Ngày 08-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nét đẹp chung thủy
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
03:06 08/02/2011
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN, năm A

Mt 5, 17-37

Đời sống hôn nhân luôn cao quí vì có gia đình mới có xã hội. Xã hội được kết tinh bởi nhiều thành phần trong các gia đình. Bảo vệ đời sống gia đình phải là trách nhiệm chung của từng đôi vợ chồng. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã cho thấy Ngài kiện toàn luật trong sạch của đời sống hôn nhân: “ Anh em đã nghe Luật dạy rằng: chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi “ ( Mt 5, 27 ).

Chúa Giêsu luôn có một cái nhìn sâu sắc, một cái nhìn hướng thượng, một cái nhìn được đưa lên tầm cao mới chiều sâu mới theo cách diễn tả của người thời nay. Luật cũ dạy: ” Chớ ngoại tình “. Chúa Giêsu ngăn cấm ngay sự thèm muốn nhen nhúm ở trong lòng. Đối với Chúa thèm muốn đã là tội rồi. Luật cũ dạy: ” Chớ giết người “. Đức Giêsu lại dạy: ” Ai giận anh em mình “ thì coi như đã phạm tội giết người. Mặc dầu chưa giết người khác thật sự nhưng trong lòng giận ghét đã giết họ trong trái tim, trong lòng, trong tâm trí họ rồi. Thánh Gioan trong thư 1 Ga 3, 15 đã viết: ” Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân “. Luật cũ cho phép thề, nhưng không được bội thề. Đức Giêsu bảo: “ Đừng thề chi cả “. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã nói: ” Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt điều gì là do ma quỷ “ ( Mt 5, 37 ). Chúa Giêsu đã kiện toàn cả ba khoản Luật trên và làm cho chúng trở nên mới mẻ. Sở dĩ, chúng kiện toàn vì chúng thấm nhuần tinh thần bác ái, yêu thương. Mới mẻ không phải chỉ thi hành bề ngoài cho có lệ, cho xong nhưng phải có ý ngay lành, công minh, chính trực. Chúa Giêsu đả phá quan niệm và cách thực hành của những người Biệt phái và luật sĩ, Chúa Giêsu làm cho Luật có hồn nghĩa là làm cho cốt lõi của Luật không chỉ là một mớ lý thuyết vô hồn, nhưng làm cho Luật trở thành Luật tình thương. Chúa Giêsu nói ai muốn làm môn đệ của Ngài phải vượt qua những chướng ngại, vượt qua cách suy nghĩ và cách thực hành của nhóm Pharisêu, nhóm Biệt phái:” Nếu các con không không ăn ở công chính hơn những Biệt phái và Luật sĩ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời “.

Vâng, người Pharisêu và các Kinh sư tự đề cao mình, tự mãn cho mình là công chính vì họ giữ Lề Luật, còn Đức Giêsu trái lại cho rằng con người phải nhờ ơn Chúa mới nên công chính được. Người tốt lành, công chính là người biết lắng nghe lời Chúa và mau mắn thi hành Lời Chúa, thi hành thánh ý Chúa, bởi vì thánh ý Chúa luôn tốt lành và luôn hữu ích cho phần rỗi con người. Tất cả thánh ý của Chúa đều phát xuất từ tình yêu. Chúa đòi hỏi con người lắng nghe thánh ý Chúa và thực thi thánh ý Chúa vì Chúa đem lại hạnh phúc cho con người.

Chúa nhấn mạnh tới sự chung thủy của vợ chồng vì Ngài muốn vợ chồng luôn đươc hạnh phúc. Sự thủy chung của vợ chồng sẽ làm cho bí tích hôn nhân được bền vững. Theo giáo huấn của Chúa, sự kết hợp thể xác giữa người nam và người nữ là biểu lộ của tình yêu và tình yêu đến từ Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Chúa là tình yêu cao vời, tình yêu vô vị lợi chứ không do bởi tình dục ích kỷ vv…Tình yêu là một sự trao ban, bổ túc cho nhau, là cuộc gặp gỡ tự do.

Con người được sống trong tình yêu của Thiên Chúa. Nên, mỗi người phải cố gắng làm hết khả năng của mình với tất cả lòng yêu thương và sự thiện chí của mình, còn những gì con người không làm được Chúa sẽ giúp cho. Chúa Giêsu đã hứa với thánh Phaolô, vị tông đồ nhiệt thành của dân ngoại: ” Ơn của Ta đủ cho ngươi “ ( 2 Co 12, 9 ). Chúng ta tin tưởng: ” Chúa sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế “ và như thể chúng ta hoàn toàn an tâm, phó thác nơi Chúa tình yêu. Chúa sẽ giúp chúng ta: ’ Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “ ( Pl 4, 13 ).

Lời Chúa hôm nay muốn nhắc nhở mọi người theo Chúa hãy sống chân thành, hãy rộng mở tâm hồn để lãnh nhận hồng ân Thiên Chúa. Đặc biệt trong đời sống gia đình, vợ chồng hãy giữ sự thủy chung vì đó nét đẹp nhất của đời sống vợ chồng. Chúa yêu thương Hội Thánh thế nào thì vợ chồng cũng phải yêu thương nhau và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời luôn giữ mối giây hôn phối bền chặt bằng việc trung thành với lời cam kết ngày hai người cam kết yêu thương nhau va trung thành với nhau suốt đời.

Lạy Chúa Giêsu, xin gìn giữ chúng con luôn sống thủy chung với nhau và luôn bảo vệ nhau trong đời sống hôn nhân, đời sống gia đình. Amen.
 
Tỉ số sau cùng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:28 08/02/2011
Giải tranh tài Vô Địch Super Bowl XLV đã kết thúc vào ngày 6 tháng 2 năm 2011, tại Arlington, Texas. Đội Football Green Bay Packers đã thắng đội Pittsburgh Steelers với tỉ số điểm sau cùng là 31-25. Sau nhiều trận đấu vòng loại, hai đội mạnh nhất đã vào trận chung kết để đọ sức hơn thua. Các cầu thủ đôi bên đã cố gắng hết sức mình để phấn đấu trên sân cỏ. Mỗi bên đều có các cổ động viên cổ võ và khuyến khích. Đã có khoảng 111 triệu khán thính giả theo dõi trận đấu trên truyền hình.

Mùa Super Bowl đã mang lại niềm vui và hứng thú cho nhiều người. Nhất là các nhà thương mại dùng những cơ hội này để quảng cáo. Chúng ta biết có công ty đã trả 3 triệu đô cho 30 giây quảng cáo trên truyền hình trong thời gian trận đấu. Trận đấu kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Qua các ngành truyền thông như báo chí, mạng lưới, Facebook, Twitter… có thêm hàng triệu người theo dõi và thưởng thức trận đấu. Giờ khai mạc long trọng có chào quốc kỳ và hát quốc ca. Có các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng góp phần khơi động và giữa hiệp đấu có thời gian ngừng nghỉ để các nghệ sĩ trình diễn những màn độc đáo ngoạn mục giúp vui cho khán thính giả và các cổ động viên.

Chúng ta quan sát thấy các cầu thủ đôi bên chơi hết mình. Họ tranh thủ từng khoảng cách nhỏ (tính bằng yards) để tiến về đích. Họ dùng mọi kỹ năng và sức lực để tiến bước. Các cầu thủ không ngại xâm mình để dành banh của đối phương, cho dù ngã té rất nguy hiểm. Họ chơi trong tinh thần đồng đội, có công có thủ. Không ai dành thắng lợi cho riêng mình, dù biết rằng có những cầu thủ tài ba hơn người. Mỗi người giữ vị trí của mình trong khi mắt dõi theo đồng bạn để ném và chuyền banh. Các đội banh muốn được vào chung kết, họ đã phải trải qua thắng vượt từng cuộc đấu. Mỗi cuộc thắng là một vươn lên gần đích. Đội thua cũng phải cố gắng làm bàn cho những trận kế tiếp. Không có đội nào thắng mãi và cũng không có đội nào thua hoài. Thắng thua là truyện thường tình trong luật chơi

Người dân Hoa Kỳ vui vẻ thưởng thức cuộc chơi một cách rất thoải mái. Trong khi đằng sau hậu trường, có cả một tổ chức cá độ. Có cả hàng ngàn người đánh cá ăn thua, giống như chơi canh bạc. Họ nhìn xem và biết diễn tiến của cuộc chơi. Đối với những người cá độ, họ nói rằng cuộc chơi có người điều khiển đàng sau. Số tiền cá độ rất lớn có thể thay đổi đích cùng của cuộc đấu. Nhưng trên thực tế chẳng có ai biết được tỉ số sau cùng, nên các người cá độ có tài giỏi đến đâu rồi cũng sẽ biếu tiền cho các chủ cò mồi. Cá độ sẽ dẫn đến cơn nghiện của bài bạc ăn thua.

Suy nghĩ về cuộc chơi trong đời cũng thế. Mỗi người chúng ta có hai mục đích để nhắm tới. Thứ nhất là sự thành công ở đời và thứ đến là đạt cùng đích của đời người. Mỗi người chúng ta bước vào cuộc đời cũng là bước vào cuộc chơi. Ngay từ khi cắp sách đến trường, mỗi em học sinh đã phải thi nhau phấn đấu học hành để đạt điểm tốt, điểm cao. Các học sinh và sinh viên phải trải qua từng cuộc thi và từng học kỳ để lên lớp. Để đạt được những được chứng chỉ, bằng cấp họ đã phải thức khuya dậy sớm miệt mài học tập. Khi ra trường bước vào cuộc bon chen xin việc làm, người ta đã phải vất vả tận dụng mọi khả năng để so tài và thắng vượt. Sống là một cuộc chạy đua không ngừng. Chúng ta không thể dừng lại tại chỗ, mà phải luôn trau dồi kiến thức để bắt kịp những nhu cầu đòi hỏi của xã hội văn minh.

Ai cũng phấn đấu để thành công. Sự thành công được thể hiện qua từng giai đoạn, theo từng công việc và tùy từng hoàn cảnh sống. Có những thành qủa đạt được trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc có khi dài hạn. Điểm quan trọng là chúng ta hãy ý thức tận hưởng những thành qủa đang có trong hiện tại. Như người ta thường nói: Có nụ mừng nụ và có hoa mừng hoa. Như thế, lúc nào chúng ta cũng có niềm vui. Ngày nào có niềm vui của ngày đó. Hãy vui hưởng những thành qủa của cuộc sống cho dù là những thành qủa nho nhỏ. Niềm vui này nối kết niềm vui kia sẽ trở thành một nguồn sống vui và có ý nghĩa.

Niềm vui của cuộc sống cứ được nối dài và nhân lên mỗi ngày. Đời sống lữ hành của chúng ta cũng theo hướng đi lên. Mỗi người chúng ta có lý tưởng để sống và có ý hướng để tiến thân, đừng bao giờ bỏ cuộc hay thoái thác. Đã bước vào cuộc đời, chúng ta phải sống và sống trọn vẹn ơn gọi của mình. Chúng ta có ơn gọi làm người, ơn gọi làm con Chúa và cả ơn gọi làm tông đồ. Mục đích quan trọng của người tông đồ là sống chứng nhân và là ánh sáng soi đường cho những người chung quanh. Và sau cùng là chúng ta được lãnh nhận triều thiên sự sống. Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ: Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời."(Lc. 10,20).

Khi nhìn lại đời sống riêng tư của mình, tôi cứ băn khoăn suy nghĩ về số phận của vị tông đồ Giuđa xưa.Tôi cũng phải lo lắng cho cuộc lữ hành sống đạo của chính tôi. Ngày xưa, Chúa đã gọi và chọn ông Giuđa làm môn đệ. Sau khi cầu nguyện thâu đêm, Chúa đã chọn ông vào số 12 Tông Đồ thân tín và Chúa trao cho ông trách nhiệm quản lý. Chúa đã yêu thương và dạy dỗ ông. Ông Giuđa theo Chúa và cùng đồng hành với Chúa rao giảng tin mừng. Ông theo Chúa trọn 3 năm, được nghe nhiều bài giảng, chứng kiến nhiều phép lạ và đã cùng chia xẻ niềm vui, nỗi buồn với Chúa trên mọi nẻo đường. Ông cũng muốn được chia phần vinh quang với Chúa, nhưng rồi tại sao ông đã bỏ cuộc? Ông đã đi tìm cái lợi ích cho riêng mình để rồi phản lại Thầy của mình. Có lẽ ông Giuđa đã không đi được đến cùng đường để chung hưởng hạnh phúc với Thầy.

Còn người trộm lành lại có cơ hội. Người ăn trộm đã phấn đấu để sống còn qua con đường tắt. Ông muốn hưởng thụ hơn là ra công lao động. Ông tìm làm giầu mau chóng qua công sức của người khác. Có lẽ ông cũng rất vui sau mỗi lần cướp được của cải và tiền bạc của người khác. Ông sai lầm trong chọn lựa cách sống. Ông đã bị bắt và kết án tù. Khi ông giác ngộ ra được những sai lầm, ông không còn có cơ hội để làm lại cuộc đời. Ông đã bị kết án tử hình treo thân trên thập giá. Nhưng ông không bỏ cuộc vì tâm của ông đã đổi mới. Ông nhận ra chân lý của cuộc sống. Ông cảm thương Chúa và bênh vực cho Chúa là vô tội. Còn hơn thế nữa, ông nhận ra Chúa là Đấng Cứu Thế. Ông đã xin Chúa cứu vào giây phút cuối. Trước khi tắt thở, ông đã ăn trộm một lần cuối và ông đã thành công. Ông đã được Chúa ban phần thưởng nước trời do lòng tin và sự thống hối. Ông đã đi đến cùng đích của cuộc đời và đã nhận cúp vô địch.

Tôi càng lo lắng khi nhớ lời dạy của Thánh Phaolô: Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Cor.10,12). Con người của chúng ta rất yếu đuối và mỏng dòn. Chúng ta dễ dàng sa ngã vào các cơn cám dỗ và phạm tội mất lòng Chúa. Các cám dỗ dụ mời chúng ta xa Chúa, sống theo thuyết tương đối và bất chấp luân thường đạo lý. Đôi khi chúng ta chọn con đường thênh thang dễ đi và cách sống thoải mái dễ vào. Chúng ta không ngờ rằng con đường rộng rãi đang dẫn bước chúng ta đi xuống vực thẳm. Hãy luôn tỉnh thức, đừng nghĩ rằng chúng ta đang đứng vững và có chỗ tựa thân. Hãy ý tứ kẻo ngã!

Tuần qua, tôi có nói truyện phôn với cha Cố Giuse đã về hưu. Sau khi hỏi thăm sức khỏe và vấn an ngài, cha Cố nói rằng tuổi già thì bệnh hoạn, đau yếu và mệt mỏi. Mắt mờ rồi cũng không muốn đọc sách hay xem truyền hình nữa. Thường thì đi ngủ sớm nhưng lại ngủ không được, mỗi đêm cha chỉ ngủ khoảng 3 hay 4 tiếng đồng hồ. Cha Cố nói rằng tạ ơn Chúa đã cho sống tới tuổi già. Bây giờ còn có thời gian để đền tội và xét mình sửa sai những thói hư tật xấu. Tôi giật mình và cảm phục! Thì ra cha Cố vẫn còn lữ hành và chưa đi đến cùng đường.

Chúng ta hãy luôn tỉnh thức phấn đấu như các cầu thủ bóng bầu dục, tiến từng bước và tiến vững. Nhắm cùng đích để hướng tới. Chúng ta không thể ỉ y cậy dựa vào sức riêng mình, mà phải trông cậy vào ơn Chúa giúp. Chúng ta sống là sống với và sống cùng người khác, hãy cùng dắt nhau tiến bước. Cúp vô địch đang chờ đợi chúng ta tại cuối cuộc hành trình. Hãy mừng vui vì tên của chúng ta được ghi vào sổ hằng sống.
 
Tôn trọng phẩm giá con người
Lm Inhaxiô Trần Ngà
09:30 08/02/2011
Chúa Nhật 6 thường niên (Mat-thêu 5, 20-37)

Con người có phẩm giá rất cao quý

Một hôm, vị linh mục giảng tĩnh tâm cho giới trẻ giáo xứ nêu đề tài sau đây cho hai nhóm thanh niên thảo luận: “Các Bạn hãy cho ý kiến: phẩm giá của bức tượng Đức Mẹ và phẩm giá của các ki-tô hữu đang sống chung quanh ta, bên nào trọng hơn?”

Thấy câu hỏi dễ ợt, không cần suy nghĩ, nhóm A giơ tay phát biểu trước: “Tất nhiên là phẩm giá của tượng Đức Mẹ cao trọng hơn.” Nhóm B trầm tĩnh hơn, sau khi suy nghĩ chín chắn, phát biểu ngược lại: “Phẩm giá người ki-tô hữu cao trọng hơn.”

Nhóm A nhao nhao phản đối, nhưng rồi đại diện nhóm B bày tỏ lập luận của nhóm mình như sau:

Sở dĩ chúng tôi quả quyết phẩm giá người tín hữu cao trọng hơn phẩm giá của tượng Đức Mẹ là vì những lý do sau:

- Thứ nhất: Tượng Đức Mẹ không phải là hiện thân của Đức Mẹ mà chỉ là hình hài tượng trưng cho Đức Mẹ, do bàn tay người phàm tạo ra bằng thạch cao hoặc bằng gỗ đá, không có linh hồn, không có sự sống; trong khi những con người chung quanh ta đây thực sự là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, có linh hồn, có sự sống, có trí khôn, do chính Ba Ngôi Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Chúa.

- Thứ hai: Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Tẩy để tái sinh các tín hữu, cho họ trở nên con Thiên Chúa, cho họ được tháp nhập vào thân mình Chúa như cành nho tháp vào thân nho, như bàn tay nối liền cơ thể, để các tín hữu được trở thành phần thân thể của Chúa Giê-su. Các bức tượng thánh không được vinh dự đó. - Thứ ba: Các tín hữu đều được lãnh nhận dồi dào Chúa Thánh Thần trong ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức; ảnh tượng Đức Mẹ không được đặc ân rất cao quý nầy.

- Thứ tư: Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể để ban Thịt Máu Người cho các tín hữu, cho họ được trở nên đồng huyết nhục với Người, cho họ được tiếp nhận sự sống thần linh của Người. Các bức tượng thánh không được vinh dự tuyệt vời như thế. - Thứ năm: Thiên Chúa Ba Ngôi còn ngự trị trong tâm hồn các tín hữu như trong đền thờ cao quý của Chúa. Các bức tượng thánh không được ân huệ lớn lao đó. - Thứ sáu: Mai đây, các bức tượng thánh sẽ bị mai một theo thời gian, còn các tín hữu sống theo đường lối Chúa sẽ được lên thiên đàng hưởng phúc đời đời với Chúa. Không một bức tượng thánh nào được diễm phúc lớn lao như thế. Đến đây thì nhóm A không thể chống chế được và tất cả đều chấp nhận rằng phẩm giá người tín hữu nói riêng, của con người nói chung, là rất cao cả. Chưa có một chủ nghĩa, một học thuyết nào của nhân loại đề cao phẩm giá con người đến thế.

Cuối cùng, vị linh mục giảng tĩnh tâm kết luận: Như thế, chúng ta chấp nhận rằng con người có phẩm giá rất cao và mọi người đều đáng được kính trọng tương xứng với phẩm giá của mình. Tuy nhiên, khi đề cao phẩm giá người ki-tô hữu hơn tranh ảnh thánh không có nghĩa là bác bỏ việc tôn kính ảnh tượng thánh. Đúng ra, chúng ta phải tôn kính ảnh tượng Đức Mẹ và các thánh như Giáo Hội dạy, và mong sao chúng ta cũng có lòng tôn trọng y như thế đối với anh chị em chung quanh.

Không được xúc phạm con người

Vì con người có phẩm giá cao cả như thế, nên Chúa Giê-su rất mực tôn trọng họ, kể cả những người tội lỗi và Chúa đã mạnh mẽ cảnh báo rằng: người nào xúc phạm đến con người, chà đạp danh dự con người, làm tổn thương phẩm giá con người sẽ phải gánh lấy những hình phạt nặng nề:

“Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.” (Mat-thêu 5, 22)

Ngoài ra, Chúa Giê-su cũng nhắc nhở chúng ta rằng tha nhân là hiện thân của Người và tất cả những gì chúng ta làm cho các anh chị em chung quanh là làm cho chính Chúa. (Mat-thêu 25,40)

Vì thế, khi chúng ta giận ghét anh em mình là giận ghét Chúa, tội đó đáng bị đưa ra toà; khi ta mắng anh em là ngốc, là khùng, chửi anh em là quân phản đạo… là chúng ta xúc phạm đến chi thể của Chúa Giê-su, tức là xúc phạm đến chính Người, vì thế nên đáng bị vạ lửa địa ngục như Lời Chúa phán.

Từ lâu nay, vì đánh giá thấp về người khác nên chúng ta cho rằng việc chửi mắng họ là chuyện thường tình. Nay Chúa Giê-su cho biết đó là một xúc phạm nặng đến phẩm giá cao cả của người khác, đồng thời cũng là xúc phạm đến Chúa nên phải bị luận phạt nặng nề.

Ước chi nhận thức nầy giúp chúng ta có thái độ tôn trọng tha nhân nhiều hơn và tuyệt đối không bao giờ chửi mắng, xúc phạm bất kỳ ai.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho sự chấm dứt ôn hoà của cuộc rối loạn tại Ai Cập
Bùi Hữu Thư
05:54 08/02/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI cầu nguyện cho sự chấm dứt ôn hoà của cuộc rối loạn tại Ai Cập, và phát ngôn viên Vatican nói ngài hy vọng những biến đổi trong vùng sẽ đưa tới tự do tôn giáo nhiều hơn.

Đức Thánh Cha nói trong lúc ban phép lành buổi trưa tại Vatican ngày 6 tháng 2: "Trong những ngày qua tôi đã theo dõi tình hình căng thẳng tại quốc gia Ai Cập yêu quý.”

Đức Thánh Cha nói: "Tôi cầu xin Thiên Chúa cho quốc gia này, là nơi đã được chúc lành bởi sự hiện diện của Gia Đình Thánh Gia, có thể tái khám phá sự sống chung êm đẹp và hoà bình, trong một cam kết cùng đóng góp và chia sẻ cho ích lợi chúng.

Phát ngôn viên của Tòa Thánh đã bình luận như sau khi duyệt lại cơn lốc chính trị tại Ai Cập trong bản tin ngày 5 tháng 2: Đây là lời tuyên bố của Đức Thánh Cha Benedict đầu tiên sau gần 2 tuần lễ đã có các cuộc biểu tình chống đối làm cho chính quyền trong gần 30 năm của tổng thống Hosni Mubarak hầu như bị lung lay.

Ngài nói:chúng ta không sai lầm khi nói về một cuộc “cách mạng” tại các quốc gia miền Bắc Phi Châu và Trung Đông, nơi những phe chống đối chính quyền đã xuất hiện bộc phát lần đầu tiên.

Cha Lombardi nói là cùng với những nguyên nhân kinh tế của vụ rối loạn, nhiều người trong vùng – nhất là giới trẻ -- muốn đòi hỏi cho có được nhiều tự do hơn và có được một chính quyền có trách nhiệm hơn. Ngài ghi nhận là trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông mới đây, các vị lãnh đạo các nhóm Kitô hữu thiểu số cũng đã nêu lên lời kêu gọi phải có tự do tôn giáo.

Phát ngôn viên của Thượng Hội Đồng nói: "Bây giờ đang có tất cả những nhóm người dân, nếu muốn được gìn giữ hoàn toàn nhân phẩm của họ, đang phải lên tiếng đòi hỏi để được thực thi quyền công dân một cách có trách nhiệm hơn. Trong khi quyền công dân này là sở hữu của tất cả mọi người bất kể tôn giáo nào.”
 
Nạn buôn bán người
Linh Tiến Khải
22:48 08/02/2011
Phỏng vấn ông Alessandro Calvani, nguyên Giám đốc văn phòng Liên Hiệp Quốc chống nạn tội phạm quốc tế về nạn buôn bán người

Hồi tháng 5 năm 2010, đã có mấy trăm người dân Eritrea trốn khỏi nước để sang Italia. Họ đã bị các tầu của Libia chặn lại ở ngoài khơi đảo Lampedusa, miền nam Italia, bị đuổi trở về Libia và bị nhốt trong các trại tập trung Al Braq, nam Libia, giữa sa mạc Sahara.

Tháng 11 năm 2010 họ được trả tự do. Gần phân nửa đã cùng với hàng chục người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, tất cả là 250 người, tìm cách trốn qua sa mạc Sahara với mục đích vượt Ai Cập để tới nước Israel. Nhưng cả đoàn bị một nhóm buôn người bắt cóc và giam giữ tại thành phố Rafah, ở mạn bắc bán đảo Sinai.

Trong các ngày 25 tới 30 tháng 11 nhóm bắt cóc đòi phải trả tiền chuộc mỗi người 8.000 mỹ kim. Vì họ không trả được tiền chuộc nên đã có 6 con tin bị giết trong hai đợt, 4 người khác bị đem tới một trạm xá để lấy một trái thận thế tiền chuộc.

Vào tháng 12 giới chức ngoại giao quốc tế băt đầu can thiệp. Chính quyền Italia gây áp lực với chính quyền Ai Cập để xin họ can thiệp. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cầu nguyện cho các nạn nhân và kêu gọi tổ chức bắt cóc trả tự do cho họ. Ngày mùng 10 tháng 12 một phần của nhóm bị bắt cóc - khoảng 100 người - được tách rời ra và chuyển tới một nơi vô danh. Ngày 13 tháng 12 hai Phó tế chính thống bị sát hại ngay trước mặt mọi người. Ngày 16 tháng 12 Quốc Hội Âu châu thông qua một nghị quyết, do Đảng Nhân Dân Âu châu đưa ra, yêu cầu trả tự do tức khắc cho các con tin. Ngày 20 tháng 12 đã có 20 người được trả tự do sau khi trả tiền chuộc. Ngày 27 tháng 12 cảnh sát Ai Cập lần đầu tiên thú nhận có sự hiện diện của các con tin trong bán đảo Sinai.

Ngày mùng 5-1-2011 có thêm 40 người khác được trả tự do, sau khi trả tiền chuộc. Trong khi không ai biết số phận của nhóm 100 người đã bị đưa đi nơi khác ra sao. Trong thời gian này cảnh sát Ai Cập đã lục soát bán đảo Sinai để tìm bọn buôn người. Trong khi đó có thêm một nhóm 38 người Eritrea khác báo động cho biết họ đã là con tin của một nhóm buôn người khác tại El Gorah, nằm về mạn đông bắc giáp giới Israel và dải Gaza. Ngày 20-1-2011 trong nhóm con tin ở Rafah còn lại 27 người Eritrea trong đó có 4 phụ nữ, một người có thai được 5 tháng. Vì bị đối xử tàn tệ nên người mẹ này đã sẩy thai, nhưng cũng không được săn sóc gì.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc hiện nay có 12 triệu công nhân nô lệ. Mỗi năm có từ 700 tới 900 ngàn người trở thành nạn nhân của các tổ chức quốc tế buôn người. Hiện nay có 2,5 triệu người là nạn nhân của các tổ chức này, trong đó có 20% là trẻ em vị thành niên và gần 80% là nữ giới. 79% các phụ nữ này trở thành nạn nhân của kỹ nghệ tình dục.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Alessandro Calvani, nguyên Giám đốc văn phòng Liên Hiệp Quốc chống nạn tội phạm quốc tế, về nạn buôn bán người. Ông Calvani hiện sống tại Bangkok thủ đô Thái Lan và điều hành Trung tâm phát triển Á châu.

Hỏi: Thưa ông Calvani, việc buôn bán nô lệ trên thế giới hiên nay có tầm rộng lớn nào, và trong các năm tới sẽ ra sao?

Đáp: Chúng tôi không có các con số đầy đủ chính xác. Nhưng chúng tôi biết hàng năm có khoảng 70.000 nạn nhân của việc buôn bán người từ Đông Âu và Nga sang Tây Âu, và số tiền các tổ chức buôn người kiếm được là gần 3 tỷ Euros mỗi năm. Số tiền các tổ chức buôn người trên thế giới kiếm được hằng năm vào khoảng 32 tỷ mỹ kim, trong đó có 9,7 tỷ thuộc thị trường Á châu, là nơi mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người bị bán. Chỉ tại Mehicô không thôi các sinh hoạt buôn bán người hàng năm khiến cho các tổ chức này thu vào từ 15 tới 20 tỷ mỹ kim. Nếu không có gì thay đổi, số tiền này sẽ còn gia tăng ngang hàng với các sinh hoạt buôn bán hợp pháp.

Hỏi: Thưa ông, đâu là các đặc thái của nạn buôn người tại Á châu?

Đáp: Con số những người có thể trở thành nạn nhân gia tăng khắp nơi vì cấu trúc xã hội và nhất là cấu trúc gia đình bị hư hoại nghiêm trọng do tình hình xung khắc và tuyệt vọng kinh tế gây ra. Chính quyền Thái Lan tiếp tục dấn thân giảm hiện tượng các nạn nhân trong vùng sông Mê kông. Nhưng tại Myanmar cảnh sống bần cùng kéo dài kinh niên, đặc biệt giữa các nhóm dân thiểu số, và có 40% tổng số dân phải sống trong cảnh bần cùng. Đôi khi chính các gia đình bán con gái của họ cho các tay buôn người để có gạo ăn trong vòng ba tháng tới. Bên Campuchia nạn nghèo đói có giảm bớt, nhưng sự chênh lệch giữa người giầu và người nghèo lại gia tăng. Lào vẫn là một trong các nước nghèo nhất trong vùng. Và nạn buôn bán người trong vùng Đông Nam Á châu gia tăng mạnh hơn các vùng khác.

Hỏi: Thưa ông, việc buôn bán người được tổ chức như thế nào? Nó có phải là một mạng lưới duy nhất hay không?

Đáp: Không có một cấu trúc kim tự tháp như trong các tổ chức tội phạm mafia. Tuy nhiên, có một mạng lưới cộng tác, móc nối mạnh mẽ và rộng rãi phối hợp một cách rất hữu hiệu cung cầu, các hệ thống tài chánh, tình trạng không bị trừng phạt, gian tham hối lộ để loại bỏ mọi hình thức kháng cự. Mỗi một móc trong xích buôn bán người chỉ biết tới móc xích phía trước và móc xích phía sau mình, và săn sóc tương quan với hai móc xích gần gũi nhất này mà thôi. Kiểu sinh hoạt này cũng giảm sự đụng chạm tới mức tối thiểu, để không bị điều tra và bị đàn áp.

Hỏi: Trong vụ bắt cóc nhóm người Eritrea trong bán đảo Sinai, người ta nghi ngờ là có bàn tay của tổ chức Hamas và của lực lượng Al Qaeda. Tiền đến từ việc buôn bán người này có được dùng để tài trợ cho các hoạt động khủng bố phá hoại không thưa ông?

Đáp: Các số tiền bắt nguồn từ các hoạt động tội phạm quốc tế này là một loại chợ chứng khoán quốc tế của các vụ cướp bóc. Tư bản được hướng tới nơi nào sinh lời nhiều nhất, nơi các cổ phần gia tăng nhanh và ít gặp nguy hiểm nhất. Đương nhiên là các phối hợp lợi nhuận này được tìm kiếm tại khằp nơi có thể. Nếu một tay buôn người trả tiền để bảo đảm cho một xe chở người đi qua biên giới hay cho một chiếc tầu đánh cá ra vào một hải cảng mà không có ai kiểm soát, thì tại sao lại không lợi dụng tối đa cơ may đó để chuyển vận thêm cả khí giới hay tiền bạc nữa, ngoài các nạn nhân ra?

Trong 30 năm đứng hàng đầu chứng kiến các cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất và các xung khắc đẫm máu nhất tôi đã chưa từng thấy có nơi nào mà tư bản hợp pháp, các xung đột và tội phạm lại không cộng tác với nhau.

Phong trào khủng bố phá hoại cần có khí giới, tiền bạc và nhân lực. Các tổ chức tội phạm có thể cung cấp tiền bạc, và khí giới để đổi lấy sự bao che cho các sinh hoạt buôn bán của họ, kể cả việc buôn bán các rác rưởi nhiễm độc và các tài sản trong rừng già. Nguồn nhân lực thì được cung cấp ở nơi đâu không có đối thoại trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng và các tình trạng thất bại, và ở những nơi nền kinh tế bất hợp pháp hoạt động tốt hơn nền kinh tế hợp pháp.

Hỏi: Thưa ông, sự cộng tác giữa cảnh sát các nước nhằm cắt đứt nạn buôn bán người có được cải tiến không?

Đáp: Từ hàng chục năm nay các lực lượng cảnh sát cộng tác hữu hiệu hơn. Nhưng không thể chặn đứng một hiện tượng xã hội, kinh tế và trong vài cách thức nào đó một thiếu sót chính trị, chỉ bằng cách dùng còng để bắt người mà thôi.

Hỏi: Các nạn nhân của hiện tượng buôn bán này được bảo đảm sự che chở nào?

Đáp: Các nạn nhân có quyền được che chở như nạn nhân, như là các chứng nhân của một kiểu hoạt động của một trong các tội phạm kinh tởm nhất của thời đại chúng ta, và trong nhiều trường hợp cả như là các người tị nạn nữa, xét vì mạng sống của họ bị đe dọa, nếu họ trở về quê quán của họ.

Hỏi: Theo ông, dư luận công cộng đó được thông tin tức đầy đủ liên quan tới tệ nạn buôn bán người này không?

Đáp: Xem ra là không. Nếu tất cả mọi người đều biết những gì xảy ra đàng sau các vụ bắt cóc tống tiền chà đạp phẩm gía con người này, thì họ sẽ nổi loạn chống lại sự thinh lặng của các chính quyền và họ sẽ đạp tung cửa của các nhà nhốt phụ nữ mại dâm để giải phóng các nạn nhân.

(Avvenire 26-1-2011)
 
Top Stories
Birmanie / Myanmar: L’Eglise catholique garde l’espoir d’un changement malgré le maintien au pouvoir de la junte après l’élection d’un ancien général au poste de président
Eglises d'Asie
09:24 08/02/2011
Vendredi 4 février dernier, la Birmanie s’est dotée d’un président, l’ex-général Thein Sein, prolongeant ainsi le pouvoir totalitaire de la junte sous l’apparence d’une démocratisation des institutions. Trois mois après les premières élections législatives dans le pays depuis plus de vingt ans – un scrutin dénoncé comme une mascarade par l’ensemble de la communauté internationale – (1), le pouvoir en place a poursuivi son programme de « processus démocratique ». ..
... en réunissant le 31 janvier à huis clos le Parlement nouvellement élu afin de désigner un président. Formée de militaires et de parlementaires majoritairement inféodés à la junte, la Chambre a désigné, le 4 février, le Premier ministre Thein Stein, 65 ans, qui avait démissionné de l’armée avant les élections afin de se présenter à la tête du Parti de la solidarité et du développement de l’Union, nouvelle dénomination du parti de la junte.

La nouvelle a été accueillie sans surprise par la population, y compris les chrétiens qui, alors que se tenait la session parlementaire, disaient ne pas s’attendre « à un quelconque changement (...) » ni à ce qu’il y ait « davantage de justice et de paix dans le pays », comme le soulignait un prêtre catholique souhaitant garder l’anonymat à l’agence Ucanews le 3 février dernier. La plupart des jeunes pensent que « tout est truqué », explique encore un jeune chrétien de 24 ans, qui ajoute que « ce seront toujours les mêmes qui dirigeront le pays ».

Connu pour être un fidèle du généralissime Than Swe, à la tête de la junte depuis 1992, Thein Stein a commencé son ascension avec la répression sanglante des mouvements populaires de 1988, puis celle de « la révolution safran » menée par les moines bouddhistes en 2007. Il devient alors Premier ministre et porte-parole officiel du pouvoir en place. Un état de service qui le plaçait déjà en première ligne pour accéder à un poste de représentation, pouvant garantir la permanence de la junte. Selon la Constitution, le pouvoir absolu de Than Shwe est, de fait, renforcé par l’apparente « démocratisation » des institutions: le président, qui doit être un militaire ou un ancien militaire, n’est pas responsable devant le parlement mais seulement le chef des armées, Than Shwe. Cumulant les fonctions de Premier ministre et de président, épaulé de deux vice-présidents également proches du généralissime, Thein Stein a annoncé qu’il formerait son gouvernement dans les jours à venir.

L’ONG Christian Solidarity Worldwide (CSW) n’a pas ménagé ses critiques envers le régime militaire à l’occasion de l’examen du dossier birman par le Conseil des droits de l’homme des Nations Unies à Genève, peu avant la nomination de Thein Stein. Le 1er février, le responsable de CSW pour l’Asie du Sud-Est, Benedict Rogers, a notamment qualifié le nouveau Parlement de « marionnette du régime militaire qui continue à tenir les rênes du pouvoir », ajoutant qu’il « était temps pour les Nations Unies de jouer un rôle actif dans le dialogue entre le régime, le mouvement pro-démocratique d’Aung San Suu Kyi et les minorités ethniques ».

Ce mardi 8 février, Aung San Suu Kyi, icône de l’opposition birmane et empêchée par la junte de se présenter aux élections (2), a réitéré, quant à elle, sa demande de maintien des sanctions contre la junte par la communauté internationale. La levée de l’embargo économique avait été proposée par certains pays voisins et partenaires économiques de l’Etat totalitaire, arguant de la mise en route d’un processus démocratique. Lundi 7 février, par l’intermédiaire de son parti, la Ligue nationale pour la démocratie (LND), la dissidente avait déjà fait connaître le résultat d’une étude démontrant que le boycott des Etats-Unis, de l’Union européenne, du Canada et de l’Australie affectait bien la junte et ses associés économiques, et non, comme on pouvait le craindre, les citoyens de l’Union du Myanmar. Ce mardi, la dissidente a cependant appelé à un maintien des sanctions mais avec des modifications « dans l’intérêt de la démocratie, des droits de l’homme et de l’environnement ».

Du côté de la communauté chrétienne, peu nombreuse mais active en Birmanie, les responsables des différentes Eglises avaient déjà appelé à la veille du scrutin de novembre dernier, à des « élections en toute liberté et transparence » (3). Le communiqué, adressé au généralissime Than Shwe, était signé de Mgr John Hsane Hgyi, évêque de Pathein, et président de la Conférence des évêques catholiques de Birmanie (CBCM), ainsi que de Dawn Yin Yin Maw, anglicane, présidente du Conseil protestant des Eglises de Birmanie (MCC).

Une fois encore, en janvier dernier, alors que le nouveau Parlement s’apprêtait à entrer en session pour désigner le nouveau président, l’Eglise catholique a tenu à réaffirmer sa position, rappelant qu’elle considérait comme « primordial et nécessaire » le fait d’accorder davantage de liberté religieuse en Birmanie. Mgr Charles Bo, archevêque de Rangoun (Yangoon), a, entre autres, rappelé les discriminations que subissaient les chrétiens dans certaines régions du pays. Cette mention des persécutions des minorités ethniques de confession chrétienne par l’armée birmane était d’ailleurs confirmée, le 19 janvier, par un rapport de l’ONG Physicians for Human Rights, dénonçant les graves violations des droits de l’homme par les autorités dans l’Etat Chin contre l’ethnie du même nom, à 90 % chrétienne. Selon l’ONG, les violences subies de façon répétées par ces populations (viol, meurtre, torture, travaux forcés, destruction de biens) appellent une enquête des Nations Unies pour crimes contre l’humanité.

Toujours dans ce message de janvier, Mgr Charles Bo faisait également remarquer qu’avant la nationalisation de 1965, « le système éducatif du Myanmar était connu pour son excellence dans toute l’Asie » comme la haute qualité des hôpitaux et des institutions gérées par l’Eglise catholique, mais que, depuis cette date, « il était indéniable que la situation ne faisait que se dégrader ». Le prélat concluait par l’espoir que la nouvelle Constitution puisse permettre à l’Eglise d’ouvrir et de gérer à nouveau des écoles et universités privées (3).

A l’heure actuelle, toutes confessions confondues, les chrétiens représentent en Birmanie un peu moins de 5 % d’une population bouddhiste à plus de 89 %. Malgré tout, l’Eglise, déjà très engagée dans l’action sociale et humanitaire, n’hésite pas à intervenir également – avec prudence et diplomatie – dans le domaine des libertés et des droits de l’homme.

(1) Voir EDA 537
(2) La célèbre dissidente, lauréate du prix Nobel de la paix, privée de liberté pendant près de 20 ans, n’a été libérée qu’une semaine après les élections. En 1990, lors des dernières élections en Birmanie, la LND, parti d’Aung San Suu Kyi, avait remporté les élections mais le résultat du scrutin avait été aussitôt annulé par la junte.
(3) Voir EDA 537
(4) Site de la NLD, 8 février 2011; Reuters, 7 février 2011; Ucanews, 2 février 2011; Compass Direct News, 19 janvier 2011; Fides, 15 janvier 2011.

(Source: cglises d'Asie, 8 février 2011)
 
Pope Benedict XVI prays for peace in Egypt
New Kerela
09:59 08/02/2011
Vatican City, Feb 8: Stating that he was following the situation in Egypt, Pope Benedict XVI called for all sides to work for "the common good" as the country's opposition remained divided over the demand that President Hosni Mubarak resign immediately rather than cling on to power until elections in September.

During his Angelus address in St Peter's Basilica Sunday, Benedict said he was currently "following the delicate situation in the dear nation of Egypt".

"I ask God that that land, blessed by the presence of the Holy Family, may rediscover tranquillity and peaceful coexistence, in a shared commitment for the common good," the pontiff stated.

Relations between the Vatican and Egypt last month became rocky following attacks on Christians in the Middle Eastern country.

On Jan 11, Egypt recalled its ambassador to the Holy See following remarks made by Benedict voicing support for minority Coptic Christians and urging better protection for them after the New Year's Eve attack on a church in the northern Egyptian city of Alexandria killed 23 people and injured 80.

Anti-government protesters have camped out in Tahrir Square in the heart of Cairo, vowing to stay until Mubarak quits.

Mubarak, who has refused calls to step down before September polls, says he fears "chaos" would ensure and has tried to focus on restoring order and ending the country's economic paralysis.

While banks have reopened, schools and the stock exchange remain closed, protesters prevented an important government building from reopening.

The protesters formed a human chain around the Mugamma - where people go to get official paperwork processed - to prevent it from opening, while the army looked on as it has been instructed not to use force.

Over the weekend, senior leaders of the outlawed Muslim Brotherhood movement and other opposition groups held landmark talks with Egypt's vice president and former intelligence chief Omar Suleiman which failed to end the protests.

Egyptian state TV said the participants had agreed to form a joint committee of judicial and political figures tasked with suggesting constitutional amendments.

But opposition leaders said they were sceptical of the government's motives and the measures did not go far enough.

Clashes between anti- and pro- government forces in Cairo and other Egyptian cities have left some 300 people dead and about 4,000 more have been injured since the unrest broke out Jan 25, according to UN estimates.

(Source: http://www.newkerala.com/news/world/fullnews-142423.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những người không thể ngắm hoa xuân
Gioan Lê Quang Vinh
00:19 08/02/2011
Thành phố Sài gòn ngày Tết tràn ngập hoa. Hoa bên vệ đường, hoa trong hội chợ và hoa trên những ban công. Nhưng có những người không có cơ hội sở hữu một bình hoa, không nhìn thấy hoa, hoặc thấy hoa mà không thưởng thức được vẻ đẹp của muôn hoa. Họ là ai?

Chiều 30 Tết, khi người người ở nhà lo sửa soạn đón Xuân, thì trên đường phố hay trong ngõ hẻm, vẫn có những đôi mắt buồn không đủ sức nghĩ đến hoa. Trưa 30, xe buýt đã ngưng hoạt động, nhưng vẫn có những bác tài chạy “ngoài giờ” mong kiếm thêm chút gì cho gia đình vui Tết. Những bác xe ôm lặng lẽ góc đường, vô vọng nhìn người khác vút qua trên xe hơi hay xe tay ga êm như ru.

Và những người bán vé số, bán hàng rong vẫn kiên trì mời mọc dù cuối năm ít ai kiên nhẫn đứng lại mua giúp. Rồi còn bao phận người nhỏ nhoi giữa náo nhiệt phố phường.

Tết không là gì và hoa không có ý nghĩa lắm đối với họ, bởi vì khi thiên hạ vui Xuân, thì những phận người đó dễ bị quên lãng hơn.

Tôi cũng nhìn thấy bên đường hoa những người đeo kính đen, dò từng bước bằng chiếc gậy thô ráp. Họ đi trong cuộc đời như đi giữa đem đen. Màu sắc của hoa xuân chỉ là màu đen tối tăm đối với họ. Ánh sáng ngày Xuân cũng phải dừng lại phía bên ngoài đôi mắt suốt đời màn đêm bao phủ.

Rừng hoa cuối năm không còn đẹp và không thể thưởng thức đối với chính những người bán chợ hoa ven đường. Họ đứng ngồi không yên, nhấp nhổm lo âu khi khách không đến, khi khách đang xem hoa và khi khách bỏ đi không mua. Chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa là nhiều chậu hoa phải đem đi đổ ở nơi nào đó.

Thế nhưng mà chính những con người nghèo và bất hạnh dù không nhìn thấy hoa đẹp vẫn cảm được hoa Xuân.

Vâng, những con người ấy vẫn có thể thưởng thức được thoang thoảng mùi hoa Xuân. Nhớ hai câu thơ xưa: “Bán hoa người khuất đường thơm mãi. Thuyền chở rượu về sông cũng say!”. Hương của hoa và độ nồng của rượu ngày Xuân được Thiên Chúa là Chúa Mùa Xuân ban cho mọi người, và không nhiều thì ít ai cũng hưởng được chút Xuân, dù cho đôi lúc họ ngậm ngùi. Khi ánh sáng đầu tiên của một năm chiếu xuống, phận người dù nhỏ nhoi vẫn cảm được vẻ huy hoàng và ấm áp.

Còn những kẻ nào cố ý cướp đoạt hương Xuân của người nghèo khi họ cố tình gây bất công, chống lại hoà bình và chống lại chính Chúa Xuân, thì dù trưng bày ngàn vạn bông hoa, cũng là những kẻ không bao giờ có thể ngắm hoa. Và hoa họ trưng bày là bằng chứng kết tội họ.

Có những con người quanh năm chuyên đi hất đổ những chiếc thúng bán hàng rong bên vệ đường, đá vào bà cụ bán hàng già yếu. Rồi Tết họ lại ra ven đường mua hoa. Ngày Tết họ chưng hoa, chẳng biết hoa có cong đi như những bà cụ cong người đau đớn dưới bàn chân họ.

Có những người cướp đất để trồng hoa, cướp của để mua hoa, cướp bình để cắm hoa. Đất ấy có nở hoa Xuân trong lòng họ hay không thì ai cũng đoán được. Của ấy có bền hay không thì ai cũng suy ra được.

Cầu mong cho hoa Xuân mau nở rực vàng trên quê hương Việt nam mà không sợ bị ai đạp cho dập tàn.
 
Đức giám mục Bắc ninh dâng lễ đầu xuân tại giáo họ Xuân Dục- giáo xứ Nội Bài
Xương Giang
09:36 08/02/2011
BẮC NINH: vào lúc 2 giờ chiều ngày 8/2/2011 (tức ngày 6/1 âm lịch), đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, giám mục giáo phận Bắc ninh thăm viếng mục vụ và dâng lễ đầu xuân tại giáo họ Xuân Dục thuộc giáo xứ Nội Bài.

Xem hình ảnh

Giáo họ Xuân Dục hay làng Xuân Dục nằm sát cạnh “Núi Đôi” thuộc xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách tòa giám mục Bắc ninh khoảng 60 km về hướng Bắc và cách Sân Bay Nội Bài 15 km về hướng Đông.

Làng Xuân Dục đã trở nên thơ mộng và nổi tiếng trong bài thơ “Núi Đôi” của nhà thơ Vũ Cao:

Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai nhánh lúa
Bữa thì anh tới bữa em sang
…………..
Từ núi qua thôn đường nghẽn lối
Xuân Dục Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay

Tin mừng đã được loan báo tại Xuân Dục cách nay hơn 90 năm, nhưng cho đến nay giáo họ Xuân Dục chỉ mới có được 163 nhân danh. Ngôi nhà thờ nhỏ bé của giáo họ Xuân Dục mấy chục năm tuổi đã bị xuống cấp nhiều do chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời tiết. Đời sống đức tin của giáo dân vẫn được duy trì cho dù trải qua rất nhiều khó khăn thử thách. Để nuôi dưỡng và phát triển đời sống đức tin, giáo họ đã thành lập hội Mân Côi, Huynh Đoàn Đa Minh giáo dân và thiếu nhi Thánh Thể. Ngày nay bà con giáo dân vẫn đều đặn ngày ba buổi tới nhà thờ cầu nguyện, viếng Mình Thánh Chúa và cha xứ về dâng thánh lễ mỗi tuần một lần.

Ngỏ lời với cộng đoàn, đức cha mời gọi cộng đoàn sống và vâng theo ý Chúa trong đời sống hằng ngày, ngài cũng kêu gọi anh chị em giáo hữu sống theo tinh thần Tin mừng, và bài trừ các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy… ra khỏi đời sống gia đình và giáo họ.

Nhân dịp năm mới, đức cha cầu chúc cộng đoàn luôn an khang và thánh đức. Cuối cùng, đức cha ban phép lành năm mới cho tất cả mọi người lương cũng như giáo đang hiện diện trong thánh lễ đầu xuân này.

Ước mong đời sống đức tin cũng như kinh tế của người dân trong giáo họ Xuân Dục ngày càng phát triển để xứng đáng với làng Xuân Dục đã đi vào thơ ca, có bề dày lịch sử và gặt hái được nhiều thành quả để mừng kỷ niệm 100 năm đón nhận Tin mừng vào năm 2015.
 
Sinh viên học sinh giáo xứ Tân Lộc gặp gỡ ngày đầu năm
Nguyễn Đoan
09:42 08/02/2011
VINH - Mỗi dịp xuân về là dịp con người lại gặp gỡ nhau, đồng thời bộc bạch nỗi lòng cho nhau nghe những chuyện vui buồn của cuộc sống trong một năm qua. Chính vì thế mà các bạn trẻ sinh viên học sinh giáo xứ Tân lộc, giáo hạt Cửa lò đã có buổi gặp gỡ và chia sẻ trong ngày truyền thống đầu năm mới Tân Mão này.

Xem hình ảnh

Mục đích buổi gặp gỡ trong ngày truyền thống đầu năm mới này là để chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm trong học tập và trong cuộc sống, đồng thời cùng nhau nhìn lại đời sống đức tin nơi môi trường học tập và làm việc.

Sau Thánh lễ, linh mục quản xứ Máctinô Nguyễn Xuân Hoàng đã quy tụ quý tu sĩ nam nữ và các bạn sinh viên, học sinh trong ngôi thánh đường giáo xứ. Ngài đã chia sẻ với các bạn nhiều ưu tư trăn trở của một vị cha chung: Làm sao chúng ta phải ý thức vai trò của một người trẻ có đức tin trong xã hội ngày hôm nay?

Vấn đề học tập của các bạn trẻ ngày nay cần liên đới với những bậc sinh thành dưỡng dục (biết thảo kính, vâng lời các ngài). Biết xây dựng niềm tin Ki tô giáo bằng cách đào sâu giáo lí để nắm bắt hướng đi cho mình; phải cầu nguyện luôn luôn trong mọi lúc mọi nơi; biết nhìn những người khôn ngoan nhất là các cha các thầy, những người đi trước để noi gương, luôn lắng nghe những lời chỉ dạy và phải ghi tâm để sống và học tập. Mỗi người cần đặt việc học lên hàng đầu, muốn học thật tốt, cần phải biết trau dồi tư cách đạo đức để trở thành người Kitô hữu có ích cho Giáo Hội và xã hội.

Trong giờ sinh hoạt, nhóm đã trao đổi và vạch ra đường hướng, mục tiêu hoạt động trong năm mới với đề tài thảo luận:

-Sự cần thiết của việc học, kinh nghiệm học tập và làm việc nơi môi trường sống?

- Những thuận lợi và khó khăn trong học tập và đời sống sinh hoạt?

-Là sinh viên, học sinh công giáo, chúng ta phải cư xử và phải sống thế nào trong nhà trường cũng như nơi công sở?

Những ưu tư trăn trở, các bạn đã thành tâm chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý giá trong học tập và trong cuộc sống. Đồng thời cũng giúp nhau tháo gỡ những khó khăn để tất cả cùng nhau vun đắp cho cuộc đời ngày càng tươi đẹp, cho con đường đi tới tương lai tươi sáng và cho những ước mơ chắp cánh đến với muôn nơi.

Buổi sinh hoạt khép với lời khuyên nhủ của cha xứ: Các con là những người làm chủ trong tương lai. Vì thế phải biết vượt qua những sóng gió cuộc đời, hãy tin tưởng, cố gắng và tập tành để những ước mơ sẽ thành hiện thực trong một tương lai không xa. Hãy cầu nguyện bền bỉ, tin tưởng, tín thác vào Đấng là Cha giàu lòng thương xót.

Anh trưởng nhóm đã thay lời cho toàn thể sinh viên, học sinh giáo xứ Tân lộc cám ơn cha quản xứ cùng quý hội đồng mục vụ giáo xứ đã tạo điều kiện cho nhóm tổ chức buổi sinh hoạt trong ngày truyền thống được thành công tốt đẹp.
 
Đại Hội Xuân Tân Mão CĐ Sjælland tại Copenhagen
CĐ Sjælland
21:05 08/02/2011
Đại Hội Xuân Tân Mão CĐ Sjælland tại Copenhagen

Là sinh hoạt truyền thống hằng năm của tập thể tín hữu công giáo VN cư ngụ tại thủ đô Copenhagen và vùng phụ cận.

Địa điểm: Hội Trường Det 10 Element, Gymnasievej 1, Albertslund

Thời gian: Thứ Bảy 5 tháng 2 năm 2011, mồng 3 Tết Tân Mão

Chương trình: Thánh Lễ đầu xuân, các nghi thức truyền thống, tiệc xuân và văn nghệ mừng xuân.

Khai mạc lúc 15 giờ với thánh lễ đầu năm do cha Tuyên Úy Chu Huy Châu chủ tế.

Đông đảo tín hữu tới tham dự thánh lễ cầu nguyện tân niên cho tổ tiên ông bà, cho các ân nhân và các tín hữu thuộc CĐ đã qua đời.

Hội xuân cũng là điểm hẹn để các tín hữu cùng nhau chúc tuổi thọ cha gìa kính yêu, cũng là linh mục tuyên úy của đại gia đình CĐ Sjælland.

Cha Joseph Chu Huy Châu với tuổi thọ và sức khoẻ thật giới hạn nhưng ngài luôn kiên trì và tích cực công việc mục vụ cho CĐ.

Ngay sau thánh lễ là những nghi thức truyền thống đầu năm bao gồm lễ chào quốc kỳ VNCH, lễ bái Tổ Tiên và mục tưởng niệm các anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân. Qua nghi thức, tập thể xác định rõ quan điểm nhất quán của người Việt tị nạn CS và lập trường luôn ủng hộ những ngưởi yêu nước đang đấu tranh cho công lý, dân chủ, tự do và bình đẳng cho mọi người dân Việt.

Tiếp sau BTC mời mọi người dự tiệc xuân. Món ẩm thực gồm nhiều món đặc sản xuân quê hương, được phục vụ thật phong phú và đầy đủ do ban ẩm thực của CĐ.

18 giờ khai mạc chương trình ca vũ nhạc kịch mừng xuân Tân Mão.

Chưong trình văn nghệ dù là cây nhà lá vườn nhưng khá phong phú, vui tươi và thật hoành tráng, bao gồm đầy đủ các mục ca, vũ và kịch, với nội dung Xuân Quê Hưong. Chương trình càng thêm sinh động sôi nổi hơn qua các tiết mục ảo thuật, mục các thiếu nữ trình diễn áo dài thời trang và mục Xổ Số Hái Lộc Đầu Xuân. Điều thích thú là sự hoành tráng phong phú nổi bật từ tập thể 65 diễn viên trẻ thông minh năng động hoá thân từ các thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên của CĐ. Hoạt cảnh ” An Tiêm và Dưa Hấu” được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh, với diễn viên qua đủ lứa tuổi từ 6 tới 18 tuổi. Nhiều khán giả Đan Mạch ngưỡng mộ tài diễn xuất của các em và sự hướng dẫn tài tình của phụ huynh và các bậc huynh trưởng. Phần lớn khán giả rất hài lòng được thưởng thức hoạt cảnh lấy từ chuyện cổ quen thuộc, nổi tiếng Việt Nam nói về thời các vua Hùng.

Đề tài được bàn tán nhiều là Con Mèo cầm tinh năm mới. Dân gian vẫn thường nhắc: ” Mèo tới nhà thì khó, chó tới nhà thì sang”. Tư tưởng dân gian khiến nhiều người lo lắng. Hơn nữa đúng ba con giáp cách đây, năm 1975 cũng là năm con Mèo, tai họa mất nước ập tới khiến bao gia đình lâm cảnh tan cửa nát nhà, chết chóc tù tội. Hầu hết chúng ta đều hú vía kinh hoàng trải qua ” thời giải phóng”; nhất là khó quên

hoàn cảnh vượt biên chạy trốn khỏi chế độ độc tài đảng trị. Liệu năm con mèo hiểm họa có thể tái diễn chăng?

Kinh nghiệm dạy chúng ta: muốn hoá giải những ưu tư cuộc sống, việc tích cực cần thực hiện hằng ngày là những việc lành, việc thiện. Những việc quan tâm dành cho những người nghèo khó, bất hạnh luôn có tác dụng hoá giải sự ác, giúp chúng ta vượt qua những tai hoạ cuộc đời.

Hội Xuân Tân Mão càng trọn vẹn và ý nghĩa hơn qua sự hiện diện đông đảo của đồng hương Việt Nam. Bà con mặc dầu không cùng niềm tin tôn giáo, nhưng ý thức được có chung tiên tổ là các vua Hùng, có chung phong tục tập quán, và nhất là có cùng cảnh ngộ là những người Việt tị nạn, đã rất tích cực và lũ lượt hăng hái tới tham dự Hội Tết, nhất là cùng tới tham dự nghi thức Chào Quốc Kỳ VNCH, Lễ Bái Tổ Tiên.. . Sự quan tâm của đồng bào, sự chung tay góp sức bảo tồn văn hoá, phong tục tập quán và nhất là những sinh hoạt chung của tập thể người Việt có chung nguồn cội là sự cổ võ và khích lệ lớn lao cho BTC.

Thay mặt cha tuyên úy và BPV Cộng Đoàn, chúng tôi cám ơn tất cả quí vị, nhất là nhiệt liệt tuyên dương sự xả thân phục vụ của giới trẻ luôn được quan tâm và khuyến khích bởi các phụ huynh trong ngày Hội Tết.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các sinh hoạt chung của CĐ trong năm Tân Mão.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh tế Việt Nam năm 2010: Tăng trưởng kinh tế (2)
Hà Minh Thảo
11:26 08/02/2011
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2010

CHƯƠNG 1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Tiếp theo)

III. ĐÓNG GÓP VÀO TĂNG TRƯỞNG.


Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 (5 năm đầu tiên sau ngày Sài gòn bị đổi tên) đã thất bại. Do đó, từ năm 1982, Đảng quyết định Việt Nam tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, nhưng kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo… Kết quả, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V… Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng với siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài.

Thời kỳ 1986-1990, kinh tế Việt Nam tập trung vào sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận để hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Tuy nhiên, Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác.

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6%/năm. Kết quả đạt được là do Việt Nam đang thực hiện tương đối thành công trong công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế do Đảng đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Theo đó, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tạo điều kiện để tồn tại và phát triển, dù không bình đẳng với khu vực kinh tế quốc doanh, nhưng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, từ đó, đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Đến đây, chúng ta có một nhận xét quan trọng là tại các quốc gia dân chủ, kể cả Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, các kế hoạch đất nước đều được thảo luận và biểu quyết bởi các cơ quan lập pháp, nơi đó, chỉ hiện diện các vị dân cử phục vụ quyền lợi toàn dân, chứ không vì lợi ích cho đảng.

Nền kinh tế Việt Nam hiện gồm nhiều thành phần:

A.- Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. (Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26.11.2003).

Do đó, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các DNNN các quốc gia công nghiệp phát triển:

1. Việc huy động vốn. DNNN Việt Nam được nhà nước cấp vốn và không như những DNNN các nước khác có thểụ phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên thị trường tài chính.

2. Sự công khai minh bạch. Các DNNN Việt Nam e ngại công bố báo cáo tài chính và tình hình hoạt động một cách chi tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi đó, các DNNN ngoại quốc phải công khai thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách đầy đủ và thường xuyên và chịu sự giám sát từ các cổ đông.

Do việc huy động vốn và sự không công khai minh bạch, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), chỉ trong vòng vài ba năm, đã trở trở thành một con nợ vĩ đại có khả năng phá hoại đến 86.000 tỷ đồng, tương đương với 4,4 tỷ mỹ kim. Gần đây, Vinashin đã không trả nợ đúng hạn làm giảm mức tín nhiệm của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới.

3. Những DNNN đã cổ phần hóa cần phải tiếp tục tiến trình cải tổ bằng bán dần hay tất cả cổ phần nhà nước để tăng cường quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng tài chính nội tại của doanh nghiệp và phải thực hiện niêm yết chứng khoán.

4. Cần nhanh chóng chuyển các DNNN thành những công ty cổ phần.

5. Không nên hình thành thêm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bằng cơ chế hành chính.

6. Việt Nam không nên duy trì các DNNN hoạt động công ích như chỉ để tu đường xá cầu cống, thủy lợi… mà cần được cổ phần hóa để tạo cơ chế hoạt động cạnh tranh hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác và giảm thiểu chi phí nhà nước.

Từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Dù Đảng chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong bài ‘DNNN là nguyên nhân của các bất ổn kinh tế vĩ mô’ đăng ngày 11.01.2011 trên ‘blog Trần Ngọc Kha', khi được hỏi (đại ý): « Nên xử sự thế nào với các DNNN này trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang chủ trương coi đó là thành phần kinh tế chủ đạo? ». Tiến sĩ Nguyễn quang A trả lời: « Tôi không ghét bỏ các DNNN, song vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh thì phải rất sòng phẳng với chúng. Xem chúng sử dụng bao nhiêu nguồn lực của đất nước (vốn, đất, tài nguyên, quyền kinh doanh) và làm ra những gì (tạo ra bao việc làm, đóng góp bao nhiêu vào Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ), vào xuất khẩu, tạo ra bao nhiêu sản lượng,…), tức là hiệu quả của chúng thế nào. Nếu doanh nghiệp nào hiệu quả thì nên ủng hộ, doanh nghiệp nào không hiệu quả thì nên cải tổ. Đáng tiếc các số liệu sơ bộ mà tôi có được thì nhìn chung chúng không hiệu quả, chúng là nguyên nhân của các bất ổn kinh tế vĩ mô, của lạm phát chứ chứng không phải là giải pháp. Chúng tạo cơ hội cho tham nhũng, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Có người có ý kiến ngược với tôi, tôi mong họ đưa số liệu ra tranh luận một cách công khai và văn minh. Nguyên nhân chính của sự kém hiệu quả của chúng là chúng có ràng buộc ngân sách mềm và không chịu sức ép của cạnh tranh. Cứng hóa ràng buộc ngân sách của chúng (không tạo ra môi trường để chúng nghĩ là chúng được ưu ái, dễ kiếm tín dụng, lỗ lã hay khó khăn thì được cứu) và buộc chúng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là cách để ép chúng hoạt động hiệu quả. Cổ phần hóa triệt để (nhà nước không nắm cổ phần chi phối) là một cách.

B. Doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp ngoại quốc.

Đầu tư trực tiếp ngoại quốc (FDI: Foreign Direct Investment, tiếng Anh và Investissements directs étrangers, tiếng Pháp) là sự đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty ngoại quốc vào Việt Nam do việc thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư và tài sản mà người đó quản lý ở ngoại quốc là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là ‘công ty mẹ’ và các tài sản được gọi là ‘công ty con’ hay ‘chi nhánh công ty’.

Việt Nam đã mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngoại quốc (ĐTNQ) từ hơn hai thập niên qua, nhất là trong thời gian 2000-2009 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, không biết bao nhiêu DN ĐTNQ, nhất là các doanh nghiệp Á châu, đặc biệỉt Trung quốc, đã liên kết với chánh quyền địa phương để chiếm đất dân lành, nông dân để xây cơ xưởng, đàn áp tàn nhẫn công nhân khi đình công đòi cải thiện điều kiện làm viêỉc hay gây ô nhiễm môi trường mà trường hợp điển hình là việc công ty Vedan đã gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải.

Vốn ĐTNQ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Đóng góp của khu vực ĐTNQ vào TSLNĐ tăng dần qua thời gian. Năm 2000 đạt 12,7% và đã tăng cao hơn trung bình khoảng 14,5%/năm trong thời gian 2001-2005. Sau đó, số bách phân này vẫn tiếp tục tăng trong các năm 2006-2009 với mức độ 16,98%-18,33%/năm.

Giá trị xuất cảng của khu vực ĐTNQ cũng gia tăng nhanh chóng: trung bình gần 5 tỷ mỹ kim/năm trong thời kỳ 2001-2005 và tăng lên 14,6 tỷ mỹ kim, tức chiếm 37% tổng giá trị xuất cảng của Việt Nam vào năm 2006. Trong thời kỳ 2007-2009, bách phân này tăng lên khoảng 40% (không kể dầu thô) tổng giá trị xuất cảng Việt Nam. Nếu tính cả giá trị xuất cảng dầu thô thì bách phân này đạt khoảng 55% tổng giá trị.

Lợi thế của doanh nghiệp đầu tư ngoại quốc. Vì cần vốn đầu tư để phát triển kinh tế, nhưng cũng để chạy theo hiện tượng ‘sùng bái số lượng’, chính phủ phải chấp thuận những ưu đãi cho các nhà đầu tư ngoại quốc, ngoài việc được hưởng giá công nhân rẻ. Do đó, trong 5 năm qua, khu vực ĐTNQ có nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định: năm 2001 tăng 12,6% và đến năm 2005 tăng 16,6%, trung bình trong giai đoạn 2001-2005 tăng 15,7%/năm.

Đặc biệt, các DN ĐTNQ đang chiếm giữ bách phân cao trong một số lãnh vực như: dầu khí (khu vực ĐTNQ chiếm 99,9%), dệt, may, da giầy chiếm 40,5%, … Hiện nay, bách phân của các DN ĐTNQ năm 2005 là 35,6% cao nhất trong ngành công nghiệp. Kết quả đạt được như vậy nhờ khu vực này, ngoài ưu thế về vốn, còụn hơn hẳn về kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.

C. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

DNTN chiếm 95% trong số 350,000 doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam với một nền kinh tế nhà nước chủ đạo và là sở hữu chủ, đặt trọng tâm trên những tập đoàn kinh tế, những tổng công ty và kinh tế tập thể (chủ yếu với những hợp tác xã trong nông-lâm nghiệp và thủy sản), khu vực DNTN chịu nhiều ràng buộc và hạn chế. Nhưng, thật kỳ dịu, khu vực này lại có những đóng góp rất tích cực vào nền kinh tế Quê hương:

1-Về cơ cấu vốn và tài sản cố định:

Trong thời gian 2000-2006, cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế có thay đổi:
- Bách phân vốn kinh doanh DNNN đã giảm từ khoảng 67% vào năm 2000 xuống còn khoảng 53% năm 2006;
- Bách phân vốn kinh doanh DNTN và doanh nghiệp ĐTNQ tăng từ khoảng 10% và 23% vào năm 2000 lên 28% và 19,7% năm 2006. Tuy nhiên, DNNN vẫn tiếp tục nắm giữ hơn 50% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Về cơ cấu giá trị tài sản cố định (TSCĐ), trong thời kỳ 2000-2006:
- bách phân DNNN giảm nhẹ sau đó lại tăng lên nhưng hầu như không thay đổi;
- bách phân DNTN tăng mạnh từ 8,3% năm 2000 lên 20,7% năm 2003 và không thay đổi đáng kể cho đến 2006;
- bách phân DN ĐTNQ giảm từ 35,9% xuống còn 23,3% trong cùng thời kỳ.

2 Về đóng góp vào GDP và giá trị công nghệ:

Sự đóng góp vào TSLNĐ của khu vực kinh tế quốc doanh không tương xứng với nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, tài sản cố định) mà nó sử dụng. Khu vực tư nhân và vốn ngoại quốc dù chưa sử dụng chưa đến 50% nguồn lực, nhưng tạo ra gần 2/3 GDP. Điều này chứng minh là hiệu quả kinh tế tương đối thấp của những DNNN.

Chúng ta cần lưu ý:
- các DNTN, dù với nguồn lực chỉ khoảng 20%, đóng góp gần được 50% vào TSLNĐ;
- đóng góp của khu vực nhà nước cho TSLNĐ bao gồm các lĩnh vực: quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (đóng góp 3,28% năm 1998 và 2,77% năm 2008); giáo dục đào tạo (3,66% năm 1998 và 2,61% năm 2008); y tế cứu trợ, văn hoá thể thao, đảng và đoàn thể (2,11% năm 1998 và 1,8% năm 2008) [tổng cộng là 9,05% năm 1998 và 7,18% năm 2008]. Nếu trừ phần đóng góp này khỏi thành tích của khu vực nhà nước, chúng ta có một ước lượng cho sự đóng góp của khu vực DNNN vào TSLNĐ trong khoảng từ 27% đến 31% về mặt giá trị công nghệ.

Sự đóng góp của khu vực DNNN đó đã giảm dần từ 34,2% TSLNĐ năm 2000 xuống còn 20% năm 2007, ngược lại với khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đặc biệt, bách phân của khu vực tư nhân tăng từ 24,5% lên 35,4% trong cùng thời kỳ, chứng tỏ sự năng động và hiệu quả của những DNTN.
 
Văn Hóa
Hãy tìm Chúa vì kiếp người sống là bao?
Tuyết Mai
18:56 08/02/2011






Sống trên đời con người thường

Coi cái Tôi to lớn tưởng mình vua

Thích la mắng thích chửi rủa

Nhưng chẳng biết chính mình quả nực cười!



Đi đến đâu cũng muốn người

Chào hỏi lưu tâm mời ngồi chỗ nhất

Ăn nói buông thùa nghe thật

Ông chẳng ra ông làm mất sĩ diện



Sao con người có lúc điên?

Làm cho thiên hạ cũng điên cái đầu

Thế mà họ có hiểu đâu!

Nhìn người mà chẳng nhìn sâu chính mình



Nhìn thiên hạ người một tính

Nghĩ đến ta không biết tính thế nào?

Hay cũng được chào hỏi sáo?

Hay hết thảy cũng cùng vào một khuôn?



Vì tánh người hay ghen tuông

Nên cứ phải hạ người xuống cho thỏa

Vì nghĩ rằng mình tài ba?

Vậy mới làm cho chính ta được nổi



Cái Ta mới thật lôi thôi!

Gây bao nhiêu tội một đời chẳng yên

Có tiền nghĩ mua được tiên

Nhưng tiên chẳng thấy mà liền tốn hao



Bao nhiêu công sức mòn hao

Tiền thì vẫn tốn nhưng sao nặng lòng

Ưu phiền cứ mãi chất chồng

Tâm trí lo lắng tâm hồn bất an



Cả đời mải tạo công danh

Càng cao địa vị háo danh càng nhiều

Nhưng có phải ta phải liều?

Quyền lực thanh thế là điều ta mong?



Nhưng rồi sao vẫn thấy trống?

Chẳng gì có thể lấp trống hồn ta?

Cuộc đời quả lắm phong ba!

Gieo tội gieo oán cũng xa kiếp người



Bây giờ đã đến cuối đời

Của cải chất đống sống đời được đâu?

Tìm đâu cuộc sống dài lâu?

Nơi đâu có thể cùng nhau sống đời?



Ngẫm suy sống cả một đời

Bon chen cho lắm giờ thời Sợ thay!

Công, Tội – Tội nhiều hơn cả!

Biết làm sao kịp để trả người ơi!



Nếu biết sớm Tôi nhờ Trời

Siêng năng kinh kệ và Lời tạc ghi

Sống sao để biết thích nghi

Nhịn cơm nhịn áo vì tình anh em



Chia sẻ cho người ấm êm

Cho chén nước lã cho mềm môi ai?

Cõng người cùng khổ trên vai

Giúp nhau sống tốt để mai cùng về


Về để chung sống đuề huề

An hưởng hạnh phúc cận kề bên Cha

Nước Trời là Nhà của ta

Cho ai biết sống quên Ta vì người



Thờ phượng tôn kính Chúa Trời

Yêu người hết mực trọn đời của ta

Không nên cậy sức người, ta

Phải luôn cậy Chúa cậy Cha trên Trời



Thánh ý Chúa là vâng Lời

Là sống thực hành, sống Giới Răn mới

Là sống bác ái yêu người

Để Thánh Danh Chúa chiếu ngời khắp nơi





 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Đông
Vũ Đình Huyến, Lm
22:15 08/02/2011
CHIỀU ĐÔNG

Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)

Buồn trong chiều phủ mù sương

Đông phong rét mướt nẻo đường tha phương...

(Trích thơ của Hàn Băng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền