Ngày 23-02-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ với 18 Hồng y mới và Hồng y đoàn
LM. Trần Đức Anh OP
12:18 23/02/2014
VATICAN. Sáng Chúa Nhật 23-2-2014, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô với 150 Hồng Y trong đó có 18 vị mới được ngài phong sáng thứ bẩy hôm trước.

Trong số 9 ngàn người hiện diện trong Thánh Đường có hơn 100 Giám Mục và 150 LM đặc trách phần cho rước lễ. Ngoài ra còn có các phái đoàn chính phủ và nhiều vị trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.

Lúc 10 giờ, 18 Hồng Y mới đi rước lên bàn thờ chính cùng với ĐTC, đặc biệt có một vị ngồi trên ghế lăn là ĐHY Jean Pierre Kutwa, 69 tuổi (1945), TGM giáo phận Abidjan bên Côte d'Ivoire, Phi châu.

Các tân Hồng Y ngồi thành hai hàng cánh cung trước bàn thờ. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có ca đoàn 40 người thuộc Giáo hoàng học viện Thánh nhạc ở Roma.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài đọc thứ I và bài Tin Mừng của ngày lễ để nhắc nhở các Hồng Y mới về nghĩa vụ nên thánh, xa tránh mọi lối cư xử trần tục, và dấn thân làm chứng về tình thương của Thiên Chúa.
”Lạy Cha từ bi, ước gì ơn phù trợ của Cha làm cho chúng con luôn chú ý tới tiếng Chúa Thánh Linh” (Kinh Tổng Nguyện)

Kinh nguyện này được đọc lên vào đầu thánh lễ, nhắc nhở chúng ta về một thái độ cơ bản: lắng nghe Chúa Thánh Linh, Đấng làm cho Giáo Hội được sinh động, và linh hoạt Giáo Hội. Với sức sáng tạo và đổi mới, Chúa Thánh Linh luôn nâng đỡ niềm hy vọng của Dân Chúa lữ hành trong lịch sử, và trong tư cách là Đấng An Ủi, Chúa luôn hỗ trợ chứng tá của các Kitô hữu. Trong lúc này đây, cùng với các Hồng Y mới, chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của Thánh Linh Đấng nói qua Kinh Thánh được công bố.

Trong bài đọc thứ I vang dội lời kêu gọi của Chúa gửi đến dân Ngài: ”Các con hãy nên thánh, vì Ta, Thiên Chúa của các con, là Đấng Thánh” (Lv 19,2). Và Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng vọng lại: ”Các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời” (Mt 5,48). Những lời này gọi hỏi tất cả chúng ta, là môn đệ của Chúa; và hôm nay được đặc biệt gửi đến tôi và anh em, các anh em Hồng Y quí mến, cách riêng anh em là những người đã gia nhập Hồng Y đoàn hôm qua. Sự noi gương thánh thiện và hoàn hảo của Thiên Chúa có vẻ là một mục tiêu không thể đạt tới được. Nhưng bài đọc thứ I và Tin Mừng gợi lên những tấm gương cụ thể để cách cư xử của Thiên Chúa trở thành qui luật hành động của chúng ta. Tuy vậy chúng ta hãy nhớ rằng nếu không có Thánh Linh thì nỗ lực của chúng ta trở nên vô ích! Trước tiên, sự thánh thiện theo tinh thần Kitô không phải là công trình của chúng ta, nhưng là thành quả của sự ngoan ngoãn - được mong muốn và vun trồng - đối với Chúa Thánh Linh của Chúa Ba lần thánh.
Sách Lêvi đã nói: ”Đừng nuôi trong tâm hồn con sự oán ghét đối với người anh em con.. Đừng báo thù và nuôi oán hận.. nhưng hãy yêu thương tha nhân” (19,17-19). Những thái độ này nảy sinh từ sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta quá khác nhau, ích kỷ và kiêu ngạo.. nhưng lòng nhân lành và vẻ đẹp của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta, và Chúa Thánh Linh có thể thanh tẩy chúng ta, có thể uốn nắn chúng ta ngày qua ngày.

ĐTC giải thích tiếp:

”Trong Tin Mừng, cả Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta về sự thánh thiện và giải thích cho chúng ta luật mới, luật của Ngài, Ngài giải thích qua một vài phản đề giữa sự công chính bất toàn của những người luật sĩ và biệt phái, và sự công chính cao cả hơn của Nước Thiên Chúa. Phản đề đầu tiên của đoạn Phúc âm hôm nay nói về sự trả thù: ”Các con đã nghe nói: Mắt đền mắt, răng đền răng. Nhưng thầy bảo các con: .. nếu ai vả má phải của các con thì hãy giơ cả má kia cho họ” (Mt 5,38-39). Không những chúng ta không được đáp lại sự ác mà ngừơi khác làm cho ta, nhưng chúng ta còn phải cố gắng rộng rãi làm điều thiện cho họ nữa.

”Phản đề thứ hai nói về kẻ thù: ”Các con đã nghe nói: Hãy yêu thương người thân cận và ghét kẻ thù”. Nhưng Thầy nói với các con: Hãy yêu thương kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những người bách hại các con” (vv. 43-44). Ai muốn theo Chúa Giêsu, Chúa yêu cầu họ yêu thương những người không đáng yêu, không đền trả lại, để lấp đầy sự trống rỗng tình thương trong các tâm hồn, trong những phản ứng con người, trong các gia đình, các cộng đoàn và trên thế giới. Chúa Giêsu không đến để dạy chúng ta những cung cách lịch sự, những kiểu cách phòng trà! Bởi vì nếu thế thì ngài chẳng cần từ trời xuống và chết trên thập giá. Chúa Kitô đến để cứu vớt chúng ta, tỏ cho chúng ta con đường, con đường duy nhất để ra khỏi cát lún của tội lỗi và con đường này là lòng từ bi thương xót. Nên thánh không phải là một điều xa xỉ, nhưng là điều cần thiết cho sự cứu độ thế giới”.

Anh em Hồng Y thân mến, Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội yêu cầu chúng ta làm chứng tá hăng say nhiệt thành hơn về những thái độ thánh thiện. Sự thánh thiện của một Hồng Y hệ tại gia tăng dâng hiến nhưng không như vậy. Vì thế, chúng ta hãy yêu mến những người đố kỵ chúng ta; chúng ta hãy chúc lành cho những người nói xấu chúng ta; hãy chào hỏi với một nụ cười những người có lẽ không đáng; chúng ta đừng khao khát làm cho mình nổi bật, nhưng hãy dùng sự dịu dàng chống lại sự hách dịch; hãy quên đi những tủi nhục phải chịu. Hãy luôn để cho Thánh Linh của Chúa Kitô hướng dẫn, Đấng đã hy sinh bản thân trên thập giá, để chúng ta có thể là những máng chuyển tình thương của Chúa. Đó là thái độ, đó là cách cư xử của một Hồng Y. Một Hồng Y gia nhập Giáo Hội Roma, không gia nhập một triều đình. Chúng ta hãy tránh tất cả và giúp nhau tránh những tập tục và lối cư xử triều đình: mưu mô, nói hành nói xấu, phe phái, bè đảng, thiên vị. Ngôn ngữ chúng ta phải là ngôn ngữ của Tin Mừng: có thì nói có, không thì nói không: thái độ chúng ta phải là thái độ Bát Phúc, và con đường chúng ta là con đường thánh thiện.

Chúa Thánh Linh nói với chúng ta ngày hôm nay qua những lời của Thánh Phaolô: ”Anh em là Đền thờ của Thiên Chúa.. Đền thờ thánh thiêng của Thiên Chúa là anh em” (1 Cr 3,16-17). Trong Đền thờ này là chúng ta, có cử hành một phụng vụ nòng cốt: phụng vụ của lòng từ nhân, tha thứ, phục vụ, tóm một lời là phụng vụ tình thương. Đền thờ này sẽ bị xúc phạm, nếu chúng ta lơ là các nghĩa vụ đối với tha nhân. Một khi trong con tim chúng ta có một chỗ cho người bé nhỏ nhất trong anh em chúng ta, thì chính Thiên Chúa tìm được chỗ trong đó. Khi người anh em chúng ta bị bỏ rơi ở ngoài, thì chính Thiên Chúa không được đón nhận. Một con tim không có tình thương thì giống như một thánh đường bị xúc phạm, bị rút khỏi việc việc phụng thờ Thiên Chúa và dùng vào việc khác.
Và ĐTC kết luận rằng:

Anh em Hồng Y thân mến, chúng ta hãy hiệp nhất trong Chúa Kitô và giữa chúng ta với nhau! Tôi xin anh em hãy gần gũi tôi, bằng kinh nguyện, lời cố vấn, sự cộng tác. Và tất cả anh em chị em, các GM, LM, phó tế những người thánh hiến và giáo dân, anh chị em hãy cùng nhau khẩn cầu Chúa Thánh Linh, để Hồng Y đoàn luôn đầy lòng bác ái mục tử nồng nhiệt, đầu thánh thiện, để phục vụ Tin Mừng và giúp Giáo Hội chiếu tỏa tình thương của Chúa Kitô trên thế giới.

Kinh Truyền Tin

Thánh lễ kéo dài 1 tiếng rưỡi đồng hồ và kết thúc lúc 11 giờ rưỡi. Nửa tiếng sau đó, ĐTC Phanxicô đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng ở lầu 3 trong dinh Tông tòa để chủ sự buổi đọc kinh truyền tin với 60 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến bài đọc thứ hai của Chúa Nhật 23-2-2014, trong đó thánh Phaolô nói đến tình trạng chia rẽ trong giáo đoàn Corinto (1 Cr 1,12..): họ họp thành những nhóm theo những nhà giảng thuyết khác nhau mà họ coi là thủ lãnh, Phaolo, Apollo, Cepha. Thánh Phaolô giải thích rằng cách suy tư như thế là sai lầm, vì cộng đoàn không thuộc về các tông đồ, nhưng các vị thuộc về cộng đoàn, nhưng toàn thể cộng đoàn thuộc về Chúa Kitô. Từ sự thuộc về ấy phát sinh điều này là trong các cộng đoàn Kitô - giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, phong trào - các khác biệt không thể đi ngược sự kiện tất cả chúng ta có cùng phẩm giá nhờ bí tích rửa tội: tất cả đều là con cái Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Những người đã nhận sứ vụ hướng dẫn, rao giảng, cử hành các bí tích, không được coi mình là những người sở hữu các quyền bính đặc biệt, nhưng phải đặt mình phục vụ cộng đoàn, giúp cộng đoàn tiến bước trên con đường nên thánh trong vui tươi. Hôm nay Giáo Hội ủy thác việc làm chứng tá về lối sống mục vụ ấy cho các Hồng Y mới mà tôi đã cử hành thánh lễ với các vị sáng nay. Ước gì công nghị Hồng Y hôm qua mang lại cho chúng ta cơ hội quí giá để cảm nghiệm đặc tính Công Giáo, hoàn vũ của Giáo Hội, được biểu lộ qua nguyên quán khác nhau của các thành viên Hồng Y đoàn, liên kết trong niềm hiệp thông chặt chẽ quanh người Kế Vị Thánh Phêrô. Và xin chúa ban cho chúng ta ơn được hoạt động cho sự hiệp nhất của Giáo Hội.

ĐTC nói thêm rằng: ”Ước gì những lúc cử hành phụng vụ và mừng lễ mà chúng ta đã được cơ hội trải qua trong hai ngày qua, củng cố nơi tất cả chúng ta niềm tin, tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa! Tôi cũng mời gọi anh chị em hãy nâng đỡ các vị mục tử ấy và trợ giúp các vị bằng lời cầu nguyện để các vị luôn nhiệt thành hướng dẫn dân được ủy thác cho các vị, tỏ cho tất cả mọi người thấy sự dịu dàng và tình thương của Chúa. Một GM, một HY, một Giáo Hoàng, cần lời cầu nguyện dường nào, để có thể giúp dân Chúa tiến bước. Tôi nói ”giúp đỡ” có nghĩa là phục vụ Dân Chúa, vì ơn gọi của Giám Mục, của Hồng Y và của Giáo Hoàng chính là người phục vụ, phục vụ nhân dân Chúa Kitô. Anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để chúng tôi là những người đầy tớ tốt, chứ không phải là những ông chủ tốt! Tất cả các GM, LM, những người thánh hiến và giáo dân chúng ta phải cùng nhau làm chứng về một Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô, được linh hoạt bằng ước muốn phục vụ anh em và với lòng can đảm như các ngôn sứ, sẵn sàng đáp ứng những mong đợi và đòi hỏi tinh thần của con người thời nay. Xin Mẹ Maria tháp tùng và bảo vệ chúng ta trong hành trình này.

Tiếp đó ĐTC và mọi người đã kinh truyền tin, ngài đã ban phép lành Tòa Thánh cho tất cả mọi người.
Sau phép lành ĐTC còn chào thăm tất cả những người đến đây để tháp tùng các Hồng Y mới, ngài nhiệt liệt cám ơn các nước đã muốn hiện diện tại đây với các phái đoàn chính thức. ĐTC không quên chào thăm đông đảo các tín hữu đến từ các giáo phận ở Italia, và nhiều hội đoàn khác.
 
Top Stories
Ukraine's priests provide protest inspiration, key link to pre-Soviet era
Perry Chiaramonte
16:32 23/02/2014
They stand defiant before shield-wielding riot police, clutching gilded crosses and inspiring the freedom-seeking masses in Kiev’s Independence Square.

But the clergy of Ukraine are more than leaders of the protest that threatens to split the nation's troubled alliance with Russia. They are a link to Ukraine's historical independence, before the Russian Revolution led to the Soviet occupation that lasted until 1991 but still hovers above like a dark cloud. Amid the escalating violence, priests have been seen defying police, leading civilians safely past them and performing last rites on those killed in the clashes.

“They are there as pastors looking over their flocks.”

- Roksolana Stojko-Lozynskyj, of the Ukrainian Congress Committee of America

“They are there as pastors looking over their flocks,” Roksolana Stojko-Lozynskyj, of the Ukrainian Congress Committee of America, told FoxNews.com. “Although they are not in [an official] leadership [role], they are well-respected in the community."

Priests have even put up makeshift chapels in tents in the square, where crowds have been estimated in the tens of thousands.

Prior to nearly a century of Soviet domination, Ukraine was a deeply religious nation with historic ties to western Europe.

The strife has brought together Ukraine's major denominations, including the rival Ukrainian Orthodox Church - Kiev Patriarchate and Ukrainian Orthodox Patriarchate of Moscow, as well as the Ukrainian Autocephalous Orthodox and the Vatican-aligned Ukrainian Greek Catholic churches. The churches released a joint statement last month as unrest percolated in the square.

"There is still a need for political agreement to begin to live heeding the law of God and of man, while respecting the rights and dignity of citizens, and maintaining social cohesion," the statement read in part.

Last week, the Patriarch of the Ukrainian Greek Catholic Church, Sviatoslav Shevchuk stated that it is the role of the clergy to be at the forefront of the demonstrations in order to serve people who have historically faced religious persecution.

The protests in the capital city of Kiev began in November after the cash-strapped government backed out of signing a free trade agreement with Europe in favor of funding from Russia. The protests have escalated sharply this week with as many as 77 killed and hundreds injured in clashes with the police.

The so-called EuroMaidan revolution was born out of the Ukrainian people’s desire to be a part of the EU, said Stojko-Lozynskyj. But it has its roots in the nation's history, and the ever-present tension between Kiev and Moscow. While about 78 percent of the population is Ukrainian and 18 percent Russian, its financial dependence on Russia has given Moscow greater clout than those numbers might suggest.

Despite an uneasy truce and an agreement by increasingly unpopular President Viktor Yanukovych, an ethnic Russian, to hold new elections, experts say the tinderbox lit in Kiev could continue to burn.

“I think the wheels are coming off the Ukranian government,” Charles Kupchan, a senior fellow with the Council on Foreign Relations told FoxNews.com. “Yanukovych is clinging to power and he seems to be oscillating between attempts to hold on to that power and realizing that it’s too late and he needs to compromise. It is a no man’s land at this point."

As the economic situation worsens and the violence spirals, the people of Ukraine are once again looking to their religious leaders and grappling with the age-old dilemma posed by Russia.

“The situation in Ukraine with Russia has always been difficult one since the days of the Empire,” Stojko-Lozynskyj said. “The abuses were horrific. The people did not want to be in a system of ethnic apartheid.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa thường huấn Hội Đồng Giáo Xứ tại giáo phận Thanh Hóa
BTT GP Thanh Hóa
10:07 23/02/2014
Khóa thường huấn HĐGX tại Giáo phận Thanh Hóa

Trong niềm vui xuân Giáp Ngọ còn âm hưởng nơi vạn vật và trong con tim mỗi người dân Việt, UB Giáo Dân GP do cha tân chủ tịch UB Giuse Trịnh Văn Phiên phối hợp với Toà Giám Mục đã tổ chức khóa đào tạo sơ cấp thường huấn Hội Đồng Giáo Xứ trong giáo phận. Khóa thường huấn diễn ra trong hai ngày 20-21.2.2014 tại Tòa Giám mục Thanh hóa với sự tham gia của gần 300 quý chức thành viên của các HĐGX trong các giáo xứ của giáo phận. Đội ngũ giảng viên gồm Đức Cha Giáo Phận Giuse Nguyễn Chí Linh, quý cha trong giáo phận và một vị khách mời, cha Giuse Nguyễn Quang Huy.

Xem Hình

Nội dung khóa đào tạo được chia thành 12 bài, tập trung vào việc giới thiệu vị trí người giáo dân trong Giáo Hôi, nghĩa vụ và quyền lợi của người giáo dân, lịch sử HĐGX, giáo phận, cơ cấu tổ chức Giáo Hội, giáo xứ, HĐGX, quy chế hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của HĐGX, hỏi đáp thắc mắc…

Trong những năm qua, dù hoàn cảnh giáo phận còn nhiều khó khăn cả về tài chính lẫn nhân sự, nhưng vị Chủ chăn Giáo phận đã rất cố gắng và chỉ thị UB Giáo Dân tổ chức các khóa đào tạo thường huấn cho HĐGX trong toàn giáo phận. Tính đến năm nay đã có 5 khóa thường huấn sơ cấp HĐGX và kết quả đạt được cũng đáng mừng. Theo báo cáo của Cha Chủ tịch UB Giáo Dân Giuse Trịnh Văn Phiên: “Hầu hết những thành viên sau khi trải qua khóa thường huấn đều rất hài lòng và mức độ tham gia công việc tích cực hơn. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho giáo phận hôm nay và ngày mai, là một hướng đi thiết thực theo đúng Công Đồng Vaticano II”.

Cha Chủ tịch trích lại lời dạy của Công Đồng Vaticano II trong “Sắc lệnh Truyền giáo”: “Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa giữa loài người, nếu chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng giáo phẩm. Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của dân tộc, nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo hàng giáo dân trưởng thành” (AG, 21,a).

Huấn từ trong buổi khai mạc, vị Chủ chăn của giáo phận cũng bày tỏ một thực tế: “Những năm vừa qua giáo phận đã nỗ lực tổ chức các khóa thường huấn HĐGX nhưng chưa có có một mẫu thức phù hợp với nhu cầu. Chúng ta đang trên đường dò dẫm để các khóa sau hoàn thiện hơn”. Ngài cũng mong mỏi: “Qua khóa đào tạo và qua vai trò của quý chức trong HĐGX người giáo dân ý thức hơn vai trò của mình trong đời sống Giáo Hội”.

Hai ngày thường huấn dù vắn vỏi nhưng cũng đủ để quý chức HĐGX cảm nếm được tình thương và sự quan tâm của giáo phận dành cho mình cũng như ý thức hơn về sứ vụ của mình trong giáo xứ như lời vị đại diện của qúy chức Phêrô Nguyễn Thành Vinh, giáo xứ Chính Tòa, đã bày tỏ trước khi kết thúc khóa học: “Qua lớp thường huấn này, chúng con ý thức được mình là cánh tay đắc lực nối dài và là cộng tác viên liên kết giữa cha xứ và bà con giáo dân. Chúng con xin hứa khi trở về giáo xứ, chúng con sẽ đưa hết khả năng, trình độ hiểu biết và lòng yêu mến của mình để phục vụ giáo xứ, giáo phận, xây dựng Hội Thánh giữa trần gian ngày càng thăng tiến hơn”.

Trước khi trở về gia đình, trở về giáo xứ, quý chức đã tham dự thánh lễ bế mạc và nghi thức sai đi do chính Đức Cha giáo phận chủ sự.

Đức Cha giáo phận cũng cho biết trong tương lai sẽ có những khóa thường huấn trung cấp và nâng cao cho quý chức HĐGX trong giáo phận.
 
Giám Mục giáo phận Vinh thăm viếng CĐCGVN Sydney
Diệp Hải Dung
10:33 23/02/2014
Tối thứ Năm 20/02/2014 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta tham dự buổi tĩnh tâm do Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo phận Vinh thuyết giảng.

Hình ảnh

Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm chào mừng mọi người và Cha long trọng giới thiệu Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo Phận Vinh đến Úc thăm gia đình thân nhân và nhân tiện Ngài thăm viếng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney và giúp giảng mục vụ tĩnh tâm cho Cộng Đồng với đề tài “Những Thách Đố sống Phúc Âm hóa gia đình trong bối cảnh xã hội hôm nay..”

Sau bài giảng tĩnh tâm. Đức Giám Mục cùng với quý Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Trường cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.

Ngày Thứ Sáu 21/02/2014 Đức Giám Mục đến Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Georges Hall thuyết giảng đề tài: “Những phương cách sống Phúc âm hóa gia đình trong bối cảnh xã hội hôm nay” Sau đó ĐGM cùng với quý Cha hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Đức Giám Mục có trao tặng cho Cộng Đồng một món quà kỷ niệm rất là quý giá: Tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi, trên tay phải Đức Mẹ có quàng thêm cái nón Lá biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm thay mặt Cộng Đồng tiếp nhận Thánh tượng Đức Mẹ và Cha sẽ đặt để Thánh tượng trên Trung Tâm Bringelly.

Chiều Thứ Bảy 22/02/2104 ĐGM đã đến thăm viếng dâng Thánh lễ cuối tuần tại hai Giáo đoàn KiTô Vua Lakemba và Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Đaminh Vũ Đình Tước Marrickville.

Sáng Chúa Nhật 23/02/2014 ĐGM đến thăm viếng Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên Revesby dâng Thánh lễ và buổi chiều Ngài đến thăm viếng Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt.Pritchard nhân dịp Lễ Tuyên Thệ ra mắt Ban Quan Trị Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Mt.Prichard và buổi tối cùng ngày ĐGM đến dâng Lễ tại Giáo Xứ Thánh Tâm Cabramatta.

Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm thay mặt Ban Tuyên Úy và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney luôn ghi ơn Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và cầu xin Chúa ban nhiều ơn lành sức khỏe để ĐGM dìu dắt con thuyền Giáo Hội tại Giáo phân Vinh nói riêng và Giáo Hội Mẹ Việt Nam nói chung và kính chúc Đức Cha những ngày tại Sydney thật tốt đẹp.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bài múa Vong Quốc.
Bảo Giang
09:28 23/02/2014
Bài múa Vong Quốc.

Có hai cách nhìn về một bài múa được đảng và nhà nước Việt cộng tổ chức ở khuôn viên tượng đài Lý thái Tổ tại Hà Nội vào ngày 17-2-2014 vừa qua.

Về phía người dân Việt Nam. Họ gọi bài múa, vũ điệu do nhà nước tổ chức cho các đoàn đảng viên thừa mỡ của mình múa hát theo một phiên khúc nhạc Tầu kia là Bài Múa Vong Quốc. Nó không chỉ làm người dân ngứa mắt, nhưng còn là chất thêm uất hận. Bởi lẽ hôm ấy là ngày toàn dân Việt Nam muốn tổ chức ngày tưởng niệm hơn 50000 ngàn người, gồm quân dân Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp chống Tàu xâm lược tại biên giới phía bắc. Kỷ niệm tưởng nhớ với người dân, chưa hẳn là gây lại mối thù hận, nhưng chắc chắn, nó nhắc nhở ngưòi còn sống không được vô ơn, bạc nghĩa với những người đã hy sinh cả mạng sống của minh cho đất nước. Theo đó, nếu chính phủ là của người dân, thì phải nuôi sống lý tưởng của dân tộc của đất nước để cho mọi người luôn giữ lòng trung thành với tổ quốc. Họ không thể bội phản máu xương của những người nằm xuống bằng cách tổ chức bài muá theo nhạc diệu của quân xâm lược trong ngày này. Nhưng qua trường hợp này, xem ra họ là người Tàu hay chư hầu làm việc cho Tàu rồi!

Về phía nhà nước Việt cộng, họ có lý luận riêng của họ. Trước hết, đây là ngày mừng nhớn của mẫu quốc Tàu, nếu họ chưa thể đồng bộ, đóng quần áo đại cán Tàu như Đỗ Mười thường làm, để đến kính viếng tất cả các mồ mả của Liệt Sỹ Tàu nằm trong các nghĩa trang tại Vệt Nam để đền ơn đáp nghĩa cho họ nhà Tập, nhà Mao từng cưu mang họ, nên đành phải dùng bước chạy đà, thử nghiệm bằng điệu múa xẩm theo nhạc Tàu trước tượng đài của Lý Thái Tổ. Trước là nói lên khát vọng lớn của đảng, của nhà nước CHXHCN Viêt cộng, mong chủ nhân Tàu thấu hiểu cho nỗi lòng của những thái thú quan cán tại địa phương hơn là trách cứ họ. Kế đến, là thăm dò sức phản kháng của người dân trước khi tiến sang một bước lệ thuộc khác. Sau cùng là “tiên hạ thủ vi cường” bằng cách đưa những bị thịt này ra chiếm chỗ trước để ngăn cản một cuộc mítting, ngăn cuộc tập họp của dân chúng mà không gây ra tai họa trực tiếp cho nhà nước.

Cục diện là thế. Nhưng thật ra, chuyện bài vũ mà người Việt Nam gọi là Bài Múa Vong Quốc do đảng và nhà nước Việt cộng thực hiện, tổ chức trình diễn trước tượng đài Lý thái Tổ vào ngày 12-302014 sớm muộn cũng phải đến. Nó đến không phải chỉ là việc ngăn chặn cuộc mít tinh tưởng nhớ của người dân. Nhưng đến vì đây chính là một chủ trương lớn của đảng CS do Đặng xuân Khu đề ra từ năm 1952. Nói cách khác, đây tuy là lần đầu tiên họ diễn bài múa vong quốc nơi công cộng cho dân chúng xem, tập làm quen. Trong thực tế, cái tổ chức cộng sản ở trên đất nước Việt đã là vong quốc ngay từ trước ngày 3-2-1930 rồi.

Thât vậy, vì qúa cực khổ, thêm lòng thù hận trong cuộc chiến kiếm miếng cơm manh áo khi phải tha hương cầu thực, nên Nguyễn tât Thành, (tôi không gọi Y với cái tên Nguyễn ái Quốc, vì gọi như thế là một xúc phạm đến nhà ái quốc Phan chu Trinh và nhóm của Ông đã tạo nên cái tên này) đã gia nhập đảng cộng sản Pháp. Khi ấy, Thành ảo tưởng đó là con đường hoa mộng, giải thoát dễ có cơm ăn áo mặc. Kết quả, ngay khi Nguyễn tất Thành tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Pháp thì Y đã trở thành một công cụ để phát triẻn và hoàn thành chủ nghĩa Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc và Vô Tôn Giáo của cộng sản ở trong môi trường sống của Thành. Theo đó, tất cả mọi hoạt động của Thành sau ngày gia nhập đảng cộng sản Pháp, và sau này là đảng CSVN, đều chỉ có một mục đích duy nhất là đem thân phục vụ cho chủ thuyết Tam Vô của cộng sản. Ngoài ra không còn bất cứ một lý tưởng, một chủ trương nào khác. Nhưng vì khả năng văn hóa kém cỏi, Nguyễn tất Thành không hề biết rằng những chủ trương, lý thuyết về ý thức Dân Tộc, Dân sinh, Dân Quyền của xã hội, đã trở thành những “biện minh cho cứu cánh” để cộng sản diệt trừ và đi tới chủ nghĩa Tam vô. Nên y cũng không hề biết, chính cái tà thuyết tam vô ấy là nguồn cội đẩy Thành vào con đường tiêu diệt chính bản thân, gia dình và tổ quốc của mình. Bằng chứng là:

I. Vô Gia Đình:

Để làm thân nô lệ cho cộng sản, bản thân Hồ chí Minh, dù là Hồ tập Chương hay là Nguyễn tất Thành đều bị buộc phải thực hiện những hành vi vô gia đình để hủy hoại chính bản thân mình. Ở đây, nếu Hồ chí Minh là Hồ tập Chương, ngưòi Hẹ, thì chính Y đã phải hoàn toàn cắt đứt mọi thứ liên hệ với gia đình, trong đó bao gồm cả cha mẹ anh em và vợ con ruột thịt của mình ở bên Tàu, để mặc lấy cái áo của Nguyễn tất Thành, trở thành người Việt Nam, để thi hành những kế sách tàn dộc của cộng sản ở trên phần đất này. Nếu là Nguyễn tất Thành, Hồ chí Minh cũng đã phải đoạn tuyệt với cả dòng họ sinh ra minh. Trong đó có cả cha mẹ anh em ruột thịt, để trở thành cái bánh vẽ HCM, để cho người đời nguyền rủa như một đứa con vô đạo bất hiếu, suốt đời không thắp cho bố mẹ một nén nhang!

Rồi cả hai đều ở trong trường hợp chẳng cần phân biệt nguồn gốc Hồ chí Minh là Nguyễn sinh Cung hay là Hồ tập Chương ra sao, chúng ta đều thấy Hồ chí Minh đã phải thực hiện sách lược vô gia đình với chính bản thân mình. Y hoàn toàn phải đoạn tuyệt với vợ con của mình. Thê thảm hơn thế, HCM đã đoạn tuyệt với ngưòi sinh con cho mình là Nông thị Xuân bằng cái búa của đảng mà Y không đám có nửa lời phản ứng. Sau đó, đẩy con đẻ của minh thành đứa trẻ vô thừa nhận. Khá khen cho HCM đã thực hiện xuất sắc công tác này!

II. Vô tổ quốc.

Một kẻ thờ chủ nghĩa vô gia đình, chối bỏ cuộc sống của gia đình là gốc sinh của xã hội sẽ không bao giờ là ngưòi biết yêu thương đồng loại và tổ quốc của mình. Lý lẽ này không có luật trừ. Ở đây, phải trung thực mà nhìn nhận rằng, trong lịch sử hơn 4000 năm văn hiến của Việt Nam. Không có bất cứ một người nào thực hiện sách lược vô tổ quốc xuất sắc bằng HCM. Lê chiêu Thống , Trần ích Tắc, Cù thị, Triệu minh Vương không đáng là đệ tử của Minh trong phạm vi này.

Sự kiện, vì theo tầu, hay vì là người Tàu giả danh Việt Nam, nên Hồ chí Minh đã rập theo khuôn mẫu Tầu để đấu tố tàn sát hơn hai trăm nghìn ngườỉ trong giới rưòng cột của Việt Nam trong khoảng 1953-58. Kế đến là cái chết của hàng triệu tinh hoa của Việt Nam khi HCM và tập đoàn CS mở cuộc chiến tiêu diệt sự sống của dân tộc ở miền nam Việt Nam. Một cuộc chiến mà HCM từng rêu rao là “đánh đến người cuối cùng cũng đánh”. Khi đó, lý lịch cá nhân của Y chưa được giải mã, đặt nghi vấn, nên chẳng có mấy người hiểu ra thâm ý của HCM trong câu nói là : Y muốn đánh cho chết hết người Việt Nam đi, riêng phần đất tươi đẹp này thì để dành cho dân Tàu tự nhiên tràn sang mà chiếm lấy như phần gia sản của họ. Rồi phụ hoạ cho chủ trương vô tổ quốc của Hồ, Lê Duẩn, trong vai TBT đảng cộng, cũng đã hãnh diện, kể công với chủ nhân Tàu ngay tại bắc Kinh vào năm 1970 là “tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch “ hoặc giả ,“Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”…

Sự kiêu hãnh, kể công của Lê Duẫn xem ra còn thiếu thực tế, nên Phạm văn Đồng trong vai Thủ tướng và Ung văn khiêm trong vai tuồng Thứ trưởng ngoại giao, người tuyên bố, kẻ viết công hàm dâng Truờng Sa, Hoàng Sa của Việt Nam cho Trung cộng vào năm 1958.

Rồi cuộc chiến 17-2-1979 ở biên giới phía bắc, với hơn 50000 nhân mạng Việt Nam nằm xuống để bảo vệ đất tổ ra sao?

Xem ra cái kết quả cũng là cuộc chiến, đánh cho Tàu nốt! Bởi lẽ, sau cuộc chiến là Hội Nghị Thành Đô bên Tàu, CSVN với mưu cầu xin được thuần phục Trung cộng vô điều kiện. Kết quả, phần nhân sự. Tất cả những kẻ thân, thuộc về Tàu từ Chinh, Mười, Linh, Phiêu, Mạnh, Cầm, Khải… cho đến những cán cộng hôm nay, đều thăng quan tiến chức mau và mọc lên đều khắp từ bắc chí nam. Về diện địa, Việt Nam lại mất thêm đất Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm và hơn 10000km2 vịnh bắc bộ! Và còn tệ hơn cả việc mất đất kia là số phận của 50000 ngàn ngưòi chết vì, hay chết cho tổ quốc đều không có lỗ chôn thây. Nếu có thì cũng chỉ là những nấm mồ hoang lạnh với nhang tàn bia đổ. Trong khi đó, những quân xâm lược thì được các quan cán thái thú trong đảng xây đài, dựng bia, lập nghĩa trang hoành tráng, rồi thay nhau bốn mùa cúng tế, nhang khói!

Với một kết qủa thực tế như thế, cuộc chiến ấy không phải là ta đánh cho Tàu ư?

Nhưng nếu chỉ có bấy nhiêu mà bảo HCM và đảng cộng sản là Cù Thị và Triệu minh Vương là mầm vong quốc, có lẽ còn oan lắm! Nhưng hãy nhìn đến một người được coi là lý thuyết gia vĩ đại nhất của đảng CSVN trong suốt 80 năm qua, xem y có những chủ trương gì cho đất nước và có những chỉ đạo gì cho đảng CS thi hành? Ai cũng biết, Đặng xuân Khu đã từng nắm chức TBT đảng cộng sản đến hai lần.Trong lần đầu, Đặng xuân Khu vào năm 1952 đã nhân danh TBT đảng, nhân danh ủy ban kháng chiến toàn quốc kêu gọi đồng bào Việt Nam” Hỡi đồng bào Việt Nam… Hãy bỏ chữ quốc ngữ mà quay về học lấy chữ Tàu…. Bỏ văn minh tây phương mà quay về xử dụng thuốc tễ của Tàu….” Và nhất trí là “ xin được làm chư hầu cho Trung quốc” Vì TQ không chỉ là bạn, nhưng “ còn là thầy của chúng ta nữa”. Hỏi có người Việt Nam không rùng minh, dợn tóc khi đọc bản văn này?

Nếu có thì xin nhớ rằng. Khi người dân Việt Nam rùng mình, dợn tóc gáy lên vì bản văn ngu ngốc tột cùng này thì cũng là lúc đảng cộng sản kiêu hãnh vì có Đặng xuân Khu, và có bản văn làm nền tảng ấy cho hướng đi của họ! Tuy thế, câu chuyện về tư tưởng và văn hóa Vô Tổ Quốc của cộng sản chưa dừng lại nơi đây. Bởi vì, noi theo con đường làm quan kiểu bán nước của Đặng xuân Khu còn nhiều những kẻ khác nửa. Điển hình trong số ấy là Tố Hữu, một trong những kẻ đã nắm chức vụ phó Thủ tướng của cái nhà nước CHXHCN ấy cùng đi theo một lối. Tố Hữu viết:

- “ Tiếng đầu đời con gọi Sít ta lin”! Thật là khủng khiếp!, Có lẽ đây là một trưòng hợp duy nhất xảy ra ở trên thế giới? Vì có ai dạy con gọi tên Stalin thay vì gọi bố gọi mẹ khi con bập bẹ tập nói! Tiếc rằng Stalin đã bị dân Liên Sô treo cổ lên rồi?

- “Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười”. Lần thứ hai chúng ta bắt gặp một loại chữ nghĩa, không biết nên dùng chữ gì cho nó đúng, để giải thích về loại văn chương kiểu vô gia đình này? Tôi không có ngôn từ nào để giái thích cho loại chữ nghĩa vô loại được cộng sản ca tụng này.

- Kế đến. với dân tộc đồng bào của mình thì “ giết… giết nữa… những bàn tay không ngừng nghĩ…”. Đọc gỉa nghĩ gì khi đọc những hàng chữ này?

III. Vô tôn giáo.

Không phải cộng sản chỉ thưc hành việc vô tôn giáo qua ngôn từ của K. Mark, coi tôn giáo như là thuốc phiện, và cấm tuyệt đối các đoàn đảng viên của họ không được theo bất cứ một tôn giáo nào, ngoài chủ thuyết tam vô. Nhưng CS còn cố tình xỉ nhục tôn giáo bằng cách đốt phá, hủy hoại các đình chùa, các nơi tôn nghiêm như đền miều từ xóm thôn, làng mạc. Rồi tìm mọi cách ép buộc các đình, đền miếu còn lại phải thay thế hình ảnh các tượng thần và thay vào đó là tấm hình, hay cái đầu lâu của Hồ chí Minh cho người dân lễ bái. Đây có phải là một việc làm phỉ báng tôn giáo không?

Tôi không dám tự tiện trả lời câu hỏi. Chỉ xin trích ra một đoan viết ngắn do chính Hồ chí Minh viết trong bản di chúc của Y là: “phòng khi tôi về với cụ Mac, cụ Lê…”. Câu viết này, trước hết đuợc hiểu, HCM là một đảng viên cộng sản, Y tuyệt đối trung thành với giáo huấn tam vô. Nên đến khi chết Y không mong ước về với cội nguồn tổ tiên ông bà cha mẹ, thần thánh, nhưng chỉ thiết tha mong mỏi được theo cụ Mác, cụ Lê. Xét cho cùng, đây là một ước muốn chân thật của Y. Bởi lẽ, một đời của kẻ gian trá, trước khi chết y có thể nói được một câu nói thật. HCM cũng không có ngoại lệ. Hơn thế, học theo Mác, làm theo Lê nên có lẽ không ai biết Mác, hiểu Lê bằng Hồ chí Minh. (có thể HCM cũng biết trước là cụ Lê sẽ bị nhân dân Liên Sô treo cổ sau này, nhưng vẫn trung thành với Lê?) nên mới viết như thế. Nhưng đảng CS không để cho HCM theo cụ Lê, theo cụ Mác. Hoặc giả, để cho đồng báo gíup HCM đi theo cụ Lê, mà lại đưa cái đầu lâu của một tên đồ tể vào nhà chùa và các đền miếu cho ngưòi ta hương khói là sai trái! Xin nhớ, HCM là kẻ vô tôn giáo, tại sao CS lại đưa Y vào chùa, vào đình miếu? Làm thế là CS xỉ nhục “ bác” hay muốn xỉ nhục tôn giáo?

Tóm lại, với những hành động khuất tất, với những văn bản vô đạo như thế, việc đảng và nhà nước CS cho tổ chức múa bài múa ” Trung Quốc chính nghiã”* ) trong khuôn viên tượng đài Lý thái Tổ ở Hà Nội phải đến. Đến bởi vì, buổi múa vong quốc của những hình nhân đảng như những bị thịt này không phải là cuộc thăm dò phản ứng của người Viêt Nam trước những sự việc nhà nước xin làm chư hầu cho Trung cộng theo chủ trương của đảng CS. Nhưng còn là một cái tát dáng trả vào mặt, không phải chỉ là thân nhân của 60 ngàn nhân mạng Việt Nam đã bỏ mình vì cuộc chiến bảo vệ biên cương của mình, nhưng còn là cho dân tộc Việt Nam nữa. Bởi vì, sự việc nhà nước cộng sản công khai cho hát múa bài ca mang tên “ Trung quốc chính nghĩa”(*1) ở trên đất Việt trong ngày 17-2 mang một ý nghĩa khác hẳn. Nó muốn nói lên rằng: CSVN nhìn nhận cái chính nghĩa của cuộc chiến năm ấy thuộc về phía Trung cộng? Kế đến, đó cũng là một phương cách họ giải thích rộng rãi với nhân dân Việt Nam cái lý do tại sao họ xây đài, đúc tượng lập nhiều nghĩa trang liệt cốt Trung cộng một cách hoành tráng trên đất Việt, và các quan cán thái thú phải thay nhau bốn mùa phục vụ hương khói chăng?

Nếu đảng và nhà nước cộng sản tại VN đã công khai ca tụng “ Trung Quốc chính nghĩa” trong ngày kỷ niệm cuộc chiến tại biên giới như thế. Ngườì Việt Nam nghĩ gì và nên làm gì?

Theo tôi, khi đứng trước thái độ trịch thượng của CS đối với dân tộc này, người Việt Nam chỉ có hai phong cách để chọn lựa. Một là nhắm mắt, xuôi tay theo lối nô lệ cộng sản đang dẫn đường. Hai là đứng dậy, tìm lấy con đường Độc Lập cho dân tộc mà đi. Phương cách một thì chẳng cần phải làm gì. Chúng muốn làm gì thì mặc chúng. Cứ cúi mặt xuống theo chúng mà đi. Phương cách thứ hai là khó đấy.

Khó là bởi vì, nếu như chúng ta còn muốn thấy dòng dõi Việt Nam mãi sống mãi trên quê hương có Độc Lập, có chủ quyền đất nước riêng. Muốn có cuộc sống ấm no, tự do phát triẻn trong nhân bản, không bị nô lệ cho chủ nghiã tam vô. Muốn có một hệ thống pháp lý nhân bản của con người để bảo vệ nhân phẩm con người. Muốn cho con cháu mai sau còn nhắc nhở đến nền văn hóa nhân lễ nghĩa trí tín của tiền nhân qua tính nhân văn: “Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Muốn còn có những bài tình tự ca dao dân tộc. “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Còn muốn nghe được những bài ca. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” thì tất cả mọi người phải đứng dậy, tay nắm lấy tay nhau, đạp đổ cường đồ mà đi. Rồi người tay xẻng, người tay cuốc, vì tương lai con cháu mà đào lỗ để Chôn Nó Đi. Có chôn chặt, chôn sâu cái chế độ duy vật bất nhân, vô đạo theo chủ thuyết Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo vào tận lòng đất sâu thì chúng ta và con cháu chúng ta mới có ngày mai tươi sáng.

Bởi vì, bao lâu cái chệ độ và hệ thống đoàn đảng của cộng sản còn chế ngự trên quê hương Việt Nam, bấy lâu người dân chúng ta còn phải sống trong tối tăm với cái gông, cái ách nô lệ đeo trong cổ. Thời gian có qua đi, nhưng cộng sản vĩnh viễn sống bằng gian trá và tạo ra gian trá. Bản chất này của chúng đời đời không bao giờ thay đổi. Đời cha ông chúng ta, cộng sản đã có một khuôn mẫu gian trá độc ác riêng để lừa dối và phỉ báng họ. Đời chúng ta, cộng sản đã ngụy tạo ra những gian dối khác để lừa gạt và phỉ báng chúng ta. Khi sang đến những thế hệ mai sau, cộng sản cũng vẫn chỉ có một chử kép là gian dối, xão trá và độc ác để tồn tại. Nếu cộng sản còn tồn tại, thì đời sống chúng ta và con cháu chúng ta mãi mãi chỉ là một loại nô lệ cho gian dối! Đời sống như thế, có lẽ đã là một đời bỏ đi rồi!

Hởi đồng bào Việt Nam. Đời chúng ta không thể là đời bỏ đi. Sức sống của Dân Tộc Việt Nam không thể bị khuất phục bởi cường đồ, ngoại xâm, gian trá. Tất cả chúng ta hãy đứng dậy đi. Người cái xẻng, người cái cuốc. Hãy cùng nhau Chôn Nó Đi. Chôn Nó Đi để dân ta được sống. Sống xứng đáng trong phẩm gía con người.

Bảo Giang

2-2014

(1*) FBker Thùy Trang đã chứng minh bản nhạc để nhảy nhót ăn mừng sáng nay là nhạc Tàu, được nhạc sĩ Hồ Quang Hiếu đạo nhạc, đặt lời Việt là "Con bướm xuân". Nguyên bản của bài hát "中國恰恰" (Trung Quốc Chính Nghĩa).( theo Trần mạnh Hảo)

 
Tin Đáng Chú Ý
Ukraine: Tổng thống bị truất phế hối lộ để vượt biên nhưng bất thành
Đặng Tự Do
16:54 23/02/2014
Các linh mục đứng thách thức trước hàng rào cảnh sát
Ngày thứ Năm đẫm máu
Niềm vui chiến thắng
Hoan hô bà Yulia Tymoshenko
Lắng nghe bà Yulia Tymoshenko
Tạ ơn Đức Mẹ
Tổng thống bị lật đổ ông Viktor Yanukovych đã tìm cách trốn ra nước ngoài bằng máy bay nhưng bất thành.

Phát ngôn viên của công an biên phòng Serhiy Astakhov cho thông tấn xã AFP biết là vào sáng Chúa Nhật 23 tháng Hai, một chiếc máy bay riêng đã tìm cách cất cánh từ phi trường quốc tế Donetsk nhưng không có giấy tờ hợp lệ. Donetsk là một thành phố ở phía Đông Ukraine nằm sát biên giới Nga, cách thủ đô Kiev 550km về phía Đông Nam.

Ông Astakhov nói: “Khi các viên chức đến kiểm tra giấy tờ, họ thấy những người có vũ trang đưa tiền hối lộ để máy bay cất cánh vì lý do khẩn cấp.” Công an biên phòng đã không nhận tiền hối lộ.

Trong lúc hai bên còn giằng co, hai chiếc thiết giáp đã đến bên cạnh máy bay. Viktor Yanukovych đã ló mặt khỏi máy bay và được hai chiếc thiết giáp hộ tống đưa ra khỏi phi trường, không biết là đi đâu.

Số phận của Vitaly Zakharchenko, bộ trưởng nội vụ của Viktor Yanukovych, xem ra hẩm hiu hơn. Hôm thứ Bẩy, ông ta bị công an biên phòng bắt giữ khi đang tìm cách trốn sang Nga bằng cách thuê một chiếc máy bay tại phi trường quốc tế Donetsk.

Trong khi đó, tại các thành phố Bila Tserkva, Khmelnitsky, Zhytomyr thuộc miền Tây Ukraine dân chúng thi nhau giật sập các tượng đài của Lênin bằng dây thừng và xà beng.

Lên tiếng trên đài truyền hình Kharkiv, thuộc phần phía Đông Ukraine vào sáng thứ Bẩy, nói bằng tiếng Nga chứ không phải tiếng Ukraine, Viktor Yanukovych cáo buộc “bọn khủng bố và băng đảng” tổ chức một cuộc đảo chính bạo lực. Ông ta tuyên bố không có ý định từ chức. Tuy nhiên, ngay sau đó Quốc hội Ukraine đã đồng thanh truất phế ông ta.

Trước đó Quốc Hội Ukraine đã đồng thanh tuyên bố trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến là cựu nữ thủ tướng Yulia Tymoshenko, người đã bị Viktor Yanukovych cầm tù với tội danh “lạm dụng chức quyền.”

Bà Yulia Tymoshenko đã được hơn 50,000 người hoan hô tại quảng trường Độc Lậo hay còn gọi là quảng trường Maidan.

Từ khuya thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy, các lực lượng công an và cảnh sát chống biểu tình đã lặng lẽ chuồn, kể cả quân phòng vệ phủ tổng thống. Sáng thứ Bẩy, người biểu tình đã chiếm dinh tổng thống và các công thự chính phủ. Tại biệt điện của Viktor Yanukovych ở ngoài thủ đô Kiev, họ tận mắt chứng kiến cảnh xa hoa như vua chúa của Viktor Yanukovych.

Cuộc biểu tình của người dân Ukraine đã nổ ra từ ngày 21 tháng 11 năm 2013 sau khi Viktor Yanukovych tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước với Liên Hiệp Âu Châu và tìm kiếm những quan hệ gắn bó hơn với Mạc Tư Khoa. Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin hứa hẹn cắt giảm giá khí đốt cung cấp cho Ukraine và một khoản tín dụng 15 tỷ Mỹ Kim coi như đền bù thiệt hại cho việc Ukraine hủy bỏ các hiệp ước với Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 17 tháng 12.

Những diễn biến đáng chú ý trong tuần qua:

1) Hôm thứ Ba 18 tháng Hai, tổng thống Yanukovych nói có âm mưu đảo chính. Cảnh sát được lệnh tấn công vào quảng trường Maidan để dẹp những người biểu tình. Trong khi đó những người biểu tình cũng tấn công quyết liệt hơn vào cảnh sát và nổi lửa trước tòa nhà quốc hội vì tin rằng Yanukovych đã bí mật thương thảo với Nga. Một ngày trước đó, hôm thứ Hai 17 tháng Hai, Nga đã trao cho Ukraine 2 tỷ Mỹ Kim trong tổng số 15 tỷ Mỹ Kim là tiền viện trợ Nga dành cho Ukraine để đổi lấy việc Ukraine từ chối các hợp đồng mậu dịch với Liên Hiệp Âu Châu.

26 người chết trong cuộc giao tranh đẫm máu tại quảng trường Maidan, trong đó có 10 cảnh sát viên và một ký giả quốc tế. Nhiều đồn bót cảnh sát tại Lviv bị cướp phá.

Bộ trưởng nội vụ Vitaly Zakharchenko nói Ukraine đang phải chống lại “chủ nghĩa khủng bố” và doạ đưa quân tấn công vào quảng trường Maidan.

2) Hôm thứ Tư 19 tháng Hai, Liên Hiệp Âu Châu dọa đưa ra những cấm vận đối với Ukraine. Nato cũng cảnh cáo quân đội Ukraine không được tham dự vào những cuộc đàn áp người biểu tình. Yanukovych cách chức tham mưu trưởng quân đội Ukraine vì cho rằng ông này có lập trường ủng hộ người biểu tình.

Kế hoạch tấn công của công an và cảnh sát chống biểu tình nhằm chiếm quảng trường Maidan bị thất bại vì đông đảo tràn ra đường tiếp tế cho những người biểu tình.

Yanukovych đồng ý với các phe đối lập về một thoả thuận hòa bình trong khi Nga cáo buộc người biểu tình đang âm mưu “đảo chính” Yanukovych.

3) Hôm thứ Năm 20 tháng Hai, giao tranh lại bùng lên ác liệt hơn chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận hòa bình này được công bố. Cảnh sát bắn tỉa vào người biểu tình giết chết ít nhất 60 người trong khi bộ trưởng nội vụ Vitaly Zakharchenko cáo buộc người biểu tình bắt làm con tin 67 cảnh sát.

Đô trưởng Kiev từ chức để phản đối cảnh tắm máu dân chúng.

4) Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, Yanukovych đồng ý tuyển cử sớm để xoa dịu làn sóng căm phẫn của dân chúng.

Quốc hội biểu quyết quay lại Hiến Pháp 2004, giới hạn quyền hành của tổng thống.

5) Trong đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy, chính quyền Yanukovych tan rã, Yanukovych lặng lẽ bỏ trốn sang Kharkiv là cứ điểm của những hậu duệ Nga.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ong/Hoa
Đặng Đức Cương
22:23 23/02/2014
ONG/HOA
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đạo cương thường khó lắm bạn ơi
Không như ong bướm đậu rồi lại bay.
(Ca dao)