Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/02: Con Đường Giêsu - Suy Niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đồng.
Giáo Hội Năm Châu
04:30 16/02/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ rời Bết-xai-đa để đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Người lại hỏi các ông : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô trả lời: “Thầy là Đấng Ki-tô.” Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sẽ sống lại. Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phê-rô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. Nhưng khi Đức Giê-su quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phê-rô: “Xa-tan ! lui lại đàng sau Thầy ! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.”
Đó là lời Chúa
Con Đường Mới Cho Nhân Loại
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:46 16/02/2022
Con Đường Mới Cho Nhân Loại
CN 7C
Lời Chúa hôm nay là phần hai Bài giảng khai mạc đã được đọc từ tuần trước.
Phần hai của Bài giảng khai mạc tiếp tục nói về lối sống có phúc.
Nếu trong phần đầu, Chúa Giêsu khẳng định cuộc sống của những người nghèo khổ, chịu đói khát và khóc lóc, bị khai trừ, xua đuổi và sỉ vả là có phúc, thì giáo huấn trong phần sau đề cập đến cuộc sống bác ái sẽ đạt đến tột đỉnh khi biết yêu thương kẻ thù.
Sống bác ái là điều kiện để được vào Nước của Thiên Chúa. Còn yêu thương kẻ thù, biểu hiện độc đáo của đức bác ái, lại là gương mặt phản chiếu trung thực và trọn vẹn về Thiên Chúa, Đấng nhân từ và giàu lòng thương xót.
Chúa Giêsu đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về cách hành xử đối với kẻ thù:
- Làm ơn cho kẻ ghét anh em.
- Chúc phúc cho người nguyền rủa anh em.
- Cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.
- Ai vả má nầy thì đưa cả má kia.
- Ai lột áo ngoài thì cho cả áo trong.
- Ai lấy gì thì đừng đòi lại…
Chúa Giêsu phân tích những lý do sâu xa của cách hành xử mang giá trị Tin Mừng:
- Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ.
- Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế.
- Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.
Như vậy Chúa Giêsu đã mô tả những nét tiêu biểu nhất của gương mặt những công dân Nước Thiên Chúa. Một gương mặt hoàn toàn đối lập với những nét trần thế cố cựu khi đứng trước kẻ thù. Đối với kẻ thù, con người trần thế chỉ có một chọn lựa duy nhất là ăn miếng trả miếng, mắt đền mắt, răng đền răng.
Trả thù đối thủ, phản ứng đối phương, tiêu diệt đối lập, vẫn được đề cao là giải pháp duy nhất và tối ưu.
Chúa Giêsu trình bày một con đường mới và chính Người sẽ đi bước tiên phong.
Quả vậy, trên Thập giá, chịu đựng những đau đớn tột cùng do những người chống đối gây ra, Chúa Giêsu đã nài xin Chúa Cha tha thứ những kẻ bức hại mình, nhờ đó Người đã làm ngời lên gương mặt của Thiên Chúa là Đấng nhân hậu với cả phường vô ơn và quân độc ác.
Bài giảng khai mạc đã làm kinh ngạc thế giới những người bất hạnh sống trong cảnh nghèo khổ, đói khát và bị đoạ đày.
Khi đến gặp Chúa Giêsu, những con người bị cuộc đời và số phận đẩy xuống đáy vực của khổ ải, có lẽ đang mong được nghe những lời hứa hẹn về sự công bằng sòng phẳng hoặc được phân phát bản hiệu triệu đấu tranh, làm cho ra lẽ mọi căn nguyên oán cừu, thù hận. nhưng rốt cuộc, dân chúng khổ đau này đã được mời gọi hướng lên những giá trị của một thế giới mới, thế giới của tình yêu, lòng khoan dung và tha thứ; bởi vì “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”. Đong bằng đấu trả thù, Chúa sẽ đong lại bằng đấu trả thù. Dùng đấu tha thứ, Chúa sẽ dùng chiếc đấu tha thứ đong lại cho con người.
Bài giảng khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu đã đánh dấu thời điểm khai mạc chương trình kiến tạo một thế giới mới cho nhân loại. (Khổng Thành Ngọc).
Chúa Giêsu mở ra con đường mới cho nhân loại. Con đường lấy thiện thắng ác, lấy tình yêu vượt thắng hận thù. Chỉ có yêu thương mới làm cho thù hận tiêu tan.
Khi dạy “Hãy yêu kẻ thù”, Chúa Giêsu không có ý cổ võ sự nhu nhược, nhát đảm nhưng là để nêu cao tinh thần khoan dung hiền từ quảng đại tha thứ.
“Hãy yêu kẻ thù” là giáo huấn độc đáo nhất của Chúa Giêsu. Chính Người đã sống yêu thương, luôn tỏ tình yêu thương những kẻ thù nghịch với mình, mặc dù họ ghen ghét vô cớ, họ luôn tìm dịp tố cáo xuyên tạc lời Người giảng dạy. Chúa Giêsu dạy: lòng yêu thương bao la ấy là con cái phải noi gương Thiên Chúa là Cha ngự trên trời "Người làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, làm cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người bất lương…".
“Yêu thương kẻ thù” là một nghĩa cử anh hùng, một nỗ lực vượt thắng tình cảm tự nhiên, vượt trên phản ứng thường tình của con người.
“Yêu thương kẻ thù” là bước vào thế giới siêu nhiên của con cái Chúa, sống nhân hậu và hoàn thiện như Cha trên trời.
“Hãy yêu kẻ thù”, đó là lệnh truyền khó thi hành nhất trong các lệnh truyền của Chúa Giêsu. Khó nhưng không phải là không có thể. Chính Chúa đã làm gương khi xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hạ, đóng đinh mình trên thập giá. Chính hành vi cao cả này đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là nét cao quý nhất trong dung mạo Đấng Cứu Thế. Người đến để yêu thương và cứu chuộc con người. Người đến để tha thứ và đem lại cho con người cơ may hầu sám hối và canh tân.
“Yêu thương kẻ thù” là điều không dễ chút nào xét trên bình diện con người tự nhiên. Tha thứ cho những kẻ làm hại hay xúc phạm đến mình đã là điều khó rồi, huống chi là yêu thương, làm ơn và cầu nguyện cho họ nữa. Khi đã ghét nhau, chỉ nhìn thấy mặt, nghe giọng nói đã thấy khó chịu rồi, nói gì đến yêu thương, cầu nguyện và làm ơn cho nhau! Quả thật, đây là một việc vô cùng khó khăn, nhưng chúng ta có thể thực hiện được nếu có ơn Chúa trợ giúp. Chính thánh Phaolô đã quả quyết điều này: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”.
Trong cuộc sống, người ta va chạm nhau rất nhiều qua lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, một câu truyện bịa đặt thêm nếm cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn. Hãy cố gắng xây dựng hòa bình bằng sự chân thật và tình yêu thương tha thứ.Thánh Phaolô khuyên: “Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26). Ông Môisen dạy: Đừng giữ lòng thù ghét anh em, đừng tìm cách báo oán và cũng đừng để lòng những lời nhiếc mắng của kẻ khác (x.Lv 19,1-2). Còn thánh Phaolô đòi buộc chúng ta không được khinh rẻ người khác (x.1Cr 3,16-23).
Tình yêu là vũ khí mạnh nhất để đẩy lui tội lỗi nơi con người, làm thay đổi một con người. Chỉ có ánh sáng mới xóa tan được bóng tối. Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù ghen ghét. Tình yêu có phép mầu biến kẻ thù thành bạn hữu. Tình yêu có sức mạnh sáng tạo và cứu độ. Đối với người Kitô hữu, lý do căn bản để yêu thương kẻ thù chính là Lời Chúa: “Anh em hãy yêu kẻ thù…Như vậy phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao” (Lc 6,35).
Suy niệm Tin Mừng hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : yêu thương kẻ thù tạo nên một cuộc cách mạng của lòng thương xót. Nhờ tình yêu của Chúa Giêsu, nhờ Thần Khí của Người và với Người, chúng ta có thể yêu thương những người không yêu thương chúng ta, cũng như những người làm hại chúng ta.
Nhưng làm thế nào có thể vượt qua bản năng của con người và luật trả thù của thế gian? Câu trả lời của Chúa Giêsu là: "Hãy nhân từ, vì Cha của anh em là Đấng nhân từ". Bất cứ ai lắng nghe Chúa Giêsu, nỗ lực bước theo Người dù phải trả giá, thì trở nên con Thiên Chúa và bắt đầu nên giống Cha trên trời. Chúng ta có thể nói và làm những điều mà mình chưa từng nghĩ tới, chúng ta có thể trao ban niềm vui và bình an trong những điều mà chúng ta nghĩ rằng mình sẽ xấu hổ. Chúng ta không cần sống bạo lực nữa, dù là bằng lời nói hay hành động. Chúng ta nhận ra mình có khả năng sống ân cần, dịu dàng và tốt lành. Chúng ta nhận ra rằng tất cả những điều ấy không đến từ chính mình mà từ chính Người. Và vì thế, chúng ta không lấy làm tự hào về điều đó, nhưng chúng ta sống tâm tình biết ơn.Không có gì lớn lao và sinh nhiều hoa trái hơn tình yêu: tình yêu tôn trọng, trao trả tất cả phẩm giá của con người, trong khi sự thù hận và oán ghét lại xem nhẹ và coi thường nó, làm mất đi vẻ đẹp của thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Người.(x. Kinh Truyền Tin sáng 24.02.2019).
Lạy Chúa Giêsu, khi bị treo trên Thập giá, Chúa đã nêu gương tha thứ. Xin thương cũng cố tình thương của Chúa trong trái tim con, để mỗi ngày con được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Xin thánh hóa tình yêu trong con, cho con biết yêu mến mọi người. Amen.
Một trải nghiệm có tên hồi sinh
Lm. Minh Anh
05:53 16/02/2022
MỘT TRẢI NGHIỆM CÓ TÊN HỒI SINH
“Ngài cầm tay người mù, dắt ra khỏi làng”.
Có lẽ trong toàn bộ Tân Ước, sẽ không có một hình ảnh nào đẹp hơn, trìu mến hơn về Chúa Giêsu, so với ‘bức ảnh’ tuyệt đẹp mà Marcô chụp được qua Tin Mừng hôm nay! Tác phẩm ghi lại hình ảnh một người đàn ông sáng mắt, cầm tay, dắt một người đàn ông khác, mù loà, đi ra khỏi làng. Phúc Âm không cho biết hai người phải đi bao xa, chí ít là một vài trăm mét; nhưng chắc chắn, Chúa Giêsu đã dắt anh mù đi ra xa; để ở đó, anh có thể ở một mình với Ngài.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Bức ảnh’ trìu mến đó đưa chúng ta về với hình ảnh một đứa bé mới tập đi. Ngay từ những bước đầu tiên, đứa bé gập đầu thủng thỉnh tiến về phía trước, nó bước túc tắc mà không cần bàn tay của cha hoặc mẹ giữ thăng bằng. Vậy mà với đời sống thiêng liêng thì ngược lại; như anh mù, chúng ta cần Chúa Giêsu dẫn dắt, hỗ trợ và tiếp sức. Thừa nhận sự mù loà và lầm lỗi của mình có thể là một trải nghiệm khó khăn, nhưng là một trải nghiệm vô cùng hiệu quả; vì lẽ, đó là ‘một trải nghiệm có tên hồi sinh!’.
Thông thường, lòng kiêu ngạo sẽ cản trở, khiến chúng ta không làm được điều duyên dáng này, ‘đưa tay cho Chúa Giêsu’; thế nhưng, với đức tin, nếu làm được điều đó, Ngài sẽ thể hiện quyền năng thần linh của Ngài một cách đáng kinh ngạc! Chị Têrêxa Hài Đồng Giêsu nói, “Sự thánh thiện không nằm ở bài tập này, bài tập kia; nó bao gồm sự sắp đặt của con tim, khiến chúng ta trở nên nhỏ bé trong bàn tay của Thiên Chúa”; “Không ai có thể làm tôi sợ hãi, bởi tôi biết, tôi đang bấu vào ai, vào Đấng mà tình yêu và lòng thương xót của Ngài thì vô bờ. Tôi biết, vô số tội của tôi sẽ biến mất trong chớp mắt, như giọt nước rơi xuống một hoả lò đang gào thét!”.
Chúa Giêsu cầm tay anh mù, dắt ra khỏi làng, một điều gì đó rất khác với thế giới hiện đại, “Tôi muốn nó, ngay bây giờ!”. Vậy mà mong muốn tức thời của chúng ta không phải lúc nào cũng có tác dụng đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa có kế hoạch riêng của Ngài; và kế hoạch của Ngài luôn là kế hoạch cho những điều tốt đẹp hơn, cả khi nó không phải là kế hoạch của chúng ta! Thị lực của người mù không được phục hồi tức thì, nhưng dần dần. Làm thế nào để một người muốn nên thánh bây giờ mà không bao giờ trở lại thung lũng của ô uế và kiêu hãnh? Vì hầu như luôn luôn, chúng ta rơi rụng một lần nữa và một lần nữa… Nên thánh luôn là một tiến trình tiến hành một cách tiệm tiến; tuy nhiên, điều đó không khiến Chúa Giêsu bối rối. Ngài biết sức mạnh của ân sủng Ngài, ân sủng phục sinh! Đơn giản, chỉ cần chúng ta đưa bàn tay cho Ngài, và tiếp tục cố gắng. Những thất bại dạy chúng ta khiêm tốn, và điều này chỉ có thể cho chúng ta có thêm ‘một trải nghiệm có tên hồi sinh’ khi chúng ta được ở bên Ngài, một mình với Ngài!
Sự khiêm nhường, một lần nữa, được Giacôbê nói đến trong bài đọc hôm nay; đó là một người biết mình tội lỗi, xấu xa; nhưng cũng là một người biết đưa tay cho Chúa Giêsu nắm lấy, ngoan nguỳ làm theo lời Ngài, “Anh em hãy khử trừ mọi thứ nhơ bẩn và lòng đầy gian ác; hãy ngoan ngoãn nhận lãnh lời đã gieo trong lòng anh em, lời có sức cứu độ linh hồn anh em!”. “Cứu độ linh hồn” có nghĩa là hồi sinh một linh hồn để nó được ở trên núi thánh của Chúa; Thánh Vịnh đáp ca thổ lộ sự ao ước, “Lạy Chúa, ai được ở trên núi thánh của Ngài?”.
Anh Chị em,
Hành động Chúa Giêsu dắt người mù ra khỏi làng, phục hồi thị lực cho anh, toát lên sự kiên nhẫn và nhân từ của Thiên Chúa. Ngài sẽ lấy những gì chúng ta có, dù rất ít ỏi; đôi khi, đó chỉ là một chút thiện chí ‘muốn đến, và quyết tâm đến’ với Ngài; Ngài sẽ sử dụng nó tốt nhất có thể. Ngài sẽ tận dụng để biến đổi thiện chí nhỏ bé ấy, hầu giúp chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa đến gần Ngài; và quan trọng hơn, lớn lên trong đức tin! Hãy cố gắng thực hiện ít nhất một bước nhỏ để đến với Chúa Giêsu; vì với Ngài, nhất định chúng ta sẽ tiến tới một trải nghiệm lớn hơn, ‘một trải nghiệm có tên hồi sinh!’. Ít nhất, hãy cố gắng mong muốn rằng, tôi sẽ lớn lên trong ước muốn, chỉ xin Ngài thứ tha mọi tội lỗi. Đó có thể là mức tối thiểu trần trụi, nhưng Chúa Giêsu sẽ tận dụng và với nó, Ngài sẽ làm cho một linh hồn hồi sinh!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, này con đến, trần trụi, yếu hèn; xin cầm lấy tay con, dẫn con đi bao xa tuỳ ý; miễn sao, con cảm nhận, thế nào là ‘một trải nghiệm có tên hồi sinh’ khi con được gặp Ngài!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cuộc cách mạng của Tình yêu Kitô giáo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:58 16/02/2022
CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN
CUỘC CÁCH MẠNG CỦA TÌNH YÊU KITÔ GIÁO
1 Sm 26.2.7-9.12-13.23-23; 1 Cr 15,45-49; Lc 6,27-38
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề nghị với chúng ta một cuộc cách mạng vĩ đại về tình yêu Kitô hữu, là tha thứ và yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em. Dưới hình thức những câu danh ngôn, Chúa Giêsu cho chúng ta một khuôn vàng thước ngọc để hành xử và cho thấy động lực yêu thương kẻ thù như thế “anh em sẽ là con cái Thiên Chúa.”
1- Yêu thương kẻ thù, thước đo và động lực
Thước đo của cách hành xử bao gồm hai phần: phần một liên quan đến tình yêu đối với kẻ thù, và phần hai là sự thấu hiểu huynh đệ. Trước hết, là yêu kẻ thù: lý tưởng này được khai triển dựa trên những ví dụ cụ thể: ai vả má phải thì đưa cả má trái, ai lột áo ngoài thì nhường cả áo trong, ai xin thì hãy cho và cho vay mà không đòi lại. Tiếp theo là sự thấu hiểu để tránh xét đoán người khác. Khía cạnh này ngắn hơn. Chúa Giêsu dạy chúng ta thực hành những điều đó theo mẫu gương của Chúa Cha: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.” Người kết luận: “Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
Quả thật, giáo huấn của Chúa Giêsu về việc yêu thương kẻ thù phải trở thành quy luật hành xử của mỗi người môn đệ Chúa. Dưới khái niệm “kẻ thù,” có nhiều mức độ thù địch khác, ví dụ: từ sự ác cảm tự nhiên và từ việc không hợp tính khí, đến sự ganh đua bên trong hay thể hiện ra ngoài, từ thái độ thô lỗ và tính kiêu căng, sự xảo trá và lừa lọc, tà ý và phản bội, cuối cùng là sự thù oán và thù ghét, dẫn tới sự bách hại và giết chết.
Thứ đến động lực của tình yêu này đối với kẻ thù được tìm thấy trong việc noi gương bắt chước tình yêu nhưng không của Thiên Chúa đối với loài người: “Và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.” Lý do này kết hợp với lý do thần học “nhân từ như Cha anh em là Đấng nhân từ,” nó làm dội lại lý do phổ quát khác: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Quả thế, những tiêu chuẩn này phải là nền tảng của cách hành xử chúng ta đối với tha nhân, đặc biệt đối với kẻ thù: đó là phải có lòng tốt, thương xót và sự thánh thiện của Thiên Chúa.
Khi chúng ta yêu hết mọi người với thái độ bao dung và nhân ái này, chúng ta trở nên giống Thiên Chúa và hình ảnh con người mới trong Chúa Kitô được tái hiện trong chúng ta. Yêu thương kẻ thù là giáo huấn cao thượng nhất giúp chúng ta đạt tới sự viên mãn và trưởng thành nhân bản, xét như là hữu thể được tạo dựng để yêu thương và được yêu thương. Chỉ khi nào yêu thương một cách vô vị lợi, con người mới có thể đạt tới hạnh phúc, và với tư cách là Kitô hữu, chúng ta đạt tới tầm mức con người mới trong Chúa Kitô. Như thế, chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, Đấng yêu thương tất cả mọi người.
2- Một thông điệp “chói tai”
Tin Mừng hôm nay rất cao thượng, nhưng rất khó để sống, và dường như là không thể sống. Chúng ta có cảm tưởng “chói tai” khi nghe đoạn Tin Mừng này. Chúng ta khó chấp nhận tính cao thượng này vì giới hạn của mình. Bởi lẽ, trong thực tế, người ta đối xử với nhau rất xa lạ so với lý tưởng này. Chúng ta bị cám dỗ khi nghĩ rằng Chúa Giêsu chỉ là người xa rời thực tế, không hiểu thấu con tim con người. Có lẽ Người không biết rằng chúng ta mang trong mình một quy luật bẩm sinh về sự trả thù mà Cựu Ước nói tới: “Mắt đền mắt, răng đền răng.” Thưa rằng không! Nhưng chính vì điều này mà Chúa Giêsu đề nghị chúng ta tới một con đường giải thoát và hạnh phúc, không bằng bạo lực thù oán, nhưng bằng sức mạnh của tha thứ và yêu thương. Đây cũng là sự vĩ đại nhân bản mà Đavít đã thể hiện khi tha thứ cho kẻ thù đáng chết của mình là vua Saul, một người được xức dầu của Thiên Chúa (bài đọc I).
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống yêu thương kẻ thù luôn mãi, bởi vì chúng ta luôn bị thúc đẩy báo thù vì sự bất công và thù hận. Những cuộc tranh chấp và báo thù xảy ra hằng ngày không chỉ ở phạm vi cá nhân, gia đình mà còn ở phạm vi quốc gia và quốc tế nữa, con người thù địch lẫn nhau, quốc gia này thù địch với quốc gia kia.
Nếu không hành xử theo tình yêu và tha thứ mà Chúa Giêsu dạy, chúng ta không thể là Kitô hữu chính danh. Chúng ta được mời gọi đối xử với những kẻ thù của mình với lòng nhân từ mà Chúa Giêsu dạy. Mặc dầu chúng ta biết rằng việc thực hành những điều đó không dễ dàng chút nào.
Nhưng điều xem ra không thể đối với con người lại là điều có thể đối với Thiên Chúa. Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta có thể thực hiện được những điều vĩ đại và cao cả trong đời sống mình, nếu chúng ta biết cộng tác với ơn Chúa.
3- Yêu thương không cần đền đáp
Bởi thế, Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta: “Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa?” Điều này những người khác đều làm, cả người xấu xa và kẻ vô đạo. Đối với các môn đệ, Chúa Giêsu đòi hỏi nhiều hơn: yêu thương cả những kẻ không yêu thương, những kẻ thù ghét, những kẻ không chào hỏi, những kẻ thô lỗ, những kẻ phản bội, làm hại và vu khống chúng ta, tóm lại, những kẻ thù của chúng ta.
Điều làm cản trở chúng ta khi sống giới răn yêu thương này đó là sự ích kỷ, tính toán và vị lợi. Nó là bệnh kinh niên làm chúng ta toan tính: “Tôi được gì? Điều đó có ích gì cho tôi? Hay tôi kiếm được gì nơi người này?” Đặc biệt, khi đối diện với những người bị loại trừ, người nghèo, người già, người tàn tật, những nạn nhân xã hội, hay kẻ thù của mình..., chúng ta đặt câu hỏi như trên và tự trả lời: không gì cả! Như thế, chúng ta khép lòng lại thay vì phải sống theo gương Thiên Chúa là quảng đại, nhân ái, thấu hiểu và đón tiếp, chấp nhận và gần gũi, vui vẻ, chia sẻ, yêu thương và tha thứ cho họ.
Như thế, yêu thương kẻ khác với tấm lòng bao dung và phổ quát phải là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống chúng ta đối với tha nhân. Yêu thương kẻ thù là tình yêu lớn nhất và là dấu chứng khả tín nhất về việc chúng ta nên giống Chúa qua cách hành xử cụ thể của mình. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Điếc Không Sợ Súng
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:39 16/02/2022
Điếc Không Sợ Súng
(Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Thường Niên – Mc 8,27-33)
Chúng ta khá dễ dàng nhận ra động cơ, mục đích của nhiều môn đệ và nhất là mười hai tông đồ khi đi theo Chúa Giêsu. Động cơ của họ là muốn đổi đời. Mục đích của họ là quyền lực và vinh hoa phú quý. Gặp thấy một vị thầy có quyền năng trong lời nói và hành động, đang được dân chúng mến mộ như một vị đại ngôn sứ, các vị tin rằng thầy Giêsu sẽ làm cách mạng đánh đuổi quân Rôma, giải phóng dân dân tộc khỏi ách nô lệ. Người sẽ khôi phục vương quôc Israel, sẽ làm vua và dĩ nhiên đi theo Thầy các vị sẽ được chia nhau chức quyền vương hầu công bá.
Thế mà đã trên dưới ba lần Thầy tiên báo khổ hình thập giá phải gánh chịu, dù cho Thầy có hé lộ là ngày thứ ba sẽ sống lại. Chúng ta đừng quên khổ hình thập giá thời bấy giờ là một dấu chỉ ô nhục đối với người Do Thái. Đế quốc Rôma, cách riêng quan Philatô thường xuyên dùng khổ hình này để đàn áp phong trào đấu tranh giành lại độc lập tự do của người Do Thái. Nhiều chí sĩ Do Thái vì thất bại nên đã bị hành hình cách tủi nhục và ghê rợn trên khổ giá. Như thế thập giá là dấu chỉ của sự thất bại đắng cay.
Nghe Thầy tiên báo về sự thất bại chua cay, ô nhục này, Phêrô ngăn cản Thầy nhưng lại bị Thầy quở trách nặng nề (Mc 8,32-33). Vì sao các tông đồ vẫn tiếp tục đi theo Chúa Giêsu? Có lẽ câu trả lời là đây: các vị không hiểu gì lắm về mầu nhiệm thập giá mà Thầy tiên báo. Tin Mừng ghi rõ hiện thực này. “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?” (Mc 9,10), các vị đã từng hỏi nhau câu hỏi này nhưng vẫn chẳng thể tìm ra câu giải đáp và cũng không dám hỏi Thầy cho ra lẽ. Đúng là điếc nên không sợ súng. Các vị dường như lầm tưởng rằng Thầy muốn nói sự gì đó hay là muốn thử thách chúng mình thôi. Có ai đi làm cách mạng mà nói trước là mình sẽ thất bại ô nhục?
Chắc hẳn Chúa Giêsu biết điều này. Người biết các môn sinh của mình không hiểu về mầu nhiệm thập giá. Và Người từ từ khai mở và nâng đỡ các vị. Ngày nay chúng ta cũng thế thôi. Có được mấy ai hiểu thấu mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô. Ngay cả đến thánh Gioan thánh giá hay nhiều vị thánh được in “năm dấu thánh” như Phanxicô Axidi, Padrê Piô cũng cảm nghiệm mầu nhiệm này cách có chừng mực. Thực tế cho thấy Kitô hữu chúng ta dù ở vai vị nào đi nữa vẫn thích đeo thánh giá hơn là vác thánh giá. Tạ ơn Chúa, dù biết hiện thực này nhưng Chúa vẫn đón nhận chúng ta làm người cộng tác trong sự bất toàn lẫn bất túc của chúng ta. Vì chính trong sự yếu hèn của chúng ta thì tình yêu và quyền năng của Chúa lại tỏa sáng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Thường Niên – Mc 8,27-33)
Chúng ta khá dễ dàng nhận ra động cơ, mục đích của nhiều môn đệ và nhất là mười hai tông đồ khi đi theo Chúa Giêsu. Động cơ của họ là muốn đổi đời. Mục đích của họ là quyền lực và vinh hoa phú quý. Gặp thấy một vị thầy có quyền năng trong lời nói và hành động, đang được dân chúng mến mộ như một vị đại ngôn sứ, các vị tin rằng thầy Giêsu sẽ làm cách mạng đánh đuổi quân Rôma, giải phóng dân dân tộc khỏi ách nô lệ. Người sẽ khôi phục vương quôc Israel, sẽ làm vua và dĩ nhiên đi theo Thầy các vị sẽ được chia nhau chức quyền vương hầu công bá.
Thế mà đã trên dưới ba lần Thầy tiên báo khổ hình thập giá phải gánh chịu, dù cho Thầy có hé lộ là ngày thứ ba sẽ sống lại. Chúng ta đừng quên khổ hình thập giá thời bấy giờ là một dấu chỉ ô nhục đối với người Do Thái. Đế quốc Rôma, cách riêng quan Philatô thường xuyên dùng khổ hình này để đàn áp phong trào đấu tranh giành lại độc lập tự do của người Do Thái. Nhiều chí sĩ Do Thái vì thất bại nên đã bị hành hình cách tủi nhục và ghê rợn trên khổ giá. Như thế thập giá là dấu chỉ của sự thất bại đắng cay.
Nghe Thầy tiên báo về sự thất bại chua cay, ô nhục này, Phêrô ngăn cản Thầy nhưng lại bị Thầy quở trách nặng nề (Mc 8,32-33). Vì sao các tông đồ vẫn tiếp tục đi theo Chúa Giêsu? Có lẽ câu trả lời là đây: các vị không hiểu gì lắm về mầu nhiệm thập giá mà Thầy tiên báo. Tin Mừng ghi rõ hiện thực này. “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?” (Mc 9,10), các vị đã từng hỏi nhau câu hỏi này nhưng vẫn chẳng thể tìm ra câu giải đáp và cũng không dám hỏi Thầy cho ra lẽ. Đúng là điếc nên không sợ súng. Các vị dường như lầm tưởng rằng Thầy muốn nói sự gì đó hay là muốn thử thách chúng mình thôi. Có ai đi làm cách mạng mà nói trước là mình sẽ thất bại ô nhục?
Chắc hẳn Chúa Giêsu biết điều này. Người biết các môn sinh của mình không hiểu về mầu nhiệm thập giá. Và Người từ từ khai mở và nâng đỡ các vị. Ngày nay chúng ta cũng thế thôi. Có được mấy ai hiểu thấu mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô. Ngay cả đến thánh Gioan thánh giá hay nhiều vị thánh được in “năm dấu thánh” như Phanxicô Axidi, Padrê Piô cũng cảm nghiệm mầu nhiệm này cách có chừng mực. Thực tế cho thấy Kitô hữu chúng ta dù ở vai vị nào đi nữa vẫn thích đeo thánh giá hơn là vác thánh giá. Tạ ơn Chúa, dù biết hiện thực này nhưng Chúa vẫn đón nhận chúng ta làm người cộng tác trong sự bất toàn lẫn bất túc của chúng ta. Vì chính trong sự yếu hèn của chúng ta thì tình yêu và quyền năng của Chúa lại tỏa sáng.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hãy ở nhân từ như Chúa Cha
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:42 16/02/2022
Hãy ở nhân từ như Chúa Cha
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – C
(Lc 6, 27-38)
Nói đến lòng nhân từ là người ta nói đến điều quý giá nhất, giá trị cốt lõi bên trong con người. “Nhân” chính là cảnh giới cao thượng của con người trên đời, là đạo lý làm người mà bất kỳ ai cũng phải tu dưỡng. Lòng nhân từ được người đời coi trọng từ trước tới nay.
Nhân từ như Chúa Cha
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ : “Hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Lời mời gọi ấy hướng chúng ta về với Thiên Chúa là Cha nhân từ.
Nhìn vào lịch sử cứu độ, chúng ta khám phá ra rằng toàn bộ mạc khải của Thiên Chúa là một lịch sử tình yêu đối với con người. Thiên Chúa yêu thương hết mọi người trừ một ai “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Lòng nhân từ của Thiên Chúa tỏ hiện cho dân Israel, và trải rộng ra tất cả những gì bàn tay Chúa tác tạo : “Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên” (Tv 145,9).
Chúa Giêsu, lòng nhân từ của Chúa Cha
Chúa Giêsu chính là hiện thân của Chúa Cha nhân từ, là quà tặng Thiên Chúa Cha ban cho con người. Chúng ta được mời gọi noi gương Chúa Cha và Chúa Giêsu là Con của Người sống nhân từ. Nhân từ thì không xét đoán, là cho đi, là thứ tha và không lên án. Chúng ta hãy ghi nhớ những lời của Chúa Giêsu khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đây chính là lòng nhân từ của Chúa Cha được thể hiện trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Chúng ta “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136, 1)
Hãy ở nhân từ
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta "hãy ở nhân từ như Cha” (Lc 6,36) cho chúng ta thấy rằng, lòng nhân từ chính là nền tảng cho đời sống của người Kitô hữu. Chúng ta cần phải thể hiện lòng nhân từ như Chúa Cha. Vì nơi lòng nhân từ của Chúa Cha, chúng ta tìm thấy bằng chứng về cách thức Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài trao ban toàn bộ chính Ngài cho chúng ta, mà không cần hồi đáp. Ngài đến giúp chúng ta bất cứ khi nào chúng ta cầu khẩn Ngài” (x. PHANXICÔ, Tông sắc về năm Thánh lòng thương xót của Thiên Chúa, số 13).
Thời Giáo Hội sơ khai, lòng nhân từ được nhấn mạnh qua việc tha thứ cho nhau (x.Cl 3,13), chia sẻ của cải (x.Cv 4,34-35), và bố thí hay cứu trợ người nghèo khó (x.Cv 9,36; 10,2.4.31), lòng hiếu khách (x.1Tm 5,10), việc chôn tang người chết (x.Cv 8,2). Thánh Phêrô khuyên: “Anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1P 3,8-9). Còn thánh Phaolô thì khuyên giáo đoàn Rôma sống bác ái thật : “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà. Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan, đừng lấy ác báo ác, hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người...kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,9-21).
Tất cả những lời khuyên và hướng dẫn trong Lời Chúa làm nổi bật tầm quan trọng của thái độ cảm thông và lòng thương xót mà tín hữu của Chúa Ki-tô cần thấm nhuần và thực thi. Như thế, Giáo Hội của Chúa Ki-tô được xây dựng qua chính những cử chỉ tràn đầy tình thương xót này, mà mọi tín hữu cần ý thức và cố gắng sống qua nhiều hình thức khác nhau.
Giáo Phụ Hermas thành Roma giữa thế kỷ thứ II trong tác phẩm Người Mục Tử (Le Pasteur) đã nêu ra một bảng hướng dẫn tín hữu thực thi những việc tốt, để qua đó họ sống cho Thiên Chúa: “Nâng đỡ các quả phụ, thăm viếng các trẻ mồi côi và những người bất hạnh, chuộc những kẻ nô lệ là đầy tớ của Thiên Chúa, sẵn sàng đón tiếp khách tìm chỗ trọ, không gây thù hận, bình tĩnh và tự hạ mình trước mọi người, kính trọng những người già cả, thi hành công lý, gìn giữ tình huynh đệ, tương trợ những người bị bách hại, kiên nhẫn, không tức giận, an ủi những tâm hồn bị tổn thương, không bỏ rơi những người bị khủng hoảng về Đức Tin mà giúp đỡ họ, đưa họ về lại con đường chính lộ, đón nhận người tội lỗi trở lại, không chèn ép những người thiếu nợ và những người nghèo khổ…”
Người Á Đông thời xưa xem “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đạo đức của con người, cũng là năm đức để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Trong năm đức ấy thì đức “Nhân” (lòng nhân từ, nhân ái) được xếp ở vị trí đứng đầu, đủ thấy tầm quan trọng vô cùng của nó.
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, xin giúp chúng con sống nhân từ như Chúa dạy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – C
(Lc 6, 27-38)
Nói đến lòng nhân từ là người ta nói đến điều quý giá nhất, giá trị cốt lõi bên trong con người. “Nhân” chính là cảnh giới cao thượng của con người trên đời, là đạo lý làm người mà bất kỳ ai cũng phải tu dưỡng. Lòng nhân từ được người đời coi trọng từ trước tới nay.
Nhân từ như Chúa Cha
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ : “Hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Lời mời gọi ấy hướng chúng ta về với Thiên Chúa là Cha nhân từ.
Nhìn vào lịch sử cứu độ, chúng ta khám phá ra rằng toàn bộ mạc khải của Thiên Chúa là một lịch sử tình yêu đối với con người. Thiên Chúa yêu thương hết mọi người trừ một ai “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45). Lòng nhân từ của Thiên Chúa tỏ hiện cho dân Israel, và trải rộng ra tất cả những gì bàn tay Chúa tác tạo : “Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên” (Tv 145,9).
Chúa Giêsu, lòng nhân từ của Chúa Cha
Chúa Giêsu chính là hiện thân của Chúa Cha nhân từ, là quà tặng Thiên Chúa Cha ban cho con người. Chúng ta được mời gọi noi gương Chúa Cha và Chúa Giêsu là Con của Người sống nhân từ. Nhân từ thì không xét đoán, là cho đi, là thứ tha và không lên án. Chúng ta hãy ghi nhớ những lời của Chúa Giêsu khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Đây chính là lòng nhân từ của Chúa Cha được thể hiện trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Chúng ta “Hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa nhân từ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136, 1)
Hãy ở nhân từ
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta "hãy ở nhân từ như Cha” (Lc 6,36) cho chúng ta thấy rằng, lòng nhân từ chính là nền tảng cho đời sống của người Kitô hữu. Chúng ta cần phải thể hiện lòng nhân từ như Chúa Cha. Vì nơi lòng nhân từ của Chúa Cha, chúng ta tìm thấy bằng chứng về cách thức Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài trao ban toàn bộ chính Ngài cho chúng ta, mà không cần hồi đáp. Ngài đến giúp chúng ta bất cứ khi nào chúng ta cầu khẩn Ngài” (x. PHANXICÔ, Tông sắc về năm Thánh lòng thương xót của Thiên Chúa, số 13).
Thời Giáo Hội sơ khai, lòng nhân từ được nhấn mạnh qua việc tha thứ cho nhau (x.Cl 3,13), chia sẻ của cải (x.Cv 4,34-35), và bố thí hay cứu trợ người nghèo khó (x.Cv 9,36; 10,2.4.31), lòng hiếu khách (x.1Tm 5,10), việc chôn tang người chết (x.Cv 8,2). Thánh Phêrô khuyên: “Anh chị em hãy đồng tâm nhất trí, thông cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân hậu và khiêm tốn. Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc” (1P 3,8-9). Còn thánh Phaolô thì khuyên giáo đoàn Rôma sống bác ái thật : “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà. Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan, đừng lấy ác báo ác, hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người...kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,9-21).
Tất cả những lời khuyên và hướng dẫn trong Lời Chúa làm nổi bật tầm quan trọng của thái độ cảm thông và lòng thương xót mà tín hữu của Chúa Ki-tô cần thấm nhuần và thực thi. Như thế, Giáo Hội của Chúa Ki-tô được xây dựng qua chính những cử chỉ tràn đầy tình thương xót này, mà mọi tín hữu cần ý thức và cố gắng sống qua nhiều hình thức khác nhau.
Giáo Phụ Hermas thành Roma giữa thế kỷ thứ II trong tác phẩm Người Mục Tử (Le Pasteur) đã nêu ra một bảng hướng dẫn tín hữu thực thi những việc tốt, để qua đó họ sống cho Thiên Chúa: “Nâng đỡ các quả phụ, thăm viếng các trẻ mồi côi và những người bất hạnh, chuộc những kẻ nô lệ là đầy tớ của Thiên Chúa, sẵn sàng đón tiếp khách tìm chỗ trọ, không gây thù hận, bình tĩnh và tự hạ mình trước mọi người, kính trọng những người già cả, thi hành công lý, gìn giữ tình huynh đệ, tương trợ những người bị bách hại, kiên nhẫn, không tức giận, an ủi những tâm hồn bị tổn thương, không bỏ rơi những người bị khủng hoảng về Đức Tin mà giúp đỡ họ, đưa họ về lại con đường chính lộ, đón nhận người tội lỗi trở lại, không chèn ép những người thiếu nợ và những người nghèo khổ…”
Người Á Đông thời xưa xem “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá đạo đức của con người, cũng là năm đức để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Trong năm đức ấy thì đức “Nhân” (lòng nhân từ, nhân ái) được xếp ở vị trí đứng đầu, đủ thấy tầm quan trọng vô cùng của nó.
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân từ, xin giúp chúng con sống nhân từ như Chúa dạy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 16/02/2022
18. Lời của Thiên Chúa đối với linh hồn giống như linh hồn đối với thân xác, cùng sinh cùng dưỡng, không thể phân rẽ.
(Thánh Ambrosius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 16/02/2022
100. CÔNG HIỆU CỦA BÍ ĐAO
Thầy giáo trường tư nọ, bữa ăn hằng ngày chỉ là bí đao mà thôi, bèn nói với chủ nhân rằng:
- “Ngài rất thích ăn bí đao phải không?”
Chủ nhân trả lời:
- “Ô, nó không những chỉ là mùi vị tươi mát, mà còn có thể làm cho mắt sáng thêm”.
Một hôm, chủ nhân đến lớp dạy học để thăm, thầy giáo tựa cửa sổ nhìn xem cảnh sắc giống như không biết chủ nhân đến.
Chủ nhân bèn gọi ông ta, thầy giáo luôn miệng vội vàng xin lỗi:
- “Vừa mới xem ở kinh đô diễn tuồng xong, nên quên tiếp ngài a”.
Chủ nhân kinh ngạc hỏi:
- “Đô thành diễn tuồng, ở đây làm sao thấy được?”
Thầy giáo trả lời:
- “Mỗi ngày tôi đều ăn bí đao, nên nhãn lực rất mạnh !”
(Nhất Tiếu)
Suy tư 100:
Nhu cầu của thầy giáo: đổi món ăn khác, đừng ăn hoài một món bí đao, đó là lý do chính đáng; lý luận của người giàu keo kiệt: ăn bí đao sẽ làm cho mắt sáng thêm, họ thiếu một cái nhìn quan tâm.
Nhu cầu của người nghèo: có đủ ăn ăn mặc hằng ngày; lý luận của người giàu có: có tiền mua tiên cũng được, họ thiếu một cái nhìn chia sẻ.
Nhu cầu của người dân là pháp luật công minh; lý luận của người có chức quyền: dân cần mình chứ mình không cần dân, họ thiếu một cái nhìn phục vụ.
Nhu cầu của con người là khát khao tìm chân lý, mà chân lý chính là Thiên Chúa; lý luận của người không có đức tin: nếu cầu xin Chúa cho con gà quay mà có ngay, thì có Chúa, họ thiếu cái nhìn khiêm tốn.
Con người thời nay thường thiếu cái nhìn yêu thương của Đức Chúa Giê-su, nên những tội ác và bất công vẫn thường xảy ra trên mặt đất này.
Người Ki-tô hữu có thiếu cái nhìn yêu thương của Đức Chúa Giê-su không?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thầy giáo trường tư nọ, bữa ăn hằng ngày chỉ là bí đao mà thôi, bèn nói với chủ nhân rằng:
- “Ngài rất thích ăn bí đao phải không?”
Chủ nhân trả lời:
- “Ô, nó không những chỉ là mùi vị tươi mát, mà còn có thể làm cho mắt sáng thêm”.
Một hôm, chủ nhân đến lớp dạy học để thăm, thầy giáo tựa cửa sổ nhìn xem cảnh sắc giống như không biết chủ nhân đến.
Chủ nhân bèn gọi ông ta, thầy giáo luôn miệng vội vàng xin lỗi:
- “Vừa mới xem ở kinh đô diễn tuồng xong, nên quên tiếp ngài a”.
Chủ nhân kinh ngạc hỏi:
- “Đô thành diễn tuồng, ở đây làm sao thấy được?”
Thầy giáo trả lời:
- “Mỗi ngày tôi đều ăn bí đao, nên nhãn lực rất mạnh !”
(Nhất Tiếu)
Suy tư 100:
Nhu cầu của thầy giáo: đổi món ăn khác, đừng ăn hoài một món bí đao, đó là lý do chính đáng; lý luận của người giàu keo kiệt: ăn bí đao sẽ làm cho mắt sáng thêm, họ thiếu một cái nhìn quan tâm.
Nhu cầu của người nghèo: có đủ ăn ăn mặc hằng ngày; lý luận của người giàu có: có tiền mua tiên cũng được, họ thiếu một cái nhìn chia sẻ.
Nhu cầu của người dân là pháp luật công minh; lý luận của người có chức quyền: dân cần mình chứ mình không cần dân, họ thiếu một cái nhìn phục vụ.
Nhu cầu của con người là khát khao tìm chân lý, mà chân lý chính là Thiên Chúa; lý luận của người không có đức tin: nếu cầu xin Chúa cho con gà quay mà có ngay, thì có Chúa, họ thiếu cái nhìn khiêm tốn.
Con người thời nay thường thiếu cái nhìn yêu thương của Đức Chúa Giê-su, nên những tội ác và bất công vẫn thường xảy ra trên mặt đất này.
Người Ki-tô hữu có thiếu cái nhìn yêu thương của Đức Chúa Giê-su không?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Kẻ Thù Nội Tâm
Lm Vũđình Tường
23:17 16/02/2022
Quan hệ tình cảm con người không phải chỉ giới hạn gữa người này với người kia mà còn liên quan đến Thiên Chúa. Quan hệ tình cảm thật bén nhậy và rất dễ sứt mẻ. Coi sóc, bảo vệ tình cảm sẽ được sống thảnh thơi, thoải mái. Lơ là, coi thường nó sẽ bị đau khổ, nhiều khi cái giá đau thương ngoài sức mình. Cả tinh thần lẫn tâm linh đều đau khổ. Cởi mở và thành thật trong đối thoại may ra tạo được cảm thông, nếu không vấn đề trở nên trầm trọng đến độ mọi liên hệ tình cảm đều ảnh hưởng, lung lay tận gốc rễ. Theo sau đổ vỡ là thù hận, bạn thành thù, thương thành hận.
Xã hội loài người dường như hài lòng với lối giải quyết từ ngàn xưa. Công bằng, sòng phẳng đối với họ là: 'Răng đền răng, mắt đền mắt'. Lối giải quyết một chiều này không thoả đáng, bởi nó có thể giảm bớt hận thù nhưng không nối lại mối tình cảm đã đổ vỡ, và chắc chắn lối giải quyết này không giải quyết sứt mẻ tâm linh.
Quan hệ tình cảm con người liên quan đến Thiên Chúa. Khi ta gây đau khổ cho ai, ta gây đau khổ cho một thành viên của cộng đồng nhân loại. Chúa dựng nên người đó và yêu thương họ. Như thế chúng ta gây đau khổ cho người Chúa yêu thương. Đức Kitô nói với môn đệ cách xã hội áp dụng chỉ là 'cao dán', tạm giảm đau, không trị căn bệnh, bởi công bằng xã hội giải quyết bằng cách trừng phạt giam tù, hay bồi thường thiệt hại. Công lí đối với Đức Kitô là yêu thương và tha thứ. Đức Kitô còn đi xa hơn khi Ngài nói với môn đệ ngay cả khi nghe tin 'kẻ thù' gặp nạn cũng không nên vui mừng. Đức Kitô dậy hãy cầu nguyện, yêu thương, và tha thứ cho kẻ làm hại mình. Thực hiện một trong ba điều trên đã là khó. Đức Kitô dậy môn đệ thực hiện một lúc cả ba điều trên. Đối với xã hội, lời dậy bảo này xem ra không thể thực hiện. Nhất là khi vết thương lòng còn đang rỉ máu, nỗi nhục và niềm đau còn mới. Tuy nhiên Kitô hữu có thể thực hiện cùng lúc ba điều trên. Thứ nhất, Kitô hữu có Đức Kitô đồng hành, hướng dẫn, ban sức mạnh làm điều tốt lành. Thứ hai, Kitô hữu tin là Đức Kitô không dậy bảo làm điều gì quá sức mình. Chính Đức Kitô thực hiện điều Ngài phán dậy môn đệ: cầu nguyện, yêu thương, tha thứ. Trong cuộc tử nạn, Đức Kitô xin Chúa Cha tha cho kẻ làm hại Ngài. Ngài bỏ qua cho kẻ vu vạ, cáo gian. Ngài làm lơ cho kẻ làm chứng dối. Lời cầu nguyện:
Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm'. Lc 23,34.
Chúng thật sự lầm hay cố tình lầm? Bởi chúng lầm nên không phạm tội sát nhân mà là ngộ sát, hình phạt được giảm khinh. Lời cầu vắn gọn trên tóm lược điều Đức Kitô dậy môn đệ: a/ cầu nguyện cho kẻ làm hại; b/ yêu thương kẻ làm hại và cuối cùng; c/ tha cho kẻ Giết, đóng đanh Đức Kitô.
Gây đau khổ cho người khác là sai, là tội bởi ta gây đau khổ cho một thành viên của cộng đồng nhân loại, người mà Chúa dựng nên và yêu thương. Thứ hai, hành hạ người khác là ỉ vào sức mạnh, đồng thời lạm dụng quyền hành. Hơn nữa ta mất tự chủ, làm nô lệ cho cơn giận, để chúng sai khiến. Giận dữ luôn trái với bác ái, yêu thương. Thay vì chọn nhân đức, ta chọn sa đoạ. Người thiếu tình yêu Chúa trong tâm hồn, hành động chiều theo xác thịt.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ học từ Ngài. Chúng ta đều có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, ngay cả trong trường hợp ta phạm tội, chính ta không thể tha cho ta. Chúa không kết án, nhưng ban ơn giúp ta thống hối, nhận tội. Nhìn vào kinh nghiệm đó để dâng lời tạ ơn và tha thứ cho kẻ khác.
Việc tự xét mình là một ơn đặc biệt Chúa ban, bởi xét mình để biết rõ mình hơn và xin ơn tha thứ. Chính vì biết mình yếu đuối cần ơn tha thứ nên cần sống khiêm nhường và rộng lượng khi phải phán đoán. Có lần người ta thử Đức Kitô có nên ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô nói với họ: Ai không có tội hãy ném trước đi. Tất cả lần lượt bỏ đi, còn lại mình người phụ nữ. Đức Kitô nói với người đó, Ta cũng không kết án con, ra về bằng an và đừng phạm tội nữa. Gioan 8:11.
Đức Kitô muốn con người sống thảnh thơi, hạnh phúc. Thù hận tạo đau khổ, mất bình an. Để sống an vui, hạnh phúc, ta cần ơn Chúa. Để có ơn Chúa cần theo con đường Chúa đi. Môn đệ không đi theo Thầy, môn đệ đó có đóng hiệu môn đệ, trong ruột là gì chính người đó biết. Trong tâm ai chan chứa tình yêu Chúa, người đó không có hận thù. Cuộc sống họ thảnh thơo bởi họ giầu tình yêu, lòng mến.
TiengChuong.org
Enemy From Within
Human relationships involve not just person- to- person, but it extends to the divine. A human relationship is very sensitive and delicate. We enjoy life when we take care of it, but when mistreat it, the cost is beyond control. We would suffer both physically and spiritually. Without openness and honest communication, the problem could intensify, and the whole relationship network suffered. What follows is hurt and pain; love turns to hate, friend becomes foe. Our society seems to support the ancient idea, that 'An eye is for an eye and a tooth is for a tooth'. This principal approach is one sided solution, because it may calm the mind, but could not mend what had been broken, and certainly would not improve our spirituality.
Our human relationship involves the divine. When we hurt someone. It involves God because it hurts the person whom God loves. Jesus told us the worldly way would not solve the problem, because human justice is about punishment and compensation. God's justice is love and forgiveness. Jesus went as far as telling us not even wish them harm. Instead, Jesus told us to love and pray for those who hurt us. This teaching is a real challenge for all the parties involved. Praying for those who hurt us is a real challenge. It is even harder when Jesus told us to love them, especially when the hurt and pain is still raw and fresh.
It is a big ask but it is possible, because we believe Jesus would not command His disciples to do the impossible. He would help us all along. The teaching was the revelation of what would happen to Him personally, and how He dealt with the false accusation and allegation. In His Passion, Jesus prayed, 'Father forgive them, for they don't know what they are doing' Lk 23,34. This statement sums up Jesus' teaching about forgiveness. First, Jesus prayed for those who persecuted Him. Second, He asked God to pardon their sin. And third, Jesus gave the reason why they would not be charged as manslaughter but guilty of negligence, because of their ignorance.
When we hurt someone. It is wrong for a number of reasons. First, we hurt a member of God's family. Second, mistreating someone we put ourselves above the victim, and third, we take justice in our own hands. Furthermore, we allow anger or vice to take control of our life. We say no to Christian virtues, and instead of choosing God's love, we chose vice. Finally, hurting someone we reveal our lack of God's love in us.
Jesus wanted us to learn from Him. We each have personal experience of God's forgiveness. We are sinners, and couldn't forgive horrible thing we had done, and yet God forgives us, and continues to love us. By reflecting upon our own sin and God's mercy, we learn from God to forgive others.
The calling to examine our inner life and give thanks to God is the gift, because through self- examination we know our true self better, and seek God's forgiveness and redemption. This recognition alone makes us to be more humbler and more generous in judging others. Once Jesus' opponents asked His opinion about whether or not to judge the woman, who was caught in the very act of adultery. Jesus told them who has no sin cast the first stone. They all left Him one by one until the woman alone remaining there. Jesus told her: Go away and sin no more. He forgave her and saved her from being stoned to death. Jn 8,11.
Jesus wants us to have a good and peaceful life. Retaliation destroys life and peace. In order to enjoy life to the full, we Christians need to embrace God's love. Jesus' disciples must learn from their Master, otherwise they are disciples by name. Only those whose inner life are full of love, can love their enemy.
Xã hội loài người dường như hài lòng với lối giải quyết từ ngàn xưa. Công bằng, sòng phẳng đối với họ là: 'Răng đền răng, mắt đền mắt'. Lối giải quyết một chiều này không thoả đáng, bởi nó có thể giảm bớt hận thù nhưng không nối lại mối tình cảm đã đổ vỡ, và chắc chắn lối giải quyết này không giải quyết sứt mẻ tâm linh.
Quan hệ tình cảm con người liên quan đến Thiên Chúa. Khi ta gây đau khổ cho ai, ta gây đau khổ cho một thành viên của cộng đồng nhân loại. Chúa dựng nên người đó và yêu thương họ. Như thế chúng ta gây đau khổ cho người Chúa yêu thương. Đức Kitô nói với môn đệ cách xã hội áp dụng chỉ là 'cao dán', tạm giảm đau, không trị căn bệnh, bởi công bằng xã hội giải quyết bằng cách trừng phạt giam tù, hay bồi thường thiệt hại. Công lí đối với Đức Kitô là yêu thương và tha thứ. Đức Kitô còn đi xa hơn khi Ngài nói với môn đệ ngay cả khi nghe tin 'kẻ thù' gặp nạn cũng không nên vui mừng. Đức Kitô dậy hãy cầu nguyện, yêu thương, và tha thứ cho kẻ làm hại mình. Thực hiện một trong ba điều trên đã là khó. Đức Kitô dậy môn đệ thực hiện một lúc cả ba điều trên. Đối với xã hội, lời dậy bảo này xem ra không thể thực hiện. Nhất là khi vết thương lòng còn đang rỉ máu, nỗi nhục và niềm đau còn mới. Tuy nhiên Kitô hữu có thể thực hiện cùng lúc ba điều trên. Thứ nhất, Kitô hữu có Đức Kitô đồng hành, hướng dẫn, ban sức mạnh làm điều tốt lành. Thứ hai, Kitô hữu tin là Đức Kitô không dậy bảo làm điều gì quá sức mình. Chính Đức Kitô thực hiện điều Ngài phán dậy môn đệ: cầu nguyện, yêu thương, tha thứ. Trong cuộc tử nạn, Đức Kitô xin Chúa Cha tha cho kẻ làm hại Ngài. Ngài bỏ qua cho kẻ vu vạ, cáo gian. Ngài làm lơ cho kẻ làm chứng dối. Lời cầu nguyện:
Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm'. Lc 23,34.
Chúng thật sự lầm hay cố tình lầm? Bởi chúng lầm nên không phạm tội sát nhân mà là ngộ sát, hình phạt được giảm khinh. Lời cầu vắn gọn trên tóm lược điều Đức Kitô dậy môn đệ: a/ cầu nguyện cho kẻ làm hại; b/ yêu thương kẻ làm hại và cuối cùng; c/ tha cho kẻ Giết, đóng đanh Đức Kitô.
Gây đau khổ cho người khác là sai, là tội bởi ta gây đau khổ cho một thành viên của cộng đồng nhân loại, người mà Chúa dựng nên và yêu thương. Thứ hai, hành hạ người khác là ỉ vào sức mạnh, đồng thời lạm dụng quyền hành. Hơn nữa ta mất tự chủ, làm nô lệ cho cơn giận, để chúng sai khiến. Giận dữ luôn trái với bác ái, yêu thương. Thay vì chọn nhân đức, ta chọn sa đoạ. Người thiếu tình yêu Chúa trong tâm hồn, hành động chiều theo xác thịt.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ học từ Ngài. Chúng ta đều có kinh nghiệm được Chúa yêu thương, ngay cả trong trường hợp ta phạm tội, chính ta không thể tha cho ta. Chúa không kết án, nhưng ban ơn giúp ta thống hối, nhận tội. Nhìn vào kinh nghiệm đó để dâng lời tạ ơn và tha thứ cho kẻ khác.
Việc tự xét mình là một ơn đặc biệt Chúa ban, bởi xét mình để biết rõ mình hơn và xin ơn tha thứ. Chính vì biết mình yếu đuối cần ơn tha thứ nên cần sống khiêm nhường và rộng lượng khi phải phán đoán. Có lần người ta thử Đức Kitô có nên ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô nói với họ: Ai không có tội hãy ném trước đi. Tất cả lần lượt bỏ đi, còn lại mình người phụ nữ. Đức Kitô nói với người đó, Ta cũng không kết án con, ra về bằng an và đừng phạm tội nữa. Gioan 8:11.
Đức Kitô muốn con người sống thảnh thơi, hạnh phúc. Thù hận tạo đau khổ, mất bình an. Để sống an vui, hạnh phúc, ta cần ơn Chúa. Để có ơn Chúa cần theo con đường Chúa đi. Môn đệ không đi theo Thầy, môn đệ đó có đóng hiệu môn đệ, trong ruột là gì chính người đó biết. Trong tâm ai chan chứa tình yêu Chúa, người đó không có hận thù. Cuộc sống họ thảnh thơo bởi họ giầu tình yêu, lòng mến.
TiengChuong.org
Enemy From Within
Human relationships involve not just person- to- person, but it extends to the divine. A human relationship is very sensitive and delicate. We enjoy life when we take care of it, but when mistreat it, the cost is beyond control. We would suffer both physically and spiritually. Without openness and honest communication, the problem could intensify, and the whole relationship network suffered. What follows is hurt and pain; love turns to hate, friend becomes foe. Our society seems to support the ancient idea, that 'An eye is for an eye and a tooth is for a tooth'. This principal approach is one sided solution, because it may calm the mind, but could not mend what had been broken, and certainly would not improve our spirituality.
Our human relationship involves the divine. When we hurt someone. It involves God because it hurts the person whom God loves. Jesus told us the worldly way would not solve the problem, because human justice is about punishment and compensation. God's justice is love and forgiveness. Jesus went as far as telling us not even wish them harm. Instead, Jesus told us to love and pray for those who hurt us. This teaching is a real challenge for all the parties involved. Praying for those who hurt us is a real challenge. It is even harder when Jesus told us to love them, especially when the hurt and pain is still raw and fresh.
It is a big ask but it is possible, because we believe Jesus would not command His disciples to do the impossible. He would help us all along. The teaching was the revelation of what would happen to Him personally, and how He dealt with the false accusation and allegation. In His Passion, Jesus prayed, 'Father forgive them, for they don't know what they are doing' Lk 23,34. This statement sums up Jesus' teaching about forgiveness. First, Jesus prayed for those who persecuted Him. Second, He asked God to pardon their sin. And third, Jesus gave the reason why they would not be charged as manslaughter but guilty of negligence, because of their ignorance.
When we hurt someone. It is wrong for a number of reasons. First, we hurt a member of God's family. Second, mistreating someone we put ourselves above the victim, and third, we take justice in our own hands. Furthermore, we allow anger or vice to take control of our life. We say no to Christian virtues, and instead of choosing God's love, we chose vice. Finally, hurting someone we reveal our lack of God's love in us.
Jesus wanted us to learn from Him. We each have personal experience of God's forgiveness. We are sinners, and couldn't forgive horrible thing we had done, and yet God forgives us, and continues to love us. By reflecting upon our own sin and God's mercy, we learn from God to forgive others.
The calling to examine our inner life and give thanks to God is the gift, because through self- examination we know our true self better, and seek God's forgiveness and redemption. This recognition alone makes us to be more humbler and more generous in judging others. Once Jesus' opponents asked His opinion about whether or not to judge the woman, who was caught in the very act of adultery. Jesus told them who has no sin cast the first stone. They all left Him one by one until the woman alone remaining there. Jesus told her: Go away and sin no more. He forgave her and saved her from being stoned to death. Jn 8,11.
Jesus wants us to have a good and peaceful life. Retaliation destroys life and peace. In order to enjoy life to the full, we Christians need to embrace God's love. Jesus' disciples must learn from their Master, otherwise they are disciples by name. Only those whose inner life are full of love, can love their enemy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vô thần Pháp muốn giật sập một bức tượng của Đức Mẹ ở Ile de Ré
Đặng Tự Do
04:43 16/02/2022
Nằm cách bến xe buýt “La Vierge” và cổng thành phố Vierge vài mét, bức tượng đã định hình sâu sắc cảnh quan đô thị của La-Flotte-en-Ré. “Do đó, xóa nó sẽ hoàn toàn vô lý, nó sẽ xóa toàn bộ sự mạch lạc và trên hết, cả một câu chuyện”, thị trưởng thành phố, Jean-Paul Heraudeau phẫn nộ nói với tờ Le Figaro.
Được xây dựng vào năm 1945 sau khi Pháp được giải phóng khỏi Đức Quốc Xã, tác phẩm điêu khắc ban đầu nằm trên đất tư nhân. Ông Heraudeau nói “Vào thời điểm đó, chúng tôi thích dựng một bức tượng để tưởng nhớ những người trở về sau chiến tranh hơn là nhìn thấy trên tượng đài danh sách dài những người đã chết”.
Vào những năm 1980, cơ quan Charente-Maritime đã trưng thu một số khu đất, bao gồm cả nơi đặt tượng Đức Mẹ. Khu đất được chuyển đổi thành một bùng binh và bức tượng đã được di chuyển 300 mét đến khu đất hiện nay.
Đối với cư dân, tượng Đức Mẹ này luôn là một phần của thành phố. “Tất cả những người thành phố, dù là Công Giáo, vô thần hay Tin lành, đều coi bức tượng này không chỉ là một phần di sản lịch sử mà còn là cuộc đời của họ, ngoài biểu tượng tôn giáo”, viên thị trưởng nhấn mạnh.
Gần đây nhóm cộng sản Fédération de la Libre Pensée lại bất ngờ tấn công bức tượng này. Mọi chuyện bắt đầu từ một vụ tai nạn đường bộ xảy ra vào năm 2020. Một người lái xe hơi trẻ tuổi tông vào tác phẩm điêu khắc làm bức tượng Đức Mẹ bị hư hỏng nặng. Người đàn ông đã tự nhiên ra trình diện cảnh sát vào ngày hôm sau. Thành phố sau đó đã quyết định thay thế tượng đài, và các nhóm vô thần nhảy ra phản đối.
Các cư dân đã vận động để cứu bức tượng Đức Mẹ. Ngày 3 tháng Ba, Hội Đồng thành phố sẽ họp để biểu quyết.
Source:Le Figaro
Nhật ký trừ tà số 129: Con đường dẫn đến bị quỷ nhập
Đặng Tự Do
04:44 16/02/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #129: A Recipe for Possession”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 129: Con đường dẫn đến bị quỷ nhập”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Mọi thứ đã không tiến triển chút nào. Khi chúng tôi cầu nguyện cho “Joyce”, có vẻ như cô ấy đã bị chiếm hữu hoàn toàn. Cô đã phản ứng mạnh mẽ chống lại những lời cầu nguyện trừ tà. Tính cách của cô ấy biến mất vào bên trong và một vẻ cáu kỉnh, kiêu ngạo hiện lên trên khuôn mặt cô ấy. Khi chúng tôi giơ một cây thánh giá lên, cô ấy nói rằng nó đã đốt mắt cô khi nhìn nó. Cô gặp khó khăn lớn khi đi lễ và đón nhận bánh thánh. Cô ấy nói, “Nó có vị như một con vật chết.” Khi buổi trừ tà của chúng tôi kết thúc, cô ấy nhớ rất ít về những gì đã xảy ra.
Nhưng thông tin lý lịch của cô ấy dường như không khớp. Đúng là cô ấy là một tín hữu Công Giáo sa đọa và cô ấy đã thực hiện một số hành vi tội lỗi. Nhưng kinh nghiệm của chúng tôi là những người bị ma quỷ chiếm hữu hoàn toàn thường đã từng mở ra nhiều cánh cửa hơn đối với ma quỷ. Tình trạng của cô ấy không hợp lý.
Vài tháng sau cuộc trừ tà, sự thật cuối cùng cũng lộ ra. Khi cảm thấy thoải mái hơn với chúng tôi, cô ấy tiết lộ rằng cô ấy đã từng phá thai. Hơn nữa, trước đây cô ấy đã dành một vài năm để nghiên cứu những điều huyền bí, bao gồm cả các hình thức tư vấn ma quỷ, kêu gọi các linh hồn và thực hành bói toán. Bây giờ, tôi đã hiểu.
Đây là bộ ba hoàn hảo để bị ma quỷ chiếm hữu. Đầu tiên, là không thực hành đức tin. Sống một đời sống đạo đức với đức tin nơi Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài là cách bảo vệ chính yếu chống lại quyền lực của Sa-tan. Nếu không có điều đó, người ta rất dễ bị tổn thương. Thứ hai, là thực hiện các hành vi tội lỗi nghiêm trọng, đặc biệt là góp phần gây ra những cái chết oan trái, ngược đãi trẻ em, hoặc những tội trọng nói chung. Những thứ này tạo ra vết thương trong tâm hồn và tinh thần mà ma quỷ có thể xâm nhập. Thứ ba, kêu gọi các hồn phách xấu xa như trong các hành vi huyền bí hoặc bất kỳ những trò ma thuật có từ ngàn xưa hay mới nổi lên trong thời đại mới. Điều này trực tiếp mời ma quỷ xâm nhập qua vết thương và chiếm hữu người không có khả năng tự vệ.
Khi tôi nhìn xung quanh xã hội ngày nay, cả ba điều kiện này đều đang gia tăng nhanh chóng. Mọi thứ đang trở nên xấu hơn rất nhiều so với trước đây. Chúng ta cần nhiều thầy trừ tà hơn và nhiều đội giải cứu hơn. Đội bóng nhỏ của chúng tôi ngày càng tràn ngập những tiếng kêu cứu cấp bách.
Chúng ta phải nhìn lên Đức Mẹ.... Đức Maria xinh đẹp của con, Lạy Mẹ, chúng con cần đến Mẹ hơn bao giờ.
Source:Catholic Exorcisms
Giáo Hội Công Giáo theo dõi chặt chẽ phiên tòa xét xử âm mưu giết một giám mục
Đặng Tự Do
04:45 16/02/2022
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Sudan đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong phiên tòa xét xử sáu người bị cáo buộc mưu toan sát hại Đức Cha Christian Carlassare, Giám mục giáo phận Rumbek.
Đức Cha Carlassare bị những kẻ tấn công bắn vào cả hai chân tại nơi ở của ngài ở thủ phủ Rumbek của bang Lakes vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. Sau đó, ngài được chuyển đến Nairobi, Kenya để tiếp tục điều trị.
Đức Cha Carlassare là nhà truyền giáo dòng Comboni sinh tại Ý được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Rumbek vào ngày 8 tháng 3 năm 2021. Lễ tấn phong giám mục của ngài được dự trù vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 23 tháng 5 năm 2021, nhưng đã bị hoãn lại sau vụ mưu sát này.
Vào giữa tháng 6 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Mathew Remijio, Giám mục của Giáo phận Wau, làm giám quản tông tòa Giáo phận Rumbek.
Tòa án cấp cao ở Juba bắt đầu các thủ tục xét xử vào hôm thứ Hai.
Đức Tổng Giám Mục Bert Van Megen, Sứ thần Tòa án tại Kenya và Nam Sudan cho biết: “Giáo Hội Công Giáo đang theo dõi sát phiên tòa.”
Đức Tổng Giám Mục Bert có mặt tại phiên tòa và cho biết Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống tư pháp của Nam Sudan.
“Một lần nữa, tất cả nằm trong tay nhà nước Nam Sudan… Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống tư pháp của Nam Sudan,” Đức Tổng Giám Mục Bert nói.
Emmanuel Manase Magok, luật sư bào chữa cho bị cáo cho biết: “Phiên tòa hôm nay diễn ra tốt đẹp. Bên công tố đã trình bày xong. Vì vậy, phiên họp ngày mai sẽ dành cho các nhân chứng”.
“Với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo, tôi tin rằng thân chủ của mình vô tội, đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt tại tòa với tư cách là một đội bào chữa. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận rằng có một tội ác đã được thực hiện”, ông kết luận.
Tuy luật sư bào chữa nói như thế nhưng trước tòa một trong các bị cáo đã nhìn nhận chính y đã bắn vào cả hai chân Đức Cha Carlassare, và xin tòa giảm nhẹ hình phạt vì đã thành thật khai báo.
Source:radiotamazuj
Đức Hồng Y Tiệp cáo buộc Hồng Y Marx gài bẫy để bôi nhọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
J.B. Đặng Minh An dịch
15:48 16/02/2022
Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng Giám Mục thủ đô Prague, hay còn gọi là Praha, đã cáo buộc Hồng Y Reinhard Marx của Munich đã “bôi nhọ và làm hoen ố” danh tiếng của Đức Bênêđíctô XVI. Đức Hồng Y Duka nói rằng ngài “quy trách nhiệm cho Tổng giám mục Munich, và cả Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, là Giám Mục Georg Bätzing của Limburg vì đã bôi nhọ và làm hoen ố danh tiếng của Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI.”
Nguyên bản tuyên bố của ngài có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Hồng Y Dominik Duka đã lên tiếng trước những diễn biến mới nhất trong các cáo buộc chống lại Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, theo đó người ta cáo buộc ngài đã có sơ suất trong việc điều tra bốn trường hợp quấy rối tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ trong nhiệm kỳ của ngài tại tổng giáo phận Munich. Đức Bênêđíctô XVI gần đây đã gửi một bức thư ngỏ tới các tín hữu của Tổng giáo phận Munich, trong đó ngài bày tỏ sự hối tiếc về các trường hợp lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, xin xem tại đây.
Một lá thư được viết bởi bốn luật sư giải quyết vụ án đã được công bố cùng với lá thư của Đức Bênêđíctô XVI. Bạn có thể đọc nó ở đây
Tuyên bố của Đức Hồng Y Dominika Duka về những cáo buộc chống lại Đức Bênêđíctô XVI
Thưa các vị Hồng Y, các ngài không được giữ im lặng. Các ngài phải hét lên.
Munich đã phản bội lần thứ hai
Việc công bố bức thư của Đức Giáo Hoàng danh dự quả thực là một cái nhìn thoáng qua vào bên trong tâm hồn của các linh mục, giám mục và giáo hoàng, là những người đã đánh giá lại cuộc đời của ngài, nhưng không còn đủ can đảm để lên tiếng về mọi chi tiết cụ thể liên quan đến ngài.
Sau các phân tích của các chuyên gia [pháp lý của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16] nói trên, họ cho chúng ta thấy từng dòng một về cách thức hoạt động của cái gọi là thiện chí trong Tổng giáo phận Munich. Đó là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất mà tôi đã trải qua trong Giáo Hội Công Giáo Rôma của chúng ta. Làm hoen ô danh tiếng một người, làm người ấy bị tổn thương một cách bất công và thậm chí không cho người ấy cơ hội để cái gọi là thiện chí này đánh giá có lợi cho người ấy, cái mà phải tiêu tốn hàng trăm nghìn euro, bởi vì nó không cho phép mọi khả năng trì hoãn pháp lý? Tôi tự hỏi: chuyện này là gì?
Trong bài báo của tôi, đăng trên tạp chí Die Tagespost của Đức, tôi đã chỉ ra một thực tế sau đây: đó là tất cả từ những người mới bắt đầu, đến các linh mục theo học giáo luật, ngay cả một giáo dân tốt nghiệp Khoa Thần học và đã tham dự một khóa học về giáo luật, đều phải hiểu rằng Đức Joseph Ratzinger của tổng giáo phận Munich lúc đó không có thẩm quyền và không có cách nào để giải quyết vụ việc - Linh mục X là một linh mục của giáo phận Essen.
Đó là lý do tại sao tôi phản đối và tôi thực sự dám kêu gọi Tổng Giám mục Munich, Tòa Giám Mục, và cả Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, phải chịu trách nhiệm về việc bôi nhọ và làm hoen ố thanh danh của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
+ Đức Hồng Y Dominik Duka, Tổng giám mục Praha
Source:Arcibiskupství pražské
Nữ tu Công Giáo 118 tuổi nhiễm coronavirus vẫn không chết
Đặng Tự Do
17:26 16/02/2022
Hôm 2 tháng Giêng vừa qua, Kane Tanakal của Nhật Bản, đã thổi tắt 119 ngọn nến mừng sinh nhật của mình. Bà Kane Tanakal, sinh ngày 2 tháng Giêng 1903, tại làng Wajiro, Higashi-ku, Fukuoka được kể là người thọ nhất thế giới.
Trong khi đó, tại Âu Châu, Sơ Andre Randon, một nữ tu ở Pháp, đã tròn 118 tuổi vào ngày 11 tháng Hai vừa qua, lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày thế giới các bệnh nhân. Tháng Giêng, 2021, Sơ Andre Randon đã nhiễm phải virus Tầu độc địa, nhưng sống sót. Như thế, Sơ Andre Randon là người thọ thứ hai trên thế giới, chỉ sau bà Kane Tanakal. Nếu chỉ tính trên phạm vi Âu Châu, Sơ Andre Randon là người thọ nhất.
Sơ Andre Randon nhũ danh là Lucile Randon, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1904. Sơ theo đạo Công Giáo ở tuổi 19. Sau khi phục vụ các trẻ nhỏ và người già tại một bệnh viện ở Pháp, sơ gia nhập Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vincent de Paul ở tuổi 40.
Bảy mươi sáu năm sau, Sơ Andre chuyển đến nhà hưu dưỡng Sainte Catherine Labouré ở Toulon, miền nam nước Pháp. Tại đó, vào ngày 16 tháng Giêng vừa qua, sơ có kết quả dương tính với COVID-19. Sơ bị cô lập với các sơ khác, nhưng không có biểu hiện gì.
Theo đài truyền hình BFM, 81 trong số 88 nữ tu của cơ sở này có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút này vào tháng Giêng, năm ngoái, và 10 người đã tử vong.
Khi được hỏi có sợ COVID không, sơ Andre nói với kênh truyền hình BFM của Pháp, “Không, tôi không sợ vì tôi không sợ chết. Tôi rất vui khi được ở bên các bạn, nhưng tôi cũng muốn ở đâu đó khác - được gặp gỡ anh tôi, ông tôi, bà tôi, cha mẹ tôi”.
Vào sinh nhật lần thứ 115 vào năm 2019, Sơ Andre đã nhận được một tấm thiệp và một tràng hạt hồng phúc từ Đức Thánh Cha Phanxicô, mà sơ sử dụng hàng ngày.
Khi bước sang tuổi 116 vào năm 2020, nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vincent de Paul đã chia sẻ “công thức để có một cuộc sống hạnh phúc” - cầu nguyện và một tách ca cao nóng mỗi ngày.
Source:RAI
3 người đối mặt với cáo buộc khủng bố vì tấn công đốt phá hàng loạt Nhà thờ Hy Lạp
Đặng Tự Do
17:27 16/02/2022
Một công tố viên Hy Lạp hôm thứ Tư đã đưa ra cáo buộc khủng bố đối với ba người bị cáo buộc tham gia vào một cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp ở phía bắc thành phố Thessaloniki.
Các nghi phạm, gồm hai người đàn ông 35 tuổi và một phụ nữ 20 tuổi, tất cả đều là công dân Hy Lạp, đã bị bắt hôm thứ Ba ngay sau vụ tấn công bằng thiết bị gây cháy làm hư hỏng lối vào của một nhà thờ nhưng không gây thương tích.
Cả ba đều bị buộc tội gia nhập một tổ chức khủng bố, thực hiện một loạt các hành động khủng bố bằng chất nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng, và làm hư hỏng các tài sản.
Một tuyên bố của cảnh sát cho biết họ bị cáo buộc thuộc một nhóm có tên 17 tháng 11. Đó là một tổ chức hành động vô chính phủ đã tham gia vào một số vụ tấn công tương tự kể từ năm 2016. Họ cho biết một cuộc khám xét nhà của các nghi phạm cho thấy một khẩu súng ngắn và đạn dược, các quân trang của cảnh sát và dịch vụ cấp cứu, các hóa chất dễ cháy, và cẩm nang về chế tạo thiết bị gây cháy và các chứng minh thư bị đánh cắp.
Các nhóm vô chính phủ cực đoan nhỏ đã gia tăng ở Hy Lạp trong những thập kỷ gần đây, thường sử dụng các thiết bị gây cháy nhỏ để tấn công các biểu tượng của quyền lực và các nhà thờ. Đất nước này có một lịch sử lâu dài về bạo lực chính trị cực tả, với đỉnh điểm là hàng loạt vụ giết người trong giai đoạn 1975-2000 của các thành phần vô chính phủ.
Source:AP
Vài nét về chuyến tông du quốc tế đầu tiên của Đức Giáo Hoàng trong năm 2022 đến Malta
Đặng Tự Do
17:28 16/02/2022
Đức Giáo Hoàng sẽ thăm Malta trong hai ngày 2 và 3 tháng 4 năm 2022. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, chính thức xác nhận như trên hôm 10 tháng 2. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 36 của vị Giáo Hoàng 85 tuổi bên ngoài nước Ý kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh đảo quốc Malta đang kỷ niệm một ngày lễ đặc biệt, đó là vụ đắm tàu của Thánh Phaolô.
“Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Malta, chính quyền dân sự và Giáo Hội Công Giáo của đất nước, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện Hành trình Tông đồ đến Malta từ ngày 2 đến ngày 3 tháng 4 năm 2022, thăm các thành phố Valletta, Rabat, Floriana và đảo Gozo. Chương trình và thông tin chi tiết về hành trình sẽ được thông báo trong thời gian tới”, Ông Bruni thông báo.
Trước đó vài phút, Tổng giáo phận Malta đã đưa tin này chính thức qua tài khoản Twitter của mình.
Người phát ngôn cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ thăm thủ đô của đất nước, Valletta, cũng như các thành phố Rabat, Floriana và đảo Gozo, mà không xác nhận liệu người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo có đến thăm hay không Hal Far hay không theo như thông báo của tổng giáo phận.
Nằm ở phía nam của Malta, thành phố Hal Far có một trung tâm dành cho người di cư. Báo chí Malta tại địa phương đưa tin rằng chuyến thăm Hal Far là một phần của chương trình. Vào tháng 12, trong chuyến tông du cuối cùng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một trại dành cho người di cư trên đảo Lesbos, Hy Lạp.
Chuyến đi này đã được lên kế hoạch từ lâu. Nó đã được công bố vào tháng 5 năm 2020 trước khi bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19. Sau đó, chuyến thăm được đề cập đến một lần nữa vào cuối năm 2021 - như một phần của chuyến đi đến Síp và Hy Lạp - trước khi bị hoãn lại thêm một lần nữa.
Được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón vào ngày 8 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng của quần đảo, Robert Abela, cho biết vào cuối buổi tiếp kiến của mình rằng chuyến đi sẽ diễn ra vào năm sau.
Đến thăm Malta, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đầu tiên trong năm 2022 bên ngoài nước Ý. Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến Florence vào ngày 27 tháng 2 để có cuộc gặp gỡ với các giám mục và thị trưởng Địa Trung Hải. Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ ba đến thăm Malta sau hai chuyến thăm của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1990 và 2001, và Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2010.
Malta trong Sách Tông Đồ Công Vụ
Thánh Phaolô nhận thấy hòn đảo Malta có một lòng hiếu khách phi thường, điều này đã mang lại cho hòn đảo này một danh tiếng về sự niềm nở và thái độ chào đón, như đã được đề cập bởi các Đức Giáo Hoàng gần đây.
10 câu đầu tiên của Chương 28 sách Tông Đồ Công Vụ kể lại câu chuyện đắm tàu của Thánh Phaolô:
Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Malta. Dân địa phương đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: “Chắc chắn người này là một tên sát nhân: hắn vừa được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống.” Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì. Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần.
Gần nơi ấy, có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo, tên là Púpliô. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. Có ông thân sinh ông Púpliô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.
Source:Aleteia
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Giuse, quan thầy Giáo Hội
Vũ Văn An
18:04 16/02/2022
Theo Tin Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về Thánh Giuse trong buổi yết kiến chung ngày thứ Tư, 16 tháng 2. Trong bài giáo lý hôm nay diễn ra tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khía cạnh Thánh Giuse là quan thầy Giáo Hội. Sau đây là trọn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay chúng ta kết thúc chu kỳ các bài giáo lý về nhân vật Thánh Giuse. Các bài giáo lý này bổ sung cho Tông thư Patris corde, được viết nhân dịp kỷ niệm 150 năm việc Chân phước Piô IX công bố Thánh Giuse là Quan thầy Giáo Hội Công Giáo. Nhưng tước hiệu này có nghĩa gì? Thánh Giuse là “quan thầy của Giáo hội” có nghĩa gì? Hôm nay, tôi muốn suy gẫm về điều này với anh chị em.
Cả trong trường hợp này, các sách Tin Mừng cũng cung cấp cho chúng ta chìa khóa chính xác nhất để giải thích. Thật vậy, ở phần cuối của mỗi câu chuyện mà Thánh Giuse là nhân vật chính, Tin Mừng ghi nhận việc ngài mang Hài Nhi và mẹ Người đi theo và thực hiện những gì Thiên Chúa đã ra lệnh cho ngài (x. Mt 1:24; 2:14, 21). Như thế, sự kiện nhiệm vụ của Thánh Giuse là bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria rất nổi bật. Ngài là người bảo vệ chính của các Đấng: “Thật vậy, Chúa Giêsu và Đức Maria, Mẹ của Người, là kho tàng đức tin quý giá nhất của chúng ta” [1] (Tông thư Patris corde, 5). Và kho báu này được Thánh Giuse bảo vệ.
Trong kế hoạch cứu độ, Con không thể tách rời khỏi Mẹ, khỏi Đấng “tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin và trung thành gìn giữ sự kết hợp với Con của mình tới tận Thập giá” (Lumen Gentium, 58), như Công Đồng Vatican II nhắc nhở chúng ta.
Theo một nghĩa nào đó, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse là hạt nhân nguyên thủy của Giáo hội. Chúa Giêsu là người và là Thiên Chúa; Đức Maria, người môn đệ đầu tiên và là Mẹ; và Thánh Giuse, người giám hộ. Và chúng ta cũng vậy "Chúng ta nên luôn xem xét liệu chính bản thân chúng ta, chúng ta có đang bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria hay không, vì các Đấng cũng được giao phó một cách mầu nhiệm cho trách nhiệm, sự chăm sóc và gìn giữ an toàn của chính chúng ta" (Patris corde, 5). Và ở đây, có một dấu vết rất đẹp cho thấy ơn gọi của Kitô hữu: bảo vệ. Bảo vệ sự sống, bảo vệ sự phát triển của con người, bảo vệ trí óc con người, bảo vệ trái tim con người, bảo vệ việc làm của con người. Chúng ta có thể nói, Người Kitô hữu giống như Thánh Giuse: họ phải bảo vệ. Làm một Kitô hữu không phải chỉ là tiếp nhận đức tin, tuyên xưng đức tin, mà còn bảo vệ sự sống, sự sống của chính mình, sự sống của người khác, sự sống của Giáo hội. Con Đấng Tối Cao đã đến thế gian trong một tình trạng hết sức yếu đuối: Chúa Giêsu sinh ra như thế đấy, yếu đuối, yếu đuối. Người muốn được che chở, bảo vệ, chăm sóc. Thiên Chúa đã tin cậy Thánh Giuse cũng như Đức Maria, đấng đã tìm thấy nơi ngài một chàng rể yêu thương và kính trọng mình và luôn chăm sóc mình và Hài Nhi. “Theo nghĩa này, Thánh Giuse không thể nào khác hơn là Người Bảo vệ Giáo hội, vì Giáo hội là sự tiếp nối của Thân thể Chúa Kitô trong lịch sử, ngay cả khi tình mẫu tử của Đức Maria được phản ảnh trong tình mẫu tử của Giáo hội. Trong việc ngài tiếp tục bảo vệ Giáo hội, thánh Giuse tiếp tục bảo vệ Hài nhi và Mẹ của Người, và cả chúng ta nữa, bằng tình yêu của chúng ta đối với Giáo hội, chúng ta tiếp tục yêu mến Chúa Hài đồng và mẹ của Người” (sđd).
Hài nhi này là Đấng sẽ nói: "Bất cứ điều gì các ngươi làm cho một trong những người anh em nhỏ mọn nhất của Ta, anh em đã làm cho Ta" (Mt 25:40). Vì vậy, mọi người đói và khát, mọi người xa lạ, mọi người di cư, mọi người không quần áo, mọi người bệnh, mọi tù nhân đều là “Hài Nhi” được Thánh Giuse chăm sóc. Và chúng ta được mời gọi bảo vệ những người này, những anh chị em của chúng ta, như Thánh Giuse đã làm. Đó là lý do tại sao ngài được kêu cầu như người bảo vệ mọi người túng thiếu, bị lưu đày, chịu đau khổ và thậm chí cả những người sắp chết - chúng ta đã nói về điều này thứ Tư tuần trước. Và chúng ta cũng phải học nơi Thánh Giuse việc “bảo vệ” các điều tốt lành này: yêu Chúa Hài Đồng và mẹ của Người; yêu mến các bí tích và dân Chúa; yêu thương người nghèo và giáo xứ của chúng ta. Mỗi thực tại này luôn là Hài nhi và mẹ của Người (xem Patris corde, 5). Chúng ta phải bảo vệ, vì với điều này, chúng ta bảo vệ Chúa Giêsu, như Thánh Giuse đã làm.
Ngày nay, chuyện thông thường, diễn ra hàng ngày, là chỉ trích Giáo hội, chỉ ra những điểm mâu thuẫn của Giáo Hội - nhiều lắm- là chỉ ra các tội lỗi của Giáo Hội, những tội lỗi trên thực tế là các bất nhất của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta, vì Giáo hội luôn là một dân tộc gồm những người tội lỗi gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem trong thâm tâm, chúng ta có yêu mến Giáo Hội như hiện Giáo Hội là hay không, tức là Dân Thiên Chúa đang trên đường lữ hành còn nhiều hạn chế, nhưng với một ước muốn lớn lao là phục vụ và yêu mến Thiên Chúa. Thực vậy, chỉ có tình yêu thương mới làm chúng ta có khả năng nói sự thật một cách trọn vẹn, một cách không phe phái; có khả năng nói điều sai, nhưng cũng biết nhận ra tất cả sự tốt lành và thánh thiện đang hiện diện trong Giáo hội, bắt đầu chính từ Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Yêu mến Giáo hội, bảo vệ Giáo hội và đồng hành cùng Giáo hội. Nhưng Giáo hội không phải là một nhóm nhỏ gần gũi với linh mục và chỉ huy mọi người, không. Giáo hội là tất cả mọi người, tất cả mọi người. Đang lữ hành. Bảo vệ lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau. Đây là một câu hỏi hay: khi tôi gặp vấn đề với ai đó, tôi có cố gắng chăm sóc họ không, hay ngay lập tức lên án họ, phỉ báng họ, tiêu diệt họ? Chúng ta phải bảo vệ, luôn luôn bảo vệ!
Anh chị em thân mến, tôi khuyến khích anh chị em cầu xin sự chuyển cầu của Thánh Giuse ngay vào chính các thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống và cộng đồng của anh chị em. Khi lỗi lầm của chúng ta trở thành một tai tiếng, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse cho chúng ta can đảm để nói lên sự thật, xin sự tha thứ và khiêm tốn bắt đầu lại. Ở những nơi mà sự bách hại ngăn cản việc loan báo Tin Mừng, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse sức mạnh và sự kiên nhẫn để chịu đựng sự ngược đãi và đau khổ vì lợi ích của Tin Mừng. Ở những nơi khan hiếm tài nguyên vật chất và nhân lực và làm cho chúng ta trải nghiệm nghèo đói, nhất là khi chúng ta được kêu gọi phục vụ những người cuối hết, những người không có khả năng tự vệ, các trẻ mồ côi, người bệnh, bị xã hội ruồng bỏ, chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse làm Sự Quan Phòng cho chúng ta. Biết bao vị thánh đã hướng về ngài! Biết bao người trong lịch sử Giáo Hội đã tìm thấy nơi ngài một đấng quan thầy, một người bảo vệ, một người cha!
Chúng ta hãy noi gương các ngài, và vì lý do này, hôm nay, chúng ta cầu nguyện: Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Thánh Cả Giuse bằng lời cầu nguyện tôi đã đặt ở phần kết của Tông Thư Patris corde, phó thác cho ngài các ý chỉ của chúng ta và, một cách đặc biệt, Giáo hội đang đau khổ và đang bị thử thách. Và bây giờ, anh chị em có trong tay lời cầu nguyện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau – tôi nghĩ là bốn -; và tôi nghĩ nó cũng sẽ xuất hiện trên màn hình. Vì vậy, cùng nhau, mỗi người bằng ngôn ngữ riêng của mình, chúng ta hãy cầu nguyện với Thánh Giuse.
Kính chào, đấng giám hộ Chúa cứu thế, phu quân của Trinh nữ Maria.
Thiên Chúa đã giao phó Con Một của Người cho ngài;
nơi ngài, Đức Maria đã đặt niềm tin tưởng của ngài;
với ngài, Chúa Kitô đã trở thành người phàm.
Lạy Thánh Giuse diễm phúc, cả cho chúng con nữa,
xin ngài tỏ ra là một người cha,
và hướng dẫn chúng con trong con đường sống của chúng con.
Xin cầu bầu cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và đức can đảm,
và bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.
_______________________________________________________________________________________
Ghi chú:
[1] Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự Quemadmodum Deus (8 tháng 12 năm 1870): ASS 6 (1870-71), 193; Xem Đức Piô IX, Tông thư Inclytum Patriarcham (ngày 7 tháng 7 năm 1871): lo. cit., 324-327.
VietCatholic TV
Tòa xử âm mưu thủ tiêu một giám mục. Vô thần Pháp thưa kiện để giật sập tượng Đức Mẹ ở Ile de Ré
VietCatholic Media
04:38 16/02/2022
1. Vô thần Pháp muốn giật sập một bức tượng của Đức Mẹ ở Ile de Ré
Nằm cách bến xe buýt “La Vierge” và cổng thành phố Vierge vài mét, bức tượng đã định hình sâu sắc cảnh quan đô thị của La-Flotte-en-Ré. “Do đó, xóa nó sẽ hoàn toàn vô lý, nó sẽ xóa toàn bộ sự mạch lạc và trên hết, cả một câu chuyện”, thị trưởng thành phố, Jean-Paul Heraudeau phẫn nộ nói với tờ Le Figaro.
Được xây dựng vào năm 1945 sau khi Pháp được giải phóng khỏi Đức Quốc Xã, tác phẩm điêu khắc ban đầu nằm trên đất tư nhân. Ông Heraudeau nói “Vào thời điểm đó, chúng tôi thích dựng một bức tượng để tưởng nhớ những người trở về sau chiến tranh hơn là nhìn thấy trên tượng đài danh sách dài những người đã chết”.
Vào những năm 1980, cơ quan Charente-Maritime đã trưng thu một số khu đất, bao gồm cả nơi đặt tượng Đức Mẹ. Khu đất được chuyển đổi thành một bùng binh và bức tượng đã được di chuyển 300 mét đến khu đất hiện nay.
Đối với cư dân, tượng Đức Mẹ này luôn là một phần của thành phố. “Tất cả những người thành phố, dù là Công Giáo, vô thần hay Tin lành, đều coi bức tượng này không chỉ là một phần di sản lịch sử mà còn là cuộc đời của họ, ngoài biểu tượng tôn giáo”, viên thị trưởng nhấn mạnh.
Gần đây nhóm cộng sản Fédération de la Libre Pensée lại bất ngờ tấn công bức tượng này. Mọi chuyện bắt đầu từ một vụ tai nạn đường bộ xảy ra vào năm 2020. Một người lái xe hơi trẻ tuổi tông vào tác phẩm điêu khắc làm bức tượng Đức Mẹ bị hư hỏng nặng. Người đàn ông đã tự nhiên ra trình diện cảnh sát vào ngày hôm sau. Thành phố sau đó đã quyết định thay thế tượng đài, và các nhóm vô thần nhảy ra phản đối.
Các cư dân đã vận động để cứu bức tượng Đức Mẹ. Ngày 3 tháng Ba, Hội Đồng thành phố sẽ họp để biểu quyết.
Source:Le Figaro
2. Nhật ký trừ tà số 129: Con đường dẫn đến bị quỷ nhập
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #129: A Recipe for Possession”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 129: Con đường dẫn đến bị quỷ nhập”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Mọi thứ đã không tiến triển chút nào. Khi chúng tôi cầu nguyện cho “Joyce”, có vẻ như cô ấy đã bị chiếm hữu hoàn toàn. Cô đã phản ứng mạnh mẽ chống lại những lời cầu nguyện trừ tà. Tính cách của cô ấy biến mất vào bên trong và một vẻ cáu kỉnh, kiêu ngạo hiện lên trên khuôn mặt cô ấy. Khi chúng tôi giơ một cây thánh giá lên, cô ấy nói rằng nó đã đốt mắt cô khi nhìn nó. Cô gặp khó khăn lớn khi đi lễ và đón nhận bánh thánh. Cô ấy nói, “Nó có vị như một con vật chết.” Khi buổi trừ tà của chúng tôi kết thúc, cô ấy nhớ rất ít về những gì đã xảy ra.
Nhưng thông tin lý lịch của cô ấy dường như không khớp. Đúng là cô ấy là một tín hữu Công Giáo sa đọa và cô ấy đã thực hiện một số hành vi tội lỗi. Nhưng kinh nghiệm của chúng tôi là những người bị ma quỷ chiếm hữu hoàn toàn thường đã từng mở ra nhiều cánh cửa hơn đối với ma quỷ. Tình trạng của cô ấy không hợp lý.
Vài tháng sau cuộc trừ tà, sự thật cuối cùng cũng lộ ra. Khi cảm thấy thoải mái hơn với chúng tôi, cô ấy tiết lộ rằng cô ấy đã từng phá thai. Hơn nữa, trước đây cô ấy đã dành một vài năm để nghiên cứu những điều huyền bí, bao gồm cả các hình thức tư vấn ma quỷ, kêu gọi các linh hồn và thực hành bói toán. Bây giờ, tôi đã hiểu.
Đây là bộ ba hoàn hảo để bị ma quỷ chiếm hữu. Đầu tiên, là không thực hành đức tin. Sống một đời sống đạo đức với đức tin nơi Chúa Kitô và Giáo hội của Ngài là cách bảo vệ chính yếu chống lại quyền lực của Sa-tan. Nếu không có điều đó, người ta rất dễ bị tổn thương. Thứ hai, là thực hiện các hành vi tội lỗi nghiêm trọng, đặc biệt là góp phần gây ra những cái chết oan trái, ngược đãi trẻ em, hoặc những tội trọng nói chung. Những thứ này tạo ra vết thương trong tâm hồn và tinh thần mà ma quỷ có thể xâm nhập. Thứ ba, kêu gọi các hồn phách xấu xa như trong các hành vi huyền bí hoặc bất kỳ những trò ma thuật có từ ngàn xưa hay mới nổi lên trong thời đại mới. Điều này trực tiếp mời ma quỷ xâm nhập qua vết thương và chiếm hữu người không có khả năng tự vệ.
Khi tôi nhìn xung quanh xã hội ngày nay, cả ba điều kiện này đều đang gia tăng nhanh chóng. Mọi thứ đang trở nên xấu hơn rất nhiều so với trước đây. Chúng ta cần nhiều thầy trừ tà hơn và nhiều đội giải cứu hơn. Đội bóng nhỏ của chúng tôi ngày càng tràn ngập những tiếng kêu cứu cấp bách.
Chúng ta phải nhìn lên Đức Mẹ.... Đức Maria xinh đẹp của con, Lạy Mẹ, chúng con cần đến Mẹ hơn bao giờ.
Source:Catholic Exorcisms
3. Giáo Hội Công Giáo “theo dõi chặt chẽ” phiên tòa xét xử âm mưu giết một giám mục
Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Sudan đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong phiên tòa xét xử sáu người bị cáo buộc mưu toan sát hại Đức Cha Christian Carlassare, Giám mục giáo phận Rumbek.
Đức Cha Carlassare bị những kẻ tấn công bắn vào cả hai chân tại nơi ở của ngài ở thủ phủ Rumbek của bang Lakes vào ngày 25 tháng 4 năm 2021. Sau đó, ngài được chuyển đến Nairobi, Kenya để tiếp tục điều trị.
Đức Cha Carlassare là nhà truyền giáo dòng Comboni sinh tại Ý được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Rumbek vào ngày 8 tháng 3 năm 2021. Lễ tấn phong giám mục của ngài được dự trù vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 23 tháng 5 năm 2021, nhưng đã bị hoãn lại sau vụ mưu sát này.
Vào giữa tháng 6 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Mathew Remijio, Giám mục của Giáo phận Wau, làm giám quản tông tòa Giáo phận Rumbek.
Tòa án cấp cao ở Juba bắt đầu các thủ tục xét xử vào hôm thứ Hai.
Đức Tổng Giám Mục Bert Van Megen, Sứ thần Tòa án tại Kenya và Nam Sudan cho biết: “Giáo Hội Công Giáo đang theo dõi sát phiên tòa.”
Đức Tổng Giám Mục Bert có mặt tại phiên tòa và cho biết Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống tư pháp của Nam Sudan.
“Một lần nữa, tất cả nằm trong tay nhà nước Nam Sudan… Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống tư pháp của Nam Sudan,” Đức Tổng Giám Mục Bert nói.
Emmanuel Manase Magok, luật sư bào chữa cho bị cáo cho biết: “Phiên tòa hôm nay diễn ra tốt đẹp. Bên công tố đã trình bày xong. Vì vậy, phiên họp ngày mai sẽ dành cho các nhân chứng”.
“Với tư cách là luật sư bào chữa cho bị cáo, tôi tin rằng thân chủ của mình vô tội, đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt tại tòa với tư cách là một đội bào chữa. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận rằng có một tội ác đã được thực hiện”, ông kết luận.
Tuy luật sư bào chữa nói như thế nhưng trước tòa một trong các bị cáo đã nhìn nhận chính y đã bắn vào cả hai chân Đức Cha Carlassare, và xin tòa giảm nhẹ hình phạt vì đã thành thật khai báo.
Source:radiotamazuj
Quá đáng: Trò gài bẫy Đức Bênêđíctô đã diễn ra như thế nào? Tiết lộ của ĐTGM Georg Gänswein
VietCatholic Media
16:25 16/02/2022
Trong chương trình đặc biệt này chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em toàn bộ cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Để quý vị và anh chị em tiện việc theo dõi xin được tóm lược một vài điểm chính sau:
Thứ nhất, tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ đã được các Giám Mục cấp tiến Đức dùng làm chiêu bài để mở ra Tiến Trình Công Nghị trong đó hô hào thay đổi các giáo lý và kỷ luật truyền thống của Giáo Hội như chúc lành và công nhận các kết hiệp đồng tính, phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, thay đổi giáo huấn về tính dục, giải thích lại Kinh Thánh về đồng tính luyến ái, cho người Tin lành được rước lễ…
Thứ hai, báo cáo về tình trạng lạm dụng tại Tổng giáo phận Munich-Freising đã được Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục giao cho một công ty luật tiến hành cách đây hơn 2 năm từ tháng 11 năm 2019, và được dự trù công bố vào tháng 11 năm 2021.
Thứ ba, tháng 10 năm ngoái 2021, Tiến Trình Công Nghị Đức có nguy cơ sụp đổ dưới sức nặng của chính nó. Hơn một nửa tham dự viên bỏ họp khiến cho các cuộc bỏ phiếu không thể diễn ra vì không đủ túc số. Trong bối cảnh đó, thay vì công bố báo cáo về tình trạng lạm dụng tại Tổng giáo phận Munich-Freising vào tháng 11, người ta hoãn lại và cố lôi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 xuống bùn. Họ trao cho ngài một bản câu hỏi gồm 20 trang và hỏi ngài những câu hỏi gài bẫy, chẳng hạn như cách đây 42 năm vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980 ngài có tham dự một cuộc họp không; và yêu cầu trả lời trong một thời gian ngắn.
Thứ tư, gần 500 trường hợp đã được ghi lại trong báo cáo lạm dụng tính dục tại Munich được công bố vào ngày 20 tháng Giêng vừa qua, trong đó công ty luật cho rằng Đức Hồng Y Ratzinger đã có sai sót trong 4 trường hợp. Sau đó, chính họ rút xuống còn 3 trường hợp. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong suốt cuộc họp báo, họ chỉ xoáy vào Đức Bênêđíctô.
Vấn đề nhiều người tỉnh táo nhận ra ngay đây là một thủ đoạn chính trị nhằm bôi lọ Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, gây sốc, để tạo động lực cho Tiến Trình Công Nghị Đức.
Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ toàn bộ cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Đức Giáo Hoàng danh dự hiện nay thế nào? Ngài đã nhận được báo cáo lạm dụng như thế nào và ngài nghĩ gì về cơn bão truyền thông đi kèm với nó?
Sáng nay chúng tôi cùng nhau cử hành thánh lễ như mọi ngày. Sau đó chúng tôi cử hành Phụng Vụ giờ kinh và ăn sáng. Và sau đó ngài làm công việc của mình, và tôi đang ở đây bây giờ. Ngài hiện rất tốt, áp lực đã được dỡ bỏ, tạ ơn Chúa, sau khi lá thư của ngài được công bố cùng với bản xác minh thực tế. Nhưng tôi có thể nói, ngài luôn bình tĩnh và đầy tin tưởng vào Chúa. Tất nhiên, đó là một điều để chống lại các áp lực, và một điều khác là chịu được áp lực bên trong. Nhưng, cảm ơn Chúa, ngài đã làm được như vậy, ngài bình tĩnh và trên hết, ngài chưa bao giờ đánh mất khiếu hài hước của mình.
Trong bức thư gần đây nhất của mình, Đức Bênêđíctô XVI đã xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng tình dục nhưng cũng bác bỏ mọi cáo buộc. Sao hai điều này có thể đi cùng nhau?
Bạn biết câu chuyện; một sai lầm đã được thực hiện sau khi công bố báo cáo Munich. Nhưng đó không phải là một sai lầm về phía Đức Bênêđíctô, như chính ngài đã chỉ ra trong lá thư của mình. Bản xác minh thực tế giải thích chuyện đó đã xảy ra như thế nào. Đó là một sự giám sát không may đã xảy ra. Nó không nên xảy ra. Nhưng nó đã xảy ra.
Tôi vẫn còn nhớ khi chúng tôi xem lại bản tuyên bố mà ngài gửi cho công ty luật, trong phần “hỏi và đáp” cuối cùng, ngài nói: “Cuộc họp đó, cuộc họp nổi tiếng, vào ngày 15 tháng Giêng năm 1980, tôi không nhớ. Nhưng nếu người ta nói rằng tôi vắng mặt, thì sự vắng mặt này được chứng minh - hoặc đã được chứng minh hồi đó - vì có một tài liệu của cuộc họp”. Và đó là nơi sai lầm đã xảy ra. “Nếu người ta nói rằng tôi vắng mặt, tôi chấp nhận điều đó. Tôi không nhớ”. Tôi nói: “Thưa Đức Thánh Cha, nó nằm trong các hồ sơ kỹ thuật số mà chúng con vừa kiểm tra, vì vậy chúng con có thể cho rằng đó là sự thật.” Điều đó đã không được kiểm tra lại, không hề, cho đến khi kết thúc. Nó chỉ xuất hiện trở lại khi báo cáo được trình bày và một trong những chuyên gia nói: “Chúng tôi có bằng chứng ở đây, Đức Bênêđíctô đã có mặt chứ không vắng mặt”. Tôi đã bị sốc và những người khác cũng bị sốc. Và sau đó chúng tôi kiểm tra lại. Và thực sự, đã có một sự nhầm lẫn. Tôi đã nói với Đức Bênêđíctô, và ngài nói: “Chúng ta phải nói ngay rằng đó là một sai lầm từ phía chúng ta.” Nó không cố ý, vì vậy nó không phải là một lời nói dối - những lời nói dối xảy ra có chủ đích; đó chỉ là một sai lầm. “Chúng ta phải nói điều này càng sớm càng tốt,” ngài nhấn mạnh. “Hãy chuẩn bị một thông cáo báo chí, thảo luận với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và sau đó tiếp tục.”
Và do đó, vào chiều ngày 24 tháng Giêng, tôi đã đưa ra một thông cáo báo chí và thông báo rằng sẽ có một tuyên bố trong đó đích thân Đức Bênêđíctô sẽ bình luận về vấn đề này. Và sau đó, có tuyên bố của ngài. Ngài nói, “Tôi sẽ đích thân viết một lá thư. Nhưng cũng cần phải có câu trả lời cho các cáo buộc chống lại tôi, và không chỉ cho các cáo buộc, mà còn cho những lời xuyên tạc ác ý, dựa trên tài liệu hồ sơ. Do đó, sẽ có một bức thư cá nhân từ phía tôi, và phần thứ hai, một phụ lục hoặc - như chúng tôi gọi nó là Faktencheck trong tiếng Đức – tức là một 'xác minh thực tế'“. Đức Bênêđíctô viết lá thư, còn những cố vấn – mà bây giờ chúng ta biết rõ tên của họ - đã giúp ngài soạn thảo bản ghi nhớ - đã thực hiện phần của họ và cho biết lỗi này xảy ra như thế nào, và ai là người phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Về sai lầm này. Báo cáo lạm dụng có hơn 1,000 trang. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nhận được một danh mục các câu hỏi trước khi báo cáo này được xuất bản, bao gồm hàng nghìn trang tài liệu. Chúng phải được xem xét lại, và sau đó, dựa trên tài liệu này, ngài đã viết một phản hồi dài 82 trang. Trong tài liệu này, có sai sót về việc Đức Bênêđíctô có tham gia vào một cuộc họp hay không. Tuy nhiên, các trường hợp lạm dụng thậm chí không được thảo luận trong cuộc họp này và điều này được ghi lại. Đức Tổng Giám Mục có thể thảo luận thêm về điều này không?
Cho phép tôi cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô được hỏi liệu ngài có sẵn sàng tham gia vào báo cáo này hay không. Ngài nói: “Tôi không có gì phải giấu, tôi sẽ sẵn lòng làm điều đó.” Sau đó, ngài nhận được khoảng 20 trang câu hỏi và được thông báo rằng ngài tất nhiên sẽ có khả năng tham khảo tài liệu trên cơ sở các câu hỏi đã được biên soạn. Đức Bênêđíctô trả lời rằng, vì tuổi của mình, ngài sẽ không thể đến Munich, vì vậy không thể đến Tòa Tổng Giám mục để tham khảo các hồ sơ lưu trữ. Sau đó, người ta đề xuất rằng điều này cũng có thể được thực hiện bằng kỹ thuật số. Nhưng vì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô không quen thuộc với thế giới máy tính mới, thế giới kỹ thuật số, nên tôi đề nghị ngài giao cho một giáo sư, Giáo sư Mückl từ Rôma, như bây giờ đã được biết đến, là người mà tôi biết rất rõ và đánh giá cao: Ngài là một luật sư và một nhà giáo luật và một nhà thần học rất giỏi. Giáo sư Mückl cũng phải ký vào một tuyên bố giữ bí mật cho giáo phận và công ty luật, và nói rằng ông sẽ nhận nhiệm vụ và tất nhiên, giữ im lặng. Đó là những gì Giáo sư đã làm, và sau đó ông ấy được giới thiệu với 8,000 trang hồ sơ kỹ thuật số. Giáo sư không thể sao chép. Vì vậy, Giáo sư Mückl phải làm những gì ông ấy đã làm khi còn là sinh viên: phải ghi chép. Và đó là một khối lượng thông tin đáng kinh ngạc.
Ông ấy có bao nhiêu thời gian? Có đến mức ba tháng không?
Không, không, trên thực tế, thông tin về định dạng kỹ thuật số không được cung cấp ngay từ đầu mà chỉ được cung cấp theo yêu cầu. Và vị Giáo sư đã làm việc theo cách của mình để vượt qua điều đó. Và sau đó, tất nhiên, mọi thứ được sắp xếp theo một trình tự hợp lý liên quan đến các câu hỏi. Sau đó, các nhà tư vấn hoặc các nhân viên vẽ ra một bản thảo đầu tiên. Và Đức Bênêđíctô đã xem qua. Và trong bản nháp đầu tiên này, sự nhầm lẫn, sai lầm đã xảy ra. Không ai nhận ra sự nhầm lẫn, không ai trong bốn người cộng tác, cả tôi cũng như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Như tôi đã nói trước đây: Khi ngài hỏi tôi: “Có đúng là tôi không có mặt hay không?” Tôi đã trả lời “Vâng, đó là những gì người nói, đó là những gì các tập tin nói.” Và đó là sai lầm.
Vâng, sau đó mọi thứ đã diễn ra. Tuyên bố đã được gửi qua đường bưu điện, 82 trang được viết bởi các chuyên gia tư vấn, và Đức Bênêđíctô thường xuyên đọc lại, thực hiện một số thay đổi và cải thiện mọi thứ. Và cuối cùng, nó dài 82 trang. Và sau đó có những lời chỉ trích: “Nó quá kỳ cục, không phải giọng của Đức Bênêđíctô chút nào,” họ nói. Nhưng đối với các câu hỏi pháp lý, thường khá phức tạp và được viết bằng ngôn ngữ hơi “gợn sóng” - tôi có thể nói như vậy - người ta chỉ có thể trả lời bằng cùng một ngôn ngữ.
Thưa Đức Tổng Giám Mục, những điều gì đã xảy ra tiếp theo?
Ngày cuối cùng để gửi các trang trả lời này qua thư đã được ấn định vào ngày 15 tháng 12, hạn chót, có thể nói như vậy. Sau đó, công ty luật đã thông báo trong một thông cáo báo chí rằng nó sẽ được công bố vào tuần thứ ba của tháng Giêng. Đó là tất cả những gì chúng tôi đã nghe, tất cả những gì chúng tôi biết. Chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi có thể tải xuống mọi thứ sau khi trình bày báo cáo, tập PDF và sau đó chúng tôi có thể đọc mọi thứ. Và ở đây chúng ta không nói về 1,000, mà là gần 2,000 trang! Báo cáo có 1,983 trang, bao gồm tuyên bố của Đức Bênêđíctô và tuyên bố của các Hồng Y khác. Hãy tưởng tượng số lượng giấy khổng lồ đó: 2,000 trang và được mong đợi sẽ trả lời ngay lập tức! Điều đó đơn giản là không thể. Một tuần sau, Đức Hồng Y Marx thông báo rằng một cuộc họp báo sẽ được tổ chức tại Munich. Và Đức Bênêđíctô nói: “Tôi phải đọc cái này trước, tôi muốn đọc cái này trước. Và tôi cũng sẽ yêu cầu các nhân viên đọc nó. Và sau đó tôi sẽ trả lời”. Bạn phải thừa nhận rằng với bất kỳ ai, người ở mọi lứa tuổi, rằng điều này cần có thời gian.
Gần 500 trường hợp đã được ghi lại trong báo cáo này. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bị quy lỗi vì xử lý sai bốn trường hợp. … Bức thư của Đức Giáo Hoàng đã được xuất bản gần đây. Đó là một bức thư rất cá nhân và kèm theo đó là một phản hồi có tính pháp hơn để bác bỏ những lời chỉ trích. Nhưng lá thư có giọng điệu đầy cảm xúc. Đức Giáo Hoàng thay mặt Giáo hội xin lỗi tất cả các nạn nhân. Nhiều đại diện truyền thông giải thích nó như thể ngài đang xin lỗi cụ thể về những trường hợp cụ thể. Nhưng điều đó không đúng phải không, thưa Đức Tổng Giám Mục?
Trước khi tôi trả lời câu hỏi của bạn, tôi muốn trở lại cuộc họp tai tiếng. Nghi thức của cuộc họp có nội dung: “Hiện diện trong cuộc họp là Đức Hồng Y Ratzinger, Tổng Giám mục”; Cha Tổng Đại diện lúc đó không có mặt. Ngài đã vắng mặt. Nhân viên chịu trách nhiệm đã nhận được yêu cầu từ một giáo phận ở Đức, hỏi liệu một linh mục đến Munich trong một thời gian nhất định để điều trị có được phép ở lại nhà xứ ở Munich hay không. Đó là chủ đề của cuộc họp. Yêu cầu của giáo phận đã được chấp nhận. “Chúng tôi sẽ chỉ định một linh mục hoặc một cha quản xứ mà vị đó có thể ở chung,” biên bản cho biết. Đó không hề là một sự tán đồng gì hết cả. Đó chỉ là về việc liệu yêu cầu này có nên được chấp nhận hay không. Và Đức Hồng Y Ratzinger, người có mặt, đương nhiên đồng ý: Tất nhiên, nếu chúng ta giúp được, chúng ta sẽ giúp. Điều gì xảy ra sau đó, sự hợp tác ở đây, sự hợp tác ở đó, nằm ngoài tầm hiểu biết của Đức Ratzinger. Vào thời điểm đó, điều đó đã không hề được thảo luận. Ngoài ra, lý do của liệu pháp, rằng đó có thể là một linh mục ấu dâm, không bao giờ được đề cập đến. Không có đề cập đến điều đó trong giao thức. Tuyên bố rằng Đức Ratzinger biết về điều đó, rằng Đức Ratzinger đã bảo vệ vị linh mục này và che đậy cho anh ta, chỉ đơn giản là một lời nói dối. Và tôi phải nói một cách khá thẳng thắn: Đó là một sự xuyên tạc ác ý. Nó đơn thuần là không đúng sự thật. Bạn phải biết sự thật đúng như bản chất của chúng, và cũng phải chấp nhận sự thật đúng như bản chất của chúng. Và sau đó tôi có thể giải thích chúng. Nhưng tôi không thể đặt xe trước con ngựa. Tôi hoàn toàn không thể. Đó là một cách nói xuyên tạc ác ý. Và điều đó cuối cùng đã lấy đi uy tín đạo đức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, để ngài không còn có thể tự bảo vệ mình.
Nhưng hãy để tôi trả lời câu hỏi mà bạn đã hỏi tôi trước đây: Bạn hoàn toàn đúng: khi viết bức thư, Đức Bênêđíctô nói: “Đó phải là một bức thư rất cá nhân. Và đó là lý do tại sao có sự khác biệt giữa bức thư của tôi và bản xác minh. Để mọi người có thể thấy rằng đây là bức thư của tôi, bức thư tôi đã viết và xác minh thực tế, là tác phẩm của bốn người cộng tác, mà tôi biết và tôi chấp thuận”. Nhưng lá thư này là thứ mà ngài đã viết trước sự hiện diện của Chúa. Đoạn cuối có lẽ là chìa khóa cho tất cả. Ngài nói: “Chẳng bao lâu, tôi sẽ thấy mình đứng trước cuộc phán xét cuối cùng của cuộc đời mình,” trước một thẩm phán công minh.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên ngài xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng. Tôi nhớ rất rõ, và điều này cũng được đề cập trong lá thư, rằng, trong các chuyến tông du của mình với tư cách là giáo hoàng, ngài thường gặp những người từng bị các linh mục lạm dụng tình dục. Những cuộc gặp gỡ này rất xúc động, luôn diễn ra trong nhà nguyện, không có báo chí, luôn bắt đầu trong nhà nguyện bằng một lời cầu nguyện ngắn, và sau đó là cuộc họp. Và sau đó tôi có thể thấy những cuộc gặp gỡ này có những tác động gì. Và đây chỉ đơn giản là báo cáo sự kiện. Nhiều nạn nhân trong số này đã làm chứng sau đó, trên đài phát thanh hoặc trên TV, cuộc gặp gỡ này đã giúp họ như thế nào và mọi áp lực, gánh nặng đã được giảm bớt ra sao. Đức Bênêđíctô luôn nói: Mỗi nạn nhân của sự lạm dụng là một người đã phải gánh chịu quá nhiều; mỗi trường hợp lạm dụng là quá nhiều, và cuối cùng điều đó không thể được sửa chữa. Điều duy nhất có thể giúp đỡ là lời cầu xin tha thứ và, có thể nói, là lời cầu khẩn đặt những người này dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa.
Đức Tổng Giám Mục đã đồng hành cùng ngài trong nhiều năm. Là một người đã làm việc với Đức Bênêđíctô, là người đã hỗ trợ ngài, thái độ của ngài đối với vấn đề lạm dụng có thay đổi hay không, hay vẫn luôn như chúng ta đã thấy trong bức thư?
Tôi đã làm việc trong Bộ Giáo lý Đức tin từ năm 1996, với tư cách là một nhân viên và sau đó, từ năm 2003, với tư cách là thư ký riêng của ngài. Và ngay từ đầu tôi đã thấy thái độ của ngài như thế nào. Nó giống hệt như ngày nay, cũng giống như khi ngài còn là giáo hoàng, nó không bao giờ thay đổi. Ngược lại, ngay từ đầu ngài đã bị thuyết phục rằng cần phải minh bạch, cần phải rõ ràng, rằng chúng ta phải gọi mọi thứ đíc danh của chúng, và chúng ta không được che đậy bất cứ điều gì. Và ngài đã làm điều này cùng với Đức Gioan Phaolô II, cố gắng để các hành động tuân theo niềm tin của ngài. Nói cách khác: Vatican phải làm gì, Giáo hội phải làm gì để thực sự đạt được mục tiêu này? Sự thay đổi tư duy, tất nhiên, phải được theo sau bởi một sự thay đổi trên bình diện luật pháp, nghĩa là chúng ta thực sự có một công cụ để làm điều gì đó đối với vấn nạn này. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II đã biến Bộ Giáo lý Đức tin thành một tòa án, nếu tôi có thể giải thích theo cách đó, ban cho nó đủ năng lực cần thiết. Năng quyền này trước đây đã được ban cho một Bộ khác. Đức Gioan Phaolô II đã cất nó khỏi Bộ này và trao nó cho Bộ Giáo lý Đức tin. Và kể từ đó, quá trình sửa chữa, làm rõ, đã khở sự.
Đức Bênêđíctô, khi còn là Hồng Y Ratzinger, cũng đóng vai trò quyết định trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng trong Giáo hội, phải không thưa Đức Tổng Giám Mục?
Ngài không chỉ đóng vai trò quyết định, ngài còn là nhân vật quyết định, là người quyết định; người không chỉ đề xuất sự minh bạch mà còn thực hiện các bước cụ thể hướng tới minh bạch. Có thể nói, ngài là “cha đẻ của sự minh bạch”, và do đó ngài cũng thuyết phục được Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II.
Điều đó có dễ dàng cho ngài hay không, hay ngài phải chiến đấu để đạt được? Những nỗ lực cải cách của ngài có được chào đón với vòng tay rộng mở không?
Tôi không muốn nhiều chuyện, nhưng thực sự có sức đề kháng bên trong. Và sự phản kháng này đã được thể hiện rất rõ ràng. Nhưng ngài luôn tin chắc rằng sự đề kháng này có thể và phải vượt qua với sự giúp đỡ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và vì vậy điều đó đã xảy ra. Cảm ơn Chúa! Nếu bạn tham khảo tài liệu lưu trữ của Bộ Giáo Lý Đức Tin, bạn có thể thấy một loạt các tài liệu quan trọng dẫn từng bước, giống như một bức tranh khảm, đến mục tiêu chính xác này. Và điều đó được tiếp tục: Với tư cách là giáo hoàng, tất nhiên, ngài tiếp tục theo đuổi con đường này ở cấp độ cao hơn và hiệu quả hơn. Và đây là khuynh hướng cũng được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục.
Cá nhân con đã đọc và nghe rất ít về những sự kiện này trong vài ngày và tuần qua trên các phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục có cảm giác sau bức thư này, ngay cả sau khi làm rõ về mặt pháp lý, các tín hữu trên khắp thế giới hiểu rằng mọi cáo buộc đã được làm sáng tỏ? Đức Tổng Giám Mục thấy điều đó như thế nào?
Nếu tôi có thể đánh giá được điều đó, tôi sẽ cảm thấy an tâm hơn nhiều. Tôi thực sự không biết chắc chắn. Tôi chỉ có thể nói rằng đã có, và có những phản ứng truyền thông rất khác nhau, cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, khi tôi nhìn vào nước Đức, và ở đây khái quát một chút, tôi phải nói rằng mọi người đã cố gắng để buộc tội Đức Bênêđíctô về một điều gì đó. Tôi có thể quan sát thấy một sự thiên vị lớn, thậm chí là không thể chấp nhận được đối với con người của ngài, kết hợp với sự thiếu hiểu biết về sự thật. Họ không biết những điều đó hoặc không muốn xem xét chúng một cách nghiêm túc vì nó có thể không tương ứng với câu chuyện đã được tạo ra. Và rõ ràng là người ta có ý chống lại ngài, ngay cả trên cương vị Hồng Y Ratzinger với tư cách là tổng trưởng, và cả trên cương vị Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, một số điều đơn giản là không có thật vẫn được giữ nguyên. Nghĩa là, người ta ước muốn gây khó cho ngài.
Và điều đó gây sốc cho tôi. Nhân vật, trong vấn đề quan trọng này - toàn bộ vấn đề về lạm dụng và ấu dâm - đã gợi ý và sau đó thực hiện các công cụ quyết định để giúp đỡ, dù với tư cách là tổng trưởng hay với tư cách là giáo hoàng, đang bị buộc tội về một điều gì đó mâu thuẫn với 25 năm sứ vụ của ngài. Vì vậy, những gì tôi nhận thấy, lặp đi lặp lại, một mặt là sự thiếu hiểu biết và mặt khác là đánh giá quá cao ý kiến của chính mình. Và đó là điều không liên quan gì đến việc đưa tin trung thực. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng những người đã và đang đọc bức thư, những người biết Đức Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđictô, sẽ không để mình bị ảnh hưởng hoặc bị thuyết phục bởi những nhận định thiên vị như vậy. Đó là hy vọng của tôi.
Chúng ta có thể đã nói rằng danh tiếng của Đức Bênêđíctô XVI đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ báo cáo lạm dụng này và những nghi ngờ được lèo lái sai trái. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra bây giờ? Và có lẽ chúng ta có thể suy đoán một chút: Phải chăng bản báo cáo này cũng có một chiều kích chính trị, nhất là khi chúng ta nghĩ đến tình hình của Giáo hội ở Đức lúc này, phải không thưa Đức Tổng Giám Mục?
Khi báo cáo được khởi sự cách đây hai năm, nếu tôi nhớ không nhầm thì nó đã được dự trù công bố vào năm ngoái. Sau đó nó đã bị hoãn lại vì nhiều lý do khác nhau. Tôi nghĩ lần cuối cùng nó bị hoãn là từ tháng 11 đến tháng Giêng. Chúng ta có thể suy đoán về mức độ mà điều này được kết nối theo thời gian hoặc quan hệ nhân quả với những gì bạn đã đề cập, nêu đích danh nó một cách rõ ràng, đó là Tiến Trình Công Nghị ở Đức và các phong trào khác. Nhưng có một điều rõ ràng là: Những mục tiêu nhất định mà Tiến Trình Công Nghị hướng tới là điều mà con người và công việc của Đức Bênêđíctô đã cản đường. Và có một nguy cơ to lớn là mọi thứ liên quan đến ấu dâm và lạm dụng giờ đây đều được coi là nguyên nhân độc nhất, có thể nói như thế, để mở ra Tiến Trình Công Nghị này trước rồi mở ra những thứ tiếp theo trên con đường đó. Tuần trước, chúng ta đã xem những văn bản nào đã được thông qua, và điều này tiên báo là sẽ dẫn đến đâu.
Chúng ta đang nói về những giáo huấn luân lý của Giáo hội. Những người tham gia Tiến Trình Công Nghị ở Đức đã bỏ phiếu về các vấn đề như tình dục, hôn nhân, chức linh mục, và bác bỏ quan điểm của Giáo hội.
Vâng, ý tôi là, Tiến Trình Công Nghị này là một sự kiện, về mặt thần học hay giáo hội học, không tương ứng với một thượng hội đồng. Đó là một sự kiện có thể được tổ chức, và họ cũng có thể tạo ra các văn bản. Nhưng những bản văn này không có giá trị ràng buộc nào, và chắc chắn không có lợi cho đời sống của Giáo Hội. Chúng ta sẽ xem kết quả của những bản văn này xem chúng có thể mang lại kết quả nào hay không cho tiến trình của Thượng Hội đồng thế giới. Tôi tin rằng chúng sẽ không có kết quả. Có thể nói, nếu người ta muốn có một Giáo hội khác không còn dựa trên sự mặc khải, nếu người ta muốn có một cấu trúc khác của Giáo hội không còn là bí tích nữa mà là một thứ dân chủ giả tạo, thì người ta cũng phải thấy rằng điều này không liên quan gì đến sự hiểu biết Công Giáo, đến Giáo hội học Công Giáo, và sự hiểu biết của Công Giáo về Giáo hội.
Báo cáo cũng được sử dụng để biện minh cho Tiến Trình Công Nghị ở Đức. Nó đã được trình bày như là phản ứng cho các báo cáo về lạm dụng. Liệu có công bằng nếu chúng ta nói rằng có một chương trình nghị sự chính trị, thậm chí là ý thức hệ đang được theo đuổi ở đây, và những người sống sót sau vụ lạm dụng đang bị lợi dụng?
Đó cũng là xác tín của tôi. Người ta luôn nói rằng các nạn nhân của lạm dụng là trọng tâm. Và điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, cũng có khái niệm “lạm dụng lạm dụng”. Và đó chính xác là mối nguy hiểm nằm ở đây. Chúng ta không được quên rằng bất cứ khi nào một người cố gắng thao túng một cái gì đó hoặc một ai đó, họ thường cố gắng đạt được mục tiêu bằng cách che giấu nó đằng sau một thực tế khác, có thể nói như vậy, cho đến khi họ nghĩ rằng đã đạt được mục tiêu.
Nhưng tôi có thể thành thật nói với bạn rằng tôi rất lạc quan. Lợi thế của cuộc sống ở đây ở Rôma là bạn được tiếp xúc với rất nhiều quốc gia khác nhau, rất nhiều lục địa khác nhau. Và một số người nói với tôi: Chúng tôi không thể hoặc không còn hiểu được những gì đang xảy ra ở đất nước của bạn. Nói chung là thế này: ở Đức, những người đã có cuộc họp ở Frankfurt và bây giờ đã có văn bản của họ, nghĩ rằng họ phải dạy bảo Rôma, rằng tiếng nói quan trọng của họ phải được lắng nghe ở Rôma để giúp Rôma, có thể nói như vậy, thì họ được hoan nghênh làm như thế. Tuy nhiên, hãy thận trọng hơn, và bây giờ tôi muốn nói điều đó một cách thẳng thừng, hãy bớt tự mãn, nhẹ nhàng một chút, cũng như xem lại cách trình bày trước công chúng.
Trong lá thư của mình, Đức Bênêđíctô cũng đề cập đến việc Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự ủng hộ đối với vị giáo hoàng danh dự. Ngài đang ủng hộ ngài như thế nào?
Ngài đã rất rõ ràng. Ngài đã gọi điện và bảo đảm với Đức Bênêđíctô về tình đoàn kết của ngài, sự tin tưởng tuyệt đối của ngài, sự tin cậy huynh đệ và lời cầu nguyện của ngài. Ngài cũng nói rằng ngài không thể hiểu tại sao họ lại ra tay với Đức Bênêđíctô tàn bạo như thế. Khi Đức Bênêđíctô viết bức thư của mình, ngài đã gửi nó cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tất nhiên là trước khi nó được công bố. Ngài cảm ơn Đức Phanxicô về cuộc điện thoại, và hỏi ngài có ổn không. Hai ngày sau, một bức thư tuyệt đẹp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Đức Bênêđictô đã đến - một lá thư, trong đó ngài trấn an Đức Bênêđíctô một lần nữa và với những lời lẽ thực sự cảm động về sự ủng hộ, tình đoàn kết và sự tin tưởng của ngài, và nói với Đức Bênêđíctô rằng ngài hết lòng ủng hộ. Tôi đã được hỏi có thể công bố bức thư này không. Đó là một bức thư riêng mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết cho Đức Bênêđíctô, và vì vậy nó nên được giữ bí mật và riêng tư. Nhưng người ta được phép nói về lá thư đó.
Trong bức thư, Đức Bênêđíctô XVI đã đề cập rằng ngài đã ở cuối cuộc đời dài của mình, nó gần giống như một bức thư từ biệt. Chúng ta sẽ nhớ đến ngài như thế nào? Di sản của ngài sẽ là gì?
Một số nhà bình luận đã nói rằng bức thư này là một minh chứng tinh thần. Và tôi nghĩ rằng tôi đồng ý. Theo một cách nào đó, bức thư này là một minh chứng thiêng liêng, bởi vì ngài đã viết nó trước mặt Thiên Chúa, với tư cách là một người có đức tin, một người - như chúng ta biết - muốn đưa vào huy hiệu giám mục của mình một từ trong Thư của Thánh Gioan: “llaboratores Veritatis”, “Đồng Nghiệp Của Sự Thật”. Có thể nói đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời ngài - khoa học, cá nhân, nhưng cũng là cuộc đời linh mục và giáo hoàng của ngài. Và ngài cam kết sâu sắc với phương châm này. Ngài đã làm mọi cách để sống cho phù hợp: cũng như và đặc biệt là đối với sự trung thực.
Tôi tin rằng một khi những cơn bão này qua đi và một số điều ngài bị buộc tội chỉ đơn giản là những điều “thối nát” - nói một cách thô thiển như thế - người ta sẽ thấy rằng sự rõ ràng trong suy nghĩ của ngài, sự rõ ràng trong công việc của ngài, những điều ngài đã làm, tỏa sáng rực rỡ và là một kho tàng lớn lao cho Giáo Hội: cho những ai tin, cho những người trung tín, một kho tàng có thể sinh nhiều hoa trái.
Xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám Mục rất nhiều về cuộc trò chuyện này.
Cảm ơn bạn đã mời tôi.
Source:National Catholic Register
Bí quyết của nữ tu 118 tuổi, thọ nhất Âu Châu, nhiễm vi rút không sao. Chuyến tông du đầu tiên 2022
VietCatholic Media
17:24 16/02/2022
1. Nữ tu Công Giáo 118 tuổi nhiễm coronavirus vẫn không chết
Hôm 2 tháng Giêng vừa qua, Kane Tanakal của Nhật Bản, đã thổi tắt 119 ngọn nến mừng sinh nhật của mình. Bà Kane Tanakal, sinh ngày 2 tháng Giêng 1903, tại làng Wajiro, Higashi-ku, Fukuoka được kể là người thọ nhất thế giới.
Trong khi đó, tại Âu Châu, Sơ Andre Randon, một nữ tu ở Pháp, đã tròn 118 tuổi vào ngày 11 tháng Hai vừa qua, lễ Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là ngày thế giới các bệnh nhân. Tháng Giêng, 2021, Sơ Andre Randon đã nhiễm phải virus Tầu độc địa, nhưng sống sót. Như thế, Sơ Andre Randon là người thọ thứ hai trên thế giới, chỉ sau bà Kane Tanakal. Nếu chỉ tính trên phạm vi Âu Châu, Sơ Andre Randon là người thọ nhất.
Sơ Andre Randon nhũ danh là Lucile Randon, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1904. Sơ theo đạo Công Giáo ở tuổi 19. Sau khi phục vụ các trẻ nhỏ và người già tại một bệnh viện ở Pháp, sơ gia nhập Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vincent de Paul ở tuổi 40.
Bảy mươi sáu năm sau, Sơ Andre chuyển đến nhà hưu dưỡng Sainte Catherine Labouré ở Toulon, miền nam nước Pháp. Tại đó, vào ngày 16 tháng Giêng vừa qua, sơ có kết quả dương tính với COVID-19. Sơ bị cô lập với các sơ khác, nhưng không có biểu hiện gì.
Theo đài truyền hình BFM, 81 trong số 88 nữ tu của cơ sở này có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút này vào tháng Giêng, năm ngoái, và 10 người đã tử vong.
Khi được hỏi có sợ COVID không, sơ Andre nói với kênh truyền hình BFM của Pháp, “Không, tôi không sợ vì tôi không sợ chết. Tôi rất vui khi được ở bên các bạn, nhưng tôi cũng muốn ở đâu đó khác - được gặp gỡ anh tôi, ông tôi, bà tôi, cha mẹ tôi”.
Vào sinh nhật lần thứ 115 vào năm 2019, Sơ Andre đã nhận được một tấm thiệp và một tràng hạt hồng phúc từ Đức Thánh Cha Phanxicô, mà sơ sử dụng hàng ngày.
Khi bước sang tuổi 116 vào năm 2020, nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vincent de Paul đã chia sẻ “công thức để có một cuộc sống hạnh phúc” - cầu nguyện và một tách ca cao nóng mỗi ngày.
Source:RAI
2. 3 người đối mặt với cáo buộc khủng bố vì tấn công đốt phá hàng loạt Nhà thờ Hy Lạp
Một công tố viên Hy Lạp hôm thứ Tư đã đưa ra cáo buộc khủng bố đối với ba người bị cáo buộc tham gia vào một cuộc tấn công đốt phá các nhà thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp ở phía bắc thành phố Thessaloniki.
Các nghi phạm, gồm hai người đàn ông 35 tuổi và một phụ nữ 20 tuổi, tất cả đều là công dân Hy Lạp, đã bị bắt hôm thứ Ba ngay sau vụ tấn công bằng thiết bị gây cháy làm hư hỏng lối vào của một nhà thờ nhưng không gây thương tích.
Cả ba đều bị buộc tội gia nhập một tổ chức khủng bố, thực hiện một loạt các hành động khủng bố bằng chất nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng, và làm hư hỏng các tài sản.
Một tuyên bố của cảnh sát cho biết họ bị cáo buộc thuộc một nhóm có tên 17 tháng 11. Đó là một tổ chức hành động vô chính phủ đã tham gia vào một số vụ tấn công tương tự kể từ năm 2016. Họ cho biết một cuộc khám xét nhà của các nghi phạm cho thấy một khẩu súng ngắn và đạn dược, các quân trang của cảnh sát và dịch vụ cấp cứu, các hóa chất dễ cháy, và cẩm nang về chế tạo thiết bị gây cháy và các chứng minh thư bị đánh cắp.
Các nhóm vô chính phủ cực đoan nhỏ đã gia tăng ở Hy Lạp trong những thập kỷ gần đây, thường sử dụng các thiết bị gây cháy nhỏ để tấn công các biểu tượng của quyền lực và các nhà thờ. Đất nước này có một lịch sử lâu dài về bạo lực chính trị cực tả, với đỉnh điểm là hàng loạt vụ giết người trong giai đoạn 1975-2000 của các thành phần vô chính phủ.
Source:AP
3. Chuyến đi quốc tế đầu tiên của Giáo hoàng trong năm 2022 là đến Malta
Đức Giáo Hoàng sẽ thăm Malta trong hai ngày 2 và 3 tháng 4 năm 2022. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, chính thức xác nhận như trên hôm 10 tháng 2. Đây sẽ là chuyến tông du thứ 36 của vị Giáo Hoàng 85 tuổi bên ngoài nước Ý kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh đảo quốc Malta đang kỷ niệm một ngày lễ đặc biệt, đó là vụ đắm tàu của Thánh Phaolô.
“Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Malta, chính quyền dân sự và Giáo Hội Công Giáo của đất nước, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện Hành trình Tông đồ đến Malta từ ngày 2 đến ngày 3 tháng 4 năm 2022, thăm các thành phố Valletta, Rabat, Floriana và đảo Gozo. Chương trình và thông tin chi tiết về hành trình sẽ được thông báo trong thời gian tới”, Ông Bruni thông báo.
Trước đó vài phút, Tổng giáo phận Malta đã đưa tin này chính thức qua tài khoản Twitter của mình.
Người phát ngôn cho biết Đức Giáo Hoàng sẽ thăm thủ đô của đất nước, Valletta, cũng như các thành phố Rabat, Floriana và đảo Gozo, mà không xác nhận liệu người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo có đến thăm hay không Hal Far hay không theo như thông báo của tổng giáo phận.
Nằm ở phía nam của Malta, thành phố Hal Far có một trung tâm dành cho người di cư. Báo chí Malta tại địa phương đưa tin rằng chuyến thăm Hal Far là một phần của chương trình. Vào tháng 12, trong chuyến tông du cuối cùng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một trại dành cho người di cư trên đảo Lesbos, Hy Lạp.
Chuyến đi này đã được lên kế hoạch từ lâu. Nó đã được công bố vào tháng 5 năm 2020 trước khi bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19. Sau đó, chuyến thăm được đề cập đến một lần nữa vào cuối năm 2021 - như một phần của chuyến đi đến Síp và Hy Lạp - trước khi bị hoãn lại thêm một lần nữa.
Được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp đón vào ngày 8 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng của quần đảo, Robert Abela, cho biết vào cuối buổi tiếp kiến của mình rằng chuyến đi sẽ diễn ra vào năm sau.
Đến thăm Malta, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du đầu tiên trong năm 2022 bên ngoài nước Ý. Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến Florence vào ngày 27 tháng 2 để có cuộc gặp gỡ với các giám mục và thị trưởng Địa Trung Hải. Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ ba đến thăm Malta sau hai chuyến thăm của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1990 và 2001, và Đức Bênêđíctô XVI vào năm 2010.
Malta trong Sách Tông Đồ Công Vụ
Thánh Phaolô nhận thấy hòn đảo Malta có một lòng hiếu khách phi thường, điều này đã mang lại cho hòn đảo này một danh tiếng về sự niềm nở và thái độ chào đón, như đã được đề cập bởi các Đức Giáo Hoàng gần đây.
10 câu đầu tiên của Chương 28 sách Tông Đồ Công Vụ kể lại câu chuyện đắm tàu của Thánh Phaolô:
Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Malta. Dân địa phương đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: “Chắc chắn người này là một tên sát nhân: hắn vừa được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống.” Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì. Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần.
Gần nơi ấy, có đồn điền của viên quan lớn nhất đảo, tên là Púpliô. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. Có ông thân sinh ông Púpliô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng.
Source:Aleteia