Ngày 15-02-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:49 15/02/2024

34. Bí tích Thánh Thể bao hàm các loại mùi vị của đức hạnh, làm cho con người ái mộ tu đức, cam tâm chịu khổ.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:53 15/02/2024
80. THƯ THIẾP CỦA TIÊU THÀNH

Văn chương của Lý Ung nổi tiếng khắp nơi, thư pháp giỏi, tính tình hào phóng. Ông ta cho rằng thư pháp của Tiêu Thành là không đẹp nên Tiêu Thành không phục.

Một hôm, Tiêu Thành viết bức danh thiếp, cố ý đem màu sắc của giấy làm thành màu rất ảm đạm, nhìn vào thì biết là giấy rất cũ, sau đó đem đi đưa cho Lý Ung coi và giới thiệu:

- “Đây là bức bút tích thật của Vương Nghĩa Chí, ngài coi có đẹp không?”

Lý Ung vừa nhìn thì quả thật rất đẹp, bèn liên tục nói đẹp đẹp, lúc ấy Tiêu Thành bèn nói thật chân tướng, Lý Ung bèn cầm lên coi lại, nói:

- “Nhìn thật kỹ thì chưa chắc mỗi chữ đều đẹp”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 80:

Ở đời có những người thích được “nổi” giữa xã hội, cho nên tập tành làm nhà thức giả phê bình người này thiếu hiểu biết, chê người nọ cuộc sống không đáng cho người khác nể phục, lại có người học đòi làm sang chơi ngông hơn kẻ triệu phú xài tiền như đốt giấy vụn...

Học làm thức giả thì không có gì phải xấu nếu trong bụng chứa đầy chữ nghĩa thông bác cổ kim, nhưng nếu chỉ biết vài ba đầu sách rồi phê bình chê bai người khác thì là “giả” chứ không thật; Học làm kẻ văn minh thì không có gì là xấu mà là người tiến bộ, nhưng hàng đêm đến nhà hàng bia ôm để vung tiền bạc triệu cho những cuộc ăn nhậu trác táng thì đúng là học làm sang trật đường trật xá, đáng bị gia đình và xã hội lên án...

Người chơi đồ cổ sành điệu thì nhìn là biết ngay đồ cổ giả hay đồ cổ thật, người Ki-tô hữu chân chính thì nhìn là biết ngay thế nào là khiêm tốn thật và thế nào là khiêm tốn giả nơi một con người, đó là người ấy có hay phê bình và chê bai người khác hay không mà thôi !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 16/02: Đến với Chúa chúng ta cần luôn vui – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:37 15/02/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: “Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?” Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.”

Đó là lời Chúa
 
Vũ khí chống lại Satan
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
05:47 15/02/2024
SUY NIỆM CHÚA NHẬT I MÙA CHAY – B
(Mc 1, 12-15)
Vũ khí chống lại Satan


Bước vào Mùa Chay Thánh, Giáo hội quen gọi là mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng để chống trả ba thù : mà quỷ, thế gian và xác thịt.

Chúng ta biết, trên thế giới hiện nay đang nổ ra các cuộc chiến, điển hình là cuộc chiến giữa Nga và Ucraina, Hamas và Israel. Để giành chiến thắng, các bên luôn đưa ra những giải pháp, thậm chí dùng những vũ khí hiện đại tối tân hòng chiến thắng đối phương.

Ukraine gồng mình giữ phòng tuyến trước các đợt “mưa bom bão đạn” của Nga. Nga dùng tiêm kích Su-34 dội bom FAB-500 xuống sở chỉ huy Ukraine hòng chiến thắng.

Vậy, chúng ta dùng vũ loại vũ khí nào để chiến thắng Satan, kẻ thù lớn nhất của chúng ta đây?

Satan cám dỗ Chúa

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm (Mt 4,1–11; Mc 1,12–13; Lc 4,1–13) đều kể lại rằng nơi Chúa Giêsu chịu thử thách là hoang địa, thời gian là 40 ngày và vai trò của Thánh Thần trong việc đưa Chúa vào hoang địa. Tuy nhiên “người cám dỗ” ngay ở đầu trích đoạn: Mathêu gọi là (tên cám dỗ), Marcô gọi là (Satan) còn Luca lại gọi là (Ma quỷ). Theo thánh Marcô Chúa Giêsu dường như chịu thử thách trong 40 ngày ở tại hoang địa.

Khi thánh Marcô nói Chúa Giêsu “sống giữa bầy dã thú” (Mc 1,13) như muốn lên hình ảnh Chúa Giêsu là Adam mới. Người giống như Adam xưa đã bị ma quỷ cám dỗ nhưng không giống Adam xưa Người đã không đầu hàng mà ngược lại Người đã chiến thắng và khôi phục lại địa đàng đã bị mất.

Khí giới Satan sử dụng

Satan là tạo vật thần linh của Thiên Chúa, nhưng đã ham muốn được loài người là tạo vật hữu hình thờ phượng, nên sinh ra tội lỗi chống lại Thiên Chúa và trở thành “cha sự nói dối” (Ga 8,44).

“Satan”, “Kẻ Quỷ Quyệt”, “con rắn” và “con rồng” khi chống lại Thiên Chúa, Satan trở thành kẻ thù lớn nhất của Ngài, và chắc chắn hắn không phải là bạn của nhân loại. Hắn căm ghét và ra sức công kích quyền cai trị Thiên Chúa, và muốn nhìn thấy quyền cai trị của Thiên Chúa chấm dứt. Satan, tiếng Hy Lạp là “kẻ vu khống”.

Nó đã cám dỗ Chúa Giêsu bằng chiêu trò đền cao mình, làm theo ý mình, bắt Chúa Cha làm phép lạ để phục vụ mình, chẳng những không vâng lời Chúa Cha, mà còn bở Chúa Cha mà đi thờ Satan.

Ý Chúa Cha là vũ khí Chúa Giêsu dùng

Tin Mừng thánh Marcô (1,12-15) thuật lại cho chúng ta một cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và Satan tại hoang địa trong suốt bốn mươi đêm ngày. Lợi dụng thời gian này, Satan đã dùng vũ khí lợi hại để tấn công Chúa Giêsu.

Satan muốn Chúa Giêsu là một con người hoàn toàn thuộc về thế gian, thế giới mà hắn tạ nhận làm chủ. Vì là con người, Chúa Giêsu đã lấy Lời Chúa và sức mạnh của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần làm vũ khí để chiến đấu với Satan và Người đã chiến thắng, ma quỷ đã phải rút lui, và các các thiên sứ đến hầu hạ Người (x. Mc 1,13).

Các thiên sứ có “quyền năng dũng mãnh”. Họ cao siêu, thông minh và mạnh mẽ hơn loài người. Những thiên sứ trung thành thì dùng quyền năng của mình để làm điều thiện, Satan dùng quyền năng của mình để làm điều ác.

Kinh Thánh gọi hắn là “kẻ cai trị thế gian này” và “chúa đời này” (Ga 12,31; 2 Cor 4,4). Thậm chí Satan Kẻ Quỷ Quyệt còn “có quyền trên sự chết” (Dt 2,14); “kẻ giết người” (Ga 8,44). Quả thật, kẻ thù của chúng ta có quyền năng rất lớn

Quả thật, trước khi sứ vụ cứu thế khai mào, Chúa Giêsu đã vào hoang địa, ăn chay, cầu nguyện bốn mươi đêm ngày và ở đó chịu Satan cám dỗ.

Satan lợi dụng thời gian này để tấn công và cám dỗ Chúa đi khác đường lối của Chúa Cha, đây cũng là cám dỗ bất tuân giống như con rắn xưa đã cám dỗ Ađam. Satan muốn Chúa Giêsu là một con người hoàn toàn thuộc về thế gian, thế giới mà hắn làm chủ. Vì là con người, Chúa Giêsu đã dùng Lời Chúa và sức mạnh của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần để chiến đấu. Người đã chiến thắng, ma quỷ đã phải rút lui, và các các thiên sứ đến hầu hạ Người (x. Mc 1,13).

Chúng ta phải ý thức rằng, những quỉ kế mà ma quỉ dùng để cám dỗ Chúa Giêsu, cũng là những cách chúng cám dỗ chúng ta ngày hôm nay.

Noi gương Chúa Giêsu làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần

Các chiêu Satan dùng để cám dỗ Ađam va Evà, nó cũng dùng cám dỗ Chúa Giêsu và cả chúng ta ngày hôm nay nữa. Môi trường chúng ta đang sống là nơi diễn ra cuộc chiến đấu thực sự về tâm linh. Một cuộc chiến chống lại Satan, kẻ luôn gây chia rẽ, tên nói dối, kẻ thù của Thiên Chúa và kẻ thù của con người. Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng, cuộc chiến này không thể thắng được, nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta làm theo ý Chúa.

Khi chống lại Satan, chúng ta không chỉ chống lại hắn, mà còn chống lại tất cả những kẻ đứng về phe hắn trong vấn đề quyền cai trị hoàn vũ, những thần linh phản nghịch khác, tức các ác thần (Kh 12,3-4). Nhiều lần, các ác thần đã chứng tỏ sức mạnh phi thường của mình, gây ra biết bao đau khổ cho những người mà chúng hành hạ (Mc 5,1-5). Đừng bao giờ xem nhẹ quyền năng của những thiên sứ gian ác ấy cũng như quyền năng của “kẻ cai trị ác thần” (Mt 9,34). Nếu không đứng về phía Thiên Chúa, không có sự trợ giúp của Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Satan.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin dẫn dắt chúng ta trong cuộc chiến thường ngày, nhất là bước vào trận chiến thiêng liêng trong Mùa Chay Thánh. Amen.
 
Niềm vui lớn hơn
Lm. Minh Anh
15:30 15/02/2024
NIỀM VUI LỚN HƠN
“Bấy giờ, ngươi kêu lên, Chúa sẽ nhận lời; ngươi cầu cứu, Người đáp lại: ‘Có Ta đây!’”.

“Là ‘những sinh vật’ nửa vời, chúng ta bị lừa dối bởi đồ uống, tình dục và tham vọng… đang khi niềm vui vô hạn được tặng ban thì bạn và tôi lại chối từ. Khác nào một đứa trẻ ngu ngốc chỉ muốn tiếp tục nướng những chiếc bánh bùn trong khu ổ chuột vì không hiểu được lời đề nghị của cha nó về một kỳ nghỉ bên ông ở một khu du lịch biển. Chúng ta dễ hài lòng với những gì mình có, để rồi, đánh mất một ‘niềm vui lớn hơn!’” - Clive Lewis.

Kính thưa Anh Chị em,

Đừng đánh mất một ‘niềm vui lớn hơn!’. Ý tưởng của Lewis được gặp lại qua Lời Chúa hôm nay khi các đồ đệ Gioan hỏi Chúa Giêsu tại sao các môn đệ Ngài không ăn chay. Như đồ đệ của Gioan, khi nói đến chay tịnh, chúng ta nghĩ đến việc ép xác; một cái gì đó đòi cố gắng bên ngoài; thế mà nói đến chay tịnh, còn phải nói đến một niềm vui bên trong.

Qua bài đọc một, Isaia chỉ ra cách thức để có niềm vui đó. “Là mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức”; là “chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo; thấy ai mình trần thì cho áo che thân”. Ai làm như thế, khi kêu lên, Chúa sẽ trả lời, “Có Ta đây!”. Người ấy cảm nhận sâu sắc một ‘niềm vui lớn hơn’ của Đấng hoán cải con tim; và linh hồn họ có thể hoà nhập vào quỹ đạo xót thương của Ngài.

Tin Mừng cũng xác nhận ‘niềm vui lớn hơn’ này. Những người ‘đạo đức’ xầm xì việc Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài nhởn nhơ ăn uống; Ngài cho biết, sự hiện diện của Ngài bù cho việc môn đệ ăn chay. Bên Ngài, họ không cần làm điều đó; vì lẽ, sự hiện diện thân mật với Ngài đủ cho họ kiềm chế bất cứ tình cảm rối loạn, bất kỳ cảm giác thèm khát nào.

Bạn và tôi được kêu gọi không chỉ để vui hưởng “mấy chiếc bánh bùn”, nhưng còn để hướng đến một ‘niềm vui lớn hơn’. Và nếu chỉ nhắm đến những mục đích cao cả, thì với ân sủng Chúa, chúng ta chỉ muốn luôn làm điều đẹp lòng Ngài. Bấy giờ, tự nó, những ham muốn xác thịt ngổn ngang dù có đó, vẫn không thể cản bước bạn và tôi tiến về phía trước. Hãy để Thánh Thần thiêu đốt và dẫn dắt mọi việc; bấy giờ, ăn chay và tất cả các hình thức khổ chế khác sẽ giúp chúng ta tập trung vào Chúa, vào tinh thần, vào ‘niềm vui lớn hơn’ hơn là vào những yếu đuối, cám dỗ và xác thịt mà chúng ta khiêm tốn nhìn nhận, “Lạy Thiên Chúa, một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê!” - Thánh Vịnh đáp ca.

Anh Chị em,

“Có Ta đây!”. Chúa Giêsu hằng hiện diện với chúng ta! Trong Thánh Thể, Ngài sẵn sàng đưa chúng ta đến một nơi còn hơn “khu du lịch biển” đang khi chúng ta lại dễ bị lừa phỉnh bởi vô vàn mời mọc của bản năng, của thế gian, và hài lòng với “những chiếc bánh bùn”. Vậy mà chính những mời mọc ‘tưởng chừng như vô hại’ đó lại thiêu rụi ước muốn quy hướng về Chúa. Mùa Chay, mùa điều chỉnh thái độ, không dễ dãi hài lòng với những gì bên ngoài và quyết tâm tìm cho mình niềm vui bên trong. Mùa Chay còn là mùa khát khao Chúa, mùa chiến đấu để Ngài luôn là chọn lựa số một của linh hồn. Được như thế, bạn và tôi mới có thể trải nghiệm một ‘niềm vui lớn hơn’, niềm vui Giêsu, niềm vui thiên đàng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con bị mê hoặc bởi “những chiếc bánh bùn” giá rẻ. Cho con khát khao Chúa, còn hơn một đứa bé khát khao chuyến nghỉ hè tại một khu du lịch biển!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Israel đả kích nhận xét mới đây của Đức Hồng Y Parolin
Vũ Văn An
13:44 15/02/2024

Elise Ann Allen, của tạp chí Crux, ngày 15 tháng 2 năm 2024, cho rằng một sự rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Vatican và Israel đã trở nên trầm trọng hơn hôm thứ Tư, khi đại sứ Israel tại Tòa thánh phản ứng lại một viên chức hàng đầu của Vatican, người đã nói rằng cuộc tấn công quân sự đang diễn ra của Israel ở Gaza là không tương xứng.



Thực vậy, bên lề sự kiện ngày 13 tháng 2 kỷ niệm 95 năm Hiệp ước Lateran, bình thường hóa mối quan hệ giữa Tòa thánh và nước tân Cộng hòa Ý vào năm 1929, Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y người Ý Pietro Parolin, nói với các phóng viên rằng đã đến lúc Israel thay đổi chiến lược ở Gaza.

Đức Hồng Y Parolin cho biết những lời kêu gọi rộng rãi để Israel ngăn chặn cuộc tàn sát đã trở thành “tiếng nói chung, rằng nó không thể tiếp tục như thế này và phải tìm ra những con đường khác để giải quyết vấn đề Gaza, vấn đề Palestine”.

Ngài lặp lại “sự lên án gay gắt và không cần thêm bớt chi” của Vatican đối với cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 10 của Hamas nhằm vào Israel và mọi hình thức bài Do Thái nhưng vẫn tiếp tục chỉ trích chính sách của Israel.

Ngài trích dẫn số liệu thống kê chưa được xác nhận do Bộ Y tế Gaza cung cấp: “Quyền tự vệ của Israel, vốn được viện dẫn để biện minh cho hoạt động này, phải tương xứng, và với 30,000 người chết thì chắc chắn là không tương xứng”.

Trong một tuyên bố ngày hôm sau, Đại sứ quán Israel tại Tòa thánh đã đáp lại nhận xét của Đức Hồng Y Parolin, gọi đó là “một tuyên bố đáng trách”.

Họ nói: “Việc đánh giá tính hợp pháp của một cuộc chiến mà không tính đến TẤT CẢ các tình huống và dữ liệu liên quan chắc chắn sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm,” đồng thời lưu ý một số điểm mà họ cho rằng phải được xem xét.

Đại sứ quán cho biết Gaza đã bị Hamas biến “thành căn cứ khủng bố lớn nhất từng thấy. Hầu như không có cơ sở hạ tầng dân sự nào chưa được Hamas sử dụng cho các kế hoạch tội phạm của họ,” bao gồm bệnh viện, trường học và nơi thờ phượng, cùng những nơi khác.

Tuyên bố cho biết mục tiêu xây dựng một chiến dịch khủng bố chưa từng có của Hamas đã được “dân thường địa phương tích cực duy trì”, đồng thời cho biết chính dân thường đã tích cực tham gia vào cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 nhằm vào Israel, “giết người, hãm hiếp và bắt dân thường làm con tin”.

Đại sứ quán cho biết: “Tất cả những hành động này được xác định là tội ác chiến tranh”, đồng thời nhấn mạnh rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đang tiến hành hoạt động quân sự trả đũa của riêng mình “hoàn toàn tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Để đạt được mục đích này, đại sứ quán đã so sánh số liệu thống kê từ cuộc chiến hiện tại ở Gaza với số liệu từ các cuộc xung đột khu vực do phương Tây lãnh đạo trước đây.

Trích dẫn thông tin có sẵn, đại sứ quán cho biết ở Gaza, cứ một chiến binh Hamas thiệt mạng thì có ba thường dân thiệt mạng.

“Tất cả các nạn nhân dân sự đều phải được thương tiếc, nhưng trong các cuộc chiến tranh và các hoạt động trước đây của lực lượng NATO hoặc của các lực lượng phương Tây ở Syria, Iraq hoặc Afghanistan, tỷ lệ là 9 hoặc 10 thường dân cho mỗi kẻ khủng bố. Do đó, tỷ lệ phần trăm nỗ lực của IDF nhằm tránh cái chết của dân thường cao hơn khoảng ba lần, bất chấp thực tế là chiến trường ở Gaza phức tạp hơn nhiều”, đại sứ quán cho biết.

Cân nhắc những điểm này, đại sứ quán nói rằng “bất cứ quan sát khách quan nào cũng không thể đưa ra kết luận rằng trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá ở Gaza thuộc về Hamas và chỉ Hamas mà thôi”.

Họ nói: “Điều này bị lãng quên quá thường xuyên và quá dễ dàng”, đồng thời cho biết, việc Vatican “lên án vụ thảm sát diệt chủng ngày 7 tháng 10 và sau đó chỉ tay vào Israel để ám chỉ quyền hiện hữu và tự vệ của họ, như một nhiệm vụ đơn giản và không xem xét đến bức tranh toàn cảnh hơn là chưa đủ”

Cuộc tranh cãi về những nhận xét của Đức Hồng Y Parolin là bước ngoặt mới nhất trong mối quan hệ Công Giáo-Do Thái ngày càng rạn nứt kể từ khi chiến tranh Gaza nổ ra, với một loạt những bước đi sai lầm được cho là của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tòa thánh khiến cộng đồng Do Thái tức giận.

Chẳng hạn, cuối tuần qua, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, 81 tuổi, và cựu chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa của Vatican, đã vô tình tạo nên làn sóng khi trích dẫn lời một nhạc sĩ nhạc rap người Ý chỉ trích các hành động của Israel ở Gaza.

Đức Hồng Y Ravasi, hôm Chúa nhật, đã theo dõi đêm chung kết của lễ hội âm nhạc thường niên Sanremo lớn nhất đất nước và đã viết trên mạng truyền thông xã hội X, trước đây gọi là Twitter, chứa lời bài hát của một nhạc sĩ nhạc rap người Ý gốc Tunisia tên là Ghali, người đứng thứ tư trong cuộc thi.

Sau khi kết thúc màn trình diễn của mình, Ghali đã sử dụng ánh đèn sân khấu để đưa ra một tuyên bố chính trị ngắn gọn nhưng bùng nổ, nói rằng: “Hãy chấm dứt nạn diệt chủng,” ám chỉ cuộc tấn công của Israel ở Gaza.

Nhận xét của Ghali đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức và mặc dù, qua bài đăng, ngài không có ý định đưa ra tuyên bố chính trị, Đức Hồng Y Ravasi cũng bị chỉ trích vì đã đưa ra lời cảm ơn công khai đối với bằng nhạc sĩ nhạc rap.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng liên tục bị chỉ trích vì cách xử lý cuộc chiến ở Gaza, gần đây nhất là nhà thần học cấp tiến nổi tiếng người Đức Gregor Maria Hoff, người đã viết một bài tiểu luận ngày 9 tháng 2 trên tạp chí uy tín Communio chỉ trích hành động của Đức Giáo Hoàng.

Hoff đặc biệt đặt vấn đề với bức thư ngày 3 tháng 2 của Đức Giáo Hoàng gửi người Do Thái ở Israel, nói rằng Đức Giáo Hoàng đã thất bại trong việc “gọi con bích là con bích”, phân biệt rõ ràng giữa chủ nghĩa khủng bố Hamas và quyền tự vệ của Israel.

Trong bức thư của mình, Đức Phanxicô đã cố gắng đưa một cành ô liu đến với cộng đồng Do Thái, lên án thái độ bài Do Thái và chống Do Thái giáo đã nảy sinh kể từ khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra vào năm ngoái.

“Con đường mà Giáo hội đã đi cùng với các bạn, những dân tộc cổ xưa của giao ước, bác bỏ mọi hình thức chống Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái, lên án một cách dứt khoát những biểu hiện thù hận đối với người Do Thái và Do Thái giáo là một tội chống lại Thiên Chúa”, Đức Phanxicô nói.

Bức thư này được công bố sau khi có sự phản đối của nhiều nhà lãnh đạo Do Thái đối với điều mà họ cho là sự đánh đồng về mặt đạo đức đáng bối rối của Giáo hoàng đối với cuộc chiến ở Gaza, than thở về bạo lực ở tất cả các bên nhưng không xác định Hamas là kẻ xâm lược và Israel tham gia vào hoạt động tự vệ hợp pháp.

Nhiều nhà lãnh đạo Do Thái đã bị xúc phạm vào tháng 11 sau khi một phái đoàn Palestine đến thăm Vatican và báo cáo rằng Đức Phanxicô đã dùng từ “diệt chủng” để mô tả cuộc tấn công của Israel, một tuyên bố mà người phát ngôn của Vatican đã cố gắng bác bỏ nhưng không thành công.

Trong tiểu luận của mình, Hoff đã đặt câu hỏi về sự chân thành trong cam kết của Đức Phanxicô đối với “mối quan hệ đặc biệt” với Do Thái giáo, nói rằng nếu điều đó không có nghĩa là “lòng trung thành đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp” thì đó chỉ là lời nói suông và điều mà người Do Thái thực sự muốn nghe từ Đức Giáo Hoàng rất đơn giản: “Ai tấn công người Do Thái, cũng tấn công chúng tôi!”

Như hiện tại, bức thư của Đức Thánh Cha đã thu hút rất ít phản ứng từ cộng đồng Do Thái và có thể khiến nhiều người không hài lòng. Những nhận xét của Đức Hồng Y Parolin và phản ứng ngay lập tức của Israel chỉ làm tăng thêm những gì đang trở thành một cuộc khủng hoảng mưng mủ mà Đức Giáo Hoàng và các phụ tá của ngài ngày càng khó bỏ qua.
 
Bộ Tín lý đang nỗ lực ngăn chặn ‘chủ nghĩa huyền nhiệm sai lầm’ và các chiến thuật lạm dụng khác
Vũ Văn An
14:15 15/02/2024

Theo Gina Christian của Our Sunday Visitor, ngày 8 tháng 2 năm 2024, người đứng đầu về giáo lý của Vatican nói với Our Sunday Visitor News rằng văn phòng của ngài đang làm việc để “nâng cao nhận thức và ngăn chặn” việc sử dụng linh đạo Công Giáo như một phương tiện lạm dụng.



“Ngày nay chúng ta chú ý hơn trước đến khả năng các yếu tố huyền nhiệm hoặc tâm linh được sử dụng để lợi dụng con người và thậm chí lạm dụng họ”, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, phát biểu với Our Sunday Visitor News trong một cuộc phỏng vấn Email ngày 6 tháng 2.

Đức Hồng Y mô tả những chiến thuật như vậy là “chủ nghĩa huyền nhiệm sai lầm”, và cho biết thánh bộ của ngài đang “nghiên cứu cách cảnh báo kịp thời những rủi ro và cách ngăn chặn chúng”.

Những trường hợp nổi bật

Một số vụ việc nổi tiếng đã minh họa việc đức tin Công Giáo và truyền thống huyền nhiệm của nó đã bị những kẻ lạm dụng bóp méo để thao túng và ép buộc nạn nhân của họ thực hiện các hành vi tình dục như thế nào.

Một trong nhiều nạn nhân được cho là của Cha Marko Rupnik, một cựu tu sĩ Dòng Tên, đã nói với hãng truyền thông Ý Domani vào tháng 12 rằng nghệ sĩ phụng vụ nổi tiếng này đã bảo đảm với cô rằng “chỉ với tôi, anh ấy mới có thể trải nghiệm, ngay cả về thể chất, việc thuộc về Thiên Chúa mà không bị chiếm hữu, trong sự tự do, theo hình ảnh tình yêu Ba Ngôi.”

Linh mục Dòng Ba Dòng Ba David Morrier, cựu tuyên úy tại Đại học Franciscan ở Steubenville, Ohio, đã nhận tội vào năm 2022 về hành vi xâm hại tình dục một sinh viên mà ngài đã huấn đạo tại trường đại học vài năm trước đó, tránh bị buộc tội hiếp dâm và bị quản chế 5 năm như một phần về một thỏa thuận với các công tố viên. Nạn nhân nói với tòa án rằng Cha Morrier, người bị cấm đến trường vào năm 2014, đã bắt cô phải tham gia “các buổi giải thoát” và “trừ tà” - những nghi thức trong đó cô “buộc phải chịu đựng bàn tay của (Cha Morrier) xâm phạm tôi vì 'đây là những gì Chúa đã tiết lộ cho (anh ấy) trong lời cầu nguyện.'”

Cô nói với thẩm phán: “Anh ấy nói với tôi rằng có sức mạnh chữa lành và ân sủng trong các bí tích, nhưng anh ấy đã mang những ham muốn sai trái của mình vào những gì lẽ ra phải là cuộc gặp gỡ thiêng liêng với Thiên Chúa”.

Người sáng lập cộng đồng L’Arche và nhà hoạt động xã hội Công Giáo Jean Vanier sau khi qua đời bị phát hiện đã lạm dụng một số phụ nữ dưới vỏ bọc “huyền nhiệm tình dục” mà ông đã theo đuổi dưới sự hướng dẫn của nhà dìu dắt mình là cố linh mục Đa Minh Thomas Philippe. Cả Vanier và Cha Philippe - cùng với anh trai ruột của Cha Thomas, cũng là một tu sĩ Đa Minh, Cha Marie-Dominique Philippe - đều là đối tượng của một cuộc điều tra độc lập do L'Arche International ủy quyền, đã tiết lộ trong một báo cáo tháng 1 năm 2023 với tổng số gần 900 trang, cách họ cầu khẩn Chúa Giêsu, Mẹ Maria và sự kết hợp với thần thánh như một phương tiện để biện minh cho việc lạm dụng tình dục của họ.

Cuốn sách của Đức Hồng Y

Gần đây, những người sống sót sau vụ lạm dụng giáo sĩ là Faith Hakesley và Teresa Pitt Green đã bày tỏ mối quan ngại với Our Sunday Visitor News rằng một cuốn sách năm 1998 của Đức Hồng Y Fernández gần đây được xuất bản lại, “La pasión mística: espiritualidad y sensualidad” (“Niềm đam mê huyền nhiệm: Tâm linh và nhục cảm”), có thể có khả năng được sử dụng bởi những kẻ săn mồi để tạo điều kiện cho việc lạm dụng.

Hakesley và Pitt Green nhấn mạnh một cách dứt khoát rằng họ không cáo buộc chính vị Hồng Y này đã lạm dụng. Đức Hồng Y Fernández đã lưu ý trong ít nhất hai cuộc phỏng vấn, trong đó có một cuộc phỏng vấn với Our Sunday Visitor News, rằng ngài đã ngừng xuất bản cuốn sách ngay sau khi phát hành vì sợ nó sẽ bị hiểu lầm. Ngài nhấn mạnh rằng bây giờ ngài sẽ không viết một cuốn sách như vậy và nói với Our Sunday Visitor News rằng ngài đã mua và tiêu hủy các bản ban đầu của tác phẩm.

Đức Hồng Y Fernández cho biết trong email ngày 6 tháng 2 gửi tới Our Sunday Visitor News rằng Thánh Bộ “hiện đang xem xét các quy định của mình về việc phân định các hiện tượng siêu nhiên và chắc chắn sẽ cần phải đưa vào một số cân nhắc liên quan đến mức độ nghiêm trọng đặc biệt của những rủi ro này”.

Cùng với việc bảo vệ việc giảng dạy về đức tin và luân lý, Bộ còn giám sát các quy tắc để phân biệt các cuộc được cho là hiện ra hoặc mặc khải.
 
‘Cô đơn’ là chủ đề trọng tâm của của Ngày Quốc tế Ông Bà lần thứ 4
Thanh Quảng sdb
16:46 15/02/2024
‘Cô đơn’ là chủ đề trọng tâm của của Ngày Quốc tế Ông Bà lần thứ 4

Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra chủ đề của thông điệp Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên năm 2024: “Đừng bỏ rơi tôi khi tôi già nua”.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Chúa Nhật ngày 28 tháng 7, người Công Giáo trên khắp thế giới sẽ được mời dành thời giờ để suy ngẫm về di sản và sự khôn ngoan phong phú mà ông bà và người cao niên truyền lại.

Để chuẩn bị cho Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên lần thứ 4, Thánh bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đã công bố chủ đề cho ngày kỷ niệm năm 2024.

Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề: “Xin đừng bỏ rơi tôi trong tuổi già” (x. Tv 71:9).

Theo một thông cáo báo chí từ Thánh bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống thì đây là một “gợi ý sự chú ý đến một thực tế thật đáng buồn, sự cô đơn là nỗi cay đắng trong cuộc sống của nhiều người già, thường là nạn nhân của nền văn hóa loại bỏ”.

Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô dựa trên câu Thánh vịnh 71 mô tả lời cầu xin của một người già suy ngẫm về câu chuyện tình của mình với Thiên Chúa.

Theo thông cáo báo thì “Bằng cách trân trọng các đặc sủng của ông bà và người cao niên, cũng như sự đóng góp của họ đối với đời sống của Giáo hội, Ngày Thế giới tìm cách hỗ trợ những nỗ lực của mọi cộng đồng Giáo hội nhằm củng cố mối liên kết giữa các thế hệ và chống lại sự cô đơn, trong nhận thức rằng – như Kinh Thánh đã nói – “Con người ở một mình thì không tốt” (Sáng Thế Ký 2:18).

Sự cô đơn và săn sóc của cộng đoàn Kitô hữu

Đức Hồng Y Kevin Farrell, chủ tịch Thánh bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha vì đã nêu bật nỗi cô đơn mà nhiều người già phải chịu đựng.

ĐHY nói: “Đối diện với thực tế này, các gia đình và cộng đồng Giáo hội được mời gọi đi đầu trong việc thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ, tạo ra những không gian để chia sẻ, lắng nghe, đưa ra sự hỗ trợ và tình cảm thông, nhờ đó mà tình yêu Tin Mừng được trở nên cụ thể.”

Sự cô đơn, Đức Hồng Y thừa nhận, là một tình trạng không thể tránh của cuộc sống con người, đồng thời là một lời mời gọi hướng về Thiên Chúa để được ủi an.

ĐHY nói, với tư cách là Kitô hữu, Ngày Thế giới dành riêng cho ông bà và người già mời gọi chúng ta gạt bỏ nền văn hóa vứt bỏ của mình và thể hiện “sự dịu dàng và quan tâm trìu mến” đối với những thành viên mong manh nhất trong cộng đồng của chúng ta.

Cầu nguyện chuẩn bị cho Năm Thánh

Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao tuổi năm 2024 diễn ra trong Năm Cầu nguyện, năm mà Đức Thánh Cha kêu gọi để giúp người Công Giáo chuẩn bị cho Năm Thánh 2025.

Đức Thánh Cha đã ấn định Ngày Thế giới vào năm 2021 sẽ diễn ra vào Chúa nhật thứ tư của tháng 7, gần lễ Thánh Goan Kim và Anna, ông bà ngoại của Chúa Giêsu.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mùa Chay 2024 _Giáo miền Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội
BTTGx. Tụy Hiền
06:02 15/02/2024
Khai mạc Mùa Chay Thánh 2024 tại Giáo miền Tuỵ Hiền Tgp. Hà Nội

Xem Hình

Hôm nay thứ Tư ngày 14 tháng 02, bổn đạo giáo miền Tuỵ Hiền cùng chung nhịp đập với toàn thể Giáo hội bước vào Mùa Chay Thánh 2024 bằng Lễ Tro.

Bài hát : Mùa Chay đã về rồi bạn ơi… vang lên, dẫn cộng đoàn bước vào Thánh lễ. Khung cảnh phụng vụ trên cung thánh, các bài đọc như thôi thúc cộng đoàn ăn chay, cầu nguyện và làm phục ngay lập tức không trì hoãn trong Mùa Chay này. Cả 7 nhà thờ thuộc hai xứ đều có Thánh lễ do các cha cử hành.

Cha xứ An-tôn đã cắt nghĩa ý nghĩa từ việc đốt lá dừa làm phép dịp Lễ Lá năm trước để lấy tro làm phép xức trên đầu hôm nay, đến ý nghĩa của việc dùng tro trong phụng vụ Lễ Tro ngày đầu Mùa Chay, liên hệ với Sứ điệp Mùa Chay của Đức Thánh Cha gửi cho cộng đoàn dân Chúa năm 2024. Từ đó rút ra bài học thực hành cho mọi người trong Mùa Chay này. Tất cả cộng đoàn gia tăng nguyện ngắm cùng với việc ăn chay và làm phúc. Các gia đình quyết tâm đọc kinh tối, các thành viên hội đoàn cầu nguyện liên đới theo hội trong năm canh tân đời sống hội đoàn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuổi già Hồng Phúc
Phạm Bá Nha
15:38 15/02/2024
TUỔI GÌA LÀ HỒNG PHÚC

Người ta có cái nhìn tuổi già đậm nét u ám, đen tối, bi quan : bệnh tật, sức khỏe suy yếu, khó ăn khó ở, gần đất xa trời. Vì thiếu mạc khải của Thiên Chúa soi dẫn và không nhìn vào gương sáng hiện tại. Đâu có biết tuổi gìa là tuổi hồng phúc, Chúa ân thưởng mới có.

THIÊN CHÚA CHĂM SÓC NGƯỜI CAO NIÊN

Người cao niên, theo Thánh Kinh rất đáng trân trọng, nể vì, tuổi già không còn là ngõ cụt:
Còn trẻ con không lo dành dụm
Về già đâu ra mà có
Người cao niên phán đóan, bậc kỳ lão chỉ bảo,
thật đẹp đẽ biết bao !
Sự khôn ngoan của các vị bô lão,
Tư tưởng của các bậc danh nhân
Thật đẹp chừng nào !
Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho bậc bô lão
Lòng kính sợ Đức Chúa là niềm hãnh diện của các ngài.
(Hc 25, 3-6)

Phải kính trọng tuổi già, vì các ngài là hình ảnh Thiên Chúa. Sách Huấn Ca dùng cả chương 3, (1-29) dạy bảo con trong nhà :
- nghe cha chỉ dạy (c. 1-2),
- thờ kính (3-6) và phục vụ (7),
- thảo kính, săn sóc, để được phúc lành (8-16),
- yêu mến, sẽ được yêu lại, tự hạ xử thế (17-24)
- gặp bất hạnh khi phạm lỗi phạm (25-29)

Chúa tín nhiệm, đặt Phêrô làm thủ lãnh và có lần tiên báo về ‘tử đạo’ của vị đứng đầu Giáo Hội : Khi còn trẻ, con tự thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý, nhưng khi về già, anh sẽ phải dang tay ra, cho người khác thắt lưng và dẫn đến nơi anh đến nơi anh không muốn (x. Ga,21, 15-19)

Tuổi già biểu tượng vĩnh cửu

Cụ già ngôn sứ Simeon, để lại bài kinh bất hủ, ‘Nunc Dimittis’, mãn nguyện sau khi đã được diễm phúc ẵm Hài Nhi Giêsu (Lc 2, 29-32)
Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa
xin để tôi tớ này ra đi
Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
Chúa đã dành sẵn cho muôn dân :
Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại
Là vinh quang của Israen dân Ngài.

Trưởng tộc Dacaria, ‘mở miệng được’ liền cất tiếng bài ca ‘Chúc Tụng’ (Benedictum) (Lc 1, 67-79)
Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israen
đã viếng thăm cứu chuộc dân Người
Từ dòng dõi trung thần Đavit
Người đã cho xuất hiện
Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta
Như Người đã cho xuất hiện
mà phán hứa tự ngàn xưa
sẽ cứu ta khỏi địch thù
thoát tay mọi kẻ hằng gian ác
sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
và nhớ lại lời xưa giao ước
Chúa đã thề với tổ phụ Abraham
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù
và cho ta chẳng còn sợ hãi
để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người
mà phụng thờ Người suốt cả đời ta
Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu
là ngôn sứ của Đấng Tối Cao
con sẽ đi trước mở lối cho Người
bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ
là tha cho họ hết mọi tội khiên
Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn
cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta
Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối
và trong bóng tối tử thần
dân ta bước vào đường nẻo bình an.

Bà Elisabeth và Đức Mẹ hai chị em gặp nhau, cùng chung cất tiếng tung hô bài ‘Ngợi Khen’ (Magnificat, Lc 1, 46-55)
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần khí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi
Phận nữ tỳ hèn mọn
Người đoái thương nhìn tới
Từ nay hết mọi đời
Sẽ khen tôi diễm phúc
Đấng toàn năng đã làm cho tôi
Biết bao điều cao cả
Danh Người thật chí thánh chí tôn
Đời nọ tới đời kia
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh
Dẹp tan phường lòng trí kiêu căng
Chúa hạ bệ những ai quyền thế
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư
Người giàu có, lại đuổi về tay trắng
Chúa độ trì Israen, tôi tớ của Người
Như hứa cùng cha ông chúng ta
Vì Người nhớ lại lòng thương xót
Dành cho tổ phụ Abraham
Và cho con cháu đến muôn đời
Sáng danh Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có
và đời đời chẳng cùng. Amen. (Kinh Catena, Legio)

Người già được Thiên Chúa chúc phúc

Mở Thánh Kinh, mới thấy Thiên Chúa chúc phúc đầy dư cho: Daniel (Dn 7, 9), 24 kỳ lão (Kh 4,4), tiên tri Anna (x. Lc 2, 36), Các nhà thông thái trong đền thờ (x. Lc 2, 39-46) vẫn được Các Tông Đồ, trừ Gioan, vị nào cũng cao tuổi lại đầy thiện chí, hoạt động đắc lực…cho Tin Mừng. Các trường hợp cụ thể khác trong Thánh Kinh

1)Thiên Chúa qúi trọng người lớn tuổi, được diễn tả: Tóc bạc là triều thiên trên đầu vinh hiển, miễn ta thấy trong công bình (Cn 16, 31). Họ được lệnh Trước mặt người tóc bạc, ngươi hãy đứng dậy, kính người già cả và kính sợ Thiên Chúa ngươi (Lv 19,32)

2)Vì nguyên tổ sai phạm nên con người sẽ chịu tai hại khi về tuổi già : đổ mồ hôi, trở về tro bụi (x. St 3, 17-19)

3) Thiên Chúa sẽ lau nước mắt họ (người già), không còn sự chết, tang tóc, đau khổ, kêu than và đau khổ (Kh 21,4)

4) Phaolo sau khi trở lại, được chọn vào hàng ngũ các Tông Đồ (x. Cv 9, 20-22)

5)Thánh Phaolô chú ý tới đạo yêu thương, khuyên :
-Thật cam go, đến lúc, người ta ích kỷ tham tiền bạc, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tính, tàn nhẫn …nhưng hình thức đạo thánh thì còn giữ. (x. 2Tm 3,1-3)
- Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là chu toàn lề luật (Gl 6, 2)
- Hãy tôn kính cha mẹ, để các ngài được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất (Ep 6, 2-3)
- Đừng nặng lời với cụ già…coi cụ như cha mẹ, coi thanh niên như anh em.. (x. 1Tm 5, 1-3)
- Tông đồ Philippe rưởi tội và tín nhiệm viên thái giám, nhiều tiền, lớn tuổi (x. Cv 8, 26-40)

MỤC VỤ NGƯỜI CAO NIÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ

Ngày nay trong các gia đình bớt ngược đãi các người cao niên vì con cháu cho rằng các ngài là ‘ánh mát che đầu, là ánh sáng soi đêm’. ĐGH Phanxicô năm nay 86 tuổi, làm việc như người trẻ.

Tại hội trường Phaolô VI, 18.10.2016, với 7.000 người, ĐGH nhấn mạnh, người già là kho tàng qúi báu, có sứ mạng đặc biệt: lòng trìu mến, biết ơn và qúi trọng. Người già là phần thiết yếu của cộng đồng kitô hữu và xã hội. Người già phải giúp người trẻ nhìn về tương lai. Dù ở hoàn cảnh thử thách khó khăn nhất, cũng đừng mất niềm tin. Nhất là các nước đang bị bách hại. ĐGH khích lệ người già hãy tìm đến người trẻ. ĐGH khen các xứ đạo có tổ chức chăm

ĐGH Phanxico được mời tham dự Hội Nghị Quốc Tế về chăm sóc mục vụ cho người cao niên, 29 -31.1. 2020, tại Roma, với chủ đề ‘sự phong phú của nhiều năm sống’ do bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức. ĐHY Kevin Farrelli Bộ Trưởng Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, trưởng ban tổ chức, cho biết: Người già thường bị quên lãng, bỏ rơi, sống lẻ loi. Làm sao, để các vị cao niên chủ động, vì có nhiều năm kinh nghiệm. Hội nghị muốn các ngài trở thành những nhà truyền thông Tin Mừng.

ĐGH đã tiếp kiến các thành viên hội nghị, 31.1. Gặp các thành viên, ĐTC nói: Tuổi già không phải là chứng bệnh mà đặc ân. Các giáo xứ đã bỏ phí nguồn tài nguyên vĩ đại mỗi ngày một lớn khi họ làm ngơ các thành viên cao niên. Thiên Chúa muốn viết trang sách thánh thiện và cầu nguyện của họ. Đừng bao giờ về hưu đối với Tin Mừng. Đừng rút mái chèo vào thuyền.

Bài tham luận tại đại hội ĐTC phát biểu: Sự phong phú của nhiều năm sống là kinh nghiệm, lịch sử của từng người. Đó là kho báu của ông bà. Cuộc sống là hồng phúc, đặc ân kéo dài chính mình cho người khác. Tuổi già có những nét đặc biệt của nhân loại. Giáo Hội có kế hoạch mục vụ với người già, có tình yêu Thiên Chúa, trong liên hệ với nhau. ĐGH giải thích mục vụ tuổi già chi tiết:

-Sự phong phú tuổi già là giàu có của mọi người, sau nhiều năm sống.
-Sự hiện diện người cao niên tạo nên tính mới lạ, thay đổi.
-Hoạt động mục vụ phải có người lớn tuổi
-Người già là khí cụ ơn cứu độ. Già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, càn lá xanh rờn. (Tv 91, 15)
- Giáo Hội chia sẻ của các thế hệ về kế hoạch tình yêu Thiên Chúa
(Vietcatholic net.31.1.2020)

ĐGH kêu gọi trong lễ 30.9. 2019, tại Santa Marta: Phải chăm sóc các vị cao niên và tuổi trẻ. Vì họ là hy vọng cho đất nước và Giáo Hội. Bỏ rơi họ không phải dấu chứng hiện diện Thiên Chúa. Đó là văn hóa vứt bỏ. Chăm sóc các vị cao niên và tuổi trẻ là bảo đảm tương lai, sống văn hóa hy vọng. Văn hóa hiện diện Thiên Chúa. Người già sẽ có giấc mơ và người trẻ có nhiều thị kiến.

Mới đây, 17.3.2020, trong lễ trực tuyến, ĐTC tỏ ý gần gũi với những người già trong đại dịch Covid 19. ĐTC xin mọi người cầu những người đang đau khổ cô đơn nội tâm. Trong giảng lễ, ĐTC nhắc đến sự hiệp nhất trong cầu nguyện, xin gì thì Cha trên trời, sẽ ban cho (x. Mt 18, 19). Chúng ta được yêu cầu làm hòa với ai sai phạm đến mình (x.Mt 5, 24)

Ngày 1.5.2020, ông Tổng LHQ, Antonio Guterres, gửi sứ điệp, phát động về chính sách mới quyền lợi, phẩm giá trong và sau thời gian dịch Cavid 19. Trong những ngày này người già bị tổn thương nguy cơ tử vong nhiều, gấp 5 lần người trẻ. Dịch virus nguy hại hơn nghèo đói và bệnh thông thường. LHQ nhấn mạnh cả người già trẻ đều hưởng quyền lợi nhân phẩm và y tế như nhau.

ĐTC thành lập Ngày Thế Giới cho Ông bà người Cao Niên

Chúa Nhật 31.1.2021, trong buổi đọc kinh Truyền Tin, ĐGH Phanxicô truyên bố thành lập Ngày Thế Giới cho Ông bà người Cao Niên, kể từ năm nay. Ngày Thế Giới này ấn định vào Chúa Nhật trong tháng 7, trước lễ Thánh Gioan Kim và Thánh Anna. Năm nay, là 25.7.2021.


Lý do thành lập vì người già hay bị lãng quên, và chúng ta quên sự sang giàu phong phú của việc giữ gìn cỗi nguồn dân tộc. Ông bà hỗ trợ dễ dàng con cháu thực hiện ước mơ. ĐGH nhấn mạnh, chăm sóc mục vụ tuổi già là ưu tiên và cấp bách. Chúng ta phải qúy trọng tinh thần văn hóa 1ưu truyền.

Ngày 23.7.2023, thánh lễ lần thứ 3, ngày dành cho Ông Bà và Người Cao Niên có chủ đề: ‘LTX của Ngài trải dài từ đời này sang đời khác’ gợi trong Lucas. Đức Phanxicô suy tư giảng về 3 dụ ngôn: Kẻ gieo giống, Cỏ Lùng và Nắm Bột. Như tuổi già trong cuộc đời thiện ác xen kẽ nhưng vẫn chiến đấu ‘Cùng nhau tiến lên dù gặp chông gai’. Tuổi già giá là ân huệ, nơi nương tựa cho con cháu. ĐGH kêu gọi tuổi già ‘kiên nhẫn, chịu đựng, hòa giải, tin tưởng, nơi ấm áp’. Cuối lễ, ĐTC nhờ Ông Bà trao Thánh Giá (JMJ) tượng trưng cho con cháu (https Vaticannews/ 2023-07/ Pope Francis)

Vatican ban hành tài liệu về tuổi già

Ngày 9. 2.2021, Hàn Lâm Viện Vatican về Sự sống ban hành tài liệu “Tuổi già: tương lai của chúng ta. Tình cảnh của người già sau đại dịch”. Tài liệu đề xuất suy tư về các bài đọc được rút ra từ đại dịch, về hậu quả của nó đối với hiện tại và tương lai. Tài liệu chỉ ra, trong làn sóng đầu tiên của đại dịch Covid-19. Chúng ta cần có một cái nhìn mới, cho phép xã hội chăm sóc người già. Tài liệu nhấn mạnh : Tuổi già là một hồng ân của Chúa, nguồn lực to lớn, thành tựu cần được bảo vệ cẩn thận, ngay cả khi căn bệnh trở nên không thể chữa trị và cần phải được chăm sóc cách đặc biệt. Đối với người trẻ, tài liệu gợi lên “cuộc gặp gỡ” làm cho xã hội đoàn kết hơn: gần gũi với ông bà và người già là mầu nhiệm của vĩnh cửu. Cần gần Thiên Chúa hơn và sống trong mối tương quan mật thiết với Người. Chăm sóc tinh thần cho người già, là thân mật với Chúa Kitô và chia sẻ đức tin là một nhiệm vụ bác ái. Văn kiện nêu rõ “Chỉ nhờ có người già mà người trẻ mới tìm lại được cội nguồn và cũng chỉ nhờ có người trẻ mà người già

SOI CHUNG NHỮNG TẤM GƯƠNG ĐỂ LẠI

Trang sử Hoa Kỳ để lại: Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington (1732-1799) và Tổng Thống Abraham Lincoln (1809-1865) là hai Tổng Thống có nhiều ấn tượng tốt với quần chúng Hoa Kỳ. ĐGH Benedicto XVI (thăm 2010), hiểu rằng, thời TT George Washington nền dân chủ không có giá trị có thể mất đi một linh hồn. Và thời TT Abraham Lincoln đã giúp quĩ và cho phép xây nhà thờ Công Giáo người da đen ngay ở Washinton DC, 1864. Nhà thờ còn tồn tại đến nay. Theo thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II khi thăm Mount Rushmore, 1995, nói : Mỗi thế hệ người Hoa Kỳ cần biết rằng tự do không phải chúng ta làm những gì chúng ta ưa thích, mà có quyền làm những gì nên làm. ĐGH Phanxico đến thăm Hoa Kỳ dịp 150 (2015) năm TT Lincoln bị ám sát. Ngài gọi TT là người bảo vệ tự do, làm việc không mệt mỏi dưới sự quan phòng của Chúa. Sẽ có ra đời mới của tự do. Một quốc gia có thể coi là tuyệt vời khi nó bảo vệ tự do như Lincoln đã làm. (Vietcatholic Network, 17.2.2020)

Nêu cao gương hôm nay. Ngày 4.5.2020, lúc 16g30, cư dân tại Assisi và Tieti, Ý, đã viết lời vĩnh biệt trong lễ an táng sr Anastasia Chrstian Malisa, 60 tuổi qua đời vì nhiễm Covid-19 khi phục vụ y tế. Sr là nữ tu dòng Chị Em khó nghèo Thánh Clara, thành phố Tieti, đến từ Phi châu, đã làm việc cho nhà trẻ, trường mẫu giáo và viện Dưỡng Lão Lucia, đã 34 năm. Sr bị dương tính, đem vào nhà thương Camilo, và từ trần 24.4.2020. Nhiều người biết và nhớ mãi sr có nụ cười ấm áp, âm thầm đầy tình người, nếp sống đơn sơ, dễ mến. Những lời bày tỏ nỗi buồn biết ơn với vị nữ tu suốt đời cho dân nghèo.

Theo tờ Avenire, tính đến 28.4.20 thì trong Ý có 118 linh mục và 154 bác sỹ nhiễm virus, qua đời. Khó mà thống kê nữ tu chết trong dịp này. Chỉ biết số nữ tu đông hơn linh mục.

Tin mới, 6.5.2020, tu viện Felicia ở Livonia, Michigan, Hoa Kỳ, chuyên chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi, đã có 11 người nhiễm dương tính Covid 19, qua đời, trong đó có : Sr Mary Luiza Wawryzniak, 99 tuổi, Sr Celine Marie Lesinski, 92 tuổi, Sr.Victoria Mary Indyk, 69 tuổi, y tá, đến từ Haiti. Cùng ngày, tại Thổ Nhĩ Kỳ, tin từ Listanbul. Bs giáo sư Công Giáo Murat Dilmener, bác sỹ của người nghèo, bất chấp các ly, Bs Dilmener dấn thân giúp bệnh nhân, bị Corona virus tấn công đã bỏ mình, 78 tưổi (Fides Agenzia, 6.5.2020)

Trong tập ‘Sức Mạnh Của Ơn Gọi’ (La Force de la Vocation, La Vie Consacrée Aujourd’hui) trò truyện với Lm Dòng Tên Fernado Prado Ayuro, ĐTC kể, khi công du Cộng Hòa Trung Phi : Một Sr 84 tuổi dẫn bé gái 3 tuổi đến gặp tôi nói : Sr đỡ đẻ bên Congo, 60 năm và đỡ 3.000 ca. Đứa bé này mẹ chết khi khó sinh, bé gọi sr 1à mẹ. Mỗi tuần Sr qua đây bằng cano, mua thực phẩm. Sr thật cảm kích.

ĐGH kể tiếp, ĐHY Hummes, nghỉ hưu, chủ tịch HĐGM Amazon nói : khi vào nghĩa trang, ngài thấy bia mộ các linh mục tu sỹ nam nữ đều qua đời tuổi còn rất trẻ. Ngài nói với tôi : ‘Tất cả những người ấy phải được tuyên thánh’. Nhưng tôi tin rằng mối nối kết giữa thánh hiến và thánh thiện được thấy rõ nơi những người ấy. Những con người được thánh hiến mỗi ngày, họ quên mình, họ là ‘những vị thánh ở kế bên’ như tôi diễn tả trong Tông Huấn ‘Hãy Vui Mừng ‘Gaudete et Exsultate’ (19.3. 1028). Đó là cách thức để sống rõ ràng bắt người ta suy nghĩ.

Trong khi đó, người Công Giáo tại Kenya, bầy tỏ lòng luyến tiếc sự ra đi của vị giám mục Emeritus Silas Njiru, giáo phận Meru. Khi về hưu Đức Cha về sống ẩn dật tại nhà Chân Phước Joseph Allamano, dành cho người già tại Torino, Ý. Đức Cha qua đời 28.4.20, thọ 92 tuổi. (Vatican News 5.5.20)

Tại Costa Rica, linh mục Geison Gerando Ortiz Martin, xuất thân từ gia đình nghèo, từ 15 tuổi đã làm việc tại lò bánh mì, mới làm linh mục được 10 năm, đang chính xứ thánh Rosa, Lima, bắc Costa Rica. Có sáng kiến, chính ngài bỏ tiền ra mở lò bánh mì, phát không cho dân chúng trong đại dịch hiện nay. Ngài nói với VietCatholic News rằng: không ai ra về tay không. Quả thật Ngài đã yêu mến đàn chiên (Vietcatholic News, 5.5.20)
Tóm lại, tuổi trẻ có thể nhanh nhẹn, tài giỏi… Nhưng vẫn thua ông bà về khôn ngoan, đạo đức, kinh nghiệm, nên cần phải chăm sóc tuổi già Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Cuối đời dừng lại quãng đường tưởng dài, mà thật ngắn, chóng qua. Xin cho các ngài chuẩn bị sẵn sàng lãnh nhận công phúc triều thiên xứng đáng, để khỏi : Vì ai được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay thiệt thân thì nào có lợi gì? (Lc 9, 25)

Và cùng cầu nguyện xin Chúa chúc phúc cho các vị cao niên :

Nguyện chúc Người thọ sánh vầng ô
Như bóng nguyệt đến muôn đời muôn kiếp
Mong người xuống tựa mưa sa nội cỏ
Ơn vũ lộ thấm nhuần cả đất đai (Tv 71, 5)
 
Hình ảnh chước cám dỗ
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
18:22 15/02/2024
Hình ảnh chước cám dỗ

Năm 2017 Đức thánh cha Phanxico đã đưa ra suy nghĩ khác về lời cầu trong kinh Lạy Cha. Ngài không cho rằng “ xin đừng dẫn chúng con sa vào chước cám dỗ “ là lời cầu nguyện tốt.

Trước đó bản dịch kinh Lạy Cha bằng tiếng Pháp xóa bỏ câu “ ne nous soumets pas la tentation-đừng để chúng con bị cám dỗ đè bẹp quật ngã “, nhưng thay bằng lời cầu xin “ ne nous laisse pas entrer dans la tentation-xin đừng để chúng con sa vào cạm bẫy của cám dỗ “

Theo ý tưởng đó Đức giáo hoàng Phanxico cho rằng như thế tốt hơn: Tôi bị vấp té ngã, nhưng không phải người để tôi sa vào cám dỗ. Một người cha không làm như thế. Trái lại người cha liền ra tay cứu giúp cho đứng chỗi dậy. Người cám dỗ chúng ta là ma quỷ.

Hình ảnh Chúa Giesu Kito bị cám dỗ như thế nào?

Phúc âm viết thuật lại: Chúa Giêsu phải đi vào sa mạc, nơi hoang địa sống trải nghiệm cho có kinh nghiệm tâm linh chịu để bị ma quỷ cám dỗ! ( Mc 1,12-.15).

Ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu, theo thánh sử Marco, là kẻ đóng vai trò đối ngược chống lại Thiên Chúa. Chúa Giêsu vào trong sa mạc hoang vu sống cô đơn một mình giữa khung cảnh sức mạnh của satan cám dỗ, của sự dữ bao vây. Và Ngài phải chống chọi để vượt qua. Đây là điều thánh sử Marco không muốn làm ngơ không viết thuật lại. Vì điều này thuộc về bản tính đời sống con người của Chúa Giêsu.

Điều này mang lại kinh nghiệm bản thân cho Chúa Giesu, mà sau này Ngài dạy các Tông đồ cầu nguyện : xin đừng để chúng con sa vào con đường sự cám dỗ. Như kinh thánh viết về Ngài:” Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách.” (Thư Do Thái 2,18).

Ngày xưa Kinh thánh cũng nói đến “ cám dỗ thử thách ”. Trường hợp điển hình tổ phụ Abraham bị thử thách “ mang con Isaak giết làm hiến lễ như Thiên Chúa đòi hỏi “ (St 22,1).

Abraham đã làm như ý Thiên Chúa. Nhưng thật may mắn phước đức, mạng sống của Isaak không bị sát hại. Vào giây phút chót chính Thiên Chúa sai Thiên Thần đến cứu giúp can ngăn không để Abraham cầm dao đâm giết chết Isaak.

Sự cám dỗ này được hiểu là sự thử thách về đức tin vào Thiên Chúa của Abraham. Trong trường bi thảm này Tổ phụ Abraham được trình bày là người sống gương mẫu có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, cho dù ông không hiểu được ý định chương trình của Ngài. Vì nào ai có thể hiểu được, dù là sứ mạng thần thiêng thánh đức, phải giết sát hại chính con của mình làm của lễ dâng hiến cho thần thánh?

Một hình ảnh gương mẫu khác về sự thử thách đức tin trong kinh thánh thuật lại là trường hợp đời sống của Ông Giop. Thiên Chúa để cho những bất hạnh đau khổ tệ nạn không thể tưởng tượng được xảy ra cho gia đình đời của ông.

Satan hiện hình là người vợ của ông, người bạn của ông trình bày xúi đòi hỏi ông phải chối bỏ đức tin vào Thiên Chúa trong lúc đau khổ sầu thảm. Nhưng Ông nhất quyết không làm chiều theo cám dỗ của Satan ma quỷ xúi bày ra.

Giop một mực giữ vững lòng tin tưởng trông cậy vào Thiên Chúa. Lòng xác tín trung thành của ông thể hiện qua câu tuyên tín thời danh làm phương châm đạo đức khôn ngoan cho con người trên trần gian qua mọi thế hệ thời đại xưa nay :“Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. ĐỨC CHÚA đã ban cho, ĐỨC CHÚA lại lấy đi: xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA!”
Trong tất cả những chuyện ấy, ông Gióp không hề phạm tội cũng không buông lời trách móc phạm đến Thiên Chúa.”( Sách ong Giop 1,1-22).

Vậy ai là người cám dỗ chúng ta? Satan ma quỷ hay Thiên Chúa?

Đức Giáo Hoàng Phanxico đã xác định: Satan ma quỷ là thủ phạm của cám dỗ, còn Thiên Chúa là người cứu giúp chữa lành “ Thiên Chúa là người cha nhân lành, như thư của Thánh Tông đồ Giacobe : Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: “Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ”, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu, và chính Người cũng không cám dỗ ai.”( Thư Giacobe 1,13)

Thực tế đời sống con người xưa nay luôn sống trong vòng bị thử thách chịu đau khổ, như trường hợp của Tổ phụ Abraham, của Ông Giop trong kinh thánh thuật lại. Và luôn còn không biết bao nhiêu trường hợp xưa nay rất nhiều người đã đang và sẽ gặp phải những vướng mắc thử thách cám dỗ với những mức độ cay đắng cực kỳ đau khổ khốc liệt khác nhau dưới những hình thức thay đổi khác nhau…

Dĩ nhiên trong hoàn cảnh đau khổ bị thử thách con người sinh ra hoang mang chao đảo, có khi muốn rời xa bỏ đức tin vào Thiên Chúa nguồn sự sống, nguồn ơn cứu giúp.

Nhưng hình ảnh Thiên Chúa của đức tin Kito giáo nói cho biết, con người chúng ta qua đau khổ thử thách sẽ đạt được vinh quang sự phục sinh sống lại với Thiên Chúa.

Mỗi khi đọc lời cầu nguyện của kinh Laycha: xin chớ để chúng con sa vào cạm bẫy chước cám dỗ là muốn thân thưa cùng Chúa: Xin Chúa gìn giữ con trước những cám dỗ thử thách. Xin cứu giúp con, lúc con gặp thử thách. Xin đừng để sự thử thách vượt quá sức chịu đựng của con. Nếu không, con có thể rơi vào hồ nghi lầm lạc rồi bỏ xa lìa đức tin vào Chúa.

Và trong dân gian có kinh nghiệm khôn ngoan như kim chỉ nam cho đời sống:Lửa thử vàng, gian nan thử đức!

Lời cầu xin nơi kinh LạyCha đọc hằng ngày, và kinh nghiệm khôn ngoan của dân gian như kim chỉ nam khích lệ giúp tinh thần thêm sức mạnh can đảm trên con đường đời sống làm người về mặt thể lý, cũng như tinh thần tâm linh cho hôm nay và ngày mai.
 
VietCatholic TV
Mất nhiều tàu, Hạm đội Hắc Hải bỏ chạy. Tân Tổng Tư Lệnh nhận định. Nga suy yếu, TQ đòi lại lãnh thổ
VietCatholic Media
03:42 15/02/2024


1. Hạm đội Hắc Hải của Nga buộc phải thay đổi chiến thuật sau khi Ukraine phá hủy tàu

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Fleet Forced to Change Tack After Ukraine Destroyed Ship”, nghĩa là “Hạm đội Hắc Hải của Nga buộc phải thay đổi chiến thuật sau khi Ukraine phá hủy tàu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một quan chức Kyiv cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga đã buộc phải thay đổi chiến thuật sau khi các thuyền không người lái của hải quân Ukraine phá hủy tàu hộ tống mang hỏa tiễn Ivanovets của họ gần Crimea hồi đầu tháng này.

Dmitry Pletenchuk, phát ngôn viên của hải quân Ukraine, cho biết trên truyền hình quốc gia hôm thứ Hai rằng hạm đội quý giá của Putin hiện đang chuyển trọng tâm, từ thực hiện các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine sang tập trung bảo vệ các căn cứ, huấn luyện thủy thủ và giám sát vận chuyển dân sự, hãng tin Ukraine NV đưa tin.

Pletenchuk nói: “Người Nga đã dành nhiều ngày để suy nghĩ và phân tích vụ việc xảy ra với tàu hỏa tiễn Ivanovets của họ”. “Ngay cả quá trình huấn luyện cũng bị đình chỉ, đây vốn là một quyết định không chuẩn mực đối với Hạm đội Hắc Hải.”

Tàu Ivanovets bị thuyền không người lái của hải quân Ukraine đánh chìm vào ngày 1 tháng 2. Ukraine công bố đoạn phim cho thấy một “cái bẫy” mà lực lượng của họ đặt ra cho tàu Ivanovets trong một hoạt động vào ban đêm.

Đây là tàu thứ 26 của Nga bị Ukraine tấn công thành công kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2/2022, theo hãng tin độc lập The Insider của Nga.

Ukraine đã tấn công vào Hạm đội Hắc Hải trong suốt cuộc chiến khi lực lượng này tìm cách đảo ngược việc sáp nhập Crimea năm 2014 của Putin, nơi đóng vai trò là trung tâm hậu cần trung tâm của Mạc Tư Khoa cho các lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine. Kỳ hạm Moskva của nó đã bị tấn công và đánh chìm vào tháng 4 năm 2022. Vào tháng 9 năm 2023, một cuộc tấn công hỏa tiễn của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol được cho là đã giết chết một số sĩ quan chỉ huy và phá hủy một tàu ngầm Nga.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Phát ngôn nhân hải quân Ukraine Pletenchuk cho biết Nga hiện đang triển khai các tàu của Hạm đội Hắc Hải “chủ yếu vì lý do an ninh” và đang “chuyển các tàu đến các cảng khác, bao gồm cả Tuapse và Sochi”.

Vào tháng 10, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Hạm đội Hắc Hải của Nga đang rời cảng Sevastopol ở Crimea để đến Novorossiysk ở Krasnodar Krai ở miền nam nước Nga và cảng hải quân Nga ở Feodosia trên bán đảo bị sáp nhập, trong bối cảnh Ukraine đang có một loạt cuộc tấn công.

Các hình ảnh cho thấy các tàu khu trục Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov của Nga, 3 tàu ngầm diesel, 5 tàu đổ bộ lớn, một số tàu hỏa tiễn nhỏ, một tàu đổ bộ lớn, tàu quét mìn và các tàu nhỏ khác đã được di dời khỏi Sevastopol.

Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại, một think tank của Mỹ, ngày 7/2 đánh giá Hạm đội Hắc Hải đã điều chỉnh tư thế trong suốt cuộc chiến ở Ukraine để phục vụ cho một cuộc xung đột tiêu hao sinh lực.

Phân tích cho biết quyền tối cao của Nga ở Hắc Hải đã bị tranh chấp trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột bởi năng lực chống tàu mặt nước và máy bay không người lái của Ukraine, điều này đã tạo ra một hình thức “từ chối trên biển”.

Viện nghiên cứu cho biết thêm: “Phạm vi các nhiệm vụ do Hạm đội Hắc Hải thực hiện đã tăng lên theo thời gian để bao gồm nhiều nhiệm vụ bảo vệ và phát hiện hơn, trong khi phòng thủ chủ động vẫn là thế trận chung trên biển”.

2. Syrskyi: Cuộc chiến này làm tăng đáng kể tầm quan trọng của công nghệ đối với quân đội và trên chiến trường

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, đã nói điều này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ZDF của Đức, Ukrinform đưa tin.

“Chúng ta hiện đang thấy vai trò của máy bay không người lái… ngày càng tăng vì số lượng sử dụng chúng của cả hai bên ngày càng tăng. Trên thực tế, chúng tôi thấy rằng máy bay không người lái đang di chuyển liên tục trên toàn bộ khu vực chiến đấu. Cuộc chiến này làm tăng đáng kể tầm quan trọng của tiến bộ công nghệ trong Lực lượng vũ trang và quá trình đấu tranh vũ trang”, Syrskyi nhấn mạnh.

Ông nói thêm rằng “chúng tôi đã thấy việc sử dụng các nền tảng robot trên mặt đất, các mô-đun được điều khiển từ xa, điều này một lần nữa giúp cứu sống các quân nhân của chúng tôi.”

Syrskyi lưu ý: “Có nghĩa là cuộc chiến đang bước vào một giai đoạn mới.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine lưu ý rằng cuộc chiến tranh Nga-Ukraine là “cuộc chiến không chỉ của con người mà còn của các nền kinh tế”.

“Tất nhiên, khi xảy ra một cuộc chiến ở quy mô này, ở phạm vi này… đó là cuộc chiến không chỉ của con người mà còn của các nền kinh tế. Và ở đây nền kinh tế của tập thể phương Tây sẽ giúp chúng tôi vì chúng ta đang sử dụng thứ quý giá nhất mà chúng tôi có - là con người của chúng tôi. Đây là tương lai của đất nước chúng tôi”, Syrskyi nói, trả lời câu hỏi về vũ khí Ukraine nhận được từ phương Tây.

3. Nga mất nhiều xe tăng ở Ukraine hơn số xe tăng hoạt động trước chiến tranh

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Has Lost More Tanks in Ukraine Than Were Operational Pre-War: IISS”, nghĩa là “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết Nga mất nhiều xe tăng ở Ukraine hơn số xe tăng hoạt động trước chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một tổ chức tư vấn hàng đầu, Nga đã mất nhiều xe tăng trên chiến trường ở Ukraine hơn số xe tăng hoạt động khi lực lượng Mạc Tư Khoa vượt biên giới để bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Nga đã mất khoảng 1.120 xe tăng trong năm qua trong cuộc chiến mệt mỏi ở Ukraine, Bastian Giegerich, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, gọi tắt là IISS, có trụ sở tại Luân Đôn, nói với giới truyền thông hôm thứ Ba. Ông nói thêm, Mạc Tư Khoa đã mất khoảng 2.000 xe thiết giáp chở quân và xe chiến đấu bộ binh trong 12 tháng qua.

“Tổn thất xe tăng kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu hiện có thể lên tới 3.000 chiếc”. “Nói một cách dễ hiểu, tổn thất xe tăng chiến trường của Nga lớn hơn con số mà họ có khi phát động cuộc tấn công vào năm 2022.”

Nhưng tổ chức tư vấn đánh giá rằng Mạc Tư Khoa có khả năng duy trì đội xe tăng của mình bằng các phương tiện phẩm chất thấp hơn trong vài năm.

Công bố báo cáo “Cân bằng quân sự” hàng năm, được coi là số liệu chính thức về lực lượng vũ trang thế giới, tổ chức nghiên cứu này cho biết Nga hiện có khoảng 1.750 xe tăng chiến đấu chủ lực đang hoạt động thuộc nhiều mẫu khác nhau, từ T-55 đến T-90 hiện đại. Nó còn vài ngàn cái nữa trong kho.

Khi lễ kỷ niệm hai năm hai năm chiến tranh tổng lực đang đến gần vào tuần tới, những tháng xung đột tiêu hao đã gây thiệt hại nặng nề cho cả lực lượng mặt đất của Nga và Ukraine. Các số liệu từ IISS là chỉ số mới nhất về tác động của nỗ lực xâm lược đối với các lực lượng vũ trang Nga khi nước này tiến hành các cuộc tấn công tại một số điểm dọc chiến tuyến.

Vào tháng 2/2023, IISS đánh giá Nga đã mất tới một nửa số xe tăng chiến đấu chủ lực trong năm đầu tiên của cuộc chiến mở rộng. Vào cuối tháng 1, James Heappey, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh, nói với các nhà lập pháp Anh rằng Luân Đôn ước tính tổng thiệt hại về xe tăng của Nga là hơn 2.600, với khoảng 4.900 xe thiết giáp bị phá hủy.

Tính đến thứ Ba, quân đội Ukraine ước tính tổn thất xe tăng của Nga là 6.424.

Để bù đắp những tổn thất lớn, Nga đã rút xe tăng khỏi kho và đặt ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào tình thế sẵn sàng chiến tranh, có thể bổ sung thêm lượng xe tăng trong khi phải hứng chịu các cuộc tấn công liên tục từ lực lượng Ukraine. Putin cho biết hồi đầu tháng này rằng sản lượng xe tăng nội địa của Nga đã tăng gấp 5 lần kể từ tháng 2 năm 2022.

Giegerich cho biết: “Mạc Tư Khoa có thể bổ sung, nhưng trong hầu hết các trường hợp, các phương tiện xuất xưởng từ các cơ sở sản xuất của Nga đều không phải là mới.

IISS cho biết thêm, Nga đã bắt đầu hy sinh phẩm chất để lấy số lượng xe tăng của mình. Chính phủ Anh trước đây từng gợi ý Mạc Tư Khoa có thể sản xuất khoảng 100 xe tăng chiến đấu chủ lực mỗi tháng, giúp hỗ trợ các cuộc tấn công của Nga trong tương lai gần.

Mạc Tư Khoa đã phải chịu tổn thất nặng nề về xe tăng và xe thiết giáp trong cuộc tấn công vào thành phố Avdiivka của Donetsk, phía tây bắc thủ đô khu vực, Thành phố Donetsk, kể từ ngày 10 tháng 10.

Bộ Quốc phòng Anh tháng trước cho biết, từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 1, Nga đã mất tới 365 xe tăng và 700 xe thiết giáp khi cuộc tấn công vào Avdiivka gia tăng. Ukraine đã chia sẻ những hình ảnh mà họ cho là ảnh chụp nhanh hàng loạt xe tăng và phương tiện của Nga rải rác trên vùng đất xung quanh Avdiivka.

Nga đã liên tục tiến quân xung quanh Avdiivka, một khu định cư quan trọng về mặt chiến lược và mang tính biểu tượng mà Ukraine đã chiến đấu hết mình để bảo vệ. Mạc Tư Khoa đã giành được lãnh thổ xung quanh Avdiivka, với hy vọng cắt đứt tuyến đường tiếp tế chính cho lực lượng của Kyiv trong thành phố.

Lực lượng xe tăng của Ukraine đã thay đổi trong hai năm qua, viện trợ của phương Tây bổ sung cho các phương tiện thời Liên Xô của nước này những xe tăng tiêu chuẩn NATO. Theo IISS, Kyiv có khoảng 937 xe tăng tính đến đầu năm 2024, bao gồm một số mẫu xe tăng Leopard do Đức sản xuất.

“Nhìn chung, chúng tôi ước tính rằng hai năm sau cuộc xâm lược toàn diện, số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực phục vụ trong lực lượng vũ trang Ukraine vẫn gần mức trước chiến tranh”, trong khi số lượng xe thiết giáp khác tăng lên do viện trợ quân sự của phương Tây.

IISS cho biết phẩm chất thiết bị của Ukraine đã được cải thiện nhờ viện trợ của phương Tây như xe tăng tiêu chuẩn NATO, mặc dù điều này gây phức tạp cho công tác hậu cần liên quan đến việc triển khai các bộ thiết bị mới.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba cho biết Ukraine đã mất gần 15.000 xe tăng và xe chiến đấu bọc thép trong gần 24 tháng chiến tranh.

4. Thủ tướng Shmyhal cho biết Ukraine đã tăng sản lượng máy bay không người lái lên 100 lần

Ukraine đã tăng sản lượng máy bay không người lái lên gấp trăm lần nhờ quy định lập pháp hiệu quả sau khi 20 luật và quy định đã được thông qua.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã nói điều này tại cuộc họp chính phủ hôm thứ Tư, diễn ra ở miền đông Ukraine.

Shmyhal cho biết mục tiêu của Ukraine là sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine dựa trên sự đổi mới và công nghệ. Theo ông, vũ khí hiện đại đánh trúng đối phương là chìa khóa thắng lợi trong tương lai của đất nước.

“Trước hết, chúng ta đang nói về sự phát triển của cụm Công nghệ Quốc phòng, về việc mở rộng quy mô sản xuất máy bay không người lái thuộc các loại khác nhau, tác chiến điện tử và các tài sản khác cần thiết cho mặt trận. Đất nước này đã thực hiện một cuộc cách mạng thực sự trong việc quản lý việc tạo ra máy bay không người lái. Hai mươi điều luật và quy chế đã được thông qua, nhờ đó mà sản lượng đã tăng gấp trăm lần. Bộ máy quan liêu đã được loại bỏ và có sự cạnh tranh thực sự giữa khoảng 200 công ty tư nhân trong lĩnh vực máy bay không người lái”, Shmyhal nói.

Ông nói thêm rằng ngân sách nhà nước năm nay dự tính 40 tỷ tiền Ukraine cho việc mua máy bay không người lái.

“Và đây không phải là giới hạn,” Shmyhal nói.

Ông lưu ý rằng những diễn biến mới nhất đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.

“Các máy bay không người lái trên biển đã làm tê liệt hạm đội địch ở Hắc Hải và bảo đảm an toàn cho hành lang hậu cần trên biển. Chỉ trong sáu năm, máy bay không người lái tấn công đã tấn công hơn 14.000 mục tiêu, bao gồm thiết bị, hệ thống phòng không, tác chiến điện tử và công sự của Nga”, ông nói thêm.

Trong bối cảnh này, Shmyhal nhớ lại rằng vào ngày 6 tháng 2, Tổng thống Volodymyr Zelensk đã ra lệnh thành lập Lực lượng Hệ thống Không người lái như một nhánh riêng của Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Shmyhal cho biết: “Bằng cách này, tiềm năng của máy bay không người lái khi tương tác với các nhánh khác của quân đội sẽ được sử dụng ở mức cao nhất”.

Như đã đưa tin trước đó, Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng phụ trách Đổi mới, Phát triển Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Ukraine kiêm Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số, cho biết Ukraine năm nay sẽ sản xuất hàng ngàn máy bay không người lái tầm xa có khả năng tấn công sâu vào Nga.

5. Trung Quốc để mắt tới vùng Viễn Đông của Nga khi 'Bài học lịch sử' của Putin phản tác dụng

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Eyes Russia's Far East as Putin's 'History Lesson' Backfires”, nghĩa là “Trung Quốc để mắt tới vùng Viễn Đông của Nga khi 'Bài học lịch sử' của Putin phản tác dụng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

“Bài học lịch sử” của Putin trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Tucker Carlson đã thúc đẩy một số người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc yêu cầu trả lại thành phố cảng Vladivostok.

Trên Vi Bác, một nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc giống như X, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã xem xét kỹ lưỡng cuộc phỏng vấn dài của Putin về quan hệ Nga-Ukraine và nó liên quan như thế nào đến các yêu sách lãnh thổ của họ. Putin cố gắng biện minh cho quyết định tấn công Ukraine của Điện Cẩm Linh trong cuộc phỏng vấn với Carlson ở Mạc Tư Khoa hôm 6/2.

Trung Quốc có yêu sách lịch sử đối với Vladivostok, vùng đất được trao cho Nga hoàng vào năm 1860 như một phần của Hiệp ước Bắc Kinh. Theo hiệp ước, ranh giới giữa Trung Quốc và Nga được thiết lập dọc theo sông Amur và Ussuri, giúp Nga tiếp cận Vladivostok, một thành phố cảng lớn ở Viễn Đông của Nga.

Trung Quốc chưa chính thức ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine, nhưng Bắc Kinh đã cung cấp hỗ trợ tài chính.

Trong những năm gần đây, một phong trào giữa các bộ phận người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đã nổi lên, yêu cầu Nga trả lại Vladivostok cho Trung Quốc. Những tuyên bố này càng được tăng cường bởi cuộc phỏng vấn của Putin, trong đó ông đối chiếu nền tảng lịch sử được cho là của nhà nước Nga, mà ông nói là có từ thế kỷ thứ 9, với “phát minh” của Ukraine vào thế kỷ 20.

Robert Wu, một người dùng mạng xã hội đến từ Trung Quốc, cho biết trên X, : “Theo lịch sử, Nga nên trả lại cho chúng tôi Vladivostok và vùng lãnh thổ rộng lớn đã bị đánh cắp cách đây 100 năm”.

Bắc Kinh đã chính thức cấm sử dụng X ở Trung Quốc, nhưng cư dân mạng sử dụng Mạng riêng ảo hay VPN vẫn có thể truy cập nền tảng này.

Một người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc khác chỉ ra rằng Nga có những vùng lãnh thổ mà các triều đại đế quốc Trung Quốc trước đây đã kiểm soát.

“Đi xa hơn, Mông Cổ và Siberia thuộc Nga ngày nay đều là lãnh thổ của Trung Quốc vào thời nhà Đường với thủ đô ở Tây An”, một người dùng mạng xã hội viết. Nhà Đường có từ thế kỷ thứ 7.

Các chuyên gia Trung Quốc khác bày tỏ sự hoài nghi về việc Putin sử dụng các tài liệu tham khảo lịch sử trong cuộc phỏng vấn.

“về mặt lịch sử, một nơi nào đó thuộc về một quốc gia nào đó có thể có rất ít ý nghĩa. Tại sao chúng ta phải nhắc đến thế kỷ thứ 8 hoặc 13 mà không phải năm 220 trước Công nguyên? Chúng ta đang sống trong thời đại ngày nay với luật pháp, không phải thế kỷ thứ 8,”Vương Chí Thành ( Zichen Wang), thành viên tại Trung tâm Toàn cầu hóa và Trung Quốc và là cựu nhà báo truyền thông nhà nước Trung Quốc, viết trên X.

6. Những kẻ xâm lược pháo kích quận Nikopol bằng pháo và tấn công bằng máy bay không người lái cả ngày

Quân đội Nga pháo kích vào quận Nikopol của vùng Dnipro bằng pháo và tấn công bằng máy bay không người lái.

Thống đốc khu vực Dnipro, Serhii Lysak, đã cho biết như trên

“Pháo kích và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze đã diễn ra cả ngày. Vùng Nikopol lại bị ảnh hưởng. Nó ồn ào ở trung tâm huyện, các cộng đồng Myrivka, Marhanets và Pokrovske. Kẻ xâm lược đã bắn gần bốn chục quả đạn vào đó. Họ cũng đã sử dụng máy bay không người lái bảy lần”, ông nói.

Hai người đàn ông 53 tuổi bị thương. Họ sẽ được điều trị tại nhà. Lãnh thổ của một doanh nghiệp công nghiệp bị tấn công. Một cơ sở giáo dục, một tòa nhà hai tầng, 13 ngôi nhà riêng, xe hơi và đường dây điện bị hư hỏng. Khoảng chục tòa nhà phụ, một gara bị hư hại, hai tòa nhà khác bị phá hủy.

Một người đàn ông 64 tuổi đã bị pháo kích ở Nikopol vào buổi sáng thứ Tư 14 Tháng Hai. Anh ta chết vì vết thương của mình.

7. Estonia cảnh báo: Nga chuẩn bị cho cuộc đọ sức kéo dài hàng thập kỷ với phương Tây

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia gearing up for decade-long duel with West, Estonia warns”, nghĩa là “Estonia cảnh báo: Nga chuẩn bị cho cuộc đọ sức kéo dài hàng thập kỷ với phương Tây.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang tiềm tàng với các nước phương Tây trong thập kỷ tới, Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Estonia cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba.

Kaupo Rosin, nhà lãnh đạo cơ quan bí mật của Estonia, cho biết: “Trong suy nghĩ của Điện Cẩm Linh, họ không chỉ chống lại người Ukraine mà con đường họ đã chọn còn liên quan đến cuộc đối đầu lâu dài với toàn bộ 'tập thể phương Tây'“.

Rosin tin rằng mặc dù khả năng xảy ra một cuộc tấn công quân sự từ Nga trong năm nay là thấp nhưng an ninh trong tương lai của Âu Châu và biên giới của Estonia phụ thuộc vào khả năng của Ukraine trong việc ngăn chặn sự xâm lược của Nga với sự hỗ trợ của đồng minh.

Báo cáo ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong sản xuất quân sự ở Nga, bao gồm cả pháo binh và xe thiết giáp, điều này đang nâng cao khả năng tiếp tục chiến đấu của Mạc Tư Khoa. Tình báo Estonia nhận thấy sự gia tăng đó có thể vượt xa sản lượng của Ukraine trừ khi phương Tây tăng cường sản xuất và cung cấp pháo binh.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Nga có thể duy trì mức độ can dự hiện tại ở Ukraine thêm tới ba năm nữa, được hỗ trợ bởi việc tăng tốc sản xuất vũ khí.

Tình báo Estonia cũng cảnh báo về một sự thay đổi lớn trong quân đội Nga: việc thành lập các quân khu Leningrad và Mạc Tư Khoa, nhằm vào Phần Lan, thành viên NATO. Họ cũng lưu ý rằng Nga có kế hoạch mở rộng quân đội từ 1,15 triệu lên 1,5 triệu thành viên vào năm 2026 để chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO.

Việc mở rộng nhân lực này nhấn mạnh sự cần thiết của NATO và các lực lượng đồng minh để mở rộng đáng kể khả năng phòng thủ của họ. Giám đốc điều hành Rheinmetall Armin Papperger trước đây đã cảnh báo rằng Âu Châu có thể cần một thập kỷ để bổ sung đầy đủ kho dự trữ đạn dược của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hồi tháng 12 cho biết Âu Châu phải tăng cường năng lực an ninh và phòng thủ để đối phó với mối đe dọa mà Nga đặt ra, trong đó Mỹ có thể giảm sự can dự vào lục địa này để tăng cường các nỗ lực an ninh ở khu vực Thái Bình Dương.

Vào Tháng Giêng, Pistorius cảnh báo rằng Putin ngày càng hiếu chiến có thể tấn công các đồng minh NATO trong vòng chưa đầy một thập kỷ; trong cùng tháng, Latvia, Lithuania và Estonia đã đồng ý thành lập một khu vực phòng thủ chung ở Baltic trên biên giới của họ với Nga và Belarus.

Đầu tháng này, Gheorghiță Vlad, Tổng tham mưu trưởng Rumani, cho biết: “Tôi tin chắc rằng chính sách của Putin sẽ leo thang trong tương lai gần”, đồng thời đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng của quân đội nước này.

Mạc Tư Khoa đã hạ thấp những cảnh báo từ phương Tây, trong đó Ngoại trưởng Sergei Lavrov bác bỏ những lo ngại rằng Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine là điều “vô lý”.

8. Yermak thảo luận về việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh hòa bình với Cố vấn của Tổng thống Nam Phi

Chánh Văn phòng Tổng thống Andrii Yermak đã thảo luận về việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình với Cố vấn Tổng thống Nam Phi Sydney Mufamadi.

Cuộc trò chuyện qua điện thoại của Yermak với Cố vấn An ninh Quốc gia Nam Phi Sydney Mufamadi diễn ra như một phần tiếp theo của cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa tổng thống Ukraine và Nam Phi diễn ra ngày hôm qua.

Các bên đã thảo luận về việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh hòa bình sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ.

“Sự tham gia của Nam Phi vào Hội nghị thượng đỉnh hòa bình là rất quan trọng đối với chúng tôi. Ukraine đánh giá rất cao cơ chế đối thoại thường trực đã được thiết lập với Nam Phi và rất biết ơn về sự liên lạc tích cực”, Chánh văn phòng Tổng thống nhấn mạnh.

Yermak và Mufamadi cũng thảo luận về các mối liên hệ cao cấp giữa Ukraine và Nam Phi.

Như đã đưa tin trước đó, vào Tháng Giêng năm 2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Chủ tịch Liên bang Thụy Sĩ Viola Amherd đã đồng ý bắt đầu chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu ở cấp lãnh đạo nhà nước ở Thụy Sĩ.

9. Nghiên cứu quốc phòng cho thấy Nga có thể duy trì nỗ lực chiến tranh trong 'hai hoặc ba năm'

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia can sustain war effort for ‘two or three years,’ finds defense study”, nghĩa là “Nghiên cứu quốc phòng cho thấy Nga có thể duy trì nỗ lực chiến tranh trong 'hai hoặc ba năm'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một báo cáo công bố hôm nay cho biết Nga đang chi khoảng 1/3 ngân sách cho quốc phòng nhưng đang đốt cháy vũ khí, đạn dược và quân đội với tốc độ không bền vững.

Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Bastian Giegerich cho biết Nga sẽ có thể duy trì nỗ lực chiến tranh ở Ukraine trong “hai đến ba năm nữa”. “Nhưng làm như vậy, họ sẽ phải hy sinh phẩm chất để đổi lấy số lượng”.

Báo cáo Cân bằng quân sự của IISS, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Luân Đôn, cho thấy việc Nga xâm chiếm Ukraine đã giải phóng một lượng lớn chi tiêu quốc phòng trên khắp thế giới - phần lớn là từ các đối thủ của Nga.

Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng 9% vào năm 2023, vượt quá 2,2 ngàn tỷ Mỹ Kim; Các nước NATO đã chi hơn một nửa số tiền đó, trong đó Mỹ dẫn đầu với tỷ lệ chênh lệch rất lớn.

Tại Âu Châu, các nước tăng cường chi tiêu để hỗ trợ Ukraine, nơi ngành công nghiệp quốc phòng trong nước đã bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh.

Tuy nhiên, theo Giegerich, cuộc chiến đang diễn ra đã “đặt ra những thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất để theo kịp nhu cầu của cuộc xung đột” và đang cho thấy những rạn nứt trong khả năng chuẩn bị của quân đội Âu Châu.

Bất chấp tất cả các khoản chi tiêu mới, vẫn có một vấn đề trong việc tăng cường năng lực sản xuất quân sự của phương Tây. Trong báo cáo của mình, IISS lưu ý rằng Liên Hiệp Âu Châu đang trên đà trượt mục tiêu cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo 155 ly vào tháng 3.

Bất chấp những thiếu sót đó, cuộc chiến tiếp tục của Nga chống lại Ukraine đã thúc đẩy nhiều nước Âu Châu hơn đáp ứng mục tiêu phòng thủ của NATO là chi ít nhất 2% GDP cho quân đội. Theo báo cáo, 10 đồng minh NATO ở Âu Châu đã đạt được mục tiêu đó vào năm ngoái, tăng so với chỉ 2 đồng minh vào năm 2014.

Ukraine cũng đang trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng - hiện tại - đang nhận được viện trợ quan trọng từ các đồng minh.

Giegerich cho biết: “Tổn thất của Ukraine cũng rất nặng nề và được bù đắp phần lớn nhờ sự hỗ trợ của phương Tây”. “Hiệu quả là cải thiện phẩm chất thiết bị của Ukraine, mặc dù phải trả giá bằng sự phức tạp về hậu cần hơn.”

Ông nói thêm rằng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái liên tục của Nga “đang gây thiệt hại cho Ukraine”.

Ông nói: Phương Tây “phải quyết định xem có cung cấp cho Kyiv đủ vũ khí để tung ra đòn quyết định hay không thay vì chỉ đủ để không thua”.

Viện nghiên cứu lưu ý rằng trong khi Nga đang tiếp tục tung quân và thiết bị vào lực lượng phòng thủ của Ukraine thì cái giá phải trả là rất lớn.

Henry Boyd, thành viên cao cấp về phân tích quốc phòng và quân sự tại IISS, cho biết Nga “ngày càng phụ thuộc vào các kho lưu trữ kế thừa từ thời Liên Xô để đáp ứng nhu cầu về các phương tiện chiến đấu bọc thép và pháo mới” và đang “hy sinh việc huấn luyện” để bù đắp tổn thất về quân đội. trên chiến trường.

10. Thủ tướng Shmyhal trao thưởng cho các binh sĩ của Lữ đoàn xung kích 'Edelweiss' ở tiền tuyến

Thủ tướng Denys Shmyhal đã đến thăm tiền tuyến của Lữ đoàn tấn công sơn cước biệt lập số 10 'Edelweiss' và trao tặng các giải thưởng danh dự cho các binh sĩ.

“Tôi đã đến thăm các vị trí tiền tuyến của các binh sĩ của chúng tôi từ Lữ đoàn tấn công miền núi biệt lập số 10 'Edelweiss' thuộc Lực lượng Lục Quân của Ukraine. Tôi đã trao tặng họ những giải thưởng danh giá và những món quà có giá trị. Tôi cảm ơn những người bảo vệ chúng tôi vì sự can đảm và dũng cảm của họ. Để bảo vệ đất nước và mọi gia đình Ukraine”, Shmyhal viết.

Như đã đưa tin, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng tiếp tục đơn giản hóa việc hạch toán tài sản quân sự trong thời gian ngắn.

11. Truyền hình Nhà nước Nga cảnh báo về 'hậu quả' cuộc phỏng vấn Putin của Tucker Carlson

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia State TV Warns of 'Consequences' of Tucker Carlson's Putin Interview”, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga cảnh báo về 'hậu quả' cuộc phỏng vấn Putin của Tucker Carlson.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trong buổi phát sóng gần đây trên mạng truyền hình do Điện Cẩm Linh kiểm soát, một học giả nổi tiếng người Nga đã thảo luận về “những hậu quả” mà ông cảm thấy sẽ đến từ cuộc phỏng vấn của Tucker Carlson với Putin.

Theo Sergey Karaganov, cựu cố vấn của Putin và là nhà lãnh đạo Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mạc Tư Khoa, cuộc phỏng vấn của Carlson sẽ góp phần vào “sự rút lui mới nổi của phương Tây” khỏi Ukraine.

Carlson đã nói chuyện với Putin trong một cuộc phỏng vấn trước ống kính được phát sóng vào ngày 8 tháng 2. Trong cuộc nói chuyện của họ, Putin đã nói rất dài về Ukraine và chỉ ra rằng có thể đàm phán kết thúc chiến tranh. Ông cũng cởi mở về mối quan hệ của mình với nhiều tổng thống Mỹ khác nhau trong nhiều năm.

Cuộc phỏng vấn của Carlson với nhà lãnh đạo Nga cũng tiếp tục là chủ đề chính đối với các cơ quan truyền thông do Điện Cẩm Linh điều hành, bằng chứng là sự xuất hiện của Karaganov trong chương trình của người dẫn chương trình Dmitry Kulikov trên mạng lưới nhà nước Nga TV Center.

Hôm thứ Hai, Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russia Media Monitor, đã chia sẻ một đoạn clip trên YouTube về Karaganov thảo luận về cuộc phỏng vấn của Carlson.

Kulikov bắt đầu bằng cách hỏi Karaganov, “Hậu quả của cuộc phỏng vấn này sẽ ra sao,” mà anh ta lưu ý rằng đã thu hút được “hàng triệu lượt xem”.

“Tôi tin rằng cuộc phỏng vấn này sẽ đóng góp đáng kể vào bức tranh tổng thể về sự rút lui đang nổi lên của phương Tây, đặc biệt là khi tổng thống Joe Biden đã công khai nói, 'Các bạn, hãy tìm một cái cớ để thoát khỏi đây,'“ Karaganov nói, theo phụ đề tiếng Anh của Davis.

Học giả này cho biết Hoa Kỳ sẽ rời Ukraine với “cờ bay cao, thay vì bỏ chạy như ở Afghanistan hay Việt Nam”.

Ông nói thêm: “Hoa Kỳ cuối cùng đã bắt đầu rút lui. “Họ đã rút lui rồi, và cuộc rút lui này sẽ tiếp tục! Nó sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài.”

Karaganov cho biết Nga nên đáp lại sự suy giảm hỗ trợ của phương Tây dành cho Kyiv bằng cách tăng cường nỗ lực chiến tranh.

Ông nói: “Chúng ta nên leo thang chiến tranh, leo thang mạnh hơn để có thể thuyết phục phương Tây rút lui sớm hơn”.

Karaganov trước đây đã kêu gọi leo thang chiến tranh ở Ukraine, kể cả vào tháng 6 năm ngoái khi ông viết một bài báo gợi ý Nga nên đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Âu Châu để phá vỡ sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine.

Viết cho trang web Nga trong các vấn đề toàn cầu có liên kết với Điện Cẩm Linh, Karaganov cho biết Mạc Tư Khoa nên tăng cường các biện pháp khoa trương về hạt nhân để thúc đẩy phương Tây “lùi bước”.

“Đây là một sự lựa chọn khủng khiếp về mặt đạo đức, tự chuốc lấy những tổn thất nặng nề về mặt tinh thần. Nhưng nếu điều này không được thực hiện, không chỉ nước Nga có thể bị diệt vong mà rất có thể toàn bộ nền văn minh nhân loại sẽ kết thúc”, ông viết.

=
 
Tàu chiến Nga bị đánh chìm bởi một bầy thuyền không người lái, nổ lớn, tất cả 87 thủy thủ tử trận
VietCatholic Media
18:18 15/02/2024


1. Tàu chiến Crimea bị đánh chìm bởi một bầy thuyền không người lái không phải bằng F-16

Các blogger quân sự Nga hốt hoảng cho rằng tàu đổ bộ khổng lồ đánh đắm hôm Thứ Tư, 14 Tháng Hai, là do hỏa tiễn Storm Shadow phóng từ chiến đấu cơ F-16. Tuy nhên, tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Warship Sunk by Drone 'Wolfpack'“, nghĩa là “Tàu chiến Crimea bị đánh chìm bởi một bầy thuyền không người lái”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một chuyên gia quân sự Ukraine cho biết, cuộc tấn công mới nhất của Kyiv nhằm vào lực lượng hải quân Nga ở Hắc Hải được lấy cảm hứng từ chiến thuật tàu ngầm trong Thế chiến II, khi Điện Cẩm Linh tính toán cái giá phải trả cho một cuộc tấn công hàng hải bất ngờ.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, và hiện là cố vấn cho ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo quốc gia Ukraine, nói với Newsweek hôm thứ Tư rằng vụ chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov lớp Ropucha trong đêm đã rút ra từ bài học lịch sử.

“'Wolfpack' hay bầy sói — tiếng Đức là Wolfsrudeltaktik—là một chiến thuật trong Thế chiến thứ hai ở Đại Tây Dương, sử dụng lợi thế về số lượng để tiến hành một cuộc tấn công lớn bằng tàu ngầm vào tàu đối phương,” Stupak giải thích.

“Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, việc sử dụng chiến thuật 'bầy sói' đã chấm dứt. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào năm 2022 đã kích động sự xuất hiện của một chiến thuật mới của Ukraine: “bầy máy bay không người lái” và “bầy thuyền không người lái”.

Hôm thứ Tư, Kyiv xác nhận các báo cáo rằng thuyền không người lái của hải quân Ukraine đã tấn công và phá hủy một tàu đổ bộ khác của Hạm đội Hắc Hải của Nga, chiếc tàu thứ năm như vậy kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Quân đội Ukraine cho biết họ đã “tiêu diệt” 25 tàu quân sự và cùng 1 tàu ngầm Nga kể từ tháng 2/2022.

Đầu tháng này, Ukraine cho biết họ đã đánh chìm tàu hộ tống hỏa tiễn dẫn đường lớp Tarantul của Nga, Ivanovets, cùng với một số máy bay không người lái trên biển trong một cuộc đột kích trong đêm. Kyiv cho biết vào ngày 1 tháng 2 rằng con tàu đã hứng chịu “một số cú va chạm trực tiếp vào thân tàu” trước khi chìm, trị giá nó lên tới 70 triệu Mỹ Kim.

Các quan chức hải quân vào thời điểm đó tuyên bố đã sử dụng thuyền không người lái mặt nước MAGURA V5 của nước này trong cuộc tấn công. Các đồng minh của Ukraine lưu ý rằng đoạn phim về cuộc tấn công từ nhiều góc độ khác nhau cho thấy “nhiều phương tiện mặt nước không có người lái sử dụng chiến thuật bầy đàn để tấn công thành công con tàu, dẫn đến một vụ nổ lớn”.

Stupak cho biết, một phương pháp tương tự dường như đã được sử dụng trong vụ tấn công Caesar Kunikov.

Ông nói: “Việc GUR và hải quân chế nhạo tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Caesar Kunikov hôm nay là sự xác nhận bổ sung về tính hiệu quả của chiến thuật bầy đàn đối với các tàu riêng lẻ”.

“Đánh giá qua đoạn video được công bố, có khoảng năm thuyền không người lái đã tham gia cuộc tấn công cùng lúc. Điều thú vị là cú va chạm đầu tiên hoàn toàn bất ngờ đối với thủy thủ đoàn 87 người của con tàu. Chỉ sau đó, thủy thủ đoàn mới bắt đầu kháng cự tuyệt vọng bằng vũ khí nhỏ; có khả năng một trong những thuyền không người lái đã bị phá hủy.

Mạc Tư Khoa đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn khi tổn thất hải quân ngày càng gia tăng và Ukraine đang trau dồi chiến lược hàng hải bất đối xứng của mình. Stupak đặt ra ba lựa chọn.

“Hãy đưa tài sản chính của bạn ra khỏi Hắc Hải – chẳng hạn như đến Biển Baltic – và nhờ đó bảo tồn chúng.” Ông nói, một cách khác sẽ là “ẩn náu” tại các cảng Hắc Hải khác như Novorossiysk hoặc vùng ly khai Abkhazia ở Georgia bị Nga tạm chiếm.

Stupak cho biết, nếu các tàu chiến Nga vẫn ở lại, họ có thể cần phải dựa vào “chiến thuật đoàn xe, trong đó các tàu lớn bị bao vây bởi các tàu nhỏ hơn phải tiêu diệt máy bay không người lái đang tấn công, hoặc trong trường hợp cực đoan, khiến chúng dễ bị tổn thương”.

Kyiv tuyên bố rằng Hạm đội Hắc Hải của Tổng thống Vladimir Putin đã buộc phải thay đổi chiến thuật sau khi thuyền không người lái của hải quân Ukraine phá hủy tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn Ivanovets gần Crimea.

Dmitry Pletenchuk, phát ngôn viên của Hải quân Ukraine, cho biết hạm đội được đánh giá cao hiện đang chuyển trọng tâm, từ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine và hướng tới bảo vệ các căn cứ, đào tạo thủy thủ và giám sát vận chuyển dân sự.

“Người Nga đã dành nhiều ngày để suy nghĩ và phân tích vụ việc xảy ra với tàu hỏa tiễn Ivanovets của họ”, Pletenchuk nói, theo hãng tin NV. “Ngay cả quá trình huấn luyện cũng bị đình chỉ, đây vốn là một quyết định không chuẩn mực đối với Hạm đội Hắc Hải.

2. Điện Cẩm Linh phủ nhận thông tin Putin đề nghị ngừng bắn ở Ukraine

Điện Cẩm Linh hôm thứ Năm bác bỏ thông tin của Reuters cho rằng Putin đã đề xuất lệnh ngừng bắn ở Ukraine với Mỹ thông qua trung gian.

Khi được hỏi liệu thông tin của Reuters cho biết Nga đưa ra đề xuất hòa bình có đúng hay không, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói: “Không. Không phải như vậy.”

Các nguồn tin Nga nói với Reuters rằng Putin đã gửi tín hiệu tới Washington vào năm 2023 một cách công khai và riêng tư thông qua các bên trung gian, bao gồm cả thông qua các đối tác Ả Rập của Mạc Tư Khoa ở Trung Đông, rằng ông sẵn sàng xem xét lệnh ngừng bắn ở Ukraine.

Theo ba nguồn tin của Nga, các bên trung gian đã gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm 2023, và Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đã gọi điện cho cố vấn chính sách đối ngoại của Putin, Yury Ushakov, vào Tháng Giêng.

3. Lính Nga than thở sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Troop Films Fiery Remains of Camp After Ukraine UAV Strike”, nghĩa là “Lính Nga quay phim về tàn tích của căn cứ sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Một đoạn video do một người lính Nga quay trong đó anh ta phàn nàn về hậu quả nảy lửa của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào xe quân sự của anh ta khi cuộc chiến ở Ukraine đang diễn ra ác liệt sắp kỷ niệm hai năm vào tuần tới.

Trong đoạn phim, được tài khoản WarTranslation chia sẻ với X,, người quân nhân này nói rằng phương tiện của anh ta đã bị 5 máy bay không người lái của Ukraine tông vào, khiến thiết bị trên xe bốc cháy. Theo chú thích bằng tiếng Anh trên video do WarTranslation cung cấp, người lính đã ghi lại đoạn phim cho sĩ quan của mình và nói rằng hầu hết lương thực của anh ta đã “thiêu rụi” trong cuộc tấn công.

Quân nhân Nga này nói rằng có một số thiết bị mà anh ta có thể cứu được trong cuộc tấn công, bao gồm một số ống nhòm, nhưng “mọi thứ khác đã bị thiêu rụi”, bao gồm cả nệm trên xe. Anh ta cũng nói rằng anh ta đã cố gắng dập lửa nhưng phàn nàn rằng một bình chữa cháy đã trống không tại địa điểm xảy ra vụ tấn công.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, sẽ đạt mức hai năm vào tuần tới, đã gây ra tổn thất nặng nề cho cả hai bên chiến tuyến. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Nga đã mất nhiều xe tăng hơn so với thời điểm bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Tuy nhiên, tổ chức cố vấn của Anh nói thêm rằng Điện Cẩm Linh có khả năng duy trì được vị thế của đội xe mình với những chiếc chiến xa trong kho.

Theo đoạn phim định vị địa lý được Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, xem xét, Nga cũng được cho là đang chiếm ưu thế ở khu vực Luhansk phía tây thị trấn Kreminna. Các quan chức Ukraine cũng thừa nhận rằng Nga đã tiến một phần về phía tây bắc thành phố Bakhmut ở phía đông hôm thứ Ba.

Các blogger Nga tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh cũng tiếp tục tiến về Avdiivka, mặc dù ISW không thể xác nhận các báo cáo như vậy. Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt tại thị trấn công nghiệp nhỏ, quân đội Mạc Tư Khoa gần đây đã giành được quyền kiểm soát Avdiivka, nơi được coi là cửa ngõ để Nga có thể kiểm soát khu vực Donbas. Các nhà phân tích đã dự đoán Ukraine sẽ sớm mất quyền kiểm soát thị trấn.

ISW cũng ghi nhận những tiến bộ của Nga ở phía tây Robotyne ở vùng Zaporizhia vào hôm thứ Ba. Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine báo cáo trong bản cập nhật hàng ngày rằng các cuộc không kích của Ukraine đã tấn công thành công 4 hệ thống pháo binh, một sở chỉ huy, hai kho đạn dược và một hệ thống tác chiến điện tử của Nga hôm thứ Ba. Mạc Tư Khoa được cho là đã tiến hành 94 cuộc không kích trong cùng khoảng thời gian và các quan chức Ukraine cho biết một số cuộc tấn công của Nga “đã khiến dân thường thiệt mạng và bị thương”.

4. NATO cho biết Âu Châu đang đáp ứng mục tiêu chi tiêu của liên minh

NATO cho biết Âu Châu đang đáp ứng mục tiêu chi tiêu của liên minh và Mỹ cần đồng minh. Diễn biến này xảy ra vài ngày sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng Washington có thể không bảo vệ những quốc gia không chi tiêu đủ.

Nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg cũng kêu gọi Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua gói viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ Mỹ Kim rất “quan trọng” cho Ukraine, cảnh báo các nhà lập pháp rằng Trung Quốc sẽ bạo dạn hơn nếu Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Tổng Thư Ký Stoltenberg cho biết, các quốc gia Âu Châu của liên minh xuyên Đại Tây Dương sẽ đầu tư tổng cộng 380 tỷ Mỹ Kim vào quốc phòng trong năm nay, nâng tổng chi tiêu của họ lên khoảng 2% GDP vào năm 2024 so với 1,85% vào năm 2023.

Cựu Tổng thống Trump hôm thứ Bảy đã gây sốc cho người Âu Châu khi ám chỉ rằng ông sẽ khuyến khích Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” đối với các đồng minh NATO không chi tiêu đủ. 31 đồng minh đã cam kết đạt mục tiêu chi 2% sản lượng của họ cho quốc phòng nhưng không phải tất cả đều thực hiện được như vậy.

“Tôi kỳ vọng 18 đồng minh sẽ chi 2% GDP của họ cho quốc phòng trong năm nay,” ông Stoltenberg phát biểu trong một cuộc họp báo ở Brussels, đồng thời cho biết thêm rằng tổng chi tiêu quân sự đã được thiết lập thêm một năm kỷ lục sau hai năm diễn ra cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.

Con số này cao hơn năm ngoái, khi 11 thành viên NATO dự kiến sẽ đạt được mục tiêu đã thống nhất.

5. Tính mạng quân đội Mỹ lâm nguy nếu không có viện trợ cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “John Kirby Warns American Troops May Be Killed Without Ukraine Aid”, nghĩa là “John Kirby cảnh báo quân đội Mỹ có thể bị giết nếu không có viện trợ cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cảnh báo quân đội Mỹ có thể thiệt mạng nếu không có viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.

Khi kỷ niệm hai năm ngày Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine đang đến gần trong tháng này, sự ủng hộ của Mỹ dành cho viện trợ bổ sung cho Ukraine đang giảm dần trong số các thành viên Quốc Hội.

Kirby không chỉ nhắc lại cam kết của chính quyền Tổng thống Joe Biden với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, mà còn kêu gọi người xem hiểu nhu cầu của Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Kirby nói “Tổng thống cam kết 100% với các cam kết NATO của chúng tôi và an ninh trên lục địa Âu Châu. Như bạn đã nghe ông ấy nói, một lần nữa, ngày hôm qua chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO nếu điều đó xảy ra.

“Và bất cứ ai nghĩ rằng Putin không nghiêm chỉnh với những mối đe dọa đó cần phải xem xét kỹ hơn một chút những gì ông ấy đang nói... ông ấy hoàn toàn phản đối NATO ở biên giới của mình, ông ấy hoàn toàn phản đối ý tưởng rằng NATO có thể mạnh mẽ hơn và phù hợp hơn, đó là điều hiện tại. Và ông ta đã đe dọa một số đồng minh NATO của chúng ta.

“Vì vậy, chúng tôi phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh vì tôi sẽ cho bạn biết nếu bạn nghĩ rằng hiện tại việc hỗ trợ Ukraine tốn rất nhiều tiền, hãy nghĩ đến cái giá phải trả cho máu và tài sản của người Mỹ nếu trên thực tế, Putin truy đuổi đồng minh NATO của chúng ta và sau đó chúng ta phải đưa quân đội Mỹ trên thực địa tham gia chiến đấu.”

Hội đồng An ninh Quốc gia đã nói với Newsweek qua email vào thứ Tư khi đưa ra bình luận, “Tôi nghĩ những bình luận của Kirby đã tự nói lên điều đó vì chúng tôi có hiệp ước ràng buộc để bảo vệ các đồng minh NATO của mình nếu họ bị tấn công.”

Là thành viên của NATO, Mỹ sẽ buộc phải liên quan trực tiếp với Nga nếu Putin quyết định tấn công một quốc gia thành viên của liên minh quân sự. Ngoài ra, khả năng chiến thắng của Ukraine trước Nga phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ quân sự của Mỹ.

Thượng viện đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95,34 tỷ Mỹ Kim vào thứ Ba, bao gồm 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, 14 tỷ Mỹ Kim cho Israel khi nước này chiến đấu với Hamas ở Gaza và 4,83 tỷ Mỹ Kim để giúp đỡ các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Gói này cũng sẽ cung cấp 9,15 tỷ Mỹ Kim viện trợ nhân đạo cho các khu vực xung đột như Gaza, Bờ Tây và Ukraine.

Cuộc bỏ phiếu là 70 đến 29 với 22 đảng viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu cho khoản tài trợ bổ sung. Bất chấp sự ủng hộ của dự luật tại Thượng viện, Chủ tịch Mike Johnson, đảng viên Đảng Cộng hòa của bang Louisiana, đã ra hiệu rằng gói viện trợ thậm chí sẽ không được đưa lên sàn Hạ viện.

“Trong trường hợp không nhận được bất kỳ thay đổi chính sách biên giới nào từ Thượng viện, Hạ viện sẽ phải tiếp tục thực hiện theo ý mình về những vấn đề quan trọng này,” Johnson cho biết trong một tuyên bố tối thứ Hai. “Nước Mỹ xứng đáng có được những điều tốt đẹp hơn hiện trạng của Thượng viện.”

Thượng viện ban đầu cố gắng thúc đẩy gói viện trợ nước ngoài bao gồm 20 tỷ Mỹ Kim cho an ninh biên giới và ban hành cải cách nhập cư, nhưng đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu 50 trên 49 sau khi Johnson nói rằng thỏa thuận này sẽ “chết khi đến” Hạ viện.

Tổng thống Biden đã thúc giục Johnson trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba tiếp nhận gói viện trợ nước ngoài sau khi Thượng viện thông qua dự luật vì ông nói “không nghi ngờ gì” nó sẽ thông qua nếu có cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện.

Tổng thống nói: “Tôi kêu gọi Chủ tịch Hạ Viện hãy để toàn bộ Hạ viện nói lên suy nghĩ của mình và không cho phép một thiểu số những tiếng nói cực đoan nhất trong Hạ viện ngăn chặn dự luật này ngay cả việc không bỏ phiếu”.

“Dự luật lưỡng đảng này gửi một thông điệp rõ ràng tới người Ukraine, các đối tác của chúng tôi cũng như các đồng minh của chúng tôi trên khắp thế giới – nước Mỹ có thể được tin cậy, nước Mỹ có thể được tin cậy và nước Mỹ đứng lên vì tự do,” Tổng thống Biden tiếp tục. “Chúng tôi đứng lên mạnh mẽ vì các đồng minh của mình, chúng tôi không bao giờ cúi đầu trước bất kỳ ai và chắc chắn không cúi đầu trước Vladimir Putin.”

6. Đức đã đạt được mục tiêu của liên minh NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng

Đức đã đạt được mục tiêu của liên minh NATO là chi 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng lần đầu tiên kể từ năm 1992, khi chi tiêu tăng mạnh sau khi Nga xâm chiếm Ukraine hai năm trước.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố rằng Đức đã đạt được mục tiêu của NATO, và cho biết thêm rằng chính phủ Đức đang phân bổ số tiền tương đương 73,41 tỷ Mỹ Kim cho chi tiêu quốc phòng trong năm hiện tại. Đây là con số kỷ lục đối với Đức về mặt tuyệt đối và sẽ là 2,01% GDP.

7. Thụy Sĩ sẽ tăng cường chi tiêu quân sự trong những năm tới

Chính phủ Thụy Sĩ trung lập hôm thứ Năm cho biết họ sẽ tăng cường chi tiêu quân sự trong những năm tới, đó là quốc gia Âu Châu mới nhất làm như vậy sau khi Nga xâm chiếm Ukraine hai năm trước.

Tổng thống Viola Amherd cho biết tính đến năm 2035, sẽ có khoảng 20 tỷ franc Thụy Sĩ hay 22,58 tỷ Mỹ Kim tài trợ bổ sung, so với kế hoạch trước chiến tranh Ukraine. Reuters đưa tin Thụy Sĩ đã phân bổ 1,9 tỷ franc cho quốc phòng vào năm 2023.

Amherd nói trong một cuộc họp báo: “Tình hình chính sách an ninh rõ ràng là khó khăn do tình trạng bất ổn hiện nay, với chiến tranh trên lục địa Âu Châu, xung đột vũ trang ở Trung Đông và các điểm nóng khác trên thế giới”.

Amherd, đồng thời là bộ trưởng quốc phòng, cho biết hiện tại có “rất nhiều cuộc khủng hoảng” và kế hoạch này một phần đã tính đến những bài học rút ra từ cuộc chiến Ukraine.

8. Estonia cảnh báo Nga sẽ tấn công NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Estonia Joins Growing List of NATO Allies Warning Russia Will Attack Bloc”, nghĩa là “Estonia tham gia danh sách các đồng minh NATO ngày càng tăng cảnh báo Nga sẽ tấn công khối.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến

Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Estonia hôm thứ Tư cho biết Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với NATO trong vòng 10 năm tới. Với thông báo này, Estonia đã gia nhập vào danh sách các nước phương Tây cảnh báo về một cuộc xung đột quân sự sắp xảy ra với Mạc Tư Khoa.

Đánh giá của cơ quan này, theo Tổng Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Estonia Kaupo Rosin, dựa trên kế hoạch được cho là của Nga nhằm tăng gấp đôi số lượng quân đóng dọc biên giới với sườn phía đông của NATO. Điều đó bao gồm Phần Lan, Estonia, Lithuania và Latvia.

Rosin, người đã nói chuyện với các phóng viên sau khi công bố rủi ro an ninh hàng năm của Estonia, cho biết: “Nga đã chọn con đường đối đầu lâu dài…và Điện Cẩm Linh có thể đang lường trước một cuộc xung đột có thể xảy ra với NATO trong vòng một thập kỷ tới”.

Căng thẳng giữa Nga và khối phương Tây tiếp tục gia tăng do lo ngại rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể lan sang các khu vực khác của Âu Châu. Tuy nhiên, Putin đã bác bỏ những đánh giá như vậy và coi đó là “hoàn toàn vô nghĩa”.

Rosin cho biết hôm thứ Tư rằng “rất khó có khả năng” Nga tiến hành một cuộc tấn công quân sự lớn hơn trong thời gian ngắn, do Mạc Tư Khoa đang xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, quan chức Estonia kêu gọi NATO luôn chuẩn bị cho mối đe dọa tiềm tàng.

Rosin viết trong lời tựa cho báo cáo an ninh của Estonia: “Mặc dù kế hoạch chớp nhoáng của Nga đã thất bại, nhưng Vladimir Putin vẫn tin rằng bằng cách tiếp tục xung đột, ông ấy có thể buộc các bên đối lập ngồi vào bàn đàm phán”. Tôi đề cập đến các đảng đối lập ở số nhiều bởi vì, trong suy nghĩ của Điện Cẩm Linh, họ không chỉ chống lại người Ukraine, mà con đường mà họ đã chọn còn liên quan đến cuộc đối đầu lâu dài với toàn bộ 'tập thể phương Tây'“.

Liên minh quân sự NATO được xây dựng dựa trên các thỏa thuận được liệt kê trong Điều 5, trong đó quy định rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một quốc gia thành viên đều là cuộc tấn công vào tất cả các quốc gia thành viên. Các thành viên của liên minh cũng có mục tiêu chi tiêu quốc phòng khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, mặc dù một số quốc gia không đáp ứng được mục tiêu này.

9. Thảm họa của Hạm đội Hắc Hải khiến Điện Cẩm Linh nghẹn ngào không nói nên lời

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Black Sea Fleet Disaster Gets Muted Kremlin Response”, nghĩa là “Thảm họa của Hạm đội Hắc Hải khiến Điện Cẩm Linh im lặng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về số phận của tàu đổ bộ lớp Ropucha Caesar Kunikov của Nga và các thành viên thủy thủ đoàn sau khi Ukraine tuyên bố đã phá hủy tàu này bằng thuyền không người lái của hải quân.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine đã công bố một đoạn video được cho là ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái của họ tấn công con tàu bằng thuyền không người lái MAGURA V5 ngoài khơi Bán đảo Crimea bị sáp nhập, gần thành phố Alupka.

Các tin tức từ phía Nga cho rằng tàu Caesar Kunikov bị hư hại ở mạn trái và chìm rất nhanh, như trong trường hợp đắm tàu của viên sĩ quan Nga Caesar Kunikov là người đã thiệt mạng cách đây đúng 81 năm và tên ông ta được đặt cho con tàu.

Khi được các phóng viên đặt câu hỏi về tuyên bố mới nhất của Ukraine về việc giành chiến thắng trước Hạm đội Hắc Hải của Nga, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã yêu cầu chuyển những vấn đề như vậy tới Bộ Quốc phòng Nga.

“Điều này liên quan trực tiếp đến tiến trình của cuộc chiến ở Ukraine. Theo đó, đây là đặc quyền riêng của Bộ Quốc phòng. Tôi đề nghị bạn nên dựa vào tuyên bố của các đồng nghiệp quân sự của chúng tôi. Tôi không thể nói với bạn bất cứ điều gì về điều này”, Peskov nói.

Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa bình luận về vụ việc nhưng trước đó cho biết họ đã phá hủy 6 máy bay không người lái ở Hắc Hải. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng để yêu cầu bình luận qua email.

Mặc dù không rõ có bao nhiêu người trên tàu vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, nhưng dữ liệu công khai cho biết con tàu có 87 thành viên thủy thủ đoàn.

Tình báo quân đội Ukraine ám chỉ rằng tất cả người trên tàu chiến vào thời điểm xảy ra vụ tấn công đều thiệt mạng.

“Hoạt động tìm kiếm và cấp cứu của quân xâm lược Nga đã không thành công”, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, nói.

Các máy bay trực thăng Nga đã vần vũ xung quanh con tàu tìm cách cứu nạn nhưng cuối cùng đành phải bỏ đi vì hỏa tiễn và đạn dược trên tàu phát nổ dữ dội.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và hiện là cố vấn cho ủy ban tình báo, quốc phòng và an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine, nói với Newsweek rằng Hạm đội Hắc Hải của Nga đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến đang diễn ra.

“Kết quả là trên bảng điểm, hay đúng hơn là dưới đáy biển. Tổng cộng, Liên bang Nga đã mất 5 tàu loại này ở Hắc Hải”, Stupak cho biết hôm thứ Tư.

Ông cũng cho biết phương pháp mà Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tàu Caesar Kunikov được lấy cảm hứng từ chiến thuật tàu ngầm trong Thế chiến thứ hai.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine đã mô tả sự tàn phá của tàu chiến trong một tuyên bố.

“Các lực lượng vũ trang Ukraine cùng với Tổng cục Tình báo đã phá hủy tàu đổ bộ cỡ lớn Caesar Kunikov. Vào thời điểm bị phá hủy, nó nằm trong vùng lãnh hải của Ukraine gần Alupka”, Bộ Tổng tham mưu viết trên các trang mạng xã hội.

Kênh Crimea Wind hôm thứ Tư cho biết người dân Yalta, Alupka và Miskhor ở Crimea đã nghe thấy 5 vụ nổ.

Trung tâm Truyền thông Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine (StratCom) cho biết lực lượng của Kyiv tính đến ngày 6/2 đã “vô hiệu hóa” khoảng 33% số tàu chiến của Hạm đội Biển Sau.

10. Liên Hiệp Âu Châu đang đề xuất xử phạt các công ty ở Trung Quốc đại lục

Liên Hiệp Âu Châu đang đề xuất xử phạt các công ty ở Trung Quốc đại lục lần đầu tiên như một phần trong các biện pháp mới nhất nhằm ngăn chặn các lỗ hổng cho phép Nga chuyển công nghệ quân sự qua nước thứ ba đến các nhà máy vũ khí của nước này.

Ba công ty ở Trung Quốc đại lục, cũng như bốn công ty ở Hương Cảng và một ở Ấn Độ, nằm trong một tài liệu dài 91 trang về các công ty và cá nhân mà các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu muốn bổ sung vào danh sách trừng phạt ngày càng tăng trước lễ kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm lược Ukraine..

Các đại diện của Liên Hiệp Âu Châu, Anh và Mỹ đã gặp nhau tại Brussels vào hôm thứ Tư, một nguồn tin cho biết cần có thêm công cụ để bảo đảm Mạc Tư Khoa không thể lách các hạn chế hiện có.

Một nguồn tin cho biết: “Nga đang nỗ lực hết mình để né tránh các lệnh trừng phạt của chúng tôi nhưng chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa. Chúng ta cần phải chặn các lỗ hổng, tấn công vào các lối thoát gian lận, giảm doanh thu hơn nữa.”

11. Trung Quốc đứng về phía Nga tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi chấm dứt viện trợ vũ khí cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Sides With Russia at UN, Urges End to Weapons for Ukraine”, nghĩa là “Trung Quốc đứng về phía Nga tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi chấm dứt viện trợ vũ khí cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến

Trung Quốc đã đứng về phía Nga trong vấn đề Ukraine tại Liên Hiệp Quốc, đồng thời yêu cầu Mỹ ngừng gửi vũ khí tới Kyiv.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, Trương Quân (Zhang Jun), nói rằng Mỹ nên ngừng gửi vũ khí tới Ukraine để tạo điều kiện cho các nỗ lực ngoại giao có hiệu quả.

“Một số quốc gia nên ngay lập tức ngừng đổ dầu vào lửa và ngừng làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế”, ông Quân nói trong khi chỉ vào Mỹ tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine hôm thứ Tư tại New York.

Bình luận của Quân được đưa ra khi Điện Cẩm Linh thể hiện sự quan tâm đến đối thoại ngoại giao để chấm dứt xung đột trong năm thứ ba. Đồng thời, Ukraine đang tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung từ Mỹ để tiến hành cuộc phản công chống lại Nga nhằm bảo vệ các vùng lãnh thổ ở phía đông đã mất vào tay Điện Cẩm Linh.

Trung Quốc chưa chính thức mở rộng hỗ trợ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine, nhưng Bắc Kinh đã cung cấp hỗ trợ tài chính, cho phép Điện Cẩm Linh chế tạo vũ khí và tài trợ cho cuộc xung đột.

Trung Quốc cũng kêu gọi thực hiện Thỏa thuận Minsk đạt được giữa Nga và Ukraine vào năm 2014.

“Đáng tiếc là đến nay hầu hết các điều khoản của hiệp định vẫn chưa được thực hiện, xung đột quy mô lớn nổ ra sau đó và bị hoãn lại cho đến ngày nay. Đây là điều đáng tiếc và đáng được tất cả các bên phản ánh nghiêm chỉnh”, ông Quân nói.

“An ninh của một quốc gia không thể gây tổn hại đến an ninh của các quốc gia khác và an ninh khu vực không thể được bảo đảm bằng cách tăng cường hoặc thậm chí mở rộng các nhóm quân sự.” Quân nói rằng lợi ích an ninh của tất cả các quốc gia đều bình đẳng với nhau.

Quân tiếp tục tấn công vào Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, đồng thời kêu gọi liên minh này “ngưng đưa ra các mối đe dọa”.

“NATO phải tuân thủ đối thoại và tham vấn trong việc giải quyết tranh chấp và tuân theo phương hướng chung là giải quyết chính trị, thay vì gây áp lực, bôi nhọ và trừng phạt đơn phương, thậm chí đe dọa sử dụng vũ lực. Đặc biệt, NATO nên thức tỉnh khỏi huyền thoại về sức mạnh và ngừng đưa ra các mối đe dọa cũng như kêu gọi chiến tranh”, Quân nói.

Hôm thứ Ba, Thượng viện đã thông qua dự luật trị giá 95,3 tỷ Mỹ Kim để tài trợ cho các gói viện trợ Ukraine, Israel và Đài Loan. Các thành viên Thượng viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 70-29, mở đường cho Hạ viện xem xét khoản viện trợ bổ sung 60,06 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, CNN đưa tin hôm thứ Ba.

Để thông qua dự luật, 22 thành viên Đảng Cộng hòa, cùng với Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell, đã cùng Đảng Dân chủ phê chuẩn đạo luật.

Các chuyên gia lập luận rằng viện trợ của Mỹ cho Ukraine rất quan trọng đối với nỗ lực của Kyiv nhằm giải phóng lãnh thổ bị tạm chiếm.

“Nếu không có viện trợ quân sự của phương Tây, khả năng Ukraine nối lại thành công các hoạt động tấn công quy mô lớn nhằm giải phóng các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm vào năm 2025 nằm ngoài phạm vi lạc quan. Điều đó đòi hỏi một chiến lược dài hạn khác cho Ukraine cũng như cho các đồng minh và đối tác của nước này”, Eugene Rumer, Giám đốc Chương trình Nga và Á-Âu tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, viết vào ngày 7 tháng 2.

12. Quốc Hội Nga sẽ bỏ phiếu đình chỉ sự tham gia của nước này Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu

Chủ tịch Duma Vyacheslav Volodin cho biết hôm thứ Ba rằng Quốc hội Nga sẽ bỏ phiếu vào ngày 21 tháng 2 về việc đình chỉ sự tham gia của nước này vào Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE.

OSCE, bao gồm Ukraine, Mỹ và Nga trong số 57 thành viên, là tổ chức kế thừa của một tổ chức thời Chiến tranh Lạnh để các cường quốc Liên Xô và phương Tây tham gia.

Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine, tổ chức này phần lớn đã bị tê liệt do Mạc Tư Khoa liên tục sử dụng quyền phủ quyết hiệu quả mà mỗi quốc gia đều có.

“Đã đến lúc chúng ta phải nói lời tạm biệt với Hội đồng Nghị viện OSCE,” Volodin nói tại cuộc họp của Duma, hay hạ viện của quốc hội Nga, theo một tuyên bố trên trang web của Duma.

“Tổ chức này hoàn toàn thiếu tính độc lập, bị chính trị hóa và đi theo nhịp điệu của Washington. Nhưng điều tồi tệ nhất trong tình huống này là chúng ta cũng phải trả tiền và chúng tôi là một trong những người phải trả nhiều tiền nhất.”

Ông Volodin cho biết cả hai viện của Quốc hội Nga, Duma và Hội đồng Liên bang, sẽ bỏ phiếu đồng thời về việc đình chỉ tham gia và dừng các khoản thanh toán của Mạc Tư Khoa cho OSCE.
 
Cử chỉ gây xúc động của các nữ tu Camêlô. George Weigel: Hỗn Loạn Và Lầm Lẫn Từ Tuyên ngôn Fiducia
VietCatholic Media
19:50 15/02/2024


1. Ý, Vatican đạt được thỏa thuận về trụ sở bệnh viện mới ở Rôma

Ý và Tòa thánh hôm thứ Năm đã đạt được thỏa thuận về trụ sở mới của Bệnh viện Bambino Gesù có trụ sở tại Rôma và thuộc sở hữu của Vatican, một trong những bệnh viện nhi hàng đầu của Ý.

Tuyên bố về ý định được ký ngày hôm nay giữa Ý và Tòa Thánh về trụ sở mới của Bambino Gesù đã “là chủ đề của nỗ lực chung kéo dài một năm”, Bộ trưởng Nội các Alfredo Mantovano cho biết khi kết thúc lễ ký kết với Đức Hồng Y Pietro Parolin., Bộ trưởng Ngoại giao.

“Mantovano nói rằng thỏa thuận này thể hiện 'kết quả của ý chí chung nhằm cung cấp không gian thích hợp cho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình của chúng, các bác sĩ điều trị cho chúng và hoạt động nghiên cứu.

“Khi bạn nói rằng chính trị phải quan tâm đến những điều quan trọng và nghiêm chỉnh thì đúng là như vậy”.


Source:ANSA

2. Các nữ tu Dòng Camêlô di chuyển từ New York đến Florida để theo đuổi 'sự im lặng và cô tịch'

Một cộng đồng tôn giáo gồm 14 nữ tu Dòng Camêlô đi chân đất đã chuyển từ một con phố đông đúc ở Buffalo, New York, nơi dòng của họ đã tồn tại hơn một thế kỷ, đến Giáo phận Thánh Augustinô, Florida, để theo đuổi “sự im lặng và cô tịch”.

“Lời chào cầu nguyện từ Florida đầy nắng!” một thông điệp tháng hai trên trang web của cộng đồng tôn giáo cho biết.

“Nhưng nó thực sự đã trở thành 'ngôi nhà' khi chính Chúa Giêsu đến ngự giữa chúng ta trong sự hiện diện Thánh Thể của Ngài sau Thánh lễ đầu tiên trong nhà nguyện nhỏ xinh xắn của chúng tôi,” thông điệp viết.

Các nữ tu Dòng Camêlô đi chân đất là một cộng đoàn tu viện dành riêng cho việc chiêm niệm và cầu nguyện. Các chị lấy gương của Thánh Teresa Avila, vị sáng lập Dòng Cát Minh Đi Chân Đất.

Buffalo News đưa tin, tu viện Buffalo cách một công viên giải trí sầm uất chưa đầy nửa dặm và nằm ngay cuối đường từ một ngã tư đông đúc.

Tu viện Dòng Camêlô đi chân đất của Bông hoa nhỏ của Chúa Giêsu ban đầu được thành lập ở Buffalo chỉ hơn 100 năm trước khi khu dân cư ngoại ô là “một khu vực yên tĩnh”, cộng đồng cho biết trên trang web của mình vào tháng 10.

“Tuy nhiên, giờ đây chúng tôi không còn có được sự im lặng và cô tịch vốn cần thiết cho một cộng đoàn viện tu”, thông báo cho biết.

Một phóng viên của Buffalo News đã được cấp quyền truy cập hiếm hoi vào bên trong các bức tường của tu viện vào năm 1997 và viết rằng “quá khứ cá nhân không quan trọng trong các bức tường của tu viện. Điều quan trọng là sự vĩnh cửu. Để được đặc ân dành thời gian trò chuyện với Chúa, các nữ tu sống một cuộc sống khắc khổ”.

Phóng viên lưu ý rằng các nữ tu, 22 người trong số họ vào thời điểm đó, “không có tài sản thế gian” vì lời khấn khó nghèo và khiết tịnh.

“Những nữ tu Dòng Camêlô mặc trang phục len màu nâu nặng nề đã có từ 435 năm trước. Phụ kiện của họ là dép dây; một chiếc áo toque màu trắng, một loại áo giống như mũ trùm đầu che toàn bộ đầu ngoại trừ khuôn mặt; và một tấm màn che màu đen,” anh ta viết.

Anh lưu ý rằng các nữ tu ngủ trên “nệm rơm” và cầu nguyện nhiều cũng như sám hối “quỳ trên sàn cứng trong một nhà nguyện không có ghế để đỡ những cái lưng mỏi mệt hoặc để cho những đầu gối già nua được nghỉ ngơi”.

Phóng viên viết: Các chị em ăn chay hàng năm từ lễ Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9 đến Lễ Phục Sinh. Cuộc nhịn ăn của họ bao gồm hai bữa ăn nhẹ vào bữa sáng và bữa tối và một bữa ăn đầy đủ vào giữa trưa. Và họ không ăn trứng hoặc các sản phẩm từ sữa trong Mùa Chay.

Phóng viên viết: “Và có sự im lặng - điều cần thiết cho đời sống Cát Minh vì nó giúp các chị em liên tục giao tiếp với Chúa mà không bị phân tâm”.

Vào tháng 10 năm 2023, Giám mục Buffalo Michael Fisher đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Tôi vô cùng nặng lòng khi biết tin các Nữ tu Dòng Camêlô của Tu viện Bông hoa nhỏ của Chúa Giêsu muốn di dời ra ngoài giáo phận đến một khu vực cung cấp những điều kiện cần thiết cho cô đơn chiêm niệm để tiếp tục sứ vụ của mình.”

“Các Nữ tu Dòng Camêlô đã là một phần quan trọng trong cơ cấu tôn giáo của Giáo phận Buffalo trong hơn 100 năm, khi Mẹ Mary Elias của Bí tích Thánh Thể, thành lập Tu viện Dòng Camêlô đi chân đất vào năm 1920, đầu tiên ở Phố Cottage, và sau đó trên đường Carmel ở North Buffalo,” ngài nói.

Tuyên bố cho biết: “Tất cả mọi người trong Giáo phận Buffalo mong muốn truyền đạt đến Mẹ Teresa và cộng đồng của Mẹ tất cả tình yêu và lòng biết ơn đối với thế kỷ phục vụ của họ ở Tây New York trong tình yêu của Chúa khi họ chuyển đến Giáo phận Thánh Augustinô”.

Khi thông báo về động thái này vào tháng 10, cộng đồng nói rằng họ biết tin tức này có thể là nguyên nhân gây ra “nỗi buồn và thất vọng lớn”.


Source:Catholic News Agency

3. Tiến sĩ George Weigel: Tohu Wa-Bohu Trên Tiber - Hỗn Loạn Và Lầm Lẫn Từ Vatican

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Tohu Wa-Bohu On The Tiber”, nghĩa là “Hỗn loạn và lầm lẫn từ Vatican”

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Trong vòng 24 giờ vào tháng trước, ba trang web Công Giáo chính thống đã đăng tải những câu chuyện mô tả cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên và cố vấn của Bộ Giáo lý Đức tin, với các tiêu đề sau:

“Đức Thánh Cha Phanxicô bảo vệ việc chúc phúc cho các cặp vợ chồng trong 'những tình huống bất thường', bao gồm cả những cuộc kết hợp đồng giới” (America Media, ngày 26 Tháng Giêng);

“Đức Thánh Cha bảo vệ tài liệu ban phép lành cho các cặp vợ chồng ‘bất thường’” (La Croix International, 27 Tháng Giêng);

“Giữa sự phẫn nộ về tài liệu của Vatican, Đức Thánh Cha nói rằng mục đích là để ban phước cho mọi người, chứ không phải cho các kết hiệp đồng giới” (Crux, ngày 27 Tháng Giêng).

Có sự đa dạng thần học hợp pháp trong Giáo Hội Công Giáo. (Các nhà thần học theo trường phái Thánh Tôma và các nhà thần học về nguồn đều đóng góp vào việc giảng dạy của Công đồng Vatican II.) Có những khác biệt chính đáng về phương pháp thần học trong việc thúc đẩy một nền chính thống năng động. (Xem các tác phẩm của Cha Thomas Joseph White, Dòng Đa Minh, và Cha Robert Imbelli.) Thậm chí còn có những cách hợp pháp khác nhau để diễn đạt những chân lý truyền thống của đức tin Công Giáo. (Hãy so sánh phong cách của chương đầu tiên và chương thứ ba trong thông điệp Veritatis Splendor năm 1993 của Đức Gioan Phaolô II với chương thứ hai.)

Sau đó là Tohu wa-bohu: một cụm từ tiếng Do Thái có thể được dịch là “hỗn loạn và lầm lẫn”.

Những gì đang phát ra từ Rôma ngày nay là Tohu wa-bohu.

Sự hỗn loạn và lầm lẫn, thuộc loại được gợi ý bởi ba tiêu đề trên, làm xáo trộn hòa bình và sự hiệp nhất của Giáo hội, đặc biệt là giữa những người sùng đạo nhất. Sự hỗn loạn và lầm lẫn là những trở ngại cho việc tuyển dụng ơn gọi: Nhiều người sẵn sàng đảm nhận những gánh nặng và thách đố của đời sống linh mục hoặc đời sống thánh hiến vì mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa; rất ít người sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì một dấu chấm hỏi (và những người làm vậy gần như chắc chắn sẽ gặp rắc rối). Sự hỗn loạn và nhầm lẫn là những trở ngại nghiêm trọng cho việc truyền giáo: Ai muốn gia nhập một Giáo hội thiếu xác tín, vốn chỉ là một thứ Giáo hội chạy theo hương khói và sự ồn ào của Tinh thần Thời đại?

Và Tohu wa-bohu— hỗn loạn và lầm lẫn —chính xác là điều mà sứ vụ Phêrô trong Giáo hội được thành lập để giảm thiểu.

Chúa Kitô đã hứa rằng, qua công việc của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ được bảo tồn trong chân lý (Ga 14:16–17). Sau khi đã hứa điều đó, Chúa Kitô đã thành lập sứ vụ Phêrô - mà chúng ta gọi là giáo hoàng - để đưa ra hình thức lịch sử cụ thể cho lời hứa đó. Do đó, mô tả công việc của giáo hoàng, Giám mục Rôma, được gói gọn trong Lu-ca 22:32, khi Chúa Giêsu, trong Bữa Tiệc Ly, truyền lệnh cho Thánh Phêrô “hãy củng cố anh em của mình”.

Củng cố anh em không có nghĩa là làm họ bối rối. Nó cũng không có nghĩa là cho phép lơ là không sửa chữa những nhầm lẫn do những người có thẩm quyền trong Giáo hội đề xuất. Sự đa dạng trong sự hiệp nhất mà sứ vụ Phêrô cũng được kêu gọi bảo vệ không phải là sự đa dạng về quan điểm trong các vấn đề đã được xác lập của đức tin Công Giáo, dù là những vấn đề về giáo lý hay luân lý. Đa dạng trong sự thống nhất không phải là Tohu wa-bohu.

Thế giới thế kỷ 21 đầy rẫy sự hỗn loạn và lầm lẫn, trong đó phần lớn là những hỗn loạn và lầm lẫn gây chết người. Thế giới không cần thêm sự hỗn loạn và lầm lẫn từ Giáo Hội Công Giáo; nếu thế giới muốn Tohu wa-bohu mang vẻ bề ngoài tôn giáo, thì có rất nhiều lựa chọn để lựa chọn. Dù muốn hay không, điều thế giới cần từ Giáo Hội Công Giáo là một lời tuyên bố thuyết phục, sáng tạo, dễ tiếp cận và đầy cảm thương về các chân lý của phúc âm—và các chân lý của đời sống đạo đức đón nhận Chúa Kitô và chính nghĩa của Ngài giúp chúng ta nắm bắt, ngay cả khi chúng ta cũng có thể nắm bắt chúng bằng lý trí (là một mặt hàng khác đang thiếu hụt vào năm 2024).

Chương thứ ba trong cuốn sách nhỏ của tôi, The Next Pope: Office of Peter and a Church in Mission – Vị Giáo Hoàng tiếp theo: Sứ vụ Phêrô và một Giáo Hội truyền giáo - bắt đầu với điều có vẻ như là một tuyên bố hiển nhiên: “Vị giáo hoàng tiếp theo phải nắm vững bản chất của sứ vụ Phêrô và các vai trò của sứ vụ ấy trong Giáo Hội Tân Phúc Âm Hóa.” Nhưng việc trình bày lại những điều hiển nhiên dường như là cần thiết trong Năm 2024 này.

Thành thật mà nói, tôi rất vui mừng khi, tại Ngày Giới trẻ Thế giới 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng một số tiếng lóng của người Á Căn Đình để kêu gọi những người trẻ “làm loạn” - là điều mà tôi hiểu là một lời kêu gọi can đảm và sáng tạo trong việc thúc đẩy việc Tân Phúc âm hóa: Hãy mạnh dạn. Đừng ngại thử điều gì đó mới mẻ trong việc mang đến cho người khác tình bạn với Chúa Giêsu Kitô. Liệu đó có phải là cách giải thích quá thật thà hay không, tôi để điều đó cho người khác đánh giá.

Điều chắc chắn là việc gây ra tình trạng lộn xộn không phải là quyền hạn của người giữ chức vụ Phêrô trong Giáo hội. Sẽ có một lượng Tohu wa-bohu trong Giáo hội cho đến khi Chúa tái lâm trong vinh quang. Một nhiệm vụ của sứ vụ Phêrô là giữ cho sự hỗn loạn và nhầm lẫn không thể tránh khỏi ở mức tối thiểu. Chứ không phải là để làm trầm trọng thêm. Và chắc chắn là không phải để khuyến khích điều đó.


Source:First Things