Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần I Mùa Chay C
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
01:56 19/02/2010
Tuần I Mùa chay
Thứ hai sau Chúa nhật I Mùa chay
Mt 25,31-46
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được mang hình ảnh của Chúa. Chúng con được nhận ra Chúa qua tha nhân, qua bạn bè. Chúa còn đồng hoá mình với những người bất hạnh để chúng con có cơ hội phục vụ Chúa. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể nâng đỡ và giúp chúng con biết sống tình bác ái quảng đại với tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời Chúa luôn sống vì tha nhân. Chúa đã cho đi tình yêu. Chúa đã cho đi cả cuộc đời, cả mạng sống mình cho người mình yêu. Chúa đã chịu nhiều đắng cay thiệt thòi để người mình yêu được hạnh phúc. Xin giúp chúng con cũng biết làm vui lòng nhau, biết quan tâm tới nhau, biết sống phục vụ cho nhau. Ở gia đình biết vâng lời thảo hiếu cha mẹ, biết chia sẻ gánh nặng với cha mẹ qua những công việc tầm thường nhất như là: rửa chén, quét nhà. Ở nhà trường chúng con biết sống hoà nhã, thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa, biết cho đi hơn là nhận lãnh.
Lạy Chúa là tình yêu, xin khơi lên trong chúng con tình yêu của Chúa, để chúng con biết yêu tha nhân như chính mình. Xin loại bỏ nơi chúng con sự ích kỷ để biết sống quảng đại cho lợi ích tha nhân. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 1 Mùa chay
Mt 6,7-15
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là hơi thở, là nhịp sống của chúng con. Có Chúa chúng con có sự sống, vì Chúa là thân cây, còn chúng con là cành. Cành liền cây mới sinh hoa kết trái. Và nếu cành lìa cây, cây sẽ héo khô. Xin cho chúng con luôn kết hợp với Chúa qua cầu nguyện hằng ngày. Xin cho chúng con biết dành thời giờ gặp gỡ Chúa để được bồi dưỡng linh hồn và thân xác trong sự sống của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng quan tâm đến mọi nhu cầu cuộc sống chúng con. Trước nhan thánh Chúa chúng con xin dâng cuộc đời chúng con cho Chúa. Chúng con xin mượn tâm tình này để thưa lên cùng Chúa.
Lạy Chúa là cha chúng con, xin cho chúng con
Vừa đủ hạnh phúc – để tâm hồn được ngọt ngào
Vừa đủ thử thách – để giữ cho con luôn kiên cường
Vừa đủ muộn phiền – để giữ cho con thực là người
Vừa đủ hy vọng – để giữ cho con được hạnh phúc
Vừa đủ thất bại – để giữ con mãi khiêm nhu
Vừa đủ thành công – để con mãi nhiệt tâm
Vừa đủ bạn bè – để cho con được luôn an ủi
Vừa đủ vật chất – để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống
Vừa đủ niềm tin – để xua tan những chán nản ngã lòng
Vừa đủ quả quyết – để con có thể nói không với tội
Vừa đủ tình yêu – để con có thể tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả, đón nhận tất cả, như chính Đức Ky-tô đã tha thứ, chịu đựng và đón nhận con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 1 mùa chay
Lc 11,29-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mùa chay luôn mời gọi chúng con trở về với Chúa. Trở về vì chúng con đang lạc xa tình Chúa. Trở về vì chúng con không còn ở bên Chúa. Chúng con đã bỏ Chúa, bỏ anh em để sống trong tội lỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết tìm về chính mình là hình ảnh của Chúa, để chúng con sống liên kết với Chúa và tha nhân.
Lạy Chúa, bởi tính tự cao tự đại, bởi thói đạo đức giả hình, những người biệt phái năm xưa đã không thể trở về với Chúa. Lòng tự cao tự đại đã đưa họ ra xa nguồn ơn cứu độ. Thói đạo đức giả hình đã biến lòng họ chai đá trong việc làm của mình. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết sống đơn sơ, khiêm nhường để chúng con luôn hoà nhã với mọi người, luôn khiêm nhu vâng lời để được Chúa chúc lành cho tuổi thơ chúng con. Xin cho chúng con luôn thành tâm đến với Chúa để nhận lãnh nguồn thánh ân đổi mới cuộc đời. Xin giúp chúng con biết sống chân thật với Chúa và với nhau để được sống tươi vui trong tình thương của Chúa và mọi người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con. Xin giúp chúng con biết trở về sau những lần vấp ngã, và canh tân đời sống trong tinh thần phúc âm của Chúa. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật I Mùa chay
Mt 7,7-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể, Chúa trao ban chính mình cho chúng con. Chúa cho chúng con tình yêu, sức sống của Chúa. Chúa hằng mong cho chúng con được hạnh phúc viên mãn trong tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, người đời ai cũng mong được hạnh phúc, được yêu thương. Nhưng tiếc thay, lại rất ít người dám trao ban tình yêu và hạnh phúc cho anh em. Chúng con thường ích kỷ, nhỏ nhoen, tầm thường. Chúng con thường dễ dàng đầy đoạ nhau hơn là hy sinh làm vui lòng nhau. Biết bao lần chúng con dùng lời nói để thoá mạ nhau thay cho lời nói tốt và khích lệ lẫn nhau. Biết bao lần chúng con trút lên nhau những oán hận, hờn ghen thay cho tình yêu tha thứ và cảm thông. Vì vậy, mà cuộc đời vẫn còn đó những khổ đau, những tiếng khóc than nghẹn lời. Cuộc đời vẫn cón đó những phận số bất hạnh bởi sự tàn nhẫn của những người thân dành cho nhau. Xin Chúa tha thứ cho những xúc phạm mà chúng con đã gây nên cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết cho đi tình yêu và tha thứ, để chúng con gặt hái được niềm vui của chia sẻ và trao ban.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con biết sống một cuộc đời hiến dâng như Chúa, biết cho đi mà không hề tính toán, biết làm việc mà không tìm an nghỉ. Xin giúp chúng con biết làm những điều tốt đẹp nhất cho tha nhân như chúng con cũng muốn người khác làm như vậy cho chúng con. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 1 mùa chay
Mt 5,20-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Tình yêu của Chúa luôn dành cho hết mọi người. Chúa yêu người tội lỗi. Chuá cũng yêu cả kẻ làm điều ác với Chúa. Chúa dùng tình yêu và lòng tha thứ để hoán cải lòng người, để xây dựng tình người. Xin giúp chúng con học nơi Chúa, luôn mang trong mình tình yêu thương để xoá bỏ hận thù, và xây dựng tình hiệp nhất bình an.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con biết sống yêu thương, tha thứ và quảng đại như Chúa. Nhìn vào xã hội hôm nay, chúng con thấy vẫn còn đó biết bao gia đình tan vỡ, chỉ vì không còn hình bóng của tình yêu, lòng tha thứ, sự chịu đựng lẫn nhau trong gia đình. Xin giúp cho những người làm chồng, làm vợ biết tha thứ cho nhau, để cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc. Xin giúp cho những người làm cha, làm mẹ biết sống nhân ái với đàn con. Xin cho chúng con cũng biết sống tinh thần hoà giải với nhau hơn là nuôi dưỡng hận thù.
Lạy Chúa, nếu có lần nào chúng con đã gây nên đau khổ, làm tan nát bao nhiều tâm hồn bằng lời nói và việc làm, xin Chúa tha thứ và giúp chúng con canh tân đổi mới cuộc đời. Xin giúp chúng con cũng biết thật lòng ăn năn và hoà giải với mọi người trong tinh thần phúc âm. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật I mùa chay
Mt 5,43-48
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến trần gian để tìm kiếm những gì đã mất, để phục hồi những thương tích do tội Adam. Xin Mình Máu Thánh Chúa chữa lành chúng con khỏi những tính hư nết xấu, những toan tính tội lỗi, những đam mê vô độ. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để sống tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tình yêu của Chúa khác hẳn chúng con. Tình yêu của Chúa luôn ân cần đối với người thánh thiện cũng như kẻ tội lỗi. Chúa yêu Phê-rô cũng như Giu-đa. Chúa yêu Gioan cũng như Madalena. Tình yêu của Chúa không thiên vị hay loại trừ ai. Kẻ yêu Chúa cũng như kẻ chống đối Chúa. Chúa cho mưa xuống trên người lành cũng như kẻ dữ. Chúa yêu chúng con không phải vì chúng con đáng yêu mà quan yếu là vì Chúa là tình yêu. Xin giúp chúng con biết lấy tình yêu ấy mà đối xử với nhau. Xin loại trừ nơi chúng con tính bè phái, óc cục bộ để chúng con biết yêu mến mọi người. Xin giúp chúng con biết sống yêu thương nhau thay cho những tranh chấp, hận thù và chia rẽ. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận nhau là anh em để chúng con luôn kính trọng và tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa, Chúa đã tha thứ cho kẻ hành hạ Chúa. Xin giúp chúng con biết sống bao dung với nhau để xây dựng một thế giới an bình và hạnh phúc. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Thứ hai sau Chúa nhật I Mùa chay
Mt 25,31-46
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được mang hình ảnh của Chúa. Chúng con được nhận ra Chúa qua tha nhân, qua bạn bè. Chúa còn đồng hoá mình với những người bất hạnh để chúng con có cơ hội phục vụ Chúa. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể nâng đỡ và giúp chúng con biết sống tình bác ái quảng đại với tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời Chúa luôn sống vì tha nhân. Chúa đã cho đi tình yêu. Chúa đã cho đi cả cuộc đời, cả mạng sống mình cho người mình yêu. Chúa đã chịu nhiều đắng cay thiệt thòi để người mình yêu được hạnh phúc. Xin giúp chúng con cũng biết làm vui lòng nhau, biết quan tâm tới nhau, biết sống phục vụ cho nhau. Ở gia đình biết vâng lời thảo hiếu cha mẹ, biết chia sẻ gánh nặng với cha mẹ qua những công việc tầm thường nhất như là: rửa chén, quét nhà. Ở nhà trường chúng con biết sống hoà nhã, thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa, biết cho đi hơn là nhận lãnh.
Lạy Chúa là tình yêu, xin khơi lên trong chúng con tình yêu của Chúa, để chúng con biết yêu tha nhân như chính mình. Xin loại bỏ nơi chúng con sự ích kỷ để biết sống quảng đại cho lợi ích tha nhân. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 1 Mùa chay
Mt 6,7-15
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là hơi thở, là nhịp sống của chúng con. Có Chúa chúng con có sự sống, vì Chúa là thân cây, còn chúng con là cành. Cành liền cây mới sinh hoa kết trái. Và nếu cành lìa cây, cây sẽ héo khô. Xin cho chúng con luôn kết hợp với Chúa qua cầu nguyện hằng ngày. Xin cho chúng con biết dành thời giờ gặp gỡ Chúa để được bồi dưỡng linh hồn và thân xác trong sự sống của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa hằng quan tâm đến mọi nhu cầu cuộc sống chúng con. Trước nhan thánh Chúa chúng con xin dâng cuộc đời chúng con cho Chúa. Chúng con xin mượn tâm tình này để thưa lên cùng Chúa.
Lạy Chúa là cha chúng con, xin cho chúng con
Vừa đủ hạnh phúc – để tâm hồn được ngọt ngào
Vừa đủ thử thách – để giữ cho con luôn kiên cường
Vừa đủ muộn phiền – để giữ cho con thực là người
Vừa đủ hy vọng – để giữ cho con được hạnh phúc
Vừa đủ thất bại – để giữ con mãi khiêm nhu
Vừa đủ thành công – để con mãi nhiệt tâm
Vừa đủ bạn bè – để cho con được luôn an ủi
Vừa đủ vật chất – để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống
Vừa đủ niềm tin – để xua tan những chán nản ngã lòng
Vừa đủ quả quyết – để con có thể nói không với tội
Vừa đủ tình yêu – để con có thể tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả, đón nhận tất cả, như chính Đức Ky-tô đã tha thứ, chịu đựng và đón nhận con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 1 mùa chay
Lc 11,29-32
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mùa chay luôn mời gọi chúng con trở về với Chúa. Trở về vì chúng con đang lạc xa tình Chúa. Trở về vì chúng con không còn ở bên Chúa. Chúng con đã bỏ Chúa, bỏ anh em để sống trong tội lỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết tìm về chính mình là hình ảnh của Chúa, để chúng con sống liên kết với Chúa và tha nhân.
Lạy Chúa, bởi tính tự cao tự đại, bởi thói đạo đức giả hình, những người biệt phái năm xưa đã không thể trở về với Chúa. Lòng tự cao tự đại đã đưa họ ra xa nguồn ơn cứu độ. Thói đạo đức giả hình đã biến lòng họ chai đá trong việc làm của mình. Xin Chúa giúp chúng con luôn biết sống đơn sơ, khiêm nhường để chúng con luôn hoà nhã với mọi người, luôn khiêm nhu vâng lời để được Chúa chúc lành cho tuổi thơ chúng con. Xin cho chúng con luôn thành tâm đến với Chúa để nhận lãnh nguồn thánh ân đổi mới cuộc đời. Xin giúp chúng con biết sống chân thật với Chúa và với nhau để được sống tươi vui trong tình thương của Chúa và mọi người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin tha thứ cho những lỗi phạm của chúng con. Xin giúp chúng con biết trở về sau những lần vấp ngã, và canh tân đời sống trong tinh thần phúc âm của Chúa. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật I Mùa chay
Mt 7,7-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể, Chúa trao ban chính mình cho chúng con. Chúa cho chúng con tình yêu, sức sống của Chúa. Chúa hằng mong cho chúng con được hạnh phúc viên mãn trong tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa, người đời ai cũng mong được hạnh phúc, được yêu thương. Nhưng tiếc thay, lại rất ít người dám trao ban tình yêu và hạnh phúc cho anh em. Chúng con thường ích kỷ, nhỏ nhoen, tầm thường. Chúng con thường dễ dàng đầy đoạ nhau hơn là hy sinh làm vui lòng nhau. Biết bao lần chúng con dùng lời nói để thoá mạ nhau thay cho lời nói tốt và khích lệ lẫn nhau. Biết bao lần chúng con trút lên nhau những oán hận, hờn ghen thay cho tình yêu tha thứ và cảm thông. Vì vậy, mà cuộc đời vẫn còn đó những khổ đau, những tiếng khóc than nghẹn lời. Cuộc đời vẫn cón đó những phận số bất hạnh bởi sự tàn nhẫn của những người thân dành cho nhau. Xin Chúa tha thứ cho những xúc phạm mà chúng con đã gây nên cho tha nhân. Xin giúp chúng con biết cho đi tình yêu và tha thứ, để chúng con gặt hái được niềm vui của chia sẻ và trao ban.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con biết sống một cuộc đời hiến dâng như Chúa, biết cho đi mà không hề tính toán, biết làm việc mà không tìm an nghỉ. Xin giúp chúng con biết làm những điều tốt đẹp nhất cho tha nhân như chúng con cũng muốn người khác làm như vậy cho chúng con. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 1 mùa chay
Mt 5,20-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Tình yêu của Chúa luôn dành cho hết mọi người. Chúa yêu người tội lỗi. Chuá cũng yêu cả kẻ làm điều ác với Chúa. Chúa dùng tình yêu và lòng tha thứ để hoán cải lòng người, để xây dựng tình người. Xin giúp chúng con học nơi Chúa, luôn mang trong mình tình yêu thương để xoá bỏ hận thù, và xây dựng tình hiệp nhất bình an.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin giúp chúng con biết sống yêu thương, tha thứ và quảng đại như Chúa. Nhìn vào xã hội hôm nay, chúng con thấy vẫn còn đó biết bao gia đình tan vỡ, chỉ vì không còn hình bóng của tình yêu, lòng tha thứ, sự chịu đựng lẫn nhau trong gia đình. Xin giúp cho những người làm chồng, làm vợ biết tha thứ cho nhau, để cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc. Xin giúp cho những người làm cha, làm mẹ biết sống nhân ái với đàn con. Xin cho chúng con cũng biết sống tinh thần hoà giải với nhau hơn là nuôi dưỡng hận thù.
Lạy Chúa, nếu có lần nào chúng con đã gây nên đau khổ, làm tan nát bao nhiều tâm hồn bằng lời nói và việc làm, xin Chúa tha thứ và giúp chúng con canh tân đổi mới cuộc đời. Xin giúp chúng con cũng biết thật lòng ăn năn và hoà giải với mọi người trong tinh thần phúc âm. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật I mùa chay
Mt 5,43-48
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến trần gian để tìm kiếm những gì đã mất, để phục hồi những thương tích do tội Adam. Xin Mình Máu Thánh Chúa chữa lành chúng con khỏi những tính hư nết xấu, những toan tính tội lỗi, những đam mê vô độ. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để sống tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tình yêu của Chúa khác hẳn chúng con. Tình yêu của Chúa luôn ân cần đối với người thánh thiện cũng như kẻ tội lỗi. Chúa yêu Phê-rô cũng như Giu-đa. Chúa yêu Gioan cũng như Madalena. Tình yêu của Chúa không thiên vị hay loại trừ ai. Kẻ yêu Chúa cũng như kẻ chống đối Chúa. Chúa cho mưa xuống trên người lành cũng như kẻ dữ. Chúa yêu chúng con không phải vì chúng con đáng yêu mà quan yếu là vì Chúa là tình yêu. Xin giúp chúng con biết lấy tình yêu ấy mà đối xử với nhau. Xin loại trừ nơi chúng con tính bè phái, óc cục bộ để chúng con biết yêu mến mọi người. Xin giúp chúng con biết sống yêu thương nhau thay cho những tranh chấp, hận thù và chia rẽ. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận nhau là anh em để chúng con luôn kính trọng và tha thứ cho nhau.
Lạy Chúa, Chúa đã tha thứ cho kẻ hành hạ Chúa. Xin giúp chúng con biết sống bao dung với nhau để xây dựng một thế giới an bình và hạnh phúc. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Nơi chốn
Lm Vũđình Tường
05:52 19/02/2010
Cuộc sống con người thay đổi luôn. Giờ chỗ này, lát chỗ nọ. Mỗi ngày ta thay đổi nhiều nơi chốn, thành tập quán, không quan tâm nữa. Ta để í đến nơi chốn nhiều hơn khi du lịch phố lạ, cảnh vật mới nhất là đến nơi phồn hoa, đô hội. Để tránh bị lạc ta để í kĩ hơn.
Mỗi nơi, mỗi chốn, có những cám dỗ khác nhau. Chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ mạnh, chỗ yếu. Vì thế ma quỷ lợi dụng cảnh vật đưa Đức Kitô đến những nơi chốn khác nhau sau mỗi lần chúng thất bại. Ba địa điểm chúng chọn lựa gài bẫy cám dỗ là hoang địa, đỉnh núi và nóc đền thờ.
Trong hoang địa
Hoang địa là nơi thử sức, đo tài con người. Hoang địa hay sa mạc chứa nhiều hạt cát. Điều đáng lưu ý là sức người, ý chí, tư tưởng vĩ đại, ý nghĩ táo bạo đọ sức, thử lửa, so tài với hạt cát, hạt bụi. Theo bạn trí con người bền bỉ hơn hạt cát, hay nhẹ như cát samạc rì rào trôi theo chiều gió.
Điều chắc chắn là khi bình an vô sự con người tự thấy mình vĩ đại, to lớn, khoẻ phi thường có thể đội đá vá trời. Đôi tay lấp biển, dời được non. Lúc nguy nan, gặp thử thách con người cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, không đủ sức chống đỡ với ngoại cảnh. Trong cơn nguy khốn, con người thấy mình nhỏ như hạt cát sa mạc, bồng bềnh như bọt nước, nhẹ như sương mai, bập bùng như đèn trước gió. Cầu mong thực tế này giúp sống khiêm nhường, thứ tha và chấp nhận thiếu sót của mình và của anh em.
Samạc nơi tranh giành giữa sống và chết, dằn vặt với đói khát, thành công và thất bại. Đối diện với chính mình, có cát, gió làm chứng. Tính toán sơ hở đời đi đong. Ngày nóng cháy da, đêm lạnh thấu xương.
Samạc tâm linh cũng pha trộn giữa thành công và thất bại, giữa đau khổ và vinh quang, giữa sống và chết. Một trận chiến trường kì, chiến đấu với bản thân, chống lại cám dỗ vô hình. Chống lại cạm bẫy ma quỉ đưa ra để lường gạt. Chiến đấu chống lại cái tôi, tính ích kỉ, tham lam, tự kiêu, tự mãn.
Trận chiến samạc tâm hồn đòi phấn đấu mãnh liệt và liên tục vì samạc tâm hồn có lương tâm làm trọng tài, đòi sống công chính.
Đỉnh núi cao
Có người trèo cao không run chân. Có người nhìn vực sâu thấy chóng mặt. Có người nghĩ đến vực thẳm chân rã rời, tay mỏi, đầu óc quay cuồng. Trái lại người thích leo núi coi toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la ngút tầm con mắt, luôn mơ ước được lên cao hơn. Đỉnh núi một là khiếp sợ mà khuất phục. Hai là rạo rực muốn chiếm đoạt. Cả hai đều mở rộng cửa đón chào cơn cám dỗ. Sợ quá sẽ đầu hàng; ham quá lại chiếm đoạt. Đàng nào ma quỉ cũng có cơ hội lợi dụng gài bẫy cám dỗ.
Nóc đền thờ
Tại sao lại nóc đền thờ. Kẻ đến cầu nguyện vào trong đền thờ. Ai lại leo lên nóc đền thờ để cầu nguyện. Hành động leo nóc đền thờ tự nó đã là hành động xấu.
Cái túi lủng
Cả ba cách ma quỷ cám dỗ, bề ngoài khác nhau, nơi chốn khác nhau, đều có điểm chung đó là cái túi lủng.
Túi đầu tiên là bao tử. Nếu ông là Con Thiên Chúa hãy hoá đá ra bánh mà ăn.
Túi thứ hai là túi tiền. Ông sẽ được tất cả vinh hoa, phú quí trước mắt làm cơ nghiệp nếu ông quỳ lạy tôi.
Túi thứ ba là cái tôi. Ông nhảy xuống đi vì có Thiên Sứ gìn giữ ông.
Phản bác
Đức Kitô phản bác tất cả những ý kiến, đề nghị ma quỷ đề ra. Ngài làm trái lại tất cả những gì chúng ước mong. Chúng đề nghị đường lối nhàn hạ, dễ dàng. Chúa chọn đường lối riêng. Con đường Ngài chọn là con đường khắc phục samạc bản thân và tâm hồn. Ngoài cơm bánh ra người ta sống nhờ Lời Chúa. Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài. Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa.
Đường nhàn hạ Chúa gọi là đường thênh thang là đường dẫn đến diệt vong, đường lối của ma quỉ. Chúa chọn con đường hẹp, hay cửa hẹp.
Mỗi nơi, mỗi chốn, có những cám dỗ khác nhau. Chỗ nhiều, chỗ ít, chỗ mạnh, chỗ yếu. Vì thế ma quỷ lợi dụng cảnh vật đưa Đức Kitô đến những nơi chốn khác nhau sau mỗi lần chúng thất bại. Ba địa điểm chúng chọn lựa gài bẫy cám dỗ là hoang địa, đỉnh núi và nóc đền thờ.
Trong hoang địa
Hoang địa là nơi thử sức, đo tài con người. Hoang địa hay sa mạc chứa nhiều hạt cát. Điều đáng lưu ý là sức người, ý chí, tư tưởng vĩ đại, ý nghĩ táo bạo đọ sức, thử lửa, so tài với hạt cát, hạt bụi. Theo bạn trí con người bền bỉ hơn hạt cát, hay nhẹ như cát samạc rì rào trôi theo chiều gió.
Điều chắc chắn là khi bình an vô sự con người tự thấy mình vĩ đại, to lớn, khoẻ phi thường có thể đội đá vá trời. Đôi tay lấp biển, dời được non. Lúc nguy nan, gặp thử thách con người cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, không đủ sức chống đỡ với ngoại cảnh. Trong cơn nguy khốn, con người thấy mình nhỏ như hạt cát sa mạc, bồng bềnh như bọt nước, nhẹ như sương mai, bập bùng như đèn trước gió. Cầu mong thực tế này giúp sống khiêm nhường, thứ tha và chấp nhận thiếu sót của mình và của anh em.
Samạc nơi tranh giành giữa sống và chết, dằn vặt với đói khát, thành công và thất bại. Đối diện với chính mình, có cát, gió làm chứng. Tính toán sơ hở đời đi đong. Ngày nóng cháy da, đêm lạnh thấu xương.
Samạc tâm linh cũng pha trộn giữa thành công và thất bại, giữa đau khổ và vinh quang, giữa sống và chết. Một trận chiến trường kì, chiến đấu với bản thân, chống lại cám dỗ vô hình. Chống lại cạm bẫy ma quỉ đưa ra để lường gạt. Chiến đấu chống lại cái tôi, tính ích kỉ, tham lam, tự kiêu, tự mãn.
Trận chiến samạc tâm hồn đòi phấn đấu mãnh liệt và liên tục vì samạc tâm hồn có lương tâm làm trọng tài, đòi sống công chính.
Đỉnh núi cao
Có người trèo cao không run chân. Có người nhìn vực sâu thấy chóng mặt. Có người nghĩ đến vực thẳm chân rã rời, tay mỏi, đầu óc quay cuồng. Trái lại người thích leo núi coi toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bao la ngút tầm con mắt, luôn mơ ước được lên cao hơn. Đỉnh núi một là khiếp sợ mà khuất phục. Hai là rạo rực muốn chiếm đoạt. Cả hai đều mở rộng cửa đón chào cơn cám dỗ. Sợ quá sẽ đầu hàng; ham quá lại chiếm đoạt. Đàng nào ma quỉ cũng có cơ hội lợi dụng gài bẫy cám dỗ.
Nóc đền thờ
Tại sao lại nóc đền thờ. Kẻ đến cầu nguyện vào trong đền thờ. Ai lại leo lên nóc đền thờ để cầu nguyện. Hành động leo nóc đền thờ tự nó đã là hành động xấu.
Cái túi lủng
Cả ba cách ma quỷ cám dỗ, bề ngoài khác nhau, nơi chốn khác nhau, đều có điểm chung đó là cái túi lủng.
Túi đầu tiên là bao tử. Nếu ông là Con Thiên Chúa hãy hoá đá ra bánh mà ăn.
Túi thứ hai là túi tiền. Ông sẽ được tất cả vinh hoa, phú quí trước mắt làm cơ nghiệp nếu ông quỳ lạy tôi.
Túi thứ ba là cái tôi. Ông nhảy xuống đi vì có Thiên Sứ gìn giữ ông.
Phản bác
Đức Kitô phản bác tất cả những ý kiến, đề nghị ma quỷ đề ra. Ngài làm trái lại tất cả những gì chúng ước mong. Chúng đề nghị đường lối nhàn hạ, dễ dàng. Chúa chọn đường lối riêng. Con đường Ngài chọn là con đường khắc phục samạc bản thân và tâm hồn. Ngoài cơm bánh ra người ta sống nhờ Lời Chúa. Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài. Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa.
Đường nhàn hạ Chúa gọi là đường thênh thang là đường dẫn đến diệt vong, đường lối của ma quỉ. Chúa chọn con đường hẹp, hay cửa hẹp.
Hãy thật lòng trở về với Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:49 19/02/2010
THỨ TƯ LỄ TRO
Mt 6,1-6.16-18
Mùa chay lại trở về với Giáo Hội, với mọi Kitô hữu, đặc biệt với Hội Thánh Việt Nam trong năm thánh này. 40 ngày mùa chay là thời kỳ đặc biệt để con người cùng với Chúa Giêsu vào sa mạc để chia sẻ, cầu nguyện, từ bỏ và để dứt khoát nói không với tội lỗi. Lời Thiên Chúa phán: ” Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta “.Đây là lời mời sống mật thiết, thân mật với Chúa.
Thực tế, mùa chay là mùa sám hối. Mùa quay trở về. Mùa thay đổi, chuyển hóa nội tâm để làm mới con người của mình. “ Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi”.Quả đây là lời mời gọi thiết thực bởi vì Chúa không thích bề ngoài nhưng tâm hồn mới đáng quí. Chúa muốn chúng ta khi sống những tâm tình, những hình thức bên ngoài thì cũng phải chứng tỏ những việc làm của mình phát xuất tự tâm hồn ngay chính đích thực. Thánh vịnh 50, 12 viết: ” Lạy Chúa Trời, xin tái tạo lòng con nên trong sạch, đổi mới tinh thần cho bền vững trung kiên “. Chúa muốn con người hãy cải hóa tự tâm, biến đổi tâm hồn đừng sống hời hợt bên ngoài, nhưng sống nội tâm, sống thâm sâu với Ngài trong tình yêu và biến đổi tâm hồn không ngừng. Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay vạch cho chúng ta con đường của mùa chay. Đây là thời gian 40 ngày của tình yêu và ân sủng. Chúa Giêsu đã vào sa mạc theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Chúa đã ở trong sa mạc 40 đêm, bốn mươi ngày để chịu ma quỷ thử thách, cám dỗ, Ngài đã đối diện với ma quỷ và Ngài đã hoàn toàn thắng ma quỷ. Ngài đã chọn lựa đi theo con đường của Thiên Chúa Cha, nói không với cám dỗ, nói không với tội lỗi. Kitô hữu chúng ta cũng hằng ngày phải đối diện với ma quỷ, đối diện với những thử thách, những cám dỗ của ma quỷ. Theo gương Chúa Giêsu chúng ta nói không với ma quỷ nhờ ơn Chúa giúp. Đây là sự chọn lựa người môn đệ Chúa phải dứt khoát chọn. Để làm được công việc ấy, người môn đệ Chúa phải bám chặt lấy Chúa, sống mật thiết với Ngài và nhờ Thánh Thần hướng dẫn soi sáng. Giáo Hội mời gọi người môn đệ Chúa hãy nhờ các phương thế như chia sẻ, cầu nguyện, từ bỏ để sống tất cả vì Thiên Chúa. Chúa nói: ” Khi anh em bố thí. Khi anh em cầu nguyện. Khi anh em ăn chay “. Đây là ba hình thức truyền thống của mọi tôn giáo, đặc biệt của người theo Chúa. Ba hình thức này là ba hình thức sám hối. Chia sẻ là nghĩ đến người khác, là trao ban cho người khác đặc biệt là những người khó nghèo, những người bé nhỏ của Thiên Chúa. Cầu nguyện là dùng thời giờ để sống mật thiết, tâm tình với Thiên Chúa. Hy sinh là chấp nhận sống cho Chúa, sống thiếu thốn vv…
Mùa chay, Chúa đang mời gọi chúng ta cũng như Giáo Hội tha thiết kêu gọi chúng ta hãy sống những điều Chúa dạy. Chúa nói chúng ta hãy âm thầm kín đáo, đừng phô trương công đức, đừng khoe khoang. Chúa lên án những kẻ giả hình những kẻ chỉ muốn phô trương công đức và thích được người khác tâng bốc, đề cao, khen ngợi. Chúa nói: ” Đừng cho tay trái biết việc tay mặt làm, để việc anh em bố thí được kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em “. Chúa muốn người môn đệ Chúa chỉ làm việc, chỉ sống cho mình Ngài mà thôi. Chúa nói bố thí, cầu nguyện, hãm mình thì luôn có sự kín đáo, mọi việc Cha của Ngài đều thấu suốt tỏ tường. Chúa khuyên nhủ con người hãy sống dễ thương, hãy sống tươi vui khi chúng ta ăn chay, hãm mình, cầu nguyện và bố thí.
Mùa chay là thời gian cứu độ, thời gian thuận tiện để Thiên Chúa làm hòa với chúng ta và chúng ta quay trở về thật tình với Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ gia ân giáng phúc và nối lại giao ước tình yêu với chúng ta.
Trong năm thánh của Giáo Hội Việt Nam, người môn đệ của Chúa Việt Nam được mời gọi sống thời gian cứu độ với tất cả lòng tin và tình yêu của mình. Bởi vì, chính 40 ngày mùa chay là thời gian ân phúc, là cơ hội thuận tiện để con người sám hối, quay trở về với Thiên Chúa tình thương.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết dùng thời gian 40 ngày mùa chay để sống những điều Chúa dạy và những dốc lòng của chúng con. Amen.
Mt 6,1-6.16-18
Mùa chay lại trở về với Giáo Hội, với mọi Kitô hữu, đặc biệt với Hội Thánh Việt Nam trong năm thánh này. 40 ngày mùa chay là thời kỳ đặc biệt để con người cùng với Chúa Giêsu vào sa mạc để chia sẻ, cầu nguyện, từ bỏ và để dứt khoát nói không với tội lỗi. Lời Thiên Chúa phán: ” Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta “.Đây là lời mời sống mật thiết, thân mật với Chúa.
Thực tế, mùa chay là mùa sám hối. Mùa quay trở về. Mùa thay đổi, chuyển hóa nội tâm để làm mới con người của mình. “ Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi”.Quả đây là lời mời gọi thiết thực bởi vì Chúa không thích bề ngoài nhưng tâm hồn mới đáng quí. Chúa muốn chúng ta khi sống những tâm tình, những hình thức bên ngoài thì cũng phải chứng tỏ những việc làm của mình phát xuất tự tâm hồn ngay chính đích thực. Thánh vịnh 50, 12 viết: ” Lạy Chúa Trời, xin tái tạo lòng con nên trong sạch, đổi mới tinh thần cho bền vững trung kiên “. Chúa muốn con người hãy cải hóa tự tâm, biến đổi tâm hồn đừng sống hời hợt bên ngoài, nhưng sống nội tâm, sống thâm sâu với Ngài trong tình yêu và biến đổi tâm hồn không ngừng. Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay vạch cho chúng ta con đường của mùa chay. Đây là thời gian 40 ngày của tình yêu và ân sủng. Chúa Giêsu đã vào sa mạc theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Chúa đã ở trong sa mạc 40 đêm, bốn mươi ngày để chịu ma quỷ thử thách, cám dỗ, Ngài đã đối diện với ma quỷ và Ngài đã hoàn toàn thắng ma quỷ. Ngài đã chọn lựa đi theo con đường của Thiên Chúa Cha, nói không với cám dỗ, nói không với tội lỗi. Kitô hữu chúng ta cũng hằng ngày phải đối diện với ma quỷ, đối diện với những thử thách, những cám dỗ của ma quỷ. Theo gương Chúa Giêsu chúng ta nói không với ma quỷ nhờ ơn Chúa giúp. Đây là sự chọn lựa người môn đệ Chúa phải dứt khoát chọn. Để làm được công việc ấy, người môn đệ Chúa phải bám chặt lấy Chúa, sống mật thiết với Ngài và nhờ Thánh Thần hướng dẫn soi sáng. Giáo Hội mời gọi người môn đệ Chúa hãy nhờ các phương thế như chia sẻ, cầu nguyện, từ bỏ để sống tất cả vì Thiên Chúa. Chúa nói: ” Khi anh em bố thí. Khi anh em cầu nguyện. Khi anh em ăn chay “. Đây là ba hình thức truyền thống của mọi tôn giáo, đặc biệt của người theo Chúa. Ba hình thức này là ba hình thức sám hối. Chia sẻ là nghĩ đến người khác, là trao ban cho người khác đặc biệt là những người khó nghèo, những người bé nhỏ của Thiên Chúa. Cầu nguyện là dùng thời giờ để sống mật thiết, tâm tình với Thiên Chúa. Hy sinh là chấp nhận sống cho Chúa, sống thiếu thốn vv…
Mùa chay, Chúa đang mời gọi chúng ta cũng như Giáo Hội tha thiết kêu gọi chúng ta hãy sống những điều Chúa dạy. Chúa nói chúng ta hãy âm thầm kín đáo, đừng phô trương công đức, đừng khoe khoang. Chúa lên án những kẻ giả hình những kẻ chỉ muốn phô trương công đức và thích được người khác tâng bốc, đề cao, khen ngợi. Chúa nói: ” Đừng cho tay trái biết việc tay mặt làm, để việc anh em bố thí được kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em “. Chúa muốn người môn đệ Chúa chỉ làm việc, chỉ sống cho mình Ngài mà thôi. Chúa nói bố thí, cầu nguyện, hãm mình thì luôn có sự kín đáo, mọi việc Cha của Ngài đều thấu suốt tỏ tường. Chúa khuyên nhủ con người hãy sống dễ thương, hãy sống tươi vui khi chúng ta ăn chay, hãm mình, cầu nguyện và bố thí.
Mùa chay là thời gian cứu độ, thời gian thuận tiện để Thiên Chúa làm hòa với chúng ta và chúng ta quay trở về thật tình với Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ gia ân giáng phúc và nối lại giao ước tình yêu với chúng ta.
Trong năm thánh của Giáo Hội Việt Nam, người môn đệ của Chúa Việt Nam được mời gọi sống thời gian cứu độ với tất cả lòng tin và tình yêu của mình. Bởi vì, chính 40 ngày mùa chay là thời gian ân phúc, là cơ hội thuận tiện để con người sám hối, quay trở về với Thiên Chúa tình thương.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết dùng thời gian 40 ngày mùa chay để sống những điều Chúa dạy và những dốc lòng của chúng con. Amen.
Khổ đau và vinh quang
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:07 19/02/2010
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY, năm C
Lc 9, 28-36
Trong cuộc hành trình rao giảng Nước Trời, Chúa Giêsu đã nhiều lần nói đến sự đau khổ, cái chết và phục sinh của Ngài, nhưng trớ trêu thay ngay các môn đệ là những người thân tín nhất, những người sẽ tiếp nối sứ mạng cứu thế của Ngài lúc đó vẫn chưa hiểu được lời tiên báo của Chúa Giêsu.Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê và tiếng Chúa Cha phán: ” Đây là Con Ta, người được Ta tuyển chọn.Hãy nghe Ngài “. Lời của Chúa Cha cho biết Chúa Giêsu là Con của Thiên Chúa, hãy nghe lời của Ngài.
Cuộc biến hình trên núi Tabôrê để Phêrô, Giacôbê và Gioan chứng kiến sự vinh quang, sáng láng của Chúa Giêsu, và để một ngày kia trong vườn Cây Dầu cũng chính ba môn đệ này sẽ được thấy Chúa Giêsu hấp hối, mồ hôi và máu chảy ra.Cuộc sống của Chúa Giêsu: đau khổ và vinh quang luôn đan quyện với nhau. Trong cuộc biến hình ở trên núi Tabôrê: Môsê, Êlia và Chúa Giêsu đàm đạo với nhau. Thánh Luca cho biết ba Đấng nói:” Về sự chết của Chúa sẽ thực hiện tại Giêrusalem “.Vinh quang của núi Tabôrê không làm lu mờ cuộc khổ hình của Chúa Giêsu trên núi Calvê. Khuôn mặt sáng láng của Chúa Giêsu, một ngày kia sẽ không còn hình tượng.Áo vinh quang của chúa Giêsu một ngày kia sẽ bị lột trần để quân dữ phân chia nhau. Tiếng Chúa Cha từ trong đám mây: ” Đây là con yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người “. Thực tế, đọc Tin Mừng chúng ta nhận thấy có ba lần tiếng Chúa Cha vọng xuống để tôn vinh Chúa Con: Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan, lúc Ngài khởi đầu sứ vụ công khai, hôm nay trên núi Tabôrê và ngày mai khi sắp bước vào tuần tử nạn. Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi nhằm tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Biến cố này cũng nhằm củng cố lòng tin cho các môn đệ. Tuy nhiên, Chúa vừa tiên báo cái chết và phục sinh của Ngài thì các môn đệ đã vấp phạm vì Ngài. Phêrô, người môn đệ thân tín trước đó vừa tuyên xưng:” Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống “, hôm nay cũng chính Ông đã phản đối mãnh liệt chọn lựa của Chúa Giêsu.Phêrô hầu như không hiểu chút gì về mầu nhiệm thập giá và đã bị Chúa mắng là Satan. Quả thực, đức tin của Ông còn quá non nớt, Ông chưa hiểu thế nào là đau khổ, thế nào là sự chết và vinh quang theo ý của Chúa. Nhưng việc biến hình trên núi thánh hôm nay giúp củng cố lòng tin của ba môn đệ và các môn đệ khác vững tin theo Chúa hơn.
Lời Chúa hôm nay khích lệ mọi Kitô hữu vững lòng đi vào con đường khổ nạn của Chúa Giêsu. Tất cả những ai tin tưởng, cậy trông tìm gặp Chúa, Chúa sẽ tỏ lộ vinh quang của người để thưởng công và củng cố lòng tin của họ như Chúa đã làm đối với ba tông đồ Phêrô, Giacôbê vả Gioan tại núi thánh xưa.
Đi theo Chúa Giêsu trong ơn gọi là sống đức tin và lòng yêu mến, sẵn sàng làm theo ý của Chúa. Đức tin là một cuộc hành trình, một cuộc ra đi đòi hỏi người môn đệ của Chúa phải can đảm vượt thắng và đoạn tuyệt với những tội lỗi, những thói hư tật xấu, những điều đi ngược lại với Tin Mừng. Đức tin đòi hỏi sống theo thánh ý Chúa. Đức tin không phải chỉ sống bằng những lời trên môi miệng. Đức tin là phải biểu lộ ra bằng hành động. Phêrô dạy ta rằng tuyên xưng đúng chưa đủ mà còn phải hành động đúng nữa.
Mùa chay là cơ hội, là dịp thuận tiện để chúng ta sống lòng tin của mình. Mùa chay mời gọi chúng ta sám hối và điều chỉnh lại cuộc sống của mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm lòng tin cho chúng con để chúng biết sống theo thánh ý Chúa.
Lc 9, 28-36
Trong cuộc hành trình rao giảng Nước Trời, Chúa Giêsu đã nhiều lần nói đến sự đau khổ, cái chết và phục sinh của Ngài, nhưng trớ trêu thay ngay các môn đệ là những người thân tín nhất, những người sẽ tiếp nối sứ mạng cứu thế của Ngài lúc đó vẫn chưa hiểu được lời tiên báo của Chúa Giêsu.Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê và tiếng Chúa Cha phán: ” Đây là Con Ta, người được Ta tuyển chọn.Hãy nghe Ngài “. Lời của Chúa Cha cho biết Chúa Giêsu là Con của Thiên Chúa, hãy nghe lời của Ngài.
Cuộc biến hình trên núi Tabôrê để Phêrô, Giacôbê và Gioan chứng kiến sự vinh quang, sáng láng của Chúa Giêsu, và để một ngày kia trong vườn Cây Dầu cũng chính ba môn đệ này sẽ được thấy Chúa Giêsu hấp hối, mồ hôi và máu chảy ra.Cuộc sống của Chúa Giêsu: đau khổ và vinh quang luôn đan quyện với nhau. Trong cuộc biến hình ở trên núi Tabôrê: Môsê, Êlia và Chúa Giêsu đàm đạo với nhau. Thánh Luca cho biết ba Đấng nói:” Về sự chết của Chúa sẽ thực hiện tại Giêrusalem “.Vinh quang của núi Tabôrê không làm lu mờ cuộc khổ hình của Chúa Giêsu trên núi Calvê. Khuôn mặt sáng láng của Chúa Giêsu, một ngày kia sẽ không còn hình tượng.Áo vinh quang của chúa Giêsu một ngày kia sẽ bị lột trần để quân dữ phân chia nhau. Tiếng Chúa Cha từ trong đám mây: ” Đây là con yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người “. Thực tế, đọc Tin Mừng chúng ta nhận thấy có ba lần tiếng Chúa Cha vọng xuống để tôn vinh Chúa Con: Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan, lúc Ngài khởi đầu sứ vụ công khai, hôm nay trên núi Tabôrê và ngày mai khi sắp bước vào tuần tử nạn. Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi nhằm tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Biến cố này cũng nhằm củng cố lòng tin cho các môn đệ. Tuy nhiên, Chúa vừa tiên báo cái chết và phục sinh của Ngài thì các môn đệ đã vấp phạm vì Ngài. Phêrô, người môn đệ thân tín trước đó vừa tuyên xưng:” Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống “, hôm nay cũng chính Ông đã phản đối mãnh liệt chọn lựa của Chúa Giêsu.Phêrô hầu như không hiểu chút gì về mầu nhiệm thập giá và đã bị Chúa mắng là Satan. Quả thực, đức tin của Ông còn quá non nớt, Ông chưa hiểu thế nào là đau khổ, thế nào là sự chết và vinh quang theo ý của Chúa. Nhưng việc biến hình trên núi thánh hôm nay giúp củng cố lòng tin của ba môn đệ và các môn đệ khác vững tin theo Chúa hơn.
Lời Chúa hôm nay khích lệ mọi Kitô hữu vững lòng đi vào con đường khổ nạn của Chúa Giêsu. Tất cả những ai tin tưởng, cậy trông tìm gặp Chúa, Chúa sẽ tỏ lộ vinh quang của người để thưởng công và củng cố lòng tin của họ như Chúa đã làm đối với ba tông đồ Phêrô, Giacôbê vả Gioan tại núi thánh xưa.
Đi theo Chúa Giêsu trong ơn gọi là sống đức tin và lòng yêu mến, sẵn sàng làm theo ý của Chúa. Đức tin là một cuộc hành trình, một cuộc ra đi đòi hỏi người môn đệ của Chúa phải can đảm vượt thắng và đoạn tuyệt với những tội lỗi, những thói hư tật xấu, những điều đi ngược lại với Tin Mừng. Đức tin đòi hỏi sống theo thánh ý Chúa. Đức tin không phải chỉ sống bằng những lời trên môi miệng. Đức tin là phải biểu lộ ra bằng hành động. Phêrô dạy ta rằng tuyên xưng đúng chưa đủ mà còn phải hành động đúng nữa.
Mùa chay là cơ hội, là dịp thuận tiện để chúng ta sống lòng tin của mình. Mùa chay mời gọi chúng ta sám hối và điều chỉnh lại cuộc sống của mình.
Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm lòng tin cho chúng con để chúng biết sống theo thánh ý Chúa.
Tìm Về Bên Chúa
Tuyết Mai
09:36 19/02/2010
Tìm Về Bên Chúa
Lậy Chúa! Có nhiều lúc con thật buồn
Buồn vì con đang sống xa Chúa
Thân xác con thì rã rời
Tâm hồn con thì trống rỗng
Giấc mơ cũng không có
Vì quá khứ của con là những thất bại
Và thất vọng ê chề
Hiện tại của con thì đang vào ngõ cụt đen tối
Tương lai của con chẳng là gì
Con đánh mất tất cả rồi Chúa ơi!
Lậy Chúa! Tấm thân con giờ tơi tả
Xin Chúa thương cho con một con đường
Xin đưa con tới nguồn ánh sáng
Ánh sáng của cuộc đời
Ánh sáng của Đức Tin
Ánh sáng của Hy Vọng
Để con còn kịp thời trở về cùng Chúa
Để con còn kịp làm lại cuộc đời
Để con còn kịp, còn làm con của Chúa
Lậy Chúa! Đến nay khi con đang đứng
Trên bờ của vực thẳm
Con mới biết sợ!?
Con mới thực sự sợ hãi
Sợ mất linh hồn
Sợ mất chính mình
Con không muốn bị sa vào hỏa ngục
Vì con biết nơi ấy!
Con sẽ phải muôn đời trầm luân
Vì nơi ấy, con sẽ phải chịu đựng
Trăm ngàn lần đắng cay
Tủi nhục, chịu đòn, chịu xử trảm
Bằng mọi phương cách
Mà ma quỷ chúng hành hạ linh hồn chúng con
Lậy Chúa!
Nay tấm thân con tàn tạ
Đến bên Chúa trong tấm lòng thành
Gục đầu dưới chân Chúa thật khẩn thiết
Xin Chúa là khiên thuẫn
Là nơi con nương tựa
Là nơi con được ủi an
Là bàn tay chữa vết thương lòng của con
Xin Chúa, hãy là Nơi cho con tìm về bên Chúa
Hôm nay, ngày mai, và mãi mãi
Suốt cuộc đời còn lại của con. Amen.
Lậy Chúa! Có nhiều lúc con thật buồn
Buồn vì con đang sống xa Chúa
Thân xác con thì rã rời
Tâm hồn con thì trống rỗng
Giấc mơ cũng không có
Vì quá khứ của con là những thất bại
Và thất vọng ê chề
Hiện tại của con thì đang vào ngõ cụt đen tối
Tương lai của con chẳng là gì
Con đánh mất tất cả rồi Chúa ơi!
Lậy Chúa! Tấm thân con giờ tơi tả
Xin Chúa thương cho con một con đường
Xin đưa con tới nguồn ánh sáng
Ánh sáng của cuộc đời
Ánh sáng của Đức Tin
Ánh sáng của Hy Vọng
Để con còn kịp thời trở về cùng Chúa
Để con còn kịp làm lại cuộc đời
Để con còn kịp, còn làm con của Chúa
Lậy Chúa! Đến nay khi con đang đứng
Trên bờ của vực thẳm
Con mới biết sợ!?
Con mới thực sự sợ hãi
Sợ mất linh hồn
Sợ mất chính mình
Con không muốn bị sa vào hỏa ngục
Vì con biết nơi ấy!
Con sẽ phải muôn đời trầm luân
Vì nơi ấy, con sẽ phải chịu đựng
Trăm ngàn lần đắng cay
Tủi nhục, chịu đòn, chịu xử trảm
Bằng mọi phương cách
Mà ma quỷ chúng hành hạ linh hồn chúng con
Lậy Chúa!
Nay tấm thân con tàn tạ
Đến bên Chúa trong tấm lòng thành
Gục đầu dưới chân Chúa thật khẩn thiết
Xin Chúa là khiên thuẫn
Là nơi con nương tựa
Là nơi con được ủi an
Là bàn tay chữa vết thương lòng của con
Xin Chúa, hãy là Nơi cho con tìm về bên Chúa
Hôm nay, ngày mai, và mãi mãi
Suốt cuộc đời còn lại của con. Amen.
Cám dỗ và phạm tội
Trần Việt Hùng
09:58 19/02/2010
CÁM DỖ VÀ PHẠM TỘI
Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26:41)Truyện kể vào một đêm nọ, có một nhóm cướp đã đột nhập vào một tiệm vàng. Nhưng thay vì ăn cướp tất cả vàng bạc châu báu trong tiệm, chúng chỉ đơn giản tráo đổi tất cả các bảng giá của các món hàng. Ngày hôm sau, mọi người đến, không thể định lượng được giá trị của các món hàng trong tiệm. Những món mắc tiền và có giá trị, bây giờ trở nên rẻ mạt. Những món hàng rẻ, bây giờ có bảng giá đắt tiền. Khách hàng lo lắng và bối rối vì tất cả những món hàng đã mua sắm. Những bảng giá đã bị tráo đổi.
Các giá trị vật chất bị tráo đổi vì mắt con người không nhận ra được giá trị đồ thật hay giả thế nào. Ngày nay các giá trị luân lý đạo đức cũng thế, nhường cho những giá trị hưởng thụ trần thế đo bằng tiền bạc. Nhiều người tìm hưởng thụ chấp nhoáng qua danh vọng, tiền tài và dục vọng. Giá trị tạm thời đó vẫn luôn quyến rũ làm chúng ta say mê đi tìm kiếm. Chúng ta dùng mọi nỗ lực để phấn đấu và không ngừng nghỉ để chiếm đoạt. Chúng ta được dẫn vào thế giới quảng cáo thế tục mới với muôn vàn cạm bẫy. Những thay đổi thích ứng và thỏa mãn do óc thông minh và những nỗ lực sáng tạo, làm chúng ta quay cuồng và mất hút trong cuộc chạy đua.
1. Cớ Vấp Phạm
Cám dỗ là một sự kéo lôi và hướng chiều về sự dữ. Thường thì chúng ta nói rằng chúng ta bị cám dỗ phạm tội hay phạm một điều luật luân lý nào đó. Cám dỗ tự bản chất chưa phải là xấu, vì nếu chúng ta biết phấn đấu vượt qua, chúng ta sẽ thắng được chính sự yếu đuối của mình. Có khi chúng ta còn lập được nhiều công đức. Ca dao nói rằng: Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Cám dỗ có thể đến tự nhiên qua hoàn cảnh sống hằng ngày, cũng có khi chúng ta bị cám dỗ bởi chính chúng ta mở cơ hội cho sự cám dỗ len lỏi vào.
Tội nguyên tổ được gọi là tôi bất phục tùng, kiêu căng, kết quả là sự khổ đau và mất ơn nghĩa với Thiên Chúa. Trong cơn cám dỗ: Rắn nói với người đàn bà: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: "Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết." Rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác." (STK 3:1-5)
Người đàn bà thấy trái cây đó, nghĩ rằng ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân (Stk. 3:1-7). Sau khi sa ngã vì cơn cám dỗ, ông bà đã đổ tội cho nhau và cho con rắn. Ma quỉ đã lén gieo vào đó sự chia rẽ: cứ ăn đi, chẳng chết chóc gì đâu. Cứ làm đi, cứ phạm lỗi gì, chẳng hề hấn gì đâu. Thật là khôn lanh.
2. Khuynh Hướng Xấu
Chúng ta thường đổ tội cám dỗ là do ma qủy. Ma qủy cám dỗ chúng ta làm điều tội lỗi và xấu xa. Đôi khi chúng ta cũng thấy tội nghiệp cho ma qủy. Vì rõ ràng mình mở cửa và tự đi vào cơn cám dỗ gọi là thử sức mình, nhưng hầu như thử lần nào cũng bị thua. Nhất là khi chúng ta muốn thử sức mình về vấn đề thú vui xác thịt. Thú vui có thể đi qua ngũ quan, từ mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, môi miệng, tay chân và còn thêm suy tưởng và ước muốn thể xác. Rồi trí tưởng tượng và những ước muốn thèm khát cứ khơi dậy qua mọi ngõ ngách của cuộc sống. Chúng ta không muốn dừng lại và rất khó mà bỏ qua. Và cứ thế chúng ta đã dần dần rơi vào cạm bẫy của ma quỉ. Có bao nhiêu thứ ước muốn là có bấy nhiêu thứ bị cám dỗ. Cuộc sống con người không thoát khỏi những cám dỗ đầy hấp dẫn này. Chúng ta thường rơi vào những mưu mô của cơn cám dỗ về danh vọng, tiền tài và sắc dục. Những dục vọng khát khao của thân xác cũng như những ước vọng của tinh thần cứ luôn réo gọi và mời mọc. Đôi khi chúng ta cảm thấy nó là những nhu cầu thường ngày cần thỏa mãn.3. Sự Cám Dỗ
Trước khi Chúa Giêsu ra công khai rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa đã vào nơi hoang địa để ăn chay và cầu nguyện. Bốn mươi ngày chay, Chúa đã đối diện thực sự với bản tính của con người. Chúa cảm thấy đói và các dục vọng của thân xác bắt đầu thách thức tinh thần của chay tịnh. Ma qủi đã lần mò đến để cám dỗ Chúa qua những đòi hỏi rất ư là hấp dẫn nhẹ nhàng. Ma quỉ đã cám dỗ Chúa về những nhu cầu tự nhiên của thân xác, những tham vọng của tinh thần và những khát vọng của linh hồn. Chúa đã thắng vượt tất cả các cơn cám dỗ trên qua chay tịnh và cầu nguyện. Chính Chúa Giêsu cũng bị ma quỉ cám dỗ. Thánh Marcô viết: Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. (Mc 1:12-13). Ma quỉ khôn lanh đã từng bước đưa Chúa Giêsu vào những cơn cám dỗ thật hấp dẫn. a. Nhu Cầu Thể Lý.
Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi! "Nhưng Người đáp: "Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." (Mt 4:1-4). Đói thì phải ăn. Khát phải uống. Ma quỉ nhằm khi Chúa đói mới gợi ý Chúa hóa đá thành bánh mà ăn. Xem ra sự cám dỗ không có chi xúc phạm tới Chúa mà hình như còn quan tâm tới Ngài. Không phải thế đâu. Ma quỉ muốn Chúa tỏ ra ham ăn uống. Cũng như bà Evà xưa, ma quỉ mon men nói về sự thèm khát ăn uống. Evà đã mắc bẫy. Đã có nhiều người trong chúng ta bị rơi vào cám dỗ của việc ăn uống. Đã có những người ăn uống say mèm, đi đứng lạng quạng và ăn nói bừa bãi cũng chỉ vì vài lời khích của đám trẻ hoặc muốn chứng tỏ mình cũng là dân chơi và uống được.
b. Uy Quyền
Ma quỉ đâu dễ chịu thua. Thua keo này bày keo khác. Ma quỉ cũng tinh rành Kinh Thánh. Thử thách Chúa cũng có bài bản và ăn hợp với Kinh Thánh. Thánh Matthew diễn tả quỷ kế tiếp theo: Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." Đức Giê-su đáp: "Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi." (Mt 4:5-7). Chúa uy quyền trên mọi loài thụ tạo nhưng Chúa đâu tỏ quyền năng khi sự đòi hỏi không chính đáng. Trong khi con người chúng ta mắc phải bao lầm lỗi. Chúng ta lạm dụng danh tánh để kéo lôi và lừa đảo nhiều người, khi chúng ta nghĩ là chúng ta có quyền năng. Có những người xem mình như người giữ kho tàng để phân phát ân sủng của Chúa, chứ không phải là máng chuyển ơn.
c. Danh Vọng
Có những trao đổi gần như thuận mua vừa bán. Tôi cho anh tiền bạc và của cải, anh đền bù lại một vài đặc quyền cho tôi. Của cải, tiền bạc, thế gian vẫn là những món hàng hấp dẫn dễ lôi kéo nhiều người. Ma quỉ không loại trừ một phương cách nào, miễn là đạt mục đích. Thánh Matthew viết tiếp: Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi." Đức Giê-su liền nói: "Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi." (Mt 4:8-10).
Chúng ta cũng thường bị cám dỗ qua ba vấn đề này: Vật chất, uy quyền và danh vọng. Có nhiều bài viết về các mẫu gương linh mục hay giáo dân tốt lành và thánh thiện. Điều này chứng minh chắc chắn trong cuộc sống đã có rất nhiều những tâm hồn quảng đại, xả thân giúp đỡ đồng lọai. Nhưng đây cũng là những bài viết khách quan. Một cuộc đời nổi như một tảng băng sơn, có đến 90 phần trăm chìm dưới nước. Viết về một con người sống gần một thế kỷ hay trên nửa thế kỷ, chúng ta nhìn thấy nhiều điểm tốt lắm nhưng sau cái bề nổi có cả một cõi lòng thẳm sâu. Một cuộc chiến nội tâm kiên cường, các ngài cũng đã nhiều cơn thất bại và thua cuộc.
4. Thắng Vượt Cám Dỗ
Chúng ta dễ bị cám dỗ lập lại những tật xấu mà chúng ta đã nhiễm phải. Tôi kể câu truyện vui: Có ba linh mục cùng nhau đi cấm phòng. Các linh mục cùng chia sẻ những khó khăn và vấn nạn phải đối diện trong cuộc sống. Bầu khí rất thân tình và thông cảm, an toàn để các linh mục có thể chia sẻ những tâm tình thẳm sâu nhất của mình. Một linh mục xưng thú rằng, tôi bị nghiện rượu rất nặng và tôi đã tìm cách giải thích để dấu diếm và qua mặt mọi người. Linh mục thứ hai xưng thú rằng ngài bị nghiện đánh bạc, có khi lấy cả tiền của nhà xứ để giải thoát cơn nghiền. Ngài nói rằng ngài rất sợ cho tới lúc không thể dấu diếm được nữa và sự thật sẽ bị phơi bày. Linh mục thứ ba do dự để chia sẻ lỗi lầm của mình. Sau khi được khuyến khích, ngài mạnh dạn nói lên yếu điểm của mình, ngài không thể chừa được tật nói truyện tầm phào. Ngài chưa bao giờ có thể giữ được điều gì bí mật. Lạy Chúa, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. (Mt 6:13). Chúng ta không thể thả một trái bom hay bắn một viên đạn nhưng chúng ta có thể làm hại người khác chỉ vì một lời nói.Hãy Tỉnh Thức
Thánh Matthew viết rằng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." (Mt 26:41) Khi đọc kinh lo ra, chúng ta cũng nói bị ma quỉ cám dỗ. Khi phạm luật ăn chay kiêng thịt, cũng đổ cho ma quỉ cám dỗ. Khi phạm các điều răn cũng vậy, cứ đổ cho anh quỉ là xong tội. Chúng ta biết có sự cám dỗ ẩn ngầm trong chính con người của chúng ta. Thánh Phaolô nói: Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm (Rm 7:19-20). Hình như tội lỗi gắn liền với cuộc sống, thiếu tội, sống mất vui. Cũng như chúng ta thường thấy trong nhóm khi nói nhỏ mà cười to hay một đôi khi chúng ta nói rằng phải có một chút truyện mù khú nó mới vui. Cũng lạ thật. Đây lại là sự thật.
Làm sao chúng ta có thể phân định đúng sai, tốt xấu, tội và phúc. Để phân biệt trắng đen giữa cuộc sống trần gian này, đâu có dễ. Có những người lương tâm rộng rãi, nói rằng chẳng có tội lỗi chi cả. Những người có lương tâm hạn hẹp thì cái gì cũng lỗi, cũng tội và xấu. Tiếng nói lương tâm làm sao phân định rõ ràng được. Chúng ta không thể dựa vào phán đoán chủ quan để phán xét. Bởi thế, mức độ sai trái còn tùy thuộc hoàn cảnh và ý hướng nội tâm. Nhất là cầu nguyện luôn để không bị sa vào các cơn cám dỗ. Truyện kể ngày xưa có một anh quỉ hiện đến báo cho người đàn ông biết rằng ông sắp chết. Nhưng quỉ lại bảo ông rằng nó có thể cứu ông nếu ông chịu làm một trong ba điều kiện sau: Một là giết tên đầy tớ, hai là hãy đánh đập vợ con và ba là hãy uống rượu. Ông ta nói rằng tôi không thể giết người đầy tớ trung thành và cũng không thể đánh đập vợ con yêu dấu. Vậy tôi sẽ uống rượu, ông uống say quá không con tỉnh táo nên đã đánh vợ. Tên đầy tớ nhào vô can bị ông cho một đao chết tốt.
Xa Tránh Dịp Tội
Một bà đến xưng tội và xưng rằng bà đã nhiều lần nói hành nói tỏi về người khác. Phần đền tội, linh mục nói với bà ra ngoài chợ mua một con gà sống và trên đường về nhà, bà vặt từng chiếc lông thả ra trước gió. Bà đã hoàn thành việc đền tội và trở lại bá cáo với linh mục. Linh mục khen bà đã hoàn thành rất tốt và nói: Bây giờ bà còn một việc phải làm. Tôi muốn bà trở lại và gom nhặt tất cả những chiếc lông của con gà. Người đàn bà lặng im. Việc này không thể được. Giờ này, gió đã thổi đi khắp nơi biết đâu mà thu gom. Linh mục nói: Đúng thế! Bây giờ bà biết cái gì đã xảy ra khi bà đi nói hành và nói xấu người khác. Bà sẽ không bao giờ có thể rút lại được khi bà đã nói nó ra. Hãy cẩn thận về lời bà nói và đặc biệt là lời nói tầm phào. Không thể nào chúng ta có thể chữa lành được những thương đau đã gây ra cho người khác.
Dịp tội đến với chúng ta qua mọi ngõ ngách của đời sống. Những vị quyền cao chức trọng thì dịp cám dỗ sẽ tế nhị và tinh vi hơn. Những người tín hữu bình dân đối diện với những cám dỗ rất nhẹ nhàng qua sự giao tế, qua sự phê bình chỉ trích, qua lời ăn tiếng nói và qua các câu truyện làm quà. Đôi khi chúng ta nghĩ có một món qùa giật gân muốn chia sẻ với người khác nhưng đó chính là món qùa của ma quỉ muốn chúng ta loan truyền. Đó chính là tội dèm pha, nói qua nói lại, thêm bớt chút hương vị cho câu truyện thêm đậm đà. Thành ra chính chúng ta tạo ra câu truyện mới với nội dung nói hành, nói xấu người khác. Thánh Phaolô viết thơ gởi cho Timôthêô với lời lẽ rất chân tình: Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, hãy tránh xa những điều đó; hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà (1Tm. 6:11). Quyết Tâm
Chúng ta bước vào Năm Thánh 2010, Năm Hồng Ân của Giáo Hội Việt Nam. Mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận ơn Toàn Xá qua việc ăn chay, hãm mình, cầu nguyện và làm việc bác ái. Ơn Thánh sẽ tuôn đổ xuống những tâm sẵn sàng đón nhận. Giáo Hội Viêt Nam đã trải qua lịch sử 350 năm truyền đạo và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, giáo hội đã trải qua muôn vàn cạm bẫy. Cha ông của chúng ta đã thắng vượt biết bao cám dỗ để gìn giữ đức tin tinh tuyền. Là con cháu của những bậc hiền nhân, chúng ta cũng luôn phải đối diện với các cám dỗ của uy quyền, danh vọng và thế tục. Chúng ta phải vượt thắng qua lời cầu nguyện và tỉnh thức. Thánh Giacôbê khuyên dạy chúng ta đừng chán nản hãy can đảm giữ vững niềm tin: Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn (Giacobê 1:2-3).
Giuse Trần Việt Hùng
Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26:41)Truyện kể vào một đêm nọ, có một nhóm cướp đã đột nhập vào một tiệm vàng. Nhưng thay vì ăn cướp tất cả vàng bạc châu báu trong tiệm, chúng chỉ đơn giản tráo đổi tất cả các bảng giá của các món hàng. Ngày hôm sau, mọi người đến, không thể định lượng được giá trị của các món hàng trong tiệm. Những món mắc tiền và có giá trị, bây giờ trở nên rẻ mạt. Những món hàng rẻ, bây giờ có bảng giá đắt tiền. Khách hàng lo lắng và bối rối vì tất cả những món hàng đã mua sắm. Những bảng giá đã bị tráo đổi.
Các giá trị vật chất bị tráo đổi vì mắt con người không nhận ra được giá trị đồ thật hay giả thế nào. Ngày nay các giá trị luân lý đạo đức cũng thế, nhường cho những giá trị hưởng thụ trần thế đo bằng tiền bạc. Nhiều người tìm hưởng thụ chấp nhoáng qua danh vọng, tiền tài và dục vọng. Giá trị tạm thời đó vẫn luôn quyến rũ làm chúng ta say mê đi tìm kiếm. Chúng ta dùng mọi nỗ lực để phấn đấu và không ngừng nghỉ để chiếm đoạt. Chúng ta được dẫn vào thế giới quảng cáo thế tục mới với muôn vàn cạm bẫy. Những thay đổi thích ứng và thỏa mãn do óc thông minh và những nỗ lực sáng tạo, làm chúng ta quay cuồng và mất hút trong cuộc chạy đua.
1. Cớ Vấp Phạm
Cám dỗ là một sự kéo lôi và hướng chiều về sự dữ. Thường thì chúng ta nói rằng chúng ta bị cám dỗ phạm tội hay phạm một điều luật luân lý nào đó. Cám dỗ tự bản chất chưa phải là xấu, vì nếu chúng ta biết phấn đấu vượt qua, chúng ta sẽ thắng được chính sự yếu đuối của mình. Có khi chúng ta còn lập được nhiều công đức. Ca dao nói rằng: Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Cám dỗ có thể đến tự nhiên qua hoàn cảnh sống hằng ngày, cũng có khi chúng ta bị cám dỗ bởi chính chúng ta mở cơ hội cho sự cám dỗ len lỏi vào.
Tội nguyên tổ được gọi là tôi bất phục tùng, kiêu căng, kết quả là sự khổ đau và mất ơn nghĩa với Thiên Chúa. Trong cơn cám dỗ: Rắn nói với người đàn bà: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? Người đàn bà nói với con rắn: "Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết." Rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác." (STK 3:1-5)
Người đàn bà thấy trái cây đó, nghĩ rằng ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân (Stk. 3:1-7). Sau khi sa ngã vì cơn cám dỗ, ông bà đã đổ tội cho nhau và cho con rắn. Ma quỉ đã lén gieo vào đó sự chia rẽ: cứ ăn đi, chẳng chết chóc gì đâu. Cứ làm đi, cứ phạm lỗi gì, chẳng hề hấn gì đâu. Thật là khôn lanh.
2. Khuynh Hướng Xấu
Chúng ta thường đổ tội cám dỗ là do ma qủy. Ma qủy cám dỗ chúng ta làm điều tội lỗi và xấu xa. Đôi khi chúng ta cũng thấy tội nghiệp cho ma qủy. Vì rõ ràng mình mở cửa và tự đi vào cơn cám dỗ gọi là thử sức mình, nhưng hầu như thử lần nào cũng bị thua. Nhất là khi chúng ta muốn thử sức mình về vấn đề thú vui xác thịt. Thú vui có thể đi qua ngũ quan, từ mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, môi miệng, tay chân và còn thêm suy tưởng và ước muốn thể xác. Rồi trí tưởng tượng và những ước muốn thèm khát cứ khơi dậy qua mọi ngõ ngách của cuộc sống. Chúng ta không muốn dừng lại và rất khó mà bỏ qua. Và cứ thế chúng ta đã dần dần rơi vào cạm bẫy của ma quỉ. Có bao nhiêu thứ ước muốn là có bấy nhiêu thứ bị cám dỗ. Cuộc sống con người không thoát khỏi những cám dỗ đầy hấp dẫn này. Chúng ta thường rơi vào những mưu mô của cơn cám dỗ về danh vọng, tiền tài và sắc dục. Những dục vọng khát khao của thân xác cũng như những ước vọng của tinh thần cứ luôn réo gọi và mời mọc. Đôi khi chúng ta cảm thấy nó là những nhu cầu thường ngày cần thỏa mãn.3. Sự Cám Dỗ
Trước khi Chúa Giêsu ra công khai rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa đã vào nơi hoang địa để ăn chay và cầu nguyện. Bốn mươi ngày chay, Chúa đã đối diện thực sự với bản tính của con người. Chúa cảm thấy đói và các dục vọng của thân xác bắt đầu thách thức tinh thần của chay tịnh. Ma qủi đã lần mò đến để cám dỗ Chúa qua những đòi hỏi rất ư là hấp dẫn nhẹ nhàng. Ma quỉ đã cám dỗ Chúa về những nhu cầu tự nhiên của thân xác, những tham vọng của tinh thần và những khát vọng của linh hồn. Chúa đã thắng vượt tất cả các cơn cám dỗ trên qua chay tịnh và cầu nguyện. Chính Chúa Giêsu cũng bị ma quỉ cám dỗ. Thánh Marcô viết: Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. (Mc 1:12-13). Ma quỉ khôn lanh đã từng bước đưa Chúa Giêsu vào những cơn cám dỗ thật hấp dẫn. a. Nhu Cầu Thể Lý.
Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi! "Nhưng Người đáp: "Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." (Mt 4:1-4). Đói thì phải ăn. Khát phải uống. Ma quỉ nhằm khi Chúa đói mới gợi ý Chúa hóa đá thành bánh mà ăn. Xem ra sự cám dỗ không có chi xúc phạm tới Chúa mà hình như còn quan tâm tới Ngài. Không phải thế đâu. Ma quỉ muốn Chúa tỏ ra ham ăn uống. Cũng như bà Evà xưa, ma quỉ mon men nói về sự thèm khát ăn uống. Evà đã mắc bẫy. Đã có nhiều người trong chúng ta bị rơi vào cám dỗ của việc ăn uống. Đã có những người ăn uống say mèm, đi đứng lạng quạng và ăn nói bừa bãi cũng chỉ vì vài lời khích của đám trẻ hoặc muốn chứng tỏ mình cũng là dân chơi và uống được.
b. Uy Quyền
Ma quỉ đâu dễ chịu thua. Thua keo này bày keo khác. Ma quỉ cũng tinh rành Kinh Thánh. Thử thách Chúa cũng có bài bản và ăn hợp với Kinh Thánh. Thánh Matthew diễn tả quỷ kế tiếp theo: Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá." Đức Giê-su đáp: "Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi." (Mt 4:5-7). Chúa uy quyền trên mọi loài thụ tạo nhưng Chúa đâu tỏ quyền năng khi sự đòi hỏi không chính đáng. Trong khi con người chúng ta mắc phải bao lầm lỗi. Chúng ta lạm dụng danh tánh để kéo lôi và lừa đảo nhiều người, khi chúng ta nghĩ là chúng ta có quyền năng. Có những người xem mình như người giữ kho tàng để phân phát ân sủng của Chúa, chứ không phải là máng chuyển ơn.
c. Danh Vọng
Có những trao đổi gần như thuận mua vừa bán. Tôi cho anh tiền bạc và của cải, anh đền bù lại một vài đặc quyền cho tôi. Của cải, tiền bạc, thế gian vẫn là những món hàng hấp dẫn dễ lôi kéo nhiều người. Ma quỉ không loại trừ một phương cách nào, miễn là đạt mục đích. Thánh Matthew viết tiếp: Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi." Đức Giê-su liền nói: "Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi." (Mt 4:8-10).
Chúng ta cũng thường bị cám dỗ qua ba vấn đề này: Vật chất, uy quyền và danh vọng. Có nhiều bài viết về các mẫu gương linh mục hay giáo dân tốt lành và thánh thiện. Điều này chứng minh chắc chắn trong cuộc sống đã có rất nhiều những tâm hồn quảng đại, xả thân giúp đỡ đồng lọai. Nhưng đây cũng là những bài viết khách quan. Một cuộc đời nổi như một tảng băng sơn, có đến 90 phần trăm chìm dưới nước. Viết về một con người sống gần một thế kỷ hay trên nửa thế kỷ, chúng ta nhìn thấy nhiều điểm tốt lắm nhưng sau cái bề nổi có cả một cõi lòng thẳm sâu. Một cuộc chiến nội tâm kiên cường, các ngài cũng đã nhiều cơn thất bại và thua cuộc.
4. Thắng Vượt Cám Dỗ
Chúng ta dễ bị cám dỗ lập lại những tật xấu mà chúng ta đã nhiễm phải. Tôi kể câu truyện vui: Có ba linh mục cùng nhau đi cấm phòng. Các linh mục cùng chia sẻ những khó khăn và vấn nạn phải đối diện trong cuộc sống. Bầu khí rất thân tình và thông cảm, an toàn để các linh mục có thể chia sẻ những tâm tình thẳm sâu nhất của mình. Một linh mục xưng thú rằng, tôi bị nghiện rượu rất nặng và tôi đã tìm cách giải thích để dấu diếm và qua mặt mọi người. Linh mục thứ hai xưng thú rằng ngài bị nghiện đánh bạc, có khi lấy cả tiền của nhà xứ để giải thoát cơn nghiền. Ngài nói rằng ngài rất sợ cho tới lúc không thể dấu diếm được nữa và sự thật sẽ bị phơi bày. Linh mục thứ ba do dự để chia sẻ lỗi lầm của mình. Sau khi được khuyến khích, ngài mạnh dạn nói lên yếu điểm của mình, ngài không thể chừa được tật nói truyện tầm phào. Ngài chưa bao giờ có thể giữ được điều gì bí mật. Lạy Chúa, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. (Mt 6:13). Chúng ta không thể thả một trái bom hay bắn một viên đạn nhưng chúng ta có thể làm hại người khác chỉ vì một lời nói.Hãy Tỉnh Thức
Thánh Matthew viết rằng Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." (Mt 26:41) Khi đọc kinh lo ra, chúng ta cũng nói bị ma quỉ cám dỗ. Khi phạm luật ăn chay kiêng thịt, cũng đổ cho ma quỉ cám dỗ. Khi phạm các điều răn cũng vậy, cứ đổ cho anh quỉ là xong tội. Chúng ta biết có sự cám dỗ ẩn ngầm trong chính con người của chúng ta. Thánh Phaolô nói: Tôi biết rằng sự thiện không ở trong tôi, nghĩa là trong xác thịt tôi. Thật vậy, muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm (Rm 7:19-20). Hình như tội lỗi gắn liền với cuộc sống, thiếu tội, sống mất vui. Cũng như chúng ta thường thấy trong nhóm khi nói nhỏ mà cười to hay một đôi khi chúng ta nói rằng phải có một chút truyện mù khú nó mới vui. Cũng lạ thật. Đây lại là sự thật.
Làm sao chúng ta có thể phân định đúng sai, tốt xấu, tội và phúc. Để phân biệt trắng đen giữa cuộc sống trần gian này, đâu có dễ. Có những người lương tâm rộng rãi, nói rằng chẳng có tội lỗi chi cả. Những người có lương tâm hạn hẹp thì cái gì cũng lỗi, cũng tội và xấu. Tiếng nói lương tâm làm sao phân định rõ ràng được. Chúng ta không thể dựa vào phán đoán chủ quan để phán xét. Bởi thế, mức độ sai trái còn tùy thuộc hoàn cảnh và ý hướng nội tâm. Nhất là cầu nguyện luôn để không bị sa vào các cơn cám dỗ. Truyện kể ngày xưa có một anh quỉ hiện đến báo cho người đàn ông biết rằng ông sắp chết. Nhưng quỉ lại bảo ông rằng nó có thể cứu ông nếu ông chịu làm một trong ba điều kiện sau: Một là giết tên đầy tớ, hai là hãy đánh đập vợ con và ba là hãy uống rượu. Ông ta nói rằng tôi không thể giết người đầy tớ trung thành và cũng không thể đánh đập vợ con yêu dấu. Vậy tôi sẽ uống rượu, ông uống say quá không con tỉnh táo nên đã đánh vợ. Tên đầy tớ nhào vô can bị ông cho một đao chết tốt.
Xa Tránh Dịp Tội
Một bà đến xưng tội và xưng rằng bà đã nhiều lần nói hành nói tỏi về người khác. Phần đền tội, linh mục nói với bà ra ngoài chợ mua một con gà sống và trên đường về nhà, bà vặt từng chiếc lông thả ra trước gió. Bà đã hoàn thành việc đền tội và trở lại bá cáo với linh mục. Linh mục khen bà đã hoàn thành rất tốt và nói: Bây giờ bà còn một việc phải làm. Tôi muốn bà trở lại và gom nhặt tất cả những chiếc lông của con gà. Người đàn bà lặng im. Việc này không thể được. Giờ này, gió đã thổi đi khắp nơi biết đâu mà thu gom. Linh mục nói: Đúng thế! Bây giờ bà biết cái gì đã xảy ra khi bà đi nói hành và nói xấu người khác. Bà sẽ không bao giờ có thể rút lại được khi bà đã nói nó ra. Hãy cẩn thận về lời bà nói và đặc biệt là lời nói tầm phào. Không thể nào chúng ta có thể chữa lành được những thương đau đã gây ra cho người khác.
Dịp tội đến với chúng ta qua mọi ngõ ngách của đời sống. Những vị quyền cao chức trọng thì dịp cám dỗ sẽ tế nhị và tinh vi hơn. Những người tín hữu bình dân đối diện với những cám dỗ rất nhẹ nhàng qua sự giao tế, qua sự phê bình chỉ trích, qua lời ăn tiếng nói và qua các câu truyện làm quà. Đôi khi chúng ta nghĩ có một món qùa giật gân muốn chia sẻ với người khác nhưng đó chính là món qùa của ma quỉ muốn chúng ta loan truyền. Đó chính là tội dèm pha, nói qua nói lại, thêm bớt chút hương vị cho câu truyện thêm đậm đà. Thành ra chính chúng ta tạo ra câu truyện mới với nội dung nói hành, nói xấu người khác. Thánh Phaolô viết thơ gởi cho Timôthêô với lời lẽ rất chân tình: Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa, hãy tránh xa những điều đó; hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà (1Tm. 6:11). Quyết Tâm
Chúng ta bước vào Năm Thánh 2010, Năm Hồng Ân của Giáo Hội Việt Nam. Mỗi người chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận ơn Toàn Xá qua việc ăn chay, hãm mình, cầu nguyện và làm việc bác ái. Ơn Thánh sẽ tuôn đổ xuống những tâm sẵn sàng đón nhận. Giáo Hội Viêt Nam đã trải qua lịch sử 350 năm truyền đạo và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm, giáo hội đã trải qua muôn vàn cạm bẫy. Cha ông của chúng ta đã thắng vượt biết bao cám dỗ để gìn giữ đức tin tinh tuyền. Là con cháu của những bậc hiền nhân, chúng ta cũng luôn phải đối diện với các cám dỗ của uy quyền, danh vọng và thế tục. Chúng ta phải vượt thắng qua lời cầu nguyện và tỉnh thức. Thánh Giacôbê khuyên dạy chúng ta đừng chán nản hãy can đảm giữ vững niềm tin: Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn (Giacobê 1:2-3).
Giuse Trần Việt Hùng
Trong hoang địa
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:30 19/02/2010
Trong hoang địa
Bắt đầu mùa chay, Giáo Hội trích đoạn Kinh thánh thuật về đời sống Chúa Giêsu: “Khi ấy, Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về, và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ.” ( Lc 4,1).
Nói đến cám dỗ hầu như ai cũng đã có chút kinh nghiệm không mấy tốt đẹp. Thắng vượt có mà bị thua sa lầy cũng có. Nhưng nào có ai tránh khỏi cám dỗ trong đời sống. Dẫu vậy ai cũng cố tìm cách một là xa tránh không bị vướng mắc vào vòng cơn cám dỗ, hay hai là khi đã bị vướng vào đều tìm cách đi ra tránh khỏi cho nhanh lẹ, và ba là khi đã bị ngã sa lầy vào cơn cám dỗ cố tìm cách chỗi dậy làm mới lại đời sống.
Những phương thế tự nhiên dùng lý luận, ý chí cùng tinh thần siêu nhiên như cầu nguyện suy tư phản tỉnh đều cần thiết trong mọi trường hợp, như Chúa Giêsu đã sống nêu gương chống lại cám dỗ của ma qủi đặt bày ra thử thách Ngài.
Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16. đã có suy tư về cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa như sau:
“ Thánh sử Mathêo và Luca viết thuật lại ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu. Những cám dỗ đó xoay quanh sứ mệnh của Ngài, nhưng cũng đồng thời liên quan đến thắc mắc về đời sống con người. Trung tâm của tất cả những cám dỗ, như nhận rõ ra ở đây, là đặt Thiên Chúa ra một bên như hàng thứ yếu trong đời sống. Một thế giới tự mình làm chủ, tự xây dựng xếp đặt trật tự không có Thiên Chúa, trong đó đời sống về chính trị cũng như của cải vật chất là thực tế được công nhận và Thiên Chúa như một ảo tưởng bên lề ngoại vi. Đây là cám dỗ luôn đang đe dọa chúng ta dưới mọi hình thức.
Trung tâm điểm của cám dỗ còn có mầm nảy sinh về luân lý: Cám dỗ không trực tiếp dẫn dụ đưa thẳng vào sự xấu sự dữ, nhưng trình bày điều tốt đẹp hấp dẫn hơn: những ảo tưởng sau cùng bị đẩy sang một bên và lôi kéo mạnh mẽ ta vào tình trạng thế giới tốt đẹp hơn.Cơn cám dỗ gợi lên điều gì là thực tế chân thực trước mắt, đó là quyền lực, và cơm bánh, đang khi những điều của Thiên Chúa được trình bày song song không có gì là thực tế, một thế giới thứ hai xa lạ không cần thiết cho nhu cầu đời sống”
Về 40 ngày Chúa Giêsu sống chay tịnh nhịn đói khát trong hoang địa, đức giáo hoàng viết:
“ Con số 40 vào thời Chúa Giêsu đối với dân Israel đã là hình ảnh biểu tượng chất chứa chứa đầy nội dung lịch sử qúa khứ. Con số này nhắc nhớ đến 40 năm dân Israel sống trong hoang địa, đây là thời gian họ trải qua cơn cám dỗ như thời gian đặc biệt gần gũi bên Thiên Chúa.
Con số này cũng giúp ta nhớ lại 40 ngày đêm Thánh tiên tri Maisen sống trên núi Sinai trước khi Ông được phép nhận được Lời Thiên Chúa khắc ghi trên tấm bia.
Nó cũng nhắc nhớ đến tổ phụ Abraham 40 ngày đêm đường trường leo lên núi Horeb không ăn không uống để mang con trai là Isaak tế lễ cho Thiên Chúa, và luôn có Thiên Thần hiện đến cùng đồng hành bên cạnh.
Các Thánh Giáo Phụ đã suy diễn biểu tượng của con số 40 này như con số của vũ trụ, nó biểu trưng dấu hiệu của vũ trụ: số bốn ( 4) chỉ về sự trọn vẹn bốn bề của vũ trụ, và số 10 chỉ về 10 điều răn của Thiên Chúa. Con số của vũ trụ này (4) và con số 10 giới răn nhân lên trở thành hình ảnh có ý nghĩa nói về lịch sử của thế giới.
Chúa Giêsu sống trải qua xuyên suốt trong hoang địa 40 ngày đêm như dân Israel ngày xưa xuất hành trở về miền đất hứa đi xuyên qua hoang địa 40 năm với những hoang mang hồ nghi lạc lối xảy ra trong lịch sử. 40 ngày đêm nhịn đói bao gồm thảm kịch lịch sử đời Chúa Giêsu mà Ngài chấp nhận gánh chịu mang vác trong đời sống mình.”
Joseph Ratzinger, Benedikt XVI. JESUS von Nazareth I, 2. Kapitel Die Versuchung Jesu, Seite 57 und 58, Herder Verlag Freiburg i. Br. 2007.
Chúa Giêsu đã ăn chay sống nhiệm nhặt khắc khổ trong hoang địa để lấy sức lực mạnh mẽ cho tinh thần chống trả lại cám dỗ ma qủy bày ra dụ dỗ, và bình dầu xăng sức lực tinh thần đó giúp Ngài sống chịu đựng vượt trải qua những biến cố thử thách nặng nề gấp bội sau này trong đời sống.
Đó là đã tình nguyện dấn thân hy sinh vì tình yêu, mang đến niềm hy vọng ơn cứu rỗi cho con người, như thánh ý Thiên Chúa muốn.
Mùa Chay 2010
Bắt đầu mùa chay, Giáo Hội trích đoạn Kinh thánh thuật về đời sống Chúa Giêsu: “Khi ấy, Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về, và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ.” ( Lc 4,1).
Nói đến cám dỗ hầu như ai cũng đã có chút kinh nghiệm không mấy tốt đẹp. Thắng vượt có mà bị thua sa lầy cũng có. Nhưng nào có ai tránh khỏi cám dỗ trong đời sống. Dẫu vậy ai cũng cố tìm cách một là xa tránh không bị vướng mắc vào vòng cơn cám dỗ, hay hai là khi đã bị vướng vào đều tìm cách đi ra tránh khỏi cho nhanh lẹ, và ba là khi đã bị ngã sa lầy vào cơn cám dỗ cố tìm cách chỗi dậy làm mới lại đời sống.
Những phương thế tự nhiên dùng lý luận, ý chí cùng tinh thần siêu nhiên như cầu nguyện suy tư phản tỉnh đều cần thiết trong mọi trường hợp, như Chúa Giêsu đã sống nêu gương chống lại cám dỗ của ma qủi đặt bày ra thử thách Ngài.
Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16. đã có suy tư về cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa như sau:
“ Thánh sử Mathêo và Luca viết thuật lại ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu. Những cám dỗ đó xoay quanh sứ mệnh của Ngài, nhưng cũng đồng thời liên quan đến thắc mắc về đời sống con người. Trung tâm của tất cả những cám dỗ, như nhận rõ ra ở đây, là đặt Thiên Chúa ra một bên như hàng thứ yếu trong đời sống. Một thế giới tự mình làm chủ, tự xây dựng xếp đặt trật tự không có Thiên Chúa, trong đó đời sống về chính trị cũng như của cải vật chất là thực tế được công nhận và Thiên Chúa như một ảo tưởng bên lề ngoại vi. Đây là cám dỗ luôn đang đe dọa chúng ta dưới mọi hình thức.
Trung tâm điểm của cám dỗ còn có mầm nảy sinh về luân lý: Cám dỗ không trực tiếp dẫn dụ đưa thẳng vào sự xấu sự dữ, nhưng trình bày điều tốt đẹp hấp dẫn hơn: những ảo tưởng sau cùng bị đẩy sang một bên và lôi kéo mạnh mẽ ta vào tình trạng thế giới tốt đẹp hơn.Cơn cám dỗ gợi lên điều gì là thực tế chân thực trước mắt, đó là quyền lực, và cơm bánh, đang khi những điều của Thiên Chúa được trình bày song song không có gì là thực tế, một thế giới thứ hai xa lạ không cần thiết cho nhu cầu đời sống”
Về 40 ngày Chúa Giêsu sống chay tịnh nhịn đói khát trong hoang địa, đức giáo hoàng viết:
“ Con số 40 vào thời Chúa Giêsu đối với dân Israel đã là hình ảnh biểu tượng chất chứa chứa đầy nội dung lịch sử qúa khứ. Con số này nhắc nhớ đến 40 năm dân Israel sống trong hoang địa, đây là thời gian họ trải qua cơn cám dỗ như thời gian đặc biệt gần gũi bên Thiên Chúa.
Con số này cũng giúp ta nhớ lại 40 ngày đêm Thánh tiên tri Maisen sống trên núi Sinai trước khi Ông được phép nhận được Lời Thiên Chúa khắc ghi trên tấm bia.
Nó cũng nhắc nhớ đến tổ phụ Abraham 40 ngày đêm đường trường leo lên núi Horeb không ăn không uống để mang con trai là Isaak tế lễ cho Thiên Chúa, và luôn có Thiên Thần hiện đến cùng đồng hành bên cạnh.
Các Thánh Giáo Phụ đã suy diễn biểu tượng của con số 40 này như con số của vũ trụ, nó biểu trưng dấu hiệu của vũ trụ: số bốn ( 4) chỉ về sự trọn vẹn bốn bề của vũ trụ, và số 10 chỉ về 10 điều răn của Thiên Chúa. Con số của vũ trụ này (4) và con số 10 giới răn nhân lên trở thành hình ảnh có ý nghĩa nói về lịch sử của thế giới.
Chúa Giêsu sống trải qua xuyên suốt trong hoang địa 40 ngày đêm như dân Israel ngày xưa xuất hành trở về miền đất hứa đi xuyên qua hoang địa 40 năm với những hoang mang hồ nghi lạc lối xảy ra trong lịch sử. 40 ngày đêm nhịn đói bao gồm thảm kịch lịch sử đời Chúa Giêsu mà Ngài chấp nhận gánh chịu mang vác trong đời sống mình.”
Joseph Ratzinger, Benedikt XVI. JESUS von Nazareth I, 2. Kapitel Die Versuchung Jesu, Seite 57 und 58, Herder Verlag Freiburg i. Br. 2007.
Chúa Giêsu đã ăn chay sống nhiệm nhặt khắc khổ trong hoang địa để lấy sức lực mạnh mẽ cho tinh thần chống trả lại cám dỗ ma qủy bày ra dụ dỗ, và bình dầu xăng sức lực tinh thần đó giúp Ngài sống chịu đựng vượt trải qua những biến cố thử thách nặng nề gấp bội sau này trong đời sống.
Đó là đã tình nguyện dấn thân hy sinh vì tình yêu, mang đến niềm hy vọng ơn cứu rỗi cho con người, như thánh ý Thiên Chúa muốn.
Mùa Chay 2010
Chúa nhật 1 Mùa Chay năm C
Anmai, CSsR
18:07 19/02/2010
Chúa nhật 1 Mùa Chay năm C
Tín thác vào Chúa để chống trả cơn cám dỗ
Đnl 26, 4-10; Rm 10, 8-13; Lc 4, 1-13
Chúa nhật thứ nhất dẫn vào mùa Chay, Hội Thánh mời gọi ta nhìn hay nói đúng hơn là chiêm nghiệm cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Cám dỗ là thử thách đối với con người. Ai nghe đến cám dỗ cũng đều ngao ngán.
Nếu đặt cơn cám dỗ trong chiều kích con người thì quả thật là vất vả, khó khăn nhưng nếu đặt trong chiều kích thiêng thì thật tốt nếu ta vui vẻ để “Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa". Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân người Do Thái, những cạm bẫy mà Chúa Giêsu đã chịu, đã gặp trong cuộc đời của Ngài. Những cơn cám dỗ ấy vẫn còn đây đó trong từng ngày, từng hơi thở của ta cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay. Ta hãy học cách đối chọi với những cơn cám dỗ để ta không bị lệch hướng mà Chúa Giêsu mời ta đi với Ngài.
Những cạm bẫy của sự dữ bên ngoài luôn toả ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của "Địch thủ của triều đại Thiên Chúa".
Đâu đó có thể là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa phục vụ mọi ham thích của ta về sở hữu, về hiểu biết, về quyền lực, là những nguồn không bao giờ cạn “của mọi loài hình cám dỗ" luôn quấy phá các tín hữu và các Giáo Hội.
Đâu đó có thể là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, săn đuổi các cuộc hiện ra, các phép lạ, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.
Đâu đó có thể là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa được đặc ân tránh khỏi thử thách, khổ đau.
Ngoài những cám dỗ đó, con người luôn luôn bị vướng vào cái cạm bẫy còn là những an thân giả tạo, những bảo đảm hão huyền mà ta mải mê tìm kiếm trong một mớ chồng chất những lễ nghi trống rỗng vô nghĩa vô hồn.
Cơn cám dỗ tinh vi cuốn ta vào đủ mọi thứ hy sinh đến từ tinh thần thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực Thiên đường các ngẫu tượng
Về cám dỗ, về đau khổ, hơn một lần Phêrô phản ứng một cách gay gắt, một cách hết sức bộc trực khi nghe Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn: "Không! Thầy không phải chịu như thế !”. Ta cũng giống như Phêrô thôi, đó là cảm tính hết sức tự nhiên của con người. Thật sự, Chúa Giêsu không thật sự bị cám dỗ, Người đã chấp nhận bị cám dỗ "vì ta", để dạy ta biết phải chống lại các cơn cám dỗ như thế nào. Để giải thích cho suy nghĩ này không đơn giản. Làm như Chúa Giêsu cố tình và rồi người ta sẽ nghĩ rằng Chúa giả vời làm người, giả vờ đau khổ, giả vờ cảm thương và cũng giả chết.
Chúa đã đi vào cơn cám dỗ để cho mọi người nhìn thấy tận căn cái kiếp người mà Ngài đã vâng phục theo lời của Chúa Cha. Qua những cơn cám dỗ, những cơn thử thách, ta sẽ thấy Chúa Giêsu đặt niềm tin vào Cha của mình như thế nào.
Thánh Luca, cũng như thánh Matthêu, thuật lại chuyện Chúa Giêsu có thứ tự khác nhưng tựu trung vẫn là 3 cuộc cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Luca đã xác định rõ ràng ở phần kết. Thánh sử đã sử dụng mọi hình thức cám dỗ: những cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu sẽ phải đương đầu suốt hành trình rao riảng Tin Mừng của Ngài đến chết, những cơn cám dỗ mà các môn đệ và những ai mang thân phận làm người và nhất là những ai bước theo Chúa Giêsu đều sẽ gặp.
Ba cơn cám dỗ, cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ sách Thứ Luật, đó là những cơn cám dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong hành trình dài 40 năm trong sa mạc. Vấn đề là họ đã sa ngã. Nay đến phiên Chúa Giêsu phải đương đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt 40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách lòng trung tín của người Con đối với Thiên Chúa và với chương trình cứu độ của Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã chiến thắng.
Với cơn cám dỗ này, Chúa Giêsu chỉ nói những lời tích từ Cựu ước, Con Thiên Chúa phải trải qua 3 cuộc thử thách mà xưa kia dân Israel trong chuyến Xuất Hành đã đương đầu và đã sa ngã đã sa ngã; rút được kinh nghiệm từ những bài học trong sạch thứ Luật, cảnh giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm tương tự. Chúa Giêsu đã chiến thắng đối thủ.
Với cám dỗ đầu tiên, giống như Matthêu, là cơn cám dỗ về vật chất. Cơn cám dỗ chỉ tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một chủ nghĩa Mêsia thiển cận: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi ".
Đoạn 8, câu 3 nói về manna trong sách thứ, Chúa Giêsu trích dẫn lời đầu tiên và Ngài trả lời ngay tức khắc: "Người ta sống không nguyên bởi bánh". Người từ chối làm phép lạ vì lợi lộc riêng tư. Là Con Một của Chúa Cha, Ngài đã nhận tất cả từ Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ từ Chúa Cha mà thôi; nên Ngài phó thác tất cả cho Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ phó thác cho Chúa Cha mà thôi. Với Chúa Giêsu, người con là kẻ nhận được sự hiện hữu, sự sống không từ chính mình, nhưng từ một kẻ khác, từ Cha của mình. Con là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết ơn rằng mình sống nhờ Cha. .: Ngài không phải là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của Người sẽ ban lương thực cùng với Lề Luật. Con không ra lệnh nhưng Ngài khẩn cầu với Cha như trong kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy cho các môn đệ, cho mọi người, Ngài dạy chúng ta rằng: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. .
Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của Matthêu, là cơn cám dỗ về quyền năng; cơn cám dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng loài người, dù phải trả giá bằng sự thoả hiệp. "Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoán chắc, ông sẽ có tất cả " ("Mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc ấy”).
Chúa Giêsu trả lời ngay với lời trích dẫn lần thứ hai Ngài trích từ sách Thứ luật 6, 1 3 - đoạn nói về con bò vàng - "Đã chép rằng: Người chỉ được thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà thôi ". Ngài đã từ chối không tôn kính thủ lãnh trần gian để hành xử vương quyền phổ quát. Là Con thật sự, Ngài sẽ nắm giữ vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của Ngài, và chỉ từ Cha người mà thôi, theo con đường Cha đã chọn: con đường khiêm nhường, nghèo hèn, thánh giá. Và Chúa Giêsu sẽ nhận được các vương quốc trần gian, Ngài sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Ngài đã từ chối vương quyền xấu xa của ma quỉ, vì Ngài đã tự nguyện trở nên tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại."
Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở Giêrusalem, báo trước thử thách quyết liệt sau này, đó là cơn cám dỗ ma thuật, cơn cám dỗ thử thách Thiên Chúa, đi tìm những dấu chỉ kinh thiên động địa của Đấng Mêsia. Ma quỷ dùng Tv 90, cố cám dỗ một lần cuối: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời chép rằng: người đã ra lính cho các thiên thần gìn giữ ông ".
Lần cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 - đoạn nói về Massa, nơi dân Do Thái đã buộc Chúa phải cho họ nước uống - Đức Giêsu đáp tức khắc: "Đã chép rằng: "Ngươi đừng thủ thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Chúa Giêsu đã từ chối sử dụng quyền làm Con Thiên Chúa để bảo vệ mình... và mê hoặc người Do Thái bằng những điều kỳ diệu. Ngài đã từ chối buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Ngài không đòi phép lạ để cứu mạng sống mình; người chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên thánh giá. Chúa Giêsu vẫn xác tín và vẫn tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ cứu Ngài và gài không có quyền kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa chẳng cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy Thiên Chúa có cứu Ngài"
Muốn vượt qua những cơn cám dỗ của cuộc đời ắt hẳn không còn con đường nào khác là đi theo con đường của Chúa Giêsu đã đi đó là con đường đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Con đường tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa đã được Thánh Phaolô mời gọi trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma: Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng. Lời đó chính là lời chúng tôi rao giảng để khơi dậy đức tin. Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng. Như vậy, không có sự khác biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, vì tất cả đều có cùng một Chúa, là Đấng quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người. Vì: Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát.
Như Chúa Giêsu đã nại vào danh Chúa Cha, nại vào quyền năng của Chúa Giêsu để được ơn cứu thoát thì chúng ta, chúng ta cũng bắt chước Chúa Giêsu để chạy đến với Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi để vượt thắng những cơn cám dỗ của cuộc đời.
Tín thác vào Chúa để chống trả cơn cám dỗ
Đnl 26, 4-10; Rm 10, 8-13; Lc 4, 1-13
Chúa nhật thứ nhất dẫn vào mùa Chay, Hội Thánh mời gọi ta nhìn hay nói đúng hơn là chiêm nghiệm cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa. Cám dỗ là thử thách đối với con người. Ai nghe đến cám dỗ cũng đều ngao ngán.
Nếu đặt cơn cám dỗ trong chiều kích con người thì quả thật là vất vả, khó khăn nhưng nếu đặt trong chiều kích thiêng thì thật tốt nếu ta vui vẻ để “Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa". Đó là cơ hội sống động cho ta khám phá hoặc tái khám phá ra những cạm bẫy thường xuyên giăng dưới bước chân người Do Thái, những cạm bẫy mà Chúa Giêsu đã chịu, đã gặp trong cuộc đời của Ngài. Những cơn cám dỗ ấy vẫn còn đây đó trong từng ngày, từng hơi thở của ta cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay. Ta hãy học cách đối chọi với những cơn cám dỗ để ta không bị lệch hướng mà Chúa Giêsu mời ta đi với Ngài.
Những cạm bẫy của sự dữ bên ngoài luôn toả ra hào quang duyên dáng và lôi cuốn, mời mọc tinh vi và đáng sợ, cộng với trí thông minh và sự kiên nhẫn của "Địch thủ của triều đại Thiên Chúa".
Đâu đó có thể là cơn cám dỗ dùng Lời Chúa phục vụ mọi ham thích của ta về sở hữu, về hiểu biết, về quyền lực, là những nguồn không bao giờ cạn “của mọi loài hình cám dỗ" luôn quấy phá các tín hữu và các Giáo Hội.
Đâu đó có thể là những ham hố quá đáng đi tìm điều lạ lùng, săn đuổi các cuộc hiện ra, các phép lạ, làm lệch hướng những đòi hỏi khẩn cấp của Tin Mừng.
Đâu đó có thể là cầu nguyện sốt sắng bên ngoài để phiền nhiễu Thiên Chúa, mong rút tỉa được đặc ân tránh khỏi thử thách, khổ đau.
Ngoài những cám dỗ đó, con người luôn luôn bị vướng vào cái cạm bẫy còn là những an thân giả tạo, những bảo đảm hão huyền mà ta mải mê tìm kiếm trong một mớ chồng chất những lễ nghi trống rỗng vô nghĩa vô hồn.
Cơn cám dỗ tinh vi cuốn ta vào đủ mọi thứ hy sinh đến từ tinh thần thống trị, lòng ham thích sức mạnh và say mê quyền lực Thiên đường các ngẫu tượng
Về cám dỗ, về đau khổ, hơn một lần Phêrô phản ứng một cách gay gắt, một cách hết sức bộc trực khi nghe Chúa Giêsu loan báo cuộc khổ nạn: "Không! Thầy không phải chịu như thế !”. Ta cũng giống như Phêrô thôi, đó là cảm tính hết sức tự nhiên của con người. Thật sự, Chúa Giêsu không thật sự bị cám dỗ, Người đã chấp nhận bị cám dỗ "vì ta", để dạy ta biết phải chống lại các cơn cám dỗ như thế nào. Để giải thích cho suy nghĩ này không đơn giản. Làm như Chúa Giêsu cố tình và rồi người ta sẽ nghĩ rằng Chúa giả vời làm người, giả vờ đau khổ, giả vờ cảm thương và cũng giả chết.
Chúa đã đi vào cơn cám dỗ để cho mọi người nhìn thấy tận căn cái kiếp người mà Ngài đã vâng phục theo lời của Chúa Cha. Qua những cơn cám dỗ, những cơn thử thách, ta sẽ thấy Chúa Giêsu đặt niềm tin vào Cha của mình như thế nào.
Thánh Luca, cũng như thánh Matthêu, thuật lại chuyện Chúa Giêsu có thứ tự khác nhưng tựu trung vẫn là 3 cuộc cám dỗ. Ba cuộc cám dỗ, chính Luca đã xác định rõ ràng ở phần kết. Thánh sử đã sử dụng mọi hình thức cám dỗ: những cơn cám dỗ mà Chúa Giêsu sẽ phải đương đầu suốt hành trình rao riảng Tin Mừng của Ngài đến chết, những cơn cám dỗ mà các môn đệ và những ai mang thân phận làm người và nhất là những ai bước theo Chúa Giêsu đều sẽ gặp.
Ba cơn cám dỗ, cũng như ba lời trích dẫn đã ghi chú cặn kẽ, đã được khéo léo lựa chọn từ sách Thứ Luật, đó là những cơn cám dỗ mà dân Israel đã phải đương đầu, trong hành trình dài 40 năm trong sa mạc. Vấn đề là họ đã sa ngã. Nay đến phiên Chúa Giêsu phải đương đầu với những cơn cám dỗ ấy, suốt 40 ngày trong sa mạc: Ba lần, địch thù thử thách lòng trung tín của người Con đối với Thiên Chúa và với chương trình cứu độ của Người; trong cả 3 lần, Đức Giêsu đã chiến thắng.
Với cơn cám dỗ này, Chúa Giêsu chỉ nói những lời tích từ Cựu ước, Con Thiên Chúa phải trải qua 3 cuộc thử thách mà xưa kia dân Israel trong chuyến Xuất Hành đã đương đầu và đã sa ngã đã sa ngã; rút được kinh nghiệm từ những bài học trong sạch thứ Luật, cảnh giác để khỏi tái diễn những lỗi lầm tương tự. Chúa Giêsu đã chiến thắng đối thủ.
Với cám dỗ đầu tiên, giống như Matthêu, là cơn cám dỗ về vật chất. Cơn cám dỗ chỉ tìm lợi lộc vật chất, cơn cám dỗ của một chủ nghĩa Mêsia thiển cận: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy biến hòn đá này thành bánh đi ".
Đoạn 8, câu 3 nói về manna trong sách thứ, Chúa Giêsu trích dẫn lời đầu tiên và Ngài trả lời ngay tức khắc: "Người ta sống không nguyên bởi bánh". Người từ chối làm phép lạ vì lợi lộc riêng tư. Là Con Một của Chúa Cha, Ngài đã nhận tất cả từ Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ từ Chúa Cha mà thôi; nên Ngài phó thác tất cả cho Thiên Chúa, Cha của Ngài và chỉ phó thác cho Chúa Cha mà thôi. Với Chúa Giêsu, người con là kẻ nhận được sự hiện hữu, sự sống không từ chính mình, nhưng từ một kẻ khác, từ Cha của mình. Con là kẻ hiểu biết trong niềm vui và niềm biết ơn rằng mình sống nhờ Cha. .: Ngài không phải là kẻ ra lệnh để có bánh; chính Chúa, Thiên Chúa của Người sẽ ban lương thực cùng với Lề Luật. Con không ra lệnh nhưng Ngài khẩn cầu với Cha như trong kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy cho các môn đệ, cho mọi người, Ngài dạy chúng ta rằng: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. .
Cơn cám dỗ thứ hai, khác với trình thuật của Matthêu, là cơn cám dỗ về quyền năng; cơn cám dỗ về một chủ nghĩa Mêsia theo tham vọng loài người, dù phải trả giá bằng sự thoả hiệp. "Nếu ông thờ lạy tôi, quỉ đoán chắc, ông sẽ có tất cả " ("Mọi quyền lực và vinh quang của các vương quốc ấy”).
Chúa Giêsu trả lời ngay với lời trích dẫn lần thứ hai Ngài trích từ sách Thứ luật 6, 1 3 - đoạn nói về con bò vàng - "Đã chép rằng: Người chỉ được thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi mà thôi ". Ngài đã từ chối không tôn kính thủ lãnh trần gian để hành xử vương quyền phổ quát. Là Con thật sự, Ngài sẽ nắm giữ vương quyền từ Thiên Chúa, Cha của Ngài, và chỉ từ Cha người mà thôi, theo con đường Cha đã chọn: con đường khiêm nhường, nghèo hèn, thánh giá. Và Chúa Giêsu sẽ nhận được các vương quốc trần gian, Ngài sẽ là Đức Kitô, Vua, vì Ngài đã từ chối vương quyền xấu xa của ma quỉ, vì Ngài đã tự nguyện trở nên tôi tớ của Thiên Chúa và của nhân loại."
Cơn cám dỗ thứ ba Luca đã cho diễn ra ở Giêrusalem, báo trước thử thách quyết liệt sau này, đó là cơn cám dỗ ma thuật, cơn cám dỗ thử thách Thiên Chúa, đi tìm những dấu chỉ kinh thiên động địa của Đấng Mêsia. Ma quỷ dùng Tv 90, cố cám dỗ một lần cuối: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống; Có lời chép rằng: người đã ra lính cho các thiên thần gìn giữ ông ".
Lần cuối cùng trích dẫn sách Thứ Luật 6,16 - đoạn nói về Massa, nơi dân Do Thái đã buộc Chúa phải cho họ nước uống - Đức Giêsu đáp tức khắc: "Đã chép rằng: "Ngươi đừng thủ thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Chúa Giêsu đã từ chối sử dụng quyền làm Con Thiên Chúa để bảo vệ mình... và mê hoặc người Do Thái bằng những điều kỳ diệu. Ngài đã từ chối buộc Thiên Chúa phải can thiệp. Ngài không đòi phép lạ để cứu mạng sống mình; người chẳng đòi hỏi cả khi Người bị treo trên thánh giá. Chúa Giêsu vẫn xác tín và vẫn tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ cứu Ngài và gài không có quyền kiểm chứng xem Chúa Cha có trung tín không; Thiên Chúa chẳng cần phải chứng tỏ cho mọi người thấy Thiên Chúa có cứu Ngài"
Muốn vượt qua những cơn cám dỗ của cuộc đời ắt hẳn không còn con đường nào khác là đi theo con đường của Chúa Giêsu đã đi đó là con đường đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Con đường tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa đã được Thánh Phaolô mời gọi trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma: Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng. Lời đó chính là lời chúng tôi rao giảng để khơi dậy đức tin. Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng. Như vậy, không có sự khác biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, vì tất cả đều có cùng một Chúa, là Đấng quảng đại đối với tất cả những ai kêu cầu Người. Vì: Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát.
Như Chúa Giêsu đã nại vào danh Chúa Cha, nại vào quyền năng của Chúa Giêsu để được ơn cứu thoát thì chúng ta, chúng ta cũng bắt chước Chúa Giêsu để chạy đến với Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi để vượt thắng những cơn cám dỗ của cuộc đời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 19/02/2010
TÂN BINH
Lớp trưởng hỏi một đám tân binh, tại sao lấy cây hồ đào làm bá súng ?
- “Bởi vì độ cứng của nó cao so vối các thứ khác.” một tân binh trả lời như thế.
- “Không đúng.” Lớp trưởng nói.
- “Bởi vì tính đàn hồi của nó rất tốt.”
- “Sai.”
- “Độ phản quang khá lý tưởng.”
Lớp trưởng lắc đầu nói:
- “Cái bọn các anh cần phải học tập nhiều nữa nhé ! Dùng cây hồ đào làm bá súng là vì trong sách đã viết như thế.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Không học hành mà có chức vụ quyền hành thì chỉ có phá hoại, và đem cái khổ lại cho thuộc cấp và cho người khác mà thôi, bởi vì họ không được đào tạo để làm người lãnh đạo.
Người lớp trưởng chê bai những câu trả lời rất đúng của các bạn, nhưng chính câu trả lời của mình thì thật là không ra cái giống gì cả, bởi vì nhìn trong sách mà nói thì ai nói không được.
Một lớp trưởng bất tài thì chỉ biết chê bai các bạn đồng lớp, một thầy giáo bất tài thì làm hư một lớp trẻ hôm nay, một lãnh đạo bất tài thì làm hư một xã hội hôm nay, nhưng một linh mục bất tài (bao gồm không có đời sống tu đức, đạo đức và kiến thức) thì không những làm hư một thế hệ giáo dân hôm nay mà còn làm mất hạnh phúc đời sau của họ nữa.
Kiến thức vĩ đại nhất chính là như lời của Chúa Giê-su nói: “Có thì nói có, không thì nói không”, nghĩa là không biết lãnh đạo thì nói không biết, biết nói việc này thì tôi làm được, nhưng việc kia thì không biết làm vì khả năng không có, đó chính là sự khiêm tốn đáng phục vậy.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Lớp trưởng hỏi một đám tân binh, tại sao lấy cây hồ đào làm bá súng ?
- “Bởi vì độ cứng của nó cao so vối các thứ khác.” một tân binh trả lời như thế.
- “Không đúng.” Lớp trưởng nói.
- “Bởi vì tính đàn hồi của nó rất tốt.”
- “Sai.”
- “Độ phản quang khá lý tưởng.”
Lớp trưởng lắc đầu nói:
- “Cái bọn các anh cần phải học tập nhiều nữa nhé ! Dùng cây hồ đào làm bá súng là vì trong sách đã viết như thế.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Không học hành mà có chức vụ quyền hành thì chỉ có phá hoại, và đem cái khổ lại cho thuộc cấp và cho người khác mà thôi, bởi vì họ không được đào tạo để làm người lãnh đạo.
Người lớp trưởng chê bai những câu trả lời rất đúng của các bạn, nhưng chính câu trả lời của mình thì thật là không ra cái giống gì cả, bởi vì nhìn trong sách mà nói thì ai nói không được.
Một lớp trưởng bất tài thì chỉ biết chê bai các bạn đồng lớp, một thầy giáo bất tài thì làm hư một lớp trẻ hôm nay, một lãnh đạo bất tài thì làm hư một xã hội hôm nay, nhưng một linh mục bất tài (bao gồm không có đời sống tu đức, đạo đức và kiến thức) thì không những làm hư một thế hệ giáo dân hôm nay mà còn làm mất hạnh phúc đời sau của họ nữa.
Kiến thức vĩ đại nhất chính là như lời của Chúa Giê-su nói: “Có thì nói có, không thì nói không”, nghĩa là không biết lãnh đạo thì nói không biết, biết nói việc này thì tôi làm được, nhưng việc kia thì không biết làm vì khả năng không có, đó chính là sự khiêm tốn đáng phục vậy.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 1 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:16 19/02/2010
CHỦ NHẬT I MÙA CHAY
( Năm C )
Tin mừng : Lc 4, 1-13
“Đức Giê-su được Thánh Thần dẫn vào hoang địa và chịu cám dỗ.”
Bạn thân mến,
Mở đầu tuần thứ nhất của mùa chay năm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng về việc Chúa Giê-su bị ma quỷ cám dỗ ba lần, và mời gọi chúng ta cùng nhau học hỏi nơi Chúa Giê-su sự bình tĩnh và cậy vào ơn Chúa, để đối phó với cám dỗ trong cuộc sống hằng ngày của mình.
1. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.
Cám dỗ thứ nhất của ma quỷ đó là hưởng thụ xác thịt qua việc ăn uống.
Ăn uống là chuyện bình thường của con người, nhưng ăn uống để có sức khoẻ và ăn uống để hưởng thụ thoả mãn xác thịt thì không giống nhau, con người ta càng được no nê thân xác thì càng sinh ra nhiều điều bất lợi cho phần linh hồn vì những đòi hỏi của xác thịt, do đó tiết chế trong ăn uống là điều cần thiết không những cho hợp vệ sinh mà còn là phù hợp với tinh thần Phúc Âm...
2. “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Cám dỗ thứ hai của ma quỷ là tìm cách đưa con người vào tham mê quyền lực và vật chất.
Con người ta thường hay bị cám dỗ về quyền lực và sùng bái nó, một phần vì để chứng tỏ mình không thua ai, phần khác là vì để thỏa lòng tham vọng của mình với mọi người, cho nên không quản ngại gì mà không tìm cách đoạt lấy quyền lực khi cơ hội đến. Có quyền lực thì sẽ có tiền và có vật chất, cho nên ma quỷ thường hay lợi dụng những ngừơi có chức quyền để làm công cụ cho nó và cho sự dữ, nếu những người có quyền lực ấy không có tâm hồn khiêm tốn và yêu thương thì sẽ trở thành công cụ đắc lực cho ma quỷ...
3. “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.
Cám dỗ thứ ba của ma quỷ là thử thách lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa.
Con người ta khi đã có đầy đủ mọi thứ để hưởng thụ, thì lại quay về với bản tính kiêu ngạo của mình và nghi ngờ vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng, họ đem cái giàu có chức quyền của mình ra thách thức Thiên Chúa, họ phủ nhận cái mà họ có không phải tự Thiên Chúa mà đến nhưng là bởi họ làm ra...
Bạn thân mến,
Ma quỷ đã đánh gục thế gian với những cám dỗ trên, nhưng nó lại bị ngã gục trước sự khôn ngoan và can đảm của Chúa Giê-su, chính nó đã lôi kéo rất nhiều người theo nó nhưng lại cúi mặt chạy dài khi cám dỗ Ngài, điều đó cũng đã chứng minh cho tên cám dỗ biết rằng, con người ta ngoài việc ăn uống để sống, thì còn có thứ lương thực quý báu hơn nhiều đó chính là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
Trong mùa chay này, cám dỗ của ma quỷ sẽ tăng thêm gấp bội trên chúng ta, do đó mà chúng ta cần phải tỉnh thức đề phòng, phải noi gương của Chúa Giê-su: chay tịnh, cầu nguyện và luôn kết hợp với Cha trên trời, có như thế tên cám dỗ sẽ rút lui khi cám dỗ chúng ta, và mùa chay sẽ trở nên mùa hồng ân cho bạn và tôi, và cho tất cả mọi người.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
( Năm C )
Tin mừng : Lc 4, 1-13
“Đức Giê-su được Thánh Thần dẫn vào hoang địa và chịu cám dỗ.”
Bạn thân mến,
Mở đầu tuần thứ nhất của mùa chay năm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng về việc Chúa Giê-su bị ma quỷ cám dỗ ba lần, và mời gọi chúng ta cùng nhau học hỏi nơi Chúa Giê-su sự bình tĩnh và cậy vào ơn Chúa, để đối phó với cám dỗ trong cuộc sống hằng ngày của mình.
1. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.
Cám dỗ thứ nhất của ma quỷ đó là hưởng thụ xác thịt qua việc ăn uống.
Ăn uống là chuyện bình thường của con người, nhưng ăn uống để có sức khoẻ và ăn uống để hưởng thụ thoả mãn xác thịt thì không giống nhau, con người ta càng được no nê thân xác thì càng sinh ra nhiều điều bất lợi cho phần linh hồn vì những đòi hỏi của xác thịt, do đó tiết chế trong ăn uống là điều cần thiết không những cho hợp vệ sinh mà còn là phù hợp với tinh thần Phúc Âm...
2. “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”.
Cám dỗ thứ hai của ma quỷ là tìm cách đưa con người vào tham mê quyền lực và vật chất.
Con người ta thường hay bị cám dỗ về quyền lực và sùng bái nó, một phần vì để chứng tỏ mình không thua ai, phần khác là vì để thỏa lòng tham vọng của mình với mọi người, cho nên không quản ngại gì mà không tìm cách đoạt lấy quyền lực khi cơ hội đến. Có quyền lực thì sẽ có tiền và có vật chất, cho nên ma quỷ thường hay lợi dụng những ngừơi có chức quyền để làm công cụ cho nó và cho sự dữ, nếu những người có quyền lực ấy không có tâm hồn khiêm tốn và yêu thương thì sẽ trở thành công cụ đắc lực cho ma quỷ...
3. “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.
Cám dỗ thứ ba của ma quỷ là thử thách lòng tin của chúng ta vào Thiên Chúa.
Con người ta khi đã có đầy đủ mọi thứ để hưởng thụ, thì lại quay về với bản tính kiêu ngạo của mình và nghi ngờ vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng, họ đem cái giàu có chức quyền của mình ra thách thức Thiên Chúa, họ phủ nhận cái mà họ có không phải tự Thiên Chúa mà đến nhưng là bởi họ làm ra...
Bạn thân mến,
Ma quỷ đã đánh gục thế gian với những cám dỗ trên, nhưng nó lại bị ngã gục trước sự khôn ngoan và can đảm của Chúa Giê-su, chính nó đã lôi kéo rất nhiều người theo nó nhưng lại cúi mặt chạy dài khi cám dỗ Ngài, điều đó cũng đã chứng minh cho tên cám dỗ biết rằng, con người ta ngoài việc ăn uống để sống, thì còn có thứ lương thực quý báu hơn nhiều đó chính là Lời Hằng Sống của Thiên Chúa.
Trong mùa chay này, cám dỗ của ma quỷ sẽ tăng thêm gấp bội trên chúng ta, do đó mà chúng ta cần phải tỉnh thức đề phòng, phải noi gương của Chúa Giê-su: chay tịnh, cầu nguyện và luôn kết hợp với Cha trên trời, có như thế tên cám dỗ sẽ rút lui khi cám dỗ chúng ta, và mùa chay sẽ trở nên mùa hồng ân cho bạn và tôi, và cho tất cả mọi người.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 19/02/2010
N2T |
29. Tất cả việc thiện mà chúng ta làm, chỉ là khiến cho chúng ta thêm cẩn thận, tránh làm điều ác hoặc hạn chế những thói quen xấu.
(Thánh Marco ẩn sĩ)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 19/02/2010
N2T |
370. Sự nghiệp vĩ đại thì phải quyết tâm kiên cường, và có nguyện vọng mãnh liệt thì mới có thể hoàn thành.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nước Pháp: Giải thưởng cho cuốn phim về đời sống ẩn tu
Bùi Hữu Thư
09:13 19/02/2010
Rôma, Ngày Thứ Năm 18 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Cuốn phim “Những người canh thức ban đêm- một ngày ẩn tu tại Tu Viện Thánh Madeleine tại Barroux », tiếp theo sự quảng cáo trên kênh truyền hình KTO suốt tuần lễ Giáng Sinh 2009, đã được lựa chọn và chấm giải bởi các giám khảo của Hội Thính Thị Paris (Club Audiovisuel de Paris) là “đoạt giải ưu hạng về truyền thanh và truyền hình.”
Ngày 15 tháng 2, 2010, trong sảnh đường của Quốc Hội Pháp tại Paris, chính Đức Cha Luigi Ventura, khâm sứ Tòa Thánh tại Pháp, đã trao tặng cho hai nhà đồng sản xuất cuốn phim là Eddy Vicken và Yvon Bertorello, giải “Danh Dự Ưu Hạng –Marcel-Julian “, trước sự hiện diện cuả Đan ViệnTrưởng Dom Louis-Marie của Đan Viện Barroux (Pháp).
Cuốn phim 52 phút này, đã xuất bản thành DVD, theo dõi các kinh nguyện và việc làm của các đan sĩ Biển Đức, hòa nhịp với các giờ kinh phụng vụ được hát bình ca ‘grégorien’ trong một ngày.
Nguyên tác bằng tiếng Pháp, có phụ đề tiếng Anh, tiếng Đức, Ý, Y Pha Nho (và tiếng Pháp cho những người lãng tai.)
Bản quảng cáo và đặt hàng trên mạng của Đan Viện tại: http://www.barroux.org/dvd.html
Ngày 15 tháng 2, 2010, trong sảnh đường của Quốc Hội Pháp tại Paris, chính Đức Cha Luigi Ventura, khâm sứ Tòa Thánh tại Pháp, đã trao tặng cho hai nhà đồng sản xuất cuốn phim là Eddy Vicken và Yvon Bertorello, giải “Danh Dự Ưu Hạng –Marcel-Julian “, trước sự hiện diện cuả Đan ViệnTrưởng Dom Louis-Marie của Đan Viện Barroux (Pháp).
Cuốn phim 52 phút này, đã xuất bản thành DVD, theo dõi các kinh nguyện và việc làm của các đan sĩ Biển Đức, hòa nhịp với các giờ kinh phụng vụ được hát bình ca ‘grégorien’ trong một ngày.
Nguyên tác bằng tiếng Pháp, có phụ đề tiếng Anh, tiếng Đức, Ý, Y Pha Nho (và tiếng Pháp cho những người lãng tai.)
Bản quảng cáo và đặt hàng trên mạng của Đan Viện tại: http://www.barroux.org/dvd.html
Tu Huynh Andre, người Montreal, Canada được tôn phong hiển thánh
David Trần
10:20 19/02/2010
Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 đã chấp thuận án tuyên phong hiển thánh cho Tu Huynh Andre, người Montreal, Canada
Đức Giáo Hoàng Benedicto thứ 16 đã chấp thuận án tuyên phong hiển thánh cho Tu Huynh Andre, người Montreal. Tu huynh Andre, với tên khai sinh là Alfred Bessette, sẽ trở thành vị thánh Công giáo tiên khởi sinh tại Quebec, Canada.
Cũng theo Thông Tấn Xã Canada, Điện Vatican ra thông báo Đức Thánh Cha Benedicto vừa mới chấp thuận án tuyên phong hiển thánh cho Tu Huynh Andre người Montreal mà bà con Công giáo Việt Nam tại Canada quen gọi là thầy Andre. Đức Giáo Hoàng đã loan báo tin vui nói trên trong buổi lễ vào thứ Sáu tuần này tại điện Vatican và ấn định Đại Lễ tuyên phong hiển thánh chính thức vào ngày 17 tháng Mười năm nay tại Roma.
Tu huynh Andre là Tu sĩ thuộc Dòng Thánh Giá (Holy Cross) và được công nhận với hàng chục ngàn phép lạ. Tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng đã thừa nhận một phép lạ thứ hai cho Tu Huynh Andre, phép lạ này được diễn tả như là không thể giải thích được về mặt khoa học. Đây là một bước cần thiết trong tiến trình tuyên phong hiển thánh.
Tu huynh Andre được tuyên bố là Đấng Đáng Kính vào năm 1978, và được nâng lên bậc Chân phước vài năm sau đó. Tu Huynh Andre đã được gọi về với Chúa vào năm 1937 ở tuổi 91.
Cũng theo Thông Tấn Xã Canada, Điện Vatican ra thông báo Đức Thánh Cha Benedicto vừa mới chấp thuận án tuyên phong hiển thánh cho Tu Huynh Andre người Montreal mà bà con Công giáo Việt Nam tại Canada quen gọi là thầy Andre. Đức Giáo Hoàng đã loan báo tin vui nói trên trong buổi lễ vào thứ Sáu tuần này tại điện Vatican và ấn định Đại Lễ tuyên phong hiển thánh chính thức vào ngày 17 tháng Mười năm nay tại Roma.
Tu huynh Andre là Tu sĩ thuộc Dòng Thánh Giá (Holy Cross) và được công nhận với hàng chục ngàn phép lạ. Tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng đã thừa nhận một phép lạ thứ hai cho Tu Huynh Andre, phép lạ này được diễn tả như là không thể giải thích được về mặt khoa học. Đây là một bước cần thiết trong tiến trình tuyên phong hiển thánh.
Tu huynh Andre được tuyên bố là Đấng Đáng Kính vào năm 1978, và được nâng lên bậc Chân phước vài năm sau đó. Tu Huynh Andre đã được gọi về với Chúa vào năm 1937 ở tuổi 91.
Hồng y Tauran: Chúng ta chẳng nên sợ Hồi giáo
Phụng Nghi
10:52 19/02/2010
GRANADA, Tây ban nha (Zenit.org).- Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo khẳng định: Người Công giáo không nên sợ Hồi giáo, trái lại, nên chào đón cơ hội được củng cố đức tin qua những cuộc trao đổi, đối thoại với người theo đạo Hồi.
Lời khẳng định đó được Hồng y Jean-Louis Tauran phát biểu trong diễn từ khai mạc đại hội kéo dài hai ngày tại Granada (Tây ban nha) với chủ đề: “Kitô giáo, Hồi giáo và Thời đại tân tiến.” Đại hội này được Phân khoa Thần học Granada bảo trợ.
Hồng y khẳng định: “Chúng ta chẳng phải sợ Hồi giáo, mà tôi có thể nói thêm thế này: Người tín hữu Kitô và người Hồi giáo, khi tuyên xưng đức tin của mình với tính cách toàn vẹn và khả tín, khi đối thoại và nỗ lực phục vụ xã hội, là họ làm cho xã hội được phong phú.”
“Trong năm năm vừa qua, không khí đối thoại với người Hồi giáo đã được cải thiện, mặc dầu những yếu tố khác biệt vẫn còn tồn tại.” Hồi giáo là tôn giáo mà Hội đồng duy trì những mối liên lạc có hoạch định nhất.
Trong số những điều khác biệt, Hồng y nêu ra hai: kỳ thị phụ nữ và tự do thờ phượng. Điều thứ hai bị cấm cản một cách tuyệt đối tại Saudi Arabia.
Hồng y Tauran nói rằng mỗi người trong chúng ta phải đối diện với một thách đố khó khăn ba phần: đó là về căn tính (tức là biết rõ nội dung niềm tin của chúng ta); về khác biệt (nhận thức rằng người khác không nhất thiết là kẻ thù); và về đa nguyên (công nhận rằng Thiên Chúa đang thực hiện những điều bí nhiệm nơi mỗi sinh vật Người đã tạo dựng).
Cộng đồng
Hồng y khẳng định rằng “đối với một người Tây phương, Hồi giáo thật là khó hiểu.”
“Đó đồng thời vừa là một tôn giáo, một xã hội, và một quốc gia, kết hợp 1.2 tỷ người thành một thực thể toàn cầu vĩ đại, gọi là “ummah”.
“Các thành viên của cộng đồng này thực hiện cùng một nghi thức phụng tự, có cùng một nhãn quan về thế giới, và tuân theo cùng một cách ứng xử.
“Hơn thế, họ không có sự phân biệt giữa lãnh vực công và tư.”
“Nhãn quan về tôn giáo như thế làm cho các xã hội thế tục hoá phải bối rối.”
“Tuy nhiên, sự kiện mới mẻ là trong thế giới phương Tây, người theo Hồi giáo và không theo bắt buộc phải sống chung với nhau.”
“Chẳng hạn, ở châu Âu, chúng ta sinh sống cùng với người Hồi giáo thuộc thế hệ thứ ba.”
“Chúng ta gặp người Hồi giáo mỗi ngày trong đời thường; điều này không cản trở người Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo nhiều lần trở thành nạn nhân của thiên kiến, là hậu quả của sự vô minh.”
“Chuyện thường xảy ra là một Kitô hữu không hề trò chuyện với một tín đồ Hồi giáo, và ngược lại.”
Lướt thắng nỗi sợ
Vị Hồng y chủ tịch khẳng định rằng “chỉ nguyên đối thoại không thôi cũng có thể để cho chúng ta lướt thắng được nỗi sợ hãi, bởi vì nó cho mỗi người cái kinh nghiệm khám phá người khác và đem lại sự gặp gỡ, và gặp gỡ như thế chính là ý nghĩa thực tế của đối thoại liên tôn giáo.”
Điều này xảy ra “bởi vì đây không phải là hai tôn giáo gặp nhau, nhưng là người nam người nữ mà những nỗi thăng trầm của cuộc đời, những hoàn cảnh, thuận tiện hay không thuận tiện, đã trở thành đồng hành với nhau trong khối nhân loại.”
Hồng y nhấn mạnh đến nhu cầu phải “nỗ lực, ở cả hai phía, tìm hiểu các truyền thống tôn giáo của nhau, chấp nhận những điều phân cách chúng ta và những điều đem chúng ta lại gần nhau để cộng tác hoạt động cho công ích. Đó không phải là một công việc dễ dàng.”
Nó kêu gọi chúng ta phải có “tự do nội tâm, nhường chỗ cho một thái độ tôn trọng hoàn toàn những người khác: biết im lặng để lắng nghe người khác nói, cho người ta có cơ hội được hoàn toàn tự do phát biểu, không che đậy hay làm giảm nhẹ căn tính tâm linh của họ.”
“Khi đã có được sự tin cậy rồi thì cả hai phía có thể tự do xem xét đến những gì ngăn cách chúng ta, những gì kết hợp chúng ta lại với nhau.”
Về những điều khác biệt giữa người Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo, Hồng y giải thích rằng chúng ta chúng ta bị chia cách bởi: “mối liên hệ đối với các sách thánh, quan niệm về mạc khải – (Kitô giáo không phải là một tôn giáo chỉ “dựa theo sách vở”) – căn tính của Chúa Giêsu và của Mohammed, Chúa Ba Ngôi, cách dùng lý trí, quan niệm về cầu nguyện.”
Mặt khác, ngài khẳng định rằng hai tôn giáo có những điểm chung: “tính duy nhất của Thiên Chúa, tính thánh thiêng của sự sống, bổn phận phải truyền đạt các giá trị luân thường đạo lý cho người trẻ, vai trò của gia đình đối với sự tăng trưởng về cảm xúc và đạo lý đối với trẻ em, và tầm quan trọng của tôn giáo trong nền giáo dục.”
“Chúng ta, những người Công giáo, được hướng dẫn và năng động nhờ các giảng huấn rỡ ràng của Benedict XVI, người đã đặt công tác đối thoại liên tôn giáo thành một trong những ưu tiên của triều đại giáo hoàng.” Hồng y đề cập đến, chẳng hạn, các vụ can thiệp của Đức thánh cha tại Cologne, Đức, Hoa kỳ, Pháp và Thánh địa.
Những bước tiến
Hồng y chủ tịch cho biết rằng Hội đồng của ngài đã thiết lập những mối liên lạc với Hồi giáo, và kể từ năm 1976 đến nay mỗi hai năm lại có những cuộc họp với World Islamic Call Society của Lybia.
Hơn nữa, Comité de Liaison Islamo-Catholique đã được thành lập năm 1995, và kể từ 1998, đã có một ủy ban hỗn hợp phụ trách đối thoại giữa Hội đồng của ngài và trường Đại học Al-Azhar ở Ai cập; hai bên có phiên họp hằng năm.
Hội đồng cũng cộng tác với Royal Institute for Inter-faith Studies ở Amman (nước Jordan), Islamic Culture and Relations Organization ở Tehran (nước Iran) và Catholic-Muslim Forum, thành lập năm 2008.
“Nhờ những sự tiếp xúc tinh thần và cụ thể này, nên đã đạt được một số thành quả, chẳng hạn cuộc hội nghị liên tôn tổ chức tại Madrid hồi tháng 7 năm 2008. Cuộc họp thể theo lời mời của quốc vương Saudi Arabia, và các tham dự viên đã nhất trí đồng thuận về các giá trị chung giữa hai tôn giáo.
Hồng y cũng nhắc đến cuộc hội thảo đầu tiên của Catholic-Muslim Forum, tổ chức tại Vatican hồi tháng 11 năm 2008. Các vị đại diện của 138 lãnh tụ Hồi giáo, những người đã ký một lá thư ngỏ gửi người Kitô giáo, đã tham dự cuộc hội thảo này.
Một trong những diễn tiến gần đây là cuộc họp liên tôn được Royal Institute for Inter-faith Studies tại Jordan tổ chức hồi tháng Năm năm ngoái với đề tài “Tôn giáo và Xã hội Dân sự.”
Cuộc họp này “đã cho các tham dự viên Kitô giáo và Hồi giáo có cơ hội tuyên bố rằng tự do tôn giáo chỉ có thể thực hiện đầy đủ được trong một xã hội dân chủ.”
Hồng y nói thêm rằng tất cả những việc đó cho biết đã có tiến bộ, mặc dầu, vấn đề khó khăn lớn đối với ngài là biết thực hiện ra sao để cho sự thay đổi này có thể chạm tới nền tảng.”
Vô minh
Hồng y Tauran phát biểu rằng các vị mục tử trong Giáo hội Công giáo, giáo sư các trường trung học, đại học Công giáo vẫn còn ít khi để ý tới phạm vi mới mẻ về chủ thuyết đa nguyên trong tôn giáo này.
Ngài cũng trách cứ rằng “người Công giáo ở châu Âu có một hiểu biết rất yếu ớt về đức tin của mình.”
“Cuộc đối thoại liên tôn giáo chân chính không thể thực hiện được trong tình trạng hàm hồ hoặc khi người đối thoại không có một quá trình tâm linh xác lập. Từ đó phát sinh ra chủ thuyết tương đối và thuyết hỗn đồng (syncretism).”
“Nhờ ở Hồi giáo, hay nói đúng hơn, là ở người theo đạo Hồi đang sinh sống với chúng ta, mà chúng ta được kêu gọi để vững mạnh thêm đức tin và đổi mới kiến thức về giáo lý.”
“Đi vào đối thoại liên tôn giáo không phải là đem đức tin của chúng ta đặt vào trong dấu ngoặc, mà trái lại, tuyên xưng đức tin đó bằng lời nói và cách cư xử.”
“Chúng ta tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Ánh sáng chiếu soi cho mọi người sống trên trần gian này. Do đó, mọi phương diện tích cực có trong các tôn giáo đều không phải là sự tăm tối, mà được tham dự vào Ánh sáng vĩ đại đang sáng soi trên mọi thứ ánh sáng này.”
Trong Giáo hội “chúng ta không nói rằng mọi tôn giáo đều có cùng một giá trị, nhưng tất cả những ai kiếm tìm Thiên Chúa đều có chung một phẩm cách.”
Thách đố
Hồng y nhắc lại lời cố giáo hoàng Gioan Phaolô II: Các tôn giáo khác tạo thành một thách đố tích cực cho Giáo hội ngày nay.
Lời Hồng y: “Quả vậy, các tôn giáo khác đưa Giáo hội đến việc khám phá ra và nhận biết những dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Kitô và hoạt động của Chúa Thánh Thần, và cũng còn làm sâu đậm căn tính của Giáo hội, làm chứng sự toàn vẹn của mạc khải, bởi đó Giáo hội trở thành người được ủy thác thực hiện sự thiện hảo cho mọi người.”
“Thông điệp “Dominus Iesus” nhắc nhở chúng ta phải duy trì hai chân lý cùng lúc với nhau: đó là khả năng mọi người được Đức Kitô cứu độ, và cần có Giáo hội để được cứu độ.”
“Đối với những ai không thuộc về Giáo hội, họ có thể đến được với Đức Kitô theo ân sủng soi sáng cho họ một cách bí nhiệm và ân sủng này đến từ Đức Kitô.”
“Thông điệp "Lumen Gentium" khẳng định rằng “những ai vì ngay lành không biết đến Tin mừng của Đức Kitô và Giáo hội của Người, nhưng chân thành kiếm tìm Thiên Chúa và, với sự trợ giúp của ân sủng, có nỗ lực trong các việc làm để thực hiện ý Chúa biết được qua tiếng nói của lương tâm, thì có thể được sự cứu độ đời đời.”
Hồng y cho biết: Chân lý chỉ có thể được đem ra đề xuất chứ không thể đem ra áp đặt, còn “đối thoại liên tôn giáo và tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô là hai hành động riêng rẽ, không thể hoán đổi cho nhau.”
Trong số Các tham dự viên cuộc đại hội này có Tổng giám mục Javier Martínez của Granada, và Giám mục Adolfo González Montes của Almeria (Tây ban nha). Giám mục này đã đọc một diễn từ nhan đề: “Kitô giáo, Thời Khai minh, Chủ thuyết Thế tục: Lý trí và Đức tin trước Mạc khải Siêu việt.”
Lời khẳng định đó được Hồng y Jean-Louis Tauran phát biểu trong diễn từ khai mạc đại hội kéo dài hai ngày tại Granada (Tây ban nha) với chủ đề: “Kitô giáo, Hồi giáo và Thời đại tân tiến.” Đại hội này được Phân khoa Thần học Granada bảo trợ.
Hồng y khẳng định: “Chúng ta chẳng phải sợ Hồi giáo, mà tôi có thể nói thêm thế này: Người tín hữu Kitô và người Hồi giáo, khi tuyên xưng đức tin của mình với tính cách toàn vẹn và khả tín, khi đối thoại và nỗ lực phục vụ xã hội, là họ làm cho xã hội được phong phú.”
“Trong năm năm vừa qua, không khí đối thoại với người Hồi giáo đã được cải thiện, mặc dầu những yếu tố khác biệt vẫn còn tồn tại.” Hồi giáo là tôn giáo mà Hội đồng duy trì những mối liên lạc có hoạch định nhất.
Trong số những điều khác biệt, Hồng y nêu ra hai: kỳ thị phụ nữ và tự do thờ phượng. Điều thứ hai bị cấm cản một cách tuyệt đối tại Saudi Arabia.
Hồng y Tauran nói rằng mỗi người trong chúng ta phải đối diện với một thách đố khó khăn ba phần: đó là về căn tính (tức là biết rõ nội dung niềm tin của chúng ta); về khác biệt (nhận thức rằng người khác không nhất thiết là kẻ thù); và về đa nguyên (công nhận rằng Thiên Chúa đang thực hiện những điều bí nhiệm nơi mỗi sinh vật Người đã tạo dựng).
Cộng đồng
Hồng y khẳng định rằng “đối với một người Tây phương, Hồi giáo thật là khó hiểu.”
“Đó đồng thời vừa là một tôn giáo, một xã hội, và một quốc gia, kết hợp 1.2 tỷ người thành một thực thể toàn cầu vĩ đại, gọi là “ummah”.
“Các thành viên của cộng đồng này thực hiện cùng một nghi thức phụng tự, có cùng một nhãn quan về thế giới, và tuân theo cùng một cách ứng xử.
“Hơn thế, họ không có sự phân biệt giữa lãnh vực công và tư.”
“Nhãn quan về tôn giáo như thế làm cho các xã hội thế tục hoá phải bối rối.”
“Tuy nhiên, sự kiện mới mẻ là trong thế giới phương Tây, người theo Hồi giáo và không theo bắt buộc phải sống chung với nhau.”
“Chẳng hạn, ở châu Âu, chúng ta sinh sống cùng với người Hồi giáo thuộc thế hệ thứ ba.”
“Chúng ta gặp người Hồi giáo mỗi ngày trong đời thường; điều này không cản trở người Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo nhiều lần trở thành nạn nhân của thiên kiến, là hậu quả của sự vô minh.”
“Chuyện thường xảy ra là một Kitô hữu không hề trò chuyện với một tín đồ Hồi giáo, và ngược lại.”
Lướt thắng nỗi sợ
Vị Hồng y chủ tịch khẳng định rằng “chỉ nguyên đối thoại không thôi cũng có thể để cho chúng ta lướt thắng được nỗi sợ hãi, bởi vì nó cho mỗi người cái kinh nghiệm khám phá người khác và đem lại sự gặp gỡ, và gặp gỡ như thế chính là ý nghĩa thực tế của đối thoại liên tôn giáo.”
Điều này xảy ra “bởi vì đây không phải là hai tôn giáo gặp nhau, nhưng là người nam người nữ mà những nỗi thăng trầm của cuộc đời, những hoàn cảnh, thuận tiện hay không thuận tiện, đã trở thành đồng hành với nhau trong khối nhân loại.”
Hồng y nhấn mạnh đến nhu cầu phải “nỗ lực, ở cả hai phía, tìm hiểu các truyền thống tôn giáo của nhau, chấp nhận những điều phân cách chúng ta và những điều đem chúng ta lại gần nhau để cộng tác hoạt động cho công ích. Đó không phải là một công việc dễ dàng.”
Nó kêu gọi chúng ta phải có “tự do nội tâm, nhường chỗ cho một thái độ tôn trọng hoàn toàn những người khác: biết im lặng để lắng nghe người khác nói, cho người ta có cơ hội được hoàn toàn tự do phát biểu, không che đậy hay làm giảm nhẹ căn tính tâm linh của họ.”
“Khi đã có được sự tin cậy rồi thì cả hai phía có thể tự do xem xét đến những gì ngăn cách chúng ta, những gì kết hợp chúng ta lại với nhau.”
Về những điều khác biệt giữa người Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo, Hồng y giải thích rằng chúng ta chúng ta bị chia cách bởi: “mối liên hệ đối với các sách thánh, quan niệm về mạc khải – (Kitô giáo không phải là một tôn giáo chỉ “dựa theo sách vở”) – căn tính của Chúa Giêsu và của Mohammed, Chúa Ba Ngôi, cách dùng lý trí, quan niệm về cầu nguyện.”
Mặt khác, ngài khẳng định rằng hai tôn giáo có những điểm chung: “tính duy nhất của Thiên Chúa, tính thánh thiêng của sự sống, bổn phận phải truyền đạt các giá trị luân thường đạo lý cho người trẻ, vai trò của gia đình đối với sự tăng trưởng về cảm xúc và đạo lý đối với trẻ em, và tầm quan trọng của tôn giáo trong nền giáo dục.”
“Chúng ta, những người Công giáo, được hướng dẫn và năng động nhờ các giảng huấn rỡ ràng của Benedict XVI, người đã đặt công tác đối thoại liên tôn giáo thành một trong những ưu tiên của triều đại giáo hoàng.” Hồng y đề cập đến, chẳng hạn, các vụ can thiệp của Đức thánh cha tại Cologne, Đức, Hoa kỳ, Pháp và Thánh địa.
Những bước tiến
Hồng y chủ tịch cho biết rằng Hội đồng của ngài đã thiết lập những mối liên lạc với Hồi giáo, và kể từ năm 1976 đến nay mỗi hai năm lại có những cuộc họp với World Islamic Call Society của Lybia.
Hơn nữa, Comité de Liaison Islamo-Catholique đã được thành lập năm 1995, và kể từ 1998, đã có một ủy ban hỗn hợp phụ trách đối thoại giữa Hội đồng của ngài và trường Đại học Al-Azhar ở Ai cập; hai bên có phiên họp hằng năm.
Hội đồng cũng cộng tác với Royal Institute for Inter-faith Studies ở Amman (nước Jordan), Islamic Culture and Relations Organization ở Tehran (nước Iran) và Catholic-Muslim Forum, thành lập năm 2008.
“Nhờ những sự tiếp xúc tinh thần và cụ thể này, nên đã đạt được một số thành quả, chẳng hạn cuộc hội nghị liên tôn tổ chức tại Madrid hồi tháng 7 năm 2008. Cuộc họp thể theo lời mời của quốc vương Saudi Arabia, và các tham dự viên đã nhất trí đồng thuận về các giá trị chung giữa hai tôn giáo.
Hồng y cũng nhắc đến cuộc hội thảo đầu tiên của Catholic-Muslim Forum, tổ chức tại Vatican hồi tháng 11 năm 2008. Các vị đại diện của 138 lãnh tụ Hồi giáo, những người đã ký một lá thư ngỏ gửi người Kitô giáo, đã tham dự cuộc hội thảo này.
Một trong những diễn tiến gần đây là cuộc họp liên tôn được Royal Institute for Inter-faith Studies tại Jordan tổ chức hồi tháng Năm năm ngoái với đề tài “Tôn giáo và Xã hội Dân sự.”
Cuộc họp này “đã cho các tham dự viên Kitô giáo và Hồi giáo có cơ hội tuyên bố rằng tự do tôn giáo chỉ có thể thực hiện đầy đủ được trong một xã hội dân chủ.”
Hồng y nói thêm rằng tất cả những việc đó cho biết đã có tiến bộ, mặc dầu, vấn đề khó khăn lớn đối với ngài là biết thực hiện ra sao để cho sự thay đổi này có thể chạm tới nền tảng.”
Vô minh
Hồng y Tauran phát biểu rằng các vị mục tử trong Giáo hội Công giáo, giáo sư các trường trung học, đại học Công giáo vẫn còn ít khi để ý tới phạm vi mới mẻ về chủ thuyết đa nguyên trong tôn giáo này.
Ngài cũng trách cứ rằng “người Công giáo ở châu Âu có một hiểu biết rất yếu ớt về đức tin của mình.”
“Cuộc đối thoại liên tôn giáo chân chính không thể thực hiện được trong tình trạng hàm hồ hoặc khi người đối thoại không có một quá trình tâm linh xác lập. Từ đó phát sinh ra chủ thuyết tương đối và thuyết hỗn đồng (syncretism).”
“Nhờ ở Hồi giáo, hay nói đúng hơn, là ở người theo đạo Hồi đang sinh sống với chúng ta, mà chúng ta được kêu gọi để vững mạnh thêm đức tin và đổi mới kiến thức về giáo lý.”
“Đi vào đối thoại liên tôn giáo không phải là đem đức tin của chúng ta đặt vào trong dấu ngoặc, mà trái lại, tuyên xưng đức tin đó bằng lời nói và cách cư xử.”
“Chúng ta tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Ánh sáng chiếu soi cho mọi người sống trên trần gian này. Do đó, mọi phương diện tích cực có trong các tôn giáo đều không phải là sự tăm tối, mà được tham dự vào Ánh sáng vĩ đại đang sáng soi trên mọi thứ ánh sáng này.”
Trong Giáo hội “chúng ta không nói rằng mọi tôn giáo đều có cùng một giá trị, nhưng tất cả những ai kiếm tìm Thiên Chúa đều có chung một phẩm cách.”
Thách đố
Hồng y nhắc lại lời cố giáo hoàng Gioan Phaolô II: Các tôn giáo khác tạo thành một thách đố tích cực cho Giáo hội ngày nay.
Lời Hồng y: “Quả vậy, các tôn giáo khác đưa Giáo hội đến việc khám phá ra và nhận biết những dấu hiệu về sự hiện diện của Chúa Kitô và hoạt động của Chúa Thánh Thần, và cũng còn làm sâu đậm căn tính của Giáo hội, làm chứng sự toàn vẹn của mạc khải, bởi đó Giáo hội trở thành người được ủy thác thực hiện sự thiện hảo cho mọi người.”
“Thông điệp “Dominus Iesus” nhắc nhở chúng ta phải duy trì hai chân lý cùng lúc với nhau: đó là khả năng mọi người được Đức Kitô cứu độ, và cần có Giáo hội để được cứu độ.”
“Đối với những ai không thuộc về Giáo hội, họ có thể đến được với Đức Kitô theo ân sủng soi sáng cho họ một cách bí nhiệm và ân sủng này đến từ Đức Kitô.”
“Thông điệp "Lumen Gentium" khẳng định rằng “những ai vì ngay lành không biết đến Tin mừng của Đức Kitô và Giáo hội của Người, nhưng chân thành kiếm tìm Thiên Chúa và, với sự trợ giúp của ân sủng, có nỗ lực trong các việc làm để thực hiện ý Chúa biết được qua tiếng nói của lương tâm, thì có thể được sự cứu độ đời đời.”
Hồng y cho biết: Chân lý chỉ có thể được đem ra đề xuất chứ không thể đem ra áp đặt, còn “đối thoại liên tôn giáo và tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô là hai hành động riêng rẽ, không thể hoán đổi cho nhau.”
Trong số Các tham dự viên cuộc đại hội này có Tổng giám mục Javier Martínez của Granada, và Giám mục Adolfo González Montes của Almeria (Tây ban nha). Giám mục này đã đọc một diễn từ nhan đề: “Kitô giáo, Thời Khai minh, Chủ thuyết Thế tục: Lý trí và Đức tin trước Mạc khải Siêu việt.”
Giáo Hội sẽ có thêm 6 hiển thánh mới trong năm nay
LM G. Trần Đức Anh, OP
10:58 19/02/2010
Giáo Hội sẽ có thêm 6 hiển thánh mới trong năm nay
VATICAN. Giáo Hội sẽ có thêm 6 vị hiển thánh mới trong năm nay và sẽ được tôn phong vào chúa nhật 17-10-2010 tại Roma.
Trên đây là quyết định của ĐTC trong công nghị Hồng Y sáng 19-2-2010 tại Vatican. Ngoài các HY, còn có các vị Thượng Phụ, GM và một số người khác được mời tham dự công nghị này.
Xét về quốc tịch nguyên quán, 6 vị thánh mới gồm 1 vị người Úc, 1 vị Ba Lan, 2 vị người Ý, một vị Canada và 1 vị Tây Ban Nha.
Giáo Hội Công Giáo tại Úc sẽ có vị hiển thánh đầu tiên đó là Nữ tu Mary Mackillop (1842-1909), qua đời năm 1909, sáng lập dòng các nữ tu thánh Giuse Thánh Tâm, chuyên phục vụ người nghèo và những người mù chữ. Nữ tu sẽ là vị hiển thánh đầu tiên của Giáo Hội tại Úc.
Vị thứ hai sẽ được tôn phong là tu sĩ Alfred André Bessette (1845-1937), người Canada, thuộc dòng Thánh Giá, sáng lập dòng thánh Thánh Giuse ở Québec. Ngài rất nổi tiếng tại Canada và Mỹ về ơn chữa bệnh.
4 vị chân phước còn lại là cha Stanislaw Soltys (1433-1489) người Ba Lan sống vào thế kỷ 15, thuộc dòng kinh sĩ Laterano; nữ tu Candida Maria de Jesus Cipitria (1845-1912), sáng lập dòng các nữ tử Chúa Giêsu. Chị đã thành lập nhiều trường học cho trẻ em và săn sóc người nghèo. Hai nữ tu người Italia là chân phước Giulia Salzano (1846-1929), sáng lập dòng các nữ tu giáo lý viên Thánh Tâm, và nữ tu Camilla Battista Varano (1458-1524) thuộc dòng thánh Clara.
Lễ phong thánh năm nay sẽ có sự tham dự đông đảo của các HY và GM thế giới vì diễn ra giữa lúc Thượng HĐGM Trung Đông đang tiến hại tại Roma.
Từ khi làm Giáo Hoàng cách đây 5 năm đến nay, ĐTC Biển Đức 16 đã tôn phong 28 vị thánh mới, tất cả các buổi lễ đều được cử hành tại Roma, ngoại trừ lễ phong hiển thánh cho thánh Antonio de Sant'Anna (1739-1822) cử hành tại thành phố São Paolo, Brazil hồi tháng 5 năm 2007) (SD 12-2-2010)
VATICAN. Giáo Hội sẽ có thêm 6 vị hiển thánh mới trong năm nay và sẽ được tôn phong vào chúa nhật 17-10-2010 tại Roma.
Trên đây là quyết định của ĐTC trong công nghị Hồng Y sáng 19-2-2010 tại Vatican. Ngoài các HY, còn có các vị Thượng Phụ, GM và một số người khác được mời tham dự công nghị này.
Xét về quốc tịch nguyên quán, 6 vị thánh mới gồm 1 vị người Úc, 1 vị Ba Lan, 2 vị người Ý, một vị Canada và 1 vị Tây Ban Nha.
Giáo Hội Công Giáo tại Úc sẽ có vị hiển thánh đầu tiên đó là Nữ tu Mary Mackillop (1842-1909), qua đời năm 1909, sáng lập dòng các nữ tu thánh Giuse Thánh Tâm, chuyên phục vụ người nghèo và những người mù chữ. Nữ tu sẽ là vị hiển thánh đầu tiên của Giáo Hội tại Úc.
Vị thứ hai sẽ được tôn phong là tu sĩ Alfred André Bessette (1845-1937), người Canada, thuộc dòng Thánh Giá, sáng lập dòng thánh Thánh Giuse ở Québec. Ngài rất nổi tiếng tại Canada và Mỹ về ơn chữa bệnh.
4 vị chân phước còn lại là cha Stanislaw Soltys (1433-1489) người Ba Lan sống vào thế kỷ 15, thuộc dòng kinh sĩ Laterano; nữ tu Candida Maria de Jesus Cipitria (1845-1912), sáng lập dòng các nữ tử Chúa Giêsu. Chị đã thành lập nhiều trường học cho trẻ em và săn sóc người nghèo. Hai nữ tu người Italia là chân phước Giulia Salzano (1846-1929), sáng lập dòng các nữ tu giáo lý viên Thánh Tâm, và nữ tu Camilla Battista Varano (1458-1524) thuộc dòng thánh Clara.
Lễ phong thánh năm nay sẽ có sự tham dự đông đảo của các HY và GM thế giới vì diễn ra giữa lúc Thượng HĐGM Trung Đông đang tiến hại tại Roma.
Từ khi làm Giáo Hoàng cách đây 5 năm đến nay, ĐTC Biển Đức 16 đã tôn phong 28 vị thánh mới, tất cả các buổi lễ đều được cử hành tại Roma, ngoại trừ lễ phong hiển thánh cho thánh Antonio de Sant'Anna (1739-1822) cử hành tại thành phố São Paolo, Brazil hồi tháng 5 năm 2007) (SD 12-2-2010)
Liên hiệp Anh Giáo Úc đại lợi bỏ phiếu xin gia nhập vào Giáo hội Công giáo.
Radio Veritas
11:00 19/02/2010
Liên hiệp Anh Giáo Úc đại lợi bỏ phiếu xin gia nhập vào Giáo hội Công giáo.
Úc đại lợi [CWN 17/2/2010] - Liên hiệp Anh Giáo Úc đại lợi bỏ phiếu xin gia nhập vào Giáo hội Công giáo.
Ba tháng sau khi Ðức thánh cha ban hành tông hiến "Anglicanorum Coetibus" về việc đón tiếp những người Anh giáo muốn trở về thông hiệp trọn vẹn với Giáo hội Công giáo, các thánh viên của Liên Hiệp Anh Giáo Úc đại lợi vốn có truyền thống gần với Công giáo đã bỏ phiếu xin được thông hiệp trọn vẹn với Tòa thánh. Liên hiệp này còn có tên là "Forward in Faith Australia" [tiến tới trong đức tin].
Ðức cha David Robarts, chủ tịch của Liên hiệp nói rằng Liên hiệp "Tiến tới trong đức tin" đón nhận với lòng biết ơn sâu xa tông hiến "Anglicanorum Coetibus" của Ðức thánh cha và chỉ đạo cho Hội đồng quốc gia tổ chức Giám hạt tại Úc đại lợi.
Vị giám mục Anh Giáo này cho biết: Liên hiệp rất vui mừng đón tiếp đức cha Peter Elliott được Hội đồng Giám mục Úc đại lợi trao cho trọng trách thiết lập Giám hạt tòng nhân tại nước này. Ðức cha Robarts cũng cho biết Ðức cha Elliott đang làm việc với một nhóm đại diện gồm các thành viên của Liên Hiệp "Tiến tới trong đức tin", Liên hiệp Anh Giáo truyền thống và Giáo hội Anh giáo tại Úc đại lợi.
Liên hiệp Anh giáo "Tiến tới trong đức tin" đã được thành lập tại Úc đại lợi năm 1999
Úc đại lợi [CWN 17/2/2010] - Liên hiệp Anh Giáo Úc đại lợi bỏ phiếu xin gia nhập vào Giáo hội Công giáo.
Ba tháng sau khi Ðức thánh cha ban hành tông hiến "Anglicanorum Coetibus" về việc đón tiếp những người Anh giáo muốn trở về thông hiệp trọn vẹn với Giáo hội Công giáo, các thánh viên của Liên Hiệp Anh Giáo Úc đại lợi vốn có truyền thống gần với Công giáo đã bỏ phiếu xin được thông hiệp trọn vẹn với Tòa thánh. Liên hiệp này còn có tên là "Forward in Faith Australia" [tiến tới trong đức tin].
Ðức cha David Robarts, chủ tịch của Liên hiệp nói rằng Liên hiệp "Tiến tới trong đức tin" đón nhận với lòng biết ơn sâu xa tông hiến "Anglicanorum Coetibus" của Ðức thánh cha và chỉ đạo cho Hội đồng quốc gia tổ chức Giám hạt tại Úc đại lợi.
Vị giám mục Anh Giáo này cho biết: Liên hiệp rất vui mừng đón tiếp đức cha Peter Elliott được Hội đồng Giám mục Úc đại lợi trao cho trọng trách thiết lập Giám hạt tòng nhân tại nước này. Ðức cha Robarts cũng cho biết Ðức cha Elliott đang làm việc với một nhóm đại diện gồm các thành viên của Liên Hiệp "Tiến tới trong đức tin", Liên hiệp Anh Giáo truyền thống và Giáo hội Anh giáo tại Úc đại lợi.
Liên hiệp Anh giáo "Tiến tới trong đức tin" đã được thành lập tại Úc đại lợi năm 1999
Một nhà thần học cảnh cáo rằng việc tôn kính di hài các thánh có thể dẫn đến dị đoan mê tín.
Chu Văn
11:01 19/02/2010
Một nhà thần học cảnh cáo rằng việc tôn kính di hài các thánh có thể dẫn đến dị đoan mê tín.
Roma [Cathnews 17/2/2010] - Một nhà thần học cảnh cáo rằng việc tôn kính di hài các thánh có thể dẫn đến mê tín dị đoan.
Ðức ông Pietro Principe, một nhà thần học và chuyên gia Kinh Thánh nổi tiếng của Tòa thánh nói rằng việc tôn kính di hài các thánh có nguy cơ thay thế niềm tin đích thực bằng sự dị đoan.
Nhà thần học này đưa ra lời cảnh cáo trên đây vào giữa lúc khách hành hương đã bắt đầu nối đuôi nhau để cầu nguyện trước hài cốt của thánh Anton Padova, một trong những vị thánh nổi tiếng nhứt của Giáo hội vào thế kỷ 13.
Ðược biết hài cốt của thánh Anton mà nhiều người cho là luôn làm phép lạ, đã được trưng bày trong một lồng kiếng tại vương cung thánh đường mang tên thánh nhân tại thành phố Padova, Ý. Việc trưng bày này đánh dấu việc di chuyển hài cốt của thánh nhân đến nơi an nghỉ cuối cùng hồi tháng 2 năm 1350.
Theo Ðức ông Principe, việc trưng bày hài cốt của các vị thánh và tôn kính di hài của các ngài là một truyền thống Công giáo tốt đẹp. Tuy nhiên, nhà thần học này nói: "Ngày nay chúng ta có nguy cơ phá vở ranh giới giữa lòng sùng mộ và dị đoan".
Ðức ông Principe nói với nhựt báo Ý La Stampa rằng hiện người ta đang bị cám dỗ "lấp đày các nhà thờ trống rỗng bằng những hình thức đạo đức bình dân và thay thế niềm tin đích thực bằng các phép lạ giựt gân".
Nhà thần học này giải thích: "cầu nguyện trước di hài của một vị thánh có nghĩa là cảm tạ Chúa, là Ðấng đã hướng dẫn vị thánh trên con đường thánh thiện". Do đó, đối tượng của sự thờ kính phải là Chúa, chứ không phải là vị thánh. Các di hài không phải là yếu tố nền tảng của đức tin, mà chỉ có thể nâng đỡ niềm tin mà thôi.
Roma [Cathnews 17/2/2010] - Một nhà thần học cảnh cáo rằng việc tôn kính di hài các thánh có thể dẫn đến mê tín dị đoan.
Ðức ông Pietro Principe, một nhà thần học và chuyên gia Kinh Thánh nổi tiếng của Tòa thánh nói rằng việc tôn kính di hài các thánh có nguy cơ thay thế niềm tin đích thực bằng sự dị đoan.
Nhà thần học này đưa ra lời cảnh cáo trên đây vào giữa lúc khách hành hương đã bắt đầu nối đuôi nhau để cầu nguyện trước hài cốt của thánh Anton Padova, một trong những vị thánh nổi tiếng nhứt của Giáo hội vào thế kỷ 13.
Ðược biết hài cốt của thánh Anton mà nhiều người cho là luôn làm phép lạ, đã được trưng bày trong một lồng kiếng tại vương cung thánh đường mang tên thánh nhân tại thành phố Padova, Ý. Việc trưng bày này đánh dấu việc di chuyển hài cốt của thánh nhân đến nơi an nghỉ cuối cùng hồi tháng 2 năm 1350.
Theo Ðức ông Principe, việc trưng bày hài cốt của các vị thánh và tôn kính di hài của các ngài là một truyền thống Công giáo tốt đẹp. Tuy nhiên, nhà thần học này nói: "Ngày nay chúng ta có nguy cơ phá vở ranh giới giữa lòng sùng mộ và dị đoan".
Ðức ông Principe nói với nhựt báo Ý La Stampa rằng hiện người ta đang bị cám dỗ "lấp đày các nhà thờ trống rỗng bằng những hình thức đạo đức bình dân và thay thế niềm tin đích thực bằng các phép lạ giựt gân".
Nhà thần học này giải thích: "cầu nguyện trước di hài của một vị thánh có nghĩa là cảm tạ Chúa, là Ðấng đã hướng dẫn vị thánh trên con đường thánh thiện". Do đó, đối tượng của sự thờ kính phải là Chúa, chứ không phải là vị thánh. Các di hài không phải là yếu tố nền tảng của đức tin, mà chỉ có thể nâng đỡ niềm tin mà thôi.
Giáo hội tại Phi luật tân kêu gọi ''bỏ ống'' để giúp đỡ người nghèo.
Chu Văn
11:02 19/02/2010
Giáo hội tại Phi luật tân kêu gọi "bỏ ống" để giúp đỡ người nghèo.
Manila [Asianews 17/2/2010] - Giáo hội tại Phi luật tân kêu gọi "bỏ ống" để giúp đỡ người nghèo.
Chương trình bỏ ống giúp người nghèo này là sáng kiến của một tổ chức bác ái có tên là Hagap Asa [Hy vọng]. Mỗi năm tổ chức này trợ giúp khoảng 120 ngàn trẻ em thiếu dinh dưỡng và gia đình các em.
Ðức hồng y Gaudencio Rosales, Tổng giám mục Manila kêu gọi người Công giáo như sau: "Chúng tôi xin anh chị em hãy nâng đỡ các hoạt động của tổ chức Hagap Asa để giúp đỡ các trẻ em thiếu ăn trong các giáo xứ của chúng ta. Chúng tôi khuyến khích anh chị em hãy đóng góp bằng tiền để dành từ việc ăn chay".
Ðức hồng y Tổng giám mục Manila nói rằng chỉ cần khoảng 20 âu kim cũng đủ để cho một đứa trẻ có được mỗi ngày một bữa ăn trong vòng một tháng.
Theo thống kê năm 2008 của Văn Phòng Dinh Dưỡng Phi luật tân, cứ 10 trẻ em thì có đến 3 em lâm cảnh đói ăn và trong nhiều vùng trên toàn quốc, có đến 30 phần trăm dân số bị nghèo đói. Những người nghèo đói nhứt là các ngư dân, nông dân và trẻ em. Ngoài ra còn có 250 ngàn gia đình lâm cảnh không nhà không cửa sau hai trận bão Kstsana và Parma thổi vào Manila và miền Bắc Phi luật tân hồi mùa thu năm 2009.
Chương trình Hagap Asa đã được Giáo hội Công giáo tung ra hồi năm 2002. Cho tới nay, chương trình này đã trợ giúp được trên 5 trăm ngàn người nghèo.
Nữ tu Celia Vinos, hiện đang giảng dạy tại đại học thánh Toma ở Manila, nói rằng cội rễ của nghèo đói là kinh tế; nạn tham nhũng khiến cho đầu tư ngoại quốc giảm. Tham nhũng vẫn luôn là một trong những vấn đề chính của Phi luật tân. Tệ nạn này xuất phát và duy trì từ nạn gia đình trị trong chính quyền ở cấp địa phương cũng như trung ương. Tại các vùng quê, dân chúng phải luôn là nạn nhân của bạo động và lạm dụng trong các cuộc bầu cử.
Vào ngày 10 tháng 5 năm 2010, 50 triệu người dân Phi sẽ đi bỏ phiếu để chọn tổng thống, phó tổng thống, 300 dân biểu Quốc hội và 17,600 viên chức chính quyền địa phương.
Ðể giúp dân chúng ngăn ngừa gian lận và đe dọa, Giáo hội đã thành lập "Hội đồng mục vụ giáo xứ vì bầu cử có trách nhiệm". Trên 45 ngàn giới trẻ thiện nguyện viên sẽ được gởi đến các giáo xứ trên toàn quốc để theo dõi tại các thùng phiếu. Các thiện nguyện viên này có nhiệm vụ giải thích cách bỏ phiếu cũng như báo cáo về cách hành xử bất thường của các ứng cử viên.
Manila [Asianews 17/2/2010] - Giáo hội tại Phi luật tân kêu gọi "bỏ ống" để giúp đỡ người nghèo.
Chương trình bỏ ống giúp người nghèo này là sáng kiến của một tổ chức bác ái có tên là Hagap Asa [Hy vọng]. Mỗi năm tổ chức này trợ giúp khoảng 120 ngàn trẻ em thiếu dinh dưỡng và gia đình các em.
Ðức hồng y Gaudencio Rosales, Tổng giám mục Manila kêu gọi người Công giáo như sau: "Chúng tôi xin anh chị em hãy nâng đỡ các hoạt động của tổ chức Hagap Asa để giúp đỡ các trẻ em thiếu ăn trong các giáo xứ của chúng ta. Chúng tôi khuyến khích anh chị em hãy đóng góp bằng tiền để dành từ việc ăn chay".
Ðức hồng y Tổng giám mục Manila nói rằng chỉ cần khoảng 20 âu kim cũng đủ để cho một đứa trẻ có được mỗi ngày một bữa ăn trong vòng một tháng.
Theo thống kê năm 2008 của Văn Phòng Dinh Dưỡng Phi luật tân, cứ 10 trẻ em thì có đến 3 em lâm cảnh đói ăn và trong nhiều vùng trên toàn quốc, có đến 30 phần trăm dân số bị nghèo đói. Những người nghèo đói nhứt là các ngư dân, nông dân và trẻ em. Ngoài ra còn có 250 ngàn gia đình lâm cảnh không nhà không cửa sau hai trận bão Kstsana và Parma thổi vào Manila và miền Bắc Phi luật tân hồi mùa thu năm 2009.
Chương trình Hagap Asa đã được Giáo hội Công giáo tung ra hồi năm 2002. Cho tới nay, chương trình này đã trợ giúp được trên 5 trăm ngàn người nghèo.
Nữ tu Celia Vinos, hiện đang giảng dạy tại đại học thánh Toma ở Manila, nói rằng cội rễ của nghèo đói là kinh tế; nạn tham nhũng khiến cho đầu tư ngoại quốc giảm. Tham nhũng vẫn luôn là một trong những vấn đề chính của Phi luật tân. Tệ nạn này xuất phát và duy trì từ nạn gia đình trị trong chính quyền ở cấp địa phương cũng như trung ương. Tại các vùng quê, dân chúng phải luôn là nạn nhân của bạo động và lạm dụng trong các cuộc bầu cử.
Vào ngày 10 tháng 5 năm 2010, 50 triệu người dân Phi sẽ đi bỏ phiếu để chọn tổng thống, phó tổng thống, 300 dân biểu Quốc hội và 17,600 viên chức chính quyền địa phương.
Ðể giúp dân chúng ngăn ngừa gian lận và đe dọa, Giáo hội đã thành lập "Hội đồng mục vụ giáo xứ vì bầu cử có trách nhiệm". Trên 45 ngàn giới trẻ thiện nguyện viên sẽ được gởi đến các giáo xứ trên toàn quốc để theo dõi tại các thùng phiếu. Các thiện nguyện viên này có nhiệm vụ giải thích cách bỏ phiếu cũng như báo cáo về cách hành xử bất thường của các ứng cử viên.
Nhận định cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do chính phủ Algerie tổ chức.
Chu Văn
11:03 19/02/2010
Nhận định cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do chính phủ Algerie tổ chức.
Algerie [La Croix, Asianews 17/2/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Trong hai ngày 10 và 11 tháng 2 năm 2010, một cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do chính phủ Algerie, Bắc Phi, tổ chức đã cho phép các vị lãnh đạo Công giáo và Tin lành nói lên những khó khăn trong việc thực hành tôn giáo tại nước này.
Sau nhiều do dự, cuối cùng các nhà lãnh đạo Công giáo và Tin lành tại Algerie đã quyết định tham dự cuộc hội thảo do chính phủ tổ chức với chủ đề "tự do thờ phượng, một quyền được tôn giáo và luật pháp bảo đảm". Ngoài các vị lãnh đạo Kitô tại Algerie, tham dự cuộc hội thảo còn có một số Hồng y và Giám mục Pháp như Ðức hồng y Philippe Barbarin, Tổng giám mục Lyon, Ðức cha Michel Santier, chủ tịch Ủy ban Giám mục Pháp về đối thoại liên tôn, mục sư Claude Baty, chủ tịch liên hiệp Tin lành Pháp.
Theo nhận xét của cha Samir Khalil Samir, một linh mục Dòng Tên chuyên về hồi giáo học, chủ đề của cuộc hội thảo có tính hàm hồ. Thay vì nói đến tự do lương tâm, chủ đề của cuộc hội thảo lại nói đến "tự do thờ phượng". Hai chữ "luật pháp" ở đây cũng ám chỉ đến luật Sharia của Hồi giáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô đều biết mục đích của chính phủ Algerie khi cho tổ chức cuộc hội thảo là muốn đánh bóng hình ảnh của mình. Dù vậy, theo ghi nhận của Ðức cha Ghaleb Moussa Bader, Tổng giám mục Alger, cho dẫu có ý đồ ấy, cuộc hội thảo do chính phủ Algerie tổ chức vẫn để cho các tham dự viên được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến.
Ngoài ra cũng phải nhìn nhận rằng, mặc dù rất ít công khai lên tiếng, gần đây Giáo hội tại Algerie đã không ngần ngại đối đầu với chính phủ và minh thị nêu lên vấn đề tự do tôn giáo tại nước này. Do đó hôm 25 tháng Giêng năm 2010, các Ðức giám mục Algerie đã cho công bố một tuyên ngôn lên án việc các tổ chức hồi giáo cực đoan cướp phá một nhà thờ Tin lành tại Tizi Ouzou và bày tỏ quan ngại về tình trạng của các tín hữu Kitô vốn luôn bị tấn công trong sinh hoạt tôn giáo. 4 vị Giám mục Công giáo Algerie nói rằng các ngài rất "đau buồn" và rất quan ngại vì những cản ngại được dựng lên đó đây để hạn chế việc thờ phượng của các tín hữu Kitô. Các ngài nói rằng các ngài không thể không phẩn nộ trước việc chà đạp các biểu tượng Kitô. Các ngài cũng phẩn nộ khi nghe nói đến việc xúc phạm đến các biểu tượng của Hồi giáo tại một số nước trên thế giới. Các ngài muốn bày tỏ sự cảm thông và thiện chí đối với anh chị em đã bị tấn công trong đời sống tôn giáo của họ.
Cũng thế, trong cuộc hội thảo, Ðức cha Bader cũng bày tỏ một thái độ cứng rắn. Trong bài phát biểu, Ðức tổng giám mục Alger trích dẫn các chứng từ được nêu lên tại Thượng hội đồng Giám mục về Phi Châu hồi tháng 10 năm 2009. Theo các chứng từ này, tự do thờ phượng luôn bị cản trở tại những nước có đa số dân theo Hồi giáo. Với tư cách là chuyên gia về luật, Ðức tổng giám mục Alger cũng phân tách sắc lệnh của chính phủ ngày 1 tháng 3 năm 2006 và nói rằng sắc lệnh này đày dẩy những điều mâu thuẫn.
Sắc lệnh nhìn nhận sự hiện hữu của các tôn giáo ngoài Hồi giáo. Tuy nhiên, Ðức tổng giám mục Bader nêu lên hai vấn đề. Trước hết là vấn đề các thừa tác viên tôn giáo. Sắc lệnh viết rằng để có thể cử hành nghi thức tôn giáo, cần phải có các linh mục, nhưng tại Algerie lại không luôn luôn có các linh mục. Chính phủ lại ngày càng từ chối chiếu khán cho các linh mục và tu sĩ nước ngoài. Theo Ðức tổng giám mục Alger, hành động này khiến cho cộng cộng đồng Công giáo, vốn nhỏ bé, ngày càng bị bóp nghẹt.
Vấn đề thứ hai được Ðức cha Bader nêu ra là nơi thờ phượng. Sắc lệnh năm 2006 cho phép những người ngoài Hồi giáo được thực thi việc thờ phượng với điều kiện là việc thờ phượng phải diễn ra trong những nơi được dự liệu cho mục đích này. Vấn đề không đặt ra nhiều khó khăn cho người Công giáo, bởi vì tại Algerie, Công giáo có đủ nhà thờ, ngoại trừ tại miền Nam nước này, là nơi mà đôi khi người Công giáo bị buộc phải xin phép chính quyền địa phương, nhưng không được chấp thuận.
Vấn đề nơi thờ phượng đặt ra nhiều khó khăn hơn cho các tín hữu Tin lành tại vùng Kabylie cũng như nơi nào không có nhà thờ.
Trong bài phát biểu, Ðức tổng giám mục Alger nhấn mạnh rằng đã đến lúc cần phải để cho mọi người công dân được hưởng tự do lương tâm, chứ không chỉ tự do thờ phượng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Ngài nói rằng Hồi giáo luôn tự xưng là một tôn giáo khoan nhượng; một số người còn nói rằng Hồi giáo là tôn giáo khoan nhượng nhứt, khi tố cáo rằng Kitô giáo buộc những người ngoài Kitô giáo phải cải đạo. Họ đan cử trường hợp tòa điều tra thời Trung Cổ và các chế độ thực dân. Thật ra, người ta quên mất rằng chính phủ Pháp đã từng ngăn cấm không cho các Giáo hội Kitô cưỡng bách người Hồi giáo trở lại Kitô giáo.
Trong thực tế, theo ghi nhận của cha Samir, không có quốc gia Hồi giáo nào cho người Hồi giáo và người ngoài Hồi giáo được tự do như nhau. Bởi vì trong các nước Hồi giáo, tôn giáo và chính trị đan xen với nhau cho nên nhà nước luôn là cơ quan quảng bá Hồi giáo xuyên qua các phương tiện truyền thông và luật pháp.
Tại Algerie cũng như tại các nước Hồi giáo khác, các Giáo hội và nói chung, các tín hữu Kitô chỉ mong được để yên. Họ muốn có quyền được loan báo Tin Mừng cho mọi người muốn lắng nghe sứ điệp của mình cũng như người Hồi giáo có quyền rao truyền Kinh Coran cho những ai muốn nghe.
Noi gương Ðức thánh cha Benedicto XVI, Ðức tổng giám mục Alger đã can đảm nói cho mọi người biết rằng tự do tôn giáo là một quyền căn bản như quyền tự do lương tâm và quyền bình đẳng của mọi công dân.
Algerie [La Croix, Asianews 17/2/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Trong hai ngày 10 và 11 tháng 2 năm 2010, một cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do chính phủ Algerie, Bắc Phi, tổ chức đã cho phép các vị lãnh đạo Công giáo và Tin lành nói lên những khó khăn trong việc thực hành tôn giáo tại nước này.
Sau nhiều do dự, cuối cùng các nhà lãnh đạo Công giáo và Tin lành tại Algerie đã quyết định tham dự cuộc hội thảo do chính phủ tổ chức với chủ đề "tự do thờ phượng, một quyền được tôn giáo và luật pháp bảo đảm". Ngoài các vị lãnh đạo Kitô tại Algerie, tham dự cuộc hội thảo còn có một số Hồng y và Giám mục Pháp như Ðức hồng y Philippe Barbarin, Tổng giám mục Lyon, Ðức cha Michel Santier, chủ tịch Ủy ban Giám mục Pháp về đối thoại liên tôn, mục sư Claude Baty, chủ tịch liên hiệp Tin lành Pháp.
Theo nhận xét của cha Samir Khalil Samir, một linh mục Dòng Tên chuyên về hồi giáo học, chủ đề của cuộc hội thảo có tính hàm hồ. Thay vì nói đến tự do lương tâm, chủ đề của cuộc hội thảo lại nói đến "tự do thờ phượng". Hai chữ "luật pháp" ở đây cũng ám chỉ đến luật Sharia của Hồi giáo.
Các nhà lãnh đạo Kitô đều biết mục đích của chính phủ Algerie khi cho tổ chức cuộc hội thảo là muốn đánh bóng hình ảnh của mình. Dù vậy, theo ghi nhận của Ðức cha Ghaleb Moussa Bader, Tổng giám mục Alger, cho dẫu có ý đồ ấy, cuộc hội thảo do chính phủ Algerie tổ chức vẫn để cho các tham dự viên được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến.
Ngoài ra cũng phải nhìn nhận rằng, mặc dù rất ít công khai lên tiếng, gần đây Giáo hội tại Algerie đã không ngần ngại đối đầu với chính phủ và minh thị nêu lên vấn đề tự do tôn giáo tại nước này. Do đó hôm 25 tháng Giêng năm 2010, các Ðức giám mục Algerie đã cho công bố một tuyên ngôn lên án việc các tổ chức hồi giáo cực đoan cướp phá một nhà thờ Tin lành tại Tizi Ouzou và bày tỏ quan ngại về tình trạng của các tín hữu Kitô vốn luôn bị tấn công trong sinh hoạt tôn giáo. 4 vị Giám mục Công giáo Algerie nói rằng các ngài rất "đau buồn" và rất quan ngại vì những cản ngại được dựng lên đó đây để hạn chế việc thờ phượng của các tín hữu Kitô. Các ngài nói rằng các ngài không thể không phẩn nộ trước việc chà đạp các biểu tượng Kitô. Các ngài cũng phẩn nộ khi nghe nói đến việc xúc phạm đến các biểu tượng của Hồi giáo tại một số nước trên thế giới. Các ngài muốn bày tỏ sự cảm thông và thiện chí đối với anh chị em đã bị tấn công trong đời sống tôn giáo của họ.
Cũng thế, trong cuộc hội thảo, Ðức cha Bader cũng bày tỏ một thái độ cứng rắn. Trong bài phát biểu, Ðức tổng giám mục Alger trích dẫn các chứng từ được nêu lên tại Thượng hội đồng Giám mục về Phi Châu hồi tháng 10 năm 2009. Theo các chứng từ này, tự do thờ phượng luôn bị cản trở tại những nước có đa số dân theo Hồi giáo. Với tư cách là chuyên gia về luật, Ðức tổng giám mục Alger cũng phân tách sắc lệnh của chính phủ ngày 1 tháng 3 năm 2006 và nói rằng sắc lệnh này đày dẩy những điều mâu thuẫn.
Sắc lệnh nhìn nhận sự hiện hữu của các tôn giáo ngoài Hồi giáo. Tuy nhiên, Ðức tổng giám mục Bader nêu lên hai vấn đề. Trước hết là vấn đề các thừa tác viên tôn giáo. Sắc lệnh viết rằng để có thể cử hành nghi thức tôn giáo, cần phải có các linh mục, nhưng tại Algerie lại không luôn luôn có các linh mục. Chính phủ lại ngày càng từ chối chiếu khán cho các linh mục và tu sĩ nước ngoài. Theo Ðức tổng giám mục Alger, hành động này khiến cho cộng cộng đồng Công giáo, vốn nhỏ bé, ngày càng bị bóp nghẹt.
Vấn đề thứ hai được Ðức cha Bader nêu ra là nơi thờ phượng. Sắc lệnh năm 2006 cho phép những người ngoài Hồi giáo được thực thi việc thờ phượng với điều kiện là việc thờ phượng phải diễn ra trong những nơi được dự liệu cho mục đích này. Vấn đề không đặt ra nhiều khó khăn cho người Công giáo, bởi vì tại Algerie, Công giáo có đủ nhà thờ, ngoại trừ tại miền Nam nước này, là nơi mà đôi khi người Công giáo bị buộc phải xin phép chính quyền địa phương, nhưng không được chấp thuận.
Vấn đề nơi thờ phượng đặt ra nhiều khó khăn hơn cho các tín hữu Tin lành tại vùng Kabylie cũng như nơi nào không có nhà thờ.
Trong bài phát biểu, Ðức tổng giám mục Alger nhấn mạnh rằng đã đến lúc cần phải để cho mọi người công dân được hưởng tự do lương tâm, chứ không chỉ tự do thờ phượng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền. Ngài nói rằng Hồi giáo luôn tự xưng là một tôn giáo khoan nhượng; một số người còn nói rằng Hồi giáo là tôn giáo khoan nhượng nhứt, khi tố cáo rằng Kitô giáo buộc những người ngoài Kitô giáo phải cải đạo. Họ đan cử trường hợp tòa điều tra thời Trung Cổ và các chế độ thực dân. Thật ra, người ta quên mất rằng chính phủ Pháp đã từng ngăn cấm không cho các Giáo hội Kitô cưỡng bách người Hồi giáo trở lại Kitô giáo.
Trong thực tế, theo ghi nhận của cha Samir, không có quốc gia Hồi giáo nào cho người Hồi giáo và người ngoài Hồi giáo được tự do như nhau. Bởi vì trong các nước Hồi giáo, tôn giáo và chính trị đan xen với nhau cho nên nhà nước luôn là cơ quan quảng bá Hồi giáo xuyên qua các phương tiện truyền thông và luật pháp.
Tại Algerie cũng như tại các nước Hồi giáo khác, các Giáo hội và nói chung, các tín hữu Kitô chỉ mong được để yên. Họ muốn có quyền được loan báo Tin Mừng cho mọi người muốn lắng nghe sứ điệp của mình cũng như người Hồi giáo có quyền rao truyền Kinh Coran cho những ai muốn nghe.
Noi gương Ðức thánh cha Benedicto XVI, Ðức tổng giám mục Alger đã can đảm nói cho mọi người biết rằng tự do tôn giáo là một quyền căn bản như quyền tự do lương tâm và quyền bình đẳng của mọi công dân.
Các Ðức giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ thực hiện một hành động sám hối trong Mùa Chay này.
Chu Văn
11:04 19/02/2010
Các Ðức giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ thực hiện một hành động sám hối trong Mùa Chay này.
Dublin [Irish Catholic 18/2/2010] - Các Ðức giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ thực hiện một hành động sám hối trong Mùa Chay này.
Lên tiếng sau cuộc gặp gỡ với đức thánh cha trong hai ngày thứ Hai 15 và thứ Ba 16 tháng 2 năm 2010, Ðức hồng y Sean Brady, giáo chủ Giáo hội Ái Nhĩ Lan, đã nói với giới truyền thông thế giới rằng một nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục muốn thấy các Giám mục "cảm thấy nhục nhã". Và đây là điều các Ðức giám mục Ái Nhĩ Lan muốn thực hiện.
Ðức hồng y giáo chủ Giáo hội Ái Nhĩ Lan cho biết: các Ðức giám mục nước này đang thảo luận với nhau về những hình thức sám hối mà các ngài muốn thực hiện như leo núi Croagh Patrick hay đi đến ngọn Lough Derg. Nhưng dù dưới hình thức nào đi nữa, đây vẫn phải là một hành động sám hối thực sự theo truyền thống "mặc áo nhậm và rắc tro trên đầu" trong Cựu ước.
Ðức cha Denis Brennan, Giám mục Ferms nói: ngài biết là các nạn nhân "cảm thấy thất vọng, nhưng họ cũng muốn thấy chính các Ðức giám mục phải cảm được nỗi tủi nhục của họ".
Ðức giám mục Ferms cho biết: trong mùa chay này, các Ðức giám mục sẽ đến với các giáo xứ để lắng nghe nhiều hơn và tiếp tục phục vụ người nghèo và người bị đẩy ra bên lề xã hội.
Khi được hỏi về tình trạng thiếu hiệp nhứt giữa các Ðức giám mục, Ðức hồng y Brady nói rằng các vị có những suy nghĩ khác nhau, nhưng tất cả đều "thống nhứt với nhau trong việc đối phó với vụ lạm dụng tình dục trẻ em và sự hiệp nhứt giữa các vị lớn hơn bao giờ hết trong các cuộc gặp gỡ vừa qua với giáo triều Roma".
Ðức hồng y giáo chủ cũng nói rằng các Ðức giám mục không hề cảm thấy như "những con dê gánh tội" và rằng Tòa thánh đã giúp đỡ các ngài đương đầu với hoàn cảnh cũng như khuyến khích các ngài thực hiện cuộc canh tân thiêng liêng tại Ái Nhĩ Lan.
Tưởng cũng nên nhắc lại: trong một thông cáo được cho công bố sau cuộc gặp gỡ của 24 vị Giám mục Ái Nhĩ Lan và Ðức thánh cha, Tòa thánh nói rằng Ðức thánh cha đã "kêu gọi các Ðức giám mục nước này phải cương quyết đương đầu với những vấn đề của quá khứ và giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại với tất cả chân thành và can đảm".
Ðức hồng y Brady nhìn nhận "sự thiếu sót của các Ðức giám mục", nhưng khẳng định rằng lòng khiêm tốn và thái độ sám hối thực sự của các ngài sẽ giúp thay đổi nội tâm tại nước này.
Dublin [Irish Catholic 18/2/2010] - Các Ðức giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ thực hiện một hành động sám hối trong Mùa Chay này.
Lên tiếng sau cuộc gặp gỡ với đức thánh cha trong hai ngày thứ Hai 15 và thứ Ba 16 tháng 2 năm 2010, Ðức hồng y Sean Brady, giáo chủ Giáo hội Ái Nhĩ Lan, đã nói với giới truyền thông thế giới rằng một nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục muốn thấy các Giám mục "cảm thấy nhục nhã". Và đây là điều các Ðức giám mục Ái Nhĩ Lan muốn thực hiện.
Ðức hồng y giáo chủ Giáo hội Ái Nhĩ Lan cho biết: các Ðức giám mục nước này đang thảo luận với nhau về những hình thức sám hối mà các ngài muốn thực hiện như leo núi Croagh Patrick hay đi đến ngọn Lough Derg. Nhưng dù dưới hình thức nào đi nữa, đây vẫn phải là một hành động sám hối thực sự theo truyền thống "mặc áo nhậm và rắc tro trên đầu" trong Cựu ước.
Ðức cha Denis Brennan, Giám mục Ferms nói: ngài biết là các nạn nhân "cảm thấy thất vọng, nhưng họ cũng muốn thấy chính các Ðức giám mục phải cảm được nỗi tủi nhục của họ".
Ðức giám mục Ferms cho biết: trong mùa chay này, các Ðức giám mục sẽ đến với các giáo xứ để lắng nghe nhiều hơn và tiếp tục phục vụ người nghèo và người bị đẩy ra bên lề xã hội.
Khi được hỏi về tình trạng thiếu hiệp nhứt giữa các Ðức giám mục, Ðức hồng y Brady nói rằng các vị có những suy nghĩ khác nhau, nhưng tất cả đều "thống nhứt với nhau trong việc đối phó với vụ lạm dụng tình dục trẻ em và sự hiệp nhứt giữa các vị lớn hơn bao giờ hết trong các cuộc gặp gỡ vừa qua với giáo triều Roma".
Ðức hồng y giáo chủ cũng nói rằng các Ðức giám mục không hề cảm thấy như "những con dê gánh tội" và rằng Tòa thánh đã giúp đỡ các ngài đương đầu với hoàn cảnh cũng như khuyến khích các ngài thực hiện cuộc canh tân thiêng liêng tại Ái Nhĩ Lan.
Tưởng cũng nên nhắc lại: trong một thông cáo được cho công bố sau cuộc gặp gỡ của 24 vị Giám mục Ái Nhĩ Lan và Ðức thánh cha, Tòa thánh nói rằng Ðức thánh cha đã "kêu gọi các Ðức giám mục nước này phải cương quyết đương đầu với những vấn đề của quá khứ và giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại với tất cả chân thành và can đảm".
Ðức hồng y Brady nhìn nhận "sự thiếu sót của các Ðức giám mục", nhưng khẳng định rằng lòng khiêm tốn và thái độ sám hối thực sự của các ngài sẽ giúp thay đổi nội tâm tại nước này.
Hơn 130.000 chữ ký đưa Quyền Làm Người (Personhood ) vào danh sách đầu phiếu tại Mississippi
Trần Mạnh Trác
12:15 19/02/2010
Jackson, Miss, ngày 18 Tháng Hai 2010 (CNA). - Một tổ chức tự phát ở Mississippi đã tích lũy hơn 130.000 chữ ký để đặt một tu chính cho Quyền Làm Người vào cuộc bầu phiếu sắp tới cuả tiểu bang. Số lượng chữ ký vượt quá điều kiện tối thiểu là 89.285.
Personhood Mississippi, một nhóm vô vị lợi có mục đích "bảo vệ tất cả các cuộc đời, bất kể tuổi tác, sức khỏe, chức năng, thể chất hay tinh thần, hoặc phương pháp sinh sản," thông báo rằng sáng kiến đưa tu chính vào cuộc bầu cử đã phá kỷ lục là giành được nhiều chữ ký hơn bất cứ sáng kiến nào khác trong lịch sử của tiểu bang Mississippi. Các người tình nguyện đã bắt đầu thu thập chữ ký kể từ 11 tháng 2 năm 2009.
"Mặc dù có những trở ngại không cần thiết đặt ra trước mặt chúng tôi, người dân của tiểu bang Mississippi đã nói lên tiếng nói của mình. Nhờ ơn Chúa chúng tôi đã làm nên lịch sử và vượt quá yêu cầu về chữ ký tới hàng chục ngàn ", theo lời ông Les Riley, một người tài trợ cho Personhood Mississippi, trong một tuyên bố vào hôm thứ Tư.
"Trong vài ngày tới, chúng tôi mong đợi ngoại trưởng (cuả Tiểu Bang) Dilbert Hosemann sẽ phê duyệt tu chính của chúng tôi, vì chúng tôi đã vượt quá mọi yêu cầu của chính quyền Mississippi," ông Riley nói thêm.
Personhood Mississippi thông báo rằng phó thống đốc Phil Bryant đã giúp thủ tục chấp nhận các kiến nghị trong cuộc họp báo ngày hôm qua. Cuộc thu thập chữ ký đã huy động hơn 2.000 tình nguyện viên và sử dụng hơn 1.000 nhà thờ trong suốt cả năm. Nhóm cũng thông báo rằng một khi các quận xác nhận xong chữ ký thì tu chính sẽ được ghi trên lá phiếu cuả tháng Mười Một 2011.
"Con số chữ ký áp đảo chứng minh rằng công dân Mississippi muốn kết thúc sự giết hại con trẻ", theo lời khẳng định cuả ông Cal Zastrow, đồng sáng lập Personhood USA. "Thiên Chúa đã tăng sức mạnh cho các tình nguyện viên để hoàn thành nhiệm vụ này, và Personhood USA vui mừng được làm một phần trong lực lượng đặc nhiệm này. Bây giờ chúng tôi đợi chờ chiến thắng tại các thùng phiếu! "
Personhood Mississippi, một nhóm vô vị lợi có mục đích "bảo vệ tất cả các cuộc đời, bất kể tuổi tác, sức khỏe, chức năng, thể chất hay tinh thần, hoặc phương pháp sinh sản," thông báo rằng sáng kiến đưa tu chính vào cuộc bầu cử đã phá kỷ lục là giành được nhiều chữ ký hơn bất cứ sáng kiến nào khác trong lịch sử của tiểu bang Mississippi. Các người tình nguyện đã bắt đầu thu thập chữ ký kể từ 11 tháng 2 năm 2009.
"Mặc dù có những trở ngại không cần thiết đặt ra trước mặt chúng tôi, người dân của tiểu bang Mississippi đã nói lên tiếng nói của mình. Nhờ ơn Chúa chúng tôi đã làm nên lịch sử và vượt quá yêu cầu về chữ ký tới hàng chục ngàn ", theo lời ông Les Riley, một người tài trợ cho Personhood Mississippi, trong một tuyên bố vào hôm thứ Tư.
"Trong vài ngày tới, chúng tôi mong đợi ngoại trưởng (cuả Tiểu Bang) Dilbert Hosemann sẽ phê duyệt tu chính của chúng tôi, vì chúng tôi đã vượt quá mọi yêu cầu của chính quyền Mississippi," ông Riley nói thêm.
Personhood Mississippi thông báo rằng phó thống đốc Phil Bryant đã giúp thủ tục chấp nhận các kiến nghị trong cuộc họp báo ngày hôm qua. Cuộc thu thập chữ ký đã huy động hơn 2.000 tình nguyện viên và sử dụng hơn 1.000 nhà thờ trong suốt cả năm. Nhóm cũng thông báo rằng một khi các quận xác nhận xong chữ ký thì tu chính sẽ được ghi trên lá phiếu cuả tháng Mười Một 2011.
"Con số chữ ký áp đảo chứng minh rằng công dân Mississippi muốn kết thúc sự giết hại con trẻ", theo lời khẳng định cuả ông Cal Zastrow, đồng sáng lập Personhood USA. "Thiên Chúa đã tăng sức mạnh cho các tình nguyện viên để hoàn thành nhiệm vụ này, và Personhood USA vui mừng được làm một phần trong lực lượng đặc nhiệm này. Bây giờ chúng tôi đợi chờ chiến thắng tại các thùng phiếu! "
Đức Thánh Cha giải thích tại sao nhân loại phải vui mừng vì sự mỏng dòn của mình.
Bùi Hữu Thư
21:00 19/02/2010
Ngài nói chúng ta là loài tro bụi được Chúa thương yêu.
Rôma, ngày 18 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Con người là những tạo vật mỏng dòn có số mệnh là phải trở về với tro bụi – phải, tro bụi, nhưng là loài tro bụi được yêu thương và được nhào nặn bởi tình yêu Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha chia sẻ suy tư này ngày thứ Tư tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina, nơi ngài chủ tế thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro vào lúc khai mạc Mùa Tro.
Cũng như những tín hữu khác trong nhà thờ, Đức Thánh Cha cũng xức tro trên đầu mình, theo nghi thức cổ truyền.
Ngài nói, việc xức tro chính là “một cử chỉ khiêm tốn có ý nghĩa là: Tôi chấp nhận con người của tôi, một tạo vật mỏng dòn được nặn bằng bùn đất và phải trở về với bùn đất, nhưng cũng được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và phải quay trở về với Người. Thật là tro bụi, nhưng là loại tro bụi được yêu thương và được nhào nặn bởi tình yêu của Người, và được làm cho sinh động bởi Thần Khí ban sự sống, có thể nhận biết tiếng Người và đáp lời Người; có tự do và do đó có thể bất tuân lời Người, và đầu hàng trước những cám dỗ của sự kiêu ngạo và tự chủ.”
Đức Hồng Y Jozef Tomko, 85 tuổi, Bộ Trưởng đã hưu trí của Bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, xức tro trên trán của Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y là giám mục hiệu tòa của Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina.
Đến lượt Đức Thánh Cha xức tro trên trán của nhiều Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone; Hồng Y Agostino Vallini, Giám Mục Phó Giáo Phận Rôma; và vị tiền nhiệm là Hồng Y Camillo Ruini.
Trước Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chủ tế cuộc rước kiệu xám hối cổ truyền từ nhà thờ Thánh Anselm trên đồi Aventine tới Vương Cung Thánh Đường thánh Sabina.
Theo Đức Kitô
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha trình bầy toàn thể hành trình Mùa Chay dựa trên “sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, dựa trên quyền năng trọn vẹn của Người đối với mọi tạo vật, được diễn tả bởi một sự khoan dung vô bờ, và con người được thúc đẩy bởi một ước muốn thường trực và hoàn vũ là được sống.”
Ngài nói, "Sự Cứu Rỗi, thực sự là một quà tặng, một ân sủng của Chúa, nhưng muốn cho ân sủng này có ảnh hưởng trong cuộc sống của ta, ân sủng ấy cần có sự ưng thuận của ta, đó là một sự chấp nhận được chứng tỏ bằng hành động, nghĩa là, bằng ước muốn được sống như Chúa Giêsu, và noi bước theo Người.”
Đức Thánh Cha nói: Đi theo Chúa Giêsu trong “sa mạc Mùa Chay” là điều kiện cần thiết để tham dự vào sự Phục Sinh.
Ngài nói, "Adam bị đuổi ra khỏi thiên đàng hạ giới, đó là biểu tượng của sự mất hiệp thông với Thiên Chúa. Bây giờ, để có thể trở về với sự hiệp thông này và do đó trở về đời sống chính thực, đời sống vĩnh cửu, chúng ta phải đi qua sa mạc, đó là sự thử thách đức tin. Không phải đi một mình, nhưng cùng đi với Chúa Giêsu! Người luôn luôn dẫn đường chúng ta và đã chiến thắng trận đấu với thần dữ.”
Đức Thánh Cha khẳng định: "Đây là ý nghĩa của Mùa Chay, thời kỳ phụng vụ hàng năm, mời gọi chúng ta lập lại quyết định đi theo Chúa Kitô trên con đường khiêm nhường để có thể tham dự vào chiến thắng của Người đối với tội lỗi và sự chết.”
Rôma, ngày 18 tháng 2, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Con người là những tạo vật mỏng dòn có số mệnh là phải trở về với tro bụi – phải, tro bụi, nhưng là loài tro bụi được yêu thương và được nhào nặn bởi tình yêu Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha chia sẻ suy tư này ngày thứ Tư tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina, nơi ngài chủ tế thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro vào lúc khai mạc Mùa Tro.
Cũng như những tín hữu khác trong nhà thờ, Đức Thánh Cha cũng xức tro trên đầu mình, theo nghi thức cổ truyền.
Ngài nói, việc xức tro chính là “một cử chỉ khiêm tốn có ý nghĩa là: Tôi chấp nhận con người của tôi, một tạo vật mỏng dòn được nặn bằng bùn đất và phải trở về với bùn đất, nhưng cũng được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và phải quay trở về với Người. Thật là tro bụi, nhưng là loại tro bụi được yêu thương và được nhào nặn bởi tình yêu của Người, và được làm cho sinh động bởi Thần Khí ban sự sống, có thể nhận biết tiếng Người và đáp lời Người; có tự do và do đó có thể bất tuân lời Người, và đầu hàng trước những cám dỗ của sự kiêu ngạo và tự chủ.”
Đức Hồng Y Jozef Tomko, 85 tuổi, Bộ Trưởng đã hưu trí của Bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, xức tro trên trán của Đức Thánh Cha. Đức Hồng Y là giám mục hiệu tòa của Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina.
Đến lượt Đức Thánh Cha xức tro trên trán của nhiều Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone; Hồng Y Agostino Vallini, Giám Mục Phó Giáo Phận Rôma; và vị tiền nhiệm là Hồng Y Camillo Ruini.
Trước Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chủ tế cuộc rước kiệu xám hối cổ truyền từ nhà thờ Thánh Anselm trên đồi Aventine tới Vương Cung Thánh Đường thánh Sabina.
Theo Đức Kitô
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha trình bầy toàn thể hành trình Mùa Chay dựa trên “sự toàn năng của tình yêu Thiên Chúa, dựa trên quyền năng trọn vẹn của Người đối với mọi tạo vật, được diễn tả bởi một sự khoan dung vô bờ, và con người được thúc đẩy bởi một ước muốn thường trực và hoàn vũ là được sống.”
Ngài nói, "Sự Cứu Rỗi, thực sự là một quà tặng, một ân sủng của Chúa, nhưng muốn cho ân sủng này có ảnh hưởng trong cuộc sống của ta, ân sủng ấy cần có sự ưng thuận của ta, đó là một sự chấp nhận được chứng tỏ bằng hành động, nghĩa là, bằng ước muốn được sống như Chúa Giêsu, và noi bước theo Người.”
Đức Thánh Cha nói: Đi theo Chúa Giêsu trong “sa mạc Mùa Chay” là điều kiện cần thiết để tham dự vào sự Phục Sinh.
Ngài nói, "Adam bị đuổi ra khỏi thiên đàng hạ giới, đó là biểu tượng của sự mất hiệp thông với Thiên Chúa. Bây giờ, để có thể trở về với sự hiệp thông này và do đó trở về đời sống chính thực, đời sống vĩnh cửu, chúng ta phải đi qua sa mạc, đó là sự thử thách đức tin. Không phải đi một mình, nhưng cùng đi với Chúa Giêsu! Người luôn luôn dẫn đường chúng ta và đã chiến thắng trận đấu với thần dữ.”
Đức Thánh Cha khẳng định: "Đây là ý nghĩa của Mùa Chay, thời kỳ phụng vụ hàng năm, mời gọi chúng ta lập lại quyết định đi theo Chúa Kitô trên con đường khiêm nhường để có thể tham dự vào chiến thắng của Người đối với tội lỗi và sự chết.”
Người Công giáo Hongkong được kêu gọi cầu nguyện cho những người bất đồng chính kiến bị giam giữ tại Trung Quốc.
Chu Văn
21:47 19/02/2010
Người Công giáo Hongkong được kêu gọi cầu nguyện cho những người bất đồng chính kiến bị giam giữ tại Trung Quốc.
Hongkong [Ucanews 18/2/2010] - Người Công giáo Hongkong được kêu gọi cầu nguyện cho những người bất đồng chính kiến bị giam tù tại Trung Quốc.
Trong thông cáo đề ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ủy ban công lý và hòa bình của Giáo phận Hongkong đã kêu gọi mọi người Công giáo hãy tham dự thánh lễ và nhứt là các buổi cầu nguyện từ ngày 13 đến 21 tháng 2 năm 2010 để cầu nguyện cho những người bị giam tù vì tranh đấu cho dân chủ và những người yếu kém trong xã hội.
Nhắc đến trường hợp của hai nhà bất đồng chính kiến là các ông Liu Xiaobo và Tan Zuoren, bà Or Yan Yan, một viên chức của Ủy ban công lý và hòa bình Giáo phận Hongkong nói rằng những người này đáng được dân chúng nể trọng.
Ông Liu và một số nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền khác tại Trung Quốc đã từng cho công bố "Bản Hiến Chương 08" ngày 10 tháng 12 năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Liên hiệp quốc công bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Bản hiến chương 08 do ông Liu công bố kêu gọi chấm dứt độc đảng tại Trung Quốc, mở rộng dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Ông đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù ngày 25 tháng 12 năm 2009.
Về phần mình, ông Tan, một văn sĩ tranh đấu cho môi sinh, đã bị kết án 5 năm tù ngày 9 tháng 12 năm 2009 cũng cùng một tội danh. Ông Tan là người đã mở cuộc điều tra về việc xây cất bừa bãi các trường học tại Sichuan khiến bị sụp đổ trong trận động đất hồi năm 2008. Ðã có ít nhứt 5,600 học sinh bị chôn vùi dưới đống gạch vụn.
Một số người Công giáo nói với hãng thông tấn Ucanews rằng họ hy vọng ông Liu và ông Tan có thể sẽ được trả tự do sớm.
Bà Oz nói rằng qua các bản án trên đây, chính quyền cộng sản Trung Quốc muốn nhắn gởi với dân chúng rằng họ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào nếu lên tiếng phê bình chế độ.
Hongkong [Ucanews 18/2/2010] - Người Công giáo Hongkong được kêu gọi cầu nguyện cho những người bất đồng chính kiến bị giam tù tại Trung Quốc.
Trong thông cáo đề ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ủy ban công lý và hòa bình của Giáo phận Hongkong đã kêu gọi mọi người Công giáo hãy tham dự thánh lễ và nhứt là các buổi cầu nguyện từ ngày 13 đến 21 tháng 2 năm 2010 để cầu nguyện cho những người bị giam tù vì tranh đấu cho dân chủ và những người yếu kém trong xã hội.
Nhắc đến trường hợp của hai nhà bất đồng chính kiến là các ông Liu Xiaobo và Tan Zuoren, bà Or Yan Yan, một viên chức của Ủy ban công lý và hòa bình Giáo phận Hongkong nói rằng những người này đáng được dân chúng nể trọng.
Ông Liu và một số nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền khác tại Trung Quốc đã từng cho công bố "Bản Hiến Chương 08" ngày 10 tháng 12 năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Liên hiệp quốc công bố bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.
Bản hiến chương 08 do ông Liu công bố kêu gọi chấm dứt độc đảng tại Trung Quốc, mở rộng dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
Ông đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc kết án 11 năm tù ngày 25 tháng 12 năm 2009.
Về phần mình, ông Tan, một văn sĩ tranh đấu cho môi sinh, đã bị kết án 5 năm tù ngày 9 tháng 12 năm 2009 cũng cùng một tội danh. Ông Tan là người đã mở cuộc điều tra về việc xây cất bừa bãi các trường học tại Sichuan khiến bị sụp đổ trong trận động đất hồi năm 2008. Ðã có ít nhứt 5,600 học sinh bị chôn vùi dưới đống gạch vụn.
Một số người Công giáo nói với hãng thông tấn Ucanews rằng họ hy vọng ông Liu và ông Tan có thể sẽ được trả tự do sớm.
Bà Oz nói rằng qua các bản án trên đây, chính quyền cộng sản Trung Quốc muốn nhắn gởi với dân chúng rằng họ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào nếu lên tiếng phê bình chế độ.
Tầm quan trọng của kỹ thuật số trong việc loan báo Tin Mừng.
Chu Văn
21:49 19/02/2010
Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội nói đến tầm quan trọng của kỹ thuật số trong việc loan báo Tin Mừng.
Dhaka, Bangladesh [Asianews 18/2/2010] - Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ thuật số trong việc loan báo Tin Mừng.
Trong một cuộc gặp gỡ mới đây với Hội đồng Giám mục Bangladesh, Ðức cha Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội, nói rằng các kỹ thuật mới mang lại một cơ hội tốt để cải thiện mối quan hệ giữa các dân tộc, đẩy mạnh đối thoại và cầu nguyện cũng như giúp con người hiểu được sứ điệp của Chúa.
Ðức cha Celli cũng khẳng định rằng cốt lõi của Kitô giáo không phải là giáo lý, mà là Chúa Kitô.
Ðức cha chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội đã đến Bangladesh hôm 15 tháng 2 năm 2010. Ngài đã nói chuyện với trên 3 trăm người, trong đó có nhiều linh mục và chủng sinh. Ngày hôm sau, Ðức cha Celli đã có cuộc gặp gỡ với các Ðức giám mục Bangladesh tại trụ sở của Hội đồng Giám mục.
Ðề cập đến thỏa hiệp ký kết với Google, qua đó khai sinh YouTube dành cho Ðức thánh cha, Ðức cha Celli nói với hãng thông tấn Asianews rằng "Ðức thánh cha đã bày tỏ ước muốn được đến với dân chúng trong tinh thần đối thoại và tôn trọng". Ngay từ lúc được khai mở, dự án đã thành công một cách đáng kể: mỗi tuần có trên 700 ngàn người lên mạng và trong một năm đã có 250 triệu lượt được ghi nhận.
Ðức cha Celli nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc làm chứng xuyên qua các phương tiện truyền thông, ngay cả khi các phương tiện này tung ra các tin tức sai lạc nhắm vào đức thánh cha và Giáo hội. Ngài nói: "Chúng ta phải xem đây như một dịp để thanh tẩy tâm hồn và thực thi sứ mệnh rao truyền Lời Chúa đã được ủy thác cho chúng ta".
Tại Bangladesh hiện có khoảng 10 triệu người xử dụng mạng lưới Internet. Theo Ðức cha chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội, đây là một khí cụ để các Giám mục, linh mục và giáo dân loan báo cho thế giới rằng Thiên Chúa đang đến gần.
Trong những ngày lưu lại tại Bangladesh, Ðức cha Celli đã có dịp viếng thăm Trung Tâm Viễn Thông tại thủ đô Dhaka. Ngài đã thấy được tận mắt cảnh người Hồi giáo, Ấn giáo và các tín hữu Kitô làm việc sát cánh bên nhau trong tinh thần liên đới, hòa bình và công lý.
Dhaka, Bangladesh [Asianews 18/2/2010] - Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ thuật số trong việc loan báo Tin Mừng.
Trong một cuộc gặp gỡ mới đây với Hội đồng Giám mục Bangladesh, Ðức cha Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội, nói rằng các kỹ thuật mới mang lại một cơ hội tốt để cải thiện mối quan hệ giữa các dân tộc, đẩy mạnh đối thoại và cầu nguyện cũng như giúp con người hiểu được sứ điệp của Chúa.
Ðức cha Celli cũng khẳng định rằng cốt lõi của Kitô giáo không phải là giáo lý, mà là Chúa Kitô.
Ðức cha chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội đã đến Bangladesh hôm 15 tháng 2 năm 2010. Ngài đã nói chuyện với trên 3 trăm người, trong đó có nhiều linh mục và chủng sinh. Ngày hôm sau, Ðức cha Celli đã có cuộc gặp gỡ với các Ðức giám mục Bangladesh tại trụ sở của Hội đồng Giám mục.
Ðề cập đến thỏa hiệp ký kết với Google, qua đó khai sinh YouTube dành cho Ðức thánh cha, Ðức cha Celli nói với hãng thông tấn Asianews rằng "Ðức thánh cha đã bày tỏ ước muốn được đến với dân chúng trong tinh thần đối thoại và tôn trọng". Ngay từ lúc được khai mở, dự án đã thành công một cách đáng kể: mỗi tuần có trên 700 ngàn người lên mạng và trong một năm đã có 250 triệu lượt được ghi nhận.
Ðức cha Celli nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc làm chứng xuyên qua các phương tiện truyền thông, ngay cả khi các phương tiện này tung ra các tin tức sai lạc nhắm vào đức thánh cha và Giáo hội. Ngài nói: "Chúng ta phải xem đây như một dịp để thanh tẩy tâm hồn và thực thi sứ mệnh rao truyền Lời Chúa đã được ủy thác cho chúng ta".
Tại Bangladesh hiện có khoảng 10 triệu người xử dụng mạng lưới Internet. Theo Ðức cha chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội, đây là một khí cụ để các Giám mục, linh mục và giáo dân loan báo cho thế giới rằng Thiên Chúa đang đến gần.
Trong những ngày lưu lại tại Bangladesh, Ðức cha Celli đã có dịp viếng thăm Trung Tâm Viễn Thông tại thủ đô Dhaka. Ngài đã thấy được tận mắt cảnh người Hồi giáo, Ấn giáo và các tín hữu Kitô làm việc sát cánh bên nhau trong tinh thần liên đới, hòa bình và công lý.
Liên hiệp Anh Giáo ''Tiến tới trong đức tin'' tại Úc đại lợi xin trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Chu Văn
21:49 19/02/2010
Liên hiệp Anh Giáo "Tiến tới trong đức tin" tại Úc đại lợi xin trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Úc đại lợi [Catholic on line 18/2/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Tuần lễ này là một tuần lễ lịch sử đối với Giáo hội tại Úc đại lợi và trên khắp thế giới: nhiều người Anh Giáo đã quyết định trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn trên báo "The Daily Telegraph" phát hành tại Úc đại lợi, Ðức cha David Robarts, chủ tịch của Liên Hiệp Anh Giáo có tên là "Tiến tới trong đức tin", đã khẳng định rằng các thành viên của Liên hiệp đã quyết định rằng họ không thể tiến tới trong đức tin trong Giáo hội Anh Giáo tại Úc đại lợi, bởi vì Giáo hội này không còn trung thành với đức tin.
Vị Giám mục Anh Giáo này giải thích rằng Giáo hội Anh Giáo đang xa rời đức tin và thực hành chính thống của Kitô giáo. Ðức cha Robarts hẳn muốn ám chỉ đến những quyết định gần đây của Liên Hiệp Anh Giáo Thế Giới như truyền chức thánh cho phụ nữ, phong chức giám mục cho những người có sinh hoạt đồng tính công khai hay nhìn nhận hôn phối của những người đồng tính. Những quyết định trên đây của Liên hiệp Anh Giáo Thế Giới đã tạo ra nhiều chia rẽ trong Liên Hiệp.
Ðức cha Robarts nói: "Tại Úc đại Lợi, trong 4 năm qua, chúng tôi đã cố gắng điều chỉnh, nhưng đã thất bại... Chúng tôi không còn được lắng nghe, lương tâm của chúng tôi không được tôn trọng".
Vị Giám mục chủ tịch của Liên hiệp "Tiến tới trong đức tin" nói rằng khi quyết định trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo, Liên hiệp không hề muốn thay đổi bất cứ điều gì, mà chỉ vì bị những kẻ muốn thay đổi đẩy ra bên lề mà thôi. Ngài nói: "Chúng tôi cần có những Giám mục tin điều chúng tôi tin".
Do đó, hôm Chúa Nhựt 13 tháng 2 năm 2010, Liên hiệp Anh Giáo "Tiến tới trong đức tin" tại Úc đại Lợi đã đồng thanh bỏ phiếu đón nhận lời mời gọi mà Ðức thánh cha đã tỏ bày trong tông hiến "Anglicanorum Coetibus". Liên hiệp sẽ bước thêm một bước mới để tiến tới thông hiệp trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Toàn bộ tiến trình thực thi những chỉ đạo của Ðức thánh cha trong tông hiến "Anglicanorum Coetibus" được đặt dưới sự hướng dẫn của đức cha Peter Elliott, được Hội đồng Giám mục Công giáo Úc đại lợi trao cho trách nhiệm giám sát việc đón tiếp người Anh giáo vào trong Giáo hội Công giáo.
Ðây là một biến cố lịch sử trong Giáo hội tại Úc đại lợi. Liên hiệp Anh giáo "Tiến tới trong đức tin" sẽ được hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo mà vẫn tiếp tục bảo tồn các truyền thống của Anh Giáo về phụng vụ và tu đức.
Trong một lá thư gởi cho Liên hiệp Tiến tới trong đức tin, Ðức cha Ellliott đã giải thích rằng Ðức thánh cha muốn dành cho Liên Hiệp một chỗ đứng đặc biệt trong Giáo hội Công giáo. Ðức cha Elliott viết: "Hiệp nhứt trong thông hiệp, nhưng không bị hòa lẫn": đó là công thức có thể mô tả qui chế độc nhứt vô nhị và ưu biệt của những người Anh giáo gia nhập vào Giám Hạt Anh Giáo".
Ðức cha Elliott trình bày rõ ràng như sau: "là những người Công giáo hiệp thông trọn vẹn với Ðấng kế vị thánh Phêrô, anh chị em sẽ được qui tụ thành những cộng đồng riêng biệt để bảo tồn những yếu tố của việc thờ phượng, tu đức và văn hóa Anh Giáo vốn phù hợp với đức tin và luân lý Công giáo. Mỗi một giám hạt sẽ là một cơ chế tự trị cũng như một giáo phận, vừa giống một giám hạt tòng nhân vừa giống một giám hạt quân đội.
Một cách nào đó, theo đức cha Elliot, giám hạt dành cho những người Anh giáo trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo cũng giống như một Nghi Lễ như các Giáo hội Công giáo đông phương chẳng hạn.
Ðức cha Elliott giải thích thêm: "Anh chị em sẽ được quyền xử dụng nghi thức phụng vụ riêng của anh chị em cũng như người Công giáo cử hành phụng vụ theo nghi lễ Latinh. Ðồng thời, các vị bản quyền của anh chị em, hoặc là giám mục hoặc là linh mục, sẽ làm việc sát cánh với các đức giám mục các giáo phận thuộc nghi lễ Roma và cũng có chỗ đứng trong Hội đồng Giám mục của mỗi quốc gia hay mỗi vùng".
Ngoài Liên hiệp Tiến tới trong đức tin, còn có một số thành viên của Liên hiệp Anh giáo truyền thống và Giáo hội Anh giáo tại Úc đại lợi cũng quyết định trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Các nhóm này đã thành lập một "nhóm làm việc" được đặt dưới sự giám sát của Ðức cha Elliott và sự chỉ đạo của Tòa Thánh, để thảo luận về việc thiết lập Giám Hạt Anh Giáo tại Úc đại Lợi. Rất có thể Giám Hạt này sẽ là mẫu mực cho các giám hạt khác trên toàn thế giới.
Ðức cha Robarts nói với báo The Daily Telegraph rằng ngài vẫn luôn trân quý gia sản Anh Giáo và sẽ không để mất gia sản ấy khi tiến tới hiệp thông với Giáo hội Công giáo.
Sau khi Ðức thánh cha cho công bố tông hiến "Anglicanorum Coetibus", các Ðức giám mục Anh giáo tại Ebbsfleet và Richborough cũng đã kêu gọi tổ chức một Ngày cầu nguyện và suy nghĩ vào ngày thứ Hai 22 tháng 2 năm 2010. Ngày 22 tháng 2 là Ngày lễ kính ngai tòa thánh Phêrô. Ðây hẳn phải là một thời điểm lịch sử đày ý nghĩa.
Úc đại lợi [Catholic on line 18/2/2010] - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Tuần lễ này là một tuần lễ lịch sử đối với Giáo hội tại Úc đại lợi và trên khắp thế giới: nhiều người Anh Giáo đã quyết định trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn trên báo "The Daily Telegraph" phát hành tại Úc đại lợi, Ðức cha David Robarts, chủ tịch của Liên Hiệp Anh Giáo có tên là "Tiến tới trong đức tin", đã khẳng định rằng các thành viên của Liên hiệp đã quyết định rằng họ không thể tiến tới trong đức tin trong Giáo hội Anh Giáo tại Úc đại lợi, bởi vì Giáo hội này không còn trung thành với đức tin.
Vị Giám mục Anh Giáo này giải thích rằng Giáo hội Anh Giáo đang xa rời đức tin và thực hành chính thống của Kitô giáo. Ðức cha Robarts hẳn muốn ám chỉ đến những quyết định gần đây của Liên Hiệp Anh Giáo Thế Giới như truyền chức thánh cho phụ nữ, phong chức giám mục cho những người có sinh hoạt đồng tính công khai hay nhìn nhận hôn phối của những người đồng tính. Những quyết định trên đây của Liên hiệp Anh Giáo Thế Giới đã tạo ra nhiều chia rẽ trong Liên Hiệp.
Ðức cha Robarts nói: "Tại Úc đại Lợi, trong 4 năm qua, chúng tôi đã cố gắng điều chỉnh, nhưng đã thất bại... Chúng tôi không còn được lắng nghe, lương tâm của chúng tôi không được tôn trọng".
Vị Giám mục chủ tịch của Liên hiệp "Tiến tới trong đức tin" nói rằng khi quyết định trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo, Liên hiệp không hề muốn thay đổi bất cứ điều gì, mà chỉ vì bị những kẻ muốn thay đổi đẩy ra bên lề mà thôi. Ngài nói: "Chúng tôi cần có những Giám mục tin điều chúng tôi tin".
Do đó, hôm Chúa Nhựt 13 tháng 2 năm 2010, Liên hiệp Anh Giáo "Tiến tới trong đức tin" tại Úc đại Lợi đã đồng thanh bỏ phiếu đón nhận lời mời gọi mà Ðức thánh cha đã tỏ bày trong tông hiến "Anglicanorum Coetibus". Liên hiệp sẽ bước thêm một bước mới để tiến tới thông hiệp trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Toàn bộ tiến trình thực thi những chỉ đạo của Ðức thánh cha trong tông hiến "Anglicanorum Coetibus" được đặt dưới sự hướng dẫn của đức cha Peter Elliott, được Hội đồng Giám mục Công giáo Úc đại lợi trao cho trách nhiệm giám sát việc đón tiếp người Anh giáo vào trong Giáo hội Công giáo.
Ðây là một biến cố lịch sử trong Giáo hội tại Úc đại lợi. Liên hiệp Anh giáo "Tiến tới trong đức tin" sẽ được hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo mà vẫn tiếp tục bảo tồn các truyền thống của Anh Giáo về phụng vụ và tu đức.
Trong một lá thư gởi cho Liên hiệp Tiến tới trong đức tin, Ðức cha Ellliott đã giải thích rằng Ðức thánh cha muốn dành cho Liên Hiệp một chỗ đứng đặc biệt trong Giáo hội Công giáo. Ðức cha Elliott viết: "Hiệp nhứt trong thông hiệp, nhưng không bị hòa lẫn": đó là công thức có thể mô tả qui chế độc nhứt vô nhị và ưu biệt của những người Anh giáo gia nhập vào Giám Hạt Anh Giáo".
Ðức cha Elliott trình bày rõ ràng như sau: "là những người Công giáo hiệp thông trọn vẹn với Ðấng kế vị thánh Phêrô, anh chị em sẽ được qui tụ thành những cộng đồng riêng biệt để bảo tồn những yếu tố của việc thờ phượng, tu đức và văn hóa Anh Giáo vốn phù hợp với đức tin và luân lý Công giáo. Mỗi một giám hạt sẽ là một cơ chế tự trị cũng như một giáo phận, vừa giống một giám hạt tòng nhân vừa giống một giám hạt quân đội.
Một cách nào đó, theo đức cha Elliot, giám hạt dành cho những người Anh giáo trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo cũng giống như một Nghi Lễ như các Giáo hội Công giáo đông phương chẳng hạn.
Ðức cha Elliott giải thích thêm: "Anh chị em sẽ được quyền xử dụng nghi thức phụng vụ riêng của anh chị em cũng như người Công giáo cử hành phụng vụ theo nghi lễ Latinh. Ðồng thời, các vị bản quyền của anh chị em, hoặc là giám mục hoặc là linh mục, sẽ làm việc sát cánh với các đức giám mục các giáo phận thuộc nghi lễ Roma và cũng có chỗ đứng trong Hội đồng Giám mục của mỗi quốc gia hay mỗi vùng".
Ngoài Liên hiệp Tiến tới trong đức tin, còn có một số thành viên của Liên hiệp Anh giáo truyền thống và Giáo hội Anh giáo tại Úc đại lợi cũng quyết định trở về hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo.
Các nhóm này đã thành lập một "nhóm làm việc" được đặt dưới sự giám sát của Ðức cha Elliott và sự chỉ đạo của Tòa Thánh, để thảo luận về việc thiết lập Giám Hạt Anh Giáo tại Úc đại Lợi. Rất có thể Giám Hạt này sẽ là mẫu mực cho các giám hạt khác trên toàn thế giới.
Ðức cha Robarts nói với báo The Daily Telegraph rằng ngài vẫn luôn trân quý gia sản Anh Giáo và sẽ không để mất gia sản ấy khi tiến tới hiệp thông với Giáo hội Công giáo.
Sau khi Ðức thánh cha cho công bố tông hiến "Anglicanorum Coetibus", các Ðức giám mục Anh giáo tại Ebbsfleet và Richborough cũng đã kêu gọi tổ chức một Ngày cầu nguyện và suy nghĩ vào ngày thứ Hai 22 tháng 2 năm 2010. Ngày 22 tháng 2 là Ngày lễ kính ngai tòa thánh Phêrô. Ðây hẳn phải là một thời điểm lịch sử đày ý nghĩa.
Caritas quốc tế kêu gọi xóa nợ của Haiti.
Chu Văn
21:53 19/02/2010
Caritas quốc tế kêu gọi xóa nợ của Haiti.
Haiti [Zenit 18/2/2010] - Caritas quốc tế kêu gọi xóa nợ nước ngoài của Haiti.
Mới đây Caritas quốc tế tỏ ra thất vọng vì thái độ thiếu thiện chí của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới vì không muốn xóa nợ toàn diện cho Haiti.
Trong một phiên họp hồi tuần qua, Caritas Quốc tế cho biết rất hài lòng về quyết định mới đây của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm viện trợ cho Haiti gần 102 triệu mỹ kim với những điều kiện thuận lợi để đáp ứng với những nhu cầu khẩn thiết của nước này sau vụ động đất ngày 12 tháng Giêng năm 2010.
Mặc dù giám đốc hành chánh của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, ông Dominique Strauss Kahn đã ủng hộ những sáng kiến nhằm xóa nợ của Haiti trong vòng năm năm tới, nhưng Caritas cảnh cáo rằng trong năm năm này, thế giới phải đương đầu với những thách đố mới và công luận sẽ không còn chú ý đến Haiti nữa.
Do đó, Caritas đòi hỏi phải gia tăng thời hạn trước khi Haiti có đủ khả năng thanh toán các món nợ. Theo tổ chức này, hiện thời cần phải xóa bỏ tức khắc các món nợ của Haiti. Caritas kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế hãy bảo đảm là sẽ xóa nợ cho Haiti tức khắc để giúp nước này tái thiết, vì đây là một công tác đòi hỏi hằng chục năm và hằng tỷ mỹ kim.
Caritas cũng nhắn gởi với Ngân Hàng Thế Giới mà hiện Haiti đang nợ gần 40 triệu mỹ kim. Ngoài ra, Caritas cũng không quên Ngân Hàng Liên Mỹ Châu vì phát triển mà Haiti đang nợ gần 5 trăm triệu mỹ kim.
Haiti [Zenit 18/2/2010] - Caritas quốc tế kêu gọi xóa nợ nước ngoài của Haiti.
Mới đây Caritas quốc tế tỏ ra thất vọng vì thái độ thiếu thiện chí của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới vì không muốn xóa nợ toàn diện cho Haiti.
Trong một phiên họp hồi tuần qua, Caritas Quốc tế cho biết rất hài lòng về quyết định mới đây của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm viện trợ cho Haiti gần 102 triệu mỹ kim với những điều kiện thuận lợi để đáp ứng với những nhu cầu khẩn thiết của nước này sau vụ động đất ngày 12 tháng Giêng năm 2010.
Mặc dù giám đốc hành chánh của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới, ông Dominique Strauss Kahn đã ủng hộ những sáng kiến nhằm xóa nợ của Haiti trong vòng năm năm tới, nhưng Caritas cảnh cáo rằng trong năm năm này, thế giới phải đương đầu với những thách đố mới và công luận sẽ không còn chú ý đến Haiti nữa.
Do đó, Caritas đòi hỏi phải gia tăng thời hạn trước khi Haiti có đủ khả năng thanh toán các món nợ. Theo tổ chức này, hiện thời cần phải xóa bỏ tức khắc các món nợ của Haiti. Caritas kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế hãy bảo đảm là sẽ xóa nợ cho Haiti tức khắc để giúp nước này tái thiết, vì đây là một công tác đòi hỏi hằng chục năm và hằng tỷ mỹ kim.
Caritas cũng nhắn gởi với Ngân Hàng Thế Giới mà hiện Haiti đang nợ gần 40 triệu mỹ kim. Ngoài ra, Caritas cũng không quên Ngân Hàng Liên Mỹ Châu vì phát triển mà Haiti đang nợ gần 5 trăm triệu mỹ kim.
Top Stories
Bat Nha: un religieux vietnamien vivant en France présente aux dirigeants vietnamiens un programme de réformes morales
Eglises d' Asie
10:01 19/02/2010
Bat Nha: un religieux vietnamien vivant en France présente aux dirigeants vietnamiens un programme de réformes morales
Eglises d’Asie, 19 février 2010 – Dans les derniers jours de l’année 2009, le fondateur de l’école bouddhique du « Village des pruniers », le vénérable Thich Nhât Hanh, avait vu les autorités locales démanteler et disperser la communauté fondée par lui au monastère de Bat Nha, dans le centre du Vietnam (1). Dans un premier texte, il avait patiemment dégagé la signification spirituelle des événements ayant conduit à la dispersion de ses disciples (2), comme l’on déchiffre l’énigme d’un « koan » du bouddhisme zen. Tout récemment, la veille du premier jour de l’année lunaire, à l’occasion de la célébration du millième anniversaire de la fondation de la capitale du Vietnam, il s’est adressé à son pays pour lui proposer un projet de restauration morale de grande envergure. Dans le cas où le pouvoir exécutif et législatif ne consentirait pas à mettre en œuvre ce projet, souligne-t-il en conclusion, alors la population devrait elle-même le réaliser en s’appuyant sur le bouddhisme et les autres traditions religieuses du pays. Il s’agit d’un vaste programme de réformes, d’inspiration bouddhiste, en douze points, qui concernent l’ensemble de la vie sociale, politique, culturelle et, bien sûr, religieuse de la population (3).
Thang Long, aujourd’hui connue sous le nom de Hanoi, fut fondée il y a 1 000 ans par Ly Thai Tho, premier roi de la dynastie des Ly, monté sur le trône après avoir été un moine bouddhiste. Le projet de réforme du fondateur du Village des pruniers se réfère à lui, plus particulièrement à son maître, le vénérable Van Hanh, et à l’éthique bouddhiste diffusée et pratiquée dans le pays à l’époque. Thich Nhât Hanh décrit le début du règne de cette dynastie des Ly (1010-1225) comme une période idyllique où se pratiquèrent les vertus fondamentales du peuple vietnamien.
Ce retour à l’éthique ancestrale ne pourra être réalisé que par un renouveau de l’enseignement de la morale. La plus grande part des douze propositions lui est consacrée. Le deuxième point du programme de restauration morale propose le rétablissement d’une heure obligatoire de morale et d’instruction civique par semaine à tous les niveaux de l’enseignement, avec une formation des maîtres en ce domaine. Le religieux place au sommet de ce programme d’enseignement éthique une université qui serait appelée « Van Hanh » et serait installée dans la capitale et dans d’autres villes du pays. Une troisième proposition suggère que soit rédigée et mise en œuvre une charte nationale de l’éthique, qui serait élaborée grâce à la collaboration des diverses traditions religieuses du Vietnam. En outre – il s’agit là de la quatrième proposition –, chaque village serait doté d’un « conseil éthique », composé de personnalités comme les prêtres catholiques, les pasteurs protestants, les bonzes, etc. Cet organisme serait chargé de rappeler les impératifs moraux à la communauté. Ces nouvelles fondations morales du peuple vietnamien devraient le protéger contre les diverses fléaux sociaux qui bouleversent la société et les familles, comme les divorces, les suicides, la drogue, la prostitution, la corruption, les abus de pouvoir.
D’autres mesures préconisées par le programme moral du religieux concernent la vie politique du pays. Il est demandé par exemple qu’une amnistie générale soit accordée à tous les prisonniers de conscience, les opposants démocratiques, les exilés, etc. Le programme aborde aussi les questions écologiques en proposant des réformes d’ordre pratique à ce sujet. Le religieux suggère également l’organisation de sessions d’ordre spirituel, destinées à chasser la violence de la société vietnamienne.
Ce n’est pas la première fois que le vénérable Thich Nhât Hanh propose des réformes politiques aux dirigeants vietnamiens. En 2007, lors de sa deuxième visite au Vietnam, à l’occasion d’une rencontre avec le Premier ministre, il lui avait suggéré plusieurs réformes, parmi lesquelles la suppression de la police spécialisée dans les affaires religieuses. Il avait aussi plaidé pour la disparition du bureau des affaires religieuses.
Depuis sa dispersion hors du monastère de Phuoc Juê aux derniers jours de l’année 2009, un silence presque complet entoure le sort des membres de la communauté de Bat Nha. Cependant, une brève nouvelle mise en ligne sur le site du village des premiers laisse entendre que « un nombre conséquent de moines et de moniales ont trouvé refuge en Thaïlande ».
(1) Voir EDA 521
(2) Voir le texte intégral publié dans 523 (‘Pour approfondir - Vietnam’)
(3) Le texte a paru en anglais sur le site Internet du « Village des pruniers ».
Eglises d’Asie, 19 février 2010 – Dans les derniers jours de l’année 2009, le fondateur de l’école bouddhique du « Village des pruniers », le vénérable Thich Nhât Hanh, avait vu les autorités locales démanteler et disperser la communauté fondée par lui au monastère de Bat Nha, dans le centre du Vietnam (1). Dans un premier texte, il avait patiemment dégagé la signification spirituelle des événements ayant conduit à la dispersion de ses disciples (2), comme l’on déchiffre l’énigme d’un « koan » du bouddhisme zen. Tout récemment, la veille du premier jour de l’année lunaire, à l’occasion de la célébration du millième anniversaire de la fondation de la capitale du Vietnam, il s’est adressé à son pays pour lui proposer un projet de restauration morale de grande envergure. Dans le cas où le pouvoir exécutif et législatif ne consentirait pas à mettre en œuvre ce projet, souligne-t-il en conclusion, alors la population devrait elle-même le réaliser en s’appuyant sur le bouddhisme et les autres traditions religieuses du pays. Il s’agit d’un vaste programme de réformes, d’inspiration bouddhiste, en douze points, qui concernent l’ensemble de la vie sociale, politique, culturelle et, bien sûr, religieuse de la population (3).
Thang Long, aujourd’hui connue sous le nom de Hanoi, fut fondée il y a 1 000 ans par Ly Thai Tho, premier roi de la dynastie des Ly, monté sur le trône après avoir été un moine bouddhiste. Le projet de réforme du fondateur du Village des pruniers se réfère à lui, plus particulièrement à son maître, le vénérable Van Hanh, et à l’éthique bouddhiste diffusée et pratiquée dans le pays à l’époque. Thich Nhât Hanh décrit le début du règne de cette dynastie des Ly (1010-1225) comme une période idyllique où se pratiquèrent les vertus fondamentales du peuple vietnamien.
Ce retour à l’éthique ancestrale ne pourra être réalisé que par un renouveau de l’enseignement de la morale. La plus grande part des douze propositions lui est consacrée. Le deuxième point du programme de restauration morale propose le rétablissement d’une heure obligatoire de morale et d’instruction civique par semaine à tous les niveaux de l’enseignement, avec une formation des maîtres en ce domaine. Le religieux place au sommet de ce programme d’enseignement éthique une université qui serait appelée « Van Hanh » et serait installée dans la capitale et dans d’autres villes du pays. Une troisième proposition suggère que soit rédigée et mise en œuvre une charte nationale de l’éthique, qui serait élaborée grâce à la collaboration des diverses traditions religieuses du Vietnam. En outre – il s’agit là de la quatrième proposition –, chaque village serait doté d’un « conseil éthique », composé de personnalités comme les prêtres catholiques, les pasteurs protestants, les bonzes, etc. Cet organisme serait chargé de rappeler les impératifs moraux à la communauté. Ces nouvelles fondations morales du peuple vietnamien devraient le protéger contre les diverses fléaux sociaux qui bouleversent la société et les familles, comme les divorces, les suicides, la drogue, la prostitution, la corruption, les abus de pouvoir.
D’autres mesures préconisées par le programme moral du religieux concernent la vie politique du pays. Il est demandé par exemple qu’une amnistie générale soit accordée à tous les prisonniers de conscience, les opposants démocratiques, les exilés, etc. Le programme aborde aussi les questions écologiques en proposant des réformes d’ordre pratique à ce sujet. Le religieux suggère également l’organisation de sessions d’ordre spirituel, destinées à chasser la violence de la société vietnamienne.
Ce n’est pas la première fois que le vénérable Thich Nhât Hanh propose des réformes politiques aux dirigeants vietnamiens. En 2007, lors de sa deuxième visite au Vietnam, à l’occasion d’une rencontre avec le Premier ministre, il lui avait suggéré plusieurs réformes, parmi lesquelles la suppression de la police spécialisée dans les affaires religieuses. Il avait aussi plaidé pour la disparition du bureau des affaires religieuses.
Depuis sa dispersion hors du monastère de Phuoc Juê aux derniers jours de l’année 2009, un silence presque complet entoure le sort des membres de la communauté de Bat Nha. Cependant, une brève nouvelle mise en ligne sur le site du village des premiers laisse entendre que « un nombre conséquent de moines et de moniales ont trouvé refuge en Thaïlande ».
(1) Voir EDA 521
(2) Voir le texte intégral publié dans 523 (‘Pour approfondir - Vietnam’)
(3) Le texte a paru en anglais sur le site Internet du « Village des pruniers ».
Vietnamese Catholics begin New Year with Tet Mass
Kevin Kelly
22:00 19/02/2010
Vietnamese Catholics begin New Year with Tet Mass
KANSAS CITY — Six times during the celebration of Mass marking Tet, the lunar new year, the people of the Church of the Holy Martyrs Parish showered Bishop Robert W. Finn with applause.
The Vietnamese-American congregation that jammed their church to standing room only applauded at the opening of the Mass, when Bishop Finn expressed his honor of sharing the holiday feast with them.
They applauded his homily, in which he reminded them that God is always near.
They applauded after Communion, when parishioners Anthony Nguyen and Thuy Pham, in English and Vietnamese, told how the bishop, by his presence, honored them and demonstrated his love.
They applauded as children of the parish, Hanna Quynh Ly, Nguyenkha Nguyen and Tyler Le presented him with gifts. They applauded again when Bishop Finn thanked them. And they applauded once more, just before the final blessing, when Bishop Finn completed the distribution of hundreds of good-luck envelopes to children and older parishioners, each with a $1 bill.
Concelebrating with the pastor, Father Joseph Phan Trong Hanh, were newly ordained diocesan priest Father Duc Nguyen, and Father Francis Tran, a priest of the Congregation of Mother Co-Redemptrix in Carthage who assists the parish at weekend Masses.
In his homily, Bishop Finn told the parish how appropriate it was that the celebration of Mass kicks off their very special holiday of family gatherings, feasts, of honoring the past and present while praying for the future.
“How fitting it is once again for us to initiate this New Year thanking Almighty God for his gifts and graces, and humbly but confidently asking his blessings,” he said.
Noting the Genesis story of the God’s creation of the world in the first reading, Bishop Finn told the congregation that “nothing comes to be without his love and power.”
“We also acknowledge the providence of God which has kept us going even in the difficult and sad moments we experienced in the past year,” he said.
In the second reading, St. Paul told his followers to rejoice because the Lord is near.
“In every moment, in every joy, in all our trials, everything takes on a new dimension because God is near us,” the bishop said. “We begin the New Year at Holy Mass because we want him to be near us and to help us. Nothing that the coming year brings will be impossible because he remains always with us.”
The Gospel of the day had special personal meaning, Bishop Finn said. It contains the passage that the bishop chose as his motto: “Seek first the kingdom of God.”
“I chose this saying from Sacred Scripture because this was a favorite passage of my mother,” Bishop Finn said to a congregation filled with mothers, daughters, fathers, sons and grandparents.
“We know that there are many uncertainties in life, but if we seek first and above all to do God’s will and to follow his plan for us, then everything else will find its rightful place,” Bishop Finn said.
“If we seek to put God first in our lives, everything else will work out for us,” he said.
He thanked Father Joseph for the opportunity to celebrate Mass for Tet again this year.
“Let us together, as faithful sons and daughters of our heavenly Father, place all our gratitude and prayers in his hands,” Bishop Finn said.
“May Mary, our Mother, and the angels and saints help us to persevere in faith, hope and love,” he said. “May God bless each of you abundantly in the New Year.”
KANSAS CITY — Six times during the celebration of Mass marking Tet, the lunar new year, the people of the Church of the Holy Martyrs Parish showered Bishop Robert W. Finn with applause.
The Vietnamese-American congregation that jammed their church to standing room only applauded at the opening of the Mass, when Bishop Finn expressed his honor of sharing the holiday feast with them.
They applauded after Communion, when parishioners Anthony Nguyen and Thuy Pham, in English and Vietnamese, told how the bishop, by his presence, honored them and demonstrated his love.
They applauded as children of the parish, Hanna Quynh Ly, Nguyenkha Nguyen and Tyler Le presented him with gifts. They applauded again when Bishop Finn thanked them. And they applauded once more, just before the final blessing, when Bishop Finn completed the distribution of hundreds of good-luck envelopes to children and older parishioners, each with a $1 bill.
Concelebrating with the pastor, Father Joseph Phan Trong Hanh, were newly ordained diocesan priest Father Duc Nguyen, and Father Francis Tran, a priest of the Congregation of Mother Co-Redemptrix in Carthage who assists the parish at weekend Masses.
In his homily, Bishop Finn told the parish how appropriate it was that the celebration of Mass kicks off their very special holiday of family gatherings, feasts, of honoring the past and present while praying for the future.
“How fitting it is once again for us to initiate this New Year thanking Almighty God for his gifts and graces, and humbly but confidently asking his blessings,” he said.
Noting the Genesis story of the God’s creation of the world in the first reading, Bishop Finn told the congregation that “nothing comes to be without his love and power.”
“We also acknowledge the providence of God which has kept us going even in the difficult and sad moments we experienced in the past year,” he said.
In the second reading, St. Paul told his followers to rejoice because the Lord is near.
“In every moment, in every joy, in all our trials, everything takes on a new dimension because God is near us,” the bishop said. “We begin the New Year at Holy Mass because we want him to be near us and to help us. Nothing that the coming year brings will be impossible because he remains always with us.”
The Gospel of the day had special personal meaning, Bishop Finn said. It contains the passage that the bishop chose as his motto: “Seek first the kingdom of God.”
“I chose this saying from Sacred Scripture because this was a favorite passage of my mother,” Bishop Finn said to a congregation filled with mothers, daughters, fathers, sons and grandparents.
“We know that there are many uncertainties in life, but if we seek first and above all to do God’s will and to follow his plan for us, then everything else will find its rightful place,” Bishop Finn said.
“If we seek to put God first in our lives, everything else will work out for us,” he said.
He thanked Father Joseph for the opportunity to celebrate Mass for Tet again this year.
“Let us together, as faithful sons and daughters of our heavenly Father, place all our gratitude and prayers in his hands,” Bishop Finn said.
“May Mary, our Mother, and the angels and saints help us to persevere in faith, hope and love,” he said. “May God bless each of you abundantly in the New Year.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên-Học sinh Công Giáo Tuy Hòa gặp gỡ Mùa Xuân Canh Dần 2010
Anh Minh
09:30 19/02/2010
Sinh viên-Học sinh Công Giáo Tuy Hòa gặp gỡ Mùa Xuân Canh Dần 2010
(Mồng 5 Tết – 18.02.2010)
Ánh Minh
Mưa lất phất bay, trời se lạnh mang chút gì đó vừa mới mẻ vừa như nhớ nhung… vẫn là cái không khí quen thuộc và đặc trưng của những ngày đầu năm. Đến hẹn lại lên, hôm nay chúng tôi lại có một buổi họp mặt học sinh, sinh viên công giáo đầu xuân, ngày mùng 5 tết. Cũng như bao người con xa nhà để đi học, đi làm, tôi cũng nôn nao chuẩn bị đến buổi họp mặt hôm nay để được gặp cha sở,các sơ, gặp bạn bè cùng nhau chia sẻ những vui buồn của những ngày xa quê. Riêng tôi, đây cũng là dịp để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm gắn bó dưới ngôi nhà thờ thân quen này trong những thánh lễ, những giờ giáo lý, sinh hoạt, những đêm noel tưng bừng…
Tôi cố ý đến sớm hơn để tận hưởng cái cảm giác chờ đợi sự xuất hiện của từng khuôn mặt thân quen, và tò mò làm quen với những khuôn mặt mới.. Năm nay mọi người tập hợp đông hơn mọi năm. Buổi họp mặt được tổ chức ngoài trời với sân khấu rất hoành tráng. Trời lạnh, mưa bay, tôi tự nhủ không biết điều này có làm cho buổi họp mặt trở nên lạnh lẽo hơn không. Bắt đầu bằng bài hát “mùa xuân đầu tiên”, mọi người xích lại gần nhau hơn để chào hỏi nhau, để cỗ vũ cho giọng hát rất ngọt ngào của một bạn cựu sinh viên, và để mang lại hơi ấm cho nhau.
Chúng tôi được nghe các em sinh viên năm đầu chia sẻ, vẻ ngây ngô và háo hức của các em khi kể chuyện xa nhà làm mọi người vừa thích thú vừa cảm thông. Tiếp theo đến những bạn sinh viên năm 2, và năm 3, sống xa nhà đủ lâu làm cho các bạn bạo dạn hơn, và cũng có vẻ từng trải hơn với những khó khăn khi sống tự lập. Chúng tôi trao đổi với nhau về chuyện học tập, chuyện sống đạo, và kể cho nhau nghe cả chuyện tình yêu.. Mọi người nói cười và cùng nhau múa hát trong một bầu khí thật sự ấm áp. Trong những giọt mưa xuân lất phất, bầu không khí cứ ngày càng nóng lên với sự có mặt bất ngờ của 2 ca sĩ đến từ sài gòn: Khang Luân và … Bất ngờ hơn khi chúng tôi được chứng kiến màn biểu diễn hiphop rất vui nhộn và chuyên nghiệp của các bạn sinh viên đội nhà Tuy Hòa. Cha Sỹ, sơ Vương, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ, và cha mẹ của chúng tôi nữa cũng cùng nhau reo hò trong một niềm vui sum họp ngập tràn. Mọi người lắng xuống trong lời chia sẻ của cha, và của ông chủ tịch hội đồng giáo xứ. Cha Sỹ thì rất chân thành và hài hước, còn “thầy Đạt”, ông chủ tịch hội thì lại tâm lý, sâu sắc… Không biết từ bao giờ chúng tôi đã thấy thân quen, gắn bó với các Ngài, và với những lời chia sẻ ấy. Mỗi lần đi xa về, nghe những lời khuyên bảo của các ngài tôi cảm thấy như mình vẫn là một đứa con bé bổng của giáo xứ như ngày nào. Đối với những người phải sống xa quê, xa gia đình và giáo xứ như chúng tôi thì điều đó thật ý nghĩa và ấm áp.
Rồi đến sinh viên năm cuối và những người đang đi làm lên “ra mắt” giáo xứ. Tôi cảm nhận được vẻ hài lòng trên nét mặt của cha, sơ, ban chức việc và các bậc phụ huynh… cũng như sự “ngưỡng mộ đáng yêu” của các em học sinh và sinh viên năm nhất… Mọi người ai cũng ấm lòng và thầm tạ ơn Chúa khi nhìn thấy các thế hệ đang lớn lên và trưởng thành, khi cảm nhận được một truyền thống tốt đẹp đang được phát huy từng ngày một…
Buổi họp mặt thế là cũng kết thúc, chúng tôi chia tay nhau lưu luyến trong bài hát “ gặp gỡ đức Ki-tô”, trong tình đệ huynh và tình yêu của Thiên Chúa. Mọi người xúm xít nhau, người thì chia tay, người thì đi tăng 2, tăng 3. Tôi cố ý đứng lại và tìm một bóng dáng thân quen,.. Năm nay không có sự góp mặt của “ ông cố Hiền”, cái tên thân thương mà chúng tôi vẫn gọi cha sở. Vừa đến đứa nào cũng ríu rít hỏi cha đâu, không biết tại sao cha không có mặt nhưng chúng tôi ai cũng tin chắc rằng cha vẫn luôn dõi theo chúng tôi. Cảm ơn cha, người bạn vong niên đã luôn gắn bó với chúng tôi, đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được gặp nhau để chia sẻ đức tin, để hâm nóng đời sống đạo.
Thì ra, Mùa Xuân của chúng tôi là như thế ! Tôi ra về, lòng ngập tràn sự biết ơn, và miên man nghĩ về ngày họp mặt đầu xuân tiếp theo…
(Mồng 5 Tết – 18.02.2010)
Ánh Minh
Mưa lất phất bay, trời se lạnh mang chút gì đó vừa mới mẻ vừa như nhớ nhung… vẫn là cái không khí quen thuộc và đặc trưng của những ngày đầu năm. Đến hẹn lại lên, hôm nay chúng tôi lại có một buổi họp mặt học sinh, sinh viên công giáo đầu xuân, ngày mùng 5 tết. Cũng như bao người con xa nhà để đi học, đi làm, tôi cũng nôn nao chuẩn bị đến buổi họp mặt hôm nay để được gặp cha sở,các sơ, gặp bạn bè cùng nhau chia sẻ những vui buồn của những ngày xa quê. Riêng tôi, đây cũng là dịp để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm gắn bó dưới ngôi nhà thờ thân quen này trong những thánh lễ, những giờ giáo lý, sinh hoạt, những đêm noel tưng bừng…
Tôi cố ý đến sớm hơn để tận hưởng cái cảm giác chờ đợi sự xuất hiện của từng khuôn mặt thân quen, và tò mò làm quen với những khuôn mặt mới.. Năm nay mọi người tập hợp đông hơn mọi năm. Buổi họp mặt được tổ chức ngoài trời với sân khấu rất hoành tráng. Trời lạnh, mưa bay, tôi tự nhủ không biết điều này có làm cho buổi họp mặt trở nên lạnh lẽo hơn không. Bắt đầu bằng bài hát “mùa xuân đầu tiên”, mọi người xích lại gần nhau hơn để chào hỏi nhau, để cỗ vũ cho giọng hát rất ngọt ngào của một bạn cựu sinh viên, và để mang lại hơi ấm cho nhau.
Chúng tôi được nghe các em sinh viên năm đầu chia sẻ, vẻ ngây ngô và háo hức của các em khi kể chuyện xa nhà làm mọi người vừa thích thú vừa cảm thông. Tiếp theo đến những bạn sinh viên năm 2, và năm 3, sống xa nhà đủ lâu làm cho các bạn bạo dạn hơn, và cũng có vẻ từng trải hơn với những khó khăn khi sống tự lập. Chúng tôi trao đổi với nhau về chuyện học tập, chuyện sống đạo, và kể cho nhau nghe cả chuyện tình yêu.. Mọi người nói cười và cùng nhau múa hát trong một bầu khí thật sự ấm áp. Trong những giọt mưa xuân lất phất, bầu không khí cứ ngày càng nóng lên với sự có mặt bất ngờ của 2 ca sĩ đến từ sài gòn: Khang Luân và … Bất ngờ hơn khi chúng tôi được chứng kiến màn biểu diễn hiphop rất vui nhộn và chuyên nghiệp của các bạn sinh viên đội nhà Tuy Hòa. Cha Sỹ, sơ Vương, ông chủ tịch hội đồng giáo xứ, và cha mẹ của chúng tôi nữa cũng cùng nhau reo hò trong một niềm vui sum họp ngập tràn. Mọi người lắng xuống trong lời chia sẻ của cha, và của ông chủ tịch hội đồng giáo xứ. Cha Sỹ thì rất chân thành và hài hước, còn “thầy Đạt”, ông chủ tịch hội thì lại tâm lý, sâu sắc… Không biết từ bao giờ chúng tôi đã thấy thân quen, gắn bó với các Ngài, và với những lời chia sẻ ấy. Mỗi lần đi xa về, nghe những lời khuyên bảo của các ngài tôi cảm thấy như mình vẫn là một đứa con bé bổng của giáo xứ như ngày nào. Đối với những người phải sống xa quê, xa gia đình và giáo xứ như chúng tôi thì điều đó thật ý nghĩa và ấm áp.
Rồi đến sinh viên năm cuối và những người đang đi làm lên “ra mắt” giáo xứ. Tôi cảm nhận được vẻ hài lòng trên nét mặt của cha, sơ, ban chức việc và các bậc phụ huynh… cũng như sự “ngưỡng mộ đáng yêu” của các em học sinh và sinh viên năm nhất… Mọi người ai cũng ấm lòng và thầm tạ ơn Chúa khi nhìn thấy các thế hệ đang lớn lên và trưởng thành, khi cảm nhận được một truyền thống tốt đẹp đang được phát huy từng ngày một…
Buổi họp mặt thế là cũng kết thúc, chúng tôi chia tay nhau lưu luyến trong bài hát “ gặp gỡ đức Ki-tô”, trong tình đệ huynh và tình yêu của Thiên Chúa. Mọi người xúm xít nhau, người thì chia tay, người thì đi tăng 2, tăng 3. Tôi cố ý đứng lại và tìm một bóng dáng thân quen,.. Năm nay không có sự góp mặt của “ ông cố Hiền”, cái tên thân thương mà chúng tôi vẫn gọi cha sở. Vừa đến đứa nào cũng ríu rít hỏi cha đâu, không biết tại sao cha không có mặt nhưng chúng tôi ai cũng tin chắc rằng cha vẫn luôn dõi theo chúng tôi. Cảm ơn cha, người bạn vong niên đã luôn gắn bó với chúng tôi, đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được gặp nhau để chia sẻ đức tin, để hâm nóng đời sống đạo.
Thì ra, Mùa Xuân của chúng tôi là như thế ! Tôi ra về, lòng ngập tràn sự biết ơn, và miên man nghĩ về ngày họp mặt đầu xuân tiếp theo…
Cây Thánh Giá của Địa Sở Cù Và
PM Cao Huy Hoàng
09:53 19/02/2010
CÂY THÁNH GIÁ CỦA ĐỊA SỞ CÙ VÀ
Buổi sáng thứ tư lễ Tro, tôi đến thăm anh Đạt, bệnh u não, xuất huyết não, con ông Nguyễn Tấn Ích, trong xóm tôi. Ông Ích đang ngồi bên con trên giường bệnh, cùng lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, với con. Tôi cùng tham dự giờ kinh sáng của cha con họ.
Anh Đạt năm nay đã 41 tuổi, bị động kinh 10 năm liền từ năm 87-97. Rồi đến 1998 liệt nữa người vì u não, phải chữa bằng xạ trị 28 tia. Năm 2006 xuất huyết não, hôn mê, sống thực vật, mù…chờ chết.
Ông Ích nói: “Mình đâu có được phép ngồi đó mà chờ con mình chết đâu Hoàng, Chúa phạt về cái tội không cộng tác, còn ngã lòng trông cậy nữa. Bởi vậy mà phải chạy cho được tiền để vô hóa chất. 11 lần rồi. Mỗi lần 35 tê. Bán sạch rồi! Nhưng vui lắm là vì thấy cháu nó có phần khá hơn. Khá nhất là biết đọc kinh LTX Chúa.”
Nghe ông kể, tôi thật khâm phục đức tin của một tín hữu đã được tôi luyện hơn 70 năm trong gian khổ thật huyền diệu.
Ông mời tôi ra bàn uống nước. Qua mấy chuyện thăm hỏi về sự chịu đựng của người làm Cha Mẹ đối với tình trạng bệnh cả đời của con, ông tâm sự với tôi như một bài suy niệm. Xin chia sẻ cùng quí vị sau đây:
“Tôi ở Địa sở Cù Và, cách địa sở Phú Hòa của em không xa. Địa sở Cù Và là một địa sở lớn ở Quảng Ngãi, và cũng là lớn ở Địa Phận Qui Nhơn, một trong những địa sở lâu đời của Địa Phận. Qua các đời Cha Luận, Cha Sánh, Cha Phận, đời sống đạo Giáo dân Cù Và phải kể là rất cao. Năm 1965, Cù Và mất an ninh vì nằm trong vùng tranh chấp giữa Quốc Gia và Cộng Sản, có khi ngày Quốc Gia đêm Cộng Sản, có khi ngược lại. Giáo dân luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ, không làm ăn được, không biết “các anh ba” mời đi vào sào huyệt lúc nào, cũng chẳng biết “mấy anh hai” có để yên cho ai không, vì ai cũng bị nghi ngờ là VC trong vùng mất an ninh như thế. Đến Cha Long vầ quản xứ năm 1965, Cha chì nhất, mà cũng không chịu nỗi cảnh quấy nhiễu. Thôi đành, cả địa sở kéo nhau xuống Phú Hòa, gọi là tản cư. Cha sở ôm Mình Thánh Chúa, mấy ông biện thu dọn ít đồ thánh, tượng thánh, rồi quì trước sân nhà thờ khóc ròng, từ biệt. Cũng thế, vì tình hình an ninh thời bấy giờ, mà ở Địa Phận Qui nhơn đã có đến 10 địa sở bị xóa tên từ đó. Ai về Tòa Giám Mục Qui Nhơn mà xem, tên những địa sở ấy được khắc ghi quanh TGM như để tưởng niệm những đứa con của Địa phận nhà phải bỏ nhà ra đi lưu lạc mười phương tám hướng.
Đến địa sở Phú Hòa, có cả ba trại tản cư: Cù Và, Trung Tín, Phước Thọ, vẫn chưa được yên. Năm 1968, biến cố Mậu Thân, bà con lục tục kéo nhau sang Thu Lộ. Cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh (hiện ở nhà hưu Xuân Lộc) ôm cây “Thánh Giá Trăm Năm” của Cù Và vẫn dùng để đi Gẫm Đàng Thánh Giá và viên Đá Thánh Bàn Thờ, hôn lấy hôn để, rồi Ngài giao cho tôi: “ Anh Hòe, anh vác đi và giữ lấy, ngày nào lập lại Địa Sở Cù Và thì anh mang về”. Tôi vừa mừng vừa lo. Viên đá thì bỏ vào giỏ xách, ổn rồi. Còn thánh giá? Tôi định tháo tượng Chúa Giêsu bỏ vào giỏ xách đi cho gọn, còn thánh giá bằng gỗ thì để lại cho yên. Trù trừ mãi, cuối cùng, tôi để nguyên cây Thánh Giá ấy vác đi giữa trời. Đi qua chợ “Chồm Hổm”, thiên hạ lào xào: “Ông kia chạy giặc, hổng lo lấy cái thân, mà còn vác cây Thánh Giá đi lêu nghêu thấy phát ngán!”
Đến trại Thu Lộ, mấy ông biện đề nghị lấy gỗ Thánh Giá đóng trên cao, trước cổng trại, còn tôi, giữ tượng Chúa.
Lần di tản 1975, đạt 6 tuổi, tôi tay ẳm Đạt, tay xách giỏ tượng Chúa và viên đá thánh. Về đến đất Bình Tuy cỏ le, tưởng tạm dừng chân đôi ba bữa, ai dè ở mãi đến hôm nay”.
“Tượng Thánh Giá đó. Viên đá thánh đó”. Ông đưa tay chỉ cho tôi nhìn lên bàn thờ của nhà ông.
Rồi ông kể tiếp:
“Từ ngày ấy, tôi luôn dặn mình rằng: mình đang giữ cây Thánh Giá của cả một Địa sở Cù Và mến yêu và to lớn với một thời oanh liệt. Rất quí. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu điều thánh giá muốn nói gì qua việc không ai khác, mà là tôi cất giữ. Mãi đến khi thằng Đạt nhà tôi 17 tuổi, phát bịnh động kinh, rồi u não, rồi xuất huyết não, rồi sống thực vật….cho tới hôm nay, tôi dần dần hiểu ra ý nghĩa của việc “tôi phải vác thánh giá đi qua chợ Chồm Hổm” ngày xưa, và giữ tượng Chúa Giêsu ấy cho đến bây giờ.
Nhìn con. Rồi nhìn lên Thánh Giá. Trước khi Đạt sống thực vật, tôi hay nói: “Đạt ơi, bây giờ chính con là Thánh Giá của Ba Mẹ rồi, là Chúa Giêsu của Ba Mẹ rồi. Con bình yên và vui lòng đi, vui mừng đi, vì ai được chọn làm Chúa Giêsu nằm trên Thánh Giá, ấy là người rất đặc biệt, người được Thiên Chúa chọn cách đặc biệt, Thiên Chúa thương cách đặc biệt, và cũng là người Chúa giao cho một nhiệm vụ đặc biệt: nhiệm vụ cứu rỗi các linh hồn. Con chịu những khốn khó nầy, kết hiệp với Chúa Giêsu, và xin dâng cho Chúa làm của lễ hy sinh cho các linh hồn, cho ba, cho Mẹ nữa”.
Trải qua hơn hai năm thực vật, bấy giờ nó mù rồi. Nhưng may quá, Chúa thương cách lạ, sau hơn 7 lần vô hóa chất, thấy có dấu hiệu khả quan: nói được, nghe được, ăn được… và bây giờ, đã qua 11 lần vô hóa chất rồi. Khá hơn. Tôi nói, Đạt nghe. Tôi vẫn thường nói điều Thánh Giá nói, và Đạt vẫn vui vẻ nghe điều Thánh Giá muốn nhắn gửi. Buổi sáng, hoặc tôi hoặc Mẹ nó cùng nó lần chuỗi thương xót. Buổi chiều 3 giờ, làm giờ Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa tại giường. Mắt mù, nhưng Đạt biết chính xác 3 giờ chiều mỗi ngày. Chưa thấy Ba hay Mẹ bắt đầu là nó hối thúc”.
Không thể diễn tả được cho hết cái đau khổ của con tôi, và tôi cũng không thể nào diễn tả cho được “nguồn sức mạnh thiêng liêng” phát xuất từ Thánh Giá Chúa. Cứ mỗi lần nhìn Thánh Giá, tôi lại nhớ chuyện năm xưa Cù và -đã giao và đã nhận, rồi gẫm chuyện bây giờ, con tôi được phúc đang nằm trên Thánh Giá, đứng bên Thánh giá, có tôi và mẹ nó…”
Kể đến đây, Ông Ích rươm rướm nước mắt. Tôi tin đó là những giọt lệ hạnh phúc-hạnh phúc thật của người bằng lòng vác Thánh Giá Chúa Giêsu, để Thánh Giá Chúa Giêsu trở nên phần rỗi cho chính mình và cho nhiều người.
Buổi sáng thứ tư lễ Tro, tôi đến thăm anh Đạt, bệnh u não, xuất huyết não, con ông Nguyễn Tấn Ích, trong xóm tôi. Ông Ích đang ngồi bên con trên giường bệnh, cùng lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa, với con. Tôi cùng tham dự giờ kinh sáng của cha con họ.
Ông Ích nói: “Mình đâu có được phép ngồi đó mà chờ con mình chết đâu Hoàng, Chúa phạt về cái tội không cộng tác, còn ngã lòng trông cậy nữa. Bởi vậy mà phải chạy cho được tiền để vô hóa chất. 11 lần rồi. Mỗi lần 35 tê. Bán sạch rồi! Nhưng vui lắm là vì thấy cháu nó có phần khá hơn. Khá nhất là biết đọc kinh LTX Chúa.”
Nghe ông kể, tôi thật khâm phục đức tin của một tín hữu đã được tôi luyện hơn 70 năm trong gian khổ thật huyền diệu.
Ông mời tôi ra bàn uống nước. Qua mấy chuyện thăm hỏi về sự chịu đựng của người làm Cha Mẹ đối với tình trạng bệnh cả đời của con, ông tâm sự với tôi như một bài suy niệm. Xin chia sẻ cùng quí vị sau đây:
“Tôi ở Địa sở Cù Và, cách địa sở Phú Hòa của em không xa. Địa sở Cù Và là một địa sở lớn ở Quảng Ngãi, và cũng là lớn ở Địa Phận Qui Nhơn, một trong những địa sở lâu đời của Địa Phận. Qua các đời Cha Luận, Cha Sánh, Cha Phận, đời sống đạo Giáo dân Cù Và phải kể là rất cao. Năm 1965, Cù Và mất an ninh vì nằm trong vùng tranh chấp giữa Quốc Gia và Cộng Sản, có khi ngày Quốc Gia đêm Cộng Sản, có khi ngược lại. Giáo dân luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ, không làm ăn được, không biết “các anh ba” mời đi vào sào huyệt lúc nào, cũng chẳng biết “mấy anh hai” có để yên cho ai không, vì ai cũng bị nghi ngờ là VC trong vùng mất an ninh như thế. Đến Cha Long vầ quản xứ năm 1965, Cha chì nhất, mà cũng không chịu nỗi cảnh quấy nhiễu. Thôi đành, cả địa sở kéo nhau xuống Phú Hòa, gọi là tản cư. Cha sở ôm Mình Thánh Chúa, mấy ông biện thu dọn ít đồ thánh, tượng thánh, rồi quì trước sân nhà thờ khóc ròng, từ biệt. Cũng thế, vì tình hình an ninh thời bấy giờ, mà ở Địa Phận Qui nhơn đã có đến 10 địa sở bị xóa tên từ đó. Ai về Tòa Giám Mục Qui Nhơn mà xem, tên những địa sở ấy được khắc ghi quanh TGM như để tưởng niệm những đứa con của Địa phận nhà phải bỏ nhà ra đi lưu lạc mười phương tám hướng.
Đến địa sở Phú Hòa, có cả ba trại tản cư: Cù Và, Trung Tín, Phước Thọ, vẫn chưa được yên. Năm 1968, biến cố Mậu Thân, bà con lục tục kéo nhau sang Thu Lộ. Cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh (hiện ở nhà hưu Xuân Lộc) ôm cây “Thánh Giá Trăm Năm” của Cù Và vẫn dùng để đi Gẫm Đàng Thánh Giá và viên Đá Thánh Bàn Thờ, hôn lấy hôn để, rồi Ngài giao cho tôi: “ Anh Hòe, anh vác đi và giữ lấy, ngày nào lập lại Địa Sở Cù Và thì anh mang về”. Tôi vừa mừng vừa lo. Viên đá thì bỏ vào giỏ xách, ổn rồi. Còn thánh giá? Tôi định tháo tượng Chúa Giêsu bỏ vào giỏ xách đi cho gọn, còn thánh giá bằng gỗ thì để lại cho yên. Trù trừ mãi, cuối cùng, tôi để nguyên cây Thánh Giá ấy vác đi giữa trời. Đi qua chợ “Chồm Hổm”, thiên hạ lào xào: “Ông kia chạy giặc, hổng lo lấy cái thân, mà còn vác cây Thánh Giá đi lêu nghêu thấy phát ngán!”
Lần di tản 1975, đạt 6 tuổi, tôi tay ẳm Đạt, tay xách giỏ tượng Chúa và viên đá thánh. Về đến đất Bình Tuy cỏ le, tưởng tạm dừng chân đôi ba bữa, ai dè ở mãi đến hôm nay”.
“Tượng Thánh Giá đó. Viên đá thánh đó”. Ông đưa tay chỉ cho tôi nhìn lên bàn thờ của nhà ông.
Rồi ông kể tiếp:
“Từ ngày ấy, tôi luôn dặn mình rằng: mình đang giữ cây Thánh Giá của cả một Địa sở Cù Và mến yêu và to lớn với một thời oanh liệt. Rất quí. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu điều thánh giá muốn nói gì qua việc không ai khác, mà là tôi cất giữ. Mãi đến khi thằng Đạt nhà tôi 17 tuổi, phát bịnh động kinh, rồi u não, rồi xuất huyết não, rồi sống thực vật….cho tới hôm nay, tôi dần dần hiểu ra ý nghĩa của việc “tôi phải vác thánh giá đi qua chợ Chồm Hổm” ngày xưa, và giữ tượng Chúa Giêsu ấy cho đến bây giờ.
Nhìn con. Rồi nhìn lên Thánh Giá. Trước khi Đạt sống thực vật, tôi hay nói: “Đạt ơi, bây giờ chính con là Thánh Giá của Ba Mẹ rồi, là Chúa Giêsu của Ba Mẹ rồi. Con bình yên và vui lòng đi, vui mừng đi, vì ai được chọn làm Chúa Giêsu nằm trên Thánh Giá, ấy là người rất đặc biệt, người được Thiên Chúa chọn cách đặc biệt, Thiên Chúa thương cách đặc biệt, và cũng là người Chúa giao cho một nhiệm vụ đặc biệt: nhiệm vụ cứu rỗi các linh hồn. Con chịu những khốn khó nầy, kết hiệp với Chúa Giêsu, và xin dâng cho Chúa làm của lễ hy sinh cho các linh hồn, cho ba, cho Mẹ nữa”.
Trải qua hơn hai năm thực vật, bấy giờ nó mù rồi. Nhưng may quá, Chúa thương cách lạ, sau hơn 7 lần vô hóa chất, thấy có dấu hiệu khả quan: nói được, nghe được, ăn được… và bây giờ, đã qua 11 lần vô hóa chất rồi. Khá hơn. Tôi nói, Đạt nghe. Tôi vẫn thường nói điều Thánh Giá nói, và Đạt vẫn vui vẻ nghe điều Thánh Giá muốn nhắn gửi. Buổi sáng, hoặc tôi hoặc Mẹ nó cùng nó lần chuỗi thương xót. Buổi chiều 3 giờ, làm giờ Tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa tại giường. Mắt mù, nhưng Đạt biết chính xác 3 giờ chiều mỗi ngày. Chưa thấy Ba hay Mẹ bắt đầu là nó hối thúc”.
Không thể diễn tả được cho hết cái đau khổ của con tôi, và tôi cũng không thể nào diễn tả cho được “nguồn sức mạnh thiêng liêng” phát xuất từ Thánh Giá Chúa. Cứ mỗi lần nhìn Thánh Giá, tôi lại nhớ chuyện năm xưa Cù và -đã giao và đã nhận, rồi gẫm chuyện bây giờ, con tôi được phúc đang nằm trên Thánh Giá, đứng bên Thánh giá, có tôi và mẹ nó…”
Kể đến đây, Ông Ích rươm rướm nước mắt. Tôi tin đó là những giọt lệ hạnh phúc-hạnh phúc thật của người bằng lòng vác Thánh Giá Chúa Giêsu, để Thánh Giá Chúa Giêsu trở nên phần rỗi cho chính mình và cho nhiều người.
Dạ Tiệc Mừng Xuân Canh Dần 2010 tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:46 19/02/2010
Dạ Tiệc Mừng Xuân Canh Dần 2010 tại Sydney
Tối thứ Sáu 19/02/2010 khoảng 850 người đã đến nhà hàng Hòa Bình ở Fairfiled tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Tết Canh Dần 2010 do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với mục đích bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam và tạo cơ hội giúp cho các bậc con em hiếu thảo nhớ đến ông bà cha mẹ trong dịp Xuân về.
Xem hình dạ tiệc
Khai mạc buổi Dạ Tiệc vớI 3 hồi chiêng trống cổ truyền vang dội khắp nhà hàng và tất cả mọi người theo dõi trên màn ảnh Video Clip trình chiếu kỷ niệm 35 Năm ly hương xa xứ của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Những hình ảnh đau buồn của ngày 30/04/1975 và những cảnh tang thương của hàng triệu người vượt biển tìm Tự Do và những hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney trong suốt hơn 2 thập niên vừa qua đã và đang tiến triển trong Giáo Hội.
Sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Dương Thanh Liêm và Thầy Phó tế Đặng Đình Nên với trang phục truyền thống Việt Nam ra sân khấu chúc Tết mọi người. Cha Tuyên uý Trưởng Nguyễn Khoa Toàn dâng lời nguyện Đầu Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành ban bình an cho Cộng Đồng trong Năm Mới Canh Dần 2010 và đồng thời tất cả mọi ngưòi đều đứng lên hiệp với Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cùng hát bài Kinh Hòa Bình để được thêm tình đoàn kết gắn bó thân thương trong tình yêu Chúa Giêsu KiTô nhân dịp mừng Năm Mới.
Kế tiếp Ban Thường Vụ và các vị Trưởng Ban của Giáo Đoàn Bankstown, Cabramatta, Fairfiled, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, và Trung Tâm Bringelly lên chúc Tết. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc Tết quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và mọi được an khang thịnh vượng và bình an trong ơn Chúa và đồng ca bài Ly Rượu Mừng cùng đón Xuân hòa với tiếng Pháo vang rền trước cửa nhà hàng tạo bầu khí thêm sinh động.
Sau khi chấm dứt nghi thức khai mạc. Mc. Quỳnh Xuân và Kiên Giang giới thiệu chương trình Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Ca đoàn Monica phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody trình diễn những tiết mục Hợp Ca, Song Ca, Đơn Ca với những nhạc phẩm về Xuân: Đón Xuân, Khúc Hát Thanh Xuân, Mùa Xuân Của Mẹ, Hoa Xuân v..v..Cha Dương Thanh Liêm cũng giúp vui với 2 câu hò vọng cổ miền Nam rất mùi tạo bầu khí trong nhà hàng thêm sự ấm cúng thân thương.
Lồng vào chương trình văn nghệ, là phần chúc Tết đến các Cụ Ông Cụ Bà và các vị Cao Niên được mời lên trước sân khấu và các Bạn Trẻ đẩy xe bánh Chưng, Bánh Dầy và Dưa Hấu ra mắt mọi người với chiếc bánh Chưng rất lớn 1 thước vuông do ông bà Hiền và ông Bà Nguyễn Đức Nhân thực hiện ủng hộ buổi Dạ Tiệc. Cha Terry Chính xứ Fairfield Đại diện Tòa Giám Mục vùng phía Tây Sydney, Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và ông bà cao niên Nguyễn Văn Ẩm cùng cắt chiếc bánh Chưng, Cha Terry, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng CGVN Sydney và ông bà Lê Văn Tiệp cùng cắt Dưa Hấu sau đó quý Cha, quý Sơ phát Lộc Thánh đầu Năm Mới cho các vị cao niên để được tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa và Mẹ Maria. Trong khi đó Liên Ca Đoàn và tất cả mọi người cùng hát bài Cầu Cho Cha Mẹ để tỏ long ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục. Đặc biệt trong đêm Dạ Tiệc có phần sổ xố mua vui may mắn trong Năm Mới do ông Trần Đặng Cao điều hợp rất là náo nhiệt và hào hứng. Sau cùng ông Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng ngỏ cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Canh Dần 2010 tạo cho Cộng Đồng thêm khởi sắc và có thêm tình đoàn kết yêu thương trong dịp đầu Xuân, đặc biệt cám ơn quý vị ân nhân đã đóng góp giúp đỡ cho Cộng Đồng tổ chức đêm Dạ Tiệc được thành công và tốt đẹp. Ông cũng ngỏ lời cám ơn và tặng hoa chị Võ thị Bạch Trúc chủ nhân của nhà hàng Hòa Bình luôn giúp cho Cộng Đồng có những cơ hội tổ chức buổi tiệc. Ngoài ra đêm dạ tiệc Mừng Xuân có sự tham dự của quý Cha Mai Đào Hiền, Cha Terry Chính xứ Fairfiled, Cha Jonh Chính xứ Mariickville, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, quý Sơ Dòng Trinh Vương và ông bà Nguyễn Văn Thanh Chủ tịch Cộng Đồng Người Tự Do Tiểu Bang NSW. Diệp Hải Dung
Tối thứ Sáu 19/02/2010 khoảng 850 người đã đến nhà hàng Hòa Bình ở Fairfiled tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Tết Canh Dần 2010 do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với mục đích bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam và tạo cơ hội giúp cho các bậc con em hiếu thảo nhớ đến ông bà cha mẹ trong dịp Xuân về.
Xem hình dạ tiệc
Khai mạc buổi Dạ Tiệc vớI 3 hồi chiêng trống cổ truyền vang dội khắp nhà hàng và tất cả mọi người theo dõi trên màn ảnh Video Clip trình chiếu kỷ niệm 35 Năm ly hương xa xứ của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Những hình ảnh đau buồn của ngày 30/04/1975 và những cảnh tang thương của hàng triệu người vượt biển tìm Tự Do và những hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney trong suốt hơn 2 thập niên vừa qua đã và đang tiến triển trong Giáo Hội.
Kế tiếp Ban Thường Vụ và các vị Trưởng Ban của Giáo Đoàn Bankstown, Cabramatta, Fairfiled, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, và Trung Tâm Bringelly lên chúc Tết. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc Tết quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và mọi được an khang thịnh vượng và bình an trong ơn Chúa và đồng ca bài Ly Rượu Mừng cùng đón Xuân hòa với tiếng Pháo vang rền trước cửa nhà hàng tạo bầu khí thêm sinh động.
Sau khi chấm dứt nghi thức khai mạc. Mc. Quỳnh Xuân và Kiên Giang giới thiệu chương trình Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh, Ca đoàn Monica phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody trình diễn những tiết mục Hợp Ca, Song Ca, Đơn Ca với những nhạc phẩm về Xuân: Đón Xuân, Khúc Hát Thanh Xuân, Mùa Xuân Của Mẹ, Hoa Xuân v..v..Cha Dương Thanh Liêm cũng giúp vui với 2 câu hò vọng cổ miền Nam rất mùi tạo bầu khí trong nhà hàng thêm sự ấm cúng thân thương.
ĐGM Bắc Ninh đến các giáo xứ chúc tết giáo dân trong ba ngày đầu năm
Nguyễn Xuân Trường
21:42 19/02/2010
Đức cha Bắc Ninh mang tết đến khắp giáo xứ trong giáo phận
Tết Nguyên Đán luôn là những ngày lễ lớn đối với nhiều dân tộc Á Châu, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Tết là dịp để mọi người trở về quây quần bên cha mẹ, họ hàng, để chúc tết nhau như người Việt thường nói: Mùng một tết cha, mùng ba tết thày. Thế nhưng tết năm nay tại giáo phận Bắc Ninh thì lại khác. Ba ngày tết, tín hữu không đến tết đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, mà ngược lại, đức cha lại đi khắp giáo phận dâng lễ và chúc tết cho mọi thành phần dân Chúa. Thật là một sự đảo ngược theo cấp bậc tôn ti trật tự, nhưng đó lại chính là sự chảy xuôi của tình thương. Khắp các giáo xứ ai cũng trào dâng niềm cảm kích, cảm phục và cảm ơn đức cha. Cộng đoàn dân Chúa nơi đâu cũng hân hoan chào đón vị cha chung kính yêu của giáo phận về ăn tết với mình. Hình ảnh đức cha rời tòa giám mục đi dâng lễ và chúc tết các giáo xứ đúng là hình ảnh sống động của những cây đào, cây quất bứng rễ, rời khỏi khu vườn êm ấm để mang hương tết sắc xuân cho khắp mọi nhà.
Hình ĐGM Bắc Ninh đi thăm giáo dân trong ba ngày tết
Trong ba ngày tết đức cha đã đi dâng lễ và chúc tết từ giáo xứ nhà thờ chính tòa cho tới các giáo xứ miền núi thuộc giáo hạt Tây Bắc như Vĩnh Yên, Đồng Chương, Yên lãng, Thái Nguyên, Ngọc Lâm, rồi lại đi ngang sang các giáo xứ thuộc vùng đông bắc như Bắc Giang, Thanh Dã, Nguyệt Đức. Chưa hết, những ngày liền trước tết, đức cha đã đi các giáo xứ: Xuân Hòa, Cẩm Giang, và những ngày sau tết đức cha tiếp tục tới các giáo xứ Bâm, Tân An, Mỹ Lộc, Hữu Bằng. Có thể nói rằng: thay vì đón tết tại nhà, thì đức cha lại đón tết trên Ôtô.
Mùa xuân là mùa mang lại sự sống, mang lại niềm vui. Tết đến mọi người cầu chúc cho nhau hưởng Phúc Lộc Thọ. Và tết năm nay, dân Chúa nhiều giáo xứ trong giáo phận Bắc Ninh thực sự được hưởng dồi dào Phúc Lộc Thọ. Bởi lẽ, còn Phúc Lộc Thọ nào lớn hơn là Tình thương và Sự sống của Thiên Chúa mà Tết năm nay đức cha đem đến cho đoàn chiên của Ngài. Thế nên, khi nói vui như tết đã là vui lắm rồi, nhưng ngày tết mà có đức cha tới, thì niềm vui đã trào dâng lai láng, phải nói rằng: Vui hơn tết.
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban đức cha Cosma như một cành đào xuân độc đáo, quí giá cho cộng đoàn dân Chúa giáo phận Bắc Ninh. Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho đức cha và tiếp tục dùng đức cha như máng chuyển ơn lành cho Bắc Ninh. Để rồi, qua vị chủ chăn kính yêu, chúng ta tin rằng:
“Phúc Lộc Ơn Trời tuôn đổ mãi,
An bình, hạnh phúc chẳng hề vơi”.
Tết Nguyên Đán luôn là những ngày lễ lớn đối với nhiều dân tộc Á Châu, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Tết là dịp để mọi người trở về quây quần bên cha mẹ, họ hàng, để chúc tết nhau như người Việt thường nói: Mùng một tết cha, mùng ba tết thày. Thế nhưng tết năm nay tại giáo phận Bắc Ninh thì lại khác. Ba ngày tết, tín hữu không đến tết đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, mà ngược lại, đức cha lại đi khắp giáo phận dâng lễ và chúc tết cho mọi thành phần dân Chúa. Thật là một sự đảo ngược theo cấp bậc tôn ti trật tự, nhưng đó lại chính là sự chảy xuôi của tình thương. Khắp các giáo xứ ai cũng trào dâng niềm cảm kích, cảm phục và cảm ơn đức cha. Cộng đoàn dân Chúa nơi đâu cũng hân hoan chào đón vị cha chung kính yêu của giáo phận về ăn tết với mình. Hình ảnh đức cha rời tòa giám mục đi dâng lễ và chúc tết các giáo xứ đúng là hình ảnh sống động của những cây đào, cây quất bứng rễ, rời khỏi khu vườn êm ấm để mang hương tết sắc xuân cho khắp mọi nhà.
Hình ĐGM Bắc Ninh đi thăm giáo dân trong ba ngày tết
Trong ba ngày tết đức cha đã đi dâng lễ và chúc tết từ giáo xứ nhà thờ chính tòa cho tới các giáo xứ miền núi thuộc giáo hạt Tây Bắc như Vĩnh Yên, Đồng Chương, Yên lãng, Thái Nguyên, Ngọc Lâm, rồi lại đi ngang sang các giáo xứ thuộc vùng đông bắc như Bắc Giang, Thanh Dã, Nguyệt Đức. Chưa hết, những ngày liền trước tết, đức cha đã đi các giáo xứ: Xuân Hòa, Cẩm Giang, và những ngày sau tết đức cha tiếp tục tới các giáo xứ Bâm, Tân An, Mỹ Lộc, Hữu Bằng. Có thể nói rằng: thay vì đón tết tại nhà, thì đức cha lại đón tết trên Ôtô.
Mùa xuân là mùa mang lại sự sống, mang lại niềm vui. Tết đến mọi người cầu chúc cho nhau hưởng Phúc Lộc Thọ. Và tết năm nay, dân Chúa nhiều giáo xứ trong giáo phận Bắc Ninh thực sự được hưởng dồi dào Phúc Lộc Thọ. Bởi lẽ, còn Phúc Lộc Thọ nào lớn hơn là Tình thương và Sự sống của Thiên Chúa mà Tết năm nay đức cha đem đến cho đoàn chiên của Ngài. Thế nên, khi nói vui như tết đã là vui lắm rồi, nhưng ngày tết mà có đức cha tới, thì niềm vui đã trào dâng lai láng, phải nói rằng: Vui hơn tết.
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban đức cha Cosma như một cành đào xuân độc đáo, quí giá cho cộng đoàn dân Chúa giáo phận Bắc Ninh. Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho đức cha và tiếp tục dùng đức cha như máng chuyển ơn lành cho Bắc Ninh. Để rồi, qua vị chủ chăn kính yêu, chúng ta tin rằng:
“Phúc Lộc Ơn Trời tuôn đổ mãi,
An bình, hạnh phúc chẳng hề vơi”.
Tình người trong xã hội vô cảm:
Chu Văn
21:51 19/02/2010
Tình người trong xã hội vô cảm: đây là đề tài của chuyện tử tế tuần này của chúng tôi...
(Radio Veritas Asia 20/02/2010) - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Mới đây phóng viêng Trần Mộng Tú của báo Người Việt phát hành tại Hoa kỳ, đã cùng với chồng là một người Mỹ viếng thăm một tu viện nữ Ða Minh tại Nam Ðịnh, Việt nam. Sau đây là bài tường thuật của phóng viên Trần Mộng Tú:
"Từ Hà Nội đến Nam Ðịnh gần một trăm cây số, chúng tôi sẽ mất khoảng hai tiếng xe để đến tu viện Ða Minh thuộc Trung Lao, huyện Trực Ninh, Nam Ðịnh.
Anh Sơn tôi, thời gian gần đây đã đi đi, về về giữa thành phố Vienna, tiểu bang Virginia đến Trung Lao, Nam Ðịnh, phụ giúp các sơ dòng Ða Minh giúp nuôi các cụ già mồ côi con, và các trẻ em mồ côi cha mẹ.
Xe đến Trung Lao, gặp lúc đường đang sửa, các lối đi bị cản ngang, mặc dù anh tài xế taxi quen, đã nhiều lần chở anh Sơn tôi đến đây, vẫn phải gọi điện thoại cho một sơ trẻ đi xe gắn máy ra dẫn đường vào tu viện. Ðã có năm, sáu sơ đứng đợi chúng tôi trước cửa chính, có một vài người già đang sống ở đó cũng áo bông, áo len, co ro ra đón chúng tôi.
Khuôn viên tu viện khá rộng, nhưng cũ kỹ và không đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn cần thiết. Các sơ dòng Ða Minh tự chăn nuôi (cá, heo, gà) và trồng trọt (rau, lúa, ngô, khoai) nhưng những gặt hái này ngay cả chỉ dùng cho các sơ cũng đã thiếu hụt, nói chi đến việc phải nuôi thêm người ngoài.
Một sơ giới thiệu cho chúng tôi gia đình của ba anh em ruột, vừa mù, câm và điếc đang được các sơ nuôi. Họ chưa từng lập gia đình, họ cũng chẳng hề có một thân nhân nào khác, ngoài một người anh cũng vừa mù, vừa câm, vừa điếc nữa; ông này có vợ, có con. Nhưng sơ nói thêm, ông đó gầy ốm lắm, vì suy dinh dưỡng.
Frank, chồng tôi, đến khoác tay cả hai ông; ông anh gần bảy mươi tuổi, ông em hơn sáu mươi tuổi. Frank đứng giữa cầm tay hai ông cho hai ông xoa vuốt lên mặt mình, xong anh lại lấy hai bàn tay ôm từng mặt hai người xoa đầu xoa cổ họ, như biểu hiệu của những lời chào. Anh ôm tay quàng sang vai hai người; ba người đàn ông thân mật như ba người anh em ruột, họ bước đi vòng quanh khuôn viên tu viện. Tôi nhìn thấy giọt lệ ứa ra ở hai con mắt nhắm của người em, và nét mặt đầy xúc động của người anh.
Trong cái gió lạnh của mùa Ðông đất Bắc, mặt trời vừa lên, ánh nắng vừa đủ dịu dàng trên đầu, trên tóc, của ba người đàn ông, tôi cũng thấy mắt mình ứa lệ. "Tất cả chúng ta đều là anh em trong Chúa." Câu nói này, đang được nói lên không thành lời trong buổi sáng hôm nay. Tôi biết họ ít khi (có thể nói là chưa bao giờ) được ai chạm tay, vuốt ve như vậy. Các sơ chỉ có thể cho họ những lời dịu dàng thôi.
Tôi đi theo một sơ khác thăm các cụ già nằm ở trong buồng. Có cụ gần trăm tuổi, sống hoàn toàn vào sự chăm sóc của các sơ. Cụ có con không? Có cháu không? Có nhà không? Trả lời cho cả ba câu đó là: "Không."
Ai đó đến báo cho các sơ, ở một nơi nào đó, có một người thật già, thật bệnh, thật đói, không con cháu, thân nhân, là các sơ đón về. Cơm đâu, thuốc đâu, quần áo đâu? Những điều đó tính sau. Các sơ biết chắc chắn các sơ có một cái quỹ rất đầy và các sơ có thể mang ra phân phát cho các cụ "mồ côi con," đó là: "tình thương" của các sơ.
Ba người đàn ông vẫn tay khoác tay đi dưới vầng nắng dịu dàng. Tôi đi tìm người em gái út, chị năm nay ngoài năm mươi tuổi, trông chị tươi tắn, khỏe mạnh; các sơ cho chị mặc ấm áp, tươm tất; chị tên Hồng. Tôi cầm tay chị Hồng hỏi han, chị cười, nhưng chỉ u ơ, gật lắc. Chị cứ nắm chặt tay tôi cho đến khi tôi từ giã về, nhất định chị không buông ra, thậm chí chị còn lôi tôi về phía cổng như muốn cùng đi với tôi.
Sơ Liên cho tôi biết, chị mù 90%, nên ban ngày, có nắng, chị có thể nhìn được lờ mờ. Có ngày chị dắt hai anh đi chơi, buổi chiều ập xuống, bóng tối phủ nốt 10% còn lại, chị không biết đường về. Tu viện phải phái người đi tìm.
Tôi cầm cả hai tay chị dỗ dành mãi, hẹn chị tôi sẽ trở lại, sẽ thế này, sẽ thế kia (toàn là hứa mơ hồ, ngay cả cho chính mình,) chị mới chịu buông tay tôi ra. Tôi ôm chị rất khẽ, như sợ phải ôm một sự thật không vui.
Frank đang chia tay hai người anh em mới của mình, Frank giỏi lắm, anh buông họ ra và nói: "Ðã đến lúc tôi phải đi," và anh không tỏ dấu bịn rịn. Lúc lên xe anh nói với tôi, mình phải làm cho nhanh, càng chần chừ họ càng buồn. Mình làm nhanh, họ biết là mình bắt buộc phải hành động như vậy.
Chúng tôi lên xe sang một địa điểm thứ hai của các sơ cũng thuộc dòng Ða Minh. Ở đây có hai khu nhà. Khu thứ nhất nuôi người già, cũng tương tự như khu chúng tôi vừa thăm. Các cụ ở đây có cụ ngoài tám mươi, lưng cong như con tôm, nhưng vẫn đi lại trong sân, vẫn xâu tràng hạt để phụ giúp chi thu cho các sơ. Một cụ ngoài tám mươi, vừa thấm nước mắt vừa nói, chồng con cụ chết hết vì nạn đói Ất Dậu, không biết tại sao mà chỉ có mình cụ sống. Tôi chẳng biết trả lời cụ thế nào, đó là bất hạnh hay may mắn! Ở phòng khác có cụ cả trăm tuổi, nằm hắt hiu một góc buồng, chờ sơ đổ sữa, chờ sơ làm vệ sinh.
Khu thứ hai đi cách một cái sân rộng và sang hẳn một tầng nhà khác, nơi nuôi bốn mươi em mồ côi. Các em mồ côi này đặc biệt lắm, các em vẫn có cha có mẹ. Cha các em chưa hẳn đã chết, họ là nạn nhân của bệnh HIV hay là nạn nhân của ma túy. Cha các em biến mất trong đời sống các em, bay vèo như chiếc lá cuối thu. Mẹ các em buổi sáng thả các em vào tu viện, các sơ cho ăn, cho ngủ, dạy học. Có bà mẹ trả cho nhà dòng năm, bảy ngàn một ngày (mười tám ngàn bằng một Mỹ kim,) có bà mẹ chẳng trả đồng nào.
Chúng tôi bước vào một căn buồng khá rộng. Lúc đó, ở một góc phòng, có hơn hai mươi em đang ngủ trưa, (hôm nay trưa Thứ Bảy, có em được về nhà) chúng nằm cạnh nhau, xếp thành hai hàng, bên dưới chúng là một cái vỉ tre, trên trải chiếu, chúng co ro, không có chăn.
Hôm nay anh Sơn tôi đưa chúng tôi đến thăm trả tiền cho bốn mươi tấm nệm, bốn mươi cái chăn anh đã đặt. Sơ chăm sóc các em còn rất trẻ, chắc mới trên hai mươi, sơ xưng con với chúng tôi. Sơ chỉ những bức tranh vẽ trên tường, tranh vẽ con thỏ, con sóc, Bạch Tuyết và bẩy chú lùn rất đẹp. Sơ nói, con vẽ đó, các em không có đồ chơi, con vẽ cho các em xem!
Sơ dắt chúng tôi ra sân, chỉ cho tôi các phòng trống, cũ kỹ, gần như bỏ không, vì không có phương tiện tu sửa, nước không có thì không dùng phòng được nữa. Ở một góc sân, sát buồng của các em, có năm sáu cái "bô" cho các em làm vệ sinh; buổi sáng sơ xếp ra, buổi chiều sơ đem đi rửa.
Tôi vừa nghe Sơ nói chuyện, vừa nhìn khuôn mặt còn rất trẻ của sơ, mấy cái mụn trứng cá lấm tấm, nụ cười tươi và dung dị như hoa cúc trắng, tôi thấy thật xúc động. Phải có lý tưởng lắm, yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân lắm, mới hiến cả tuổi trẻ của mình ở một chốn xa xôi như thế này, làm một công việc bác ái, cao cả như thế này. Trông bên ngoài chẳng có gì là vĩ đại cả, nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là người tuổi trẻ. Tuổi trẻ phòng trà, tuổi trẻ phóng xe, tuổi trẻ thuốc lắc, tuổi trẻ rượu mạnh, tuổi trẻ kiếm tiền bằng đủ mọi cách, tuổi trẻ phung phí đời mình, như sáng mai sẽ chết! Tôi nhìn tuổi trẻ của sơ không biết nói lời gì, cho xứng.
Ngày còn nhỏ, đi học, thỉnh thoảng trường Công giáo hay tổ chức cho đi thăm viện mồ côi. Tôi hiểu, mồ côi có nghĩa là cha mẹ mình mất từ khi mình còn rất bé, không có họ hàng giơ tay ra vớt nên mình phải vào viện mồ côi. Bây giờ tôi được biết thêm, người ta bất cứ tuổi nào, nếu không có ai thân thích cũng có thể gọi là mồ côi như các cụ đang sống ở trong bàn tay săn sóc của các sơ Ða Minh, các cụ "mồ côi con."
Cũng thật may, trên trái đất này, vẫn còn những con người tốt đẹp, còn có những tấm lòng thơm hơn cả hương hoa của các sơ, các ni cô. Thánh đường có bị đạp đổ, Thánh giá có bị kéo xuống, tăng ni có bị đuổi ra khỏi chùa, thì những trẻ em mồ côi cha mẹ, những người già mồ côi con cái, vẫn còn một chỗ dung thân".
Bài tường thuật trên đây của phóng viên Trần Mộng Tú hẳn không phải là bài viết đầu tiên và duy nhứt về các hoạt động từ thiện và bác ái của các nữ tu Việt nam nói riêng và của Giáo hội Công giáo tại Việt nam nói chung. Từ Bắc chí Nam, ở đâu có các tu sĩ thì ở đó có những bàn tay luôn biết đưa ra để băng bó các vết thương, xoa dịu nỗi khổ đau của người đồng loại.
Cũng may, trong một xã hội mà nhiều người cho là vô cảm, vì được xây dựng trên hận thù giai cấp và chủ trương "sống chết mặc bay, mạnh ai nấy sống", vẫn còn một chỗ dung thân "cho các trẻ em mồ côi cha mẹ, cho những người già mô côi con cái".
Chúng tôi xin tạm ngưng chuyện tử tế tuần này tại đây. Xin thân ái chào quý vị và các bạn và hẹn gặp lại vào thứ Bảy tuần sau.
Chu Văn
(Radio Veritas Asia 20/02/2010) - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Mới đây phóng viêng Trần Mộng Tú của báo Người Việt phát hành tại Hoa kỳ, đã cùng với chồng là một người Mỹ viếng thăm một tu viện nữ Ða Minh tại Nam Ðịnh, Việt nam. Sau đây là bài tường thuật của phóng viên Trần Mộng Tú:
"Từ Hà Nội đến Nam Ðịnh gần một trăm cây số, chúng tôi sẽ mất khoảng hai tiếng xe để đến tu viện Ða Minh thuộc Trung Lao, huyện Trực Ninh, Nam Ðịnh.
Anh Sơn tôi, thời gian gần đây đã đi đi, về về giữa thành phố Vienna, tiểu bang Virginia đến Trung Lao, Nam Ðịnh, phụ giúp các sơ dòng Ða Minh giúp nuôi các cụ già mồ côi con, và các trẻ em mồ côi cha mẹ.
Xe đến Trung Lao, gặp lúc đường đang sửa, các lối đi bị cản ngang, mặc dù anh tài xế taxi quen, đã nhiều lần chở anh Sơn tôi đến đây, vẫn phải gọi điện thoại cho một sơ trẻ đi xe gắn máy ra dẫn đường vào tu viện. Ðã có năm, sáu sơ đứng đợi chúng tôi trước cửa chính, có một vài người già đang sống ở đó cũng áo bông, áo len, co ro ra đón chúng tôi.
Khuôn viên tu viện khá rộng, nhưng cũ kỹ và không đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn cần thiết. Các sơ dòng Ða Minh tự chăn nuôi (cá, heo, gà) và trồng trọt (rau, lúa, ngô, khoai) nhưng những gặt hái này ngay cả chỉ dùng cho các sơ cũng đã thiếu hụt, nói chi đến việc phải nuôi thêm người ngoài.
Một sơ giới thiệu cho chúng tôi gia đình của ba anh em ruột, vừa mù, câm và điếc đang được các sơ nuôi. Họ chưa từng lập gia đình, họ cũng chẳng hề có một thân nhân nào khác, ngoài một người anh cũng vừa mù, vừa câm, vừa điếc nữa; ông này có vợ, có con. Nhưng sơ nói thêm, ông đó gầy ốm lắm, vì suy dinh dưỡng.
Frank, chồng tôi, đến khoác tay cả hai ông; ông anh gần bảy mươi tuổi, ông em hơn sáu mươi tuổi. Frank đứng giữa cầm tay hai ông cho hai ông xoa vuốt lên mặt mình, xong anh lại lấy hai bàn tay ôm từng mặt hai người xoa đầu xoa cổ họ, như biểu hiệu của những lời chào. Anh ôm tay quàng sang vai hai người; ba người đàn ông thân mật như ba người anh em ruột, họ bước đi vòng quanh khuôn viên tu viện. Tôi nhìn thấy giọt lệ ứa ra ở hai con mắt nhắm của người em, và nét mặt đầy xúc động của người anh.
Trong cái gió lạnh của mùa Ðông đất Bắc, mặt trời vừa lên, ánh nắng vừa đủ dịu dàng trên đầu, trên tóc, của ba người đàn ông, tôi cũng thấy mắt mình ứa lệ. "Tất cả chúng ta đều là anh em trong Chúa." Câu nói này, đang được nói lên không thành lời trong buổi sáng hôm nay. Tôi biết họ ít khi (có thể nói là chưa bao giờ) được ai chạm tay, vuốt ve như vậy. Các sơ chỉ có thể cho họ những lời dịu dàng thôi.
Tôi đi theo một sơ khác thăm các cụ già nằm ở trong buồng. Có cụ gần trăm tuổi, sống hoàn toàn vào sự chăm sóc của các sơ. Cụ có con không? Có cháu không? Có nhà không? Trả lời cho cả ba câu đó là: "Không."
Ai đó đến báo cho các sơ, ở một nơi nào đó, có một người thật già, thật bệnh, thật đói, không con cháu, thân nhân, là các sơ đón về. Cơm đâu, thuốc đâu, quần áo đâu? Những điều đó tính sau. Các sơ biết chắc chắn các sơ có một cái quỹ rất đầy và các sơ có thể mang ra phân phát cho các cụ "mồ côi con," đó là: "tình thương" của các sơ.
Ba người đàn ông vẫn tay khoác tay đi dưới vầng nắng dịu dàng. Tôi đi tìm người em gái út, chị năm nay ngoài năm mươi tuổi, trông chị tươi tắn, khỏe mạnh; các sơ cho chị mặc ấm áp, tươm tất; chị tên Hồng. Tôi cầm tay chị Hồng hỏi han, chị cười, nhưng chỉ u ơ, gật lắc. Chị cứ nắm chặt tay tôi cho đến khi tôi từ giã về, nhất định chị không buông ra, thậm chí chị còn lôi tôi về phía cổng như muốn cùng đi với tôi.
Sơ Liên cho tôi biết, chị mù 90%, nên ban ngày, có nắng, chị có thể nhìn được lờ mờ. Có ngày chị dắt hai anh đi chơi, buổi chiều ập xuống, bóng tối phủ nốt 10% còn lại, chị không biết đường về. Tu viện phải phái người đi tìm.
Tôi cầm cả hai tay chị dỗ dành mãi, hẹn chị tôi sẽ trở lại, sẽ thế này, sẽ thế kia (toàn là hứa mơ hồ, ngay cả cho chính mình,) chị mới chịu buông tay tôi ra. Tôi ôm chị rất khẽ, như sợ phải ôm một sự thật không vui.
Frank đang chia tay hai người anh em mới của mình, Frank giỏi lắm, anh buông họ ra và nói: "Ðã đến lúc tôi phải đi," và anh không tỏ dấu bịn rịn. Lúc lên xe anh nói với tôi, mình phải làm cho nhanh, càng chần chừ họ càng buồn. Mình làm nhanh, họ biết là mình bắt buộc phải hành động như vậy.
Chúng tôi lên xe sang một địa điểm thứ hai của các sơ cũng thuộc dòng Ða Minh. Ở đây có hai khu nhà. Khu thứ nhất nuôi người già, cũng tương tự như khu chúng tôi vừa thăm. Các cụ ở đây có cụ ngoài tám mươi, lưng cong như con tôm, nhưng vẫn đi lại trong sân, vẫn xâu tràng hạt để phụ giúp chi thu cho các sơ. Một cụ ngoài tám mươi, vừa thấm nước mắt vừa nói, chồng con cụ chết hết vì nạn đói Ất Dậu, không biết tại sao mà chỉ có mình cụ sống. Tôi chẳng biết trả lời cụ thế nào, đó là bất hạnh hay may mắn! Ở phòng khác có cụ cả trăm tuổi, nằm hắt hiu một góc buồng, chờ sơ đổ sữa, chờ sơ làm vệ sinh.
Khu thứ hai đi cách một cái sân rộng và sang hẳn một tầng nhà khác, nơi nuôi bốn mươi em mồ côi. Các em mồ côi này đặc biệt lắm, các em vẫn có cha có mẹ. Cha các em chưa hẳn đã chết, họ là nạn nhân của bệnh HIV hay là nạn nhân của ma túy. Cha các em biến mất trong đời sống các em, bay vèo như chiếc lá cuối thu. Mẹ các em buổi sáng thả các em vào tu viện, các sơ cho ăn, cho ngủ, dạy học. Có bà mẹ trả cho nhà dòng năm, bảy ngàn một ngày (mười tám ngàn bằng một Mỹ kim,) có bà mẹ chẳng trả đồng nào.
Chúng tôi bước vào một căn buồng khá rộng. Lúc đó, ở một góc phòng, có hơn hai mươi em đang ngủ trưa, (hôm nay trưa Thứ Bảy, có em được về nhà) chúng nằm cạnh nhau, xếp thành hai hàng, bên dưới chúng là một cái vỉ tre, trên trải chiếu, chúng co ro, không có chăn.
Hôm nay anh Sơn tôi đưa chúng tôi đến thăm trả tiền cho bốn mươi tấm nệm, bốn mươi cái chăn anh đã đặt. Sơ chăm sóc các em còn rất trẻ, chắc mới trên hai mươi, sơ xưng con với chúng tôi. Sơ chỉ những bức tranh vẽ trên tường, tranh vẽ con thỏ, con sóc, Bạch Tuyết và bẩy chú lùn rất đẹp. Sơ nói, con vẽ đó, các em không có đồ chơi, con vẽ cho các em xem!
Sơ dắt chúng tôi ra sân, chỉ cho tôi các phòng trống, cũ kỹ, gần như bỏ không, vì không có phương tiện tu sửa, nước không có thì không dùng phòng được nữa. Ở một góc sân, sát buồng của các em, có năm sáu cái "bô" cho các em làm vệ sinh; buổi sáng sơ xếp ra, buổi chiều sơ đem đi rửa.
Tôi vừa nghe Sơ nói chuyện, vừa nhìn khuôn mặt còn rất trẻ của sơ, mấy cái mụn trứng cá lấm tấm, nụ cười tươi và dung dị như hoa cúc trắng, tôi thấy thật xúc động. Phải có lý tưởng lắm, yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân lắm, mới hiến cả tuổi trẻ của mình ở một chốn xa xôi như thế này, làm một công việc bác ái, cao cả như thế này. Trông bên ngoài chẳng có gì là vĩ đại cả, nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là người tuổi trẻ. Tuổi trẻ phòng trà, tuổi trẻ phóng xe, tuổi trẻ thuốc lắc, tuổi trẻ rượu mạnh, tuổi trẻ kiếm tiền bằng đủ mọi cách, tuổi trẻ phung phí đời mình, như sáng mai sẽ chết! Tôi nhìn tuổi trẻ của sơ không biết nói lời gì, cho xứng.
Ngày còn nhỏ, đi học, thỉnh thoảng trường Công giáo hay tổ chức cho đi thăm viện mồ côi. Tôi hiểu, mồ côi có nghĩa là cha mẹ mình mất từ khi mình còn rất bé, không có họ hàng giơ tay ra vớt nên mình phải vào viện mồ côi. Bây giờ tôi được biết thêm, người ta bất cứ tuổi nào, nếu không có ai thân thích cũng có thể gọi là mồ côi như các cụ đang sống ở trong bàn tay săn sóc của các sơ Ða Minh, các cụ "mồ côi con."
Cũng thật may, trên trái đất này, vẫn còn những con người tốt đẹp, còn có những tấm lòng thơm hơn cả hương hoa của các sơ, các ni cô. Thánh đường có bị đạp đổ, Thánh giá có bị kéo xuống, tăng ni có bị đuổi ra khỏi chùa, thì những trẻ em mồ côi cha mẹ, những người già mồ côi con cái, vẫn còn một chỗ dung thân".
Bài tường thuật trên đây của phóng viên Trần Mộng Tú hẳn không phải là bài viết đầu tiên và duy nhứt về các hoạt động từ thiện và bác ái của các nữ tu Việt nam nói riêng và của Giáo hội Công giáo tại Việt nam nói chung. Từ Bắc chí Nam, ở đâu có các tu sĩ thì ở đó có những bàn tay luôn biết đưa ra để băng bó các vết thương, xoa dịu nỗi khổ đau của người đồng loại.
Cũng may, trong một xã hội mà nhiều người cho là vô cảm, vì được xây dựng trên hận thù giai cấp và chủ trương "sống chết mặc bay, mạnh ai nấy sống", vẫn còn một chỗ dung thân "cho các trẻ em mồ côi cha mẹ, cho những người già mô côi con cái".
Chúng tôi xin tạm ngưng chuyện tử tế tuần này tại đây. Xin thân ái chào quý vị và các bạn và hẹn gặp lại vào thứ Bảy tuần sau.
Chu Văn
Giáo phận Bắc Ninh dâng lễ giỗ đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng
Nguyễn Xuân Trường
22:42 19/02/2010
Giáo phận Bắc Ninh dâng lễ giỗ đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng
Tối ngày 19.2.2010 (ngày 6 tết Canh Dần), tại nhà thờ chính tòa Bắc Ninh, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã chủ sự thánh lễ nhân ngày giỗ đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng. Có hơn 20 linh mục từ nhiều giáo xứ trong giáo phận đồng tế với đức cha. Đông đảo tu sĩ nam nữ và giáo dân tham dự lễ giỗ ngồi chật kín nhà thờ chính tòa. Trong số này phải kể đến một số linh mục nghĩa tử và thân nhân của đức cha. Đây là lần đầu tiên lễ giỗ đức cha Đaminh được tổ chức ở cấp giáo phận.
Đức cha Đaminh được tấn phong giám mục thầm lặng nên ít người biết đến. Mọi người chỉ được biết rõ khi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám quản Bắc Ninh đã công bố công khai đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng tại nhà thờ chính tòa. Hiện đức cha Đaminh đã chính thức có tên trong danh sách các giám mục Việt Nam trong cuốn sách “Dấu Ấn 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” do Ủy Ban Văn Hóa thuộc HĐGM.VN xuất bản nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 350 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (09.09.1659 - 09.09.2009).
Đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng sinh ngày 15.3.1921 tại giáo xứ Tử Nê. Ngài luôn là một chủng sinh xuất sắc và được truyền chức linh mục khi mới 24 tuổi vào ngày 24.12.1945 tại Bắc Ninh.
Biến cố năm 1954, nhiều linh mục trẻ Bắc Ninh di cư vào miền Nam, cha Đaminh Đinh Huy Quảng ở lại cùng với đức cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn coi sóc giáo phận. Rồi qua các đời đức giám mục giám quản Phêrô Khuất Văn Tạo, đức giám mục Phaolô Phạm Đình Tụng, cha Đaminh luôn là cánh tay phải trợ giúp đắc lực các vị chủ chăn điều hành, coi sóc và phát triển giáo phận. Cha Đaminh có tầm nhìn xa trông rộng, ngài đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nhân sự cho ban hành giáo và chủng sinh linh mục giáo phận trong những giai đoạn cực kì gian khó. Chính nhờ có ngài, mà một lớp 7 linh mục được truyền chức thầm lặng vào đêm ngày 16.9.1974, trong số này có đức cố giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến.
Cha Đaminh lần lượt thực thi các cương vị Cha xứ, Giám đốc tiểu chủng viện, linh mục Tổng đại diện giáo phận.
Ngày 7.5.1975, đức giám mục Phaolô Phạm Đình Tụng đã quyết định phong chức giám mục cho cha Tổng đại diện Đaminh. Đức cha Đaminh lấy khẩu hiệu giám mục trích từ thư của Thánh Phaolô: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7)
Ngày 20.7.1975, đức cha Đaminh bị trục xuất khỏi tòa giám mục Bắc Ninh và bị quản chế tại giáo xứ Đại Lãm, Lục Nam, Bắc Giang.
Ngày 28.01.1992, sau gần 3 năm bị tai biến não, đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng, vị giám mục chưa một lần được dâng thánh lễ đại triều, đã từ giã cõi đời đầy bi hùng tại Giáo xứ Đại Lãm, sau 17 năm trời bị quản chế và cư trú bắt buộc. Phần mộ của ngài hiện đang nằm khiêm tốn trong nghĩa trang giáo xứ Đại Lãm.
Suốt một đời dâng hiến, đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng đã sống một cuộc đời đạm bạc khó nghèo với bản thân, nhưng lại quảng đại rộng rãi với người khác. Ngài đã coi sóc nhiều giáo xứ khác nhau. Và ngài cũng luôn được những nhân viên an ninh của nhà cầm quyền theo dõi “coi sóc” một cách đặc biệt tại giáo xứ, tại nơi bị quản chế và cả trong nhà tù. Trong sứ mạng cộng tác với các đức cha coi sóc giáo phận, người ta thấy nơi đức cha Đaminh một tầm nhìn xa trông rộng, một sự hiểu biết uyên thâm, một trái tim nhân hậu yêu thương. Ngài đặc biệt chú trọng đào tạo nhân sự và gắng sức hội nhập đức tin vào văn hóa dân gian bằng việc sáng tác nhiều kinh nguyện, ca vãn, dâng hoa… theo nhịp điệu văn vần, thơ vè dân gian, đi sâu vào lòng mọi tín hữu.
Trong bài giảng, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã sánh ví bản thân mình chỉ là một chú lùn so với người khổng lồ là đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng.
Nhân ngày giỗ, chúng ta cầu nguyện cho đức cha Đaminh, và cũng xin ngài cầu nguyện cho chúng ta noi gương ngài, dám dấn thân vượt mọi cám dỗ và gian khó, để viết tiếp những trang sử hào hùng cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và giáo phận Bắc Ninh nói riêng.
Đức cha Đaminh được tấn phong giám mục thầm lặng nên ít người biết đến. Mọi người chỉ được biết rõ khi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám quản Bắc Ninh đã công bố công khai đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng tại nhà thờ chính tòa. Hiện đức cha Đaminh đã chính thức có tên trong danh sách các giám mục Việt Nam trong cuốn sách “Dấu Ấn 350 năm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” do Ủy Ban Văn Hóa thuộc HĐGM.VN xuất bản nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 350 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (09.09.1659 - 09.09.2009).
Đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng sinh ngày 15.3.1921 tại giáo xứ Tử Nê. Ngài luôn là một chủng sinh xuất sắc và được truyền chức linh mục khi mới 24 tuổi vào ngày 24.12.1945 tại Bắc Ninh.
Cha Đaminh lần lượt thực thi các cương vị Cha xứ, Giám đốc tiểu chủng viện, linh mục Tổng đại diện giáo phận.
Ngày 7.5.1975, đức giám mục Phaolô Phạm Đình Tụng đã quyết định phong chức giám mục cho cha Tổng đại diện Đaminh. Đức cha Đaminh lấy khẩu hiệu giám mục trích từ thư của Thánh Phaolô: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,7)
Ngày 20.7.1975, đức cha Đaminh bị trục xuất khỏi tòa giám mục Bắc Ninh và bị quản chế tại giáo xứ Đại Lãm, Lục Nam, Bắc Giang.
Suốt một đời dâng hiến, đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng đã sống một cuộc đời đạm bạc khó nghèo với bản thân, nhưng lại quảng đại rộng rãi với người khác. Ngài đã coi sóc nhiều giáo xứ khác nhau. Và ngài cũng luôn được những nhân viên an ninh của nhà cầm quyền theo dõi “coi sóc” một cách đặc biệt tại giáo xứ, tại nơi bị quản chế và cả trong nhà tù. Trong sứ mạng cộng tác với các đức cha coi sóc giáo phận, người ta thấy nơi đức cha Đaminh một tầm nhìn xa trông rộng, một sự hiểu biết uyên thâm, một trái tim nhân hậu yêu thương. Ngài đặc biệt chú trọng đào tạo nhân sự và gắng sức hội nhập đức tin vào văn hóa dân gian bằng việc sáng tác nhiều kinh nguyện, ca vãn, dâng hoa… theo nhịp điệu văn vần, thơ vè dân gian, đi sâu vào lòng mọi tín hữu.
Trong bài giảng, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã sánh ví bản thân mình chỉ là một chú lùn so với người khổng lồ là đức cha Đaminh Đinh Huy Quảng.
Nhân ngày giỗ, chúng ta cầu nguyện cho đức cha Đaminh, và cũng xin ngài cầu nguyện cho chúng ta noi gương ngài, dám dấn thân vượt mọi cám dỗ và gian khó, để viết tiếp những trang sử hào hùng cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và giáo phận Bắc Ninh nói riêng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mứt đắng
Gioan Vinh
09:33 19/02/2010
MỨT ĐẮNG
Này này anh ăn Tết có vui không?
Câu hỏi lạ, đã là vui như Tết
Sao còn hỏi Tết đến vui hay buồn
Ừ thì Tết, nhưng ngày vui ngày buồn, thấm mệt.
Ngước nhìn lên, Thánh Giá Người còn đổ sập,
Mở e-mail, đọc tin muốn khóc đất lành.
Có những người đi dáng người như cúi rạp
(Lợi mà chi, danh mà chi rồi cũng vút qua nhanh).
Tết dân nghèo chìa tay nơi phố chợ
Tết quyền uy chớp nháy những ánh đèn
Tết suy tư mắt buồn người mục tử
Tết hả hê kẻ được mướn chăn chiên.
Miếng mứt đường bỗng thành chua và rất đắng.
Như những lời “đối thoại” được bọc nhung.
Hạt dưa nhạt màu không ai buồn cắn.
Bánh chưng dày biết có phải “nhân trung”?
Mồng bốn Tết ăn chay dọn lòng mùa cứu độ.
Màn nhà thờ như được xé làm đôi.
Chia nỗi đau cùng dân thánh của Người.
Mùa chay đến trước rồi, từ những ngày thống khổ.
Rồi cũng qua những ngày xuân mai nở
Hoa mai vàng rụng xuống khóc ven đường.
Nếu ngày mai Giuđa hiên ngang vào hôn chủ
Biết ai còn vội tuốt những thanh gươm?
Chúa dạy con “Hãy tra gươm vào vỏ”,
Nhưng cũng rằng “Hãy đứng dậy ngẩng lên”.
Đường bình an đi lên từ gian khổ,
Khắc ghi Lời “Ai vì Ta mà thân ấy dám quên”.
Này này anh ăn Tết có vui không?
Câu hỏi lạ, đã là vui như Tết
Sao còn hỏi Tết đến vui hay buồn
Ừ thì Tết, nhưng ngày vui ngày buồn, thấm mệt.
Ngước nhìn lên, Thánh Giá Người còn đổ sập,
Mở e-mail, đọc tin muốn khóc đất lành.
Có những người đi dáng người như cúi rạp
(Lợi mà chi, danh mà chi rồi cũng vút qua nhanh).
Tết dân nghèo chìa tay nơi phố chợ
Tết quyền uy chớp nháy những ánh đèn
Tết suy tư mắt buồn người mục tử
Tết hả hê kẻ được mướn chăn chiên.
Miếng mứt đường bỗng thành chua và rất đắng.
Như những lời “đối thoại” được bọc nhung.
Hạt dưa nhạt màu không ai buồn cắn.
Bánh chưng dày biết có phải “nhân trung”?
Mồng bốn Tết ăn chay dọn lòng mùa cứu độ.
Màn nhà thờ như được xé làm đôi.
Chia nỗi đau cùng dân thánh của Người.
Mùa chay đến trước rồi, từ những ngày thống khổ.
Rồi cũng qua những ngày xuân mai nở
Hoa mai vàng rụng xuống khóc ven đường.
Nếu ngày mai Giuđa hiên ngang vào hôn chủ
Biết ai còn vội tuốt những thanh gươm?
Chúa dạy con “Hãy tra gươm vào vỏ”,
Nhưng cũng rằng “Hãy đứng dậy ngẩng lên”.
Đường bình an đi lên từ gian khổ,
Khắc ghi Lời “Ai vì Ta mà thân ấy dám quên”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hướng dẫn cách xem và download 15 chặng Đàng Thánh Giá
Đồng Văn Vượng
01:32 19/02/2010
Bài này xin giới thiệu với quý cha và anh chị em cách xem và cách download 15 chặng Đàng Thánh Giá của VietCatholic
Cách xem:
Chương trình chặng đàng Thánh Giá có thể vào bằng cách chọn menu Vietnamese trên trang chính của VietCatholic như hình bên.
Chương trình chặng đàng Thánh Giá có thể vào bằng cách đánh trực tiếp địa chỉ: http://vietcatholic.net/slstationsofcross/default.aspx trên tất cả các loại browsers: Internet Explorer, Fire Fox, Google Chrome.. .
Nếu trên máy quý cha và anh chị em đã cài đặt Silverlight thì chương trình sẽ thực hiện ngay, nếu chưa có Silverlight thì khi vào xem các video của VietCatholic, các browsers (Internet Explorer, Fire Fox, Google Chrome.. .) sẽ yêu cầu quý cha và anh chị em cài đặt Silverlight. Cứ nhấn vào nút Silverlight và theo dõi các chỉ dẫn trên màn hình là làm được.
Nếu vì lý do nào đó mà không thể cài đặt Silverlight thì xin chia buồn cùng quý cha và anh chị em. Máy yếu quá không cài đặt nổi Silverlight.
Tuy nhiên, trong trường hợp đó cũng không nên tuyệt vọng. Quý cha và anh chị em có thể xem qua YouTube bằng cách nhấn vào những dòng link sau đây:
Lời Nói Đầu http://www.youtube.com/watch?v=Au5Hg0iWX3k
Chặng Thứ 1 http://www.youtube.com/watch?v=9EtB2oVmuHs
Chặng Thứ 2 http://www.youtube.com/watch?v=LqWzWDRURZo
Chặng Thứ 3 http://www.youtube.com/watch?v=9FYN-la0p4g
Chặng Thứ 4 http://www.youtube.com/watch?v=uf2bUrbkpBc
Chặng Thứ 5 http://www.youtube.com/watch?v=zRa-MdM4YUg
Chặng Thứ 6 http://www.youtube.com/watch?v=yvSscgmG1zY
Chặng Thứ 7 http://www.youtube.com/watch?v=9kGMuPiBRxM
Chặng Thứ 8 http://www.youtube.com/watch?v=q4z-GUUMqSI
Chặng Thứ 9 http://www.youtube.com/watch?v=lr42i_69fks
Chặng Thứ 10 http://www.youtube.com/watch?v=_fqotePLj2w
Chặng Thứ 11 http://www.youtube.com/watch?v=89kf1bhpl-0
Chặng Thứ 12 http://www.youtube.com/watch?v=rZaHTyyDcx4
Chặng Thứ 13 http://www.youtube.com/watch?v=JSA2rLCXAm4
Chặng Thứ 14 http://www.youtube.com/watch?v=DhEzzjHF-sI
Chặng Thứ 15 http://www.youtube.com/watch?v=FnCpMsaOAkg
Cách download:
Trên nguyên tắc, quý cha và anh chị em có thể download bất cứ video nào trên Internet. Có rất nhiều software giúp làm điều đó rất đơn giản. Tuy nhiên, xin đừng download trực tiếp từ VietCatholic vì VietCatholic có thể bị phạt tội nghiệp.
Cách dễ nhất là làm như sau:
1) Bước 1: Cài đặt chương trình Real Player. Real Player có hai loại: Real Player Basic và Real Player Plus. Loại sau phải trả tiền. Loại Real Player Basic thì free và chúng ta cũng chỉ cần cái loại free này là đủ.
a) Quý cha và anh chị em download Real Player Basic ở đây: http://www.real.com/realplayer/free-media-player
b) Khi cài đặt thì chọn như hình bên.
2) Bước 2: vào xem một Chặng Đàng Thánh Giá trong You Tube (xin xem các dòng links ở trên).
3) Khi nút Download This Video hiện ra thì nhấn vào đó là xong.
Chú ý: Real Player Basic cũng có feature cho ta chuyển đổi từ dạng Video này sang dạng Video khác.
Cách xem:
Chương trình chặng đàng Thánh Giá có thể vào bằng cách chọn menu Vietnamese trên trang chính của VietCatholic như hình bên.
Chương trình chặng đàng Thánh Giá có thể vào bằng cách đánh trực tiếp địa chỉ: http://vietcatholic.net/slstationsofcross/default.aspx trên tất cả các loại browsers: Internet Explorer, Fire Fox, Google Chrome.. .
Nếu trên máy quý cha và anh chị em đã cài đặt Silverlight thì chương trình sẽ thực hiện ngay, nếu chưa có Silverlight thì khi vào xem các video của VietCatholic, các browsers (Internet Explorer, Fire Fox, Google Chrome.. .) sẽ yêu cầu quý cha và anh chị em cài đặt Silverlight. Cứ nhấn vào nút Silverlight và theo dõi các chỉ dẫn trên màn hình là làm được.
Nếu vì lý do nào đó mà không thể cài đặt Silverlight thì xin chia buồn cùng quý cha và anh chị em. Máy yếu quá không cài đặt nổi Silverlight.
Tuy nhiên, trong trường hợp đó cũng không nên tuyệt vọng. Quý cha và anh chị em có thể xem qua YouTube bằng cách nhấn vào những dòng link sau đây:
Lời Nói Đầu http://www.youtube.com/watch?v=Au5Hg0iWX3k
Chặng Thứ 1 http://www.youtube.com/watch?v=9EtB2oVmuHs
Chặng Thứ 2 http://www.youtube.com/watch?v=LqWzWDRURZo
Chặng Thứ 3 http://www.youtube.com/watch?v=9FYN-la0p4g
Chặng Thứ 4 http://www.youtube.com/watch?v=uf2bUrbkpBc
Chặng Thứ 5 http://www.youtube.com/watch?v=zRa-MdM4YUg
Chặng Thứ 6 http://www.youtube.com/watch?v=yvSscgmG1zY
Chặng Thứ 7 http://www.youtube.com/watch?v=9kGMuPiBRxM
Chặng Thứ 8 http://www.youtube.com/watch?v=q4z-GUUMqSI
Chặng Thứ 9 http://www.youtube.com/watch?v=lr42i_69fks
Chặng Thứ 10 http://www.youtube.com/watch?v=_fqotePLj2w
Chặng Thứ 11 http://www.youtube.com/watch?v=89kf1bhpl-0
Chặng Thứ 12 http://www.youtube.com/watch?v=rZaHTyyDcx4
Chặng Thứ 13 http://www.youtube.com/watch?v=JSA2rLCXAm4
Chặng Thứ 14 http://www.youtube.com/watch?v=DhEzzjHF-sI
Chặng Thứ 15 http://www.youtube.com/watch?v=FnCpMsaOAkg
Cách download:
Trên nguyên tắc, quý cha và anh chị em có thể download bất cứ video nào trên Internet. Có rất nhiều software giúp làm điều đó rất đơn giản. Tuy nhiên, xin đừng download trực tiếp từ VietCatholic vì VietCatholic có thể bị phạt tội nghiệp.
Cách dễ nhất là làm như sau:
1) Bước 1: Cài đặt chương trình Real Player. Real Player có hai loại: Real Player Basic và Real Player Plus. Loại sau phải trả tiền. Loại Real Player Basic thì free và chúng ta cũng chỉ cần cái loại free này là đủ.
a) Quý cha và anh chị em download Real Player Basic ở đây: http://www.real.com/realplayer/free-media-player
b) Khi cài đặt thì chọn như hình bên.
2) Bước 2: vào xem một Chặng Đàng Thánh Giá trong You Tube (xin xem các dòng links ở trên).
3) Khi nút Download This Video hiện ra thì nhấn vào đó là xong.
Chú ý: Real Player Basic cũng có feature cho ta chuyển đổi từ dạng Video này sang dạng Video khác.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Cành Mai
Joseph Ngọc Phạm
23:11 19/02/2010
MỘT CÀNH MAI
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Ai ơi chớ bảo xuân tàn
Hoa mai rụng hết chẳng còn sắc xuân.
Đêm qua, sân trước, một nhành.
(Trích thơ chữ Hán của nhà sư Mẫn Giác đời Lý,
Trầm Tĩnh Nguyện Phóng dịch)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền