Ngày 09-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chia sẻ niềm vui
Lm Vũđình Tường
04:08 09/02/2012
Chúa Nhật 6 Mùa Thường Niên Năm B

Mc 1,40-45


Con người không chỉ có nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ mà còn nhu cầu tinh thần cũng như nhu cầu tâm linh nữa. Nhu cầu tinh thần thể hiện qua việc tâm sự buồn cần chia sẻ cùng người tin tưởng, biết lắng nghe. Nềm vui cần chia sẻ cho người khác biết để niềm vui được trọn vẹn. Niềm vui trọn vẹn là niềm vui được chia sẻ cho mọi người cùng chung niềm vui với mình. Niềm vui không trọn vẹn là niềm vui bị giấu kín trong cõi lòng. Phải dấu kín vì sợ. Thí dụ một người trúng số độc đắc không giám công khai cho người khác biết niềm vui vì sợ niềm vui kia sẽ mang đến hậu quả tai hại vì thế chỉ âm thầm vui một mình.

Biết được nhu cầu cần chia sẻ cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy người bị bệnh phong cùi là bệnh thời đó không thuốc chữa. Ai mắc bệnh đó coi như bị bỏ ra ngoài xã hội, bị xã hội ruồng bỏ, không cho sinh hoạt chung trong cộng đoàn. Người đó có cuộc sống dật dờ, sống cũng như chết vì không còn bạn bè, thân thích. Anh ta được Đức Kitô chữa lành. Niềm vui của anh tràn ngập tâm hồn nên anh không thể cầm giữ trong lòng mà cất tiếng ca tụng Thiên Chúa. Mặc dù Đức Kitô dặn anh đừng nói cho ai biết việc này cho đến khi vào đền thờ dâng lời tạ ơn nhưng anh không kiềm chế được niềm vui và để cho nó bộc phát. Có lẽ dù không lớn tiếng nói, khuôn mặt anh không dấu được niềm vui. Miệng luôn điểm nụ cười. Làn da trên người tố cáo niềm vui nội tâm, nó không còn sần sùi, trông đến gớm như xưa nhưng bóng nhẵn. Chính những dấu chỉ này tố cáo anh nhận được ơn đặc biệt. Vì thế khi nhìn bàn tay sạch bệnh anh không thể nào không lớn tiếng vui mừng. Soi bóng mình trên nước anh không khỏi nhảy múa. Toàn thân con người anh tự tố cáo, toàn thân con người viết lên bản nhạc vui, nội tâm mừng rỡ, tấm lòng hân hoan. Chính vì thế mà anh không thể kìm hãm được niềm vui.

Hàng năm tôi có cơ may nhận biết những khuôn mặt ngây thơ, rộn rã, niềm vui như thế. Đó là những khuôn mặt cười tươi, hồn nhiên, trong sáng của các em chuẩn bị tập dợt trong dịp lãnh nhận bí tích Thêm Sức hay Rước Lễ lần đầu. Trên khuôn mặt thơ dại kia cũng vẽ lên niềm vui rực sáng như thế. Các em cũng tung tăng trong y phục bóng láng, cũng vui vẻ khoe nhau quần áo, lơ, giầy mới. Các em cũng bước đi đá chân sáo, nhảy nhót nhịp nhàng diễn tả niềm vui tràn đầy trong tâm hồn. Rất ít thấy niềm vui như trên thể hiện nơi người lớn. Người lớn diễn tả niềm vui rộn ràng, kín đáo hơn các em. Tôi bắt gặp người nào đó tay làm miệng hát nho nhỏ câu ca tụng tình Chúa. Niềm vui diễn tả nhẹ nhàng qua nốt nhạc. Tôi thấy anh nọ thanh thản trong bộ y phục, đường ủi thẳng tắp, không một vết nhăn. Cái càvạt còn thơm mùi vải mới. Thái độ thong thả của anh cho biết anh đang vui trong lòng, lòng phơi phới tiến về trung tâm chia sẻ niềm vui với mọi người. Tôi gặp cụ già, rẽ ngôi giữa đầu, quần áo chỉnh tề đến trước giờ hội hơn tiếng đồng hồ. Điều đó biểu lộ niềm vui mong chờ cụ ôm ấp trong tim.

Những niềm vui đó bàng bạc trong cuộc sống, trong những sinh hoạt tôn giáo, những dịp đại lễ, nhắc chúng ta tôn giáo không phải luôn là gánh nặng với nhiều luật lệ cứng ngắc. Tôn giáo là cánh cửa mang lại niềm vui, thức tỉnh niềm vui trong tâm hồn. Niềm vui được đánh thức, được khuếch tán rộng ra mỗi khi tâm hồn ta gặp gỡ Đức Kitô.

Anh cùi gặp Đức Kitô xin Ngài được chữa lành, làm sống lại cuộc đời ủ dột. Xã hội loài người liệt anh vào hạng vất bỏ. Đức Kitô ban cho anh sự sống với, sống vui mạnh hơn những người đón nhận ơn mưa móc, hưởng lộc từ xã hội.

Xin ơn gặp gỡ Đức Kitô, cuộc đời được biến đổi thành chuỗi ngày vui thoả.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Cúi xuống với bệnh nhân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:50 09/02/2012
Chúa nhật 6 B quanh năm

Mở đầu Sứ điệp ngày Thế Giới các bệnh nhân 2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô đã viết những lời thật cảm động:

“Anh chị em thân mến.

Nhân dịp Ngày Thế giới các bệnh nhân, mà chúng ta sẽ cử hành ngày 11-2-2012, lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, tôi muốn tái biểu lộ sự gần gũi tinh thần với tất cả các bệnh nhân đang ở nơi điều trị hoặc được chăm sóc trong gia đình, bày tỏ với mỗi người mối quan tâm và lòng quí mến của toàn thể Giáo Hội. Khi quảng đại và yêu thương đón nhận mỗi sinh mạng con người, nhất là những người yếu đuối và bệnh tật, tín hữu Kitô biểu lộ khía cạnh quan trọng trong chứng tá Tin Mừng của mình, theo gương Chúa Kitô, Đấng đã cúi mình trên những đau khổ thể lý và tinh thần của con người để chữa lành họ”.

Ngài nhắn gởi các bệnh nhân hãy tin tưởng vào Chúa: “Tôi muốn khuyến khích các bệnh nhân và những người đau khổ luôn tìm thấy một chiếc neo chắc chắn trong đức tin, được nuôi dưỡng bằng sự lắng nghe Lời Chúa, bằng kinh nguyện bản thân và các bí tích” (số 5).

Chủ đề sứ điệp là: “Hãy đứng lên và đi, đức tin của con đã cứu con!”, cũng liên hệ tới Năm Đức Tin sắp tới, sẽ bắt đầu từ ngày 11-10-2012, là dịp thuận tiện và quý giá để tái khám phá sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin, để đào sâu nội dung đức tin cũng như để làm chứng đức tin trong đời sống thường nhật” (số 5). Tin vào Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ đã cúi xuống và chữa lành các bệnh nhân.

“Khi đọc Phúc Âm, chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu luôn tỏ ra đặc biệt quan tâm tới những người yếu đau” (số 3). Nhiều câu chuyện chữa lành tuyệt vời được kể lại: “Thiên hạ đem đến cho người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền, những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt và Người đã chữa họ.” (Mt 4, 24); “Chúa Giêsu trên núi đi xuống, đám đông lũ lượt đi theo Người. Và kìa, một người phong hũi tiến lại…Người giơ tay đụng vào anh và bảo, tôi muốn, anh sạch đi. Lập tức, anh được sạch bệnh phong hủi.” (Mt 8, 1-3); “Chúa Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa các bệnh hoạn tật nguyền.” (Mt 9, 35)…

Quan niệm của Cựu Ước cho rằng bệnh gắn liền với tội. Bệnh tật như là một sự trừng phạt bởi tội lỗi gây ra. Vì thế, người ta xa lánh bệnh nhân, nhất là bệnh phong cùi. Đó là một bệnh nan y bị mọi người kinh tởm, không chỉ vì sự dơ bẩn “ô uế theo luật Do thái”, hay lây nhiễm, mà còn bị xa lánh như xa lánh kẻ tội lỗi.

Trong Đạo Do Thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng. Họ bị xua đuổi vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu phải kêu lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà tránh xa. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị coi như người mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong.

Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà coi như đã chết.

Tin Mừng Chúa Nhật VI kể câu chuyện: Chúa Giêsu đã vượt qua những biên giới cấm kỵ khi đến gần người bệnh phong. Người còn đưa tay chạm vào thân mình lỡ loét ấy. Lòng thương yêu đã khiến Chúa Giêsu làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp những điều được coi là cấm kỵ của Đạo Do Thái.

Khi chữa khỏi bệnh phong, Chúa Giêsu giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay, anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ.

Khi chữa khỏi bệnh phong, đồng thời Chúa Giêsu cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn bao năm tháng qua. Khi chạm đến thân thể anh thì Người cũng chạm đến tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh, nay qua Chúa Giêsu anh cảm thấy mọi người gần gũi thân thương. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt, nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi, nay anh cảm thấy đựoc yêu thương vỗ về.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với Thầy Cả theo luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra bên lề xã hội, nay anh được đón nhận anh trở lại với xã hội loài người. Nhân phẩm được phục hồi, danh dự được tôn trọng. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người như mọi người.

Chúa Giêsu đã chữa lành thể xác và tâm hồn của người bệnh phong. Chính thái độ tin tưởng, đơn sơ của anh đã chạm đến lòng thương xót của Chúa. Phép lạ phát sinh từ lòng tin của bệnh nhân và từ ý muốn đầy quyền năng của Chúa Giêsu.

Trong Sứ điệp năm nay, Đức Thánh Cha mời gọi các bệnh nhân: “Ai ở trong đau khổ và bệnh tật mà kêu cầu Chúa, thì chắc chắn tình yêu của Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi họ, và cả tình yêu của Giáo Hội sẽ không bao giờ thiếu, tình yêu này chính là sự kéo dài trong thời gian công trình cứu độ của Chúa” (số 1).

Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhắn gởi các Linh mục: “Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi săn sóc các vết thương (Mt 10,8; Lc 9,2; 10,9) và còn thiết lập cho họ một Bí tích đặc biệt: bí tích Xức dầu bệnh nhân. Với việc Xức dầu bệnh nhân, kèm theo lời cầu nguyện của các linh mục, toàn thể Giáo Hội phó thác các bệnh nhân cho Chúa đã chịu đau khổ và được vinh hiển, để Ngài thoa dịu những cơ cực và cứu vớt họ, Giáo Hội cũng khuyên họ hãy kết hiệp trong tinh thần với cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, để góp phần vào thiện ích của Dân Chúa… Noi gương Vị Mục Tử Nhân Lành và trong tư cách là những người dẫn dắt đoàn chiên đã được ủy thác, các linh mục hãy tràn đầy vui mừng, ân cần đối với những người yếu đuối nhất, những người đơn sơ và tội nhân, biểu lộ cho họ lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa với những lời đầy hy vọng” (số 3).

Có một môn đệ theo gương Thầy Chí Thánh đã đến ở giữa người cùi, cùng sống và đã chết giữa họ. Đó là Cha Đamien “Tông Đồ người hủi”. Ngài đã được Giáo Hội phong Thánh. Trong cuốn sách “Những người lữ hành trên đường hy vọng”, Đức Hồng Y FX.Nguyễn Văn Thuận đã kể chuyện cuộc đời Cha Đamien.

Molokai, quần đảo xa xăm ấy nằm cô đơn giữa lòng Thái Bình Dương mênh mông. Trên đảo toàn là người hủi: cụt tay, đứt chân, mắt đui, môi lở, răng rụng... Một hôm, Đức Giám Mục đặc trách quần đảo này gióng tiếng kêu gọi các Linh Mục ở Âu Châu tình nguyện hy sinh sang đó phục vụ. Một Linh Mục trẻ, đẹp trai, thông minh, khoẻ mạnh hăng hái đáp lời. Đó là Cha Đamien, người về sau được thêm biệt danh: “Tông Đồ người hủi”.

Chiều hôm đó, trong Nhà Thờ ở đảo Molokai đông nghẹt những người hủi da ngăm đen với mùi hôi tanh nồng nặc, Đức Giám Mục đứng trên Bàn Thờ quay xuống giới thiệu với Giáo Dân: “Các con thân mến, các con hằng mong ước có một Linh Mục đến cùng các con, thì đây, cha Đamien, một Linh Mục người Bỉ sẽ sống chung với các con từ nay cho đến chết. Các con có sung sướng không ?”

Cả Nhà Thờ xôn xao, thì thầm to nhỏ. Cha Đamien đứng cạnh Đức Giám Mục chẳng hiểu tý nào. Rồi họ từ từ tiến lên Cung Thánh, dáng điệu chất phác đơn sơ. Cha Damien càng nhìn thấy họ đến gần mình thì càng sởn tóc gáy. Họ trông như những thây ma còn sống, như những quái thai mất hẳn dáng người. Họ làm gì đây ? Họ tiến đến bên cha sờ vào mặt, vào tay, vào áo cha...

Cha hỏi Đức Giám Mục: “Thưa Đức Cha, họ làm gì thế ? Họ nói gì thế ?” Đức Cha trả lời: “Họ nói, họ không thể tưởng tượng được một người ở phương xa, chẳng bà con huyết thống gì với họ, còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như cha, tự nhiên lại đến phục vụ họ trên mảnh đất khốn cùng này. Họ không tin mắt mình nên mới đến sờ mó vào người cha, xem thử cha có thực sự bị phung hủi như họ không. Rồi họ nói với nhau: “Không, Cha đẹp quá !”.

Dần dần, cha Đamien hoà đồng được với họ. Ngài không còn cảm thấy tởm gớm họ như ngày đầu. Nói đúng hơn, ngài quá yêu Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong họ nên chẳng còn thấy e sợ, gớm ghiếc chi. Một ngày kia, đến lượt cha cũng bị mắc bệnh phong hủi. Thân hình cha lở loét, nhức nhối. Mặt mày cha sù sì, đen đủi, u nần trông rất dễ sợ.

Một số báo ở Bỉ đăng hình cha Đamien để mô tả sự hy sinh vĩ đại của cha. Bà cụ thân sinh của cha mắt mờ không đọc được, nhìn vào bức hình cũng chẳng nhận ra nổi người con yêu. Bà hỏi các con trong gia đình: “Hình ai đây mà trông mà trông ghê sợ vậy ?” Các con đều trả lời mẹ: “Thưa mẹ, đó là một trong những người hủi trên đảo Molokai của anh Đamien đấy”. Qua mặt được bà cố, nhưng họ lại nhìn nhau và không ai bảo ai, tất cả đều xót xa rơi lệ... Cha Đamien đã sống với người hủi cho đến chết. Tình yêu Chúa đã giúp cha hy sinh suốt đời vì họ.

Ở Việt Nam có hai trại cùi lớn: trại Di Linh trên đường lên Đà Lạt và trại Quy Hoà ở ngoại ô thị xã Quy Nhơn. Đức Cha Jean Cassaigne đã gắn bó với anh em dân tộc K’Hor ở Di Linh bị phong cùi một thời gian dài, rồi sau 15 năm làm Tổng Giám Mục Sài gòn, đã lại xin tình nguyện quay trở về sống giữa những người bệnh cùi ở Di Linh. Ngài sống với họ thêm 18 năm rồi lây bệnh và qua đời năm 1973. Trái tim của người Việt Nam và cả thế giới đều rung cảm, ai cũng cảm phục tấm gương chứng nhân của ngài.

Cha Paul Mahu, một Linh Mục người Pháp đã từ giã quê hương với cuộc sống tiện nghi đến sống giữa những người cùi ở Quy Hoà cho đến chết. Xác ngài được chôn cất ngay giữa làng cùi bên cạnh những người ngài thương yêu nhất.

Ngày nay các Giáo Xứ khắp nơi gần xa thường tổ chức hành hương đến Di Linh, Quy Hoà để viếng mộ Đức Cha Cassaigne và Cha Mahu, thăm viếng và tặng quà cho các bệnh nhân.

Các Nữ Tu của các Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn và Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ đã đến sống phục vụ giữa những người bị xã hội xa lánh loại trừ. Chính tình yêu Chúa Kitô đã thúc đẩy các môn đệ đến sống với họ, yêu mến họ, chăm sóc phục vụ họ.

Chúa Giêsu đã cúi xuống, sờ đến người cùi và họ liền được lành sạch. Các môn đệ của Chúa cũng sờ vào người cùi, sống với người cùi đem lại cho họ tình thương, bình an và niềm vui.

Tinh thần dấn thân phục những người cùng khổ mang một ý nghĩa Tin Mừng sâu xa như lời Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể Giáo hội: “Sự quan tâm và chăm sóc mục vụ cho các bệnh nhân, một đàng là dấu chỉ sự dịu hiền của Thiên Chúa đối với người đang đau khổ, và đàng khác mang lại lợi điểm tinh thần cho cả các Linh mục và toàn thể cộng đoàn Kitô, với ý thức rằng những gì được làm cho người bé nhỏ nhất, chính là làm cho Chúa Giêsu” (số 3).
 
Biệt giam
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:51 09/02/2012
Chúa nhật 6 B quanh năm

Con người là con vật có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội một cách nào đó chính là một trong những yếu tố cấu thành yếu tính của con người. Thiếu vắng tha nhân thì ta như không còn là ta. Đã có nhiều người phân tích dòng thơ đầu trong “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du: “Trăm năm trong cõi người ta”. Có người thì mới có ta. Và có ta thì hẳn phải có người. Quả thật rất nhiều dã thú lẫn vật nuôi, nếu tách riêng, nuôi chúng một mình thì chúng vẫn lớn lên thành chúng. Trái lại, con người khi bị tách biệt khỏi xã hội từ thưở nhỏ thì sẽ không thể phát triển thành người cách đúng nghĩa.

Một trong những mục đích mà các nhà nước pháp quyền khi sử dụng hình hình thức giam tù phạm nhân, đó là cách ly họ ra khỏi cộng đồng xã hội. Vi phạm pháp luật mà bị toà kết án tù ở là một thảm hoạ. Bị ở tù mà bị biệt giam thì đúng là đại hoạ. Henri Charierre trong tác phẩm nổi tiếng “Papillon, người tù khổ sai” đã từng kể lại chuyện nhiều tù nhân bị biệt giam đã phải chọn con đường tự vẩn, vì không chịu nổi cảnh bị tách biệt một mình.

Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa nhật VI TN B, đặc biệt qua bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng xoáy sâu vào hình ảnh người bệnh phong hủi, đặc biệt là số phận bất hạnh của họ mà xã hội, qua các luật lệ, đã áp chế trên họ. Với hoàn cảnh xã hội cách đây trên hai nghìn năm, chúng ta có thể thông cảm với những thể chế, quy định áp dụng cho những người mắc bệnh phong hủi, một thứ bệnh truyền nhiễm được xem là nan y, bất trị, với thời bấy giờ. Thế nhưng khi đọc các khoản quy định như: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoả tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế! Ô uế!’ Bao lâu còn mắc bệnh người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” (Lv 13,45-46), thì chúng ta không thể không xót xa.

Nổi bất hạnh đáng nói của người bị phong hủi là bị liệt vào hàng tội lỗi ghê gớm, bị cả Thiên Chúa chúc dữ, mặc dầu bản thân họ chưa hẳn là người có tội. Bênh cạnh nổi tủi nhục ấy thì người bị phong hủi lại bị tách biệt khỏi xã hội loài người. Sự tách biệt này khiến cho họ không chỉ bị xem như là tội nhân mà còn như không phải là người. Ngay cả đến hôm nay, khi nền y học đã khống chế được căn bệnh phong hủi thì những người đã mắc căn bệnh này vẫn còn “bị”một số nhà nước các quốc gia cho sống tập trung biệt riêng ra một nơi để ngăn ngừa sự lây lan và để chữa trị hữu hiệu. Dù với mục đích và ý hướng tốt cho người bệnh, nhưng cái hậu quả là gây mặc cảm tâm lý cho bệnh nhân, khi phải sống tách riêng, một cách nào đó vẫn tồn tại. Cái mặc cảm tâm lý này nhiều lúc gây ra sự bất cần đời và không muốn gặp mặt những người không mắc bệnh phong hủi, vì không muốn cần “sự thương hại” của những người “may mắn” hơn mình.

Đã từng có mười người phong hủi xin Chúa Giêsu chữa bệnh, nhưng chỉ đứng xa xa mà kêu lớn tiếng (x. Lc 17,12). Thế nhưng, vượt qua rào cản tâm lý tự ti, vượt qua cả quy định của lề luật bấy giờ, nguời phong hủi trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay đã đến gần Chúa Giêsu, nài xin Người chữa bệnh. Chúa Giêsu không chỉ phán lời chữa bệnh mà còn đặt tay trên người anh ta. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho con người xích lại gần nhau và làm cho con người nên thanh sạch. Hơn nữa, chính tình yêu làm cho con người thành người trong cộng đoàn xã hội.

Con người thường thích biểu lộ tình yêu hay ý muốn của mình bằng uy quyền, còn Thiên Chúa lại thích biểu lộ ý muốn và quyền năng của Người bằng tình yêu. Uy quyền hay quyền năng vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống xã hội, nếu không sẽ rất dễ đi đến tình trạng rối loạn kiểu “vô chính phủ”. Tuy nhiên quyền uy lại dễ khiến người ta xa cách nhau. Trái lại, với tình yêu và trong tình yêu thì kẻ sạch và người nhơ vẫn có thể chung sống, người công chính lẫn tội nhân đều có thể chung vai sát cánh.

Khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã biểu lộ uy quyền giúp Phêrô được một mẻ cá lạ lùng chất nặng hai thuyền gần chìm. Chứng kiến quyền uy của Chúa Giêsu, Phêrô đã khẩn khoản xin: “ Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Thế nhưng sau ba năm chung sống với Thầy, nhất là khi cảm được cái tình của Thầy, thì cũng trước mẻ cá lạ lùng mà nay thì trên bờ hồ Giênêgiarét, Phêrô đã hăm hở khoác vội cái áo mà bơi vào với Thầy (x.Ga 21,1-8).

Xã hội hôm nay đã tiến bộ nhiều mặt. Nền y học ngày càng hiện đại. Căn bệnh phong hủi không còn là bệnh nan y hay bất trị. Thế nhưng với “uy quyền” chữa bệnh, các y bác sĩ vẫn rất khó đưa những con người dù đã hết bệnh, hoà nhập với cộng đoàn xã hội. Thực tế cho thấy nhiều người bị phong hủi đã được chữa lành nhưng vẫn còn mang mặc cảm mình “chưa thực sự là người” như mọi người. Trái lại với con tim dạt dào tình yêu, mẹ Têrêxa thành Cancutta đã làm cho biết bao người bất hạnh được “trở lại làm người” trong cộng đoàn xã hội.

Vẫn có đó nhiều người không ở tù nhưng đang bị biệt giam. Người ta có thể bị biệt giam ngay giữa đời thường, giữa phố người đông đúc bằng sự phân biệt đối xử do thành kiến hay do chính kiến của người có quyền, có chức. Khi thể hiện ý muốn của mình bằng quyền uy, những người xây tháp Babel năm xưa đã tự chia rẽ và bị phân tán. Trái lại khi thể hiện quyền năng bằng tình yêu tự hiến, chịu chết trên thập giá, Chúa Kitô đã không chỉ chết cho toàn dân được nhờ mà còn để “quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,62). Chỉ trong tình yêu, với tình yêu của người anh cả, Giêsu Kitô, người ta mới thực sự là người, không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do…mà tất cả đều là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời.
 
Mang Chúa Giêsu đến với mọi người
Lm Jude Siciliano, OP
15:13 09/02/2012
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN – B
Lêvi 13: 1-2, 44-46; Tv 32; I Côrintô 10: 31-11:1; Máccô 1: 40-45

Vào Thánh lễ cuối tuần ở tất cả những nơi mà tôi đến giảng, sau phần hiệp lễ, các thừa tác viên đưa Mình Thánh cho bệnh nhân tại nhà, tại bệnh viện hay nhà tù được mời tiến lên. Họ được trao cho một hộp đựng một hay nhiều Bánh Thánh. Một số người mang Thánh Thể cho người nghèo là người thân trong nhà hoặc bạn hữu, một số khác cần nhiều Mình Thánh hơn vì họ sẽ đi thăm những nhà hưu dưỡng hay những nhà tù trong khu vực.

Khi kết lễ, trước khi họ lên đường, những người tốt bụng này được chúc lành trước cộng đoàn. Thường thì vị linh mục ban phép lành sẽ nói vài lời với họ - những lời mà cộng đoàn có thể “nghe được”.

Gần đầy, một linh mục đã nói với bốn thừa tác viên mà ngài vừa trao hộp đựng Thánh Thể cho, “Chúng tôi biết ơn các vị vì những gì các vị đã làm thay chúng tôi. Một người bị ốm hay không có khả năng đến với chúng ta có thể khiến họ cảm thấy mình bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài và tách biệt với cộng đoàn giáo xứ. Trong sự cô đơn của mình, họ có thể cảm thấy không chỉ bị cộng đoàn lãng quên mà thậm chí cả Chúa cũng quên họ. Các thừa tác viên như các vị nhắc cho họ biết chúng ta không quên họ và vẫn nhớ họ. Các vị mang sự hiện diện của Chúa Giêsu đến với họ không chỉ trong Thánh Thể, nhưng còn trong chính sự hiện diện của mình. Hãy nói với anh chị em của chúng ta rằng hôm nay chúng ta đã cầu nguyện cho họ và sẽ còn tiếp tục cầu nguyện cho họ nữa. Cũng vậy, hãy chia sẻ với họ Lời Chúa mà quý vị đã nghe khi chúng ta cử hành phụng vụ”. Rồi linh mục này chúc lành cho các thừa tác viên và sai họ đi nhân danh cộng đoàn giáo xứ.

Ngược với những gì tôi vừa mô tả, bài đọc trích sách Lêvi hôm nay có vẻ khó nghe, một cách thực hành khốc liệt thời sơ khai. Đó là phương cách áp dụng cho người phong cùi, nhưng đó là vì họ thiếu hiểu biết y khoa, tất cả những bệnh ngoài da đều cho là phong hủi. Người sơ khai sợ phải tiếp xúc với những người mang bệnh phong vì họ không có thuốc chữa trị. Vì thế, như luật Lêvi quy định, những người mắc bệnh phong phải “ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại”.

Dân Israel tin rằng họ đang sống trong tương quan với Thiên Chúa thánh thiêng của họ. Trong mối tương quan đó họ cũng muốn chính họ được nên thánh. Đối với họ, thánh có nghĩa là không bị ô uế - cả tinh thần lẫn thể xác. Vì thế, họ loại trừ tất cả những ai mà họ cho là không thanh sạch ra khỏi cộng đoàn của mình. Một kiểu loại trừ như thế gây nên những ảnh hưởng nghiệt ngã trong thời xưa. Bị trục xuất ra khỏi cộng đồng thì cũng như là mang án tử.

Bị loại trừ cũng có nghĩa là những người mắc bệnh phong hủi không được cử hành thờ phượng cùng với cộng đồng. Vì thế, họ không chỉ bị xem là ô uế về thể xác mà còn bị xem là ô uế cả tâm hồn. Họ chỉ như những xác chết biết đi. Họ cảm thấy bị xa cách con người và có thể cả Thiên Chúa.

Đó cũng là cách mà những người ốm đau hay bệnh tật cảm thấy. Tôi thấy hân hoan vì phụng vụ giáo xứ mà nơi đó tôi chứng kiến việc chúc lành và sai các thừa tác viên Thánh Thể ra đi. Một đàng họ mang Chúa Giêsu đến với bệnh nhân trong bí tích và đàng khác họ mang Chúa Giêsu đến trong chính bí tích của riêng họ, Chúa Giêsu hiện diện. Nhưng, nếu quý vị hỏi bất kỳ một nào trong số họ về những cảm nghiệm, thì câu trả lời sẽ là họ gặp Đức Giêsu ngay trong những người họ thăm viếng – Người được tìm thấy nơi Người hằng muốn hiện diện: giữa người nghèo, ốm đau, bị cầm tù, và bị xua đuổi. Chúng ta biết họ đúng vì giống như câu chuyện Tin mừng mà chúng ta được nghe hôm nay.

Thay vì giật lùi để tránh xa người phong hủi đang tiến về phía mình, Đức Giêsu đã chạnh lòng thương anh và Người đã chạm đến anh. Người nối lại khoảng cách giữa sạch và không sạch, những người trong cộng đoàn “được kính trọng” và những người ở ngoài cộng đoàn “không được nể vì”. Khi Người làm thế, Người thực thi với quyền năng của Thiên Chúa. Đâu là Thiên Chúa mà Đức Giêsu mạc khải? Đó chính là Thiên Chúa của những người bị loại trừ và nghèo khó; Thiên Chúa, Đấng đến với những người đau ốm đau và bị loại trừ để họ được bình an vô sự mà trở về với gia đình và cộng đoàn.

Trong ánh sáng của Tin mừng hôm nay chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta cư xử thế nào đối với những người bệnh? Chúng ta có kính trọng những người bên lề xã hội? Chúng ta cho ai là “bình thường” và ai là “bất thường”? Liệu chúng ta có đối xử với công bằng với họ hay không? Tôi nghe những tranh luận chính trị gần đây dường như chế nhạo một vài nhóm sắc tộc cũng nhữ những người nghèo (đôi khi có vẻ như không tế nhị cho lắm). Họ cho rằng, đó là những người “lười biếng”, “ăn bám”, “gian lận an sinh xã hội”… Chúng ta có thể tìm ra thuốc trị bệnh phong thể lý, nhưng bệnh phong cùi xã hội và tinh thần vẫn còn đây đó. Và “bệnh phong” hiện đại không ít hơn những người bị xua đuổi mà chúng ta đọc thấy trong Sách Thánh.

Maccô cho ta hay rằng Đức Giêsu “chạnh lòng thương” người bệnh phong. Từ gốc Hylạp mô tả một cảm xúc sâu sắc hơn. Động từ “splanchnizomai” có nghĩa là “tận đáy lòng”. Hay nói cách khác, Đức Giêsu phản ứng một cách sâu sắc tự thấy cảm thương và chữa anh ta khỏi bệnh. Một bản dịch khác thì nói Đức Giêsu “cảm thấy bực bội”. Đức Giêsu bày tỏ lòng cảm thương với những ai đang chịu đau khổ và về những gì gây ra đau khổ ấy. Câu chuyện mời gọi chúng ta đừng đứng đàng xa hay tách biệt khỏi những người thiếu thốn – nhưng thúc bách chúng ta phải “bực bội” với những gì gây cho con người phải đau khổ và rồi chúng ta hành xử như Đức Giêsu đã làm, “bước ra” và giúp xoa dịu nỗi khổ đau.

Một đề tài lập đi lập lại trong Tin mừng Maccô là “Bí mật của Đấng Thiên Sai”. Hôm nay chúng ta bắt gặp đề tài này khi Đức Giêsu nói với người thanh niên được chữa lành, "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết." Còn gì có thể rõ hơn? Nhưng người thanh niên không nói về điều đã xảy ra cho anh. Dù anh không nói, thì sự chứng thực bằng phép lạ của Người có lẽ cũng được loan báo bằng chính tình trạng được chữa lành của anh.

Thiên Chúa đạ chạm đến chúng ta qua Bí tích Rửa tội. Chúng ta đã được và sẽ còn tiếp tục được tẩy sạch bệnh phong cùi của tinh thần chúng ta là tội lỗi. Tội lỗi tách lìa chúng ta khỏi cộng đoàn và dồn chúng ta vào xó tường. Nhưng đã bao lần trên hành trình đời mình chúng ta đã tiến về phía Đức Giêsu, xin được làm cho sạch và đón nhận ơn tha thứ - để rồi được canh tân và quay trở về với cộng đoàn?

Không giống như người phong hủi được chữa lành kia, chúng ta được mời gọi loan báo điều đã xảy ra cho chúng ta qua sự gặp gỡ với Đức Giêsu trong Bí tích Rửa tội. Giống như các thừa tác viên trong cộng đoàn giáo xứ, chúng ta cũng ra đi đến với những người ốm đau, thiếu thốn và nhắc họ nhớ rằng cộng đoàn không quên họ. Chúng ta cũng có thể thăm những tù nhân, hay những người bệnh đang hấp hối – là những “người phong hủi” trong mắt nhiều người và bị tách ra khỏi cộng đoàn. Chúng ta có thể là những tình nguyện viên trong cộng đòan hay trong giáo xứ để cho số người nghèo đói ngày càng gia tăng được có cái ăn và giúp người bơ vơ tìm được chỗ ở. Hãy nghĩ đến những người bị xem là “phong hủi” cách nào đó trong cộng đoàn của chúng ta để rồi làm như Đức Giêsu đã làm, “đến với họ”.

Hai tuần nữa chúng ta sẽ bắt đầu bước vào Mùa Chay. Chúng ta có thể chọn từ bỏ bánh kẹo, thuốc lá hay bia rượu,… Nhưng chúng ta sẽ làm gì với khoản tiền tiết kiệm đó? “Hãy ra đi” đến với những người phong hủi gần nhất để giúp họ.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

6th Sunday in Ordinary Time (B) -
Leviticus 13: 1-2, 44-46; Psalm 32; I Corinthians 10: 31-11:1; Mark 1: 40-45

At the weekend Masses in most parishes where I preach, after the communion rite, the ministers to the home-bound, hospitalized and imprisoned are called forward. They are given a pyx containing one or more hosts. Some take communion to a needy family member or friend, while others require more hosts because they will be visiting a nursing home, a retirement community, or the local jail.

At the conclusion of Mass before they depart, these good people receive a blessing in front of the congregation. Usually the priest giving this blessing will speak to them a few words – words which the congregation can "overhear."

Recently one priest told the four ministers to whom he had given the pyxes, "We are grateful to you for what you do in our name. Being sick or unable to get out to be with us, can cause a person to feel cut off from the world outside and from our parish community. In their loneliness they might feel forgotten, not only by the community, but even by God. You ministers are reminders to them that we remember and miss them. You take the presence of Jesus to them not only in the Eucharist, but in yourselves. Tell our brothers and sisters that we prayed for them today and will continue to do so. Also, share with them the Word of God you heard at our celebration." (What this Dominican also heard was that they were being told to be preachers of the good news.) Then the priest blessed the ministers and sent them on their way in the name of the parish community.

In contrast to what I just described, our reading from Leviticus can sound harsh, a cruel practice from a primitive time. It was meant to apply to leprosy, but because of their lack of medical knowledge, any skin ailment or rash was called leprosy. Primitive people feared contracting leprosy since they lacked medications to treat it. So, as Leviticus puts it, a person perceived to have leprosy was told to, "dwell apart, making his abode outside the camp."

The Israelites believed they were in relationship with their holy God. In that relationship they wanted to be holy themselves. For them holiness meant to be without blemish – physical or spiritual. So, they excluded from their community anyone they thought to be unclean. Such an exclusion had dire effects in ancient times. Physical survival was almost impossible without family and community support. Being excluded from the community then could be a death sentence.

The ostracization also meant lepers could not worship with the community. So, they not only were considered physically unclean, but spiritually blemished as well. They were like the walking dead. They felt far from people and probably far from God.

That’s the way some of our very sick or disabled can feel. I cherish the parish liturgies in which I witnessed the blessing and sending of those communion ministers. One way they bring Jesus to the sick is in the sacrament and another is in their own sacramental, Christ-presence. But, if you were to ask any of them about their experiences, they would say that they meet Jesus already there in those they visit – found where he always wanted to be found, among the poor, sick, imprisoned and outcasts. We know they are right because of gospel stories like today’s.

Rather than stepping back from the leper who approached him, Jesus felt pity for him and touched him. He bridged the gap between the clean and unclean, the "respectable" insiders and the "disrespectable" outsiders. When he did that, he acted with the authority of God. Who is this God Jesus reveals? It is the God of the outsider and needy; the God who reaches out to the sick and outcasts to make them whole and restore them back to their family and community.
In light of today’s gospel story we can ask ourselves today: how do we react towards the sick? How do we look upon those on the fringes of society? Whom do we label as "normal" or "abnormal?" Do we treat them equally? I hear in the current political debate derisive hints (sometimes not so subtle) about certain racial groups and those who are poor. It is suggested that they are "lazy," "free-loaders," "welfare cheats," etc. We may have dealt with the medical problem of leprosy, but social and spiritual leprosy are still around. And our modern "lepers" are no less outcasts than the ones we read about in the Bible.

Mark tells us that Jesus was "moved with pity" for the leper. The original Greek suggests a very deep emotion. The verb "splanchnizomai" means, "to have a gut reaction." In other words, Jesus’ deep-down reaction spontaneously moved him to reach out to the leper. Another translation says Jesus was "moved to anger." Jesus displayed passion for human suffering and for what causes it. The story invites us not to stay aloof or apart from human need – but urges us to get "angry" at what causes suffering in a person or people and then to do as Jesus did, "reach out," and help alleviate it.

One recurring theme in Mark is the "messianic secret." We meet it today as Jesus tells the cured man, "See that you tell no one anything, but go show yourself to the priest and offer for your cleansing what Moses prescribed; that will be proof for them." What could be clearer? But the man did speak about what happened to him. Even if he hadn’t, the testimony of his cure would have been proclaimed by his healed condition.
God has touched us through our baptism. We have been and continue to be, cleansed of our spiritual leprosy – sin. Sin separates us from the community and moves us to the edges. But how many times on our journey have we have approached Jesus, asked to be made clean and received forgiveness – then returned renewed back to the community?
Unlike the cured leper, we are called to proclaim what has happened to us in our baptismal encounter with Christ. Like those parish communion ministers we might go out to the sick and needy and remind them that they are not forgotten by our community. We could visit a prisoner or an inmate on death row – "lepers" in the eyes of many and cut off by society. We could volunteer in our parish or community to feed the growing numbers of poor and help the homeless find shelter. Think about the people in our community who are considered "lepers" in some way and then do as Jesus did, reach out to them.

In a couple of weeks we begin Lent. We may choose to give up sweets, smoking, wine etc. What to do with the money we save? "Reach out" to the nearest lepersand help them.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngay trong những lúc tối tăm nhất, Thiên Chúa cũng rất gần kề
Bùi Hữu Thư
08:05 09/02/2012
Bài giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI về lời nguyện của Chúa Giêsu

ROME, Thứ Tư 8 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: Ngay trong những lúc tối tăm nhất, Thiên Chúa cũng rất gần kề.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp tục chu kỳ giảng giáo lý về việc cầu nguyện và đã chú tâm vào lời nguyện của Chúa Giêsu khi đối diện với sự chết, trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư 8 tháng 2, tại sảnh đường Thánh Phaolô VI ở Vatican.

Với tiếng kêu của Chúa Giêsu trên thập giá "Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con?" Đức Thánh Cha đã giải thích là trong khi mang nặng trong trái tim Thiên Chúa tiếng kêu của nhân loại đau khổ, Chúa Kitô có sự bảo đảm là lời cầu của Người sẽ được chấp nhận: và đó là sự phục sinh. Cũng thế, ngài đã nói, khi Kitô hữu phải đối phó "ngày nay với những đau khổ", người ấy cũng thấy mình đang đứng trước "hiện tại của sự phục sinh."

Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích: "Chúa Giêsu chứng tỏ, qua tiếng kêu của lời nguyện xin, là ngay dưới sức nặng của sự đau khổ và cái chết, khi dường như Thiên Chúa đã bỏ rơi Người và vắng mặt, Chúa Giêsu đã ý thức được sự chắc chắn là Chúa Cha đang ở gần kề, Chúa Cha là Đấng đã chấp thuận hành động cao cả của tình yêu này, là sự tận hiến chính thân mình (…). Vào lúc người bị đóng đinh vào thập giá sắp tắt thở, thinh lặng đã bao trùm, mọi tiếng nói đều câm nín, nhưng ánh mắt của Chúa Cha vẫn ngắm nhìn vào qùa tặng của tình yêu của Con Người."

Đức Thánh Cha đã rút tỉa từ đó huấn dụ cho những ai đã chịu phép rửa: "Đó chính là những gì xẩy ra trong mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô: trong những hoàn cảnh khó khăn và đau đớn nhất, khi dường như Thiên Chúa không nghe lời chúng ta, chúng ta không được sợ hãi mà không kêu lên với Người tiếng than đau khổ, chúng ta phải được đảm bảo rằng Thiên Chúa đang ở gần kề, mặc dù dường như Người im lặng."

Bình luận về những lời trong Thánh Vịnh 22 do Chúa Giêsu nói trên thập giá "Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con?" Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhận xét rằng "Chúa Giêsu cầu nguyện vào lúc con người đã chối bỏ Người hoàn toàn, vào lúc bị bỏ rơi, Chúa đã cầu nguyện, với Thánh Vịnh, trong ý thức về sự hiện diện của Chúa Cha, ngay cả trong giờ phút Người cảm nhận rõ ràng thảm kịch của nhân loại về cái chết."

Đức Thánh Cha khẳng định: "Điều quan trọng là phải hiểu rằng lời nguyện của Chúa Giêsu không phải là tiếng kêu tuyệt vọng của một người đang đi vào cái chết, là tiếng kêu tuyệt vọng của người cảm thấy bị bỏ rơi. Vào lúc ấy, Chúa Giêsu nhận lấy cho mình tất cả Thánh Vịnh 22, Thánh Vịnh của tất cả mọi người dân Ítraen đang đau khổ; bằng cách này, Người ôm lấy không những tất cả những đau thương của dân Người, bị đàn áp bởi sự dữ, đồng thời Người còn mangbtất cả những điều ấy trong chính trái tim của Thiên Chúa, với sự đảm bào là lời cầu của Người sẽ được chấp thuận vào lúc phục sinh."

Đức Thánh Cha tiếp: "Lời nguyện của Chúa Giêsu chứa đựng sự tin tưởng và phó thác tuyệt đối trong bàn tay Thiên Chúa, ngay khi Người như xa vắng, ngay cả khi Người dường như im lặng, theo một kế hoạch khó hiểu được đối với chúng ta (…). Chúa chịu đau khổ cùng với chúng ta và vì chúng ta, và sự đau khổ xuất phát từ tình yêu và đã mang theo sự cứu rỗi, và chiến thắng của tình yêu."

Đức Thánh Cha kết luận khi mời gọi các Kitô hữu cầu nguyện một cách tin tưởng, và chuyển cầu cho những ai đang đau khổ: "Trong kinh nguyện, chúng ta hãy dâng lên Chúa những thập giá hàng ngày, với xác tín là Chúa đang hiện diện và lắng nghe chúng ta. Tiếng kêu của Chúa Giêsu nhắc chúng ta là trong kinh nguyện, chúng ta cần phải vượt thắng cái "tôi" và các khó khăn để mở lòng cho các nhu cầu và đau khổ của người khác. Lời nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá dậy chúng ta cầu nguyện với tình yêu cho biết bao nhiêu anh chị em chúng ta đang cảm nhận gánh nặng của đời sống hàng ngày, họ đang sống những giờ phút khó khăn, họ đang bị thử thách, họ không được nghe biết một lời an ủi nào cả; chúng ta hãy dâng lên trái tim Thiên Chúa tất cả những điều đó, để cho họ cũng có thể cảm nhận được tình yêu của một Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta."
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI: Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trên Thánh Giá
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:46 09/02/2012
“Ngay cả trong những giờ đen tối nhất của cuộc đời, Thiên Chúa vẫn ở gần.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 26 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 8 tháng 2 năm 2012 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Lần này ĐTC suy niệm về Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu trên Thánh Giá khi sinh thì.


* * * * *


Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu khi giờ chết đã gần, bằng cách nói về những điều được kể trong Tin Mừng Thánh Marcô và Thánh Matthêu. Hai Thánh Sử diễn tả lời cầu nguyện của Chúa Giêsu lúc sinh thì trên Thánh Giá không chỉ bằng tiếng Hy Lạp, là ngôn ngữ các ngài dùng để viết câu chuyện, nhưng cũng vì tầm mức quan trọng của những lời cầu nguyện đó, nên chúng đã được viết bằng sự pha trộn giữa tiếng Do Thái và tiếng Aram. Các ngài cũng đã truyền lại cho chúng ta không những chỉ nội dung, mà cả âm thanh mà lời cầu nguyện này được thốt ra trên môi miệng Chúa Giêsu: chúng ta thực sự nghe những lời của Chúa Giêsu như Người đã thốt ra. Đồng thời, các ngài mô tả cho chúng ta thái độ của những người hiện diện lúc đóng đinh, là những người không hiểu hoặc không muốn hiểu lời cầu nguyện này.

Như chúng ta đã nghe, đây là điều mà Thánh Marcô viết: “Vào giờ thứ sáu [buổi trưa], tối tăm bao trùm khắp mặt đất đến giờ thứ chín [ba giờ chiều]. Và vào giờ thứ chín, Chúa Giêsu kêu lên một tiếng lớn, “Eloi, Eloi, lama sabacthani!” Nghĩa là, “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con?” (15:34). Trong cấu trúc của tường thuật, lời cầu nguyện, tiếng kêu của Chúa Giêsu ở tột đỉnh của ba giờ đen tối này, từ trưa cho đến ba giờ chiều, là giờ mà tăm tối bao trùm khắp mặt đất. Ba giờ đen tối này là sự tiếp tục của một khoảng thời gian trước đó, cũng ba giờ, bắt đầu với việc đóng đinh Chúa Giêsu. Thực ra, Thánh Sử Marcô cho cho chúng ta biết rằng: “Khi đó là giờ thứ ba [chín giờ sáng], và chúng đóng đinh Người” (x. 15:25). Chung quy thì những dấu chỉ về thời gian của tường thuật cho thấy rằng sáu giờ của Chúa Giêsu trên thập giá được chia thành hai phần bằng nhau theo thứ tự thời gian.

Trong ba giờ đầu, từ chín giờ sáng đến trưa, chúng ta thấy sự chế nhạo của các nhóm người khác nhau, là những kẻ bày tỏ sự hoài nghi của họ và xác định rằng họ không tin. Thánh Marcô viết: “Những kẻ qua lại chế nhạo Người” (Mc 15:29), “Cũng vậy, các trưởng tế và luật sĩ đều chế giễu Người” (Mc 15:31), và “những tên cùng bị đóng đinh với Người cũng xỉ vả Người” (Mc 15:32). Trong ba giờ tiếp theo, từ trưa đến ba giờ chiều, Thánh Sử chỉ nói về bóng tối bao trùm khắp mặt đất: một mình bóng tối chiếm toàn cảnh mà không đề cập đến những chuyển động hay lời nói nào của các nhân vật. Khi Chúa Giêsu gần cái chết hơn bao giờ hết, chỉ có bóng tối đang bao trùm “ khắp mặt đất.” Ngay cả vũ trụ cũng tham gia vào biến cố này: bóng tối bao phủ người và sự vật, nhưng ngay cả trong giờ đem tối này Thiên Chúa vẫn hiện diện, Ngài không từ bỏ. Trong truyền thống Thánh Kinh, bóng tối có một nghĩa đôi: nó là dấu chỉ của sự hiện diện và hoạt động của thần dữ, mà cũng là một sự hiện diện mầu nhiệm và hoạt động của Thiên Chúa, là Đấng có thể thắng vượt tất cả mọi sự tối tăm. Thí dụ, trong Sách Xuất Hành, chúng ta đọc: “Chúa nói với ông Môsê: ‘Này, Ta đến với ngươi trong một đám mây đen’” (Xh 19:9); và nữa: “Dân chúng đứng tận đằng xa, còn ông Môsê đến gần đám mây đen là nơi Thiên Chúa ngự” (Xh 20:21). Và trong bài giảng của Đệ Nhị Luật, ông Môsê nói: “núi bốc lửa cao đến tận trời, trong bóng tối mây đen mù mịt” (Đnl 4:11), “vì anh em nghe tiếng từ giữa bóng tối, trong khi núi đang bốc lửa” (Đnl 5:23). Trong cảnh đóng đinh của Chúa Giêsu bóng tối bao phủ trái đất và là bóng tối của sự chết, mà Con Thiên Chúa đã lao mình vào trong đó để đem lại sự sống qua hành động yêu thương của Người.

Trở lại tường thuật của Thánh Marcô: trước các lời lăng nhục của những nhóm người khác nhau, trước bóng tối bao trùm tất cả mọi sự, vào lúc Người đang phải đối diện với cái chết, Chúa Giêsu, qua tiếng kêu của lời cầu nguyện của Người, cho thấy rằng, dưới gánh nặng của đau khổ và cái chết, mà khi đó có vẻ như Người bị Thiên Chúa bỏ rơi và vắng mặt, Ngươi xác tín về sự gần gũi của Chúa Cha, là Đấng chuẩn y hành động tình yêu tối cao này, việc hoàn toàn dâng hiến chính Mình, dù không được nghe tiếng nói từ trời cao như trong những lần khác. Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta nhận thấy rằng trong những giây phút quan trọng khác của cuộc đời dương thế của Người, Chúa Giêsu đã thấy những dấu hiệu liên hệ đến sự hiện diện và chấp nhận của Chúa Cha về con đường tình yêu của Người. Thí dụ, trong câu chuyện ngay sau cảnh chịu phép rửa ở sông Giođăng, khi ấy các tầng trời mở ra, chúng ta đã nghe lời của Chúa Cha phán: “Con là Con Yêu Dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” (Mc 1:11). Rồi, trong cuộc biến hình, một tiếng nói cũng phát ra từ đám mây: “Đây là Con yêu dấu của Ta, hãy lắng nghe lời Người” (Mc 9:7). Ngược lại, khi cái chết đến gần Đấng Chịu Đóng Đinh, thì im lặng phủ xuống và chẳng ai nghe thấy một lời, nhưng cái nhìn yêu thương của Chúa Cha vẫn còn dán vào món quà tình yêu của Chúa Con.

Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, là lời kêu lên cùng Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con?” có nghĩa gì, có phải là sự nghi ngờ về sứ mệnh của Người, hay về sự hiện diện của Chúa Cha chăng? Lời cầu nguyện này chẳng lẽ không hàm chứa ý thức bén nhạy rằng mình đang bị bỏ rơi sao? Những lời mà Chúa Giêsu thưa cùng Chúa Cha là những lời mở đầu của Thánh Vịnh 22, trong đó tác giả Thánh Vịnh đã trình bày cùng Thiên Chúa sự căng thẳng giữa việc cảm thấy bị bỏ rơi một mình và một ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Ngài. Tác giả Thánh Vịnh cầu nguyện: “Ôi Thiên Chúa của con! con kêu cứu ban ngày, nhưng Ngài không đáp lại; còn ban đêm, con cũng chẳng được nghỉ yên. Còn Ngài, Ngài là Đấng Thánh, Ngài ngự giữa những lời chúc tụng của Israel” (cc. 3-4). Tác giả Thánh vịnh nói về một “tiếng kêu” để diễn tả tất cả nỗi đớn đau của lời cầu nguyện của mình trước mặt Thiên Chúa là Đấng dường như vắng mặt: trong gây phút sầu khổ tột cùng, lời cầu nguyện trở thành một tiếng kêu.

Và điều này cũng xảy ra trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa: khi phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn và đau thương nhất, khi Thiên Chúa có vẻ không lắng nghe, chúng ta đừng sợ phó thác cho Ngài toàn thể gánh nặng mà chúng ta mang trong tâm hồn mình, đừng sợ kêu lên với Ngài trong sự đau khổ của mình; chúng ta phải vững tin rằng Thiên Chúa ở gần, mặc dù Ngài có vẻ lặng im.

Trong việc lặp lặp lại trên Thánh Giá những lời mở đầu của Thánh Vịnh, “Eloi, Eloi, lama sabachthani?” - “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con?” (Mt 27:46), trong việc kêu la bằng những lời của Thánh Vịnh, Chúa Giêsu cầu nguyện trong giờ phút bị mọi người từ bỏ lần cuối, trong giây phút bị bỏ rơi;. Tuy nhiên, Người cầu nguyện bằng bài Thánh Vịnh với ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa Cha, ngay cả trong giờ này khi Người cảm thấy thảm cảnh về cái chết của con người. Nhưng một câu hỏi phát ra trong trí chúng ta: làm sao mà một Thiên Chúa quyền năng như thế lại không can thiệp để tránh cho Con mình sự thử thách khủng khiếp này? Điều quan trọng là phải hiểu rằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không phải là tiếng kêu của một người gặp gỡ cái chết trong tuyệt vọng, cũng không phải là tiếng kêu của một người biết rằng mình đang bị bỏ rơi. Trong giây phút ấy, Chúa Giêsu đã áp dụng toàn bộ bài Thánh Vịnh 22 cho mình, Thánh Vịnh cao cả của dân Israel đau khổ, và như thế Người tự mình gánh lấy không những chỉ nỗi thống khổ của dân Người, mà còn của tất cả mọi người bị sự dữ áp đảo, và đồng thời, Người mang tất cả những điều này đến trước trái tim của Chính Thiên Chúa, trong khi tin chắc rằng tiếng kêu của Người sẽ được Ngài nghe trong biến cố Phục Sinh, “tiếng kêu của đau khổ tột cùng đồng thời vẫn là niềm tin chắc chắn về một câu trả lời từ Thiên Chúa, niềm tin chắc chắn về ơn cứu độ - không chỉ cho Chính Chúa Giêsu, nhưng còn cho ‘nhiều người’” (Chúa Giêsu Thành Nazareth II, 239-240). Lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu chứa đựng niềm tin tưởng và phó thác một cách tuyệt đối vào tay Thiên Chúa, ngay cả khi Ngài dường như vắng mặt, ngay cả khi Ngài có vẻ tiếp tục lặng im, theo một kế hoạch mà chúng ta không tài nào hiểu nổi. Trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo chúng ta đọc như sau: “trong tình yêu cứu chuộc hằng liên kết Người với Chúa Cha, cho đến độ Người xem như bị tách lìa Thiên Chúa vì tội chúng ta, nên Người thay chúng ta mà thốt lên trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con” (số 603). Người chịu đau khổ trong sự hiệp thông với chúng ta và cho chúng ta, là điều phát sinh từ tình yêu và đã mang lại ơn cứu độ, là chiến thắng của tình yêu.

Những người có mặt dưới chân Thánh Giá của Chúa Giêsu không hiểu và nghĩ rằng tiếng kêu của Người là một lời cầu xin cùng ngôn sứ Êlia. Trong một cảnh bị kích động, họ đã cố gắng làm giảm cơn khát của Người để kéo dài cuộc sống của Người và xem ông Êlia có thực sự đến cứu Người không. Nhưng một tiếng kêu lớn kết thúc cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu và sự mong muốn của họ. Trong giây phút cuối cùng, Chúa Giêsu để cho trái tim Người diễn tả nỗi đớn đau của nó; nhưng đồng thời, Người cho phép cảm giác về sự hiện diện của Chúa Cha xuất hiện cùng với sự ưng thuận của Người về kế hoạch cứu độ nhân loại của Ngài.

Chúng ta cũng thế, chúng ta không ngừng thấy mình phải đương đầu với “hôm nay” của đau khổ, của sự im lặng của Thiên Chúa - chúng ta thường diễn tả nó trong lời cầu nguyện của mình - nhưng chúng ta cũng đang thấy mình đối diện với “hôm nay” của Phục Sinh, của sự đáp trả của Thiên Chúa là Đấng đã lấy đi nỗi đau khổ của chúng ta, để Người cùng vác chúng với chúng ta, và cho chúng ta niềm hy vọng vững chắc rằng chúng sẽ được vượt qua (xem TĐ Spe Salvi, 35-40).

Các bạn thân mến, trong cầu nguyện, chúng ta hãy mang thập giá hàng ngày của mình đến dâng lên Thiên Chúa trong niềm xác tín rằng Ngài hiện diện và lắng nghe chúng ta. Tiếng kêu của Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng trong cầu nguyện chúng ta phải vượt qua những chướng ngại của “cái tôi” và những vấn đề của mình, để mở lòng ra với nhu cầu và đau khổ của người khác. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu lúc sinh thì trên Thánh Giá dạy chúng ta cầu nguyện với tình yêu dành cho tất cả anh chị em của mình, là những người đang cảm thấy bị đè nặng bởi gánh nặng của cuộc sống hàng ngày, là những người đang sống những giây phút khó khăn, đau đớn, không có được một lời an ủi; chúng ta hãy mang tất cả những điều này đến dâng cho trái tim Thiên Chúa, để họ cũng có thể cảm thấy tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Xin cảm ơn anh chị em.

+ ĐTC Bênêđictô XVI
 
Lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc là gì
+ ĐHY Giuse Trần Nhật Quân
09:34 09/02/2012
HONG KONG (2-8-2012, AsiaNews) - Trước hết tôi muốn nói lên sự tôn trọng của tôi đối với lòng nhiệt thành của bạn bè của tôi thuộc Cộng đồng thánh Egidio và người bạn thân của tôi là Gianni Valente, tác giả của “30 ngày cho Giáo Hội tại Trung Quốc”. Tôi cũng muốn nhắc lại lòng biết ơn của tôi đối với tình bạn lâu dài của họ đối với tôi.

Tuy nhiên, thực tế rằng bây giờ đôi khi họ đã không còn tìm cách gặp tôi nữa, và tôi cảm thấy một cái gì đó khá lo ngại trong những việc họ làm và nói về Giáo hội thân yêu của chúng tôi ở Trung Quốc, tôi tin rằng đã đến lúc để tham gia cuộc nói chuyện công khai qua những từ được viết ra, và khi làm như vậy, tôi lấy cảm hứng từ một bài viết của Gianni Valente có tựa đề là “30 ngày” trong ấn bản số tháng 9 năm 2011: “Cuộc Phỏng vấn John Baptist Li Su Quang, Giám mục Phụ tá của Nam Xương”.

Câu hỏi của tôi

Sau khi đọc kỹ các trang 30-35, tôi không thể thích nghi với những từ ngữ hoa mỹ của Đức Giám mục Li trong cuộc phỏng vấn về các sự kiện mà Gianni Valente tường tình trung thực gần đây: Đó là, vào ngày 14-7 Đức Giám mục đã tham dự lễ phong chức bất hợp thức cho Giám mục Huang Binzhuang của Sán Đầu [1].

Câu hỏi đầu tiên của tôi là: tại sao Cộng đồng thánh Egidio mời những người như Đức cha Li, người từng gây tổn hại nghiêm trọng quan điểm của Giáo hội, tham dự hội nghị quốc tế đó [2]. Rõ ràng, họ đã được tiếp đón niềm nở, điều đó là tốt, và với sự danh dự, việc này thì không.

Sau đó tôi hỏi tại sao Gianni Valente tác giả cuốn “30 ngày” lại phỏng vấn những người như vậy, thì tôi biết được rằng họ không được tự do nói những gì họ nghĩ. Làm thế nào mà Đức Giám mục Li Suguang có thể nói rằng “Giáo Hội tại Trung Quốc đã không thay đổi một mảy may (iota) nào từ truyền thống tông đồ”, khi cách đó không lâu ngài đã tham dự (dù bị ép buộc hoặc không) vào một hành động nghiêm trọng làm tổn thương đến sự hiệp nhất của Giáo hội mặc dù có những nhắc nhở rõ ràng gần đây của Tòa Thánh liên quan đến mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.

Hiểu biết về tình hình

Rõ ràng là đang có một tình trạng đau đớn ở Trung Quốc và tất cả chúng tôi lo lắng để làm một cái gì đó nhằm hỗ trợ anh chị em của chúng tôi. Nhưng câu hỏi là: Làm cái gì? Vì ngạn ngữ chúng tôi có câu “con đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt”, có nghĩa là, hành động đó có hại cho những người mà chúng tôi dự định sẽ làm điều tốt cho họ.

Để phân biệt những gì là tốt hoặc không trong tình huống này, trước hết chúng ta phải đồng ý về sự hiểu biết của chúng ta về tình hình hiện nay.

Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý trong việc thừa nhận rằng, như Đức Thánh Cha chỉ ra trong lá Thư năm 2007 của ngài, tình hình của Giáo hội tại Trung Quốc là đặc biệt bất thường bởi vì không một giám mục nào, nhưng là cơ quan bên ngoài giáo hội - Hiệp hội Yêu nước, Văn phòng Ban Tôn giáo - lãnh đạo giáo hội chúng ta.

Gần 5 năm sau khi công bố bức thư trên, thực tế không có vẻ như đã thay đổi gì cả. Tại sao?

Một mặt, Chính phủ Bắc Kinh đã không thay đổi một mảy may nào trong chính sách đàn áp tôn giáo, chính phủ vẫn muốn kiểm soát tôn giáo cách tuyệt đối và, trong trường hợp của Giáo hội Công Giáo, Trung Quốc muốn tách Giáo hội khỏi sự vâng phục Tòa Thánh.

Về phần chúng tôi, thật không may, một số đã không thành thật hoan nghênh lá thư của Đức Giáo hoàng. Ngược lại, một số người đã dám làm lệch lạc nội dung bức thư, bản dịch sang tiếng Trung Quốc và lối giải thích về lá thư đó mà bỏ qua các khía cạnh giáo hội, là những điều được Đức Thánh Cha nhấn mạnh, và thay vào đó là khuynh hướng giải thích bức thư như là một sự khích lệ của Đức Thánh Cha cho việc hoà giải, như thể đó là một lời mời “kết hợp” một cách bừa bãi từ 2 cộng đồng: một cộng đồng thì ngày càng bị chính phủ kiểm soát và cộng đồng kia thì ẩn náu dưới lòng đất để tránh bị kiểm soát.

Không đời nào tôi cho phép mình phán đoán về luân lý người khác bằng những gì tôi đã nói hoặc sắp nói, nhưng rõ ràng là có rất nhiều những sai lầm đã được thực hiện trong những năm gần đây.

Một chút lịch sử gần đây

ĐHY Josef Tomko, khi ngài còn làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Các Dân tộc, đã có kinh nghiệm rộng lớn trong việc chia sẻ mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với Giáo hội phổ quát. Kinh nghiệm này, cùng với nguồn gốc của ngài từ một quốc gia Cộng sản, có nghĩa là ngài có khả năng hiểu biết về tình hình Giáo hội tại Trung Quốc. Với chính sách cởi mở ở Bắc Kinh sau đó, ngài đã nhận được rất nhiều thông tin về tình hình và khuyên rằng đường hướng và các biện pháp thích hợp phải được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha.

Ngoài mối quan tâm ưu tiên của ngài đối với cộng đồng hầm trú, ngài đã hiểu biết sâu rộng về các giám mục già nua thuộc cộng đồng chính thức, được thụ phong bất hợp pháp trong những tình huống thực sự khó khăn và chịu áp lực nặng. Trong việc chấp nhận tính hợp pháp kiến nghị của họ, ngài đã tìm kiếm sự đồng ý của vị giám mục thuộc giáo hội hầm trú được thụ phong hợp thức (nếu có một vị trong cùng một giáo phận) hoặc xin ý kiến của các giám mục hợp thức lân cận. Trong các giáo phận nơi có một giám mục hầm trú được xác nhận là Chính tòa, trong khi các giám mục chính thức được coi là phụ tá. Tất nhiên, việc tùy thuộc vào giáo luật này là một thực tế trong những tình huống thuận lợi, chẳng hạn như tại Vũ Hán, trong khi ở những nơi khác thì phải có một tuyên bố của pháp luật, mặc dù trong thực tế cả 2 vị đều không thể tham khảo ý kiến với nhau nơi văn phòng mục vụ của các ngài.

Những quy định tương tự cũng được thực hành khi có các ứng cử viên trẻ, chính thức được bầu trong cộng đồng, họ tin rằng trách nhiệm của họ chỉ là tìm kiếm sự chấp thuận của Tòa Thánh trước khi được thụ phong giám mục.

Năm 2000, Đức Hồng Y Tomko được 75 tuổi và nghỉ hưu. Đồng thời, trong Thánh Bộ Truyền giảng Các Dân tộc, việc thay đổi hoàn toàn nhân viên đã diễn ra. Việc thiếu kinh nghiệm và chuyên môn gây ra một khoảng trống trong cả lối suy nghĩ và hành động. Các phương pháp tiếp cận đầu tiên được khởi sự theo cách của Đức Hồng Y Tomko vẫn được tiếp tục, nhưng trong sự trì trệ (inertia) hoàn toàn, không có độ chính xác từ nơi mà sự việc được bắt đầu. Nhiều thành viên của cộng đồng hầm trú phàn nàn rằng các giám mục được thụ phong bất hợp thức đã được hợp thức hóa và các ứng viên mới được sự phê chuẩn quá dễ dàng, đồng thời các vị tân giám mục không được bổ nhiệm cho cộng đồng hầm trú trong khi đó các mục tử cao niên đã qua đời.

Vị kế nhiệm của người kế nhiệm ĐHY Tomko (Đức Hồng Y Ivan Dias) đã có kinh nghiệm từng làm việc với Đức Hồng Y Casaroli. Thật không may, kinh nghiệm này có thể là ưu điểm của ngài, thay vì đó hóa ra lại là một giới hạn, kể từ khi ngài tin rằng chính sách Ostpolitik (Cởi mở) của Đức Hồng y nổi tiếng đã hoạt động như phép lạ ở các nước cộng sản Đông Âu, trong khi được biết rằng ít nhất là Đức Giáo Hoàng John Paul II và Đức Hồng y Wyszynski không có cùng ý kiến như thế, và nhiều giáo sĩ trong những quốc gia đó chỉ trích nặng nề chính sách này. Đức Hồng Y Casaroli đã cương quyết rằng họ phải tìm kiếm nếu không phải là một “modus vivendi – cách sống”, thì ít nhất phải là một “modus non moriendi – cách không thể chết”, nhưng trong thực tế đức tin trong những Giáo hội đó đã chết dần.

Bây giờ chúng ta đến với thực tế tại Trung Quốc. Trong niềm xác tín rằng sự đề kháng với quyền lực quá mức của một chính phủ toàn trị là vô ích, thế là một chiến lược thỏa hiệp đã được thông qua, nếu không là vô thời hạn thì ít nhất là đến một mức độ đáng kể. Và bây giờ chúng ta có thể thấy những gì? Chúng ta có thể thấy rằng cộng đồng hầm trú đã từng phát triển rất tốt, bây giờ có nguy cơ chết vì nỗi thất vọng và chán nản, bởi vì công đồng này dường như bị quên lãng và coi là bất tiện với Tòa Thánh. Cộng đồng chính thức dường như còn sống tốt với những nhà thờ mở cửa đầy người và có giám mục cai quản, nhiều nơi có sự phê chuẩn gấp đôi, tức là được phê chuẩn của cả Chính phủ và Tòa Thánh, nhưng đúng với thực tế là những gì? Một chiến thắng nhân đôi chăng?

Khi Gianni Valente muốn tỏ cho thấy rằng mọi sự đang diễn ra tốt đẹp bởi vì các cuộc phong chức giám mục đã được phê duyệt 2 nơi, tôi đặt câu hỏi liệu có phải Tòa Thánh đã phải nhượng bộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán so với đối tác Trung Quốc.

Những sự kiện mới

Sau nhiều lần mặc nhận (tôi muốn nói là quá nhiều) của Tòa Thánh, chính phủ Trung Quốc đã cho thấy không sẵn sàng tôn trọng tính chất thiết yếu của Giáo hội Công Giáo, như vẫn được chấp nhận một cách hòa bình trên khắp thế giới văn minh. Trong thực tế, trong trường hợp đầu tiên khi sự chấp thuận của Giáo hội còn đang kéo dài, chính phủ đã đơn phương tiến hành, phong chức bất hợp thức ở Thừa Đức (tháng 11-2010), tiếp theo là 2 cuộc phong chức: một ở Lạc Sơn (tháng 6-2011) và một Sán Đầu (tháng 7-2011). Chính phủ Trung Quốc do đó đã chỉ ra rằng nhà nước này không có ý định thay đổi chính sách tôn giáo của mình.

Đối mặt với những hành vi thách thức như thế, những hành vi đã phản bội ước muốn chân thành đối thoại, thì lựa chọn duy nhất của Tòa Thánh là trở về với lập trường rõ ràng của mình. Do đó, Tòa Thánh không thể bị cáo buộc là khép lại lập trường này.

Chuyển hướng

Phản ánh về quá khứ gần đây, cho thấy rằng một chính sách quá tải đã không có được sự xoay chiều như mong muốn của Chính phủ và trong khi đó lòng trắc ẩn sai lầm đã làm suy yếu giáo hội từ bên trong. Ngay cả Đức Thánh Cha đã lên tiếng báo động về sự xâm nhập các yếu tố cơ hội trong các vị trí cấp cao trong Giáo hội [3].

Sự chần chừ không còn là một tùy chọn nữa. Sự thay đổi về vị trí trong 2 cuộc phong chức bất hợp thức gần đây, thì đã rõ ràng cho tất cả mọi người.

Tôi hiểu những người tin vào một tình huống 2 bên cùng thắng (win-win situation) trong tình huống thỏa hiệp trước đây là như thế nào, và bây giờ nghĩ rằng Giáo hội đã nhầm lẫn vì lập trường ‘cứng rắn và rõ ràng’, mà họ đánh giá là một trong những lập trường phải bị khép lại.

Đối với những người, đặc biệt là thông qua Internet từ nội địa Trung Quốc, đã bắt mạch được cộng đồng tín hữu đọc tin về các sự kiện đó như thế nào, lập trường ‘cứng rắn và rõ ràng’ là vừa khôn ngoan vừa cần thiết để lấy lại lòng tin của nhiều người, vốn cảm thấy mất tín nhiệm trước mặt một giám mục, là người trong khi vẫn hiệp thông với Tòa Thánh, lại thực hiện những hành vi chống lại sự hiệp nhất của Giáo hội mà không có bất kỳ hình phạt nghiêm trọng nào từ Tòa Thánh. Trong thực tế, trong quá khứ, vạ tuyệt thông được ghi trong Bộ Giáo Luật đã thường được nói đến nhưng hiếm khi được thực thi.

Rõ ràng tình hình hiện nay là khá khác nhau so với một vài thập kỷ trước đây. Ví dụ, đem so sánh các giám mục hiện nay của Giáo hội chính thức với con người đáng kính của Đức Cố Giám mục Duẩn Li là một sự phản bội của sự thiếu hiểu biết đầy đủ về các sự kiện.

Một số người đã cố gắng thân mật cho rằng tác giả là một người vui vẻ hoan nghênh việc ra vạ tuyệt thông. Tuy nhiên, các sự kiện được ghi lại trong lịch sử có thể chứng minh rằng tôi là một trong những người đầu tiên, hai mươi năm trước đây, bào chữa nguyên nhân của những người của cộng đồng chính thức. Tôi thậm chí còn nói trước Thượng Hội đồng Giám mục châu Á hồi tháng 8 rằng, chỉ có một Giáo hội tại Trung Quốc. Nhưng bây giờ tôi không chắc chắn như vậy.

Chúng tôi chắc chắn biết rằng anh em của chúng tôi đang bị đàn áp bởi các mối đe dọa và dụ dỗ của chính phủ, nhưng phải đối mặt với các vấn đề cơ bản của sự hiệp nhất của Giáo hội Công Giáo là nhiệm vụ của chúng tôi nhằm khuyến khích họ can đảm, như Đức Thánh Cha đã thực hiện nhiều lần. Đó sẽ là một lòng từ bi giả dối khi cho rằng những thất bại (yếu lòng) của họ là chính đáng.

Bây giờ, xin mời các giám mục đã tự tham gia trong những hành vi khách quan phá hoại sự hiệp nhất của Giáo hội để gặp gỡ rộng rãi thì dường như rất là khó khăn, bởi vì trong những trường hợp như vậy họ sẽ có nhiều khả năng nhận được những hành vi khuyến khích mà sau này những hành vi đó sẽ bị lạm dụng như là sự thừa nhận cho hành động của họ bởi phần còn lại của Giáo hội. Hơn nữa, phỏng vấn họ thì cũng tương đương như có một không gian mở cho những người không được tự do nói lên sự thật và họ chỉ có thể nói về những vấn đề nhằm đề cao nguyên nhân của Chính phủ. Việc đó là độc ác đối với người được phỏng vấn và bất công đối với các độc giả, những người sẽ có một khái niệm méo mó về thực tế.

Thực tế là chúng tôi đang trên bờ vực của sự ly khai, với các báo cáo lặp đi lặp lại muốn thực hiện một Giáo hội tự trị và tiếp tục phong chức giám mục mà không có uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng.

Không phải tất cả các hành vi tử tế là thực sự bác ái, đặc biệt là chúng không giúp giữ cách trung thành với bản chất thật sự của Giáo hội. Hơn nữa, các cuộc gặp gỡ này còn để lại hiệu lực đau đớn cho các thành viên của cộng đồng hầm trú, những người không thể không cảm thấy bị lạc lõng khi nhìn thấy các thành viên của Giáo hội phổ quát vinh danh những anh em đang thỏa hiệp cách nghiêm trọng.

Kết luận

Trả lời câu hỏi được nêu ra trong tiêu đề của bài viết này, tôi nghĩ tôi có thể nói rằng lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc chỉ có thể được tìm thấy một khi trở về với bản chất thật sự của giáo hội như được đưa ra bởi người sáng lập giáo hội, Chúa Giêsu Kitô, và như được quy định trong lá thư của Đức Giáo hoàng gửi Giáo hội tại Trung Quốc, đó là: Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền.

Lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc là không an ủi người bị áp bức khi những người này vẫn còn trong các tình huống không rõ ràng, nhưng khuyến khích để họ bước ra khỏi tình huống mập mờ đó.

Lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc là không tiếp tục mặc cả với các sinh vật không chỉ là ngoài cuộc, nhưng rõ ràng là thù địch với Giáo hội, nhưng bằng cách huy động các giám mục và tín hữu thoát khỏi Giáo hội đó của họ.

Tôi có nói về những điều không thể thực hiện được chăng? Mọi sự đều có thể đối với những ai muốn trung thành với những sắp đặt của Thiên Chúa, Ngài là Đấng ban sức mạnh cho kẻ khiêm nhường và lòng can đảm cho người yếu đuối.

[1] Xem: AsiaNews.it, 14/07/2011: 8 giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng buộc phải tham gia truyền chức bất hợp thức ở Sán Đầu (ghi chú của nhà xuất bản).
[2] ĐHY Quân đề cập đến cuộc họp “Tôn giáo và Văn hóa qua đối thoại”, tổ chức bởi Cộng đồng Sant'Egidio từ ngày 11 đến 13-9-2011 (ghi chú của nhà xuất bản).
[3] Xem: AsiaNews.it, 18/05/2011 Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc, cho những người bị áp bức và những người bị cám dỗ bởi cơ hội chủ nghĩa.

(Nguyễn Hùng dịch)
 
Các Giám Mục Texas thôi thúc các dân biểu của Texas chống lại sắc lệnh của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS)
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:58 09/02/2012
AUSTIN, TEXAS – Ngày 8 tháng, 2012 - Các Giám Mục Công Giáo của Texas đã thôi thúc các dân biểu Quốc Hội của tiểu bang phải mạnh mẽ chống đối những sắc lệnh mới của chính quyền đòi buộc các chủ nhân tôn giáo phải cung cấp các thuốc ngừa thai, gây phá thai và dịch vụ triệt sản trong các chương trình bảo hiểm của họ.

Trong một thư gửi các thành viên của Quốc Hội từ Texas, các Giám Mục đã gọi là “tán tận lương tâm và không cần thiết” đòi hỏi mới của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) Hoa Kỳ được kèm theo như một phần của Luật Cải Tổ Y Tế 2011 (Affordable Care Act of 2011). Sắc lệnh này đã làm cớ cho nhiều tranh cãi từ khi nó được công bố hai tuần qua.

ĐHY Daniel DiNardo (của TGP Galveston-Houston) cùng với ĐTGM Gustavo García-Siller của TGP San Antonio đã viết nhân danh các Giám Mục ở Texas rẳng, “Đối với các tổ chức từ thiên xã hội, các cơ quan chăm sóc sức khỏe và các cơ quan giáo dục, sắc lệnh này chấm dứt quyền tự do tiên quyết của quốc gia chúng ta là tự do tôn giáo.”

ĐHY và ĐTGM viết rằng sắc lệnh của HHS “. . . bắt buộc các chủ nhân tôn giáo phải chọn lựa một cách đắng cay giữa việc: hoặc là làm trái với những xác tín tôn giáo của họ, hoặc là ngừng cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, hay chấm dứt những phục vụ bác ái, y tế, và giáo dục mà hằng trăm năm nay đã cung cấp một mạng lưới an toàn cho những ngưởi nghèo đói và cô thế của xã hội chúng ta.”

Thư này thúc giục các đại biểu quốc hội thuộc tiểu bang Texas hãy đồng bảo trợ dự luật Tôn Trọng Quyền Làm Theo Lương Tâm (Respect for Rights of Conscience Act) được đồng bảo trợ bởi Dân Biểu Jeff Fortenberry (R-NE) và Dan Boren (D-OK) của Hạ Viện và Thượng Nghị Sĩ Roy Blunt (R-MO) của Thượng Viện — là dự luật bảo vệ quyền tự do làm theo lương tâm cho những người cung cấp hay mua bảo hiểm sức khỏe.

Các Giám Mục nói: “Những dự luật này sẽ ngăn ngừa bất cứ sắc lệnh nào dưới Đạo Luật Cải Tổ Sức Khỏe (Affordable Care Act) trong việc bất chấp quyền tự do làm theo lương tâm và làm cho luật này phù hợp với truyền thống lâu đời của chính phủ liên bang trong việc tôn trọng những quyển này…. Không ai có quyền bắt các cơ quan bảo trợ, hoặc mua hay bán những chương trình bảo hiểm cho các nhân viên phải làm ngược lại những nguyên tắc tôn giáo của họ chỉ để cung cấp bảo hiểm cho nhân viên của mình; cũng như không ai có quyền bắt buộc các gia đình phải vi phạm những xác tín tôn giáo của họ để chăm sóc cho con em họ.”

Các Giám Mục cũng yêu cầu người Công Giáo trên toàn tiểu bang Texas hãy liên lạc với thành viên Quốc Hội để nói lên những quan tâm của mình. Hội Đồng Công Giáo Texas (The Texas Catholic Conference), là cơ quan phát ngôn chính sách công cộng của các Giám Mục Texas, đã dựng nên một trang web là www.TXcatholic.org/HHSMandate.asp, để giúp liên lạc với các thành viên Quốc Hội và Chính Quyền Obama về việc bảo vệ tự do tôn giáo cùng hỗ trợ dự luật Tôn Trọng Quyền Làm Theo Lương Tâm (Respect for Rights of Conscience Act). Trang web của Hội Đồng cũng bao gồm những nối kết vào những lá thư của các Giám Mục, các bài viết trên blog, và những tin tức về vấn đề này.

Hội Đồng Công Giáo Texas (The Texas Catholic Conference) là một hội của 15 giáo phận Công Giáo của Tiểu Bang Texas, và là cơ quan phát ngôn chính thức về chính sách công cộng của các Giám Mục Texas. Để biết thêm chi tiết về Hội Đồng Công Giáo Texas, xin vào trang web www.TXCatholic.org. Hội Đồng Công Giáo Texas

Ghi Chú: Người Công Giáo thuộc TGP Galveston-Houston có thể vào www.archgh.org/Get-Involved/Conscience-Protection để biết tin tức địa phương liên quan đến những quan tâm của TGP về sắc lệnh của HHS.
 
HĐGMHK tố cáo Tòa Bạch Ốc Xuyên Tạc Chính Sắc Lệnh Ngừa Thai của Họ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:45 09/02/2012
Dưới đây là bản dịch những trả lời của Văn Phòng Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK). Nguyên văn đăng trong: http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/conscience-protection/upload/Response-to-WH-Blog-on-HHS-Mandate.pdf

* * *

Chính quyền Obama, để biện hộ cho sắc lệnh bắt buộc phải bao gồm thuốc ngừa thai và dịch vụ triệt sản trong các chương trình bảo hiểm sức khỏe tư nhân đang bị chỉ trích một cách rộng rãi, đã đưa lên blog của Tòa Bạch Ốc (“Health Reform, Preventive Services, and Religious Institutions,” February 1) những luận điệu sai lầm và dối trá. Trong những điều dưới đây, mỗi luận điệu của Tòa Bạch Ốc đưa ra được kèm theo bằng một câu trả lời (của HĐGMHK).

*

Luận điêu: “Các tôn giáo (nhà thờ) được miễn làm theo luật mới: Các Nhà Thờ và các nơi phụng tự sẽ được miễn tuân hành điều khoản bắt buộc phải cung cấp bảo hiểm có bao gồm thuốc ngừa thai.”

Trả lời: Điều này không hoàn toàn đúng. Để được miễn trừ, ngay cả các nhà thờ và nơi phụng tự cũng phải chứng tỏ cho chính phủ rằng họ chỉ thuê và phục vụ những người cùng đức tin và phải có mục đích đào sâu những giá trị tôn giáo. Có nhiều nhà thờ có mục đích phục vụ cộng đồng rộng lớn hơn, như phục vụ những người nghèo bất kể tôn giáo của họ. Những nhà thờ như thế sẽ không được miễn trừ chính vì việc phục vụ công ích của họ quá lớn. Hơn nữa, hàng loạt những tổ chức rộng lớn khác thuộc về tôn giáo – các trường học, nhà thương, đại học, các cơ quan từ thiện – rõ ràng là không được miễn trừ.

*

Luận điệu: “Không một cá nhân cung cấp việc chăm sóc sức khỏe nào sẽ bị bắt buộc phải cho toa thuốc ngừa thai: Tổng Thống và Chính Phủ này trước kia đã và còn tiếp tục diễn tả sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những luật bảo vệ lương tâm hiện hành. Thí dụ như không một bác sĩ Công Giáo nào bị bắt buộc phải cho toa thuốc ngừa thai.”

Trả Lời: Đúng là những luật này áp dụng trực tiếp cho các chủ nhân và những công ty bảo hiểm, mà không cho những người cung cấp dịch vụ, nhưng đây là điểm ngoài lề. Chính quyền đang bắt buộc những cá nhân và các cơ quan, bao gồm cả những chủ nhân tôn giáo, phải bảo trợ và hỗ trợ những gì mà họ coi là vô luân. Một cách gián tiếp, việc xắp loại những thuốc và phẫu thuật này như “những dịch vụ phòng ngừa” căn bản sẽ gia tăng áp lực trên các bác sĩ, y tá và các dược sĩ trong việc cung cấp chúng để được tham gia vào những chương trình bảo hiểm sức khỏe tư – và không có một luật lương tâm nào hiện hành của liên bang có thể tránh cho việc đó khỏi xảy ra. Cuối cùng, vì sắc lệnh bắt buộc này bao gồm cả những thuốc gây ra phá thai, nó vi phạm một trong “những luật bảo vệ lương tâm” hiện hành (tu chính Weldon) là đạo luật mà chính quyền “hỗ trợ mạnh mẽ.”

*

Luận điệu: “Không cá nhân nào sẽ bị bắt buộc phải mua hay dùng thuốc ngừa thai: luật này chỉ áp dụng cho những gì bảo hiểm phải bao gồm. Dưới chính sách này, phụ nữ nào muốn thuốc ngừa thai thì có thể có được nó qua bảo hiểm của họ mà không phải trả tiền đồng phí (co-pay) hay khấu giảm (deductible). Nhưng không ai bị bắt buộc mua hay dùng thuốc ngừa thai.”

Trả lời: Nói rằng không ai bị buộc phải mua nó là sai. Những phụ nữ nào muốn thuốc ngừa thai sẽ có thể có được nó mà không phải trả tiền đồng phí (co-pay) hay khấu giảm (deductible) chính là bởi vì những phụ nữ không muốn thuốc ngừa thai bị bắt buộc phải giúp trả cho nó qua tiền đóng bảo hiểm của họ. Sắc lệnh bắt buộc này chuyển phí tổn từ những người muốn dịch vụ này sang những người phản đối nó.

*

Luận điệu: “Những thuốc gây ra phá thai không bao gồm trong chính sách: Các thuốc như RU486 không bao gồm bởi chính sách này, và không có gì về chi1nhsa1ch này thau đổi quyết tâm của Tổng Thống trong việc giới hạn triệt để việc tài trợ của Liên bang cho phá thai. Không có tiền thuế liên bang nào được dùng cho việc phá thai chọn lựa.”

Trả lời: Không đúng. Chính sách đã đòi buộc phải bao gồm Ulipristal (HRP 2000 hay “Ella”), một thuốc gần như RU-486 (mifepristone) và có cùng những hậu quả. Chính 1 RU-486 cũng đang được thử nghiệm để có thể dùng như “thuốc ngừa thai khẩn cấp” hay không – và nếu FDA chấp nhận cho dùng nó với mục đích ấy, thì nó cũng được bao gồm.

*

Luận điệu: “Trên một nửa người Mỹ dẵ sống trong 28 tiểu bang đòi hỏi các hãng bảo hiểm phải bao gồm thuốc ngừa thai: Một số những Tiểu Bang này như North Carolina, New York, và California có cùng một luật trừ về tôn giáo cho các chủ nhân như thế. Một số Tiểu Bang như Colorado, Georgia và Wisconsin không có một luật trừ nào cả.”

Trả lời: Điều này là lừa dối bằng cách lờ đi những sự kiện quan trọng, và một số trong đó đơn thuần là sai sự thật. Tất cả những lệnh bắt buộc của các tiểu bang này, ngay cả những tiểu bang không có luật trừ về tôn giáo, đều có thể tránh được bằng cách tự bảo hiểm về việc mua thuốc theo toa, hay hoàn toàn bỏ những bao gồm này, hoặc dựa vào luật liên bang là điều vô hiệu hóa bất cứ luật buộc nào của tiểu bang (ERISA). Không có những nơi ẩn náu này dưới luật buộc của liên bang. Việc nói rằng North Carolina có cùng một luật trừ y hệt là sai. Nó rộng hơn: Nó không đòi buộc các tổ chức tôn giáo phải chỉ phục vụ những người cùng tôn giáo, hay phải thỏa mãn tiêu chuẩn hạn hẹp của luật thuế má liên bang. Hôn nữa, luật của North Carolina, không giống luật buộc của liên bang, hoàn toàn không bao gồm những thuốc gây phá thai như Ella and RU-486 cũng như “những thuốc ngừa thai khẩn cấp” như Preven.

*

Luận điệu: “Hầu hết phụ nữ dùng thuốc ngừa thai: Theo một nghiên cứu bởi Viện Guttmacher, hầu hết phụ nữ, gồm 98% phụ nữ Công Giáo. Đã từng dùng thuốc ngừa thai.

Trả lời: Điều này vô nghĩa, và được trình bày một cách gian manh. Nếu một cuộc thăm dò tìm thấy rằng 98% dân chúng nói dối, khai thuế gian, hay ngoại tình, thì chính phủ cho rằng mình có quyền bắt mọi người phải làm như thế sao? Nhưng luận điệu này thêu dệt các dữ kiện để tạo ra một cảm tưởng sai lầm. Nghiên cứu này thực sự nói rằng điều ấy đúng cho 98% phụ nữ “đã thử nghiệm tính dục”. Thống kê có ý nghĩa hơn là các loại thuốc và dụng cụ thuộc về lệnh buộc này (triệt sản, các thuốc ngừa thai theo toa liên quan đến hormone và IUD) được dùng bởi 68% số phụ nữ ấy là những người “động dâm” và “không muốn có thai.” Chắc chắn rằng đây là thiểu số so vời đa số quần chúng, nhưng tất cả mọi người nam nữ cần bảo hiểm sức khỏe đều phải trả cho việc bao gồm này. Cá loại thuốc mà những người ủng hộ đạo luật này nói sẽ là những thuốc tân tiến nhất theo luật mới, vì chúng có giá đồng trả và khấu giảm cao nhất hiện nay, là những thuốc chích hay cấy hormon mạnh nhưng nguy hiểm, hiện chỉ có 5% số phụ nữ dùng. Sắc lệnh bắt buộc này có ý thay đổi hành vi truyền sinh của phụ nữ, chứ không chỉ phản ảnh nó.

*

Luận điệu: “Việc bao gồm thuốc ngừa thai giảm phí tổn: Trong khi giá thuốc ngừa thai cho phụ nữ khoảng từ $30 đến $50 một tháng, các hãng bảo hiểm và chuyên viên đồng ý rằng việc tiết kiệm nhiều hơn phí tổn. Nhóm Thương Gia Quốc Gia về Sức Khỏe (The National Business Group on Health) ước lượng rằng sẽ tốn chủ nhân 15 đến 17% nữa nếu không cung cấp bảo hiểm ngừa thai thay vì cung cấp nó, sau khi tính cả những phí tổn trực tiếp về viêc có thể vô tình thụ thai hay thụ thai không lành mạnh và phí tổn gián tiếp như việc nhân viên vắng mặt và giảm năng xuất.”

Trả lời: Có phải chính quyền cố tính vi phạm lương tâm của chúng ta để tiết kiệm tiền không? Nếu luận điệu này đúng thì khó mà nói rằng cần một sắc luật bắt buộc: Những hãng bảo hiểm và chủ nhân thế tục nào không phản đối sẽ muốn mua sự bao gồm này để tiết kiệm tiền, và những ai chống lại thì có thể để nguyên vậy. Nhưng luận điệu này cũng có vẻ dựa trên một số giả thuyết: Thuốc ngừa thai theo toa là cách duy nhất để tránh “việc thụ thai vô tình và không lành mạnh,” thí dụ, hay việc làm cho dễ dàng có thuốc ngừa thai là điều cần thiết để giảm số thụ thai vô ý. Giả thuyết sau đã bị chứng minh là không vững bởi một số nghiên cứu (xem http://old.usccb.org/prolife/issues/contraception/contraception-fact-sheet-3-17-11.pdf).

*

Luận điệu: “Chính phủ Obama quyết tâm vừa tôn trọng những niềm tin tôn giáo vừa gia tăng việc dễ dàng để có những dịch vụ phòng ngừa quan trọng này. Và khi chúng ta tiến bước, những sự hợp tác mạnh mẽ của chúng ta với các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục.”

Trả lời: Sai. Không có sự cân bằng giữa sắc lệnh bắt buộc của HHS – một bên phải hoàn toàn thắng thế, khi mà lệnh bắt buộc và luật trừ vẫn hoàn toàn không thay đổi từ ngày tháng 8 năm 2011, bất chấp hàng ngàn phê bình được nộp lên từ ngày ấy cho thấy một sự chống đối mạnh mẽ. Thật ra, Thư Ký về Báo Chí của Tòa Bạch Ốc công bố vào ngày 31 tháng 1 rằng, “Tôi không tin rằng có vần đề quyền theo hiến pháp nào ở đây,” quá ít đã được đạt lên phía kia của cái cân. Lập trường về quyền tự do tôn giáo của chính phủ đã từng cho thấy một cách khác. Lý luận gần đây trước Tối Cao Pháp Viện rằng các tổ chức tôn giáo không có quyền trong Tu Chính Thứ Nhất để thuê hay sa thải các thừa tác viên hơn các tổ chức thế tục có trên các nhà lãnh đạo của họ - một luận điệu hoàn toàn bị bác bỏ bời tất cả các thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện như “quá khích” và “không vững chắc.” Chính quyền gần đây đã từ chối trợ cấp về tránh buôn người cho một cơ quan cung cấp dịch vụ Công Giáo có điểm vô tư cao, và thay vào đó cấp một phần số tiền này cho cơ quan cung cấp không những với điểm thấp hơn, mà còn rớt, tất cả chỉ vì cơ quan cung cấp Công Giáo từ chối không chịu vi phạm cũng những niềm tin về luân lý và tôn giáo đang nói ở đây. Hành động như thế vi phạm không những luật về lương tâm của liên bang, mà cả sắc lệnh hành pháp (executive order) của Tổng Thống Obama đảm bảo với những tổ chức “đặt cơ sở trên tôn giáo” rằng họ sẽ có thể phục vụ công chúng trong các chương trình liên bang mà không làm tổn thương đến niềm tien của họ.
 
Top Stories
What is the true good of the Church in China
+ Cardinal Joseph Zen Ze-kiun
09:18 09/02/2012
On the eve of an important meeting in Rome on "Jesus our contemporary," Card. Zen asks all Catholics to help the Church in China (and especially its legitimate bishops) to emerge from ambiguity, to follow Benedict XVI and "rid" themselves of those organisms that are enemies of the faith (see PA, Bureau of Religious Affairs, etc. .), and that control and stifle the faithful. The Chinese Church is on the verge of a schism caused by "bargaining" between the Catholic faith and political power. The subtitle of this article (wanted by the author) is: "In dialogue with the Community of Saint Egidio and Gianni Valente of 30Days".

Hong Kong (AsiaNews) – Firstly I wish to declare my complete respect for the great zeal of my friends of the Community of Saint Egidio and my good friend Gianni Valente of 30Days for the Church in China. I also wish to reiterate my gratitude for their long friendship towards me.

However, the fact that for some time now they have no longer sought to meet me, and that I find something quite disturbing in what they do and say in regard to our beloved Church in China, I believe the time has come to enter into a public conversation through the printed word, and in doing so, I draw inspiration from an article by Gianni Valente of "30Days" Issue 9 (2011): "Interview with John Baptist Li Su Guang, coadjutor bishop of Nanchang"

My Questions

After having carefully read pages 30-35 I can not reconcile Bishop Li’s beautiful words in the interview with the facts that were recently, and honestly, reported by Gianni Valente: That is, that on July 14th His Excellency attended the illicit Episcopal ordination of Huang Binzhuang of Shantou[1] .

My first question is: why should the Community of Saint Egidio invite people like Msgr. Li, who are seriously compromised from Churches’ standpoint, to that international meeting [2]. Obviously, they were received with great cordiality, which is fine, and with honor, which is not.

I then ask why Gianni Valente of 30Days should interview such people, when it is known that they are not free to say what they think. How can Msgr. Li Suguang say that "the Church in China has not changed one iota from the apostolic tradition", when not long before he attended (forced or not) an act which seriously injures the unity of the Church despite recent clear reminders from the Holy See regarding the severity of such an act.

Understanding the situation

There is obviously a painful situation in China and we are all anxious to do something to aid our brothers and sisters. But the question is: What? Because we have a saying that "the road to hell is paved with good intentions," that is, harmful to those to whom we intend to do good.

In order to discern what is objectively good and what is not in this situation, we must first agree on our understanding of the current situation.

I think we all agree in admitting, as the Holy Father points out in his 2007 Letter, that the situation of the Church in China is particularly unusual because not bishops, but bodies outside the Church - the Patriotic Association, Bureau for Religious Affairs - are leading our Church.

Nearly five years after the publication of the Letter, this reality does not seem to have changed at all. Why?

On the one hand, the Beijing Government has not changed one iota in its policy of religious oppression, it still wants absolute control of religion and, in the case of the Catholic Church, China wants to detach the Church from obedience to the Holy See.

For our part, unfortunately, some have not honestly welcomed the Letter of the Pope. On the contrary, some have dared to tamper with its presentation, its translation into Chinese, and its interpretation, skipping over the aspect on ecclesiology, which was stressed by Pope, and instead tendentiously interpreting it as an encouragement of the Holy Father for reconciliation as if it were an invitation to an indiscriminate "merging" of the two communities: the one that is increasingly subject to government and the other that went underground to avoid this subjection.

Far be it from me to pass any moral judgment on people in what I have said and am about to say, but obviously many mistakes have been made in recent years.

A little recent history

His Eminence Cardinal Josef Tomko, when made Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples, already had vast experience in sharing the Holy Father’s solicitude for the universal Church. This experience, coupled with his origins from a Communist country, meant he was capable of understanding the situation of the Church in China. Given the then policy of openness in Beijing, he received a great deal of information on the situation and advised that the appropriate course and measures to be approved of by the Holy Father.

In addition to his priority concern for the underground community, he was open to a great understanding of the older bishops of the official community, illegitimately ordained in really difficult situations and under severe pressure. In accepting the legitimacy of their petitions, he sought the consent of the legitimate underground bishop (if one existed in the same diocese) or the opinion of neighboring legitimate bishops. In dioceses where there was an underground bishop, these were confirmed as the Ordinary, while the official bishop was entitled as an Auxiliary. Of course, this canonical dependence was a reality in favorable situations, such as Wuhan, while elsewhere it remained a statement of law, although in reality the two were not able to consult in the exercise of their pastoral office.

Similar provisions were practiced when young candidates, officially elected in the community, believed it their duty to seek the approval of the Holy See before their episcopal ordination.

In 2000, Cardinal Tomko, having turned 75, retired. At the same time, within the Congregation for the Evangelization of Peoples, a complete change of personnel took place. The lack of experience and expertise caused a vacuum in both thought and action. The approach that first begun under Cardinal Tomko continued, but in complete inertia, devoid of the accuracy with which it had started out. Many members of the underground community complained that illegally ordained bishops were being legitimized and new candidates granted approval too easily, while new bishops were not being appointed to the underground community as older pastors died.

The successor of the successor to Cardinal Tomko [Card. Ivan Dias - ed] had the experience of having worked with the Cardinal Casaroli. Unfortunately this, which could have been his strong point, instead turned out to be a limitation, since he believed that the Ostpolitik of the famous Cardinal had worked miracles in communist countries of Eastern Europe, while it is known that at least Pope John Paul II and Cardinal Wyszynski were not of the same opinion, and many of the clergy of those countries severely criticized this policy. Cardinal Casaroli held that they must seek if not a "modus vivendi", at least a "modus non moriendi", but in reality the faith of those Churches was dying away.

Now we come to the reality in China. In the conviction that resistance to the excessive power of an absolutist government is futile, a strategy of compromise has been adopted, if not indefinitely then at least to a considerable extent. And what can we see now? We can see that the underground community that once flourished so well, now runs the risk of dying of frustration and discouragement, because it seems to be neglected and considered inconvenient by the Holy See. The official community seems alive and well with its open churches full of people and its bishops, many with double approval i.e. of the Government and the Holy See, but what is the true reality? A double victory?

When Gianni Valente wanted to make it appear that all was well because many episcopal ordinations had the dual approval, I questioned whether the Holy See had ceded more ground in negotiations than its Chinese counterpart.

Recent events

After much (I would say excessive) acquiescence by the Holy See, the Chinese government has shown no willingness to respect the essential nature of the Catholic Church, as it is peacefully accepted all over the civilized world. In fact, in the first case where the approval of the Church was slow to be granted, the Government proceeded unilaterally to a new illegitimate ordination in Chengde (November 2010), followed by two more, one in Leshan (June 2011) and one Shantou (July 2011). The Chinese government has thus shown that it has no intention of changing its religious policies.

Faced with such acts of defiance, which have betrayed its sincere desire for dialogue, the Holy See’s only option is to return to its clear stance. The Holy See can not, therefore, be accused of closure.

Change of direction

Reflecting on the recent past, it was found that an overly accommodating policy had not obtained the desired reciprocation from the Government and that meanwhile an erroneous compassion had weakened the church from within. Even the Holy Father has sounded the alarm about the possible infiltration of opportunist elements within high ranking positions in the Church[3].

Procrastination was no longer an option. The recent shift in position in the last two illegitimate ordinations, was obvious to all.

I understand how those who believed in a win-win situation in the previous situation of compromise now think that the Church is mistaken for its firm and clear stance which they judge to be one of closure.

For those who, especially through the Internet from inside China, have their pulse on how the community of faithful reads such events, the firm and clear stance was both wise and necessary to regain the trust of many who felt lost in front of bishops who, while in communion with the Holy See, performed acts against the unity of the Church without any serious consequences on the part of the Holy See. In fact, in the past, the excommunication contemplated in the Code of Canon Law has often been spoken of but rarely enforced in practice.

Obviously the present situation is quite different from that of a few decades ago. Comparing the present bishops of the official Church with, for example, the revered figure of the late Bishop Duan Li betrays a complete ignorance of the facts.

Some have tried to intimate that the author is someone who cheerfully applauds the handing out of excommunications. But the facts recorded in history may prove that I was among the first, twenty years ago, to plead the cause of those of the official community. I even said before the august Synodal Assembly for Asia, that there was only one Church in China. But now I'm not so sure.

We certainly know that our brothers are oppressed by government threats and inducements, but faced with the fundamental problem of the unity of the Catholic Church it is our duty to encourage them to courage, as the Holy Father has done on many occasions. It would be a false compassion to claim that their failures are justifiable.

Now, inviting bishops who have compromised themselves in acts which are objectively destructive to the unity of the Church to meetings aboard seems very inconvenient, because in such cases they will in all likelihood only receive acts kind of encouragement that are later also abused as an endorsement for their actions by the rest of the Church. Moreover, interviewing them is the equivalent of giving open space to people who are not free to speak the truth and can only speak of matters that promote the cause of the Government. It is cruel towards the interviewee and unjust in relation to the readers, who will have a distorted concept of the reality.

The fact is that we are on the verge of a schism, with these repeated statements of wanting to make an independent Church and continue to ordain bishops without papal mandate.

Not all kind acts are truly charitable, especially is they do not help to remain faithful to the true nature of the Church. Moreover, these meetings have painful effect on members of the underground community, who can not but feel lost seeing members of the universal Church honor these brothers who are seriously compromised.

Conclusion

Responding to the question formulated in the title of this article, I think I can say that the true good of the Church in China can only be found in its returning to its true nature as given by its founder, Jesus Christ, and as set forth in the Pope’s Letter to the Church in China, which is to be One, Holy, Catholic and Apostolic.

The true good of the Church in China is not in comforting the oppressed who remain in their ambiguous situations, but in encouraging them to get out of them.

The true good of the Church in China is not in continuing to bargain with organisms that are not only foreign, but clearly hostile to the Church, but in mobilizing bishops and faithful to rid the Church of them.

Am I speaking of the impossible? Everything is possible for those who want to remain faithful to God’s designs, He who gives strength to the humble and courage to the weak.

[1] See: AsiaNews.it, 14/07/2011 Eight bishops in communion with the pope forced to take part in illegitimate ordination in Shantou (publisher's note).
[2] Card. Zen refers to the meeting “Religions and Culture in Dialogue", hold by the Community of Sant'Egidio since september 11 to semptember 13 2011 (publisher's note).
[3] See: AsiaNews.it, 18/05/2011 Pope: pray for the Church in China, for those oppressed and those tempted by opportunism.

(Source: http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=23911&size=A)
 
Archbishop Tagle: The Catholic Church in Asia has a ''pressing need'' for rules against child abuse by priests
AFP
09:22 09/02/2012
VATICAN CITY - The Catholic Church in Asia has a "pressing need" for rules against child abuse by priests as the issue has been hidden by "a culture of shame," the archbishop of Manila said on Thursday.

"There is a pressing need to formulate national pastoral guidelines for handling such cases," Archbishop Luis Antonio Tagle said on the final day of a summit on the clergy abuse scandals at the Vatican's Gregorian University.

"The relative silence with which the victims and Asian Catholics face the scandal is partly due to the culture of shame that holds dearly one's humanity, honour and dignity," Tagle told bishops and cardinals from around the world.

Tagle said Asian Catholics had initially looked on the scandals as a problem "mainly tied to Western cultures."

"But such a view changed when similar cases surfaced in Asia," he said.

Citing his native Philippines as an example, Tagle said that laws on abuse by the clergy were "not fully developed yet" and the Church was generally following "the unfolding jurisprudence in the United States."

Catholic leaders have been meeting for an unprecedented four-day conference on the issue of child abuse, which has rocked the Catholic Church in recent years after thousands of scandals mainly in Europe and the United States.

One of the main aims of the meeting is to ensure that Catholics in other parts of the world such as Africa, Asia and Latin America learn from the experience of the Church in Western countries in rooting out abuse.

The Vatican has asked that all national bishops' conferences must submit by May a set of guidelines for dealing with child abuse, a task that has been complicated by cultural and legal variations in different countries.

"We should realise that not all the episcopal conferences in Asia are really equipped to study the cases and to draw up the guidelines," Tagle said, giving examples of countries with tiny Catholic minorities such as Cambodia and Laos.

"If we draw up regional guidelines, cultures and the laws differ from country to country. It will be very general guidelines and implementation on the local level will depend on the laws of the land and individual resources."

He said some bishops in Asia "lack knowledge about this whole phenomenon and they're also confused about how to handle this." He said the idea of reporting cases of abuse to civil authorities was also "difficult culturally" in Asia.

The Vatican's top anti-abuse prosecutor Charles Scicluna earlier warned that that the problem of abuse was "very accentuated" in Asia and said some churches could fail to meet the May deadline for submitting their guidelines.

(Source: Agence France Presse)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Viếng mộ cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp
Trầm Thiên Thu
09:15 09/02/2012
Tôi đến Giáo xứ Tắc Sậy lúc 3 giờ 30 sáng ngày 7-2-2012, nhà thờ còn đóng cổng. Vậy là suốt một đêm thức trắng, có lẽ do háo hức nên không mấy người chợp mắt trên xe, vì đây là lần đầu tiên tôi được đến viếng mộ cha Trương Bửu Diệp.

Trời còn sớm nhưng các hàng quán đã mở cửa. Tôi tìm một quán cà-phê đối diện nhà thờ Tắc Sậy để vừa uống cà-phê cho tỉnh táo vừa chờ nhà thờ mở cổng lúc 4g.

Thấy đã có vài xe đến trước tôi ít phút. Hỏi thăm thì họ nói từ Chợ Mới (An Giang) và Long Thành (Đồng Nai) tới. Giao tiếp với dân địa phương thấy họ thật chân chất và hiền hòa, đúng là bản chất người dân Nam bộ miệt vườn.

Đúng 4 giờ sáng, cổng nhà thờ được mở. Mọi người kéo nhau vào viếng mộ cha Diệp. Số người khấn nguyện tại mộ cha Diệp lúc này khoảng 100 người. Tiếng kinh râm ran, khói hương nghi ngút. Trong số đó thấy có nhiều người bên lương, biết vậy nhờ nhìn cách thắp nhang: hai tay cầm nhang để trên đầu trước trán và lâm râm khấn vái.

Một bà hỏi tôi: “Không có trái cây thì cúng tiền được không?”.
Tôi hỏi: “Bà có Công giáo không?”.
Bà nói: “Không”.
Tôi nói: “Không cần trái cây hay tiền bạc gì cả, cứ thành tâm là được. Còn nếu bà muốn dâng cúng thì dâng tiền tốt hơn dâng trái cây”.
Bà cười.
Tôi hỏi: “Bà ở đâu tới?”.
Bà đáp: “Tui ở quận Tư (Saigon) tới”.

Bà vừa cười vừa cảm ơn tôi và bước đi.

Hai bên phía trước mộ cha Diệp có câu đối còn mang âm hưởng mùa Xuân: “Tết đến, Xuân sang, người nô nức – Năm qua, tuổi tới, Chúa chúc lành”. Không khí Xuân vẫn còn, Chúa Xuân còn mãi. Nhà thờ đã được xây mới hoàn toàn, Đức cố GM Emmanuel Lê Phong Thuận đặt viên đá đầu tiên ngày 24-2-2004. Nhà thờ trông rất hùng vĩ với lối kiến trúc khá ấn tượng. Các bức tượng ở đây đa số bằng gỗ quý, nét điêu khắc tinh vi. Phía trước nhà thờ có câu đối: “Vũ trụ nhiệm mầu, chính đạo bao trùm trời đất – Thiên nhiên kỳ vỹ, ơn lành tỏa khắp thế gian”.

5 giờ sáng bắt đầu giờ phụng vụ. Trước giờ lễ, mọi người đọc kinh Truyền tin rồi cùng đọc kinh Nhật Tụng (kinh của Giáo hội, nhưng thường chỉ có các giáo sĩ và tu sĩ đọc). Có lẽ đây là “nét khác” của Gx Tắc Sậy so với các giáo xứ khác. Đồng tế thánh lễ là LM chính xứ Tắc Sậy và 2 LM hành hương. Số người tham dự thánh lễ khoảng 500 người.

Trời càng sáng, xe tới càng nhiều. Đặc biệt trong số đó thấy có một xe có dán cờ Phật giáo trước xe, họ từ Châu Đốc (An Giang) tới. Trời càng sáng, xe tới càng nhiều.

Được biết Gx Tắc Sậy được thành lập năm 1925, hiện nay có khoảng 1.800 giáo dân, tọa lạc tại Ấp 2, Xã Tân Phong, huyện Giá rai, tỉnh Bạc Liêu, thuộc hạt Bạc Liêu (GP Cần Thơ). LM quản xứ hiện nay là G.B. Nguyễn Thanh Bình (sn 1958), và vừa có thêm một LM phụ tá còn trẻ và một phó tế về giúp xứ.

Mỗi ngày Gx Tắc Sậy có 3 thánh lễ. Giờ lễ Chúa nhật: 5 giờ, 7 giờ và 17 giờ. Giờ lễ ngày thường: 5 giờ, 9 giờ và 17 giờ 30. Ngày nào cũng có nhiều đoàn hành hương về viếng mộ cha Diệp, mỗi ngày có đến cả ngàn người.

Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897 tại làng Tấn Đức(nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), được rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước (nay cũng thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Cha ngài là ông Micae Trương Văn Đặng, mę ngài là bà Lucia Lê Thị Thanh. Lúc ngài 7 tuổi (1904) thì mę mất. Cha ngài chuyển gia đình sang Battambang (Campuchia), sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn Thị Phước (sn 1890), cũng quê gốc tại Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu sinh cô con gái tên là Trương Thị Thìn (1913), sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền gửi ngài vào Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng (thuộc xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, An Giang). Học xong tại Tiểu Chủng Viện, ngài lên Đại chủng viện Nam Vang (Campuchia – lúc đó các họ đạo An Giang, Châu Đốc, Hà Tiên trực thuộc giáo phận Pnom Penh). Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức cha G.B. Chabalier người Pháp. Lễ vinh quy và tạ ơn được tổ chức ở nhà cô ruột là bà Sáu Nhiều tại họ đạo Cồn Phước.

Từ 1924–1927, ngài được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư (một họ đạo của người Việt sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia). Từ năm 1927–1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, tỉnh An Giang.

Tháng 03-1930, ngài về trông nom họ đạo Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ và thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương những năm 1945–1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, cha bề trên đįa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên ngài lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng Ngài trả lời: “Con sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.

Ngày 12-03-1946, Ngài bį bắt cùng với trên 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Dừa. Người ta định giết hết tất cả nhưng ngài nói: “Chính tôi là chủ chăn các con chiên đó, vậy tôi xin chết thay cho các con chiên của tôi”. Họ chấp nhận. Mọi người được thả còn ngài bị đem đi thủ tiêu.

Những người trong họ đạo kể rằng đêm hôm ấy ngài về báo mộng cho các vị chức sắc trong họ đạo biết xác ngài bị vứt xuống cái ao nhà ông giáo Sự. Người ta đến nơi được báo mộng thì vớt được xác ngài đã bị chặt đầu với một vết chém ngang cổ chổ gần mang tai, có ba vết chém khác trên mình. Không hiểu sao thân xác ngài bị lột hết quần áo, trần trụi như Chúa Giêsu trên Thánh giá, nhưng hai tay vẫn chắp trước ngực như đang cầu nguyện và nét mặt ngài vẫn bình thản, không có vẻ gì sợ hãi.

Các vị chức sắc lén đưa xác ngài về chôn bí mật trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (ấp Thành Thưởng A, xã An Trạch, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Thành lập năm 1920, hiện nay có khoảng 570 giáo dân – nhà ông giáo Sự thuộc họ đạo Khúc Tréo), làm vậy kín đáo hơn đưa về Tắc Sậy. Như vậy ngài đã tử vì đạo ngày 12-3-1946, nhằm ngày 9-2 năm Bính Tuất.

23 năm sau (năm 1969, hài cốt ngài được cải táng, di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nơi ngài đã làm chủ chăn trong 16 năm và là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy. Trong 16 năm quản xứ Tắc Sậy, cha Diệp đã rửa tội 1643 người.

20 năm sau nữa (năm 1989), mộ ngài được trùng tu thành một ngôi nhà mộ nho nhỏ lợp tôn ở phía sau nhà thờ Tắc Sậy và được khánh thành vào ngày 04/06/1989.

Đầu năm 2010, một ngôi nhà mồ khang trang và hiện đại được xây dựng xong, hài cốt ngài được di chuyển vảo đó với nghi lễ cải táng rất long trọng do Đức cố GM giáo phận Cần Thơ Emmanuel Lê Phong Thuận cử hành. Ngày nào cũng có các tín hữu ở khắp mọi nơi trong nước cũng như ngoài nước, bên lương cũng như bên giáo, tới kính viếng và tin tưởng khấn nguyện với ngài. Rất nhiều người đã được ơn. Trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy hiện nay thấy có rất nhiều bảng tạ ơn.

Những bức tượng cha Diệp “bị” khách hành hương hàng ngày lấy tay vuốt đến bạc màu tay, bay màu áo. Có nhiều phụ nữ thành kính vừa vuốt vừa nói chuyện lớn như đang đối thoại trực tiếp với ngài vậy. Trong một phòng bên phải nhà thờ còn lưu giữ 2 tấm ván hòm của ngài.

Nói về cha Diệp, ĐGM G.B. Bùi Tuần nhận định: “Tâm lý người Việt Nam hôm nay tuy vốn trân trọng những đấng anh hùng, nhưng thích tìm đến những vị lãnh đạo dễ thương. Dễ thương ở chỗ có đời sống bình dị, đơn sơ, gần gũi, biết đưa con người vào chiều kích thiêng liêng bằng những thái độ sống cảm thương và thương xót. Sau khi gặp gỡ với những vị lãnh đạo dễ thương, họ cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương, được hy vọng. Thiết tưởng đó là một khởi đầu tôt cho mục vụ truyền giáo”.

Một nhận xét “thú vị” và cần thiết. Mong sao Giáo hội có những chủ chăn đích thực, xứng đáng là môn đệ của Đức Giêsu Kitô, biết noi gương LM thánh Gioan Vianney và LM P.X. Trương Bửu Diệp.

Hiên nay, Tòa thánh đang mở án phong chân phước cho LM P.X. Trương Bửu Diệp. Xin cho Thánh Ý Chúa nên trọn nơi tôi tớ trung tín Chúa, người đã xả thân vì đoàn chiên Chúa, đúng như Chúa Giêsu xác định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13).
 
Văn Hóa
Xin giúp con
Nguyễn thanh Trúc
15:57 09/02/2012
Chúa ơi Chúa, cho con lòng thanh th ản
Cho con yêu Ngài, với lòng mến sắt son
Vì cuộc đời, chỉ là giấc mơ hoang
Con lạc lối, từng bước chân vá víu

Ngày tháng mới, đường nào con đi tới
Đến khi nào, tâm tư con thảnh thơi
Đến khi nào, cuộc đời hết chơi vơi
Hay thêm nữa, những lần tim bối rối

Con mê mãi, lần mò trong bóng tối
Vì tin đời, héo hắt cả mắt môi
Vì cho đời, những ướcvọng xa xôi
Để hụt hẫng, khi tình đời rẽ lối

Chúa ơi Chúa, xin giúp con đứng vững
Dù cuộc đời mãi là giấc mơ hoang
Xin dìu con, từng bước chân chập chững
Nắm tay Ngài, xa rời những lo toan

Cho con biết sống, tin vào tình Chúa
Vì chỉ Ngài là ánh sáng đời con
Vì con biết không Ngài con tàn úa
Không có Ngài không có chi vẹn toàn.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Trên Phố Biển
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:40 09/02/2012
CHIỀU TRÊN PHỐ BIỂN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Khói lam chiều vương theo triền gió
Phố lên đèn, con phố vào đêm,
Thuyền về bến đỗ vui thêm
Biển ru ngon giấc êm đềm thuyền say…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền