Ngày 13-02-2017
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 12/2/2017
VietCatholic Network
16:02 13/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC mời gọi mọi người thực hành ba điều mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật.

2- ĐGH Phanxicô bình thản khi nghe có những bích chương phản đối ngài tại Rôma.

3- Tình huynh đệ giữa ĐGH Phanxicô và ĐGH Biển đức XVI sau 4 năm.

4- Người phụ nữ mang đến cho thế giới vẻ đẹp hài hòa.

5- Bị vạ lây, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành bị bắt ở Trung Quốc.

6- ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho người Rohingya, là nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị đàn áp ở Myanmar (Miến Điện).

7- Thiên tai ập tới New Orleans, LA, người Công Giáo lại đi tiên phong trong công cuộc cứu trợ.

8- Hai Nữ Tu Việt Nam thuộc Dòng Con Cái Đức Mẹ Phù Hộ (FMA) dấn thân Truyền Giáo năm 2017.

9- Đức TGM Joseph E. Kurtz thăm Giáo Hội Việt Nam.

10- Cộng đoàn Việt Nam Giáo phận Fresno, CA hân hoan mừng Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- ĐTC mời gọi mọi người thực hành ba điều mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật.

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật ngày 12/2/2017 tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC mời gọi mọi người thực hành ba điều mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật. Đó là: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ thề thốt. Những điều răn ấy được thực thi với đức công chính mới mà Chúa Giêsu nói, chứ không theo kiểu công chính dựa vào hình thức như các kinh sư và người Pharisêu. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC nói:

Một cách cụ thể, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xét tới ba khía cạnh, đó là ba điều răn: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ thề thốt.

- Chớ giết người

Nói về điều răn chớ giết người, Chúa cho rằng, trong thực tế, không chỉ là không giết người, mà còn không làm những hành vi xúc phạm đến phẩm giá con người, không nói những lời xúc phạm (Mt 5:22). Tất nhiên, nói xúc phạm không phải là tội nặng như tội giết người, nhưng đó cũng là tội liên quan đến giết người, vì lời nói xúc phạm là tiền đề cho những hành vi và lời xúc phạm cũng cho thấy ác tâm. Chúa mời gọi chúng ta không lập một danh sách những gì phải tránh, nhưng là xem xét những gì gây hại hoặc có ý hướng gây hại cho tha nhân. Chúa đưa ra ví dụ. Khi xúc phạm người anh dem mình, khi giận họ, chúng ta đã giết người anh em trong tâm hồn chúng ta. Do đó, đừng làm như thế…

- Chớ ngoại tình

Khía cạnh thứ hai liên quan đến luật hôn nhân, đến tội ngoại tình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đi vào gốc rễ của tội. Bạn có thể giết người qua những lời lăng mạ, và bạn cũng có thể phạm tội ngoại tình khi có những ý định xấu muốn sở hữu người phụ nữ không phải vợ mình. Ngoại tình, trộm cắp, tham nhũng và những tội khác, chúng được thành hình trước tiên trong trái tim tôi, và khi ý định được ưng thuận với chọn lựa sai trái, thì nó sẽ được chuyển hóa thành hành động cụ thể. Và Chúa Giêsu nói: ai nhìn một người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Chúng ta hãy nghĩ một chút về những điều ấy. Những ý nghĩ xấu xa thì cũng tệ như những tội ấy.

- Đừng thề thốt

Sau đó, Chúa Giêsu nói các môn đệ đừng có thề thốt, vì thề thốt là dấu hiệu của sự bất an và đánh tráo trong mối tương quan giữa bạn và người khác. Thay vì thề thốt, chúng ta được mời gọi xây dựng bầu không khí lành mạnh và đầy tin cậy lẫn nhau giữa chúng ta, trong gia đình và trong cộng đồng. Khi ấy, chúng ta sống trung thực và tin tưởng nhau. Khi ấy, chúng ta không cần dựa vào những thế cao hơn để được tin tưởng. Không tin tưởng nhau, nghi ngờ lẫn nhau, những điều này ngày càng đe dọa sự bình yên!

Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và vui vẻ xin vâng, xin Mẹ giúp chúng con ngày càng sống gần Tin Mừng hơn, để chúng con không phải là những Kitô hữu kiểu thời trang, nhưng là những Kitô hữu đích thực! Nguyện xin ân sủng của Chúa Thánh Thần, giúp chúng con làm mọi sự với tình yêu, để chúng con có thể thực thi vẹn toàn ý Thiên Chúa muốn.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

- Đức Phanxicô bình thản khi nghe có những bích chương phản đối ngài tại Rôma.

Thứ Bẩy tuần trước, trên nhiều bức tường trong thành phố Rôma, đã xuất hiện chừng 200 bích chương phản đối ĐTC Phanxicô. Theo tin ngày 6 tháng Hai của CNA/EWTN News, ĐTC không tỏ ra lúng túng và không lưu ý bao nhiêu tới biến cố này. Hãng tin Ý ANSA cho hay: ngài tiếp nhận tin này “một cách bình thản và thờ ơ”.

Các bích chương nói trên được viết bằng tiếng “Romanaccio”, một thổ ngữ của Rôma, cho thấy nhóm chủ trương là một nhóm ở địa phương. Nếu căn cứ vào nội dung, thì nhóm này hẳn thuộc phe bảo thủ, xưa nay không đồng ý với nhiều quyết định và đường lối cải tổ của ĐTC Phanxicô.

Qua sáng Chúa Nhật, đa số các bích chương này đã bị gỡ bỏ và đến sáng thứ Hai, thì không còn tấm nào nữa.

Hồi tháng 11 năm ngoái, khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Ý Avvenire, ĐTC từng nói rằng: ngài không hề mất ngủ vì các lời chỉ trích. Trước đó, nhiều lần, ngài cho hay: phản kháng là điều bình thường trong bất cứ cuộc cải tổ nào. Ngài cũng nói rằng: không phản ứng “là dấu chỉ sự chết” và vì thế “các phản kháng tốt, và cả các phản kháng không mấy tốt, đều cần thiết và đáng được lắng nghe, hoan nghênh và khuyến khích để tự nói ra.”

- Tình huynh đệ giữa ĐGH Phanxicô và ĐGH Biển đức XVI sau 4 năm.

Ngày 11/02/2013, Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức đã thông báo quyết định từ chức. 4 năm trôi qua, quyết định của ngài có thể được mọi người hiểu cách sâu sắc hơn nhờ tình huynh đệ ngoại thường giữa ngài và ĐGH đương kim Phanxicô. Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Alessandro Gisotti, cha Lombardi, nguyên Giám đốc đài Vatican và Giám đốc phòng Báo chí Tòa Thánh, hiện là Giám đốc Quỹ Joseph Ratzinger-Benedetto XVI, đã nói về chứng tá mà ĐGH Biển đức XVI để lại cho Giáo Hội trong những năm ẩn dật và cầu nguyện này.

Cha Lombardi cho biết là cách sống của ĐGH Biển đức XVI trong những năm này đúng với những gì ngài đã nói, đó là sống trong cầu nguyện, trong ẩn dật, từ quan điểm thiêng liêng và sự kín đáo cao độ, sự đồng hành của ngài với đời sống của Giáo Hội trong lời cầu nguyện và cả sự liên đới với đấng kế vị của ngài trong trách nhiệm.

Là người biết rõ về ĐGH Phanxicô và cả ĐGH Biển đức XVI, cha Lombardi nói về mối liên hệ hết sức an hòa và bình thường giữa hai vị. Cha nói: “Những lần chúng ta nhìn thấy hình ảnh ĐGH Phanxicô cùng với vị tiền nhiệm của ngài …, đó là niềm vui lớn đối với tất cả chúng ta và là một gương mẫu điển hình về sự hiệp nhất trong Giáo Hội, trong sự đa dạng.”

4- Người phụ nữ mang đến cho thế giới vẻ đẹp hài hòa.

Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ. Người nam và người nữ không phải là bằng nhau, cũng không phải là hơn kém nhau; nhưng không phải là người nam mà là chính người nữ mang lại sự hài hòa cho thế giới và làm cho thế giới xinh đẹp. ĐTC chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng ngày 9 tháng 2 tại nhà nguyện Marta.

Ngài nói: “rất nhiều lần chúng ta nói về người phụ nữ theo kiểu … là phụ nữ thì phải làm cái này”. Nhưng hãy lưu ý rằng, người phụ nữ có thể mang đến điều mà nam giới không thể, đó là vẻ đẹp hài hòa của Đấng Tạo Hóa… Người phụ nữ dạy cho chúng ta cách trân trọng, cách yêu thương, sự dịu hiền, và làm cho thế giới những điều tuyệt đẹp.

ĐTC nói thêm, Mẹ Maria. .. chính là món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho chúng ta... Trong Tin Mừng, chúng ta nghe về những người phụ nữ đầy can đảm và tốt lành. Nhưng còn hơn cả lòng dũng cảm, còn hơn thế nữa: người phụ nữ là vẻ đẹp hài hòa là vẻ đẹp nên thơ. Nếu không có người phụ nữ, thế giới không còn đẹp đẽ, thế giới sẽ mất đi sự hài hòa. Tôi thích nghĩ như thế, bản thân tôi nghĩ như thế. Thiên Chúa đã tạo nên người nữ, vì tất cả chúng ta có chung một người mẹ.

- Bị vạ lây, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành bị bắt ở Trung Quốc.

Tối thiểu đã có 32 nhà truyền giáo Tin Lành bị trục xuất, những ngày gần đây lại có thêm bốn người nữa vừa bị bắt, theo tin của chính quyền Nam Hàn.

Họ là những người tới Trung Hoa để tìm cách giúp đỡ những người Bắc Triều tiên trốn thoát khỏi chế độ Bắc hàn. Trong quá khứ, chính quyền địa phương đã làm ngơ trước các hoạt động này; nhưng bây giờ chính quyền đã áp dụng quy định mới về hoạt động tôn giáo một cách mạnh mẽ hơn.

Lỵ́ do? Theo một số nhà phân tích, những vụ trục xuất là khá bất thường và được coi là có liên quan với sự căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hán Thành.

Những người bị trục xuất là các nhà truyền giáo đi giảng đạo tại Trung Hoa, nhưng đồng thời họ cũng tìm cách giúp người Bắc Triều Tiên thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm vượt qua sông Áp Lục, là ranh giới giữa Trung Hoa và Bắc Triều Tiên.

Mặc dù Trung Quốc cấm việc truyền giáo của người nước ngoài, nhưng các cán bộ địa phương đã luôn luôn nhắm mắt làm ngơ cho người Nam Hàn bởi vì việc cứu giúp người tị nạn làm giảm bớt các vấn đề xã hội, nhưng đồng thời họ cũng nhận được một số tiền hối lộ đáng kể nữa.

Tuy nhiên, kể từ tháng 10 sau khi có các quy định mới về hoạt động tôn giáo, cộng đồng Kitô giáo đã bị đặt dưới một sự kiểm soát chặt chẽ hơn.

- ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho người Rohingya, là nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị đàn áp ở Myanmar (Miến Điện).

Trước một cử tọa 7000 người tại Hội trường Thánh Phaolô VI hôm thư Tư vừa qua, ĐTC đã kêu gọi khách hành hương cầu nguyện với Ngài "cho những anh chị em Rohingya của chúng ta đang bị truy đuổi ở Myanmar và đang phải chạy trốn từ nơi này qua nơi khác vì không ai muốn nhận họ."

ĐTC nói: "Họ là những người tốt, họ không phải là Kitô hữu, họ là những người ôn hòa, họ đều là anh chị em của chúng ta, và trong nhiều năm họ đã bị đau khổ. Họ bị tra tấn và giết hại, đơn giản chỉ vì họ nêu cao đức tin Hồi giáo của họ ".

Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc đã tố cáo các lực lượng an ninh của Myanmar lạm dụng nghiêm trọng chống lại người Rohingya, bao gồm bạo lực tình dục, đánh đập và sát hại trẻ em.

Có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sống ở miền tây bắc Miến Điện, nhưng họ không được coi là công dân. Đa số người Miến Điện theo Phật giáo, xem họ như là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, ngay cả khi họ đã có gốc sinh sống ở Miến Điện từ nhiều thế hệ trước.

ĐTC nói: "Họ là những người tốt, họ không phải là Kitô hữu, họ là những người ôn hòa, họ đều là anh chị em của chúng ta, và trong nhiều năm họ đã bị đau khổ. Họ bị tra tấn và giết hại, đơn giản chỉ vì họ nêu cao đức tin Hồi giáo của họ."

Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc đã tố cáo các lực lượng an ninh cuả Myanmar lạm dụng nghiêm trọng chống lại người Rohingya, bao gồm bạo lực tình dục, đánh đập và sát hại trẻ em.

Có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sống ở miền tây bắc Myanmar, đa số người Miến Điện theo Phật giáo nhưng họ không được coi là công dân, chính quyền xem họ như là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, ngay cả khi họ đã có gốc sinh sống ở Miến Điện từ nhiều thế hệ trước.

- Thiên tai ập tới New Orleans, người Công Giáo lại đi tiên phong trong công cuộc cứu trợ.

Nhiều người ở New Orleans, LA hình như vẫn chưa thể quên cảnh tàn phá do cơn bão lịch sử Katrina hồi năm 2005, thì mới đây, ít nhất là 7 con lốc xoáy đã tràn qua Louisiana một lần nữa, quét sạch nhà cửa và để lại một quang cảnh tiêu điều quanh khu vực New Orleans. Theo tin tức sơ khởi thì có ít nhất từ 250 cho đến 400 ngôi nhà bị phá hủy hoặc bị hư hại nặng nề, khoảng hai chục người bị thương, trong số đó có nhiều trường hợp nguy cấp.

Catholic Charities của Tổng Giáo Phận New Orleans là một trong những cơ quan có mặt tại hiện trường ngay sau cơn lốc xoáy, và đã cùng các giáo xứ địa phương trực tiếp tố chức các trung tâm cứu trợ với mục đích cung cấp thực phẩm, chỉ dẫn và giúp thiết lập hồ sơ ban đầu. Tổ chức từ thiện Công Giáo này cũng hợp tác với thành phố, Hội Hồng thập tự và các tổ chức tài trợ khác để đáp ứng các nhu cầu cơ bản ngay lập tức. Như hôm qua, Catholic Charities đã cung cấp chỗ ở cho 93 người.

Đức TGM Gregory Aymond của TGP New Orleans đã ban hành một bức thư luân lưu để được đọc trước Thánh Lễ cuối tuần này, yêu cầu giúp đỡ và cầu nguyện. Ngài viết: "Chúng ta luôn luôn cần phải nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu trong cuộc sống của những người khốn khó … Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho những người đã bị mất nhà cửa và tài sản."

- Hai Nữ Tu Việt Nam thuộc Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA) dấn thân Truyền giáo năm 2017.

Nhân dịp lễ kính Cha Thánh Gioan Bosco và buổi kinh chiều của ngày cầu nguyện cho Đời Sống Tận Hiến vừa qua, Mẹ Tổng quyền Yvonne Reungoat của dòng nữ Salesian, gọi là Con Đức Mẹ Phù Hộ, đã công bố danh sách các vị truyền giáo mới của dòng sẽ dấn thân đi tới 15 địa danh truyền giáo mới trong năm 2017.

Tại thời điểm này, cả Giáo Hội và Hội dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đang làm dấy lên một bầu khí truyền giáo trước lời mời gọi tha thiết của Vị Cha Chung, ĐTC Phanxicô. Ngày 23/10/2016, Ngày Truyền Giáo Thế Giới năm ngoái ĐTC đã kêu gọi: "Hôm nay là thời điểm truyền giáo và thời điểm của lòng can đảm! Đây là thời điểm thách đố lòng quả cảm để tranh đấu... để công bố. .. để chọn lựa thay thế cho toàn thế giới. .. và để mở lòng tới tất cả mọi người."

15 vị truyền giáo mới đến từ 11 quốc gia, trong số đó có 4 soeur xuất phát từ Á Châu: 2 soeur từ Việt Nam, Hàn Quốc và Phi mỗi quốc gia có 1 soeur. 2 soeur đến từ Việt Nam là:

Sr Maria Bùi thị Thụy Phương, sẽ đi Paraguay, và Sr Têrêsa Nguyễn Thị Mỹ Lệ, sẽ đi Angola.

- Đức TGM Joseph E. Kurtz thăm Giáo Hội Việt Nam.

Từ ngày 24 đến ngày 30/1/2017, Đức TGM Joseph E. Kurtz, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thay mặt ĐHY Chủ tịch Daniel DiNardo, thăm Giáo Hội Việt Nam. Cùng tháp tùng với Ngài, có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, và Cha Antôn Ngô Đình Chính, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn.

Đức TGM Kurtz đã đến thăm và chúc Tết Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và TGP Sài Gòn, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh và TGP Huế, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và TGP Hà Nội, ĐC Giuse Đinh Đức Đạo và Giáo Phận Xuân Lộc, ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Giáo Phận Vinh, các Đức GM, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, các Dòng Tu và Giáo Dân. Ngài đã đến thăm Học Viện Công Giáo, Cơ Quan Bác Ái Công Giáo, Bà Susan Sutton, Phó Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội.

Trong bài giảng Thánh Lễ Mùng Ba Tết tại Đền Thánh Antôn, Trại Gáo, ngài nói:

“Chúng tôi, những người sống ở Hoa Kỳ, ngưỡng mộ đức tin vững mạnh của anh chị em…Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tận tâm, tận lực của anh chị em để bảo vệ đức tin. Tự do tôn giáo là một ân huệ của Thiên Chúa, là quyền của con người phải được tôn trọng, và khi được thể hiện đúng và tốt, nó sẽ mang lại cho chúng ta một dân tộc biết hy sinh cho nhau và tiếp tục truyền bá đức tin của mình cho các thế hệ kế tiếp.”

Được biết, Giáo Phận Vinh và TGP Louisville, Kentucky của Ngài đã kết nghĩa được nhiều năm.

- Cộng đoàn Việt Nam Giáo phận Fresno, California hân hoan mừng Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.

Ngày 5/ 2/ 2017 vừa qua, Cộng đoàn Việt Nam Giáo phận Fresno, California cùng với Lm. Chánh xứ Guise Đinh Toàn Victor và Thầy phó tế Guise Nguyễn Phi Hùng đã hân hoan mừng Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang và Đức Giám Mục Armando Xavier Ochoa giáo phận Fresno, đã dâng Thánh Lễ làm Phép Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
 
Người Kitô hữu lục tục trở về Mosul
Xavier Nguyễn Đông
17:11 13/02/2017

Mosul (Agenzia Fides 13/02/2017) - Theo trang web ankawa.com thì ít nhất đã có 3 gia đình người Armenia trở về nhà ở khu vực phía đông cuả thành phố Mosul. Họ là các gia đình Kitô giáo đầu tiên trở về mặc dù tình hình an ninh vẫn tiếp tục bị coi là 'cân nhắc' trên toàn thành phố. Gần đây, vẫn còn xẩy ra nhiều vụ đánh bom tự sát hoặc bắn xúng cối gây tử thương cho 9 thường dân.

Đám chiến binh Hồi Giáo Daesh (ISIS) đã đánh chiếm Mosul ngày 9 tháng 6 năm 2014. Trong những tuần kế tiếp, tất cả các Kitô hữu trong thành phố đã bị trục xuất và phải chạy qua các lảng Kitô giáo ở vùng bình nguyên Nineveh, rồi khi quân ISIS tiến chiếm vùng này, họ chạy về các trại tị nạn ở Kirkuk và Erbil là những nơi có quân Peshmerga cuả người Kurd bảo vệ.

Nhóm tị nạn cuối cùng là một nhóm 10 lão già, bị trục xuất ngày 7 tháng 1, 2015 vì từ chối không bỏ đạo. Cả nhóm, toàn là những người già yếu không đủ sức lê chân, đã mò được tới được Kirkuk sau hai ngày lặn lội qua vùng chiến tuyến "no man's land" (bắn bỏ tự do) trong cái lạnh thấu xương cuả vùng sa mạc.
 
12 năm sau cái chết cuả Sơ Dorothy Stang, Brazil vẫn tiếp tục đẫm máu.
Kateri Diễm Châu
19:00 13/02/2017

Anapu (Agenzia Fides 13/02/2017) - Ngày hôm qua các nông dân ở thị trấn Anapu, phía nam cuả tiểu bang Pará (Brazil), đã tụ tập để tưởng niệm cái chết của Sơ Dorothy Stang, xảy ra 12 năm trước.
Vị nữ tu đã chết vì cuộc đấu tranh cho người nghèo trong vùng.

Lúc đó các cộng đồng nghèo ở đây đòi hỏi một cuộc cải cách ruộng đất công bằng và chấm dứt nạn phá rừng bừa bãi ngày càng gia tăng trong khu vực.

Sơ Dorothy Stang, người Hoa Kỳ, 73 tuổi, dòng Đức Bà, đã bị bắn chết sáng ngày 12 tháng 2 năm 2005 ở miền tây của bang Parà, cách Anapu 40 km.

Nhưng ngày nay, số người chết vì xung đột ở nông thôn vẫn khgông giảm, trong năm 2015 mà thôi số tử vong đã vượt quá tổng số cuả 12 năm qua. Người ta ghi nhận ở miền Bắc đã có đến 49 vụ. Tuy nhiên, những dữ liệu này vẫn chỉ là một phần sơ khởi và có thể sẽ tăng thêm. "Nói chung toàn quốc thì năm ngoái số tử vong do xung đột trong nước là cao nhất kể từ năm 2003: Có 73 vụ giết người. Miền bắc cuả đất nước là khu vực bị ảnh hưởng nhiồu nhất", theo lời cuả ông giám đốc của ban dữ liệu cuã Brazil.

Những căng thẳng là do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng để chiếm hữu các nguồn tài nguyên như gỗ và nước, và hoạt động khai thác năng lượng.
 
Sắp có bầu cử ở Indonesia, HĐGM kêu gọi không bầu cho các ứng viên tham nhũng.
Trần Mạnh Trác
20:21 13/02/2017

Hơn 40 triệu người Indonesia sẽ bỏ phiếu ngày 15 tháng 2 này, để bầu chọn 7 thống đốc , 76 quận trưởng và 18 thị trưởng.

Đây là đợt bầu cử vòng 2 trong 7 vòng bầu cử luân lưu để bao gồm tất cả 34 tỉnh toàn quốc.

Ngày 15 tháng 2 sẽ là phiên cuả các cuộc bầu cử thống đốc mới ở Tây Papua, Aceh, Banten, Sulawesi Barat, Bangka, Belitung, Gorontalo và một cách đáng kể hơn: Jakarta.

Mỗi tỉnh, quận hoặc đô thị đều có những vấn đề cá biệt. Nhưng mối quan tâm chung vẫn là nghèo đói, tham nhũng lan tràn và mối đe dọa đối với tôn giáo và sắc tộc thiểu số, theo lời cha Antonius Benny Susetyo, một nhà phân tích chính trị.

Tôn giáo cực đoan và bất khoan dung là những mối quan tâm đặc biệt, cha Susetyo nói.

Đức Tổng giám mục Ignatius Suharyo, chủ tịch hội đồng giám mục Indonesia, đã khuyến khích cử tri hãy tránh không bầu cho những ứng cử viên với một quá khứ tham nhũng, với một lịch sứ đã dùng bất kỳ phương tiện nào để đạt được quyền lực.

"Hãy tỉnh thức, đừng để tiền bạc mua chuộc," ngài nói.

Vào tháng Giêng vừa rồi, viện nghiên cứu cho dân chủ và hòa bình Setara đã phổ biến một báo cáo chi tiết về các tỉnh nào là có số lượng cao nhất về bất hoan dung tôn giáo. Trong 7 tỉnh tổ chức bầu cử ngày 15 tháng 2 này, thì Jakarta, Bangka, Belitung và Aceh là những tỉnh trong số 10 tỉnh cao nhất.

Tại thủ đô Jakarta, những nhóm hồi giáo cực đoan (FPI) muốn áp đặt luật Shariah đã kích hoạt một loạt các hành vi bất khoan dung và đưa vấn đề tôn giáo trở thành chính trị gần như ngay khi cuộc đua thống đốc bắt đầu .

Trong tháng 11 và 12 năm ngoái, FPI tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình để đòi phạt tù ông thống đốc Kitô giáo cuả Jakarta là Basuki Tjahaja Purnama — gọi là Ahok — ông bị cáo buộc là đã lăng mạ đạo hồi. Tuy nhiên ông vẫn dẫn đầu các cuộc thăm dò ý kiến, ông hiện đang hầu toà vì bị vu cáo tội báng bổ.

Nhiều nhân vật khác cũng bị phiền nhiễu vì bị cáo buộc đã gây tổn thương đến cảm xúc tôn giáo, thí dụ một giáo sĩ Hồi giáo đã phải né tránh một cuộc họp ở West Kalimantan sau khi ông gọi người dân địa phương ở đó là infidels (quân bất trung với Chúa).

"Đây là vấn đề nghiêm trọng mà một người lãnh đạo mới nên biết phải xử lý thế nào," cha Susetyo nói.

Tham nhũng và đảng chính trị

Từ lâu tham nhũng đã là một vấn đề ở Indonesia và là vấn đề mà thống đốc Ahok của Jakarta cũng như Tổng thống Joko Widodo, đã cố gắng giải quyết trong thời gian qua.

Những việc gian lận bầu cử như mua phiếu và đe dọa là một vấn đề lớn, theo nhiều nhà hoạt động và các quan chức của Giáo Hội Công Giáo.

Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc bầu cử ngày 15 tháng 2 sẽ là một thử nghiệm để xem người dân có quyết tâm dập tắt những gian lận này không.

"Đảng phái chính trị và ứng cử viên không nên sử dụng bất kỳ phương tiện hèn hạ nào để giành chiến thắng," theo lời bà mục sư Henriette Lebang, chủ tịch hiệp thông của các nhà thờ Tin Lành ở Indonesia.
Chính trị gia phải làm việc cho lợi ích chung, bà nói.

Lucius Karus, một nhà phân tích chính trị trên nghị viện cuả Indonesia, nói rằng phải coi chừng các 'triều đại chính trị' vì chúng thường dùng những hành vi không lành mạnh để gây ảnh hưởng, ngay cả việc hối lộ hoặc đe dọa.

Các ' triều đại chính trị' vẫn tồn tại ở nhiều vùng của đất nước, cứ nhìn vào đó, người ta có thể biết ở đâu có tham nhũng, ông nói.

Ông lấy ví dụ cuộc đua ở Jakarta với con trai của cựu tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono là Agus Harimurti Yudhoyono, ông này đang tìm mọi cách để lật ghế thống đốc cuả Ahok.
 
Hội đồng hồng y công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với con người và huấn quyền của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
21:07 13/02/2017
Theo tin của Cindy Wooden, thuộc Catholic News Service, ngày 13 tháng Hai, sau một số thách thức công khai đối với giáo huấn và thẩm quyền của Đức Phanxicô, các thành viên của Hội Đồng 9 Hồng Y do chính ngài thành lập, nhân dịp phiên họp thứ 18, đã bày tỏ “sự ủng hộ hoàn toàn” của các vị đối với việc làm của ngài.

Thực vậy, theo một bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y người Honduras, Oscar Rodriguez Maradiaga, phối trí viên của Hội Đồng, khởi đầu phiên họp, với sự hiện diện của Đức Phanxicô, đã cam đoan với Đức Giáo Hoàng rằng các Hồng Y “hoàn toàn ủng hộ con người và huấn quyền của ngài”.

Bản tuyên bố của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay việc ủng hộ hoàn toàn này đã được đưa ra “liên quan tới các biến cố gần đây”.

Tuy Bản Tuyên Bố không cho biết đó là những biến cố nào, nhưng nó được công bố chỉ vài ngày sau khi một ấn bản giả của nhật báo Tòa Thánh là L’Osservatore Romano được gửi qua điện thư cho các giới chức Tòa Thánh và một tuần lễ sau khi các bích chương được phát hiện trên các bức tường quanh Thành Phố Rôma chỉ trích ngài về các hành vi liên quan tới Hội Hiệp Sĩ Malta và một số nhóm khác. Nó cũng xuất hiện một vài tháng sau ngày Đức Hồng Y người Mỹ Raymond L. Burke và ba vị Hồng Y đã về hưu công khai tỏ ý hoài nghi đối với giáo huấn của ngài trong chương 8 của Tông Huấn "Amoris Laetitia".

Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga, nhân danh Hội Đồng, cũng đã cám ơn Đức Giáo Hoàng về cung cách ngài đã giải thích cho các giới chức Vatican hay về việc làm của Hội Đồng đối với việc cải tổ Giáo Triều.

Gặp gỡ nhân viên Giáo Triều trước Lễ Giáng Sinh năm rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: việc cải tổ được động viên bởi ý nguyện nhằm làm cho các văn phòng trung ương của Giáo Hội tập chú vào việc chia sẻ Tin Mừng, thỏa mãn các nhu cầu của tín hữu cách tốt hơn và trợ giúp Đức Giáo Hoàng trong thừa tác vụ phục vụ Giáo Hội và thế giới của ngài.

Dịp đó, ngài nói rằng “Chúng ta không thể chỉ đơn giản hài lòng với việc thay đổi nhân viên; chúng ta cần khuyến khích việc canh tân thiêng liêng, nhân bản và chuyên nghiệp nơi các nhân viên của Giáo Triều. Việc cải tổ Giáo Triều không cách chi có thể thi hành được chỉ bằng việc thay đổi nhân sự, một điều chắc chắn sẽ diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra, nhưng còn bằng sự hoán cải nơi các con người nữa. Tiếp tục huấn luyện là điều không đủ; điều chúng ta cũng cần và cần hơn hết là tiếp tục hoán cải và thanh tẩy. Không có sự thay đổi não trạng, các cố gắng trong việc cải tiến thực tế sẽ vô ích”.

Ấn bản giả của L'Osservatore Romano

Về các bích chương phản đối Đức Phanxicô, chúng tôi có đề cập tới rồi, cách nay chừng một tuần, trên VietcatholicNews. Riêng về ấn bản giả của L'Osservatore Romano, tờ báo chính thức của Tòa Thánh, theo tập san Crux, thì đây là một ấn bản hài hước, cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "không" lẫn "có" cho các câu hỏi của các vị Hồng Y "dubia" (hoài nghi) về chương 8 của Tông Huấn "Amoris Laetitia".

Ấn bản giả này đề ngày 17 tháng Giêng, với hàng chữ lớn ở ngoài bìa là "Ngài Đã Trả Lời!". Tờ bìa cũng có thêm hàng chữ "Ước mong lời nói của các con sẽ là có (nói) có, không (nói) không" ám chỉ đoạn Tin Mừng Mátthêu trong đó Chúa khuyên "Hãy để chữ 'không' của con là 'không', và chữ 'có' của các con là 'có'". Hơn nữa trong các giới ở Rôma, ai cũng biết Si Si No No (có có không không) là một ấn phẩm nhỏ của Trung Tâm Công Giáo Thánh Piô X Nghiên Cứu Chống Bè Duy Hiện Đại của Nhóm Lefèbre chỉ trích các cải tổ Hậu Vatican II.

Tạp chí Crux cho hay giọng điệu của ấn bản giả này không có gì là trịnh trọng, trái lại có tính hài hước nhiều hơn, mặc dù có vài chỗ được kể là hài hước đen như khi nó nói tới một đức ông lăn đùng ra chết vì nghe các câu trả lời của Đức Giáo Hoàng.

Thí dụ, câu hỏi thứ nhất 4 vị Hồng Y đặt cho Đức Giáo Hoàng là liệu "sau tông huấn 'Amoris Laetitia', việc giải tội và rước lễ, trong một số trường hợp, có thể ban cho các người ly dị hiện đang sống trong một cuộc kết hợp mới và vẫn tiếp tục sống theo kiểu vợ chồng hay không" được ấn bản giả cho hay Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "có" lẫn "không" với lời giải thích trích từ một bài giảng của ngài ngày 15 tháng Mười Một năm 2015: “Tôi lấy câu hỏi này làm của mình. Tôi tự hỏi: 'Bữa Tiệc Ly là cùng đích của cuộc lữ hành hay là một khích lệ để tiến bước? Có những câu hỏi mà chỉ ai trung thực với chính mình và với một ít ánh sáng thần học mà tôi hiện có, phải trả lời như nhau, anh em thấy đó'. Và từ đó, anh em chấp nhận các hậu quả. Đây là một câu hỏi mà mỗi người phải tự trả lời".

Còn câu hỏi thứ tư, trong đó, 4 vị Hồng Y hỏi rằng liệu sau tông huấn "Amoris Laetitia", hoàn cảnh hay ý hướng có thể biến đổi một "điều xấu từ trong nội tại" thành một điều tốt về phương diện chủ quan hay không, thì ấn bản giả cho rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời cả "có" lẫn "không" bằng cách trích dẫn nhiều câu vắn tắt (one-liner) đã trở thành nổi tiếng của ngài như "Tôi là ai mà dám phê phán?" (28/6/2013), "Tôi không pha mình vào" (17 tháng Hai, 2016). "Nhưng nếu tiến sĩ Gaspari, một người bạn vĩ đại, chửi mẹ tôi một câu, ông ta hẳn sẽ phải đợi một cú đấm! Nhung đây là chuyện bình thường! Bình thường mà!" (15 tháng Giêng 2015). "Thiên Chúa không hợp tình hợp lý? Đúng, Người không hợp tình hợp lý với Con của Người, Đấng mà Người sai đi vác thập giá" (15 tháng Mười Hai, 2016).

Ngoài bài chính như trên, còn 5 bài khác, 2 bài với các phản ứng của Đức Hồng Y Walter Kasper và của Cha Antonio Spadaro. Dưới tựa đề "tôi xụp qùy gối", Đức Hồng Y Kasper được ấn bản cho là đã nói như sau: "Tôi thú thực, qùy gối có hơi khó chịu một chút, nhưng đây là cách duy nhất phải làm khi đọc thấy các câu trả lời làm dịu lòng của Đức Thánh Cha đối với các vị Hồng Y đa nghi".

Cha Spadaro thì được ấn bản giả cho rằng đã đưa ra câu "tuyên bố có tính lịch sử: Sau các câu trả lời này, 2 cộng 2 quả là 5". Có ý nhắc lại một câu hót (tweet) của Cha hồi tháng Giêng năm ngoái.

Một bài khác nói về Đức Ông Pio Vito Pinto, vị hiện đứng đầu Tòa thượng thẩm Roman Rota, người không lâu trước đây nói rằng Đức Phanxicô rất có thể cất mũ Hồng Y của bốn vị đa nghi. Nói sai, nhưng có lẽ cố ý, khi gọi Đức Ông là "Hồng Y", ấn bản giả nói vị này lăn ra chết khi nghe các câu trả lời của Đức Phanxicô sau khi nói "những lời cuối cùng" này: "rõ ràng hơn điều này là các bạn sẽ chết".

Hãng tin Associated Press tường trình rằng chủ bút tờ L’Osservatore Romano, Giovanni Maria Vian, không lúng túng chi cả về ấn bản này "chúng tôi chỉ buồn là cách xếp bài dở hơn của chúng tôi".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bà con giáo xứ Tây Ninh hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
22:01 13/02/2017
BÀ CON GIÁO XỨ TÂY NINH HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA MÃ BẾN TRE NHÂN DỊP LỄ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC (12.02.2017)

Với lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, Chị Têrêsa Nguyễn Thị Thanh Thúy (giáo khu Lộ Đức – Giáo xứ Tây Ninh) đã tổ chức cho một số Bà con trong Giáo xứ hành hương kính Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Để đến với Đức Mẹ La Mã Bến Tre, đoàn xe của Bà con phải vượt chặng đường khá xa hàng trăm cây số. Thế nhưng, lòng nhiệt thành đã không còn trở ngại dù đường xa như thế.

Hơn 15 giờ, đoàn xe Bà con đã đến mảnh đất thiêng La Mã Bến Tre. Đến với Mẹ năm nay, Bà con không phải phải vượt chặng đường 2 km đường từ ngoài đường chính vào Trung Tâm Hương La Mã Bến Tre với nhiều khó khăn cộng thêm lối hành xử thiếu văn hóa của một số tài xế xe ôm và bán hàng rong, vì nay đoạn đường đã được nâng cấp làm mới nên xe tải trọng 10 tấn hoặc xe dưới 45 chổ có thể chạy thẳng vào bãi đậu cạnh hông Trung tâm hành hương. Quả thật đây là Hồng ân của Thiên Chúa đã Ban cho chúng ta qua sự hiện diện của Mẹ tại Vùng đất Thiêng này.

Khi đến nơi Bà con chia ra, nhóm thì đón xe Ôm để đến Đài Đức Mẹ cạnh bờ sông để viếng Mẹ, nơi mà trước đây vào ngày 5. 5. 1950, trong khi đi mò cua bắt ốc dưới con rạch trong vùng, một phụ nữ theo đạo Cao Đài tên là Võ Thị Liềng, quen gọi là bà Sáu Liềng, đã vớt được Ảnh Mẹ sau khi đụng phải một khung ảnh nằm dưới bùn. sau khi bị thất lạc vào ngày 2. 2. 1950, khi xảy ra một cuộc giao tranh lớn trong vùng, giáo dân bỏ chạy tán loạn. Sau trận ruồng bố ác liệt đó. Ngôi nhà thờ sơ sài nhỏ bé đang trưng bày ảnh Mẹ cũng bị cướp phá tan hoang. Bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp lộng trong khung kiếng cũng biến mất.

Nhóm thì từng người từng bước đến trước Nhan Thánh Mẹ là Linh Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre để cầu nguyện, để xin Ơn cũng như để Tạ ơn Mẹ.

Sau hơn 01 giờ đồng để Bà con cầu nguyện riêng với Mẹ, Chúng tôi ra về nhưng rồi con cái của Mẹ vẫn cứ vào với Mẹ. Và như theo lời của Chị Phiên người trước đây từng chạy xe ôm đưa Đoàn chúng tôi mỗi khi chúng tôi đến, thì: “sau khi đường đã làm mới thì ngày nào cũng có người đến hành hương và nơi đây không còn tranh giành khách mất trật tự nữa”. Lạy Mẹ đây quả thật là Ơn Ban của Mẹ xuống cho chúng con để chúng con không còn phải lo lắng, sợ hãi mổi khi đến với Mẹ.

Nguyện xin Mẹ La Mã Bến Tre ban muôn ơn lành, đặc biệt những ơn cần thiết để con cái của Mẹ sống và giữ trọn niềm tin theo Chúa trên mọi nẻo đường đời.

Và rồi, mỗi người lại trở về với gia đình, với công việc thường ngày nhưng vẫn tin rằng Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre luôn đồng hành với con cái của Mẹ trên mọi nẻo đường.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường.
 
Thông Báo
Thành kính phân ưu cùng xướng ngôn viên Thụy Khanh
Lm. Gioan Trần Công Nghị
07:14 13/02/2017
CÁO PHÓ

Ban Giám Đốc VietCatholic xin thành kính phân ưu cùng cô Phạm Thanh Thủy,
hiệu là Thụy Khanh,
là xướng ngôn viên chương trình Thế Giới Nhìn Từ Vatican và Suy Niệm Lời Chúa
trước sự qua đời của thân mẫu là

Bà cố Catarina Maria Nguyễn Thị Nhịn,
hưởng thọ 83 tuổi.

Xin Chúa là Cha giàu lòng xót thương đón nhận bà vào hưởng phúc muôn đời.


Thành Kính Phân Ưu
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc VietCatholic Network.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Biển Rộng Bao La
Nguyễn Đức Cung
19:29 13/02/2017
BÊN NHAU BIỂN RỘNG BAO LA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên nhau nhìn biển bao la
So ra vẫn kém tình ta với mình.
(nđc)
Happy Valentine’s Day.
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 12/2/2017
VietCatholic Network
16:09 13/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- ĐTC mời gọi mọi người thực hành ba điều mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật.

2- ĐGH Phanxicô bình thản khi nghe có những bích chương phản đối ngài tại Rôma.

3- Tình huynh đệ giữa ĐGH Phanxicô và ĐGH Biển đức XVI sau 4 năm.

4- Người phụ nữ mang đến cho thế giới vẻ đẹp hài hòa.

5- Bị vạ lây, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành bị bắt ở Trung Quốc.

6- ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho người Rohingya, là nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị đàn áp ở Myanmar (Miến Điện).

7- Thiên tai ập tới New Orleans, LA, người Công Giáo lại đi tiên phong trong công cuộc cứu trợ.

8- Hai Nữ Tu Việt Nam thuộc Dòng Con Cái Đức Mẹ Phù Hộ (FMA) dấn thân Truyền Giáo năm 2017.

9- Đức TGM Joseph E. Kurtz thăm Giáo Hội Việt Nam.

10- Cộng đoàn Việt Nam Giáo phận Fresno, CA hân hoan mừng Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- ĐTC mời gọi mọi người thực hành ba điều mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật.

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật ngày 12/2/2017 tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC mời gọi mọi người thực hành ba điều mà Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật. Đó là: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ thề thốt. Những điều răn ấy được thực thi với đức công chính mới mà Chúa Giêsu nói, chứ không theo kiểu công chính dựa vào hình thức như các kinh sư và người Pharisêu. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC nói:

Một cách cụ thể, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xét tới ba khía cạnh, đó là ba điều răn: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ thề thốt.

- Chớ giết người

Nói về điều răn chớ giết người, Chúa cho rằng, trong thực tế, không chỉ là không giết người, mà còn không làm những hành vi xúc phạm đến phẩm giá con người, không nói những lời xúc phạm (Mt 5:22). Tất nhiên, nói xúc phạm không phải là tội nặng như tội giết người, nhưng đó cũng là tội liên quan đến giết người, vì lời nói xúc phạm là tiền đề cho những hành vi và lời xúc phạm cũng cho thấy ác tâm. Chúa mời gọi chúng ta không lập một danh sách những gì phải tránh, nhưng là xem xét những gì gây hại hoặc có ý hướng gây hại cho tha nhân. Chúa đưa ra ví dụ. Khi xúc phạm người anh dem mình, khi giận họ, chúng ta đã giết người anh em trong tâm hồn chúng ta. Do đó, đừng làm như thế…

- Chớ ngoại tình

Khía cạnh thứ hai liên quan đến luật hôn nhân, đến tội ngoại tình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đi vào gốc rễ của tội. Bạn có thể giết người qua những lời lăng mạ, và bạn cũng có thể phạm tội ngoại tình khi có những ý định xấu muốn sở hữu người phụ nữ không phải vợ mình. Ngoại tình, trộm cắp, tham nhũng và những tội khác, chúng được thành hình trước tiên trong trái tim tôi, và khi ý định được ưng thuận với chọn lựa sai trái, thì nó sẽ được chuyển hóa thành hành động cụ thể. Và Chúa Giêsu nói: ai nhìn một người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. Chúng ta hãy nghĩ một chút về những điều ấy. Những ý nghĩ xấu xa thì cũng tệ như những tội ấy.

- Đừng thề thốt

Sau đó, Chúa Giêsu nói các môn đệ đừng có thề thốt, vì thề thốt là dấu hiệu của sự bất an và đánh tráo trong mối tương quan giữa bạn và người khác. Thay vì thề thốt, chúng ta được mời gọi xây dựng bầu không khí lành mạnh và đầy tin cậy lẫn nhau giữa chúng ta, trong gia đình và trong cộng đồng. Khi ấy, chúng ta sống trung thực và tin tưởng nhau. Khi ấy, chúng ta không cần dựa vào những thế cao hơn để được tin tưởng. Không tin tưởng nhau, nghi ngờ lẫn nhau, những điều này ngày càng đe dọa sự bình yên!

Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và vui vẻ xin vâng, xin Mẹ giúp chúng con ngày càng sống gần Tin Mừng hơn, để chúng con không phải là những Kitô hữu kiểu thời trang, nhưng là những Kitô hữu đích thực! Nguyện xin ân sủng của Chúa Thánh Thần, giúp chúng con làm mọi sự với tình yêu, để chúng con có thể thực thi vẹn toàn ý Thiên Chúa muốn.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

- Đức Phanxicô bình thản khi nghe có những bích chương phản đối ngài tại Rôma.

Thứ Bẩy tuần trước, trên nhiều bức tường trong thành phố Rôma, đã xuất hiện chừng 200 bích chương phản đối ĐTC Phanxicô. Theo tin ngày 6 tháng Hai của CNA/EWTN News, ĐTC không tỏ ra lúng túng và không lưu ý bao nhiêu tới biến cố này. Hãng tin Ý ANSA cho hay: ngài tiếp nhận tin này “một cách bình thản và thờ ơ”.

Các bích chương nói trên được viết bằng tiếng “Romanaccio”, một thổ ngữ của Rôma, cho thấy nhóm chủ trương là một nhóm ở địa phương. Nếu căn cứ vào nội dung, thì nhóm này hẳn thuộc phe bảo thủ, xưa nay không đồng ý với nhiều quyết định và đường lối cải tổ của ĐTC Phanxicô.

Qua sáng Chúa Nhật, đa số các bích chương này đã bị gỡ bỏ và đến sáng thứ Hai, thì không còn tấm nào nữa.

Hồi tháng 11 năm ngoái, khi trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Ý Avvenire, ĐTC từng nói rằng: ngài không hề mất ngủ vì các lời chỉ trích. Trước đó, nhiều lần, ngài cho hay: phản kháng là điều bình thường trong bất cứ cuộc cải tổ nào. Ngài cũng nói rằng: không phản ứng “là dấu chỉ sự chết” và vì thế “các phản kháng tốt, và cả các phản kháng không mấy tốt, đều cần thiết và đáng được lắng nghe, hoan nghênh và khuyến khích để tự nói ra.”

- Tình huynh đệ giữa ĐGH Phanxicô và ĐGH Biển đức XVI sau 4 năm.

Ngày 11/02/2013, Đức nguyên Giáo hoàng Biển đức đã thông báo quyết định từ chức. 4 năm trôi qua, quyết định của ngài có thể được mọi người hiểu cách sâu sắc hơn nhờ tình huynh đệ ngoại thường giữa ngài và ĐGH đương kim Phanxicô. Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Alessandro Gisotti, cha Lombardi, nguyên Giám đốc đài Vatican và Giám đốc phòng Báo chí Tòa Thánh, hiện là Giám đốc Quỹ Joseph Ratzinger-Benedetto XVI, đã nói về chứng tá mà ĐGH Biển đức XVI để lại cho Giáo Hội trong những năm ẩn dật và cầu nguyện này.

Cha Lombardi cho biết là cách sống của ĐGH Biển đức XVI trong những năm này đúng với những gì ngài đã nói, đó là sống trong cầu nguyện, trong ẩn dật, từ quan điểm thiêng liêng và sự kín đáo cao độ, sự đồng hành của ngài với đời sống của Giáo Hội trong lời cầu nguyện và cả sự liên đới với đấng kế vị của ngài trong trách nhiệm.

Là người biết rõ về ĐGH Phanxicô và cả ĐGH Biển đức XVI, cha Lombardi nói về mối liên hệ hết sức an hòa và bình thường giữa hai vị. Cha nói: “Những lần chúng ta nhìn thấy hình ảnh ĐGH Phanxicô cùng với vị tiền nhiệm của ngài …, đó là niềm vui lớn đối với tất cả chúng ta và là một gương mẫu điển hình về sự hiệp nhất trong Giáo Hội, trong sự đa dạng.”

4- Người phụ nữ mang đến cho thế giới vẻ đẹp hài hòa.

Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ. Người nam và người nữ không phải là bằng nhau, cũng không phải là hơn kém nhau; nhưng không phải là người nam mà là chính người nữ mang lại sự hài hòa cho thế giới và làm cho thế giới xinh đẹp. ĐTC chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng ngày 9 tháng 2 tại nhà nguyện Marta.

Ngài nói: “rất nhiều lần chúng ta nói về người phụ nữ theo kiểu … là phụ nữ thì phải làm cái này”. Nhưng hãy lưu ý rằng, người phụ nữ có thể mang đến điều mà nam giới không thể, đó là vẻ đẹp hài hòa của Đấng Tạo Hóa… Người phụ nữ dạy cho chúng ta cách trân trọng, cách yêu thương, sự dịu hiền, và làm cho thế giới những điều tuyệt đẹp.

ĐTC nói thêm, Mẹ Maria ... chính là món quà tuyệt vời mà Thiên Chúa ban cho chúng ta... Trong Tin Mừng, chúng ta nghe về những người phụ nữ đầy can đảm và tốt lành. Nhưng còn hơn cả lòng dũng cảm, còn hơn thế nữa: người phụ nữ là vẻ đẹp hài hòa là vẻ đẹp nên thơ. Nếu không có người phụ nữ, thế giới không còn đẹp đẽ, thế giới sẽ mất đi sự hài hòa. Tôi thích nghĩ như thế, bản thân tôi nghĩ như thế. Thiên Chúa đã tạo nên người nữ, vì tất cả chúng ta có chung một người mẹ.

- Bị vạ lây, nhiều nhà truyền giáo Tin Lành bị bắt ở Trung Quốc.

Tối thiểu đã có 32 nhà truyền giáo Tin Lành bị trục xuất, những ngày gần đây lại có thêm bốn người nữa vừa bị bắt, theo tin của chính quyền Nam Hàn.

Họ là những người tới Trung Hoa để tìm cách giúp đỡ những người Bắc Triều tiên trốn thoát khỏi chế độ Bắc hàn. Trong quá khứ, chính quyền địa phương đã làm ngơ trước các hoạt động này; nhưng bây giờ chính quyền đã áp dụng quy định mới về hoạt động tôn giáo một cách mạnh mẽ hơn.

Lỵ́ do? Theo một số nhà phân tích, những vụ trục xuất là khá bất thường và được coi là có liên quan với sự căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hán Thành.

Những người bị trục xuất là các nhà truyền giáo đi giảng đạo tại Trung Hoa, nhưng đồng thời họ cũng tìm cách giúp người Bắc Triều Tiên thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm vượt qua sông Áp Lục, là ranh giới giữa Trung Hoa và Bắc Triều Tiên.

Mặc dù Trung Quốc cấm việc truyền giáo của người nước ngoài, nhưng các cán bộ địa phương đã luôn luôn nhắm mắt làm ngơ cho người Nam Hàn bởi vì việc cứu giúp người tị nạn làm giảm bớt các vấn đề xã hội, nhưng đồng thời họ cũng nhận được một số tiền hối lộ đáng kể nữa.

Tuy nhiên, kể từ tháng 10 sau khi có các quy định mới về hoạt động tôn giáo, cộng đồng Kitô giáo đã bị đặt dưới một sự kiểm soát chặt chẽ hơn.

- ĐTC kêu gọi cầu nguyện cho người Rohingya, là nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị đàn áp ở Myanmar (Miến Điện).

Trước một cử tọa 7000 người tại Hội trường Thánh Phaolô VI hôm thư Tư vừa qua, ĐTC đã kêu gọi khách hành hương cầu nguyện với Ngài "cho những anh chị em Rohingya của chúng ta đang bị truy đuổi ở Myanmar và đang phải chạy trốn từ nơi này qua nơi khác vì không ai muốn nhận họ."

ĐTC nói: "Họ là những người tốt, họ không phải là Kitô hữu, họ là những người ôn hòa, họ đều là anh chị em của chúng ta, và trong nhiều năm họ đã bị đau khổ. Họ bị tra tấn và giết hại, đơn giản chỉ vì họ nêu cao đức tin Hồi giáo của họ ".

Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc đã tố cáo các lực lượng an ninh của Myanmar lạm dụng nghiêm trọng chống lại người Rohingya, bao gồm bạo lực tình dục, đánh đập và sát hại trẻ em.

Có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sống ở miền tây bắc Miến Điện, nhưng họ không được coi là công dân. Đa số người Miến Điện theo Phật giáo, xem họ như là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, ngay cả khi họ đã có gốc sinh sống ở Miến Điện từ nhiều thế hệ trước.

ĐTC nói: "Họ là những người tốt, họ không phải là Kitô hữu, họ là những người ôn hòa, họ đều là anh chị em của chúng ta, và trong nhiều năm họ đã bị đau khổ. Họ bị tra tấn và giết hại, đơn giản chỉ vì họ nêu cao đức tin Hồi giáo của họ."

Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc đã tố cáo các lực lượng an ninh cuả Myanmar lạm dụng nghiêm trọng chống lại người Rohingya, bao gồm bạo lực tình dục, đánh đập và sát hại trẻ em.

Có khoảng 1,1 triệu người Rohingya sống ở miền tây bắc Myanmar, đa số người Miến Điện theo Phật giáo nhưng họ không được coi là công dân, chính quyền xem họ như là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, ngay cả khi họ đã có gốc sinh sống ở Miến Điện từ nhiều thế hệ trước.

- Thiên tai ập tới New Orleans, người Công Giáo lại đi tiên phong trong công cuộc cứu trợ.

Nhiều người ở New Orleans, LA hình như vẫn chưa thể quên cảnh tàn phá do cơn bão lịch sử Katrina hồi năm 2005, thì mới đây, ít nhất là 7 con lốc xoáy đã tràn qua Louisiana một lần nữa, quét sạch nhà cửa và để lại một quang cảnh tiêu điều quanh khu vực New Orleans. Theo tin tức sơ khởi thì có ít nhất từ 250 cho đến 400 ngôi nhà bị phá hủy hoặc bị hư hại nặng nề, khoảng hai chục người bị thương, trong số đó có nhiều trường hợp nguy cấp.

Catholic Charities của Tổng Giáo Phận New Orleans là một trong những cơ quan có mặt tại hiện trường ngay sau cơn lốc xoáy, và đã cùng các giáo xứ địa phương trực tiếp tố chức các trung tâm cứu trợ với mục đích cung cấp thực phẩm, chỉ dẫn và giúp thiết lập hồ sơ ban đầu. Tổ chức từ thiện Công Giáo này cũng hợp tác với thành phố, Hội Hồng thập tự và các tổ chức tài trợ khác để đáp ứng các nhu cầu cơ bản ngay lập tức. Như hôm qua, Catholic Charities đã cung cấp chỗ ở cho 93 người.

Đức TGM Gregory Aymond của TGP New Orleans đã ban hành một bức thư luân lưu để được đọc trước Thánh Lễ cuối tuần này, yêu cầu giúp đỡ và cầu nguyện. Ngài viết: "Chúng ta luôn luôn cần phải nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu trong cuộc sống của những người khốn khó … Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho những người đã bị mất nhà cửa và tài sản."

- Hai Nữ Tu Việt Nam thuộc Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ dấn thân Truyền giáo (FMA) năm 2017.

Nhân dịp lễ kính Cha Thánh Gioan Bosco và buổi kinh chiều của ngày cầu nguyện cho Đời Sống Tận Hiến vừa qua, Mẹ Tổng quyền Yvonne Reungoat của dòng nữ Salesian, gọi là Con Đức Mẹ Phù Hộ, đã công bố danh sách các vị truyền giáo mới của dòng sẽ dấn thân đi tới 15 địa danh truyền giáo mới trong năm 2017.

Tại thời điểm này, cả Giáo Hội và Hội dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ đang làm dấy lên một bầu khí truyền giáo trước lời mời gọi tha thiết của Vị Cha Chung, ĐTC Phanxicô. Ngày 23/10/2016, Ngày Truyền Giáo Thế Giới năm ngoái ĐTC đã kêu gọi: "Hôm nay là thời điểm truyền giáo và thời điểm của lòng can đảm! Đây là thời điểm thách đố lòng quả cảm để tranh đấu... để công bố ... để chọn lựa thay thế cho toàn thế giới ... và để mở lòng tới tất cả mọi người."

15 vị truyền giáo mới đến từ 11 quốc gia, trong số đó có 4 soeur xuất phát từ Á Châu: 2 soeur từ Việt Nam, Hàn Quốc và Phi mỗi quốc gia có 1 soeur. 2 soeur đến từ Việt Nam là:

Sr Maria Bùi thị Thụy Phương, sẽ đi Paraguay, và Sr Têrêsa Nguyễn Thị Mỹ Lệ, sẽ đi Angola.

- Đức TGM Joseph E. Kurtz thăm Giáo Hội Việt Nam.

Từ ngày 24 đến ngày 30/1/2017, Đức TGM Joseph E. Kurtz, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thay mặt ĐHY Chủ tịch Daniel DiNardo, thăm Giáo Hội Việt Nam. Cùng tháp tùng với Ngài, có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, và Cha Antôn Ngô Đình Chính, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn.

Đức TGM Kurtz đã đến thăm và chúc Tết Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và TGP Sài Gòn, Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh và TGP Huế, ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và TGP Hà Nội, ĐC Giuse Đinh Đức Đạo và Giáo Phận Xuân Lộc, ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Giáo Phận Vinh, các Đức GM, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, các Dòng Tu và Giáo Dân. Ngài đã đến thăm Học Viện Công Giáo, Cơ Quan Bác Ái Công Giáo, Bà Susan Sutton, Phó Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội.

Trong bài giảng Thánh Lễ Mùng Ba Tết tại Đền Thánh Antôn, Trại Gáo, ngài nói:

“Chúng tôi, những người sống ở Hoa Kỳ, ngưỡng mộ đức tin vững mạnh của anh chị em…Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tận tâm, tận lực của anh chị em để bảo vệ đức tin. Tự do tôn giáo là một ân huệ của Thiên Chúa, là quyền của con người phải được tôn trọng, và khi được thể hiện đúng và tốt, nó sẽ mang lại cho chúng ta một dân tộc biết hy sinh cho nhau và tiếp tục truyền bá đức tin của mình cho các thế hệ kế tiếp.”

Được biết, Giáo Phận Vinh và TGP Louisville, Kentucky của Ngài đã kết nghĩa được nhiều năm.

- Cộng đoàn Việt Nam Giáo phận Fresno, California hân hoan mừng Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.

Ngày 5/ 2/ 2017 vừa qua, Cộng đoàn Việt Nam Giáo phận Fresno, California cùng với Lm. Chánh xứ Guise Đinh Toàn Victor và Thầy phó tế Guise Nguyễn Phi Hùng đã hân hoan mừng Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang và Đức Giám Mục Armando Xavier Ochoa giáo phận Fresno, đã dâng Thánh Lễ làm Phép Thánh Hiến Thánh Đường Đức Mẹ La Vang.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 13/02/2017: Sức mạnh của Giáo Hội nơi các cộng đoàn bị bách hại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:29 13/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội ngày nay ở nơi các Giáo Hội nhỏ đang bị bách hại

Đức Thánh Cha đã nói bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 30 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta rằng sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội ngày nay ở nơi các Giáo Hội nhỏ đang bị bách hại.

Quảng diễn đoạn thư gửi tín hữu Do thái chương 11, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người nhớ đến lịch sử của dân Chúa, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến các vị tử đạo. Ngài nhận định rằng ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn là trong những thế kỷ đầu tiên; truyền thông không nói đến điều này vì nó không phải là chuyện giật gân có thể gây chú ý. Nhưng Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhớ đến sự đau khổ mà các vị tử đạo ngàu nay phải chịu.

“Không có ký ức thì không có hy vọng.” Chương 11 của thư gửi tín hữu Do thái mà chúng ta nghe trong phụng vụ Lời Chúa những ngày này nói về ký ức. Trên tất cả là “ký ức về sự vâng lời”, ký ức về sự vâng lời của bao nhiêu người, bắt đầu từ Abraham, người đã vâng phục, rời quê nhà mà không biết mình sẽ đi đâu. Đặc biệt, bài đọc I hôm nay nói về hai ký ức. Ký ức về những hành động vĩ đại của Thiên Chúa, được thực hiện bởi Ghít-ôn, Ba-rắc, Sam-sôn, Đavít. Đức Thánh Cha nói: “Rất nhiều người đã làm những việc vĩ đại trong lịch sử của Israel.”

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng có một nhóm thứ 3 được nhớ đến, đó là “Ký ức về các vị tử đạo”. Các ngài là những người đã chịu đau khổ và hy sinh mạng sống như Chúa Giêsu, họ đã chịu đánh đòn tra tấn, bị giết vì gươm giáo. Giáo Hội thật sự là “dân tộc này của Thiên Chúa”, “tội lỗi nhưng vâng phục”, “thực hiện những điều lớn lao và cũng làm chứng về Chúa Giêsu Kitô cho đến độ tử đạo.” Ngài nói: “các vị tử đạo là những người làm cho Giáo Hội tiến bước, là những người nâng đỡ Giáo Hội, họ đã trợ giúp và ngày nay vẫn nâng đỡ Giáo Hội. Và ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong các thế kỷ đầu tiên. Truyền thông không nói đến điều này vì nó không phải là chuyện giật gân gây chú ý, nhưng rất nhiều Kitô hữu trên thế giới ngày nay được chúc phúc bởi vì bị bách hại, sỉ nhục, tù đày. Có nhiều vị trong các nhà tù, chỉ để vác Thánh giá và tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô” Đây là vinh quang của Giáo Hội và sự trợ lực của chúng ta và cũng là sự khiêm hạ của chúng ta: chúng ta những người có tất cả, tất cả dường như dễ dàng đối với chúng ta và nếu chúng ta thiếu điều gì thì chúng ta sẽ than van… Nhưng chúng ta nghĩ đến các anh chị em mà ngày này, nhiều hơn những thế kỷ đầu rất nhiều, đang chịu tử đạo!” Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tôi không thể quên chứng tá của Linh mục và nữ tu ở nhà thờ chánh tòa Tirana: năm này qua năm khác ở trong tù, bị lao động cưỡng khổ sai, hạ nhục,”, đối với họ nhân quyền không tồn tại.

Đức Thánh Cha nhắc nhở: “Và cả chúng ta, thật đúng và chính đáng, chúng ta thỏa mãn khi chúng ta thấy Giáo Hội có một hành động vĩ đại, có sự thành công to lớn, các Kitô hữu tỏ mình ra… Và điều này thật đẹp. Đây là sức mạnh? Đúng, nó là sức mạnh. Nhưng sức mạnh lớn nhất của Giáo Hội ngày nay ở nơi các Giáo Hội nhỏ bị bách hại, bé nhỏ, với ít ỏi dân chúng, bị bách hại, các Giám mục của họ bị giam tù. Đây là vinh quang của chúng ta ngày nay, đây là vinh quang của chúng ta và sức mạnh của chúng ta ngày nay.”

“Một Giáo Hội không có các vị tử đạo – tôi dám nói rằng – là một Giáo Hội không có Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha đã khẳng định như thế và mời gọi cầu nguyện “cho các vị tử đạo của chúng ta đang đau khổ rất nhiều,” “cho các Giáo Hội không được tự do để diễn tả chính mình”: “họ chính là niềm hy vọng của chúng ta.” Ngài nhắc lại lời của văn sĩ cổ xưa đã viết: “Máu của các Kitô hữu, máu các vị tử đạo, là hạt giống của các Kitô hữu.” Ngài kết thúc: “Họ cùng với các vị tử đạo của họ, chứng từ của họ, với sự đau khổ của họ, và cũng trao ban hiến dâng mạng sống, gieo vãi các Kitô hữu cho tương lai và cho các Giáo Hội khác. Chúng ta dâng Thánh lễ này cho các vị tử đạo của chúng ta, cho những người giờ đây đang chịu đau khổ, cho các Giáo Hội đau khổ, cho những người không có tự do. Và chúng ta cám ơn Chúa đã hiện diện với sức mạnh của Chúa Thánh Thần nơi các anh chị em của chúng ta ngày nay đang làm chứng cho Ngài.

2. Chúa Giêsu ngắm nhìn chúng ta, mỗi người chúng ta

Nếu chúng ta kiên trì hướng nhìn nơi Chúa Giêsu, chúng ta sẽ ngạc nhiên khám phá ra rằng Người luôn quan sát mỗi người chúng ta với lòng yêu thương. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ kính thánh Gioan Bosco sáng thứ Ba 31 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha chú giải đoạn thư gửi tín hữu Do thái, trong đó tác giả mời gọi chúng ta “kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho chúng ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin.” Ngài cũng giải thích bài Tin Mừng rằng chính Chúa Giêsu nhìn chúng ta và nhận thấy chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu ở gần chúng ta, “Người luôn ở giữa đám đông.” “Không phải là với những vệ sĩ bảo vệ cho Người, để cho đám đông không thể chạm vào Người. Không! Người ở đó và đám đông bao lấy Người. Mỗi khi Người xuất hiện, có một đám đông lớn. Các chuyên gia thống kê có lẽ có thể xuất bản ‘Sự nổi tiếng của Thầy Giêsu đang giảm đi’… Nhưng Chúa Giêsu tìm kiếm điều khác: Ngài tìm dân chúng. Và dân chúng tìm Ngài: dân chúng dán mắt vào Ngài và Ngài dán mắt vào dân chúng. ‘Đúng, vào dân chúng, vào đám đông’ – ‘không, vào mỗi người!’ Đây là điểm đặc biệt trong cái nhìn của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không nhìn đám đông chung chung: Ngài nhìn mỗi người.”

Chúa Giêsu quan sát những vấn đề nghiêm trọng, niềm vui to lớn của chúng ta, và cũng ngắm nhìn những chuyện nhỏ bé của chúng ta

Tin Mừng thánh Marco thuật lại 2 phép lạ. Thứ nhất, Chúa Giêsu chữa người đàn bà bị băng huyết 12 năm trời. Giữa đám đông, bà đã có thể chạm được áo choàng của Ngài. Và Chúa Giêsu đã nhận ra có người chạm vào Ngài. Thứ hai, Chúa Giêsu làm cho bé gái 12 tuổi con ông Giairô sống lại. Người nhận ra cô bé đang đói và yêu cầu cha mẹ cho cô ăn. Đức Thánh Cha nhận xét: “Cái nhìn của Chúa Giêsu đến với điều lớn lao cũng như nhỏ bé. Ngài nhìn ngắm tất cả: nhìn ngắm tất cả chúng ta, nhưng nhìn mỗi người chúng ta. Ngài quan sát những vấn đề nghiêm trọng, niềm vui to lớn của chúng ta, và cũng ngắm nhìn những chuyện nhỏ bé của chúng ta. Bởi vì Người gần chúng ta. Chúa Giêsu không sợ hãi những điều to lớn nhưng cũng để ý đến những điều nhỏ bé. Chúa Giêsu nhìn chúng ta như thế.”

Đức Thánh Cha khẳng định rằng nếu chúng ta chạy “với sự kiên trì và mắt hướng nhìn về Chúa Giêsu”, thì sẽ xảy đến với chúng ta những điều đã xảy ra với dân chúng sau khi con gái ông Giairo đã sống lại, đó là “họ đầy kinh ngạc.” Ngài giảng giải thêm: “Tôi đi, nhìn ngắm Chúa Giêsu, tôi tiến bước, ngắm nhìn Chúa Giêsu và tôi tìm thấy điều gi? Ngươi đang ngắm nhìn tôi! Điều này làm cho tôi kinh ngạc vô cùng. Sự kinh ngạc khi gặp Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta đừng sợ hãi! Chúng ta không sợ hãi như người đàn bà đi đến sờ vào áo choàng của Người. Chúng ta đừng sợ! Chúng ta chạy trên con đường này. Luôn luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu. Và chúng ta sẽ có sự ngạc nhiên tốt đẹp này, chúng ta sẽ tràn đầy sự ngạc nhiên: chính Chúa Giêsu ngắm nhìn tôi.”

3. Kitô hữu không phải là nô lệ của những lề luật

Những người cứng nhắc thì sợ tự do mà Thiên Chúa ban, họ sợ yêu mến. Kitô hữu là nô lệ của tình yêu mến, chứ không phải là nô lệ cho lề luật. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai mùng 6 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta.

“Chúc tụng Chúa đi!” là lời ca khen của tác giả Thánh Vịnh 103 dâng lên Thiên Chúa vì những kỳ công vĩ đại. Chúa Cha làm nên biết bao điều kỳ diệu qua công trình sáng tạo của Ngài. Chúa Con thực hiện công trình cứu chuộc lạ lùng. Khi một trẻ thơ hỏi Thiên Chúa rằng vì sao Ngài tạo nên thế giới, thì Chúa sẽ nói “vì yêu mến”.

Tại sao Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ này? Đơn giản vì Ngài chia sẻ chính sự toàn hảo của chính Ngài. Và trong cuộc tái tạo, Thiên Chúa sai chính Con Một tới để làm cho những gì đã bị xấu đi - trở lại đẹp đẽ như xưa, những gì lầm lạc - trở về đúng đắn, những gì tệ hại - trở về tốt lành.

Khi Chúa Giêsu nói: “Cha tôi hằng làm việc, thì tôi cũng làm việc”, các luật sĩ cảm thấy chướng tai gai mắt và muốn giết Chúa. Tại sao? Bởi vì họ không thể đón nhận những gì từ Thiên Chúa như những ân sủng. Đối với họ, chỉ có sự công thẳng mà thôi, vì họ chỉ dựa vào các điều luật. Thay vì mở lòng đón nhận những ân sủng “nhưng không” từ Thiên Chúa, họ lại khép kín vào những luật lệ, có lẽ phải đến 500 điều luật, có lẽ còn hơn… Họ không biết nhận ơn lành của Thiên Chúa. Có những ân sủng chỉ nhận được khi có tự do mà thôi. Thế mà họ lại sợ tự do Thiên Chúa ban, họ sợ tình yêu mến.

Đó là lý do hôm nay chúng ta ca tụng Chúa Cha: “Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng! Con yêu mến Ngài quá đỗi, vì biết bao ơn lành Ngài đã ban. Ngài đã cứu độ con, Ngài đã dựng nên con.” Đó là lời cầu nguyện chúc tụng ngợi khen, đó là lời nguyện của niềm vui sướng. Lời nguyện ấy đem lại cho chúng ta niềm vui của đời sống người Kitô.

Có những Kitô hữu rất buồn chán vì họ đóng cửa tâm hồn, vì họ không bao giờ biết đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, vì họ sợ tự do là điều luôn đi kèm cùng với ân sủng. Những người như thế chỉ biết có luật lệ và bổn phận, những bổn phận đóng khung chính họ. Làm như thế là làm nô lệ cho lề luật, và không có tình yêu mến. Trái lại, khi làm nô lệ cho tình yêu mến, bạn có tự do. Đó là điều thật tuyệt!

Có những người đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa và sống như Chúa Giêsu, Con Một Chúa Cha, trong tình yêu mến, trong sự hiền từ và trong tự do. Nhưng cũng có những người nép mình trong cái khung khép kín của những lề luật; họ có vẻ an toàn, càng nhiều luật lệ càng có vẻ an toàn hơn, mà kỳ thực thì không có tự do, không có niềm vui.

Có hai công trình của Thiên Chúa. Đó là công trình sáng tạo và công trình cứu chuộc. Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi lòng mình: Làm thế nào để sống cách tuyệt vời hai công trình kỳ diệu ấy? Nguyện xin Chúa giúp chúng ta hiểu được những điều vĩ đại mà Ngài đã làm khi sáng tạo vũ trụ vì tình yêu mến! Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được tình yêu của Ngài, để ngày hôm nay chúng ta có thể cùng nhau thưa lên: “Lạy Chúa, Ngài thật tuyệt vời biết bao! Xin tạ ơn Ngài, xin tri ân Ngài!”