Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời Chúa là một Hồng Ân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:28 28/02/2017
Chúa nhật I Mùa Chay
Lời Chúa là một Hồng Ân
Mùa Chay trải dài 40 ngày.Thời gian này nhắc lại 40 năm của dân Israel trong sa mạc trước khi đến Đất hứa, 40 ngày ngôn sứ Êlia ở trên núi Horeb, 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa.Thời gian 40 ngày là con số tượng trưng nói lên thời gian thử thách và thanh luyện.Trên con đường về Nước Trời, chúng ta trải qua những thử thách và thanh luyện.Thời gian 40 ngày chay tịnh thật quí giá để mỗi người nhìn lại bản thân, đánh giá lại chính mình để sám hối canh tân.
Hàng năm, Phúc Âm Chúa Nhật I Mùa Chay đều nói về cám dỗ. Chúa Giêsu vào hoang địa. Sau 40 đêm ngày ăn chay và cầu nguyện, Satan xuất hiện và cám dỗ. Chúa Giêsu đã chiến thắng Satan.
1. Chịu cám dỗ
Làm người ở đời là chấp nhận thân phận chịu cám dỗ. Thánh Kinh đã ghi nhận, từ buổi đầu sáng tạo đã có cám dỗ. Thụ tạo đầu tiên trong hàng các thiên thần đối diện với cám dỗ là Lucifer, một thiên thần sáng láng đã không vượt qua được cơn cám dỗ, và đã trở thành Satan tăm tối. Tiếp đến, thụ tạo đầu tiên trong con người là Adong và Evà cũng đã nếm mùi cám dỗ. Nguyên Tổ đã gục ngã thảm thương trước cám dỗ cho nên đau khổ sự chết đã tràn vào thế gian.Trong hành trình về Đất Hứa, dân Israel đi trong sa mạc và đã gặp nhiều cám dỗ: cám dỗ trở lại Ai cập để có bánh ăn; cám dỗ thờ tượng con bê vàng; cám dỗ thử thách Thiên Chúa.Vua Đavit sa ngã trước cám dỗ sắc dục nên đã phạm tội cướp vợ của Uria và đã giết chết người anh em này.Giuđa Iscariốt chỉ vì tham tiền nên đã phản bội Thầy và bán Thầy giá 30 đồng bạc bằng nụ hôn giả dối…Các chước cám dỗ của Satan đều chung quy về ba mục tiêu: danh, lợi, thú.
Thiên Chúa cho phép ma qủy cám dỗ để thử thách xem con người ta có trung tín hay không, và để cho con người có cơ hội lập công phúc, để họ có thể chứng minh đức tin của mình.
Thiên Chúa cho có sự cám dỗ để cho con người phấn đấu thanh luyện mình, và đồng thời, khi Ngài cho phép như thế, ma qủy cũng lợi dụng triệt để mà cám dỗ con người. Mỗi ngày, chúng bày ra những chước độc mưu thâm, mỗi lúc một tinh vi xảo quyệt, lắt léo khôn khéo để cám dỗ người ta.
Thiên Chúa ban ơn thêm sức để con người chúng ta có thể chống lại những cơn cám dỗ ấy. Không khi nào Chúa để con người phải chịu những cơn cám dỗ qúa sức mình chịu đựng được. Như vậy, chúng ta phải chiến đấu với những cơn cám dỗ. Điều cần thiết là chúng ta phải phân định được ma qủy với những hành động cám dỗ xấu xa của nó để chống trả và xa lánh.
2. Ma qủy thường cám dỗ như thế nào ?
Ma qủy lừa dối con người.Ai cũng có trí khôn, biết phân biệt điều nào là xấu, là nguy hại và chẳng nên làm. Nhưng ma qủy lừa dối cho rằng việc làm đó là có lợi, là cần thiết nên người ta mới dấn sâu vào. Khi cám dỗ Evà, ma qủy không nói rằng ăn trái cấm đó là chống lại Thiên Chúa, nó chỉ nói rằng ăn trái này thì Bà sẽ được trở nên thông minh như Thiên Chúa. Có nhiều người bước vào nghiện ngập bằng những phút giây sảng khoái thăng hoa lừa dối. Nếu người ta biết sự xấu xa của tội thì có lẽ không ai lại đi phạm tội, nhưng người ta tưởng lầm, hoặc bị cám dỗ coi đó là hạnh phúc. Nếu người ta nhìn thấy những hình khổ nơi hỏa ngục thì chằng ai dám phạm tội. Ma qủy khiến người ta phạm tội bằng cách dẫn người ta một cách từ từ. Không khi nào có ai có thể phạm tội trọng ngay tức khắc, tội trọng chỉ bắt đầu bằng những tội nhẹ. Người ta thường nói, khi còn bé ăn trộm một qủa trứng, rồi khi lớn lên sẽ ăn trộm cả một con bò. Những tội trọng bắt đầu từ những nết xấu hay những tội nho nhỏ. Ma qủy cũng vậy, nó dẫn dắt người ta từ chỗ tưởng chừng vấp phạm những điều nhỏ tới phạm những điều lớn. Không ai nghiện thuốc ngay từ điếu hút đầu tiên, không ai nghiện rượu ngay khi uống chén đầu tiên. Nhưng dần dần nếu lập đi lập lại nhiều lần sẽ dẫn đến chỗ nghiện ngập (x. Buồn vui cùng kiếp người, ĐTGM Ngô Quang Kiệt, trang 33).
Chuyện kể rằng : khi ông Nôe trồng nho, Satan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi :
- Ông đang trồng cây gì thế ?
- Cây nho.
- Nó có lợi gì không ?
- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể làm ra rượu giúp lòng người hưng phấn nữa.
- Vậy thì để tôi giúp ông.
Satan liền giết một con chiên, một con sư tử, một con lừa và một con heo. Lấy máu của chúng tưới gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Nôe lấy trái nho làm rượu.
Từ đó trở đi khi người ta uống một chút rượu vào thì sẽ vui vẻ dễ thương như con chiên; uống thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử; nếu uống thêm thì sẽ ngu như lừa; nếu uống nữa thì... hoàn toàn như con heo vậy. (Truyện cổ Nước Pháp).
Ma qủy luôn lừa dối con người. Chúng ta phải luôn cảnh giác.
3. Phương thế chiến thắng cám dỗ.
Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải biết chống cự lại những cơn cám dỗ. Muốn chống lại, phải có những phương thế để có thể chiến thắng.
a. Lời Chúa.
Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu từ những điều thường nhất là cơm bánh hàng ngày. Chúa nhịn ăn 40 đêm ngày, đói thì cần ăn, đó là điều rất đổi bình thường.Ma qủy lợi dụng điều đó để cám dỗ, sau đó mới cám dỗ những những điều mạnh hơn là thử thách Thiên Chúa và chống lại Ngài. Chúa Giêsu dùng Lời Chúa để chiến thắng.
Gương của Chúa Giêsu được Tin Mừng Thánh Luca kể rõ: mỗi lần ma qủy đưa ra một chước cám dỗ thì Ngài lại lấy một lời của Kinh Thánh mà đẩy lui chước cám dỗ ấy:
- Có lời chép rằng: người ta không sống bằng cơm bánh mà còn bằng lời của Thiên Chúa nữa.(Lc 4,5)
- Có lời chép rằng:ngươi phải thờ lạy Chuá là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người.(Lc 4,8)
- Có lời chép rằng: ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.(Lc 4, 11).
“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ". Satan tạm lánh vào bóng tối, khi có thời cơ thuận tiện sẽ quay lại tiếp tục tấn công. Có lần, Satan dùng miệng lưỡi của Phêrô để cám dỗ Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúa quay lại quát nạt: “Satan, hãy lui ra đằng sau, đừng gây cớ cho Ta vấp phạm”. Thời cơ ma quỷ chờ đợi chính là lúc Chúa Giêsu trải qua cuộc Khổ Nạn. Trong vườn Giêtsêmani, khi đối diện với cái chết đang cận kề, Chúa Giêsu không khỏi sợ hãi đến nổi “mồ hôi đổ ra như máu”. Người đã thân thưa cùng Chúa Cha đến hai lần: “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha ” (Mt 26, 39b); “ Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha ” (Mt 26, 42b). Cao điểm là khi Chúa bị treo trên thập giá, Satan dùng miệng lưỡi kẻ qua người lại để cám dỗ Chúa xuống khỏi thập giá: “Ông Kitô vua Israel, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi để chúng ta thấy và tin”. Trong suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã phải chiến đấu chống lại nhiều cơn cám dỗ. Người thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Người cũng hoàn toàn là con người nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả. Không một cám dỗ, không một thách thức nào có thể khiến Người lùi bước.
Lời Chúa là sức mạnh tâm linh, là lẽ sống thần linh và là lời ban sự sống. “Lời Chúa thì sống động và mạnh mẽ, có khả năng biến đổi những cõi lòng và đưa chúng trở về với Chúa.” (Sứ điệp mùa Chay 2017). “Lời Chúa là một hồng ân”, đọc và suy gẫm Lời Chúa sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
b. Ăn chay cầu nguyện.
Ăn chay cầu nguyện giúp con người chế ngự bản thân.Tội lỗi của con người là do không biết chế ngự bản thân. Ăn chay cầu nguyện giúp chúng ta biết thanh luyện con người mình, chế ngự bản thân, hãm dẹp dục vọng. 40 ngày Mùa Chay nhắc nhớ về 40 ngày đêm chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, nhắc lại 40 năm dân Do thái lưu đày trong sa mạc chuẩn bị về Đất hứa. Mùa Chay là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, giúp chúng ta trở nên người thiện chiến, biết chế ngự và làm chủ bản thân.
Cầu nguyện là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Khi vào hoang địa, khi bị ma quỷ cám dỗ, Chúa Giêsu cần đến sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Người đã dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và đã chiến thắng cám dỗ.
Khi chúng ta lâm vào những cuộc thử thách, phải đối diện với những mưu chước của ma quỷ, rất cần ơn Chúa Thánh Thần trợ lực. Chúa Giêsu mà còn cần đến Chúa Thánh Thần nữa, thì huống hồ là chúng ta !
Cần phải cầu nguyện (Lc 22,40; Cv 2,42; GLGH #2612,2742). Nhờ cầu nguyện, Chúa Giêsu đã không cô đơn một mình, nhưng “được Thánh Thần hướng dẫn” (Mt 4,1). Nhờ cầu nguyện, chúng ta được liên kết với sức mạnh của Thánh Thần và với Các Thánh trên trời.Vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những lúc bị cám dỗ, những khi sống trong cô đơn, buồn chán và thất vọng…hãy cậy trông và khẩn cầu với Chúa Thánh Thần xin ơn phù trợ. Chính Chúa Giêsu đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều” (Ga 14,26).
Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn và có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ". Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa, thực thi những việc đạo đức của Mùa Chay.
Chúa Giêsu đã từng căn dặn các Tông Đồ: "Hãy tỉnh thức". Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt để sám hối canh tân bản thân dưới ánh sáng Lời Chúa và thực hành ăn chay cầu nguyện theo gương Chúa Giêsu, nhờ đó mỗi người chúng ta sống đẹp lòng Thiên Chúa hàng ngày như lời mời gọi của Đức Thánh Cha “Anh chị em thân mến, Mùa Chay là mùa thuận lợi để đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, Đấng đang sống trong lời của Người, trong các bí tích và nơi người thân cận của chúng ta. Chúa là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của Tên Cám Dỗ trong bốn mươi ngày ở sa mạc, sẽ chỉ cho chúng ta con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu”. (Sứ điệp mùa Chay 2017).
Lời Chúa là một Hồng Ân
Mùa Chay trải dài 40 ngày.Thời gian này nhắc lại 40 năm của dân Israel trong sa mạc trước khi đến Đất hứa, 40 ngày ngôn sứ Êlia ở trên núi Horeb, 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay cầu nguyện trong hoang địa.Thời gian 40 ngày là con số tượng trưng nói lên thời gian thử thách và thanh luyện.Trên con đường về Nước Trời, chúng ta trải qua những thử thách và thanh luyện.Thời gian 40 ngày chay tịnh thật quí giá để mỗi người nhìn lại bản thân, đánh giá lại chính mình để sám hối canh tân.
Hàng năm, Phúc Âm Chúa Nhật I Mùa Chay đều nói về cám dỗ. Chúa Giêsu vào hoang địa. Sau 40 đêm ngày ăn chay và cầu nguyện, Satan xuất hiện và cám dỗ. Chúa Giêsu đã chiến thắng Satan.
1. Chịu cám dỗ
Làm người ở đời là chấp nhận thân phận chịu cám dỗ. Thánh Kinh đã ghi nhận, từ buổi đầu sáng tạo đã có cám dỗ. Thụ tạo đầu tiên trong hàng các thiên thần đối diện với cám dỗ là Lucifer, một thiên thần sáng láng đã không vượt qua được cơn cám dỗ, và đã trở thành Satan tăm tối. Tiếp đến, thụ tạo đầu tiên trong con người là Adong và Evà cũng đã nếm mùi cám dỗ. Nguyên Tổ đã gục ngã thảm thương trước cám dỗ cho nên đau khổ sự chết đã tràn vào thế gian.Trong hành trình về Đất Hứa, dân Israel đi trong sa mạc và đã gặp nhiều cám dỗ: cám dỗ trở lại Ai cập để có bánh ăn; cám dỗ thờ tượng con bê vàng; cám dỗ thử thách Thiên Chúa.Vua Đavit sa ngã trước cám dỗ sắc dục nên đã phạm tội cướp vợ của Uria và đã giết chết người anh em này.Giuđa Iscariốt chỉ vì tham tiền nên đã phản bội Thầy và bán Thầy giá 30 đồng bạc bằng nụ hôn giả dối…Các chước cám dỗ của Satan đều chung quy về ba mục tiêu: danh, lợi, thú.
Thiên Chúa cho phép ma qủy cám dỗ để thử thách xem con người ta có trung tín hay không, và để cho con người có cơ hội lập công phúc, để họ có thể chứng minh đức tin của mình.
Thiên Chúa cho có sự cám dỗ để cho con người phấn đấu thanh luyện mình, và đồng thời, khi Ngài cho phép như thế, ma qủy cũng lợi dụng triệt để mà cám dỗ con người. Mỗi ngày, chúng bày ra những chước độc mưu thâm, mỗi lúc một tinh vi xảo quyệt, lắt léo khôn khéo để cám dỗ người ta.
Thiên Chúa ban ơn thêm sức để con người chúng ta có thể chống lại những cơn cám dỗ ấy. Không khi nào Chúa để con người phải chịu những cơn cám dỗ qúa sức mình chịu đựng được. Như vậy, chúng ta phải chiến đấu với những cơn cám dỗ. Điều cần thiết là chúng ta phải phân định được ma qủy với những hành động cám dỗ xấu xa của nó để chống trả và xa lánh.
2. Ma qủy thường cám dỗ như thế nào ?
Ma qủy lừa dối con người.Ai cũng có trí khôn, biết phân biệt điều nào là xấu, là nguy hại và chẳng nên làm. Nhưng ma qủy lừa dối cho rằng việc làm đó là có lợi, là cần thiết nên người ta mới dấn sâu vào. Khi cám dỗ Evà, ma qủy không nói rằng ăn trái cấm đó là chống lại Thiên Chúa, nó chỉ nói rằng ăn trái này thì Bà sẽ được trở nên thông minh như Thiên Chúa. Có nhiều người bước vào nghiện ngập bằng những phút giây sảng khoái thăng hoa lừa dối. Nếu người ta biết sự xấu xa của tội thì có lẽ không ai lại đi phạm tội, nhưng người ta tưởng lầm, hoặc bị cám dỗ coi đó là hạnh phúc. Nếu người ta nhìn thấy những hình khổ nơi hỏa ngục thì chằng ai dám phạm tội. Ma qủy khiến người ta phạm tội bằng cách dẫn người ta một cách từ từ. Không khi nào có ai có thể phạm tội trọng ngay tức khắc, tội trọng chỉ bắt đầu bằng những tội nhẹ. Người ta thường nói, khi còn bé ăn trộm một qủa trứng, rồi khi lớn lên sẽ ăn trộm cả một con bò. Những tội trọng bắt đầu từ những nết xấu hay những tội nho nhỏ. Ma qủy cũng vậy, nó dẫn dắt người ta từ chỗ tưởng chừng vấp phạm những điều nhỏ tới phạm những điều lớn. Không ai nghiện thuốc ngay từ điếu hút đầu tiên, không ai nghiện rượu ngay khi uống chén đầu tiên. Nhưng dần dần nếu lập đi lập lại nhiều lần sẽ dẫn đến chỗ nghiện ngập (x. Buồn vui cùng kiếp người, ĐTGM Ngô Quang Kiệt, trang 33).
Chuyện kể rằng : khi ông Nôe trồng nho, Satan lấy làm lạ nên tiến lại gần hỏi :
- Ông đang trồng cây gì thế ?
- Cây nho.
- Nó có lợi gì không ?
- Có chứ. Trái nó vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Từ trái nho ta còn có thể làm ra rượu giúp lòng người hưng phấn nữa.
- Vậy thì để tôi giúp ông.
Satan liền giết một con chiên, một con sư tử, một con lừa và một con heo. Lấy máu của chúng tưới gốc cây nho. Thế là cây nho lớn nhanh. Nôe lấy trái nho làm rượu.
Từ đó trở đi khi người ta uống một chút rượu vào thì sẽ vui vẻ dễ thương như con chiên; uống thêm chút nữa thì mạnh bạo như sư tử; nếu uống thêm thì sẽ ngu như lừa; nếu uống nữa thì... hoàn toàn như con heo vậy. (Truyện cổ Nước Pháp).
Ma qủy luôn lừa dối con người. Chúng ta phải luôn cảnh giác.
3. Phương thế chiến thắng cám dỗ.
Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta phải biết chống cự lại những cơn cám dỗ. Muốn chống lại, phải có những phương thế để có thể chiến thắng.
a. Lời Chúa.
Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu từ những điều thường nhất là cơm bánh hàng ngày. Chúa nhịn ăn 40 đêm ngày, đói thì cần ăn, đó là điều rất đổi bình thường.Ma qủy lợi dụng điều đó để cám dỗ, sau đó mới cám dỗ những những điều mạnh hơn là thử thách Thiên Chúa và chống lại Ngài. Chúa Giêsu dùng Lời Chúa để chiến thắng.
Gương của Chúa Giêsu được Tin Mừng Thánh Luca kể rõ: mỗi lần ma qủy đưa ra một chước cám dỗ thì Ngài lại lấy một lời của Kinh Thánh mà đẩy lui chước cám dỗ ấy:
- Có lời chép rằng: người ta không sống bằng cơm bánh mà còn bằng lời của Thiên Chúa nữa.(Lc 4,5)
- Có lời chép rằng:ngươi phải thờ lạy Chuá là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người.(Lc 4,8)
- Có lời chép rằng: ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.(Lc 4, 11).
“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ". Satan tạm lánh vào bóng tối, khi có thời cơ thuận tiện sẽ quay lại tiếp tục tấn công. Có lần, Satan dùng miệng lưỡi của Phêrô để cám dỗ Chúa đừng lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Chúa quay lại quát nạt: “Satan, hãy lui ra đằng sau, đừng gây cớ cho Ta vấp phạm”. Thời cơ ma quỷ chờ đợi chính là lúc Chúa Giêsu trải qua cuộc Khổ Nạn. Trong vườn Giêtsêmani, khi đối diện với cái chết đang cận kề, Chúa Giêsu không khỏi sợ hãi đến nổi “mồ hôi đổ ra như máu”. Người đã thân thưa cùng Chúa Cha đến hai lần: “ Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha ” (Mt 26, 39b); “ Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha ” (Mt 26, 42b). Cao điểm là khi Chúa bị treo trên thập giá, Satan dùng miệng lưỡi kẻ qua người lại để cám dỗ Chúa xuống khỏi thập giá: “Ông Kitô vua Israel, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi để chúng ta thấy và tin”. Trong suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã phải chiến đấu chống lại nhiều cơn cám dỗ. Người thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Người cũng hoàn toàn là con người nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Chúa Giêsu đã chiến thắng tất cả. Không một cám dỗ, không một thách thức nào có thể khiến Người lùi bước.
Lời Chúa là sức mạnh tâm linh, là lẽ sống thần linh và là lời ban sự sống. “Lời Chúa thì sống động và mạnh mẽ, có khả năng biến đổi những cõi lòng và đưa chúng trở về với Chúa.” (Sứ điệp mùa Chay 2017). “Lời Chúa là một hồng ân”, đọc và suy gẫm Lời Chúa sẽ đem lại cho chúng ta sức mạnh để chiến thắng tội lỗi.
b. Ăn chay cầu nguyện.
Ăn chay cầu nguyện giúp con người chế ngự bản thân.Tội lỗi của con người là do không biết chế ngự bản thân. Ăn chay cầu nguyện giúp chúng ta biết thanh luyện con người mình, chế ngự bản thân, hãm dẹp dục vọng. 40 ngày Mùa Chay nhắc nhớ về 40 ngày đêm chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang địa, nhắc lại 40 năm dân Do thái lưu đày trong sa mạc chuẩn bị về Đất hứa. Mùa Chay là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, giúp chúng ta trở nên người thiện chiến, biết chế ngự và làm chủ bản thân.
Cầu nguyện là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Khi vào hoang địa, khi bị ma quỷ cám dỗ, Chúa Giêsu cần đến sự nâng đỡ của Chúa Thánh Thần. Người đã dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần và đã chiến thắng cám dỗ.
Khi chúng ta lâm vào những cuộc thử thách, phải đối diện với những mưu chước của ma quỷ, rất cần ơn Chúa Thánh Thần trợ lực. Chúa Giêsu mà còn cần đến Chúa Thánh Thần nữa, thì huống hồ là chúng ta !
Cần phải cầu nguyện (Lc 22,40; Cv 2,42; GLGH #2612,2742). Nhờ cầu nguyện, Chúa Giêsu đã không cô đơn một mình, nhưng “được Thánh Thần hướng dẫn” (Mt 4,1). Nhờ cầu nguyện, chúng ta được liên kết với sức mạnh của Thánh Thần và với Các Thánh trên trời.Vai trò của Chúa Thánh Thần thật quan trọng trong đời sống của chúng ta. Những lúc bị cám dỗ, những khi sống trong cô đơn, buồn chán và thất vọng…hãy cậy trông và khẩn cầu với Chúa Thánh Thần xin ơn phù trợ. Chính Chúa Giêsu đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều” (Ga 14,26).
Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều cám dỗ. Một xã hội đầy dẫy các tệ nạn và có nhiều lối sống buông thả. Đó là môi trường là cơ hội thuận tiện cho ma quỷ ẩn núp và tấn công. Cám dỗ ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi dưới muôn hình dáng vẻ. Vì thế, lời dặn dò của Chúa Giêsu ngày càng khẩn thiết: "Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ". Cơn cám dỗ độc hại nhất mà con người cần phải luôn tỉnh thức canh phòng và trường kỳ chiến đấu bằng mọi cách, chính là lòng ích kỷ, quan niệm sống hẹp hòi, thiển cận của chính mình, chỉ biết có mình mà quên kẻ khác, chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình mà quên quyền lợi kẻ khác.
Để tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa, thực thi những việc đạo đức của Mùa Chay.
Chúa Giêsu đã từng căn dặn các Tông Đồ: "Hãy tỉnh thức". Tỉnh thức để nhận ra mưu mô của ma quỷ, tỉnh thức trước những lôi cuốn của thế gian, tỉnh thức trước những yếu đuối của con người xác thịt.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt để sám hối canh tân bản thân dưới ánh sáng Lời Chúa và thực hành ăn chay cầu nguyện theo gương Chúa Giêsu, nhờ đó mỗi người chúng ta sống đẹp lòng Thiên Chúa hàng ngày như lời mời gọi của Đức Thánh Cha “Anh chị em thân mến, Mùa Chay là mùa thuận lợi để đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Kitô, Đấng đang sống trong lời của Người, trong các bí tích và nơi người thân cận của chúng ta. Chúa là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của Tên Cám Dỗ trong bốn mươi ngày ở sa mạc, sẽ chỉ cho chúng ta con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Kitô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu”. (Sứ điệp mùa Chay 2017).
Mùa chay là Mùa Hồng Ân
Lm. Bosco Dương Trung Tín
08:57 28/02/2017
Mùa chay là Mùa Hồng Ân
Mùa chay là mùa để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua, tức mừng Chúa Phục Sinh; bằng cách kêu mời chúng ta ăn năn sám hối để đền bù tội lỗi của mình đã phạm hay đã gây hại cho người khác mà ta chưa đền. Trong Mùa Chay, chúng ta sẽ suy gẫm cuộc khổ nạn của Đức Giê-su Ky-tô, “Đấng chẳng hế biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người”(x.2Cor5,20).
Ta tự hỏi: Tại sao Đức Giê-su lại chịu nạn chịu chết các đau đớn và khổ nhục như thế. Tại Ngài đã làm nhiều việc xấu, việc ác hay sao? Chắc chắn là không. Thế thì tại sao Chúa lại phải chết cách khổ nhục như thế?
Về mặt tôn giáo: Nhóm người Biệt phái và Luật sĩ cho rằng Ngài đã phạm thượng. Về mặt chính trị: Ngài bị vu khống chống lại Xê-da. Về chương trình cứu độ của Thiên Chúa: Ngài đã vâng lời Thiên Chúa, xuống thế làm người để rao giảng Tin Mừng cứu độ và chịu khổ hình để cứu độ nhân loại.
Cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Chúa là để đền tội cho mọi người từ người đầu tiên cho đến người cuối hết. Những tội lỗi mà con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa cũng như những gì đã gây ra cho tha nhân. Nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giê-su Ky-tô, mà Thiên Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi con người đã phạm. Ơn tha thứ đó con người nhận được khi thành tâm ăn năn sám hối và xin Thiên Chúa thứ tha.
Thiên Chúa sẽ tha thứ cho ta qua bí tích giải tội khi xưng tội với Linh Mục hay khi ta xin Chúa thứ tha, tức là ta trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa. Tội thì ta được tha nhưng hậu quả của tội thì ta phải đền. Ta tự hỏi: Chúa tha thì tha hết cho rồi, còn bắt ta phải đền làm chi nữa. Tha như vậy thì cũng như không?
Chúa có thể tha thứ và đền tất cả, nhưng nếu Chúa làm vậy, con người chúng ta sẽ ỷ y mà phạm tội xả láng; ta chỉ hư thôi chứng không nên thánh, nên thiện được. Mà Chúa thì muốn cho ta nên thiện, nên thánh. Ta thử nghĩ mà xem. Nếu có người nào đó trả tiền thuê bao điện thoại hàng tháng và trả hết tiền các cuộc gọi, nghĩa là trả từ A đến Z, thì ta có gọi xả láng không? Có người trả tiền mà ngu gì không gọi; gọi cho đã, nói cho sướng miệng… Đó là tâm lý thường tình của con người hèn mọn và yếu đuối của ta.
Cũng vậy, nếu Chúa đền hết cho ta, thì ta cũng ỷ y mà phạm tội xả láng thôi. Ta nên nhớ, ta là con người có lý trí và có tự do, nên ta phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Chúa đã tha thứ vì những việc xấu ta làm nhờ Đức Giê-su, còn hậu quả của tội thì ta có trách nhiệm phải đền. Coi như là Chúa đã trả thuê bao điện thoại hàng tháng cho ta; còn ta gọi bao nhiêu thì ta phải trả bấy nhiêu. Vì tiền do ta bỏ ra trả nên ta sẽ ý thức mình gọi cho ai, nói cái gì và nói bao nhiêu: “đồng tiền nó liền khúc ruột” mà.
Điều đó có thể ví với cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Đức Ky-tô, Ngài đã bao, đã đền cho ta khỏi vào hỏa ngục. Hỏa ngục chỉ dành cho ma quỉ và những ai theo ma quỉ mà thôi. Ta mà không theo Chúa, cứ theo ma quỉ thì ta sẽ vào hỏa ngục với ma quỉ. Đó là do ta muốn vào chứ Chúa không bắt. Còn ta mà theo Chúa, nhưng vì yêu đuối sa đi ngã lại, ta mà ăn năn thì Chúa tha; còn hậu quả ta phải đền. Không đền bây giờ thì đền ở luyện ngục.
Ta phải đền những gì ta đã bất kính, bất phục đối với Thiên Chúa; ta đã không thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo làm con; ta chểnh mảng, chia trí, chỉ có cái miệng chứ không có cái tâm. Đối với bản thân, ta không cố gắng học hỏi, trau dồi hay tập luyện theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện hay ta lợi dụng lòng thương xót Chúa mà dùng sai những ân huệ Chúa ban.
Thật sự đối với Chúa và với ta, ta bất kính, bất phục thì ta lãnh đủ thôi chứ Chúa chẳng thiệt hại chi. Ta ăn bậy thì ta đau bụng; ta uống bậy thì ta bị ung thư chứ chẳng có ai vào đây. Nghĩa là “bụng làm dạ chịu”; ta làm thì ta chịu, chẳng kêu ca gì được.
Cái phải đền nhiều nhất là đối với người khác. Những gì mà ta ăn ở bất công, bất chính và bất nhân ta sẽ phải đền, phải trả, không ở đời này thì ở đời sau. Những gì ta nói hành, nói xấu; vu oan, cáo vạ, ta sẽ phải đền; những gì ta cướp công, cướp của hay “hớt tay trên” của người khác, ta sẽ phải trả; Những gì ta làm hại hay gây hại cho người khác ta sẽ phải bù; những gì ta ghen, ta ghét; ta ganh, ta tị vô cớ ta sẽ phải đền.
Có cái đời này ta đền trả được, như tiền, của, những tổn thất về vật chất; còn có những cái ta không trả được như danh dự, những tổn thất về tinh thần; những thứ này khó mà đền trả lắm. Có thể ta xin lỗi, nhưng một lời xin lỗi quá nhẹ, không đền hết được.
Mọi người khi chết thì linh hồn sẽ về ngay với Chúa để chịu phán xét cách riêng(x.GLCG, số 1051). Nếu là thánh sẽ được lên Thiên đàng; nếu chưa thánh thì vào luyện ngục. Nếu ít tội phải đền thì mau được lên thiên đàng; nếu nhiều tội phải bù thì sẽ phải ở đó lâu.Việc đề bù thì ta có thể làm ở đời này hay ở đời sau. Nhưng chắc chắn đền ở đời này vẫn sướng hơn ở đời sau rồi. Ở luyện ngục lửa nóng và hình khổ, đâu có khác gì ở hỏa ngục; có khác chăng là ở luyện ngục có ngày ta sẽ ra, còn ở hỏa ngục thì đời đời kiếp kiếp.
Nghĩ đến việc đền trả như thế ai trong chúng ta không hết hồn, hết vía. Chúa nhân lành đã cho ta sống lâu trên trần gian này, nhưng khi chết rồi thì Chúa sẽ công bằng mà xét xử ta đó. Bởi đó khi sống trên trần gian này, ta hãy cố gắng sống theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện. Nếu có yêu đuối lỡ làm sai, làm bậy thì phải lo mà ăn năn ngay để được Chúa thứ tha và đền trả liền nếu có thể.
Những gì thuộc về của cải vật chất, ta phải đền trả ngay; những gì thuộc về tinh thần thì ta phải hết lòng xin lỗi và từ bỏ không làm tiếp nữa. “Từ bỏ gian tà thì đẹp lòng Đức Chúa. Chấm dứt bất công là dâng lễ đền tội” đấy(x.Hc35,3). Nếu lỡ làm sai, làm bậy mà gây hại cho tha nhân thì ta có cách đền trả sau: Như ta chấp nhận những trái ý; những thất bại trong đời; những bệnh tật; những lời vu khống, nói hành, nói xấu ta. Ta vui lòng chấp nhận tất cả những điều đó, hiệp cùng với đâu khổ của Đức Ky-tô, có ý đền bù tất cả những gì ta đã gây ra cho người khác. Việc đó cũng hơi khó những vẫn sướng hơn đền trong luyện ngục.
Ta cũng đừng ỷ, khi ta chết đã có người thân hay Giáo Hội cầu nguyện cho ta, ta khỏi lo. Đừng!!!! Giáo Hội hay người thân có dâng lễ cầu cho ta thì cũng chỉ có 1% thôi; còn 99% là phần của ta. Cho dù Giáo Hội hằng ngày dâng lễ và người thân có bỏ tiền ra xin lễ nhiều đi nữa thì ta ở trong luyện cũng giống như người ở tù, Chúa ban cho ta bao nhiêu thì ta được hưởng bấy nhiêu, chứ không phải xin lễ cầu cho ta là ta được hết đâu mà ham.
Ta thử hỏi, có bao nhiêu người nhớ đến ta và cầu nguyện cho ta khi ta chết? Họ nhớ được bao nhiêu năm; xin được bao nhiêu lễ? Ít lắm!!!!!Mỗi năm được một lần vào ngày giỗ, nhưng được bao nhiêu năm? Bởi đó mà ta không nên đặt hết kỳ vọng vào người khác; tốt hơn ta hãy tự cứu lấy mình, tự mình cố gắng, phần ta là 99% mà.
Ước gì ta ý thức được sự đền bù theo sự công thẳng của Chúa mà ra sức ăn ở cho xứng làm con Chúa; sống công bằng và yêu thương mỗi ngày để ta nên thánh, nên thiện và lên thiên đàng. Nếu có sa ngã, yếu đuối, lỡ làm thì Mùa Chay giúp ta ý thức mà ăn năn sám hối; hãy ăn chay, làm phúc, bố thí; hãy hy sinh chịu đựng những tai ương, những thất bại, những đau đớn về thể xác để đền bù những gì mình đã gây hại cho người khác ngay ở đời này, để mai sau ta chỉ ở một thời gian ngắn ở luyện ngục thôi.
Quả thật, Mùa Chay là Mùa Hồng Ân; Mùa Thiên Chúa thi ân; Mùa Thiên Chúa cứu độ(x.2Cor6,2). Chúng ta hãy ra sức cố gắng để được Thiên Chúa thi ân và ra sức thực hành để được Thiên Chúa cứu độ. Và Mùa Chay năm nay sẽ là Mùa Hồng ân của ta.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Mùa chay là mùa để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua, tức mừng Chúa Phục Sinh; bằng cách kêu mời chúng ta ăn năn sám hối để đền bù tội lỗi của mình đã phạm hay đã gây hại cho người khác mà ta chưa đền. Trong Mùa Chay, chúng ta sẽ suy gẫm cuộc khổ nạn của Đức Giê-su Ky-tô, “Đấng chẳng hế biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Ngài thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người”(x.2Cor5,20).
Ta tự hỏi: Tại sao Đức Giê-su lại chịu nạn chịu chết các đau đớn và khổ nhục như thế. Tại Ngài đã làm nhiều việc xấu, việc ác hay sao? Chắc chắn là không. Thế thì tại sao Chúa lại phải chết cách khổ nhục như thế?
Về mặt tôn giáo: Nhóm người Biệt phái và Luật sĩ cho rằng Ngài đã phạm thượng. Về mặt chính trị: Ngài bị vu khống chống lại Xê-da. Về chương trình cứu độ của Thiên Chúa: Ngài đã vâng lời Thiên Chúa, xuống thế làm người để rao giảng Tin Mừng cứu độ và chịu khổ hình để cứu độ nhân loại.
Cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Chúa là để đền tội cho mọi người từ người đầu tiên cho đến người cuối hết. Những tội lỗi mà con người đã xúc phạm đến Thiên Chúa cũng như những gì đã gây ra cho tha nhân. Nhờ cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giê-su Ky-tô, mà Thiên Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi con người đã phạm. Ơn tha thứ đó con người nhận được khi thành tâm ăn năn sám hối và xin Thiên Chúa thứ tha.
Thiên Chúa sẽ tha thứ cho ta qua bí tích giải tội khi xưng tội với Linh Mục hay khi ta xin Chúa thứ tha, tức là ta trực tiếp xưng tội với Thiên Chúa. Tội thì ta được tha nhưng hậu quả của tội thì ta phải đền. Ta tự hỏi: Chúa tha thì tha hết cho rồi, còn bắt ta phải đền làm chi nữa. Tha như vậy thì cũng như không?
Chúa có thể tha thứ và đền tất cả, nhưng nếu Chúa làm vậy, con người chúng ta sẽ ỷ y mà phạm tội xả láng; ta chỉ hư thôi chứng không nên thánh, nên thiện được. Mà Chúa thì muốn cho ta nên thiện, nên thánh. Ta thử nghĩ mà xem. Nếu có người nào đó trả tiền thuê bao điện thoại hàng tháng và trả hết tiền các cuộc gọi, nghĩa là trả từ A đến Z, thì ta có gọi xả láng không? Có người trả tiền mà ngu gì không gọi; gọi cho đã, nói cho sướng miệng… Đó là tâm lý thường tình của con người hèn mọn và yếu đuối của ta.
Cũng vậy, nếu Chúa đền hết cho ta, thì ta cũng ỷ y mà phạm tội xả láng thôi. Ta nên nhớ, ta là con người có lý trí và có tự do, nên ta phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Chúa đã tha thứ vì những việc xấu ta làm nhờ Đức Giê-su, còn hậu quả của tội thì ta có trách nhiệm phải đền. Coi như là Chúa đã trả thuê bao điện thoại hàng tháng cho ta; còn ta gọi bao nhiêu thì ta phải trả bấy nhiêu. Vì tiền do ta bỏ ra trả nên ta sẽ ý thức mình gọi cho ai, nói cái gì và nói bao nhiêu: “đồng tiền nó liền khúc ruột” mà.
Điều đó có thể ví với cuộc khổ nạn và cái chết nhục nhằn của Đức Ky-tô, Ngài đã bao, đã đền cho ta khỏi vào hỏa ngục. Hỏa ngục chỉ dành cho ma quỉ và những ai theo ma quỉ mà thôi. Ta mà không theo Chúa, cứ theo ma quỉ thì ta sẽ vào hỏa ngục với ma quỉ. Đó là do ta muốn vào chứ Chúa không bắt. Còn ta mà theo Chúa, nhưng vì yêu đuối sa đi ngã lại, ta mà ăn năn thì Chúa tha; còn hậu quả ta phải đền. Không đền bây giờ thì đền ở luyện ngục.
Ta phải đền những gì ta đã bất kính, bất phục đối với Thiên Chúa; ta đã không thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo làm con; ta chểnh mảng, chia trí, chỉ có cái miệng chứ không có cái tâm. Đối với bản thân, ta không cố gắng học hỏi, trau dồi hay tập luyện theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện hay ta lợi dụng lòng thương xót Chúa mà dùng sai những ân huệ Chúa ban.
Thật sự đối với Chúa và với ta, ta bất kính, bất phục thì ta lãnh đủ thôi chứ Chúa chẳng thiệt hại chi. Ta ăn bậy thì ta đau bụng; ta uống bậy thì ta bị ung thư chứ chẳng có ai vào đây. Nghĩa là “bụng làm dạ chịu”; ta làm thì ta chịu, chẳng kêu ca gì được.
Cái phải đền nhiều nhất là đối với người khác. Những gì mà ta ăn ở bất công, bất chính và bất nhân ta sẽ phải đền, phải trả, không ở đời này thì ở đời sau. Những gì ta nói hành, nói xấu; vu oan, cáo vạ, ta sẽ phải đền; những gì ta cướp công, cướp của hay “hớt tay trên” của người khác, ta sẽ phải trả; Những gì ta làm hại hay gây hại cho người khác ta sẽ phải bù; những gì ta ghen, ta ghét; ta ganh, ta tị vô cớ ta sẽ phải đền.
Có cái đời này ta đền trả được, như tiền, của, những tổn thất về vật chất; còn có những cái ta không trả được như danh dự, những tổn thất về tinh thần; những thứ này khó mà đền trả lắm. Có thể ta xin lỗi, nhưng một lời xin lỗi quá nhẹ, không đền hết được.
Mọi người khi chết thì linh hồn sẽ về ngay với Chúa để chịu phán xét cách riêng(x.GLCG, số 1051). Nếu là thánh sẽ được lên Thiên đàng; nếu chưa thánh thì vào luyện ngục. Nếu ít tội phải đền thì mau được lên thiên đàng; nếu nhiều tội phải bù thì sẽ phải ở đó lâu.Việc đề bù thì ta có thể làm ở đời này hay ở đời sau. Nhưng chắc chắn đền ở đời này vẫn sướng hơn ở đời sau rồi. Ở luyện ngục lửa nóng và hình khổ, đâu có khác gì ở hỏa ngục; có khác chăng là ở luyện ngục có ngày ta sẽ ra, còn ở hỏa ngục thì đời đời kiếp kiếp.
Nghĩ đến việc đền trả như thế ai trong chúng ta không hết hồn, hết vía. Chúa nhân lành đã cho ta sống lâu trên trần gian này, nhưng khi chết rồi thì Chúa sẽ công bằng mà xét xử ta đó. Bởi đó khi sống trên trần gian này, ta hãy cố gắng sống theo Lời Chúa để nên thánh, nên thiện. Nếu có yêu đuối lỡ làm sai, làm bậy thì phải lo mà ăn năn ngay để được Chúa thứ tha và đền trả liền nếu có thể.
Những gì thuộc về của cải vật chất, ta phải đền trả ngay; những gì thuộc về tinh thần thì ta phải hết lòng xin lỗi và từ bỏ không làm tiếp nữa. “Từ bỏ gian tà thì đẹp lòng Đức Chúa. Chấm dứt bất công là dâng lễ đền tội” đấy(x.Hc35,3). Nếu lỡ làm sai, làm bậy mà gây hại cho tha nhân thì ta có cách đền trả sau: Như ta chấp nhận những trái ý; những thất bại trong đời; những bệnh tật; những lời vu khống, nói hành, nói xấu ta. Ta vui lòng chấp nhận tất cả những điều đó, hiệp cùng với đâu khổ của Đức Ky-tô, có ý đền bù tất cả những gì ta đã gây ra cho người khác. Việc đó cũng hơi khó những vẫn sướng hơn đền trong luyện ngục.
Ta cũng đừng ỷ, khi ta chết đã có người thân hay Giáo Hội cầu nguyện cho ta, ta khỏi lo. Đừng!!!! Giáo Hội hay người thân có dâng lễ cầu cho ta thì cũng chỉ có 1% thôi; còn 99% là phần của ta. Cho dù Giáo Hội hằng ngày dâng lễ và người thân có bỏ tiền ra xin lễ nhiều đi nữa thì ta ở trong luyện cũng giống như người ở tù, Chúa ban cho ta bao nhiêu thì ta được hưởng bấy nhiêu, chứ không phải xin lễ cầu cho ta là ta được hết đâu mà ham.
Ta thử hỏi, có bao nhiêu người nhớ đến ta và cầu nguyện cho ta khi ta chết? Họ nhớ được bao nhiêu năm; xin được bao nhiêu lễ? Ít lắm!!!!!Mỗi năm được một lần vào ngày giỗ, nhưng được bao nhiêu năm? Bởi đó mà ta không nên đặt hết kỳ vọng vào người khác; tốt hơn ta hãy tự cứu lấy mình, tự mình cố gắng, phần ta là 99% mà.
Ước gì ta ý thức được sự đền bù theo sự công thẳng của Chúa mà ra sức ăn ở cho xứng làm con Chúa; sống công bằng và yêu thương mỗi ngày để ta nên thánh, nên thiện và lên thiên đàng. Nếu có sa ngã, yếu đuối, lỡ làm thì Mùa Chay giúp ta ý thức mà ăn năn sám hối; hãy ăn chay, làm phúc, bố thí; hãy hy sinh chịu đựng những tai ương, những thất bại, những đau đớn về thể xác để đền bù những gì mình đã gây hại cho người khác ngay ở đời này, để mai sau ta chỉ ở một thời gian ngắn ở luyện ngục thôi.
Quả thật, Mùa Chay là Mùa Hồng Ân; Mùa Thiên Chúa thi ân; Mùa Thiên Chúa cứu độ(x.2Cor6,2). Chúng ta hãy ra sức cố gắng để được Thiên Chúa thi ân và ra sức thực hành để được Thiên Chúa cứu độ. Và Mùa Chay năm nay sẽ là Mùa Hồng ân của ta.
Lm. Bosco Dương Trung Tín
Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
08:59 28/02/2017
Suy Niệm Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm A
Chúng ta đã bước vào Mùa chay thánh. Mùa chay thánh hay còn được gọi là mùa chiến đấu thiêng liêng. Đối tượng đặc biệt mà chúng ta phải chiến đấu đã được Tin mừng hôm nay nhắc tới, đó là sự cám dỗ. Vậy, cám dỗ do đâu? Ai bị cám dỗ? Cám dỗ về điều gì? Làm thế nào để thắng được sự cám dỗ?
1. Cám dỗ do đâu?
Từ “cám dỗ” thường được hiểu theo nghĩa xấu. Bởi vì, sự cám dỗ thường đến từ Ma quỷ hoặc những hình thức khác do Ma quỷ bày đặt ra. Chẳng hạn, ma quỷ lấy hình con rắn để cám dỗ Adong và Evà phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa; Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu như được ghi chép trong Tin mừng hôm nay; Ma quỷ có thể dùng danh, lợi, thú để cám dỗ con người qua mọi thời đại.
Nhưng chúng ta cũng có thể thay thế từ “cám dỗ” bằng từ “thử thách”. “Thử thách” thường được hiểu theo nghĩa tốt. Thử thách được hiểu như là một cuộc sát hạch, một cuộc thi, ai vượt qua được thử thách ấy là kẻ chiến thắng, được coi như thi đậu. Ai không vượt qua được thử thách đó là kẻ thất bại, hay còn gọi là thi trượt. Kinh Thánh nói : “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Chí sĩ Phan bội Châu cũng nói:
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
Vì thế, thử thách rất cần thiết trong đời sống thường ngày cũng như trong đời sống thiêng liêng. Trong đời sống thiếng liêng, thử thách thường đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa thử thách để biết lòng trung thành của con người. Thiên Chúa đã thử thách ông Abraham khi đòi hỏi ông sát tế Isaac (St 22,1). Thiên Chúa thử thách ông Gióp khi để ma quỷ làm hại con cái, tài sản của ông (x. G 1,1-22; 2, 1-13). Đức Giêsu thử thách lòng tin của người đàn bà Ca-na-an (x. Mt 15, 21-28)…
Như vậy, trong đời sống thiêng liêng: cám dỗ đến từ ma quỷ còn thử thách thì đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa để cám dỗ xẩy ra đối với con người và có những lúc Ngài thử thách con người, nhưng Ngài vẫn luôn muốn con người chiến thắng thử thách, không sa chước cám dỗ. Bằng chứng là trong Kinh Lạy Cha, Ngài đã dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” (Mt 6,13).
2. Ai bị cám dỗ? Cám dỗ về điều gì?
Đã là con người ai cũng có thể bị cám dỗ. A-dong và E-và đã bị cám dỗ. Các thánh cũng thường xuyên bị cám dỗ. Chính Đức Giêsu bởi mang theo bản tính loài người nên Ngài cũng bị cám dỗ. Ma quỷ có thể cám dỗ con người về mọi phương diện. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu về ba phương diện.
Thứ nhất: Lợi dụng khi Đức Giêsu đang đói, cần của ăn, Ma quỷ đã cám dỗ Ngài rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh” (Mt 4,3). Chúng ta biết, Đức Giêsu thừa khả năng để làm phép lạ. Sau này, chính Ngài đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no mà còn dư thừa. Nhưng, trong trường hợp này, nếu Đức Giêsu làm phép lạ biến đá thành bánh thì Ngài sẽ mắc âm mưu của Ma quỷ: Thứ nhất, Ngài dùng quyền năng mình sai mục đích; Thứ hai, Ngài không tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cho nên, Đức Giêsu không làm phép lạ theo yêu cầu của Ma quỷ, trái lại Ngài đã trích lời Kinh Thánh rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”(Mt 4,4).
Thứ hai, Ma quỷ muốn cám dỗ Đức Giêsu về tội kiêu ngạo, muốn tôn mình lên, nên mới nói với Ngài rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa hãy gieo mình xuống đi” (Mt 4,6). Ở cơn cám dỗ này, Quỷ muốn Đức Giêsu đòi hỏi Thiên Chúa can thiệp để làm theo ý mình, nghĩa là áp đặt ý Thiên Chúa trên ý mình để làm phép lạ. Đây là một sự thử thách Thiên Chúa. Đức Giêsu đã biết âm mưu của Ma quỷ, Ngài đã chiến thắng cơn cám dỗ này bằng lời Kinh Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”(Mt 4,7).
Thứ ba, Tin mừng kể lại: “Quỷ đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi’” (Mt 4,8-9). Chúng ta thừa biết rằng, thờ lạy Thiên Chúa là bổn phận của con người. Nhưng con người thường bị cám dỗ từ bỏ Thiên Chúa để thờ lạy các thần khác ngoài Thiên Chúa. Ma quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu về phương diện này. Một lần nữa, Đức Giêsu đã chiến thắng Ma quỷ bằng Lời Kinh Thánh: “Ngươi phải thờ lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”(Mt 4,10).
Như vậy, ai cũng bị cám dỗ. Cám dỗ về mọi mặt nhất là về danh, lợi, thú. Đức Giêsu đã bị cám dỗ và Ngài chiến thắng. Nhờ ơn Chúa, có rất nhiều người đã thắng được cơn cám dỗ nhưng cũng không thiếu những người đã sa chước cám dỗ.
3. Làm thế nào để chiến thắng cám dỗ?
Waterstone có viết: “Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người.” Nhưng làm sao để chiến thắng cơn cám dỗ của Ma quỷ?
Thứ nhất, hãy tránh xa chước cám dỗ: Ma quỷ rất tinh ranh, thông thường chúng cám dỗ con người theo cách tiệm tiến. Nghĩa là nó bắt đầu cám dỗ con người phạm các tội nhẹ, đến các tội ít nhẹ hơn, đến các tội nặng và cuối cùng là phạm tội rất nặng. Chẳng hạn, để các trẻ em nghiện geam, ma quỷ dụ dỗ chúng đến các quán nét; để các ông nghiện cờ bạc, ma quỷ dụ dỗ họ thường xuyên lui tới các sòng bạc; để các thanh thiếu niên lỗi đức trong sạch, Ma quỷ cám dỗ con người xem những hình ảnh, những trang mạng xấu (gương vua Đa-vít); để ai đó trở thành kẻ ăn cắp, ma quỷ cám dỗ họ bắt đầu bằng hành động ăn cắp vặt…
Vì vậy, cần đề phòng những nơi nguy hiểm, tránh xa các chước cám dỗ mà ma quỷ bày ra, cố gắng nói không với các chước cám dỗ, cho dù đó chỉ là những lỗi nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì,“Trẻ trộm gà, già trộm trâu, lâu lâu thành giặc.” Mặt khác, cần biết chọn điều tốt và loại bỏ điều xấu; chọn điều lành và bỏ điều ác; chọn Chúa và bỏ Ma quỷ.
Thứ hai, siêng năng cầu nguyện: Thiên Chúa không bao giờ thử thách hay để cho ma quỷ cám dỗ quá sức chịu đựng của con người. Thánh Phaolô đã từng nói: “Ơn Ta đủ cho con” (2Cr 12,9). Chính vì thế, con người cần phải cố gắng hết sức mình để chống trả chước cám dỗ. Đồng thời, hãy dùng những phương tiện Chúa ban để lượt thắng những thử thách mà Thiên Chúa có thể gửi đến và chiến thắng các chước cám dỗ do Ma quỷ bày ra. Có nhiều cách thế để xua đuổi Ma quỷ nhưng cách thế hiệu quả nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện để xin Chúa giúp sức cho chúng ta. Đức Giêsu đã cho chúng ta biết, có những thứ quỷ chỉ trừ được bằng “cầu nguyện” (x. Mc 9,29). Chính Ngài mời gọi chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo phải lâm vào cơn cám dỗ” (Mt 26,41). Vì vậy, hãy siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng. Rất nhiều vị thánh đã chiến thắng được cám dỗ nhờ cầu nguyện. Chẳng hạn, thánh Gioan Maria Vianay đã phải bị Ma quỷ quấy phá suốt 35 năm, từ 1824-1858, nhưng Ngài đã chiến thắng nhờ cầu nguyện. Thánh Antôn, một ngày kia, bị Ma quỷ cám dỗ về đàng trái, Ngài đã cầu nguyện sốt sắng và lấy tay ghi hình thánh giá lên nền nhà thờ, Ma quỷ thấy vậy liền bỏ chạy.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng Ma quỷ cám dỗ, xin giúp chúng con đủ sức để chiến thắng các cơn cám dỗ trong đời sống đức tin của chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Chúng ta đã bước vào Mùa chay thánh. Mùa chay thánh hay còn được gọi là mùa chiến đấu thiêng liêng. Đối tượng đặc biệt mà chúng ta phải chiến đấu đã được Tin mừng hôm nay nhắc tới, đó là sự cám dỗ. Vậy, cám dỗ do đâu? Ai bị cám dỗ? Cám dỗ về điều gì? Làm thế nào để thắng được sự cám dỗ?
1. Cám dỗ do đâu?
Từ “cám dỗ” thường được hiểu theo nghĩa xấu. Bởi vì, sự cám dỗ thường đến từ Ma quỷ hoặc những hình thức khác do Ma quỷ bày đặt ra. Chẳng hạn, ma quỷ lấy hình con rắn để cám dỗ Adong và Evà phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa; Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu như được ghi chép trong Tin mừng hôm nay; Ma quỷ có thể dùng danh, lợi, thú để cám dỗ con người qua mọi thời đại.
Nhưng chúng ta cũng có thể thay thế từ “cám dỗ” bằng từ “thử thách”. “Thử thách” thường được hiểu theo nghĩa tốt. Thử thách được hiểu như là một cuộc sát hạch, một cuộc thi, ai vượt qua được thử thách ấy là kẻ chiến thắng, được coi như thi đậu. Ai không vượt qua được thử thách đó là kẻ thất bại, hay còn gọi là thi trượt. Kinh Thánh nói : “Lửa thử vàng, gian nan thử đức”. Chí sĩ Phan bội Châu cũng nói:
Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
Vì thế, thử thách rất cần thiết trong đời sống thường ngày cũng như trong đời sống thiêng liêng. Trong đời sống thiếng liêng, thử thách thường đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa thử thách để biết lòng trung thành của con người. Thiên Chúa đã thử thách ông Abraham khi đòi hỏi ông sát tế Isaac (St 22,1). Thiên Chúa thử thách ông Gióp khi để ma quỷ làm hại con cái, tài sản của ông (x. G 1,1-22; 2, 1-13). Đức Giêsu thử thách lòng tin của người đàn bà Ca-na-an (x. Mt 15, 21-28)…
Như vậy, trong đời sống thiêng liêng: cám dỗ đến từ ma quỷ còn thử thách thì đến từ Thiên Chúa. Thiên Chúa để cám dỗ xẩy ra đối với con người và có những lúc Ngài thử thách con người, nhưng Ngài vẫn luôn muốn con người chiến thắng thử thách, không sa chước cám dỗ. Bằng chứng là trong Kinh Lạy Cha, Ngài đã dạy chúng ta cầu nguyện: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” (Mt 6,13).
2. Ai bị cám dỗ? Cám dỗ về điều gì?
Đã là con người ai cũng có thể bị cám dỗ. A-dong và E-và đã bị cám dỗ. Các thánh cũng thường xuyên bị cám dỗ. Chính Đức Giêsu bởi mang theo bản tính loài người nên Ngài cũng bị cám dỗ. Ma quỷ có thể cám dỗ con người về mọi phương diện. Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, Ma quỷ cám dỗ Đức Giêsu về ba phương diện.
Thứ nhất: Lợi dụng khi Đức Giêsu đang đói, cần của ăn, Ma quỷ đã cám dỗ Ngài rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh” (Mt 4,3). Chúng ta biết, Đức Giêsu thừa khả năng để làm phép lạ. Sau này, chính Ngài đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no mà còn dư thừa. Nhưng, trong trường hợp này, nếu Đức Giêsu làm phép lạ biến đá thành bánh thì Ngài sẽ mắc âm mưu của Ma quỷ: Thứ nhất, Ngài dùng quyền năng mình sai mục đích; Thứ hai, Ngài không tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Cho nên, Đức Giêsu không làm phép lạ theo yêu cầu của Ma quỷ, trái lại Ngài đã trích lời Kinh Thánh rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”(Mt 4,4).
Thứ hai, Ma quỷ muốn cám dỗ Đức Giêsu về tội kiêu ngạo, muốn tôn mình lên, nên mới nói với Ngài rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa hãy gieo mình xuống đi” (Mt 4,6). Ở cơn cám dỗ này, Quỷ muốn Đức Giêsu đòi hỏi Thiên Chúa can thiệp để làm theo ý mình, nghĩa là áp đặt ý Thiên Chúa trên ý mình để làm phép lạ. Đây là một sự thử thách Thiên Chúa. Đức Giêsu đã biết âm mưu của Ma quỷ, Ngài đã chiến thắng cơn cám dỗ này bằng lời Kinh Thánh: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”(Mt 4,7).
Thứ ba, Tin mừng kể lại: “Quỷ đưa Người lên núi rất cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nói với Người rằng: ‘Tôi sẽ cho ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình xuống thờ lạy tôi’” (Mt 4,8-9). Chúng ta thừa biết rằng, thờ lạy Thiên Chúa là bổn phận của con người. Nhưng con người thường bị cám dỗ từ bỏ Thiên Chúa để thờ lạy các thần khác ngoài Thiên Chúa. Ma quỷ đã cám dỗ Đức Giêsu về phương diện này. Một lần nữa, Đức Giêsu đã chiến thắng Ma quỷ bằng Lời Kinh Thánh: “Ngươi phải thờ lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”(Mt 4,10).
Như vậy, ai cũng bị cám dỗ. Cám dỗ về mọi mặt nhất là về danh, lợi, thú. Đức Giêsu đã bị cám dỗ và Ngài chiến thắng. Nhờ ơn Chúa, có rất nhiều người đã thắng được cơn cám dỗ nhưng cũng không thiếu những người đã sa chước cám dỗ.
3. Làm thế nào để chiến thắng cám dỗ?
Waterstone có viết: “Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người.” Nhưng làm sao để chiến thắng cơn cám dỗ của Ma quỷ?
Thứ nhất, hãy tránh xa chước cám dỗ: Ma quỷ rất tinh ranh, thông thường chúng cám dỗ con người theo cách tiệm tiến. Nghĩa là nó bắt đầu cám dỗ con người phạm các tội nhẹ, đến các tội ít nhẹ hơn, đến các tội nặng và cuối cùng là phạm tội rất nặng. Chẳng hạn, để các trẻ em nghiện geam, ma quỷ dụ dỗ chúng đến các quán nét; để các ông nghiện cờ bạc, ma quỷ dụ dỗ họ thường xuyên lui tới các sòng bạc; để các thanh thiếu niên lỗi đức trong sạch, Ma quỷ cám dỗ con người xem những hình ảnh, những trang mạng xấu (gương vua Đa-vít); để ai đó trở thành kẻ ăn cắp, ma quỷ cám dỗ họ bắt đầu bằng hành động ăn cắp vặt…
Vì vậy, cần đề phòng những nơi nguy hiểm, tránh xa các chước cám dỗ mà ma quỷ bày ra, cố gắng nói không với các chước cám dỗ, cho dù đó chỉ là những lỗi nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vì,“Trẻ trộm gà, già trộm trâu, lâu lâu thành giặc.” Mặt khác, cần biết chọn điều tốt và loại bỏ điều xấu; chọn điều lành và bỏ điều ác; chọn Chúa và bỏ Ma quỷ.
Thứ hai, siêng năng cầu nguyện: Thiên Chúa không bao giờ thử thách hay để cho ma quỷ cám dỗ quá sức chịu đựng của con người. Thánh Phaolô đã từng nói: “Ơn Ta đủ cho con” (2Cr 12,9). Chính vì thế, con người cần phải cố gắng hết sức mình để chống trả chước cám dỗ. Đồng thời, hãy dùng những phương tiện Chúa ban để lượt thắng những thử thách mà Thiên Chúa có thể gửi đến và chiến thắng các chước cám dỗ do Ma quỷ bày ra. Có nhiều cách thế để xua đuổi Ma quỷ nhưng cách thế hiệu quả nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện để xin Chúa giúp sức cho chúng ta. Đức Giêsu đã cho chúng ta biết, có những thứ quỷ chỉ trừ được bằng “cầu nguyện” (x. Mc 9,29). Chính Ngài mời gọi chúng ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo phải lâm vào cơn cám dỗ” (Mt 26,41). Vì vậy, hãy siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện sốt sắng. Rất nhiều vị thánh đã chiến thắng được cám dỗ nhờ cầu nguyện. Chẳng hạn, thánh Gioan Maria Vianay đã phải bị Ma quỷ quấy phá suốt 35 năm, từ 1824-1858, nhưng Ngài đã chiến thắng nhờ cầu nguyện. Thánh Antôn, một ngày kia, bị Ma quỷ cám dỗ về đàng trái, Ngài đã cầu nguyện sốt sắng và lấy tay ghi hình thánh giá lên nền nhà thờ, Ma quỷ thấy vậy liền bỏ chạy.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chiến thắng Ma quỷ cám dỗ, xin giúp chúng con đủ sức để chiến thắng các cơn cám dỗ trong đời sống đức tin của chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thứ Tư Lễ Tro : Đặc tính trổi vượt của Mùa Chay
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
09:01 28/02/2017
Thứ Tư Lễ Tro : Đặc tính trổi vượt của Mùa Chay
Nếu hỏi ai và nếu có ai hỏi Mùa Chay là gì, thì hầu như 99% trả lời dễ dàng, Mùa Chay là mùa sám hối, đổi mới, mùa trở về, ăn năn, và dĩ nhiên là mùa “ăn” chay. Ấy vậy, mà trả lời ấy lại không trúng hẳn. Cái mà chúng ta ít nghe nói tới, lại là đặc điểm chính của Mùa Chay.
Nói có sách, mách có chứng. Sách mà ta dẫn chứng, là hiến chế Phụng Vụ của CĐ Vatican 2, ra năm 1963, số 109 ghi: “Hai đặc tính của Mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu Phép Rửa, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh. Hai đặc tính này phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong phụng vụ lẫn giáo lý Phụng Vụ” (bản dịch GHHV Piô X). Thật không gì rõ ràng hơn. Với phó từ “nhất là,” nhất thiết Công Đồng Vatican 2 muốn xem trọng đặc tính đi sau chữ “nhất là.” Vậy mà đặc tính này ít được đề cao và nhắc nhở trong các bài giảng, kể cả các bài Kinh Thánh và Lời nguyện. Đặc tính “sám hối” hầu như lướt thắng và áp đảo tuyệt đối, đẩy đặc tính Phép Rửa suýt đi ra ngoài lề.
Khi ta nói, “ba thương con Hương, con Lan, con Huệ, và nhất là con Cúc,” thì rõ ràng tuy con Cúc xếp sau, nhưng được chữ nhất là làm cho con Cúc vượt lên hàng đầu cách vẻ vang, hơn là chỉ xếp đầu mà không nói gì thêm, như “ba thương con Cúc, con Hương, con Huệ, con Lan.” Tuy con Cúc đứng đầu đàn nhưng làm sao vẻ vang bằng đứng cuối mà có chữ nhất là: ba thương con Hương, con Lan, con Huệ, và nhất là con Cúc. Thì CĐ Vatican 2 cũng nói vậy: “Hai đặc tính của Mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu Phép Rửa, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh. Hai đặc tính này phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong phụng vụ lẫn giáo lý Phụng Vụ.” Xếp sau, nhưng oai hùng vượt lên trước.
Tại sao đặc tính nhớ lại hoặc dọn mình chịu Phép Rửa lại là đặc tính trổi vượt của Mùa mà Việt Nam ta gọi là Chay. Câu trả lời rất dễ nếu nói dài, nhưng khá khó khi bó gọn trong vài ý.
Việt Nam ta gọi là Mùa Chay là đã vô tình xem đặc tính sám hối là chính. Trong khi đúng từ ngữ phải dịch là Mùa Bốn Mươi. Bốn Mươi không chỉ là 40 ngày chay tịnh của Chúa chúng ta trong hoang địa, mà còn là 40 năm cũng trong hoang mạc dân Chúa đi về Đất Chúa. Elia cũng đi 40 ngày mới lên núi Khoreb gặp Chúa. Vậy là con số 40 là con số của chuẩn bị, của một hành trình con người đi gặp Chúa. Bằng chứng là các bài đọc I của các Chúa Nhật Mùa Chay sẽ nhắc cho ta những chặng đường chính trong cuộc hành trình của nhân loại tiến đến cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Do đó, Bài đọc I của Chúa Nhật I và II lần lượt nói về giao ước nguyên thủy và giao ước với Ab-ra-ham. Bài đọc I của ba Chúa Nhật sau nói về các giai đoạn lịch sử Dân Thánh: Thời Mô-sê (CN III), thời Đất Hứa (CN IV), thời Ngôn Sứ (CN V).
Và vì mùa 40 là giai đoạn chuẩn bị đi gặp Chúa, nên phải thanh luyện, phải sám hối, phải đổi mới, phải chay lòng… thì mới xứng đáng gặp Người.
Mà có cuộc gặp gỡ nào linh thiêng kỳ diệu cho bằng cuộc gặp gỡ làm cho ta biến thành người ta gặp gỡ. Gặp Tổng Thống và trở thành Tổng Thống. Gặp Chủ Tịch trở thành Chủ Tịch. Kỳ diệu quá ! Ta gặp Chúa và trở thành Chúa. Ta thành Chúa, hoặc nói nghe dễ hơn, thành con Chúa như Đức Giêsu, khi ta chịu Phép Thánh Tẩy Tái Sinh, sinh ta lại lần nữa để làm con Chúa. Vậy là mùa chay hay đúng hơn mùa 40 là mùa diễn lại cuộc hành trình con người đi gặp Chúa, mà gặp thật vinh quang: nên giống Chúa !
Hèn gì mà CĐ không ngại nói: hai đặc tính của mùa chay là sám hối và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận phép rửa tái sinh. CĐ lại còn ra lệnh: Những yếu tố về phép Rửa riêng cho mùa Chay phải được áp dụng rộng rãi hơn, một số yếu tố thuộc truyền thống xa xưa, nếu được, cần phải tái lập.
Xức Tro để ý thức mình là phận bụi tro, nhưng qua Phép Rửa, phận bụi tro này được nâng lên bậc khanh tướng. Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng. Và hơn cả khanh tướng, bụi tro đi thẳng vào hoàng cung, trở thành thiên tử, con Trời, con Chúa, nhờ phép Rửa.
Xức tro để trở về với phép rửa, phép biến hóa phận tro trở thành mệnh Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Nếu hỏi ai và nếu có ai hỏi Mùa Chay là gì, thì hầu như 99% trả lời dễ dàng, Mùa Chay là mùa sám hối, đổi mới, mùa trở về, ăn năn, và dĩ nhiên là mùa “ăn” chay. Ấy vậy, mà trả lời ấy lại không trúng hẳn. Cái mà chúng ta ít nghe nói tới, lại là đặc điểm chính của Mùa Chay.
Nói có sách, mách có chứng. Sách mà ta dẫn chứng, là hiến chế Phụng Vụ của CĐ Vatican 2, ra năm 1963, số 109 ghi: “Hai đặc tính của Mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu Phép Rửa, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh. Hai đặc tính này phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong phụng vụ lẫn giáo lý Phụng Vụ” (bản dịch GHHV Piô X). Thật không gì rõ ràng hơn. Với phó từ “nhất là,” nhất thiết Công Đồng Vatican 2 muốn xem trọng đặc tính đi sau chữ “nhất là.” Vậy mà đặc tính này ít được đề cao và nhắc nhở trong các bài giảng, kể cả các bài Kinh Thánh và Lời nguyện. Đặc tính “sám hối” hầu như lướt thắng và áp đảo tuyệt đối, đẩy đặc tính Phép Rửa suýt đi ra ngoài lề.
Khi ta nói, “ba thương con Hương, con Lan, con Huệ, và nhất là con Cúc,” thì rõ ràng tuy con Cúc xếp sau, nhưng được chữ nhất là làm cho con Cúc vượt lên hàng đầu cách vẻ vang, hơn là chỉ xếp đầu mà không nói gì thêm, như “ba thương con Cúc, con Hương, con Huệ, con Lan.” Tuy con Cúc đứng đầu đàn nhưng làm sao vẻ vang bằng đứng cuối mà có chữ nhất là: ba thương con Hương, con Lan, con Huệ, và nhất là con Cúc. Thì CĐ Vatican 2 cũng nói vậy: “Hai đặc tính của Mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu Phép Rửa, chuẩn bị các tín hữu cử hành mầu nhiệm phục sinh. Hai đặc tính này phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong phụng vụ lẫn giáo lý Phụng Vụ.” Xếp sau, nhưng oai hùng vượt lên trước.
Tại sao đặc tính nhớ lại hoặc dọn mình chịu Phép Rửa lại là đặc tính trổi vượt của Mùa mà Việt Nam ta gọi là Chay. Câu trả lời rất dễ nếu nói dài, nhưng khá khó khi bó gọn trong vài ý.
Việt Nam ta gọi là Mùa Chay là đã vô tình xem đặc tính sám hối là chính. Trong khi đúng từ ngữ phải dịch là Mùa Bốn Mươi. Bốn Mươi không chỉ là 40 ngày chay tịnh của Chúa chúng ta trong hoang địa, mà còn là 40 năm cũng trong hoang mạc dân Chúa đi về Đất Chúa. Elia cũng đi 40 ngày mới lên núi Khoreb gặp Chúa. Vậy là con số 40 là con số của chuẩn bị, của một hành trình con người đi gặp Chúa. Bằng chứng là các bài đọc I của các Chúa Nhật Mùa Chay sẽ nhắc cho ta những chặng đường chính trong cuộc hành trình của nhân loại tiến đến cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Do đó, Bài đọc I của Chúa Nhật I và II lần lượt nói về giao ước nguyên thủy và giao ước với Ab-ra-ham. Bài đọc I của ba Chúa Nhật sau nói về các giai đoạn lịch sử Dân Thánh: Thời Mô-sê (CN III), thời Đất Hứa (CN IV), thời Ngôn Sứ (CN V).
Và vì mùa 40 là giai đoạn chuẩn bị đi gặp Chúa, nên phải thanh luyện, phải sám hối, phải đổi mới, phải chay lòng… thì mới xứng đáng gặp Người.
Mà có cuộc gặp gỡ nào linh thiêng kỳ diệu cho bằng cuộc gặp gỡ làm cho ta biến thành người ta gặp gỡ. Gặp Tổng Thống và trở thành Tổng Thống. Gặp Chủ Tịch trở thành Chủ Tịch. Kỳ diệu quá ! Ta gặp Chúa và trở thành Chúa. Ta thành Chúa, hoặc nói nghe dễ hơn, thành con Chúa như Đức Giêsu, khi ta chịu Phép Thánh Tẩy Tái Sinh, sinh ta lại lần nữa để làm con Chúa. Vậy là mùa chay hay đúng hơn mùa 40 là mùa diễn lại cuộc hành trình con người đi gặp Chúa, mà gặp thật vinh quang: nên giống Chúa !
Hèn gì mà CĐ không ngại nói: hai đặc tính của mùa chay là sám hối và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận phép rửa tái sinh. CĐ lại còn ra lệnh: Những yếu tố về phép Rửa riêng cho mùa Chay phải được áp dụng rộng rãi hơn, một số yếu tố thuộc truyền thống xa xưa, nếu được, cần phải tái lập.
Xức Tro để ý thức mình là phận bụi tro, nhưng qua Phép Rửa, phận bụi tro này được nâng lên bậc khanh tướng. Từ bụi tro Chúa nâng con lên hàng khanh tướng. Và hơn cả khanh tướng, bụi tro đi thẳng vào hoàng cung, trở thành thiên tử, con Trời, con Chúa, nhờ phép Rửa.
Xức tro để trở về với phép rửa, phép biến hóa phận tro trở thành mệnh Chúa.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Hiệp sống tin mừng : Thứ Tư Lễ Tro
Lm. Đan Vinh
10:28 28/02/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG THỨ TƯ LỄ TRO ABC
Ge 2,12-18 ; 2Cr 5,20-6,2 ; Mt 6,1-6,16-18
LÀM VIỆC LÀNH TRONG KHIÊM HẠ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 6,1-6,16-18
(1) Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (5) Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (16) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về sự công chính mới trong việc tuân giữ các giới răn, Đức Giê-su đề cập tới một nền đạo đức mới là phải làm các việc lành thế nào cho phù hợp với tinh thần mới của Người. Điều cốt yếu khi làm các việc đạo đức là phải khiêm tốn và theo thánh ý Chúa Cha: Tránh làm các việc đạo đức như cầu nguyện để được người ta ca tụng; Tránh khua chiêng đánh trống khi bố thí để tìm tiếng khen nơi người đời; Tránh làm bộ mặt rầu rĩ thiểu não khi ăn chay để cho thiên hạ nể phục.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng. Chớ có phô trương cho thiên hạ thấy: Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải tránh thói đạo đức giả hình của các người Pha-ri-sêu (Biệt Phái), là những kẻ “nói mà không làm”, “làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” (x Mt 23,3.5). + Bố thí: Thời Đức Giê-su, bố thí là việc công chính bậc nhất (x Hc 7,10). Hình như người ta ưa làm việc bố thí công khai, nên dễ đưa tới sự phô trương bề ngoài để được người khác ca tụng. + Đừng có khua chiêng đánh trống: Rất có thể những người Pha-ri-sêu thời bấy giờ dùng chiêng trống để loan báo cho người ăn xin nghèo khó tập trung lại nhận quà. Tuy nhiên, không thấy bản văn nào nói đến việc này. Do đó, ta có thể coi đây chỉ là một ví dụ có tính phóng đại để làm nổi bật đòi hỏi tinh thần khiêm tốn, mà Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải có, khi làm các việc đạo đức. + Chúng đã được phần thưởng rồi: Lời khen của người đời chính là phần thưởng dành cho những ai làm việc bố thí chỉ nhằm mục đích tự nhiên. Do đó, họ sẽ không được hưởng công phúc thiêng liêng trước mặt Chúa Cha trên trời.
- C 3-4: + Đừng “cho tay trái biết việc tay phải làm”: Là một kiểu nói có nghĩa là phải giữ kín, đừng nói cho người khác biết việc mình đang làm. Người môn đệ Đức Giê-su không những phải tránh cho mọi người hay biết việc bố thí của mình, nên cần thực hiện trong âm thầm khiêm tốn.
- C 5-6: + Cầu nguyện: Chính Đức Giê-su đã làm gương và dạy các môn đệ về sự cầu nguyện (x. Mt 14,23). Theo các huấn thị của Người rải rác trong các Tin Mừng thì lời cầu nguyện phải như sau: Phải cầu nguyện cách khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa (x Lc 18,10-14) và người đời (x Mt 6,5-6); Phải chân thành, phát xuất tự đáy lòng (x Mt 6,7); Phải tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa Cha (x Mt 6,8; 7,7-11) và kiên trì nài xin (x Lc 11,5-8; 18,1-8). Lời cầu nguyện sẽ chỉ được Chúa chấp nhận khi cầu nguyện với lòng tin (x Mt 21,22); Khi cầu nguyện nhân danh Đức Giê-su (x. Mt 18,19-20); và khi xin Chúa ban những điều tốt lành (x Mt 7,11). + Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy: Ở đây Đức Giê-su không đả kích việc cầu nguyện công khai và có tính cộng đồng (x Mt 18,19-20), nhưng Người chỉ muốn tránh ý đồ phô trương công đức để được ca tụng. + Hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện cùng Cha của anh: Đức Giê-su gợi lại cách thức của ngôn sứ Ê-li-a khi ông cầu nguyện để làm cho đứa bé mới chết được sống lại (x 2 V 4,33). Cách thức cầu nguyện kín đáo này trái với cách phô trương của những kẻ giả hình. Cầu nguyện là gặp gỡ Thiên Chúa. “Vào phòng” là hồi tâm, đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa nhờ đức tin. Thiếu điều này sẽ không còn là sự cầu nguyện đích thực nữa.
- C 16-18: + Ăn chay: Đã từ rất lâu, dân Ít-ra-en có tục lệ ăn chay mỗi khi có tang chế (x 2 Sm 3,35), khi cầu xin Chúa một ơn đặc biệt (2 Sm 12,16). Ăn chay theo luật Mô-sê là nhịn ăn uống vào lúc ban ngày. Sự nhịn ăn uống này sẽ kéo dài trong một thời gian lâu hay mau tùy trường hợp. Trong thời gian ăn chay, người ta sẽ không tắm rửa, để râu tóc mọc dài, và mặc một loại quần áo vải thô đặc biệt. Thời Đức Giê-su, dân Do Thái chỉ buộc phải ăn chay trong lễ Xá Tội vào mùng mười tháng Bảy, tức khoảng cuối tháng Chín dương lịch (x. Lv 16,29-31; Cv 27,9), trong ngày kỷ niệm Đền thờ bị tàn phá và những lúc gặp thiên tai. Việc ăn chay này sẽ do các đầu mục quyết định. Riêng người Pha-ri-sêu còn tự nguyện ăn chay mỗi tuần hai lần (x. Lc 18,12), nhưng việc chay tịnh chỉ mang tính bề ngoài nhằm phô trương (x Mc 2,18), nên Đức Giê-su đã không chấp nhận sự khổ chế này của họ (x Mc 2,19-20). + Còn anh, khi ăn chay…: Đức Giê-su muốn cho các môn đệ của Người phải ăn chay trong sự kín đáo khiêm tốn: thay vì rắc tro lên mặt, để râu tóc bù xù, quần áo dơ bẩn… thì họ phải rửa mặt, chải dầu thơm giống như họ vẫn thường làm mỗi khi đi ra đường để người khác không biết họ đang ăn chay.
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI:
1) Khi Đức Giê-su nói: “Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (c. 4b.6b.18b), phải chăng Người muốn cổ võ một thứ luân lý vụ lợi: Cho đi để được nhận lại ? 2) Muốn có giá trị trước mặt Thiên Chúa và xứng đáng được Ngài ban nhiều ơn lành, thì việc chay tịnh cần tránh những gì và cần làm những gì ?
- ĐÁP:
1) Thực ra không phải vậy. Vì nếu có ý khích lệ người ta làm việc thiện để được lợi cho mình, thì Người đã hứa những lợi ích có tính thế tục như tiền của, sức khỏe, thành công… Nhưng ở đây Người không nói rõ phần thưởng Chúa Cha sẽ ban cho là gì. Nơi nhiều đoạn khác, phần thưởng được hứa hầu như luôn là Nước Trời tương lai hoặc một trong những hoa trái thiêng liêng của nó là sự sống muôn đời (x. Mt 25,46; Mc 10,30). Các môn đệ sẽ được tham dự vào quyền bá chủ của Người (x. Lc 22,28-29), được xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en trong ngày tận thế (x. Mt 19,28). Ở đây, phần thưởng Đức Giê-su hứa cho những kẻ làm việc lành phải được hiểu theo nghĩa Cánh Chung, và có tính cách vô thường, nghĩa là: được Chúa ban cho, không vì việc làm đáng thưởng, nhưng chỉ vì tình thương và lòng nhân hậu vô biên của Người (Dụ ngôn đầy tớ vô dụng: Lc 17,7-10). Hơn nữa, phần thưởng ở đây còn được hiểu là chính Thiên Chúa. Những ai làm việc thiện trước mặt Thiên Chúa, với ý hướng muốn làm đẹp lòng Ngài và để tôn vinh Ngài, thì sẽ được gặp Ngài, được xem thấy Ngài và sẽ tìm thấy hạnh phúc cho bản thân.
2) Muốn cho việc ăn chay có giá trị trước mặt Thiên Chúa, thì cần tránh cách ăn chay hình thức về ngoài đã bị Đức Chúa quở trách, và còn phải kèm theo những việc tốt lành để xứng đáng được Đức Chúa chấp nhận, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn…”. Nào, cách ăn chay mà Đức Chúa ưa thích chẳng phải thế này đó sao: “Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm… Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ ngươi kêu lên Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu Người liền đáp lại: “Có Ta đây!” (Is 58,6b-9a).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHỖ NÀO TRONG NHÀ THỜ LOÀI CHUỘT ÍT BỊ QUẤY RẦY NHẤT
Có một con chuột cống sống trong một ngôi nhà thờ cổ ở miền quê nước Pháp. Một hôm khi đi lang thang trong nhà thờ kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, bỗng nó gặp một con chuột khác cũng đang đi tìm thức ăn. Hai con chuột làm quen và hỏi thăm về chỗ ở của nhau. Con thứ nhất tâm sự: “Tớ đang sống chui rúc dưới gầm tòa giải tội trong nhà thờ này, nhưng chẳng mấy khi được yên thân. Vì lúc nào cũng có người đến xưng tội làm mất giấc ngủ của tớ !”. Nghe vậy, chuột thứ hai tỏ ra thông cảm với bạn liền nói: “Vậy thì bạn hãy dọn đến ở chung với tớ. Chỗ tớ đang ở vừa ấm áp sạch sẽ, lại vừa yên tĩnh và ít bị quấy rầy !” Chuột thứ nhất ngạc nhiên nói: “Có một chỗ ở như thế trong nhà thờ thật ư ? Hãy cho tớ biết chỗ đó là chỗ nào vậy ?”. Chuột thứ hai đáp: “Đó là thùng quyên góp giúp đỡ người nghèo ở cuối nhà thờ này đấy !”.
2) BÁC ÁI CHIA SẺ LÀ PHƯƠNG CÁCH ĂN CHAY ĐẸP LÒNG CHÚA HƠN CẢ:
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. Ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Ðể thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi nào ông ít ăn chay và không cầu nguyện thì ngôi sao bị lu mờ đi. Khi ông gia tăng ăn chay cầu nguyện thì ngôi sao lại rực sáng lên.
Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng với ông lên núi. Thày trò hăng hái lên đường. Đường càng lên cao thì càng dốc và khó đi. Mặt trời mỗi lúc càng nắng gắt. Hai thày trò đều bị ướt đẫm mồ hôi và khát nước, nhưng theo luật ăn chay nghiêm ngặt nên không ai dám uống nước. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ phá chay mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng khi thấy em bé mỗi lúc mệt thêm, vị ẩn tu thương hại em nên mở chai nước ra uống. Lúc ấy em bé mới dám mở chai của mình ra uống. Uống nước xong, em cảm thấy khỏe hơn và mỉm cười rất tươi để tỏ lòng cám ơn thày. Thày ẩn tu ngước mắt nhìn lên ngôi sao trên đỉnh núi vì sợ ngôi sao kia biến mất vì mình đã không hãm mình. Nhưng lạ thay, trên đầu núi thày thấy không phải một mà lại có đến hai ngôi sao sáng cùng xuất hiện. Thì ra, để thưởng công lòng bác ái yêu thương người khác của thày, Chúa đã cho thêm một ngôi sao nữa.
3. SUY NIỆM:
+ YÊU THƯƠNG LÀ CHO ĐI: Cho nhiều là dấu hiệu yêu nhiều. Thánh Phao-lô đã khuyên các kỳ mục ở Ê-phê-xô như sau: “Và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Thánh Gia-cô-bê dạy các tín hữu phải có đức tin hành động như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì ?” (Gc 2,15-16).
+ BỐ THÍ CHIA SẺ: Một việc đạo đức ta cần quan tâm thực hiện trong Mùa Chay là sự bố thí chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói. Việc bố thí này tuy khó thực hiện, nhưng sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tâm hồn ta:
** Khó thực hiện vì “Đồng tiền liền khúc ruột”: Chỉ những người có lòng hy sinh và quảng đại mới có thể thực hiện được tốt công việc chia sẻ này.
** Việc bố thí giúp ta ý thức giá trị tương đối của đồng tiền: Giúp ta biết dùng đồng tiền trong việc làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi tha nhân, giúp ta bớt đi lòng dính bén với của cải vật chất như Đức Giê-su đã khuyên chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà chia cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
** Bố thí còn là cách đền tội hữu hiệu: Sứ thần Raphaen đã khuyên bảo hai cha con nhà Tô-bi-a như sau: “Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công. Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI: Trong Mùa Chay, ta nên làm thêm một số việc đạo đức nào ? 2) Ta cần phát hiện ra mình có mối tội đầu tức là thói hư tật xấu nào và phải làm gì để tu sửa lại ?
ĐÁP:
1) Việc đạo đức: Dự lễ và rước lễ hằng ngày, mỗi ngày cố gắng làm vài ba việc hãm mình hay việc bác ái để đền tội, quyết tâm tu sửa một thói hư như: Chửi thề tục tĩu, lười biếng đọc kinh tối gia đình…
2) Tập làm các việc tốt đối lập với thói hư tật xấu, kèm theo một lời nguyệt tắt như: “Lạy Chúa, xin cho con chừa bỏ được tội nói xấu kẻ mà con không ưa, bằng cách thành thật khen ngợi ưu điểm của họ với người khác, để con được mỗi ngày một nên giống Chúa hơn”.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cùng với toàn thể Hội Thánh, con được bước vào Mùa Chay. Con tạ ơn Chúa đã cho con có được một thời gian thuận lợi để duyệt xét lại cuộc đời con, hầu phát huy điều tốt và chấn chỉnh những sai lỗi thiếu sót nơi bản thân con. Xin chiếu dọi ánh sáng Lời Chúa để con nhận ra con người yếu hèn của con. Nhất là xin đổ Thần Khí Chúa nâng đỡ con. Chỉ nhờ ơn Chúa giúp con mới có thể mau mắn chỗi dậy trở về làm hòa với Chúa sau mỗi lần vấp ngã và ngày một nên người mới như ý Chúa muốn.
- LẠY CHÚA. Trong cuộc sống hằng ngày, con thường tỏ ra ích kỷ, khép kín cửa lòng trước tha nhân. Đôi lúc con cũng làm được một vài việc tốt, nhưng con lại muốn nhiều người biết và khen ngợi con. Hôm nay xin giúp con biết ăn ở khiêm tốn theo lời Chúa dạy: “Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm”, để những việc con làm luôn đẹp lòng Chúa và xứng đáng được Chúa ban Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
Chúa NHẬT 1 MÙA CHAY A
St 2,7-9;3,1-7 ; Rm 5,12-19 ; Mt 4,1-11
CHỐNG TRẢ CƠN CÁM DỖ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 4,1-11
(1) Bây giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. (2) Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. (3) Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. (4) Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. (5) Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, (6) rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (7) Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. (10) Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (11) Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa, Người đã qua các cơn cám dỗ thử thách mà vẫn trung thành với ơn gọi của mình. Người muốn nêu gương cho các tín hữu hôm nay về cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu chống trả còn có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là phải lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để sấp mình xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng để thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi hay được dùng trong Thánh Kinh để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy kéo dài suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, bốn mươi ngày giữa lễ Phục Sinh và lễ Thăng Thiên… Sở dĩ Đức Giê-su có thể nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ có ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này còn có ý nghĩa về Thần tính của Đức Giê-su. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su biến đá thành bánh, hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên đi tư cách Mê-si-a để làm theo ý riêng hơn là theo ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để vâng Lời Thiên Chúa, nhờ đó đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
- C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để được Thiên Chúa cứu giúp. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Xa-tan đã nêu ra câu Thánh Vịnh này theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Trái với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng minh quyền năng, còn Đức Giê-su hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa mà không cần đòi dấu lạ (x. Ga 6,30-33).
- C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy tất cả Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người hãy thờ lạy nó như chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi !: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng đi theo con đường thập giá theo thánh ý Chúa Cha (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), cho thấy chỉ duy có một Thiên Chúa độc nhất mà mọi người đều phải phụng sự tôn thờ Ngài.
4. HỎI ĐÁP:
1) HỎI: Cám dỗ là gì ? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa ? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình ?
ĐÁP:
- Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa khi cố tình không vâng lời Chúa dạy để làm điều vi phạm các giới răn của Ngài.
- Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu chiều theo ma quỷ tức là phạm tội và làm cho Chúa buồn. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ, họ sẽ được Chúa chúc phúc và sẽ làm cho Chúa vui lòng.
- Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta hãy noi gương Chúa Giê-su: Năng hãm mình và ăn chay để tập làm chủ bản năng của mình, siêng năng học sống Lời Chúa như thanh gươm hai lưỡi để đương đầu với ma quỷ, năng xin ơn Chúa trợ giúp và luôn vâng theo Thánh Thần hướng dẫn.
2) HỎI: Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế ?
ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su có bị ma quỷ cám dỗ, nhưng chúng chỉ cám dỗ Người ở trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.
3) HỎI: Đức Giê-su trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ nhằm mục đích gì?
ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được Thần Khí hiện xuống xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ. Sở dĩ Người chịu ma quỷ cám dỗ là nhằm mục đích như sau:
- Một là để trải qua những sự thử thách của nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và của dân Ít-ra-en trong cuộc Xuất Hành (Đnl 8,2-4). Vì Người là A-đam Mới và Ít-ra-en Mới thời Tân Ước (x Rm 5,18-19).
- Hai là để nêu gương ăn chay cầu nguyện cho các tín hữu, nhờ đó chúng ta sẽ làm chủ được bản thân và dễ dàng chiến thắng ma quỷ cám dỗ hưởng thụ các lạc thú bất chính (x Mt 17,21; Mc 9,29)..
- Ba là để nêu gương vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí: Nếu chúng ta biết nghe theo sự hướng dẫn của Thần Khí qua việc siêng năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ luôn vâng lời Chúa phán hơn nghe theo ma quỷ mà theo ý mình, như Đức Giê-su có lần quở trách Tông đồ Phê-rô (x Mt 16,21-23).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).
2. CÂU CHUYỆN: TAM THẬP LỤC KẾ: ĐÀO VI THƯỢNG SÁCH
Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc bày la liệt trên một đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên vẫn ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau đến uống. Những con già đời đoán biết đó là bẫy của thợ săn, liền nhắc nhở cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia”. Thế là cả bầy buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không cưỡng lại được, liền bất chấp lời khuyên khôn ngoan và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh dành nhau chí choé nốc cạn hết bầu này đến bầu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn đến, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.
Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại lắm thay! Đối với các bạn trẻ hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất hết nhân tính, trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít bạn trẻ nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao ?
Đối với các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và phải làm như cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm một lần… Vì thử dù chỉ một lần thôi là đã bắt đầu biến thành con nghiện rồi vậy !
3. SUY NIỆM:
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng: Chiến đấu với thiên nhiên để tồn tại, chiến đấu với kẻ thù để khỏi bị tiêu diệt, chiến đấu với xác thịt để trở nên người tốt. Hôm nay Giáo Hội còn dạy chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Chính Đức Giê-su đã chiến đấu và chiến thắng ma quỷ để nêu gương cho chúng ta. Vậy ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì ? Và chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó ?
1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su và lòai người chúng ta về ba phương diện sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn và hút chích ma túy…
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi là tài giỏi và cũng để thử thách Thiên Chúa, đòi Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc làm phép lạ cứu mình thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Chúa làm phép lạ trái với định luật do Chúa đã an bài trong thiên nhiên để chiều theo sở thích riêng của chúng ta !
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế này như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29).
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng câm miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng xử của Đức Giê-su như sau: Đáp lại lời xúi biến đá thành bánh, Đức Giê-su nêu cao Lời Chúa dạy: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Đnl 8,3). Đáp lại cám dỗ thờ lạy ma quỷ để được hưởng quyền hành lợi lộc của nó, Đức Giê-su nêu ra Lời Chúa dạy: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13). Đáp lại cám dỗ gieo mình từ nóc Đền thờ xuống, Đức Giê-su đưa ra Lời dạy của Chúa: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16).
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ: Ngày nay khi bị cám dỗ, chúng ta cũng cần chống trả bằng những phương cách sau:
+ Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh sự ở không. Vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Làm một việc nào khác phù hợp sở thích như xem sách chuyện, phim truyền hình, thăm bạn bè, đi bơi lội hay tham gia chơi một môn thể thao lành mạnh.
+ Tránh tò mò truy cập vào các trang phim ảnh xấu trên internet.
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
+ Làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa trợ giúp như thánh Phê-rô xưa khi sắp bị chìm: “Lạy Thầy, xin cứu giúp con !”, hoặc noi gương Đức Giê-su xua đuổi ma quỷ cám dỗ: "Xa-tan, hãy xéo đi !” (Mt 4,10).
4. THẢO LUẬN:
1) Bị cám dỗ đã phạm tội chưa ? 2) Bạn có nên thử Thiên Chúa bằng việc xin khỏi bệnh mà không dùng thuốc theo toa bác sĩ, xin thi đậu mà không chăm chỉ học hành, xin được trúng số… hay không ? 3) Trong suy niệm trên, bạn thấy phương thế nào hiệu quả nhất và dễ áp dụng nhất để chiến thắng ma quỷ cám dỗ ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa Giê-su khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã chọn làm theo thánh ý Chúa Cha, thi hành mọi lời Chúa Cha phán dạy và cương quyết xua đuổi ma quỷ khi nó cám dỗ bỏ Chúa Cha mà tôn thờ nó bằng câu: “Xa-tan kia, xéo đi!”.
- LẠY CHÚA. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô Tông Đồ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Ge 2,12-18 ; 2Cr 5,20-6,2 ; Mt 6,1-6,16-18
LÀM VIỆC LÀNH TRONG KHIÊM HẠ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 6,1-6,16-18
(1) Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (5) Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (16) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.
2. Ý CHÍNH:
Sau khi trình bày về sự công chính mới trong việc tuân giữ các giới răn, Đức Giê-su đề cập tới một nền đạo đức mới là phải làm các việc lành thế nào cho phù hợp với tinh thần mới của Người. Điều cốt yếu khi làm các việc đạo đức là phải khiêm tốn và theo thánh ý Chúa Cha: Tránh làm các việc đạo đức như cầu nguyện để được người ta ca tụng; Tránh khua chiêng đánh trống khi bố thí để tìm tiếng khen nơi người đời; Tránh làm bộ mặt rầu rĩ thiểu não khi ăn chay để cho thiên hạ nể phục.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng. Chớ có phô trương cho thiên hạ thấy: Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải tránh thói đạo đức giả hình của các người Pha-ri-sêu (Biệt Phái), là những kẻ “nói mà không làm”, “làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” (x Mt 23,3.5). + Bố thí: Thời Đức Giê-su, bố thí là việc công chính bậc nhất (x Hc 7,10). Hình như người ta ưa làm việc bố thí công khai, nên dễ đưa tới sự phô trương bề ngoài để được người khác ca tụng. + Đừng có khua chiêng đánh trống: Rất có thể những người Pha-ri-sêu thời bấy giờ dùng chiêng trống để loan báo cho người ăn xin nghèo khó tập trung lại nhận quà. Tuy nhiên, không thấy bản văn nào nói đến việc này. Do đó, ta có thể coi đây chỉ là một ví dụ có tính phóng đại để làm nổi bật đòi hỏi tinh thần khiêm tốn, mà Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải có, khi làm các việc đạo đức. + Chúng đã được phần thưởng rồi: Lời khen của người đời chính là phần thưởng dành cho những ai làm việc bố thí chỉ nhằm mục đích tự nhiên. Do đó, họ sẽ không được hưởng công phúc thiêng liêng trước mặt Chúa Cha trên trời.
- C 3-4: + Đừng “cho tay trái biết việc tay phải làm”: Là một kiểu nói có nghĩa là phải giữ kín, đừng nói cho người khác biết việc mình đang làm. Người môn đệ Đức Giê-su không những phải tránh cho mọi người hay biết việc bố thí của mình, nên cần thực hiện trong âm thầm khiêm tốn.
- C 5-6: + Cầu nguyện: Chính Đức Giê-su đã làm gương và dạy các môn đệ về sự cầu nguyện (x. Mt 14,23). Theo các huấn thị của Người rải rác trong các Tin Mừng thì lời cầu nguyện phải như sau: Phải cầu nguyện cách khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa (x Lc 18,10-14) và người đời (x Mt 6,5-6); Phải chân thành, phát xuất tự đáy lòng (x Mt 6,7); Phải tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa Cha (x Mt 6,8; 7,7-11) và kiên trì nài xin (x Lc 11,5-8; 18,1-8). Lời cầu nguyện sẽ chỉ được Chúa chấp nhận khi cầu nguyện với lòng tin (x Mt 21,22); Khi cầu nguyện nhân danh Đức Giê-su (x. Mt 18,19-20); và khi xin Chúa ban những điều tốt lành (x Mt 7,11). + Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy: Ở đây Đức Giê-su không đả kích việc cầu nguyện công khai và có tính cộng đồng (x Mt 18,19-20), nhưng Người chỉ muốn tránh ý đồ phô trương công đức để được ca tụng. + Hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện cùng Cha của anh: Đức Giê-su gợi lại cách thức của ngôn sứ Ê-li-a khi ông cầu nguyện để làm cho đứa bé mới chết được sống lại (x 2 V 4,33). Cách thức cầu nguyện kín đáo này trái với cách phô trương của những kẻ giả hình. Cầu nguyện là gặp gỡ Thiên Chúa. “Vào phòng” là hồi tâm, đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa nhờ đức tin. Thiếu điều này sẽ không còn là sự cầu nguyện đích thực nữa.
- C 16-18: + Ăn chay: Đã từ rất lâu, dân Ít-ra-en có tục lệ ăn chay mỗi khi có tang chế (x 2 Sm 3,35), khi cầu xin Chúa một ơn đặc biệt (2 Sm 12,16). Ăn chay theo luật Mô-sê là nhịn ăn uống vào lúc ban ngày. Sự nhịn ăn uống này sẽ kéo dài trong một thời gian lâu hay mau tùy trường hợp. Trong thời gian ăn chay, người ta sẽ không tắm rửa, để râu tóc mọc dài, và mặc một loại quần áo vải thô đặc biệt. Thời Đức Giê-su, dân Do Thái chỉ buộc phải ăn chay trong lễ Xá Tội vào mùng mười tháng Bảy, tức khoảng cuối tháng Chín dương lịch (x. Lv 16,29-31; Cv 27,9), trong ngày kỷ niệm Đền thờ bị tàn phá và những lúc gặp thiên tai. Việc ăn chay này sẽ do các đầu mục quyết định. Riêng người Pha-ri-sêu còn tự nguyện ăn chay mỗi tuần hai lần (x. Lc 18,12), nhưng việc chay tịnh chỉ mang tính bề ngoài nhằm phô trương (x Mc 2,18), nên Đức Giê-su đã không chấp nhận sự khổ chế này của họ (x Mc 2,19-20). + Còn anh, khi ăn chay…: Đức Giê-su muốn cho các môn đệ của Người phải ăn chay trong sự kín đáo khiêm tốn: thay vì rắc tro lên mặt, để râu tóc bù xù, quần áo dơ bẩn… thì họ phải rửa mặt, chải dầu thơm giống như họ vẫn thường làm mỗi khi đi ra đường để người khác không biết họ đang ăn chay.
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI:
1) Khi Đức Giê-su nói: “Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (c. 4b.6b.18b), phải chăng Người muốn cổ võ một thứ luân lý vụ lợi: Cho đi để được nhận lại ? 2) Muốn có giá trị trước mặt Thiên Chúa và xứng đáng được Ngài ban nhiều ơn lành, thì việc chay tịnh cần tránh những gì và cần làm những gì ?
- ĐÁP:
1) Thực ra không phải vậy. Vì nếu có ý khích lệ người ta làm việc thiện để được lợi cho mình, thì Người đã hứa những lợi ích có tính thế tục như tiền của, sức khỏe, thành công… Nhưng ở đây Người không nói rõ phần thưởng Chúa Cha sẽ ban cho là gì. Nơi nhiều đoạn khác, phần thưởng được hứa hầu như luôn là Nước Trời tương lai hoặc một trong những hoa trái thiêng liêng của nó là sự sống muôn đời (x. Mt 25,46; Mc 10,30). Các môn đệ sẽ được tham dự vào quyền bá chủ của Người (x. Lc 22,28-29), được xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en trong ngày tận thế (x. Mt 19,28). Ở đây, phần thưởng Đức Giê-su hứa cho những kẻ làm việc lành phải được hiểu theo nghĩa Cánh Chung, và có tính cách vô thường, nghĩa là: được Chúa ban cho, không vì việc làm đáng thưởng, nhưng chỉ vì tình thương và lòng nhân hậu vô biên của Người (Dụ ngôn đầy tớ vô dụng: Lc 17,7-10). Hơn nữa, phần thưởng ở đây còn được hiểu là chính Thiên Chúa. Những ai làm việc thiện trước mặt Thiên Chúa, với ý hướng muốn làm đẹp lòng Ngài và để tôn vinh Ngài, thì sẽ được gặp Ngài, được xem thấy Ngài và sẽ tìm thấy hạnh phúc cho bản thân.
2) Muốn cho việc ăn chay có giá trị trước mặt Thiên Chúa, thì cần tránh cách ăn chay hình thức về ngoài đã bị Đức Chúa quở trách, và còn phải kèm theo những việc tốt lành để xứng đáng được Đức Chúa chấp nhận, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn…”. Nào, cách ăn chay mà Đức Chúa ưa thích chẳng phải thế này đó sao: “Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm… Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ ngươi kêu lên Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu Người liền đáp lại: “Có Ta đây!” (Is 58,6b-9a).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHỖ NÀO TRONG NHÀ THỜ LOÀI CHUỘT ÍT BỊ QUẤY RẦY NHẤT
Có một con chuột cống sống trong một ngôi nhà thờ cổ ở miền quê nước Pháp. Một hôm khi đi lang thang trong nhà thờ kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, bỗng nó gặp một con chuột khác cũng đang đi tìm thức ăn. Hai con chuột làm quen và hỏi thăm về chỗ ở của nhau. Con thứ nhất tâm sự: “Tớ đang sống chui rúc dưới gầm tòa giải tội trong nhà thờ này, nhưng chẳng mấy khi được yên thân. Vì lúc nào cũng có người đến xưng tội làm mất giấc ngủ của tớ !”. Nghe vậy, chuột thứ hai tỏ ra thông cảm với bạn liền nói: “Vậy thì bạn hãy dọn đến ở chung với tớ. Chỗ tớ đang ở vừa ấm áp sạch sẽ, lại vừa yên tĩnh và ít bị quấy rầy !” Chuột thứ nhất ngạc nhiên nói: “Có một chỗ ở như thế trong nhà thờ thật ư ? Hãy cho tớ biết chỗ đó là chỗ nào vậy ?”. Chuột thứ hai đáp: “Đó là thùng quyên góp giúp đỡ người nghèo ở cuối nhà thờ này đấy !”.
2) BÁC ÁI CHIA SẺ LÀ PHƯƠNG CÁCH ĂN CHAY ĐẸP LÒNG CHÚA HƠN CẢ:
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. Ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Ðể thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi nào ông ít ăn chay và không cầu nguyện thì ngôi sao bị lu mờ đi. Khi ông gia tăng ăn chay cầu nguyện thì ngôi sao lại rực sáng lên.
Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng với ông lên núi. Thày trò hăng hái lên đường. Đường càng lên cao thì càng dốc và khó đi. Mặt trời mỗi lúc càng nắng gắt. Hai thày trò đều bị ướt đẫm mồ hôi và khát nước, nhưng theo luật ăn chay nghiêm ngặt nên không ai dám uống nước. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ phá chay mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng khi thấy em bé mỗi lúc mệt thêm, vị ẩn tu thương hại em nên mở chai nước ra uống. Lúc ấy em bé mới dám mở chai của mình ra uống. Uống nước xong, em cảm thấy khỏe hơn và mỉm cười rất tươi để tỏ lòng cám ơn thày. Thày ẩn tu ngước mắt nhìn lên ngôi sao trên đỉnh núi vì sợ ngôi sao kia biến mất vì mình đã không hãm mình. Nhưng lạ thay, trên đầu núi thày thấy không phải một mà lại có đến hai ngôi sao sáng cùng xuất hiện. Thì ra, để thưởng công lòng bác ái yêu thương người khác của thày, Chúa đã cho thêm một ngôi sao nữa.
3. SUY NIỆM:
+ YÊU THƯƠNG LÀ CHO ĐI: Cho nhiều là dấu hiệu yêu nhiều. Thánh Phao-lô đã khuyên các kỳ mục ở Ê-phê-xô như sau: “Và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Thánh Gia-cô-bê dạy các tín hữu phải có đức tin hành động như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì ?” (Gc 2,15-16).
+ BỐ THÍ CHIA SẺ: Một việc đạo đức ta cần quan tâm thực hiện trong Mùa Chay là sự bố thí chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói. Việc bố thí này tuy khó thực hiện, nhưng sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tâm hồn ta:
** Khó thực hiện vì “Đồng tiền liền khúc ruột”: Chỉ những người có lòng hy sinh và quảng đại mới có thể thực hiện được tốt công việc chia sẻ này.
** Việc bố thí giúp ta ý thức giá trị tương đối của đồng tiền: Giúp ta biết dùng đồng tiền trong việc làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi tha nhân, giúp ta bớt đi lòng dính bén với của cải vật chất như Đức Giê-su đã khuyên chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà chia cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
** Bố thí còn là cách đền tội hữu hiệu: Sứ thần Raphaen đã khuyên bảo hai cha con nhà Tô-bi-a như sau: “Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công. Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI: Trong Mùa Chay, ta nên làm thêm một số việc đạo đức nào ? 2) Ta cần phát hiện ra mình có mối tội đầu tức là thói hư tật xấu nào và phải làm gì để tu sửa lại ?
ĐÁP:
1) Việc đạo đức: Dự lễ và rước lễ hằng ngày, mỗi ngày cố gắng làm vài ba việc hãm mình hay việc bác ái để đền tội, quyết tâm tu sửa một thói hư như: Chửi thề tục tĩu, lười biếng đọc kinh tối gia đình…
2) Tập làm các việc tốt đối lập với thói hư tật xấu, kèm theo một lời nguyệt tắt như: “Lạy Chúa, xin cho con chừa bỏ được tội nói xấu kẻ mà con không ưa, bằng cách thành thật khen ngợi ưu điểm của họ với người khác, để con được mỗi ngày một nên giống Chúa hơn”.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cùng với toàn thể Hội Thánh, con được bước vào Mùa Chay. Con tạ ơn Chúa đã cho con có được một thời gian thuận lợi để duyệt xét lại cuộc đời con, hầu phát huy điều tốt và chấn chỉnh những sai lỗi thiếu sót nơi bản thân con. Xin chiếu dọi ánh sáng Lời Chúa để con nhận ra con người yếu hèn của con. Nhất là xin đổ Thần Khí Chúa nâng đỡ con. Chỉ nhờ ơn Chúa giúp con mới có thể mau mắn chỗi dậy trở về làm hòa với Chúa sau mỗi lần vấp ngã và ngày một nên người mới như ý Chúa muốn.
- LẠY CHÚA. Trong cuộc sống hằng ngày, con thường tỏ ra ích kỷ, khép kín cửa lòng trước tha nhân. Đôi lúc con cũng làm được một vài việc tốt, nhưng con lại muốn nhiều người biết và khen ngợi con. Hôm nay xin giúp con biết ăn ở khiêm tốn theo lời Chúa dạy: “Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm”, để những việc con làm luôn đẹp lòng Chúa và xứng đáng được Chúa ban Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
Chúa NHẬT 1 MÙA CHAY A
St 2,7-9;3,1-7 ; Rm 5,12-19 ; Mt 4,1-11
CHỐNG TRẢ CƠN CÁM DỖ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 4,1-11
(1) Bây giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. (2) Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. (3) Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi !”. (4) Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra”. (5) Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, (6) rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (7) Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (8) Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, (9) và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi”. (10) Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi !” (11) Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và kìa các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su như một Mô-sê Mới, lãnh đạo một cuộc Xuất Hành Mới. Người còn là hiện thân của dân Ít-ra-en Mới vào sa mạc sống lại kinh nghiệm của dân Ít-ra-en xưa trên núi Xi-nai (x Đnl 8,2-4). Có điều khác với Ít-ra-en xưa, Người đã qua các cơn cám dỗ thử thách mà vẫn trung thành với ơn gọi của mình. Người muốn nêu gương cho các tín hữu hôm nay về cách chống trả các cơn cám dỗ của ma quỷ.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Được Thần Khí dẫn vào hoang địa: Thần khí đã ngự xuống trên Đức Giê-su, giờ đây lại hướng dẫn Người vào nơi hoang vắng, có lẽ là một hang núi gần thành Giê-ri-cô. + Để chịu quỷ cám dỗ: Cám dỗ đồng nghĩa với sự thử thách do ma quỷ thực hiện. Khi bị cám dỗ mà chiều theo thì mới phạm tội. Còn nếu chống trả còn có công. Đức Giê-su cũng trải qua sự thử thách, nghĩa là phải lựa chọn giữa tốt và xấu. Thần Khí đã đặt Đức Giê-su vào một hoàn cảnh để Người tự khẳng định lập trường và chứng tỏ là Con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa. + Bốn mươi đêm ngày: Cũng như Mô-sê trước khi nhận hai bia đá Giao ước, đã lên núi bốn mươi ngày đêm, ăn chay cầu nguyện (x. Đnl 9,9), và sau đó lại ăn chay thêm bốn mươi ngày đêm để sấp mình xin Đức Chúa nguôi giận mà tha tội cho dân Ít-ra-en đã vi phạm Giao ước khi đúc tượng bê vàng để thờ lạy (x. Đnl 9,18). Ngoài ra con số bốn mươi hay được dùng trong Thánh Kinh để ám chỉ một thời gian khá dài như: lụt đại hồng thủy kéo dài suốt bốn mươi ngày đêm, dân Ít-ra-en đi trong hoang địa bốn mươi năm, Vua Đa-vít cai trị bốn mươi năm, bốn mươi ngày giữa lễ Phục Sinh và lễ Thăng Thiên… Sở dĩ Đức Giê-su có thể nhịn đói suốt bốn mươi ngày đêm là nhờ có ơn Chúa nâng đỡ. + Nếu ông là Con Thiên Chúa: Tước hiệu này thuộc nội dung các lời hứa về Đấng Mê-si-a con vua Đa-vít (x. Tv 2,7; 89,27). Ngoài ra tước hiệu này còn có ý nghĩa về Thần tính của Đức Giê-su. + Hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su biến đá thành bánh, hy vọng có thể do bị đói khát, Người sẽ quên đi tư cách Mê-si-a để làm theo ý riêng hơn là theo ý Thiên Chúa. + Đã có lời chép: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh…”: Đây là lời trong Sách Đệ Nhị Luật (8,3) mà Đức Giê-su đã chọn để vâng Lời Thiên Chúa, nhờ đó đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng nói: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34).
- C 5-7: + “Hãy gieo mình xuống đi”: Ma quỷ xúi Đức Giê-su thử thách quyền năng Thiên Chúa khi gieo mình từ trên cao rơi xuống để được Thiên Chúa cứu giúp. + Có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn…”: Xa-tan đã nêu ra câu Thánh Vịnh này theo nghĩa đen (Tv 91,11-12). + Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách…”: Đây là câu Kinh Thánh trong sách Đệ nhị luật: “Anh em đừng thách thức Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, như anh em đã thách thức ở Ma-xa” (Đnl 6,16). Trái với dân Ít-ra-en xưa đã đòi Đức Chúa phải làm dấu lạ để chứng minh quyền năng, còn Đức Giê-su hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa mà không cần đòi dấu lạ (x. Ga 6,30-33).
- C 8-11: + Đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian…: Câu này nhắc lại sự kiện xưa kia Mô-sê lên núi Nê-bô và đã được Đức Chúa cho nhìn thấy tất cả Miền Đất Hứa (x. Đnl 31,1-4). Nay ma quỷ cũng tác động làm cho Đức Giê-su tưởng tượng ra mình đang ở trên núi và nhìn thấy những của cải châu báu để cám dỗ Người hãy thờ lạy nó như chúa tể để được nó ban cho của cải trần gian. + Xa-tan kia, xéo đi !: Xa-tan nghĩa là “tên cám dỗ”. Sau này Đức Giê-su cũng xua đuổi Phê-rô giống như thế khi ông cám dỗ Người đừng đi theo con đường thập giá theo thánh ý Chúa Cha (x. Mt 16,23). + Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi: Đây là câu trích trong sách Đệ nhị luật (6,4.13), cho thấy chỉ duy có một Thiên Chúa độc nhất mà mọi người đều phải phụng sự tôn thờ Ngài.
4. HỎI ĐÁP:
1) HỎI: Cám dỗ là gì ? Bị cám dỗ thì đã phạm tội chưa ? Ta cần làm gì để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt mình ?
ĐÁP:
- Cám dỗ là việc ma quỷ xúi giục một người phạm tội chống lại Thiên Chúa khi cố tình không vâng lời Chúa dạy để làm điều vi phạm các giới răn của Ngài.
- Mỗi cơn cám dỗ thường có ba giai đoạn: Một là ma quỷ gợi lên một hình ảnh, một tư tưởng xấu trong tâm trí người ta. Hai là ma quỷ xúi người ta thỏa mãn đam mê dục vọng ấy bằng sự ưng thuận. Ba là sự chọn lựa tự do: nếu chiều theo ma quỷ tức là phạm tội và làm cho Chúa buồn. Còn nếu từ chối không nghe theo ma quỷ, họ sẽ được Chúa chúc phúc và sẽ làm cho Chúa vui lòng.
- Để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, chúng ta hãy noi gương Chúa Giê-su: Năng hãm mình và ăn chay để tập làm chủ bản năng của mình, siêng năng học sống Lời Chúa như thanh gươm hai lưỡi để đương đầu với ma quỷ, năng xin ơn Chúa trợ giúp và luôn vâng theo Thánh Thần hướng dẫn.
2) HỎI: Đức Giê-su bị ma quỷ cám dỗ trong tâm trí hay trong thực tế ?
ĐÁP: Việc quỷ đặt Đức Giê-su lên nóc Đền thờ, đem Người lên một ngọn núi cao và chỉ cho Người xem tất cả vinh hoa lợi lộc của các nước trên thế gian… cho thấy Đức Giê-su có bị ma quỷ cám dỗ, nhưng chúng chỉ cám dỗ Người ở trong tâm trí, chứ không thực sự đem Người từ nơi này đến nơi kia.
3) HỎI: Đức Giê-su trải qua cơn cám dỗ của ma quỷ nhằm mục đích gì?
ĐÁP: Sau khi chịu phép Rửa của Gio-an và được Thần Khí hiện xuống xức dầu thiêng liêng tấn phong làm Đấng Ki-tô, Đức Giê-su đã được Thần Khí dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày và chịu ma quỷ cám dỗ. Sở dĩ Người chịu ma quỷ cám dỗ là nhằm mục đích như sau:
- Một là để trải qua những sự thử thách của nguyên tổ A-đam E-và xưa trong vườn địa đàng (x St 3,1-24), và của dân Ít-ra-en trong cuộc Xuất Hành (Đnl 8,2-4). Vì Người là A-đam Mới và Ít-ra-en Mới thời Tân Ước (x Rm 5,18-19).
- Hai là để nêu gương ăn chay cầu nguyện cho các tín hữu, nhờ đó chúng ta sẽ làm chủ được bản thân và dễ dàng chiến thắng ma quỷ cám dỗ hưởng thụ các lạc thú bất chính (x Mt 17,21; Mc 9,29)..
- Ba là để nêu gương vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí: Nếu chúng ta biết nghe theo sự hướng dẫn của Thần Khí qua việc siêng năng học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ luôn vâng lời Chúa phán hơn nghe theo ma quỷ mà theo ý mình, như Đức Giê-su có lần quở trách Tông đồ Phê-rô (x Mt 16,21-23).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi ! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4,10).
2. CÂU CHUYỆN: TAM THẬP LỤC KẾ: ĐÀO VI THƯỢNG SÁCH
Ở núi Phong Khê đất Thục có một giống đười ươi có bộ mặt giống như người. Chúng biết nói cười và máu của chúng được người ta dùng làm thuốc nhuộm quần áo rất tốt, nên các thợ săn thường săn bắt chúng. Biết được loài đười ươi này thích uống rượu và đi guốc, thợ săn đã đem rượu và guốc bày la liệt trên một đồng trống để nhử chúng, rồi ẩn núp chờ đợi. Dù sống sâu trong rừng, nhưng loài đười ươi lại có khứu giác rất nhậy nên vẫn ngửi thấy mùi rượu thơm liền kéo nhau đến uống. Những con già đời đoán biết đó là bẫy của thợ săn, liền nhắc nhở cả bầy rằng: “Hãy cảnh giác, đừng khờ dại uống rượu đi guốc kẻo bị mắc mưu của bọn người độc ác kia”. Thế là cả bầy buồn bã bỏ đi. Nhưng rồi một con bị mùi rượu thơm hấp dẫn không cưỡng lại được, liền bất chấp lời khuyên khôn ngoan và rủ đồng bọn quay trở lại. Rồi “quen mui thấy mùi ăn mãi”, chúng tranh dành nhau chí choé nốc cạn hết bầu này đến bầu khác. Đến lượt các con già cả khôn ngoan tuy biết là nguy hiểm, nhưng không thể cưỡng được sự hấp dẫn của rượu, cũng lao vào uống no say. Sau đó chúng xỏ chân vào guốc bên cạnh bước tới bước lui ngả nghiêng trông thật tức cười. Bấy giờ bọn thợ săn liền hò nhau từ chỗ ẩn nấp, nhất tề xông đến vây bắt. Thấy bọn thợ săn đến, bầy đười ươi đáng thương liền bỏ chạy tán loạn. Nhưng chân đi guốc không quen, bị té nhào vào nhau và bị bọn thợ săn bắt gọn không sót một con.
Than ôi! Biết rõ người ta đặt bẫy hại mình, mà vẫn lao vào ăn uống đến nỗi tất cả đều bị mất mạng thì thật ngu dại lắm thay! Đối với các bạn trẻ hôm nay thì rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút chích sì-ke ma túy… là những thứ làm mất hết nhân tính, trở thành những kẻ bất lương trộm cướp giết người, rồi còn có thể bị lây nhiễm HIV-AIDS. Thế mà vẫn có không ít bạn trẻ nhắm mắt lao mình vào những đam mê chết người đó thì không phải khờ dại lắm sao ?
Đối với các cơn cám dỗ về đam mê sắc dục và ma túy, thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình có đủ bản lãnh để chống trả lại được, và phải làm như cổ nhân dạy: “Tam thập lục kế: Đào vi thượng sách” (Ba mươi sáu phương thế thì chạy trốn là phương thế hay nhất). Đừng bao giờ thử hút chích sì ke ma túy, thử đi bia ôm một lần… Vì thử dù chỉ một lần thôi là đã bắt đầu biến thành con nghiện rồi vậy !
3. SUY NIỆM:
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng: Chiến đấu với thiên nhiên để tồn tại, chiến đấu với kẻ thù để khỏi bị tiêu diệt, chiến đấu với xác thịt để trở nên người tốt. Hôm nay Giáo Hội còn dạy chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù vô hình nguy hiểm là ma quỷ. Chính Đức Giê-su đã chiến đấu và chiến thắng ma quỷ để nêu gương cho chúng ta. Vậy ngày nay ma quỷ thường cám dỗ chúng ta về những vấn đề gì ? Và chúng ta phải làm gì để chiến thắng nó ?
1) CÁM DỖ XƯA VÀ NAY: Ma quỷ cám dỗ Đức Giê-su và lòai người chúng ta về ba phương diện sau:
+ Một là về THÚ VUI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su biến các viên đá cuội trở thành bánh mì mà ăn, tức là dùng quyền năng Thiên Chúa để thỏa mãn các nhu cầu vật chất thể xác, giống như dân Ít-ra-en trong hoang địa ngày xưa đã kêu trách Đức Chúa và Mô-sê khi họ bị đói khát và thèm thịt thà và các thứ rau thơm mà họ đã từng ăn khi còn ở Ai cập (x. Xh 16,3). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta tìm thỏa mãn các đam mê xác thịt bất chính như ăn chơi sa đọa, rượu chè say xỉn và hút chích ma túy…
+ Hai là về DANH VỌNG: Ma quỷ xúi Đức Giê-su nhảy từ nóc Đền thờ xuống để được người đời khen ngợi là tài giỏi và cũng để thử thách Thiên Chúa, đòi Chúa phải chứng tỏ quyền năng bằng việc làm phép lạ cứu mình thóat chết (x. Lc 23,35). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta thử thách quyền năng Thiên Chúa khi đòi Chúa làm phép lạ trái với định luật do Chúa đã an bài trong thiên nhiên để chiều theo sở thích riêng của chúng ta !
+ Ba là QUYỀN LỢI: Ma quỷ xúi Đức Giê-su sấp mình thờ lạy nó để được nó ban cho quyền hành trên muôn nước và được hưởng lợi lộc giàu sang (x. Xh 32,6). Ngày nay ma quỷ cũng thường cám dỗ chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và tôn thờ sức mạnh của tiền tài, chọn làm những việc bất chính miễn là có nhiều tiền như: buôn bán sì ke ma túy, mở quán bia ôm, cà phê tươi mát, tin theo thầy bói, đồng bóng, cầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, sản xuất hàng nhái…
2) PHƯƠNG THẾ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ:
Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ bằng các phương thế như sau:
+ ĂN CHAY CẦU NGUYỆN: Người đã vào hoang địa ăn chay cầu nguyện suốt 40 đêm ngày. Ma quỷ đã đánh thẳng vào điểm yếu của Đức Giê-su là tình trạng bị đói để xúi Người biến đá thành bánh ăn. Nhưng nhờ nội lực mạnh mẽ do ăn chay cầu nguyện, mà Người đã chiến thắng ma quỷ. Sau này Người cũng dạy các môn đệ phải dùng phương thế này như sau: “Giống quỷ ấy chỉ trừ khử được bằng lời cầu nguyện thôi” (Mc 9,29).
+ HỌC SỐNG LỜI CHÚA: Để đáp lại sự trích dẫn Lời Chúa của ma quỷ, Đức Giê-su cũng dùng Lời Thánh Kinh để bắt chúng câm miệng. Lời Chúa chính là ánh sáng chỉ đường và là nguyên tắc ứng xử của Đức Giê-su như sau: Đáp lại lời xúi biến đá thành bánh, Đức Giê-su nêu cao Lời Chúa dạy: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh” (Đnl 8,3). Đáp lại cám dỗ thờ lạy ma quỷ để được hưởng quyền hành lợi lộc của nó, Đức Giê-su nêu ra Lời Chúa dạy: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Đnl 6,13). Đáp lại cám dỗ gieo mình từ nóc Đền thờ xuống, Đức Giê-su đưa ra Lời dạy của Chúa: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (x. Đnl 6,16).
3) ÁP DỤNG CỤ THỂ: Ngày nay khi bị cám dỗ, chúng ta cũng cần chống trả bằng những phương cách sau:
+ Chăm chỉ làm việc bổn phận và tránh sự ở không. Vì "Sự lười biếng là cha của mọi thói hư tật xấu".
+ Làm một việc nào khác phù hợp sở thích như xem sách chuyện, phim truyền hình, thăm bạn bè, đi bơi lội hay tham gia chơi một môn thể thao lành mạnh.
+ Tránh tò mò truy cập vào các trang phim ảnh xấu trên internet.
+ Năng đọc kinh Lạy Cha để cầu xin Chúa: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.
+ Làm dấu thánh giá và kêu cầu ơn Chúa trợ giúp như thánh Phê-rô xưa khi sắp bị chìm: “Lạy Thầy, xin cứu giúp con !”, hoặc noi gương Đức Giê-su xua đuổi ma quỷ cám dỗ: "Xa-tan, hãy xéo đi !” (Mt 4,10).
4. THẢO LUẬN:
1) Bị cám dỗ đã phạm tội chưa ? 2) Bạn có nên thử Thiên Chúa bằng việc xin khỏi bệnh mà không dùng thuốc theo toa bác sĩ, xin thi đậu mà không chăm chỉ học hành, xin được trúng số… hay không ? 3) Trong suy niệm trên, bạn thấy phương thế nào hiệu quả nhất và dễ áp dụng nhất để chiến thắng ma quỷ cám dỗ ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay con rất cảm phục thái độ cương quyết không khoan nhượng của Chúa Giê-su khi đương đầu với ma quỷ cám dỗ. Chính nhờ ăn chay cầu nguyện suốt bốn mươi đêm ngày, mà Chúa đã được gia tăng nội lực tinh thần. Chính nhờ luôn vâng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, mà Chúa đã chọn làm theo thánh ý Chúa Cha, thi hành mọi lời Chúa Cha phán dạy và cương quyết xua đuổi ma quỷ khi nó cám dỗ bỏ Chúa Cha mà tôn thờ nó bằng câu: “Xa-tan kia, xéo đi!”.
- LẠY CHÚA. xin giúp con biết nghe theo lời khuyên của thánh Phê-rô Tông Đồ: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự” (1 Pr 5,6-9). Nhờ đó, con sẽ trở nên con ngoan hiếu thảo, luôn làm đẹp lòng Chúa Cha, noi gương Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Dẫn Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Thứ Tư Lễ Tro. 1.3.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:18 28/02/2017
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta bắt đầu Mùa Chay Thánh của Giáo Hội qua việc ăn chay và kiêng thịt. Giờ đây chúng ta tham dự thánh lễ cũng như tham dự nghi thức làm phép và xức tro sau bài chia sẻ của linh mục chủ tế.
Mùa Chay trở về mời gọi người tín hữu sống tinh thần của việc ăn năn sám hối, trở về với Chúa qua chay tịnh và làm hòa với Ngài cũng như Anh Chị Em qua Bí Tích Hòa Giải một cách cụ thể.
Chu kỳ Phụng Vụ của Mùa Chay được bắt đầu qua nghi thức làm phép và xức tro hôm nay, có ý nghĩa kêu mời chúng ta ăn năn thống hối, qua việc làm cụ thể nầy, chúng ta sẽ nhận được sự khoan hồng thứ tha của Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Joana nhắc nhở dân chúng quay trở về với Thiên Chúa Giavê, qua chay tịnh phần xác. Chúng ta cũng được Giáo Hội mời gọi hy sinh, hãm mình và đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội trong chiến dịch tình thuơng của Mùa Chay.
TRƯỚC BÀI II:
Qua Ðức Kitô, chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa Cha. Nhưng với thân phận yếu hèn, chúng ta chúng ta đã đánh mất ơn Chúa qua tư tưởng, lời nói và việc làm. Mùa Chay là dịp thuận lợi để chúng ta chuẩn bị làm hòa lại với Chúa và với anh chị em qua những nghĩa cử cao đẹp.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Chúa Giêsu nhắc nhở các tông đồ những nguyên tắc chính để thực hiện trong việc chay tịnh: Bố Thí, Cầu Nguyện và Ăn Chay Hãm Mình. Chúng ta đã thực hiện một phần nào đó trong ngày hôm nay và trong suốt lộ trình của Mùa Chay.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua phần phụng vụ đặc biệt của ngày lễ hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài, qua chay tịnh phần xác và hướng đến tha nhân trong sự bác ái. Giờ đây chúng ta dâng lên Thiên Chúa ý nguyện cầu sau đây:
1. Mùa Chay nhắc nhở chúng ta phải trở về với Chúa và làm hòa với anh em. Xin Chúa giúp mỗi nguời trong chúng ta tìm gặp được Chúa qua bí tích hòa giải và làm hòa với anh em trong thông cảm và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Ðáp lại tiếng Chúa và Giáo Hội kêu mời, chúng ta đã bước vào ngày đầu tiên của Mùa Chay Thánh. Xin cho chúng ta biết dùng 40 ngày của Mùa Chay, để mưu ích cho cá nhân bằng những ích lợi thiêng liêng và tha nhân nhận được lòng quảng đại của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Một năm đã qua, có quá nhiều biến cố đau thương xảy đến: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, mất mùa, khủng bố gieo tang tóc kinh hoàng. Xin cho chúng ta biết dùng khả năng Chúa ban để phần nào xoa dịu những thống khổ của anh chị em kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mắt tâm hồn chúng ta rộng mở, trái tim chúng ta biết thông cảm với những nổi thống khổ của tha nhân và tay chúng ta biết chia sẻ với anh em đang khốn cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, thân bằng quyến thuộc, anh chị em của chúng ta đã qua đời, đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là Ðấng hay thương xót và tha thứ, xin nhìn đến sự thống hối ăn năn của chúng con trong ngày lễ hôm nay. Xin tăng thêm ơn thần lực, để chúng con mạnh dạn biến đổi đời sống và hướng đến anh em trong tình bác ái. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng
Hôm nay, chúng ta bắt đầu Mùa Chay Thánh của Giáo Hội qua việc ăn chay và kiêng thịt. Giờ đây chúng ta tham dự thánh lễ cũng như tham dự nghi thức làm phép và xức tro sau bài chia sẻ của linh mục chủ tế.
Mùa Chay trở về mời gọi người tín hữu sống tinh thần của việc ăn năn sám hối, trở về với Chúa qua chay tịnh và làm hòa với Ngài cũng như Anh Chị Em qua Bí Tích Hòa Giải một cách cụ thể.
Chu kỳ Phụng Vụ của Mùa Chay được bắt đầu qua nghi thức làm phép và xức tro hôm nay, có ý nghĩa kêu mời chúng ta ăn năn thống hối, qua việc làm cụ thể nầy, chúng ta sẽ nhận được sự khoan hồng thứ tha của Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Joana nhắc nhở dân chúng quay trở về với Thiên Chúa Giavê, qua chay tịnh phần xác. Chúng ta cũng được Giáo Hội mời gọi hy sinh, hãm mình và đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội trong chiến dịch tình thuơng của Mùa Chay.
TRƯỚC BÀI II:
Qua Ðức Kitô, chúng ta được giao hoà với Thiên Chúa Cha. Nhưng với thân phận yếu hèn, chúng ta chúng ta đã đánh mất ơn Chúa qua tư tưởng, lời nói và việc làm. Mùa Chay là dịp thuận lợi để chúng ta chuẩn bị làm hòa lại với Chúa và với anh chị em qua những nghĩa cử cao đẹp.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Chúa Giêsu nhắc nhở các tông đồ những nguyên tắc chính để thực hiện trong việc chay tịnh: Bố Thí, Cầu Nguyện và Ăn Chay Hãm Mình. Chúng ta đã thực hiện một phần nào đó trong ngày hôm nay và trong suốt lộ trình của Mùa Chay.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua phần phụng vụ đặc biệt của ngày lễ hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài, qua chay tịnh phần xác và hướng đến tha nhân trong sự bác ái. Giờ đây chúng ta dâng lên Thiên Chúa ý nguyện cầu sau đây:
1. Mùa Chay nhắc nhở chúng ta phải trở về với Chúa và làm hòa với anh em. Xin Chúa giúp mỗi nguời trong chúng ta tìm gặp được Chúa qua bí tích hòa giải và làm hòa với anh em trong thông cảm và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Ðáp lại tiếng Chúa và Giáo Hội kêu mời, chúng ta đã bước vào ngày đầu tiên của Mùa Chay Thánh. Xin cho chúng ta biết dùng 40 ngày của Mùa Chay, để mưu ích cho cá nhân bằng những ích lợi thiêng liêng và tha nhân nhận được lòng quảng đại của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Một năm đã qua, có quá nhiều biến cố đau thương xảy đến: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, mất mùa, khủng bố gieo tang tóc kinh hoàng. Xin cho chúng ta biết dùng khả năng Chúa ban để phần nào xoa dịu những thống khổ của anh chị em kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mắt tâm hồn chúng ta rộng mở, trái tim chúng ta biết thông cảm với những nổi thống khổ của tha nhân và tay chúng ta biết chia sẻ với anh em đang khốn cùng. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, thân bằng quyến thuộc, anh chị em của chúng ta đã qua đời, đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là Ðấng hay thương xót và tha thứ, xin nhìn đến sự thống hối ăn năn của chúng con trong ngày lễ hôm nay. Xin tăng thêm ơn thần lực, để chúng con mạnh dạn biến đổi đời sống và hướng đến anh em trong tình bác ái. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thông báo của TGM Phan Thiết về tình trạng sức khoẻ của ĐGM Giuse Vũ Duy Thống
Lm G Vianey Dương Nguyên Kha
10:17 28/02/2017
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vì đòi công lý cho người dân trong vụ Formosa, Linh Mục bị chúng đánh
Hà Minh Thảo
17:14 28/02/2017
VÌ TỘI ÁC FORMOSA, LINH MỤC BỊ CHÚNG ĐÁNH
Ngày 14.02.2017, cả ngàn người dân ở các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), dưới sự hướng dẫn của Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, Cha sở Giáo xứ Song Ngọc, đã dấn thân đi bộ dự trù 173 cây số để tới tới huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa ra Tòa án nhân dân địa phương. Hành động can đảm của những nạn nhân này cho thấy người dân vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng về cách thức cộng đảng và nhà nước xử lý vụ thảm họa môi trường do Formosa (Đài Loan) gây ra cho 4 tỉnh miền Trung Việt Nam làm thủy, hải sản chết bất thường và hàng loạt. Trước sự kiện này, ưùớc nguyện của người dân phi cộng sản là: Nhà nước hãy trở về với nhân dân!
I. DỰ ÁN ÐẦU TƯ SỐ MỘT : FORMOSA.
A. Các ưu đãi. Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với vốn đăng ký lên đến 10 tỷ mỹ kim, được đảng ca tụng là mũi đột phá của ngành sản xuất thép, là yếu tố quan trọng giúp phát triển công nghiệp Việt Nam…. Do đó, chúng được hưởng vô số ưu đãi do sự chấp thuận biệt lệ của những đảng viên cầm quyền các cấp, hơn hẳn đối với các doanh nghiệp Việt Nam :
1. Về vốn đầu tư. Tuy vốn đăng ký 10 tỷ mỹ kim, nhưng, thật sự, số vốn đầu tư do các cổ đông góp vào Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Formosa Hà Tĩnh chỉ khoảng 3,5 tỷ mỹ kim, tức số còn lại 6,5 tỷ thì Formosa sẽ vay tín dụng trong hay ngoài Việt Nam. Như vậy, 65% tổng vốn đầu tư vào dự án Formosa không phải là của họ. Nếu vay ngoài Việt Nam, với thuyết minh kinh tế sơ sài về yếu tố tôn trọng môi trường và tỉ suất sinh lời thấp (hay lỗ) như Formosa, khả năng họ tự vay rất là khó nếu không có nhà nước Việt đứng ra bảo lãnh. Nếu vay nợ trong nước, tức tiền của đồng bào phải bỏ ra để cho họ vay hầu góp phần gây thảm họa môi trường Việt Nam.
Ngoài ra, Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 2/6/2014 của Văn phòng Chính phủ đồng ý nâng hạn mức cho Formosa được vay tiền tại các ngân hàng thương mại nội địa gấp bốn lần vốn đăng kýï. Như vậy, họ chỉ thực sự đầu tư vào Việt Nam 3,5 tỷ mỹ kim, nhưng được phép vay… 40 tỷ mỹ kim từ các ngân hàng trong nước. Ngân hàng cho vay có điều quan tâm đầu tiên là thu hồi vốn trên tài sản đảm bảo để phòng ngừa rủi ro. Về pháp lý, do đây là công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trên vốn đăng ký, hóa ra họ được vay 40 tỷ mỹ kim trong nước, nhưng trách nhiệm tài chính chỉ phải chịu 10 tỷ mỹ kim như vốn đăng ký.
2. Về thuế khóa, đất đai. Được hoan nghin rước vào Việt Nam, giới tư bản Formosa được cộng đảng ban nhiều ưu đãi như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước phải trả 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị... Ðể đảm bảo ổn định đầu tư, Ðiều 4, khoản 7, Hợp đồng thuê đất ngày 06.02.2009 qui định ‘đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác. Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện’. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.
B. Vài hậu quả tiêu cực.
1. Sản phẩm nội địa mất khả năng cạnh tranh. Ðể thu hút được dự án đầu tư lớn này, đảng đã làm Việt Nam mất nhiều hơn được, nhất là trong lúc ngành sắt thép đang dư thừa, doanh nghiệp thép nội địa gặp khó khăn, đang nằm trong thế phải cạnh tranh để sống còn. Nguy cơ bị thôn tính rất cao, bởi dự án sản xuất thép với nhiều ưu đãi như Formosa này.
2. Nghi vấn về thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, theo Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005, cho thấy phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, Thanh tra Chính phủ chưa thấy ý kiến Chính phủ chấp thuận thời hạn hoạt động của Formosa trên 50 năm. Theo nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, đến nay trách nhiệm của những viên chức đảng viên cộng sản các cấp có liên quan đến việc cấp phép cho Formosa đầu tư lên tới 70 năm vẫn chưa được làm rõ.
3. Môi trường bị đe dọa và thật sự ô nhiễm. Ðây là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ nhà máy thuộc loại lạc hậu. Qui trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục, chỉ riêng chất thải lỏng được thải ra môi trường tới hàng chục ngàn m3/ngày. Tuy nhiên, việc giám sát từ các cơ quan nhà nước chỉ thực hiện theo chu kỳ. Việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà Formosa có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.
II. THÔNG ÐIỆP MÔI TRƯỜNG ‘LAUDATO SÍ’.
Ngày 18.06.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên, mang tên lấy từ lời cầu của thánh Phanxicô. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất* là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới* nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.
[* có thể thay thế ‘trái đất’ hay ‘thế giới’ bằng ‘Việt Nam’]
Phải chăng qua Thông điệp này, Thiên Chúa Quan Phòng muốn gởi cho Người Việt chúng ta một Lời Tiên Tri trước thảm họa ‘cá chết hàng loạt’ do Formosa gây ra ? Thế mà tại sao đảng và nhà nước luôn đánh đập Người Dân đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’ vì đồng bào biết Formosa, hưởng rất nhiều ưu đãi từ nhà nước, sẽ bất chấp nếu có xả thải lần nữa ?
Sự ưu đãi mà Formosa nhận được từ đảng và nhà nước các cấp dành cho họ khi họ được tiếp đón nồng nhiệt vào Việt Nam cũng như, ngày nay, sau khi họ gây bao nhiêu tàn phá môi trường Ðất Nước, đảng và nhà nước vẫn quyết tâm duy trì Formosa trên Quê Hương dù bọn côn(g) an và lâu la đã dã man đánh đập đồng bào, gây thương tích cho phụ nữ và trẻ thơ. Sự tàn bạo việt cộng không kém gì thời thực dân Pháp.
III.- SỰ QUẢN LÝ ÐẤT NƯỚC CỦA CỘNG SẢN.
A. Thảm họa cá chết hàng loạt và truy tầm thủ phạm.
Sau cuộc tranh ngôi tại Ðại hội đảng lần 12, tứ trụ ‘Sang, Trọng, Hùng Dũng’ được K.O. bởi ‘Trọng, Quang, Phúc, Ngân’, do sự chỉ đạo của Tàu cộng. Sau đó, bất chấp Hiến pháp của chúng, cuộc cướp quyền đã xảy ra trước khi quốc hội mới được bầu. Tập đoàn cai trị độc tài mới vừa nhận quyền, ngày 06.04.2016, xuất hiện thảm họa môi trường, gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thảm họa đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động. Cơ quan du lịch quốc gia cho biết, trong tháng 11/2016, ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung vào tháng 4/2016 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90% so với thời kỳ trước.
Ðể giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt này, những ‘đỉnh cao trí tuệ’, các cán bộ cao cấp, nhờ bằng giả, đã tuyên bố cho rằng đó có thể là do… ‘sức ép của âm thanh’… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cá chết trên biển là rất phức tạp… Ở đại dương, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’. Như vậy, cá chết hàng loạt là do sức ép âm thanh gây ồn ào? Trong khi người dân địa phương đều đoán ngay : thủ phạm là Formosa, kẻ chịu ‘chi’ khá nhiều cho quan tham từ địa phương đến trung ương. Lời tiết lộ của ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Formosa,
Ngày 25.04.2016, với phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải có chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Người cộng sản không đủ sức hiểu ‘sự thật’ đó và đã ‘hết sức hồ hởi’ khi được ‘đám’ lãnh đạo Fortmosa xin lỗi… và tiếp tục thuê mướn các nhà khoa học quốc tế (Ðức, Do thái,…) nhưng kết quả vẫn không được thông báo.
Gần 3 tháng sau ngày môi trường bị ô nhiễm, ngày 30.06.2016, đồng chí Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016 và thủ phạm đúng là Formosa như đồng bào đã biết trước. Sự thật, dù ngay ngày 02.06.2016, nhà nước đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Nhưng, họ và Formosa cần có nhu cầu phải bàn thảo, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thảm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hộu đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thường. Cuối cùng, ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Tàu cộng đến Việt Nam và, hôm 30.06.2016, mới được công bố. Như thếù, con số ‘500 triệu mỹ kim’ từ trên Trời rơi xuống, chứ không phải do tổng cộng các số thiệt hại mà đồng bào và đất nước Việt Nam gánh chịu.
Nhân dịp này, Mai Tiến Dũng đã nêu quan điểm ‘đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại’ để khẳng định chính phủ không can thiệp vào quá trình tố tụng vụ ‘Formosa làm cá chết hàng loạt’. Thật đúng là ‘hèn với giặc, ác với dân’ khi chúng đã dùng công an lẫn côn đồ đánh dã man những đồng bào, kể cả trẻ em, biểu tình ‘Cá cần nước sạch, Dân cần nhà nước minh bạch’ trong các ngày 01, 08 và 15.05.2016. Sau đó, chúng đã cản trở, đánh đập dã man người dân bị nạn đòi Công lý chống kẻ ác Formosa. Bởi thế, chúng xứng danh là đầy tớ bọn đầu tư ngoại quốc.
B. Các tòng phạm ?
Ngày 22.02.2017, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản, sau kỳ họp thứ 11 diễn ra từ ngày 15 đến 17.02.2017, đã thông báo sẽ xem xét, thi hành kỷ luật 11 quan chức bị coi là có những ‘sai phạm’ trong vụ Formosa gây ô nhiễm. Các viên chức tại Bộ Tài Nguyên- Môi trường trước đây là các đồng chí :
- Nguyễn Minh Quang, nguyên bộ trưởng ;
- Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng ;
- Mai Thanh Dung- nguyên Cục trưởng Thẩm định, đánh giá tác động môi trường;
- Lương Duy Hanh, nguyên Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở cấp tỉnh :
- Võ Kim Cự, nguyên chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. bị xem là chịu trách nhiệm chính trong vụ này ;
- Hồ Tuấn Anh, trưởng ban quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng năm 2010-2016 ; - - Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng, Nguyễn Nhật là ủy viên Ban cán sự Đảng Ủy Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện giờ chưa biết là các quan chức nói trên sẽ bị kỷ luật như thế nào, nhưng đây là lần đầu tiên chính quyền nêu rõ tên tuổi các quan chức chịu trách nhiệm về vụ Formosa, 11 tháng sau khi xảy ra vụ này.
Qua việc thông báo xem xét kỷ luật các quan chức nói trên, giới lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ làm dịu phần nào nỗi bất bình của dư luận về vụ Formosa, thảm họa môi trường trầm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Chính bộ Môi trường Việt Nam đã nhìn nhận rằng phải mất ít nhất một thập niên nữa môi trường biển của những vùng bị ảnh hưởng mới có thể trở lại như trước.
Đây còn là một thảm họa về kinh tế vì nó ảnh hưởng đến đời sống của biết bao ngư dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiễm biển. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã buộc phải chấp nhận đền bù tổng cộng 500 triệu đôla. Thế nhưng, việc đền bù vẫn chưa được thỏa đáng đối với nhiều ngư dân và họ tiếp tục kiện công ty Formosa Hà Tĩnh.
Hình thức kỷ luật mà Ủy ban Kiểm Tra trung ương đảng cộng sản đề xuất là tổ chức kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra này. Tuy nhiên, đây chỉ là những đồng chí trung cấp bị hy sinh mà giới lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ làm dịu phần nào nỗi bất bình của dư luận về Formosa.
C. Những hậu quả do thảm họa môi trường gây ra.
Ðây là thảm họa môi trường trầm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Bộ Môi trường Việt Nam nhìn nhận phải mất ít nhất một thập niên nữa môi trường biển của những vùng bị thiệt hại mới có thể trở lại như trước. Đây còn là một thảm họa về kinh tế vì nó ảnh hưởng đến đời sống của biết bao ngư dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiễm biển. Sự đền bù 500 triệu mỹ kim của Formosa Hà Tĩnh không đủ thỏa đáng đối với nhiều ngư dân và họ tiếp tục kiện công ty Formosa Hà Tĩnh cho đến khi họ rời khỏi Việt Nam.
Ngay sau khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra tháng 04/2016 và lan rộng tại bốn tỉnh Miền Trung, những cuộc biểu tình lớn đã diễn ra vào ngày 01.05.2016 và những ngày Chúa Nhật kế tiếp, có nhiều khi lên đến 10 ngàn người. Người dân đã bị bọn cầm quyền dã man đánh đập đến máu chảy và ngất lịm. Những tai họa do ô nhiễm này gây ra dần các ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khiến họ đã phải lên tiếng, trước bằng những vụ khiếu kiện không thành công, sau dẫn đến những cuộc biểu tình đông người, đưa tới xung đột với cơ quan chức năng.
Theo số liệu Ngân hàng thế giới dự đoán ô nhiễm môi trường ở Việt Nam làm tổn hại đến 5,2% tổng sản lượng quốc nội Việt Nam.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Ngày 14.02.2017, cả ngàn người dân ở các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), dưới sự hướng dẫn của Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, Cha sở Giáo xứ Song Ngọc, đã dấn thân đi bộ dự trù 173 cây số để tới tới huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa ra Tòa án nhân dân địa phương. Hành động can đảm của những nạn nhân này cho thấy người dân vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng về cách thức cộng đảng và nhà nước xử lý vụ thảm họa môi trường do Formosa (Đài Loan) gây ra cho 4 tỉnh miền Trung Việt Nam làm thủy, hải sản chết bất thường và hàng loạt. Trước sự kiện này, ưùớc nguyện của người dân phi cộng sản là: Nhà nước hãy trở về với nhân dân!
I. DỰ ÁN ÐẦU TƯ SỐ MỘT : FORMOSA.
A. Các ưu đãi. Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với vốn đăng ký lên đến 10 tỷ mỹ kim, được đảng ca tụng là mũi đột phá của ngành sản xuất thép, là yếu tố quan trọng giúp phát triển công nghiệp Việt Nam…. Do đó, chúng được hưởng vô số ưu đãi do sự chấp thuận biệt lệ của những đảng viên cầm quyền các cấp, hơn hẳn đối với các doanh nghiệp Việt Nam :
1. Về vốn đầu tư. Tuy vốn đăng ký 10 tỷ mỹ kim, nhưng, thật sự, số vốn đầu tư do các cổ đông góp vào Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Formosa Hà Tĩnh chỉ khoảng 3,5 tỷ mỹ kim, tức số còn lại 6,5 tỷ thì Formosa sẽ vay tín dụng trong hay ngoài Việt Nam. Như vậy, 65% tổng vốn đầu tư vào dự án Formosa không phải là của họ. Nếu vay ngoài Việt Nam, với thuyết minh kinh tế sơ sài về yếu tố tôn trọng môi trường và tỉ suất sinh lời thấp (hay lỗ) như Formosa, khả năng họ tự vay rất là khó nếu không có nhà nước Việt đứng ra bảo lãnh. Nếu vay nợ trong nước, tức tiền của đồng bào phải bỏ ra để cho họ vay hầu góp phần gây thảm họa môi trường Việt Nam.
Ngoài ra, Thông báo số 219/TB-VPCP ngày 2/6/2014 của Văn phòng Chính phủ đồng ý nâng hạn mức cho Formosa được vay tiền tại các ngân hàng thương mại nội địa gấp bốn lần vốn đăng kýï. Như vậy, họ chỉ thực sự đầu tư vào Việt Nam 3,5 tỷ mỹ kim, nhưng được phép vay… 40 tỷ mỹ kim từ các ngân hàng trong nước. Ngân hàng cho vay có điều quan tâm đầu tiên là thu hồi vốn trên tài sản đảm bảo để phòng ngừa rủi ro. Về pháp lý, do đây là công ty trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trên vốn đăng ký, hóa ra họ được vay 40 tỷ mỹ kim trong nước, nhưng trách nhiệm tài chính chỉ phải chịu 10 tỷ mỹ kim như vốn đăng ký.
2. Về thuế khóa, đất đai. Được hoan nghin rước vào Việt Nam, giới tư bản Formosa được cộng đảng ban nhiều ưu đãi như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước phải trả 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị... Ðể đảm bảo ổn định đầu tư, Ðiều 4, khoản 7, Hợp đồng thuê đất ngày 06.02.2009 qui định ‘đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác. Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện’. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.
B. Vài hậu quả tiêu cực.
1. Sản phẩm nội địa mất khả năng cạnh tranh. Ðể thu hút được dự án đầu tư lớn này, đảng đã làm Việt Nam mất nhiều hơn được, nhất là trong lúc ngành sắt thép đang dư thừa, doanh nghiệp thép nội địa gặp khó khăn, đang nằm trong thế phải cạnh tranh để sống còn. Nguy cơ bị thôn tính rất cao, bởi dự án sản xuất thép với nhiều ưu đãi như Formosa này.
2. Nghi vấn về thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài, theo Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005, cho thấy phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm. Trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, Thanh tra Chính phủ chưa thấy ý kiến Chính phủ chấp thuận thời hạn hoạt động của Formosa trên 50 năm. Theo nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, đến nay trách nhiệm của những viên chức đảng viên cộng sản các cấp có liên quan đến việc cấp phép cho Formosa đầu tư lên tới 70 năm vẫn chưa được làm rõ.
3. Môi trường bị đe dọa và thật sự ô nhiễm. Ðây là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ nhà máy thuộc loại lạc hậu. Qui trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục, chỉ riêng chất thải lỏng được thải ra môi trường tới hàng chục ngàn m3/ngày. Tuy nhiên, việc giám sát từ các cơ quan nhà nước chỉ thực hiện theo chu kỳ. Việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà Formosa có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.
II. THÔNG ÐIỆP MÔI TRƯỜNG ‘LAUDATO SÍ’.
Ngày 18.06.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên, mang tên lấy từ lời cầu của thánh Phanxicô. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất* là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới* nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.
[* có thể thay thế ‘trái đất’ hay ‘thế giới’ bằng ‘Việt Nam’]
Phải chăng qua Thông điệp này, Thiên Chúa Quan Phòng muốn gởi cho Người Việt chúng ta một Lời Tiên Tri trước thảm họa ‘cá chết hàng loạt’ do Formosa gây ra ? Thế mà tại sao đảng và nhà nước luôn đánh đập Người Dân đòi ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’ vì đồng bào biết Formosa, hưởng rất nhiều ưu đãi từ nhà nước, sẽ bất chấp nếu có xả thải lần nữa ?
Sự ưu đãi mà Formosa nhận được từ đảng và nhà nước các cấp dành cho họ khi họ được tiếp đón nồng nhiệt vào Việt Nam cũng như, ngày nay, sau khi họ gây bao nhiêu tàn phá môi trường Ðất Nước, đảng và nhà nước vẫn quyết tâm duy trì Formosa trên Quê Hương dù bọn côn(g) an và lâu la đã dã man đánh đập đồng bào, gây thương tích cho phụ nữ và trẻ thơ. Sự tàn bạo việt cộng không kém gì thời thực dân Pháp.
III.- SỰ QUẢN LÝ ÐẤT NƯỚC CỦA CỘNG SẢN.
A. Thảm họa cá chết hàng loạt và truy tầm thủ phạm.
Sau cuộc tranh ngôi tại Ðại hội đảng lần 12, tứ trụ ‘Sang, Trọng, Hùng Dũng’ được K.O. bởi ‘Trọng, Quang, Phúc, Ngân’, do sự chỉ đạo của Tàu cộng. Sau đó, bất chấp Hiến pháp của chúng, cuộc cướp quyền đã xảy ra trước khi quốc hội mới được bầu. Tập đoàn cai trị độc tài mới vừa nhận quyền, ngày 06.04.2016, xuất hiện thảm họa môi trường, gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thảm họa đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động. Cơ quan du lịch quốc gia cho biết, trong tháng 11/2016, ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung vào tháng 4/2016 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90% so với thời kỳ trước.
Ðể giải thích nguyên nhân cá chết hàng loạt này, những ‘đỉnh cao trí tuệ’, các cán bộ cao cấp, nhờ bằng giả, đã tuyên bố cho rằng đó có thể là do… ‘sức ép của âm thanh’… Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân cá chết trên biển là rất phức tạp… Ở đại dương, cá chết có thể là do sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’. Như vậy, cá chết hàng loạt là do sức ép âm thanh gây ồn ào? Trong khi người dân địa phương đều đoán ngay : thủ phạm là Formosa, kẻ chịu ‘chi’ khá nhiều cho quan tham từ địa phương đến trung ương. Lời tiết lộ của ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Formosa,
Ngày 25.04.2016, với phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải có chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Người cộng sản không đủ sức hiểu ‘sự thật’ đó và đã ‘hết sức hồ hởi’ khi được ‘đám’ lãnh đạo Fortmosa xin lỗi… và tiếp tục thuê mướn các nhà khoa học quốc tế (Ðức, Do thái,…) nhưng kết quả vẫn không được thông báo.
Gần 3 tháng sau ngày môi trường bị ô nhiễm, ngày 30.06.2016, đồng chí Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016 và thủ phạm đúng là Formosa như đồng bào đã biết trước. Sự thật, dù ngay ngày 02.06.2016, nhà nước đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Nhưng, họ và Formosa cần có nhu cầu phải bàn thảo, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thảm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hộu đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thường. Cuối cùng, ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Tàu cộng đến Việt Nam và, hôm 30.06.2016, mới được công bố. Như thếù, con số ‘500 triệu mỹ kim’ từ trên Trời rơi xuống, chứ không phải do tổng cộng các số thiệt hại mà đồng bào và đất nước Việt Nam gánh chịu.
Nhân dịp này, Mai Tiến Dũng đã nêu quan điểm ‘đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại’ để khẳng định chính phủ không can thiệp vào quá trình tố tụng vụ ‘Formosa làm cá chết hàng loạt’. Thật đúng là ‘hèn với giặc, ác với dân’ khi chúng đã dùng công an lẫn côn đồ đánh dã man những đồng bào, kể cả trẻ em, biểu tình ‘Cá cần nước sạch, Dân cần nhà nước minh bạch’ trong các ngày 01, 08 và 15.05.2016. Sau đó, chúng đã cản trở, đánh đập dã man người dân bị nạn đòi Công lý chống kẻ ác Formosa. Bởi thế, chúng xứng danh là đầy tớ bọn đầu tư ngoại quốc.
B. Các tòng phạm ?
Ngày 22.02.2017, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản, sau kỳ họp thứ 11 diễn ra từ ngày 15 đến 17.02.2017, đã thông báo sẽ xem xét, thi hành kỷ luật 11 quan chức bị coi là có những ‘sai phạm’ trong vụ Formosa gây ô nhiễm. Các viên chức tại Bộ Tài Nguyên- Môi trường trước đây là các đồng chí :
- Nguyễn Minh Quang, nguyên bộ trưởng ;
- Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng ;
- Mai Thanh Dung- nguyên Cục trưởng Thẩm định, đánh giá tác động môi trường;
- Lương Duy Hanh, nguyên Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở cấp tỉnh :
- Võ Kim Cự, nguyên chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. bị xem là chịu trách nhiệm chính trong vụ này ;
- Hồ Tuấn Anh, trưởng ban quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng năm 2010-2016 ; - - Lê Đình Sơn, Đặng Quốc Khánh, Dương Tất Thắng, Nguyễn Nhật là ủy viên Ban cán sự Đảng Ủy Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Hiện giờ chưa biết là các quan chức nói trên sẽ bị kỷ luật như thế nào, nhưng đây là lần đầu tiên chính quyền nêu rõ tên tuổi các quan chức chịu trách nhiệm về vụ Formosa, 11 tháng sau khi xảy ra vụ này.
Qua việc thông báo xem xét kỷ luật các quan chức nói trên, giới lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ làm dịu phần nào nỗi bất bình của dư luận về vụ Formosa, thảm họa môi trường trầm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Chính bộ Môi trường Việt Nam đã nhìn nhận rằng phải mất ít nhất một thập niên nữa môi trường biển của những vùng bị ảnh hưởng mới có thể trở lại như trước.
Đây còn là một thảm họa về kinh tế vì nó ảnh hưởng đến đời sống của biết bao ngư dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiễm biển. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã buộc phải chấp nhận đền bù tổng cộng 500 triệu đôla. Thế nhưng, việc đền bù vẫn chưa được thỏa đáng đối với nhiều ngư dân và họ tiếp tục kiện công ty Formosa Hà Tĩnh.
Hình thức kỷ luật mà Ủy ban Kiểm Tra trung ương đảng cộng sản đề xuất là tổ chức kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm; đồng thời, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét kỷ luật đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra này. Tuy nhiên, đây chỉ là những đồng chí trung cấp bị hy sinh mà giới lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ làm dịu phần nào nỗi bất bình của dư luận về Formosa.
C. Những hậu quả do thảm họa môi trường gây ra.
Ðây là thảm họa môi trường trầm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Bộ Môi trường Việt Nam nhìn nhận phải mất ít nhất một thập niên nữa môi trường biển của những vùng bị thiệt hại mới có thể trở lại như trước. Đây còn là một thảm họa về kinh tế vì nó ảnh hưởng đến đời sống của biết bao ngư dân các tỉnh miền Trung bị ô nhiễm biển. Sự đền bù 500 triệu mỹ kim của Formosa Hà Tĩnh không đủ thỏa đáng đối với nhiều ngư dân và họ tiếp tục kiện công ty Formosa Hà Tĩnh cho đến khi họ rời khỏi Việt Nam.
Ngay sau khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra tháng 04/2016 và lan rộng tại bốn tỉnh Miền Trung, những cuộc biểu tình lớn đã diễn ra vào ngày 01.05.2016 và những ngày Chúa Nhật kế tiếp, có nhiều khi lên đến 10 ngàn người. Người dân đã bị bọn cầm quyền dã man đánh đập đến máu chảy và ngất lịm. Những tai họa do ô nhiễm này gây ra dần các ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, khiến họ đã phải lên tiếng, trước bằng những vụ khiếu kiện không thành công, sau dẫn đến những cuộc biểu tình đông người, đưa tới xung đột với cơ quan chức năng.
Theo số liệu Ngân hàng thế giới dự đoán ô nhiễm môi trường ở Việt Nam làm tổn hại đến 5,2% tổng sản lượng quốc nội Việt Nam.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh lễ, Sách lễ được đặt trên bàn thờ lúc nào?
Nguyễn Trọng Đa
09:07 28/02/2017
Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh lễ, Sách lễ được đặt trên bàn thờ lúc nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nhiều ảnh chụp được công bố cho thấy Đức Giáo Hoàng giảng trong Thánh Lễ hàng ngày của mình từ giảng đài, có lẽ sau khi đọc bài Tin Mừng, nhưng trong hậu cảnh có thể thấy rằng Sách lễ bàn thờ đã được đặt trên bàn thờ. Thưa cha, theo con biết, Sách lễ bàn thờ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi bàn thờ được chuẩn bị cho phần dâng lễ vật. Con nói vậy có đúng không? Thật không may, xu hướng đặt Sách lễ bàn thờ trên bàn thờ, trước khi Thánh Lễ bắt đầu, đang là một trong các lỗi thường gặp nhất, mà con nhìn thấy hầu hết ở các nơi con đi! – B. C., Birmingham, Vương quốc Anh.
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói như sau:
"139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
"306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén. Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư tế” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất của luật này, vốn là dành cho Thánh Lễ chỉ có một người giúp:
"256. Vị tư tế, sau khi cúi sâu chào bàn thờ, đứng trước bàn thờ, làm dấu thánh giá, và nói: "Nhân danh Chúa Cha"; đoạn quay chào người giúp bằng một trong các công thức đề nghị; rồi làm việc thống hối.
“257. Sau đó ngài tiến lên bàn thờ và hôn bàn thờ, đoạn đến bên Sách Lễ phía trái bàn thờ và đứng ở đó cho đến hết lời nguyện cho mọi người.
“258. Sau đó ngài đọc ca nhập lễ, và kinh "Lạy Chúa, xin thương xót" và "Vinh danh", theo luật chữ đỏ" (Bản dịch, như trên).
Do đó, theo tôi nghĩ, Qui chế tổng quát Sách lễ Rôma là khá rõ ràng. Trong hầu hết các Thánh lễ, Sách lễ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi trình lễ phẩm. Chúng tôi phải nêu ra rằng Sách lễ cũng giả định sự hiện diện của các người giúp cần thiết, để thực hiện các công việc được mô tả.
Tại tất cả các Thánh Lễ Giáo hoàng, các qui chế này cũng được tuân giữ với độ chính xác lớn.
Tuy nhiên, các Thánh Lễ tại nhà Santa Marta là ít trang trọng hơn; thường không có người giúp hoặc phó tế, và tất cả các linh mục hiện diện đồng tế với Đức Thánh Cha. Nhà nguyện cũng tương đối nhỏ, và đã không được thiết kế với loại hình sử dụng trọng thể.
Hơn nữa, các nhóm người tham dự Thánh Lễ này là khác nhau mỗi ngày, và đến nhà nguyện ngay trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Do đó, không dễ dàng để sắp xếp Thánh lễ thường xuyên như được thực hiện trong khung cảnh giáo xứ.
Khi nhìn các hình chụp, có thể thấy rằng dường như Đức Thánh Cha thường sử dụng hai Sách lễ, một tại một bục đọc sách của vị chủ tọa, và một trên bàn thờ. Bằng cách này, sự phân biệt rõ ràng giữa các phần khác nhau của Thánh Lễ được giữ lại.
Tôi có thể nói rằng trong khi thật là tốt hơn để cố gắng giữ cho bàn thờ trống trải cho đến khi trình lễ phẩm, các hoàn cảnh cụ thể của việc cử hành Thánh lễ mỗi ngày có thể tạo ra một cái gì đó trở ngại, để làm như vậy.
Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng các cử hành nhỏ trong nhà nguyện này không nhằm cung cấp một mẫu gương cho phần còn lại của Giáo Hội. Ngay cả các cử hành Thánh lễ lớn của Đức Giáo Hoàng, vốn được chuẩn bị trong từng chi tiết, phải chú ý đến số lượng người tham dự đông, từ 15.000 người trở lên. Do đó, các chưởng nghi Giáo hoàng của buổi lễ đôi khi phải tìm kiếm các giải pháp, vốn không được quy định trong các sách phụng vụ, trong khi vẫn tôn trọng sự thánh thiêng của nghi thức.
Còn các người phụ trách chuẩn bị các cử hành phụng vụ trong bối cảnh giáo xứ thường xuyên, nên tuân theo hướng dẫn của các sách phụng vụ đã được phê duyệt, và các văn bản chính thức khác ở cấp hoàn vũ, quốc gia hay địa phương. (Zenit.org 28-2-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Nhiều ảnh chụp được công bố cho thấy Đức Giáo Hoàng giảng trong Thánh Lễ hàng ngày của mình từ giảng đài, có lẽ sau khi đọc bài Tin Mừng, nhưng trong hậu cảnh có thể thấy rằng Sách lễ bàn thờ đã được đặt trên bàn thờ. Thưa cha, theo con biết, Sách lễ bàn thờ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi bàn thờ được chuẩn bị cho phần dâng lễ vật. Con nói vậy có đúng không? Thật không may, xu hướng đặt Sách lễ bàn thờ trên bàn thờ, trước khi Thánh Lễ bắt đầu, đang là một trong các lỗi thường gặp nhất, mà con nhìn thấy hầu hết ở các nơi con đi! – B. C., Birmingham, Vương quốc Anh.
Đáp: Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói như sau:
"139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
"306. Trên bàn thờ chỉ đặt những gì mà việc cử hành Thánh Lễ đòi hỏi, nghĩa là, sách Tin Mừng từ đầu cử hành cho đến khi công bố Tin Mừng, chén thánh với đĩa, bình thánh, nếu cần, khăn thánh, khăn lau và Sách Lễ từ lúc trình lễ phẩm cho đến khi tráng chén. Phải đặt cách kín đáo những gì cần khuếch âm tiếng của vị tư tế” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất của luật này, vốn là dành cho Thánh Lễ chỉ có một người giúp:
"256. Vị tư tế, sau khi cúi sâu chào bàn thờ, đứng trước bàn thờ, làm dấu thánh giá, và nói: "Nhân danh Chúa Cha"; đoạn quay chào người giúp bằng một trong các công thức đề nghị; rồi làm việc thống hối.
“257. Sau đó ngài tiến lên bàn thờ và hôn bàn thờ, đoạn đến bên Sách Lễ phía trái bàn thờ và đứng ở đó cho đến hết lời nguyện cho mọi người.
“258. Sau đó ngài đọc ca nhập lễ, và kinh "Lạy Chúa, xin thương xót" và "Vinh danh", theo luật chữ đỏ" (Bản dịch, như trên).
Do đó, theo tôi nghĩ, Qui chế tổng quát Sách lễ Rôma là khá rõ ràng. Trong hầu hết các Thánh lễ, Sách lễ không được đặt trên bàn thờ, cho đến khi trình lễ phẩm. Chúng tôi phải nêu ra rằng Sách lễ cũng giả định sự hiện diện của các người giúp cần thiết, để thực hiện các công việc được mô tả.
Tại tất cả các Thánh Lễ Giáo hoàng, các qui chế này cũng được tuân giữ với độ chính xác lớn.
Tuy nhiên, các Thánh Lễ tại nhà Santa Marta là ít trang trọng hơn; thường không có người giúp hoặc phó tế, và tất cả các linh mục hiện diện đồng tế với Đức Thánh Cha. Nhà nguyện cũng tương đối nhỏ, và đã không được thiết kế với loại hình sử dụng trọng thể.
Hơn nữa, các nhóm người tham dự Thánh Lễ này là khác nhau mỗi ngày, và đến nhà nguyện ngay trước khi Thánh Lễ bắt đầu. Do đó, không dễ dàng để sắp xếp Thánh lễ thường xuyên như được thực hiện trong khung cảnh giáo xứ.
Khi nhìn các hình chụp, có thể thấy rằng dường như Đức Thánh Cha thường sử dụng hai Sách lễ, một tại một bục đọc sách của vị chủ tọa, và một trên bàn thờ. Bằng cách này, sự phân biệt rõ ràng giữa các phần khác nhau của Thánh Lễ được giữ lại.
Tôi có thể nói rằng trong khi thật là tốt hơn để cố gắng giữ cho bàn thờ trống trải cho đến khi trình lễ phẩm, các hoàn cảnh cụ thể của việc cử hành Thánh lễ mỗi ngày có thể tạo ra một cái gì đó trở ngại, để làm như vậy.
Cuối cùng, điều quan trọng là hãy nhớ rằng các cử hành nhỏ trong nhà nguyện này không nhằm cung cấp một mẫu gương cho phần còn lại của Giáo Hội. Ngay cả các cử hành Thánh lễ lớn của Đức Giáo Hoàng, vốn được chuẩn bị trong từng chi tiết, phải chú ý đến số lượng người tham dự đông, từ 15.000 người trở lên. Do đó, các chưởng nghi Giáo hoàng của buổi lễ đôi khi phải tìm kiếm các giải pháp, vốn không được quy định trong các sách phụng vụ, trong khi vẫn tôn trọng sự thánh thiêng của nghi thức.
Còn các người phụ trách chuẩn bị các cử hành phụng vụ trong bối cảnh giáo xứ thường xuyên, nên tuân theo hướng dẫn của các sách phụng vụ đã được phê duyệt, và các văn bản chính thức khác ở cấp hoàn vũ, quốc gia hay địa phương. (Zenit.org 28-2-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Chung quanh phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Wilson về ấn tích giải tội
Vũ Văn An
17:30 28/02/2017
Tuần qua, tại Ủy Ban Hoàng Gia Úc về Các Đáp Ứng Định Chế đối với Việc Lạm Dụng Tính Dục Trẻ Em, các vị tổng giám mục của Giáo Hội Công Giáo Úc đã lần lượt ra trả lời các câu hỏi của Ủy Ban.
Một điển hình ảo
Theo ABC News, luật sư cao cấp của Ủy Ban là Gail Furness, người từng bị Đức Hồng Y George Pell từ chối trả lời vì câu hỏi không liên quan đến sự kiện, đã hỏi các vị một câu hỏi đại ý như sau: các vị sẽ xử lý ra sao nếu một em bé tưởng tượng tên Sally, tại tòa giải tội, tường trình với các vị một vụ lạm dụng tính dục.
ABC News cho rằng các vị đã đưa những câu trả lời khác nhau. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney trả lời rằng “tôi tôn trọng em bé này, một em bé mà lòng tin tưởng của em vào người lớn tuổi đã bị xâm hại một cách khủng khiếp”. Ngài cho hay: “Dù là các trẻ nhỏ, các em vẫn có các quyền thiêng liêng, nếu các em tới xưng tội và thổ lộ hết mọi sự, mọi sự trong tâm hồn các em, thì các em biết rằng bất cứ điều gì các em nói là các em nói với Thiên Chúa, và điều ấy không ai được nhắc lại. Tôi biết (đối với) những người không thuộc truyền thống Công Giáo… thì điều này nghe lạ tai. Nhưng với chúng tôi nó giống như việc nghe lóm (bugging) tòa giải tội”.
Ngài cho hay, ngài sẽ cố gắng thuyết phục Sally nói với các nhà cầm quyền bên ngoài ấn tòa giải tội, nhưng nếu ngài không thuyết phục được em, thì điều em nói trong tòa giải tội sẽ mãi mãi được giữ bí mật.
ABC News cho hay: nhận định của Đức Tổng Giám Mục Fisher được sự đồng ý của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide thì nói rằng từ ngày có Ủy Ban Hoàng Gia, ngài đã nghiên cứu thêm về vấn đề này và thấy ấn tòa giải tội chỉ áp dụng đối với các tội xưng thú mà thôi.
Nên theo ngài “nếu các em nhỏ đến nói với các vị điều đang xẩy ra cho các em, các em không xưng tội, các em chỉ cung cấp cho các vị một số tin tức về những gì đang xẩy ra cho các em thôi và trong tín lý này, ta có thể làm một điều gì đó”.
Chính vì thế, ABC News đã đặt tựa đề bản tin của họ là các vị Tổng Giám Mục Công Giáo chia rẽ quan điểm về ấn tích giải tội.
Một điển hình có thật
Thiển nghĩ nhận định của Đức Tổng Giám Mục Sydney, cho tới nay, vẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về ấn tích giải tội. Không hiểu dựa vào những văn kiện hay ý kiến chuyên môn nào mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho rằng ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng thú mà thôi. Chúng tôi đã tìm kiếm xem có nhà giáo luật học nào cùng ý kiến với Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không, nhưng chưa tìm thấy.
Nhân đây, xin trình bầy không phải một trường hợp giả tưởng như của Gail Furness thuộc Ủy Ban Hoàng Gia mà là một vụ thực sự đã xẩy ra tại Giáo Phận Baton Rouge, Hoa Kỳ, liên quan đến ấn tích giải tội với một vị giải tội thực là Cha Jeff Bayhi và người đến tòa giải tội thực là “em bé” Rebecca Mayeux.
Tháng Sáu, năm 2009, cha mẹ Rebecca kiện giáo phận Baton Rouge và Cha Bayhi vì đã không tường trình vụ lạm dụng mà con gái họ cho là cha đã được cô thổ lộ trong tòa giải tội. Cô cho rằng trong một buổi xưng tội năm 2008, lúc cô 14 tuổi, cô có nói với Cha Bayhi, người lúc đó là cha xứ của giáo xứ Our Lady of Assumption thuộc Giáo Phận Baton Rouge rằng một giáo dân trong giáo xứ đã lạm dụng tình dục cô. Cô nói Cha Bayhi đã không hành động gì khi nghe tin tức đó để chấm dứt vụ lạm dụng.
Theo biên bản của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, ghi lại phán quyết ngày 28 tháng Mười năm 2016, thì trước khi vụ kiện nói trên được xử, Giáo Phận Baton Rouge đã nạp đơn nhằm ngăn chặn nguyên đơn “nhắc đến, gợi ý và/hoặc đưa ra bằng chứng tại phiên xử về bất cứ cuộc xưng tội nào có lẽ hoặc không có lẽ đã diễn ra” giữa Rebecca và Cha Bayhi, khi vị linh mục hành động trong khả năng chính thức là linh mục giáo phận và nghe giáo dân xưng tội.
Tòa án quận đã bác đơn trên, vì coi chứng cớ của một vị thành niên về việc xưng tội là điều có liên quan. Ngầm cho thấy Cha Bayhi là một người buộc phải phúc trình (mandatory reporter) vụ lạm dụng nghe được trong toà giải tội. Nhưng tòa thượng thẩm tiểu bang lật ngược phán quyết của tòa án quận, vì cho rằng Cha Bayhi không phải là một người bắt buộc phải phúc trình. Do đó, bất cứ chứng cớ hay chứng từ gì về những gì xẩy ra trong tòa giải tội đều không thể chấp nhận.
Khi được thượng tố lên tối cao pháp viện tiểu bang, tòa này lật ngược phán quyết của tòa thượng thẩm và buộc phải xét lại vụ này để xem xem có phải cuộc thông đạt giữa đứa trẻ với vị linh mục là một cuộc xưng tội đúng nghĩa hay không và xem xem có phải điều vị linh mục này nghe được không thuộc ấn tòa giải tội hay không, vì nếu không thuộc, thì ngài có bổn phận phải phúc trình.
Khi điều tra lại, Tòa Án Quận chấp nhận yêu cầu của Giáo Hội coi Điều 609A của Luật Bảo Vệ Trẻ Em của Louisiana là bất hợp hiến. Tòa này cho rằng bên nguyên không đưa ra được bằng chứng nào ngoại trừ chứng từ của Cha Counce về việc một linh mục có thể làm một điều gì đó ở bên ngoài tòa giải tội và như thế buộc phải phúc trình. Nhưng trường hợp này thuộc loại các thông đạt không tư mật, trong khi Điều 609A chuyên biệt nói tới các thông đạt tư mật tức thông đạt trong tòa giải tội.
Do đó, tòa trên kết luận Điều 609 A vi phạm quyền tự do thực hành tôn giáo của Cha Bayhi vốn được Điều 1, Tiết 8, Hiến Pháp Louisiana bảo đảm. Tòa ra lệnh cho bên nguyên không được trình bầy chứng cớ gì để chứng tỏ hay lý luận rằng Cha Bayhi là một người băt buộc phải phúc trình.
Dĩ nhiên bên nguyên lại đưa vấn đề lên Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang. Và ngày 28 tháng Mười năm 2016, tòa này đã đồng quan điểm với tòa cấp quận và phán quyết rằng các linh mục không bị luật buộc phải tiết lộ điều các ngài nghe được trong tòa giải tội.
Phán quyết của Tòa như sau: “bất cứ sự thông đạt nào với một linh mục một cách tư riêng trong bí tích xưng tội vì mục đích xưng tội, thống hối, và giải tội đều là một thông đạt tư mật… và vị linh mục được miễn tư cách phúc trình viên bắt buộc…”.
Tòa nói thêm rằng một cuộc duyệt xét lịch sử pháp lý “còn cung cấp thêm chứng cớ cho thấy Ngành Lập Pháp không bao giờ có ý định áp đặt tư cách phúc trình viên bắt buộc như thế lên các linh mục khi ban bí tích xưng tội…”.
Đi tìm ngọn nguồn
Vụ trên đây như thế kéo dài tới 7 năm, từ năm 2009 tới năm 2016. Các giới quan tâm tới tín lý Công Giáo không thể nào không lưu ý tới nó. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong vụ này, không những đem chiến thắng lại cho ấn tích giải tội mà còn là dịp để người ta hiểu rõ ấn tích này thực sự có nghĩa gì.
Nhiều nhà bình luận Công Giáo đã viết về nó. Linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, một người có khuynh hướng cấp tiến, cựu chủ bút của tập san Dòng Tên America, khi viết về vụ này, chỉ đặt các câu hỏi sau đây: Liệu nội dung một cuộc xưng tội có được tiết lộ ở tòa án hay không? Liệu một linh mục có phải phúc trình cho cảnh sát tin tức một vụ lạm dụng tình dục trẻ em mà ngài nghe được trong một vụ xưng tội hay không? Liệu ngài có thể tiết lộ tin tức ấy nếu hối nhân cho phép ngài làm vậy hay không?
Dĩ nhiên câu trả lời cho hai câu hỏi đầu là không vì đó là ấn tích giải tội. Câu hỏi thứ ba cần thận trọng hơn.
Theo Cha Reese, hầu hết các luật tiểu bang của Hoa Kỳ dự liệu điều khoản về ấn tích giải tội, nhưng phần lớn chú trọng tới quyền của hối nhân chứ không phải quyền của linh mục. Nếu hối nhân không muốn giữ quyền này, thì linh mục phải phúc trình. Bởi thế năm 1983, một linh mục ở Massachusetts đã bị kết tội khinh thường tòa án vì đã không chịu phúc trình dù được hối nhân cho phép.
Linh mục không bị bắt buộc phải phúc trình, dù hối nhân cho phép
Còn luật Giáo Hội? Theo tuyên bố của Giáo Phận Baton Rouge, thì “Luật Giáo Hội không cho phép cả nguyên đơn [hối nhân] lẫn bất cứ ai khước từ (waive) ấn tích giải tội”. Cha Reese hỏi: thực ra có đúng như thế không? Điều 983 Bộ Giáo Luật năm 1983 nói rằng “Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, sẽ là một tội phạm đối với vị giải tội khi bằng bất cứ cách nào, ngài phản bội một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào khác hay vì bất cứ lý do gì”.
Bộ Giáo Luật năm 1983 cũng như Bộ Giáo Luật năm 1917 không nói gì đến việc liệu hối nhân có được phép giải thoát một linh mục khỏi ấn tích giải tội hay không. Khi luật im lặng, thì các nhà giáo luật học thường xét xem các học giả và các nhà bình luận nói gì. Sau khi duyệt qua các trước tác của các vị này, Cha Dexter Brewer, trong một bài báo dài 52 trang đăng trên tờ The Jurist kết luận rằng: “trong khi một ít nhà thần học và giáo luật học chủ trương rằng hối nhân không thể giải thoát vị giải tội khỏi nghĩa vụ phải giữ ấn tích giải tội, thì ý kiến thần học và giáo luật học nghiêng về phía chủ trương rằng hối nhân có thể giải thoát vị giải tội”.
Sự đồng thuận trên, theo Cha Reese, đã có từ thế kỷ 13, sau khi Công Đồng Latêranô thứ tư ngăn cấm việc vi phạm ấn tích giải tội năm 1215. Gần như ngay sau đó, các nhà thần học và giáo luật học đã tra vấn khả năng hối nhân có thể từ bỏ quyền này. Họ kết luận rằng hối nhân có thể làm thế và giáo luật chưa bao giờ nói ngược lại.
Vả lại, theo Cha Reese, ngay kiểu nói “phản bội hối nhân” ở Điều 983 cũng cho thấy nếu hối nhân cho phép vị giải tội nói nội dung cuộc xưng tội, thì đâu còn chuyện phản bội nữa.
Đây là điều Rebecca đã làm, có lúc cô ta nói: cô ta sẵn sàng từ bỏ quyền do ấn tích giải tội ban cho. Nhưng vấn đề là dù thế, vị linh mục có buộc phải tiết lộ hay không? Cha Reese, dựa vào Cha Brewer, trả lời là: Không. Theo giáo luật, không ai có thể buộc ngài phải tiết lộ điều nghe thấy trong cuộc xưng tội dù được phép của hối nhân. Và đó là điều Cha Bayhi và Giáo Phận Baton Rouge đã thi hành. Vì rất có thể hối nhân bị cưỡng bức phải cho phép chăng.
Linh mục Gerard E. Murray, một luật sư giáo luật thuộc tổng giáo phận New York, cũng viết về vụ Cha Bayhi lúc chưa có phán quyết sau cùng của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, nên chỉ nhấn mạnh tới việc nhà nước không thể nhân danh bất cứ điều gì để buộc một linh mục phải vi phạm ấn tích giải tội. Vì tự do tôn giáo là một nhân quyền căn bản và làm thế, chính phủ đã tự khoác cho mình tư thế tân đế quốc chủ nghĩa pháp lý. Tuyệt nhiên, Cha Murray không đề cập gì tới những trường hợp ngoại lệ của ấn tích giải tội cả.
Chỉ có luật sư của nguyên cáo cho rằng điều Rebecca nói với Cha Bayhi không thuộc ấn tích tòa giải tội, vì đây không phải là một cuộc xưng tội đúng nghĩa mà chỉ là việc thông báo một vụ bị lạm dụng, do đó, Cha Bayhi là phúc trình viên bắt buộc. Luận điểm này đã bị tòa bác bỏ vì Rebecca rõ ràng thú nhận đã nói điều đó lúc đến xưng tội với Cha Bayhi. Chính Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong phán quyết trước, từng gợi ý điều này, nhưng, trong phán quyết cuối cùng, đã không nhắc gì tới nó nữa.
Nhận định cá nhân
Dường như Đức Tổng Giám Mục Wilson đã dựa vào điểm trên để đưa ra nhận định riêng khi cho rằng “Sally” tưởng tượng của Gail Furness không xưng tội mà chỉ là cung cấp tin tức về việc em bị lạm dụng tình dục mà thôi. Và nếu thế, cha giải tội có thể cung cấp tin tức ấy cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tích giải tội. Đây chỉ là nhận định cá nhân của Đức Tổng Giám Mục Wilson, một nhận định không thấy ngài làm cho rõ lẽ bằng cách trích dẫn nguồn của nhận định. Chúng tôi đã vào trang mạng của tổng giáo phận Adelaide, nhưng không thấy Đức Tổng Giám Mục Wilson nhắc gì tới nhận định này.
Linh mục William Saunders, khoa trưởng Trường Cao Đẳng Notre Dame Graduate School of Christendom ở Virginia, khi viết về điều ngài gọi là “ấn tích bí tích”, “ấn tích tòa giải tội” hay “ấn tích giải tội”, cũng có đề cập tới nguyên tắc vị giải tội có thể xin phép hối nhân tha cho mình khỏi ấn tích này để thảo luận cuộc xưng tội với chính hối nhân hoặc các người khác. Hoặc nếu cần sự hướng dẫn của một vị giải tội nhiều kinh nghiệm hơn để có thể xử lý một nố lương tâm khó giải, ngài phải xin phép hối nhân trước. Trong cả hai trường hợp, ngài phải giữ bí mật về căn tính của hối nhân.
Không thấy Cha Saunders nhắc gì tới việc ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng mà thôi.
Tòa Xá Giải Rôma
Trong cuộc phỏng vấn, nhân dịp có đại hội của gần 200 vị giải tội tổ chức tại Vatican để bàn về ấn tích giải tội và việc tư mật mục vụ, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, thuộc Tòa Xá Giải Rôma, ngày 15 tháng Mười Một năm 2014, dường như đã mở rộng ý nghĩa của ấn tích giải tội, khi cho rằng: trong môi trường văn hóa ngày nay, một nền văn hóa sẵn sàng soi mói đời tư cá nhân, “nhiệm vụ nền tảng của vị linh mục là bảo vệ và gìn giữ sự tư mật (intimacy) của người ta như là không gian tối cần để bảo vệ nhân cách của họ, cũng như các tâm tư của họ” nghĩa là “đời sống nội tâm tư riêng” của họ.
Ngài nhấn mạnh thêm: “mục đích của sự bảo mật, có tính bí tích hay không có tính bí tích”, là bảo vệ “đời sống nội tâm tư riêng của người ta, một điều hệ ở việc bảo vệ sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi con người nhân bản”.
Ngài bảo: bất cứ ai vi phạm “đời sống nội tâm tư riêng của một con người” là vi phạm một “hành vi bất công” vốn trái ngược với tinh thần tôn giáo.
Khi đề cập thẳng tới ấn tích giải tội, Đức Hồng Y Piacenza nói rằng “ấn tích này tuyệt đối và bất khả vi phạm. Tôi buộc phải giữ sự tư mật liên quan tới mọi điều được nói với tôi”. Ngài cho biết thêm: theo học lý cổ điển, vị giải tội còn bị cấm không được vun sới bất cứ ký ức nào về điều ngài đã nghe.
Khi được hỏi về vụ Cha Bayhi ở Louisiana, Đức Hồng Y Piacenza đã ca ngợi đáp ứng của vị linh mục này và của giáo phận Baton Rouge: “Các nhiệm vụ trong sứ mệnh của chúng ta không thể bị vi phạm bất cứ cách nào”. Tuyệt nhiên, không thấy ngài gợi ý gì về nội dung bí tích và không bí tích của cuộc xưng tội.
Trong một bài viết đăng trên Blog http://religiousstudiesblogspot.co.uk, tác giả có nhắc đến các trường hợp mập mờ (grey area) không biết có vi phạm “ấn tích giải tội” hay không, trong đó có trường hợp do nhà giáo luật học nổi danh Prospero Lambertini, tức Đức Bênêđíctô XIV sau này, nêu ra về người đầy tớ của một vị linh mục đến xưng tội với ngài rằng anh ta đánh cắp tiền bạc của ngài. Nghe thấy thế, vị linh mục về khóa tủ tiền, điều mà trước đây ngài không làm và không cho người đầy tớ này đếm tiền giùm ngài nữa. Lambertini cho hay: vị này vi phạm ấn tích giải tội (Casus Conscientiae, 1762).
Một nhà giáo luật học khác là Jean-Pierre Gury (Casus Conscientiae, 1865) thì nêu ra trường hợp: một linh mục nói với người khác chuyện ngài nghe được trong tòa giải tội, tuy không nhắc đến tên hối nhân, nhưng những người nghe ngài ai cũng đoán được tên hối nhân. Tác giả cho rằng vị linh mục này vi phạm ấn tích giải tội.
Tác giả còn nêu ra một số trường hợp mập mờ nữa của Augustin Lehmkuhl, Casus Conscientiae (1902). Nhưng tuyệt nhiên không có trường hợp nào như Đức Tổng Giám Mục Wilson nêu ra cả.
Điều khó hiểu là một “khám phá” mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho là dầy công nghiên cứu như thế mà ngài lại giữ kín đối với các vị chức sắc cao cấp khác trong Giáo Hội Công Giáo Úc đến nỗi để xẩy ra cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trước một lực lượng đôi lúc tỏ ra hằn học đối với Giáo Hội này và chỉ tìm cách gây chia rẽ để đánh gục nó.
Một điển hình ảo
Theo ABC News, luật sư cao cấp của Ủy Ban là Gail Furness, người từng bị Đức Hồng Y George Pell từ chối trả lời vì câu hỏi không liên quan đến sự kiện, đã hỏi các vị một câu hỏi đại ý như sau: các vị sẽ xử lý ra sao nếu một em bé tưởng tượng tên Sally, tại tòa giải tội, tường trình với các vị một vụ lạm dụng tính dục.
ABC News cho rằng các vị đã đưa những câu trả lời khác nhau. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney trả lời rằng “tôi tôn trọng em bé này, một em bé mà lòng tin tưởng của em vào người lớn tuổi đã bị xâm hại một cách khủng khiếp”. Ngài cho hay: “Dù là các trẻ nhỏ, các em vẫn có các quyền thiêng liêng, nếu các em tới xưng tội và thổ lộ hết mọi sự, mọi sự trong tâm hồn các em, thì các em biết rằng bất cứ điều gì các em nói là các em nói với Thiên Chúa, và điều ấy không ai được nhắc lại. Tôi biết (đối với) những người không thuộc truyền thống Công Giáo… thì điều này nghe lạ tai. Nhưng với chúng tôi nó giống như việc nghe lóm (bugging) tòa giải tội”.
Ngài cho hay, ngài sẽ cố gắng thuyết phục Sally nói với các nhà cầm quyền bên ngoài ấn tòa giải tội, nhưng nếu ngài không thuyết phục được em, thì điều em nói trong tòa giải tội sẽ mãi mãi được giữ bí mật.
ABC News cho hay: nhận định của Đức Tổng Giám Mục Fisher được sự đồng ý của Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide thì nói rằng từ ngày có Ủy Ban Hoàng Gia, ngài đã nghiên cứu thêm về vấn đề này và thấy ấn tòa giải tội chỉ áp dụng đối với các tội xưng thú mà thôi.
Nên theo ngài “nếu các em nhỏ đến nói với các vị điều đang xẩy ra cho các em, các em không xưng tội, các em chỉ cung cấp cho các vị một số tin tức về những gì đang xẩy ra cho các em thôi và trong tín lý này, ta có thể làm một điều gì đó”.
Chính vì thế, ABC News đã đặt tựa đề bản tin của họ là các vị Tổng Giám Mục Công Giáo chia rẽ quan điểm về ấn tích giải tội.
Một điển hình có thật
Thiển nghĩ nhận định của Đức Tổng Giám Mục Sydney, cho tới nay, vẫn phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về ấn tích giải tội. Không hiểu dựa vào những văn kiện hay ý kiến chuyên môn nào mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho rằng ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng thú mà thôi. Chúng tôi đã tìm kiếm xem có nhà giáo luật học nào cùng ý kiến với Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không, nhưng chưa tìm thấy.
Nhân đây, xin trình bầy không phải một trường hợp giả tưởng như của Gail Furness thuộc Ủy Ban Hoàng Gia mà là một vụ thực sự đã xẩy ra tại Giáo Phận Baton Rouge, Hoa Kỳ, liên quan đến ấn tích giải tội với một vị giải tội thực là Cha Jeff Bayhi và người đến tòa giải tội thực là “em bé” Rebecca Mayeux.
Tháng Sáu, năm 2009, cha mẹ Rebecca kiện giáo phận Baton Rouge và Cha Bayhi vì đã không tường trình vụ lạm dụng mà con gái họ cho là cha đã được cô thổ lộ trong tòa giải tội. Cô cho rằng trong một buổi xưng tội năm 2008, lúc cô 14 tuổi, cô có nói với Cha Bayhi, người lúc đó là cha xứ của giáo xứ Our Lady of Assumption thuộc Giáo Phận Baton Rouge rằng một giáo dân trong giáo xứ đã lạm dụng tình dục cô. Cô nói Cha Bayhi đã không hành động gì khi nghe tin tức đó để chấm dứt vụ lạm dụng.
Theo biên bản của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, ghi lại phán quyết ngày 28 tháng Mười năm 2016, thì trước khi vụ kiện nói trên được xử, Giáo Phận Baton Rouge đã nạp đơn nhằm ngăn chặn nguyên đơn “nhắc đến, gợi ý và/hoặc đưa ra bằng chứng tại phiên xử về bất cứ cuộc xưng tội nào có lẽ hoặc không có lẽ đã diễn ra” giữa Rebecca và Cha Bayhi, khi vị linh mục hành động trong khả năng chính thức là linh mục giáo phận và nghe giáo dân xưng tội.
Tòa án quận đã bác đơn trên, vì coi chứng cớ của một vị thành niên về việc xưng tội là điều có liên quan. Ngầm cho thấy Cha Bayhi là một người buộc phải phúc trình (mandatory reporter) vụ lạm dụng nghe được trong toà giải tội. Nhưng tòa thượng thẩm tiểu bang lật ngược phán quyết của tòa án quận, vì cho rằng Cha Bayhi không phải là một người bắt buộc phải phúc trình. Do đó, bất cứ chứng cớ hay chứng từ gì về những gì xẩy ra trong tòa giải tội đều không thể chấp nhận.
Khi được thượng tố lên tối cao pháp viện tiểu bang, tòa này lật ngược phán quyết của tòa thượng thẩm và buộc phải xét lại vụ này để xem xem có phải cuộc thông đạt giữa đứa trẻ với vị linh mục là một cuộc xưng tội đúng nghĩa hay không và xem xem có phải điều vị linh mục này nghe được không thuộc ấn tòa giải tội hay không, vì nếu không thuộc, thì ngài có bổn phận phải phúc trình.
Khi điều tra lại, Tòa Án Quận chấp nhận yêu cầu của Giáo Hội coi Điều 609A của Luật Bảo Vệ Trẻ Em của Louisiana là bất hợp hiến. Tòa này cho rằng bên nguyên không đưa ra được bằng chứng nào ngoại trừ chứng từ của Cha Counce về việc một linh mục có thể làm một điều gì đó ở bên ngoài tòa giải tội và như thế buộc phải phúc trình. Nhưng trường hợp này thuộc loại các thông đạt không tư mật, trong khi Điều 609A chuyên biệt nói tới các thông đạt tư mật tức thông đạt trong tòa giải tội.
Do đó, tòa trên kết luận Điều 609 A vi phạm quyền tự do thực hành tôn giáo của Cha Bayhi vốn được Điều 1, Tiết 8, Hiến Pháp Louisiana bảo đảm. Tòa ra lệnh cho bên nguyên không được trình bầy chứng cớ gì để chứng tỏ hay lý luận rằng Cha Bayhi là một người băt buộc phải phúc trình.
Dĩ nhiên bên nguyên lại đưa vấn đề lên Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang. Và ngày 28 tháng Mười năm 2016, tòa này đã đồng quan điểm với tòa cấp quận và phán quyết rằng các linh mục không bị luật buộc phải tiết lộ điều các ngài nghe được trong tòa giải tội.
Phán quyết của Tòa như sau: “bất cứ sự thông đạt nào với một linh mục một cách tư riêng trong bí tích xưng tội vì mục đích xưng tội, thống hối, và giải tội đều là một thông đạt tư mật… và vị linh mục được miễn tư cách phúc trình viên bắt buộc…”.
Tòa nói thêm rằng một cuộc duyệt xét lịch sử pháp lý “còn cung cấp thêm chứng cớ cho thấy Ngành Lập Pháp không bao giờ có ý định áp đặt tư cách phúc trình viên bắt buộc như thế lên các linh mục khi ban bí tích xưng tội…”.
Đi tìm ngọn nguồn
Vụ trên đây như thế kéo dài tới 7 năm, từ năm 2009 tới năm 2016. Các giới quan tâm tới tín lý Công Giáo không thể nào không lưu ý tới nó. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong vụ này, không những đem chiến thắng lại cho ấn tích giải tội mà còn là dịp để người ta hiểu rõ ấn tích này thực sự có nghĩa gì.
Nhiều nhà bình luận Công Giáo đã viết về nó. Linh mục Thomas Reese, Dòng Tên, một người có khuynh hướng cấp tiến, cựu chủ bút của tập san Dòng Tên America, khi viết về vụ này, chỉ đặt các câu hỏi sau đây: Liệu nội dung một cuộc xưng tội có được tiết lộ ở tòa án hay không? Liệu một linh mục có phải phúc trình cho cảnh sát tin tức một vụ lạm dụng tình dục trẻ em mà ngài nghe được trong một vụ xưng tội hay không? Liệu ngài có thể tiết lộ tin tức ấy nếu hối nhân cho phép ngài làm vậy hay không?
Dĩ nhiên câu trả lời cho hai câu hỏi đầu là không vì đó là ấn tích giải tội. Câu hỏi thứ ba cần thận trọng hơn.
Theo Cha Reese, hầu hết các luật tiểu bang của Hoa Kỳ dự liệu điều khoản về ấn tích giải tội, nhưng phần lớn chú trọng tới quyền của hối nhân chứ không phải quyền của linh mục. Nếu hối nhân không muốn giữ quyền này, thì linh mục phải phúc trình. Bởi thế năm 1983, một linh mục ở Massachusetts đã bị kết tội khinh thường tòa án vì đã không chịu phúc trình dù được hối nhân cho phép.
Linh mục không bị bắt buộc phải phúc trình, dù hối nhân cho phép
Còn luật Giáo Hội? Theo tuyên bố của Giáo Phận Baton Rouge, thì “Luật Giáo Hội không cho phép cả nguyên đơn [hối nhân] lẫn bất cứ ai khước từ (waive) ấn tích giải tội”. Cha Reese hỏi: thực ra có đúng như thế không? Điều 983 Bộ Giáo Luật năm 1983 nói rằng “Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, sẽ là một tội phạm đối với vị giải tội khi bằng bất cứ cách nào, ngài phản bội một hối nhân bằng lời nói hay bằng bất cứ cách nào khác hay vì bất cứ lý do gì”.
Bộ Giáo Luật năm 1983 cũng như Bộ Giáo Luật năm 1917 không nói gì đến việc liệu hối nhân có được phép giải thoát một linh mục khỏi ấn tích giải tội hay không. Khi luật im lặng, thì các nhà giáo luật học thường xét xem các học giả và các nhà bình luận nói gì. Sau khi duyệt qua các trước tác của các vị này, Cha Dexter Brewer, trong một bài báo dài 52 trang đăng trên tờ The Jurist kết luận rằng: “trong khi một ít nhà thần học và giáo luật học chủ trương rằng hối nhân không thể giải thoát vị giải tội khỏi nghĩa vụ phải giữ ấn tích giải tội, thì ý kiến thần học và giáo luật học nghiêng về phía chủ trương rằng hối nhân có thể giải thoát vị giải tội”.
Sự đồng thuận trên, theo Cha Reese, đã có từ thế kỷ 13, sau khi Công Đồng Latêranô thứ tư ngăn cấm việc vi phạm ấn tích giải tội năm 1215. Gần như ngay sau đó, các nhà thần học và giáo luật học đã tra vấn khả năng hối nhân có thể từ bỏ quyền này. Họ kết luận rằng hối nhân có thể làm thế và giáo luật chưa bao giờ nói ngược lại.
Vả lại, theo Cha Reese, ngay kiểu nói “phản bội hối nhân” ở Điều 983 cũng cho thấy nếu hối nhân cho phép vị giải tội nói nội dung cuộc xưng tội, thì đâu còn chuyện phản bội nữa.
Đây là điều Rebecca đã làm, có lúc cô ta nói: cô ta sẵn sàng từ bỏ quyền do ấn tích giải tội ban cho. Nhưng vấn đề là dù thế, vị linh mục có buộc phải tiết lộ hay không? Cha Reese, dựa vào Cha Brewer, trả lời là: Không. Theo giáo luật, không ai có thể buộc ngài phải tiết lộ điều nghe thấy trong cuộc xưng tội dù được phép của hối nhân. Và đó là điều Cha Bayhi và Giáo Phận Baton Rouge đã thi hành. Vì rất có thể hối nhân bị cưỡng bức phải cho phép chăng.
Linh mục Gerard E. Murray, một luật sư giáo luật thuộc tổng giáo phận New York, cũng viết về vụ Cha Bayhi lúc chưa có phán quyết sau cùng của Tối Cao Pháp Viện Louisiana, nên chỉ nhấn mạnh tới việc nhà nước không thể nhân danh bất cứ điều gì để buộc một linh mục phải vi phạm ấn tích giải tội. Vì tự do tôn giáo là một nhân quyền căn bản và làm thế, chính phủ đã tự khoác cho mình tư thế tân đế quốc chủ nghĩa pháp lý. Tuyệt nhiên, Cha Murray không đề cập gì tới những trường hợp ngoại lệ của ấn tích giải tội cả.
Chỉ có luật sư của nguyên cáo cho rằng điều Rebecca nói với Cha Bayhi không thuộc ấn tích tòa giải tội, vì đây không phải là một cuộc xưng tội đúng nghĩa mà chỉ là việc thông báo một vụ bị lạm dụng, do đó, Cha Bayhi là phúc trình viên bắt buộc. Luận điểm này đã bị tòa bác bỏ vì Rebecca rõ ràng thú nhận đã nói điều đó lúc đến xưng tội với Cha Bayhi. Chính Tối Cao Pháp Viện Louisiana, trong phán quyết trước, từng gợi ý điều này, nhưng, trong phán quyết cuối cùng, đã không nhắc gì tới nó nữa.
Nhận định cá nhân
Dường như Đức Tổng Giám Mục Wilson đã dựa vào điểm trên để đưa ra nhận định riêng khi cho rằng “Sally” tưởng tượng của Gail Furness không xưng tội mà chỉ là cung cấp tin tức về việc em bị lạm dụng tình dục mà thôi. Và nếu thế, cha giải tội có thể cung cấp tin tức ấy cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tích giải tội. Đây chỉ là nhận định cá nhân của Đức Tổng Giám Mục Wilson, một nhận định không thấy ngài làm cho rõ lẽ bằng cách trích dẫn nguồn của nhận định. Chúng tôi đã vào trang mạng của tổng giáo phận Adelaide, nhưng không thấy Đức Tổng Giám Mục Wilson nhắc gì tới nhận định này.
Linh mục William Saunders, khoa trưởng Trường Cao Đẳng Notre Dame Graduate School of Christendom ở Virginia, khi viết về điều ngài gọi là “ấn tích bí tích”, “ấn tích tòa giải tội” hay “ấn tích giải tội”, cũng có đề cập tới nguyên tắc vị giải tội có thể xin phép hối nhân tha cho mình khỏi ấn tích này để thảo luận cuộc xưng tội với chính hối nhân hoặc các người khác. Hoặc nếu cần sự hướng dẫn của một vị giải tội nhiều kinh nghiệm hơn để có thể xử lý một nố lương tâm khó giải, ngài phải xin phép hối nhân trước. Trong cả hai trường hợp, ngài phải giữ bí mật về căn tính của hối nhân.
Không thấy Cha Saunders nhắc gì tới việc ấn tích giải tội chỉ áp dụng cho các tội xưng mà thôi.
Tòa Xá Giải Rôma
Trong cuộc phỏng vấn, nhân dịp có đại hội của gần 200 vị giải tội tổ chức tại Vatican để bàn về ấn tích giải tội và việc tư mật mục vụ, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, thuộc Tòa Xá Giải Rôma, ngày 15 tháng Mười Một năm 2014, dường như đã mở rộng ý nghĩa của ấn tích giải tội, khi cho rằng: trong môi trường văn hóa ngày nay, một nền văn hóa sẵn sàng soi mói đời tư cá nhân, “nhiệm vụ nền tảng của vị linh mục là bảo vệ và gìn giữ sự tư mật (intimacy) của người ta như là không gian tối cần để bảo vệ nhân cách của họ, cũng như các tâm tư của họ” nghĩa là “đời sống nội tâm tư riêng” của họ.
Ngài nhấn mạnh thêm: “mục đích của sự bảo mật, có tính bí tích hay không có tính bí tích”, là bảo vệ “đời sống nội tâm tư riêng của người ta, một điều hệ ở việc bảo vệ sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi con người nhân bản”.
Ngài bảo: bất cứ ai vi phạm “đời sống nội tâm tư riêng của một con người” là vi phạm một “hành vi bất công” vốn trái ngược với tinh thần tôn giáo.
Khi đề cập thẳng tới ấn tích giải tội, Đức Hồng Y Piacenza nói rằng “ấn tích này tuyệt đối và bất khả vi phạm. Tôi buộc phải giữ sự tư mật liên quan tới mọi điều được nói với tôi”. Ngài cho biết thêm: theo học lý cổ điển, vị giải tội còn bị cấm không được vun sới bất cứ ký ức nào về điều ngài đã nghe.
Khi được hỏi về vụ Cha Bayhi ở Louisiana, Đức Hồng Y Piacenza đã ca ngợi đáp ứng của vị linh mục này và của giáo phận Baton Rouge: “Các nhiệm vụ trong sứ mệnh của chúng ta không thể bị vi phạm bất cứ cách nào”. Tuyệt nhiên, không thấy ngài gợi ý gì về nội dung bí tích và không bí tích của cuộc xưng tội.
Trong một bài viết đăng trên Blog http://religiousstudiesblogspot.co.uk, tác giả có nhắc đến các trường hợp mập mờ (grey area) không biết có vi phạm “ấn tích giải tội” hay không, trong đó có trường hợp do nhà giáo luật học nổi danh Prospero Lambertini, tức Đức Bênêđíctô XIV sau này, nêu ra về người đầy tớ của một vị linh mục đến xưng tội với ngài rằng anh ta đánh cắp tiền bạc của ngài. Nghe thấy thế, vị linh mục về khóa tủ tiền, điều mà trước đây ngài không làm và không cho người đầy tớ này đếm tiền giùm ngài nữa. Lambertini cho hay: vị này vi phạm ấn tích giải tội (Casus Conscientiae, 1762).
Một nhà giáo luật học khác là Jean-Pierre Gury (Casus Conscientiae, 1865) thì nêu ra trường hợp: một linh mục nói với người khác chuyện ngài nghe được trong tòa giải tội, tuy không nhắc đến tên hối nhân, nhưng những người nghe ngài ai cũng đoán được tên hối nhân. Tác giả cho rằng vị linh mục này vi phạm ấn tích giải tội.
Tác giả còn nêu ra một số trường hợp mập mờ nữa của Augustin Lehmkuhl, Casus Conscientiae (1902). Nhưng tuyệt nhiên không có trường hợp nào như Đức Tổng Giám Mục Wilson nêu ra cả.
Điều khó hiểu là một “khám phá” mà Đức Tổng Giám Mục Wilson cho là dầy công nghiên cứu như thế mà ngài lại giữ kín đối với các vị chức sắc cao cấp khác trong Giáo Hội Công Giáo Úc đến nỗi để xẩy ra cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trước một lực lượng đôi lúc tỏ ra hằn học đối với Giáo Hội này và chỉ tìm cách gây chia rẽ để đánh gục nó.
Thông Báo
Cáo phó : Thân phụ Lm Đỗ Đăng Quan qua đời
Lm Đỗ Đăng Quan
09:11 28/02/2017
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Hôn Vội Vàng
Joseph Ngọc Phạm
19:28 28/02/2017
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Yêu nhau họ vẫn hay hôn !
Nụ hôn thể hiện tâm hồn đang yêu
Hôn thì nó cũng có nhiều
Hôn đi, hôn lại, hôn chiều, hôn trưa…
(Trích thơ của Con Copden)