì trong tâm trí
Có Chúa kề bên
Và cả những Thiên thần
Dìu bước chân con
Đi vào lòng người muôn lối
Đi vào cuộc đời đầy bóng tối
Có Chúa bên con
Đường đi ánh sáng ngập tràn
Con vững tin
Chúa luôn ở với con!
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:17 03/03/2008
CON NGỰA GẦY CỦA HÀN TUYÊN VƯƠNG

N2T


Hàn Tuyên vương rất coi trọng con ngựa của ông ta, một hôm sau khi ông ta đi đến chuồng ngựa để coi ngựa của mình, rất lo lắng nói: “Ta dùng rất nhiều lương thực để cho ngựa ăn, tại sao nó vẫn cứ gầy vậy chứ, ta rất lo lắng về chuyện này.”

Chu Thị trả lời: “Giả như quan coi sóc ngựa đem toàn bộ lương thực đã lãnh cho ngựa ăn, thì ngựa không thể không mập béo; giả như chỉ là cho ngựa ăn vài hạt tượng trưng -trên thực tế ngựa được ăn no rất ít- thì ngựa không thể không gầy được. Ngài không tích cực đi điều tra chuyện này, mà chỉ lo lắng buồn phiền thì ngựa không thể nào mập béo lên được.”

(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả hạ)

Suy tư:

Hàn Tuyên vương coi trọng con ngựa, nhưng lại không đi kiểm tra người nuôi ngựa như thế nào, phương pháp nuôi ngựa ra sao, thì ngựa gầy vẫn cứ gầy, lo lắng nào có ích chi !

Thời nay, có những ông quan thanh tra chỉ biết thanh tra bằng miệng, tức là nghe cấp dưới báo cáo mà ra chỉ thị, cho nên có nhiều công trình vẫn cứ bị rút ruột.

Thời nay, có những ông quan thanh tra bằng lỗ tai, tức là chỉ biết nghe mà không muốn nhìn thực tế, và cứ thế tiếp tục báo cáo với cấp trên là đạt chỉ tiêu trăm phần trăm, thế là có các công ty nhà nước bị thua lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Thời nay, có những ông quan thanh tra thường hay đi lạc đường, tức là không đi đến hiện trường công trình để thanh tra, mà lại đi “lạc” vào nhà hàng máy lạnh để “thanh tra” các cô tiếp viên và bia rượu loại nào xịn loại nào zdỏm, thế là công trình vẫn như cũ và hối lộ nảy sinh...

Sách Châm Ngôn đã nói về hạng người ấy như thế này:

“Có hạng người nguyền rủa cha

và không cầu phúc cho mẹ.

Có hạng người cứ cho mình là trong sạch

dù chưa được gột rửa khỏi vết nhơ.

Có hạng người giương cặp mắt hiếu kỳ,

đưa cái nhìn ngạo mạn.

Có hạng người răng như kiếm, hàm như dao,

ăn sống nuốt tươi kẻ nghèo hèn khốn khổ,

gạt họ ra khỏi đất nước, khỏi loài người.” (Cn 30, 11-14)
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 03/03/2008
N2T


17. Ma quỷ thường nghĩ phương pháp này là dạy con người không dám rước lễ, bởi vì chúng nó biết, một tâm hồn vắng bóng Chúa Giê-su thì rất dễ bị chiếm đoạt.

(Thánh Teresa of Lisieux)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên tại miền đất Ả rập sẽ được khánh thành trong 2 tuần tới
Nguyễn Việt Nam
05:52 03/03/2008
Qatar - Ngôi nhà thờ Công Giáo đầu tiên tại miền đất Ả rập sẽ được thánh hiến cho Đức Mẹ trong một buổi lễ được Đức Hồng Y Ivan Dias, bộ trưởng bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, chủ sự.

Ngày 14 tháng Ba tới đây, Đức Hồng Y Dias sẽ chính thức khánh thành nhà thờ tại Doha, thủ đô Qatar. Đức Tổng Giám Mục Paul Hinder, Giám Quản Tông Tòa miền Ả rập sẽ cùng đồng tế trong thánh lễ với Đức Hồng Y.

Ngôi nhà thờ được được xây trên mảnh đất do hoàng thân Emir Amir Hamad bin Khalifa Al Thani quyên tặng. Hoàng thân Al Thani là người trong những năm qua đã cổ võ cho đối thoại liên tôn tại Qatar, mặc dù ông vẫn chủ trương không cho người Hồi Giáo cải đạo sang Kitô Giáo.

Qatar nơi có 800,000 cư dân đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh năm 2003. Cha xứ đầu tiên của nhà thờ Đức Bà Qatar là cha Tomasito Veneracion, người Phi Luật Tân.
 
Các trường Công Giáo Ái Nhĩ Lan phải đương đầu với vấn đề khăn che đầu Hồi Giáo
Thúy Dung
06:06 03/03/2008
Dublin – Tờ Irish Independent tường thuật rằng các trường Công Giáo Ái Nhĩ Lan đang phải đương đầu với vấn đề khăn che đầu Hồi Giáo dành cho các nữ sinh. Vấn đề đã trở nên gay gắt tại các trường nghiêm khắc buộc học sinh phải ăn mặc theo đúng các tiêu chuẩn quy định.

Nói chuyện trong một hội nghị giáo dục, chủ tịch Hiệp Hội Quốc Gia Các Hiệu Trưởng và Hiệu Phó, bà Aine O'Neill cho biết hiện nay tại các trường học tại Ái Nhĩ Lan, làn sóng các học sinh di dân Hồi Giáo đang tràn ngập gây ra những căng thẳng cho nhiều vấn đề trong đó có vấn đề khăn che đầu của nữ sinh.

Bà Aine O'Neill cho biết cần phải có một chính sách chung về vấn đề này để tránh khỏi những mâu thuẫn giữa các trường học Ái Nhĩ Lan.
 
Khai mạc Tổng Tu Nghị lần thứ 26 Dòng Salêdiêng Don Bosco tại Roma
Francesco Đức Thịnh SDB.
12:02 03/03/2008
ROMA -- Theo nguồn tin của Báo ANS (Agenzia Info Salesiana) - Thông Tấn Xã Salêdiêng, hôm nay Thứ Ba ngày 03 tháng 03 năm 2008 tại Nhà Trung Ương Dòng Salêdiêng Don Bosco Salesianum di Roma Via della Pisana 1111 Cha Pascual Chvez Villanueva Bề Trên Tổng Quyền cùng với hơn 232 Hội Viên Salêdiêng là những thành viên của Tổng Tu Nghị đã long trọng khai mạc Tổng Tu Nghị lần thứ 26 của Hội Dòng.

Hiện diện trong buổi khai mạc có Đức Hồng Franc Rodé Tổng Trưởng Thánh Bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, Đức Hồng Y Rafael Farina SDB Quản Thủ Thư Viện và các tài liệu của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Joseph Zen Tổng Giám Mục Hong Kong, và Đức Hồng Y Miguel Obando Bravo Tổng Giám Mục emerito di Managua, Đức Cha Gianfranco Gardin Thư Ký Thánh Bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, cùng tháp tùng ngài là Nữ Tu Enrica Rossana Phó Tổng Thư ký, Đức Cha Gino Reali Giám Mục Giáo Phận Porto và Santa Ruffina là nơi Dòng Sa lê diêng đặt Trụ Sở Trung Ương tại Giáo Phận này, Đức Cha Brugnaro Francesco Tổng Giám Mục Camerino - San Severino Marche, Đức Cha Angelo Amato SDB Tổng Thư Ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Cha Phêrô Trabucco Thư Ký Hi?p H?i Qu?c t? Cc B? Trn T?ng Quy?n, cùng nhiều Giám Mục Salêdiêng cũng như ngoài Sa lê diêng. Ban Sáng Cha Bề Trên Tổng Quyền đã chủ sứ Thánh Lễ đồng tế cùng với các Thành Viên của Tổng Tu Nghị tại Nhà Nguyện chính của Dòng, sau đó tại Hội Trường lớn (Aula magna) của Dòng là phần đón tiếp các Hồng Y, Giám Mục và các Khách mời danh dự, tất cả mọi người hiện diện đã cùng nhau sướng lên Bài Hát "Veni, Creator Spiritus" Lạy Thánh Thần sáng tạo xin ngự đến". Sau bài hát Cầu Xin Chúa Thánh Thần Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chvez đã đại diện tất cả mọi thành viên của Tổng Tu Nghị 26 đọc diễn văn chào đón các Đức Hồng Y, Giám Mục, Mẹ Antonia Colombo FMA Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Sa lê diêng, Ông Rosario Maiorano Chủ Tịch Hiệp Hội Cộng Tác Viên Thế giới. Đức Hồng Franc Rodé Tổng Trưởng Thánh Bộ các Dòng Tu Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã tuyên đọc Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi cho Hội Dòng nhân ngày khai mạc Tổng Tu Nghị, nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha nói đến "Đoàn Sủng Don Bosco chính là Quà Tặng trọn vẹn của Chúa Thánh Thần cho Dân Thiên Chúa, nhưng chỉ ở trong sự lắng nghe và dễ dạy, sẵn sàng với Chúa Thánh Thần thì mới có thể hiểu và sinh hoa kết quả"

Sau bài diễn văn của Đức Hồng Franc Rodé và của Cha Cha Bề Trên Tổng Quyền Pascual Chvez, Cha Francesco Cereda SDB điều hành viên của Tổng Tu Nghị 26 đã đọc lá thư của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi đến cho Tổng Tu Nghị, trong thư Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cầu xin Chúa Thánh Thần đồng hành và ban muôn ơn lành xuống trên các thành viên của Tổng Tu Nghị trong suốt thời gian làm việc để cho thời gian này chính là thời gian của An Sủng và Thiên Chúa luôn hiện diện giữa tất cả mọi thành viên của Tổng Tu Nghị để hướng dẫn toàn Tu Hội đạt tới mục tiêu đó chính đam mê của Don Bosco "Da mihi animas coetera tolle" - Xin cho tôi các linh hồn, còn mọi sự khác cứ lấy đi".

Cuối cùng, Cha Francesco Cereda SDB đã tuyên bố khai mạc Tổng Tu Nghị lần thứ 26 của Tu Hội Salêdiêng Don Bosco năm 2008.

Một vài hình ảnh ngày khai mạc TTN 26:

 
Tình hình không ổn định trong các tôn giáo ở Mỹ
Phụng Nghi
14:41 03/03/2008
Nhận định của Linh mục John Flynn, LC

Rome (Zenit) - Hơn ¼ người lớn Mỹ đã rời bỏ đức tin họ được giáo dục hồi nhỏ. Đây là khám phá quan trọng nhất được công bố tuần trước do Diễn đàn Pew về tôn giáo và Cuộc sống Công cộng (Pew Forum on Religion and Public Life).

Lúc nào cũng thế, các cuộc thăm dò đều có những điều để ta nghi ngờ, nhưng “Cuộc Khảo Sát về Khung Cảnh Tôn giáo tại Hoa kỳ” được căn cứ trên những cuộc phỏng vấn hơn 35 ngàn người tuổi từ 18 trở lên, do đó đáng tin cậy hơn hầu hết những cuộc thăm dò ý kiến khác. Tuy nhiên Pew cũng cảnh giác rằng diễn đàn chỉ dựa vào sự tự mô tả của người được phỏng vấn về chuyện theo đạo, không xét đến các niềm tin chuyên biệt hoặc coi xem họ có là thành viên tích cực trong giáo hội của họ hay không.

Không những cuộc nghiên cứu đã thấy có 28% đã thay đổi tôn giáo họ theo thời nhỏ, mà nếu kể cả sự đổi hệ phái của các tín đồ Tin Lành thì đã có tới 44% người lớn thay đổi đạo dưới hình thức này hay hình thức khác.

Một khám phá lớn khác của cuộc thăm dò là đạo Tin Lành sẽ chẳng bao lâu nữa không còn là tôn giáo chiếm địa vị đa số. Chỉ còn 51% nay cho biết họ là thành viên của một trong những hệ phái Tin Lành. Các cuộc thăm dò vào thập niên 1970 và 1980 cho biết số tín đồ Tin Lành có khoảng 60 đến 65% dân số.

Có ba dòng chính nơi các giáo hội Tin Lành. Giáo hội Tin Lành Evangelical chiếm 26.3% số người lớn trong nước và chiếm gần ½ tất cả số người Tin Lành. Tin Lành Dòng chính (mainline) chiếm 18.1% số người lớn và chiếm hơn 1/3 tất cả người Tin Lành. Giáo hội Tin Lành Da Đen chiếm 6.9% số người lớn và gần 1/7 tổng số người Tin Lành.

Cuộc thăm dò Pew trưng dẫn sự nghiên cứu của các học giả cho biết rằng các hệ phái thuộc Tin Lành Dòng chính thiệt hại nhiều vì giảm số tín đồ trong những thập niên qua, trong khi đó Tin Lành Evangelical có tăng trưởng.

Sự mất mát của Công giáo

Một nhóm khác đã mất mát một số lớn là giáo hội Công giáo. Cuộc thăm dò Pew cho biết rằng trong khi 31.4% người Mỹ được nuôi dạy theo Công giáo, thì ngay nay chỉ còn 23.9% người lớn cho rằng mình còn là người Công giáo. Theo tính toán này thì gần 10% người Mỹ trước đây là người Công giáo nay đã đổi đạo.

Yếu tố giúp cho số người Công giáo không sụt nhiều hơn nữa là con số lớn người di dân Công giáo, hầu hết là gốc Hispanic (46% di dân là người Công giáo, theo thăm dò Pew).

Sự hiện diện càng ngày càng gia tăng của người Hispanic trong giáo hội Công giáo thường được giới truyền thông bình luận. Ngày 19 tháng 2, tờ Chicago Tribune tường thuật lễ truyền chức cho 7 phó tế vĩnh viễn gốc người Hispanic tại giáo xứ St. Nicholas of Tolentine, phía nam Chicago.

Trích dẫn nguồn tin chính thức, bài báo nói rằng trong số hơn 600 phó tế vĩnh viễn ở tổng giáo phận Chicago, có 150 là người Hispanic.

Sự hiện diện của người Việt trong giáo hội Công giáo cũng gia tăng. Mặc dầu bản thăm dò Pew không tường trình về điều này, nhưng một bài báo trên tờ Los Angeles Times phát hành ngày 15 tháng 4 năm ngoái đã đi rất xa khi gọi những người Việt này là “người Ái nhĩ lan mới”.

Người Á châu chỉ chiếm 1% số người Công giáo tại Hoa kỳ nhưng chiếm 12% tổng số chủng sinh. Trong quận hạt Orange County ở bang California, nơi cư trú của cộng đồng Việt nam lớn nhất bên ngoài Việt nam, gần 28% số linh mục trong giáo phận là người châu Á, hầu hết là người Việt.

Không theo đạo nào

Một loại đang gia tăng rõ rệt là số người không theo tôn giáo nào. Theo cuộc thăm dò Pew, 7.3% người lớn nói họ rời bỏ đức tin khi trưởng thành. Tuy nhiên, trong số người lớn, tỉ lệ này tăng thành 16.1%. Mọi tôn giáo đều bị ảnh hưởng bởi chiều hướng mất mát tín đồ khi chuyển từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.

Trong số những người không theo một tôn giáo nào riêng biệt, có 44% người được nuôi dạy theo Tin Lành từ nhỏ và 27% người được nuôi dậy theo Công giáo từ nhỏ.

Sự mất mát tôn giáo tuổi thơ được bình luận trong một bài báo đăng trên New York Times phát hành ngày 8 tháng 12. Bài báo tường trình rằng theo kết quả cuộc nghiên cứu của nhà xã hội học Christian Smith thì nhiều người trẻ đang cố kéo dài thời niên thiếu. Lối sống đó gồm có việc trì hoãn kết hôn cho tới năm sau 30 tuổi, và sống nhờ vào cha mẹ một thời gian lâu hơn.

Smith cũng thấy rằng những người kéo dài thời niên thiếu cũng thường bỏ tôn giáo của tuổi ấu thơ để không theo tôn giáo nào. Một khi kết hôn và có con cái, họ thường tìm về với tôn giáo, nhưng thời gian kéo dài tuổi niên thiếu càng lâu thì việc tìm về với tôn giáo càng có ít cơ hội thực hiện.

Cuộc thăm dò Pew cũng nhìn vào các tôn giáo nào có nhiều thành phần là người đổi niềm tin. Phật giáo, Nhân chứng Jehova, Unitarians và thành viên nhóm Đời sống Mới (New Age) là những nhóm có nhiều người đến từ các niềm tin khác.

Chẳng hạn, ít nhất 2/3 thành viên Nhân chứng Jehova đã được nuôi dậy trong các tôn giáo khác hoặc lúc nhỏ không theo tôn giáo nào. Tỷ lệ này tăng gần như ¾ trong số phật tử.

Hai nhóm đó cũng có tỷ lệ thấp nhất trong việc lưu giữ tín đồ: Nhân chứng Jehova, chỉ có 37% người lớn lúc nhỏ được nuôi dạy trong Nhân chứng Jehova nay còn giữ đạo này, tỷ lệ này là gần 50% nơi Phật tử.

Đối lại, các nhóm khác, có tỷ lệ người tòng giáo thấp hơn nhiều. Chín trong 10 người theo Ấn giáo được nuôi dạy theo Ấn giáo từ nhỏ, 89% người Công giáo và 85% người theo Do thái giáo được nuôi dạy theo Công giáo hoặc Do thái giáo từ nhỏ.

Nhiều hướng

Một yếu tố nổi bật trong cuộc thăm dò Pew là nguy cơ tổng quát hóa, một khi các yếu tố như nguồn gốc dân tộc, tuổi tác được xét tới thì sẽ có những khác biệt to lớn.

Thí dụ, 35% người Latino và 37% người gốc Á cho biết họ đã đổi đạo họ theo từ thuở nhỏ. Đối lại, tỷ lệ này cao hơn, nơi người da đen là 42%, và da trắng là 45%.

Người lớn da đen là nhóm có số người nhỏ nhất không theo tôn giáo nào, chỉ có 12% người được hỏi tự nhận họ ở trong loại này. Kết tiếp là người gốc Á: 23%.

Đa số người Hispanics (58%) tự nhận mình là Công giáo, còn 24% là thành viên các giáo hội Tin Lành.

Tuổi tác cũng là một yếu tố tạo thành những khác biệt lớn. Trong lớp người 70 hoặc già hơn thì nơi số người đổi đạo, hơn một nửa đã thay đổi tôn giáo trong cùng truyền thống, chẳng hạn từ hệ phái Tin Lành này sang hệ phái khác. Trái lại, những người tuổi dưới 30, gần ¾ những người đổi đạo, là bỏ đạo để theo đạo khác khoặc không theo đạo nào.

Trong thực tế, ¼ số người lớn dưới 30 tuổi không gia nhập đạo nào. Tỷ lệ này chỉ là 8% nơi người 70 hoặc lớn tuổi hơn.

Tuổi tác cũng đáng kể

Các giáo hội Tin Lành dòng chính bị ảnh hưởng đặc biệt do tuổi tác của tín đồ: có tới 51% tổng số ở tuổi 50 hoặc lớn tuổi hơn. Tỉ lệ này ở giáo hội Công giáo là 40%. Tổng quát, ở Hoa kỳ có 41% số người lớn nằm trong loại tuổi này.

Nguồn gốc dân tộc và tuổi tác tạo thành một phối hợp đáng chú ý nơi một số giáo hội. Đại đa số (85%) người Công giáo tuổi 70 hoặc lớn hơn là người da trắng, trong lúc đó 45% người Công giáo dưới 30 tuổi là gốc Hispanic.

Một biến số khác là phái tính: 16% nam giới nói không theo đạo nào, so với 12.8% nữ giới. Cũng thế, 5.5% nam giới nói họ là người vô thần hay bất khả tri, so với 2.6% nữ giới.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy có 27% người đã kết hôn với người theo tôn giáo khác. Nếu tính cả người theo các hệ phái Tin Lành khác nhau thì tỷ lệ tăng lên 37%. Trong các tôn giáo lớn, 90% người Hồi giáo và 83% người Mormons có người phối ngẫu theo cùng một đạo, kế tiếp là người Công giáo (78%).

Cuộc thăm dò cũng xét tới lợi tức, tỷ lệ kết hôn, số con và phân bố địa lý liên quan đến tôn giáo. Dó là một cái nhìn tổng quát có giá trị về tình hình tôn giáo tại nước Mỹ ngày nay.
 
Gương mặt của Đức Giêsu thành Nagiaret trong lịch sử nghệ thuật
Linh Tiến Khải
18:26 03/03/2008
Gương mặt của Đức Giêsu thành Nagiaret trong lịch sử nghệ thuật

Phỏng vấn ông Flavio Caroli, giáo sư lịch sử nghệ thuật hiện đại về gương mặt của Đức Giêsu thành Nagiarét

Ngày 30-1-2008 ông Flavio Caroli, giáo sư lịch sử nghệ thuật hiện đại tại đại học kỹ thuật đa khoa Milano, bắc Italia, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Gương mặt Đức Giêsu. Lịch sử của một hình ảnh từ thời cổ xưa cho tới nghệ thuật ngày nay”.

Từ đầu lịch sử Kitô giáo cho tới nay người ta đã luôn luôn tò mò muốn biết đâu là gương mặt thật của Đức Giêsu thành Nagiarét. Người có râu hay không có râu, tóc mầu như thế nào: vàng hoe hay nâu hoặc hung hung, mắt mầu xanh biếc hay mầu nâu vv... Những người đã có diễm phúc trông thấy Chúa Giêsu có lẽ đã ngạc nhiên đến độ không để lại dấu vết nào cho hậu thế. Nhưng các họa sĩ thuộc mọi thời đại đã tìm cách vẽ ra gương mặt của Đức Giêsu thành Nagiarét.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Flavio Caroli, giáo sư lịch sử nghệ thuật hiện đại tại đại học kỹ thuật đa khoa Milano, bắc Italia, về gương mặt của Đức Giêsu thành Nagiarét.

Hỏi: Thưa giáo sư Caroli, đâu là hình cổ xưa nhất diễn tả Chúa Giêsu trong lịch sử nghệ thuật?

Đáp: Xem ra là điều mâu thuẫn, nhưng bức hình đầu tiên diễn tả Đức Giêsu thành Nagiarét lại do một người thù nghịch với Ngài vẽ ra. Đó là một hình vẽ chế nhạo thuộc thế kỷ thứ II, mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong một căn nhà trên đồi Palatino ở Roma. Đồi Palatino là ngọn đồi trên đó có các dinh thự đền đài của các hoàng đế Roma. Nó nằm cạnh Foro Romano là trung tâm của đế quốc Roma xưa kia.

Trên hình vẽ đó người ta thấy một cây thập tự với một chiếc đầu lừa và một người đang thờ lậy đầu lừa bị đóng đinh, với hàng chữ Hy lạp viết: ”Tên Alessandro thờ lậy Thiên Chúa của hắn”. Thật ra chúng ta biết là dân ngoại, tức những người không do thái, chế nhạo tín hữu Kitô như là những người thờ lậy một con lừa, trong khi các Kitô hữu lưỡng lự không dám diễn tả hình ảnh của Chúa Kitô, ít nhất là cho tới thế kỷ thứ IV.

Hỏi: Tại sao lại có sự trễ tràng trong việc vẽ hình Chúa Giêsu Kitô như thế thưa giáo sư?

Đáp: Sự kiện Thiên Chúa nhập thể làm người đã lập tức gây ra các vấn nạn lớn liên quan tới việc thích hợp hay không thích hợp diễn tả hình ảnh của Chúa Kitô, là Thiên Chúa thật và cũng là người thật. Người ta sẽ thảo luận trong suốt ngàn năm thứ nhất của lịch sử Kitô giáo và nó cũng sẽ là lý do gây ra sự xung khắc bùng nổ trong toàn đế quốc Bisantin, do những người chống đối các tượng ảnh chủ mưu. Những người thuộc phong trào này cho rằng không thể diễn tả hình ảnh của Thiên Chúa được, nên họ tìm cách đốt phá các ảnh tượng. Và đã có hàng ngàn bức vẽ trên gỗ qúy giá bị đốt phá.

Thế rồi ban đầu cũng có sự thận trọng dễ hiểu của một nhóm tín hữu bị bách hại, thích dùng các biểu tượng ám chỉ hơn là vẽ ra các hình ảnh. Tuy nhiên trong các thế kỷ đầu các hình ảnh diễn tả Chúa Kitô luôn luôn cho thấy một thanh niên không có râu, theo hình mẫu của thần Apollo.

Chỉ vào giữa thế kỷ thứ IV mới xảy ra sự thay đổi định đoạt. Trong các hầm mộ của hang toại đạo Commodilla ở Roma người ta tìm thấy một bích họa vô danh, tức hình vẽ trên tường mộ, diễn tả Chúa Giêsu với tóc dài và bộ râu rậm rạp.

Hỏi: Và hình ảnh đó đã là hình ảnh ngự trị dọc dài các thế kỷ cho tới ngày nay, có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Vâng, đúng thế, cho tới ngày nay và trong cả các phim ảnh xinê nữa. Xem ra nó phát xuất từ một văn bản mạo thư, được gán cho một viên chức người Roma sống đồng thời với Chúa Giêsu. Viên chức này miêu tả Chúa Giêsu ”như là một người cao lớn... Tóc có mầu giống mầu của loại hồ đào (noce) vùng Sorrento nam Italia. Và có râu rậm cùng mầu với tóc, không dài lắm nhưng ở cằm thì chẻ làm đôi. Mắt người mầu xanh da trời”. Miêu tả này tương đương ít nhiều với các nét vẽ hình Chúa Giêsu thuộc thời trung cổ. Xem ra có sự nghi ngờ liên quan tới mầu mắt của Chúa Giêsu, vì họa hiếm mới thấy hình vẽ mắt mầu xanh.

Hỏi: Nhưng mà thưa giáo sư, hình vẽ Chúa Giêsu đã luôn luôn đẹp như thế hay sao?

Đáp: Ban đầu Kitô hữu loại bỏ các giai thoại hạ nhục Chúa Giêsu trong cuộc đời của Người, như cảnh bị đóng đanh trên thập giá. Chúa Giêsu đã chỉ được diễn tả như là Đấng chữa lành tật bệnh hay như là Tôn Sư. Đặc biệt trong thế giới đông phương, các icone, tức các hình vẽ trên gỗ, nêu bật khía cạnh thiên linh của Chúa Giêsu và không biết đến thảm cảnh của thịt xác.

Vào thời Trung Cổ người ta mới bắt đầu vẽ hình ảnh khổ đau của Chúa Cứu Thế. Chúng ta hãy nghĩ đến các bức vẽ Chúa Giêsu chịu đóng đinh nổi tiếng của nhà danh họa Cimabue, tả cảnh Chúa Giêsu quằn quại lần cuối diễn tả cái run rẩy cuối cùng của sự sống trên thập giá trước khi tắt thở. Hay hình Chúa chịu đóng đanh của họa sĩ Donatello. Thế rồi trong thời Cải Cách, với phong trào tin lành chiều kích thê thảm sẽ được nhấn mạnh một cách thái qúa: điển hình là bức họa tả cảnh Chúa Giêsu chịu đóng đanh của nhà danh họa Mathias Gruenewald. Các họa sĩ nêu bật các nét khổ đau trong cuộc đời Chúa Cứu Thế.

Hỏi: Thưa giáo sư Caroli, các họa sĩ nào đã diễn tả bản tính nhân loại và thiên tính của Chúa Kitô một cách hoàn hảo nhất?

Đáp: Họa sĩ Piero della Francesca là người đã trộn lẫn hai chiều kích thiên tính và nhân tính của Chúa Giêsu một cách hoàn hảo nhất trong bức vẽ Phục Sinh của Thánh Mộ. Nhưng dọc dài con đường trình thuật và hiện thực, mà nghệ thuật Tây phương đã đi, chúng ta cũng có nhiều thí dụ điển hình chẳng hạn như: bức tranh ”Chúa Kitô chết” của họa sĩ Mantegna; hay ”Bữa Tiệc Ly” của Leonardo da Vinci, là người đầu tiên đã nghiên cứu chiều kích nội quan; hoặc sự ”Hiển Dung” của Raffaello; hay ”Mẹ Sầu Bi” của Rondanini di Michelangelo, hoặc ”Mẹ Sầu Bi” của Lorenzo Lotto, cho thấy tất cả sự ưu sầu của Chúa Kitô. Thế rồi còn có họa sĩ Caravaggio với bức tranh ”Ơn gọi của thánh Mátthêu” tả cảnh Chúa Giêsu kêu gọi nhân viên thu thuế Matthêu theo Người.

Hỏi: Nhưng mà các hình ảnh của Chúa Kitô đâu có kết thúc với các họa sĩ tên tuổi trên đây, còn có nhiều hình ảnh khác nữa, có phải thế không thưa giáo sư?

Đáp: Đúng thế, các hình ảnh của Chúa Kitô không kết thúc với các nhà danh họa kể trên. Vào thế kỷ XVII và XVIII, tương quan giữa nghệ thuật lớn và các đề tài thánh thiêng suy yếu đi, khi đó nảy sinh ra chiều kích kín ẩn thân tình: Chúa Giêsu trở thành chứng nhân sự bất hạnh của nhà nghệ sĩ và của con người hiện đại. Một nhà duy vật như Daumier vào năm 1850 đã thực hiện một kiệt tác như bức tranh ”Này là Người”. Họa sĩ E. Gauguin hòa mình vào nỗi khổ đau của Chúa Giêsu nên tự vẽ chính mình trong bức tranh ”Chúa Kitô trong vườn cây dầu”. Chúng ta cũng có các kết qủa thơ mộng trong thế kỷ XIX là thế kỷ của mọi loại hùng biện và khuynh hướng đời, như bức tranh “Chúa Kitô bị sỉ nhục” của họa sĩ G. Rouault.

Họa sĩ E. Picasso thì tuyên bố rằng: ”Chẳng có đề tài nào hay bằng đề tài Chúa Kitô bị đóng đanh, đến độ trong hơn một ngàn năm nó đã được lập đi lập lại tới hàng triệu lần”.

Thế rồi trong lãnh vực phim ảnh chúng ta hãy nghĩ tới phim ”Phúc Âm theo thánh Mátthêu” của nhà đạo diễn Pasolini. Có một sự đớn đau dấu ẩn ngay trong tác phẩm của họa sĩ kiêm điêu khắc gia và đạo diễn Andy Warhol, người Mỹ gốc Slovac, miêu tả Chúa Kitô trong kiểu đọc lại bức tranh Bữa Tiệc Ly của họa sĩ Leonardo da Vinci.

Kitô giáo đã là động lực của nghệ thuật. Việc gặp gỡ với Chúa Kitô đã khiến cho các nghệ sĩ lớn trở thành người say mê Chúa. Và các tác phẩm của họ thông truyền cho chúng ta mầu nhiệm và sự hấp dẫn đó của Chúa Giêsu Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật.

(Avvenire 30-1-2008)
 
Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi dòng Don Bosco
LM Trần Đức Anh OP
18:28 03/03/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các tu sĩ dòng Salêdiêng tiếp tục hăng say thi hành công tác tông đồ theo gương thánh tổ phụ Gioan Bosco.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên trong sứ điệp gửi Tổng tu nghị thứ 26 của Dòng Salêdiêng nhân dịp lễ khai mạc hôm 3-3-2008, tại Roma với sự tham dự của 233 đại biểu toàn dòng, trong đó có 3 vị người Việt Nam.

ĐTC khẳng định rằng ”theo gương Thánh Sáng Lập kính mến, các tu sĩ Salêdiêng phải được lòng nhiệt thành tông đồ nung nấu. Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương nơi họ hội nhập nhập đang mong đợi nơi họ một sự hiện diện hăng say làm tông đồ và lòng nhiệt thành táo bạo truyền giảng Tin Mừng.... Việc rao giảng này phải là biên cương chính yếu và ưu tiên trong sứ mạng của các tu sĩ Salêdiêng ngày nay. Sứ mạng ấy tuy có nhiều công tác và thách đố cấp thiết cũng như các lãnh vực hoạt động rộng lớn, nhưng trách vụ căn bản trong sứ mạng này vẫn là đề nghị mọi người sống cuộc nhân sinh như Chúa Giêsu đã sống.”

ĐTC cũng ghi nhận rằng ”Đoàn sủng của các tu sĩ Salêdiêng đặt họ trong một vị thế ưu tiên có thể đề cao giá trị sự đóng góp của giáo dục trong lãnh vực truyền giáo cho giới trẻ. Thực vậy, nếu không có giáo dục, thì không thể có truyền giảng Tin Mừng sâu xa và lâu bền, sẽ không có sự tăng trưởng và trưởng thành, không có sự thay đổi não trạng và văn hóa.”

Trong phần trước đó ĐTC nhắn nhủ các tu sĩ Salêdiêng rằng: ”Trong thời đại bị phân hóa và mong manh như ngày nay, điều quan trọng là khắc phục sự phân tán trong thái độ duy hoạt động và vun trồng đời sống thiêng liêng thống nhất bằng cách thủ đắc một sự thần bí sâu xa và một sự vững chắc về tu đức học. Điều này sẽ nuôi dưỡng sự dấn thân tông đồ và bảo đảm hiệu năng mục vụ”.

Cụ thể hơn, ĐTC kêu gọi các tu sĩ Salêdiêng đặc biệt chú ý đến việc đọc và cầu nguyện với Kinh Thánh, Thánh Thể được cử hành hằng ngày, là ánh sáng và sức mạnh đời sống thiêng liêng của tu sĩ Salêdiêng. Họ nuôi dưỡng cuộc sống thường nhật của mình bằng việc lắng nghe và suy gẫm Lời Chúa, giúp đỡ giới trẻ và các tín hữu giáo dân đề cao giá trị của Lời chúa trong đời sống thường nhật của họ và nỗ lực diễn tả Lời Chúa qua chứng tá hằng ngày.. Sống đơn sơ, thanh bần, tiết độ, chỉ sở hữu những gì là thiết yếu và sống nhiệm nhặt: điều này sẽ giúp các tu sĩ Salêdiêng củng cố sự đáp trả theo ơn gọi, đứng trước những rủi ro và đe dọa của lối sống tầm thường và trưởng giả hóa, đồng thời sẽ giúp họ gần gũi hơn với những người túng thiếu và ở ngoài lề xã hội”.

Tổng tu nghị dòng Don Bosco đã được khai mạc sáng ngày 3-3-2008 với thánh lễ đồng tế trọng thể do cha Bề trên Tổng quyền Pascual Chavez Villanueva người Mêhicô chủ sự tại trụ sở trung ương của dòng ở đường Pisana, Roma. Tiếp đó, tại Hội trường, khóa họp được khởi sự với thánh ca cầu xin Chúa Thánh Thần, và lời chào mừng của Cha Tổng Quyền. ĐHY Franc Rodé, CM, Tổng trưởng Bộ tu sĩ, đã tuyên đọc sứ điệp trên đây của ĐTC.

Hiện diện trong dịp này cũng có 3 vị HY thuộc dòng Don Bosco gồm ĐHY Farina, thư viện trưởng của Tòa Thánh, ĐHY Trần Nhật Quân GM Hong Kong và ĐHY Obando Bravo nguyên TGM Managua, Nicaragua, cùng với nhiều GM khác cùng dòng.

Tổng tu nghị Salêdiêng kéo dài đến 12-4 tới đây với chủ đề là khẩu hiệu của thánh Bosco: ”Xin ban cho con các linh hồn và xin cất mọi sự khác”. Căn tính đoàn sủng và lòng hăng say tông đồ, tái khởi hành từ thánh Bosco để thức tỉnh con tim của mỗi tu sĩ Salêdiêng”.

5 lãnh vực được Tổng tu nghị cứu xét là: trở về cùng thánh Gioan Bosco; truyền giảng Tin Mừng, nhất là hướng về lãnh vực giáo dục; đề nghị của đời sống thánh hiến Salêdiêng; đức thanh bần theo Tin Mừng, dấu chỉ tận hiến trọn vẹn; những biên cương mới của sứ mạng Salêdiêng trong các nơi tập hợp giới trẻ ngày nay.

Tổng tu nghị sẽ bầu Bề trên Tổng quyền và hội đồng tổng cố vấn mới với nhiệm kỳ 6 năm.

Dòng Salêdiêng Don Bosco hiện nay là dòng nam đông thứ 3 trong Giáo Hội, sau dòng Tên và dòng Anh Em hèn mọn Phanxicô, và có 15.750 tu sĩ trong đó có 10.720 linh mục, với 96 tỉnh dòng và phó tỉnh dòng, hiện diện tại 129 quốc gia. Ngoài ra có 116 GM và 5 Hồng y thuộc dòng Don Bosco, đặc biệt là ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh, nhân vật thứ 2 tại Tòa Thánh sau ĐTC. (SD 3-3-2008)
 
Top Stories
Hanoi non parla delle promesse alla Chiesa, ma ''terrà conto'' delle sue richieste per la nunziature
Asia-News
08:50 03/03/2008
Nel primo intervento pubblico le autorità statali sembrano voler fare marcia indietro dall’impegno preso di concedere il complesso ai cattolici, forse per trovare una formula che evidenzi il proprio controllo. Il vescovo di Thai Binh attacca il filogovernativo “Comitato per la solidarietà dei cattolici”.

Hanoi (AsiaNews) – Segni di tensione in Vietnam tra la Chiesa cattolica ed il filogovernativo “Comitato per la solidarietà dei cattolici”, mentre un rappresentante del primo ministro, parlando per la prima volta della vicenda della delegazione apostolica non fa cenno dell’impegno preso di darla ai cattolici, pur dicendo di “non poter non tener conto” della richiesta avanzata dalla Conferenza episcopale.

Sembra che il governo in qualche modo voglia se non fare marcia indietro, almeno trovare una formula che ponga dei limiti alla questione dei beni della Chiesa ed evidenzi il suo potere. In una riunione del Comitato d’unione dei cattolici – che fa parte del Fronte patriottico – svoltasi il 27 febbraio, esprimendo il punto di vista del primo ministro sulla vicenda, Trân Dinh Phung, membro permanente del Fronte ed incaricato degli affari religiosi ed etnici, non ha fatto cenno della promessa già fatta ai cattolici. Egli però ha definito “del tutto legittima” la richiesta della Chiesa di poter utilizzare il complesso per le attività della Conferenza episcopale. “Il governo non potrà ignorare” la richiesta della massima espressione dei sette milioni di cattolici vietnamiti che da 27 anni, cioè dalla creazione della Conferenza episcopale, collabora con la nazione. Per questo il primo ministro ha dato incarico all’Ufficio affari religiosi, ai ministeri competenti ed al Comitato popolare di Hanoi di esaminare la questione. Il primo ministro, secondo quanto riferito nella riunione, ha elogiato il Vaticano e l’arcivescovo della capitale per aver posto fine alle manifestazioni che rischiavano di degenerare. E’ stato un atteggiamento di dialogo e buona volontà al quale il governo risponderà manifestando la stessa buona volontà.

La riunione ha anche esaminato la protesta dei cattolici montagnard per il divieto imposto ad alcuni sacerdoti di celebrare la messa di Natale nelle loro zone.

All’indomani della riunione, però, alcuni periodici statali come “Cattolici e popolo”, creati nel 1975 - quando il governo tentò, invano, di creare qualcosa sul tipo dell’Associazione patriottica cinese, per controllare la Chiesa – continuano ad attaccare i cattolici di Hanoi sulla questione dei beni della Chiesa. Proprietario del periodico è il Comitato per la solidarietà, contro il quale, il primo marzo, si è espresso il vescovo di Thai Binh, Francis Nguyen Van Sang. “Senza il Comitato – ha detto – i fedeli della mia diocesi vivono come buoni cittadini e buoni cattolici. Viviamo in pace, in armonia ed abbiamo buoni rapporti con tutti. E’ una realtà riconosciuta da tutti”. “Non abbiamo bisogno – ha aggiunto – di alcun tipo di Comitato” e “ci spiace che il Comitato serve solo a complicare le cose”. Il vescovo chiede al governo di riconsiderare il ruolo del Comitato, che “è solo un aggravio del bilancio nazionale”, oltre a creare un clima di maggiori sospetti e divisioni tra i credenti ed il governo.
 
Hanoi does not mention promises to Church, but will ''consider'' its requests for nunciature
Asia-News
12:03 03/03/2008
In their first public statement, the state authorities seem to want to step back from their commitment to give the buildings to the Catholics, possibly in order to find a formula that highlights their own control. The bishop of Thai Binh attacks the pro-government "committee for Catholic solidarity".

Hanoi (AsiaNews) - Signs of tension in Vietnam between the Catholic Church and the pro-government "committee for Catholic solidarity", while a representative of the prime minister, speaking for the first time of the affair of the apostolic delegation, makes no reference to the commitment expressed to give this to the Catholics, while affirming "being unable not to take into account" the request advanced by the bishops' conference.

It seems that in some way the government, if it does not want to step back, at least wants to find a formula that will place limits on the question of Church assets, while emphasising its own power. In a meeting of the committee of Catholic union - which is part of the Patriotic Front - held on February 27, expressing the prime minister's point of view on the matter, Trân Dinh Phung, a permanent member of the front and the head of religious and ethnic affairs, made no reference to the promise already made to the Catholics. But he described as "entirely legitimate" the Church's request to be allowed to use the complex for the activities of the bishops' conference. "The government cannot ignore" the request from the highest leadership of 7 million Vietnamese Catholics, which for 27 years - since the creation of the bishops' conference - has collaborated together with the nation. For this reason, the prime minister has entrusted the examination of the question to the office of religious affairs, to the competent ministers, and to the people's committee of Hanoi. The prime minister, according to statements made the meeting, praised the Vatican and the archbishop of the capital for having brought an end to the demonstrations that risked deteriorating. This was seen as a stance of dialogue and good will to which the government will respond by manifesting the same good will.

The meeting examined the protest of the mountain-dwelling Catholics over the ban on some priests from celebrating Christmas Mass in their areas.

But on the day after the meeting, some of the state-run periodicals, like "Catholics and people", created in 1975 - when the government tried, in vain, to create something like the Chinese patriotic association to control the Church - continue to attack the Catholics of Hanoi on the question of Church assets. The owner of the periodical is the committee for solidarity, against which the bishop of Thai Binh, Francis Nguyen Van Sang, spoke out on March 1. "Without the committee", he said, "the faithful of my diocese live as good citizens and good Catholics. We live in peace and harmony, and we have good relationships with all. This is a reality recognised by all". "We have no need", he added, "for any kind of committee" and "we are displeased that the committee serves only to complicate things". The bishop asks the government to reconsider the role of the committee, which "is nothing but a burden on the national budget", in addition to creating a climate of greater suspicion and division between believers and government.
 
河内不谈对教会承诺,只称“考虑”教会有关前宗座代表处旧址的要求
Asia-News
12:06 03/03/2008
若翰 鄧明安

当局首次公开谈及这一问题时,似乎要收回原来作出的将宗座代表处旧址归还给教会的承诺。或许,此举旨在谋求某种方式,以强调其对这座建筑享有控制权。太平教区主教指责亲政府的“天主教团结互助委员会”

河内(亚洲新闻)—越南天主教会和亲政府的“天主教团结互助委员会”之间关系日益紧张。而河内政府总理代表首次谈到宗座代表处旧址问题时,丝毫不提此前对天主教会团体作出的归还旧址承诺,仅表示“不会不考虑”主教团提出的要求。

从某种意义来讲,政府似乎要收回承诺,至少是在争取通过某种方式以强调其对教会财产问题的种种限制和对教产的控制权。二月二十七日,爱国阵线参与的天主教合一委员会会议上,爱国阵线负责民族和宗教事务的常务委员陈廷逢丝毫不提政府对天主教徒作出的承诺。但表示,教会希望利用这座建筑开展主教团工作的要求是“合法的”。“政府不会无视”七百万天主教徒二十七年来的呼吁,即成立与国家合作的主教团。为此,总理指派宗教事务局、相关部委和河内人大共同审议这一问题。据出席会议的代表介绍,总理充分肯定了梵蒂冈和首都总主教区总主教为结束可能失控的示威游行所作出的努力。指出,这是对话的态度、是良好的愿望。对此,河内政府将以同样的良好愿望作出回应。

会议中,还讨论了因禁止部分神职人员举行圣诞瞻礼礼仪活动而引发的山地族天主教徒抗议问题。

但是,会议召开的第二天,包括《天主教徒与人民》在内的部分官方媒体却继续就教会财产问题攻击河内天主教会团体。《天主教徒与人民》杂志,是一九七五年越南政府试图建立一个类似中国爱国会式的控制教会组织未果时创办的。其主办单位,是“天主教团结互助委员会”。三月一日,太平教区主教将矛头直指这一委员会,指出“如果没有这个委员会,我教区的教友们就会是好的公民和好的天主教徒。这是众所周知的”。“我们不需要此类委员会”,“很遗憾,这一委员会只能把事情复杂化”。主教要求政府重新考虑委员会的作用,指其存在“只能成为国家的财政负担”。此外,还会在信徒和政府之间制造最大程度上的怀疑和分歧。
 
Viet bishop challenges government to free Church activities
Catholic World News
16:22 03/03/2008
Hanoi, Mar. 3, 2008 (CWNews.com) - Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh, Vietnam, has challenged that country's government to relax controls on the Catholic Church.

Bishop Nguyen issued a statement on March 1 responding to a series of critical articles in the magazine Catholics and People, which is published by the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics. Both the magazine and the Committee for Solidarity are controlled by the government, which views the Committee as a means of exercising control over the country's Catholics.

"We do not need that sort of committee," Bishop Nguyen said. He urged the government to reconsider the role of the committee, saying: “It’s only a burden on the nation budget.”

Bishop Francis Nguyen’s statement is to reply to criticism from Tran Dinh Phung, the chief of the government's religious-affairs ministry, who had complained that the Committee for Solidarity has been barred from the Thai Binh diocese. The bishop said that “the committee does not bring about any benefits” for Catholics there.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Người Việt Nam Công Giáo: báo Công giáo và Dân Tộc
Hà Minh Thảo
11:12 03/03/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO: (12)

CHƯƠNG IX. BÁO “CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC”

Đọc xong bài “Kích động mâu thuẫn tôn giáo: Trò đùa với lửa” viết bởi tác giả Đặng Tự Do, đăng trên VietCatholic News ngày 22.02.2008, chúng tôi nhận thấy mình cần đọc trọn bài “Về vụ Tòa Khâm Sứ ở Hà nội” để được hiểu biết thêm những gì Linh mục Trương Bá Cần đã viết.

Trước ngày 30.04.1975, Linh mục Cần là Tuyên úy Thanh Lao Công (JOC, Jeunesse Ouvrière Chrétienne) và sau ngày, tất cả các báo đạo, đời phát hành tại Sài gòn đều bị đình bản. Chẳng bao lâu sau đó, ngày 10.07.1975, Linh mục Cần trở thành Tổng biên tập báo ‘Công Giáo và Dân Tộc’, tờ báo duy nhất mang danh Công giáo ra đời và tồn tại liên tục từ sau khi cộng sản chiếm Miền Nam đến nay.

Ngày 15.02.2002, chúng ta được biết tờ Hiệp Thông, Bản Tin của Hội đồng Giám mục Việt-Nam, đã được tái bản, hai tháng một lần, chỉ được phép in 100 bản (trong khi số người đặt mua lên tới 1200 người). Hiệp Thông từ số 33 đã được Ủy Ban Văn Hóa trao cho dunglac.net đưa lên mạng lưới. Do đó, rất nhiều người lầm tưởng ‘Công Giáo và Dân Tộc’ là cơ quan thông tin của Giáo hội Công giáo Việt-Nam.

1. Công giáo Việt-Nam trong Lòng Dân Tộc.

Đi vào địa chỉ internet www.dcv.org.vn, chúng tôi đọc thấy:

“… Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển tại Việt Nam, quan hệ giữa Công giáo và Dân tộc thường khá phức tạp, nhiều khi gay go. Mối quan hệ này được dự liệu sẽ khó khăn hơn khi những người Cộng sản lãnh đạo đất nước. Trong bối cảnh đó, “tờ CGvDT” muốn là một nổ lực đóng góp khiêm tốn cho công việc giải quyết vấn đề chung, như một bước đi trên chặng đường hành hương cùng anh em đồng đạo tìm về Dân tộc. Vì thế nhóm chủ trương Tuần báo không có một tham vọng nào khác ngoài việc đóng góp cho vai trò và ý nghĩa chữ “VÀ” để người Công giáo được sống giữa lòng Dân tộc một cách trọn vẹn như mọi người công dân khác…” (nguyên văn).

‘Công giáo và Dân tộc’ là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam, gồm các linh mục và nam nữ tu sĩ uyên thâm học vấn sao lại cho rằng ‘quan hệ giữa Công giáo và Dân tộc thường khá phức tạp, nhiều khi gay go’?

Điều chúng ta xác tín là chính các linh mục và nam nữ tu sĩ này chưa sống thật và hòa mình với đời sống khó khăn của Dân tộc (đại đa số người Việt). Nói thật, thời Việt-Nam Cộng Hòa, các linh mục Huỳnh công Minh, Phan khắc Từ, Trương bá Cần và Vương đình Bích đều có nhiều phương tiện để đi du học hay công tác ngoại quốc nhiều hơn các linh mục khác. Khi ‘xuống đường’, các linh mục cũng được cảnh sát viên ‘ngại’ vì họ muốn tôn trọng các người tu hành. Đời sống vật chất chắc chắn được bảo đảm hơn so với đại đa số đồng bào. Do đó, các giáo sĩ và tu sĩ Công giáo này mặc cảm tự thấy xa Dân tộc và vội kết luận người (hay đạo) Công giáo không đồng hành và là Dân tộc qua ‘quan hệ giữa Công giáo và Dân tộc thường khá phức tạp, nhiều khi gay go’.

Sau ngày 30.04.1975, các giáo sĩ và tu sĩ Công giáo này trở thành những cán bộ, được sự tin cậy của Đảng, tự cho là họ nhiệm vụ làm ‘trung gian’ giữa Nhà Nước và Giáo Hội. Việc làm của họ ra sao? Sau gần 33 năm tung hoành trong 26 Giáo phận tại Việt-Nam, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam vừa được Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình đánh giá là ‘chẳng có tác dụng gì’.

Trong khi đó, Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, nhân kỳ họp Đại hội từ ngày 24.04 đến 01.05.1980 tại Hà nội. xác định Đường Hướng Mục Vụ được xây dựng dựa trên căn bản:

Hội Thánh trong Lòng Dân Tộc.

a)- Để sống trung thành với bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt-Nam nghĩa là:

- Gắn bó với Chúa Kitô và hợp nhất với Hội Thánh toàn cầu;

- Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị đại diện của Chúa Kitô, người được Chúa giao trách nhiệm ‘chăn dắt đoàn chiên của Nguời’ (Gioan 21,15-18), và ‘làm cho anh em vững mạnh’ (Luc 22,32).

- Gắn bó với nhau trong tình huynh đệ theo kiểu mẫu Hội Thánh thời sơ khai: ‘Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của riêng nhưng đối với họ, mọi sự là của chung’ (Cv. 4,32, 2,42).

- Trung thành với tinh thẩn của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hòa mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.

Để đạt được mục đích ấy, trước hết chúng ta phải không ngừng hoán cải lương tâm và thay đổi cách sống của mọi cá nhân cũng như của mỗi cộng đoàn Dân Chúa trong Hội thánh ở Việt-Nam sao cho phù hợp với Phúc Âm hơn.

b)- Sự gắn bó và hòa mình với Dân Tộc và Đất Nước đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:

- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc;

- Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp với truyền thống Dân Tộc. (Xem đầy đủ trong ‘Người Việt-Nam Công Giáo 3’).

Đâu là sự khác biệt quan niệm giữa Hội đồng Giám Mục Việt-Nam và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam?

a. Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, đại diện Kitô hữu họp thành Giáo hội Công giáo Việt-Nam, có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng Đức Kitô luôn hiệp thông hoàn toàn với Đức Thánh Cha. Hội đồng Giám Mục Việt-Nam lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông – truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội (Tông huấn Pastores dabo vobis, số 12; 73-75) làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình.

Các Đức Giám mục mang quốc tịch Việt-Nam, có những nghĩa vụ, những quyền lợi và sống trong lòng Dân tộc như bao người Việt-Nam khác.

b. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam, như họ đã ghi trong Điều lệ của Ủy ban Đoàn kết ghi rõ: Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt-Nam ‘là tổ chức đại diện phong trào yêu nước của người Công giáo Việt-Nam’, là ‘thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam’. (Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam do Đảng Cộng sản dựng nên, bao gồm các đoàn thể nhân dân khác). Đối với họ Tổ Quốc là xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày 30.04.1975, các linh mục này nhờ tay Chính quyền mới để áp lực Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình, Tổng Giám mục Sài gòn và đe dọa các Linh mục khác. Nhờ các áp lực và đe dọa nầy, họ đã được trả bằng lương bổng do người dân lao động đóng thuế thì làm sao nói là họ và các nam nữ tu sĩ khác có thể đồng hành với Dân tộc. Đức cố Tổng Giám mục Sài gòn là một vị Mục tử nhân lành, chỉ muốn sự an hòa nơi Dân tộc, trên thuận dưới hòa trong Tổng Giáo phận đã nhận lãnh bao nhiêu ép buộc đau đớn từ nhóm linh mục này. Cho gần đến khi được gọi về Nhà Cha, vị Tổng Giám mục khả ái nói vẫn còn sợ Cộng sản. Họ là ai?

Trong một bài phỏng vấn của báo Eglises d’Asie (Pháp quốc) số 95, tháng 09.1990, khi được hỏi: “Thưa Đức Cha, có bao nhiêu Linh mục trong UBĐKCG?» Đức Cha Nguyễn văn Bình đã trả lời: “Có lẽ có tất cả chừng 30 người. Nhưng thực tế, chỉ có 5 hay 6 người những người khác chẳng mấy quan tâm đến Ủy ban. Họ là những Linh mục làm việc trong các giáo xứ. Thỉnh thoảng họ tới dự một phiên họp thế thôi.

Năm hay sáu người Đức Cha nói đó là ai? Trong lá thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo (hay mét) với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết: “Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán, vì vấn đề tiền bạc), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công giáo Yêu nước tại Thành phố này…».

Để được đầy đủ và công bình, chúng tôi xin ghi lại: “Ngày 29.10.1993, báo ‘La Croix’, phát hành tại Pháp, đăng bài phỏng vấn Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận (khi đó còn là Đức Tổng Giám mục phó Sàigòn, nhưng Nhà Nước Việt-Nam không cho Người trở lại Quê hương): “Những tín hữu Công giáo cộng tác với Nhà nước cộng sản. Đức Hồng Y cho biết Người không phán xét về những người nầy: họ có những lý do của họ. Chớ nên kết án tất cả mọi người…”. Đây là nhận định đúng của một Mục tử giàu lòng vị tha.

Chúng ta cũng cần biết dù Đức Cha Nguyễn văn Bình đã bắt buộc phải nhận những áp đặt của họ vì họ làm theo sự sai khiến của Đảng. Nhưng khi vấn đề không thuộc thẩm quyền của mình, Người đã phải từ chối như trong dịp phong Thánh cho 117 Chân phuớc Tử đạo Việt-Nam. Đức Cha đã khước từ sang Rôma để yêu cầu Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ngưng việc phong Thánh theo ý Nhà Nước. Quyết định Phong Thánh không thuộc thẩm quyền địa phương Giáo phận mà là các Thánh được tôn kính trên toàn Thế giới và ngày 16.11.1985, Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh văn Căn, Tổng Giám mục Hà nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã ký gởi đến Đức Thánh Cha Thỉnh nguyện thư xin Tòa Thánh phong Thánh cho 117 Chân phuớc Tử đạo Việt-Nam.

Trong Giáo hội Mẹ Việt-Nam qua nhiều thời đại, luôn đã có rất nhiều những vị mục tử nhân lành, dù phải qua muôn ngàn nguy biến, nhưng đã giữ vững được Hồng Ân Ơn Gọi thiêng liêng ấy. Dù nhiều người đã về với Chúa, nhưng hình ảnh chư Vị không bao giờ phai nhạt trong tâm trí những người tín hữu Việt tộc. Hình ảnh những vị mục tử đó là mẫu mực cho những tín hữu Công giáo chúng ta còn đang trên đường lữ thứ trần gian để bảo vệ Đức Tin và Giáo hội mình.

Khi viết đến đây, chúng tôi đọc được bài ‘Cuộc họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Thư ký Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam’, viết bởi Thiên Sứ

(http://vietcatholic.net/News/Html/52691.htm), chúng tôi không biết có thể nói thế nào nữa vì sự thật đã quá sức tưởng tượng của chúng tôi: các linh mục tranh nhau để được giới thiệu ra ứng cử Quốc hội, hay để "có xe riêng, lái xe riêng". Xin mời vào xem.

2. Bí tích Truyền Chức Thánh ghi dấu Linh mục đời đời.

Người tín hữu được hoàn toàn tự do nhận lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh để trở thành Linh mục với những cam kết dành cho sứ nhiệm Linh mục, qui định bởi Giáo luật do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.01.1983, cách riêng Chương III: Nghĩa Vụ và Quyền Lợi Của Giáo Sĩ, Quyển 2. Dân Chúa.

Điều 273: Các giáo sĩ có nghĩa vụ đặc biệt là phải tỏ lòng kính trọng và vâng lời Đức Thánh Cha và Bản Quyền riêng. Nếu điều nầy được các yêu nưóc thực thi thì Đức Cha Nguyễn văn Thuận không bị cáo gian… Đức Khâm Sứ Henri Lemaitre không bị hành hung… Thân Xác đáng kính Đức Cha Nguyễn kim Điền, Tổng Giám mục Huế, vừa qua đời nằm trên cáng và bị bỏ dưới đất tại Tòa Tổng Giám mục Sài gòn…

Điều 277: (1) Các giáo sĩ buộc phải giữ sự khiết tịnh hoàn toàn và trọn đời vì Nước Trời, vì vậy họ phải ở độc thân, là một ơn đặc biệt của Thiên Chúa, nhờ đó các tác viên thánh có thể gắn bó với Đức Kitô dễ dàng hơn với một con tim không bị chia sẻ và được thong dong hơn để hiến thân phục vụ Thiên Chúa và nhân loại.

(2) Các giáo sĩ phải khôn ngoan khi giao tiếp với những người mà sự năng lui tới với họ có thể gây nguy hại cho việc giữ sự khiết tịnh hoặc sinh ra gương xấu cho giáo hữu.

(3) Giám Mục giáo phận có thẩm quyền ra những qui luật cụ thể hơn trong vấn đ» này và xét định về việc tuân hành trong những trường hợp riêng biệt.

Chúng tôi xin nhắc hai truờng hợp được công khai hóa tại Việt-Nam:

1. Truờng hợp minh bạch và can đảm của Giáo sư Nguyễn ngọc Lan. Khi biết mình không thể giữ được lời cam kết trong chức vụ Linh mục vì đã yêu người mình yêu, Giáo sư đã xin phép Đấng Bản quyền Giáo Hội để đi lập gia đình hợp với luật đời và nói lên lời giao ước hôn phối trước Thiên Chúa. Tuy vẫn mang chức Linh mục, nhưng Giáo sư không lợi dụng chức tước hiệu đó cho lợi ích cho bản thân. Trái lại, Giáo sư đã chọn cho mình cuộc sống bên cạnh người dân bị trị, đồng hành cùng những người đòi quy»n sống cho đồng bào và, dĩ nhiên, cũng như bao người muốn Tự do Dân chủ cho Dân Tộc khác, Giáo sư cũng đã bị hành hung bằng ngụy trang đụng xe, bị quản chế… Giáo sư đã thở hơi cuối cùng bên cạnh người yêu trọn đời, chị Huỳnh Thanh Vân, và đã được đóng ấn những Bí tích Công giáo cuối cùng bởi Linh mục Chân Tín, trước khi lên đường, theo ý Thiên Chúa gọi về Nhà Cha ngày 26.02.2007. Xin tạm biệt một Người Việt-Nam Công Giáo.

2. Truờng hợp Linh mục Phan khắc Từ cả nước Việt đều biết:

- Trước 30.04.1975, Linh mục đòi làm ‘Linh mục hốt rác’. Thời gần đây, Linh mục xin ứng cử Quốc hội;

- Linh mục Phan khắc Từ vừa có gia đình vừa là Cha tại nhà thờ Vườn Xoài, Tân Định (trích trang 717, Giáo hội Công giáo Việt Nam, niên giám 2004);

- Khả năng linh mục linh mục Phan khắc Từ sẽ là Chủ tịch và linh mục Thiện Cẩm sẽ là Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo. (http://vietcatholic.net/News/Html/52691.htm).

Ngoài Điều 277 nói trên, chúng tôi xin trích hai điều sau của Giáo luật để quý đọc giả so sánh trường hợp nầy:

Điều 285: (1) Các giáo sĩ nên xa tránh tất cả những gì không xứng hợp với bậc mình, theo như những qui định của luật địa phương.

(2) Giáo sĩ nên tránh tất cả những gì, cho dù không xấu xa, nhưng xa lạ không thích hợp với bậc giáo sĩ.

(3) Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quy»n có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự.

(4) Nếu không được phép của Bản Quyền riêng, giáo sĩ không được nhận làm Quản Lý những tài sản thuộc các giáo dân hoặc những chức vụ trần thế kèm theo nghĩa vụ phải kế toán sổ sách; cũng không được làm bảo chứng cho dù dựa vào tài sản riêng của mình nếu không tham khảo ý kiến của Bản Quyền riêng; phải tránh không nên cam kết những khế ước bảo lãnh trả một món nợ mà không định rõ căn nguyên.

Điều 287: (1) Các giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng.

(2) Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quy»n lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy.

(Trích http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/veritas/index.html).

3. Bài báo “Về vụ Tòa Khâm Sứ ở Hà nội».

Trong bài nầy, linh mục Trương Bá Cần có viết: «… Từ 1955, một vị Khâm sứ nữa được bổ nhiệm ở Sài gòn, song song với Đức Khâm sứ Dooley ở Hà Nội. Vị Khâm sứ của Miền Nam Việt Nam đặt trụ ở đường Hai Bà Trương – Quận I, chứ không phải ở Huế.» (Nguyên văn).

Việc phân chia lãnh thổ Việt-Nam không do quyết định của toàn dân Việt-Nam. Ngày 07.07.1954, Ông Ngô đình Diệm đã được Quốc Trưởng Bảo Đại bỗ nhiệm làm Thủ Tướng trước đó, tuyên bố thành lập Chính phủ đi»u hành quốc vụ trên toàn thể Quốc Gia Việt-Nam chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau. Đêm khuya tối 20.07.1954, Cộng sản Việt-Nam và Thực dân Pháp đã ký Hiệp định Genève để chia đôi Đất Nước Việt-Nam. Chánh phủ hợp pháp Việt-Nam không có ký vào đó.

Như đối với các quốc gia Đông biển Baltique (Lettonie, Lituanie và Estonie) khi bị cưỡng bách gia nhập Liên Xô, Tòa Thánh phải nhìn nhận một thực tế có hai mi»n của một nước Việt-Nam.

Vì thế, sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ Tòa Thánh (có thể tham khảo Chương V: Các Phái Viên Của Ðức Thánh Cha, Phần I: Các Tín Hữu, Quyển II: Dân Chúa, Giáo luật hiện hành) tại Đông Dương John Dooley không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh) tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội trong một cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần sau đó, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất, Tòa Thánh thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn do Ngân sách Tòa Thánh và theo qui chế Ngoại giao, với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Đức Giáo Hoàng Gioan 23 chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo cho một Quốc Gia Việt-Nam chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau. Dĩ nhiên, không lúc nào có hai Đức Khâm sứ đại diện Đức Thánh Cha tại Việt-Nam như linh mục Cần viết. Để chứng minh, xin mời quý đọc vào địa chỉ:

http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dxxvn.html và Delegation to Viêt Nam, phần ‘Past and Present Ordinaries’ sẽ không thấy tên Đức Cha Giuseppe Caprio.

4. Hiệp hội UCIP tặng thưởng Huy chương Vàng.

Báo "Công Giáo và Dân Tộc" luôn nhắc đến: “Ngày 21-9-2001, Báo CGvDT được hiệp hội UCIP tặng thưởng Huy chương Vàng vì “gương mẫu bảo vệ thông tin, vì nâng cao ý thức công dân, vì bảo vệ những quyền căn bản của mọi người, vì nhiều sáng kiến phục vụ chân lý và vì thăng tiến các giá trị”.....»

Thế mà đến nay, lại có nhiều người lên tiếng dẹp bỏ "Công Giáo và Dân Tộc". Nói về tờ báo công giáo, linh mục Thiện Cẩm than phiền, bài của mính luôn bị cắt xén và bị bỏ hẳn. Vụ nói về Pháp lệnh dịp đó linh mục Cần đi vắng mới đăng được. Báo Người Công Giáo bị phê phán gay gắt vì báo đạo mà toàn nói chuyện đời. Linh mục Thiện Cẩm nói khi vận động TGM Kiệt viết bài, TGM nói, "viết báo ấy cho xấu cả người viết".

Chúng tôi nghĩ đây là câu chuyện giữa nhóm các linh mục ‘Công Giáo và Dân Tộc’ và linh mục Michel Kubler, Chủ tịch Union catholique internationale de la presse, chọn trong hơn 750 nhóm tham dự thi đua năm 2001.
 
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam và 10 điều nghịch lí
Hà Long
16:32 03/03/2008
Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam và 10 điều nghịch lí

Lần đầu tiên người Công giáo Việt Nam được thưởng thức và đi sâu vào cuộc họp 27 và 28-2-2008 tại thủ đô Hà Nội của 20 người của UBĐKCGVN được mệnh danh là „tiếng nói chung của người Công giáo Việt Nam„ và những gì họ bàn thảo được đúc kết thành „thao thức chung của người Công giáo Việt Nam trước vận hội mới“ . Tác giả Thiên Sứ đã hé mở cánh cửa sự thật của UBĐKCGVN cho người đọc hiểu về họ đôi chút. Nhóm người của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam tự xưng mình đại diện cho hơn 6 triệu tín hữu công giáo đang sinh sống trên toàn giải đất Việt Nam. Nếu so sánh con số tỉ lệ như thế thì họ "to lớn” lắm, bởi vì so với đảng cộng sản Việt Nam thì họ vẫn hơn nhiều, hơn 3 lần con số đảng viên cộng sản.

10 điều nghịch lí của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam

- Nghịch lí 1: Trong số 20 người tham dự cuộc họp có vị là linh mục và dòng tu. Họ đã thề hứa 3 điều khấn trước mặt bề trên: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh. Có vị cả 3 điều đấy chẳng giữ chu đáo đúng luật được điều nào cả. Cộng thêm giáo luật công giáo cấm các tu sĩ tham gia đảng phái chính trị vì điều này làm cho việc công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu có thể bị lệch lạc và chỉ phục vụ cho một mưu đồ chính trị.

- Nghịch lí 2: Danh từ Đoàn Kết đã đặt sai mục tiêu vì cho thấy manh nha "chia rẽ" trong chính nhóm của họ. Kèn cựa, quan liêu, tham quyền danh lợi để "có xe riêng, người lái xe riêng". Qua 2 bài viết về Tòa Khâm Sứ Hà Nội họ đang đổ mọi tội lên đầu linh mục cán bộ Trương Bá Cần. Cơ hội giành dựt quyền của nhau chăng?

- Nghịch lí 3: Chủ trương tờ báo để rao giảng Tin Mừng công bố lời Chúa, nhưng các vị học giả viết bài lại không phải là người tín hữu. Bởi thế báo đạo nhưng luôn đăng tải chuyện ngoài đời. Quái gở hơn, báo đạo lại chống đạo với những bài viết mới đây của linh mục cán bộ Trương Bá Cần rồi còn chủ ý gây thêm chia rẽ hận thù giữa Công giáo và Phật giáo nữa.

- Nghịch lí 4: Thay vì cổ vũ cho tinh thần đối thoại "tốt đạo - đẹp đời" nhưng UBĐKCGVN lại gây ra biết bao nhiều rào cản giữa giáo hội và nhà nước cộng sản. Lẽ thiệt thòi từ 1975 luôn nằm về phía giáo hội và người công giáo, kể cả dẫn đến việc tù tội cho những giáo dân, giám mục, linh mục và tu sĩ bị oan.

- Nghịch lí 5: Họ tự xưng là cơ quan ngôn luận của người Công giáo Việt Nam nhưng những vi phạm nghiêm trọng đến tự do tôn giáo trong dịp lễ giáng sinh 2007 tại Sơn La và Hòa Bình, họ lại cố ý không thông tải tin tức cho 6 triệu người đồng đạo khác biết đến.

- Nghịch lí 6: Đoàn kết và yêu thương luôn là sức mạnh của người tín hữu, nhưng nhìn được điều thiện hảo này nơi UBĐKCGVN thì như là việc mò kim đáy biển vậy.

- Nghịch lí 7: UBĐKCGVN không sống bằng sức lực phục vụ tâm linh, nhưng bằng đồng tiền đóng thuế của 80 triệu dân Việt Nam. Một số tiền không nhỏ của người dân để nhóm bé xíu này tha hồ phung phí. Dĩ nhiên người phát tiền có quyền lèo lái họ.

- Nghịch lí 8: Các điều sai trái của UBĐKCGVN không được các đấng bản quyền hoặc bề trên phê phán, trong một thời gian quá dài với 33 năm nay (bằng tuổi đời của Chúa Giêsu). Giáo hội Việt Nam không chỉ thắp nến đòi hỏi công lý, nhưng còn phải can đảm tuyên bố sự thật cũng như lên án về UBĐKCGVN. Giáo hội hãy noi gương Đức giám mục Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang đã vạch ra những sai trái của linh mục Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Nguyên văn của đức cha Thái Bình vào ngày 01-3-2008: "Trong bản văn có nói tới đại biểu đại diện cho miền Bắc dự họp, cụ thể là Lm Phạm Văn Tuyên (Thái Bình). Tôi (Đức cha Sang) xin cải chính là: Lm Phạm Văn Tuyên đi họp không do tôi cử đi hay được phép và tôi cũng không hay biết việc đi dự họp này diễn ra ngày nào và ở đâu? Do đó, không nên hiểu Lm Phạm Văn Tuyên là đại biểu của giáo phận Thái Bình đi họp, hay được giám mục giáo phận đề cử hoặc cho phép. Thực ra, Lm Phạm Văn Tuyên tham dự cuộc họp với tư cách cá nhân. Thế nên tất cả những lần Lm Tuyên đi họp hay phát biểu trước đây, cũng không phải với tư cách là đại biểu của giáo phận Thái Bình. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở với Lm Tuyên rằng: tôi không chịu trách nhiệm hoàn toàn về tư cách đại biểu, những lời phát biểu… trong các hội nghị như thế. (Ví dụ: Có lần linh mục phát biểu rằng: Nếu UBĐK can thiệp xin lại các đất đai quanh nhà xứ Hưng Yên thì sẽ thành lập trụ sở của UBĐK tại nhà thờ này…).“ Đây là lời nói sự thật duy nhất từ 33 năm nay của một vị cao cấp trong Hội đồng Giám mục Việt Nam về UBĐKCGVN. Xin các giám mục khác hãy mạnh dạn noi theo vì thời điểm công bố sự thật đã đến rồi!

- Nghịch lí 9: UBĐKCGVN với con số 20 người đi họp và đủ khả năng lũng đoạn giáo hội Việt Nam thì đúng là một nghịch lí ngạo ngược. Giáo hội Việt Nam với 6 triệu thành viên (gần 5% dân số VN) không đủ khả năng, nhân lực, trí lực, tài lực để tự đại diện cho chính mình chăng?

- Nghịch lí 10: Linh mục cán bộ Trương Bá Cần không ngờ suốt đời mình trung thành phục vụ đảng cộng sản Việt Nam lại có ngày kết chung như thế. Linh mục Cần "cáo ốm“ không đi họp ngày 27 và 28-2-2008, theo cách nhìn về chính trị là bị "đảo chánh". Nếu đúng như vậy, ông ta đã mất tất cả (về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
 
Liên Đoàn CGVN tại Đức tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
Đê Ka Tê
18:49 03/03/2008
ĐỨC QUỐC -- Đáp lời mời của Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức. Quý vị Tư vấn, quý Đại biểu LĐCGVN, Chủ tịch các Vùng, quý vị Đại diện các Cộng đoàn và khoảng 400 giáo dân từ khắp các Cộng đoàn CGVN trên toàn Đức Quốc, có những người vượt xa hàng 500 km đã cùng về tham dự Thánh Lễ đồng tế do quý Linh mục Phanxicô Nguyễn Ngọc Thủy, phụ tá Đại diện Hội đồng Tuyên Úy bên cạnh LĐCGVN, Lm Phêrô Đỗ Trọng Qúy cựu Tuyên Úy LĐCGVN, Lm. Phaolô Phan Đình Dũng, và Thày sáu Vũ Chí Thiện.

Tiếng chiêng trống rền vang, nổi dậy tiếp theo ngay sau lời tuyên bố khai mạc của ban tổ chức như đang thôi thúc mọi người hướng lòng về quê hương Việt Nam yêu dấu để được đồng hành với Giáo Hội Mẹ, đặc biệt với Tổng Giáo Phận Hà Nội để cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình.

Thánh Giá Chúa giữa hai hàng nến cao, quý linh mục chủ tế và các em giúp lễ xếp hàng hai đã dẫn đầu đoàn rước tiến dần vào trong thánh đường hoà lẫn với những lời khẩn cầu thắm thiết qua bài hát kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Xaviê:

"Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa...
Xin hãy dạy con tìm yêu mến người, hơn được người mến yêu...
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ…
Ôi Thần Linh Thánh Ái, xin mở rộng lòng con.
Xin thương ban xuống những ai đầy lòng thiện chí: Ơn An Bình
..."

đã đưa bao tâm hồn tiến gần đến bàn thánh hơn nữa.

Hàng trăm ngọn nến lung linh sáng rực đã được dâng lên Mẹ Maria thật cảm động. Những lời nguyện, lời kinh, bài ca vang để chúc tụng tôn vinh, tâm sự với Mẹ, tha thiết xin Mẹ Maria đoái thương đến Quê Hương, Dân tộc và Giáo hội VN:

Mẹ rất nhân từ! Quốc gia Việt Nam rất lầm than.
Dân chúng điêu linh, gia đình tan hoang.
Tà thuyết mê lòng…
Ôi Maria! Mẹ thương giơ tay uy quyền cho giang sơn con toàn an,
và cho dân nước bớt cơn cùng khốn. Ôi Maria!...”


Trong phần lời nguyện giáo dân, toàn thể dân Chúa đã nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam biết lắng nghe lời Chúa để đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem công lý vào chốn lỗi lầm, để dân tộc Việt Nam sớm được no ấm, công bằng, sớm có Tự Do, Dân Chủ thực sự, mong sánh vai cùng các nước tân tiến xây dựng hòa bình và phát triển trong vinh quang và phú cường. Đặc biệt trong dịp này, mọi giáo dân cũng đã nhớ đến các người đã bị Cộng Sản Việt Nam giết hại cách nay 40 năm trong dịp “Thảm sát Tết Mậu Thân” tại Huế cũng như các nạn nhân đã bỏ mình trên đường tìm tự do cũng như các chiến sĩ đã vì nước quên thân để bảo vệ cho quê hương Việt Nam yêu dấu.

Sau Thánh Lễ tất cả tham dự viên đã qua hội trường ngay cạnh nhà thờ để thưởng thức các món ăn quê huơng rất ngon miệng do ban tổ chức khoản đãi. Trong dịp này ban tổ chức cho chiếu lại những hình ảnh các tín hữu Công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội can đảm không ngại mưa gió,lạnh lẽo, nguy hiểm đã thắp nến cầu nguyện, hát kinh Hoà Bình tại Toà Khâm Sứ cũ, tại nhà thờ Thái Hà, nhà thờ Hà Đông đòi buộc nhà cầm quyền CSVN thực thi công lý, hoà bình và các quyền tự do căn bản trên quê hương VN.

Giờ đây mỗi người một tay cùng nhau thu dọn hội trường, làm vệ sinh trong tinh thần vui tươi và tràn đầy hy vọng... Tay bắt tay, tay vẫy tay mọi người vui vẻ chào nhau, chúc nhau trên đường về bình an và hẹn gặp nhau vào dịp tới...

Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo hội VN đã thành công rất tốt đẹp. Xin cám quý vị trong ban Chấp Hành Liên Đoàn CGVN tại Đức, Lm Phanxicô Nguyễn Ngọc Thủy, quý Linh mục và Thầy sáu đồng tế, tất cả quý ông bà, anh chị trong Cộng Đồng Công giáo VN thuộc Tổng Giáo Phận Padeborn và Giáo phận Essen đã tích cực đóng góp cho Thánh Lễ được trang trọng và sốt sắng. Qua Thánh Lễ ngày hôm nay nhiều người đã cảm nghiệm hơn nữa sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống qua lời cầu nguyện, và tin tưởng rằng qua lời bầu cử của Mẹ Maria La Vang Quê Hương VN sẽ sớm có một Mùa Xuân thực sự, một Mùa Xuân thanh bình và no ấm trong Tự Do Dân Chủ và Công Lý.

Một tham dự viên
 
Công Giáo đoàn kết với Dân Tộc!
Bs Vũ Linh Huy
21:30 03/03/2008
Công Giáo đoàn kết với Dân Tộc!
Không đoàn kết với bạo quyền cộng sản!


“Đoàn kết” thì cũng tưạ “đồng hành”
Ta, Dân Thánh Chuá, phải nhớ rành:
Đoàn kết bạo quyền: Tâm không chính,
Đồng hành cộng sản: Ý chẳng thành!
Đức Tin soi sáng đường Công Lý,
Lời Chuá dẫn đưa nẻo ngay lành.
Sao phải theo đuôi phường cộng sản,
Độc tài, tàn bạo lại gian manh?

Boston, ngày 3 tháng 3 năm 2008
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Linh mục Raymond Maria Lê Hữu Từ đã qua đời tại Ninh Thuận, VN
Liên Đoàn CGVN HK
21:42 03/03/2008

PHÂN ƯU


Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tin

Linh Mục Raymond Maria LÊ HỮU TỪ


(Sinh ngày 4 tháng 3 năm 1950 tại Quảng Trạch, Quảng Bình)
Đã được Thiên Chúa gọi về lúc 7 giờ sáng ngày 2 tháng 3 năm 2008
tại Ninh Thuận, Phan Rang, Việt Nam. Hưởng thọ 58 tuổi.

Cha Raymond Maria được thụ phong Linh Mục tháng 6 năm 1995.
Phó Quản nhiệm Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo phận Kansas City, Missouri.

Thánh Lễ An Táng sẽ được cử hành ngày 6 tháng 3 năm 2008
tại Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, Ninh Thuận, Phan Rang.

Xin thành kính phân ưu với tang quyến, Cộng đoàn Dân Chúa
Gx CTTĐVN, Gp Kansas City và thân bằng quyến thuộc của Cố Linh Mục.

Xin Thiên Chúa sớm cho Linh Hồn Linh Mục Raymond Maria
về hưởng Thánh Nhan và trả công bội hậu cho ngài
trong bao nhiêu năm qua phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.

Kính xin quý Linh Mục trong Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,

Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch LĐCGVNHK
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo xứ Việt Nam Paris: hiện tình hoạt động (4)
GS. Trần Văn Cảnh
11:37 03/03/2008

Giáo Xứ Việt Nam Paris



CHƯƠNG 2: HIỆN TẠI Ở GIÁO XỨ VI ỆT NAM PARIS

Lịch sử nối kết quá khứ với tương lai qua hiện tại. Từ 1997 đến hôm nay, 2007, 10 năm đã trôi qua, hiện tại cứ bình thản cuốn vào quá khứ và mở ra tương lai theo cùng một nhịp độ, cùng một chất lượng và cùng một phẩm tính. Giáo xứ, trên nền tảng đã được khai sinh và lớn lên trong 33 năm đầu (1947-1980), đã trưởng thành trong 17 năm tiếp theo (1980-1997) vẫn tiếp một nhịp phát triển tăng tiến cho 10 năm hiện tại vừa qua (1998-2007). Trong bài 3 mừng kỷ niệm “GIÁO XU VIỆT NAM PARIS: 60 NĂM HỒNG ÂN” này, mời bạn đọc xem HIỆN TẠI Ở GIÁO XỨ VI ỆT NAM PARIS qua hai cái nhìn. Cái nhìn tổng quát để xem phương tiện có tăng tiến và hoạt động có phát triển không. Cái nhìn cụ thể biên niên để xem phương tiện đã tăng tiến và hoạt động đã phát triển như thế nào qua những hoạt động chính yếu từ 1998 đến 2007.

1. PHƯƠNG TIỆN TĂNG, HOẠT ÐỘNG TIẾN

1.1. Từ 1998: Giáo Xứ có cơ sở mới, nhân sự tăng cường

Năm 1998 đánh dấu một bước ngoặt không gian. Sau nhiều năm chật chội ở số 15, rue Boissonade, 75014 Paris, Giáo xứ đã được Toà Tổng Giám Mục Paris tặng một cơ sở khác rộng rãi và khang trang hơn. Ngày 15.08.1998, Giáo xứ đã dọn về cơ sở mới, toạ lạc ở số 38, rue des Epinettes, 75017 Paris. Ba tháng sau, ngày 15.11.1998, Ðức Hồng Y Jean Marie LUSTIGER đã đến cơ sở mới cử hành thánh lễ chính thức trao nhượng quyền xử dụng cơ sở cho Giáo xứ và công bố quyết định ngày 12.11.1998 của Phủ Quốc Vụ Khanh ân thưởng tước vị ÐỨC ÔNG cho linh mục giám đốc MAI ÐỨC VINH.

Cũng năm 1998, Ban Giám đốc giáo xứ đã được tăng cường với sự nhậm chức của hai thầy phó tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha và Nguyễn Van Thạch. Năm 2000, nữ tu Nguyễn thị Kim Thoa nhận làm việc cho Giáo xứ, lo về các vấn đề xã hội và dậy tiếng pháp. Năm 2005 thêm thầy phó tế Tạ Ðình Chung. Tính ra, từ 1997, với sự làm việc toàn thời của cha Trần Anh Dũng, thêm với ba thầy phó tế và một nữ tu, vấn đề nhân sự của ban giám đốc đã được tăng cường rất nhiều. Rồi năm 2006, tân linh mục trẻ Nguyễn Thanh Ðiển đã được bổ nhiệm vào ban giám đốc giáo xứ, thay cha cố Nguyễn Văn Cẩn về hưu. Ban giám đốc như vậy rõ rệt quả là hùng hậu. Tất thảy sĩ số là 9 vị: Ðức Ông Mai Ðức Vinh, cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Nguyễn Thanh Ðiển, thầy Phạm Bá Nha, thầy Nguyễn Văn Thạch, thầy Tạ Ðình Chung, nữ tu Thân Kim Liên, nữ tu Nguyễn Thị Kim Thoa.

1.2. Mục vụ Văn hoá khởi sắc

Các sinh hoạt mục vụ nhờ vậy đã phát triền rõ rệt. Mục vụ văn hoá đã đặc biệt khởi sắc trông thấy qua bốn việc: Thầy Nha âm thầm mà kiên trì chăm chỉ cải tiến tờ báo Giáo Xứ cả về nội dung lẫn hình thức. Cha Vinh, rảnh tay hơn về việc quản trị tờ báo, dấn thân hơn trong ban tu thư viết và in sách. Thầy Chung can cường đảm trách việc lập và điều hành mạng lưới tin hoc www.giaoxuvnparis.org. Cha Sách gồng mình lèo lái Thư viện làm ngày văn hoá và thúc đẩy giới trẻ sinh hoạt sầm uất.

Ban báo chí thành lập từ năm 1983 gồm hai nhóm biên tập và in ấn phát hành, nhờ sự trì chí chăm chỉ làm việc điều khiển và nhã nhặn bặt thiệp của Ðức Ông Mai Ðức Vinh, dẫu có những thiếu thốn và khó khăn, vẫn đều đặn xuất hiện và đến với Cộng Ðoàn. Ðến với tờ báo vào năm 1985 qua bài “Niềm Tin dâng cao”, thầy sáu Phạm Bá Nha, từ ngày lãnh chức sáu, đã đảm lãnh trách nhiệm chủ bút. Nhờ thầy Nha, về nội dung, tờ báo tươi mát hơn với những chuyện cười nhẹ nhàng, và tông truyền hơn với những ý chỉ cầu nguyện trong tháng và lời cha chung. Về hình thức, tờ báo khang trang, tân tiến và hấp dẫn hơn với những hình ảnh, đôi khi có mầu. Phải chăng nhờ vậy mà số độc giả từ 800 vào năm 1997, đã tăng vọt lên 1000 vào năm 1998, năm mà thầy Nha nhận trách nhiện chủ bút, và lên tới 1350 từ năm 2004?

Xuất thân từ Ban Báo Chí, Ban tu thư manh nha vào năm 1997 với việc làm văn hoá tập thể qua việc biên soạn và xuất bản cuốn “Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris” đã dần dà mạnh bạo hơn trong việc sáng tác và dịch thuật. Trong 10 năm, từ 1997 đến 2007, gần 20 cuốn sách, hoặc kỷ yếu đã được biên soạn, dịch thuật và xuất bản.

1. Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm; 1997
2. Giáo lý cho người trưởng thành; 1997
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới; 1997
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1999
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII; 2000
6. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân); 2000
7. Fatima, hoà bình – tình thương; 2000
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống); 2001
9. Sống đức tin trong thiên kỷ mới; 2001
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 1; 2002
11. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 2; 2003
12. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 3; 2004
13. Văn hoá và Đức tin; 2004
14. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, 200, 01.02.2004
15. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 4; 2005
16. Tặng cho nhau (Kỷ yếu 60 năm hội Liên Tu sĩ ); 2006
17. Văn hoá gia đình; 2006
18. Kỷ yếu 40 năm thành lập Ðạo Binh Ðức Mẹ tại GXVN; 2006
19. Kỷ yếu 30 năm hành trình đức tin; 2006
20. Suy niệm tin mừng, bộ 1, 2007
21. Lịch Phụng Vụ hằng năm (từ 1984)

Mạng lưới tin hoc www.giaoxuvnparis.org đã được nhóm Chuyên gia đưa sáng kiến thành lập từ năm 2000 và thầy sáu vĩnh viễn Tạ Ðình Chung đã được ban giám đốc chỉ định đảm trách. Ngày 01.05.2002, đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ ba, mạng lưới đầu tiên cûa Giáo Xứ, sau hai năm cưu mang, đã chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org. Thầy Chung vừa đưa ra một dự án cải tiến mạng lưới, dự tính sẽ thực hiện trong năm 2007 này.

Sinh hoạt văn hoá thuyết trình đã được Ban Thần học Giáo dân tung ra từ năm 1981, được nhóm Emmau chia phần từ năm 1989, được Ban Mục Vụ Hôn nhân tiếp sức từ 1995, đã hầu như hoàn toàn được Ban Thư Viện đảm trách từ năm 1999 với tên gọi là “Ngày Văn Hoá Giáo Xứ”, nhớ sự lèo lái khéo léo của cha Sách. Ngày Văn hoá đã được Ban Thư Viện thực hiện với thuyết trình văn hoá và trình diễn văn nghệ, qui tụ đông đảo giới văn hoá và nghệ sĩ lương giáo ở thủ đô Paris. Ngày Văn hoá kỷ niệm sinh nhật 16 năm của Thư viện vào ngày 23.04.2006 để nói chuyện về “Truyện Thầy Lazarô Phiền” của Nguyễn Trọng Quản và về “Hồi ký của nhạc sĩ Phạm XuÂn Lôi”, có trình diễn văn nghệ với sự tham gia của nữ nghệ sĩ Bích Thuận, đã qui tụ tới 300 quan khách. Sự sầm uất văn hoá này kéo theo sự sầm uất sinh hoạt giới trẻ và sinh viên, khởi sắc mạnh từ vài năm nay dưới sự dìu dắt và thúc đẩy tài tình của cha Sách. Hàng tháng, cứ vào chủ nhật đầu tháng, một thánh lễ giới trẻ đã được tổ chức, qui tụ trung bình vài trăm thanh thiếu niên đến cầu nguyện và sinh hoạt với nhau. Giáo xứ như thấy trẻ hẳn lại.

1.3. Mục vụ Xã hội thăng tiến

Mục Vụ xã hội cũng đã được thăng tiến với việc thành lập Phong trào Liên đới nghề nghiệp vào năm 2000. Tất cả các nhân viên trong ban giám đốc đều đã rất tích cực trong công việc này. Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, thầy Nguyễn Văn Thạch và Thầy Tạ Ðình Chung làm đồng hành cho nhóm Chuyên gia. Cha Trần Anh Dũng và cha Mai Ðức Vinh đồng hành với nhóm Xây Ðựng. Cha Nguyễn Thanh Ðiển và nữ tu Nguyễn Thi Kim Thoa đồng hành với nhóm Dịch Vụ. Thầy Phạm Bá Nha đồng hành với nhóm Thương Gia. Cha Mai Ðức Vinh và thầy Tạ Ðình Chung đồng hành với nhóm Liên đới Taxi.

Nhờ sự tận tình của các thành viên ban giám đốc, Liên đới nghề nghiệp đã đưa lại cho giáo xứ một sự tươi mát bác ái và một sự náo nhiệt tin cậy hơn. Đại Hội 01.05.2000, qua sự hiện diện của khoảng 150 người, đả lấy một quyết định lớn là thành lập 5 nhóm Liên Đới Nghề Nghiệp: Xây Dựng, Doanh thương, Dịch Vụ, Thân hữu Taxi và Chuyên gia. Năm 2001, LĐNN đã gây quĩ giúp Giáo Xứ mua một máy chụp hình, chiếu hình và in điện tử, tự động. Nhờ đó, tờ báo Giáo Xứ đã được trình bày hấp dẫn hơn. Năm 2002, LĐNN đã giúp Giáo xứ lập đươc một mạng tin học www.giaoxuvnparis.org và từ đó hiện diện, cải tiến và khoe sắc cùng muôn ngàn mạng tin khác. Năm 2003, LĐNN đã ấn hành được một cuốn NIÊN GIÁM LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP, nhờ đó các thành phần liên đới và đồng bào biết đến và xử dụng được những dịch vụ của các nhóm Liên Đới nhiều hơn. Nam 2004, 2005 và 2006, LĐNN dặc biệt hướng về Việt Nam, trong chiều hướng liên đới truyền giáo. Một ngân khoản quan trọng, 4000€ cho 2005 và 2500€ cho 2006, đã được gởi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để giúp quĩ truyền giáo.

Ngoài những sinh hoạt liên ngành còn có những sinh hoạt từng ngành. Tổng cộng hai nhóm công việc sinh hoạt ấy, LĐNN đã làm được nhiều việc tích cực cho Cộng đoàn Giáo Xứ nói riêng và Cộng đoàn Việt Nam nói chung. Ta có thể kể ra một vài việc tiêu biểu. Nhờ LĐNN, một luồng gió bác ái mới đã thổi vào Giáo Xứ khiến các sinh hoạt thường nhật được khởi sắc hơn và hương thơm của Giáo Xứ được lan tỏa xa rộng hơn. Các phương tiện truyền thông đã đề cập nhiều hơn đến Giáo Xứ, từ đài Internet Vietcatholic, qua đài truyền hình A2, đến báo chí công giáo ở Việt Nam và ở Pháp. Cũng nhờ LĐNN, quĩ truyền giáo do Hội Yểm trợ ơn gọi thiết lập đã được tăng cường, nhờ vậy, các Đại Chủng Viện ở Việt Nam đã nhận được một khoản trợ cấp rộng lượng hơn. LĐNN cũng đã không quên giúp đỡ các tổ chức xã hội ở Việt Nam, nhờ vậy, họ đã giúp được nhiều người khốn khó hơn, đặc biệt là các cô nhi và những người khuyết tật, phong cùi. Ngoài ra, phổ thông hoá những kiến thức thường thức về y học, về văn hoá Việt Nam, về tâm sinh lý và nhận làm tư vấn luật pháp cho đồng bào Việt Nam không phân biệt lương giáo cũng là những hành động liên đới khác mà LĐNN đã thực hiện trong Giáo Xứ. Cộng Đoàn cũng nhiệt liệt tán thưởng những hoạt động tu sửa cơ sở Giáo Xứ do nhóm Xây Dựng thực hiện, hoặc kế hoạch chuyên chở miễn phí cho các vị cao niên hay bệnh nhân do nhóm Taxi đưa ra.

Trong tinh thần bác ái mở ra, vào mùa Vu Lan 2005, Giáo Xứ đã cùng các tôn giáo Việt Nam khác, như Phật Giáo, Hoà Hảo, tổ chức ngày lễ liên tôn, ngày 10/09/2005 tại nghĩa trang Père Lachaise, cầu cho tổ tiên. Cũng trong tâm tình mở ra này, Giáo xứ đã cùng với gia đình Ðức cựu hoàng Bảo Ðại, và các tôn giáo Việt Nam có mặt tại Pháp, Phật giáo, Hoà Hảo, Cao Ðài, tham gia lễ làm phép mồ cho Ðức Cựu hoàng tại Nghĩa trang Passy Paris 16 vào ngày 20.05.2006. Có thể bảo rằng mục vụ phụng tự đang hội nhập vào lòng dân tộc qua những hình thái và khuôn khổ văn hoá hơn, xã hội hơn. Phụng tự không chỉ là những hành động tôn giáo dành riêng cho tín hữu kytô, nhưng có thể được cử hành trong đám đông không công giáo, trước những người chưa biết đến hoặc chưa có lòng tin vào Ðức Kytô.

1.4. Chiều hướng truyền giáo mở ra

Cùng trong chiều hướng truyền giáo mở ra này, các sinh hoạt phụng tự đang dần dà mặc lấy những hình thức văn hoá và xã hội Việt Nam, như Lễ Mừng Thượng thọ, Thi Hang đá, Hội diễn thánh ca.
Theo thuyền thống hiếu thảo Việt Nam, con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho các bậc cha mẹ ông bà, thường là vào tuổi 60 trở lên. Có gia đình tổ chức mừng từ 40, 50. Những vị thượng thọ, từ 70 tuổi trở lên, nhất là từ 80, và đặc biệt được 100 tuổi, thì lễ mừng rất lớn. Ở Việt Nam ta, người cao tuổi rất được kính trọng, nhất là ở thôn quê. “Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ” (Ơ triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Nhà thơ Tam Nguyên Yên Ðổ, làm quan đến chức Tổng Ðốc, khi về làng vẫn đến quì lậy cụ già 80 tuổi không có chức tước gì. Giáo Xứ Việt Nam Paris tiếp tục truyền thống hiếu thảo và tôn kính các bậc cao tuổi. Thánh lễ mừng thượng thọ các bậc cao niên đã thành thói quen. Trước đây 7 năm, ngày 31.12.1999 hơn 150 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ. Năm nay, ngày 31.12.2006, khoảng 200 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ mừng kính thượng thọ.

Từ năm 1999, Ban Thường Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ đã đưa ra sáng kiến tổ Chức Thi Hang Ðá vào lễ Giáng Sinh. Lần thứ nhất vào năm 1999 có 16 hang đá dự thi, lần thứ hai vào năm 2003, có 18 hang đá dị thi. Giáng sinh 2006, dể kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của Giáo xứ 1947-2007 và sinh nhật thứ 25 của Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ 1983-2007, một Ban Trách Nhiệm Thi Hang Ðá đã được bổ nhiệm gồm ông Bùi Trọng Khang và Nguyễn Văn Thơm. Sau đó, việc thi hang đá đã được phổ biến rộng rãi trong Giáo Xứ, qua các thông cáo đọc vào mỗi Chúa Nhật, niêm yết trong Cơ Sở Giáo xứ và đăng tải trên báo và mạng tin hoc GXVN. Kể từ khi việc thi hang đá được phổ biến, các địa điểm và đơn vị mục vụ cũng như các gia đình tư nhân đã tích cực hưởng ứng nhiệt tình. 19 hang đá dự thi, gồm 5 của các Ðịa Ðiểm Mục Vụ, 8 của các đơn vị mục vụ và 6 của các gia đình tư nhân. Kết quả cuộc thi đã được tuyên bố trước toàn thể cộng đoàn vào ngày lễ BA VUA, 07.01.2007.

Ngày 17.12.2000, Hội diễn thánh ca đầu tiên đã được tổ chức vói sự tham dự của tất cả các ca đoàn và nghệ sĩ của Giáo Xứ. Từ 2004, đơn giản hơn, nhưng thân mật và có phần học hỏi nhiều hơn, Ban Thường Vụ đã lấy sáng kiến tổ chức buổi họp mặt các ca đoàn trong giáo xứ. Ngày họp mặt mới nhất của các ca đoàn, ngày 29/04/2006 tại Giáo xứ Việt Nam Paris, được tổ chức với mục tiêu “gây tình thân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hát thánh ca phụng vụ giữa các Ca đoàn, đã qui tụ 12 ca đoàn của Giáo xứ: Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, Ca đoàn Antony, Ca đoàn Bảo lộc Cergy Pontoise, Ca đoàn Ermont, Ca đoàn Giáo xứ, Ca doàn Sarcelles, Ca đoàn Thiếu Nhi, Ca đoàn Triều Dâng, Ca đoàn Trinh Vương, Ca đoàn Vào Ðời Marne-La-Vallée, Ca đoàn Villiers-Le-Bel, nhóm Nhạc dân tộc. Buổi họp mặt đã được cô Anh Thư, ủy viên Phụng Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ tổ chức và điều hành, với sụ tham dự của Ðức Ông Mai Ðức Vinh, Cha Nguyễn Thanh Sang, cha Nguyễn Thanh Ðiển. Buổi sáng, các ca đoàn cùng hát cho nhau nghe. Trên dưới tám chín chục ca viên tham dự, cùng dùng cơm trưa. Sau trưa, cha Nguyễn Thanh Sang cùng các ca viên trao đổi thêm về hát thánh ca phụng vụ, rồi cùng kết thúc qua một thánh lễ.

1.5. Tài chánh tự lập, lãnh thổ nới rộng

Ðể kết thúc việc tóm lược những sinh hoạt mới thành hình trong quá khứ gần của hiện tại ở Giáo xứ, ta không thể không kể đến hai hoạt động quan trọng khác đã đang được thực hiện. Từ năm 2004 Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh, từ vấn đề bạo trì cơ sở, chi phí điều hành các sinh hoạt, đến lương bổng nhân sự cho ban giám đốc và các nhân viên làm việc cho giáo xứ. Năm 2006 đánh dấu việc lãnh thổ hoạt động của giáo xứ đã được nới rộng hơn với việc lập địa điểm Antony, do cha Nguyễn Thanh Diển làm tuyên úy.

2. BIÊN NIÊN NHỮNG HOẠT ÐỘNG CHÍNH YẾU 1998-2007

1998
• Đại hội hành hương Lộ Đức từ 06 đến 10.08.1998
• Đến cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở mới vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15.08.1998 và chuyển giao cơ sở Boissonade cho cộng đoàn công giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998.
• Thầy Phạm Bá Nha và Nguyễn Văn Thạch lãnh chức phó tế vĩnh viễn ngày 23.08.1998 tại Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Paris
• Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh được Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ qua quyết định ngày 12.11.1998 của phủ quốc vụ khanh đích thân Đức Hòng Y Jean Marie Lustiger đã đến địa điểm mới của Giáo Xứ và công bố vào lễ Các Thánh Tử Đạo cử hành tại cơ sở mới vào ngày 15.11.1998.

1999
• Sr Anna Huỳnh thị Na qua đời ngày 11.12.1999
• 16 hang đá dự thi triển lãm vào giáng sinh 25.12.1999
• Xuất bản cuốn ‘Hành trang sống thế kỷ XXI’
• Ban thường vụ nhiệm kỳ VII; lưu nhiệm thêm một nhiệm kỳ 2 năm:

BTV, nhiệm kỳ VIII, 1999-2001
Chủ tịch Ông Nguyễn Ngọc Đỉnh
Phó chủ tịch Ông Lê Đình Thông
Tổng thơ ký Ông Trần Khắc Đạt
Phó tổng thơ ký Chị Phạm Mai Hương
Uỷ viên đặc trách tôn giáo Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước
Uỷ viên đặc trách văn hoá Ông Bùi Văn Triển
Uỷ viên đặc trách cơ sở Ông Nguyễn văn Thơm
Uỷ viên đặc trách tài chánh Ông Ngô Triệu Hùng

Ban Cố Vấn: Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Ông Nguyễn Văn Hộ, Bác sĩ Nguyễn Văn Ái

2000
• Nhóm Chuyên Gia Đại Hội ra mắt vào chủ nhật 16.01.2000
• 22.01.2000, Ðc Ngô Quang Kiệt đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• Ngày năm thánh của cộng đoàn để lãnh ân toán xá, cử hành ngày 12.03.2000 tại Vương Cung Thánh Đường Sacré Coeur, Montmartre.
• 19.03.2000, ÐHY Phạm Ðình Tụng, sau khi tham dự lễ phong chân phước cho Thầy Giảng Anrê Phú Yên tại Roma, đã ghé thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• 10.04.2000, hai Ðc Nguyễn Soạn và Nguyễn Sơn Lâm đã đến thăm GX và chủ sự nghi lễ lãn ơn toàn xá tại Sacré-Cœur, Montmartre
• Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ nhất 01.05.2000 với năm nhóm chuyên gia, dịch vụ, doanh thương, thân hữu Taxi và xây dựng.
• 11.06.2000, Ðc Huỳnh Văn Nghi đến thăm và cùng cộng đoàn dâng lễ
• 27.08.2000, Ðc Nguyễn Văn Sang đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• 22.10.2000, Ðc Nguyễn Văn Trâm và Ðc Bùi Tuần đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn.
• 24.10.2000, Ðc Trần Ðình Tứ đến thăm cộng đoàn
• Hội diễn thánh ca ngày 17.12.2000 vói sự tham dự của tất cả các ca đoàn và nghệ sĩ của Giáo Xứ
• Xuất bản 3 cuốn sách ‘Fatima, hòa bình và tình thương’, ‘Đường vào tình yêu’ và ‘Chân phước Giáo hoàng XXIII’.

2001
• Sư huynh Trần Văn Nghiêm, người đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Xứ qua đời ngày 05.04.2001, thọ 93 tuổi.
• 05.05.2001, Ðc Claude Frikart đến GX chủ lễ khấn dòng của chị Thérèse Nguyễn Thị Phương Mai
• 15.07.2001, Ðc Nguyễn Bình Tĩnh đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• Ban Mục vụ Hôn nhân cho ra đời ngày (bồi dưỡng) gia đình tổ chức vào hai ngày 27 và 28.10.2001
• Nhóm chuyên gia bắt đầu mở phòng trực vào mỗi chiều chủ nhật thứ tư, nha y dược, bắt đầu từ 23.09.2001.
• Xuất bản cuốn sách “Tâm tình tuổi xuân” (Hỏi để biết sống)
• Cha Dũng thay cha Cẩn lo việc quản lý.
• Tu chính lần thứ tư Bản nội quy HĐMV, qua ĐHMV ngày 09/12/2001, đặc biệt tăng nhiệm ky của các thành phần trong BTV lên 3 năm (thay vì 2 năm, như trước đây) và tăng thêm số ủy viên. Xin nhắc lại Nội qui HÐMC được Gs Cảnh soạn thảo vào năm 1983, đã được tu chính ba lần vào các năm 1985, 1992 và 1997.

Ban thường vụ HĐMV - GXVN, nhiệm kỳ IX, 2001-2003
Chủ tịch: Ông Lê Đình Thông
Phó chủ tịch: Chị Đào Kim Phượng
Tổng thơ ký: Ông Trần Khắc Đạt
Phó tổng thơ ký: Chị Lê Thị Xuân Phương
Uỷ viên đặc trách tôn giáo: Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước
Uỷ viên đặc cơ sở: Ông Nguyễn văn Thơm
Uỷ viên đặc trách tài chánh: Ông Ngô Triệu Hùng

Ban Cố Vấn: Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Ông Nguyễn Văn Hộ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh

2002
• 11.02.2002, đầu năm Nhâm Ngọ, lễ Ðức Mẹ Lộ Ðức, Ðc Trần Thanh Chung đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• Đại hội công giáo vùng Âu Châu từ 02 đến 04.08.2002 tại Lộ Đức.
• Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, ngày 01.05.2002, mạng lưới đầu tiên của Giáo Xứ (sau hai năm cưu mang). Chào đời với tên gọi www giaoxuvn paris.org
• Cộng đoàn Giáo Xứ đón Đức Mẹ Lavang vào Giáo Xứ trong hai ngày 12 và 13.10.2002.
• Ra mắt cuốn I trong bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội (gồm 5 cuốn và 10 quyển sách)
• 17.11.2002, Ðc Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch HÐGMVN, ghé thăm và dâng lễ với Cộng đoàn

2003
• Tiếp đón 130 bạn trẻ trên tổng số 90.000 bạn trẻ thế giới về họp tại Paris từ 28.12.2002 đến 01.01.2003.
• Từ 20 đến 27.02.2003, GX đón tiếp phái đoàn đại diện của 10 dòng nữ tại VN
• Thánh lễ tại Giáo Xứ được trực tiếp truyền hình trên đài F2 vào chủ nhật 23.03.2003.
• Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 4, ngày 01.05.2003, Ấn hành cuốn ‘Kỷ yếu Liên Đới Nghề Nghiệp 2003’
• Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’
• Giáo xứ tích cực tham gia đại hội “Hội Ngộ niềm tin” tổ chức tại Rôma, từ 24 đến 28.07.2003, và góp phần thành hình tập sách “Hội Ðồng Mục Vụ”
• Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách thay cha Trần Anh Dũng lo mục vụ giới trẻ, có thầy sáu vinh viễn Ta Ðình Chung phụ ta. Thánh lễ giới trẻ tổ chức vào chủ nhật 01.11.2003 qui tụ trên 300 người tham dự.
• Thầy sáu Tạ Ðình Chung chịu chức ngày thứ bảy 04.10.2003
• Cha Dũng lo mục vụ cộng đoàn Sarcelles, thay cha Nguyễn Văn Cẩn và làm tuyên úu hội yểm trợ ơn gọi. Hội đã tu chính nội qui và bầu Ban Chấp Hành mới vào ngày 05.10.2003
• 09.11.2003, Ðc Vũ Huy Chương đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• Ngày chủ nhật 16.11.2003, tiếp dón Dức Tân Hồng Y Phạm Minh Mẫn, vừa được phong Hồng Y tại Roma và cùng Ngài cử hành thánh lễ kỷ niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
• 16.12.2003, thiết trí hệ thống âm thanh mới trong nhà nguyện và hội trường chung với kinh phí 22 000€. Ngoài ra một hệ thống tân trang mới cũng đã được thiết bị: đàn pioano numérique, máy chiếu điện tử (vidéo projecteur).
• Thi hang đá mừng Giáng Sinh. 18 hang đá đạ dự thi từ lễ Giáng Sinh 25.12.2003 đến lễ Thánh Gia 28.12.03. Giải nhất về Marne-La-Vallée.
• Khánh nhật Hôn nhân tổ chức vào ngày lễ thánh gia 28.12. 03, có 14 dôi tham dự, kỷ niệm 15 năm, 20 năm, 25 năm, 30 năm, 42 năm và 60 năm hôn nhân.
• Tổng kết mục vụ năm 2003 ở Giáo xứ có 49 em bé rửa tội, 26 người lớn gia nhập giáo hội, 21 trẻ em rước lễ lần đầu, 26 người lớn và 28 trẻ em chịu phép thêm sức, 14 đôi bạn trẻ lãnh bí tích Hôn Phối 10 đôi khác hjọc khoá chuẩn bị hôn phối tại Giáo xứ, nhưng làm lễ nơi khác), 256 ấu thiếu nhi và kha tráng, từ 5 đến 17 tuổi đi học giáo lý và tiếng việt tại giáo xứ, 58 000 người rước lễ chủ nhật.

2004
• Xuất bản 2 cuốn sách: Tân lịch sử Giáo hội cuốn 3, và 20 năm xuất bản báo Giáo xứ.
• Lễ thánh Giuse, quan thầy Giáo HộI VN, 19.03.2004, Ban tu thư giáo xứ phát hành cuốn sách thứ 11: VĂN HOÁ VA ĐỨC TIN, 640 trang, giá bán 20 euros.
• Ngày gia đình thảo luận về “Trao truyền văn hoá và đức tin cho con cái” đã được các phụ huynh trẻ tổ chức vào ng0y chủ nhật 28.03.2004, qua 2 nhóm thảo luận về 2 đề tài: 1- Trao truyền văn hoá gia đình Việt Nam cho con cái, 2-Trao truyền đức tin gia đình cho con cái.
• Ngày chủ nhật 18.04.2004 nữ nghệ sĩ Bích Thuận nói truyện và ra mắt cuốn hồi ký “Từ làng Vân hồ đến Unesco”.
• Cha Huỳnh Ngọc Tiên tạ thế ngày 18.04.2004. Rất nhiều tu sĩ và giáo dân đã đén dụ thánh lễ an táng do Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn chủ tế tại Giáo Xứ, lúc 10 giờ, ngày 24.04.2004
• Ðại hội kỳ 5 của Liên Ðới Nghề nghiệp vào 01.05 tại giáo xứ từ 14 giờ và tiệc thân hữu tại Asia Palace từ 20 giờ, thâu được 3774€, để giúp quĩ truyền giáo tại Việt Nam.
• Hai ngày Giáo xứ thứ bảy và chủ nhật 15-16.05.2004 năm nay có sư tham gia đông đảo hơn của các đơn vị mục vụ và các hộ đoàn.
• Tứ 27/05 đến 03.06.2004, GX đón tiếp phái đoàn đại diện của 18 dòng nữ tại VN
• Ðại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ, Ls Lê Dình Thông và chị Ðào Kim Phượng tham dự các buổi hội thảo của Tổng Ðịa phận Paris về Năm Truyền giáo, đặc biệt trong ngày Ðại Hội 15.05.2004, và các cuộc Hội Luận trong tuần lễ 25-28.10.2004

Trong đại Hội Mục Vụ ngày 13.06.2004, một Ban Thường Vụ mới đã được bầu cho nhiệm kỳ X, 2004-2007.
Chủ tịch: Ông Lê Đình Thông
Phó chủ tịch: Ông Bùi Trọng Khang
Tổng thơ ký: Ông Trần Khắc Đạt
Phó tổng thơ ký: Bà Trần Thị Kim Chi
Uỷ viên Giáo lý: Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước
Ủy viên Phụng Vụ và thánh ca: Bà Huỳnh Thị Anh Thư
Uỷ viên Tài chánh: Ông Ngô Triệu Hùng
Ủy viên Văn hoá: Ông Nguyễn Ðức Minh
Ủy viên Thiếu niên: Anh Nguyễn Nha Ty
Ủy viên Thanh niên: Ông Võ Thành Nhân
Ủy viên Thông tin liên lạc: Ông Nguyễn Anh Hải
Ủy viên Xây dựng: Ông Nguyễn Văn Thơm

Ban Cố Vấn: Bác sĩ Tạ Thanh Minh, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Ông Nguyễn Văn Hộ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh

• Triển lãm kết thúc năm Truyền Giáo trong 2 tháng, từ 03.10 đến 28.11.2004 với chủ đề “Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc” (Tv 4,7), qua 4 ngăn: hiện tình truyền giáo trên thế giới, Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, Giáo xứ Việt Nam thể hiện tinh thần truyền giáo và Phim về truyền giáo.
• Ðức Ông Jean Mariot, đại diện ÐHY Lustiger, đến chủ lễ và cắt băng khánh thành triển lãm.
• Ðể mở đầu năm Thánh Thể (tháng 10.2004*tháng 10-2005), Giáo xứ đã khai trương “Chương trình học hỏi về thánh lễ” 3 phút, kể từ chủ nhật 28.11.2004

2005
• Từ ngày 23.01.2005, Giáo Xứ phát hành “Phiếu Giáo Xứ về Suy niệm Lời Chúa” qua các bài dọc, đáp ca và Tin mừng của mỗi Chủ Nhật, theo bố cục: Chủ yếu, Suy niệm và Cầu nguyện. Thêm trang 4 để ghi những Thông báo mục vụ.
• Mùa đông 2004-2005 lạnh, các huynh trưởng và nghĩa sĩ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức nhiều ngày “Chủ nhật công tác xã hội, mang cháo, cà phê nóng cho và thức ăn cho những kẻ không cửa không nhà tại các khu phố nghèo ở Paris.
• Cha Trần Ðịnh, sinh hoạt tích cực với Giáo Xứ trong những năm thập niên 80, đặc biệt trong nhóm Thần Học Giáo Dân, đã qua đời ngày 14.02.2005, hương thọ 63 tuổi
• Hai ngày công quả 28.02 và 17.03.2005 đã được ủy viên xây dựng tổ chức để trùng tu cơ sở Giáo Xứ. Trên dưới 20 thành viên trong nhóm Liên đới Xây dựng đã đáp lời mời của Ông Thơm, để đến làm việc công quả này.
• Ngày Gia đình cho các gia đình trẻ đã được tổ chức vào ngày 13.03.2005. Gs Tạ Thanh Minh Khánh nói lời dẫn nhập vào đề tài “Hạnh phúc gia đình”, để 4 nhóm thảo luận về: 1-Hạnh phúc vợ chồng: tiền bạc? 2-Hạnh phúc vợ chồng: sức khoẻ và sinh lý? 3- Hạnh phúc vợ chồng: danh vọng, nghề nghiệp, đam mê cá nhân? ‘- Hạnh phức vợ chồng: tôn giáo?
• Cha Lê Xuân Mừng, trợ bút tích cực của báo Giáo Xứ đã từ trần ngày 27.03.2005, hưởng thọ 94 tuổi.
• 17.04.2005 là ngày sinh nhật thứ 15 của Thư Viện. Luật Sư Lê Trọng Quát và Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã thuyết trình về Quận Công Nguyễn Hữu Bài.
• 23.04.2005, Ðc Pierre d’Ornéllas chủ tế lễ phong chức phó tế cho thầy Nguyễn Thanh Ðiển.
• Tiếp tục truyền thống ngày hội thánh ca của các ca đoàn trong giáo Xứ, ng0y 30.04.2005, ngày ca đoàn lần thứ hai đã được tổ chức.
• 01.05.2005, Ðại Hội Lìên Ðới Nghề nghiệp kỳ VI, hội thảo về kinh nghier6m của các nghiệp đoàn. Gs Trần Văn Cảnh đã thuyết trình về đề tài “Từ quan niệm về liên đới trong hiến chương Âu Châu đến kinh nghiệm Liên đới Nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ”. Ls Lê Ðình Thông thuyết trình về đề tài “”Từ liên đoàn Lao Ðộng đến Liên Ðới Nghề nghiệp”. Ðức Ông Mai Ðức Vinh bổ nhiệm thầy sáu Tạ Ðình Chung và Giáo sư Trần Văn Cảnh làm đại diện cho năm ngành liên đới.
• Qua lá thơ đề ngày 29.06.2005, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã chính thức loan báo với cộng Ðoàn việc thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.
• 11.08.2995, 36 bạn trẻ Giáo Xứ Việt Nam lên đường tham dự Ngày Thế giới Giới trẻ lần thứ 20 tại Colohne, nước Ðức, về đề tài “Chúng ta cùng đến thờ lậy Ngài”
• Thứ bảy 10.09.2005, cùng với các tôn giáo Việt nam khác, Phật giáo, Cao đài, Hoà Hảo, GXVN đã cử hành lễ cầu nguyện liên tôn cho các linh hồn tổ tiên tại crématorium nghĩa trang Père Lachaise Paris. Gs Trần Văn Cảnh điều khiển buổi lễ. Ls Lê Dình Thông cắt nghĩa ý nghĩa của buổI lễ.
• Thầy Giuse Nguyễn Thanh Ðiển lãnh nhận chức linh mục ngày 01.10.2005 và đã dâng lễ tạ ơn tại Giáo xứ. Tân linh mục sẽ về phục vụ giáo xứ, thay cha Nguyễn Văn Cẩn về hưu.
• Nữ tu Marie Nguyễn thị Kim Thoa đã làm lễ khấn trọn đời trong tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu theo bậc giáo dân tận hiến ngày 02.10.2005 tại nhà nguyện Giáo Xứ. Chi Thoa là thành viên trong Ban Giám Ðốc Giáo Xứ và phụ trách Lớp Pháp Văn từ nhiều năm nay.
• Cha Trần Anh Dũng thay thế cha Cẩn lo sổ sách tiền bạc của Giáo Xứ.
• Chủ nhật 16.10.2005, Giáo xứ cử hành thánh lễ tạ ơn, vinh danh cha Nguyễn văn Cẩn, đã làm việc cho Giáo xứ gần 20 năm, từ 1988 và nay ngài về nghỉ hưu.
• Trong chương trình hướng đi mục vụ LIÊN ÐỚI TIN MỪNG, ngày 26.11.2005, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ đã đồng ý đề nghi với cộng đoàn 3 việc cho năm 2006: 1-Phổ biến và học hỏi hai văn kiện “Tông đồ giáo dân” và “Truyền giáo”, 2-Tiếp tục cây thông truyền giáo trong mùa vọng và mùa giáng sinh, 3-Cầu nguyện và đọc kinh truyền giáo.

2006
• Phục Sinh 16.04.2006 ra mắt cuốn sách thứ 12 của Ban Tu Thư GXVN: VĂN HOÁ GIA ĐÌNH, 552 trang, giá bán 20 euros.
• 23.04.2006, Ngày Văn Hoá Giáo Xứ do nhóm Thư Viện tổ chức để mừng sinh nhật thứ 20 của thư viện. Khoảng 300 ngườI tham dự. Gs Lê Đình Thông thuyết trình về đề tài ‘Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản (1865-1911)’. Phần hai nhóm thư viện giớI thiệu Cuốn Hồi ký của nhạc sĩ Phạm Xuân Lôi.
• 29.04.2006, họp mặt của 12 ca đoàn để hát cho nhau nghe và trao đổI về thánh ca và phụng vụ dướI sự hướng dẫn của cha Nguyễn Thanh Sang.
• 01.05.2006, Đại Hội LĐNN lần thứ 7. Khoảng 100 người thuộc 5 nhóm LĐNN đã về tham dự. Bà chưởng khế Mỹ Linh đã thuyết trình về đề tài ‘thừa kế’ rất hấp dẫn.
• 20.05.2006, Giáo xứ tham dự lễ Tưởng Niệm và làm phép mồ Cựu Hoàng Bảo Đại tại Nghĩa trang Passy, quận 16, Paris với các tôn giáo Việt Nam khác và đại diện hoàng gia.
• Chủ nhật 28.05.2006, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cấm trại ở Dourdan, mừng sinh nhật thứ 20 của đoàn.
• Chiều thứ bảy 17.06.2006, Ðức Tổng Giám Mục André Vingt-Trois đã đến thăm mục vụ giáo xứ và ban phép thêm sức cho 35 em thiếu nhi việt nam.
• Từ 03 đến 07.08.2006, cùng với 46 Cộng Đoàn Cộng Giáo Việt Nam khác tại Pháp đã trở về Lộ Đức họp mặt kỷ niệm ’30 năm hành trình đức tin của các Cộng Đoàn Cộng Giáo Việt Nam tại Pháp 1976-2006’. Gs Trần Văn Cảnh đã thuyết trình về đề tài ‘Những thách đố đức tin’ và Gs Tạ Thanh Minh Khánh về đề tài ‘Nhiện vụ làm tông đồ của giáo dân’.
• 01.10.2006, Ðc Châu Ngọc Chi đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• 06.10.2006; Ðc Nguyễn Văn Ðệ đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• 08.10.2006, HộI Đồng Mục Vụ tĩnh tâm tại nhà dòng các Soeurs Bénédictines trên đòi Montmartre ở quận 18 Paris và học hỏi về đề tài ‘Làm chứng cho tin mừng theo gương các thánh tử đạo Việt Nam’.
• 12.10.2006, Ðc Lê Văn Hồng đến thăm và dâng lễ với cộng đoàn
• Mở đầu ĐẠI HỘI MỤC VỤ lần thứ 50 vào Chúa Nhật 17.12.2006, Ðức Ông Mai Ðức Vinh đề nghị với Cộng Ðoàn đặt tên cho năm 2007, năm mà Giáo Xứ Việt Nam Paris hiện diện vừa chẵn 6O năm là năm HỒNG ÂN và một chương trình gồm 9 sinh hoạt quan trọng.
• Thi Hang đá kỳ 3, 25.12.2006, với 19 hang đá dự thi. Giải nhất 500 euros đã được trao cho Cộng Đoàn Cergy Pontoise ngày lễ Ba Vua 07.01.2007
• 31.12.2006, lễ Thánh Gia, Giáo Xứ đã tổ chức LỄ MỪNG THƯợNG THọ cho các bậc cao niên trên 70 tuổi của Cộng Đoàn. Khoảng 200 vị đã đến tham dự.

2007
• “Ngày Bệnh Nhân” được thực hiện trong 10 ngày, từ 26/01/06 đến 04/02/06, qua ba việc: bó hoa thiêng cầu nguyện, lần hạt, xin lễ, xem lễ, rước lễ, làm phúc chỉ cho các bệnh nhân; thánh lễ đặc biệt vào chủ nhật 04/02/2007 cầu cho các bệnh nhân; và thăm viếng, tặng quà cho các bệnh nhân của Cộng Ðoàn.
• THÂN HỮU TAXI MỞ TIỆC XUÂN GIÚP CÁC EM MỒ CÔI VÀ KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM Paris, tối 10.02.2007
• Tết Ðinh Hợi, Tiệc xuân chung cho toàn Giáo Xứ được tổ chức vào trưa chủ nhật 11-02-2007.
• Giao thừaTết Ðinh Hợi 2007 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris: 20 giờ, tối thứ bảy 17.02.2007, tất cả các giáo hữu tụ họp tại giáo xứ, khởi đầu bằng phần canh thức.
• RỬA TỘI VA THÊM SỨC CHO 12 ANH EM TÂN TÒNG, TIN VÀO ÐỨC KYTÔ PHỤC SINH, Ở GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, lễ phục sinh 08.04.2007
• NGÀY VĂN HOÁ VIỆT NAM, NÓI CHUYỆN VỀ LINH MỤC NGUYỄN VĂN THÍCH VÀ NGHE NHẠC LÊ TRẠCH LỰU, Do nhóm Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày 15.04.2007
• DIỄN NGUYỆN THÁNH CA Tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, ngày 29.04.2007
• ÐẠI HỘI LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP VIII, tại Giáo xứ Việt nam Paris, ngày 01.05.2007
• NGÀY GIA ÐÌNH TRẺ “Giáo dục con cái ở bậc tiểu học & trung học”, chủ nhật 6-5-2007 tại Cộng Ðoàn Marne-La-Vallée, Pháp
• Hai ngày thân hữu, thứ bäy 12 và chủ nhật 13-05-2007, Giáo xứ Việt Nam Paris
• Từ 27.05 đến 03.06.2007, GX đón tiếp phái đoàn đại diện của 25 dòng nữ tại VN
• THÁNH LỄ TẠ ƠN Kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, do Ðức Cha Fortunato BALDELLI, Sứ Thần Toà Thánh chủ lễ, Chủ nhật 24-06-2007
• Nhóm Thân Hữu 101 LE GOËLLO Giáo Xứ Việt Nam Paris xin Lễ Tạ Ơn vượt biển đền nơi định cư bình an, ngày 01.07.2007
• Vĩnh biệt Ðức Hồng Y Gioan Maria LUSTIGER”, đã tạ thế vào chủ nhật 05 tháng 08 năm 2007
• Ðức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh ghé thăm GXVN, 26.08.2007
• TOẠ ĐÀM về 60 năm Giáo Xứ và 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, GXVN Paris, ngày 30.09.2007
• Chủ nhật 18-11-2007: LỄ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM, Mừng 60 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, do Ðức Cha NGUYỄN VĂN HÒA, Nguyên Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, chủ tế
• Chúa nhật 09.12.2007, ĐẠI HỘI MỤC VỤ 49 Giáo Xứ Việt Nam Paris
• Chủ nhật 30.12.2007, THÁNH LỄ BẾ MẠC NĂM HỒNG ÂN Mừng 60 năm thành lập Giáo xứ và 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris
• GẮN HUY CHƯƠNG VÀ TRAO BẰNG KHEN TÒA THÁNH cho ba giáo dân, Ông Giuse TRẦN VĂN CẢNH, Ông Antôn NGUYỄN NGỌC ĐĨNH, Ông Phanxicô Xaviê LÊ ĐÌNH THÔNG
• Chủ nhật 30.12.2007, VĂN NGHỆ “TRIỀU NGUYÊN ƠN PHƯỚC CẢ” Kết thúc Năm Hồng Ân Kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo xứ Viêt Nam và 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris

LỜI KẾT

Qua những dòng trên đây, điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy là những hoạt động ở Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được phát triển rất nhiều, từ 1980, và nhất là từ 1998, từ khi mà Giáo Xứ dời về trụ sở mới ở quận 17 Paris. Trong quá khứ cũng như ở hiện tại, động lực chính yếu làm cho một đoàn thể, một tổ chức phát triển là nhân sự lãnh đạo. Tôn tử đã đưa ra 5 yếu tố quyết định thành công thất bại, trong đó chủ tướng, tức là người lãnh đạo, giữ một chỗ quan trọng. Linh mục là người được Chúa tuyển chọn để làm tư tế, làm thầy dậy và làm lãnh đạo. Trong giáo hội, một giai cấp đặc biệt đã được tuyển chọn để lãnh đạo, mà khởi đầu là linh mục, lãnh đạo trong đơn vị “hành chánh” căn bản của Giáo Hội, là giáo xứ. Tất cả các linh mục trên thế giới, triều hay dòng, đều được đào tạo theo một tinh thần, một chương trình, dài vắn có khác, nhưng các điều căn bản đều giống nhau. Giáo xứ Việt Nam Paris, từ khởi đầu đã được lãnh đạo bởi những linh mục ưu tú của Giáo Hội Việt Nam. Truyền thống ấy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Thêm vào đó, những người cộng tác trực tiếp với các linh mục, đặc biệt những thành viên trong Hội Ðồng Mục Vụ và trong Ban Thường Vụ đều là những người có lòng đạo và có tài lực. Từ bốn nhiệm kỳ vừa qua, Hội Ðồng mục vụ đã được điều khiển bởi một bác sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh và một luật sư, luật sư Lê Ðình Thông. Và giữa các tín hữu với nhau, dẫu là giáo sĩ hay giáo dân, trẻ hay già, giầu hay nghèo, có học nhiều hay có học ít, luôn luôn có sự tôn kính lẫn nhau, có sự tương trợ lẫn nhau. Các công việc, nhờ vậy, nhiều hay ít, ai làm được gì thì tuỳ phương tiện và trách nhiệm của mình mà làm, có tính cách tích cực nhiều hơn. Nhờ đâu mà có những kết quả tốt đẹp ấy? Dĩ nhiên là nhờ Hồng Ân của Chúa. Nhưng về phía nhân tính, ta cũng có thể hỏi rằng có phải là do cách làm việc đúng đường, hợp với lòng dân, thuận với ý trời, có nguyên tắc, có phương pháp, có đức độ của các cha, những người đã được đào luyện trong sứ mệnh lãnh đạo chăng?
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nửa Vầng Trăng
Đặng Đức Cương
00:07 03/03/2008

NỬA VẦNG TRĂNG



Ảnh của Đặng Đức Cương

Tặng người một nửa vầng trăng

Chỉ còn một nửa hoa đăng bên này

Trăng vàng gửi gió ru say

Nửa vầng trăng khuyết chở đầy nhớ thương

(Trích thơ Trăng Khuyết của Hương Việt)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền