Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy vâng nghe Lời Người
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:43 18/02/2024
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY
St 22,1-2.9a. 10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,1-9
HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI
“Đây là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”
Với những lời này, Thiên Chúa Cha đã ban cho nhân loại Chúa Giêsu Kitô như là người Thầy, Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát, vượt trên cả lề luật và các tiên tri. Ngày nay chúng ta có thể lắng nghe Chúa Giêsu nói ở nơi nào?
Câu trả lời trước hết là: Người nói với chúng ta qua tiếng nói lương tâm. Lương tâm là một dạng “máy cảnh báo,” được cài đặt trong sâu thẳm lòng người, nơi đó tiếng của Thiên Chúa vang lên. Nhưng lương tâm có thể bị sai lạc và có những tiếng nói khác lấn át tiếng Thiên Chúa. Nên lương tâm cần được soi sáng và trợ giúp bởi Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội.
Thứ đến, Chúa Giêsu tiếp tục nói với chúng ta qua Lời Chúa. Nhưng như chúng ta biết rõ rằng: Lời Chúa cũng có thể được giải thích theo những cách khác nhau hoặc bị hiểu sai. Bởi thế, Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Chúa một cách chân thật nhất. Chúa Giêsu nói: “Ai nghe các con là nghe Thầy.” Vì thế, thật là quan trọng đối với chúng ta trong việc cố gắng hiểu giáo huấn của Giáo Hội, nhờ đó giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của Lời Chúa, như Giáo Hội hiểu và giải thích Lời Chúa, để chúng ta không rơi vào những chú giải sai lạc hoặc phiến diện theo truyền thông hôm nay.
Thực sự cũng quan trọng để biết nơi mà ngày hôm nay Chúa Giêsu đang nói và nơi mà Người không nói. Rõ ràng là Chúa Giêsu không nói qua những thầy phù thủy, những thầy bói toán, những thầy gọi hồn, những thầy coi tướng số. Họ vịn vào những thông điệp bên kia thế giới; Chúa Giêsu cũng không nói qua những khóa hội thảo duy linh, nơi những thuyết huyền bí.
Trong Kinh Thánh, chúng ta đọc thấy những lời cảnh báo liên quan đến điều này:
“Giữa anh (em), không được thấy ai làm lễ thiêu con trai hoặc con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ, bỏ bùa, ngồi đồng ngồi cốt, chiêu hồn. Thật vậy, hễ ai làm điều ấy thì là điều ghê tởm đối với Đức Chúa, và chính vì những điều ghê tởm ấy mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), đã trục xuất các dân tộc ấy cho khuất mắt anh (em)” (Đnl 18,10-12).
Đây là những cách thức kiểu mẫu của dân ngoại để liên lạc với thần linh, họ đọc tương lai nhờ những ngôi sao, hoặc những bộ lòng của loài vật, hoặc cánh chim.
Với câu này của Thiên Chúa “các ngươi hãy vâng nghe lời Người,” tất cả điều này muốn nói rằng: Chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người là Đức Giêsu Kitô. Chúng ta không còn phải mò mẫm để nhận biết ý định Thiên Chúa, hoặc phải đi tư vấn nơi này hay nơi kia nữa. Trong Chúa Kitô, chúng ta có tất cả mọi câu trả lời cho những vấn nạn căn bản nhất của con người.
Nhưng đáng tiếc thay, ngày hôm nay, những phong tục mê tín này lại phổ biến khắp nơi. Bao giờ cũng thế, khi đức tin chân thật bị giảm sút, thì sự mê tín dị đoan lại gia tăng. Chúng ta thấy một trong những hiện tượng này là việc coi tướng số tử vi, bói toán.
Có thể nói rằng trên các trang báo chí và các trung tâm đài radio, hằng ngày người ta thường nói cho người đọc và người nghe về việc bói toán số tử vi. Đối với những người trưởng thành có một chút khả năng để phê bình, họ cho rằng coi tử vi không gì hơn là trò đùa vô thưởng vô phạt, một dạng trò chơi hay trò tiêu khiển.
Tuy nhiên, chúng ta hãy nghĩ đến những hậu quả lâu dài. Não trạng nào được hình thành, đặc biệt nơi trẻ em hoặc người lớn? Đó là một não trạng cho rằng sự thành công trong đời sống không còn phụ thuộc vào những cố gắng, sự cần mẫn trong học tập và siêng năng trong công việc, nhưng là phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài không thể xác định, nhờ sự may mắn.
Tệ hơn nữa: tất cả những điều này dẫn một người tới suy nghĩ rằng, chúng ta không còn có trách nhiệm về những điều tốt và điều xấu trong chúng ta, nhưng thuộc về “các ngôi sao.”
Chúng ta cũng cần nói đến một nơi khác mà Chúa Giêsu không nói, nhưng người ta cho rằng Người đã nói qua mọi thời đại: đó là những mạc khải riêng tư, những sứ điệp từ trời, những cuộc hiện ra và những tiếng nói của nhiều loại khác nhau.
Tôi không muốn nói rằng Chúa Kitô hoặc Đức Trinh Nữ không thể nói qua những hình thức này. Các Ngài đã nói qua những hình thức này trong quá khứ và dĩ nhiên, các Ngài cũng sẽ nói như thế cả ngày hôm nay nữa. Nhưng chỉ xin lưu ý rằng trước khi nói rằng đây là những lời nói của Chúa Giêsu và Đức Maria, chúng ta cần phải phân định và xem xét đây có phải là sự tưởng tượng bệnh hoạn của một ai đó, hay tồi tệ hơn, có phải đó là một sự mạo danh, khi người đó lợi dụng đức tin tốt lành của dân chúng để lừa bịp họ. Thật cần thiết phải có sự bảo đảm chắc chắn để tin họ.
Trong phạm vi này, chúng ta cần phải đợi chờ phán quyết của Giáo Hội. Chúng ta không được phán quyết trước Giáo Hội. Những lời của Dante vẫn còn hợp thời hôm nay: “Hỡi các Kitô hữu, hãy trở thành vững vàng hơn khi chúng ta tiến bước: đừng như những chim muông trước gió.”
Chúng ta kết thúc với lời của thánh Gioan Thánh Giá:
“Khi Chúa Cha nói về Chúa Giêsu trên núi Tabor: ‘Hãy lắng nghe lời Người,’ Thiên Chúa đã trở thành người câm lặng theo một nghĩa nào đó. Người đã nói tất cả; Người không còn gì mới để mạc khải nữa. Ai muốn hỏi về những mạc khải mới hoặc những câu trả lời mới, là xúc phạm đến Người, bởi vì Người đã bày tỏ chính mình một cách rõ ràng rồi. Thiên Chúa tiếp tục nói với mọi người cũng chính lời này: Hãy lắng nghe Người, hãy đọc Tin Mừng: Bạn sẽ tìm thấy ở đó, không hơn không kém, tất cả điều bạn tìm kiếm.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 22,1-2.9a. 10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,1-9
HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI
“Đây là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”
Với những lời này, Thiên Chúa Cha đã ban cho nhân loại Chúa Giêsu Kitô như là người Thầy, Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát, vượt trên cả lề luật và các tiên tri. Ngày nay chúng ta có thể lắng nghe Chúa Giêsu nói ở nơi nào?
Câu trả lời trước hết là: Người nói với chúng ta qua tiếng nói lương tâm. Lương tâm là một dạng “máy cảnh báo,” được cài đặt trong sâu thẳm lòng người, nơi đó tiếng của Thiên Chúa vang lên. Nhưng lương tâm có thể bị sai lạc và có những tiếng nói khác lấn át tiếng Thiên Chúa. Nên lương tâm cần được soi sáng và trợ giúp bởi Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội.
Thứ đến, Chúa Giêsu tiếp tục nói với chúng ta qua Lời Chúa. Nhưng như chúng ta biết rõ rằng: Lời Chúa cũng có thể được giải thích theo những cách khác nhau hoặc bị hiểu sai. Bởi thế, Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Chúa một cách chân thật nhất. Chúa Giêsu nói: “Ai nghe các con là nghe Thầy.” Vì thế, thật là quan trọng đối với chúng ta trong việc cố gắng hiểu giáo huấn của Giáo Hội, nhờ đó giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của Lời Chúa, như Giáo Hội hiểu và giải thích Lời Chúa, để chúng ta không rơi vào những chú giải sai lạc hoặc phiến diện theo truyền thông hôm nay.
Thực sự cũng quan trọng để biết nơi mà ngày hôm nay Chúa Giêsu đang nói và nơi mà Người không nói. Rõ ràng là Chúa Giêsu không nói qua những thầy phù thủy, những thầy bói toán, những thầy gọi hồn, những thầy coi tướng số. Họ vịn vào những thông điệp bên kia thế giới; Chúa Giêsu cũng không nói qua những khóa hội thảo duy linh, nơi những thuyết huyền bí.
Trong Kinh Thánh, chúng ta đọc thấy những lời cảnh báo liên quan đến điều này:
“Giữa anh (em), không được thấy ai làm lễ thiêu con trai hoặc con gái mình, không được thấy ai làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ, bỏ bùa, ngồi đồng ngồi cốt, chiêu hồn. Thật vậy, hễ ai làm điều ấy thì là điều ghê tởm đối với Đức Chúa, và chính vì những điều ghê tởm ấy mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), đã trục xuất các dân tộc ấy cho khuất mắt anh (em)” (Đnl 18,10-12).
Đây là những cách thức kiểu mẫu của dân ngoại để liên lạc với thần linh, họ đọc tương lai nhờ những ngôi sao, hoặc những bộ lòng của loài vật, hoặc cánh chim.
Với câu này của Thiên Chúa “các ngươi hãy vâng nghe lời Người,” tất cả điều này muốn nói rằng: Chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người là Đức Giêsu Kitô. Chúng ta không còn phải mò mẫm để nhận biết ý định Thiên Chúa, hoặc phải đi tư vấn nơi này hay nơi kia nữa. Trong Chúa Kitô, chúng ta có tất cả mọi câu trả lời cho những vấn nạn căn bản nhất của con người.
Nhưng đáng tiếc thay, ngày hôm nay, những phong tục mê tín này lại phổ biến khắp nơi. Bao giờ cũng thế, khi đức tin chân thật bị giảm sút, thì sự mê tín dị đoan lại gia tăng. Chúng ta thấy một trong những hiện tượng này là việc coi tướng số tử vi, bói toán.
Có thể nói rằng trên các trang báo chí và các trung tâm đài radio, hằng ngày người ta thường nói cho người đọc và người nghe về việc bói toán số tử vi. Đối với những người trưởng thành có một chút khả năng để phê bình, họ cho rằng coi tử vi không gì hơn là trò đùa vô thưởng vô phạt, một dạng trò chơi hay trò tiêu khiển.
Tuy nhiên, chúng ta hãy nghĩ đến những hậu quả lâu dài. Não trạng nào được hình thành, đặc biệt nơi trẻ em hoặc người lớn? Đó là một não trạng cho rằng sự thành công trong đời sống không còn phụ thuộc vào những cố gắng, sự cần mẫn trong học tập và siêng năng trong công việc, nhưng là phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài không thể xác định, nhờ sự may mắn.
Tệ hơn nữa: tất cả những điều này dẫn một người tới suy nghĩ rằng, chúng ta không còn có trách nhiệm về những điều tốt và điều xấu trong chúng ta, nhưng thuộc về “các ngôi sao.”
Chúng ta cũng cần nói đến một nơi khác mà Chúa Giêsu không nói, nhưng người ta cho rằng Người đã nói qua mọi thời đại: đó là những mạc khải riêng tư, những sứ điệp từ trời, những cuộc hiện ra và những tiếng nói của nhiều loại khác nhau.
Tôi không muốn nói rằng Chúa Kitô hoặc Đức Trinh Nữ không thể nói qua những hình thức này. Các Ngài đã nói qua những hình thức này trong quá khứ và dĩ nhiên, các Ngài cũng sẽ nói như thế cả ngày hôm nay nữa. Nhưng chỉ xin lưu ý rằng trước khi nói rằng đây là những lời nói của Chúa Giêsu và Đức Maria, chúng ta cần phải phân định và xem xét đây có phải là sự tưởng tượng bệnh hoạn của một ai đó, hay tồi tệ hơn, có phải đó là một sự mạo danh, khi người đó lợi dụng đức tin tốt lành của dân chúng để lừa bịp họ. Thật cần thiết phải có sự bảo đảm chắc chắn để tin họ.
Trong phạm vi này, chúng ta cần phải đợi chờ phán quyết của Giáo Hội. Chúng ta không được phán quyết trước Giáo Hội. Những lời của Dante vẫn còn hợp thời hôm nay: “Hỡi các Kitô hữu, hãy trở thành vững vàng hơn khi chúng ta tiến bước: đừng như những chim muông trước gió.”
Chúng ta kết thúc với lời của thánh Gioan Thánh Giá:
“Khi Chúa Cha nói về Chúa Giêsu trên núi Tabor: ‘Hãy lắng nghe lời Người,’ Thiên Chúa đã trở thành người câm lặng theo một nghĩa nào đó. Người đã nói tất cả; Người không còn gì mới để mạc khải nữa. Ai muốn hỏi về những mạc khải mới hoặc những câu trả lời mới, là xúc phạm đến Người, bởi vì Người đã bày tỏ chính mình một cách rõ ràng rồi. Thiên Chúa tiếp tục nói với mọi người cũng chính lời này: Hãy lắng nghe Người, hãy đọc Tin Mừng: Bạn sẽ tìm thấy ở đó, không hơn không kém, tất cả điều bạn tìm kiếm.” Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Động lực thực sự’
Lm. Minh Anh
14:19 18/02/2024
ĐỘNG LỰC THỰC SỰ
“Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”.
“Hải đăng không bao giờ hụ còi, chúng chỉ toả sáng! Các Kitô hữu thánh thiện thường ít nói, họ chỉ làm; nơi họ, lòng bác ái - ‘động lực thực sự’ - là linh hồn của sự thánh thiện!” - Moody.
Kính thưa Anh Chị em,
Đồng tình với Moody, Lời Chúa hôm nay tiết lộ, sự thánh thiện cũng có một linh hồn, nó có tên là “Bác Ái”. Nói cách khác, bác ái là ‘động lực thực sự’, là linh hồn của thánh thiện!
Vậy mà, sự thánh thiện đích thực chỉ phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh, “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!” - bài đọc Lêvi. Về căn bản, sự thánh thiện là tìm kiếm điều tốt cho người khác! Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Nếu Hội Thánh là thân thể gồm những bộ phận khác nhau, nó không thể thiếu một trái tim, bộ phận cao quý nhất trong tất cả các bộ phận. Đúng thế! Hội Thánh phải có một trái tim cháy bỏng tình yêu. Và tôi nhận ra rằng, chỉ tình yêu này mới là ‘động lực thực sự’ giúp các thành viên của Hội Thánh hành động; nếu không có động lực này, các tông đồ sẽ quên rao giảng Phúc Âm, các vị tử đạo sẽ từ chối đổ máu!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hứa ân thưởng Nước Trời cho “chiên đứng bên phải”, những ai đã làm điều tốt cho người khác; Ngài cũng gửi đến lời nguyền vĩnh viễn cho “dê đứng bên trái”, những ai đã không làm gì để giúp đỡ tha nhân. Họ là ai? Là tất cả những người chúng ta phục vụ; người tội lỗi, yếu đuối, bệnh tật; những người mất khả năng lao động, người đói và vô gia cư. Cũng không loại trừ, họ là những người trong gia đình, trong cộng đoàn, những người không làm ra tiền, không thể tự phục vụ… kề cận chúng ta. Họ là con cái Chúa, vốn có một phẩm giá cao quý mà chúng ta phải triệt để tôn trọng với lòng bác ái, ‘động lực thực sự’, một cách sâu sắc nhất.
‘Động lực thực sự’ đó phải được thể hiện một cách cụ thể, “Ngươi không được bóc lột người đồng loại, không được cướp của; tiền công người làm thuê, ngươi không được giữ lại qua đêm cho đến sáng!”; “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình!” - bài đọc một. Được như thế, chúng ta trở nên con cái Chúa, Đấng cho biết, không sự thánh thiện đích thực nào ngoài sự triệt để hướng đến lợi ích tinh thần và vật chất cho tha nhân. Nói cách khác, đường dẫn đến sự thánh thiện là đường bác ái, linh hồn của nó vậy!
Anh Chị em,
“Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”. Đây không chỉ là một đề nghị; nhưng còn là một mệnh lệnh định hướng đời sống người môn đệ Giêsu mọi thời. Và như thế, sự thánh thiện không phải là nên làm, hay không được làm điều này, điều kia; nhưng là tình yêu dành cho Thiên Chúa, Đấng vì quá yêu thương, hoá nên tội nhân để có thể cứu mọi tội nhân! Thiên Chúa là Tình Yêu, là ‘động lực thực sự’ của mọi hành vi yêu thương! Những ngày Mùa Chay, bạn và tôi lắng nghe và sống Lời Chúa, vì “Lời Chúa là thần khí và là sự sống” - Thánh Vịnh đáp ca - đồng thời, làm tất cả những gì có thể - kể cả việc trao tặng Lời Chúa - cho anh chị em mình. Chúng ta sẽ là những ngọn hải đăng “không bao giờ hụ còi nhưng chỉ toả sáng” với ‘động lực thực sự’ là tình yêu của Thiên Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để một việc bác ái nào của con khởi đi từ một ‘động lực thế gian’, cho dù nó được tô vẽ mỹ miều đến mấy dưới những lớp ‘vỏ đạo đức!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”.
“Hải đăng không bao giờ hụ còi, chúng chỉ toả sáng! Các Kitô hữu thánh thiện thường ít nói, họ chỉ làm; nơi họ, lòng bác ái - ‘động lực thực sự’ - là linh hồn của sự thánh thiện!” - Moody.
Kính thưa Anh Chị em,
Đồng tình với Moody, Lời Chúa hôm nay tiết lộ, sự thánh thiện cũng có một linh hồn, nó có tên là “Bác Ái”. Nói cách khác, bác ái là ‘động lực thực sự’, là linh hồn của thánh thiện!
Vậy mà, sự thánh thiện đích thực chỉ phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng Chí Thánh, “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!” - bài đọc Lêvi. Về căn bản, sự thánh thiện là tìm kiếm điều tốt cho người khác! Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Nếu Hội Thánh là thân thể gồm những bộ phận khác nhau, nó không thể thiếu một trái tim, bộ phận cao quý nhất trong tất cả các bộ phận. Đúng thế! Hội Thánh phải có một trái tim cháy bỏng tình yêu. Và tôi nhận ra rằng, chỉ tình yêu này mới là ‘động lực thực sự’ giúp các thành viên của Hội Thánh hành động; nếu không có động lực này, các tông đồ sẽ quên rao giảng Phúc Âm, các vị tử đạo sẽ từ chối đổ máu!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu hứa ân thưởng Nước Trời cho “chiên đứng bên phải”, những ai đã làm điều tốt cho người khác; Ngài cũng gửi đến lời nguyền vĩnh viễn cho “dê đứng bên trái”, những ai đã không làm gì để giúp đỡ tha nhân. Họ là ai? Là tất cả những người chúng ta phục vụ; người tội lỗi, yếu đuối, bệnh tật; những người mất khả năng lao động, người đói và vô gia cư. Cũng không loại trừ, họ là những người trong gia đình, trong cộng đoàn, những người không làm ra tiền, không thể tự phục vụ… kề cận chúng ta. Họ là con cái Chúa, vốn có một phẩm giá cao quý mà chúng ta phải triệt để tôn trọng với lòng bác ái, ‘động lực thực sự’, một cách sâu sắc nhất.
‘Động lực thực sự’ đó phải được thể hiện một cách cụ thể, “Ngươi không được bóc lột người đồng loại, không được cướp của; tiền công người làm thuê, ngươi không được giữ lại qua đêm cho đến sáng!”; “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình!” - bài đọc một. Được như thế, chúng ta trở nên con cái Chúa, Đấng cho biết, không sự thánh thiện đích thực nào ngoài sự triệt để hướng đến lợi ích tinh thần và vật chất cho tha nhân. Nói cách khác, đường dẫn đến sự thánh thiện là đường bác ái, linh hồn của nó vậy!
Anh Chị em,
“Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”. Đây không chỉ là một đề nghị; nhưng còn là một mệnh lệnh định hướng đời sống người môn đệ Giêsu mọi thời. Và như thế, sự thánh thiện không phải là nên làm, hay không được làm điều này, điều kia; nhưng là tình yêu dành cho Thiên Chúa, Đấng vì quá yêu thương, hoá nên tội nhân để có thể cứu mọi tội nhân! Thiên Chúa là Tình Yêu, là ‘động lực thực sự’ của mọi hành vi yêu thương! Những ngày Mùa Chay, bạn và tôi lắng nghe và sống Lời Chúa, vì “Lời Chúa là thần khí và là sự sống” - Thánh Vịnh đáp ca - đồng thời, làm tất cả những gì có thể - kể cả việc trao tặng Lời Chúa - cho anh chị em mình. Chúng ta sẽ là những ngọn hải đăng “không bao giờ hụ còi nhưng chỉ toả sáng” với ‘động lực thực sự’ là tình yêu của Thiên Chúa!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để một việc bác ái nào của con khởi đi từ một ‘động lực thế gian’, cho dù nó được tô vẽ mỹ miều đến mấy dưới những lớp ‘vỏ đạo đức!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin vui: Các giám mục Đức ngưng việc thành lập Hội đồng Đồng nghị theo yêu cầu của Vatican
Vũ Văn An
16:09 18/02/2024
Jonathan Liedl, trên National Catholic Register, ngày 17 tháng 2 năm 2024, tường trình rằng trong một trở ngại đáng kể đối với dự án Con đường Đồng nghị ở Đức, các giám mục Đức sẽ không bỏ phiếu về việc thành lập một “Hội đồng Đồng nghị” tại phiên họp toàn thể sắp tới của họ theo yêu cầu của Vatican.
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục Đức Matthias Kopp xác nhận vào ngày 17 tháng 2 rằng các giám mục đã loại bỏ cuộc bỏ phiếu về việc tán thành một ủy ban đang chuẩn bị cho Hội đồng Đồng nghị, một cơ quan hỗn hợp gồm giáo dân và giám mục sẽ điều hành Giáo hội ở Đức, khỏi chương trình nghị sự của cuộc họp ngày 19–22 tháng 2 của họ ở Augsburg.
Diễn biến này xảy ra sau khi Hội đồng Giám mục Đức nhận được một lá thư từ Vatican cùng ngày.
“Bức thư này yêu cầu Đại hội đồng – cũng do các cuộc thảo luận sắp tới giữa các đại diện của Giáo triều Rôma và đại diện của Hội đồng Giám mục Đức – không bỏ phiếu về quy chế của Ủy ban Đồng nghị”, Kopp nói với Thông tấn xã Công Giáo Đức KNA.
Mặc dù nó chưa được nêu rõ ràng trong chương trình nghị sự được công bố rộng rãi của hội nghị của Hội đồng Giám mục Đức, nhưng một cuộc bỏ phiếu phê chuẩn ủy ban chuẩn bị Hội đồng Đồng nghị đã được nhiều người mong đợi sẽ diễn ra ở Augsburg.
Đồng bảo trợ với Hội đồng Giám mục Đức cho Con đường Đồng nghị, Ủy ban Trung ương vận động hành lang giáo dân Công Giáo Đức ZdK, trước đó đã phê chuẩn quy chế của ủy ban trù bị vào ngày 25 tháng 11 năm 2023, và có khả năng sẽ chỉ trích gay gắt các giám mục vì đã không bước theo chân họ.
Việc loại bỏ bầu phiếu cho Ủy ban Đồng nghị khỏi chương trình nghị sự của các giám mục có lẽ đánh dấu lần đầu tiên áp lực của Vatican đã khiến Hội đồng Giám mục Đức chùn bước trong việc thúc đẩy ưu tiên của Con đường Đồng nghị kể từ khi nỗ lực cải cách được cho là bắt đầu vào năm 2019.
Trong tất cả các ưu tiên của Con đường Đồng nghị, Vatican đặc biệt chỉ trích Hội đồng Đồng nghị. Vào tháng 1 năm 2023, người đứng đầu ba cơ quan của Vatican đã viết thư cho Hội đồng Giám mục Đức chỉ trích hội đồng được đề xuất là không phù hợp với giáo hội học Công Giáo, nhấn mạnh rằng cả các giám mục và Con đường Đồng nghị đều không có thẩm quyền thành lập nó.
Gần đây hơn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một lá thư riêng cho bốn nữ giáo dân Công Giáo Đức mô tả ủy ban trù bị, chứ không chỉ Hội đồng Đồng nghị, là một trong “nhiều bước được thực hiện bởi các bộ phận quan trọng” của Giáo hội ở Đức “có nguy cơ lèo lái nó ngày càng rời xa con đường chung của Giáo hội hoàn vũ.”
Ủy ban, vốn cho rằng mình có 27 giám mục của Đức trong số các thành viên, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 10-11 tháng 11, nhưng 8 giám mục vắng mặt, trong đó 4 vị trong số này đã thẳng thừng bác bỏ ủy ban.
Bốn vị đó – Đức Hồng Y Rainer Woelki của Cologne, Giám mục Stefan Oster của Passau, Giám mục Rudolf Voderholzer của Regensburg, và Giám mục Gregor Hanke của Eichstätt – cũng đã bỏ phiếu vào tháng 6 để ngăn chặn tài trợ cho ủy ban từ một quỹ chung liên giáo phận.
Như đã nêu trong lá thư của Vatican, các đại diện của Hội đồng Giám mục Đức và Giáo triều Rôma dự kiến sẽ tiếp tục một loạt cuộc họp của họ theo Con đường Đồng nghị. Lần đầu tiên xảy ra vào tháng 7 tại Rome, và các giám mục người Đức tham gia Thượng hội đồng tháng 10 về tính đồng nghị cũng đã gặp gỡ giới lãnh đạo Vatican vào thời điểm đó.
Trong cuộc trao đổi với National Catholic Register vào tuần trước, Kopp không xác nhận rằng đại diện Hội đồng Giám mục Đức và Vatican đã gặp nhau vào tháng Giêng, như đã được công bố trước đó, nhưng tiết lộ rằng nhiều cuộc gặp giữa hai bên dự kiến sẽ diễn ra.
Thư ngắn gửi Tucho
Vũ Văn An
16:52 18/02/2024
Robert Royal, chủ bút The Catholic Thing, ngày 12 tháng 2, 2024, đã gửi một lá thư ngắn cho Đức Hồng Y Fernandez, có tục danh là Tucho. Nội dung bức thư như sau:
Thưa Đức Hồng Y, gần đây, ngài đã thông báo rằng ngài đang chuẩn bị một “tài liệu rất quan trọng” khác, lần này là về “phẩm giá con người”. Nó cũng sẽ giải quyết các xu hướng trong xã hội đương thời – “không chỉ các vấn đề xã hội mà còn là sự chỉ trích mạnh mẽ các vấn đề đạo đức như phẫu thuật chuyển đổi giới tính, mang thai hộ và hệ tư tưởng giới tính”. Điều này sẽ cho phép “hầu hết những người quan tâm” đến công việc của ngài “cảm thấy thoải mái”.
Mặc dù con chưa được chính thức mời làm như vậy, nhưng xin vui lòng cho phép con nói vài lời, trong tinh thần nói/nghe của tính Đồng nghị. Bây giờ tất cả chúng ta đều là thành viên của một Giáo hội đồng nghị, phải không? (Mặc dù tính đồng nghị dường như đã – tạm thời? – bị đình chỉ vì “sự thay đổi mô hình trong thần học” bất ngờ của Tông thư Ad theologiam provendam và “sự khai triển của các phép lành phi phụng vụ” trong Fiducia supplicans.)
Trước tiên, ngài đừng nghĩ rằng, trong một tài liệu quan trọng về “phẩm giá con người”, ngài có thể đơn giản đọc luyên thuyên hàng chục trang về những gì mà mọi người Công Giáo – thực ra, những gì mà bất cứ ai đã nêu lên ngay cả trong nền đạo đức Do Thái-Kitô giáo đang phai nhạt ở phương Tây – tin vào giá trị và sự thánh thiêng của con người. Và sau đó, ngài có thể viện dẫn nguyên tắc “chào đón người lạ” của Kitô giáo để lẻn cho vào quan điểm không chính thống (về LGBT) hoặc làm xói mòn những gì còn sót lại của xã hội Kitô giáo bằng cách ủng hộ việc nhập cư bất hợp pháp không giới hạn trong căn bản.
Ngài đã sử dụng một chiến thuật tương tự trong Amoris Laetitia, viết một số chương không thể phản bác, thậm chí sâu sắc về những điều tốt đẹp của hôn nhân, nhưng sau đó lại giới thiệu một cách lỏng lẻo Chương 8 – và chỉ trong một chú thích vụng về ở cuối trang (¶351) – mở đầu cho một sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo hội về ai có thể lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Tất nhiên, ngài chưa bao giờ thực sự nói điều đó bởi vì ngài biết điều đó sẽ gây phản tác dụng. Đừng nói gì đến việc chống lại chính những lời của Chúa về tính bất khả hủy tiêu của hôn nhân. Nhưng nhiều người, cả những người hoan nghênh và phản đối sự thay đổi, đã nhận thấy vào thời điểm đó. Nhiều người nữa sẽ xem xét kỹ lưỡng văn bản mới, dự đoán chính xác những thủ thuật lừa đảo như vậy ngay bây giờ.
Ngài hãy làm điều đó, và ngài sẽ chỉ xác nhận được quan điểm cho rằng sự mơ hồ của vị giáo hoàng này là cố tình nhằm mục đích tạo thêm những điều không chính thống dưới vỏ bọc hồ đồ. Điều đó sẽ khó “làm cho mọi người yên tâm” về công việc của ngài.
Xin vui lòng trích dẫn Newman một cách dè sẻn, nếu có. Và không bao giờ ủng hộ những “sự phát triển” thử nghiệm mà vị này vốn cười nhạo khinh miệt. Điều tương tự cũng xảy ra với Thánh Tôma. Rất nhiều người Công Giáo – các học giả và giáo dân – đã đọc vị này một cách cẩn thận và thấm nhuần sự thuần khiết và sức mạnh của ngài. Khi ngài cố gắng tranh thủ vị này, như trong quá khứ, để hỗ trợ cho các thao tác mơ hồ, dẫn đến những chủ trương về tính không thể sống “các lý tưởng” của đời sống Kitô hữu, ngài không có vẻ uyên bác và bác ái, mà là hời hợt và đa cảm. Giống như một sinh viên ban cử nhân đang viết một khảo luận, và cố gắng biến những trích dẫn rải rác thành một hệ thống đạo đức ăn ý nhau hơn – cho các sinh viên chưa cùng bậc. Không được tốt lắm.
Vì ngài có ý định giải quyết “các vấn đề xã hội”, xin hãy chú ý cẩn thận đến những thách thức trọng tâm của thế kỷ 21 – những dấu hiệu thực sự của thời đại.
Đất nước của ngài thật đáng yêu; Buenos Aires là một viên ngọc quý. Nhưng nền chính trị cận thị đã khiến Á Căn Đình một thế kỷ trước từ một trong những nền kinh tế và hình mẫu vĩ đại cho tương lai trở thành thảm họa. Ngài chưa bao giờ trải nghiệm cách một quốc gia và nền kinh tế có thể thực sự vận hành như thế nào. Tổng thống mới của ngài, Javier Milei, chắc chắn là một người hơi hoang dã. Nhưng không giống như sự nhiệt tình đáng xấu hổ của Vatican đối với những tham vọng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông ta đã nói với cơ quan đó điều gì là tốt – và điều gì không – về chủ nghĩa tư bản hoàn cầu. Dù có nhiều vấn đề, nhưng ít nhất nó đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói về vật chất. Milei có thể thất bại ở Á Căn Đình vì hoàn cảnh quốc gia. Nhưng ít nhất ông ta không sa lầy vào quan điểm của chủ nghĩa tư bản và người lao động bị mắc kẹt trong thập niên 1970 – hoặc 1870.
Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản không phải là thách thức trọng tâm của thời đại chúng ta. Thách thức của chúng ta là một hình thức toàn trị mới.
Các hình thức cổ điển - chủ yếu là chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa phát xít - đã chết, mặc dù hầu hết bất cứ ai chống lại các chế độ chuyên chế mới đều thấy mình bị gắn mác “phát xít”. Chủ nghĩa Cộng sản, mà nhiều người trong Giáo hội vẫn thích tán tỉnh, đã thất bại ở mọi nơi nó được thử và chỉ tiếp tục ở một số nơi do sự truyền máu lớn của con người và sự ngây thơ về mặt đạo đức. Ngay cả những hình thức yếu kém của chủ nghĩa xã hội “nhân bản” mà chính Marx khinh miệt cũng vấp ngã vì chúng mâu thuẫn với bản chất con người khi coi chính trị và nhà nước là trọng tài cuối cùng của đạo đức và sự thật.
Tệ hơn nữa, một chủ nghĩa xã hội “đã thức tỉnh” (hay còn gọi là chủ nghĩa Mác văn hóa) – tại Liên Hợp Quốc, Liên hiệp Châu Âu, thậm chí ở các khu vực rộng lớn của các chính phủ Mỹ, Canada và Châu Âu – đang ở trong yên ngựa, chi phối các dân tộc trên thế giới.
Những người theo chủ nghĩa dân túy nổi dậy chống lại những chế độ chuyên chế mới này, mà nhiều người trải qua hàng ngày tại nơi làm việc, trường học của con cái họ, ngay cả trong giáo xứ của họ, không phải là chủ nghĩa cực đoan “cực hữu” hay “sự cứng ngắc” về mặt đạo đức. Đừng để bị lừa dối. Chúng phản ảnh mong muốn chính đáng của nhiều người ở nhiều nơi không để cuộc sống và quyền tự do của họ bị gián đoạn hoàn toàn bởi các kế hoạch hoàn cầu hóa về LGBT, những cuộc di cư bất hợp pháp ồ ạt và sự cởi mở với các trào lưu xã hội hàng ngày đang hủy hoại gia đình, đức tin, văn hóa của họ.
Các cuộc bầu cử năm nay, cũng như năm ngoái ở Á Căn Đình, thường sẽ bác bỏ tất cả những điều đó, và trong những năm tới sẽ chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn. Dictum sapienti (châm ngôn khôn ngoan)...
Nói với tư cách là một người Mỹ - một quốc gia tiếp nhận hơn một triệu người nhập cư hợp pháp mỗi năm và thực hiện khá tốt việc tiếp nhận họ - đó là một bài học tồi cho nhiều người muốn đến đây và những nơi đáng mơ ước khác như Châu Âu - nếu cho phép họ làm như vậy bằng cách vi phạm pháp luật. Một trật tự pháp luật được thực thi tốt là nền tảng của mọi xã hội tốt đẹp và mang lại lợi ích khôn lường cho mọi người. Bỏ qua những nền tảng đó trong hiện tại sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Về các vấn đề xã hội, chúng ta nên quay lại với những phát triển phong phú của Học thuyết Xã hội Công Giáo hiện đại:
Tính bổ trợ - tính bổ trợ thực sự không phải là sự trợ cấp tự sát của các lực lượng chống Kitô giáo, mà là việc trao quyền cho các tổ chức xã hội dân sự như gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, và – vâng – thậm chí cả các quốc gia.
Và tình liên đới thực sự, không phải là những ảo tưởng xã hội học của giới tinh hoa hậu hiện đại, mà là sự quan tâm dành cho nhau bắt nguồn trong thực tại trọn vẹn của Kitô giáo về Thiên Chúa và con người.
Và trong sự thật. Sự thật Công Giáo.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Sudan, miền bắc Mozambique khi nhà thờ Công Giáo bị tấn công
Thanh Quảng sdb
17:12 18/02/2024
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Sudan, miền bắc Mozambique khi nhà thờ Công Giáo bị tấn công
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy cổ súy hòa bình ở Sudan và miền bắc Mozambique, nơi một cơ sở truyền giáo Công Giáo đã bị đốt cháy.
(Tin Vatican - Devin Watkins & Nathan Morley)
“Bất cứ nơi nào giao tranh xảy ra, con người đều là nạn nhân, chết chóc đói khổ vì chiến tranh, điều này luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, sẽ chỉ mang lại cái chết, sự hủy diệt và sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát động lời kêu gọi đó vào Chúa Nhật sau khi đọc kinh Truyền Tin với những khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng đã 10 tháng trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan, dẫn đến tình hình vô nhân đạo trầm trọng.
ĐTC nói: “Tôi một lần nữa yêu cầu các bên tham chiến chấm dứt cuộc chiến này, vốn gây ra rất nhiều tổn hại cho người dân và tương lai của đất nước”. “Chúng ta hãy cầu nguyện để con đường hòa bình sớm được tìm ra để xây dựng tương lai cho Sudan thân yêu”.
Bạo lực bùng phát ở miền bắc Mozambique
Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền về sự bùng phát “bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng bất ổn lan rộng” ở vùng Cabo Delgado phía bắc của Mozambique.
ĐTC lưu ý rằng thánh tượng Đức Mẹ Châu Phi tại Vương cung thánh đường đã bị đốt phá.
Theo Oliveira Amimo, người quản lý quận Chiúre của Mozambique cho hay những kẻ tấn công có vũ trang đã phá hủy nhà thờ Công Giáo và nhà cửa của một số người dân.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại khu vực bị chinh chiến này”.
Ngài cũng cầu nguyện cho những người đang là nạn nhân của cuộc xung đột ở các quốc gia khác trên lục địa Châu Phi, cũng như ở Ukraine và Thánh Địa.
ĐTC nhắc lại, chiến tranh “luôn luôn là một thất bại”.
“Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi,” Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc, “bởi vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho món quà tâm linh và trái tim tha thiết khao khát cho hòa bình”.
Sự khốn khổ tiếp diễn ở Sudan
Bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc ở Sudan, giao tranh vẫn tiếp diễn ở nước này.
Sudan đã chứng kiến các cuộc đụng độ vũ trang tàn khốc giữa quân đội Sudan và Lực lượng bán quân sự (RSF) kể từ tháng 4 năm 2023, với việc hai bên cáo buộc nhau khơi mào xung đột.
Giờ đây, quân đội Sudan (SAF) đã tiến vào Omdurman lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến với lực lượng bán quân sự RSF nổ ra.
Omdurman được coi là thành phố lớn như thủ đô Khartoum của Sudan, nằm ở phía sông Nile.
Vào Chủ nhật, các báo cáo từ trong nước cho rằng SAF đã tham gia cùng các đồng nghiệp của họ trong quân đoàn kỹ thuật ở phía nam thành phố, nơi họ đã bị RSF bao vây trong mười tháng qua.
Các cuộc đụng độ ở Sudan đã khiến hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và sống vào viện trợ nhân đạo với 8 triệu người buộc phải di tản, trong đó có 1,6 triệu người đã trốn sang các nước khác.
Nỗ lực hòa bình
Tuần trước, Đặc phái viên cá nhân của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Sudan đã bắt đầu mời gọi các nhóm ngồi lại nhằm cố gắng chấm dứt các cuộc xung đột.
Liên Hợp Quốc cho biết nhà ngoại giao Ramtane Lamamra đang cố gắng tăng cường phối hợp đa phương xung quanh các nỗ lực chính trị và hòa giải, hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Phi cũng như khu vực và quốc tế khác.
Nhà ngoại giao này đã bắt đầu chuyến công du rộng rãi đến các thủ đô quan trọng ở Châu Phi, châu Âu và vùng Vịnh trong nỗ lực khởi động lại một tiến trình chính trị.
Liên Hợp Quốc trước đây cho biết tình hình ngày càng tồi tệ đang có tác động tiêu cực đến các nước láng giềng, nhiều nước trong số đó đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng của chính mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu hãy cổ súy hòa bình ở Sudan và miền bắc Mozambique, nơi một cơ sở truyền giáo Công Giáo đã bị đốt cháy.
(Tin Vatican - Devin Watkins & Nathan Morley)
“Bất cứ nơi nào giao tranh xảy ra, con người đều là nạn nhân, chết chóc đói khổ vì chiến tranh, điều này luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, sẽ chỉ mang lại cái chết, sự hủy diệt và sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát động lời kêu gọi đó vào Chúa Nhật sau khi đọc kinh Truyền Tin với những khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nhắc lại rằng đã 10 tháng trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra ở Sudan, dẫn đến tình hình vô nhân đạo trầm trọng.
ĐTC nói: “Tôi một lần nữa yêu cầu các bên tham chiến chấm dứt cuộc chiến này, vốn gây ra rất nhiều tổn hại cho người dân và tương lai của đất nước”. “Chúng ta hãy cầu nguyện để con đường hòa bình sớm được tìm ra để xây dựng tương lai cho Sudan thân yêu”.
Bạo lực bùng phát ở miền bắc Mozambique
Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền về sự bùng phát “bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng bất ổn lan rộng” ở vùng Cabo Delgado phía bắc của Mozambique.
ĐTC lưu ý rằng thánh tượng Đức Mẹ Châu Phi tại Vương cung thánh đường đã bị đốt phá.
Theo Oliveira Amimo, người quản lý quận Chiúre của Mozambique cho hay những kẻ tấn công có vũ trang đã phá hủy nhà thờ Công Giáo và nhà cửa của một số người dân.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại khu vực bị chinh chiến này”.
Ngài cũng cầu nguyện cho những người đang là nạn nhân của cuộc xung đột ở các quốc gia khác trên lục địa Châu Phi, cũng như ở Ukraine và Thánh Địa.
ĐTC nhắc lại, chiến tranh “luôn luôn là một thất bại”.
“Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi,” Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc, “bởi vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho món quà tâm linh và trái tim tha thiết khao khát cho hòa bình”.
Sự khốn khổ tiếp diễn ở Sudan
Bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột tàn khốc ở Sudan, giao tranh vẫn tiếp diễn ở nước này.
Sudan đã chứng kiến các cuộc đụng độ vũ trang tàn khốc giữa quân đội Sudan và Lực lượng bán quân sự (RSF) kể từ tháng 4 năm 2023, với việc hai bên cáo buộc nhau khơi mào xung đột.
Giờ đây, quân đội Sudan (SAF) đã tiến vào Omdurman lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến với lực lượng bán quân sự RSF nổ ra.
Omdurman được coi là thành phố lớn như thủ đô Khartoum của Sudan, nằm ở phía sông Nile.
Vào Chủ nhật, các báo cáo từ trong nước cho rằng SAF đã tham gia cùng các đồng nghiệp của họ trong quân đoàn kỹ thuật ở phía nam thành phố, nơi họ đã bị RSF bao vây trong mười tháng qua.
Các cuộc đụng độ ở Sudan đã khiến hơn 25 triệu người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và sống vào viện trợ nhân đạo với 8 triệu người buộc phải di tản, trong đó có 1,6 triệu người đã trốn sang các nước khác.
Nỗ lực hòa bình
Tuần trước, Đặc phái viên cá nhân của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Sudan đã bắt đầu mời gọi các nhóm ngồi lại nhằm cố gắng chấm dứt các cuộc xung đột.
Liên Hợp Quốc cho biết nhà ngoại giao Ramtane Lamamra đang cố gắng tăng cường phối hợp đa phương xung quanh các nỗ lực chính trị và hòa giải, hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các đối tác châu Phi cũng như khu vực và quốc tế khác.
Nhà ngoại giao này đã bắt đầu chuyến công du rộng rãi đến các thủ đô quan trọng ở Châu Phi, châu Âu và vùng Vịnh trong nỗ lực khởi động lại một tiến trình chính trị.
Liên Hợp Quốc trước đây cho biết tình hình ngày càng tồi tệ đang có tác động tiêu cực đến các nước láng giềng, nhiều nước trong số đó đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng của chính mình.
Phái viên Vatican thăm viếng Timor Leste ca ngợi sự chuẩn bị tuyệt vời của chính phủ cho chuyến tông du của ĐTC Phanxicô vào tháng 8 tới.
Thanh Quảng sdb
18:08 18/02/2024
Phái viên Vatican thăm viếng Timor Leste ca ngợi "sự chuẩn bị tuyệt vời" của chính phủ cho chuyến tông du của ĐTC Phanxicô vào tháng 8 tới.
Đài phát thanh Veritas Châu Á (RVA) đưa tin hôm 14/2, Đức ông Marco Sprizzi, đại diện lâm thời tại Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Timor Leste, đã ca ngợi chính phủ về sự chuẩn bị và nhấn mạnh sự cần thiết phải có “sự quân bình” với sức khỏe của Đức Thánh Cha.
Đức ông Sprizzi đưa ra nhận xét này khi nói chuyện với các phóng viên vào ngày 12 tháng 2 sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Timor José Ramos-Horta tại Phủ Tổng thống ở Dili, RVA đưa tin trích dẫn hãng thông tấn tiếng Bồ Đào Nha, Lusa.
Đức Ông Sprizzi nói: “Đức Thánh Cha có những kỳ vọng và niềm vui trong việc chuẩn bị chuyến tông du này.
Đức ông nói thêm: “Một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Timor đang được chuẩn bị. Chúng tôi chưa thể xác định ngày giờ; nó sẽ được Tòa thánh công bố cùng với chính phủ, nhưng không có gì bí mật rằng chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến tông du này”.
Đức Ông Sprizzi cho biết, vào tuần cuối cùng của tháng 1, một phái đoàn Vatican đã đến thăm Timor Leste để kiểm tra các địa điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm và tổ chức các cuộc gặp gỡ với chính quyền Timor.
Đức Ông Sprizzi nhấn mạnh: “Chúng tôi rất biết ơn về công việc to lớn, có năng lực và hiệu quả đang được thực hiện cho chuyến tông du cuối cùng của ĐTC tới Timor-Leste”.
Đức Ông Sprizzi nói thêm rằng các cơ quan chính phủ đã được tổ chức thật nhịp nhàng cho sự kiện này để họ có thể đạt được “sự cân bằng hợp lý trong các sinh hoạt”, và quan tâm đến sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Ông Sprizzi nói: “Mọi sự đều được tổ chức tốt đẹp để ĐTC có thể nghỉ ngơi giữa các hoạt động, hầu ngài có đủ sức mạnh về thể chất lẫn tinh thần để cống hiến hết mình cho dân chúng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai đến thăm Timor Leste sau Thánh Giáo hoàng John Paul II, người đã đến thăm đất nước này vào năm 1989.
Đức Ông Sprizzi cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gửi “thông điệp” tới Timor Leste vài ngày trước chuyến viếng thăm, đề cập đến các tình hình liên quan đến người dân Timor và khu vực.
Khoảng 97 phần trăm dân số của 1,4 triệu người Timor là người Công Giáo và sống trải rộng ở Tổng Giáo phận Dili, và các giáo phận Baucau và Maliana.
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, khoảng 42% người dân sống trong nghèo đói vì thiếu giáo dục và việc làm mặc dù quốc gia này rất giàu tài nguyên khoáng sản như khí đốt và dầu mỏ.
Ngoài Timor-Leste, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dự kiến sẽ đến thăm một số quốc gia châu Á bao gồm Indonesia, Singapore, Papua New Guinea và có thể cả Việt Nam nữa.
Đài phát thanh Veritas Châu Á (RVA) đưa tin hôm 14/2, Đức ông Marco Sprizzi, đại diện lâm thời tại Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Timor Leste, đã ca ngợi chính phủ về sự chuẩn bị và nhấn mạnh sự cần thiết phải có “sự quân bình” với sức khỏe của Đức Thánh Cha.
Đức ông Sprizzi đưa ra nhận xét này khi nói chuyện với các phóng viên vào ngày 12 tháng 2 sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Timor José Ramos-Horta tại Phủ Tổng thống ở Dili, RVA đưa tin trích dẫn hãng thông tấn tiếng Bồ Đào Nha, Lusa.
Đức Ông Sprizzi nói: “Đức Thánh Cha có những kỳ vọng và niềm vui trong việc chuẩn bị chuyến tông du này.
Đức ông nói thêm: “Một chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tới Timor đang được chuẩn bị. Chúng tôi chưa thể xác định ngày giờ; nó sẽ được Tòa thánh công bố cùng với chính phủ, nhưng không có gì bí mật rằng chúng tôi đang chuẩn bị cho chuyến tông du này”.
Đức Ông Sprizzi cho biết, vào tuần cuối cùng của tháng 1, một phái đoàn Vatican đã đến thăm Timor Leste để kiểm tra các địa điểm mà Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ đến thăm và tổ chức các cuộc gặp gỡ với chính quyền Timor.
Đức Ông Sprizzi nhấn mạnh: “Chúng tôi rất biết ơn về công việc to lớn, có năng lực và hiệu quả đang được thực hiện cho chuyến tông du cuối cùng của ĐTC tới Timor-Leste”.
Đức Ông Sprizzi nói thêm rằng các cơ quan chính phủ đã được tổ chức thật nhịp nhàng cho sự kiện này để họ có thể đạt được “sự cân bằng hợp lý trong các sinh hoạt”, và quan tâm đến sức khỏe của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức Ông Sprizzi nói: “Mọi sự đều được tổ chức tốt đẹp để ĐTC có thể nghỉ ngơi giữa các hoạt động, hầu ngài có đủ sức mạnh về thể chất lẫn tinh thần để cống hiến hết mình cho dân chúng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai đến thăm Timor Leste sau Thánh Giáo hoàng John Paul II, người đã đến thăm đất nước này vào năm 1989.
Đức Ông Sprizzi cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gửi “thông điệp” tới Timor Leste vài ngày trước chuyến viếng thăm, đề cập đến các tình hình liên quan đến người dân Timor và khu vực.
Khoảng 97 phần trăm dân số của 1,4 triệu người Timor là người Công Giáo và sống trải rộng ở Tổng Giáo phận Dili, và các giáo phận Baucau và Maliana.
Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, khoảng 42% người dân sống trong nghèo đói vì thiếu giáo dục và việc làm mặc dù quốc gia này rất giàu tài nguyên khoáng sản như khí đốt và dầu mỏ.
Ngoài Timor-Leste, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dự kiến sẽ đến thăm một số quốc gia châu Á bao gồm Indonesia, Singapore, Papua New Guinea và có thể cả Việt Nam nữa.
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Đặng Tự Do
18:15 18/02/2024
Chúa Nhật 18 Tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ Nhất Mùa Chay.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, Tin Mừng trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc (x. Mc 1:12-15). Đoạn văn viết: “Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ”. Cả chúng ta nữa, trong Mùa Chay, được mời gọi “đi vào hoang địa”, nghĩa là thinh lặng, vào thế giới nội tâm, lắng nghe con tim, tiếp xúc với sự thật. Trong sa mạc, Tin Mừng hôm nay cho biết thêm, Chúa Kitô “ở cùng thú dữ; và các thiên sứ phục vụ Ngài” (c. 13). Những thú dữ và thiên thần là bạn đồng hành của Ngài. Nhưng, theo nghĩa biểu tượng, họ cũng là bạn đồng hành của chúng ta: thực sự, khi bước vào thế giới hoang dã bên trong, chúng ta có thể gặp những thú dữ và thiên thần ở đó.
Quái vật hoang dã. Theo nghĩa nào? Trong đời sống tâm linh, chúng ta có thể coi chúng như những đam mê rối loạn đang chia cắt trái tim, cố chiếm hữu nó. Chúng lôi kéo chúng ta, chúng có vẻ quyến rũ nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có nguy cơ bị chúng xé xác. Chúng ta có thể chỉ ra những “con thú” này của tâm hồn: đó là những tật xấu khác nhau, sự thèm muốn của cải, giam cầm chúng ta trong sự thông đồng và bất mãn, sự phù phiếm của thú vui, khiến chúng ta bồn chồn và cô độc, và khao khát danh vọng, điều này làm nảy sinh sự bất an và nhu cầu liên tục được xác nhận và nổi bật – chúng ta đừng quên những điều mà chúng ta có thể gặp phải bên trong – là sự tham lam, và phù phiếm. Chúng giống như những con thú “hoang dã”, vì vậy chúng phải được thuần hóa và chiến đấu; nếu không, chúng sẽ nuốt chửng tự do của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta đi vào nội tâm hoang dã để sửa chữa những điều này.
Và rồi, trong sa mạc, có những thiên thần. Đây là những sứ giả của Thiên Chúa, những người giúp đỡ chúng ta, làm điều tốt cho chúng ta: thật vậy, theo Tin Mừng, đặc tính của các ngài là phục vụ (x. câu 13): trái ngược hẳn với chiếm hữu, là điển hình của những đam mê. Sự phục vụ chống lại sự chiếm hữu. Thay vào đó, các linh hồn thiên thần gợi lại những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp do Chúa Thánh Thần gợi ý. Trong khi những cơn cám dỗ xé nát chúng ta, thì những nguồn cảm hứng tốt lành của Thiên Chúa hiệp nhất chúng ta và cho phép chúng ta hòa hợp: chúng xoa dịu trái tim, truyền vào hương vị của Chúa Kitô, “hương vị Thiên Đàng”. Và để nắm bắt được nguồn cảm hứng của Thiên Chúa, người ta phải bước vào sự thinh lặng và cầu nguyện. Và Mùa Chay là thời gian để làm điều này.
Trước tiên, chúng ta có thể tự hỏi đâu là những đam mê hỗn loạn, những “con thú hoang” đang khuấy động trong lòng tôi? Câu hỏi thứ hai: để cho tiếng Chúa nói với tâm hồn tôi và bảo tồn nó trong sự tốt lành, tôi có nghĩ đến việc rút lui một chút vào “vùng hoang dã”, tôi có cố gắng dành không gian trong ngày cho việc này không?
Xin Đức Trinh Nữ Thánh, Đấng đã tuân giữ Lời Chúa và không để mình bị cám dỗ bởi ma quỷ, giúp đỡ chúng ta trên hành trình Mùa Chay.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Đã mười năm trôi qua kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột vũ trang ở Sudan, cuộc xung đột đã gây ra tình trạng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng. Tôi một lần nữa yêu cầu các bên xung đột chấm dứt cuộc chiến tranh đang gây ra nhiều tổn hại to lớn cho người dân và tương lai của đất nước. Chúng ta hãy cầu nguyện để sớm tìm được những con đường hòa bình, để xây dựng tương lai của Sudan thân yêu.
Bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, sự phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng mất an ninh lại lan tràn ở tỉnh Cabo Delgado, Mozambique, nơi cứ điểm truyền giáo của Đức Mẹ Phi Châu tại Mazezeze cũng bị đốt cháy trong những ngày gần đây. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại với vùng đất bị dày vò đó. Và chúng ta đừng quên biết bao cuộc xung đột khác đã làm vấy máu lục địa Phi Châu và nhiều nơi trên thế giới: cả Âu Châu, Palestine, Ukraine...
Chúng ta đừng quên: chiến tranh luôn luôn là một thất bại. Bất cứ nơi nào có chiến tranh, dân chúng kiệt sức, mệt mỏi vì chiến tranh, luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, chỉ mang lại cái chết, chỉ có sự hủy diệt và sẽ không bao giờ dẫn đến giải pháp cho các vấn đề. Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi, vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho trí óc và trái tim biết cống hiến cho hòa bình một cách cụ thể.
Tôi chào các tín hữu ở Rôma và các vùng khác nhau của Ý và thế giới, đặc biệt là những người hành hương đến từ Hoa Kỳ, các Cộng đoàn Tân Dự tòng thuộc các giáo xứ khác nhau ở Cộng hòa Tiệp, Slovakia và Tây Ban Nha, các sinh viên của Học viện “Carolina Coronado” Almendralejo và hiệp hội tình nguyện “Theo bước chân của những Người hầu – hướng tới Thế giới”. Và tôi xin chào những người trồng trọt và chăn nuôi ở quảng trường!
Chiều nay, cùng với các cộng tác viên của Giáo triều, chúng tôi sẽ bắt đầu Linh thao. Tôi mời gọi các cộng đoàn và các tín hữu dành những thời điểm cụ thể để quy tụ lại trước sự hiện diện của Chúa trong Mùa Chay này và trong suốt năm chuẩn bị cho Năm Thánh, tức là “Năm Cầu Nguyện”.
Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaPOPE FRANCIS ANGELUS Saint Peter's Square Sunday, 18 February 2024
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, Tin Mừng trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc (x. Mc 1:12-15). Đoạn văn viết: “Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ”. Cả chúng ta nữa, trong Mùa Chay, được mời gọi “đi vào hoang địa”, nghĩa là thinh lặng, vào thế giới nội tâm, lắng nghe con tim, tiếp xúc với sự thật. Trong sa mạc, Tin Mừng hôm nay cho biết thêm, Chúa Kitô “ở cùng thú dữ; và các thiên sứ phục vụ Ngài” (c. 13). Những thú dữ và thiên thần là bạn đồng hành của Ngài. Nhưng, theo nghĩa biểu tượng, họ cũng là bạn đồng hành của chúng ta: thực sự, khi bước vào thế giới hoang dã bên trong, chúng ta có thể gặp những thú dữ và thiên thần ở đó.
Quái vật hoang dã. Theo nghĩa nào? Trong đời sống tâm linh, chúng ta có thể coi chúng như những đam mê rối loạn đang chia cắt trái tim, cố chiếm hữu nó. Chúng lôi kéo chúng ta, chúng có vẻ quyến rũ nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có nguy cơ bị chúng xé xác. Chúng ta có thể chỉ ra những “con thú” này của tâm hồn: đó là những tật xấu khác nhau, sự thèm muốn của cải, giam cầm chúng ta trong sự thông đồng và bất mãn, sự phù phiếm của thú vui, khiến chúng ta bồn chồn và cô độc, và khao khát danh vọng, điều này làm nảy sinh sự bất an và nhu cầu liên tục được xác nhận và nổi bật – chúng ta đừng quên những điều mà chúng ta có thể gặp phải bên trong – là sự tham lam, và phù phiếm. Chúng giống như những con thú “hoang dã”, vì vậy chúng phải được thuần hóa và chiến đấu; nếu không, chúng sẽ nuốt chửng tự do của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta đi vào nội tâm hoang dã để sửa chữa những điều này.
Và rồi, trong sa mạc, có những thiên thần. Đây là những sứ giả của Thiên Chúa, những người giúp đỡ chúng ta, làm điều tốt cho chúng ta: thật vậy, theo Tin Mừng, đặc tính của các ngài là phục vụ (x. câu 13): trái ngược hẳn với chiếm hữu, là điển hình của những đam mê. Sự phục vụ chống lại sự chiếm hữu. Thay vào đó, các linh hồn thiên thần gợi lại những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp do Chúa Thánh Thần gợi ý. Trong khi những cơn cám dỗ xé nát chúng ta, thì những nguồn cảm hứng tốt lành của Thiên Chúa hiệp nhất chúng ta và cho phép chúng ta hòa hợp: chúng xoa dịu trái tim, truyền vào hương vị của Chúa Kitô, “hương vị Thiên Đàng”. Và để nắm bắt được nguồn cảm hứng của Thiên Chúa, người ta phải bước vào sự thinh lặng và cầu nguyện. Và Mùa Chay là thời gian để làm điều này.
Trước tiên, chúng ta có thể tự hỏi đâu là những đam mê hỗn loạn, những “con thú hoang” đang khuấy động trong lòng tôi? Câu hỏi thứ hai: để cho tiếng Chúa nói với tâm hồn tôi và bảo tồn nó trong sự tốt lành, tôi có nghĩ đến việc rút lui một chút vào “vùng hoang dã”, tôi có cố gắng dành không gian trong ngày cho việc này không?
Xin Đức Trinh Nữ Thánh, Đấng đã tuân giữ Lời Chúa và không để mình bị cám dỗ bởi ma quỷ, giúp đỡ chúng ta trên hành trình Mùa Chay.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Đã mười năm trôi qua kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột vũ trang ở Sudan, cuộc xung đột đã gây ra tình trạng nhân đạo vô cùng nghiêm trọng. Tôi một lần nữa yêu cầu các bên xung đột chấm dứt cuộc chiến tranh đang gây ra nhiều tổn hại to lớn cho người dân và tương lai của đất nước. Chúng ta hãy cầu nguyện để sớm tìm được những con đường hòa bình, để xây dựng tương lai của Sudan thân yêu.
Bạo lực chống lại những người dân không có khả năng tự vệ, sự phá hủy cơ sở hạ tầng và tình trạng mất an ninh lại lan tràn ở tỉnh Cabo Delgado, Mozambique, nơi cứ điểm truyền giáo của Đức Mẹ Phi Châu tại Mazezeze cũng bị đốt cháy trong những ngày gần đây. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trở lại với vùng đất bị dày vò đó. Và chúng ta đừng quên biết bao cuộc xung đột khác đã làm vấy máu lục địa Phi Châu và nhiều nơi trên thế giới: cả Âu Châu, Palestine, Ukraine...
Chúng ta đừng quên: chiến tranh luôn luôn là một thất bại. Bất cứ nơi nào có chiến tranh, dân chúng kiệt sức, mệt mỏi vì chiến tranh, luôn vô nghĩa và bất phân thắng bại, chỉ mang lại cái chết, chỉ có sự hủy diệt và sẽ không bao giờ dẫn đến giải pháp cho các vấn đề. Thay vào đó, chúng ta hãy cầu nguyện không mệt mỏi, vì lời cầu nguyện có hiệu quả, và chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho trí óc và trái tim biết cống hiến cho hòa bình một cách cụ thể.
Tôi chào các tín hữu ở Rôma và các vùng khác nhau của Ý và thế giới, đặc biệt là những người hành hương đến từ Hoa Kỳ, các Cộng đoàn Tân Dự tòng thuộc các giáo xứ khác nhau ở Cộng hòa Tiệp, Slovakia và Tây Ban Nha, các sinh viên của Học viện “Carolina Coronado” Almendralejo và hiệp hội tình nguyện “Theo bước chân của những Người hầu – hướng tới Thế giới”. Và tôi xin chào những người trồng trọt và chăn nuôi ở quảng trường!
Chiều nay, cùng với các cộng tác viên của Giáo triều, chúng tôi sẽ bắt đầu Linh thao. Tôi mời gọi các cộng đoàn và các tín hữu dành những thời điểm cụ thể để quy tụ lại trước sự hiện diện của Chúa trong Mùa Chay này và trong suốt năm chuẩn bị cho Năm Thánh, tức là “Năm Cầu Nguyện”.
Và tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân Giáp Thìn 2024 tại GX CTTĐVN Arlington, và Giáo Họ La-Vang Chantilly, VA.
Khanh Lai
18:16 18/02/2024
Xuân Giáp Thìn 2024 tại GX CTTĐVN Arlington, và Giáo Họ La-Vang Chantilly, VA.
“Xuân về Tết đến” đối với người Việt là một niềm vui thật lớn lao, là ngày hội tưng bừng, là thời gian mong đợi của mọi người để được về đoàn tụ với gia đình, người thân, Cha Mẹ, Ông Bà... Đặc biệt đối với những người Việt sống ở hải ngoại, “Tết” là niềm khát khao về Mùa Xuân Quê Mẹ.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ gìa
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bốn câu thơ đã gợi lại bức tranh Mùa Xuân thật đẹp, thật êm đềm, thơ mộng năm nào, như vẫn còn in đậm trong lòng những người Con Việt, đặc biệt những người Con Việt đón Xuân nơi Xứ người, mà trong lòng mãi mong ngóng về Mùa Xuân năm nao, Mùa Xuân Quê Mẹ.
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, đã đón hơn 40 Mùa Xuân tha hương. Cũng như những năm trước, năm nay Giáo Xứ cũng có 3 Ngày Hội Vui Xuân, cơ hôị cho mọi người gặp gỡ, cùng nhau đón Xuân vui Tết với các món ăn truyền thống dân tộc, bánh chưng, dưa món, bánh mứt, múa lân, các trò chơi cho các em...
Thánh Lễ Giao Thừa tại Giáo Xứ với Nghi Thức Dâng Hương, Tế Thiên Tế Tổ theo truyền thống dân tộc rất trang trọng. Đặc biệt có sự hiện diện và đồng tế của Cha Chánh Địa Phận Jamie Workman, Đại diện Đức Cha Michael Burbidge đến chia sẻ niềm vui ngày Tết với Cộng Đoàn GX CTTĐVN.
Giáo Họ Đức Mẹ La-Vang Chantilly là Giáo Họ Con của GX CTTĐVN Arlington VA vừa được tròn 18 tuổi, những năm gần đây đã có những bước phát triển nhảy vọt. Năm vừa qua, Giáo Phận Arlington đã trao tặng cho Giáo Họ khu đất 33 acres để phát triển xây dựng Nhà Thờ, cơ sở Giáo Xứ tương lai. Từ 8 năm vừa qua, Giáo Họ
La-Vang đã tổ chức những ngày Hội Xuân thật tưng bừng rực rỡ, để Cộng Đồng Người Việt trong vùng Virginia, DC và Maryland có thể cùng đón Tết, vui Xuân.
Năm nay nhằm vào cuối tuần ngày 20 và 21 tháng 01 năm 2024, Hội Chợ Xuân Giáp Thìn 2024, Giáo Họ La-Vang Chantilly VA đã được tổ chức tại Dulles Expo Center, Chantilly VA. Với sự góp mặt của rất nhiều Ca sỹ hàng đầu hải ngoại và Xổ Số giải Độc Đắc trúng xe Tesla Model 3, đã thu hút gần 20,000 người tham dự.
Nét son ở đây là tinh thần đoàn kết, cùng chung tay đóng góp xây dựng của mọi thành phần trong Giáo Họ, với lòng yêu mến khát khao mong mỏi Giáo Họ sẽ sớm có được ngôi Thánh Đường và trở thành Giáo Xứ độc lập trong Giáo Phận Arlington VA. Chính vì khát vọng đó mà Đức Cha Michael Burbidge đã ưu ái dành thời gian
đến ngay tại Hội Chợ sáng Chúa Nhật 21 tháng 01, để dâng Thánh Lễ Cầu Bình An và Chúc Lành Cho Giáo Họ.
Coi Video: Hội Chợ Xuân Đoàn Viên 2024
Trong sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, và bàn tay từ mẫu của Mẹ La-Vang, Nguyện chúc cho Năm Mới Con Rồng sẽ là năm bay cao với sức mạnh Niềm Tin vào Thiên Chúa sẽ hoàn tất mọi sự cho chúng ta trong Thánh Ý Ngài, cho Giáo Xứ CTTĐVN Arlington và Giáo Họ Đức Mẹ La-Vang Chantilly VA đạt được những bước tiến nhảy vọt như mong ước.
Vọng Sinh, tường trình từ Arlington, VA.
“Xuân về Tết đến” đối với người Việt là một niềm vui thật lớn lao, là ngày hội tưng bừng, là thời gian mong đợi của mọi người để được về đoàn tụ với gia đình, người thân, Cha Mẹ, Ông Bà... Đặc biệt đối với những người Việt sống ở hải ngoại, “Tết” là niềm khát khao về Mùa Xuân Quê Mẹ.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ gìa
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bốn câu thơ đã gợi lại bức tranh Mùa Xuân thật đẹp, thật êm đềm, thơ mộng năm nào, như vẫn còn in đậm trong lòng những người Con Việt, đặc biệt những người Con Việt đón Xuân nơi Xứ người, mà trong lòng mãi mong ngóng về Mùa Xuân năm nao, Mùa Xuân Quê Mẹ.
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington VA, đã đón hơn 40 Mùa Xuân tha hương. Cũng như những năm trước, năm nay Giáo Xứ cũng có 3 Ngày Hội Vui Xuân, cơ hôị cho mọi người gặp gỡ, cùng nhau đón Xuân vui Tết với các món ăn truyền thống dân tộc, bánh chưng, dưa món, bánh mứt, múa lân, các trò chơi cho các em...
Thánh Lễ Giao Thừa tại Giáo Xứ với Nghi Thức Dâng Hương, Tế Thiên Tế Tổ theo truyền thống dân tộc rất trang trọng. Đặc biệt có sự hiện diện và đồng tế của Cha Chánh Địa Phận Jamie Workman, Đại diện Đức Cha Michael Burbidge đến chia sẻ niềm vui ngày Tết với Cộng Đoàn GX CTTĐVN.
Giáo Họ Đức Mẹ La-Vang Chantilly là Giáo Họ Con của GX CTTĐVN Arlington VA vừa được tròn 18 tuổi, những năm gần đây đã có những bước phát triển nhảy vọt. Năm vừa qua, Giáo Phận Arlington đã trao tặng cho Giáo Họ khu đất 33 acres để phát triển xây dựng Nhà Thờ, cơ sở Giáo Xứ tương lai. Từ 8 năm vừa qua, Giáo Họ
La-Vang đã tổ chức những ngày Hội Xuân thật tưng bừng rực rỡ, để Cộng Đồng Người Việt trong vùng Virginia, DC và Maryland có thể cùng đón Tết, vui Xuân.
Năm nay nhằm vào cuối tuần ngày 20 và 21 tháng 01 năm 2024, Hội Chợ Xuân Giáp Thìn 2024, Giáo Họ La-Vang Chantilly VA đã được tổ chức tại Dulles Expo Center, Chantilly VA. Với sự góp mặt của rất nhiều Ca sỹ hàng đầu hải ngoại và Xổ Số giải Độc Đắc trúng xe Tesla Model 3, đã thu hút gần 20,000 người tham dự.
Nét son ở đây là tinh thần đoàn kết, cùng chung tay đóng góp xây dựng của mọi thành phần trong Giáo Họ, với lòng yêu mến khát khao mong mỏi Giáo Họ sẽ sớm có được ngôi Thánh Đường và trở thành Giáo Xứ độc lập trong Giáo Phận Arlington VA. Chính vì khát vọng đó mà Đức Cha Michael Burbidge đã ưu ái dành thời gian
đến ngay tại Hội Chợ sáng Chúa Nhật 21 tháng 01, để dâng Thánh Lễ Cầu Bình An và Chúc Lành Cho Giáo Họ.
Coi Video: Hội Chợ Xuân Đoàn Viên 2024
Trong sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, và bàn tay từ mẫu của Mẹ La-Vang, Nguyện chúc cho Năm Mới Con Rồng sẽ là năm bay cao với sức mạnh Niềm Tin vào Thiên Chúa sẽ hoàn tất mọi sự cho chúng ta trong Thánh Ý Ngài, cho Giáo Xứ CTTĐVN Arlington và Giáo Họ Đức Mẹ La-Vang Chantilly VA đạt được những bước tiến nhảy vọt như mong ước.
Vọng Sinh, tường trình từ Arlington, VA.
Church Documents
Cuộc triệt thoái khỏi Avdiivka của quân Ukraine
Đặng Tự Do
19:47 18/02/2024
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Retreating From Avdiivka, Ukrainian Forces Took One Last Shot—And Downed Four Russian Jets”, nghĩa là “Rút lui khỏi Avdiivka, lực lượng Ukraine thực hiện phát súng cuối cùng và bắn rơi bốn máy bay phản lực Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Dưới sự yểm trợ của máy bay không người lái, biệt kích và Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân tinh nhuệ, Lữ đoàn cơ giới số 110 của quân đội Ukraine đã rút lui khỏi Avdiivka vào rạng sáng thứ Bẩy, chấm dứt trận chiến tàn khốc kéo dài 4 tháng.
Việc bảo vệ Avdiivka của Lữ đoàn 110 có thể đã tiêu tốn phần lớn lực lượng trước chiến tranh gồm khoảng 2.000 người. Nhưng nó khiến quân đội Nga phải trả giá đắt hơn nhiều.
Không dưới 12 lữ đoàn từ Quân Đoàn Liên hợp số 2 và số 41 của Nga đã tham gia tấn công Avdiivka, một thành phố công nghiệp cách Donetsk bị Nga tạm chiếm ở miền đông Ukraine 5 dặm về phía tây bắc.
Có vẻ như hầu hết các lữ đoàn đó đã mất gần hết người. Tổng cộng, thương vong của quân Nga - thiệt mạng và bị thương tật - trong và xung quanh Avdiivka có thể vượt quá 47.000 người. Theo các quan chức Mỹ, rốt cuộc, 13.000 người Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương quanh thành phố chỉ trong sáu tuần đầu tiên của trận chiến kéo dài 16 tuần.
Và quân Ukraine đang rút lui có thể đã bắn những phát súng quan trọng cuối cùng của trận chiến, nhắm vào bốn chiến đấu cơ -ném bom của lực lượng không quân Nga dường như đang chuẩn bị thực hiện một cuộc ném bom nhắm vào Lữ đoàn 110 của Ukraine và các đơn vị lân cận.
Khi những người sống sót của Lữ đoàn 110 chạy về phía tây qua các đơn vị yểm trợ ở rìa Avdiivka vào sáng sớm thứ Bảy, một khẩu đội hỏa tiễn của lực lượng không quân Ukraine đã bắn hạ ít nhất một—và có thể là nhiều—chiến đấu cơ -ném bom Sukhoi của Nga cách Avdiivka 60 dặm về phía đông.
Có đoạn video ghi lại cảnh một trong những máy bay Nga rơi gần thị trấn Dyakova. Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk tuyên bố quân đội của ông đã bắn hạ 4 máy bay phản lực: một chiếc Sukohi Su-35 một chỗ ngồi và ba chiếc Sukhoi Su-34 hai chỗ ngồi.
Để chứng minh, Oleshchuck đã đăng ảnh chụp màn hình bản đồ kỹ thuật số hiển thị đèn hiệu vô tuyến khẩn cấp của 4 phi công Nga, những người có lẽ đã nhảy dù ra khỏi chiếc máy bay bị hư hỏng của họ. “Bạn có thể thấy, hệ thống đang hoạt động!” Oleshchuk nói.
Đối với những người Ukraine sống sót sau chiến dịch Avdiivka, các vụ bắn hạ là công lý nhãn tiền. Các máy bay Sukhoi của Nga đã không ngừng bắn phá Lữ đoàn 110 trong nhiều tuần. Các máy bay phản lực sẽ lao về phía Avdiivka từ phía đông, bay lên cao và - từ cách đó 25 dặm – phóng ra các quả bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh KAB. Một số nặng tới 3.000 pound.
Nhóm phân tích Ukraine Frontelligence Insight đưa tin vào ngày 15 tháng 2: “Theo nhiều ước tính khác nhau, có khoảng 37 đến 42 quả bom KAB đã được thả xuống Avdiivka chỉ trong một ngày trong tuần này”. Các vụ nổ kinh hoàng dẫn đến hư hỏng hoặc phá hủy các công trình lân cận.”
“Avdiivka là KAB,” quân nhân Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân Egor Sugar viết. “Có cảm giác rằng đây là số lượng bom trên không lớn nhất trên một mảnh đất như vậy trong suốt thời gian tồn tại của nhân loại.”
Lực lượng không quân Ukraine chật vật phòng thủ trước máy bay Sukhoi. Lực lượng không quân chỉ có một số khẩu đội hỏa tiễn tầm xa và hầu hết tập trung xung quanh các thành phố lớn nhất của Ukraine để bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái quy mô lớn nhắm vào dân thường.
Nhưng một số loại hệ thống phòng không đó - đặc biệt là những chiếc Patriot do Mỹ sản xuất - khá cơ động. Và các đội phòng không Ukraine đã khéo léo kích hoạt các cuộc phục kích bằng hỏa tiễn Patriot phức tạp nhiều lần trước đó. Đáng chú ý nhất là vào tháng 12, quân Ukraine đã bắn rơi 3 chiếc Su-34 đang cố gắng ném bom lượn vào lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine ở miền nam Ukraine.
Avdiivka đã thất thủ. Bản thân thành phố đổ nát, bị bỏ hoang từ lâu bởi phần lớn dân số 30.000 người trước chiến tranh, không có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Đối với Kyiv, nó có lẽ có giá trị nhất như một cái bẫy tiêu hao lực lượng Nga.
Theo nghĩa đó, Avdiivka—và những người Ukraine đông hơn, đông hơn về súng đạn đã bảo vệ nó cho đến ngày cuối cùng—đã phục vụ một mục đích. Họ đã tạo cơ hội cho người Ukraine giết rất nhiều người Nga. Và bắn hạ nhiều máy bay Nga, bao gồm cả chuyến bay cuối cùng của 4 chiếc Sukhoi.
Trong hai năm chiến đấu cam go, Nga đã mất khoảng 30 trong số 150 chiếc Su-34 của mình. Công bằng mà nói Ukraine sẽ bắn hạ nhiều máy bay Nga hơn nếu các tổ hợp hỏa tiễn của nước này không thiếu những hỏa tiễn tốt nhất do Mỹ sản xuất, bao gồm cả hỏa tiễn Patriot có tầm bắn 90 dặm.
Tuy nhiên, các thành viên Quốc Hội thân Nga tại Mỹ kể từ tháng 10 đã ngăn chặn việc Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Khoản viện trợ này sẽ chi trả cho nhiều hỏa tiễn, nhiều xe thiết giáp hơn và quan trọng nhất là nhiều đạn pháo hơn cho các lữ đoàn Ukraine đang thiếu đạn như Lữ đoàn 110.
Dưới sự yểm trợ của máy bay không người lái, biệt kích và Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân tinh nhuệ, Lữ đoàn cơ giới số 110 của quân đội Ukraine đã rút lui khỏi Avdiivka vào rạng sáng thứ Bẩy, chấm dứt trận chiến tàn khốc kéo dài 4 tháng.
Việc bảo vệ Avdiivka của Lữ đoàn 110 có thể đã tiêu tốn phần lớn lực lượng trước chiến tranh gồm khoảng 2.000 người. Nhưng nó khiến quân đội Nga phải trả giá đắt hơn nhiều.
Không dưới 12 lữ đoàn từ Quân Đoàn Liên hợp số 2 và số 41 của Nga đã tham gia tấn công Avdiivka, một thành phố công nghiệp cách Donetsk bị Nga tạm chiếm ở miền đông Ukraine 5 dặm về phía tây bắc.
Có vẻ như hầu hết các lữ đoàn đó đã mất gần hết người. Tổng cộng, thương vong của quân Nga - thiệt mạng và bị thương tật - trong và xung quanh Avdiivka có thể vượt quá 47.000 người. Theo các quan chức Mỹ, rốt cuộc, 13.000 người Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương quanh thành phố chỉ trong sáu tuần đầu tiên của trận chiến kéo dài 16 tuần.
Và quân Ukraine đang rút lui có thể đã bắn những phát súng quan trọng cuối cùng của trận chiến, nhắm vào bốn chiến đấu cơ -ném bom của lực lượng không quân Nga dường như đang chuẩn bị thực hiện một cuộc ném bom nhắm vào Lữ đoàn 110 của Ukraine và các đơn vị lân cận.
Khi những người sống sót của Lữ đoàn 110 chạy về phía tây qua các đơn vị yểm trợ ở rìa Avdiivka vào sáng sớm thứ Bảy, một khẩu đội hỏa tiễn của lực lượng không quân Ukraine đã bắn hạ ít nhất một—và có thể là nhiều—chiến đấu cơ -ném bom Sukhoi của Nga cách Avdiivka 60 dặm về phía đông.
Có đoạn video ghi lại cảnh một trong những máy bay Nga rơi gần thị trấn Dyakova. Chỉ huy lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk tuyên bố quân đội của ông đã bắn hạ 4 máy bay phản lực: một chiếc Sukohi Su-35 một chỗ ngồi và ba chiếc Sukhoi Su-34 hai chỗ ngồi.
Để chứng minh, Oleshchuck đã đăng ảnh chụp màn hình bản đồ kỹ thuật số hiển thị đèn hiệu vô tuyến khẩn cấp của 4 phi công Nga, những người có lẽ đã nhảy dù ra khỏi chiếc máy bay bị hư hỏng của họ. “Bạn có thể thấy, hệ thống đang hoạt động!” Oleshchuk nói.
Đối với những người Ukraine sống sót sau chiến dịch Avdiivka, các vụ bắn hạ là công lý nhãn tiền. Các máy bay Sukhoi của Nga đã không ngừng bắn phá Lữ đoàn 110 trong nhiều tuần. Các máy bay phản lực sẽ lao về phía Avdiivka từ phía đông, bay lên cao và - từ cách đó 25 dặm – phóng ra các quả bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh KAB. Một số nặng tới 3.000 pound.
Nhóm phân tích Ukraine Frontelligence Insight đưa tin vào ngày 15 tháng 2: “Theo nhiều ước tính khác nhau, có khoảng 37 đến 42 quả bom KAB đã được thả xuống Avdiivka chỉ trong một ngày trong tuần này”. Các vụ nổ kinh hoàng dẫn đến hư hỏng hoặc phá hủy các công trình lân cận.”
“Avdiivka là KAB,” quân nhân Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân Egor Sugar viết. “Có cảm giác rằng đây là số lượng bom trên không lớn nhất trên một mảnh đất như vậy trong suốt thời gian tồn tại của nhân loại.”
Lực lượng không quân Ukraine chật vật phòng thủ trước máy bay Sukhoi. Lực lượng không quân chỉ có một số khẩu đội hỏa tiễn tầm xa và hầu hết tập trung xung quanh các thành phố lớn nhất của Ukraine để bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái quy mô lớn nhắm vào dân thường.
Nhưng một số loại hệ thống phòng không đó - đặc biệt là những chiếc Patriot do Mỹ sản xuất - khá cơ động. Và các đội phòng không Ukraine đã khéo léo kích hoạt các cuộc phục kích bằng hỏa tiễn Patriot phức tạp nhiều lần trước đó. Đáng chú ý nhất là vào tháng 12, quân Ukraine đã bắn rơi 3 chiếc Su-34 đang cố gắng ném bom lượn vào lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine ở miền nam Ukraine.
Avdiivka đã thất thủ. Bản thân thành phố đổ nát, bị bỏ hoang từ lâu bởi phần lớn dân số 30.000 người trước chiến tranh, không có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Đối với Kyiv, nó có lẽ có giá trị nhất như một cái bẫy tiêu hao lực lượng Nga.
Theo nghĩa đó, Avdiivka—và những người Ukraine đông hơn, đông hơn về súng đạn đã bảo vệ nó cho đến ngày cuối cùng—đã phục vụ một mục đích. Họ đã tạo cơ hội cho người Ukraine giết rất nhiều người Nga. Và bắn hạ nhiều máy bay Nga, bao gồm cả chuyến bay cuối cùng của 4 chiếc Sukhoi.
Trong hai năm chiến đấu cam go, Nga đã mất khoảng 30 trong số 150 chiếc Su-34 của mình. Công bằng mà nói Ukraine sẽ bắn hạ nhiều máy bay Nga hơn nếu các tổ hợp hỏa tiễn của nước này không thiếu những hỏa tiễn tốt nhất do Mỹ sản xuất, bao gồm cả hỏa tiễn Patriot có tầm bắn 90 dặm.
Tuy nhiên, các thành viên Quốc Hội thân Nga tại Mỹ kể từ tháng 10 đã ngăn chặn việc Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Khoản viện trợ này sẽ chi trả cho nhiều hỏa tiễn, nhiều xe thiết giáp hơn và quan trọng nhất là nhiều đạn pháo hơn cho các lữ đoàn Ukraine đang thiếu đạn như Lữ đoàn 110.
VietCatholic TV
Đất thảm, trời sầu: Avdiivka đã thất thủ. Nga mất 400 xe tăng. Đức trao ngay 100 triệu USD cứu nguy
VietCatholic Media
03:06 18/02/2024
1. Diễn biến rất buồn: Avdiivka đã thất thủ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Avdiivka Has Fallen”, nghĩa là “Avdiivka đã thất thủ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đội Ukraine đã rút khỏi Avdiivka. Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật, 18 Tháng Hai, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, đã cho biết như trên.
Ông cho biết Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã ra lệnh rút hoàn toàn lực lượng khỏi thị trấn trọng điểm phía đông ngay trước bình minh hôm thứ Bảy sau nhiều tháng giao tranh ác liệt với lực lượng Nga.
Tướng Oleksandr Syrsky, chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine, người đã nắm quyền chỉ huy trong vài ngày qua sau khi người tiền nhiệm Valery Zaluzhny bị loại bỏ, cho biết trong một tuyên bố: “Dựa trên tình hình hoạt động xung quanh Avdiivka, để tránh bị bao vây và tấn công, để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các quân nhân, tôi quyết định rút các đơn vị ra khỏi thành phố và chuyển sang phòng thủ trên những tuyến thuận lợi hơn.”
Giao tranh ác liệt đã diễn ra ở khu vực này trong nhiều tháng. Kể từ tháng 10, các lực lượng Nga đã cố gắng tiến vào thị trấn Donetsk, nơi từng có dân số khoảng 30.000 người.
Người của Vladimir Putin đã cố gắng tràn ngập thị trấn bị bao vây từ ba phía, để lại những tuyến đường tiếp tế hạn chế cho quân đội Ukraine đóng trong khu vực. Việc chiếm giữ Avdiivka là một trong những mục tiêu quan trọng của quân đội Nga.
Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy khu vực đông nam Ukraine, cho biết: “Trong tình hình chiến trường khó khăn, khi công sự chỉ còn lại đống đổ nát và đống gạch vỡ, ưu tiên của chúng tôi là cứu mạng các binh sĩ”.
Syrsky cho biết trong tuyên bố của mình: “Các binh sĩ của chúng tôi đã thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình một cách xuất sắc, làm mọi cách có thể để tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của Nga, gây cho đối phương những tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị. Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp để ổn định tình hình và duy trì vị thế của mình. Mạng sống của người quân nhân là giá trị cao nhất”
Hiện tại, chưa có báo cáo bình luận nào từ Điện Cẩm Linh về việc Ukraine rút quân.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết quyết định đúng đắn được đưa ra để bảo toàn mạng sống của quân nhân, theo báo cáo của BBC.
Oleksandr Tarnavsky, chỉ huy quân đội khu vực Avdiivka, cho biết: “Trong tình huống đối phương đang tiến qua xác quân của mình với lợi thế 10 chọi 1 về đạn pháo, dưới sự bắn phá liên tục, đây là quyết định đúng đắn duy nhất..”
Với việc chiếm Avdiivka là mục tiêu quan trọng của Điện Cẩm Linh, việc rút quân Ukraine có thể sẽ được coi là một thắng lợi lớn của Nga.
Mykola Bielieskov, nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho biết: “Avdiivka là một điểm mạnh rất quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine. Việc kiểm soát Avdiivka có thể tạo ra cơ hội cho Nga”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong một đánh giá ngày 16/2 rằng việc rút lui khỏi Ukraine “không mang lại con đường cho những tiến bộ đáng kể về mặt hoạt động” cho lực lượng Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, ISW cho biết Nga có thể sẽ làm phức tạp hoặc ngăn chặn việc Ukraine rút quân “với hy vọng gây tổn thất đáng kể về mặt hoạt động cho lực lượng Ukraine trong khu vực”.
ISW cho biết thêm: “Những lợi ích tiếp theo của Nga ở Avdiivka nhằm làm phức tạp thêm việc rút quân của Ukraine và các cuộc phản công của Ukraine nhằm mục đích rút quân Ukraine có thể sẽ khiến Nga phải chịu thêm tổn thất”. “Các lực lượng Nga có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiến về phía tây Avdiivka tới các vị trí đã được chuẩn bị thứ cấp cho lực lượng Ukraine đang rút lui; và có thể sẽ chịu tổn thất đáng kể nếu họ quyết định tấn công trực diện vào các vị trí này của Ukraine trên các bãi đất trống.”
Việc rút quân diễn ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ký hiệp ước an ninh với Pháp và Đức trong tuần này. Đầu tháng này, Liên minh Âu Châu đã đồng thanh cấp thêm 54 tỷ Mỹ Kim tài trợ cho nỗ lực chiến tranh.
Đầu tuần này, Thượng viện đã thông qua gói viện trợ nước ngoài, trong đó có 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang từ chối một cuộc bỏ phiếu ở hạ viện nếu không có biện pháp bổ sung nào để giải quyết vấn đề di cư qua biên giới phía nam Hoa Kỳ.
Hôm thứ Năm 15 Tháng Hai, Thiếu Tướng John Kirby, phát ngôn nhân Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Avdiivka có nguy cơ rơi vào tầm kiểm soát của Nga. Phần lớn điều này xảy ra là do lực lượng Ukraine trên bộ đang cạn kiệt đạn pháo.
“Cái giá phải trả cho việc Quốc hội không hành động là rất lớn. Và nó đang được mang trên vai những người lính Ukraine,” Kirby nói thêm. “Chúng ta cần Quốc hội thông qua dự luật bổ sung về an ninh quốc gia ngay lập tức. Nếu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện không hành động sớm, những gì đang xảy ra ở Avdiivka hiện tại rất có thể xảy ra ở những nơi khác dọc theo mặt trận đó.”
2. Bản đồ Avdiivka cho thấy 'động thái xoay chuyển chiến thuật' của Nga nhằm đẩy Ukraine ra ngoài
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Avdiivka Map Shows Russian 'Tactical Turning Movement' to Force Ukraine Out”, nghĩa là “Bản đồ Avdiivka cho thấy 'động thái xoay chuyển chiến thuật' của Nga nhằm đẩy Ukraine ra ngoài.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một tổ chức nghiên cứu của Mỹ vừa công bố bản đồ chiến tranh mới về cuộc tấn công đang diễn ra, lực lượng Ukraine có thể bị buộc phải rút khỏi vị trí của họ ở thị trấn trọng điểm phía đông Avdiivka khi lực lượng Nga tiến hành “chuyển hướng chiến thuật” trong khu vực bị bao vây.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Năm rằng mặc dù quân đội Kyiv vẫn chưa rút hoàn toàn khỏi Avdiivka trong bối cảnh giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực Donetsk, nhưng các cảnh quay được định vị địa lý cho thấy quân đội Nga đang tiến hành các cuộc tấn công với lợi ích đáng kể về phía tây bắc của thị trấn.
Vào tháng 10, Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn vào thị trấn tiền tuyến quan trọng, vốn là mục tiêu xâm lược của lực lượng Mạc Tư Khoa kể từ năm 2014 khi Putin sáp nhập trái phép bán đảo phía nam Crimea từ Ukraine.
Cả Mạc Tư Khoa và Ukraine đều chịu tổn thất nặng nề về quân đội và trang thiết bị trong cuộc chiến giành khu vực, nơi được coi là cửa ngõ dẫn vào thành phố Donetsk bị Nga tạm chiếm gần đó. Đối với Nga, việc chiếm được khu vực này sẽ mang lại cho Điện Cẩm Linh một chiến thắng trên chiến trường trước cuộc bầu cử tổng thống nước này sẽ diễn ra vào tháng 3. Newsweek đã liên hệ với chính quyền Nga và Ukraine để bình luận qua email.
Khi giao tranh ngày càng gia tăng ở Avdiivka, một quan chức Mỹ đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu đạn dược của Ukraine có thể sớm khiến Nga chiếm giữ thị trấn.
“Avdiivka có nguy cơ rơi vào tầm kiểm soát của Nga”, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết hôm thứ Năm tại Washington.
Nó xuất hiện trong bối cảnh gói viện trợ nước ngoài của Mỹ bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ Ukraine vẫn chưa được Quốc hội thông qua.
Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy lực lượng Tavria, cho biết tình hình ở Avdiivka là “khó khăn nhưng được kiểm soát”.
Tarnavskyi cho biết hôm thứ Năm: “Giao tranh ác liệt đang diễn ra trong thành phố. Quân ta đang sử dụng mọi lực lượng, phương tiện sẵn có để ngăn chặn đối phương”.
“ Các vị trí mới đã được chuẩn bị và các công sự vững chắc tiếp tục được chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra”.
ISW cho biết trong đánh giá về cuộc xung đột hôm thứ Năm rằng khả năng Nga chiếm được Avdiivka “sẽ không có ý nghĩa quan trọng về mặt hoạt động và có thể sẽ chỉ mang lại cho Điện Cẩm Linh những chiến thắng chính trị và thông tin ngay lập tức”.
Viện nghiên cứu cho biết: “Việc chiếm được Avdiivka sẽ mang lại cho Điện Cẩm Linh một chiến thắng trên chiến trường, tuy nhiên về mặt chiến thuật, chỉ là để quảng bá cho khán giả trong nước trước cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3 năm 2024”.
ISW cho biết thêm: “Điện Cẩm Linh được cho là ngày càng mong muốn có bất kỳ chiến thắng nào trên chiến trường trước cuộc bầu cử tổng thống và được cho là đã đặt ra các mục tiêu cụ thể ở Ukraine để tạo ra hiệu ứng thông tin”.
3. Chính phủ Anh hôm thứ Sáu cho biết họ đã “triệu tập Đại sứ Nga” khi những người biểu tình tụ tập bên ngoài tòa nhà ở trung tâm Luân Đôn để phản đối cái chết của Alexei Navalny.
Trong một tuyên bố do Hiệp hội Báo chí đưa tin, Bộ Ngoại giao cho biết chính phủ sát cánh cùng “gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người ủng hộ Navalny”, đồng thời gọi nhà lãnh đạo phe đối lập là “một người có lòng dũng cảm tuyệt vời và ý chí sắt đá”:
Chính quyền Nga coi ông Navalny là một mối đe dọa. Nhiều công dân Nga cảm thấy ông đã mang lại tiếng nói cho họ.
Trong những năm gần đây, chính quyền đã bỏ tù anh ta vì những cáo buộc bịa đặt, đầu độc anh ta bằng chất độc thần kinh bị cấm và đưa anh ta đến trại giam ở Bắc Cực. Không ai nên nghi ngờ bản chất tàn bạo của hệ thống Nga. Cái chết của anh ta phải được điều tra đầy đủ và minh bạch.
Văn phòng Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển hôm nay đã triệu tập Đại sứ quán Nga để làm rõ rằng chúng tôi quy trách nhiệm hoàn toàn cho chính quyền Nga.
Những người biểu tình giận dữ tại đại sứ quán vào tối thứ Sáu kêu gọi Điện Cẩm Linh phải chịu trách nhiệm.
Những người tụ tập đã đặt hoa tưởng nhớ, hô vang “Putin là kẻ giết người”, giương cao các biểu ngữ có thông điệp trong đó có “Đừng bỏ cuộc” và chiếu đèn điện thoại di động vào cửa sổ đại sứ quán.
4. Truyền hình Nhà nước Nga thảo luận về việc sử dụng hỏa tiễn siêu thanh mới chống lại Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Discusses Using New Hypersonic Missiles Against US”, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga thảo luận về việc sử dụng hỏa tiễn siêu thanh mới chống lại Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Trong buổi phát sóng gần đây trên mạng truyền hình do Điện Cẩm Linh kiểm soát, một nhà báo nổi tiếng của Nga đã thảo luận về việc sử dụng hỏa tiễn siêu thanh Zircon mới của Mạc Tư Khoa để chống lại Mỹ và các thành viên NATO khác.
Biên tập viên tạp chí Quốc phòng Igor Korotchenko, người nổi tiếng với việc truyền bá tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, đã đưa ra bình luận này trong một chương trình trên kênh Russia-1 do Evgeny Popov tổ chức. Bình luận của ông được đưa ra sau khi Viện nghiên cứu khoa học giám định pháp y Kyiv cho biết hồi đầu tuần rằng một phân tích mà họ tiến hành cho thấy Nga đã sử dụng hỏa tiễn 3M22 Zircon lần đầu tiên trong cuộc không kích vào Kyiv ngày 7/2.
Điện Cẩm Linh vẫn chưa xác nhận việc sử dụng hỏa tiễn Zircon, được cho là đã hoàn thành thử nghiệm vào tháng 6 năm 2022. Theo Liên minh Vận động Phòng thủ Hỏa tiễn, hỏa tiễn Zircon là hỏa tiễn hành trình siêu thanh chống hạm có tầm bắn từ 310 đến 466 dặm, mặc dù Nga đã sử dụng hỏa tiễn này. nguồn đã tuyên bố nó có thể đạt tới 621 dặm và có thể di chuyển gấp chín lần tốc độ âm thanh.
Anton Gerashchenko, cố vấn cho bộ trưởng nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn clip trên X về cuộc thảo luận về Zircon giữa Korotchenko và Popov hôm thứ Năm.
Đoạn video của Gerashchenko bắt đầu bằng việc Korotchenko tuyên bố Nga sẽ không sử dụng hỏa tiễn siêu thanh Zircon để chống lại Ukraine. Ông liệt kê các loại vũ khí mạnh mẽ khác trong kho vũ khí của Putin mà ông cho biết thay vào đó sẽ được sử dụng để chống lại quân đội Kyiv.
“Chúng tôi có hỏa tiễn hành trình Kalibr, hệ thống Iskander-M, hỏa tiễn hành trình được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 với đầu đạn phi hạt nhân và hỏa tiễn được trang bị trên máy bay Tu-22M3,” Korotchenko nói, theo chú thích tiếng Anh của Gerashchenko. “Chúng khá đủ để hoạt động hiệu quả.”
Nhà báo Nga sau đó gợi ý rằng những chiếc Zircon mạnh mẽ sẽ được sử dụng để chống lại những đối phương khác trong tương lai.
“Xét cho cùng, Zircon là một loại vũ khí cao cấp sẽ được sử dụng không phải để chống lại Ukraine mà để chống lại Mỹ, Anh và các nước NATO quan trọng khác”, Korotchenko nói.
Nhận xét này không phải là lần đầu tiên Korotchenko đưa ra lời đe dọa chống lại Mỹ trên truyền hình. Trong lần xuất hiện vào tháng 9 trên chương trình của Popov, ông cảnh báo rằng Mỹ có thể gặp nguy hiểm trước một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.
Khi nói về cuộc tấn công gần đây của lực lượng Kyiv nhằm vào các mục tiêu của Nga ở Crimea, Korotchenko nói rằng nên có một cuộc thảo luận về những gì sẽ quyết định “việc sử dụng và cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, những mục tiêu và chiến thuật nào chúng tôi sẽ sử dụng”. Sau đó, ông đổ lỗi cho Mỹ đã tổ chức các cuộc tấn công ở Crimea.
Korotchenko nói: “Thông điệp quan trọng nhất mà chúng ta nên gửi tới người Mỹ là chúng ta sẽ không gây chiến với các bạn ở Âu Châu”. “Để đáp trả các cuộc tấn công của các bạn vào các cơ sở quân sự hoặc dân sự của Nga, cuộc tấn công đầu tiên sẽ là một cuộc tấn công mang tính phòng ngừa có giới hạn nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”
5. Hai thượng nghị sĩ cao cấp của Mỹ, một thuộc đảng Dân chủ và một thuộc đảng Cộng hòa, muốn một phần con phố gần nơi ở của đại sứ Nga ở Washington DC được đổi tên thành Alexei Navalny Way.
Dick Durbin, Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ đến từ Illinois, đã cùng với Bill Cassidy của đảng Cộng hòa Louisiana đưa ra luật cho việc chuyển đổi.
Trong một tuyên bố, Cassidy nói:
Việc đổi tên con phố gần nơi ở của Đại sứ Nga là Navalny Way nhằm tưởng nhớ cuộc đấu tranh vì tự do và dân chủ của ông. Khi người Nga đến thăm thủ đô của đất nước chúng ta, họ sẽ nhớ đến sự phản đối không nao núng của ông đối với sự kiểm soát độc tài của Putin.
Durbin từng là người lên tiếng ủng hộ việc trả tự do cho Navalny, cũng như của một thủ lĩnh phe đối lập Nga khác đang bị bỏ tù, nhà báo và nhà hoạt động Vladimir Kara-Murza, người đang thụ án 25 năm và không rõ tung tích vào tháng trước.
Ông nói trong tuyên bố:
Hôm nay có nhiều máu trên tay Putin hơn. Putin đã cố gắng bịt miệng bất kỳ ai ở Nga có thể bất đồng với chiến lược của ông, bất kỳ ai có thể táo bạo đề nghị nên có dân chủ hoặc tự do ở đất nước đó.
Ông ta đã tống một trong những người chỉ trích gay gắt nhất của mình, Alexei Navalny, vào tù và bi thảm nhất là cái chết của anh ấy. Một người Nga yêu nước và là bạn của tôi, Vladimir Kara-Murza, cũng đang mòn mỏi trong một trong những trại cải tạo của Putin.
Cầu mong ký ức về Alexei và những nỗ lực của anh ta vì một nước Nga tự do không bao giờ bị lãng quên.
6. Nga mất 400 xe tăng, chật vật giành quyền kiểm soát ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 400 Tanks, Struggles to Gain Ground in Ukraine: UK”, nghĩa là “Vương Quốc Anh cho biết Nga mất 400 xe tăng, chật vật giành quyền kiểm soát ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Sáu cho biết Nga đã mất ít nhất 400 xe tăng và các phương tiện quân sự khác trong trận chiến giành thị trấn Avdiivka trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine.
Thị trấn phía đông Ukraine, nơi từng là nơi sinh sống của khoảng 32.000 cư dân trước khi Putin phát động chiến tranh vào tháng 2 năm 2022, đã nằm trên tuyến đầu giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv kể từ năm 2014 khi Putin sáp nhập trái phép Bán đảo Crimea từ Ukraine. Lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn vào Avdiivka vào tháng 10 và nhiều chuyên gia tin rằng Điện Cẩm Linh có thể chiếm được thị trấn trong những ngày tới.
Tuy nhiên, cuộc chiến giành Avdiivka đã khiến Điện Cẩm Linh phải trả giá đắt, khi cơ quan tình báo quân sự Vương quốc Anh ước tính trong một bài đăng X,, hôm thứ Sáu rằng Mạc Tư Khoa đã mất tối thiểu 400 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các thiết bị khác trong những tháng gần đây. Theo Bộ Quốc phòng Anh, Nga cũng có thể đã mất “hàng ngàn nhân sự” trong trận chiến.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Sáu cũng đánh giá rằng trong khi lực lượng Nga đang tiếp tục tấn công phía Tây thành phố Bakhmut, Điện Cẩm Linh đã không thể “tiến xa hơn” thành phố kể từ khi nắm quyền kiểm soát vào tháng 5 năm 2023. Tương tự như Avdiivka, Bakhmut rơi vào sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa vào mùa xuân năm ngoái sau nhiều tháng giao tranh ác liệt.
Các quan chức Ukraine trước đây đã báo cáo tỷ lệ thương vong nặng nề của Nga trong trận chiến giành Avdiivka, nơi đã chứng kiến giao tranh tàn khốc trong vài tháng. Thị trấn được coi là cửa ngõ vào thành phố Donetsk, hiện đang bị Nga xâm lược.
Tuy nhiên, rất khó để có được bức tranh chính xác về quy mô thiệt hại thực sự của Nga. Các chuyên gia và chính phủ phương Tây đều đồng ý rằng hơn 300.000 binh sĩ Mạc Tư Khoa đã thiệt mạng hoặc bị thương tính đến những tháng cuối năm 2023. Trong khi đó, Nga không công bố số liệu thiệt hại của mình và thường không phản hồi về số liệu của Ukraine.
Tòa Bạch Ốc hồi đầu tuần đã cảnh báo rằng Ukraine có khả năng mất quyền kiểm soát Avdiivka do Kyiv thiếu đạn pháo, một điểm nhức nhối đối với Lực lượng vũ trang Ukraine khi các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tại Quốc hội duy trì hỗ trợ quân sự bổ sung.
“Nga đang gửi hết đợt này đến đợt khác lực lượng nghĩa vụ để tấn công các vị trí của Ukraine và vì Quốc hội vẫn chưa thông qua dự luật bổ sung nên chúng tôi không thể cung cấp cho Ukraine đạn pháo mà họ rất cần để ngăn chặn các cuộc tấn công này của Nga,” Phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hôm thứ Năm.
Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine trong suốt cuộc chiến. Mặc dù Thượng viện đã thông qua một dự luật trong tuần này bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine, đạo luật này có thể vấp phải nhiều sự phản đối hơn từ Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho biết trong báo cáo mới nhất về cuộc chiến ở Ukraine rằng Kyiv có thể sớm bị buộc phải rút khỏi các vị trí của mình ở Avdiivka khi các đoạn phim được định vị địa lý cho thấy quân đội Nga đang giành được những thắng lợi đáng kể ở phía tây bắc thị trấn.
Chuẩn tướng Ukraine Oleksandr Tarnavskyi hôm thứ Năm cho biết tình hình ở Avdiivka là “khó khăn nhưng đã được kiểm soát”.
7. Đức cam kết 100 triệu Mỹ Kim cho Ukraine khi viện trợ Mỹ tiếp tục bế tắc
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Germany Pledges $100 Million to Ukraine as US Support Stalls”, nghĩa là “Đức cam kết 100 triệu Mỹ Kim cho Ukraine khi viện trợ Mỹ tiếp tục dậm chân tại chỗ” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Bộ Quốc phòng Đức công bố viện trợ quân sự bổ sung 100 triệu Mỹ Kim cho Ukraine khi Berlin tăng cường hỗ trợ lực lượng vũ trang Kyiv chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Trong cuộc gặp gần đây với Tổng tư lệnh mới được bổ nhiệm của Ukraine Oleksandr Syrskyi, sĩ quan quân sự cao cấp nhất của Berlin, Tướng Carsten Breuer đã cam kết một gói quốc phòng mới nhằm cung cấp cho Ukraine “sự hỗ trợ ngắn hạn”, bao gồm các phương tiện để bảo vệ các phương tiện chống phục kích bằng mìn; cũng như chất nổ để trang bị cho máy bay không người lái nhỏ, vật tư y tế, 77 xe tải đa năng 1A1 và phụ tùng cho nhiều hệ thống vũ khí.
Tổng giá trị gói viện trợ khoảng 107 triệu Mỹ Kim.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm: “Nhìn chung, chúng tôi đang tiến rất gần đến những gì đang diễn ra ở Ukraine và những gì Ukraine cần”.
Thỏa thuận mới diễn ra một ngày sau khi Pistorius cam kết tăng nguồn cung cấp pháo của Ukraine “lên ba đến bốn lần” vào năm 2024 trong cuộc họp tại Brussels của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm rằng Đức đang có kế hoạch chi 3,75 tỷ Mỹ Kim vào sản xuất đạn dược trong năm tới, một số tiền “chưa từng có” đối với nước này.
Chính phủ Berlin đã tăng gấp đôi ngân sách dành cho hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay, một huyết mạch cho Kyiv khi sự hỗ trợ từ đồng minh lớn nhất của nước này là Hoa Kỳ đang bị cản trở tại Quốc hội. Bundestag, hay quốc hội Đức, đã thông qua ngân sách năm 2024 của đất nước vào ngày 2 tháng 2, trong đó bao gồm khoản tài trợ 8,2 tỷ Mỹ Kim được phân bổ cho Ukraine - ngân sách của nước này một năm trước đó đã phân bổ 4 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, tính đến ngày 15 tháng Giêng, Đức là nước ủng hộ Ukraine lớn thứ hai sau Mỹ, cam kết hỗ trợ quân sự tổng cộng hơn 19 tỷ Mỹ Kim kể từ khi bắt đầu chiến tranh vào tháng 2 năm 2022. Washington đã cam kết 42,2 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự cho Kyiv trong gần hai năm
Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các nhà lập pháp Hoa Kỳ thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim cho chi tiêu quốc phòng khẩn cấp, trong đó bao gồm 61 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Kyiv. Tuy nhiên, các thành viên Quốc Hội tại Hạ viện đã từ chối thực hiện thỏa thuận này trừ khi chính quyền liên bang hành động để giải quyết những gì họ mô tả là “cuộc khủng hoảng” dọc biên giới phía Nam Hoa Kỳ.
Thượng viện đã thông qua dự luật chi tiêu của Tổng thống Biden, trong đó có cả viện trợ cho Israel và Đài Loan, trong cuộc bỏ phiếu 70-29 hôm thứ Ba. Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby đã cảnh báo hồi đầu tuần rằng việc từ chối hỗ trợ quân sự bổ sung có thể ảnh hưởng đến quân đội Mỹ, đồng thời cho rằng hành động gây hấn của Putin ở Ukraine gây ra mối đe dọa cho liên minh NATO.
“Vì vậy, chúng ta phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh vì tôi sẽ cho bạn biết nếu bạn nghĩ hiện tại việc hỗ trợ Ukraine tốn rất nhiều tiền, hãy nghĩ đến cái giá phải trả cho máu và tài sản của người Mỹ nếu trên thực tế, Putin tấn công đồng minh NATO của chúng ta và sau đó bạn đưa quân đội Mỹ tham gia chiến đấu trên thực địa,” Tướng Kirby nói.
8. Người Nga tưởng nhớ Navalny bằng những đài tưởng niệm dã chiến
Các nhóm người Nga đã đặt hoa tại đài tưởng niệm tạm thời cho Alexei Navalny hôm thứ Sáu, bất chấp cảnh báo từ bọn cầm quyền rằng những cuộc tụ tập như vậy là bất hợp pháp.
AFP đưa tin, hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hàng chục người xếp hàng để đặt hoa tại tượng đài các nạn nhân của cuộc đàn áp chính trị ở thành phố Mạc Tư Khoa và St Petersburg.
Các nhà chức trách ở thủ đô Nga cho biết họ đã biết về các cuộc gọi trực tuyến “tham gia một cuộc biểu tình rầm rộ ở trung tâm Mạc Tư Khoa” và cảnh báo người dân không nên tham dự.
Các cuộc biểu tình là bất hợp pháp ở Nga theo luật chống bất đồng chính kiến nghiêm ngặt và bọn cầm quyền đã kiểm soát đặc biệt nghiêm khắc các cuộc biểu tình ủng hộ Navalny. Các quan chức ở Mạc Tư Khoa đã bị quay phim khi tước bỏ các biểu ngữ phản đối của người dân và bắt giữ ít nhất một nhà hoạt động.
9. Trận chiến không gian Mỹ-Nga leo thang
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US-Russia Space Battle Escalates”, nghĩa là “Trận chiến không gian Mỹ-Nga leo thang”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mỹ vừa phóng lên quỹ đạo một hệ thống vệ tinh khổng lồ có khả năng theo dõi hỏa tiễn. Nó trùng hợp với cảnh báo được đưa ra về khả năng vũ trụ và hạt nhân của Nga cũng như khả năng tấn công vào các vệ tinh của Mỹ.
Hệ thống này được Ngũ Giác Đài triển khai, vài giờ sau khi Dân biểu Mike Turner, chủ tịch đảng Cộng hòa của ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ, đưa ra một cảnh báo khó hiểu. Ông cho biết mối lo ngại của ông liên quan đến vũ khí hạt nhân trên không gian của Nga có khả năng được sử dụng trên các vệ tinh, tờ New York Times đưa tin. Newsweek đã liên hệ với Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Một chương trình có tên “Kiến trúc không gian chiến đấu phổ biến”, được ra mắt trong tuần này, nhằm thử nghiệm một kế hoạch mới nhằm mục đích bao phủ quỹ đạo Trái đất thấp với hàng trăm vệ tinh. Nó sẽ hoạt động như một biện pháp bảo hiểm nếu đối thủ của Mỹ phá hủy hoặc vô hiệu hóa một số vệ tinh của nước này trong không gian—các đơn vị còn lại trên quỹ đạo sẽ cho phép hệ thống tiếp tục hoạt động.
Trích dẫn tài liệu ngân sách của Ngũ Giác Đài, tờ báo The Times của Anh cho biết gần 14 tỷ Mỹ Kim đang được phân bổ trong 5 năm tới để phát triển hệ thống mới.
Khi đưa ra cảnh báo hôm thứ Tư, Turner cho biết ủy ban tình báo của Hạ viện Hoa Kỳ “đã cung cấp cho tất cả các thành viên Quốc hội thông tin liên quan đến mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng”.
Turner nói: “Tôi yêu cầu Tổng thống Biden giải mật tất cả thông tin liên quan đến mối đe dọa này để Quốc hội, Chính quyền và các đồng minh của chúng tôi có thể thảo luận cởi mở về các hành động cần thiết để ứng phó với mối đe dọa này”.
Hôm thứ Năm, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết những cảnh báo của Turner là bịa đặt ác ý nhằm khuyến khích Quốc hội bỏ phiếu về dự luật phân bổ tiền.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng Mỹ có thể xác nhận rằng những cảnh báo của Turner về mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng là “liên quan đến khả năng chống vệ tinh mà Nga đang phát triển”.
“ Đây không phải là khả năng chủ động đã được triển khai,” Kirby nói với các phóng viên và nói thêm rằng ông bị giới hạn bởi mức độ có thể chia sẻ về bản chất cụ thể của mối đe dọa.
Kirby nói: “Mặc dù việc Nga theo đuổi khả năng đặc biệt này đang gây ra bối rối nhưng không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sự an toàn của bất kỳ ai”. “Chúng tôi không nói về một loại vũ khí có thể được sử dụng để tấn công con người hoặc gây ra sự hủy diệt vật chất trên Trái đất. Điều đó có nghĩa là chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ hoạt động này của Nga và chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét nó một cách nghiêm chỉnh.
Phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc cho biết thêm: “Tổng thống Biden đã được đội ngũ an ninh quốc gia của ông thông báo đầy đủ và thường xuyên, kể cả ngày hôm nay”. “Ông ấy đã chỉ đạo một loạt hành động ban đầu, bao gồm các cuộc họp báo bổ sung với các nhà lãnh đạo quốc hội, can dự ngoại giao trực tiếp với Nga, với các đồng minh và đối tác của chúng tôi cũng như với các quốc gia khác trên thế giới có lợi ích bị đe dọa.”
10. Nhà hoạt động bị bắt giữ vài giây sau khi cố gắng biểu tình tại lễ tưởng niệm Navalny
Tại Mạc Tư Khoa, hàng chục người đã đặt hoa hồng đỏ và trắng tại Solovetsky Stone, đài tưởng niệm các nạn nhân của sự đàn áp thời Liên Xô, đối diện trụ sở cơ quan an ninh FSB của Nga, nơi từng là trụ sở của lực lượng cảnh sát mật đáng sợ của Liên Xô.
Theo một đoạn video được kênh độc lập Sota Telegram đăng tải, ít nhất một người đã bị bắt giữ vì giơ một tấm bảng trên đó có nội dung “những kẻ giết người”.
Một số người được chụp ảnh tụ tập để đặt hoa tại cây cầu cạnh Điện Cẩm Linh, nơi nhà phê bình Putin, ông Boris Nemtsov bị sát hại vào năm 2015.
Cảnh sát đã bị quay phim khi giải tán bằng bạo lực những người tụ tập dưới tuyết tại một đài tưởng niệm ở trung tâm thành phố Kazan.
Một số cuộc biểu tình lớn hơn cũng diễn ra ở thủ đô Tbilisi của Georgia, thủ đô Yerevan của Armenia và thủ đô Belgrade của Serbia. Tất cả đều là nơi cư trú của một lượng lớn người Nga đã trốn khỏi đất nước sau cuộc tấn công quân sự của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
11. Báo cáo cho biết Nga đặt mục tiêu giành chiến thắng ở Ukraine vào năm 2026
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Aims for Victory in Ukraine by 2026: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho biết Nga đặt mục tiêu giành chiến thắng ở Ukraine vào năm 2026.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, Nga có thể hướng tới mục tiêu giành chiến thắng ở Ukraine vào năm 2026 và sẽ cố gắng thực hiện điều đó bằng cách thực hiện quy trình ba bước mà cuối cùng sẽ buộc nước này phải nhượng lại lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Nga.
Tổ chức cố vấn có trụ sở tại Luân Đôn cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba rằng Nga hiện tin rằng họ đang giành chiến thắng trong cuộc chiến bắt đầu khi Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào đất nước này vào tháng 2 năm 2022. Các điều khoản đầu hàng dành cho Ukraine hiện đang được đề xuất bởi các trung gian Nga.
RUSI cho biết quá trình Mạc Tư Khoa hướng tới thành công ở Ukraine có thể sẽ trải qua ba giai đoạn.
“Điều đầu tiên đòi hỏi phải tiếp tục gây áp lực dọc theo chiều dài mặt trận Ukraine để tiêu hao đạn dược và nhân lực dự trữ của Lực lượng Vũ trang Ukraine,” báo cáo nói, đồng thời cho biết thêm rằng cùng với đó, Cơ quan Đặc nhiệm Nga đang được giao nhiệm vụ phá vỡ các thỏa thuận và quyết tâm của các đồng minh của Kyiv trong việc tiếp tục gửi viện trợ và hỗ trợ quân sự.
“Một khi viện trợ quân sự bị hạn chế đáng kể đến mức kho đạn dược của Ukraine cạn kiệt, Nga dự định bắt đầu các hoạt động tấn công tiếp theo để đạt được những lợi ích đáng kể dù chậm trên chiến trường”.
Viện nghiên cứu cho biết Mạc Tư Khoa có thể sẽ sử dụng những tiến bộ trên chiến trường này làm “đòn bẩy” chống lại Kyiv để “buộc phải đầu hàng theo các điều kiện của Nga” trong giai đoạn thứ ba.
Theo RUSI, “Khoảng thời gian lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu này, vốn đang tạo cơ sở cho việc sản xuất lực lượng và sản lượng công nghiệp của Nga, là chiến thắng phải đạt được vào năm 2026”.
Triển vọng về các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa đã được nêu ra nhiều lần kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện. Tổng thống Nga cho biết một thỏa thuận hòa bình vẫn có thể đạt được khi ông được người dẫn chương trình Fox News trước đây là Tucker Carlson phỏng vấn trong một cuộc phỏng vấn rộng rãi được phát sóng vào ngày 8 tháng 2.
Điện Cẩm Linh đã chỉ định một số điều kiện không thể thương lượng đối với Nga, bao gồm cả việc Ukraine phải chấp nhận việc sáp nhập bốn khu vực của mình vào tháng 9 năm 2022—Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia—sau các cuộc trưng cầu dân ý do Putin kêu gọi bị cộng đồng quốc tế coi là bất hợp pháp.
Điện Cẩm Linh cho biết không thể có thỏa thuận hòa bình nào “không tính đến thực tế ngày nay liên quan đến lãnh thổ Nga, với việc bốn khu vực sáp nhập vào Nga”.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải vô hiệu hóa việc sáp nhập lãnh thổ của họ vào tháng 9 năm 2022 và Bán đảo Crimea, mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014, một lần nữa phải được coi là một phần của Ukraine.
RUSI kết luận rằng “Điều quan trọng là phải đánh giá cao rằng các mục tiêu của Nga có thể mở rộng thành công; và vì Điện Cẩm Linh đã vi phạm gần như tất cả các thỏa thuận quan trọng với cả Ukraine và NATO, không có gì bảo đảm rằng ngay cả khi Nga đã đạt được điều họ muốn; thì sau đó họ sẽ không xâm lược phần còn lại của Ukraine hoặc bạo dạn sử dụng vũ lực ở nơi khác”.
Nga mất hai máy bay ném bom Su-34 và một máy bay Su-35 trong một ngày duy nhất, trị giá 100 triệu
VietCatholic Media
16:08 18/02/2024
1. Ukraine cho biết Nga mất hai máy bay ném bom Su-34 và một máy bay phản lực Su-35 trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Two Su-34 Fighter Bombers and an Su-35 Jet in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất hai máy bay ném bom Su-34 và một máy bay phản lực Su-35 trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Bộ Tư lệnh Không quân của Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết họ đã tiêu diệt 2 máy bay ném bom chiến đấu Su-34 và một máy bay phản lực Su-35 của Nga vào sáng 17/2. Địa điểm chúng bị phá hủy cũng như phương pháp tiêu diệt chúng không được tiết lộ. Newsweek đã liên hệ với Lực lượng Vũ trang Ukraine để biết thêm chi tiết qua email.
Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk cũng thông báo tin này trên Telegram, Ông nói: “Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2024, ở khu vực phía đông, các đơn vị của Lực lượng Không quân thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiêu diệt cùng lúc ba máy bay địch - hai chiếc Su -34 chiến đấu cơ -ném bom và một chiến đấu cơ Su-35. Không có gì sẽ ngăn cản chúng tôi! Cảm ơn các chiến binh!”
Mạc Tư Khoa chưa xác nhận hay phủ nhận thiệt hại. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email. Nga thường không công bố số liệu thiệt hại về vũ khí của mình và thường không phản hồi về số liệu của Ukraine.
Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, theo hãng thông tấn và thông tin nhà nước UKRInform, lực lượng Ukraine đã tiêu diệt 332 máy bay địch và 325 máy bay trực thăng của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Su-34 là máy bay phản lực hai động cơ, hai chỗ ngồi được coi là một trong những loại máy bay phức tạp nhất trong kho vũ khí chiến tranh của Mạc Tư Khoa. Báo cáo của Airforce Technology cho biết chúng được Nga sử dụng từ năm 2014 và có thể mang theo 180 viên đạn cho pháo GSh-301 cỡ 30ly, tốc độ bắn tối đa 1.500 viên/phút. Các máy bay phản lực cũng có thể mang theo một loạt hỏa tiễn “bao gồm hỏa tiễn không đối không, không đối đất, chống hạm và chống bức xạ, bom dẫn đường và không dẫn đường, cùng hỏa tiễn”.
Su-35 là chiến đấu cơ đa chức năng một chỗ ngồi, có thể mang hỏa tiễn không đối không, không đối đất và chống hạm. Cả hai máy bay đều được phát triển bởi nhà sản xuất máy bay Sukhoi của Nga.
Reuters đưa tin, việc mất 3 chiếc máy bay sẽ khiến Mạc Tư Khoa thiệt hại 100 triệu Mỹ Kim.
Vào tháng 12, lực lượng quân sự Ukraine đã phá hủy 3 máy bay Su-34 ở Kherson, miền nam Ukraine. Vào thời điểm đó, có thông tin cho rằng hệ thống phòng không Patriot do Mỹ cung cấp đã bắn hạ 3 máy bay phản lực. Chuyên gia hàng không Ukraine Valeriy Romanenko nói rằng Nga “không tính đến việc Patriot có tầm bắn 160km [100 dặm] cho các mục tiêu khí động học”.
Trong khi Ukraine tiếp tục chiến dịch đẩy lùi lực lượng Nga, các nhà lập pháp ở Mỹ đang rơi vào bế tắc về đợt viện trợ mới nhất dành cho Ukraine. Thượng viện đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, Israel và các đồng minh khác vào đầu tuần này. Tuy nhiên, việc tiến tới Hạ viện đã bị chặn bởi Chủ tịch Mike Johnson, người muốn có các biện pháp bổ sung để hỗ trợ làn sóng di cư ở biên giới Mỹ-Mexico.
2. NATO 'Không thể sợ' trước 'vũ khí hạt nhân' của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO 'Cannot Be Afraid' of Russia's 'Space Nukes': Official”, nghĩa là “Quan chức cho biết NATO 'Không thể sợ' trước 'vũ khí hạt nhân' của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Các quốc gia NATO không nên để sự chú ý của họ đến Ukraine bị chệch hướng bởi bất kỳ mối đe dọa nào từ vũ khí hạt nhân của Nga trong không gian, một ngoại trưởng nói khi các nhà lãnh đạo phương Tây tập trung tại Đức trong bối cảnh khó khăn về căng thẳng chiến tranh và những trở ngại chính trị ở Âu Châu và Mỹ.
Các báo cáo về khả năng hạt nhân của Nga trong không gian trước đây chưa được biết đến, đã xuất hiện ở Mỹ trong tuần này, đã gây ra một làn sóng suy đoán và lo ngại.
Nhưng bên lề Hội nghị An ninh Munich, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nói với Newsweek hôm thứ Sáu rằng các đồng minh không nên để sự phát triển này làm xao lãng thực tế thực tế của cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine hoặc khỏi nhu cầu cấp thiết về viện trợ quân sự của Kyiv.
Tsahkna nói, vũ khí hạt nhân của Mạc Tư Khoa ở đâu “không có gì khác biệt”.
Bộ trưởng Ngoại giao ghi nhận sự phẫn nộ của giới truyền thông và ngoại giao đối với thông báo năm 2023 của Putin rằng Điện Cẩm Linh sẽ đặt vũ khí hạt nhân ở đồng minh láng giềng Belarus, cộng với việc Mạc Tư Khoa liên tục đe dọa triển khai vũ khí hạt nhân tới vùng biển Baltic thuộc Kaliningrad.
Các quan chức NATO tin rằng vùng lãnh thổ nhỏ bé này đã từng chứa vũ khí hạt nhân, bất chấp tuyên bố ngược lại của Điện Cẩm Linh.
Tsahkna nói: “Chúng ta không thể sợ leo thang hạt nhân vì chúng ta phải giải quyết vấn đề hỗ trợ cho Ukraine ngay bây giờ”. “Chúng ta phải theo dõi những gì đang xảy ra—đó là một phần công việc hàng ngày của chúng ta—nhưng đừng sợ hãi.”
Ông nói rằng “đã có sự leo thang”, khi đề cập đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đang tiến gần đến mốc hai năm và đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người đồng thời tạo ra một kỷ nguyên mới về lo lắng an ninh ở Âu Châu và Bắc Mỹ. Tsahkna nói, sự lo lắng như vậy là mục tiêu của chính sách hạt nhân bên miệng hố chiến tranh thường xuyên của Putin.
Khi được hỏi liệu các đối tác Mỹ của ông có chia sẻ bất kỳ chi tiết cụ thể nào về mối đe dọa hạt nhân trên không gian từ Nga hay không, Tsahkna từ chối bình luận.
Tiết lộ này làm dấy lên lo ngại rằng Mạc Tư Khoa có thể tìm cách làm gián đoạn hoặc phá hủy các mạng lưới vệ tinh quan trọng của Mỹ và đồng minh. Phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết trong tuần này rằng mối đe dọa không phải là “vũ khí có thể được sử dụng để tấn công con người hoặc gây ra sự hủy diệt vật chất trên Trái đất”.
Nga đã bác bỏ các báo cáo. “Rõ ràng là Tòa Bạch Ốc đang cố gắng, bằng cách móc túi hoặc bằng kẻ gian, để khuyến khích Quốc hội bỏ phiếu về dự luật phân bổ tiền. Đây là điều hiển nhiên”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói. Ông đang đề cập đến gói viện trợ trị giá 95 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine bị phe đối lập của Đảng Cộng hòa đình trệ trên Đồi Capitol.
“Chúng ta sẽ xem Tòa Bạch Ốc sẽ sử dụng những thủ đoạn gì,” Peskov nói thêm.
Theo hãng thông tấn nhà nước Tass, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov - nhà lãnh đạo các vấn đề kiểm soát vũ khí - đã mô tả các báo cáo này là “bịa đặt ác ý”.
3. Quan chức NATO nhận định rằng Mỹ, và các đồng minh phải chịu trách nhiệm về thất bại của Ukraine tại Avdiivka
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US, Allies Responsible for Ukrainian Defeats at Avdiivka: NATO Official”, nghĩa là “Quan chức NATO nhận định rằng Mỹ, và các đồng minh phải chịu trách nhiệm về thất bại của Ukraine tại Avdiivka.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Một ngoại trưởng NATO đã nói rằng các đồng minh phương Tây phải chịu trách nhiệm về việc Ukraine rút khỏi thành phố Avdiivka đang bị bao vây, trong khi các chỉ huy Ukraine đổ lỗi cho tình trạng thiếu hụt đạn dược nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra tổn thất chiến trường đáng kể nhất của Kyiv kể từ khi Bakhmut bị bỏ rơi vào mùa hè năm 2023.
Margus Tsakhna nói với Newsweek bên lề Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Sáu: “Tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm này”. Bộ trưởng đã được hỏi liệu việc chuyển giao đạn dược của Mỹ và đồng minh chậm hoặc bị đóng băng có phải là nguyên nhân dẫn đến việc Ukraine rút lui dần dần và phải gánh chịu thương vong tại khu định cư bị tàn phá hay không.
Newsweek đã nói chuyện với Tsakhna khi các báo cáo bắt đầu xuất hiện rằng việc bảo vệ thành phố kéo dài nhiều năm của Ukraine đang chuyển sang rút lui dưới áp lực mạnh mẽ của Nga. Điều này đã được xác nhận sớm vào thứ Bảy bởi Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrsky, người cho biết lệnh được đưa ra “để tránh bị bao vây và bảo toàn tính mạng cũng như sức khỏe của các quân nhân”.
Syrsky cho biết lực lượng của Kyiv sẽ “chuyển sang phòng thủ trên những tuyến thuận lợi hơn”. Người chỉ huy nói thêm: “Những người lính của chúng tôi đã thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình một cách xuất sắc; đã làm mọi cách có thể để tiêu diệt các đơn vị quân đội tốt nhất của Nga; gây cho địch tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị.”
Lực lượng Ukraine đã được đào sâu xung quanh Avdiivka kể từ năm 2014, đầu tiên là chiến đấu với lực lượng ly khai do Mạc Tư Khoa kiểm soát và sau đó là lực lượng chính quy của Nga. Thành phố pháo đài này đã trở thành tâm điểm chiến đấu trong suốt cuộc xâm lược toàn diện kéo dài hai năm của Nga và là trung tâm của chiến dịch tấn công mùa đông đang diễn ra của Mạc Tư Khoa.
Các đơn vị của Kyiv đã bị tiêu diệt hoàn toàn, một phần do đạn pháo của Liên minh Âu Châu đến chậm và việc đóng băng viện trợ quân sự của Hoa Kỳ do xung đột đảng phái trong Quốc hội.
Tsakhna nói: “Liên Hiệp Âu Châu đã hứa cung cấp 1 triệu viên đạn - đó là sáng kiến của Estonia - cho tháng 3 này. Chúng tôi đã làm được một nửa số đó. Một điều tốt là bây giờ tất cả các nước Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra cam kết rằng điều đó sẽ diễn ra trong nửa năm tới, cho đến cuối năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao nói thêm và lưu ý rằng mục tiêu hiện nay là 1,1 triệu quả đạn pháo. Nhưng nó quá chậm,” Tsakhna nói.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lưu ý việc thiếu vũ khí khi phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào sáng thứ Bảy. Ông nói: “Việc giữ Ukraine trong tình trạng thiếu hụt vũ khí giả tạo, đặc biệt là thiếu hụt đạn pháo và khả năng tầm xa, cho phép Putin thích ứng với cường độ hiện tại của cuộc chiến”.
Zelenskiy nói thêm, việc rút quân khỏi Avdiivka là nhằm mục đích “cứu mạng sống binh lính của chúng tôi”. Ông nói thêm: “Xin đừng hỏi Ukraine khi nào chiến tranh sẽ kết thúc. Hãy tự hỏi tại sao Putin vẫn có thể tiếp tục điều đó”.
4. Mẹ của Navalny cho biết anh qua đời vì 'hội chứng đột tử'
Nhóm của ông cho biết hôm thứ Bảy, mẹ của lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny đã được thông báo rằng ông đã bị “hội chứng đột tử” tấn công.
Bà cũng được thông báo rằng thi thể của anh sẽ không được giao cho gia đình cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất. Không rõ thi thể của anh hiện ở đâu.
Phát ngôn nhân của Navalny, Kira Yarmysh, nói với Reuters rằng Lyudmila Navalnaya đã nhận được giấy báo tử chính thức cho biết thời điểm qua đời là 2h17 chiều giờ địa phương ngày 16 tháng 2.
Ivan Zhdanov, người chỉ đạo Tổ chức chống tham nhũng của Navalny, cho biết: “Khi luật sư và mẹ của Alexei đến nhà tù vào sáng nay, họ được thông báo rằng nguyên nhân cái chết của Navalny là do hội chứng đột tử”.
“Hội chứng đột tử” là thuật ngữ chung để chỉ các hội chứng tim khác nhau gây ngừng tim đột ngột và tử vong.
Trong khi đó, hơn 340 vụ bắt giữ tại đài tưởng niệm Navalny ở Nga
Sky News đưa tin hơn 340 người biểu tình đã bị bắt tại đài tưởng niệm Alexei Navalny ở Nga.
Đài này trích dẫn số liệu từ tổ chức nhân quyền độc lập OVD-Info đưa tin về quyền tự do hội họp ở Nga.
5. Truyền hình Nhà nước Nga chế nhạo những người ủng hộ Donald Trump
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Mocks Donald Trump Supporters”, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga chế nhạo những người ủng hộ Donald Trump.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Những người ủng hộ Donald Trump đã bị chế giễu một cách tàn nhẫn trên đài truyền hình do nhà nước Nga kiểm soát, với một nhà bình luận coi họ là “những người tiền sử không thông minh lắm”.
Những bình luận này được đưa ra trong chương trình Meet Point vào khung giờ vàng hôm thứ Sáu được phát sóng bởi NTV, một mạng lưới thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ do nhà nước kiểm soát Gazprom. Newsweek đã gửi email cho đại diện chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump để bình luận vào thứ Bảy. Cựu tổng thống cho đến nay vẫn là người dẫn đầu trong cuộc đua trở thành ứng cử viên Đảng Cộng hòa vào Tòa Bạch Ốc.
Một đoạn clip dài 52 giây, hoàn chỉnh với bản dịch sang tiếng Anh, đã được chia sẻ trên X vào thứ Bảy bởi Ron Filipkowski, tổng biên tập của hãng truyền thông tự phong là 'ủng hộ dân chủ' Meidas Touch. Cho đến nay, nó đã nhận được hơn 913.000 lượt xem.
Trong video, Maxim Yusin, một nhà báo và nhà bình luận chính trị người Nga, nói: “Phần lớn những người bỏ phiếu cho Trump phải là những người nguyên thủy không thông minh lắm với những câu khẩu hiệu sáo rỗng và ngớ ngẩn”.
Nhận xét này gây ra tiếng cười từ các thành viên khác trong hội thảo, một trong số họ tiếp tục mô tả những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump là “những kẻ lỗ mãng” và so sánh họ với những người dân làng đang kêu gào vì tiền.
Đề cập đến những luận điệu của cựu Tổng thống Trump tại các cuộc vận động tranh cử, một nhà bình luận thứ ba cho biết thêm: “Ông ấy nói xáo trộn khoảng 10 từ giống nhau, thật là khốn kiếp, chỉ vậy thôi… Người đàn ông này đang lên kế hoạch trở thành tổng thống một lần nữa.” Điều này khiến các thành viên khác trong hội đồng bật cười, và anh ta đáp lại một cách đùa cợt: “Đủ rồi, đừng cười nữa! Đồ ngốc ngu ngốc!”
Yusin sau đó nói rằng đây là cách truyền đạt của cựu Tổng thống Trump trước khi nói thêm rằng Ukraine sẽ không nhận được gì từ Hoa Kỳ về viện trợ quân sự.
Hôm thứ Ba, Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim, bao gồm thêm 60 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ quân sự cho Ukraine, quốc gia đang phải chiến đấu với cuộc xâm lược toàn diện của Nga kể từ tháng 2 năm 2022.
Trước khi Tổng thống Biden có thể ký thành luật, đạo luật này cũng phải được Hạ viện thông qua, nhưng Chủ tịch Đảng Cộng hòa Mike Johnson từ chối cho biết liệu ông có đưa dự luật ra bỏ phiếu hay không.
Một gói lưỡng đảng đã được các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Thượng viện đồng ý. Nó sẽ cung cấp viện trợ cho Ukraine, Israel và Đài Loan và thắt chặt an ninh biên giới. Tuy nhiên, điều này đã bị những người theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa bác bỏ, bao gồm cả Johnson, người cho rằng nó không đủ để giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Hôm thứ Bảy, quân đội Ukraine cho biết họ đã rút lực lượng khỏi thành phố nhỏ Avdiivka ở Donbas, nơi lực lượng Nga đã cố gắng chiếm giữ trong nhiều tháng. Ukraine cho biết việc rút quân là để tránh những thương vong không đáng có. Sự thất thủ của Avdiivka là thắng lợi lãnh thổ lớn nhất của Nga kể từ khi nước này chiếm thành phố Bakhmut vào tháng 5 năm 2023, trong khi lực lượng phòng thủ Ukraine phàn nàn về tình trạng thiếu đạn dược kể từ khi viện trợ của Mỹ cạn kiệt.
Hôm thứ Sáu, lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny đã chết trong nhà tù mà ông đang bị giam giữ, tại một trại giam ở Bắc Cực, theo chính quyền Mạc Tư Khoa. Navalny đã bị bỏ tù vì tội tham nhũng mà ông khẳng định là có động cơ chính trị, sau khi trở về Nga vào năm 2021.
Năm trước, Navalny đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, sau một cuộc điều tra chung của trang web tin tức Nga The Insider và nhóm báo chí điều tra Bellingcat có trụ sở tại Hà Lan đổ lỗi vụ tấn công cho các điệp viên tình báo Nga. Điện Cẩm Linh phủ nhận liên quan đến vụ đầu độc Navalny.
6. Các ngoại trưởng G7 đã yêu cầu Nga làm rõ đầy đủ các tình tiết xung quanh cái chết của Alexei Navalny.
Theo Ivan Zhdanov, cộng sự của Navalny và giám đốc Tổ chức Chống Tham nhũng, sự việc xảy ra khi mẹ và luật sư của Navalny được thông báo rằng nguyên nhân cái chết là do hội chứng đột tử.
“Họ bày tỏ sự phẫn nộ trước cái chết trong khi giam giữ Alexei Navalny, người bị kết án oan vì các hoạt động chính trị hợp pháp và cuộc chiến chống tham nhũng của ông,” theo một tuyên bố được đưa ra bởi Ý, quốc gia hiện đang làm chủ tịch Nhóm Bảy quốc gia giàu có.
Ngoại trưởng các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ đã gặp nhau tại Munich hôm thứ Bảy.
7. Một số lãnh đạo Âu Châu đánh giá phương Tây chưa làm đủ để giúp Ukraine.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói: “Lẽ ra chúng tôi phải hỗ trợ các bạn nhiều hơn ngay từ đầu cuộc chiến này, bởi vì Ukraine không thể thắng trong một cuộc chiến mà không có vũ khí. Lời nói đơn giản là không đủ.”
Bộ trưởng kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng lẽ ra Âu Châu nên bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp quốc phòng từ hai năm trước.
Quân đội Ukraine đã rút khỏi thị trấn Avdiivka ở phía đông bị tàn phá, nhà lãnh đạo quân đội Kyiv cho biết hôm thứ Bảy, mở đường cho bước tiến lớn nhất của Nga kể từ khi chiếm được thành phố Bakhmut vào tháng 5 năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tuần cảnh báo rằng Avdiivka có thể rơi vào tay lực lượng Nga vì tình trạng thiếu đạn dược sau nhiều tháng Quốc hội Đảng Cộng hòa phản đối gói viện trợ quân sự mới của Mỹ dành cho Kyiv.
Adrienne Watson, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Đây là cái giá phải trả cho việc Quốc hội không hành động”.
8. Gia đình Navalny tố cáo Nga 'giấu' thi thể ông
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Navalny Family Claims Russia 'Hiding' His Body”, nghĩa là “Gia đình Navalny tố cáo Nga 'giấu' thi thể ông”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Sau cái chết của nhân vật đối lập hàng đầu của Nga Alexei Navalny hôm thứ Sáu, gia đình ông tuyên bố bọn cầm quyền Nga đang “giấu” thi thể của ông sau khi phát ngôn nhân của nhà hoạt động này cho biết thi thể không có ở nhà xác ở Salekhard.
Navalny, 47 tuổi, có thể là nhân vật nổi bật nhất trong phe đối lập chính trị ở Nga đối với sự cai trị của Putin. Vào thời điểm qua đời, anh ta đang thụ án tổng cộng ba thập kỷ vì tội lừa đảo, kích động và tài trợ cho chủ nghĩa cực đoan cũng như các cáo buộc khác được nhiều người coi là có động cơ chính trị.
Hôm thứ Sáu, Cơ quan Nhà tù Liên bang Nga thông báo rằng Navalny đã chết trong tù sau khi được cho là ngất xỉu sau khi đi dạo. Trong khi hãng thông tấn nhà nước Nga RT đưa tin Navalny chết vì cục máu đông thì nghi ngờ về một vụ ám sát ngay lập tức đổ dồn lên Putin.
Vào năm 2020, Navalny bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, sau một cuộc điều tra chung của trang web tin tức Nga The Insider và nhóm báo chí điều tra Bellingcat có trụ sở tại Hà Lan đổ lỗi vụ tấn công cho các điệp viên tình báo Nga. Điện Cẩm Linh phủ nhận có liên quan đến vụ đầu độc.
Phát ngôn nhân của Navalny, Kira Yarmysh, cho biết mẹ và luật sư của Navalny đã đến thăm nhà xác và thấy nó đóng cửa, bất chấp sự bảo đảm từ khu nhà tù rằng nó đang hoạt động và thi thể của Navalny vẫn ở đó.
“Thi thể của Alexei không ở trong nhà xác,” Yarmysh cho biết.
Ngoài ra, mẹ của Navalny và luật sư của Navalny trước đó đã đến thăm cơ sở cải huấn ở làng Kharp, nơi Navalny bị giam giữ khi mẹ của chính trị gia này nhận được thông báo về cái chết của ông, cho thấy thi thể của ông được giữ trong nhà xác Salekhard, với các cuộc điều tra đang diễn ra..
Trong khi một nhân viên tại nhà xác nói với Reuters rằng thi thể của Navalny chưa bao giờ đến được cơ sở này.
Yarmysh nói: “Rõ ràng là họ đang nói dối và làm mọi thứ có thể để tránh phải giao nộp thi thể”.
Sau cái chết của ông, các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự đau buồn và đổ lỗi cho Putin về điều đó.
Tổng thống Joe Biden hôm thứ Sáu cho biết trong bài phát biểu do Tòa Bạch Ốc gửi tới Newsweek: “Những gì đã xảy ra với Navalny là thêm bằng chứng về sự tàn bạo của Putin. Không ai nên bị lừa – dù là ở Nga, hay ở Hoa Kỳ, hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Putin không chỉ nhắm vào công dân của các nước khác, như chúng ta đã thấy những gì đang diễn ra ở Ukraine hiện nay, mà ông ta còn gây ra những tội ác khủng khiếp cho chính người dân của mình”.
Phó Tổng thống Kamala Harris phản ứng trước cái chết của Navalny và nói tại Hội nghị An ninh Munich, “Chúng ta hãy nói rõ, Nga phải chịu trách nhiệm”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với các phóng viên tại cuộc họp báo chung ở Berlin với Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng “đối với tôi, rõ ràng là Navalny đã bị giết”.
Sáu tháng trước khi qua đời, Navalny đã viết về những hy vọng của mình đối với đất nước, tình yêu dành cho gia đình và văn học cũng như câu châm ngôn đã hình thành nên suy nghĩ của ông. Ông nói: “Tôi tin rằng nước Nga sẽ hạnh phúc và tự do”. “Và tôi không tin vào cái chết.”
Phản ứng trước cái chết của Navalny đã lan rộng, với các cuộc biểu tình diễn ra ở Nga và các buổi cầu nguyện được tổ chức ở các quốc gia khác.
Mặc dù nhóm của Navalny cho biết họ vẫn chưa tiến gần hơn đến việc tìm ra nơi thi thể của chính trị gia này được giữ, nhưng Yarmysh đã nói rằng nhóm của Navalny “yêu cầu giao thi thể của Alexei Navalny cho gia đình ông ấy ngay lập tức”.
9. Đồng minh và phát ngôn nhân của Alexei Navalny, Kira Yarmysh, đã nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng tầm nhìn của Alexei Navalny về một nước Nga khác sẽ được duy trì bởi nhóm của ông.
Yarmysh nói với Reuters qua Zoom: “Chúng tôi đã mất đi người lãnh đạo của mình, nhưng chúng tôi không đánh mất ý tưởng và niềm tin của mình”.
Cô cho biết nhóm cho rằng Putin phải chịu trách nhiệm trực tiếp về cái mà cô gọi là vụ sát hại Navalny.
“Chúng tôi biết rằng có rủi ro, Alexei cũng biết điều đó. Và hôm qua họ đã sát hại anh ta như họ đã lên kế hoạch thực hiện cách đây ba năm”, Yarmysh nói.
Tuyên bố của cơ quan quản lý nhà tù hôm thứ Sáu không đưa ra nguyên nhân cái chết ngoài việc nói rằng anh ta ngã gục sau khi đi dạo. Mẹ và luật sư của Navalny hôm thứ Bảy được thông báo tại khu nhà tù rằng anh ta đã chết vì “hội chứng đột tử”, đồng minh nổi tiếng của Navalny, Ivan Zhdanov, cho biết hôm thứ Bảy.
Yarmysh kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây “gây áp lực lên Putin càng nhiều càng tốt”, không đàm phán với ông ta và tìm kiếm công lý cho cái chết của Navalny.
TGM trẻ tuổi, tài ba, bị khối u não, ngất xỉu khi đang dâng lễ. Fiducia và sự rõ ràng tín lý
VietCatholic Media
17:40 18/02/2024
1. Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Adelar Baruffi của Cascavel để chữa bệnh
Đức Tổng Giám Mục của Cascavel, là Đức Cha Adelar Baruffi, đã từ chức để điều trị khối u não. Yêu cầu đã được chuyển đến Đức Thánh Cha Phanxicô vào cuối năm 2023 và tuần trước, Đức Thánh Cha đã ủng hộ đơn từ chức của Đức Cha Baruffi.
Vị linh mục đã tham gia một cuộc họp báo vào Thứ Hai tuần này, nơi ngài thông báo rằng ngài cần phải chăm sóc sức khỏe của mình và vì lý do này mà ngài đã yêu cầu từ chức.
“Sức khỏe của tôi ít nhiều vẫn còn, nhưng đã đến lúc phải ngừng làm việc, phải tự chăm sóc bản thân. Nếu có việc gì phải làm thì chúng ta có thể xem ai có thể làm được việc đó”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Ngay sau khi tiếp quản tổng giáo phận vào tháng 9 năm 2021, Đức Tổng Giám Mục phát hiện ra một khối u não sau khi ngất xỉu tại một thánh lễ vào tháng 11 năm 2021. Sau vụ việc, vào tháng 3 năm 2023, ngài đã trải qua cuộc phẫu thuật, nhưng khối u đã quay trở lại, dẫn đến yêu cầu xin Đức Thánh Cha Phanxicô cho từ chức.
Theo Đức Cha Aparecido Donizete de Souza, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận, việc bổ nhiệm một tân Tổng Giám Mục khác vẫn chưa được chọn.
Trong một tuyên bố, Hội đồng Giám mục Quốc gia Brazil, gọi tắt là CNBB, tuyên bố rằng các ngài đánh giá cao tất cả công việc được thực hiện bởi Đức Tổng Giám Mục, người đã tiếp quản giáo phận Cascavel vào năm 2021, sau khi người từng giữ chức vụ này, là Đức Tổng Giám Mục Mauro Aparecido dos Santos, chết vì Covid-19.
Sinh ra ở Coronel Pilar (RS), Đức Cha Baruffi vào chủng viện lúc 15 tuổi và được bổ nhiệm làm giám mục vào năm 2014. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1995. Trước Cascavel, ngài là giám mục ở Cruz Alta, Rio Grande do Sul.
2. Fiducia Supplicans và sự rõ ràng tín lý
Đức ông Hans Feichtinger, trên First Things, ngày 12 tháng 2, 2024, cho hay: Cách đây không lâu, những tài liệu của Vatican không đúng mục đích sẽ khiến ngài tức giận. Bây giờ, ngài thấy chúng giống như những sự kiện bi thảm. Đó là trường hợp của Fiducia Supplicans, một Tuyên bố mới được Bộ Giáo lý Đức tin ban hành gần đây. Mục đích của tài liệu này được cho là làm sáng tỏ các vấn đề gây tranh cãi và hàn gắn những rạn nứt trong sự hiệp thông Công Giáo. Nó thất bại ở cả hai mặt. Việc giáo dân và giáo sĩ trên toàn thế giới nhận được tài liệu này là một điềm xấu cho cách chúng ta về cách giải quyết các vấn đề gây chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo, liên quan đến những vấn đề đã gây chia rẽ trong các giáo hội khác.
Về mặt thần học, Fiducia Supplicans không phải là một tác phẩm hay bài viết hay. Về mặt tín lý, nó đứng trên những nền tảng yếu ớt; các điểm tham chiếu truyền thống và Kinh Thánh của nó còn yếu. Điều này có thể là do phiên họp thường lệ (Feria IV) của Bộ dường như không tham gia vào việc xây dựng và phê duyệt tài liệu, điều này rất bất thường đối với một tài liệu được cho là liệt vào hàng Tuyên ngôn. Bản văn này dường như là sản phẩm trí thức của Đức Hồng Y Fernandez, tân bộ trưởng của Bộ, cùng với một nhóm nhỏ các chuyên gia và nhân viên. Việc tham gia của các thành viên bình thường, các Hồng Y và giám mục của bộ, có thể sẽ trì hoãn việc công bố tài liệu, nhưng chắc chắn nó sẽ góp phần vào sự rõ ràng về mặt tín lý, phẩm chất thần học và sự tiếp nhận hiệu quả hơn của tài liệu trong và ngoài Giáo hội. Hơn nữa, cách hành động có tính chất tinh hoa này trái ngược một cách kỳ lạ với văn hóa đồng nghị được giáo triều Rôma bảo vệ. Một tiến trình đồng nghị hơn sẽ phục vụ tốt hơn cho Đức Giáo Hoàng, người mà thế giá chưa thực sự được phục hồi sau toàn bộ vụ việc.
Nhưng những vấn đề này chỉ là thứ yếu so với điều đang bị đe dọa sâu xa nhất: đó là sự rõ ràng của Giáo hội về bí tích hôn phối và những gì nó thông ban, có ý nghĩa và đòi hỏi – mối quan hệ một vợ một chồng, trọn đời yêu thương và chung thủy giữa người chồng và người vợ sẵn sàng đón nhận hồng phúc con cái. Điều này được mặc khải ngay từ đầu Cựu Ước và được chính Chúa Kitô đưa ra ánh sáng đầy đủ trong Tin Mừng và các sách Tân Ước khác. Tín lý này đã được tiếp nhận và phát triển cùng với truyền thống thánh thiêng của Giáo hội.
Tuyên bố đề xuất một sự hiểu biết rộng hơn về các phép lành, đưa ra sự phân biệt giữa các phép lành phụng vụ và các phép lành tự phát. Sự phân biệt này có ý nghĩa phẩm trật, theo nghĩa là các phép lành phụng vụ dường như ở một cấp độ cao hơn, cả về những gì chúng đòi hỏi cũng như những gì chúng ban phát. Sự phân biệt như vậy không có tính thuyết phục ngay lập tức. Cuối cùng, nỗ lực của tài liệu nhằm phân biệt giữa việc chúc phúc cho một cặp và việc chúc phúc cho một cuộc kết hợp đã thất bại, về mặt luận lý, thần học và mục vụ. Thất bại này bao gồm sự so sánh căng thẳng và không thích đáng được tài liệu này giải thích giữa các cặp đồng tính và các cặp chưa kết hôn.
Fiducia Supplicans cũng mắc phải một sự hiểu lầm đáng tiếc, thậm chí đáng buồn, về cách các hình thức chung sống khác liên quan đến hôn nhân thánh thiện và ơn cứu rỗi. Ý định của nó dường như là tìm ra những cách thức mới, thậm chí là một thái độ hoàn toàn mới, để Giáo hội thích nghi với những người đang ở trong những mối quan hệ như vậy. Nhưng liệu giải pháp của nó có hứa hẹn như nó tuyên bố hay không thì vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, vì đây chủ yếu là một vấn đề mục vụ mà các quy tắc phổ quát không thể hình thành được. Bằng chứng nằm ở trong chiếc bánh pudding. Văn kiện này sẽ được phán đoán dựa theo việc làm của nó, được tuân theo ở những người bị ảnh hưởng trực tiếp và trong cộng đồng Kitô giáo lớn hơn. Tòa Thánh sẽ can thiệp như thế nào khi ngay cả những giới hạn rộng rãi do Tuyên ngôn này đưa ra cũng bị vi phạm?
Hơn nữa, Fiducia Supplicans dường như đã được xây dựng mà không quan tâm đầy đủ đến tác động của nó đối với một số Giáo Hội cụ thể, đặc biệt là các Giáo Hội đang phát triển và sôi động ở Phi Châu, trong đó thái độ chung đối với việc chung sống không kết hôn (hoặc thậm chí đồng tính) khá khác với nền văn hóa thống trị ngày nay ở hầu hết Âu Châu và Mỹ Châu. Những Giáo Hội này vẫn thấy mình nằm ngoài sự quan tâm và chăm sóc của Vatican. Các tín hữu và giáo sĩ Phi Châu tiếp tục bị đối xử với thái độ trịch thượng và chủ nghĩa gia trưởng bởi những người chịu ảnh hưởng bởi các nền thần học được du nhập từ Âu Châu và Mỹ Châu, bao gồm phần lớn thần học “giải phóng”. Sự thiếu nhận thức và tôn trọng này đặc biệt nghiêm trọng khi được thể hiện bởi các nhà thần học người Đức, những người phô trương ý thức văn hóa được cho là của họ. Tôi cho rằng cả Đức Giáo Hoàng lẫn nhóm tín lý của ngài đều không hài lòng với các chiến thuật được sử dụng bởi các giám mục (chủ yếu là người Âu Châu), những người tuyên bố mình được tài liệu này chứng thực và tiếp tục thúc đẩy các phép lành bán phụng vụ, do đó làm suy yếu một trong những ý định chính của nó.
Đằng sau những vấn đề về nội dung và phong cách, về chất liệu và hình thức, là ý định tự tuyên bố của tài liệu nhằm xây dựng một thực hành ban phép lành dựa trên “tầm nhìn mục vụ” của chính Đức Giáo Hoàng. Không ai nghi ngờ sự cam kết và năng lực của Đức Thánh Cha trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Đức ông Feichtinger vẫn không bị thuyết phục trong việc cho rằng đây là một ý tưởng hay để Đức Giáo Hoàng mở rộng phạm vi thẩm quyền chính thức của mình vượt quá tín lý và kỷ luật, đồng thời yêu cầu, ngoài quyền tối thượng về giáo huấn và tài phán, một “quyền tối thượng mục vụ” mới có thể sẽ dẫn đến một chủ nghĩa tập quyền không có lợi cho việc dẫn đến một thừa tác mục vụ hữu hiệu trong nhiều bối cảnh đa dạng và đôi khi căng thẳng trong đó nó được thực hiện trên khắp thế giới. Thừa tác vụ này, đặc biệt nếu nó có mục tiêu truyền giáo, phải hướng tới sự hòa giải, giải phóng và đào tạo theo nghĩa sâu sắc nhất, và do đó hướng tới sự hoán cải - một khái niệm hoàn toàn không quan trọng trong Fiducia Supplicans. Ngược lại, tài liệu, như được viết ra và được tiếp nhận, không phải là một dấu hiệu của sự hoán cải trong chính Giáo hội nhưng cuối cùng đã cố gắng làm tròn một hình vuông, tạo ra các loại phép lành cho mọi hình thức hôn nhân giả, và trong nhiều trường hợp, các mối quan hệ tình dục hiện có trong các xã hội hậu hiện đại. Không ngạc nhiên chi, khi nói chung, nó được hoan nghênh như một “bước đầu tiên” bởi các giám mục đang bị mắc kẹt trong thế giới thể chế của Kitô giáo trong quá khứ, nhưng lại không sẵn lòng nhận ra những dấu hiệu của thời đại: Chúng ta cần những sự hoán cải mới, trong và ngoài Giáo hội. Suy cho cùng, đó chính là ý nghĩa của hạn từ “phúc âm hóa”.
Tuyên bố được đưa ra bởi Bộ Giáo Lý, đặc biệt là dưới thời vị tân tổng trưởng, trên thực tế, một lần nữa, đã trở thành cơ quan “tối cao” mà nó luôn luôn là và phải như vậy. Sự phát triển đó mang lại cho Đức ông Feichtinger niềm hy vọng đối với toàn thể giáo triều Rôma. Nhưng khi thi hành sứ mạng đặc biệt của mình, Bộ Giáo Lý phải tính đến hai trách nhiệm: các tài liệu của nó cần phải rõ ràng; và họ phải giải quyết những điều không chắc chắn, chứ không phải tạo ra chúng. Để làm được như vậy, Bộ không thể hài lòng với những công thức mà bằng cách nào đó, thông qua những xiên xẹo, có thể dung hòa được với học thuyết Công Giáo. Họ phải bảo đảm rằng những tuyên bố của họ khó bị thao túng (thí dụ, bởi các phương tiện thông tin đại chúng) và dễ hiểu đối với dân Chúa, bắt đầu từ các giám mục và giáo sĩ.
Mưu toan đang diễn ra của một số nhà thần học và giám mục nhằm giải thích tại sao phép lành cho một cặp không phải là phép lành cho sự kết hợp của họ bằng cách tuyên bố rằng đó là một loại phép lành “mới”, là điều không thể đứng vững được. Các nhà thần học Công Giáo, không chỉ ở Đức, cần phải nhìn lại chính mình và tự hỏi họ đã đóng góp gì cho đời sống và sứ mạng của Giáo hội trong hơn một trăm năm qua. Các nhà thần học cần phải thống hối nhớ rằng nền tảng mà họ đứng trên cũng chính là nền tảng mà đức tin, tín lý và kỷ luật của Giáo hội đặt lên trên: Kinh thánh và truyền thống. Cả huấn quyền lẫn thực hành mục vụ, kinh nghiệm hay khuynh hướng đều không phải là nguồn bổ sung của chân lý thần linh. Và thần học mục vụ từ trên cao sẽ không trở nên thuyết phục hơn nếu những đề xuất của nó được tuyên bố là những biểu hiện của lòng đạo đức bình dân, vốn tự nó là một động thái có phần võ đoán tùy tiện.
Thần học mục vụ nói riêng, ngay cả khi được các giám mục hoặc Tòa thánh truyền bá, cần được làm sáng tỏ, định hình và đôi khi được thanh lọc bằng ánh sáng Tin Mừng. Việc mở rộng thẩm quyền của giáo hoàng sang lĩnh vực hoạt động mục vụ là vấn đề khó khăn vì hai lý do: Việc đặt nền tảng cho các tuyên bố tín lý (chuyên nhất, hoặc phần lớn) về tầm nhìn mục vụ của một cá nhân, thậm chí là một giáo hoàng, đã đẩy thẩm quyền mặc khải của Thiên Chúa vào một vị trí ngoài lề một cách kỳ lạ; hơn nữa, hoạt động mục vụ, tuy đặt nền tảng trên đức tin chung, nhưng lại mang tính cá nhân, và do đó đặc biệt, từ cả hai phía - được một cá nhân mục tử chấp nhận và quan tâm đến sự cứu rỗi của một cá nhân (hoặc một nhóm nhỏ hơn). Nói cách khác, hoạt động mục vụ (và thần học mục vụ) nhất thiết phải đa dạng, vì nó có thể mang nhiều hình thức trong những bối cảnh khác nhau, và nó phải lấy sự trung thành về tín lý làm trung tâm. Mặt khác, chúng ta đang xem xét tình trạng sa đọa về tín lý và ý thức hệ mục vụ trong Giáo hội. Ít nhất, bất cứ giám mục nào tuyên bố rằng tất cả các linh mục bằng cách nào đó có nghĩa vụ ban các phép lành được coi là có thể có trong Fiducia Supplicans, và bất cứ giáo sĩ nào ban các phép lành đó một cách rộng rãi, sẽ cần phải sớm được sửa chữa và nói chung không thích hợp cho thừa tác vụ trong lĩnh vực này.
Đức ông Feichtinger không tin rằng Fiducia Supplicans sẽ giúp ích rất nhiều cho mục vụ trên thực địa. Không thể hình thành các phép lành mà về bản chất vốn không chính thức và tự phát. Trừ khi Tòa thánh thực hiện các biện pháp cụ thể ngay bây giờ chống lại những người vượt quá giới hạn do Fiducia Supplicans thiết lập, nếu không Tòa thánh sẽ mất uy tín và thẩm quyền. Rõ ràng, chúng ta không thể gạt đi tất cả những lời chỉ trích nó là kém cỏi về mặt trí thức hoặc ác ý. Thay vào đó, việc rút lại bản văn một cách đáng kể xem ra trung thực hơn về mặt thần học và hứa hẹn hơn về mặt mục vụ so với những nỗ lực vô tận để biện minh cho nó.
“Nắm vững sự thật”, chúng ta “truyền lại đức tin Công Giáo và tông truyền”. Vì vậy, “phát triển tín lý” không có nghĩa là hợp pháp hóa các dự án thần học, mục vụ hoặc truyền giáo của chúng ta. John Henry Newman lập luận rằng học thuyết Kitô giáo có thể phát triển trong khi vẫn trung thành với sự mặc khải thần linh. Xoay chuyển khái niệm này để biến nó thành một công cụ hoặc những gì “chúng tôi” (thậm chí các thượng hội đồng, giáo hoàng hoặc hội đồng) có thể điều chỉnh và cập nhật sẽ chuyển khái niệm này sang một bình diện hoàn toàn khác. Thế giới đương thời có rất nhiều điều phức tạp, những căng thẳng trong Giáo cộng đoàn ta đang tăng cao, và chúng ta phải chống lại sự cám dỗ làm xáo trộn tín lý. Kinh thánh và truyền thống là những gì truyền cảm hứng và hướng dẫn những nỗ lực mục vụ và thần học của chúng ta. Mọi giáo xứ, mọi giáo phận và mọi văn phòng tại Tòa thánh đều được kêu gọi noi gương thái độ này. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đào sâu sự hoán cải của chính mình, và do đó, lòng trung thành của chúng ta với đức tin mạc khải, đồng thời nuôi dưỡng sự cam kết của người Công Giáo trên toàn thế giới đối với sứ mệnh đào tạo môn đệ, rửa tội và giảng dạy của Chúa Kitô.
3. Đức Tổng Giám Mục Trưởng kêu gọi chính quyền Kerala bảo vệ dân chúng chống ác thú
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Raphael Thattil, Tân Giáo chủ Công Giáo Syro Malabar tại Ấn Độ, kêu gọi chính quyền bang Kerala ở miền tây nam Ấn Độ bảo vệ dân chúng và tài sản của họ chống nạn ác thú và thú rừng sát hại và phá hoại mùa màng của họ.
Từ tháng Giêng năm nay, Đức Tổng Giám Mục Thattil là thủ lãnh của hơn ba triệu rưỡi tín hữu Công Giáo Syro Malabar, đa số sống tại bang Kerala. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong thông cáo công bố hôm mùng 10 tháng Hai vừa qua, sau khi một con voi lớn tấn công và đạp chết ông Ajeesh Jospeh Panachiyil, ở tuổi 40, và cha của hai người con khác bị con voi Belur Makna đạp chết.
Theo báo chí địa phương, con voi Makna này đã bị các nhân viên kiểm lâm thuộc bang Karnataka láng giềng bắt hồi năm 2023, sau khi đã phá hoại hoa màu và đe dọa dân cư. Voi phải đeo chiếc vòng đeo cổ phát tuyến để các nhân viên có thể định chỗ và được thả tại khu rừng gần biên giới bang Kerala.
Một đoạn phim thu hình sáng thứ Bảy, ngày 09 tháng Hai vừa rồi, cho biết voi Makna đã lao qua cổng một khu nhà ở quận Wayanad, bang Kerala. Người lớn và trẻ em bỏ chạy, nhưng ông Ajeesh không tìm được nơi trú ẩn và bị voi tấn công. Ông bị đưa vào nhà thương nhưng tại đây bác sĩ xác nhận ông đã chết. Sau vụ này, hàng ngàn người đã biểu tình phản đối ở thành phố Mananthavady. Họ khiêng xác ông Ajeesh được bọc trong một bao nhựa đen và đặt trên một chiếc cáng, tiến qua đường phố. Họ đòi các giới hữu trách bắn chết con voi sát nhân và bồi thường cho gia đình đường quá cố.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Thattil nhận xét rằng: “Ông Ajeesh bị sát hại thảm thương trước sự chứng kiến của những người thân yêu... Thêm một nhân mạng bị mất vì sự thiếu sót của các giới hữu trách, không đề ra các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa thú rừng tấn công những nơi sinh sống của con người... Một vòng đeo cổ phát tuyến voi đeo đã bị rơi mất tại khu vực dân cư. Cần đưa ra biện pháp gương mẫu để trừng phạt các viên chức lỗi phạm trong vấn đề này”.
Đức Tổng Giám Mục Thattil nói thêm rằng: “Chính quyền cần có thái độ nghiêm chỉnh đối với vấn đề này, xét vì ngày càng gia tăng những vụ thú rừng giết hại và phá hoại mùa màng của dân chúng. Lối tiếp cận không coi trọng mạng sống con người hơn sự sống của thú vật, đó không phải là điều thuộc về một xã hội văn minh”.
Ngày 11 tháng Hai vừa qua, Đức Cha Jose Porunnedom, Giám mục Giáo phận Mananthavady thuộc Giáo hội Syro Malabar ở địa phương, đã chủ sự thánh lễ an táng cho ông Ajeesh tại nhà thờ thánh Alphonsa ở Padamana.
Trước đó, hôm mùng 06 tháng Hai giáo phận đã công bố một phúc trình mô tả ngân khoản mà chính quyền bang Kerala dành cho việc phòng ngừa những phá hoại và xách nhiễu của thú rừng đối với dân chúng thật là thiếu sót.
Tại bang Kerala, những vụ dân chúng bị giết và đất đai mùa màng bị thú rừng phá hoại xảy ra hằng ngày. Từ năm 2016 đến nay, có hơn 900 người bị ác thú sát hại tại bang Kerala, tức là hơn 100 người mỗi năm. Trong những tình trạng như thế, chính quyền cần đưa ra những biện pháp thích hợp và cần thiết để bồi thường cho dân chúng”.
Sở kiểm lâm của bang Kerala thì tố cáo sở kiểm lâm bang Tanataka không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để định vị thú rừng bằng những vòng đeo cổ phát sóng. Ngoài ra, cần những ăngten và tìm đúng tần số mới có thể phát triển di chuyển của voi đúng lúc.
Thánh Ca
Tâm tình sám hối
Lm. Thái Nguyên
18:06 18/02/2024
TV 115
Lm. Thái Nguyên
18:07 18/02/2024
Biến đổi đời con
Lm. Thái Nguyên
18:08 18/02/2024