Ngày 07-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ánh sáng của Thánh giá dãn đến một trái tim tỉnh thức
Jos. Tú Nạc, NMS
08:48 07/02/2011
Chúa Nhật Thứ V Mùa Thường Niên – Năm A (Isaiah 58: 6-10; Psalm 112; 1Corinthians 2: 1-5; Matthew 5: 13-16)

Điều gì tạo cho một dân tộc, một xã hội, một quốc gia trở nên trở nên tron sạch về đạo đức hoặc tinh thần? Đối với nhiều người đó là những dấu hiệu của lòng mộ đạo: Thánh Giá, giáo đường và những nơi phụng tự, những nghi lễ phụng vụ và những nơi đăc quyền cho biểu tượng tôn giáo và thực thi. Có một sự an toàn và thoải mái trong những truyền thống này nhưng thường chúng cộng lại vẫn ít hơn một chút so với những dấu hiệu đồng nhất hóa và những dấu chỉ của sự phụ thuộc.

Isaiah – như nhiều người trong số những tiên tri khác – những nghi vấn về cách thức mà họ từng dùng. Ông đã tạo nó trong sáng như pha lê rằng việc phụng thờ Thiên Chúa được thể hiện một cách đúng đắn bằng công lý và những hành động từ nhân. Ông kêu gọi nhiệt thành loại bỏ tất cả những hình thức kinh tế, xã hội và tù tội chính trị mà biến thành nô lệ. ngoài ra ông đã nhấn mạnh về sự hoạt động và thực thi những hình thức của lòng thương cảm: chia sẻ với những người nghèo và những người đói khát, thậm chí đến mức của tình trạng thiếu thốn và sự hy sinh cá nhân. Có lẽ chế ngự khó khăn nhất là loại bỏ “chỉ tay, nói ác” – cả hai điều này chúng ta đều thích làm, đặc biệt nếu chúng ta được thuyết phục chúng ta trở nên hoàn thiện hoặc cao thượng tinh thần và đạo đức.

Những tranh cãi tôn giáo và chính trị của thời đại chúng ta là những điển hình của xu hướng này. Isaiah nhấn mạnh rằng sau đó và chỉ duy nhất sau đó là quốc gia ấy được lành mạnh và ánh sáng tâm linh hiển nhiên. Và điều đó là duy nhất sau đó mà sức manh của Thiên Chúa được biểu lộ nhân danh của chúng ta và lời nguyện cầu của chúng ta được trả lời. Bởi vì chúng ta đã tạo điều kiện cho nó xảy ra. Không có sự phó mặc tự do và Thiên Chúa không đi đến để giải cứu và dọn dẹp sạch sẽ mớ bề bộn khó tin mà chúng ta đã tạo ra cho thế giới, nhưng Thiên Chúa sẽ cứu trợ chúng ta bằng những nỗ lực của chúng ta. Cho dù những cáo buộc từ những tôn giáo khác mà đã có ít hoặc không có gì cần đến kinh tế, chính trị và công lý xã hội, tinh thần trách nhiệm đặt trên đôi vai của chúng ta. Mức độ đối với điều mà chúng ta trải nghiệm sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa tùy thuộc vào nỗ lực và thời gian chúng ta sẵn sàng tận dụng trong sự cởi mở, khuyến khích và hỗ trợ sự sống đồng loại.

Điều đó thật dễ dàng để ẩn đằng sau những tu từ tôn giáo và những ngôn từ cao quí về Thiên Chúa và cùng tu từ này có thể được sử dụng để điều khiển hoặc chi phối người khác. Đối có ý nghĩa ít ỏi. Những gì được nói ra phải là cả hai: chân thành và hỗ trợ bằng hành động. Thánh Phao-lô không đưa ra lời biện giải cho những thiều sót bề ngoài của mình trong lúc nói chuyện trước công chúng. Ông không phải là mẫu người mà có thể gây ảnh hưởng đến những đám đông với âm thanh và giọng nói và cũng không thu hút được sự say mê của người nghe. Ông cũng chẳng xuất sắc và cũng không phô bày một hình ảnh ấn tượng trước công chúng. Trong hệ thống giá trị về thời kỳ sung mãn của ông, những thiếu sót này đã được giải thích tường tận ở giai đoạn cuối của Thánh Phao-lô với tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhưng đối với Thánh Phao-lô chúng đã chứng minh được thông điệp của mình: ông rao giảng Chúa Ki-tô bị đóng đinh. Đơn giản, khiêm nhường, bất bạo động và sự tin cậy hoàn toàn vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa tiêu biểu Chúa Ki-tô bị đóng đinh và Thánh Phao-lô muốn tạo dáng cho cuộc sống của chính mình sao cho phù hợp. Ông cũng cho thấy chúng duy nhất là quyền năng Thần Khi của Thiên Chúa làm việc trong ông và qua ông. Đây là sự thuyết phục và hiệu quả hơn nhiều so với những mánh lới, quyền lực chính trị hoặc sự bảo trợ của những thế lực.

Thánh Mat-thêu có thể đã có thông điệp của Isaiah trong tâm trí ông trong lúc ông viết những dòng này. Muối là biểu tượng của sự thanh lọc và bảo quản – chúa Giê-su dã thấy những môn đệ của riêng người – những người mà đã sống và thực hành theo những gì mà Người dạy bảo – là nguồn lực nhỏ nhoi nhưng là sự thanh lọc và bảo quản mạnh mẽ của thế gian. Mối lo sợ lớn nhất của Người là là họ sẽ đánh mất sức sống tâm linh cùng với sự hiểu biết của họ và chỉ trở thành những người trung thành với một tôn giáo.

Ánh sáng không phải là để ẩn giấu: sự thánh thiện và công bằng là những vấn đề cá nhân nhưng không phải là những vấn đề riêng tư. Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an chúa Giê-su nói chính Người là ánh sáng của thế gian. Nhưng trong Tin Mừng của Thánh Mat-thêu những môn đệ của Người cũng chia sẻ trong sự mô tả này. Ánh sáng hoặc bất kỳ điều gì tốt đẹp mà trú ngụ trong chúng ta phải được thể hiện vì phúc lợi của tha nhân hoặc nó bị phai mờ và lụi dần lịm tắt. thông thường người ta không ngại tiết lộ tôn giáo của mình nhưng gìn giữ đức tin của họ bị lẩn trốn. Duy chỉ có ánh sáng mới có thể dẫn đến một linh hồn và trái tim tỉnh thức và không thể bị áp đặt hoặc bị áp lực. Sự viên mãn của thế giới và nhân loại phụ thuộc vào sự sống con người sẵn sàng để vận hành những nguyên tắc tâm linh về đức tin tôn giáo của mình theo những phương cách cụ thể và thông thường. Đức tin, tình yêu và công lý không phải là những khái niệm trừu tượng mà là những mẫu mực cho cuộc sống tin tưởng vào Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các thành công của việc dùng các tế bào gốc trưởng thành để chữa bệnh
Linh Tiến Khải
09:24 07/02/2011
Các tế bào gốc trưởng thành và các tiến bộ trong việc chữa trị các bệnh nan y

Trong năm 2010 vừa qua thế giới y khoa đã ghi nhận một số thành qủa liên quan tới việc sử dụng các tế bào gốc trưởng thành để chữa trị một số bệnh nan y. Mặc dù còn đang rất thận trọng, nhưng các nhà nghiên cứu đã bắt đầu áp dụng cho con người, sau thời gian thử nghiệm trên súc vật.

Khả thể vẽ bản đồ các hệ di truyền ”genom” riêng rẽ mở đường cho một loại ”y khoa nhân cách hóa”, trong khi việc trị liệu di truyền bắt đầu được trải rộng ra cho cả các chứng bệnh khác nữa.

Trước hết cần phải xác định ý nghĩa của một vài từ vựng liên quan tới các tế bào gốc. Các tế bào gốc là các tế bào không chuyên biệt có thể biến đổi trong bất cứ loại tế bào nào khác của cơ thể con người. Từ tình trạng ”khởi đầu” không có nhiệm vụ chuyên biệt đó, chúng sẽ trở thành khác nhau trong nhiều cách thức. Chúng được gọi là các ”tế bào gốc toàn năng - totipotenti”, khi chúng có thể sinh ra các tế bào của toàn một cơ phận. Chúng được gọi là các ”tế bào gốc đa năng - multipotenti”, khi có thể biến thành nhiều loại tế bào khác nhau. Chúng được gọi là các ”tế bào gốc độc năng - unipotenti”, khi chỉ làm nảy sinh ra một loại tế bào xác định.

Các tế bào gốc phôi thai là các tế bào toàn năng, làm thành phôi thai trong các giai đoạn phát triển đầu tiên của nó.

Các tế bào gốc trưởng thành hay các tế bào của cơ thể là những tế bào đa năng và độc năng, được tìm thấy trong các mô của cơ phận trưởng thành hay trong máu của cuống rốn.

Các tế bào gốc trưởng thành ”tái định hướng” là các tế bào giống các tế bào của phôi thai, nhưng được lấy từ các tế bào gốc trưởng thành được tái định hướng trên bình diện di truyền để trở lại tình trạng ban đầu.

Việc tái định hướng này theo tiến trình sau đây. Trước hết các tế bào gốc trưởng thành đa năng được lấy từ các tế bào trưởng thành khác nhau của chính các bệnh nhân, qua một tiến trình gọi là chương trình ”tái hoạch định di truyền”. Các bác sĩ lấy từ bệnh nhân một vài tế bào, từ một cho tới ba yếu tố di truyền tạo ra tính chất gốc được đưa vào trong các tế bào, qua một dụng cụ cho phép tháp các yếu tố di truyền này vào trong tế bào di truyền. Các tế bào bị thay đổi như thế bắt đầu phát triển để đạt tới một ”tình trạng khai mào” giống như tình trạng của các tế bào của phôi thai.

Các chuyên viên phòng thí nghiệm theo dõi xem điều gì xảy ra cho tế bào đó trong tiến trình phát triển, và khi thấy xuất hiện vấn đề thì cần sửa chữa và tìm hiểu tại sao. Các tế bào đã được tái hoạch định này có thể tái khởi hành trong tiến trình phát triển của chúng, để có thể trở thành các tế bào chuyên môn trong mọi hướng. Qua việc nghiên cứu tế bào mẫu độc đáo này có thể nhận diện các can thiệp cần thiết phải thực hiện tại nhà thương. Với phương pháp này có thể có các tế bào ”thích hợp” cho từng bệnh nhân, mà không có nguy cơ khước từ, bởi vì chúng phát xuất từ chính cơ phận của người bệnh.

Từ nhiều năm nay toán chuyên viên của bác sĩ Alfredo Gorio, giáo sư khoa dược học y khoa của đại học Milano, bắc Italia, nghiên cứu trường hợp chấn thương cột sống và các vết thương của tủy cột sống trên bình diện thần kinh và chấn thương thần kinh, bằng cách tìm hiểu phản ứng của chứng viêm thần kinh và đọng máu sau khi bị chấn thương, và phương cách chữa trị bằng các tế bào gốc. Việc nghiên cứu đã đạt các kết qủa khả quan. Sau khi chích các tế ào gốc trưởng thành vào óc chuột, 24 giờ đồng hồ sau khi chúng bị chấn thương, các chuyên viên nhận thấy 2/3 các tế bào gốc này xuống tới tủy và trong vòng 15 ngày chuột bắt đầu đi lại được, vì hai chân sau của chúng tái phục hồi khả năng cử động. Các chuyên viên đã minh nhiên được một loại tiểu tế bào, có khả năng chặn đứng một phần các tế bào ăn hại tủy và biến thành các tế bào thần kinh lành mạnh sửa chữa các tế bào bị thương. Tiếp đến các tế bào gốc này có khả năng chống cự trong môi trường nghèo nàn dưỡng khí này, nhờ việc điều hòa chất nội tiết ”eritropoietina”, giúp biến đổi ổn định thành các tế bào thần kinh, và khiến cho hiệu qủa của việc chữa trị kéo dài hơn. Khi thử nghiệm với các tế bào gốc của phôi thai chuột, nhóm các bác sĩ nói trên cũng đã đạt được các kết qủa tốt. Bác sĩ Alfredo Gorio cho biết giai đoạn tới sẽ là việc thử nghiệm chữa trị cho con người.

Bác sĩ Camillo Ricordi, giám đốc ”Học viện nghiên cứu bệnh tiểu đường” và ”Trung tâm cấy tế bào gốc ở Miami” bên Hoa Kỳ cho biết hy vọng có thể áp dụng việc cấy tế bào gốc trưởng thành của tụy tạng để chữa bệnh tiểu đường, là căn bệnh đang hành hạ 240 triệu người trên thế giới. Hiện nay các chuyên viên đang thử nghiệm việc cấy các chùm tế bào tụy, chứa các tế bào Beta sản xuất chất Insulina, từ một người cho đã qua đời, vào trong gan của người nhận, và khiến cho gan cũng hoạt động như tụy tạng. Song song là việc nghiên cứu dùng các tế bào gốc của chính người bệnh qua việc tái hoạch định tế bào để chữa trị. Phương cách này tránh được việc khước từ. Hiện nay các chuyên viên cũng đang nghiên cứu việc dùng các tế bào gốc trưởng thành lấy từ cuống rốn và mô mỡ, có khả năng sản xuất lượng tế bào gốc vô tận. Như thế trong tương lai có thể chữa bệnh tiểu đường bằng cách cấy các tế bào gốc trưởng thành hay bằng cách phòng ngừa và tái lập sinh hoạt đã bị hư hại.

Việc cấy các tế bào gốc trưởng thành cũng giúp diệt trừ các tế bào bị ung thư. Đây là thử nghiệm đang được một toán các bác sĩ thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Alessandro Massimo Gianni, giám đốc ”Cơ cấu y khoa ung thư 3 của Học viện quốc gia ung thư Italia”. Toán chuyên viên này nghiên cứu việc sử dụng guồng máy loại trừ tự nhiên của hệ thống miễn nhiễm, bằng cách nhận diện các phân tử màng bọc. Trong loại tế bào máu này có một thứ chất béo gọi là ”proteina trail” có khả năng giết chết các vi khuẩn ung thư.

Các thử nghiệm chứng minh cho thấy khi đưa vào trong các tế bào gốc gen của phân tử màng bọc này, các tế bào gốc có khả năng giết chết các mô bị bệnh thuộc mọi loại ung thư, kể cả ung thư máu, với sự hữu hiệu lớn hơn là hình thức được dùng trong thuốc chống ung thư. Khi chích các tế bào đã được cải biến vào trong các con chuột bị bệnh ung thư bạch huyết cầu, 40% chúng sống sót và bệnh ung thư không phát triển nữa trong một thời gian lâu. Mục đích các bác sĩ đang nhắm tới là thử nghiệm cho các bệnh nhân ung thư trong các nhà thương với tiến trình này, nghĩa là sản xuất các tế bào gốc đã được biến đổi thành các mảng tế bào hay các trái cầu nhỏ đưa chất proteina nói trên vào trong các tế bào ung thư như là thuốc chữa. Nhưng đây là loại thuốc tự nhiên, không có chất độc gây phản ừng phụ và được cơ thể của bệnh nhân chấp nhận dễ dàng, và nhất là nó có khả năng chữa trị mọi chứng ung thư.

Hồi cuối năm 2010, tạp chí y khoa chuyên nghiên cứu về máu cũng đã loan tin một bệnh nhân bị ung thư máu và bị bệnh Sida đã hoàn toàn khỏi bệnh, nhờ cấy các tế bào gốc tủy của một người khác thích hợp cống hiến cho. Người hiến tủy là một người dân vùng Caucaso bên Nga, có hệ di truyền qúy hiếm, có khả năng chống lại vi khuẩn của bệnh Sida. Chỉ có 1% người trên thế giới có hệ di truyền qúy báu này. Bệnh nhân vừa bị ung thư máu nặng vừa bị bệnh liệt kháng, nhưng bốn năm sau khi được cấy tủy sống đã không còn dấu vết nào của hai chứng bệnh giết người nói trên. Hệ thống miễn nhiễm của ông đã hoạt động khỏe mạnh một cách hoàn hảo. Việc cấy tủy sống rất nguy hiểm và chỉ được thực hiện rất hạn chế, nhưng trong trường hợp nói trên nó đã đem lại kết qủa rất tốt, và là một đóng góp tích cực cho việc nghiên cứu. Bác sĩ Mario Milco D'Elios, chuyên viên miễn nhiễm nổi tiếng quốc tế thuộc đại học Firenze, trung bắc Italia, cho biết trường hợp này rất hay, vì nó mở đường cho các phương thức trị liệu nhắm tới các cá nhân người bị bệnh Sida. Việc cấy các tế bào gốc lấy từ một người khỏe mạnh có yếu tố di truyền được thay đổi qúy hiếm là loại CCR5, cần thiết cho vi khuẩn Sida để gây bệnh cho bạch huyết cầu, và vì thế có khả năng kháng cự lại chính vi khuẩn này và chữa bệnh ung thư.

Việc cấy các tế bào gốc được biến đổi yếu tố di truyền cũng có khả năng chữa lành bệnh hư hoại hình dạng hồng huyết cầu gọi là Beta talassemia. Sau 10 năm thử nghiệm tại phân bộ sinh học trị liệu của nhà thương nhi đồng Necker Paris, một bệnh nhân bị bệnh này đã được chữa lành nhờ cấy các tế bào gốc được biến đổi. Bác sĩ Marina Cavazzana Calvo đã hướng dẫn một nhóm chuyên viên và thành công trong việc chữa trị này. Các bác sĩ đã cô lập các tế bào gốc tủy xương của bệnh nhân, và thay đổi chúng trong ống nghiệm với một cặp gen lành mạnh. Sau khi được kiểm soát an toàn nhiều lần, chúng được cấy trở lại vào trong bệnh nhân được điều trị bằng hóa liệu để ngăn chận hoạt động của tủy xương. Các tế bào gốc được biến đổi đã sản xuất hồng huyết cầu lành mạnh một cách ổn định. Bác sĩ Bruno Dallapiccola, chuyên viên nhi đồng tại nhà thương Chúa Giêsu Hài Đồng ở Roma cho biết: cho tới nay phương pháp trị liệu này đã chỉ được áp dụng cho một số rất ít trường hợp bệnh rất họa hiếm như vài thứ bệnh của hệ miễm nhiễm di truyền và một số ít các thứ bệnh khác. Nhưng phương pháp trị liệu di truyền này đang có các kết qủa nhảy vọt, mà giới y khoa đã chờ đợi từ nhiều năm nay, nghĩa là để chữa trị thứ bệnh rất thông thường trên thế giới là bệnh hư hoại hình thể hồng huyết cầu talassemia. Vì thế cần phải lập lại phương pháp trị liệu thành công này đối với càng nhiều các bệnh nhân bao nhiều càng tốt bấy nhiêu.

Thật ra, từ nhiều thập niên qua, các bác sĩ thuộc nhiều lãnh vực tại Italia đã dùng các tế bào gốc trưởng thành để chữa trị thành công rất nhiều thứ bệnh khác nhau kể cả bệnh mù mắt. Nhưng kết qủa các nghiên cứu và chữa trị của họ ít được giới truyền thông đề cao, trái lại báo chí chỉ chú ý tới việc cổ võ sử dụng các tế bào gốc lấy từ phôi thai người, là phương pháp vô luân nhằm tạo dựng phôi thai người để lấy tế bào rồi hủy hoại thai nhi.

(Avvenire 9-1-2011)
 
Đức Thánh Cha lưu ý: một bệnh nhân trước tiên phải được coi là một con người
Bùi Hữu Thư
09:25 07/02/2011
ROME, Chúa Nhật 6 tháng 2, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Nhân ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, Thứ Sáu 11 tháng 2 sắp tới, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc nhớ rằng một bệnh nhân “Trước tiên vẫn là một con người.”

Sau kinh Tuyền Tin Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha đã nhắc đến biến cố này khi ngài nói: Vào ngày 11 tháng 2 sắp tới, để kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức, chúng ta sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân. Đây là một cơ hội thích nghi để suy niệm, cầu nguyện và gia tăng sự thông cảm của các cộng đồng giáo hội và xã hội dân sự đối với những người anh chị em bệnh nhân của chúng ta.”

Đức Thánh Cha khẳng định: “Tôi khuyên nhủ tất các mọi nhân viên ngành Y Tế hãy nhận biết nơi người bệnh không chỉ là một cơ thể bị đánh dấu bởi sự mỏng dòn, yếu đuối, mà trước hết, đây là một con người, để ban cho họ tất cả sự tương trợ, và cung cấp cho họ những đáp ứng đầy đủ và chuyên nghiệp.”

Ngài cũng nhắc lại là điệp văn của ngài cho ngày Quốc Tế này được gợi hứng bởi lời Thánh Phêrô trong Thư thứ nhất: “Vì Người phải mang các vết thương mà anh em được chữa lành” (1 Phêrô 2, 24): “Tôi mời gọi tất cả mọi người hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chịu khổ nạn, đã chết, nhưng đã sống lại. Thiên Chúa tuyệt đối chống lại sự độc ác của sự dữ. Chúa Giêsu chăm lo cho con người trong mọi hoàn cảnh, chia sẻ sự đau khổ của họ, và mở lòng cho họ có niềm hy vọng.”
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Giáo Dục Công Giáo
LM Trần Đức Anh OP
09:26 07/02/2011
VATICAN.- Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7-2-2011, dành cho các tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ giáo dục Công Giáo, ĐTC Biển Đức 16 đề cao giáo dục như một hoạt động bác ái, và ngài cũng kêu các chủng sinh đào sâu đời sống nội tâm và đời sống cộng đồng, thận trọng trong việc sử dụng Internet.

60 HY, GM và các cố vấn của Bộ Giáo Dục Công Giáo đang nhóm đại hội tại Roma từ ngày 7 đến ngày 9-2-2011 dưới quyền chủ tọa của ĐHY Zenon Grocholewski người Ba Lan, về vấn đề giáo dục và huấn luyện, cũng như nghiên cứu dự thảo văn kiện về Internet và việc đào tạo trong các chủng viện.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhận xét rằng: ”Việc giáo dục và huấn luyện ngày nay là một trong những thách đố cấp thiết nhất mà Giáo Hội và các tổ chức của Giáo Hội được kêu gọi đương đầu. Công trình giáo dục dường như ngày càng trở thành cam go hơn, vì trong một nền văn hóa quá nhiều khi coi của chủ thuyết duy tương đối như ”kinh tin kính của mình”, người ta thiếu ánh sáng chân lý, và thậm chí việc nói về chân lý cũng bị coi là một điều nguy hiểm, do đó người ta nuôi dưỡng sự nghi ngờ về các giá trị căn bản của cuộc sống cá nhân và cộng đoàn”. Trong bối cảnh đó, ĐTC đề cao việc giáo dục như một hoạt động tình thương, thực thi ”đức bác ái trí thức”, vốn đòi phải có tinh thần trách nhiệm, lòng tận tụy và cuộc sống phù hợp với những gì mình tin và giảng dạy”.

Bộ giáo dục Công Giáo cũng là cơ quan đặc trách về các chủng viện. Về lãnh vực này, ĐTC nói: ”Nhiều lần tôi đã nhấn mạnh rằng chủng viện là một giai đoạn quí giá trong cuộc sống, qua đó ứng sinh linh mục cảm nghiệm cuộc sống làm ”môn đệ Chúa Giêsu”. Vì thế, trong thời kỳ dành cho việc đào tạo, cần phải có một sự tách biệt, một thứ ”sa mạc” vì Chúa nói với tâm hồn bằng một tiếng nói mà ta chỉ nghe thấy được nếu có sự thinh lặng (Xc 1 Vua,19,12); nhưng chủng viện cũng là thời kỳ đòi phải có sự sẵn sàng sống chung, yêu mến ”đời sống gia đình” và chiều kích cộng đoàn là những điều báo trước ”tình huynh đệ bí tích” mà mỗi linh mục giáo phận phải có (Xc PO 8).

Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC đề cập đến dự thảo văn kiện về Internet và việc đào tạo trong chủng viện và nhắc nhở rằng: ”Với sự phân định cần thiết để sử dụng một cách khôn ngoan và thận trọng, Internet là một dụng cụ có thể phục vụ không những cho việc học hành nghiên cứu, nhưng cả cho hoạt động mục vụ của các linh mục tương lai trong các lãnh vực khác nhau của Giáo Hội, như truyền giảng Tin Mừng, hoạt động truyền giáo, huấn giáo, các dự án giáo dục, quản trị các tổ chức. Cả trong lãnh vực này, một điều rất quan trọng là làm sao có thể cậy dựa vào các nhà huấn luyện được chuẩn bị thích hợp để trở thành những nhà đào tạo trung thành và luôn được cập nhật, để có thể tháp tùng các ứng sinh linh mục về việc sử dụng đúng đắn và tích cực về các phương tiện tin học”.

ĐTC cũng nhắc đến hoạt động của Bộ giáo dục Công Giáo đang duyệt lại những gì được qui định trong Tông Hiến ”Sapienza christiana”, Sự khôn ngoan Kitô giáo, về các môn thánh khoa, về giáo luật, các Học viện cao đẳng và khoa học tôn giáo, và triết học. Một lãnh vực được đặc biệt suy tư là thần học. ĐTC nhấn mạnh rằng:

”Điều quan trọng là làm sao để mối liên hệ giữa thần học và việc học Kinh Thánh ngày càng vững chắc, để Kinh Thánh thưc sự là linh hồn và là con tim của Thần Học (Verbum Domini, 31). Nhưng nhà thần học không được quên mình là người nói với Thiên Chúa. Vì thế, điều tối quan trọng là luôn liên kết thần học với kinh nguyện bản thân và cộng đoàn, nhất là phụng vụ. Thần học là ”khoa học về đức tin” (scientia fidei) và kinh nguyện nuôi dưỡng đức tin. Trong sự kết hiệp với Thiên Chúa, có thể nói mầu nhiệm được chúng ta nếm hưởng, trở nên gần gũi hơn, và sự gần gũi này là ánh sáng cho trí tuệ”. (SD 7-2-2011)
 
Con trai cố TT Reagan nói về sự tha thứ của ĐGH Gioan Phaolô II và của thân phụ mình.
Nguyễn Long Thao
11:17 07/02/2011
Con trai cố TT Reagan nói về sự tha thứ của ĐGH Gioan Phaolô II và của thân phụ mình.

Ngày 6 tháng 2 năm 2011, Hoa kỳ kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của cố Tổng Thống Ronald Reagan, một trong những vị lãnh đạo lừng danh nhất của dân chúng Hoa Kỳ. Cơ quan truyền thông Fox News đã đăng bài viết có tựa đề: Ronald Reagan at 100: The President, the Pope and the Medicine of Forgivenes (Ronald Reagan lúc 100 tuổi: Tổng Thống, Đức Giáo Hoàng và Thuốc của sự Tha Thứ).

Tác giả bài viết là ông Michael Reagan, con trai cố TT Reagan, là sáng lập viên của tổ chức có tên là Nhóm Reagan. Bài viết được trích trong tác phẩm có tựa đề The New Reagan Revolution (Cuộc Cách Mạng Mới của Reagan) do nhà xuất bản Martin Press phát hành trong năm 2011.

Ông Michael Reagan viết như sau:

Vào năm 1982, thân phụ tôi đã thăm đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi hai người nói chuyện trong thư viện của Đức Giáo Hoàng, cha tôi đã nhắc lại với Ngài những sự kiện hai người cùng chia sẻ. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1981, một đầu đạn đã đi trệch xa trái tim bố tôi chỉ khoảng vài milimet. Sáu tuần sau đó, một tay súng người Thổ Nhĩ Kỳ bắn nhiều viên đạn vào Đức Giáo Hoàng. Cả hai đều thoát chết và cả hai đều đã tự nguyện tha thứ cho kẻ đã sát hại mình.

Thân phụ tôi nói với Đức Giáo Hoàng rằng ông tin Chúa đã gọi ông để làm sụp đổ chế độ Công Sản vô thần – và Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý như thế. Lúc đó hai vị đã hợp tác với nhau để cuối cùng lật đổ được chế độ Công Sản Nga Sô Viết.

Ông Michael Reagan viết tiếp:

Tôi xác tín sự tha thứ chính là mối dây liên hệ quan trọng nhất mà TT Ronald Reagan và ĐGH Giao Phaolô II cùng chia sẻ. Nhiều người chúng ta có thể đọc kinh “ Lậy Cha”. Chúng ta đều biết lời kinh “ Xin tha nợ chúng tôi cũng như chúng tôi phải tha kẻ có nợ chúng tôi”. Nhưng TT Reagan và Đức Giáo Hoàng đã cụ thể hoá lời kinh đó. Hai người đã công khai tha thứ cho kẻ bắn giết mình trước khi rời bệnh viện.

Và để kết thúc, con trai cố TT Reagan viết một câu đầy ý nghiã:

Chúa đã dùng hai con người ấy để thay đổi thế giới và sự thay đổi ấy đã khởi đi từ sự tha thứ.
 
Bà Triệu thời đại mới? Lila Rose.
Trần Mạnh Trác
22:15 07/02/2011
(Phỏng theo Patrik Jonsson, Christian Science Monitor)

Lila Rose đã trở thành người hùng của phong trào chống phá thai. Trong thực tế Lila còn có nhiều tham vọng hơn thế nữa.

Mới đây cô thực hiện một màn đánh du kích 'lả lướt' vào trung tâm phá thai Planned Parenthood ở New Jersey. Cô cho nhóm Live Action, một nhóm trẻ, tuổi đôi mươi, giả dạng là 'ma cô' đi dò hỏi cách phá thai cho những 'đàn em' dưới tuổi vị thành niên, gốc Mễ, không biết nói tiếng Anh.

Mục tiêu của cô vượt quá sự mong đợi. Nhân viên Planned Parenthood không những giải thích những thể thức mà còn mách bảo thêm nhiều mánh khóe để 'né luật'.

Khi video được tung ra, người 'nhân viên' lập tức bị bãi chức và Planned Parenthood rúng động, giở trò 'thanh minh thanh nga' và tổ chức 'cải tạo' hàng ngàn nhân viên trên tòan quốc. Có thể rằng cuốn video đó sẽ có tác dụng lật đổ một tổ chức như James O'Keefe đã tàn phá tổ chức tham nhũng Acorn với một cuốn video vào năm 2009 hay không thì còn là một câu hỏi chúng ta phải chờ xem.

Tuy nhiên phe cấp tiến chỉ biết nhao nhao phản đối là cách săn tin như thế là 'không thể chấp nhận được.' Nhưng Rose cho rằng đây là một vũ khí chứ không phải là một phương tiện truyền thông, và cô sẽ triển khai vũ khí này cho mục tiêu cách mạng.

Planned Parenthood chỉ là một mục tiêu trong ngày. Mục đích cuối cùng của thế hệ mới của cô là lật đổ cán cân cấp tiến của ngành truyền thông trên mọi lãnh vực từ chính trị đến súng đạn, từ nạn phân biệt chủng tộc cho đến nạn phá thai. Rose so sánh công việc của mình giống như phong trào dân quyền của những năm 1960, và cuốn video của cô chỉ là một mồi lửa cho một cuộc khởi nghĩa xã hội cách hòa bình.

Lila Rose là ai?

Rose, một cô gái Công giáo mộ đạo từ California từng có tham vọng làm tài tử, cô thành lập nhóm Live Action lúc 15 tuổi, và bắt đầu làm phim ba năm sau đó. Kể từ đó, cô trở thành một ngôi sao hàng đầu của phong trào chống phá thai, cô thường xuyên diễn thuyết và xuất hiện trên các chương trình truyền hình cable.

"Chúng tôi dùng máy ảnh video, và sử dụng chúng như là một vũ khí. Chúng có thể tiết lộ sự thật và trình bày bằng hình ảnh những gì xảy ra thực sự trong một trạm phá thai," Rose cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN.

Một trong những công trình của mình, Rose tập trung vào tỷ lệ phá thai cao trong cộng đồng da đen - một nỗ lực được sự hỗ trợ của Alveda King, cháu gái của mục sư Martin Luther King Jr. Rose thường trích dẫn lời của mục sự King trong lá thư từ nhà tù Birmingham kêu gọi các nhà hoạt động hãy sử dụng "những sáng tạo cực đoan" để mà đấu tranh cho dân quyền.

Cả hai Rose và O'Keefe đã được đào tạo từ The Leadership Institute, một tổ chức bảo thủ ở Washington do Morton Blackwell, điều phối viên các vấn đề thanh niên dưới thời Reagan. O'Keefe đã dùng 'sáng tạo cực đoan' quá xa, và hiện đang thụ án tù treo ba năm vì tội xâm phạm văn phòng New Orleans của Thượng nghị sĩ Mary Landrieu đảng Dân chủ, trong một nỗ lực làm thêm một 'khám phá mới'. Trước đó, anh cũng dùng "ma cô" để lật tẩy tổ chức Acorn, một tổ chức mang danh tranh đấu cho quyền lợi các dân tộc thiểu số.

Riêng Rose, cô từng giả dạng là một cô gái 14 tuổi, có bầu với một người đàn ông lớn tuổi, để tìm hiểu phản ứng của Planned Parenthood như thế nào. Một nhân viên đã nói với cô: "Thì cứ nói rằng bạn trai của em mới 17 tuổi, hoặc bất cứ điều gì khác."

Trường hợp đó đã giúp tiểu bang Tennessee thông qua một đạo luật vào năm 2009 đòi hỏi nhà nước phải trao hợp đồng cho các bệnh viện công cộng trước khi trao cho các phòng khám tư như Planned Parenthood.

Chiến dịch chống lại Planned Parenthood

Cuốn video phát hành trong tuần qua là một nỗ lực nhằm thuyết phục Quốc hội phải có hành động tương tự như ở Tennessee. Đó là một phần của kế họach "Expose Planned Parenthood" ("Vạch mặt Planned Parenthood"), là một sáng kiến của nhiều nhóm chống phá thai để ủng hộ dự luật của Dân biểu Carolyn Maloney (D) của New York gọi là dự luật "the deepest attack on a woman's right to choose in my lifetime" "cuộc tấn công ghê gớm nhất trên sự lựa chọn của người phụ nữ."

"Mục đích của Live Action là làm giảm sự hỗ trợ công cộng để hạn chế số lượng những cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai" và, do đó, có ảnh hưởng làm giảm số lượng phá thai, theo suy đóan của bà Nancy Maveety, một chuyên gia về chính sách phá thai tại Tulane University ở New Orleans.

Planned Parenthood đã sa thải người nhân viên bị quay phim trong video ở New Jersey, đã gọi chiến thuật của cô Rose là "một hình thức đáng hoài nghi của người hoạt động chính trị." Tổ chức đã có ý nghi ngờ và đã thông báo cho FBI vào tháng Giêng rằng những chuyến thăm của những "ma cô" đến 12 phòng khám của họ có thể là một sự dàn cảnh.

"Nếu thực sự có một sự buôn bán tình dục rộng lớn từ nhiều tiểu bang thì những người có trách nhiệm phải theo đuổi và ngăn chặn việc khai thác các cô gái và phụ nữ trẻ", phát ngôn viên Planned Parenthood là Stuart Schear tuyên bố. "Nếu các chuyến thăm là một chiến dịch thì đó là những 'thủ đoạn bẩn thỉu', phải bị lên án."

Rose phản hồi để bảo vệ video của Live Action trên Fox News: "Planned Parenthood đang trở thành một thể chế bao che cho những người lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, và bây giờ họ còn đi xa hơn là trợ giúp và tiếp tay những đường dây mãi dâm."

Định vị giới truyền thông

Đối với Rose và những đồng minh của cô thì cuốn video đã làm cho các phương tiện truyền thông biết mùi của những hương vị mà họ vẫn thường đưa cho người khác.

Cuốn video có thể "không công bằng", nhưng cũng không bất công hơn so với những tin tức mà các hãng truyền thông thường đăng tải trong quá khứ, ví dụ, về Natonal Rifle Association (NRA), là ý kiến của ông Patrick, người chuyên nghiên cứu về cách thức các tổ chức truyền thông ngày nay loan những tin có quan điểm bảo thủ.

"Điển hình, khi săn tin về NRA, tờ The New York Times hoặc The Washington Post thường đưa một phóng viên đi đến một cuộc họp 80.000 người của NRA và chỉ chú ý tới một gã đứng ở bãi đậu xe với một cái mũ da thú và sẽ phỏng vấn anh ta," ông nói.

Cũng vậy trong trường hợp của các video của Live Action, ông Patrick cho biết, "họ có thể cũng tìm thấy một gã với một chiếc mũ da thú" ở Planned Parenthood.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc - Dạ Tiệc Mừng Xuân của Ban Tuyên Úy & Hội Đồng Mục Vụ CĐCGVN
Jos. Vĩnh SA
05:37 07/02/2011
Lúc 6 giờ chiều, Chuá Nhật, ngày Mồng 4 Tết Nguyên Đán Tân Mão, Ban Tuyên Úy, và Hội Đồng Mục Vụ CĐCGVN – Nam Úc và các tu sĩ VN đang phục vụ trong TGP Adelaide, cùng người phối ngẫu của các thành viên trong HĐMV đã đến tham dự tiệc Tân Niên mừng xuân Tân Mão do Ban Mục Vụ tổ chức tại Cung Thánh Gia, trong Nhà Chung của Cộng Đồng.

Các thực khách tham dự đã được thưởng thức một chương trình mừng xuân thật vui và đắc sắc gồm có những tiết mục sau đây:

1. Ông Chủ tịch Cộng Đồng chúc mừng Tân Xuân đến toàn thể mọi thành viên tham dự

2. Đức ông Minh Tâm quản nhiệm CĐ cảm ơn HĐMV và chúc mừng năm mới

3. Lm. Nguyễn Viết Huy Sj. phó quản nhiệm CĐ chúc tuổi bà con

4. Soeur Ceclia Mạnh Đễ OP phụ tá mục vụ cũng lên chúc xuân HĐMV

5. Đức ông làm phép của ăn & Khai tiệc

6. Nhập tiệc và Chuyện vui cười đầu xuân

7. Xen kẽ chương trình dạ tiệc là màn chơi lotto (bingo) trúng 4 chai rượu “special”

8. Chuyện cười tiếu lâm, đua nhau tiếp diễn, sôi nổi

9. Tiết mục hát Karaoké hăng hái ghi tên trình diễn

Đặc biệt Cha Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm, đã hát bản nhạc “Xuân này con không về” tặng bà con, đã làm cho nhiều người cảm động.

Được biết Bà Cố, thân mẫu của Cha Huy ở mãi tận Sydney cách Adelaide khỏang 2,000 cây số, vì công tác mục vụ, nên Cha không thể về ăn Tết với Mẹ, đành gửi trọn tâm tư trong giòng nhạc “Xuân này con không về”.

Sau tiết mục Karaoké, từng người lên hái Lộc Xuân lấy hên đầu năm.

Chương trình chấm dứt khoảng 10 giờ khuya. Mọi người ra về trong niềm hân hoan và vui vẻ mừng xuân mới.

Xem Hình Click Nơi Đây
 
Thánh lễ minh niên mừng năm mới tại giáo xứ Tam Hà
Nguyễn Sang
08:41 07/02/2011
Lúc 05g00 sáng mồng một tết Tân Mão 2011, cộng đoàn giáo xứ Tam Hà đã qui tụ đông đảo về thánh đường Gx. để cùng hiệp dâng thánh lễ Minh Niên Mừng năm mới, để cùng dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn vì những ơn lành hồn xác mà Chúa đã thương ban cho các gia đình và mọi thành viên của giáo xứ trong năm vừa qua, và cũng để dâng lên Thiên Chúa Tâm tình phó thác và xin ơn bình an cho năm mới.

Xem hình ảnh

Thánh lễ đồng tế Tạ Ơn do cha Chánh xứ Giuse Chủ tế, cùng với quí cha: Cha FX. Hoàng Anh Thăng, Dòng Đồng Công, cha GB. Nguyễn Hữu Hiệp, phụ tá giáo xứ. Cùng hiệp dâng trong thánh lễ có rất đông quí Sơ Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ (FMA), quí Sơ là giáo dân của Gx. thuộc các hội Dòng khác, quí Chức HĐMV/Gx. cựu và đương nhiệm. Về phía các hội đoàn trong giáo xứ thì đồng phục theo từng hội đoàn và ngồi vào các hàng ghế dành riêng. Còn cộng đoàn trong Gx. với những trang phục mới, đẹp, đủ mọi mầu sắc rạng rỡ. Bên trong thánh đường các hàng ghế đều chật kín. Phía bên ngoài, dọc theo hai bên hành lang các hàng ghế nhựa cũng không còn ghế trống. Đây cũng là một nét đặc trưng, thể hiện tinh thần hiệp thông, lòng đạo đức của cộng đoàn trong giáo xứ vào những ngày đầu năm đã qui tụ về ngôi nhà chung Gx. để tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa là Người Cha rất nhân lành vô cùng, và cũng để chia sẻ niềm vui với nhau nhân ngày đầu năm mới.

Trước Thánh lễ, vị đại diện HĐMV/Gx. đã chúc mừng năm mới đến cha Chánh xứ Giuse, cha Phụ tá GB, và cha FX, quí Sơ, quí Chức và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ. Sau đó Sơ Phó Giám Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ phù hộ đã có lời cám ơn và chúc mừng năm mới đến quí Cha, quí Chức và cộng đoàn, Sơ nói: “Con xin đại diện cho quí chị em của Hội Dòng Con Đức Mẹ Phù hộ xin chân thành cám ơn cha Chánh xứ, cha Phụ tá, Quí cha, quí Chức HĐMV và toàn thể cộng đoàn trong Gx. Tam Hà đã luôn đồng hành, nâng đỡ Hội Dòng chúng con về nhiều phương diện, bằng sự cầu nguyện, qua sự nâng đỡ cách này hay cách khác, để chúng con luôn hoàn thành tốt sứ mạng là loan báo Tin mừng và lý tưởng giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên. Trong năm mới này, chúng con cũng rất mong được cha Chánh xứ, quí Cha và mọi người tiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ Hội Dòng chúng con, để chúng con luôn thăng tiến và hoàn thành sứ mạng mà Chúa đã trao ban cho chúng con. Nhân dịp năm mới xin Chúa chúc lành và tuôn đổ muôn Ân phúc xuống trên quí Cha và toàn thể quí Cộng đoàn, một lần nữa đại diện cho nhà Dòng con xin chân thành cám ơn quí Cha và tất cả mọi người”.

Sau đó quí Cha đồng tế cũng có những lời chúc mừng năm mới thật tốt đẹp và ý nghĩa đến quí Tu sĩ và Cộng đoàn trong Giáo xứ. Cuối cùng cha Chủ tế đã có những lời nhắn nhủ đầu năm đến Cộng đoàn trong giáo xứ, cha nói: ”Chúng ta vừa mới bế mạc năm Thánh, nhưng chúng ta hãy luôn mở lòng ra để sống tinh thần năm Thánh: Mầu Nhiệm - Hiệp Thông – Sứ Vụ.

- Chúng ta luôn cảm tạ ơn Chúa vì những ơn lành hồn xác mà Chúa đã ban cho giáo xứ của chúng ta, ban cho mỗi người, mỗi gia đình trong Gx. Chúng ta cũng luôn cầu nguyện và biết ơn mọi người đã đóng góp công sức của mình để xây dựng giáo xứ, đó là một cách xây dựng Mầu Nhiệm của Giáo Hội.

- Sự Hiệp Thông, Hiệp Nhất trong cộng đoàn là luôn yêu thương nhau, đối xử với nhau bằng tất cả tình người và tình là con của Chúa

- Sứ vụ của mỗi người chúng ta là sống Thánh thiện bằng việc xây dựng đời sống gia đình, xã hội tốt đẹp. Mỗi người hãy ý thức và đóng góp thật nhiều cho công cuộc xây dựng Giáo hội, giáo xứ, công tác tông đồ của giáo xứ mỗi ngày một tốt đẹp và thăng tiến …“

Cuồi cùng, cha cũng cầu chúc mọi người được nhiều điều tốt đẹp trong năm mới, nhất là xin Chúa ban cho có sức khỏe tốt để mỗi người chu toàn trách nhiệm của mình. Cuối cùng cha cũng cầu xin Chúa giúp thực hiện những lời cầu chúc tốt đẹp mà mọi người cầu chúc nhau trong những ngày đầu năm, trong cuộc sống, không chỉ là những lời cầu chúc trên môi miệng.

Thánh lễ Minh Niên năm nay có một điều rất đặc biệt mà ai cũng cảm nhận được là hầu như mọi người tham dự Thánh lễ đều rước lễ. Như nhận xét của cha Chánh xứ Giuse là: ”Mọi người trong cộng đoàn cùng hiệp thông trong tiệc Thánh Thể trong ngày đầu năm. Đây là một dấu chỉ đáng mừng và trân trọng trong năm mới này”.

Cuối thánh lễ, quí Cha, quí Chức và quí Đoàn thể đã chụp hình lưu nịêm nhân dịp năm mới Tân Mão 2011.

Cộng đoàn ra về lòng tràn ngập niềm vui, gặp nhau ai cũng tay bắt mặt mừng và cầu chúc cho nhau những lời chúc thật tốt đẹp, yêu thương và bình an trong năm mới.
 
Khóa Ca Trưởng cấp I, đợt 1 tại Đan Mạch
Joseph Nguyễn văn Thảo
21:38 07/02/2011
Trong 6 ngày từ 18 – 23 tháng 8 năm 2010 vừa qua, sau nhiều khó khăn, trắc trở. Cộng Đồng Công giáo Việt Nam tại Đan Mạch đã tổ chức thành công Khóa Ca Trưởng cấp I, đợt 1 tại Đan Mạch.

Xem hình ảnh

Cộng Đồng CGVN / ĐK đã mời được Nhạc sư Phạm đức Huyến đến từ San Jose – Hoa Kỳ cùng với sự cộng tác của LM Michael Bùi trần Thuấn từ Đức quốc, đến hướng dẫn.

Đây là Khóa Ca Trưởng thứ 109 của Nhạc sư Phạm đức Huyến và là khóa đầu tiên được tổ chức tại Âu Châu, thật là một niềm vinh hạnh cho Cộng Đồng CGVN tại Đan Mạch nhỏ bé này được đánh dấu ấn cho bước khởi đầu của các khóa ca trưởng sau này tại Âu Châu.

Có tất cả 16 học viên tham dự, 14 học viên từ khắp nơi trên toàn Đan Mạch và có 2 học viên đến từ Đức quốc.vị lớn tuổi nhất trong khóa là 67 tuổi ….

Phòng ốc và ẩm thực đã được ông bà Trần văn Trí phục vụ chu đáo trong suốt khóa học.

Khóa học được khởi sự vào lúc 8g00 sáng ngày 18/8-2010 với lời chào mừng của ông Lê xuân Bảng, chủ tịch CĐCGVN tại Đan Mạch, và kết thúc khoảng 20g30 ngày 23/8-2010.

Thầy Huyến cũng cho mọi người xem điện thư chúc mừng của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt và tất cả các ca trưởng khắp nơi đã gởi lời chúc mừng và cầu nguyện cho Khóa Ca Trưởng được gặt hái thành quả tốt đẹp.

Thầy Huyến cho biết, hoài bão của Thầy là mong muốn truyền đạt lại tất cả kiến thức về thánh nhạc, âm nhạc cũng như kỹ thuật, những kinh nghiệm đi giảng dạy suốt 36 năm qua của mình cho tất cả các anh em ca trưởng, không dấu diếm điều gì cả….

Và quả như thế chỉ sau vài ngày học anh chị em đã thấu hiểu được tầm quan trọng của thánh ca, thánh nhạc trong Phụng Vụ. Học viên tuy có chút mệt mỏi vì mỗi ngày học khoảng 10 tiếng, nhưng lớp học lúc nào cũng có những trận cười thật thoải mái, vui tươi, làm tan biến hết những cơn mỏi mệt ….

Tất cả học viên, thật sung sướng vì ít nhiều đã hấp thụ được những kiến thức về cách xướng âm, cách hát thánh ca,và kỹ thuật đánh nhịp các điệu 2/4, 3/4, 4/4 và 6/8. Tuy chưa được thuần thục nhưng mỗi người đã tự hứa sẽ cố gắng để không phụ lòng thương mến của vị Thầy khả ái.

Tuy vậy, sau mỗi buổi cơm chiều … Cha con, Thầy trò cùng nhau sinh họat, chuyện trò thật vui nhộn qua những dụng cụ, nhạc khí tự biên tự diễn ( như bộ trống của LM Thuấn.. v..v…) Thầy trò lại được những trận cười thỏa thê …..

Để kết thúc khóa học, Cha con, Thầy trò quây quần cùng tâm sự, chia sẻ cảm tưởng của mình. Tất cả học viên đã mạnh dạn nói lên cảm tưởng của từng người, một số anh chị em cảm động, nghẹn ngào đến rơi lệ, vì qua hình ảnh của vị Thầy khả ái, chân tình và đầy nhiệt huyết với hoài bão làm cho nền thánh nhạc được triển nở để dâng lời ca tụng lên Thiên Chúa, đặc biệt với nền thánh nhạc Việt Nam với muôn cung vạn điệu, với ngũ âm đượm nét dân tộc mà chúng ta chưa khai thác hết mọi tinh túy của nền Thánh Nhạc. Hơn 70 tuổi đời vẫn hăng say tới tận phương trời xa xăm Đan Mạch…để truyền đạt lại tất cả những kinh nghiệm của mình ….Càng thấy thương tâm, cảm động vì những hy sinh của Thầy đã dành cho tất cả anh chị em Khóa Ca Trưởng tại Đan Mạch nói riêng và các Khóa Ca Trưởng khắp nơi nói chung. Anh chị em tham dự khóa rất qúi mến sự chân tình của Thầy.

Thầy Huyến tâm sự, khi nhận lời đến hướng dẫn cho khóa học tại Đan Mạch này, Thầy không thể mường tượng được những không khí vui vẻ, như một gia đình thân thương, làm Thầy thật cảm động vì không ngờ được nơi xứ Đan Mạch nhỏ bé tại Bắc Âu này, anh em lại có được tinh thần gắn bó, thương mến dành cho nhau như thế..

Vì vậy Thầy đã không ngần ngại khi nhận lời mời của Cộng Đồng sang năm Thầy trở lại tiếp tục hướng dẫn đợt 2 cho anh chị em ….và sẽ cùng tham dự Đại Lễ các thánh tử đạoVN vào tháng 8 năm 2011 tại Đan Mạch.

Buổi cơm tối chia tay, Khóa học nhận thêm được sự thương mến, ủng hộ từ ông bà Thông qua những món ăn đặc sản quê hương làm cho bữa cơm thêm đậm đà tình nghĩa.

Anh chị em khóa học ghi ơn Cộng Đồng CGVN tại Đan Mạch và các vị ân nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ mọi phương tiện cho Khóa Ca Trưởng 109 cấp I, đợt1.

Anh chị em cũng kính gởi lời cám ơn đến Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt cùng tất cả các ca trưởng khắp mọi nơi đã thêm lời cầu nguyện cho Khóa Ca Trưởng gặt hái được thành quả.

Và đặc biệt tri ân Nhạc sư Phạm đức Huyến, LM Michael Bùi trần Thuấn, trong suốt tuần lễ học vừa qua đã tận tình với khóa sinh.

Copenhagen 25/8-2010
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Trời
Phạm Tuấn Anh
22:06 07/02/2011
CÁNH CHIM TRỜI

Ảnh của Phạm Tuấn Anh (Toronto, Canada)

Tôi muốn thành cánh chim trời

Bay về quê cũ thăm quê hương tôi

Nơi đó tôi có mẹ già

Có người yêu dấu có trời Việt Nam.

(Trích nhạc của Linh Giang)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền